text
stringlengths
78
4.36M
title
stringlengths
4
2.14k
len
int64
18
943k
gen
stringclasses
1 value
Nữ nhà văn Selma Lagerlof. Đến cuối thế kỷ XIX, phong trào phụ nữ Thụy Điển bị lu mờ do những tác phẩm của Strindberg có thái độ hằn học đối với phụ nữ. Mặc dù vậy, một loạt nhà văn nữ vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần đấu tranh giải phóng phụ nữ thừa hưởng của thế kỷ XVIII. Khuôn mặt nổi lên trong số đó là Ellen Key (1849-1926). Là con một chính khách địa chủ, bà chuyển từ lý tưởng Kitô giáo sang những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng, thực chứng luận, theo con đường của Geijer, Bremer, Almqvist. Bà bênh vực quyền lợi phụ nữ, nêu cao vai trò xã hội của người mẹ, đòi giải phóng cảm xúc cho phụ nữ. Bà hòa nhập vào phong trào công nhân. Chống lại Thế chiến, bà đấu tranh cho hòa bình thế giới; bà là bạn của nhà văn Pháp R.Rolland, chiến sĩ hòa bình. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà: Thế kỷ của trẻ em (1901), đặt trẻ em vào vị trí tôn trọng nhất trong gia đình và xã hội, báo hiệu quan niệm về vai trò giáo dục trẻ em trong thế kỷ XX. Sau Thế chiến II, thơ hầu như làm bá chủ văn đàn Thụy Điển. Những năm 60, văn xuôi và đặc biệt tiểu thuyết đã nổi lên với một thế hệ nhà văn đầy sinh lực và tài năng, cho đến nay vẫn có uy tín. Trong số đó, phải kể đến nhà văn nữ Brigitta Trotzig, sinh năm 1929. Sáng tác của bà nêu những băn khoăn siêu hình, nhuốm màu hiện sinh và Công giáo. Bà đề cập đến cái ác, tội lỗi, đau khổ, hằn thù, tủi nhục, và sự vắng bóng của Thượng đế. Con người có thể, nếu được ân Chúa, làm chủ sự đau khổ, ra khỏi cõi tối tăm và thành một người mới. Trong Kẻ mất chức, một mục sư thế kỷ XVII cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng nội tâm. Bệnh tật (1972) gắn số phận một đứa trẻ bị bệnh tâm thần với những sự kiện phá hoại của cái ác. Đối với thế giới, văn đàn Thụy Điển có một bộ phận văn học nữ giới mà đại diện lớn nhất là Selma Lagerlöf. Trong các nhà văn nữ Thụy Điển, Selma Lagerlöf là ngôi sao sáng nhất. Trên văn đàn Thụy Điển và quốc tế, uy tín của bà không hẳn đã kém Strindberg. Bà là một trong những tác giả Thụy Điển được dịch nhiều nhất trên thế giới. Năm 1909, bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel văn học. Năm 1914, bà là nhà văn nữ đầu tiên được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển. Selma Lagerlöf (1858-1940) ra đời ở ấp Marbacka thuộc miền Varmland. Thời thơ ấu và niên thiếu, bà sống ốm yếu, cô đơn, chìm đắm trong truyền thuyết dân gian được kể trong xóm làng. Bà thuộc gia đình địa chủ phá sản; bố ốm phải bán ấp đi; sau này có tiền, bà chuộc lại ấp. Bà học sư phạm, làm giáo viên trong mười năm, từ năm 27 tuổi đến năm 37 tuổi. Sau đó, bà hoàn toàn theo văn nghiệp. Bà có đi mấy chuyến ra nước ngoài: Cận Đông, Italy… Từ năm 51 tuổi đến khi qua đời năm 82 tuổi, bà sống ở ấp cũ, tự mình trông nom công việc trong khi hoạt động văn học. Với Truyền thuyết về Gästa Berling, ra năm 1891, cô giáo Selma Lagerlöf 33 tuổi bỗng nhiên nổi danh. Câu chuyện đặt trong khung cảnh nông thôn Varmland đầu thế kỷ XIX, còn đầy mê tín. Gösta Berling là một mục sư mới học xong, tính tình phức tạp, rượu chè be bét. Giám mục nghe tố cáo thói xấu của chàng, đến điều tra; hôm đó, chàng Berling lên giảng đạo hùng hồn đến nỗi được tha tội. Nhưng rồi chàng cũng bị kỷ luật, sống lang thang và sau được “Bà chủ” Elkeby, vợ và là người quản lý giỏi của chủ một lò đúc, nhận cho sống cùng với một đám “hiệp sĩ”. Đóng vai Mạnh Thường Quân, bà khoản đãi những “hiệp sĩ” này, vốn là những cựu quân nhân, đầu óc phiêu lưu, nghệ sĩ nửa vời. Một tên mới đến là Sintram, rất độc ác, hiện thân của Quỷ dữ, quấy rối và reo rắc bất hòa; cả bọn quay ra oán bà ân nhân; có người tố cáo bà ngoại tình khiến bà bị chồng đuổi, phải đi ăn mày ở ngoài cánh đồng tuyết phủ. Các “hiệp sĩ” tự do phá phách của cải lò đúc do “Bà chủ” làm ra trong bao nhiêu năm. Trong khi đó, Berling tài hoa xinh trai và ăn nói có duyên bị một số phận nghiệt ngã theo đuổi, chàng đụng đến ai là mang tai họa đến cho người ấy. Chàng đã phá hoại cuộc đời nhiều phụ nữ mà mình quyến rũ. Cuối cùng, đói ăn, các “hiệp sĩ” phải lao động làm sống lại lò đúc. Lúc đó “Bà chủ” xuất hiện, nhưng đã chết sau khi tha thứ cho các “hiệp sĩ” phản bội. “Mục sư hổ mang” Berling phải chuộc tội qua nhục nhằn và lao động ở lò đúc; tình yêu của một phụ nữ quý tộc bị đày đọa đã cứu vớt chàng. Câu chuyện dựa vào những truyền thuyết miền Varmland, một miền xa xôi. Có những cảnh hiện thực phê phán như khi tác giả đối lập cuộc sống phè phỡn của các “hiệp sĩ” trong ấp có lò đúc và sinh hoạt lầm than của nhân dân. Tuy nhiên, giá trị của tác phẩm chủ yếu ở nghệ thuật kể chuyện đầy kịch tính, làm sống lại truyền thuyết, nửa hư nửa thực. Với tính chất tượng trưng và triết lý cuộc sống. Tác giả thể hiện cái vĩnh viễn của cảm xúc Bắc Âu (Scandinavia): những băn khoăn của đạo Tin lành , cuộc đấu tranh bất tận giữa Thiện và Ác, mâu thuẫn giữa nghị lực và trực giác, quan hệ khi hòa hợp, khi khắc nghiệt giữa thiên nhiên và con người. Berling bỏ Chúa, đi theo cái Ác, do bản năng quá mạnh. Song, lúc thì chàng hèn hạ, ích kỷ, lúc lại hào hiệp; chàng phân vân giữa Chúa và quỷ dữ. Cuối cùng, chàng tìm được đạo lý nội tâm bằng cách sống như mọi người. [Còn tiếp] ——————————- Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ I]
Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ II]
1,095
Bìa sách "Một họa sĩ phù thế" của Kazuo Ishiguro được phát hành tại Việt Nam. (Nguồn: Nhã Nam). Được sáng tác năm 1986, tác phẩm ‘Một họa sĩ phù thế’ đưa độc giả dõi theo những lời bộc bạch của một họa sĩ Nhật Bản đã về hưu ở nước Nhật thời hậu chiến. Kazuo Ishiguro được xem là một trong những nhà văn Anh ngữ gốc Nhật nổi bật nhất hiện nay. Ông là một trong những nhà văn hiếm hoi cùng lúc sở hữu hai giải thưởng văn chương danh giá là Man Booker (1989) và Nobel Văn chương (2017). Câu chuyện của Một họa sĩ phù thế được tái hiện qua lời tự thuật của nhân vật chính Ono – một họa sĩ đã già, trong những năm nước Nhật đang tái thiết với tư cách nước chiến bại trong Thế chiến II. Tuy vậy, những ký ức của Ono lại đưa người đọc về với tuổi trẻ của ông, vào giai đoạn ông thấy hình như lý tưởng của đời mình đã hiện lên trước mắt: phải đem nghệ thuật phụng sự cho đế quốc Nhật lúc bấy giờ đang phát xít hóa. Hiển nhiên, lựa chọn của Ono lúc ấy là sai lầm. Tuy vậy, ta không nên đi đến chỗ phán xét hành động của Ono thời trẻ. Văn chương ít khi nào nhắm đến một sự phán xét rạch ròi về đạo đức và cuốn sách của Kazuo Ishiguro cũng không phải ngoại lệ. Nó không hướng đến việc chỉ trích sự ngây thơ của Ono. Thay vì phán xét, văn chương ghi nhận sự yếu đuối của con người và an ủi họ. Kazuo Ishiguro đã pha thêm một chút lắt léo thực bẽ bàng vào bên dưới giọng văn bình thản của cuốn sách này, đủ khiến người đọc phải bật cười và thương cảm cho ông già Ono. Từ đầu cho đến gần kết truyện, qua lời kể của Ono, ta thấy dường như ông chính là một nhân vật quan trọng. Phải, dù đã đi con đường sai lầm, nhưng Ono vẫn có một niềm kiêu hãnh ngấm ngầm, rằng sai lầm của ông là sai lầm của một vĩ nhân và bởi vậy nó vẫn đáng nể trọng. Một tuyến quan trọng trong tiểu thuyết của Kazuo Ishiguro là quan hệ thầy trò. Tác giả xoáy sâu vào một khía cạnh rất ít khi được nhắc đến ở những ông thầy lớn: càng vĩ đại thì họ lại càng khó chấp nhận sự trưởng thành của học trò mình. Sự rộng lượng và hẹp hòi, cao quý và đê tiện ở họ dường như là hai mặt của một tờ giấy, chẳng thể tách rời. Tựu trung, cuốn sách vẫn rất dịu dàng trong cách nó nhìn nhận con người: chúng ta là những con người yếu đuối và hạn hẹp, mà tuổi già cùng kinh nghiệm thực tế cũng chẳng làm ta khôn ngoan hơn. Thế giới thì mênh mông, khiến người ta luôn chậm trễ trong việc bắt kịp nó. Thậm chí, đến cả tình yêu cũng có cái giá thật tàn nhẫn. Con người biết phải làm sao trong một thế giới như thế? Có lẽ chỉ có một cách: hãy rộng lượng với bản thân, như ông già Matsuda đã nói, “ít nhất chúng ta đã hành động theo đức tin của mình và đã cố gắng hết sức”. Kazuo Ishiguro sinh năm 1954 tại Nagasaki, Nhật Bản , theo gia đình sang Anh sinh sống từ năm 1960. Ông tốt nghiệp trường Đại học Kent năm 1978 và nhận bằng Thạc sĩ khóa sáng tác văn chương của trường Đại học East Anglia năm 1980. Hiện ông sinh sống và làm việc tại London cùng vợ và con gái. Sự nghiệp sáng tác của ông khởi đầu từ năm 1982, với tác phẩm đầu tay Cảnh đồi mờ xám , đoạt giải thưởng Winifred Holtby của Viện Văn học Hoàng gia Anh. Từ đó đến nay, ông viết thêm nhiều cuốn tiểu thuyết khác với chất lượng khá ổn định. Ông giành nhiều giải thưởng lớn về văn chương như giải Whitbread Prize cho tác phẩm Một họa sĩ phù thế … Cuốn tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi ra đời năm 2005 được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 cuốn sách tiếng Anh hay nhất từ năm 1923 đến năm 2005. Các tác phẩm khác của Kazuo Ishiguro do Nhã Nam phát hành: Mãi đừng xa tôi, Dạ khúc, Người khổng lồ ngủ quên, Cảnh đồi mờ xám, Tàn ngày để lại .
‘Một họa sĩ phù thế ‘ – Tác phẩm đáng chú ý của cây bút nổi danh Kazuo Ishiguro
741
Một siêu trăng cam khuất sau tòa nhà chọc trời The Shard ở London - Anh - Ảnh: AP. Trăng đầu tháng 8 sẽ đạt độ tròn hoàn hảo chỉ 1 ngày sau khi tiến đến điểm gần Trái đất nhất, khiến nó trở thành một siêu trăng cam rất đẹp. Theo Earth Sky, tháng 8 sẽ đón tới 2 kỳ siêu trăng khổng lồ nhất năm, bao gồm trăng tròn ngày 2-8 nằm cách Trái đất 357.530 km và “siêu trăng xanh” ngày 31-8 với khoảng cách 357.344 km. Khoảng cách này gần hơn nhiều so với siêu trăng tháng 7 (cách Trái đất 361.934 km). Trăng tháng 8 thường được gọi là “trăng cam” hoặc “trăng đỏ” vì thường có sắc độ từ cam nhạt cho đến cam cháy, đỏ cam tùy thuộc vào thời điểm và các điều kiện khác nhau. Thứ nhất, đó là do vị trí của địa cầu vào mùa hè khiến cho trăng treo thấp, tức chúng ta sẽ nhìn trăng mới mọc lúc hoàng hôn ở rất gần đường chân trời, đồng nghĩa với việc nhìn xuyên qua một lớp khí quyển dày. Lớp khí quyển này sẽ thành một lăng kính làm tán sắc ánh sáng, do đó trăng tròn có màu cam dù thật ra nó vẫn tỏa ánh sáng trắng bạc như thường thấy. Màu cam sẽ đậm dần sang cam cháy, cam đỏ nếu như lớp khí quyển thêm dày đặc bởi không khí ô nhiễm, nhất là khói cháy rừng thường dày đặc hơn vào mùa hè. Tại Việt Nam , người quan sát đã bắt đầu thấy trăng tròn có màu cam từ tháng 5. Dự kiến siêu trăng cam tháng 8 sẽ có sắc độ đậm hơn. Theo Time and Date, siêu trăng cam sẽ đạt độ tròn hoàn hảo vào lúc 1 giờ 30 phút rạng sáng 2-8 theo múi giờ Việt Nam. Tuy nhiên, do càng về nửa khuya trăng càng lên cao nên đây sẽ không phải là thời điểm có thể quan sát trăng to và đẹp nhất. Để ngắm siêu trăng cam khổng lồ nhất, có thể quan sát trước đó vài giờ, tốt nhất là vào thời điểm hoàng hôn, khi trăng vừa lên và treo thấp nhất. Khi đó, trăng tròn sẽ có màu cam rõ rệt nhất, hơn nữa lại đi kèm hiện tượng “ảo ảnh mặt trăng” khiến siêu trăng này trông còn to hơn thực tế. Dù thời điểm hoàng hôn trăng chưa tròn hoàn hảo, nhưng bạn hầu như không thể nhận thấy điều đó khi quan sát bằng mắt thường, thậm chí chụp ảnh.
Siêu trăng cam tháng 8: Từ Việt Nam quan sát đẹp nhất khi nào?
423
Bức tranh thủy mặc núi Ba Vì. Ảnh: Quang Ngọc. Nếu lấy quận Hoàn Kiếm làm trung tâm thì khu vực Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ… ở phía Tây Hà Nội. Xưa gọi là xứ Đoài. Từ khi sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, kinh tế vùng này ngày càng phát triển, diện mạo có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Xa xưa, xứ Đoài là địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Bằng chứng là năm 1972, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 2 di chỉ văn hóa Sơn Vi (cách ngày nay 30.000 – 11.000 năm) khi khai quật ở xã Vạn Thắng và thôn Thái Bạt (thuộc xã Tòng Bạt). Tại 2 di chỉ này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ lao động và sinh hoạt bằng đồng. Theo thời gian, xứ Đoài là địa bàn cư trú chính của bộ tộc Văn Lang, nơi phát tích nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Một số văn tự cổ cho biết, Thục Vương chiếm nước Văn Lang, đổi tên là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (nay là thành Cổ Loa), dân cư cũng gọi là Lạc Việt, hậu duệ là người Mường ở mạn xứ Đoài. Sở dĩ có người Mường cổ sinh sống vì họ hạ sơn xuống đồng bằng còn người Việt cổ thì mở rộng không gian sống khi tiến sát chân núi. Nhờ việc giao thoa, dung hợp văn hóa, hợp huyết giữa người Mường và người Việt cổ mà xứ Đoài trở thành vùng lịch sử, văn hóa rất đặc biệt. Xứ Đoài xưa có rừng, gò đồi và một phần đồng bằng nhỏ bé nhưng ngày nay rừng chỉ còn ở huyện Ba Vì. Núi Ba Vì vẫn nguyên, cái tên Ba Vì không bị Hán hóa thành Tam Vì, được giữ nguyên theo tiếng Mường. Người Mường gọi là núi “Pá Ví” nhưng người Việt cổ phát âm không lên giọng và chữ “p” thành “b”, vì thế thành “Ba Vì”. Núi Ba Vì có 3 đỉnh, đỉnh Vua cao nhất 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.281m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120m. Vì Sơn Tinh trú ngụ tại đỉnh Tản Viên nên dân gian gọi tắt “Tản Viên Sơn thánh” là “thánh Tản Viên”. Trong tâm thức dân gian Việt Nam, bốn vị thánh được gọi là “tứ bất tử” gồm: Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, Phù Đổng Thiên Vương, công chúa Liễu Hạnh nhưng thánh Tản Viên là quan trọng nhất. Ngày nay, núi Ba Vì được ví là “nóc nhà” của Hà Nội. Không chỉ có truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, xứ Đoài còn có truyền thuyết về cây mía, và trung tâm của cây mía chính là làng cổ Đường Lâm (rừng nước ngọt) nay thuộc thị xã Sơn Tây. Xứ Đoài có chùa Thầy nổi tiếng, có rối nước thuộc loại cổ nhất Việt Nam; có những ngôi đình đẹp là đình So, Mông Phụ, Tây Đằng, Thanh Lũng, Thụy Phiêu được xây dựng cách đây từ 500 – 600 năm với các kiến trúc, họa tiết hoa văn được chạm khắc vô cùng độc đáo, tinh xảo. Xứ Đoài được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đà, lại có sông Đáy chảy qua. Theo tâm thức dân gian, sông Hồng cùng với sông Đà gọi là “thủy Tổ”, núi Ba Vì gọi là “sơn Tổ” và Phú Thọ gọi là “địa Tổ”, hợp thành “tam Tổ” của nước Nam. Như vậy, xứ Đoài có thủy Tổ và sơn Tổ, nên người xưa gọi là “đất thiêng”. Xứ Đoài hôm nay còn có nhiều hồ nhân tạo, rộng lớn nhất là Đồng Mô, suối Hai… Chiều chiều, từng đàn chim bay về rừng cây trên các đảo nổi trong ánh hoàng hôn thanh bình, đẹp vô tả. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 12 (tháng 5-2008) đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội, cụ thể là sáp nhập tỉnh Hà Tây, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn của Hòa Bình , huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc vào Thủ đô. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1-8-2008. Mục đích của việc điều chính địa giới hành chính là tăng diện tích để Hà Nội có thêm dư địa phát triển đồng thời nâng tầm vóc và vị thế của Thủ đô. Thực ra, đây không phải là lần đầu diện tích Hà Nội mở rộng. Trong lịch sử, Hà Nội đã nhiều lần được điều chỉnh địa giới. Từ thời Pháp thuộc, chính quyền đã chuyển cả huyện Hoàn Long của tỉnh Hà Đông vào thành Hà Nội. Năm 1961, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra nghị quyết chuyển nhiều huyện, xã của các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Đông để thành lập các huyện ngoại thành gồm: Đông Anh , Gia Lâm , Thanh Trì và Từ Liêm . Từ khi sáp nhập, hệ thống hạ tầng từ trung tâm Thủ đô đến phía Tây được cải thiện. Đại lộ Thăng Long từ hồ Tây lên Ba Vì được hình thành. Đường 32 được mở rộng. Hệ thống giao thông trục ngang, trục dọc được sửa chữa, nâng cấp. Cho đến nay, ngoài cầu cũ Trung Hà còn có thêm cầu mới bắc qua sông Đà là cầu Đồng Quang, cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng, kết nối với giao thông của Vĩnh Phúc, Phú Thọ, thuận tiện cho việc đi lại và giao thương hàng hóa. Một sự khác biệt lớn là khu vực phía Tây đã trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng hòa với thiên nhiên, du lịch tâm linh, văn hóa tuyệt vời. Chỉ hơn 1 tiếng chạy xe là có thể đến nơi rất thuận tiện cho việc đi chơi và nghỉ dưỡng. Phía Tây Thủ đô ngày nay với người Kinh, người Mường, người Dao Quần chẹt sống hòa hợp, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, gìn giữ bảo tồn văn hóa truyền thống. Đó là những điểm sáng, là kết quả rõ nhất khi nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội của Quốc hội đi vào cuộc sống.
Hội tụ nguồn lực để kiến tạo phát triển: Phía Tây Hà Nội hôm nay
1,028
Nhà văn Kiều Bích Hậu. Kiều Bích Hậu và Phạm Vân Anh là hai nữ nhà văn đầu tiên của Việt Nam được trao Giải thưởng Lớn Hàn Quốc. Ngày 28/7/2023 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Lớn Hàn Quốc năm 2023. Hai nữ nhà văn Việt Nam lần đầu tiên được vinh dự nhận Giải thưởng này là nhà văn Kiều Bích Hậu và Phạm Vân Anh. Đây là giải thưởng danh giá được xét trao hàng năm do Hội Nhà báo Quốc gia Hàn Quốc phối hợp với Liên đoàn Nhà báo quốc tế tại Hàn Quốc tổ chức. Năm 2023, Giải thưởng được trao cho 15 người gồm các chính trị gia, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ, nhà báo Hàn Quốc có đóng góp ý nghĩa cho việc phát triển văn hóa Hàn Quốc và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Hai nhà văn Việt Nam là Kiều Bích Hậu và Phạm Vân Anh được xét trao Giải thưởng lớn ở hạng mục: Văn học – nghệ thuật quốc tế. Nhà thơ Jang Geon seob thay mặt nhà văn Kiều Bích Hậu nhận Giải thưởng Lớn. Trong đó, nhà văn Kiều Bích Hậu được trao giải về thành tích Phát triển, Quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Trong những năm qua, với công việc của mình tại Hội Nhà văn Việt Nam, chị đã thể hiện sự đột phá trong cống hiến, giúp phát triển việc quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, và thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ văn hóa và văn học Hàn – Việt, cũng như đã có công giới thiệu, đưa văn xuôi, thơ Việt Nam vươn tầm quốc tế. Giải thưởng này được trao cho nhà văn Kiều Bích Hậu nhằm tôn vinh, biểu dương và khuyến khích nhà văn tiếp tục sứ mệnh của mình, để tạo nên những thành tích đóng góp cho sự phát triển, ảnh hưởng văn hóa Việt Nam ra quốc tế, góp phần bảo vệ sự vững vàng, trong sáng của nền văn hóa toàn cầu. Nhà văn Phạm Vân Anh. Nhà văn Phạm Vân Anh được trao giải vì đã có những cống hiến mang tính thời đại cho sự phát triển của văn học và nghệ thuật ở Việt Nam, thúc đẩy giao lưu văn học, văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam và giao lưu văn học, văn hóa 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Giải thưởng này được trao nhằm nêu cao, biểu dương những thành tích của chị, đóng góp cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật quốc tế với quan điểm dân tộc trong sáng, ý thức trách nhiệm và kiên định sứ mệnh của nhà văn, để lại những thành quả đáng ghi nhận về tình hữu nghị.
2 nữ nhà văn Việt Nam được trao Giải thưởng Lớn Hàn Quốc năm 2023
474
Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long. (Ảnh Internet). Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đặc biệt tại Việt Nam. Nơi đây được vinh danh là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và nhiều lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Hiếm có điểm đến nào mà du khách có thể trải nghiệm cùng một lúc nhiều giá trị đặc sắc về tự nhiên, văn hóa, lịch sử và con người như ở Vịnh Hạ Long. Hiện TP Hạ Long chủ động làm mới các sản phẩm du lịch, tiếp tục khai thác tối đa những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, con người. Vịnh Hạ Long không ngừng khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch đẳng cấp, từng bước vươn tầm khu vực và thế giới. Vịnh Hạ Long gắn liền với truyền thuyết kỳ ảo. Đây là nơi đàn rồng xuống hạ giới giúp người Việt chống ngoại xâm, cùng phun châu, nhả ngọc biến thành những đảo đá chặn thuyền giặc. Giặc tan, rồng mẹ cùng rồng con ở lại. Nơi rồng mẹ đáp xuống là Vịnh Hạ Long, nơi rồng con đáp xuống là Vịnh Bái Tử Long. Vịnh Hạ Long có diện tích tự nhiên rộng khoảng hơn 1.500km2 với gần 2.000 hòn đảo lớn, nhỏ đã tạo nên nhiều cảnh quan kỳ vĩ, khung cảnh tuyệt đẹp độc đáo. Ở trên hệ thống đảo trong khu vực trung tâm của Vịnh có nhiều hang động đẹp nổi tiếng như: Hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt và hòn Trống Mái, Đỉnh Hương, Chó Đá, Con Cóc, Lã Vọng… Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long được tạo nên từ những đảo đá muôn hình vạn trạng nằm trên mặt biển. Sắc nước thay đổi theo màu của mây trời. Các du khách ngây ngất khi ánh nắng sớm choàng lên lớp lớp đảo đá tạo nên khung cảnh ngoạn mục của Hạ Long. Quá trình kiến tạo địa chất đá vôi từ khoảng 300 triệu năm trước đã hình thành nên một vùng vịnh với địa hình độc nhất vô nhị. Có đảo vách đá dựng đứng cao 200m. Có đảo nối nhau như bức tường thành, nhưng lại đột ngột mở lối khi thuyền rẽ sóng tới gần. Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, cảnh quan đặc sắc, hệ thống hang động, bãi biển đẹp, Vịnh Hạ Long còn chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử, văn hóa phong phú. Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm. Đó là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Đây cũng là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vịnh Hạ Long còn được nhiều du khách yêu thích bởi không khí trong lành, mát mẻ cùng những bãi tắm trong xanh, sóng vỗ bạc đầu, bờ cát mịn vàng óng như: bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Ngọc Vừng, bãi tắm Quan Lạn… Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. (Ảnh internet). Với những giá trị độc đáo, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Đến năm 2011, Vịnh Hạ Long lại một lần nữa khẳng định được sức hấp dẫn của mình khi được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Những danh hiệu đó đã đưa Vịnh Hạ Long lên một tầm cao mới. Nhiều du khách trong và ngoài nước chỉ ao ước một lần được đặt chân đến Hạ Long để chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới này. Lãnh đạo Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cho biết, trong thời gian tới, chiến lược khai thác, phát triển du lịch trên Vịnh Hạ Long được tiếp tục đẩy mạnh theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và có những bước đột phá mới thông qua việc xây dựng đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ du lịch. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho biết, Hạ Long phát triển theo hướng bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các vùng núi phía Bắc thành phố; đồng thời, khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế của TP Hạ Long , nâng cao chất lượng đô thị, khai thác tốt hệ thống hạ tầng giao thông đã được đầu tư để kết nối, mở rộng không gian phát triển đô thị, dịch vụ và du lịch. Bên cạnh đó, Hạ Long xây dựng khu trưng bày giới thiệu giá trị địa chất – địa mạo, đa dạng sinh học tại hang Đầu Gỗ; điểm dừng chân, dịch vụ, tham quan du lịch kết hợp mua, bán hải sản, giới thiệu sản phẩm tại vụng Cặp Táo; điểm check-in Vịnh Hạ Long gắn với biểu tượng di sản tại cầu vọng cảnh hang Đầu Gỗ. Du khách trong và ngoài nước mê mẩn khi được trải nghiệm: “Đánh cá cùng ngư dân”; “Một ngày ở làng chài Vung Viêng”; “Ăn tiệc nhẹ trong một số hang trên Vịnh”; “Đua thuyền rồng tại làng chài Vung Viêng”. Du khách còn thích thú khi trải nghiệm các nét văn hóa biển độc đáo của người dân chài Hạ Long, các điệu hát giao duyên, hò biển, tự tay đan lưới, đánh câu… Câu mực đêm cũng là một trải nghiệm được nhiều du khách lựa chọn khi đến Hạ Long. Một chuyến câu mực đêm thường bắt đầu từ khi trời sẩm tối cho đến nửa đêm. Số mực mà khách câu được sẽ được chế biến tùy theo ý thích ngay tại thuyền. Với ưu điểm nước lặng, kín gió, Vịnh Hạ Long là nơi rất thích hợp để chèo thuyền kayak. Đây chính là vùng vịnh được tạp chí National Geographic bầu chọn là một trong 25 điểm chèo thuyền kayak hàng đầu thế giới. Khoảng thời gian vi vu trên mặt nước bằng thuyền kayak, du khách sẽ được lướt nhẹ trên làn nước xanh ngọc bích, len lỏi qua các khe đá, khám phá các hang động nhũ đá đầy hình thái, sắc màu. Ngoài chèo thuyền kayak, tham quan và ngắm nhìn vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long từ trên cao bằng thủy phi cơ hay khinh khí cầu cũng là những trải nghiệm thú vị, đưa du khách khám phá một Hạ Long xinh đẹp, đầy sự trẻ trung, năng động, hiện đại. Hạ Long có thêm sản phẩm biểu diễn nghệ thuật trên du thuyền. Đây là một yếu tố mới nhằm thu hút khách du lịch tới Vịnh Hạ Long. Biểu diễn ca nhạc ngay trên du thuyền, đây là một mô hình giải trí mới được triển khai tại Vịnh Hạ Long. Gần đây, du thuyền Ambassador đã tổ chức một đêm nhạc có sự góp mặt của ca sĩ Lệ Quyên, Tuấn Hưng, Bảo Anh, Trịnh Thăng Bình… Ông Nguyễn Hồng Nhật, Tổng Giám đốc Công ty Du thuyền cao cấp châu Á – APC Group – đơn vị vận hành du thuyền Ambassador Cruise, cho biết, những buổi biểu diễn trên du thuyền ở Việt Nam còn khá mới lạ. Tuy nhiên, thế giới đã có nhiều lễ hội dài ngày được tổ chức trên các siêu du thuyền đi qua các châu lục. Trải nghiệm chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long. (Ảnh internet). “Chúng tôi hướng tới việc quảng bá Vịnh Hạ Long qua các hình thức giải trí mới mẻ, độc đáo, tăng thêm sự thú vị trong trải nghiệm của mỗi du khách, để không chỉ dành thời gian khám phá di sản thiên nhiên mà còn có những phút giây giải trí hấp dẫn. Không chỉ dừng lại ở các đêm nhạc với sự tham gia của những ca sĩ nổi tiếng, chúng tôi đang tích cực làm việc với các đạo diễn để xây dựng các show diễn với ý tưởng mới, vừa quảng bá điểm đến, vừa đáp ứng nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế. Trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ đưa thêm các show diễn quốc tế về Hạ Long, gần nhất sẽ là các buổi biểu diễn của DJ nước ngoài, cùng những màn trình diễn ẩm thực từ các siêu đầu bếp Việt Nam và quốc tế”, ông Nguyễn Hồng Nhật chia sẻ. Theo thống kê, có tới hơn 9,5 triệu lượt xem cho các video chia sẻ về du thuyền trên mạng xã hội, hay giữ vững vị trí hàng đầu trong top các tour du lịch tại Hạ Long trên TripAdvisor. Điều đó phần nào đó chứng minh sức hút dành cho mô hình du lịch mới này và hình ảnh Vịnh Hạ Long lan tỏa tới khắp các châu lục. Hạ Long cũng đã lên phương án liên kết với các điểm du lịch, thiết lập tuyến, kết nối các điểm tham quan liên thông giữa Vịnh Hạ Long với khu vực núi, rừng gắn với tăng cường hiệu quả của các chợ du lịch. Đồng thời, đề xuất các tuyến du lịch mới như: Vịnh Hạ Long – Trung tâm thành phố; Vịnh Hạ Long – Cụm di tích lịch sử danh thắng chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập – xã Bằng Cả. Du khách có thể trải nghiệm: từ các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, hiện đại, các di tích lịch sử, các công trình biểu tượng văn hóa truyền thống của giai cấp công nhân mỏ; đến hòa mình vào cảnh sắc, mây trời, thiên nhiên, văn hóa, con người độc đáo của đồng bào các dân tộc Hạ Long (Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán). Tất cả như muốn “đốn tim” du khách… Bâng khuâng!
Vịnh Hạ Long và những trải nghiệm mới
1,717
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng có mặt tại hiện trường. (Ảnh: V.H). Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tới hiện trường vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc ( tỉnh Lâm Đồng ) để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn tại đây. Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tới hiện trường vụ sạt lở. Tai đây, sau khi kiểm tra, nghe báo cáo từ lãnh đạo tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo cơ quan chức năng nhanh chóng tìm kiếm nạn nhân còn mất tích, khắc phục sự cố. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị tập trung lo hậu sự cho ba chiến sĩ CSGT đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Phó Thủ tướng lội bùn vào điểm sạt lở. (Ảnh: V.H). Đến 11h cùng ngày, hàng chục máy xúc tiếp tục làm việc hết công suất để tìm kiếm nạn nhân. Lực lượng chức năng của nhiều đơn vị tại tỉnh Lâm Đồng tiếp tục túc trực tại hiện trường vụ sạt lở khiến 4 người bị vùi lấp. Hiện nay, thời tiết tại điểm sạt lở khá thuận lợi, trời không mưa đã hỗ trợ lực lượng chức năng triển khai các phương án tìm kiếm. Trước đó, chó nghiệp vụ cũng đã được cảnh sát đưa đến hiện trường để hỗ trợ công tác tìm thi thể nạn nhân. Hai ô tô bị đất đá đè bẹp đã được lực lượng cứu hộ cứu nạn đưa ra ngoài. Đại tá Trương Minh Đương đi ngay sau Phó Thủ tướng làm việc tại hiện trường. (Ảnh: V.H). Đại tá Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cũng đã có mặt trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn và xử lý điểm sạt lở. Phó Thủ tướng sau đó đã đến nhà đại úy Lê Ánh Sáng tại TP Bảo Lộc , tỉnh Lâm Đồng để chia sẻ, động viên gia đình chiến sỹ.
Phó Thủ tướng tới hiện trường sạt lở trên đèo Bảo Lộc, chỉ đạo cứu nạn
339
Chính quyền tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã kích hoạt ứng phó khẩn cấp mức độ 4 đối với bão và lũ lụt, khi cơn bão mới hình thành mang tên Khanun tiến sát vào khu vực ven biển miền Đông Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, Cơ quan kiểm soát lũ lụt và cứu trợ hạn hán của tỉnh đã đưa ra mức cảnh báo trên vào lúc 18h00 ngày 30/7 (giờ địa phương). Theo các chuyên gia khí tượng, nước biển dâng do bão Khanun sẽ ảnh hưởng đến các khu vực duyên hải của tỉnh Chiết Giang từ ngày 31/7 đến ngày 3/8. Trong đó, một số khu vực sẽ chứng kiến tình trạng nước biển dâng cao hơn so với cấp độ cảnh báo. Cấp độ 4 là cấp độ thấp nhất trong thang cảnh báo khẩn cấp 4 cấp của Trung Quốc. Khanun đã mạnh lên thành bão vào chiều 30/7. Dự kiến, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc vào ngày 31/7 và sẽ ngày càng mạnh hơn khi tiến đến khu vực ven biển của tỉnh Chiết Giang. Trang dự báo thời tiết ngày 30/7 dẫn lời chuyên gia thời tiết Zhang Juan cho biết Khanun – cơn bão thứ 6 trong năm nay – đã mạnh dần lên và mắt bão đã rõ ràng hơn. Nhiều khả năng, bão Khanun sẽ gây ra sạt lở đất ở các khu vực duyên hải tỉnh Chiết Giang từ trưa đến đêm 2/8. Do diễn biến của bão, cơ quan an toàn hàng hải của thành phố Ninh Ba của tỉnh Chiết Giang quyết định đưa ra ứng phó khẩn cấp mức độ 3 đối với thành phố này kể từ 15h00 ngày 30/7. Theo đó, 11 tuyến vận chuyển bằng phà trong tổng số 29 tuyến của thành phố này đã tạm ngừng hoạt động kể từ 14h00 ngày 30/7. Các biện pháp phòng tránh và bảo vệ hoa màu tại tỉnh Chiết Giang cũng được triển khai. Trước đó, do ảnh hưởng của bão Doksuri, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) cho biết nhiều tỉnh thành của Trung Quốc chứng kiến mưa bão từ 14h00 ngày 30/7 đến 14h00 ngày 1/8 (giờ địa phương). Các tỉnh thành này gồm Hà Bắc, Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hắc Long Giang, Cát Lâm… Liên quan đến cơn bão mới hình thành này, báo Manila Times cho biết bão Khanun đang di chuyển theo hướng Tây Bắc với sức gió mạnh nhất ở tâm bão là 95 km/giờ và gió giật 115 km/giờ. Ngày 30/7, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines cũng đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất ở những khu vực miền núi của Philippines . Dự báo, bão Khanun sẽ đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Bắc, đi qua gần đảo Okinawa của Nhật Bản vào sáng 2/8. Do ảnh hưởng của bão Khanun, hãng hàng không Hong Kong Airlines ngày 30/7 đã thông báo hủy 2 chuyến bay dự kiến cho ngày 31/7 từ Hong Kong ( Trung Quốc ) đến tỉnh Okinawa của Nhật Bản.
Cơn bão mới Khanun có thể ảnh hưởng Trung Quốc và Philippines
541
Mô phỏng hệ hành tinh PDS 70 và đĩa bụi khí trong cùng. Ảnh: NASA. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra nước bay hơi gần một ngôi sao ở hệ hành tinh gần Trái Đất, cho thấy các hành tinh hình thành quanh đó có thể hỗ trợ sự sống một ngày nào đó. Hệ hành tinh trẻ này, được biết tới là PDS 70 nằm cách chúng ta 370 năm ánh sáng. Ngôi sao nằm ở trung tâm của nó có tuổi đời khoảng 5,4 triệu năm tuổi và lạnh hơn Mặt trời. Quay quanh nó là các hành tinh khí khổng lồ. Các nhà nghiên cứu gần đây xác định được một trong số chúng, PDS-70b có lẽ có cùng quỹ đạo với hành tinh “chị em” thứ ba đang hình thành ở đây. Hai đĩa khí và bụi khác nhau – các nguyên liệu cần thiết để hình thành cả sao và hành tinh, đang bao quanh ngôi sao trên. Đĩa bên trong và bên ngoài cách nhau 8 tỷ km. Các hành tinh khí khổng lồ quay quanh ngôi sao chủ nằm trong khoảng này. Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra dấu hiệu của hơi nước ở đĩa bên trong, nằm cách ngôi sao chủ chưa đầy 160 triệu km. Các nhà thiên văn học tin rằng đĩa bên trong này là nơi các hành tinh đá nhỏ tương tự như các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành nếu PDS 70 giống Hệ Mặt trời . Trong hệ hành tinh của chúng ta, Trái Đất nằm cách Mặt trời 150 triệu km. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature. “Chúng tôi từng quan sát được nước trong các đĩa bụi và khí khác nhưng không gần như vậy và không phải trong một hệ mà các hành tinh đang tập hợp. Chúng tôi đã chưa thể đưa ra những đo lường này trước khi có Kính thiên văn James Webb”, chủ nhiệm nghiên cứu Giulia Perotti thuộc Viện Thiên Văn Max Planck tại Heidelberg, Đức cho hay trong một thông báo. Các nhà nghiên văn học đã bất ngờ khi phát hiện ra hơi nước gần ngôi sao của hệ hành tinh PDS 70 khi xét tới tuổi của nó. PDS 70 tương đối già với một ngôi sao chứa đĩa hình thành hành tinh. Lượng khí và bụi trong các đĩa ở hệ hành tinh này giảm dần qua thời gian do hoạt động của ngôi sao chủ hoặc vật chất đã kết lại với nhau để hình thành các hành tinh. Nước chưa được phát hiện ở đĩa hình thành hành tinh với tuổi đời như vậy trước đó, khiến cho các nhà thiên văn học tin rằng hơi nước không thể tồn tại trong thời gian dài như vậy và bất kỳ sự hành tinh đá nào ở đây đều sẽ khô hạn. Hiện chưa có hành tinh nào được phát hiện đang hình thành ở đĩa bên trong nhưng tất cả nguyên liệu cần thiết để hình thành chúng đã được tìm thấy. Sự hiện diện của hơi nước cho thấy các hành tinh có thể chứa nước ở một hình thức nào đó. Thời gian sẽ lý giải liệu các hành tinh có hình thành hay không và liệu chúng có tiềm năng cho sự sống hay không. “Chúng tôi tìm thấy một lượng khá cao các hạt bụi nhỏ. Kết hợp với việc phát hiện ra hơi nước, đĩa bên trong là một nơi rất thú vị”, tác giả nghiên cứu Rens Waters, Giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Radboud ở Hà Lan cho hay. Nhưng hơi nước có nguồn gốc từ đâu? Có thể các nguyên tử hydro và oxy đã kết hợp với nhau để tạo thành các phân tử nước ở đĩa bên trong hoặc các phân tử băng đang di chuyển từ đĩa ngoài lạnh hơn vào đĩa trong nóng hơn, khiến cho băng trở thành hơi nước. Hơi nước có thể duy trì ổn định bất chấp việc nó gần ngôi sao chủ bởi các lớp bụi bảo vệ nó không bị phá hủy bởi tia cực tím của ngôi sao. Đội ngũ nghiên cứu đã lên kế hoạch quan sát kỹ hơn hệ hành tinh này bằng Kính thiên văn James Webb trong tương lai để tìm hiểu những bí ẩn khi một hệ hành tinh hình thành. “Phát hiện này vô cùng thú vị bởi nó thăm dò khu vực mà các hành tinh đá tương tự Trái Đất hình thành”, đồng tác giả nghiên cứu Thomas Henning, Giám đốc Viện Thiên văn học Max Planck cho hay. Theo: CNN
Phát hiện nước trong hệ hành tinh cách Trái Đất 370 năm ánh sáng
778
Hiện vật "Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN). Kim sách triều Nguyễn là những cuốn sách được đúc bằng vàng, ghi lại chính sự cung đình, phần nào phản ánh biến động lịch sử của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thư tịch là những tài liệu văn tự cổ như mộc bản, văn bia, sắc phong, gia phả, thần tích, hoành phi, chuông, câu đối, bản chép tay, hương ước, các loại bằng cấp, sách cổ… của người xưa được lưu trữ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Ngôn ngữ của thư tịch chủ yếu là chữ Hán-Nôm, viết trên các chất liệu thường thấy là đá, gỗ, giấy, gốm sứ, đồng. Đặc biệt có cả những thư tịch làm bằng kim loại quý như bạc và vàng của vua chúa. Một trong những nguồn thư tịch quý hiếm trong lịch sử thành văn Việt Nam chính là những quyển sách được làm bằng vàng ròng (kim sách) của nhà Nguyễn. Các cuốn kim sách nhà Nguyễn ghi lại chính sự cung đình, phần nào phản ánh biến động lịch sử của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm (1802-1945) với 13 triều vua, đã cho đúc số lượng kim sách vô cùng lớn. Theo điển chế của triều Nguyễn, vật gì mang ý nghĩa thiêng liêng và quý giá thì phải chế tác bằng vàng, ngọc. Kim sách cùng với kim bảo (ấn vàng) là những báu vật biểu thị quyền lực của vương triều, vừa là biểu tượng văn hóa của đất nước thời ấy. Kim sách triều Nguyễn làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng năm móng hoặc hình phượng, gáy đóng bốn khuyên tròn, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích… Lời sách do đích thân các hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn. Trong số các đời vua triều Nguyễn, Vua Gia Long là người cho viết nhiều kim sách nhất với 36 cuốn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, năm 1802, sau khi lên ngôi lập ra triều Nguyễn, Vua Gia Long bắt đầu cho đúc kim sách đầu tiên để phong tặng phụ thân vào năm Bính Dần 1806. Cuốn kim sách này có khổ 24,5cmx13,5cm gồm 2 tờ dày và nặng làm bìa; 4 trang mỏng hơn ghi nội dung ca ngợi công danh, sự nghiệp vẻ vang của vị Hoàng đế. Cuốn sách được đóng bằng 4 khuyên vàng có tổng trọng lượng tới 37 lượng 4 phân (1,4kg) vàng. Tấm bìa chạm nổi hình rồng 5 móng bay vờn trong mây. Các trang bên trong chia thành 5 cột viết chữ. “Thánh chế mạng danh kim sách” do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1823, hiện được bảo quản ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. (Ảnh: Cục Di sản văn hóa). Trong hệ thống kim sách của triều Nguyễn, cuốn “Thánh chế mạng danh kim sách” do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1823 được coi là báu vật đặc biệt, quan trọng nhất. Kim sách khắc bài thơ “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi” theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt của Vua Minh Mạng để đặt tên lót cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính của vua và 10 dòng phụ (phiên hệ) của 10 anh em trai của nhà vua. Trong kim sách cũng khắc 20 mỹ tự để các vua Nguyễn chọn làm ngự danh, được chép thành bốn câu thơ: Miên Hồng Ưng Bảo Vĩnh/ Bảo Quý Định Long Trường/ Hiền Năng Kham Kế Thuật/ Thế Thoại Quốc Gia Xương. Một trang trong “Thánh chế mạng danh kim sách” có khắc bài Đế hệ thi. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam). Cuốn kim sách với trọng lượng 4,2kg vàng mười, chạm khắc tinh xảo này hiện còn khá nguyên vẹn, đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Sự ra đời, mục đích, nội dung của các cuốn kim sách triều Nguyễn hầu hết được ghi chép đầy đủ trong các thư tịch đương thời như “Đại Nam thực lục,” “Đại Nam liệt truyện,” “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ…” Quy cách kim sách được điển chế vương triều quy định rất nghiêm cẩn. Tùy theo tước hiệu được tôn phong cao thấp khác nhau mà chất liệu, kích thước, trọng lượng và số tờ kim sách khác nhau. Việc chế tạo các cuốn kim sách được giao cho Hữu ty thuộc Bộ Lễ thực hiện. Nghệ nhân đóng kim sách là bậc thầy giỏi nhất trên toàn quốc được đưa về xưởng chế tác của triều đình. Xưởng này nằm ngay trong hoàng cung, phía Đông Tử Cấm Thành, thuộc khu vực của Phủ Nội vụ, nơi lưu giữ kho báu của triều đình. Sau khi bậc đại bút trong Hàn Lâm viện chắp bút thư pháp trên kim sách, thợ thủ công khắc chữ lên vàng hoặc bạc mạ vàng. Nếu để xảy ra sai phạm nhỏ thì người thợ sẽ bị phạt rất nặng. Do vậy, các tác phẩm khi hoàn thiện gần như đạt độ hoàn hảo vì được chế tác và giám sát công phu. Theo các nhà nghiên cứu, những cuốn kim sách là những bảo vật độc bản, chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa. Trong suốt 143 năm của triều đại nhà Nguyễn với 9 vị chúa,13 vị vua và rất nhiều hoàng hậu, hoàng thái tử, hoàng tử, công chúa…, số lượng kim sách được làm chắc phải thuộc số lượng lớn. Tuy nhiên, do những biến thiên của lịch sử, phần lớn các cuốn kim sách đã không còn. Tháng 8/1945, khi Vua Bảo Đại thoái vị đã chuyển giao toàn bộ bảo vật Hoàng cung cho Chính phủ lâm thời. Số bảo vật này khoảng gần 3.000 món, được chuyển ra Hà Nội. Sau hơn nửa thế kỷ nằm im trong kho bảo quản, đến năm 2007, các bảo vật này được chuyển về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Trong số các cổ vật này có 94 kim sách quý giá. Khách tham quan Triển lãm “Bảo vật Hoàng cung – Kim sách triều Nguyễn (1802-1945)”. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN). Ngày 31/3/2016, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm “Bảo vật Hoàng cung – Kim sách triều Nguyễn (1802-1945)” trưng bày 22 kim sách tiêu biểu trong số 94 kim sách mà bảo tàng đang lưu giữ. Đây là lần đầu tiên công chúng được tiếp cận, thưởng lãm và tìm hiểu về sưu tập hiện vật đặc biệt cùng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mang đậm dấu ấn của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam./.
Những thư tịch cổ bằng vàng ròng của triều đại nhà Nguyễn
1,181
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 26 đơn vị cấp huyện phải thực hiện sắp xếp… Sáng 31/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm, kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; cũng như nêu những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị. Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã; 579 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Giai đoạn 2019-2021, thành phố đã sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 6 phường. Sau khi sắp xếp, TP đã bố trí lại số lượng cán bộ, công chức dôi dư đảm bảo đúng theo quy định. Về chế độ chính sách đối với số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư được thực hiện kịp thời và có chính sách hỗ trợ thêm. Từ đó đã tạo được đồng thuận cao. Các đơn vị hành chính được sắp xếp sớm hoạt động ổn định, nhân sự được đảm bảo, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nêu kinh nghiệm của Thủ đô: quá trình sắp xếp phải chủ động xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; quan tâm chế độ, chính sách đặc thù trong trong quá trình thực hiện sắp xếp… Theo các tiêu chí, giai đoạn 2023-2030, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 26 đơn vị cấp huyện phải thực hiện sắp xếp. Chỉ có 4 quận, huyện là Đông Anh , Tây Hồ , Bắc Từ Liêm , Nam Từ Liêm không có đơn vị hành chính phải thực hiện sắp xếp. TP Hà Nội sẽ tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2030, trước mắt là giai đoạn 2023-2025. TP Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáp ứng yêu cầu; đồng thời phải phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương; nhất là yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa… Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là sự tác động lớn nhất đến với người dân, còn mọi khó khăn khác thuộc về cơ quan hành chính, bộ máy, lĩnh vực hành chính đều có thể vượt qua”. Trên cơ sở quán triệt nghiêm túc chủ trương, các nghị quyết của Trung ương, Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch, lập đề án chi tiết, cụ thể báo cáo Chính phủ. Trong đó, thành phố sẽ cân nhắc rất kỹ, đánh giá cụ thể cả những hệ quả, tác động về văn hóa, lịch sử, con người.
Hà Nội: 176 xã và 1 đơn vị cấp huyện thuộc diện phải sáp nhập
717
Yasunari Kawabata được nhận xét là một nhà văn bí ẩn, giấu cuộc sống cá nhân của mình đằng sau những áng văn xuôi đầy mê hoặc. Trong đó, mối tình đầu bi thảm được cho là đã ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới quan văn học của ông. Kawabata Yasunari là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel Văn học vào năm 1968. Kawabata được nhận xét là một nhà văn bí ẩn, giấu cuộc sống cá nhân của mình đằng sau những áng văn xuôi đầy mê hoặc. Trong đó, mối tình đầu bi thảm và những trải nghiệm đau lòng này được cho là đã ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới quan văn học của Kawabata. Yasunari Kawabata sinh ra ở thành phố Osaka, Nhật Bản vào năm 1899. Kawabata đã phải chịu đựng vô số mất mát ngay từ khi còn nhỏ. Tiểu thuyết gia Nhật Bản từng yêu một cô gái mồ côi phục vụ bàn. Họ đính ước nhưng không bao giờ thành vợ chồng bởi một lý do. Ông được đặt biệt danh là “Chủ nhân của những đám tang” vì số lượng nghi lễ ông tham dự khi còn quá trẻ. Khi Kawabata 2 tuổi thì cha mất, 3 tuổi mẹ mất. Ông được nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi ông bà ngoại. Năm ông 7 tuổi, bà ngoại qua đời. Khi ông 9 tuổi, chị gái mất. 14 tuổi, Kawabata mất cả ông ngoại. Kawabata phải về Tokyo sống với gia đình người dì. Kawabata bắt đầu hoạt động văn học khi còn ở tuổi thiếu niên. Tác phẩm được biết đến sớm nhất của ông là “Nhật ký cậu bé mười sáu tuổi”, được viết vào năm 1914 và ghi lại những ấn tượng của ông vào thời điểm ông nội qua đời. Kawabata theo học tại Khoa Nhân văn tại Đại học Hoàng gia Tokyo (ngày nay là Đại học Tokyo). Sự nghiệp văn học của Kawabata phát triển rực rỡ vào những năm 1920, đưa ông trở thành một nhân vật nổi bật nhất trong nền văn học Nhật Bản . Yasunari Kawabata là tác giả Nhật Bản đầu tiên đã được trao giải Nobel Văn học. Các tác phẩm của Kawabata nắm bắt một cách tuyệt vời bản chất nhất thời của sự tồn tại của con người và đi sâu vào lĩnh vực bí ẩn của tình yêu. Các tiểu thuyết như “Xứ tuyết” (Snow Country), “Bậc thầy cờ vây” (The Master of Go) và “Âm thanh của núi rừng” (The Sound of the Mountain) thể hiện khả năng bậc thầy của ông trong việc miêu tả sự phức tạp và sắc thái của các mối quan hệ con người, đồng thời gợi lên cảm giác về vẻ đẹp u sầu. Sự tinh tế của cảm xúc và cách miêu tả phong cảnh phong phú của ông đan xen vào nhau để tạo nên một tấm thảm có chiều sâu cảm xúc sâu sắc. Mặc dù Yasunari Kawabata luôn giữ kín bí mật xung quanh cuộc sống cá nhân, nhưng nhiều người tin rằng mối tình đầu đầy bi kịch đã định hình đáng kể tầm nhìn văn chương của ông. Sự cộng hưởng cảm xúc sâu sắc và sự xem xét nội tâm hiện diện trong các tác phẩm của ông, đặc biệt là “Xứ tuyết”, gợi ý về mối liên hệ với trải nghiệm đau lòng của chính ông. Trong “Xứ tuyết”, Kawabata vẽ nên một câu chuyện sâu sắc về tình yêu đơn phương, lấy bối cảnh là một thị trấn suối nước nóng xa xôi. Câu chuyện kể về Shimamura, một người thành thị sành điệu và Komako, một Geisha (danh hiệu chung cho các nữ nghệ sĩ biểu diễn của Nhật Bản, được thuê để tiếp đãi khách tại các quán trà và các sự kiện xã hội). Họ sống khắc khoải trong một mối quan hệ được đánh dấu bằng sự khao khát, cô lập và những ham muốn không được thỏa mãn. Cuốn tiểu thuyết khám phá những cuộc gặp gỡ thoáng qua và bản chất phù du của tình yêu phản ánh sự phức tạp và mơ hồ có thể bắt nguồn từ bi kịch cá nhân của Kawabata. Trên thực tế, câu chuyện tình của nhà văn Kawabata cũng bi kịch như vậy, theo The Wall Street Journal . Bạn gái Hatsuyo Ito 13 tuổi, mồ côi mẹ khi mới lên 9 tuổi, làm phục vụ tại một quán cafe. Họ phải lòng và yêu nhau say đắm. Tháng 9/1921, khi đã là sinh viên Đại học Hoàng gia Tokyo, Kawabata tới thăm Ito, họ đính ước và chuẩn bị cho hôn lễ. Kawabata (22 tuổi) và Ito (15 tuổi) chụp vào tháng 10/1921. Trong buổi chụp ảnh, Hatsuyo giấu hai bàn tay nứt nẻ do lao động chân tay hàng ngày của mình vào trong tay áo kimono. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, Hatsuyo Ito viết cho Kawabata lá thư nói rằng cô không bao giờ có thể gặp lại ông lần nữa. Những năm sau đó, hình bóng của Ito – cuộc tình đầu bi thương – được tái hiện trong nhiều tác phẩm nổi tiếng của Kawabatta. Lý do Hatsuyo Ito đột nhiên biến mất luôn là một bí mật chưa có lời hồi đáp. Mới đây, con rể của Kawabata cho biết đã giải mã được bí ẩn nhờ chắp nối những thông tin trong lá thư mới được phát hiện cũng như những đoạn nhật ký chưa được công bố của Kawabatta. Theo đó, trong một đoạn nhật ký chưa từng công bố, vào ngày 20/11/1923, Kawabata viết rằng tại nơi Ito sống, cô bị cưỡng bức. Với mặc cảm không còn trinh trắng, Ito cảm thấy mình không thể nào làm vợ Kawabata. “Đây là lời giải thích khả dĩ nhất cho sự từ chối đột ngột của Hatsuyo Ito”, Sonohiro Mizuhara đến từ quỹ Kawabata nói trong một cuộc phỏng vấn với Japan Times . Có thể thấy, khám phá của Kawabata về tình yêu, sự mất mát và thân phận con người vượt qua ranh giới văn hóa. Các tác phẩm của ông mời gọi độc giả suy ngẫm về bản chất nhất thời của sự tồn tại và sự phức tạp của trái tim con người. Thông qua thủ pháp nghệ thuật, Kawabata đã nắm bắt được bản chất của trải nghiệm con người trong những khoảnh khắc tinh tế và gợi cảm nhất.
