title
stringlengths
14
96
summary
stringlengths
0
390
content
stringlengths
15
28.7k
url
stringlengths
69
145
metadata
dict
Trang phục của quân đội Mỹ thay đổi thế nào trong 240 năm qua?
VOV.VN - Sputnik công bố video nội dung nói về sự thay đổi quân phục của lính Mỹ trong 240 năm qua theo hướng ngày càng gọn nhẹ bằng chất vải "biết thở".
VOV.VN - Rất nhiều lính Mỹ đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công sắp tới tại Syria. VOV.VN - Rất nhiều lính Mỹ đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công sắp tới tại Syria. VOV.VN - Báo Mỹ cho hay những người lính bị ép phải giữ im lặng về tình trạng phơi nhiễm của mình. VOV.VN - Báo Mỹ cho hay những người lính bị ép phải giữ im lặng về tình trạng phơi nhiễm của mình. VOV.VN -  Mỹ lên kế hoạch tái tổ chức cuộc tập trận Hổ mang Vàng tại Thái Lan vào năm 2016. VOV.VN -  Mỹ lên kế hoạch tái tổ chức cuộc tập trận Hổ mang Vàng tại Thái Lan vào năm 2016. VOV.VN - Các quan chức cho biết lực lượng Taliban đã thả anh Bergdahl vào tối 31/5 theo giờ địa phương, ở miền đông Afghanistan. VOV.VN - Các quan chức cho biết lực lượng Taliban đã thả anh Bergdahl vào tối 31/5 theo giờ địa phương, ở miền đông Afghanistan. VOV.VN - Các tiến bộ về công nghệ pháp y sẽ cho phép nhận diện hàng trăm bộ hài cốt lính Mỹ chết trận được chôn dưới mộ vô danh. VOV.VN - Các tiến bộ về công nghệ pháp y sẽ cho phép nhận diện hàng trăm bộ hài cốt lính Mỹ chết trận được chôn dưới mộ vô danh. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/trang-phuc-cua-quan-doi-my-thay-doi-the-nao-trong-240-nam-qua-412809.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Bộ Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ ký bản ghi nhớ về gìn giữ hòa bình
Nội dung chính của Bản ghi nhớ là thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trên các lĩnh vực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ
Nội dung chính của Bản ghi nhớ là thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trên các lĩnh vực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc như tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động tại các phái bộ Liên Hợp Quốc, nâng cao năng lực của cá nhân và đơn vị trong huấn luyện tiền triển khai, hỗ trợ trang bị kỹ thuật cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, giải ngân gói hỗ trợ xây dựng Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và nâng cao khả năng tiếng Anh... Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định "với việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương đã được đẩy lên một tầng cao mới; khi mà hai nước cùng cam kết hơn vì mục tiêu khắc phục hậu quả xung đột vũ trang, vì hoà bình, ổn định của một quốc gia thứ ba, vì trách nhiệm chung trên cương vị là những quốc gia có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc". Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là một trong 4 văn bản thỏa thuận đầu tiên được ký kết trong ngày 7/7 tại thủ đô Washington ngay sau cuộc hội đàm chính thức tại Nhà Trắng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama. Cũng trong chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã tiến hành nhiều hoạt động quan trọng khác, như hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ David Shear về thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc dioxin; với ông Tim Rieser, Trợ lý của Thượng nghị sỹ Patric Leahy về khắc phục hậu quả chiến tranh; với Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ladsuos về việc chuẩn bị cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 và Đại đội Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và với lãnh đạo Cơ quan hành động bom mìn của Liên Hợp Quốc./. VOV.VN - Chiều tối nay (6/7- theo giờ Hà Nội) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ VOV.VN - Chiều tối nay (6/7- theo giờ Hà Nội) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ VOV.VN -Chuyên cơ chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrews ở thủ đô Washington. VOV.VN -Chuyên cơ chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrews ở thủ đô Washington. VOV.VN - Tổng Bí thư bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. VOV.VN - Tổng Bí thư bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. VOV.VN - Ngày đầu thăm chính thức Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứng kiến lễ bàn giao máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman. VOV.VN - Ngày đầu thăm chính thức Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứng kiến lễ bàn giao máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman. VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, thủ đô Washington DC. VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, thủ đô Washington DC. VOV.VN - Nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung. VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung này. VOV.VN - Nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung. VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung này. VOV.VN - Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama đã trao đổi và nhất trí về các định hướng lớn nhằm phát triển quan hệ song phương... VOV.VN - Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama đã trao đổi và nhất trí về các định hướng lớn nhằm phát triển quan hệ song phương... VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao việc Quốc hội Hoa Kỳ thể hiện sự quan tâm, đóng góp xây dựng và có trách nhiệm đối với tình hình Biển Đông. VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao việc Quốc hội Hoa Kỳ thể hiện sự quan tâm, đóng góp xây dựng và có trách nhiệm đối với tình hình Biển Đông. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/chinh-tri/bo-quoc-phong-viet-nam-hoa-ky-ky-ban-ghi-nho-ve-gin-giu-hoa-binh-412679.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Mỹ bán súng AK-47 do nhà máy Mỹ sản xuất lần đầu tiên
VOV.VN - Công ty Kalashnikov USA hiện đang bán những khẩu AK đầu tiên sản xuất tại Mỹ với hộp tiếp đạn đầy đủ 30 viên.
Kalashnikov USA thông báo vào hôm 1/7 trên webssite của mình về việc bán súng AK-47 (còn gọi là súng Kalashnikov theo tên người sáng chế súng) được sản xuất tại một nhà máy của Mỹ. Trang web Kalashnikov USA cung cấp một danh mục gồm hai khẩu súng trường tấn công và 2 khẩu súng săn, tất cả đều là bán tự động. Một trong các khẩu súng trường này có hộp đạn cong hình quả chuối kinh điển của dòng súng AK-47 chứa được 30 viên đạn. Hồi tháng Giêng, Thomas McCrossin, Tổng Giám đốc của Kalashnikov USA, nói với CNN rằng công ty của ông sẽ sản xuất súng AK ở Mỹ ngay khi mở được nhà máy đầu tiên. Thương hiệu Kalashnikov USA thuộc về công ty RWC ở Pennsylvania. Khẩu hiệu của công ty là “Di sản Nga, sáng tạo Mỹ”. AK là mặt hàng “hot” ở Mỹ. AK-47 do ông Mikhail Kalashnikov phát minh ở Liên Xô năm 1947. Tính bền và độ tin cậy của súng trong tác chiến giúp thứ vũ khí này trở thành súng trường tấn công phổ biến nhất trên thế giới, vượt trội cả tiểu liên AR-15 của Mỹ. Các súng trường kiểu AK được chế tạo khắp nơi trên thế giới, kể cả Mỹ. Nhưng đây là lần đầu tiên những khẩu súng mang nhãn hiệu AK chính thức được sản xuất ở Mỹ. Dự kiến những khẩu súng này sẽ được bày bán tại một số cơ sở bán lẻ./. VOV.VN - Những kẻ lạ mặt đã nổ súng vào Đại sứ quán Israel ở Athens vào đầu ngày 12/12. Tường Đại sứ quán găm những viên đạn AK. VOV.VN - Những kẻ lạ mặt đã nổ súng vào Đại sứ quán Israel ở Athens vào đầu ngày 12/12. Tường Đại sứ quán găm những viên đạn AK. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. (VOV) - Động thái này được cho là để chuẩn bị nhân lực cho cuộc đối đầu có tính lịch sử với người Israel. (VOV) - Động thái này được cho là để chuẩn bị nhân lực cho cuộc đối đầu có tính lịch sử với người Israel. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. VOV.VN -Trước khi mất, ông Kalashnikov luôn đau đáu 1 câu hỏi liệu ông có phải chịu trách nhiệm trước linh hồn những người đã chết vì AK-47. VOV.VN -Trước khi mất, ông Kalashnikov luôn đau đáu 1 câu hỏi liệu ông có phải chịu trách nhiệm trước linh hồn những người đã chết vì AK-47. VOV.VN - Với ưu điểm vượt trội, súng AK phổ biến nhất thế giới và là một biểu tượng của các lực lượng cách mạng thế kỷ 20. VOV.VN - Với ưu điểm vượt trội, súng AK phổ biến nhất thế giới và là một biểu tượng của các lực lượng cách mạng thế kỷ 20. VOV.VN - Lầu Năm Góc cho biết việc cung cấp các loại vũ khí nói trên là nhằm hỗ trợ người Sunni tại tỉnh Anbar của Iraq đẩy lui IS tại đây. VOV.VN - Lầu Năm Góc cho biết việc cung cấp các loại vũ khí nói trên là nhằm hỗ trợ người Sunni tại tỉnh Anbar của Iraq đẩy lui IS tại đây. VOV.VN - Những kẻ khủng bố vừa nhả đạn tàn sát các nạn nhân, vừa hô trả thù cho Đấng tiên tri Mohammed. VOV.VN - Những kẻ khủng bố vừa nhả đạn tàn sát các nạn nhân, vừa hô trả thù cho Đấng tiên tri Mohammed. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/my-ban-sung-ak-47-do-nha-may-my-san-xuat-lan-dau-tien-410705.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”
VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.
Dưới đây là phần dịch bài viết của tác giả David Axe đăng trên tờ Fiscal Times (của Mỹ) nói về thực lực và nhược điểm của quân đội Trung Quốc hiện nay: *** Cả hai tuyên bố sau đây đều đúng: 1- Trung Quốc sở hữu một lực lượng quân sự đang được cải tiến nhanh chóng. Trong các cuộc giao chiến ở trên lãnh thổ nước này và trong khu vực, quân đội Trung Quốc có thể sánh bằng, thậm chí đánh bại quân đội Mỹ. 2- Về mặt quân sự, Trung Quốc là một con rồng giấy. Cho dù bề ngoài trông oai phong lẫm liệt đến thế nào chăng nữa, Trung Quốc không có lực để can thiệp vào các sự kiện thế giới ở xa bờ biển nước này. Nhận ra được sự khác biệt giữa hai ý này là chìa khóa để hiểu các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, các phương tiện quân sự của họ và mối đe dọa mà nước này đặt ra cho các nước láng giềng, Mỹ, cũng như trật tự thế giới hiện tại. Chưa đủ lực để thành cường quốc quân sự toàn cầu Theo báo cáo thường niên năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các mục tiêu của Bắc Kinh bao gồm “bảo đảm vị thế cường quốc lớn cho Trung Quốc, và cuối cùng là giành lại vị trí nổi bật của Trung Quốc trong khu vực”. Trung Quốc vẫn chưa phải là một cường quốc quân sự toàn cầu. Trên thực tế, ngay cả bây giờ, họ vẫn chưa muốn mình trở thành như vậy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đất nước đông dân nhất thế giới này không tạo ra mối nguy nào đối với quốc gia giàu có nhất và hùng mạnh nhất của hành tinh hiện nay. Thực sự thì cả Mỹ và Trung Quốc xung khắc với nhau, chủ yếu là do tư duy bành trường lãnh thổ của Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương và cách thức mà sựbành trướngđó đe dọa các đồng minh của Mỹ và trật tự kinh tế hậu chiến được tạo ra với phần đóng góp quan trọng của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không thể đương đầu với quân đội Mỹ trên mặt trận toàn cầu. Bắc Kinh thiếu kiến thức chuyên môn sâu, học thuyết quân sự và trang thiết bị để có thể làm được điều đó. Thời kỳ gần đây quân đội Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến đấu, và do vậy các chế độ huấn luyện của quân đội này đều thiếu thực tế. Hải, lục, không quân của Trung Quốc có thể được cung cấp nhiều trang thiết bị mới nhưng đa phần những thứ này là được chế tạo dựa trên các thiết kế mà theo tác giả David Axe, là do cáctin tặcvà điệp viên Trung Quốc lấy được từ phía Mỹ và các quốc gia khác. Đa phần các trang bị và vũ khí của Trung Quốc chưa được trải qua thực chiến (khác với Mỹ và Nga) nên không rõ là những thứ đó có thực sự hiệu quả hay không. Tuy nhiên điều này không quan trọng vì Trung Quốc chưa quan tâm đến việc triển khai lực lượng và tác chiến trên quy mô toàn cầu như là Mỹ vẫn làm. Ngược lại Bắc Kinh đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc tác chiến dọc theo biên giới Trung Quốc và đặc biệt là ở các vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc – một nhiệm vụ dễ hơn nhiều cho lực lượng binh sĩ thiếu kinh nghiệm của nước này. Với các yếu kém quân sự của mình, Trung Quốc vẫn có khả năng đánh bại lực lượng của Mỹ nếu họ lựa chọn hoạt động trong khu vực của Trung Quốc hoặc gần Trung Quốc. Phòng thủ chủ động Việc Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng tàn bạo Trung Quốc trong thập niên 1930 và 1940 đã có dấu ấn sâu sắc đến sự phát triển của Trung Quốc hiện đại. Trước năm 1985, chiến lược quân sự của Trung Quốc tập trung vào một nỗi sợ hãi lớn – đó là nguy cơ một cuộc xâm lăng nữa, trong trường hợp này (theo cảm nhận của Trung Quốc) là một cuộc tấn công trên bộ từ phía Liên Xô (hồi đó Trung Quốc và Liên Xô bất hòa với nhau và đã từng xảy ra đụng độ vũ trang nhỏ lẻ ở biên giới giữa 2 nước -ND). Trước nguy cơ nói trên, Trung Quốc tổ chức quân đội theo hướng ưu tiên các lực lượng lục quân tầm ngắn, thiên về phòng ngự. Thực chất, đó là một bức Vạn lý Trường thành gồm binh sĩ và kim loại. “Mối nguy” từLiên Xôgiảm dần, và vào năm 1985, Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra chiến lược quốc phòng mới. Học thuyết “phòng thủ chủ động” nhằm hướng chiến sự ra xa vùng lõi của Trung Quốc. Học thuyết này hướng sự chú ý từ vùng biên giới trên bộ ở phía tây sang vùng biên giới trên biển ở phía đông, bao gồm Đài Loan, mà trong mắt của Bắc Kinh là một tỉnh ly khai. Nhưng chiến lược mới này vẫn chủ yếu mang tính phòng ngự. Hải quân Trung Quốc khẳng định “Chúng tôi chỉ tấn công khi bị tấn công”. Lưu ý thêm, theo quan điểm của Trung Quốc, nếu Đài Loan tuyên bố độc lập hoàn toàn một cách chính thức thì đó sẽ là một cuộc “tấn công” vào sự toàn vẹn của Trung Quốc và Trung Quốc có thể tấn công trả đũa hòn đảo này. 30 năm sau, Bắc Kinh vẫn theo đuổi chính sách phòng thủ ngoài khơi, dù là ở cự ly xa hơn. Giờ thì Trung Quốc đã đòi thêm nhiều vùng biển rộng lớn hơn mà trước đây họ không dám làm thế một cách xông xáo. Tuy nhiên chiến lược của Trung Quốc vẫn chưa mở ra tầm toàn cầu. Chính vì vậy, với hàng trăm tỷ USD mà Bắc Kinh chi cho quân đội (kể từ khi kinh tế nước này cất cánh vào cuối thập niên 1990), và xét đến việc Trung Quốc tối ưu hóa khí tài quân sự cho một cuộc đổ bổ đường biển lên Đài Loan thì Bắc Kinh về cơ bản vẫn sắm vũ khí đa phần là tầm gần và thiên về phòng thủ. Chỉ ưu thế khi ở “gần nhà” Trung Quốc có thể sở hữu kho máy bay chiến đấu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ (1.500 của Trung Quốc so với 2.800 của Mỹ), nhưng họ chỉ có một số lượng rất nhỏ máy bay tiếp nhiên liệu trên không có khả năng giúp họ giao chiến ở cách xa căn cứ. Trong khi đó, Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đang vận hành tổng công hơn 500 phi cơ tiếp nhiên liệu trên không. Lý do là người Mỹ tham chiến khắp nơi trên thế giới. Tương tự, hải quân Trung Quốc cũng “to”. Với khoảng 300 tàu chiến, hải quân Trung Quốc về lực lượng chỉ đứng thứ 2 so với 500 tàu đang hoạt động của hải quân Mỹ và  bộ chỉ huy vận tải biển của Mỹ. Thế nhưng, hải quân Trung Quốc, cũng như lực lượng không quân của mình, là một lực lượng tầm ngắn. Hạm đội của Bắc Kinh chỉ có 6 tàu hậu cần có khả năng tiếp nhiên liệu và cung cấp hàng thiết yếu cho các tàu khác trên biển để mở rộng tầm vươn khơi của các tàu đó. Trong khi đó, hạm đội của Mỹ bao gồm hơn 30 con tàu hậu cần như vậy. Hệ quả của việc Bắc Kinh nhấn mạnh đến các lực lượng tầm ngắn là khi quân đội nước này càng tác chiến xa đại lục Trung Hoa thì họ càng ít hiệu quả. Đã thế Bắc Kinh lại có ít đồng minh thân cận, nên gần như không có căn cứ hải ngoại nào mà họ có thể dựa dẫm trong trường hợp xảy ra xung đột. Ngược lại, Lầu Năm Góc có hàng trăm căn cứ ở nước ngoài. Quân đội Trung Quốc đơn giản là không thể vượt đại dương để đối mặt với quân đội Mỹ ở sân sau của Mỹ. Ngược lại, các lực lượng Mỹ thường xuyên tuần tra quanh không phận và hải phận của Trung Quốc. Tuy nhiên ở tây Thái Bình Dương, Trung Quốc thực sự đe dọa thế đứng quân sự của Mỹ. Thế mạnh của việc sở hữu một lực lượng hải quân và không quân phòng thủ tầm ngắn là Bắc Kinh có thể nhanh chóng tập trung một lực lượng lớn trên một khu vực địa lý tương đối nhỏ. Số lượng lớn giúp Trung Quốc bù trừ cho chất lượng nhìn chung là thấp của lực lượng quốc phòng nước này. Ngược lại, do triển khai lực lượng trên cự ly xa và quy mô toàn cầu nên Mỹ thường chỉ có thể triển khai một số lượng nhỏ tàu và máy bay tới một khu vực cụ thể nào đó trong một thời điểm nào đó. Do bị áp đảo về số lượng nên lợi thế của Mỹ về chất lượng tàu và máy bay có thể không còn nhiều ý nghĩa nữa. RAND, một tổ chức nghiên cứu ở California, trong phân tích của mình năm 2008 đã kết luận rằng Trung Quốc sẽ có lợi thế lớn về số lượng so với Mỹ trong một cuộc không chiến gần Đài Loan. Mức độ lợi thế sẽ phụ thuộc vào việc liệu quân Mỹ xuất kích từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản hay căn cứ không quân Andersen ở Guam. Bản phân tích cảnh báo: “Trung Quốc có thể chỉ có lợi thế 3:1 về mặt số lượng chiến đấu cơ nếu Mỹ xuất kích từ Kadena. Nhưng nếu Mỹ xuất kích từ Andersen, thì lợi thế cho Trung Quốc sẽ tăng lên thành 10:1”. Báo cáo phân tích của RAND lưu ý thêm rằng, dù chiến đấu cơ của Mỹ nói chung có ưu thế trước chiến đấu cơ Trung Quốc về mặt công nghệ nhưng sự ưu thế này chưa đạt tới mức độ gấp 10 lần (để bù lại bất lợi về số lượng-ND). Chuỗi đảo thứ 2 Mỹ sẽ không tấn công vào lục địa Trung Hoa. Nhưng nếu các lợi ích của Mỹ bị tấn công thì điều này sẽ khác. Trung Quốc có thể sẽ tấn công Đài Loan – đồng minh trên thực tế của Mỹ. Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, động chạm tới hàng loạt các quốc gia khác, bao gồm các đồng minh của Mỹ. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển ngày càng hung hăng. Vào cuối năm 2014, Trung Quốc đã leo thang đáng kể các tranh chấp lãnh thổ khi tiến hành nạo vét ở vùng Biển Đông, xây đảo nhân tạo trái phép ở đây, xây dựng cảng, sân bay... biến các đảo mà họ chiếm giữ [trái phép] ở đây thành các tiền đồn cho tham vọng bành trướng của họ. Như đã phân tích ở trên, Trung Quốc có ưu thế ở “gần nhà”. Thách thức lớn đối với Mỹ là tránh để xảy ra chiến tranh với Trung Quốc nhưng lại vẫn phải ngăn vùng tây Thái Bình Dương khỏi bị Trung Quốc thâu tóm.../. VOV.VN - Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, Trung Quốc sắp xây xong nhiều công trình quân sự tại các đảo mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông. VOV.VN - Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, Trung Quốc sắp xây xong nhiều công trình quân sự tại các đảo mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông. VOV.VN- Trong khi Philippines tự tin PCA sẽ phán quyết có lợi cho mình trong vụ kiện Biển Đông thì Trung Quốc nhắc lại tuyên bố sẽ không tham gia vụ kiện. VOV.VN- Trong khi Philippines tự tin PCA sẽ phán quyết có lợi cho mình trong vụ kiện Biển Đông thì Trung Quốc nhắc lại tuyên bố sẽ không tham gia vụ kiện. VOV.VN - Trung Quốc đang thực hiện một chiến thuật gặm nhấm từng bước, dẫn đến “cái chết với nhiều lát cắt” và hiện đã đạt đến mức hết sức nguy hiểm. VOV.VN - Trung Quốc đang thực hiện một chiến thuật gặm nhấm từng bước, dẫn đến “cái chết với nhiều lát cắt” và hiện đã đạt đến mức hết sức nguy hiểm. VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy. VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy. VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc. VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc. VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào? VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào? VOV.VN- Vụ kiện của Philippines về tính pháp lý trong những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ lần đầu tiên được mở từ ngày 7-11/7. VOV.VN- Vụ kiện của Philippines về tính pháp lý trong những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ lần đầu tiên được mở từ ngày 7-11/7. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/bao-my-quan-doi-trung-quoc-chi-la-mot-con-rong-giay-412295.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Nga âm thầm phát triển vũ khí siêu thanh
Vũ khí siêu thanh khó có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi chúng di chuyển theo quỹ đạo không định trước với vận tốc lên tới 7.000 dặm/giờ.
Trang tin Business Insider dẫn nhận định của các nhà phân tích quân sự cho rằng, Moscow đang phát triển một vũ khí tấn công chiến lược có tốc độ cực cao tương tự như vũ khí siêu thanh của Trung Quốc. Theo tạp chíJane’s Intelligence Reviewsố ra đầu tháng 6, loại vũ khí kể trên nằm trong dự án 4242. Theo đó, trong 5 năm qua, Nga đã âm thầm phát triển một loại vũ khí mang tên Yu-71. Vụ thử gần nhất của loại vũ khí này diễn ra vào tháng 2 vừa qua. Các vụ thử vũ khí siêu thanh trước đây của Nga được thực hiện từ những năm 1980 nhằm đối phó với Sáng kiến Quốc phòng Chiến lược dưới thời Cựu Tổng thống Mỹ Reagan. Yu-71 có thể được phát triển tại một căn cứ gần Yasny, tỉnh Orenburg, gần biên giới Nga – Kazakhstan. Vũ khí siêu thanh khó có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi chúng di chuyển theo quỹ đạo không định trước với vận tốc lên tới 7.000 dặm/giờ. Mark Schneider, cựu quan chức Lầu Năm góc từng sát sao theo dõi các chương trình vũ khí chiến lược của Nga cho rằng, phát triển các bom cánh tấn công và đầu đạn thông minh nằm trong các ưu tiên của Nga. Những tiết lộ về chương trình vũ khí siêu thanh của Nga xuất hiện sau khi Trung Quốc xác nhận đã thực hiện vụ thử thứ 4 đối với vũ khí siêu thanh có cánh Wu-14 hồi đầu tháng ở miền Tây Trung Quốc. Ông Schneider nhận xét: “Chương trình vũ khí siêu thanh Wu-14 của Trung Quốc có vẻ như đang thuận lợi hơn so với Nga dù cả hai đều nhằm triển khai hạt nhân”. Mỹ cũng đang phát triển tên lửa siêu thanh tiên tiến thuộc Chương trình Tấn Công Toàn cầu Chớp nhoáng, một chương trình phi hạt nhân giúp tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất trong thời gian tính bằng phút. Trong khi đó, kế hoạch phát triển tên lửa siêu thanh của Nga có thể mang cả đầu đạn hạt nhân lần đầu đạn thông thường. Có tin cho rằng, máy bay ném bom chiến lược tương lai của Nga, PAK DA sẽ được trang bị các tên lửa hành trình siêu thanh. Tháng 8/2013, hãng thông tấn Novosti đưa tin, Nga đang hợp tác với Trung Quốc, Pháp và Ấn Độ về tên lửa siêu thanh. Các công ty Nga tham gia gồm Tactical Missiles Corp. và NPO Mashinostroyenia. Cơ sở thử nghiệm động cơ siêu thanh được đặt tại Viện nghiên cứu Động cơ Hàng không Trung ương Nga. Mục đích thực sự của Nga Jane’snhận xét: “Vụ thử tại căn cứ Dombarovsky hồi tháng 2/2015 cho thấy Nga đang tích cực theo đuổi chương trình vũ khí có cánh siêu thanh để mở rộng phạm vi tấn công tầm xa của Lực lượng tên lửa chiến lược”. Moscow có thể đang khai thác tính năng của vũ khí siêu thanh nhằm giành lợi thế đàm phán với Mỹ đối với việc hạn chế triển khai các hệ thống phòng không và Chương trình Tấn Công Toàn cầu Chớp nhoáng vốn không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước vũ khí START (Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân) mới ký năm 2010. Trong bài đăng trên báoNezavisimaya Gazetanăm 2013, nhà phân tích Nga Alexander Shirokorad cho rằng, vũ khí siêu thanh có cánh là một lý do khiến Nga quyết định vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987, theo đó cấm chế tạo tên lửa tầm xa từ 500 – 5.500 km. Cũng theo ông Shirokorad, “tên lửa đạn đạo tầm trung mới sẽ phá vỡ hệ thống phóng không bằng cách di chuyển lắt léo. Ngoài các mục tiêu mặt đất, các tên lửa đạn đạo tầm trung mới này của Nga sẽ có thể tấn công các mục tiêu hải quân như tàu sân bay, tàu tên lửa hành trình lớp Ticonderoga của Mỹ và thậm chí cả tàu ngầm”./. >> Xem thêm:Siêu xe tăng Armata của Nga đi trước phương Tây 20 năm VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh. VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh. VOV.VN- Mỹ sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn Nga đạt được lợi thế về quân sự thông qua việc tăng vũ khí hạt nhân. VOV.VN- Mỹ sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn Nga đạt được lợi thế về quân sự thông qua việc tăng vũ khí hạt nhân. VOV.VN - Trung Quốc sản xuất được vũ khí bay WU-14 có khả năng lượn một cách linh hoạt để vòng tránh hệ thống đánh chặn của đối phương. Vũ khí này có khiến Mỹ lo ngại? VOV.VN - Trung Quốc sản xuất được vũ khí bay WU-14 có khả năng lượn một cách linh hoạt để vòng tránh hệ thống đánh chặn của đối phương. Vũ khí này có khiến Mỹ lo ngại? VOV.VN- Động thái này được Mỹ cho là nhằm bảo vệ đồng minh châu Âu trước các mối đe dọa từ Nga, IS và những nhóm Hồi giáo cực đoan khác. VOV.VN- Động thái này được Mỹ cho là nhằm bảo vệ đồng minh châu Âu trước các mối đe dọa từ Nga, IS và những nhóm Hồi giáo cực đoan khác. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. VOV.VN - Pháo siêu cao tần bảo vệ tối đa cho hệ thống phòng không BUK, vừa dùng để kiểm tra khả năng của thiết bị điện tử Nga trong việc kháng bức xạ. VOV.VN - Pháo siêu cao tần bảo vệ tối đa cho hệ thống phòng không BUK, vừa dùng để kiểm tra khả năng của thiết bị điện tử Nga trong việc kháng bức xạ. VOV.VN - Xe tăng Armata có cả hệ thống phòng vệ thụ động và chủ động, được tự động hóa ở mức độ cao giúp kíp lái tập trung vào nhiệm vụ tác chiến chính. VOV.VN - Xe tăng Armata có cả hệ thống phòng vệ thụ động và chủ động, được tự động hóa ở mức độ cao giúp kíp lái tập trung vào nhiệm vụ tác chiến chính. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/nga-am-tham-phat-trien-vu-khi-sieu-thanh-410061.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Mỹ dự định cắt giảm 40.000 binh sĩ, sức chiến đấu có suy giảm?
VOV.VN- Quân đội Mỹ dự định sẽ cắt giảm 40.000 binh sĩ cả ở trong nước và nước ngoài trong vòng 2 năm tới.
TheoAFP, động thái này làm dấy lên những nghi ngại về khả năng chiến đấu thực sự của quân đội Mỹ. Theo kế hoạch cắt giảm ngân sách, cho đến năm tài khóa 2017, quân đội Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 450.000 binh sĩ bất chấp việc vào năm 2013, quân đội Mỹ từng tuyên bố, nếu số binh sĩ Mỹ giảm xuống dưới 450.000, Mỹ sẽ khó có khả năng chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào. Cũng theo quân đội Mỹ, số quân nhân của Mỹ đã “phình” lên đến 570.000 người trong giai đoạn cao điểm của cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng sẽ cho nghỉ việc khoảng 17.000 nhân viên dân sự làm việc cho quân đội Mỹ. Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, quân đội Mỹ sẽ sớm tuyên bố kế hoạch cắt giảm nói trên. Việc cắt giảm ngân sách dành cho quân đội bắt đầu vào tháng 10 này và nếu Quốc hội Mỹ không thay đổi quyết định nói trên, quân đội Mỹ sẽ phải tiếp tục cắt giảm ngay 30.000 binh sĩ trong năm nay. Trong khi đó, Thượng Nghị sĩ Dan Sullivan nhấn mạnh, việc cắt giảm số binh sĩ này “không hợp lý về mặt chiến lược”. Tuyên bố của quân đội Mỹ được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Obama tuyên bố, liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu sẽ tăng cường các chiến dịch không kích tại Syria. Ông Obama cũng thận trọng tuyên bố, cuộc chiến với IS có thể sẽ kéo dài. Trước đó, Nhà Trắng từng tuyên bố sẽ điều thêm 450 quân nhân Mỹ đến Iraq làm cố vấn cho các lực lượng quân đội tại đây chiếm lại thành phố Ramadi ở phía Tây nước này từ tay IS./. VOV.VN -Binh sĩ thủy quân lục chiến này đã nhảy khỏi chiếc máy bay MV-22 Osprey sau khi máy bay bị mất kiểm soát và mất tích trên biển. VOV.VN -Binh sĩ thủy quân lục chiến này đã nhảy khỏi chiếc máy bay MV-22 Osprey sau khi máy bay bị mất kiểm soát và mất tích trên biển. VOV.VN - Binh sĩ Mỹ Bradley Manning, người chuyển giao tài liệu mật cho WikiLeaks vừa bị tuyên án 35 năm tù. VOV.VN - Binh sĩ Mỹ Bradley Manning, người chuyển giao tài liệu mật cho WikiLeaks vừa bị tuyên án 35 năm tù. VOV.VN - Đây được xem là trường hợp nghiêm trọng nhất liên quan đến chiến dịch truy quét các phần tử Taliban của liên quân tại Afghanistan, trong vòng 14 năm qua. VOV.VN - Đây được xem là trường hợp nghiêm trọng nhất liên quan đến chiến dịch truy quét các phần tử Taliban của liên quân tại Afghanistan, trong vòng 14 năm qua. VOV.VN - Ngày 16/11, IS đã tung đoạn video tuyên bố chúng đã hành quyết anh Peter Kassig, một cựu binh Mỹ hiện đang hoạt động nhân đạo tại Syria. VOV.VN - Ngày 16/11, IS đã tung đoạn video tuyên bố chúng đã hành quyết anh Peter Kassig, một cựu binh Mỹ hiện đang hoạt động nhân đạo tại Syria. Giới chức quân sự Mỹ chiều 11/3 vẫn tiếp tục tìm kiếm cứu nạn 7 lính thủy đánh bộ và 4 phi công trong tai nạn trực thăng Black Hawk. Giới chức quân sự Mỹ chiều 11/3 vẫn tiếp tục tìm kiếm cứu nạn 7 lính thủy đánh bộ và 4 phi công trong tai nạn trực thăng Black Hawk. VOV.VN - Về phía quân đội Afghanistan, 2 binh sĩ đã bị thương. VOV.VN - Về phía quân đội Afghanistan, 2 binh sĩ đã bị thương. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/my-du-dinh-cat-giam-40000-binh-si-suc-chien-dau-co-suy-giam-412367.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong
VOV.VN - Sự thật về phi công Thần Phong (Kamikaze) được hé lộ qua những người sống sót. Tuy là quân phát xít, họ khác biệt nhiều với những kẻ đánh bom tự sát ngày nay.
Đó là vào năm 1945. Nhiều người trong số họ là sinh viên đại học mà trước đó được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng vào thời điểm này Nhật Bản đang cạn dần quân. Hisashi Tezuka nhớ lại một số đồng đội đã nhanh chóng điền vào lá đơn rồi hùng dũng bước đi. Nhưng ông và đa phần những người khác ngồi nấn ná trong hàng giờ liền, dường như không thể quyết định được phải chọn câu trả lời nào trong đơn. Ông không biết khi đó liệu có ai dám từ chối hay không. Sau này ông được biết rằng số ít người làm như vậy đã được nhắc nhở phải chọn câu trả lời “đúng”. Tezuka vẫn muốn thành thực với cảm xúc thật trong con người mình nên ông gạch lựa chọn thứ 2 và viết ra câu trả lời của riêng mình: “Tôi sẽ gia nhập”. Tezuka nói với hãng tinAPtại căn hộ của mình ở ngoại ô Tokyo: “Tôi không muốn nói là tôi cầu ước được làm việc đó. Tôi không muốn thế”. Các dữ liệu và cuộc điều tra cuộc Ném bom Chiến lược của Mỹ được lưu trữ tại ngôi đền Yasukuni ở Tokyo ước tính khoảng 2.500 phi công Kamikaze đã thiệt mạng trong cuộcChiến tranh Thế giới thứ 2mà Nhật Bản tham gia. Một số sách lịch sử đưa ra con số cao hơn. Sách vở và phim ảnh đã mô tả họ như những kẻ đánh bom liều chết hô to từ “Banzai” khi sắp đâm được vào mục tiêu. Nhưng các cuộc phỏng vấn với những phi công sống sót và gia đình của họ cũng như thư từ và tài liệu đã cho thấy một hình ảnh khác – những nam giới hành động xuất phát từ lòng yêu nước, tinh thần xả thân và sự cần thiết. Thế giới  họ sống giống như một lá đơn đa lựa chọn: Nó không có sự lựa chọn thật cho họ. Tất cả đều đã “lập trình” để chết Tezuka được nghỉ phép 5 ngày để về thăm cha mẹ. Ông không có lòng dạ nào để nói thật với họ rằng mình đã được đưa vào đội ngũ các phi công ném bom cảm tử. Tezuka nói: “Anh bay tới mục tiêu và mọi việc thế là kết thúc”. Ông sống sót được là nhờ Nhật hoàng Hirohito loan báo trên sóng phát thanh việc nước Nhật đầu hàng. Khi ấy Tezuka đang trên đoàn tàu đưa ông tới nơi thực hiện nhiệm vụ tấn công cảm tử. Ông nói: “Tôi đã nằm trong kế hoạch quyết tử. Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng”. Khi ấy Tezuka mới 23 tuổi. Nay ông đã 93 tuổi. Ông kể, vậy là mình sống gấp 4 lần tuổi thọ của nhiều phi công kamikaze. Tezuka yêu thích lái chiếc chiến đấu cơ Zero, đến nỗi mà sau chiến tranh ông không thể nào chịu được việc bay trên một chiếc máy bay thương mại. Ông cũng chán ghét chiến tranh nên không muốn gia nhập quân đội nữa, thế là ông mở một doanh nghiệp về tư vấn nhập khẩu. Tezuka hay đi thăm những người nông dân Mỹ. Ông không bao giờ nói với họ rằng ông từng là phi công Thần Phong cảm tử của Nhật Bản. Một người đàn ông tráng kiện và nhanh trí, Tezuka trao cho phóng viên một bức ảnh màu nâu úa chụp ông khi là một phi công lái Zero, miệng cười, đầu đội mũ phi công, cổ quàng chiếc khăn lụa màu trắng đã thành thương hiệu. Ông giải thích: “Khăn này là để giữ ấm. Bay trên cao thực sự là lạnh.” Ông cầm một mô hình đồ chơi của máy bay Zero – đây là một món quà của con gái ông. Ông mỉm cười khi bật động cơ cánh quạt kêu ro ro của chiếc máy báy đồ chơi. Tezuka nhớ lại quá trình huấn luyện, bay theo đội hình hoành tráng qua các cánh rừng và hồ. Cảnh đẹp mê ly đến mức bạn gần như quên đi tình trạng chiến tranh khi đó. “Anh có biết cầu vồng trông như thế nào khi mình đang bay không?”. Đôi mắt ánh lên vẻ thích thú kiểu trẻ thơ, ông trả lời luôn: “Đó là một vòng tròn hoàn hảo”. Người yêu của các phi công cảm tử Các phi công Zero là những người được ngưỡng mộ thời đó trong xã hội Nhật Bản. Trong các bức ảnh úa vàng theo thời gian, họ tạo dáng để chụp chân dung, ôm vai bá cổ nhau, nở những nụ cười thật to, dường như không bận tâm đến những gì sắp xảy tới với mình. Kính bay của họ được gác lên mũ bảo hiểm, khăn choàng nhét dưới làn áo jacket. Máy bay Zero giành được sự kính nể từ cả đối phương. Một số người Nhật Bản ghi tên nhập ngũ chỉ để được bay bằng máy bay này. Ông Masao Kanai tử trận trong một chiến dịch kamikaze ở Okinawa vào năm 1945, khi ông này mới 23 tuổi. Trong một chương trình khuyến khích các sinh viên ủng hộ quân đội Đế chế Nhật, ông đã viết thư trao đổi qua lại với một nữ sinh 17 tuổi, tên là Toshi Negishi. Tổng cộng họ đã trao đổi tới 200 lá thư. Trước khi lên máy bay thực hiện phi vụ cuối cùng trong đời, ông gửi 2 món đồ trang sức nho nhỏ cho cô nữ sinh kia. Đó là 2 vật ông tự tay khắc ra từ kính buồng lái – một trái tim và một chiếc Zero bé xíu. Trái tim có các chữ cái T và M khắc lồng lên nhau, là chữ viết tắt tên của hai người. Negishi đeo các đồ trang sức này duy nhất một lần. Bà cất giữ chúng trong một chiếc hòm suốt 70 năm qua. Gần đây bà lão tặng đồ trang sức làm bằng tay này cho một công trình tưởng niệm đơn vị không quân hải quân Tsukuba – một bộ chỉ huy và trung tâm huấn luyện dành cho các kamikaze ở Kasama, phía bắc Tokyo. Các tình nguyện viên trong cộng đồng quyết tâm gìn giữ ký ức về các kamikaze, họ đang cố gắng ngăn cản các kế hoạch xé bỏ công trình đó khỏi thời kỳ này. Mặc dù có các đài tượng niệm khác dành cho kamikaze, nhưng cho đến tận gần đây vẫn chưa có ai xem xét nghiêm túc hoặc tập hợp tài liệu về lịch sử của tòa nhà Tsukuba. Trong một bộ phim sắp được trình chiếu do các tình nguyện viên làm, bà Negishi nhấn mạnh: “Phải có người nhớ về quá khứ. Nếu không, sẽ gây tổn thương rất nhiều”. Các tình nguyện viên đã mở một cuộc triển lãm các bức ảnh, thư từ, mũ và bộ phận của chiếc máy bay Zero cũng như các hiện vật của giai đoạn Thần Phong. Trong số đó là bức thư cuối cùng của Kanai gửi cho gia đình. Bức thư có đoạn: “Con không biết phải bắt đầu từ đâu. Ngoài kia mưa đang rơi tí tách. Chiếc radio phát ra bài hát khe khẽ. Một buổi tối thật yên bình. Chúng con sẽ đợi tới khi trời quang đãng và cất cánh thực hiện nhiệm vụ. Nếu không vì trời mưa thì giờ này con đã đi lâu rồi.” Một trong những bức ảnh ám ảnh nhất được trưng bày ghi lại cảnh một phụ nữ trong trang phục kimono dành cho cô dâu, đang ngồi bên hàng chục người nhà và ôm lấy một khung ảnh của người chồng chưa cưới đã chết của mình, một phi công kamikaze. Cô dâu trong đám cưới sau khi vị hôn phu qua đời đó nhìn thẳng vào máy ảnh, gương mặt thẫn thờ. Lá thư cuối cùng mà Nobuaki Fujita, 22 tuổi, viết cho cô dâu này cũng được trưng bày tại triển lãm nói trên. “Đời sau, kiếp sau, rồi kiếp sau nữa, hãy cưới anh,” người phi công viết. “Mutsue, tạm biệt em nhé. Mutsue, Mutsue, Mutsue, Mutsue yêu dấu nhất của anh”. Dằn vặt vì vẫn còn sống khi đồng đội đã chết 70 năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, đường băng năm nào trải dài ở Tsukuba đã không còn từ lâu. Nhưng những hàng cây anh đào thì vẫn đứng đó. Tại một góc khác của khu vực Tsukuba, một hầm tránh bom tối đen như mực khi đi qua mấy lớp khoang. Chiếc hầm được thiết kế để phục vụ một bộ chỉ huy khẩn cấp trong trường hợp máy bay Mỹ ném bom phá hủy tòa nhà chính. Nó làm người ta nhớ tới quyết tâm đầy ảo tưởng của quân đội Đế chế muốn tiếp tục kháng cự bằng bất cứ giá nào. Trong huấn luyện, các phi công liên tục thực hiện các thao tác nguy hiểm như cắm thẳng từ trên cao xuống, để tập đâm vào mục tiêu cần tiêu diệt. Họ phải bẻ cần lái gấp để chuyển hướng bay khi sắp va chạm với mặt đất, rồi vút trở lại bầu trời. Trọng lực kéo rất mạnh lên cơ thể họ khi ấy. Khi làm như thế trên chiến trường, họ được hướng dẫn gửi tín hiệu vô tuyến cuối cùng bằng mã Morse và duy trì việc phát tín hiệu đó. Ở phòng thu phát, người ta biết viên phi công đã chết khi nào tiếng bíp kéo dài đó biến mất. Yanai khóc thương cho số phận các đồng đội đã chết quá trẻ, chưa thực sự được trải nghiệm cuộc sống. Ông vẫn lưu giữ những gì ông định gửi cho cha mẹ trước khi ông lẽ ra đã tử trận. Đó là một cuốn album ông gói cẩn thận trong một tấm vải furoshiki truyền thống. Ông gắn đầy các trang album với những bức ảnh ông đang cười sảng khoái với đồng đội cũng như bức ảnh ghi lại những giây phút hạnh phúc khác. Ông nhờ một người bạn cũng là phi công vẽ hình chiếc Zero vào album của mình. Trong những trang đầu của album, ông viết bằng những con chữ to: “Thưa cha, thưa mẹ, con sắp cất cánh rồi. Con sẽ chết với một nụ cười. Xin cha mẹ tha thứ cho đứa con trai bất hiếu này. Con xin được đi trước. Con sẽ đợi cha mẹ”. Maxwell Taylor Kennedy viết về kamikaze trong một cuốn sách năm 2008 có nhan đề “Giờ khắc Nguy hiểm”. Ông cho biết, không cái gì khác ngoài tinh thần xả thân đã thôi thúc các kamikaze. Khi bắt đầu nghiên cứu về kamikaze, ông nghĩ sẽ có yếu tố cuồng tín nào đó. Và rồi ông ngạc nhiên khi thấy các kamikaze rất giống với các thanh niên Mỹ cũng như thanh niên các nước khác trên thế giới. “Họ hết sức yêu nước, nhưng cũng đồng thời sống vô cùng lý tưởng”. Tác giả Kennedy nhấn mạnh rằng các phi công Thần Phong ít có điểm tương đồng với các kẻđánh bom tự sáthiện nay. Nhật Bản khi đó tham gia vào một cuộc chiến tranh quy ước. Trên tất cả, các kamikaze không có sự lựa chọn nào khác. Vả lại, các mục tiêu mà họ tấn công không phải là dân thường. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Los Angeles, Kennedy nói: “Họ chăm sóc lẫn nhau. Nếu ai đó không lên máy bay vào sáng hôm đó, thì người bạn cùng phòng sẽ phải đi thay”. Giết người chỉ bằng một chiếc bút chì Máy bay được thiết kế cho việc sử dụng trong các sứ mệnh kamikaze vốn dĩ không phải là chiếc Zero mà là chiếc Ohka. Đây là một tàu lượn mang bom và có các quả rocket nhỏ. Chúng được đưa tới gần mục tiêu, gắn dưới thân máy bay, rồi thả tự do. Ohka có nghĩa là hoa anh đào. Người Mỹ gọi đó là “bom Baka”. Baka là từ tiếng Nhật, có nghĩa là gã ngốc. Do tầm lượn rất ngắn nên chúng dễ dàng bị bắn hạ. Fujio Hayashi, khi ấy 22 tuổi, được trao nhiệm vụ giám sát và huấn luyện các phi công lái tàu lượn Ohka rồi cuối cùng… đưa họ tới cái chết. Trong nhiều thập kỷ, ông Hayashi vẫn bị day dứt bởi cảm giác có tội khi đã đưa hàng chục nam thanh niên Nhật vào chỗ chết, bằng “cây bút chì của mình”. Hồi đó mỗi ngày ông lại viết ra tên những người thực hiện nhiệm vụ tấn công cảm tử bằng tàu lượn Ohka. Để tránh bị hiểu lầm là thiên vị, ông lựa chọn trước tiên những phi công mà ông quý mến. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hayashi gia nhập quân đội mới của Nhật Bản, gọi là Lực lượng Phòng vệ. Ông dự nhiều buổi lễ tưởng niệm các phi công đã chết. Ông an ủi gia đình họ và nói với họ về sự hào hiệp của các phi công cảm tử đó. Ông nói, họ cười trước cái chết của mình vì họ không muốn ai phải khóc thương hoặc lo lắng về họ. Trong một bài tiểu luận nhan đề “Chiến dịch Cảm tử”, ông viết: “Ngày nào trong 365 ngày của năm, hễ tôi nhớ tới những người đã mất, nước mắt lại trực trào. Tôi phải chạy vào phòng tắm và khóc ở đó. Lúc tôi khóc, tôi cảm thấy rõ hình ảnh họ trong trái tim tôi, như thể ngày nào họ còn sống”. Hayashi hầu như không kể cho con cái mình về những tháng ngày làm việc bên các kamikaze. Các con ông chỉ biết ông là một người cha yêu nhạc cổ điển, thường xuyên đưa họ đi công viên và rất yêu loài mèo. Hayashi nói: “Tôi nghĩ tới nhiều thanh niên mà tôi đã giết chết bằng chiếc bút chì của mình. Tôi xin lỗi đã giết họ trong vô vọng.” Ông lão kể ông muốn khi chết, tro của ông sẽ được rải xuống vùng biển gần quần đảo Okinawa nơi các phi công của ông đã tử trận. Ông nói, chỉ khi ấy cuộc chiến một thời của ông mới kết thúc. Hayashi qua đời vào ngày 4/6 vừa rồi, thọ 93 tuổi. Gia đình ông đã lên kế hoạch thực hiện nguyện ước của ông./. Xem thêm: >>Hồng quân Liên Xô đập tan quân phát xít trong trận Stalingrad >>Ngày cuối cùng trong cuộc đời trùm phát xít Hitler (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. VOV.VN - Hầm ngầm mà Hitler cùng bộ sậu đang trú ẩn chìm trong không khí nặng nề của sự chiến bại. Trước khi tự sát, Hitler tổ chức hôn lễ với người tình. VOV.VN - Hầm ngầm mà Hitler cùng bộ sậu đang trú ẩn chìm trong không khí nặng nề của sự chiến bại. Trước khi tự sát, Hitler tổ chức hôn lễ với người tình. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk. VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/he-lo-nhung-goc-khuat-ve-phi-cong-cam-tu-than-phong-408546.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Lộ diện siêu xe bọc thép chiến đấu Armata T-15 của Nga
Siêu xe bọc thép chiến đấu bộ binh hạng nặng Armata T-15 của Nga được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề quân sự nhanh và hiệu quả nhất
Phát biểu trên kênh Zvezda, Vyacheslav Khalitov - Phó Tổng giám đốc Uralvagonzavod nói rằng “chiến tranh hiện đại cần phản ứng nhanh. Hoàn toàn có thể khẳng định các dòng xe tăng Armata, cùng với T-15 và nhiều phương tiện bọc thép hiện đại khác sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề quân sự một cách nhanh và hiệu quả nhất”.T-15 có một số tính năng nổi bật tương tự như siêu tăng Armata: Lớp thép bảo vệ hiệu quả, hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit, trang bị radar Doppler có khả năng phát hiện các loại đạn, tên lửa bắn tới. Một khi dò ra các hiểm họa này, hệ thống phòng thủ chủ động sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt.Đáng chú ý, vỏ giáp của T-15 được chế tạo từ thép, sứ và nhiều chất liệu tổng hợp, cho phép nó có thể được triển khai trên chiến trường song hành cùng xe tăng Armata, không phải đi đằng sau; cho phép cơ động bộ binh đến ngay điểm xung đột. Những xe bọc thép chở quân trước đây của do Liên Xô (và kể cả Nga về sau) chế tạo thường chỉ có lớp giáp mỏng và luôn phải giữ khoảng cách an toàn với các loại hỏa lực hỗ trợ.Giống như T-14, T-15 được phát triển trên khung gầm của Armata. Điểm khác biệt là ở chỗ, T-15 có động cơ ở phía trước khoang lái./. VOV.VN - Cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ năm nay có sự tham gia của 11.000 binh sỹ, 149 khí tài quân sự, 69 máy bay các loại. VOV.VN - Cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ năm nay có sự tham gia của 11.000 binh sỹ, 149 khí tài quân sự, 69 máy bay các loại. VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV... sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV... sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Theo xác nhận từ Bộ Quốc phòng Anh, bước đầu London đã chuyển 20 xe bọc thép AT105 cho Quân đội Ukraine. Lô xe đó giúp gì cho Kiev lúc này? Theo xác nhận từ Bộ Quốc phòng Anh, bước đầu London đã chuyển 20 xe bọc thép AT105 cho Quân đội Ukraine. Lô xe đó giúp gì cho Kiev lúc này? VOV.VN - Lễ duyệt binh là cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từng được Nga tổ chức. VOV.VN - Lễ duyệt binh là cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từng được Nga tổ chức. Vũ khí siêu thanh khó có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi chúng di chuyển theo quỹ đạo không định trước với vận tốc lên tới 7.000 dặm/giờ. Vũ khí siêu thanh khó có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi chúng di chuyển theo quỹ đạo không định trước với vận tốc lên tới 7.000 dặm/giờ. Bom chứa dơi sống, tàu sân bay có thể lặn rồi trồi lên mặt nước, tên lửa do bồ câu dẫn đường là những vũ khí ra đời trong thế chiến II gây hiệu quả bất ngờ Bom chứa dơi sống, tàu sân bay có thể lặn rồi trồi lên mặt nước, tên lửa do bồ câu dẫn đường là những vũ khí ra đời trong thế chiến II gây hiệu quả bất ngờ Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/lo-dien-sieu-xe-boc-thep-chien-dau-armata-t-15-cua-nga-410457.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”
VOV.VN- Tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả.
Đó là nhận định của ông Greg Poling, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ trong cuộc trao đối với phóng viên VOV về việc Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn tất bồi đắp đảo tại Biển Đông. PV:Trung Quốc vừa tuyên bố sắp hoàn tất việc bồi đắp đảo tại Biển Đông, theo ông thì tuyên bố này chỉ nhằm tạm thời giảm căng thẳng trước đối thoại Mỹ-Trung hay nó cho thấy một sự thay đổi nào đó trong cách tiếp cận của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông? Ông Greg Poling:Một số phương tiện thông tin đại chúng và nhà phân tích đã hiểu sai rằng việc Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn tất việc bồi đắp đảo có nghĩa là họ sẽ ngừng hoạt động này nhưng thực tế là không phải như vậy. Có lẽ tuyên bố của Trung Quốc chỉ nhằm tạm thời làm giảm căng thẳng trước thềm đối thoại chiến lược Mỹ-Trung cũng như một loạt các cuộc họp thượng đỉnh sắp tới tại châu Á như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á…chứ không thể hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong mục tiêu chiến lược của họ. Mùa hè là khoảng thời gian mà Trung Quốc thường tìm cách “hạ nhiệt” để tránh bị lên án tại các diễn đàn quốc tế. Tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ ngừng bất cứ việc gì. Họ đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành việc bồi đắp tại 5 trong số 7 thực thể đang chiếm giữ tại Biển Đông và thông điệp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy rõ là họ sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các thực thể này. Có vẻ như Trung Quốc sẽ xây sân bay thứ 2 tại bãi Subi và do vậy sẽ tiếp tục bồi đắp cho đến khi đạt đủ diện tích như mong muốn rồi sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn 2, tức là sẽ xây dựng các cơ sở với quy mô lớn. PV:Ông vừa nói là không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong vấn đề bồi đắp đảo, vậy mục tiêu đó của họ là gì? Ông Greg Poling:Có lẽ mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là nhằm tăng cường sức mạnh của họ tại khu vực quần đảo Trường Sa. Đảo Hải Nam nằm cách Trường Sa hàng trăm dặm, khiến khả năng tuần tra cũng như khai thác thủy sản của Trung Quốc bị hạn chế tại khu vực Trường Sa. Với việc bồi đắp và xây dựng các tiền đồn tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ đưa thêm tàu thuyền, máy bay vào hoạt động tại khu vực này và cuối cùng thì họ sẽ tìm cách kiểm soát trên thực tế đối với các thực thể địa lý trên. PV:Vậy sau khi hoàn thành bồi đắp và xây dựng cơ sở trên các thực thể tại Biển Đông, liệu Trung Quốc có tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông như đã làm tại biển Hoa Đông hay không, thưa ông? Ông Greg Poling:Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Có thể kế hoạch tuyên bố ADIZ đã nằm trong toan tính bồi đắp đảo của Bắc Kinh hoặc Bắc Kinh sẽ chỉ làm việc này nếu cảm thấy cần thiết. Việc tuyên bố ADIZ tại biển Hoa Đông vào cuối năm 2013 đã khiến Bắc Kinh gặp lúng túng và khá mất mặt. Ngay sau tuyên bố của Trung Quốc, Mỹ lập tức đưa máy bay ném bom B52 vào khu vực này, Nhật Bản cũng lập tức phản đối và liên tục phớt lờ tuyên bố của Bắc Kinh, thậm chí các hãng hàng không thương mại lớn của Nhật Bản cũng coi như không có vùng ADIZ. Hàn Quốc cũng hành động như vậy. Với hệ thống phòng không, không quân rải dọc suốt bờ biển mà Trung Quốc còn không thể thực thi được ADIZ tại biển Hoa Đông thì làm sao họ có thể làm được điều này tại Biển Đông với chỉ một hoặc hai sân bay tại Trường Sa. PV:Nhưng nếu Trung Quốc vẫn tuyên bố ADIZ tại Biển Đông thì sao? Ông Greg Poling:Chắc chắn điều này chỉ khiến căng thẳng gia tăng. Nếu Trung Quốc vẫn tuyên bố ADIZ tại Biển Đông thì chỉ ngay hôm sau Mỹ sẽ đưa máy bay vào khu vực này với lập luận đây là khu vực biển tranh chấp. Không chỉ Mỹ mà Việt Nam, Philippines, có thể cả Australia, Indonesia và các nước đối tác khác cũng sẽ phớt lờ ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố. PV:Trong trường hợp Trung Quốc tuyên bố ADIZ tại Biển Đông, họ sẽ phản ứng thế nào nếu bị các bên phớt lờ? Ông Greg Poling:Trường hợp ADIZ tại Biển Hoa Đông năm 2013 đã chứng minh rằng Trung Quốc không thể làm được gì nhiều. Có thể là một vài hãng hàng không thương mại sẽ tuân thủ vùng ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố vì lý do an toàn nhưng chắc chắn các máy bay quân sự sẽ phớt lờ. Tôi cho rằng các hãng hàng không lớn của Việt Nam, Philippnes, Indonesia và có thể cả Singapore sẽ từ chối tuân thủ vùng ADIZ này. Nếu Trung Quốc lấy việc tuyên bố ADIZ để thể hiện rằng họ đang thực thi quyền tài phán tại Biển Đông thì đó là một sai lầm vì tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả. PV:Vậy các bên liên quan cần phải làm gì để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc? Ông Greg Poling:Trước hết chúng ta cũng phải chấp nhận thực tế rằng Trung Quốc đã hoặc sắp hoàn tất việc bồi đắp tại 7 thực thể địa lý tại Biển Đông. Sẽ không có chuyện họ đổ cát trở lại biển đâu. Vấn đề hiện nay không phải là làm thế nào để ngăn chặn hoạt động bồi đắp của Trung Quốc. Nếu muốn ngăn chặn thì đáng ra chúng ta cần phải làm từ cách đây vài năm trước khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp chứ không phải chờ đến khi sự đã rồi. Nếu Trung Quốc dự định tiếp tục mở rộng bồi đắp thì họ phải chiếm được những thực thể hiện chưa có người ở vì toàn bộ 7 thực thể mà họ chiếm giữ tại Biển Đông đã và đang được bồi đắp. Trong trường hợp Trung Quốc thực sự làm như vậy thì đó sẽ là sự thay đổi căn bản về nguyên tắc vì điều duy nhất mà Tuyên bố về hành xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 nghiêm cấm là việc chiếm hữu các thực thể không có người ở. Do vậy mà điều chúng ta cần làm hiện nay là khiến Trung Quốc hiểu rõ rằng họ đang gây căng thẳng, không giúp ích gì cho tình hình khu vực và họ không được đi xa hơn nữa. PV:Có nghĩa là chúng ta chỉ cần ngồi một chỗ và thuyết phục họ? Tôi không cho là như vậy. Chúng ta cần gây sức ép tối đa lên Trung Quốc để buộc Bắc Kinh phải làm rõ cơ sở của những đòi hỏi mà họ đưa ra. Đó là lý do mà Mỹ liên tục đề cập đến vấn đề tự do hàng hải, trong đó có việc đi lại trong khu vực 12 hải lý xung quanh ít nhất 2 thực thể chìm dưới mặt biển vào lúc thủy triều lên trước khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp, vì đây không phải là đảo đá theo đúng quy định luật pháp. Việt Nam hay Philippines cũng cần làm như vậy. Chúng ta cần tìm kiếm những cơ hội để thách thức các yêu sách của Trung Quốc một cách hòa bình. Nếu Bắc Kinh phản đối thì họ sẽ tự đặt mình vào thế khó vì họ sẽ phải đưa ra lý do, cơ sở pháp lý để biện hộ. Theo tôi thì đó là giải pháp tối ưu hiện nay. Dù không đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ làm rõ những đòi hỏi của họ nhưng điều này sẽ buộc Trung Quốc trả giá ngày một lớn, công luận sẽ quay lưng lại Bắc Kinh. Cách duy nhất để có thể đạt được một giải pháp hòa bình lâu dài là Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ mất nhiều hơn trong hệ thống quốc tế so với lợi ích đạt được với những đảo hoặc bãi ngầm tại Biển Đông./. VOV.VN- Có tới 8 trên 10 người Philippines lo ngại rằng, căng thẳng ở Biển Đông hiện nay có thể dẫn đến xung đột vũ trang với Trung Quốc. VOV.VN- Có tới 8 trên 10 người Philippines lo ngại rằng, căng thẳng ở Biển Đông hiện nay có thể dẫn đến xung đột vũ trang với Trung Quốc. VOV.VN - Trung Quốc đang gia tăng số lượng tàu chiến/ tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo và nước này muốn tận dụng việc cải tạo đảo ở Biển Đông để “giấu” chúng. VOV.VN - Trung Quốc đang gia tăng số lượng tàu chiến/ tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo và nước này muốn tận dụng việc cải tạo đảo ở Biển Đông để “giấu” chúng. VOV.VN -Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố hoàn tất việc cải tạo đảo ở Biển Đông đang khiến Mỹ cảm thấy “nóng mặt”. VOV.VN -Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố hoàn tất việc cải tạo đảo ở Biển Đông đang khiến Mỹ cảm thấy “nóng mặt”. VOV.VN- Sau khi mở rộng diện tích các đảo nhân tạo trên Biển Đông lên gần 800ha, Trung Quốc tuyên bố sẽ dừng hoạt động này lại. VOV.VN- Sau khi mở rộng diện tích các đảo nhân tạo trên Biển Đông lên gần 800ha, Trung Quốc tuyên bố sẽ dừng hoạt động này lại. VOV.VN- Hoạt động cải tạo các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. VOV.VN- Hoạt động cải tạo các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. VOV.VN - Tuyên bố phi lý của Trung Quốc đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. VOV.VN - Tuyên bố phi lý của Trung Quốc đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/chuyen-gia-my-trung-quoc-kho-co-the-thiet-lap-adiz-tai-bien-dong-409778.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:41", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:41", "tags": [] }
Nga trang bị tên lửa tối tân cho hệ thống phòng không S-400
VOV.VN - Hệ thống phòng không S-400 hiện đại nhất của Nga sẽ được trang bị tên lửa mới có tầm bắn xa hơn.
Sputnik Newsdẫn lời Tư lệnh các Lực lượng Tên lửa của Nga, Tướng Sergei Babakov ngày 6/7 cho biết, loại tên lửa mới này cũng sẽ được lắp đặt vào hệ thống S-300PM1/2. Tuy nhiên, nó sẽ không được lắp đặt vào hệ thống S-300PS hiện đang bảo vệ không phận thủ đô Moscow bởi hệ thống S-300PS đã quá lỗi thời. Tướng Babakov cũng nói thêm rằng, hiện các binh sĩ tham gia vận hành các hệ thống phòng không được lắp ráp loại tên lửa mới này đang được huấn luyện tại các học viện quân sự, các trung tâm đào tạo và các trường bắn. Ông Babakov cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn và trung S-350E Vityaz sẽ sớm được đưa vào sử dụng. Theo đó, hệ thống S-350 được cho là nhẹ nhàng hơn và di chuyển linh hoạt hơn so với hệ thống S-400 sẽ sớm thay thế hệ thống S-300PS và sẽ được sử dụng loại tên lửa “cây nhà lá vườn” nhỏ hơn nhưng có khả năng bay cao hơn và xa hơn. Cũng theo Tướng Babakov, hệ thống tên lửa hỗn hợp đất đối không và phòng không Pantsir-S sẽ được nâng cấp để có thể sử dụng tại Bắc Cực. Dưới đây là đồ họa mô tả về một số tính năng của hệ thống S-400 Triumf (Ảnh Sputnik News): Nga chưa ký kết hợp đồng với Trung Quốc về cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400. Nga chưa ký kết hợp đồng với Trung Quốc về cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400. Các đơn vị quân đội của Quân khu miền Tây và Quân khu miền Đông của Nga đã đồng loạt tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn. Các đơn vị quân đội của Quân khu miền Tây và Quân khu miền Đông của Nga đã đồng loạt tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn. VOV.VN - Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) hiện sở hữu khoảng 2/3 đầu đạn hạt nhân trong Lực lượng hạt nhân chiến lược của đất nước. VOV.VN - Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) hiện sở hữu khoảng 2/3 đầu đạn hạt nhân trong Lực lượng hạt nhân chiến lược của đất nước. VOV.VN- Trung Quốc sẽ trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên được mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. VOV.VN- Trung Quốc sẽ trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên được mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. VOV.VN - Trung Quốc đã ký hợp đồng với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga để mua hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-400. VOV.VN - Trung Quốc đã ký hợp đồng với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga để mua hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-400. Thương vụ tổ hợp phòng không tân tiến S-400 mà Nga bán cho Trung Quốc đang được phân tích "mổ xẻ" dưới góc độ lợi ích địa-chính trị. Thương vụ tổ hợp phòng không tân tiến S-400 mà Nga bán cho Trung Quốc đang được phân tích "mổ xẻ" dưới góc độ lợi ích địa-chính trị. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/nga-trang-bi-ten-lua-toi-tan-cho-he-thong-phong-khong-s-400-412029.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Nga sẽ phô trương dàn vũ khí tối tân trong Ngày Chiến thắng
VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV... sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.
Trang web của Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên công bố hình ảnh về các loại vũ khí tân tiến nhất sẽ tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 tới. Cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố hình ảnh xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 dựa trên hệ thống khung gầm Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV, và các xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít sẽ là buổi lễ lớn nhất trong lịch sử Nga. Dự kiến sẽ có khoảng 16.500 binh sĩ cùng khoảng 200 loại vũ khí, khí tài quân sự (trong đó có những loại lần đầu tiên được công bố) sẽ tham dự lễ diễu binh này./. T-14 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có thể sử dụng nhiều loại đạn hỏa lực mạnh, kể cả tên lửa. Nó được trang bị hệ thống tự động nạp đạn. T-14 Armata còn sở hữu pháo 30 mm để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp như trực thăng. Ngoài ra để đối phó với tên lửa chống tăng, T-14 Armata còn được trang bị súng máy hạng nặng 12,5 mm gắn ở tháp pháo. Nhiều ý kiến đánh giá rằng, T-14 Armata có thể tự bảo vệ trước mọi nguy cơ. Các chuyên gia quân sự của Nga và phương Tây nhận định, xe tăng Armata sẽ vượt xa tất cả các mẫu xe tăng hiện có trên thế giới. Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata được thiết kế dựa trên khung sườn của tăng T-14 Armata. Nó được bọc giáp hạng nặng có khả năng chống chịu tốt các loại vũ khí chống tăng. Vũ khí chính của T-15 Armata gồm 1 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh. Pháo có tầm bắn khoảng 4.000 mét. Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa từ 8 - 10 km, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm với cơ số 2.000 viên đạn. Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu. VOV.VN- Mẫu xe tăng mới nhất của Nga lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi lễ tổng duyệt ngày 4/5 cho lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít Đức (ngày 7/5). VOV.VN- Mẫu xe tăng mới nhất của Nga lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi lễ tổng duyệt ngày 4/5 cho lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít Đức (ngày 7/5). VOV.VN - Với mục đích gìn giữ hòa bình và “phòng thủ chiến lược”, nước Nga có đặt các căn cứ quân sự ở một số nước ngoài. VOV.VN - Với mục đích gìn giữ hòa bình và “phòng thủ chiến lược”, nước Nga có đặt các căn cứ quân sự ở một số nước ngoài. VOV.VN - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Séc và thăm chính thức Cộng hòa Azerbaijan. VOV.VN - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Séc và thăm chính thức Cộng hòa Azerbaijan. VOV.VN - Công việc chuẩn bị cho cuộc diễu binh mừng ngày Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đang khẩn trương diễn ra bên ở ngoại ô Moscow. VOV.VN - Công việc chuẩn bị cho cuộc diễu binh mừng ngày Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đang khẩn trương diễn ra bên ở ngoại ô Moscow. Đây là máy bay có khả năng mang lượng bom lớn nhất trong số các máy bay ném bom trên thế giới. Nó cũng được coi là vượt trội B-1A của Mỹ. Đây là máy bay có khả năng mang lượng bom lớn nhất trong số các máy bay ném bom trên thế giới. Nó cũng được coi là vượt trội B-1A của Mỹ. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/nga-se-pho-truong-dan-vu-khi-toi-tan-trong-ngay-chien-thang-399242.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
5 máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải e ngại
VOV.VN- Dù tin rằng “Nga không có khả năng so bì với thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 của Mỹ”, Mỹ vẫn phải e dè vì độ phổ biến của máy bay Nga so với Mỹ.
Sputnik Newsdẫn tạp chíNational Interestcủa Mỹ bày tỏ lo ngại về việc nhiều nước trên thế giới không cần đến những chiếc máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ và phương Tây. Các nước này vẫn ưa thích dùng máy bay của Nga bởi các máy bay của Nga “thường là sự thay thế với giá cả hợp lý hơn rất nhiều so với Mỹ và phương Tây”. Chính vì thế, tạp chíNational Interestđã lên danh sách 5 loại máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải lo ngại: Sukhoi Su-27 Đứng đầu tiên trong danh sách này làSukhoi Su-27 (tên gọi của NATO là Flanker). Đây là loại máy bay được coi là linh hoạt nhất trên thế giới. Sukhoi Su-27 vẫn có thể dễ dàng điều khiển ngay cả khi đang bay với tốc độ cực thấp và với góc tấn công cực cao. Điều này được thể hiện rõ ràng khi máy bay Sukhoi Su-27 dễ dàng thực hiện tư thế Pugachev’s Cobra (tạm dịch: Tấn công kiểu rắn hổ mang) tức là tạm thời duy trì góc tấn công 120 độ, một tư thế cực khó đối với rất nhiều loại máy bay chiến đấu trong rất nhiều các cuộc triển lãm hàng không quân sự quốc tế. Sukhoi Su-27 chính là câu trả lời cho 2 loại máy bay chiến đấu F15 và F-16 của Mỹ. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận rằng Sukhoi Su-27 có ưu thế vượt trội so với 2 loại máy bay F-16 và F/A-18 của Mỹ nhất là ở khía cạnh tốc độ khi Sukhoi Su-27 có thể đạt đến vận tốc 2.252km/h so với 2.200km/h của F-16 và 1.900km/h của F/A-18. Thậm trí, trang web Air Power of Australia còn khẳng định rằng, hỏa lực, tốc độ, độ linh hoạt, khả năng né tránh và tầm hoạt động của Su-27 cũng vượt trội so với F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ. MiG-29 Đứng thứ 2 trong danh sách là chiếc máy bay nhỏ có tầm bay ngắn nhưng cực kỳ phổ biến Mikoyan’s MiG-29 (NATO gọi là Fulcrum). Trang webAir&Spacecủa Mỹ mô tả chiếc máy bay này: “Ngay lần đầu xuất hiện vào năm 1977, MiG-29- cũng như chiếc máy bay tiền thân MiG-15 là một lời khẳng định rõ ràng rằng: Liên Xô hoàn toàn có thể theo kịp công nghệ không gian của Mỹ”. “Cộng đồng tình báo Mỹ lần đầu biết đến chiếc máy bay này từ những hình ảnh vệ tinh vào tháng 11/1977, khoảng thời gian chiếc MiG-29 bay lần đầu”. “Chỉ cần nhìn vào kích thước và hình dáng, có thể nhận ra rằng, MiG-29 là đối trọng của F-16 và F/A-18”, ông Benjamin Lambeth, tác giả của cuốn sách “Không lực Nga trong thời khủng hoảng” phát hành năm 1999, nhận định. Tạp chíNational Interestcũng phải thừa nhận: “Trên thực tế, các cuộc thử nghiệm thời hậu Chiến Tranh lạnh của Không quân Đức cho thấy MiG-21 linh hoạt hơn nhiều so với F-16”. Ngoài ra, chiếc MiG-29 còn là một chiếc máy bay chiến đấu đa dụng và có khả năng trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AA-8 và tên lửa không đối đất AS-12. Chính vì thế, từ năm 1983, MiG-29 đã được cải tiến để có thể thực hiện được những vai trò đặc biệt hơn. Sukhoi Su-35 Sukhoi Su-35 (NATO gọi là Flanker-E) thực chất là biến thể của máy bay Su-27. Tạp chíNational Interestđã ca ngợi Su-35 là “máy bay chiến đấu tốt nhất trong số các máy bay đang hoạt động của không quân Nga”. Theo tạp chí này, chiếc máy bay này có thể bay cao và bay rất nhanh trong khi có thể chở được rất nhiều loại vũ khí do được trang bị động cơ kép rất mạnh. Ngoài ra, với những công nghệ hàng không rất hiện đại, Su-35 là một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ một máy bay chiến đấu nào của Mỹ, ngoại trừ máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor. Một quan chức Không quân Mỹ từng làm việc với máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 cho biết, chiếc Su-35 có thể là một thách thức cực lớn đối với các loại máy bay tàng hình mới của Mỹ như chiếc F-35. Điều này là bởi máy bay F-35 là máy bay tiêm kích và không thể đạt được tốc độ bay cực nhanh và trần bay cao như Su-35 và F-22. “Su-25 có thể phóng tên lửa ngay cả khi đạt tốc độ Mach 1,5 (tức là gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh) ở độ cao hơn 13,7km. Tuy nhiên, tầm hoạt động lý tưởng của chiếc máy bay này là ở độ cao 10km với tốc độ Mach 0,9 (tức là bằng 0,9 lần tốc độ âm thanh”, tạp chíNational Interestnhận định. Cũng theo tạp chí này: “Su-35 được thiết kết dựa trên khung của máy bay S-27 đầy sức mạnh và vốn đã vượt xa so với máy bay Boeing F-15 Eagle. Không những thế, Su-35 có khung nhẹ hơn, có động cơ đẩy vector 3 chiều và khả năng gây nhiễu cực mạnh”. Sukhoi T-50/PAK FA “Đây là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đa dụng được coi là câu trả lời trực tiếp cho các loại máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lightning II”, tạp chíNational Interestviết. “Thậm chí, Sukhoi T-50/PAK FA còn có một thiết kế cực kỳ phức tạp và hoàn toàn tương xứng nếu không muốn nói là vượt trội đối với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ”, Trung Tướng Dave Deptula, Cựu Chỉ huy Tình báo Hải quân Mỹ, nhận định. “Sukhoi T-50/PAK FA có khả năng linh hoạt rất cao do được trang bị động cơ đẩy vector, đuôi máy bay có khả năng chuyển động và hệ thống khí động học cực kỳ tân tiến”, tạp chíNational Interestviết. “Trên thực tế, Sukhoi T-50/PAK FA được tối ưu hóa để đạng được ưu thế vượt trội trên bầu trời giống như F-22 nhưng lại có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn như F-35”, tạp chíNational Interestkết luận. Tupolev Tu-160 Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 (NATO gọi là Blackjack) là loại máy bay có tốc độ bay cực nhanh so với các loại máy bay ném bom chiến lược khác và có thể đạt tốc độ 2.220km/h, vượt xa so với B1-B Lancer (1.448km/h) và B-52 (1.000km/h) của Mỹ. Hơn thế nữa, Tupolev Tu-160 có tầm hoạt động lên đến 7.300km và được trang bị cả vũ khí hạt nhân và vũ khí truyền thống. Tupolev Tu-160 có thể phóng tên lửa Kh-55MS mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 200kt và tầm bắn lên đến 3.000km./. Đến nay, chương trình thử nghiệm máy bay Su-35 đã tiến hành tổng cộng hơn 650 chuyến bay. Đến nay, chương trình thử nghiệm máy bay Su-35 đã tiến hành tổng cộng hơn 650 chuyến bay. VOV.VN - Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên cho mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 do nước này tự chế tạo. VOV.VN - Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên cho mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 do nước này tự chế tạo. Mẫu cải tiến của Tupolev Tu-160, loại máy bay được NATO gọi là Blackjack, được đánh giá rất cao. Mẫu cải tiến của Tupolev Tu-160, loại máy bay được NATO gọi là Blackjack, được đánh giá rất cao. VOV.VN - Hai chiếc Tornado của Anh đã rời Căn cứ Không lực Hoàng gia Anh tại Síp vào lúc 8h25 sáng (giờ địa phương) ngày 27/9. VOV.VN - Hai chiếc Tornado của Anh đã rời Căn cứ Không lực Hoàng gia Anh tại Síp vào lúc 8h25 sáng (giờ địa phương) ngày 27/9. VOV.VN - Ấn Độ sẵn sàng thúc đẩy một dự án lớn với Nga liên quan tới máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA). VOV.VN - Ấn Độ sẵn sàng thúc đẩy một dự án lớn với Nga liên quan tới máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA). VOV.VN -Thương vụ có trị giá khoảng 3 tỷ USD, từng được đề cập hồi tháng 2 năm nay. VOV.VN -Thương vụ có trị giá khoảng 3 tỷ USD, từng được đề cập hồi tháng 2 năm nay. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/5-may-bay-quan-su-cua-nga-khien-my-phai-e-ngai-411988.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Trung Quốc có vũ khí bay “siêu tốc” WU-14 có thể làm Mỹ bất an?
