title
stringlengths
1
255
sapo
stringlengths
1
2.58k
cate
stringclasses
3 values
tags
stringlengths
2
260
publish
stringlengths
19
19
source
stringlengths
3
19
text
stringlengths
3
89.4k
Hợp tác phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gỗ
(TBKTSG Online) - Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (Unido) đang nghiên cứu hợp tác với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) trong dự án phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phó chủ tịch Hawa - ông Trần Quốc Mạnh cho biết.
Kinh tế
null
2009-11-25T02:40:11
TBKTSG
Thái Hằng Đào tạo nhân lực một số ngành sản xuất mũi nhọn trong đó có ngành gỗ cũng nằm trong nội dung dự án.Ảnh: Hồng Văn Cố vấn kỹ thuật trưởng dự án, ông Francesco Russo đầu tuần này đã có chuyến đi khảo sát năng lực doanh nghiệp thành viên Hawa để lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng và địa điểm phù hợp - nơi tập trung nhiều doanh nghiệp ngành gỗ và chế biến gỗ tại TPHCM, Bình Dương và một số tỉnh miền Trung, để xúc tiến dự án cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Francesco Russo nói, ở Ý một số ngành công nghiệp như ngành gỗ cũng tập trung nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp này liên kết với nhau thành những cụm hoặc mạng lưới, theo vùng để chuyên môn hóa sản xuất. Như ở vùng Bologne, Ý, các doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất phụ kiện và nội thất nhà bếp nên chất lượng và hiệu quả sản xuất đều cao. Đó cũng là một mô hình dự án dự định sẽ ứng dụng ở Việt Nam, nơi ông nhận xét các ngành sản xuất cũng có những điểm tương đồng. Nếu được thực hiện thì việc hợp tác với Hawa cũng như ngành gỗ sẽ nằm trong một dự án tổng thể trị giá 3 triệu euro kéo dài ba năm do chính phủ Ý, tổ chức Unido phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. Mục đích của dự án nhằm lựa chọn và phát triển tối đa 3 cụm hoặc mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ trên một số lĩnh vực mũi nhọn như gỗ, chế biến gỗ, chế biến thức ăn, dệt may, cơ khí để phối hợp với các doanh nghiệp Ý hoạt động trên cùng lĩnh vực. Qua đó, sẽ nâng cao sự chuyên môn hóa, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp cải thiện tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm.
Nhập khẩu vàng: Liều thuốc chưa đủ hạ sốt!
TP - Sau khi tuyên bố cho nhập khẩu vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu dự báo giá vàng sẽ hạ khi vàng nhập được tung ra thị trường. Tuy nhiên, từ cuối tuần trước, khi vàng nhập về đến VN thì giá vàng lại tăng lên.
Kinh tế
null
2009-11-25T01:29:45
Tiền Phong
Hai ngày qua giá vàng lại lên mốc 28,6 triệu đồng/lượng. Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng GĐ Cty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, nhiều Cty đã đưa vàng về đến kho từ giữa tuần trước và ít nhiều đã bán ra thị trường. Ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc SJC cũng xác nhận điều này nhưng từ chối cho biết số lượng cụ thể. Theo lãnh đạo một số Cty Vàng bạc thì dù nhập vàng với giá nào họ cũng không thể bán thấp hơn thị trường để kéo giá xuống được. Cuối giờ chiều 24/11, giá vàng thế giới đã tăng lên lại 1.170 USD/oz sau khi hạ nhẹ vào đầu giờ chiều xuống còn 1.165 USD/oz do động thái bán vàng chốt lời diễn ra nhiều nơi trên thế giới, nhưng vẫn thấp hơn mức kỷ lục 1.173 USD/oz vào đêm 23/11 (giờ Việt Nam). Giá đôla tự do tại TPHCM đến cuối giờ chiều 24/11 nhảy lên mốc 19.820 đồng/USD, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng và niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng lần lượt tăng thêm 3 - 5 đồng so với ngày 23/11 là 17.030 đồng/USD và 17.882 đồng/ USD. Giá tuy cao song không có hiện tượng mua vào hay bán ra ồ ạt. Lý do chính là hiện tỷ giá USD trên thị trường đang rất cao, từ gần một tuần nay đã lên trên 19.500 đồng/USD. Dù đã chuẩn bị nguồn USD để nhập vàng từ trước nhưng bán theo tỷ giá thấp hơn thì nhiều Cty không thể nào mua lại USD với tỷ giá cũ. Chưa kể, nói như ông Nguyễn Thành Long là đơn vị mạnh như SJC cũng không đủ sức để chịu đựng nếu bán thấp hơn giá thị trường. Chỉ cần hạ hơn giá chung vài chục ngàn đồng/lượng là lập tức bị mua gom ngay nên không Cty nào dại gì làm chuyện ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Giám đốc một Cty kinh doanh vàng thừa nhận Cty ông đã nhập hơn ba triệu USD nhưng giờ bán vàng với tỷ giá như trên thị trường thì khi mua lại số USD trên, Cty của ông thiệt 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó thì rất khó mua lại USD tại các NH, còn ra chợ đen gom USD thì vừa khó vừa gặp rủi ro, giá lại tăng từng giờ. Nếu tính theo giá vàng thế giới trên 1.160 USD/oz như mấy ngày qua thì quy đổi theo tỷ giá USD tự do cộng với thuế và phí thì giá vàng trong nước khoảng 28 triệu đồng. Mức chênh lệch 500.000- 600.000 đồng/lượng giữa giá trong nước và thế giới như trên, theo ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn Hội đồng Vàng thế giới là không có gì bất thường lắm, nhất là trong thời điểm giá vàng biến động liên tục và tỷ giá USD tại Việt Nam cao như hiện nay. Vàng bán ra ở mức 2.859.000 đồng/chỉ song vẫn có nhiều người đến mua (ảnh chụp tại Hà Nội ngày 24/11/2009) - Ảnh: Phạm Yên Ông Khánh cho rằng, việc cho nhập vàng là nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng trong nước hạ sốt sau cơn điên ngày 11/11, nhưng nếu giá vàng thế giới và tỷ giá USD vẫn cao, thì dù nhập về bao nhiêu cũng khó hạ giá vàng trong nước. TS Lê Đạt Chí (ĐH Kinh tế TPHCM) nhận định giá vàng VN phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá USD nên nếu các DN vẫn khó mua USD, NH không muốn bán và thị trường tự do làm giá thì rất khó kéo giá vàng xuống. Ông Chí khuyến cáo nếu tỷ giá USD không hạ nhiệt thì sẽ kéo giá nhiều mặt hàng khác lên chứ không riêng gì vàng. Điều này sẽ tác động xấu tới phòng chống lạm phát. Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì việc NHNN tuyên bố cho nhập vàng không vẫn chưa đủ mà cần có những biện pháp đồng bộ về tiền tệ, tỷ giá và nhất là kiểm soát được thị trường ngoại tệ thì mới bình ổn được giá vàng. TS Nguyễn Quang Hưng (Việt kiều Mỹ hiện giảng dạy tại TPHCM) phân tích: Nếu như Thống đốc NHNN cho rằng vàng trong dân vẫn còn nhiều và cho nhập chỉ để giải quyết vấn đề tâm lý thì tôi nghĩ biện pháp này chỉ để xoa dịu thị trường mà thôi. Hiện con số vàng được nhập bao nhiêu, các Cty được phép có thực sự nhập vàng không vẫn còn là bí mật cho nên dân vẫn e ngại và trữ vàng. Hiện nay giá vàng, tỷ giá và chính sách tiền tệ đang liên thông với nhau và cùng do NHNN điều hành. Nếu không xử lý hài hòa thì giá vàng trong nước vẫn nhảy múa. Nhóm tư vấn tiền tệ Eximbank đưa ra ý kiến khả năng có tín hiệu cho thấy vàng bước vào giai đoạn điều chỉnh. Vì vậy cảnh báo nhà đầu tư và khách hàng cần hết sức thận trọng trong giai đoạn giá vàng biến động phức tạp và phụ thuộc nhiều vào hành động của giới đầu cơ cả trong lẫn ngoài nước như hiện nay.
Lãi suất cơ bản Việt Nam đồng tăng lên 8%/năm
Ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tăng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam lên mức 8%/năm, áp dụng từ ngày 1/12.
Kinh tế
null
2009-11-25T03:50:07
TTXVN
Như vậy, lãi suất cơ bản đã được nâng lên 1 điểm phần trăm, sau 10 tháng liên tiếp giữ ở mức 7%/năm kể từ tháng 2/2009. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng sẽ tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng sẽ được tăng lên mức 17.961 VND/USD, áp dụng từ ngày 26/11. Cũng từ ngày này, biên độ tỷ giá mới được áp dụng sẽ là +/-3%, theo đó mức tỷ giá sàn là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần là 18.500 VND/USD./. Anh Quân (Vietnam+).
Giá vàng lên theo chiều... thẳng đứng, NĐT chùn tay
(VTC News) - Sáng 25/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng thêm 350.000 đồng/lượng so với giá giao dịch ngày hôm qua, đạt ngưỡng 29 triệu đồng/lượng. Lượng mua vào vàng miếng đã bớt sôi động.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:08:41
VTC
Ghi nhận tại thị trường Hà Nội, với một số doanh nghiệp kinh doanh vàng thì số lượng khách hàng đến giao dịch vàng đã giảm đi đáng kể. Lúc 9h45, tại cửa hàng SJC 27B Phan Đình Phùng (Quán Thánh, Ba Đình), lượng khách đến giao dịch chỉ lác đác, và theo nhân viên bán hàng ở đây thì từ sáng đến thời điểm này không có mấy khách hàng đến hỏi mua vàng miếng. Giá vàng SJC tại doanh nghiệp này được giao dịch ở mức 28,75 28,85 triệu đồng/lượng. Còn tại cửa hàng 24 Hà Trung (Hà Nội) của Công ty Vàng bạc Quốc Trinh, lượng khách đến giao dịch chủ yếu là mua vào, và không nhiều khách mua vàng với khối lượng lớn. Giá giao dịch vàng miếng SJC của doanh nghiệp này mua vào bán ra là 28,60 29 triệu đồng/lượng. Tại Bảo Tín Minh Châu, đầu giờ sáng, lượng khách hàng đổ xô đến cửa hàng rất đông, Bảo Tín Minh Châu tiếp tục phải ghi hóa đơn để khách chờ lấy vàng sau. Tuy nhiên đến 10h30 thì lượng khách đã vãn hẳn, chỉ còn lác đác 1 vài khách lẻ đến hỏi mua vài cây hoặc đến mua vàng nữ trang. Đến thời điểm 11h kém 10, giá vàng Rồng Thăng Long niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu là 28,81 28,95 triệu đồng/lượng; trong khi giá vàng SJC là 28,80 28,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Theo Doãn Yên, nhân viên giao dịch tại Bảo Tín Minh Châu thì đầu giờ sáng, lượng khách đến giao dịch mua vào rất đông, cửa hàng vẫn phải thu xếp cho khách sang gửi xe tại 25 Triệu Việt Vương vì vỉa hè phía trước cửa hàng đã chật kín. Lượng hàng bán ra tại cửa hàng vẫn khá lớn, sở dĩ buổi sáng khách đông, phải chờ lâu mới lấy được hàng là do đầu giờ sáng sản xuất không kịp. Tuy nhiên, sáng nay thì sức mua của NĐT so với mấy ngày qua là chậm hơn. Có lẽ do giá vàng đã lên khá cao, anh Yên cho biết. Theo ghi nhận của PV VTC News thì tính đến thời điểm 11h kém 10 thì lượng khách giao dịch tại Bảo Tín Minh Châu đã vãn hẳn, chỉ còn lác đác vài khách lẻ và một vài khách tập trung bên quầy vàng nữ trang. Nhộn nhịp hơn, trong khoảng diện tích chỉ vào khoảng 6m2 giao dịch nhưng cửa hàng vàng Thịnh Quang cơ sở 3 tại 28A Trần Nhân Tông lượng khách ra vào tấp nập, nhiều nhóm khách mà chủ yếu là các chị em đang ngồi chờ lấy hàng và ngồi nghiên cứu để quyết định mua hay không khá đông. Câu chuyện khá rôm rả xoay quanh chủ đề vàng. Chị Hằng (Thụy Khuê, Ba Đình) giọng đầy tiếc rẻ cho biết: Chị đến từ 7h hơn sáng nay, tuy vậy vẫn không mua được hàng giá rẻ. Vừa chờ, rồi đắn đo, cuối cùng chị quyết định mua vào 9 cây vàng SJC với giá 28,90 triệu đồng/lượng. Mình đã đi sớm nhưng không mua được hàng rẻ. Bà Mai mua được 4 cây giá có 28,62 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng. Tính ra vàng đã tăng tới 30 giá từ sáng đến giờ, chị Mai so sánh. Ngồi ngay bên cạnh, chị Ng (Hai Bà Trưng) cho biết, chị vẫn còn đang tính xem có nên mua vào hay không? Với mức chênh lệch biên độ giao dịch mua vào bán ra hiện nay là 100 ngàn đồng/lượng thì các cửa hàng vẫn còn muốn ôm vào nên mức vênh giữa mua vào bán ra hẹp thế này. Chứ hôm 11/11 vừa qua, biên độ giao dịch mua vào bán ra là 1 triệu đồng cơ, chị Ng, so sánh. Tại DN vàng Phú Quý giá vàng SJC được giao dịch ở mức 28,80 28,93 triệu đồng/lượng, lượng khách đến 11h vẫn còn rất đông, nhân viên quầy giao dịch 5 người làm trực tiếp mà vẫn không ngơi tay. Theo nhận định của các chuyên gia thị trường thì việc đồng đô la Mỹ trượt giá sẽ khiến NĐT lại tiếp tục chọn vàng làm nơi trú ẩn an toàn, việc này sẽ khiến cho giá vàng còn tiếp tục xu hướng tăng cao. Theo quan sát của PV VTC News thì lượng khách giao dịch tại Phú Quý chủ yếu là mua vào vàng miếng SJC và bán ngoại tệ. Bài, ảnh: Hà Linh.
Hợp tác phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gỗ
(TBKTSG Online) - Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (Unido) đang nghiên cứu hợp tác với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) trong dự án phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phó chủ tịch Hawa - ông Trần Quốc Mạnh cho biết.
Kinh tế
null
2009-11-25T02:40:11
TBKTSG
Thái Hằng Đào tạo nhân lực một số ngành sản xuất mũi nhọn trong đó có ngành gỗ cũng nằm trong nội dung dự án.Ảnh: Hồng Văn Cố vấn kỹ thuật trưởng dự án, ông Francesco Russo đầu tuần này đã có chuyến đi khảo sát năng lực doanh nghiệp thành viên Hawa để lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng và địa điểm phù hợp - nơi tập trung nhiều doanh nghiệp ngành gỗ và chế biến gỗ tại TPHCM, Bình Dương và một số tỉnh miền Trung, để xúc tiến dự án cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Francesco Russo nói, ở Ý một số ngành công nghiệp như ngành gỗ cũng tập trung nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp này liên kết với nhau thành những cụm hoặc mạng lưới, theo vùng để chuyên môn hóa sản xuất. Như ở vùng Bologne, Ý, các doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất phụ kiện và nội thất nhà bếp nên chất lượng và hiệu quả sản xuất đều cao. Đó cũng là một mô hình dự án dự định sẽ ứng dụng ở Việt Nam, nơi ông nhận xét các ngành sản xuất cũng có những điểm tương đồng. Nếu được thực hiện thì việc hợp tác với Hawa cũng như ngành gỗ sẽ nằm trong một dự án tổng thể trị giá 3 triệu euro kéo dài ba năm do chính phủ Ý, tổ chức Unido phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. Mục đích của dự án nhằm lựa chọn và phát triển tối đa 3 cụm hoặc mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ trên một số lĩnh vực mũi nhọn như gỗ, chế biến gỗ, chế biến thức ăn, dệt may, cơ khí để phối hợp với các doanh nghiệp Ý hoạt động trên cùng lĩnh vực. Qua đó, sẽ nâng cao sự chuyên môn hóa, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp cải thiện tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm.
Dự báo giá cước vận tải dịp Tết tăng từ 15-20%
(TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp vận tải hành khách đang lên kế hoạch tăng giá cước vận tải từ 15 - 20% trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới sau khi xăng, dầu tăng giá kể từ ngày 20-11.
Kinh tế
null
2009-11-25T02:32:49
TBKTSG
Anh Quân Việc tăng giá xăng, dầu sẽ đẩy giá cước vận tải hành khách tăng theo. Ảnh: Anh Quân Việc tăng giá xăng A92 thêm 800 đồng/lít lên 16.300 đồng/lít và dầu diesel tăng 1.000 đồng/lít thành 15.200 đồng/lít, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách đã lên kế hoạch tăng cước vận chuyển để bù đắp chi phí nhiên liệu. Theo ông Vũ Văn Tuyến, Giám đốc công ty TNHH vận tải Hoàng Long, việc tăng giá xăng dầu đã kéo theo chi phí vận tải tăng thêm khoảng 30%, thậm chí đối với các tuyến đường dài như tuyến Bắc - Nam chi phí vận chuyển còn cao hơn. Nếu các doanh nghiệp không điều chỉnh giá vận chuyển thì khó có thể đáp ứng đủ đầu xe để phục vụ vận chuyển hành khách trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Thừa, Giám đốc Bến xe miền Đông cho biết, hiện tại giá cước vận tải hành khách đi các tuyến miền Đông chưa có gì biến động. Sau khi xăng, dầu tăng giá các doanh nghiệp vận tải hành khách đang làm bản thống kê chi tiết trình cơ quan chức năng xem xét ở mức độ phù hợp cho mọi đối tượng rồi mới có quyết định tăng giá. Ngoài ra, từ ngày 15-12 tới, các doanh nghiệp sẽ được chủ động tăng giảm giá xăng dầu nên giá cước vận tải có thể tăng từ 15 - 20%, mức tăng cao hay thấp còn tùy thuộc vào việc biến động của giá xăng dầu.
Bên mua chùn tay, VN-Index tiếp tục tụt dốc
(ĐTCK-online) Mặc dù chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại sau chuỗi 3 phiên mất điểm liên tiếp, nhưng chứng khoán trong nước sáng nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Tâm lý nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng, e dè trong những quyết định mua bán của mình. Đây đã là phiên mất điểm thứ ba liên tiếp của chỉ số VN-Index.
Kinh tế
null
2009-11-24T05:12:40
ĐTCK
Mở cửa phiên giao dịch, lực cầu yếu trong khi áp lực bán tiếp tục mạnh đã khiến nhiều cổ phiếu tiếp tục xu thế giảm giá. Kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ số VN-Index giảm giảm 1,7 điểm xuống 535,59 điểm (giảm 0,32%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.651.910 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 127,81 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 28 mã tăng giá, 20 mã đứng giá tham chiếu, 138 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 3 mã tăng trần là BAS, NSC, TTC và có tới 20 mã giảm sàn. Trong đợt khớp lệnh liên tục, diễn biến giao dịch khả quan hơn khi lực cầu có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên, áp lực bán ra tăng mạnh lại kéo VN-Index quay đầu mất điểm ngay sau đó và có xu hướng giảm với biên độ mạnh hơn. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 10,31 điểm, xuống 526,98 điểm (giảm 1,92%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 33.982.130 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1678,21 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/11/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 527,13 điểm, giảm 10,16 điểm (-1,89%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 42.175.420 đơn vị, giảm 11,05% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.051,053 tỷ đồng, giảm 10,54%. Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 3.700.970 đơn vị, với tổng giá trị hơn 142,87 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 45.876.390 đơn vị (-8,86%) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.193,921 tỷ đồng (-8,68%). Trong tổng số 186 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 28 mã tăng giá, 140 mã giảm giá, 18 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 3 mã tăng trần là BAS, NSC, TTC và 21 mã giảm sàn. Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 8 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là VNM. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là CTG. Cụ thể, VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,91%), đạt 111.000 đồng. VNM giữ nguyên mức giá tham chiếu là 84.000 đồng/cổ phiếu. MSN giảm 800 đồng/cổ phiếu (-2,08%), còn 37.700 đồng. HAG giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-2,07%), còn 71.000 đồng. BVH giảm 200 đồng/cổ phiếu (-0,67%), còn 29.600 đồng. PVF giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (-3,61%), còn 32.000 đồng. STB giảm 900 đồng/cổ phiếu (-3,41%), còn 25.500 đồng. VCB giảm 900 đồng/cổ phiếu (-1,91%), còn 46.300 đồng. Trong khi đó, CTG giảm kịch sàn 1.400 đồng/cổ phiếu (-4,76%), còn 28.000 đồng. Mã EIB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,9 triệu đơn vị (chiếm 6,91% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 23.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 900 đồng (-3,70%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 25,50% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là NSC với mức tăng 4,76% lên 41.800 đồng (tăng 1.900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 19 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BMP là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.000 đồng lên mức 131.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 88 nghìn cổ phiếu. Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 3 mã giảm giá, duy nhất VFMVF1 đứng giá ở mức 16.600 đồng/chứng chỉ quỹ. Cụ thể, VFMVF4 giảm 100 đồng (-0,86%), chỉ còn 11.500 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (-1,61%), chỉ còn 6.100 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 100 đồng (-1,54%), chỉ còn 6.400 đồng/chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 76 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.401.130 đơn vị, bằng 8,06% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, EIB được họ mua vào nhiều nhất với 824.100 đơn vị, chiếm 28,27% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như KMR (727.010 đơn vị), PAC (360.200 đơn vị), VIP (103.850 đơn vị) và PVD (98.220 đơn vị). Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là KMR (975,33%), IMP (90,91%), PAC (85,22%), GIL (68,54%) và BMP (68,35%). 5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất Mã Giá +/- % KLGD EIB 23.400 (900) -3,70% 2.915.180 STB 25.500 (900) -3,41% 2.734.330 SSI 84.000 (1.500) -1,75% 2.208.210 REE 49.600 (900) -1,78% 1.553.910 LCG 85.000 (2.500) -2,86% 1.341.640 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất Mã Giá +/- % KLGD NSC 41.800 1.900 4,76% 19.160 TTC 11.100 500 4,72% 167.030 BAS 15.600 700 4,70% 109.650 RAL 31.500 1.400 4,65% 483.450 GTA 14.600 600 4,29% 50.560 5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất Mã Giá +/- % KLGD VSC 91.000 (23.000) -20,18% 28.640 NKD 46.300 (10.700) -18,77% 42.280 SAV 41.800 (2.200) -5,00% 10.770 VNA 19.100 (1.000) -4,98% 138.170 LSS 43.900 (2.300) -4,98% 323.610 * ALT: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông và trả cổ tức đợt 1/2009 bằng cổ phiếu (100:9) * NKD: Ngày GDKHQ phát hành cổ phiếu thưởng (10:2) * VSC: Ngày GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng (4:1).
Từ 1/12, tăng lãi suất cơ bản VND lên 8%
(VTC News) - Ngân hàng Nhà nước VN vừa quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 8%/năm từ 1/12 tới thay vì mức 7% được duy trì liên tục từ tháng 2/2009.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:17:34
VTC
Tăng lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu Nhằm mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm; lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm. Thời điểm áp dụng mức lãi suất mới này bắt đầu từ ngày 1/12/2009. Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu với mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Việc tăng lãi suất cơ bản phù hợp với thị trường khi trong tháng 11, hàng loạt các ngân hàng đã nâng mức lãi suất huy động lên mức gần 10%/năm nhằm hút tiền vào dịp cuối năm. Từ ngày 19/11/2009, OceanBank tăng lãi suất lên 9,85% cho tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng. Ngân hàng Phương Đông (OCB) tăng đồng loạt lãi suất huy động tiền đồng, ngoại tệ và vàng từ ngày 4/11. Với VND, kỳ hạn một tháng là 9,45%/năm, từ 3 12 tháng là 9,49%/năm, từ 13 24 tháng là 9,7%/năm, 36 tháng là 9,8%/năm. Tiết kiệm linh hoạt 13 tháng lãi cuối kỳ là 9,89%/năm. Ngày 13/11, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đã công bố tăng lãi suất tiền gửi rất mạnh đối với VND, USD, vàng. Cụ thể, ngân hàng này tăng 0,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn tuần; 0,4% - 0,45%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 2 - 6 tháng; 0,3%/năm trở lên đối với tất cả các kỳ hạn còn lại. Theo đó, lãi suất huy động VND cao nhất lên tới 9,97% với kỳ hạn 36 tháng; lãi suất huy động USD là 3,1%/năm và với vàng là 3,8%/năm. Ngoài ra, ngân hàng này còn thực hiện chương trình khuyến mại tiền gửi tiết kiệm như: Vạn món quà, Triệu niềm vui với giải đặc biệt là xe hơi Mercedes; hay được tặng thêm lãi suất với chương trình Gửi hôm nay, Tặng ngay lãi suất... Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng điều chỉnh biểu lãi suất huy động đối với các loại tiền VND, USD và EUR từ ngày 11/11/09. Mức lãi suất huy động cao nhất của SeABank với VND là 9,99%/năm; với USD là 3,70%/năm và với Euro là 2,00%/năm. Thùy Linh.
Mừng, lo giao dịch ký quỹ
Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động giao dịch ký quỹ (đang hoàn thiện để chuẩn bị ban hành) đang tạo những tâm lý trái chiều đối với nhà đầu tư.
Kinh tế
null
2009-11-24T17:55:45
Đầu Tư
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đang khẩn trương hoàn tất Thông tư hướng dẫn Giao dịch ký quỹ để chậm nhất là cuối tháng này sẽ trình Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt. Giao dịch ký quỹ (margin trading) là việc mua, hoặc bán chứng khoán trong đó người đầu tư chỉ thực có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Việc đưa vào sử dụng giao dịch ký quỹ có thể mang lại những tác động tích cực như ổn định giá chứng khoán, tăng tính thanh khoản của thị trường. Với việc sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể tối đa hóa lợi nhuận. Chẳng hạn, khi thị trường lên điểm, nhà đầu tư vay thêm tiền từ công ty chứng khoán để đầu tư, họ sẽ có cơ hội mua được nhiều cổ phiếu hơn và khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng, lợi nhuận mà họ có được sẽ cao hơn so với việc chỉ sử dụng vốn tự có để đầu tư. Tất nhiên, giao dịch ký quỹ cũng ẩn chứa độ rủi ro cao nếu nhà đầu tư dự đoán sai về diễn biến thị trường. Trong thời gian qua, từ khi có thông tin về việc UBCKNN đang tiến hành soạn thảo Thông tư hướng dẫn Giao dich ký quỹ, thị trường đã trải qua một chu kỳ tăng điểm mạnh. Lý do là, các nhà đầu tư cho rằng, khi Thông tư về giao dịch ký quỹ được ban hành, thị trường sẽ có thêm đòn bẩy do tác dụng của quy định cho phép mua ký quỹ. Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo lắng về các vấn đề quản lý thị trường sau khi quy định về giao dịch ký quỹ được chính thức ban hành. Ông Trần Tiến Dũng, một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán cho biết, hiện cơ quan quản lý (Trung tâm lưu ký) vẫn chưa quản lý được tài khoản của từng nhà đầu tư. Cụ thể, Trung tâm lưu ký hiện chỉ quản lý tổng số chứng khoán theo đầu từng công ty chứng khoán. Theo đó, các công ty chứng khoán sẽ tự quản lý tài khoản của các nhà đầu tư là khách hàng của mình. Tương tự tài khoản chứng khoán, việc quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư hiện nay cũng khá nhập nhèm. Mặc dù UBCKNN đã yêu cầu các công ty chứng khoán phải chuyển việc quản lý tiền về một ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chỉ có một khoản duy nhất gộp tất cả các nhà đầu tư của công ty chứng khoán trong đó và công ty chứng khoán chính là người tự phân chia trong cái rổ tiền đó. Theo một số nhà đầu tư lâu năm, khi nghiệp vụ giao dịch ký quỹ được đưa vào áp dụng, công ty chứng khoán sẽ được cung cấp dịch vụ ứng tiền cho nhà đầu tư mua chứng khoán nếu họ không có đủ tiền trong tài khoản. Về mặt pháp lý, khi công ty chứng khoán cho khách hàng vay tiền, thì số tiền đó phải là tiền của công ty chứng khoán, nếu họ lấy tiền của người khác, thì phải được sự đồng ý của người bị lấy tiền và phải trả lãi suất cho họ. Tuy nhiên, khi công ty chứng khoán là người tự biên tự diễn trong cái rổ tiền khổng lồ (là tổng số tiền của tất cả các nhà đầu tư có tài khoản tại công ty chứng khoán), thì có gì để đảm bảo rằng, công ty chứng khoán không lấy tiền của nhà đầu tư này để ứng cho nhà đầu tư khác. Điều nguy hiểm nằm ở chỗ, người bị lấy tiền có thể hoàn toàn không biết. Nếu mọi sự suôn sẻ (lấy tạm một thời gian rồi trả lại nguyên vẹn) thì đó cũng đã là một sự xâm hại quyền lợi đối với người bị mượn tiền. Còn nếu có rủi ro xảy ra (người vay tiền không trả được nợ, trong khi công ty chứng khoán cũng không thu xếp bù trả được tiền cho tài khoản bị chiếm dụng), thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Vàng tăng kinh hoàng, thị trường điên đảo
Giá vàng giao ngay, đã phi mã lên 1.177,40 USD/ounce, mức cao nhất trong lịch sử. Nhà đầu tư vẫn chủ yếu là mua vào.
Kinh tế
null
2009-11-25T06:07:27
VietnamNet
Giá vàng tại châu Á sáng 25/11 lập kỷ lục mới lần thứ 2 trong tuần. Giới đầu tư tranh mua vàng tích trữ nhằm giảm bớt thiệt hại từ tình trạng mất giá của đôla Mỹ. Giá vàng giao ngay đã phi mã lên 1.177,40 USD/ounce, mức cao nhất trong lịch sử. Vào lúc 10h48 trưa nay, giá vàng đứng ở mức 1.176,70 USD/ounce, tăng 0,6% so với phiên hôm trước. Vàng kỳ hạn giao tháng 2 trên sàn giao dịch kim loại New York đã vọt lên 1.179 USD/ounce và lần giao dịch gần nhất ở mức 1.178,40 USD/ounce. Tại thị trường Việt Nam, tính tới 10h30 phút sáng nay, vàng tăng đột biến thêm 350.000 đồng/lượng. Mức giá mua vào và bán ra thu hẹp, dao động quanh mốc 28.91-28.95 triệu đồng/lượng. Giao dịch vàng luôn đảo ngược với chiều lên xuống của đôla Mỹ. Đôla Mỹ sáng nay đã sụt mạnh sau một báo cáo cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản hồi phục. Bộ Tài chính Nhật công bố, xuất khẩu tháng 10 giảm 23,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với tháng 9/2009 xuất khẩu tăng 2,5%. Nhập khẩu của Nhật tháng 10 giảm 35,6%. Như vậy, thặng dư thương mại trong tháng báo cáo của nước này đạt đạt 9,1 tỷ USD. Đồng Yen giao dịch ở 88,59 Yen/USD, so với tỷ giá 88,61 Yen/USD trước khi báo cáo về xuất khẩu được công bố. Như vậy, giá vàng đã tăng tới 34% trong năm nay và hướng đến năm tăng giá thứ 9 liên tiếp. Việc các ngân hàng trung ương, quỹ trợ cấp và nhà đầu tư tư nhân mua vàng tích trữ nhằm đối phó với sự mất giá của đồng bạc xanh và nguy cơ lạm phát tăng cao, là nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng vọt. Chỉ số USD đã giảm 7,8% sau khi các ngành hoạch định chính sách tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản thấp và bơm 2.000 tỷ USD để kéo nền kinh tế toàn cầu ra khỏi tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ thế chiến 2. Rõ ràng là tâm lý mua vàng đang áp đảo, Toby Hassall, một nhà phân tích thuộc hãng CWA Global Markets Pty Ltd. ở Sydney, nhận xét. Trong số các kim loại quý hiếm khác sáng nay, giá bạc tăng 1,1% lên 18,7175 USD/ounce, bạch kim đứng ở 1.449,50 USD/ounce và palađi tăng 0,9% lên 372,50 USD/ounce. Việt Hà (theo Bloomberg).
IMF dành 600 tỷ USD giúp các nước bị khủng hoảng
Ngày 24/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo kế hoạch cho vay nhằm hỗ trợ các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính đã tăng lên 600 tỷ USD.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:13
TTXVN
Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết, có thêm 13 quốc gia tiềm năng đã nhất trí gia nhập nhóm 26 nước cam kết rót kinh phí cho Các thỏa thuận hạn mức vay mới (NAB), ban đầu chỉ nhằm đạt được 500 tỷ USD. Các nước cũng cam kết sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho NAB, một tập hợp các thỏa thuận tín dụng dự phòng theo đó các nước tham gia sẽ sẵn sàng cung cấp nguồn vốn bổ sung để IMF cho vay khi cần thiết. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết: "Thỏa thuận hôm nay về một NAB mở rộng đánh dấu một mốc quan trọng đối với cơ chế đa phương và IMF, giúp IMF hoạt động hiệu quả để đối phó với khủng hoảng và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế". Thông báo của IMF còn nhấn mạnh sự linh hoạt hơn của kế hoạch cho vay này là nhằm biến nó thành một công cụ hiệu quả để quản lý khủng hoảng, hỗ trợ cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Dự kiến, ban lãnh đạo IMF sẽ đưa ra quyết định chính thức về NAB mở rộng trong vài tuần tới. Đóng góp vào kế hoạch này có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Italy, cùng với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ./. (TTXVN/Vietnam+).
