title
stringlengths
1
255
summary
stringlengths
1
2k
category
stringclasses
4 values
content
stringlengths
3
89.4k
Bảo vệ môi trường không phải là nghiên cứu ra một công trình, mà chính là từ những hành động nhỏ của mỗi người trong cuộc sống
'Cuộc thi 'Biến đổi khí hậu với cuộc sống' là một cuộc thi thực sự ý nghĩa và thiết thực, mang đậm tính nhân văn. Điều đó thể hiện qua chính tính chất của cuộc thi, những hành động tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua các buổi Gala phát động và những chuyến thiện nguyện sẻ chia khó khăn với những gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai hay các em học sinh ở miền núi còn khó khăn' đó là chia sẻ của bạn Cung Thị Hồng Nhung, sinh viênTrường Đại học Vinh. Sinh viên đạt giải nhất cá nhân Cuộc thi 'Biến đổi khí hậu với cuộc sống' chủ đề 'Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta' năm 2017.
Công nghệ
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, ông Hồ Ngọc Hải Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam trao giải nhất cá nhân cho bạn Cung Thị Hồng Nhung. Sau buổi lễ trao giải cuộc thi Biến đổi khí hậu với cuộc sống chủ đề Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta năm 2017, được tổ chức ngày 24/12/2017 tại Hội trường lớn Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chúng tôi đã dịp gặp lại bạn Cung Thị Hồng Nhung, sinh viên đạt giải nhất cá nhân để lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của bạn về cuộc thi cùng với những khó khăn, thách thức khi bạn thực hiện tác phẩm dự thi Mỗi con người Một hành động Một nhận thức. Biết đến Cuộc thi thông qua trang web của đoàn trường Đại học Vinh, sau đó là đến trang diễn đàn của khoa Địa lí- QLTN. Khi tìm hiểu về Cuộc thi bạn biết đây là một sân chơi bổ ích cho sinh viên, nhất là với chủ đề của cuộc thi liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo học. Mong muốn có thể áp dụng được những kiến thức trên giấy vào thực tế, bằng những giải pháp thiết thực có tính áp dụng cao trong thực tiễn đã thôi thúc bạn tìm hiểu về cuộc thi và tham gia. Bên cạnh đó, chứng kiến những đau thương mất mát của gia đình cũng như người dân Nghệ An do dự tàn ác của bão lũ trong cơn bão số 10, cũng là một phần lý do để bạn tham gia cuộc thi. Ông Hồ Ngọc Hải Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chụp ảnh lưu niệm cùng Top 10 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung kết Cuộc thi Biến đổi khí hậu với cuộc sống. Là sinh viên khoa địa, trực tiếp được học và biết về sự thay đổi hiện nay của trái đất do Biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo đó, khi biết về cuộc thi, bạn đã ý thức được tính cấp thiết, tính nóng bỏng của BĐKH, đơn cử là thiên tai diễn ra ngày càng nhiều, trái quy luật với nhiều hình thái, với những biểu hiện khác nhau khiến chúng ta không thể dự đoán trước diễn biến, hậu quả khủng khiếp sẽ diễn ra như thế nào cho các vùng miền ở nước ta. Tiếp đến là vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH ở nước ta mọi người chưa thực sự quan tâm, vẫn còn hời hợt, nhận thức về BĐKH còn hạn chế. Khi đưa ra giải pháp khắc phục sạt lở đất ở các tỉnh miền núi gồm: Tiến hành khảo sát, đo đạc, lập bản đồ khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, những nơi có địa chât không ổn định ở các tỉnh miền núi (sử dụng công nghệ Gis Viễn thám để tiến hành). Khi đã tìm được những nơi khoanh vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở vơi các mức độ khác nhau