id
int64
39
19.8M
url
stringlengths
31
264
title
stringlengths
1
182
text
stringlengths
1
316k
__index_level_0__
int64
1
7.91M
19,819,640
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819640
Nút giao thông Gotemba
Nút giao thông Gotemba (Tiếng Nhật: インターチェンジ) còn được gọi là Gotemba IC (Tiếng Nhật: IC) là điểm giao cắt số 7 của Đường cao tốc Tomei (AH1), nối liền Gotemba, Shizuoka, Nhật Bản. Đây là điểm cao nhất của Đường cao tốc Tomei. (Độ cao 454m) Trạm xe buýt Gotemba (Gotemba Bus Stop). Trạm xe buýt Gotemba(Gotemba Bus Stop, バスストップ) là trạm xe buýt nằm ở lối vào đầu tiên của Gotemba IC. Tên của trạm xe buýt trên hướng dẫn là Tomei Gotemba (). Các điểm dừng xe buýt trong và ngoài nút giao thông được bố trí tại cùng một vị trí thuận tiện cho việc trung chuyển giữa xe buýt đường cao tốc, xe buýt tuyến và xe buýt đưa đón.
7,907,094
19,819,642
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819642
Cá căng răng nâu
Cá căng răng nâu, hoặc cá căng bốn sọc (danh pháp: Pelates quadrilineatus), là một loài cá biển thuộc chi "Pelates" trong họ Cá căng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790. Từ nguyên. Tính từ định danh "quadrilineatus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "quadri" (“bốn”) và "lineatus" (“có sọc”), hàm ý đề cập đến 4 (đôi khi 5–6) sọc màu sẫm dọc hai bên lườn loài cá này. Phân bố và môi trường sống. Cá căng răng nâu có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận từ Biển Đỏ và Đông Phi trải dài đến bờ nam Nhật Bản, Philippines và Vanuatu, giới hạn phía nam đến Nam Phi và Úc. Thông qua kênh đào Suez mà loài này đã đến được bờ đông Địa Trung Hải. Loài này cũng xuất hiện ở các lưu vực sông và vùng bờ biển của Việt Nam. Cá căng răng nâu sống ở vùng nước lợ, phổ biến ở khu vực cửa sông, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 20 m; cá con sống trong thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Phân loại. Bộ DNA ty thể hoàn chỉnh của cá căng răng nâu đã được giải trình tự bằng phương pháp giải trình tự thông lượng cao. Cây phát sinh loài cho thấy họ Cá căng có mối quan hệ gần với họ Pentacerotidae hơn là với họ Cá bướm. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá căng răng nâu là 30 cm, thường gặp với chiều dài trung bình khoảnng 20 cm. Cá có màu xám bạc, bụng trắng. Hai bên thân có 4–6 sọc ngang, màu nâu sẫm hoặc đen, sọc giữa kéo dài đến gốc vây đuôi. Cá con có thêm 6–7 vạch sọc dọc màu xám nhạt. Gai vây lưng với một vệt đen ở trên màng các gai số 3 đến 7. Một đốm có độ đậm nhạt khác nhau có thể có ở sau gáy. Miệng và khoang mang đỏ tươi khi còn sống. Số gai ở vây lưng: 12–13; Số tia vây ở vây lưng: 9–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số vảy đường bên: 66–75. Sinh thái. Thức ăn của cá căng răng nâu bao gồm cá nhỏ và các loài thủy sinh không xương sống. Trứng được cá bố mẹ bảo vệ và quạt khí. Tại Huế, cá căng răng nâu sinh sản từ tháng 2 cho đến tháng 9, rộ vào các tháng 4 đến tháng 8. Cá hơn một năm tuổi đã có thể đẻ trứng. Giá trị. Cá căng răng nâu là loài có giá trị kinh tế cao, được ngư dân tỉnh Khánh Hòa đánh bắt để làm thực phẩm. Loài này có thể được bán tươi sống hoặc muối khô.
7,907,095
19,819,666
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819666
Miss Universe Vietnam 2023
Miss Universe Vietnam 2023 là cuộc thi tìm kiếm Miss Universe Vietnam lần thứ nhất, sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 9 năm 2023. Cuộc thi này được tổ chức sau khi bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ tách khỏi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam của Công ty Cổ phần Hoàn vũ Sài Gòn và thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Thương mại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Người đăng quang sẽ đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2023.
7,907,099
19,819,674
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819674
Hoshimi Rika
là một tarento và ca sĩ người Nhật Bản. Cô cũng là một cựu nữ diễn viên khiêu dâm và thần tượng áo tắm. Cô là một thành viên của nhóm Million Girls Z. Cô sinh ra tại Numazu, Shizuoka. Sự nghiệp. Năm 2005, cô được đề cử cho bộ sưu tập thần tượng áo tắm mặc đồng phục của Tōryūmon Young Jump. Trong chương trình "SHAKE!FREE TV" của TV Aichi, cô đã được chọn làm MC khi còn là sinh viên năm hai. 22/7/2011, ảnh khỏa thân hoàn toàn đầu tiên của cô được đăng lên tạp chí ảnh hàng tuần "FRIDAY" số ngày 5/8/2011. Tháng 9 cùng năm, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm với hãng MUTEKI. Sau đó cô đã trở thành nữ diễn viên độc quyền của Idea Pocket, và các phim phát hành vào tháng 1 và 2 đã trở thành một trong những phim bán chạy nhất của hãng. Công ti chủ quản hiện tại của cô là Diva Promotion. Năm 2013, cô đã đảm nhận vị trí quản lí phòng kinh doanh của Idea Pocket. Cô thông báo cô sẽ chuyển hãng phim độc quyền sang Million từ ngày 1/5/2014, và cô cũng đã được chọn để tham gia nhóm Million Girls Z cùng với Sakazaki Miho, Christine và Sakura Kizuna, với cô là trưởng nhóm. 1/6/2016, bên lề sự kiện trang web chính thức của AV OPEN2016 được lập, cô cùng với Ichikawa Masami và Mikami Yua đã thông báo được chọn làm hình ảnh đại diện của sự kiện. Tháng 12 cùng năm, cô đã thông báo nghỉ việc trên blog của cô. Tháng 5/2019, cô tham gia công ti T-Powers với tư cách là một tarento và quay lại hoạt động nghệ thuật. Ngày 4/12/2020, cô ra mắt ngành ca hát dưới nghệ danh HOSHIMI RIKA. Dựa trên kinh nghiệm làm thần tượng áo tắm, cô đã thể hiện sự mong muốn được giúp đỡ những cô gái đang hoạt động trong ngành vướng vào cuộc phản đối hủy bỏ buổi chụp ảnh áo tắm, và đã tham gia với tư cách là MC tại buổi tiệc sau sự kiện với chủ đề "Thể hiện sự quyến rũ để bảo vệ những nơi bạn có thể thể hiện bản thân, ví dụ như các buổi chụp ảnh áo tắm và áo lót".
7,907,100
19,819,678
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819678
Bản đồ theo quốc kỳ
Bản đồ theo quốc kỳ là một dạng bản đồ và các quốc kỳ trên các quốc gia như là: Vanuatu, Serbia, Trung Quốc, Yemen, Kenya, Pháp, Nicaragua, ... thậm chí là các châu lục hoặc vùng như là bán đảo Balkans, Đông Nam Á, Carribe, Trung Đông và bản đồ lịch sử đó là: Cộng hòa Weimar, Đế quốc Anh, Liên Xô, Liên bang Đông Dương, Ấn Độ thuộc Anh., Liên minh Nam Phi, Đế quốc Đại Hàn... Có hai bản đồ ngôn ngữ đó là tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha. Có bản đồ quốc gia phụ thuộc và quốc gia không được công nhận như: Niue, Somaliland, Polynesie, Reunion, Cộng hòa Artsakh, Saint Helena. Bản đồ thủ đô là: Tokyo, Moscow, Berlin. Bản đồ thế giới gồm theo từng năm là thế kỷ, có hai thế kỷ là: thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Các bản đồ thường khi có hồ, hồ nước mặn như là: Biển Aral.. và thỉ thoảng không có hồ (trừ biển Caspi) chỉ có sông và các nước có cộng hòa tự trị như: Cộng hòa tự trị Krym, Nakhchivan, Adjara, Karakalpakstan và Nước cộng hòa thuộc Nga như: Sakhalin, Tatar ... tỉnh và tiểu bang của Hoa Kỳ và Canada như: Columbia thuộc Anh, Oregon, Nunavut, California... Về mặt địa lí, Nam Cực không phải là một quốc gia, mà là một châu lục nằm ở bán cầu Nam. Thường thường khi có bản đồ tỉnh của Tây Ban Nha. Tổ chức. Bản đồ quốc kỳ còn có quốc kỳ của tổ chức là: ASEAN, NATO, Liên minh Châu Âu, CSTO, Liên minh Châu Phi, Liên đoàn Ả Rập, Comecon, Khối Warszawa, Khối Thịnh vượng chung Anh, Liên Hợp Quốc và không có như là Hội Quốc Liên. Lịch sử. Alighiero Boetti, họa sĩ người Ý đã vẽ một chiếc bản đồ thế giới của thế kỷ 20 được làm bằng quốc kỳ mà ông làm từ năm 1969 và đến 1971 mới hoàn thành. Boetti đã phải làm đi làm lại tới 200 lần, bởi biên giới bị thay đổi, thậm chí phải thay quốc kỳ cũ bằng quốc kỳ mới. Những nhà làm nghệ thuật lẫn người yêu nghệ thuật ngày nay nhìn lại tác phẩm của ông ấy và nhận thấy chính ý tưởng sáng tạo của ông đang mở ra một hướng mới cho các nghệ sĩ. Tên tác phẩm của ông là Mappa. Bản đồ các quốc gia phụ thuộc. Có rất nhiều bản đồ các quốc gia phụ thuộc là: Bản đồ các quốc gia không được công nhận hoặc hạn chế công nhận. Và có một số bản đồ các quốc gia không được công nhận hoặc các quốc gia được hạn chế công nhận đó là: Bản đồ các quốc gia lịch sử. Có rất nhiều các bản đồ quốc gia lịch sử Các bản đồ dạng phép chiếu. Chỉ có hai dạng phép chiếu của bản đồ theo quốc kỳ duy nhất đó chính là phép chiếu Mercator và phép chiếu Karavrayski VII. Phép chiếu Mercator là một hình chiếu bản đồ hình trụ đại diện cho toàn bộ bề mặt trên mặt đất. Nó được phát triển bởi Gerardus Mercator vào thế kỷ 16, vào năm 1569. Tuy nhiên, dạng bản đồ này không được chính xác vì nó đã bị chỉ trích rộng rãi vì thực tế là nó làm biến dạng các hình thức khi nó tiếp cận các cực làm cho khối đất trông lớn hơn so với thực tế. Ngày nay, phép chiếu Mercator tiếp tục là một trong những thứ được sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, các dịch vụ định vị toàn cầu của Google, Bing, OpenStreetMaps và Yahoo dựa trên loại hình chiếu bản đồ này. Bản đồ thế giới. Một dạng bản đồ không có hoặc có hình ovan màu đen, là bản đồ phép chiếu Kavrayskiy VII từ thế kỷ 18, hết thế kỷ 19, thế kỷ 20 và 21 . Loại bản đồ. Có loại bản đồ trong Wikimedia Commons, loại bản đồ này là một phép chiếu mà chúng ta đã nói. Nhưng mà là một bản đồ khác, so với hồi nãy chúng ta đang dùng. Liên kết ngoài. Không có liên kết ngoài, đây là một bài viết mới đăng từ hôm kia, vào ngày chưa xác định được. Bài viết liên quan đến Bản đồ vẫn còn sơ khai
7,907,102
19,819,739
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819739
Kimotsuki, Kagoshima
là một thị trấn thuộc quận Kimotsuki, bán đảo Ōsumi, tỉnh Kagoshima. Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2023, dân số thị trấn ước tính là 13.371 người và mật độ dân số là 474 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 308,12 km². Địa lý. Khí hậu. Thị trấn Kimotsuki có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phân loại khí hậu Köppen: Cfa) với mùa hè nóng và mùa đông ôn hòa. Lượng mưa đáng kể trong suốt cả năm và nhiều nhất vào mùa hè, đặc biệt là các tháng 6 và 7. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Kimotsuki là 17,5°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.747,6 mm (với tháng 6 là tháng ẩm ướt nhất). Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 8 (27,2°C) và thấp nhất vào tháng 1 (7,6°C). Nhiệt độ cao kỷ lục là 38,5°C (ngày 18 tháng 8 năm 2020) và nhiệt độ thấp kỷ lục là −6,4°C (ngày 25 tháng 1 năm 2016). Dân số. Theo dữ liệu điều tra dân số của Nhật Bản, dân số của thị trấn Kimotsuki vào năm 2023 là 13.371 người. Các cuộc điều tra dân số được tiến hành kể từ năm 1920. Dân số của thị trấn đạt đỉnh vào những năm 1950, sau đó dân số giảm dần và đến nay dân số thị trấn này không có dấu hiệu phục hồi.
7,907,115
19,819,773
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819773
Danh sách nhà thiết kế Ý
Đây là danh sách các nhà thiết kế từ Ý:
7,907,121
19,819,859
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819859
Boot Camp (Phần mềm)
Trình công cụ Boot Camp là một phần mềm tiện ích và là trình đa khởi động được giới thiệu trong hệ điều hành macOS của Apple (tên cũ ) hỗ trợ người dùng trong việc cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows trên máy tính Macintosh (nền tảng Intel). Phần mềm tiện ích này giúp người dùng phân vùng ổ cứng mà không làm mất dữ liệu (bao gồm điều chỉnh kích thước của phân vùng HFS+ có sẵn hoặc APFS, nếu cần thiết) trên một ổ cứng HDD hoặc ổ cứng SSD và cài đặt các trình điều khiển cần thiết cho Windows dành riêng cho phần cứng của Apple. Công cụ này cũng sẽ cài đặt một ứng dụng nhỏ trong Control Panel của Windows để hỗ trợ cho việc lựa chọn hệ điều hành mặc định trên máy Mac. Ban đầu được giới thiệu là một phiên bản beta không được hỗ trợ cho Mac OS X 10.4 Tiger, tuy nhiên sau đó công cụ này đã được giới thiệu cùng với Mac OS X 10.5 Leopard và được bao gồm đi kèm trong các phiên bản macOS sau đó. Phiên bản đầu của Boot Camp hỗ trợ Windows XP và Windows Vista. Kể từ phiên bản Boot Camp 4.0 có trên Mac OS X 10.6 Snow Leopard phiên bản 10.6.6 cho đến Mac OS X 10.8 Mountain Lion phiên bản 10.8.2 chỉ hỗ trợ Windows 7 (32 và 64-bit). Tuy nhiên, với sự ra mắt của Boot Camp 5.0 dành Mac OS X 10.8 Mountain Lion kể từ phiên bản 10.8.3, chỉ có phiên bản Windows 7 và Windows 8 64-bit là được hỗ trợ chính thức. Kể từ phiên bản Boot Camp 6.0 thì Apple đã thêm hỗ trợ cho Windows 10 64-bit. Đối với phiên bản Boot Camp 6.1 có sẵn trên macOS 10.12 Sierra và trở về sau đã thêm điều kiện mới, nó chỉ cho phép cài đặt Windows 7 và các phiên bản mới hơn trên máy Mac; kể từ macOS 10.14 Mojave, điều kiện này đã được cập nhật một lần nữa và chỉ cho phép cài đặt Windows 10 trở lên. Boot Camp cho đến hiện tại không được hỗ trợ trên dòng máy tính Mac sử dụng chip Apple silicon. Với việc hỗ trợ ảo hóa, hiện tại nó đã có thể chạy Windows 10 và 11 dành cho ARM (chỉ bản dựng Windows Insider vì chúng là bản dựng Windows ARM duy nhất có sẵn công khai) thông qua trình giả lập QEMU và phần mềm ảo hóa Parallels Desktop, cũng cho phép cài đặt Linux. Tổng quan. Quá trình cài đặt. Quá trình cài đặt Windows 10 trên máy Mac yêu cầu tệp ảnh ISO bộ cài của Windows 10 được phân phối bởi Microsoft. Boot Camp kết hợp bộ cài Windows 10 với các tập lệnh cài đặt đặc biệt do các kỹ sư của Apple viết ra nhằm giúp Windows tải những trình điều khiển phần cứng cần thiết dành cho máy tính Mac đang được cài đặt Windows. Quá trình này được thực hiện bằng cách Boot Camp nhúng trình điều khiển thông qua một số file lệnh riêng biệt nhằm bắt buộc bộ cài Windows 10 tải thêm những trình điều khiển cần thiết được viết ra dành cho phần cứng trên máy Mac đó (i.e bàn phím, bàn di chuột và cổng USB). Nếu người dùng cài đặt theo cách thông thường không thông qua Boot Camp thì có thể sẽ không tương tác được với màn hình cài đặt vì tiêu chuẩn bàn phím và bàn di chuột của máy Mac không theo tiêu chuẩn tương tích chung của Windows, do đó trình điều khiển chung của Windows có thể chỉ tương tích 1 phần hoặc không thể nhận diện được các thiết bị này nếu thiếu driver cần thiết từ Apple. Boot Camp hiện hỗ trợ Windows 10 trên một loạt máy tính Mac được sản xuất từ giữa năm 2012 trở lên. Máy Mac đi kèm với chip Apple Silicon không được hỗ trợ bởi vì phần cứng thuộc cấu trúc ARM không tương tích với Windows vốn hoạt động trên tập lệnh x86-64. Mặc dù Windows 11 có phiên bản hỗ trợ tập lệnh ARM64 (tập lệnh được sử dụng trong máy Mac ARM), tuy nhiên phiên bản ARM64 chỉ được cấp phép cho OEM (không bán lẻ nên không có sẵn bộ cài) và cũng vì Apple không viết trình điều khiển dành cho vi xử lý M1/M2 nên nó không thể chạy được trên máy Mac Apple Silicon. Khởi động vào ổ đĩa. Theo mặc định, máy Mac sẽ ưu tiên khởi động vào ổ đĩa được sử dụng ở thời điểm gần nhất. Bằng cách nhấn phím option (⌥) trong khi máy tính đang khởi động, trên màn hình sẽ hiện trình quản lý khởi động, nơi cho phép người dùng chọn hệ điều hành muốn sử dụng để vận hành thiết bị. Khi sử dụng bàn phím không phải của Apple, phím alt hoạt động chung một công năng. Ta cũng có thể vào trình quản lý khởi động này bằng cách ấn phím "menu" trên Apple Remote khi máy tính đang khởi động. Trên các dòng máy Mac cũ, chức năng khởi động của nó dựa trên việc giả lập BIOS thông qua EFI và cơ chế đồng bộ thông tin bảng phân vùng giữa GPT và kết hợp MBR." Trên các dòng máy Mac mới, Boot Camp giữ ổ cứng ở chế độ bảng phân vùng GPT vì vậy mặc định Windows sẽ được cài và khởi động thông qua chế độ UEFI. Yêu cầu hệ thống. Mac OS X 10.7 Lion và Mac OS X 10.8 Mountain Lion. Yêu cầu hệ thống Boot Camp của Apple liệt kê các yêu cầu sau đối với các phiên bản Mac OS X Lion và Mac OS X Mountain Lion: Mac OS X 10.5 Leopard và Mac OS X 10.6 Snow Leopard. Apple liệt kê các yêu cầu sau đối với Mac OS X 10.5 Leopard và Mac OS X 10.6 Snow Leopard: Những máy tính Macintosh hỗ trợ Windows 8. Những mẫu máy tính Macintosh hỗ trợ Windows 8 sớm nhất là MacBook Air giữa năm 2011, mẫu 13 inch giữa năm 2011 hoặc mẫu MacBook Pro 15 và 17 inch giữa năm 2010 (ngoại trừ mẫu 13" giữa năm 2010), mẫu Mac Mini giữa năm 2011, mẫu iMac 21 inch giữa năm 2011 hoặc mẫu 27 inch giữa năm 2010 (ngoại trừ mẫu 21.5" giữa năm 2010) và Mac Pro đầu năm 2009. Bằng cách chạy phiên bản Boot Camp tương tích với phiên bản đĩa cài đặt Microsoft Windows nằm trong ổ đĩa quang và sau đó thay đổi đĩa thành đĩa cài đặt Windows 8 khi Mac OS X khởi động lại máy tính trước khi bắt đầu quá trình cài đặt Windows, ta có thể cài đặt Windows 8 trên các phần cứng cũ không được hỗ trợ. Cách này đôi khi cũng có thể dùng được với WIndows 10. Những máy Mac dùng chip Intel trước năm 2011 thường dùng cách này để chạy các phiên bản Windows sau này (Windows 8 đến Windows 10) một cách không chính thức.