Canada xây đường ống thu, vận chuyển cácbon
Chính quyền tỉnh Alberta đã ký hợp đồng với Tập đoàn năng lượng Enhance Energy Inc đầu tư 495 triệu đôla Canada (CAD) cho việc xây dựng một tuyến đường ống dài 240km nhằm thu gom và vận chuyển khí cácbon.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:17:52
TTXVN
Tuyến đường ống này mang tên "Alberta Carbon Trunk Line" sẽ kết nối khu trung tâm công nghiệp ở Đông-Bắc thành phố Edmonton với các mỏ dầu gần thị trấn Clive ở trung tâm tỉnh Alberta. Sau khi hoàn thành, đường ống này có thể thu giữ và vận chuyển khoảng 14,6 triệu tấn khí CO2, tương đương 2,6 triệu xe ôtô lưu hành trên đường phố. Đây cũng là dự án thu giữ khí thải (CCS) lớn nhất trên thế giới. Tuyến đường ống này sẽ vận chuyển khí CO2 tới các mỏ dầu để bơm xuống lòng đất, góp phần đẩy dầu mỏ lên khỏi mặt đất. Dự kiến, tuyến đường ống trên sẽ bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 2011 và đi vào hoạt động năm 2012. Số tiền đầu tư cho dự án được trích từ Quỹ phát triển công nghệ thu giữ khí cácbon trị giá 2 tỷ USD của tỉnh Alberta. Ngoài ra, Chính phủ Canada cũng sẽ tài trợ 63 triệu CAD cho dự án này. Đây là dự án thứ ba do Quỹ phát triển công nghệp thu giữ khí cácbon của tỉnh Alberta tài trợ. Trước đó, hồi đầu tháng 10 vừa qua, tỉnh này và Chính phủ Canada cũng thông báo tài trợ cho dự án Shell Quest nằm ở phía Đông thành phố Edmonton và dự án Pioneer tại nhà máy Keephills của Tập đoàn TransAlta ở Wabunun, tỉnh Alberta. Hai dự án này nhằm thu gom khí CO2 từ các nhà máy và bơm xuống dưới lòng đất sâu 2.000m./. (TTXVN/Vietnam+).
Thị trường xả hàng ồ ạt, VN-Index sát mốc 500 điểm
Một phiên giao dịch hoảng loạn của thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục trong phiên hôm nay. Chỉ số trên cả hai sàn Nam-Bắc đều giảm hết biên độ, bên bán áp đảo hoàn toàn khi giới đầu tư xả hàng ồ ạt. Chỉ số VN-Index mất 23,72 điểm, xuống 503,41 điểm.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:16
TTXVN
Ngay sau khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành công văn số 2649/UBCK-PTTT quy định: Kể từ ngày 1/12/2009, tất cả các công ty chứng khoán phải chấm dứt việc cho phép khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4 (thời hạn được phép giao dịch chứng khoán) hoặc cho khách hàng vay chứng khoán để bán. Ngay lập tức, thị trường đã có những phản ứng rất rõ rệt bằng việc xuống dốc không phanh của các chỉ số. Xu hướng bán tháo đã chiếm ưu thế trong phiên hôm nay khiến cho hầu hết các mã đều xuống giá rất mạnh. Nhóm các mã trụ cột trên sàn HoSE đã bị quật ngã hoàn toàn khi đều nện sàn từ đầu cho đến cuối phiên như BVH, HPG, ITA, PVF, CII, SAM, REE, SJS, SSI, VCB, GMD Ngay đầu phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index mất 7,39 điểm và xuống 519,74 điểm. Thanh khoản thị trường lúc này đạt 2,7 triệu đơn vị với giá trị giao dịch 119,35 tỷ đồng. Sang đến đợt 2, giới đầu tư bắt đầu xả hàng ồ ạt, các mã liên tục nện sàn, chỉ số rơi tự do mất 24,89 điểm xuống 503,24 điểm. Giá trị giao dịch của thị trường lúc này đạt 2.582,41 tỷ đồng, tương đương 57,14 triệu đơn vị nhưng đều là lệnh bán. STB thiệt hại nặng nhất khi có tới 5,43 triệu cổ phiếu giao dịch với mức giá sàn, giá trị mất 1.200 đồng/cổ phiếu. Đứng sau STB, mã SSI cũng có tới 3,55 triệu cổ phiếu bị bán tháo, giá trị cổ phiếu của SSI cũng mất 4.000 đồng/cổ phiếu. Thị trường rơi tự do, các mã trụ cột giao dịch thất bại đã tạo ra một phiên hoảng loạn của toàn bộ thị trường. Trên sàn HoSE có tới 173 mã nện sàn trong tổng số 183 mã xuống giá. Chỉ có 5 mã có được sắc xanh và 1 mã đứng giá là IMP. Chịu ảnh hưởng từ việc xuống dốc của sàn HoSE, phía sàn Hà Nội hôm nay cũng không có được sự khả quan hơn. Chỉ số HNX-Index mất 10,33 điểm, xuống 164,87 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên sàn Hà Nội hôm nay đạt 23,41 triệu cổ phiếu, tương đương 865,28 tỷ đồng. Đã có tới 225 mã mất giá trong phiên hôm nay, chỉ có 10 mã mang sắc xanh. Mã ACB dẫn đầu khối lượng giao dịch với 2,56 triệu cổ phiếu, nhưng giá trị giảm 2.500 đồng/cổ phiếu. Ngay sau ACB là mã VCG với 2,44 triệu cổ phiếu bị bán tháo, mã này mất 4.000 đồng/cổ phiếu. Một số những blue-chip khác như BVS, KBC, KLS, PVA, PVI, SHBđều nện sàn khi thị trường đóng cửa. Họ nhà Sông Đà và Vinaconex cũng thất bại hoàn toàn, các mã đều kết thúc phiên với mức giảm kịch biên độ. Nhóm các mã hiếm hoi đi ngược thị trường kết thúc phiên với màu xanh là SAF, YSC, VBH, TCS, SNG, SFN, SBN Diễn biến trên sàn UpCoM cũng không khác nhiều so với hai sàn niêm yết khi chỉ số UPCoM Index mất 1,87 điểm xuống 59,84 điểm tại thời điểm lúc 11h40. Tại thời điểm này, giá trị giao dịch tại sàn UPCoM đạt 2,3 tỷ đồng tương đương 179.585 cổ phiếu. Mã APS dẫn đầu khối lượng giao dịch với 139.850 cổ phiếu tuy nhiên giá trị lại giảm 500 đồng/cổ phiếu. Mã HDO bất ngờ lên trần với 1.900 cổ phiếu, giá trị tăng 1.400 đồng/cổ phiếu, trong khi đó PSP và VDS nện sàn./. Ngọc Cương (Vietnam+).
VN-Index lùi về sát ngưỡng 500 điểm
(TNO) Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (25.11), thị trường chứng khoán VN giảm điểm mạnh trên cả hai sàn Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HOSE). Đây cũng là phiên giảm thứ tư liên tiếp kể từ cuối tuần trước.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:27:44
Thanh Niên
Trên sàn HOSE, đà giảm điểm trong phiên hôm qua được tiếp tục khiến VN-Index giảm ngay từ thời điểm mở cửa. Sau 30 phút giao dịch nhằm xác định giá mở cửa thị trường, chỉ số này đã để mất 7,39 điểm so với mức chốt phiên hôm qua, tương đương mức giảm 1,4%, xuống còn 519,74 điểm. Không khí giao dịch trên sàn khá ảm đạm khi chỉ có 2,77 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay trong đợt này, với khối lượng giao dịch là 119,35 tỉ đồng. Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index gia tăng biên độ giảm điểm. Điều này đã góp phần gây ra tâm lý mất bình tĩnh của một số nhà đầu tư. Số lệnh đặt bán bất ngờ tăng với mức giá giao dịch xuống thấp dần. Nhiều cổ phiếu đồng loạt giảm sàn. Kết thúc đợt giao dịch thứ 2, VN-Index giảm mạnh 23,89 điểm, tương đương giảm 4,53%, xuống còn 503,24 điểm. Khối lượng giao dịch đợt này tăng khá mạnh với trên 57 triệu đơn vị cổ phiếu trao tay, giá trị giao dịch đạt 2.582,4 tỉ đồng. Trong đợt giao dịch cuối xác định giá đóng cửa, lực cầu không tăng trong khi vẫn còn khá nhiều lệnh đặt bán với giá sàn khiến thị trường tiếp tục duy trì sắc đỏ. Kết thúc đợt 3, VN-Index giảm tổng cộng 23,72 điểm so với phiên hôm qua, tương đương giảm 4,49%, xuống còn 503,41 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trong phiên sáng nay đạt xấp xỉ 67 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 3.010,9 tỉ đồng. Như vậy, chỉ sau 4 phiên giảm điểm, VN-Index đã để mất tới gần 60 điểm, lùi sát ngưỡng 500 điểm. Trong phiên sáng nay, sàn HOSE chào đón 3 mã cổ phiếu mới là TIX của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình, HVG của Công ty CP Hùng Vương và BTP của Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa với khối lượng niêm yết lần lượt là 12 triệu cổ phiếu và trên 60 triệu cổ phiếu đối với HVG và BTP. Trong tổng số 189 mã chứng khoán niêm yết trên sàn HOSE, phiên hôm nay chỉ ghi nhận được 4 mã tăng giá, 1 mã đứng giá tham chiếu, còn lại 184 mã giảm giá, trong đó có tới 173 mã giảm sàn. Trong số 4 mã tăng giá hiếm hoi, có hai mã mới chào sàn là HVG và TIX. STB vẫn dẫn đầu sàn TP.HCM về khối lượng giao dịch với 5,43 triệu cổ phiếu, tiếp theo là EIB với 4,32 triệu, thứ 3 là SSI với 3,55 triệu cổ phiếu. * Trên sàn Hà Nội, diễn biến không có gì khả quan hơn. HNX-Index liên tục đi xuống từ đầu phiên mà không hề có sự kháng cự nào. Kết thúc phiên sáng nay, HNX-Index giảm 10,33 điểm, tương đương giảm 5,9% so với phiên hôm qua, xuống còn 164,87 điểm. Khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 23,4 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch tương đương 865,3 tỉ đồng. Toàn sàn ghi nhận 7 mã tăng giá, 5 mã đứng giá hoặc không có giao dịch, còn lại 227 mã đứng giá tham chiếu trong tổng số 239 mã niêm yết. Hôm nay, sàn HNX đón chào cổ phiếu mới BXH của Công ty CP Bao bì Xi măng Hải Phòng. Về khối lượng giao dịch, ACB dẫn đầu với 2,56 triệu cổ phiếu, tiếp theo là VCG với 2,44 triệu, KBC đứng thứ 3 với 1,58 triệu. Duy Trần.
Chứng khoán rớt giá thảm hại
(HNMO)- Gần như toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn đều giảm mạnh, VN-Index tụt sâu 23,72 điểm. Chốt phiên, chỉ số này đã tụt khỏi các ngưỡng hỗ trợ để chạm sát mức 500 điểm.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:32:26
Hà Nội Mới
Tâm lí lo sợ vẫn bao trùm toàn thị trường. Đối với nhiều người, việc quan trọng nhất thời điểm này là bán tháo CP để cắt lỗ. Bước vào giao dịch với tâm lí này, nhà đầu tư ngay lập tức đặt lệnh bán ồ ạt từ đợt khớp lệnh 1. Ngưỡng hỗ trợ 520 điểm nhanh chóng bị phá vỡ chỉ sau vài phút giao dịch. Kết thúc đợt 1, VN-Index đã mất hơn 7 điểm. Sang đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index tiếp tục trượt dốc không phanh. Lực bán quá mạnh hoàn toàn áp đảo lượng dư mua nhỏ giọt. Do vậy, phần lớn các mã niêm yết trên sàn bất kể là blue-chips hay penny-stocks đều giảm hết mức có thể. Toàn sàn chỉ có 5 mã tăng là BTP, HVG, TIX, SFC, TMS. Trong đó, 3 mã BTP, HVG, TIX là những mã vừa được niêm yết trên sàn phiên sáng nay, nên dù có tăng cũng không được tính vào VN-Index. Giải thích cho sự sụp đổ của thị trường 4 phiên gần đây, ngoài vấn đề tâm lí còn có sự tác động của một số thông tin tiêu cực như Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hạn chế cho vay với chứng khoán, giao dịch CP thưởng phải đóng thuế Tuy vậy, trong phiên hôm nay vẫn có không ít người tranh thủ gom hàng với giá thấp. Tập trung vào một số CP có mức tăng trưởng tốt như SSI, REE, VFMVF1 Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/11, chỉ số VN-Index tụt sâu gần như hết biên độ, giảm 23,72 điểm xuống 503,41 điểm. Do giá CP xuống thấp nên thanh khoản đã được cải thiện đáng kể: có xấp xỉ 70 triệu chứng khoán giao dịch tương đương 3.010 tỉ đồng. HNX-Index cũng chịu chung số phận với VN-Index khi hầu hết các mã CP niêm yết trên sàn đều giảm kịch biên độ. Chỉ số HNX-Index chỉ còn 164,87 điểm sau khi bốc hơi mất 10,22 điểm. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ lên 23,4 triệu chứng khoán tương đương 865 tỉ đồng. Quang Anh.
Từ ngày 1/12, chấm dứt bán chứng khoán trước ngày T+4
(ĐTCK-online) UBCK vừa chính thức có văn bản yêu cầu tất cả các công ty chứng khoán phải chấm dứt việc cho phép khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4, hoặc cho khách hàng vay chứng khoán để bán kể từ ngày 1/12.
Kinh tế
null
2009-11-24T10:25:58
ĐTCK
Theo Công văn số 2649/UBCK ngày 24/11/2009 về việc tuân thủ quy định giao dịch chứng khoán, ngoài yêu cầu như trên, UBCK cũng yêu cầu Trung tâm Lưu ký trong quá trình thực hiện thanh toán, bù trừ giao dịch chứng khoán, nếu phát hiện các thành viên lưu ký vi phạm các quy định này thì phải báo cáo ngay cho UBCK để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 1/12/2009. Ngoài ra, đối với các trường hợp vi phạm quy định giao dịch chứng khoán đã bị UBCK phát hiện gần đây, UBCK sẽ tiếp tục xử lý và công bố công khai trên website của Ủy ban. Theo UBCKNN, việc yêu cầu chấm dứt bán chứng khoán trước ngày T+4 là để đảm bảo tính công bằng, công khai trong hoạt động kinh doanh của các CTCK, trong khi chờ Bộ Tài chính chính thức ban hành các văn bản hướng dẫn mới về giao dịch chứng khoán.
Thu hẹp biên độ tỷ giá VND/USD còn 3%, tăng các lãi suất chủ chốt
- Từ ngày 1/12, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu cùng tăng 1%. Còn từ ngày mai, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, đồng thời biên độ tỷ giá VND/USD giảm xuống còn ± 3%.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:27:52
Hà Nội Mới
Trưa nay, Ngân hàng Nhà nước công bố một loạt quyết sách nhằm can thiệp để ổn định thị trường ngoại hối đang diễn ra căng thẳng hiện nay. Ảnh minh họa Theo đó, mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày mai (26/11) là 17.961 VND ăn 1 USD, tăng mạnh so với mức 17.034 VND ăn 1 USD hôm nay. Cùng với đó, biên độ tỷ giá giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là 3% (tỷ giá kinh doanh tại các ngân hàng không được cao quá hoặc thấp hơn 3% so với tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày), thay vì mức 5% như trước. Như vậy, với các điều chỉnh này, mức tỷ giá sàn các ngân hàng thương mại giao dịch vào ngày mai sẽ là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần là 18.500 VND/USD. Cùng với các quyết sách trên, Ngân hàng Nhà nước công bố, lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm, thời điểm áp dụng là 1/12. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Như vậy, sau 10 tháng duy trì mức 7%, từ ngày 1/12 tới, lãi suất cơ bảng bằng đồng VND sẽ là 8%. Theo đó, trần lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại là 12%/năm, trừ các khoản cho vay với nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Thủy Hương.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm
(Toquoc)- Ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm; lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm.
Kinh tế
null
2009-11-25T12:02:01
Tổ Quốc
Quyết định tăng lãi suất cơ bản sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2009. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu với mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Cũng trong ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là 3% từ ngày 26/11/2009. Với các điều chỉnh này, mức tỷ giá sàn giao dịch sẽ là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD. HG.
Xuất khẩu: Cá thừa, tôm thiếu
(TBKTSG Online) - Trái với dự báo của các doanh nghiệp lẫn chuyên gia hồi giữa năm rằng cuối năm nay, sẽ xảy ra tình trạng thừa tôm thiếu cá do xuất khẩu tôm gặp khó, còn cá thì nhiều cơ hội hơn. Nay thì ngược lại, cá đang thừa tới mức nông dân bán không được nhưng tôm thì thiếu, giá tăng vùn vụt.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:47:36
TBKTSG
Hồng Văn Chế biến xuất khẩu cá tra ở Công ty cổ phần Nam Việt ở An Giang-Ảnh: Hồng Văn. Thị trường Nga: không như kỳ vọng Giữa năm nay, sau khi có thông tin Nga mở cửa lại thị trường cá tra cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hàng loạt những con số dự báo về sản lượng xuất khẩu cá tra sang Nga năm nay khi thì 70.000 tấn, lúc lên tới 120.000 tấn, như dấy lên hy vọng cho con cá tra trong tình cảnh thị trường tiêu thụ thủy sản thế giới giảm mạnh bởi kinh tế khó khăn. Hơn nữa lúc ấy, với nhiều doanh nghiệp, Hiêp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lẫn các quan chức ngành nông nghiệp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động xấu tới thủy sản Việt Nam nhưng con cá tra thì ngoại lệ. Các chuyên gia thủy sản giải thích rằng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong khi con cá tra có giá thấp, hợp với túi tiền của người tiêu dùng ở nhiều thị trường. Thế nhưng hiện nay, trong khi một số thị trường đang khởi sắc trở lại thì xuất khẩu sang Nga và Ucraina - vốn là 2 thị trường trọng điểm của cá tra Việt Nam trong năm 2008 lại giảm tới mức mà nhiều doanh nghiệp cho là tụt dốc không phanh. Trong tháng 10 qua, thị trường Nga chỉ mua có 400 tấn cá tra, trị giá 0,6 triệu đô la Mỹ, giảm đến 95% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn nhiều so với gần 8.000 tấn của tháng trước. Nói không ngoa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra xem thị trường Nga là "niềm hy vọng" cho cả ngành thủy sản đang ảm đạm trong năm nay. Nhưng trái với dự báo, sau khi được mở cửa trở lại, xuất khẩu cá tra vào Nga giảm gần như rơi tự do, là nguyên nhân chính khiến cá tra 10 tháng năm nay xuất khẩu chỉ đạt 500.000 tấn, giá trị 1,12 tỉ đô la Mỹ, giảm 10% giá trị so với cùng kỳ. Giữa năm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dự báo cá tra xuất khẩu có thể đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ nhưng bây giờ, nhiều doanh nghiệp cho rằng xuất khẩu được 1,2-1,3 tỉ đô la Mỹ là mừng lắm rồi. Chủ trại cá méo mặt Nông dân nuôi cá đang méo mặt vì giá cả giảm-Ảnh: Hồng Văn. Xuất khẩu cá tra giảm, lượng tồn kho cá đã qua chế biến của các doanh nghiệp nhiều nên trong tháng 11 này, giá cá tra nguyên liệu trong nước gần như giảm mạnh, thậm chí doanh nghiệp không muốn mua. Theo nhiều chủ trại nuôi cá lớn ở Đồng Tháp thì giá cá mà doanh nghiệp chào mua chỉ 14.500-14.800 đồng/kg. Ông Cao Văn Nhã, chủ trại nuôi cá ở Đồng Tháp tính toán chỉ riêng chi phí thức ăn hiện đã lên 12.500 đồng/kg cá, cùng với tiền giống, công chăm sóc, điện nước thì giá thành nuôi cá quy mô trang trại (quy mô nhỏ lẻ có giá thành cao hơn nữa) lên 14.500 đồng/kg, ngang với giá mua cá của nhà máy. Tuy nhiên, giá mua cá mà các nhà máy đưa ra phần nhiều nông dân nuôi cá bị lỗ nặng, bởi chúng tôi chưa tính lãi vay ngân hàng, rồi hao hụt sản lượng cá 15-20%, ông Nhã cho hay. Điều làm ông Nhã và nhiều chủ trại nuôi cá bức xúc là giữa năm nay, các doanh nghiệp lẫn chuyên gia thể hiện trên báo chí đều dự báo cá tra sẽ có nguy cơ thiếu nguyên liệu vào cuối năm do xuất khẩu trên đà thuận lợi, nên nhiều hộ nuôi cá treo ao, bỏ hầm do thua lỗ trong năm ngoái cũng cố gắng vay mượn vốn để nuôi trở lại. Phía doanh nghiệp thì lý giải giá mua thấp là do đầu ra đang thu hẹp, thị trường Nga không như mong đợi và vì vậy, các doanh nghiệp phải ưu tiên giải phóng cá đã chế biến đang tồn kho đông lạnh. Tôm lại tăng giá Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 3,488 tỉ đô la Mỹ, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá dự báo thiếu thì nay xem như thừa, tôm đầu năm dự báo thừa, giá giảm thì nay lại thiếu trầm trọng. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, gần nửa tháng nay lượng tôm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản khu vực ĐBSCL sụt giảm trầm trọng. Công ty TNHH Kim Anh ở Sóc Trăng, một nhà xuất khẩu tôm lớn, trước đây mỗi tháng mua được 50 tấn tôm nguyên liệu, nay chỉ còn 10 tấn mà giá tôm tăng thêm 15.000-20.000 đồng/kg. Theo đó, loại tôm 20 con/kg tăng lên đến 150.000 đồng/kg; loại 30 con có mức giá 110.000-120.000 đồng/kg; loại 40 con, có mức giá 90.000 đồng/kg, tăng trung bình 15.000-20.000 đồng so với tháng 10. Lý do thì khá đơn giản, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới vẫn trong xu hướng tăng trong khi diện tích tôm chưa thu hoạch ở ĐBSCL còn ít mà các nhà máy thì đẩy mạnh thu mua để chế biến giao hàng cho mùa Giáng sinh, Tết Dương lịch. Cũng như cá, năm ngoái nhiều hộ nuôi tôm thua lỗ nên năm nay diện tích tôm giảm, lại không nhận được thông tin dự báo tích cực nào nên diện tích thả nuôi của nông dân không đáp ứng nhu cầu. Ông Huỳnh Thanh Tân, Giám đốc Công ty Cases ở Cà Mau còn cho rằng tôm nuôi đã thiếu, thời tiết xấu cũng làm lượng tôm đánh bắt sụt giảm. Tại công ty Cases, tôm thu mua chỉ đáp ứng 60% nhu cầu chế biến.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp hơn dự đoán
TPO - Các số liệu thống kê mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phục hồi và tăng trưởng trong quý ba nhưng không được như dự đoán.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:39:47
Tiền Phong
Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong quý ba, kinh tế nước này tăng 2,8%, thấp hơn mức dự đoán 3,5% trước đó. Sở dĩ chỉ số tăng trưởng thấp là do tình trạng nhập khẩu cao hơn ước tính của các nhà quản lý. Nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ tăng 21% - mức cao nhất từ quý hai năm 1985 và cao hơn hẳn so với con số 16% của quý trước. Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng nhập khẩu vẫn cao là do các doanh nghiệp hàng hóa tích cực nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa và giá trị đồng USD vẫn thấp. Đây không phải là tín hiệu xấu mà trong thời gian tới có thể sẽ đảo chiều khi sản xuất quay lại quỹ đạo. Mặc dù chỉ số tăng trưởng thấp hơn dự báo nhưng vẫn được các nhà phân tích đánh giá cao vì đây là dấu hiệu của suy thoái đã chấm dứt và các gói kích thích kinh tế đã có hiệu quả. Biểu hiện rõ hơn là thị trường bất động sản ở Mỹ đã có dấu hiệu ấm trở lại sau một thời gian dài khủng hoảng và sự lạc quan của người tiêu dùng trong nước đã quay trở lại, mặc dù tình trạng thất nghiệp vẫn cao. Linh Huy Theo Reuters, BBC.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Lãi suất cơ bản Việt Nam đồng tăng lên 8%/năm
Ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tăng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam lên mức 8%/năm, áp dụng từ ngày 1/12.
Kinh tế
null
2009-11-25T03:50:07
TTXVN
Như vậy, lãi suất cơ bản đã được nâng lên 1 điểm phần trăm, sau 10 tháng liên tiếp giữ ở mức 7%/năm kể từ tháng 2/2009. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng sẽ tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng sẽ được tăng lên mức 17.961 VND/USD, áp dụng từ ngày 26/11. Cũng từ ngày này, biên độ tỷ giá mới được áp dụng sẽ là +/-3%, theo đó mức tỷ giá sàn là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần là 18.500 VND/USD./. Anh Quân (Vietnam+).
Không sửa thuế TNDN và thuế GTGT vì thiếu tính khả thi
(TBKTSG Online) - Tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII (sẽ kết thúc vào ngày 27-11), Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi một số nội dung của Luật thuế tài nguyên. Riêng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã không được sửa đổi do Chính phủ xin rút lại vì thiếu tính khả thi.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:39:53
TBKTSG
Ngọc Lan Theo Luật thuế tài nguyên (sửa đổi), vừa được Quốc hội thông qua và áp dụng từ ngày 1-7-2010, thuế suất sàn của hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số tài nguyên quý hiếm khác được điều chỉnh theo hướng tăng với biên độ chịu thuế thu hẹp. Theo biểu thuế mới, vàng sẽ có mức thuế suất sàn thấp nhất là 9% đến 25% (mức cũ là từ 6% đến 25%), thuế sắt từ mức sàn 5% nâng lên 7%, đất hiếm từ 8% lên 12%... Lý do là các loại tài nguyên này không được tái tạo và có giá trị lớn. Tuy nhiên, việc nâng thuế chỉ là điều chỉnh luật cho đúng thực tế hơn vì đây chính là mức thuế suất sàn hiện hành mà nhà nước đang áp thu cho các loại tài nguyên nói trên. Giá tính thuế bán các loại tài nguyên sản phẩm nói trên cũng đã được điều chỉnh theo hướng tính theo giá bán thực tế của thị trường khu vực đối với đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại và không thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh, thành quy định. Riêng Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã trình Quốc hội sửa đổi tại kỳ hợp này song phút cuối Chính phủ đã xin rút khỏi chương trình biểu quyết vì tính khả thi chưa cao. Như vậy, các doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và các doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng sẽ không được ưu đãi thuế mà tiếp tục áp dụng theo mức thuế hiện hành. Cũng trong tuần qua, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng hai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận và dự án thủy điện ở Lai Châu. Ở dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Quốc hội quyết định triển khai một dự án (hai tổ máy), sau đó căn cứ vào tình hình chuẩn bị thực tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Việc lựa chọn công nghệ lò ở các nhà máy này là thế hệ lò hiện đại nhất, đã được kiểm chứng, an toàn và hiệu quả tại thời điểm lập dự án đầu tư (trên thế giới hiện nay thế hệ lò hiện đại nhất là thế hệ lò thứ 4 và Chính phủ đề xuất xây dựng dự án theo lò thế hệ 2). Dự án thủy điện Lai Châu cũng được thông qua với lộ trình thực hiện: khởi công cuối năm 2010 và phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016, hoàn thành công trình vào năm 2017. Ở cả hai dự án điện này, tổng mức vốn đầu tư chưa có con số cuối cùng mà hiện chỉ có ở mức ước toán do hiện tại mới trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư và xác định công nghệ.
Lãi suất cơ bản Việt Nam đồng tăng lên 8%/năm
Ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tăng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam lên mức 8%/năm, áp dụng từ ngày 1/12.
Kinh tế
null
2009-11-25T03:50:07
TTXVN
Như vậy, lãi suất cơ bản đã được nâng lên 1 điểm phần trăm, sau 10 tháng liên tiếp giữ ở mức 7%/năm kể từ tháng 2/2009. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng sẽ tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng sẽ được tăng lên mức 17.961 VND/USD, áp dụng từ ngày 26/11. Cũng từ ngày này, biên độ tỷ giá mới được áp dụng sẽ là +/-3%, theo đó mức tỷ giá sàn là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần là 18.500 VND/USD./. Anh Quân (Vietnam+).
Vàng tăng kinh hoàng, thị trường điên đảo
Giá vàng giao ngay, đã phi mã lên 1.177,40 USD/ounce, mức cao nhất trong lịch sử. Nhà đầu tư vẫn chủ yếu là mua vào.
Kinh tế
null
2009-11-25T06:07:27
VietnamNet
Giá vàng tại châu Á sáng 25/11 lập kỷ lục mới lần thứ 2 trong tuần. Giới đầu tư tranh mua vàng tích trữ nhằm giảm bớt thiệt hại từ tình trạng mất giá của đôla Mỹ. Giá vàng giao ngay đã phi mã lên 1.177,40 USD/ounce, mức cao nhất trong lịch sử. Vào lúc 10h48 trưa nay, giá vàng đứng ở mức 1.176,70 USD/ounce, tăng 0,6% so với phiên hôm trước. Vàng kỳ hạn giao tháng 2 trên sàn giao dịch kim loại New York đã vọt lên 1.179 USD/ounce và lần giao dịch gần nhất ở mức 1.178,40 USD/ounce. Tại thị trường Việt Nam, tính tới 10h30 phút sáng nay, vàng tăng đột biến thêm 350.000 đồng/lượng. Mức giá mua vào và bán ra thu hẹp, dao động quanh mốc 28.91-28.95 triệu đồng/lượng. Giao dịch vàng luôn đảo ngược với chiều lên xuống của đôla Mỹ. Đôla Mỹ sáng nay đã sụt mạnh sau một báo cáo cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản hồi phục. Bộ Tài chính Nhật công bố, xuất khẩu tháng 10 giảm 23,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với tháng 9/2009 xuất khẩu tăng 2,5%. Nhập khẩu của Nhật tháng 10 giảm 35,6%. Như vậy, thặng dư thương mại trong tháng báo cáo của nước này đạt đạt 9,1 tỷ USD. Đồng Yen giao dịch ở 88,59 Yen/USD, so với tỷ giá 88,61 Yen/USD trước khi báo cáo về xuất khẩu được công bố. Như vậy, giá vàng đã tăng tới 34% trong năm nay và hướng đến năm tăng giá thứ 9 liên tiếp. Việc các ngân hàng trung ương, quỹ trợ cấp và nhà đầu tư tư nhân mua vàng tích trữ nhằm đối phó với sự mất giá của đồng bạc xanh và nguy cơ lạm phát tăng cao, là nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng vọt. Chỉ số USD đã giảm 7,8% sau khi các ngành hoạch định chính sách tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản thấp và bơm 2.000 tỷ USD để kéo nền kinh tế toàn cầu ra khỏi tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ thế chiến 2. Rõ ràng là tâm lý mua vàng đang áp đảo, Toby Hassall, một nhà phân tích thuộc hãng CWA Global Markets Pty Ltd. ở Sydney, nhận xét. Trong số các kim loại quý hiếm khác sáng nay, giá bạc tăng 1,1% lên 18,7175 USD/ounce, bạch kim đứng ở 1.449,50 USD/ounce và palađi tăng 0,9% lên 372,50 USD/ounce. Việt Hà (theo Bloomberg).