VOV.VN - Trung Quốc sản xuất được vũ khí bay WU-14 có khả năng lượn một cách linh hoạt để vòng tránh hệ thống đánh chặn của đối phương. Vũ khí này có khiến Mỹ lo ngại?
Nhận định trên do chuyên gia vũ khí Franz-Stefan Gady đưa ra. Bắc Kinh gần đây đã  thực hiện cuộc thử nghiệm thứ 4 đối với thiết bị bay vượt âm thanh HGV, mà Lầu Năm Góc gọi là WU-14. Vũ khí này được cho là nhằm vào việc vượt qua lưới phòng thủ tên lửa của Mỹ. Đặc điểm nổi trội từ cuộc thử nghiệm nói trên là chiếc WU-14 thực hiện được các động tác vòng tránh rất khó. WU-14 có khả năng phóng cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Nó được đưa vào không gian bằng một tên lửa đẩy của tên lửa đạn đạo liên lục địa, sau đó trở về khí quyển Trái Đất, chao lượn ở tốc độ Mach 10 (khoảng 12.200km/h). Trong giai đoạn lượn này, WU-14 HGV sẽ thực hiện “các động tác vòng tránh cực khó” nhằm lẩn tránh hệ thống đánh chặn và mở rộng tầm vươn của tên lửa. Vị chuyên gia về mối quan hệ dân sự-quân sự và ngoại giao mạng giải thích: Không giống như các thiết bị bay thông thường trở lại khí quyển theo một đường có thể dự đoán được, thiết bị bay vượt âm thanh này gần như không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường. Tuy nhiên các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ vẫn chưa xác nhận hay phủ nhận mối đe dọa WU-14 đối với hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất Mỹ. Dean Cheng thuộc Quỹ Di sản nhận xét: “Tôi cho rằng HGV này chủ yếu nhằm chống hạm hoặc mục tiêu chiến thuật, hơn là ném bom chiến lược các thành phố Mỹ. Một chiếc HGV có thể giúp giải quyết các khó khăn trong việc dùng tên lửa đạn đạo để đánh trúng các mục tiêu di động”. Theo Franz-Stefan, Trung Quốc có thể mất tới 20 năm để phát triển vũ khí chống hạm HGV do gặp phải một số thách thức kỹ thuật./. VOV.VN - Những hình ảnh này càng củng cố nghi ngờ của Mỹ rằng Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông vì mục đích quân sự. VOV.VN - Những hình ảnh này càng củng cố nghi ngờ của Mỹ rằng Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông vì mục đích quân sự. VOV.VN- Mỹ đang lên kế hoạch đưa các trang thiết bị, vũ khí hạng nặng sang các nước Baltics giáp với Nga để trấn an các đồng minh của mình. VOV.VN- Mỹ đang lên kế hoạch đưa các trang thiết bị, vũ khí hạng nặng sang các nước Baltics giáp với Nga để trấn an các đồng minh của mình. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. VOV.VN -Bộ Ngoại giao Nga hôm qua 11/6 bày tỏ quan ngại về việc Mỹ triển khai các phòng thí nghiệm y- sinh học gần biên giới của Nga. VOV.VN -Bộ Ngoại giao Nga hôm qua 11/6 bày tỏ quan ngại về việc Mỹ triển khai các phòng thí nghiệm y- sinh học gần biên giới của Nga. VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào? VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào? VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Ukraine hôm nay tuyên bố đạt thỏa thuận về cung ứng vũ khí, gồm vũ khí sát thương, với 11 quốc gia VOV.VN - Ukraine hôm nay tuyên bố đạt thỏa thuận về cung ứng vũ khí, gồm vũ khí sát thương, với 11 quốc gia Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/trung-quoc-co-vu-khi-bay-sieu-toc-wu-14-co-the-lam-my-bat-an-407682.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Nga phô trương sức mạnh quân sự trong lễ duyệt binh lớn nhất lịch sử
VOV.VN - Đây là lễ kỷ niệm lớn nhất trong lịch sử được tổ chức trên Quảng trường Đỏ với sự tham gia của 16.500 binh sĩ.
VOV.VN- "Những nỗ lực để viết lại lịch sử nhằm bào chữa cho bọn Phát xít và những kẻ đồng lõa với chúng là không thể chấp nhận được". VOV.VN- "Những nỗ lực để viết lại lịch sử nhằm bào chữa cho bọn Phát xít và những kẻ đồng lõa với chúng là không thể chấp nhận được". VOV giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Thông tấn Tass (Nga). VOV giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Thông tấn Tass (Nga). VOV.VN - Tổng thống Putin cho rằng, Mỹ đã gây áp lực buộc lãnh đạo nhiều nước trên thế giới không tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít tại Nga. VOV.VN - Tổng thống Putin cho rằng, Mỹ đã gây áp lực buộc lãnh đạo nhiều nước trên thế giới không tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít tại Nga. VOV.VN -Không khí kỷ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Phát-xit đã tràn ngập cả nước Nga và đặc biệt là thủ đô Moscow những ngày qua. VOV.VN -Không khí kỷ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Phát-xit đã tràn ngập cả nước Nga và đặc biệt là thủ đô Moscow những ngày qua. VOV.VN - 70 năm đã trôi qua, nhưng nhân loại vẫn còn nhớ mãi về chiến thắng hào hùng và sự hy sinh cao cả của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô. VOV.VN - 70 năm đã trôi qua, nhưng nhân loại vẫn còn nhớ mãi về chiến thắng hào hùng và sự hy sinh cao cả của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô. VOV.VN - Hầm ngầm mà Hitler cùng bộ sậu đang trú ẩn chìm trong không khí nặng nề của sự chiến bại. Trước khi tự sát, Hitler tổ chức hôn lễ với người tình. VOV.VN - Hầm ngầm mà Hitler cùng bộ sậu đang trú ẩn chìm trong không khí nặng nề của sự chiến bại. Trước khi tự sát, Hitler tổ chức hôn lễ với người tình. VOV xin giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn hãng Interfax (Nga) của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. VOV xin giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn hãng Interfax (Nga) của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/nga-pho-truong-suc-manh-quan-su-trong-le-duyet-binh-lon-nhat-lich-su-399947.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông để giấu tàu chiến?
VOV.VN - Trung Quốc đang gia tăng số lượng tàu chiến/ tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo và nước này muốn tận dụng việc cải tạo đảo ở Biển Đông để “giấu” chúng.
TờBrisbane Timescủa Australia dẫn lời các chuyên gia nhận định về mục đích thật sự sau tham vọng bá chủ Biển Đông của Trung Quốc. Giáo sư Carl Thayer cho biết: “Biển Đông có thể là nơi phù hợp để Trung Quốc giấu các tàu ngầm của mình bởi vùng biển này có độ sâu lên đến vài nghìn mét với rất nhiều hẻm núi ngầm dưới nước giúp các tàu ngầm có thể dễ dàng tránh bị phát hiện”. Theo ông Thayer, Bắc Kinh đã nhận ra vị trí chiến lược của các đảo mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông bởi các đảo này giúp bảo vệ vành đai phía Nam nước này, trong đó có một căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam. Tại đây, Hải quân Trung Quốc đã đào các đường hầm dưới biển để các tàu ngầm đậu mà không bị phát hiện. Trước đó, tại cuộc họp báo hồi tháng 4 tại Washington, Đô đốc William Gortney- Tư lệnh Bộ Chỉ huy Bắc Mỹ- cho biết: “Bất cứ khi nào một quốc gia phát triển vũ khí hạt nhân và thiết lập các loại tên lửa có tầm bắn đến Mỹ cũng đều khiến chúng tôi lo ngại”. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng kho vũ khí hạt nhân để đối phó với Mỹ và Nga và chương trình phát triển tàu ngầm của nước này cũng nằm trong nỗ lực này. Mặc dù các tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm JL2 của Trung Quốc chưa thể bắn tới nước Mỹ khi trú ẩn ở Biển Đông, Trung Quốc hy vọng sẽ cải thiện được tầm bắn của các quả tên lửa đạn đạo của mình. Các tàu ngầm của Trung Quốc là các loại tàu khá ồn ào và rất dễ bị phát hiện. Chính vì thế, những tàu ngầm này rất khó di chuyển đến khu vực Tây Thái Bình Dương mà không bị phát hiện. Các quan chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại rằng, sau khi hoàn tất việc cải tạo đảo, Trung Quốc sẽ đơn phương thiết lập Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông nhằm ngăn chặn các máy bay của Mỹ bay vào khu vực này có thể phát hiện ra các tàu ngầm của Trung Quốc. Giáo sư Thayer và nhiều nhà phân tích khác cho rằng, không chỉ nhằm “giấu” các tàu ngầm của mình, việc Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo và xây các công trình trên đó còn nhằm mục đích răn đe các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và Philippines. “Trung Quốc hy vọng rằng mình có thể gây áp lực để Philippines không đồng ý cho Mỹ đưa quân hiện diện thường xuyên ở khu vực do Philippines kiểm soát ở Biển Đông”, ông Thayer nói và cho biết, đến tháng 5/2016, Philippines sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống và điều này có thể quyết định đến sự hiện diện trong tương lai của Mỹ ở Biển Đông./. VOV.VN- Nhật Bản ngày 17/6 tuyên bố, việc hoàn tất cải tạo đảo phi pháp ở Biển Đông của Trung Quốc sẽ không thể tạo ra “sự đã rồi”. VOV.VN- Nhật Bản ngày 17/6 tuyên bố, việc hoàn tất cải tạo đảo phi pháp ở Biển Đông của Trung Quốc sẽ không thể tạo ra “sự đã rồi”. VOV.VN- Có tới 8 trên 10 người Philippines lo ngại rằng, căng thẳng ở Biển Đông hiện nay có thể dẫn đến xung đột vũ trang với Trung Quốc. VOV.VN- Có tới 8 trên 10 người Philippines lo ngại rằng, căng thẳng ở Biển Đông hiện nay có thể dẫn đến xung đột vũ trang với Trung Quốc. VOV.VN -Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố hoàn tất việc cải tạo đảo ở Biển Đông đang khiến Mỹ cảm thấy “nóng mặt”. VOV.VN -Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố hoàn tất việc cải tạo đảo ở Biển Đông đang khiến Mỹ cảm thấy “nóng mặt”. VOV.VN- Mỹ đã cam kết sẽ không “lờ đi” các bất đồng với Trung Quốc trong cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ- Trung diễn ra trong 2 ngày 23-24/6 tới. VOV.VN- Mỹ đã cam kết sẽ không “lờ đi” các bất đồng với Trung Quốc trong cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ- Trung diễn ra trong 2 ngày 23-24/6 tới. VOV.VN - Biển Đông về cơ bản không phải là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc mà là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước đòi hỏi chủ quyền khác. VOV.VN - Biển Đông về cơ bản không phải là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc mà là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước đòi hỏi chủ quyền khác. VOV.VN - Mỹ - Trung vừa có động thái hòa giải với nhau và ký kết một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác quân sự. VOV.VN - Mỹ - Trung vừa có động thái hòa giải với nhau và ký kết một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác quân sự. VOV.VN- Sau khi mở rộng diện tích các đảo nhân tạo trên Biển Đông lên gần 800ha, Trung Quốc tuyên bố sẽ dừng hoạt động này lại. VOV.VN- Sau khi mở rộng diện tích các đảo nhân tạo trên Biển Đông lên gần 800ha, Trung Quốc tuyên bố sẽ dừng hoạt động này lại. VOV.VN- Hoạt động cải tạo các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. VOV.VN- Hoạt động cải tạo các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. VOV.VN - Tuyên bố phi lý của Trung Quốc đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. VOV.VN - Tuyên bố phi lý của Trung Quốc đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/trung-quoc-cai-tao-dao-o-bien-dong-de-giau-tau-chien-409135.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Máy bay F-22 Mỹ ngăn chặn oanh tạc cơ Tu-95 của Nga
VOV.VN- Dù 2 máy bay TU-95 của Nga chưa xâm phạm không phận Mỹ, phía Mỹ đã điều 2 máy bay chiến đấu F-22 để ngăn chặn.
Sputnik Newscho biết, vào khoảng 10h30 sáng 4/7, Không quân Mỹ đã điều 2 máy bay F-22 để ngăn chặn 2 máy bay ném bom tầm xa Tu-95 Bear bay ngang qua bờ biển Alaska. Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) cho biết, 2 máy bay của Nga đã bay vào Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Mỹ nhưng vẫn còn cách không phận Mỹ tới gần 160km. Khoảng nửa giờ sau, NORAD lại phát hiện 2 máy bay Tu-95 bay ngang bờ biển California và điều hai máy bay F-15 ngăn chặn. Tuy nhiên, trong vụ này, hai máy bay của Nga cũng bay cách không phận Mỹ hàng trăm km. “Dù đây không phải là những chuyến bay chưa từng có tiền lệ, chúng tôi vẫn phải có phản ứng thích hợp dù vụ việc này diễn ra tại Alaska hay California”, người phát ngôn NORAD Michael Kucharek tuyên bố: “Tuy nhiên, các máy bay này chưa hề xâm phạm không phận Mỹ”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, mọi chuyến bay của Không quân Nga đều được lên kế hoạch từ trước và tuân thủ mọi quy định quốc tế. Vụ việc này gợi lại vụ Không quân Thụy Điển điều máy bay ngăn chặn 2 máy bay ném bom Tu-22 của Nga bay qua biển Baltic vào tháng 6 vừa qua. Phía Nga cho rằng, những hành động gây hấn của phương Tây nhằm vào hoạt động hợp pháp của không quân Nga là bằng chứng cho thấy phương Tây vẫn đang hành xử như thời Chiến tranh Lạnh. Tuần trước, quân đội Mỹ cũng công bố một bản báo cáo cho rằng Nga là mối đe dọa đối với Mỹ. “Các hành động quân sự của Nga đang gây bất ổn về an ninh trong khu vực”, báo cáo nêu rõ. Trong khi đó, dù Mỹ đang rất lo ngại về việc máy bay Nga hoạt động cách không phận nước này hàng trăm km. Mỹ lại đang xúi giục NATO mở rộng sang phía Đông châu Âu. Việc mở rộng này đã kéo dài bất chấp thực tế rằng phương Tây không trưng ra được bằng chứng nào cho thấy Nga đang đe dọa an ninh với NATO. “Trong khi khối Warsaw đã giải tán thì không có lý do gì để NATO còn tồn tại. Dù vậy, NATO từng cam kết sẽ không mở rộng sang phía Đông. Mặc dù vậy, trong vòng một thập kỷ qua, biên giới của NATO đã dịch chuyển dần sang phía Đông và tiến sát ngưỡng cửa của Nga”, đại diện của Armenia tại Tổ chức An ninh Hợp tác châu Âu (OSCE) Artashes Geghamyan tố cáo./. (VOV) -Hai máy bay F-16 của không quân Mỹ đã hộ tống máy bay dân sự hạng nhẹ ra khỏi vùng cấm bay có phạm vi 16 km. (VOV) -Hai máy bay F-16 của không quân Mỹ đã hộ tống máy bay dân sự hạng nhẹ ra khỏi vùng cấm bay có phạm vi 16 km. VOV.VN - Ngày 17/6, hệ thống phòng không của NATO đã phát hiện 7 máy bay Nga tiếp cận vùng không phận các nước Baltic. VOV.VN - Ngày 17/6, hệ thống phòng không của NATO đã phát hiện 7 máy bay Nga tiếp cận vùng không phận các nước Baltic. VOV.VN -Động thái này của NATO diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin cho rằng, Nga đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại khu vực này. VOV.VN -Động thái này của NATO diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin cho rằng, Nga đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại khu vực này. NATO cho biết các máy bay chiến đấu của NATO đã chặn 6 máy bay ném bom có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân của Nga trên biển Baltic. NATO cho biết các máy bay chiến đấu của NATO đã chặn 6 máy bay ném bom có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân của Nga trên biển Baltic. VOV.VN - Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết, cơ quan này sẽ mở một cuộc điều tra về vụ việc. VOV.VN - Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết, cơ quan này sẽ mở một cuộc điều tra về vụ việc. VOV.VN -Theo các quan chức NATO, hệ thống radar của Estonia đã phát hiện máy bay của Nga khi đang bay qua biển Baltic mà không báo trước. VOV.VN -Theo các quan chức NATO, hệ thống radar của Estonia đã phát hiện máy bay của Nga khi đang bay qua biển Baltic mà không báo trước. Hai chiến đấu cơ F-16 đã được tức tốc phái tới không phận thủ đô Washington hôm 4/8 để chặn một máy bay nhỏ đã phớt lờ cảnh báo qua liên lạc radio. Hai chiến đấu cơ F-16 đã được tức tốc phái tới không phận thủ đô Washington hôm 4/8 để chặn một máy bay nhỏ đã phớt lờ cảnh báo qua liên lạc radio. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/may-bay-f-22-my-ngan-chan-oanh-tac-co-tu-95-cua-nga-412036.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Những “Yết Kiêu” trong thời đại mới
Chúng tôi đến Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 vừa kịp lúc cán bộ, chiến sĩ của đơn vị hoàn thành khóa huấn luyện đặc biệt trở về. Những khuôn mặt đều sạm đi vì sóng gió, nhưng ai cũng nở nụ cười rạng rỡ mừng thắng lợi của đợt huấn luyện.
Luyện tập đổ bộ đường không. Bơi, lặn dưới nước nhiều giờ. (VOV) -Mặc dù gần 70 tuổi nhưng ông Đỗ Văn Yên vẫn tích cực tham gia bắt cướp để bảo vệ sự bình yên cho người dân. (VOV) -Mặc dù gần 70 tuổi nhưng ông Đỗ Văn Yên vẫn tích cực tham gia bắt cướp để bảo vệ sự bình yên cho người dân. VOV.VN -Chủ tịch nước ghi nhận và đánh giá cao những chiến công huyền thoại của cựu chiến binh đặc công Đoàn 305. VOV.VN -Chủ tịch nước ghi nhận và đánh giá cao những chiến công huyền thoại của cựu chiến binh đặc công Đoàn 305. VOV.VN -Một chiếc thả đặc công xuống khu vực đường băng, tiếp cận chiếc máy bay bị chiếm giữ. VOV.VN -Một chiếc thả đặc công xuống khu vực đường băng, tiếp cận chiếc máy bay bị chiếm giữ. Các chiến đấu viên không chỉ giỏi võ thuật, chiến thuật mà còn khai thác và sử dụng hiệu quả các loại vũ khí Các chiến đấu viên không chỉ giỏi võ thuật, chiến thuật mà còn khai thác và sử dụng hiệu quả các loại vũ khí VOV.VN - Tiếng nổ rền vang, ánh lửa chớp loáng giữa biển khơi khi lực lượng giải phóng đổ bộ lên đảo…hình ảnh đó vẫn hiện rõ trong ký ức người lính Hải quân. VOV.VN - Tiếng nổ rền vang, ánh lửa chớp loáng giữa biển khơi khi lực lượng giải phóng đổ bộ lên đảo…hình ảnh đó vẫn hiện rõ trong ký ức người lính Hải quân. (VOV) - Tất cả các đơn vị trong Binh chủng, các Quân khu… hiện đều có lực lượng chống khủng bố. (VOV) - Tất cả các đơn vị trong Binh chủng, các Quân khu… hiện đều có lực lượng chống khủng bố. VOV.VN - Lữ đoàn 316 Đặc công - Biệt động là đơn vị được Bộ Tư lệnh ra quyết định thành lập để chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng giải phóng Sài Gòn VOV.VN - Lữ đoàn 316 Đặc công - Biệt động là đơn vị được Bộ Tư lệnh ra quyết định thành lập để chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng giải phóng Sài Gòn VOV.VN -Những người cựu binh - chiến sĩ đặc công, biệt động năm xưa vẫn đầy tự hào về một thời “luồn sâu, đánh hiểm” của Lữ đoàn 316. VOV.VN -Những người cựu binh - chiến sĩ đặc công, biệt động năm xưa vẫn đầy tự hào về một thời “luồn sâu, đánh hiểm” của Lữ đoàn 316. VOV.VN -Trong đêm nay các thợ lặn và lực lượng đặc công sẽ cùng các lực lượng khác tiếp tục triển khai tìm kiếm hai phi công cùng các máy bay bị mất tích. VOV.VN -Trong đêm nay các thợ lặn và lực lượng đặc công sẽ cùng các lực lượng khác tiếp tục triển khai tìm kiếm hai phi công cùng các máy bay bị mất tích. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/viet-nam/nhung-yet-kieu-trong-thoi-dai-moi-412232.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
“IS đã đủ vật liệu để chế tạo vũ khí giết người hàng loạt”
VOV.VN - IS đã tích góp các vật liệu phóng xạ từ các bệnh viện và cơ sở nghiên cứu. Trước đó, chúng cũng tuyên bố sẽ tậu bom hạt nhân.
Theo các báo cáo đó, các chiến binh IS sở hữu vật liệu phóng xạ chủ yếu ăn cắp của các cơ sở chính phủ, với số lượng đủ để chế tạo một quả bom bẩn cỡ lớn với sức tàn phá lớn. Bom bẩn là quả bom nổ thông thường nhưng phát tán các vật liệu phóng xạ lên một khu vực rộng. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Australian, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho biết các phần tử cực đoan IS “không chỉ khoắng sạch tiền mặt trong các ngân hàng địa phương” khi chúng càn quét qua nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn của Iraq và Syria. Bà Bishop nói rằng các tuyên bố mà bà đưa ra là dựa trên các báo cáo của Bộ Quốc phòng Australia cũng như Bộ của bà. Bà này cho biết thêm, NATO cũng bày tỏ quan ngại về các nguồn vật liệu phóng xạ mà IS lấy từ bệnh viện và các cơ sở nghiên cứu. Ngoài ra tại một cuộc họp của Australian Group, bà Bishop cũng nói về nguy cơ IS “vũ khí hóa” các chất khí độc như là clo. Theo bà, IS (tức Daesh trong tiếng Arab), đã chiêu mộ nhiều chuyên gia kỹ thuật cao, bao gồm cả những người đến từ phương Tây. Ngoại trưởng Australia phát biểu: “Daesh (IS)có thể có trong tay kiến thức chuyên môn kỹ thuật cần thiết để tinh lọc vật liệu và chế vũ khí hóa học”. Ba tháng trước chính quyền tự trị người Kurd cho biết lực lượng dân quân của họ đã bị tấn công bằng một kẻ đánh bom liều chết của IS lái một xe tải chở đầy khí độc clo./. VOV.VN - Cảnh sát Iraq cho biết, ít nhất 10 người đã thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương trong vụ đánh bom xe đẫm máu xảy ra tối 14/6 ở thủ đô Baghdad. VOV.VN - Cảnh sát Iraq cho biết, ít nhất 10 người đã thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương trong vụ đánh bom xe đẫm máu xảy ra tối 14/6 ở thủ đô Baghdad. VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người. VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người. VOV.VN - Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vừa tuyên bố chúng có khả năng mua vũ khí hạt nhân đầu tiên từ Pakistan trong vòng 12 tháng tới. VOV.VN - Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vừa tuyên bố chúng có khả năng mua vũ khí hạt nhân đầu tiên từ Pakistan trong vòng 12 tháng tới. VOV.VN - Ngày 10/6 xảy ra 2 vụ đánh bom liều chết nhằm vào cảnh sát Iraq làm 18 người thiệt mạng và ít nhất 32 người khác bị thương. VOV.VN - Ngày 10/6 xảy ra 2 vụ đánh bom liều chết nhằm vào cảnh sát Iraq làm 18 người thiệt mạng và ít nhất 32 người khác bị thương. VOV.VN -Hàng nghìn người Syria đổ về biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ trốn chạy các cuộc giao tranh dữ dội ở miền Bắc và cuộc sống dưới sự kiểm soát của IS. VOV.VN -Hàng nghìn người Syria đổ về biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ trốn chạy các cuộc giao tranh dữ dội ở miền Bắc và cuộc sống dưới sự kiểm soát của IS. VOV.VN - Chỉ sau một năm, tổ chức khủng bố cực đoan IS đã bành trướng thêm một bước đáng kể, phất cao lá cờ đen của mình trên nhiều vùng lãnh thổ mới. VOV.VN - Chỉ sau một năm, tổ chức khủng bố cực đoan IS đã bành trướng thêm một bước đáng kể, phất cao lá cờ đen của mình trên nhiều vùng lãnh thổ mới. VOV.VN - IS đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công chết người này, đồng thời tiết lộ thêm rằng một trong số những người bị sát hại là thành viên  đơn cảnh sát Iraq. VOV.VN - IS đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công chết người này, đồng thời tiết lộ thêm rằng một trong số những người bị sát hại là thành viên  đơn cảnh sát Iraq. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/is-da-du-vat-lieu-de-che-tao-vu-khi-giet-nguoi-hang-loat-407801.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Siêu tăng T-14 Armata trục trặc trong lễ tổng duyệt Ngày Chiến thắng
VOV.VN - Một chiếc xe tăng T-14 Armata đời mới của Nga, sẽ ra mắt trong Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 ở Quảng trường Đỏ, bất ngờ gặp trục trặc lúc tập dượt.
Chiếc xe tăng có gắn lá cờ đỏ bất ngờ gặp sự cố nên đứng im bất động khoảng 30 phút trước lăng Lenin. Người ta đã bố trí thiết bị kéo chiếc xe tăng đi nhưng không thành. Một lúc sau, T-14 Armata lại có thể khởi động và di chuyển tiếp. Tuy nhiên, ngay sau đóReuterscũng bổ sung lý giải của đại diện ban tổ chức trên RIA: “Đây là một kịch bản được chuẩn bị từ trước. Chúng tôi muốn thử nghiệm làm thế nào để “giải cứu” chiếc tăng trên trận địa”. Armata được quảng bá là một trong những siêu tăng ấn tượng nhất từng được Nga sản xuất, với các thông số kỹ thuật cho thấy nó có thể sống sót kể cả khi bị trực thăng săn tăng Apache tấn công. Điểm nổi bật của T-14 Armata là hệ thống tháp pháo được điều khiển từ xa và khoang bọc thép dạng con nhộng dành cho tổ điều khiển 3 người ở phía trước thân xe. T-14 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có thể sử dụng nhiều loại đạn hỏa lực mạnh, kể cả tên lửa. Nó được trang bị hệ thống tự động nạp đạn. T-14 Armata còn sở hữu pháo 30 mm để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp như trực thăng. Ngoài ra để đối phó với tên lửa chống tăng, T-14 Armata còn được trang bị súng máy hạng nặng 12,5 mm gắn ở tháp pháo. Nhiều ý kiến đánh giá rằng, T-14 Armata có thể tự bảo vệ trước mọi nguy cơ. Các chuyên gia quân sự của Nga và phương Tây nhận định, xe tăng Armata sẽ vượt xa tất cả các mẫu xe tăng hiện có trên thế giới. Tuy nhiên, việc thiết kế chiếc xe bọc thép này chưa được hoàn thiện. Các cuộc thử nghiệm dành cho xe tăng T-14 Armata sẽ bắt đầu trong năm 2016. Tới năm 2020, T-14 Armata mới được sản xuất hàng loạt và đưa vào phục vụ quân đội. Chiếc T-14 trình diễn ngày 9/5 tới vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện. RIA dẫn lời ông Igor Korotchenko, một thành viên của Hội đồng tư vấn của Bộ Quốc phòng Nga cho biết T-14 Armata là một “kiệt tác hiện đại”, hội tụ những công nghệ sản xuất tăng hiện đại của thế giới./. VOV.VN - Chuyến thăm này, diễn ra trước cuộc trưng cầu dân ý ở đông Ukraine – bị Mỹ và châu Âu chỉ trích là “khiêu khích”. VOV.VN - Chuyến thăm này, diễn ra trước cuộc trưng cầu dân ý ở đông Ukraine – bị Mỹ và châu Âu chỉ trích là “khiêu khích”. VOV.VN -Không khí kỷ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Phát-xit đã tràn ngập cả nước Nga và đặc biệt là thủ đô Moscow những ngày qua. VOV.VN -Không khí kỷ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Phát-xit đã tràn ngập cả nước Nga và đặc biệt là thủ đô Moscow những ngày qua. VOV.VN- Mẫu xe tăng mới nhất của Nga lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi lễ tổng duyệt ngày 4/5 cho lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít Đức (ngày 7/5). VOV.VN- Mẫu xe tăng mới nhất của Nga lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi lễ tổng duyệt ngày 4/5 cho lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít Đức (ngày 7/5). VOV.VN - Cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ năm nay có sự tham gia của 11.000 binh sỹ, 149 khí tài quân sự, 69 máy bay các loại. VOV.VN - Cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ năm nay có sự tham gia của 11.000 binh sỹ, 149 khí tài quân sự, 69 máy bay các loại. VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV... sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV... sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Xe bọc thép "Rakushka" và xe chiến đấu BMD-4M sẽ lăn bánh trên Quảng trường Đỏ trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng. Xe bọc thép "Rakushka" và xe chiến đấu BMD-4M sẽ lăn bánh trên Quảng trường Đỏ trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/sieu-tang-t-14-armata-truc-trac-trong-le-tong-duyet-ngay-chien-thang-399702.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Dàn vũ khí tối tân của Nga được phô diễn trên Quảng Trường Đỏ
VOV.VN - Lễ duyệt binh là cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từng được Nga tổ chức.
Cuộc duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít đã kết thúc với màn trình diễn của máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng quân đội Nga. Lễ kỷ niệm chiến thắng Phát xít ngày 9/5/2015 được tổ chức tại 150 thành phố của Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ. Theo Điện Kremlin, 30 nhà lãnh đạo của các quốc gia, các chính phủ và các tổ chức quốc tế đã tham dự cuộc Lễ kỷ niệm ở Moscow. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova cũng đã tham gia vào lễ kỷ niệm. Khoảng 16.500 binh sĩ, gần 200 loại khí tài quân sự và khoảng 140 máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu đã tham gia Lễ kỷ niệm. Tại cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, một số loại vũ khí tối tân đã được Nga phô diễn như xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe bọc thép, pháo tự hành, tên lửa đạn đạo liên lục địa, hệ thống tên lửa chống tăng... VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV... sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. VOV.VN - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata, pháo tự hành Koalitsiya-SV... sẽ lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. VOV.VN - Đây là lễ kỷ niệm lớn nhất trong lịch sử được tổ chức trên Quảng trường Đỏ với sự tham gia của 16.500 binh sĩ. VOV.VN - Đây là lễ kỷ niệm lớn nhất trong lịch sử được tổ chức trên Quảng trường Đỏ với sự tham gia của 16.500 binh sĩ. VOV.VN -Không khí kỷ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Phát-xit đã tràn ngập cả nước Nga và đặc biệt là thủ đô Moscow những ngày qua. VOV.VN -Không khí kỷ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Phát-xit đã tràn ngập cả nước Nga và đặc biệt là thủ đô Moscow những ngày qua. VOV.VN - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít (9/5/1945- 9/5/2015), cùng với nhân dân Nga, nhiều quốc gia trên thế giới đã tưng bừng tổ chức các hoạt động kỉ niệm. VOV.VN - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít (9/5/1945- 9/5/2015), cùng với nhân dân Nga, nhiều quốc gia trên thế giới đã tưng bừng tổ chức các hoạt động kỉ niệm. VOV.VN - Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng được tổ chức trên Quảng trường Đỏ ở Moscow sẽ bắt đầu lúc 10h00' giờ địa phương (14h00 giờ Việt Nam). VOV.VN - Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng được tổ chức trên Quảng trường Đỏ ở Moscow sẽ bắt đầu lúc 10h00' giờ địa phương (14h00 giờ Việt Nam). Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/dan-vu-khi-toi-tan-cua-nga-duoc-pho-dien-tren-quang-truong-do-400122.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Tổ chức khủng bố Hồi giáo IS tuyên bố sắp mua vũ khí hạt nhân
VOV.VN - Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vừa tuyên bố chúng có khả năng mua vũ khí hạt nhân đầu tiên từ Pakistan trong vòng 12 tháng tới.
IS đã sử dụng tạp chí tuyên truyền Dabiq của mình để bắn tin về việc nhóm này đã bành trướng quá nhanh đến mức có thể sắm cả vũ khí hạt nhân trong vòng một năm tới. Nhà báo ảnh Cantlie bị IS giữ làm con tin trong hơn 2 năm. Ông thường xuyên bị IS lợi dụng trong các hoạt động tuyên truyền và ông đã xuất hiện trong một số video của nhóm này. Bài báo trên, bài báo mới nhất của IS, khẳng định các nhóm Hồi giáo chiến binh khác như là Boko Haram (mới đây đã tuyên thệ trung thành với IS) đang “đoàn kết” trên khắp vùng Trung Đông, châu Phi và châu Á để tạo ra mộtphong trào toàn cầu. Bài báo tuyên bố: “Nhà nước Hồi giáo có hàng tỷ USD trong ngân hàng, nên họ có thể theo kêu gọi giới chức của mình ở Pakistan mua sắm một thiết bị nổ hạt nhân thông qua các thương lái vũ khí có liên hệ với các quan chức tham nhũng trong khu vực”. Bài viết thừa nhận kịch bản đó hiện nay còn rất xa xôi nhưng cảnh báo rằng so với một năm trước thì viễn cảnh này đã gần hơn rất nhiều và đây là nỗi sợ của các cơ quan tình báo phương Tây. “Nếu chưa có bom hạt nhân, thì đã có vài ngàn tấn chất nổ ammonium nitrate -  cái đó rất dễ làm”. Dẫu chưa thể có ngay vũ khí hạt nhân, IS đã chiếm được một số lượng mỏ dầu ở cả Syria và Iraq, đồng thời chiếm được Ramadi vàthành cổ Palmyra./. Giới chuyên gia hạt nhân hàng đầu Trung Quốc cảnh báo trong năm 2016 Bình Nhưỡng có thể tăng gấp đôi kho vũ khí hạt nhân. Giới chuyên gia hạt nhân hàng đầu Trung Quốc cảnh báo trong năm 2016 Bình Nhưỡng có thể tăng gấp đôi kho vũ khí hạt nhân. VOV.VN - Thành phố mà IS mới chiếm được có đông dân cư. Đây là một thắng lợi lớn của IS. VOV.VN - Thành phố mà IS mới chiếm được có đông dân cư. Đây là một thắng lợi lớn của IS. VOV.VN - Dù chưa có bằng chứng cho thấy Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sở hữu vũ khí hạt nhân, song Nga không loại trừ nguy cơ này là có thật. VOV.VN - Dù chưa có bằng chứng cho thấy Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sở hữu vũ khí hạt nhân, song Nga không loại trừ nguy cơ này là có thật. VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người. VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người. VOV.VN - Cảnh báo này do Bộ trưởng Nội vụ Anh đưa ra vào hôm qua (30/9). VOV.VN - Cảnh báo này do Bộ trưởng Nội vụ Anh đưa ra vào hôm qua (30/9). VOV.VN - Tướng Valery Gerasimov ngày 30/1 khẳng định kho vũ khí hạt nhân mạnh của Nga sẽ giúp Nga duy trì vị thế vượt trội của mình so với phương Tây. VOV.VN - Tướng Valery Gerasimov ngày 30/1 khẳng định kho vũ khí hạt nhân mạnh của Nga sẽ giúp Nga duy trì vị thế vượt trội của mình so với phương Tây. VOV.VN - Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang bắt đầu xâm nhập dần vào các tổ chức khủng bố đang hoạt động tại khu vực Kavkaz. VOV.VN - Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang bắt đầu xâm nhập dần vào các tổ chức khủng bố đang hoạt động tại khu vực Kavkaz. VOV.VN - Hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật đã đạt thêm nhiều đột phá quan trọng. VOV.VN - Hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật đã đạt thêm nhiều đột phá quan trọng. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/to-chuc-khung-bo-hoi-giao-is-tuyen-bo-sap-mua-vu-khi-hat-nhan-403126.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Đại tướng Lê Trọng Tấn: Vị tướng của các chiến dịch lịch sử
VOV.VN - Theo Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Đại tướng Lê Trọng Tấn được mệnh danh là "tướng trận" bởi ông luôn có mặt ở những trận tuyến gai góc và quyết liệt nhất.
Mời quý độc giả cùng nghe phân tích của các chuyên gia về lịch sử quân sự về cuộc đời và những bài học về nghệ thuật quân sự của Đại tướng Lê Trọng Tấn trong chương trình "Đất nước ngàn năm" phát sóng trên Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo VOV2 của Đài TNVN: VOV.VN - Đại tướng Lê Trọng Tấn là một vị tướng đức độ, tài năng đều toàn vẹn. VOV.VN - Đại tướng Lê Trọng Tấn là một vị tướng đức độ, tài năng đều toàn vẹn. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/chinh-tri/dai-tuong-le-trong-tan-vi-tuong-cua-cac-chien-dich-lich-su-393402.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Nghệ thuật chớp thời cơ trong chiến dịch Hồ Chí Minh
VOV.VN - Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam trao đổi về nội dung này.
Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), chúng ta lại nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 40 năm trước, bộ đội ta trên các chiến trường nhận được một bức mật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ thị cho toàn quân đánh nhanh, thắng nhanh nhằm giải phóng miền Nam trong thời gian sớm nhất. Bức mật lệnh có đoạn viết: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. Mật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là mệnh lệnh, vừa là lời hịch cổ vũ tinh thần đối với cán bộ, chiến sỹ trên chiến trường vào thời điểm vô cùng quan trọng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong chuyên mục hướng tới kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam 30/4 trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, chúng tôi mời đến trường quay Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam để cùng hiểu thêm về bối cảnh lịch sử, thời cơ và nghệ thuật quân sự của quân đội ta trong thời điểm đó. Mời quý độc giả cùng theo dõi: Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/chinh-tri/nghe-thuat-chop-thoi-co-trong-chien-dich-ho-chi-minh-395227.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Liệu quốc tế có đưa lục quân vào Syria-Iraq để chặn bước tiến của IS?
VOV.VN - Trước những thắng lợi “vang dội” vừa qua của tổ chức Hồi giáo IS, người ta đặt câu hỏi về khả năng Mỹ sẽ “nhúng” mạnh tay vào chiến trường này.
“Đối thủ khó chơi” Trong bối cảnh đó, IS mặc sức hoành hành. Các phương tiện liên lạc hiện đại vô tình hỗ trợ cho các nhóm IS liên kết với nhau và lừa phỉnh dân thường, dụ dỗ những người trẻ tuổi gia nhập tổ chức của chúng. Sinh sau đẻ muộn, IS chắc chắn đã đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm từ các thất bại của lực lượng Taliban (từng nắm được chính quyền ở Afghanistan trước khi bị Mỹ lật đổ và buộc phải lui về vùng núi hẻo lánh hoạt động). Lực lượngISlan rộng ở 2 quốc gia và dễ dàng thống nhất được với nhau thành một khối chung (với “thủ đô” nằm ở Raqqa, Syria), một phần là vì hai nước cùng nói tiếng Arab và có sự liên thông nhất định về mặt lịch sử (Đảng Baath từng tồn tại đồng thời ở 2 nước này và liên hệ chặt chẽ với nhau), sau đó lại cùng chịu sự o ép đáng kể từ Mỹ. Khác với al-Qaeda thường mai danh ẩn tích, IS tỏ ra đặc biệt giỏi và ưa thích hoạt động tuyên truyền, khuếch trương thắng lợi, khiến đối phương nhiều khi “thần hồn nát thần tính” và tự bỏ vị trí do sợ IS. Không những vậy IS còn biết áp dụng chiến tranh chính quy kết hợp linh hoạt với lối đánh du kích và đánh bom tự sát. Thời gian gần đây, khi tình hình khó khăn hơn, IS bắt đầu đẩy mạnh việc đánh bom tự sát. Riêng ở mặt trận Syria, nhờ sự thờ ơ của Mỹ (vốn không ưa chính thể Assad) mà IS nổi trội hẳn và đã chiếm được nửa lãnh thổ nước này. Cho đến tận bây giờ, Mỹ vẫn chủ yếu hỗ trợ cho lực lượng chống IS ở Iraq và ít đầu tư cho mặt trận Syria. Ai đủ sức đánh bại IS? IS không dừng lại ở việc chống Mỹ và sát hại công dân phương Tây, mà còn phạm những tội ác trời không dung đất không tha đối với công dân các nước Đông Á và Trung Đông, trước hết là người dân 2 nước Syria và Iraq. Những tội ác này là không thể biện minh và đi ngược lại chính các giáo lý tốt đẹp của đạo Hồi. Thực tiễn này đặt ra nhu cầu can thiệp để chấm dứt triệt để thảm họa nhân đạo mà người dân Syria và Iraq đang phải hứng chịu từng ngày từng giờ. Mỹ - vốn nổi tiếng với vai trò “sen đầm” quốc tế - đã thề sẽ bóp chết IS và không lùi bước trước các vòi bạch tuộc của tổ chức này. Thế giới ít nhiều hy vọng vào các lời thề thốt đó. Thế nhưng, mặc cho liên minh do Mỹ đứng đầu chống IS rộng rãi đến đâu và tích cực ném bom các vị trí của IS như thế nào, lực lượng của IS về cơ bản vẫn không suy yếu đi, thậm chí còn hăng hái mở rộng thêm lãnh thổ chiếm đóng. Cho đến nay Mỹ cùng các đồng minh tham gia không kích IS mới chỉ gây những thiệt hại nhỏ lẻ cho các cơ sở của IS, tiêu diệt dăm ba thủ lĩnh IS, và làm chậm phần nào đà tiến của lực lượng đó. Lịch sử quân sự thế giới chỉ ra rằng nói chung, việc ném bom dù có gây thiệt hại lớn cũng khó thay đổi hoàn toàn tình thế hoặc “dứt điểm” được đối thủ trên bộ. Hơn nữa hiện nay việc ném bom phải tính toán cẩn thận để tránh gây thiệt hại cho dân thường – điều IS có thể lợi dụng để lên án Mỹ và lôi kéo những người dân chịu ảnh hưởng của bom đạn liên quân. Ở một chừng mực nào đó, chính chiến dịch ném bom và bắn rocket từ máy bay của liên quân đã tôi luyện ý chí cho IS và kích thích tổ chức này phát triển thêm. Như vậy, khi đã trót tạo môi trường để quái thú IS ra đời, Mỹ phải tận tay tham chiến trên bộ thì mới mong trừ khử được hậu quả dochủ nghĩa can thiệpcủa chính mình gây ra. Nhưng viễn cảnh đó rất nhỏ. Trong cuộc chiến chống IS vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama bị cả quốc tế và dư luận trong nước chỉ trích là quá thận trọng. Nhưng có lẽ không có sự lựa chọn nào tốt hơn cho ông Obama và nước Mỹ lúc này. Mỹ đã sa lầy vào các cuộc chiến quá nhiều rồi. Tổng thống Obama thì lại sắp kết thúc nhiệm kỳ và chắc mong muốn được mọi người nhớ đến như một vị Tổng thống hòa bình. Trong bối cảnh dư âm khủng hoảng kinh tế 2008 vẫn còn, tư tưởng chính của nước Mỹ lúc này là thoát thân khỏi các cuộc chiến ở hải ngoại. Thay vì can dự trực tiếp, Mỹ sẽ điều chỉnh theo hướng vực dậy lực lượng bản địa và để cho các đồng minh chia sẻ mọi gánh nặng. Đối với ông Obama các vụ ném bom như vừa rồi dường như đã đủ mạo hiểm. Vị cố vấn quân sự Martin Dempsey (Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ) đứng đằng sau các quyết sách của ông Obama. Dù từng ủng hộ giải pháp tấn công chế độ củaTổng thống Syria al-Assadvào năm 2012, vị tướng này nhìn chung là điềm đạm tỉnh táo, hội tụ cả chất văn bên cạnh chất võ. Ông này từng công tác nhiều năm ở Trung Đông (trước cả thời điểm Mỹ đánh Iraq vào năm 2003), phụ trách tình hình Trung Đông, rồi từng có mặt tại Iraq giai đoạn nóng bỏng ngay sau năm 2003. Nhờ cương vị đó, ông ý thức rõ về tình trạng giáo phái thù địch nặng nề ở mảnh đất Trung Đông nói chung và xứ Iraq nói riêng. Với kinh nghiệm chiến trường, Dempsey hiểu rõ ban lãnh đạo Iraq chưa thực sự đoàn kết nội bộ, chưa thực sự đại diện cho đông đảo các lực lượng để từ đó quy tụ họ lại tiến đánh kẻ thù chung. Khi 2 lãnh đạo hàng đầu của Mỹ có quan điểm như vậy, khả năng Mỹ đưa lục quân vào Syria và Iraq để chiến đấu trực tiếp (khi IS chưa đánh tràn ra ngoài 2 nước này) là thấp, cho dù có lẽ hiện nay thế giới hưởng ứng một hành động can thiệp như thế. Trong khi đó, Nga vẫn bận bịu với tình hình Ukraine còn Trung Quốc thì mải mê chinh phục Biển Đông. Vì vậy, trong trường hợp Syria và Iraq đứng trước nguy cơ thất thủ hoàn toàn, khả năng can thiệp lớn nhất sẽ đến từ Iran. Thứ nhất, Syria là đồng minh truyền thống hiếm hoi của Iran.Thứ hai, chính quyền Iraq hiện nay thuộc về người Shiite (cùng dòng Hồi giáo đa số ở Iran). Cả Iraq và Syria đều sát nách Iran. Vàthứ ba, quan trọng nhất, Iran có tiềm lực mạnh vào hàng nhất nhì Trung Đông, lại được tôi luyện bản lĩnh trong quá trình đối phó dài lâu với siêu cường Mỹ cũng như cả nước Iraq kiêu hùng thời đỉnh cao (Iran đã trụ vững trước cuộc chiến khốc liệt do Iraq thời Saddam Hussein tiến hành, đồng thời gây thiệt hại nặng cho kẻ xâm lược). Xuất phát từ lợi ích, hoàn cảnh và tiềm lực của mình, Iran chính là nhân tố hàng đầu để chống IS và can thiệp trong trường hợp chế độ Syria và Iraq đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Dù vẫn đang nằm trong vòng vây của một số nước phương Tây thù địch cùng các quốc gia Trung Đông thân Mỹ và đông người Sunni, quốc gia Iran vẫn tự tin chỉ trích cách tiếp cận của Mỹ đối với IS là không hiệu quả./. Xem thêm: >>Quái thú Hồi giáo cực đoan IS >>Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đe dọa “nhuộm đen” Syria-Iraq VOV.VN - Không song trùng về lợi ích khiến cho việc hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên xa vời. VOV.VN - Không song trùng về lợi ích khiến cho việc hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên xa vời. VOV.VN - Nhà nước Hồi giáo rất “năng nổ” với các chiêu trò truyền thông để khuếch trương thắng lợi, còn phía chính quyền Iraq lại tỏ ra “lép vế” hẳn. VOV.VN - Nhà nước Hồi giáo rất “năng nổ” với các chiêu trò truyền thông để khuếch trương thắng lợi, còn phía chính quyền Iraq lại tỏ ra “lép vế” hẳn. VOV.VN - Bất chấp mưa bom của Mỹ, lực lượng Hồi giáo cực đoan IS vẫn tiến quân mạnh mẽ ở khu vực người Kurd của Syria, chặt đầu các dân làng để răn đe. VOV.VN - Bất chấp mưa bom của Mỹ, lực lượng Hồi giáo cực đoan IS vẫn tiến quân mạnh mẽ ở khu vực người Kurd của Syria, chặt đầu các dân làng để răn đe. VOV.VN - Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang bắt đầu xâm nhập dần vào các tổ chức khủng bố đang hoạt động tại khu vực Kavkaz. VOV.VN - Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang bắt đầu xâm nhập dần vào các tổ chức khủng bố đang hoạt động tại khu vực Kavkaz. VOV.VN - Chỉ sau một năm, tổ chức khủng bố cực đoan IS đã bành trướng thêm một bước đáng kể, phất cao lá cờ đen của mình trên nhiều vùng lãnh thổ mới. VOV.VN - Chỉ sau một năm, tổ chức khủng bố cực đoan IS đã bành trướng thêm một bước đáng kể, phất cao lá cờ đen của mình trên nhiều vùng lãnh thổ mới. VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người. VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người. VOV.VN - Phi cơ của liên minh chống khủng bố đã oanh tạc cường độ cao các mục tiêu của IS và gây thiệt hại nặng cho chúng. VOV.VN - Phi cơ của liên minh chống khủng bố đã oanh tạc cường độ cao các mục tiêu của IS và gây thiệt hại nặng cho chúng. VOV.VN - Chi tiết thông tin về vụ bắt giữ này sẽ sớm được Cục Điều tra liên bang Mỹ công bố. VOV.VN - Chi tiết thông tin về vụ bắt giữ này sẽ sớm được Cục Điều tra liên bang Mỹ công bố. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/lieu-quoc-te-co-dua-luc-quan-vao-syria-iraq-de-chan-buoc-tien-cua-is-413726.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Siêu xe tăng Armata của Nga vượt trội xe tăng phương Tây tới 20 năm
VOV.VN - Xe tăng Armata có cả hệ thống phòng vệ thụ động và chủ động, được tự động hóa ở mức độ cao giúp kíp lái tập trung vào nhiệm vụ tác chiến chính.
Việc sản xuất chiếc xe tăng Armata T-14 nằm trong chương trình nâng cấp quân sự của Nga trị giá 390 tỷ USD. Chiếc xe tăng này có khả năng chuyển sang trạng thái tự động hóa hoàn toàn, để trở thành chiếc xe tăng robot hoàn toàn đầu tiên trên thế giới. Cỗ máy chiến tranh này nằm trong các xe quân sự mới mà Tổng thống Nga Putin trình làng tại lễ diễu binh mừng ngàyChiến thắng Phát xíttrên Quảng trường Đỏ vào tháng 5 vừa rồi. Đại nhảy vọt Ông Murakhovsk, cũng là tổng biên tập của tạp chí quân sự Arsenal Otechestva, nói: “Xe Armata đắt hơn đáng kể các dòng xe hiện nay. Nhưng về chi phi hiệu quả thì nó vượt trội tất cả các xe tăng Nga khác cũng như xe tăng nước ngoài.” Hệ thống vi tính trên xe tăng Armata thực hiện hầu hết các chức năng kỹ thuật – điều này giúp cho kíp lái xe tăng tập trung vào các nhiệm vụ chính. “Đối với kíp lái, việc này giống như chơi trò chơi điện tử vậy, họ chỉ việc thực hiện vài động tác cuối cùng và ra quyết định” – một chuyên gia khác nói. Nick de Larrinaga, Tổng biên tập ấn phẩm châu Âu của Tuần báo Quốc phòng IHS Jane's nhất trí rằng chiếc Armata thể hiện một bước tiến của Nga về mặt công nghệ. An toàn cho kíp lái De Larrinaga nhận xét: “Kíp lái trên xe có nhiều cơ hội sống sót nếu xe tăng trúng bom đạn và bốc cháy. Nếu nhìn vào các thiết kế xe tăng cũ thì ta sẽ thấy các xe thế hệ cũ có xu hướng nổ tung một cách “ngoạn mục” và khi ấy kíp lái ít có cơ may sống được”. Chiếc xe tăng Nga đời trước là T-90 được thiết kế theo hướng khó phát hiện, giáp nhẹ, và cực kỳ cơ động trên chiến trường. Nó nhẹ hơn xe tăng Arbams của Mỹ tới 20 tấn. Nhưng cũng vì nhẹ nên T-90 dễ bị đánh khuỵu nếu trúng phải đạn pháo cực mạnh. Trong khi đó, xe Armata T-14 đời mới có gầm cao, giáp dày, đặc biệt là ở vùng gầm để bảo vệ kíp lái trước các loại mìn. Theo chính phủ Nga, xe Armata được bảo vệ bằng một lớp lá chắn vũ khí công nghệ cao, bao gồm các thiết bị cảm ứng có thể phát hiện đạn pháo bắn tới rồi tự động thực hiện các giải pháp để gạt phăng đạn khỏi mục tiêu (tức chiếc xe tăng). Tháp pháo của xe tăng cũng có thể vận hành bằng điều khiển từ xa thay vì kíp lái phải ngồi bên trong tháp để điều khiển. Điều này nâng cao cơ hội sống sót cho kíp lái trong trường hợp xe tăng trúng phải bom đạn của đối phương. Kíp lái Armata ngồi trong một khoang riêng có bọc thép, khoang này cũng nằm tách biệt với kho đạn của xe tăng. Nếu lớp giáp phía ngoài của xe tăng bị trúng đạn pháo, theo thiết kế nó sẽ nổ văng ra ngoài, và do vậy có khả năng phá hủy các quả đạn pháo bắn tới xe tăng và ngăn ngừa các quả đạn hạng nặng xuyên sâu vào xe tăng và giết chết kíp lái. Các nhà thiết kế Armata T-14 cũng tự hào cho biết vũ khí chính của xe tăng này là một khẩu pháo nòng trơn cỡ 125mm, có khả năng bắn xa hơn xe tăng Challenger 2 của Anh tới 6,5km. Không những vậy, khẩu 125mm này có thể thay thế được bằng khẩu nòng 154mm có uy lực mạnh hơn rất nhiều. Nâng cấp kho vũ khí Chương trình nâng cấp vũ khí của Nga đặt mục tiêu chế tạo 2.300 chiếc xe tăng mới, hàng trăm máy bay và tên lửa, và hàng chục tàu hải quân. Tuy nhiên thời gian qua, chương trình hiện đại hóa vũ khí của ông Putin gặp một số trở ngại do giá dầu giảm và các nước phương Tây thi nhau trừng phạt kinh tế Nga. Theo nhà báo Nick de Larrinaga, người Nga vẫn phải phụ thuộc vào các hệ thống phụ do phương Tây sản xuất, chẳng hạn như hệ thống quang điện tử, con chip vi tính, và những thứ tương tự mà Nga không sản xuất. “Làm thế nào để thay thế các hệ thống này khi cũ hỏng là một thách thức lớn đối với người Nga”. Mối quan hệcăng thẳng với Ukrainegiáng thêm một đòn nữa vào chương trình nâng cấp vũ khí của Nga. Các nhà máy của Ukraine từng xuất khẩu rất nhiều vũ khí và linh kiện sang Nga. Các quan chức Nga thừa nhận sẽ phải mất nhiều năm và nguồn lực lớn để tiến hành quy trình sản xuất những thứ như vậy ở trong nước. Nhưng dù sao hồi tháng 5 vừa rồi người Nga vẫn rất tự hào về chiếc Armata T-14 diễu hành trên Hồng trường ở thủ đô Moscow, nó đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh quân sự của cường quốc Nga mới trỗi dậy trở lại. Phó Thủ tướng Nga Rogozin - phụ trách công tác hiện đại hóa vũ khí, đã tuyên bố trên truyền hình “Xe tăng không cần đến visa”, ám chỉ đến việc phương Tây cấm một số quan chức Nga nhập cảnh vào một số nước.. Giá của chiếc Armata chưa được công bố, nhưng một số nhà quan sát cho rằng chiếc xe tăng mới có thể đắt ngang với một chiếc máy bay phản lực. Kỹ sư trưởng thiết kế chiếc xe tăng này, ông Andrei Terlikov, 52 tuổi, cho biết giá chiếc Armata sẽ giảm đáng kể nếu được đưa vào sản xuất đại trà. Trả lời phỏng vấn tại văn phòng riêng ở nhà máy UralVagonZavod nằm trong dãy núi Ural, kỹ sư Terlikov coi Armata là “bước tiến có tính quyết định sang dòng xe tăng không người lái hiện đại hơn, bao gồm cả những xe có thể hoạt động hoàn toàn tự động khi tác chiến”. Theo Terlikov, xe Armata chỉ sử dụng các linh kiện sản xuất trong nước. Ông nói: “Ngay từ đầu, chúng ta đã đặt mục tiêu dựa vào các nguồn lực trong nước”. Tóm tắt các nét chính của xe tăng Armata T-14: Tháp pháo điều khiển từ xa Các xe tăng Nga đời trước có hình dáng nhỏ gọn (để cơ động và khó bị phát hiện). Điều này kéo theo sự bất tiện cho kíp lái khi phải ngồi trong một không gian rất hẹp. Trong khi đó xe Armata to và nặng hơn hẳn. Các nhà thiết kế nhấn mạnh đặc biệt đến mức độ thoải mái và thuận tiện cho kíp lái, nhờ đó ngay cả những người cao lớn cũng có thể cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi ngồi trong xe. Một nhà thiết kế cho biết chiếc xe tăng mới có thể dễ dàng điều khiển như một chiếc ô tô SUV. Tự động hóa bằng vi tính Xe Armata có hệ thống kỹ thuật số kiểm soát việc di chuyển của xe, dò tìm mục tiêu và kích hoạt hệ thống phòng thủ của xe tăng. Nhờ đó kíp lái được “giải thoát” khỏi các nhiệm vụ có tính chất lặp lại để có thể tập trung vào các nhiệm chiến đấu chính. Ilya Demchenko, một trong các nhà thiết kế xe tăng Armata, ví hoạt động của kíp lái khi ấy giống như là chơi game. Andrei Terlikov, kỹ sư thiết kế chính, cho biết các công nghệ mới được áp dụng cho Armata mở ra triển vọng chế tạo một chiếc xe chiến hoàn toàn là robot, có khả năng tác chiến hoàn toàn tự động trên chiến trường. Thiết kế theo kiểu module Xe tăng mới nằm trong nhóm các xe thiết giáp thế hệ mới được đặt trên một kiểu khung thống nhất sử dụng các module có thể thay thế được. Điều này giúp hạ chi phí sản xuất và tạo không gian để phát triển xe sau này. Dòng xe Armata bao gồm một chiếc xe thiết giáp chở quân hạng nặng – xe này có mức độ bảo vệ tương tự như phiên bản xe tăng. Tính năng bảo vệ vượt trội Xe Armata sử dụng một loại giáp mới mà theo nhà thiết kế, nó có khả năng chống chọi hiệu quả trước hỏa lực đối phương. Bên ngoài lớp này có một lớp giáp phòng thủ thụ động - lớp này sẽ nổ khi có tác động chạm mạnh nhằm ngăn viên đạn pháo bắn tới xuyên vào lớp giáp chính. Bên cạnh đó, xe Armata được trang bị một hệ thống phòng thủ chủ động, tạo ra một đường viền bảo vệ xung quanh xe. Khi hệ thống này phát hiện có đạn pháo của đối phương bắn tới, nó sẽ phóng ra các viên đạn để phá hủy đạn pháo đối phương hoặc làm cho đạn pháo đi trệch hướng. Siêu đại bác Phiên bản Armata hiện tại được trang bị pháo cỡ nòng tiêu chuẩn 125mm tương tự như ở các xe tăng khác. Pháo này bắn được cả đạn pháo thông thường lẫn tên lửa. Các nhà thiết kế cho biết trong tương lai có thể dễ dàng lắp đặt một khẩu 152mm đầy uy lực thay thế cho khẩu 125mm./. VOV.VN - Lực lượng không vận vùng Tula của Nga mới nhận các xe thiết giáp chở quân mới có tên Rakushka. VOV.VN - Lực lượng không vận vùng Tula của Nga mới nhận các xe thiết giáp chở quân mới có tên Rakushka. VOV.VN - Quốc gia Ukraine đang phát động một chiến dịch xóa sổ lịch sử gắn liền với Liên Xô và do vậy đối diện với nhiều mâu thuẫn. VOV.VN - Quốc gia Ukraine đang phát động một chiến dịch xóa sổ lịch sử gắn liền với Liên Xô và do vậy đối diện với nhiều mâu thuẫn. VOV.VN - Tình hình đặc biệt căng thẳng ở khu vực xung quanh sân bay gần thành phố Donetsk, nơi phe đối lập kiểm soát. VOV.VN - Tình hình đặc biệt căng thẳng ở khu vực xung quanh sân bay gần thành phố Donetsk, nơi phe đối lập kiểm soát. VOV.VN - Theo hãng tin Tass của Nga, rất nhiều xe tăng, xe bọc thép cùng hàng nghìn binh sĩ Ukraine đang được triển khai tới khu vực này. VOV.VN - Theo hãng tin Tass của Nga, rất nhiều xe tăng, xe bọc thép cùng hàng nghìn binh sĩ Ukraine đang được triển khai tới khu vực này. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. VOV.VN- Mẫu xe tăng mới nhất của Nga lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi lễ tổng duyệt ngày 4/5 cho lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít Đức (ngày 7/5). VOV.VN- Mẫu xe tăng mới nhất của Nga lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi lễ tổng duyệt ngày 4/5 cho lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít Đức (ngày 7/5). Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/sieu-xe-tang-armata-cua-nga-vuot-troi-xe-tang-phuong-tay-toi-20-nam-408159.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Giàn vũ khí “khủng” của Nga tham gia diễu binh trong lễ Chiến thắng
VOV.VN - Công việc chuẩn bị cho cuộc diễu binh mừng ngày Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đang khẩn trương diễn ra bên ở ngoại ô Moscow.
Hãng truyền thông Sputnik cung cấp cho độc giả một số hình ảnh về cuộc tập dượt này. Cuộc diễu binh hoành tráng 9/5 nổi tiếng về màn trình diễn các loại vũ khí mới nhất. Năm nay Nga sẽ cho xuất hiện trên Hồng trường các xe thiết giáp bánh lốp chở quân Bumerang, hệ thống pháo tự hành Koalitsiya-SV và đặc biệt xe tăng chiến đấu Armata được mong muốn chiêm ngưỡng. Chùm ảnh một số vũ khí khủng của Nga: >> Xem thêm:Liên Xô trước thù trong giặc ngoài (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. VOV.VN - Lực lượng không vận vùng Tula của Nga mới nhận các xe thiết giáp chở quân mới có tên Rakushka. VOV.VN - Lực lượng không vận vùng Tula của Nga mới nhận các xe thiết giáp chở quân mới có tên Rakushka. VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017. VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. VOV.VN- Trung Quốc sẽ trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên được mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. VOV.VN- Trung Quốc sẽ trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên được mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/gian-vu-khi-khung-cua-nga-tham-gia-dieu-binh-trong-le-chien-thang-396982.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Xe tăng mạnh nhất thế giới Armata của Nga lần đầu xuất hiện
VOV.VN- Mẫu xe tăng mới nhất của Nga lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi lễ tổng duyệt ngày 4/5 cho lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít Đức (ngày 7/5).
TheoAP, trong lần xuất hiện này, những chiếc xe tăng Armata đã diễu qua một đại lộ chính dẫn đến Quảng trường Đỏ ở Moscow. Tháng trước, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố nhiều hình ảnh của mẫu xe tăng này. Tuy nhiên, phần tháp pháo đã bị phủ bạt và chỉ có phần thân xe là được để lộ ra ngoài. Nhiều chuyên gia quân sự của Nga và phương Tây nhận định, xe tăng Armata sẽ vượt xa tất cả các mẫu xe tăng hiện có trên thế giới. Xe tăng Armata được trang bị súng 125mm có thể bắn được các loại tên lửa dẫn đường bằng laser và đạn pháo có tầm bắn lên đến hơn 4,8km, tương đương với các xe tăng mới nhất của Mỹ và Đức. Ngoài ra, xe tăng Armata còn được trang bị tháp pháo được điều khiển từ xa nhằm mở đường cho việc quân đội Nga thiết lập một đội xe tăng được điều khiển tự động hoàn toàn trong tương lai. “Hệ thống liên lạc mới trong xe tăng Armata sẽ cho phép người lái xe tăng có thể nhận biết tình hình bên ngoài theo thời gian thực và có thể liên lạc với với các đơn vị quân đội khác thông qua một hệ thống tự động chiến đấu duy nhất”, đại diện của tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec của Nga cho biết. Các trang thiết bị điện tử hiện đại được lắp đặt trong xe tăng Armata sẽ giúp chiếc xe tăng này trở thành một phần trong mạng lưới chiến đấu rộng hơn bao gồm các máy bay không người lái và các hệ thống phát hiện mục tiêu tự động. Những người phát triển xe tăng Armata cũng cho biết, sau khi phát hiện được mục tiêu, những chiếc xe tăng này chỉ mất chưa đến một phút để truyền dữ liệu đến các đơn vị chiến đấu khác. “Ngoài ra, xe tăng Armata có ưu thế về thời gian phản ứng. Các chiếc xe tăng Mỹ và Đức có khả năng phản ứng chỉ sau 3-4 giây trong khi những chiếc xe tăng thế hệ trước của Nga phải mất 5-6 giây mới phản ứng được. Xe tăng Armata sẽ có khả năng phản ứng nhanh hơn nhiều và ít nhất cũng bằng xe tăng của Mỹ và Đức”, nhà phân tích quân sự Nga Konstantin Sivkov chia sẻ. Mẫu xe tăng Armata được cho là thay thế mẫu xe tăng T-72 và T-90 và sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2016./. 15 chiếc đầu tiên sẽ được giao cho Indonesia trước ngày kỷ niệm thành lập quân đội 5/10. 15 chiếc đầu tiên sẽ được giao cho Indonesia trước ngày kỷ niệm thành lập quân đội 5/10. Lữ đoàn tăng thiết giáp số 17 ở Chechnya đã tiến hành thử nghiệm tính năng của phiên bản xe tăng T-72BM mới nâng cấp vừa được đưa vào biên chế. Lữ đoàn tăng thiết giáp số 17 ở Chechnya đã tiến hành thử nghiệm tính năng của phiên bản xe tăng T-72BM mới nâng cấp vừa được đưa vào biên chế. Việc mua bán này nằm trong kế hoạch hiện đại hoá hệ thống vũ khí của Indonesia Việc mua bán này nằm trong kế hoạch hiện đại hoá hệ thống vũ khí của Indonesia Giám đốc Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí thế giới của Nga cho biết, nước này hiện đã vượt lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu xe tăng chiến đấu. Giám đốc Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí thế giới của Nga cho biết, nước này hiện đã vượt lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu xe tăng chiến đấu. Xe tăng T-90S có trọng lượng 46,5 tấn; với khả năng đạt tốc độ 60 km/giờ và dự trữ nhiên liệu đi được quãng đường 550km. Xe tăng T-90S có trọng lượng 46,5 tấn; với khả năng đạt tốc độ 60 km/giờ và dự trữ nhiên liệu đi được quãng đường 550km. Đây là lần thứ hai Venezuela mua số lượng lớn xe bọc thép của Nga theo hình thức tín dụng. Đây là lần thứ hai Venezuela mua số lượng lớn xe bọc thép của Nga theo hình thức tín dụng. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/xe-tang-manh-nhat-the-gioi-armata-cua-nga-lan-dau-xuat-hien-399082.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Đại thắng mùa Xuân 1975: Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp
VOV.VN - Dựa vào sức mạnh tinh thần, sức mạnh tổng hợp, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng địch từng bước, từng chiến lược, từng mặt trận…
Sau 40 năm, nhìn lại Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiều cựu chiến binh, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về lịch sử tiếp tục khẳng định: Đó là kết quả của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nghệ thuật quân sự ấy thể hiện ở rất nhiều điểm, trong đó quan trọng nhất vẫn là tận dụng, nắm bắt thời cơ để đưa ra quyết sách kịp thời; là sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các quân chủng, binh chủng, các lực lượng và trên hết là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thế trận toàn dân. Từ nghệ thuật quân sự ấy, quân và dân ta đã làm nên một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam nói: “Đây là đánh giá, nhận định tài tình, kịp thời, sáng suốt của Đảng, của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tư lệnh khi thấy tình huống diễn ra thuận lợi hơn. Cho nên, trọng điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có câu “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa” chính là điều chúng ta xác định đây là dịp chúng ta thừa thắng xông lên”. Tất cả đã biến ý chí thành hành động, huy động mọi sức mạnh của các quân binh chủng, sự chi viện của hậu phương miền Bắc, sự chuẩn bị của tiền tuyến miền Nam cho chiến thắng. Quân ta lúc đó có thế trận vững, lực lượng mạnh, gồm các binh đoàn chủ lực, các binh chủng và lực lượng vũ trang địa phương đông đảo, lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, sục sôi quyết thắng. Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nói: “Sự kết hợp sức mạnh tổng hợp là cả tổng công kích về quân sự và sự nổi dậy của quần chúng. Đấy cũng chính là điểm độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nhờ chiến tranh nhân dân ấy đã tạo ra sức mạnh tổng hợp cả về chính trị, quân sự, đấu tranh ngoại giao, vừa đánh vừa đàm, huy động sức mạnh của quần chúng thực lực tại chỗ và sự chi viện đắc lực của miền Bắc”. Chính sự phát huy sức mạnh tổng hợp, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 đã khiến quân địch một lần nữa phải đương đầu với cả một dân tộc mang trong lòng khát vọng cháy bỏng về hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh đánh phá miền Bắc năm 1972, sau Hiệp định Paris năm 1973, hậu phương miền Bắc tiếp tục dồn sức chi viện cho miền Nam. Bom đạn ác liệt nhưng đường Trường Sơn vẫn tiếp tục mở, đưa quân đội và xăng dầu, vũ khí, phương tiện… chuẩn bị cho đánh lớn. Quân thù đã không còn có thể đong đếm thuần túy về số quân, số phương tiện chiến tranh của mỗi bên. Bởi xét về tiềm lực quân sự thì Việt Nam lúc đó ở thế yếu hơn nhưng về tinh thần, về sức mạnh tổng hợp thì hơn hẳn. Dựa vào sức mạnh đó, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng địch từng bước, ở từng chiến lược, từng mặt trận và cuối cùng là thắng ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam. Giáo sư - Tiến sỹ Đinh Xuân Dũng chia sẻ: “Kẻ thù tưởng chúng ta không còn gì, không còn lực lượng để có thể giải phóng miền Nam, nhưng như một sức mạnh Phù Đổng, từ trong lòng đất, từ trong lòng dân, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp và cả những quân đoàn lớn từ Tây Nguyên xuống, từ Quảng Trị vào, từ Nam bộ lên, trong một thời gian rất ngắn để giải phóng toàn bộ miền Nam”. Trong cuộc tổng tiến công này, phía ta đã phát huy tốt hỗ trợ của quần chúng, của thanh niên xung phong cho các lực lượng quân đội, sự phối hợp tác chiến của các quân, binh chủng, của quân đội với công an. Các đòn tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực cơ động đã trực tiếp hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của quần chúng, tiến tới nhanh chóng tiêu diệt địch, giành chính quyền. Ông Nguyễn Anh Liên, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam kể lại: “Trong chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, lực lượng thanh niên xung phong đóng góp vô cùng lớn lao. Khi bộ đội hành quân giữa đường thì bị thương, phải qua sông qua suối, khi đó một đơn vị nam nữ thanh niên xung phong ngâm mình dưới dòng nước chảy xiết để làm cầu phao sống để cáng thương binh đi qua. Đặt việc phục vụ cho bộ đội chiến đấu thắng lợi là trên hết, không nghĩ gì đến mình”. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 diễn ra trong 55 ngày đêm với tốc độ thần kỳ “một ngày bằng 20 năm”. Cuộc Tổng tiến công chiến lược của ta có tầm vóc lớn cả về quân sự và chính trị, về không gian và lực lượng, đã giành thắng lợi trong thời gian rất ngắn, ít tổn thất. Tất cả thể hiện tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược xuất sắc của Đảng ta, nhất là trong tổ chức xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận, tạo thời cơ, nắm thời cơ và hạ quyết tâm giành thắng lợi./. VOV.VN - Không chỉ học sinh, sinh viên mà rất nhiều tầng lớp nhân dân cũng bị cuốn vào những phong trào đấu tranh chống sự xâm lược của Mỹ. VOV.VN - Không chỉ học sinh, sinh viên mà rất nhiều tầng lớp nhân dân cũng bị cuốn vào những phong trào đấu tranh chống sự xâm lược của Mỹ. VOV.VN - Không chỉ lưu giữ những cuốn sổ tay, nhà báo Phan Quang còn lưu lại cả tờ lịch một ngày tháng 4/1975, tấm bản đồ giao thông miền Nam Việt Nam… VOV.VN - Không chỉ lưu giữ những cuốn sổ tay, nhà báo Phan Quang còn lưu lại cả tờ lịch một ngày tháng 4/1975, tấm bản đồ giao thông miền Nam Việt Nam… VOV.VN - Hội thảo góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. VOV.VN - Hội thảo góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Phú Bình: "Tôi nghĩ là sau 40 năm, đất nước đã liền một dải, những vấn đề khác biệt chính trị ngày càng bớt đi". VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Phú Bình: "Tôi nghĩ là sau 40 năm, đất nước đã liền một dải, những vấn đề khác biệt chính trị ngày càng bớt đi". VOV.VN - Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... VOV.VN - Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/chinh-tri/dai-thang-mua-xuan-1975-nghe-thuat-phat-huy-suc-manh-tong-hop-393943.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
“Pháo” siêu cao tần của Nga hạ gục máy bay cự ly trên 10km
VOV.VN - Pháo siêu cao tần bảo vệ tối đa cho hệ thống phòng không BUK, vừa dùng để kiểm tra khả năng của thiết bị điện tử Nga trong việc kháng bức xạ.