thì tiến hành lập bản đồ sử dụng đất với mục đích bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ và phát triển hệ thống thảm thực vật. Ví dụ những cánh rừng nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất thì cần phải bảo vệ, nghiêm cấm việc chặt phá. Sửa bề mặt mái dốc (tức là làm thay đổi hình dạng bên ngoài của mái dốc) với mục đích đưa nó về trạng thái cân bằng (trạng thái ổn định) để hạn chế khả năng trượt. Có hai cách thực hiện: Làm nhẹ tải trọng phần trên của mái dốc như hạ thấp mái dốc, làm thoải mái dốc, tạo nhiều bậc thang theo sườn dốc. Xây dựng hệ thống các rãnh thoát nước ở các độ cao khác nhau. ối với một số điểm trượt lớn, phức tạp, việc xây dựng bao gồm rãnh đỉnh, rãnh dọc, bậc nước, máng dốc nước và cống thoát nước cần được kiên cố hóa. Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở dựa trên cơ sở nghiên cứu về địa chất, địa hình và khí tượng (lượng mưa)để kịp thời phát hiện, thông báo và có những phương án di dời dân cư tránh những thiệt hại đáng tiếc về người như trận sạt lở vừa qua. Tuyên truyền, thay đổi phong tục xây nhà sát các dãy núi cao, có nguy cơ sạt lở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, có các chính sách định canh định cư cho họ,và lưu ý là khi thực hiện định canh định cư cần gắn liền với nơi sản xuất, gắn liền với kê sinh nhai của họ tránh trường hợp bỏ ra hàng tỉ đồng xây nhà sau đó lại không ở do ảnh hưởng tới kế sinh nhai và nơi sản xuất kinh tế chính. Để đưa ra những giải pháp có tính thiết thực và áp dụng vào thực tiễn, bạn Nhung đã phải cân nhắc rất nhiều về hiệu quả của giải pháp. Theo đó, bạn đã phải tìm hiểu về quá trình hoạt động của sạt lở đất khi địa chất bên trong không ổn định, chịu tác động mạnh mẽ của ngoại lực đặc biệt là mưa lớn trong 1 khoảng thời gian khi không có bề mặt thảm thực vật che chắn và có khả năng giữ đất bằng các thực nghiệm nhỏ. Kết hợp với phần mềm Mapinfow phần mềm đo đạc và khoanh vùng bản đồ mà bạn đang được học và tổng hợp các thông tin thời sự liên quan đến định canh định cư cho người dân. Bạn Nhung chụp ảnh lưu niệm cùng BTC Cuộc thi và các bạn sinh viên TOP 10 ra nhận giải thưởng tại Ga Hà Nội. Với những giải pháp đưa ra, bạn thực sự vui mừng khi được BTC cuộc thi đánh giá cao và khả năng áp dụng được thực tiễn cao. Đó là chính là thành công mà bạn mong muốn thông qua cuộc thi có thể góp một phần sức lực của tuổi trẻ vào việc hạn chế ảnh hưởng của BĐKH, trực tiếp là tình trạng sạt lở đất đang gây ra cho người dân vùng núi Việt Nam. Mỗi người phải thật sự có ý thức, trách nhiệm đối với môi trường, đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà đơn giản bằng chính những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày như bạn ăn xong một gói bánh mì, một túi kẹo bạn không vứt nó xuống lề phố, xuống phòng học 1 cách vô ý thức mà bạn biết gom lại bỏ nó vào sọt rác một cách nhân văn là đã góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta chính là những thông điệp thông qua cuộc thi mà bạn Cung Thị Hồng Nhung muốn gửi gắm đến tất cả mọi người trong xã hội. Hướng Dương.
Các chiến sỹ Lữ đoàn Xe tăng 215 đua tài tại hội thi kỹ thuật
Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức lập thành tích chào mừng 72 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, ngày 4/8, Lữ đoàn Xe tăng 215 đóng chân trên địa bàn xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu tổ chức Hội thi Kỹ thuật Tăng thiết giáp năm 2017 với quyết tâm đạt thành tích cao.