Mối tình đầu bi thảm của nhà văn Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Nobel
1,083
Giới thiệu khái quát huyện Mỹ Lộc Vị trí: Mỹ Lộc nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Nam Định. Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, ngăn cách bởi sông Lý Nhân và sông Châu Giang, phía nam giáp thành phố Nam Định, phía tây giáp huyện Vụ Bản, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, ranh giới là con sông Hồng. Mỹ Lộc có lợi thế về giao lưu kinh tế với tất cả các vùng trong cả nước thông qua quốc lộ 10, quốc lộ 21, đường sắt Bắc-Nam và đường sông. Diện tích: 73,69 km² Dân số: 71225 người (2008) Hành chính: thị trấn Mỹ Lộc (huyện lỵ) và 10 xã (Mỹ Trung, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân). Lịch sử: Mỹ Lộc xưa là một trong các huyện thuộc phủ Thiên Trường. Thời thuộc Pháp, vùng đất của huyện Mỹ Lộc rất rộng lớn, bao gồm cả phần đất của thành phố Nam Định ngày nay. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Mỹ Lộc đã qua nhiều lần điều chỉnh địa giới. Ngày 1/9/1950 cắt bốn xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà vào thành phố Nam Định. Năm 1953, cắt các xã Mỹ Toàn, Mỹ An, Mỹ Đồng, Mỹ Phong, Mỹ Điền sang huyện Nam Trực. Đến ngày 25/9/1954, cắt các xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà trả về huyện Mỹ Lộc. Thời kỳ 1965-1975, huyện thuộc tỉnh Nam Hà. Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 76-CP sáp nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Từ 1975-1981, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Sau năm 1981, trở về thuộc tỉnh Nam Định. Ngày 16/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 19-CP tái lập huyện Mỹ Lộc trên cơ sở tách ra từ thành phố Nam Định. Đặc điểm: Với ưu thế của miền đất sa bồi màu mỡ, Mỹ Lộc là nơi cung cấp rau sạch, hoa tươi cho thành phố Nam Định và các thành phố lớn khác. Với thế mạnh về vị trí địa lý và điều kiện giao thông, Mỹ Lộc là lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Năm 2004, tỉnh Nam Định đã phê duyệt dự án xây dựng khu đô thị mới và khu công nghiệp có diện tích 200 ha tại 3 xã Mỹ Tân, Mỹ Phúc, Mỹ Trung. Tương lai, huyện Mỹ Lộc sẽ hình thành khu dịch vụ lớn nhất tại cửa ngõ thành phố. Khu điểm tham quan du lịch: Đền Bảo Lộc, lăng mộ Trần Hưng Đạo (xã Mỹ Phúc), đền thờ Trần Thủ Độ (làng Lựu Phố, xã Mỹ Phúc), đền Vạn Khoảnh, đền Cây Quế (xã Mỹ Tân), đình miễu Cao Đài (xã Mỹ Thành), đình Sùng Văn (xã Mỹ Thuận) và một số làng nghề truyền thống: làng hoa Mỹ Tân, mây tre đan Mỹ Hưng, gỗ mỹ nghệ Mỹ Phúc…
Giới thiệu khái quát huyện Mỹ Lộc
487
Nữ sĩ Fredrika Bremer. Ở phương Tây, phong trào phụ nữ viết văn phát triển đặc biệt mạnh từ cuối những năm 60, đầu 70 của thế kỷ XIX. Thụy Điển có truyền thống văn học nữ giới khởi đầu từ cuối thời Trung cổ với nữ thánh Birgitta (1303-1373). Bà thuộc dòng dõi quý tộc, con một luật gia đã từng biên soạn luật và được học hành tốt. Bà lấy chồng từ khi còn rất trẻ; chồng là một quý tộc, luật gia có chức vị cao trong triều. Bà cũng ở triều đình, nhưng rất mộ đạo và thích đọc sách. Bà cùng chồng đi hành hương đến một nhà thờ nổi tiếng ở Tây Ban Nha, Santiago de Compostela. Ít lâu sau, chồng chết, bà đi sâu vào đời sống tôn giáo, bắt đầu thấy thần khải và thiên cảm. Bà bảo những linh mục nghe xưng tội của bà ghi lại những điều cảm thấy khi xuất thần. Bà định lập một tu viện nữ ở Vadstena nhưng nhà vua không chấp nhận, nhưng rồi bà được Giáo hoàng cho phép. Trước khi chết, bà đi hành hương Thánh địa ở Jerusalem. Bà được chôn ở Vadstena; nơi này trở thành một nơi hành hương và trung tâm văn hóa thời Trung cổ. Bà được phong thánh năm 1391. Tác phẩm Thiên khải (Revelationes celeste) ghi bằng tiếng Latinh, như các trước tác thông thái khác thời Trung cổ đã khiến cho nữ thánh Birgitta bất tử cả về văn học. Những người ghi lại đều là những linh mục công giáo uyên bác, chỉ có một số ít bản thảo do chính tay bà viết. Các nhà nghiên cứu đều xác nhận là nội dung ghi đúng lời bà đọc, vả lại chính bà đã đọc lại để sửa văn. Những Thiên khải – coi là từ miệng Chúa Jesus Đức Mẹ đồng trinh hay Tông đồ thốt ra, gồm những lời khuyên răn, an ủi, sám hối; tác giả thường đề cập những sự kiện xã hội, tôn giáo, chính trị đương thời, nhiều khi dưới những hình thức biểu tượng. Văn phong của bà có lúc mang vẻ bút chiến khi phê phán Giáo hoàng hay Nhà Vua; thường hiện thực và nêu các vấn đề về phụ nữ trong công việc hàng ngày, nhiệm vụ làm mẹ, sinh hoạt cộng đồng, bên cạnh những nét tượng trưng công thức. Bà Thánh Birgitta được xếp vào loại các nhà văn tôn giáo thần bí có tiếng ở châu Âu thời Trung cổ. 300 năm sau, khi Thụy Điển thành cường quốc vào nửa sau thế kỷ XVII, Nữ hoàng Kristina đã khiến đất nước rạng rỡ về mặt văn hóa nghệ thuật. Nhiều nhà văn và học giả nước ngoài đã đến triều đình của Nữ hoàng. Về sau, bà bỏ ngôi, theo tiếng gọi của đức tin, sang ở tại La Mã và theo Công giáo. Ở đó, bà cũng trở thành một nhân vật trung tâm văn hóa – nghệ thuật đương thời ở châu Âu. Những trước tác hiếm hoi còn lại của bà phản ánh một tâm hồn phức tạp, giữa vui đời và cô đơn. Trước tác ở Rome của bà bao gồm những câu cách ngôn viết bằng tiếng Pháp theo kiểu nhà văn Pháp La Rochefoucauld; những lời ấy nói lên lòng tin vào Thượng đế và thể hiện một thế giới quan không còn ảo tưởng, một đời sống và tính cách độc đáo của một cựu nữ hoàng. Đến thế kỷ XIX, khoảng năm 1830, nữ sĩ Fredrika Bremer là người đi tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết hiện thực của giai cấp trung lưu ở Thụy Điển. Bà trở thành nhân vật lãnh đạo phong trào giải phóng phụ nữ do nội dung các tác phẩm của bà tập trung vào phụ nữ. Bà có uy tín cả ở nước ngoài. F. Bremer (1801-1865) xuất thân từ một gia đình Phần Lan – Thụy Điển, di cư sang Thụy Điển từ thời thơ ấu. Bà được giáo dục về văn hóa nghệ thuật theo hướng khá tiến bộ, nhưng cơ bản là tinh thần gia trưởng. Đa số các trước tác của bà phản đối khuynh hướng trọng nam ấy. Sau một loạt Phác họa đời sống hàng ngày, bà nổi tiếng do cuốn tiểu thuyết Gia đình H. (1830-1831); tác phẩm hiện thực nhưng thấm nhuần tinh thần nhân đạo và lý tưởng hóa của chủ nghĩa lãng mạn và tư tưởng thần bí Kito giáo. Bà đề cao đời sống gia đình hòa thuận, coi đó là “tổ quốc thu nhỏ”. Những người hàng xóm (1837) ca ngợi gia đình có uy tín cao của bà mẹ. Tổ ấm (1839) tuy vẫn đề cao gia đình nhưng đã kêu gọi giải phóng phụ nữ khỏi xiềng xích gia trưởng, con gái phải được giáo dục yêu nghề nghiệp, có vị trí độc lập trong nhà. Tác phẩm của bà được dịch ra tiếng nước ngoài và phổ biến ở nhiều nước vào cuối thế kỷ XIX. Bà đề cập vấn đề dục tình, khuyến khích lập những tập thể xã hội chủ nghĩa không tưởng, cơ sở để thiết lập một vương quốc hòa bình vĩnh viễn. Một số tư tưởng của bà được đưa vào chương trình của các đảng Xã hội – Dân chủ. Bremer đã áp dụng kỹ thuật hiện thực của Balzac để viết cuốn tiểu thuyết Hertha (1856), tác phẩm nổi tiếng nhất của bà. Hertha là một thiếu phụ dám chống lại gia đình kiểu gia trưởng, người cha đầy uy quyền làm mất cả nhân phẩm những người khác trong nhà. Kết thúc câu chuyện hé ra một tương lai dân chủ hơn để cho tất cả mọi người, nhất là phụ nữ, tự do phát triển cá tính. Những đòi hỏi ấy, ngày nay thì quá bình thường – đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Tên Hertha đã được lấy để đặt cho tờ báo của phong trào phụ nữ. Bremer đi Mỹ, Rome, Palestine, Hy Lạp, Thụy Sỹ, Italy; những tập du ký của bà phản ánh một đầu óc thiên về tìm hiểu các vấn đề xã hội, số phận phụ nữ và đóng góp của bà về mặt xã hội nói chung lớn hơn về mặt văn chương. Ngày nay, những tiểu thuyết của bà không còn được đánh giá là những tác phẩm cổ điển tuyệt vời nữa. Nhưng bà có công nêu gương phụ nữ viết văn; theo chân bà, một số nhà văn nữ, đến nay bị lãng quên, đã khiến cho thế giới chú ý đến văn học Thụy Điển trong nửa sau thế kỷ XIX. (Còn tiếp) ————————— Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ II] Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ cuối]
Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ I]
1,145
Triton, vệ tinh của Sao Hải Vương, được chụp vào năm 1989 bởi tàu Voyager 2. Ảnh: NASA. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang lắng nghe mọi tín hiệu từ Voyager 2 sau khi con tàu vũ trụ này mất liên lạc với Trái Đất ở khoảng cách hàng tỷ km. Theo trang The Guardian ( Anh ), ngày càng tiến sâu hơn vào cuộc thám hiểm không gian giữa các vì sao, Voyager 2 đã mất liên lạc khi các kỹ sư vô tình gửi sai lệnh khiến ăng-ten của tàu lệch khỏi Trái Đất khoảng 2 độ. Điều này đã làm gián đoạn kết nối giữa con tàu với Mạng không gian sâu của NASA. Đây là sự cố hiếm hoi trong 46 năm thực hiện sứ mệnh. NASA cho biết ăng-ten đĩa khổng lồ của cơ quan này ở Canberra, Australia, đang tìm kiếm các tín hiệu từ tàu Voyager 2 cách Trái Đất hơn 19 tỷ km. Phải mất hơn 18 giờ để tín hiệu đến được Trái Đất từ khoảng cách rất xa như vậy. Voyager 2 được phóng từ Florida vào năm 1977 để nghiên cứu các hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời, cũng như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. “Tàu song sinh”Voyager 1 cũng được phóng lên không gian cùng thời điểm với Voyager 2. Cả hai con tàu đã rời khỏi rìa ngoài của hệ Mặt Trời từ tháng 11/2018 và tiếp tục thám hiểm không gian giữa các vì sao. Hai con tàu đã phát hiện ra một loạt mặt trăng mới trên Sao Thiên Vương và một mặt trăng trên Sao Mộc. Theo Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA, nơi quản lý các nhiệm vụ của tàu Voyager, sự cố mất liên lạc chỉ là tạm thời vì Voyager 2 được lập trình để tự hiệu chỉnh vị trí ăng-ten. Dự kiến, các kỹ sư có thể liên lạc lại với tàu vũ trụ này vào ngày 15/10 tới. Trong khi đó, tàu Voyager 1 đang ở cách xa gần 24 tỷ km vẫn liên lạc với Trái Đất. Đây là tàu vũ trụ ở cách Trái Đất xa nhất. (Theo The Guardian)
NASA mất liên lạc với tàu vũ trụ Voyager 2 ở cách Trái Đất 19 tỷ km
367
Quang cảnh hội thảo. Sau 10 năm, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của thành phố Hà Nội. Thành phố chủ động hơn trong việc thu hút các nguồn lực để phát huy các tiềm năng, thế mạnh. Tuy nhiên, tại hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức sáng 1-8, các đại biểu đã nêu lên những vướng mắc mà chỉ riêng Hà Nội không thể giải quyết được. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự hội thảo. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan, ban, ngành trung ương; đại diện Hội đồng Lý luận Trung ương; thành viên Ban Soạn thảo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); đội ngũ trí thức, các nhà khoa học đến từ hơn 70 đại học, trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn thành phố. Các đồng chí lãnh đạo chủ trì hội thảo. Báo cáo tóm tắt kết quả thi hành Luật Thủ đô, Bí thư Đảng ủy Khối các trường đại học, cao Đảng Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn cho biết, sau 10 năm thi hành, các quy định của Luật Thủ đô đã giúp thành phố thiết lập các công cụ pháp lý tương đối đồng bộ cho việc xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô, tạo sự chuyển động tích cực trên nhiều lĩnh vực. Các cơ chế đặc thù quy định trong luật đã giúp thành phố huy động được nguồn lực, tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung. Kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá. Nhiều dự án, công trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông – vận tải được ưu tiên đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần nâng cao năng lực mạng lưới hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế – xã hội giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Bí thư Đảng ủy Khối các trường Đại học, cao đẳng Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn điều hành hội thảo. Song dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng, vẫn còn một số nội dung của Luật Thủ đô chậm ban hành văn bản quy định chi tiết để kịp thời thực hiện thống nhất, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thi hành luật. Điều này làm cho một số quy định của luật chậm đi vào cuộc sống; dẫn đến việc đầu tư dự án phát triển đô thị dàn trải, không theo quy hoạch và kế hoạch. Tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học phát huy trí tuệ, sức sáng tạo trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn tập trung thảo luận làm sáng vị trí, vai trò, tầm vóc của Thủ đô trong xây dựng và phát triển đất nước, tính đặc thù vượt trội, vượt trước trong luật để Thủ đô phát triển. Cũng cần làm rõ, cần bổ sung những điểm nào vào luật để huy động được mọi nguồn lực của Hà Nội và cả nước, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thu hút sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy tiềm lực khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong quy hoạch và quản lý đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông, phát triển nông nghiệp, nông thôn, hệ thống y tế hiện đại, đảm bảo an sinh xã hội bao trùm và bền vững, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát huy nguồn lực con người. Đây là những luận cứ khoa học xác đáng đưa thực tiễn của cuộc sống vào luật. Đồng thời là cơ sở để các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, từng bước hoàn thiện Luật Thủ đô, thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là đưa Hà Nội phát triển văn hiến, văn minh, hiện đại có chất lượng cuộc sống cao ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Theo đó, Thủ đô Hà Nội phải là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa, tiêu biểu cho cả nước, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên khu vực và thế giới. Để các chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm tính khả thi cao và phù hợp thực tiễn và nhu cầu xây dựng, phát triển bền vững Thủ đô trong dài hạn, tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết và góp ý trực tiếp vào các chính sách nhằm hoàn thiện cơ bản dự thảo Luật. Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội Chu Mạnh Hùng tham luận tại hội thảo. Thời gian qua, các đô thị lớn ở Hà Nội đối mặt với những thách thức về môi trường, bất bình đẳng xã hội, gia tăng dân số. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa đã đạt tới điểm bão hòa về không gian có thể phát triển sẵn có. TS Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, vấn đề kiểm soát đô thị hóa và giải tỏa áp lực cho các đô thị trung tâm là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội cấp bách. “Hà Nội cần được phân quyền hơn nữa, thành lập thành phố thuộc thành phố, thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các đô thị vệ tinh (bên cạnh các đô thị trung tâm) và là nơi tập trung những yếu tố mới về kinh tế, xã hội và khoa học – công nghệ”, TS Chu Mạnh Hùng nói. TS Chu Mạnh Hùng lý giải, thành phố thuộc thành phố sẽ có vị trí pháp lý của đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; là điểm nhấn rất đặc biệt gắn với vị thế đặc biệt của Hà Nội. Bởi lẽ đó, tính vượt trội, đặc thù cho Hà Nội trong đó có các đô thị vệ tinh, nhất là thành phố thuộc Thủ đô cần phải được tính đến trong quy hoạch, quản lý và phát triển. Ngoài ra, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD (Transit Oriented Development) dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cũng là điểm đột phá. Song, cũng cần phải có sự phân biệt về khoảng cách với đô thị trung tâm Hà Nội và các đô thị khác như lý thuyết khuếch tán được áp dụng ở các thành phố lớn trên thế giới nhằm giải tỏa áp lực dân cư, phát triển kinh tế, dịch vụ và các hoạt động khác; xử lý tốt mối quan hệ “trục dọc, trục ngang” để các thành phố thuộc thành phố Hà Nội không rơi vào tình trạng đô thị vệ tinh là sự mở rộng của đô thị trung tâm như trường hợp của thành phố Thủ Đức ( thành phố Hồ Chí Minh ). Về quản lý đất đai, dẫn chứng Khoản 1 Điều 29 quy định: Nhà nước, người dân, nhà đầu tư trong các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp công nghệ cao được chia sẻ lâu dài nguồn thu từ các dự án…, ông Nguyễn Bá Long, Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn (Trường Đại học Lâm nghiệp) nhấn mạnh, đây là quan điểm rất mạnh dạn, đột phá về bảo vệ sinh kế bền vững cho người dân Thủ đô. Tuy nhiên, Ban soạn thảo cần làm rõ người dân là chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi hay liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, góp đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê đất đối với các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Dẫn kinh nghiệm quy hoạch thủ đô các nước như: Paris (Pháp), New York (Mỹ), Singapore… đều có những công viên trung tâm rộng lớn, rừng cây trong thành phố, tạo không gian xanh tự nhiên, đa dạng sinh học trên quan điểm sinh thái cảnh quan, ông Nguyễn Bá Long gợi mở rằng Hà Nội cần nghiên cứu mô hình “đô thị nén” ở khu vực đô thị trung tâm với định hướng: “Trong thành phố có rừng”, dành tỷ lệ cho cây xanh, “vành đai xanh”, “không gian xanh”, hướng tới xây dựng “Thủ đô xanh”. Nếu triển khai, rừng Hà Nội sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo môi trường cảnh quan, là vành đai, là “lá phổi xanh” bảo vệ môi trường sinh thái cho Thủ đô. Rừng Hà Nội cũng gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa quan trọng cần được ưu tiên bảo vệ và là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. “Cần nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Thay vào đó, thành phố có chính sách hỗ trợ cho các chủ rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ không gian xanh ”, ông Nguyễn Bá Long nói. PGS.TS Phạm Trọng Thuật – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đánh giá, dự thảo Luật lần này cụ thể hơn về vấn đề xây dựng, quy hoạch, phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, để xây dựng, quy hoạch thực sự là điểm nhấn trong phát triển bền vững cần bổ sung thêm các quy định nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng tham gia góp ý kiến, giám sát thực hiện quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; quan tâm cải tạo, nâng cấp các khu tập thể cũ mà không làm tăng mật độ dân số. Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Hoàng Tùng tham luận tại hội thảo. Cùng chung quan điểm, PGS. TS Hoàng Tùng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đề xuất, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải bổ sung các điều khoản có tính pháp lý, tạo nền tảng, tính đặc thù vượt trội cho giai đoạn sau, thu hút tinh thần và lực lượng của toàn xã hội, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô của một quốc gia 100 triệu dân, thành phố sáng tạo, hòa bình của thế giới, đặc biệt là hỗ trợ cho việc lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy định phân quyền cho UBND thành phố Hà Nội được chủ động hội nhập với các thành phố bên ngoài tạo thành một mạng lưới đô thị. Trong đó, mỗi đô thị đều là một điểm nút của các dòng chảy kinh tế, thông qua kết nối quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai và tuyến đường bộ, hàng không, hàng hải xuyên biên giới. Qua đó, kết nối không chỉ các đô thị trong vùng Thủ đô mà còn với các đô thị đặc biệt tại Việt Nam, thủ đô của các quốc gia Đông Nam Á, Đông Á, châu Á và thế giới. Hà Phong – Ảnh: Quang Thái
Hội thảo khoa học ‘Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)’:Cần bệ phóng cho Hà Nội tăng tốc phát triển
2,029
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội (16/11/1959). Ảnh tư liệu. Cách đây hơn 60 năm (ngày 29/8/1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội nghị Bộ Chính trị bàn về mở rộng TP Hà Nội theo kế hoạch dài hạn. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Người nêu rõ: “Mở rộng TP phải căn cứ vào thiên thời (mưa, gió, nắng…), địa lợi (địa chất, sông hồ…) và nhân hòa (lợi ích của Nhân dân, của Chính phủ…). Công tác Quy hoạch TP phải hợp lý, bảo đảm được cả về kinh tế, mỹ quan và quốc phòng, phải có kế hoạch vận động quần chúng tham gia…”. Tiếp đó, phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội (ngày 12/9/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề tổ chức thực hiện trong xây dựng phải có quy hoạch, đồng bộ (đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện…), tránh cản trở sự đi lại của Nhân dân, làm từng bước, tránh làm rồi lại phá đi và chú ý cả nội và ngoại thành Hà Nội. Người chỉ rõ yêu cầu quy hoạch là TP phải có nhiều cây xanh, đường phải thẳng, có đường trung tâm buôn bán, hệ thống cống ngầm phải bảo đảm vệ sinh, hệ thống đường xe điện, xe lửa phải bố trí sao cho phù hợp. Làm theo lời Bác, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo cùng các chủ trương, chính sách về Thủ đô Hà Nội. Gần đây nhất, thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ) góp phần giúp diện mạo Thủ đô đã có nhiều thay đổi; cảnh quan đô thị và nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại. Hà Nội tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại hóa, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện… Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh tổng thể. Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 700/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 12 quận; 17 huyện; 01 thị xã). Quy mô lập quy hoạch khoảng 3.359,84km2 (số liệu diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch trên cơ sở cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Mục tiêu Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội là phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa. Thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, TP trực thuộc TP; quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại khu vực trung tâm; rà soát và triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị – nông thôn. Đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về văn hóa, lịch sử, di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch kết hợp hài hòa với phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường cảnh quan, tạo sự bền vững. Thủ đô Hà Nội hôm nay. Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội. Cùng với đó tăng cường liên kết vùng để xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng của vùng động lực phía Bắc ( vùng đồng bằng sông Hồng ), trở thành TP kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch chung là bám sát và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của T.Ư, Quốc hội, Chính phủ, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng đối với Thủ đô Hà Nội… phát triển liên kết vùng để xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng của vùng động lực phía Bắc (vùng đồng bằng sông Hồng), trở thành TP kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Yêu cầu trọng tâm khác là điều chỉnh, bổ sung các giải pháp quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung theo định hướng quy hoạch ngành quốc gia (đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt) gắn với lộ trình triển khai thực hiện theo từng giai đoạn. Nghiên cứu khớp nối đồng bộ các tỉnh lân cận trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng… Mặc dù còn nhiều việc phải làm, song theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: “Lần lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này là rất cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài theo định hướng của Bộ Chính trị”. KT&ĐT
Bác Hồ với công tác quy hoạch Thủ đô Hà Nội
1,014
Một góc đô thị Biên Hòa ven sông Đồng Nai. Ảnh: NGUYỄN TUẤN. Không còn là phác thảo, Đồng Nai và Bình Dương đang gấp rút bắt tay với TP HCM đầu tư kết nối hạ tầng để phát triển hàng loạt đô thị sinh thái, cao cấp ven sông. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, TP HCM và Đồng Nai có khoảng 40 km đường sông tiếp giáp. Trong đó, sông Đồng Nai là một phần ranh giới tự nhiên giữa 2 địa phương. Chính vì vậy, khu vực ven sông Đồng Nai được 2 địa phương xác định để “bắt tay” nhau trong việc phát triển các chuỗi đô thị ven sông. Để hiện thực hóa kế hoạch trên, về phía TP HCM, trong định hướng quy hoạch đường ven sông Đồng Nai, địa phương này đã đặt tiêu chí bảo đảm tính khả thi, đồng bộ và tính liên tục theo tuyến để hình thành cảnh quan ven sông. Đồng thời, phát triển mạnh các hoạt động kinh tế ven sông, trong đó nổi bật là hoạt động khai thác cảng và một số địa điểm du lịch, khu tâm linh kết hợp ẩm thực như khu cảng Long Bình, cảng Cát Lái – Bến Nghé – Phú Hữu, khu đô thị Vinhomes Grand Park, miếu Ông, cù lao Bà Sang, chùa Hội Sơn, khu du lịch sinh thái Long Phước. Đặc biệt, TP HCM đang gấp rút lập phương án khai thác các tuyến du lịch đường sông như Bạch Đằng – Cát Lái – chùa Hội Sơn – cù lao Phố. Về phía Đồng Nai, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh này cho hay trong định hướng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc hình thành các đô thị – dịch vụ – du lịch sinh thái và các quần thể vui chơi, giải trí đẳng cấp được xác định là một trong những đột phá chiến lược của tỉnh. Trong dự thảo báo cáo giữa kỳ quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, liên danh đơn vị tư vấn đã đưa ra 8 mô hình phát triển đô thị khác nhau đối với 8 đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa bàn tỉnh. Trên thực tế hiện nay, tại một số khu vực ven sông Đồng Nai, các đô thị ven sông cũng đã bắt đầu hình thành như ở khu vực TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, Long Thành… Đáng chú ý, từ nay đến năm 2030, TP Biên Hòa sẽ triển khai thực hiện hơn 100 dự án khu dân cư, trong đó sẽ khai thác tiềm năng của vùng ven sông để hình thành những đô thị thông minh, đô thị xanh hiện đại của vùng Đông Nam Bộ, tạo điểm nhấn cho thành phố. Tương tự, để hiện thực hóa cam kết giữa Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh về việc phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn, những ngày qua các địa phương của tỉnh Bình Dương cũng như TP HCM đang đẩy mạnh thúc đẩy việc hình thành những khu đô thị xanh ven sông. Chủ tịch UBND TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) Nguyễn Thanh Tâm khẳng định Thuận An là một đô thị nén, mật độ dân số rất cao. Do đó, việc triển khai xây dựng đô thị ven sông Sài Gòn là xu thế, là việc nhất thiết phải làm để phát triển biền vững. “Qua rà soát, nhận thấy ven sông Sài Gòn còn rất nhiều dư địa phát triển. Chúng tôi đang gấp rút cùng đơn vị tư vấn tính toán phát triển đô thị một cách hợp lý nhất và nhanh nhất” – ông Tâm nhấn mạnh. Theo ông Tâm, để các đô thị ven sông sớm hình thành, Bình Dương đang gấp rút với quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn, từ cầu Bà Lụa ( TP Thủ Dầu Một ) đến cầu Vĩnh Bình (giáp TP HCM), tổng chiều dài toàn tuyến trên 13 km. Hành lang ven sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố, kết nối với các trục đường chính đô thị và kết nối với TP HCM. Đồng thời, dọc hành lang sẽ hình thành 6 bến thủy nội địa, tại các bến sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ cộng đồng… Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng các khu đô thị sinh thái, cao cấp ven sông trong thời gian tới. Thi công dự án đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: NGUYỄN TUẤN. Trong khi đó, theo lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, trong định hướng phát triển các chuỗi đô thị dọc sông Đồng Nai giữa Đồng Nai và TP HCM, vấn đề kết nối giao thông được xem là mắt xích quan trọng hàng đầu. Hiện nay, giữa Đồng Nai và TP HCM đã có các tuyến kết nối thông qua cầu Đồng Nai, cầu Long Thành (trên tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây) cũng như các cây cầu đang được xây dựng gồm: cầu Nhơn Trạch (thuộc dự án đường Vành đai 3 – TP HCM); cầu Phước Khánh (thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành). Ngoài ra, giữa 2 địa phương cũng đã thống nhất đồng bộ quy hoạch 2 vị trí đề xuất cầu kết nối gồm: cầu Đồng Nai 2 (giữa huyện Long Thành , tỉnh Đồng Nai với TP Thủ Đức , TP HCM) và cầu Phú Mỹ 2 (giữa huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và khu Nam TP HCM ). Về giao thông nội tỉnh, theo ông Nguyễn Tôn Trọng, Giám đốc Ban Quản lý dự án TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), từ cuối năm 2021, dự án đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu chính thức được khởi công xây dựng. Để thực hiện dự án này, UBND TP Biên Hòa phải thu hồi diện tích 17,6 ha đất của 587 hộ dân, trong đó 302 hộ dân trong diện phải giải tỏa trắng, được bố trí tái định cư. Theo ông Trọng, đây là tuyến đường có chiều dài 5,2 km nằm hoàn toàn trên địa bàn phường Bửu Long, TP Biên Hòa. Điểm đầu của dự án tại mố A cầu Hóa An và điểm cuối tại khu vực giáp ranh huyện Vĩnh Cửu . Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỉ đồng. “Trong quý IV/2023, thành phố sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. Quý I/2024, dự kiến sẽ hoàn thành dự án” – ông Trọng nói. Ông Trọng kỳ vọng tuyến đường và hệ thống công viên dọc sông của dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về diện mạo cho đô thị Biên Hòa, nhất là kích thích hình thành các khu đô thị sinh thái, cao cấp ven sông Đồng Nai. TP Biên Hòa sẽ là đô thị xanh Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Biên Hòa , tỉnh Đồng Nai đến năm 2045. Mục tiêu của việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch là chuyển đổi dần từ mô hình cấu trúc “đô thị công nghiệp” sang mô hình cấu trúc “đô thị dịch vụ và công nghiệp”. Theo đó, tạo lập không gian đô thị có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; hạ tầng xã hội hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố; hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa, lịch sử đặc trưng…
‘Bắt tay’ dựng chuỗi đô thị ven sông
1,333
Hạt từ hoa sâm Ngọc Linh dùng để nhân giống sâm Ngọc Linh tại các trung tâm ươm giống tại Quảng Nam. Theo Quyết định 611/QĐ-TTg, ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, Quảng Nam là 1 trong 3 địa phương của cả nước phát triển vùng nguyên liệu sâm Việt Nam quy mô hàng hóa. Đây chính là cơ sở để Quảng Nam tập trung phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh trong thời gian tới. Với lợi thế sở hữu một phần dãy Ngọc Linh với độ cao và điều kiện đảm bảo để cây sâm Ngọc Linh phát triển nên những năm qua, Quảng Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển nguồn giống của loài dược liệu quý giá này. Về thực trạng phát triển giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Nam cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cây giống sâm Ngọc Linh 01 năm tuổi sản xuất năm 2023 tại tỉnh được khoảng 109.000 cây giống. Theo chủ trương của UBND tỉnh tại Thông báo số 219/TB-UBND ngày 27/7/2023 về việc Thông báo kết luận cuộc họp giao ban ngày 24/7/2023 giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Công văn số 5003/UBND-KTN ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc cung ứng cây sâm Ngọc Linh cho nhân dân và doanh nghiệp, thời gian qua Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu tỉnh đã thực hiện một số nhiệm vụ nhằm phát triển giống Sâm Ngọc Linh từng bước đáp ứng nhu cầu của địa phương. Trong đó, Trung tâm đã cung ứng cho huyện Nam Trà My để hỗ trợ cho nhân dân theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 21/4/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025 với số lượng 73.000 cây cây giống; đã tổ chức bán đấu giá cho doanh nghiệp 14.000 cây đúng quy định. Trong khi đó, Trung tâm cũng thực hiện việc lưu vườn để trồng phát triển mở rộng diện tích vườn bảo tồn sâm Ngọc Linh giống gốc tại Trạm Dược liệu Trà Linh với số lượng 22.000 cây. Theo Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam, năm 2023, cùng với ngành nông nghiệp và các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Trung tâm đã rất cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao và vượt kế hoạch do cấp trên giao; nhất là công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen giống gốc; chăm sóc, nuôi trồng, quản lý bảo vệ, mở rộng vườn Sâm hiện có tại Trại Dược liệu Trà Linh, đảm bảo phát triển nhanh về số lượng, chất lượng cây Sâm Ngọc Linh để phục vụ sản xuất cho người dân và cung ứng các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu; từng bước tạo vùng nguyên liệu ổn định cho việc chế biến sâu các sản phẩm đặc hữu có giá trị cao. Đặc biệt, trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của UBND tỉnh Quảng Nam và các Bộ, ngành có liên quan, nhất là sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, đến nay, Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn Sâm giống gốc nhiều năm tuổi theo mô phỏng tự nhiên… cây sinh trưởng và phát triển khá tốt. Cây giống sâm Ngọc Linh tại các vườn sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Để góp phần cùng tỉnh và ngành chức năng thực hiện thành công Đề án phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu Quốc gia tại Quảng Nam, trong đó lấy Sâm Ngọc Linh làm chủ lực, đến nay, Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam đã cùng ngành NN&PTNT và các ngành chức năng có liên quan, nhân dân địa phương nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh cũng như các loại cây dược liệu quý hiện có tại địa phương. Cùng với đó, không ngừng nâng cao giá trị cả về mặt kinh tế và về mặt y học của cây sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu trên địa bàn, qua đó góp phần cải thiện sức khỏe về thể chất và tinh thần cho người dân. Đặc biệt, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu quý trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện đang là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại khu vực trung du và miền núi của tỉnh, nhất là miền núi cao, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu Quốc gia như: Chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình Miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, Chương trình xây dựng Nông thôn mới; cũng như Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến 2023 và định hướng đến năm 2045…. Qua các Chương trình này, đã góp phần sản xuất thúc đẩy phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu, đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực miền núi của tỉnh. Trong thời gian tới, với năng lực sản xuất và cung ứng cây giống của Trung tâm, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân và doanh nghiệp theo chủ trương được phê duyệt tại Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2023, định hướng đến năm 2045, theo đề xuất của Trung tâm công nghiệp dược liệu Quốc gia tại Quảng Nam thì các cấp có thẩm quyền cần xem xét tiếp tục ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nâng cấp hệ thống vườn ươm cây giống hiện có cũng như đầu tư cơ sở 2 để sản xuất giống dược liệu nói chung và cây sâm Ngọc Linh là chủ lực để đảm bảo phục vụ sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ các hạng mục liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc giúp vườn sâm giống gốc sinh trưởng phát triển tốt cả 02 vườn bảo tồn sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (01 là tại Trạm Dược liệu Trà Linh thuộc Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu; 02 là Trại Sâm Tắc Ngo thuộc Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nam Trà My). Cùng với đó, Quảng Nam và huyện Nam Trà My cần quan tâm đầu tư, tiếp tục chọn những vườn giống hiện có trong dân và doanh nghiệp để hỗ trợ cùng tham gia chọn tạo cây đầu dòng để hình thành những vườn giống có chất lượng để sản xuất và cung ứng cây giống sâm Ngọc Linh phục vụ sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu Sâm Ngọc Linh có quy mô lớn gắng với chế biến sâu các loại sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để nâng gia tăng giá trị, nhằm giải quyết nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Cùng với sản xuất, cần có các cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm thu hút doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đủ mạnh đầu tư phát triển bền vững sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) về quy mô diện tích và định hướng vùng trồng; với phương châm hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và nhu cầu thị trường; phát triển theo chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm hàng hóa không những thị trường trong nước mà hướng đến thị trường nước ngoài. Tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My có cơ chế, chính sách ưu tiên hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trồng Sâm Ngọc Linh tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cầu nối giữa liên kết với các doanh nghiệp trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm có chất lượng. Hộ/nhóm hộ liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác cần hướng đến truy xuất nguồn gốc, vùng trồng đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, nhằm bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh Quảng Nam./. Bài, ảnh: Đình Tăng
Quảng Nam: Nhiều giải pháp phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh
1,457
Bức thư được trang Thông tin Chính phủ đăng tải vào tối 31/7. BLACKPINK đã trình diễn trước hơn 67 nghìn khán giả trong 2 đêm nhạc diễn ra vào tối 29 và 30/7 vừa qua. BLACKPINK đã trình diễn trước hơn 67 nghìn khán giả trong 2 đêm nhạc diễn ra vào tối 29 và 30/7 vừa qua. Tối 31/7, trang Thông tin Chính phủ đã đăng tải Thư cảm ơn từ Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh gửi đến nhóm nhạc BLACKPINK. Bức thư của Chủ tịch UBND bày tỏ sự vui mừng khi chuyến lưu diễn Châu Á với điểm dừng chân cuối cùng là 2 đêm nhạc tại Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp. Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố cảm ơn BLACKPINK cũng như khán giả đã tham gia 2 đêm diễn một cách sôi động, văn minh. Toàn văn bức thư của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh gửi đến BLACKPINK được trang Thông tin Chính phủ đăng tải: THƯ CẢM ƠN “Thân gửi: Ban nhạc BLACKPINK , khán giả hâm mộ ban nhạc và các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội Các buổi biểu diễn tại thành phố Hà Nội – điểm dừng chân cuối cùng của nhóm nhạc Hàn Quốc BlackPink tại Châu Á trong “Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới 2023” được tổ chức trong hai ngày 29 và 30/7/2023 đã thành công tốt đẹp. Sự thành công của đêm nhạc tiếp tục khẳng định hình ảnh của Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, là điểm đến an toàn, thân thiện và khẳng định năng lực tổ chức những sự kiện văn hóa, âm nhạc quốc tế của Thủ đô. Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, cảm ơn Ban nhạc BlackPink đã mang đến cho khán giả Thủ đô Hà Nội, du khách trong và ngoài nước hai đêm nhạc tuyệt vời và đáng nhớ. Cảm ơn các khán giả tham gia hai đêm diễn một cách sôi động, văn minh, thanh lịch, góp phần quan trọng vào sự thành công của các đêm diễn. Lãnh đạo TP. Hà Nội đánh giá cao và cảm ơn sự đóng góp tích cực, có hiệu quả của các lực lượng chức năng của Thành phố đã đảm bảo công tác tổ chức, an toàn tuyệt đối của sự kiện này. Hy vọng rằng, Thủ đô Hà Nội sẽ được đón và tổ chức nhiều sự kiện tương tự để góp phần thực hiện xây dựng nền công nghiệp văn hóa Thủ đô – xứng tầm là một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại và nghĩa tình. Thân ái!” Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội gửi thư cảm ơn BLACKPINK sau 2 đêm nhạc thành công
454
Bức xạ từ "mặt trời" AU Mic khiến cho bầu khí quyển hành tinh AU Mic b quay quanh nó văng ra xa (bầu khí quyển màu xanh như trong hình). Đây là hệ hành tinh trẻ cách Trái đất của chúng ta 32 năm ánh sáng. Sao lùn đỏ AU Mic ("mặt trời" của hệ hành tinh này) 100 triệu năm tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với Mặt trời 4,6 tỷ năm của chúng ta. Kính viễn vọng vũ trụ Hubble đã chộp được khoảnh khắc bầu khí quyển của một hành tinh bị thổi bay do bức xạ từ ‘mặt trời’ của nó. Ngôi sao lùn đỏ (còn được gọi là AU Microscopii, hay AU Mic) nằm ngoài hệ mặt trời của chúng, cách Trái đất 32 năm ánh sáng (được coi là tương đối gần về thiên văn học). Ngôi sao này được coi là “mặt trời” trong hệ hành tinh của nó. Ngôi sao này chưa đến 100 triệu năm tuổi, thuộc một trong những hệ hành tinh trẻ nhất từng được quan sát. Nếu so với Mặt trời 4,6 tỷ năm tuổi của chúng ta, ngôi sao này rất trẻ. Hình ảnh kính viễn vọng vũ trụ Hubbe ghi được cho thấy, độ sáng của ngôi sao lùn đỏ giảm nhẹ do bầu khí quyển màu xanh của hành tinh quay trước nó văng ra xa ngoài vũ trụ. Hệ hành tinh này từng được kính viễn vọng Spitzer của NASA phát hiện và Vệ tinh khảo sát hành tinh ngoài vũ trụ tiếp tục theo dõi vào năm 2020. Khi kính viễn vọng vũ trụ Hubble quan sát quỹ đạo của hành tinh mất 8,46 ngày, mọi thứ dường như rất bình thường. Một năm rưỡi sau đó, các nhà thiên văn học đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng hành tinh gần ngôi sao lùn đỏ AU Mic nhất (được đặt tên là AU Mic b) đang chịu bức xạ từ “mặt trời” của nó tới mức bầu khí quyển hydro của nó bị bốc hơi. Sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất trong dải ngân hà , thường có các hành tinh quay xung quanh giống như hệ mặt trời của chúng ta. Những ngôi sao này nhỏ hơn và mát hơn Mặt trời của chúng ta, tuy nhiên lại phát ra những tia sáng mạnh hơn và trong thời gian dài hơn so với các ngôi sao giống mặt trời khác. Những tia bức xạ từ “mặt trời” AU Mic tác động tới hành tinh AU Mic b cách nó 6 triệu dặm (tương đương 1/10 khoảng cách từ Mặt trời tới sao Thủy trong hệ mặt trời của chúng ta). Khi bề mặt của AU Mic b bị nổ do bức xạ từ “mặt trời”, bầu khí quyển của nó nóng tới mức thoát khỏi lực hấp dẫn và bay vào không gian. Hiện tại, các nhà thiên văn học đang tìm hiểu xem liệu ở các hệ hành tinh giống như hệ mặt trời của chúng ta, có tồn tại sự sống hay không. (theo CNN)
Kính viễn vọng Hubble ghi lại khoảnh khắc bầu khí quyển một hành tinh bị thổi bay
502
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động xấu đến mọi lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội. (Nguồn: PV/Vietnam+). Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng gia tăng; trong đó bão và áp thấp nhiệt đới có những diễn biến rất bất thường. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) – ông Hoàng Đức Cường cho hay biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến khó lường, tác động tiêu cực, thậm chí còn diễn ra nhanh hơn nhiều so với các dự báo. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với Việt Nam cũng đang ở mức cao. Do vậy, đầu tư cho khí tượng thủy văn cần đi trước một bước và được tiến hành đồng bộ, hiện đại để đưa ra những bản tin dự báo, cảnh báo chính xác. Theo báo cáo về việc thực hiện “Nghị quyết số 24-NQ/TW khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu…” vừa được Tổng cục Khí tượng Thủy văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đã và đang có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, các khu vực, vùng miền. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng gia tăng. Trong đó, bão và áp thấp nhiệt đới có những diễn biến rất bất thường. Thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra cũng đang ở mức cao. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2009-2019, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra đối với Việt Nam đã lên tới gần 250.000 tỷ đồng, thiệt hại về người lên tới hơn 2.500 người. Tính riêng năm 2018, với hơn 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét, 14 trận lũ quét, sạt lở đất, 30 đợt mưa lớn trên diện rộng và lũ lớn tại thượng nguồn sông Cửu Long sau 7 năm kể từ 2011, thiên tai đã gây thiệt hại cho nền kinh tế nước ta – ước tính lên đến 20.000 tỷ đồng, 218 người chết và mất tích. “Đây là một trong những thách thức lớn nhất đặt ra đối với công tác khí tượng thủy văn trong thời gian tới,” ông Hoàng Đức Cường nhấn mạnh. Hình ảnh sạt lở đất xảy ra tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+). Bên cạnh đó, hiện nay, vấn đề khai thác, quản lý nguồn nước sông Mekong và khoảng trống số liệu khí tượng thủy văn Biển Đông, đặc biệt ở khu vực vùng biển và ven biển Tây Nam của đất nước cũng đang đặt ra những thách thức ngày càng trở nên cấp thiết, cần có những giải pháp, chiến lược ứng phó ở quy mô cấp quốc gia. Chỉ ra tồn tại, khó khăn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn nhấn mạnh ở cấp trung ương, công tác quản lý hoạt động khí tượng thủy văn chuyên dùng còn phân tán ở một số bộ quản lý theo ngành, lĩnh vực, như: Khí tượng hàng không, nông nghiệp, hàng hải, đường thủy nội địa, quốc phòng, phòng, chống thiên tai. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật điều chỉnh hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cũng chưa đầy đủ so với yêu cầu quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn. Đáng chú ý, mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn vẫn còn thưa. Dự báo định lượng mưa, mưa do bão còn hạn chế cả về độ chính xác và thời gian dự báo, đặc biệt là dự báo chi tiết lượng mưa theo giờ, mưa cực đoan cục bộ thời đoạn ngắn. Trong khi đó, ở cấp địa phương, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, vi phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn quốc gia chưa được giải quyết triệt để do vướng về cơ chế pháp lý và thực tiễn lịch sử. “Việc khai thác, sử dụng và công tác thẩm định, thẩm tra việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với các dự án, công trình trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều địa phương,” ông Cường nói. Trước thực trạng trên, ông Hoàng Đức Cường cho biết cơ quan này đã đề xuất quan điểm đầu tư cho khí tượng thủy văn cần “đi trước một bước” và được tiến hành đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; trong đó cần kết hợp tăng chi từ ngân sách Nhà nước với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho công tác khí tượng thủy văn. Ảnh minh họa. (Nguồn: Hoài Nam/Vietnam+). Về phần mình, ngành khí tượng thủy văn sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phòng chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội… Trong thời gian tới, ngành khí tượng thủy văn cũng sẽ đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin, nâng cao năng lực công nghệ dự báo đồng thời tiến hành chuyển đổi số công tác khí tượng thủy văn trên cơ sở đồng bộ, tự động hóa, tích hợp đa mục tiêu. Theo đó, ngành khí tượng thủy văn sẽ chủ động, tích cực hợp tác quốc tế, khai thác tối đa và ứng dụng có chọn lọc những kết quả ưu việt về khí tượng thủy văn trên thế giới góp phần thúc đẩy, phát triển ngành khí tượng thủy văn của Việt Nam. Tổng cục Khí tượng Thủy văn cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ngành khí tượng thủy văn của Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á; đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia… “Đến năm 2045, phát triển ngành khí tượng thủy văn của Việt Nam có trình độ, năng lực tương đương các nước phát triển trên thế giới,” ông Cường nói. Đại diện lãnh đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn cũng nhấn mạnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngành khí tượng thủy văn cũng sẽ luôn tận tâm, tận lực quan trắc chính xác từng biến động của thời tiết, thủy văn, hải văn để đưa ra những bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời, đủ độ tin cậy, nhằm giảm thiểu những thiệt hại của nhân dân../. Theo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhu cầu tài chính để thực hiện các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam là rất lớn. Ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 400 tỷ USD đến năm 2040 để ứng phó với biến đổi khí hậu (xấp xỉ 6,8% GDP hằng năm), trong khi vốn từ ngân sách nhà nước dự kiến cho vấn đề này chỉ đáp ứng được khoảng 130 tỷ USD.
Lời giải giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Công nghệ cần đi trước một bước
1,281
Khi phân tích tác phẩm (tạm giới hạn trong hội họa giá vẽ), các nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật thường xuyên sử dụng hai thuật ngữ: ý niệm và biểu hiện có hàm nghĩa đồng nhất với tư duy và cảm xúc – hai nguồn mạch của đời sống tinh thần – được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật xuyên suốt lịch sử hội họa. Theo thời gian, người ta đi tới chỗ phân biệt rành mạch tới mức có thể gọi tác phẩm này là Nghệ thuật Ý niệm, tác phẩm kia thuộc trường phái Biểu hiện, thậm chí còn được ví như là hai dòng cổ điển và lãng mạn trong âm nhạc! Mạch ý niệm có xu hướng đề cao vẻ đẹp tạo nghĩa của trật tự, là những dạng thức cấu trúc của tư duy, của logic thị giác. Với mong muốn đem lại hình hài cho các ý tưởng/quan niệm, nên có hơi hướng suy tính cân nhắc, gợi cảm xúc theo cách gián tiếp. Trong khi yếu tố biểu hiện lại ưu tiên các khả năng và phương tiện bộc lộ tình cảm trực tiếp, càng ngẫu hứng, phong phú càng hay! Yếu tố thứ ba: biểu tượng, là những hình ảnh hoặc trật tự hàm chứa ý nghĩa trong ngôn ngữ tạo hình, gợi ra những ý tưởng, kết nối tư duy và cảm xúc. Vẫn biết rằng trong nghệ thuật, phân tích, mổ xẻ rồi phán đoán luôn là câu chuyện hai mặt. Một mặt, rõ ràng sẽ mang lại kiến thức, rèn giũa năng lực cảm thụ; mặt khác lại khiến cho những trạng thái cảm xúc của chúng ta đứng trước nguy cơ bị tiêu trừ, “ma lực” suy giảm. Song làm sao có thể khác nếu con người ta không muốn lạc lối trong mớ bòng bong ngôn từ thuần trực cảm hoặc tụng ca, bí hiểm đến độ kín bưng hũ nút!? Trên thực tế, hai phẩm chất ý niệm và biểu cảm không loại trừ nhau, chúng luôn đồng hành trong quan hệ tương hỗ và có mức ưu trội khác nhau trong những tác phẩm cụ thể. Ngoại trừ những nghệ sĩ yêu thích và có chủ đích đẩy nghệ thuật của mình đi tới các cực điểm: hoặc là ý niệm, hoặc là biểu hiện bằng cách quy giản tối đa mặt này hoặc mặt kia; chúng ta lại thường xuyên bắt gặp các tác phẩm nằm trong khoảng dao động (hoặc hòa trộn) giữa hai phẩm chất đó. Vậy, trong khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, toàn bộ các yếu tố nêu trên sẽ dẫn dắt chúng ta theo con đường nào? Lấy hai hình vẽ đầu người của Picasso làm minh họa giúp ta dễ bề so sánh và nhìn ra mối liên hệ giữa chúng với nhau: đó là bức Đầu một người đàn bà (hình 1) và bức Người đàn bà khóc (hình 2). Phẩm chất biểu cảm (thường gọi là biểu hiện) luôn gắn liền với cảm xúc – là những thái độ mang nhiều cảm tính, từ bình thản tới âu lo, hoan lạc hoặc đau khổ, bi quan cho tới lạc quan… tất cả đều có thể được biểu lộ trong các tác phẩm nghệ thuật. Hai hình ảnh dưới đây cho thấy có thể đạt được trạng thái biểu cảm như vậy bằng hai phương cách. Trong trường hợp đầu (hình 1), đó là dựa vào bản tính linh hoạt đầy sinh lực của những dấu vết tạo hình (đường nét, vạch, chấm…), họa sĩ đã thực hiện hình vẽ với tốc độ cao, thao tác ngẫu hứng không chút đắn đo, do đó tỏ bày được cảm xúc mãnh liệt của mình. Sự thôi thúc đã mang lại sức sống tinh thần phong phú cho phần đầu và mặt một người đàn bà, gợi ra cảm giác về một tính cách tươi trẻ, sống động. Để đạt được điều này rất dễ nhận thấy rằng, tác giả ít quan tâm đến sự rõ ràng, trật tự của hình thể và sự suy tính về mặt cấu trúc. Sự vững chắc và chính xác trong hình hài của cái đầu gần như bị buông lơi. Nhưng, như người ta vẫn thường nói: được cái này thì phải mất cái nọ, một khi theo đuổi khả năng biểu cảm nhờ thủ pháp vẽ linh hoạt và tùy hứng, khi ấy, trật tự đành chịu rớt xuống hàng thứ yếu. Một trong những biến thể của Người đàn bà khóc. Trái lại, nếu bàn về bức Người đàn bà khóc (hình 2) ta sẽ thấy, ngay cái tiêu đề của bức tranh đã tự chứa đựng cảm xúc – song cách xử lý tạo hình lại chẳng có chút bột phát, phóng khoáng nào; hành động vẽ đã được kiểm soát kỹ và có chủ ý đi theo một trật tự riêng. Hình thức tổng thể không bộc lộ vẻ khoáng hoạt giống như bức vẽ trước mà được xác định rõ ràng. Vậy nếu không có khía cạnh diễn cảm ở những dấu vết tạo hình thì những xúc cảm như thế được thể hiện theo cách nào? Lời giải đáp sẽ nằm ở sự bóp méo biểu cảm (expressive distortion) chính bản thân cái đầu người. Tác giả đã cường điệu một số đặc điểm trên khuôn mặt rồi bố cục lại các nét mặt, nghĩa là trình bày lại cái cấu trúc xương cốt tựa như “địa hình” của hộp sọ nhằm gợi tả một gương mặt vừa quay nghiêng vừa nhìn thẳng, đầy đủ các bộ phận được lồng ghép vào nhau, biểu thị theo quan niệm đồng hiện – không bộ phận nào bị che khuất dù chỉ ở một góc nhìn – một cấu hình mới mẻ đã ra đời, bao gồm các diện phẳng và mặt cong. Các góc như có lực đẩy của hình ảnh vặn vẹo dị thường này tạo ra sự nhấn mạnh thể chất cho phần xương cốt. Rõ ràng, sự bóp méo chức năng sinh lý của cơ thể theo cách đó khiến ta liên tưởng và cảm giác được nỗi đớn đau mãnh liệt về tâm lý. Nếu chưa đủ, thì còn có thêm cái miệng với cặp môi mở rộng, đang cùng quẫn cắn chặt lấy một chiếc khăn tay. Vì vậy, tính chất phi tự nhiên đến độ xù xì góc cạnh vượt ra khỏi sự cân xứng của cái đầu người, sẽ cho ta nhìn ra được nỗi khổ đau và truyền đạt được sức mạnh của cảm xúc. Rất khác với sinh lực tạo hình trong đường nét và dấu vết của bức vẽ trước (hình 1). Hơn thế nữa, hiệu quả gây tác động mạnh của bức vẽ này không hoàn toàn chỉ do sự bóp méo biểu cảm, mà còn do một hình ảnh đang gây ảnh hưởng như một chất xúc tác – nhân tố biểu tượng. Chúng ta nhìn nhận những dòng lệ đang rơi mang hình thù giống như đinh sắt kia thực chất là gì? Tác giả đã thể hiện chúng ở những vị trí đâm vào, hướng theo trục dọc giống như trạng thái đeo đẳng – tự thân những nét vẽ đinh ấy đầy hiệu quả biểu lộ một nỗi đau. Một khi chúng ta nhận ra đó là những “đinh sắt” thì một tiến trình nhận thức mang tính biểu tượng, chứ không phải biểu cảm, bắt đầu diễn ra. Những chiếc đinh làm nảy ra những ý tưởng – gắn với tính chất sắc nhọn, sự đâm sâu, cảnh khổ nạn, tình trạng bị tổn thương – những hình ảnh trong tâm trí ấy hẳn nhiên có liên quan tới ý niệm của chúng ta về cảm xúc bi thương trong cuộc đời. Picasso dùng hình ảnh chiếc đinh sắt như là một biểu tượng; và dĩ nhiên, người xem sẽ bất giác đặt câu hỏi về ý nghĩa của nó, để rồi tâm trí mọi người sẽ cùng nảy ra những ý tưởng tương tự nhau bởi lẽ phần lớn chúng ta vẫn thường có trải nghiệm giống nhau trong quá trình sống. Những ý nghĩ như thế làm tăng lên phẩm chất biểu cảm của hình vẽ, thêm khía cạnh “ý niệm” cho một thứ “cảm xúc”! Câu hỏi được đặt ra là: khi nào thì một chiếc đinh không còn là đinh? Và câu trả lời hẳn sẽ là: khi nó biểu tượng hóa cho nỗi sầu muộn đến tái tê của con người! Chẳng dễ dàng để “nghĩ ra” được các biểu tượng, song ta sẽ có cơ may được chúng tự loan báo ở mức sâu sắc và bất ngờ một khi có đủ nhiều trải nghiệm, hòa nhịp cùng trạng thái say mê cuốn hút trong công việc hay trong chính cuộc sống.
Ý niệm, biểu cảm và biểu tượng – Tác giả: Vương Tử Lâm
1,473
Nhà thơ Nguyễn Bính (1918 – 1966). N ói v ề thơ Nguyễn B ính, trư ớc nay người ta vẫn sử dụng một định thức quen thuộc: thi sĩ ch ân quê. Thì cũng ch ẳng sai. Nhưng trong thơ Nguyễn B ính còn hi ện diện cả một phần th ành th ị, vừa như một đối trọng lại vừa như một sự bổ sung cho c ái ph ần qu ê ki ểng đậm đặc m à ai cũng nh ận thấy kia. Cũng có thể cho rằng với nhà thơ chân quê Nguyễn Bính , thành thị vừa là sức đẩy lại vừa là sức hút, và thơ ông, trên một phương diện nào đó, chính là những dao động giữa hai lực này. Hôm qua em đi t ỉnh về/ Đợi em ở m ãi con đê đ ầu l àng/ Khăn nhung qu ần lĩnh rộn r àng/ áo cài khuy b ấm em l àm kh ổ t ôi! (Chân quê). Trong mắt của anh trai quê đang nóng ruột đón đợi người yêu trở về, thì “tỉnh” – nghĩa là thành thị – quả là một nơi chốn tai vạ! Nó nhào nặn dáng vẻ bề ngoài của cô thôn nữ anh yêu theo cách rất khác so với hệ giá trị thẩm mỹ truyền thống, hệ giá trị thẩm mỹ mà đến tận lúc này vẫn nằm trong máu thịt của anh. Anh cuống cuồng lo sợ trước sự thay đổi. Vì – hẳn là một người nhạy cảm – anh thoáng thấy “cái khác” ấy tiềm ẩn một sự thoái hóa về chất: H ôm qua em đi t ỉnh về/ Hương đồng gi ó n ội bay đi ít nhi ều. Như vậy đấy, phản ứng đầu tiên của người nhà quê Việt Nam trước những yếu tố đại diện cho thành thị, một thứ phản ứng mang tính chất tự vệ trước cái dị kỷ và khó đoán định. Không có gì khó hiểu, sống sau lũy tre làng từ bao đời nay, người nhà quê Việt Nam làm sao mà đã thấy ngay được cái “hay hớm” của thành thị: những con người ăn trắng mặc trơn, quanh năm chẳng biết đến cày bừa cấy hái; sống thì nhà nào biết nhà nấy, chẳng quần tụ xóm làng họ hàng, chẳng sát gần phần mộ tổ tiên; ăn nói thì khéo léo trơn tru đến mức không tin được; đã thế, họ lại du nhập lắm thứ sinh hoạt lai căng nhăng nhố từ tít tận trời Tây, chẳng có gì giống với tập quán ngàn đời ở xứ sở này. Thế nhưng, thành thị là một cái mới ở xã hội Việt Nam lúc ấy. Mà cái mới, nói sao mặc lòng, bao giờ cũng có sức hấp dẫn và sức kích thích riêng của nó. Thành thị không chỉ đe dọa người nhà quê, mà nó còn hứa hẹn với họ. Thơ Nguyễn Bính đã hơn một lần nói đến việc người nhà quê bỏ làng lên phố, thay đổi hẳn không gian sinh sống và phương thức tồn tại: Gia đ ình thiên c ả l ên Hà N ội/ Bu ôn bán quanh năm b ỏ cấy c ày (Giời mưa ở Huế). Thành thị, xét như một cực văn hóa đối trọng với cực văn hóa nông thôn, còn mời mọc người nhà quê gia nhập vào nó để tự khám phá những chiều kích chưa từng được biết đến trong bản thể văn hóa của anh ta. Thì đây: B ỏ lại vườn cam bỏ m ái gianh/ Tôi đi dan díu v ới kinh th ành (Hoa với rượu). Tuần trăng mật của người nhà quê – ta cứ tạm coi người nhà quê này chính là thi sĩ Nguyễn Bính hóa thân – với thành thị không phải là không có những khoảng thời gian đắm say ngây ngất. Gia nhập thành thị, Nguyễn Bính được sống trong một bầu khí quyển văn hóa khác, được biết và được trải nghiệm những trạng thái cảm xúc – tinh thần khác, khác hẳn so với khi ông chỉ là một người nhà quê, ở quê. Chuyện yêu đương chẳng hạn. Nếu trước kia “thông điệp tình yêu” trong thơ ông được phát đi theo con đường bóng gió xa xôi: Thôn Đoài ng ồi nhớ th ôn Đông/ Cau thôn Đoài nh ớ trầu kh ông thôn nào? (Tương tư), thì bây giờ nó trực tiếp hơn nhiều: T ôi mu ốn c ô đ ừng nghĩ đến ai/ Đừng h ôn dù th ấy c ánh hoa rơi/ Đ ừng ôm g ối chiếc đ êm n ằm ngủ/ Đừng tắm chiều nay biển lắm người/ T ôi mu ốn m ùi thơm c ủa nước hoa/ M à cô thư ờng xức chẳng bay xa/ Chẳng l àm ngây ng ất người qua lại/ Dẫu chỉ qua đường kh ách l ại qua (Ghen). Xưng hô bằng những đại từ “tôi, cô”, rồi nói tới việc cô ôm gối ngủ, cô đi tắm biển, cô xức nước hoa… – “cô” ở đây hẳn là một cô tân thời, chứ tuyệt không phải một cô thôn nữ má hồng răng đen – chỉ từng ấy đã đủ để thấy dấu ấn thành thị trong tình yêu của người (vốn là) nhà quê Nguyễn Bính – yêu và ghen và bộc lộ cái ghen của mình theo cách của người thành thị, trên những “vật liệu” của đời sống thành thị. Nếu đọc cho kỹ, ta sẽ nhận ra trong cái ghen này một điều gì đó như là sự náo nức, rộn ràng, hồ hởi: ấy chính là niềm vui khi người nhà quê lần đầu tiên được biết đến một thứ trạng thái cảm xúc lạ mà thành thị đã gây mầm trong tâm hồn mình! Gia nhập đời sống thành thị trong vai một nghệ sĩ tự do, có thể nói, Nguyễn Bính đã nhận được khá nhiều từ thành thị: việc mưu sinh bằng khả năng thiên phú của mình (làm thơ), những mối quan hệ xã hội rộng rãi, những cuộc tình lãng mạn, những chuyến xê dịch cho thỏa chí tang bồng trên nhiều vùng miền đất nước, và cả những thú ăn chơi nghiêng trời lệch đất (thuốc phiện, cô đầu). Ông tận hưởng chúng một cách vồ vập, không khách khí. Tuy nhiên, tự trong căn cốt, Nguyễn Bính vẫn cứ là một người nhà quê như mọi người nhà quê Việt Nam bao đời nay. Ông “dan díu với kinh thành” nhưng không thể hòa tan vào nó để trở thành chính nó. Trái lại, trước những biểu hiện của “cái thành thị”, con người nhà quê trong ông luôn thường trực một sự bất mãn, một thái độ phản kháng. Với ông, thành thị không phải nơi đất lề quê thói của những con người thuộc về cộng đồng họ mạc lâu đời, mà nó là chốn tụ lại của dân tứ chiếng với những mối quan hệ bèo nước nay hợp mai tan, không bền mà lại lắm dối trá, lọc lừa. Vì thế mà ông thấy cảnh: Mụ vợ bắc nam người tứ xứ/ Anh chồng tay trắng lẫn tay đen/ Đổi thay t ình nghĩa như cơm b ữa/ Kh úc “H ậu đ ình hoa” hát t ự nhi ên (Xóm Ngự Viên). Vì thế mà có lúc, dẫu thừa sự đa tình, ông sợ phải gắn bó tình cảm với một người con gái: Hàng xóm có ngư ời con g ái l ẻ/ Y chừng duy ên n ợ với nhau đ ây/ Chao ôi, ba b ốn tao ân ái/ Đã đ ủ tan t ành m ột kiếp trai/ T ôi r ờn rợn lắm giai nh ân ạ!/ Đ ành ph ụ nhau th ôi k ẻo tới ng ày/ Khăn gói gió đưa sang x ứ lạ/ Ai cười cho được l úc chia tay? (Giời mưa ở Huế). Tâm trạng bơ vơ lạc lõng này được Nguyễn Bính cực tả trong bài Hành phương Nam, khi mà giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội, ông chợt nhận ra mình xa lạ biết bao với xung quanh: Ta đi nhưng biết về đ âu ch ứ?/ Đ ã d ấy phong y ên kh ắp bốn trời/ Th à c ứ ở đ ây ng ồi giữa chợ/ Uống say m à g ọi thế nh ân ơi/ Th ế nh ân m ắt trắng như ng ân nhũ/ Ta v ới nh à ngươi c ả tiếng cười/ Dằn ch én h ất cao đầu cỏ dại/ H át r ằng phương Nam ta với ngươi (Hành phương Nam). Tuy vậy, thành thị, với tất cả sự gắn bó và những sức mạnh tác động của nó đến con người nhà quê trong căn cốt tinh thần của Nguyễn Bính (phải nói thêm: con người nhà quê đa tình, giàu cảm xúc), không phải là Huế hay Sài Gòn , mà là Hà Nội . Hầu như Nguyễn Bính không có một bài thơ hay một câu thơ nào sáng sủa vui tươi về Hà Nội. Sống ở Hà Nội, kết giao bằng hữu ở Hà Nội, thỏa chí phóng túng hình hài ở Hà Nội, song với ông, kinh thành Hà Nội dường như lại là một không gian ngả về sự tàn lụi, héo úa, điêu tàn, hấp hối. Điều đáng chú ý là trong thơ, Nguyễn Bính luôn nhìn Hà Nội bằng con mắt sầu tình – cái sầu của sự biệt ly và chết chóc trong tình yêu. Thương vay khóc mướn, Nguyễn Bính đã “viếng hồn trinh nữ” không quen biết qua việc nhuộm Hà Nội trong một màu trắng tang tóc lạnh người: Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh/ Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ/ T ôi th ấy quanh t ôi và t ất cả/ Kinh th ành Hà N ội ch ít khăn xô… Có m ột chiếc xe m àu tr ắng đục/ Hai con ngựa trắng xếp h àng đôi/ Đem đi m ột chiếc quan t ài tr ắng/ V à nh ững v òng hoa tr ắng lạnh người/ Theo bước, những người khăn áo tr ắng/ Kh óc h ồn trinh trắng m ãi không thôi (Viếng hồn trinh nữ). Trong xúc cảm hồi nhớ về một cuộc ly biệt năm nào, Hà Nội bị ông bóp méo bằng những nghịch âm nghịch sắc: H à N ội cơ hồ loạn tiếng ve/ Nắng d âng làm l ụt cả trưa h è/ Năm xưa m ột buổi đang mưa lụt/ T ôi ti ễn ch ân ngư ời sang biệt ly (Nhớ người trong nắng). Cũng có khi, dù không ở Hà Nội, nhưng Nguyễn Bính vẫn buộc phải chịu đựng sự giày vò đau đớn từ Hà Nội: H ôm qua b ắt được thư H à N ội/ Cho biết tin Dung đ ã đ ẻ rồi/ Giờ sửu, th áng ngâu, ngày nguy ệt tận/ Bao giờ t ôi bi ết mặt con t ôi/ Nào đoán th ử xem t ên con gái/ Oanh, Y ến, Đ ào, Trâm, Bích, Ng ọc, Hồi…/ T ôi bi ết v ô tình Dung l ại muốn/ Con m ình mang l ấy nghiệp ăn chơi (Oan nghiệt). Khi ấy, ở giữa hai hàng chữ của văn bản thơ, Hà Nội đã ngầm hiện lên như một không gian dung chứa sự thác loạn thành thị, nơi mà khách làng chơi và gái làng chơi đã ngẫu hợp trong những cơn cuồng hoan vô trách nhiệm và đem lại cho nhân gian một nỗi oan nghiệt mang hình người. Cả một bài thơ dài Oan nghiệt là những tưởng tượng đen tối, những hối hận nhục nhã, những giật mình kinh sợ của Nguyễn Bính khi nhận được tin một cô gái làng chơi nào đó tên Dung ở Hà Nội đã có con với mình. Đỉnh điểm bi kịch của và trong sự tưởng tượng đó là: Chàng chàng thi ếp thiếp cho bằng được/ Bố bố con con chẳng nhận nhau (Oan nghiệt) – cha, gã nghệ sĩ lãng tử; và con, gái làng chơi theo nghiệp mẹ, có thể sẽ rơi vào loạn luân mà không biết. Hà Nội là cái khung nền cho tưởng tượng ấy! Như vậy đấy, Nguyễn Bính không phải chỉ là con người của nông thôn: ông như người lái đò qua lại giữa hai bờ nông thôn và thành thị. Ông háo hức nhập cuộc với thành thị rồi mau chóng vỡ mộng, sầu buồn, đau đớn vì nó, nhưng vẫn không thể dứt bỏ được nó. Kiểu cảm thức này còn kéo dài trong thơ Việt Nam, kỳ lạ thay, ngay cả khi thành thị đã không còn là một cái mới như ở thời của Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính – lạc chốn thị thành – Tác giả: Hoài Nam
1,956
Ký họa chân dung nhà thơ Trần Hòa Bình của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường. Vào quãng những năm 80 của thế kỷ trước, nhà thơ Trần Hòa Bình viết bài thơ “Sơn Tây một phía”, trong đó có hình ảnh đứa con trai đi xa nay trở về bên mẹ trong một chiều cuối năm, và nhân vật trữ tình này tự ví: “Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió”. Một câu thơ tưởng vu vơ thế thôi, mà thật đúng với cuộc đời của thi sĩ Trần Hòa Bình vắn số. Như thể, cho đến tận bây giờ chàng thi sĩ lãng tử họ Trần vẫn phiêu du nơi góc bể chân trời… Thì đã đành, phần lớn nghệ sĩ thường hay thích lang thang đây đó. Tuy nhiên, đi nhiều, đi như một cái thú phiêu lưu, tự tìm thấy cái sung sướng trong sự đi, nâng cái sự đi như một triết lý “xê dịch” thì không phải nhiều người. Thời trước 1945 có thể nhắc tới Tản Đà , Nguyễn Tuân ; sau 1954 chắc không ai đi nhiều và thích đi như Quang Dũng . Cái thời khốn khó sau 1975, người ham đi như thế không có mấy ai, nhưng vẫn cứ phải kể đến Trần Hòa Bình. Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1978 rồi lên dạy học ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 trên Xuân Hòa-Vĩnh Phúc bây giờ. Một anh giáo trẻ mang tâm hồn thi sĩ, sống một mình, cuối tuần mới về với vợ con tại Hà Nội, rảnh chân là đi. Mà ngày ấy đi lại khó khăn, chứ đâu được như bây giờ. Không có xe đò thì đi xe đạp. Xe máy đang là của hiếm. Sau này, anh về Học viện Báo chí và Tuyên truyền, do dạy nghề làm báo và trực tiếp làm báo nên cái tính ham đi của anh lại càng được kích hoạt lên gấp bội. Ngoài những buổi lên lớp, hễ cứ hở ra lúc nào là đi. Con còn bé, gửi các trò gái chăm sóc để đi. Anh thích về các vùng quê, nhất là các vùng miền núi. Về đâu anh cũng tranh thủ tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các làn điệu dân ca, các ca dao tục ngữ, các phương ngữ mọi miền. Trần Hòa Bình là người không biết hát, nhưng rất nhiều khi thấy anh tự sướng ngâm nga mấy làn điệu quan họ hay chầu văn mà anh vừa mới nghe được, học lỏm được ở đâu đó: “Khách đến chơi (í a) nhà/ Đốt than (í a) dầu mà quạt nước ấy mấy pha trà mời người xơi/ Này có í a mời giầu”… Viết đến đây, tôi vẫn cứ mường tượng rõ mồn một cái giọng thanh sáng của anh, cái cười nở hết cỡ và ánh mắt nhấp nhánh sau cặp kính cận trên gương mặt anh khi anh hát những câu quan họ ấy. Sau này, đọc thơ anh, tôi mới hiểu những dưỡng chất trần gian mà anh thu lượm được trên khắp quê hương xứ sở đã đi vào thơ anh một cách tự nhiên và nhuần thấm. Trong các bài thơ của Trần Hòa Bình, ta bắt gặp khá nhiều câu thơ nói về cái thú phiêu du hoặc một tình thế phiêu du nào đó: “Tóc thề ảo ảnh chân trời vắng/ Có lẽ phiêu du đến chót đời”; “Em sông Thương tóc không còn dài nữa/ Tôi ôm mộng phiêu du như nước chảy chân cầu”; “Anh lại bay dưới bầu trời đơn lẻ/ Với đôi cánh ba mươi đã bị trúng thương”… Trong bài thơ Lối hoa vàng, anh thổ lộ: “Anh đã đi qua những bờ bãi hoa vàng/ Những đỉnh núi đá xanh và lau bạc/ Giấc mơ yêu – trái tim rung lục lạc/ Qua một bến bờ lại thấy bến bờ sau” (Lối hoa vàng). Những câu thơ chẳng phải đã nói về cuộc phiêu du không ngưng nghỉ của một gã si tình đó sao! Ở một chỗ khác, anh cũng lại viết: “Nào chú em, chén nữa/ ta cũng vậy thôi rong ruổi suốt dặm đời/ đi hết núi thì gặp lửa/ đi qua lửa nhìn thấy trời” (Một lần chạm cốc)… Thì ra, thích đi và được đi như là một bản mệnh của Trần thi sĩ. Nhà thơ Trần Hòa Bình sinh năm 1956 tại Ba Vì, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), xứ Đoài. Nơi linh khí núi Tản sông Đà này rất lạ, đã sinh ra những thi nhân tuy tầm vóc nhiều ít khác nhau, nhưng đều chảy trong máu cái thú phiêu du, lang thang, thậm chí bạt mạng giang hồ: cao thủ như Tản Đà, rồi đến Quang Dũng. Lớp sau thuộc thời nay là thi sĩ Nguyễn Lương Ngọc, Trần Hòa Bình. Tản Đà đã từng tự vịnh: “Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thời có, cửa nhà thời không/ Nửa đời Nam Bắc Tây Đông/ Bạn bè sum họp vợ chồng biệt ly/ Túi thơ đeo khắp ba kỳ/ Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”. Quang Dũng thì: “Có những chiếc giường lạ/Nhìn ra mảnh sân nào/ Nửa đêm chợt thức giấc/ Thấy ta nằm ở đâu?…” (Đêm Bạch Hạc). Thi sĩ Nguyễn Lương Ngọc (cùng nhà văn Hòa Vang) đã có một chuyến xuyên Việt bằng đường bộ nức tiếng ngày nào mà cho đến bây giờ trong văn giới nhiều người còn nhớ. Trần Hòa Bình thì vậy: “Nếu em yêu chồng thì thôi/ nếu không yêu chồng/ hãy mơ về Sapa một mùa sương gió/ dấu chân chúng mình còn ở đó/ những dấu chân hóa thạch giữa rừng già…”… Con đường thơ của thi sĩ họ Trần được hình dung qua dấu mốc bài thơ “Thêm một” (1986), bài thơ vừa mới ra đời đã lập tức nổi tiếng và được giới sinh viên, thanh niên nồng nhiệt đón nhận. Trước đó, Trần Hòa Bình công bố hàng loạt các bài thơ của tuổi “thanh niên sôi nổi”, gắn bó với cuộc sống và chiến đấu của Tổ quốc. Thơ lúc này trong trẻo, thanh xuân của một người trai tuổi đang yêu, chan hòa với cuộc sống chung của lớp người cùng thế hệ: Khi mùa mưa đến, Với dòng sông ấy, Sơn Tây một phía,… Sau này, do tuổi tác dầy lên, cuộc sống riêng chung có nhiều đổi khác, thơ Trần Hòa Bình chủ yếu hướng vào tình yêu và tình cha đối với đứa con gái đầu lòng còn nhỏ. Một số bài thơ hay nhất của Trần Hòa Bình cũng được ra đời vào quãng sau này: Bài hát ru hoa sen, Mai em về nhà chồng, Một lần chạm cốc, Bắt chước dân ca H’Mong, Khau Vai… Ở một bài viết khác đã lâu, tôi có nói Trần Hòa Bình là “Chàng thi sĩ của những khúc ru tình”. Các bài thơ tình của anh đều mang một cái giọng ru tình dìu dặt, vỗ về với nhiều tự thương và xa xót. Thơ tình của anh cũng chính là những cuộc phiêu du của niềm cô độc… Xin giới thiệu 2 bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Trần Hòa Bình Minh họa: Nguyễn Minh. BÀI HÁT RU HOA SEN Ngủ đi những đóa sen Sen mọc bên nhà em Ta hái về thành phố Đêm nay Từ Sơn ta nhớ Đêm nay Từ Sơn còn nhớ ta? Ngủ đi những đóa hoa Giấc mơ yêu nồng thắm của ta Hết khổ đau lại chập chờn hy vọng Hạnh phúc là gì, hạnh phúc có thật không? Ôi những đóa sen dè dặt cánh hồng… Ngủ đi những đóa hoa vợ chồng Ta ru hoa một đêm dài đơn độc Và em nữa, đã bao giờ em khóc Trước hồn sen trong vắt một ước nguyền Trước những cánh sen quay trong gió như thuyền? Ngủ đi – nhưng đừng vào lãng quên Những bông hoa ta hái về chậm trễ Ta thương em mà không sao thưa được? Ta yêu em mà không sao nói được Sen ngủ trong bình, em thức trong ta… Ngủ đi những đóa hoa lạ nhà Hãy mơ giùm ta một mùa đôi lứa? Đêm nay hồn ta hé mở Nhớ một đầm sen Thổi gió dài tóc em… SƠN TÂY MỘT PHÍA Mưa nhè nhẹ rất thương choàng lên phố nhỏ Những chiếc lá bàng trong ngõ vắng lang thang Thành hào cũ phong bao một bài thơ cổ Chẳng biết dành tặng ai, yên tĩnh quá chừng! Bỏ lại sau lưng những dặm dài cát bụi Những ưu phiền, thành bại tuổi ba mươi Mẹ ơi mẹ con lại về bẻ củi Bữa cơm chiều cuối năm nghe lửa réo quanh nồi. Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió Vẫn khát nửa hồn mình được yên tĩnh tựa chiều nay Em hiền dịu rất thương lấy chồng nơi chân núi Biết xuân này có trở lại Sơn Tây? Trần Hòa Bình
Thi sĩ Trần Hòa Bình “phiêu du trong gió” – Tác giả: Văn Giá
1,491
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Phong. Tối ngày 1/8, tại Hà Nội, Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam – Singapore, Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam đồng tổ chức. Buổi lễ có sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đại diện lãnh đạo các cơ quan ban, ngành, địa phương, Đoàn Ngoại giao cùng người dân hai nước Việt Nam và Singapore. Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi tới Chính phủ và nhân dân Singapore lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore. Phó Chủ tịch nước nêu rõ, cách đây 50 năm, Việt Nam và Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng mối giao lưu giữa hai dân tộc khởi nguồn từ sớm, từ đầu thế kỷ XIX thông qua sự kết nối của các thương nhân. Đặc biệt, trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến Singapore 2 lần vào đầu thập niên 1930. Ngày nay, tượng đài của Người được đặt trang trọng tại khuôn viên Công viên Văn minh châu Á, thể hiện sự tôn vinh, quý trọng của Chính phủ và nhân dân Singapore đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước. Ngài Lý Quang Diệu – vị Thủ tướng đầu tiên, Nhà lập quốc của Singapore hiện đại cũng là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, trong nửa thế kỷ qua, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đặc biệt sau khi nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược vào năm 2013, quan hệ giữa Việt Nam và Singapore đã có những bước phát triển mạnh mẽ, năng động và thực chất. Quan hệ chính trị – ngoại giao hai nước ngày càng được củng cố và tăng cường. Nhiều chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên các kênh diễn ra thường xuyên, ngay cả trong điều kiện dịch bệnh khó khăn như thời gian qua, đã tạo tiền đề, môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư là hình mẫu về hợp tác kinh tế song phương tại khu vực Đông Nam Á. Hiện Singapore dẫn đầu trong ASEAN và đứng thứ 2 trên thế giới về đầu tư tại Việt Nam. Các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) trải dài từ Bắc đến Nam đã trở thành biểu tượng của sự thành công về hợp tác kinh tế giữa hai nước. Gần đây, việc thiết lập quan hệ đối tác Kinh tế số – Kinh tế xanh Việt Nam – Singapore vào tháng 2/2023 là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội mới nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển bền vững giữa hai nước, nhất là hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Hợp tác giáo dục, giao lưu nhân dân không ngừng phát triển, là cầu nối vững chắc cho quan hệ Đối tác chiến lược. Trong thời gian qua, hàng chục nghìn học giả, học sinh, sinh viên, người lao động Việt Nam đã và đang sinh sống, học tập, làm việc tại Singapore. Chương trình Hợp tác Singapore (SCP) đã triển khai rất hiệu quả, góp phần phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo hơn 21.000 cán bộ Việt Nam, trong đó có nhiều cán bộ cấp cao. Những bài học thành công trong phát triển đất nước Singapore có ý nghĩa quan trọng, giúp Việt Nam trong xây dựng, kiến thiết đất nước sau chiến tranh và quản trị hiện đại. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tin tưởng rằng, trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng trong 50 năm qua, với quyết tâm cao của lãnh đạo, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và vững mạnh; vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Ngài Jaya Ratnam – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam. Ảnh: Minh Phong. Phát biểu tại buổi lễ, ngài Jaya Ratnam – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam khẳng định, điểm nổi bật của mối quan hệ Việt Nam – Singapore là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, được vun đắp thông qua các trao đổi thường xuyên ở tất cả các cấp. Đại sứ tin tưởng rằng, với nền tảng vững chắc mà lãnh đạo, nhân dân hai nước cùng nhau xây dựng, quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn nữa trong tương lai. Cũng tại sự kiện, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho biết, giao lưu nhân dân góp phần rất quan trọng vào những thành tựu của quan hệ Việt Nam – Singapore. Trong những năm qua, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú đã diễn ra như: giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao, lễ hội, hội thảo, tọa đàm kết nối đối tác về kinh tế – thương mại, đầu tư, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, góp phần tích cực vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, gắn kết người dân và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Singapore
1,045
Chúng ta không bao giờ có thể ngừng đọc, dù cuốn sách nào cũng đến hồi kết. Cũng như chúng ta không bao giờ ngừng sống, dù cho cái chết là điều hiển nhiên.” Cái chết chắc chắn này rồi sẽ đến sớm một cách bi thảm đối với nhà thơ kiêm tiểu thuyết gia người Chile Roberto Bolaño. 20 năm sau, di sản của ông đang dần được khám phá lại. Là một nhà văn có tính tiên phong, ông đã làm việc gần như hầu hết thời gian trong phần lớn sự nghiệp của mình. Bolaño bằng cách nào đó đã nổi lên như một hiện tượng xuất bản toàn cầu trước nhất của thế kỉ 21, để lại một lượng lớn tác phẩm chưa được mở rộng và câu chuyện đời với những huyền thoại và sự nhầm lẫn. Ngày nay, điều có vẻ gần như đáng ngạc nhiên giống với thành công phi thường của Bolaño là hai thập kỉ sau khi ông qua đời, vẫn chưa có ai viết tiểu sử về ông. Nhà văn, nhà thơ người Chile Roberto Bolaño. Đối với những nhà văn khác, điều này chưa từng xảy ra. Theo đó, cuốn tiểu sử đồ sộ về James Joyce của Richard Ellman được xuất bản 18 năm sau khi ông qua đời. Cuốn tiểu sử đầu tiên của Sylvia Plath cũng được xuất bản 13 năm sau khi bà tự sát. Thần tượng của Bolaño, Jorge Luis Borges, cũng đã “sở hữu” cho bản thân mình một cuốn tiểu sử bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh chỉ hơn một thập kỉ ra đi. Gần đây, chu kì từ cái chết đến tiểu sử dường như đang được tăng tốc. Tiểu sử của David Foster Wallace xuất hiện chỉ sau 4 năm mà ông tự sát. Phillip Roth thì chỉ 3 năm, trong khi Gabriel García Márquez đã có từ khi còn sống, với danh tiếng là một tác giả người Mĩ Latinh có thành công vang dội trên trường quốc tế. Thế nhưng tại sao vẫn chưa có tiểu sử về Bolaño? Có vấn đề gì không? Và rộng hơn nữa, di sản của Bolaño ngày nay là gì? Dường như tiên đoán được tình huống này, mà Bolaño một thập kỉ trước đã từng viết rằng “Thật khó để nói về những nhân vật mang tính biểu tượng.” Thế nhưng thực tế, cuộc đời của Bolaño chính là tiểu sử có sự phong phú. Sinh ra ở Chile vào năm 1953, gia đình ông di cư đến Thành phố Mexico khi ông vừa 15 tuổi. Ở đó, ông đồng sáng lập phong trào thi ca sôi nổi và mở con đường hướng đến tiên phong. Năm 1973, Bolaño trở lại Chile trong cuộc lật đổ chính phủ Allende, ông bị cầm tù và thoát chết chỉ trong gang tấc. Năm 1977, ông theo mẹ và chị gái đến Tây Ban Nha, nơi ông làm những công việc lặt vặt, bao gồm làm nhân viên bán đồ trang sức rẻ tiền và người chăm sóc khu cắm trại, trong khi âm thầm và kiên quyết tạo ra một vũ trụ văn học của riêng mình. Trong các bài phê bình văn chương, Bolaño thường viết về vai trò của lòng dũng cảm – và “người anh em đen tối của nó” – sự hèn nhát, của các nhà văn. Ông ghê tởm bất cứ ai bán đứng lí tưởng nghệ thuật, và khiến nhiều người khó chịu với những phán xét thẳng thắn của mình. Từ insobornable trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “không thể mua chuộc được”, cũng chính là tính từ mà những người biết Bolaño thường dùng để mô tả ông. Trí óc bậc thầy và trái tim không khoan nhượng này đã khiến ông ấy chấp nhận rủi ro, không hứa hẹn thành công về mặt nghệ thuật hay thương mại trong các tác phẩm mà mình viết ra Có những thách thức sẽ luôn tồn tại, từ lối viết đầy chất thơ nói về chủ nghĩa phát xít trong Distant Star (tạm dịch: Ngôi sao xa xôi ) cho đến những câu chuyện khó đọc về vụ sát hại phụ nữ ở Juárez trong 2666 . Ở đó có những người kể chuyện ở góc nhìn thứ nhất đầy rủi ro, như vị linh mục yếm thế ở Đêm Chile hay người Uruguay lưu vong của Amulet… Bolaño chấp nhận tất cả những khó khăn này khi sống cách Barcelona, ​​trung tâm đầu não của ngành xuất bản Tây Ban Nha, chỉ một chuyến tàu, nhưng ông phải mất gần 20 năm mới thấy tác phẩm của mình có cơ hội xuất bản. Valerie Miles, một biên tập viên và dịch giả người Mĩ, là nhân vật cố định trong giới văn chương nói tiếng Tây Ban Nha, cho rằng “Có rất nhiều suy đoán về cuộc đời của Bolaño và rất nhiều điều chưa được biết đến về nhà văn này.” Cô ấy là một trong số ít người có quyền truy cập vào kho lưu trữ hơn 14.000 trang mà Bolaño để lại. “Ông ấy không có máy tính (vào những năm 1970 và 1980), vì vậy ông dùng sổ ghi chép, bút, máy đánh chữ cơ học và giấy”. Phần lớn tài liệu là tự truyện, Miles nói, và đưa ra những hiểu biết sâu sắc về đời sống nội tâm của ông. “Ông ấy cũng viết nhật kí.” Miles đắm mình trong kho lưu trữ bắt đầu từ năm 2008 theo yêu cầu từ vợ của Bolaño, Carolina López. Thế nhưng sau một thập kỉ, bà López đã đóng kho lưu trữ lại và hạn chế quyền trích dẫn từ các tài liệu chưa được xuất bản. Những căng thẳng và hạn chế xung quanh di sản của Bolaño – và có lẽ cả chi phí cho các chuyến đi nghiên cứu kéo dài tới Chile , Mexico và Tây Ban Nha mà một cuốn tiểu sử sẽ cần phải có – đã làm nản lòng một số nhà viết tiểu sử. Các tác phẩm đã chuyển ngữ tại Việt Nam của Bolaño. Khi được hỏi tại sao kho lưu trữ không được mở ra một cách rộng rãi để nghiên cứu về Bolaño, bà López thẳng thắn nói rằng “di sản của Bolaño không chỉ là văn học, mà còn là vấn đề gia đình. Thật khó giải thích cái chết của anh ấy đã tàn khốc như thế nào đối với các con tôi, lúc đó mới 2 và 13 tuổi”. Sau đó là sự bùng nổ của Bolaño trong thế giới nói tiếng Anh với những bịa đặt cũng như thông tin sai lệch, như ông là một con nghiện, và là thành viên trong cuộc đảo chính ở Chile. Bà López nói “Tất cả những điều rác rưởi trên các phương tiện truyền thông, những lời dối trá, thậm chí nói rằng chúng tôi đã li thân, đã làm phức tạp thêm nữa quá trình tang lễ. Tất cả chúng tôi đều cần điều trị tâm lí để mà sống tiếp… Mọi thứ xảy ra khiến cho chúng tôi cần được bảo vệ và có cảm giác mất lòng tin với mọi thứ liên quan đến Roberto, tất nhiên bao gồm cả việc truy cập vào kho lưu trữ.” Vào năm 2013, López đã đệ trình một số vụ kiện vì “vi phạm quyền riêng tư và danh dự” liên quan đến những tuyên bố đã xuất hiện trong các bài báo và phim tài liệu khác nhau. Một trong những người mà bà ấy kiện là Ignacio Echevarría, người đã xuất bản 2 bài báo trong đó ông đã thảo luận về các khía cạnh trong cuộc sống cá nhân của Bolaño. Echevarría chỉ ra rằng khi thời gian trôi qua, những người biết Bolaño đang chết dần mòn. “Tiểu sử bị trì hoãn càng lâu, các nguồn quan trọng khác sẽ bị mất đi.” “Ông ấy là nhà văn đã thay đổi mô thức của tiểu thuyết Mĩ Latinh,” ông nói. “Mỗi lần tôi đắm chìm vào tác phẩm của Bolaño, ông ấy sẽ lại làm tôi mê mẩn.” Trong vụ kiện đó “không ai muốn chiến đấu đâu. Tôi chưa bao giờ gặp phải kiện cáo trong cuộc đời mình, và nếu tôi biết mình đang vướng vào chuyện gì, có lẽ tôi đã không cần phải nói những điều như vậy!” Có phải việc thiếu một cuốn tiểu sử là một điều tồi tệ đối với di sản của Bolaño? Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của ông đã không còn được gia nhiệt như trước. Nếu chúng ta đặt mốc đỉnh điểm vào năm 2008, sau khi 2666 ra mắt bằng tiếng Anh, thì có lẽ không thể tránh khỏi việc ông thấy mình dần ít uy nghiêm hơn sau nhiều năm trôi qua. Mặc dù vậy, sách của ông vẫn bán chạy bằng 35 ngôn ngữ trên khắp thế giới. Một tiểu sử bị trì hoãn có khả năng cho phép tình trạng hỗn loạn xung quanh di sản của tác giả lắng xuống khi các xu hướng thay đổi, để chúng ta có thể đánh giá rõ hơn tác động của ông. Danh tiếng và doanh số bán sách khi tăng khi giảm, nhưng tác phẩm của Roberto Bolaño dường như đã được định sẵn để đứng vững trước thử thách của thời gian. ĐOÀN ANH TUẤN dịch từ bài viết của Aaron Shulman trên LitHub
Kiếp sau phức tạp của Roberto Bolaño – Đoàn Anh Tuấn dịch
1,561
Các vai diễn tham gia lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2023. Kể từ 1/8/2008 sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã luôn quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc của các cấp, ngành, đặc biệt là sự tâm huyết đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, nhất là các bậc nghệ nhân cùng cộng đồng thực hành di sản. Vì vậy sự nghiệp quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn TP đã và đang đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Đến nay, Hà Nội có 3 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc; Kéo co ngồi ở Hội đền Trấn Vũ và Kéo mỏ ở Hội đền Vua Bà (Hồ sơ đa quốc gia “Nghi lễ và trò chơi Kéo co”); Di sản tư liệu thế giới 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám . Một số di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhưng đang được lưu giữ, thực hành nhiều ở Hà Nội như ca trù (nằm trong danh mục cần phải được bảo vệ khẩn cấp); tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Thực hiện Luật Di sản văn hóa, đến nay TP đã có 21 di sản được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong sự nghiệp bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, những năm qua, TP đã luôn quan tâm chỉ đạo nhằm tôn vinh, động viên, tạo điều kiện cho các hoạt động thực hành của nghệ nhân. Hiện nay trên địa bàn TP có hàng ngàn nghệ nhân thuộc các lứa tuổi đang cầm giữ, thực hành, trao truyền, quảng bá các loại hình Di sản văn hóa phi vật thể. Sau 3 đợt Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu (năm 2015, năm 2019 và 2022), toàn TP có 131 nghệ nhân trong đó có 18 Nghệ nhân Nhân dân và 113 Nghệ nhân Ưu tú (chưa tính số nghệ nhân làng nghề). Để tiếp tục động viên, khuyến khích các hoạt động thực hành, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ngày 8/12/2022 HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-HĐND quy định cụ thể chế độ đãi ngộ, hỗ trợ với các CLB, nghệ nhân, nghệ sĩ… Công tác quản lý lễ hội hằng năm luôn được TP quan tâm chỉ đạo. Các hoạt động lễ hội truyền thống đã đáp ứng được nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân. Việc gìn giữ yếu tố gốc trong thực hành di sản, khắc phục tồn tại trong phần Hội, ngăn ngừa các hành vi trục lợi từ hoạt động lễ hội luôn được quan tâm. Một số lễ hội đã giảm thiểu được hiện tượng bạo lực như: Lễ hội Gióng ở Sóc Sơn và Phù Đổng đã chú ý hơn đến khâu tất lộc nên không còn tình trạng tranh cướp phản cảm. Lễ hội Chạy Lợn ở Phú xuyên đã thực hành phần chém lợn trong rạp che kín nên Nhân dân và du khách không còn chứng kiến cảnh sát sinh. Từ năm 2017 đến nay, thực hiện công tác bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một cần bảo vệ khẩn cấp, Sở Văn hóa và Thể thao đã tiến hành hỗ trợ các lớp truyền dạy tại cộng đồng, như: hát ca trù, hát dô, hát chèo tàu, hát xẩm, múa rối, múa cồng chiêng, hát chèo, hát Trống quân… Phối hợp với ngành giáo dục đào tạo triển khai thành công đề án thí điểm giáo dục di sản trong trường phổ thông… Kết quả đạt được trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, mà ở đó có sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực di sản văn hóa là điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch Hà Nội phát triển. Hệ thống di tích, phố cổ, làng cổ, làng nghề, lễ hội truyền thống, Văn hóa ẩm thực cùng với các hoạt động nghệ thuật truyền thống đặc sắc… đã tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn riêng có của Thủ đô. Đã 15 năm trôi qua kể từ khi mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội nhưng những giá trị di sản văn hóa phi vật thể được hội tụ, kết tinh lan tỏa trở thành mạch ngầm chảy mãi , góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân Thủ đô. Điều ấy lại càng có ý nghĩa từ khi Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO và đang triển khai thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TU của Thành ủy về công nghiệp văn hóa, những giá trị di sản văn hóa đã và đang là nhân tố chủ đạo, từng bước trở thành nguồn lực quan trọng góp phần tạo động lực phát triển Thủ đô. (Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Hà Nội)
Di sản phi vật thể – nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa
888
Dấu vết khảo cổ của thành phố Jericho cổ đại. (Nguồn: Wikimedia Commons) Jericho là thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất thế giới, với niên đại hơn 10.000 năm, và cũng là thành phố thấp nhất thế giới khi nằm dưới mực nước biển 263 mét. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) dự kiến sẽ xếp hạng thành phố Jericho cổ đại, hiện là một di tích khảo cổ ở Khu A thuộc Bờ Tây, là một di sản thế giới thuộc Nhà nước Palestine. Jericho là thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất thế giới, với niên đại hơn 10.000 năm và cũng là thành phố thấp nhất thế giới khi nằm dưới mực nước biển 263 mét. Thành phố Jericho có một phần nằm ở Thung lũng Jordan và hoàn toàn nằm dưới quyền quản lý của Chính quyền Palestine (PA). Dự kiến, di tích Thành cổ Jericho cùng 52 địa điểm tự nhiên và văn hóa sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Ủy ban Di sản Thế giới vào tháng Chín tới. Nằm tại thị trấn ốc đảo Jericho, Tel al-Sultan là một địa điểm khảo cổ học từ giai đoạn đầu của Thời đại Đồ Đồng (9.000 năm trước Công nguyên) và được tin là nơi định cư sớm nhất từng được biết của thế giới. Jericho cũng là nơi có Dinh Hisham, một trong những địa điểm khảo cổ trong lãnh thổ Palestine và nơi có vật khảm lớn nhất tại Trung Đông. Các quan chức UNESCO nói địa điểm này có đủ mọi tiềm năng để trở thành Di sản Thế giới. Từ năm 2011, UNESCO đã công nhận Palestine là một quốc gia đầy đủ và công nhận 3 di sản khác ở Bờ Tây gồm Nhà thờ Giáng sinh ở Bethlehem (2012), bậc thang cổ đại ở Battir (2014) và Khu phố cổ Hebron, bao gồm Lăng mộ các Tổ phụ (2017)./.