7,907,135
19,819,963
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19819963
Djibril Sow
Mohameth Djibril Ibrahima Sow (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Sevilla tại La Liga và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ.
7,907,161
19,820,000
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820000
BTB Electric
BTB Electric là công ty cung cấp thiết bị điện, có trụ sở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2013, BTB Electric mở chi nhánh tại Việt Nam, đại diện cho thị trường châu Á. BTB Electric sản xuất và cung ứng thiết bị điện. Công ty hoạt động ở nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Đức và Bỉ. Năm 2021, BTB Electric kết hợp với LS Electric Hàn Quốc ra mắt sản phẩm mới về tụ bù công suất phản kháng, cuộn kháng cho tụ bù, contactor cho tụ bù, Relay hệ số công suất.
7,907,171
19,820,019
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820019
Người bị người ngoài hành tinh bắt cóc
Người bị người ngoài hành tinh bắt cóc (còn gọi là người bị bắt cóc và người trải nghiệm) là những người tuyên bố mình đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Thuật ngữ "hiện tượng bắt cóc" mô tả những lời tuyên bố về những sinh vật không phải con người bắt cóc các cá nhân và tạm thời đưa họ ra khỏi môi trường sống quen thuộc trên Trái Đất. Những kẻ bắt cóc, thường được hiểu là các dạng sống ngoài Trái Đất, được cho là bắt buộc những người trải nghiệm phải kiểm tra y tế, qua đó nhấn mạnh đến hệ thống sinh sản của họ. Tổng quan. Câu chuyện về vụ bắt cóc người ngoài hành tinh đầu tiên được công bố rộng rãi là vụ bắt cóc Betty và Barney Hill vào năm 1961. Kể từ thời điểm đó, độ tin cậy và sức khỏe tinh thần của những người bị cáo buộc là người trải nghiệm đã có tầm quan trọng lớn đối với những người đang tìm cách xác định tính xác thực của các tuyên bố bắt cóc. Các học giả chính thống và các thành viên của phong trào hoài nghi thường nghi ngờ rằng hiện tượng này xảy ra theo đúng nghĩa đen như được báo cáo, và đã đề xuất nhiều cách giải thích khác nhau. Các báo cáo về hiện tượng bắt cóc đã được thực hiện trên khắp thế giới, nhưng ít phổ biến hơn bên ngoài các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là nước Mỹ. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi như vậy thường lập luận rằng hiện tượng này có thể là một huyền thoại dân gian thời hiện đại hoặc những giấc mơ sống động xảy ra trong trạng thái tê liệt khi ngủ. Ngược lại, giới nghiên cứu UFO và siêu linh giữ vị trí gần với giá trị thực của những lời tuyên bố bắt cóc. Việc khám phá ra những đặc điểm tâm lý chung do người bị bắt cóc chia sẻ có khả năng xác định một lời giải thích về thần kinh học cho những tuyên bố này, trong khi những điểm tương đồng hoặc khác biệt khác có thể giúp củng cố rằng tuyên bố của những người trải nghiệm trên thực tế tương ứng với thực tế khách quan. Về mặt phân loại, người bị bắt cóc có một số đặc điểm tâm lý khiến lời khai của họ bị nghi ngờ. Tiến sĩ Elizabeth Slater đã tiến hành một nghiên cứu mù quáng về 9 người tuyên bố mình bị bắt cóc và nhận thấy họ có xu hướng "suy nghĩ hoang tưởng nhẹ", gặp ác mộng và có bản sắc tình dục yếu ớt. Theo Yvonne Smith, một số người nghi là bị bắt cóc xét nghiệm dương tính với bệnh lupus, mặc dù không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Độ tuổi. Trong một nghiên cứu điều tra động cơ của những kẻ bắt cóc khả nghi, Jenny Randles đã phát hiện ra rằng trong bốn trường hợp trong tổng số năm mươi trường hợp mà người trải nghiệm trên bốn mươi tuổi trở lên, họ đã bị người ngoài hành tinh từ chối vì "những gì họ (người trải nghiệm) thường được suy luận là lý do về mặt y tế." Randles kết luận "[Vụ] bắt cóc về cơ bản là trải nghiệm của một người trẻ tuổi." Siêu linh. Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ hiện tượng bắt cóc cho rằng những người bị bắt cóc có tỷ lệ mắc các sự kiện và khả năng huyền bí không liên quan đến bắt cóc cao hơn. Sau trải nghiệm bị bắt cóc, những khả năng và sự kiện huyền bí này đôi khi dường như trở nên rõ ràng hơn. Theo điều tra viên Benton Jamison, những người trải qua vụ bắt cóc trình báo nhìn thấy UFO lẽ ra phải được các nhân chứng chứng thực độc lập báo cáo thì trông có vẻ như như "là 'nhân cách ngoại cảm' theo nghĩa của Jan Ehrenwald." Đôi khi chủ thể bị bắt cóc trải nghiệm cảm giác vừa là người vừa là người ngoài hành tinh cùng một lúc, hiện tượng mà Joe Nyman gọi là "tham chiếu kép". Tham chiếu kép xuất hiện trong các phiên thôi miên hồi quy qua đó đối tượng báo cáo sự tồn tại trước khi sinh hoặc trước khi sống là một trong những chủng loài giống như những người mà sau này kể lại đã bắt cóc họ. Khi trình bày một bài viết về chủ đề này tại hội nghị người ngoài hành tinh bắt cóc của MIT năm 1992, một số điều tra viên tham dự đã buộc tội ông ấy dẫn dắt các đối tượng của mình trong các phiên thôi miên hồi quy, vốn có thể khuyến khích họ bịa chuyện. Tuy nhiên, một số đối tượng của Nyman không đồng ý với lời buộc tội này và bảo vệ ông ấy.
7,907,174
19,820,118
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820118
Phoui Sananikone
Phoui Sananikone (; ngày 6 tháng 9 năm 1903 – ngày 4 tháng 12 năm 1983) được người dân địa phương gọi là Phagna Houakhong () là chính khách người Lào từng giữ chức Thủ tướng Vương quốc Lào lần thứ nhất từ năm 1950 đến năm 1951 và lần thứ hai từ năm 1958 đến năm 1959. Tiểu sử. Thân thế và học vấn. Phoui Sananikone chào đời tại Viêng Chăn năm 1903, thuộc một trong những gia tộc danh giá nhất ở Lào có thế lực về chính trị, kinh tế và xã hội. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Pavie năm 1923 trước khi bước chân vào làm công chức thuộc địa trên cương vị là thư ký tại Phủ Thống sứ Pháp tại Lào. Về sau ông thi đậu đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi công chức và được người Pháp trao chức huyện trưởng. Đến năm 1941, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Houakhong (còn gọi là tỉnh Thượng Mékong hoặc Luang Namtha) rồi sau đạt đến cấp bậc hành chính cao nhất với danh xưng đặc biệt "Chao Khoueng". Sự nghiệp chính trị. Sự nghiệp chính trị của Sananikone bắt đầu trong những năm khó khăn sau Thế chiến thứ hai vào tháng 1 năm 1947 trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Y tế và Phúc lợi Xã hội trong Chính phủ Hoàng gia Lào, ông được bầu làm dân biểu tỉnh Pakse và trở thành chủ tịch đầu tiên của Quốc hội Lào cùng năm đó. Ông đã tham gia đàm phán trước khi ký kết Công ước chung Pháp-Lào năm 1949, theo đó Lào trở thành một Quốc gia Đông Dương liên kết trong khối Liên hiệp Pháp. Ông được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội cho đến năm 1950 rồi chẳng mấy chốc phải từ chức sau khi Quốc vương Lào Sisavang Vong ủy nhiệm ông thành lập nội các. Với tư cách là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã dẫn đầu Phái đoàn Lào dự Hội nghị Pau vào tháng 6 năm 1950. Chính trong năm đó, ông và các cựu thành viên Lào Issara khác đã lập ra Đảng Độc lập, đảng này về sau hợp nhất với Đảng Quốc dân để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tạo cơ hội cho Sananikone lên làm Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 8 năm 1958. Thủ tướng đương thời Souvanna Phouma bị mất phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và buộc phải từ chức. Sananikone kế nhiệm Souvanna Phouma, và thành lập một nội các mới với sự ủng hộ từ các thành viên Ủy ban Quốc phòng vì Lợi ích Quốc gia (CDNI). Pathet Lào không còn đại diện trong chính phủ mới thân Mỹ. Sau khi nhậm chức, Sananikone và các bộ trưởng của ông đã chuyển đổi chính sách của Lào sang cánh hữu, giải tán Quốc hội và bác bỏ hiệp định đình chiến Geneve năm 1954. Sananikone cũng nỗ lực giải tán và vô hiệu hóa lực lượng Pathet Lào được hợp nhất vào Quân đội Hoàng gia Lào (RLA) vài tháng trước đó. Tuy vậy, Ông đành phải từ chức dưới áp lực quân sự của phe cánh hữu và trao mọi quyền hành cho Tướng Phoumi Nosavan, người đứng đầu Quân đội Hoàng gia Lào. Kể từ khi gia nhập nội các, ông hầu như đã nắm giữ mọi vị trí cao nhất trong chính phủ Lào. Phần lớn công việc của ông với tư cách là một chính khách liên quan đến độc lập và chủ quyền của Lào ở Đông Nam Á, đặc biệt là liên quan đến chính sách trung lập hướng về phương Tây trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc chiến tranh Đông Dương. Thời kỳ cuối đời. Sananikone tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội các nhiệm kỳ từ năm 1963 đến năm 1965 và từ năm 1968 đến năm 1974. Tháng 5 năm 1975, ông sang Pháp sau khi cộng sản tiếp quản. Tháng 9 cùng năm, ông bị chính quyền mới kết án tử hình vắng mặt. Sananikone mất ở Paris, hưởng thọ 80 tuổi.
7,907,188
19,820,341
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820341
Strahinja Eraković
Strahinja Eraković (; sinh ngày 22 tháng 1 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá người Serbia thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Zenit Saint Petersburg.
7,907,225
19,820,407
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820407
Copac
Copac (ban đầu là từ viết tắt của Hợp tác Thư mục Truy cập Công cộng Trực tuyến) là một danh mục liên minh cung cấp truy cập miễn phí đến các thư mục trực tuyến hợp nhất của nhiều thư viện nghiên cứu lớn và thư viện chuyên ngành ở Vương quốc Anh và Ireland, cùng với Thư viện Anh, Thư viện Quốc gia Scotland và Thư viện Quốc gia Wales. Đến năm 2019, nó có hơn 40 triệu hồ sơ từ khoảng 90 thư viện, đại diện cho một loạt các tài liệu trong tất cả các lĩnh vực. Copac là hoàn toàn miễn phí và tiếp cận được cho tất cả mọi người, và được sử dụng rộng rãi, với người dùng chủ yếu đến từ các cơ sở giáo dục đại học ở Vương quốc Anh, nhưng cũng trên toàn thế giới. Copac được người dùng đánh giá cao như một công cụ nghiên cứu. Copac có thể tìm kiếm thông qua trình duyệt web hoặc một trình máy khách client Z39.50. Nó cũng có thể truy cập thông qua các giao diện OpenURL và Search/Retrieve via URL (SRU). Các giao diện này có thể được sử dụng để cung cấp liên kết đến các mục trên Copac từ các trang web bên ngoài, chẳng hạn như những trang web được sử dụng trên trang web Viện Nghiên cứu Lịch sử của vương quốc Anh. Copac từng là dịch vụ của Jisc được cung cấp cho cộng đồng Vương quốc Anh dựa trên thỏa thuận với Research Libraries UK (RLUK). Dịch vụ này sử dụng các hồ sơ do các thành viên của RLUK cung cấp, cũng như một loạt các thư viện chuyên ngành có bộ sưu tập có liên quan đến các đề tài nghiên cứu quốc gia. Danh sách đầy đủ các bên đóng góp có thể được tìm thấy, bao gồm Cơ quan Quốc gia Anh về Địa điểm Lịch sử hoặc Vẻ đẹp Tự nhiên, Vườn thực vật Hoàng gia Kew, thư viện Middle Temple và Thư viện Hội kỹ sư cơ khí (IMechE). Vào tháng 7 năm 2019, Jisc đã thay thế COPAC bằng Library Hub Discover.
7,907,237
19,820,494
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820494
Sự kiện UFO Thung lũng Hudson 1984
Sự kiện UFO Thung lũng Hudson năm 1984 là những vụ nhìn thấy UFO xảy ra vào mùa hè năm 1984 ở New York và miền Tây Connecticut. Các vụ nhìn thấy diễn ra ở phía bắc Quận Westchester, Quận Dutchess, Quận Putnam và Quận Fairfield. Cư dân địa phương cho biết đã nhìn thấy những vật thể có kích thước bằng cả một sân bóng bầu dục Mỹ, "thường có hình chữ V hoặc hình tròn", theo tờ "New York Times". Vật thể này được mô tả là có ánh đèn nhấp nháy, mà một người dân cho là UFO "Cho chúng tôi biết là mình đang xem nó". Chúng còn được kể lại có thể vọt thẳng lên trời và lơ lửng trên không trung trong thời gian dài. Vụ việc đã gây chấn động và nhiều người đam mê UFO bèn đổ xô tới Thung lũng Hudson với hy vọng được dịp tận mắt chứng kiến vật thể này. Tuy vậy, UFO xuất hiện trên bầu trời được chứng minh là giả, khi nhóm phi công từ sân bay trong khu vực bị phát hiện thích đánh lừa những người cuồng UFO và cư dân địa phương bằng cách cho máy bay bay theo đội hình gần. Người phát ngôn của Sân bay Quốc tế Stewart nói rằng hành động này "không phải là bất hợp pháp nhưng thật khó chịu".
7,907,252
19,820,616
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820616
Banu al-Munajjim
Banu al-Munajjim (), là một gia tộc Iran của các quan lại Abbasid được ghi nhận vào thế kỷ thứ 9 và 10. Họ tuyên bố có nguồn gốc từ triều đại Sassanid. Lịch sử. Theo Ibn al-Nadim, gia tộc Banu al-Munajjim có nguồn gốc từ Mihr-Gushnasp, một người con của vị vua cuối cùng của triều đại Sasan, Yazdegerd III (năm 632 – 651). Gia tộc này lần đầu được đề cập là vào thế kỷ thứ 9, khi tổ tiên cùng tên của gia tộc, Abu Mansur al-Munajjim (nguyên danh là Aban-Gushnasp), làm việc tại triều đình của vị khaliph Abbasid thứ hai, al-Mansur (năm 754 – 775), một nhà chiêm tinh ("al-munajjim"). Con trai của ông, Yahya, làm việc tại triều đình Abbasid dưới thời al-Ma'mun (năm 813 – 833), sau đó cải từ Hoả giáo sang Hồi giáo. Yahya có bốn người con trai tên Ali, Sa'id, Abdallah, và Hasan. Bốn người con trai này, giống như cha mình, cũng làm việc tại triều đình Abbasid. Ali thậm chí còn trở thành bạn bè với khaliph al-Mutawakkil (năm 847 – 861), và con trai của ông, Yahya, cũng tương tự nhưng với al-Muwaffaq, người hợp thức "de facto" làm quản trị thay cho anh trai al-Mu'tamid (năm 870 – 892). Một trong những người con khác của Ali, Harun, cũng làm việc tại triều đình Abbasid. Harun còn có một người con tên là Ali, nhưng cuối cùng lại phục vụ dưới thời Buyid khi họ trở thành những nhà cai trị mới của Baghdad. Ông là thành viên cuối cùng được biết đến trong gia tộc này.
7,907,270
19,820,628
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820628
National Bank Open 2023
Giải quần vợt Canada Mở rộng 2023 (còn được biết đến với National Bank Open presented by Rogers vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời diễn ra từ ngày 7–13 tháng 8 năm 2023. Giải đấu nam diễn ra tại Sân vận động Sobeys ở Toronto và giải đấu nữ diễn ra tại Sân vận động IGA ở Montreal. Đây là lần thứ 133 giải đấu nam được tổ chức—là một giải Masters 1000 trong ATP Tour 2023, và lần thứ 121 giải đấu nữ được tổ chức—là một giải WTA 1000 không Mandatory trong WTA Tour 2023. Nội dung đơn ATP. Hạt giống. Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống. Hạt giống dựa trên bảng xếp hạng ATP vào ngày 31 tháng 7 năm 2023. Xếp hạng và điểm trước vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. † Tay vợt không vượt qua vòng loại ở giải đấu năm 2022. Thay vào đó, điểm tốt nhất của lần 19 sẽ được thay thế vào. Tay vợt rút lui khỏi giải đấu. Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu. Vận động viên khác. Đặc cách: Bảo toàn thứ hạng: Vượt qua vòng loại: Thua cuộc may mắn: Nội dung đôi ATP. Vận động viên khác. Đặc cách: Thay thế: Nội dung đơn WTA. Hạt giống. Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống. Hạt giống dựa trên bảng xếp hạng WTA vào ngày 31 tháng 7 năm 2023. Xếp hạng và điểm trước vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. † Điểm từ kết quả tốt nhất của lần 16 (cho điểm bảo vệ) hoặc kết quả tốt nhất của lần 17 (cho điểm thắng), vào ngày 7 tháng 8 năm 2023.<br> ‡ Tay vợt có điểm bảo vệ từ một giải WTA 125 (Concord).<br> § Không thay đổi điểm vì điểm từ giải đấu không được tính là một trong 16 kết quả tốt nhất của tay vợt. Tay vợt rút lui khỏi giải đấu. Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu. † Điểm từ kết quả tốt nhất của lần 16.<br> § Không thay đổi điểm vì điểm từ giải đấu năm 2022 không được tính vào xếp hạng của tay vợt vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. Vận động viên khác. Đặc cách: Bảo toàn thứ hạng: Vượt qua vòng loại: Thua cuộc may mắn: Nội dung đôi WTA. Vận động viên khác. Đặc cách: Thay thế:
7,907,275
19,820,632
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820632
Maurice Antoine François Monguillot
Maurice Antoine François Monguillot (ngày 9 tháng 8 năm 1874 – ngày 23 tháng 6 năm 1945) là quân nhân và quan chức thuộc địa người Pháp ở Đông Dương. Ông từng ba lần giữ chức quyền Toàn quyền Đông Dương; từ tháng 5 năm 1919 đến tháng 2 năm 1920, tháng 4 năm 1925 đến tháng 11 năm 1925 và tháng 11 năm 1927 đến tháng 8 năm 1928. Tiểu sử. Monguillot được phong là Hiệp sĩ Quân đoàn Danh dự vào ngày 18 tháng 1 năm 1911, là Sĩ quan Quân đoàn Danh dự vào ngày 23 tháng 3 năm 1916, Chỉ huy Quân đoàn Danh dự vào ngày 18 tháng 1 năm 1921. Thông báo được công bố trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh vào năm 1925 ghi rằng nhờ thành tựu trên cương vị là Toàn quyền Đông Dương, Thống sứ Bắc Kỳ và sau đó là quản lý Nhà máy Chưng cất Rượu Đông Dương, chủ tịch Tơ-rớt Thuộc địa, rồi lên làm chủ tịch các mỏ thiếc đã được quốc hữu hóa ở Thượng Bắc Kỳ. Ông trúng tuyển vào trường École Polytechnique thuộc Bộ Chiến tranh vào năm 1894 trong bốn năm, sau đó tham chiến trong vai trò là lính pháo binh đội Thủy quân lục chiến từ năm 1896 và tham gia Thế chiến thứ nhất cho đến năm 1916. Ông từng đóng quân tại Bắc Kỳ năm 1902 trong thời chiến, Tunisia trong thời bình năm 1906, đến Antilles thuộc Pháp năm 1908, ở Nam Kỳ năm 1909, Bắc Kỳ thời chiến năm 1912, Madagascar thời chiến năm 1911–1912, Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp năm 1913–1914 và trong Thế chiến thứ nhất ở Pháp từ ngày 2 tháng 8 năm 1914 đến 31 tháng 3 năm 1916. Hồ sơ nhập học của Monguillot tại trường École Polytechnique ghi rằng ông cao 1,67m với mái tóc vàng sẫm và đôi mắt xanh xám. Trong thời gian làm nhà quản lý thuộc địa ở châu Á, ông đã công bố một sắc lệnh vào ngày 30 tháng 10 năm 1925 nhằm bảo vệ di chỉ Angkor. Trong thời gian Andre Malraux lưu lại Đông Dương, Monguillot đã theo dõi sát sao ông ấy do mối quan hệ với những phần tử Bolshevik; khi Malraux ở Hà Nội, Monguillot từ chối gặp ông này. Monguillot đã yêu cầu thực hiện (và đã được cấp) quyền hưởng lương hưu do ông đã có thời gian làm việc lâu dài với chính phủ (với sự miễn trừ đặc biệt do tuổi tác của ông) bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 1929. Lúc đó ông đã 55 tuổi. Monguillot có một loài chim được đặt theo tên ông là sẻ thông họng vàng do nhà điểu học người Mỹ Jean Théodore Delacour đặt ra vào năm 1926 theo danh pháp nhị thức "Hypacanthis monguilloti"
7,907,276
19,820,709
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820709
Mubadala Citi DC Open 2023 - Đơn nam
Dan Evans là nhà vô địch, đánh bại Tallon Griekspoor trong trận chung kết, 7–5, 6–3. Đây là danh hiệu đơn ATP Tour thứ 2 của Evans. Nick Kyrgios là đương kim vô địch, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu do chấn thương. Hạt giống. Tất cả các hạt giống được miễn vào vòng 2.