Công nghệ
Tham dự hội thi có Đại tá Nguyễn Trung Hiếu - Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật Binh Chủng - Tổng Cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng Việt Nam. Hội thi lần này thu hút 630 cán bộ chiến sỹ của Lữ đoàn Xe tăng 215 tham gia với hàng trăm phương tiện vũ khí trang bị hiện đại như: xe tăng, xe bộ binh. Nội dung thi chia làm 2 phần: Lý thuyết và thực hành, gồm 4 nội dung: Nhận thức chung; thi vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật giỏi; thi hoạt động ngày kỹ thuật và khu kỹ thuật; thi đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Bài thi điều khiển xe tăng lội nước của tổ lái Đặng Duy Tú chỉ huy xe tăng T55 được đánh giá xuất sắc. Ảnh: Như Thủy. Đây là lần thứ 3 diễn ra hội thi kỹ thuật Tăng thiết giáp (TTG) toàn quân. Điểm mới của hội thi năm nay là Ban tổ chức mời thủ trưởng cơ quan kỹ thuật TTG các quân khu, quân đoàn, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh TTG tham gia ban giám khảo để bảo đảm tính khách quan, dân chủ trong chấm điểm; đồng thời ban giám khảo sẽ cơ động đến các đơn vị để chấm thi nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm cho đơn vị dự thi. Với sự quan tâm chỉ đạo của Chính ủy, Lữ đoàn cùng tinh thần luyện tập nghiêm túc của các cán bộ chiến sỹ, hội thi diễn ra tại Lữ đoàn xe tăng 215 thành công, nhận được sự đánh giá cao của Ban giám khảo. Hội thi nhằm kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì tình trạng kỹ thuật và đồng bộ của vũ khí thiết bị đảm bảo kịp thời cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu thường xuyên hoặc đột xuất. Đồng thời củng cố nhà kho, trạm xưởng vũ khí và các công trình trong doanh trại quân đội. Kiểm tra phần thi đề tài sáng kiến kỹ thuật. Ảnh: Như Thủy. Ngoài những nội dung liên quan đến hội thi thì Lữ đoàn cũng quán triệt đến 100% cán bộ chiến sỹ nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ, đặc biệt là các quy định sử dụng nguồn điện, xăng dầu, đốt rác, giẻ lau Chính vì vậy, thời gian diễn ra hội thi đảm bảo đúng yêu cầu, an toàn tuyệt đối cho người và vũ khí thiết bị kỹ thuật./. Như Thủy.
Lắp đặt thành công máy biến áp chính tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu
Tại công trường Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa phối hợp Tổng thầu EPC - Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) tổ chức lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 1.
Công nghệ
Đây là một trong những cột mốc chính quan trọng của dự án. Máy biến áp chính có tổng trọng lượng sau khi hoàn thành là 560 tấn (có dầu và các thiết bị phụ trợ); tổng chiều dài 24 m, chiều cao 11,387 m, chiều rộng 8,950 m. Tổng kích thước thân máy chính: 12,34 m chiều dài, 5,6 m chiều cao, 4,5 m chiều rộng. Máy biến áp chính của tổ máy số 1 do hãng Hyundai Hàn Quốc sản xuất, cấp điện áp 525/22kV, công suất 730 MVA. Dự kiến Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ vận hành thương mại vào cuối năm 2019.
Hàng trăm tài liệu tuyệt mật của chính phủ bị đem bán đồng nát
Hàng trăm tài liệu tuyệt mật bị bán ra cửa hàng chuyên kinh doanh đồ nội thất cũ tại thủ đô của Australia.
Công nghệ
Tập đoàn Truyền thông Australia ABC nhận được một kho các loại tài liệu tuyệt mật và công bố chúng trong một số bài báo vào đầu tuần này. Trong đó, một số được gắn nhãn tuyệt mật và một số khác gắn nhãn AUSTEO (chỉ được xem bởi người Australia). Theo luật pháp Australia, chúng phải được giữ bí mật trong ít nhất 2 thập kỷ nữa. Bên cạnh đó, bài báo của ABC cho biết Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) mất gần 400 tài liệu an ninh quốc gia trong 5 năm, đồng thời cũng cho biết Hội đồng An ninh Quốc gia của cựu Thủ tướng John Howard từng xem xét kỹ lưỡng việc xóa bỏ quyền im lặng của 1 người khi bị cảnh sát thẩm vấn. Hàng trăm tài liệu tuyệt mật của Australia bị đem ra cửa hàng đồ cũ, ảnh minh họa. (Ảnh: Tatyana Dobreva). Australia vừa phải mở cuộc điều tra khẩn cấp về sự việc này. Bài báo của ABC cho biết những tài liệu trên nằm trong chiếc tủ khóa chặt được mua từ cửa hàng chuyên kinh doanh đồ nội thất qua sử dụng của chính phủ. Những chiếc tủ này được mua lại với giá khá rẻ và sau vài tháng, ổ khóa của chúng bị phá bởi 1 chiếc máy khoan. Các tài liệu trong 2 chiếc tủ khóa được bán bởi 1 cửa hàng chuyên kinh doanh đồ qua sử dụng của chính phủ tại Canberra. Chúng được bán với giá rẻ bởi chúng nặng và không ai tìm thấy chìa khóa. Những ổ khóa bị phá bởi 1 chuyên gia phá khóa và kho tài liệu bên trong được khám phá, bài báo của ABC cho biết. Bài báo này cũng cho biết: Việc bán đồ nội thất qua sử dụng của chính phủ không giới hạn ở Australia, bất cứ ai cũng có thể mua được. Nếu họ muốn, không gì có thể ngăn họ chuyển những nội dung này cho đặc vụ hoặc chính phủ nước ngoài. Mặc dù những tài liệu này được gỡ xuống sau khi các chuyên gia an ninh Australia yêu cầu, nhưng chúng vẫn tiếp tục bị phát tán trên mạng xã hội. (Nguồn: RT). Nguyễn Tiến.