UNESCO: Thành cổ Jericho là di sản thế giới của người Palestine
326
Ảnh đồ họa về vật thể bí ẩn và tấm ảnh thực (nhỏ) cho thấy ở một góc độ khác nó như một dấu chấm hỏi màu đỏ cam treo lơ lửng giữa vũ trụ - Ảnh: NASA/ESA/CSA/SICcl. Một dấu hỏi màu đỏ đầy bí ẩn đã được vũ trụ gửi gắm đến người Trái Đất thông qua hình ảnh kỳ lạ mà Kính viễn vọng không gian James Webb vừa thu được. Đó là một vật thể khổng lồ mang hình dạng một dấu chấm hỏi, nằm trêu ngươi ngay bên dưới 2 ngôi sao trẻ thuộc chòm sao Thuyền Phàm, theo công bố mới của Nhóm Kính viễn vọng James Webb từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). James Webb là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới do NASA phát triển và điều hành chính. ESA và CSA (Cơ quan Vũ trụ Canada ) cũng tham gia vào siêu dự án này, trong nỗ lực chung nhằm khám phá vũ trụ sơ khai và khả năng sinh sống của các thế giới lân cận. Ban đầu, nhóm James Webb của ESA đang quan sát chi tiết cặp sao trẻ mang tên Herbig-Haro 46/47, còn bao quanh bởi một đĩa vật chất dần nuôi chúng lớn lên trong hàng triệu năm. Nhưng ngay bên dưới cặp sao, họ lại phát hiện thứ gì đó bí ẩn: Một dấu chấm hỏi trêu ngươi hiện ra trên nền trời, mà các nhà khoa học mô tả giống như vũ trụ đang hỏi chúng ta điều gì đó. Hiện vẫn không thể xác định vật thể hình dấu hỏi đó là cái gì, nhưng màu sắc và hình dạng của nó đem đến cho các nhà khoa học một số giả thuyết. Trả lời phỏng vấn của tờ Space, đại diện Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian (STScl – Mỹ), nơi quản lý chính hoạt động của James Webb, nhận định đó có thể là một thiên hà ở xa, hoặc các thiên hà đang tương tác với nhau, dẫn đến biến dạng. Vật thể có màu đỏ, cho thấy nó ở khá xa, bởi các vật thể ở xa và đang tiếp tục lùi dần do vũ trụ giãn nở sẽ có màu đỏ do hiện tượng dịch chuyển đỏ. Cho dù nó hiện ra ngay bên cạnh các vật thể cách 1.470 năm ánh sáng, nhưng khoảng cách thực tế của dấu hỏi có thể lên tới hàng tỉ năm. Trong khi đó, PGS Matt Caplan, nhà vật lý từ Đại học bang Illinois, cho rằng dấu hỏi này là hai thiên hà sáp nhập, với phần móc câu được tạo nên bởi một thiên hà khổng lồ bị phá vỡ.
ESA công bố ‘thông điệp bí ẩn’ từ nơi cách Trái Đất 1.470 năm ánh sáng
445
Hãy cùng điểm danh những kênh đào nổi tiếng trên thế giới tương tự với ‘Panama’ của Việt Nam nhé! Dù ít được đề cập nhưng vai trò của các con kênh đào rất quan trọng với hệ thống hàng hải của mỗi quốc gia cũng như của quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có nhiều biến động thì các kênh đào chính là mạch máu kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị quân sự trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mới đây, kênh đào nối sông Đáy – sông Ninh Cơ ở Nam Định có giá trị 2.300 tỷ đồng đã chính thức được mở luồng vào ngày 25/7. Sự góp mặt của cụm công trình này sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2016). Đồng thời, kênh đào này còn giúp cho tàu 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Bình, Ninh Phúc, từ đó giảm chi phí vận tải, giảm gánh nặng cho đường bộ, giảm ô nhiễm môi trường… Kênh đào nối sông Đáy – sông Ninh Cơ ở Nam Định có giá trị 2.300 tỷ đồng. (Ảnh: Tiền Phong). Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới có tới hàng trăm kênh đào. Dưới đây là 5 kênh đào nổi tiếng trên thế giới tương tự với “Panama” của Việt Nam. 1. Kênh đào có lịch sử lâu đời nhất – Đại Vận Hà Đại Vận Hà là một trong những kênh đào vận chuyển dài nhất và lâu đời nhất trên thế giới. (Ảnh: Travel). Đại Vận Hà là một trong những kênh đào vận chuyển dài nhất và lâu đời nhất trên thế giới, còn được biết đến với cái tên Kinh Hàng Đại Vận Hà. Đại Vận Hà đi qua các thành phố và tỉnh như Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang… Kênh đào này đã đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển và giao lưu kinh tế văn hóa giữa các khu vực phía Bắc và phía Nam của Trung Quốc . Ước tính có khoảng 100 ngàn tàu thuyền đi qua dòng kênh này mỗi năm. Năm 2014, kênh đào Đại Vận Hà được liệt kê là một trong những Di sản thế giới của UNESCO. 2. Kênh đào được nhiều quốc gia sử dụng nhất – Suez Kênh đào Suez là một trong những tuyến đường biển được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới. (Ảnh: Travel). Kênh đào Suez được xây dựng năm 1869. Đây là một trong những tuyến đường biển được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới. Có chiều dài 193,5km, Suez là một trong những kênh đào giao thông quan trọng cho thương mại hàng hải. Sau khi xây dựng, kênh đào này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi Hảo Vọng phía Nam châu Phi, rút ngắn khoảng cách 6.000 km. 3. Kênh đào khó thực hiện kỹ thuật xây dựng nhất – Panama Kênh đào Panama đã được xây dựng trong 3 thập kỷ bằng mồ hôi công sức của rất nhiều người. (Ảnh: Travel). Kênh đào Panama là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và phân chia Bắc và Nam Mỹ. Kênh đào Panama đã được xây dựng trong 3 thập kỷ bằng mồ hôi công sức của rất nhiều người. Năm 1994, kênh đào được Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ công nhận là 1 trong 7 thành tựu kỹ thuật xây dựng lớn nhất của thế giới hiện đại. Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong vận tải thủy giữa hai đại dương. Trong quá khứ, để vận chuyển hàng hóa từ New York đến San Francisco, thay vì phải vượt qua hơn 22.500km qua eo biển Drake và mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực Nam của Nam Mỹ, hiện nay, nhờ vào kênh đào Panama, việc đi lại chỉ tốn còn 9.500 km. 4. Kênh đào dài thứ 2 thế giới – Erie Khi hoàn thành vào năm 1825, kênh đào Erie dài thứ hai trên thế giới sau kênh đào Đại Vận Hà ở Trung Quốc. (Ảnh: Travel). Kênh đào Erie là một kênh đào ở New York, Hoa Kỳ , là một phần của phía đông sông West, tuyến đường xuyên bang của Hệ thống kênh đào bang New York (trước đây gọi là Kênh Barge State New York). Khi hoàn thành vào năm 1825, đây là kênh đào dài thứ hai trên thế giới (sau kênh đào Đại Vận Hà ở Trung Quốc) và giúp tăng cường đáng kể sự phát triển và kinh tế của thành phố New York và Hoa Kỳ. Kênh Erie không chỉ tăng tốc độ vận chuyển mà còn giảm hầu hết chi phí vận chuyển ở khu vực ven biển và đất liền. 5. Kênh đào nhân tạo nhộn nhịp nhất châu Âu – Kiel Kênh đào Kiel được coi là tuyến đường thủy nhân tạo nhộn nhịp nhất châu Âu. (Ảnh: Travel). Khai trương vào năm 1895, kênh đào Kiel dài 98km đi qua bang Schleswig-Holstein của Đức . Kênh đào nhân tạo này giúp các tàu thuyền đến Đan Mạch gần hơn. Kênh đào Kiel nối Biển Bắc với Biển Baltic, không chỉ rút ngắn hành trình (460 km) mà còn giúp tàu bè tránh được khó khăn, rủi ro khi vận tải hàng hóa. Đây được coi là tuyến đường thủy nhân tạo nhộn nhịp nhất châu Âu, trung bình 250 tàu thuyền di chuyển qua kênh mỗi ngày. Phải mất 8 năm và hơn 9 ngàn công nhân để hoàn thành việc xây dựng dòng kênh Kiel. Nguồn: Travel, Tiền Phong, Zeymarine
5 kênh đào kết nối nổi tiếng trên thế giới tương tự ‘Panama’ Việt Nam
983
Nhờ đường cao tốc mới khánh thành ngày 1/9/2022, việc di chuyển từ Hà Nội đến Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ còn 3 giờ, thay vì 6 giờ như trước đây. (Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu). Sau 60 năm, các công trình mới, mang dấu ấn đậm nét, đã thay đổi hoàn toàn diện mạo Quảng Ninh , tạo động lực cho tỉnh phát triển đi lên. Xác định kết cấu hạ tầng đồng bộ là điểm tựa vững chắc, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh đã tập trung nghiên cứu, huy động nguồn vốn xây dựng giao thông cảng biển, mạng lưới điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường; mở rộng các khu đô thị, công nghiệp, du lịch, kinh tế cửa khẩu và nhiều công trình văn hóa phúc lợi công cộng. Sau 60 năm, các công trình mới, mang dấu ấn đậm nét, đã thay đổi hoàn toàn diện mạo Quảng Ninh, tạo động lực cho tỉnh phát triển đi lên. Cụ thể, ngày 1/9/2022 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự kiện Quảng Ninh hoàn thành trục cao tốc dọc tỉnh, nối địa đầu Tổ quốc – TP. Móng Cái với Hà Nội . Đây cũng là thời điểm, tỉnh chính thức sở hữu đa dạng hóa loại hình giao thông đồng bộ khi có cả sân bay, cảng tàu quốc tế và cao tốc dọc tỉnh, trở thành tỉnh phát triển hạ tầng giao thông nhanh nhất cả nước. Điều ấn tượng, nguồn vốn để làm các công trình, có sự góp mặt phần lớn từ tư nhân. Qua đó góp phần quan trọng khơi thông kết nối liên kết vùng, rút ngắn về thời gian và khoảng cách, mở không gian phát triển mới cho cả vùng. Đến nay, các dự án được Quảng Ninh đưa vào khai thác đã sớm phát huy hiệu quả sau đầu tư khi lượng khách du lịch đến địa đầu tổ quốc Móng Cái tăng kỷ lục vào thời điểm cao tốc hoàn thành, những chuyến bay quốc tế đến Quảng Ninh chỉ sau 5 tháng đưa vào khai thác và cảng tàu khách Hạ Long là nơi hội ngộ của những chuyến tàu du lịch đẳng cấp nhất thế giới. Các dự án giao thông đã đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh sở hữu đa dạng, đồng bộ và nhanh nhất cả nước về phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông ở cả 3 loại hình là đường bộ, đường hàng không và đường biển. Các công trình có sự kết nối, gắn kết đến các trung tâm kinh tế-văn hóa-du lịch của tỉnh, tạo thành chuỗi kết nối tổng thể, liền mạch, rút ngắn về khoảng cách và thời gian, mở rộng không gian phát triển; khơi thông và thúc đẩy tiềm năng các khu vực động lực, tạo nên một Quảng Ninh thịnh vượng, cực tăng trưởng quan trọng của khu vực phía Bắc Việt Nam. Song song với việc hoàn thành tuyến giao thông trục chính là cao tốc, tỉnh đã triển khai nhiều công trình giao thông kết nối khác để hình thành chuỗi liên kết vùng như đường nối Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng… là những công trình hình thành trên cơ sở hợp tác, phối hợp cùng đầu tư để lan tỏa lợi ích. Tỉnh sẵn sàng chia sẻ sân bay và cảng biển với Lạng Sơn , Bắc Giang bằng những tuyến đường kết nối mới, chia sẻ cao tốc với vùng đồng bằng Sông Hồng để đến thị trường hơn 1,4 tỷ dân Trung Quốc nhanh hơn. Những công trình của Quảng Ninh là điều kiện, tiền đề để Chính phủ kiến tạo lên hành lang giao thông động lực phía Bắc bằng liên kết trục cao tốc phía Đông. Hiện tại, Quảng Ninh đang là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể. Điều này góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hợp tác hóa lãnh thổ, tạo những hành lang, không gian phát triển mới, được tính toán, cân nhắc với kiến tạo cảnh quan-kiến trúc công trình mang dấu ấn bản sắc địa phương. Cảng biển Quảng Ninh. (Nguồn: Vietnamnet). Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, Quảng Ninh xác định nguồn lực xã hội vẫn sẽ là quan trọng, đột phá để phát triển. Trên quan điểm đó, từ những kinh nghiệm và thành công đã tạo dựng được, tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới và có nhiều cách làm sáng tạo hơn nữa trong thu hút và sử dụng nguồn lực đầu tư, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm và phát huy hiệu quả, để từng công trình, dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng để nâng cao đời sống của nhân dân. Đây cũng là động lực chính cho mục tiêu tăng trưởng và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Quảng Ninh tiếp tục coi trọng nguồn lực đầu tư nước ngoài (FDI), sẽ thực hiện nhiều giải pháp để đưa nguồn lực này trở thành động lực phát triển quan trọng của tỉnh. Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiều lần khẳng định rằng: “Quảng Ninh tập trung thu hút đầu tư FDI thế hệ mới có trọng tâm, trọng điểm, tạo thế đan xen thu hút từ Đông Bắc Á. Từ đó, sẽ ưu tiên đối với các dự án FDI thế hệ mới sử dụng ít nguồn lực (ít đất, ít lao động, ít năng lượng, ít gây ô nhiễm); các dự án chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ sạch, có giá trị gia tăng lớn, quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi cung ứng sản xuất và cung ứng toàn cầu…” Từ định hướng đó, Quảng Ninh xác định tận dụng các cơ hội từ tiềm năng, lợi thế, quyết tâm thu hút được các tập đoàn đa quốc gia, đa ngành, có vai trò dẫn dắt vào những ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt. Trong đó có các ngành du lịch, dịch vụ tổng hợp hiện đại, công nghiệp chế biến – chế tạo, các ngành công nghệ cao, công nghệ thông minh, công nghiệp phụ trợ, kinh tế biển, logistics, năng lượng sạch… KCN DEEP C Quảng Ninh. (Nguồn: Báo Đầu tư). Để đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI, Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư, như: Chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh về kinh phí giải phóng mặt bằng, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động tại các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, KKT, hỗ trợ các doanh nghiệp trong triển khai ứng dụng KHCN sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về vốn tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ công… Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023, trong đó tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; xây dựng hình ảnh, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; hỗ trợ hướng dẫn, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư… Về lâu dài, tỉnh đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu; khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng-an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế; GRDP bình quân hơn 15.000 USD/người/năm. Đến năm 2045, sẽ là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh. Với mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, nền tảng vững chắc sau 60 thành lập; kết hợp với tầm nhìn chiến lược dài hạn, sự quyết liệt, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành của các thế hệ lãnh đạo; cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng, tin tưởng rằng, Quảng Ninh sẽ tiếp tục trở thành “thỏi nam châm” thu hút các nguồn lực để phát triển trong giai đoạn mới.
60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh: Tập trung thu hút nguồn lực để phát triển trong giai đoạn mới
1,549
Mưa sao băng Perseids tháng 8/2023 là sự kiện đáng mong chờ của người yêu thiên văn. Perseids là trận mưa sao băng đẹp nhất năm và là sự kiện thiên văn được mong chờ nhất bởi số lượng sao rơi lớn đến hàng trăm vệt mỗi giờ. Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), mưa sao băng Perseids tháng 8/2023 là sự kiện đáng mong chờ của người yêu thiên văn bởi đây là trận mưa sao băng lớn nhất năm. Mưa sao băng Perseids (Anh Tiên) là một trong những màn trình diễn sao băng ấn tượng nhất năm luôn được săn đón. Các sao băng Perseids được tạo ra khi Trái Đất đi qua các mảnh vụn băng đá – là tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle khi nó đến gần Trái Đất năm 1992. Mưa sao băng Perseids có cực đại vào khoảng ngày 12, 13 tháng 8 hàng năm. Số lượng sao băng một giờ có thể lên tới 150-200 vệt vào những năm không trăng (2016 là một ví dụ). Trung bình, bạn có thể chiêm ngưỡng 100 sao băng mỗi giờ vào thời gian cực đại của Perseids. Một thiên thạch Perseid (khi chúng ở ngoài vũ trụ) thông thường di chuyển với tốc độ khoảng 200,000 km/h khi đi vào khí quyển Trái Đất (được gọi là sao băng). Hầu hết các sao băng Perseid đều nhỏ nên không để lại tàn tích trên mặt đất, nếu có thì chúng được gọi là “vẫn thạch”. Các sao băng Perseids là vật thể nóng bỏng, lên đến hơn 1650 độ C khi đi vào khí quyển Trái Đất, đồng thời nén và làm nóng không khí phía trước. Hầu hết các sao băng sẽ được nhìn thấy khi chúng cách mặt đất khoảng 97 km. Sao chổi Swift-Tuttle được phát hiện độc lập bởi hai nhà thiên văn học Lewis Swift và Horace Tuttle năm 1862. Lần cuối nó ghé thăm Trái Đất là năm 1992, tuy nhiên khá mờ nhạt khi quan sát bằng mắt thường. Lần ghé thăm tiếp theo vào năm 2126, có khả năng sẽ tỏa sáng như sao chổi Hale-Bopp năm 1997. Sao chổi Swift-Tuttle được biết đến là vật thể lớn nhất băng qua Trái Đất theo chù kì, nhân của nó rộng khoảng 26 km. Tên gọi mưa sao băng Perseids được đặt tên theo chòm sao mà từ đó các thiên thạch xuất hiện. Quan sát từ Trái Đất, các sao băng Perseids xuất hiện trực tiếp từ chòm sao Perseus (Anh Tiên). Bạn có thể quan sát mưa sao băng Perseids tốt nhất ở bán cầu Bắc, tất cả điều bạn cần là một không gian tối, một nơi yên tĩnh và sự kiên nhẫn.Hướng dẫn quan sát Để tìm kiếm các sao băng Perseids, lý tưởng nhất là vị trí mà từ đó sao băng xuất hiện, gọi là “điểm phát”. Theo NASA, điểm phát của mưa sao băng Perseids là từ chòm sao Perseus (Anh Tiên). Vì không dễ để tìm kiếm chòm sao này, nên bạn có thể dựa vào các chòm sao sáng và nổi bật hơn như Cassiopeia (Tiên Hậu). Mặc dù mưa sao băng lấy tên từ chòm sao là điểm phát, nhưng chòm sao không phải nguồn phát của chúng. Cách tốt nhất để quan sát mưa sao băng Perseids là hãy chọn một không gian đủ tối, yên tĩnh và thoáng đãng. Bạn không cần sử dụng bất kì dụng cụ nào như kính thiên văn hay ống nhòm, chỉ cần chọn không gian lý tưởng và để mắt bạn thích nghi khoảng 30 phút trong bóng tối. Cực đại năm nay rơi vào đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/8/2023 là một năm cực kỳ lý tưởng để quan sát mưa sao băng Perseids vì bầu trời không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Bạn có thể quan sát từ đêm ngày 12, sau khi chòm sao Perseus mọc ở hướng Đông Bắc. Ở Việt Nam, bạn có thể quan sát trận mưa sao băng tuyệt đẹp này ở các vùng ngoại ô, lý tưởng nhất là miền núi vì không bị ô nhiễm ánh sáng, không gian thoáng đãng và cho bạn một trường nhìn rộng. Bạn nên nằm xuống và quan sát thay vì ngồi hoặc đứng, bởi khi nằm, chúng ta có thể bắt trọn toàn bộ sao băng Perseids. Ngoài ra, tháng 8 là thời gian tuyệt vời để chiêm ngưỡng dải Ngân Hà lấp lánh. Nếu như có thể, hãy rủ thêm bạn bè hoặc người thân, chuẩn bị đồ ăn nhẹ và một tách cà phê nóng để buổi quan sát trở nên trọn vẹn nhất có thể. Đừng quên xem thời tiết trước khi đi để có những phương án dự trù tốt nhất. Cuối cùng, nếu bạn yêu thích chụp ảnh thiên văn, hãy chuẩn bị các dụng cụ chụp ảnh như ống kính, máy ảnh và chân máy, tham khảo trước cách chụp ảnh mưa sao băng để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất bạn nhé.
Hướng dẫn cách quan sát mưa sao băng đẹp nhất năm vào ngày 12/8
836
Dải hội tụ nhiệt đới ở Việt Nam thường được hình thành vào đầu mùa hạ. Đây là thời điểm hội tụ giữa Tín phong Bắc bán cầu với gió mùa hạ. Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu gây nên mùa mưa và mùa khô ở vùng nhiệt đới. Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa khắp cả nước ta. Thời gian vừa qua, mưa dông liên tục xảy ra diện rộng trên cả nước. Trong đó khu vực phía Bắc luôn hứng chịu những cơn mưa rất to với lượng mưa nhiều nơi hơn 170mm. Theo cơ quan khí tượng, dải hội tụ nhiệt đới chính là hình thái thời tiết gây đợt mưa lần này. Mây ẩm sẽ hội tụ ở quanh dải nhiệt đới cũng như một vùng xoáy thấp trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, nó được hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu. Có thể là tín phong của bán cầu này với tín phong bán cầu kia vượt xích đạo đổi hướng và tín phong ở mỗi bán cầu với đới gió tây xích đạo mở rộng. Dải hội tụ nhiệt đới thường hoạt động chủ yếu ở khu vực nội chí tuyến. Nó có thể di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam phụ thuộc vào sự chuyển động biểu kiến của Mặt trời . Nó được đặc trưng bởi hoạt động đối lưu thường tạo ra dông bão mạnh trên các khu vực rộng lớn. Nó hoạt động mạnh nhất trên các khối lục địa theo ngày và tương đối ít hoạt động hơn trên các đại dương. Dải hội tụ nhiệt đới thường di chuyển theo quỹ đạo của Mặt trời. Do đó nó cũng thay đổi theo mùa. Nó di chuyển về phía Bắc vào mùa hè ở Bắc bán cầu và về phía Nam vào mùa đông ở Bắc bán cầu. Vì vậy, dải hội tụ nhiệt đới gây nên mùa mưa và mùa khô ở vùng nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam vào khoảng tháng 6 đến tháng 9. Lúc này nước ta chịu ảnh hưởng của một bên là gió Tây Nam và một bên gió tín phong Đông hoặc từ Biển Đông, Thái Bình Dương thổi vào. Từ đó hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới. Vào đầu mùa hạ Gió Tây Nam ở khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương trên vịnh Bengal đi vào hoạt động. Khi thổi đến nước ta nó hội tụ với Tín phong Bắc bán cầu, tạo thành dải hội tụ chạy dọc theo hướng kinh tuyến. Do hoạt động của gió Tây Nam trên vịnh Bengal mạnh mẽ hơn nên đã đẩy Tín phong Bắc bán cầu ra xa. Do vậy, dải hội tụ hoạt động chủ yếu vào khu vực miền Nam nước ta. Thời gian đầu mùa hạ dải hội tụ gây mưa trên khắp cả nước. Một số khu vực có mưa lớn hơn là Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra, dải hội tụ gây mưa tiển mãn cho khu vực Trung Bộ. Thậm chí gây phơn nóng cho khu vực Trung Bộ và phía Nam Tây Bắc. Vào thời điểm giữa cuối mùa hạ Vào thời gian cuối mùa hạ, do sự hoạt động mạnh mẽ của áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu nên gió Tín phong Nam bán cầu thổi vượt qua đường Xích đạo, thổi lệch vào nước ta tạo thành gió mùa Tây Nam. Đồng thời, nó hội tụ với Tín phong Bắc bán cầu và hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo chiều của vĩ tuyến. Khi đã được hình thành, dải hội tụ nhiệt đới sẽ gây mưa lớn trên cả nước, nhưng hoạt động sẽ thay đổi, chậm dần từ Bắc đến Nam theo chuyển động của Mặt Trời (Tháng 8 ở Bắc Bộ, tháng 9, 10 ở khu vực Trung Bộ, Nam Bộ). Dải hội tụ nhiệt đới tồn tại ở 3 loại: Loại 1 Loại này nằm gần sát xích đạo, thường xảy ra ở Đại Tây Dương khi tín phong của 2 bán cầu gặp nhau ở gần xích đạo. Dải hội tụ nhiệt đới gần xích đạo có tần suất cao, tồn tại trên bản đồ gió trung bình toàn cầu ở miền xích đạo Đại Tây Dương. Trong dải hội tụ loại 1, dải mây tích và mây vũ tích tạo thành dải có mật độ không đều nhau. Dải mây tích có chiều rộng trung bình khoảng 200 – 300m. Nhưng chiều dài rất lớn, có trường hợp dài gần như bao quanh Trái đất. Loại 2 Dải hội tụ nhiệt đới này hình thành do sự hội tụ của gió tín phong Nam bán cầu, vượt qua xích đạo thành gió Tây Nam. Sau đó kết hợp với tín phong ở Đông Bắc bán cầu. Loại này nằm xa xích đạo nên lực Coriolis lớn tạo thành các xoáy thuận được thể hiện qua các xoáy mây trên ảnh vệ tinh. Đông Nam Á và biển Đông là 2 nơi thường xuyên xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới loại 2. Loại 3 Dải hội tụ nhiệt đới loại 3 được hình thành do sự hội tụ gió tín phong 2 bán cầu. Sau đó kết hợp với gió tây xích đạo mở rộng. Chúng thường ít thấy hơn, chỉ xuất hiện ở những nơi có gió tây xích đạo biểu hiện rõ. Dải hội tụ nhiệt đới chính là hình thái thời tiết gây đợt mưa lớn ở phía Bắc. Ảnh: TL. Frông là gì? – Frông là mặt ngăn cách 2 khối khí khác biệt nhau về nhiệt độ và hướng gió. – Trên mỗi bán cầu có 2 Frông căn bản: + Frông địa cực (FA): ngăn cách khối khí cực và ôn đới + Frông ôn đới (FP): ngăn cách giữa khối khí ôn đới và chí tuyến. Miền có Frông đi qua thường mưa nhiều do có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa. Frông là mặt phân cách giữa hai khối khí có tính chất vật lí khác nhau. Đây là nơi mà các yếu tố khí tượng biến đổi mạnh mẽ. Mặt Frông luôn nghiêng với mặt đất và tạo với bề mặt đất một góc nhỏ vài phút. Không khí lạnh luôn nằm dưới mặt Frông, còn không khí nóng luôn nằm trên mặt Frông. Nếu hai khối khí tiến thẳng về phía trống thì Frông tiến về phía nào là do phụ thuộc vào cường độ hoạt động của hai khối khí. Do vậy Frông chia ra thành 2 loại: Frông nóng và Frông lạnh. – Frông nóng là Frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh lùi về phía sau. Khối không khí nóng sẽ trượt dần lên trên mặt phân cách, nên lạnh đi đoạn nhiệt, ngưng kết hơi nước. Trong khi không khí lạnh lùi, lớp không khí dưới thấp chịu ma sát nên mặt phân cách chuyên chậm, Frông nghiêng thoải. – Frông lạnh là Frông có khối không khí lạnh chủ động đẩy lùi khối không khí nóng ở phía trên. Vì sức ì cùa khối không khí nóng, khối không khí lạnh dưới mặt Frông hình thành một cái nệm tù đẩy khối không khí nóng và buộc nó nâng lên cao, nhiệt độ hạ xuống đoạn nhiệt, ngưng kết thành mây. Lúc này mặt Frông tương đổi dốc so với mặt đất. Vì vậy, miền có Frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều. Miền có Frông đi qua thường mưa nhiều do có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa. Sự khác nhau giữa Frông và dải hội tụ nhiệt đới Về tính chất: Dải hội tụ nhiệt đới là nơi gặp nhau giữa hai khối khí nóng ẩm. Frông là mặt ngăn của hai khối khí khác nhau về tính vật lý. Nhiệt độ: Dải hội tụ nhiệt đới ít có sự thay đổi về nhiệt độ. Frông khí quyển có nhiều sự thay đổi về nhiệt độ hơn. Lượng mưa: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành mưa là do áp thấp tạo thành. Frông hình thành mưa là do không khí nóng gặp không khí lạnh rồi bị đẩy lên. Phạm vi hoạt động: Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động quanh khu vực xích đạo. Frông tập trung nhiều ở vùng ôn đới.
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Đây là nguyên nhân gây mưa như trút nước ở nước ta
1,417
Bảo tàng – Thư viện tỉnh Long An là nơi thu thập, lưu giữ các hiện vật, tư liệu, tàn tích,… qua các thời kỳ lịch sử, phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hóa. Bảo tàng – Thư viện tỉnh hiện lưu giữ, trưng bày 2 bảo vật quốc gia là bộ sưu tập hiện vật vàng và tượng thần Visnu bằng đá thuộc nền văn hóa Óc Eo . Bảo vật quốc gia – Tượng thần Visnu bằng đá (Ảnh: Bảo tàng – Thư viện cung cấp). Bảo tàng – Thư viện tỉnh hiện trưng bày những hiện vật qua các thời kỳ từ cổ đại cho đến tác phẩm nghệ thuật đương đại. Đến tham quan, chúng tôi được tìm hiểu về những nền văn hóa khác nhau, trong đó, ấn tượng nhất là bộ sưu tập hiện vật vàng. Đây là bộ sưu tập thuộc thế kỷ thứ IX sau Công nguyên, được phát hiện vào năm 1987 trong đợt khai quật di chỉ Gò Xoài, ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa . Bộ sưu tập hiện vật vàng có 26 hiện vật, gồm: 8 lá vàng chạm hình voi, 1 lá vàng hình rùa, 1 lá vàng chạm hình người (phụ nữ đứng lệch hông), 3 lá vàng hình hoa sen, 6 lá vàng trơn, 4 nhẫn nạm hạt, 1 trang sức hình lá đề, 1 lá vàng hình rắn và 1 lá vàng khắc minh văn chữ Phạn. Những hiện vật này phần nào cho chúng ta biết thêm về cuộc sống con người thời kỳ văn hóa Óc Eo. Một bảo vật quốc gia nữa được trưng bày tại Bảo tàng là tượng thần Visnu. Bảo vật này được xác định có từ thế kỷ thứ VII-VIII sau Công nguyên, phát hiện vào năm 1987 tại di tích Gò Trâm Quỳ, xã Hòa Khánh Nam, huyện Đức Hòa. Tượng thần Visnu là 1 trong 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo (Shiva, Visnu, Brahma). Tượng được tạo hình cân đối, hài hòa, có tư thế đứng thẳng trên bệ (cao 0,355m tính cả bệ), tạo hình đặc trưng của một vị thần đại diện cho sự bảo tồn. Tượng thuộc loại tượng tròn, được tạc từ đá sa thạch mịn màu xám, mặt vuông, môi dày, thùy tai dài, đội mũ ống vuông, mình trần, mặc quần ngắn đến gối, còn khá nguyên vẹn chỉ bị vỡ mất phần sống mũi và phần chốt nhọn phía dưới. Tượng có 4 tay: 2 tay trước buông xuống ngang hông, bàn tay phải để ngửa cầm một vật hình cầu, mu bàn tay đặt trên đầu gậy hình trụ chống trên bệ; bàn tay trái tựa trên đầu cây gậy khác cũng chống trên bệ. Hai tay sau đưa cao ngang mặt, 2 ngón tay cái và tay trỏ bên phải cầm con ốc, bên trái cầm vật hình bánh xe, đưa thẳng lên cao ngang đầu, 3 ngón còn lại co vào lồng bàn tay. Tại đây, tượng được bảo quản, lưu giữ theo chế độ đặc biệt, phục vụ khách tham quan, giới nghiên cứu khoa học. Bảo vật quốc gia – Bộ sưu tập hiện vật vàng (Ảnh: Bảo tàng – Thư viện cung cấp). Phó Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh – Nguyễn Thị Sáu cho biết: “Việc bảo tồn bảo vật quốc gia là nhiệm vụ quan trọng nhằm truyền lại những giá trị di sản văn hóa quý báu cho thế hệ mai sau, góp phần nghiên cứu, tái hiện lịch sử, văn hóa của cư dân Óc Eo trên đất Long An…”. Bảo vật quốc gia là di sản văn hóa quý hiếm cần được bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng địa phương và cả nước. Điều này giúp bảo đảm rằng di sản văn hóa không bị mất đi và có thể được truyền lại cho thế hệ tương lai./. Theo Điều 41, Luật Di sản Văn hóa năm 2013 quy định Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí: Là hiện vật gốc độc bản; là hiện vật có hình thức độc đáo; là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên. —————————————– Tài liệu tham khảo: Sách Khảo cổ học Long An những thế kỷ đầu công nguyên (Sở Văn hóa Thông tin Long An – Bảo tàng Long An)
Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng – Thư viện tỉnh Long An
842
“A glorious Dream” được dịch từ tiểu thuyết “Mộng đế Vương” của tác giả Nguyễn Trường, Nhà xuất bản Phụ nữ tái bản lần thứ nhất, năm 2019, Mã số ISBN: 978-604-56-6502-2. Nội dung tóm tắt được Nhà xuất bản Book Writer Corner đăng ở bìa 4; Bản dịch nguyên văn như sau: “GIẤC MƠ VINH QUANG: dịch bởi Dương Ngọc Dũng. Một tiểu thuyết đáng chú ý của Nguyễn Trường, vang động qua không gian văn chương ngay từ lúc ra mắt. Được khen ngợi bởi những tờ báo có uy tín như Văn Nghệ và Đại Đoàn Kết, tác phẩm hấp dẫn này đã để lại một dấu mốc vĩnh viễn trong người đọc và tiếp tục được ca tụng là một kiệt tác văn chương ở Việt Nam. Lấy bối cảnh ở Cồn Phụng, một cồn nhỏ giữa sông Tiền Giang trong giai đoạn 1960-1970 nhiều biến động, tiểu thuyết làm sáng tỏ giai thoại bí ẩn của Nguyễn Thành Nam, một thầy tu đạo Dừa ẩn dật. Thu hút gần một triệu tín đồ đến vương quốc tự xưng của ông, ông giảng về một sự kết hợp độc lạ của Thiên chúa giáo và Phật giáo được gọi là Trung Đạo. Tên gọi hài hước của giáo phái này, Đạo Dừa, nhấn mạnh đặc trưng thần bí xoay quanh nhân vật đầy ảnh hưởng này. Được tiếp sức bởi lí tưởng nồng nàn về việc chấm dứt cuộc chiến tàn khốc giữa Mỹ và Việt Nam, vị thầy tu Đạo Dừa lao vào một hành trình không biết mệt mỏi để tìm kiếm giải pháp hòa bình. Niềm tin không thể lay chuyển của ông về việc đạt được hòa giải không có chiến tranh dẫn dắt ông đến việc tìm kiếm hội đàm với chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Truyện đưa độc giả vào cuộc hành trình hấp dẫn khi thầy tu Đạo Dừa có cuộc gặp gỡ táo bạo với đại sứ Bunker và các tổng thống chính quyền Sài Gòn đã để lại sự ấn tượng không thể phai nhòa về lòng yêu nước chân thành và đức tin của ông. Tuy nhiên, đằng sau tấm màn tâm linh, cách cai trị hai mặt của thầy tu Đạo Dừa – sự giao thoa của tôn giáo và bạo chúa – nhấn người dân của vương quốc Phượng Hoàng chìm vào vực sâu của đàn áp và thống khổ. Một Giấc mơ Vinh quang, đầy những ẩn dụ chua cay, trở thành một tấm gương phản chiếu bản thể của Việt Nam giữa sự hỗn loạn của chiến tranh và khao khát được hòa bình. Bóc tách những phức tạp của nhân bản và đức tin, tiểu thuyết này thêu nên một tấm thảm của sự khám phá triết học, chính trị, văn chương và tôn giáo cộng hưởng sâu sắc trong lòng người đọc.” Bìa cuốn sách cho thấy tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực xuất bản cộng với nghiệp vụ quảng cáo cho một cuốn sách văn học.
Tiểu thuyết ” Mộng đế vương” được dịch ra tiếng Anh
505
Như đã thông báo, nhằm tránh bỏ sót những tác phẩm văn học hay trong công tác xét giải thưởng hàng năm của Hội, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam trân trọng kính mời các nhà văn cùng bạn đọc trong cả nước tham gia phát hiện, giới thiệu, tự đề cử tác phẩm văn học xuất sắc thuộc các thể loại: 1. Thơ 2. Văn xuôi 3. Lý luận phê bình. 4. Văn học dịch. 5. Văn học thiếu nhi. 6. Giải thưởng Tác giả trẻ (giải thưởng này chỉ dành cho tuổi đời dưới 35 tuổi), với 4 thể loại: (Thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, văn học dịch). Với các tiêu chí sau: 1. Được một NXB trong nước ấn hành từ tháng 10.2022 (quý 4/2022) đến hết tháng 9.2023 (quý 3/2023), theo hạn nộp lưu chiểu. 2. Tác phẩm do một hoặc hai tác giả đứng tên (không xét các công trình tập thể từ 3 tác giả trở lên, với Giải thưởng Tác giả trẻ, chỉ xét cho một tác giả). Thời gian nhận tác phẩm và những điều cần lưu ý Hạn cuối cùng nhận các tác phẩm đề cử là ngày 1.10.2023 Tác phẩm tham dự giải thưởng phải được sự đồng ý của tác giả. Mỗi tác phẩm dự xét giải xin gửi 03 bản sách kèm theo thư giới thiệu (không ghi lời giới thiệu vào bìa hoặc trang sách). Sách đã gửi dự xét giải không trả lại. Công văn, thư giới thiệu và sách xin gửi về: Ban Sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng , Hà Nội (nếu gửi theo đường bưu điện xin gửi dịch vụ chuyển phát tại địa chỉ). Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam chân thành biết ơn sự giúp đỡ của quý bạn đọc đối với công việc xét giải hàng năm.
Về việc gửi sách xét Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023
302
Nhạc sĩ Văn Cao. Với sự tham gia của hơn 300 nghệ sĩ, chương trình ‘Đàn chim Việt’ là sự kiện nghệ thuật điểm nhấn của Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong tháng 8 lịch sử và chào đón ngày Tết Độc lập 2/9. Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình tôn vinh nhạc sĩ. Đêm diễn mang chủ đề Đàn chim Việt , diễn ra vào 20h tối 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình tập hợp của những tác phẩm được biết đến của Văn Cao ở cả 3 thể loại: Tình ca, hành khúc và trường ca. Có thể kể đến Thiên thai, Buồn tàn thu, Trương Chi, Làng tôi, Mùa xuân đầu tiên, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội, Chiến sĩ Việt Nam … Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là màn tái hiện sân khấu hóa bằng âm nhạc bài hát Tiến quân ca tại Quảng trường 19-8 (trước Nhà hát Lớn Hà Nội). Tham gia biểu diễn trong chương trình là hơn 300 nghệ sĩ, trong đó có nhiều giọng ca tên tuổi: NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, NSƯT Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Ánh Tuyết, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Tùng Dương, Lan Anh, Phúc Tiệp, Đào Tố Loan, Vũ Thắng Lợi, Đào Mác, Yvol, Ngô Hương Diệp, Đỗ Tố Hoa, Thu Hằng, Bùi Trang… Dàn hợp xướng thiếu nhi biểu diễn tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao trong buổi gặp gỡ báo chí giới thiệu chương trình “Đàn chim Việt”. Trong cuộc gặp gỡ báo chí giới thiệu về chương trình diễn ra sáng 3/8 tại Hà Nội , Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Nguyễn Đức Trịnh nhấn mạnh: “Đêm nhạc Đàn chim Việt vượt qua một chương trình nghệ thuật thông thường, là một sự kiện nghệ thuật để người hâm mộ, người dân tưởng nhớ về chân dung một người nghệ sĩ tài hoa ở nhiều lĩnh vực văn chương, nghệ thuật. Tài năng sáng tác của Văn Cao cũng như thành tựu nghệ thuật của ông, đặc biệt trong đó là bài hát Tiến quân ca – Quốc ca của Việt Nam đã làm giàu có thêm cho kho tàng nghệ thuật dân tộc”.
Hơn 300 nghệ sĩ sẽ biểu diễn trong đêm nghệ thuật kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao
409
Vật thể nguy hiểm (nằm trong ô vuông đỏ) xuất hiện như bóng ma rất mờ trong hình ảnh đã phóng to nhiều lần mà ATLAS ghi nhận năm 2022 - Ảnh: ATLAS/VIỆN THIÊN VĂN HỌC - ĐẠI HỌC HAWAII/NASA. Theo NASA, độ lớn và khoảng cách của vật thể mang tên 2022 SF98 đủ để xếp nó vào danh sách vật thể có nguy cơ đe dọa Trái Đất. Theo Live Science , một kỹ thuật mới phát triển bởi giáo sư Mario Jurric, Giám đốc Viện Nghiên cứu chuyên sâu về dữ liệu thiên văn và vũ trụ học (thuộc Đại học Washington – Mỹ ) và các cộng sự từ nhiều trung tâm nghiên cứu của Mỹ, đã rà soát lại dữ liệu từ hệ thống cảnh báo tiểu hành tinh ATLAS và hé lộ những điều chưa từng biết. ATLAS vốn là “chốt chặn” cuối cùng của hệ thống phòng thủ Trái Đất, giúp phát hiện các mối đe dọa tinh vi nhất, do NASA phát triển và điều hành chính. Tuy nhiên việc đọc cụ thể các dữ liệu mà thiết bị tối tân này thu thập được cũng là thử thách lớn. Kỹ thuật mới đã cho thấy có những thứ ẩn nấp tốt hơn chúng ta tưởng nhiều, và đó là 2022 SF98. Theo NASA, vật thể này có đường kính lên tới hơn 180 m, tiếp cận Trái Đất gần nhất là tháng 9-2022 với khoảng cách 7,2 triệu km. Độ lớn và khoảng cách này đủ để xếp nó vào danh sách vật thể có nguy cơ đe dọa Trái Đất. Nhưng đáng sợ là không ai có thể thấy nó. Đơn giản là nó quá mờ và nhỏ trong dữ liệu ATLAS hay bất kỳ kính thiên văn nào trên thế giới, trước, trong và cả sau khi tiếp cận. Phần lớn tiểu hành tinh đã ẩn nấp bằng cách chìm trong vầng sáng của dải Ngân Hà , chính là đĩa sáng chính của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) mà chúng ta vẫn nhìn thấy như một dòng sông sao vắt ngang trời đêm quang đãng. Phát hiện này cho thấy mối đe dọa ngoài hành tinh vẫn lớn hơn nhiều những gì chúng ta có thể nắm bắt, bất kể khoa học vũ trụ đã rất phát triển. Một ví dụ về sự nguy hiểm đó là thiên thạch Chelyabinsk, nổ tung trên bầu trời thành phố cùng tên của nước Nga năm 2013, phá vỡ cửa kính hàng ngàn tòa nhà và khiến nhiều người bị thương. Vì vậy NASA và các cơ quan vũ trụ khác trên khắp thế giới luôn nỗ lực đầu tư cho các nhiệm vụ phòng thủ hành tinh. Kỹ thuật tìm kiếm mới – một thuật toán tinh vi – hứa hẹn nâng cấp tuyến phòng thủ đó. Thuật toán mới mang tên HelioLinC3D, dự kiến sẽ được tích hợp vào Đài thiên văn Vera C.Rubin, một kính viễn vọng tối tân mới ngự trị trên vùng núi cao của Chile , dự kiến bắt đầu sứ mệnh săn tìm tiểu hành tinh kể từ năm 2025.
Xuất hiện vật thể lớn có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất
510
Từ lâu, trong lịch sử văn chương Việt Nam luôn tồn tại xu hướng trữ tình sâu đậm. Văn học giai đoạn 1945-1975, chủ yếu để phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc, bên cạnh dòng chủ đạo phục vụ chính trị, đề cao, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí chiến đấu của toàn dân tộc, vẫn có những truyện ngắn lãng mạn, trữ tình của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu… Nhiều nhà văn thế hệ sau 1975 đã tiếp tục mạch trữ tình trong truyện ngắn ở những mức độ khác nhau. Những cây bút tiêu biểu đưa chất thơ vào truyện ngắn là Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên Hương, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy… Chất thơ thấm đẫm trong các truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều ngay từ tiêu đề: Chiều hoa tầm xuân, Giấc mơ hoa cỏ trắng, Lời hứa của thời gian, Người nhìn thấy trăng thật, Khúc hát của dòng sông… Truyện ngắn của anh, dù viết về làng quê, tình yêu hay số phận những người phụ nữ, đều hòa trộn tài tình cái ảo vào cái thực, thể hiện sâu đậm chất cổ tích giữa đời thường. Dõi theo dòng chảy bất tận của cuộc đời, truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều luôn phản ánh những mâu thuẫn, nghịch lý của đời sống, nhưng luôn tràn đầy hy vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Mùa hoa cải bên sông, Tiếng đập cánh của chim thần, Tiếng gọi cuối mùa đông, Ngựa trắng … vừa là những câu chuyện thời sự của hiện tại, vừa là những chuyện tình thi vị, phảng phất màu cổ tích. Các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư khá đa dạng, rất trữ tình, trên nền bối cảnh sông nước, kênh rạch mênh mông là những con người sống thật đẹp, mang đậm truyền thống Nam Bộ, vị tha, trọng tình nghĩa, khinh tiền bạc, vật chất ( Qua cầu nhớ người, Cái nhìn khắc khoải, Cải ơi, Dòng nhớ, Duyên phận so le…). Rất nhiều mất mát, đổ vỡ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nguyên nhân đổ vỡ cũng đa dạng: do chiến tranh, ly tán, do đói nghèo, do những ứng xử sai lầm của con người… Và tình người, sự hối hận đang hàn gắn các mối quan hệ của họ. Chất thơ trong nhiều truyện của Nguyễn Ngọc Tư toát lên từ sự ứng xử của các nhân vật. Một người đàn ông mang nỗi đau bị hiểu nhầm vì đứa con riêng của vợ bỏ đi, đã bỏ cả quãng đời dài 12 năm đi tìm đứa con gái thơ dại, trong tâm tưởng luôn vọng mãi tiếng kêu “Cải ơi” đầy xa xót (Cải ơi ). Một người đàn bà đau khổ, bị chồng bỏ rơi nhưng vẫn giữ lại trong mình những xúc cảm nóng ấm tình người và một người đàn bà khác vừa thương cả người chồng đa tình, vừa cảm thông với cả tình địch ( Dòng nhớ )… Nguyên Hương, sống và viết ở Buôn Ma Thuột ( Đắk Lắk ). Truyện ngắn của chị là tiếng lòng đồng cảm với những kiếp người bất hạnh, ở một vùng cao nguyên đầy nắng và gió. Chị viết nhiều về những con người cô đơn, thua thiệt do chiến tranh, do bệnh tật, đói nghèo. Chị xúc động trước những thân phận tàn tật vẫn quyết vươn lên, tìm chỗ đứng dưới mặt trời. Chị quan tâm đặc biệt đến số phận phụ nữ, trẻ em ( Triết gia, Hoàng đế một đêm, Tinh thần thượng võ…). Mẹ con đậu đũa là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyên Hương, đề cao tấm lòng người cha đơn thân, nghèo khổ, dành hết tình yêu cho đứa con thơ dại. Bố ơi cũng là câu chuyện đầy tính nhân văn về người lính sau chiến tranh. Người đàn ông mất ba con vì chất độc da cam, vợ bỏ đi, vẫn trải lòng yêu thương một cô bé bất hạnh mà ông xem như con gái. Quà muộn là những trang viết cảm động về tấm lòng thơm thảo của những đứa con trong một gia đình đổ vỡ… Truyện ngắn Nguyên Hương đôi lúc làm cho người đọc nhớ đến Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa, Đứa con nuôi.. . Đôi khi chỉ là một món quà nhỏ con người trao nhau hay một chút âu yếm, một chút tình thương, nhưng ở đó, như lời một nhân vật của Nguyên Hương: “Những ai biết yêu thương sẽ sống đẹp hơn”. Quế Hương, nhà văn nữ gốc Huế, sống ở Đà Nẵng; truyện của chị thường buồn nhưng ấm áp, xuất phát từ nguồn mạch yêu thương, sự cảm thông (Câu hát tìm nhau, Phố Hoài, Tịnh Tâm viên, Cội mai lưu lạc, Trần gian có mư a…). Như nhận xét của nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương: “Văn Quế Hương tinh tế mà giản dị, sắc sảo mà dịu mát. Không thể tìm thấy trong văn Quế Hương vẻ gay gắt, quyết liệt. Đó là một thế giới hài hòa, hài hòa ngay cả từ sự đổ vỡ. Không có sự bất hạnh nào không có lối thoát. Không có nỗi buồn nào không thể cảm thông. Như dòng Hương, như nhà vườn, như điệu Nam ai, Nam bình, như tiếng dạ thưa của người con gái Huế… bảng lảng trong rất nhiều sáng tác của chị”. Có thể nói, trên đây là những nhà văn mà ở đó xu hướng trữ tình bộc lộ sâu đậm. Không phải ngẫu nhiên họ gặp nhau những điểm chung: đề cao tình người, sự sẻ chia; phát hiện vẻ đẹp của những con người bình dị, vô danh, trong đó hình tượng người phụ nữ thường được quan tâm đặc biệt; ca ngợi sức sống, sự vươn lên của con người, nhất là những con người bé nhỏ, thua thiệt… Bên cạnh cách xử lý chất liệu hiện thực là cách sáng tạo hình thức truyện ngắn. Những truyện ngắn giàu chất trữ tình thường có hiện tượng mờ hóa cốt truyện, nhiều lúc truyện chỉ là những dòng tâm trạng chắp nối, lồng ghép ( Hương khúc nếp cuối cùng, Chiều hoa tầm xuân, Cô tôi .… của Nguyễn Quang Thiều; Cải ơi, Nhà cổ, Chuồn chuồn đạp nước … của Nguyễn Ngọc Tư; Chuyện trẻ con, Phục thiện, Khi người ta trẻ … của Phan Thị Vàng Anh). Đi liền với nó là sự đào sâu vào thế giới bên trong, thế giới nội tâm. Từ thế giới bên trong đầy phức tạp, các nhà văn lọc ra phần sâu thẳm đầy chất nhân văn của con người. Đó cũng là cách mà nhiều nhà văn lớp trước như Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam… đã đi. Truyện ngắn hôm nay, trên nền hiện thực mới, vừa nối tiếp truyền thống, vừa sáng tạo, cách tân. Nguyễn Quang Thiều thể hiện dòng nội tâm với những đan xen giữa hiện tại và những hoài niệm khắc khoải về quá khứ, kết hợp hài hòa thực – ảo. Nguyễn Ngọc Tư thấu hiểu và có nhiều trang miêu tả thành công tính cách người dân Nam Bộ, thích tự do, phóng khoáng, sống hài hòa với thiên nhiên. Nguyên Hương có những truyện nhập thân vào nỗi lòng những con người sống nơi cao nguyên, những kẻ thua thiệt, cô đơn, những trẻ em nghèo. Ngoài sự chú trọng phân tích tâm lý, những hình ảnh biểu tượng, cách tạo không khí của câu chuyện cũng góp phần tạo ra chiều sâu của chất trữ tình. Nếu như trong quá khứ chúng ta có hình ảnh một phố huyện nghèo, một đoàn tàu đầy ám ảnh trong văn Thạch Lam, hình ảnh một ga xép buồn thảm, một làng quê Mỹ Lý đang rạn vỡ trong văn Thanh Tịnh, thì hôm nay, người đọc cũng khó quên một mùa hoa cải vàng bên sông, một “làng Chùa” với những bến sông, cổng làng, bờ đê, ruộng lúa… trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều; hình ảnh những dòng sông, kênh rạch, những “cánh đồng bất tận” với đàn vịt chạy đồng, con thuyền lang thang giữa mênh mông trời nước trong truyện Nguyễn Ngọc Tư… Giọng điệu khi thủ thỉ tâm tình, khi ngọt ngào đằm thắm, khi hoài niệm xót xa được sử dụng biến hóa, linh hoạt, cách dùng những câu văn giàu nhịp điệu, giàu tính từ miêu tả trong nhiều truyện ngắn của họ cũng góp phần tạo ra màu sắc trữ tình. Văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng có nhiều con đường để thu hút độc giả. Gia tăng yếu tố trữ tình là một trong những con đường đó. Việc nhấn mạnh xu hướng trữ tình nổi trội của những cây bút nêu trên không có nghĩa cho rằng, chất trữ tình – ở những mức độ khác nhau, không phải không hiện diện ở các nhà văn khác, kể cả các cây bút có thế mạnh phơi bày mặt trái của hiện thực, như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban… Chúng tôi cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định, dòng mạch trữ tình này là dòng chính trong truyện ngắn của thế hệ nhà văn sau 1975, nhưng chắc chắn, những cây bút này đã tiếp nối và làm phong phú thêm mạch ngầm trữ tình trong văn xuôi hiện đại, làm cho bức tranh truyện ngắn thêm khởi sắc, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng đa dạng, nhiều chiều của người đọc.
Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975 – Tác giả: PGS-TS Đinh Trí Dũng
1,591
Người dân thủ đô Bắc Kinh trên đường đi sơ tán ngày 2-8. Ảnh: ACV. Lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc khiến cơ sở hạ tầng ở nhiều khu vực bị hư hại nặng, hàng trăm ngàn người phải di tản khẩn cấp. Do ảnh hưởng của bão Doksuri đổ bộ hồi cuối tháng 7, Trung Quốc (TQ) nhiều ngày qua tiếp tục hứng chịu mưa lớn và lũ lụt xảy ra tại nhiều tỉnh, thành của nước này với lượng mưa kỷ lục tại Bắc Kinh. Ngoài thiệt hại vật chất, thiên tai cũng làm hàng chục người tử vong hoặc mất tích cùng hàng trăm ngàn người phải sơ tán khẩn cấp. Tại thủ đô Bắc Kinh, kể từ cuối tuần trước, lượng mưa ghi nhận ở khu vực này đã chạm mốc cao nhất trong vòng 140 năm qua trở lại đây, theo hãng tin AP . Cụ thể, Cục Khí tượng Bắc Kinh cho biết đã ghi nhận lượng mưa lên tới 744 mm từ ngày 29-7 đến 2-8. Các hình ảnh tại hiện trường cho thấy mưa khiến nhiều tuyến đường lớn ở Bắc Kinh ngập nặng, có nơi nước lên cao quá nóc ô tô cùng hàng dài phương tiện di chuyển bị người dân bỏ lại gây ùn ứ. Hầu hết hệ thống điện và nước ở thủ đô bị nước lũ làm hỏng, không hoạt động được. Các trận mưa như trút nước này đã khiến khoảng 127.000 người phải sơ tán khẩn cấp. Đã có ít nhất 21 người thiệt mạng trong đợt lũ lụt này, một nạn nhân trong số đó là nhân viên cứu hộ. 26 người khác cũng bị thông báo mất tích. Ngoài Bắc Kinh, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Trác Châu – một TP nhỏ ở tỉnh Hà Bắc giáp với phía tây nam thủ đô. Theo hãng tin Reuters , Trác Châu nằm ở nơi giao nhau của một số con sông nên khi nước lũ di chuyển xuống hạ lưu càng khiến tình trạng ngập úng trở nên nghiêm trọng hơn, với hơn 650 ha đất nông nghiệp chìm trong biển nước. Chính quyền tỉnh Hà Bắc đã ban bố tình trạng khẩn cấp, với lượng mưa trung bình được đo đạc từ ngày 29-7 lên tới 355 m, cao nhất ở khu vực này kể từ tháng 7-2012. Một số khu vực của Trác Châu lúc này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và mất điện một phần trong khi các vật dụng cứu hộ như xuồng và áo phao cũng đang dần cạn kiệt. Hơn 9.000 nhân viên cứu hộ chia làm nhiều đội đang làm việc cật lực để tìm kiếm những nạn nhân còn mắc kẹt trong nhà nhưng chưa rõ con số chính xác người còn bị kẹt. Các đội cứu hộ từ các tỉnh khác đã đến Trác Châu để hỗ trợ việc sơ tán. “Chúng tôi phải nắm bắt từng giây, từng phút để cứu người” – anh Hồng Hùng Uy, nhân viên cứu hộ ở Trác Châu, cho biết. Anh cho biết đã làm việc liên tục từ 2 giờ sáng 2-8 ngay khi đặt chân tới TP này. Ước tính có khoảng 60 người đã được đội của anh ứng cứu kịp thời, trong số đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cảnh báo tình trạng lũ lụt hiện tại đang tạo sức ép lớn lên hệ thống kiểm soát lũ lụt, phản ứng thiên tai của TQ. Ở lưu vực các con sông lớn như Hải Hà, các hệ thống này đang phải làm việc cật lực để lượng nước được giữ ổn định. Đây là những kinh nghiệm rút ra từ đợt lũ vào năm 1996, ở lưu vực sông Dương Tử, làm gần 2.800 người thiệt mạng và làm hư hại hàng triệu ngôi nhà. Chính quyền TQ từ lâu đã nhận thức được nguy cơ ngập úng trong đô thị khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trong những năm gần đây đã tạo ra những khu vực đô thị rộng lớn xây tràn vào các vùng trũng khiến việc thoát nước bị tắc nghẽn. Thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu toàn cầu cũng gây nên các đợt lũ lụt sau này. Tuy nhiên, dữ liệu chính thức từ các cơ quan TQ vẫn cho thấy khoảng 98% trong số 654 TP lớn của TQ dễ bị lũ lụt và ngập úng. Cơ quan Khí tượng quốc gia TQ cho biết lượng mưa ở các tỉnh phía đông bắc có thể tăng tới 50% trong tháng 8 năm nay. Trong khi đó, một báo cáo của tổ chức Greenpeace East Asia năm 2021 tiến hành lập bản đồ rủi ro khí hậu ở các khu vực Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu – Thâm Quyến đã phát hiện rằng rủi ro khí hậu do nhiệt độ cực cao và lượng mưa cực lớn đang gia tăng nhanh nhất ở các khu vực đô thị nhỏ bên ngoài trung tâm TP lớn. Bên cạnh đó, hơn 50% khu dân cư ở TQ không có sự chuẩn bị kỹ đang phải đối mặt với rủi ro gia tăng ngày càng nhanh do biến đổi khí hậu và các đợt nắng nóng liên quan, lũ lụt hoặc sạt lở đất. Các TP trên khắp TQ được cảnh báo cần phải phát triển nhanh chóng hệ thống cảnh báo sớm và các kênh phản ứng nhanh từ cơ quan chức năng cũng như gia cố cơ sở hạ tầng để chống chịu với thiên tai. Lũ lụt là tác nhân gây thiệt hại kinh tế nặng nhất ở châu Á Theo một báo cáo mới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) được công bố vào cuối tháng 7, khu vực châu Á trong năm qua liên tục bị tàn phá bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra, trong đó lũ lụt là mối đe dọa đặc biệt thường xuyên và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nhất. Pakistan là nước bị thiệt hại nặng nhất, lên tới 15 tỉ USD, tiếp đến là TQ thiệt hại 5 tỉ USD và Ấn Độ thiệt hại 4,2 tỉ USD. WMO đề xuất rằng các biện pháp giám sát chặt chẽ, cảnh báo sớm và giảm thiểu rủi ro có thể giúp làm dịu tác động của các hiểm họa tự nhiên do khí hậu gây ra, đặc biệt là lũ lụt. Theo báo cáo, hơn 25% tổng thiệt hại và tổn thất do thiên tai như lũ lụt, hạn hán và bão nhiệt đới đều liên quan đến ngành nông nghiệp. Nếu rủi ro không được quản lý hiệu quả thì khả năng sụp đổ dây chuyền dẫn tới sụp đổ chuỗi cung ứng lương thực khu vực là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Trung Quốc lũ lụt nghiêm trọng, hàng trăm ngàn người phải sơ tán
1,146
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN). Sáng 4/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội , lên đường tham dự AIPA-44, thăm chính thức Indonesia và Iran . Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, sáng 4/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8. Tham gia đoàn có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; Thứ trưởng Bộ Công Thương: Nguyễn Sinh Nhật Tân, Phan Thị Thắng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Trung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Indonesia Tạ Văn Thông và Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Iran Lương Quốc Huy cùng tham gia đoàn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA-44 tại Indonesia nhằm tiếp tục triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng tầm đối ngoại đa phương; thúc đẩy các ưu tiên, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội nước ta tại các cơ chế hợp tác nghị viện khu vực và thế giới, qua đó góp phần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chung của Đảng, Nhà nước vì lợi ích quốc gia, dân tộc; khẳng định vai trò của Quốc hội Việt Nam, chủ động, tích cực đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, chủ động, tích cực củng cố và mở rộng nền tảng quan hệ chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và hai nước trên tất cả các lĩnh vực, các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân, tăng cường tin cậy với các nước đối tác, bạn bè truyền thống; xây dựng và củng cố quan hệ giữa lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với lãnh đạo cấp cao hai nước. Chuyến thăm khẳng định sự coi trọng của Việt Nam ưu tiên phát triển và tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước bạn bè truyền thống tại châu Á, Trung Đông, nhằm mở ra các cơ hội mới về hợp tác kinh tế-thương mại, đẩy mạnh hợp tác trên các diễn đàn quốc tế./.
Chủ tịch Quốc hội lên đường tham dự AIPA-44, thăm Indonesia và Iran
650
Hải Phòng là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước. Với lợi thế của tự nhiên cùng định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ thành phố Hải Phòng, biển đảo đã mang lại cho thành phố những thế mạnh nổi bật trong phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch. Bạch Long Vĩ góc nhìn từ trên cao. Ảnh: An Đăng/TTXVN. Thành phố Hải Phòng có 15 quận, huyện trực thuộc, trong đó có hai huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Bạch Long Vĩ có diện tích 2,5 km2 nằm xa bờ nhất trên Vịnh Bắc bộ. Đảo vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, quốc phòng và lãnh hải, lãnh thổ quốc gia. Trước năm 1993, đây là đảo quân sự. Thực hiện lời kêu gọi tuổi trẻ lập nghiệp giữ nước của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, từ tháng 3/1993, hơn 60 đoàn viên thanh niên Việt Nam thuộc các tỉnh, thành phố Hải Phòng , Thái Bình , Nam Định tình nguyện đi xây dựng huyện Đảo Bạch Long Vĩ. Thời điểm đó, đảo chưa có các công trình hạ tầng dân sinh. Mọi nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống đều phụ thuộc vào đất liền, khí hậu khắc nghiệt, phương tiện giao thông phục vụ đi lại, vận chuyển giữa đất liền với đảo rất khó khăn. Từ những mảnh đất khô cằn, thanh niên xung phong đã cùng quân dân huyện đảo xây dựng một loạt các công trình hạ tầng phục vụ di dân ra đảo lập nghiệp như: nhà ở, đường giao thông, trung tâm y tế, nhà trẻ, công viên, đất đá để trồng cây mang đến màu xanh, đẩy lùi những vạt cát đá, xương rồng. Sau 30 năm xây dựng, phát triển, huyện đảo Bạch Long Vĩ phát triển vượt bậc với các dự án quan trọng xây dựng đảo như dự án cải tạo nhà ở, nhà khách, hội trường Thanh niên xung phong; dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa thể thao thanh thiếu nhi; dự án xây dựng mạng điện cáp ngầm và trạm phát điện sức gió. Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, cùng với đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng còn có bán đảo Đồ Sơn, một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của cả nước. Mảnh đất này còn là nơi xuất phát của Đoàn tàu Không số, làm nên đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Đặc biệt, đảo Cát Hải là đảo cát duy nhất ở vùng biển và ven bờ Việt Nam. Quần đảo Cát Bà – Long Châu có 388 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Vịnh Lan Hạ là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới nối liền với Vịnh Hạ Long . Hiện tại, Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đang đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Thiên nhiên thế giới. Quần đảo Cát Bà nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam, là mảnh đất có nhiều hoạt động tín ngưỡng, lễ hội phong phú mang nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện nét văn hóa đặc sắc vùng biển xứ Đông, nhiều lễ hội của Hải Phòng được biết đến, trong đó không thể không nhắc đến Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn. Đây là lễ hội đặc sắc mang tính chất toàn quốc mà hiếm vùng biển nào có. Văn hóa biển, đảo Hải Phòng vừa thể hiện tính hào hùng quật khởi trong bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc, gắn với hình tượng Nữ tướng Lê Chân, Anh hùng dân tộc Đức vương Ngô Quyền và ba trận thủy chiến làm nên những trang sử hào hùng trên Bạch Đằng Giang. Biển, đảo đã mang lại thế mạnh, tiềm năng to lớn để Hải Phòng phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch. Ông Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, việc khai thác giá trị văn hóa biển đảo trong phát triển du lịch tại Hải Phòng có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể như, du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa cộng đồng cư dân sống ven biển như tại các xã Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hòa, Gia Luận (huyện Cát Hải) và trên các đảo được du khách, nhất là du khách quốc tế quan tâm. Người dân các xã vừa cung cấp dịch vụ như cho thuê xe đạp, cho thuê phòng nghỉ vừa trở thành hướng dẫn viên. Cùng với các trải nghiệm này, các lễ hội, hoạt động tín ngưỡng có sức hấp dẫn rất lớn với du khách như tại quận Đồ Sơn có Lễ hội chọi trâu, lễ hội đảo Dáu, lễ hội đền Bà Đế, lễ hội đua thuyền rồng trên biển. Huyện Cát Hải có các lễ hội đặc trưng như lễ hội Xa Mã, lễ hội làng cá Cát Bà. Các hoạt động khác như câu mực đêm, trải nghiệm ngủ đêm trên du thuyền Vịnh Lan Hạ, tham quan làng chài thu hút nhiều du khách. Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa biển đảo trong phát triển du lịch theo hướng bền vững, ông Dương Đức Hùng chia sẻ, một số giải pháp như: chính quyền địa phương cần chú trọng xây dựng chính sách về trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản linh hoạt, thực chất, hiệu quả, kịp thời phù hợp nguồn lực của thành phố. Cùng với đó, xây dựng các sản phẩm du lịch mang linh hồn của văn hóa biển đảo truyền thống, có nhiều đặc sắc, độc đáo riêng có của Hải Phòng như Khu Di tích Bạch Đằng Giang và Bãi cọc Cao Quỳ, Khu Di tích Bến K15, Bảo tàng Hải quân, phát triển du lịch tại đảo Bạch Long Vĩ.
Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo mang dấu ấn riêng Hải Phòng
1,038
Cá trích giúp ngư dân thị trấn Long Hải, huyện Long Điền có thêm thu nhập vào những ngày biển mưa bão. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN). Trúng đậm mùa cá trích, mỗi ngày ngư dân ở hai huyện Long Điền và Đất Đỏ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thu lãi vài triệu đồng (sau khi trừ chi phí), góp phần tăng thêm thu nhập. Khoảng gần 1 tuần gần đây, ngư dân hành nghề thuyền thúng tại một số địa phương như Long Điền, Đất Đỏ… đang trúng đậm mùa cá trích, mỗi ngày ngư dân cũng kiếm vài triệu đồng thêm thu nhập. 7h sáng ngày 3/8, tại bãi Hương Biển, thị trấn Long Hải, thị trấn Long Điền thuyền thúng đã tấp nập vào bờ sau vài giờ đánh bắt trên biển, cá trích dính đầy mắt lưới, lấp lánh trong ánh nắng buổi sớm, khiến nhiều ngư dân vui mừng vì có một ngày bội thu. Ông Hồ Thanh Sơn, ngụ khu phố Hải Phong, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền vừa giũ cá từ lưới cho rơi xuống tấm bạt được lót dưới nền cát, vừa cho biết, sáng sớm từ 1h sáng ông cùng một bạn ghe đã phải thức dậy để chuẩn bị ra khơi đánh bắt, xuất phát lúc 2h sáng sau khoảng hơn 4 giờ đánh bắt đã thu được mẻ lưới kha khá, với toàn là cá trích. Mẻ lưới này ông Sơn thu được khoảng 4 tạ cá trích, sau khi gỡ cá ra từ lưới sẽ được thương lái thu mua ngay trên bãi cát, trừ chi phí dầu, bạn ghe… ông còn kiếm được khoảng gần 4 triệu đồng. Đang giũ lưới ngay bên cạnh, ông Trần Đức Bình, ngụ khu phố Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền cũng hồ hởi cho biết, thuyền thúng của ông đánh bắt cách bờ khoảng 5 hải lý, đi từ 2h sáng đến 7h thuyền cập bờ để gỡ lưới. Mẻ lưới này may mắn ông cũng trúng được khoảng hơn 1 tạ cá trích, sau khi trừ chi phí ông cũng còn lời được hơn 500.000 đồng. “Mùa cá trích ngư dân chúng tôi đang đánh bắt đầu là loại cá trích nhỏ, sẽ có mùa từ giờ đến tháng 10, từ tháng 10 trở đi đến hết Tết là mùa cá trích lớn sẽ được giá hơn. Đang vào đầu mùa nên được mùa, được giá mua bán thuận lợi nên ngư dân rất phấn khởi,” ông Bình vui vẻ cho hay. Tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, nhiều thuyền thúng đánh bắt trong ngày của bà con ngư dân cũng đang trúng mùa cá trích, ngày nào trúng nhiều cũng được vài triệu, ngày nào ít cũng được vài trăm ngàn đồng. Bà Tố Loan, thương lái thu mua cá trích cho biết, cá chích nhỏ bắt đầu vào mùa, do cá nhỏ nên chỉ bán cho các chợ lân cận, giá bán cũng chưa cao nhưng việc trúng mùa giúp ngư dân có thêm thu nhập. Khoảng 2 tháng nữa có cá trích lớn thì doanh nghiệp mới thu mua nhiều để xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo các ngư dân, ngư trường có cá trích chỉ cách bờ khoảng 4 đến 5 hải lý, mỗi chuyến ra khơi một thuyền chỉ cần 2 lao động. Sau vài tiếng đồng hồ, ngư dân có thể đánh được hàng tạ cá trích, tàu nào ít thì cũng được vài chục kg. Với nhiều ngư dân, tuy cá trích có giá trị kinh tế không cao như cá ngừ, cá thu, mực… nhưng lợi thế là chỉ cần ghe, thuyền thúng công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ, chi phí đánh bắt không tốn nhiều, nhất là ngư dân không có nhiều vốn cho những chuyến biển đánh bắt xa bờ thì cá trích chính là nguồn lợi mang lại thu nhập cho gia đình. Đặc biệt, cá trích chế biến được rất nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng như chiên giòn, nấu canh, làm gỏi, kho tiêu, làm chả…, ngoài ra cũng có thể muối làm nước mắm. Giá thành rẻ, cá tươi rói, không chất bảo quản, lại rất dễ chế biến nên được người tiêu dùng ưa chuộng./.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Trúng đậm mùa cá trích, nhiều ngư dân phấn khởi
701
Đầu mũi tên được làm bằng vật liệu lấy từ một tiểu hành tinh nặng 2 tấn - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Bern. Một báu vật vô song của thời đại đồ đồng vừa được phát hiện lần 2 tại Thụy Sĩ , khi các nhà khoa học nhận ra vật liệu làm nên nó tuy là sắt, nhôm, niken nhưng không phải sắt, nhôm, niken của Trái đất. Theo Live Science, đó là một đầu mũi tên đã được phát hiện từ cuối những năm 1.800, được xác định là cổ vật ít nhất 3.000 năm tuổi của thời đại đồ đồng. Niên đại đó đủ khiến nó trở thành một báu vật giá trị, được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Bern (Thụy Sĩ). Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu mới của TS Beda Hofmann, người đứng đầu về khoáng vật học và thiên thạch của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bern cho thấy báu vật này có giá trị lớn hơn thế rất nhiều, bởi nó không được làm bằng nguyên liệu của địa cầu. “Nhìn bên ngoài nó trông như một đầu mũi tên điển hình được bao phủ bởi gỉ sét. Phân tích cho thấy vẫn còn rất nhiều kim loại được bảo quản” – TS Hofmann nói. Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Archeologycal Science, một số phương pháp tinh vi bao gồm chụp cắt lớp tia X và phép đo phổ gamma cho thấy đầu mũi tên có kích thước bằng lòng bàn tay không chỉ chứa đồng vị nhôm Al-26 không tự nhiên mà còn có dấu vết của hợp kim sắt và niken không thể của Trái Đất. Đối chiếu với các hồ sơ về thiên thạch trong khu vực, các nhà nghiên cứu xác định được vật liệu làm nên đầu mũi tên đến từ một tiểu hành tinh nặng tới 2 tấn rơi xuống khu vực Kaalijarv ở Estonia cách đây 3.500 năm. Địa điểm thiên thạch này cách khu vực mũi tên được khai quật tận 2.250 km, một quãng đường rất xa xôi, càng cách trở khi các phương tiện di chuyển của 3 thiên niên kỷ trước rất thô sơ. Điều đó vô tình “nâng cấp” độ quý giá của báu vật này một lần nữa: Nó phải là bằng chứng cho một mạng lưới thương mại rộng lớn thời cổ đại, trong đó tảng đá không gian này đã được khai thác như một vật liệu giá trị và bán đi đến những miền đất xa xôi. Hiện vật vô song này sẽ được trưng bày đặc biệt tại Bảo tàng Lịch sử Bern từ ngày 1-2-2024 đến 25-4-2025.
Phát hiện vũ khí 3.500 tuổi làm bằng vật liệu ngoài Trái đất
439
Thành phố Hội An bên sông Hoài (nhánh sông Thu Bồn). Sông Thu Bồn chủ yếu chảy qua đất Quảng Nam bồng bềnh lên xuống như dải lụa đang bay lượn. Thượng nguồn sông Thu Bồn từ trên dẫy núi Ngọc Linh ( Kon Tum ), kéo dài chừng 200km tới Cửa Đại rồi trôi ra biển Đông. Khi về gần tới Cửa Đại sông Thu Bồn còn chia thêm các nhánh tạo nên những con sông Trường Giang, Cổ Cỏ, Sông Hoài… Câu hò xứ Quảng xưa luôn cất lên lời ca: ‘Quảng Nam có lụa Phú Bông/ Có khoai Trà Đóa có sông Thu Bồn’. Dòng sông Thu Bồn luôn sống động ào ạt với diện tích rộng lớn. Hàng trăm con suối, lạch nước trên dẫy núi cao 2598 mét dồn tụ và uốn lượn cuồng nhiệt. Con sông như một biểu tượng cho tính cách người Quảng Nam nồng nàn và mê đắm. Tôi may mắn có dịp gặp nghệ nhân gốm ưu tú Lê Đức Hạ tại xưởng gốm bên sông Thu Bồn và càng hiểu thêm sắc thái Quảng Nam qua anh. Nghệ nhân nhớ lại những thuở hoang sơ khi người Chăm sinh sống ở đây đã khám ra đất đỏ trên sông ra sao. Họ đã dựng lên một đế chế Chăm và ghi dấu ấn lại khu đế vương Mỹ Sơn (xây dựng từ thế kỷ IV đến XIII). Khu di tích lớn này nằm trong khu vực Chăm Amavati gồm các tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng – Quảng Ngãi . Nhưng dòng sông Thu Bồn chủ yếu chảy qua Quảng Nam nên Di sản Mỹ Sơn và phế tích kinh thành Trà Kiệu (thời kỳ Lâm Ấp) nằm bên sông thuộc huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Đó là thánh địa của vương quốc Chăm Amavati một thuở. Trong ca dao Quảng Nam vẫn còn ghi: “Đêm nằm nghe trống Mỹ Sơn/ Nghe chuông Trà Kiệu, nghe đờn Phú Bông”. Kiến trúc đất đỏ Mỹ Sơn trở thành di sản thế giới và là một dấu ấn văn hóa độc đáo ở nước ta. Những điệu múa của vũ nữ Apsara dịu dàng bên dòng sông Thu Bồn. Hàng ngàn bản điêu khắc vũ nữ trên tháp Chăm sống động làm say đắm lòng người. Giai điệu Apsara Vũ nữ Chăm luôn vang lên bao đời nay. Hoang dại và đằm sâu: “ Ngàn năm trong kiếp đá/ Apsara/ Bàn tay người vũ nữ nét thiên thần/ Trên môi cười diệu nghệ/ Hồn mở ra vóc dáng hình hài/ Phiêu lãng đường trần, mãi rong chơi… ”. Dòng sông cuộn sóng Thu Bồn còn tồn tại những dấu tích khác ở Quảng Nam như tháp hình bát giác Bằng An ( Điện Bàn ). Bên cạnh đó còn tháp Chiên Đàn ( Tam Kỳ ) và tháp Khương Mỹ ( Núi Thành ). Đặc biệt, làng gốm Thanh Hà (Hội An) ở ngay bên sông Thu Bồn, nơi bến cảng của người Chăm xưa giao lưu buôn bán với nước ngoài. Thành phố Hội An được xây dựng theo kiến trúc cổ mang đậm yếu tố Chăm kết hợp với sắc thái Trung Hoa và Nhật Bản. Toàn bộ gạch ngói, tường sân và mái âm dương của các ngôi nhà hay đền đài đều được người Chăm làm từ đất sét đỏ bên sông Thu Bồn. Đó là những dẫy nhà phố cổ tồn tại hơn ba trăm năm được bảo tồn gìn giữ nguyên bản. Người dân thành Quảng luôn tự hào về thành phố cổ này: “ Ai đi phố Hội, Chùa Cầu/ Để thương để nhớ để sầu cho ai”, hoặc thơ rằng: “Hội An đất hẹp người đông/ Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu ”. Đặc biệt, Lễ hội Bà Thu Bồn diễn ra mùa xuân hàng năm (12/2 âm lịch) trên sông đậm yếu tố văn hóa Chăm và tâm linh người Việt. Từ xa xưa người Chăm coi dòng sông Thu Bồn là nguồn sữa mẹ, hiện thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Silva (thánh tổ Chăm). Thậm chí họ còn coi sông Thu Bồn là dòng sông Hằng (Ấn Độ) thứ hai theo công giáo Hin đu. Lễ hội Bà Thu Bồn (theo tên Việt, còn tên Chăm là Bô Bô Phu) được hình thành từ thế kỷ XV. Tên sông được gọi theo tên làng Thu Bồn nơi có đền thờ và đình làng tôn vinh bà Thu Bồn theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Lễ hội này đã được Nhà nước ta công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Dòng sông Thu Bồn luôn rộn tiếng ca và đằm thắm tình người. Những ai tới đây đều ghi nhớ trong tâm: “ Tô mỳ Quảng đượm tình ai đó/ Vị ngọt bùi thêm nhớ Quảng Nam/ Nhớ đêm trăng sáng Tháp Chàm/ Nhớ người em gái múa Chăm dịu dàng ” (Bài chòi). Nghệ nhân ưu tú Lê Đức Hạ hồn hậu nói với tôi về nhà thơ Thu Bồn cùng quê với anh ở Điện Bàn. Tên khai sinh của nhà thơ là Hà Đức Trọng (1935-2003) và đã lấy tên dòng sông quê hương làm bút danh Thu Bồn. Ông là phóng viên chiến trường Liên khu V ngay trên chính mảnh đất quê hương, sau đó về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà thơ Thu Bồn nổi tiếng với trường ca “Bài ca chim Chơ Rao” (1962) cùng hàng chục tác phẩm khác. Ông đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (2017). Qua những trường ca và tập thơ của Thu Bồn người đọc luôn rung động bởi những áng thơ xúc động mà ông đã viết về quê hương. Không ai có thể quên hình ảnh: “ Vẫn vẹn nguyên môt màu xanh xứ sở/ Như mắt ai xanh tự thuở ban đầu/ Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở/ Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu ” (Hôn mảnh đất quê hương). Tâm hồn nhà thơ mỗi lúc một hào sảng về mảnh đất kiên cường nhưng có những giây phút lắng đọng yêu thương: “ Anh về với em như con sông về biển/ Chắt chiu dòng nước ngọt nguồn xa/ Hãy nhận lấy dùm anh: con sông nhỏ/ Qua bãi bồi lắng đọng phù sa ”. Hội đua ghe diễn ra hàng năm tại lễ hội Bà Thu Bồn. Đặc biệt với bài thơ “Qua sông Thu Bồn”, nhà thơ đã thể hiện những chùm hình ảnh mang tính tượng trưng chuyển động nhiều cung bậc cảm xúc. Nhịp thơ phát triển trong không gian rộng lớn. Ngay ở những khổ đầu bài thơ ông đã viết: “ Dòng sông rộng quá nên lai láng/ Nhịp cầu thường tiễn ta đi xa/ Hỡi con ngựa chiến luôn về biển/ Bất kham dừng lại hóa phù sa ”. Quả dòng sông Thu Bồn có diện tích lưu vực khá rộng lớn. Sóng nước luôn cuồn cuộn miên man. Bài thơ dẫn người đọc hết cảm xúc dữ dội tới những lắng đọng thiết tha: “ Trọn đời em muốn làm con sóng/ Sông lặng mà em lắc mạn thuyền/ Đàn cá khiếp hồn tuôn nháo nhác/ Làm mắc vầng trăng giữa lưới vàng ”. Và hình ảnh vầng trăng ấy trong thi nhân đã vương lụy nhân tình rằng: “ Ta cũng là trăng luôn mắc lưới/ Vớt lên ướt hết nửa cuộc đời/ Đêm đêm hong gió trên triền núi/ Gọi nắng mai lên vá lại trời ”. Thật khó ai có thể bay bổng và da diết với quê hương như thế. Nhà thơ gắn bó với con sông từ thuở ấu thơ nhưng lại gửi gắm bao điều lớn lao: “ Ta thích làm mây mang bão giông/ Rạch chéo đất trời tia kiếm chớp/ Thức reo làm thác ngủ làm sông ”. Đó là những mạch thơ dồi dào, phóng khoáng và ngang tàng điển hình cho phong cách nghệ thuật thi ca của Thu Bồn. Tôi vào xưởng gốm của nghệ nhân Lê Đức Hạ với sự tò mò khó cưỡng. Tràn ngập những bức tượng mầu đất đỏ như đang muốn cất lên tiếng nói thầm thì. Nghệ nhân cho biết đất bên sông Thu Bồn rất kỳ lạ. Phù sa được dồn tụ từ trên núi cao Ngọc Linh cùng những dòng sông nhỏ tụ về. Cảng Hội An một thời bị phù sa bồi lấp nên không còn tầu lớn vào ra. Nhưng sông Thu Bồn dồn tụ chắt lọc được những mỏ đất không bao giờ vơi cạn. Nghệ nhân Lê Đức Hạ xù xì trần ai với đất và nước của dòng sông Thu Bồn. Anh là một trong những nghệ nhân hiếm hoi say mê với điêu khắc gốm. Đó là những chân dung đầy khắc khoải của đời người. Nước sông Thu Bồn và ngọn lửa Quảng Nam đã tạo nên màu hồng tươi sắc đỏ gốm cổ Thanh Hà bao đời nay. Anh yêu con sông và những giọt phù sa tạo nên mảnh đất màu mỡ Thu Bồn. Nghệ nhân đã làm cho hồn đất tự cất lên bài ca của mình với những cảm xúc mênh mang trên dòng sông quê hương. Dạo trong công viên gốm của Lê Đức Hạ tôi đằm sâu trong không gian đất và lửa Thu Bồn cùng sự ngạc nhiên và kỳ thú. Và đây, ngỡ như mái tóc bồng bềnh và đôi kính của Trịnh Công Sơn như muốn nói với tôi một điều gì đó. “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” chăng, hay nhạc sĩ muốn kéo tôi về sự vô thường “Cát bụi”. Còn kia, gương mặt Văn Cao mủm mỉm trong chòm râu thưa rung rinh trước gió. Nghe như động “Thiên Thai” đang cất lên trong khu vườn. Rồi tôi lại giật mình với ánh mắt hóm hỉnh của Bùi Giáng đang ngâm nga thơ “Nguyên Xuân” thấm đẫm triết lý Phật pháp vô vi. Và nữa một mái tóc dài buông thả trên vai của một người đẹp đang ngước lên cao. Một vẻ đẹp nõn nà cổ cao ba ngấn mà người con gái Quảng Nam thường: “ Để sầu cho khách vãng lai/ Để thương, để nhớ cho ai chịu sầu ” (ca dao).
Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở! – Tác giả: Vương Tâm
1,680
Cuốn sách ‘Các đế chế ngôn từ’ là một trong số rất ít các công trình bàn về lịch sử bao quát của các ngôn ngữ trên thế giới, thông qua đó giúp người đọc hình dung về lịch sử loài người dưới góc nhìn của ngôn ngữ. Cuốn sách khảo sát các ngôn ngữ lớn trên thế giới, những ngôn ngữ có khả năng lan truyền mạnh và đã được sử dụng trên các khu vực rộng lớn. Cuốn sách này được ra mắt công chúng lần đầu vào năm 2005 tại Anh Quốc , từng được nhận lời khen ngợi từ các tờ báo danh tiếng như The Independent, The Guardian, Kirkus review, Washington Post, Boston magazine, Chicago Tribune, và Los Angeles Times Book Review. Tác giả Nicholas Ostler là học trò của nhà Ngôn ngữ học lừng danh Noam Chomsky. Từ trước đến nay, ông đã nghiên cứu chuyên sâu về tổng cộng 26 ngôn ngữ trên thế giới. Ông có Bằng Ngôn ngữ học của Đại học Oxford và MIT. Trong sách, tác giả xem xét đến tiếng Akkad, tiếng Aramaic và tiếng Ả Rập, những ngôn ngữ Semitic Tây nối tiếp nhau trong các nền văn minh và đế chế ở Trung Đông, xem xét song song tiếng Trung Quốc và tiếng Ai Cập, như phương tiện của các truyền thống văn hóa có uy tín to lớn. Ngoài ra, sách cũng bàn về tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp, tiếng Celt, tiếng La Mã, tiếng Đức, tiếng Slav… Tác giả Ostler lập luận rằng, các đặc điểm ngôn ngữ thực sự tạo ra sự khác biệt, với mục tiêu lý giải nguyên nhân khiến một ngôn ngữ trở nên quan trọng, có thể lan truyền xa và tồn tại lâu dài. Đồng thời, ông bàn về mối liên hệ giữa ngôn ngữ với chính trị, tôn giáo, thương mại, xã hội, văn hóa… Ông so sánh các ngôn ngữ ở cấp độ vĩ mô dựa trên các khía cạnh lịch sử nhiều hơn là đi chi tiết vào các vấn đề chính thể của ngôn ngữ như ngữ pháp hay âm vị học. Trong thời kỳ hiện đại, tác giả bàn về tiếng Tây Ban Nha ở Tân Thế giới, về tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Nga, như một sự tương phản với lịch sử của tiếng Anh. Sách khép lại với khảo sát về 20 ngôn ngữ hàng đầu, đồng thời tóm tắt về quá khứ, hiện tại và các yếu tố tiềm năng trong tương lai ảnh hưởng đến sự lan truyền của các ngôn ngữ. Điểm thú vị của sách nằm ở việc bàn luận về lịch sử ngôn ngữ của nhân loại dưới góc nhìn bao quát hơn, gồm cả lịch sử cụ thể của các ngôn ngữ riêng lẻ và mối quan hệ giữa các ngôn ngữ với nhau, cũng như sự liên kết giữa ngôn ngữ và lịch sử loài người. Cuốn sách rất phù hợp cho những độc giả muốn có một cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển và thăng trầm của những ngôn ngữ lớn trên toàn thế giới, hay muốn biết về nguồn gốc xuất xứ – mối quan hệ “họ hàng” của những ngôn ngữ thông dụng như Anh – Trung – Tây Ban Nha.
Ra mắt cuốn sách ‘Các đế chế ngôn từ – Lịch sử thế giới từ góc nhìn ngôn ngữ’
548
Hình ảnh phục dựng loài Anomalocaris canadensis. (Nguồn: Phys.Org). Anomalocaris canadensis, loài thú săn mồi được đánh giá là ‘nguy hiểm nhất’ của kỷ Cambri, có xu hướng săn những con mồi thân mềm hơn là loài giáp xác có vỏ cứng. Các nhà nghiên cứu thuộc bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ vừa có phát hiện thú vị về xu hướng săn mồi của những loài động vật ăn thịt đầu bảng của kỷ Cambri. Các nghiên cứu cơ sinh học về phần chi trước của Anomalocaris canadensis – một loài săn mồi đã tuyệt chủng – cho thấy loài động vật biển với chiều dài khoảng 60cmcó những đặc điểm khác biệt nhiều so với các giả thuyết trước đây. Anomalocaris canadensis là một trong những loài động vật lớn nhất sống ở kỷ Cambri. Chúng khá nhanh nhẹn, thường thích lao theo để bắt những con mồi thân mềm sinh sống tại các vùng biển rộng lớn, thay vì tìm bắt các sinh vật có vỏ cứng nằm dưới đáy đại dương. Kết quả nghiên cứu mới đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society. Anomalocaris canadensis lần đầu tiên được phát hiện vào cuối những năm 1800. Cái tên khoa học này có nghĩa “con tôm kỳ lạ từ Canada” trong tiếng Latin. Anomalocaris canadensis lâu nay vẫn được cho là nguyên nhân khiến một số con bọ ba thùy bị dập nát phần vỏ ngoài. Nhiều hóa thạch bọ ba thùy nát vỏ đã được các nhà khoa học tìm thấy. Russell Bicknell, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ phận Cổ sinh vật học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, cho biết: “Tôi thấy nhận định (Anomalocaris canadensis là thủ phạm) thật vô lý, bởi vì bọ ba thùy có bộ xương ngoài rất rắn chắc. Về cơ bản nó có phần vỏ rắn như đá vậy. Trong khi loài Anomalocaris canadensis lại có cơ thể khá mềm và nhão.” Một số nghiên cứu gần đây về phần miệng hình vòng tròn và lớp giáp ngoài của Anomalocaris canadensis đã đặt ra nghi vấn về khả năng xử lý thức ăn cứng của loài vật này. Nghiên cứu mới nhất cũng đang tìm hiểu xem liệu các phần “chi” dài và có gai thò ra phía trước thân của Anomalocaris canadensis có thể được dùng để hỗ trợ việc tấn công và ăn các động vỏ cứng hay không. Bước đầu tiên mà nhóm nghiên cứu, gồm các nhà khoa học từ Đức, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Australia cùng thực hiện, là tái tạo hình ảnh 3 chiều (3D) của Anomalocaris canadensis từ mẫu hóa thạch được bảo quản cực kỳ tốt của loài động vật này. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ hiện đại để chứng minh rằng các phần chi phụ của con vật có thể được dùng để tóm lấy con mồi. Một kỹ thuật giả lập mô hình, được gọi là phân tích phần tử hữu hạn, đã được sử dụng để chỉ ra các điểm căng và bị kéo giãn khi Anomalocaris canadensis thực hiện hành vi bám chặt. Hoạt động giả lập cho thấy phần chi của Anomalocaris canadensis sẽ bị hư hại nếu nó tóm lấy con mồi cứng như bọ ba thùy. Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng nguyên tắc động lực học chất lỏng để đặt mô hình 3D của Anomalocaris canadensis trong một dòng chảy ảo, nhằm dự đoán vị trí cơ thể mà nó có thể sử dụng khi bơi. Sự kết hợp của các kỹ thuật nêu trên đã vẽ nên một bức tranh rất khác về Anomalocaris canadensis so với các giả thuyết trước đây mà giới nghiên cứu sinh vật cổ đại đưa ra. Theo đó, loài thú săn mồi này có khả năng là một “vận động viên” bơi lội tốc độ, có khả năng lao theo con mồi trong nước, với phần chi trước luôn vươn ra để tóm lấy các con mồi thân mềm./.
Phát hiện mới thú vị về một ‘sát thủ’ đặc biệt trong kỷ Cambri
662
Sáng 4/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Iran phối hợp cùng Đại sứ quán Iran tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Iran . Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TTXVN phát. Việt Nam và Iran có mối quan hệ hữu nghị từ lâu đời. Giao lưu giữa nhân dân hai nước bắt đầu từ hơn 1.000 năm trước, khi các thương nhân Ba Tư tới kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam, mở ra cánh cửa giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Iran càng thêm gắn kết khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 4/8/1973. Chỉ hai ngày sau khi cách mạng Hồi giáo thắng lợi, ngày 13/2/1979, Việt Nam đã gửi điện mừng và công nhận nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Năm 1991, Iran mở Đại sứ quán tại Thủ đô Hà Nội . Năm 1997, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Thủ đô Teheran. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu. Ảnh: TTXVN phát. Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc chúc mừng các nhà lãnh đạo và nhân dân Iran nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Thứ trưởng nhấn mạnh, sự giao thoa văn hóa, những hoạt động gắn kết từ quá khứ và suốt hành trình 50 năm qua của hai dân tộc là những cơ sở quan trọng để hai nước tiếp tục xây dựng và phát triển mối quan hệ ở hiện tại. Hai nước có nhiều nét tương đồng, có những lợi thế có thể bổ sung cho nhau để quan hệ hữu nghị hợp tác tiếp tục phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định ở hai khu vực và trên thế giới. Quan hệ chính trị – ngoại giao giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực trên tất cả các kênh ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và ngoại giao nhân dân. Hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng được đẩy mạnh, đạt được những bước tăng trưởng tích cực. Các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước như văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ cũng đã và đang đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tại những thời khắc khó khăn nhất trong đại dịch COVID-19, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vui mừng vì đã có thể san sẻ những nguồn lực ít ỏi mà mình có được cho các nước khác, trong đó có Iran. “Những việc làm thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc chúng ta, cùng nhiều hoạt động thiết thực khác, là những viên gạch góp phần xây dựng nên nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai đất nước”, Thứ trưởng khẳng định. Nhân dịp này, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị Chính phủ, các cơ quan, ban/ngành hai bên cần nỗ lực hơn nữa để triển khai một cách hiệu quả, thực chất, đưa hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu. Trước mắt, hai bên cần phối hợp tổ chức Kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban liên Chính phủ và Kỳ họp Tham vấn chính trị lần thứ 7, để hiện thực hóa quyết tâm chính trị của các lãnh đạo hai nước. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari phát biểu. Ảnh: TTXVN phát. Đại sứ nước Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari nhấn mạnh, dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là thời điểm thích hợp để suy ngẫm về hành trình đáng chú ý của tình hữu nghị và hợp tác mở ra giữa hai quốc gia. “Cột mốc quan trọng này tượng trưng cho nửa thế kỷ của tình hữu nghị vững chắc, sự hợp tác hiệu quả và những thành tựu chung của hai nước. Nhân dịp này, chúng ta vinh danh những thành tựu đã định hình mối quan hệ hai bên, hướng tới một tương lai hợp tác sâu sắc hơn nữa vì thịnh vượng chung”, Đại sứ khẳng định. Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Iran nêu rõ, cùng được thành lập vào năm 2009, Hội Hữu nghị Việt Nam – Iran, Hội Hữu nghị Iran – Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước thông qua các chương trình giao lưu nhân dân, trao đổi đoàn, cầu nối hợp tác kinh tế, tọa đàm giới thiệu về văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, mỹ thuật về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước… Phát huy các kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, các Hội Hữu nghị của hai nước sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa hình thức tổ chức, nâng cao hiệu quả các hoạt động, chú trọng đến các chương trình giao lưu thanh niên, sinh viên, học sinh, góp phần tiếp tục vun đắp và xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Iran. Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa hai nước; tham quan triển lãm ảnh về mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Iran.
Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Iran
967
Một phần tàu ma La Mã dần lộ ra giữa cuộc khai quật ở Serbia - Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC SERBIA. Con tàu ma dài tới 20 m, đáy phẳng như sà lan và có thể là báu vật quan trọng tiết lộ về thành đô Viminacium lừng danh của La Mã. Theo Live Science , con tàu ma được phát hiện bởi những người khai thác than ở Serbia, ngay ở vùng biên giới cổ xưa của Đế chế La Mã . Các nhà khảo cổ vẫn đang chờ kết quả xác định niên đại chính thức bằng đồng vị carbon phóng xạ, nhưng họ tin rằng nó thuộc về thế kỷ thứ III hoặc IV sau Công nguyên, tức ít nhất 1.700 tuổi. Nhóm khai quật đang rất vất vả chạy đua với thời gian, bởi gỗ lâu năm khi lộ ra dưới ánh nắng chói chang có thể phân hủy cực kỳ nhanh chóng, khiến báu vật này bị hư hỏng cực nhanh. Họ đã phải tưới nước liên tục vào con tàu để giữ ẩm trong khi làm việc. Xác tàu ma này có chiều dài lên đến 20 m, ngang 3,5 m, đáy phẳng như sà lan, khiến các nhà khảo cổ từ Viện Khảo cổ học của Serbia (trụ sở tại thủ đô Belgrade) tin rằng nó là một tàu chở hàng cỡ lớn. Thiết kế của con tàu và vị trí nó nằm cho thấy trong quá khứ, nó có thể là tàu chở hàng đến thành đô Viminacium cách đó khoảng 1 dặm dọc theo sông Danube. Nó có thể hoạt động bằng cách kéo bằng dây bởi người trên bờ hoặc dùng mái chèo. Không có tàn tích rõ ràng của buồm được tìm thấy, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng tàu này có buồm phụ, lợi dụng sức gió hỗ trợ khi điều kiện thuận lợi. Việc nghiên cứu con tàu ma chỉ mới bắt đầu, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó là kết nối quan trọng với Viminacium huyền thoại, một trung tâm thương mại – văn hóa quan trọng của khu vực. Viminacium là một khu định cư kết hợp với pháo đài quân sự, thủ phủ của tỉnh biên giới Moesia Superior của Đế chế La Mã, với tận 45.000 dân, một con số khổng lồ vào thời điểm đó. Thành đô này được dựng lên từ những năm đầu của thế kỷ thứ I sau Công nguyên, bị phá hủy bởi người Huns vào năm 411, những người đã chấm dứt sự cai trị của La Mã ở phần lớn châu Âu. Vào đầu thế kỷ thứ VI, Viminacium được xây dựng lại bởi Justinian Đại đế của Đế chế Byzantine, nhưng rồi lại bị phá hủy vào cuối thế kỷ bởi cuộc xâm lược của người Avars từ thảo nguyên Á – Âu.
Tàu ma ‘hiện hình’ trong mỏ than sau 1.700 năm mất tích
468
Mưa lũ đang gây thiệt hại nặng nề ở Tây Nguyên. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; có thể gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng… Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa cập nhật tình hình dự báo mưa lũ, cảnh báo sạt lở đất tại Lâm Đồng . Trong 6 giờ qua, trên địa bàn tỉnh đã có mưa nhiều nơi (đặc biệt trên địa bàn các huyện, thị: TP. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, thời gian tập trung mưa từ 06h 00 – 12h 00). Tổng lượng mưa một số điểm đo được: TP. Bảo Lộc: Đèo Bảo Lộc 113mm; Đại Lào 90.4mm. Huyện Bảo Lâm: B’ Lá 39.4mm; Lộc Tân 51.0mm. Huyện Đạ Huoai: Đạ Tồn 82.8mm; TT. ĐạM’ri 74.0mm; TT. Ma Đa Gui 70.6mm. Huyện Cát Tiên: Đồng Nai Thượng 56.4mm; Phước Cát II 50.4mm. – Đạ Tẻh: Đạ Pal 88.2mm; An Nhơn 54.4mm; Quốc Oai 51.6mm. Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo, trong 06 giờ tới, trên địa bàn tỉnh khả năng có mưa nhiều nơi. Lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10.0 – 20.0mm, có nơi trên 30.0mm (đặc biệt trên địa bàn các huyện, thị: TP. Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Di Linh, TP. Đà Lạt, Lâm Hà, Đam Rông). Trong 6 giờ tới nguy cơ rất cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt trượt, lở đất và ngập lụt cục bộ trên địa bàn các huyện, thị: TP. Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Cát Tiên, Đạ Tẻh (đặc biệt các vùng trũng thấp trong đô thị, vùng ven sông, suối nhỏ, đường, đèo, vùng sườn đồi dốc). TP. Bảo Lộc: xã Đại Lào, Lộc Châu (Đèo Bảo Lộc, suối Đại Lào), phường B’Lao, Lộc Sơn, xã Đam’bri. Huyện Bảo Lâm: xã B’Lá; Lộc Tân; Lộc Thành (vùng ven sông La Ngà, sông Đại Bình). Huyện Cát Tiên: Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2, xã Tiên Hoàng, Gia Viễn, Nam Ninh (vùng ven suối đạ Sỵ). Huyện Đạ Tẻh: xã Đạ Pal, An Nhơn, Hương Lâm, Quốc Oai. Huyện Đạ Huoai: TT. Ma Đa Gui, TT. Đạ M’ri, xã Đạ Tồn, Đoàn Kết, Đạ Ploa. Các xã, thị còn lại trên địa bàn TP. Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên cần theo dõi. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; có thể gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cầu cống, nhà cửa; làm vùi lấp, xói lở đất sản xuất. Cơ quan khí tượng cũng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khác ở miền Bắc. Theo đó, trong 06 giờ qua (từ 05h-11h/04/8) tại khu vực các tỉnh Bắc Giang , Thái Nguyên đã có mưa vừa đến mưa to như: Tp. Bắc Giang 79mm, Mai Đình 76,8mm ( Bắc Giang), Quân Chu 71,8mm ( Thái Nguyên), Xuân Hòa 77,4mm (Vĩnh Phúc),… Dự báo trong 06 giờ tới, tại khu vực các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 80mm. Trong 06 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực nêu trên, đặc biệt các huyện: Bắc Giang: TP Bắc Giang, Lục Nam, Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên Dũng. Thái Nguyên: Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Vĩnh Phúc: Tam Đảo. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 1. Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế-xã hội. Sáng 4/8, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Phó Ban Thường trực Ban Chấp hành Phòng chống thiên tai và Tìm kiến cứu nạn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các điểm cầu, các chuyên gia về tình hình triển khai công tác của BCH PCTT& TKCN Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cuộc họp có sự tham gia của các đơn vị: Cục Địa chất Khoáng sản, Viện Khoa học Địa chất khoáng sản, Cục Viễn Thám quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu và các đơn vị trong Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Tại cuộc họp các đơn vị đã cùng trao đổi, đánh giá về tình hình sạt lở đất ở các địa phương trong thời gian qua. Kết luận cuộc họp, Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái yêu cầu các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ tiếp tục tăng cường giám sát và cảnh báo kịp thời các thiên tai, đặc biệt là vấn đề sạt lở đất ở các khu vực Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc khi mà đất đã ngấm nhiều nước, đạt trạng thái bão hòa do có nhiều ngày mưa trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, trong thời gian tới cần phối hợp với các đơn vị liên quan ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương để điều tra, khảo sát khoanh vùng nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở để các địa phương có căn cứ chỉ đạo, quy hoạch dân cư phù hợp, đảm bảo an toàn.
Mở rộng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ra nhiều tỉnh thành
996
Nhà thơ Trần Hữu Thung (Ảnh: Theo Báo Nghệ An). Trần Hữu Thung là một nhà thơ đồng thời cũng là một nhà tuyên truyền, cán bộ văn hóa của Đảng. Đối với ông thơ vừa là nơi thăng hoa cảm xúc vừa là phương tiện công tác để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phản ánh đời sống của nhân dân. Nhà thơ Trần Hữu Thung sinh ngày 26/7/1923 tại xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu , tỉnh Nghệ An và mất năm 1999 ở quê nhà. Ông là tác giả của gần 20 tác phẩm đã xuất bản, được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật đợt I năm 2001. Ông cũng là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Là một nhà thơ trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám, Trần Hữu Thung luôn hăng hái, nhiệt tình trong lao động sáng tạo phục vụ cách mạng. Gắn mình trong công tác kháng chiến, tác phẩm của Trần Hữu Thung ngay từ buổi đầu đã mang những tình cảm thật chân thành, cảm động để tuyên truyền vận động quần chúng ở nông thôn. Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập, Trần Hữu Thung không quan tâm lắm đến cái mà bây giờ ta gọi là trữ tình riêng tư. Ông không nói chuyện mình, không vui buồn chuyện riêng. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân. Trong kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Trần Hữu Thung là cán sự văn hóa, cán bộ tuyên truyền thuộc Liên khu IV rồi phụ trách Chi hội văn nghệ liên khu. Làm thơ, viết ca dao nhiều từ dạo đó. Năm 1944, ông viết bài thơ dài “Việt Nam ly khúc”, theo thể song thất lục bát, mang hơi hướng thơ yêu nước của phong trào Đông Du, cổ động lòng yêu nước, thương dân, ý chí cách mạng. Thời kháng chiến chống Pháp, những bài thơ “Cò trắng phát thanh”, “Hai Tộ hò khoan”, “Nhớ sông Lô”… chưa thể coi là thơ, nhưng các văn phẩm ấy lại có sức phổ biến rộng, phù hợp với năng lực tiếp nhận của vùng quê kháng chiến Nghệ An, Thanh Hóa, những năm cuối 1940, đầu 1950. Đến bài “Thăm lúa”, viết năm 1950, mới là bài thơ “khai sinh” nhà thơ Trần Hữu Thung. “Thăm lúa” mang giọng thơ năm chữ, đôi chỗ gợi nhớ nhịp điệu hát dặm Nghệ An, nhưng đã đầy đủ cốt cách một thi phẩm mới mẻ của nền thơ cách mạng. “Thăm lúa” diễn tả thành công tình cảm, nỗi nhớ nhung của một người vợ trẻ hậu phương hướng về người chồng đang chiến đấu ở tiền tuyến. Tác giả đã xây dựng được hình ảnh một phụ nữ nông dân thật đẹp, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam kháng chiến biết gắn nghĩa nước với tình nhà. “Thăm lúa” đã đoạt Giải Nhất văn học tại Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới năm 1953 ở Budapest. Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian. Từ ngôn ngữ, hình ảnh đến giọng điệu trong thơ Trần Hữu Thung đều mộc mạc, chân chất mà nồng đượm nghĩa tình. Chính cuộc sống, cách sống của tác giả tạo nên chất thơ ấy, chất tâm hồn ấy. Đã từng tham gia công tác ở các cơ quan chỉ đạo văn học nghệ thuật ở Trung ương, từng có công tích cách mạng lẫn văn chương, nhưng lại xin trở về quê nhà, sống như một nông dân, thanh bần, vất vả. Nghệ thuật thơ có thể chưa cao, nhưng những điều gan ruột bộc bạch thì lại hay cảm động lòng người. Ngoài “Thăm lúa” – bài thơ được đưa vào sách giáo khoa, được nhiều người bình giảng, còn có bài thơ hay khác như “Anh vẫn hành quân” đã được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc. Ông còn là tác giả gần 20 tác phẩm đã xuất bản như: “Đồng tháng Tám” (tập thơ đoạt Giải Nhì về thơ của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955), “Dặn con” (thơ – 1955), “Ngày thu ấy” (thơ – 1957), “Gió Nam” (thơ – 1962), “Hai Tô hò khoan” (thơ – 1961), “Chị Nguyễn Thị Minh Khai” (thơ – 1961), “Đất quê mình” (thơ – 1971), “Tiếng chim đồng” (thơ – 1975), “Mặt đường mặt đồng” (thơ), “Lời mách sáo” (thơ), “Anh vẫn hành quân” (tuyển thơ – 1983), “Sen quê Bác” (thơ – 1985). Bên cạnh thơ, Trần Hữu Thung còn viết văn xuôi chủ yếu là những ghi chép, giữ lại những năm tháng, những kỷ niệm của quê hương đánh giặc như: “Ngày ấy bên sông Lam” (kịch bản phim truyện – 1980), “Ký ức đồng chiêm” (ký – 1988, đoạt Giải Nhất cuộc thi ký do báo Văn nghệ và đài TNVN tổ chức), “Hồi ức về săn bắn” (1966), “Tiếng hát ru” (1975)… Đáng trân trọng là những công trình sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian của vùng quê Nghệ Tĩnh: “Vè – Dòng sữa quê hương”, “Sức biểu hiện của dân ca Nghệ Tĩnh”… Hơn năm mươi năm cầm bút, trước sau ông vẫn rõ là nhà thơ dân gian.
Trần Hữu Thung – vui buồn cùng vận nước, tình dân
920
Tinh vân Chiếc Nhẫn qua "mắt thần" của kính viễn vọng mạnh nhất thế giới James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA. Siêu kính viễn vọng James Webb đã chụp được hình ảnh ngoạn mục về một con mắt vũ trụ màu xanh lục và tím phát sáng, được coi như bản xem trước về tương lai của Mặt trời . Theo Sci-News , vật thể ngoạn mục nói trên là Tinh vân Chiếc Nhẫn, vốn đã được biết đến trước đây nhờ góc nhìn của các kính thiên văn cũ hơn. Tuy nhiên sức mạnh của kính viễn vọng không gian James Webb, được phát triển và điều hành chính bởi NASA, hỗ trợ bởi ESA và CSA (lần lượt là các cơ quan vũ trụ của Mỹ , châu Âu và Canada ), đã giúp quan sát tinh vân này dưới ánh sáng hoàn toàn mới. Tinh vân Chiếc Nhẫn còn được gọi là Mesier 57 (M57), nằm cách chúng ta 2.200 năm ánh sáng với các chi tiết cực kỳ phức tạp, nổi bật giữa chòm sao Thiên Cầm. Vòng khí bụi phát sáng của nó có thể được nhìn thấy bằng các kính thiên văn cá nhân cỡ nhỏ trong suốt mùa hè. Tinh vân Chiếc Nhẫn thực ra là “xác chết” của một ngôi sao lớn, phát nổ vào cuối đời. Trong một sự nhầm lẫn kỳ quặc lâu đời, dạng tinh vân này được gọi là “tinh vân hành tinh”, dù không tạo ra từ bất kỳ hành tinh nào. Trái tim của tinh vân là một sao lùn trắng, là “zombie” của ngôi sao sau lần chết đầu tiên. Mặt trời cũng sẽ chết theo trình tự đó vào khoảng 5 tỉ năm nữa, khi nó cạn năng lượng. Đầu tiên nó sẽ bùng lên thành sao khổng lồ đỏ – có thể nuốt luôn 3 hành tinh gần nhất bao gồm chúng ta – rồi sụp đổ thành sao lùn trắng. Sau một thời gian tồn tại như một “xác sống”, nó sẽ chết thật sự bằng cách phát nổ lần nữa, tạo thành tinh vân. Vì vậy, hình ảnh sắc nét của M57 được xem như bản xem trước cho tương lai của ngôi sao mẹ đã đi được nửa cuộc đời của chúng ta.
NASA chụp được ‘hình ảnh 5 tỉ năm sau của Mặt trời’
364
Nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, đa dạng hóa sự kiện lễ hội phục vụ người dân và du khách, hướng tới xây dựng hình ảnh điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh “hấp dẫn-sống động-hiện đại”, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 2023. Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên được tổ chức hướng tới mục tiêu quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, hoạt động du lịch và ẩm thực đặc trưng của Thành phố. Nhiều chương trình điểm nhấn tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: infographics.vn.(Click vào hình ảnh để xem kích thước đầy đủ). Theo infographics.vn
Nhiều chương trình điểm nhấn tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh
139
Phụ nữ ngày xưa têm trầu (ảnh tư liệu). Khi người phụ nữ chết chồng, ‘bà chúa thơ Nôm’ Hồ Xuân Hương bảo: Ai về nhắn nhủ đàn em nhé Xấu máu thời khem miếng đỉnh chung. Có lẽ, nhiều người đã dừng lại từ “khem” và… mày mò tìm hiểu cho rõ nghĩa. Không những thế, có những câu thơ của bà xưa nay ta đã thuộc làu làu nhưng rồi chắc gì đã hiểu đúng ý của tác giả? Bài thơ “Mời trầu” là một thí dụ, có bản như sau: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi. Đọc kỹ lại lần nữa, ta vẫn không phát hiện ra điều gì khiến phải ngập ngừng, suy nghĩ thêm. Nhà thơ Mai Văn Hoan đã phát hiện ra một chữ/ một từ, chỉ một từ, phải thay một từ thì mới phản ánh được bản lĩnh của “bà chúa thơ Nôm”. Ông chỉ cho bạn đọc thấy từ “mới/ mới quệt rồi” cực kỳ vô vị. Tại sao? Ông lập luận: “Cách mời trầu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương không giống với cách mời trầu thông thường. Bà không hề có ý muốn tạo sự hấp dẫn với người được mời, rằng là miếng trầu của mình “vừa mới quệt”, còn “tươi roi rói”, rất “sốt dẻo”. Nếu mời để hấp dẫn khách như thế, bà phải nói lá trầu của bà là lá trầu ngon, quả cau của bà rất đẹp. Đằng này bà lại “khai báo” với khách một cách hết sức thành thật: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”. “Trầu hôi” là loại trầu xoàng ít ai dùng. Quả cau “nho nhỏ” cũng ít ai lựa chọn để tiếp khách quý. Nên biết lá trầu, quả cau ở đây chính là “lạch Đào nguyên” và “gò Bồng đảo” trong bài “Thiếu nữ ngủ ngày” nhưng đã “xuống cấp”. Trầu và cau như thế, dù có “mới quệt” đi chăng nữa cũng khó lòng hấp dẫn khách mời. Nếu cho rằng đấy là cách nói nhún nhường, khiêm tốn, tự hạ mình (như nàng Kiều nói với Kim Trọng “Đài gương soi thấu dấu bèo cho chăng?”), thì việc khoe “mới quệt” xem ra cũng không phù hợp chút nào”. Xét ra cũng có lý đấy nhỉ? Vậy, không phải “mới quệt rồi”, vậy phải là từ gì? Nhà thơ Mai Văn Hoan chọn lấy dị bản “Này của Xuân Hương đã quệt rồi”. Khi nhà thơ Mai Văn Hoan chọn từ “mới” qua “đã” rõ ràng là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau. Ông phân tích: “Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương dám nói cái điều mà những người đàn bà rơi vào hoàn cảnh như bà vẫn muốn che giấu, không dám nói, rằng là: “Này của Xuân Hương đã quệt rồi!”. Đã quệt không xác định rõ thời gian như mới quệt. Chữ “quệt” mà “bà chúa thơ Nôm” dùng ở đây là cách nói bóng gió (hóm hỉnh, tinh nghịch, thanh mà tục) chứ không chỉ đơn thuần là quệt trầu. Cái cung cách mời trầu cho ta biết bà đã hơi đứng tuổi, không như những cô gái mới lớn. Bà muốn nói với “người ấy” rằng: Bà là người đàn bà từng trải, không còn thanh tân nữa… Đó là cách mời trầu của một phụ nữ bất hạnh, chưa được tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nữ thi sĩ vẫn còn khao khát được yêu, được chung sống với người mình yêu. Thế nên bà mới nói: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Bà muốn nhắn gửi với “người ấy” rằng: Cái quan trọng nhất là chúng mình thực sự yêu thương nhau! Đã phải duyên nhau rồi thì bất chấp tất cả, bỏ qua tất cả. Tình yêu sẽ làm “thắm lại” tất cả. “Thắm lại” có rất nhiều tầng nghĩa: Cùng nối lại tình cảm, cùng nhau làm lại cuộc đời, cùng hòa trộn vào nhau như kiểu ăn trầu… Nữ thi sĩ không chỉ nhắn với người mình yêu mà nhắn với tất cả mọi người của mọi thời đại: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”! Yêu nhau mà không gắn bó với nhau, hòa trộn vào nhau thì có khác gì trầu, cau, vôi bị tách ra. Lá trầu cứ xanh, vôi kia vẫn giữ nguyên màu trắng… “Thắm lại” rất phù hợp với “quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”, rất phù hợp với “đã quệt rồi”. Đó chính là sự màu nhiệm của tình yêu. Tình yêu có thể làm thay đổi tất cả! Xanh như lá, bạc như vôi nhưng nếu biết hòa trộn vào nhau bằng một tình yêu đích thực thì vẫn “thắm lại” như thường. Nếu miếng trầu của bà vừa “mới quệt”, “còn tươi rói” cần gì bà phải khẩn nài với “người ấy”: “Có phải duyên nhau thì thắm lại” nữa. Với bà, điều quan trọng nhất là có yêu nhau thật lòng hay không. Nói như dân gian “yêu nhau cau sáu bửa ba”, miếng trầu hôi cũng có thể biến thành miếng trầu thơm như thường… Tôi cho rằng, cách phân tích của nhà thơ Mai Văn Hoan hợp lý, thuyết phục, đã trả lại từ “đã” hết sức độc đáo của “bà chúa thơ Nôm”, lâu nay đã bị từ “mới” lấn lướt. Vậy, chỉ một từ mà ý nghĩa bài thơ khác hẳn. Vậy, cũng như khi ta liên tưởng đến từ “khem” trong câu thơ “Xấu máu thời khem miếng đỉnh chung”, không thể “giỡn chơi”, cần xem xét nghiêm túc để tìm hiểu bà ngụ ý điều gì? Mà, khem nghĩa là gì nhỉ? Năm 1939, nhà văn hóa Phan Khôi có viết tiểu thuyết “Trở vỏ lửa ra”, ngay nhan đề của nó, nhiều người ở miền Bắc thời đó đã không hiểu. Muốn hiểu câu này, ta cần liên hệ đến câu tục ngữ phổ biến ở Trung, Nam Bộ “Con gái trở vỏ lửa ra”. Về tục lệ này, ta hãy nghe ông Hùinh Tịnh Paulus Của giải thích: “Cây cắm ra ngoài cho biết trong nhà có việc kiêng cử: ấy là một cây dài nhỏ, chẻ ra một đầu, giắt một đoạn củi vắn đã có chụm rồi, cắm ra trước nhà cho biết là nhà có người nằm bếp, đẻ con trai thì trở đầu cháy vào nhà, đẻ con gái thì trở đầu cháy lộn ra”. Việc làm này, gọi tắt bằng từ “khem”. Giải thích trên cho biết “cây củi vắn đã có chụm”, ta hiểu là nó đã từng chụm lửa, chứ không phải cây củi đó đang phừng phựt lửa cháy. Cây củi đó, thú vị thay, người Việt mình gọi là “vỏ lửa”, thế nhưng tréo ngoe thay, khi có người trên tay cầm cây lửa đang cháy, hớt hơ hớt hải chạy lộn đầu này, ngược đầu kia nhắm báo động cho bà con biết giặc tràn vào làng, thì lại gọi “chạy vỏ lửa”. Tóm lại, trong ngữ cảnh cụ thể, “vỏ lửa” có liên quan tới “khem” nhằm chỉ lúc người phụ nữ sinh nở. Thế nhưng, không những thế, với từ khem này, ta biết ngày xưa mỗi nhà của người Việt đều có khoảng thời gian đóng cửa ngõ, không cho ai lui tới nữa. Đó là từ lúc làm lễ rước ông bà vào chiều 30 Tết tháng Chạp đến lễ đón Giao thừa, thậm chí đến rạng ngày mồng Một, người ta cũng gọi là khem/ vào khem. Khi người phụ nữ “nằm bếp”, còn có các từ tương tự như nằm lửa/ nằm phây/ nằm nơi… Nếu thay thế bằng từ khác, ta còn có cách nói khác như nằm cữ, giường cữ, ở cữ… Tục ngữ có câu “Ăn khem nằm cữ” là vậy. Người Việt ngày xưa có câu cửa miệng “Con trai bảy ngày một cữ, con gái chín ngày một cữ”. “Việt Nam tự điển” (1970) của Lê Văn Đức giải thích: “Thời kỳ ở cữ (sinh đẻ) bảy ngày nếu sinh con trai, chín ngày nếu sinh con gái, kiêng người tới thăm bằng cách treo trước cửa một lá môn, một cục than và bảy hay chín đồng tiền”. Trong khi đó, hầu hết các thông tin trên mạng hiện nay đều cho rằng, đó là: “Lễ cúng mụ đầy cữ cho bé gái khi bé được 9 ngày tuổi và bé trai được 7 ngày tuổi. Ý nghĩa của buổi lễ để cảm ơn các bà Chúa Mụ. Đã khai tâm, khai tính, khai lời, khai khẩu đối với một đứa trẻ sơ sinh”. Rõ ràng, đã có sự hiểu khác nhau về câu cửa miệng đã có từ xưa vừa nêu trên. Thiết nghĩ, điều này hết sức bình thường mà cũng hợp lý nữa, vì quan niệm về “khem” đã khác trước. Mà, thật ngộ, khem cũng có nghĩa là kiêng, bởi vậy ta có tiếng đôi kiêng khem. Nhưng kiêng còn “choàng vai bá cổ” với dăm từ khác để trở thành kiêng nể, kiêng oai, kiêng sợ, kiêng kỵ, kiêng dè, kiêng mặt… Kiêng là né tránh, không phạm đến những sự vật/ sự việc gì đó, tránh xa cho lành. Ca dao miền Nam có câu: Tới đây xứ sở lạ lùng Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kiêng Dù kiêng và khem đồng nghĩa nhưng câu này không thể hoán đổi cho nhau cũng như không thể đổi sang cữ – dù kiêng cũng có nghĩa là cữ. Thí dụ, một người bảo: “Tớ cữ/ kiêng món mộc tồn”, ai cũng hiểu người đó hễ thấy món “cờ tây” là “né đạn” ngay, dứt khoát không đụng đũa. Trong ngữ cảnh nào đó, thay vì dùng các từ trên, ta còn có từ tương tự là kỵ/ kị, có từ đôi kiêng kỵ. Trở lại với câu “Xấu máu thời khem miếng đỉnh chung” trong bài thơ “Dỗ người đàn bà khóc chồng chết”, các sách bình giảng về thơ Hồ Xuân Hương đều chú thích: “Khem: kiêng”; “đỉnh chung” thì đỉnh là cái vạc, chung là cái chuông “chỉ gia đình quyền thế cực giàu có, nấu cơn bằng vạc, giờ cơm phải đánh chuông” – theo “Hán Việt tân từ điển” (1975) của Nguyễn Quốc Hùng. Ta hiểu, bà bảo đã “xấu máu” (chồng chết) thì nên kiêng, chớ ham hố “miếng đỉnh chung” (nơi quyền quý sang trọng). Đơn giản thế ư? Không. Khem trong câu thơ này vừa là kiêng nhưng lại còn liên quan đến chuyện “nằm bếp/ ở cữ” nữa, do đó, “miếng đỉnh chung” không thể chỉ hiểu… “miếng đỉnh chung” như từ điển giải thích, mà, nó phải hiểu qua nghĩa khác. Chỉ có thể hiểu bằng sự liên tưởng qua thơ của chính bà, rằng, “miếng đỉnh chung” ấy chính là vật dụng, tài sản quý báu của đấng mày râu: Đầu đội mũ da loe chớp đỏ Lưng đeo bị đạn rủ thao đen Dùng cho mục đích “đóng cọc”: “Quân tử có yêu thì đóng cọc”, “Quỳ hai gối xuống gật xom xom”… Một khi đã “xấu máu” vì rằng đang còn “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng” thì phải khem theo nghĩa này. Sự đắc địa của từ “xấu máu” còn do bà vận dụng tài tình câu tục ngữ “Xấu máu đòi ăn của độc”. Về nghĩa của nó, “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân giải thích: “Xấu máu là tạng yếu. Giễu những ai mong ước những điều không hợp với khả năng của mình”; “Từ điển tục ngữ Việt” của Nguyễn Đức Dương cũng cho rằng: “Máu đã xấu thì đừng đòi ăn món của độc (dễ bị mắc họa). Hay dùng để khuyên những ai tạng yếu hãy tránh xa các món của độc cho khỏi mắc họa”. Xét ra, về nghĩa bóng, Nguyễn Lân giải thích “chuẩn” hơn, tương tự, còn có câu như “Đũa mốc chòi mâm son”… Đã hiểu rõ nghĩa từ “của độc”, ta mới rõ cơn cớ tại làm sao bà Hồ Xuân Hương lại dùng từ “khem”. Tương tự, từ “quệt” trong câu thơ “Này của Xuân Hương” cũng thế, không thể hiểu đơn giản: “Bôi vào, phết vào: Quệt vôi vào lá trầu” – theo “Việt Nam tự điển” (1931), hiểu thế còn gì là Hồ Xuân Hương? Quệt trong ngữ cảnh này là chỉ động tác mà người đàn bà đã từng được/ từng bị “đẽo đá”: “Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc”, đã trải qua tình huống: “Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”… Vì thế, mời trầu ở đây chỉ có thể là “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” thể hiện sự nhất quán nội tại của bài thơ. Nếu không hiểu như thế, làm sao ta cảm nhận hết cách sử dụng tiếng Việt thuộc hạng thượng thừa đã tạo nên bút lực “vô tiền khoáng hậu” của một bậc nữ lưu được đời sau tôn vinh “bà chúa thơ Nôm”?