Buổi giới thiệu về vũ khí mới này sẽ diễn ra tại Hội chợ Quân sự Army-2015 ở ngoại ô Moscow từ 16-19/6. Viện Kỹ thuật Vô tuyến Moscow đã phát triển một khẩu “đại bác” siêu cao tần (SHF). Nó được thiết kế để hạ máy bay, phi cơ không người lái, tên lửa dẫn đường và các loại vũ khí không vận có độ chính xác cao sử dụng thiết bị điện tử. Khẩu đại bác này tạo ra một vùng “loại trừ trên không” có bán kính trên 10km xung quanh mục tiêu được bảo vệ. Một nguồn tin tại Công ty Rostech nói với TASS rằng: “Tổ hợp bức xạ vi sóng di động này thực hiện việc chế ngự các thiết bị điện tử cài đặt bên trong các mục tiêu bay ở độ cao thấp và các đầu đạn của các vũ khí có độ chính xác cao”. Nguồn tin này cũng cho hay, hệ thống mới này sẽ đưa hệ thống phòng không cự ly gần lên một tầm cao mới. Vẫn nguồn tin trên cho hay: “Về mặt hoạt động, tổ hợp này không có đối thủ trên thế giới.” Tất cả các thiết bị được đặt lên trên một bệ vận chuyển hệ thống phòng không BUK có bánh xích. “Khi được đặt lên một bệ đặc biệt, một khẩu SHF có thể bảo vệ một cách toàn diện cho BUK”. Ngoài ra, SHF có thể dùng để kiểm tra khả năng chống các bức xạ vi sóng năng lượng cao của các hệ thống điện tử vô tuyến quân sự do Nga sản xuất./. VOV.VN - Mới đây, hôm 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lên tiếng về việc nước này muốn trở lại vị trí một cường quốc hạt nhân. VOV.VN - Mới đây, hôm 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lên tiếng về việc nước này muốn trở lại vị trí một cường quốc hạt nhân. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. VOV.VN - Trong một năm qua, IS đã giành được nhiều thắng lợi đáng kể chống lại lực lượng quân đội Iraq, Syria và người Kurd. VOV.VN - Trong một năm qua, IS đã giành được nhiều thắng lợi đáng kể chống lại lực lượng quân đội Iraq, Syria và người Kurd. VOV.VN- Nga cho rằng việc Mỹ đưa xe tăng và vũ khí hạng nặng đến các quốc gia NATO ở sát biên giới Nga là hành động khiêu khích mạnh nhất của Mỹ. VOV.VN- Nga cho rằng việc Mỹ đưa xe tăng và vũ khí hạng nặng đến các quốc gia NATO ở sát biên giới Nga là hành động khiêu khích mạnh nhất của Mỹ. (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. VOV.VN - IS đã tích góp các vật liệu phóng xạ từ các bệnh viện và cơ sở nghiên cứu. Trước đó, chúng cũng tuyên bố sẽ tậu bom hạt nhân. VOV.VN - IS đã tích góp các vật liệu phóng xạ từ các bệnh viện và cơ sở nghiên cứu. Trước đó, chúng cũng tuyên bố sẽ tậu bom hạt nhân. VOV.VN - Trung Quốc sản xuất được vũ khí bay WU-14 có khả năng lượn một cách linh hoạt để vòng tránh hệ thống đánh chặn của đối phương. Vũ khí này có khiến Mỹ lo ngại? VOV.VN - Trung Quốc sản xuất được vũ khí bay WU-14 có khả năng lượn một cách linh hoạt để vòng tránh hệ thống đánh chặn của đối phương. Vũ khí này có khiến Mỹ lo ngại? Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/phao-sieu-cao-tan-cua-nga-ha-guc-may-bay-cu-ly-tren-10km-407923.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Sức mạnh chiến tranh nhân dân trong đại thắng mùa xuân 1975
VOV.VN - Thiếu tướng Vũ Quang Đạo: “Sức mạnh làm nên chiến thắng là sức mạnh chiến tranh nhân dân, trong đó lực lượng vũ trang và quân đội là nòng cốt"
Một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh áp đảo, quyết định thắng lợi trong Đại thắng mùa xuân 1975 là sức mạnh chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sức mạnh đó tiếp tục được toàn Đảng, toàn quân và dân ta gìn giữ, bồi đắp và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Phóng viên VOV.VN phỏng vấn Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo-nguyên Viện trưởng Viện lịch sử quân sự về nội dung này. PV:Sức mạnh chiến tranh nhân dân đã được thực hiện như thế nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, thưa Thiếu tướng? Thiếu tướng Vũ Quang Đạo:Nói đến chiến tranh là nói đến sức mạnh của quân đội, sức mạnh của lực lượng vũ trang. Song phải khẳng định, cuộc chiến tranh của chúng ta là cuộc chiến tranh nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sức mạnh để chiến thắng đó là sức mạnh chiến tranh nhân dân, trong đó lực lượng vũ trang và quân đội là nòng cốt. Đối với quân đội, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 chúng ta đã huy động sức mạnh toàn quân cùng với toàn dân. Trước hết, về lực lượng vũ trang địa phương, trên cả 2 miền Nam-Bắc, lực lượng vũ trang địa phương cùng với dân quân du kích đã làm chủ tất cả địa bàn, nhất là địa bàn trọng yếu trên chiến trường. Những lực lượng này có vai trò hết sức quan trọng ở chỗ giam chân lực lượng chủ lực của địch. Khi địch đánh bằng bằng lực lượng chủ lực, thì chúng ta đánh địch không chỉ bằng lực lượng chính quy mà còn cả lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, du kích. Chính lực lượng này đã kéo địch ra, làm cho chúng không thể tập trung binh lực. Đó là điều hết sức đặc biệt của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nhờ có thế trận đó mà lực lượng chủ lực của chúng ta có thể rảnh tay đối phó và mở ra những chiến dịch lớn. Đó là vấn đề cần khẳng định vai trò của bộ đội địa phương, dân quân du kích. Về lực lượng chủ lực, chúng ta đã có bước phát triển nhanh chóng. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chúng ta có 5 sư đoàn chủ lực, đến kháng chiến chống Mỹ, trên cơ sở sư đoàn chủ lực đó phát triển thêm nữa. Và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, chúng ta có 4 quân đoàn và 1 binh đoàn tương đương 1 quân đoàn. Vì khi kết thúc chiến tranh, phải có những “cú đấm” quyết định, mà những lực lượng đó phải là lực lượng chủ lực. Sự thành lập các quân đoàn này không phải là vấn đề số lượng mà đó là sự phát triển của trình độ tổ chức chỉ huy bộ đội của quân đội nói chung và của đội ngũ cán bộ chỉ huy nói riêng, đã phát triển đến mức có thể tạo lập và chỉ huy những quân đoàn lớn như vậy. Những lực lượng này đã đóng vai trò xứng đáng trong chiến trường miền Nam thời kỳ Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Ngoài ra, nói đến bộ đội là phải nói đến tác chiến. Có thể nói không bao giờ trình độ nghệ thuật quân sự chỉ huy tác chiến của chúng ta phát triển nhanh, mạnh đến đỉnh cao như trong đại thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Mở đầu cho thời kỳ đó là chiến dịch Tây Nguyên với trận then chốt Buôn Ma Thuột.Trận then chốt Buôn Ma Thuột đánh dấu sự sắc sảo về việc lựa chọn chiến trường, lựa chọn mục tiêu, lựa chọn trận then chốt đồng thời cũng là đỉnh cao của sự mưu lược nghi binh lừa địch, tạo thế trên chiến trường Tây Nguyên làm cho quân địch hoàn toàn bất ngờ. Cộng thêm đó là sai lầm mang tính chiến lược của chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Tây Nguyên. Từ đó tạo thời cơ quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975. Chính vì thế, chúng ta giải quyết việc giải phóng còn lại, trong đó có 2 cửa ngõ cần giải quyết khá căng thẳng là lá chắn thép Phan Rang và khu vực Xuân Lộc-Long Khánh. Khi mở toang được 2 cánh cửa thép này thì vấn đề Sài Gòn được giải phóng chỉ còn tính bằng giờ. Cùng với cánh quân hướng Đông, cánh quân Duyên Hải, lực lượng chủ lực còn có 5 cánh quân khác cùng với lực lượng quần chúng, lực lượng vũ trang nổi dậy ở nội đô, vì vậy chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ diễn ra từ 26 đến trưa 30/4 đã kết thúc, toàn thắng. Qua đó có thể thấy rằng quân đội nói chung và bộ đội chủ lực nói riêng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử mà dân tộc đã trao cho trong những giờ phút quyết định. Sở dĩ bộ đội chủ lực và quân đội làm được việc đó là nhờ phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam trên nền chiến tranh nhân dân trong đó có sự tham gia của nhân dân, bộ đội địa phương, dân quân du kích ở tất cả các địa phương. Đó còn là thắng lợi từ sức mạnh hậu phương XHCN nối liền với các nước XHCN lúc đó chi viện cho chiến trường. Nói đến bộ đội mà không nói đến hậu cần, hậu phương thì không thể thắng được. PV:Vậy sức mạnh này đã được chúng ta gìn giữ, bồi đắp và phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Thiếu tướng Vũ Quang Đạo:Hiện nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta vẫn giữ quan điểm thực hiện quốc phòng toàn dân kết hợp an ninh nhân dân trên nền tảng toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Trong quan điểm đó, quân đội vẫn được xác định là lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cùng với Công an nhân dân. Cho đến nay, chúng ta đã giải quyết được các vấn đề: Một là, tiếp tục giáo dục, động viên toàn dân phát huy tinh thần yêu nước trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ủng hộ quân đội và lực lượng vũ trang, cùng toàn dân sẵn sàng tham gia tác chiến khi đất nước lâm nguy. Thứ hai, chúng ta đã phát triển lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp ở tất cả các địa phương. Thứ ba, chúng ta đã xây dựng và phát triển các khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc hơn. Tiếp tục hoàn chỉnh về chính sách, pháp luật, cơ chế, điều kiện vật chất về trang thiết bị; đặc biệt là tổ chức chỉ huy các khu vực. Qua các cuộc diễn tập, trình độ tổ chức chỉ huy ở khu vực phòng thủ hiện nay rất tốt. Trong xây dựng quân đội, chủ trương của chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có những quân chủng và binh chủng tiến thẳng tới hiện đại như Hải quân, Phòng không không quân. Nhìn chung trên nền đó, vấn đề quan trọng hàng đầu quyết định bản chất và sức mạnh quân đội đó phải là quân đội cách mạng dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó với nhân dân, với Tổ quốc. Quân đội trong thời bình, chúng ta vẫn giữ các đầu đơn vị như vậy theo hướng tinh, gọn, tăng cường chất lượng huấn luyện làm sao để có thể tác chiến khi cần thiết và tăng cường cơ động. Quân đội đó phải được trang bị cần thiết trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế Việt Nam cho phép và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện đó, chúng ta vẫn chủ trương sử dụng, giữ tốt, dùng bền những trang bị hiện có, làm chủ những thứ đó đồng thời mua sắm những vũ khí hiện đại và tương đối hiện đại để trang bị cho một số quân chủng và binh chủng. Song vấn đề quan trọng hàng đầu vẫn là chất lượng con người, trình độ đội ngũ, cán bộ, chiến sĩ đủ khả năng làm chủ vũ khí và khoa học hiện đại. Với cách giải quyết như vậy, nền quốc phòng toàn dân sẽ bảo đảm thực hiện được những nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, giữ vững hòa bình độc lập, tạo lập môi trường hòa bình cho đất nước cất cánh thời kỳ hội nhập. PV:Chiến tranh đã lùi xa 40 năm nhưng hậu quả của nó vẫn còn đó. Chúng ta đang thực hiện đền ơn đáp nghĩa với những người có công, gia đình thương binh liệt sỹ và chuyện hoà hợp, hoà giải dân tộc. Thiếu tướng nghĩ sao về vấn đề này? Thiếu tướng Vũ Quang Đạo:Vấn đềhòa hợp dân tộc có nhiều cách hiểu và tầng nấc khác nhau. Nói đến hòa hợp dân tộc nhưng phải trên nền tảng thống nhất về mục tiêu là mỗi người dân Việt Nam yêu nước phải có tấm lòng đối với Tổ quốc, đất nước. Đất nước ta là đất nước hòa bình, nằm trong xu thế hội nhập quốc tế theo chế độ XHCN. Chúng ta sẵn sàng đón nhận những con dân Việt Nam trong gia đình đại đoàn kết dân tộc ấy. Thực tế cho thấy vẫn còn một số người chưa nhận rõ vấn đề này thì chúng ta phải thuyết phục, giáo dục lẫn nhau để tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam đoàn kết trên cơ sở chủ nghĩa xã hội, đảm bảo sự thống nhất Tổ quốc; đoàn kết trên cơ sở tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. Cách hiểu về hòa hợp dân tộc không có nghĩa xóa nhòa tất cả. Quá khứ là chuyện của quá khứ. Chúng ta sẵn sàng tha thứ, bỏ qua những người lầm đường, lạc lối như Bác Hồ đã từng nói: “Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay, trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng cả thảy đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ; có thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang''. Tất cả người Việt Nam đều có quyền đứng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam thời kỳ hiện nay. Điều đó là mong ước cháy bỏng của chúng ta để tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất để gia tăng sức mạnh của đất nước, đủ năng lực để tham gia hội nhập, đủ sức cạnh tranh với bạn bè quốc tế. PV:Xin cảm ơn Thiếu tướng./. VOV.VN -Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, ca khúc: “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc trong ngày đại thắng. VOV.VN -Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, ca khúc: “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc trong ngày đại thắng. VOV.VN -Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là sự toàn thắng của trí tuệ, bản lĩnh con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. VOV.VN -Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là sự toàn thắng của trí tuệ, bản lĩnh con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. VOV.VN - Mặt trận tư tưởng đã trở thành nhân tố rất quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. VOV.VN - Mặt trận tư tưởng đã trở thành nhân tố rất quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. VOV.VN -  “Sự thay đổi của Việt Nam là điều không ai có thể phủ nhận, điều này thể hiện rõ qua cuộc sống thường nhật của người dân, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng…" VOV.VN -  “Sự thay đổi của Việt Nam là điều không ai có thể phủ nhận, điều này thể hiện rõ qua cuộc sống thường nhật của người dân, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng…" VOV.VN - Hội thảo góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. VOV.VN - Hội thảo góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. VOV.VN - Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... VOV.VN - Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... VOV.VN - Dựa vào sức mạnh tinh thần, sức mạnh tổng hợp, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng địch từng bước, từng chiến lược, từng mặt trận… VOV.VN - Dựa vào sức mạnh tinh thần, sức mạnh tổng hợp, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng địch từng bước, từng chiến lược, từng mặt trận… VOV.VN -Các nhân chứng lịch sử cùng nhau ôn lại những năm tháng đấu tranh hào hùng của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. VOV.VN -Các nhân chứng lịch sử cùng nhau ôn lại những năm tháng đấu tranh hào hùng của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. VOV.VN -Hiện các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, mở các chuyên trang tuyên truyền về sự kiện. VOV.VN -Hiện các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, mở các chuyên trang tuyên truyền về sự kiện. VOV.VN - Dù mỗi người một hoàn cảnh, song ở họ có chung là đều nặng lòng với quê hương. Với họ, Tổ quốc, nguồn cội chính là cái gốc của hòa hợp dân tộc. VOV.VN - Dù mỗi người một hoàn cảnh, song ở họ có chung là đều nặng lòng với quê hương. Với họ, Tổ quốc, nguồn cội chính là cái gốc của hòa hợp dân tộc. Đại sứ Việt Nam tại Canada Tô Anh Dũng đã cảm ơn tình cảm của kiều bào tại Canada đối với đất nước qua những đóng góp trong suốt nhiều thập kỷ qua. Đại sứ Việt Nam tại Canada Tô Anh Dũng đã cảm ơn tình cảm của kiều bào tại Canada đối với đất nước qua những đóng góp trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/chinh-tri/suc-manh-chien-tranh-nhan-dan-trong-dai-thang-mua-xuan-1975-397661.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Góc nhìn báo giới nước ngoài về Chiến thắng 30/4/1975
VOV.VN - “Việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tại Việt Nam là một sự hy sinh vô ích về sinh mạng và tiền của người Mỹ và là một chương bi thảm trong lịch sử Mỹ”.
“Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”; Việt Nam “kiên cường, anh dũng”; chiến thắng “rung động địa cầu”…  là những bình luận của các nhà báo quốc tế đối với ngày kỷ niệm 30/4/1975 của Việt Nam. Mỹ lần đầu thất bại “Nếu phía Mỹ không bị tổn thương về mặt thể xác thì sự hủy hoại về mặt tâm lý phải gánh chịu không thể tính toán hết. Việt Nam là một cuộc chiến tranh đầu tiên mà Mỹ thất bại trong việc giành chiến thắng và đã đẩy nước Mỹ đến những phân rẽ cay đắng”, nhà sử học Nigl Cawthorne nhận xét. TờThời báo New Yorkcòn dẫn tập tài liệu mật ghi chép của Lầu Năm Góc, về chiến tranh Việt Nam với gần 70.000 trang, do luật sư Danien phát hiện. Điều này khiến người Mỹ hiểu rõ thực chất cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là tàn bạo và vô nghĩa. Thời báoLos Angelesviết: “Người Mỹ ra đi,Việt Nam Cộng hòađầu hàng, nước Việt Nam đã được trả lại cho người Việt Nam”. BáoMặt trời Baltimoreviết: “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn hơn lên một chút qua sự kiện chiến sự Sài Gòn – Gia Định”. Phóng viên hãngUPIđã mô tả: “Quân đội Cộng sản tươi cười và vui vẻ cưỡi xe tăng vào phủ Tổng thống ở Sài Gòn và hô vang với những người đứng bên đường các nhà báo đang theo dõi. Họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của chính quyền Sài Gòn trước những người cộng sản”. Hãng tin PhápAFPbình luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa. Chiến sự Sài Gòn - Gia Định kết thúc. Sự kiện này ảnh hưởng to lớn đến khu vực trên thế giới trong tương lai”. Tất cả những thông tin được đăng tải rộng rãi tại Sài Gòn, Mỹ và một số nước phương Tây đã làm cho giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc lúng túng, tức tối vì bị lên án mạnh mẽ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, sau gần 30 năm im lặng đã phải tự dằn vặt rằng: “Những người cộng sự của tôi trong chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson là một nhóm người đặc biệt… Tại sao nhóm người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại mắc sai lầm về Việt Nam? Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại mắc sai lầm như vậy?”. Chiến thắng “rung động địa cầu” Một ngày sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 1/5/1975, hãng tin PhápAFPviết “Trong năm 1975, sự kiện nổi bật nhất châu Á là sự kiện 30/4 của Việt Nam, ‘dư chấn’ rung động địa cầu”. >> Xem thêm:Gươm báu Marx-Lenin giúp Đảng thắng lợi Năm 2010, nhân kỷ niệm 35 năm sự kiện 30/4,AFPcủa Pháp vàAPcủa Mỹ và nhiều hãng tin khác tham gia một cuộc triển lãm ảnh mang tên “Việt Nam, 35 năm sau”. HãngAFPđánh giá: “không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực và thế giới trong tương lai gần”. Rằng đây là những khoảnh khắc trung thực của chiến tranh, hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại hãy làm hết sức mình để không xảy ra một cuộc chiến tương tự, cho dù là bên thắng cuộc. Ông Alain Rusco nhà sử học người Pháp, kiêm chuyên gia chuyên nghiên cứu về lịch sử Đông Dương, cho rằng, sự kiện 30/4 “gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế về một dân tộc không chịu khuất phục trước quân thù”. Sự kiện 30/4/1975 có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn cả với cộng đồng thế giới. Ông Rusco cũng có bài viết, để có được chiến thắng này hàng triệu người dân Việt Nam đã ngã xuống trong nhiều thập kỷ đầy cam go, quyết liệt. Gần như gia đình người Việt Nam nào cũng có đóng góp và mất mát, cho cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại này. TờPasason, tiếng nói của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ngày 29/4/2010, đã có bài viết tựa đề “Truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam”, ca ngợi sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và tinh thần chiến đấu ngoan cường và anh dũng của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân cũ và mới, tạo ra Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy tháng 5/1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975. Tạo bước ngoặt lịch sử Với tựa đề “Sài Gòn sụp đổ”, tờNewYork Timesngày 1/5/1975 chạy tít lớn suốt 8 cột trang nhất kèm theo hàng loạt tin, ảnh về sự sụp đổ của chính quyền ngụy và chiến thắng của các lực lượng cách mạng. Theo bài viết, ngày 30/4/1975 là ngày “lịch sử của thế giới”. Cũng trong số ra ngày 1/5/1975, hãng tinAPđăng một bài viết có đoạn “Xe tăng, xe bọc thép và xe tải ngụy trang của Quân Giải phóng tiến nhanh vào Dinh Tổng thống. Cũng trong thời gian này tướng trung lập, Dương Văn Minh đã lên đài phát thanh và truyền hình công bố lệnh đầu hàng”. Bên cạnh những tờ báo lớn, hầu hết các chương trình thuộc 3 hệ thống truyền hình Mỹ tối 1/5/1975 đều dành cho những đoạn phim về cuộc di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975 và các tin về giây phút cuối cùng của chế độ được gọi làViệt Nam Cộng hòa, cùng với việc ra đời một chế độ mới tại miền Nam Việt Nam. Đánh dấu kỷ niệm 30 năm Việt Nam thống nhất, tờWashington Timera đặc san về Việt Nam, trong đó nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trên đường đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc san đem đến cho độc giả những thông tin chân thực và sinh động về đất nước, con người và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam Hãng tinReutersdanh tiếng của Anh cũng đã có bài viết lớn và liên tục cập nhật về cuộc chiến Việt Nam vào giờ phút bước ngoặt đó. Một nhà báoReuterscó mặt tại Sài Gòn 30/4/1975 viết: “Là phóng viên có mặt tại Phủ Tổng thống, tôi chứng kiến chiếc xe tăng đi đầu của quân giải phóng húc đổ cột bằng thép vững chắc và cán cờ ngụy rơi xuống đất, rồi vượt qua. Gần 10 xe tăng khác nhanh chóng tiến vào theo. Bộ đội Chính phủ Cách mạng tỏa ra khắp khu vực Phủ tổng thống. Lính gác Nam Việt Nam lập tức giơ tay xin hàng và tập hợp thành hàng ngũ chờ lệnh mới. Cờ Chính phủ cách mạng lâm thời tung bay trong không khí chiến thắng ở lan can tầng hai ngay cả trong khi lá cờ ba sọc vẫn còn bay trên nóc mái nhà”. “Vinh quang và thiện ý” Mặc dù chiến tranh Việt Nam qua đi hàng thập kỷ, nhưng “dư chấn” về cuộc chiến tranh này vẫn được báo chí Nhật nhắc đến với sự khâm phục, kính nể. Mở đầu, tờAsahi Shimbunsố ra ngày 1/5/2000 có bài xã luận mang tính thời sự: “Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi của lực lượng giải phóng, điều đó có thể khẳng định, thời mà các nước lớn dùng sức mạnh để bóp nghẹt chủ nghĩa dân tộc đã chấm dứt”. Theo bài báo: “Ngày nay Việt Nam đang tiến hành công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giành được nhiều thành tựu rất đáng tự hào”. Báo này dẫn chứng, năm 2000, Tổng thống B.Clinton sang thăm Việt Nam và sau đó Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyến công du Mỹ. Năm 2006, tờAsahi Shimbunsố ra ngày 29/4 có bài viết “Việt Nam: Vinh quang và thiện ý”, tái hiện lại chiến tranh qua lời kể của các nhân chứng, những người đã trực tiếp tham gia trong cuộc chiến ở cả hai chiến tuyến. Trong đó có đoạn văn cảm động nói về sự nhân đạo của một nữ du kích Việt Nam: “Tháng 4/1966, tại khu vực Củ Chi, nữ du kích mới 18 tuổi, phát hiện một nhóm lính Mỹ lọt vào bãi mìn của quân giải phóng. Nữ du kích này tận mắt chứng kiến cảnh lính Mỹ ngồi ngay trên bãi mìn đọc thư nhà, xem ảnh người thân và khóc, chị không nỡ nhấn nút phát hỏa. Toán lính Mỹ thoát chết mà không hề hay biết nữ du kích này đã không nỡ giết họ”. 30 năm sau, tờNikkei, ấn phẩm chuyên đề kinh tế lớn nhất Nhật Bản số ra ngày 28/4 đăng lại hình ảnh chiếc xe tăng đầu tiên của Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, kèm theo bình luận: “Việt Nam sau 30 năm chiến tranh”. Bài báo nhấn mạnh: “Cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu đậm và đầy ấn tượng trong tâm thức người Mỹ, tạo hiệu ứng dây chuyền trong toàn khu vực Đông Dương”. Thắng lợitrường tồn Cũng trong năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam, tờPeople Daily- Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc số ra ngày 30/4 có bài bình luận dài về “Thắng lợi mãi mãi ghi vào sử sách” của chúng ta. Tờ báo nhấn mạnh, ngày 30/4 là ngày lễ lớn của nhân dân Việt Nam và cũng là ngày đáng được những người yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa trên toàn thế giới kỷ niệm. Trong khi đó,Tân Hoa Xãsố ra cùng ngày dành gần hết trang quốc tế cho chủ đề về chiến thắng 30/4 và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam. Giật tít: “30 năm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh người cựu chiến binh Việt Nam”, báo này đăng hai bức ảnh chụp hai cựu chiến binh Việt Nam ngực đầy huân chương, được nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trân trọng tặng hoa. Bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng 30/4/1975 vẫn mãi mãi là mốc son chói lọi không thể phai mờ trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Thời thế đã đổi thay, Việt Nam đã vượt qua những khó khăn thách thức, đang hướng tới tương lại, hội nhập và phát triển. Chiến thắng vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn là niềm tự hào, là động lực để nhân Việt Nam tiếp tục tiến lên trên con đường vinh quang và hạnh phúc./. Xem thêm: >>Nhà báo Mỹ kể về ký ức 30/4 của cựu chiến binh Việt >>Chính nghĩa không thuộc về chế độ “Việt Nam Cộng hòa” VOV.VN - 30/4 là đại thắng vinh quang và đường hoàng của cả dân tộc. Thế nhưng một số người ở hải ngoại vẫn chưa thấu hiểu điều này. VOV.VN - 30/4 là đại thắng vinh quang và đường hoàng của cả dân tộc. Thế nhưng một số người ở hải ngoại vẫn chưa thấu hiểu điều này. VOV.VN - Mặt trận tư tưởng đã trở thành nhân tố rất quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. VOV.VN - Mặt trận tư tưởng đã trở thành nhân tố rất quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. VOV.VN - Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... VOV.VN - Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... VOV.VN - Dựa vào sức mạnh tinh thần, sức mạnh tổng hợp, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng địch từng bước, từng chiến lược, từng mặt trận… VOV.VN - Dựa vào sức mạnh tinh thần, sức mạnh tổng hợp, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng địch từng bước, từng chiến lược, từng mặt trận… VOV.VN -Sáng 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Bảo tàng Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Đại thắng mùa xuân 1975 – Sức mạnh Việt Nam”. VOV.VN -Sáng 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Bảo tàng Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Đại thắng mùa xuân 1975 – Sức mạnh Việt Nam”. VOV.VN -Các nhân chứng lịch sử cùng nhau ôn lại những năm tháng đấu tranh hào hùng của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. VOV.VN -Các nhân chứng lịch sử cùng nhau ôn lại những năm tháng đấu tranh hào hùng của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. VOV.VN - Giữa đêm tối lịch sử, những người cách mạng Việt Nam đã được trao thanh “gươm báu” thần kỳ giúp họ vạch mây mù đi tới bờ thắng lợi. VOV.VN - Giữa đêm tối lịch sử, những người cách mạng Việt Nam đã được trao thanh “gươm báu” thần kỳ giúp họ vạch mây mù đi tới bờ thắng lợi. VOV.VN - Ngày hạnh phúc nhất trong đời đã đến với ông Nguyen Dang Phat đúng 40 năm về trước, vào ngày 30/4/1975. VOV.VN - Ngày hạnh phúc nhất trong đời đã đến với ông Nguyen Dang Phat đúng 40 năm về trước, vào ngày 30/4/1975. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/goc-nhin-bao-gioi-nuoc-ngoai-ve-chien-thang-3041975-397638.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Mỹ “đốt” 2,2 tỷ USD vào dự án radar quân sự X-Band
VOV.VN- Dự án X-Band Radar (SBX) trị giá 2,2 tỷ USD của Mỹ thất bại ngay từ đầu do thiếu những phân tích và tính toán cụ thể.
Thông tin trên được tờLos Angeles Timesđưa ra ngày 5/4 và nhấn mạnh, không chỉ thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế vì chi phí “trên trời”, việc thất bại của dự án này có thể đe dọa đến an ninh của Mỹ. TheoRT, SBX được Cơ quan Phòng vệ Tên lửa Mỹ (MDA) “tung hô” là có khả năng trở thành loại radar mạnh nhất trên toàn thế giới. Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ vào tháng 4/2007 Cựu Giám đốc MDA Henry A. Obering III từng tuyên bố: “Nếu chúng ta đặt hệ thống SBX trên vịnh Chesapeake Bay, chúng ta hoàn toàn có thể tìm kiếm và theo dõi những vật thể có kích thước chỉ bằng một quả bóng chày trên khắp San Francisco”. Mặc dù vậy, theoLos Angeles Times, dự án SBX là thất bại thảm hại với chi phí bị đẩy lên cao chót vót.Los Angeles Timestiết lộ chi phí của dự án lên đến 2,2 tỷ USD và dự án này thất bại bởi Mỹ đã quá nôn nóng không thực hiện thử nghiệm đầy đủ. Hệ thống SBX- dự tính đi vào hoạt động vào năm 2005, giờ nằm đắp chiếu tại Trân Châu Cảng ở Hawaii. Trước đó, hệ thống radar nổi trên biển SBX được thiết kế để phát hiện và theo dõi các loại tên lửa từ trên không trung và có khả năng dẫn đường các loại tên lửa đánh chặn các quả tên lửa đó. Hệ thống SBX còn được trang bị tính năng hiện đại có thể giúp phân biệt tên lửa thật và tên lửa giả. Tuy nhiên, hệ thống SBX thực sự có vấn đề khi mà góc quan sát của nó quá hẹp (chỉ 25 độ) so với từ 90-120 độ của các loại radar truyền thống, chính vì thế, hệ thống SBX được cho là không đáng tin cậy nếu phải theo dõi một loạt các tên lửa tấn công từ nhiều góc độ khác nhau cùng một lúc. Dù radar này có khả năng “soi rõ” các vật thể ở rất xa, tầm quan sát của nó lại quá hẹp nên hầu như không mấy tác dụng khi đối phó với đòn tấn công rất dễ xảy ra là phóng một loạt các tên lửa thật xen tên lửa giả. Một “sai lầm chết người” nữa của nhóm thiết kế hệ thống SBX là việc họ “quên rằng” trái đất hình cầu. Chính vì thế, SBX không thể phát hiện ra một vật thể có kích thước một quả bóng chày cách SBX khoảng 4.000km trừ khi vật thể này di chuyển ở độ cao khoảng 1.400km, tức là cao hơn tới 321km so với độ cao thông thường của một tên lửa nếu nó được bắn tới Mỹ. “Xét theo tính khả dụng trong việc loại trừ các mối đe dọa đến từ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì khả năng phát hiện vật thể có kích cỡ bằng một quả bóng chày của SBX là hoàn toàn vô dụng”, ông Wendell Mead, từng làm việc cho Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho biết. Ông David Barton, một nhà vật lý và kỹ sư radar cũng nhấn mạnh đến việc SBX không thể theo dõi các loại tên lửa và khẳng định, SBX là một hệ thống radar vô dụng bởi các hệ thống radar thông thường cần phải theo dõi một tên lửa “từ đầu tới cuối” mới có thể giúp các tên lửa đánh chặn hạ được mục tiêu, điều mà SBX không làm được. Không chỉ có vậy, nhiều báo cáo của Ban điều hành Định lượng và Thử nghiệm Hoạt động (OTEO) của Lầu Năm Góc, cho thấy, SBX không có hiệu quả thực sự. Một báo cáo về cuộc thử nghiệm SBX năm 2007 nêu rõ: “SBX có những hành vi bất thường đòi hỏi phải điều chỉnh lại phần mềm”. Ba năm sau, năm 2010, OTEO cũng báo cáo “kết quả thử nghiệm SBX cho thấy hệ thống này không đạt được kết quả như mong đợi và không thể giúp hỗ trợ đánh chặn được các tên lửa tấn công”. Nhiều chuyên gia đã chỉ trích việc MDA chi quá nhiều tiền vào các dự án này và khẳng định, số tiền trên cần phải chi vào việc phát triển các hệ thống radar mặt đất có khả năng phát hiện và hỗ trợ đánh chặn các loại tên lửa tầm xa tốt hơn SBX. Ông Mike Corbett, cựu Đại tá Không quân Mỹ, người từng chịu trách nhiệm giám sát việc đấu thầu phát triển và chế tạo các loại vũ khí của Mỹ từ năm 2006-2000 nhấn mạnh: “MDA có thể chi cả núi tiền mà không đạt được một kết quả cụ thể nào”. Tuy nhiên, thất bại của dự án SBX chỉ là “phần nổi của một tảng băng trôi”. Dự án SBX là một trong 4 dự án bị MDA đình lại và khiến MDA không khỏi mất mặt vì các dự án này “đốt” tới 10 tỷ USD tiền thuế của người dân Mỹ. Một nỗi hổ thẹn nữa của MDA chính là hệ thống laser không vận mà MDA cũng đã đình lại vào năm 2012, đúng 10 năm sau khi hệ thống này được phát triển. Theo đó, dự án này sẽ lắp lên các máy bay Boeing 747 các thiết bị laser nhằm bắn hạ các tên lửa tấn công ngay khi được phóng lên. Tuy nhiên, vấn đề chính đối với hệ thống trị giá tới 5,3 tỷ USD là tầm bắn của tia laser là rất ngắn, đồng nghĩa với việc máy bay Boeing 747 sẽ phải tiếp cận rất gần nơi tên lửa được phóng đi. Điều này có nghĩa là các máy bay này sẽ trở thành “mồi ngon” cho các hệ thống phòng không của địch./. VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra thông tin nói trên trong thông cáo của mình đưa ra ngày 18/7. VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra thông tin nói trên trong thông cáo của mình đưa ra ngày 18/7. (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. VOV.VN - Tuy nhiên, Malaysia cho biết không được phép độc lập công bố thông tin do nước khác cung cấp. VOV.VN - Tuy nhiên, Malaysia cho biết không được phép độc lập công bố thông tin do nước khác cung cấp. VOV.VN - MH370 đã bay lên đến độ cao 13.716m trước khi đột ngột hạ xuống độ cao chỉ khoảng 1.500m. VOV.VN - MH370 đã bay lên đến độ cao 13.716m trước khi đột ngột hạ xuống độ cao chỉ khoảng 1.500m. VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, việc Nhật Bản xây dựng trạm radar mới có thể khiến Trung Quốc tức giận. VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, việc Nhật Bản xây dựng trạm radar mới có thể khiến Trung Quốc tức giận. VOV.VN - Dữ liệu từ radar của quân đội Thái Lan cho thấy, một máy bay di chuyển về hướng eo biển Malacca. VOV.VN - Dữ liệu từ radar của quân đội Thái Lan cho thấy, một máy bay di chuyển về hướng eo biển Malacca. VOV.VN - “Mỹ đang đe dọa sự ổn định tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương bằng việc đưa một radar phòng không đến Nhật Bản”. VOV.VN - “Mỹ đang đe dọa sự ổn định tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương bằng việc đưa một radar phòng không đến Nhật Bản”. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/my-dot-22-ty-usd-vao-du-an-radar-quan-su-x-band-393062.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Ngắm xe thiết giáp chở quân hiện đại của Nga
VOV.VN - Lực lượng không vận vùng Tula của Nga mới nhận các xe thiết giáp chở quân mới có tên Rakushka.
Đại diện cục báo chí của Bộ Quốc phòng Nga, Yevgeny Meshkov, hôm 18/3 cho biết, lô hàng đầu tiên của các xe bọc thép chở quân Rakushka và các xe không vận BMD-4M đã được phát cho đơn vị không vận Tula. Cả xe chiến đấu không vận BMD-4M và các xe chở quân Rakushka nói chung đều đã khẳng định được các thông số cần thiết trong cuộc kiểm tra hoàn thành vào năm 2014./. Chùm ảnh về thiết giáp Nga: (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. VOV.VN - Ukraine ngày 15/8 cho biết đạn pháo của quân đội nước này đã nã vào một đoàn xe thiết giáp của Nga tiến vào biên giới nước này từ đêm hôm trước. VOV.VN - Ukraine ngày 15/8 cho biết đạn pháo của quân đội nước này đã nã vào một đoàn xe thiết giáp của Nga tiến vào biên giới nước này từ đêm hôm trước. VOV.VN - 4 xe thiết giáp M1126 Stryker của Mỹ đã tham gia một cuộc diễu hành tại thị trấn Narva của Estonia, chỉ cách biên giới với Nga khoảng 300m. VOV.VN - 4 xe thiết giáp M1126 Stryker của Mỹ đã tham gia một cuộc diễu hành tại thị trấn Narva của Estonia, chỉ cách biên giới với Nga khoảng 300m. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. VOV.VN - Mỹ sẽ điều động 150 xe tăng và xe thiết giáp đến các nước NATO, trong đó có nhiều nước Đông Âu, vào năm tới. VOV.VN - Mỹ sẽ điều động 150 xe tăng và xe thiết giáp đến các nước NATO, trong đó có nhiều nước Đông Âu, vào năm tới. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ngam-xe-thiet-giap-cho-quan-hien-dai-cua-nga-388508.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Xuân 1975 đại thắng nhờ “mưu, kế, thế, thời“
VOV.VN - Với một đế quốc lớn như Mỹ, “mưu, kế, thế, thời” là yếu tố quan trọng để Việt Nam làm nên chiến thắng, tạo thế “từ nhỏ hóa lớn, từ yếu thành mạnh”...
Sau 40 năm, nhìn lại Đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiều cựu chiến binh, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử tiếp tục khẳng định đó là kết quả của nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật quân sự ấy thể hiện ở rất nhiều điểm, trong đó quan trọng nhất vẫn là mưu, kế, thế, thời, nghi binh, nắm bắt thời cơ để đưa ra quyết sách kịp thời, là sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các quân chủng, binh chủng, các lực lượng và trên hết là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thế trận toàn dân. Cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 giành thắng lợi trước hết bởi "mưu, kế, thế, thời", đó là khẳng định của Thượng tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng khi trao đổi với phóng viên VOV trongchương trình "Đất nước ngàn năm" phát sóng trên Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo VOV2. Mời quý độc giả cùng nghe chương trình tại đây: VOV.VN - Dù mỗi người một hoàn cảnh, song ở họ có chung là đều nặng lòng với quê hương. Với họ, Tổ quốc, nguồn cội chính là cái gốc của hòa hợp dân tộc. VOV.VN - Dù mỗi người một hoàn cảnh, song ở họ có chung là đều nặng lòng với quê hương. Với họ, Tổ quốc, nguồn cội chính là cái gốc của hòa hợp dân tộc. VOV.VN - Đối với nhà báo Đinh Quang Thành, chiến dịch Hồ Chí Minh là may mắn và vinh dự lớn nhất trong cuộc đời làm nghề mà ông đã chọn đi suốt 60 năm qua. VOV.VN - Đối với nhà báo Đinh Quang Thành, chiến dịch Hồ Chí Minh là may mắn và vinh dự lớn nhất trong cuộc đời làm nghề mà ông đã chọn đi suốt 60 năm qua. VOV.VN - Tổng biên tập tờ báo Nhân đạo (L'Humanite) của Pháp đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV. VOV.VN - Tổng biên tập tờ báo Nhân đạo (L'Humanite) của Pháp đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV. VOV trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhan đề: "Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”. VOV trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhan đề: "Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”. VOV.VN - Làn sóng ấy được giữ bởi những công nhân kỹ thuật rất bình thường của Trung tâm Phát tuyến Quán Tre lúc đó. VOV.VN - Làn sóng ấy được giữ bởi những công nhân kỹ thuật rất bình thường của Trung tâm Phát tuyến Quán Tre lúc đó. VOV.VN -  “Sự thay đổi của Việt Nam là điều không ai có thể phủ nhận, điều này thể hiện rõ qua cuộc sống thường nhật của người dân, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng…" VOV.VN -  “Sự thay đổi của Việt Nam là điều không ai có thể phủ nhận, điều này thể hiện rõ qua cuộc sống thường nhật của người dân, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng…" Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 có tầm vóc, ý nghĩa lịch sử sâu sắc và giá trị to lớn đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 có tầm vóc, ý nghĩa lịch sử sâu sắc và giá trị to lớn đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. VOV.VN -Thắng lợi vĩ đại đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo. VOV.VN -Thắng lợi vĩ đại đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo. VOV.VN - Tinh thần chiến thắng 30/4 lịch sử cũng là tinh thần và ý chí tiến lên giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới. VOV.VN - Tinh thần chiến thắng 30/4 lịch sử cũng là tinh thần và ý chí tiến lên giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới. VOV.VN -Hình thành và tồn tại trong một thời gian ngắn, căn cứ Tà Thiết có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ. VOV.VN -Hình thành và tồn tại trong một thời gian ngắn, căn cứ Tà Thiết có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/chinh-tri/xuan-1975-dai-thang-nho-muu-ke-the-thoi-397657.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Các tính năng của máy bay cường kích Su-22
VOV.VN - Máy bay Su-22M4 là phiên bản xuất khẩu của Su-17M4 do Liên bang Xô viết sản xuất từ những năm 1983-1990 và hiện được không quân nhiều nước sử dụng.
Đây là loại máy bay cường kích làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển với các loại vũ khí có điều khiển, không điều khiển. Thậm chí, khi cần nó cũng có khả năng tác chiến phòng không. Máy bay cường kích Su-22M4 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230m/s. Về mặt hỏa lực, máy bay cường kích Su-22M4 được thiết kế với với 2 pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh mang 2 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay). Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22M4 có thể mang được bom, rocket. Riêng biến thể Su-22M4 mang được cả vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23; tên lửa đối đất/chống radar Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28; tên lửa đối đất/đối hải Kh-29 và bom có điều khiển bằng lade, quang học. Su-22M4 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn. Ngoài ra, máy bay Su-22M4M4 được thừa hưởng những tính năng cải tiến trên dòng Su-17 như hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE (Sirena) và được bổ sung các khe nạp không khí (gồm cả hệ thống nạp không khí ở cánh máy bay) để tăng khả năng làm mát động cơ. Nhiều máy bay Su-22M4M4 còn được trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến và vũ khí chống radar BA-58 Vjuga. Su-22M4 hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nó được biên chế cho cả 3 sư đoàn không quân 370, 371 và 372 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển. Hầu hết các máy bay Su-22M4 đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 và một phần được mua từ các nước Đông Âu sau năm 1990. Điểm đặc biệt trên máy bay cường kích Su-22M4 của Việt Nam là thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe. Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay. Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn. Biến thể Su-22M4 Việt Nam dùng cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại. Một số hình ảnh khác của Su-22M4: VOV.VN - Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên cho mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 do nước này tự chế tạo. VOV.VN - Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên cho mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 do nước này tự chế tạo. VOV.VN - Bộ Quốc phòng Iran vừa mới cho ra mắt một chiến đấu cơ siêu thanh hiện đại do Iran tự chế để phục vụ công tác huấn luyện. VOV.VN - Bộ Quốc phòng Iran vừa mới cho ra mắt một chiến đấu cơ siêu thanh hiện đại do Iran tự chế để phục vụ công tác huấn luyện. VOV.VN - Thỏa thuận mua máy bay này có thể trị giá khoảng 5 tỷ USD. VOV.VN - Thỏa thuận mua máy bay này có thể trị giá khoảng 5 tỷ USD. VOV.VN- Liên minh giữa Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) và Lockheed Martin (Mỹ) nhiều khả năng sẽ thắng thầu dự án trị giá 7,8 tỷ USD này. VOV.VN- Liên minh giữa Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) và Lockheed Martin (Mỹ) nhiều khả năng sẽ thắng thầu dự án trị giá 7,8 tỷ USD này. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/cac-tinh-nang-cua-may-bay-cuong-kich-su-22-395516.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Bảo kiếm Marx-Lenin giúp Đảng giành thắng lợi huy hoàng
VOV.VN - Giữa đêm tối lịch sử, những người cách mạng Việt Nam đã được trao thanh “gươm báu” thần kỳ giúp họ vạch mây mù đi tới bờ thắng lợi.
Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 15, khi đất nước oằn mình dưới ách thống trị của nhà Minh (Trung Quốc), nghĩa quân Lê Lợi nhờ có thanh kiếm “Thuận Thiên” của Đức Long Quân mà đã tập hợp được quần chúng, đánh đâu được đó, cuối cùng “tống cổ” được giặc Minh hung ác ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, dân chúng nước Việt lại tiếp tục rơi vào cảnh lầm than cơ cực dưới ách ngoại bang không khác thời kỳ giặc Minh “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”. Bao cuộc khởi nghĩa anh dũng bùng lên để rồi bị dập tắt. Tình thế vô cùng bế tắc. Trong bối cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam - với tư cách một lãnh tụ tập thể - đã ra đời và nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo, nhờ vào một “thanh gươm báu” thuận lòng người và hoàn toàn có thật - đó là chủ nghĩa Marx-Lenin. Thực ra từ trước đó nhân dân ta đã thể hiện rõ sức mạnh vĩ đại và tinh thần bất khuất của mình qua số lượng các cuộc khởi nghĩa cũng như việc thực dân Pháp phải chật vật suốt 3 thập kỷ mới bình định xong xứ An Nam. Cái còn thiếu là một lãnh tụ đủ sức đứng ra tập hợp, tổ chức và lãnh đạo toàn thể quần chúng tiến đánh kẻ thù chung. Sau khi các cuộc khởi nghĩa theo khuynh hướng nông dân và phong kiến thất bại, một số đảng tư sản hoặc tiểu tư sản nhảy lên vũ đài chính trị toan đoạt lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng do bản thân quá non yếu về chính trị và tổ chức, lại phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng về đường lối nên cuối cùng họ đã phải chuốc lấy thất bại thảm hại, bị diệt vong hoặc chỉ tồn tại “vật vờ”. Không ít đảng như thế thậm chí còn biến chất, quay sang làm tay sai cho thực dân đế quốc. Rốt cuộc chỉ cóĐảng Cộng sản Việt Namvới bản lĩnh, bản chất và phương pháp luận của mình mới đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của đất nước về đường lối giải phóng dân tộc. Từ khi ra đời, với “thanh bảo kiếm” Marx-Lenin trong tay, Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân và phát huy sức mạnh dời non lấp bể của họ, lập nên những kỳ tích chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Trong các chiến công hiển hách thời hiện đại ấy, tư tưởng của Đảng đã thực sự hòa quyện với tinh thần của toàn thể dân tộc. Vừa chào đời, Đảng đã tuốt gươm xông ra trận tiền với cao trào Xô viết Nghệ-Tĩnh long trời lở đất năm 1930. Kế đó là liên tiếp các dấu son trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, gắn chặt với vai trò lãnh đạo của Đảng: Cao trào dân chủ 1936-1939, Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 1972, Hiệp định Paris 1973, Đại thắng Mùa Xuân 1975, Chiến thắng bè lũ diệt chủng 1979 (giải cứu nhân dân Campuchia), Chiến thắng biên giới phía Bắc 1979, Công cuộc Đổi mới 1986 (với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa)… Xem thêm: >>Mỹ định dùng bom hạt nhân để giải cứu Điện Biên Phủ >>Lenin diệt trừ chủ nghĩa cơ hội Đánh bại các thế lực thực dân đế quốc xâm lược, Việt Nam đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng. Cái tên Việt Nam không chỉ xuất hiện trở lại trên bản đồ thế giới mà còn trở thành lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, là tấm gương, nguồn cảm hứng và bài học kinh nghiệm quý báu cho nhiều dân tộc bị áp bức khác trên thế giới. Chính giới học giả phương Tây cũng ghi nhận các thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 20, bao gồm chiến thắng trước 2 cường quốc phương Tây hàng đầu là Pháp và Mỹ... Nâng tầm văn hóa dân tộc Thời trung đại, dân tộc Việt Nam từng đối mặt với các kẻ thù ngoại bang mạnh hơn mình rất nhiều. Nhưng thời đó các bên đều là các nước phong kiến với nhau, cùng một trình độ kinh tế. Tình hình khi đó khác hẳn với cuộc đối đầu lịch sử giữa Việt Nam và các thế lực phương Tây trong thế kỷ 20, khi có sự chênh lệch rất lớn về trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa 2 phe. Trong bối cảnh đó,chủ nghĩa Marx-Leninđã cung cấp cho nước ta các vũ khí tư tưởng để bù đắp lại khoảng cách về kinh tế và công nghệ giữa một bên là Việt Nam nhỏ yếu và một bên là phương Tây giàu mạnh và hiện đại hơn nhiều lần. Cụ thể, học thuyết ấy mang lại cho những người cách mạng Việt Nam tính tổ chức, tính kỷ luật và phương pháp tư duy biện chứng duy vật trong sự nghiệp của mình. Nếp nghĩ và lối sống biện chứng vốn có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam được bổ sung thêm lối tư duy biện chứng hiện đại của chủ nghĩa Marx-Lenin. Chủ thuyết này thực sự đã bổ sung thêm cho điểm mạnh văn hóa của Việt Nam, nâng tư duy của người Việt lên một tầm cao mới. Không những vậy, kho tàng mác xít còn cung cấp nhiều bài học cụ thể về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh cách mạng để những người cộng sản Việt Nam có thể vận dụng. Vì vậy ngay từ đầu, ngoài việc dày dạn kinh nghiệm kế thừa từ các đảng cộng sản khác, Đảng ta đã xây dựng được tầm nhìn xa trông rộng và đạt được sự linh hoạt cao độ theo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” khiến Đảng vượt qua được nhiều thác ghềnh mà kẻ thù không thể ngờ tới. Như đã nói ở trên, giữa đêm đen nô lệ thực dân, một số đảng tư sản hoặc tiểu tư sản nuôi tham vọng nắm bá quyền lãnh đạo cách mạng nhưng đã đại bại do yếu ớt sẵn về chính trị (giai cấp tư sản dân tộc khi ấy nhỏ yếu và bị tư sản nước ngoài chèn ép), lỏng lẻo về mặt tổ chức (nên thực dân dễ dàng cài gián điệp vào bên trong đội ngũ) cộng với đường lối nhiều sai lầm (không biết thu hút quần chúng, hành động kiểu anh hùng cá nhân, nặng về ám sát…). Tinh thần cách mạng của các đảng phái đó nhiều khi theo kiểu “bốc đồng”, lúc hăng hái quá đà, lúc bi quan quá mức. Khi gặp khó khăn lớn khó vượt qua, họ thậm chí sẵn sàng từ bỏ lý tưởng ban đầu hoặc chia rẽ thành nhiều phe phái… Trường hợp của Việt Nam Quốc dân đảng là một ví dụ tiêu biểu. Trong khi đó, tổ chức Đảng Cộng sản là một khốichặt chẽvừa dân chủ vừa cókỷ luật thépvà phương pháp hoạt động bí mật, nhờ đó đủ sức vượt qua mọi sự đánh phá của kẻ địch lắm mưu nhiều kế sở hữu nhiều phương tiện kỹ thuật tối tân thời đó. Phẩm chất của chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam khác hẳn người lính dưới chế độ ngụy thời Pháp (“Quốc gia Việt Nam”) và chế độ ngụy thời Mỹ (“Việt Nam Cộng hòa”). Dưới sự rèn giũa của chính đảng mác xít, của hệ thống chính ủy và chính trị viên, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao hơn hẳn, tinh thần chiến đấu và tính kỷ luật cũng lớn hơn. Cho dù quân đội cách mạng “nghèo” hơn quân đội Sài Gòn (vốn được trang bị “tận răng”, sĩ quan có lương cao đủ nuôi cả gia đình) nhưng công tác đào tạo và học tập trong quân đội cách mạng luôn tự giác và bài bản trên cơ sở điều kiện của mình. Các đơn vị quân sự (với đảng viên làm hạt nhân) đều tích cực tổng kết sau mỗi trận đánh, tiến hành “phê và tự phê”, và chia sẻ rộng rãi các kinh nghiệm chiến trường. Bài học rút ra được vận dụng ngay vào trận đánh tiếp theo. Các cấp chỉ huy cũng tích cực rút kinh nghiệm, kể cả từ các thất bại. Như trận Nà Sản (trong chiến dịch Tây Bắc 1952) đã được rút tỉa nhiều bài học xương máu làm tiền đề cho thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao độngVOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới. Nhìn chung, Quân đội ta không chủ quan khinh địch, bao giờ cũng nghiên cứu tỉ mỉ lối đánh và công nghệ của đối phương, tìm ra các điểm yếu trong thủ đoạn của đối phương để tìm cách khắc chế chúng, hạn chế tối đa thương vong cho người lính của chúng ta. Khả năng liên tục tự học, tự điều chỉnh, tự thích ứng này làm nên sức mạnh của quân đội ta. Trong điều kiện khó khăn, với ý chí kiên cường và chủ trương của Đảng về huấn luyện bài bản (theo hướng chính quy, tinh nhuệ) ngay từ những ngày đầu, đến giai đoạn cuối chiến tranh chống Mỹ, quân đội ta đã xây dựng được nhiều sư đoàn thiện chiến và mở được nhiều chiến dịch lớn theo lối chiến tranh quy ước, có năng lực đánh thọc sâu chia cắt đối phương, hiệp đồng binh chủng quy mô lớn một cách nhuần nhuyễn theo phong cách hiện đại, chuyên nghiệp. Rộng ra, các lực lượng vũ trang của ta có chỗ dựa là cả hệ thống chính trị chặt chẽ sâu rộng của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể từ trung ương đến địa phương, cả ở hậu phương lớn miền Bắc lẫn tiền phương lớn miền Nam. Đảng giành được thắng lợi còn nhờ khả năng đưa ra đường lốisáng tạo, biện chứng, uyển chuyểnphù hợp với các biến chuyển trong và ngoài nước. Với sự “cứng rắn về nguyên tắc nhưng mềm dẻo cao độ trong sách lược”, Đảng đã đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, kể cả tư sản dân tộc yêu nước, quy tụ được hiền tài – bao gồm nhiều trí thức giỏi đã bỏ lại đằng sau vinh hoa phú quý ở Pháp, Nhật… để về nước dấn thân vào sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ. Để tập hợp tối đa lực lượng và tránh sự xuyên tạc của kẻ thù trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc ngay sau Cách mạng tháng Tám, Đảng thậm chí tuyên bố “tự giải tán” vào ngày 11/11/1945 (trên thực tế ta lui vào hoạt động bí mật). Cũng từ sự linh hoạt biện chứng đó, thời chống Mỹ, chúng ta đã sáng tạo ra chiến lược tiến hành 2 cuộc cách mạng song song (cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam) - đây là một nét độc đáo mà những người cộng sản Việt Nam đóng góp vào kho tàng mác xít thế giới. Trong kháng chiến chống Mỹ, tính biến ảo trong trong đường lối của ta lên tới đỉnh điểm với chính sách “phân thân - hai mà một, một mà hai”: Ở miền Bắc ta có Đảng Lao động Việt Nam thì ở miền Nam ta lập Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam (thực chất là đảng bộ miền Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam); ở miền Bắc ta có chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam thì ở miền Nam ta lập tương ứng chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (đều là ta cả nhưng danh nghĩa khác nhau và có cơ cấu tổ chức riêng theo địa bàn). Chính chiêu thức độc nhất vô nhị rất “hiểm hóc” này đã giúp ta tránh được các hiểu lầm và bác bỏ các xuyên tạc, từ đó tập hợp được đông đảo quần chúng, các lực lượng yêu nước và chống Mỹ-ngụy cũng như bạn bè khắp năm châu. Bằng con mắt phân tích biện chứng, Đảng ta phát hiện và khoét sâu mâu thuẫn cơ bản của các cuộcchiến tranh xâm lượclà mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng cơ động để tiến công với phân tán để giữ đất. Đảng cũng luôn phân biệt rõ giữa chính phủ nước xâm lược và nhân dân nước đó, để đề ra đường lối ngoại giao thích hợp. Tư duy biện chứng của bộ thống soái chúng ta còn thể hiện ở chủ trương vừa đánh vừa đàm, đánh địch bằng ba mũi giáp công trên 3 vùng chiến lược, phát động chiến tranh nhân dân và thế trận tình báo nhân dân, áp dụng chiến tranh du kích biến hóa kết hợp với lối đánh quy ước, luôn nỗ lực giành quyền chủ động trên chiến trường, chủ động lựa chọn địa điểm và thời điểm giao chiến, chủ động phát hiện hoặc tạo lập thời cơ, khi thời cơ đến thì mau lẹ và quyết đoán chớp lấy thời cơ,... Cũng với tư duy biện chứng duy vật mác xít đó, từ những năm 1960, Trung ương Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh, đã dự đoán tài tình về một cuộc tập kích tàn bạo bằng B-52 vào thủ đô Hà Nội sau này, và vạch ra chiến lược chiến thuật thích hợp để “chàng David Việt Nam bé nhỏ” có thể đương đầu hiệu quả với sức mạnh sắt thép của “gã khổng lồ Goliath Mỹ” trong 12 ngày đêm tháng 12/1972. Ngụy quân và ngụy quyền (cả thời Pháp và thời Mỹ) tuy cũng là người Việt nhưng họ đã thất bại do hai lẽ:Thứ nhất, họ không đại diện cho dòng chảy chung của dân tộc (nên không được toàn dân tộc ủng hộ);thứ hai, họ không vận dụng phương pháp biện chứng duy vật để phát huy truyền thống dân tộc và khai thác sức mạnh của thời đại. Đã lỗi thời? Chủ nghĩa Marx-Lenin ưu việt như vậy nhưng vẫn có một số người, qua các trang mạng xã hội, không thừa nhận sự thật mười mươi đó. Nhânsự sụp đổ của Liên Xôvà khối XHCN Đông Âu trong thập niên 1990 cùng những yếu kém trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên thế giới, họ rối rít lên rằng học thuyết Marx-Lenin đã lỗi thời và đã đến lúc phải vứt nó vào sọt rác của lịch sử! Điểm lại các quan điểm thù địch với chủ nghĩa Marx-Lenin trên các trang mạng tiếng Việt (có server ở nước ngoài) thì thấy có 3 nhóm chính.Nhóm thứ 1gồm những người nói lấy được, theo kiểu viết bậy chửi xằng, không cần lý lẽ và thực tiễn gì, miễn sao bôi đen chế độ càng nhiều càng tốt. Câu chữ của nhóm này nhiều khi rất thô bỉ và mang màu sắc chợ búa...Nhóm thứ 2, “hàn lâm” hơn thì dùng chiêu ngụy biện, tháo rời rồi lắp rắp lại các tiểu tiết với nhau theo ý đồ của mình, cố tình thoát ly bối cảnh để đưa ra những kết luận sai lệch, không phản ánh đúng bản chất sự vật hiện tượng.Nhóm thứ 3chuyên tập trung vào các mặt tiêu cực, các yếu kém, thổi phồng lên. Các yếu tố nêu ra không phải là không có cái đúng sự thật, nhưng mục đích của nhóm này là phá hoại, gây chia rẽ, gieo rắc bất hòa chứ không phải là mục đích xây dựng, xuất phát từ cái tâm trong sáng của người phản biện tích cực và đường hoàng. Có lẽ thực tiễn các năm tháng kháng chiến thần thánh và công cuộc đổi mới của đất nước trong 3 thập kỷ qua là câu trả lời có sức nặng nhất đối với cái lý lẽ cho rằng chủ nghĩa Marx-Lenin đã đến hồi cáo chung. Trên phương diện lý luận, cần thấy rằng học thuyết này là một học thuyết ngoại nhập, từ chính thế giới văn minh phương Tây (cụ thể là châu Âu) với truyền thống khoa học và phân tích rất ấn tượng. Người Việt nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam không tự nghĩ ra học thuyết Marx-Lenin (mà chỉ vận dụng và phát triển sáng tạo trong hoàn cảnh Việt Nam). Lý luận Marx-Lenincũng không phải từ trên trời rơi xuống. Lý luận đó vừa là sự phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng con người, vừa là kết quả lao động của rất nhiều trí thức, trước hết là các bộ óc vĩ đại như Karl Marx, F. Engels, V. I. Lenin – các nhà tư tưởng và triết học lớn của thời hiện đại, tương tự như các danh nhân Aristotle, Platon của thời văn minh Hy Lạp xán lạn thuở xưa. Mà Marx và Engels cũng không chỉ sáng tạo đơn thuần. Họ đã kế thừa (có phê phán) tinh hoa trí tuệ từ cổ chí kim của nhân loại nói chung và châu Âu nói riêng, với đóng góp của các nhà triết học cổ điển Đức vĩ đại như Hegel, Kant và Feuerbach, các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (Adam Smith, David Ricardo), và các nhà XHCN không tưởng Pháp – những vị nổi danh về năng lực tư duy trừu tượng. Học thuyết Marx-Lenin được xây dựng vững vàng trên nền tảng logic hết sức chắc chắn của phép biện chứng duy vật (ra đời từ sự kết hợp có tính nhảy vọt giữa phép biện chứng đỉnh cao của Hegel với quan điểm duy vật quyết liệt của Feurbach), và trên cơ sở khái quát hóa các thành tựu của khoa học tự nhiên. Vì vậy nếu ai đó muốn phỉ nhổ (mà không suy nghĩ) vào học thuyết khoa học này thì tức là họ đã chà đạp lên cả văn minh phương Tây ngàn năm, lên các danh nhân nêu trên. Thực tế ngày nay, từ khi khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản phương Tây nổ ra (2008), các bản in cuốnTư bản luận(Das Kapital) bất hủ của Karl Marx bán khá chạy, trở thành “thời thượng” ở chính phương Tây (để giúp không chỉ giới sinh viên kinh tế, các nhà nghiên cứu mà còn cả các nhà doanh nghiệp phương Tây tìm hiểu ngọn nguồn của các đợt khủng hoảng có tính chu kỳ của nền kinh tế tư bản và tìm cách ứng phó). Đã có nhiều tổ chức và nhà kinh tế của chính phương Tây khẳng định, có nhóm dân chiếm chỉ 1% tổng dân số thế giới nhưng lại sở hữu tới 50% tổng tài sản thế giới. Riêng tổ chức Oxfam dự báo số 1% dân giàu nhất đó sẽ sở hữu nhiều hơn 50% tổng tài sản thế giới vào năm 2016. Về thu nhập có sự đối lập ngày càng lớn giữa những nhà tư bản và những người làm công ăn lương. Cuốn sáchTư bản trong thế kỷ 21của nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty (xuất bản lần đầu vào năm 2013) đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và bán được 1,5 triệu bản (tính đến tháng 1/2015, theo nguồn tinFrance24). Dựa trên sự khảo cứu hết sức kỳ công, cuốn “bestseller” này đưa ra kết luận: Sự bất bình đẳng là nét bản chất của nền kinh tế tư bản, và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trong chế độ tư bản (từ thế kỷ 18 cho đến nay). Cuốn sách đã củng cố thêm các phê phán trongDas Kapitalcủa Karl Marx. Chuyên khảo của Piketty dẫn lại sự kiện cảnh sát Nam Phi vào ngày 16/8/2012 (cách đây 3 năm) đã xả súng bắn chết 34 công nhân mỏ khi các công nhân này biểu tình đòi tăng lương, coi đó là một biểu hiện của mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động trong thời hiện đại. Từ trước năm 2008, cũng ở ngay chính phương Tây, đã có sẵn nhiều website (phổ biến bằng tiếng Anh, sử dụng cả tên miền quốc gia và quốc tế) chuyên lưu trữ và chia sẻ các tài liệu mác xít, bao gồm các tác phẩm kinh điển của những người sáng lập ra chủ nghĩa Marx-Lenin. Các website này thuộc về các chính đảng cánh tả, các nhóm phi chính phủ, hoặc các nhóm hâm mộ và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Thậm chí khi có nhà xuất bản quyết định rút các bản dịch tiếng Anh các tác phẩm của Marx và Engels ra khỏi một trong các trang chia sẻ như thế (với lý do họ sở hữu bản quyền và muốn thu lợi từ đó), họ đã gặp phải cơn mưa phản đối từ các độc giả khắp toàn cầu. Như vậycác thế lực phản độngkhông tiêu diệt được tư tưởng của Marx và Lenin trong thế kỷ 21. Họ cũng thất bại trong âm mưu đưa thi hài Lenin ra khỏi lăng trên Quảng trường Đỏ của nước Nga. Tại London (trung tâm tài chính của thế giới tư bản) vẫn sừng sững tượng Marx và Thư viện Tưởng niệm Marx. *** Nhiều yếu kém hiện nay liên quan đến công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là do các yếu tố văn hóa bản địa và hoàn cảnh lịch sử (bao gồm các tàn tích từ thời phong kiến phương Bắc cho đến thời kỳ thực dân kiểu cũ và mới), phải từ từ khắc phục. Nếp nghĩ và tính cách tiểu nông, tiểu tư sản, với các nhược điểm như tùy tiện, manh mún, ăn xổi ở thì, hẹp hòi… rõ ràng còn rất mạnh, đòi hỏi một cuộc chiến khổng lồ dài lâu để loại bỏ chúng. Con người và văn hóa Việt mới chỉ đang trong quá trình chuyển mình từ tĩnh sang động, từ khép kín sang hội nhập quốc tế sâu rộng, từ “amateur” sang chuyên nghiệp. Sự tồn tại của các yếu kém nói trên không liên quan đến công cụ tư duy rất sắc bén mà chúng ta đã tiếp thu từ chính phương Tây. Ngược lại chính phương pháp luận mác xít giúp chúng ta nhận rõ các điểm yếu trong tâm lý dân tộc, thấy được “người Việt xấu xí” là như thế nào và do đâu mà lại như vậy. Vấn đề bây giờ không phải là gác học thuyết Marx-Lenin sang một bên, mà là phải học tập nghiêm túc để hiểu thực chất của lý luận đó và phát triển sáng tạo nó trong tình hình mới. Bài học lịch sử đã chỉ ra, để theo kịp thời đại cần phải thường xuyên “mài sắc thanh bảo kiếm” đó, tránh tình trạng giữ khư khư trong vỏ khiến gươm hoen gỉ. Đồng thời cũng phải tránh bệnh “chém bừa” (gây sứt mẻ gươm) và, nguy hiểm hơn, tình trạng lợi dụng danh nghĩa gươm báu để hãm hại những người hiền tài của đất nước. Công tác xây dựng Đảng hiện nay đang được đặt ra cấp bách hơn lúc nào hết, đã trở thành vấn đề sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong công cuộc chỉnh đốn Đảng sắp tới, mỗi đảng viên cần nắm vững nắm chắc vũ khí Marx-Lenin để gột bỏ tư tưởng vị kỷ trong mỗi cá nhân và diệt trừ không chỉ chủ nghĩacơ hội chính trịmà còn cả các ung nhọt tham nhũng, quan liêu, đặc quyền đặc lợi, vì một xã hội lành mạnh, dân chủ, và văn minh./. Xem thêm: >>Chính nghĩa không thuộc về chế độ Việt Nam Cộng hòa >>Cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Việt >>Bè lũ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi. VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi. (VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên. (VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên. VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới. VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới. VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017. VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017. VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị. VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị. VOV.VN - Tập đoàn Pol Pot khéo che giấu bản chất trong thời gian dài, cố gắng lợi dụng niềm tin và sự trợ giúp chí tình của Việt Nam. VOV.VN - Tập đoàn Pol Pot khéo che giấu bản chất trong thời gian dài, cố gắng lợi dụng niềm tin và sự trợ giúp chí tình của Việt Nam. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/bao-kiem-marx-lenin-giup-dang-gianh-thang-loi-huy-hoang-381406.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Vai trò Libya trong chiến lược mới của hải quân Nga ở Địa Trung Hải
VOV.VN - Việc thiết lập mối quan hệ với Libya sẽ giúp hải quân Nga có thể hiện diện thường xuyên hơn ở Địa Trung Hải.