Quý 1/2018, Apple đạt doanh thu và lợi nhuận 'khủng' nhất trong lịch sử
Mặc dù tất cả các dự báo về doanh số bán hàng của Apple gần đây đều có một màu sắc khá 'ảm đạm' với doanh số iPhone giảm mạnh, thì mới đây Apple vẫn đưa ra một bản báo cáo tăng trưởng mạnh trong quý 1/2018, một phần nhờ vào iPhone X.
Công nghệ
Ba tháng cuối năm 2017 lại là những tháng đặc biệt thành công đối với Apple, sau khi hãng này giới thiệu iPhone 8 và iPhone X đến người dùng, và báo cáo thu nhập tiết lộ doanh thu của Apple tăng lên so với quý trước. Doanh thu của Apple đạt 88,3 tỷ USD trong quý này, trong khi lợi nhuận đạt 20,1 tỷ USD nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ bao gồm 77,3 triệu iPhone, 13,2 triệu chiếc iPad và 5,1 triệu máy Mac. Apple đã bán ít iPhone hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng doanh thu tăng lên nhờ giá thiết bị cao hơn. iPhone X là mô hình iPhone đắt nhất cho đến nay với mức giá khởi điểm là 999 USD cho phiên bản có dung lượng thấp nhất, trong khi đó, phiên bản iPhone X với dung lượng 256GB có giá 1.149 USD ở Mỹ. Những con số dưới đây sẽ nói lên được tất cả về kinh doanh hiệu quả của Apple trong quý cuối cùng của năm 2017 so với quý trước và cùng kỳ năm 2016: Một thành công lớn khác của Apple trong quý cuối cùng là khoảng 1,3 tỷ thiết bị được kích hoạt. Tổng giám đốc Tim Cook cho biết, mức tăng 30% chỉ trong hai năm. Hơn thế nữa, ông Cook cũng giải thích rằng, doanh số bán hàng iPhone X cho đến nay rất mạnh và là thiết bị bán chạy hơn bất kỳ mẫu iPhone nào khác trên thị trường. Ông Cook cũng đặc biệt nhấn mạnh, Quý 1/2018 là quý có doanh thu cũng như lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử của Apple, với sự phát triển rộng khắp bao gồm doanh thu cao nhất từ một dòng sản phẩm mới của iPhone. iPhone X đã vượt qua kỳ vọng của hãng này và đã trở thành chiếc iPhone hàng đầu trên thị trường kể từ khi nó được phát hành vào tháng 11. Tuy nhiên, Apple dự kiến doanh thu sẽ giảm trong quý tới và giảm xuống khoảng 60 đến 62 tỷ USD, điều đó chứng tỏ nhu cầu về iPhone X thực sự có khả năng giảm. Nguồn từ chuỗi cung cấp tiết lộ rằng, Apple giảm đơn đặt hàng của iPhone X xuống 50% do nhu cầu yếu. Hoàng Thanh.
Microsoft Band 3: rò rỉ hình ảnh và thông số kỹ thuật
Những ai quan tâm đến Microsoft hẳn còn nhớ, vào năm 2015 hãng công nghệ này đã cho ra mắt chiếc vòng đeo tay Band 1 và một năm sau đó là thế hệ thứ 2. Mới đây, trên mạng đã xuất hiện một số hình ảnh và thông số kỹ thuật được cho là Microsoft Band 3.