7,907,286
19,820,734
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820734
Chương II (album của Cá Hồi Hoang)
Chương II là album phòng thu thứ đầu tiên của ban nhạc Việt Nam Cá Hồi Hoang được phát hành bởi Luke Record vào ngày 27 tháng 11 năm 2014. Album bao gồm 10 bài hát với 3 bài hát đã ra mắt trước đó là "Một Phút Quay Lại", "Muông Thú" và "Cho Ngày Cưới". Những người thực hiện. Âm nhạc
7,907,296
19,820,807
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820807
Các vị trí trong bóng chày
Trong môn thể thao bóng chày, mỗi người trong số chín cầu thủ của một đội được chỉ định một vị trí phòng ngự trên sân cụ thể khi đội của họ đang trong lượt phòng ngự của hiệp đấu. Mỗi vị trí sẽ được đánh số tương ứng để sử dụng bởi người phụ trách ghi lại tỉ số trận đấu, để cầu thủ ghi điểm chính thức sử dụng trong việc ghi điểm, bao gồm: 1 - cầu thủ giao bóng (pitcher), 2 - cầu thủ bắt bóng (catcher) , 3 - cầu thủ chốt 1 (first baseman), 4 - cầu thủ chốt 2 (second baseman), 5 - cầu thủ chốt 3 (third baseman), 6 - cầu thủ chặn ngặn (shortstop), 7 - cầu thủ trái ngoài (left fielder), 8 - cầu thủ giữa ngoài (center fielder) và 9 - cầu thủ phải ngoài (right fielder). Các vị trí này thường được chia thành ba nhóm: cầu thủ sân ngoài (trái ngoài, giữa ngoài, phải ngoài, cầu thủ sân trong (chốt 1, chốt 2, chốt 3, chặn ngắn) và battery (cầu thủ giao bóng và bắt bóng). Thông thường, cầu thủ trong mỗi nhóm có thể thay đổi vị trí linh hoạt (ví dụ như chốt 2 có thể chơi chặn ngắn, giữa ngoài có thể chơi phải ngoài). Tuy nhiên, cầu thủ phát bóng và cầu thủ bắt bóng là những vị trí đặc thù và hiếm khi chơi ở các vị trí khác. Phòng ngự trên sân. Cầu thủ phòng ngự trên sân phải có khả năng bắt bóng tốt. Cầu thủ phải bắt được bóng đã bị đánh trước khi chúng chạm đất để loại cầu thủ đánh bóng (out), cũng như tạo cơ hội để chặn và loại cầu thủ chạy chốt (putout). Ngoài ra, vị trí này cũng phải có khả năng ném bóng tốt, cầu thủ phòng ngự phải bắt bóng đã bị đánh trúng rồi rồi ném cho một cầu thủ phòng ngự khác, cầu thủ này có thể cầm bóng tay không hoặc bằng găng của họ. Lúc này, họ phải chạm vào cầu thủ đang chạy chốt hoặc chạm vào chốt nhanh hơn cầu thủ đang muốn chiếm chốt đó để loại. Cầu thủ phòng ngự thường phải bứt tốc, đổ người và xoạc một cách nhanh chóng để lấy được bóng đã được đánh để luân chuyển bóng tới những cầu thủ phòng ngự khác. Họ cũng có nguy cơ va chạm mạnh với cầu thủ chạy chốt khi cố gắng chạm (tag out) để loại cầu thủ đó tại chốt. Cầu thủ phòng ngự có nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào tình hình trận đấu. Ví dụ, khi một cầu thủ sân ngoài cố gắng ném bóng từ gần hàng rào đến một trong các chốt, cầu thủ sân trong đóng vai trò như một "trạm chung chuyển" tiếp nhận bóng và đưa bóng tới nơi cần đến. Cùng với nhau, cầu thủ sân ngoài có trách nhiệm ngăn chặn home run bằng cách vươn lên trên hàng rào (và có khả năng thực hiện động tác leo tường) để bắt lấy bóng đã bị đánh lên trên không trung. Cầu thủ sân trong có nhiệm vụ chạm vào (tag) chốt hoặc cầu thủ chạy chốt, đồng thời cũng cần phản xạ nhanh để bắt được bóng đã bị đánh trước khi bóng rời khỏi sân trong. Cầu thủ giao bóng và bắt bóng có trách nhiệm đặc biệt trong việc ngăn chặn cướp chốt, vì họ là những người xử lý bóng khi bóng chưa được đánh. Cầu thủ bắt bóng đôi khi cũng sẽ cố gắng chặn đĩa nhà để ngăn đội bạn ghi điểm.
7,907,305
19,820,908
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820908
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Champions League 2023-24
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Champions League 2023–24 bắt đầu từ ngày 27 tháng 6 và kết thúc vào ngày 30 tháng 8 năm 2023. Có tổng cộng 52 đội thi đấu ở hệ thống vòng loại của UEFA Champions League 2023–24, bao gồm giai đoạn vòng loại và vòng play-off, với 42 đội ở Nhóm các đội vô địch và 10 đội ở Nhóm các đội không vô địch. 6 đội thắng ở vòng play-off (4 đội từ Nhóm các đội vô địch, 2 đội từ Nhóm các đội không vô địch) đi tiếp vào vòng bảng, để cùng với 26 đội tham dự vào vòng bảng. Thời gian là CEST (), như được liệt kê bởi UEFA (giờ địa phương, nếu khác nhau thì nằm trong ngoặc đơn). Vòng sơ loại. <section begin=PR /> Vòng sơ loại bao gồm hai trận bán kết vào ngày 27 tháng 6 năm 2022 và trận chung kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2023. Lễ bốc thăm cho vòng sơ loại được tổ chức vào ngày 13 tháng 6 năm 2023.<section end=PR /> Tóm tắt. <section begin=PR /> Đội thắng của trận chung kết vòng sơ loại đi tiếp vào vòng loại thứ nhất. Các đội thua của các trận bán kết và chung kết được chuyển qua vòng loại thứ hai Europa Conference League Nhóm các đội vô địch. Vòng loại thứ nhất. <section begin=Q1 /> Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ nhất được tổ chức vào ngày 20 tháng 6 năm 2023.<section end=Q1 /> Tóm tắt. <section begin=Q1 /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng 7, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 7 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng loại thứ hai Nhóm các đội vô địch. 13 trong số 15 đội thua được chuyển qua vòng loại thứ hai Europa Conference League Nhóm các đội vô địch và 2 đội thua nhận suất đặc cách và được chuyển qua vòng loại thứ ba Europa Conference League Nhóm các đội vô địch. Ghi chú <section end=Q1 /> Các trận đấu. "BK Häcken thắng với tổng tỷ số 5–1." "Ludogorets Razgrad thắng với tổng tỷ số 4–2." "Breiðablik thắng với tổng tỷ số 3–1." "Žalgiris thắng với tổng tỷ số 2–1." "KÍ thắng với tổng tỷ số 3–0." "Olimpija Ljubljana thắng với tổng tỷ số 4–2." "HJK thắng với tổng tỷ số 3–2." "Qarabağ thắng với tổng tỷ số 6–1." "Raków Częstochowa thắng với tổng tỷ số 4–0." "Slovan Bratislava thắng với tổng tỷ số 3–1." "Sheriff Tiraspol thắng với tổng tỷ số 3–1." "Maccabi Haifa thắng với tổng tỷ số 6–1." "Tổng tỷ số 3–3. Zrinjski Mostar thắng 4–3 trên chấm luân lưu." "BATE Borisov thắng với tổng tỷ số 3–1." "Astana thắng với tổng tỷ số 3–2." Vòng loại thứ hai. <section begin=Q2 /> Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ hai được tổ chức vào ngày 21 tháng 6 năm 2023.<section end=Q2 /> Tóm tắt. <section begin=Q2 /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 25 và 26 July, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 1 và 2 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng loại thứ ba thuộc nhóm tương ứng của họ. Đội thua thuộc Nhóm các đội vô địch được chuyển qua vòng loại thứ ba Europa League Nhóm các đội vô địch, trong khi đội thua thuộc Nhóm các đội không vô địch được chuyển qua vòng loại thứ ba Europa League Nhóm chính. Nhóm các đội vô địch. "Galatasaray thắng với tổng tỷ số 3–2." "Olimpija Ljubljana thắng với tổng tỷ số 3–2." "Raków Częstochowa thắng với tổng tỷ số 4–3." "Tổng tỷ số 3–3. KÍ thắng 4–3 trên chấm phạt đền." "Molde thắng với tổng tỷ số 2–1." "Copenhagen thắng với tổng tỷ số 8–3." "Maccabi Haifa thắng với tổng tỷ số 4–2." "Aris Limassol thắng với tổng tỷ số 11–5." "Slovan Bratislava thắng với tổng tỷ số 3–2." "Dinamo Zagreb thắng với tổng tỷ số 6–0." Nhóm các đội không vô địch. "Panathinaikos thắng với tổng tỷ số 5–3." "Tổng tỷ số 3–3. Servette thắng 4–1 trên chấm phạt đền." Vòng loại thứ ba. <section begin=Q3 /> Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ ba được tổ chức vào ngày 24 tháng 7 năm 2023.<section end=Q3 /> Tóm tắt. <section begin=Q3 /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 8, 9 và 15 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 15 và 19 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng play-off thuộc nhóm tương ứng của họ. Đội thua thuộc Nhóm các đội vô địch được chuyển qua vòng play-off Europa League, trong khi đội thua thuộc Nhóm các đội không vô địch được chuyển qua vòng bảng Europa League. Ghi chú <section end=Q3 /> Nhóm các đội vô địch. "Raków Częstochowa thắng với tổng tỷ số 3–1." "Maccabi Haifa thắng với tổng tỷ số 5–2." "AEK Athens thắng với tổng tỷ số 4–3." "Galatasaray thắng với tổng tỷ số 4–0." "Tổng tỷ số 3–3. Copenhagen thắng 4–2 trên chấm luân lưu." "Molde thắng với tổng tỷ số 3–2." Nhóm các đội không vô địch. "Braga thắng với tổng tỷ số 7–1." "Rangers thắng với tổng tỷ số 3–2." "Tổng tỷ số 2–2. Panathinaikos thắng 5–3 trên chấm luân lưu." "PSV Eindhoven thắng với tổng tỷ số 7–2." Vòng play-off. <section begin=PO /> Lễ bốc thăm cho vòng play-off được tổ chức vào ngày 7 tháng 8 năm 2023.<section end=PO /> Tóm tắt. <section begin=PO /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 22 và 23 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 29 và 30 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng bảng. Đội thua được chuyển qua vòng bảng Europa League. Nhóm các đội vô địch. "Young Boys thắng với tổng tỷ số 3–0." "Antwerp thắng với tổng tỷ số 3–1." "Copenhagen thắng với tổng tỷ số 2–1." "Galatasaray thắng với tổng tỷ số 5–3." Nhóm các đội không vô địch. "PSV Eindhoven thắng với tổng tỷ số 7–3." "Braga thắng với tổng tỷ số 3–1."
7,907,324
19,820,910
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820910
Tiêu chuẩn Châu Âu
Tiêu chuẩn Chau Âu (thỉnh thoảng còn gọi là Euronorm, viết tắt là EN, từ tên tiếng Đức ("Chuẩn European")) là các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê chuẩn bởi một trong ba tổ chức tiêu chuẩn Châu Âu: Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (CEN), Ủy ban Tiêu chuẩn kỹ thuật điện Châu Âu (CENELEC), hoặc Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI). Tất cả các Tiêu chuẩn Châu Âu (EN) được thiết kế và tạo ra bởi tất cả các bên liên quan thông qua quy trình minh bạch, cởi mở và đồng thuận. Các Tiêu chuẩn Châu Âu là một thành phần cốt lõi của Thị trường chung Châu Âu. Chúng rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và có tính minh bạch cao trong số các nhà sản xuất trong và ngoài lãnh thổ châu Âu. Một tiêu chuẩn đại diện cho một thông số kỹ thuật mẫu, một giải pháp kỹ thuật mà thị trường có thể thực hiện giao dịch dựa vào đó. Các Tiêu chuẩn Châu Âu phải được chuyển thành tiêu chuẩn quốc gia tại tất cả các quốc gia thành viên EU. Điều này đảm bảo rằng nhà sản xuất dễ dàng tiếp cận thị trường của tất cả các quốc gia châu Âu này khi áp dụng Tiêu chuẩn Châu Âu. Các quốc gia thành viên cũng phải rút bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia xung đột nào: Tiêu chuẩn EN thay thế bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia nào. Các tổ chức được công nhận theo quy định của EU nhằm xác lập tiêu chuẩn bao gồm CEN, CENELEC và ETSI. Xu hướng hiện tại ở Châu Âu hướng tới sự hòa hợp các tiêu chuẩn quốc gia dưới bộ tiêu chuẩn thống nhất Euronorm. Tại đây, Euronorm trở thành tương đương của một tiêu chuẩn quốc gia tại tất cả các quốc gia thành viên và thay thế bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia xung đột nào trước đó. Đánh số và Đặt tên. Việc gán số bắt đầu với EN 1 (Bếp dầu với đốt hơi). Các khoảng số được xác định trước sau đây là một ngoại lệ. Since standards are updated as needed (they are reviewed for currency approximately every five years), it is useful to specify a version. The year of origin is added after the standard, separated by a colon, example: EN 50126:1999. In addition to the EN standards mentioned, there are also the EN ISO standards with the numbers ISO 1 to 59999 and the EN IEC standards from IEC 60000 to 79999, as well as EN standards outside the defined number ranges. When an EN is adopted by a national standards body into the national body of standards, it is given the status of a national standard (e.g. German Institute for Standardisation (DIN), Austrian Standards International (ÖNORM), Austrian Standards International (SN)). The name is then prefixed by the country-specific abbreviation (e.g. ÖNORM EN ...), and the number of the European standard is usually adopted, e.g. DIN EN ISO 2338:1998 or ÖNORM EN ISO 9001:2000. Tìm các Tiêu chuẩn Châu Âu ở đâu. Các Tiêu chuẩn Châu Âu có thể được tìm thấy trên các danh mục Catalogue tương ứng của các Cơ quan Tiêu chuẩn Châu Âu (CEN, CENELEC và ETSI). Các phiên bản quốc gia của các Tiêu chuẩn châu Âu có thể được tìm thấy trên các danh mục Catalogue tương ứng của các Cơ quan Tiêu chuẩn hóa Quốc gia. CEN là một trong ba Tổ chức Tiêu chuẩn Châu Âu và phát triển tiêu chuẩn cho nhiều loại sản phẩm, vật liệu, dịch vụ và quy trình khác nhau. Một số lĩnh vực mà CEN phổ quát bao gồm thiết bị và dịch vụ vận chuyển, hóa chất, xây dựng, sản phẩm tiêu dùng, quốc phòng và an ninh, năng lượng, thực phẩm và thức ăn gia súc, sức khỏe và an toàn, chăm sóc sức khỏe, ngành công nghệ số, máy móc hoặc dịch vụ. CEN áp dụng các tiêu chuẩn ISO tại châu Âu thông qua tiền tố "EN ISO" (xem thêm Hiệp định Vienna). Các tiêu chuẩn CEN thường được đề cập trong pháp luật và chính sách châu Âu, như trong trường hợp của các Tiêu chuẩn Châu Âu CENELEC hoặc ETSI.
7,907,325
19,820,917
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820917
EN 3
Tiêu chuẩn Châu Âu EN 3 quy định các yêu cầu cho bình chữa cháy di động. Tuân thủ tiêu chuẩn là yêu cầu pháp lý cho việc cấu tạo tất cả các bình chữa cháy trong Liên minh Châu Âu. Tiêu chuẩn đã được công bố thành 10 phần: EN 3-1, EN 3-2, EN 3-4 và EN 3-5 đã bị rút lại và được thay thế bằng EN 3-7, EN 3-8 và EN 3-9. EN 3-6 đã bị rút lại và được thay thế bằng EN 3-10.
7,907,326
19,821,042
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821042
Iod trifluoride
Iod trifluoride là một hợp chất halogen có công thức hóa học IF3. Nó là chất rắn màu vàng phân hủy ở nhiệt độ trên −28 °C. Hợp chất này có thể được tổng hợp từ các nguyên tố, nhưng phải cẩn thận để tránh sự hình thành của IF5. Phản ứng. F2 phản ứng với I2 để tạo ra IF3 ở −45 °C trong CCl3F. Ngoài ra, ở nhiệt độ thấp, có thể sử dụng phản ứng fluor hóa I2 + 3XeF2 → 2IF3 + 3Xe. Không có nhiều thông tin về iod trifluoride vì nó rất không ổn định. Cấu trúc. Nguyên tử iod của iod trifluoride có năm cặp electron, trong đó có hai cặp đơn và phân tử có hình chữ T như dự đoán của Lý thuyết VSEPR.
7,907,347
19,821,082
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821082
Brom dioxide
Brom dioxide là hợp chất hóa học bao gồm brom và oxy với công thức BrO2. Hợp chất này tạo thành các tinh thể màu vàng đến vàng cam không ổn định. Brom dioxide được R. Schwarz và M. Schmeißer cô lập lần đầu tiên vào năm 1937 và được cho là có vai trò quan trọng trong phản ứng của brom với ozon trong khí quyển. Nó có tính chất tương tự như chlor dioxide. Phản ứng. Brom dioxide được tạo thành khi cho dòng điện chạy qua hỗn hợp khí brom và khí oxy ở nhiệt độ và áp suất thấp. Brom dioxide cũng có thể được hình thành bằng cách xử lý khí brom với ozon trong trichlorofluoromethan ở -50 °C. Khi trộn với base (điển hình là NaOH), brom dioxide tạo ra anion bromide và bromat:
7,907,358
19,821,084
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821084
Cho con
Cho con là một ca khúc thiếu nhi được viết bởi nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Cùng với một số bài hát cho thiếu nhi khác, "Cho con" được coi là một trong những ca khúc thiếu nhi được công chúng Việt Nam đón nhận của ông. Tác phẩm đã được đưa vào danh sách "50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX" của báo Thiếu niên Tiền Phong và đoạt giải thưởng "bài hát hay nhất" của Đài tiếng nói Việt Nam. Sáng tác. Bài hát "Cho con" được sáng tác từ sau những năm 1970 khi Phạm Trọng Cầu trở về Việt Nam khi ông hoàn thành xong chuyến du học tại Paris, Pháp. "Cho con" là ca khúc viết cho thiếu nhi được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Tuấn Dũng. Theo nhiều bài báo cho rằng, bài hát có tựa đề "Cho con" nhưng thực ra là để dành cho tất cả mọi người, có nội dung là những lời yêu thương của cha mẹ dành cho con cái của mình, đồng thời nhắc nhở mỗi người nên biết sống xứng đáng với sự trong sáng của con trẻ và nâng niu những "mầm non" của đất nước". Cấu trúc. "Cho con" có cấu trúc 1 đoạn phức, bài có 3 câu theo cấu trúc không cân phương. Xuyên suốt toàn bộ bài, tác giả chỉ sử dụng một âm hình phù hợp với câu thơ 5 chữ, đồng thời chỉ sử dụng một thủ pháp phát triển âm hình là giữ nguyên tiết tấu, thay đổi cao độ nhằm phù hợp với tiếng Việt. Kết cấu bài thơ so với kết cấu âm nhạc gần như tuơng đuơng nhau. Về tiết tấu, ông sử dụng nhịp như một loại nhịp phân ba, được xem là điều mới mẻ trong âm nhạc Việt Nam thời bấy giờ. Ngoài ra, ông còn sử dụng thủ pháp hòa thanh để phát triển giai điệu, cũng là thủ pháp trước đó không có trong dân ca người Việt. Mở đầu mỗi tiết nhạc là một nền hòa thanh khác nhau, mỗi nền hòa thanh đó lại biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau của bài hát. Đón nhận. Ngay sau khi sáng tác, "Cho con" được công chúng Việt Nam đón nhận một cách rộng rãi trên khắp cả nước. Bài hát này được chọn mở đầu cho nhiều chương trình âm nhạc lớn. Dù được quần chúng tỏ ra yêu thích vì sự "dễ hiểu, dễ tiếp thu và lôi cuốn" nhưng các nhà nghiên cứu âm nhạc trong giới chuyên môn cho rằng kết cấu "quá phức tạp" và chưa thống nhất với nhau về cách phân chia cấu trúc. Cùng với một số tác phẩm âm nhạc khác mà Phạm Trọng Cầu viết như "Mùa thu không trở lại", "Trường làng tôi" dù có sức ảnh hưởng lâu dài thì "Cho con" mới được xem là tác phẩm đạt đến "đỉnh cao" âm nhạc thiếu nhi của ông. "Cho con" đã được giải thưởng của Đài Tiếng nói Việt Nam cho hạng mục "Bài hát hay nhất" đồng thời được đưa vào danh sách "50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX" do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức bình chọn năm 1999. Năm 2021, ca khúc được dịch song ngữ tiếng Anh trong dự án "Nhạc thiếu nhi song ngữ"(Bilingual Songs for Kids) của nhiều dịch giả Việt Nam. Cùng năm, con gái của nữ ca sĩ Đoan Trang cũng đã cho ra mắt một video ca nhạc mang tên "Cho con" và hát bài hát này.