Theo các nhà phân tích, việc cung cấp viện trợ quân sự cho Libya để giúp nước này chống lại những phần tử cực đoan thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể đánh dấu sự khởi đầu trong chiến lược mới của Moscow nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đến vùng Kavkaz. Ngoài ra, đây cũng có thể được xem là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm mở rộng sự hiện diện hải quân của Nga ở Địa Trung Hải. Nội chiến tại Libya và sự xuất hiện của IS tại nước này Gần 4 năm sau khi chính quyền của ông Muammar Gaddafi bị lật đổ, Libya hiện đang sa lầy vào một cuộc nội chiến. Chính phủ được quốc tế công nhận - đang tạm thời “đóng đô” ở Tobruk, miền Đông Libya - phải chiến đấu chống lại chính phủ tự xưng đang giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli và các nhóm phiến quân có liên hệ với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Cuộc nội chiến này có vẻ bị “lãng quên” đối với truyền thông quốc tế. Tuy nhiên thời gian gần đây, cái tên Libya lại một lần nữa được nhắc đến trong các bản tin thời sự khi IS đăng tải một đoạn video khủng khiếp mô tả cảnh hành quyết 21 người Công giáo Ai Cập trên một  bờ biển tại Libya. Sau các cuộc không kích gần đây của Ai Cập nhằm vào các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Libya nhằm trả đũa việc IS hành quyết 21 công dân Ai Cập, các cuộc tranh luận về sự hỗ trợ quốc tế cho chính phủ hợp pháp tại Libya hiện nay đã diễn ra tại Liên Hợp Quốc. Một số cường quốc thế giới và bản thân chính thể hợp hiến hiện nay ở Libya đã phản đối sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào nước này. Lựa chọn khả dĩ nhất đang được thảo luận hiện nay là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí được áp đặt đối với Libya kể từ năm 2011. Jordan - một quốc gia vùng Vịnh gần đây đã lưu hành một dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong đó đề xuất việc dỡ bỏ lệnh cấm vận như là một trong số các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ Libya. Bình luận về các sự kiện đang diễn ra ở Libya và triển vọng các nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm hỗ trợ nước này, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin nói rằng, Moscow sẽ “nghiêm túc xem xét” dự thảo nghị quyết của Jordan cũng như khả năng cung cấp vũ khí cho chính phủ Libya nhằm chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo. "Chúng tôi đã sẵn sàng để thảo luận về cách thức nhằm giúp Libya có thể thoát khỏi tình trạng hiện nay, bao gồm cả việc đơn giản hóa thủ tục cung cấp vũ khí cho chính phủ Libya", ông Churkin nói với hãng thông tấn TASS. Khi được hỏi liệu Nga có xem xét việc tham gia vào các chiến dịch quốc tế chống IS tại Libya, ông Churkin nói rằng, "từ quan điểm chính trị" ông sẽ không loại trừ khả năng này. Tuy nhiên quyết định như thế nào sẽ thuộc thẩm quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo các nhà phân tích, tuyên bố của nhà ngoại giao Nga về một nỗ lực có thể được đưa ra nhằm chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Libya báo hiệu một sự thay đổi lớn trong chiến lược của Moscow. Trước lo ngại về sự lây lan của Nhà nước Hồi giáo cực đoan đến vùng Kavkaz nhưng lại không muốn liên quan đến liên quân quốc tế chống IS do Mỹ dẫn đầu hiện nay tại Iraq và Syria, Nga đã tìm thấy vị trí của mình tại Libya - nơi sự tham dự của Nga có thể đóng một vai trò quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 18/2 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Libya nói rằng, nước ông đang rất dễ bị tổn thương bởi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, đồng thời nhấn mạnh rằng, Libya đang tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp của cộng đồng quốc tế. Nếu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya, nó sẽ mở đường cho việc cung cấp trực tiếp các thiết bị quân sự cho nước này trong đó Nga có thể đóng một vai trò quan trọng. Trước khi chính quyền của ông Muammar Gaddafi sụp đổ, Libya và Nga đã ký kết nhiều hợp đồng vũ khí trị giá khoảng 4-10 tỷ USD. Sau cuộc cách mạng năm 2011, chính phủ mới tại Libya đã bắt tay vào việc xem xét các giao dịch vũ khí trên, tuy nhiên do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ban hành Nghị quyết 1973 ngày 17/3/2011 áp đặt một lệnh cấm vận vũ khí, đến nay không có hợp đồng vũ khí nào giữa Libya và Nga được thực hiện. Gần đây xuất hiện thông tin cho rằng, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Ai Cập ngày 9-10/2 vừa qua, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Libya cũng đã đến thủ đô Cairo và có cuộc gặp với phái đoàn Nga và quan chức chính quyền Ai Cập. Theo một số báo cáo chưa được xác nhận, Nga và Libya sau đó đã ký một thỏa thuận chuyển giao vũ khí. Thỏa thuận này có thể có hiệu lực sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Nga có khả năng trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn của Libya vì theo một thỏa thuận năm 2008, Moscow đã xóa khoản nợ trị giá 4,5 tỷ USD cho Tripoli để đổi lấy các hợp đồng cho các công ty quốc phòng của Nga. Cho đến nay, các hợp đồng này vẫn chưa được chính phủ Libya thực hiện. Bên cạnh đó, ý định mua trang thiết bị quân sự do Nga sản xuất của Libya là khá rõ ràng. Lực lượng quân đội của quốc gia này hầu như toàn bộ được đào tạo sử dụng vũ khí mà Liên Xô cung cấp cho Tripoli trong suốt thập niên 80 của thế kỷ trước - do đó họ có chuyên môn cần thiết để có sử dụng ngay lập tức những loại vũ khí Nga. Cố vấn đặc biệt của Chủ tịch Quốc hội Libya trong chuyến thăm đến Moscow ngày 5/2 vừa qua cho biết, chính phủ Libya muốn mua những thiết bị quân sự mới nhất của Nga và muốn các chuyên gia Nga đào tạo cán bộ quân sự cho Libya. Có thông tin cho rằng, vào khoảng giữa năm 2008 và 2010, Moscow và chính quyền Gaddafi khi đó đã thảo luận một số hợp đồng vũ khí. Theo đó, Libya sẽ mua một số máy bay chiến đấu SU-35 và SU-30MK, cũng như các loại trực thăng KA-52, KA-28, MI-17 và MI-35M. Chính quyền Gaddafi cũng đã đồng ý mua các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2, xe tăng T-90, hệ thống tên lửa phòng không TOR-M1 cùng một số lượng lớn vũ khí cầm tay. Hiện vẫn chưa rõ, hệ thống vũ khí nào sẽ được đưa vào hợp đồng mới giữa Libya và Nga và liệu các loại vũ khí này có hiệu quả trong cuộc chiến chống lại những kẻ cực đoan hay không? Có ý kiến cho rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí có thể được coi là một bước đi nguy hiểm vào thời điểm này, bởi chính phủ không được quốc tế công nhận đang kiểm soát phần phía Tây Libya có thể mua bán các thiết bị quân sự. Tuy nhiên, với quy định trong Nghị quyết số 2174 (2014) của Hội đồng Bảo an, việc bán vũ khí cho chính quyền được quốc tế công nhận ở Tobruk có thể được thực hiện với sự chấp thuận của Ủy ban Trừng phạt của Hội đồng Bảo an. Chính vì vậy, Nga có thể yêu cầu một sự ủy quyền tại Hội đồng Bảo an mà không cần phải dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận. Phát biểu với các phóng viên tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Nga Vitaly Churkin nói rằng, hải quân Nga có thể tham gia hoạt động ngoài khơi bờ biển Libya để ngăn chặn việc cung cấp vũ khí cho các phần tử cực đoan bằng đường biển. "Nếu Nga có thể tham gia vào các hoạt động ngoài khơi bờ biển Somalia thì không có lý do gì chúng tôi không thể tham gia vào một hoạt động ở Địa Trung Hải", ông Churkin lập luận. Năm 2008 tàu chiến Nga đã tham gia vào các nỗ lực quốc tế nhằm chống nạn cướp biển ngoài khơi Somalia. Theo Nghị quyết số 1838 (2008) của Liên Hợp Quốc cho phép các quốc gia triển khai các tàu hải quân ở vùng biển gần Somalia để chống nạn cướp biển, Nga đã gửi 3 tàu chiến tới tuần tra vùng biển ngoài khơi vùng Sừng châu Phi và hộ tống các tàu dân sự. Trong vài năm qua, hải quân Nga đã hoạt động rất tích cực ở vùng biển Địa Trung Hải. Moscow tuyên bố sẽ tiến đến việc đưa hải quân thường xuyên hiện diện tại đây để tăng cường ảnh hưởng của Nga lên khu vực Trung Đông. Một nhóm gồm các tàu chiến từ hạm đội Biển Bắc, hạm đội Baltic và hạm đội Biển Đen của Nga đã tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên trên biển Địa Trung Hải và đang nỗ lực để đạt được tầm ảnh hưởng mà Hạm đội Hải quân số 5 của Liên Xô cũ đã từng có trước đây khi đồn trú tại khu vực này. Bên cạnh đó, chính phủ hiện nay ở Tobruk đặc biệt quan ngại về sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố đến thành phố cảng do phe nổi dậy chiếm giữ ở phía Tây Libya, cũng như việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp dọc theo bờ biển. Chính vì vậy, sứ mệnh của các tàu chiến Nga sẽ là đảm bảo phong tỏa các vùng lãnh hải của Libya và ngăn chặn các loại vũ khí rơi vào tay những phần tử cực đoan. Năm 2008, Moscow và Tripoli đã đồng ý thiết lập một căn cứ hải quân Nga ở Benghazi. Tuy nhiên kế hoạch này đã không trở thành hiện thực. Với việc cơ sở hải quân Tartus của Nga tại Syria khó có khả năng được nâng cấp thành một căn cứ hải quân trong tương lai, Moscow đang tính đến việc lập một căn cứ hải quân khác trên khu vực Địa Trung Hải. Theo các nhà phân tích, việc khôi phục lại quan hệ Nga - Libya sẽ là thắng lợi cho cả hai bên. Chính phủ Libya sẽ nhận được trang thiết bị quân sự rất cần thiết để chống lại phiến quân và các cuộc tấn công của IS, còn Nga sẽ có thêm các hợp đồng cho các công ty quốc phòng của mình cũng như có thể thiết lập sự hiện diện hải quân lâu dài tại các thành phố cảng của Libya, đồng thời giúp cho hải quân Nga có thể hiện diện thường xuyên hơn ở Địa Trung Hải./. VOV.VN - Theo Tổng Thư ký NATO, tình hình ngày càng xấu đi ở quốc gia ở cửa ngõ vào châu Âu này đang đặt ra mối đe dọa an ninh mới cho phương Tây. VOV.VN - Theo Tổng Thư ký NATO, tình hình ngày càng xấu đi ở quốc gia ở cửa ngõ vào châu Âu này đang đặt ra mối đe dọa an ninh mới cho phương Tây. VOV.VN - Đại diện Liên Hợp Quốc nhận định tổ chức IS sẽ không từ bất cứ thủ đoạn để gia tăng hiện diện tại quốc gia Trung Đông này. VOV.VN - Đại diện Liên Hợp Quốc nhận định tổ chức IS sẽ không từ bất cứ thủ đoạn để gia tăng hiện diện tại quốc gia Trung Đông này. VOV.VN - Nhiều người nước ngoài đã mất tích sau khi các tay súng IS tấn công mỏ dầu Al Ghani tại Libya hôm 6/3 vừa qua. VOV.VN - Nhiều người nước ngoài đã mất tích sau khi các tay súng IS tấn công mỏ dầu Al Ghani tại Libya hôm 6/3 vừa qua. VOV.VN - Mức độ hợp tác giữa hải quân hai cường quốc này ngày càng tăng cường và đa dạng hóa. VOV.VN - Mức độ hợp tác giữa hải quân hai cường quốc này ngày càng tăng cường và đa dạng hóa. VOV.VN - Tuyên bố của ông ai-Sisi được đưa ra sau vụ các phiến quân Nhà nước Hồi giáo mới đây đã chặt đầu 21 con tin Ai Cập tại Libya. VOV.VN - Tuyên bố của ông ai-Sisi được đưa ra sau vụ các phiến quân Nhà nước Hồi giáo mới đây đã chặt đầu 21 con tin Ai Cập tại Libya. VOV.VN - Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, từ đầu tháng đến nay đã có 25.000 người Ai Cập trở về từ nước láng giềng Libya. VOV.VN - Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, từ đầu tháng đến nay đã có 25.000 người Ai Cập trở về từ nước láng giềng Libya. VOV.VN - Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Phi, Tướng David Rodriguez ngày 3/12 cho biết IS đang huấn luyện hàng trăm chiến binh tại miền Đông Libya. VOV.VN - Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Phi, Tướng David Rodriguez ngày 3/12 cho biết IS đang huấn luyện hàng trăm chiến binh tại miền Đông Libya. VOV.VN - Bất ổn gia tăng tại Libya kể từ khi chế độ Gaddafi bị sụp đổ đang tạo cơ hội cho nhóm Nhà nước Hồi giáo ( IS) tràn sang lãnh thổ nước này. VOV.VN - Bất ổn gia tăng tại Libya kể từ khi chế độ Gaddafi bị sụp đổ đang tạo cơ hội cho nhóm Nhà nước Hồi giáo ( IS) tràn sang lãnh thổ nước này. VOV.VN - Cuối tuần trước các vụ tấn công khủng bố xảy ra hồi tại miền Đông nước này làm hơn 40 người thiệt mạng. VOV.VN - Cuối tuần trước các vụ tấn công khủng bố xảy ra hồi tại miền Đông nước này làm hơn 40 người thiệt mạng. VOV.VN - Ngoại trưởng Libya đã đưa ra cảnh báo này vào hôm qua (26/2). Tuy nhiên Libya không ủng hộ can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Libya. VOV.VN - Ngoại trưởng Libya đã đưa ra cảnh báo này vào hôm qua (26/2). Tuy nhiên Libya không ủng hộ can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Libya. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/vai-tro-libya-trong-chien-luoc-moi-cua-hai-quan-nga-o-dia-trung-hai-387460.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?
VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?
LTS:Trongphần 1tác giả Mizokami nêu bật các trở ngại khiến quân đội Trung Quốc khó triển khai sức mạnhra bên ngoàiđể thực hiện các ý định chiến lược của quốc gia này trên bàn cờ thế giới. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể thêm về binh lực của Trung Quốc và những yếu kém của nó qua nghiên cứu của nhà báo này. *** (Phần 2) Đội hình chiến đấu có vẻ hùng hậu... Trung Quốc có lực lượng quân đội đông nhất thế giới, không dưới 2,3 triệu quân nhân thường trực. Ngoài ra họ còn có thêm 800.000 người trong lực lượng dự bị và dân quân. Những lực lượng trên bộ này đa phần là để phòng thủ trong nước. Đối với việc triển khai sức mạnh bên ngoài biên giới, Trung Quốc có 3 sư đoàn không vận, 2 sư đoàn thủy quân lục chiến, và 3 lữ đoàn thủy quân lục chiến. Các thiết bị chủ lực bao gồm hơn 7.000 xe tăng và 8.000 khẩu pháo. Hải quân Trung Quốccó trong biên chế 255.000 thủy thủ và 10.000 lính thủy đánh bộ. Hải quân PLA chia thành Hạm đội Bắc, Đông và Nam. Họ sở hữu một tàu sân bay, 23 khu trục hạm, 52 hộ tống hạm, 49 tàu ngầm tấn công diesel, và 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Trung Quốc có ít nhất 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin, đại diện cho sức mạnh răn đe của Bắc Kinh trên biển. Không quân PLAcó 330.000 quân nhân thường trực bố trí trong hơn 150 căn cứ của không quân và căn cứ hàng không của hải quân. Không quân PLA và nhánh hàng không của Hải quân PLA cùng sở hữu 1.321 chiến đấu cơ và máy bay tấn công, bao gồm hàng trăm chiếc J-7, cộng 134 máy bay ném bom hạng nặng và máy bay chở nhiên liệu, cùng với 20 máy bay cảnh báo sớm. Trung Quốc cũng vận hành hơn 700 trực thăng chiến đấu. PLA có Quân đoàn “Pháo binh Thứ 2” – một nhánh độc lập phụ trách các tên lửa thông thường và hạt nhân trên bộ. Lực lượng này có từ 90.000 đến 120.000 nhân viên, chia làm 6 lữ đoàn tên lửa. Quân đoàn Pháo binh Thứ 2 có hơn 1.100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn thông thường với cự ly bắn xấp xỉ 1.000km, 300 tên lửa đạn đạo tầm trung thông thường, và ước tính khoảng 120 tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm xa. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính ngân sách quốc phòng Trung Quốc vào năm 2013 là vào khoảng 188 tỷ USD, tức là bằng khoảng 9% tổng chi phí quân sự toàn cầu và gần suýt soát một nửa tổng chi phí châu Á. Cùng năm này, Mỹ chi 640 tỷ USD cho quốc phòng, Nga 88 tỷ USD, Ấn Độ là 47 tỷ USD và Nhật Bản là 48 tỷ USD. “Bộ sưu tập đồ cổ” Bất kể việc ngân sách quốc phòng gia tăng không ngừng, kho vũ khí của Trung Quốc vẫn đầy rẫy hàng “quá đát”. PLA sở hữu 7.580 xe tăng đánh trận - nhiều hơn con số của Mỹ. Nhưng chỉ có 450 chiếc trong đó – loại 98A và 99, là còn khả dĩ hiện đại, được trang bị pháo 125mm, giáp composite, và các hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Trong khi đó, tất cả số 5.000 xe tăng M-1 của Mỹ đều hiện đại. Trung Quốc cũng có nhiều máy bay chiến đấu. Tính cả lực lượng không quân chung của toàn quân và không quân của riêng hải quân, Trung Quốc sở hữu tới 1.321 chiến đấu cơ – số lượng chỉ kém phía Mỹ một chút. Tuy nhiên không quân Trung Quốc cũng đa phần bảo dưỡng các máy bay lỗi thời. Trong tổng số 1.321 máy bay chiến đấu, chỉ có 502 chiếc là hiện đại – bao gồm 296 chiếc là phiên bản biến thể của Su-27 của Nga, và 206 chiếc J-10 thuộc nhóm tự thiết kế. Số 819 chiến đấu cơ còn lại, bao gồm hầu hết là kiểu J-7, J-8 và Q-5, là các mẫu thiết kế từ những năm 1960 và được chế tạo vào thập niên 1970. Hải quân Trung Quốc là ở trong tình trạng “khá” nhất. Các khu trục hạm và hộ tống hạm tương đối mới nhưng chiếc tàu sân bay Liêu Ninh là một tàu “bãi rác” thời Xô viết được tân trang lại. Sau 9 năm chỉnh sửa, tàu Liêu Ninh đã được đưa vào thử nghiệm ngoài biển vào năm 2011. Tàu Liêu Ninh bằng nửa kích cỡ của một siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz của Mỹ, và chỉ chở được một nửa số máy bay mà tàu Mỹ chở được. Do tàu sân bay Liêu Ninh thiếu máy phóng máy bay, các chiến đấu cơ hải quân J-15 phải sử dụng một đầu dốc ở cuối đường băng để cất cánh, và do vậy bị giới hạn về tầm bay và lượng tải. Tàu Liêu Ninh thiếu radar và phi cơ tiếp nhiên liệu, chính điều này đã mang lại cho tàu sân bay Mỹ lợi thế tấn công ở cự ly xa. Sốtàu ngầmcòn lại của Trung Quốc, đặc biệt là những con tàu vào thập niên 1980, là hoàn toàn cổ lỗ sĩ. Hải quân PLA đã ngừng sản xuất lớp Thương chạy bằng hạt nhân sau khi chỉ chế tạo có 3 tàu thuộc lớp này. Ngoài ra, Bắc Kinh đã đặt hàng với Nga để mua tới 4 chiếc tàu ngầm lớp Kalina – dấu hiệu cho thấy người Trung Quốc thiếu tin tưởng vào các thiết kế “cây nhà lá vườn”. Tự sản xuất vũ khí hiện đại Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất về sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc là các vũ khí mới tự thiết kế và sản xuất ở trong nước. Bắc Kinh đang tích cực chế tạo chiến hạm, máy bay, phi cơ không người lái và xe tăng mới – những vũ khí này bề ngoài có vẻ sánh ngang hàng với vũ khí phương Tây. Nhưng chúng ta biết rất ít về các vũ khí tự chế của Trung Quốc, và cách vận hành trong thực tế của các thiết bị này. Mong muốn hiện đại hóa quân đội, vào những năm 1980, Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nhà thầu quốc phòng phương Tây. Bắc Kinh mua máy bay trực thăng, phi cơ, động cơ, thiết bị điện tử hải quân và đạn dược. Thế nhưng sau biến cố 1989 trên quảng trường Thiên An Môn, Mỹ và châu Âu đã cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Thế là Trung Quốcquay sang Nga, nhưng Nga thà bán thành phẩm cho Trung Quốc còn hơn giúp nước láng giềng này phát triển ngành công nghiệp quốc phòng riêng. Bắc Kinh nhận thức được rằng họ sẽ phải phát triển vũ khí hoàn toàn dựa vào sức mình. Điều này không dễ. Trên toàn cầu, chỉ có Mỹ vẫn có đầy đủ công nghệ, kiến thức chuyên sâu và năng lực công nghiệp để phát triển toàn bộ kho vũ khí của riêng mình. Điều này hiển nhiên là rất tốn kém. Tất nhiên không phải tất cả các vũ khí mới của PLA là hàng nhái. Nhưng hàng “của nhà trồng được” thường không đảm bảo chất lượng tương xứng. Chẳng hạn, chiếc chiến đấu cơ J-20 tàng hình đã bay khá nhiều chuyến thử nghiệm kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2010. Cỗ máy to lớn, góc cạnh này tỏ ra bay được cự ly xa và chở được nhiều đạn dược nhưng rất khó đo được mức độ tàng hình của nó. Thiết bị điện tử, hệ thống điều khiển khí động học, vũ khí và cảm biến, đặc biệt là các động cơ của nó đều có vấn đề này nọ. Có dấu hiệu cho thấy các nhà thiết kế máy bay J-20 đang chờ đợi có động cơ mới do Trung Quốc phát triển để thay thế các động cơ AL-31N do Nga chế tạo. Xin lưu ý, chiếc chiến đấu cơ F-35 Joint Strike mới nhất của Mỹ lần đầu bay vào năm 2006 và sẽ phải đến tận năm 2016 mới đáp ứng được yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Mà đấy là Mỹ có kinh nghiệm phát triển các chiến đấu cơ tàng hình (Trung Quốc thì không). Nếu giả sử Trung Quốc chỉ mất có 10 năm tính từ chuyến bay đầu tiên cho tới khi sẵn sàng chiến đấu, chiếc J-20 vẫn sẽ không nằm trong đội hình chiến đấu cơ tuyến đầu trước năm 2016 (sớm nhất). Các thông số của khu trục hạm phòng không kiểu 052C/D của hải quân PLA khiến cho những chiếc tàu này rất giống tàu phương Tây, như là chiếcDaringscủa Anh và chiếcArleigh Burkes của Mỹ. Nhưng chúng ta chưa rõ lắm về mức độ phối hợp giữa hệ thống phòng không và hệ thống radar mảng pha quét điện tử đi kèm, cũng như mức độ tin cậy và chính xác của các tên lửa trên tàu. Nói về chuyện phát triển vũ khí, Trung Quốc tụt hậu so với Nga và phương Tây rất nhiều và vẫn đang nỗ lực để theo kịp họ. Về mặt quân sự, khi nào thì Trung Quốc đuổi kịp Mỹ? Câu trả lời rất khó nói. Câu cửa miệng của giới quan sát tình hình Trung Quốc là “Trung Quốc sẽ già đi trước khi trở nên giàu có”. Chính sách “một con” của Trung Quốcđã làm xu hướng già hóa càng mạnh thêm. Hiện nay Trung Quốc có 16 người hưu trí trên 100 lao động. Triển vọng sẽ là 64 người hưu trí trên 100 lao động vào năm 2050. Điều này có ảnh hưởng gián tiếp nhưng nghiêm trọng tới khả năng phòng thủ của Trung Quốc. Đa phần người dân Trung Quốc không có tiền lương hưu và khi già cả, họ phải dựa vào tiền tiết kiệm - tình hình càng khó khăn hơn khi họ chỉ có 1 đứa con chăm sóc cho cả hai bố mẹ. Trung Quốc là một cường quốc với nhiều vấn đề nội tại, trong đó có những cái rất khó giải quyết như là bài toán nhân khẩu nói trên. Trong khi đó, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã khiến nhiều nước láng giềng của nước này phải dè chừng. Từ sự dè chừng đó, họ đi tới chỗ kết nối lại và tìm kiếm sự ủng hộ của các đồng minh lớn hơn, mạnh hơn. Nhật Bản hiện là trung tâm cho rất nhiều hợp tác như thế giữa các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhật Bản đang chủ động xây dựng quan hệ không chỉ với phương Tây mà còn cả hàng loạt nước láng giềng của Trung Quốc. Nội dung quan hệ bao gồm hợp tác hậu cần, cùng phát triển thiết bị quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, tập trận chung, và trợ giúp liên quan tới an ninh. Thực tế trong các nước láng giềng của Trung Quốc, có những nước đã mua được phương tiện còn hiện đại hơn cả vũ khí của hải quân Trung Quốc. Riêng Philippines, bị kẹt trong thế đối đầu với Trung Quốc về một số bãi cạn, đã bắt đầu xốc lại lực lượng hải quân và không quân của mình, mua thêm tàu cũ của Mỹ và máy bay chiến đấu của Hàn Quốc. Manila cũng đồng ý cung cấp căn cứ trên lãnh thổ của mình cho quân đội Mỹ./. *** >> Xem kỳ 1:Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay. VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay. VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc. VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc. VOV.VN - Ông Tập đã nhắc lại chuyện Trung Quốc bị “bắt nạt” trong quá khứ rồi kêu gọi dân chúng và quân đội cứng rắn bảo vệ biên cương. VOV.VN - Ông Tập đã nhắc lại chuyện Trung Quốc bị “bắt nạt” trong quá khứ rồi kêu gọi dân chúng và quân đội cứng rắn bảo vệ biên cương. (VOV) - Quả bom dân số khiến Trung Quốc theo đuổi chính sách 1 con. Tuy nhiên, nước này đang phải đối diện với nhiều hệ lụy không mong muốn. (VOV) - Quả bom dân số khiến Trung Quốc theo đuổi chính sách 1 con. Tuy nhiên, nước này đang phải đối diện với nhiều hệ lụy không mong muốn. (VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung. (VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung. VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ. VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ. VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ. VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ. VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy. VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/quan-doi-trung-quoc-co-phai-la-rong-xin-356380.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và quan hệ CIA-quân đội Mỹ
VOV.VN - Trong cộng đồng tình báo Mỹ, khét tiếng nhất là CIA, tuy là dân sự nhưng tham gia nhiều hoạt động quân sự riêng hoặc chung.
LTS:VOV.VN xin giới thiệu phần lược dịch bài viết của trung tá John D. Johnson, sĩ quan lục quân Mỹ biệt phái sang Văn phòng Quân vụ của CIA. Ông Johnson từng phục vụ ở Afghanistan, Iraq, Hàn Quốc và Đức cũng như ở Mỹ. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tạo ra Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bằng việc ký Đạo luật An ninh Quốc gia vào năm 1947, cơ quan này và Bộ Quốc phòng Mỹ đã hợp tác với nhau để đạt mục tiêu chung làbảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Trong các năm qua, kết quả của sự hợp tác giữa CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ có lúc hiệu quả có lúc không. Thi thoảng, quan hệ giữa đôi bên rất tích cực, nhưng lại có những lúc văn hóa của hai cơ quan này xung khắc với nhau và sĩ quan của hai tổ chức vẫn tìm cách dè phòng nhau. Cuộc đột kích thành công vào khu nhà ở phức hợp của Osama bin Laden ở Abbottabad, Pakistan vào tháng 5/2011 có lẽ là ví dụ rõ ràng nhất hiện nay về hợp tác CIA-Bộ Quốc phòng. Cuộc đột kích đó cũng chỉ rõ bản chất bổ sung lẫn nhau giữa hai tổ chức này, mỗi bên có ưu thế riêng. CIA và quân đội Mỹ cần hợp tác với nhau kể cả sau khi Mỹ rút dần quân khỏi Afghanistan, và trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa không quy ước ở các khu vực như là Nam Á, Bắc Phi và Trung Đông. Theo các chuyên gia, điều quan trọng là quân đội hiểu được các sứ mệnh, cơ cấu tổ chức, và các năng lực của CIA, cũng như sự khác biệt giữa CIA và quân đội Mỹ. 1. Sứ mệnh của CIA CIA là một cơ quan chính phủ độc lập chịu trách nhiệm về cung cấp thông tin tình báo an ninh quốc gia cho các nhà hoạch định chính sách cao cấp. Đạo luật An ninh Quốc gia 1947 thiết lập hành lang pháp lý cho cơ quan này tiến hành 3 hoạt động chính sau: Thu thập thông tin tình báo hải ngoại; phân tích tình báo; và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của tổng thống Mỹ, “ở những chỗ mà vai trò của chính phủ Mỹ sẽ không rõ ràng hoặc không công khai thừa nhận”, nói cách khác là hoạt động mật. >> Xem thêm:Mỹ và cơn ám ảnh tình báo 2. Tổ chức Để hoàn thành sứ mệnh của mình, CIA được chia làm 4 thành tố: Cục Hoạt động Ngầm (NCS) – cục này vẫn có tên Cục Tác chiến cho đến năm 2005; Cục Tình báo (DI); Cục Khoa học và Công nghệ (DS&T); và Cục Hậu cần (DS). Mỗi cục có vô số những đơn vị nhỏ hơn nữa ở cả tổng hành dinh CIA và ngoài thực địa. Ngoài ra còn có bộ phận tham mưu gồm các phòng chuyên môn phụ trách vấn đề công, vấn đề quốc hội, và vấn đề quân sự. Sứ mệnh của NCSlà tăng cường an ninh quốc gia và các mục tiêu đối ngoại thông qua hoạt động thu thập tình báo bằng con người và các hành động ngầm. NCS bao gồm chủ yếu là các sĩ quan thực địa có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo nước ngoài, qua việc thu nạp các đầu mối được tiếp cận với các thông tin tình báo có giá trị. Các sĩ quan NCS có lẽ là nhóm mà mọi người hay nghĩ tới nhất khi liên tưởng đến CIA: một nhân vật kiểuJames Bond. Trong khi đó DIbao gồm các sĩ quan phân tích thông tin tình báo thu thập từ vô số nguồn, như là các báo cáo tình báo do bên NCS cung cấp, tình báo tín hiệu, tình báo hình ảnh (vệ tinh), tình báo quân sự, tình báo thu thập từ nguồn mở… Kết quả của việc thu thập và phân tích này là các báo cáo tình báo thành phẩm dành cho tổng thống, thành viên nội các, và các vị lãnh đạo quyết định chính sách an ninh quốc gia. Cục DS&Tgồm các sĩ quan chuyên tạo ra, chỉnh đổi, phát triển và vận hành các hệ thống thu thập kỹ thuật, đồng thời áp dụng công nghệ vào việc thu thập, phân tích, và xử lý thông tin. Họ phát triển các công cụ và công nghệ cần thiết để thu thập thông tin tình báo nước ngoài và hỗ trợ các hoạt động CIA trên “chiến trường”. Một ví dụ tiêu biểu về công nghệ ở đây là chiếc kẹp cà vạt đóng vai trò của một máy ghi hình thu nhỏ. 3. Cục và trung tâm Ngoài 4 cục nói trên, CIA còn quản lý vài trung tâm chức năng mà bên quân đội thường xuyên tương tác. Những trung tâm này bao gồm Trung tâm Chống khủng bố, Trung tâm Tác chiến Thông tin, Trung tâm Chống Phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, Trung tâm Tội phạm và Ma túy, Trung tâm Nguồn mở, Trung tâm Hoạt động Đặc biệt, và Trung tâm Phản gián. Khác biệt chính giữa các cục và trung tâm của CIA nằm ở chỗ các trung tâm kết nối người của các cục, và bao gồm cả nhân viên đến từ các cơ quan tình báo khác, như là Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). 4. Các khách hàng và sản phẩm của CIA Trong khi quân đội tìm kiếm các nguồn tin tình báo con người ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch để đáp ứng các đòi hỏi tình báo ưu tiên của sĩ quan chỉ huy, thì CIA trong phần đa công việc của mình lại tập trung vào các nguồn tin tình báo con người ở cấp độ chiến lược. Tất nhiên các thông tin tình báo của NCS được cung cấp cho bên quân đội qua hình thức phân phối điện tín mật. Tương tự, DI hướng các hoạt động phân tích tình báo nguồn mở của mình vào các vấn đề mà tổng thống và các quan chức cao cấp của Mỹ quan tâm. Cục DI đóng góp vào sản phẩm tình báo chất lượng cao của cộng đồng tình báo - đó là bản thông báo hàng ngày dành cho tổng thống. Nhiều sản phẩm của DI cũng được cung cấp cho quân đội thông qua website mật của CIA – Tạp chí Tình báo Toàn cầu. Các sản phẩm CIA khác không thuộc diện mật là World Fact Book thường niên; danh bạ trực tuyến được xuất bản đều đặn về các nguyên thủ và thành viên nội các các chính phủ nước ngoài; và các đoạn trích không thuộc diện mật lấy từ tạp chí Tình báo học – tạp chí chuyên ngành của CIA. 5. Hành động mật Đạo luật An ninh Quốc gia 1947 cho phép CIA thực thi các chức năng và nhiệm vụ khác khi được tổng thống chỉ đạo như vậy (ví dụ các hoạt động ngầm). >> Xem thêm:CIA đạo diễn cuộc đảo chính tại Iran Hoạt động mật khác với các hoạt động khác của CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ ở chỗ: sự dính líu của chính quyền Mỹ không được thừa nhận công khai trong một chiến dịch tình báo nào đó. 6. Bảo vệ nguồn tin và các phương pháp nghiệp vụ Cũng như Bộ Quốc phòng và các cơ quan tình báo khác, CIA nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn tin tình báo và phương pháp thu thập. Do đó nhiều tin tức tình báo nhạy cảm của CIA được phân loại cao độ, nên chỉ các cá nhân có nhu cầu và được đưa vào một chương trình nào đó thì mới được tiếp cận thông tin. Quân đội được đưa vào các chương trình của CIA khi thích hợp, nhưng thường thì, các sĩ quan CIA không được phép chia sẻ với bên quân đội thông tin về một chương trình CIA nào đó bởi vì chương trình này được bảo mật cao. 7. Trưởng trạm Ngoài thực địa, CIA quản lý các hoạt động của mình thông qua một mạng lưới các trạm hải ngoại. Sĩ quan cao cấp của CIA tại mỗi trạm này gọi là trạm trưởng. Trạm trưởng đóng vai trò khá giống với một chỉ huy quân sự. Trạm trưởng giám sát các nỗ lực thu thập tình báo đối ngoại của trạm, liên lạc với các đối tác của cơ quan tình báo đối ngoại, và quản lý việc tránh xung khắc giữa các hoạt động mình với các hoạt động của các thể chế khác của chính phủ, bao gồm Bộ Quốc phòng Mỹ. 8. Cấp bậc và quan hệ Trong khi hầu hết các sĩ quan CIA có nhận thức nhất định về cấp bậc trong quân đội thì bản thân CIA lại là một tổ chức ít chú ý đến cấp bậc hơn bên quân đội. Quân đội Mỹ đề cao cấu trúc tôn ti hơn, xưng hô theo họ và lon, trong khi đó bên CIA ít nặng về hình thức hơn, xưng hô chủ yếu theo tên riêng. Tuy nhiên, sự khác biệt còn bao gồm cả đồng phục, biệt ngữ, quy định về đầu tóc, tuổi tác, giáo dục, tỷ lệ giới, lương, ngân sách và số lượng nhân sự. 9. Lãnh đạo và quản lý Một khác biệt văn hóa nữa giữa CIA và quân đội Mỹ là ý tưởng về lãnh đạo và quản lý. Quân đội Mỹ thiên về lãnh đạo, điều này thể hiện rõ trong chương trình đào tạo quân nhân chuyên nghiệp. Ngay từ đầu sự nghiệp của mình, các sĩ quan quân đội đã được phát triển theo hướng trở thành lãnh đạo. Quá trình huấn luyện lãnh đạo tiếp diễn trong suốt sự nghiệp của một sĩ quan. 10. Hoạt động quân sự của CIA Có nhiều kênh để quân đội Mỹ tương tác với CIA và ngược lại. Tại trụ sở CIA, Văn phòng Quân vụ có nhiệm vụ điều phối, lên kế hoạch, thực thi và duy trì các hoạt động toàn cầu hỗ trợ cho sự hợp tác giữa CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ dựa trên các ưu tiên do giám đốc CIA đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu an ninh quốc gia. Ngoài thực địa, bên cạnh các trạm tình báo đã nêu ở trên, CIA còn bố trí các đại diện của mình bên trong các cơ cấu chỉ huy tác chiến của Bộ Quốc phòng Mỹ và các cơ sở giáo dục quốc phòng. CIA cũng thi thoảng cấy các đội của mình vào các bộ chỉ huy quân sự để hỗ trợ sự điều phối chiến dịch giữa hai bên ngay tại chỗ, tránh các va chạm giữa đôi bên. Thành công trong vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden năm 2011 đại diện cho mặt hiệu quả cao trong quan hệ giữa CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo tác giả Johnson - sĩ quan quân đội Mỹ biệt phái sang Văn phòng Quân vụ của CIA, điều quan trọng là CIA và quân đội Mỹ phải hiểu nhau, tôn trọng các khác biệt về tổ chức và văn hóa để có thể bổ khuyết cho nhau nhằm đạt hiệu quả chung trong việc bảo vệ nước Mỹ./. Xem thêm: >>Tình báo Mỹ tạo cớ để phát động chiến tranh Iraq 2003 >>Chủ nghĩa can thiệp Mỹ >>Hậu khủng bố 11/9, Mỹ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. VOV.VN - Bất mãn với chế độ Shah do tình báo Mỹ dựng lên, người Iran làm cuộc cách mạng long trời lở đất vào năm 1979, thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ. VOV.VN - Bất mãn với chế độ Shah do tình báo Mỹ dựng lên, người Iran làm cuộc cách mạng long trời lở đất vào năm 1979, thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. (VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya. (VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/co-quan-tinh-bao-trung-uong-my-va-quan-he-cia-quan-doi-my-371028.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015
VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.
Kẻ thù chung Các tội ác và nguy cơ từ phía tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) là có thật. Không chỉ Mỹ và đồng minh thân cận (Anh, Pháp) mà cả Nga và Trung Quốc đều thừa nhận như vậy. Các điều tra viên Liên Hợp Quốc đã khẳng định, IS phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người. Các tội ác của IS bao gồm tra tấn, sát hại người vô tội, thảm sát, giết người theo lối tàn bạo, hãm hiếp, cưỡng hôn, đào tạo lính trẻ em, hà khắc với nữ giới, biến phụ nữ thành nô lệ tình dục, khôi phục chế độ nô lệ... Có ý kiến cho rằng nhóm IS chỉ là “ngáo ộp” do tình báo Mỹ dựng lên (nhằm tạo cớ cho nước này can thiệp vào các nước khác), nhưng thực tế đã phủ nhận điều này. IS đã trở thành kẻ thù của không chỉ Tây Âu (không quá xa Trung Đông) và Mỹ mà còn cả các nước Trung Đông và Bắc Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á, cho tới tận châu Úc. Quân số của IS bao gồm hàng ngàn công dân đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới (ngoài Iraq và Syria). Các nước đông người Hồi giáo ở Đông Nam Á là Indonesia, Philippines và Malaysia đều xác nhận có nhiều công dân đang chiến đấu trong hàng ngũ IS. Đến như đảo quốc Singapore vốn nổi tiếng văn minh, hiện đại và quản lý tốt xã hội cũng ghi nhận có công dân sang Syria tham gia thánh chiến. IS đe dọa không chỉ người Kitô giáo mà còn cả chính người Hồi giáo (cả dòng Shiite lẫn Sunni) và người Arab, nói chung là… toàn thế giới. Bản thân nhiều quốc gia Hồi giáo đã phỉ nhổ vào IS, cho rằng nhóm này đi ngược lại giáo lý đạo Hồi. Hình ảnh IS như thể truyền thêm cảm hứng cho phiến quân khét tiếng Taliban thực hiện cuộc thảm sát các học sinh tại một ngôi trường nằm ở thành phố Peshawar của Pakistan vào ngày 16/12 mới đây. Quá trình IS lần lượt và từ từ cắt đầu Foley và Sotloff vừa thách thức nhân loại vừa tựa như một cái tát mạnh vào niềm kiêu hãnh của siêu cường Mỹ. Mỹ đã phản ứng mạnh trước hành động của IS nhưng vẫn tỏ ra thận trọng khi kiên nhẫn lôi kéo đầy đủ các đồng minh vào cuộc đối đầu với IS, đồng thời kiềm chế, tránh đưa lục quân ồ ạt vào lãnh thổ Iraq và Syria. Nét riêng “Virus” IS biến chủng từ “virus” al-Qaeda, với mức độ ác tính cao hơn hẳn. Nhóm khủng bố quốc tế al-Qaeda đã phải chào thua mức độ tàn bạo và phi nhân tính của IS. IS không nương tay với kẻ thù (các nhóm Hồi giáo đối lập, quân đội Syria và Iraq). Binh sĩ đối lập nào rơi vào tay IS coi như cầm chắc cái chết - chúng sẽ hạ sát tù binh, hàng binh, và truy sát những người bỏ chạy. Chiến binh IS điềm nhiên nhả đạn AK vào đầu những người lính chính phủ bị trói và xếp nằm thành hàng trên sa mạc, sẵn sàng “nắn gân” bất cứ kẻ nào có ý định chống đối. Chiêu chặt đầu và ghi hình cảnh chặt đầu đã trở thành “thương hiệu” của IS. Trong vụ James Foley, nhằm tăng hiệu ứng tâm lý, IS dùng chính công dân Anh (theo đạo Hồi) để hành quyết nhà báo Mỹ. Clip quay rất chuyên nghiệp để không lộ thông tin mật nhưng vẫn gây rúng động thế giới nói chung và người dân phương Tây nói riêng, đồng thời gây thanh thế “lẫy lừng” trong cánh Hồi giáo cực đoan. Việc tung video rùng rợn lên mạng vừa ít “tốn kém” vừa gây tác động mạnh hơn cả các vụ đánh bom tự sát đẫm máu vốn nhan nhản ở Trung Đông. Khác với al-Qaeda, IS chủ trương chiếm lĩnh lãnh thổ và xây dựng chính quyền quy củ. So với Taliban (thời chưa bị lật đổ ở Afghanistan), IS đã thiết lập được Caliphate (vương quốc Hồi giáo) mang tính quốc tế cao hơn, thể hiện ở các điểm sau: 1- Nhà nước vắt qua 2 quốc gia Iraq và Syria, với định hướng mở rộng ra toàn vùng Levant và rộng hơn nữa, 2- Nhận được sự hưởng ứng và gia nhập từ các phần tử cực đoan trên toàn cầu (ở châu Âu, châu Phi, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Úc). IS “mở” và thực dụng hơn Taliban, tích cực dùng mạng xã hội (Facebook, Twitter, YouTube,…) để tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng và để tuyển mộ chiến binh. “Chính quyền” của IS lắm chiêu mị dân hơn, nên dù tàn ác nhưng lại lôi kéo được một bộ phận dân cư. IS biết tận dụng sự bất mãn của người Sunni và kết hợp cương - nhu để xây dựng hình ảnh một nhà nước “vì dân” (tất nhiên là dân Hồi giáo) và củng cố quyền lực của mình. IS coi trọng công tác “giáo dục” với nội dung nhồi nhét tư tưởng cực đoan phản động vào đầu óc thế hệ trẻ ở vùng mà chúng chiếm được. Nhờ đó, hồi giữa năm 2014,phiến quân ISdễ dàng chiếm được thành phố quan trọng Mosul sau một đợt tấn công chớp nhoáng. Nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở cả Iraq và Syria lọt vào tay IS. Khi ấy nhiều sư đoàn của quân đội Iraq (vốn được biết đến là bạc nhược và tham nhũng) đã nhanh chóng tan rã. Về kinh tế, “Nhà nước Hồi giáo” có nguồn tài chính dồi dào (từ bán dầu, các cơ sở ngân hàng chiếm được, các quyên góp của tín đồ, bắt cóc đòi tiền chuộc…). IS tỏ ra đặc biệt khôn lanh khi biết chiếm lĩnh các huyết mạch kinh tế, đập thủy điện, nguồn nước, các mỏ dầu, nhà máy lọc dầu, và móc ngoặc với các bên để bán dầu ra ngoài. IS cũng khôn khéo tận dụng bộ máy viên chức (của chế độ bị chúng lật đổ) để duy trì hoạt động kinh tế. Sự hiệu quả của IS (cả về quân sự và kinh tế) đã gây ấn tượng mạnh cho những nhóm khủng bố khác, nhất là ở châu Phi. Nhiều nhóm khủng bố khác ở nơi xa, trước thành công của IS, đã tự xem mình là “đệ tử” của nhóm IS, nhiệt liệt hưởng ứng ý tưởng thành lập vương quốc Hồi giáo. Với mô hình hoạt động bài bản, nếu có bị tan rã thì IS vẫn có thể hóa thân thành các nhóm khủng bố nhỏ lẻ, hoạt động độc lập. Hiện nay “các chú sói” Hồi giáo cực đoan hoạt động đơn lẻ cũng đủ gây mệt mỏi cho phương Tây. Sự trỗi dậy của IS ở Trung Đông trong năm 2014 đã đưa câu chuyện khủng bố sang một trang mới. Căn nguyên Cũng như nhiều phe phái cực đoan khác ở Trung Đông, nhóm IS (tại Iraq và Syria) mang trong mình gốc văn hóa du mục của các bộ lạc Arab trên sa mạc. (Trong tiếng Arab, từ “Arab” cũng có nghĩa là du mục!). Lực lượng IS nằm ở vùng lõi của Trung Đông nên điều này càng nổi bật. Trong quá khứ, cuộc sốngdu mục trên sa mạc khắc nghiệtđã hình thành nên tính cáchdữ dằn,quyết liệtđặc trưng trong các bộ lạc Arab (phương Tây cũng là gốc du mục nhưng không phải là du mục trên sa mạc như người Arab.) Để sinh tồn, các bộ lạc phải chiến đấu khốc liệt với nhau nhằm tranh giành nguồn nước và các thảo nguyên nuôi gia súc. Xưa kia, các bộ lạc có xu hướng hành xử với nhau vô cùng tàn độc, sẵn sàng thảm sát kẻ thù một cách không ghê tay (nhưng họ không cho rằng thế là xấu mà coi đó chỉ là chuyện “ân oán giang hồ” thông thường.) Cả trong lịch sử và hiện tại, giáo phái đa số Sunni coi giáo phái thiểu số Shiite là dị giáo, và Sunni thường tìm cách o ép hoặc triệt tiêu Shiite. Tình hình thêm phức tạp khi xét trong toàn thế giới Hồi giáo, Shiite là thiểu số, nhưng ở một số nước nó lại chiếm đa số (như ở Iraq và Iran). Tại Iran, Shiite thống trị hệ thống chính quyền nhưng tại Iraq thời Saddam, thiểu số Sunni lại nắm quyền và đàn áp đa số Shiite một cách tàn khốc. Song đây mới chỉ là yếu tố nội sinh giải thích sự tàn bạo của nhóm IS (theo dòng Sunni). Yếu tốngoại sinhcũng lớn không kém. Đầu thế kỷ 20, Anh và Pháp có nhiều thuộc địa nhất ở Trung Đông, họ đã vẽ lại biên giới giữa các quốc gia ở Trung Đông và gây ra bất mãn trong người Trung Đông khi đó. Tại Iraq, người Anh đã cố công đưa người Sunni lên nắm quyền và sẵn sàng dùng quân đội để đàn áp sự nổi dậy của người Shiite. Sau này người Mỹ tiếp tục ủng hộ Iraq (với chính quyền trong tay người Sunni) để kiềm chế Iran (đông người Shiite), nhưng đến năm 2003 họ lại lật đổ chính quyền của Saddam Hussein và đưa người Shiite lên nắm quyền. Từ đó ở Iraq xuất hiện sự hận thù đồng thời với người Mỹ và với chính quyền của người Shiite (các chính quyền Iraq hậu Saddam, đặc biệt là thời Thủ tướng Maliki, thường không biết thực hiện hòa hợp dân tộc khi họ quá ưu tiên người dòng Shiite). Còn tại Iran thì đã xuất hiện tư tưởng chống Mỹ sau khiCIA đạo diễn cuộc đảo chínhtại Iran năm 1953… Mớ bòng bong này đã làm trỗi dậy tư tưởng chống phương Tây trong các lực lượng cực đoan Trung Đông. Giai đoạn sau chiến tranh Iraq 2003, nhiều “cán bộ cấp cao” của IS phải bóc lịch trong nhà tù Mỹ. Sự tra tấn của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại đây đã góp phần “tôi luyện” thêm thái độ cực đoan của các thủ lĩnh này khi họ ra tù. Mỹ không thể phủ nhận vai trò của mình trong quá trìnhcan thiệpđơn phương và áp đặt vào tình hình Iraq và Syria, thể hiện rõ trong lịch sử phong trào cực đoan IS: Chi nhánh al-Qaeda ở Iraq (tiền thân của IS) ra đời vào năm 2004, chỉ một năm sau khi Mỹxâm lược Iraq. Đến năm 2006, tổ chức này phát triển thành cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq. Tình hình nội chiến căng thẳng ở Syria (trong đó Mỹ tích cực hậu thuẫn cho phe đối lập) đã tạo điều kiện cho “Nhà nước Hồi giáo” nói trên mở rộng lãnh thổ từ Iraq sang Syria và đóng đô ở thành phố Raqqa (Syria) với tư cách là IS. Các phần tử thánh chiến người phương Tây tham gia IS hoặc hưởng ứng phong trào IS bao gồm không chỉ những kẻ cuồng tín mà còn có cả những kẻ “chán đời, việc làm không ổn định, không được trọng dụng” nên bất mãn, trong khi IS lại “trọng” người tài. Khủng hoảng tài chính của thế giới tư bản phương Tây từ năm 2008 cùng với sự trỗi dậy của chính sáchcực hữu, bài ngoại, chống nhập cưở nhiều nước châu Âu đã làm cho nhiều thanh niên gốc Trung Đông cảm thấy bị gạt sang bên lề. Một hình ảnh ấn tượng của năm 2014 là chiến xa và binh sĩ của Thổ Nhĩ Kỳ lặng lẽ khoanh tay đứng nhìn cảnh IS tấn công thành phố Kobani của Syria nằm sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Giải pháp Công luận đặc biệt chú ý tới thái độ của người Mỹ và chiến lược của Nhà Trắng trong bối cảnh Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hay gửi các thông điệp răn đe tới Mỹ. Bị “đánh vỗ mặt” với các trường hợp như James Foley, siêu cường Mỹ đã hạ quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn khối ung thư mang tên IS. Tuy nhiên với kinh nghiệm xương máu trong các vụ can thiệp quân sự cộng với chính sách “rút quân” của chính quyền Obama, lần này Nhà Trắng nhấn mạnh yếu tố toàn diện, thực chất, và lâu dài trong cuộc chiến chống khủng bố IS, cố gắng phân hóa kẻ thù trong khi tranh thủ tối đa lực lượng ủng hộ, huy động các nước cùng tham gia gánh vác trách nhiệm. Tướng Dempsey khẳng định “đánh đổ phiến quân IS không phải là việc riêng của Mỹ” và là một quá trình dần dần “ép chặt IS từ nhiều hướng nhằm phá rối lực lượng này trước khi đánh bại hoàn toàn nó”. Cũng chính vị tướng này nhấn mạnh “cần phải tiếp cận cộng đồng Sunni một cách toàn diện và tích cực, thuyết phục họ thấy rằng IS không phải là con đường dẫn tới tương lai”. Trên thực tế Mỹ đã nỗ lực tăng cường hỗ trợ xây dựng chính quyền Iraq theo hướng có tính đại diện rộng rãi hơn, cho nhiều phe phái trong xã hội, đáp ứng các nguyện vọng của cả người Sunni và các thành phần khác. Vừa rồi Iraq đã thành lập được một chính phủ mới theo hướng đó. Ngày 10/9 trước thềm lễ kỷ niệm 13 nămvụ khủng bố 11/9, Tổng thống Mỹ Obama đã đọc diễn văn vạch ra chiến lược chống IS, với 4 trụ cột bao gồm: (1) tiến hành không kích có hệ thống vào các mục tiêu IS, săn lùng các phần tử khủng bố ở cả Iraq và Syria; (2) vực dậy lực lượng vũ trang bản địa (thông qua cố vấn, huấn luyện, thông tin tình báo và các trang thiết bị), hỗ trợ binh sĩ Iraq và dân quân người Kurd, hỗ trợ phe đối lập (ôn hòa) Syria (chứ không phải quân đội Syria); (3) phát huy và đẩy mạnh các năng lực chống khủng bố, phối hợp với nhiều bên trong hoạt động này (cắt nguồn tài chính của IS, cải thiện công tác tình báo, chống tư tưởng cực đoan, ngăn chặn chiến binh ngoại xâm nhập vùng Iraq và Syria cũng như từ đây đi ra thế giới); và (4) hỗ trợ nhân đạo cho dân chúng bị thay đổi nơi ở do nhóm IS (bao gồm cả người Sunni va Shiite, người Kitô giáo). Sau đó tại Diễn đàn Liên Hợp Quốc, Tổng thống Obama cũng phát biểu kêu gọi toàn thế giới đoàn kết chống IS. Và trên thực tế Mỹ đã tập hợp được hàng chục nước tham gia chống IS. Cho tới nay các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện đã đem lại hiệu quả nhất định, như giải cứu được đáng kể những người dân Yazidi bị IS vây hãm, gây thiệt hại về người và của cho IS (đặc biệt là triệt phá được nhiều cơ sở dầu mỏ hái ra tiền của IS), góp phần làm chậm đà tiến của IS, hỗ trợ quân đội Iraq và dân quân người Kurd tái chiếm nhiều vị trí quan trọng. Sau những căng thẳng nhất định giữa Mỹ và Syria thì cuối cùng Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào vị trí của IS trên đất Syria mà không vấp phải sự phản đối của Syria. Tuy nhiên, các chiến dịch không kích nói trên rất tốn kém (so với kết quả thu được). Đã vậy Mỹ cùng đồng minh lại hạn chế mở rộng không kích ra những vùng đông dân cư (nơi thành viên IS sống xen kẽ với dân) do lo ngại gây thương vong cho dân thường. Giới chức Mỹ (kể cả bên quân sự) thừa nhận để “dứt điểm” được IS thì cần huy động cả bộ binh Mỹ, mà Mỹ lại không muốn sa lầy vào một cuộc chiến trên bộ nữa. Trong khi đó trên thực địa nổi lên vai trò của lực lượng dân quân người Kurd ở cả mặt trận Iraq và Syria. Lực lượng này (bao gồm khá nhiều phụ nữ) tỏ ra rất kiên cường và hiệu quả trong việckháng cự quân IShung tàn. Iran (có đông người Shiite và có mối quan hệ tương đối tốt đẹp với chính quyền Iraq hiện nay) cũng nổi lên như một yếu tố rất năng động và tích cực trong cuộc chiến chống IS. Iran được biết đã hỗ trợ nhiều mặt cho Iraq đối phó với các chiến binh Hồi giáo cực đoan. Dự báo tình hình Trung Đông nói chung và khu vực “Levant” nói riêng vẫn sẽ có nhiều diễn biến sôi động, khi ở đây hội tụ cả quái thú IS và nhiều người chơi quốc tế (trong đó mối căng thẳng Mỹ-Syria, Mỹ-Iran mới chỉ tạm lắng dịu; Nga và Trung Quốc cũng có lợi ích lớn ở đây). Mảnh đất Iraq và Syria chắc chắn tiếp tục là sới đấu quan trọng, có thể sẽ rất đẫm máu trong năm 2015. Dù cho Mỹ đang bận bịu với tình hình Ukraine và xoay trục dần sang châu Á-Thái Bình Dương, mặt trận Trung Đông này vẫn không dễ bỏ qua đối với họ./. >> Xem thêm:Hậu khủng bố 11/9, Mỹ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ. VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ. VOV.VN - Ở Bắc Mỹ chỉ có duy nhất một hãng truyền thông được tiếp cận thông tin này, trong đó có sổ sách kế toán và chi tiết đãi ngộ với “chiến sĩ”. VOV.VN - Ở Bắc Mỹ chỉ có duy nhất một hãng truyền thông được tiếp cận thông tin này, trong đó có sổ sách kế toán và chi tiết đãi ngộ với “chiến sĩ”. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ. VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. VOV.VN - Chỉ có sự thống nhất, phối hợp hiệu quả thông qua Liên Hợp Quốc mới có thể đối phó với chủ nghĩa khủng bố. VOV.VN - Chỉ có sự thống nhất, phối hợp hiệu quả thông qua Liên Hợp Quốc mới có thể đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/bong-ma-nha-nuoc-hoi-giao-is-tiep-tuc-am-anh-the-gioi-2015-375487.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Đại thắng mùa Xuân 1975: Ý chí thống nhất và khát vọng hòa bình
VOV.VN - Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...
Sáng 3/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc Hội thảo Khoa học cấp nhà nước “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình”. Tham dự hội thảo có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các quân chủng, quân đoàn; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử. Chủ nước nước Trương Tấn Sang gửi thư chúc mừng hội thảo. Hơn 100 tham luận gửi đến và các phát biểu của đại biểu trực tiếp dự hội thảo một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các đại biểu đã phân tích sâu nguyên nhân của thắng lợi, đó là: sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là sức mạnh của ý chí thống nhất và khát vọng hòa bình đã được Đảng ta tập hợp và phát huy lên một tầm cao mới. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo hội thảo nhấn mạnh: “Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn nhất, dài ngày và ác liệt nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chiến công oanh liệt này còn là sự toàn thắng của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của khát vọng cháy bỏng về nền độc lập thống nhất và hòa bình của dân tộc Việt Nam”. Hội thảo làm rõ những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 26 đến 30/4/1975 như Bộ Chính trị đã nhận định là “chiến dịch hiệp đồng binh chủng”. Đó không chỉ là hiệp đồng giữa các binh chủng trong quân đội mà còn là sự hiệp đồng giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Hội thảo cũng làm sáng tỏ thêm sự đóng góp hy sinh to lớn của quân và dân cả nước, trong đó trực tiếp là cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam, vai trò của hậu phương lớn miền Bắc, sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nhiều tham luận là sự đúc kết các bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận thực tiễn, gợi mở những vấn đế mới để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam nêu rõ: “Tất cả những tiếp diễn, diễn biến của các thế lực thù địch chống phá chúng ta là không thay đổi. Phải nắm chắc nhận định đó để xây dựng lực lượng vũ trang có đủ sức mạnh để đối phó khi có vấn đề xảy ra. Hiện nay quân đội ta đã được xây dựng chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có 5 lực lượng binh chủng hiện đại, phối hợp hiệp đồng với Công an nhân dân và toàn dân, tin rằng chúng ta sẽ giữ được”./. VOV.VN - Hội thảo góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. VOV.VN - Hội thảo góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Phú Bình: "Tôi nghĩ là sau 40 năm, đất nước đã liền một dải, những vấn đề khác biệt chính trị ngày càng bớt đi". VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Phú Bình: "Tôi nghĩ là sau 40 năm, đất nước đã liền một dải, những vấn đề khác biệt chính trị ngày càng bớt đi". VOV.VN - Không chỉ học sinh, sinh viên mà rất nhiều tầng lớp nhân dân cũng bị cuốn vào những phong trào đấu tranh chống sự xâm lược của Mỹ. VOV.VN - Không chỉ học sinh, sinh viên mà rất nhiều tầng lớp nhân dân cũng bị cuốn vào những phong trào đấu tranh chống sự xâm lược của Mỹ. VOV.VN - Không chỉ lưu giữ những cuốn sổ tay, nhà báo Phan Quang còn lưu lại cả tờ lịch một ngày tháng 4/1975, tấm bản đồ giao thông miền Nam Việt Nam… VOV.VN - Không chỉ lưu giữ những cuốn sổ tay, nhà báo Phan Quang còn lưu lại cả tờ lịch một ngày tháng 4/1975, tấm bản đồ giao thông miền Nam Việt Nam… Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/chinh-tri/dai-thang-mua-xuan-1975-y-chi-thong-nhat-va-khat-vong-hoa-binh-392457.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:42", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:42", "tags": [] }
Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á
VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy.
LTS:Trung Quốc đang vươn mình mạnh mẽ và muốn gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên có nhiều trở ngại khiến họ không dễ dàng đạt được tham vọng này. Tác giả gốc Nhật Kyle Mizokami đã đăng tải trên internet bài viết sâu lý giải vì sao về mặt quốc phòng, Trung Quốc lại được ông xem chỉ là một con rồng giấy. Dưới đây là phần lược dịch nhận định của Mizokami về cáctrở ngạikhiến cho Trung Quốc không dễ triển khai sức mạnh quân sự ra bên ngoài với tư cách đại cường quốc. *** (Phần 1) Sau nhiều thập kỷ phát triển 2 con số, ngày nay Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Cùng với đó, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 10 lần trong 25 năm. Bắc Kinh hiện đang xây dựng một lực lượng hải quân nước xanh mạnh mẽ, phát triển chiến đấu cơ tàng hình, và đang thận trọng thử nghiệm các hoạt động gìn giữ hòa bình và viễn chinh. Việc Trung Quốc xây dựng thực lực quân sự cùng với chính sách đối ngoại ngày càng “rắn” của nước này đã khiến cho phương Tây ngày càng cảnh giác. Một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ coi Bắc Kinh là “đối thủ gần ngang cơ” duy nhất của Washington. Nói cách khác, họ coi Trung Quốc là quốc gia duy nhất có sức mạnh quân sự đủ để đánh bại Mỹ trong một số trường hợp nhất định. (Nguyên văn hồi năm 1956, Mao Chủ tịch của Trung Quốc đã đánh giá về nước Mỹ như sau: “Bề ngoài nó rất hùng mạnh, nhưng trên thực tế nó chẳng có gì phải sợ cả - nó chỉ là một con hổ giấy”.) Ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng không ngừng ở mức hai con số năm này qua năm khác. Tuy nhiên, lạm phát đã trung hòa bớt nhiều phần trong sự tăng trưởng đầu tư đó. Đã vậy, cả lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược của Trung Quốc đều đã bị tổn hại nhiều do nạn tham nhũng. Vũ khí của các quân chủng này nhìn chung đều thua xa vũ khí tương ứng của phương Tây. Về mặt công nghệ, đúng là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang từng bước mạnh lên. Nhưng điều đó không có nghĩa Bắc Kinh có thể huy động quân đội mình cho các sứ mệnh toàn cầu. Vị trí bất lợi Cũng giống Nga, Trung Quốc có đường biên giới dài và tiếp giáp với rất nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia ít nhiều trong tình trạng bất ổn như Pakistan, Afghanistan, Myanmar hay Triều Tiên, hoặc các quốc gia có va chạm biên giới trên bộ với nước này như Ấn Độ, Bhutan. Trong 14 quốc gia chung biên giới với Trung Quốc, có tới 2 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, đó là Pakistan và Triều Tiên. Riêng tình hình Triều Tiên rất khó đoán định. Khi xảy ra biến cố, có khả năng nhiều triệu người Triều Tiên sẽ vượt biên giới đổ vào Trung Quốc. Đã rò rỉ các thông tin về phương án dự phòng của quân đội Trung Quốc (PLA), trong đó PLA sẽ được đưa vào Triều Tiên để lập vùng đệm. Phản ứng trước các tiết lộ này, Bình Nhưỡng đã ít nhiều thay đổi thái độ với Bắc Kinh. Gần như hoàn toàn đơn côi Về cơ bản, Trung Quốc thiếu vắng các đồng minh thực sự và đáng tin cậy. Riêng ở vùng Thái Bình Dương, nước Mỹ có thể dựa vào Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc, New Zealand, và Philippines với tư cách là các đồng minh thân cận, cũng như duy trì mối quan hệ thân thiện với các nước khác bao gồm Malaysia, Việt Nam và Indonesia. Trong khi đó, danh sách các đồng minh của Trung Quốc ở Thái Bình Dương lại rất ngắn, chỉ có…nước Nga. Trên phạm vi toàn cầu, Trung Quốc có thêm một số đồng minh là Pakistan, Zimbabwe, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Uzbekistan. Nhiều nước trong số này đang vật lộn với những vấn đề nội bộ. Bắc Kinh bắt tay với các nước này nhằm kiềm chế họ. Tuy nhiên, việc này chỉ có hiệu quả trong trường hợp Pakistan chứ không phải Triều Tiên. Ở Myanmar, Trung Quốc cố thân mật với chính quyền quân sự tại đó, nhưng rồi đột nhiên Myanmar tiến hành hàng loạt cải cách dân chủ và mở rộng quan hệ với cả phương Tây và Nhật Bản. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và Nhật Bản cũng không được tốt đẹp cho lắm, đặc biệt là sau những hành động gây hấn trên Biển Hoa Đông và Biển Đông cùng với việc Trung Quốc tuyên bố nhận chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông. >> Xem thêm:Ván bài Ấn Độ của Trung Quốc Quan hệ ngoại giao ảnh hưởng tới vị thế quân sự quốc tế. Trong khi hải quân Mỹ có thể đi khắp Thái Bình Dương và có thể ghé thăm hàng chục cảng, thì chiến hạm Trung Quốc chỉ có thể đi ven bên ngoài hải phận của mình. Ngoài cảng Vladivostok của Nga, hải quân Trung Quốc không có nơi nào xa khác để tới. Về mặt chiến lược, rõ ràng Trung Quốc ở vào thế bất lợi rất lớn. Bắc Kinh không có đồng minh cung cấp căn cứ, chia sẻ gánh nặng, chia sẻ thông tin tình báo hoặc chí ý là động viên về tinh thần. Lạm phát ‘ăn mòn’ vũ khí Kể từ năm 1990, chi phí quốc phòng Trung Quốc đã tăng ít nhất 10% mỗi năm. Kết quả, sau 24 năm, chi phí quân sự của nước này đã tăng tổng cộng là 10 lần. Nhưng nếu tính đến lạm phát, thì mức tăng thực sự của Trung Quốc trong chi phí quốc phòng chỉ là một con số mỗi năm. Nhìn lại lịch sử, vào năm 1989, quân Giải phóng Trung Quốc có 3,9 triệu quân nhân nhận lương, đa phần trong đó là bộ binh thiếu phương tiện và vũ khí hiện đại. Xe tăng chủ công của lục quân Trung Quốc là phiên bản chiếc T-55 có từ những năm 1950. Trung Quốc khi ấy là một nước nghèo. GDP của nó là 451 tỷ USD so với 8.840 tỷ của Mỹ cùng thời điểm. Năm đó, Bắc Kinh chi 18,83 tỷ USD cho quốc phòng. >> Xem thêm:Dự án tàu ngầm siêu thanh của Trung Quốc Vào thời điểm năm 1989, nếu tính bình quân, chi phí quốc phòng trên mỗi người lính Trung Quốc là 4.615 USD, còn con số tương ứng của Mỹ là 246.000 USD. Cuối thập niên 1980, học thuyết quân sự của Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đến “Chiến tranh Nhân dân”. Theo học thuyết phòng thủ này, đối phương sẽ được nhử sâu vào trong nội địa và bị tiêu diệt bằng chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích. Nhưng đến năm 1991, Bắc Kinh hãi hùng theo dõi những diễn biến mới ở Iraq và Kuwait. Khi ấy, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã đập tan quân đội của ông Saddam Hussein và đánh bật nó ra khỏi lãnh thổ Kuwait. Một chiến dịch không kích kéo dài vài tuần và một cuộc tiến công trên bộ trong chỉ có 100 tiếng đồng hồ đã phá hủy một lực lượng Iraq áp đảo về số lượng. Bắc Kinh có nhiều việc phải làm để cải cách quân đội. Nhưng việc này cần tiền. May là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh nên họ có thể dành một phần đáng kể thu nhập của mình cho quốc phòng. An ninh nội địa bất ổn Theo một số tính toán, năm 2013 Trung Quốc chi cho “an ninh công cộng” còn nhiều hơn cả cho quốc phòng đối ngoại. Điều này cho thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề an ninh nội địa, như các cuộc bạo động bắt nguồn từ môi trường ô nhiễm nặng nề, lạm dụng sức lao động, tham nhũng, nạn “chiếm đất”… Các điểm nóng mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm vùng Tây Tạng, hay vùng Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ phẫn uất với làn sóng người Hán đến định cư. Dưới tình cảnh hiện nay, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chi nhiều hơn cho an ninh công cộng, và do đó làm ảnh hưởng đến sức mạnh quốc phòng đối ngoại của nước này. Căn bệnh tham nhũng trầm kha Tham nhũng là một vấn đề lớn và khá mập mờ trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Các quan chức bán tài sản nhà nước để tư lợi. Các nhà thầu tính thêm phí phát sinh cho các công việc dưới chuẩn. Nạn “bằng hữu trị” – đưa bạn bè thân vào các vị trí quản lý, dẫn tới việc thăng cấp cho những cá nhân thiếu năng lực. Trước đây, trong nhiều năm, PLA “tăng gia” bằng cách trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Khi kinh tế Trung Quốc cất cánh, các nỗ lực này chuyển thành các doanh nghiệp. Bên cạnh việc trồng trọt, PLA còn kinh doanh thêm khách sạn, rạp hát, quán bar… Năm 1998 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh cho PLA phải cắt đứt quan hệ với các doanh nghiệp thương mại nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Một đơn vị bộ binh giờ không còn phải nuôi lợn nữa – bản thân ngân sách quốc phòng đã đủ đáp ứng nhu cầu lương thực của binh lính. Trò phi pháp bán “biển số xe quân sự” cho các cá nhân dân sự giàu có là một nghề hốt bạc. Những người mang biển quân sự - vốn chỉ có mối liên hệ hời hợt với quân đội - lắp đèn đỏ và còi hú lên xe hơi của mình rồi phóng qua dòng xe cộ đông đúc trên phố. Ngoài ra những người đi xe biển quân sự còn hay được hưởng quyền xài xăng miễn phí. Nan buôn “biển đỏ” tệ hại tới mức vào năm 2013, PLA cấm các loại xe nhập khẩu đắt tiền như là Mercedes-Benz, BMW, Porsche, và Bentley được cấp biển quân sự. Thi thoảng Bắc Kinh lại ra tay trị tộicác sĩ quan tham nhũng. Hồi năm 2007, một thẩm phán đã tuyên án tử hình tạm hoãn đối với phó đô đốc Wang Shouye vì đã biển thủ 25 triệu USD công quỹ PLA. Với tư cách là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của PLA, ông Wang ở vào thế được quyền phê chuẩn việc cấp nhà ở quân sự. Chính phủ đã kết tội ông Wang nhận lại quả từ các nhà thầu. Cảnh sát đã bắt giữ Wang vào năm 2006 sau khi vị lãnh đạo này từ chối yêu cầu bao tiền cho một trong nhiều cô bồ của ông này. Các điều tra viên phát hiện hơn 8 triệu USD giấu trong lò vi sóng và tủ lạnh bên trong nhà của Wang ở Bắc Kinh và Nam Kinh cùng 2,5 triệu USD khác nữa trong một chiếc máy giặt. Ngoài ra còn có chứng cớ về một khoản tiền 8 triệu USD “thụt két” nữa trong các tài khoản ngân hàng của Wang. Hồi tháng 3/2014, cảnh sát bắt giữ cựu tướng Từ Tài Hậu từng là ủy viên Quân ủy Trung ương với cáo buộc ông ta kiếm hàng triệu USD từ việc bán “cấp bậc”. Giai đoạn 2004-2013, ông Từ phụ trách việc bổ nhiệm sĩ quan cấp cao trong lục quân. Không biết chính xác Từ kiếm được bao tiền. Chỉ biết người phó của ông này là tướng Cốc Tuấn Sơn – hiện cũng bị bắt và điều tra, đã tặng con gái ông Từ một thẻ debit trị giá 3,2 triệu USD làm quà cưới. Theo các báo cáo, tướng Cốc đã bán hàng trăm “lon” quân sự. Một nguồn tin nói với Reuters: “Nếu một vị đại tá không thuộc diện thăng cấp, muốn trở thành thiếu tướng thì phải chi tới 4,8 triệu USD”. Trong đa phần các quân đội chuyên nghiệp, những khoản hối lộ như thế này không đáng với những gì thu lại được. Nhưng trong trường hợp của Quân Giải phóng Trung Quốc, đây được coi là một khoản đầu tư. Cấp bậc càng cao thì càng có nhiều cơ hội “làm giàu”. >> Xem thêm:Quân đội Trung Quốc suy giảm sức chiến đấu do tham nhũng Daniel Hartnett, một chuyên gia phân tích của công ty CAN cho biết, tham nhũng có thể phá hại năng lực quân sự của PLA. Ông nói: “Nếu các sĩ quan mải mua chức vụ, như các cáo buộc xuất hiện gần đây, điều đó có nghĩa rằng những ai có năng lực và nên được thăng tiến thì có thể không được thăng tiến, còn những ai sắp được thăng tiến thì không nhất thiết phải là nhờ năng lực”. Tham nhũng có thể làm tổn hại PLA theo cách khác. Harnett phân tích: “Việc mua hàng cho PLA nhiều khi không xuất phát từ lợi ích tối thượng của PLA. Người ta có thể mua một đồ nào đó rồi nhận lại quả, thậm chí ngay cả khi hàng đó có chất lượng thấp hoặc không cần thiết”. Tham nhũng có thể gây chia rẽ giữa người dân Trung Quốc và PLA. “Nếu quân đội được xem là một thể chế tham nhũng, giống như hồi đầu thập niên 1980, thì sự ủng hộ nói chung dành cho PLA có thể bị suy giảm”. “Điều này hoàn toàn đi ngược lại hình ảnh mà quân đội vẫn tự xây dựng về mình đó là danh dự, thanh liêm”. Tinh thần của giới sĩ quan PLA đã sụt giảm đáng kể sau vụ scandal Cốc Tuấn Sơn. Theo Reuters, “nhiều sĩ quan lo sợ bị trừng phạt. Còn những người có phẩm chất nhưng lại bị phớt lờ trong chuyện thăng tiến thì lại hết sức bất mãn”. Tờ Foreign Policy dẫn lời một chính ủy hàng đầu của PLA nói rằng: “Không nước nào đánh thắng nổi Trung Quốc. Chỉ có nạn tham nhũng trong chúng ta có thể hủy diệt chúng ta và khiến cho quân đội của chúng ta chưa tham chiến mà đã bại rồi”./. *** Đọc tiếp kỳ 2:Thực lực quân đội Trung Quốc - vì sao chỉ là “rồng giấy”? Xem thêm: >>Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ chưa từng thấy >>Trung Quốc bành trướng thế lực ở châu Mỹ Latin VOV.VN - Ông Tập đã nhắc lại chuyện Trung Quốc bị “bắt nạt” trong quá khứ rồi kêu gọi dân chúng và quân đội cứng rắn bảo vệ biên cương. VOV.VN - Ông Tập đã nhắc lại chuyện Trung Quốc bị “bắt nạt” trong quá khứ rồi kêu gọi dân chúng và quân đội cứng rắn bảo vệ biên cương. (VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung. (VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung. VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ. VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ. VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ. VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ. VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay. VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay. VOV.VN - Giới chuyên gia quân sự nước này cảnh báo tham nhũng trong quân đội Trung Quốc đã tới mức nguy hiểm chưa từng thấy. VOV.VN - Giới chuyên gia quân sự nước này cảnh báo tham nhũng trong quân đội Trung Quốc đã tới mức nguy hiểm chưa từng thấy. VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh. VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/cac-diem-yeu-cua-quan-doi-trung-quoc-va-van-co-dong-a-355630.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
5 loại vũ khí cực mạnh của Nga mà Mỹ phải dè chừng
VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại.