Năm 2020 Việt Nam sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận 1 sẽ được khởi công trước vào năm 2014, đưa tổ máy vận hành vào năm 2020, sau đó nghiên cứu chọn thời điểm phù hợp để xây nhà máy 2. Tổng mức dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:20:47
Kiến Thức
Với tỷ lệ 77,48% số địa biểu nhất trí sáng 25/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo nghị quyết này dự án điện sẽ được xây dựng hai nhà máy, mỗi nhà máy có hai tổ máy để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; nhà máy 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Trước đó qua thảo luận tại tổ và hội trường nhiều ý kiến cho rằng nên xây dựng trước một nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm xây dựng tiếp nhà máy thứ hai, chứ không nên xây cùng một lúc hai nhà máy với 4 tổ máy. Vì vậy, tại Nghị quyết Quốc hội cũng đã quy định: Nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận 1 sẽ được khởi công vào năm 2014, đưa tổ máy vận hành vào năm 2020. Nhà máy Nhiệt điện Ninh Thuận 2 thì căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công nhà máy. "Cách thể hiện như vậy là phù hợp về quy mô và lộ trình thực hiện dự án này", Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh cho biết. Về nội dung liên quan đến công suất thiết kế của hai nhà máy, nghị quyết nêu rõ với mức công suất trên 4000 MW phù hợp với công nghệ và thế hệ lò được chọn, trong đó công suất của mỗi nhà máy là 2000 Mw, tổng mức dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng. Trước đó một số ý kiên cho rằng không nên quy định cụ thể thế hệ lò của nhà máy điện hạt nhân là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò thứ 3 trở lên mà đề nghị Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ cho rằng: Thế hệ lò đối với nhà máy hạt nhân là rất quan trọng và là nội dung cần thiết phải thể hiện ngay trong Nghị quyết về chủ trương đầu tư công trình trọng điểm Quốc gia "Vì vậy Thường vụ Quốc hội đã đề nghị phải lực chọn thế hệ lò hiện đại nhất, đã được kiểm chứng na toàn và hiệu quả tại thời điểm lập dự án đầu tư", Chủ nhiệm Đặng Vũ Minh cho biết. Cũng tại Nghị Quyết này Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải tính toán thiết kế công trình theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt, bảo đảm an ninh an toàn cao nhất. Nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tác động của các đứt gãy kiến tạo địa chất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở khu vực triển khai dự án, lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Khẩn trương triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và điên hạt nhân để tham gia xây dựng đảm bảo chất lượng và vận hành nhà máy, kiểm tra, giám sát, đánh giá về an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy. Chính phủ nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc biệt cho phép chủ đầu tư tích lũy vốn, cung cấp tín dụng của các ngân hàng, bồi thường hỗ trợ tái định cư, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, tổ chức sản xuất ổn định đời sống nhân dân vùng chịu ảnh hưởng của việc xây dựng nhà máy trình quốc hội xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp... Mạnh Hùng.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Xuất nhập khẩu sau Hiệp định VJEPA chưa như mong đợi
(TBKTSG Online) - Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) với cam kết cắt giảm gần 10.000 đầu thuế xuất nhập khẩu trong lộ trình 10 năm đã đi vào thực hiện gần 1 năm, kể từ khi được thông qua vào tháng 12-2008. Nhưng thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được những ưu đãi này.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:47:40
TBKTSG
Thái Hằng Hàng điện tử nhập khẩu từ Nhật sau khi cắt giảm thuế từ 5-10% sẽ có mức giá cạnh tranh hơn. Ảnh: Thái Hằng Nhập khẩu im ắng Đối với một số nhà nhập khẩu, kể từ khi hiệp định VJEPA có hiệu lực cho đến nay, tình hình kinh doanh sản phẩm nhập khẩu từ Nhật chưa có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính được các doanh nghiệp nêu ra là do lộ trình giảm thuế còn dài nên những thay đổi về thuế suất chưa có những tác động đáng kể lên giá cả hàng hóa trong thời gian qua. Theo giám đốc một công ty chuyên cung cấp hàng gia dụng cho nhiều siêu thị trên cả nước, thuế suất đối với một số mặt hàng gia dụng bằng thép và nhựa nhập khẩu từ Nhật theo biểu thuế VJEPA, lộ trình tính đến ngày 31-3-2010 vẫn cao hơn biểu thuế ưu đãi thông thường từ 1% đến 4%. Trong khi đó, cũng với các mặt hàng như trên, nếu nhập từ Trung Quốc thì sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn thuế ưu đãi thông thường đến 5%. Vì thế, hàng nhập khẩu từ Nhật muốn giảm ngang với mức thuế thông thường phải chờ đến tháng 3-2012 theo đúng lộ trình của VJEPA. Ngoài hàng gia dụng, hàng điện máy, điện tử cũng chịu chung tình trạng "ưu đãi mà cũng như không ưu đãi" vì mức cắt giảm còn quá thấp, bà Nguyễn Thị Quyền, Phó giám đốc tiếp thị Trung tâm điện máy Thiên Hòa cho biết. Đó là lý do chính tại sao Thiên Hòa hay một số trung tâm điện máy khác vẫn chưa mạnh tay nhập mặt hàng này từ Nhật. Tuy nhiên, bà Quyền hy vọng trong 2, 3 năm tới, theo lộ trình cắt giảm thuế của VJEPA, giá nhập khẩu sản phẩm sẽ giảm khoảng 5-10%. Chưa có tác động rõ rệt đến xuất khẩu Trong thống kê gần đây nhất của Tổng cục hải quan, thủy sản, dệt may, da giày là những ngành có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật cao nhất. Một vài loại thuế áp dụng cho mặt hàng dệt may, thủy sản đã được miễn hoặc cắt giảm ngay sau khi hiệp định được thông qua tháng 12-2008, tuy nhiên, hiệu quả cho đến nay vẫn chưa thấy rõ. Thị trường Nhật cũng là thị trường chính của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang (Kisimex). Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Kisimex, cho biết thực tế hiệp định VJEPA chưa có ảnh hưởng đáng kể đối với việc xuất khẩu mặt hàng tôm, mực chế biến, surimi đi Nhật của công ty, cho dù mặt hàng tôm sau ngày 1-10 được hưởng thuế suất 0%. Giải thích thêm, ông cho biết do mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với bên nhập khẩu nên đơn vị xuất khẩu chỉ được hưởng "lợi ích vô hình từ việc người tiêu dùng Nhật có thể sẽ tiêu thụ các mặt hàng thủy sản nhiều hơn vì giá rẻ hơn trước đây. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chưa có những số liệu cụ thể về tác động của hiệp định VJEPA lên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhưng ông nhận xét, vì một số mặt hàng được miễn thuế khi vào thị trường Nhật nên sẽ giảm giá đáng kể. "Điều này kích thích tâm lý tiêu dùng, sẽ tác động tích cực lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam", ông Hòe nói. Riêng đối với hàng dệt may, những lợi ích từ việc cắt giảm thuế theo hiệp định VJEPA còn tùy thuộc vào chính sách kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cụ thể ở đây là việc sử dụng nguyên liệu cho sản xuất. Theo hiệp định VJEPA và trước đó là hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhât Bản (AJCEP), có hiệu lực vào ngày 1-12-2008, hàng dệt may xuất khẩu sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ các nước ASEAN hoặc Nhật sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0%. Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3, cho biết sau khi các hiệp định AJCEP, VJEPA có hiệu lực, đơn đặt hàng tăng nhanh khiến doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm quần khaki và jean sang 2 thị trường Mỹ và Nhật của công ty tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do nguồn vải chính được công ty sử dụng có nguồn gốc trong nước nên nằm trong danh mục được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu để được hưởng ưu đãi về thuế. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, 70% nguyên liệu sử dụng cho ngành hiện nay vẫn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật và một số nước ASEAN, nhưng nhiều nhất vẫn từ Trung Quốc. Giám đốc một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu ở TPHCM sử dụng 60% nguồn vải từ Trung Quốc, cho biết trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái vừa qua, việc duy trì các đơn hàng là hết sức khó khăn; vì thế, tiết giảm chi phí sản xuất là ưu tiên hàng đầu, trong đó có nguyên liệu vải. Nguyên liệu vải từ Trung Quốc rẻ hơn các nước khác trong khi chất lượng thì chấp nhận được. Ông biết xuất khẩu qua Nhật nếu sử dụng nguồn vải này sẽ không đươc cắt giảm thuế nhưng việc hưởng thuế 0% chưa chắc phát huy được hiệu quả. "Suy đi tính lại, sử dụng nguyên liệu rẻ và duy trì được đơn hàng vào thời điểm này là cần thiết hơn", ông nói. Với lộ trình cắt giảm thuế kéo dài 10 năm trong thương mại 2 chiều Việt Nam-Nhât Bản, vẫn còn quá sớm để khẳng định những lợi ích 2 chiều do hiệp định VJEPA mang lại. Theo hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật (VJEPA), từ ngày 110-2009, 2 nước sẽ tự do hóa khoảng 92% kim ngạch thương mại 2 chiều. Nhật cam kết bỏ 7.220 dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng cắt bỏ ngay 2.586 dòng thuế. Trong đó, mức thuế bình quân hiện hành của hàng hóa Nhật vào Việt Nam là trên 14% cũng sẽ giảm xuống còn 7% sau lộ trình 10 năm thực hiện cam kết. Về phía Nhật sẽ tự do hóa 95% kim ngạch thương mại trong 10 năm và Việt Nam là 88%. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được hưởng ngay thuế suất 0% như: dệt may, cơ khí, cáp điện, máy tính, linh kiện điện tử, đồ gỗ, tôm, các sản phẩm từ tôm, một số sản phẩm nông sản như hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp Thuế đối với mặt hàng thủy sản như mực và bạch tuộc cũng còn 0% sau 5 năm.
HNX-Index giảm gần hết biên độ
(ĐTCK-online) Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm ngay từ đầu phiên và về sát mức 170 điểm. Sau 60 phút giao dịch, chỉ số này đã giảm xuống dưới 166 điểm và bắt đầu đi ngang khi hầu hết các cổ phiếu đã kịch sàn. Trên bảng điện tử, cột dư mua gần như trắng trơn trong khi dư bán tràn ngập cho thấy phần nào tâm trạng của nhà đầu tư lúc này.
Kinh tế
null
2009-11-25T04:56:25
ĐTCK
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/11/2009, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 164,87 điểm, giảm 10,33 điểm (-5,90%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 21.783.600 đơn vị (+18,10%), tổng giá trị đạt hơn 800,65 tỷ đồng (+10,92%). Phiên này, sàn HNX có 33 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 1.631.300 đơn vị, trị giá 64,63 tỷ đồng. Trong đó, mã ACB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 262.000 cổ phiếu, với trị giá là 9,94 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 23.414.900 cổ phiếu (+ 19,25%), tổng giá trị đạt 865,28 tỷ đồng (+12,15%). Trong số 238 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 7 mã tăng giá là CID, VBH, HLC, SDN, ALT, YSC, BED, BXH, có 227 mã giảm giá, và 4 mã không có giao dịch là HPS, HSC, PTM, QST. Trong đó có 31 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 188 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn. Hôm nay là ngày đầu tiên niêm yết của mã BXH của CTCP Bao bì Xi măng Hải Phòng. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, mã BXH này đạt giá bình quân là 20.100 đồng, với tổng khối lượng giao dịch báo giá thành công đạt 60.100 cổ phiếu. Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm giá. SHB bình quân đạt 25.200 đồng/cổ phiếu, giảm 1.300 đồng (-4,91%). ACB bình quân đạt 36.200 đồng/cổ phiếu, giảm 2.300 đồng (-5,97%), dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,56 triệu đơn vị. BVS bình quân đạt 39.900 đồng/cổ phiếu, giảm 2.700 đồng (-6,34%). KLS bình quân đạt 28.500 đồng/cổ phiếu, giảm 1.900 đồng (-6,25%). PVX bình quân đạt 27.000 đồng/cổ phiếu, giảm 1.700 đồng (-5,92%). PVS bình quân đạt 35.200 đồng/cổ phiếu, giảm 1.800 đồng (-4,86%). PVI bình quân đạt 27.300 đồng/cổ phiếu, giảm 1.800 đồng (-6,19%). VCG bình quân đạt 54.100 đồng/cổ phiếu, giảm 3.400 đồng (-5,91%). KBC bình quân đạt 66.400 đồng/cổ phiếu, giảm 4.100 đồng (-5,82%). NTP bình quân đạt 110.800 đồng/cổ phiếu, giảm 7.000 đồng (-5,94%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 40,78% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay. Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là CID đạt 28.600 đồng/cổ phiếu, tăng 1.700 đồng (+6,32%) với 100 cổ phiếu được khớp lệnh. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là SDY khi tụt xuống mức 42.600 đồng/cổ phiếu, giảm 3.200 đồng (-6,99%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 8 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì CID là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.700 đồng lên mức 28.600 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt 100 đơn vị. Trong khi đó, NTP giảm giá mạnh nhất với mức giảm 7.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 700.400 cổ phiếu (45 mã) và bán ra 267.400 cổ phiếu (20 mã). Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là KBC khi mua vào 264.700 đơn vị, chiếm 16,75% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là PVS, BCC, DBC, PLC với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 112.600, 57.000, 50.000, 40.000 cổ phiếu. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là KLS với 115.700 cổ phiếu, chiếm 8,24% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là PVI, NLC, ACB, BVS với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 81.300, 17.000, 10.000, 8.700 cổ phiếu. 5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất Mã Giá +/- % KLGD ACB 36.200 (2.300) (5,97) 2.560.500 VCG 54.100 (3.400) (5,91) 2.442.900 KBC 66.400 (4.100) (5,82) 1.579.900 KLS 28.500 (1.900) (6,25) 1.404.800 VSP 28.800 (1.700) (5,57) 896.300 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất Mã Giá +/- % KLGD CID 28.600 1.700 6,32 100 BED 16.900 1.000 6,29 200 YSC 23.400 900 4,00 100 VBH 14.500 300 2,11 100 ALT 25.500 500 2,00 3.400 5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất Mã Giá +/- % KLGD SDY 42.600 (3.200) (6,99) 8.100 SGH 69.200 (5.200) (6,99) 500 EFI 25.300 (1.900) (6,99) 30.300 CTM 41.300 (3.100) (6,98) 8.500 MCO 20.000 (1.500) (6,98) 5.600 * GGG: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông và phân phối cổ phiếu thưởng (10%) * LTC: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản * BXH: Ngày giao dịch đầu tiên 3 triệu cổ phiếu của CTCP Bao bì Xi măng Hải Phòng trên HNX.
Tham quan nhà máy Samsung tại Thiên Tân
Chỉ riêng tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc), tập đoàn Samsung đã có đến 11 nhà máy sản xuất, song đây là các nhà máy có pháp nhân độc lập và tự hoạch toán.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:40:14
PC World
Trung tuần tháng 11 vừa qua, phóng viên TGVT đã có chuyến tham quan nhà máy sản xuất tivi màu (Tiajin Samsung Electronic Display) và nhà máy sản xuất màn hình máy tính (Taijin TONGGUANG Samsung Electronic Display) của Samsung tại Khu phát triển Công nghệ và Kinh tế thành phố Thiên Tân (Trung Quốc). Cũng trong khu công nghệ cao này, Samsung còn có 9 nhà máy chuyên sản xuất ĐTDĐ, thiết bị tin học và các linh phụ kiện liên quan. Tuy nhiên, khác với nhà máy Samsung tại Việt Nam, các nhà máy Samsung tại Trung Quốc có pháp nhân độc lập nhau và tự hoạch toán. Vươn xa sau bài học đầu tiên Theo lời hướng dẫn của ông Dương Tiểu Lâm - chuyên viên bộ phận nhân sự Samsung tại Thiên Tân, nhà máy sản xuất tivi màu bắt đầu hoạt động từ năm 1994 với số vốn đầu tư lên đến 99,16 triệu USD và Samsung chiếm 96% cổ phần trong liên doanh, còn nhà máy sản xuất màn hình máy tính được Samsung triển khai vào năm 1997 với tỷ lệ 80% vốn liên doanh trong tổng số 18,4 triệu USD vốn đầu tư. "Những năm đầu, nhà máy sản xuất tivi màu phát triển không tốt, chỉ đến năm thứ 6 và năm thứ 7 mới bắt đầu có lợi nhuận. Hiện sản phẩm do nhà máy này sản xuất đang bán chạy tại thị trường nội địa, bên cạnh đó cũng có xuất khẩu", ông Dương cho biết. "Tập đoàn Samsung đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm từ TSED - nhà máy đầu tiên của hãng tại Trung Quốc, do đó nhà máy sản xuất màn hình máy tính TTSED có lãi ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động mặc dù số vốn đầu tư ít hơn rất nhiều so với TSED". Cũng theo ông Dương, bộ phận nghiên cứu màn hình tivi màu của Samsung tại Hàn Quốc đã được chuyển toàn bộ sang Trung Quốc, và các kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thiên Tân sẽ được áp dụng cho mọi nhà máy Samsung trên khắp thế giới. Được biết, trung tâm nghiên cứu này được thành lập vào năm 2002 và hiện có 424 nhân viên. "Tính đến năm 2008, số tiền dành cho công tác nghiên cứu của trung tâm này là 520 triệu Nhân dân tệ", ông Dương bổ sung. Ngoài ra, hiện có 129 xí nghiệp tại Trung Quốc đảm nhận gia công sản xuất cho 2 nhà máy này theo hình thức OEM, chủ yếu là máy chiếu, khung hình kỹ thuật số và tivi sử dụng bóng đèn hình (TV CRT). "Dẫu thế, Samsung vẫn giữ bản quyền về mẫu thiết kế và đảm bảo chất lượng cho mọi sản phẩm", ông Dương khẳng định, "Samsung chỉ đưa ra ngoài gia công các sản phẩm đã lỗi thời hoặc ít đòi hỏi cao về công nghệ". Từ Thiên Tân, với lợi thế cảng biển, sản phẩm Samsung dễ dàng được chuyển về Hàn Quốc cũng như xuất khẩu trực tiếp sang nhiều thị trường khác, một quan chức Samsung tại Thiên Tân nói với chúng tôi. Ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế Samsung dự báo doanh thu của 2 nhà máy này trong năm 2009 sẽ giảm đáng kể so với năm 2007 và năm 2008 bởi 2 nguyên nhân chính: tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu và tình hình nội bộ của Samsung. Ở nguyên nhân thứ 2, theo ông Dương, từ tháng 9 năm ngoái, Samsung đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tivi màu tại Nga để cung cấp sản phẩm cho thị trường này và các quốc gia xung quanh. Một đại diện khác của Samsung cho biết, thường thì 2 nhà máy này xuất khẩu 50% lượng sản phẩm; tuy nhiên, năm nay, lượng màn hình xuất khẩu tăng lên 60% và lượng tivi LCD bán tại thị trường nội địa tăng 80%. "Tính chung, sản lượng giảm 15% nhưng giá trị kim ngạch (doanh thu) lại giảm đến 30%, tất cả là do Samsung phải giảm giá thành khi bán sản phẩm ra thị trường", ông Dương nhấn mạnh, "Các chính sách kích cầu từ nhiều quốc gia đã phần nào phát huy tác dụng, mà cụ thể là nhiều dự án có sử dụng màn hình máy tính cũng như TV LCD trong thời gian gần đây cũng đã giúp lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên đôi chút". Trao đổi với phóng viên TGVT, một phụ trách sản xuất tại TSED cho biết, công suất của nhà máy sản xuất màn hình máy tính là 30.000 chiếc/ngày, còn nhà máy sản xuất TV LCD (trong đó có cả LED TV) là 6.000 chiếc/ngày. Quy trình chuyên nghiệp Theo ghi nhận, dây chuyền lắp ráp tivi màu tại 2 nhà máy này là dạng băng chuyền liên tục, còn dây chuyền lắp ráp màn hình máy tính là dạng U-line. Một điểm đáng quan tâm khác tại khu vực lắp ráp là sự xuất hiện của hệ thống xe cung cấp vật tư dạng tự vận hành trên các làn đường được in sẵn trên sàn nhà (một hình thức xe rôbốt), giúp giảm thiểu nhân công và tăng tính linh hoạt cho toàn bộ nhà máy. Trước đó, các công đoạn như gắn linh kiện vào bảng mạch, hàn kem chì đều được tự động hóa, đặc biệt là phần lớn máy móc đều do chính Samsung sản xuất. Cụ thể hơn, dây chuyền lắp ráp tivi gồm 8 công đoạn với 14 người tham gia, và một chiếc LED TV chỉ gồm 7 thành phần riêng biệt (panel hiển thị, 5 bảng mạch chính và mặt lưng). Trong khi đó, dây chuyền lắp ráp màn hình là dạng U-line nên 1 công nhân sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu, từ lắp ráp các thành phần cho đến khâu cho thành phần vào túi ni lông, riêng khâu đóng thùng được thực hiện ở 1 băng chuyền khác. Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đạo - Phó Tổng giám đốc Samsung Vina cho biết: "Cùng thời gian, mô hình lắp ráp theo dây chuyền ngày càng thể hiện tính linh hoạt và đạt hiệu suất cao hơn, và chúng ta không còn thấy hình ảnh chiếc ghế trong các dây chuyền lắp ráp". Cũng theo ông Đạo, nhà máy sản xuất ĐTDĐ của Samsung tại Bắc Ninh (Việt Nam) có một phần là dạng U-line. Hồng Vy.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Giá vàng tiến nhanh đến mốc 2,9 triệu đồng/chỉ
(HNMO) - Sáng nay (25/11), giá vàng trong nước tăng tới 33.000-35.000 đồng/chỉ, đạt mức 2,895 triệu đồng/chỉ. Đây là kết quả của giá kim loại quý trên thế giới không ngừng leo thang. Với tốc độ tăng như thế này, nhiều người dự đoán giá vàng có thể sớm tái lập mức kỷ lục 2,93 triệu đồng/chỉ ghi vào ngày 11/11 vừa qua.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:27:53
Hà Nội Mới
Lúc gần 10h, vàng miếng Thăng Long được Công ty Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức 2,881 triệu đồng/chỉ-2,895 triệu đồng/chỉ, tăng 35.000 đồng/chỉ so với lúc cuối giờ chiều qua. Mỗi chỉ vàng miếng SJC của Công ty CP SJC Hà Nội tăng 33.000 đồng/chỉ lên 2,875 triệu đồng/chỉ-2,895 triệu đồng/chỉ. Vàng SBJ cũng được Sacombank niêm yết ở mức cao: 2,865 triệu đồng/chỉ-2,895 triệu đồng/chỉ. Hôm qua, giá vàng phổ biến quanh mức 2,86 triệu đồng/chỉ nhưng số người đi mua khá đông, giao dịch rất sôi động. Đến sáng nay, tại nhiều tiệm kinh doanh vàng, người dân vẫn mua vào là chủ yếu. Khác với đợt sốt giá vào 2 tuần trước, lần này, người dân đã thận trọng hơn, không đổ xô đi mua như trước. Giá vàng tăng hơn 30.000 đồng/chỉ Trên sàn, giá vượt xa mốc 2,5 triệu đồng/chỉ. Tính đến 10h30 sáng nay, sàn Sacombank có 302.700 lượng vàng được chuyển nhượng thành công, tương ứng giá trị 7.626 tỷ đồng, với giá khớp lệnh phổ biến là 2,539 triệu đồng/chỉ. Giá khớp lệnh trên sàn ACB phổ biến là 2,55 triệu đồng/chỉ. Tổng cộng có 44.180 lượng vàng được sang tay, giá 1.122 tỷ đồng. Đến với thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/11 trên thị trường New York, giá vàng giao tháng 12 tăng 1,1USD/ounce, tương đương 0,1%, lên mức 1.165,8 USD/ounce. Giá vàng tiếp tục tăng bởi USD được FED duy trì ở mức thấp (0,25%), USD suy yếu, nhà đầu tư lo lắng lạm phát nên đã tăng cường mua vàng. Sáng sớm hôm nay trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay ở mức 1.167, 65USD/ounce, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 là 1.167,70USD/ounce, bám sát mức cao kỷ lục lục 1.174USD/ounce ghi vào ngày ngày 23/11. Đến gần trưa nay, mức kỷ lục trên đã bị phá vỡ khi giá kim loại quý này tăng tiếp lên mức 1.176,1 USD. Theo phân tích, giá vàng vẫn đang tiếp tục đà tăng giá trong ngắn hạn, và xu hướng tăng giá trên biểu đồ phân tích kỹ thuật vẫn còn khá mạnh. Nếu vượt qua mức 1.175USD/ounce, giá vàng có thể sẽ tiếp cận vùng 1.180-1.185USD/ounce trong phiên giao dịch hôm nay. Ngược lại, xu hướng điều chỉnh và củng cố dưới mức này sẽ tiếp diễn với mức 1.167USD/ounce là mức hỗ trợ đầu tiên, kế tiếp là vùng 1.152-1.160USD/ounce. Hương Thủy.
Các nước đang phát triển cần hỗ trợ trong buôn bán
Nghiên cứu của Viện Quốc tế về phát triển bền vững (IISD) công bố ngày 24/11 tại trụ sở của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ở Geneva đã khẳng định để kết thúc sớm vòng đàm phán Doha về hiệp ước buôn bán tự do toàn cầu mới, các nước đang phát triển cần được hỗ trợ và tư vấn để có thể thực hiện đầy đủ các quyền trong buôn bán theo luật buôn bán quốc tế.
Kinh tế
null
2009-11-25T04:20:49
TTXVN
Ngoài ra, WTO cũng cần cải tổ để góp phần vào cuộc chiến chống đói nghèo và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu với chủ đề Lộ trình phát triển bền vững cho WTO của IISD nhấn mạnh mục tiêu của việc thành lập WTO năm 1995 là thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật liên quan đến buôn bán cho các nước đang phát triển, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp. Chi phí cho quá trình theo đuổi giải quyết tranh chấp trung bình lên tới 500.000 USD, một số tiền lớn đối với các nền kinh tế nghèo. Các nước đang phát triển hầu như cũng không có khả năng trả đũa buôn bán đối với các nước giàu. Theo IISD, WTO cần áp dụng hình thức trừng phạt bằng tiền đối với các nước giàu không tuân thủ các quy chế của WTO hoặc cho phép các nước đang phát triển trừng phạt các nước giàu trong các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực tranh chấp. Nghiên cứu của IISD cũng kêu gọi WTO cải tổ các thủ tục gia nhập tổ chức này. Quá trình xem xét gia nhập WTO quá dài và để được gia nhập các nước đang phát triển phải cam kết thực hiện các quy chế nghiệt ngã hơn so với các nước đã là thành viên của WTO. Các nước chậm phát triển được gia nhập WTO mới đây đã phải cam kết giảm thuế quan nhiều hơn so với các nước phát triển đã là thành viên của WTO. IISD kêu gọi WTO định ra những tiêu chuẩn khách quan để gia nhập WTO và bỏ hình thức buộc các nước xin gia nhập phải tổ chức các cuộc thương lượng song phương với từng nước thành viên WTO./. (TTXVN/Vietnam+).
Các nước vào cuộc 'chạy đua' dự trữ vàng
Giá vàng đang có những ngày "hoàng kim" khi các kỷ lục nối tiếp kỷ lục. Tâm lý mua vào đang chiếm ưu thế trên khắp toàn cầu bởi hầu hết nhà đầu tư lớn nhỏ đều kiếm được ít nhất một lý do để nhận định: dự trữ vàng không bao giờ thừa.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:51:07
Đất Việt
Vốn được xem là vịnh tránh bão hàng đầu dành cho giới đầu tư mỗi khi có những nỗi lo lắng đeo đẳng thị trường, giá vàng thế giới thời gian qua liên tục leo thang trước sự suy yếu của đồng USD, thâm hụt ngân sách phình to ở Mỹ, châu Âu và chính sách lãi suất thấp. Không ngừng bứt phá Trong 5 phiên giao dịch tuần trước, giá vàng có tới bốn ngày tăng giá, điều quan trọng đó là mỗi ngày giá vàng đều lập được một kỷ lục mới. Chưa dừng lại ở đó, giá vàng phiên giao dịch đầu tuần còn thiết lập mức cao kỷ lục mọi thời đại: 1.174 USD một ounce. Tuy sau đó có quay đầu giảm đôi chút nhưng kết thúc phiên giao dịch giao dịch hôm qua, giá vàng vẫn chốt ở mức rất cao là 1.169,50 USD một ounce. Các nhà kinh tế nhận định, vàng sẽ còn được mua vào nhiều hơn nữa và đà tăng giá hiện nay có thể kéo dài thêm một thời gian. Tính từ đầu năm đến nay, giá kim loại quý này tăng khoảng 32%. Do vậy, các cơ quan dự đoán gần đây liên tục điều chỉnh tăng mức dự đoán của họ đối với giá vàng. Standard Chartered dự kiến, trong quý III năm sau, giá vàng có thể lên 1.200 USD một ounce, JP Morgan dự báo giá vàng trung bình là 1.106 USD vào năm sau; Deutsche Bank cho rằng giá vàng sẽ tăng 30% vào năm 2010 lên thành 1.150 USD; Barclays tin rằng xu hướng giá vàng là 1.500 USD một ounce vào năm sau. Jim Roger, người được nổi danh là nhà đầu tư hàng hóa toàn cầu cũng cho rằng, ông đang nghiêng vào đầu tư vàng vì vàng mới là tài sản thực. Ông cũng dự đoán vàng sẽ có một bước đột phá kinh ngạc 2.000 USD một ounce trong vòng một thập kỷ tới. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cũng nhất trí với mức giá dự đoán này. Luôn hấp dẫn Giới phân tích nhận định, chưa bao giờ sức hấp dẫn của giá vàng lại rõ rệt như hiện nay. Chuyên gia John Bridges cho rằng: Lo ngại một bong bóng tài sản mới sẽ hình thành và rốt cục sẽ vỡ tung, giới đầu tư quốc tế đang ồ ạt tìm đến với vàng bởi loại tài sản này được xem là có độ an toàn cao. Theo ông Bridges, vàng đang lôi cuốn cả những ngân hàng và Chính phủ các nước. Nhiều quốc gia muốn tăng tỷ lệ vàng trong kho dự trữ, bởi vậy họ sốt sắng thu mua kim loại quý này. Mở màn cho làn sóng đầu tư cấp nhà nước này là Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Ngân hàng này quyết định mua 200 tấn vàng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khi thị trường lên mức cao nhất. Thương vụ này đưa Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tăng thêm 10 cấp trong bảng xếp các ngân hàng dự trữ vàng lớn trên thế giới. Tiếp đó, ngân hàng Trung ương Mauritius cũng mua hai tấn vàng của IMF trị giá 71,7 triệu USD. Ngay sau đó, Trung Quốc đánh tiếng muốn mua một phần hoặc toàn bộ số vàng mà IMF dự định bán ra. Bắc Kinh không che giấu rằng đến cuối năm, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi lượng dự trữ vàng. Kể từ năm 2003, nước này đã không ngừng tăng lượng dự trữ vàng lên 76% tính đến tháng 4. Hiện nay, Trung Quốc là nước dự trữ vàng lớn thứ 5 thế giới với 1.054 tấn. Ngoài ra, cuộc khảo sát mới đây của Standard Chartered của Anh cũng cho thấy, đầu tư vàng đang trở nên hấp dẫn các ngân hàng ở London và có sự thay đổi trong đầu tư giữa các khách hàng nhỏ lẻ, họ đã chuyển sang đầu tư vàng vì lợi nhuận cao hơn với sự biến động mạnh của thị trường. Giới đầu tư cũng đặc biệt quan tâm đến nguồn dự trữ vàng khi Nga, một trong những nước lớn nhất về sản xuất kim loại quý, quyết định không bán vàng ra thị trường nước ngoài mà chỉ chuyển dự trữ "từ túi này sang túi khác". Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga là Aleksei Kudrin cho biết, bộ Tài chính sẽ bán 30 tấn vàng cho Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga. Hợp đồng sẽ được thực hiện vào cuối năm và vàng sẽ bán với giá thị trường. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cũng là nhân tố gia tăng sức lôi cuốn của vàng. Chuyên viên kinh tế Dmitri Smyslov của Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định, vàng có vai trò quan trọng trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Ông Smyslov nói: Vàng là nơi trú ẩn an toàn mỗi khi khủng hoảng diễn ra bởi thứ kim loại quý này có thể thay thế đồng USD đang mất giá. Vai trò của vàng cũng tăng do yếu tố đầu cơ và mua vào của các quỹ đầu tư vàng (ETF). Nhìn lại thời kỳ dầu thô tăng lên 147 USD một thùng trong năm 2008, các chuyên gia phân tích thị trường giải thích cho việc giá dầu tăng vọt này là do một loạt yếu tố cơ cấu. Nó tương tự như sự hình thành bong bóng đầu cơ trên thị trường vàng. Chuyên gia tiền tệ Hart cho rằng, ETF bị coi là thủ phạm của việc tăng giá dầu và cũng đang đóng vai trò thao túng trên thị trường vàng. ETF tích cực tung tiền ra mua vàng vào đầu năm 2009, các hợp đồng giao dịch kỳ hạn và khối lượng vàng giao dịch tại Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) đã tăng lên mức kỷ lục. Với sức lôi cuốn mê người này, vàng hoàn toàn có lý do để khẳng định vị thế độc tôn trong bối cảnh hiện nay. Nói cách khác, nhiều nhà đầu tư có thể an tâm dốc hầu bao đầu tư vào kim loại quý này.
CPI tháng 11/2009: Đảo chiều có kèm xu hướng?
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2009 đã tăng ở mức khá cao là 0,55% so với tháng trước.
Kinh tế
null
2009-11-25T05:14:58
VnEconomy
Nếu so với tháng 12/2008, CPI tháng này tăng 5,07%; so với cùng kỳ năm trước tăng 4,35%. CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2009 tăng 6,91% so với giai đoạn tương ứng của năm ngoái. Nhìn trong nhiều năm trở lại đây, mức tăng của tháng này là không lớn. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kinh tế suy giảm, mức tăng này có thể xem là đáng kể. Trong tương quan dãy số với các tháng trước đó, CPI tháng này có sự đảo chiều mạnh mẽ (CPI tháng Sáu tăng 0,55%; tháng Bảy tăng 0,52%; tháng Tám tăng 0,24%; tháng Chín vọt lên 0,62%; tháng Mười chỉ còn tăng 0,37%). Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là xu hướng cho những tháng tới, khi mà CPI đang bước vào chu kỳ cuối năm, thời điểm sức tiêu dùng dân cư tăng lên; giải ngân đầu tư được đẩy nhanh; và nhu cầu tín dụng sẽ tăng hơn trước đó? Liên quan đến vấn đề này, có những dự báo cho rằng tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt gần 40%, tổng phương tiện thanh toán sẽ vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cũng là một quan ngại khác, đáng để xem xét. Nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn đều có chung nhận định, sự đảo chiều đột ngột của CPI tháng này tuy không lớn, chỉ gia tăng thêm 0,18 điểm phần trăm so với tháng trước, nhưng làm gia tăng áp lực lạm phát. Quay trở lại diễn biến chỉ số giá tháng này, đáng lưu ý, những nhân tố thường có tác động mạnh đến CPI, trong thàng này đều cựa mình tăng cao. Đáng kể nhất là giá gạo, xăng, dầu hỏa, gas, vật liệu xây dựng, hàng may mặc Cụ thể, do áp lực tăng giá gạo, chỉ số giá nhóm hàng lương thực tháng này đã tăng 2,22% so với tháng 10/2009. Thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình cũng chịu áp lực từ tăng giá lương thực, mức tăng lần lượt là 0,62% và 0,33%. Chốt lại, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này đã tăng 0,87%, cao hơn mức tăng CPI chung. Xăng dầu, mặt hàng có tác động lớn thứ hai đến CPI, tiếp tục không hỗ trợ chỉ số giá. CPI tháng 11 chịu ảnh hưởng khá lớn của đợt tăng giá xăng ngày 24/10 (mức tăng 800 đồng/lít xăng A92 trong ngày 20/11 sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng sau). Nhưng thêm vào đó, hàng may mặc bắt đầu vào mùa đông cũng tăng giá khá lớn, thị trường vật liệu xây dựng cũng vào mùa hoàn thiện nhà cửa cuối năm. Những tác động từ các mặt hàng này khiến chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng này đã tăng 0,75%; nhóm giao thông tăng 0,42%; nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép tăng 0,32%. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,05% so với tháng trước. Chỉ số giá vàng tháng 11/2009, sau những náo loạn hồi đầu tháng, đã tăng tới 10,08% so với tháng trước. Trong khi đó, chỉ số giá USD cũng tăng 1,45% trong cùng so sánh.