7,907,360
19,821,118
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821118
Manchester United F.C. mùa bóng 2023–24
Mùa giải 2023–24 là mùa giải thứ 32 của Manchester United tại Premier League và là mùa thứ 49 liên tiếp thi đấu ở giải đấu cao nhất của bóng đá Anh. Ngoài ra, câu lạc bộ còn tham gia thi đấu tại FA Cup, EFL Cup và UEFA Champions League. Ngoại hạng Anh. Lịch thi đấu Premier League 2023–24 được công bố vào ngày 15 tháng 6 năm 2023. Cúp FA. Với tư cách là một đội bóng ở Premier League, United sẽ tham dự Cúp FA 2023–24 ở vòng ba vào tháng 1 năm 2024. Cúp EFL. Vì United đang tham dự các giải đấu thuộc UEFA vào mùa 2023–24, nên họ sẽ tham dự Cúp EFL 2023–24 ở vòng thứ ba vào tháng 9. Họ bước vào giải với tư cách là đương kim vô địch của giải đấu. UEFA Champions League. Vòng bảng. Về thứ ba tại Ngoại hạng Anh 2022–23, United đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League 2023–24. Họ sẽ tham gia tranh tài ở vòng bảng, được bốc thăm vào ngày 31 tháng 8 năm 2023, với United ở nhóm 2 cùng với á quân La Liga 2022–23 Real Madrid, 2022–23 UEFA Champions League á quân Inter Milan, á quân 2022–23 Bundesliga Borussia Dortmund, 2022–23 La Liga hạng ba Atlético Madrid, Hạng ba 2022–23 Bundesliga RB Leipzig, á quân Ngoại hạng Bồ Đào Nha 2022–23 Porto và á quân Ngoại hạng Anh 2022–23 Arsenal.
7,907,364
19,821,366
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821366
Viên (định hướng)
Viên có thể dùng để chỉ:
7,907,410
19,821,498
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821498
Bờ cong nhỏ dạ dày
Dạ dày gồm tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị, môn vị với hình dạng chữ J. Trong đó phần thân vị là phần ở giữa phình ra to nhất của dạ dày. Do cấu trúc dạ dày hình chữ J mà phần thân vị sẽ có 2 bờ cong gồm: Bờ cong nhỏ cũng là một phần nối giữa tâm vị và môn vị, nó đi xuống dưới như một phần tiếp theo của bờ phải dạ dày thực quản, sau đó quay sang phải, đi qua đốt sống thắt lưng đầu tiên và kết thúc ở môn vị. Bờ cong nhỏ còn gắn vào 2 lớp của dây chằng gan dạ dày, giữa 2 lớp này là hệ thống mạch máu giúp cấp máu nuôi dưỡng dạ dày. Nguyên nhân bờ cong nhỏ hay bị viêm loét. Thức ăn từ thực quản khi đi xuống dạ dày có xu hướng tiếp xúc với bờ cong nhỏ nhiều hơn so với bờ cong lớn. Khi tiếp xúc với thức ăn, dạ dày kích hoạt khả năng co bóp và tiết acid để tiêu hóa, bờ cong nhỏ là vị trí sẽ hoạt động liên tục nhiều nhất lại có áp lực từ thức ăn nhiều tạo điều kiện hình thành các vết loét, viêm nhiễm. Cũng chính vì lý do này mà bở cong nhỏ dạ dày khi bị tổn thương thường lâu lành và dễ tiến triển nặng. Bên cạnh cơ chế hoạt động thì các nguyên nhân khác tác động gây tổn thương cho bờ cong nhỏ dạ dày gồm: Triệu chứng bệnh. Bờ cong nhỏ dạ dày bị viêm loét có thể có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, đầy hơi, chán ăn và ợ nóng. Trường hợp nặng hơn có thể nôn ra máu, đi tiêu phân đen. Ngoài ra nếu không được điều trị, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể gây thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị hoặc ung thư dạ dày. Chẩn đoán. Để chẩn đoán kết hợp chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng kết hợp cùng các phương pháp cận lâm sàng như: Điều trị. Sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng, nguyên nhân đồng thời kết hợp với lối sống sinh hoạt Các loại thuốc có thể được chỉ định như: thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori, thuốc ức chế bơm Proton, thuốc kháng thụ thể histamin H2, thuốc trung hòa acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ ày. Thay đổi lối sống: ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc; chia nhỏ bữa ăn; tránh ăn quá no hoặc quá đói; hạn chế thực phẩm gây kích ứng như đồ cay, rượu bia...
7,907,444
19,821,504
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821504
Guglielmo Vicario
Guglielmo Vicario (sinh ngày 7 tháng 10 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ý thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Tottenham Hotspur tại Premier League.
7,907,447
19,821,520
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821520
Hügelsheim
Hügelsheim ( Low Alemannic : "Heilze" hoặc "Helse" ) là một thị xã nằm phía tây nước Đức, bên bờ sông Rhine giáp với Alsace, Pháp.
7,907,452
19,821,547
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821547
Bộ ngàm tháo lắp nhanh
Bộ ngàm tháo lắp nhanh là một cơ cấu để gắn bánh xe vào xe đạp. Nó bao gồm một thanh ren ở một đầu và một bộ cam lắp ráp bằng cần đòn bẩy hoạt động ở đầu kia. Thanh ren được chèn vào trục rỗng của bánh xe, một đai ốc đặc biệt được vặn vào, và cần đòn bẩy đóng lại để siết chặt bộ cam và gắn chặt, cố định bánh xe vào càng phuộc. Những loại bánh xe được trang bị cơ chế mở nhanh này có thể được tháo ra khỏi khung xe đạp và thay thế mà không cần dùng đến công cụ bằng cách mở và đóng cần cam, do đó nhanh hơn so với bánh xe có trục và đai ốc cứng. Tuy nhiên, điều bất tiện ở chỗ là ngàm bánh xe mở nhanh có thể khiến cho bánh xe dễ bị mất trộm hơn và cần chú ý cẩn thận để đảm bảo cơ chế được siết chặt đúng cách. Các cơ chế tháo lắp tương tự cũng được sử dụng để vận hành ngàm trục yên xe đạp, gập thân xe đạp gấp và xe tay ga. Lịch sử. Cơ chế được phát minh năm 1927 bởi Tullio Campagnolo, một tay đua xe đạp người Ý. Ông cảm thấy bực bội khi cố gắng chuyển số trong một cuộc đua. Lúc đó, chỉ có một bánh răng ở mỗi phía của bộ trục sau, vì vậy việc thay đổi số đòi hỏi phải dừng xe lại, tháo bánh sau, lật ngang nó ra để bánh răng đối diện được nối với xích, và cuối cùng là lắp lại bánh. Thời tiết trở lạnh và đôi tay ông tê cứng, ông không thể siết các đai vặn cánh cố định bánh xe. Ông đã có một vị trí rất tốt trong cuộc đua trước khi thay bộ số, nhưng lại mất đi nhiều thời gian quý báu. Điều này đã thúc đẩy ông phát triển cơ chế mở nhanh. Một phát minh khác của Campagnolo cũng sử dụng cơ chế mở nhanh là Cambio Corsa, một hệ thống hộp số thay đổi đa mức bao gồm một cần mở nhanh bánh xe sau và một bộ phận tích hợp cơ học đặt cần bẩy gần yên xe đạp, kết hợp với một càng phuộc là phiên bản nguyên thủy của bộ chuyển đĩa sau derailleur (không có bánh đưa xích để lấy dây xích lỏng), đồng thời có một cần điều khiển gần yên xe đạp. Sáng kiến này cho phép người đạp thay số nhanh chóng trong quá trình di chuyển bằng cách mở trục, dời bánh xe sau một chút về phía trước bằng cách giãn căng xích, kích hoạt càng kẹp để chuyển sang đĩa bánh lớn hơn và siết chặt cơ chế ngàm mở nhanh lại; hoặc thả trục, sử dụng càng kẹp để chuyển sang đĩa bánh nhỏ hơn, dời bánh xe một chút về phía sau bằng cách phanh và siết chặt cơ chế ngàm mở nhanh lại. Cơ chế ngàm mở nhanh, cùng với các đổi mới khác và tiêu chuẩn sản xuất cao, đã giúp Campagnolo trở thành nhà sản xuất linh kiện xe đạp đường trường và xe đạp đường đua hàng đầu. Sử dụng. Ngàm mở nhanh có xu hướng không được sử dụng trên một số loại xe đạp, chẳng hạn như xe đạp tiện ích (chỉ có một tốc độ hoặc bánh đề) hoặc xe đạp đường đua, một phần vì truyền thống và một phần vì ít cần tháo lắp bánh xe nhanh mà không cần sử dụng dụng cụ. Cơ chế ngàm mở nhanh thỉnh thoảng cũng không được khuyến khích sử dụng cùng với phanh đĩa bởi sự cần thiết phải gắn vào trục bánh để chịu đựng được lực phanh. Các loại ngàm có xuất xứ từ Pháp khác biệt về luồng, bởi nó cùng với các thông số của xe đạp Pháp từng dựa trên Hệ đo Mét. Mặc dù các thông số hiện đại cho xe đạp được đưa ra theo đơn vị mét, chúng lại dựa vào Hệ thống Thông thường Hoa Kỳ (United States Customary System), vốn có nguồn gốc từ đơn vị của Anh, ví dụ, 28,6 mi-li-mét ≈ 1 1/8 inch. Trong những năm qua, các cơ chế ngàm mở nhanh được người lái thông thường sử dụng làm thiết bị nhả bánh chính. Theo Sheldon Brown (thợ sửa xe đạp), các nhà sản xuất thường trang bị đầu càng phuộc bằng các tính năng phần cứng bổ sung nhằm giữ chặt bánh xe ngay cả khi nó không được lắp đúng cách. Phương pháp này được phát triển để giải quyết khả năng hạn chế của một số người dùng có thể tháo bánh xe nhưng không lắp lại được đúng cách. Các tính năng phần cứng này được gọi là "lawyer lips" hoặc "lawyer tabs" vì các nhà sản xuất đã triển khai chúng để tránh kiện tụng tốn kém. Các hệ thống kẹp chặt thứ cấp này phía trước và hệ thống thả rời chiều dọc ở phía sau, mặc dù khiến cho giá sản xuất rẻ hơn nhưng lại kém an toàn hơn so với hệ thống ngàm truyền thống. Ngoài ra, sự ra đời của phanh đĩa đã làm tăng khả năng hỏng hóc của trục trước và ngàm, do phanh đĩa tác động lực đẩy có xu hướng kéo trục xe ra khỏi càng phuộc. Ngàm mở nhanh thường được lắp ở cạnh bên trái của xe đạp, tuy nhiên cũng có một số lại ưa lắp bên phải nếu như phanh đĩa nằm bên trái. Xe đạp leo núi thường hướng cần bẩy ra phía sau, nhằm giảm thiểu khả năng bị mở không mong muốn. Các biến thể. Bộ trục khoá có sẵn không có tay cầm hoặc có tay cầm đặc biệt có thể tháo rời để ngăn chặn hành vi trộm cắp bánh xe.
7,907,461
19,821,586
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821586
Giáo phận Daejeon
Giáo phận Daejeon (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Hàn Quốc. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Seoul. Lãnh đạo đương nhiệm của giáo phận là Giám mục Augustinô Kim Jong-soo. Địa giới. Địa giới giáo phận bao gồm đô thị Daejeon và tỉnh Chungcheong Nam ở Hàn Quốc. Nhà thờ chính tòa của giáo phận là Nhà thờ chính tòa Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ở thành phố Uijeongbu, cũng là nơi đặt tòa giám mục của giáo phận. Giáo phận được chia thành 143 giáo xứ. Lịch sử. Hạt Đại diện Tông tòa Daejeon được thành lập vào ngày 23/6/1958 theo tông sắc "Sacro suadente" của Giáo hoàng Piô XII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Seoul (hiện là Tổng giáo phận Seoul). Vào ngày 10/3/1962 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Fertile Evangelii semen" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Nel 2014 Giáo hoàng Phanxicô đã đến thăm giáo phận khi tham dự Ngày hội Giới trẻ Á châu lần thứ VI. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Thống kê. Đến năm 2021, giáo phận có 335.972 giáo dân trên dân số tổng cộng 3.934.539, chiếm 8,5%.
7,907,465
19,821,598
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821598
Backnang
Backnang (;) là một thị trấn nằm trong bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm cách Stuttgart khoảng về phía đông bắc.
7,907,467
19,821,600
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821600
Dendrochirus barberi
Dendrochirus barberi là một loài cá biển thuộc chi "Dendrochirus" trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1900. Từ nguyên. Từ định danh "barberi" được đặt theo tên của thuyền trưởng Barber, người đã tìm thấy mẫu định danh của loài cá này trong chuyến đi từ Honolulu đến Cape Horn. Phân bố và môi trường sống. "D. barberi" là loài đặc hữu của quần đảo Hawaii và đảo Johnston. Loài này thường sống dưới các mỏm đá trong đầm phá và rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 134 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "D. barberi" là 16,5 cm. Loài này có màu nâu cam hoặc nâu lục, nhiều vạch sọc đen. Các vây nhiều chấm cam. So về kiểu hình thì "D. barberi" gần giống nhất với "Dendrochirus tuamotuensis", một loài đặc hữu của Tuamotu. "D. barberi" được xếp vào phức hợp loài "Dendrochirus brachypterus", với số lượng vảy cá trên hàng ngang thường là 51, nhiều hơn hẳn so với 39–49 ở các loài còn lại trong phức hợp. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 8–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5; Số tia vây ngực: thường là 18. Sinh thái. "D. barberi" ẩn mình trong các kẽ đá và hang hốc vào ban ngày. Giá trị. "D. barberi" xuất hiện trong ngành buôn bán cá cảnh.
7,907,468
19,822,174
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822174
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia (, tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Slovenija / Социјалистичка Република Словенија), thường gọi là Slovenia Xã hội chủ nghĩa hoặc chỉ là Slovenia, là một trong sáu cộng hoà liên bang tạo thành Nam Tư và là quốc gia dân tộc của người Slovenia. Nhà nước này tồn tại dưới nhiều tên khác nhau từ khi được thành lập vào ngày 29 tháng 11 năm 1945 cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1991. Vào đầu năm 1990, chính phủ đã dỡ bỏ hệ thống chính phủ độc đảng – được thiết lập bởi Liên đoàn những người cộng sản – và áp dụng một nền dân chủ đa đảng. Cộng hòa Slovenia đã bỏ tên hiệu 'Xã hội chủ nghĩa' ngay sau đó và vào cuối năm 1990 đã bỏ phiếu công khai thành công cho nền độc lập, và nước này chính thức tuyên bố độc lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, và đạt được điều này sau Chiến tranh Mười ngày ngắn ngủi. Tên gọi. Nước cộng hòa lần đầu tiên có tên chính thức là "l'Slovenia Liên bang" (, tiếng Serbia-Croatia: Federalna Slovenija / Федерална Словенија) cho đến ngày 20 tháng 2 năm 1946, khi được đổi tên thành "Cộng hòa Nhân dân Slovenia" (, tiếng Serbia-Croatia: Narodna Republika Slovenija / Народна Република Словенија). Nó giữ tên này cho đến ngày 9 tháng 4 năm 1963, khi được đổi tên một lần nữa, lần này là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia" (, tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Slovenija / Социјалистичка Република Словенија). Vào ngày 8 tháng 3 năm 1990, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia đã loại bỏ tiền tố "Xã hội chủ nghĩa" khỏi tên của mình, trở thành Cộng hòa Slovenia, mặc dù vẫn là một quốc gia cấu thành của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1991, khi họ ban hành luật dẫn đến độc lập. Độc lập. Vào tháng 9 năm 1989, nhiều sửa đổi hiến pháp đã được Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia thông qua, áp dụng dân chủ nghị viện cho đất nước. Cùng năm đó Hành động phía Bắc đoàn kết phe đối lập và cộng sản dân chủ hóa tại Slovenia trong hành động phòng thủ đầu tiên chống lại các cuộc tấn công của các ủng hộ viên Milošević, dẫn đến nền độc lập của Slovenia. Từ 'Xã hội chủ nghĩa' đã bị xóa khỏi tên của nhà nước khi đó vào ngày 7 tháng 3 năm 1990. Cơ sở xã hội chủ nghĩa đã bị giải thể phần lớn. Cuộc bầu cử dân chủ công khai đầu tiên được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 năm 1990. Phe đối lập, được gọi là liên minh DEMOS do nhà bất đồng chính kiến Jože Pučnik lãnh đạo, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội. Đồng thời, Milan Kučan, cựu chủ tịch của Liên đoàn những người cộng sản Slovenia (ZKS), được bầu làm Tổng thống Cộng hòa. Quốc hội được bầu cử dân chủ đã đề cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Lojze Peterle làm Thủ tướng, điều này đã chấm dứt thực sự 45 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản. Trong thời kỳ này, Slovenia vẫn giữ lại lá cờ và huy hiệu cũ của mình, cùng với hầu hết các biểu tượng trước đây trong khi chờ đợi việc tạo ra các biểu tượng mới sẽ xuất hiện sau khi giành được độc lập. Quốc ca cũ là "Naprej zastava slave" đã được thay thế bằng "Zdravljica" vào tháng 3 năm 1990. Vào ngày 23 tháng 12 năm 1990, một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập được tổ chức tại Slovenia, khi đó 94,8% số phiếu (88,5% tổng số cử tri) bỏ phiếu ủng hộ việc Slovenia ly khai khỏi Nam Tư. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, các đạo luật về nền độc lập của Slovenia được Nghị viện thông qua. Sau Chiến tranh Mười ngày ngắn ngủi, quân đội Slovenia giành được độc lập; đến cuối năm, nền độc lập của họ được cộng đồng quốc tế công nhận.