Miếng đỉnh chung mới quệt đã khem – Tác giả: Lê Minh Quốc
2,172
Gần hai thế kỷ sau cái chết của Beethoven, một nhóm các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thực hiện di chúc của nhạc sĩ thiên tài theo cách mà ông chưa bao giờ dám mơ tới, bằng cách phân tích di truyền DNA trong các mẫu tóc đã được xác thực của ông. Vào một ngày thứ hai đầy giông bão trong tháng 3.1827, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig von Beethoven đã qua đời sau một thời gian dài lâm bệnh. Nằm liệt giường từ Giáng sinh năm trước, ông bị bệnh vàng da tấn công, chân tay và bụng sưng phù, mỗi lần thở là một sự vật vã. Khi các cộng sự của ông thực hiện nhiệm vụ thu dọn đồ đạc cá nhân, họ phát hiện ra một tài liệu mà Beethoven đã viết từ một phần tư thế kỷ trước đó – một di chúc cầu xin những người anh em trong gia đình tiết lộ chi tiết về tình trạng của ông cho công chúng. Ngày nay, không có gì bí mật khi một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất đã bị mất thính lực chức năng ( hay còn gọi là mất thính lực tâm lý được sử dụng để mô tả bất kỳ tình trạng mất thính lực nào không thể giải thích được bằng nguyên nhân hữu cơ. Mất thính giác tâm lý được phân loại là một phần của rối loạn chuyển đổi trong lĩnh vực tâm thần học ) vào lúc mới giữa tứ tuần. Đó là một sự trớ trêu bi thảm mà Beethoven mong ước cả thế giới hiểu được, không chỉ từ góc độ cá nhân mà còn từ góc độ y học. Gần hai thế kỷ sau cái chết của Beethoven, một nhóm các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thực hiện di chúc của nhạc sĩ thiên tài theo cách mà ông chưa bao giờ dám mơ tới, bằng cách phân tích di truyền DNA trong các mẫu tóc đã được xác thực của ông. Nhà hóa sinh Johannes Krause từ Viện Max Planck chuyên về Nhân chủng học Tiến hóa ở Đức cho biết: “Mục tiêu chính của chúng tôi là làm sáng tỏ các vấn đề sức khỏe của Beethoven, trong đó nổi tiếng là căn bệnh mất thính giác, bắt đầu từ giữa đến cuối những năm 20 tuổi và cuối cùng dẫn đến việc ông bị mất thính lực chức năng vào năm 1818”. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất thính giác đó chưa bao giờ được biết đến, ngay cả với bác sĩ riêng của Beethoven. Điều bắt đầu là chứng ù tai ở độ tuổi 20 của ông dần nhường chỗ cho khả năng chịu đựng tiếng ồn lớn giảm dần và cuối cùng là mất khả năng nghe ở những âm vực cao hơn, kết thúc luôn sự nghiệp biểu diễn của ông. Đối với một nhạc sĩ, đó là điều không gì có thể mỉa mai hơn. Trong một bức thư gửi cho những người anh em trong gia đình, Beethoven thừa nhận ông “đau khổ vô vọng”, đến mức định tự tử. Đó không chỉ là chứng mất thính giác mà nhà soạn nhạc phải đối mặt khi trưởng thành. Ít nhất từ năm 22 tuổi, Beethoven được cho là đã bị đau bụng dữ dội và tiêu chảy mạn tính. Sáu năm trước khi ông qua đời, những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan xuất hiện, một căn bệnh được cho là một phần nguyên nhân dẫn đến việc ông qua đời khi mới 56 tuổi, khá trẻ vào thời đó. Vào năm 2007, một cuộc điều tra pháp y về một lọn tóc được cho là của Beethoven cho thấy ngộ độc chì có thể đã đẩy nhanh cái chết của ông, nếu không thì cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cướp đi sinh mạng của ông. Với văn hóa uống rượu từ bình chứa chì và các phương pháp điều trị y tế thời bấy giờ thường lạm dụng chì, kết luận đó không gây ngạc nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố vào tháng 3 năm nay, đã bác bỏ giả thuyết này, tiết lộ rằng lọn tóc mà người ta mổ xẻ hồi 2007 đó vốn không phải của Beethoven, mà là của một người phụ nữ vô danh. Quan trọng hơn, những bằng chứng sơ cấp cho thấy nhiều khả năng cái chết của nhà soạn nhạc có thể là do nhiễm trùng viêm gan B, trầm trọng hơn chuyện do ông uống rượu và có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan. Krause cho biết: “Chúng tôi không thể tìm ra nguyên nhân chính xác khiến Beethoven bị mất thính giác hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa. Theo một cách nào đó, chúng ta còn nhiều câu hỏi hơn về cuộc đời và cái chết của nhà soạn nhạc nổi tiếng. Ông ấy mắc bệnh viêm gan ở đâu? Làm thế nào mà một lọn tóc của phụ nữ được coi là của Beethoven trong nhiều thế kỷ? Và điều gì đằng sau những cơn đau ruột và mất thính giác của ông ấy? Do nhóm được truyền cảm hứng từ mong muốn của Beethoven để thế giới hiểu được tình trạng mất thính giác của ông, nên kết quả mà thế giới biết có thể không phản ánh nguyện vọng của nhạc sĩ. Mặc dù có một điều ngạc nhiên nữa được chôn giấu trong gien của ông ấy. Điều tra sâu hơn so sánh nhiễm sắc thể Y trong các mẫu tóc với nhiễm sắc thể của những người thân hiện đại có nguồn gốc từ dòng họ của Beethoven cho thấy có sự không khớp. Có vẻ như đã có một chút ngoại tình xảy ra trong các thế hệ tổ tông của nhà soạn nhạc. Tristan Begg – một nhà nhân chủng học sinh học hiện đang làm việc tại Đại học Cambridge ở Anh cho biết: “Phát hiện này gợi ý về một sự kiện quan hệ “cha con hờ” trong dòng họ của ông giữa sự ra đời của Hendrik van Beethoven ở Kampenhout, Bỉ vào năm 1572 và sự ra đời của Ludwig van Beethoven bảy thế hệ sau đó vào năm 1770, ở Bonn, Đức ”. Bản đồ gien của Beethoven trong phả hệ dòng họ. Có lẽ Beethoven sẽ không bao giờ ngờ tới những bí mật ẩn giấu trong lọn tóc mà bạn bè và cộng sự đã cắt khỏi cơ thể ông sau đêm thứ hai giông bão ảm đạm năm 1827. Một bí mật cũng là một chuyện tình buồn không biết đã xảy ra khi nào.
Giải mã gien nhà soạn nhạc Beethoven, phát hiện chuyện tình buồn
1,107
Có những đứa trẻ may mắn được sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, để bầu không khí ăm ắp cảm xúc, thăng hoa ấy ngấm vào từng mạch máu, lưu trú vào từng hơi thở từ trong trứng nước. Ở một khía cạnh khác, theo phương pháp khoa học người ta gọi là gen, yếu tố di truyền. Trong nền sân khấu, điện ảnh nước nhà nửa thế kỉ qua đã có vô số cặp đôi con cái đi theo nghiệp nghệ thuật của bố mẹ và thành công rực rỡ, nay đã khoác lên mình danh hiệu NSND, NSƯT, trở thành những tên tuổi được đông đảo công chúng hâm mộ. Trong chuyên đề lần này, chúng tôi muốn giới thiệu đến lớp trẻ gen Z, non tơ, đầy hào hứng, thuộc thế hệ nghệ thuật thứ ba trong gia đình. Những nghệ sĩ trẻ là con của các nghệ sĩ nổi tiếng và vô cùng quen mặt với khán giả. Mỗi con người đều có những ước mơ, hoài bão, khả năng phát triển, sở thích khác nhau. Có một số ngành nghề đặc thù được cha truyền con nối như ngành nghệ thuật. Trong lĩnh vực đặc thù này đã có biết bao gia đình nghệ thuật rực rỡ, sáng chói khiến nhiều người mơ ước. Nghề nghiệp không chỉ là công cụ để kiếm sống mà còn thể hiện cái tôi cá nhân, khả năng thiên bẩm riêng biệt của mỗi người. Chọn nghề mà mình theo đuổi trở thành bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề, nhưng một trong những yếu tố phổ biến và quan trọng là từ gia đình, môi trường, không khí trong gia đình. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người trẻ cảm nhận được sự yêu thương và ủng hộ của bố mẹ sẽ thấy tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp mà bản thân yêu thích hay hứng thú. Những đứa trẻ luôn luôn tôn trọng bố mẹ mình và cảm thấy ngưỡng mộ nghề nghiệp của bố mẹ thì rất nhiều khả năng đứa trẻ đấy sẽ chọn đi theo con đường của bố mẹ. Những lúc này bố mẹ sẽ là điểm tựa an toàn và hoàn hảo để đứa trẻ thực sự trưởng thành và đeo đuổi thực hiện niềm đam mê. Nghệ thuật lại là bộ môn giàu cảm xúc, dễ thăng hoa nên cũng thật dễ hiểu những đứa trẻ được sống trong nôi nghệ thuật sẽ có ảnh hưởng, tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp, nhất là ngành nghề nghệ thuật đòi hỏi phải có tố chất, năng khiếu, sự say mê. Nguyễn Vũ, con trai danh hài Vân Dung: Rút ngắn thời gian trải nghề, hạn chế được sai lầm – Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, ông ngoại là đạo diễn, bà ngoại là diễn viên đoàn ca múa Tây Bắc, và mẹ là một nữ danh hài vô cùng đặc sắc, điều đó có ảnh hưởng đến sự chọn lựa nghề nghiệp của Nguyễn Vũ hay không? + Ngay từ hồi em còn rất nhỏ, nhiều khi ở nhà không có ai trông nên em được mẹ dẫn lên cơ quan là Nhà hát Tuổi trẻ. Em cứ ngồi bên cánh gà xem cô chú và mẹ diễn thành thói quen rồi lúc nó ngấm vào mình tạo thành một sở thích, dần dần thành đam mê. Ngoài công việc tập và diễn xuất ở Nhà hát, mẹ còn tham gia nhiều chương trình như “Gặp nhau cuối tuần”, “Gặp nhau cuối năm”… Ấn tượng nhất là những năm đầu mẹ tham gia chương trình “Gặp nhau cuối năm”, đó là vào những ngày mùa đông giá lạnh, cách đây gần 20 năm, hồi đấy em bé tí ti, còn chưa biết đánh vần chữ đã đi theo mẹ đến đài truyền hình xem mẹ và các bác, các chú tập hàng tháng trời. Lịch tập cả ngày và có hôm tập xuyên đêm đến sáng, em ngồi đến lúc cảm thấy không trụ được nữa thì xin mẹ về đi ngủ. Lớn lên một chút em đã cảm nhận được cái hay của chương trình nên năm nào cũng vậy vô cùng hào hứng mong những ngày đông đến thật nhanh để được mẹ đưa đi đến nơi mẹ tập chương trình… Những tháng ngày tuổi thơ lưu dấu ấn đầy những kỉ niệm về nghề diễn của mẹ, về sân khấu, về ánh đèn điện, về tiếng nhạc, về trường quay, rồi bất chợt đến một ngày đứa bé đấy lớn lên, cuối năm học lớp 12 buộc phải quyết định đâu là con đường mà mình thực sự yêu thích để gắn bó. Mình nghĩ xem là mình có điểm mạnh gì?! Chiều hôm đấy, em nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn thi vào Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội”. Mẹ tá hỏa lên vì không hiểu chuyện gì xảy ra: “Đã học hành tập tành gì đâu mà thi”. Em trấn an mẹ: “Thì mẹ cứ để con thử đi, vào thì con tính tiếp còn không đỗ được thì coi như là con không có duyên với nghề”. Em mang một cái đầu trống rỗng đi thi, và suy nghĩ phải làm hết mình. Còn có hơn chục hôm nữa là bước vào kì thi, mẹ gửi gắm gấp cho một chú ở nhà hát. Cách chú ấy dạy cũng khác mọi người, đấy là chú ấy không gợi ý gì, chỉ đưa ra bài tập để mình phải tự làm, chú ấy ngồi dưới với cương vị là khán giả xem và nhận xét. Hai tuần đấy em bị kích thích làm việc thật nhiều. – Tò mò một chút, Vũ có thể chia sẻ là tiểu phẩm gì vậy? + Chú ấy đưa cho em một cái gậy, một cái khăn, rồi chú bảo: “Trong vòng 3 phút nghĩ ra một tiểu phẩm cho chú xem”. Em lo lắng: “Chết rồi, một cái gậy, một cái khăn” nhưng đúng mấy phút sau em nghĩ ra mình là thằng ăn trộm, vào nhà người ta bằng cách phá khoá, dùng cái gậy móc vào ngăn kéo tủ để mở ngăn kéo tủ. Dùng khăn để cho những đồ ăn trộm vào, rồi buộc lại. Lấy xong xuôi thì chủ nhà về, chạy vọt ra ngoài mới nhớ túi đồ ăn trộm vẫn để ở trong. Chú xem xong bảo “cũng được”. Thế là em cầm tiểu phẩm ấy đi thi luôn. Tiểu phẩm ấy đến một cách bộc phát, mình cũng bị cuốn theo câu chuyện. Kì thi năm đó, em đỗ vào hai trường, Sư phạm Nghệ thuật, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, em chọn học Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. – Hai mẹ con đã từng đứng chung sân khấu bao giờ chưa? + Em có một kỉ niệm, năm 2020 em tham gia “Gala cười” cùng mẹ,mình cứ nghĩ đơn giản, thả lỏng bản thân trên sân khấu nhưng đến khi tới nơi thấy anh chị cô chú diễn, năng lượng lạ, sân khấu quá lớn, lượng khán giả ở dưới khán phòng lại quá nhiều, nhiều máy quay chĩa vào. Đứng ở cánh gà mà run quá, mẹ mới trấn tĩnh bảo: “Trời ơi, không có gì phải sợ cả.” Mẹ càng an ủi thì em càng hoảng. Đấy là lần đầu tiên em diễn chung với mẹ. Buổi hôm đó đúng nghĩa một bài học. – Em có nghĩ những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có nôi nghệ thuật sẽ có sự thuận lợi hơn rất nhiều so với những người bạn khác làm nghệ thuật hay không? Ví dụ tố chất, thừa hưởng gen di truyền… + Tố chất chỉ là một phần nhỏ của sự khác biệt thôi, chứ theo em ai học được nhiều, ai cố gắng được nhiều thì người đó xứng đáng được nhận thành quả đấy. Tố chất ở đây là sự khác biệt của cá thể. Tố chất là sự ngấm, ai khai thác được nó thôi. Ai cũng có tố chất nhưng có người khai thác được, có người chưa khai thác được. Còn về cụm từ “con nhà nòi”, may mắn có được điều đó thì mình sẽ rút ngắn được thời gian trải nghề, mình sẽ hạn chế được sai lầm về nghề mà mình mắc phải vì bố mẹ trong nghề sẽ truyền lại kinh nghiệm cho mình, điều đấy cũng rất quan trọng. Đạo diễn Phạm Bích Phương, con gái diễn viên, đạo diễn Tuấn Quang: “Bố giúp tôi đạt được mong muốn và theo đuổi đam mê” Niềm đam mê nghệ thuật vốn xuất phát từ chính bản thân tôi và tôi may mắn khi có bố cũng là người làm trong nghề. Mặc dù có tình yêu lớn với nghệ thuật ở nhiều mảng như sân khấu, điện ảnh… nhưng suốt thời gian đi học tôi chưa từng nghĩ một ngày mình sẽ được trở thành đồng nghiệp của bố. Trước khi trở thành sinh viên ngành Đạo diễn truyền hình của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình muốn được học hỏi và trau dồi nhiều đến vậy. Có thể nói không phải là bố ảnh hưởng hoàn toàn đến việc chọn ngành nghề của tôi nhưng bố cũng chính là người giúp tôi đạt được mong muốn và theo đuổi đam mê của mình. Kỉ niệm đáng nhớ nhất với tôi trong hành trình theo đuổi đam mê này là lần đầu tiên được đồng hành cùng bố trong một series sitcom của VTV5. Đó cũng là lần đầu tôi được tham gia sản xuất cho một chương trình sau khi tốt nghiệp. 10 ngày cùng làm việc, cùng sinh hoạt với hơn 40 nhân sự của một đoàn làm phim khiến tôi có nhiều trải nghiệm thú vị. Vì thời tiết mưa gió nên đã phải thay đổi lịch quay liên tục, ê kip sẽ phải bắt đầu ngày làm việc từ 5-6h sáng đến 9-10h đêm, riêng cá nhân tôi đã được thử thách về cả sức khỏe và tinh thần khi phải thức đến 3-4h sáng để chuẩn bị mọi thứ cho ngày quay hôm sau. Công việc khá khắc nghiệt nhưng có lẽ tình yêu nghề và hình ảnh bố quần quật làm việc trong sự say mê không chút mệt mỏi đã thúc đẩy tôi rất nhiều. Đi làm với bố, mọi sự áp lực dường như là không có, kể cả đối với con hay mọi người trong ê kip. Bố luôn tạo ra không khí làm việc rất vui vẻ, tích cực và sự điềm tĩnh của bố trong mọi tình huống là điều tôi luôn cố gắng noi theo. Là con của một nghệ sĩ với tôi thì cũng không khác nhiều lắm với các bạn có bố mẹ làm ngành nghề khác. Tôi thấy mình may mắn khi được sống một cuộc sống rất bình thường, được học, được chơi như các bạn đồng trang lứa, tôi không có áp lực về việc mình phải hành xử thế nào vì mình là con của người nổi tiếng. Giống như những bậc phụ huynh khác, bố mẹ tôi cũng đã từng nghĩ công việc này khá vất vả và không phù hợp với con gái, tuy nhiên với đam mê của mình, tôi đã và đang cố gắng chứng minh cũng như thuyết phục bố mẹ tin vào nghề nghiệp tôi đã chọn. Diễn viên Hoàng Triệu Dương, con trai NSND Hoàng Dũng: “Bố là niềm tự hào và động lực cho tôi phấn đấu” – Hiện nay, Dương đang công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội, nơi mà trước đây bố là cố NSND Hoàng Dũng đã từng hoạt động nghệ thuật dưới cương vị là diễn viên và sau này là Giám đốc Nhà hát, cảm giác của Dương như thế nào? + Từ nhỏ tôi đã được gặp các cô, chú, anh, chị diễn viên nổi tiếng, được biết con người nghệ sĩ sống rất tình cảm. Một lần bố đưa tôi đi xem vở diễn của anh chị ở Trường Cao đẳng Nghệ thuật tốt nghiệp. Sau bài thi thì đi liên hoan, đến cuối buổi không hiểu sao các anh chị cứ ra ôm bố khóc, bịn rịn, thương nhớ. Tôi cảm giác giây phút chia tay đấy, mặc dù là thầy trò nhưng rất gắn bó. Bố mình là bố của mình thôi, mà tại sao các anh, các chị lại gọi bố của mình là bố thế, sau đó mới hiểu tình cảm của văn nghệ sĩ dành cho nhau rất ân tình. Điều đó làm cho tôi muốn được sinh sống trong môi trường nghệ thuật, tình cảm gắn kết với mọi người như thế. Bố mất quá nhanh, đấy thực sự là cú sốc, đến bây giờ tôi vẫn có cảm giác bố đang đi du lịch, đi công tác thôi. Tôi chông chênh, tôi chưa ra trường, hướng đi của tôi chưa biết như thế nào mà người gần nhất ở bên mình để có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm, có thể trao đổi, giúp đỡ rất nhiều về cả tâm lí lẫn con đường đi sau này thì lại không được gần nữa. Và rồi, sau khi tốt nghiệp ra trường, tôi về đây, các cô chú, anh chị biết tôi từ nhỏ đã bảo: “Cô chú làm việc từ hồi mày còn bé tí như thế này…”. Được gặp lại các cô chú mà tôi đã tiếp xúc từ hồi nhỏ, giờ tôi có cảm giác đây như ngôi nhà của mình… – Con đường nghệ thuật đến với em như thế nào? Bố có hướng cho em đi theo con đường nghệ thuật không? + Ngay từ khi tôi còn nhỏ bố cũng không hướng đâu, phải đến năm lớp 11 thì tôi mới có suy nghĩ chắc là mình cũng hợp đấy. Vì hồi cấp II việc xuất hiện trên sân khấu, đứng trước sân khấu, người này người kia người ta cười cho, tôi thấy ngại. Năm lên cấp III, vào lớp 10 thì các cô giáo biết bố tôi là diễn viên – NSND Hoàng Dũng, nên các cô nhờ làm tiểu phẩm, bắt đầu lúc đó tôi mới chợt nhận ra có một cái gì đấy để theo đuổi, để định hướng cho mình. Khi tôi vào Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội thì thấy bố vui. Trước đó, hồi 6, 7 tuổi, cứ mỗi lần có tổng duyệt vở mới trên nhà hát ông thường dẫn tôi lên nhà hát xem các cô, các chú, anh chị biểu diễn. Tôi thi vào trường phải diễn một, hai tiểu phẩm bố cũng không có tác động nào. Hôm thi sơ tuyển về, bố hỏi: “Hôm nay con thi thế nào, có được vào chung tuyển không?”. Tôi trả lời: “Con không biết có được vào chung tuyển không, mai ngày kia lên mới có kết quả”. Đến ngày tôi đi thi chung tuyển bố mới bảo: “Đâu, mai đi thi gì, đọc thơ, hát cho bố nghe xem nào?”. Tôi diễn qua cho bố xem, chỉ xem thôi chứ bố cũng không đóng góp cho mình cái gì mà chỉ bảo: “Như thế này thì không làm được diễn viên đâu, tốt nhất là nên xem lại, hát như thế này, đọc thơ như thế này thôi thôi tốt nhất là mai không nên đi thi”. Tôi bảo: “Như thế nào thì bố phải chỉ chứ?”. Bố lại nói: “Chỉ như thế nào thì phải tự biết, chứ chỉ thì là của bố chứ không phải của con”. Quan điểm của bố là không muốn áp đặt. Đến sau này, khi tôi đã được vào trường, trước khi đi thi tôi hỏi bố thì bố lại nói: “Bố mà chỉ cho mày thì thành bố diễn, tốt nhất con học thầy con thì con nên diễn theo cách của thầy con dậy cho con”. Tôi tôn trọng ý kiến của bố, mình học thầy, rồi về mình học bố, sau này mình sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn, được tiếp xúc nhiều với cây đa, cây đề họ truyền đạt nhiều kinh nghiệm. Quy định ở trong trường là bố không được dạy con, năm tôi thi vào trường, bố không được ngồi trong hội đồng chấm thi tuyển sinh, mặc dù hằng năm bố đều có mặt trong hội đồng tuyển sinh của nhà trường. Tôi đỗ vào trường, tôi vào lớp của thầy Phan Trọng Thành, năm sau ông mới nhận làm chủ nhiệm một lớp diễn viên. Những năm học ở trong trường, những kì thi diễn xuất trả bài cho thầy cô, bố tôi đều đặn qua xem tôi diễn. Mình ở trên sân khấu diễn và nghĩ: “Đấy ông không chỉ cho tôi, tôi diễn cho ông xem nhé.” Bố chỉ đóng góp sau cái buổi mình thi rồi. Tối về nhà bố mới nói, hôm nay diễn có điểm này chưa được, điểm kia chưa được và cần phải thay đổi cái gì. – Được sinh ra và lớn lên trong nôi của nghệ thuật thì cũng thích, nhưng thường thì cái gì cũng có hai mặt, ví dụ như có bố là một nghệ sĩ nổi tiếng có gây áp lực với em không? + Có bố như vậy thì tôi cũng tự hào và cũng là động lực để phấn đấu, có đích đến để cố gắng nhiều hơn. Đôi khi tôi cũng bị áp lực vì mọi người kì vọng và nói rằng bố đã thành công như thế rồi thì con phải cố gắng gấp 10 lần, 20 lần lên như thế nữa. Tôi thấy áp lực đấy là cần thiết. Tôi may mắn hơn nhiều bạn nghề vì mình được tiếp xúc nghệ thuật từ thuở bé, có tiền đề để phát triển. Khi còn sống, thỉnh thoảng hai bố con tâm sự về nghề. Bố có một đặc điểm là rất thích xem phim của tôi đóng. Nhiều buổi tối thấy bố ngồi xem lại chính phim mình đóng trên ti vi, tôi thỉnh thoảng đi qua lại trêu: “Úi giời ơi, NSND diễn, ai người ta diễn thế”. Chỉ nói trêu đùa bố một hai câu thôi rồi đi lên nhà chứ tôi nói nhiều là ông mắng đấy. Bố tôi bảo, tham gia trong lĩnh vực nghệ thuật thì được xem càng nhiều càng tốt, xem những bạn diễn chưa hay, chưa tốt mình sẽ rút ra được kinh nghiệm cho mình, cho những vai diễn sau này của mình không mắc lỗi nữa, còn họ có cái gì hay hơn thì sau này có thể phát triển lên thành những cái của riêng mình. – Điều nuối tiếc lớn nhất của Dương với NSND Hoàng Dũng là gì? + Những năm học ở trong trường, những lần trả bài của tôi, bố đều đi xem, nhưng đấy chỉ là một tiểu phẩm ngắn, một trích đoạn ngắn chứ không phải là một vở kịch dài để mình có thể sống với một nhân vật đi hết một câu chuyện kịch. Tôi mong lắm đến khi tốt nghiệp ra trường được diễn một vở kịch dài để bố xem hết. Tôi nói với bố: “Nghề diễn khó cũng là khó thật nhưng con cũng muốn theo nghề, muốn bố xem cái ngày con tốt nghiệp, xem con “quậy” trên sân khấu như thế nào, bố cảm giác là con có được không để con biết con có thể theo nghề. Nếu bố thấy con không theo được nghề con sẵn sàng từ bỏ luôn, vì ngay cả bố cũng đã nói với con rồi, mình chọn cái mình không hợp, mình bỏ đi để mình lấy cái khác. Không có gì quá quan trọng cả. Xem con diễn một vở kịch dài 2 tiếng, lúc đấy bố sẽ coi con như một diễn viên hoàn chỉnh thực sự, chứ không phải là con trả bố những tiểu phẩm ngắn 15-20 phút không thể hiện được quá nhiều điều. Đứng sân khấu lớn của trường con sẽ diễn một vở kịch như những diễn viên chuyên nghiệp, con muốn có bố ở dưới cùng với các thầy cô xem để nhận xét toàn thể”. Tiếc lại không được, bố ra đi rất nhanh và bất ngờ khiến cả nhà đều hụt hẫng. Những ước nguyện của bản thân tôi cũng chưa kịp hoàn thành thì bố đã ra đi mãi mãi.
Những nghệ sĩ “con nhà nòi” Chắp cánh bay tới khung trời nghệ thuật
3,467
Vị trí của hai tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 bên ngoài nhật quyển - Ảnh: NASA. Sau một tín hiệu vàng giống như nhịp tim, NASA chính thức kết nối lại được với con tàu vũ trụ đang lang thang bên ngoài hệ Mặt Trời mà họ tưởng chừng đã đánh mất. Trong một tuyên bố phát đi hôm 4-8 (giờ Mỹ ), nhóm khoa học gia từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA cho biết Mạng không gian sâu đặt tại Canberra (Úc) của cơ quan này đã chính thức gửi được lệnh tới tàu Voyager 2 (Du Hành 2). Trước đó, một sai lầm trong vận hành đã khiến NASA không còn kết nối được với tàu vũ trụ này sau 46 năm hoạt động, do ăng-ten của tàu bị chệch hướng. Sự kiện đã gây lo lắng vì Voyager 2 và tàu song sinh của nó là Voyager 1 là 2 chiến binh hiếm hoi của NASA đã thoát ra khỏi vùng kìm hãm của Mặt Trời, tức chính thức ra bên ngoài Thái Dương hệ, đi vào không gian giữa các vì sao vài năm trước. Tuy nhiên, vài ngày trước NASA đã bất ngờ phát hiện tín hiệu giống như nhịp tim ở vùng không gian cách Trái Đất tận 19,9 tỉ km. Đó đúng là tàu Voyager 2, đã tự động điều chỉnh trở lại theo một hệ thống được lập trình sẵn. Sau đó, các kỹ sư NASA đã “bắt lại” được con tàu, một sự kiện đầy may mắn bởi tất cả những gì họ có thể làm được là nỗ lực từ xa và chờ đợi sự phối hợp từ chính con tàu. “Bây giờ bạn có nghe thấy tôi nói không? Đêm qua, tôi đã thiết lập lại toàn bộ liên lạc với Trái Đất nhờ suy nghĩ nhanh và rất nhiều sự hợp tác. Tôi đang hoạt động bình thường và vẫn đi đúng quỹ đạo dự kiến của mình” – dòng tweet mới trên trang Twitter của Voyager 2 cho biết. Voyager 2 và người anh em song sinh Voyager 1 – đang cách Trái Đất 24 tỉ km – dự kiến sẽ ngắt liên lạc với Trái Đất vào năm 2025, sau 48 năm kể từ khi rời địa cầu, do cạn năng lượng. Tuy nhiên, chúng được thiết lập để tiếp tục bay ngày càng xa, trên đúng quỹ đạo mà NASA hy vọng đến một ngày sẽ nhận được phản hồi về con tàu từ một nền văn minh ngoài hành tinh. Bởi khi rời Trái Đất vào thập niên 70 của thế kỷ trước, cặp đôi Voyager mỗi tàu mang theo 1 đĩa đồng mạ vàng ghi 27 bản nhạc nổi tiếng và giọng nói từ 59 ngôn ngữ, chính là “thư điện tử” mà NASA kỳ vọng người ngoài hành tinh sẽ nhận được.
Tàu vũ trụ mang đĩa nhạc gửi người ngoài hành tinh phát tín hiệu về Trái Đất
472
Nam Cát Tiên là khu rừng nhiệt đới cận xích đạo, thuộc địa bàn 06 huyện: Tân Phú , Cát Tiên , Bảo Lộc ( Lâm Đồng ), Vĩnh Cửu ( Đồng Nai ) và Bù Đăng ( Bình Phước ). Đây được xem là một trong những khu dự trữ sinh quyển quan trọng của Việt Nam và thế giới với diện tích hơn 70.000 ha. Với đặc trưng là rừng ẩm ướt nhiệt đới, Nam Cát Tiên là nơi sinh trưởng của nhiều giống cây cổ thụ quý hiếm cùng hệ thống thảm động-thực vật đa dạng và phong phú. Có nhiều loại cây chỉ mọc duy nhất tại rừng, ngoài ra bạn sẽ không thể tìm thấy tại bất cứ nơi đâu trên thế giới. Với hệ động thực vật phong phú, đa dạng và cực kỳ quý hiếm, nên du khách khi đến với Nam Cát Tiên có thể chọn đi bộ dạo, tìm hiểu thảm thực vật độc đáo của Nam Cát Tiên. Ở đây có hơn 300 loài gỗ quý, trong đó nhiều loài đặc hữu của miền Đông Nam Bộ. Giữa rừng nguyên sinh rậm rạp, để đi tới những nơi có cây quý có khi lội qua những khe suối nước mát lạnh hay đi theo những dây mây dẻo dai. Sâu trong rừng, cây tùng đại thụ có tuổi đời tới 400 năm với bộ rễ cao, dài như bức tường kiên cố đủ cho hàng chục người cùng tựa lưng. Đến Nam Cát Tiên mà không ghé Bàu Sấu là một thiếu sót vô cùng. Và cả nhóm mình đã ra về trong vô vàn tiếc nuối khi không đủ thời gian để đến với nơi này. Để đến Bàu Sấu, bạn có thể thuê xe jeep/xe đạp/xe máy tự khám phá với quãng đường đi tầm 10km hoặc tham khảo tour được thiết kế sẵn có sự hướng dẫn của HDV bản địa. Đến với khu du lịch Tà Lài, các bạn có thể tìm hiểu và trải nghiệm về cuộc sống thường nhật của đồng bào thiểu số tại Việt Nam. Tới đây, bạn sẽ được tận hưởng thanh âm của đại ngàn, thưởng thức những buổi cơm dân dã đậm chất núi rừng, thêm vào đó là được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân để dệt nên những tấm thổ cẩm xinh đẹp, sắc sảo. Ghé đảo Tiên và thăm trạm cứu hộ gấu là một hoạt động nên thử tại Vườn quốc gia. Với diện tích 57 hecta, đây là nơi bảo tồn những loài động vật quý hiếm. Đặc biệt nơi này còn được gọi với tên thân thương là trạm cứu hộ gấu, với mục đích cứu hộ những chú gấu không may bị thương vì nạn săn bắn hoặc bắt nhốt trái phép. Tại đây có nguồn thủy sản và rau rừng độc đáo, chính vì vậy mà tại vườn quốc gia này có món lẩu cực kỳ ngon và mới lạ như: lẩu cá sông, rau rừng, canh lục bình – một trong những món ăn ngon mà bạn nên thưởng thức khi tới Nam Cát Tiên.
Những điều thú vị tại Nam Cát Tiên
509
Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, nghiêm khắc và sòng phẳng, thì rõ là nền văn học đương đại của chúng ta đang thiếu vắng những tác phẩm lớn, những tác phẩm kết tinh ở bản thân chúng sự đột phá trong tìm tòi nghệ thuật và những trăn trở mang tính triết học về cuộc sống, về thân phận con người. Và nữa: văn chương Việt Nam đang ít được biết đến trên thế giới, một phần bởi tầm mức ảnh hưởng khá khiêm tốn của bản thân tiếng Việt, nhưng chủ yếu là bởi sự thiếu vắng nói trên. Thậm chí, nền văn học của chúng ta cũng chẳng có nhiều tác phẩm có khả năng thu hút được sự quan tâm của công chúng trong nước – dĩ nhiên là tôi không định nói đến sự quan tâm tới những cái ngoài văn chương. Đã có nhiều nỗ lực trong việc cắt nghĩa sự thiếu vắng trên đây. Trong đó, sự “thiếu và yếu” của phê bình văn học cũng được tính đến như là một trong những nguyên nhân của cái thực tế đáng buồn ấy. Không thể không thừa nhận những bất cập của phê bình văn học hiện nay. Tuy vậy, trong không ít trường hợp, việc buộc tội phê bình văn học, mặc định rằng nó “thiếu và yếu” có lẽ sẽ không có, hoặc những lời chê trách cũng sẽ nhạt hóa đáng kể, nếu người ta không đặt lên vai phê bình văn học những cái gánh quá sức nó. Nói cách khác, phê bình văn học đang phải gồng mình dưới những cái gánh quá nặng, cả những cái gánh vốn không phải của nó. Xin được gọi chúng bằng một vài cái tên: sự khách quan, sự theo kịp (hoặc sự đồng hành), sự định hướng v.v… Sự khách quan . Yêu cầu nhà phê bình văn học phải có thái độ khách quan khi tiếp cận, tìm hiểu và nhận định đối tượng đã được đặt ra như là một sự điều chỉnh cần thiết trong bối cảnh của một đời sống phê bình quá dư thừa sự xưng tụng: người ta luôn được đọc những bài viết bay bổng, những nhận xét kêu vang, những câu văn đủ sức đánh bóng các tác phẩm và các tác giả vốn dĩ là mờ xỉn. Trong hầu hết các trường hợp như vậy, “phê bình” là để chiều nịnh nhau, tâng bốc nhau, hoặc ít ra cũng là để nhắm tới sự “tranh thủ cảm tình” của nhau. Đó là lối “phê bình cánh hẩu”. Nó đối lập với lối “phê bình vùi dập” là thứ phê bình không mấy quan tâm đến những phẩm chất thực có của đối tượng, đúng hơn thì mục đích phê bình là những “cái gì đó” nằm ngoài văn chương. Dĩ nhiên là cả hai lối phê bình kể trên đều chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho đời sống văn chương. Thế nhưng, điều chỉnh chúng bằng cách đặt yêu cầu rằng nhà phê bình phải “khách quan”, e là một sự điều chỉnh sai hướng. Hành vi phê bình, tự trong bản chất của nó đã thấm đẫm tính chủ quan: tôi tiếp cận và giải mã tác phẩm bằng toàn bộ sở học của tôi, bằng sự quy chiếu thẩm mỹ và quy chiếu ý thức hệ của tôi, bằng con người cảm xúc của riêng tôi. Ngay cả trong trường hợp nhà phê bình không “lấy hồn mình để hiểu hồn người” – theo cách của Hoài Thanh – mà dùng các phương pháp của khoa học ngoại quan để mổ xẻ đối tượng – như Trương Tửu quan niệm và thực hành từ rất sớm – thì dấu ấn chủ quan cũng thể hiện khá rõ ở việc mỗi người lại có một cách riêng, không ai giống ai, khi áp dụng cùng một phương pháp. Sự khách quan “trong suốt” khi phê bình là điều bất khả. Có lẽ ở đây, đúng hơn thì phải đặt ra yêu cầu về “sự trung thực”: bất chấp những mối quan hệ cá nhân giữa nhà phê bình và người sáng tác, nhà phê bình phải nói đúng những gì mình đọc được từ tác phẩm, bằng không, anh ta nên im lặng. Có thể nói, đây chính là vấn đề đạo đức của phê bình văn học. Sự theo kịp (sự đồng hành) . Khá nhiều người, nhất là những người sáng tác, vẫn luôn than phiền trách cứ rằng phê bình hiện nay không theo kịp, không đồng hành được với sáng tác. Tác phẩm văn chương xuất hiện, nhưng nhà phê bình thì dường như đang “nghỉ mát” hoặc đang “ngủ đông” ở đâu đó: hoặc anh ta không đọc tác phẩm, hoặc anh ta đọc nhưng bất lực, không tìm được cách nào “xuyên thủng” nó để có thể viết được một cái gì đó về nó! Không phải không có cơ sở trong sự trách cứ này khi mà quả thực có những nhà phê bình đã trở nên ngại áp sát thực tế văn chương, lười đọc, lười nghĩ, lười viết. Nhưng mặt khác, sự trách cứ cũng bộc lộ những bất cập nhất định. Trước hết, đó là tâm lý nôn nóng của người sáng tác: anh ta muốn, trong thời gian ngắn nhất có thể, đứa con tinh thần của mình phải nhận được sự hỏi thăm chăm sóc của giới phê bình, càng nhiệt tình càng tốt. Sau nữa, người sáng tác dường như tin chắc rằng ít ra thì tác phẩm của anh ta cũng đạt đến tầm vóc nào đó, mang chứa những giá trị nào đó, nhưng nó đã bị các nhà phê bình “phớt lờ”. Thực tế hiện nay, không một nhà phê bình nào có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để đọc hết cho hết lượng tác phẩm văn chương cứ tuôn ra ào ào hàng ngày, như thác lũ. Thêm nữa, ngay trong những cái mà anh ta đọc được, không phải cái nào cũng đáng để nói tới. Vả lại, ở đây cũng cần phải tính đến yếu tố thời gian. Giá trị mà tác phẩm mang chứa không phải bao giờ cũng được nhận diện ngay lập tức, thời gian sẽ làm cho nó lắng lại, rõ ra, và khi đó mới là lúc bắt đầu công việc của nhà phê bình văn học. Vì thế, đòi hỏi nhà phê bình nhất thiết phải cất tiếng nói ngay khi tác phẩm ra đời, trong nhiều trường hợp, chính là sự ép buộc nhà phê bình phải bán lúa non những ý tưởng của mình. Chưa hết, yêu cầu một cách riết róng rằng phê bình văn học phải “theo kịp”, phải “đồng hành” với sáng tác, đôi khi lại khiến người ta phủ nhận cái quyền hành nghề của nhà phê bình trên một lĩnh vực hoàn toàn hợp pháp: tác phẩm văn chương ở các thời đại quá khứ. Thực tế khá phổ biến là, cứ hễ viết về tác phẩm nào đó của quá khứ, nhất là những danh tác, những tác phẩm đã ổn định về mặt đánh giá giá trị, nhà phê bình sẽ bị chụp ngay lấy cái mũ “rời bỏ trận địa văn học đương đại”, “chạy trốn, núp dưới cái bóng đổ của những tượng đài văn chương quá khứ”v.v… Những người buộc tội quên, hoặc không ý thức rằng: ở những mảnh đất đã bị cày đi xới lại ấy, đã bị khai thác đến mức tưởng như không thể khai thác thêm gì nữa ấy, sẽ là có giá nếu nhà phê bình phát hiện được cái gì đó mới mẻ. Và càng có giá hơn nếu từ đó nhà phê bình đề xuất được một cách tiếp cận mới đối với tác phẩm văn chương nói chung, một phương pháp mới mang tính năng sản. Dĩ nhiên, làm được điều này không dễ và đó thường là sản phẩm của những tài năng phê bình văn học vào loại siêu việt. Sự định hướng . Yêu cầu “định hướng” đặt nhà phê bình ở vị thế ông thầy của người sáng tác. Anh ta xác lập những mô hình chuẩn, những giá trị ổn định, để người sáng tác khỏi cần phải nghĩ ngợi, cứ dựa vào đó mà làm theo, như cậu học trò làm theo ông thầy giáo vậy. Nhìn từ giác độ lịch sử, điều này đã từng là một thực tế ở thời Hy Lạp cổ đại với công trình “Nghệ thuật thi ca” của Aristotles và ở Trung Quốc cổ với công trình “Văn tâm điêu long” của Lưu Hiệp. Hai nhà bác học này là những nhà lập pháp của hai truyền thống văn chương, họ đưa ra những khuôn mẫu thể loại và những thang giá trị thẩm mỹ bất biến. Tài năng của người sáng tác lớn đến đâu chính là căn cứ vào việc anh ta “làm theo” được đến đâu những khuôn mẫu thể loại ấy và chiếm lĩnh được đến đâu những thang bậc giá trị thẩm mỹ ấy. Đó cũng là câu chuyện trong văn chương Việt Nam một thời chưa xa, cái thời mà đôi khi các nhà phê bình văn học cũng chính là các nhà quản lí văn nghệ, và hoạt động phê bình thì thường lẫn vào công việc quản lí: nhà phê bình chỉ đường cho người sáng tác, người sáng tác thì chỉ còn việc phải răm rắp đi cho đúng con đường ấy nếu anh muốn được công nhận. Phê bình văn học ở đây là lối phê bình chủ yếu dựa trên quyết định luận nhị nguyên: phản ánh trung thực/ phản ánh xuyên tạc, đúng/ sai, tốt/ xấu… Có thể nói, cái sự “định hướng” cho người khác phải “làm theo” của một thời như vậy đã trượt theo đà quán tính đến tận bây giờ và nó tạo thành thứ gánh nặng quá sức đối với nhà phê bình văn học. Thật ra, người sáng tác không cần đến sự “định hướng” của nhà phê bình như một tất yếu; và nhà phê bình cũng không tất yếu phải coi “định hướng” như một thứ trách nhiệm mà mình phải thực hiện bằng bất cứ giá nào. Nói như vậy phải chăng là đã hạ thấp vai trò và làm giảm giá của phê bình trong đời sống? Thiết nghĩ, để có thể tôn trọng nhà phê bình văn học và hoạt động phê bình văn học một cách đúng mức nhất, cần phải không được quên lời nhắc nhở của F.Engels: “Gọi sự vật bằng tên của nó và đặt nó vào đúng chỗ của nó”. Làm như vậy, chúng ta ắt cũng sẽ tránh được sự rập khuôn hóa mỗi khi định chê trách phê bình văn học “thiếu và yếu”.
“Cãi hộ” phê bình – Tác giả: Hoài Nam
1,817
Tượng Lê Quý Đôn trong một trường học mang tên ông (ở TP Hồ Chí Minh). Tài năng nào cũng cần có năng khiếu. Lê Quý Đôn nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, người đời nhận xét là ‘thông minh lạ thường, sách vở gì đã xem một lần là không quên’. Cho đến nay các kết luận khoa học về Lê Quý Đôn (1726-1784) hầu như đã ổn định, thống nhất, là một nhà “bách khoa thư”, “một tập đại thành”, một “nhà bác học lỗi lạc” với các tác phẩm lớn, về sách văn học có: “Toàn Việt thi lục”, “Quế Đường thi tập”; về sử học có: “Đại Việt thông sử”, “Phủ biên tạp lục”, “Kiến văn tiểu lục”, “Bắc sử thông lục”; về triết học có: “Thư kinh diễn nghĩa”, “Dịch kinh phu thuyết”, “Quần thư khảo biện”; về kinh tế có: “Vân đài loại ngữ”… Đến nay đã có hàng trăm quyển sách, bài báo, công trình, hàng chục luận án tiến sĩ nghiên cứu về ông. Tên Lê Quý Đôn được đặt cho nhiều trường học, đường phố. Dân gian gọi ông bằng cái tên trừu mến, ngưỡng mộ là “túi khôn của đời”. Miền quê Hưng Hà (Thái Bình) nơi ông sinh ra và lớn lên vẫn còn câu truyền miệng: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn” (Điều gì không biết, hãy hỏi Bảng Đôn). Vậy những yếu tố nào đã làm nên một Lê Quý Đôn tài năng lừng lẫy? 1. Tài năng nào cũng là sản phẩm của môi trường gia đình và xã hội. Là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, một bậc khoa bảng nổi tiếng đương thời nên cậu bé Đôn sớm được hưởng nền nếp giáo dục Nho gia thực học nghiêm khắc. Quê hương Hưng Hà – mảnh đất phát tích và hưng nghiệp của nhà Trần nổi danh lịch sử tác động không nhỏ đến cậu học trò Đôn thêm bao khát khao thi thố tài năng. Nhìn rộng ra, thế kỷ thứ XVIII xã hội Việt Nam đang cựa mình để nảy ra những hạt mầm mới mẻ về kinh tế, về thủ công nghiệp và thương nghiệp, về canh tân… Không ngẫu nhiên trên bầu trời văn hóa thời đó lấp lánh những vì sao Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Lê Hữu Trác… Thêm một ngôi sao Lê Quý Đôn cũng là lẽ tự nhiên. 2. Tài năng nào cũng cần có năng khiếu. Lê Quý Đôn nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, người đời nhận xét là “thông minh lạ thường, sách vở gì đã xem một lần là không quên”. Có giai thoại cuốn sổ của xã trưởng biên tên người nộp thóc chẳng may bị hỏa hoạn, cháy ra tro, cậu trò Đôn từng đọc lướt qua, nên cứ theo trí nhớ mà đọc vanh vách… Người thông minh là người ứng đối giỏi. Văn bản bài thơ “Rắn” còn truyền lại đến nay cho thấy tác giả phải là một thần đồng thơ ca. 14 tuổi đã đọc hầu hết các bộ sách kinh điển của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ Giải nguyên (đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình (Hội nguyên và Đình nguyên). 3. Khoa học nhân học tổng kết để thành nhà bác học thì 99% nhờ cần cù, chỉ 1% là nhờ thông minh, may mắn. Ứng vào Lê Quý Đôn cũng thật đúng. Chỉ cần soi trước tác khổng lồ hàng trăm quyển sách quý vào một cuộc đời không dài (58 tuổi) cũng đủ thấy người ấy phải có nghị lực phi thường và sự cần cù hiếm có. Không phải giai thoại mà sử sách ghi khi đã đỗ đạt, làm quan lớn “mà không khi nào tay rời quyển sách. Nhờ thế mà kiến thức uyên thâm, hiểu sâu biết rộng, ngòi bút lại như bay, như múa, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng cho đời”. Nhà sử học Phan Huy Chú ca ngợi ông học vấn cao sâu nhờ “xem rộng khắp hết sách vở nên kiến thức mênh mông, đồ sộ, lại sở trường bậc nhất về trước thuật (viết sách). Không sách nào không soạn, sao lục, biện luận. Thật sừng sững là danh nho của cả một đời…”. 4. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, với môi trường “thế giới phẳng” thế giới mới nhấn mạnh vào yếu tố khác biệt. Càng khác biệt càng dễ hội nhập, vì lẽ thông thường trong giao tiếp thì con người mong muốn tìm hiểu, khám phá, phát hiện những điều gì mình chưa có, chưa biết. Thực ra đó là chân lý cũng là nguyên lý của đời sống trước nay, rõ hơn cả trong khoa học, nghệ thuật. Cứ nhìn vào phong cách những người “khổng lồ” có ai giống ai đâu. Cũng nhờ vậy họ mới được đời sau tiếp nhận. Lê Quý Đôn “khổng lồ” bởi ông rất khác biệt, trước hết là ở phương pháp đọc sách và viết sách đi liền với nhau, gắn bó với nhau như một vậy. Tiến sĩ Trần Danh Lâm nhận xét về người bạn Đôn của mình “không sách gì không đọc, không vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chất đầy bàn, đầy tủ, kể ra không xiết…”. Ngày nay người ta khái quát thành một phương pháp gọi là “thực chứng” tức chỉ ghi chép, nghiên cứu cái có thực, thì điều ấy Lê Quý Đôn đã làm và làm rất tiêu biểu qua công việc “điền dã” (còn gọi là phương pháp điền dã). Ông đi nhiều, đi đến đâu ghi chép đến đấy. “Đi”, “Đọc”, “Viết” là ba công đoạn của bất cứ nhà văn, nhà nghiên cứu nào. Nhưng thế mới chỉ là những yếu tố “đủ”. Còn phải các yếu tố “cần” nữa là suy nghĩ, nghiền ngẫm. Cái riêng của Lê Quý Đôn là rất kỵ lối “tầm chương trích cú”. Ông ghét lối thi cử khuôn mẫu với mục đích học ra làm quan một cách “tròn trịa” mà không có nét riêng, thiếu bản lĩnh. Trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ” ông phê phán nho sĩ đương thời chỉ biết nhồi nhét những kinh điển viển vông và đề xuất thay đổi cách dạy để học trò biết “cả lục nghệ, trong đó cả văn tự (tức sách vở) và vũ bị (quân sự)”. Đặc biệt lối học cũng như cách tiếp thu là phải tìm ra bản chất của vấn đề, như ông nói là “phải biết nắm lấy cái chính”. Tối kỵ lối “học vẹt” tức phải “có óc suy luận, không nệ vào sách vở”, ông đề cao “học” đi đối với “hành”: “đọc sách một thước không bằng hành được một tấc”. Chính ông là tấm gương “học” bằng cách đọc sách, “hành” bằng cách viết sách! 5. Với ngành khoa học xã hội, vì gắn liền với ý thức, tư tưởng dân tộc nên nhà nghiên cứu phải có thái độ tâm huyết thiết tha với truyền thống, phải lấy thành quả quá khứ làm nền móng để xây ngôi nhà học thuật mới. Về điểm này Lê Quý Đôn để lại cho hôm nay những bài học quý. Một là, phải coi tinh hoa truyền thống là kho tàng châu báu để làm giàu có tài sản cho riêng mình đồng thời phải biết làm giàu có thêm kho báu ấy. Hai là trân trọng truyền thống lịch sử cha ông càng phải biết đấu tranh giữ gìn truyền thống vẻ vang. Năm 1759 đi sứ nhà Thanh, khi sứ đoàn đi qua các châu, phủ bên xứ Trung Quốc thì bị gọi là “Di quan di mục” (quan lại mọi rợ), Qúy Đôn bèn viết thư cho Tổng đốc Quảng Châu phản đối. Triều đình Mãn Thanh phải ra lệnh gọi sứ đoàn nước ta là “An Nam cống sứ”. 6. Triết học liên văn hóa (The Intercultural Philosophy) hôm nay quan niệm cấu trúc chủ thể nhà văn hóa giống như cấu trúc một tòa lâu đài có nền móng vững chắc là văn hóa dân tộc; cái thân lầu là trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn; được trổ nhiều cửa sổ ngôn ngữ để đón các luồng gió văn hóa bốn phương; có nhiều cửa chính đón độc giả từ khắp nơi ghé thăm, chiêm ngưỡng, học tập… Thế nên càng là nhà văn lớn tính liên văn hóa càng rõ mà trường hợp Lê Quý Đôn là rất tiêu biểu. Khi đi sứ Trung Hoa ông gặp gỡ nhiều sứ thần các nước, tiếp xúc với nhiều trí thức nổi tiếng của nhà Thanh, bàn luận với họ nhiều vấn đề sử học, triết học… Đến nay đủ cứ liệu để khẳng định ông đã đọc các sách người Trung Quốc nói về Triều Tiên, Ấn Độ, Chân Lạp, Nam Dương, Ba Tư… Đặc biệt đã đọc sách của người Trung Quốc nói về tri thức phương Tây hoặc sách người Trung Quốc dịch từ sách phương Tây. Một kết luận chắc chắn rằng không nhờ những chuyến đi sứ ấy kiến thức của ông khó đầy đặn như đã có. Ở trong nước, ông từng được cử đi công cán các vùng Sơn Nam, Tuyên Quang , Lạng Sơn (những năm 1772, 1774) để điều tra đời sống nhân dân cùng tệ tham nhũng, ăn hối lộ của quan lại, nạn man khai ruộng đất, trốn thuế… Ông nói được nhiều thứ tiếng, hiểu lịch sử văn hóa nhiều dân tộc. Kiến thức tích lũy lâu dần thành học vấn. Đó là quá trình liên văn hóa, như chính ông “định nghĩa” (không khác mấy so với hôm nay) trong lời tựa sách “Kiến văn tiểu lục”: “Tôi vốn là người nông cạn, lúc còn bé thích chứa sách, lúc trưởng thành ra làm quan, xem lại sách đã chứa trong tủ, vâng theo lời dạy của cha, lại được giao du nhiều với các bậc hiền sĩ đại phu. Thêm vào đấy phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi: mặt Bắc sang sứ Trung Quốc, mặt Tây bình định Trấn Ninh, mặt Nam trấn thủ Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam). Đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận…”. Như vậy, có thể hình dung cây đại thụ Lê Quý Đôn có bộ rễ thật khỏe mạnh cắm sâu vào các mảnh đất văn hóa nên cường tráng, tốt tươi và sống mãi là như vậy!
Lê Quý Đôn – những ngả đường dẫn đến tài năng! – Tác giả: Nguyễn Thanh Tú
1,778
Những ngày qua, các vụ sạt lở đất đá, sụt lún liên tiếp xảy ra tại các địa phương từ Bắc vào Nam, gây thiật hại nặng nề về người và tài sản. Lúc 14h30 ngày 30/7, nhận được thông tin khu chốt đèo Bảo Lộc (khu vực nằm giữa đèo Bảo Lộc) có hiện tượng sạt lở, một số chiến sỹ thuộc trạm CSGT Madanguoi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đã trở về chốt CSGT đèo Bảo Lộc để cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị. Trong lúc đang làm nhiệm vụ, hàng chục khối đất đá sạt lở đổ xuống vùi lấp 3 chiến sỹ CSGT và một người dân. Hiện trường vụ sạt lở khiến 3 CSGT và 1 người dân thiệt mạng. (Ảnh: Vietnamnet). Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, nhân viên cứu hộ cùng hàng chục máy xúc, máy ủi hạng nặng được điều động khẩn trương bới đất tìm người. Mưa nhiều gây khó khăn cho công tác cứu nạn. Tối cùng ngày, thi thể 3 cán bộ, chiến sỹ đã được tìm thấy. Trưa 31/7, nạn nhân còn lại trong vụ sạt lở đất cũng được đưa ra khỏi hiện trường. Đáng nói, đây không phải vụ sạt lở đất nghiêm trọng đầu tiên trong mùa mưa năm nay. Tại TP Đà Lạt , đến nay đã ghi nhận 13 vụ, trong đó vụ sạt lở tại tại phường 10, TP Đà Lạt rạng sáng 29/6 cướp đi sinh mạng của 2 người, khiến 5 người khác bị thương. Cụ thể, khoảng 3h sáng 29/6, tại hẻm 36 đường mới Hoàng Hoa Thám (phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) xảy ra vụ sập taluy do mưa lớn làm sập một ngôi nhà, một ngôi nhà bị nghiêng và một ngôi nhà bị vỡ tường. Hai công nhân ngủ lại để trông coi công trình bị vùi lấp cặp vợ chồng bà N.T.H.V (SN 1978) và ông P.K (SN 1976), trú tại huyện Hòa Phú , tỉnh Phú Yên . Đến trưa 29/6, thi thể của hai người này được tìm thấy. Vụ sạt lở sạt lở khiến 2 vợ chồng tử vong ở Đà Lạt. Ngoài ra, tại thời điểm xảy ra sạt lở, trong ngôi nhà bị nghiêng có 5 người đang ở, 3 người kịp thoát ra ngoài, 2 người bị mắc kẹt. Đến 4h30 cùng ngày, nạn nhân được lực lượng chức năng giải cứu ra ngoài và đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cứu chữa, điều trị. Lúc 8h45 ngày 4/8, xe ô tô mang BKS 26A-052.81 do ông L.H.H. (trú tại TP Sơn La, tỉnh Sơn La) điều khiển trên Quốc lộ 6. Đến Km128+750 (địa phận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu , Hòa Bình ) thì gặp sạt lở, tảng đá lớn nặng hàng tấn từ trên cao lăn xuống rơi trúng xe. Tại hiện trường, phần đầu ô tô bị đá đè biến dạng, kính sau vỡ và xe bị đẩy sát vào dải hộ lan ven đường. Ông L. và 3 người khác ngồi trong xe may mắn không bị thương. Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 6. Nhận thông tin, Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình điều động cán bộ, chiến sỹ của Trạm CSGT Tân Lạc tiếp cận hiện trường, phân luồng, phối hợp với các đơn vị dọn đất đá, đảm bảo giao thông trên tuyến. Đại diện Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình khuyến cáo người tham gia giao thông, hiện trên tuyến đường qua địa bàn có mưa, gây hạn chế tầm nhìn và nguy cơ xảy ra sạt lở. Người điều khiển phương tiện cần đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách, đi đúng phần đường, làn đường… Tại các điểm có nguy cơ sạt lở, lực lượng chức năng hoặc người dân có biện pháp cảnh báo thì tài xế cần tuân thủ, tuyệt đối không cố tình vượt qua để tránh hậu quả đáng tiếc. Cũng trong ngày 4/8, mưa lớn kéo dài khiến nước lũ cuốn theo bùn đất, tràn về khu vực gần hồ Ban Tiện, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn , khiến nhiều ô tô đỗ ven đường bị mắc kẹt. Sự việc không gây thiệt hại về người. Hơn 10 ô tô bị bùn đất vùi lấp xung quanh thân xe, không thể di chuyển. Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã tới kiểm tra, đặt các biển cảnh báo, xúc bùn đất để giải phóng đường đi. Một chiếc Mercedes bị bùn đất lấp gần hết mặt ca lăng. Đại diện UBND huyện Sóc Sơn cho biết, thông tin “nhiều ô tô chìm trong bùn do lũ quét” là không chính xác. “ Ở đây không có lũ quét, cũng không có lũ ống. Đây là mưa theo quy luật nước từ chỗ cao chảy xuống chỗ trũng, là chuyện bình thường theo quy luật tự nhiên “, đại diện UBND huyện Sóc Sơn nói. Theo vị này, Minh Phú là xã ở trong rừng, có địa hình dốc, đường đất đỏ. Những ngày qua, địa bàn có mưa lớn nên kéo theo đất, đá, sỏi chạy theo. “ Đường yếu về cốt nên xe ô tô di chuyển bị trơn trượt, sa lầy. Huyện đã nhắc nhở người dân hạn chế đi lại, du khách không nên tới khu vực này. Vụ việc không gây thiệt hại về người, tài sản, không ảnh hưởng đến đời sống người dân “, đại diện UBND huyện Sóc Sơn cho hay. Vị này cũng cho biết thêm, khu vực trên không phải nơi nghỉ dưỡng, hoàn toàn thuộc đường giao thông nội bộ của xóm. Chính quyền đang khắc phục để người dân không bị ảnh hưởng. Đắk Nông đang đối mặt với những trận mưa kéo dài, lượng mưa đo được từ 186-213 mm. Sau mưa lũ, hàng loạt công trình như đường sá, công trình thủy lợi, hồ chứa nước ở Đắk Nông bị hư hỏng nặng. Những công trình đã bị lún nứt từ nhiều ngày trước đang có nguy cơ sạt lở, lún nứt lan rộng hơn. Đoạn Quốc lộ 14 đoạn qua phường Nghĩa Thành, TP Gia Nghĩa bị lún nứt cách đây 3 hôm. Trong chiều 4/8, những vết nứt đã rộng hơn nhiều và đang có chiều hướng lan ra rộng hơn khiến toàn bộ một làn đường của quốc lộ này phải ngừng hoạt động. Chính quyền địa phương đã phải phân công lực lượng ra túc trực để điều tiết giao thông. Cơ quan chức năng lập rào chắn, ngăn người dân qua lại khu vực nứt ở Quốc lộ 14. Tại công trình hồ chứa nước Đắk N’Ting, huyện Đắk Glong, một vết nứt dài khoảng 500 m ngay gần hồ vừa xuất hiện đã khiến bê tông bề mặt đập bị bẻ gãy nát. Hồ thủy lợi Đắk N’Ting đang trong quá trình chờ nghiệm thu, tuy nhiên hồ đang tích lượng nước khá nhiều. Một vết nứt dài chạy dọc theo sườn núi dồn xuống đã khiến toàn bộ thành cầu và mặt cầu bê tông bị vỡ nát. Nếu những ngày tới tiếp tục có mưa thì nguy cơ vỡ đập hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, nhà cửa của các hộ dân xung quanh hồ chứa nước này cũng có hiện tượng bị nứt gãy nền nhà. Ngay sau đó, UBND huyện Đắk Glong di dời hơn 30 hộ dân, cùng vật nuôi, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm ở hạ lưu đập thủy lợi. Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Đắk Nông, trong những ngày qua, mưa lớn trên địa bàn Đắk Nông đã gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất ở nhiều huyện và thành phố như Gia Nghĩa , Tuy Đức , Đắk Glong , Đắk R’lấp , Đắk Song . Ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 31/7 – 3/8 khiến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên tuyến Quốc lộ 4H đoạn Pắc Ma, huyện Mường Tè (Lai Châu) đi huyện Mường Nhé ( Điện Biên ) bị hư hỏng nặng nề. Tại Km198+289 Quốc lộ 4H (địa phận bản Tè Xá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè , Lai Châu ), mưa lớn kéo dài gây lũ lớn trên suối Nậm Ma. Mực nước dâng cao, dòng chảy xiết, lưu lượng nước đổ về rất lớn gây sạt lở taluy âm vào 1/2 mặt đường nhựa dài khoảng 50 m, sâu 25 m. Hiện trạng sạt lở tại Km198+289 Quốc lộ 4H, địa phận bản Tè Xá. Ngay sau khi xảy ra sạt lở, Sở Giao thông Vận tải Lai Châu chỉ đạo đơn vị thi công khẩn trương điều động nhân công, máy móc đến hiện trường để rào chắn, cảnh báo, phối hợp với lực lượng thanh tra gia thông trực gác, hướng dẫn giao thông; chỉ đạo đơn vị tư vấn đến hiện trường để đo đạc, khảo sát, lập phương án khắc phục. Chiều 4/8, tại hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí, ông Nguyễn Hà Lộc – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong 7 tháng đầu năm, ảnh hưởng thời tiết cực đoan khiến địa phương thường xảy ra mưa lớn, lốc xoáy và sạt lở khiến 9 người tử vong; hư hỏng 235 căn nhà, 283 ha cây trồng, 210 m đường giao thông… Ước tính thiệt hại hơn 23 tỷ đồng. Ông Lộc thông tin, mùa mưa ở địa phương diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình ghi nhận là 1.750-3.150 mm/năm, là tỉnh có lượng mưa luôn cao hơn bình quân chung cả nước. Chẳng hạn, năm 2021 tổng lượng mưa đạt 2.102 mm; năm 2022 đạt 2.251 mm, còn 7 tháng đầu nay lượng mưa đạt 1.219 mm. Trong các huyện, thị xã và thành phố, Đà Lạt và Bảo Lộc là hai địa phương có lượng mưa rất cao với lượng mưa từ 100mm-190 mm/ngày. Mặt khác, Lâm Đồng cũng là tỉnh có địa hình đồi núi, độ cao trung bình 200-1.500 m so với mực nước biển với các nhóm đất chủ yếu là đất đỏ bazan, đất phù sa… có độ dốc cao (trên 25 độ, chiếm 50%). Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng , với đặc điểm này, kết cấu đất yếu, mỗi khi mưa lớn kéo dài dẫn tới nguy cơ sạt trượt đất rất cao, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến địa phương xảy ra nhiều vụ sạt lở đất.
Liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất vùi lấp nhiều người, xé toạc đường sá
1,734
Được biết đến là ‘nhân sâm’ quý báu của Việt Nam, mỗi năm cây sâm Ngọc Linh có thể mang về 600 tỷ đồng, giúp nhiều người nông dân miền núi huyện Nam Trà My ( Quảng Nam ) không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Chị Trần Hải Thủy, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết, kinh tế gia đình, việc học hành của con cái được bảo đảm hơn nhiều từ khi tham gia trồng sâm. Được biết, nhà chị Thủy bắt đầu trồng sâm được hơn 8 năm, bán chủ yếu cho doanh nghiệp, người dân mua về sử dụng bồi bổ sức khỏe… Gia đình cha con ông Hồ Văn Dũng, người dân tộc Xơ Đăng (Nam Trà My) cũng vậy. Con trai ông là Hồ Văn Báo (33 tuổi) cùng ông tham gia trồng sâm, giờ đây, gia đình anh có cuộc sống rất khá giả, con cái được ăn học đầy đủ. “Phải cho con cái ăn học đến nơi đến chốn, trồng sâm có tiền nhưng vẫn phải có cái chữ nữa mới biết cách làm ăn và bán sâm tốt hơn”, anh Hồ Văn Báo chia sẻ. Nhờ trồng sâm Ngọc Linh, nhiều gia đình huyện Nam Trà My đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu. Ông Lê Thanh Hưng, Bí thư Huyện ủy Nam Trà My cho biết, khi tái lập, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Trà My gặp không ít khó khăn bởi kinh tế chậm phát triển; hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội lạc hậu, yếu kém; thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách nhà nước trên địa bàn rất thấp; đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo gần 90%, tình trạng đói cơm, lạt muối vẫn diễn ra quanh năm; thiên tai, dịch bênh thường xuyên xảy ra. Đó cũng là nỗi ám ảnh của mỗi người khi đặt chân đến Nam Trà My. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam, 20 năm qua, các thế hệ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện luôn chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thành tích trên tất cả các lĩnh vực. “Từ một huyện xuất phát điểm kinh tế thấp, đến nay huyện nhà đã có một nền tảng kinh tế – xã hội phát triển khá toàn diện, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp – thủy sản; giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng trưởng khá, đạt trên 560 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người gần 35 triệu đồng/năm, tăng gần 11 lần so với năm 2003…”, ông Hưng chia sẻ. Đáng chú ý, sức bật kinh tế của địa phương chủ yếu nhờ vào cây sâm. Sâm Ngọc Linh bao đời nay đã hiện diện tại vùng núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My. Sâm là loài dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị đặc hữu, với những đặc tính riêng có mà các loài sâm khác trên thế giới không có được, là sản phẩm của quốc gia, là vàng xanh của đất nước. Để cây sâm Ngọc Linh thực sự có thương hiệu và khẳng định được giá trị đúng của nó, thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã tích cực xây dựng và bảo tồn sâm Ngọc Linh gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững. “Chúng tôi đặt mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững cây sâm Ngọc Linh nhằm cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đồng thời phát triển sâm Ngọc Linh trở thành một sản phẩm chủ lực của Việt Nam”, đại diện UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ. Hiện Quảng Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách về phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản xuất, chế biến sản phẩm sâm Ngọc Linh. Theo đó, những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Trà My đã tập trung phát triển sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chủ lực để thoát nghèo. Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã tích cực xây dựng và bảo tồn sâm Ngọc Linh gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững. Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, nhóm hộ đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích gần 810ha, với khoảng hơn 3 triệu cây; giá cả cây sâm Ngọc Linh dần ổn định; các nhà khoa học đã tập trung đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm. Người trồng sâm đã ý thức được việc trồng sâm đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng… “Nhờ cây sâm Ngọc Linh, người dân Nam Trà My không chỉ xóa đói, thoát nghèo mà còn bắt đầu làm giàu. Thậm chí ở Trà Linh còn xuất hiện ngày càng nhiều tỷ phú”, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết. Không chỉ vậy, các địa phương trong tỉnh cũng đã thu hút các HTX xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo nền móng cho công nghiệp chế biến dược liệu vốn còn non trẻ này. Bà Hồ Thị Thanh, Chủ tịch HĐQT HTX dược liệu sâm Ngọc Linh Quảng Nam cho biết, HTX thanh lập năm 2020 đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm chế biến từ dược liệu, thúc đẩy việc tiêu thụ các loại dược liệu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên cũng như người dân trên địa bàn, góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. “Hiện HTX chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chế biến từ Sâm và các loại dược liệu quý của vùng núi Ngọc Linh. Đến nay, HTX đã cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng, đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Mục tiêu của HTX trong thời gian tới không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước mà hướng đến xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản và Châu Âu.. Từ đó, giúp người dân nơi đây giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu”, bà Hồ Thị Thanh chia sẻ. Với những kết quả đạt được, Đảng ủy, chính quyền huyện Nam Trà My xác định trong thời gian tới tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển nông lâm nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng từ cây lúa, cây keo, sang cây dược liệu, đặc biệt tập trung phát triển sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chủ lực để thoát nghèo. “Thời gian tới, huyện định hướng tiếp tục phát triển cây dược liệu, gắn với trồng rừng cây gỗ lớn để vừa phát triển kinh tế dưới tán rừng, vừa bảo vệ môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch trong tương lai”, ông Trần Duy Dũng cho biết. Ông Dũng thông tin thêm, Lễ hội Sâm Ngọc Linh ở Nam Trà My dự kiến sang năm 2024 sẽ được tổ chức ở quy mô quốc gia, hướng tới quy mô quốc tế trong tương lai nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh cây sâm, giá trị cây sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm tốt nhất thế giới đến với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế . Đây cũng là cơ hội để bà con cũng như doanh nghiệp địa phương có điều kiện giao lưu hàng hóa, ngoài cây sâm Ngọc Linh còn có những mặt hàng nông sản đặc trưng bản địa khác, qua đó vừa nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, vừa để người dân biết cách làm ăn, buôn bán. Mục tiêu quan trọng nữa, theo Chủ tịch UBND huyện Trà My, đó là qua lễ hội sâm mong muốn bảo tồn, phát huy và giới thiệu bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương như múa cồng chiêng, trò chơi truyền thống, nhạc cụ và những làn điệu dân ca…, qua đó hướng tới phát triển du lịch cộng đồng và bà con làm quen với làm du lịch gắn với phát triển trồng cây sâm. Dù vậy, hiện có một số trở ngại để phát triển trồng sâm ở Nam Trà My, đó là “vướng” một số quy định về rừng đặc dụng của Luật Lâm nghiệp. Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Luật Lâm nghiệp quy định rừng đặc dụng sẽ không được tác động vào, nên tạo rào cản cho người dân và doanh nghiệp khi tổ chức trồng sâm, loại dược liệu quý vốn chỉ ưa sống dưới những tán rừng đặc dụng rậm rạp, cũng như khiến địa phương gặp trở ngại khi thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế dưới tán rừng. “Để phát triển thành một ngành công nghiệp sâm với cây sâm Ngọc Linh là chủ lực ở địa phương, thì ngoài việc phải tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong quy định pháp luật hiện hành thì cần ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển dược liệu, tiếp cận vốn vay ưu đãi để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong lĩnh vực chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm của sâm Ngọc Linh”, ông Bửu nhấn mạnh.
Nông dân miền núi Nam Trà My thoát nghèo từ loại cây ‘quốc bảo’
1,655
2/3 lãnh thổ Slovenia bị chìm trong lũ lụt. Ngày 6-8, Thủ tướng Slovenia Robert Golob cho biết, nước này đang phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử khi lũ lụt tàn phá gây thiệt hại ước tính hơn nửa tỷ euro. Hãng thông tấn STA đưa tin, mưa lớn liên tục trong ngày 4-8 khiến nước sông dâng cao, một con đập ở phía Đông Slovenia đã bị vỡ, 2/3 lãnh thổ nước này đang bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Đường cao tốc chính của nước này đã buộc phải đóng cửa. Thị trấn Crna na Koroskem, cách thủ đô Ljubljana, khoảng 100km về phía Bắc, là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và hầu như bị cô lập. 3 người đã thiệt mạng, nhiều đường sá, cầu cống và nhà cửa bị phá hủy. Hàng ngàn người đã buộc phải sơ tán khỏi nơi ở. Chính phủ đã phải điều trực thăng và xuồng cứu hộ tới giải cứu người dân ở khu vực ngập sâu. Quân đội của Slovenia cũng đã tham gia nỗ lực cứu trợ. Cơ quan dự báo thời tiết Slovenia cho biết, lượng mưa trong 1 ngày vừa qua bằng tổng lượng mưa trong 1 cả tháng. Nhà khí tượng học Janez Polajnar cho biết, ở thượng nguồn sông Mur, mực nước tiếp tục dâng cao. “Chúng tôi đã thực hiện sơ tán cần thiết vì đây là biện pháp duy nhất để ngăn chặn thương vong có thể xảy ra. Các đội cứu hộ đang nỗ lực bịt kín con đập bằng các khối bê tông”, Chỉ huy Lực lượng bảo vệ dân sự Srecko Sestan cho biết. Tại vùng Dravograd gần biên giới với Áo, 110 người, trong đó có 30 khách du lịch, đã được đưa đến nơi an toàn sau một trận lở đất. Thị trưởng Anton Preksavec đã ví những gì xảy ra tại khu vực này giống như “ngày tận thế”. Ít nhất 3 cây cầu bị sập, nhiều đoạn đường bị đất đá đổ xuống phong tỏa. Các chuyên gia cho rằng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt một phần là do biến đổi khí hậu. Nhiều khu vực của châu Âu chứng kiến sức nóng kỷ lục và phải chiến đấu với cháy rừng trong suốt mùa hè.
Slovenia đối mặt với lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử
387
Sao lùn đỏ TOI-4860 và "đứa con" khổng lồ TOI-4860 b - Ảnh đồ họa: Robert Lea. Sự xuất hiện của TOI-4860 b – một hành tinh quái vật quay quanh một ngôi sao lùn đỏ nhỏ, nhẹ – đã cùng lúc thách thức nhiều lý thuyết thiên văn. TOI-4860 b là một hành tinh khí khổng lồ, được phân vào nhóm “Sao Mộc ấm áp”, bởi nó to, nặng giống Sao Mộc nhưng vì quay quá gần ngôi sao mẹ nên có nhiệt độ ấm nóng. “Mẹ” của nó là một ngôi sao lùn đỏ khối lượng thấp – dạng sao nhỏ và “lạnh” nhất trong tất cả các loại sao – mang tên TOI-4860, thuộc chòm sao Ô Nha. Đáng nói, một ngôi sao lùn đỏ như thể không thể tạo nên một hành tinh lớn như TOI-4860 b, có đường kính khoảng 3/4 Sao Mộc. Càng vô lý hơn khi TOI-4860 b được làm giàu với tỉ lệ kim loại cao. “Theo mô hình hình thành hành tinh “chuẩn”, một ngôi sao có khối lượng càng nhỏ thì đĩa vật chất xung quanh ngôi so đó càng ít khối lượng. Vì các hành tinh ra đời từ đĩa đó, các hành tinh khối lượng lớn kiểu Sao Mộc được cho là không thể hình thành” – tờ Space dẫn lời TS George Dransfield từ Đại học Birmingham (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu. TOI-4860 là ngôi sao khối lượng thấp nhất có “đứa con” khổng lồ mà khoa học từng biết đến. Hành tinh TOI-4860 b được phát hiện lần đầu bởi tàu vũ trụ TESS của NASA, một “thợ săn ngoại hành tinh” lẫy lừng. Sử dụng thêm dữ liệu từ Đài quan sát SPECULOOS thuộc hệ thống Đài quan sát Paranal đặt tại sa mạc Atacama – Chile và Kính thiên văn Subaru đặt tại Hawaii các nhà khoa học đã tìm hiểu sâu hơn về hành tinh bí ẩn này, đưa ra các kịch bản khả dĩ về nguồn gốc của nó. “Một gợi ý được ẩn giấu trong các đặc tính của hành tinh, vốn đặc biệt giàu nguyên tố nặng. Chúng tôi cũng phát hiện điều gì đó tương tự ở ngôi sao mẹ” – GS Amaury Triaud từ Đại học Birmingham, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Lượng nguyên tố nặng dồi dào này có thể là chất xúc tác quá trình hình thành hành tinh đặc biệt. Chu kỳ quỹ đạo ngắn của TOI-4860 b, kết hợp với các đặc tính của ngôi sao mẹ chẳng hạn như tính kim loại cao của nó đã khiến nó có một đứa con ngoại cỡ hơn những gì các ngôi sao cùng loại có thể làm. Tuy vậy đó chỉ là giả thuyết, câu trả lời cuối cùng vẫn nằm trong vùng bí ẩn. Nhóm nghiên cứu cho biết họ dự định sử dụng dữ liệu của một siêu kính viễn vọng mặt đất khác là Very Large (VLT) đặt tại sa mạc Atacama – Chile để tìm thêm các cặp đôi tương tự, từ đó tìm ra lời giải thích cụ thể.
Xuất hiện hành tinh ‘quái vật’ khiến giới khoa học chao đảo
504
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của bà con ở miền núi phía Bắc. Mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, trong đó có 7 người tử vong. Theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tại, tại Lai Châu và Yên Bái , mưa lớn, sạt lở đất từ ngày 4 đến 6-8 đã làm 6 người chết, trong đó Lai Châu (4 người). Mưa lũ cũng làm 81 nhà bị hư hỏng, ảnh hưởng (Lai Châu 50, Yên Bái 31). Tỉnh Lai Châu đã huy động lực lượng di dời các hộ nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn, đến nay đã di dời 4 hộ. Tỉnh Yên Bái đã tổ chức 3 đoàn công tác rà soát các khu vực nguy cơ tiếp diễn và đôn đốc khắc phục hậu quả. Mưa lũ đã gây sạt lở Quốc lộ 4H (Lai Châu), Quốc lộ 32 (Yên Bái) và một số tuyến giao thông khác. Tại tỉnh Sơn La , mưa lũ tại bản Nà Lếch, xã Chiềng Lao, huyện Mường La , tỉnh Sơn La đã khiến 1 người chết do lũ cuốn trôi tối 5-8. Mưa lũ tại huyện Mường La cũng làm 8 nhà sập, 28 nhà phải di dời khẩn cấp do sạt lở, đá lăn vào nhà. Quốc lộ 279D Mường La-Lai Châu tắc do sạt lở nhiều đoạn, nghiêm trọng Km32+300-Km32+600, 300m sạt trôi toàn bộ nền mặt đường; xói đuôi mố cầu Nậm Păm Km65+700. Các tuyến lên bản Nà Lếch, xã Chiềng Lao, huyện Mường La; các bản xã Mường Sại, Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai ; xã Mường Lèo-Pá Khoang, huyện Sốp Cộp bị tắc cục bộ do sạt lở. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, nhiệt độ trung bình tháng 8-2023 tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN từ 0,5-1 độ C, có nơi cao hơn. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức cao hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ Trong tháng 8-2023, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN từ 10-25%, riêng Lai Châu-Điện Biên ở mức xấp xỉ; khu vực Trung Bộ phổ biến thấp hơn từ 15-30%; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ Dự báo trong tháng 8, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện từ 2-3 cơn trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Trong tháng 8, tại khu vực Bắc Bộ nắng nóng tiếp tục xuất hiện đan xen với các đợt mưa. Tại khu vực Trung Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong nửa đầu tháng, có thể xảy ra những ngày có nắng nóng gay gắt; nửa cuối tháng nắng nóng có xu hướng giảm hơn so với thời kỳ nửa đầu tháng. Gió mùa Tây Nam ở phía Nam nhiều khả năng gây ra nhiều ngày có mưa rào và dông ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có ngày xuất hiện mưa dông mạnh kèm mưa lớn, mưa tập trung nhiều vào thời điểm chiều tối. Hiện tượng mưa dông lốc, sét, có thể kèm theo mưa đá vẫn tiếp tục xuất hiện trên phạm vi toàn quốc. Trong thời kỳ này, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động và có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông. Dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh sẽ gây gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển phía Nam. Do vậy, các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản của ngư dân cần chú ý đề phòng nguy hiểm đến tính mạng con người và của cải.
7 người chết, thiệt hại nặng do mưa lũ, sạt lở đất
660
Nhà văn, dịch giả và nhà phê bình Futabatei Shimei. Thời Minh Trị (bắt đầu từ 1868) đánh dấu việc Nhật Bản mở rộng cửa, văn hóa phương Tây ào ạt tràn vào, mở ra kỷ nguyên Nhật Bản hiện đại hóa văn học; tuy không đơn giản, vì quá trình hiện đại hóa văn học đòi hỏi một thời gian dài hơn là làm kinh tế. Để đưa khoa học kỹ thuật và văn học vào, việc đầu tiên chính quyền Minh Trị làm là xóa bỏ trật tự phong kiến cát cứ với các dòng họ quý tộc, nâng cao dân trí. Ngay từ năm 1872 đã phát triển đại học, tăng cường dịch thuật (những sách chính trị, khoa học, triết học, văn học được dịch ào ào, một số phóng tác theo các nhà văn Pháp V.Hugo, Jules Verne kích thích óc tưởng tượng của độc giả; những bậc thầy lớn như Shakespeare, Goethe, Tolstoy… đều được dịch). Văn học đã tiếp thu nhiều trào lưu tư tưởng và văn học phương Tây: chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên… Thời gian “Tây hóa” ban đầu này tương đối hình thức và tràn lan nên có trào lưu phản ứng, đề cao văn hóa truyền thống. Cuối thế kỷ XIX và khoảng đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện những nhà văn đàn anh của thời Minh Trị, họ chịu ảnh hưởng rõ rệt của bốn nền văn học Nga, Đức, Anh và Pháp, gồm: Futabatei Shimei; Mori Ōgai; Natsume Sōseki; Tōson Shimazaki. * * * Futabatei Shimei (1864-1909) là nhà văn, dịch giả và nhà phê bình. Ông học tiếng Nga, dịch tiểu thuyết Nga rồi bản thân viết tiểu thuyết ít nhiều tự truyện, miêu tả những nhân vật bất mãn, hoang mang trước thời cuộc. Tác phẩm Mây trôi (Ukigumo, 1887-1889) là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, phê phán xã hội Nhật đầy tham vọng thời đó: một thanh niên công chức không may mất việc, nhất là vì không biết xu nịnh; bà cô liền gả con gái cho anh; ả này theo Tây học, về sau kết hôn với một viên chức cơ hội chủ nghĩa. Một số tác phẩm chính khác của ông: Chồng nuôi (Sono Omokage, 1906, tiểu thuyết); Hắc Bôn (Heibon, 1907, tiểu thuyết); Lịch sử nghệ thuật (Bijutsu no Hongi, 1885, tiểu luận)… * * * Mori Ōgai (1862-1922) là bác sĩ, dịch giả, nhà viết tiểu thuyết, nhà thơ. Ông xuất thân từ một gia đình làm nghề y, trở thành thày thuốc quân đội. Ông có công đưa vào văn học Nhật Bản loại tiểu thuyết vừa, bắt đầu bằng truyện Vũ nữ (Maihime, 1890), miêu tả sự tan vỡ của mối tình giữa một thanh niên Nhật và một cô gái Đức. Tác phẩm mở đầu cho giai đoạn lãng mạn chủ nghĩa ngắn ngủi và thể loại tự truyện tiểu thuyết hóa (tiểu thuyết về cái Tôi) rất phát triển trong văn học Nhật. Khuynh hướng đấu tranh cho tự do cá nhân, chống gông cùm phong kiến, được thể hiện trong cuốn tiểu thuyết Ngỗng trời (Gan, 1913 – được dịch ra tiếng Việt với tên là Nhạn), sau được chuyển thể thành phim với tên là Bà chủ nhà (Mistress, 1953). Tác phẩm chính khác của ông gồm: Truyện người ca sĩ (Utakata no Ki, 1890), Người đưa thư (Fumizukai, 1891), Tình dục muôn năm (Wita Sekusuarisu, 1909), Tuổi trẻ (Seinen, 1910), Pháo đài tĩnh lặng (Chinmoku noTo, 1910), Mộng tưởng (Mōsō, 1911), Thư trối trăng của Okitsu và Goemon (Okitsu Ya Goemon no Isho, 1912)… * * * Natsume Sōseki (1867-1916) là nhà văn. Ông học văn học và ngôn ngữ ở Anh. Ông hiểu biết văn hóa châu Âu rất rộng, đồng thời tinh thông Thiền học và văn hóa cổ điển Trung Quốc. Ông dạy văn học Anh trước khi viết văn chuyên nghiệp. Với văn phong ý nhị, súc tích, ông viết tiểu thuyết ngược với khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa thịnh hành thời đó. Tôi là con mèo (Wagahai wa Nekodearu, 1905-1906) được coi là tiểu thuyết châm biếm xã hội sâu sắc, đả kích sự lố lăng của thời đại; Cậu ấm (Botchan, 1908) đả kích một cách hóm hỉnh đạo đức giả của giới dạy học; nhân vật chính là một thanh niên nóng nảy, thẳng tuồn tuột, lớn lên trong cô đơn; anh đi dạy học, vấp ngã đủ thứ; đây là cuốn sách có nhiều độc giả nhất mọi thời đại và hiện nay vẫn còn bán rất chạy. Trong một số tác phẩm khác, Natsume phân tích một cái tôi, nói lên nỗi cô đơn của người trí thức trong xã hội tư bản, sự bế tắc của cá nhân, tư tưởng hoài nghi. * * * Tōson Shimazaki (1872-1943) là nhà văn, ông làm thơ lãng mạn trước khi viết tiểu thuyết. Ông theo Công giáo , ở Pháp từ 1913 đến 1916. Ông đề xướng ra trong tiểu thuyết Nhật một khuynh hướng hiện thực phê phán, bắt nguồn từ chủ nghĩa tự nhiên và những nhà viết truyện đại chúng. Tiểu thuyết Thất ước (Hakai, 1906), tác phẩm đầu tiên theo chủ nghĩa tự nhiên của ông là một sự kiện văn học. Về sau, ông viết những tiểu thuyết tự truyện bi quan, ít đề cập những vấn đề xã hội. Chịu ảnh hưởng phong trào văn học cách mạng vô sản Nhật cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ông tiến gần quan điểm duy vật lịch sử. Trong tác phẩm xuất sắc Trước bình minh (Yoake Mae, 1929-1935), ông viết về những thay đổi xã hội trong và sau cuộc canh tân Minh Trị qua câu chuyện gia đình mình. Tác phẩm chính khác của ông gồm: Bộ sưu tập các loại thảo mộc non (Wakana-shū, 1897), Mùa Xuân (Haru, 1908), Cuộc sống mới (Shinsei, 1919), Cuộc đời của một người phụ nữ nào đó (Aru Onna no shōgai, 1921), Cơn bão (Arashi, 1926), Cánh cổng phía Đông (Tōhō no Mon, 1943)… Ngoài ra, phải kể đến nhà thơ Ishikawa Takuboku (1886-1912), làm thơ theo thể Tanka với nội dung hiện đại, thể hiện những nỗi đau khổ của mình với thái độ của người đối lập với cả vũ trụ, biết là thua nhưng không van xin. Về hình thức, thơ thời Minh Trị, mặc dù ảnh hưởng phương Tây, nhiều nhà thơ vẫn sử dụng thể Tanka và thể Haiku. —————– Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 1] Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 2]
Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 3]
1,088
Nhà thơ Ihara Saikaku (1642-1693). Ba thể loại tiểu thuyết, sân khấu và thơ nổi lên thời kỳ này với ba đại diện ưu tú là Ihara Saikaku, Chikamatsu Monzaemon và Matsuo Bashō. Sự phục hưng văn học bắt đầu từ thế kỷ XVII, vào đầu thời kỳ dòng họ tướng quân Tokugawa đóng phủ Chúa ở Edo (nay là Tokyo). Văn học thương nhân – thị dân thời kỳ đầu phát triển theo khuôn mẫu thế kỷ XVII cho đến giữa thế kỷ XVIII. Trong hai thế kỷ rưỡi cô lập, không quan hệ với bên ngoài, nền văn học ấy không có men mới nên mất dần sinh khí, nhất là khi bước sang thế kỷ XIX. Nhân vật trung tâm của văn chương không còn là các vương tôn, công tử, tiểu thư, phu nhân ở cung đình thời Heian nữa; cũng không còn là những võ sĩ xông pha nơi chiến trận thời đầu Trung cổ nữa; mà đó là những phú thương, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, gái giang hồ… các tầng lớp thị dân. Ba thể loại tiểu thuyết, sân khấu và thơ nổi lên thời kỳ này với ba đại diện ưu tú là Ihara Saikaku, Chikamatsu Monzaemon và Matsuo Bashō. Ihara Saikaku (1642-1693), là nhà thơ, viết tiểu thuyết, một trong những nhân vật xuất sắc nhất của văn học Nhật Bản thời Edo. Ông là phú thương ở thành phố Osaka, đến năm bốn mươi tuổi thì rút lui về viết văn. Đi lại nhiều, nhận xét tinh tế, ông viết với một văn phong hiện thực, hài hước, chính xác như thể thơ Haiku mà ông rất thạo. Ông đã viết trong 12 năm tập Truyện kể về cuộc đời phù du (Ukiyo-zōshi – Phù thế thảo tử, một thể loại tiểu thuyết viết các chuyện về thế giới trôi nổi). Ông chỉ đề cập vấn đề đương thời: truyện tình say đắm hay truyện huê tình, chiến tranh, truyện giới buôn bán, tạo thành “tấn trò đời” ở thị thành và tỉnh lẻ. Ông kể những chuyện ngồ ngộ. Có truyện kể về cô vợ xinh đẹp của một tiểu chủ giăng bẫy hộ cho một cô hầu yêu người làm công của chồng; rút cục chị ta ngủ quên trong vòng tay của y. Sau đó, chị phải cùng y đi tha phương; cả hai bị bắt và bị trừng phạt. Truyện khác kể về dân một làng hẻo lánh thờ một cái ô từ đâu bay đến; thần ô đòi dâng hiến cho một phụ nữ; một chị góa trẻ xung phong; đợi mãi chẳng thấy thần đến, chị cáu xé tan cái ô… Ihara Saikaku cho đến cuối đời sáng tác khoảng 12 tập thơ và tác phẩm phê bình thơ, trong đó có tập thơ (khoảng 23.500 bài) ông sáng tác chỉ trong một ngày. Sau cái chết của vợ (1675), ông sáng tác một bài thơ Haikai (lối thơ dài trong dòng thơ quốc âm waka – Hòa ca của Nhật Bản) dài hàng nghìn câu trong mười hai giờ (Haikai Dokugin Ichinichi – Haikai Một ngày độc thân nghìn thơ), đồng thời, ông quyết định trở thành nhà sư tại gia và bắt đầu đi du lịch khắp Nhật Bản. Ông viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Cuộc đời của một người đàn ông đa tình (Koshuku Ichidai otoko, 1682), Năm người phụ nữ yêu tình yêu (Koshoku Gonin Onna, 1686)… * * * Chikamatsu Monzaemon (1653-1725) là nhà viết kịch theo hình thức múa rối và kịch diễn viên trực tiếp, ông được coi là “nhà viết kịch vĩ đại nhất của Nhật Bản” và là Shakespeare của Nhật Bản. Xuất thân từ gia đình thuộc tầng lớp võ sĩ, ông tinh thông Hán học và đi ở chùa một thời gian. Kịch của ông vượt xa văn học đương thời, mặc dù vì quá chú ý đến đặc điểm của kịch múa rối, giá trị văn học có lúc bị kém đi. Đến nay, kịch của ông vẫn có một số nét hiện đại; nêu lên số phận con người qua những nhân vật tầng lớp dưới, bị số phận bạc đãi – vừa hiện thực vừa trữ tình. Ông không khen ngợi, không lên án những chủ gia đình mê gái, những gái giang hồ, mà thương họ. Đức tính được đề cao là Nghĩa (Giri, chữ Hán là Nghĩa lý); chữ Nghĩa ở đây chỉ một nhiệm vụ, món nợ tinh thần phải trả. Những kịch nổi tiếng của Chikamatsu gồm có Vụ tự tử hai người ở Sonezaki (Sonezaki Shinju, 1703), Tự tử vì tình ở Amijima (Shinju Ten no Amijima, 1721) và Người đưa tin cho địa ngục (Meido no Hikyaku, 1711)… * * * Matsuo Bashō (1644-1694) tức Ba Tiêu thiền sư là nhà thơ và danh họa. Xuất thân từ gia đình tá điền, còn trẻ, ông tìm thú vui trong văn chương. Ông rất sành thơ Trung Quốc. Sau khi làm việc quan một thời gian, ông tu Thiền tông. Ông lập ra Tao đàn Sofu (Tiêu phong – ẩn ý về đời người nghệ sĩ như những tàu lá ba tiêu bị xé tan trong gió những đêm giông bão), chủ trương diễn tả tình cảm chân thật, không bị gò bó bởi niêm luật, hình thức. Ông đi ngao du ở nhiều nơi rồi về gần Yedo trong một gian nhà giản dị bên sông. Trước nhà có vườn chuối, do đó đặt tên là Bashō-am. Nhà bị cháy, ông lại đi ngao du những nơi thắng cảnh, làm thơ và vẽ thủy mặc, tôi luyện tâm thần và nghệ thuật làm thơ. Ông có công lớn canh tân thể thơ Haiku vốn chỉ là một thể thơ hài hước tầm thường, niêm luật khắt khe, nặng về chơi chữ. Mỗi bài Haiku chỉ có ba câu 5 + 7 + 5 âm. Ông mở rộng đề tài Haiku, đưa vào thơ những tiếng bình dân và nội dung triết lý, trữ tình phóng khoáng, có nhiều rung cảm tế nhị. Bài thơ Haiku cuối cùng của ông nói về một đêm nhà thơ và các người đồng hành ngủ trong một quán trọ với hai gái giang hồ. Hai cô xin nhập đoàn, nhưng hòa thượng không dám nhận vì còn rẽ đi nhiều nơi khác. Ông thương họ và làm bài thơ về việc này. Những tác phẩm chính của ông gồm: Nhật ký phơi thân đồng nội (Nozarashi Kikō, 1685), Xuân nhật (Haru ni Hi, 1686), Nhật ký hành trình Kashima (Kashima Kikō, 1687), Lối lên miền Oku (Oku no Hoshomichi, 1689), Nhật ký Saga (Saga Nikki, 1691)… Muốn thưởng thức được mỗi bài thơ Haiku , cần hiểu hoàn cảnh thơ ra đời và điển tích làm nền cho thơ. —————– Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 1] Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 3]
Mười hai thế kỷ văn học Nhật Bản [Kỳ 2]
1,119
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN. Truyền thông Indonesia đưa tin đậm nét về bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Đối thoại chính sách với chủ đề ‘Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Indonesia gắn kết bền chặt, cùng nhau phấn đấu vì một châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương năng động, bao trùm hòa bình, hợp tác và phát triển’. Hãng thông tấn chính thức Antara cho biết, phát biểu tại sự kiện do Cộng đồng Chính sách đối ngoại Indonesia (FPCI) tổ chức ngày 5/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao việc Indonesia là nước ASEAN đi đầu trong tìm kiếm các giải pháp hòa bình, vì hòa bình và hợp tác. Antara dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sự tương đồng văn hóa, tư tưởng lập quốc, sự cận kề địa lý và những liên hệ lịch sử gần gũi, cùng những điểm đồng khát vọng về hòa bình là chất keo tự nhiên gắn kết 2 dân tộc Việt Nam và Indonesia, mang lại những giá trị vượt thời gian. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Indonesia là đất nước của những tư tưởng mạnh mẽ vượt tầm khu vực, trong đó tư tưởng về độc lập, tự chủ, tự cường, không liên kết là triết lý đối ngoại của Indonesia và được nhiều quốc gia chia sẻ. Khẳng định Indonesia và Việt Nam chia sẻ mối quan hệ văn hóa sâu sắc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại từ thế kỷ thứ VII, hai nước đã có sự giao lưu và kết nối về văn hóa, thương mại, ngôn ngữ và cả nhân chủng học giữa các vương quốc cổ đại Việt Nam và Indonesia, đồng thời lưu ý hai nước cùng chia sẻ nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời, bên cạnh những đặc điểm kiến trúc tương đồng. Theo Antara, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh Indonesia là người bạn tình nghĩa cũng như láng giềng tốt, luôn đồng hành cùng Việt Nam. Indonesia là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1955. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno chia sẻ tầm nhìn về thế giới hòa bình và phát triển. Trong bài viết “Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ca ngợi quan hệ lâu đời với Indonesia, khuyến khích hợp tác đa lĩnh vực trong thế kỷ XXI”, tờ Republik Merdeka (Cộng hòa Độc lập) nhắc lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, theo đó, trên cơ sở sự gần gũi về địa lý và lịch sử, Indonesia và Việt Nam cần tiếp tục phấn đấu vì nguyện vọng chung nhằm kiến tạo hòa bình và ổn định ở khu vực, nhất là trong thế kỷ XXI vốn được coi là thời kỳ quan trọng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Theo Republik Merdeka, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập an ninh và thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới, phù hợp với tư tưởng của Indonesia là tiếp tục tìm kiếm các giải pháp hòa bình. Nhằm đạt được mục tiêu này và trong nỗ lực tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khuyến khích hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Indonesia như kết nối về chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, văn hóa – xã hội và giao lưu nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: “Hợp tác đa ngành có ý nghĩa rất quan trọng đối với Châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương và mang lại an ninh, thịnh vượng cho khu vực. Hai nước cần đoàn kết để đạt được các mục tiêu chung trong thời đại ngày nay”. Republik Merdeka dẫn lời Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng 2 nước cần đề cao ứng xử phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Theo ông, 10 nguyên tắc của Hội nghị Bandung năm 1955 – như cùng chung sống hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền – cũng cần được sử dụng như kim chỉ nam quan trọng cho 2 nước trong việc thiết lập hợp tác và vượt qua các thách thức chung. Bằng cách thực hiện những nguyên tắc này, ông hy vọng rằng Indonesia và Việt Nam có thể thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương ngày càng mạnh mẽ. Trong khi đó, tờ Pikiran Rakyat (Tư tưởng Nhân dân) và tờ Indoraya (Indonesia Vĩ đại) trích lời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao vai trò của Indonesia – với tư cách là quốc gia hàng đầu ASEAN có khả năng tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác giữa các nước – và kêu gọi các nước ASEAN nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hòa bình.
Truyền thông Indonesia đưa tin đậm nét về bài phát biểu chính sách của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
879
Ảnh: Thư Hoàng. Có nghe chăng mùi hương cũ vọng về, trong ngăn sâu rạng ngời ký ức, tuổi trẻ và tình yêu đếm bước chân người tha thiết, nghe gió trên cành rờn rợn tháng năm. Tôi nhớ em yêu tóc đen buông dài dịu dàng hương sả, cả đôi mắt cuối mùa hạ cũng nhuốm nỗi ưu tư, giọt đàn đêm buông bên khung cửa sổ trong tuổi trinh nguyên. Lạ lắm, đôi khi tình yêu bắt đầu từ một thứ mùi hương nào đó, hoang hoải đượm buồn nhưng có khi thênh thang như gió. Có thể bạn yêu một cô gái từ mùi thơm của mái tóc gội bằng bồ kết hay hương vỏ bưởi thơm mộc mạc. Có thể bạn bị quyến rũ bởi mùi nước hoa của một thiếu nữ áo dài trắng tuổi trăng tròn vô tình đi ngang qua, hay chỉ là một cô gái ngắm trăng, tóc đêm lẫn vào vóc gió. Niềm xúc cảm tác động vào trái tim, khơi dậy những giác quan và ta thấy nhớ nhung, lúc nào cũng nồng nàn, ao ước. Không chỉ riêng vẻ đẹp và sự hấp dẫn của mùi hương, mà đã yêu thì ai cũng phải nếm mùi nhớ nhung, mùi giận hờn, mùi hy vọng và thất vọng… Mùi hương là đầu cảm xúc, nơi thăng hoa bắt đầu. Khi yêu, ai cũng chờ đợi những giây phút thăng hoa, những nồng nàn của nụ hôn, của cái ôm ấp đầu đời, của lời ngỏ chân thành biến thành ước hẹn. Thì thế, mùi tuổi trẻ với sức mạnh của sự hồn nhiên, nụ cười biết nói, đủ để gieo vào thời gian nỗi nhớ. Con tim khi đó sẽ tỏa ra mùi lãng mạn của tuổi đôi mươi dấu yêu. Nhưng nếu ai đã từng một lần nếm mùi thất bại trong tình yêu, sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về mùi của hạnh phúc. Họ sẽ trân trọng những cái được trong tình yêu hơn, trân trọng những kỷ niệm của một thời quá vãng, từ những điều rất nhỏ, rất đỗi bình thường. Khi đến với người con gái thứ hai, anh ta sẽ biết giữ gìn những vẻ đẹp, để chưng cất cho cả hai thêm những nụ cười. Tháng tám thênh thang. Tháng tám dắt tôi về lại con đường cũ, nắng cuối hạ ngủ vùi phố xám màu rêu. Gót chân quen quên lối rẽ thuở nào. Tóc người con gái đi đường xốn xang gió bay và ánh mắt dường như mê say lắm. Lòng chợt dâng lên mùi nhớ đến nao lòng. Dòng cảm xúc này mấy ai ghi lại được, nhưng với người nhạy cảm sẽ dễ có những ưu tư. Thể nào vào những ngày này, cũng lục trong ký ức cả mớ nhớ nhung ra tãi trong nỗi niềm tưởng tượng. Bao lo toan đôi khi cuốn hết những phút giây ngồi lắng lại, chầm chậm, chạm vào tâm hồn mình. Tôi hỏi phố có bao giờ lưu lại hương quen dưới hàng cây thơm ngát, hay có đọng lại trên thềm gạch vỉa hè dấu chân ngày cũ? Phố rùng mình chiếc lá xốn xang. Trên tán cây như có nghìn vạn ánh mắt đang nhìn mình như muốn hỏi lại điều gì. Nơi con đường quen thân thương, những thiếu nữ đang độ xuân thì xúng xính chụp hình. Họ nói cười rổn rảng nhà như tưới cái êm đềm vào không gian thơ. Họ phả mùi xuân thì vào không gian êm đềm. Không gian xui tôi nhớ thời gian bên người con gái mình yêu. Trong bao thứ mùi tôi biết, tôi đã nói sẽ nhớ mãi mùi hương của em, để rồi viết lên những bản tình ca tha thiết. Những bản tình ca chỉ hai người và phố biết. Trong rộng dài tháng năm, con đường xưa của tuổi trẻ tôi và bao người, có ai còn giữ những khoảnh khắc? Cuộc đời lạ lắm. Nhiều khi ta cứ đi lướt qua đời nhau vô tình, vô tình như gã thời gian ấy. Và có người quá vô tâm, đã chôn vùi những kỷ niệm và những hình ảnh đẹp của một miền ký ức đã rất cũ để sống với sự ồn ào chớp nhoáng hiện tại. Người ta không muốn nhắc đến hoài niệm, người ta bị cuốn đi bởi biết bao cám dỗ và sự hưởng thụ. Có ai bình tĩnh để lục trong ngăn nhớ nhung của một thời, hoặc đi chậm lại để nhận ra một người quen thuở trước? Với tôi, đã yêu thì nhớ mùi, nhớ dáng, nhớ cả nụ cười. Rồi đây, dù thời gian vô tình có bỏ quên bao kỷ niệm, thì đến mùa sau, và sau nữa, khi hạ thắp lên thềm phố cả một mùa phượng thắm, sẽ vẫn có gã vu vơ nhớ, vu vơ tưởng tượng. Tôi vẫn dại khờ nhớ có mùi hương của tình yêu, của một thứ nhan sắc cứ làm cho biết bao người phải nao lòng mà không thể giải thích. Đó không phải mùi phấn son lòe loẹt, không phải mùi của cái bặm môi cong cớn, cũng chẳng phải mùi của cái nguýt dài thườn thượt kênh kiệu. Đó là mùi của chân thành, mùi của cái đẹp đến dung dị. Tôi cảm ơn em vì mùi hương ấy, mùi hương nồng đượm. Cảm ơn em – ánh mắt ạ – đã giữ giùm tôi hương một thời, mùa nhan sắc xa xôi.
Mùi hương và ánh mắt mê say – Tác giả: Nguyễn Văn Học
924
Năm 2014, bức ‘Bình hoa cúc và hoa anh túc’ được bán tại nhà đấu giá Sothebys, đã trở thành bức tĩnh vật đắt giá nhất của danh họa Hà Lan Vincent Van Gogh. Kể từ đó, người ta chỉ nhìn thấy nó một vài lần, khiến các chuyên gia nghi ngờ tính minh bạch của thương vụ này. Vẫn như xưa, không ai biết chủ nhân đích thực của bức tranh, tuy nhiên, có thể, một tỷ phú Trung Quốc bị kết án tù dài hạn vì tội lừa đảo và thuộc hạ của ông ta, có liên quan đến việc mua bức tranh này. Tháng 5/1890, Vincent Van Gogh đến thị trấn Auvers-sur-Oise, cách Paris 27km về phía Tây – Bắc. Tâm trạng họa sĩ vô cùng chán nản. Năm đó, ông phải điều trị ở bệnh viện tâm thần, sau khi tự cắt tai trái của mình trong một cơn quẫn trí, nhưng các bác sĩ không thể giúp được gì. Danh họa Van Gogh giai đoạn sáng tác “Bình hoa cúc và hoa anh túc”. Tuy nhiên, ở Auvers-sur-Oise, đã xảy ra một sự kiện khiến Van Gogh trở nên khởi sắc trong một thời gian ngắn: ông gặp Paul-Ferdinand Gachet, bác sĩ và người sành sỏi hội họa ấn tượng. Trong bức thư gửi cho em gái Wilhelmina, họa sĩ thừa nhận rằng ở bác sĩ, ông tìm thấy “thậm chí không phải là một người bạn, mà là một người anh”. Gachet thuyết phục Van Gogh bỏ qua những cơn u sầu và tiếp tục làm việc. Trong hai tháng tiếp theo, họa sĩ ấn tượng đã vẽ khoảng 80 bức tranh, trong đó có bức chân dung bác sĩ, được coi là một trong những kiệt tác chính của ông. Bức tĩnh vật “Bình hoa cúc và hoa anh túc” cũng được vẽ trong thời kỳ này – theo các nhà viết tiểu sử, họa sĩ có thể đã tặng nó cho Gachet như một lời tri ân. Sau khi Van Gogh qua đời năm 1890, bức tranh được bán cho một nhà sưu tập người Paris, và năm 1911, khi họa sĩ nổi tiếng, nó được nhà kinh doanh nghệ thuật Đức Paul Cassirer mua lại. “Bình hoa cúc và hoa anh túc” đã đổi chủ một vài lần, cho đến năm 1928, khi nó thuộc về doanh nhân kiêm nhà từ thiện Mỹ Anson Goodyear, một trong những người sáng lập Bảo tàng Nghệ thuật đương đại New York. Đầu những năm 1960, con trai ông, George, đã chuyển bức tĩnh vật cho Albrigh-Knox Art Gallery (Phòng trưng bày nghệ thuật Albright-Knox) ở thành phố Buffalo, New York, nơi nó được trưng bày gần 30 năm tiếp theo. Vào những năm 1990, Goodyear-con quyết định bán “Bình hoa cúc và hoa anh túc” để tài trợ cho một bảo tàng mới. Ban đầu, ông hy vọng sẽ bán được từ 12 đến 16 triệu USD, nhưng khi không tìm thấy người mua, ông đồng ý hạ giá. Cuối năm 1990, bức tĩnh vật được một nhà sưu tập ẩn danh mua. Gần 20 năm, người ta không biết gì về “Bình hoa cúc và hoa anh túc”, cho đến tháng 11/2014, nó được đem bán tại nhà đấu giá Sothebys” ở New York. Nhà sản xuất phim Trung Quốc Vương Trung Quân đã mua bức tĩnh vật với số tiền rất lớn, gần 62 triệu USD. Không lâu trước cuộc đấu giá, Hãng phim “Hoa Nghị Huynh Đệ” của ông là một trong những hãng phim có uy tín nhất ở Trung Quốc, đã phát hành bộ phim “Cuồng nộ” về Thế chiến II do Brad Pitt thủ vai chính. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được đăng trên trang web của nhà Sotheby’s, Vương Trung Quân nói rằng “bức tranh đã làm rung động trái tim ông” ngay khi ông vừa nhìn thấy nó trong danh mục. Như vậy, “Bình hoa cúc và hoa anh túc” trở thành bức tĩnh vật đắt giá nhất của Van Gogh. Khác với hầu hết các nhà sưu tập, Vương Trung Quân không giấu tên mình và mua bức tranh công khai, sau đó vui vẻ trả lời phỏng vấn, và tự hào nói về việc mua bức tranh. Bức tĩnh vật “Bình hoa cúc và hoa anh túc” của Van Gogh. Một ngày sau khi mua bức tranh, Vương Trung Quân thừa nhận rằng ông mua “Bình hoa cúc và hoa anh túc” không phải một mình, nhưng không cho biết cụ thể. Sau này, ông cũng không bao giờ nhắc đến những người mua khác. Tháng 10 năm 2015, Vương Trung Quân giới thiệu bức tĩnh vật tại một triển lãm ở Hồng Kông, nhưng sau khi kết thúc, không ai nhìn thấy bức tranh nữa. Phóng viên tờ “The New York Times” xác nhận rằng, mặc dù nhà tỷ phú Trung Quốc thừa nhận rất mê trường phái ấn tượng và Van Gogh, nhưng thực ra “Bình hoa cúc và hoa anh túc” thuộc về một người khác. Hồ sơ bán “Bình hoa cúc và hoa anh túc” không hề phạm luật, nhưng vẫn không thể gọi thương vụ này là bình thường. Nhà Sotheby’s đã chuyển quyền sở hữu bức tranh cho nhân vật trung gian ở Thượng Hải, vốn không phải là người mua hoặc sưu tập các tác phẩm nghệ thuật. Theo “The New York Times”, người này đại diện cho Tiêu Kiến Hoa, tỷ phú mang quốc tịch Canada và Trung Quốc, sở hữu khối tài sản lên tới 6 tỷ USD. Trong số những tài sản này, có bức “Bình hoa cúc và hoa anh túc”. Tuy nhiên, tại lễ bàn giao bức tranh, người nhận không phải là Tiêu Kiến Hoa hay nhân vật trung gian, mà là nhà sản xuất phim Vương Trung Quân. Theo các phóng viên, tháng 11/2014, khi nhà sản xuất phim mua “Bình hoa cúc và hoa anh túc”, Vương Trung Quân và Tiêu Kiến Hoa định mở một công ty đầu tư khác ở Seychelles (Đông Phi). Nhưng đến năm 2015, do thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, tình hình tài chính của các đối tác xấu đi rõ rệt. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là sự thao túng của các doanh nhân quyền lực, nhiều người trong số họ đã biến mất và sau đó bị bắt. Năm 2017, điều tương tự cũng xảy ra với Tiêu Kiến Hoa: vào một đêm, 6 người đàn ông đến nhà, bắt ông ta ngồi lên xe lăn, bịt mắt lại và đưa ra khỏi căn hộ ở Hồng Kông. Từ đó, nhà tỷ phú được giải đến Trung Quốc đại lục, nơi vào năm 2022, ông bị kết án 13 năm tù vì tội nhận hối lộ, gian lận tài chính và biển thủ số tiền hơn 20 tỷ USD. Theo các công tố viên, Tiêu Kiến Hoa phạm tội vào khoảng thời gian bức tranh của Van Gogh được bán tại nhà Sotheby’s. Sau khi người bảo trợ của mình bị bắt, một thời gian, Vương Trung Quân vẫn duy trì lối sống phóng túng quen thuộc. Chẳng hạn, năm 2017, Vương mở một bảo tàng tư nhân ở Bắc Kinh, nơi ông trưng bày bức “Bình hoa cúc và hoa anh túc” và bức “Người phụ nữ búi tóc trong chiếc ghế bành” của Picasso suốt mấy tháng trời. Nhưng ngay sau đó, những cáo buộc chống lại Tiêu Kiến Hoa đã dẫn đến sự sụp đổ của hãng phim “Hoa Nghị Huynh Đệ”. Vài năm sau, hãng phim thua lỗ nặng, còn Vương Trung Quân phải bán tài sản của mình để trả nợ. Năm 2022, ông bán bảo tàng của mình ở Bắc Kinh và biệt thự ở Beverly Hills, California. Quá trình tìm kiếm bức tranh của Van Gogh đã dẫn các nhà báo đến gặp Lưu Hải Long, nhân vật trung gian sống ở Thượng Hải. Theo thông tin của nhà Sotheby’s, ông ta chính là người năm 2014 trở thành chủ nhân chính thức của bức “Bình hoa cúc và hoa anh túc”. Nhưng trong cuộc trò chuyện với các phóng viên báo “The New York Times”, Lưu Hải Long nhiều lần tự nhận mình là họa sĩ, từ chối trả lời các câu hỏi tiếp theo và đóng sập cửa trước mũi các phóng viên. Không ai biết gì về tiểu sử của ông ta, ngoại trừ việc ông ta 46 tuổi và tình nhân của ông ta là Triệu Đình Đình, trước đây từng làm lãnh đạo trong công ty của tỷ phú thất sủng Tiêu Kiến Hoa. Khi các phóng viên đề nghị làm rõ vấn đề, Triệu Đình Đình nói bà và Lưu Hải Long chỉ là “những nhân viên quèn không quyết định được điều gì và không biết gì hết”. Tuy nhiên, Lưu Hải Long được coi là chủ sở hữu và giám đốc của hãng Islandwide Holdings Limited, nằm ở quần đảo Virgin thuộc Anh – hãng này chính thức trả tiền mua bức tĩnh vật của Van Gogh . Trong dân gian, những người như họ Lưu và họ Triệu được gọi là “chân gỗ” – tức những ông chủ giả được thuê để giấu những ông chủ thật. Ngoài Islandwide, Lưu Hải Long còn đứng tên bốn công ty offshore nằm trong đế chế của Tiêu Kiến Hoa trước khi ông ta bị bắt. Cho đến nay, người ta vẫn không biết tung tích của bức “Bình hoa cúc và hoa anh túc”, nhưng có tin đồn rằng bức tranh lại được rao bán. Theo các chuyên gia, một trong những người mua sẵn sàng trả khoảng 70 triệu USD cho bức tranh. Tuy nhiên, những lùm xùm đáng ngờ của thương vụ trước đây khiến nhiều người nghi ngại.
Đi tìm bức tranh ”Bình hoa cúc và hoa anh túc”của Van gogh
1,631
Người dân Nhật Bản tham gia lễ tưởng niệm. Ảnh: Mainichi. Chính quyền Nhật Bản sáng nay (6/8) đã tổ chức lễ tưởng niệm 78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thị trưởng thành phố Hiroshima Kazumi Matsui cùng nhiều quan chức cấp cao khác trong chính quyền Tokyo đã tham dự buổi lễ tưởng niệm được tổ chức ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima vào sáng nay. “Tôi đánh giá cao chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo các quốc gia thuộc nhóm G7 mấy tháng trước tới Công viên và Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, đã đánh động tới nhiều nhà lập pháp về việc từ bỏ học thuyết răn đe bằng vũ khí hạt nhân. Các nhà lập pháp cần lập tức thực hiện những bước đi cụ thể, để dẫn dắt chúng ta từ sự nguy hiểm ở hiện tại đến với thế giới lý tưởng không có vũ khí hạt nhân”, Thị trưởng Hiroshima Matsui phát biểu tại buổi lễ. Thị trưởng Hiroshima Matsui phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mainichi. Sau đó, những người tham dự buổi lễ đã dành 1 phút mặc niệm cho các nạn nhân trong thảm họa trên vào lúc 8h15 (giờ địa phương), thời khắc quả bom nguyên tử phát nổ trên bầu trời Hiroshima vào ngày 6/8/1945. Theo Kyodo, quả bom nguyên tử Little Boy, do một máy bay ném bom của Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima lúc 8h15 ngày 6/8/1945, đã cướp đi sinh mạng của gần 140.000 người tính đến cuối năm đó. Vào ngày 9/8 cùng năm, quả bom nguyên tử thứ hai tên là Fat Man đã được thả xuống thành phố Nagasaki. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mainichi. Ảnh: Mainichi.
Nhật Bản tưởng niệm 78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
298
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Đặng Quốc Tuấn đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, ngày 27/7/2023. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN. Mới đây, Bộ Quốc phòng đã tổ chức trao Quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei ). Theo Quyết định, Trung tá Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ và Tiếng Việt, Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ (Trường Sĩ quan Chính trị), được triển khai đến Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei) làm nhiệm vụ sĩ quan tham mưu tác chiến. Trung tá Đặng Quốc Tuấn đã hoàn tất các công tác chuẩn bị và lên đường tới phái bộ với quyết tâm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chủ trì buổi trao Quyết định cho Trung tá Đặng Quốc Tuấn, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cho biết, đến nay, bình quân tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình là 31%, được Liên hợp quốc và phái bộ, nhân dân tại địa bàn đánh giá rất cao. Để tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ và lực lượng mũ nồi xanh, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến mong muốn Trung tá Đặng Quốc Tuấn hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình; góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trong môi trường đối ngoại đa phương. Trung tá Đặng Quốc Tuấn phát biểu, giao nhiệm vụ cho Trung tá Đặng Quốc Tuấn trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNISFA, ngày 27/7/2023. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN. Trước khi lên đường, Trung tá Đặng Quốc Tuấn bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng đã tạo điều kiện, tin tưởng giao thực hiện nhiệm vụ. “Tôi nhận thức sâu sắc rằng được nhận Quyết định của Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cử đi thực hiện nhiệm vụ là vinh dự to lớn đối với bản thân, gia đình và đơn vị; đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao đòi hỏi cá nhân phải không ngừng học tập, nỗ lực phấn đấu, tiếp tục hoàn thiện mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng tin tưởng giao phó”, Trung tá Đặng Quốc Tuấn chia sẻ. Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ tại phái bộ Liên hợp quốc, Trung tá Đặng Quốc Tuấn xác định nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao phó là ưu tiên hàng đầu mà anh cũng như các cán bộ làm nhiệm vụ cần hoàn thành tốt với quyết tâm chính trị cao nhất. Đặc biệt, mỗi cá nhân sẽ phải làm tốt vai trò sứ giả của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ ngoại giao với nước sở tại khi Việt Nam chưa có cơ quan đại diện ngoại giao tại địa bàn. “Chúng tôi cần tăng cường tìm hiểu, nghiên cứu, tham mưu chiến lược cho thủ trưởng các cấp trong việc mở rộng quy mô, địa bàn, ứng tuyển vào các vị trí chỉ huy của phái bộ; tiếp tục thúc đẩy công tác tuyên truyền về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc”, Trung tá Đặng Quốc Tuấn cho biết. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến động viên cán bộ, nhân viên chuẩn bị lên đường nhận nhiệm vụ, ngày 27/7/2023. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN. Trên cương vị là sĩ quan tham mưu tác chiến tại phái bộ UNISFA, khu vực Abyei, Trung tá Đặng Quốc Tuấn có thêm nhiệm vụ phối hợp và hỗ trợ hiệu quả cho Đội Công binh số 2 (đang chuẩn bị để lên đường tới Abyei thay thế Đội Công binh số 1) và các sĩ quan cá nhân khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại thực địa. Được trực tiếp tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đối với cá nhân Trung tá Đặng Quốc Tuấn là một cơ hội lớn để anh tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao khi về đơn vị công tác. Trung tá Đặng Quốc Tuấn khẳng định sẽ luôn chấp hành nghiêm kỷ luật Quân đội, các quy định của Liên hợp quốc, luật pháp nước sở tại; tôn trọng bản sắc văn hóa, tôn giáo, cuộc sống của người dân địa phương; đoàn kết, thương yêu giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ phái bộ giao, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Đặc biệt, anh sẽ cùng các đồng đội, đồng nghiệp chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, góp phần củng cố, phát huy và lan tỏa hình ảnh tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, chuẩn mực của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam trong môi trường làm việc quốc tế, truyền tải mạnh mẽ thông điệp về đất nước, con người Việt Nam thân thiện, nhân văn, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt.
Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
958
Giờ dấu vết của Ô Đồng Lầm, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác đã không còn, nhưng tên gọi thì vẫn còn đó, như níu giữ phần nào những huy hoàng, những huyền thoại của miền đất ngoại thành Hà Nội một thời xa xưa. Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là Trưng Trắc-Trưng Nhị. Quận Hai Bà Trưng có phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (từ phố Nguyễn Du-Lê Văn Hưu-Hàn Thuyên kéo dài đến đầu phố Trần Hưng Đạo-dốc Vạn Kiếp); phía Đông giáp sông Hồng (từ đoạn dốc Vạn Kiếp đến phường Thanh Trì ( quận Hoàng Mai ); phía Tây giáp quận Đống Đa và Thanh Xuân (theo trục đường Lê Duẩn-Giải Phóng); phía Nam giáp huyện Thanh Trì . Quận Hai Bà Trưng trước đây vốn là một phần đất của huyện Thọ Xương cũ gồm các tổng Hậu Nghiêm, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm và một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Trong quá trình phát triển Hà Nội, địa giới của quận Hai Bà Trưng ngày càng mở rộng. Năm 1935, địa giới hành chính nội thành mới đến đường Đại Cồ Việt ngày nay. Năm 1945, mở rộng đến phố Đại La. Năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, để tránh xáo trộn ở nội thành, thành phố vẫn duy trì những đơn vị hành chính do Pháp để lại, gồm 4 quận: Quận I, II, III, IV và 34 khu, mỗi quận có từ 8-9 khu. Đến năm 1959, tên gọi Hai Bà Trưng được đặt cho 1 trong 8 khu phố nội thành. Ngày 31/5/1961, Chính phủ ra Quyết định số 78/CP thành lập khu phố Hai Bà Trưng, lúc này khu phố Hai Bà Trưng được chia thành 51 khối. Năm 1974, Hội đồng Nhân dân thành phố bỏ khối, lập tiểu khu. Hai Bà Trưng gồm 51 tiểu khu, đến năm 1979 để giảm bớt đầu mối hành chính, khu phố Hai Bà Trưng còn 22 tiểu khu. Tháng 6/1981, khu phố Hai Bà Trưng được đổi tên thành quận Hai Bà Trưng và 22 tiểu khu thành 22 phường. Qua nhiều biến động, đổi thay, các “khu phố” được đổi tên thành “quận” và được đặt tên theo địa danh thì vẫn chỉ có một quận duy nhất đặt và gọi theo tên nhân danh: Hai Bà Trưng. Hiện nay, quận Hai Bà Trưng có 20 phường gồm Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm. Là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa, quận Hai Bà Trưng xưa có 3 cửa ô là Ô Đồng Lầm, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác. Giờ dấu vết của các cửa ô đã không còn, nhưng tên gọi thì vẫn còn đó, như níu giữ phần nào những huy hoàng, những huyền thoại của miền đất ngoại thành Hà Nội một thời xa xưa. Hồ Ba Mẫu, hay còn gọi là hồ Thiền Quang, hồ Hale, là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất tại Hà Nội, được xem là điểm đến quen thuộc của thành phố, thu hút nhiều du khách ghé thăm khi đi du lịch Hà Nội. (Nguồn: Vietnam+). Những dấu ấn bình dị, cần lao mà pha lẫn sắc màu thần thoại ấy từng được nhà văn Ma Văn Kháng mô tả trong tác phẩm “Võ sỹ lên đài” ra đời năm 1983: “Rau muống Ô Đồng Lầm gọi là thịt trâu đồng Lầm vì ngọt như thịt trâu. Bùn đồng Lầm dấn vải bền màu. Bùn đồng Lầm trộn than cám nắm thành than quả bàng. Ôi những làng ngoại ô Hà Nội! Những sản vật, những nghề thủ công, những ngạn ngữ, ca dao. Một cuộc sống cần lao, bền bỉ.” Quận Hai Bà Trưng có đền Hai Bà Trưng thờ hai vị nữ tướng của dân tộc, di tích Đàn Nam Giao nơi các vị hoàng đế ở Hoàng Thành xưa thường xuyên nghi giá đến và cử hành quốc lễ, cầu mong quốc thái dân an. Lịch sử cách mạng cũng để lại trên địa bàn quận những chứng tích và di tích sống động, tiêu biểu là di tích cách mạng 152 Bạch Mai, Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du… Đến nay, làng đã lên thành phố, nhưng hơn 100 di tích lịch sử-văn hóa và cách mạng-kháng chiến, trong đó có hơn 40 di tích xếp hạng, vẫn luôn ở đó, trường tồn cùng thời gian, làm dấu mốc cho những gì Hai Bà Trưng đã, đang và sẽ trải qua. 1. Đền Đồng Nhân Đền Đồng Nhân xưa (tên gọi khác là đền Hai Bà Trưng) tọa lạc tại số 12 phố Hương Viên (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là một trong những ngôi đền thiêng thờ bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử và kiến trúc, đền Đồng Nhân cùng với đình, chùa là quần thể di tích đã được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt (năm 2020). Theo sử liệu, đền Hai Bà Trưng được xây dựng vào đời vua Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định thứ ba (1142), tại khu vực bãi sông của làng Đồng Nhân. Sau đó, do vùng đất này bị xói lở nên dân làng đã di dời ngôi đền tới thôn Hương Viên (vị trí ngày nay). Có nhiều nơi lập đền thờ Hai Bà Trưng: Hát Môn (huyện Phúc Thọ), Phụng Công (Hưng Yên), ở Mê Linh (huyện Mê Linh)… và có tới hơn bốn trăm nơi thờ các vị tướng của Hai Bà nhưng đền Đồng Nhân vẫn là điểm đến của nhiều du khách gần xa. 2. Chùa Quỳnh Chùa Quỳnh Lôi (Long Khánh tự) nằm trên địa bàn phường Quỳnh Lôi. Chùa khởi dựng từ thời Trần (1226-1400) và được trùng tu lớn vào năm 1604. Chùa có kiến trúc nguy nga, bề thế nhất vùng thời đó. Vẻ đẹp của chùa được miêu tả trên tấm văn bia như sau: “Xã Quỳnh Lôi, huyện Thanh Trì có chùa Long Khánh ở phía nam thành Thăng Long, đường cái quan ngàn dặm phía trước, cánh đồng vạn khoảnh đằng sau, đôi bên tả hữu dân cư đông đúc, từ xưa đến nay đẹp như cảnh tiên, đúng là một ngôi chùa nổi tiếng trong vùng…” Chùa Quỳnh Lôi là một trong những ngôi chùa hiếm hoi còn bảo tồn được một phần nét kiến trúc đặc trưng thời Lê và những dấu ấn nghệ thuật cuối thế kỷ XIX. Phố Lò Đúc, một trong những con phố đẹp với hai hàng cây cổ thụ xanh mát. (Nguồn: Vietnam+). 3. Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945 Khu tưởng niệm những nạn nhân của nạn đói năm Ất Dậu 1945 tọa lạc trong một khuôn viên nhỏ nằm trong ngõ 559/86/17 Kim Ngưu quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Muốn vào được đây, khách tham quan phải luồn lách qua một loạt ngóc ngách nhỏ trên đường Kim Ngưu. Nơi đây, trước kia là nghĩa trang Hợp Thiện, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Năm 1951, người dân đã quy tập hài cốt của những nạn nhân bị chết đói năm 1945 đưa về đây chôn cất và dựng chung một tấm bia lớn. Đến nay, tấm bia lớn với dòng chữ “Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945” vẫn còn đó như nhắc nhở thế hệ sau về một vùng ký ức đau thương trong lịch sử dân tộc. 4. Cung Văn hóa Hữu nghị Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội được khởi công ngày 5/11/1978, tới ngày 1/9/1985 thì hoàn thành. Cung Văn hóa Hữu nghị là món quà của Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô (cũ) tặng tổ chức Công đoàn và Lao động Việt Nam. Trên diện tích 3,2ha, cung gồm 3 khối nhà chính: nhà biểu diễn, nhà học tập, nhà kỹ thuật… tổng cộng 120 phòng lớn nhỏ, 20 cầu thang và 2 hệ thống thang máy, Cung Văn hóa Hữu nghị là trung tâm sinh hoạt văn hóa lớn nhất tại Thủ đô Hà Nội. 5. Công viên Thống Nhất Công viên Thống Nhất trước kia được gọi là Công viên Lênin. Đây là một nơi vui chơi rất quen thuộc của giới trẻ. Với những cây xanh lớn tỏa bóng, với hồ Bảy Mẫu mát mẻ, không gian rộng rãi, nơi nay từng được thanh niên Hà Nội lựa chọn làm địa điểm picnic, ngoại khóa. Công viên Thống Nhất từng giống như một công viên giải trí thu nhỏ của thiếu nhi Hà Nội xưa, với nhiều trò chơi thân thuộc một thời như đu quay, đua xe, cầu trượt. Đặc biệt, nơi đây từng có ga tàu hỏa với đoàn tàu mini hấp dẫn trẻ em Hà Nội một thời, và trò chơi xe trượt mạo hiểm khá lạ lẫm vào thời đó. Đáng tiếc, do không được đầu tư, nâng cấp, đổi mới, nhiều hạng mục trong khu vực trò chơi của nơi này đã xuống cấp. Tổng thống Barack Obama rời cửa hàng sau khi thưởng thức món bún chả đậm chất ẩm thực của Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN). Là quận có diện tích rộng, cư dân đông đúc với những con phố buôn bán sầm uất nên các địa điểm ăn uống ở quận Hai Bà Trưng cũng nhiều vô kể. 1. Phở Thìn Lò Đúc Nếu như nói đến Hà Nội là nói đến phở, thì nói đến phở Hà Nội người ta lại nhắc đến phở Thìn. Hà Nội có hai thương hiệu phở Thìn là phở Thìn Bờ Hồ và phở Thìn Lò Đúc. Được thành lập năm 1979 bởi ông Nguyễn Trọng Thìn (71 tuổi), phở Thìn Lò Đúc khác hẳn với những quán phở khác thời đó bởi món phở bò tái lăn cực kỳ nhiều thịt và mức giá “siêu” đắt, có lúc lên tới 90.000 đồng bát. Phở Thìn Lò Đúc vẫn là món phở gây tranh cãi nhiều nhất về mức giá cũng như chất lượng. Nhưng bất chấp lời khen tiếng chê, nơi này vẫn luôn đông khách, cả những thực khách quen thuộc lẫn những người muốn “thử cho biết” về món ăn gây tranh cãi này. 2. Lạc rang húng lìu Bà Triệu Những tấm biển lạc rang húng lìu mang tên “bà Vân,” “cụ Vân” đã phủ gần kín một đoạn phố Bà Triệu bên số chẵn, suốt từ số nhà 150 đến tận gần cuối đường. Dù đã có rất nhiều bài viết, phóng sự đã chứng minh “cụ Vân” xịn là ngôi nhà nhỏ ở 176 Bà Triệu, nhưng khách từ các nơi đến tìm mua món ăn vặt đặc biệt này vẫn hoa mắt trước những bức ảnh cụ Vân dán khắp mọi nơi, thậm chí có những cửa hàng còn tự in số nhà 176 Bà Triệu bổ sung cho “mê hồn trận” lạc rang này. Sự thu hút này là bởi đôi bàn tay tài hoa khéo léo của cụ Vân ngày xưa đã biến thứ hạt tưởng chừng quá bình thường này thành một đặc sản hấp dẫn khó cưỡng. Quán phở Thìn nổi tiếng trên phố Lò Đúc. (Nguồn: Vietnam+). 3. Bánh mỳ phố Huế Bánh mỳ phố Huế là cái tên rất quen thuộc đối với nhiều người Hà Nội. Mọi người ưa thích bánh mỳ phố Huế bởi hương vị ngày xưa nguyên bản trong chiếc bánh, từ loại bánh mỳ Việt Nam rỗng ruột, vỏ giòn, đến các nguyên liệu nhân không có gì thay đổi so với vài chục năm về trước, với pate, thịt mỡ, và đặc biệt là xúc xích đỏ, món xúc xích truyền thống được rất nhiều người Hà Nội ưa thích. Loại tương ớt đặc biệt ăn kèm cũng khiến bánh mỳ phố Huế khác biệt với các hàng bánh mỳ kiểu cổ truyền khác tại Hà Nội. 4. Cháo trai Trần Xuân Soạn Món ăn hết sức bình dị này lại trở thành một thương hiệu bền bỉ suốt 40 năm qua trên phố Trần Xuân Soạn, đủ thời gian để một người ăn từ khi còn bé xíu cho đến lúc đã bước qua ngưỡng tuổi trưởng thành. Sau bao nhiêu năm, quán không thay đổi nhiều về hình thức, vẫn là gian phòng nhỏ cũ kỹ không bày biện trang trí nhiều. Cháo được múc ra từng bát nhỏ, gạo xay mịn nấu lên sánh và đặc, nhiều trai. Khó có thể dùng một từ ngữ nào đặc biệt để mô tả về món cháo tại đây, nhưng sự bình dị thân thuộc đó là thứ khiến nó vẫn luôn tấp nập khách trong suốt chừng ấy năm. 5. Bún chả Obama – Bún chả Hương Liên Năm 2016, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du tới Việt Nam trong sự chào đón của người dân Việt. Trong chuyến ghé thăm, ông Obama đã có dịp thưởng thức món ăn dân dã Việt Nam cùng cố đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain tại quán bún chả Hương Liên, nằm trên đường Lê Văn Hưu (Hà Nội). Sau 7 năm kể từ bữa tối của chính trị gia Mỹ, quán ăn này hiện nổi tiếng và được nhiều du khách nước ngoài biết đến./. ————— Quận Hoàn Kiếm Quận Ba Đình Quận Đống Đa
Quận Hai Bà Trưng: Huyền thoại của những vùng ngoại ô Hà Nội
2,270
Nhà thơ Trần Hữu Thung (Bìa phải) và tác giả (Nhà văn Trình Quang Phú). Nhà thơ Trần Hữu Thung (1923-1999) quê tại làng Trung Phường, xã Diễn Minh , huyện Diễn Châu , tỉnh Nghệ An là một nhà thơ đồng thời cũng là một nhà tuyên truyền, cán sự văn hóa trong kháng chiến chống Pháp. Tham gia Việt Minh từ 1944. Trong kháng chiến chống Pháp là cán sự văn hoá, cán bộ tuyên truyền thuộc Liên khu IV rồi phụ trách Chi hội văn nghệ liên khu. Làm thơ, viết ca dao nhiều từ dạo đó. Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian. Đối với ông thơ vừa là nơi thăng hoa cảm xúc vừa là phương tiện công tác của ông để ông tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước và phản ánh đời sống của nhân dân. Những tác phẩm thơ chính : Cò trắng phát thanh (1948), Hai Tộ hò khoan (1957 ), Đông tháng Tám (1955), Dặn con (1955), Ngày thu ấy (1957), Chị Minh Khai (1961), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983), Sen quê Bác (1987)… Sau này ông có các tác phẩm về văn hoá dân gian: Vè Nghệ Tĩnh (1964); Ca dao về Bác Hồ (sưu tầm, 1970); Hát ru (1987); Chuyện trạng xứ Nghệ (1987); Kho tàng truyện cổ dân gian xứ Nghệ (soạn chung, 1993)… Trong đó Bài thơ Thăm lúa sáng tác năm 1950 là một bài thơ tiêu biểu của ông về nội dung phản ánh đời sống của nhân dân. Xuyên suốt cả bài thơ đó là vẻ đẹp của người phụ nữ với những nét tính cách yêu chồng, yêu quê hương đất nước và có một tâm hồn đằm thắm. Ông từng là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam và hội trưởng hội Văn nghệ Nghệ – Tĩnh. Những năm 1960-1961, Ba tôi khi đó đang làm Bí thư Đảng ủy Quốc doanh đánh cá Cửa Hội nên tôi thường kết hợp công việc để về Nghệ An. Mỗi khi về Nghệ An, tôi hay ghé Hội Văn nghệ. Ở Hội văn nghệ Nghệ An có 2 tác giả có 2 bài thơ tôi thuộc lòng từ tuổi thanh niên, đó là Thăm lúa của Trần Hữu Thung và Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. Vì vậy tôi cố tình tìm và quen với 2 tên tuổi này. Ngày đó, Minh Huệ là Trưởng ty Văn hóa – Thông tin, còn Trần Hữu Thung đang công tác ở Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam (sau này anh về làm Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Nghệ Tĩnh). Chúng tôi gặp nhau trong những cuộc gặp gỡ giao lưu nhóm viết trẻ cộng tác với Tạp chí Văn nghệ Nghệ An . Chúng tôi có một nhóm khá đông đúc: Quang Huy, Hồng Nhu, Cảnh Nguyên, Xuân Tiếu… và một số cây viết gạo cội như Minh Huệ, Trần Hữu Thung, Ninh Viết Giao, Trung Phong,… Trần Hữu Thung với thân hình lực lưỡng, có lối sống chân chất, giản dị rất dễ gần. Anh thích xông pha, đi đây đi đó. Lần đó anh từ Hà Nội xuống ga tàu lửa, đạp xe đến thẳng Hội văn nghệ. Gặp lại tôi anh rất vui. Họp xong, tôi rủ anh về Cửa Hội, anh đồng ý. Hai con “ngựa sắt” dong dũi đưa tôi với anh vượt mười cây số về Cửa Hội. Tôi đói bụng nên rủ anh vào quán, anh nói: “Thôi mi, ta làm tạm cái chi rồi về Cửa Hội ăn, vừa ngon lại vừa tiết kiệm”. Trần Hữu Thung khi nói chuyện với tôi anh hay xưng là “tau” (tao) và gọi bạn dưới tuổi như tôi là “mi” hay “mày” – đó là cách xưng hô thân mật của người xứ Nghệ. Hai anh em tôi ghé vào quán cóc bên đường ở chợ Cọi, ăn mỗi người một miếng kẹo cu đơ, uống một “đọi nác” trà xanh (xứ Nghệ gọi bát nước là “đọi nác”, anh Thung vẫn quen gọi như thế). Vừa uống nước, anh Thung vừa hỏi tôi: – Mi có biết sự tích kẹo cu-đơ ni không? Thấy tôi lắc đầu, anh giải thích: – Thứ kẹo lạc (đậu phộng) ni ở xứ Nghệ nơi mô cũng có. Cứ rang lạc lên, nấu tới đường ngào trộn với nhau rồi đổ lên một cái bánh đa, để nguội lại là xong, cắt ra 8 miếng. Ăn cứ giòn rụm. Ăn nó với “đọi nác” chè xanh đặc sánh ni là số một. Rồi anh kể: Ngày xưa có một đồn lính khố đỏ của mấy thằng Tây. Chúng nó cũng mê thứ kẹo lạc ni. Gần đó có một anh hàng nước chè như bà cụ đây. Mấy thằng Tây ghiền kẹo ngày nào cũng ra ăn, chúng hỏi anh hàng nước: – Tên chi? – Tôi tên Cu Hai. Ở xứ Nghệ tau, con trai ở nhà vẫn gọi là anh Cu. Bọn Tây gọi là Cu đơ (Đơ: deux tiếng Pháp có nghĩa là hai) và đặt luôn tên kẹo là kẹo Cu đơ (kẹo anh Hai). Từ kẹo Cu đơ bắt nguồn từ đấy. Chúng tôi về Cửa Hội. Sau bữa cơm cá tươi, uống rượu gạo thỏa thuê ở nhà ba má tôi, anh rủ tôi vác chiếu ra bờ biển chơi. Tôi cứ tưởng chỉ ngồi chơi cho mát, nhưng anh nhất định ngủ luôn. Anh nói: “Ngủ thế ni mới đã”, và anh ngáy ngon lành, không cần mền, khuya lạnh lấy một nửa chiếu cuốn lại như kiểu dân chài miền biển. Anh nói: “Quê tau ở Diễn Minh, trên xứ núi. Tau vẫn đạp xe xuống Diễn Hải (vùng biển của Diễn Châu) để tắm và ngủ lại kiểu ni, nó đã lắm”. Lần đó, nằm trên bờ biển Cửa Hội, tôi hỏi anh về gốc gác bài thơ Thăm lúa . Anh nói: “Hồi đó là những năm tòng quân, con trai lên đường ra trận – những năm 1953 là cả nước ra quân để căng địch mỏng ra cho một Điện Biên hoàn hảo. Tau nung nấu cái tứ tòng quân này cho một bài thơ. Rồi hôm đó, đạp xe đi Thanh Chương ăn đám cưới một đứa bạn, ngồi nhìn cô dâu chú rể đẹp đôi thế nhưng một tuần sau nữa chú rể lên đường đi bộ đội, tau thấy tình yêu lớp trẻ nó đẹp làm sao ấy… Vậy là tau viết, cái không gian là ruộng đồng quê tau…”. Anh ngẫu hứng đọc một đoạn: “Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút tận trời xanh Chiện chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng” Tôi nói với anh: – Đồng quê nào cũng trong xanh và tinh khiết anh nhỉ? – Đúng, tau mê đồng quê lắm. Anh Thung đọc tiếp bài Thăm lúa và dừng lại từng đoạn diễn giải thêm. Tác phẩm Thăm lúa đã đưa anh lên một vị trí mới, nó vào sách giáo khoa, được dịch ra và dự thi tại Đại hội Thanh niên Sinh viên thế giới lần thứ 3 ở Bucaret (Rumani) năm 1954, Trần Hữu Thung được cử làm đại biểu Thanh niên Việt Nam đi dự và nhận giải thưởng tại Đại hội quốc tế này. * Mấy năm sau, anh rủ tôi đi nghỉ. Anh nói: “Căng thẳng làm tau đau đầu quá, mi có chỗ mô ta đi nghỉ mấy ngày”. Thực ra anh bị căng thẳng vì chuyện gia đình, sự xích mích dẫn đến sắp gãy đổ của vợ chồng anh. Chúng tôi bàn qua tính lại, cuối cùng rủ nhau đi Hải Phòng để ra Cát Bà nơi anh có bạn quen làm ở Huyện Ủy. Hai anh em tôi ngồi tàu hỏa xuống Hải Phòng rồi ra đảo Cát Bà bằng ca nô tàu đò. Chiều đó, sau khi thăm các anh ở Huyện ủy, chúng tôi đi rảo trên vịnh Lan Hạ ở trung tâm huyện lỵ (ngày đó Cát Bà là một huyện riêng). Cát Bà là đảo lớn nhất trong gần 2.000 hòn đảo của vịnh Hạ Long và là đảo đá vôi với rừng nguyên sinh lớn nhất châu Á. Cát Bà còn nguyên những khu rừng già là sinh quyển của nhân loại với nhiều loại thú quý và hiếm. Anh Thung rất thích thú với phong cảnh và khí hậu ở đây. Ba ngày ở lại đảo, tắm biển, xuống thuyền thăm ngư dân rồi lặn lội đi thăm đảo. Một buổi chiều anh tự tay đi mua một con cá song hoa đỏ (cá mú bông đỏ), nặng đến 1,5 ký và tự tay làm cá. Anh nhờ chị nhà bếp luộc chín, gắp phần đầu ra, còn phần đuôi nấu cháo với nước luộc. Một con cá mú to tướng chỉ hai anh em tôi nhậu. Khi có rượu vào, anh Thung thích thú đọc những bài thơ tâm huyết của anh. Anh kể lúc trẻ anh thích môn vật và anh vật giỏi nhất làng. Ngày cuối cùng, anh gợi ý với tôi đi xuyên đảo lên xã Hiền Hào ở phía bắc đảo. Nghe nói khi triều xuống, nước chỉ còn độ một mét, người dân thường lội để qua Cát Hải. Đi như vậy được xuyên giữa rừng Cát Bà, được lội vượt biển, được biết Cát Hải. Anh Thung thích cái kiểu dân dã đó. Chúng tôi đã theo lối mòn, vượt rừng già, có đoạn phải bám dây leo vượt qua từng mỏm đá. Rừng đá vôi âm u, đúng là rừng á nhiệt đới đủ 5 tầng. Tiếng chim kêu, vượn hú nghe âm vang cả một vùng thanh tịch. Chúng tôi mang theo cơm nắm do chị bếp ở Huyện ủy chuẩn bị cho và một ống bương nước anh Thung đeo trên vai như người dân tộc. Sau một buổi leo đèo lội suối, anh Thung bảo dừng bên một dòng suối nhỏ rửa tay, xong giở mo cau cơm ra làm bữa trưa. Anh Thung tiếc: “Ta không xách theo xị đế hà”. Cơm nắm muối vừng, cá khô mặn, rất thi vị. Anh Thung ăn xong bảo tôi: “Ngon quá, tau phải kê miệng xuống suối tu một hơi mới đã”. Nói xong anh làm thiệt, không cần uống nước chín mang theo. Xế bóng, chúng tôi đến Hiền Hào, nhưng không lội qua được. Ông lái đò bảo: “Phải đầu tháng mới có nước rặt”. Vậy là cái mộng cởi quần giơ lên đầu, lội qua biển của anh Thung không thành. Chúng tôi lấy một chuyến đò ngang qua Cát Hải rồi bắt tàu khách về Hải Phòng. * Tôi với anh Thung còn có những chuyến đi cũng chỉ có 2 người, đi Trà Cổ , Móng Cái , rồi đi dọc biên giới Việt – Trung về Đông Khê, Thất Khê ăn vịt quay của người Hoa. Xuống Cao Bằng, đêm chúng tôi ra chợ xem những đôi nam nữ đứng dưới gốc cây hát đối đáp trao duyên. Anh Thung tỏ ra rất thú vị… Anh đã cùng tôi lên tháp chuông nhà thờ Tràng Vĩ để nhìn ra mỏm Sa Vĩ cực Bắc của tổ quốc, cùng nhau qua cầu Bắc Luân thăm Đông Hưng Trung Quốc. Lần đó, tôi nhớ khi đến thăm lò gốm, chúng tôi được anh giám đốc ưu ái cho viết lên bộ trà thô chưa phủ men. Anh Thung viết nắn nót một bài thơ chữ Hán, tạm dịch nghĩa: “ Trăng soi tận đáy lòng trà Làm cho ta nhớ bạn hiền ở xa Trà ngon gợi cảm lắm thay Trà càng thêm đậm thêm đầy tứ thơ”. Anh và tôi cùng ký để đưa vào lò nung làm kỷ niệm. Rất tiếc, chiến tranh đã làm lạc mất chiếc ấm trà đầy kỷ niệm đó. Nhiều kỷ niệm đời thường cho những chuyến đi lý thú như vậy. Trong đêm ngủ lại Cao Bằng , anh chép tặng tôi bốn câu thơ chữ Hán với tiêu đề Quyết Tâm như một lời căn dặn của người anh. Tạm dịch nghĩa như sau: “Quyết tâm lại quyết tâm Thời gian quí hơn vàng Phải kiên gan luyện trí Tình nặng, ân càng sâu”. Và anh có một bài thơ mới làm hồi đầu năm, bài thơ Đường Đảng anh chép tặng tôi. Nghe hai chữ “Đường Đảng” tôi tưởng là thơ chính trị khô khan, nhưng không, bài thơ rất tình. Bài thơ có đoạn: “ Hỡi Đảng tôi ơi Mênh mông trời bể Là lòng của mẹ Là nghĩa em thương. Hoặc: “ Đường hôm nay vui Xuân tràn nắng ấm Lời ca văng vẳng Long lanh mái đồi” Và: “ Dưới ánh mặt trời Tôi thành tia sáng! ” Anh bảo tôi: “Tau với mi chỉ có một con đường, đó là sống, chiến đấu theo con đường của Đảng. Tau chép tặng mi là vì lẽ đó”. Năm 1973 tôi đi chiến trường. Trên đường ra trận, nghe các cánh quân ta hát “ Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng” , tôi thấy lòng hừng hừng nhiệt huyết. Hỏi ra mới biết bản nhạc đó của Huy Du phổ thơ “Anh vẫn hành quân” của Trần Hữu Thung. Hôm đó tôi có viết cho anh một lá thư gởi các bạn ra Bắc, trong đó có ý: “Anh Thung vẫn cùng hành quân với chúng tôi ra trận”. Khi gặp lại nhau, anh Thung nhắc lại ý tôi và nói: “Tau có được ra trận đâu, xin mãi chả được, thôi thì có bài thơ theo chúng mày cũng là an ủi”. * Miền Nam được giải phóng, tôi chào anh để vào Nam. Anh hẹn gặp ở miền Nam. Nhưng rồi như cút bắt, nghe anh đến Bình Thuận , tôi ra, anh lại đi mũi La Gàn. Tôi đến chùa Hang, anh vừa rời đó đi Đà Lạt . Anh vào Sài Gòn tìm tôi để đi Cà Mau thì tôi đi miền Bắc… Vậy đó, không gặp nhau, lúc đó chưa có điện thoại di động để liên lạc với nhau. Một lần tôi nhận được thư anh, biết anh đã nghỉ hưu và về sống ở quê nhà. Anh gởi tôi bài thơ “Lại nói về quê tôi” trong đó có đoạn: “ Như đỉnh núi trăng soi Tôi nói về quê tôi Bởi tôi biết quê hương là muôn thuở Mà tôi gắn bó trọn đời” Tôi biết anh rất yêu quê hương, yêu da diết và sâu sắc. Anh đã viết nhiều về mảnh đất sinh ra anh. Tôi nhớ trong bút ký Đại ngàn viết về quê hương, anh đã viết khá kỹ về lèn Hai Vai và lèn Hổ Lĩnh ở Diễn Châu quê anh ( lèn theo tiếng Nghệ An có nghĩa là núi ). Nghe tin anh bệnh nặng, tôi chưa ra thăm được, tôi gửi thư và quà nhờ nghệ sĩ Trà Giang đi công tác Nghệ An chuyển dùm, nhưng lòng vẫn áy náy. Mấy năm sau, từ miền Nam ra tôi quyết ghé thăm anh. Hết sức ngạc nhiên, căn nhà nhỏ của anh nằm trong xóm vắng trước mặt là đồng ruộng, sau lưng là lèn Hai Vai. Anh ở trong căn nhà cấp 4 do Hội Văn nghệ đóng góp xây cho, rất đơn sơ tuềnh toàng. Một chiếc giường tre và chiếc chiếu quê, bàn phủ tấm ny lon dày kẻ sọc, một bộ trà cũng không đáng giá. Anh sống nghèo quá! Việc Trần Hữu Thung nghèo mà thanh liêm là nổi tiếng. Có câu chuyện truyền miệng kể về chuyện nghèo của anh như thế này: Một lần từ Đô Lương về Diễn Châu bằng xe đạp, qua dốc Truông Kè phải dắt, đang hổn hển dắt xe thì có hai thằng cướp rất trẻ tuổi xông ra. Thấy vậy Trần Hững Thung vứt xe đạp và cái xắc cốt cho nó: – Tụi mi xem lấy được cái chi thì lấy, giấy tờ để lại cho tau, cho tau cái xe cà tàng để cái thân già này đi về nhà. Hai tên cướp vừa lục lọi, vừa lấy làm lạ vì sự bình thản của anh. Chúng bật đèn pin lên để lục xắc cốt, xem cả chứng minh thư của anh. Thằng đang xem bảo với thằng kia: – Bỏ mẹ, nhà thơ Trần Hữu Thung mày ạ. Một thằng quay sang ông: – Ông là tác giả bài thơ Thăm lúa à? – Ừa – anh Thung tỉnh bơ đáp cụt ngủn. Hai tên dựng xe dậy và bảo anh Thung: – Biết rồi, nhà thơ, ông đi đi. Chúng dắt xe cho anh lên dốc. Anh hỏi: – Bọn mi mần răng biết bài Thăm lúa của tau? – Tại cháu học ở trường. Lên khỏi dốc, chúng giao xe và xắc cốt cho anh, còn xin lỗi anh. Anh vừa đạp xe đi, nghe chúng ném theo: “Nhà thơ nổi tiếng gì mà nghèo thế!”. Tôi cũng quên chưa hỏi anh thực hư của câu chuyện này, nhưng quả thật anh quá nghèo, dường như ngoài đồng lương và nhuận bút bé nhỏ ra anh không có khoản thu nhập nào và cũng không có tài sản gì ngoài sách và bản thảo. Về quê, anh sống như một lão nông, mò cua, bắt cá, đặt trúm bắt lươn, soi đèn bắt ếch… Gặp nhau, anh em ôm nhau nghẹn ngào không nói nên lời. Nhìn anh tôi bồi hồi xúc động và xúc động hơn trước cái nghèo đến tàn tạ của anh. Phút giây trôi qua, tôi bật lên giận dữ: – Anh quả là ông đồ gàn xứ Nghệ. Sao lại chịu khổ thế này? Anh nhìn tôi chăm chăm và nói: “Mày nói đúng, tau gàn, cái chất ông đồ Nghệ không bỏ được”. Rồi anh chỉ hai chữ Nộ Chế bằng chữ Hán, do anh viết to treo lên vách. Biết là về đây khổ, nhưng mà vui vì có bà con chòm xóm, có đồng quê, bà xã tau làm ở bệnh viện huyện cũng tiện. Ở thành phố tau không chịu nổi, nhất là những chuyện chướng tai gai mắt, bất công. Tau đau nhất là nội bộ cứ đánh nhau, đồng chí chi rứa mày? Tau phải kiềm chế, mày biết tính tau rồi, ở đó tau nổ liền. Về đây chuyện đau lòng vẫn còn bay theo nên tau phải khuyên mình tự kiềm chế là vậy (Nghĩa của 2 từ “Nộ chế” là tự kiềm chế). Rồi anh nói: Cả đời làm con tằm nhả tơ, giờ già về với quê thế là phải đạo. Tau thỏa nguyện”. Tôi sực nhớ đến hai câu thơ anh đã viết: “ Là tằm, tằm biết nhả tơ Là anh, anh biết làm thơ cho đời ” Trần Hữu Thung đã làm con tằm hơn nửa thế kỷ nhã cho đời nhiều ca dao, hò vè và những tác phẩm thơ đi vào lòng người. Năm 1954, một trong những năm đầu đời vào nghề thơ của Trần Hữu Thung và sau khi anh viết bài Thăm Lúa , nhà thơ Xuân Diệu có thư gởi Trần Hữu Thung, trong thư có đoạn: “ Mình thấy Thung có đủ bản lĩnh để làm một thi sĩ. Chắc chắn về lập trường, tư tưởng, về sự chịu khó hy sinh, về các sáng tác của mình vì nhiệm vụ, về tinh thần trách nhiệm của Thung, về khả năng hiểu biết của Thung về thơ, đào sâu trong ca dao, trong thơ cổ điển… ”… “ Theo mình, trong lớp thi sĩ mới từ sau Cách mạng Tháng Tám, Thung đã có chỗ hẳn hoi, duy nhất. Nên luôn cố gắng, chân tâm làm thi sĩ, Thung sẽ cống hiến được một cái gì đó cho thơ Việt Nam… ”. Trần Hữu Thung đã sống, đi và viết. Về quê anh vẫn viết, viết ký, tiểu luận và làm thơ. Anh đã đi trọn cuộc đời với bản chất của một nhà thơ chân chính, nhà thơ của ruộng đồng, của xứ Nghệ với gió Nam ào ạt. Dù anh đã đi xa, tôi vẫn luôn nhớ Anh với những kỷ niệm giản dị nhất, chân chất nhất, nói cách khác là đời thường mộc mạc dễ thương nhất. Thăm lúa Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn gió Sương lại càng long lanh. Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao cùng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng Đứng chống cuộc em trông Em thấy lòng khấp khởi Bởi vì em nhớ lại Một buổi sớm mai ri Anh tình nguyện ra đi Chiền chiện cao cùng hót Lúa cũng vừa sẫm hột Em tiễn anh lên đường Chiếc xắc mây anh mang Em nách mo cơm nếp Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng Vượt cánh đồng tắt ngang Đến bờ ni anh bảo “Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa chín không đều Nhớ lấy để mùa sau Nhà cố làm cho tốt” Xa xa nghe tiếng hát Anh thấy rộn trong lòng Sắp đến chỗ người dông Anh bảo em ngoái lại Cam ba lần ra trái Bưởi ba lần ra hoa Anh bước chân đi ra Từ ngày đầu phòng ngự Bước qua kì cầm cự Anh có gửi lời về Cầm thư anh mân mê Bụng em giừ phấp phới Anh đang mùa thắng lợi Lúa em cũng chín rồi Lúa tốt lắm anh ơi Giải thi đua em giật Xoè bàn tay bấm đốt Tính cũng bốn năm ròng Ai cũng bảo đừng mong Riêng em thì vẫn nhớ Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được Mùa sau kề mùa trước Em vác cuốc thăm đồng Lúa sây hạt nặng bông Thấy vui vẻ trong lòng Em mong ngày chiến thắng. 1-1-1950
Nhớ Trần Hữu Thung – Tác giả: Trình Quang Phú
3,484
Những dự án giao thông trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ về đích trong năm 2023 được xem là động lực phát triển kinh tế - xã hội mới của vùng kinh tế Tây Nam Bộ thời gian tới. Ảnh: BNEWS phát. Tính đến tháng 5/2023, toàn vùng có 211 đô thị, bao gồm 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ương là Cần Thơ và 2 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là Mỹ Tho ( Tiền Giang ) và Long Xuyên ( An Giang ). Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu tiềm năng du lịch, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, logicstics, công nghiệp,… nên cần hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, gắn kết với liên kết vùng miền. Trong bối cảnh kinh tế – xã hội thế giới và trong nước biến động khó lường, cùng với các yếu tố đặc thù về khí hậu, địa chất, việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi các địa phương trong vùng phải có sự chuẩn bị về phát triển hệ thống hạ tầng kết nối, tạo sự đồng bộ để quá trình phát triển được hài hòa và bền vững. Theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đến năm 2030 của khu vực này là mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2030 phải đạt khoảng 6,5 – 7%/năm. Đây là cơ sở chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới để khai thác và phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển bền vững toàn vùng và của các địa phương trong vùng thời gian tới. Thực tế, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh các quy hoạch về xây dựng mạng lưới đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, dân số đô thị toàn vùng khoảng 17,5 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa trung bình toàn vùng năm 2022 là 31,8%, thấp hơn so với trung bình 41,7% của cả nước. Tính đến tháng 5/2023, toàn vùng có 211 đô thị, bao gồm 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ương là Cần Thơ và 2 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là Mỹ Tho (Tiền Giang) và Long Xuyên (An Giang). Theo Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Tạ Quang Vinh, Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và 5 quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp nước, quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn; quy hoạch thoát nước; các định hướng chiến lược, chương trình phát triển đô thị. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng còn đạt được nhiều thành tích lớn về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Theo báo cáo của các địa phương, tổng công suất các nhà máy nước sinh hoạt đô thị và khu công nghiệp trong vùng đạt khoảng 1,7 triệu m3/ngày đêm, công suất khai thác 1,485 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch bình quân toàn vùng đạt khoảng 96,1%, cao hơn tỷ lệ cấp nước sạch đô thị bình quân của cả nước khoảng 94%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối diện với nhiều bất lợi như: nguồn nước phù sa đang suy giảm, hạ tầng kết nối không đồng bộ, điều kiện phát triển công nghiệp – đô thị ít thuận lợi, nền đất yếu, khoáng sản ít, khó làm thủy điện,… Để phát triển bền vững, vùng cần những năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới. Ông Phan Hoàng Phương, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển giao thông – vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) nêu một số các trục giao thông dọc kết nối và các cầu lớn nội vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa đầu tư hoàn chỉnh như: cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, đường N2 đoạn Đức Hòa – Mỹ An và Mỹ An – Cao Lãnh, đường N1, cầu Rạch Miễu 2 và cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60. Bên cạnh đó, cảng lớn nhất trong vùng là cảng Cái Cui (thành phố Cần Thơ) tiếp nhận được tàu tải trọng 20.000 DWT, tuy nhiên, bị hạn chế của luồng sông Hậu nên chưa khai thác hết công suất. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ hiệu quả khai thác còn thấp so với công suất thiết kế. Đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa hình thành được các trung tâm logistics, chưa có các doanh nghiệp có quy mô lớn, giữ vai trò chủ đạo trong vùng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển các dịch vụ logistics… Cầu Mỹ Thuật 2 sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2023. Ảnh: CTV/BNEWS/TTXVN. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, xây dựng hạ tầng cần tính đến bảo tồn để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, xứng tầm. Cần tầm nhìn dựa trên hai giải pháp chiến lược chính: Quản lý thách thức và tạo giá trị. Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, hình thành các hành lang kinh tế và chuỗi đô thị động lực. Qua đó, tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn tài nguyên, hệ sinh thái… UBND thành phố Cần Thơ đề nghị Bộ Xây dựng quan tâm phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn Cần Thơ thủ tục thành lập Trung tâm liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ. Ưu tiên phối hợp tham mưu trình Chính phủ xem xét chấp thuận sớm đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ đạt chuẩn cấp vùng, cấp khu vực; đề xuất xây dựng Dự án “Kết nối đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ và đầu tư xây dựng Đường cao tốc trên cao”… Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư trên 94 nghìn tỷ đồng; trong đó, vốn đối ứng trên 28 nghìn tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD (khoảng 66 nghìn tỷ đồng). Hầu hết các dự án này là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO). Ông Tạ Quang Vinh đề xuất, để phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả hơn, trước hết, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, phù hợp với thông hệ quốc tế. Bên cạnh đó, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải gắn với phát triển kinh tế – xã hội của vùng; trong đó có giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Theo các chuyên gia, cần tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài trong dự án tài trợ của 6 ngân hàng phát triển thuộc chương trình phát triển chính sách (DPO) và các dự án liên kết vùng của Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá lớn trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng. Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn đối ứng các dự án ODA, bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách, đặc biệt hệ thống cầu yếu và các công trình gia cố bền vững chống sạt lở, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nâng cao chất lượng, năng lực thẩm định, thi công và quản lý các dự án, không để xảy ra việc đội vốn quá nhiều, chậm tiến độ quá lâu hay đề xuất mức doanh thu kỳ vọng quá cao; đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên kết hạ tầng giao thông, du lịch, y tế, giáo dục,…/.
Phát triển hạ tầng vùng Đồng bằng sông Cửu Long hài hòa, bền vững
1,552
Tàu vũ trụ Voyager 2. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã khôi phục hoàn toàn liên lạc với tàu vũ trụ Voyager 2, vài tuần sau khi các kỹ sư gửi nhầm lệnh, vô tình làm gián đoạn liên lạc giữa tàu với Trái đất. Trước đó, khi đang ở cách Trái đất hơn 19 tỷ km, tàu vũ trụ Voyager 2 đã mất liên lạc với NASA sau khi lệnh gửi nhầm khiến ăng-ten của tàu lệch khỏi Trái đất khoảng 2 độ. Sau một loạt nỗ lực, NASA cuối cùng đã khôi phục hoàn toàn liên lạc với tàu vũ trụ này. Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (JPL), nơi quản lý các nhiệm vụ của tàu Voyager, cho biết cơ sở Mạng lưới Không gian sâu của NASA ở Canberra, Australia , đã gửi lệnh vào không gian liên sao, giúp chỉnh lại hướng của tàu vũ trụ và chĩa ăng-ten của nó về phía Trái đất. JPL cho biết thêm, vào sáng sớm 4-8, con tàu “bắt đầu trả về dữ liệu khoa học, cho thấy nó đang hoạt động bình thường và vẫn di chuyển trên quỹ đạo dự kiến”. Tàu vũ trụ Voyager 2 được phóng từ bang Florida (Mỹ) vào năm 1977 để nghiên cứu bên ngoài Hệ mặt trời cũng như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Theo AP/The Week
NASA khôi phục hoàn toàn liên lạc với tàu vũ trụ Voyager 2
228
Cột cờ Hà Nội. (Nguồn: Vietnam+) Là một trong bốn quận nội thành đầu tiên của Hà Nội, quận Ba Đình là một vùng đất ‘địa linh, nhân kiệt,’ giữ vị trí trọng yếu của Kinh thành Thăng Long xưa. Là một trong bốn quận nội thành đầu tiên của Hà Nội, quận Ba Đình là một vùng đất “địa linh, nhân kiệt,” giữ vị trí trọng yếu của Kinh thành Thăng Long xưa. Hiện nay, nơi đây trở thành Trung tâm Hành chính-Chính trị Quốc gia, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam và thủ đô Hà Nội . Năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, vùng đất Ba Đình đã được chọn là nơi xây dựng Hoàng Thành và cung điện của triều đình phong kiến, là vị trí trọng yếu của kinh thành Thăng Long xưa. Quận Ba Đình nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận. Trải qua hơn 10 thế kỷ, đến nay, Ba Đình vẫn luôn được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt – trung tâm hành chính, chính trị của quốc gia, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại trong hoạt động đối nội, đối ngoại của Nhà nước Trên mảnh đất này, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa đất nước ta vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, đến năm 1959, tên gọi Ba Đình được đặt cho một trong 8 khu phố nội thành. Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và 3 xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía nam Hồ Tây. Năm 1981, khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình gồm 15 phường. Hiện nay, quận Ba Đình phía Bắc giáp quận Tây Hồ , phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp quận Đống Đa , phía Tây giáp quận Cầu Giấy . Các đơn vị hành chính 14 phường gồm Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc. Trong cái nôi của nền văn minh sông Hồng, những cư dân của Ba Đình đã xây dựng được cho mình một bản sắc văn hóa làm nên một mảnh đất lịch sử với những di tích, danh thắng tiêu biểu của Thủ. Đó là di tích Hoàng Thành Thăng Long, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, chùa Một Cột, cột cờ Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng hàng trăm di tích lịch sử văn hóa khác. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: Vietnam+) Ngoài những công trình mang tính tiêu biểu, trên địa bàn quận Ba Đình hầu như phường nào cũng có những di tích hoặc cả một quần thể di tích. Phường Giảng Võ có đình Giảng Võ, chùa Lưu Ly; phường Điện Biên có khu thành cổ Hà Nội, chùa Thanh Ninh; phường Đội Cấn có chùa Bát Tháp; phường Ngọc Hà có đình Vĩnh Phúc, đền Đống Nước, chùa Bát Mẫu; phường Nguyễn Trung Trực có đình Giai Cảnh, chùa Phúc Lâm; phường Trúc Bạch có đền Cẩu Nhi, chùa Châu Long… 1. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Khu di tích Phủ Chủ tịch, Lăng Bác và Bảo tàng Hồ Chí Minh tạo thành Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Ba Đình. Trong suốt những năm qua, nơi đây luôn hội tụ đồng bào từ khắp mọi miền của Tổ quốc về để bày tỏ tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ và quyết tâm đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn. Bạn bè quốc tế đến đây để được chiêm ngưỡng người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. 2. Chùa Một Cột Chùa Một Cột gọi theo ngữ Hán-Việt là Nhất Trụ Tháp hay Chùa Mật. Chùa còn có các tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như châu Á, chùa Một Cột còn là điểm đến tâm linh, biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Truyền thuyết kể rằng trong một giấc mộng, nhà vua nhìn thấy Phật Bà Quan Âm tọa trên một đài hoa sen và mời vua lên cùng. Sau khi tỉnh giấc, nhà vua liền kể lại câu chuyện với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ liền khuyên nhà vua xây một ngôi chùa trên trụ đá giống trong giấc mơ làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên. Chùa được tạo dáng theo kiểu hình vuông, mỗi chiều 3 mét, mái cong, đặt trên một cột đá hình trụ đường kính 1,2m, cao 4m – nên gọi là Chùa Một cột. Phần chính của chùa là hệ thống những thanh gỗ lớn tạo thành khung kiên cố. Nhìn tổng quan ngôi chùa có hình tượng giống một đóa sen mọc lên từ mặt hồ. 3. Cột cờ Hà Nội Cột cờ Hà Nội được xây dựng từ năm 1805, hoàn thành năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Cột cờ Hà Nội là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi cuộc phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897. Di tích này gồm ba tầng đế, thân cột hình trụ và lầu vọng canh bát giác, được xây từ năm 1805 trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long, cửa vào còn đề hai chữ “Kỳ Đài.” Toàn bộ Cột cờ có chiều cao 33,4m, kể cả trục treo cờ là trên 41m. Hình tượng Cột cờ thường được vẽ hoặc in trên nhiều ấn phẩm văn hóa về Hà Nội, trên các món quà lưu niệm đươc các du khách ưa thích. Vào những ngày lễ, đặc biệt là ngày Thống nhất Đất nước 30/4 và Quốc khánh 2/9, lá cờ đỏ tung bay trên nền trời xanh trong thể hiện niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam về một đất nước độc lập, tự do. 4. Hoàng thành Thăng Long Hoàn thành Thăng Long, hay còn gọi là Thành cổ Hà Nội, mà một di tích lịch sử ẩn chứa rất nhiều chưng tích về một thời kỳ dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Công trình kiến trức đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Nơi này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới của Việt Nam vào năm 2010. Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. 5. Đền Quán Thánh Nằm ở ngã tư đường Quán Thánh và Thanh Niên, đền Quán Thánh là một trong “Tứ Trấn” của thành Thăng Long xưa, được xây dựng để bảo vệ kinh đô. Theo vị trí địa lý, Quán Thánh trấn giữ khu vực phía Bắc. Trải qua các triều đại, đền Quán Thánh đã được trùng tu nhiều lần, nhưng về cơ bản thì không thay đổi nhiều, là một địa điểm tuyệt đẹp để ghé thăm. Đây là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội, ghi dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của ông cha. 6. Vườn Bách Thảo Vườn Bách Thảo là một công viên cây xanh được thành lập từ những năm đầu người Pháp đến đô hộ tại Việt Nam. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vườn vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những thảm thực vật đa dạng, những giống cây quý hiếm, cùng bầu không khí trong lành. Với diện tích 10ha nằm trên địa phận phường Ngọc Hà, với cảnh quan thu nhỏ bao gồm cả núi, rừng và hồ nước, đây vẫn là chốn yên bình hiếm có giữa lòng thủ đô tấp nập, là lá phổi xanh của thành phố, nơi những cư dân đô thị tìm đến để nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn. Tuy không phải là điểm đến hàng đầu của những tín đồ ẩm thực, quận Ba Đình vẫn có những nhà hàng, món ăn đặc trưng mà ai cũng biết đến. Bánh tôm Hồ Tây. (Nguồn: Vietnam+) 1. Kem Hồ Tây Giống như hồ Hoàn Kiếm có kem Tràng Tiền, hồ Tây cũng có kem Hồ Tây, nằm ngay đầu đường Thanh Niên, dựa lưng vào hồ Trúc Bạch. Kem Hồ Tây nổi tiếng nhất là kem ốc quế, có giá rất rẻ, vị ngọt vừa phải, nhanh tan, và khá nhỏ. Tuy không thể so sánh với các loại kem nổi tiếng của Tràng Tiền hay Thủy Tạ, nhưng đây cũng là một lựa chọn khá hợp lý cho những ai đang tận hưởng không gian lộng gió của Hồ Tây những chiều mùa Hè. 2. Bánh tôm Hồ Tây Nằm trên đường Thanh Niên, cách không xa kem Hồ Tây, nhà hàng bánh tôm Hồ Tây cũng là một trong những địa chỉ nổi tiếng của Hà Nội, một điểm đến lâu năm đến mức người ta cho rằng người Hà Nội xưa hầu như ai cũng từng một lần ăn bánh tôm Hồ Tây tại đây. Khác với những biến tấu của các nơi khác, với khoai bào vụn, hay bột bánh được trộn thêm nhiều loại gia vị, bánh tôm Hồ Tây nguyên bản chỉ gồm bột và tôm, được chiên giòn và cắt thành những nửa hình tròn nhỏ nhắn, vừa miệng, chấm với nước chấm có đu đủ xanh thái mỏng. Món bánh tại nhà hàng này nhận được nhiều lời đánh giá khen chê khác nhau, nhưng có một đặc điểm cho tới nay không nhiều quán làm được, đó là bột bánh khô giòn và ráo dầu, ăn nhiều mà không ngán. Vị trí đẹp ven bờ Hồ Tây cũng là lý do để nhiều người lựa chọn địa điểm này. 3. Phở cuốn Ngũ Xã Trong lúc các quận Hoàn Kiếm , Hai Bà Trưng đang giành “danh hiệu” của các món phở nước, thì quận Ba Đình lại lặng lẽ cho ra mắt một món phở độc đáo khác hẳn, đó là món phở cuốn. Chỉ mới ra đời vài chục năm trước, được chế biến đơn giản với bánh phở để nguyên miếng, cuốn với rau sống và thịt bò xào, nhưng món phở cuốn đã nhanh chóng biến phố Ngũ Xã, nằm cạnh hồ Trúc Bạch, trở thành một tụ điểm ăn uống đông vui tấp nập cho đến tận bây giờ, trở thành một thương hiệu “phở cuốn Ngũ Xã.”./.
Quận Ba Đình: Vùng đất ‘địa linh, nhân kiệt’ của thủ đô Hà Nội
1,947
Các hình ảnh khác nhau về tinh vân hành tinh PM 1-322 - Ảnh: NASA/CXC/RIT. PM 1-322 – một vật thể vũ trụ trông như con mắt ma quái màu tím – xanh nhìn thẳng vào người Trái Đất – được phát hiện từ năm 2005 nhưng đến nay các nhà khoa học mới biết nó là gì. Theo tờ Space, PM 1-322 là vật thể nằm cách chúng ta 6.800 năm ánh sáng, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2005, với ánh sáng thay đổi trong thời gian dài và một thứ gì đó giống như đang phun trào. Nó hoàn toàn khiến các nhà thiên văn bối rối trong những năm qua, với nhiều giả thuyết được đưa ra và bác bỏ. Mới đây, huy động “mắt thần” từ nhiều đài quan sát khắp thế giới, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Ernst Paunzen từ Đại học Masaryk ( Cộng hòa Czech ) cuối cùng đã tìm ra câu trả lời. PM 1-322, bất chấp những đặc điểm kỳ lạ và không điển hình, nó vẫn là một thứ được quan sát khá nhiều từ trước đến nay: Tinh vân hành tinh. Nó còn có một ngôi sao đồng hành, chính là thứ gây nhiễu các dữ liệu, khiến ánh sáng từ tinh vân này thay đổi kỳ lạ và khiến các nhà khoa học “lạc đường” trong 18 năm. Ngoài ra, một lý do khiến PM 1-322 thay đổi là từ khi được phát hiện đến nay, tinh vân này tiếp tục phát triển, chứng tỏ chúng ta đã quan sát được khoảnh khắc mà nó mới hình thành. Tinh vân hành tinh vốn là cách gọi sai lầm nhưng vì quá lâu đời nên vẫn được sử dụng chính thống như để chỉ “xác chết” cuối cùng của những ngôi sao cổ xưa, chứ không phải được tạo ra bởi các hành tinh. Các ngôi sao – bao gồm Mặt Trời trong tương lai – sẽ trải qua cái chết theo các bước: Bùng lên thành sao khổng lồ đỏ và nuốt vài hành tinh gần nó, sụp đổ thành sao lùn trắng, cuối cùng phát nổ. Ngôi sao nổ – gọi là siêu tân tinh – sau một thời gian sẽ chỉ còn như một “bóng ma” giữa vũ trụ, một quầng vật chất sáng, nhiều lớp, hư ảo xung quanh vị trí nó từng tồn tại. Nó chính là “tinh vân hành tinh”. Tinh vân hành tinh phơi bày rõ ràng những nguyên tố đã tạo nên ngôi sao đã chết. Trong vũ trụ, mỗi thế hệ sao lại tôi luyện thêm vật chất phức tạp hơn bên trong lõi và giải phóng chúng vào vũ trụ sau khi chết, cung cấp vật liệu cho thế hệ sao mới “cao cấp” hơn. Vì vậy, tìm hiểu về các tinh vân này cũng góp phần giải thích cách mà hệ Mặt Trời – Trái Đất đã hình thành như thế nào. PM 1-332 cũng cung cấp một hình ảnh tương lai cho chính thế giới của chúng ta, vì Mặt Trời dự kiến cũng sẽ phát nổ như thế trong vòng 5 tỉ năm tới. Vật liệu của tinh vân Mặt Trời sẽ bao hàm cả Trái Đất, một trong các hành tinh sẽ bị Mặt Trời nuốt mất trong giai đoạn sao khổng lồ đỏ.
Sự thật ‘chết chóc’ về vật thể làm khoa học hoang mang 18 năm
544
Toàn cảnh lễ ra mắt sách. Sáng 6/8, tại Thư viện Quốc gia ( 31 Tràng Thi, Hà Nội ), Viện Nhân học Văn hóa phối hợp doanh nghiệp Liên minh Quốc gia tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận” với sự tham dự của các nhà văn, nhà nghiên cứu văn học và đại diện gia đình nhà văn Lê Lựu. Theo đó, cuốn sách “ Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận ” do Viện Nhân học Văn hóa xuất bản, với gần 350 trang sách, gồm gần 50 bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu viết về sự nghiệp văn chương, cuộc đời và số phận của nhà văn Lê Lựu. Tại lễ ra mắt, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, đã chia sẻ những đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Lê Lựu bằng sự trân quý và tri ân những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Đặc biệt, nhà thơ Bằng Việt, một trong những người vừa là đồng đội vừa là bạn văn của cố nhà văn Lê Lựu đã đưa ra đề nghị, chuyển toàn bộ số tiền trong “Quỹ nhà văn Lê Lựu” để tập hợp và in tổng tập những sáng tác văn chương của nhà văn. Ông cũng mong muốn các bạn văn, các nhà nghiên cứu phê bình ủng hộ với đề xuất của mình Cũng nhân dịp này, Ban Tổ chức đã trao tặng100 cuốn sách nói trên cho Thư viện Quốc gia và tặng sách cho bạn đọc, bạn viết tham gia sự kiện.
Ra mắt sách” Nhà văn Lê Lựu văn chương và số phận
277
Các đám cháy tại một khu vực rừng Amazon vào năm 2019. (Ảnh: REUTERS). Hội nghị cấp cao các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước hợp tác Amazon (ACTO) khai mạc ngày 7/8 tại Brazil . Nhóm họp trong bối cảnh rừng Amazon đối mặt hàng loạt nguy cơ, hội nghị được kỳ vọng là cơ hội để các nước thành viên ACTO xây dựng chính sách chung đầu tiên nhằm đảo ngược tình trạng suy thoái tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh. Mặc dù được xem là lá phổi xanh của trái đất song những năm gần đây, rừng Amazon liên tục bị tàn phá bởi nạn chặt cây, khai thác khoáng sản tràn lan, đốt rừng để làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc… Nhiều diện tích bị xóa sổ, đẩy một số loài động vật, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt chủng. Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science, các nhà khoa học cho biết, rừng Amazon bị tàn phá nghiêm trọng hơn nhiều so những số liệu được thống kê trước đây. Theo đó, nạn phá rừng tại Brazil, quốc gia chiếm 60% diện tích Amazon , tăng vọt trong giai đoạn 2019-2022. Ngoài ra, số vụ cháy do hoạt động của con người và thời tiết khô hạn cũng là nguyên nhân khiến diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bộ trưởng Môi trường Colombia Susana Muhamad cho biết, để bảo tồn rừng Amazon, không thể để diện tích bị tàn phá vượt mức giới hạn 20%. Nhiều nhà khoa học cảnh báo, nếu điểm giới hạn nêu trên bị phá vỡ, tài sản quý giá này sẽ không thể phục hồi và có thể biến đổi thành đồng cỏ trong vài thập niên. Ðáng lo ngại, tỷ lệ phá rừng Amazon hiện đã lên tới 17%. Giới chuyên gia khẳng định, thực trạng nêu trên không chỉ đặt ra thách thức đối với các nước trong khu vực, mà cả cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Với diện tích gần 7 triệu ki-lô-mét vuông, trải dài trên lãnh thổ 8 nước, rừng rậm nhiệt đới Amazon là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu thổ dân thuộc 500 bộ lạc khác nhau và là nơi trú ngụ của hơn 3 triệu loài động vật, thực vật. Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment, Amazon hấp thu 26.000 tấn vật chất gây ô nhiễm không khí mỗi năm, đồng thời giúp tiết kiệm khoảng 2 tỷ USD mỗi năm chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp và tim mạch. Ngoài ra, do hấp thu khối lượng lớn khí thải CO2 và cung cấp khoảng 20% lượng khí ô-xi trên Trái đất, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Ðặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cảnh báo, thế giới không thể đạt mục tiêu giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5oC nếu không bảo vệ Amazon. Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Colombia nêu rõ, việc khu rừng này bị tàn phá đến mức không thể phục hồi sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước lời kêu cứu khẩn thiết từ Amazon, Hội nghị cấp cao ACTO là cơ hội để các nước tạo nên bước ngoặt đảo ngược tình trạng suy thoái tại khu rừng nhiệt đới này. Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định, bảo tồn rừng và an ninh dọc khu vực biên giới giữa các nước là nội dung chính của hội nghị. Ngoài ra, các nước thành viên ACTO cũng đề ra dự án tái tạo khoảng 30 triệu héc-ta rừng. Chi phí là một trong những bài toán khó trong nỗ lực tiếp thêm sức sống cho rừng Amazon. Nghiên cứu của Viện Tài nguyên Thế giới và Ủy ban toàn cầu về kinh tế và khí hậu cho thấy, để bảo vệ và biến Amazon thành động lực tăng trưởng kinh tế bền vững, Brazil cần đầu tư khoảng 533 tỷ USD từ nay đến năm 2050. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Colombia cho rằng, Hội nghị cấp cao ACTO là cơ hội để phát huy chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề liên quan Amazon, bởi sự tồn vong của rừng ảnh hưởng lớn đến chương trình nghị sự khí hậu toàn cầu. Trên thực tế, việc bảo tồn rừng nhận được sự quan tâm của nhiều cường quốc trên thế giới. Từ khi lên nắm quyền hồi đầu năm 2023, Chính phủ Tổng thống Brazil Lula da Silva đã hồi sinh Quỹ Bảo vệ rừng Amazon và tiếp tục vận động các nhà lãnh đạo thế giới đóng góp vào nỗ lực cứu rừng. Quỹ đã nhận được sự ủng hộ đáng kể từ các nước Anh , Pháp , Ðức . Theo Chính phủ Brazil, nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong 7 tháng năm 2023, diện tích rừng nhiệt đới Amazon bị chặt phá tại nước này đã giảm khoảng 43% so mức cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhấn mạnh, hành trình giải cứu Amazon còn dài và nhiều chông gai, đòi hỏi sự chung tay, góp sức không chỉ của các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế.
Bảo vệ rừng Amazon-lá phổi xanh của Trái đất
910
Trong cuốn sách gây tranh cãi Eichmann ở Jerusalem (Hiếu Tân dịch, Bùi Văn Sơn Nam hiệu đính, Nxb Tri thức, 2020), Hannah Arendt biện giải chân dung Eichmann – tên đồ tể Nazi – như một kẻ tầm thường . Người ta vẫn quen nghĩ chỉ có ác quỷ hay quái vật mới giết người khát máu. Nhưng Eichmann trong cảm nhận của Arendt là một kẻ không có gì đặc sắc. Một kẻ giết người nổi tiếng sao trông giống như một ai đó ta vẫn gặp hàng ngày. Mặt khác, cái ác đến từ việc thiếu khả năng suy nghĩ, dễ dàng mọc lan như cỏ khắp nơi. Và, sự chung sống giữa cái ác vô hạn với cái bình thường có thể phá hủy thế giới. Quan điểm không mới nhưng gây tranh cãi của Arendt có thể tìm thấy tiếng nói tri âm trong tập truyện ngắn Tội lỗi của Ferdinand Von Schirach (Lê Quang dịch, Nxb Hội Nhà văn & Công ti Sao Bắc Media, 2022). Nếu như Arendt bị tấn công bởi cách bà nói về cái ác thì Schirach lại được say mê bởi giọng kể bậc thầy của một người thâm trầm lịch duyệt. Mười lăm truyện ngắn như tập hồ sơ muôn mặt về tội lỗi của con người, về cái ác nấp trong những chân dung không hề đặc sắc, con người thực hành tội lỗi dễ dàng như tham gia một lễ hội. Truyện ngắn Lễ hội là âm chồng mở đầu bản giao hưởng hỗn loạn về tội lỗi muôn mặt. Những người đàn ông khả kính, có gia đình ổn định, không gì đáng phàn nàn về lối sống, chơi nhạc trong lễ hội mừng sáu trăm năm ngày thành lập thị tứ. Họ đeo tóc giả, râu giả; các bà vợ đánh phấn trắng và bôi son cho họ. Tất cả giống nhau. Tất cả chếnh choáng trong bia rượu chảy tràn. Và điều đó đã xảy ra. Cô bé lễ tân mười bảy tuổi trượt ngã, bia đổ lên người, đám đàn ông nhìn cô chằm chằm, một người túm lấy cô, màn đóng lại. Khi cảnh sát đến, cô đã bị vứt xuống gầm sân khấu, nhầy nhụa tan nát. Một người trong số đó gọi điện cho cảnh sát. “Do đó phải chấp nhận rằng bất cứ ai trong số họ cũng có thể là người gọi điện. Tám người có tội, nhưng mỗi người đều có thể là một người vô tội nọ.” Một người trong số đó gọi điện cho luật sư mà không nói gì. Chút nhân tính sót lại nhanh chóng bị im lặng dập tắt, để triệt tiêu bằng chứng, để vô tội. Rồi đám đàn ông được thả, họ tiếp tục đóng thuế và cho con đến trường. Nhờ sử dụng thủ pháp cài cắm chi tiết, để hình ảnh lên tiếng, cắt cảnh đầy dụng ý của điện ảnh, Lễ hội mang chứa tham vọng bao quát các chủ đề xoay quanh trục cái ác. Một là, cái ác tập thể rất đáng sợ. Trong cái ác tập thể, không một ai phải chịu trách nhiệm cá nhân trước sự phán xét của đồng loại. Hai là, ai cũng có khả năng trở thành tội phạm, tội lỗi rình trước cửa . Ba là, nhà nước pháp quyền và sự bất lực trước cái ác, sự hồi quang của nhân tính và khả năng hủy diệt nhân tính rất triệt để ở con người. Holbercht trong truyện Trẻ ranh có cuộc đời viên mãn. Vợ là giáo viên tiểu học, anh là nhân viên bán đồ nội thất văn phòng. Một ngày, anh bị còng tay với tờ lệnh bắt “Lạm dụng trẻ em trong 24 vụ”, đứa bé tố cáo là học sinh của vợ. Cuộc đời sang trang đen tối. Vợ li hôn, tù ba năm rưỡi. Những ngày thầm lặng làm lại cuộc đời, anh gặp lại cô bé ấy giờ đã là thiếu nữ. Holbercht theo dõi và thủ sẵn dao để đòi món nợ. Người kể chuyện – luật sư – được cô bé trao cho toàn bộ sự thật: hồi tám tuổi, cô đã bịa ra câu chuyện tày trời, chỉ vì cô muốn giữ cô giáo cho riêng mình, cô ghen với Holbercht khi thỉnh thoảng anh đến đón vợ. Tác phẩm đề cập đến vấn đề nhạy cảm: tội lỗi – tội ác ở trẻ em. Chúng ta thường nghĩ, bọn trẻ mà, làm gì nên tội. Giống ông thẩm phán, chúng ta dễ dàng tin con bé và lời xác nhận của bạn nó. Hậu quả thì khôn lường. Chúng ta phải làm gì đây với sự tầm thường của cái ác? Bằng lối viết kiệm lời, triệt tiêu cảm xúc, chỉ để hình ảnh và sự việc cất tiếng nói, Ferdinand Von Schirach điềm tĩnh kể với chúng ta về những động cơ không ngờ vẫy gọi con người nhúng tay vào tội lỗi, những chân dung tội phạm bất ngờ. Khai sáng chỉ rõ tham vọng của bố mẹ đẩy con mình vào cô độc, hoàn cảnh sống khắc nghiệt và những trò đùa tai ác làm con người xô lệch. Người kia cảnh báo trò đùa với lửa, đánh mất kiểm soát. Áp lực phác thảo một gia đình có vẻ yên ả: người chồng sở hữu những câu sáo mòn; người vợ ăn cắp vặt để bị bắt bị xử lí, như cần một biến cố đập toang cái trống rỗng. Nhưng rồi số phận lại nhấn chìm vụ cô bị bắt, như mọi thứ trong đời cô đã từng lắng xuống… Ferdinand Von Schirach là luật sư hình sự. Năm bốn lăm tuổi ông mới bắt đầu sáng tác. Văn chương Đức và thế giới may mắn được góp thêm tiếng nói sắc sảo, giàu kiến thức và kinh nghiệm sống. Những câu chuyện trong Tội lỗi mang dấu vết nghề nghiệp trước đó của tác giả. Từ trải nghiệm, người viết biết phải chọn câu chuyện và điểm nhìn nào để thiết lập một thế giới riêng, mà ai lạc bước vào sẽ bị cuốn hút, không thôi suy tư. Con người có thể mãi mãi là kẻ vô tội trong cõi đời này không? Tại sao lại phải nhận diện cái ác tầm thường? Chúng ta phải làm gì với tội lỗi của đồng loại? Mở đầu truyện Tư pháp là một đoạn thuyết minh về mức độ hoành tráng của tòa án hình sự nằm ở quận Moabit của Berlin. “Mỗi năm tòa án này xử lí khoảng 60.000 vụ hình sự.” Thế nhưng, gã Turan tật nguyền bị xử lí hình sự vì bị bắt nhầm. Tìm không ra hộ khẩu Tarun phạm tội, chỉ thấy Turan, viên cảnh sát “cho rằng người ta viết lộn chữ cái, thực tế phải là Turan chứ không phải Tarun . (…) Công tố viên xin xuất lệnh phạt và thẩm phán hạ bút kí. Nếu không đúng, người đó sẽ đến giải trình, viên thẩm phán nghĩ bụng.” Toà án địa phương trong truyện Lễ hội là “…một tòa nhà tân cổ điển với cầu thang hẹp ngoài trời, tôn vinh sự hùng hậu của nhà nước pháp quyền. (…) Tất cả tỏa ra một vầng hào quang trang trọng và liêm khiết.” Nhưng phiên tòa xử vụ hiếp dâm tập thể “sẽ kết thúc ở đây, và tội lỗi là một chuyện khác hẳn”. “Tòa không có bằng chứng gì vì các bị can im lặng.” Đám đàn ông được thả. Họ lại sống cuộc đời khả kính. Hôm ấy, cha cô gái ngồi ở bậc tam cấp tòa án, mắt đỏ ngầu vì khóc, vùi đầu vào giữa hai cánh tay. Nhà văn am hiểu luật thâm trầm chỉ ra sự đối lập giữa hình thức với thực chất khiếm khuyết của nền tư pháp, ẩn giấu thái độ phê phán. Chúng ta phải làm gì trước tội lỗi của con người? Chúng ta trông chờ vào đâu để con người bớt tội lỗi, khi chính nền tư pháp đôi khi cũng bất lực? Hay là phải chấp nhận, một khi con người còn sống thì còn gây ra tội lỗi, luật pháp do con người làm ra thì cũng chính con người vô hiệu hóa? Chúng ta phải chấp nhận “sự đời như chúng vẫn thế” (Aristotles) hay sao? Đấy là khoảng trống dành cho bạn đọc. Văn chương khiến con người không ngừng suy tư về đời sống. Giữa muôn vàn tội lỗi và những điều khó lường, nhân tính vẫn lấp lánh đâu đó. Một trong số kẻ phạm tội ở Lễ hội gọi điện cho cảnh sát đến, gọi điện cho luật sư nhưng không nói gì. Dù rằng anh ta không thắng nổi chính mình, nhưng chúng ta còn biết làm gì hơn khi trông chờ vào khả năng thức tỉnh, biết sám hối ở mỗi người? Cô bé là đứa trẻ ranh bịa chuyện gây tội ác lúc tám tuổi, đã ghi vào nhật kí nỗi dằn vặt qua bao nhiêu năm. Đôi vợ chồng trong Dấu vết giã từ quá khứ nghiện ngập giết người, hòa nhập xã hội rất tốt. Nhưng khi câu chuyện bị xới lại, họ thú nhận hết và cùng tự sát ở hồ cát. “Họ không muốn làm việc đó ở nhà mình. Căn hộ mới được quét sơn trước đó hai tháng.” Nỗi dằn vặt của con người sau tội lỗi là tín hiệu vui mừng còn sót lại. Có khi thoát khỏi pháp luật, nhưng không thể trốn được tòa án lương tâm. Nhận thức cái ác tầm thường để không vướng vào cũng quan trọng như nhận thức sự cần thiết thực hành cái tốt bình thường. Bởi vì, Thượng đế vắng mặt, con người là dự tính của chính mình , chịu trách nhiệm về hành động của chính mình, trong quãng đời ngắn ngủi.
“Tội lỗi” và sự tầm thường của cái ác – Tác giả: Tống Văn Chung
1,626
Một phần bên trong Nhà mô hình vũ trụ tại Khu Đô thị Khoa học Quy Hòa ở Bình Định. (Ảnh: Kha Phạm/TTXVN). Hội nghị ‘Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ’ Bình Định ở được xem là một diễn đàn học thuật để các nhà khoa học thảo luận về các khám phá mới nhất trong lĩnh vực Vật lý Hạt cơ bản, Vật lý Năng lượng cao… Ngày 7/8, tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn , tỉnh Bình Định , Hội nghị Quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ” do Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (Trung tâm ICISE) phối hợp với Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức đã chính thức khai mạc với sự tham dự của gần 200 nhà khoa học, các diễn giả quốc tế. Đây được xem là một diễn đàn học thuật để các nhà khoa học trong nước và quốc tế hợp tác khoa học, trao đổi, thảo luận về các khám phá mới nhất trong lĩnh vực Vật lý Hạt cơ bản, Vật lý Năng lượng cao và Thiên văn học; đồng thời chia sẻ kiến thức, trình bày kết quả nghiên cứu về các tiến bộ mới nhất trong các ngành khoa học này. Phát biểu khai mạc hội nghị, Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam nhấn mạnh hội nghị tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu trẻ trình bày các ý tưởng và tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà khoa học đã thành đạt trong lĩnh vực này, từ đó tạo ra sự hợp tác khoa học và phát triển cho các nhà khoa học trẻ trong cộng đồng khoa học cơ bản nhằm trao đổi kiến thức và hợp tác quốc tế về Vật lý Hạt và Thiên văn học. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thông tin Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển Khoa học cơ bản vì nó là nền tảng, tiền đề cho khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. Khoa học cơ bản Việt Nam nói chung và Vật lý Việt Nam nói riêng đã có nhiều bước phát triển trong 10 năm qua. Chính phủ Việt Nam đã thành lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia nhằm tài trợ cho các lĩnh vực Khoa học cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Từ năm 2008 đến nay, Quỹ đã tài trợ hàng nghìn đề tài nghiên cứu cơ bản, giúp tăng số công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam. Từ năm 2017, UNESCO đã công nhận và bảo trợ Trung tâm Vật lý Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là trung tâm khoa học dạng 2, nằm trong mạng lưới các Trung tâm Khoa học Quốc tế của UNESCO. Khoa học Việt Nam cũng đóng góp cho khoa học thế giới thông qua những sáng kiến thiết thực, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Bộ trưởng cũng mong muốn tại hội nghị, các nhà khoa học sẽ thảo luận về các vấn đề chuyên môn, làm sao để khoa học đóng góp nhiều nhất cho phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, các nhà khoa học đưa ra nhiều gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý về cách thức, lộ trình và những kinh nghiệm quý báu của các nước phát triển cho Việt Nam về phát triển và phát triển bền vững. Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết Bình Định là mảnh đất hiếu học, yêu mến khoa học và tôn trọng tri thức. Việc xây dựng nơi đây trở thành một điểm đến của các nhà khoa học luôn được các thế hệ lãnh đạo tỉnh quan tâm, chú trọng, xem đó là hướng đi mới trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động (năm 2013), tại Trung tâm ICISE đã diễn ra gần 150 hội nghị khoa học quốc tế và hơn 45 trường học khoa học chuyên đề với gần 10.000 nhà khoa học đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, trong đó có 18 giáo sư đạt giải Nobel, 2 giáo sư đạt giải Fields (Nobel Toán học). Để khoa học và công nghệ trở thành một động lực tăng trưởng, tỉnh đang khẩn trương triển khai xây dựng Khu Đô thị Khoa học Quy Hòa với mục tiêu đưa Quy Nhơn trở thành một thành phố khoa học-giáo dục đặc trưng của cả nước. Khu đô thị có quy mô diện tích 242ha. Hiện đã có một số dự án đi vào hoạt động như: Dự án Công viên Sáng tạo TMA; Dự án Công viên Phần mềm; Khu Tổ hợp Không gian Khoa học với nhà Mô hình vũ trụ, Trạm quan sát thiên văn phổ thông và Khu thiếu nhi. “Tôi tin tưởng rằng trong tương lai không xa, nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị sẽ ra đời từ mảnh đất này, góp phần đưa khoa học nước nhà không ngừng phát triển. Tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành với Hội Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm ICISE,” Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết. Hội nghị sẽ có 31 phiên họp với các phiên toàn thể và các phiên chuyên đề chuyên sâu về Vật lý thiên văn, Vật lý Năng lượng cao. Bên lề các hoạt động học thuật, Hội nghị còn tổ chức đưa các nhà khoa học quốc tế tham quan tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương, tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng như Kỳ Co, Bảo tàng Quang Trung, Tháp đôi, Tháp Bánh Ít…/.