Dầu giao dịch gần 76 USD/thùng
Chiều nay (25/11), dầu thô tại New York được giao dịch gần mức 76 USD/thùng, sau dự báo nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ vẫn còn thấp.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:00:48
VietnamNet
Chiều nay (25/11), dầu thô trên sàn New York được giao dịch ở gần mức 76 USD/thùng, do dự báo nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ vẫn còn yếu. Vào lúc 1 giờ chiều nay (25/11), dầu thô giao tháng 1 trong giao dịch điện tử trên sàn New York đứng ở 76,16 USD/thùng, tăng 14 xu so với phiên hôm qua. Hôm qua, dầu thô giảm 1,54USD, tương đương 2%, xuống 76,02 USD/thùng, thấp nhất kể từ 14/10, sau khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết tăng trưởng GDP quý 3 là 2,8%, thấp hơn mức 3,5% công bố ban đầu. Dự kiến, trong ngày hôm nay, Bộ Năng lượng Mỹ sẽ cho biết dự trữ dầu tuần trước của nước này đã tăng 1,5 triệu thùng. Tính từ đầu năm tới nay, giá dầu thô đã tăng được khoảng 71%. Dầu thô Brent giao tháng 1 trên sàn London đứng ở mức 76,76 USD/thùng, tăng 3 xu. Hôm qua, dầu kỳ hạn này giảm 1USD, tương đương 1,3% xuống 76,46 USD/thùng. Theo Viện Dầu khí Mỹ (API), trong tuần kết thúc hôm 20/11, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 3,35 triệu thùng lên 336,4 triệu thùng. Dự trữ xăng tăng 1,71 triệu thùng lên 212,2 triệu, trong khi các sản phẩm chưng cất từ dầu giảm 2,36 triệu thùng xuống còn 166,9 triệu. Hãng thẻ tín dụng MasterCard Inc nhận định, tiêu thụ xăng của nước Mỹ đã giảm 2,4%, mức giảm theo năm đầu tiên trong 2 tháng. Dự trữ dầu toàn cầu hiện quá cao và các nhà sản xuất nên cẩn thận khi tăng lượng cung cấp, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigerian, Rilwanu Lukman, cho biết. Quốc gia châu Phi này hiện là nhà cung cấp dầu lớn thứ 8 trong 12 nước thành viên Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). OPEC dự kiến sẽ nhóm họp ngày 22/12 tới tại Luanda, Angola để thảo luận về chính sách sản xuất dầu. Tổ chức này trong cuộc gặp hôm 9/9 tại Vienna đã đồng ý duy trì sản lượng ở mức 24,845 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, Nhật Bản, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới, tháng trước đã mua 16,21 triệu kilolít, tương đương 3,29 triệu thùng/ngày, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu khí đốt và than đá của nước này cũng giảm. Việt Hà (theo Bloomberg).
Tìm đối tác tại V.I.Trade Expo 2009
Nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, xuất khẩu và mở rộng mạng lưới tiêu thụ kinh doanh nội địa tại V.I.Trade Expo 2009, diễn ra tại TP.HCM từ ngày 2 tới 5/12/2009.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:58:11
Đầu Tư
Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 7 (V.I.Trade Expo 2009) có trên 300 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế Sài Gòn (SECC). Đây là hội chợ giao dịch thương mại, tìm kiếm các nguồn hàng mới, ký kết hợp đồng thương mại lớn tại TP.HCM. Với sự tham gia của 7 khu gian hàng lớn bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, Hội chợ đã chứng minh Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài. Với khu gian hàng của Hàn Quốc, tổng cộng có 50 gian hàng từ các tỉnh Busan, Chungbuk, Daejeon, Daegu, AKCS và GBCS trưng bày những sản phẩm thế mạnh của quốc gia này như các sản phẩm chế biến từ sâm, các sản phẩm trong ngành công nghiệp như bơm, đường ống, bơm bê tông, vật liệu xây dựng... Trung Quốc có 48 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 15 doanh nghiệp đến từ tỉnh Hồ Nam trưng bày các sản phẩm thiết bị thủy điện, phân bón nông nghiệp, sản phẩm hóa chất, thiết bị xử lý chân không... 10 doanh nghiệp đến từ Tứ Xuyên trưng bày các sản phẩm thế mạnh như thực phẩm, điện lạnh gia dụng, hóa chất, dược phẩm, vật liệu xây dựng. Tại V.I.Trade Expo 2009, lần đầu tiên có sự góp mặt của 13 doanh nghiệp thuộc thành phố Tri Bác (Sơn Đông-Trung Quốc) với nhiều sản phẩm đa dạng. Khu gian hàng của Malaysia có 24 gian hàng trưng bày các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phần mềm máy tính, kỹ thuật cơ khí. Đài Loan có 17 gian hàng, Indonesia với 12 gian hàng và lần đầu tiên có khu gian hàng của Thái Lan (10 gian) tạo ra sự đa dạng cho V.I.Trade Expo 2009 cũng như tăng thêm cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ năm nay. Trùng với thời gian và địa điểm của V.I.Trade Expo 2009, triển lãm chuyên ngành về nhà ở, vật liệu và trang trí nội ngoại thất cũng sẽ thu hút một lượng lớn doanh nghiệp Việt Nam tham gia, tạo sự bổ trợ linh hoạt cho V.I.Trade Expo 2009. Đơn cử như các doanh nghiệp từ Hải Dương với ngành thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, nông sản, thực phẩm chế biến; Bắc Giang với may tre đan, gốm sứ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống; Yên Bái với sứ kỹ thuật, bột đá, quế, sản phẩm chè, ván ép, đá quý, tranh đá, tinh bột sắn... Các nhà tổ chức sự kiện này kỳ vọng, trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay, V.I.Trade Expo 2009 sẽ là cầu nối thiết thực để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong thời gian tới.
Lạm phát khả năng dưới 7%
(VietNamNet) - Từ đầu năm đến nay, CPI cả nước tăng 5,07%. Với mức này, lạm phát ở Việt Nam nhiều khả năng dưới 7%.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:00:50
VietnamNet
- Giá lương thực tăng mạnh nhất trong tháng 11, Tổng cục Thống kê cho biết sáng 25/11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 11 tăng 0,55% so với tháng 10. Đây là mức tăng nhẹ trong bối cảnh cuối năm. Khác với các tháng trước, tốc độ tăng giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã vượt lên dẫn đầu với chỉ số tăng 0,87%. Trong đó, lương thực tăng tới 2,22%, cao nhất từ đầu năm đến nay. Đứng thứ hai là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng với mức tăng 0,75%. Mặc dù, giá xăng dầu đã được tăng 2 lần trong 30 ngày qua, với tổng mức tăng 1.100 đồng/lít xăng, dầu diesel 1.500 đồng/lít, nhưng nhóm giao thông không tăng mạnh. Chỉ số giá của nhóm này chỉ ở mức 0,42% so với tháng 10. Các nhóm hàng hóa khác đều tăng chủ yếu dưới 0,4% như đồ uống và thuốc lá, may mặc mũ nón, thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế Tính chung, từ đầu năm đến nay, CPI cả nước tăng 5,07%. Chỉ còn 1 tháng nữa là hết năm 2009. Với mức này, lạm phát ở Việt Nam nhiều khả năng dưới 7%. Chỉ số giá vàng tháng 11 tăng mạnh, 10,08% so với tháng 10 và 48,72% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá đôla Mỹ tăng 1,45% so với tháng 10 và 7,28% so với tháng 12/2008. Phạm Huyền.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
CPI tháng 11/2009: Đảo chiều có kèm xu hướng?
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2009 đã tăng ở mức khá cao là 0,55% so với tháng trước.
Kinh tế
null
2009-11-25T05:14:58
VnEconomy
Nếu so với tháng 12/2008, CPI tháng này tăng 5,07%; so với cùng kỳ năm trước tăng 4,35%. CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2009 tăng 6,91% so với giai đoạn tương ứng của năm ngoái. Nhìn trong nhiều năm trở lại đây, mức tăng của tháng này là không lớn. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kinh tế suy giảm, mức tăng này có thể xem là đáng kể. Trong tương quan dãy số với các tháng trước đó, CPI tháng này có sự đảo chiều mạnh mẽ (CPI tháng Sáu tăng 0,55%; tháng Bảy tăng 0,52%; tháng Tám tăng 0,24%; tháng Chín vọt lên 0,62%; tháng Mười chỉ còn tăng 0,37%). Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là xu hướng cho những tháng tới, khi mà CPI đang bước vào chu kỳ cuối năm, thời điểm sức tiêu dùng dân cư tăng lên; giải ngân đầu tư được đẩy nhanh; và nhu cầu tín dụng sẽ tăng hơn trước đó? Liên quan đến vấn đề này, có những dự báo cho rằng tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt gần 40%, tổng phương tiện thanh toán sẽ vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cũng là một quan ngại khác, đáng để xem xét. Nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn đều có chung nhận định, sự đảo chiều đột ngột của CPI tháng này tuy không lớn, chỉ gia tăng thêm 0,18 điểm phần trăm so với tháng trước, nhưng làm gia tăng áp lực lạm phát. Quay trở lại diễn biến chỉ số giá tháng này, đáng lưu ý, những nhân tố thường có tác động mạnh đến CPI, trong thàng này đều cựa mình tăng cao. Đáng kể nhất là giá gạo, xăng, dầu hỏa, gas, vật liệu xây dựng, hàng may mặc Cụ thể, do áp lực tăng giá gạo, chỉ số giá nhóm hàng lương thực tháng này đã tăng 2,22% so với tháng 10/2009. Thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình cũng chịu áp lực từ tăng giá lương thực, mức tăng lần lượt là 0,62% và 0,33%. Chốt lại, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này đã tăng 0,87%, cao hơn mức tăng CPI chung. Xăng dầu, mặt hàng có tác động lớn thứ hai đến CPI, tiếp tục không hỗ trợ chỉ số giá. CPI tháng 11 chịu ảnh hưởng khá lớn của đợt tăng giá xăng ngày 24/10 (mức tăng 800 đồng/lít xăng A92 trong ngày 20/11 sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng sau). Nhưng thêm vào đó, hàng may mặc bắt đầu vào mùa đông cũng tăng giá khá lớn, thị trường vật liệu xây dựng cũng vào mùa hoàn thiện nhà cửa cuối năm. Những tác động từ các mặt hàng này khiến chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng này đã tăng 0,75%; nhóm giao thông tăng 0,42%; nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép tăng 0,32%. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,05% so với tháng trước. Chỉ số giá vàng tháng 11/2009, sau những náo loạn hồi đầu tháng, đã tăng tới 10,08% so với tháng trước. Trong khi đó, chỉ số giá USD cũng tăng 1,45% trong cùng so sánh.
IMF dành 600 tỷ USD giúp các nước bị khủng hoảng
Ngày 24/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo kế hoạch cho vay nhằm hỗ trợ các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính đã tăng lên 600 tỷ USD.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:13
TTXVN
Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết, có thêm 13 quốc gia tiềm năng đã nhất trí gia nhập nhóm 26 nước cam kết rót kinh phí cho Các thỏa thuận hạn mức vay mới (NAB), ban đầu chỉ nhằm đạt được 500 tỷ USD. Các nước cũng cam kết sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho NAB, một tập hợp các thỏa thuận tín dụng dự phòng theo đó các nước tham gia sẽ sẵn sàng cung cấp nguồn vốn bổ sung để IMF cho vay khi cần thiết. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết: "Thỏa thuận hôm nay về một NAB mở rộng đánh dấu một mốc quan trọng đối với cơ chế đa phương và IMF, giúp IMF hoạt động hiệu quả để đối phó với khủng hoảng và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế". Thông báo của IMF còn nhấn mạnh sự linh hoạt hơn của kế hoạch cho vay này là nhằm biến nó thành một công cụ hiệu quả để quản lý khủng hoảng, hỗ trợ cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Dự kiến, ban lãnh đạo IMF sẽ đưa ra quyết định chính thức về NAB mở rộng trong vài tuần tới. Đóng góp vào kế hoạch này có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Italy, cùng với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ./. (TTXVN/Vietnam+).
Phù phép hàng nội thành hàng ngoại
Gạo bày bán tại một siêu thị lớn ghi hoàn toàn bằng tiếng Hàn Quốc. Kiểm tra mới phát hiện đó là gạo Việt Nam chính gốc.
Kinh tế
null
2009-11-30T02:37:42
VietnamNet
Trên bao bì một mặt hàng gạo được bày bán tại một siêu thị lớn ở Hải Phòng ghi hoàn toàn bằng tiếng Hàn Quốc, không ghi tiếng Việt. Khi ngành chức năng kiểm tra mới phát hiện ra đó là gạo của một công ty Việt Nam, chất lượng gạo cũng là gạo Việt Nam chính gốc. Mới đây, qua thanh tra về hàng hóa đóng gói sẵn, đoàn liên ngành thành phố Hải Phòng đã phát hiện một chiêu bài mới của không ít nhà sản xuất cố ý đánh bùn sang ao giữa hàng nội địa và hàng ngoại để đánh lừa người tiêu dùng. Trên bao bì một mặt hàng gạo được bày bán tại một siêu thị lớn ở Hải Phòng ghi hoàn toàn bằng tiếng Hàn Quốc, không ghi tiếng Việt. Khi ngành chức năng kiểm tra mới phát hiện ra đó là gạo của một công ty Việt Nam, chất lượng gạo cũng là gạo Việt Nam chính gốc. Tương tự, một số loại rượu dòng Brandy, XO... bày bán công khai ở các siêu thị, trung tâm thương mại với nhãn mác hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, ghi rõ xuất xứ nước ngoài, song những sản phẩm này lại do một công ty trong nước sản xuất, pha chế nồng độ theo tiêu chuẩn Việt Nam và được công bố tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Người tiêu dùng chỉ có thể đọc được dòng chữ tiếng Việt trên chiếc nhãn mác phụ dán ở những chai rượu này. Đợt thanh tra chuyên đề hàng đóng gói sẵn do liên ngành Sở Khoa học và Công nghệ, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Công an thành phố Hải Phòng đã phát hiện nhiều vi phạm của các nhà sản xuất. Tại 288 cơ sở sản xuất, kinh doanh, đoàn Thanh tra đã xử lý 83 trường hợp, trong đó chủ yếu vi phạm về lỗi không ghi nhãn mác, ghi sai định lượng, chất lượng hàng hóa trên nhãn mác và vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. 65% trong số 404 nhãn hàng hóa được kiểm tra ghi sai hoặc ghi không đầy đủ theo quy định về ghi nhãn mác hàng hóa. Trong 77 lô hàng của 62 cơ sở mà đoàn kiểm tra thì có 24 lô không đủ định lượng; trưng cầu giám định 9 sản phẩm, có 4 sản phẩm gas, 3 sản phẩm nước mắm không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố. Thêm vào đó, không ít những cơ sở sử dụng mã số, mã vạch quốc gia không có giấy phép hoặc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài gắn trên sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã có hiệu lực từ tháng 7/2008, song qua đợt thanh tra cho thấy việc triển khai, áp dụng luật vẫn chưa đồng bộ ở một số ngành, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý. Theo quy định, Bộ Khoa học Công nghệ có chức năng cấp quyền về nhãn, mác sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên đã có cơ quan khác ngành đóng dấu đỏ lên một số mẫu nhãn hàng hóa mà không soát xét nội dung, hình thức gây hiểu nhầm là nhãn hàng hóa đã được duyệt. Xét theo Nghị định 89 của Chính phủ thì việc công bố nhãn hàng hóa là trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, song đã 3 năm nay chưa có văn bản quy định cơ chế công bố và kiểm soát nhãn hàng hóa trước khi lưu thông, việc thực thi ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù quy định đăng ký, công bố và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo thời hạn đã được bãi bỏ nhưng hiện nay một số ngành được phân công quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vẫn thực hiện các thủ tục cũ, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp còn thờ ơ với an toàn thông tin
(TBKTSG Online) - Ông Trần Văn Hòa, Trưởng phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao, Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế thuộc Bộ Công an, cho biết hiện các doanh nghiệp còn thờ ơ với công tác an toàn an ninh thông tin.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:49:53
TBKTSG
Vân Oanh Các diễn giả tại hội thảo đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. Ảnh: Vân Oanh Tại hội thảo Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2009 vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Hòa cho biết hiện đa số các doanh nghiệp đều có website để cung cấp thông tin và dịch vụ trên mạng nhưng lại chưa xây dựng những giải pháp bảo vệ an ninh thông tin. Cũng chung quan điểm này, ông John Ong, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của hãng Check Point, cho rằng hiện nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức độ an ninh thông tin cần phải có. Trong khi đó, tình hình vi phạm về an ninh và an toàn thông tin trong thực tế nhiều hơn gấp 10 lần những thông tin mà các doanh nghiệp biết được. Theo ông John Ong, nhiều doanh nghiệp chỉ trang bị hệ thống an toàn an ninh tốt tại trụ sở chính nhưng lại bỏ ngỏ ở khâu người dùng đầu cuối, không trang bị giải pháp an toàn cho nhân viên khi làm việc ở xa trung tâm. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc ở mọi nơi, mọi lúc, chứ không nhất thiết phải làm việc tại trụ sở chính. Vì thế, cần chú ý cả khâu an ninh thông tin ở người dùng đầu cuối để có giải pháp bảo vệ thông tin. Ông John Ong nhận định trong thời gian tới loại hình tội phạm mạng sẽ còn tăng và diễn biến phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp cần trang bị những giải pháp bảo vệ an toàn an ninh khi tham gia giao dịch trên mạng. "Cần thay đổi tư duy, không nên nhìn nhận những vụ tấn công trên mạng là chuyện của doanh nghiệp khác và không ảnh hưởng tới mình", ông John Ong nói.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Xử lý nợ thuế sau cổ phần - Tính sao cho phải?
Việc xóa nợ theo quy định của Chính phủ trong quá trình thực hiện chủ trương sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước ngày 1/7/2007 được hy vọng sẽ thúc đẩy tiến trình này. Tuy nhiên, quá trình giải quyết nợ thuế cho thấy vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc.
Kinh tế
null
2009-11-25T04:20:52
TTXVN
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về thực hiện xử lý tài chính, nợ thuế đối với các doanh nghiệp khó khăn, lỗ không có khả năng nộp các khoản nợ thuế và thu ngân sách nhà nước, trong 3 năm (từ 2005 đến 2007) đã có 235 doanh nghiệp được xóa nợ với tổng số tiền được xóa nợ là 613,127 tỷ đồng. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho dù đã thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp chuyển đổi trước 1/7/2007 vẫn còn treo một số khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chưa được xử lý xóa nợ thuế. Nhiều nguyên nhân treo nợ Báo cáo với Thủ tướng, Bộ Tài chính cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, sắp xếp chuyển đổi nhưng vẫn còn nợ treo. Đơn cử trường hợp doanh nghiệp đã cổ phần hóa (trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và vốn nhà nước bàn giao sang công ty cổ phần đã loại trừ số nợ thuế trong số nợ phải trả và đề nghị xóa nợ), nhưng do thủ tục quá lâu nên Bộ Tài chính chỉ mới nhận được hồ sơ, hoặc có một số bộ hồ sơ gửi đến Bộ Tài chính sau ngày 1/7/2007 nên Bộ chưa xem xét xử lý. Một số doanh nghiệp nhà nước nợ thuế chuyển đổi theo hình thức giao bán trước 1/7/2007 thuộc trường hợp được xóa nợ thuế nhưng không lập và gửi hồ sơ kịp thời nên Bộ Tài chính cũng chưa xem xét xử lý. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi theo hình thức cổ phần hóa, công ty cổ phần đã hoạt động, cơ quan thuế mới kiểm tra về thuế của thời gian doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại trước khi cổ phần hóa và tính truy thu một số khoản thuế, nhưng khi đó đã không còn doanh nghiệp nhà nước để thu. Một số doanh nghiệp nhà nước có khoản nợ đọng thuế nhưng khai xác định giá trị doanh nghiệp lại không tính số nợ thuế trong nợ phải trả nên khi bàn giao cho công ty cổ phần không có khoản nợ thuế này. Nguyên nhân phát sinh trường hợp này là do theo quy định về trình tự, thủ tục khi xác định giá trị doanh nghiệp, để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan thuế xác định số nợ thuế, doanh nghiệp phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, nhưng trong quá trình thực hiện xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp đã không thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế cũng không kiểm tra xác định số nợ thuế làm cơ sở xem xét xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp. Hội đồng cổ phần hóa đã xử lý căn cứ vào báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp để xác định giá trị của doanh nghiệp và xử lý về thuế, quyết định cho chuyển đổi cổ phần hóa sau đó cơ quan thuế mới kiểm tra quyết toán thuế. Ngoài các trường hợp vướng mắc nêu trên, một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ và cũng nợ thuế đã được Nhà nước quyết định cho sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác trước 1/7/2007, nhưng đơn vị nhận sáp nhập không có khả năng thanh toán các khoản nợ thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập, nên doanh nghiệp có hồ sơ đề nghị xử lý xóa nợ theo quy định tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ. Xử lý như thế nào? Để xử lý các khoản nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước 1/7/2007, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ nhiều phương án áp dụng với các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập đã thực hiện cổ phần hóa và đăng ký kinh doanh trước ngày 1/7/2007 còn tồn tại các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước nếu các khoản nợ thuế này đã được tính giảm trừ vào vốn Nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp thì cho xử lý xóa nợ theo Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ và Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 Thủ tướng Chính phủ. Đối với những doanh nghiệp do cổ phần hóa sớm, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không còn và có lỗ lũy kế mà Ủy ban Nhân dân tỉnh chưa có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp song vẫn thực hiện chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trước 1/7/2007 nên số nợ thuế chưa được xử lý, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xử lý theo nguyên tắc trên. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán đã hoàn tất việc giao bán trước 1/7/2007 đề nghị cho xử lý xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nếu đảm bảo điều kiện các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi theo hình thức cổ phần hóa trước 1/7/2007 nhưng sau đó cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra phát hiện giai đoạn doanh nghiệp nhà nước hoạt động trước 1/7/2007 phát sinh một số khoản thuế cần truy thu hoặc các khoản nợ thuế, nợ phạt vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp nhà nước để truy thu, để không phải xử lý giảm phần vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xóa nợ thuế, nợ phạt không được bàn giao nói trên. Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi có nợ thuế xuất nhập khẩu bàn giao cho công ty cổ phần thì chỉ tính phạt chậm nộp từ thời điểm bàn giao đến thời điểm công ty cổ phần nộp thuế hoặc thực tế xuất khẩu sản phẩm đối với hàng sản xuất xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ, có nợ đọng thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước có quyết định sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác trước 1/7/2007 đến hết năm 2008, số nợ thuế này chưa được xử lý, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp sát nhập theo quy định tại Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ. Các trường hợp xóa nợ nêu trên khi được xem xét cho xóa nợ gốc thì cũng đồng thời xóa nợ phạt chậm nộp tương ứng với số nợ gốc được xóa. Dự tính số thuế xử lý xóa nợ đối với các trường hợp nêu trên theo các hồ sơ đã báo cáo về Bộ Tài chính khoảng gần 80 tỷ đồng./. Bài viết này được đăng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh Nhân thuộc VCCI và Vietnam+ (Doanh nhân/Việt nam+).
Từ 1/12: Tăng lãi suất cơ bản lên 8%
TPO - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu vừa quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng thêm 1% lên 8%/năm. Thời điểm áp dụng bắt đầu từ 1/12.
Kinh tế
null
2009-11-25T06:07:50
Tiền Phong
Lãi suất tái cấp vốn từ thời điểm trên cũng được điều chỉnh tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu với mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất, Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là 3% từ ngày 26/11. Theo đó tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11 sẽ là 17.961 đồng/USD. Với các điều chỉnh này, mức tỷ giá sàn giao dịch sẽ là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD. Việc điều chỉnh này nhằm mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý.
IMF dành 600 tỷ USD giúp các nước bị khủng hoảng
Ngày 24/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo kế hoạch cho vay nhằm hỗ trợ các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính đã tăng lên 600 tỷ USD.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:13
TTXVN
Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết, có thêm 13 quốc gia tiềm năng đã nhất trí gia nhập nhóm 26 nước cam kết rót kinh phí cho Các thỏa thuận hạn mức vay mới (NAB), ban đầu chỉ nhằm đạt được 500 tỷ USD. Các nước cũng cam kết sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho NAB, một tập hợp các thỏa thuận tín dụng dự phòng theo đó các nước tham gia sẽ sẵn sàng cung cấp nguồn vốn bổ sung để IMF cho vay khi cần thiết. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết: "Thỏa thuận hôm nay về một NAB mở rộng đánh dấu một mốc quan trọng đối với cơ chế đa phương và IMF, giúp IMF hoạt động hiệu quả để đối phó với khủng hoảng và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế". Thông báo của IMF còn nhấn mạnh sự linh hoạt hơn của kế hoạch cho vay này là nhằm biến nó thành một công cụ hiệu quả để quản lý khủng hoảng, hỗ trợ cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Dự kiến, ban lãnh đạo IMF sẽ đưa ra quyết định chính thức về NAB mở rộng trong vài tuần tới. Đóng góp vào kế hoạch này có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Italy, cùng với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ./. (TTXVN/Vietnam+).
Khu vực tài chính VN hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhờ việc nhanh chóng chuyển sang cơ chế thị trường và đẩy mạnh cổ phần hóa, nhiều tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính quốc tế.
Kinh tế
null
2009-11-24T15:33:12
TTXVN
Đây là nội dung chính trong báo cáo nhan đề "Dự báo khu vực tài chính Việt Nam đến năm 2013" của Công ty nghiên cứu thị trường RNCOS của Mỹ đăng trên mạng M2 PressWIREi. Khu vực ngân hàng ở Việt Nam đã gia tăng với tốc độ chưa từng thấy trong thời gian gần đây, song vẫn chưa phát triển mạnh so với khu vực ngân hàng ở các nền kinh tế châu Á khác như Ấn Độ và Trung Quốc. Phần lớn người dân Việt Nam vẫn không gửi tiền ở ngân hàng và sử dụng các cách truyền thống để tiết kiệm tiền và chi tiêu. Điều này chứng tỏ khu vực ngân hàng của Việt Nam vẫn còn tiềm năng to lớn để phát triển với dự báo vốn ngân hàng sẽ tăng 22% trong thời gian 2009-2013. Ngoài ra, trong báo cáo, RNCOS nhận định khu vực bảo hiểm của Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua với tổng số tiền bảo hiểm tăng trên 20%/năm từ năm 2002 đến 2008. Hãng này cho rằng dù phát triển nhanh, song thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa được các nhà đầu tư khai thác, như bảo hiểm nợ chuyên nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm giá năng lượng... Báo cáo "Dự báo khu vực tài chính Việt Nam đến năm 2013" là kết quả một công trình nghiên cứu sâu rộng và chi tiết về khu vực tài chính và các sản phẩm, dịch vụ khác nhau của Việt Nam. Báo cáo phân tích tất cả các nhân tố chủ chốt dẫn đến thành công của ngành ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam. Đồng thời xác định các chiều hướng phát triển chính của các ngành này, kể cả những cơ hội và thách thức, nhằm giúp các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu lên kế hoạch cho các chiến lược kinh doanh của họ./. (TTXVN/Vietnam+).
OPC: Lợi nhuận 10 tháng đạt 55,23 tỷ đồng, hoàn thành 134,7% kế hoạch năm
(ĐTCK-online) CTCP Dược phẩm OPC (OPC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10 năm 2009. Theo đó, tháng 10, Công ty đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 46,22 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 4,75 tỷ đồng.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:00:58
ĐTCK
Như vậy, lũy kế 10 tháng, doanh thu của Công ty đạt 303,87 tỷ đồng, bằng 132% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 55,23 tỷ đồng, hoàn thành 134,7% kế hoạch năm. Được biết, Công ty đặt ra chỉ tiêu năm 2009, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 230 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 41 tỷ đồng.
'Ngâm' doanh nghiệp
TP - Cơ quan chức năng BR- VT khuyên doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu & DN vận tải ô tô chuyển sang kinh doanh xây dựng nhà chung cư. Ý kiến tư vấn này trở thành một chế tài khiến DN xăng dầu lâm vào tình thế khó khăn.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:10:16
Tiền Phong
Tháng 11/2005, Cty Cổ phần Vận tải ô tô BR - VT (DNCP OTO) chuyển nhượng cửa hàng xăng dầu (CH) số 205 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P3 TP.VT có diện tích 830 m 2 trong tổng thể 1.848m 2 cho DN xăng dầu Hạnh Dung (DN Hạnh Dung) với giá 2,4 tỷ đồng. Sau đó, DNCP OTO gửi văn bản tới UBND tỉnh BR - VT và Sở Tài nguyên & Môi trường (STN&MT;) để DN Hạnh Dung làm thủ tục sử dụng đất tại 205 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Thủ tục chưa làm xong thì xảy ra rắc rối. Cụ thể, tháng 7/2008, DNCP OTO xin lập dự án xây dựng chung cư 10 tầng cho người thu nhập thấp ở khu vực cạnh cây xăng đã chuyển nhượng cho DN Hạnh Dung. UBND tỉnh BR - VT chuyển vụ việc này cho Sở Xây dựng tỉnh BR - VT xem xét. Sở Xây dựng có văn bản 1698/SXD gửi DNCP OTO đưa ra hai phương án: Cho phép DN Hạnh Dung tách riêng cây xăng với DT 830m 2 hoặc DNCP OTO thỏa thuận đền bù cây xăng cho DN Hạnh Dung để sử dụng toàn bộ lô đất 1.848m 2 xây chung cư 10 tầng. Văn bản của Sở Xây dựng kết luận tốt nhất là thực hiện phương án 2. Ngày 8/8/2009, UBND tỉnh BR - VT có văn bản chấp thuận cho DNCP OTO lập dự án xây dựng chung cư 10 tầng tại lô đất số 205 Nam Kỳ Khởi Nghĩa với diện tích 1.848m 2 theo phương án 2. Như vậy từ một ý kiến tư vấn, văn bản 1698/SXD đã trở thành một chế tài đối với DN Hạnh Dung. DNCP OTO gợi ý đền cho DN Hạnh Dung hai tỷ đồng để chuyển đi nơi khác nhưng DN Hạnh Dung đã không đồng ý. Tháng 11/2008, DN Hạnh Dung bị Sở Công Thương BR - VT thu hồi giấy chứng nhận (GCN) đăng ký kinh doanh xăng dầu của DN Hạnh Dung. Tháng 2/2009, DN Hạnh Dung xin được tiếp tục kinh doanh xăng dầu tại số 205 Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì Sở Công Thương trả lời rằng: Thực hiện Công văn 4975/UBND - VP của UBND tỉnh BR - VT về việc đầu tư xây dựng chung cư cao tầng tại số 205 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sở Công Thương sẽ không cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu tại địa điểm trên. Sau đó, trong một văn bản khác, Sở Công Thương trả lời rằng, căn cứ QĐ 955/QĐ ngày 3/4/2009 của UBND BR - VT phê duyệt đề án qui hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu, Sở không cấp lại GCN đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho Hạnh Dung do cửa hàng này gần một cửa hàng xăng dầu khác! Ngày 30/10/2009, Thường trực HĐND BR - VT có văn bản cho rằng việc ngâm DN Hạnh Dung bốn năm không làm thủ tục thuê đất cho DN này là sai, gây thiệt hại cho DN và đề nghị xem xét lại việc cho DNCP OTO lập dự án xây dựng chung cư.
IMF dành 600 tỷ USD giúp các nước bị khủng hoảng
Ngày 24/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo kế hoạch cho vay nhằm hỗ trợ các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính đã tăng lên 600 tỷ USD.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:13
TTXVN
Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết, có thêm 13 quốc gia tiềm năng đã nhất trí gia nhập nhóm 26 nước cam kết rót kinh phí cho Các thỏa thuận hạn mức vay mới (NAB), ban đầu chỉ nhằm đạt được 500 tỷ USD. Các nước cũng cam kết sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho NAB, một tập hợp các thỏa thuận tín dụng dự phòng theo đó các nước tham gia sẽ sẵn sàng cung cấp nguồn vốn bổ sung để IMF cho vay khi cần thiết. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết: "Thỏa thuận hôm nay về một NAB mở rộng đánh dấu một mốc quan trọng đối với cơ chế đa phương và IMF, giúp IMF hoạt động hiệu quả để đối phó với khủng hoảng và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế". Thông báo của IMF còn nhấn mạnh sự linh hoạt hơn của kế hoạch cho vay này là nhằm biến nó thành một công cụ hiệu quả để quản lý khủng hoảng, hỗ trợ cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Dự kiến, ban lãnh đạo IMF sẽ đưa ra quyết định chính thức về NAB mở rộng trong vài tuần tới. Đóng góp vào kế hoạch này có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Italy, cùng với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ./. (TTXVN/Vietnam+).