7,907,571
19,822,359
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822359
Henry Francis Cary
Reverend Henry Francis Cary (6 tháng 12 năm 1772 – 14 tháng 8 năm 1844) là một tác giả và dịch giả người Anh, được biết đến nhiều nhất với bản dịch thơ không vần tác phẩm "Thần khúc" của Dante. Tiểu sử. Henry Francis Cary sinh tại Gibraltar, ngày 6 tháng 12 năm 1772. Ông là con trai cả của Henrietta Brocas và William Cary. Henrietta là con gái của Theophilus Brocas, chức danh Dean của Killala và William. Vào thời điểm đó, ông là đội trưởng của Trung đoàn Bàn Chân "Regiment of Foot" đầu tiên. Ông nội của ông, Henry Cary là phó tế, và ông cố của ông, Mordecai Cary, là giám mục của giáo phận đó. Ông được đào tạo tại Trường Rugby và tại các trường Grammar của Sutton Coldfield và Birmingham, cũng như tại Christ Church, Oxford, nơi ông nhập học năm 1790 và theo học ngành văn học Pháp và Ý. Khi còn đi học, ông thường xuyên đóng góp cho "Tạp chí Gentleman's Magazine" và xuất bản một tập "Sonnets and Odes" . Ông từng nhận lệnh thánh và vào năm 1797 trở thành cha xứ của Abbots Bromley ở Staffordshire . Ông đã tại vị ở đây cho đến khi tạ thế. Năm 1800, ông cũng trở thành cha xứ của Kingsbury ở Warwickshire. Tại Christ Church, ông đã học văn học Pháp và Ý, khả năng thành thạo của ông được chứng tỏ trong các ghi chú của ông về bản dịch Dante của chính mình. Phiên bản của "Địa ngục (Inferno)" được xuất bản vào năm 1805 cùng với văn bản gốc. Cary chuyển đến London vào năm 1808, nơi ông trở thành độc giả tại nhà nguyện Berkeley Chapel và sau đó là giảng viên tại Chiswick và phụ trách viên nhà nguyện Savoy Chapel. Phiên bản của ông toàn văn tác phẩm "Thần khúc" bằng thơ không vần xuất hiện vào năm 1814. Cuốn sách được xuất bản với chi phí của chính ông, vì nhà xuất bản từ chối chấp nhận rủi ro do sự cố phát sinh đối với "Địa ngục Inferno" . Bản dịch đã gây chú ý tới Samuel Rogers bởi Thomas Moore. Rogers đã thực hiện một số bổ sung cho một bài viết về nó bởi Ugo Foscolo trên tờ "Edinburgh Review". Bài báo này, cùng với lời khen ngợi dành cho công trình của Coleridge trong một bài giảng tại Royal Institution, đã dẫn đến sự thừa nhận chung về giá trị của nó. "Dante" của Cary dần dần chiếm vị trí trong số các tác phẩm tiêu chuẩn, trải qua bốn lần xuất bản trong đời ông. Năm 1833, Cary được nghỉ phép sáu tháng vì ốm và cùng với người hầu và con trai của ông, Francis, đi đến Ý thăm Amiens, Paris, Lyons, Aix, Nice, Mentone, Genoa, Pisa, Florence, Sienna, Rome (một tháng), Napoli, Bologna, Verona, Venice (một tháng), Innsbruck, Munich, Nuremberg, Frankfurt, Cologne, Rotterdam, Hague, Amsterdam, Brussels, Ghent và Bruges. Năm 1824, Cary xuất bản bản dịch "The Birds" của Aristophanes, và khoảng năm 1834, ông xuất bản bản dịch "Odes" của Pindar. Năm 1826, ông được bổ nhiệm làm trợ lý thủ thư tại Bảo tàng Anh, chức vụ mà ông đã giữ trong khoảng 11 năm. Ông từ chức vì việc bổ nhiệm người giữ sách in, lẽ ra đã phải thuộc về ông theo quy trình thăng tiến thông thường, người ta đã từ chối ông mặc dù khi đó nó đang bỏ trống. Năm 1841, khoản trợ cấp vương miện trị giá 200 bảng Anh một năm, có được nhờ nỗ lực của Samuel Rogers, đã được trao cho ông. "Cuộc đời của các nhà thơ Pháp thời kỳ đầu" của Cary và "Cuộc đời của các nhà thơ Anh" (từ Samuel Johnson cho đến Henry Kirke White), được dự định là phần tiếp theo của "Cuộc đời các nhà thơ" của Johnson, được xuất bản dưới dạng tuyển tập vào năm 1846. Ông tạ thế tại Charlotte St., St. George's, Bloomsbury, London vào năm 1844 và được chôn cất ở Poets' Corner, Tu viện Westminster. Một cuốn hồi ký đã được xuất bản bởi con trai ông, thẩm phán Henry Cary, vào năm 1847. Một người con trai khác, Francis Stephen Cary, trở thành giáo viên nghệ thuật nổi tiếng, kế nhiệm Henry Sass với tư cách là người đứng đầu học viện nghệ thuật của ông ở London.
7,907,599
19,822,409
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822409
Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại
Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại () là một danh sách gồm 7.000 Hán tự thông dụng trong tiếng Trung Hoa. Nó được lập nên vào năm 1988 dưới thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"." Còn có một danh sách khác có tên Hiện đại Hán ngữ thường dụng tự biểu () là một danh sách phụ gồm 3.500 Hán tự thường xuyên được sử dụng trong tiếng Trung. Vào năm 2013, Danh sách Hán tự quy phạm chung đã thay thế "Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại" làm các Hán tự tiêu chuẩn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
7,907,608
19,822,496
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822496
Nhân vật chính thứ hai
Nhân vật chính thứ hai (tiếng Anh: deuteragonist; tiếng Hy Lạp cổ: δευτεραγωνιστής) hay nhân vật á chính, là nhân vật quan trọng thứ hai của một câu chuyện, sau nhân vật chính và trước nhân vật chính thứ ba. Nhân vật chính thứ hai thường đóng vai trò là người bạn thường xuyên đồng hành cùng nhân vật chính, hoặc là một người tích cực hỗ trợ nhân vật chính, hoặc là đối thủ của nhân vật chính. Nhân vật chính thứ hai có thể chuyển đổi giữa việc hỗ trợ hoặc đối đầu với nhân vật chính, tùy thuộc vào mối quan hệ của họ và diễn biến của câu chuyện. Chính kịch Bởi vì kịch Hy Lạp cổ đại chỉ có ba diễn viên (nhân vật thứ nhất, nhân vật thứ hai và nhân vật thứ ba) cùng với dàn đồng ca, nên mỗi diễn viên thường đóng nhiều phần.
7,907,623
19,822,675
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822675
Vũ Tất Thận
Vũ Tất Thận có tên húy là Thiết Trấn, tự là Như Tông, thụy là Trung Hậu được mang quốc tính theo họ của chúa Trịnh nên còn được gọi là Trịnh Thiết, là quan nhà Lê trung hưng. Thân thế và sự nghiệp. Vũ Tất Thận sinh ngày 25 tháng 9 năm Đinh Hợi (1705); mất ngày 28 tháng 9 năm Bính Tuất (1766); quê tại My Thử, Đường An, Hải Dương, là em trai của Thái phi Vũ Thị (vợ chúa Trịnh Cương), là bậc võ quan, trực tiếp cầm quân và tham gia nhiều trận chiến thời đó đượcTrịnh Doanh tin tưởng, được phong là "Suy trung Dực vận công thần, Đồng Tham tụng Trung doanh khuôn quân doanh Đô đốc phủ, Chánh Đô đốc Thự phủ sự, kiêm Tôn nhân Phủ, Hữu Tôn chính Đại tư đồ Bính trung công" Giúp Trịnh Doanh lên ngôi chúa. Trịnh Giang lên ngôi chúa vào năm 1729 nhưng thích chơi bời, trễ nải công việc, không quan tâm đến triều chính, ban hành nhiều chính sách hà khắc nên đất nước rơi vào cảnh lầm than, nhân dân nhiều nơi nổi dậy khởi nghĩa. Nhân cơ hội này, tháng 12 năm 1738, Lê Duy Mật, Lê Duy Quy (con vua Lê Dụ Tông) và Lê Duy Chúc (con của vua Lê Hy Tông) đã định đốt kinh thành, làm binh biến, lật đổ nhà Trịnh nhưng việc bại lộ, đành phải trốn khỏi kinh thành vào Thanh Hóa dấy quân chống lại chúa Trịnh. Trước bối cảnh đó, Vũ Thái phi (mẹ của Trịnh Giang) đã bàn với các đại thần, trong đó có Vũ Tất Thận tìm cách đưa Trịnh Doanh lên ngôi vào tháng Giêng năm 1740. Sau khi lên ngôi, Trịnh Doanh đã điều chỉnh ngay các chính sách hà khắc thời Trịnh Giang, ban hành nhiều chính sách phù hợp với lòng dân và ban thưởng cho những đại thần có công phò giúp việc lên ngôi chúa. Vũ Tất Thận được ban chữ hiệu "công thần", mũ và đai lưng được trang sức bằng vàng cao quý như đối với bậc vương thân và thăng làm Đại tư đồ (lúc đó Vũ Tất Thận nắm giữ quân dinh Trung Khuông, kiêm Tôn nhân phủ hữu tôn chính, Thự phụ sự, Tả đô đốc).Đồng thời Vũ Tất Thận và chín đại thần khác (Nguyễn Quý Cảnh, Nguyễn Đình Hoàn, Giáp Nguyễn Khoa, Vũ Đình Trác, Trương Khuông, Trịnh Trụ, Đinh Văn Giai và Nguyễn Công Thái) còn được Trịnh Doanh phong thêm thái ấp nhờ công lao này. Giúp Trịnh Doanh lập vua Lê Hiển Tông. Thời Lê trung hưng, nhà Lê chỉ là vị thế, có tính hình thức, toàn bộ việc triều chính và điều hành đất nước do Phủ chúa thực hiện, ngay cả việc lập vua, hoàng hậu và thái tử đều có sự tham gia, thậm chí là sắp đặt của của chúa Trịnh. Tháng 4, năm 1735, vua Lê Thuần Tông mất. Theo lệ, Duy Diêu là con trưởng của vua Thuần Tông sẽ được nối ngôi. Tuy nhiên, Trịnh Giang lại lập Duy Thận, là em của vua Thuần Tông lên ngôi, vì Trịnh Giang cho rằng Duy Thận giống tiên đế và còn là cháu ngoại của bà Thái phi Vũ Thị, gần gũi, thân cận với Trịnh Giang; đổi niên hiệu là Vĩnh Hựu. Sau này, vào năm 1738, do Lê Duy Mật (là chú ruột của Duy Diêu) có ý định làm phản, nên Duy Diêu còn bị Trịnh Giang giam cầm. Tuy nhiên, lúc đó, Trịnh Doanh đã bí mật đưa Duy Diêu đến ở nhà của Vũ Tất Thận (là cậu của Trịnh Doanh). Trước ngày Duy Diêu đến, Vũ Tất Thận nằm mơ thấy có người khách đến nhà mình mà cờ quạt, âm nhạc hệt như nghi thức của thiên tử. Sau đó thì trùng lặp Duy Diêu đến ở nhà Vũ Tất Thận. Sau này, khi Trịnh Doanh lên ngôi chúa, Vũ Tất Thận bèn thuật lại cho Trịnh Doanh về giấc mơ của mình, có ý tôn lập Duy Diêu làm vua cho phải lẽ, hợp với lòng trăm họ. Nhờ đó, Trịnh Doanh mới bàn với các đại thần, xin nhà vua (Lê Ý Tông) nhường ngôi cho Duy Diêu. Vua Lê Ý Tông chấp thuận ban chiếu nhường ngôi. Duy Diêu lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Hưng. Làm tướng ra trận. Sau khi lên ngôi chúa, ngoài việc ban hành, điều chỉnh các chính sách phát triển đất nước, Trịnh Doanh tập trung vào việc trấn dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân, các cuộc nổi loạn của thân quan mất mãn do thời Trịnh Giang gây lên như khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và Nguyễn Diên; Nguyễn Trác Oánh; Lê Duy Mật... để nhằm nhanh chóng ổn định tình hình đất nước. Là bậc quan võ đầu triều của chúa Trịnh, Vũ Tất Thận cùng với các võ tướng khác của triều đình đã tham gia vào công cuộc bình định này của Trịnh Doanh. Tháng 6 năm 1740, Vũ Tất Thận và Hoàng Công Kỳ được lệnh của Trịnh Doanh cùng làm đại tướng đến Đường An để đánh dẹp Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cử. Tuy nhiên, khi mới kéo quân đến làng An Nhân, chưa đến Đường An, đại quân của Vũ Tất Thận và Hoàng Công Kỳ đã bị nghĩa quân của Nguyễn Tuyển, Nguyển Cừ tấn công bất ngờ, chống đỡ không nổi, thua trận, tháo chạy toán loạn. Thừa thắng, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ cho quân kéo đến My Thử, Đường An, là quê của Vũ Tất Thận và Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên (vợ Trịnh Cương), đốt trụi phủ đệ, từ đường tại đây. Tháng 10 năm 1740, Trịnh Doanh trực tiếp mang đại quân đánh Vũ Đình Dung ở Ngân Già; tháng 11 năm 1740 kéo quân đến đóng ở Vũ Điện, sau đến Hiến Doanh, chia các tướng (Đinh Văn Giai, Nguyễn Đình Hoàn, Vũ Tất Thận, Trương Khuông ...) thành từng bộ phận, hiệp đồng tác chiến. Trong trận này Vũ Đình Dung đại bại, giặc Ngân Già bị xóa sổ. Sau này, trong nhiều cuộc bình định của Trịnh Doanh, nhất là ở vùng Sơn Tây trong giai đoạn từ 1749 - 1751, Vũ Tất Thận đều tham gia và là một trong số những võ tướng thân cận của Trịnh Doanh. Được chúa Trịnh tin tưởng, yêu quý. Tháng Giêng năm 1724, Vũ Tất Thận đang là quan Chưởng phủ, được Trịnh Giang tin dùng, cùng với Tham tụng Nguyễn Quý Cảnh, giao thêm việc quản lý, điều hành, tổ chức hương binh ở các huyện gần kinh kỳ, đóng quân ở ngoài kinh thành, tổ chức luyện tập chiến đấu như binh sĩ để bảo vệ kinh thành, đề phòng việc bất trắc có thể xảy ra, khi quân triều đình đi chinh chiến ở xa. Vào năm Bính Thìn, Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), Trịnh Giang đã ban cho Vũ Tất Thận là Thử phủ sự, cấp phó của Chưởng phủ sự(lúc này Vũ Tất Thận mới 31 tuổi). Sau khi lên ngôi, tháng 7 năm 1745, Trịnh Doanh gia phong Vũ Tất Thận là Đại tư đồ, cho đổi họ tên theo họ Trịnh. Sau lại phong chức Hữu tông chánh trong Tôn Nhân Phủ (là cơ quan nắm sự vụ của hoàng thất tôn tộc, coi việc sổ sách, xếp đặt tước lộc, giáo dục, mệnh lệnh; là cơ quan để đánh giá, xem xét năng lực của các con cháu trong tôn thất họ Trịnh ở các chi phái để đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ. Chức này bao giờ cũng dùng người thân tộc. Tiếp đó, tháng 6 năm 1758, Vũ Tất Thận được phong là Đại tư đồ, Bính trung công. Trong tập thơ "Càn nguyên ngự chế thi tập" (tập thơ Nôm gồm 268 bài thơ), Trịnh Doanh đã có 3 bài thơ khen tặng Vũ Tất Thận (khi cử ông đi đánh trận, khi ông về nghỉ hưu...). Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924), Vua Khải Định đã có sắc phong cho Vũ Tất Thận là "Đoan túc dực bảo Trung hưng tôn Thần", ghi nhận công lao đóng góp của ông cho nhà Lê trung hưng Hiện nay Vũ Tất Thận được phối thờ tại Đền Bà Chúa Me thôn Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải Dương (được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2019 theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
7,907,660
19,822,693
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822693
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–1792)
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1787–1792 liên quan đến một nỗ lực không thành công của Đế quốc Ottoman nhằm lấy lại các vùng đất đã mất vào tay Đế quốc Nga trong quá trình Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774) trước đó. Cuộc chiến này diễn ra đồng thời với Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ (1788–1791), Chiến tranh Nga-Thụy Điển (1788–1790) và Chiến tranh Nhà hát. Trong cuộc chiến này, vào ngày 25 tháng 9 năm 1789, một phân đội của Lục quân Đế quốc Nga dưới quyền chỉ huy của Alexander Suvorov và Ivan Gudovich, đã chiếm Khadjibey và Yeni Dünya cho Đế quốc Nga. Năm 1794, Odesa được thành lập theo sắc lệnh của Nữ hoàng Nga Yekaterina Đại đế. Nga chính thức giành quyền sở hữu sanjak Özi (tỉnh Ochakiv) vào năm 1792 và khu vực trở thành một phần của Phó vương quốc Yekaterinoslav. Đế quốc Nga nắm toàn quyền kiểm soát Krym, cũng như vùng đất giữa sông Nam Bug và sông Dniester. Bối cảnh. Vào tháng 5 và tháng 6 năm 1787, Yekaterina II của Nga thực hiện một lễ rước khải hoàn qua Novorossiya và Krym mới sáp nhập cùng với đồng minh của bà là Joseph II của Thánh chế La Mã. Những sự kiện này, tin đồn về Kế hoạch Hy Lạp của Yekaterina, và xích mích do khiếu nại lẫn nhau về việc vi phạm Hiệp định Küçük Kaynarca kết thúc cuộc chiến trước đó, đã khuấy động dư luận ở Constantinople, trong khi các đại sứ Anh và Pháp hỗ trợ vô điều kiện cho phái chiến tranh của Ottoman. Chiến tranh. Năm 1787, Ottoman yêu cầu người Nga di tản khỏi Krym và từ bỏ khu vực nắm giữ của họ gần Biển Đen, điều này được Nga nhìn nhận là "casus belli" (kiếm cớ chiến tranh). Nga tuyên chiến vào ngày 19 tháng 8 năm 1787, và người Ottoman tống giam đại sứ Nga Yakov Bulgakov. Sự chuẩn bị của Ottoman là không đầy đủ và thời điểm được lựa chọn là sai lầm, vì Nga và Áo đang trong liên minh. Người Ottoman tập hợp lực lượng trên khắp lãnh thổ của họ, và Süleyman Bey từ Anatolia tự mình ra mặt trận với 4.000 binh sĩ. Đế quốc Ottoman mở đầu chiến dịch bằng một cuộc tấn công vào hai pháo đài gần Kinburn ở miền nam Ukraina. Tướng quân Nga Alexander Suvorov ngăn chặn hai cuộc tấn công trên biển này của Ottoman vào tháng 9 và tháng 10 năm 1787, nhờ đó bảo vệ được Krym. Tại Moldavia, quân đội Nga chiếm được các thành phố Chocim và Jassy của Ottoman. Ochakov nằm tại cửa sông Dnepr thất thủ vào ngày 6 tháng 12 năm 1788, sau cuộc vây hãm kéo dài sáu tháng của Thân vương Grigory Potemkin và Suvorov. Tất cả thường dân trong các thành phố bị chiếm lĩnh đều bị tàn sát theo lệnh của Potemkin. Mặc dù phải chịu một loạt thất bại trước người Nga, Đế quốc Ottoman đạt được một số thành công trước quân Áo do Hoàng đế Joseph II lãnh đạo, tại Serbia và Transylvania. Đến năm 1789, Đế quốc Ottoman bị quân Nga và Áo đẩy lùi tại Moldavia. Tệ hơn nữa, vào ngày 1 tháng 8, quân Nga dưới quyền chỉ huy của Suvorov giành được chiến thắng trước quân Ottoman do Osman Pasha lãnh đạo tại Focsani, tiếp theo là chiến thắng của Nga tại Rymnik (hoặc "Rimnik") vào ngày 22 tháng 9, và đánh đuổi quân Ottoman ra xa khỏi khu vực gần sông Râmnicul Sărat. Suvorov được phong tước hiệu Bá tước Rymniksky sau trận chiến. Người Ottoman chịu nhiều tổn thất hơn nữa khi quân Áo dưới quyền chỉ huy của Tướng quân Ernst Gideon von Laudon đẩy lùi cuộc xâm lược của người Ottoman vào Croatia, trong khi quân Áo phản công chiếm Beograd. Một cuộc nổi dậy của người Hy Lạp càng làm cạn kiệt nỗ lực chiến tranh của Ottoman, dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn giữa Đế quốc Ottoman và Áo. Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tiến quân khi Suvorov chiếm giữ pháo đài Ottoman được cho là "bất khả xâm phạm" mang tên Izmail trên lối vào sông Danube, vào tháng 12 năm 1790. Một thất bại cuối cùng của Ottoman tại Machin (9 tháng 7 năm 1791), cùng với những lo ngại của Nga về việc Phổ tham chiến, đã dẫn đến một hiệp định đình chiến được nhất trí vào ngày 31 tháng 7 năm 1791. Sau khi chiếm được pháo đài Izmail, Suvorov hành quân đến Constantinople (ngày nay là Istanbul), nơi người Nga hy vọng họ có thể thành lập một đế chế Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, như Giáo sư Timothy C. Dowling đã nói, những cuộc tàn sát được thực hiện trong giai đoạn sau đó đã phần nào làm ô uế danh tiếng của Suvorov trong mắt nhiều người, và có những cáo buộc vào thời điểm đó rằng ông từng say rượu trong Cuộc vây hãm Ochakov. Những tin đồn dai dẳng về hành động của ông được lan truyền và lưu hành, và vào năm 1791, ông được chuyển đến Phần Lan. Hậu quả. Sau đó, Hiệp định Jassy được ký kết vào ngày 9 tháng 1 năm 1792, công nhận việc Nga sáp nhập Hãn quốc Krym vào năm 1783. Yedisan (Odessa và Ochakov) cũng được nhượng lại cho Nga, và sông Dniester trở thành biên giới của Nga tại châu Âu, trong khi biên giới châu Á của Nga—sông Kuban—không thay đổi. Mục tiêu chiến tranh của Ottoman nhằm giành lại Krym đã thất bại, và nếu không nhờ Cách mạng Pháp thì tình hình của Đế quốc Ottoman có thể tồi tệ hơn nhiều.