Gần 200 nhà khoa học, diễn giả dự Hội nghị ‘Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ’
991
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: TTXVN phát). 56 năm qua, ASEAN chăm chỉ gieo trồng hạt giống trên vùng đất mới. Đó chính là những hạt giống của hàn gắn rạn nứt, nuôi dưỡng lòng tin, mở đường cho Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ngày 8/8, Việt Nam cùng các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm 56 năm Ngày thành lập ASEAN. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài viết nhìn lại những bước phát triển trong thời gian qua và tương lai sắp tới của Hiệp hội cùng những đóng góp của Việt Nam đối với sự lớn mạnh của tổ chức khu vực. TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, có tiêu đề “ASEAN: Tâm điểm hòa bình, hợp tác và phát triển”: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời, đặt nền móng cho hợp tác khu vực. Từng bước lớn mạnh, ASEAN chăm chỉ gieo trồng hạt giống trên vùng đất mới. Đó chính là những hạt giống của hàn gắn rạn nứt, nuôi dưỡng lòng tin, mở đường cho Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Những hạt giống ngày ấy đã mang lại thành quả lớn, Cộng đồng ASEAN hình thành, phát triển vững mạnh và sẵn sàng trở thành lực lượng trung tâm trong các tiến trình khu vực. ASEAN từng bước khẳng định được vị trí của mình, là trụ cột của hòa bình, tâm điểm của tăng trưởng và hạt nhân của đối thoại, hợp tác ở khu vực. Lan tỏa giá trị của đối thoại và hợp tác Ra đời trong bối cảnh Đông Nam Á đang chuyển mình, đối mặt với vô vàn thách thức, giông bão đến từ mọi hướng, ASEAN hiểu rõ hơn hết giá trị của môi trường hòa bình, an ninh và ổn định. Trên thực tế, đây là mệnh đề chính của bài toán phát triển phồn vinh, đến lượt mình, đối thoại và hợp tác là lời giải cho bài toán này. Các nước ASEAN đang cùng nhau giải bài toán này với sự tham gia của cả cộng đồng quốc tế. Điều đó được thể hiện trước hết ở các chuẩn mực ứng xử do ASEAN xây dựng, góp phần định hình và dẫn dắt các mối quan hệ hợp tác hướng đến mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) là một mình chứng rõ ràng cho những nỗ lực của ASEAN. Đến nay TAC với 51 quốc gia tham gia đã trở thành văn kiện nền tảng, là căn bản cho quan hệ và ứng xử giữa các nước ở khu vực, ngày càng nhiều nước bày tỏ nguyện vọng tham gia, chứng tỏ giá trị và sức sống của Hiệp ước cũng như thành công của ASEAN trong chia sẻ và lan tỏa các chuẩn mực ứng xử. Một ví dụ khác cho các nỗ lực của ASEAN chính là quá trình thực hiện Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) đang diễn ra. Một mặt đây chính là những cố gắng của ASEAN hướng đến xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, cũng là nỗ lực trong xây dựng văn hóa tham vấn và đối thoại. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự phiên họp toàn thể Hội nghị AMM-56 với trọng tâm thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, quan hệ đối ngoại và cấu trúc khu vực. (Ảnh:TTXVN/phát). Thế giới chuyển động không ngừng, ẩn chứa nhiều bất định, hòa bình không đơn giản là sự vắng bóng của chiến tranh, xung đột. Hòa bình cũng không phải là điều mặc nhiên sẵn có. Với trải nghiệm của hơn nửa thế kỷ, ASEAN hiểu sâu sắc hòa bình chỉ có được khi tất cả cùng chung ý chí, đoàn kết và quyết tâm xây dựng, vun đắp cho những mối quan hệ lành mạnh, ổn định và sẵn sàng đóng góp trách nhiệm cho hợp tác. Bất đồng là điều khó tránh khỏi, song quan trọng hơn cả là ứng xử thiện chí và thực tâm, vượt qua những tính toán vị kỷ, để cùng hành động vì lợi ích chung. Ngay từ những ngày đầu thành lập, ASEAN lấy kinh tế-thương mại làm nền tảng và động lực cho hợp tác khu vực. Sự phát triển của liên kết kinh tế-thương mại được đánh dấu bằng việc thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1992 và các nỗ lực tự do hóa dòng chảy thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. Cùng với liên kết nội khối, ASEAN mở rộng liên kết với bên ngoài, đưa Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành tâm điểm giao thoa của các thỏa thuận hợp tác đa phương. Mạng lưới Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cùng việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 là đóng góp thiết thực của ASEAN cho hệ thống thương mại đa phương, rộng mở, minh bạch trong khu vực và trên thế giới. Với dân số gần 700 triệu người và GDP gần 4.000 tỷ USD, ASEAN là một không gian kinh tế rộng lớn, phát triển năng động và đầy triển vọng. Vượt qua những “cơn gió ngược” của nền kinh tế thế giới, ASEAN thổi luồng gió mới, tạo động lực và mang lại hy vọng lạc quan cho kinh tế khu vực. Giữa những gam màu ảm đạm của bức tranh kinh tế thế giới, ASEAN là điểm sáng tăng trưởng và điểm đến đầu tư hấp dẫn. Tăng trưởng khu vực được dự báo tích cực, đạt mức 4,7% năm 2023 và 5% vào năm 2024, vượt xa mức tăng trưởng trung bình của thế giới. Trong khi đó, năm 2022, thương mại hàng hóa của ASEAN tăng gần 15% đạt 3800 tỷ USD, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,5% đạt gần 225 tỷ USD. Trước các xu thế lớn của thời đại, ASEAN đã nhanh chóng điều chỉnh cách tiếp cận, đổi mới, sáng tạo hơn trong phương thức và nội dung hợp tác theo hướng xanh, sạch và bền vững. Tìm kiếm, mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng mới là trọng tâm và mối quan tâm hàng đầu trong trao đổi giữa ASEAN và với các đối tác. Nhiều biện pháp được triển khai quyết liệt như đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại và Hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…; đưa ra nhiều sáng kiến mới như xây dựng Hiệp định Khung Kinh tế Số ASEAN, Khung Kinh tế Tuần hoàn, Khung Kinh tế Biển Xanh, Chiến lược Trung hòa Carbon… Đây chính là hành trang cho một ASEAN chủ động thích ứng với các cơ hội, thách thức hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và nâng cao tự cường cho khu vực. Tham gia ASEAN vào thời điểm bắt đầu đổi mới, hội nhập, hành trình gắn bó cùng ASEAN gần 30 năm qua thể hiện nhất quán chủ trương của Việt Nam, luôn nỗ lực và đóng góp hết mình vì một ASEAN đoàn kết và phát triển vững mạnh. Bám sát đường lối đối ngoại của Đảng, 10 năm triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và 5 năm triển khai Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, Việt Nam đang từng bước vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Tinh thần trách nhiệm cùng các đóng góp thiết thực của các bộ, ngành, địa phương đã góp phần khẳng định hình ảnh một Việt Nam chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo với vị thế và tiếng nói ngày càng cao ở khu vực và quốc tế. Các sáng kiến của Việt Nam, đặc biệt qua các nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 1998, 2010 và 2020 đều để lại những tài sản trân quý cho ASEAN, tạo đà thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ngày một tiến xa hơn và mạnh mẽ hơn. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, “Việt Nam nguyện hết lòng chăm lo vun đắp cho sự bền vững của ngôi nhà chung ASEAN. Hợp tác, liên kết ASEAN là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược của Việt Nam.” Với tinh thần tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm và đóng góp hiệu quả, Việt Nam cam kết cùng các nước thành viên nỗ lực và quyết tâm hiện thực hóa khát vọng về một ASEAN chuyển mình mạnh mẽ, vươn tầm bứt phá, thực sự là tâm điểm của hòa bình, hợp tác và phát triển./.
Ngày thành lập ASEAN 8/8: Tâm điểm hòa bình, hợp tác và phát triển
1,563
Mưa lũ gây sạt lở và cuốn trôi hơn 100 điểm tại quốc lộ 32, giao thông tê liệt đoạn vào xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Mưa lớn, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc từ ngày 6-7/8 khiến 3 người chết, đáng chú ý toàn huyện Mù Cang Chải ( Yên Bái ) bị mất điện. Sáng 8/8, theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, mưa lớn, sạt lở đất trong hai ngày 6 và 7/8 đã khiến 3 người chết (Yên Bái 1 người, Lào Cai 1 người, Hà Giang 1 người) và 2 người bị thương (Lào Cai 1 người, Cao Bằng 1 người). Bên cạnh đó, mưa lũ làm 30 nhà sập; 169 nhà bị hư hỏng, ảnh hưởng; 146 ha lúa, hoa màu; 1 ha ao nuôi cá bị thiệt hại. Đường giao thông sạt lở trên các tuyến Quốc lộ 4H, 279D, 32, 6, 70, 34A, 34B, 4A 543D, 7A và nhiều tuyến tỉnh lộ. Chính quyền các địa phương, đơn vị quản lý đã tổ chức rào chắn cảnh báo, phân luồng giao thông và khắc phục bước 1; riêng QL279D, 32 địa bàn Sơn La, Yên Bái chưa thông xe. Ngoài ra, còn hàng trăm điểm sạt lở trên các tuyến tỉnh lộ. Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, thiệt hại phát sinh do sạt lở đất từ ngày 6-7/8 khiến 24 nhà hư hại, 130 hộ dân di dời khỏi khu vực sụt lún, sạt lở đất. Cũng theo địa phương này, sạt lở hồ chứa Đắk N’Ting vẫn tiếp diễn, huyện Đắk G’Long đã di dời 174 hộ trong vùng nguy hiểm ở hạ du đến nơi an toàn. Còn theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 21h ngày 7/8, mưa lớn gây lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải những ngày qua đã gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Mưa lũ làm gẫy và cuốn trôi 3 cột điện 35KV tại xã Hồ Bốn, gây mất điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn huyện. Trong đó, 82 ngôi nhà bị ảnh hưởng; bị sập, trôi hoàn toàn 49 nhà (xã Hồ Bốn 22 nhà, Lao Chải 26 nhà, Khao Mang 1 nhà); bị thiệt hại nặng 22 nhà (xã Lao Chải 15 nhà, Kim Nọi 6 nhà, Mồ Dề 1 nhà); phải di dời khẩn cấp 11 nhà (xã Lao Chải 8 nhà, Khao Mang 3 nhà). Mưa lũ làm 2 điểm trường bị sạt lở (Trường tiểu học bản Xéo Dì Hồ – xã Lao Chải bị sạt lở toàn bộ cổng trường và sau nhà ăn; Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Hồ Bốn bị thiệt hại về cơ sở vật chất). Trạm Y tế xã Hồ Bốn bị thiệt hại về cơ sở vật chất (chưa thống kê được thiệt hại cụ thể). Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho biết, tổng thiệt hại trong đợt thiên tai ước tính ban đầu là 20 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự phát triển kinh tế xã hội trên các vùng miền đất nước, những tháng đầu năm 2023, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, cực đoan, đặc biệt là nắng nóng, mưa lũ, sạt lở đất ở khu vực vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Trong 7 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 1.753 sự cố, thiên tai, làm chết 267 người, mất tích 78 người, bị thương 291 người; chìm, cháy, hỏng 302 phương tiện, cháy 628 nhà xưởng; 1.176 ha rừng; sập đổ, tốc mái 9.075 nhà; hư hại 45.536 ha lúa và hoa màu… Tổng cục Khí tượng thủy văn dự báo từ nay đến cuối năm, có khả năng xuất hiện khoảng 8-10 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, chủ yếu tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 9) và từ Trung Trung Bộ đến các tỉnh phía nam (từ tháng 10 đến tháng 12). Với dự báo trên, khả năng các đợt mưa lớn vẫn tiếp tục xuất hiện ở khu vực Bắc Bộ, cũng như Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 8 và tháng 9.
Mưa lũ ở vùng núi phía Bắc khiến 3 người chết, toàn huyện Mù Cang Chải mất điện
800
Hộp sọ bí ẩn được khai quật ở hang động thuộc tỉnh An Huy - Trung Quốc sau khi được phục dựng - Ảnh: Journal Human Evolution. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc – Anh – Tây Ban Nha khẳng định hộp sọ người được khai quật ở động Hoa Long (tỉnh An Huy – Trung Quốc) không tương đồng với bất kỳ loài người nào đã biết. Theo Science Alert, xương hàm, hộp sọ và xương chân của cá thể giống người kỳ lạ này được khai quật tại động Hoa Long (Hualongdong), thuộc tỉnh An Huy – Trung Quốc vào năm 2019. Các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Giao thông Tây An, Học viện Khoa học Trung Quốc ( Trung Quốc ), Đại học York ( Anh ) và Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về sự tiến hóa loài người ( Tây Ban Nha ) đã cùng tham gia phân tích bộ hài cốt trong nhiều năm, đối chiếu với hàng loạt loài người cổ lẫn hiện đại. Như nhiều nghiên cứu trong 2 thập kỷ nay cho thấy, thế giới con người rất đa dạng về loài. Vào thời điểm loài chúng ta – người tinh khôn Homo sapines – ra đời, có ít nhất 8-9 loài người khác đang cùng tồn tại: Denisovans, Neanderthals, Homo erectus… Nhưng chỉ một mình chúng ta sống sót cho đến ngày nay. Còn người – hoặc vượn nhân hình – ở động Hoa Long dường như mang đặc điểm hỗn hợp kỳ lạ. Cá thể này có khuôn mặt mang cấu trúc tổng thể giống Homo sapines, nhưng chiếc cằm rất ngắn giống Denisovans, kèm theo một số đặc điểm “không giống ai” khác. Theo bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Journal Human Evolution , có thể đây là một người con lai giữa dòng dõi Homo sapines với một loài người cổ đại nào đó, tạo nên một dòng dõi mới khác biệt Denisovans sinh sống trong khu vực. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu dựa trên bộ gien người Neanderthals ở châu Âu và Tây Á cho thấy trong thời kỳ Trung đến Hậu Pleistocen, ngoài Homo sapiens, Neanderthals, Denisovans còn có một dòng hominin thứ tư tồn tại. Họ là một “loài người ma” chưa từng xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch. Vì vậy, người bí ẩn ở động Hoa Long cũng có thể thuộc về loài người ma giả thuyết đó. Thế nhưng, cả hai giả thuyết đều cần kiểm chứng thêm. Tất cả những gì nhóm nghiên cứu có thể mô tả hiện nay đó là người bí ẩn ở động Hoa Long là một thiếu niên 12-13 tuổi, khuôn mặt hơi giống người hiện đại nhưng các chi, nắp sọ và hàm mang những đặc điểm nguyên thủy hơn. Thú vị nhất, các tác giả cũng khẳng định, dòng dõi bí ẩn này “gần gũi về mặt phát sinh loài với chúng ta”.
Lộ diện loài người hoàn toàn mới ở An Huy – Trung Quốc
476
Trứng chim hồng hạc hóa thạch mới được tìm thấy tại Mexico. (Ảnh: INAH/El Páis). Trứng chim hồng hạc hóa thạch mới được tìm thấy tại Mexico có khả năng tồn tại trong thời kỳ chuyển tiếp giữa thế Pleistocene và thế Holocene, và là trường hợp thứ hai được ghi nhận trên thế giới và lần đầu tiên được phát hiện tại châu Mỹ. Trứng chim hóa thạch dài 9cm và rộng 5cm, được phát hiện trong quá trình xây dựng sân bay quốc tế Felipe Ángeles (AIFA) tại Santa Lucía, bang Mexico. Quả trứng mới được tìm thấy nằm ở độ sâu khoảng 2m, được bao phủ bởi các lớp khoáng chất đặc trưng của vùng nước nông và mặn – địa hình yêu thích của loài chim này. Dựa vào những dấu tích khác được tìm thấy, các chuyên gia của Viện Nhân chủng học và Lịch sử quốc gia Mexico (INAH) cho biết, nhiều khả năng trứng chim hồng hạc tồn tại từ 8.000-33.000 năm trước, tương ứng với thế Pleistocene (còn gọi là Canh Tân) và Holocene (Toàn Tân), vào thời điểm voi ma mút còn chưa tuyệt chủng. Thời kỳ này có điều kiện thời tiết ấm và ẩm hơn so với ngày nay. Trứng chim hóa thạch được bảo toàn gần như hoàn chỉnh, giúp cho phát hiện lần này càng có nhiều giá trị nghiên cứu hơn. 5 quả trứng chim hồng hạc hóa thạch trước đó được tìm thấy ở Tây Ban Nha, tương ứng với thế Miocen (Trung Tân). “Chúng tôi chưa thể kết luận điều gì khi phát hiện các bộ xương hồng hạc, bởi vì đó có thể là do loài chim này đang trong quá trình di cư sang vùng đất khác. Việc tìm thấy trứng chim giúp khẳng định đây là khu vực mà loài hồng hạc từng sinh sống trong thời tiền sử”, Alberto Cruz, nhà cổ sinh vật học của INAH cho biết. Theo dữ liệu hóa thạch của Mexico, xương chim hồng hạc trước đây chỉ được tìm thấy ở khu vực trung tâm của quốc gia này, gồm một số hóa thạch kỷ Pleistocene tại Tocuila, Tepexpan và Chimalhuacán (gần Santa Lucía), và ở bang Jalisco. Bộ xương lâu đời nhất, giữa thế Pliocene (Thượng Tân) và thế Pleistocene, được tìm thấy là ở Pie de Vaca, thành phố Puebla. Santa Lucía là một lãnh thổ cổ sinh vật học đã được công nhận sau khi phát hiện hài cốt của hàng trăm con voi ma mút. Chính phủ Mexico cũng đã xây dựng một Bảo tàng voi ma mút trong sân bay quốc tế Felipe Ángeles. (Theo El País)
Mexico phát hiện trứng chim hồng hạc hơn 8.000 năm khi xây dựng sân bay
438
Nếu chỉ nhìn qua ảnh, nhiều người có thể lầm tưởng rằng sa mạc này là một cánh đồng phủ đầy tuyết trắng. White Sands, công viên quốc gia thứ 62 của Mỹ , là một nơi không giống bất kỳ cảnh quan nào trên thế giới: Một dải cát trắng như tuyết kéo dài đến 121 nghìn km và là nơi sinh sống của hơn 600 loài động vật không xương sống. Đặc biệt, trong số những loài động vật này còn có những loài “đặc hữu”- chuột, thằn lằn, bướm đêm cùng một số loài khác đã thay đổi màu, dần trở nên nhạt hơn để thích nghi với môi trường xung quanh. Các đụn cát nhô lên khỏi lưu vực Tularosa thường mang đến cho sa mạc một khung cảnh đặc biệt vào thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn: Những cồn cát sáng phát sáng lấp lánh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là vì những hạt cát trong sa mạc không phải những hạt cát thông thường, mà chúng được hình thành từ loại khoáng chất mềm phản lại ánh sáng thay vì cho ánh sáng đi qua. Theo The Telegraph, khi Hồ Otero – từng là một hồ muối vĩnh cửu – bắt đầu cạn kiệt vào khoảng 7.000 đến 10.000 năm trước, các đụn cát trắng tinh như tuyết cũng dần được hình thành. Chưa hết, White Sands còn nổi tiếng là nơi có bộ sưu tập dấu chân hóa thạch từ thời Kỷ Băng hà lớn nhất, tiết lộ lịch sử hơn 10.000 năm về sự hiện diện của con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người cổ đại tại khu vực này đã chia sẻ vùng đất với những loài động vật lớn, chẳng hạn như lười khổng lồ, voi ma mút và mèo răng kiếm. Ngoài những con đường mòn tự nhiên chạy xuyên qua sa mạc , du khách còn có thể ghé thăm thông qua một con đường dài 8km dẫn đến trung tâm cồn cát. Những chuyến đi dạo ngắm hoàng hôn, ngắm trăng tròn và những bữa tiệc ngắm mưa sao băng thường xuyên được tổ chức để giúp khách du lịch có thêm nhiều trải nghiệm đặc biệt khi đến với công viên. Bên cạnh đó còn có các hoạt động thú vị khác, bao gồm trượt xuống cồn cát trong đĩa nhựa phủ sáp (có thể mua từ cửa hàng quà tặng của công viên) hoặc tham gia MothaPalooza – một sự kiện tập trung nghiên cứu 60 loài bướm đêm được tìm thấy ở White Sands. Nằm ở phía Bắc của sa mạc Chihuahuan, White Sands được công nhận là công viên quốc gia thứ hai của New Mexico. Từ khi còn hoạt động với tư cách là một di tích quốc gia, nơi này đã thu hút khoảng nửa triệu du khách ghé thăm mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên rất nhiều sau khi White Sands chính thức được công nhận là công viên quốc gia. Nguồn: The Telegraph
Vẻ đẹp độc đáo của vùng sa mạc trắng như tuyết
505
Tàu thăm dò Luna 25 (Ảnh minh họa của NASA). Cơ quan vũ trụ Nga Roscomos hôm 7/8 cho biết, ngày 11/8 tới, nước này sẽ phóng tàu vũ trụ thăm dò Luna 25 lên Mặt Trăng. Sự kiện đánh dấu bước khởi động lại Chương trình Thăm dò Mặt Trăng của Nga sau 47 năm. Về việc phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng, thông báo của Roscomos nêu rõ, tàu thăm dò Mặt Trăng Luna 25 sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Vostochny. Nếu vụ phóng diễn ra suôn sẻ, tàu thăm dò sẽ mất khoảng từ 4,5 ngày đến 5,5 ngày để đến được cực Nam của vệ tinh Trái Đất . Sứ mệnh của Luna 25 là thử nghiệm các công nghệ hạ cánh mềm xuống vùng cực Mặt Trăng và tiến hành những nghiên cứu cấu trúc bên trong cũng như khám phá các nguồn tài nguyên, trong đó có nước. Nhiệm vụ khoa học của Luna 25 dự kiến kéo dài 1 năm. Sự kiện sẽ góp phần khẳng định vai trò của Nga như một cường quốc không gian, trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine đã làm thay đổi cục diện hợp tác không gian toàn cầu. Nga sẽ không còn hợp tác với châu Âu cho các sứ mệnh Mặt Trăng trong tương lai, trong khi hợp tác với Mỹ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) cũng đã kết thúc từ tháng 7/2022. Theo RFI
Nga chuẩn bị phóng tàu vũ trụ đầu tiên lên Mặt Trăng kể từ năm 1976
241
Sáng 8/8/2023, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tiễn Đội Công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ UNISFA, khu vực Abyei. Các thành viên Đội Công binh số 2 đã được huấn luyện rất bài bản, có đầy đủ các kỹ năng cần thiết về mặt chuyên môn Công binh và các kỹ năng sinh tồn khác, hội tụ đầy đủ các yếu tố để sẵn sàng triển khai nhiệm vụ tại địa bàn và bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đội Công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ
96
Mukhalinga Ba Thê là bảo vật thứ 8 trên địa bàn tỉnh An Giang được công nhận là bảo vật quốc gia. Đặc biệt, tất cả các bảo vật quốc gia của tỉnh đều thuộc nền văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn , tỉnh An Giang ). Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII. Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret đã dùng không ảnh chụp miền Nam Việt Nam và phát hiện ra địa điểm này, cùng với nhiều kênh đào và các thành phố cổ khác. Một trong những kênh đào này đã cắt tường thành của một khu vực rất rộng. Malleret thử tìm kiếm các cấu trúc này trên mặt đất. Vào ngày 10.2.1944, ông bắt đầu đào các hố khai quật. Malleret đã phát hiện được các di vật và nền móng các công trình chứng minh cho sự tồn tại của một địa điểm thương mại lớn mà các thư tịch của Trung Hoa từng miêu tả về vương quốc Phù Nam … Văn hóa Óc Eo đủ điều kiện là Di sản Văn hóa thế giới – Ảnh: C.M Tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, Phó tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng, ngay từ đầu thế kỷ 20, những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo – Ba Thê thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. “Do sự phong phú của loại hình, sự độc đáo của chất liệu, vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier… Tuy nhiên, công cuộc nghiên cứu văn hóa Óc Eo chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944. Nhiều năm sau đó, L.Malleret đã công bố kết quả khám phá và nghiên cứu của ông trong bộ sách có nhan đề “Khảo cổ học ở ĐBSCL” lần lượt xuất bản từ năm 1959 đến năm 1964”, tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu thông tin. Toàn tỉnh An Giang có hơn 80 di tích văn hóa Óc Eo, trong đó Di tích Óc Eo – Ba Thê được xác định có vị trí quan trọng – Ảnh: C.M Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, từ sau năm 1975, nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và văn hóa cổ ở ĐBSCL là một nhiệm vụ trọng yếu của khảo cổ học Việt Nam. Nhiều cuộc khai quật quan trọng đã diễn ra tại các di tích Nền Chùa (Kiên Giang), Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang), Cây Gáo (Đồng Nai), Lưu Cừ (Trà Vinh)… Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang đang tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh Di sản Văn hóa thế giới đối với nền văn hóa Óc Eo. Khu vực đề nghị là Di sản Văn hóa thế giới với hồ sơ gồm 3 khu vực: Khu di tích Óc Eo – Ba Thê (An Giang), Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp). Ngoài ra, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “Khu di tích Óc Eo – Ba Thê, Nền Chùa: Khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”. Chính vì những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, di tích Óc Eo – Ba Thê được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Di tích này được các nhà khoa học, các nhà quản lý nhận định có đủ tiềm năng và điều kiện để trở thành Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO. Ngày 18.10.2021, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương gửi báo cáo tóm tắt hồ sơ Di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê đề nghị UNESCO đưa vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới. Tối 7.8.2023, tại Công trường Trưng Nữ Vương, TP.Long Xuyên , UBND tỉnh An Giang đã tổ chức lễ công bố quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30.1.2023 của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mukhalinga Ba Thê – một đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của nền văn hóa Óc Eo là bảo vật quốc gia. Đây cũng là sự kiện mở đầu cho “Tuần lễ Văn hóa – Du lịch tỉnh An Giang” năm 2023, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20.8.1888 – 20.8.2023). Trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mukhalinga Ba Thê – một đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của nền Văn hóa Óc Eo là bảo vật quốc gia – Ảnh: C.M Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Khánh Hiệp – Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh An Giang cho biết, Mukhalinga Ba Thê là bảo vật thứ 8 trên địa bàn tỉnh đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Đặc biệt tất cả các bảo vật quốc gia trên đều là các hiện vật thuộc nền văn hóa Óc Eo. Trong đó, Bảo tàng tỉnh An Giang hiện đang lưu giữ 6 bảo vật quốc gia gồm: Tượng Brahma Giồng Xoài; bộ Linga – Yoni đá nổi; tượng Phật đá Khánh Bình; tượng Phật gỗ Giồng Xoài; bộ Linga – Yoni Linh Sơn; Mukhalinga Ba Thê và Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo lưu giữ 2 bảo vật quốc gia là nhẫn Nandin Giồng Cát và phù điêu Phật linh sơn bắc. Ông Nguyễn Khánh Hiệp – Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh An Giang phát biểu – Ảnh: C.M Theo Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh An Giang, văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam, một quốc gia cổ hình thành sớm ở Đông Nam Á. Những hiện vật phát hiện được của nền văn hóa Óc Eo chứa đựng ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật; góp phần làm sáng tỏ quá trình mở mang khai phá vùng đất Nam Bộ của người Việt. Trong số các hiện vật đặc biệt đó, hiện vật Mukhalinga Ba Thê là một tác phẩm nghệ thuật có tạo hình điêu khắc hoàn thiện và độc đáo, là tư liệu lịch sử quý hiếm không chỉ phản ánh quá trình giao lưu văn hóa mà còn phản ánh những thành tựu văn hóa – lịch sử của cư dân Nam Bộ trong quá trình khai phá và phát triển vùng đất phương Nam. “Mukhalinga Ba Thê được công nhận là bảo vật quốc gia thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước đối với lịch sử vùng đất An Giang. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân An Giang mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói chung”, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh An Giang Nguyễn Khánh Hiệp khẳng định. Ngay sau lễ công bố Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30.1.2023 của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mukhalinga Ba Thê là bảo vật quốc gia, Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức triển lãm, trưng bày các bảo vật quốc gia của tỉnh An Giang – sự kiện mở đầu “Tuần lễ Văn hóa – Du lịch tỉnh An Giang” năm 2023 (diễn ra từ ngày 7 – 10.8.2023) với nhiều hoạt động như: trưng bày, triển khai giới thiệu các bảo vật quốc gia và đố vui tìm hiểu các bảo vật quốc gia; trưng bày, triển lãm sách và tổ chức hoạt động trải nghiệm. Song song với hoạt động triển lãm, Bảo tàng tỉnh An Giang còn tổ chức Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách lần thứ XX – 2023; Chương trình biểu diễn nghệ thuật; Hội thi đầu bếp giỏi; biểu diễn pha chế thức uống chuyên nghiệp; không gian giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang… qua đó tuyên truyền, quảng bá sâu rộng đến người dân trong ngoài tỉnh về giá trị của các bảo vật quốc gia, góp phần nâng cao ý thức, lòng tự hào về quê hương An Giang. Bảo vật Mukhalinga Ba Thê – Ảnh: C.M Theo tìm hiểu, Mukhalinga Ba Thê có niên đại khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên, được phát hiện năm 1986 tại xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mukhalinga Ba Thê có chất liệu là đá sa thạch mịn; cao 91cm, rộng 20 – 22cm; phần đầu hình trụ tròn cao 30cm, chu vi 66cm; phần giữa hình bát giác cao 30,5cm, mỗi mặt rộng trung bình từ 8,7cm – 9,6cm; phần đế hình trụ vuông cao 30,5cm, mỗi mặt rộng từ 20,08 – 22cm; trọng lượng 90kg. Toàn tỉnh An Giang hiện có hơn 80 di tích văn hóa Óc Eo, trong đó Di tích Óc Eo – Ba Thê được xác định có vị trí quan trọng. Nơi đây từng là một đô thị, cảng thị, một trung tâm kinh tế – văn hóa lớn của vương quốc Phù Nam xưa.
Mukhalinga Ba Thê là bảo vật quốc gia thứ 8 của An Giang
1,634
Quốc lộ 14 bị nứt đôi một làn đường. Do tình trạng sạt trượt, nứt đất trên địa bàn ngày càng nghiêm trọng, UBND tỉnh Đắk Nông chính thức công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với 3 địa điểm nghiêm trọng nhất. Sáng 9/8, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết địa phương vừa ra văn bản hỏa tốc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra trên địa bàn. Theo ông Yên, hiện nay tình trạng sạt trượt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Việc ban bố tình huống khẩn cấp này để cơ quan chức năng, địa phương chuẩn bị tư thế sẵn sàng di dời dân, tài sản đến nơi an toàn, đồng thời nhanh chóng khắc phục hậu quả. Khoảng 10 ngày trở lại đây trên địa bàn tình Đắk Nông liên tục xảy ra tình trạng sạt trượt, nứt đất… ở rất nhiều địa phương. Trong đó, mức độ nghiêm trọng nhất là tại khu vực hồ chứa nước Đắk N’tinh ( huyện Đắk G’long ); Quốc lộ 14 ) TP. Gia Nghĩa ) và bon Bu Krắk, bon Bu Prăng 1A (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức ). Đây cũng là 3 địa điểm khiến tỉnh Đắk Nông phải ban bố tính huống khẩn cấp về thiên tai. Hồ chứa nước Đắk N’ting. Hiện tại, theo ghi nhận, những địa điểm sạt trượt, nứt đất phải ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai nói trên đang diễn biến hết sức phức tạp. Đáng nói, những vết sạt trượt, nứt đất ngày càng lớn, uy hiếp các công trình và gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân ở địa phương.
Đắk Nông công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
284
Tập truyện ngắn “Một mùa hè dưới bóng cây” của Nguyễn Tham Thiện Kế. Tập truyện ngắn ‘Một mùa hè dưới bóng cây’ là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành. Một cây bút văn xuôi hàng đầu rất đáng được tìm đọc. 35 truyện ngắn viết trong gần 20 năm không phải là nhiều. Có lí do, ấy là nhà văn dồn phần lớn tinh lực vào những tác phẩm văn chương đẹp, sang, tinh tế, đầy ắp kinh nghiệm sống, những tác phẩm tùy bút. Nhìn lại tập truyện ngắn “Một mùa hè dưới bóng cây” có tính chất sơ kết một giai đoạn đầy biến động trong tiến trình sáng tạo của nhà văn, người đọc nhận ra Nguyễn Tham Thiện Kế truyện ngắn vẫn hào hoa phong nhã, tinh tế giầu cảm xúc như ở tùy bút, nhưng ở truyện ngắn anh cũng rất giỏi trong kĩ thuật tổ chức truyện, trong xây dựng tính cách và phân tích tâm lí nhân vật ở trình độ bậc thầy. Một trong hai truyện ngắn có đề tặng bạn văn là truyện “Mưa ngang sông” tặng Hà Phạm Phú. Truyện lấy bối cảnh một thị trấn trung du, đậm chất thơ và những hoài niệm nhưng đời sống đương đại vẫn tiếp chảy, con người chỉ thích nhìn, thích xem, thích lạ, nhưng không muốn lên tiếng, một sự lạ mà chẳng lạ trong bóng tối của con người, đúng phong cách Nguyễn Tham Thiện Kế. Nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế ở Phú Thọ. Cả tập truyện đều chủ yếu lấy bối cảnh trung châu và nới rộng không gian đến miền Trung hắt ngược. Những nhân vật của Nguyễn Tham Thiện Kế đều là những con người mà anh quen thuộc, nhưng không ngừng được khám phá và phát hiện. Nguyễn Tham Thiện Kế là một trong nhà văn Việt Nam hàng đầu thuộc thế hệ anh, rất đáng được tìm đọc. Trân trọng cảm ơn nhà văn đã tặng sách. Một tập sách bề thế, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, khổ 16×24, 449 trang ruột. Tranh bìa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng đã góp phần giúp tập truyện ngắn trở nên thêm phần đặc sắc.
Đặc sắc ‘Một mùa hè dưới bóng cây’
381
Nemesis là một sao lùn đỏ giả thuyết. Sự tồn tại của ngôi sao này đã được đưa ra để giải thích một suy luận về tính chu kỳ trong tỷ lệ những cuộc tuyệt chủng sinh học trong niên đại địa chất. Chắc hẳn mọi người từng nghe câu chuyện Hậu Nghệ bắn trúng Mặt Trời, tất nhiên, thần thoại và truyền thuyết dù sao cũng là hư cấu, không thể nào có chín Mặt Trời trên bầu trời được! Tuy nhiên, Mặt Trời có thể có một người anh em song sinh tên là Nemesis. Mối quan hệ giữa nó và Mặt Trời không hề đơn giản, cứ sau 26 triệu năm, ngôi sao này sẽ quay lại một lần và kết quả là tất cả các sinh vật trên Trái Đất sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nghe có vẻ khó tin nhưng đây thực chất là một giả thuyết thiên văn nhằm giải thích các sự kiện tuyệt chủng định kỳ trên Trái Đất và hoạt động của sao chổi trong Hệ Mặt Trời . Dựa trên dữ liệu từ đài quan sát X-quang Chandra của NASA, người ta ước tính rằng hơn 80% các ngôi sao trong vũ trụ nằm trong những hệ thống sao đôi hay đa sao. Giả thuyết về ngôi sao Nemesis lần đầu tiên được đề xuất bởi các nhà thiên văn học người Mỹ Daniel Whitmire và Albert Jackson IV vào năm 1984. Họ phát hiện ra rằng trong các sự kiện tuyệt chủng sinh học kéo dài 500 triệu năm qua, Trái Đất sẽ có một đợt tuyệt chủng sinh học hàng loạt khoảng 26 triệu năm một lần. Họ tin rằng sự kiện tuyệt chủng định kỳ này có thể liên quan đến hoạt động của sao chổi trong Hệ Mặt Trời . Họ suy đoán rằng Mặt Trời có thể có một “người anh em song sinh” mà con người chưa phát hiện ra, đó là một ngôi sao đồng hành. Quỹ đạo của ngôi sao đồng hành này rất ổn định và nó sẽ quay trở lại theo định kỳ khoảng 26 triệu năm một lần và mỗi lần nó sẽ mang đến tai họa tàn khốc cho các sinh vật trên Trái Đất. “Người anh em song sinh” của Mặt Trời được các nhà thiên văn học đặt tên là sao Nemesis – Nemesis là nữ thần báo thù trong thần thoại Hy Lạp nên sao Nemesis còn được gọi là sao báo thù và sao đồng hành bóng tối. Nemesis là một sao lùn đỏ, hay sao lùn nâu, nằm cách Mặt Trời khoảng 50.000 đến 100.000 đơn vị thiên văn. Theo định luật Kepler, các nhà thiên văn học tính toán rằng nếu chu kỳ quỹ đạo của nó là 26 triệu năm, thì bán trục chính của quỹ đạo của nó là khoảng 1,4 năm ánh sáng. Theo đó, mối quan hệ giữa Mặt Trời và Nemesis được gọi là hệ thống sao đôi trong vật lý. Mô hình sao đôi cho Hệ Mặt Trời của chúng ta là một viễn cảnh hấp dẫn, bởi vì nó có thể giải thích nhiều “hiện tượng bất thường” trong giả thuyết sao đơn. Hệ thống sao đôi (hệ sao nhị phân) là một hệ thống thiên thể bao gồm hai ngôi sao dường như rất gần với các ngôi sao khác. Các hệ sao nhị phân có thể được chia thành các nhị phân vật lý và nhị phân quang học. Nếu một ngôi sao quay quanh một ngôi sao khác và có tương tác hấp dẫn với nhau, chúng được gọi là sao đôi vật lý. Nếu hai ngôi sao trông có vẻ gần nhau nhưng thực ra lại rất xa nhau, chúng được gọi là nhị phân quang học. Trong Dải Ngân Hà nơi có Mặt Trời, hơn 50% số ngôi sao là hệ thống sao đôi. Người ta thường tin rằng cấu trúc của hệ thống sao đôi ổn định hơn hệ thống sao đơn. Trong lĩnh vực vật lý, đã có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân hình thành hệ sao đôi, có người cho rằng sự hình thành hệ sao đôi chủ yếu chịu tác động của lực hấp dẫn. Nhiều ngôi sao có bản sao đồng hành, bao gồm hệ ba sao gần Trái Đất nhất là Alpha Centauri. Trong mọi trường hợp, Nemesis, với tư cách là ngôi sao đồng hành của Mặt Trời, nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các ngôi sao khác trong Hệ Mặt Trời. Ngôi sao Nemesis tiếp cận Mặt Trời khoảng 26 triệu năm một lần trên quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Mỗi khi nó đến gần, nó sẽ thay đổi quỹ đạo của các tiểu hành tinh và sao chổi trong Đám mây Oort bằng lực hấp dẫn. Đám mây Oort là một đám mây hình cầu được cho là bao quanh Hệ Mặt Trời. Bên trong nó chứa vô số sao chổi và một số lượng nhỏ tiểu hành tinh. Nó cách Mặt trời khoảng 50.000 đến 100.000 đơn vị thiên văn và có bán kính tối đa khoảng 1 năm ánh sáng. Người ta ước tính rằng tổng khối lượng của Đám mây Oort là khoảng 3×10^25 kg, tức là khoảng 5 lần khối lượng Trái Đất. Dưới lực hấp dẫn khổng lồ của ngôi sao Nemesis, một số sao chổi và tiểu hành tinh trong đám mây Oort sẽ bị “lôi” vào quỹ đạo bên trong của Hệ Mặt Trời, và chúng tung hoành trên quỹ đạo của 8 hành tinh lớn. Một phần nhỏ trong số chúng sẽ bị hấp dẫn bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Trong Dải Ngân Hà nơi có Mặt Trời, hơn 50% số ngôi sao là hệ thống sao đôi. Sau khi bị lực hấp dẫn của Trái Đất bắt giữ, các sao chổi nhỏ hơn cọ xát với không khí và bốc cháy khi chúng đi vào bầu khí quyển, còn các sao chổi và tiểu hành tinh lớn hơn sẽ va chạm trực tiếp vào bề mặt Trái Đất, để lại những miệng hố lớn. Nghiêm trọng hơn là những tác động liên tiếp sẽ khiến môi trường bên trong Trái Đất thay đổi mạnh mẽ, nhiệt độ tăng cao đột ngột, gây ra thảm họa cho các sinh vật sống trên Trái Đất. Giả thuyết này có thể giải thích một số sự kiện tác động nổi tiếng trong lịch sử Trái Đất, chẳng hạn như tác động ở Chile đã quét sạch loài khủng long 65 triệu năm trước và tác động ở Vịnh Chesapeake đã giết chết các loài động vật có vú ở Bắc Mỹ 35 triệu năm trước. Những sự kiện tác động này đều trùng khớp với thời điểm Nemesis tiếp cận Hệ Mặt Trời. Ngoài ra, giả thuyết này cũng có thể giải thích những thay đổi định kỳ trong hoạt động của sao chổi trong Hệ Mặt Trời. Theo quan sát và phân tích thống kê của các nhà thiên văn học về sao chổi chu kỳ dài và sao chổi chu kỳ ngắn, người ta thấy rằng hai loại sao chổi này có các đỉnh và đáy hoạt động rõ ràng trong vài nghìn năm qua. Các đỉnh và đáy này tương ứng với các thời điểm khi Nemesis di chuyển đến gần hoặc xa hơn Hệ Mặt Trời. Một đơn vị thiên văn là khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất (150 triệu km). Những phân tích trên đều xuất phát từ giả thiết của các nhà thiên văn học, khi cho rằng ngôi sao Nemesis thực sự tồn tại. Vậy, Nemesis có tồn tại không? Năm 1986, các nhà thiên văn học của Đại học California, Hoa Kỳ , đã sử dụng kính viễn vọng hồng ngoại để quét không gian gần mặt trời, với hy vọng tìm thấy dấu vết của ngôi sao Nemesis, nhưng kết quả là thất bại. Từ năm 1997 đến năm 2001, các nhà thiên văn học đã sử dụng khảo sát bầu trời 2 micron để phân loại và đo lường toàn diện các ngôi sao xung quanh Hệ Mặt Trời, nhưng họ không tìm thấy sự tồn tại của ngôi sao Nemesis. Những quan sát này đều cho thấy khả năng tồn tại của Nemesis là rất thấp, thậm chí có thể bị loại trừ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Nemesis hoàn toàn không có bất kỳ bằng chứng tồn tại nào. Năm 2004, các nhà thiên văn học Michael Brown của Caltech đã phát hiện ra một hành tinh lùn tên là Sedna bên ngoài quỹ đạo của Sao Diêm Vương. Độ lệch tâm quỹ đạo của tiểu hành tinh này cực kỳ cao, điểm cận nhật của nó là 76 đơn vị thiên văn và điểm viễn nhật của nó đạt tới con số đáng kinh ngạc là 975 đơn vị thiên văn. Sự lệch tâm cực độ này khiến các nhà khoa học cảm thấy rất kỳ lạ, bởi theo lý thuyết hiện tại, Sedna lẽ ra không tồn tại trong một quỹ đạo như vậy. Các nhà khoa học suy đoán rằng Sedna có thể được hình thành bởi một sự xáo trộn thiên thể chưa biết. Thiên thể chưa biết này có thể là ngôi sao Nemesis. Khi ngôi sao Nemesis có thể tồn tại và di chuyển đến gần điểm cận nhật, Sedna có thể bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời và ngôi sao Nemesis đồng thời, do đó quỹ đạo và độ lệch tâm của nó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Sedna hiện là bằng chứng duy nhất có thể chứng minh sự tồn tại của ngôi sao Nemesis, nhưng nó không phải là bằng chứng thuyết phục. Bởi vì sự lệch tâm của Sedna cũng có thể được gây ra bởi những lý do khác, chẳng hạn như sự xáo trộn của các ngôi sao hoặc hành tinh khác, sự bất ổn trong Hệ Mặt Trời bên trong hoặc các cơ chế vật lý chưa biết khác. Do đó, cần có nhiều quan sát và nghiên cứu hơn để chứng minh sự tồn tại của Nemesis. Nguồn: Zhihu
Nemesis: Người anh em “song sinh” của Mặt Trời hay “kẻ mang đến cái chết” cho Trái Đất?
1,684
Vườn quốc gia Cúc Phương (Việt Nam) tiếp tục vượt qua nhiều vườn quốc gia khác của Nhật Bản, Nepal, Indonesia, Sri Lanka và Malaysia để được bình chọn là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023. Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) năm 2023 đã vinh danh Vườn Quốc gia Cúc Phương là Công viên Quốc gia hàng đầu châu Á. Đây là lần thứ 5 liên tiếp (từ năm 2019 đến nay), Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh dự nhận giải thưởng danh giá này. Dự kiến, Lễ trao giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia’s leading national park 2023) năm nay sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh . Vườn quốc gia Cúc Phương – Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình. Vườn Quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận thuộc ba tỉnh Ninh Bình , Hòa Bình và Thanh Hóa . Được thành lập ngày 7/7/1962 theo quyết định 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, sự đa dạng về hệ sinh thái động thực vật cũng như các giá trị văn hóa lịch sử, Vườn Quốc Gia Cúc Phương đã trở thành một trong những địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn nhất cả nước hiện nay. Đây là Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được quốc tế bình chọn là Điểm đến hàng đầu châu Á liên tiếp từ năm 2019-2023. Được tổ chức thường niên kể từ năm 1993, Giải thưởng World Travel Awards đã trở thành thương hiệu bậc nhất thế giới trong việc tôn vinh các thành tựu xuất sắc của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực.
Vườn quốc gia Cúc Phương lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng ‘Vườn quốc gia hàng đầu châu Á’
315
Cuốn “Con gái - Fille”.(Ảnh: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam). Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn ‘Con gái – Fille’ của tác giả Camille Laurens, do dịch giả Huỳnh Hữu Phước chuyển ngữ. Phước chính là chàng shipper nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Pháp trong buổi giao lưu với nhà văn Marc Levy tại Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 11/2022. “Con gái – Fille” lần lượt lật mở số phận của người phụ nữ – thông qua nhân vật Laurence Barraqué, người đối diện với những thay đổi trong xã hội Pháp suốt 40 năm. Sinh năm 1959 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, Laurence Barraqué lớn lên cùng chị gái ở thành phố Rouen phía bắc Pháp, với cha cô là bác sĩ, mẹ cô là nội trợ. Ngay từ rất sớm, thông qua ngôn ngữ và cha mẹ, Laurence hiểu được rằng vị trí của người con gái trong cuộc đời luôn thấp kém hơn con trai: Khi được người điều tra dân số năm 1964 hỏi có con không, cha Laurence đã trả lời “Không, tôi có hai đứa con gái”. Tới những năm 1990, khi đã làm mẹ, cô vật lộn với câu hỏi ý nghĩa của việc là một cô gái, và bài học nào cô nên dạy hoặc không “Con gái – Fille” là một tác phẩm thú vị và độc đáo. Camille Laurens sử dụng ba ngôi kể chuyện nhằm mô tả, nhấn mạnh những suy nghĩ, cảm xúc và sự chuyển đổi từ một cô gái sang một người phụ nữ. Điều này giúp thể hiện một cách chân thực và độc đáo trải nghiệm của người phụ nữ trong thế kỷ 20-21. Ở một mức độ nào đó, Laurence đã trở thành một đại diện cho câu chuyện cuộc đời của vô số phụ nữ. Tác giả Camille Laurens tên thật là Laurence Ruel-Mézìeres, sinh năm 1957 tại Dijon. Bà từng giảng dạy ở Rouen, sau đó ở Maroc từ năm 1984. Từ tháng 9/2011, bà giảng dạy tại Viện Nghiên cứu Chính trị Paris. Năm 1994, bà trải qua bi kịch cá nhân, đó là mất đi một đứa con, khởi nguồn cho tác phẩm “Philippe” (1995) và sau đó là “Cet absent-là”. Camille Laurens cũng đã xuất bản các bài tiểu luận, đặc biệt là “Quelques-uns” (1999), một bài viết về vấn đề từ ngữ. Một số tiểu thuyết của bà đã được chuyển thể thành kịch, và “Celle que vous croyez” đã chuyển thể thành phim vào năm 2019. Từ năm 2002, Camille Laurens viết bài cho nhiều tờ báo khác nhau như Le Grain des mots, L’Humanité, Le Monde, Liberation. Bà từng là thành viên ban giám khảo Prix Femina (2007-2019) và hiện đang là thành viên trong ban giám khảo Prix Goncourt. Camille Laurens được xem là một trong những “kiện tướng” của văn chương đương đại Pháp. Theo đuổi thể loại “giả tự truyện” (autofiction), mà bà thường gọi là “écriture de soi”, Camille Laurens đã viết nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết suốt hơn hai thập kỷ qua. Và với “Con gái – Fille”, tài năng văn chương đã giúp bà miêu tả sắc sảo những khoảnh khắc thời tuổi thơ ảnh hưởng tới sự trưởng thành sau này, phân tích một cách tinh tế và rõ ràng về trải nghiệm của phụ nữ trong một xã hội phân biệt giới tính. Dịch giả Huỳnh Hữu Phước. Cuốn sách do dịch giả Huỳnh Hữu Phước, lấy tên là J.B chuyển ngữ. Câu chuyện Huỳnh Hữu Phước đến với “Con gái – Fille” hết sức tình cờ và là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn đọc. Năm 2022, một trong những sự kiện văn học được bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trẻ quan tâm nhiều nhất là nhà văn Pháp Marc Levy sang Việt Nam giao lưu với độc giả và dự vở kịch chuyển thể từ tác phẩm của ông hồi tháng 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Huỳnh Hữu Phước giao lưu với nhà văn Marc Levy tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh chụp từ clip của Nhã Nam). Trong buổi giao lưu, trò chuyện với độc giả tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/11, ai nấy đều bất ngờ khi một chàng trai trong bộ đồng phục shipper đứng lên nói trực tiếp với Marc Levy bằng tiếp Pháp, không cần qua phiên dịch. Đó chính là Huỳnh Hữu Phước, sinh viên học song bằng khoa Tiếng Pháp và khoa Địa lý tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Phước khi đó vừa trải qua những biến cố trong gia đình, và phải làm thêm đủ nghề để có tiền ăn học. Phước đã không quản ngại bất cứ công việc nào, từ phụ quán ăn, bưng bê trong quán cà phê, trông xe, làm bảo vệ, giao hàng… Trong tất cả công việc, giao hàng là Phước gắn bó lâu nhất. Sau buổi giao lưu với nhà văn Marc Levy, hình ảnh chàng shipper nói tiếng Pháp đã được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi khắp nơi. Và nhờ những tấm lòng hảo tâm, Phước đã trở lại trường để hoàn thành công việc học tập. Trong thời gian trở lại học, Huỳnh Hữu Phước đã hoàn thành cuốn sách dịch đầu tay “Con gái – Fille” – một cơ duyên kết nối anh đến với Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam. Chia sẻ về chàng shipper nói tiếng Pháp và cuốn sách dịch đầu tay, đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Câu chuyện về Huỳnh Hữu Phước đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho mọi người về tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, dù cuộc sống thử thách bạn thế nào đi chăng nữa. Trở thành “mẹ đỡ đầu” cho cuốn sách đầu tiên của Phước với tư cách dịch giả, chúng tôi hy vọng câu chuyện về việc học, ý chí vươn lên mạnh mẽ của Phước sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ về ý chí vượt lên nghịch cảnh, chinh phục ước mơ của mình”.
‘Con gái – Fille’ – Cuốn sách do chàng shipper giỏi tiếng Pháp làm dịch giả
1,030
Một vệt sao băng băng qua bầu trời trong sự kiện mưa sao băng Perseid ngày 11/8/2021 ở Spruce Knob, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: NASA. Trong khoảng thời gian từ 12 tới 13/8 tới, một trong những màn trình diễn ánh sáng ấn tượng nhất trên bầu trời trong năm nay là mưa sao băng Perseid sẽ đạt mức cực đại ở khu vực Bắc bán cầu. Theo Hiệp hội Khí tượng Mỹ, mưa sao băng Perseid trong năm 2023 sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 14/7 và kéo dài cho tới 1/9 với cực đại vào khoảng 12 và 13/8. Sau khi mức cực đại đi qua, có khả năng sao băng sẽ không xuất hiện nhiều nữa. Tên của sự kiện thiên thể rất được mong đợi này xuất phát từ nguồn gốc của nó ở chòm sao Perseus. Thiên thạch Perseids là những mảnh vỡ của một sao chổi lớn tên là Swift-Tuttle, quay quanh mặt trời 133 năm một lần. Khi đường đi của Trái đất giao với trường mảnh vỡ của sao chổi, trận mưa sao băng hàng năm sẽ xảy ra. Lần cuối cùng sao chổi này đi ngang qua Trái đất là vào năm 1992. Tuy nhiên vào thời điểm đó, nó quá mờ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong lần tiếp xúc tới vào năm 2126, ánh sáng của nó có thể sánh ngang với sao chổi Hale-Bopp từng đi qua Trái Đất năm 1997 nếu các dự đoán trên là chính xác. Theo , một nhà thiên văn học từng tính toán rằng quỹ đạo của Swift-Tuttle có thể đến gần Trái đất một cách nguy hiểm vào năm 2126 và xảy ra va chạm. Tuy nhiên, các sàng lọc sau đó cho thấy kịch bản này sẽ không diễn ra, theo Hiệp hội Thiên văn Thái Bình Dương. Thay vào đó, Swift-Tuttle được dự đoán sẽ đi ngang qua và cách Trái đất rất gần về mặt thiên văn vào năm 3044. Khoảng cách này được cho là 1,6 triệu km, gấp hơn 2 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng. Để có trải nghiệm xem tốt nhất, CNN trích dẫn The Old Farmer’s Almanac cho biết người xem nên tới những khu vực không bị ô nhiễm ánh sáng và kiểm tra dự báo thường xuyên do bầu trời nhiều mây có thể cản trở tầm nhìn. Cũng giống như hầu hết các trận mưa sao băng khác, Perseid có thể được quan sát một cách thuận lợi nhất tại khu vực Bắc bán cầu và vào khoảng thời gian vài giờ trước bình minh. Tiến sĩ Shannon Schmoll, giám đốc Cung thiên văn Abrams tại Đại học Bang Michigan, giải thích: “Mưa sao băng tạo ra những vệt sáng tuyệt đẹp khi các mảnh vụn đi qua bầu khí quyển của chúng ta. Một số vệt sẽ sáng hơn những vệt khác. Vì vậy, càng ít ánh sáng xung quanh khi quan sát mưa sao băng thì người quan sát càng có nhiều khả năng nhìn thấy các sao băng mờ hơn”. Bà bổ sung thêm trong khoảng thời gian mưa sao băng Perseid đạt cực đại, mặt trăng chỉ sáng 10%, đồng nghĩa với việc ánh trăng ít hơn và không át đi ánh sáng từ sao băng. Người xem do đó sẽ thuận lợi hơn trong việc xem mưa sao băng. Đối với tần suất sao băng xuất hiện, các chuyên gia cho rằng người xem có khả năng nhìn thấy hơn 50 vệt sao băng/giờ. Được gọi là Tỷ lệ Hàng giờ của Thiên đỉnh (ZHR), con số này được sử dụng để mô tả số lượng thiên thạch nhìn thấy mỗi giờ trong điều kiện tối nhất với giả định rằng nó tỏa ra từ điểm cao nhất trên bầu trời. Tuy nhiên theo bà Schmoll, ZHR cho trận mưa sao băng Perseid là 100 – một con số khá cao. Do đó, ngay cả khi không ở trong hoàn cảnh lý tưởng, người xem vẫn có thể nhìn thấy mưa sao băng sau vài phút hoặc lâu hơn nếu đứng ở khu vực bầu trời tối và cách xa ánh đèn thành phố lúc sáng sớm. Từ giờ tới cuối năm nay, Hiệp hội Khí tượng Mỹ cho biết người dân cũng có thể bắt gặp một số trận mưa sao băng lớn khác. Chúng bao gồm Orionids với mức cực đại vào 21/10, Southern Taurids vào 4 tới 5/11, Northern Taurids vào 11 tới 12/11, Leonids vào 17 tới 18/11, Geminids vào 13 tới 14/12 và Ursids từ 21 tới 22/12.
Thời gian đẹp nhất để quan sát mưa sao băng Perseid 2023
761
Di sản thế giới Thành nhà Hồ. Nhiều hiện vật độc đáo bằng đá phát lộ khi khai quật trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ được trưng bày ngoài trời để du khách có một cái nhìn rõ hơn về sự hình thành của tòa thành đá độc nhất, vô nhị ở xứ Thanh. Trung tâm di sản thế giớiThành nhà Hồ ( huyện Vĩnh Lộc , tỉnh Thanh Hóa ) đã đưa vào khai thác thêm nhiều hoạt động mới tại di sản này, trong đó có không gian trưng bày hiện vật ngoài trời gồm khu trưng bày các hiện vật bằng đá và khu phục dựng, mô phỏng súng thần công. Theo ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, không gian trưng bày với mục đích, thông qua hoạt động trưng bày sẽ giúp cho du khách trong nước và quốc tế có một cái nhìn sâu hơn về những nét đặc sắc của di sản mà cha ông đã để lại, bổ sung vào bức tranh toàn cảnh của một di sản độc đáo, nổi bật đã được thế giới công nhận. Đồng thời khẳng định Thành nhà Hồ là một kinh đô đã được xây dựng hoàn chỉnh vốn đầy đủ cung điện, đền đài, miếu mạo ở bên trong và được sử dụng liên tục trong suốt tiến trình lịch sử của văn minh Đại Việt chứ không phải là một ngôi thành trống trơn. Đây là minh chứng xác đáng cho những ghi chép trong sử sách về những cung điện, đền đài trong thành nội là hoàn toàn trùng khớp và có căn cứ khoa học. Các cuộc khai quật, khảo cổ học trong khu vực nội thành Thành nhà Hồ đã có được nhiều kết quả quan trọng, góp phần minh chứng những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Thành nhà Hồ. Hàng chục cuộc khai quật trong và ngoài di sản thế giới Thành nhà Hồ đã phát lộ nhiều hiện vật quý, minh chứng cho sự phát triển tồn tại của tòa thành đá độc đáo này. Không gian trưng bày ngoài trời bao gồm hệ thống các hiện vật bằng đá được sưu tập và khai quật trong thành Nội tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ , trong đó chủ yếu là chân tảng và các vật liệu trang trí hành lang của các cung điện xưa với các họa tiết độc đáo. Những hiện vật tìm thấy từ những cuộc khai quật, khảo cổ học đã làm rõ sự hình thành của nhiều triều đại nối tiếp nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển của kinh thành Tây Đô xưa. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay góp sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản của quê hương, đất nước; đồng thời thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ hiện tại và cả trong tương lai. Một số hình ảnh về không gian trưng bày các hiện vật bằng đá ở Thành nhà Hồ:
Nhiều hiện vật độc đáo lần đầu được thấy ở Thành nhà Hồ
533
Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Văn Cao gắn liền với lịch sử, đồng hành cùng dân tộc. Mỗi tác phẩm của ông ghi lại những dấu ấn quan trọng có giá trị về tư tưởng, phong cách và nghệ thuật riêng biệt, không trộn lẫn. Nhạc sĩ Văn Cao sinh vào mùa thu năm 1923 và cũng nhẹ nhàng tạ thế vào mùa thu năm 1995. Với ông, “mùa thu vừa có cái ấm, có cái se lạnh cuối mùa và cũng là những ngày có nhiều tưởng tượng nhất”. Chính vì thế, ông có khoảng 30 ca khúc mang dấu ấn mùa thu. Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời, chủ yếu là những bài ca trữ tình, lãng mạn. Ở Hải Phòng xuất hiện các tên tuổi như: Đinh Nhu, Lê Thương… Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng cùng nhạc sĩ Hoàng Quý, Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận. Ở tuổi 16, cái tuổi chưa hẳn đã lớn, nhưng cũng chẳng còn là trẻ thơ, song dường như suy nghĩ của Văn Cao chín hơn độ tuổi của mình. Trong ông luôn có sự dằn vặt, hoài nghi, tự đặt câu hỏi rồi lại tự đi tìm lời giải cho những nghĩ suy về thời cuộc. Nhạc sĩ Văn Cao (Ảnh: Nguyễn Đình Toán). Buồn tàn thu là sáng tác đầu tay có cảm xúc đa mang về thân phận con người, về nhân tình thế thái khiến người nghe giật mình bởi với tâm hồn của một chàng trai mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, làm sao có thể cảm thấu được tình yêu, sự tuyệt vọng, cô đơn để viết ra được những ca từ thấm đẫm hồn thơ, hồn nhạc, quả thực là “độc nhất vô nhị”… Người làm cho Buồn tàn thu trở nên nổi tiếng là danh ca Thái Thanh – giọng hát liêu trai, bàng bạc, ma mị của bà như cuốn người nghe vào câu chuyện tình yêu đầy trắc trở: “ Người ơi! còn biết em nhớ mang/Tình xưa còn đó xa xôi lòng/Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên, chim với gió bay về chàng quên hết lời thề… Thôi tình em đấy như mùa thu chết rơi theo lá vàng ”. Không ai có thể tưởng tượng nổi, những ca từ, câu hát chất chứa bao nỗi niềm của yêu đương, luyến ái, đau khổ, nhớ nhung ấy lại được viết lên bởi một chàng thanh niên “mặt búng ra sữa”. Nói theo chữ của nhạc sĩ Thụy Kha “Văn Cao là trời cho”, nên ông đã cảm thấu được trọn vẹn những thanh âm của mùa thu đang dần tàn lụi; cảm nhận được sự khắc khoải đợi chờ như thắt từng khúc ruột. Cảm xúc yêu đương, luyến ái “kề má say sưa”. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha từng nhận xét: “ Buồn tàn thu của Văn Cao ra đời với hơi hướng của âm nhạc ca trù, phong vị Đường thi ở lời ca. Tác phẩm mang một tâm trạng tiếc nuối về những sự ra đi không trở lại: Đêm mùa thu chết – Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng …”. Theo nhạc sĩ Văn Cao lúc sinh thời, trước khi Buồn tan thu được “đóng đinh” với giọng hát Thái Thanh thì nhạc sĩ Phạm Duy là người đầu tiên hát, góp phần lan tỏa ca khúc này cùng nhiều tác phẩm khác của ông đến với công chúng trong và ngoài nước. Sau Thái Thanh, có nhiều người hát và định hình tiếng hát của mình với Buồn tàn thu, trong đó có ca sĩ Ánh Tuyết. Nhạc sĩ Văn Cao dành nhiều lời khen tặng cho Ánh Tuyết, bởi cô đã thấu cảm được ca từ, giai điệu của tác phẩm và cất lên tiếng hát nức nở bằng rung động sâu thẳm của trái tim người nghệ sĩ. Lối hát tự sự, không nhạc đệm, theo một phong vị riêng khiến nhạc sĩ Văn Cao từng thốt lên rằng: “Ánh Tuyết là người đã chạm được vào những rung cảm của giai điệu bài hát và trình diễn nó theo cách mà tôi hài lòng nhất”. Nhiều khán giả nhận xét: “Sau năm 1975, Ánh Tuyết là ca sĩ hát nhạc của Văn Cao hay nhất”. Bản thân người viết không ít lần chứng kiến ca sĩ Ánh Tuyết bỗng nhòa lệ khi hát Buồn tàn thu , và cũng nhiều khi khán phòng nhà hát có tiếng sụt sùi chung mạch cảm với ca sĩ. Sau Buồn tàn thu , Văn Cao viết: Thiên Thai (1941), Bến xuân, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Đàn chim Việt, Suối mơ (1942), Trương Chi (1943). Mỗi tác phẩm là một câu chuyện thú vị, như những bức tranh âm thanh nhiều màu sắc. Ở đó có khoảng tối – sáng, trầm – bổng, khi da diết, lúc dồn dập… khiến người nghe bị cuốn vào mạch kể chuyện khó mà dứt ra nửa chừng, bởi giai điệu và ca từ như tuôn chảy, như con tằm rút ruột nhả tơ, nghe – cảm và thấu từng ca từ ẩn dụ, đầy tính triết lý và cũng thật giàu hình tượng. Mặc dù sáng tác của Văn Cao mang hơi hướng phong cách của âm nhạc Châu Âu. Tuy nhiên, cái hồn cốt của âm nhạc Việt đã ngấm sâu trong từng mạch máu nên những tác phẩm ông viết trong thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam vẫn ẩn chứa nét tinh túy của âm nhạc dân tộc. Sau một loạt bài hát lãng mạn, trữ tình, cùng thời gian và biến động của đời sống xã hội, nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác những bài hát có giai điệu hào hùng, là những hành khúc như lời kêu gọi, hiệu triệu các tầng lớp nhân dân cùng đồng tâm, đồng lòng một tình yêu Tổ quốc. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Văn Cao gắn liền với lịch sử, đồng hành cùng dân tộc. Sau một loạt những bản tình ca, Văn Cao viết Gò Đống Đa – một ca khúc yêu nước đầy khí phách, thể hiện tinh thần quả cảm, hùng tráng và dữ dội. Có lẽ khi tham gia vào nhóm Đồng Vọng , ông ít nhiều đã ảnh hưởng trong tư tưởng sáng tạo. Song có lẽ bước ngoặt cuộc đời chính là sự xuất hiện của Tiến quân ca – ông khẳng định quyết tâm, ý chí một lòng đi theo cách mạng từ những động viên khích lệ của một cán bộ Việt Minh là ông Vũ Quý. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng – biểu trưng cho dân tộc Việt Nam hiện diện trong hành khúc đầy hào sảng, hùng tráng, mang khí phách, cốt cách của người Việt Nam “thà hi sinh chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Tác phẩm là sự xuất thần của Văn Cao cả về nội dung, hình thức thể hiện, tư tưởng và nghệ thuật. Ngay khi xuất hiện, Tiến quân ca đã được các tầng lớp nhân dân Việt Nam đón nhận, bởi dự cảm của ông cũng là điều mong mỏi của cả dân tộc. Tiến quân ca như mốc son của âm nhạc Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc. Ngày 1/8/1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lấy Tiến quân ca làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang Văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11/1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, những câu hát được cất lên. Ngày 19/8/1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong cũng hát vang bài hát này. Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cùng Ban nhạc Giải phóng quân do nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Từ đó cho tới nay, gần 80 năm qua đi, mỗi người dân đất Việt đều tự hào, xúc động mỗi khi Quốc ca Việt Nam được vang lên, nhất là trên các đấu trường quốc tế. Quốc ca được hát trang trọng trong lễ chào cờ, nhưng Tiến quân ca – Quốc ca còn được nhiều nghệ sĩ biểu diễn với các hình thức nghệ thuật khác nhau, mang lại cảm xúc đặc biệt. Cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao hòa vào dòng chảy của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Ở mỗi giai đoạn phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, song tình yêu Tổ quốc vẫn sắt son chung thủy và được ông ghi lại trong thơ – nhạc – họa. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã viết: “Cuộc đời 72 năm của Văn Cao gắn bó trọn vẹn với Việt Nam thế kỷ XX nhiều biến động, để lại cho thế hệ sau không ít câu hỏi không dễ trả lời… Những ngày tháng Văn Cao đã sống, cứ đổ cái bóng gầy hắt hiu và trắc ẩn vào lòng công chúng, mà những bài hát của ông không lý giải được, những bức tranh của ông cũng không lý giải được. Chỉ còn lại thơ, xoa dịu và tỏ bày giùm Văn Cao”. Mỗi tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao ghi lại dấu ấn quan trọng có giá trị về tư tưởng, phong cách và nghệ thuật riêng biệt, không trộn lẫn. Những tác phẩm ấy đã vượt thời gian, trao truyền và lan tỏa đến nhiều thế hệ nghệ sĩ, công chúng trong và ngoài nước, khắc tên mình một cách chói sáng trong nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Năm 2016, gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã thực hiện di nguyện của ông: hiến tặng bản quyền Quốc ca cho Tổ quốc. Đó cũng là điều rất đặc biệt và thiêng liêng.
‘Văn Cao là trời cho’ – Tác giả: Trần Lệ Chiến
1,618
Tàu Voyager 2 trôi dạt trong không gian giữa các vì sao kể từ tháng 11 năm 2018. (Ảnh: NASA/JLP). Sau khi vô tình dịch chuyển ăng-ten của tàu thăm dò Voyager 2 hai độ, NASA đã mất liên lạc với tàu này vào ngày 21/7. Vào ngày 4/8, NASA đã thiết lập lại thành công ăng-ten của tàu thăm dò, khôi phục liên lạc với nó sau hai tuần bặt vô âm tín. Sau khi phát hiện tín hiệu “nhịp tim” từ tàu thăm dò vào ngày 1/8, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA đã gửi tín hiệu tới tàu thăm dò trong nỗ lực cài đặt lại ăng-ten của nó về phía Trái đất một cách thủ công. Sau khoảng 37 giờ để tín hiệu của NASA đến được tàu thăm dò ở giữa các vì sao và chờ 18,5 giờ để tàu Voyager 2 phản hồi, JPL cho biết trong tuyên bố: “Tàu vũ trụ bắt đầu gửi dữ liệu khoa học và đo từ xa, cho thấy nó đang hoạt động bình thường trên quỹ đạo dự kiến của nó”. NASA đã tạm thời mất liên lạc với tàu thăm dò Voyager 2, vật thể thứ hai do con người tạo ra và gửi lên vũ trụ. Tàu Voyager 2 đang di chuyển giữa các vì sao cách Trái đất khoảng 19,9 tỷ km. May mắn thay, sự cố mất liên lạc chỉ là tạm thời, NASA cho biết. Tàu Voyager 2 được lập trình để đặt lại căn chỉnh ăng-ten vài lần mỗi năm để giữ liên lạc với Trái đất khi nó trôi ra xa hơn. Lần thiết lập lại tiếp theo được lên lịch vào ngày 15/10, tại thời điểm đó, liên lạc với tàu Voyager 2 sẽ tiếp tục. Hai tàu thăm dò Voyager được phóng vào tháng 8 và tháng 9 năm 1977, cách nhau 16 ngày. Cả hai tàu thăm dò này đều bay qua các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời trước khi đi qua ranh giới xa nhất của nhật quyển – lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt trời ngăn cách hệ Mặt trời của chúng ta với không gian giữa các vì sao. Tàu Voyager 1 lần đầu tiên đến được không gian giữa các vì sao, vượt qua nhật quyển vào tháng 8 năm 2012. Là vật thể duy nhất do con người tạo ra ở xa Trái đất nhất từng được tạo ra, Voyager 1 hiện cách hành tinh của chúng ta khoảng 23,8 tỷ km. Liên lạc với Du hành 1 vẫn không bị gián đoạn. Theo NASA, cả hai tàu Yoyager đều có đủ năng lượng điện và nhiên liệu để tiếp tục hoạt động hiện tại cho đến ít nhất là năm 2025. Nhưng khi đến ngày mà cả hai tàu thăm dò sẽ ngừng liên lạc với Trái đất mãi mãi, sứ mệnh của chúng tới các vì sao vẫn sẽ tiếp tục. Theo Live Science
NASA thiết lập lại liên lạc hoàn toàn với tàu thăm dò Voyager 2
496