Ngay cả với xung đột hiện nay ở Ukraine và căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ, rất ít khả năng Mỹ sẽ trực tiếp đối đầu với Nga trên chiến trường. Một cuộc chiến nóng giữa Mỹ và Nga sẽ chắc chắn đem lại tổn thất to lớn cho tất cả các bên liên quan. Điều cốt yếu ở đây là Mỹ sẽ không giao chiến với Nga. Tuy nhiên Mỹ có thể phải đối mặt với vũ khí Nga trong một cuộc xung đột vũ trang thông thường, ở những nơi có mua vũ khí của Nga. Do vậy bài viết này sẽ không nói tới vũ khí nguy hiểm đặc biệt của Nga như là tên lửa hạt nhân hay các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà sẽ tập trung vào các hệ thống mà một ngày nào đó các lực lượng Mỹ có thể phải đối mặt trên chiến trường thực tế. Tác giả Dave Majumdar (Mỹ) đã lựa chọn ra 5 loại vũ khí mạnh nhất của Nga mà quân Mỹ có thể phải đương đầu: Phi cơ Sukhoi Su-35 Flanker-E Máy bay Sukhoi Su-35 Flanker-E cho đến nay là loại chiến đấu cơ tốt nhất do Nga sản xuất. Máy bay này là loại phái sinh hiện đại nhất từ chiếc Su-27 gốc thời Xô viết. Biến thể Flanker bay cao, nhanh, và mang được một lượng tải khổng lồ. Điều đó, kết hợp với thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, giúp chiếc Su-35 trở thành một đối thủ cực kỳ lợi hại đối với bất cứ chiến đấu cơ nào của Mỹ, ngoại trừ chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor tàng hình. Lực lượng Không quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc rất thích mua loại máy bay mới này và có những báo cáo cho hay Triều Tiên cũng muốn mua một số chiếc Su-35. Khi Su-35 được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn, sẽ có thêm khách hàng xếp hàng để được mua chiếc chiến đấu cơ này. Tàu ngầm lớp Amur Nga chế tạo các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công tối tân chạy bằng năng lượng hạt nhân như lớp Borei và lớp Severodvinsk, nhưng gần như chắc chắn họ sẽ không bao giờ xuất khẩu các tàu này. Nga mới chỉ cho phép Ấn Độ thuê các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ấn Độ hiện thuê tàu ngầm tấn công lớp Akula II INS Chakra – còn có tên tiếng Nga là Nerpa (K-152). Trước đây Ấn Độ cũng thuê tàu K-43, là tàu tấn công lớp Charlie I. Hầu hết các quốc gia khác là khách hàng của Nga sẽ mua các tàu tấn công chạy bằng điện và diesel tiên tiến của Nga, trong đó loại mới nhất là lớp Amur. Mặc dù không có độ bền như tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng các tàu chạy bằng điện và diesel lại cực kỳ yên lặng và tạo ra mối nguy hiểm lớn cho các tàu chiến mặt nước. Điều này đặc biệt đúng ở những vùng biển gần bờ. Ngay cả các tàu ngầm chạy bằng điện và diesel thế hệ cũ cũng tỏ ra nguy hiểm một cách bất ngờ. Chẳng hạn, hồi năm 2007, một tàu lớp Tống tương đối cũ kỹ của Trung Quốc tiếp cận tàu sân bay USS Kitty Hawk mà không hề bị phát hiện. Phía Mỹ chỉ phát hiện ra tàu này khi nó nổi lên gần con tàu chiến khổng lồ của Mỹ. Tàu ngầm lớp Kilo và phiên bản lớp Amur kế tiếp còn yên lặng hơn nhiều và có nhiều năng lực vượt trội so với tàu của Trung Quốc. Các tàu lớp Amur, bắt nguồn từ dự án tàu ngầm lớp Lada 677, được thiết kế riêng cho mục đích xuất khẩu. So với thiết kế lớp Kilo cổ hơn, tàu Amur yên lặng hơn nhiều (chủ yếu nhờ vào thiết kế thân tàu là một khối) và được vũ trang mạnh hơn nhiều. Nó cũng có thể gắn thêm một hệ thống đẩy độc lập bằng khí giúp nó có thể ở dưới nước trong khoảng thời gian lớn hơn nhiều so với các loại tàu ngầm thông thường, không được trang bị như vậy. Lớp Amur được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 10 ống phóng tên lửa thẳng lên trời. Tàu có thể đi với tốc độ 20 knot và có thể vận hành liên tục trong ít nhất 45 ngày. Nga hiện vẫn chưa tìm được hành khách mua tàu Amur nhưng với việc tàu Kilo cũ hơn mà còn rất phổ biến thì gần như chắc chắn rằng họ sẽ nhanh chóng bán được tàu loại này. Xe tăng T-90 Xe tăng tác chiến chủ công của Nga – T-90 là loại xe thiết giáp tối tân của Nga cho tới thời điểm loạt xe tăng Armata được đưa vào sử dụng. Mặc dù có thiết kế hiện đại, xe tăng T-90 chủ yếu vẫn là phiên bản T-72 thời Xô viết được nâng cấp mạnh. T-72 ban đầu được sản xuất quy mô lớn nhằm làm lớp xe tăng phổ thông còn xe tăng T-80 uy lực hơn thì dành cho các đơn vị tinh nhuệ. Tuy vậy, sau cuộc chiến Chechnya lần 1, lục quân Nga đã lựa chọn T-90 làm lực lượng xung kích chủ lực thay cho phiên bản nâng cấp của T-80. Gốc gác nằm ở đời xe tăng T-72 nhưng T-90 lại là dòng xe tăng xuất sắc, ít tốn kém hơn rất nhiều so với các phiên bản xe tương ứng của phương Tây như là Leopard 2 hay M1A2 Abrams. Trên thực tế, T-90 kết hợp các hệ thống giáp, cảm biến và kiểm soát hỏa lực của phiên bản T-80 mới nhất lên trên khung xe T-72. Nó cũng bổ sung thêm giáp ma trận composite và giáp phản ứng chống đạn nổ Kontakt-5. Lục quân Nga có khoảng 1.000 chiếc T-90. Tuy nhiên chiếc xe tăng này lại tỏ ra phổ biến với lục quân Ấn Độ - lực lượng có lẽ đưa vào sử dụng phiên bản T-90 hiện đại nhất (với hệ thống cảm biến và phòng thủ tốt hơn). Ngoài Ấn Độ, một số nước như Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan và Uganda đã mua xe T-90. Một số nước khác cũng quan tâm muốn mua loại xe này. Nga hiện đang rao bán một phiên bản nâng cấp có tên T-90MS. Tên lửa chống hạm P-800 Oniks/BrahMos Tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 ban đầu do Liên Xô phát triển, về sau nó được phát triển bởi tổ hợp Ấn Độ-Nga BrahMos. Vũ khí này có thể phóng đi từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và cả trên đất liền. Mặc dù được thiết kế chủ yếu để chống hạm, tên lửa có khả năng bay ở tốc độ gần Mach 3 này có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền. Nó có tầm bắn khoảng 300km, nghĩa là xa hơn nhiều so với tên lửa chống hạm Harpoon của Hải quân Mỹ. Theo các nguồn tin từ Hải quân Mỹ, tên lửa BrahMos là vũ khí chống hạm đặc biệt nguy hiểm. Cách bay của tên lửa này khiến cho hệ thống phòng vệ hiện nay trên tàu hải quân Mỹ gặp khó khăn đặc biệt trong việc chống đỡ với loại tên lửa này. Tên lửa phiên bản Nga gốc và phiên bản hợp tác Nga-Ấn đều được đem xuất khẩu. Indonesia và Nga hiện đang vận hành phiên bản P-800 Bastion-P đặt trên bờ. Ấn Độ sử dụng BrahMos từ tàu chiến, máy bay và cả các khẩu đội tên lửa bờ biển. Nga có khả năng sẽ bố trí vũ khí này trên các khu trục hạm mới lớp Đô đốc Gorshkov. Trong khi đó, một số nước, bao gồm Ai Cập, đã bày tỏ ý định muốn mua tên lửa BrahMos. Ngư lôi bám theo vệt tàu kiểu 53-65 Mặc dù các tên lửa chống hạm thu hút sự chú ý hơn, các ngư lôi phóng đi từ tàu ngầm lại có thể tạo nên mối nguy lớn hơn cho các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ. Có lẽ các ngư lôi nguy hiểm nhất mà Hải quân Mỹ có thể gặp phải là loại ngư lôi bám theo vệt tàu do Nga sản xuất, có năng lực hoạt động cao. Các ngư lôi này có cảm biến giúp chúng dò được các xáo động trong nước khi một tàu thủy đi qua. Các ngư lôi bám theo vệt tàu đã từ lâu gây mệt mỏi cho Hải quân Mỹ vì các vũ khí này vượt qua được các biện pháp chống đỡ như là mồi nhử Nixie của lực lượng hải quân Mỹ, và tấn công trực diện vào tàu mặt nước. Không chỉ vậy, các quả ngư lôi này còn được cho là có xác suất sát thương rất cao. Giải pháp chống đỡ duy nhất đối với các ngư lôi loại này là phát triển một ngư lôi chống ngư lôi (ATT). Hải quân Mỹ đã lắp đặt nguyên mẫu của một quả ngư lôi như vậy trên tàu sân bay USS George HW Bush nhưng không rõ các quả ATT mới có hiệu quả đến đâu. Nga đã xuất khẩu các ngư lôi bám vệt tàu. Được biết Trung Quốc đã mua một số quả nhưng chưa rõ có bao nhiêu nước khác nữa đã mua được loại vũ khí này./. Xem thêm: >>Cận cảnh vũ khí tối tân của Nga >>Mức độ hiện đại của quân đội Trung Quốc (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. VOV.VN - Mới đây, hôm 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lên tiếng về việc nước này muốn trở lại vị trí một cường quốc hạt nhân. VOV.VN - Mới đây, hôm 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lên tiếng về việc nước này muốn trở lại vị trí một cường quốc hạt nhân. VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào? VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào? (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. (VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh. VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh. VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine đã làm lộ rõ các thất bại của các chính sách hậu Chiến tranh Lạnh. VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine đã làm lộ rõ các thất bại của các chính sách hậu Chiến tranh Lạnh. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/5-loai-vu-khi-cuc-manh-cua-nga-ma-my-phai-de-chung-377822.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Giải mật chương trình hạt nhân Israel
Lầu Năm Góc vừa công bố tài liệu mật về chương trình hạt nhân Israel trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước đang rạn nứt
Theo giới quan sát, Mỹ và Israel đang trong thời kỳ quan hệ trắc trở chưa từng thấy, xuất phát từ bất đồng liên quan đến hòa bình Trung Đông, vấn đề hạt nhân Iran và cả quan hệ cá nhân được cho là không êm đẹp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Một trong những đỉnh điểm là việc ông Netanyahu hồi đầu tháng 3 đã bất chấp phản đối của Nhà Trắng và đến phát biểu trước quốc hội Mỹ. Khi đó, vị thủ tướng này tỏ rõ rằng sẽ bằng mọi giá ngăn cản một thỏa thuận giữa Iran và phương Tây để giải quyết căng thẳng liên quan đến hạt nhân trong khi việc đạt được thỏa thuận này là một trong những ưu tiên lớn nhất về đối ngoại của ông Obama trong nhiệm kỳ cuối. Trong tiếng vỗ tay của các nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ, Thủ tướng Israel mạnh mẽ cảnh báo về “tình trạng hạt nhân hóa Trung Đông và những hậu quả khủng khiếp đối với toàn nhân loại”. Đáp lại, Tổng thống Mỹ phản ứng khá thờ ơ và nhận định rằng bài phát biểu “chẳng có gì mới mẻ”. Và cũng không biết trùng hợp hay cố ý mà gần như cùng thời điểm ông Netanyahu có mặt tại Mỹ, Lầu Năm Góc quyết định công bố tài liệu tuyệt mật chứng minh Israel mới là “tay chơi hạt nhân hạng nặng” ở Trung Đông. Lộ sáng Lâu nay, đa phần dư luận thế giới đều tin rằng Israel là quốc gia đầu tiên ở Trung Đông và thứ chín trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nước này luôn duy trì chính sách úp mở, không thừa nhận cũng không xác nhận và từ chối ký vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân còn Mỹ cũng luôn giữ im lặng. Báo cáo cũng xác nhận vào thời điểm công bố rằng năng lực hạt nhân Israel “hầu như xấp xỉ năng lực hiện tại của chúng ta” và các phòng thí nghiệm của Israel “tương đương” các cơ sở tại Los Alamos, Lawrence Livermore và Oak Ridge, tức 3 lò cung cấp vũ khí chính cho kho hạt nhân của Mỹ. Theo website Wisconsin Project on Nuclear Arms Control, từ năm 1956, Pháp bắt đầu giúp Israel xây dựng Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Negev ở TP.Dimona. Đến nay, nơi này được cho là nơi sản xuất vũ khí hạt nhân chính của Israel. Chính quyền Tel Aviv thừa nhận sự tồn tại của Trung tâm Negev nhưng không tiết lộ bất cứ chi tiết nào và từ chối để các chuyên gia quốc tế đến thanh sát. Nơi này được canh phòng vô cùng cẩn mật với một vùng cấm bay được thiết lập. Tạp chí Time dẫn nhiều sử liệu cho thấy trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, tên lửa Israel đã bắn hạ một chiến đấu cơ của chính nước này bay lạc vào khu vực cấm. Các chuyên gia ước đoán tính tới năm 2000, cơ sở Negev đã sản xuất đủ plutonium cho 100 đến 200 quả bom hạt nhân. Báo cáo của Mỹ được thực hiện 1 năm sau khi công chúng lần đầu tiên biết đến những gì diễn ra sau các bức tường ở cơ sở Negev nhờ các tiết lộ của Mordechai Vanunu, chuyên viên tại cơ sở này trong giai đoạn 1975 - 1985. Ông mang hàng chục bức ảnh và dữ liệu từ Negev trốn sang Anh và tiết lộ chúng cho báo The Sunday Times vào năm 1986. Từ các dữ liệu trên, các chuyên gia kết luận khi đó Israel sở hữu 200 quả bom nhiệt hạch. Sau đó, Vanunu nhanh chóng bị Cơ quan Tình báo Israel Mossad bắt giữ và lãnh án 18 năm tù về tội gián điệp, trong đó có gần 12 năm biệt giam. Ra tù năm 2004, Vanunu bị áp đặt hàng loạt hạn chế về ngôn luận và đi lại. Hiện nay, trên website của mình, Vanunu thường xuyên cáo buộc chính quyền “giam lỏng” ông và kêu gọi quốc tế lên tiếng để ông được rời Israel. Đòn trả đũa? Chính quyền Mỹ lẫn Israel chưa có phản ứng chính thức về các thông tin mới được công bố. Tuy nhiên, báo giới Israel nhanh chóng đặt ra nhiều giả thuyết về quyết định của Lầu Năm Góc. Truyền thông nước này chỉ ra rằng chỉ có chi tiết về chương trình hạt nhân của Israel bị tiết lộ trong khi các thông tin trong báo cáo nói trên về những đồng minh của Mỹ trong NATO như Pháp, Ý hay Tây Đức đều được bôi đen hoặc không công bố. Từ đó, có nhiều ý kiến cho rằng đây là “đòn trả đũa chính trị từ Tổng thống Obama”. Trang tin Arutz Sheva đặt câu hỏi to tướng trên trang chủ: “Đòn trả thù của ông Obama trước bài phát biểu của ông Netanyahu tại quốc hội Mỹ?” và gọi động thái giải mật của Bộ Quốc phòng Mỹ là “không tiền khoáng hậu”. Một số ý kiến khác thì cho rằng đúng là Mỹ muốn “dằn mặt” Israel nhưng không phải vì những tuyên bố của ông Netanyahu mà xuất phát từ nghi án Israel bí mật do thám quá trình đàm phán giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ cộng thêm Đức). Tờ The Wall Street Journal dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ tình báo Israel đã nghe lén các cuộc hội đàm, còn Tel Aviv cực lực bác bỏ cáo buộc này./. VOV.VN - Các quan chức Mỹ cho rằng Israel lâu nay đứng đầu danh sách những nước do thám nhiều nhất đối với Mỹ. VOV.VN - Các quan chức Mỹ cho rằng Israel lâu nay đứng đầu danh sách những nước do thám nhiều nhất đối với Mỹ. VOV.VN- Theo Hiến pháp Israel, ông Netanyahu sẽ có 28 ngày để thành lập chính phủ và được gia hạn thêm 14 ngày trong trường hợp đàm phán thất bại. VOV.VN- Theo Hiến pháp Israel, ông Netanyahu sẽ có 28 ngày để thành lập chính phủ và được gia hạn thêm 14 ngày trong trường hợp đàm phán thất bại. VOV.VN -Thủ tướng Israel thăm Mỹ và sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng hòa VOV.VN -Thủ tướng Israel thăm Mỹ và sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng hòa VOV.VN - Chính phủ Mỹ cảnh báo, Washington sẽ đánh giá lại những phương án trong quan hệ giữa Mỹ và Israel cũng như chính sách ngoại giao ở Trung Đông. VOV.VN - Chính phủ Mỹ cảnh báo, Washington sẽ đánh giá lại những phương án trong quan hệ giữa Mỹ và Israel cũng như chính sách ngoại giao ở Trung Đông. VOV.VN -Ông Netanyahu và đảng Likud sẽ phải đàm phán chi tiết về thành lập liên minh cầm quyền với 5 đảng đã giành đủ số ghế trong cuộc bầu cử vừa qua. VOV.VN -Ông Netanyahu và đảng Likud sẽ phải đàm phán chi tiết về thành lập liên minh cầm quyền với 5 đảng đã giành đủ số ghế trong cuộc bầu cử vừa qua. VOV.VN - Người Israel và người Do Thái có nguy cơ thành mục tiêu tấn công khủng bố tại 40 quốc gia trong 2 tháng tới đây. VOV.VN - Người Israel và người Do Thái có nguy cơ thành mục tiêu tấn công khủng bố tại 40 quốc gia trong 2 tháng tới đây. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/giai-mat-chuong-trinh-hat-nhan-israel-391036.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Mỹ ngụy tạo quan hệ giữa Saddam và al-Qaeda để xâm lược Iraq
VOV.VN - Hai tuần trước khi nổ ra Chiến tranh Iraq, ông Bush đã tổ chức một cuộc họp báo được phát vào giờ vàng để đánh lừa dư luận.
Theo thượng nghị sĩ Carl Levin, thông tin tình báo Mỹ được giải mật cho thấy chính quyền Bush đã dựa vào một báo cáo sai của Mohammad Atta, thủ lĩnh nhóm tiến hành khủng bố 11/9 được cho đã gặp gỡ với một nhân viên tình báo Iraq để biện minh cho việcMỹ xâm lược Iraq năm 2003. Theo Levin, các nhân viên CIA thực địa trong bức điện có nói rằng không có lấy một chuyên gia FBI hoặc chuyên gia chống khủng bố Mỹ nào tuyên bố có bằng chứng hoặc là biết rằng Atta đang ở Praha vào tháng 4/2001. Trong một bài phát biểu trước Thượng viện, vị thượng nghị sĩ yêu cầu Giám đốc Brennan giải mật toàn bộ bức điện để vạch trần chiến dịch của chính phủ Bush “tạo ra trong công chúng ấn tượng cho rằng Tổng thống Iraq Saddam Hussein có liên hệ với các phần tử khủng bố al-Qaeda trongvụ 11/9”. Trong phát biểu của mình, ông Levin nói: “Nhân dân Mỹ cần biết toàn bộ câu chuyện, không chỉ để chúng ta hiểu được các quyết định hồi năm 2002 và 2003 đã đưa chúng ta tới chiến tranh, mà còn để tạo ra lời cảnh tỉnh đối với các lãnh đạo tương lại về việc lạm dụng thông tin tình báo và lạm quyền”. Ngày 6/3/2003, hai tuần trước khi nổ ra Chiến tranh Iraq, ông Bush đã tổ chức một cuộc họp báo được phát vào giờ vàng, ủng hộ tiến hành cuộc chiến chống lại Saddam Hussein. Theo nghị sĩ Levin, hồi tháng 9/2003, các cuộc điều tra cho thấy có tới 70% người Mỹ tin rằng Saddam Hussein về mặt cá nhân có dính líu vào vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, và có một tỷ lệ áp đảo người dân ủng hộ cuộc chiến của Mỹ ở Iraq./. >> Xem thêm:Chiến tranh Iraq - Bài học về tạo cớ gây chiến (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. (VOV) - Một vị giáo sư đại học Havard (Mỹ) vừa viết về những điều mà các quan chức Mỹ biết rõ nhưng sẽ luôn ‘lờ’ đi. (VOV) - Một vị giáo sư đại học Havard (Mỹ) vừa viết về những điều mà các quan chức Mỹ biết rõ nhưng sẽ luôn ‘lờ’ đi. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/my-nguy-tao-quan-he-giua-saddam-va-al-qaeda-de-xam-luoc-iraq-370505.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Tướng Giáp phân tích về chiến tranh nhân dân trên đài Mỹ
VOV.VN - Trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về các vấn đề chiến lược và đạo lý trong nghệ thuật quân sự Việt.
Mạng lưới truyền hình PBS nổi tiếng của Mỹ từng phát sóng loạt chương trình truyền hình 26 phần có tênThế kỷ Nhân dânnói về các sự kiện trọng đại trên thế giới giai đoạn 1900-1999. Trong loạt chương trình này có đoạn phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư lệnh lực lượng Việt Minh và “anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng chủ chốt đãđánh bại các đội quân nhà nghề của thực dân Phápvà đế quốc Mỹ, giành và giữ nền độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc. Phần trả lời phỏng vấn của Đại tướng cho thấy tầm nhìn bao quát và sự am tường sâu sắc của ông về tư tưởng quân sự Việt Nam. PV:Liệu Điện Biên Phủ có phải là một chiến thắng quân sự thông thường hay là chiến thắng của loại hình chiến tranh quân sự? PV:Có gì mới về ý tưởng “Chiến tranh Nhân dân”? Đại tướng Võ Nguyên Giáp:Đó là cuộc chiến vì dân do dân. Ở đây vì dân là vì mục tiêu chiến tranh là mục tiêu của nhân dân, như là độc lập, thống nhất đất nước, và hạnh phúc cho mọi người… Còn do dân nghĩa là thường dân, không chỉ là quân đội mà bao gồm tất cả người dân. Chúng tôi biết rằng chính nhân tố con người chứ không phải các nguồn lực vật chất quyết định kết quả của cuộc chiến. Đó là lý do vì sao mà cuộc chiến nhân dân của chúng tôi, do Hồ Chí Minh lãnh đạo, lại diễn ra trên một quy mô lớn như vậy. Nó lôi cuốn sự tham gia của toàn thể dân chúng. PV:Ông nghĩ sao về ý nghĩa của Điện Biên Phủ đối với thế giới? PV:Liệu Điện Biên Phủ có phải là một chiến thắng dễ dàng do người Pháp mắc quá nhiều lỗi? Phải nói rằng từ đầu mùa thu năm 1953, khi các sở chỉ huy của chúng tôi đang lên kế hoạch cho các chiến dịch thu đông, thì chưa có sự đề cập nào đến Điện Biên Phủ. Sao lại vậy? Bởi vì, kế hoạch Navarre cũng không đề cập đến nó. Bọn họ đã hoạch định 1 loạt các hoạt động điều chuyển binh lực. Đối với chúng tôi, vấn đề nằm ở chỗ Navarre muốn giữ quyền chủ động trong khi chúng tôi muốn giành thế chủ động. Chiến tranh xâm lược luôn tồn tại 1 mâu thuẫn – đó là anh phải phân tán lực lượng để giữ đất, đồng thời phải tập trung lực lượng cơ động để tấn công. Chúng tôi lợi dụng mâu thuẫn này để buộc Navarre phải phân tán lực lượng. Từ đây mọi chuyện bắt đầu. Chúng tôi lệnh chuyển quân theo 1 số hướng, các hướng có tầm quan trọng then chốt đối với kẻ thù… Như vậy quân thù không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải phân tán lực lượng. Chúng tôi tung các sư đoàn lên phía bắc, tây bắc, xuống miền trung, hướng sang Lào; phái thêm một số sư đoàn tới một số hướng khác. Để bảo vệ Lào và tây bắc, Navarre phải cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, và đó là điều đã diễn ra ở Điện Biên Phủ. Trước đó, không ai nghe đến Điện Biên Phủ, nhưng sau đó thì lại thành lịch sử, phải không ạ? Bộ Tổng tham mưu quân viễn chinh Pháp chỉ định đổ một lượng quân vừa đủ để ngăn chặn chúng tôi tiến lên tây bắc và Lào. Dần dần, họ lên kế hoạch biếnĐiện Biên Phủthành một doanh trại tập trung lực lượng lớn quân, 1 cụm cứ điểm mạnh – mạnh nhất ở Đông Dương. Họ trù tính thu hút lực lượng của chúng tôi về đây, bẻ gãy chúng tôi, đè bẹp chúng tôi, nhưng điều trái ngược đã xảy ra. Họ muốn có 1 trận quyết chiến và đó chính là những gì họ được đón nhận ở Điện Biên Phủ, ngoại trừ một điều là chiến thắng quyết định nằm về phía Việt Nam chứ không phải phía Pháp. PV:Ông có nghĩ rằng trước trận Điện Biên Phủ, người Pháp lại tưởng tượng được chuyện các ông đánh bại họ? PV:Vì sao Mặt trận Giải phóng Dân tộc lại thành công đến như vậy trong việc mở rộng khu vực kiểm soát từ năm 1960 đến 1965? Đại tướng Võ Nguyên Giáp:Trong suốt chiều dài lịch sử của chúng tôi, hễ khi nào chúng tôi cảm thấy mình bị kẻ thù đe dọa, nhân dân chúng tôi lại siết chặt hàng ngũ. Hàng triệu người đoàn kết lại, kêu gọi “Thống nhất trên tất cả”, “Chiến thắng trên tất cả”… Mặt trận Giải phóng Dân tộc [miền Nam Việt Nam] giành chiến thắng vì Mặt trận đã nỗ lực đoàn kết hầu hết người dân và vì chính trị của nó là chính nghĩa. PV:Thế các ông có thay đổi chiến thuật chút nào không khi quân Mỹ bắt đầu đến Việt Nam sau năm 1965? PV:Ông đã quen thuộc với các bức ảnh nổi tiếng tháng 4/1975 ghi lại cảnh những chiếc trực thăng Mỹ bay khỏi đại sứ quán Mỹ. Những bức hình đó có nghĩa như thế nào đối với ông? Đại tướng Võ Nguyên Giáp:Như những gì chúng tôi dự kiến. Nó đánh dấu sự chấm dứt của sự hiện diện thực dân kiểu mới của Mỹ ở đất nước chúng tôi. Và nó chứng minh rằng khi 1 dân tộc đã thống nhất trong cuộc chiến vì tự do, họ sẽ luôn chiến thắng. Khi còn trẻ, tôi có 1 mơ ước là 1 ngày nào đó tôi sẽ chứng kiến đất nước tôi tự do và thống nhất. Ngày đó, giấc mơ của tôi thành hiện thực. Nó giống như lật sang một trang sử mới. Đường phố Hà Nội ngập tràn người. Các bức ảnh trực thăng theo 1 cách nào đó là biểu hiện cụ thể cho chiến thắng của chiến tranh nhân dân trước quân xâm lược Mỹ. Ở giác độ khác, đó là bằng chứng cho thấy Lầu Năm Góc không thể dự báo điều sẽ xảy ra. Nếu không, họ đã lên kế hoạch tốt hơn. Thực tế lịch sử dạy cho chúng tôi rằng không phải cứ là lực lượng quân sự kinh tế mạnh mẽ nhất thì sẽ chiến thắng được cuộc kháng chiến của một dân tộc đoàn kết – đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì các quyền quốc tế của mình. Vẫn có giới hạn đối với sức mạnh của họ. Ngay từ đầu, dù là ở nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản, mọi thứ anh làm vì lợi ích của nhân dân sẽ đem lại cho anh lợi thế, trong khi những thứ đi ngược lại lợi ích của nhân dân rốt cuộc sẽ phản lại chính anh. Chúng tôi là người chiến thắng và người Mỹ thất bại, nhưng tôi muốn làm rõ điều này. Cái gì làm nên chiến thắng? Nhân dân Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh; họ muốn hòa bình. Người Mỹ có muốn chiến tranh không? Không, họ cũng muốn hòa bình. Vì vậy chiến thắng này là chiến thắng dành cho những người dân ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn hòa bình. Vậy thì ai đã bị đánh bại? Những kẻ theo đuổi xâm lược bằng mọi giá. Và đó cũng là lý do chúng tôi vẫn làm bạn với nhân dân Pháp và không bao giờ cảm thấy thù địch với nhân dân Mỹ cả… PV:Ai đã phát minh ra ý tưởng chiến tranh Nhân dân? Ý tưởng này ban đầu là của ai? Đại tướng Võ Nguyên Giáp:Ban đầu đó là sản phẩm của tinh thần sáng tạo của quần chúng. Cho phép tôi được nói về truyền thuyết Phù Đổng mà người dân Việt nào cũng biết. Truyền thuyết đó có từ thời tiền sử. Quân thù sắp xâm lăng và có 1 cậu bé 3 tuổi tên Phù Đổng lớn nhanh như thổi, cưỡi lên ngựa sắt và nhổ tre làm vũ khí, tập hợp mọi người lại đánh giặc. Nông dân, ngư dân, mọi người đáp lại lời kêu gọi của Phù Đổng và họ đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh. Truyền thuyết này phản ánh thực chất trong tư tưởng nhân dân. Như vậy, chiến tranh nhân dân đã tồn tại ngay trong truyền thuyết, và vẫn còn bên chúng tôi trong các thế kỷ. PV:Vì sao ông nghĩ rằng Việt Nam hầu như là nước duy nhất trên thế giới đã đánh bại Mỹ? Tại sao chỉ Việt Nam? Đại tướng Võ Nguyên Giáp:Với tư cách sử gia, tôi sẽ nói rằng trường hợp Việt Nam là hiếm. Với tư cách 1 quốc gia, Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm. Về lý thuyết, người ta nói rằng 1 quốc gia chỉ có thể hình thành sau khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản… Nhưng nước chúng tôi hình thành rất sớm, trước cả Công nguyên. Vì sao? Bởi lẽ nguy cơ xâm lược từ các thế lực bên ngoài đã liên kết các bộ lạc khác nhau lại với nhau. Và rồi lại có cuộc chiến thường trực chống lại các yếu tố khắc nhiệt, như mùa đông… Trong các truyền thuyết của chúng tôi, cuộc đấu tranh  này được coi là một yếu tố thống nhất, một sức mạnh cố kết dân tộc. Yếu tố này cùng với nguy cơ thường trực bị xâm lược đã tạo ra sự gắn kết lớn hơn nữa và tạo ra 1 truyền thống mang lại cho chúng tôi sức mạnh. PV:Đâu là đóng góp của chủ nghĩa Marx-Lenin đối với học thuyết Chiến tranh Nhân dân của các ông? Đại tướng Võ Nguyên Giáp:Chiến tranh Nhân dân ở Việt Nam đã có từ trước khi chủ nghĩa Marx-Lenin du nhập vào đây. Tất nhiênhọc thuyết Marx-Lenincó đóng góp vào Chiến tranh Nhân dân Việt Nam. Khi Liên Xô sụp đổ, chúng tôi dự đoán 60-80% ngân sách xuất nhập khẩu của chúng tôi sẽ bị mất đi do chúng tôi phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN khác. Do vậy người ta dự báo Việt Nam sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chúng tôi vẫn trụ vững và từng bước tiến lên. Khi được hỏi tôi nghĩ sao vềPerestroika (cải tổ ở Liên Xô), tôi trả lời rằng tôi nhất trí với sự thay đổi… Nhưng Perestroika là từ tiếng Nga, dành cho người Nga. Ở đây chúng tôi làm mọi việc theo cách Việt Nam. Chúng tôi tận dụng các niềm hy vọng của Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Anh quốc – nhưng chúng tôi cố gắng đồng hóa tất thảy các hy vọng đó. Như tôi đã đề cập, dân tộc Việt Nam có tinh thần độc lập, ương bướng nữa, ý tôi là làm những thứ theo kiểu của Việt Nam. Hiện giờ có kế hoạch vận động nhân dân đấu tranh chống lạc hậu và nghèo khó. Còn đó các vấn đề chiến tranh và hòa bình, có những quy luật cụ thể, quy luật xã hôi, quy luật lớn vẫn giữ giá trị dù thời bình hay chiến tranh. Anh phải thực tế, phải có mục tiêu, phải sử dụng thực tiễn làm phương tiện phân tích các quy luật khách quan chi phối những thứ đó. Để chiến thắng, anh phải hành động theo các quy luật này. Nếu làm ngược lại, anh sẽ là chủ quan và sẽ nhất định thất bại. Như vậy, chúng tôi học từ kinh nghiệm, cả xấu lẫn tốt, của chủ nghĩa tư bản. Nhưng chúng tôi có ý tưởng riêng kiểu Việt Nam về những vấn đề này. Tôi muốn nói thêm rằng chúng tôi vẫn muốn độc lập, và chúng tôi sẽ theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cho chúng tôi, con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là gì? Là độc lập và thống nhất cho tổ quốc, là tự do và hạnh phúc cho nhân dân, là hòa bình và hữu nghị giữa người với người./. VOV.VN- Bài phỏng vấn của tờ Los Angeles Times với Đại tướng được thực hiện năm 1994 khi Mỹ chuẩn bị bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. VOV.VN- Bài phỏng vấn của tờ Los Angeles Times với Đại tướng được thực hiện năm 1994 khi Mỹ chuẩn bị bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. VOV.VN - Những hình ảnh quý giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phóng viên quốc tế ghi lại trong suốt sự nghiệp vẻ vang của mình. VOV.VN - Những hình ảnh quý giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phóng viên quốc tế ghi lại trong suốt sự nghiệp vẻ vang của mình. VOV.VN- Tất cả các bài viết đều tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “một vĩ nhân trong các vị danh tướng thế giới’. VOV.VN- Tất cả các bài viết đều tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “một vĩ nhân trong các vị danh tướng thế giới’. VOV.VN - “Võ Nguyên Giáp là một anh hùng dân tộc với di sản chỉ sau người thầy của mình, vị Chủ tịch khai sinh ra nước Việt Nam mới”. VOV.VN - “Võ Nguyên Giáp là một anh hùng dân tộc với di sản chỉ sau người thầy của mình, vị Chủ tịch khai sinh ra nước Việt Nam mới”. (VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên. (VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên. VOV.VN - “Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong lịch sử như là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của thế kỷ 20”. VOV.VN - “Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong lịch sử như là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của thế kỷ 20”. VOV.VN -Đó là lời kể của Đại tá Nguyễn Huyên- người đã ở bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc Đại tướng lâm chung. VOV.VN -Đó là lời kể của Đại tá Nguyễn Huyên- người đã ở bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc Đại tướng lâm chung. VOV.VN -Dù nhiều bạn trẻ chưa một lần vinh dự được gặp Đại tướng, nhưng sự ra đi của người là nỗi mất mát vô cùng lớn lao. VOV.VN -Dù nhiều bạn trẻ chưa một lần vinh dự được gặp Đại tướng, nhưng sự ra đi của người là nỗi mất mát vô cùng lớn lao. VOV.VN - Vị Đại tướng danh tiếng, “người anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từ trần chiều 4/10/2013, ở tuổi 103. VOV.VN - Vị Đại tướng danh tiếng, “người anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từ trần chiều 4/10/2013, ở tuổi 103. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tuong-giap-phan-tich-ve-chien-tranh-nhan-dan-tren-dai-my-284019.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?
VOV.VN - Tiết lộ mới đây cho thấy lực lượng tình báo tín hiệu của Mỹ (mà đại diện là NSA) cao tay đến nhường nào.
Các quan chức Mỹ đã từ lâu coi hãng viễn thông khổng lồ Huawei (Hoa Vi) của Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh. Họ đã cản trở hoạt động thương mại của hãng này ở Mỹ do lo ngại hãng đó có thể tạo “cửa hậu” trong thiết bị do Huawei sản xuất cho phép quân đội Trung Quốc cũng như các tin tặc do Bắc Kinh hậu thuẫn lấy cắp các bí mật của doanh nghiệp và chính phủ Mỹ. Chọc thẳng vào máy chủ Huawei Nhưng ngay cả khi Mỹ công khai hóa các mối đe dọa từ việc mua các sản phẩm do Huawei chế tạo thì các tài liệu mật lại cho thấy chính Cơ quan An ninh Quốc gia NSA (tổ chức tình báo tín hiệu của quân đội Mỹ) đã tự tạo các cửa hậu và cấy thẳng vào mạng lưới của Huawei. >> Xem lại:Vụ Huawei và báo cáo tình báo làm xấu đi quan hệ Mỹ-Trung NSA đã chọc thẳng vào các máy chủ bên trong tổng hành dinh của Huawei ở thành phố Thâm Quyến – trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, theo các tài liệu NSA docựu nhân viên tình báo Edward Snowdencung cấp. NSA đã thu thập được thông tin về cơ chế làm việc của các router khổng lồ và các bộ switch số phức tạp mà Huawei khoe là kết nối tới 1/3 dân số thế giới, và đã giám sát liên lạc của các giám đốc chủ chốt của công ty này. Một trong các mục tiêu của chiến dịch mang mật danh “Shotgiant” này là tìm kiếm bất cứ sự liên hệ nào tồn tại giữa Huawei và Quân Giải phóng Trung Quốc, một tài liệu năm 2010 tiết lộ. Nhưng kế hoạch tác chiến vươn xa hơn: Khai thác công nghệ của Huawei để khi nào công ty này bán thiết bị cho các nước khác – bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia tránh mua đồ của Mỹ - NSA sẽ đi lại trong mạng lưới máy tính và điện thoại của các nước đó để thực hiện việc theo dõi, và nếu nhận được lệnh của Tổng thống, sẽ tiến hành tấn công mạng. “Rất nhiều các mục tiêu của chúng ta liên lạc qua các sản phẩm do Huawei sản xuất,” tài liệu của NSA có đoạn. “Chúng ta muốn bảo đảm rằng chúng ta biết cách khai thác các sản phẩm đó… để tiếp cận các mạng lưới mà chúng ta quan tâm” trên khắp thế giới. >> Đọc thêm:Mỹ chỉ tận tay tin tặc Trung Quốc Các tài liệu trên đã được tờNew York Timescủa Mỹ vàDer Spiegelcủa Đức tiết lộ. Đó cũng là một phần nội dung trong cuốn sách mang tên “The NSA Complex”. Các tài liệu trên cũng như các cuộc phỏng vấn với giới quan chức tình báo đã cung cấp cái nhìn sâu vào bên trong “cuộc chiến tranh lạnh” kỹ thuật số đang ngày càng leo thang giữa Mỹ và Bắc Kinh ngay cả khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động hội đàm về việc giới hạn xung đột mạng. Theo lời khoảng 5-6 lãnh đạo đương chức và đã nghỉ hưu của Mỹ, NSA hiện đang theo dõi hơn 20 nhóm hacker Trung Quốc (hơn một nửa trong số đó làcác đơn vị của Lục quân và Hải quân Trung Quốc) khi các nhóm này đột nhập vào mạng lưới của chính phủ Mỹ, các công ty Mỹ bao gồm cả hãng Google và các hãng chế tạo linh kiện cho phi cơ không người lái và vũ khí hạt nhân. Ăn cắp qua mạng khác với theo dõi tình báo Chính quyền Obama phân biệt giữa việc hack và ăn cắp bí mật công ty mà người Trung Quốc thực hiện nhằm vào các công ty Mỹ để củng cố các doanh nghiệp nhà nước của họ, với các chiến dịch tình bào mà Mỹ thực hiện đối với các mục tiêu Trung Quốc và các mục tiêu khác. Các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng NSA đột nhập vào mạng lưới ngoại quốc chỉ để phục vụ các mục đích an ninh quốc gia chính đáng. >> Đọc thêm:Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức nào? Một phát ngôn viên của Nhà Trắng, Caitlin M. Hayden, nói: “Chúng tôi không cung cấp thông tin tình báo mà chúng tôi thu thập được cho các công ty Mỹ đặng cải thiện tính cạnh tranh quốc tế hay nâng cao lợi nhuận của các công ty đó. Nhiều nước không thể nói được như chúng tôi”. Nhưng điều đó không có nghĩa là chính phủ Mỹ không thực hiện dạng tình báo doanh nghiệp theo kiểu riêng của họ, với một bộ mục tiêu khác. Những mục tiêu liên quan đến Huawei đã được mô tả trong tài liệu năm 2010. “Nếu chúng ta xác định được kế hoạch và ý định của công ty này,” một nhà phân tích viết, “chúng ta hy vọng điều này sẽ dẫn chúng ta tới các kế hoạch và ý đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. NSA phát hiện ra một cơ hội mới: Khi Huawei đầu tư vào công nghệ mới và đặt cáp ngầm dưới biển để kết nối đế chế thông tin trị giá 40 tỷ USD mỗi năm của họ, NSA đã quan tâm tới việc đột nhập vào mạng lưới các khách hàng chính của Trung Quốc, bao gồm các mục tiêu “ưu tiên cao” như Iran, Afghanistan, Pakistan, Kenya và Cuba. Thực hư Huawei và mối quan hệ với chính phủ Tuy nhiên các tài liệu rò rỉ đã không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi chủ chốt: Liệu Huawei có phải là một hãng độc lập, như ban lãnh đạo công ty vẫn khẳng định, hay chỉ là bình phong cho Quân Giải phóng Trung Quốc như các quan chức Mỹ vẫn hay ám chỉ? Hai năm sau khi chiến dịch Shotgiant trở thành một chương trình hoạt động chính, Ủy ban Tình báo Hạ viện đã công bố một báo cáo giải mật về Huawei và một công ty Trung Quốc khác là ZTE, trong đó không viện dẫn bằng chứng nào xác nhận các nghi ngờ về mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Cũng bản báo cáo tháng 10/2012 đó kết luận rằng phải ngăn các công ty trên “thâu tóm hoặc sáp nhập” ở Mỹ và “ không thể tin tưởng chúng không chịu ảnh hưởng của nước ngoài”. >> Xem thêm:Chân dung tình báo viên Edward Snowden, người phanh phui bí mật NSA Huawei - hiện có tất cả mọi thứ ngoại trừ việc xâm nhập thị trường Mỹ - phàn nàn rằng họ là nạn nhân của chủ nghĩa bảo hộ được khoác chiếc áo an ninh quốc gia. Các quan chức của công ty này khăng khăng phủ nhận có mối liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân. William Plummer, một giám đốc cao cấp của Huawei ở Mỹ cho biết công ty ông không hề biết họ là mục tiêu của NSA. Ông này chia sẻ thêm: “Điều nực cười là chính những gì họ làm với chúng tôi lại được họ dùng để cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang làm những điều tương tự thông qua chúng tôi”. Ông Plummer nói tiếp: “Nếu thực sự người ta đã làm công việc theo dõi tình báo, thì người ta sẽ biết rằng công ty này là độc lập và không có bất cứ mối quan hệ đặc biệt với bất cứ chính phủ nào, và thông tin này phải được đem ra công khai để chấm dứt kỷ nguyên thông tin sai và thông tin bóp méo”. Các mối quan ngại về Huawei có từ gần một thập kỷ trước, kể từ khi Công ty RAND - một tổ chức chuyên về nghiên cứu - đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với quân đội Mỹ từ phía Trung Quốc. RAND kết luận rằng “các công ty tư nhân của Trung Quốc như là Huawei” là một thành tố trong “tam giác số” gồm công ty-viện nghiên cứu-chính phủ phối hợp với nhau một cách bí mật. Huawei là một gã khổng lồ toàn cầu. Hãng này sản xuất các thiết bị tạo nên xương sống của mạng internet, đặt cáp ngầm dưới biển từ châu Á sang châu Phi và đã trở thành nhà chế tạo điện thoại thông minh lớn thứ 3 thế giới sau Samsung và Apple. “Gia Cát Lượng” đứng đằng sau chiến lược của Huawei là Ren Zhengfei, vốn là kỹ sư của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong thập niên 1970. >> Đọc thêm:Nước Mỹ và cơn nghiện tình báo Đối với người Trung Quốc, ông na ná như Steve Jobs – vị doanh nhân đã xây dựng đế chế số từ vốn liếng hơn 3.000 USD vào giữa những năm 1980, cạnh tranh với cả các công ty nhà nước và đối thủ nước ngoài. Nhưng các quan chức Mỹ chỉ xem ông như một mối liên kết với quân đội Trung Quốc./. (VOV) - Trung Quốc tiếp tục phản pháo dữ dội một bản báo cáo của Quốc hội Mỹ cho rằng 2 công ty Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ. (VOV) - Trung Quốc tiếp tục phản pháo dữ dội một bản báo cáo của Quốc hội Mỹ cho rằng 2 công ty Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tinh-bao-mang-cua-my-nhin-xuyen-thau-doi-thu-trung-quoc-317215.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương
VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.
Ngày 28/6 Trung Quốc công bố một bản đồ dọc mới cho thấy những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền bao gồm cả toàn bộ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các bộ phận của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự kiện này phản ánh động cơ sâu xa của rồng Trung Hoa muốn phá vỡ tan tành thế cân bằng địa chiến lược ở vành bên ngoài của nước này cũng như mưu đồ bành trướng và thiết lập sự bá quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Âm mưu trong tấm bản đồ dọc Tấm bản đồ dọc khác biệt đáng kể với các bản đồ trước đó. Trước đây các phiên bản bản đồ cho thấy những khu vực nói trên nằm riêng trong một ô thuộc về Trung Quốc. Lần này các vùng này được chỉ rõ là các khu vực của Trung Quốc. Hai nhân tố quan trọng cần phải tính đến khi xem xét lý do Trung Quốc cho ra tấm bản đồ này. Thứ nhất, đó là phản ứng đối với tấm bản đồ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức Angela Merkel trao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3/2014 khi ông Tập tới thăm Đức. Khi ấy bà Merkel trao cho ông Tập một tấm bản đồ Trung Hoa năm 1735 do nhà bản đồ học Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ và được một nhà xuất bản Đức ấn hành. Tấm bản đồ thể hiện phần lõi của Trung Quốc với dân số chủ yếu là người dân tộc Hán, mà không hề có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay Mãn Châu. Các đảo Đài Loan và Hải Nam (cái thứ 2 thì rõ là một phần của Trung Hoa hiện đại, còn đảo thứ nhất thì gây tranh cãi nhiều) được thể hiện bằng một đường biên có màu khác. Thứ hai, Trung Quốc đang tìm kiếm một cơ hội chứng tỏ cho thế giới một điều rằng Trung Quốc thời nay bao gồm tất cả các vùng mà nó tuyên bố chủ quyền. Và chuyến thăm của Phó Tổng thống Ấn Độ mang lại cơ hội đó. Ba khái niệm chiến tranh Tuy nhiên bối cảnh của tấm bản đồ dọc này rộng lớn hơn rất nhiều. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã cố gắng xác lập các yêu sách chủ quyền tại các vùng xung quanh nước này. Chủ nghĩa dân tộc hung hăng và tư tưởng thu hồi lãnh thổ của Trung Quốc là một nét nổi bật trong chính sách đối ngoại và sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Quan điểm cho rằng Trung Quốc phải rửa nhục trong các thế kỷ trước đang chiếm vị trí trung tâm trong quá trình xây dựng chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Đáp lại điều này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố nước ông phải nhớ mình từng là “nạn nhân của ngoại xâm” và hối thúc người Trung Quốc tăng cường phòng thủ biên giới cả trên bộ lẫn trên biển. Tấm bản đồ dọc được vẽ ra để xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực nằm ở vành ngoài của nước này. Trung Quốc đang dịch chuyển theo hướng phù hợp với “ba khái niệm chiến tranh” của họ, đó là chiến tranh tuyên truyền, chiến tranh truyền thông, và chiến tranh pháp lý. Kể từ năm 2012 Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông theo hướng này và nếu cần thiết sẵn sàng ngụy tạo bằng chứng. Trong các tháng 1 và 2/2012, Trung Quốc đã lập ra một tiểu ban điều hành với nhiệm vụ hướng dẫn, phối hợp và giám sát, giáo dục và nâng cao nhận thức về bản đồ quốc gia và kiểm soát hoàn toàn thị trường bản đồ quốc gia bằng việc phối hợp 13 Bộ ngành bao gồm Cơ quan Quốc gia về Thông tin Địa lý và Sản xuất Bản đồ, Ủy ban Tuyên truyền và Chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, v.v.. Mục đích chính của ủy ban này là chỉ đạo và hướng dẫn nhiệm vụ tái in và tái xuất bản các bản đồ quốc gia và tổ chức công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, ở các vùng giáp ranh với Ấn Độ cánh truyền thông của Trung Quốc được khuyến khích tới thăm và quân nhân Trung Quốc đã thông báo cho họ về các vùng thuộc về họ nhưng hiện tại đang do Ấn Độ kiểm soát. Tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đã đăng tải các bài viết với nội dung như vậy. Để xác lập tính pháp lý, Trung Quốc giao cho các học giả nước này tìm kiếm các bằng chứng lịch sử chứng minh rằng các vùng thuộc vành đai ngoài của Trung Quốc là thuộc Trung Quốc. Trung Quốc có thái độ hai mặt đối với các thỏa ước do các nước thực dân đưa ra. Mặc dù bác bỏ hiệp định 1914 về biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng, Trung Quốc lại khẳng định rằng do Hiệp định Paris năm 1896 không trao bãi cạn Scarborough cho Philippines, nên… bãi cạn này không thuộc về Philippines. Xâm lấn trên thực địa, sẵn sàng giết người Ngoài việc đưa ra các khái niệm, Trung Quốc còn lựa chọn chính sách hung hăng hơn. Nước này bắt đầu chiếm các khu vực ở ngoại biên nước này. Bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các khu vực thuộc bang Jammu & Kashmir đang bị xâm lấn đều đặn. Các cuộc xâm lấn của Trung Quốc có 3 xu hướng mới: Thứ nhất, tần suất xâm nhập trong những lần gần đây đã gia tăng; thứ hai, lượng quân Trung Quốc đi vào lãnh thổ Ấn Độ đã nhiều hơn; và thứ ba, thời gian quân Trung Quốc ở lại trong lãnh thổ Ấn Độ cũng kéo dài thêm. Bên cạnh đó, máy bay trực thăng cũng đều đặn xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ. Sau vụ đổ máu năm 1988, Trung Quốc tìm cơ hội thích hợp để chiếm các đảo, bãi đá mà không cần phải đụng độ vũ trang. Năm 1995, Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn. Đến năm 2012, nước này lại gian xảo chiếm bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đã tiến hành tập trận quân sự và tuần tra trong khu vực đường 9 đoạn, củng cố các quân cảng ở Biển Đông. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã lập vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) và thường xuyên đưa tàu bè và máy bay vào khu vực do Nhật Bản kiểm soát. Như vậy ở tất cả các khu vực, Trung Quốc nhất quán theo đuổi chính sách lấn chiếm từng bước theo kiểu “cắt lát”. Các hành động nói trên của Trung Quốc đã vẽ ra một chiều mới rất nghiêm trọng trong an ninh các nước là lân bang của Trung Quốc. Đối với Ấn Độ, chiều này là ở mức nguy hiểm. Trung Quốc đang xây đường bộ và đã có kế hoạch xây đường sắt nối Trung Quốc với cảng của Pakistan ở Ấn Độ Dương. Biển Đông cũng được xem như một bàn đạp thiết yếu cho Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Năm 1984 người ta đã nhận ra kế hoạch của người Trung Hoa muốn giành quyền kiểm soát đối với Ấn Độ Dương vì các toan tính thương mại và chiến lược. Trung Quốc vẫn đeo đuổi kế hoạch đó một cách tỉ mỉ. Nước này đã gây được ảnh hưởng ở Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. Chuỗi ngọc trai đã được thiết lập. Các nước càng nhún thì Trung Quốc càng lấn tới Một câu hỏi là chúng ta phải phản ứng như thế nào? Theo thời gian Trung Quốc đã sắm thêm vũ khí mới, củng cố lực lượng và phô diễn khả năng dùng vũ lực để xác lập chủ quyền. Một số chuyên gia chỉ ra rằng các nước láng giềng không mạnh bằng Trung Quốc, do đó họ sẽ khó phản ứng với Trung Quốc. Điều này đã được phản ánh trong chính sách một số nước đối với Trung Quốc. >> Xem thêm:Trung Quốc tìm cách lôi kéo Ấn Độ Một số nước khác không yếu đến mức không thể bảo vệ chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng với Ấn Độ và Nhật Bản. Nếu họ thể hiện rõ quyết tâm thì Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dám gây chiến với các nước đó. Họ nên từ bỏ cách tiếp cận thận trọng bởi vì Trung Quốc đang lợi dụng thái độ này. Việc cộng đồng quốc tế và các nước liên quan thiếu sự phản ứng mạnh mẽ đối với chiến lược cắt lát đang khuyến khích Trung Quốc lấn tới. Thương mại với Trung Quốc đang theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc không thể sử dụng thương mại làm vũ khí, nhưng các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế thì lại có thể. Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ cho các nước láng giềng với Trung Quốc xây dựng khả năng phòng thủ. Liên quan đến chuyện tranh chấp lãnh thổ, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh Trung Quốc với nước Đức Quốc xã – điều này thật đáng chú ý. Ông Aquino kêu gọi các lãnh đạo thế giới không được làm ngơ trước Trung Quốc với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giống như người ta đã thỏa hiệp với Hitler trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cộng đồng quốc tế cần tính đến bài học lịch sử này và loại bỏ chính sách thỏa hiệp. Tất cả các nước cần chỉ ra rằng vùng lõi của Trung Quốc là những gì được phản ánh trong tấm bản đồ do bà Merkel trao tặng cho ông Tập. Cả các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế cần có phản ứng cứng rắn đối với các xâm lấn của Trung Quốc. Ấn Độ cần xem xét lại chính sách của mình đối với Tây Tạng và Đài Loan./. Bài viết thể hiện quan điểm của SD Pradhan, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hỗn hợp Ấn Độ, kiêm phó cố vấn an ninh quốc gia. Đọc thêm: >>Độc giả thế giới phản đối lời của Chủ tịch Tập Cận Bình >>Giải mã nỗi sợ Trung Hoa >>Chủ tịch Tập Cận Bình hạ lệnh đẩy mạnh phòng thủ biển >>Myanmar không muốn làm công cụ cho Trung Quốc (VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung. (VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung. VOV.VN - Lần đầu tiên trong hai thập kỷ một chủ tịch nước của Trung Quốc thăm Hàn Quốc mà “không dừng chân ở Triều Tiên”. VOV.VN - Lần đầu tiên trong hai thập kỷ một chủ tịch nước của Trung Quốc thăm Hàn Quốc mà “không dừng chân ở Triều Tiên”. (VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen. (VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen. VOV.VN - Ông Tập đã nhắc lại chuyện Trung Quốc bị “bắt nạt” trong quá khứ rồi kêu gọi dân chúng và quân đội cứng rắn bảo vệ biên cương. VOV.VN - Ông Tập đã nhắc lại chuyện Trung Quốc bị “bắt nạt” trong quá khứ rồi kêu gọi dân chúng và quân đội cứng rắn bảo vệ biên cương. VOV.VN - Rất nhiều độc giả tỏ ra không còn lòng tin vào Trung Quốc và các tuyên bố nước này đưa ra liên quan đến các vấn đề chủ quyền. VOV.VN - Rất nhiều độc giả tỏ ra không còn lòng tin vào Trung Quốc và các tuyên bố nước này đưa ra liên quan đến các vấn đề chủ quyền. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tinh-bao-an-do-mo-xe-thu-doan-cua-trung-quoc-o-bien-dong-an-do-duong-337014.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Mật vụ FBI, CIA “hỗ trợ cho an ninh Ukraine”
VOV.VN - Nhóm này được cho là đang cố gắng lần theo các khoản tiền mà Tổng thống bị phế truất Yanukovych đã gửi ra nước ngoài.
Vô số nhân viên mật vụ Mỹ đang giúp chính phủ Ukraine “chống lại tội phạm có tổ chức” ở miền Đông Nam nước này, tờ báo Đức Bild vừa tiết lộ. Theo nhật báo này, cơ quan tình báo CIA và FBI đang cố vấn cho chính phủ Kiev về cách đương đầu với “tội phạm có tổ chức” và ngăn ngừa bạo lực ở khu vực đang bất ổn của Ukraine. Nhóm mật vụ này cũng giúp điều tra cáo buộc về tội phạm tài chính và cố gắng lần ra số tiền được cho là đưa ra nước ngoài trong thời gian tại nhiệm của Tổng thống bị phế truất Viktor Yanokovych. Giám đốc CIA John Brennan đã thăm Kiev vào giữa tháng 4 và Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk và Phó Tổng thống Vitaly Yarema để trao đổi về biện pháp an toàn hơn đưa thông tin của Mỹ tới Ukraine. Jen Psaki, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹcho biết không có ẩn ý gì trong chuyến thăm Kiev của ông Brennan. Bà nói, người đứng đầu CIA không đề nghị ủng hộ chính phủ tạm quyền Ukraine trong việc thực hiện các chiến dịch bên trong lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, ngay sau chuyến thăm, Tổng thống bị phế truất của Ukraine là Viktor Yanokovych đã liên hệ sự xuất hiện của Giám đốc CIA ở Kiev với giai đoạn đầu chiến dịch trấn áp của chính phủ ở Slavyansk. Tin tức do tờ báo Bild đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Obama đã loại trừ khả năng Washington sẽ can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Phát biểu tại Nhà Trắng sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Merkel, ông Obama nói: “Mối quan tâm duy nhất của chúng tôi là để cho Ukraine có khả năng đưa ra quyết định của riêng mình”./. VOV.VN - Nguy cơ này ngày càng hiện hữu khi quân đội Ukraine tiếp tục  “chiến dịch chống khủng bố” ở miền Đông Nam nước này. VOV.VN - Nguy cơ này ngày càng hiện hữu khi quân đội Ukraine tiếp tục  “chiến dịch chống khủng bố” ở miền Đông Nam nước này. VOV.VN - Ngoại trưởng Đức cũng bày tỏ hy vọng OSCE sẽ đóng vai trò lớn hơn trong cuộc xung đột tại Ukraine. VOV.VN - Ngoại trưởng Đức cũng bày tỏ hy vọng OSCE sẽ đóng vai trò lớn hơn trong cuộc xung đột tại Ukraine. VOV.VN-Nguy cơ chiến tranh ngày càng hiện hữu trong bối cảnh quân đội Ukraine tiếp tục “chiến dịch chống khủng bố” ở miền Đông nước này VOV.VN-Nguy cơ chiến tranh ngày càng hiện hữu trong bối cảnh quân đội Ukraine tiếp tục “chiến dịch chống khủng bố” ở miền Đông nước này VOV.VN - Trong khi đó, lực lượng tự vệ khu vực Donetsk nói rằng, họ đã lấy lại một số khu vực trước đây bị quân đội Ukraine chiếm giữ. VOV.VN - Trong khi đó, lực lượng tự vệ khu vực Donetsk nói rằng, họ đã lấy lại một số khu vực trước đây bị quân đội Ukraine chiếm giữ. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/mat-vu-fbi-cia-ho-tro-cho-an-ninh-ukraine-324548.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít
VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk.
Năm nay kỷ niệm không chỉ 7 thập kỷtrận đánh Stalingradlịch sử trong Thế chiến thứ 2, mà cả chiến dịch Kiev. Đúng tháng 12 này 70 năm về trước, chiến dịch Kiev của Hồng quân Liên Xô bước vào những ngày cuối cùng. Nếu như mùa đông 2013,Kiev rung chấn vì biểu tìnhthì mùa đông năm 1943, thành phố này lại rung chuyển vì tiếng đạn pháo, xe tăng và phi cơ trong cuộc giằng co quyết liệt giữa quân đội Xô viết và quân đội Đức Quốc xã. Các chiến dịch chiến lược này diễn ra từ đầu tháng 10 đến gần cuối tháng 12/1943. Phía Liên Xô mở 3 chiến dịch lớn (gồm 2 tấn công và 1 phòng thủ), còn phía Đức tiến hành 1 chiến dịch phản công. Hai bên đều huy động các đơn vị lớn (phía Liên Xô có sự tham gia của tận 3 phương diện quân Ukraine, được thành lập vào mùa thu 1943). Xe tăng cũng được sử dụng nhiều trong toàn chiến dịch Kiev, tuy không với quy mô như trận đấu tăng ở vòng cung Kursk. >> Đọc thêm:Trận quyết đấu Stalingrad Trong trận chiến này có sự sát cánh giữa các chiến sĩ Nga và Ukraine trong Liên Xô và các chiến sĩ Tiệp Khắc. Hồng quân đã phá vỡ thành công phòng tuyến sông Dnieper và chiếm được thủ đô Kiev của Ukraine vào ngày 6/11/1943, đúng một ngày trước lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Sau đó quân Đức điên cuồng dồn sức để tái chiếm. Chiến sự kéo dài đến cuối tháng 12/1943. Cả hai bên đều chịu thương vong lớn, trong đó thiệt hại nặng nghiêng về phía Hồng quân Liên Xô. Tuy nhiên Hồng quân đã thành công trong việc giữ vững Kiev và vùng phụ cận, tạo bàn đạp để tiến lên giải phóng Ukraine. >> Xem thêm:Tái hiện chiến trường Triều Tiên khốc liệt Dưới đây là những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Alex Cheban ghi lại cuộc tái hiện trận đánh lịch sử giải phóng Kiev. Sự kiện này diễn ra vào ngày 6/11 vừa rồi (một số ảnh của các nguồn khác thì được chú thích riêng): (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tai-hien-tran-chien-giai-phong-kiev-khoi-quan-doi-phat-xit-298061.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.
Sau loạt vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 (khi các phần tử al-Qaeda dùng 4 máy bay chở khách đâm vào các biểu tượng của nước Mỹ và giết hại 3.000 người vô tội), Mỹ đem quân đánh Afghanistan và Iraq, lật đổ chóng vánh chế độ Taliban và chế độ Saddam Hussein. Thế nhưng ngay sau đó cường quốc này phải vật lộn hàng năm trời ở vùng Trung Á và Trung Đông. Và đến bây giờ lại “mọc” thêm tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) còn nguy hiểm hơn cả al-Qaeda và Taliban. Từng tuyên bố phát động cuộc “thập tự chinh” chống chủ nghĩa khủng bố nói chung và al-Qaeda nói riêng, nước Mỹ dường như lại quay về vạch xuất phát. Không những vậy Mỹ còn sa vào bãi lầy chiến tranh ở cả hai quốc gia này, dù al-Qaeda hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Riêng Iraq từ chỗ tương đối yên ả trở thành thiên đường khủng bố với các cuộc đánh bom tự sát tàn bạo hoặc là nhằm vào quân Mỹ và chính quyền Iraq hậu Saddam hoặc là để thanh toán lẫn nhau giữa các giáo phái Iraq. Thành ra người ta phải đặt nghi vấn về sự thành công của nước Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. >> Xem thêm:Đằng sau vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu 11/9 Chưa kể, những gì họ làm ở Iraq dường như hoàn toàn phản tác dụng. “Nhà nước Hồi giáo tự xưng” (IS) ở Iraq và Syria mới nổi lên trong năm 2014 tựa như trái đắng của chính sách Mỹ ở Trung Đông. “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng Khối u này mọc lên sau sự can thiệp của người Mỹ và đang lây lan nhanh chóng ở Iraq và Syria. Giới truyền thông và quan sát quốc tế ghi nhận IS mạnh hơn hẳn al-Qaeda. Bản thân lãnh đạo Mỹ, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cũng thừa nhận IS “đẳng cấp” hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác. IS vượt lên trên các nhóm khủng bố thông thường (bao gồm cả al-Qaeda) khi chủ trương chiếm lĩnh lãnh thổ. IS có nhiều nét của một đội quân chính quy với hệ thống chỉ huy tập trung và thống nhất, hệ thống liên lạc mạnh, cấu trúc tinh vi, tính kỷ luật cao và sự thiện chiến (khác với quân đội Iraq do Mỹ dựng lên thường có vấn đề về tham nhũng và kỹ năng chiến đấu). Nguồn tài chính cho IS lại dồi dào từ việc bán dầu, bắt cóc tống tiền, quyên góp của tín đồ (bao gồm người ở các nước vùng Vịnh giàu có), từ các nhóm Hồi giáo yếu hơn bị chinh phục (mà các nhóm này nhận được tiền và vũ khí từ các nước muốn lật đổ Tổng thống Syria Assad). Lời kêu gọi thành lập caliphate có ma lực lớn đối với nhiều người Hồi giáo, thu hút rất nhiều tân binh và nguồn tài chính ủng hộ. Ở mức độ nào đó, có thể xem IS như một hệ thống kinh tế tự túc thời chiến, với các “ban ngành”, tòa án, hệ thống thuế… riêng. Là Hồi giáo cực đoan nhưng IS tỏ ra giỏi “PR” và sử dụng thành thục các mạng xã hội cho mục đích tuyên truyền. "Đương kim" thủ lĩnh Baghdadi của IS còn khá trẻ (sinh năm 1971) và nhiều nguồn tin khẳng định, y sở hữu bằng tiến sĩ. >> Xem thêm:Tổ chức Hồi giáo IS vận hành quy củ như 1 chính phủ hiện đại Không những vậy, có nhiều người Mỹ và châu Âu mê muội lại “mến mộ” tổ chức này và tình nguyện tham gia thánh chiến cho IS, khiến phương Tây cảm thấy rất bất an. IS tạo ra mối nguy không chỉ tại Iraq và Syria mà trên phạm vi toàn thế giới. Chúng đặt mục tiêu trở thành “nhà nước” của tất cả người Hồi giáo trên toàn cầu. IS vừa mạnh vừa ghê rợn và phản động. Chính các nước Hồi giáo nổi bật và đông dân như Saudi Arabia, Iran và Indonesia cũng quay lưng lại với phong trào mang danh Hồi giáo này. Chính trong cộng đồng Hồi giáo nhiều người đã coi IS là phi Hồi giáo. Còn Mỹ thì đang khổ sở tìm đủ phương kế và liên minh để đối phó với IS. Nhìn lại lịch sử, đạo Hồi vốn mang trong mình tính cách mạnh mẽ của các tộc người Arab du mục ham chiến trận. Trong quá khứ xa xưa đã có những cuộc chiến tranh tôn giáo giữa hai phe thuộc đạo Kitô và đạo Hồi. Tuy nhiên trên thực tế, không chỉ có đạo Hồi đơn thuần mà còn xuất hiện chủ nghĩa Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi chính trị. Chủ nghĩa Hồi giáo là cách giải thích có tính cứng rắn và truyền thống về các giáo lý của đạo Hồi. Nó chủ trương đạo Hồi phải nhập thế, và phải xây dựng thể chế chính trị cho tôn giáo này. Riêng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan còn diễn giải kinh Koran theo hướng bóp méo. Hệ tư tưởng của IS hiện nay chính là chủ nghĩa Hồi giáo ở dạng cực đoan nhất (đến nhóm khủng bố al-Qaeda còn phải thấy sợ IS). Dấu ấn chủ nghĩa can thiệp Thực tiễn cũng chỉ ra phong trào IS không hoàn toàn là do yếu tố nội sinh của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. IS chắc chắn sẽ khó ra đời và tác oai tác quái như vừa qua nếu không có những sự can thiệp và dung dưỡng từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, cả về dài hạn và ngắn hạn. Ban đầu, chủ nghĩa Hồi giáo phát triển trước ảnh hưởng và xâm nhập của phương Tây đối với thế giới Arab và Hồi giáo trong các thế kỷ 18-19. Đầu thế kỷ 20, đế chế Ottoman rộng lớn của những người Hồi giáo bị phương Tây góp phần làm cho tan rã, khiến những phần tử Hồi giáo cực đoan thêm hậm hực. Sau Thế chiến thứ 2, Mỹ bắt đầu can dự mạnh mẽ vào Trung Đông – một sự can dự kéo dài sang cả thế kỷ 21 và đã vấp phải phản ứng gay gắt trong cộng đồng Hồi giáo ở khu vực này. Lịch sử phong trào IS phản ảnh rất rõ dấu ấn can thiệp và những ván bài “kép” của Mỹ trong đầu thế kỷ 21. IS bắt nguồn từ chi nhánh al-Qaeda ở Iraq - được thành lập vào năm 2004 sau khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003. Đến năm 2006, tổ chức này phát triển thành cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq. Đến năm 2010 Baghdadi trở thành thủ lĩnh IS. Dưới trướng Baghdadi, sang năm 2013, IS mở rộng sang Syria đang ngập chìm trong nội chiến. Đến tháng 6/2014, IS tuyên bố thành lập “Nhà nước Hồi giáo” với tư cách là một caliphate vắt qua lãnh thổ Iraq và Syria, có định hướng phát triển ra toàn vùng Levant và tất cả các nước có nhiều người Hồi giáo. Hàng ngũ IS bao gồm một số cựu tướng lĩnh dưới chế độ Tổng thống Saddam Hussein (bị Mỹ lật đổ năm 2003). Như vậy sự phát triển của IS gắn liền với quá trình can thiệp của Mỹ vào Iraq và Syria. Trước kia, vào những năm 1980 Mỹ (cùng với hàng loạt nước Arab, nhất là các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực) đã rất hồ hởi ủng hộ chế độ Saddam Hussein do ông này dám phát động chiến tranhchống Iran– đất nước của số đông người Shiite (chiếm khoảng 90% dân số) và vừa trải qua Cách mạng dân tộc dân chủ và Cách mạng Hồi giáo kinh thiên động địa. Chính quyền Iraq thế tục vừa muốn làm bá chủ Trung Đông khi đó, vừa sợ cách mạng Hồi giáo ở Iran sẽ lan sang nước mình cũng có đông người Shiite. Khi đó Mỹ và các đồng minh khu vực thấy Iraq là công cụ đối phó với “nguy cơ Iran” nên ra sức ủng hộ (thậm chí tình báo Mỹ còn cung cấp thông tin tình báo và cả vũ khí hóa học cho quân đội Iraq). Tiếp tục canh bạc nguy hiểm Đến khi Mỹ ở vào thế đối đầu với Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì con bài Iraq làm thế đối trọng với Cộng hòa Hồi giáo Iran. Sau khi thua trong cuộc chiến này, Iraq bị suy yếu về mọi mặt và các cuộc nổi dậy bùng phát trên toàn lãnh thổ Iraq làm lung lay chế độ Saddam. Nhưng Mỹ vẫn làm ngơ, không trợ giúp gì cho các cuộc nổi dậy đó (khác hẳn với năm 2003 khi Mỹ đã chán ngấy ông Saddam). Và nhờ đó Tổng thống Saddam đã trấn áp dữ dội phong trào nổi dậy, giữ vững quyền lực của mình. Điều nực cười là tiền bạc và vũ khí mà Mỹ, phương Tây và đồng minh Arab viện trợ cho các phe đối lập Syria ôn hòa đã ít nhiều rơi trực tiếp hoặc gián tiếp vào tay IS, làm cho tổ chức này càng lớn mạnh thêm. Do mải đối phó Tổng thống Assad nên từ trước đến nay, Mỹ và đồng minh không thể liên kết với ông Assad đểdập tắt hiểm họa IS. Đến giờ, khi nước sôi lửa bỏng, Mỹ vẫn chưa chịu xin phép Syria để được oanh kích các vị trí IS ở Syria. Cách tiếp cận của Mỹ hiện nay ở Syria vẫn là hỗ trợ các phe đối lập trung dung để đối phó với IS. Mỹ sợ làm cho phe ông Assad mạnh lên. Ngược lại, chính quyền Assad thấy rõ “ngón nghề” của Mỹ nên đã tương kế tựu kế.Trước mắtdo tình thế, họ chỉ tập trung diệt các nhóm đối lập thân Mỹ.Thứ hai, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong giai đoạn ban đầu, họ chủ động làm ngơ với nhóm IS, để cho IS “ngoạm” lực lượng đối lập còn lại (IS thù nghịch cả ông Assad lẫn phe đối lập còn lại). Đồng thời qua đó Syria cũng muốn mở mắt phương Tây, làm cho họ thấy rõ ai mới là chính nghĩa. Và hiển nhiên đối với phương Tây, nếu phải chọn một, thì chế độ Assad dễ chịu hơn IS rất nhiều. Thế rồi nhóm cực đoan IS đặt ra tình huống đặc biệt nguy hiểm đối với chế độ Assad. Vào tháng 6/2014, IS tuyên bố về nhà nước Caliphate vắt qua lãnh thổ của cả Syria và Iraq, với thủ đô đóng ở thành phố Raqqa thuộc Syria. Quân IS tiến như vũ bão, tàn sát cả quân và dân Syria. Trong khi đó, phe đối lập ôn hòa Syria kêu gọi Mỹ không kích vào các vị trí của IS trên đất Syria, bất chấp ý kiến của Tổng thống Assad. Trước tình thế này, Syria đã phản ứng kiên quyết bằng hàng loạt cuộc không kích dữ dội vào các cơ sở của IS ở Syria. Điều này vừa chặn đà tiến của phiến quân IS vừa gửi đi thông điệp cho Mỹ: Syria rất hợp tác chống khủng bố và Mỹ không nên can thiệp đơn phương vào tình hình Syria. Về mặt chính thức, Syria cũng đã lên tiếng sẽ nỗ lực hết mình chống IS. Tóm lại, “đại dịch” IS hiện nay trước hết là chiếc boomerang được tạo bởi chính sách của Mỹ đối với Iraq và Syria, đang phản lại chính nước Mỹ và phương Tây. Họ cố gắng tính kỹ nhưng vẫn lộ nhiều sơ hở. Để chống IS hiệu quả, từ góc độ chính sách đối ngoại Mỹ, một điều quan trọng là họ cần dũng cảm xếp sang một bên các hiềm khích và tầm nhìn ngắn hạn để có thể hợp tác hiệu quả với cả đối thủ Syria và Iran./. >> Xem thêm:Bí kíp giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện. VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ. VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ. (VOV) - Hai lực lượng này là yếu tố quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Assad trụ vững trong suốt 2 năm qua. (VOV) - Hai lực lượng này là yếu tố quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Assad trụ vững trong suốt 2 năm qua. VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ. VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/hau-khung-bo-119-my-tranh-vo-dua-gap-vo-dua-351164.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?
VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh.
Trung Quốc đã tiến thêm một bước nữa trong việc chế tạo tàu ngầm siêu thanh có thể đi từ Thượng Hải sang San Francisco trong chưa đầy 2 tiếng đồng hồ. Li Fengchen, giáo sư về cơ khí chất lỏng, cho biết cách tiếp cận mới mẻ của nhóm giúp họ tạo ra một “bong bóng” khí phức tạp cần thiết để có thể di chuyển nhanh dưới nước. “Chúng tôi rất phấn khích về tiềm năng mới này,” vị giáo sư nói. So với không khí, nước tạo ra nhiều lực cản hơn. Điều này có nghĩa rằng tàu ngầm thông thường không thể chạy nhanh như máy bay. Tuy nhiên, thời chiến tranh lạnh, quân đội Xô viết đã phát triển một công nghệ có tên gọi siêu sủi bong bóng, trong đó người ta đặt tàu lặn bên trong một bong bóng không khí nhằm tránh các vấn đề do lực cản của nước. Một quả ngư lôi siêu sủi bong bóng mang tên Shakval có khả năng đạt tốc độ 370km/h hoặc hơn – nhanh hơn nhiều so với các quả ngư lôi thông thường khác. Theo một báo cáo của Viện Công nghệ California năm 2001, về lý thuyết, một tàu siêu sủi bong bóng có thể đạt tới tốc độ âm thanh dưới nước, khoảng 5.800km/h. Với tốc độ này, thời gian hành trình dưới nước đi xuyên Đại Tây Dương sẽ giảm xuống dưới một tiếng đồng hồ, còn xuyên Thái Bình Dương sẽ chưa đến 2 tiếng đồng hồ. Thứ hai, cực kỳ khó - nếu không muốn nói là không thể - lái con tàu bằng cơ chế thông thường như là bánh lái cũng nằm trong bong bóng mà không tiếp xúc trực tiếp với nước. Do đó, ứng dụng công nghệ này mới chỉ giới hạn vào các thiết bị không người lái như là ngư lôi. Hơn nữa, hầu hết các ngư lôi này được bắn theo đường thẳng vì chúng có ít khả năng ngoặt hướng. Ông Li cho biết nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy một cách mới để giải quyết cả hai vấn đề trên. Một khi ở trong nước, tàu siêu sủi bong bóng của nhóm sẽ thường xuyên phun một lớp màng chất lỏng đặc biệt trên bề mặt của chính nó. Mặc dù lớp màng này sẽ bị mỏng dần đi do nước, nó sẽ đồng thời giảm đáng kể lực cản của nước tác động lên tàu ở tốc độ thấp. Sau khi tốc độ lên mức 75km/h hoặc hơn, tàu có thể bước sang trạng thái siêu sủi bong bóng. Lớp màng chất lỏng nhân tạo trên bề mặt tàu có thể giúp việc lái tàu vì, với sự kiểm soát chính xác, các mức độ ma sát khác nhau có thể được tạo ra trên các bộ phận khác nhau của tàu. “Phương pháp của chúng tôi khác với bất cứ cách tiếp cận nào khác, như là đẩy vector”, hay là đẩy bằng động cơ, ông Li nói. “Bằng việc kết hợp công nghệ màng chất lỏng với siêu sủi bong bóng, chúng tôi giảm đáng kể các thách thức trong việc phóng tàu đi và làm cho việc điều khiển tàu dễ dàng hơn”. Mặc dù vậy, ông Li thừa nhận vẫn cần giải quyết nhiều vấn đề trước khi việc di chuyển bằng tàu ngầm siêu thanh trở nên khả thi. Ngoài vấn đề lái tàu, vẫn phải phát triển một động cơ tên lửa dưới nước đủ mạnh để đưa tàu ngầm đi một chặng xa. Ví dụ, tầm hoạt động hiệu quả của các ngư lôi siêu sủi bong bóng của Nga mới chỉ ở mức 11-15km. Li cho biết công nghệ siêu sủi bong bóng không chỉ dùng cho quân sự. Trong tương lai, nó sẽ đem lại lợi ích cho giao thông dân sự dưới nước, và cả thể thao dưới nước. “Nếu một bộ đồ bơi có thể tạo ra và duy trì nhiều bong bóng nhỏ trong nước, nó có thể giảm đáng kể lực cản của nước,” Li cho biết thêm. “Bơi trong nước có thể sẽ nhẹ nhàng như bay trên trời”. Bên cạnh nước Nga, các quốc gia như Đức, Iran và Mỹ đã và đang phát triển các tàu ngầm hoặc vũ khí sử dụng công nghệ siêu sủi bong bóng. Giáo sư Wang Guoyu, trưởng Phòng thí nghiệm Cơ khí Chất lỏng tại Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết giới nghiên cứu toàn cầu đã vật vã trong hàng thập niên do thiếu ý tưởng đột phá nhằm giải quyết các thách thức khoa học và kỹ thuật lớn. Ông Wang nói, “kích cỡ của bong bóng khó kiểm soát, còn tàu ngầm thì gần như không thể điều khiển”. Trong khi di chuyển ở tốc độ cao trong quá trình sủi bong bóng, một bộ phận thăng bằng của tàu có thể bị bứt ra khỏi tàu nếu nó chạm phải nước do khi đó nước có độ đậm đặc cực lớn. Cho dù nhiều nhà khoa học trên thế giới đang cố gắng tìm tòi trong các dự án tương tự, các bước tiến bộ mới nhất vẫn chưa được công bố do được xếp vào hàng bí mật quân sự. Giáo sư Wang nói động lực chính cho các dự án này vẫn là giới quân sự, nên hầu hết các dự án nghiên cứu đều nằm sâu trong bức màn bí mật./. >> Xem thêm:Dè chừng quân đội tàng hình VOV.VN - 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã được đưa đến vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam. VOV.VN - 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã được đưa đến vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam. VOV.VN - Theo một tờ báo Mỹ, những tàu ngầm này sẽ thường xuyên tiến hành hoạt động tuần tra ở khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương. VOV.VN - Theo một tờ báo Mỹ, những tàu ngầm này sẽ thường xuyên tiến hành hoạt động tuần tra ở khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương. (VOV) - Các chiến binh sẽ trở nên thực sự đáng sợ khi họ có thể tàng hình trước cả mắt thường lẫn thiết bị cảm ứng. (VOV) - Các chiến binh sẽ trở nên thực sự đáng sợ khi họ có thể tàng hình trước cả mắt thường lẫn thiết bị cảm ứng. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tau-ngam-sieu-thanh-trung-quoc-chi-mat-2-tieng-de-tiep-can-bo-bien-my-348114.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng
VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.
Nhiều người đang ngạc nhiên trước chiến thắng “vang dội” bước đầu của tổ chức tự xưng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) trong mùa hè 2014 khi chúng bành trướng ra khu vực phía bắc của cả Iraq và Syria. Kết hợp nhuần nhuyễn các hành vikhủng bốquen thuộcnhư đánh bom xe với các chiến thuậtquân sự chính quy, nhóm IS đang củng cố sức mạnh của mình thông qua việcbắt tay với các bộ lạcđịa phương và kỹ năng điều binh của cáccựu tướng trong quân đội cũ của Saddam Hussein. Thêm nữa, IS lại có một chiến lược tuyển binh rất hiệu quả - “gia nhập chúng ta hoặc là phải chết” (theo thông tin từ một số nam thanh niên ở khu vực IS chiếm đóng), kết hợp với lời kêu gọi các phần tử Hồi giáo cực đoan tham gia thành lập một nhà nước Caliphate Hồi giáo mới trên vùng đất chiếm đóng. Đối với những người ủng hộ IS, “Nhà nước Hồi giáo” này đã minh chứng sống động cho yêu sách đòi lãnh thổ trong cuộc chiến sinh tồn của người Hồi giáo Sunni trên toàn thế giới. Không những vậy IS còn rủng rỉnh tiền bạc thu được từ việc tống tiền các doanh nhân địa phương. Các yếu tố trên kết hợp lại sản sinh ra một phiên bản tổ chức khủng bố mới. Bruce Hoffman, một chuyên gia về khủng bố tại Đại học Georgetown, nói: “Chúng đã cải tiến những gì mà al-Qaeda từng làm, trên một quy mô lớn hơn rất nhiều”. “Nhóm trung kiên” Tổ chức IS do một nhóm hạt nhân lãnh đạo – những “người” này đã hiểu rõ nhau trong hàng năm trời. Những kẻ nào tỏ chút dấu hiệu phản trắc đều bịtrừ khửngay lập tức. Các quan chức phương Tây và Arab cùng các phiến quân Syria có theo dõi nhóm IS cho biết, IS có một cấu trúc chỉ huy và kiểm soát chặt chẽ với khoảng 12 lãnh đạo ở thượng tầng. Giống một quân đội chính quy, tổ chức IS thỉnh thoảng lại tạm ngưng các chiến dịch quân sự để củng cố thành quả và nâng cấp hạ tầng hậu cần. Nghị sĩ Mỹ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, cho biết: “Bọn chúng sử dụng một cơ cấu quản lý mà các nhóm khác không dùng”. Theo ông Rogers, Nhà nước Hồi giáo mới đây đã bổ nhiệm một bộ trưởng dầu mỏ nhằm điều phối các cơ sở năng lượng mà chúng chiếm được. Al-Qaeda (mà IS từng là một bộ phận) ít khi chiếm giữ lãnh thổ. Trong khi đó, trong một đoạn video hồi tháng 7, nhân vật Baghdadi – thủ lĩnh IS đã yêu cầu người Hồi giáo cam kết trung thành với vương quốc caliphate của y. Hồi năm 2010, Baghdadi đảm nhận vai trò lãnh đạo chi nhánh al-Qaeda ở Iraq vốn được thành lập sau khiMỹ xâm lược Iraq năm 2003. Trước thời điểm 2010, chi nhánh al-Qaeda này do Abu Musab al-Zarqawi làm thủ lĩnh. Al-Qaeda Iraq phát triển quân số lên mức 10.000 chiến binh vào giai đoạn 2006-2007, khi một cuộc không kích của Mỹ kết liễu cuộc đời thủ lĩnh Abu Musab al-Zarqawi. Trong quãng thời gian ấy, vào năm 2004, Baghdadi còn đang bị giam ở trại tù Bucca - có thời điểm nơi đây giam giữ hơn 20.000 người. Năm 2007, Baghdadi gia nhập chi nhánh Iraq của al-Qaeda. Lúc đó, chi nhánh này có tên gọi Nhà nước Hồi giáo ở Iraq – hạt giống cho tổ chức khủng bố khét tiếng IS ngày nay. Năm đó, chi nhánh bắt đầu bị thu hẹp quy mô. Quan chức tình báo Mỹ cho biết, vào thời điểm quân Mỹ rút khỏi Iraq, lực lượng của IS chỉ còn bằng 5-10% tổng quân số IS vào lúc đỉnh điểm. Khi đảm nhận al-Qaeda ở Iraq, Baghdadi kế thừa một tổ chức có cấu trúc hình kim tự tháp, theo lời chuyên gia Charles Lister đến từ Trung tâm nghiên cứu Brookings Doha. Các viên phó của thủ lĩnh tối cao Trong khi các nhà phân tích vẫn đang cố gắng làm rõ chuỗi chỉ huy và các chi tiết vận hành bên trong tổ chức IS, một số thông tin đang trở nên sáng tỏ hơn. Các chiến binh Iraq và Syria cho hay, Abu Ali al-Anbari nổi lên trong hàng ngũ al-Qaeda Iraq sau khi bị khai trừ khỏi một nhóm Sunni cực đoan Iraq khác có tên là Ansar al-Islam, do những cáo buộc về tham nhũng. Kiến thức của tên này về luật Hồi giáo Sharia không bằng được các thủ lĩnh cao cấp của IS. Hisham al-Hashimi, một chuyên gia về chiến binh làm việc ở Baghdad, cho biết một tay phó quan trọng khác của Baghdadi là Fadel Ahmed Abdullah al-Hiyali. Tên al-Hiyali mang bí danh Abu Muslim Al Turkmani, cũng là một cựu tướng dưới thời Saddam Hussein. Bị loại khỏi quân đội Iraq sau khi liên quân Mỹ-Anh xâm lược Iraq vào năm 2003, tên này đã gia nhập các phiến quân Hồi giáo dòng Sunni để “chiến” lại người Mỹ, chuyên gia Hashimi khẳng định. Một số chuyên gia khác coi Hiyali có vị thế ngang hàng với thủ lĩnh Anbari. Còn chuyên gia Lister từ trung tâm nghiên cứu Brookings cho biết, thủ lĩnh tối cao Baghdadi có cả một nội các chiến tranh và một hội đồng Shura – một dạng quốc hội tập hợp các học giả tôn giáo chuyên làm luật. Ngoài ra, Nhà nước Hồi giáo có cả một Hội đồng bộ trưởng và một Hội đồng các tỉnh trưởng. Theo giới chức Mỹ, Baghdadi đóng vai trò chỉ huy vĩ mô. Tên này có mộtbộ phận đưa thư riêng, chuyên giúp hắn gửi công văn, bao gồm sắc lệnh tôn giáo và mệnh lệnh quân sự. Chuyên gia Lister cho biết, ban lãnh đạo dưới quyền của Baghdadi đầy “hoang tưởng và tập trung vào lòng trung thành tuyệt đối”. Theo Lister, khi Baghdadi ngồi vào ghế lãnh đạo IS 4 năm về trước, y đã chỉ đạo một chiến dịch ám sát bất cứ viên tư lệnh nào của mình bị nghi ngờ thiếu trung thành. Ban lãnh đạo quân sự hiện nay bao gồm những nhân vật mà Baghdadi biết rõ và tin cậy. Lính ngoại tộc và liên minh với bộ lạc Trong số các chiến binh nước ngoài, chỉ những ai “ưu tú nhất” mới được hiện diện nhiều. Những người đó bao gồm Abu Omar al-Shishani râu đỏ, một người tộc Chechnya từng phục vụ trong một đơn vị tình báo của quân đội Gruzia và hiện đang hoạt động ở Syria. Chuyên gia Hashimi phân tích, trong việc chiếm đất, chiến lược của IS là khai thác mối liên minh với các lãnh đạo bộ lạc địa phương. Các thủ lĩnh địa phương này hoặc có đầu óc giống đồng minh của mình, hoặc bị hăm dọa, hối lộ hoặc cưỡng ép phải hỗ trợ hoặc cung cấp “đất thánh” cho IS. Tổ chức IS còn tận dụngsự bất mãntrong các nhóm người Sunni đối với Thủ tướng Iraq sắp mãn nhiệm Nouri al-Maliki, người có thiên hướng ủng hộ phái Shiite khiến cho căng thẳng giáo phái tệ hại hơn. Chuyên gia Hashimi phân tích: “Chiến lược của IS là luôn chiến đấu bên trong một không gian Sunni gần một đối phương Shiite khiến cho chúng có thêm động lực”. Giới chức tình báo Mỹ cho rằng khả năng giữ đất của IS đã làm tăng thêm cảm giác IS đang trên thế thắng mạnh. IS sử dụng nhiều thủ thuật tuyển người, bao gồm cả việc cưỡng ép tân binh. Kể từ tháng 7 vừa rồi hơn 6.000 chiến binh đã gia nhập hàng ngũ IS, gần 5.000 người trong số đó là người Syria, theo Tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria. Vẫn theo Tổ chức Đài Quan sát, IS huấn luyện các tân binh trong 2 trại lính, ở Aleppo và ở Raqqa. Đợt hè 2014 là đợt tuyển đông nhất kể từ hồi tháng 4/2013. Trong số tân binh được tuyển hè vừa rồi, ước chừng 1.300 lính là đến từ bên ngoài Syria và Iraq. Theo quan chức Mỹ, khoảng 12 người Mỹ đã sang chiến đấu bên cạnh các chiến binh IS. FBI (Mỹ) đang lần theo dấu vết của hơn 100 người Mỹ đã sang Syria chiến đấu cho các nhóm thánh chiến khác nhau. Còn có nhiều chiến binh nữa đến từ các nước phương Tây. Các quan chức an ninh Anh ước tính 500 công dân Anh đã gia nhập hàng ngũ phiến quân ở Syria./. Xem thêm: >>Tổ chức Hồi giáo IS vận hành quy củ như 1 chính phủ hiện đại >>Hậu khủng bố 11/9: Mỹ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa VOV.VN - Nhà báo Foley có thể không biết mình sắp bị giết. Việc quay clip rất chuyên nghiệp, sử dụng 2 camera và 1 micro gắn trên nạn nhân. VOV.VN - Nhà báo Foley có thể không biết mình sắp bị giết. Việc quay clip rất chuyên nghiệp, sử dụng 2 camera và 1 micro gắn trên nạn nhân. VOV.VN - Trong video, nạn nhân bị chặt đầu quỳ gối gần một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Mosul thuộc quyền kiểm soát của IS. VOV.VN - Trong video, nạn nhân bị chặt đầu quỳ gối gần một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Mosul thuộc quyền kiểm soát của IS. VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp. VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp. VOV.VN - Với tính cách cứng rắn và nóng nảy, Tổng thống Kadyrov tuyên bố sẵn sàng “vặn cổ” kẻ thù và lấy làm vui khi được loại bỏ “bọn cặn bã”. VOV.VN - Với tính cách cứng rắn và nóng nảy, Tổng thống Kadyrov tuyên bố sẵn sàng “vặn cổ” kẻ thù và lấy làm vui khi được loại bỏ “bọn cặn bã”. VOV.VN - Mẹ của binh sỹ Lebanon bị hành quyết đã thề sẽ trả thù những người Sunni đã giết chết con trai bà. VOV.VN - Mẹ của binh sỹ Lebanon bị hành quyết đã thề sẽ trả thù những người Sunni đã giết chết con trai bà. VOV.VN - Quân đội Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch không kích nhằm vào phiến quân ở miền Bắc Iraq sau khi tuyên bố thành lập một “liên minh nòng cốt” chống IS. VOV.VN - Quân đội Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch không kích nhằm vào phiến quân ở miền Bắc Iraq sau khi tuyên bố thành lập một “liên minh nòng cốt” chống IS. VOV.VN - Quân của Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant tiến sát Baghdad giữa lúc chính phủ Iraq rệu rã, còn dân quân Shia tập hợp lực lượng. VOV.VN - Quân của Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant tiến sát Baghdad giữa lúc chính phủ Iraq rệu rã, còn dân quân Shia tập hợp lực lượng. VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ. VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ. VOV.VN - Chuyên gia tình báo xem xét video sẽ dùng giọng nói và y phục sát thủ cùng chi tiết thuận tay trái để thu hẹp việc truy tìm. VOV.VN - Chuyên gia tình báo xem xét video sẽ dùng giọng nói và y phục sát thủ cùng chi tiết thuận tay trái để thu hẹp việc truy tìm. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/bi-kip-gianh-the-thuong-phong-cua-khung-bo-hoi-giao-is-khet-tieng-350594.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
20 điều ít biết về khẩu AK-47 và “cha đẻ” của nó
VOV.VN - Với ưu điểm vượt trội, súng AK phổ biến nhất thế giới và là một biểu tượng của các lực lượng cách mạng thế kỷ 20.
Có độ tin cậy cao, dễ dùng và dễ sản xuất – khẩu AK-47, thứ vũ khí phổ biến nhất thế giới, sẽ mãi là tượng đài kỷ niệm “cha đẻ” của súng tiểu liên này, ông Mikhail Kalashnikov, người đã qua đời ở Nga vào hôm 23/12 ở tuổi 94. Dưới đây là 20 điều thú vị mà đàiRTcủa Nga thống kê về tiểu lên AK và ông Kalashnikov. 1. Mikhail Kalashnikov, vốn là chỉ huy xe tăng thờiThế chiến 2, bắt đầu sự nghiệp thiết kế vũ khí sau khi bị thương ở vai trong trận đánh Bryansk. Trong lúc nằm ở bệnh viện hồi năm 1942, ông nghe lỏm thấy các binh sĩ bị thương than phiền về nhược điểm của súng trường Xô viết và quyết định thay đổi thực tế đó. 3. Độ bền, chi phí sản xuất thấp, mức độ sẵn sàng cao và dễ sử dụng là các ưu điểm bảo đảm cho AK-47 thành công trên toàn cầu. Phát minh của ông Kalashnikov hoạt động tốt cả trong điều kiện cát bụi hoặc ẩm thấp mà thường khiến cho các loại vũ khí tinh vi hơn dễ bị kẹt ở bên trong. Nhà sáng chế coi đây là một “biểu tượng của thiên tài sáng tạo” của nhân dân Nga. 4. AK-47 đã ghi danh trong sách kỷ lục Guinness như là thứ vũ khí lan truyền rộng rãi nhất thế giới, với 100 triệu khẩu hiện đang được sử dụng. 5. Các lực lượng quân sự và đặc nhiệm ở 106 nước trên toàn cầu từ Afghanistan tới Zimbabwe hiện được trang bị AK-47. 6. Nước Nga không chỉ phân phối tiểu liên AK trên khắp thế giới mà còn cấp quyền sản xuất cho trên 30 nước khác, bao gồm Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Ai Cập và Nigeria. 8. Nhưng chính Mikhail Kalashnikov không bao giờ khiển trách mình về cỗ máy giết người này. Ông nói ông sáng chế ra súng AK là để bảo vệ đất nước. Hồi năm 2007, ông phát biểu: “Tôi ngủ ngon. Chính các chính trị gia phải chịu trách nhiệm khi họ không thể đạt được các hòa ước và đã phải dùng tới bạo lực”. 9. Giá tương đối rẻ luôn là một trong các lợi thế quan trọng nhất của AK-47. Giá toàn cầu trung bình của súng tiểu liên ước tính ở mức 534 USD vào năm 2005, theo nhà kinh tế học Phillip Killicoat của Đại học Oxford. Ở châu Phi, AK-47 có mức giá trung bình rẻ hơn 200 USD. 10. Osama bin Laden luôn để một khẩu AK bên mình trong mỗi lần xuất hiện trên video. Theo một số nguồn tin, chính Mỹ đã cung cấp cho thủ lĩnh al-Qaeda khẩu AK-47 đầu tiên để chống lại lực lượng Xô viết ở Afghanistan. 11. Trong chiến tranh Việt Nam, nhiều lính Mỹ đã bỏ súng tiểu liên M16 (súng bộ binh tiêu chuẩn của Mỹ) để chuyển sang dùng súng AK có độ tin cậy cao mà họ lấy được. Thậm chí ngày nay, thủy quân lục chiến Mỹ vẫn mang theo các băng đạn AK-47 do độ phổ biến của vũ khí này. 13. Theo một bộ phim tài liệu phát trên Kênh 1 của Nga, các bậc cha mẹ ở một số nước châu Phi đặt tên cho con mình là ‘Kalash’ (dựa theo tên của nhà sáng chế). 14. Vận động viên bóng rổ hàng đầu của Nga, Andrey Kirilenko, sinh ra ở thành phố Izhevsk - nơi đặt nhà máy chế súng tiểu liên Kalashnikov, từng thi đấu với số áo 47. Anh này có biệt danh “AK-47”. 15. Ai Cập đã làm cho súng AK-47 trở nên bất tử bằng việc dựng trên bán đảo Sinai một tượng đài lớn minh họa nòng súng và lưỡi lê của khẩu AK. 16. Một khẩu súng AK mạ vàng đã được lính Mỹ tịch thu từ bộ sưu tập vũ khí của cựu Tổng thống Iraq, Saddam Hussein. 18. Tờ báo Pháp Liberation đã coi AK-47 là phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20. Theo đó, súng này còn vượt xa cả vị trí của bom nguyên tử và chuyến bay vào vũ trụ. 19. Có rượu vodka Kalashnikov, được đóng chai hình khẩu AK kể từ  năm 2004. 20. Nghệ sĩ người Colombia, Cesar Lopez, đã chế một tá súng AK thành các cây đàn guitar. Một trong những chiếc đàn kiểu này đã được tặng cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Kofi Annan vào năm 2007./. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk. VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. (VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/20-dieu-it-biet-ve-khau-ak-47-va-cha-de-cua-no-301386.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Cơn ám ảnh tình báo của nước Mỹ
(VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Cơn nghiện đó thể hiện trước hết ở số lượng và quy mô cơ quan tình báo của Mỹ. Đất nước “tự do” này có cả một cộng đồng tình báo gồm tới 16 cơ quan tình báo khác nhau, theo dõi toàn diện cả trong và ngoài nước. Ngân sách cho cộng đồng tình báo này không hề nhỏ chút nào. Riêng cái tên CIA đã trở thành thương hiệu toàn cầu của Mỹ bên cạnh Gestapo của phát xít Đức, và KGB của Liên Xô. Mỹ bắt đầu bị ám ảnh dữ dội về tình báo ngay sau Thế chiến thứ 2. Khi ấy, Liên Xô đã không gục ngã trướcmũi nhọn tấn công của phát xít Đứcnhư phương Tây mong đợi; ngược lại họ còn lớn mạnh hơn bao giờ hết và tạo điều kiện cho phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Bản thân nhân dân Mỹ khi đó cũng nức lòng trước chiến thắng vẻ vang và chính nghĩa của Liên Xô, nhiều người trong số họ - bao gồm các nhân vật nổi tiếng (như Albert Einstein) - có cảm tình đặc biệt với Liên Xô. Các lực lượng cánh tả tại Mỹ hoạt động sôi nổi, khiến nhà cầm quyền Mỹ nơm nớp lo sợ về cái họ gọi là “gián điệp Liên Xô” và khả năng một cuộc cách mạng XHCN ngay trên đất Mỹ. Trùm tình báo Chính trong bối cảnh đó, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã ra đời. Năm khai sinh tổ chức tình báo này (1947) cũng là năm mở đầu cuộc Chiến tranh Lạnh (1947-1991) giữa 2 siêu cường của thế giới lúc đó. Nhiệm vụ của CIA là đối phó với Liên Xô và ngăn chặn làn sóng theo gương Liên Xô không chỉ trong nước Mỹ mà cả trên toàn thế giới. Mặc dù ra đời muộn hơn rất nhiều so với mật vụ Gestapo của Đức và cơ quan Cheka (tức Ủy ban Đặc biệt toàn Nga về đấu tranh chống phản cách mạng, đầu cơ và phá hoại ngầm - tiền thân của KGB), nhưng CIA đã nhanh chóng trở nên khét tiếng về quy mô hoạt động và mức độ can thiệp vào tình hình chính trị thế giới. Đội ngũ của CIA không chỉ bao gồm các nhà phân tích và điệp viên, mà còn gồm các đơn vị bán quân sự, các đội ám sát, và các cố vấn. Từ khi ra đời, CIA đã trực tiếp tham gia thiết kế, chỉ đạo và hỗ trợ hàng loạt các vụ đảo chính lật đổ chính quyền cánh tả ở nhiều nơi trên thế giới. Không những vậy, các chuyên gia CIA còn huấn luyện các lực lượng phản động về kỹ năng và chiến thuật đàn áp phong trào cánh tả và cách mạng ở Nam Mỹ và Đông Nam Á. Rất nhiều chiến sĩ du kích ở 2 khu vực này đã bị giết chết một cách man rợ dựa trên các bài dạy của các “thầy” CIA. Chiến tranh Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cơ quan tình báo Mỹ đã dùng nhiều thủ đoạn để dựng lên chế độ bù nhìn và khát máu Ngô Đình Diệm nhằm đàn áp nhân dân Việt Nam và chia cắt lâu dài đất nước hình chữ S này. Nhưng khi ông Diệm tỏ ra bất lực trong việc “ổn định” tình hình miền Nam Việt Nam, CIA đã không ngại “thay ngựa giữa dòng”, xúc tác cho 1 cuộc đảo chính quân sự lật đổ và giết chết anh em Diệm-Nhu. Ngoài CIA là cơ quan tình báo độc lập trực thuộc chính phủ, Mỹ còn có gần chục cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, 2 cơ quan tình báo thuộc Bộ Tư pháp, 1 cơ quan tình báo thuộc Bộ Ngoại giao, và vài cơ quan nữa thuộc một số bộ ngành khác. Điều ngạc nhiên là, mặc dù đông đảo như vậy, được cung cấp nhiều tiền và phương tiện hoạt động, lại có nhiều thành viên với “thâm niên chiến trường”, nhưng cộng đồng tình báo Mỹ lại bị bất ngờ trước loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, khiến nước Mỹ hứng chịu nhiều tổn thất lớn. Sau sự kiện 11/9 này, các cơ quan tình báo chủ chốt như CIA, FBI đã bị chỉ trích dữ dội vì… quan liêu, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp. Tuy bị chỉ trích, giới tình báo Mỹ tiếp tục nhận thêm các khoản đầu tư từ chính phủ. Sau vụ 11/9, Mỹ đã thành lập thêm Bộ An ninh Nội địa, gồm 2 cơ quan tình báo mới. Dưới “triều đại” của Tổng thống George W. Bush, các hoạt động nghe lén và “đọc lén” của giới tình báo Mỹ được đẩy mạnh. Hạ bệ Saddam Hussein Một trong các “thành tích” đáng kể nhất của tình báo Mỹ hậu 11/9 có lẽ là các “báo cáo” về vũ khí hủy diệt hàng loạt của ông Saddam Hussein – tiền đề cho Mỹ lôi kéo đồng minh cùng tấn công Iraq vào năm 2003. Sau khixua quân xâm lược Iraq và lật đổ thành công Tổng thống Iraq Hussein, Tổng thống Mỹ hồi đó đã phải thừa nhận các thông tin tình báo dùng làm cớ tấn công Iraq là sai, không có cơ sở. Sự việc này có thể được nhìn nhận ở 2 góc độ: Tình báo Mỹ hoặc quá kém về nghiệp vụ, hoặc đã cố tình ngụy tạo bằng chứng, chờ khi “ván đã đóng thuyền” thì mới nhận mình nhầm. Theo thời gian, ngày càng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ khả năng thứ 2. Thực tế, trong cuộc chiến Iraq 2003, cơ quan đặc biệt của Mỹ đã nắm rất tốt nội tình Iraq, tạo nền tảng cho quân đội Mỹ nhanh chóng thọc sâu và giành chiến thắng chớp nhoáng. Có lẽ vì vậy mà gần đây, khi tình báo Mỹ liên tiếp tung ra các thông tin về việc Tổng thống Syria Assad sử dụng vũ khí hóa học để chống lại phiến quân, công luận thế giới tỏ ra khá thờ ơ và cho rằng không thể loại trừ đây chỉ là cái cớ do Mỹ tạo ra để can thiệp vào Syria như đã từng làm với Iraq. Theo dõi toàn thế giới Giữa lúc chiến trường Syria đang nóng lên từng ngày thì Mỹ đột ngột hứng chịu một quả bom scandal mới mang tên Snowden. Vị cựu nhân viên CIA này đãtiết lộ với báo giới các bí mật động trời về các hoạt động theo dõi ngầm của chính phủ Mỹ. Cụ thể, người bị đưa ra ánh sáng là Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) – một tổ chức mật thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và độc lập với các cơ quan tình báo khác cũng của Bộ Quốc phòng Mỹ. NSA về thực chất là cơ quan tình báo mật mã, với 2 nhiệm vụ chính là (1) bảo vệ an toàn thông tin cho chính phủ Mỹ, và (2) thực hiện hoạt động thu thập tình báo tín hiệu, bao gồm cả mã thám. Vụ Snowden đã cung cấp thêm cái nhìn sâu hơn (nhưng không quá bất ngờ) về nỗi ám ảnh tình báo của chính phủ Mỹ. Theo các tài liệu do Snowden tiết lộ, NSA đã thực hiện giám sát điện tử đại quy mô đối với liên lạc điện thoại và internet của chính công dân Mỹ. Không chỉ vậy, NSA còn mở rộng hoạt động theo dõi sang các đồng minh châu Âu của mình, và nói chung là… toàn thế giới. Vụ Snowden cho thấy, cùng với quân đội, bộ máy tình báo tiếp tục là công cụ biểu hiện tập trung lợi ích của nước Mỹ, chính xác là giới tư bản Mỹ. Nói cách khác, cả quân đội và tình báo Mỹ đều được chính trị hóa cao. Nhìn lại lịch sử, ta thấy sau khi Liên Xô sụp đổ (kéo theo Chiến tranh Lạnh chấm dứt), tình báo Mỹ vẫn tiếp tục tấn công nước Nga hậu XHCN, với nhiều vụ căng thẳng về gián điệp. Theo loạt tiết lộ mới nhất của Snowden,Mỹ theo dõi gắt gao cả đồng minh EU và các nước thành viên EU, chứng tỏ: Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu siêu cường, và đối với Mỹ, lợi ích dân tộc và giai cấp cầm quyền vẫn là số 1. Vụ theo dõi EU cũng phơi bày 2 lớp đồng minh của Mỹ. Nhóm thứ 1 gồm các nước thân cận Mỹ nhất thì chưa thấy dấu hiệu bị theo dõi (hoặc có “bị” nhưng ở mức độ rất thấp), gồm các nước Anh, Canada, Australia, và New Zealand. Nhóm thứ 2 gồm các đồng minh bị theo dõi một cách không thương tiếc là Đức, Pháp, Italy, Hy Lạp,… Tạp chíDer Spiegelcủa Đức dựa trên tài liệu của Snowden cho biết, NSA đã xâm nhập tới nửa tỷ cuộc gọi, email và tin nhắn ở Đức mỗi tháng, và trên phương diện tình báo, phía Mỹ coi Đức cùng hạng với các mục tiêu như Trung Quốc, Iraq hay Saudi Arabia. Chính điều này khiến bà Bộ trưởng Tư pháp Đức Sabine Leutheusser-Schnarrenberger phải thốt lên, “thật ngoài sức tưởng tượng, bạn bè Mỹ của chúng ta lại coi châu Âu như kẻ thù vậy”. Không phải ngẫu nhiên Mỹ lại dè chừng nước Đức đến thế. Trong lịch sử, Đức luôn là “tay chơi” tầm cỡ về quân sự, kinh tế và công nghệ trên trường quốc tế, thể hiện rõ trong cả Thế chiến 1, Thế chiến 2 và Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, Đức vẫn là nền kinh tế lớn nhất của châu Âu và có ảnh hướng lớn nhất trong EU. Trường hợp của Pháp cũng dễ hiểu, bởi Pháp là nền kinh tế lớn thứ 2 của châu Âu, và có đường lối đối ngoại tương đối độc lập với Mỹ. Thời Tướng de Gaulle, Pháp rút khỏi Bộ tư lệnh NATO, đồng thời bắt di dời Bộ Tư lệnh khối quân sự này từ Pháp sang Brussels (Bỉ). Các căn cứ và lực lượng quân sự thuộc NATO nhưng không phải là người Pháp cũng bị đưa ra khỏi lãnh thổ Pháp. Ngoài ra, Pháp luôn tìm cách cạnh tranh ảnh hưởng với các nước nói tiếng Anh. Trong vụ Snowden rùm beng vừa rồi, giới quan sát cũng dành sự chú ý cho Trung Quốc, saunhững tranh cãi về tin tặc giữa nước này và Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tỏ ra khá im lặng. Điều này có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố tế nhị về chính trị. Hơn nữa, quan trọng hơn, có sự khác biệt cơ bản giữa vụ Snowden và các vụ tin tặc Trung-Mỹ. Truyền thông Trung Quốc nhân dịp vụ Snowden đã chế giễu Mỹ là “nói một đằng làm một nẻo”. Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc đã không chỉ ra sự khác biệt ở đây: Mỹ chủ yếucáo buộc Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại và công nghệ quân sự(chứ không phải giám sát điện tử), trong khi scandal Snowden là liên quan đến giám sát điện tử. Chính Mỹ cũng thừa nhận họ thiên về tình báo, về chống khủng bố, và theo dõi chính trị, với “khát vọng” dẫn dắt thế giới. Bài học rút ra từ việc xem xét cộng đồng tình báo Mỹ cũng như vụ Snowden động trời hiện nay là: Dù Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn hay bình phẩm về tự do, nhân quyền, tôn giáo ở các nước khác, nhưng cái đó chỉ có giá trị… để tham khảo. Bài học thứ 2 là, trong “thế giới phẳng”, thông tin an ninh quốc gia đứng trước những thách thức rất lớn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và mạng internet, “thế giới” trở nên “phẳng” nhưng vẫn “không phẳng” khi vẫn còn đó bao mâu thuẫn, với tình trạng cá lớn nuốt cá bé và những cuộc tấn công thôn tính. Các cường quốc sở hữu nền tảng công nghệ thông tin mạnh với các công ty tin học tầm cỡ toàn cầu luôn chiếm thế “thượng phong” trong “cuộc chơi” này./. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/con-am-anh-tinh-bao-cua-nuoc-my-269285.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Mật vụ NSA “ưu ái” Nga trong danh sách theo dõi
VOV.VN - Nga và Trung Quốc nằm trong top 5 các quốc gia bị cơ quan tình báo tín hiệu của Mỹ theo dõi.
Một tài liệu donhân vật đào tẩu Edward Snowdentiết lộ và được tuần báo Der Spiegel phát hành cho biết: cùng với EU, Trung Quốc và Iran, Nga nằm ở tốp đầu trong danh sách giám sát của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Trong tài liệu mật này, đề tháng 4/2013, các nước được NSA phân cho các cấp độ “quan tâm” từ mức 1 (cao nhất) tới 5 (thấp nhất). Các mục tiêu theo dõi hàng đầu là Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan, Triều Tiên và Afghanistan. Toàn khối EU cũng có “thứ hạng” cao trong danh sách theo dõi của NSA, nhưng từng thành viên (trong tổng số 28 thành viên) của EU thì có tầm quan trọng thấp hơn đối vói tình báo Mỹ. Nếu xét riêng lẻ thì Đức và Pháp đứng ở mức giữa, trong khi các nước như Phần Lan, Croatia và Đan Mạch gần như được coi là không thích hợp cho việc thu thập dữ liệu. Trung tâm Dữ liệu Utah của NSA đang được xây dựng ở Bluffdale cách thành phố Salt Lake 40km về phía nam (ảnh: NSA) Tài liệu nói trên cũng chỉ ra những lĩnh vực được quan tâm nhiều. Chẳng hạn trong trường hợp nước Đức thì đó là chính sách đối ngoại và các vấn đề kinh tế (với mức ưu tiên đánh số 3). Còn xuất khẩu vũ khí, công nghệ mới, vũ khí thông thường hiện đại, và thương mại quốc tế được xếp ở mức 4. Nếu xét EU như 1 khối thì các mảng quan tâm gần như là giống nhau. Rò rỉ mới đây bổ sung cho những thông tin trước đó cho rằng các văn phòng EU ở Brussels, Washington và New York bị NSA theo dõi, vàĐức là nước bị theo dõi nhiều nhất trong tất cả các nước EU. Thủ tướng Đức Merkel đã bị chỉ trích vì không phản ứng gì trước các vụ rò rỉ thông tin này. Trong khi đó người Đức phẫn nộ trước các thông tin trên và đã tiến hành nhiều cuộc tụ tập rầm rộ để phản đối./. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. VOV.VN - Hãng thông tấn Interfax dẫn lời luật sư Anatoly Kucherena cho biết, hiện Snowden vẫn chưa tìm được việc làm. VOV.VN - Hãng thông tấn Interfax dẫn lời luật sư Anatoly Kucherena cho biết, hiện Snowden vẫn chưa tìm được việc làm. VOV.VN -Mỹ đã hủy cuộc gặp giữa ông Obama và ông Putin để đáp trả việc Nga đồng ý cho Snowden tị nạn tạm thời. VOV.VN -Mỹ đã hủy cuộc gặp giữa ông Obama và ông Putin để đáp trả việc Nga đồng ý cho Snowden tị nạn tạm thời. VOV.VN - Với diễn biến mới này, NSA có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “đọc lén” email của công dân Đức. VOV.VN - Với diễn biến mới này, NSA có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “đọc lén” email của công dân Đức. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. VOV.VN - NSA có thể theo dõi email và các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội như Facebook, Twitter. VOV.VN - NSA có thể theo dõi email và các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội như Facebook, Twitter. Những mục tiêu do thám hàng đầu của NSA còn có Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và Triều Tiên. Những mục tiêu do thám hàng đầu của NSA còn có Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và Triều Tiên. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. VOV.VN - Chương trình nghị sự còn có các vấn đề liên quan đến Syria, Iran và Afghanistan. VOV.VN - Chương trình nghị sự còn có các vấn đề liên quan đến Syria, Iran và Afghanistan. VOV.VN - Thay vì tới thủ đô Moscow và có cuộc gặp song phương với ông Putin, Tổng thống Mỹ sẽ tới thăm Thụy Điển vào đầu tháng 9. VOV.VN - Thay vì tới thủ đô Moscow và có cuộc gặp song phương với ông Putin, Tổng thống Mỹ sẽ tới thăm Thụy Điển vào đầu tháng 9. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/mat-vu-nsa-uu-ai-nga-trong-danh-sach-theo-doi-275405.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Giám đốc mật vụ NSA thừa nhận định vị người dùng di động
VOV.VN - Lãnh đạo tình báo Mỹ không chỉ thừa nhận mà còn bảo vệ sự cần thiết của hoạt động này trong tương lai.
Người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) mới đây có thừa nhận cơ quan ông tiến hành các chương trình thí điểm bí mật nhằm theo dõi chính xác vị trí các công dân Mỹ thực hiện các cuộc gọi điện thoại di động. Ông này còn nói rằng, các dữ liệu từ việc theo dõi như thế này “có thể sẽ trở thành 1 đòi hỏi trong tương lai đối với nước Mỹ”. Tướng Keith Alexander, giám đốc NSA, cho biết các chương trình thí điểm từ năm 2010 đến 2011 nhằm mục đích thử nghiệm mức độ tương thích của dữ liệu địa điểm với các cơ sở dữ liệu của NSA, tuy nhiên chúng không được dùng vào bất cứ mục đích phân tích tình báo nào. Ông Alexander cung cấp các thông tin trên cho Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ vào hôm 2/10. Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper (trái) cùng với giám đốc cơ quan tình báo tín hiệu NSA Keith Alexander. Bộ đôi xuất hiện trước Quốc hội Mỹ nhằm kêu gọi không hạn chế quyền lực của cộng đồng tình báo Mỹ (ảnh: AP) Sự kiện này dù ít dù nhiều cho thấy NSA quan tâm đến khả năng xây dựng mạng lưới dữ liệu về vị trí người gọi điện – điều sẽ làm gia tăng đáng kể quyền năng theo dõi của tổ chức này. Tuần trước, khi điều trần trước 1 ủy ban khác của Thượng viện, tướng Alexander đã lẩn tránh câu hỏi về việc NSA đã từng thu thập thông tin từ các trạm phát sóng điện thoại – 1 hoạt động giúp xác định chính xác chuyển động của 1 cá nhân nào đó. Động thái tránh trả lời của ông Alexander có thể là dấu hiệu cho thấy thông tin về hoạt động này thuộc dạng mật. Trở lại hôm 2/10, khi bị 1 nghị sĩ chất vấn về việc NSA thu thập thông tin như vậy có phải để chống khủng bố hay không, Alexander nói rằng đây cũng là 1 khả năng, nhưng hiện giờ NSA chỉ thu thập các thông tin như vậy theo từng trường hợp cụ thể. Ông Alexander cho biết cơ quan ông có trao đổi thông tin với FBI và nói rằng nếu phía FBI có đủ lý do biện minh cần thiết thì họ có thể nhận được dữ liệu địa điểm cụ thể về đối tượng gọi điện. Sau buổi điều trần của tướng Alexander, đại diện của Liên minh các Quyền Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã lên tiếng phản đối. “Nỗ lực của NSA nhằm thu thập dữ liệu này cho thấy cần phải có các giám sát mạnh mẽ hơn nữa của khối lập pháp đối với các hoạt động của cơ quan NSA,” Christopher Calabrese, cố vấn lập pháp của ACLU nói. “Nhưng trên thực tế, các cơ quan thực thi pháp luật của liên bang, bang và địa phương đã và đang thu thập thông về vị trí điện thoại di động mà không được phép… Năm ngoái, tòa án tối cao đã công nhận thông tin về vị trí là nhạy cảm, và chúng ta cần ban hành luật tôn trọng các quyền riêng tư liên quan đến sự đi lại của công dân Mỹ”. Kêu gọi không giới hạn quyền của NSA và giới tình báo Trong 1 sự kiện khác, cả tướng Alexander và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper kêu gọi Quốc hội Mỹ không vìchuỗi tiết lộ động trời của người thổi còi Edward Snowdenmà hạn chế các quyền hạn của cộng đồng tình báo. Cả hai ông này đều chỉ trích các bài báo, mà họ gọi là dẫn dụ sai và đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên trong diễn biến mới đây, chính họ bị cáo buộc là đánh lừa công chúng và họ đã buộc phải làm sáng tỏ chương trình theo dõi thí điểm địa điểm người gọi điện di động, cũng như nỗ lực của tình báo Mỹ trong việc thu thập lượng lớn dữ liệu mạng xã hội về các công dân nước ngoài. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Patrick Leahy, cũng phê phán chất lượng thông tin gửi cho các nhà lập pháp cao cấp như ông. Leahy nói, “Chúng tôi thậm chí thu thập được nhiều thông tin từ báo chí hơn là từ các thông báo mật mà các ông gửi cho chúng tôi”. Ông Leahy, hiện đang soạn dự thảo cải cách hoạt động theo dõi của chính  phủ Mỹ, đã gây sức ép lên 2 lãnh đạo tình báo Alexander và Clapper về tính chính xác trong các tuyên bố trước đó của họ. “Cả hai ông đều bày tỏ quan ngại rằng tin tức truyền thông đưa về các chương trình theo dõi của chính phủ là không đầy đủ, không chính xác và gây hiểu lầm,” Leahy nói. “Nhưng tôi sợ rằng chính chúng tôi cũng đang phải nhận các báo cáo không chính xác và đầy đủ từ bên chính phủ”. Chủ tịch Leahy phản bác việc các cơ quan tình báo liên tục tuyên bố họ đã vô hiệu hóa 54 vụ tấn công khủng bố thông qua 2 chương trình theo dõi cụ thể. Ông nói: “Không phải lúc nào đây cũng là âm mưu cả, và không phải tất cả đều bị chặn đứng. Người Mỹ vẫn chưa nhận được sự phản ánh chính xác về các chương trình theo dõi của NSA.” Tướng Alexander bèn đấu dịu và thừa nhận 54 trường hợp được nêu ra không phải tất cả đều là “âm mưu” và chỉ có 13 trường hợp liên quan đến nước Mỹ. Ông cũng thừa nhận chỉ có 1 đến 2 trường hợp hoạt động khủng bố mà nếu không có khoản 215 của Đạo luật Yêu nước (cho phép thu thập hồ sơ cuộc gọi) thì đã không thể ngăn chặn thành công được. Khi bị chất vấn liệu mình có thu thập dữ liệu để xây dựng “chân dung” các mạng xã hội hay không, tướng Alexander trả lời là “không”. Tuy nhiên, ông lại nêu thêm rằng NSA có thu thập thông tin “bổ trợ” theo sắc lệnh hành pháp 12333 nhằm kết nối các dữ liệu họ có với “các mạng xã hội ở hải ngoại”. Ông cho biết sắc lệnh này vẫn hoạt động và không chịu cơ chế giám sát áp dụng cho các chương trình khác. Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Leahy và Chủ tịch Tiểu ban Tội phạm và Khủng bố thuộc Hạ viện Mỹ Jim Sensenbrenner đang phối hợp soạn dự thảo hạn chếphạm vi theo dõi của giới tình báo Mỹ. Dự thảo của họ nhằm chấm dứt hoạt động thu thập quy mô lớn các hồ sơ cuộc gọi được thực hiện dưới khoản 215 của Đạo luật Yêu nước và giới thiệu một số giải pháp giúp minh bạch hơn tòa án về đạo luật theo dõi tình báo đối ngoại. Dự thảo Leahy-Sensenbrenner có cơ hội vượt lên trên hàng chục dự thảo khác được đề xuất sau loạt tiết lộ thông tin mật của cựu nhân viên CIA Snowden. Cả Leahy và Sensenbrenner đều là các chính trị gia có sức ảnh hưởng lớn trong giới chính trị. Sau loạt vụ tấn công khủng bố 11/9, ông Sensenbrenner đã giới thiệu Đạo luật Yêu nước, mà ông tố đã bị các cơ quan tình báo giải thích sai và lợi dụng để biện minh cho các hoạt động theo dõi vi phạm các quyền được quy định bởi Hiến pháp. Lạm dụng thiết bị công vụ để theo dõi việc riêng Trong khi đó một nghị sĩ Cộng hòa tên Chuck Grassley cho biết việc các nhân viên NSA “tận dụng” công cụ theo dõi rất mạnh của NSA để “giám sát chồng/vợ hoặc người yêu” đã làm dấy lên 1 cuộc “khủng hoảng niềm tin diện rộng” đối với cơ quan này. Tướng Alexander, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA thuộc quân đội Mỹ (ảnh: Getty) Trong 1 vụ việc được Guardian nêu hồi tháng 9, bộ phận theo dõi nội bộ của NSA tiết lộ rằng, một nhân viên NSA đã bí mật chặn thu các cuộc gọi điện của 9 phụ nữ ngoại quốc trong 6 năm mà không hề bị các “sếp” phát hiện. Sự việc chỉ vỡ lở sau khi 1 trong các phụ nữ này, tình cờ lại là nhân viên chính phủ Mỹ, nói với đồng nghiệp rằng chị ta nghi ngờ anh “bồ” của chị đang nghe lén cuộc gọi của mình. Đây là 1 trong 12 trường hợp được nêu trong thư của Tổng Thanh tra NSA gửi cho 1 quan chức cấp cao Quốc hội. Đây mới chỉ là các trường hợp đã được điều tra và chứng minh. Một trường hợp khác trong 12 trường hợp kể trên liên quan 1 quân nhân trong ngày đầu tiên được tiếp xúc với hệ thống thiết bị theo dõi đã thực hành luôn việc xem trộm 6 bức email của các cô bạn gái cũ. Hồi 2011, một nhân viên NSA đã bị máy kiểm tra nói dối xác định là đã thu thập các chi tiết về các cuộc gọi của bạn gái “do tò mò”. Trong khi đó, 1 nữ nhân viên NSA đã thú nhận nghe lén 1 số điện thoại lưu trong máy di động chồng mình do lo ngại anh này “không chung thủy”. Một nữ nhân viên NSA khác khai với các nhà điều tra rằng cô thường xuyên dùng các thiết bị theo dõi của NSA để “thẩm tra” các số điện thoại của các những người cô gặp gỡ trong đời thường. Các vụ sử dụng thiết bị nhà nước để thực hiện công việc cá nhân nói trên đã được khẳng định không phục vụ gì cho hoạt động tình báo của NSA cả. Tuy nhiên các đối tượng vi phạm nói trên chỉ bị xử lý kỷ luật rất nhẹ; thậm chí nhiều người trong số họ đã xin nghỉ việc hoặc về hưu trước khi bị kỷ luật. Tướng Alexander bào chữa rằng các vụ việc lạm dụng thiết bị của NSA là cực hiếm và thường là những lỗi không cố ý. Tuy nhiên người ta vẫn lo ngại 12 trường hợp bị phanh phui nói trên mới chỉ là đỉnh của tảng băng trôi./. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. VOV.VN - Lần đầu tiên tòa án Mỹ về lĩnh vực tình báo vừa thực hiện việc gia hạn này một cách công khai. VOV.VN - Lần đầu tiên tòa án Mỹ về lĩnh vực tình báo vừa thực hiện việc gia hạn này một cách công khai. VOV.VN - Một nhà báo Mỹ cáo buộc Cơ quan tình báo Mossad của Israel “bắt tay” với chương trình theo dõi bí mật của Mỹ. VOV.VN - Một nhà báo Mỹ cáo buộc Cơ quan tình báo Mossad của Israel “bắt tay” với chương trình theo dõi bí mật của Mỹ. VOV.VN -Theo thông tin trên báo Liberation, tập hồ sơ này ghi rõ tổng cộng 52,6 tỷ USD đã được dành cho 16 cơ quan tình báo Mỹ VOV.VN -Theo thông tin trên báo Liberation, tập hồ sơ này ghi rõ tổng cộng 52,6 tỷ USD đã được dành cho 16 cơ quan tình báo Mỹ (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Tiết lộ mới của Snowden cho thấy hãng phần mềm & internet khổng lồ này cho phép tình báo Mỹ truy cập dữ liệu mã hóa của mình. (VOV) - Tiết lộ mới của Snowden cho thấy hãng phần mềm & internet khổng lồ này cho phép tình báo Mỹ truy cập dữ liệu mã hóa của mình. Những mục tiêu do thám hàng đầu của NSA còn có Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và Triều Tiên. Những mục tiêu do thám hàng đầu của NSA còn có Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và Triều Tiên. VOV.VN - Ông Kerry cho rằng, chương trình theo dõi của NSA được thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. VOV.VN - Ông Kerry cho rằng, chương trình theo dõi của NSA được thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/giam-doc-mat-vu-nsa-thua-nhan-dinh-vi-nguoi-dung-di-dong-283868.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Mỹ có thể dùng “chiêu bài” tạo cớ để tấn công Syria
VOV.VN - Quân Mỹ có thể sẽ đóng giả quân Syria hoặc Iran tấn công tàu chiến Mỹ, từ đó tạo cớ cho Mỹ trực tiếp can thiệp.
Cựu chuyên gia phân tích của CIA, Ray McGovern mới đây đã đưa ra dự đoán rằng,Mỹ đang tìm cách "vu vạ"cho Syria dưới vỏ bọc khiêu khích quân sự trong tuần này - để bắt đầu kế hoạch tiến công quốc gia Trung Đông này. "Có thể sẽ xảy ra cuộc tấn công đối với một trong những tàu khu trục Mỹ ở ngoài khơi bờ biển Syria. Anh thử đoán xem, “thủ phạm” bị đổ lỗi là ai nhỉ? Syria hoặc có thể là đồng minh Iran, và tiếp theo những điều khủng khiếp nhất sẽ xảy đến", ông McGovern nói với Press TV hôm 7/9. "Tôi hy vọng liên lạc giữa hải quân Syria và Mỹ, cũng như giữa hải quân Iran và Mỹ đủ thông suốt để không bên nào có khả năng thực hiệnkiểu khiêu khích đó một cách chắc chắn. Đó là sự nguy hiểm có thể lường trước trong tuần tiếp theo”, ông McGoven nói thêm. Nhà phân tích này cũng cho biết, để ngăn chặn Mỹ tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Syria, cần truy cho được "cái gọi là bằng chứng" cho rằng chính phủ Syria đã phát động một cuộc tấn công vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus hồi tháng trước. Ông McGovern lập luận, nếu Nhà Trắng giải mật bản đánh giá tình báo của mình, thì khi ấy, "từ góc độ chính quyền mà nói, còn có một nguy cơ nữa, đó là Quốc hội sẽ không phê chuẩn việc gây chiến này". Trong khi đó, "những người vận động hành lang Israel và một số người khác rất muốn Mỹ can dự sâu hơn vào Syria để cuộc chiến tại đó sẽ không bao giờ kết thúc, họ chỉ có một tuần để làm một cái gì đó ảnh hưởng đến điều này", ông McGovern nói. Các nhà lập pháp Mỹ mới đây nói rằng, nhiều người trong số các cử tri Mỹ đã nói với họ rằng, họ không nghĩ Mỹ sẽ sử dụng vũ lực chống lại Syria. Một cuộc thăm dò gần đây của Reuters/Ipsos được tiến hành trong tuần này cho thấy 56% người Mỹ cho rằng, Mỹ không nên can thiệp vào Syria. Washington đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 vừa qua tại nước này, tuy nhiên Damascus đã phủ nhận cáo buộc của Mỹ và phương Tây./. VOV.VN - Iran cho rằng những thông tin kiểu này chỉ nhằm kích động các nhà lập pháp Mỹ cho phép tấn công quân sự vào Syria. VOV.VN - Iran cho rằng những thông tin kiểu này chỉ nhằm kích động các nhà lập pháp Mỹ cho phép tấn công quân sự vào Syria. VOV.VN -Đó là phát biểu bên lề của ông Francois Hollande tại lễ khai mạc Giải thể thao Khối Pháp ngữ diễn ra ở thành phố Nice (Pháp). VOV.VN -Đó là phát biểu bên lề của ông Francois Hollande tại lễ khai mạc Giải thể thao Khối Pháp ngữ diễn ra ở thành phố Nice (Pháp). VOV.VN - Giáo hội Công giáo đã kêu gọi 1,2 tỷ người Công giáo và các tín đồ tôn giáo khác trên thế giới cầu nguyện cho hòa bình ở Syria. VOV.VN - Giáo hội Công giáo đã kêu gọi 1,2 tỷ người Công giáo và các tín đồ tôn giáo khác trên thế giới cầu nguyện cho hòa bình ở Syria. VOV.VN - Nhiều thành viên Hạ viện Mỹ đang dần hướng tới “nói không” với hành động can thiệp quân sự vào Syria. VOV.VN - Nhiều thành viên Hạ viện Mỹ đang dần hướng tới “nói không” với hành động can thiệp quân sự vào Syria. VOV.VN - Tỷ lệ người phản đối đã tăng so với cuộc điều tra lần trước. VOV.VN - Tỷ lệ người phản đối đã tăng so với cuộc điều tra lần trước. VOV.VN - Mỹ có thể sử dụng máy bay ném bom B-2 và B-52 kết hợp với tên lửa được phóng đi từ các tàu khu trục ở Địa Trung Hải. VOV.VN - Mỹ có thể sử dụng máy bay ném bom B-2 và B-52 kết hợp với tên lửa được phóng đi từ các tàu khu trục ở Địa Trung Hải. VOV.VN - Hơn một ngày nữa, Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để bàn thảo về cuộc tấn công Syria. Mỹ vẫn đang tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. VOV.VN - Hơn một ngày nữa, Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để bàn thảo về cuộc tấn công Syria. Mỹ vẫn đang tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. VOV.VN - Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu phản đối một cuộc chiến lâu dài, hối thúc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chống. VOV.VN - Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu phản đối một cuộc chiến lâu dài, hối thúc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chống. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/my-co-the-dung-chieu-bai-tao-co-de-tan-cong-syria-279707.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5
(VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”.
Kho vũ khí được Nga khoe dịp này gồm trực thăng, chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, pháo tự hành, xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không, và xe quân sự đa năng. Dưới đây là loạt ảnh cận cảnh về một số vũ khí hiện đại của Nga, một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới: (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Như mọi năm nước Nga lại tổ chức cuộc diễu binh thật hoành tráng vào Ngày Chiến thắng Phát xít Đức 9/5. (VOV) - Như mọi năm nước Nga lại tổ chức cuộc diễu binh thật hoành tráng vào Ngày Chiến thắng Phát xít Đức 9/5. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Chiến thắng vĩ đại trước phát xít Đức đã gần tròn 7 thập kỷ nhưng không khí tự hào trong người dân Nga như mới hôm nào. (VOV) - Chiến thắng vĩ đại trước phát xít Đức đã gần tròn 7 thập kỷ nhưng không khí tự hào trong người dân Nga như mới hôm nào. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/can-canh-vu-khi-toi-tan-nga-tham-gia-le-mung-chien-thang-95-261172.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Thủ thuật nghe lén của tình báo Mỹ khiến châu Âu choáng váng
(VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã và đang theo dõi phái bộ Liên minh châu Âu (EU) ở New York và đại sứ quán của tổ chức này ở Washington, theo các tài liệu tuyệt mật của Cơ quan An ninh Quốc gia (Mỹ) (NSA) bị“người thổi còi” Edward Snowdenlàm rò rỉ. Một trong các tài liệu này liệt kê 38 đại sứ quán và phái đoàn trở thành “mục tiêu” của NSA. Nó cũng trình bày chi tiết một loạt các biện pháp theo dõi đối với từng mục tiêu, từ việc dùng các con rệp điện tử gài sẵn trong thiết bị liên lạc, cho đến các thiết bị “chọc” vào cáp, hay các ăng-ten đặc biệt để thu bắt tín hiệu sóng. Tình báo Mỹ nhắm tới không chỉ các “đối thủ truyền thống” và các nước Trung Đông nhạy cảm, mà cả EU, đại sứ quán các nước Pháp, Italy, và Hy Lạp, cũng như các đồng minh khác của Mỹ như Nhật Bản, Mexico, Nam Phi, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên tài liệu nói trên (đề tháng 9/2010) không đề cập đến nước Anh, Đức và các quốc gia châu Âu khác. Một trong các phương pháp đặt máy theo dõi có mật danh Dropmire. Theo 1 tài liệu năm 2007, “con rệp” dạng này được cấy vào máy fax có khả năng mã hóa có tên Cryptofax tại Đại sứ quán EU ở Mỹ. Tài liệu của Mỹ ghi chú: máy fax này là loại chuyên dụng dùng để gửi điện tín tới trụ sở các bộ ngoại giao các nước châu Âu. Theo các tài liệu này, mục đích sử dụng máy theo dõi đối với đại sứ quán EU ngay giữa Washington là nhằm thu thập thông tin nội bộ về các bất đồng trong chính sách về các vấn đề toàn cầu và sự chia rẽ giữa các nước thành viên. Các tiết lộ mới này xuất hiện giữa lúc EU vốn đã tức giận về những bằng chứng do Snowden cung cấp trước đó cho thấy NSA nghe lén các đồng minh châu Âu. Bộ trưởng Tư pháp của Đức, Sabine Leutheusser-Schnarrenberger, yêu cầu Washington đưa ra lời giải thích. Bà này nói rằng nếu được xác thực thì hành vi của Mỹ gợi nhắc lại những gì mà các bên đối nghịch thời chiến tranh lạnh đã thực hiện với nhau. Tạp chí Der Spiegel của Đức đưa tin, một số chiến dịch cài máy nghe lén ở Brussels đã nhằm vào tòa nhà Justus Lipsius của EU – nơi tổ chức các hội nghị thượng đỉnh và bộ trưởng. Các chiến dịch này được chỉ đạo từ tổng hành dinh của NATO ở gần đó. Cơ quan tình báo thực hiện nghe lén phái bộ EU tại Liên Hợp Quốc có mật danh Perdido. Có 2 phương pháp thu thập thông tin lén: đặt “rệp” bên trong thiết bị điện tử, và tạo bản sao mọi thứ có trong ổ cứng máy tính bị nhắm tới. Còn việc nghe lén phái đoàn EU tại Mỹ thì liên quan 3 chiến dịch khác nhau nhằm vào các nhân viên đại sứ quán EU. Hai chiến dịch là dùng con rệp điện tử, còn một sử dụng ăng-ten để thu tín hiệu sóng truyền phát. Tuy nhiên hiện chưa rõ các hoạt động này hoàn toàn do NSA thực hiện hay có sự dính líu của cả FBI và CIA. Chiến dịch tình báo nhằm vào phái đoàn EU ở Liên Hợp Quốc có mật danh Blackfoot, còn chiến dịch nhằm vào đại sứ quán EU ở Washington mang mật danh Wabash. Trong khi đó chiến dịch nhằm vào phái đoàn Hy Lạp ở Liên Hợp Quốc có tên Powell, còn chiến dịch theo dõi đại sứ quán nước này ở Mỹ thì mang tên Klondyke. Cựu điệp viên CIA Snowden, 30 tuổi, chuyên gia vi tính làm hợp đồng cho NSA đã tung ra các tiết lộ động trời khiến cộng đồng thế giới phải tranh cãi về quy mô giám sát điện tử của cả Mỹ và Anh. Dường như Snowden có kế hoạch sang Ecuador qua Moscow, nhưng hiện đang kẹt ở sân bay Moscow sau khi hộ chiếu Mỹ của anh này bị phía Mỹ hủy bỏ./. (VOV) -EU cảnh báo chính quyền Obama về "những hậu quả bất lợi nghiêm trọng" đối với quyền công dân ở châu Âu (VOV) -EU cảnh báo chính quyền Obama về "những hậu quả bất lợi nghiêm trọng" đối với quyền công dân ở châu Âu (VOV) - Chủ tịch Nghị viện châu Âu cho rằng nếu thông tin này là sự thật, quan hệ song phương sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ. (VOV) - Chủ tịch Nghị viện châu Âu cho rằng nếu thông tin này là sự thật, quan hệ song phương sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ. (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Một đất nước luôn tự hào về dân chủ và quyền tự do cá nhân nhưng dân chúng lại bị theo dõi rất kỹ lưỡng bằng phương tiện kỹ thuật. (VOV) - Một đất nước luôn tự hào về dân chủ và quyền tự do cá nhân nhưng dân chúng lại bị theo dõi rất kỹ lưỡng bằng phương tiện kỹ thuật. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã khẳng định điều này và mong muốn Nga sẽ dẫn độ nhân vật Snowden về Mỹ. (VOV) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã khẳng định điều này và mong muốn Nga sẽ dẫn độ nhân vật Snowden về Mỹ. (VOV) - Mỹ coi đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc tiết lộ các thông tin nhạy cảm bất hợp pháp. (VOV) - Mỹ coi đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc tiết lộ các thông tin nhạy cảm bất hợp pháp. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/thu-thuat-nghe-len-cua-tinh-bao-my-khien-chau-au-choang-vang-268893.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran
VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.