7,907,667
19,822,809
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822809
Michael Barnes (cầu thủ bóng đá)
Michael Thomas Barnes (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh từng thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh.
7,907,691
19,822,982
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822982
Container đa phương thức
Container đa phương thức, thường được gọi là container vận chuyển hoặc ISO Container, là loại container lớn được thiết kế để chở hàng trên nhiều phương tiện khác nhau như tàu biển, đường sắt và xe tải mà không cần dỡ hàng ra. Chúng giúp lưu trữ và vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả trong hệ thống vận chuyển toàn cầu. Container đa phương thức được dùng để lưu trữ và vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả trong hệ thống vận chuyển toàn cầu, còn gọi là hệ thống vận chuyển container hóa. Còn có tên gọi khác như container hàng hóa, container vận chuyển, container biển, container đại dương, container van biển, container can biển, hay cả MILVAN, SEAVAN và RO/RO. Thuật ngữ CONEX (Box) cũng thường được sử dụng, nhưng không chính xác kỹ thuật vì nó xuất phát từ tên của một loại container CONEX thép nhỏ hơn, được sử dụng bởi Quân đội Hoa Kỳ, trước khi container ISO quốc tế ra đời. Có nhiều loại và kích thước chuẩn cho container đa phương thức, nhưng 90% thuộc loại "container hàng khô" hoặc "container mục đích chung". Chúng là hộp chữ nhật bền vững, làm bằng thép Corten chống gỉ, rộng gần 8 foot (2,44 m), và dài chuẩn là 20 hoặc 40 foot (6,10 hoặc 12,19 m), theo tiêu chuẩn ISO 668:2020. Các chiều cao tiêu chuẩn trên toàn cầu là và - những cái sau được gọi là High Cube hoặc Hi-Cube (HC hoặc HQ) containers. Tùy theo nguồn, chúng còn gọi là TEUs (đơn vị tương đương 20 feet), tượng trưng cho kích thước 20 hoặc 40 feet. Vào đầu thế kỷ 20, container đa phương thức chiều dài 40 feet xuất hiện và lan rộng vào thập kỷ 1960-1970 thông qua đổi mới của công ty vận chuyển biển Mỹ SeaLand. Giống như hộp bìa cứng và pallet, chúng giúp đóng gói hàng hóa vào lô hàng lớn hơn, tạo đơn vị hóa hàng dễ xử lý, di chuyển, xếp chồng và vận chuyển gọn gàng trên tàu và sân. Các container đa phương thức này có thiết kế chịu áp lực khi vận chuyển đa phương thức, dễ dàng xử lý và xếp chồng, và có thể được nhận biết qua dấu hiệu báo cáo độc nhất ISO 6346. Năm 2012, có khoảng 20,5 triệu container đa phương thức trên toàn cầu, phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau. Chúng đã thay thế một phần lớn hình thức truyền thống về cargo đóng gói theo kiểu bảng - vào năm 2010, container chiếm 60% lưu lượng vận chuyển biển toàn cầu. Các phương thức vận chuyển thay thế chủ yếu cho hàng chất đống bao gồm tàu, xe ô tô và đơn vị nhẹ hơn cho hàng không theo định nghĩa của IATA. Miêu tả. Chín mươi phần trăm của toàn bộ đội container toàn cầu bao gồm container "hàng khô" hoặc "đa dụng" - cả các kích thước tiêu chuẩn và đặc biệt. Và mặc dù chiều dài của các container dao động từ , theo hai báo cáo điều tra container năm 2012 khoảng 80% container trên thế giới có chiều dài tiêu chuẩn là hai mươi hoặc bốn mươi feet của thiết kế hàng khô. Những container thông thường này có dạng hộp hình chữ nhật, đóng kín, có cửa ở một đầu và được làm từ thép gân chịu thời tiết corrugated (thông thường được gọi là CorTen) với sàn bằng plywood Mặc dù việc gắn gân vào tấm kim loại dùng cho các bên cạnh và mái của container đóng góp đáng kể vào độ cứng và sức chồng xếp của container, tương tự như trong tấm sắt gân sóng hoặc trong hộp bìa gân sóng, các bên gân sóng gây ra sự cản trở động học và gây mất tới 10% nhiên liệu trong vận chuyển đường bộ hoặc đường sắt, so với xe tải bên ngoài bằng phẳng. Các container tiêu chuẩn có chiều rộng , chiều cao , mặc dù các đơn vị "High Cube" hoặc "hi-cube" cao hơn với chiều cao đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây. Vào cuối năm 2013, container 40 feet high-cube đã chiếm hơn 50% trong tổng số đội container hàng hải thế giới, theo báo cáo Điều tra Container của Drewry. Khoảng 90% tổng số container trên toàn cầu có độ dài là khoảng hoặc theo đơn vị đo lường danh nghĩa, tuy nhiên, Hoa Kỳ và Canada cũng sử dụng các đơn vị dài hơn với độ dài , và . Các container ISO có các bộ phận đúc với lỗ để gắn các khóa xoay (twistlock) ở tám góc, cho phép cầm container từ trên, dưới hoặc bên hông, và chúng có thể xếp lên đến mười container cao. Mặc dù tiêu chuẩn ISO 1496 của năm 1990 chỉ yêu cầu xếp lên tới chín container cao, "và chỉ" đối với các container có trọng lượng , nhưng các tàu container cỡ lớn loại Post New Panamax và lớp Maersk Triple E hiện nay xếp chúng lên tới mười hoặc mười một container cao. Hơn nữa, các tàu như tàu Maersk Triple E Marie Maersk không còn sử dụng các ngăn riêng biệt trong khoang hàng, và các ngăn khác trên boong tàu - thay vào đó, chúng tối ưu hóa dung tích bằng cách xếp liên tục từ đáy thân tàu, lên tới 21 container cao. Điều này yêu cầu kế hoạch hóa tự động, trong đó container nặng được duy trì theo hệ thống ở dưới cùng của ngăn xếp, và container nhẹ ở phía trên - không chỉ để ổn định tàu, mà còn để tránh quá tải và sự sụp đổ của các container dưới đáy. Các container nội địa khu vực, chẳng hạn như container châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt, và thường chỉ có thể xếp lên đến hai hoặc ba container chất. Mặc dù hai đầu container khá cứng cáp, chúng có chút đàn hồi trong quá trình vận chuyển. Khả năng chứa của các container thường được đo bằng đơn vị tương đương hồi 20 feet (TEU), hay thường gọi là "teu". Một TEU tương đương với khả năng chứa hàng của một container chuẩn dài 20 feet. Tuy nhiên, đây chỉ là một con số xấp xỉ, không tính đến chiều cao của container. Ví dụ, cả container cao 9 feet 6 inch (loại high-cube) và container 20 feet mà có chiều cao 4 feet 3 inch (loại half-height) đều được tính là một TEU. Tương tự, container dài hơn thường 45 feet thường chỉ tính là hai TEU, không khác gì so với các container chuẩn dài 40 feet. Hai TEU tương đương với một FEU (đơn vị tương đương hồi 40 feet). Vào năm 2014, tổng số container trên toàn cầu đã tăng lên 36,6 triệu TEU, dựa trên Bản điều tra Container của Drewry Shipping Consultants. Ngoài ra, vào năm 2014, lần đầu tiên trong lịch sử, các container high-cube (cao hơn chuẩn) chiếm phần lớn số lượng container hoạt động, tính theo TEU. Vào năm 2019, công ty khởi nghiệp về phân tích dữ liệu vận tải toàn cầu Upply đã chú ý rằng vai trò của Trung Quốc như 'nhà máy của thế giới' đã thúc đẩy việc sử dụng các container 40 feet, trong khi container 1 TEU chỉ chiếm 20% số lượng trên các tuyến đường hàng hải chủ lực từ đông sang tây, và nhu cầu vận chuyển chúng đang giảm. Trong thế kỷ 21, thị trường đã chuyển dần sang sử dụng nhiều container high-cube dài 40 feet hơn, cả trong việc vận chuyển hàng khô và hàng lạnh. Đơn vị 40 feet đã trở thành tiêu chuẩn đến mức ngành vận tải biển giờ đây chỉ tính ít hơn 30% phí cho việc vận chuyển container 40 feet so với việc vận chuyển container 1 TEU. Mặc dù container 20 feet thường được sử dụng để vận chuyển hàng nặng và đóng góp ổn định cho cả tàu và doanh thu, các hãng vận chuyển thường phạt mạnh việc vận chuyển container 1 TEU hơn. Đối với nhà sản xuất container, container high-cube dài 40 feet đang chiếm ưu thế trong nhu cầu cả cho hàng khô và hàng lạnh. Giá sản xuất container khô thông thường dao động khoảng từ $1750 đến $2000 Mỹ kim cho mỗi đơn vị tương đương container (CEU), và khoảng 90% số lượng container trên toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc. Độ tuổi trung bình của đội container toàn cầu là hơn 5 năm từ cuối năm 1994 đến cuối năm 2009, điều này có nghĩa là các container vẫn được sử dụng trong hơn 10 năm. Hầm ống gù. "Hầm ống gù", một đục lỗ trong cấu trúc sàn, phù hợp với phần "ống gù" trên các xe bán trailer container chuyên dụng, là một đặc điểm bắt buộc trong cấu trúc dưới cùng của các container 1AAA và 1EEE (40- và 45-ft high-cube), và tùy chọn nhưng thường thấy trên các container có chiều cao chuẩn, dài 40 feet và hơn. Các kích thước khác. Container RACE của Úc. Ở Úc, các container RACE cũng rộng hơn một chút để phù hợp với việc sử dụng Pallet tiêu chuẩn Úc, hoặc chúng có chiều dài và chiều rộng để có thể chứa lên đến 40 pallet. Các container rộng theo tiêu chuẩn châu Âu. Các container rộng theo tiêu chuẩn châu Âu (gọi tắt là PW) rộng hơn một chút và có gân sọc bên hông nông hơn để cung cấp đủ chiều rộng bên trong, cho phép các pallet châu Âu thông thường Euro-pallet có kích thước dài và rộng, được nạp với hiệu suất và dung tích lớn hơn. Với chiều rộng bên trong thông thường khoảng , (tăng khoảng ~ so với chiều rộng thông thường của ISO là ,), các container rộng theo tiêu chuẩn châu Âu tạo ra chiều rộng sàn bên trong có thể sử dụng là , so với trong các container tiêu chuẩn. Điều này cho phép người dùng nạp hai pallet Euro cùng nhau theo chiều rộng hoặc ba pallet theo chiều dọc (nếu pallet được xếp gọn gàng, không tràn ra ngoài), trong khi trong các container tiêu chuẩn ISO, một dải chiều rộng sàn bên trong khoảng không thể được sử dụng bởi các pallet Euro. Do đó, mặc dù gần như có thể thay thế hoàn toàn: Một số container rộng theo tiêu chuẩn pallet được làm bằng cách hàn thêm bề mặt bên hông, khiến các gân sọc nổi lên ra ngoài thay vì lõm vào bên trong. Một số container rộng theo tiêu chuẩn pallet có chiều rộng chỉ , còn những cái khác có chiều rộng . Container "high-cube" rộng theo tiêu chuẩn pallet được sử dụng phổ biến, vì chúng có thể thay thế thân xe đổi chỗ thông thường cho vận chuyển bằng xe tải ở châu Âu. Liên minh châu Âu đã bắt đầu tiêu chuẩn hóa việc đóng container rộng theo tiêu chuẩn pallet trong dự án Đơn vị Tải chồng Tương hợp Châu Âu (EILU). Nhiều nhà cung cấp vận tải biển ở châu Âu cho phép sử dụng chúng trên tàu, vì chiều rộng bên ngoài của chúng so với các container tiêu chuẩn khá nhỏ, vẫn vừa vặn trong không gian gắn kết thông thường trong khoang tàu, miễn là các mẫu nút góc (cả ở sàn và trên cùng) vẫn phù hợp với các đơn vị 40-foot thông thường để xếp chồng và cố định. Container ở Bắc Mỹ. Thị trường Bắc Mỹ đã rộng rãi áp dụng container hóa, đặc biệt là cho các lô hàng trong nước cần di chuyển giữa đường bộ và đường sắt. Mặc dù chúng có vẻ tương tự với các container theo tiêu chuẩn ISO, nhưng có một số khác biệt đáng kể: chúng được coi là loại High-Cube dựa trên chiều cao tiêu chuẩn ISO , chiều rộng tương ứng với chiều rộng tối đa của các phương tiện giao thông đường bộ trong khu vực nhưng rộng hơn so với các container tiêu chuẩn ISO, và chúng thường không được xây dựng đủ mạnh để chịu được khắc nghiệt của vận chuyển biển. Container 48 feet. Các container Bắc Mỹ đầu tiên ra thị trường có chiều dài . Kích thước này được công ty vận tải container American President Lines (APL) giới thiệu vào năm 1986. Kích thước của các container phù hợp với các quy định liên bang mới được thông qua vào năm 1983, cấm các tiểu bang cấm hoạt động của xe rơ moóc đơn dài dưới 48 feet hoặc rộng 102 inches. Với chiều dài và rộng hơn , chúng có dung tích 29% lớn hơn so với container High-Cube tiêu chuẩn dài 40 feet, nhưng chi phí di chuyển bằng xe tải hoặc đường sắt gần như giống nhau. Container 53 feet. Vào cuối những năm 1980, chính phủ liên bang công bố sẽ một lần nữa cho phép tăng chiều dài của xe rơ moóc lên vào đầu năm 1990. Dự đoán đến sự thay đổi này, container dài 53 feet đã được giới thiệu vào năm 1989. Những hộp lớn này có dung tích lớn hơn 60% so với container dài 40 feet, cho phép người gửi hàng tổng hợp nhiều hàng hóa vào ít container hơn. Năm 2007, APL giới thiệu các container dài 53 feet đầu tiên có thể chịu được hành trình trên tuyến dịch vụ từ Trung Quốc Nam đến Los Angeles. Năm 2013, APL ngừng cung cấp không gian cho container dài 53 feet trên các tàu chạy quốc tế trên Thái Bình Dương của họ. Năm 2015, cả Crowley và TOTE Maritime đều thông báo xây dựng tàu container và tàu roll-on/roll-off kết hợp lần thứ hai cho thương mại Puerto Rico, với thiết kế cụ thể để tối đa hóa dung tích hàng hóa theo khối bằng cách vận chuyển container dài 53 feet, rộng . Trong lãnh thổ Canada, Oceanex cung cấp dịch vụ container dài 53 feet ra và vào Newfoundland. Container dài 53 feet cũng được sử dụng trên một số tuyến vận chuyển quốc tế châu Á Thái Bình Dương. Container 60 feet ở Canada. Vào tháng 5 năm 2017, Canadian Tire và Canadian Pacific Railway thông báo triển khai các container nội địa 60 feet đầu tiên tại Bắc Mỹ. Các container này cho phép Canadian Tire tăng khối lượng hàng hóa gửi mỗi container lên 13%. Container nhỏ. Cho đến nay, tiêu chuẩn ISO 668 chưa bao giờ định chuẩn các container có cùng chiều cao như các container 20- và 40-foot được gọi là "chiều cao tiêu chuẩn", . Theo tiêu chuẩn ISO, container 10-foot (bao gồm cả các loại hộp 5-ft và 6-ft trong quá khứ) chỉ có chiều cao là 8-foot (2.44 m) và không có tên gọi cụ thể. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp, các đơn vị 10-foot thường được làm với chiều cao , để phù hợp hơn, cùng xếp chồng tốt hơn với các container cao 8 ft 6 in trong các tập đoàn container dài hơn. Ngược lại, các đơn vị nhỏ hơn không còn tuân theo tiêu chuẩn, dẫn đến chiều dài không đồng đều, như hoặc , với chiều rộng không tiêu chuẩn lần lượt là 2.20 m / 86.6 in và 1.95 m / in, cùng với chiều cao không tiêu chuẩn lần lượt là 2.26 m / 7 ft 5 in và 1.91 m / 6 ft 3.2 in, phù hợp cho việc lưu trữ hoặc sử dụng ngoài biển. Quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng các container nhỏ, rất giống với các container Transporter và Conex từ những năm 1950 và 1960. Chúng chủ yếu tuân theo các kích thước tiêu chuẩn ISO trước đây, hoặc là dẫn xuất trực tiếp từ chúng. Thuật ngữ hiện tại trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ gọi những container nhỏ này là Bicon, Tricon và Quadcon, với kích thước tương ứng với các kích thước tiêu chuẩn ISO 1D, 1E và 1F trước đây. Những container này có chiều cao chuẩn là 8 feet (khoảng 2,4 mét), và có kích thước bề mặt chân lần lượt gấp một nửa (Bicon), một phần ba (Tricon) hoặc một phần tư (Quadcon) so với kích thước của một container 20 feet tiêu chuẩn, còn gọi là một TEU. Với chiều dài tối thiểu là 10 feet (khoảng 3 mét), hai container Bicon được kết nối theo chiều dài tương đương với một container ISO 20 feet. Tuy nhiên, chiều cao của chúng chỉ còn thiếu 6 inch (khoảng 15 mm) so với chiều cao tiêu chuẩn của các container ISO 10 feet thông thường, là 8 feet 6 inch (khoảng 2,6 mét). Container Tricon và Quadcon phải được kết nối theo chiều ngang - ba hoặc bốn cái liên tiếp - để có thể xếp chồng lên các container 20 feet. Chiều dài 8 feet của chúng tương ứng với chiều rộng của một container 20 feet tiêu chuẩn, đó là lý do tại sao có lỗ cắm xe nâng ở cả hai đầu và cả hai bên của những hộp này, và cửa chỉ có một thanh khóa duy nhất. Chiếc Quadcon nhỏ nhất có hai chiều cao khác nhau: 96 inch (khoảng 2,4 mét) hoặc 82 inch (khoảng 2,1 mét). Chỉ có chiều cao 96 inch đáp ứng kích thước tiêu chuẩn ISO-668 (kích thước 1F). Nhật Bản: Container 12 feet. Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt nội địa tại Nhật Bản, hầu hết các container có chiều dài để phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của pallet đặc biệt của Nhật. Mã báo cáo. Mỗi container được gán một mã báo cáo tiêu chuẩn (mã sở hữu), bao gồm bốn chữ cái kết thúc bằng U, J hoặc Z, theo sau là sáu chữ số và một chữ số kiểm tra. Mã sở hữu cho container đa phương thức được cấp bởi (Văn phòng container quốc tế, viết tắt là B.I.C.) tại Pháp, do đó tên "Mã BIC" cho mã báo cáo container đa phương thức. Cho đến nay, chỉ có mã BIC dài bốn chữ cái kết thúc bằng U. Các container vận chuyển có các mã nhận dạng như mã nhà sản xuất, mã sở hữu, mã phân loại sử dụng, biển UN cho hàng nguy hại và mã tham khảo cho kiểm soát và bảo mật vận chuyển. Liên minh châu Âu đã bắt đầu dự án Đơn vị Nạp hàng Đa phương thức (ILU) sau khi sử dụng rộng rãi container rộng pallet ở châu Âu. Dự án này cho thấy ưu điểm của vận chuyển đa phương thức container và swap body. Mã ILU mới đã được giới thiệu theo tiêu chuẩn EN 13044, tương tự như mã BIC trước đây. Mã sở hữu của container đa phương thức do Văn phòng container quốc tế BIC cấp kết thúc bằng U, J hoặc Z. Các dấu báo cáo sở hữu cho swap body kết thúc bằng A, B, C, D hoặc K sẽ được cấp bởi Văn phòng phân bổ mới của Liên minh Quốc tế Công ty Vận tải Đường sắt và Đường bộ Kết hợp (UIRR). Từ tháng 7 năm 2011, mã ILU mới có thể đăng ký, và từ tháng 7 năm 2014, tất cả container ISO đa phương thức và swap body đa phương thức phải có mã sở hữu. Từ tháng 7 năm 2019, tất cả chúng phải mang một biển ghi phù hợp theo tiêu chuẩn. Xử lý. Container di chuyển giữa tàu, xe tải và tàu bằng cần cẩu container tại cảng. Forklift, reach stacker, straddle carrier, container jack và cần cẩu có thể được sử dụng để nạp và dỡ hàng từ xe tải hoặc tàu hỏa ngoài cảng. Swap body, sidelifter, xe tải nâng bằng sàn và xe tải có cần cẩu cho phép chuyển hàng tới và từ xe tải mà không cần thiết bị thêm. Container tiêu chuẩn ISO có thể được xử lý và nâng bằng nhiều cách thông qua các thiết bị gắn ở góc container, nhưng container dài 45 feet (loại E) có hạn chế trong việc nâng bên hông và không thể nâng bằng forklift, theo tiêu chuẩn ISO 3874 (1997). Vận tải. Container có thể được vận chuyển bằng tàu container, xe tải và xe tàu hàng trong cùng một hành trình mà không cần gỡ gói hàng. Các đơn vị có thể được cố định bằng các điểm "khóa vặn" nằm ở mỗi góc của container. Mỗi container đều có mã độc đáo BIC được sơn bên ngoài để nhận dạng và theo dõi, và có khả năng chứa lên đến 20-25 tấn. Chi phí vận chuyển được tính theo đơn vị tương đương 20 feet (TEU). Đường sắt. Trong vận chuyển đường sắt, container có thể được chở trên các toa xe thẳng hoặc toa xe chứa hàng đặc biệt. Những toa xe chứa hàng này được thiết kế đặc biệt để vận chuyển container và có thể chứa nhiều container xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, kích thước tiêu chuẩn của đường sắt có thể hạn chế các phương thức và loại vận chuyển container. Các hệ thống đường sắt ở châu Âu thường có kích thước tiêu chuẩn nhỏ hơn, chỉ cho phép chứa container xếp một tầng. Ở một số nước như Vương quốc Anh, có các phần của mạng lưới đường sắt không cho phép container loại high-cube đi qua, hoặc chỉ có thể đi qua trên các toa xe đặc biệt. Tuy nhiên, Indian Railways vận hành container xếp chồng lên nhau trên toa xe thẳng dưới dây điện 25 kV AC. Dây điện phải cách mặt đường ít nhất 7,45 mét. China Railway cũng vận hành container xếp chồng lên nhau dưới dây điện, nhưng phải sử dụng các toa xe đặc biệt vì dây điện chỉ cách mặt đường 6,6 mét. Biển. Khoảng 90% hàng hóa không chất đống trên thế giới được chuyển bằng container. Các tàu container lớn nhất có thể mang hơn 19.000 TEU (tương đương số container kích thước 20 feet). Trong giai đoạn từ 2011 đến 2013, trung bình có khoảng 2.683 container bị mất trên biển. Ước tính khác lên tới 10.000 container; trong số này, dự kiến có 10% chứa hóa chất độc hại cho đời sống biển. Có nhiều hệ thống khác nhau được sử dụng để cố định container trên tàu. Tình trạng mất container trên biển thường thấp. Hàng không. Container cũng có thể được vận chuyển bằng máy bay, nhưng thường ít được sử dụng vì chi phí cao và khó tìm máy bay phù hợp. Có container hàng không đặc biệt, nhỏ hơn, gọi là đơn vị thiết bị tải hàng. An toàn và bảo mật. Có nhiều cách và vật liệu đã được thiết lập từ lâu để đảm bảo container đa phương thức được ổn định và bảo vệ khi được đặt lên tàu, cũng như bảo vệ hàng hóa bên trong. Các phương pháp và vật liệu truyền thống như dây thép buộc và khối gỗ đỡ đã tồn tại hàng thập kỷ và vẫn được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, việc sử dụng dây đeo polyester và dây tổng hợp cũng rất phổ biến. Để giữ hàng hóa cố định, túi đỡ (còn gọi là "túi khí") được sử dụng. Ngoài ra, các Flexi-bag cũng có thể được đặt trực tiếp và xếp chồng trong các container chất lượng thực phẩm. Thực tế, hình dáng chuẩn của chúng phủ toàn bộ diện tích sàn container ISO 20 ft. Sử dụng mục đích khác. Thiết bị đóng container. Các đơn vị kích thước container thường được sử dụng để chuyển thiết bị lớn đến các vị trí tạm thời. Các container chuyên dụng đặc biệt hấp dẫn với quân đội sử dụng container để di chuyển hàng hóa. Việc di chuyển thiết bị đặc biệt này giúp đơn giản hóa logistics và ngăn ngừa việc định danh thiết bị có giá trị cao bởi kẻ thù. Hệ thống như này có thể bao gồm cơ sở điều khiển, phòng mổ di động hoặc thậm chí là pháo đài tên lửa (như tên lửa bề mặt-bề mặt 3M-54 Klub của Nga). Các hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh có thể được lắp đặt trong các container và vận chuyển khắp thế giới. Máy phát điện có thể được lắp đặt cố định trong các container để sử dụng làm nguồn điện di động. Tái sử dụng. Một nửa số container nhập cảnh vào Hoa Kỳ rời đi trống rỗng. Chúng thường có giá trị thấp hơn tại Hoa Kỳ so với Trung Quốc, nên thường được sử dụng cho các mục đích khác, thường là khi hết cuộc hành trình. Quân đội Hoa Kỳ thường dùng container Conex làm kho chứa tại hiện trường hoặc nhà ở di động cho nhân sự chỉ huy và phòng khám y tế. Gần hết tất cả hơn 150.000 container Conex vận chuyển đến Việt Nam đã ở lại trong nước, chủ yếu dùng làm kho chứa hoặc cơ sở di động khác. Đặt cố định hoặc bán cố định container để làm kho chứa là phổ biến. Một container thông thường có kích thước bốn mươi feet có khoảng thép, cần tới năng lượng để nấu chảy. Tái sử dụng container vận chuyển ngày càng trở thành giải pháp thực tế cho cả vấn đề xã hội và môi trường. Kiến trúc container vận chuyển sử dụng container cũ làm khung cho ngôi nhà modul, với thép được tích hợp trong thiết kế hoặc che giấu trong ngôi nhà truyền thống. Chúng cũng được áp dụng để tạo cửa hàng tạm thời, quán cà phê, trung tâm dữ liệu máy tính như Sun Modular Datacenter. Tuy container đa phương thức không đủ mạnh để chuyển đổi thành bunkers ngầm mà không cần thêm cấu trúc cường độ, vì tường không thể chịu được áp lực nằm ngang và có thể gãy. Ngoài ra, sàn gỗ của nhiều container cũ có thể chứa hóa chất diệt côn trùng, khiến chúng không phù hợp cho không gian hạn chế như tù hoặc bunkers. Vệ sinh hoặc thay thế sàn gỗ có thể biến container cũ thành nơi ở, cần quan tâm đến thông gió và "cách nhiệt".
7,907,725
19,823,013
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823013
Quân khu Nam (Liên bang Nga)
Quân khu Nam (tiếng Nga: Южный военный округ) là một trong năm quân khu của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Bắc Kavkaz của đất nước và các căn cứ của Nga ở các quốc gia hậu Xô Viết ở Nam Kavkaz. Bộ tư lệnh Quân khu đóng ở Rostov trên sông Đông. Quân khu Nam được thành lập như một phần của cuộc cải cách quân sự năm 2008 và được thành lập theo Nghị định của Tổng thống số 1144 ký ngày 20 tháng 9 năm 2010 để thay thế Quân khu Bắc Kavkaz và tiếp thu các chỉ huy quân sự của Hạm đội Biển Đen và Hải đội Caspi. Quân khu Nam là quân khu nhỏ nhất ở Nga xét theo quy mô địa lý, bao gồm hai vùng liên bang Phía Nam và Bắc Kavkaz. Từ khi Nga xâm lược Ukraina, Quân khu Nam còn bao gồm cả sáu tỉnh Ukraina bị chiếm đóng bao gồm Krym, Donetsk, Kherson, Lugansk, Sevastopol và Zaporozhye. Tuy nhiên, Quân khu Nam chỉ tham chiến ở khu vực Donetsk (cánh quân Yug) và khu vực Kherson, Zaporozhye (cánh quân Dniepr) Tư lệnh quân khu hiện tại là Thượng tướng Sergey Yuryevich Kuzovlev, người giữ chức vụ này từ ngày 23 tháng 1 năm 2023.
7,907,731
19,823,248
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823248
RTNC
RTNC (tiếng Pháp: "Radio-Télévision nationale congolaise") là đài truyền hình công cộng quốc gia thuộc sở hữu của chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo. Thành lập vào ngày 17 tháng 5 năm 1997. RTNC phát sóng ba ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Lingala.
7,907,766
19,823,464
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823464
Pravind Jugnauth
Pravind Kumar Jugnauth (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1961) là chính khách người Mauritius. Trước đây, ông từng giữ nhiều chức vụ trong chính phủ Mauritius. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thủ tướng thứ 5 Mauritius kể từ ngày 23 tháng 1 năm 2017.
7,907,795
19,823,546
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823546
Fauna Europaea
Fauna Europaea là một cơ sở dữ liệu về danh pháp khoa học và sự phân bố của tất cả các động vật sống đa bào trên cạn và trong nước ngọt ở châu Âu. Vai trò của nó giống như một nguồn phân loại cho phân loại động vật trong trong Cơ sở hạ tầng Danh mục loài liên châu Âu ("Pan-European Species directories Infrastructure", PESI). Tính đến tháng 6 năm 2020, Fauna Europaea báo cáo rằng cơ sở dữ liệu của họ chứa 235.708 tên đơn vị phân loại và 173.654 tên loài. Việc xây dựng Fauna Europae ban đầu do Hội đồng châu Âu (2000–2004) hỗ trợ. Dự án do Đại học Amsterdam điều phối, ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2004. Sau đó cơ sở dữ liệu được chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin vào năm 2015.
7,907,811
19,823,615
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823615
Phanerolepida transenna
Phanerolepida transenna là một loài ốc biển quý hiếm,thuộc họ Turbinidae. Đây là loài còn sống duy nhất trong chi "Phanerolepida". Phân bổ. Loài này sống ở vùng nước sâu, xuất hiện ngoài khơi Philippines và Nhật Bản ở độ sâu từ 600 m đến 800 m.
7,907,829
19,823,622
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823622
Xeno-canto
xeno-canto là một dự án khoa học công dân và kho lưu trữ thông tin mà trong đó, các tình nguyện viên ghi lại, tải lên và chú thích các bản ghi âm tiếng kêu của chim, cũng như âm thanh của bọ cánh thẳng và dơi. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2005, nó đã thu thập được hơn 575.000 bản ghi âm từ hơn 10.000 loài trên toàn thế giới và trở thành một trong những kho sưu tập lớn nhất về âm thanh của các loài chim trên thế giới. Tất cả các bản ghi được xuất bản theo một trong các giấy phép Creative Commons, bao gồm một số bản có giấy phép tự do. Mỗi bản ghi trên trang web đều được kèm theo biểu đồ phổ và dữ liệu vị trí trên bản đồ hiển thị sự thay đổi địa lý. Dữ liệu từ xeno-canto đã được sử dụng lại trong nhiều (vài nghìn) bài báo khoa học. Nó cũng là nguồn dữ liệu cho thử thách hàng năm về nhận dạng tiếng chim tự động ("BirdCLEF") kể từ năm 2014, vốn được tiến hành như một phần của Hội nghị và Phòng thí nghiệm của Diễn đàn Đánh giá ("Conference and Labs of the Evaluation Forum"). Trang web này được một số tổ chức học thuật và quan sát chim trên toàn thế giới hỗ trợ, với nguồn hỗ trợ chính là Hà Lan. Lịch sử. xeno-canto, có nghĩa là "ca khúc lạ", là một dự án chỉ có âm thanh nhằm làm nổi bật âm thanh của các loài chim, thay vì hình ảnh hay video. xeno-canto được Bob Planqué (một nhà toán sinh học tại Đại học VU Amsterdam) và Willem-Pier Vellinga (một nhà vật lý hiện đang tư vấn cho một công ty công nghệ vật liệu toàn cầu) cho ra mắt vào ngày 30 tháng 5 năm 2005. Vào thời điểm ra mắt, trang này chỉ lưu giữ các bản ghi âm của khoảng 160 loài và ban đầu nhằm mục đích thu thập các bản ghi âm ở các loài chim từ Trung và Nam Mỹ. Phát triển. xeno-canto hiện nay đã được toàn cầu hóa, mở rộng phạm vi hoạt động ra Bắc Mỹ, châu Phi và châu Á, và cuối cùng là châu Âu và châu Úc. Đến năm 2017, việc thu thập dữ liệu có sự tăng trưởng đáng kể, với khoảng 360.000 bản ghi của khoảng 9.750 loài chim (gần 90% tổng số loài chim). Tuy nhiên, khu sưu tập vẫn chưa hoàn thành. Có khoảng 1.000 loài chưa được ghi âm và nhiều loài chỉ có một số ít bản ghi âm, nghĩa là đang bị thiếu sự đa dạng về giai điệu và phương ngữ của các loài. Mục tiêu. Mục đích của xeno-canto là tận dụng các khả năng của Internet để tăng mức độ phổ biến, khả năng tiếp cận và kiến ​​thức chung về âm thanh của các loài chim. Cho đến nay, các bản ghi trên xeno-canto đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc được đưa vào Hệ thống Thông tin Hàng không của Ấn Độ, đóng góp cho dự án STERNA và được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu đại học của Na Uy. Kể từ khi thành lập, trang web đã đặt ra một số nguyên tắc nhằm duy trì dịch vụ hướng đến cộng đồng. Những nguyên tắc này bao gồm:
7,907,833
19,823,757
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823757
Russ Kun
Russ Joseph Kun (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1975) là một chính khách Nauru. Ngày 29 tháng 9 năm 2022, ông trở thành tổng thống Nauru thứ 16 sau khi giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống quốc gia. Ông cũng là nghị sĩ của Nghị viện Nauru kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2013.
7,907,858
19,823,859
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823859
Dangerous Romance
Dangerous Romance (; ; tạm dịch: Trái tim trong gió) là một bộ phim truyền hình Thái Lan phát sóng năm 2023 với sự tham gia của Tanapon Sukhumpantanasan (Perth) và Wachirawit Ruangwiwat (Chimon). Bộ phim được đạo diễn bởi Phadung Samajarn và Worawut Thanamatchaicharoen, sản xuất bởi GMMTV cùng với Fillframe. Đây là một trong 19 dự án phim truyền hình cho năm 2023 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2023 Diversely Yours," vào ngày 22 tháng 11 năm 2022. Bộ phim được phát sóng vào lúc 20:30 (), thứ Sáu trên GMM 25 và có mặt trên nền tảng trực tuyến Viu vào 22:30 (ICT) cùng ngày, bắt đầu từ ngày 18 tháng 8 năm 2023.
7,907,868
19,823,867
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823867
Bất đẳng thức Agmon
Trong giải tích toán học, các bất đẳng thức Agmon bao gồm hai bất đẳng thức nội suy có liên quan chặt chẽ giữa các không gian formula_1 và không gian Sobolev formula_2, rất hữu ích trong việc nghiên cứu các phương trình đạo hàm riêng. Kết quả này được đặt tên theo Shmuel Agmon, nhà toán học người Israel. Phát biểu. Cho formula_3, trong đó formula_4 với formula_5 khi đó bất đẳng thức Agmon khẳng định tồn tại hằng số formula_6 sao cho formula_8 formula_10 và formula_11. formula_18 với mọi formula_19.
7,907,871
19,823,956
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823956
Ramón de Zubiaurre
Ramón de Zubiaurre (1 tháng 9 năm 1882 – 9 tháng 6 năm 1969) là một nghệ sĩ người Tây Ban Nha. Tác phẩm của ông tham gia tranh tài tại cuộc thi nghệ thuật tại Thế vận hội Mùa hè 1932.
7,907,883
19,824,073
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824073
Gonzo (phim khiêu dâm)
Gonzo là một thể loại phim khiêu dâm, mục đích nhằm đặt người xem trực tiếp vào khung cảnh trong phim. Jamie Gillis được cho là người đầu tiên khởi xướng ra thể loại gonzo với loạt series các bộ phim tựa đề "On the Prowl" của mình. Tên gọi của thể loại bắt nguồn từ thuật ngữ thông tấn gonzo, theo đó phóng viên là một phần của sự kiện đang diễn ra. Để so sánh, phim khiêu dâm gonzo đặt máy quay vào ngay trong phân cảnh, thường là với một hoặc nhiều người tham gia quay phim và diễn cảnh hoạt động tình dục, không có sự phân tách thông thường giữa máy quay và người thể hiện được thấy trong các bộ phim hoặc chiếu bóng cinema khiêu dâm thông thường. Thể loại gonzo chịu ảnh hưởng của phim khiêu dâm nghiệp dư, và nó có xu hướng sử dụng ít hơn các góc phim rộng hoặc góc chụp toàn thân mình, để nhường cho cảnh quay cận hình (close-ups) (xem: phim khiêu dâm thực tế). Cách quay phim lỏng lẻo và trực tiếp thường bao gồm các góc quay cận cảnh bộ phận sinh dục, không giống như một số phim khiêu dâm truyền thống. Những sự tương đồng với phim khiêu dâm góc nhìn thứ nhất (POV). Phim khiêu dâm góc nhìn thứ nhất (POV) là một loại hình giải trí người lớn, được quay phim để trông như là người xem đang trải nghiệm chính hoạt động tình dục ấy. Trong phim khiêu dâm POV, phong cách quay thường là tương tự như phim khiêu dâm gonzo, với người hưởng khoái cảm tình dục cầm máy quay—chĩa ống kính xuống diễn viên đang thực hiện hoạt động tình dục. Phong cách quay phim này đối lập với việc có một đội ngũ quay phim góc nhìn thứ ba riêng biệt quay toàn bộ phim. Hiệu ứng là để cho khán giả cảm nhận được rằng họ đang tự trải nghiệm chính những hoạt động tình dục mà họ đang theo dõi, ngược lại với khi nhìn ngắm người khác để thị dâm. Phim khiêu dâm POV thỉnh thoảng cũng phá vỡ quy tắc góc quay thứ nhất nghiêm ngặt. Ví dụ, bộ phim "Amateur Allure" có một cảnh quay thương hiệu khi mà người quay phim đang sinh hoạt tình dục di chuyển máy quay handycam quanh đầu của người mẫu đang hoạt động tình dục. Điều này tạo ra một góc quay không thể có được một cách trực tiếp thông qua con mắt của một người, trong khi đang trải nghiệm chính hoạt động tình dục. Mặc dù vậy, không có bất kỳ máy quay góc nhìn thứ ba nào được thiết đặt. Phim khiêu dâm POV tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, phim khiêu dâm góc nhìn thứ nhất được gọi là , một thể loại phim khiêu dâm Nhật Bản, theo đó nam diễn viên phim người lớn (AV) hoặc đạo diễn phục vụ như một người quay phim. Các video thể loại "hamedori" được sản xuất từ những thời kỳ đầu của phim người lớn Nhật Bản (JAV) vào đầu thập kỷ 1980. Thuật ngữ "hamedori" đi vào sử dụng khoảng những năm 1988-1989, nhưng chỉ có một số nhỏ thị trường ngách cho tới khi nó được phổ thông đại chúng tại V&R Planning bởi đạo diễn Company Matsuo. Matsuo bắt đầu làm việc về mảng thể loại này vào năm 1991, nói rằng kỹ thuật quay gần gũi thân mật này là một phương cách tự nhiên mà ông có thể quay để làm sao thể hiện được những cảm xúc của nữ giới và để "khiến cho cô ấy cởi mở về bản thân mình, để thể hiện những cảm xúc chân thật nhất". Matsuo đã hợp tác với các nữ diễn viên nghiệp dư trong các video của mình, và ông cũng thường xuyên viễn hành tới quê hương của họ để làm phim. Ông nói chuyện với họ một cách sâu rộng trên máy quay để cho cả hai người, ông và khán giả xem, có thể biết về họ nhiều hơn trước khi có bất kỳ cảnh quay tình dục nào. Một lượng lớn sự phổ biến và nổi tiếng của những video này cho thấy được những người phụ nữ phổ thông và bình thường là như thế nào ngoài đời thật. Bởi vì là những người nghiệp dư trong một phân cảnh đơn lẻ của video nhiều phần, các nữ diễn viên thông thường được trả 50.000 (khoảng 500). Giải thưởng. Tổ chức "X-Rated Critics Organization" có một danh hiệu ""Best POV Release" (2005–2009) cùng với danh hiệu "Best POV Series" (kể từ năm 2010) của giải thưởng hằng năm "XRCO Award". Ngoài ra, giải thưởng "AVN Award" có các danh hiệu "Best POV Series", "Best POV Release" và "Best POV Sex Scene"".