PVI đã phải bồi thường vụ ôtô đứt phanh
(VnMedia)- Sau nhiều công văn qua lại, cuối cùng, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) đã thừa nhận lỗi của mình và chấp thuận bồi thường cho trường hợp xe ôtô bị đứt phanh, gặp tai nạn của Công ty CP Xi măng miền Bắc.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:11:50
VnMedia
>> PVI bồi thường trái luật ? Như VnMedia đã đưa tin, xe ôtô tải mang biển số 30H-6365 của Công ty Cổ phần Kinh doanh xi măng Miền Bắc chở 9 tấn xi măng xuống dốc ở Km số 26 - quốc lộ 70, thuộc địa phận xã Bằng Luận, Đoan Hùng, Phú Thọ thì phanh không ăn và bị đâm vào đồi đất gây tai nạn, ước tính thiệt hại hơn 120 triệu đồng. Khi đó xe 30H-6365 đang tham gia bảo hiểm vật chất tại PVI Hà Nội theo giấy chứng nhận bảo hiểm 0071344 có hiệu lực từ ngày 15/5/2008 đến 15/5/2009. Sau khi nhận được hồ sơ của công ty Xi măng miền Bắc, PVI Hà Nội đã kết luận xe 30H-6365 không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông và từ chối bồi thường vì thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi nguyên nhân "hư hỏng do khuyết tật, ẩn tỳ mất giá trị, giảm dần chất lượng cho dù có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Cẩu kéo xe bị nạn về xưởng sửa chữa Tuy vậy, quyết định từ chối bồi thường này gặp sự phản ứng quyết liệt của khách hàng. Ngoài ra, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cũng cho rằng việc từ chối của PVI là không có cơ sở. Hai bên đã có nhiều công văn qua lại, nhưng phía PVI Hà Nội cùng với lãnh đạo Ban quản lý rủi ro và bồi thường của PVI vẫn kiên quyết từ chối bồi thường vì cho rằng "thiệt hại do hao mòn tự nhiên gây ra" ! Đến ngày 25/9/2009, đích thân Tổng giám đốc PVI Bùi Vạn Thuận đã xem xét lại vụ việc có công văn chấp thuận thanh toán các chi phí cẩu kéo, sửa chữa của chiếc xe do vụ tai nạn trên gây ra. Cùng ngày, Công ty Xi măng miền Bắc đã có công văn phản hồi, khẳng định số tiền cẩu kéo và tiền gửi xe bến bãi là trên 30 triệu đồng; riêng tiền sửa chữa đã được báo giá từ trước là trên 120 triệu đồng. Đặc biệt, Công ty xi măng miền Bắc còn "hào phóng" tặng PVI Hà Nội số tiền 210 triệu đồng mà theo tính toán của công ty này là thiệt hại do xe không hoạt động trong suốt thời gian kể từ khi bị tai nạn đến khi được chấp thuận bồi thường. Mục đích của việc tặng lại này là "để PVI Hà Nội rút kinh nghiệm khi khách hàng tham gia bảo hiểm có kiến nghị". Quỳnh Trang.
IMF dành 600 tỷ USD giúp các nước bị khủng hoảng
Ngày 24/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo kế hoạch cho vay nhằm hỗ trợ các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính đã tăng lên 600 tỷ USD.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:13
TTXVN
Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết, có thêm 13 quốc gia tiềm năng đã nhất trí gia nhập nhóm 26 nước cam kết rót kinh phí cho Các thỏa thuận hạn mức vay mới (NAB), ban đầu chỉ nhằm đạt được 500 tỷ USD. Các nước cũng cam kết sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho NAB, một tập hợp các thỏa thuận tín dụng dự phòng theo đó các nước tham gia sẽ sẵn sàng cung cấp nguồn vốn bổ sung để IMF cho vay khi cần thiết. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết: "Thỏa thuận hôm nay về một NAB mở rộng đánh dấu một mốc quan trọng đối với cơ chế đa phương và IMF, giúp IMF hoạt động hiệu quả để đối phó với khủng hoảng và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế". Thông báo của IMF còn nhấn mạnh sự linh hoạt hơn của kế hoạch cho vay này là nhằm biến nó thành một công cụ hiệu quả để quản lý khủng hoảng, hỗ trợ cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Dự kiến, ban lãnh đạo IMF sẽ đưa ra quyết định chính thức về NAB mở rộng trong vài tuần tới. Đóng góp vào kế hoạch này có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Italy, cùng với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ./. (TTXVN/Vietnam+).
VN-Index lùi về sát ngưỡng 500 điểm
(TNO) Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (25.11), thị trường chứng khoán VN giảm điểm mạnh trên cả hai sàn Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HOSE). Đây cũng là phiên giảm thứ tư liên tiếp kể từ cuối tuần trước.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:27:44
Thanh Niên
Trên sàn HOSE, đà giảm điểm trong phiên hôm qua được tiếp tục khiến VN-Index giảm ngay từ thời điểm mở cửa. Sau 30 phút giao dịch nhằm xác định giá mở cửa thị trường, chỉ số này đã để mất 7,39 điểm so với mức chốt phiên hôm qua, tương đương mức giảm 1,4%, xuống còn 519,74 điểm. Không khí giao dịch trên sàn khá ảm đạm khi chỉ có 2,77 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay trong đợt này, với khối lượng giao dịch là 119,35 tỉ đồng. Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index gia tăng biên độ giảm điểm. Điều này đã góp phần gây ra tâm lý mất bình tĩnh của một số nhà đầu tư. Số lệnh đặt bán bất ngờ tăng với mức giá giao dịch xuống thấp dần. Nhiều cổ phiếu đồng loạt giảm sàn. Kết thúc đợt giao dịch thứ 2, VN-Index giảm mạnh 23,89 điểm, tương đương giảm 4,53%, xuống còn 503,24 điểm. Khối lượng giao dịch đợt này tăng khá mạnh với trên 57 triệu đơn vị cổ phiếu trao tay, giá trị giao dịch đạt 2.582,4 tỉ đồng. Trong đợt giao dịch cuối xác định giá đóng cửa, lực cầu không tăng trong khi vẫn còn khá nhiều lệnh đặt bán với giá sàn khiến thị trường tiếp tục duy trì sắc đỏ. Kết thúc đợt 3, VN-Index giảm tổng cộng 23,72 điểm so với phiên hôm qua, tương đương giảm 4,49%, xuống còn 503,41 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trong phiên sáng nay đạt xấp xỉ 67 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 3.010,9 tỉ đồng. Như vậy, chỉ sau 4 phiên giảm điểm, VN-Index đã để mất tới gần 60 điểm, lùi sát ngưỡng 500 điểm. Trong phiên sáng nay, sàn HOSE chào đón 3 mã cổ phiếu mới là TIX của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình, HVG của Công ty CP Hùng Vương và BTP của Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa với khối lượng niêm yết lần lượt là 12 triệu cổ phiếu và trên 60 triệu cổ phiếu đối với HVG và BTP. Trong tổng số 189 mã chứng khoán niêm yết trên sàn HOSE, phiên hôm nay chỉ ghi nhận được 4 mã tăng giá, 1 mã đứng giá tham chiếu, còn lại 184 mã giảm giá, trong đó có tới 173 mã giảm sàn. Trong số 4 mã tăng giá hiếm hoi, có hai mã mới chào sàn là HVG và TIX. STB vẫn dẫn đầu sàn TP.HCM về khối lượng giao dịch với 5,43 triệu cổ phiếu, tiếp theo là EIB với 4,32 triệu, thứ 3 là SSI với 3,55 triệu cổ phiếu. * Trên sàn Hà Nội, diễn biến không có gì khả quan hơn. HNX-Index liên tục đi xuống từ đầu phiên mà không hề có sự kháng cự nào. Kết thúc phiên sáng nay, HNX-Index giảm 10,33 điểm, tương đương giảm 5,9% so với phiên hôm qua, xuống còn 164,87 điểm. Khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 23,4 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch tương đương 865,3 tỉ đồng. Toàn sàn ghi nhận 7 mã tăng giá, 5 mã đứng giá hoặc không có giao dịch, còn lại 227 mã đứng giá tham chiếu trong tổng số 239 mã niêm yết. Hôm nay, sàn HNX đón chào cổ phiếu mới BXH của Công ty CP Bao bì Xi măng Hải Phòng. Về khối lượng giao dịch, ACB dẫn đầu với 2,56 triệu cổ phiếu, tiếp theo là VCG với 2,44 triệu, KBC đứng thứ 3 với 1,58 triệu. Duy Trần.
Từ 1/12: Tăng lãi suất cơ bản lên 8%
TPO - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu vừa quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng thêm 1% lên 8%/năm. Thời điểm áp dụng bắt đầu từ 1/12.
Kinh tế
null
2009-11-25T06:07:50
Tiền Phong
Lãi suất tái cấp vốn từ thời điểm trên cũng được điều chỉnh tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu với mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất, Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là 3% từ ngày 26/11. Theo đó tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11 sẽ là 17.961 đồng/USD. Với các điều chỉnh này, mức tỷ giá sàn giao dịch sẽ là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD. Việc điều chỉnh này nhằm mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Xử lý nợ thuế sau cổ phần - Tính sao cho phải?
Việc xóa nợ theo quy định của Chính phủ trong quá trình thực hiện chủ trương sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước ngày 1/7/2007 được hy vọng sẽ thúc đẩy tiến trình này. Tuy nhiên, quá trình giải quyết nợ thuế cho thấy vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc.
Kinh tế
null
2009-11-25T04:20:52
TTXVN
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về thực hiện xử lý tài chính, nợ thuế đối với các doanh nghiệp khó khăn, lỗ không có khả năng nộp các khoản nợ thuế và thu ngân sách nhà nước, trong 3 năm (từ 2005 đến 2007) đã có 235 doanh nghiệp được xóa nợ với tổng số tiền được xóa nợ là 613,127 tỷ đồng. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho dù đã thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp chuyển đổi trước 1/7/2007 vẫn còn treo một số khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chưa được xử lý xóa nợ thuế. Nhiều nguyên nhân treo nợ Báo cáo với Thủ tướng, Bộ Tài chính cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, sắp xếp chuyển đổi nhưng vẫn còn nợ treo. Đơn cử trường hợp doanh nghiệp đã cổ phần hóa (trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và vốn nhà nước bàn giao sang công ty cổ phần đã loại trừ số nợ thuế trong số nợ phải trả và đề nghị xóa nợ), nhưng do thủ tục quá lâu nên Bộ Tài chính chỉ mới nhận được hồ sơ, hoặc có một số bộ hồ sơ gửi đến Bộ Tài chính sau ngày 1/7/2007 nên Bộ chưa xem xét xử lý. Một số doanh nghiệp nhà nước nợ thuế chuyển đổi theo hình thức giao bán trước 1/7/2007 thuộc trường hợp được xóa nợ thuế nhưng không lập và gửi hồ sơ kịp thời nên Bộ Tài chính cũng chưa xem xét xử lý. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi theo hình thức cổ phần hóa, công ty cổ phần đã hoạt động, cơ quan thuế mới kiểm tra về thuế của thời gian doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại trước khi cổ phần hóa và tính truy thu một số khoản thuế, nhưng khi đó đã không còn doanh nghiệp nhà nước để thu. Một số doanh nghiệp nhà nước có khoản nợ đọng thuế nhưng khai xác định giá trị doanh nghiệp lại không tính số nợ thuế trong nợ phải trả nên khi bàn giao cho công ty cổ phần không có khoản nợ thuế này. Nguyên nhân phát sinh trường hợp này là do theo quy định về trình tự, thủ tục khi xác định giá trị doanh nghiệp, để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan thuế xác định số nợ thuế, doanh nghiệp phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, nhưng trong quá trình thực hiện xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp đã không thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế cũng không kiểm tra xác định số nợ thuế làm cơ sở xem xét xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp. Hội đồng cổ phần hóa đã xử lý căn cứ vào báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp để xác định giá trị của doanh nghiệp và xử lý về thuế, quyết định cho chuyển đổi cổ phần hóa sau đó cơ quan thuế mới kiểm tra quyết toán thuế. Ngoài các trường hợp vướng mắc nêu trên, một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ và cũng nợ thuế đã được Nhà nước quyết định cho sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác trước 1/7/2007, nhưng đơn vị nhận sáp nhập không có khả năng thanh toán các khoản nợ thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập, nên doanh nghiệp có hồ sơ đề nghị xử lý xóa nợ theo quy định tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ. Xử lý như thế nào? Để xử lý các khoản nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước 1/7/2007, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ nhiều phương án áp dụng với các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập đã thực hiện cổ phần hóa và đăng ký kinh doanh trước ngày 1/7/2007 còn tồn tại các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước nếu các khoản nợ thuế này đã được tính giảm trừ vào vốn Nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp thì cho xử lý xóa nợ theo Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ và Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 Thủ tướng Chính phủ. Đối với những doanh nghiệp do cổ phần hóa sớm, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không còn và có lỗ lũy kế mà Ủy ban Nhân dân tỉnh chưa có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp song vẫn thực hiện chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trước 1/7/2007 nên số nợ thuế chưa được xử lý, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xử lý theo nguyên tắc trên. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán đã hoàn tất việc giao bán trước 1/7/2007 đề nghị cho xử lý xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nếu đảm bảo điều kiện các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi theo hình thức cổ phần hóa trước 1/7/2007 nhưng sau đó cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra phát hiện giai đoạn doanh nghiệp nhà nước hoạt động trước 1/7/2007 phát sinh một số khoản thuế cần truy thu hoặc các khoản nợ thuế, nợ phạt vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp nhà nước để truy thu, để không phải xử lý giảm phần vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xóa nợ thuế, nợ phạt không được bàn giao nói trên. Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi có nợ thuế xuất nhập khẩu bàn giao cho công ty cổ phần thì chỉ tính phạt chậm nộp từ thời điểm bàn giao đến thời điểm công ty cổ phần nộp thuế hoặc thực tế xuất khẩu sản phẩm đối với hàng sản xuất xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ, có nợ đọng thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước có quyết định sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác trước 1/7/2007 đến hết năm 2008, số nợ thuế này chưa được xử lý, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp sát nhập theo quy định tại Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ. Các trường hợp xóa nợ nêu trên khi được xem xét cho xóa nợ gốc thì cũng đồng thời xóa nợ phạt chậm nộp tương ứng với số nợ gốc được xóa. Dự tính số thuế xử lý xóa nợ đối với các trường hợp nêu trên theo các hồ sơ đã báo cáo về Bộ Tài chính khoảng gần 80 tỷ đồng./. Bài viết này được đăng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh Nhân thuộc VCCI và Vietnam+ (Doanh nhân/Việt nam+).
Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2009
Sáng nay (25/11), Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2009.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:37:26
ĐCSVN
10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thuộc về các tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Điểm đặc biệt là các doanh nghiệp Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng năm nay đều đủ tiêu chí lọt vào Top 1.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới xếp hạng theo doanh thu của Fortune 1.000. Đây là một bước tiến đáng kể của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008. Bên cạnh đó, Top 10 VNR các doanh nghiệp tư nhân thuộc về Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, Ngân hàng TMCP Á Châu, Tập đoàn Thép Việt, Công ty cổ phần Sài gòn Kim hoàn ACB-SJC, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Công ty cổ phần Prime Group, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu từ Vietnam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng HarvardBusinessSchool. VNR500 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn mực quốc tế (dựa trên mô hình Fortune 500) Năm 2009, Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên cở sở dữ liệu của Vietnam Report và kết quả nghiên cứu từ các số liệu điều tra mới nhất về hơn 10.000 doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Số liệu điều tra được cập nhật đến hết ngày 31/12/2008. Thứ hạng doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí doanh thu. Mức doanh thu tối thiểu trong 500 doanh nghiệp lớn nhất năm 2008 là 1.000 tỷ đồng. Thứ hạng các doanh nghiệp được sắp xếp theo các tiêu chí khác như lợi nhuận, tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng, số lao động lớn nhất Riêng với bảng xếp hạng cho doanh nghiệp tư nhân, tiêu chí được sử dụng là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%, doanh thu tối thiểu là 450 tỷ đồng. So với năm 2008, số doanh nghiệp tư nhân lọp top 500 VNR tăng đáng kể với tỷ lệ 30% (so với tỷ lệ 24% trong năm 2008). Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố để ghi nhận và tôn vinh những thành quả mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đạt được./.
Tăng lãi suất cơ bản lên 8%, giảm biên độ tỷ giá xuống 3%
(ĐTCK-online) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm nay (25/11) đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm, thời điểm áp dụng là 01/12/2009.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:51:30
ĐTCK
Ngân hàng Nhà nước cũng công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là 3% từ ngày 26/11/2009. Với các điều chỉnh này, mức tỷ giá sàn giao dịch sẽ là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD. Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo NHNN là nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Nhằm mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới. Cũng trong sáng nay, thống đốc NHNN có cuộc trao đổi với báo giới về chính sách tiền tệ trong thời gian tới. ĐTCK-online sẽ thông tin đến bạn đọc nội dung cuộc trao đổi này.
Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm vì khối ngân hàng
Ngày 24/11, chứng khoán châu Á đã giảm điểm trước tin xấu từ khối ngân hàng, trong đó thị trường Trung Quốc đã mất gần 3,5%.
Kinh tế
null
2009-11-24T09:31:17
VnEconomy
Sự kiện đáng chú ý và cũng là nguyên nhân chính đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung giảm điểm, là thông tin 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đệ trình lên cơ quan chức năng kế hoạch tăng vốn, do lo ngại nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn trong năm 2010. Theo Bloomberg, việc đẩy mạnh cho vay 4,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (688 tỷ USD) trong 9 tháng năm 2009 đã khiến Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Bank of China, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, và Bank of Communications Ltd, đã phải đệ trình kế hoạch tăng vốn. Đón thông tin trên, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm điểm rất mạnh trong hơn 1 giờ cuối cùng của ngày giao dịch, dù trước đó thị trường vẫn duy trì sắc xanh trên bảng điện tử. Tuy nhiên, điểm tích cực là khối lượng giao dịch đã tăng mạnh khi chỉ số chứng khoán giảm, cho thấy một lực cầu khá lớn sẵn sàng gom mua cổ phiếu. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 115,14 điểm, tương ứng -3,45%, chốt ở mức 3.223,52. Tương tự như thị trường chứng khoán Trung Quốc, chứng khoán Nhật cũng giảm điểm khá mạnh sau khi Standard & Poors nhận định Mitsubishi UFJ Financial Group và Sumitomo Mitsui Financial Group cũng nằm trong nhóm ngân hàng thiếu vốn nhất. Cổ phiếu khối xuất khẩu cũng mất điểm do đồng Yên lên giá đã gióp phần đẩy chứng khoán Nhật giảm sâu hơn. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 hạ 1,01%, chốt ở mức 9.401,58 - mức thấp nhất kể từ ngày 17/7. Phiên giảm điểm của nhiều thị trường nói chung và cổ phiếu blue-chip có sức ảnh hưởng đến thị trường nói riêng, đã đẩy chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương mất 1%, xuống 116,55 điểm. Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngừng giao dịch (16h), chứng khoán Anh, Đức, Pháp đang giảm 0,7 - 1%. Tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P; 500 đang mất trên 0,3%. Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,36%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,53%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 0,23%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 1,89%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,65%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 0,78%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,57%. Tiếp tục cập nhật thị trường châu Âu và Mỹ Thị trường Chỉ số Phiên trước Đóng cửa Tăng/giảm (điểm) Tăng/giảm (%) Mỹ Dow Jones 10.450,95 N/A N/A N/A Nasdaq 2.176,01 N/A N/A N/A S&P; 500 1.106,24 N/A N/A N/A Anh FTSE 100 5.355,50 N/A N/A N/A Đức DAX 5.801,48 N/A N/A N/A Pháp CAC 40 3.813,17 N/A N/A N/A Đài Loan Taiwan Weighted 7.687,15 7.714,56 27,41 0,36 Nhật Bản Nikkei 225 9.497,68 9.401,58 96,10 1,01 Hồng Kông Hang Seng 22.771,39 22.423,14 348,25 1,53 Hàn Quốc KOSPI Composite 1.619,05 1.606,42 12,63 0,78 Singapore Straits Times 2.793,57 2.782,03 15,85 0,57 Trung Quốc Shanghai Composite 3.338,66 3.223,53 115,14 3,45 Ấn Độ BSE 17.176,82 17.139,93 40,25 0,23 Australia ASX 4.739,20 4.708,20 31,00 0,65 Việt Nam VN-Index 537,29 527,13 10,16 1,89 Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg.
MCG: Lấy ý kiến để phát hành CP riêng lẻ và trái phiếu chuyển đổi
(ĐTCK-online) Nghị quyết HĐQT CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG) vừa thông qua chủ trương xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ và phát hành trái phiếu chuyển đổi. Cụ thể, MCG sẽ lấy ý kiến để phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên 168 tỷ đồng nhằm tăng cường năng lực tài chính của Công ty và phát hành 45,9 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi đợt 2/2009 nhằm bổ sung vốn cho các dự án đầu tư của Công ty.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:04:39
ĐTCK
Bên cạnh đó, Công ty xin ý kiến đăng ký niêm yết bổ sung 3,6 triệu cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thưởng và cổ phiếu sau khi phát hành riêng lẻ trên Sở GDCK Tp HCM (HOSE). Được biết, 9 tháng đầu năm 2009, Công ty đạt doanh thu thuần 373,28 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 30,07 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2008 và hoàn thành 113,3% kế hoạch năm.
Tháo gỡ vướng mắc Dự án kho nổi FSO-5
(Chinhphu.vn) - Cuối tháng 3/2010 là mốc cuối cùng để nhà thầu Nasico – Vinashin hoàn thành và bàn giao Dự án kho nổi chứa dầu xuất FSO-5 phục vụ việc khai thác những mỏ dầu lớn của đất nước.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:40:46
Chính Phủ
Sáng nay (25/11), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp chủ trì buổi giao ban và chỉ đạo tiến độ triển khai Dự án FSO-5 tại Nhà máy đóng tàu Nam Triệu (Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu Nasico Hải Phòng). Kho nổi chứa dầu xuất FSO-5 được Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đặt hàng, là sản phẩm cơ khí trọng điểm và có ý nghĩa quan trọng trong việc tự đáp ứng nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngành Dầu khí, phục vụ khai thác những mỏ dầu lớn nhất của đất nước. Thế nhưng Dự án đã chậm tiến độ 19 tháng so với kế hoạch. Vì những lý do khác nhau, nhà thầu (Nasico) đã nhiều lần phải xin gia hạn hợp đồng bàn giao, điều chỉnh tăng vốn, song tiến độ thực hiện dự án vẫn gặp nhiều khó khăn. Nasico thừa nhận, trừ phần vỏ đã xong, các hạng mục chính như thiết bị động lực, xử lý dầu, boong, hệ thống điều khiển, phần nội thất,... đều mới đạt từ 75-90%. Việc thực hiện tiến độ tiếp tục nảy sinh khó khăn mới do nhà thầu thiếu vốn, thiết bị nhập về cảng lại đang bị cưỡng chế, kế hoạch chạy thử do thiếu vật tư nên chưa thực hiện được và phương án di chuyển FSO - 5 tới điểm bàn giao chưa được thống nhất. Việc chậm trễ này đã khiến PTSC không thể chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 và cả năm 2009. Sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo việc thực hiện Dự án, phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ, kho nổi chứa dầu xuất FSO-5 là sản phẩm dịch vụ dầu khí đầu tay, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhưng tiến độ thực hiện quá chậm nên gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả hoạt động cũng như uy tín của nhiều ngành kinh tế lớn trong nước. Vì vậy, cuối tháng 3/2010 là mốc cuối cùng để hoàn thành dự án. Tuần tới, Nasico và PTSC phải thống nhất được bảng tiến độ chi tiết còn lại để trình Chính phủ, trong đó nêu rõ tiến độ về vốn, tiến độ nhập thiết bị cũng như công tác thi công lắp đặt. Đây sẽ là cơ sở để thực hiện giao ban kiểm điểm tại Nhà máy mỗi tháng 1 lần, Phó Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết. Xử lý khó khăn về tài chính của nhà thầu, Phó Thủ tướng yêu cầu Vinashin ưu tiên cân đối vốn cho Dự án trong khoản tài chính (3.000 tỷ đồng) mà Bộ Tài chính vừa cấp hỗ trợ bổ sung cho Tập đoàn. Bên cạnh đó, Vinashin phải rà soát lại việc triển khai các hợp đồng để có giải pháp khắc phục những yếu kém khi thị trường đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. Nasico cần nỗ lực hơn nữa, nhất là giải quyết chế độ cho người lao động để bảo đảm đủ nhân lực, vật tư cho sản xuất. Những hạng mục phát sinh như chặn neo, phương án chạy thử, phương án đưa ra điểm bàn giao cần phối hợp với cơ quan chuyên môn để tính toán chi tiết, giải quyết các vướng mắc. Nguyên Linh.
814 tỷ đồng xây dựng nhà máy xi măng 0,6 triệu tấn/năm
Ngày 25.11 tại xã Hội Sơn, Anh Sơn, Nghệ An, Cty CP xi măng dầu khí 12/9 đã khởi công xây dựng lắp đặt dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, tổng vốn đầu tư 814 tỷ đồng, trong đó có 200 tỷ đồng vốn điều lệ.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:19:19
Lao Động
(LĐĐT) - Trong vòng 18 tháng kể từ ngày khởi công, dây chuyền lò quay sẽ vận hành với công suất 1.500 tấn clinker/ngày (tương đương 0,6 triệu tấn xi măng/năm). Giao Hưởng.
Vàng sẽ giảm giá mạnh?
TPO - Các nhà phân tích cho rằng chỉ số Daily Sentiment Index trên thị trường vàng đã vượt trên 90% trong 14 ngày liên tiếp, đồng nghĩa với việc kim loại quý đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng giá. Một khi xu hướng đảo chiều xuất hiện, nó sẽ giảm giá mạnh.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:41:34
Tiền Phong
Tuần này, giá vàng liên tục đạt mức kỉ lục, khi làn sóng mua vàng đầu tư tăng mạnh trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và đặc biệt sau khi một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết, nước này đang thương lượng để mua thêm vàng từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Trong khi đó, tiền tệ Mỹ tiếp tục mất giá khi các báo cáo mới nhất từ Tokyo cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 10 của Nhật đã cải thiện đáng kể, giúp niềm tin trên thị trường gia tăng và nhiều người mạnh dạn quay về các kênh đầu tư mạo hiểm. Giá vàng thế giới giao ngay lúc 14 giờ 13 phút chiều nay dao động quanh mức 1179USD/Oz. Tính đến thời điểm hiện tại, giá vàng đã tăng 34% từ đầu năm đến nay, hướng đến năm tăng giá thứ chín liên tiếp. Theo chuyên gia Walter de Wet tại Standard Bank, ngân hàng lớn nhất ở Châu Phi, nhu cầu vàng sẽ còn tăng mạnh cho đến cuối năm: nhu cầu mua vàng vật chất vẫn còn cao hơn nhu cầu bán vàng vụn, và chúng tôi cho rằng tình hình này sẽ duy trì trong suốt những tháng còn lại của năm, ông chia sẻ. Các nhà phân tích cho rằng chỉ số Daily Sentiment Index trên thị trường vàng đã vượt trên 90% trong 14 ngày liên tiếp, đồng nghĩa với việc kim loại quý đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng giá. Một khi xu hướng đảo chiều xuất hiện nó sẽ giảm giá mạnh. Và nếu giá vàng giảm về dưới mức 1129 là dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy xu hướng đảo chiều đang hình thành. Trong khi đó trên Capital Economics hôm thứ hai đưa tin, một công ty tư vấn tại Anh dự đoán giá vàng sẽ giảm về dưới mức 1000USD vào cuối năm nay, đồng thời giảm về dưới 800USD trong năm tới. Dự đoán này có lẽ đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong bối cảnh mà sự lạc quan về triển vọng giá vàng đang ở mức cao như hiện nay. Theo đó, giá vàng trong nước chiều nay biến động nhẹ so với buổi sáng. Vàng rồng Thăng Long của công ty Bảo Tín Minh Châu lúc 14 giờ 20 chiều nay niêm yết ở mức 28,46 28,65 triệu đồng/chỉ (mua vào bán ra), giảm lần lượt là 45000 và 30000 đồng/lượng so với giá niêm yết buổi sáng. Tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, giá vàng SJC hiện niêm yết ở mức 28,57 28,67 triệu đồng/lượng (mua vào bán ra). Nếu đà tăng của giá vàng còn kéo dài, thì khả năng tái lập mức đỉnh 29,3 triệu đồng/lượng sẽ không còn xa. Trên các sàn vàng, nhiều nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng do giá vàng thế giới liên tục leo thang, trong khi các chỉ báo kỹ thuật trên đồ thị cho thấy nó đã rơi vào vùng siêu mua và có khả năng sẽ đảo chiều giảm. Tại Trung tâm giao dịch vàng SBJ, giá vàng lúc 12 giờ 30 khớp ở mức 26,3 triệu đồng/lượng, tăng so với giá mở cửa đầu ngày là 25,080 triệu đồng/lượng. Tổng khối lượng giao dịch hiện đạt 347000 lượng, trị giá hơn 8,7 nghìn tỷ. Thúy Yên.
TTC: Fico đăng ký mua 523.500 cổ phiếu
(ĐTCK-online) Thông tin từ Sở GDCK Tp HCM cho biết, Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (Fico), tổ chức có liên quan với ông Trịnh Bửu Tuân, chủ tịch HĐQT CTCP Gạch men Thanh Thanh (TTC) đăng ký mua 523.500 cổ phiếu TTC. Qua đó, nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu TTC từ 34% lên 42,8%, tương đương tăng từ 2.040.000 cổ phiếu lên 2.563.500 cổ phiếu TTC. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 26/11 đến ngày 31/12.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:32:17
ĐTCK
Được biết, quý III/2009, Công ty đạt 57,57 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; lợi nhuận sau thuế đạt trên 1 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 148,75 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2,97 tỷ đồng.
CPI tháng 11/2009: Đảo chiều có kèm xu hướng?
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2009 đã tăng ở mức khá cao là 0,55% so với tháng trước.
Kinh tế
null
2009-11-25T05:14:58
VnEconomy
Nếu so với tháng 12/2008, CPI tháng này tăng 5,07%; so với cùng kỳ năm trước tăng 4,35%. CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2009 tăng 6,91% so với giai đoạn tương ứng của năm ngoái. Nhìn trong nhiều năm trở lại đây, mức tăng của tháng này là không lớn. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kinh tế suy giảm, mức tăng này có thể xem là đáng kể. Trong tương quan dãy số với các tháng trước đó, CPI tháng này có sự đảo chiều mạnh mẽ (CPI tháng Sáu tăng 0,55%; tháng Bảy tăng 0,52%; tháng Tám tăng 0,24%; tháng Chín vọt lên 0,62%; tháng Mười chỉ còn tăng 0,37%). Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là xu hướng cho những tháng tới, khi mà CPI đang bước vào chu kỳ cuối năm, thời điểm sức tiêu dùng dân cư tăng lên; giải ngân đầu tư được đẩy nhanh; và nhu cầu tín dụng sẽ tăng hơn trước đó? Liên quan đến vấn đề này, có những dự báo cho rằng tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt gần 40%, tổng phương tiện thanh toán sẽ vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cũng là một quan ngại khác, đáng để xem xét. Nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn đều có chung nhận định, sự đảo chiều đột ngột của CPI tháng này tuy không lớn, chỉ gia tăng thêm 0,18 điểm phần trăm so với tháng trước, nhưng làm gia tăng áp lực lạm phát. Quay trở lại diễn biến chỉ số giá tháng này, đáng lưu ý, những nhân tố thường có tác động mạnh đến CPI, trong thàng này đều cựa mình tăng cao. Đáng kể nhất là giá gạo, xăng, dầu hỏa, gas, vật liệu xây dựng, hàng may mặc Cụ thể, do áp lực tăng giá gạo, chỉ số giá nhóm hàng lương thực tháng này đã tăng 2,22% so với tháng 10/2009. Thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình cũng chịu áp lực từ tăng giá lương thực, mức tăng lần lượt là 0,62% và 0,33%. Chốt lại, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này đã tăng 0,87%, cao hơn mức tăng CPI chung. Xăng dầu, mặt hàng có tác động lớn thứ hai đến CPI, tiếp tục không hỗ trợ chỉ số giá. CPI tháng 11 chịu ảnh hưởng khá lớn của đợt tăng giá xăng ngày 24/10 (mức tăng 800 đồng/lít xăng A92 trong ngày 20/11 sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng sau). Nhưng thêm vào đó, hàng may mặc bắt đầu vào mùa đông cũng tăng giá khá lớn, thị trường vật liệu xây dựng cũng vào mùa hoàn thiện nhà cửa cuối năm. Những tác động từ các mặt hàng này khiến chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng này đã tăng 0,75%; nhóm giao thông tăng 0,42%; nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép tăng 0,32%. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,05% so với tháng trước. Chỉ số giá vàng tháng 11/2009, sau những náo loạn hồi đầu tháng, đã tăng tới 10,08% so với tháng trước. Trong khi đó, chỉ số giá USD cũng tăng 1,45% trong cùng so sánh.
Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Mianma
(ĐCSVN) - Hiệp hội khách sạn Mianma ngày 18/11 cho biết các doanh nhân Việt Nam lần đầu tiên sẽ đầu tư vào ngành khách sạn Mianma.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:31:46
ĐCSVN
Khách sạn do Việt Nam đầu tư như kế hoạch sẽ được xây dựng gần khách sạn số 1 của Mianma hiện nay Sedona, nằm trên Đường Kaba Aye Pagoda thành phố lớn nhất Yangun. Hiện cũng có một số khách sạn do nước ngoài đầu tư đang hoạt động tại Yangun, gốm ba khách sạn của Thái Lan, một của Xinhgapo và của Trung Quốc. Ngoài ra, một hãng hàng không của Việt Nam cũng dự định mở đường bay mới tới Mianma. Theo các số liệu thống kê chính thức, đầu tư của Việt Nam vào Mianma đạt 23,4 triệu USD trong gần 21 năm, tính tới tháng 5/2009, kể khi Nây Pi Đô mở cửa cho đầu tư nước ngoài cuối năm 1988. Việt Nam cũng đứng thứ 16 trong số các quốc gia xuất khẩu và thứ 11 trong số các quốc gia nhập khẩu của Mianma. Các số liệu chính thức cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 60 triệu USD. Xuất khẩu của Mianma vào Việt Nam là 42 triệu USD, trong khi Mianma nhập khẩu từ Việt Nam 18 triệu USD./.
Bí mật “hành phi” Kỳ 3: Sự thật kinh hoàng
Để có được những thước phim cận cảnh lấy dầu từ hố ga đem bán cho các cơ sở “chế biến” dầu đen, thậm chí giao thẳng cho cơ sở phi hành, PV Thanh Niên đã vào đủ vai: đại lý thu gom dầu thải, nhân viên học việc, thợ hồ...
Kinh tế
null
2009-11-24T18:35:11
Thanh Niên
Hai nguồn nguyên liệu Như Thanh Niên đã nêu, trong dầu nguyên liệu - để lắng thành dầu đen bán cho các cơ sở phi hành - có lẫn rất nhiều tạp chất như rau, rác, cơm, thịt, cá, xác động vật... và rất hôi thối. Suốt gần 2 tuần liền đeo bám các đại lý thu gom dầu thải, PV Thanh Niên nhận thấy sở dĩ dầu nguyên liệu có nhiều tạp chất nói trên là do thu gom từ các nhà hàng, quán nhậu trên khắp các quận 1, 3, 5, 7, Bình Thạnh, Tân Bình... Các nhà hàng sau khi chiên, xào đồ ăn, dầu thải được đầu bếp đổ lẫn vào xô, chậu chờ đại lý đến thu gom. Có nơi nhân viên bếp còn tận thu, vét sạch bát đĩa có dính dầu, thậm chí nhặt nhạnh cả mỡ gà, mỡ cá dư thừa trong quá trình làm đồ ăn sống... bỏ vào xô, chậu đựng dầu thừa cho nặng hơn. Vì thế, trong dầu nguyên liệu có cả thức ăn thừa. Mỗi ngày một nhà hàng chỉ thải khoảng vài lít dầu, trong khi đại lý thu gom dầu mỗi chuyến chở 6-7 can 30 lít. Để đủ chuyến, đại lý thường 2-3 ngày mới ghé các nhà hàng trên một cung đường thu gom một lần. Dầu đã sử dụng, lại lẫn các tạp chất hữu cơ, để mấy ngày thành ra bốc mùi hôi thối. Thế nhưng, suốt một buổi sáng đeo bám đại lý đi một loạt nhà hàng, quán nhậu ở Bình Thạnh và Tân Bình thu gom dầu thải, PV Thanh Niên nhận thấy anh này chỉ gom được 5 can, có nghĩa lượng dầu từ nguồn này rất hạn chế. Trong khi đó, những cơ sở chế biến dầu đen mà PV thâm nhập chế biến đến hàng tấn dầu mỗi ngày. Vậy nguồn dầu nguyên liệu chính từ đâu ra? Nhiều ngày mai phục trước cổng cơ sở chế biến dầu đen Q.D, PV thấy một đại lý mỗi ngày đều đặn chở đến 3-4 chuyến, mỗi chuyến 5-6 can dầu nguyên liệu trong đó lẫn các loại trái cây và nông sản như cà rốt, đậu que, khoai tây... khác với dầu thải của nhà hàng. Lân la làm quen với lý do xin theo làm nghề thu gom dầu thải, PV được đại lý này giải thích: đó là dầu lấy từ hố ga các nhà máy chế biến nông sản. Cụ thể, trước khi trái cây hay hàng nông sản đưa vào sấy sẽ được chiên sơ bằng dầu. Mỗi ngày, một công ty cỡ vừa vừa cũng sấy hàng chục tấn nông sản. Lượng dầu sau khi chiên sẽ được gom lại để bán. Ngoài ra, sau mỗi ca công nhân đều tiến hành rửa dây chuyền chiên sấy. Nước rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. Thế nên tụi tui gọi là dầu hố ga, đại lý này thật thà. Đeo bám Để kiểm chứng lời kể trên, sau khi theo chân các đại lý đến một số nhà máy chế biến nông sản, PV Thanh Niên mượn một chiếc xe gắn máy cà tàng, sắm thêm 3 can nhựa, vào vai người thu gom dầu thải. Nhà máy đầu tiên mà PV tiếp cận là A.D.L ở xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn. Theo thông tin PV nắm được thì mỗi tháng nhà máy này bán hàng chục tấn dầu hố ga cho các đại lý thu gom với giá 6,5 ngàn đồng/kg. Việc mua bán này được giám sát chặt chẽ theo quy trình: dầu thải được công nhân múc sẵn từ hố ga ra can, ai có nhu cầu đến giao dịch với quản lý nhà máy ở văn phòng và hàng sẽ có người xếp lên xe (nếu phương tiện là ô tô), không cho khách hàng vào nơi chứa dầu thải. Vì vậy, dù trả giá cao hơn nhiều nhưng quản lý nhà máy vẫn cương quyết không cho PV vào khu cấm địa; định chuyển qua phương án đột nhập cũng thất bại do luôn có hai nhân viên trực camera quan sát 24/24 khu vực sản xuất... Thất bại ở A.D.L, PV tiếp tục gõ cửa 3 nhà máy khác, nhưng cũng đều vấp phải sự cảnh giác cao độ. Đến công ty thứ 5 là Lusun trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, H.Hóc Môn, chuyên sấy trái cây và hàng nông sản xuất khẩu, công việc tiến triển hơn khi bảo vệ công ty chỉ vào liên hệ với văn phòng qua điện thoại. Người mua tự múc hay nhân viên múc cho?, chúng tôi hỏi và bảo vệ trả lời: Các ông mua thì tự đi múc, dầu thối hoắc ai dám múc cho mấy ông (?!). Cận cảnh Tìm được điện thoại của văn phòng Công ty Lusun, PV liên hệ hỏi mua dầu thải, một giọng nữ gặng hỏi mua giá bao nhiêu. Tụi tui vẫn mua một can 30 lít từ 140 - 170 ngàn đồng, PV trả lời. Nữ nhân viên này cho biết công ty bán ký chứ không bán can. Sau khi thỏa thuận giá 6 ngàn đồng/kg, nhân viên Lusun cho biết sẽ liên lạc ngay khi có dầu. Nhưng chờ 3 ngày sau không thấy công ty gọi lại, PV chủ động liên lạc thì được trả lời: Chưa có, có em sẽ gọi. Thấy lạ vì ngày nào cũng có đại lý đến công ty gom dầu thải chở ra ngoài, PV quyết định tìm cách thâm nhập. Trong những ngày theo chân đại lý đến cổng Lusun, thấy ngày nào cũng có một nhóm thợ hồ khoảng 15 người vào công ty đầu giờ sáng, PV làm quen và được một người giúp đỡ. 7 giờ 30 sáng một ngày cuối tháng 10, trong bộ đồ lấm lem như một thợ hồ, PV cùng nhóm thợ vào công ty qua cổng phụ và nhanh chóng tìm được hố ga chứa dầu thải nằm ở cuối hành lang, sau một lớp cửa nhà máy. Hố ga trống nắp, miệng vương vãi đầy dầu, mấy chiếc thùng nhựa để lăn lóc gần đó cùng chiếc ca nhựa lấm lem, nước bên trong hố ga sủi bọt ùng ục. Khoảng 8 giờ sáng, khi PV ngụy trang camera vừa xong thì một người đàn ông tay xách 5 chiếc can cáu bẩn đi vào, dừng lại bên miệng hố ga. Đặt 5 chiếc can trống không xuống, anh này quay sang dựng những chiếc thùng nhựa lên, rồi lấy chiếc ca nhựa màu đỏ thản nhiên múc từng ca dầu đen nhợt lẫn với các loại rác thải từ dưới hố ga đổ vào thùng nhựa. Khi tất cả các thùng nhựa đầy, anh này bắt đầu chiết dầu từ thùng qua những chiếc can mang theo, khi chiết không quên lấy một miếng lưới lót ở miệng phễu để ngăn bớt rác chảy vào can. Cứ thế, cho đến khi 5 can nhựa loại 30 lít đầy ắp dầu thải... Hố ga gom dầu của một công ty ở Củ Chi - ảnh: Hoài Nam Ghi hình mấy ngày liên tiếp, trong vai thợ hồ PV đến bắt chuyện với người đàn ông thu gom dầu thải. H. (tên người đàn ông) cho biết làm nghề thu mua dầu phế thải đã nhiều năm để bán lại cho các cơ sở chế biến dầu phế thải ở thành phố và Lusun là một trong nhiều mối lấy hằng ngày của anh. Tìm được công ty cho tự múc khó lắm, không biết vì sao họ không cho vào múc mà toàn múc sẵn ra can trước. Với lại, công ty này cho tự múc nên giá chỉ có 2 ngàn đồng/kg, tôi về lọc rác và đổ vào phi cho lắng bớt cặn, sau đó giao thẳng cho một cơ sở làm hành phi, còn bao nhiêu bỏ mối cho cơ sở Q.D với giá 6 ngàn đồng/kg, H. kể. Vừa nói chuyện, H. vừa làm công việc của mình, đến khi 5 chiếc can đầy đến miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì. Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H. ném cái ca lên miệng hố ga, than: Hôm nay được ít quá. PV cố ý phụ H. xách các can dầu ra ngoài để xem thực chất công ty bán dầu thải hay cho H. tự thu gom dọn vệ sinh. Khi ra đến gần cổng, H. xách 5 can đặt lên chiếc bàn cân, lập tức một nữ nhân viên ra xem trọng lượng. Tổng cộng 5 can được 146 kg, H. thanh toán 284 ngàn đồng (đã trừ bì) cho kế toán và được nhân viên ở đây cấp cho tờ giấy ra cổng. Tất cả như một quy trình đã được lập sẵn. Theo các đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người! Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an vào cuộc Hôm qua 24.11, Cục cảnh sát môi trường Bộ Công an (cơ quan thường trú phía Nam C36B) triển khai 3 mũi công tác đi kiểm tra một số công ty, cơ sở chế biến dầu phế thải mà Báo Thanh Niên phản ánh. Tại số nhà 13/30 đường Gò Cẩm Đệm quận Tân Bình do ông Trần Thanh Nghị làm chủ; qua kiểm tra có hơn 500 can dầu (mỗi can 26 kg) bị lập biên bản (trong đó có gần 50 can dầu đen sì). Một công nhân ở đây thừa nhận là người chuyên đi thu mua dầu phế thải ở các nhà hàng rồi về "chế biến" lại bỏ mối cho một số cơ sở hành phi. Còn tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Tân Sơn Nhì (Hóc Môn) có 416 can dầu, 49 phi và một bồn 3 ngàn lít chứa đầy dầu có trọng lượng khoảng 23 tấn bị lập biên bản (toàn bộ là dầu phế thải). Bà Hoa thừa nhận chuyên đi mua dầu phế thải mang về chế biến bỏ mối cho các cơ sở hành phi, làm sa-tế và làm dầu bôi trơn. Thanh Niên sẽ tiếp tục thông tin chi tiết đường đi của "dầu đen" trong các số báo tới. Điều tra của Hoài Nam.
Thị trường UPCoM: Tiềm năng đang "ngủ quên"?
Kể từ phiên giao dịch đầu tiên ngày 24/6/2009, sàn UPCoM đi vào hoạt động đến nay đã được 5 tháng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cả về phía công ty chứng khoán, công ty đại chúng và nhà đầu tư đều tỏ ra chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động giao dịch tại đây.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:28:24
TTXVN
Ngoài những hạn chế về phương pháp giao dịch và quy chế giao dịch, thì qui mô thị trường nhỏ cũng như tính thanh khoản thấp cũng là những lý do khiến UPCoM thiếu hấp dẫn. Đủ điều kiện thì đã lên sàn niêm yết? Với những lý do trên, nhiều nhà đầu tư cũng như một số công ty đại chúng bắt đầu có quan niệm hàng tốt, đủ điều kiện thì đã đăng ký giao dịch lên sàn niêm yết, khiến cho không ít người đặt câu hỏi thắc mắc các mã cổ phiếu lên sàn UPCoM có phải là chưa tốt? Theo ông Bùi Đình Như, Giám đốc khối Tư vấn tài chính doanh nghiệp Công ty chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VISC), vì sàn UPCoM là thị trường tiền đề, cung cấp hàng hóa cho sàn niêm yết nên các quy định đăng ký giao dịch cũng đơn giản hơn. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cách suy nghĩ một chiều về chất lượng cổ phiếu. Khi được hỏi: Tại sao ban lãnh đạo Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất lại lựa chọn sẽ đưa cổ phiếu của mình lên giao dịch tại sàn UPCoM?, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc công ty cho biết, hiện gần tới thời điểm bắt buộc phải thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán theo tiến độ yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Việc doanh nghiệp lựa chọn lên sàn niêm yết hay sàn UPCoM là theo nhu cầu của công ty chứ không nhất thiết là đủ điều kiện hay không. Công ty chúng tôi, vốn điều lệ gần 16 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động khoảng 3 triệu đồng/tháng, cổ tức thực hiện chi trả từ 12% đến 13% mỗi năm. Hiện tại, nhà máy sản xuất của công ty đang nằm sát khu đô thị. Vì vậy, chúng tôi đang có kế hoạch di chuyển nhà máy sản xuất sang khu vực lân cận đồng thời lập dự án quy hoạch lại khu đất tại trụ sở cho phù hợp với vị trí tiềm năng của nó. Thời điểm này, chúng tôi lựa chọn lên UPCoM, sau khi có sự chuẩn bị chu đáo hơn sẽ chuyển sàn niêm yết sau, ông Hưng nói. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Giám đốc Công ty cổ phần Pin Ắc quy Vĩnh Phú thẳng thắn cho rằng, tới giờ G thì phải lên thôi. Tuy nhiên cổ đông của của công ty đa phần là người lao động, cũng chưa hiểu nhiều đến thị trường chứng khoán, mọi sự trao đổi giao dịch cổ phiếu trước đó mới chỉ thông qua sự xác nhận của công ty. "Hơn nữa, trong năm 2009 chúng tôi mở rộng quy mô sản xuất vì vậy cũng có thể ảnh hưởng tạm thời đến kết quả kinh doanh trong năm, mặc dù trước đó năm 2007, 2008 công ty vẫn đảm bảo chia cổ tức 20%/năm, vì vậy năm nay đăng ký giao dịch tại thị trường UPCoM sẽ là lựa chọn hợp lý hơn cho chúng tôi", ông Lợi nhấn mạnh. Cơ hội đầu tư từ sàn UPCoM Từ báo cáo khảo sát của Grant Thornton Việt Nam về lĩnh vực Đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết ở Việt Nam, tháng 11/2009 với việc lấy ý kiến hơn 200 nhà quản lý, ra quyết định tại các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam hoặc có quan tâm lớn đến Việt Nam, ông Ken Atkinson Tổng Giám đốc Grant Thornton Việt Nam cho biết: Đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết ở Việt Nam không còn giới hạn ở một số ít những quỹ đầu tư mà đã được quan tâm một cách rộng rãi bởi cộng đồng các nhà đầu tư, như là một yếu tố quan trọng đằng sau sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Ông Ken Atkinson nhận định, đối với các nhà đầu tư kiên trì và quan tâm đến chất lượng, đầu tư vào những doanh nghiệp chưa niêm yết tại Việt Nam có thể mang lại cơ hội tạo ra nhiều lợi nhuận. Cụ thể hơn, ông Bùi Đình Như đưa ra ý kiến, nhiều cổ phiếu đang giao dịch hay sắp tới lưu ký trên sàn UPCoM đã đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HoSE) hay Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Thực tế cho thấy, các đơn vị thành viên của Tổng công ty Hóa Chất, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Giấy hay Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng, Công ty cổ phần Pin Ắc quy Vĩnh Phú, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đều đã hội tụ đủ tiêu chí hai năm báo cáo kiểm toán có lãi, không có lỗ lũy kế được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, cũng như tất cả điều kiện khác để tiến hành niêm yết thành công. "Nhưng có thể vì những lý do riêng như họ chưa chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý hay không kịp thời gian làm thủ tục lên sàn niêm yết ngay trong tháng 12/2009, nên họ lựa chọn giao dịch trên thị trường UPCoM và sau đó chắc chắn những doanh nghiệp này sẽ chuyển lên sàn HoSE hoặc HNX trong khoảng thời gian quý I/2010 hoặc cùng lắm là sang quý II/2010.". - ông Như nói. Theo kinh nghiệm của ông Như, với gần 1.000 công ty đại chúng nhà nước sắp tới sẽ đăng ký tập trung giao dịch trên UPCoM, sẽ là cơ hội "vàng" cho các nhà đầu tư tinh tường. Hiện tại, nhiều nhà đầu tư đánh giá không cao các cổ phiếu trên thị trường UPCoM, giá trị thực của nhiều cổ phiếu chưa được phản ánh hết vào giá, do đó sẽ có người mua được những cổ phiếu tốt với khối lượng lớn. Khi chuyển sàn kể cả trong trường hợp thị trường tốt cũng như thị trường đi ngang, giá các cổ phiếu này sẽ được nâng lên giá trị thực và khi đó người ta kiếm được lợi lớn - ông Như nhận định. Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết, hiện HNX đã có văn bản trình Bộ Tài Chính cho phép cải tiến phương thức giao dịch trên thị trường UPCoM thành phương thức khớp lệnh liên tục và một số cơ chế khác như cho phép nhà đầu tư giao dịch một loại chứng khoán trong cùng phiên, một nhà đầu tư có thể mở nhiều tài khoán hay rút ngắn thời gian được phép giao dịch chứng khoán T+3 xuống nửa ngày còn T+2,5./. Hạnh Nguyễn (Vietnam+).
Sắp chính thức bàn giao Nhà máy lọc dầu Dung Quất
(HNMO) - Dự kiến công tác chạy nghiệm thu các phân xưởng công nghệ, phụ trợ của Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoàn thành trong tháng 11/2009 và chạy nghiệm thu tổng thể toàn Nhà máy để bàn giao cho Chủ đầu tư trong tháng 12/2009 hoặc đầu tháng 01/2010.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:30:43
Hà Nội Mới
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được Quốc hội nước ta xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, khi đi vào vận hành sản xuất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước. Sau một thời gian dài nỗ lực, dưới sự giám sát của Quốc Hội, sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm dầu khí, các Bộ, Ngành và UBND tỉnh Quảng Ngãi, ngày 17/5/2005, Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được ký kết với Tổ hợp nhà thầu Technip, bao gồm 4 gói thầu EPC 1+4 và 2+3. Ngày 28/11/2005 đã diễn ra lễ khởi công xây dựng gói thầu EPC 1+4 và 2+3 với mục tiêu sẽ cho ra dòng sản phẩm đầu tiên vào ngày 25/02/2009. Mặc dù trong quá trình xây dựng từ năm 2005 đến nay, dự án gặp rất nhiều khó khăn, thử thách (biến động tăng giá nguyên vật liệu, sắt thép, nhân công, điều kiện địa chất, khí hậu, năng lực thi công của các Nhà thầu Việt Nam...) nhưng với sự nỗ lực của Chủ đầu tư, các Nhà thầu, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước, các Bộ, Ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt trong năm 2008 và bắt đầu chạy thử Nhà máy từ tháng 01/2009. Ngày 17/02/2009, dự án đã cho ra dòng sản phẩm đầu tiên (sớm hơn 01 tuần so với dự kiến ngày 25/02/2009). Theo kế hoạch, Nhà máy sẽ được bàn giao cho Chủ đầu tư vào ngày 25/10/2009 sau quá trình chạy thử và chạy nghiệm thu 10 tháng. Tuy nhiên, do sự cố hỏng thiết bị (van) tại một phân xưởng chính của Nhà máy (phân xưởng RFCC) vào giữa tháng 08/2009, Nhà thầu đã phải dừng Nhà máy 1,5 tháng để sửa chữa. Sau khi hoàn thành sửa chữa van hỏng, từ 01/10/2009, Nhà máy tiếp tục được vận hành trở lại. Song song với công tác xây dựng, lắp đặt và chạy thử Nhà máy, Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự vận hành (1046 người), tổ chức soạn thảo và biên dịch các quy trình vận hành, bảo dưỡng và an toàn Nhà máy, thiết lập bộ máy tổ chức (thành lập Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn) sẵn sàng cho công tác tiếp nhận, bàn giao và vận hành Nhà máy. Từ tháng 10/2009, Chủ đầu tư đã thuê trên 100 nhân sự nước ngoài để vận hành và bảo dưỡng (O&M;) cho giai đoạn vận hành Nhà máy, đảm bảo kịp thời nhận chuyển giao từ các chuyên gia chạy thử của Nhà thầu và cùng với Chủ đầu tư tham gia vào giai đoạn chạy nghiệm thu toàn bộ Nhà máy, đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả sau khi nhận bàn giao Nhà máy. Trong quá trình sản xuất cho đến ngày 17/11/2009, Nhà máy đã nhập 18 chuyến dầu thô với tổng khối lượng 1.447.830 tấn và sản xuất được tổng cộng 935.938 tấn sản phẩm các loại bao gồm: 82.952 tấn LPG, 6.944 tấn Propylen, 45.256 tấn xăng A95, 382.117 tấn xăng A92, 58.724 tấn dầu hỏa, 337.288 tấn dầu Diesel, 22.657 tấn dầu đốt; Đã xuất bán được 803.387 tấn các loại sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Có thể thấy, dự án NMLD Dung Quất đi vào hoạt động góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp sản phẩm nhiên liệu, hóa dầu cho thị trường trong nước, giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu và tiết kiệm ngoại tệ; Tạo tiền đề quan trọng cho ngành công nghiệp hóa dầu, công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp, dịch vụ khác phát triển; Góp phần thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất (đến 10 tỷ USD), nâng cao năng lực của nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài; Đóng góp rất lớn vào ngân sách tỉnh Quảng Ngãi và quốc gia bằng các nghĩa vụ thuế, tạo động lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung; Tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong giai đoạn xây dựng và hàng ngàn lao động trong giai đoạn vận hành L.H.
IMF dành 600 tỷ USD giúp các nước bị khủng hoảng
Ngày 24/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo kế hoạch cho vay nhằm hỗ trợ các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính đã tăng lên 600 tỷ USD.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:13
TTXVN
Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết, có thêm 13 quốc gia tiềm năng đã nhất trí gia nhập nhóm 26 nước cam kết rót kinh phí cho Các thỏa thuận hạn mức vay mới (NAB), ban đầu chỉ nhằm đạt được 500 tỷ USD. Các nước cũng cam kết sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho NAB, một tập hợp các thỏa thuận tín dụng dự phòng theo đó các nước tham gia sẽ sẵn sàng cung cấp nguồn vốn bổ sung để IMF cho vay khi cần thiết. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết: "Thỏa thuận hôm nay về một NAB mở rộng đánh dấu một mốc quan trọng đối với cơ chế đa phương và IMF, giúp IMF hoạt động hiệu quả để đối phó với khủng hoảng và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế". Thông báo của IMF còn nhấn mạnh sự linh hoạt hơn của kế hoạch cho vay này là nhằm biến nó thành một công cụ hiệu quả để quản lý khủng hoảng, hỗ trợ cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Dự kiến, ban lãnh đạo IMF sẽ đưa ra quyết định chính thức về NAB mở rộng trong vài tuần tới. Đóng góp vào kế hoạch này có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Italy, cùng với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ./. (TTXVN/Vietnam+).
Giảm giá xăng, dầu khi thanh toán bằng thẻ Flexicar
(VnMedia)Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, sẽ giảm giá xăng, dầu cho khách hàng khi mua bằng thẻ Flexicard. Thời hạn được giảm giá là 6 ngày kể từ 00h ngày 25/11/2009 đến hết 24h ngày 30/12/2009 trên toàn hệ thống trực thuộc Petrolimex.
Kinh tế
null
2009-11-25T01:51:37
VnMedia
Cụ thể khách hàng sẽ được giảm giá khi mua bằng thẻ Flexicard là 350 đồng/lít đối với xăng và diezen; 250 đồng/lít đối với dầu hỏa so với giá bán lẻ niêm yết. Chương trình này được áp dụng trên toàn hệ thống phân phối gồm các cửa hàng trực thuộc Petrolimex có chấp nhận thanh toán thẻ Flexicard. Loại thẻ Flexicard này mới được chính thức thức đưa vào sử dụng từ ngày 13/11/2009 và được coi là có độ bảo mật cao do thẻ được ứng dụng công nghệ chip không tiếp xúc. Ngoài ra thẻ đa năng này có đầy đủ 2 tính năng trả trước và ghi nợ trên cùng một phôi thẻ giúp tiện lợi cho người sử dụng. Đinh Bách.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Giá ĐTDĐ lên xuống theo "vàng, đô"
Giá vàng và USD tạo sóng dữ dội trong những tuần qua khiến thị trường ĐTDĐ Việt Nam lần thứ 2 trong năm 2009 gặp cơn nguy biến...
Kinh tế
null
2009-11-25T09:08:44
VietnamNet
Giá vàng và USD tạo sóng dữ dội trong những tuần qua khiến thị trường ĐTDĐ Việt Nam lần thứ 2 trong năm 2009 gặp cơn nguy biến, nhiều DN lao đao... Giữa năm 2008, khi giá USD tăng đã kéo theo giá bán của một số mặt hàng kỹ thuật số cá nhân tăng đáng kể, trong đó có điện thoại di động (ĐTDĐ). Điều này đã tạo nên một cơn khủng hoảng trong ngành kinh doanh này. Nhờ nhiều biện pháp, thị trường đã bắt đầu bình ổn trở lại, mặc dù vẫn còn trầm lắng. Tuy nhiên, trong tháng vừa qua, một lần nữa thị trường ĐTDĐ lại gặp cơn nguy biến khi giá USD đột ngột tăng cao. Chịu lỗ để giữ khách Là mặt hàng 100% nhập khẩu, giá bán của ĐTDĐ và các linh phụ kiện ĐTDĐ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tỉ giá USD giao dịch. Với việc giá USD đang không ngừng lên xuống đã phần nào ảnh hưởng đến thị trường di động. Hiện nay, giá USD tại thị trường tự do có nơi lên đến 19.000 - 19.200đ/USD - mức cao nhất trong năm nay đã khiến nhiều đơn vị kinh doanh ĐTDĐ choáng váng. Một đại diện của FPT - nhà phân phối ĐTDĐ lớn nhất hiện nay cho biết: Từ đầu năm đến nay, thị trường có vẻ bình ổn. Tuy nhiên, chỉ trong hai tuần khi giá USD đột nhiên tăng mạnh đã khiến công ty lao đao và có nguy cơ lỗ vốn do giá nhập tăng cao. Một nhà bán lẻ ĐTDĐ cho biết, giá USD hiện nay đang ở mức trên 19.000đ/USD, tăng 5% so với tuần trước đó, và tăng nhiều hơn so với các tháng qua. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường đang có chiều hướng giảm nên các nhà phân phối và bán lẻ không dám tăng giá bán. Thậm chí, vẫn phải giảm giá một số model để kích cầu. "Chúng tôi chấp nhận chịu lỗ một thời gian để giữ khách hàng, đại diện của chuỗi cửa hàng Thế giới di động nói. Trước tình hình trên, hầu hết các đơn vị phân phối và bán lẻ đều đang rất hạn chế việc nhập số lượng lớn trong thời gian này. Để hạn chế việc tồn hàng, lỗ vốn nếu giá USD đột ngột giảm nên các cửa hàng xách tay cũng rất hạn chế nhập hàng. Có nhiều mẫu có giá cao, khách hàng đặt hàng, các cửa hàng mới nhập. Một số cửa hàng không nhập thêm các mẫu mới giá cao, mà vẫn tiếp tục bán những mẫu cũ, đã được khách hàng biết đến và có doanh số bán ổn định. Việc hàng xách tay lên xuống theo giá USD trong vòng một tuần, một ngày, thậm chí một tiếng đồng hồ là bình thường. Bởi lẽ những mặt hàng này không được trợ giá từ các hãng sản xuất, các nhà phân phối như hàng chính hãng. Ngoài ra, số lượng nhập mỗi lần của hàng xách tay ít, do đó, khó có lượng hàng tồn kho để có thể giảm giá. Đây là nguyên nhân khiến giá bán của hàng xách tay luôn trong tình trạng phập phồng theo giá USD. Giá bán nhiều model đang hot như iPhone, HTC Hero, HTC Snap, Sony Ericsson Satio, đều có khuynh hướng tăng 5 - 20%. Không chỉ các đơn vị phân phối, kinh doanh ĐTDĐ gặp khó khăn khi giá USD tăng mà ngay cả các ngành dịch vụ kèm theo cũng chịu chung số phận. Có thể nói, giá USD tăng đang là nỗi lo lắng của tất cả các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị số nói chung và ĐTDĐ nói riêng. Ngồi chờ... tỷ giá giảm Tình hình diễn biến của giá vàng và USD hiện nay diễn ra khá phức tạp và khó dự đoán. Theo một số chuyên viên trong lĩnh vực tài chính thì giá USD sẽ khó có khả năng khôi phục lại như mức ban đầu dù nhà nước đã có nhiều biện pháp điều chỉnh. Mặc dù giá USD niêm yết tại các ngân hàng chỉ khoảng 17,8 - 17,9 ngàn đồng/USD nhưng hầu như không đủ lượng USD cung cấp cho thị trường. Trong khi cuối năm, nhu cầu nhập hàng của các đơn vị khá lớn. Chính vì vậy, khả năng tỉ giá USD giảm không nhiều. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn tỏ ra lạc quan trước tình hình hiện nay. Anh Triều Mai Nguyên (chủ hệ thống Mai Nguyên Luxury, TP.HCM) cho biết: Tình hình giá USD tăng ảnh hưởng khá lớn đến giá bán của các dòng điện thoại cao cấp bởi giá nhập của các sản phẩm này khá cao. Tuy nhiên, tôi nghĩ tình hình này sẽ nhanh chóng qua đi bởi giá USD dường như có chiều hướng giảm xuống. Theo thống kê, hiện nay, thị trường ĐTDĐ đang có chiều hướng giảm từ 20% - 30% và chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo dự đoán, mùa mua sắm năm nay sẽ đến trễ, khoảng tháng 1 dương lịch. Từ đây cho đến lúc đó là thời điểm các đơn vị nhập và trữ hàng nhưng có lẽ trong tình hình này số lượng hàng nhập sẽ bị hạn chế đáng kể. Có thể thấy, tình hình hiện nay khá giống với tình cảnh lúc diễn ra khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã đẩy nhiều đơn vị trong ngành kinh doanh thiết bị số đến bờ vực phá sản. Đồng thời, khiến thị trường giảm sút đáng kể. Nếu nhà nước và các đơn vị không có sự điều chỉnh nào có lẽ thị trường ĐTDĐ vốn đã ảm đạm sẽ càng ảm đạm thêm. Bài, ảnh: Phương Uyên (eCHIP M).
IMF dành 600 tỷ USD giúp các nước bị khủng hoảng
Ngày 24/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo kế hoạch cho vay nhằm hỗ trợ các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính đã tăng lên 600 tỷ USD.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:26:13
TTXVN
Thể chế tài chính có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết, có thêm 13 quốc gia tiềm năng đã nhất trí gia nhập nhóm 26 nước cam kết rót kinh phí cho Các thỏa thuận hạn mức vay mới (NAB), ban đầu chỉ nhằm đạt được 500 tỷ USD. Các nước cũng cam kết sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho NAB, một tập hợp các thỏa thuận tín dụng dự phòng theo đó các nước tham gia sẽ sẵn sàng cung cấp nguồn vốn bổ sung để IMF cho vay khi cần thiết. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết: "Thỏa thuận hôm nay về một NAB mở rộng đánh dấu một mốc quan trọng đối với cơ chế đa phương và IMF, giúp IMF hoạt động hiệu quả để đối phó với khủng hoảng và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế". Thông báo của IMF còn nhấn mạnh sự linh hoạt hơn của kế hoạch cho vay này là nhằm biến nó thành một công cụ hiệu quả để quản lý khủng hoảng, hỗ trợ cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Dự kiến, ban lãnh đạo IMF sẽ đưa ra quyết định chính thức về NAB mở rộng trong vài tuần tới. Đóng góp vào kế hoạch này có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Italy, cùng với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ./. (TTXVN/Vietnam+).