Tháng 8 vừa rồi đánh dấu tròn 60 năm cuộc đảo chính do cơ quan tình báo Mỹ và Anh tiến hành tại Iran. Cuộc chính biến này đã để lại dấu ấn sâu đậm đối với tiến trình lịch sử Iran và mối quan hệ giữa nước này và phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Đây cũng là một trong các điệp vụ thành công “vang dội” đầu tiên củaCục Tình báo Trung ương Mỹ(Liên Xô cũng bị bất ngờ). “Thắng lợi” này mở đầu cho một chuỗi các can dự sâu khác của Mỹ nhằm thay đổi chế độ tại Guatemala, Cuba, Indonesia, Việt Nam, Chile... Trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang ráo riết chuẩn bị cho hành động quân sự đối với Syria, việc xem xét thấu đáo cuộc đảo chính kinh điển này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm vềchủ nghĩa can thiệp Mỹnói riêng và phương Tây nói chung. Thừa nhận sự thật Bản thân Mỹ (và cả Anh) thường cố gắng bưng bít thông tin về vai trò của họ trong cuộc đảo chính này, mặc dầu thế giới ít nhiều đã biết đến hoạt động lật đổ tại Iran năm 1953. Mỹ thường đề cao dân chủ nhưng trên thực tế họ lại đi lật đổ 1 chính phủ được bầu cử một cách dân chủ và giấu giếm bàn tay can dự của mình trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, các hồ sơ mật phía Mỹ (và Anh) đã lần lượt được tiết lộ hoặc giải mật. Gần đây, các tài liệu CIA được giải mật năm 2011 đã chính thức được công bố trên website của viện nghiên cứu Tàng thư An ninh Quốc gia thuộc Đại học George Washington (Mỹ) vào ngày 19/8/2013. Với các tài liệu vừa được công bố này, CIA đã chính thức xác nhận vai trò của mình trong sự kiện động trời năm 1953. Các tài liệu mới (gồm 20 tài liệu của CIA và 14 tài liệu của phía Anh), tuy chưa thực sự đầy đủ (có nhiều đoạn bị xóa và còn nhiều tài liệu mật liên quan chưa được công bố) nhưng đã cung cấp thêm nhiều chi tiết về các hoạt động lật đổ của CIA. Trước đó năm 2009, tại Đại học Cairo ở Ai Cập, Tổng thống Obama từng phát biểu khẳng định: “Giữa lúc diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã đóng 1 vai trò trong việc lật đổ một chính phủ Iran được bầu một cách dân chủ.” Còn năm 2000, trong 1 bài phát biểu tại thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Madeleine Albright cũng thừa nhận: “Năm 1953, Hoa Kỳ đóng 1 vai trò đáng kể trong việc dàn dựng cuộc lật đổ Thủ tướng được lòng dân của Iran Mohammad Mossadeq… Hơn nữa, trong ¼ thế kỷ tiếp theo, Hoa Kỳ và phương Tây đã liên tục hậu thuẫn cho chế độ Shah (Quốc vương Iran)… Chính quyền Shah đã đàn áp một cách tàn bạo những người bất đồng chính kiến.” Cũng hồi năm 2000, báoNew York Timesđã lần lượt đăng tải một tập tài liệu bị rò rỉ của CIA (đề tháng 3/1954) ghi lại hoạt động lật đổ của tổ chức này tại Iran năm 1953 với mục đích “tổng kết kinh nghiệm” và làm tài liệu hướng dẫn cho các điệp vụ của họ trong tương lai. Stephen Kinzer, tác giả 1 trong các cuốn sách về cuộc đảo chính này, khi tham gia vào tọa đàm truyền hìnhDemocracy Now!của nhà báo điều tra Amy Goodman năm 2003, cho biết khi xâu chuỗi các sự kiện để viết cuốn sách, ông chợt nhận ra 1 điều: “Một quốc gia giàu mạnh đã dễ dàng đến nhường nào trong việc đẩy 1 nước nghèo và yếu vào tình trạng hỗn loạn”. Trang web của CIA hiện nay cũng công nhận hoạt động ngầm của CIA tại Iran vào năm 1953 qua việc đăng tải 1 bài đánh giá do chính nhân viên CIA viết về cuốn sách trên của Stephen Kinzer. Bối cảnh Công ty Dầu Anh-Iran, viết tắt là AIOC (sau này trở thành hãng dầu BP của Anh), được thành lập sau khi phát hiện mỏ dầu trữ lượng lớn ở Iran vào đầu thế kỷ 20. Công ty này giữ độc quyền khai thác dầu tại Iran và đã góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng của nước Anh giai đoạn đó. Tuy nhiên Iran chỉ được hưởng 1 nhúm nhỏ lợi nhuận từ dầu (Iran đã nhiều lần thương lượng để nâng tỷ lệ lợi nhuận cho mình nhưng bất thành). Lao động vất vả nhưng công nhân Iran trong lĩnh vực dầu mỏ chỉ được nhận mức lương thấp và sinh hoạt trong điều kiện tồi tàn. Sau Thế chiến 2, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa phát triển mạnh tại khu vực Trung Đông mà Iran không phải là ngoại lệ. Bất mãn với tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận dầu mỏ, người Iran bắt đầu hình thành tư tưởng quốc hữu hóa công ty AIOC. Một trong các lực lượng đi đầu trong phong trào quốc hữu hóa ngành dầu mỏ là đảng trung tả Mặt trận Dân tộc do Mohammad Mossadeq sáng lập và lãnh đạo. Ông Mossadeq trở thành Thủ tướng Iran sau một cuộc bầu chọn dân chủ tại quốc hội. Chủ trương quốc hữu hóa ngành dầu lửa, Thủ tướng Mossadeq đã trình dự thảo về việc này lên quốc hội và nhận được sự thông qua với mức độ nhất trí gần như tuyệt đối. Rất được lòng dân, Mossadeq lúc đó còn tiến hành nhiều cải cách xã hội tiến bộ khác. Hẳn nhiên khi biết tin về chuyện quốc hữu hóa này, người Anh đã rất “choáng”. Sau khi tĩnh tâm lại, họ thuyết phục Thủ tướng Iran chỉ tiến hành quốc hữu hóa trên danh nghĩa mà thôi, nhưng Mossadeq kiên quyết không nhượng bộ - ông muốn quốc hữu hóa một cách thực chất. Trước tình huống đó, Anh tính đến phương án xâm lược Iran để chiếm các khu vực dầu mỏ, bảo vệ các lợi ích của mình, nhất là khi đã bị mất thuộc địa khổng lồ Ấn Độ. Nhưng Harry Truman - Tổng thống Mỹ khi đó - dứt khoát phản đối ý đồ phiêu lưu này (ngài Truman đang vướng bậnChiến tranh Triều Tiên). Anh bèn dùng diễn đàn Liên Hợp Quốc để gây sức ép với Iran song vẫn thất bại. Đến lúc này nước Anh tạm thời tăng cường hoạt động khai thác dầu mỏ ở một số nước khác để bù lại sự thiếu hụt ở Iran, đồng thời tung ra lá bài cấm vận kinh tế (rút chuyên gia kỹ thuật, phong tỏa tài chính và các hải cảng, lôi kéo các nước khác tẩy chay dầu mỏ Iran trên thị trường thế giới). Lá bài này thực sự đã gây lao đao cho nền kinh tế Iran và chính phủ của Thủ tướng Mossadeq. Mặc dù vậy, nước Anh vẫn chưa hài lòng và họ đã lên kế hoạch hạ bệ bằng được Thủ tướng quốc gia Trung Đông này. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng lúc đó, có lẽ đã phát hiện âm mưu của người Anh nên ông Mossadeq quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh quốc và trục xuất toàn bộ nhân viên đại sứ quán Anh (trong đó có cả các nhân viên tình báo đối ngoại MI6). Thành thử, Anh rơi vào tình thế không còn nhân sự tại chỗ để cáng đáng việc đảo chính, và buộc phải quay sang nhờ cậy Mỹ. Mỹ thì vốn coi Anh là đồng minh truyền thống thân cận nhất của mình. Bản thân Anh cũng tích cực hỗ trợ Mỹ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra lúc đó. Tuy nhiên cũng vì đang vướng cuộc chiến này nên Tổng thống Truman một lần nữa khước từ giúp Anh thực hiện hành động thay đổi chế độ thông qua đảo chính, dù rằng ngay từ đầu Mỹ cũng rất quan tâm đến dầu mỏ và vẫn ủng hộ việc khống chế Iran. Sau đó Dwight Eisenhower (xuất thân tướng trong quân đội) lên thay Harry Truman làm ông chủ Nhà Trắng. Tân Chính quyền Mỹ có mức độ “hữu” cao hơn, cộng thêm lúc đóChiến tranh Triều Tiênđã qua giai đoạn nguy nan (đối với phe Liên Hợp Quốc) và sắp đến hồi kết, nên Mỹ nhất trí ủng hộ phương án can thiệp bằng đảo chính. Thủ thuật đảo chính Từ tháng 3/1953 Mỹ bắt đầu “nghiên cứu tiền khả thi” cho việc đảo chính. Vào tháng 5/1953 họ bắt tay vào soạn thảo chi tiết kế hoạch đảo chính, và đến giữa tháng 6/1953 thì hoàn tất công việc này. Người chấp bút kịch bản đảo chính là Tiến sĩ Donald Wilber - đây cũng là nhân vật viết bản tổng kết năm 1954 được đề cập ở phần trên. Mục tiêu của cuộc đảo chính gồm loại bỏ Thủ tướng Mossadeq theo đường lối dân tộc, dựng lên 1 chế độ mới thân Mỹ-Anh, giải quyết ổn thỏa vấn đề dầu lửa, và tạo điều kiện đàn áp Đảng Tudeh Iran (tức Đảng Cộng sản Iran), ngăn ngừa cái mà Mỹ-Anh gọi là nguy cơ Iranngả theo Liên Xô. Phía tình báo đối ngoại Anh (MI6) cũng có 1 bản kế hoạch (ngắn hơn) phối hợp với CIA. Tất nhiên, do đã bị trục xuất khỏi Iran nên đại diện MI6 phải gặp đối tác CIA ở 1 nước thứ 3 để thống nhất mưu kế loại bỏ Mossadeq. Bản kế hoạch đảo chính được Thủ tướng Anh Churchill thông qua lần cuối vào ngày 1/7/1953, và được Tổng thống Mỹ Eisenhower duyệt lần cuối vào ngày 11/7/1953. Trưởng Phân bộ Cận Đông và châu Phi của CIA Kermit Roosevelt trực tiếp chỉ huy Chiến dịch lật đổ mang mật danh “dự án TP-Ajax”. Là cháu trai của cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, Kermit tỏ rõ là 1 con người hết sức lanh lợi và táo bạo, đã điều chỉnh linh hoạt kế hoạch hành động khi thực tế có nhiều biến đổi. Tuồn vào Iran vào cuối tháng 7/1953 (đúng dịp ký Hiệp định Đình chiến trên bán đảo Triều Tiên), Kermit chỉ mất 3 tuần để hạ bệ Mossadeq. Theo bản kế hoạch do Tiến sĩ Wilber vạch ra, đầu tiên CIA sẽ chọn 1 ứng viên Thủ tướng mới thân phương Tây. CIA đã tiếp cận Tướng Fazlollah Zahedi - người có thái độ chống đối Thủ tướng Mossadeq ra mặt - thông báo cho ông này về ý định đưa ông ta lên làm Thủ tướng bằng một cuộc đảo chính. Zahedi sau đó được giao nhiệm vụ thành lập 1 ban thư ký quân sự để làm việc cụ thể với CIA. Việc thứ 2 mà CIA làm là thông qua thuyết phục và gây áp lực, lôi kéo Quốc vương Iran (Shah) Mohammad Reza Pahlavi tham gia vào phi vụ này với mục đích giành thêm ủng hộ từ quân đội và tạo thế chính danh cho Tân Thủ tướng. Quốc vương Pahlavi lúc đầu do dự nhưng về sau đã gật đầu đồng ý sẽ ký các chỉ dụ phế truất Mossadeq và bổ nhiệm Zahedi vào chức vụ Thủ tướng. Theo kế hoạch, binh sĩ đảo chính sau đó sẽ mang chiếu chỉ nhà vua đến nhà riêng của Mossadeq và sẽ bắt luôn ông này trong trường hợp Mossadeq “kháng chỉ”. Để hỗ trợ “công tác” thay đổi chế độ, CIA đã rót rất nhiều tiền cho các đối tác Iran, trước và ngay sau đảo chính. Chẳng hạn lúc mới đầu, CIA được nhận nóng 1 triệu USD để “muốn làm gì thì làm” miễn sao Mossadeq phải ra đi. Hai ngày sau khi tướng Zahedi lên nắm quyền, CIA đã tạm ứng khẩn 5 triệu USD cho viên tướng này củng cố quyền lực trước khi nhận thêm các khoản viện trợ lớn hơn từ chính phủ Mỹ. Trong biến cố 1953, CIA đã thực hiện mua chuộc trên diện rộng, từ chính trị gia, giáo sĩ, cảnh sát cho đến các chủ bút và phóng viên địa phương để dọn đường cho đảo chính. Các sĩ quan cao cấp trong quân đội Iran cũng được lót tay thật đậm để sẵn sàng dẫn quân theo CIA khi có lệnh. Thậm chí CIA còn thuê cả… các đám côn đồ gây trò bạo loạn theo ý đồ của mình. Thủ đoạn tuyên truyền “đen” được đặc biệt chú ý. Những tờ báo bị hối lộ đã đăng bài công kích, chế giễu, hoặc bịa đặt nói xấu Thủ tướng Mossadeq và chính phủ của ông. Công đoạn hạ hình ảnh như thế này được tiến hành cả trước và trong quá trình đảo chính. Ở giai đoạn 2 của đảo chính (khi CIA phản công sau nỗ lực lần thứ 1 thất bại), CIA đã phát tán hàng loạt bức ảnh chụp các chỉ dụ của Quốc vương tới giới quân nhân, báo chí và cả quần chúng Iran. Sau đó, vào hôm 19/8, một số tờ báo đã đăng tải nội dung các chiếu chỉ này, gây bất bình trong dư luận đối với chính phủ đương nhiệm, đẩy quần chúng và quân đội nghiêng thêm sang phe đảo chính. Khi giành ưu thế, những người biểu tình thân Quốc vương cùng binh sĩ do tướng Zahedi điều khiển đã chiếm Đài Phát thanh Tehran, cho đọc trên sóng phát thanh bản chiếu chỉ của Quốc vương về việc phế truất Thủ tướng và bổ nhiệm Zahedi vào vị trí này. Đài Tehran cũng được dùng làm công cụ chỉ đạo các tỉnh trong toàn quốc tuân theo chính phủ mới. Trước ngày bắt đầu đảo chính (15/8), một chiêu hiểm của CIA là tung đặc vụ kết hợp với đám đâm thuê chém mướn giả danh đảng viên cộng sản đến đe dọa các chức sắc Hồi giáo rằng họ sẽ bị tấn công tàn bạo nếu dám chống lại Thủ tướng Mossadeq. Không dừng lại ở đó, các điệp viên CIA còn đánh bom nhà riêng của ít nhất 1 nhân vật Hồi giáo rồi đổ vấy cho đảng cộng sản, để đánh lừa giới tăng lữ và dư luận về “mối nguy cộng sản”. Chiêu này có lẽ CIA đã học từ các đệ tử của Hitler – những kẻ đã bày trò phóng hỏa tòa nhà Quốc hội Đức rồi vu vạ cho những người cộng sản để lấy cớ đặt Đảng Cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật và triệt hạ đảng này. Khi đảo chính chính thức diễn ra, Kermit Roosevelt tiếp tục thuê các băng đảng du côn giả làm người thuộc 2 phe (ủng hộ và chống Mossadeq) gây ra các vụ bạo động và biểu tình nhằm tạo ra ấn tượng về tình trạng mất kiểm soát ở Tehran và sự “sôi động” cho chính trường Iran khi ấy. Kermit thậm chí còn thuê nhóm này đánh nhóm kia đến mức sứt đầu mẻ trán hoặc chết người. Ở giai đoạn cuối của tiến trình đảo chính, các nhóm đóng giả phe thân Mossadeq được lệnh xuống đường hô các khẩu hiểu ủng hộ Thủ tướng Mossadeq và chủ nghĩa cộng sản, đồng thời kêu gọi thành lập nhà nước “Cộng hòa Nhân dân”. Sau đó các nhóm này tấn công và trộm phá cửa hàng, doanh nghiệp tư nhân, từ đó gây ác cảm với nhân dân và các tầng lớp xã hội, phá hoại hình ảnh của Thủ tướng và đảng Tudeh trong mắt họ. Không những vậy các nhóm này còn lôi kéo các đảng viên thật của Tudeh tham gia vào “cách mạng lật đổ phong kiến và tư bản”. Nhiều đảng viên Tudeh tưởng thật đã trúng bẫy, hùa theo đám lâu la của trùm tình báo Kermit. Trước và trong đảo chính, Đại sứ quán Mỹ tại Tehran trở thành trung tâm chỉ huy của chiến dịch TP-Ajax. Khi Thủ tướng Mossadeq áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn đảo chính, CIA đã khéo léo tận dụng tâm lý của các giai tầng xã hội Iran lúc đó như e ngại về các biện pháp trấn áp của Mossadeq, sốc trước việc Quốc vương chạy trốn sang nước khác khi giai đoạn 1 của đảo chính thất bại, hay (đối với các tầng lớp đứng giữa) lo ngại xảy ra Cách mạng Marxist cấp tiến. Như vậy cán cân lực lượng dần bất lợi cho Thủ tướng Mossadeq. Kermit tiếp tục chỉ đạo các nhóm côn đồ thứ 2, lần này xuất hiện với tư cách là người ủng hộ Quốc vương, tập hợp thêm cả các chủ cửa hàng bị đập phá để phản công lại những người biểu tình. CIA cũng kích động và tập hợp giới giáo sĩ chống lại Thủ tướng Mossadeq và phát động thánh chiến chống cộng sản. CIA thành công một phần là nhờ các sai lầm chiến thuật của Thủ tướng Mossadeq và đảng Tudeh. Chẳng hạn Mossadeq đã chủ quan trong đợt 1 của đảo chính khi ông bắt được một số binh sĩ đảo chính (15/8) và điều quân đến trấn giữ các điểm xung yếu trong thủ đô. Thấy tình hình tương đối yên tĩnh đêm 17/8, Mossadeq chủ quan cho lui quân và cả những người ủng hộ của mình. Đã vậy, ông vẫn cố gắng bảo tồn “chế độ quân chủ lập hiến” nên chưa thực sự kiên quyết làm tới và chưa tận dụng hết sức mạnh của đảng Tudeh (thậm chí còn bắt các đảng viên cộng sản do sợ phương Tây can thiệp). Trong khi đó đảng Tudeh tuy có nhiều cơ sở trong quân đội nhưng chỉ nắm được các vị trí cấp thấp và chưa nắm được các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Đảng Tudeh còn mắc bệnh tả khuynh và đánh giá chưa đúng vai trò của Mossadeq nên liên minh với ông này vẫn có phần lỏng lẻo, đồng thời bị sa vào bẫy “bạo loạn đường phố” của CIA. Diễn biến và hậu quả của việc ‘nhúng tay’ Ngày 13/8/1953, Shah (Quốc vương) Pahlavi ký quyết định cách chức Mossadeq và thay bằng tướng Zahedi. Đêm 15/8 (1953), một nhóm cấm vệ quân đưa các chỉ dụ đến nhà riêng Mossadeq và trù tính sẽ bắt Thủ tướng ngay khi ông này từ chối “tuân chỉ”. Phe đảo chính cho cắt đường dây điện thoại giữa văn phòng chính phủ và quân đội, chiếm tổng đài điện thoại. Nhưng nguồn tin mật do Tudeh cung cấp giúp Mossadeq biết trước âm mưu và các binh sĩ trung thành với Mossadeq đã bắt ngay những sĩ quan và binh lính định bắt ông. Mossadeq còn cho bắt thêm các nhân vật âm mưu đảo chính, bố trí thêm binh sĩ tại tư dinh và các vị trí trọng yếu. Hay tin, Quốc vương Pahlavi vội bỏ chạy vào hôm 16/8 sang Baghdad, Iraq (sau đó bay tiếp sang Rome, Italy). Còn Mossadeq thì thấy tình hình đã yên nên sau đó cũng không phòng bị gì thêm, thậm chí còn lơi lỏng tinh thần cảnh giác. Bất ngờ bị thất bại trong đợt đầu, CIA và các tay chân người Iran bình tĩnh phản đòn. Tối 17/8 tướng Zahedi, điệp viên Iran cùng các sĩ quan quân đội Iran khác nằm dưới gầm xe ô tô bí mật vào bên trong đại sứ quán Mỹ bàn việc chỉ đạo tác chiến. CIA đã ép Quốc vương (Shah) Iran - ông Pahlavi ký bức chỉ dụ này. Phe đảo chính đã nhân bản và phát tán tài liệu này khắp Tehran (ảnh: Ted Hotchkiss) Sang ngày 19/8, sĩ quan Iran tạo phản đã dùng giấy thông hành giả do CIA chuẩn bị để đến một số đơn vị quân đội thuyết phục các tư lệnh ở đó cùng tham gia đảo chính. Quân đội do tướng Zahedi chỉ huy sau đó rời doanh trại để tung đòn quyết định, đẩy lui những người biểu tình, tấn công vào các tòa nhà chính phủ, nhà riêng Thủ tướng, bắt giữ Mossadeq và các thành viên nội các. Các đơn vị xe tăng thuộc quyền kiểm soát của các sĩ quan tham gia đảo chính. Nhà riêng của Thủ tướng trúng đạn pháo xe tăng. Mossadeq chạy trốn nhưng bị bắt sau đó không lâu và chấp nhận đầu hàng. Vào cuối ngày 19/8, tướng Zahedi đã thâu tóm toàn bộ quyền bính. Số người tử vong trong toàn chiến dịch TP-Ajax dao động trong khoảng vài trăm đến 1.000. Sau đảo chính, nhiều cộng sự và người ủng hộ Thủ tướng Mossadeq, bao gồm cả sĩ quan quân đội, bị bắt, tra tấn và tù đày. Thủ tướng Mossadeq bị tuyên án tử hình, sau được “ân giảm” xuống thành 3 năm tù giam và bị quản thúc tại gia suốt đời. Còn trợ lý thân cận của ông là Ngoại trưởng Hossen Fatemi – 1 học giả, 1 nhà báo, 1 chính khách trẻ tuổi, sắc sảo thì bị kết án tử hình và việc xử bắn ông này diễn ra vào tháng 11/1954. Cũng từ sau năm 1953 Quốc vương Iran (Shah) Pahlavi đã biến Iran thành chế độ quân chủ chuyên chế hiện đại. Đảng Cộng sản Iran bị đàn áp dữ dội và thiệt hại nặng, phải rút vào hoạt động bí mật. Cuộc đảo chính đã giải quyết “ổn thỏa” vấn đề dầu lửa cho nước Anh (nhưng nước này phải chia sẻ đáng kể chiếc bánh dầu mỏ với đồng minh Mỹ). Mỹ hành động quyết liệt vừa để giúp đồng minh truyền thống, vừa để đem lại lợi ích kinh tế cho mình, không chỉ ở Iran mà cả trên bình diện quốc tế (ngăn làn sóng quốc hữu hóa ở các nước và khu vực khác). Nhìn ở góc độ Chiến tranh Lạnh, Mỹ có thể đã thở phào khi ngăn chặn kịp thời 1 Tiệp Khắc thứ 2 ở Trung Đông, dù rằng có rất ít dấu hiệu cho thấy Đảng Tudeh lên kế hoạch giành chính quyền vào thời điểm đó. Tuy nhiên Mỹ và công cụ CIA chưa hẳn đã là thành công khi cuộc đảo chính đem lại quá nhiều “tác dụng không mong muốn”. Thứ nhất, cuộc đảo chính đã dẫn đến kết quả thiết lập một chế độ quân chủ chuyên chế ở Iran, trái ngược với các giá trị dân chủ mà Mỹ vẫn hằng tuyên bố theo đuổi, tạo hình ảnh xấu về Mỹ và ám ảnh mối quan hệ Mỹ-Iran, cũng nhưgieo rắc tâm lý nghi kỵ Mỹtrong khu vực Trung Đông suốt 6 thập kỷ qua. Chính Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright, trong bài phát biểu đề cập ở phần đầu, đã nói rằng: “Cuộc đảo chính là một bước lùi cho sự phát triển chính trị của Iran. Và dễ hiểu khi thấy hiện nay có nhiều người Iran tiếp tục bực tức với sự can thiệp năm đó của Mỹ vào công việc nội bộ của nước họ.” Bà Albright cũng dẫn lời Tổng thống Mỹ Clinton cho rằng “Mỹ phải chịu trách nhiệm một cách tương xứng đối với những vấn đề đã nổi lên trong quan hệ Mỹ-Iran”. Thứ hai, thái độ phẫn uất trước sự can dự của Mỹ cũng như mức độ áp bức cao của chế độ Shah chuyên chế trong gần 3 thập kỷ sau đó đã góp phần dẫn tới cuộcCách mạng Irankinh thiên động địa năm 1979 – một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã gạt phăng các lợi ích Mỹ tại quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng tại Trung Đông. Không những thế, ngay sau Cách mạng Iran, giới giáo sĩ đã chớp thời cơ lên nắm quyền và thiết lập chế độ thần quyền Hồi giáo với thái độ chống Mỹ gay gắt. Lo sợ sự trở lại của Quốc vương Iran như hồi 1953, các sinh viên Hồi giáo đã chiếm Tòa đại sứ Mỹ, gọi đó là “hang ổ gián điệp” và bắt giữ toàn bộ nhân viên sứ quán làm con tin. Từ năm 1979 đến nay, Iran thường xuyên ở trong thế đối đầu căng thẳng với Mỹ. Chính quyền Hồi giáo Iranthường lôi “chuyện cũ” này ra để tố cáo Mỹ, kích động tinh thần dân tộc và tâm lý bài Mỹ. Tổng thống Iran Ahmadinejad (từ năm 2005 đến đầu 2013) đã yêu cầu Mỹ phải xin lỗi vì những “tội ác” mà CIA đã phạm phải trong cuộc đảo chính 1953. Nhiều người Iran hiện vẫn còn “ức” về việc Mỹ can thiệp và hỗ trợ Shah. Mới đây nhất (ngày 28/8/2013) Quốc hội Iran thông qua 1 dự luật đòi kiện chính phủ Mỹ ra tòa án quốc tế vì vai trò của họ trong cuộc đảo chính nói trên./. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ. (VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên. (VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Những bức ảnh dưới đây cho ta góc nhìn mới về xứ sở Ba Tư huyền bí đầy lôi cuốn. (VOV) - Những bức ảnh dưới đây cho ta góc nhìn mới về xứ sở Ba Tư huyền bí đầy lôi cuốn. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. (VOV) - EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động. (VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/ky-thuat-dao-chinh-cua-tinh-bao-my-tai-iran-278960.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Chân dung người tiết lộ bí mật động trời về tình báo Mỹ
(VOV) - Còn trẻ và có một cuộc sống dễ chịu nhưng Snowden chấp nhận từ bỏ tất cả để phanh phui hoạt động ngầm của chính phủ Mỹ.
Tuần vừa rồi dư luận thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng chấn động vì hàng loạt thông tin rò rỉ về các hoạt động ngầm của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) chuyên theo dõi trên quy mô lớn các hoạt động liên lạc điện tử (internet, điện thoại) của cả công dân Mỹ và thế giới. Các tài liệu chứng minh sự tồn tại của chương trình mật nói trên đã được các báoGuardiancủa Anh vàWashington Postcông bố, khiến nhiều người giật mình về quy mô theo dõi của tình báo Mỹ và sự “tôn trọng” của chính phủ Mỹ đối với quyền riêng tư của công dân. Lúc này đây, công chúng không chỉ đặt ra câu hỏi đối với bản chất của chương trình giám sát nói trên mà còn đổ dồn sự chú ý đến thân phận Edward Snowden - nhân vật đứng đằng sau vụ rò rỉ tình báo động trời này, người đã cung cấp các tài liệu cho báoGuardianvàWashington Post. Trong 1 bài viết trênGuardian, Ellbers thậm chí còn đánh giá những gì Snowden tiết lộ còn quan trọng hơn cả các tài liệu Lầu Năm Góc ông cung cấp năm xưa. Sau vài ngày phỏng vấn,Guardianđã tiết lộ danh tính của Snowden theo yêu cầu của chính anh. Lý lịch ‘trích ngang’ Edward Snowden là công dân Mỹ 30 tuổi, từng làm trợ lý kỹ thuật cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), và hiện là nhân viên của nhà thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton. Snowden đã làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) trong 4 năm với tư cách là nhân viên của một số nhà thầu đối tác của NSA. Snowden lớn lên ở thành phố Elizabeth, bang Bắc Carolina. Gia đình anh sau đó chuyển về Maryland, gần tổng hành dinh của NSA trong khu vực Fort Meade. Năm 2003, Snowden gia nhập quân đội và được huấn luyện chương trình đặc nhiệm với mong muốn được sang Iraq chiến đấu  “vì chính nghĩa”. Nhưng rồi anh nhanh chóng vỡ mộng khi nhận ra rằng “hầu hết các giảng viên huấn luyện dường như chỉ nhồi nhét vào chúng tôi ý tưởng giết hại người Arab chứ không phải là giúp đỡ ai đó”. Sau đó Snowden bị gãy cả 2 chân trong lúc huấn luyện và được cho giải ngũ. Rời quân đội, Snowden được nhận vào làm bảo vệ tại 1 cơ sở mật của NSA tại Đại học Maryland. Từ đây anh bước chân vào thế giới CIA, nơi anh phụ trách mảng an ninh công nghệ thông tin. Am hiểu internet và có tài lập trình đã giúp Snowden nhanh chóng nổi bật tại cơ quan này dù anh thậm chí chưa có bằng trung học (Snowden tự nhận mình không thuộc tuýp học sinh “siêu sao”). Năm 2007, CIA tin tưởng cử anh đi hoạt động tại Geneva (Thụy Sĩ) dưới vỏ bọc ngoại giao. Snowden được giao trọng trách duy trì an ninh mạng máy tính và do đó được tiếp cận một khối lượng lớn tài liệu mật. “Điệp vụ để đời” Cách đây hơn 3 tuần, khi vẫn đang làm việc cho văn phòng NSA tại Hawaii, Snowden thực hiện những bước chuẩn bị cuối cùng cho việc công bố các tài liệu của NSA. Hôm 20/5, Snowden đáp máy bay đi Hong Kong, nơi anh được cho là vẫn trú ngụ cho tới hiện tại (theo thông tin mới nhất của 1 số nguồn tin, Snowden đã biến mất khỏi khách sạn đang ở). Snowden chọn Hong Kong vì tin rằng nơi này đón chào những người bất đồng chính kiến và không chịu ảnh hưởng bởi chính phủ Mỹ. Trong 3 tuần kể từ khi tới Hong Kong, anh tá túc liên tục trong phòng của một khách sạn – ăn uống cũng ở trong phòng luôn, Snowden mới chỉ rời phòng vài lần. Snowden đặc biệt lo ngại bị theo dõi. Anh lót kín phía sau cửa bằng gối để tránh bị nghe trộm. Anh còn chụp một mui lớn qua đầu và laptop mỗi khi nhập mật khẩu, nhằm đề phòng có camera giấu kín ghi lại các thao tác bàn phím của mình. Trong căn phòng khách sạn, bên cạnh giường ngủ của Snowden là chiếc va ly cá nhân, một chiếc đĩa đựng đồ ăn sáng được phục vụ tại phòng, và một cuốn tiểu sử của cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney. Từng làm một thời gian trong CIA và NSA nên Snowden thừa hiểu nhiều ngón nghề của giới tình báo Mỹ. Anh nắm quá rõ các công nghệ tinh vi của họ cũng như khả năng họ định vị ra anh dễ đến nhường nào. Cảnh sát của NSA và các nhân viên công lực khác đã 2 lần ghé thăm nhà riêng của anh ở Hawaii cũng như đã liên lạc với bạn gái anh. Anh ý thức rõ, có thể đang có nhiều cái “đuôi” bám theo anh và anh có thể bị CIA bắt giữ bất cứ lúc nào. “Ngay ở đất Hong Kong này cũng có sẵn 1 trạm CIA rồi, nằm trong cơ quan lãnh sự Mỹ ở đây,” Snowden nói. “Tôi chắc họ sẽ rất bận rộn trong tuần tới đây.” Kể từ khi lẩn trốn, Snowden luôn cảnh giác cao độ, và căng thẳng mỗi lần có tiếng gõ cửa phòng. Có lần chuông báo cháy vang lên khiến Snowden băn khoăn không biết đó là thật hay chỉ là “bẫy” của CIA nhằm buộc anh phải lộ diện ngoài phố. Kể từ khi có những tiết lộ gây địa chấn, Snowden thường xuyên nghe ngóng động tĩnh qua TV và internet. Quá trình chuyển hóa quan điểm Việc Snowden cung cấp cho báo chí các tài liệu mật của NSA không phải là hành động bột phát nhất thời, mà là kết quả của một quá trình trải nghiệm và suy nghĩ chín chắn. Một nguồn tin trên mạng khẳng định đây là căn phòng mà Snowden từng tá túc tại Hong Kong (ảnh: HotelChatter) Một sự kiện tạo bước ngoặt trong suy nghĩ của Snowden là phi vụ CIA dùng các mánh lới để tuyển 1 giám đốc nhà băng Thụy Sĩ vào mạng lưới cung cấp tin tức mật về ngân hàng. Snowden cho biết, CIA đạt được điều này bằng cách cố tình chuốc say tay giám đốc ngân hàng rồi khích ông ta tự lái xe về nhà. Khi tay giám đốc này bị bắt vì tội lái xe trong tình trạng say xỉn, điệp viên của CIA xuất hiện và ra tay giúp đỡ, từ đó hình thành mối quan hệ giữa 2 bên phục vụ cho công việc của CIA. “Những gì tôi được thấy ở Geneva thực sự làm tan vỡ các ảo tưởng của tôi về hoạt động của chính phủ Mỹ và tác động của nó lên thế giới,” Snowden nói. “Tôi chợt nhận ra mình là bộ phận trong 1 thứ công cụ làm nhiều điều xấu hơn là điều tốt.” Snowden cho biết chính trong thời gian ở Geneva, lần đầu tiên anh nghĩ đến việc phanh phui các bí mật của chính phủ Mỹ. Nhưng lúc đó anh quyết định chưa hành động ngay vì 2 lý do. Thứ nhất, Snowden cho biết hầu hết các bí mật của CIA đều dính dáng trực tiếp đến con người (chứ không phải máy móc và phần mềm như trường hợp của NSA), và do vậy anh sẽ không cảm thấy thanh thản nếu những gì anh tiết lộ sẽ đe dọa tính mạng của ai đó.Thứ hai, khi đó việc ông Barack Obama trúng cử đã mang lại cho Snowden hy vọng về những cải cách thực sự, khiến việc tiết lộ trở nên không cần thiết. Năm 2009 Snowden rời CIA để sang làm cho một nhà thầu tư nhân. Nhà thầu này gửi anh sang làm tại 1 cơ sở của NSA nằm bên trong 1 căn cứ quân sự ở Nhật Bản. Chính lúc này anh bắt đầu nhận ra tiếp: ông Obama vẫn cứ đẩy mạnh chính những chính sách mà Snowden cho rằng cần phải hạn chế. Thế là quan điểm của Snowden bắt đầu “trở nên cứng rắn”. Từ đây Snowden mất dần niềm tin vào giới lãnh đạo, và xác định bản thân mình phải chủ động chứ không thể trông chờ vào người khác. Trong 3 năm tiếp theo, anh nhận ra các hoạt động do thám của NSA ngày càng bành trướng. “Họ muốn biết mọi cuộc hội thoại, mọi hành vi trong thế giới này”. Snowden tin những gì NSA làm là mối nguy hiện hữu đối với dân chủ. Snowden từng coi internet là một phát minh quan trọng nhất trong lịch sử loài người, nhờ đó anh có thể trao đổi với những người thuộc đủ loại quan điểm mà đáng lẽ anh sẽ không bao giờ gặp gỡ được nếu không có internet. Anh đồng thời tin rằng giá trị của internet, với quyền riêng tư cơ bản, đang bị hoạt động theo dõi khắp mọi nơi phá hoại nhanh chóng. “Tôi không muốn sống trong 1 thế giới không còn chút riêng tư nào và không còn chỗ cho các khám phá và sáng tạo trí tuệ”, Snowden nói. Khi đi đến chỗ kết luận mạng lưới giám sát của NSA sẽ không thể ngừng lại sớm, Snowden biết rằng việc anh “hành động” chỉ còn là vấn đề thời gian. Hành động vì lương tâm Một câu hỏi được đặt ra hiện nay là động cơ nào khiến Snowden dám từ bỏ tự do cá nhân của chính mình và một cuộc sống nhiều ưu đãi để làm một việc như vậy. Anh cũng ý thức rõ những hậu quả đối với bản thân khi cả gan phanh phui cả Cơ quan An ninh Quốc gia. Anh biết tình báo Mỹ đang ‘sôi’ lên vì anh. Chính phủ Mỹ có thể đã bắt đầu thủ tục dẫn độ Snowden về nước (thông qua hiệp ước dẫn độ), hoặc thậm chí sẵn sàng “túm” thẳng lấy anh rồi tống lên máy bay đưa về Mỹ. Anh đã phán đoán từ trước chính phủ Mỹ sẽ mở điều tra và khép anh vào tội gián điệp và hỗ trợ kẻ thù. Ngoài ra Trung Quốc cũng có thể tìm cách để có được Snowden và xem anh như một nguồn tin có giá trị. “Có nhiều thứ quan trọng hơn tiền”, Snowden nói. “Nếu động cơ là vì tiền, thì tôi đã bán các tài liệu mật cho một cơ số chính phủ (thay vì cung cấp cho báo giới) và trở nên rất giàu có”. Nhưng vấn đề đối với Snowden là đạo đức. Snowden tuyên bố: “Tôi sẵn lòng hy sinh tất cả… bởi vì với lương tâm của mình, tôi không thể để cho chính phủ Mỹ phá hủy quyền riêng tư, quyền tự do internet, và các quyền tự do cơ bản của nhân dân toàn thế giới bằng cỗ máy giám sát khổng lồ mà họ đang bí mật xây dựng”. Theo Snowden, chính quyền Mỹ đã tự cho mình cái quyền mà họ không có, trong khi công chúng lại thiếu sự giám sát đối với họ. Snowden khẳng định anh không hối tiếc những việc anh làm vì đó là quyết định của bản thân anh. Và anh cũng không sợ công khai danh tính bởi vì “tôi biết tôi chả làm gì sai”. Khi phóng viên yêu cầu Snowden chứng minh tính xác thực của chính mình, anh đã không ngần ngại cung cấp các chi tiết cá nhân, từ số bảo hiểm xã hội đến thẻ CIA và chiếc hộ chiếu ngoại giao đã hết hạn của mình. Là một bậc thầy về vi tính, Snowden dường như rất hứng thú khi được nói về khía cạnh kỹ thuật trong hoạt động theo dõi, đến cấp độ chi tiết đến mức chỉ “dân trong nghề” mới hiểu được. Tuy nhiên anh đồng thời thể hiện rất rõ cảm xúc khi nói về giá trị của quyền riêng tư cũng như cảm nhận của anh đối với việc các cơ quan mật vụ đang làm xói mòn quyền đó. Trong nhiều tiếng phỏng vấn vớiGuardian, Snowden nhìn chung rất bình tĩnh, thư thái. Tuy nhiên, khi nhắc tới gia đình, anh đã tỏ ra xúc động đặc biệt. Anh lo vì hành động của mình mà gia đình anh có thể bị liên lụy. “Điều này khiến tôi thức trắng đêm”, Snowden nói, mắt ứa lệ. Tất nhiên, Snowden cũng có không có ý định trở nên nổi tiếng theo cách này. Khi xuất đầu lộ diện, anh mong muốn công chúng và truyền thông chú ý đến không phải bản thân anh, mà là những gì chính phủ Mỹ đang làm. Điều anh sợ hiện nay không phải là an toàn của bản thân, mà là việc công chúng quên chú ý đến thực chất của những tài liệu anh đã tiết lộ. “Động cơ duy nhất của tôi là thông báo cho công chúng biết những gì được làm nhân danh họ và những gì đã được làm để chống lại chính họ.” Snowden cho phóng viên biết, Iceland đứng đầu danh sách các nước mà anh muốn được tị nạn chính trị. Mới đây Nga cũng “bắn tin” sẽ xem xét khả năng cho Snowden được tị nạn nếu nhận được 1 lời đề nghị phù hợp từ anh./. (VOV) - Một nghị sĩ Mỹ đã phản đối điều này và coi đó là đi ngược lại các giá trị dân chủ. (VOV) - Một nghị sĩ Mỹ đã phản đối điều này và coi đó là đi ngược lại các giá trị dân chủ. (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Một nhà báo Reuters cho rằng chính phủ Mỹ đi đầu trong việc mua và dùng các phần mềm hack cực kỳ lợi hại. (VOV) - Một nhà báo Reuters cho rằng chính phủ Mỹ đi đầu trong việc mua và dùng các phần mềm hack cực kỳ lợi hại. (VOV) - Một đất nước luôn tự hào về dân chủ và quyền tự do cá nhân nhưng dân chúng lại bị theo dõi rất kỹ lưỡng bằng phương tiện kỹ thuật. (VOV) - Một đất nước luôn tự hào về dân chủ và quyền tự do cá nhân nhưng dân chúng lại bị theo dõi rất kỹ lưỡng bằng phương tiện kỹ thuật. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới. (VOV) - Đại diện của Nga cho biết nếu nhân vật Snowden ngỏ lời, họ có thể xem xét cho anh ta tị nạn chính trị. (VOV) - Đại diện của Nga cho biết nếu nhân vật Snowden ngỏ lời, họ có thể xem xét cho anh ta tị nạn chính trị. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/chan-dung-nguoi-tiet-lo-bi-mat-dong-troi-ve-tinh-bao-my-266108.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9
VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện.
Một “giáp” đã trôi qua kể từ khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001. Đúng ngày này 12 năm trước, những tên không tặc đã khống chế 4 chiếc máy bay dân sự chở đầy khách, biến chúng thành các “trái bom” lao thẳng vào các biểu tượng kinh tế, quân sự và chính trị của nước Mỹ. Hai chiếc làm sụp đổ Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, 1 chiếc tàn phá một góc của Lầu Năm Góc, và 1 chiếc bị rơi trên đường tới tấn công mục tiêu là Nhà Trắng hoặc trụ sở Quốc hội Mỹ. Chỉ trong thời gian ngắn, các cuộc tấn công “vô tiền khoáng hậu” này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 3.000 người. Như vậy, ngay năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3 đã chứng kiến bạo lực dữ dội (vào tháng 9 ở Mỹ) và 1 cuộc chiến tranh mới (tháng 10 năm đó, Washington phát động cuộc chiến tranh ở Afghanistan nhằm lật đổTalibanvà tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden của tổ chức al-Qaeda.) Loạt tấn công 11/9 thực sự là đòn choáng váng với nước Mỹ. Xưa nay Mỹ đi gây chiến tranh ở nhiều nước nhưng bản thân đất nước họ thì không bị ảnh hưởng nhiều bởi các cuộc chiến tranh, do Mỹ nằm cách biệt với các châu lục khác bởi các đại dương. Là siêu cường thế giới (sau năm 1991 thì trở thành siêu cường duy nhất), sở hữu hệ thống lá chắn tên lửa, vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí tối tân khác, vậy mà giờ đây Mỹ lại bị tấn công bất ngờ ngay giữa ban ngày, khiến Mỹ chẳng khác nào 1 mãnh thú bị trúng thương. Trên đất Mỹ, các cảm giác sợ hãi và giận dữ đan xen vào nhau. Niềm kiêu hãnh bị thách thức, tâm lý dân tộc trỗi dậy, nhiều người dân Mỹ đã nộp đơn xin gia nhập CIA hoặc quân đội để tham gia cuộc chiến chống khủng bố trong khi giới lãnh đạo nóng lòng tìm cách báo thù. Thế nào là khủng bố? Có rất nhiều định nghĩa về khủng bố, kẻ khủng bố đối với người A có thể lại là chiến sĩ tự do đối với người B. Thậm chí 2 phe trong 1 cuộc xung đột có thể tố lẫn nhau là khủng bố. Nhưng nhìn chung khái niệm này mang hàm ý xấu, với nội dung tấn công vào các mục tiêu dân sự để gây hoảng loạn trong dân chúng nhằm đạt các mục đích chính trị, tôn giáo hoặc ý thức hệ. Đa số mọi người đều coi loạt tấn công 11/9  là khủng bố thật sự khi có rất nhiều người vô tội (không chỉ người Mỹ) phải vùi xác dưới đống đổ nát. Ngay như Taliban - vốn bị cáo buộc chứa chấp khủng bố cũng như thực hiện hàng loạt vụ đánh bom tự sát - cũng bày tỏ buồn đau trước thảm kịch này. Tình báo Mỹnhanh chóng xác định thủ phạm là tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan al-Qaeda cùng thủ lĩnh bin Laden. Thực tế sau đó trùm khủng bố cũng thừa nhận y đứng đằng sau các vụ tấn công này. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tấn công nhiều nước, không riêng gì Mỹ nhưng lại đặc biệt “ưu ái” “xứ sở tự do” này. Từ trước năm 2001, các cơ sở ngoại giao, quân sự… của Mỹ ngoài lãnh thổ nước này đã trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Do đâu lại xuất hiện khủng bố chống Mỹ nói riêng và chủ nghĩa bài Mỹ nói chung? Nghèo đói được coi là mảnh đất dung dưỡng cả tội phạm thông thường và các phần tử khủng bố cực đoan. Nhưng như thế chưa đủ. Còn có cả yếu tố tôn giáo và sự can thiệp của Mỹ trong việc hình thành tư tưởng chống Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan cổ xúy việc áp dụng luật Hồi giáo Sharia và cảm thấy bị ngáng trở bởi Mỹ cùng với quá trình toàn cầu hóa (tư bản chủ nghĩa) đang diễn ra sâu rộng. Những người Hồi giáo cực đoan bực dọc về việc các giá trị phương Tây và phong trào thế tục đang làm xói mòn dần phạm vi ảnh hưởng của đạo Hồi vốn có uy thế rất cao thời đế chế Arab và Ottoman. Theo tuyên bố của Osama bin Laden, al-Qaeda tấn công Mỹ vào ngày 11/9 là để phản đối việc Mỹ và phương Tây trừng phạt Iraq, ủng hộ Israel, đưa quân vào Saudi Arabia (sau 1991), cũng như để phản ứng nói chung trước thực trạng các phong trào Hồi giáo cực đoan bị tấn công ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ làchủ nghĩa can thiệp Mỹ. Từ năm 1945, Washington theo đuổi bạo lực, chiến tranh và tác động chính trị ở khắp nơi, với tham vọng bá chủ thế giới và do đó đã va chạm với niềm tin tôn giáo ở phương Đông, đồng thời tự tạo cho mình vô số kẻ thù trên tất cả các lĩnh vực và khu vực. Lịch sử 30 năm qua của nước Mỹ, với 5 đời Tổng thống cả thảy, là lịch sửcan thiệp quân sựvào vô số các quốc gia. Ngay trước cuộc chiến 2001, Mỹ cùng NATO đã kết thúc thiên niên kỷ cũ bằng việc không kích dữ dội một nước có chủ quyền là Nam Tư (1999), bất chấp luật pháp quốc tế. Thế giới kinh hãi vì khủng bố 11/9 đã đành, thế giới còn kinh hãi vì đòn trả thù sau đó của Mỹ, nước đã huy động rầm rộ cỗ máy quân sự trên quy mô lớn, lôi kéo thêm nhiều đồng minh tham gia vào cuộc “thập tự chinh” chống khủng bố. Mỹ nhanh chóng xác định Afghanistan là nơi “bảo trợ khủng bố” và đưa quân đánh tan tác lực lượng Taliban cầm quyền ở nước này. Lật ngược vấn đề Tấn công Afghanistan có thể được chấp nhận rộng rãi vì chế độ Taliban quá hà khắc và kỳ quái, gây bao nỗi thống khổ cho nhân dân Afghanistan. Trên thực tế cuộc chiến của liên quân Mỹ ở đây đã nhận được nhiều sự ủng hộ của phe đối lập, nhân dân địa phương cũng như sự hỗ trợ của quốc tế. Binh lính Taliban phải chiến đấu đơn độc và nhanh chóng thất bại trong việc bảo vệ các thành trì Hồi giáo cực đoan phản dân chủ. Tuy nhiên, cú phản đòn mạnh mẽ của Mỹ đặt ra rất nhiều vấn đề về pháp lý, về sự đơn phương của nước lớn, sẵn sàng gạt sang một bên luật pháp quốc tế và chủ quyền của quốc gia khác để làm điều mình muốn. Các vụ tấn công khủng bố 11/9 không phải do 1 nhà nước tiến hành nhưng đã bị Tổng thống George W. Bush coi như là hành động chiến tranh để từ đó ông này phát động chiến tranh “phòng vệ” và ra đòn đánh phủ đầu. Taliban mặc dù “sĩ diện” nhưng vẫn cố đàm phán và xuống thang dần để tránh đối đầu với siêu cường Mỹ song ông Bush thẳng thừng tuyên bố “thời gian đã hết” và không còn chỗ cho thương lượng. Điều lạ khi ấy là, mặc dầu tình báo Mỹ chưa định vị được bin Laden cùng các thủ lĩnh khác của al-Qaeda (phải đến tháng 5/2011, Washington mới xác định chính xác vị trí của bin Laden và tấn công tiêu diệt ông này) nhưng Mỹ vẫn cứ sốt sắng phát động cuộc chiến “giải phóng” Afghanistan, khua chiếc “gậy” vũ lực khắp đất nước này, gây bao thương vong tang tóc cho thường dân. Những điều đặc biệt nói trên cho thấy có nhiều động cơ khác ẩn sâu sau chiêu bài chống khủng bố của Mỹ. Sự kiện 11/9 vô tình đã thành cái cớ lý tưởng để Mỹ hạ bệ cái gai Taliban đang lộng hành, đồng thời dựng lên ở Afghanistan một chính phủ thân Mỹ. Vế thứ 2 này là điều Mỹ hằng mong muốn vì Afghanistan có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng – đất nước này là giao lộ giữa Trung Đông, Trung Á, và Nam Á, nằm cạnh Iran và ngay trước thềm cửa nước Nga. Việc lập được chính quyền thân Mỹ ở đây rõ ràng đem lại nhiều lợi ích cho Mỹ trên bàn cờ quốc tế, tăng cường hiện diện quân sự của Washington ở khu vực đặc biệt nhạy cảm này. Sau năm 2001, Osama bin Laden khi phân trần lý do tấn công Tháp Đôi WTC đã “phun” ra nguyên nhân là để ủng hộ Iraq. Thế là, dù chẳng dính dáng gì đến al-Qaeda, ông Saddam Hussein đã bị liên lụy liền. Ông Bush đã chộp lấy thông tin đó và sử dụng thêm các “báo cáo tình báo” để liệt Iraq cùng với Iran và Triều Tiên vào “trục ma quỷ”. Tâm lý đề phòng Trường hợp Iraq nhanh chóng trở thành trò đại bịp trong nền chính trị quốc tế. Tổng thống Hussein có thể từng cứng rắn trong việc cai trị đất nước mình nhưng rõ ràng vô tội trong lần này trước các cáo buộc của Tổng thống Bush về vũ khí hóa học và mối liên hệ với al-Qaeda. Tuy nhiên, ngài Bush không cho Saddam Hussein cơ hội thanh minh và đã buộc ông này phải chịu kết cục bi thảm. Sauchiến tranh Iraq(2003), nhiều nước giật mình về sự hung hăng và quyết đoán của người Mỹ. Riêng Iran và Triều Tiên thì cảnh giác hơn bao giờ hết. Cũng từ năm 2003, được chứng kiến những gì xảy ra với Iraq, Triều Tiên đã rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân và bắt đầu đẩy mạnh việc thử nghiệm và phát triển vũ khí hạt nhân, coi đây làvũ khí răn đe chiến lượctrước “âm mưu xâm lược” của Mỹ. Cuộc chiến Libya với sự can dự lớn của Mỹ sau đó càng củng cố quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân của quốc gia Đông Bắc Á này. Chủ nghĩa can thiệp Mỹ vẫn không hề chấm dứt kể cả dưới thời chính quyền Obama – Tổng thống của Đảng Dân chủ và Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, người truyền cảm hứng “thay đổi” cho cả 1 thế hệ. Mỹ đã dẫn đầu cuộc can thiệp quân sự vào Libya hỗ trợ trực tiếp cho việc lật đổnhà lãnh đạo Gaddafi, đẩy mạnh các cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái trên lãnh thổ nhiều nước Trung Đông bất chấp sự phản đối của các nước đó. Và gần đây nhất Mỹ luôn gây sức ép lên Syria bằng việc cáo buộc nước này “sử dụng vũ khí hóa học” rồi ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho tấn công quân sự trừng phạt Syria. Có thể nói chừng nào còn áp dụng chính sách ngoại giao dựa trên vũ lực thì chừng đó Mỹ còn nhiều kẻ thù và đối diện với nguy cơ khủng bố. Không những thế, việc can thiệp mà Mỹ làm ở các nước như Iraq sẽ tạo ra các khoảng trống nguy hiểm để khủng bố lên ngôi và hoành hành ở các nước đó rồi lây lan sang các nước khác. Thực tiễn Iraq cho thấy sự can thiệp của người Mỹ không đem lại yên bình cho mảnh đất Trung Đông này mà chỉ biến nơi đây thành “thiên đường” cho khủng bố quốc tế cũng như bạo lực đẫm máu giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo. Và chắc chắn, nhiều quốc gia đã “khắc ghi” bài học về đòn trả thù tàn bạo của siêu cường Mỹ dưới danh nghĩa chống khủng bố./. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ. (VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953. VOV.VN - Ông Obama cho rằng còn quá sớm để biết được những sáng kiến của Nga liệu có ngăn chặn được mối đe dọa của vũ khí hóa học. VOV.VN - Ông Obama cho rằng còn quá sớm để biết được những sáng kiến của Nga liệu có ngăn chặn được mối đe dọa của vũ khí hóa học. (VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya. (VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. (VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tu-kha-nang-tan-cong-syria-nghi-ve-vu-khung-bo-119-280194.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Chiến tranh Iraq - Bài học về tạo cớ gây chiến
(VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động.
Mười năm về trước, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu bất ngờ ném bom Iraq rồi cho lục quân vượt biên giới xâm lược nước này và lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến Iraq năm đó còn được gọi là Chiến tranh Vùng vịnh lần 2 (do Tổng thống Bush con phát động) để phân biệt với Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 diễn ra năm 1991 (dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush cha). Nét nổi bật của cuộc chiến này là việc Mỹ đã rất thành công trong việc tạo cớ đưa quân vào Iraq. Khi ấy Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Tất nhiên Mỹ và cả Liên Hợp Quốc đã không thể tìm thấy bằng chứng cho điều này ngay trước cuộc chiến. Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc (do thiếu chứng cứ) và bị thế giới phản đối, Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động Chiến tranh xâm lược Iraq dựa trên các cáo buộc của mình. Trong khi đó, Iraq đã gần suy kiệt sau thất bại trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (bị tới 34 nước do Mỹ đứng đầu đánh cho “tơi tả”) và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sau đó. Thực tế, Iraq từng có chương trình chế bom hạt nhân nhưng chưa tạo ra được 1 quả bom nào và cũng đã từ bỏ chương trình này. Còn vũ khí sinh học và hóa học thì Iraq từng có (và đã từng sử dụng trong chiến tranh với Iran) nhưng sau năm 1991, Iraq đã ngừng phát triển các loại vũ khí này, đồng thời tiến hành tiêu hủy chúng. Ngoài ra, trước sức ép của Mỹ và đồng minh, Iraq còn phá hủy dần kho tên lửa của mình trong nỗ lực tránh nguy cơ nổ ra chiến tranh - một điều Iraq không hề mong muốn trong bối cảnh đất nước đang hết sức kiệt quệ và bị cấm vận. Mặc dù Iraq đã tỏ ra hợp tác và đã phải rất “khổ sở” cố gắng chứng minh mình “chẳng hề có” vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ vẫn không “đoái hoài” và chiến tranh đã xảy đến. Điều trớ trêu là sau khi đã tiến quân vào Iraq và hạ bệ được ông Saddam Hussein, Mỹ và đồng minh của mình vẫn không tài nào tìm được vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đây để biện minh cho cuộc chiến. Đến năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC (được tờ Guardian dẫn lại) rằng quyết định tiến hành chiến tranh chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình báo sai và đây là điều hối tiếc lớn nhất trong đời làm tổng thống của ông. Dẫu vậy, ông vẫn bảo vệ quyết định để lại quân Mỹ ở Iraq (phải đến năm 2011 quân Mỹ mới rút hết khỏi quốc gia này). Sang năm 2009, đến lượt Thủ tướng Anh Tony Blair, đồng minh thân cận của Mỹ trong Chiến tranh Iraq, thừa nhận trên BBC rằng dù cho Iraq năm 2003 không có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì ông vẫn ủng hộ cuộc chiến nhằm loại bỏ Saddam Hussein. Vì những điều này mà nhiều người coi Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là 1 cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ-Anh muốn dựng lên 1 chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông này. Để đánh Iraq, người ta lấy cớ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khi đánh xong rồi và không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt (trừ 1 số ít không đáng kể bị vứt bỏ và sót lại từ trước năm 1991), cũng không có ai phải chịu trách nhiệm hay bị “xử lý” vì những thông tin sai và những hành động võ đoán cả. Chỉ có một thực tế: Chủ quyền 1 quốc gia bị xâm phạm một cách dễ dàng, Tổng thống nước này bị lật đổ và xử tử, còn người dân Iraq thì phải hứng chịu bao khổ đau do chiến tranh gây ra. Tất cả đều là sự đã rồi. >>Xem thêm:Hậu khủng bố 11/9, Mỹ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa Tổng thống George W. Bush vào tháng 10/2002 ký khoản chi 355 tỷ USD cho quốc phòng. Lầu Năm Góc được nhận 40 tỷ USD trong số này trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chiến với Iraq. Ngày 5/2/2003, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cáo buộc Iraq tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhằm chuẩn bị “hành lang” cho cuộc xâm lược sắp xảy ra. Ngày 20/3/2003, không hề tuyên chiến, Liên quân gồm Mỹ, Anh và một số nước bất ngờ tấn công Iraq. Chiến dịch “Tự do Iraq” bắt đầu bằng những loạt bom sấm sét để dọn đường cho lục quân tiến vào Iraq. Do đã suy yếu từ trước nên dù cố gắng, quân đội của Tổng thống Saddam Hussein đã không thể trụ vững. Sử dụng vũ khí hiện đại và kế hoạch tác chiến chuẩn bị kỹ càng, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đã nhanh chóng thọc sâu, tiêu diệt các mục tiêu quân sự và nhiều sinh lực đối phương. Liên quân có hiệu suất chiến đấu cao và tỷ lệ thương vong thấp hơn hẳn. Trước những đòn trời giáng, quân đội Iraq nhanh chóng tan rã. Ngày 9/4, Baghdad thất thủ khi quân Mỹ chiếm được dinh Tổng thống Iraq và các bộ, rồi kiểm soát toàn thành phố, chấm dứt thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Saddam Hussein. Ông Saddam Hussein sau đó biến mất (đến cuối năm 2003 ông này mới bị bắt giữ khi đang lẩn trốn, và sang năm 2006 thì bị xét xử và treo cổ). Đầu tháng 5/2003, Tổng thống Bush phát biểu khẳng định nhiệm vụ đã hoàn thành. Tuy nhiên cuộc chiến không kết thúc ngay lúc đó, kể cả sau này khi đã thành lập được Chính phủ chuyển tiếp vào năm 2005 và 1 chính phủ thường trực vào năm 2006. Sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein đã kéo theo tình trạng bất ổn kéo dài ở đất nước này. Các nhóm từng bị chính quyền Saddam trấn áp nay trỗi dậy. Lực lượng của chế độ cũ phản công lại. Xung đột giáo phái và sắc tộc gia tăng. Các chiến binh chiến đấu quyết liệt chống lại lực lượng chiếm đóng, và các tổ chức khủng bố nhanh chóng nhập cuộc, biến nơi đây thành 1 ‘thiên đường’ khủng bố. Đất nước Iraq trong giai đoạn 2003-2011 được đặc trưng bởi các cuộc nổi dậy, các vụ ám sát, và đặc biệt là các vụ đánh bom liều chết với tần suất và mức độ tàn bạo chưa từng có tiền lệ, không hề “thua kém” ở Palestine, Afghanistan hay Pakistan. Trước 2003 không hề có tình trạng này. Loạt ảnh dưới đây ghi lại những diễn biến chính của cuộc Chiến tranh Iraq bắt đầu từ năm 2003: >>Xem thêm:Hậu khủng bố 11/9, Mỹ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung. (VOV) - Là siêu cường số 1 thế giới, Mỹ luôn tìm cách gây ảnh hưởng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có trợ giúp quân sự. (VOV) - Là siêu cường số 1 thế giới, Mỹ luôn tìm cách gây ảnh hưởng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có trợ giúp quân sự. (VOV) - Cho đến nay, Iraq vẫn bị xem là một trong những chiến trường đẫm máu nhất thế giới. (VOV) - Cho đến nay, Iraq vẫn bị xem là một trong những chiến trường đẫm máu nhất thế giới. (VOV) -Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra sau khi Iraq kỷ niệm 10 năm cuộc chiến do Mỹ phát động tại quốc gia này. (VOV) -Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra sau khi Iraq kỷ niệm 10 năm cuộc chiến do Mỹ phát động tại quốc gia này. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/chien-tranh-iraq-bai-hoc-ve-tao-co-gay-chien-253146.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Tin tặc Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ đến mức độ nào?
(VOV) - Căng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề gián điệp mạng ngày càng tăng và là chủ đề chính trong cuộc gặp Obama - Tập Cận Bình sắp tới.
Năm 2013 là một năm căng thẳng đặc biệt về vấn đề tin tặc (hacker) giữa siêu cường đã “xác lập” Mỹ và cường quốc mới nổi Trung Quốc. Vào tháng 2, công ty bảo mật Mandiant của Mỹ tung ra bản báo cáo chấn động cáo buộc quân đội Trung Quốc đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty lớn của Mỹ. Đến đầu tháng 5, đến lượt Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục đưa ra báo cáo nêu đích danh chính phủ và quân đội Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ tin tặc tấn công nước Mỹ. Đây là lần đầu tiên một cơ quan chính phủ đưa ra một cáo buộc như vậy. Không dừng lại ở đó, vào cuối tháng 5, tờWashington Posttiết lộ 1 bản báo cáo mật của Lầu Năm Góc cho thấy bản thiết kế hàng chục vũ khí tối tân của Mỹ đã bị các hacker nước ngoài xâm nhập. Trong Đối thoại Shangri-La 12 vừa tổ chức ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chính thức lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh đã nhiều lần tham gia vào hoạt động gián điệp mạng chống lại Mỹ, và hối thúc Trung Quốc “tuân thủ luật lệ” quốc tế. Nhà Trắng cũng cho biết, Tổng thống Obama mong sớm tiếp kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp phi chính thức vào ngày 7 và 8/6, nhằm thảo luận an ninh mạng và gửi tới Trung Quốc thông điệp “các chính phủ phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công xuất phát từ lãnh thổ nước họ”. Trước đó, vào tháng 2 năm nay, Nhà Trắng cũng đã công bố chiến lược chống tin tặc quốc tế. Như vậy, có thể thấy Mỹ tỏ ra rất sốt sắng và nghiêm túc trong vấn đề này như thể các lợi ích của họ đang bị đe dọa vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể họ đã bị tổn hại như thế nào? Tổn thất vô hình nhưng lớn TờWashington Postđưa tin, các hacker từ Trung Quốc đãtruy cập vào dữ liệu của khoảng 40 chương trình vũ khí công nghệ cao của Mỹ, bao gồm chiến đấu cơ F-35, phi cơ trinh sát không người lái Global Hawk, chiến hạm duyên hải LCS mới “toanh”, các hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot và Aegis, và máy bay FA-18. TheoAP, còn có khoảng 30 công nghệ quốc phòng khác nữa của Mỹ cũng bị tin tặc Trung Quốc chọc thủng. ĐàiCNNdẫn lời James Lewis, chuyên gia an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng gián điệp mạng theo một số cách khiến máy bay chiến đấu của Mỹ gặp nguy hiểm: sao chép công nghệ vũ khí, đối phó với vũ khí Mỹ dựa trên kiến thức thu thập được, hoặc phá rối cơ chế hoạt động của các vũ khí đó thông qua việc can thiệp vào các phần mềm. Cụ thể, Lewis nói , “nếu đụng chạm vào phần mềm thì máy bay sẽ không bay được, tên lửa sẽ trượt mục tiêu, còn tàu chiến sẽ không đi tới đích”. Trong khi đó, vẫn trênCNN, nghị sĩ Mike Roger - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện - cho rằng gián điệp mạng như trên là “cực kỳ nghiêm trọng”. Ông này phân tích: Một khi đối thủ ăn cắp được công nghệ của Mỹ, nước này sẽ phải mất công thiết kế lại, thay đổi công nghệ và chi hàng tỷ USD để đảm bảo vẫn có lợi thế đi trước đối thủ. Bản thân bản báo cáo bị tiết lộ của Lầu Năm Góc cũng cảnh báo, chiến tranh mạng “có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các lực lượng Mỹ khi tham chiến”, bao gồm việc vũ khí Mỹ không hoạt động được, hệ thống liên lạc có vấn đề, và máy bay hoặc vệ tinh có thể rơi. Công ty bảo mật Mandiant cho biết, mặc dù hệ thống phòng thủ mạng của Lầu Năm Góc nhìn chung là tốt, vẫn còn nhiều chỗ “mỏng yếu” như là tại các cơ sở học thuật hay công nghiệp quốc phòng, và nhiều nơi trong số đó đã đã bị “chọc thủng” về mặt an ninh mạng trong hơn 10 năm qua. CNNdẫn lời một quan chức Mỹ tự tin cho biết, nếu chỉ nắm giữ một phần chứ không phải tổng thể công nghệ thì sẽ rất khó tự phát triển vũ khí. Nhu cầu của Trung Quốc Các cáo buộc nói trên diễn ra trong thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc đẩy mạnh nâng cấp quân đội, đầu tư mua sắm hoặc phát triển các loại khí tài quân sự mới bao gồm cả hàng không mẫu hạm, tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, máy bay tân tiến. Trung Quốc được cho là đang nỗ lực rút ngắn khoảng cách về công nghệ quân sự với Mỹ và xây dựng ảnh hưởng chính trị ngang tầm tốc độ phát triển kinh tế. Thực tế, theo nguồn tinCNN, trong vài năm trở lại đây Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa bắn hạ được vệ tinh, thực hiện bay thử đối với phi cơ tàng hình, triển khai tàu sân bay đầu tiên và phát triển một loại tên lửa diệt mẫu hạm. Như thường lệ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ mọi cáo buộc tin tặc. Riêng Bộ Quốc phòng nước này gọi các cáo buộc là lố bịch và cho rằng Mỹ đã đánh giá thấp “trí tuệ” của dân tộc Trung Hoa cũng như khả năng của họ trong việc phát triển công nghệ vũ khí. Bắc Kinh còn lập luận rằng các hacker có thể tạo ra các địa chỉ IP giả bắt nguồn từ Trung Quốc để đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, chính Eric Schmidt - Chủ tịch điều hành của gã khổng lồ tin học Google - cũng đã phải “khen” Trung Quốc là trung tâm tin tặc tinh vi và phong phú nhất thế giới. Bản tin hôm 4/6 củaAPcho rằng tấn công mạng là biện pháp rất kinh tế cho những nước đang phát triển như Trung Quốc. Tác giả Martha Mendoza củaAPlập luận, với cách này, Trung Quốc sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền đáng lẽ phải chi cho việc tự nghiên cứu hoặc mua bản quyền sở hữu trí tuệ. Theo tác giả này, các hãng nổi tiếng của Mỹ như Apple, Facebook, Google, hay Twitter đều đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công. APdẫn lời Tim Junio - chuyên nghiên cứu về tấn công mạng tại Đại học Stanford - cho rằng “Trung Quốc hưởng lợi rất nhiều từ việc ăn cắp tài sản trí tuệ của nước Mỹ”. Và do vậy, theo ông này, Tổng thống Obama sẽ rất khó thuyết phục phía Trung Quốc giảm cường độ tấn công mạng. ĐàiRTcủa Nga dẫn nguồn tin của báoNew York Timescho hay, cả các chuyên gia an ninh mạng và các quan chức Mỹ đều khẳng định rằng biệt đội tin học tinh nhuệ của Quân giải phóng Trung Quốc đã nối lại các hoạt động tấn công mạng sau khi bị công ty bảo mật Mandiant chỉ “đích danh đích địa” hồi tháng 2. Kevin Mandia, Giám đốc Mandiant, nói vớiNew York Timesrằng sau khi bị phát giác, đơn vị tin học nói trên của quân đội Trung Quốc đã tạm ngừng tác chiến một thời gian và tập trung xóa sạch các dấu vết số (như phần mềm gián điệp và các công cụ gián điệp khác dùng để theo dõi các doanh nghiệp Mỹ). Nhưng Kevin cũng cho hay, chỉ 1 tháng sau đó, các tay hacker này đã quay lại dùng các phương tiện tinh vi để moi một cách cẩn thận và bí mật các thông tin tình báo từ các máy tính Mỹ. Ông này khẳng định, đơn vị nói trên (số hiệu 61398) hiện đang hoạt động ở mức 60-70% trước khi bị phát giác. Diễn tập số hóa trong quân đội Trung Quốc Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh nhu cầu số hóa quân đội nước này bằng việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại. Trang web đàiRTngày 29/5 cho biết Trung Quốc sắp thử nghiệm các đơn vị quân sự “số hóa” hiện đại vào cuối tháng 6/2013. Cụ thể, theoTân Hoa xã, 2 binh đoàn hợp thành của Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh sẽ diễn tập tại căn cứ Zhurihe ở vùng tự trị Nội Mông, với nội dung tập trung vào các lực lượng chiến đấu có các đơn vị số hóa và tác chiến điện tử. Việc phát triển các đơn vị như trên nằm trong các ưu tiên hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Theo đó, bộ đội “số hóa” sẽ tận dụng công nghệ thông tin hiện đại để giành chiến thắng trên chiến trường. Các hệ thống tin học hóa tích hợp được sử dụng để thu thập tình báo, đánh giá tình hình chiến đấu, liên lạc và kiểm soát 1 đơn vị quân sự. Đối sách của Mỹ Tất nhiên các giải pháp ngoại giao đã được Mỹ áp dụng, thể hiện qua bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel tại Đối thoại Shangri-La 12, và cuộc gặp sắp tới của Tổng thống Obama với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, Mỹ không giới hạn bản thân vào các hoạt động ngoại giao. Người Mỹ cũng đưa tư tưởng quân sự “đánh phủ đầu” vào không gian mạng. TờUSA Todayngày 4/6 nhận định Mỹ đang bắt đầu tung ra ý niệm cho rằng sẽ hoàn toàn hợp lý nếu tiến hành trả đũa dữ dội các gián điệp mạng. Trang web đàiRThôm 20/5 cho biết, tướng Keith Alexander đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến tranh mạng của Mỹ từng nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện rằng cho đến năm 2015, cơ quan của ông ta sẽ huấn luyện được 13 đơn vị riêng rẽ chuyên chủ động mở các cuộc tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu nước ngoài. Tại phiên điều trần hạ viện Mỹ, tướng Alexander nói các đơn vị này cũng tương tự như các tiểu đoàn trong lục quân, thủy quân lục chiến hay phi đoàn của hải quân và không quân. “Nói một cách ngắn gọn, họ sẽ mau chóng có khả năng hoạt động độc lập, với 1 loạt kỹ năng tác chiến và tình báo cùng đội ngũ nhân viên cả quân sự và dân sự.” Có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên trường hợp sâu vi tính siêu hạng Stuxnet (phát hiện năm 2010) được cho là do các nhà khoa học Mỹ và Israel tạo ra để tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Cho đến nay, đây vẫn là mã độc tinh vi nhất được phát hiện. Theo Bowie, trong lúc các nhà khoa học hạt nhân của Iran bị ám sát thì sâu vi tính này đã vô hiệu hóa hệ thống điều khiển khẩn cấp tại cơ sở hạt nhân Natanz (Iran) và làm hỏng gần 1.000 (trong tổng số 5.000) máy ly tâm tại đây bằng cách thay đổi tốc độ quay. Vẫn theo Bowie, một cựu điều phối viên Nhà Trắng về vũ khí hủy diệt hàng loạt tên là Gary Samore khi được hỏi về sâu Stuxnet tại 1 buổi họp báo đã hồ hởi trả lời: “Tôi rất vui được nghe tin họ [Iran] gặp rắc rối với các máy ly tâm, và Mỹ cùng với các đồng minh đang làm mọi thứ có thể nhằm gây thêm phức tạp cho họ”. ĐàiRTcho biết mặc dù Nhà Trắng chưa chính thức thừa nhận Stuxnet là do mình tạo ra, một số quan chức giấu tên trong chính quyền Obama đã chứng thực việc Washington ra lệnh sử dụng Stuxnet và các loại mã độc hại khác chống lại các cơ sở hạt nhân của Iran. Một số người tin rằng nước Mỹ, với hạ tầng tin học cực mạnh và trường hợp sâu vi tính Stuxnet khét tiếng nói trên, chính là “trùm tin tặc” thế giới./. (VOV) - Nhà Trắng đã công bố chiến lược chống các tin tặc nước ngoài chuyên moi bí mật thương mại của Hoa Kỳ. (VOV) - Nhà Trắng đã công bố chiến lược chống các tin tặc nước ngoài chuyên moi bí mật thương mại của Hoa Kỳ. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng. (VOV) - Một nhà báo Reuters cho rằng chính phủ Mỹ đi đầu trong việc mua và dùng các phần mềm hack cực kỳ lợi hại. (VOV) - Một nhà báo Reuters cho rằng chính phủ Mỹ đi đầu trong việc mua và dùng các phần mềm hack cực kỳ lợi hại. (VOV) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định không ủng hộ tội phạm mạng, đồng thời phản đối hoạt động tin tặc. (VOV) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định không ủng hộ tội phạm mạng, đồng thời phản đối hoạt động tin tặc. (VOV) - Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí lớn của quân đội nước này đã bị tin tặc đánh cắp. (VOV) - Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí lớn của quân đội nước này đã bị tin tặc đánh cắp. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tin-tac-trung-quoc-de-doa-an-ninh-my-den-muc-do-nao-265173.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2
(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.