7,907,917
19,824,101
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824101
Liên hoan truyền hình toàn quốc
Liên hoan truyền hình toàn quốc là hoạt động thường niên do Đài Truyền hình Việt Nam được tổ chức mỗi năm một lần, nhằm tạo cơ hội gặp gỡ cho những người làm truyền hình trên khắp đất nước, là dịp để chọn ra những tác phẩm truyền hình xuất sắc nhất trong năm và cùng chia sẻ những thách thức phải đối mặt trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp truyền hình. Liên hoan bao gồm nhiều hoạt động: chấm thi và trình chiếu tác phẩm tham dự, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, triển lãm ảnh... Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 và trải qua 41 lần tổ chức, liên hoan đã thu hút sự tham gia của hàng trăm đơn vị làm truyền hình, bao gồm các đài truyền hình tỉnh, thành phố, khu vực, các hãng phim truyền hình. Kể từ lần tổ chức thứ 41 (2023), Liên hoan truyền hình toàn quốc được tổ chức 2 năm một lần. Lịch sử. Hiện tại. Từ năm 2000 đến nay, liên hoan truyền hình toàn quốc đã không ngừng đổi mới, nâng cao về mặt tổ chức cũng như chất lượng các tác phẩm tham gia. Hàng năm, tại các hội nghị, các đài truyền hình khắp cả nước cùng nhau thảo luận về những kỹ thuật mới trong ngành truyền hình. Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 40 dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm 2020 tại Ninh Bình nhưng hầu hết các hoạt động đã phải hủy bỏ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chương trình giám khảo duy nhất được tổ chức với số lượng hạn chế tại trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam tại Hà Nội. Phiên bản hiện tại với các thành phố chủ nhà:
7,907,922
19,824,121
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824121
Ga Yeoncheon
Ga Yeoncheon (Tiếng Hàn: 연천역, Hanja: 漣川驛) là ga đường sắt trên Tuyến Gyeongwon ở Chatan-ri, Yeoncheon-eup, Yeoncheon-gun, Gyeonggi-do. Từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 1 tháng 12 năm 2018, nó trở thành bến cuối tạm thời do việc xây dựng cải tạo đường ray giữa Yeoncheon và Baekmagoji. Vào tháng 10 năm 2023, khi đoạn mở rộng Dongducheon ~ Yeoncheon của Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 được khai trương, nó sẽ trở thành ga tàu điện ngầm.
7,907,926
19,824,148
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824148
Lịch sử quân sự của Việt Nam Cộng hòa
Lịch sử quân sự của Việt Nam Cộng hòa là lịch sử của các lực lượng vũ trang Việt Nam Cộng hòa, bắt đầu từ khi chế độ chính trị này thành lập vào năm 1955. Trải qua hai thời kỳ, thời kỳ đầu là Quân đội Việt Nam Cộng hòa cùng các lực lượng vũ trang khác, thời kỳ sau là Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Các đạo quân này đã trải qua 20 năm lịch sử tồn tại và giải thể khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Nền tảng. Năm 1955, Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, và Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm, Bộ Tổng tham mưu không còn phụ thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp. Như thế, Quân đội Việt Nam Cộng hòa, quân chính quy của Việt Nam Cộng hòa là đạo quân đổi tên từ một đạo quân trước đó đã có lịch sử từ năm 1950. Thời kỳ 1955–1963: Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Quân đoàn I thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1957, với các đơn vị trực thuộc là hai Sư đoàn 1 và 2 dã chiến. Quân đoàn II thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1957, với các đơn vị trực thuộc là hai Sư đoàn 3 và 4 dã chiến. Cùng năm, thành lập Binh chủng Lực lượng đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế, và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1. Đầu năm 1959, những sư đoàn khinh chiến và dã chiến được tổ chức lại thành các sư đoàn bộ binh. Giải thể ba sư đoàn 12, 13 và 16 khinh chiến và tái phối trí về các sư đoàn còn lại để thành lập 7 đơn vị bộ binh với quân số hơn 10.500 người mỗi sư đoàn, là các sư đoàn: 1, 2, 5, 7, 21, 22, 23. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, Quân đoàn III được thành lập. Cùng năm, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến tách ra khỏi Hải quân và trở thành một phần Lực lượng Tổng trừ bị. Liên đoàn Nhảy dù có tiền thân là các Tiểu đoàn nhảy dù thuộc địa của Pháp, được phát triển thành Lữ đoàn Nhảy dù. Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã chỉ huy một số đơn vị thuộc Lữ đoàn Nhảy dù, Biệt động quân, Thiết giáp... làm đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng. Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh số SL.98/QP chia lại lãnh thổ thành ba vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô. Vùng 1 chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, do Quân đoàn I trấn đóng. Vùng 2 chiến thuật gồm Cao nguyên Trung phần và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định vào tới Bình Thuận, do Quân đoàn II trấn đóng. Vùng 3 chiến thuật gồm các tỉnh từ Bình Tuy vào đến Cà Mau do Quân đoàn III trấn đóng. Biệt khu Thủ đô gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Năm 1962, Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt cũng được thành lập. Các đơn vị không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, gồm các Không đoàn 41 (Đà Nẵng), 62 (Pleiku), 23 (Biên Hòa), 33 (Tân Sơn Nhất), 74 (Cần Thơ). Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Sư đoàn 9 bộ binh thành lập. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, Sư đoàn 25 bộ binh thành lập, nâng số đơn vị bộ binh lên thành 9 sư đoàn. Sau cuộc đảo chính với sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ chính tổng thống Ngô Đình Diệm, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Thời kỳ 1964-1975: Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo Sắc lệnh 161-SL/CT vào ngày 22 tháng 5 năm 1964, tất cả lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hòa thống nhất với nhau để tạo thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Bao gồm Chủ lực quân, Địa phương quân, và Nghĩa quân. Trong đó, Chủ lực quân chính là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ngày 27 tháng 11 năm 1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi Vùng 3 chiến thuật. Trong năm 1964, thành lập thêm Sư đoàn 10 bộ binh, đặt trực thuộc Quân đoàn III, năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn 18 bộ binh. Nâng tổng số đơn vị đoàn bộ binh lên thành 10 sư đoàn. Tháng 12 cùng năm, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù. Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được đổi tên trở lại thành các Quân khu. Tính đến thời điểm này, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu "(grenade launcher)" M-79, và 2.000 lựu pháo "(howitzer)" và súng cối hạng nặng "(heavy mortar)". Đồng thời phát triển lực lượng Không quân. Cùng năm, giải tán Lực lượng đặc biệt để sáp nhập một số qua Biệt động quân, số còn lại trở thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù. Năm 1971, thành lập Sư đoàn 5 Không quân làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Ngày 1 tháng 10 cùng năm Sư đoàn 3 bộ binh được thành lập, trở thành Sư đoàn bộ binh thứ 11. Cuối năm, cải tổ lại Lực lượng Biệt động quân sau khi đồng hóa Lực lượng Dân sự chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng và thành lập tại mỗi Quân khu một Bộ chỉ huy Biệt động quân. Năm 1972, thành lập thêm Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku, hoạt động trên vùng trời và trách nhiệm với chiến trường Cao nguyên Trung phần. Năm 1973, một lần nữa Biệt động quân lại được cải tổ. Nâng tổng số Lực lượng này thành 15 Liên đoàn, một số là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, số còn lại Tổng trừ bị cho các Quân khu. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thành lập thêm 2 đơn vị nữa là Liên đoàn 8 và 9, nâng tổng số Binh chủng Biệt động quân lên thành 17 Liên đoàn. Tranh chấp lãnh thổ với các nước. Việt Nam Cộng hòa cũng từng tham gia tranh chấp một số hòn đảo với Vương quốc Campuchia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc. Trong các tranh chấp này, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã để mất quần đảo Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và một số đảo nhỏ gần đảo Phú Quốc. Tan rã. Sau sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số nhóm Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn chiến đấu tại một vài nơi tại miền Tây Nam Bộ thêm 1-2 ngày, vì theo phương án Gavin của Mỹ, nếu Sài Gòn thất thủ thì khu vực cuối cùng phải án giữ là vùng Tây Nam Bộ, lấy Cần Thơ làm trung tâm. Binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa đầu hàng tại tỉnh cuối cùng là Châu Đốc (nay là An Giang) vào ngày 2 tháng 5 năm 1975. Tuy nhiên một nhóm vẫn chưa đầu hàng hoàn toàn mà vẫn cố thủ tại chùa Tây An. Đến ngày 6 tháng 5 năm 1975, quân Giải phóng miền Nam điều lực lượng tiến vào chùa Tây An, những binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa cuối cùng chính thức ra hàng ở đây.
7,907,932
19,824,307
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824307
Turbo (Turbinidae)
Turbo là một chi ốc biển lớn có mang và nắp, thuộc họ Turbinidae. Chúng cũng là chi điển hình của họ này. Mô tả. Vỏ của các loài trong chi này ít nhiều có hình xoắn ốc, dày, khoảng 20–200 mm. Loài "Turbo" đầu tiên được tìm thấy ở thời kỳ trước kỷ Phấn trắng, khoảng 100 triệu năm trước. Phân loại. Theo Alf et al. chi "Turbo" được chia thành 16 phân chi gần. Số loài còn sống được biết đến trong chi "Turbo" là 66, cộng với 5 phân loài. Các loài. Các loài trong chi này bao gồm Đồng nghĩa. Các loài sau đây được đưa vào danh pháp đồng nghĩa: Các loài sau đây là nomina nuda (tên không được công bố kèm mô tả đầy đủ): Các loài sau đây là đại diện thay thế: Các loài sau đây là nomina dubia (tên chưa biết hoặc nghi ngờ): Tên tạm thời: Các loài sau đây là species inquirenda (tên có giá trị không chắc chắn hoặc còn tranh cãi): Tham khảo.  
7,907,965
19,824,319
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824319
Nguyễn Phú Đức
Nguyễn Phú Đức (ngày 13 tháng 11 năm 1924 – ngày 9 tháng 12 năm 2017), là luật sư, nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về ngoại giao và là đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Bỉ. Tiểu sử. Nguyễn Phú Đức sinh ngày 13 tháng 11 năm 1924 tại tỉnh Sơn Tây, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương. Cha tên là Nguyễn Khánh Đắc và ông nội là Nguyễn Văn Thự. Ông qua đời ngày 9 tháng 12 năm 2017 tại Paris, Pháp.
7,907,973
19,824,358
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824358
Đảng Ummah
Đảng Ummah () là một đảng chính trị của Indonesia. Việc thành lập đảng được thông báo vào ngày 1 tháng 10 năm 2020 và tuyên bố vào ngày 29 tháng 4 năm 2021. Đảng được thành lập bởi cựu Chủ tịch Ban Cố vấn của Đảng Ủy nhiệm Dân tộc, Amien Rais. Amien, một người theo chủ nghĩa hiện đại Hồi giáo chuyển sang bảo thủ Hồi giáo, trở thành Chủ tịch sau sự rạn nứt nội bộ trong đảng về việc ủng hộ chính quyền của Joko Widodo.
7,907,987
19,824,365
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824365
Trần Nguyên Minh Thư
Trần Nguyên Minh Thư(sinh ngày 10 tháng 07 năm 2001 tại Quảng Trị) là một hoa hậu người Việt Nam. Cô đã giành được ngôi vị Á Hậu 3 trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 và đăng quang Hoa hậu Du lịch Đà Nẵng 2022. Tiểu sử. Minh Thư sinh năm 2001 tại Quảng Trị, hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đà Nẵng. Cô tốt nghiệp khoa Du Lịch tại trường Đại học kinh tế Đà Nẵng. Sự nghiệp. Hoa hậu Du lịch Đà Nẵng 2022. Tối ngày 5/3, tại Nhà hát Trưng Vương, tại vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Đà Nẵng năm 2022 với chủ đề “Hương sắc Sông Hàn” đã chính thức khép lại và cô đã chính thức đăng quang ngôi vị cao nhất. Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022. Cô tham dự và xuất sắc đạt ngôi vị Á Hậu 3 chung cuộc.
7,907,990
19,824,448
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824448
Bộ Giáo dục (Hàn Quốc)
Bộ Giáo dục Hàn Quốc (MOE; ) là một cơ quan cấp nội các của chính phủ Hàn Quốc. Nó được thành lập vào ngày 23 tháng 3 năm 2013. Không nên nhầm lẫn nó với 17 Văn phòng Giáo dục khu vực có người đứng đầu, các Giám đốc, được bầu trực tiếp trong các cuộc bầu cử địa phương. Trụ sở chính của nó nằm trong Khu liên hợp chính quyền khu vực Sejong ở Thành phố Sejong. Trước đây nó được đặt tại Khu liên hợp chính quyền trung ương ở Jongno-gu, Seoul.
7,908,001
19,824,453
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824453
Google AI
Google AI là một bộ phận của Google chuyên nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Bộ phận này được thành lập vào năm 2017 với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của AI và ứng dụng AI vào các sản phẩm và dịch vụ của Google. Google AI có trụ sở chính tại Mountain View, California, Hoa Kỳ, và có các văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới. Bộ phận này có đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư và nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực AI. Google AI đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực AI, bao gồm: Google AI đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển AI để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ này và ứng dụng AI vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
7,908,003
19,824,516
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824516
Cookia kawauensis
Cookia kawauensis là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae. Phân bổ. Loài này được ghi nhận từng xuất hiện ở vùng biển New Zealand.
7,908,014
19,824,598
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824598
Rafael Zubarán Capmany
Rafael Epifanio Zubarán Capmany (7 tháng 4 năm 1875 – 1 tháng 2 năm 1948) là một luật sư người Mexico đến từ Campeche, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mexico và là đại diện cho các quốc gia ABC tại Hội nghị hòa bình Niagara Falls vào năm 1914. Ông là Bsộ trưởng Bộ Kinh tế México từ năm 1920 đến năm 1922.
7,908,041
19,824,606
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824606
Ben Zubiri
Wenceslao "Ben" Zubiri (28 tháng 9 năm 1911 – 9 tháng 11 năm 1969), còn được gọi là Iyo Karpo là một nhà soạn nhạc, diễn viên và nhân vật truyền thông tiếng Cebu. Sáng tác nổi tiếng nhất của ông, do ông viết cả lời và nhạc, là bài hát "Matud Nila". Zubiri sinh ra trên đảo Cebu năm 1911 và bắt đầu đi học tại Trường Tiểu học San Nicolas. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu ca hát và âm nhạc. Ông đảm nhiệm một vai trong bộ phim "Bertoldo-Balodoy", là bộ phim tiếng Cebu đầu tiên được phát hành. Ben Zubiri cũng sáng tác các bài hát bằng tiếng Cebu. Năm 1941, ông viết bài hát nổi tiếng nhất của mình, "Matud Nila". Bài hát này đã được một số người coi là quốc ca văn hóa của người nói tiếng Cebu. Ông cũng là diễn viên hài trong các vở kịch truyền thanh cũng như làm cố vấn trong chương trình "Purico Amateur Hour". Ben Zubiri qua đời năm 1969. Ông kết hôn với Luz Butalid, một người Boholana. Hai người gặp nhau tại Bohol khi Zubiri đang là một chiến binh du kích trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một con phố ở Barangay Labangon, Thành phố Cebu được đặt tên để vinh danh Zubiri.
7,908,043
19,824,699
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824699
Tinh Đảo nhật báo
Tinh Đảo nhật báo () là tờ báo tiếng Trung lâu đời nhất và lớn thứ hai ở Hồng Kông. Báo này thuộc sở hữu của Tập đoàn Tin tức Tinh Đảo do Quách Anh Thành () làm chủ tịch. Tờ báo tiếng Anh của nó là "The Standard". Ấn bản Toronto của "Tinh Đảo" một phần thuộc sở hữu của Star Media Group, nhà xuất bản của "Toronto Star", một công ty thuộc Tập đoàn Torstar. Lịch sử. "Tinh Đảo nhật báo" là tờ nhật báo tiếng Trung lâu đời nhất ở Hồng Kông, bắt đầu xuất bản vào ngày 1 tháng 8 năm 1938. Ấn bản nước ngoài đầu tiên của tờ báo được ra mắt vào năm 1963 tại San Francisco, nơi văn phòng nước ngoài đầu tiên của tập đoàn được thành lập vào tháng 5 năm 1964. Năm 1992, "Tinh Đảo nhật báo", encountering gặp khó khăn về tài chính đã thành lập một ấn phẩm chung với Tập đoàn Xuất bản Văn hóa Quốc tế, một tổ chức bình phong của Bộ An ninh Quốc gia. Cho đến năm 2002, công ty mẹ của "Tinh Đảo nhật báo" là Tập đoàn Tinh Đảo; kể từ đó nó được đổi tên thành Tập đoàn Tin tức Tinh Đảo. Năm 2021, các công ty con của Tinh Đảo có trụ sở tại Mỹ đã đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trên cương vị là đại diện nước ngoài theo Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài. "Tinh Đảo" có lịch sử lâu đời thân chính phủ. Trước khi bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc, tờ báo này đã ủng hộ Quốc Dân Đảng và chính phủ Hồng Kông thuộc Anh; và sau khi Hồng Kông được chuyển giao và trở thành đặc khu hành chính, báo bèn chuyển hướng ủng hộ sang chính quyền Bắc Kinh.
7,908,058
19,824,749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824749
Igor Zubjuk
Igor Zubjuk (sinh năm 1961) là một vận động viên bóng ném người Hungary. Ông sinh ra ở Kyiv, Ukraina. Ông từng chơi cho đội tuyển bóng ném quốc gia Hungary và tham gia Thế vận hội Mùa hè 1992, nơi Hungary xếp thứ 7 sau khi đánh bại đội România trong trận cuối cùng.
7,908,068
19,825,080
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19825080
Cộng hòa Xô viết Ukraina
Cộng hòa Xô viết Ukraina ( ) là một một nước cộng hòa Xô viết do những người Bolshevik Ukraina thành lập. Sau Đại hội Xô viết toàn Ukraina lần thứ hai, họ tuyên bố Ukraina Xô viết độc lập vào tháng 3 năm 1918, và sáp nhập Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina, Cộng hòa Xô viết Odessa, và Cộng hòa Xô viết Donetsk–Krivoy Rog thành một quốc gia. Lịch sử. Lịch sử của nền cộng hòa Ukraina với tư cách là Cộng hòa Xô viết Ukraina và chính phủ của nó bắt đầu từ ngày 24-25 tháng 12 năm 1917. Khi đó tại Kharkov, Đại hội Xô viết toàn Ukraina lần đầu tiên được tiến hành, họ tuyên bố Ukraina là một nước Cộng hòa Ukraina, Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina. Đại hội quyết định liên minh chặt chẽ với Cộng hòa Nga (cũng là Xô viết) và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (). Cộng hoà được cải tổ vào ngày 19 tháng 3 năm 1918, tại Đại hội Xô viết toàn Ukraina lần thứ hai ở Yekaterinoslav, sau khi Nga Xô viết ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk vào ngày 3 tháng 3. Chính phủ Xô viết và những cư dân ủng hộ họ đã liên minh chặt chẽ với Cộng hoà Xô viết Nga. Sau chiến thắng của chính phủ Xô viết tại Ukraina, Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina chính thức được đổi tên thành Cộng hòa Xô viết Ukraina và sau đó là Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Ukraina, trở thành một trong những nước đồng sáng lập Liên Xô. Lực lượng quân sự của chính phủ Xô viết Ukraina thời đó được gọi là Quân đội Cossack Đỏ, sau này là một phần hợp nhất của Hồng quân Liên Xô. Nước cộng hòa thống nhất Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina, Cộng hòa Xô viết Donetsk–Krivoy Rog và Cộng hòa Xô viết Odessa thành một phần của Nga Xô viết. Tuy nhiên, các lực lượng của Liên minh Trung tâm và Cộng hòa Nhân dân Ukraina nhanh chóng tràn qua khu vực. Vào ngày 18 tháng 4 năm 1918, tại Taganrog, phiên họp tiếp theo của Ban Chấp hành Trung ương Xô viết thông báo rằng chính phủ Ukraina Xô viết, Ban Chấp hành Trung ương Ukraina và Ban Bí thư Nhân dân giờ đây được hợp nhất thành "Cục Ukraina" để chỉ đạo cuộc đấu tranh nổi dậy chống lại quân Đức chiếm đóng.
7,908,124