CPI tháng 11/2009: Đảo chiều có kèm xu hướng?
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2009 đã tăng ở mức khá cao là 0,55% so với tháng trước.
Kinh tế
null
2009-11-25T05:14:58
VnEconomy
Nếu so với tháng 12/2008, CPI tháng này tăng 5,07%; so với cùng kỳ năm trước tăng 4,35%. CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2009 tăng 6,91% so với giai đoạn tương ứng của năm ngoái. Nhìn trong nhiều năm trở lại đây, mức tăng của tháng này là không lớn. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kinh tế suy giảm, mức tăng này có thể xem là đáng kể. Trong tương quan dãy số với các tháng trước đó, CPI tháng này có sự đảo chiều mạnh mẽ (CPI tháng Sáu tăng 0,55%; tháng Bảy tăng 0,52%; tháng Tám tăng 0,24%; tháng Chín vọt lên 0,62%; tháng Mười chỉ còn tăng 0,37%). Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là xu hướng cho những tháng tới, khi mà CPI đang bước vào chu kỳ cuối năm, thời điểm sức tiêu dùng dân cư tăng lên; giải ngân đầu tư được đẩy nhanh; và nhu cầu tín dụng sẽ tăng hơn trước đó? Liên quan đến vấn đề này, có những dự báo cho rằng tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt gần 40%, tổng phương tiện thanh toán sẽ vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cũng là một quan ngại khác, đáng để xem xét. Nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn đều có chung nhận định, sự đảo chiều đột ngột của CPI tháng này tuy không lớn, chỉ gia tăng thêm 0,18 điểm phần trăm so với tháng trước, nhưng làm gia tăng áp lực lạm phát. Quay trở lại diễn biến chỉ số giá tháng này, đáng lưu ý, những nhân tố thường có tác động mạnh đến CPI, trong thàng này đều cựa mình tăng cao. Đáng kể nhất là giá gạo, xăng, dầu hỏa, gas, vật liệu xây dựng, hàng may mặc Cụ thể, do áp lực tăng giá gạo, chỉ số giá nhóm hàng lương thực tháng này đã tăng 2,22% so với tháng 10/2009. Thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình cũng chịu áp lực từ tăng giá lương thực, mức tăng lần lượt là 0,62% và 0,33%. Chốt lại, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này đã tăng 0,87%, cao hơn mức tăng CPI chung. Xăng dầu, mặt hàng có tác động lớn thứ hai đến CPI, tiếp tục không hỗ trợ chỉ số giá. CPI tháng 11 chịu ảnh hưởng khá lớn của đợt tăng giá xăng ngày 24/10 (mức tăng 800 đồng/lít xăng A92 trong ngày 20/11 sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng sau). Nhưng thêm vào đó, hàng may mặc bắt đầu vào mùa đông cũng tăng giá khá lớn, thị trường vật liệu xây dựng cũng vào mùa hoàn thiện nhà cửa cuối năm. Những tác động từ các mặt hàng này khiến chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng này đã tăng 0,75%; nhóm giao thông tăng 0,42%; nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép tăng 0,32%. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,05% so với tháng trước. Chỉ số giá vàng tháng 11/2009, sau những náo loạn hồi đầu tháng, đã tăng tới 10,08% so với tháng trước. Trong khi đó, chỉ số giá USD cũng tăng 1,45% trong cùng so sánh.
Thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ
Tại hội thảo với chủ đề "Việt Nam - Cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp" được tổ chức ngày 25/11 tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Tiến Vân cho biết, Việt Nam rất quan tâm đến việc tăng cường thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ - một lĩnh vực còn đầy tiềm năng.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:59:22
TTXVN
Đại sứ khẳng định Việt Nam đang trở thành một địa chỉ đầu tư ngày càng hấp dẫn đối với cộng đồng quốc tế. Tại hội thảo, các đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày khái quát tình hình thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời kêu gọi giới doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào dự án trong các khu công nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó, đại diện các tỉnh Bắc Ninh và Phú Thọ cũng giới thiệu tiềm năng phát triển của địa phương như cơ sở hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi, và kêu gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp, nhất là các lĩnh vực cơ khí vận tải biển, dịch vụ vận tải, giáo dục đào tạo, khai khoáng và sản xuất thép. Tại hội thảo, một số doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, kể cả mở thêm tuyến đường bay quốc tế cũng như tăng tần suất các chuyến bay nội địa nhằm góp phần tạo thuận lợi để triển khai các dự án đầu tư. Kết thúc các cuộc tiếp xúc, Công ty Kinh Bắc thuộc tỉnh Bắc Ninh và các đối tác Hàn Quốc đã ký hợp đồng trị giá 30 triệu USD xây dựng nhà máy vệ tinh của Công ty điện tử Samsung./. (TTXVN/Vietnam+).
Chung tay ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất sau lũ
Ngày 24.11, 900 phần quà trị giá 200 triệu đồng sẽ được Cty Syngenta Việt Nam và CTCP Bảo Vệ Thực Vật An Giang phối hợp cùng hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Bình Định trao tận tay cho 900 hộ nông dân thuộc các huyện Tuy Phước, An Nhơn và Phù Cát.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:31:31
Lao Động
Vợ chồng ông Phan Du Minh đang nhận quà từ đại diện Cty Syngenta và BVTV An Giang. (LĐĐT) - Mỗi phần quà bao gồm 1 chiếc mùng chống muỗi kích thước 1.6mx2.0m, 5kg gạo, 200ml thuốc diệt cỏ trước khi gieo xạ hiệu Sofit và 15ml thuốc xử lý hạt lúa giống hiệu Cruiser Plus. Các loại thuốc này đủ cho mỗi hộ nông dân xử lý đất và giống cho 2.000m2 ruộng lúa nhằm chuẩn bị tốt hơn cho mùa vụ đông xuân sắp tới. Ngoài phần quà trị giá 250 triệu đồng của Syngenta và Bảo Vệ Thực Vật An Giang, CBCNV 2 Cty cũng đã quyên góp số tiền 20 triệu đồng để trao tận tay 5 hộ gia đình của huyện Tuy Phước bị thiệt hại nặng sau lũ cùng quần áo, chăn màn cũ, sách vở, cặp học sinh cho bà con. Đây là hoạt động nhằm góp phần khắc phục hậu quả thiên tai giúp bà con nông dân ổn định cuộc sống và chuẩn bị vụ mùa sắp tới. L.Thủy.
Bong Sen Corp trả cổ tức đợt 2/2009
(ĐTCK-online) CTCP Bông Sen (Bong Sen Corp) vừa thông báo ngày 27/11 là ngày chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức đợt 2/2009. Theo đó, Bong Sen Corp sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%. Thời gian thanh toán cổ tức là 16h30 ngày 2/12 tại CTCP Chứng khoán Nam An, số 39 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. HCM. Trước đó, Công ty đã thanh toán cổ tức đợt 1/2009 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:59:12
ĐTCK
Được biết, Bong Sen Corp là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn với vốn điều lệ hiện là 230 tỷ đồng. Ngành nghề chính của Công ty là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành nội địa; đại lý đổi ngoại tệ; cho thuê văn phòng.
Nhật Bản đạt thặng dư thương mại hơn 9 tỷ USD
Ngày 24/11, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nước này đã đạt thặng dư thương mại 807,09 tỷ yên (tương đương 9,1 tỷ USD) trong tháng 10/2009, nhờ sự khởi sắc trong hoạt động xuất khẩu ở châu Á.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:59:18
TTXVN
Đây là tháng thứ 9 liên tiếp Nhật Bản đạt thặng dư thương mại, cho thấy nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới này đang từng bước thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, các hoạt động thương mại nội địa vẫn còn yếu ớt. Xuất khẩu trong tháng 10 của nước này giảm 23,2% xuống 5,31 nghìn tỷ yên do xuất khẩu thép và ôtô giảm mạnh, trong khi nhập khẩu cũng giảm tới 35,6% xuống 4,5 nghìn tỷ yên. Thặng dư thương mại của Nhật Bản với châu Á tăng 82,3% lên mức 827 tỷ yên. Tuy nhiên, đối với thị trường Trung Quốc, tháng 10 là tháng thứ tư liên tiếp Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại (ở mức 26,2 tỷ yên). Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 14,3% ở mức 993,4 tỷ yên, bất chấp xuất khẩu phụ tùng ô tô tăng 32,1%. Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc xuất sang Nhật Bản giảm 26,6% xuống mức 1,02 nghìn tỷ yên. Thặng dư thương mại của Nhật Bản với EU trong tháng 10 giảm 40,8% xuống mức 210,8 tỷ yên, là tháng thứ 14 liên tiếp sụt giảm./. (TTXVN/Vietnam+).
Mỹ: FED nâng dự đoán tăng trưởng kinh tế 2010
Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 24/11 đã nâng dự đoán triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 từ khoảng 2,1-3,3% (dự đoán hồi tháng 7/2009) lên 2,5-3,5%. FED cũng khẳng định tỷ lệ thất nghiệp đã gần lên tới đỉnh.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:00:22
ĐCSVN
Trong dự báo mới, ngân hàng trung ương này cho biết các đại biểu tham dự cuộc họp về chính sách của FED ngày 3-4/11 vừa qua đều dự đoán kinh tế Mỹ sẽ phục hồi dần dần với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở mức độ vừa phải và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ trong vài năm tới. Dự báo mới nhận định tỷ lệ thất nghiệp, lên tới 10,2% trong tháng 10/2009, sẽ giảm từ đầu năm sau xuống còn khoảng từ 9,3-9,7%. FED dự đoán kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2011 với mức tăng GDP từ 3,4-4,5%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp khoảng 8,2-8,6%. Hầu hết quan chức cấp cao của FED cho rằng phải mất từ 5-6 năm nữa thì tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát mới trở lại mức do FED đề ra. Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý III/2009 chỉ đạt 2,8%, thấp hơn nhiều so với dự đoán một tháng trước là 3,5%. Nguyên nhân một phần do thâm hụt thương mại tăng mạnh, lên tới 36,5 tỷ USD trong tháng 9/2009 - mức thâm hụt lớn nhất trong 8 tháng qua và vượt mức dự báo 31,5 tỷ USD của giới phân tích. Trong khi đó, chi tiêu của người Mỹ vẫn chưa phục hồi, chỉ tăng 2,9% trong quý III (trong khi dự kiến là 3,2%) do người dân vẫn phải "thắt lưng buộc bụng". Các chuyên gia kinh tế Mỹ dự đoán tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2009 sẽ chỉ đạt từ 2,5-3% và sẽ giảm xuống còn 1% trong những tháng đầu của năm 2010. Những tín hiệu tăng trưởng kinh tế không tác động nhiều tới ngành ngân hàng Mỹ. Theo số liệu của Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang công bố ngày 24/11, các ngân hàng thương mại thu lời 2,8 tỷ USD trong quý III/2009, nhưng quỹ bảo hiểm của chính phủ lại thâm hụt mạnh nhất, tới 8,2 tỷ USD, kể từ năm 1992./.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
MB triển khai hai sản phẩm mới
- Đó là sản phẩm Tiền gửi rút gốc từng phần và Tiền gửi thanh toán thưởng lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa triển khai hai sản phẩm này.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:04:51
Hà Nội Mới
Tiền gửi rút gốc từng phần cho phép khách hàng có thể chủ động rút một phần gốc trước hạn trong khi phần gốc rút đúng hạn vẫn được hưởng lãi suất thỏa thuận ban đầu mà không phải tất toán tài khoản. Sản phẩm này áp dụng cho các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng với số tiền gửi tối thiểu là 180 triệu đồng, tối đa là 2 tỉ đồng và mức lãi suất linh hoạt do MB qui định từng thời kỳ. Với sản phẩm Tiền gửi thanh toán thưởng lãi suất, ngoài lãi suất không kỳ hạn, khách hàng còn được hưởng thêm lãi suất thưởng khi số dư bình quân/tháng của tài khoản tiền gửi thanh toán đạt mức từ 500 triệu đồng trở lên. Số dư bình quân càng cao thì lãi suất thưởng càng cao. Lãi suất thưởng do MB qui định vào từng thời điểm. Hiện nay mức lãi suất thưởng áp dụng cho số dư tiền gửi bình quân/ tháng lần lượt từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỉ đồng, từ 2 tỉ đồng đến dưới 5 tỉ đồng và từ 5 tỉ đồng trở lên là 0,36%/năm, 0,42%/năm và 0,6%/năm. Được biết, tính đến tháng 10/2009, huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp của MB vượt 26% kế hoạch cả năm 2009. N.Hương.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
PAC: đăng ký bán 119.300 CP quỹ với giá 40.000 đồng/cổ phiếu
(ĐTCK-online) Thông tin từ Sở GDCK Tp HCM cho biết, CTCP Pin Ắc quy miền Nam (PAC) đăng ký bán 119.300 cổ phiếu quỹ với giá bán 40.000 đồng/cổ phiếu. Đối tượng xét bán là cán bộ quản lý kỹ sư, cử nhân có thời gian công tác tại Công ty trên 1 năm, phương thức giao dịch là không qua sàn. Thời gian thực hiện giao dịch là ngày 4/12 và CTCK thực hiện giao dịch là CTCK Bảo Việt chi nhánh Tp HCM.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:04:38
ĐTCK
Mới đây, ĐHCĐ bất thường của Công ty đã thông qua phương án phát hành thêm 4.125.000 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 4:1. Theo báo cáo kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2009, doanh thu của PAC đạt 960 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch năm và lợi nhuận đạt 160 tỷ đồng, hoàn thành 168% kế hoạch năm.
Bổ sung chính sách bảo vệ thị trường và người tiêu dùng trong nước
(Chinhphu.vn)- Nghiên cứu chính sách bảo hộ hợp lý một số mặt hàng trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế; đồng thời rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế chính sách bảo vệ sản xuất, bảo vệ thị trường và quyền lợi người tiêu dùng trong nước, không trái với quy định của WTO.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:51:05
Chính Phủ
Đây là một nội dung quan trọng trong Chương trình hành động thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà Bộ Công Thương mới ban hành. Mục tiêu của Chương trình nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, DN trong việc cải tiến chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, cải tiến chất lượng kinh doanh phục vụ, lôi cuốn người tiêu dùng (NTD) Việt Nam hướng về hàng hóa mang thương hiệu Việt. Phát triển sâu rộng trên cả nước các hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng DN mở rộng thị trường tiêu thụ như: điều tra, khảo sát thị trường, nghiên cứu nhu cầu NTD, tổ chức mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt về nông thôn, đô thị, KCN và vùng sâu, vùng xa. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý thị trường, hải quan, thuế; quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đi đối với đề cao kỷ cương pháp luật và trật tự thị trường. Thực hiện Chương trình này, một trong những nhiệm vụ quan trong mà Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng (như Vụ Thị trường trong nước, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ...) là phối hợp với các cơ quan trong và ngoài Bộ nghiên cứu chính sách bảo hộ hợp lý một số mặt hàng trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế; đồng thời rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế chính sách bảo vệ sản xuất, bảo vệ thị trường và quyền lợi người tiêu dùng trong nước, không trái với quy định của WTO. Để hỗ trợ DN trong các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cao Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước năm 2009, trên cơ sở đó xây dựng thành chương trình xúc tiến thương mại hàng năm. Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nhằm phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Văn Ba (nguồn: Trang TTĐT Bộ Công Thương).
Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp sai
Sau Tập đoàn VNPT, Thanh tra Chính phủ mới hoàn tất và ký bản kết luận thanh tra việc cổ phần hóa tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và 3 đơn vị thành viên là Cty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Cty cổ phần điện lực Khánh Hòa, Cty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh
Kinh tế
null
2009-11-25T03:43:30
Lao Động
(LĐ) - Tính đến thời điểm hiện tại, EVN đã cổ phần hóa được 30 đơn vị, trong đó cổ phần hóa 6 nhà máy điện, 4 Cty tư vấn; Điện lực tỉnh Khánh Hòa và 19 Cty khác. Tổng giá trị phần vốn nhà nước của các đơn vị tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 8.257,7 tỉ đồng. Số tiền thu được từ việc cổ phần hóa các đơn vị phải nộp về EVN là 6.456,9 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo kết luận của TTCP thì việc cổ phần hóa tại tập đoàn này còn chậm và chưa đạt tiến độ. Theo các quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì tổng số đơn vị được đưa vào cổ phần hóa đến năm 2008 là 55 đơn vị, tuy nhiên đến nay thực tế mới cổ phần hóa được 30. Ngoài việc chậm trên, TTCP còn phát hiện Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã quyết định cổ phần hóa hai đơn vị không có danh mục các đơn vị thuộc EVN được Thủ tướng phê duyệt cổ phần hóa là Nhà máy nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy thủy điện Thác Bà. Theo kết luận thanh tra thì việc làm này trái với quyết định của Thủ tướng và Nghị định 187/2004/NĐ-CP. TTCP cũng chỉ rõ việc quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp của EVN là không đúng quy định. Tính đến ngày 30.6.2009, tổng số tiền thu được nộp về quỹ này lên đến 6.456,9 tỉ đồng, tuy nhiên hàng năm EVN không xây dựng kế hoạch thu chi; không lập báo cáo định kỳ theo quý như hướng dẫn để gửi Bộ Tài chính. Ngoài ra, đơn vị này còn dùng 756 tỉ đồng chi tạm ứng cho các dự án đầu tư, nhưng không báo cáo Thủ tướng. TTCP kết luận việc làm này là sai quy định. Tại các đơn vị được thanh tra, TTCP phát hiện quá trình định giá doanh nghiệp, tư vấn và các đơn vị đã áp dụng không đúng suất đầu tư, đơn giá xây dựng cơ bản... dẫn đến làm giảm giá trị doanh nghiệp tại 2 trong 3 đơn vị được thanh tra với số tiền trên 4.475 triệu đồng. Cty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh còn phớt lờ nghĩa vụ nộp đủ phần vốn nhà nước (tiền thanh lý tài sản) về EVN với số tiền là 15,3 tỉ đồng là sai quy định. Theo kết luận của TTCP thì trách nhiệm trước các khuyết điểm, sai phạm trên là những cá nhân thuộc Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và các thành viên được nêu trong kết luận thanh tra; Cty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương VN (đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp của Cty nhiệt điện Phả Lại và Điện lực Khánh Hòa); Cty cổ phần chứng khoán Mê Công (đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp của Cty chế tạo thiết bị điện Đông Anh). TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giao cho Tập đoàn EVN thu hồi số tiền 15,3 tỉ đồng mà Cty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh chưa nộp, đề xuất biện pháp xử lý đối với số tiền trên 4,4 tỉ đồng do xác định giá trị tài sản sai dẫn đến giảm giá trị doanh nghiệp. Kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Chủ tịch EVN chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến những thiếu sót, khuyết điểm trên. Duy Thanh.
Ra mắt cuốn sách trắng về môi trường kinh doanh VN
(VnMedia) - Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại VN đã chính thức ra mắt cuốn Sách trắng về “Các vấn đề Thương mại và Kiến nghị năm 2010” nhằm hỗ trợ Chính phủ tổng hợp các vấn đề chủ chốt có tác động đến môi trường kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:06:43
VnMedia
Đây là lần thứ 2 EuroCham thực hiện cuốn sách với sự tham gia đóng góp ý kiến của hơn 650 thành viên Eurocham. Ông Alain Cany- Chủ tịch EuroCham và Đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-EU cho biết: Tôi rất vinh dự được giới thiệu tới các bạn ấn phẩm lần thứ hai của EuroCham về Các Vấn đề Thương mại và Kiến nghị năm 2010. Chúng tôi đã tổng kết các vấn đề chính có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng đây chính là lúc Chính phủ nên tập trung vào các việc giải tỏa những trở ngại căn bản đối với năng lực cạnh tranh của Việt Nam: đó là việc tiếp tục mở cửa các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, dược phẩm, bán lẻ theo hướng cạnh tranh bình đẳng; Đồng thời Chính phủ nên tiếp tục triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh, chống lại tệ quan liêu và tham nhũng đang ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp Châu Âu. Ngoài ra, EuroCham cho rằng việc thực thi sớm và đầy đủ các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2010 sẽ là yếu tố nền tảng trong việc tăng tính hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư Châu Âu. Năm 2010 sẽ đánh dấu một giai đoạn quan trọng vì nhiều hạn chế về phương thức đầu tư và sở hữu của người nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam cam kết mở cửa sẽ được dỡ bỏ. Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách xuất bản lần này sẽ được Chính phủ đón nhận và sẽ đóng góp tích cực vào sự thành công của Việt Nam trong thời gian tới. Lê Linh.
Tự làm hoen ố thương hiệu
Nhiều doanh nghiệp tin rằng khi thiết lập được một thương hiệu mạnh, có thể vô tư mở rộng sản xuất, kinh doanh đa ngành. Kết quả là, nhiều thương hiệu đã lãnh hậu quả nặng nề - hình ảnh công ty bị hoen ố.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:04:49
Hà Nội Mới
Ở Mỹ, 7-Up đã phải trả giá bằng một nửa thị phần của họ khi thêm vào những biến thể của thương hiệu như 7-Up Gold. Không hề thay đổi, thương hiệu dẫn đầu thị trường là thương hiệu không có dòng sản phẩm mở rộng, Jack Trout - chuyên gia marketting xác định. Nhưng dù sao, nếu việc mở rộng được thực hiện chính xác, nó có thể hoạt động. Ví dụ như trường hợp Diet Coke của Coca-Cola được tung ra thị trường vào năm 1982. Ngày nay đó vẫn là một loại nước uống thông dụng thứ ba trên thị trường với doanh số hơn một tỷ đôla mỗi năm. Dao cạo Gillette và kem cạo râu là một ví dụ rõ ràng nữa về sự thành công của việc mở rộng thương hiệu. Nhưng một khi, công ty không hiểu thấu những căn bản thực sự thương hiệu của họ, kết quả sẽ là thảm họa. Dĩ nhiên, lý do để mở rộng thương hiệu là khá rõ ràng. Khi một công ty đã chi phối một thị trường với một sản phẩm, họ có hai lựa chọn để phát triển. Họ có thể mở rộng đến một thị trường mới hoặc tung ra một sản phẩm mới. Nếu họ có chọn lựa thứ hai thì có những lý do kinh tế để sử dụng cùng một thương hiệu. Hơn nữa, việc mở rộng có kết quả tức thì trong nhận thức của người tiêu dùng, chi phí cho quảng cáo ít (không phải chi phối nhận thức về cái tên) và gia tăng tính nhận biết của thương hiệu chủ. Chi phí càng được tiết kiệm một khi sản phẩm mới có thể dùng cùng một hệ thống phân phối như sản phẩm nguyên thủy. Còn có những ví dụ về thành công của việc mở rộng thương hiệu khác nữa đã khuyến khích những thương hiệu khác đi theo cùng một con đường. Trong những thương hiệu này, Virgin là trường hợp điển hình nhất. Mặc dù Virgin đã từng chứng tỏ thành công trên nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau hơn hẳn những thương hiệu khác, nhưng với Virgin Cola, họ đã thực sự thất bại. Virgin đã xây dựng danh tiếng của mình như một nhà vô địch về hàng tiêu dùng, thâm nhập vào những thị trường quan trọng khác nhau mà không hề làm tổn hại đến đặc trưng thương hiệu của họ. Nhận thức của người tiêu dùng cũng được thống nhất bởi chính tự thân đầy sức thuyết phục của Richard Branson. Nghĩ về Virgin và rồi bạn sẽ nghĩ về Branson. Vì vậy trong lúc những cung ứng dịch vụ và sản phẩm của Virgin luôn mở rộng nhưng đặc trưng thương hiệu của họ vẫn rõ ràng. Hầu hết các thương hiệu khác đều không có được sự ứng dụng rộng rãi này. Ví dụ như Volvo xây dựng thương hiệu của mình quanh tính an toàn. Nếu một lúc nào đó họ sản xuất ra một chiếc xe không có những túi hơi an toàn, họ đã đi ngược lại với đặc trưng thương hiệu đã được thiết lập của họ. Ngày nay, bất kể đến những nguy hiểm tiềm ẩn, việc mở rộng thương hiệu vẫn được dùng phổ biến. Chín trên mười sản phẩm tạp hóa là thuộc dòng sản phẩm mở rộng. Hãy xét đến thị trường bia chẳng hạn. Những người Mỹ uống bia của 25 năm trước chỉ phải chọn lựa một trong ba thương hiệu chính - Miller, Coors và Budweiser. Có hơn 30 biến thể khác nhau của ba thương hiệu này mà số lượng người uống bia hầu như vẫn không thay đổi. Hầu hết những thương hiệu đã mở rộng thành công đều là chuyển sang các chủng loại sản phẩm có liên quan. Coca-Cola đã thành công lớn khi tung ra Diet Cola, nhưng họ đã không mấy thành công khi tung ra thị trường thương hiệu quần áo của họ. Gillette thường được tôn vinh như một mẫu hình lớn về mở rộng thương hiệu. Họ chuyển dần từ bán dao cạo râu sang bán kem cạo râu. Với những sản phẩm hỗ tương cho nhau, sự thành công của một sản phẩm này đem đến thành công cho sản phẩm có liên quan và thương hiệu hưởng lấy lợi ích chung này. Nhiều công ty đã xây dựng được một nhận thức về thương hiệu của họ chung quanh một chủng loại sản phẩm, tin rằng họ có thể có được miếng bánh riêng cho mình và họ có thể chuyển nó sang một chủng loại sản phẩm không liên quan dưới tên của cùng một thương hiệu. Những công ty có thể có hiểu biết về đặc trưng của thương hiệu của họ đã làm suy yếu đi tài sản thương hiệu bằng cách tung ra một sản phẩm mới tương tự và đã nuốt sống mất thị phần nguyên thủy của chính mình. Như những ví dụ trong những trang tiếp theo đây mô tả, cả hai phương cách tiếp cận này cùng kết thúc trong thất bại. Gerber Singles - sự thiết lập thương hiệu bị lệch hướng Nhà sản xuất thức ăn trẻ em Gerber là ví dụ thường được nhắc đến nhất về các thất bại thương hiệu của mọi thời. Cùng với New Coke của Coca-Cola và nước hoa của Harley Davidson, nỗ lực của Gerber để thâm nhập vào thị trường thức ăn của người lớn chắc chắn là một trong những ví dụ điển hình nhất của Sảnh đường Tủi hổ. Ý tưởng là cung ứng những phần thức ăn nhỏ cho những người lớn độc thân trong cùng một loại lọ đựng thức ăn giống như cho trẻ em. Dù sao khi dòng sản phẩm dành cho người lớn của Gerber được tung ra thị trường vào năm 1974, công ty này cũng nhanh chóng nhận ra rằng người ta không hề thích thú gì với ý tưởng ăn những thứ như bò nấu kem từ cái lọ nhỏ trong một buổi tối ở nhà. Hơn nữa, sản phẩm này được gọi là Gerber Singles (Những người độc thân của Gerber). Theo Susan Casey của tạp chí Business 2.0 ấn bản vào tháng 10 năm 2000, Chúng nên được gọi là "tôi cống độc thân và ăn thức ăn trong lọ". Cho dù sản phẩm này có được nghiên cứu thị trường hay không như dự đoán của bất kỳ ai - không hề có một bình luận nào từ chính Gerber. Có một điều chắc chắn là loại thức ăn trẻ em cho người lớn này đã thất bại thê thảm. Bài học từ Gerber Singles: Suy nghĩ từ bối cảnh của người tiêu dùng. Cho dù Gerber Singles có ý nghĩa gì đối với Gerber đi nữa thì người tiêu dùng cũng không muốn mua một sản phẩm mang ngụ ý là họ không thể có được một người chung sống vì lý do, họ chỉ là một đứa trẻ to xác. Crest - Căng một thương hiệu ra đến những giới hạn của nó Ra đời vào năm 1955, Crest là thương hiệu kem đánh răng có fluor đầu tiên. Cho đến thời điểm này, Colgate vẫn là thương hiệu kem đánh răng hàng đầu trên thị trường. Nhưng Procter & Gamble, công ty mẹ của Crest, nhận ra một điểm yếu của Colgate là nó không có fluor. Điều này có nghĩa là răng sẽ dễ bị sâu hơn. Crest có thể hỗ trợ những khẳng định giảm sâu răng của nó bằng những nghiên cứu rộng rãi được tiến hành bởi những nha sĩ của P & G ở viện đại học Indiana. Các chứng nhận của hội Nha khoa Mỹ về chất lượng chống sâu răng hiệu quả của nó đã hỗ trợ cho thương hiệu giành được vị thế ở trên các đối thủ khác. Nhưng dù sao thì thập niên 80 cũng là chứng nhân cho sự định hình của thị trường kem đánh răng. Hoàn toàn bất ngờ, người tiêu dùng phải đối mặt với vô số chọn lựa. Những thương hiệu như: dành cho người hút thuốc, làm trắng răng, kem trong, bạc hà, baking-soda, dành cho trẻ em, dành cho người lớn tuổi. Có fluor không còn là một lợi thế như trước nữa. Thêm nữa, nước máy ở châu Âu và Mỹ đã được bổ sung fluor sẵn. Sâu răng không còn là một vấn đề như trong những năm 50 nữa. Dần dà, Crest tung ra thị trường nhiều biến thể hơn. Đáng chú ý nhất là loại kem đánh răng kiểm soát cao răng vào năm 1985. Mặc dù đó là loại kem đánh răng đầu tiên thuộc loại này nhưng không giành được những thành công đáng kể như việc giới thiệu fluor ba mươi năm trước. Một trong những lý do là hiện nay Crest có quá nhiều loại kem đánh răng khác nhau. Biến thể chống cao răng chỉ là một trong dãy sản phẩm đa dạng của Crest. Hơn nữa, Colgate cũng không hề chậm chân, họ không chỉ tung ra thị trường loại kem chống cao răng mà còn đang bắt đầu với một loại kem đánh răng có đủ mọi đặc tính chăm sóc răng mà họ được biết. Trong lúc Crest vẫn tiếp tục cung ứng nhiều biến cách mới trên cùng một chủ đề và việc này đã làm cho công chúng rối hơn khi chọn mua kem đánh răng. Colgate tung ra Colgate Total với các đặc tính có fluor, chống cao răng và bảo vệ nướu. Nói chung là đủ mọi đặc tính chăm sóc răng miệng trong cùng một sản phẩm. Chẳng bao lâu sau khi Total được tung ra thị trường, Colgate trở lại vị trí hàng đầu trên thị trường và nuốt dần thị phần của Crest. Điều gì đã xảy ra? Tại sao Crest lại không thể cung ứng cho thị trường một loại Crest Total hay Crest Complete nào đó trước khi sản phẩm của đối thủ được bán ra? Việc này có nhiều lý do và một trong số các lý do đó chính là cách thức thiết lập thương hiệu của Procter & Gamble. Chiến lược thương hiệu của P&G; vào những năm 80 có vẻ như là: tại sao lại chỉ tung ra có một sản phẩm trong lúc có khả năng là năm mươi? Quả thế, trong cùng một thời điểm, chúng ta cùng lúc có đến 52 phiên bản Crest trên thị trường. Họ tin rằng: càng có nhiều thương hiệu phụ, họ càng bán được nhiều hàng hơn. Vậy tại sao lại phải gây rủi ro cho khái niệm này với tuyên bố: có một loại kem đánh răng hiệu Crest có thể đáp ứng mọi yêu cầu về chăm sóc răng miệng? Nhưng dù sao thì việc tăng thêm nhiều chọn lựa cũng có nghĩa là dễ lẫn lộn hơn. Và kết quả là: Crest mất dần thị phần của họ. Đúng theo quy luật về sự giảm thiểu, càng có nhiều sản phẩm Crest được cung ứng, tổng thị phần của họ càng giảm thiểu. Khi Crest chỉ có một sản phẩm duy nhất, thị phần của họ vọt lên chiếm đến gần 50% thị trường. Khi họ có 36 sản phẩm khác nhau, thị phần của họ còn lại 25% tổng thị trường. Và khi họ có đến 52 thương hiệu phụ, thị phần của họ chỉ còn lại có 15% và rơi lại sau Colgate rất xa. Những vấn đề này không chỉ giới hạn với riêng thương hiệu Crest. Ví dụ, P&G; cũng đã nhìn thấy những gì tương tự xảy ra với thương hiệu Head & Shoulders của họ. Người tiêu dùng có thực sự cần đến 31 biến thể khác nhau của một loại dầu gội đầu trị gầu hay không? Khi công ty chiến lược marketing Ries & Ries đến tư vấn cho P&G;, họ đã xác định vấn đề này. Trong quyển 22 Quy luật Bất biến về việc Thiết lập Thương hiệu, Al và Laura Ries đã nhắc lại kinh nghiệm này: Khi chúng tôi đến làm việc với Crest, viên giám đốc marketing của họ đã hỏi: Chúng tôi có 38 đơn vị sản phẩm. Ông nghĩ đó là quá nhiều hay quá ít? Ông có tất cả bao nhiêu cái răng?, chúng tôi hỏi lại. Ba mươi hai cái. Không một loại kem đánh răng nào nên có số lượng thương hiệu phụ nhiều hơn là số răng trong miệng, chúng tôi trả lời. Mặc dù đã có lúc P&G; vẫn lặp lại chiến lược Crest sai lầm - tung thêm nhiều thương hiệu hơn, mất thêm nhiều thị phần hơn - nhưng lần này công ty quyết định sẽ chặn đứng vấn đề nảy sinh do chính họ đã tạo ra. Một bài báo với tựa đề Hãy đơn giản hóa trên tuần báo Business Week (9-9-1996) tóm tắt lại những chuyển đổi quyết định ở P&G;: Sau nhiều thập niên với quá nhiều chủng loại sản phẩm mới, P&G; đã quyết định là họ đã bán quá nhiều loại hàng. Nay họ đang làm một điều không thể tưởng tượng: cắt giảm bớt. Danh mục sản phẩm hiện nay của họ ít hơn một phần ba so với hồi đầu thập niên. Trước khi cắt bớt số lượng các thương hiệu phụ của Crest, P&G; đã thực hiện việc này trước với dòng sản phẩm dầu gội của họ. Với việc cắt giảm một nửa số lượng các thương hiệu dầu gội, họ nhận thấy mãi lực đã bắt đầu tăng. Nhưng dù sao thì theo như Robert T Matteucci, trưởng điều hành phân bộ chăm sóc tóc của P&G; thì ngay từ lúc đầu, chiến lược này không được sự tán thành rộng rãi: có sự chống đối từ những người quản lý nhãn hiệu của P&G;, những người nghĩ rằng mãi lực sẽ suy giảm vì không có nhiều mặt hàng để bán. Có những hồ nghi rằng không biết đây có đúng là điều cần phải làm hay không? Cùng với việc giảm thiểu các phiên bản của Crest, P&G; cũng thiết kế lại hình dáng của bao bì để người ta có thể dễ dàng phân biệt các biến thể khác nhau của một sản phẩm. Bước chuyển này được các chuyên gia marketing đánh giá là một hành động khôn ngoan. Marcia Mogelonsky hoan hô chiến lược này trong một nghiên cứu thăm dò của Ithaca, American Demographics, năm 1998: Việc giảm thiểu này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm ra được thứ mà họ muốn. Cùng lúc, nhà sản xuất cũng có nhiều chỗ trống trên các kệ hàng hơn để dành cho những sản phẩm bán chạy nhất của họ. Người mua ít phải phân vân chọn lựa hơn, đỡ phải lẫn lộn và đồng thời nhà sản xuất có lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng dù sao thì sự cạnh tranh cũng càng lúc càng gay gắt hơn; không chỉ từ Colgate mà còn từ những thương hiệu khác như Aquafresh, Mentadent, Arm and Hammer, Sensodyne và những thương hiệu khác như các mặt hàng của hãng hóa phẩm Boots từ Anh quốc. Mặc dù P&G; đã đơn giản hóa các sản phẩm Crest đến một mức nào đó và mãi lực có tăng trưởng, nhưng vẫn không đủ để qua mặt Colgate. Hơn nữa, dù rằng P&G; đã mài dũa lại các dòng sản phẩm của họ nhưng một số chỉ trích vẫn cho rằng đặc trưng của thương hiệu Crest chưa đủ sắc bén và nó đã phớt lờ các nguồn gốc khoa học của mình. Jack Trout đã nhận xét như sau trong quyển "Thương hiệu lớn, Rắc rối lớn" của ông: Đầu tiên và quan trọng nhất, Crest nên luôn nhắm vào khía cạnh trị liệu nghiêm túc trên thị trường kem đánh răng. Đó là nơi mà họ chiếm ngụ trong tâm trí của người tiêu dùng. Không có nước súc miệng hay làm trắng răng mà chỉ đơn thuần là công nghệ chăm sóc răng nghiêm túc mà thôi. Bất hạnh thay, họ vẫn không nhận ra được đó là con đường mà họ phải đi. Họ vẫn tiếp tục dấn sâu vào những hình thức khác nhau của Crest. Thực tế khi P&G; không luôn chuyên tâm vào việc hư mục răng, họ đã nhận lấy tổn thương không thể tránh khỏi từ một thứ còn tai hại hơn: sự hư mục thương hiệu. Ngoại trừ khi họ một lần nữa kiểm soát trở lại lãnh vực khoa học và cung cấp cho người tiêu dùng một thông điệp duy nhất và kiên trì (được bảo đảm với một dòng sản phẩm có được quan tâm sâu sắc), Colgate sẽ lại giành phần thắng một lần nữa trong cuộc chiến này. Các bài học từ Crest: - Đừng làm cho khách hàng lẫn lộn. P&G; đã nhận ra rằng chỉ có sự đơn giản mới làm yên lòng người mua. Điều này cho thấy chúng tôi đã làm cho người tiêu dùng phải chọn lựa khó khăn đến như thế nào trong bao nhiêu năm qua. Đây chính là thú nhận của tổng giám đốc P&G;, ông Durk I Jager, với tuần báo Business Week. - Đừng cung cấp quá nhiều sản phẩm. Chỉ có 7,6% toàn bộ sản phẩm gia dụng và chăm sóc thân thể chiếm đến 84,5% tổng doanh số của chủng loại sản phẩm này, theo thăm dò của công ty tư vấn Kurt Salmon Associates. Cũng thăm dò trên cho biết: hầu như một phần tư các loại sản phẩm trên trong một siêu thị thông thường bán được ít hơn một đơn vị trong một tháng. - Loại trừ các sản phẩm sao chép. Theo một nghiên cứu khác của Công ty tư vấn William Bishop, khi các sản phẩm sao chép bị loại bỏ thì 80% khách hàng vẫn không thấy có gì khác biệt cả. - Phải rõ ràng. Các thương hiệu phải nhắm đến sự rõ ràng. Nói cách khác, chúng phải giúp người tiêu dùng dễ chọn mua sản phẩm hơn. - Nhớ lấy sự kế thừa. Đừng bao giờ mất đi ký ức tập thể của bạn, Jack Trout khuyên nên như vậy trong quyển Thương hiệu lớn, Rắc rối lớn. Crest đã phải hứng chịu sự suy giảm uy tín thương hiệu khi thất bại trong việc sao chép thành công của chiến dịch Chiến thắng việc kiểm soát cao răng của thập niên 1950. Theo Tin nhanh VN.
Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55%
Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá vàng tiếp tục biến động và tăng mạnh
Kinh tế
null
2009-11-25T05:00:37
VOV
Tổng cục Thống kê cho biết, với cách tính dựa trên rổ hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đã tăng 0,55% so với tháng 10/2009, tăng 4,35 % so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Với tốc độ tăng rõ rệt này, CPI 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008. Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức 0,87% do lương thực tăng giá tới 2,22%, thực phẩm tăng 0,62%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng là 0,75%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là nhóm tăng mạnh thứ 3 với mức tăng 0,54%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,44%; nhóm giao thông tăng 0,42%. Nguyên nhân giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao được Cục Thống kê cho là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do tỷ giá USD trên thị trường tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng cũng như việc tăng nóng giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh. Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%. Tháng 11, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, đạt mức tăng 10,08 % so với tháng 10 và là mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Với đà tăng này, chỉ số giá vàng 11 tháng qua tăng tới 48,72% so với tháng 12/2008 và tăng 15,73% so với cùng kỳ 2008. Cùng nhịp với vàng, tỷ giá USD/VND cũng tăng 1,45% so với tháng 10 (tháng 10 giảm 0,35%), đưa giá USD 11 tháng qua tăng 7,28% so với tháng 12/2008 và 9,04% so với cùng kỳ 2008./.
Lãi suất cơ bản tăng sau gần một năm
Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7 lên 8% một năm. Bên cạnh đó, các mức lãi suất quan trọng khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu cũng tăng 1%, lên tương ứng 8% và 6%, áp dụng từ ngày 1/12.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:56:17
Đất Việt
Như vậy, sau 10 tháng liên tiếp giữ nguyên ở mức 7% (từ ngày 1/2), lãi suất cơ bản bất ngờ được nâng lên trong tháng cuối năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất trên nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Trưa nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng công bố thêm hàng loạt quyết định mới. Nổi bật là việc biên độ tỷ giá USD sẽ được điều chỉnh giảm từ + - 5% xuống + - 3%, áp dụng từ ngày mai. Mức biên độ + -5% đã được áp dụng gần hai năm nay, từ đầu 2008. Ngoài ra, từ ngày mai, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng cũng được nâng lên mức kỷ lục mới, 17.961 đồng một USD, tăng 927 đồng so với hôm nay và tiến gần đến thị trường tự do hơn. Trong bối cảnh tỷ giá USD liên tục tăng cao thời gian qua thì việc giảm biên độ tỷ giá lần này là một quyết định khá bất ngờ. Phản ứng với quyết định trên, giá USD trên thị trường tự do hôm nay đã có dấu hiệu hạ sốt. Hiện giá USD trên thị trường tự do giảm về mức 19.500 - 19.650 đồng một USD, sụt gần 200 đồng so với hôm qua.
250 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Triển lãm Y-Dược Việt Nam 2009
NDĐT - Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y - Dược Việt Nam lần thứ 16 (Vietnam Medi-Pharm Expo 2009) sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5-12 tại Hà Nội, thu hút khoảng 250 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự với gần 350 gian hàng.
Kinh tế
null
2009-11-25T09:11:35
Nhân Dân
Trong số đó, có nhiều công ty sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm, thiết bị y tế có chất lượng cao đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền y dược phát triển như Pháp, Bỉ, cộng hòa Czech, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái-lan. Các công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực y dược cũng sẽ tham gia triển lãm. Theo Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam Đỗ Văn Doanh, với chủ chương kích cầu nội địa, lần đầu tiên tại triển lãm sẽ có bốn gian hàng đặt ngay tại khu trung tâm giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài các loại thuốc tân dược và thuốc tân dược, triển lãm cũng giới thiệu các thiết bị y tế có công nghệ tiên tiến dùng trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Ông Doanh cũng cho biết: Vietnam Medi-Pharm Expo 2009 giúp tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới và trao đổi học hỏi kinh nghiệm để cùng phát triển. Triển lãm Quốc tế thường niên chuyên ngành Y - Dược Việt Nam do Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam và Công ty Quảng cáo và Hội chợ thương mại VINEXAD tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ Công thương. Triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 2-12 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ, Hà Nội.
Xuất khẩu: Cá thừa, tôm thiếu
(TBKTSG Online) - Trái với dự báo của các doanh nghiệp lẫn chuyên gia hồi giữa năm rằng cuối năm nay, sẽ xảy ra tình trạng thừa tôm thiếu cá do xuất khẩu tôm gặp khó, còn cá thì nhiều cơ hội hơn. Nay thì ngược lại, cá đang thừa tới mức nông dân bán không được nhưng tôm thì thiếu, giá tăng vùn vụt.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:47:36
TBKTSG
Hồng Văn Chế biến xuất khẩu cá tra ở Công ty cổ phần Nam Việt ở An Giang-Ảnh: Hồng Văn. Thị trường Nga: không như kỳ vọng Giữa năm nay, sau khi có thông tin Nga mở cửa lại thị trường cá tra cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hàng loạt những con số dự báo về sản lượng xuất khẩu cá tra sang Nga năm nay khi thì 70.000 tấn, lúc lên tới 120.000 tấn, như dấy lên hy vọng cho con cá tra trong tình cảnh thị trường tiêu thụ thủy sản thế giới giảm mạnh bởi kinh tế khó khăn. Hơn nữa lúc ấy, với nhiều doanh nghiệp, Hiêp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lẫn các quan chức ngành nông nghiệp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động xấu tới thủy sản Việt Nam nhưng con cá tra thì ngoại lệ. Các chuyên gia thủy sản giải thích rằng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong khi con cá tra có giá thấp, hợp với túi tiền của người tiêu dùng ở nhiều thị trường. Thế nhưng hiện nay, trong khi một số thị trường đang khởi sắc trở lại thì xuất khẩu sang Nga và Ucraina - vốn là 2 thị trường trọng điểm của cá tra Việt Nam trong năm 2008 lại giảm tới mức mà nhiều doanh nghiệp cho là tụt dốc không phanh. Trong tháng 10 qua, thị trường Nga chỉ mua có 400 tấn cá tra, trị giá 0,6 triệu đô la Mỹ, giảm đến 95% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn nhiều so với gần 8.000 tấn của tháng trước. Nói không ngoa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra xem thị trường Nga là "niềm hy vọng" cho cả ngành thủy sản đang ảm đạm trong năm nay. Nhưng trái với dự báo, sau khi được mở cửa trở lại, xuất khẩu cá tra vào Nga giảm gần như rơi tự do, là nguyên nhân chính khiến cá tra 10 tháng năm nay xuất khẩu chỉ đạt 500.000 tấn, giá trị 1,12 tỉ đô la Mỹ, giảm 10% giá trị so với cùng kỳ. Giữa năm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dự báo cá tra xuất khẩu có thể đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ nhưng bây giờ, nhiều doanh nghiệp cho rằng xuất khẩu được 1,2-1,3 tỉ đô la Mỹ là mừng lắm rồi. Chủ trại cá méo mặt Nông dân nuôi cá đang méo mặt vì giá cả giảm-Ảnh: Hồng Văn. Xuất khẩu cá tra giảm, lượng tồn kho cá đã qua chế biến của các doanh nghiệp nhiều nên trong tháng 11 này, giá cá tra nguyên liệu trong nước gần như giảm mạnh, thậm chí doanh nghiệp không muốn mua. Theo nhiều chủ trại nuôi cá lớn ở Đồng Tháp thì giá cá mà doanh nghiệp chào mua chỉ 14.500-14.800 đồng/kg. Ông Cao Văn Nhã, chủ trại nuôi cá ở Đồng Tháp tính toán chỉ riêng chi phí thức ăn hiện đã lên 12.500 đồng/kg cá, cùng với tiền giống, công chăm sóc, điện nước thì giá thành nuôi cá quy mô trang trại (quy mô nhỏ lẻ có giá thành cao hơn nữa) lên 14.500 đồng/kg, ngang với giá mua cá của nhà máy. Tuy nhiên, giá mua cá mà các nhà máy đưa ra phần nhiều nông dân nuôi cá bị lỗ nặng, bởi chúng tôi chưa tính lãi vay ngân hàng, rồi hao hụt sản lượng cá 15-20%, ông Nhã cho hay. Điều làm ông Nhã và nhiều chủ trại nuôi cá bức xúc là giữa năm nay, các doanh nghiệp lẫn chuyên gia thể hiện trên báo chí đều dự báo cá tra sẽ có nguy cơ thiếu nguyên liệu vào cuối năm do xuất khẩu trên đà thuận lợi, nên nhiều hộ nuôi cá treo ao, bỏ hầm do thua lỗ trong năm ngoái cũng cố gắng vay mượn vốn để nuôi trở lại. Phía doanh nghiệp thì lý giải giá mua thấp là do đầu ra đang thu hẹp, thị trường Nga không như mong đợi và vì vậy, các doanh nghiệp phải ưu tiên giải phóng cá đã chế biến đang tồn kho đông lạnh. Tôm lại tăng giá Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 3,488 tỉ đô la Mỹ, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá dự báo thiếu thì nay xem như thừa, tôm đầu năm dự báo thừa, giá giảm thì nay lại thiếu trầm trọng. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, gần nửa tháng nay lượng tôm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản khu vực ĐBSCL sụt giảm trầm trọng. Công ty TNHH Kim Anh ở Sóc Trăng, một nhà xuất khẩu tôm lớn, trước đây mỗi tháng mua được 50 tấn tôm nguyên liệu, nay chỉ còn 10 tấn mà giá tôm tăng thêm 15.000-20.000 đồng/kg. Theo đó, loại tôm 20 con/kg tăng lên đến 150.000 đồng/kg; loại 30 con có mức giá 110.000-120.000 đồng/kg; loại 40 con, có mức giá 90.000 đồng/kg, tăng trung bình 15.000-20.000 đồng so với tháng 10. Lý do thì khá đơn giản, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới vẫn trong xu hướng tăng trong khi diện tích tôm chưa thu hoạch ở ĐBSCL còn ít mà các nhà máy thì đẩy mạnh thu mua để chế biến giao hàng cho mùa Giáng sinh, Tết Dương lịch. Cũng như cá, năm ngoái nhiều hộ nuôi tôm thua lỗ nên năm nay diện tích tôm giảm, lại không nhận được thông tin dự báo tích cực nào nên diện tích thả nuôi của nông dân không đáp ứng nhu cầu. Ông Huỳnh Thanh Tân, Giám đốc Công ty Cases ở Cà Mau còn cho rằng tôm nuôi đã thiếu, thời tiết xấu cũng làm lượng tôm đánh bắt sụt giảm. Tại công ty Cases, tôm thu mua chỉ đáp ứng 60% nhu cầu chế biến.
Thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ
Tại hội thảo với chủ đề "Việt Nam - Cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp" được tổ chức ngày 25/11 tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Tiến Vân cho biết, Việt Nam rất quan tâm đến việc tăng cường thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ - một lĩnh vực còn đầy tiềm năng.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:59:22
TTXVN
Đại sứ khẳng định Việt Nam đang trở thành một địa chỉ đầu tư ngày càng hấp dẫn đối với cộng đồng quốc tế. Tại hội thảo, các đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày khái quát tình hình thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời kêu gọi giới doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào dự án trong các khu công nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó, đại diện các tỉnh Bắc Ninh và Phú Thọ cũng giới thiệu tiềm năng phát triển của địa phương như cơ sở hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi, và kêu gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp, nhất là các lĩnh vực cơ khí vận tải biển, dịch vụ vận tải, giáo dục đào tạo, khai khoáng và sản xuất thép. Tại hội thảo, một số doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, kể cả mở thêm tuyến đường bay quốc tế cũng như tăng tần suất các chuyến bay nội địa nhằm góp phần tạo thuận lợi để triển khai các dự án đầu tư. Kết thúc các cuộc tiếp xúc, Công ty Kinh Bắc thuộc tỉnh Bắc Ninh và các đối tác Hàn Quốc đã ký hợp đồng trị giá 30 triệu USD xây dựng nhà máy vệ tinh của Công ty điện tử Samsung./. (TTXVN/Vietnam+).
Gazprom và PetroVietnam bàn về dự án liên doanh
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga Gazprom Alexey Miller và Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) Phùng Đình Thực đã thảo luận về công tác của Công ty liên doanh điều phối Vietgazprom trong hoạt động khai thác tại thềm lục địa Việt Nam.
Kinh tế
null
2009-11-25T03:50:09
TTXVN
Theo Đài tiếng nói nước Nga, tại cuộc gặp ở Mátxcơva, hai bên ghi nhận công tác khai thác của xí nghiệp liên doanh được thực hiện đúng lịch trình làm việc đề ra. Tháng 10/2008, Gazprom và PetroVietnam đã ký hợp đồng khai thác dầu khí thời hạn 30 năm tại các giếng 129, 130, 131, 132 thuộc thềm lục địa Việt Nam, và văn bản dự trù hoạt động thăm dò, xây dựng và khai thác hiđrôcácbon tại những giếng này. Trong khuôn khổ hợp đồng, các hoạt động thăm dò và phân tích địa hóa chất đã được tiến hành đồng thời với công tác xử lý và tổng hợp dữ liệu thu nhận được. Ngoài ra, tại cuộc gặp ở Mátxcơva, ông Miller và ông Phùng Đình Thực cũng thảo luận việc thực hiện các dự án chung trên lãnh thổ Nga và các nước thứ ba trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Gazpromviet mới được thành lập. Tại Nga, công trình hợp tác chủ chốt của xí nghiệp này là giếng dầu khí Nagumanovskoe, thuộc tỉnh Orenburgsk./. (TTXVN/Vietnam+).
Kỹ sư chất lượng phần mềm – Anh là ai?
Sự khác nhau giữa KS chất lượng và KS kiểm định
Kinh tế
null
2009-11-25T09:16:35
PC World
KS kiểm định (Tester) có nhiệm vụ khảo sát, chạy thử để bảo đảm PM thỏa mãn các yêu cầu về chức năng và khả năng vận hành mà nó phải có, báo cáo các lỗi nếu có để các bộ phận liên quan chỉnh sửa. Công việc của KS kiểm định liên quan đến sản phẩm (product). Còn KS chất lượng (QA) có nhiệm vụ giám sát để bảo đảm các tiêu chuẩn và quy trình sản xuất PM được định nghĩa và tuân thủ nghiêm túc, hướng đến mục tiêu các sản phẩm (SP) trung gian cũng như SP sau cùng của dự án thỏa mãn các tiêu chuẩn và yêu cầu đã định trước đó. Công việc của KS chất lượng liên quan đến quy trình (process). Ví dụ: Kiểm tra để bảo đảm các giải thuật khi viết code phải được chú thích rõ ràng, các Yêu cầu khách hàng được xem xét cẩn thận và mọi người hiểu giống nhau, các tài liệu đi kèm SP được kiểm tra trước khi gửi cho khách hàng Nhóm QA tại công ty Global Cybersoft làm việc với khách hàng Thông thường, trong một dự án PM, khách hàng chỉ trả tiền cho lưc lượng sản xuất trực tiếp như developer và tester, do đó đầu tư vào lực lượng QA là một đầu tư mang tính nội bộ và nền tảng, giúp công ty cải tiến và kiểm soát các quy trình đảm bảo chất lượng. Chi phí cho lực lượng QA do đó trước mắt sẽ làm tăng một phần chi phí cho dự án, tuy nhiên nếu được vận hành tốt, nó sẽ giúp các dự án và công ty giảm tổng chi phí sản xuất do giảm thiểu các sai sót. Một khi quy trình sản xuất được tuân thủ nghiêm túc, lỗi xuất hiện ở các khâu sản xuất sẽ được nhận diện và ngăn chặn sớm, SP sau cùng (ở chặng kiểm định) sẽ ít lỗi và khả năng thành công của dự án được bảo đảm hơn, do đó tổng chi phí sẽ thấp hơn. Tiêu chuẩn và quy trình Đầu tư vào lực lượng QA mang tính nội bộ và nền tảng, giúp công ty kiểm soát và cải tiến các quy trình đảm bảo chất lượng. Một công ty PM vận hành theo mô hình CMMi sẽ cần lượng QA chiếm 2-3% tổng số nhân viên tham gia dự án. Tiêu chuẩn và quy trình là những vấn đề liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kiểm soát chất lượng. Một dự án PM không thể thành công và kết quả của nó không thể đạt các mục tiêu đề ra nếu chỉ đơn giản dựa vào kỹ năng của từng cá nhân, mà nhất thiết phải được kiểm soát trong một hệ thống chặt chẽ với các tiêu chuẩn và quy trình tích hợp. Các tiêu chuẩn thường gặp gồm: Tiêu chuẩn về tài liệu; thiết kế; viết code; và các tiêu chuẩn kiểm soát khác (báo cáo tiến độ, tiêu chuẩn quản lý tài khoản sử dụng (user accounts), tiêu chuẩn lưu dự phòng (backup) tài liệu dự án) Hình 1: Hoạt động giám sát quy trình chất lượng diễn ra xuyên suốt dự án Quy trình bao gồm các biểu mẫu, các bước và hướng dẫn cụ thể giúp thành viên dự án thực hiện một công việc nào đó một cách nhất quán và có kiểm soát. Có rất nhiều quy trình khác nhau được thiết kế tùy theo nhu cầu của một dự án như Quy trình phát triển yêu cầu SP (Requirement); Quy trình thiết kế SP (Design); Quy trình triển khai và viết code (Coding); Quy trình kiểm định SP (Testing); Quy trình cài đặt và hỗ trợ (Delivery); Quy trình bảo trì SP (Maintenance); Quy trình quản trị dự án (Project management); Quy trình quản lý cấu hình (Coonfiguration management); Quy trình đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) Có nhiều mô hình khác nhau về công việc cụ thể của các KS QA, tùy theo tổ chức và yêu cầu công việc. Tuy nhiên, về cơ bản, họ là người tham gia phát triển quy trình hoạt động ở cấp công ty và ở cấp dự án, đánh giá các tài liệu, SP kể cả SP trung gian của dự án theo các tiêu chuẩn đã định trước. Ngoài ra, họ còn phải giám sát và kiểm tra (audit) các hoạt động được thực hiện trong dự án xem chúng có tuân thủ các quy trình (process) đã được định ra; xác định các điểm không tương thích với quy trình (process noncompliance gọi tắt là NC) và báo cáo cho những người liên quan và các cấp quản lý đồng thời giám sát để bảo đảm chúng được giải quyết đến khi hoàn tất. Nhân sự QA cũng có thể phản hồi về những bất cập của quy trình và đề xuất cải tiến quy trình. Để các hoạt động về QA được tiến hành thuận tiện và bám sát tiến trình thực hiện dự án, việc bổ nhiệm nhân sự QA thường được thực hiện rất sớm, đôi khi sớm hơn cả việc bổ nhiệm một số thành viên khác trong dự án. Khung kiến thức và kỹ năng cần có của KS chất lượng Hình 2: Các hoạt động của KS chất lượng trong 1 dự án Tại Việt Nam hiện không có các trường chuyên nghiệp đào tạo KS QA. Mặt khác, công việc QA liên quan đến quy trình làm việc nên bị ảnh hưởng khá nhiều văn hóa và môi trường làm việc đặc thù của từng công ty. Do đó, hầu hết các công ty phải tự huấn luyện cho đội ngũ QA của mình hoặc tuyển chọn nhân sự QA đã có kinh nghiệm từ các công ty khác rồi đào tạo thêm. Cũng không có giới hạn về kiến thức và kỹ năng của một KS chất lượng. Càng nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế về quản trị dự án và phát triển PM càng giúp ích cho công việc của KS QA. Các chương trình đại học hiện nay chỉ cung cấp cho các KS các kiến thức rất cơ bản và nặng lý thuyết về các quy trình và mô hình sản xuất PM. Hầu hết các KS mới ra trường không có nhiều khái niệm về công việc của một KS QA. Các KS chất lượng có thể dựa vào khung kiến thức trên để có kế hoạch tự học, hoặc tham gia các khóa huấn luyện. QAI cũng tổ chức các khóa huấn luyện và cấp chứng chỉ CSQA cho các ứng viên đạt yêu cầu. Để có thể tham gia thi chứng chỉ CSQA, yêu cầu đầu vào bắt buộc của QAI đối với ứng viên khá cao (có bằng đại học/cao đẳng và/hoặc 2-6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực các dịch vụ thông tin). Thay lời kết Mặc dù KS chất lượng có ý nghĩa quan trọng và không mới trong các mô hình phát triển PM, nhưng vai trò của lực lượng này vẫn còn khá mới, chưa rõ hoặc chưa được đầu tư thích đáng tại một số công ty PM trong nước. Tại Việt Nam, một số công ty lớn áp dụng chính sách lương không phân biệt giữa nhân sự QA, QC và Developer cho nhân viên ở cùng mức độ, một số công ty nhỏ hơn áp mức lương KS QA ngang bằng QC và thấp hơn chút ít so với Developer. Mức độ lương cao tỷ lệ với mức độ kinh nghiệm và kết quả công việc, thông thường dao động trong khoảng 3,5 10 triệu đồng. Một số trường hợp xuất sắc, KS cao cấp hoặc ở cấp bậc quản lý, mức lương có thể cao hơn nhiều. Việc hiểu đúng vai trò và lợi ích của lực lượng này sẽ giúp các công ty cân nhắc đầu tư thích đáng, từng bước giúp công ty hoàn thiện và nâng cao năng lực của quy trình làm việc, đồng thời độc lập giám sát việc thực thi quy trình trong các dự án, giúp việc quản trị dự án ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn và mô hình quốc tế. Người đưa ra cảnh báo... Bề ngoài, nghề QA có vẻ dễ thở hơn các vị trí khác như Developer hay Tester, tuy nhiên thực sự nó không đơn giản. Mỗi KS QA phải luôn trau dồi cập nhật kiến thức về kỹ thuật để có thể hiểu những gì đang thực sự diễn ra trong các dự án, từ đó mới có thể đưa ra những cảnh báo đúng đắn về những yếu tố vi phạm có thể ảnh hưởng xấu đến dự án. Ngoài ra, người KS QA cũng cần phải mềm mỏng, linh hoạt và được rèn luyện những kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng thuyết phục và trình bày để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Theo tôi, nghề QA đòi hỏi sự kiên trì, kỹ lưỡng, óc quan sát, phân tích và đánh giá được những vấn đề đang và sẽ xảy ra, cũng như kỹ năng để diễn đạt những vấn đề đó, bà Lê Diệp Cẩm Bình, 5 năm kinh nghiệm, phụ trách nhóm QA, công ty Global Cybersoft. Các KS QA thường phạm phải một số lỗi như sa đà vào việc định dạng và tân trang tài liệu thay vì chú trọng các hoạt động thực tế xảy ra trong dự án; giải quyết chuyện đã rồi trong khi lẽ ra phải thấy trước những hiện tượng vi phạm quy trình; mất vai trò độc lập do bị ảnh hưởng bởi trưởng dự án. Với các nhân sự QA thiếu kinh nghiệm, họ thường không hiểu thực trạng và đặc thù dự án do đó dễ làm xuất hiện tình trạng bất hợp tác giữa nhóm QA và các thành viên dự án. Một KS mới ra trường, thông thường phải qua đào tạo lý thuyết và thực tế (on-the-job training) trên các dự án ít nhất 3 tháng trước khi có thể làm việc. Một KS QA có kinh nghiệm thông thường mất từ 2-4 năm làm việc trên các dự án khác nhau. Một điểm cần lưu ý là do đặc thù công việc, kỹ năng kỹ thuật là chưa đủ, một KS QA giỏi phải có các kỹ năng mềm để có thể làm việc hiệu quả với các lực lượng khác nhau trong các dự án, ông Ngô Văn Toàn, phó giám đốc công ty Global Cybersoft Việt Nam. Đình Phong | > >>|.
Tăng lãi suất cơ bản lên 8%, giảm biên độ tỷ giá xuống 3%
(ĐTCK-online) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm nay (25/11) đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm, thời điểm áp dụng là 01/12/2009.
Kinh tế
null
2009-11-25T07:51:30
ĐTCK
Ngân hàng Nhà nước cũng công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là 3% từ ngày 26/11/2009. Với các điều chỉnh này, mức tỷ giá sàn giao dịch sẽ là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD. Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo NHNN là nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế. Nhằm mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới. Cũng trong sáng nay, thống đốc NHNN có cuộc trao đổi với báo giới về chính sách tiền tệ trong thời gian tới. ĐTCK-online sẽ thông tin đến bạn đọc nội dung cuộc trao đổi này.
DBJ cho Japan Airlines vay khẩn cấp 100 tỷ yen
Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) ngày 24/11 đã đồng ý cho Japan Airlines (JAL) vay khoản tín dụng khẩn cấp để giúp hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản này tiếp tục duy trì hoạt động sau khi nhận được sự ủng hộ chính thức từ Chính phủ Nhật Bản.
Kinh tế
null
2009-11-25T08:59:20
TTXVN
Theo đó, JAL - hãng hàng không hiện đang thua lỗ năm thứ 4 liên tiếp trong vòng 5 năm qua - có thể tiếp cận khoản vay tín dụng trị giá 100 tỷ yen từ DBJ sau khi đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng này. Bên cạnh đó, JAL có thể được vay thêm 25 tỷ yen từ 3 ngân hàng tư nhân khác để có thể mua một số máy bay mới. Đây được coi là những động thái mới nhất phù hợp với các cam kết hỗ trợ JAL từ Chính phủ Nhật Bản. Hiện nay, JAL cũng đang tìm kiếm các khoản vay tài chính ngắn hạn từ Enterprise Turnaround Initiative Corporation (ETIC), một tổ chức có nguồn vốn lên tới 1.600 tỷ yen do Chính phủ Nhật Bản thành lập để hỗ trợ các tập đoàn cần tái cơ cấu, tránh nguy cơ thiếu hụt tiền mặt trong thời gian sắp tới, trước khi có thể nhận được các gói cứu trợ dài hơi hơn và mạnh mẽ hơn vào tháng 1/2010. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản phản đối kế hoạch trên chừng nào JAL còn chưa cắt giảm triệt để các khoản chi phí của hãng. Trước đó, ngày 23/11, ban lãnh đạo JAL cũng đưa ra đề nghị sẽ cắt giảm 44% khoản lương hưu của những nhân viên hiện tại và đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, hiện chưa rõ JAL có thành công trong việc thuyết phục các nhân viên đồng ý với kế hoạch này trong bối cảnh có nhiều tin đồn Chính phủ sẽ đóng cửa JAL. Do tác động của các tin đồn này, ngày 24/11, giá cổ phiếu JAL tụt hơn 8% xuống còn 87 yen/cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Tokyo, mức thấp nhất kể từ khi sát nhập với Japan Air System vào năm 2002. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Seiji Maehara nhấn mạnh rằng JAL vẫn có thể phục hồi ngay cả trong bối cảnh hiện nay. Ông Maehara tuyên bố Tôi vẫn tin rằng JAL hoàn toàn có thể tái cơ cấu thành công nếu thực hiện quyết liệt các biện pháp cắt giảm chi phí, xem xét lại các đường bay, thay thế các loại máy bay cũ và giải quyết vấn đề lương hưu. Theo dự kiến, Chính phủ Nhật Bản sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt tại Quốc hội, được triệu tập vào đầu năm 2010, để tiếp tục xem xét các khoản hỗ trợ tài chính cho JAL./. (TTXVN/Vietnam+).