Năm nay tròn 70 năm kết thúc trận chiến Stalingrad lịch sử tại thành phố cùng tên, nay là Volgograd. Các sử gia gọi trận đánh này là bước đầu tiên tiến tới thắng lợi của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trận Stalingrad  - bước ngoặt trong Thế chiến thứ 2 - là một trong các trận đánh tiêu biểu nhất lịch sử về nghệ thuật quân sự cũng như ý nghĩa xoay chuyển toàn cục. Nó có tác động tới không chỉ Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô mà cả toàn bộ Thế chiến thứ 2. Trong trận Stalingrad, Quân đội Liên Xô đã phải chiến đấu để chặn đứng rồi đẩy lui quân đội Đức, khi ấy đã chiếm gần như toàn bộ châu Âu. Sau thất bại tại Stalingrad, quân đội Đức đã không thể phục hồi sức mạnh như trước, cũng như không thể giành lại quyền chủ động ở mặt trận phía Đông, và buộc phải chuyển sang thế phòng ngự. Giới sử học cũng coi đây là trận đánh có quy mô lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Trong trận đánh Stalingrad diễn ra trong nửa năm, tổng số người thương vong và mất tích của 2 bên ước tính khoảng 2 triệu. Nhiều thường dân cũng thiệt mạng do oanh kích và pháo kích. Những người trực tiếp tham gia trận chiến này đã gọi nó là địa ngục trần gian. Có ngọn đồi ở trong thành phố có tên Mamayev Kurgan đã bị 2 bên chiếm đi chiếm lại vài lần. Hai phía đã dồn lực ở mức độ cao nhất có thể cho trận đánh này. Cả 2 đều quyết tử chiến, không lùi trước đối thủ. Mặc dù thất bại, phát xít Đức vẫn gây thiệt hại lớn cho Liên Xô về người và của. Stalingrad là trung tâm hành chính của tỉnh Volgograd, một thành phố công nghiệp lớn và đầu mối giao thông quan trọng. Thành phố lại nằm trong khu vực sông Volga (vựa lúa mì) và gần vùng Kavkaz (vùng dầu lửa quan trọng của Liên Xô). Không những thế, thành phố lại mang tên lãnh tụ Liên Xô là Stalin, nên một trận chiến xảy ra ở đây sẽ mang ý nghĩa tinh thần và chính trị rất lớn đối với cả 2 bên. Ngay từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô, Hitler đã xác định đây là một trong các mục tiêu chủ yếu. Vào mùa hè năm 1942, quân đội phát xít đã không thể đánh chiếm Moscow bằng cách tấn công chính diện, nên quyết định chuyển hướng tấn công xuống khu vực sông Volga và vùng Kavkaz ở phía nam, để tạo bàn đạp tấn công Moscow từ phía sau. Mục tiêu chính trong chiến dịch này là thành phố Stalingrad. Hitler trước đó tự tin sẽ nhanh chóng và dễ dàng chiếm được Stalingrad. Nhưng thực tế đã không như mong muốn của “trùm phát xít”. Vài nét về diễn biến trận đánh lịch sử Trận đánh Stalingrad kéo dài từ tháng 7/1942 đến tháng 2/1943, chia làm 2 giai đoạn chính là Hồng quân phòng ngự (từ tháng 7/1942 đến ngày 18/11/1942) và Hồng quân phản công (từ 19/11/1942 đến ngày 2/2/1943) với nhiều chiến dịch của cả hai phía. Quân Đức mở màn bằng những trận giội bom dữ dội biến Stalingrad thành đống đổ nát, gây thiệt hại lớn về người cho cả quân và dân Staligrad. Sau đó là những loạt pháo kích dọn đường cho lục quân tiến lên. Nhờ ưu thế về lực lượng (huy động tới 266 sư đoàn), phương tiện chiến tranh cũng như trình độ tác chiến, đến giữa tháng 8/1942, quân phát xít đã tiến được vào nội đô Stalingrad. Tập đoàn tăng thiết giáp số 4 của Đức gác vòng ngoài, còn tập đoàn quân số 6 trực tiếp cận chiến sâu trong thành phố và chiếm được 90% diện tích thành phố này, đẩy lùi quân Liên Xô về sát bờ tây sông Volga. Tuy nhiên, chúng vẫn không tài nào tiêu diệt được các ổ đề kháng còn lại của Hồng quân. Vào ngày 27/7, Lãnh tụ Liên Xô là Nguyên soái Stalin đã ra mệnh lệnh nổi tiếng “không lùi một bước”. Quân dân Liên Xô ở chiến trường Stalingrad đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng với tinh thần “không lùi dù chỉ một bước”. Trước sức vây ép của quân Đức và thương vong quá lớn, Tướng Chuikov chỉ huy Tập đoàn quân 62 của Hồng quân từng xin phép rút lui qua sông Volga nhằm bảo toàn lực lượng nhưng ông đã được cấp trên ra lệnh tử thủ, giữ vững “nút sống” này bằng mọi giá. Để cải thiện thêm khả năng bám trụ của binh sĩ trước sự khắc nghiệt của cuộc chiến, Liên Xô đã đẩy mạnh công tác Đảng, công tác tư tưởng và hàng loạt biện pháp thắt chặt kỷ luật chiến trường, nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Trong giai đoạn đầu, phía Hồng quân trình độ tác chiến nói chung và hiệp đồng binh chủng nói riêng kém hơn, nhưng bù lại họ có chính nghĩa trong cuộc chiến, và tinh thần chiến đấu rất kiên cường. Về sau họ được hỗ trợ thêm bởi sức mạnh của ngành công nghiệp quốc phòng nước này. Trong khi đó lính Đức cũng quyết chiến đến cùng. Chúng cũng cần Stalingrad làm nơi trú ngụ trước mùa Đông lạnh giá của nước Nga. Công bằng mà nói, lính Đức rất thiện chiến và dũng mãnh (thậm chí khi bị đánh thiệt hại nặng vẫn duy trì được ý thức kỷ luật cao). Ngay cả khi quân Đức đã tan rã từng mảng, vẫn có nhiều đơn vị lẻ tẻ kháng cự một cách dai dẳng. Một mối nguy hiểm lớn nhất đối với Hồng quân là những cỗ xe tăng Đức, điều làm cho Hitler rất tự tin vào chiến thắng tại Stalingrad. Tình hình nguy ngập đến mức, Nguyên soái Zhukov của Liên Xô từng sử dụng cả chó cảm tử để mang bộc phá đánh xe tăng Đức. (Truyền thông phát xít sau đó đã lợi dụng điều này để tuyên truyền rằng lính Nga không dám đánh trận và dùng chó thay thế). Những chú chó lính tỏ ra nguy hiểm khi rất nhanh nhẹn và khó phát hiện (vì thấp). Lính Đức về sau được lệnh bắn tất cả những chú chó lai vãng vị trí chiến đấu. Tập đoàn quân 62 của Hồng quân có nhiệm vụ giữ thành phố bằng bất cứ giá nào và làm “mồi nhử kìm chân quân Đức”. Tướng Chuikov đã chỉ huy bám chắc lấy các căn nhà, tòa nhà gần các vị trí xung yếu trong thành phố, thực hiện chiến thuật “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh” nhằm hạn chế ưu thế hỏa lực và cơ động của đối phương. Quân Đức giỏi hiệp đồng binh chủng và đánh lớn trên địa bàn rộng với các vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên khi quân hai bên đan cài vào nhau thì phi cơ, xe tăng, và trọng pháo không phát huy tác dụng do Đức lo ngại sẽ đánh trúng quân mình. Chiến tranh trong đô thị mang tính phi chính quy cao, đòi hỏi sự quả cảm, kiên cường và mưu trí đặc biệt. Trong giai đoạn cầm cự, Hồng quân đã triệt để thực hiện cận chiến đường phố, giành giật với quân thù từng góc phố, căn nhà, căn hầm. Nhiều lúc xảy ra tình thế “kẹp bánh mì”, trong đó quân Đức chiếm giữ tầng 2, còn quân Liên Xô ở tầng 3 và tầng 1. Hai bên còn quần thảo trong hệ thống cống ngầm chằng chịt của thành phố. Trong thời kỳ này còn nổi lên lối đánh bằng súng bắn tỉa. Trong các trận “so găng” kiểu này, các tay súng thiện xạ phía Liên Xô có vẻ áp đảo hơn. Để tiến được từng thước đất, lính Đức đã phải đổ rất nhiều máu. Một sĩ quan Đức đã viết: “Các con phố không còn được đo bằng mét nữa mà bằng các xác chết… Stalingrad không còn là một thành phố mà đã thành một đám mây bốc cháy… một lò lửa khổng lồ… Đến loài vật còn phải chạy trốn khỏi địa ngục này, chỉ có con người là trụ lại được.” Phản công và bao vây quân Đức Lãnh đạo Liên Xô đã âm thầm chuẩn bị trong 2 tháng cho một chiến dịch phản công quyết định. Trong lúc Tướng Chuikov cầm chân quân Đức, còn các mặt trận khác đánh nghi binh phối hợp thì một lực lượng lớn quân Liên Xô, chủ yếu từ Siberia, đã được bí mật tập trung về Stalingrad. Chiến dịch Uran do Hồng quân tiến hành từ 19-23/11/1942 đã giúp Liên Xô bao vây Tập đoàn quân số 6 của Đức, các tập đoàn số 3 và 4 của Romania và một bộ phận của Tập đoàn tăng thiết giáp số 4 của Đức. Sáng sớm ngày 19/11/1942, hàng ngàn khẩu pháo Xô viết bắn cấp tập vào các vị trí của quân Đức Quốc xã, mở màn cuộc phản công. Sử dụng một lực lượng lớn cơ giới và xe tăng, Hồng quân đã đột kích nhanh và mạnh, chọc thủng vùng sườn quân Đức đang bị căng mỏng và chỉ được bảo vệ bởi lực lượng quân chư hầu Romania và Hungary, hình thành thế bao vây quân Đức. Chỉ vài ngày sau đó, gần 350.000 lính và sĩ quan Đức đã bị nhốt chặt trong vòng vây của quân đội Xô viết. Hoảng sợ trước tình hình này, Hitler vội phái Thống chế Manstein có tài thao lược bậc nhất của Đức Quốc xã đến để giải vây. Không hổ danh, ông này đã gây nhiều khó khăn cho Hồng quân. Sau đó tiếp tục diễn ra những trận chiến đấu ác liệt. Quân Đức thì trong đánh ra ngoài đánh vào, còn Hồng quân thì vừa khép chặt vòng vây, vừa phá vây. Đạo quân của Manstein cuối cùng bị đánh bật ra xa. Tất cả các nỗ lực phá vây của phát xít Đức rơi vào vô vọng. Các đường tiếp liệu bị cắt đứt, một bộ phận lính Đức bắt đầu lả dần vì đói và rét. Sau khi thất bại trong việc kêu gọi đối phương hạ vũ khí, từ 10/1 đến 2/2/1943, Hồng quân mở cuộc tấn công tiêu diệt lực lượng Đức bị bao vây, kết quả diệt được 2 phần 3 số này và bắt sống số còn lại, bao gồm tư lệnh Tập đoàn quân số 6 Paulus và 24 viên tướng. (Nước Đức Quốc xã sau đó đã quyết định làm quốc tang cho binh sĩ chết trong trận Stalingrad). Trước đợt tấn công của Hồng quân từ 10/1 đến 2/2, Thống chế Paulus từng xin phép Hitler để được đầu hàng nhưng Hitler đã ra lệnh “chiến đấu đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng”. Sau một thời gian cầm cự thêm, Paulus đã “thức thời” hạ lệnh đầu hàng bất chấp Hitler để bảo toàn mạng sống cho số binh lính dưới quyền còn lại./. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tran-quyet-dau-stalingrad-buoc-ngoat-cua-the-chien-2-259273.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Mỹ định dùng bom hạt nhân giải cứu Điện Biên Phủ
(VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên.
59 năm trước quân dân Việt Nam đã làm nên 1 kỳ tích lịch sử, khi lần đầu tiên 1 nước thuộc địa đánh bại 1 quân đội đế quốc hùng mạnh. Trước trận Điện Biên Phủ năm 1954, quân đội thực dân Pháp đã từng thua quân đội Việt Nam trong nhiều trận chiến nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn là một lực lượng đông hơn hẳn về quân số và mạnh hơn về vũ khí và trình độ chiến đấu. Trận Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định làm cho thực dân Pháp chấp nhận thất bại hoàn toàn tại Đông Dương. Bẫy Điện Biên Bằng một loạt chiến dịch vào cuối năm 1953 và đầu năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với quân dân Lào và Campuchia đã căng kéo lực lượng chủ lực Pháp ra 5 nơi trên toàn cõi Đông Dương, trong đó Điện Biên Phủ (ở vùng Tây Bắc Việt Nam) là nơi tập trung quân đông thứ 2 của Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Từ rất sớm, quân đội Việt Nam đã xác định Điện Biên Phủ sẽ là điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp và đã bắt tay chuẩn bị cho trận chiến này. Trong quân sự, việc đưa một lượng lớn quân vào một chỗ xa và kín có thể xem là tối kỵ vì dễ bị bao vây cô lập. Tuy nhiên trước việc mất quyền chủ động và thua liên tiếp, Pháp không còn cách nào khác tốt hơn. Họ buộc phải đưa nhiều quân cơ động lên Điện Biên Phủ để xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm giữ Lào (kiểm soát đường tiếp tế sang Thượng Lào) và Tây Bắc Việt Nam. Dù gì, quân Pháp vẫn không thể tránh được mâu thuẫn cố hữu của các đội quân xâm lược, đó là mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. Thực dân Pháp tỏ ra lạc quan khi muốn thu hút Việt Minh về đây để chúng phát huy ưu thế hỏa lực “nghiền nát” chủ lực đối phương. Máy bay Pháp rải truyền đơn thách đấu với tướng Giáp tại Điện Biên Phủ. Người Pháp đã tính đến thực tế công tác hậu cần cho chiến dịch rất khó, và Quân đội Nhân dân Việt Nam mới chuyển từ du kích chiến lên, chưa có nhiều kinh nghiệm đánh hiệp đồng binh chủng và đánh công kiên quy mô lớn. Ngược lại, phía Việt Nam cũng thấy cơ hội đánh tiêu diệt lớn sinh lực địch để tạo bước xoay chuyển cục diện chiến trường. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự mạnh và “đáng sợ” nếu nhìn vào hệ thống phòng ngự liên hoàn và vũ khí tối tân thời đó. Thực dân Pháp còn tự tin với các đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của chúng tại Đông Dương và khả năng phi pháo tốt. Các trận địa pháo binh Pháp được cung cấp nhiều đạn và có hỏa lực đan cài hỗ trợ lẫn nhau. Ở thung lũng Điện Biên Phủ còn có những khoảng trống bằng phẳng mà việc vượt qua đó dưới hỏa lực bắn thẳng của súng máy sẽ là một thách thức lớn đối với bộ binh. Nhưng người Pháp đã hoàn toàn bất ngờ.Thứ nhất, Việt Minh có được pháo lớn và pháo cao xạ. Không những vậy ta còn đưa được trọng pháo vượt qua đường xa và núi đèo vào sâu trong mặt trận, và bắn với độ chính xác cao dù lượng đạn ít hơn hẳn đối phương. Với việc phân tán hỏa khí và sử dụng các hầm pháo, phía Việt Minh đã bảo vệ rất tốt các cỗ pháo của mình trước phản pháo cũng như máy bay của địch. Đại tá Piroth chỉ huy pháo binh Pháp thất kinh trước hiệu quả của pháo binh Việt Minh đã phải tự sát bằng lựu đạn vào ngày 15/3 (chỉ 2 ngày sau khi chiến dịch Điên Biên Phủ bắt đầu).Thứ hai, Việt Nam giải quyết được khâu hậu cần dù chỉ có phương tiện vận tải thô sơ.Thứ ba, hệ thống chiến hào chằng chịt (dài 400km) của quân ta như thòng lọng thít dần cổ quân Pháp mà chúng không tài nào khắc chế được. Đường tiếp tế duy nhất của quân Pháp là cầu hàng không cũng gặp muôn vàn khó khăn do (1) hỏa lực của cả pháo cao xạ và pháo mặt đất của Việt Minh, (2) thời tiết sương mù nhiều mây ở Điện Biên Phủ, và (3) địa hình rừng núi khu vực Tây Bắc. Ngoài ra Quân đội Nhân dân Việt Nam còn có tinh thần chiến đấu rất cao và áp dụng nhiều chiến thuật sáng tạo khác khiến đối phương phải choáng váng. Pháp cầu cứu Mỹ Ngay khi Việt Minh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều quan chức và tướng lĩnh Pháp đã cảm thấy tình hình không ổn. Chỉ sau một thời gian phía Pháp đã rơi vào thế tuyệt vọng phải cầu cứu người Mỹ, mong lật ngược tình thế, thủ hòa hoặc ít nhất là có vị thế nhất định trên bàn đàm phán ở Geneva. Đến ngày 20/3, Tướng Paul Ely, tham mưu trưởng quân đội Pháp đã tới Washington để cầu cứu sự giúp đỡ của Mỹ. Phía Pháp muốn có 1 cuộc ném bom ồ ạt xung quanh Điện Biên Phủ cũng như được Mỹ tăng cường viện trợ nhanh chóng. Các sử gia Pháp là Philippe Deviller và Jean Lacouture trong cuốn “Kết thúc một cuộc chiến tranh” cho biết: Vào ngày 29/3, tướng Narvarre (tổng tư lệnh các lực lượng viễn chinh Pháp tại Viễn Đông) viết rằng, số phận của Điện Biên Phủ phụ thuộc vào việc tiếp tế bằng dù và rút lui (qua đường hàng không). Ông này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường sử dụng không quân đánh phá hậu phương của Việt Minh, phá hủy giao thông và kho tàng để ngăn tiếp tế. Ông ta đề xuất ném bom napalm để tạo nên một vành đai tử thần quanh tập đoàn cứ điểm, làm lộ các vị trí của Việt Minh. Navarre xem đó là cách duy nhất để tránh thảm họa thất trận hoặc thế thua trong đàm phán về hòa bình ở Đông Dương. Tướng Navarre tin sự can thiệp của Mỹ bằng không quân sẽ vô hiệu hóa được hỏa lực pháo binh và cao xạ của Quân đội Nhân dân Việt Nam và ghìm chân bộ binh của ta. Vẫn theo 2 sử gia Pháp nói trên, Cao ủy Pháp ở Đông Dương là Dejean cũng đã kêu gọi Paris chi viện. Ông này còn tiếp xúc với đại diện Mỹ tại Sài Gòn để yêu cầu cung cấp máy bay như họ đã hứa (gồm oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, và máy bay vận tải). Sang đầu tháng 4/1954, tướng Navarre tiếp tục yêu cầu được Mỹ tiến hành chiến dịch giải cứu bằng không quân. Chính phủ Pháp cũng vậy. Về phía Mỹ, họ xác định được tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị và kinh tế của Đông Nam Á – khu vực có nguồn nguyên liệu, nhân lực và thị trường tiêu thụ cho thế giới tư bản phương Tây và cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng được Mỹ vực dậy khi đó để đối trọng với Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam là trọng tâm của Đông Dương, mà Đông Dương là chìa khóa giữ vững toàn vùng Đông Nam Á. Với học thuyết domino, Mỹ còn lo sợ làn sóng XHCN lan ra toàn vùng. Ngày 6/3, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã đưa ra kiến nghị, nước này phải tiến hành mọi biện pháp trong tầm tay để ngăn chặn “cộng sản kiểm soát vùng này” vì việc mất vùng này sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Tối 29/3 tại New York, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles có bài phát biểu gây xôn xao giới chính trị và ngoại giao khi ông lên giọng phê phán sự hỗ trợ của phe XHCN cho Việt Minh. Viện dẫn chiến cuộc Triều Tiên, ông khẳng định Mỹ sẽ chủ động hành động để đối phó với tình hình, hàm ý sự can thiệp của Mỹ. Trên thực tế Mỹ “đã nhảy” vào Đông Dương bằng nhiều hình thức. Mỹ chi tới 80% chiến phí cho Pháp ở Đông Dương. Trong trận Điện Biên Phủ, Mỹ còn tham gia hỗ trợ Pháp bằng cả máy bay và phi công trong tiếp vận và ném bom. Hai phi công Mỹ McGovern và Buford chết trong trận Điện Biên Phủ được coi là những người Mỹ đầu tiên chết trong chiến đấu tại Việt Nam. Điều đặc biệt đáng sợ là cả phía Pháp và Mỹ đã xúc tiến xây dựng kế hoạch có tên Chiến dịch Kền kền để giải vây quân Pháp tại Điện Biên Phủ, hoặc chí ít tạo 1 tình thế có lợi cho họ tại đây. Sang đến tháng 5 thì người Pháp đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận ngừng bắn giống người Mỹ ở Triều Tiên, để rút lui trong danh dự. Chiến dịch Kền kền Kế hoạch của chiến dịch này được xây dựng bởi các sĩ quan cao cấp của Pháp và Mỹ ở Đông Dương, và đặc biệt là đô đốc Arthur W. Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng bộ phận tham mưu của riêng ông này. Phó Tổng thống Mỹ khi ấy là Richard Nixon cũng nhiệt liệt ủng hộ kế hoạch Kền kền (Nixon thậm chí còn ủng hộ đưa lục quân vào). Đương kim Tổng thống khi ấy của Mỹ là Eisenhower đã để ngỏ khả năng thực thi chiến dịch. Sau chuyến thăm của tướng Pháp Ely, Eisenhower từng nói với Ngoại trưởng Mỹ Dulles rằng ông không loại trừ khả năng tung ra “đòn quyết định” nếu điều này chắc chắn đem lại kết quả rõ ràng. Theo nữ tác giả Rebecca Grant có bài viết đăng trên tạp chíAir Force(của Hiệp hội Không quân Mỹ), tham mưu trưởng quân Pháp tướng Ely đã gặp gỡ với cả Dulles và Radford, cùng thảo luận và thông qua chiến dịch Kền kền. Theo các nguồn tài liệu phương Tây, kế hoạch của phái “diều hâu” Mỹ và Pháp như sau: Mỹ sẽ tung 60 oanh tạc cơ chiến lược B-29 từ các căn cứ Mỹ trong khu vực (như Philippines) vào ném bom các vị trí của Việt Minh quanh thung lũng Điện Biên, mỗi đêm sẽ ném dồn dập 450 tấn bom để phá vỡ vòng vây và phá hủy vũ khí của Việt  Minh. (Có tài liệu nói dùng tới 300 máy bay cường kích để dọn sạch khu vực quanh Điện Biên Phủ.) Các “siêu pháo đài” B-29 này sẽ được hỗ trợ bởi 150 chiến đấu cơ từ các tàu sân bay của Hạm đội Bảy (hải quân Mỹ), do Mỹ lo ngại Không quân Trung Quốc sẽ vào cuộc (Mỹ vốn đặc biệt cảnh giác sau khi bị bất ngờ về “chí nguyện quân Trung Quốc” trong Chiến tranh Triều Tiên). Một điểm nhấn của kế hoạch này là khả năng sử dụng tới 3 quả bom hạt nhân (cấp chiến thuật). Tấn công hạt nhân có thể thực hiện bằng máy bay B-29, B-36 và B-47, thậm chí cả máy bay của hải quân Mỹ. Âm mưu của Mỹ dùng vũ khí hạt nhân là hoàn toàn có thật. Ngoại trưởng Dulles ngay từ tháng 1/1954 đã đưa ra khái niệm “trả đũa ồ ạt”, trong đó Mỹ sẵn sàng đáp trả đối phương ngay lập tức bằng các “phương tiện” và tại các địa điểm mà Mỹ “lựa chọn”, ám chỉ việc Mỹ đã chuẩn bị dùng đến cả vũ khí hạt nhân. Dulles được cho là đã từng đề nghị tặng riêng cho Pháp 2 trái bom nguyên tử để Pháp tùy ý sử dụng tại Điện Biên Phủ. Dựa trên các tài liệu giải mật của chính phủ, John Prados, tác giả 1 cuốn sách chuyên về Chiến dịch Kền kền của Mỹ năm 1954, đã cho độc giả thấy rằng Mỹ đã sẵn sàng ở mức độ nhất định để can thiệp vào Việt Nam (tại thời điểm đó) bằng cả không quân (với bom nguyên tử), và lục quân trên quy mô lớn, cũng như không loại trừ chiến tranh với Trung Quốc. Trong và sauChiến tranh Triều Tiên, phía Mỹ cũng đã có động thái đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhânđể tấn công CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Trong những năm 1960 và năm 1972 Nixon đã tỏ ra rất hung hăng khi nung nấu quyết tâm dùng bom hạt nhân chiến thuật để đánh Việt Nam, bất chấp các nguyên tắc đạo đức. Trên thực tế ông ta đã thành lập ban bệ chuyên nghiên cứu về việc này. Việt Nam đã là 1 trong các mục tiêu hàng đầu cho bom nguyên tử Mỹ sau Nhật Bản. Người Pháp thì khấp khởi chiến dịch Kền kền sẽ được tiến hành. Riêng tướng Navarre có nhiều “sáng kiến” như dùng phi công và máy bay Mỹ nhưng sơn cờ Pháp (để chiến dịch có thể tiến hành mà người Mỹ không phải lâm chiến về mặt chính thức), tổ chức “ném bom ban đêm, theo từng đợt kế nhau và mỗi đợt không dùng quá số phi cơ mà Pháp huy động được” nhằm qua mắt đối phương về sự can thiệp của người Mỹ. Vì sao kế hoạch thất bại? Có rất nhiều nguyên nhân khiến Chiến dịch Kền kền chỉ tồn tại trên giấy. Lúc đó Mỹ mới bước ra khỏi Chiến tranh Triều Tiên, vàsợ bị lôi kéo sâu vào 1 cuộc chiến tranh mới, sợ Trung Quốc can thiệp, và nguy cơ leo thang chiến tranh thế giới (có sử dụng hạt nhân) với Liên Xô. Ngoài ra Mỹ cũng không tin tưởng lắm vào khả năng quân sự của Pháp qua thực tế chiến tranh tại Đông Dương. Thực tế nội bộ Mỹ đã bàn thảo rất kỹ về hậu quả trên các mặt chính trị, quân sự của việc can thiệp, về thái độ và khả năng hành động của Trung Quốc và Liên Xô. Phe diều hâu gồm Dulles và Raford đã thăm dò một cách kỹ lưỡng các nghị sĩ chủ chốt của cả 2 đảng tại Quốc hội Mỹ. Kết quả nhận được là những cái lắc đầu, do các nghị sĩ sợ phải đưa lục quân vào Việt Nam và rơi vào 1 cuộc chiến tranh nữa giống như ở bán đảo Triều Tiên. Theo các tác giả Pháp Laurent Cesari và Jacques de Folin, bản thân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Raford cũng không được các tham mưu trưởng liên quân ủng hộ vì họ cho rằng hoạt động oanh kích sẽ không hiệu quả. Riêng tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ là Matthew Ridgway kiên quyết phản đối đưa quân vào Đông Dương. Một trở ngại khác là bất đồng Mỹ-Pháp. Trong vấn đề Đông Dương, Pháp có cái nhìn khác. Pháp vừa chống cộng, vừa muốn duy trì hệ thống thuộc địa “kiểu cũ” truyền thống của mình. Nhờ Mỹ can thiệp, Pháp trong lòng lại lo ngại sẽ mất dần ảnh hưởng ở Đông Dương. Khi Pháp cố gạt bất đồng và do dự để nhanh chóng đưa ra lời đề nghị chính thức với Mỹ (vào tối 4/4) và tin rằng chiến dịch can thiệp sẽ không làm chiến tranh lan rộng thì nước Anh lại không ủng hộ, mà Mỹ thì muốn có hành động tập thể dựa trên 1 thỏa thuận chính trị với nước Pháp và nhiều nước khác, đặc biệt là Anh. Hơn nữa, trong lúc các bên của Mỹ và Pháp đang nhùng nhằng thì Việt Minh đã xiết chặt vòng vây, khiến nếu ném bom hạt nhân cũng như bom thông thường hạng nặng xuống Điện Biên Phủ thì sẽ gây tổn thất cho cả 2 phe tham chiến. Ngoài ra rừng rậm xung quanh và tình hình thời tiết khi ấy cũng làm oanh tạc cơ của Mỹ khó có thể ném bom hiệu quả. Ném bom vào ban đêm được đánh giá sẽ khó chính xác, còn vào ban ngày thì gặp trở ngại cao xạ. Tổng thống Eisenhower sau khi cân nhắc toàn bộ tình hình đã “chốt hạ” bằng việc chấm dứt bàn luận cũng như thực hiện Chiến dịch Kền kền. Quân Pháp tại Điện Biên Phủ sau đó đã phải đầu hàng vào ngày 7/5. Tuy nhiên dù đã thức thời khi quyết định không liều lĩnh can dự bằng không quân và vũ khí hạt nhân, 10 năm sau Mỹ như quên câu chuyện này và bắt đầu đưa quân vào Việt Nam để rồi chuốc lấy thất bại một cách cay đắng./. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/my-dinh-dung-bom-hat-nhan-giai-cuu-dien-bien-phu-260811.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
5 điều Mỹ chưa rõ về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
(VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới luôn tỏ ra lo lắng về năng lực quốc phòng của CHDCND Triều Tiên và khả năng nước này tiến hành thêm một vụ phóng tên lửa nữa. Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, nghị sĩ Doug Lamborn đã đọc phần giải mật của một tài liệu, trong đó Cơ quan Tình báo Quốc phòng nước này bày tỏ “sự chắc chắn nhất định về việc Triều Tiên đã phát triển được vũ khí hạt nhân có khả năng được phóng đi bằng tên lửa đạn đạo”. Tuy nhiên Jam R. Clapper, giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, đã nhanh chóng bác bỏ đánh giá trên, và cho rằng “Triều Tiên chưa chứng tỏ được toàn bộ năng lực cần thiết cho việc phát triển một tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân”. Cho đến nay, nhiều vấn đề về năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn chưa rõ ràng đối với các quan chức Mỹ khi họ chuẩn bị đón chờ một đợt phóng tên lửa của Triều Tiên có thể diễn ra bất cứ lúc nào. ĐàiCNNcủa Mỹ đã liệt kê 5 điều người Mỹ vương vấn về“bảo kiếm hạt nhân”của Triều Tiên: 1. Triều Tiên thực sự có vũ khí hạt nhân? Nhiều khả năng. Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 1 vào năm 2006, sau đó là 2 vụ nữa, vụ gần nhất là vào tháng 2/2013. Nhiều người tin rằng Triều Tiên đã hoàn thành việc tách đủ plutonium để chế 10 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ là họ đã phát triển được công nghệ phóng vũ khí đó tới đích hay chưa. Không rõ. Việc thu nhỏ kích cỡ 1 vũ khí hạt nhân để nó có thể nằm gọn trên đỉnh tên lửa là điều rất khó khăn. Các chuyên gia tỏ ý nghi ngại rằng người Triều Tiên đã sốt sắng nghiên cứu để đạt được điều đó nhưng vẫn chưa thành công lắm. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng chia sẻ suy nghĩ như vậy. 3. Triều Tiên đã chế được tên lửa đủ tinh vi để mang đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu? Có thể. Người ta tin Triều Tiên sở hữu một loạt tên lửa, đang phát triển hoặc đã được triển khai có khả năng mang một đầu đạn thông thường, hóa học hoặc hạt nhân. Tên lửa đẩy tầm xa Unha-3 chưa bao giờ được thử nghiệm với tư cách vũ khí tấn công, nhưng với tầm bay 10.000km, tên lửa này có thể vươn tới các vùng phía tây nước Mỹ. Tên lửa tầm trung Taepodong-1 và –X có khả năng bao trùm toàn nước Nhật, một số vùng của nước Nga và Trung Á cũng như một số căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương. Còn hỏa tiễn tầm ngắn Scud-D, với tầm bắn 700km, sẽ là mối đe dọa đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống dẫn đường vẫn còn thô sơ và hệ thống đẩy không ổn định. Một quan chức Mỹ cho rằng Triều Tiên đã chứng tỏ khả năng của họ trong việc phóng tên lửa 3 lớp và họ đang tích cực nghiên cứu cách đưa đầu đạn hạt nhân lên chóp tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tầm trung. 4. Khi Triều Tiên phóng tên lửa, làm sao biết được tên lửa đó mang đầu đạn hạt nhân? Về cơ bản không có cách nào cả. Nhiều chuyên gia cho rằng khó mà biết trước điều này. Do vậy sẽ có khả năng người Mỹ quyết định bắn hạ tên lửa của Triều Tiên dù rằng phía Mỹ thường tuyên bố họ sẽ lưỡng lự về việc bắn hạ tên lửa Triều Tiên khi bay trên Thái Bình Dương, trừ phi tên lửa đó lao về một mục tiêu xác định trên đất Mỹ. 5. Tình báo Mỹ vẫn chưa nắm được chi tiết chương trình hạt nhân Triều Tiên. Vì sao? Quốc gia Triều Tiên hiện có mức độ khép kín cao, lại chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trên đất liền, Triều Tiên chỉ giáp có Trung Quốc (ở mạn bắc và tây). Việc nhập cảnh vào Triều Tiên là hạn chế. Thông tin liên lạc qua truyền hình, phát thanh, internet và điện thoại di động cũng được “quản lý” rất chặt chẽ. Vài tháng sau khi quốc gia Đông Bắc Á này thử hạt nhân dưới lòng đất lần 3, tình báo Mỹ vẫn không tài nào xác định được chính xác chất liệu gây nổ là uranium hay các loại phóng xạ khác. Mike Chinoy, cựu phóng viên thường trú của CNN từng đến Triều Tiên 15 lần, cho biết vào năm 1998 đã xảy ra 1 chuyện tương tự. Các vệ tinh do thám của Mỹ phát hiện 1 tổ hợp ngầm dưới lòng đất ở Kumchangri, cách không xa cơ sở hạt nhân Triều Tiên tại Yongbyon. Khi ấy trong cộng đồng tình báo Mỹ đã nổ ra một cuộc tranh cãi kịch liệt về việc có phải đó là bằng chứng cho một lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, một cơ sở vũ khí hạt nhân bí mật hay một cái gì đó khác. Rốt cuộc, Chinoy cho hay, đó chỉ là một khu tổ hợp trống không./. (VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ. (VOV) - Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên vừa có bài viết khẳng định nước này sẽ không bị mắc lừa bởi chiến thuật ‘củ cà rốt’ của Mỹ. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Lực lượng vũ trang Triều Tiên tỏ ra sẵn sàng nghênh chiến hơn lúc nào hết trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên nóng lên từng giờ. (VOV) - Lực lượng vũ trang Triều Tiên tỏ ra sẵn sàng nghênh chiến hơn lúc nào hết trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên nóng lên từng giờ. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/5-dieu-my-chua-ro-ve-vu-khi-hat-nhan-cua-trieu-tien-257727.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Sự khốc liệt của chiến trường Syria qua các bức hình
(VOV) - Oanh kích, bắn tỉa, cận chiến đường phố, hành quyết chóng vánh, đánh bom, và ám sát... đã trở thành chuyện thường ngày ở Syria.
Các nỗ lực ngoại giao vẫn chưa đem lại kết quả rõ rệt. Con đường tới hòa bình ở Syria vẫn mịt mờ. Phiến quân vẫn hỗn độn. Một vài nước phương Tây tìm cách lách luật để tuồn vũ khí vào cho phe nổi dậy. Trong khi đó, Tổng thống al-Assad từng tuyên bố, ông “sống ở Syria, mà chết cũng ở Syria” và “tôi cứng rắn hơn cảGaddafi”. Chùm ảnh dưới đây ghi lại cảnh tượng chiến tranh tàn khốc và những khoảnh khắc đầy ám ảnh trong cuộc nội chiến Syria cuối năm 2012: Những người thân chính phủ bị lột sạch y phục bên ngoài và ép quỳ bên 1 bức tường giữa đám đông kích động trước khi bị xả súng bắn chết. Những người thân chính phủ bị lột sạch y phục bên ngoài và ép quỳ bên 1 bức tường giữa đám đông kích động trước khi bị xả súng bắn chết. (VOV) - Phe này cho rằng Tổng thống Assad phải từ chức họ mới thương lượng với Chính phủ Syria. (VOV) - Phe này cho rằng Tổng thống Assad phải từ chức họ mới thương lượng với Chính phủ Syria. (VOV) - Được phương Tây hậu thuẫn và từng có ưu thế nhất định, phe đối lập Syria giờ phải co cụm ở thành phố này và chịu nhiều khó khăn. (VOV) - Được phương Tây hậu thuẫn và từng có ưu thế nhất định, phe đối lập Syria giờ phải co cụm ở thành phố này và chịu nhiều khó khăn. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/su-khoc-liet-cua-chien-truong-syria-qua-cac-buc-hinh-243327.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Nhìn lại cuộc chiến tranh Triều Tiên khốc liệt
(VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước.
Ngày 1/1/2013, nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên lên truyền hình đọc thông điệp đầu năm đầu tiên, trong đó khẳng định năm 2013 sẽ là năm của “những sáng tạo và thay đổi vĩ đại để tạo ra 1 bước tiến căn bản”, đồng thời đề cập đến việc “chấm dứt tình trạng chia cắt và tiến tới thống nhất đất nước”. Đến ngày 12/2/2013, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3 của nước này và vấp phải sự phản đối trong cộng đồng quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 7/3 đã thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do hoạt động thử hạt nhân nói trên. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên lập tức sôi lên. Hai miền Triều Tiên tiến hành tập trận quy mô lớn. Phía Hàn Quốc tham gia diễn tập cùng quân đội Mỹ. CHDCND Triều Tiên thì liên tục đưa ra những lời răn đe cứng rắn đối với cả Mỹ và Hàn Quốc. Tình trạng căng thẳng “bên miệng hố chiến tranh” này khiến chúng ta liên tưởng đến cuộc Chiến tranh Triều Tiên ác liệt đã kết thúc đúng 60 năm về trước. Liệu đây có phải là “sự thay đổi căn bản” của năm 2013 trên bán đảo Triều Tiên? Trong quá khứ, bán đảo Triều Tiên đặt dưới ách đô hộ của đế quốc Nhật, từ năm 1910 đến 1945. Khi Thế chiến thứ 2 kết thúc và nước Nhật đầu hàng quân đội đồng minh, Liên Xô và Mỹ đã tiến vào bán đảo Triều Tiên để giải giáp quân đội Nhật. Theo thỏa thuận của Hội nghị Moscow 1945, hai cường quốc này sẽ thực hiện chế độ quân quản trên bán đảo Triều Tiên với thời gian ủy trị 5 năm, Liên Xô ở miền Bắc, còn Mỹ ở miền Nam, sau thời hạn 5 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước Triều Tiên. Đất nước Triều Tiên tạm thời bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38. Khi đó ở 2 miền Triều Tiên quần chúng đã tự hình thành các “ủy ban nhân dân” nhằm chuẩn bị tiếp quản nước Triều Tiên sau khi được giải phóng. Từng quằn quại dưới sự cai trị hà khắc của đế quốc Nhật nên nhân dân Triều Tiên đều rất khát khao độc lập. Ở miền Bắc, các “ủy ban nhân dân” nói trên có thái độ thân thiện với lực lượng quân quản Liên Xô. Tuy nhiên, tình hình ở miền Nam thì lại khác. Chế độ quân quản của Mỹ nhận thấy các yếu tố cánh tả trong các “ủy ban nhân dân” do quần chúng lập nên, và đã ra sắc lệnh giải tán các tổ chức này. Thay vào đó, Mỹ đã chủ động xây dựng ở đây 1 chính quyền lâm thời do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Quần chúng lập tức tiến hành biểu tình hoặc vũ trang nổi dậy chống lại chế độ quân quản của Mỹ và chính quyền lâm thời Lý Thừa Vãn. Lực lượng của Mỹ và của ông Lý Thừa Vãn đã nhanh chóng trấn áp các cuộc biểu tình và nổi dậy này. Lý Thừa Vãn và nhóm của ông này cho rằng, 35 năm cai trị của Nhật Bản là đủ lắm rồi và không muốn có thêm một thời kỳ chiếm đóng nào nữa của nước ngoài. Do đó họ phản đối chính chế độ ủy trị do Mỹ thực hiện. Kết quả là Mỹ nhất trí rút ngắn thời hạn ủy trị và tiến hành tổng tuyển cử ở miền Nam Triều Tiên vào năm 1948. Liên Xô đã phản đối và tẩy chay cuộc bầu cử này, cho rằng Mỹ phải tôn trọng thỏa thuận tại Hội nghị Moscow 1945. Bất chấp sự tẩy chay của lực lượng cánh tả địa phương, cuộc bầu cử quốc hội đã diễn ra ở Nam Triều Tiên vào tháng 5/1948. Quốc hội này bầu ra Tổng thống vào tháng 7/1948 (Lý Thừa Vãn đắc cử vào vị trí này). Đến tháng 8/1948 thì Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) chính thức ra đời. Trước diễn biến trên, miền Bắc Triều Tiên đã đáp lại bằng 1 cuộc bầu cử quốc hội, và vào tháng 9/1948, CHDCND Triều Tiên tuyên bố thành lập, do lãnh tụ Kim Nhật Thành đứng đầu (CHDCND Triều Tiên tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội của nước này không chỉ diễn ra công khai ở miền Bắc mà còn được tiến hành bí mật ở cả miền Nam). Trong năm 1948, các lực lượng Liên Xô rút khỏi Triều Tiên. Sang năm 1949, Mỹ rút quân khỏi bán đảo này. Cả ông Lý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành đều có mong muốn cháy bỏng thống nhất bán đảo Triều Tiên. Các xung đột vũ trang nhỏ lẻ đã diễn ra dọc giới tuyến quân sự giữa quân đội 2 miền. Ngày 25/6/1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (tức quân đội của CHDCND Triều Tiên) vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Hàn Quốc. Với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, và lực lượng đông hơn, quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng đột kích, chiếm gọn thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ sau vài ngày khai chiến. Đến ngày 10/9/1950, quân đội Triều Tiên đã gần như tràn ngập toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và dồn quân đội Hàn Quốc cùng với 1 lực lượng nhỏ của Mỹ về khu vực Busan nằm ở cực nam bán đảo Triều Tiên. Trước tình hình Hàn Quốc nguy ngập, Mỹ đã can thiệp một cách quyết tâm. Một mặt, Mỹ muốn bảo vệ đồng minh của mình tại đây. Mặt khác Mỹ lo phong trào XHCN sẽ lan rộng sang các nước khác, đặc biệt là nước Nhật gần đó mà Mỹ muốn sử dụng làm đối trọng với Liên Xô trong chiến lược toàn cầu của mình. Ngày 25/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 82 lên án CHDCND Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức. (Liên Xô lúc đấy đã không thể phủ quyết nghị quyết này do Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an từ đầu năm 1950 để phản đối việc Đài Loan chứ không phải Trung Quốc được giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an). Tiếp đó, Hội đồng này vào ngày 27/6/1950 ra tiếp nghị quyết 83, cho phép hỗ trợ (bao gồm cả hỗ trợ quân sự) cho Hàn Quốc đẩy lui quân Triều Tiên. Sang đầu tháng 7/1950, Nghị quyết 84 của Hội đồng Bảo an được ban ra, khuyến nghị tập hợp các lực lượng và nguồn lực trợ giúp dưới 1 bộ chỉ huy thống nhất do Hoa Kỳ lãnh đạo. Kết quả, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lôi kéo được 21 nước khác tham gia cùng mình tại chiến trường Triều Tiên. Trong tổng số 22 nước này, ngoài Mỹ và Hàn Quốc thì có tới 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc gửi quân sang trực tiếp chiến đấu tại Triều Tiên, số còn lại cung cấp trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên quân số của Mỹ và Hàn Quốc vẫn là chủ đạo. Sự tham chiến của lực lượng Liên Hợp Quốc đã làm thay đổi cục diện chiến trường. Quân Liên Hợp Quốc do Mỹ chỉ huy đã phản công đẩy lui quân đội Triều Tiên về phía Bắc vĩ tuyến 38 và gây thiệt hại nặng cho lực lượng quân sự Triều Tiên. Trước thắng lợi này, phía Hàn Quốc lại mơ về khả năng thống nhất toàn bán đảo Triều Tiên và đã cùng với quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh CHDCND Triều Tiên. Quân Liên Hợp Quốc sau đó đã chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội của ông Kim Nhật Thành về sát sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Trước thực tế đó, Trung Quốc dù mới thành lập nước vào năm 1949, đã quyết định tung hàng trăm ngàn “chí nguyện quân” (lực lượng quân tình nguyện- PV) sang Triều Tiên để thực hiện “kháng Mỹ viện Triều” – đây là điều khá bất ngờ đối với Mỹ. Sử dụng một số chiến thuật hợp lý và có lợi thế quân đông, Trung Quốc đã giúp Triều Tiên đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc về vĩ tuyến 38. Thừa thắng, liên quân Trung-Triều đã vượt vĩ tuyến 38, tái chiếm Seoul. Có thể nói, Chiến tranh Triều Tiên là 1 cuộc chiến diễn ra với tốc độ nhanh, với quyền kiểm soát lãnh thổ thay đổi liên tục giữa đôi bên (riêng Seoul đã đổi chủ tới 4 lần). Đến đây, quân Liên Hợp Quốc thay đổi một số chiến thuật, tăng cường thêm vũ khí mạnh, và nỗ lực cao để đẩy quân đội Triều Tiên và Trung Quốc trở lại vĩ tuyến 38. Chiến sự sau đó giằng co quanh khu vực giới tuyến quân sự, và Hiệp định đình chiến (chứ không phải hòa ước) đã được ký kết giữa các bên vào ngày 27/7/1953. Riêng Lý Thừa Vãn - Tổng thống Hàn Quốc khi ấy - đã khước từ ký vào Hiệp định này. Chiến tranh Triều Tiên còn có 1 đặc điểm đáng lưu ý là đã suýt dẫn tới khả năng đụng độ lớn bằng vũ khí hạt nhân. Khi phía Mỹ bị thương vong lớn, bị đẩy lùi hoặc không đạt được mục tiêu tái chiếm trong trận chiến này, cả tướng lĩnh và Tổng thống Mỹ đã nhiều lần tính đến phương án sử dụng bom hạt nhân (cấp chiến thuật) để giáng trả quân đội Triều Tiên và Trung Quốc. Nhưng cuối cùng Mỹ đã kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân do lo ngại xảy ra chiến tranh tổng lực với Trung Quốc và chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, cũng như lo sợ áp lực của quốc tế. Ở Mỹ và một số nước phương Tây, Chiến tranh Triều Tiên được nhắc đến với cái tên “Cuộc chiến tranh bị lãng quên” do nó xảy ra ngay sau Thế chiến thứ 2 và trước Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu khi có một lực lượng lớn quân sự tham chiến với quyết tâm rất cao. Dưới đây là những bức ảnh lịch sử về Chiến tranh Triều Tiên. Hy vọng cuộc chiến này sẽ không bị lãng quên, còn cộng đồng quốc tế sẽ nỗ lực hết sức vì một nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực: (VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước. (VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Lực lượng vũ trang Triều Tiên tỏ ra sẵn sàng nghênh chiến hơn lúc nào hết trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên nóng lên từng giờ. (VOV) - Lực lượng vũ trang Triều Tiên tỏ ra sẵn sàng nghênh chiến hơn lúc nào hết trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên nóng lên từng giờ. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhin-lai-cuoc-chien-tranh-trieu-tien-khoc-liet-252326.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Quân đội và mật vụ: Điểm tựa vững chắc cho chế độ Assad
(VOV) - Hai lực lượng này là yếu tố quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Assad trụ vững trong suốt 2 năm qua.
Cuộc nội chiến Syria, bắt đầu từ ngày 15/3/2011, ngày càng khốc liệt khi đã cókhoảng 70.000 người thiệt mạng (theo số liệu không chính thức) và nhiều thành phố, làng mạc nhà cửa bị tàn phá. Phe đối lập đã nổi dậy một cách rộng khắp, hình thành nhiều nhóm/mặt trận chính trị, bắt liên lạc với phương Tây và các lực lượng bên ngoài, đồng thời lập ra “Quân đội Syria Tự do” để chiến đấu chống lại chính phủ. Thực tế đã có những thời điểm phiến quân tỏ ra khá thành công khi tấn công rầm rộ trên toàn lãnh thổ, chiếm giữ được một số khu vực ở thủ đô Damascus, thậm chí còn cho nổ bom sát hại cả Bộ trưởng lẫn Thứ trưởng quốc phòng Syria cùng một số quan chức khác khi họ đang họp tại trụ sở Hội đồng An ninh Quốc gia vào ngày 18/7/2012. Khi ấy, một thủ lĩnh của Hội đồng Dân tộc Syria đối lập tự tin cho rằng, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ suy sụp nay mai, lịch sử Syria sẽ sang một trang mới, và trận chiến sẽ kết thúc chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng nữa thôi. Còn phương Tây đã tính đến phương án “hậu Assad”. Nhưng thực tế đã không như phiến quân mong đợi. Cuộc chiến Syria vẫn dai dẳng. Chính phủ Syria không hề đổ, ngược lại họ còn chiếm ưu thế trong các cuộc giao tranh. Cho tới hiện tại, giấc mơ về một Lybia thứ 2 của phe nổi dậy đã không thành hiện thực. Quân đội thiện chiến và đặc biệt trung thành Lực lượng vũ trang Syria được coi là một trong những lực lượng quốc phòng đông và mạnh nhất thế giới Arab, với tổng quân số chính quy gần 300.000 và lực lượng dự bị trên 300.000. Quân đội nước này dày dạn kinh nghiệm chiến trường do được tôi luyện trong 6 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng, trong đó có Iraq và cường quốc khu vực Israel (quân đội Syria thậm chí còn được huấn luyện để sẵn sàng tấn công Israel). Về mặt vũ khí, quân đội Syria được Liên Xô (trước đây) và Nga (sau này) cung cấp nhiều khí tài hiện đại. Không những vậy, họ còn sở hữu kho vũ khí sinh học và hóa học – lá bài chiến lược khiến các đối thủ phải luôn dè chừng. Quân đội Syria có đầy đủ các quân chủng lục quân, hải quân, không quân và phòng không. Các máy bay chiến đấu tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc trấn áp phiến quân Syria. Còn lực lượng phòng không được coi là đáng gờm khi có tới hàng trăm pháo đội cao xạ, hàng ngàn tên lửa vác vai, và hàng chục tổ hợp tên lửa phòng không SAM – đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến NATO e ngại việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria như đã từng làm ở Libya. Ngay cả khi chịu nhiều tổn thất (Bộ trưởng Quốc phòng bị sát hại, binh sĩ thương vong, lương thực khan hiếm…), quân đội Syria vẫn không nao núng và nhanh chóng xốc lại đội hình. Truyền thông phương Tây và phe đối lập đưa tin về hàng loạt vụ đào tẩu nhưng tình trạng này chủ yếu chỉ xảy ra đối với binh lính và sĩ quan cấp thấp (với số lượng không thấm tháp gì so với tổng quân số Syria) và không phải ai trong số đào tẩu cũng chạy sang phe đối lập. Chính tình báo Mỹ và quân đội Israel cũng phải ghi nhận, quân đội Syria rất đoàn kết, kiên định và trung thành với gia đình Tổng thống Assad. Theo các nguồn tin phương Tây, các vị trí chủ chốt trong quân đội Syria đều được nắm giữ bởi những người thuộc giáo phái thiểu số Alawite của cha con Tổng thống Assad. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự trung thành của quân đội. Đảng Baath cầm quyền đã bảo đảm đãi ngộ thật tốt cho cả quân nhân và các tướng lĩnh cao cấp để gắn chặt họ với chế độ. Chẳng hạn, Tướng Daoud Rajiha, Bộ trưởng Quốc phòng Syria rất mực trung thành với Tổng thống Assad và bị phe nổi dậy ám sát trong vụ đánh bom ngày 18/7 (2012) là một người Kitô giáo! Bộ máy an ninh nhiều tầng, bọc lót lẫn nhau Đây là yếu tố thứ 2 tạo nên xương sống cho chế độ của Tổng thống Assad. Hệ thống an ninh của Syria gồm 4 nhánh độc lập với nhau và nằm trong Hội đồng An ninh Quốc gia, đó là: Cục Tình báo Quân sự, Cục Tình báo Không quân, Cục An ninh Chính trị, và Tổng cục An ninh. Các nhánh đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống Syria. Các phân bộ của mỗi nhánh nhiều khi báo cáo trực tiếp với Tổng thống. Syria sử dụng đồng thời cả 4 cơ quan an ninh trên nhằm lấp đầy không gian an ninh, hạn chế rủi ro của sự phụ thuộc vào 1 nhánh, đồng thời tạo cơ chế cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau, đề phòng đảo chính. 1- Cục Tình báo Quân sự: Cục này đặt đại bản doanh trong trụ sở Bộ Quốc phòng Syria. Nó có 15 nhánh. Ngoài nhiệm vụ tình báo quốc phòng, cục này cũng đảm nhiệm cả các hoạt động tình báo phi quân sự (nội địa và hải ngoại) như cơ quan tình báo dân sự. 2- Cục Tình báo Không quân: Cơ quan này không chỉ cung cấp thông tin tình báo cho lực lượng không quân Syria mà còn chủ yếu tham gia vào nhiều chiến dịch tình báo mật (kể cả phi quân sự) trong và ngoài nước. Giới quan sát cũng coi đây là một lực lượng tình báo rất mạnh và đầy quyền uy. 3- Cục An ninh Chính trị: Cơ quan lo về mảng chống đối và bất đồng chính kiến. Nó gồm 2 phân cục là an ninh nội địa và phản gián. Theo nhiều nguồn tin, cục này trực thuộc Bộ Nội vụ Syria. 4- Tổng cục An ninh: Đây là cơ quan an ninh dân sự chủ yếu của Syria. Có nhiều mảng chồng chéo với Cục An ninh Chính trị nói trên. Tổng cục An ninh phụ trách cả hoạt động tình báo đối nội và tình báo đối ngoại. Có nguồn tin nói cơ quan này thuộc Bộ Nội vụ Syria nhưng nhiều nguồn tin khác khẳng định Tổng cục này đứng độc lập, không thuộc bộ nào./. (VOV) - Được phương Tây hậu thuẫn và từng có ưu thế nhất định, phe đối lập Syria giờ phải co cụm ở thành phố này và chịu nhiều khó khăn. (VOV) - Được phương Tây hậu thuẫn và từng có ưu thế nhất định, phe đối lập Syria giờ phải co cụm ở thành phố này và chịu nhiều khó khăn. (VOV) - Oanh kích, bắn tỉa, cận chiến đường phố, hành quyết chóng vánh, đánh bom, và ám sát... đã trở thành chuyện thường ngày ở Syria. (VOV) - Oanh kích, bắn tỉa, cận chiến đường phố, hành quyết chóng vánh, đánh bom, và ám sát... đã trở thành chuyện thường ngày ở Syria. (VOV) - Cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này cho đến nay đã khiến hơn 70.000 người thiệt mạng. (VOV) - Cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này cho đến nay đã khiến hơn 70.000 người thiệt mạng. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/quan-doi-va-mat-vu-diem-tua-vung-chac-cho-che-do-assad-252006.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Phương Tây hạ thấp vai trò trận Stalingrad?
(VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Trận đánh lịch sử tại Stalingrad (Liên Xô) cũng được cho là nằm trong sự đánh giá thấp đó. Về vấn đề này, Tướng Makhmut Gareyev, cựu binh Thế chiến 2, Chủ tịch Học viện Khoa học Quân sự Nga, đã có bài viết trên trang tinRussia Beyond the Headlines. Theo ông này, một số sử gia phương Tây cho rằng không phải trận Stalingrad mà chính là chiến thắng của quân Đồng minh tại El Alamein (Ai Cập) tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Vị tướng Nga này thừa nhận phe Đồng minh phương Tây đã có 1 chiến thắng quan trọng tại mặt trận El Alamein và chiến thắng này góp phần đáng kể vào thất bại chung của kẻ thù. Tuy nhiên ông chỉ ra rằng, chiến thắng đó không thể sánh được vớichiến thắng Stalingradcả về quy mô và ý nghĩa xoay chuyển toàn cục. Mùa hè năm 1942, phe Đồng minh phương Tây gặp nhiều khó khăn khi quân Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô sau chiến dịch Barbarossa còn Tây Âu thì gần như nằm trọn dưới gót giày phe phát xít. Trong trường hợp Quân đoàn châu Phi của Đức tới được kênh đào Suez thì khả năng tiếp vận cho phe Đồng minh phương Tây sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. (Nếu tình huống đó xảy ra, con đường tiếp vận thay thế cho họ sẽ là qua ngả Nam Phi – vừa xa vừa nguy hiểm.) Ngoài ra, việc mất Suez và Bắc Phi sẽ giúp phát xít Đức tiếp cận được dầu mỏ ở Trung Đông và vịnh Persian đồng thời gây tác động tâm lý xấu đối với khối Đồng minh. Chiến thắng El Alamein đã buộc Quân đoàn châu Phi của Đức phải rút lui, chấm dứt mối đe dọa của quân đội phe Trục đối với Ai Cập, kênh đào Suez và các mỏ dầu ở Trung Đông và vùng vịnh Persian. Chiến thắng quyết định đầu tiên này của phe Đồng minh phương Tây (kể từ năm 1939) đã lấy lại tinh thần cho phe này. Đây còn là trận đánh lớn trên bộ duy nhất mà người Anh giành thắng lợi không cần sự tham gia trực tiếp của Mỹ. Chiến thắng cũng thuyết phục người Pháp hợp tác trong chiến dịch Bắc Phi. Phe Trục tại Bắc Phi sau đó đã phải đầu hàng vào tháng 5/1943. Tuy nhiên, có 1 điều đáng lưu ý là trong trận đánh này, lực lượng của Đức thiệt thòi hơn quân Anh rất nhiều (xét về cả quân số và hậu cần) do Đức Quốc xã đang dồn sức cho trận đánh khổng lồ tại Stalingrad. Về thời gian, trận Stalingrad kéo dài trong 200 ngày đêm (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1943) so với chỉ 11 ngày đêm của trận chiến El Alamein lần 2. Về mức độ khốc liệt, cũng không thể so sánh được. Gareyev viết: Tại El Alamein, phe Trục mất 55.000 lính, 1.000 súng, 320 xe tăng trong khi ở Stalingrad, nước Đức và chư hầu chịu thiệt hại gấp 10-15 lần. Cụ thể tại Stalingrad, phe phát xít có tới 144.000 quân bị bắt làm tù binh và cụm tập đoàn quân đông tới 330.000 người đã bị tiêu diệt. Phía Liên Xô cũng chịu thiệt hại lớn khi có tới 478.741 người chết và mất tích. Ý nghĩa xoay chuyển cục diện quân sự và chính trị cũng khác. Gareyev cho rằng, Stalingrad là mặt trận chính ở châu Âu trong khi El Alamein chỉ là một mặt trận phối hợp, và do đó tác động của nó đối với toàn bộ Chiến tranh Thế giới thứ 2 chỉ là gián tiếp. Theo phân tích của tướng Gareyev, những thất bại và tổn thất lớn của lục quân Đức tại Stalingrad đã phá hoại vị thế chính trị và kinh tế của nước Đức Quốc xã, đẩy nó đến bên bờ khủng hoảng sâu sắc. “Số lượng xe tăng và xe quân sự của Đức mất trong trận Stalingrad ngang số lượng mà ngành công nghiệp Đức có thể sản xuất trong 6 tháng; số lượng súng cối và vũ khí bộ binh ngang trong 2 tháng. Đề bù đắp các tổn thất, ngành công nghiệp quốc phòng Đức phải hoạt động hết công suất trong tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng.” Không chỉ vậy, theo bài báo của tướng Gareyev, chiến thắng này còn làm rung chuyển và gây chia rẽ cả khối phát xít. Lo ngại kết cục thê thảm tại Stalingrad, lãnh đạo các nước phát xít chư hầu là Italy, Romania, Hungary và Phần Lan bắt đầu tìm cớ rút khỏi cuộc chiến tranh và phớt lờ mệnh lệnh của Hitler gửi thêm quân tới mặt trận Xô-Đức. Từ năm 1943, đã có không chỉ binh lính và sĩ quan riêng lẻ, mà còn cả các đơn vị quân Romania, Hungary, và Italy đầu hàng Hồng quân. Quan hệ giữa lục quân Đức và đồng minh trở nên căng thẳng. Thậm chí trận chiến Stalingrad còn làm cho giới cầm quyền Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ “tỉnh ngộ” và từ bỏ kế hoạch tuyên chiến với Liên Xô. Vị cựu binh Nga cho biết, diễn biến tại Stalingrad còn làm cho nước Đức bị cô lập thêm trên trường quốc tế. Trong giai đoạn 1942-1943, chính phủ Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Canada, Hà Lan, Cuba, Ai Cập, Colombia, và Ethiopia, đồng thời khôi phục quan hệ ngoại giao với Luxemburg, Mexico và Uruguay./. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. (VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/phuong-tay-ha-thap-vai-tro-tran-stalingrad-259631.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Dữ dội chiến trường Triều Tiên 60 năm về trước
(VOV) - Những trận đánh sống còn của 2 bên, bao gồm cả cận chiến và đổ bộ đường biển, đã được thể hiện sinh động qua những bức ảnh mầu.
Tái hiện giai đoạn lịch sử là một hoạt động khá phổ biến ở phương Tây, vừa có tính giáo dục về lịch sử, vừa cho phép người tham gia có trải nghiệm như thật về thời đã qua. Trong tái hiện lịch sử, một mảng quan trọng là diễn lại các trận đánh lịch sử, như các trận đánh của Napoleon, Nội chiến Mỹ hay Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Địa bàn diễn ra có thể rất rộng lớn và việc tái hiện cố gắng mô phỏng thật sát cuộc sống và hoạt động tác chiến trong quá khứ với bao khó khăn trở ngại. Tất nhiên dù “thật” đến mấy thì vẫn phải bảo đảm an toàn cho cả người diễn và người xem. Cuộc Chiến tranh Triều Tiên cũng đã từng được tái hiện như vậy vài lần, trên lãnh thổ Hàn Quốc trong các năm 2010 và 2011. Những bức ảnh sưu tập dưới đây ghi lại cảnh tái hiện các trận đánh ở vòng cung - sông Nakdong và trận đổ bổ đường biển Incheon – những trận bước ngoặt trong Chiến tranh Triều Tiên. Sau khiChiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 6/1950, quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng tràn ngập lãnh thổ Hàn Quốc và dồn quân đội Hàn Quốc và Mỹ về khu vực Busan ở cực đông nam bán đảo Triều Tiên. Trước nguy cơ bị đánh bại hoàn toàn, liên quân Mỹ-Hàn đã xây dựng Vành đai Phòng thủ Busan để chặn bước tiến như chẻ tre của quân đội Triều Tiên. Khu vực Busan gồm có hải cảng trọng yếu Busan (nằm ở cực đông nam của khu vực), có mạn đông và nam giáp biển. Phòng tuyến Busan bảo vệ phía bắc (có địa hình núi) và tây (có sông Nakdong) của khu vực này. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng quân Liên Hợp Quốc đã phòng ngự hiệu quả tại khu vực này do họ (1) không còn đường lùi và (2) biết lợi dụng địa hình có giá trị phòng thủ. Thế trận Busan đã khiến quân Triều Tiên (lực lượng chủ yếu là lục quân) không thực hiện được lối đánh trực diện kết hợp vu hồi mà họ đã áp dụng rất thành công trước đó. Với quyết tâm rất cao, quân đội Triều Tiên đã liên tiếp mở các cuộc tiến công dữ dội nhưng không phá vỡ được phòng tuyến kiên cố này. Theo thời gian, lợi thế nghiêng dần về quân đội Hàn Quốc và Mỹ do họ có ưu thế hải quân - không quân, và được tiếp liệu và tăng viện không ngừng qua hải cảng Busan. Quân số và trang bị của phe Liên Hợp Quốc cuối cùng vượt trội Triều Tiên tại chiến trường Busan. Đến giai đoạn cuối chiến dịch, mặc dù ít quân hơn, bị hao mòn sức chiến đấu, và gặp khó khăn về hậu cần, Triều Tiên vẫn dốc toàn lực mở 1 cuộc tấn công đồng loạt, đại quy mô vào phòng tuyến Busan vào đầu tháng 9/1950. Cuộc tấn công này thể hiện sự kiên cường của quân đội Triều Tiên, gây bất ngờ lớn cho đối phương, nhưng một lần nữa đã không dứt điểm được các mục tiêu. Sau đó, quân Triều Tiên ở vào thế yếu và phải rút lui. Phía Liên Hợp Quốc đã phản kích và gây thêm nhiều thiệt hại cho quân Triều Tiên. Cùng lúc đó (ngày 15/9/1950) liên quân Mỹ-Hàn bất ngờ mở cuộc đổ bộ đường biển thành công ngoạn mục lên thành phố Incheon nằm ở cực tây bắc của lãnh thổ Hàn Quốc (thành phố này khi ấy gần như không được phòng thủ do Triều Tiên đang dồn lực công kích khu vực Busan.) Cuộc đổ bộ đó đã góp phần kéo lực lượng Triều Tiên ngược về phía bắc (do đó giảm áp lực lên quân Hàn Quốc ở Busan, tạo điều kiện cho Hàn Quốc phản công), đồng thời giúp quân Liên Hợp Quốc chiếm lại thủ đô Seoul. Cả chiến dịch vành đai Busan và cuộc đổ bộ Incheon đã thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên, giúp phe Liên Hợp Quốc - gồm Mỹ, Hàn Quốc, Anh và một số nước khác - lật ngược thế cờ. Trong chiến dịch Busan, một mặt trận quan trọng là khu vực vòng cung và sông Nakdong nằm ở phía Tây phòng tuyến Busan, với nhiều trận chiến tàn khốc, bao gồm cả đánh giáp lá cà. Những cảnh tái hiện dưới đây về trận đánh then chốt ở sông Nakdong có sự tham gia diễn của hàng trăm người (người đóng phía Triều Tiên mặc quân phục nâu, phía Hàn Quốc và Mỹ đội mũ sắt). (Riêng chi tiết sử dụng súng AK có lẽ không chính xác do tiểu liên này mới ra đời năm 1947 và bắt đầu trang bị cho quân đội Liên Xô vào năm 1950.) Còn cuộc đổ bộ đường biển được tái hiện bởi khoảng hơn chục ngàn quân nhân Hàn Quốc, Mỹ và Australia: (VOV) - Xứ sở Triều Tiên, với văn hóa của mình, luôn mang đến nhiều điều bất ngờ. (VOV) - Xứ sở Triều Tiên, với văn hóa của mình, luôn mang đến nhiều điều bất ngờ. (VOV) - Hyon Yong-chol, vị Phó Nguyên soái thứ 4 của Triều Tiên, sinh ra trong gia đình từng chiến đấu bên cạnh lãnh tụ Kim Nhật Thành. (VOV) - Hyon Yong-chol, vị Phó Nguyên soái thứ 4 của Triều Tiên, sinh ra trong gia đình từng chiến đấu bên cạnh lãnh tụ Kim Nhật Thành. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước. (VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước. (VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. (VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/du-doi-chien-truong-trieu-tien-60-nam-ve-truoc-253618.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }
Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?
(VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn.
Hôm 8/3, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã cho đăng tải nội dung bản ghi nhớ do Ủy ban Hòa bình Quốc gia Triều Tiên (NPCK) đưa ra. Theo đó, phía CHDCND Triều Tiên khẳng định chính Mỹ là người chủ động dùng đòn răn đe hạt nhân với Triều Tiên trước và đẩy quốc gia Đông Bắc Á đến chỗ phải phát triển hạt nhân để tự vệ. Bản ghi nhớ cũng nêu rõ, thực ra Triều Tiên cũng muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nhưng “cây muốn lặng gió chẳng đừng”. Văn bản này đã liệt kê lại lịch sử đe dọa hạt nhân của Mỹ đối với Triều Tiên. Vai trò của Mỹ Theo tài liệu do KCNA trích dẫn trên website của hãng này, thì vào tháng 8/1950 (khi Chiến tranh Triều Tiên bùng phát), Mỹ đã vận chuyển vũ khí hạt nhân sang bán đảo Triều Tiên. Cuối năm đó, theo NPCK, phía Mỹ công khai tiết lộ kế hoạch sẽ ném tầm 30-50 quả bom nguyên tử xuống dọc biên giới Triều Tiên-Trung Quốc. Tổng thống đắc cử Mỹ vào thời điểm đó là Eisenhower tuyên bố vào tháng 5/1953 rằng nếu tính đến phương diện tài chính thì sử dụng 1 quả bom nguyên tử ở Triều Tiên sẽ có lợi hơn là dùng nhiều vũ khí thông thường. Văn bản của Triều Tiên khẳng định, sau khi “thất bại thảm hại” trong cuộc chiến Triều Tiên, phía Mỹ đã “thâm hiểm” dùng đến ngón đòn hạt nhân để leo thang sang một cuộc chiến mới. KCNA dẫn nguồn tin NPCK cho rằng Mỹ đã vũ trang hạt nhân cho lực lượng quân sự nước này ở Hàn Quốc, thành lập đơn vị Pentomic được trang bị bom hạt nhân cấp chiến thuật, tiểu đoàn tên lửa hạt nhân Honest John và tiểu đoàn pháo binh nguyên tử 280mm. Năm 1958, Mỹ đã đưa tiểu đoàn hỏa tiễn chiến thuật 588 của không quân Mỹ sang, đồng thời lập bộ chỉ huy tên lửa thông minh cho các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc. Tài liệu của Triều Tiên viết tiếp: Sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, Mỹ tuyên bố Hàn Quốc là mặt trận phòng vệ, đồng thời tìm kiếm biến Hàn Quốc thành căn cứ hạt nhân. Trên thực tế, Hạ nghị sĩ Mỹ Ronald đã thừa nhận tại Quốc hội rằng Mỹ đã vận chuyển hơn 1.000 vũ khí hạt nhân sang Hàn Quốc và sử dụng 54 phi cơ để mang bom hạt nhân. Vào những năm 1980, vẫn theo tài liệu của NPCK, Mỹ đã hối thúc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ Hàn Quốc. Vào đầu thập niên này, quân Mỹ đã cho triển khai 31 viên đạn đại bác hạt nhân cỡ 155mm, 133 quả bom hạt nhân để không quân sử dụng, 63 quả đạn hạt nhân dành cho lựu pháo cỡ 8 inch, và 21 quả mìn hạt nhân trước mỗi căn cứ của mình. Và như vậy, theo NPCK, Hàn Quốc đã trở thành tiền đồn hạt nhân lớn nhất của Mỹ, với đủ loại vũ khí hạt nhân như bom, đạn pháo, đầu đạn tên lửa, mìn, và phương tiện chuyên chở cũng như căn cứ và kho chứa. Vào năm 1969, khi máy bay trinh sát EC-121 của Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Triều Tiên, phía Mỹ đã đặt máy bay chiến thuật trang bị vũ khí hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và Tổng thống Mỹ khi ấy là Nixon đã hạ lệnh sử dụng bom nguyên tử nếu Triều Tiên phản kích. Và đến năm 2002, khi bán đảo Triều Tiên gần như ở trong tình trạng “báo động”, phía Mỹ đã cho phép quân đội Mỹ đóng ở đây quyền đánh phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Phía Mỹ thậm chí còn khẳng định sẽ dùng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ để phá hủy các cơ sở dưới lòng đất của Triều Tiên. NPCK cho biết thêm, vào năm 2009, trong cuộc họp tư vấn an ninh Mỹ-Hàn lần thứ 41, hai bên đã ra thông cáo chung trong đó Mỹ hứa bảo đảm chiếc ô hạt nhân cho Hàn Quốc bên cạnh các trợ giúp quân sự khác. “Hàn Quốc tích cực hưởng ứng” Bản ghi nhớ của NPCK cũng tố Hàn Quốc khuyến khích đưa vũ khí hạt nhân sang nước này, đồng thời tích cực tham gia cùng Mỹ chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại CHDCND Triều Tiên. NPCK tiết lộ một số chi tiết như, Tổng thống Chun Doo-hwan của Hàn Quốc từng cho phép Mỹ mang 1 quả bom neutron sang Hàn Quốc vào những năm 1980. Năm 1969 chính quyền quân sự của ông Park Chung-hee đã đề ra kế hoạch (bí mật) phát triển vũ khí hạt nhân và chuẩn bị nhiên liệu hạt nhân. Chế độ của ông Park đã lập 1 đội phát triển hạt nhân và tên lửa vào năm 1974 và chuẩn bị khu vực phát triển nhiên liệu hạt nhân vào năm 1976. Tháng 9/1978, Hàn Quốc bắn thử tên lửa đất đối đất Paekgom có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do viện nghiên cứu khoa học quốc phòng của nước này phát triển. Tháng 11/1985, Hàn Quốc hoàn thành việc xây dựng 1 cơ sở tách plutonium và đưa cơ sở này vào hoạt động từ năm 1987. Tài liệu Triều Tiên khẳng định Hàn Quốc đã chỉ đạo các hoạt động phát triển phương tiện phóng vũ khí hạt nhân, bao gồm tên lửa đất đối đất Hyonmu có tầm bắn 256km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa từng được triển khai vào năm 1987 cho 1 cuộc chiến tranh thực sự. Bản ghi nhớ tiếp tục cáo buộc Hàn Quốc và đồng minh Mỹ đã vạch ra một số kịch bản xâm lược Triều Tiên và đã thực hiện vô số cuộc diễn tập quân sự lớn hàng năm nhằm vào Triều Tiên. Nó cũng khẳng định, kể cả dưới chính quyền Obama, quan điểm thù địch của Mỹ với Triều Tiên vẫn không hề thay đổi. Bằng tất cả các dẫn chứng và lý lẽ nói trên, bản ghi nhớ đi đến chỗ kết luận CHDCND Triều Tiên đã đúng đắn và chính đáng khi quyết định sử dụng răn đe hạt nhân để phòng vệ trước các đe dọa hạt nhân của Mỹ./. (VOV) - Hãng thông tấn nước này vừa tuyên bố, hễ nước nào vì sợ Mỹ mà từ bỏ chương trình hạt nhân thì đều có kết cục bi thảm. (VOV) - Hãng thông tấn nước này vừa tuyên bố, hễ nước nào vì sợ Mỹ mà từ bỏ chương trình hạt nhân thì đều có kết cục bi thảm. (VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước. (VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước. Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230Thư điện tử: baodientuvov.vn@gmail.com Liên hệ quảng cáo: 84-24-22106002, quangcao@vovnews.vnBáo giá quảng cáo Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONGPhó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị KhanhCơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/vi-sao-trieu-tien-quyet-giu-con-bai-hat-nhan-251320.vov
{ "published_date": "2024-07-03T17:50:43", "crawled_date": "2024-07-03T17:50:43", "tags": [] }