Công nghệ
Có vẻ như, Microsoft đã phát hiện ra các trình theo dõi thông minh trên các phiên bản smartwatch cũng như nguyên lý hoạt động của chúng không thực sự có ý nghĩa nhiều ở danh mục đầu tư phần cứng nên hãng này đã lặng lẽ loại bỏ chúng, bất chấp có một số gợi ý rằng phiên bản Microsoft Band 3 sắp xuất hiện. Tuy nhiên, Microsoft Band 3 xuất hiện là có thật, mặc dù ở cái nhìn đầu tiên người ta có cảm giác, thiết bị đeo tay này chỉ có chút nâng cấp nhỏ ở thiết kế và cấu hình so với phiên bản tiền nhiệm. Về phần cứng nó giống như như một thiết bị được làm mới hoàn toàn và điều này có thể là một trong những lý do để Microsoft quyết định không bỏ Band. Thoạt nhìn Band 3 khá giống Band 2, nhưng phiên bản mới mỏng tới mức không tưởng. Khóa ở mặt sau được thiết kế lại và thiết bị được cho là thoải mái hơn trên cổ tay. Về phần cứng, Microsoft Band 3 có màn hình AMOLED cong 12.8mmx32mm với độ phân giải 320x128 pixel, hỗ trợ Bluetooth 4 và thời gian sạc pin được cải thiện từ 1,5 giờ đến 1 giờ. Bên cạnh một bộ cảm biến nhịp tim quang học, máy đo vòng tròn, GPS, cảm biến ánh sáng xung quanh, nhiệt độ da, cảm biến UV, đo độ nhạy cảm của da, micrô và áp kế, Band 3 cũng được nâng cấp với hỗ trợ điện tim và RFID. Band 3 hoàn toàn không thấm nước, vì Microsoft hướng tới người dùng thường xuyên vận động, bơi lội và hoạt động thể thao, đây cũng là tính năng đã có trên các smartwach khác như Apple Watch Series 3. Trước những hình ảnh và thông tin rò rỉ được cho là của Microsoft Band 3, thì rõ ràng không có lý do gì để không tin là hãng này lại không ra mắt sản phẩm đồng hồ thông minh trong thời gian tới. Hoàng Thanh (theo Smedia).
Sharp S3 Android One ra mắt: Giá cao, tính năng mờ nhạt
Sharp vừa cho công bố chiếc smartphone tầm trung mới nằm trong sự kiện Android One của Google tại Nhật Bản với tên gọi Sharp S3 Android One. Đây chính là phiên bản nâng cấp cho phiên bản S2 Android One hồi năm ngoái.
Công nghệ
Mặc dù thuộc phân khúc tầm trung, nhưng Sharp S3 Android One vẫn được trang bị tính năng chống nước theo chuẩn IPX5/8, lớp vỏ của máy được thiết kế đặc biệt có độ bền cao với khả năng chống va đập theo chuẩn IP6X. Sharp S3 Android One có kích thước 144 x 71 x 8,5 mm, trọng lượng 143 gram, có 4 màu để người dùng lựa chọn gồm: Màu đen, trắng, hồng và xanh đậm. Trong khi hầu hết smartphone ra mắt trong thời gian gần đây đều đi theo xu hướng màn hình viền mỏng, Sharp S3 Android One lại gây thất vọng khi vẫn sử dụng kiểu thiết kế màn hình truyền thống với phần viền khá dày, làm giảm đi tính thẩm mỹ của thiết bị. Sharp S3 Android One được trang bị màn hình hiển thị IGZO do chính Sharp sản xuất với kích thước 5 inch, độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel), sử dụng chipset Snapdragon 430 với bộ nhớ RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD dung lượng tối đa lên đến 256GB. Không có màn hình tràn viền, Sharp S3 Android One cũng không có camera kép, thay vào đó chỉ có một camera đơn độ phân giải 13 megapixel, tích hợp đèn flash LED đơn ở mặt sau, được tối ưu hóa để chụp ảnh tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Máy cũng có camera trước chuyên chụp ảnh selfie với độ phân giải 5 megapixel và một điểm trừ đáng tiếc nhất của Sharp S3 Android One đó chính là thiếu cảm biến vân tay, đây là tính năng phải có đối với một thiết bị tầm trung. Sharp S3 Android One đi kèm viên pin dung lượng 2.700mAh với thời gian thoại 4G LTE là 1.319 phút, thời gian chờ 4G LTE là 605 giờ và thời gian sạc mất khoảng 155 phút để hoàn thành. Thiết bị được cài đặt sẵn hệ điều hành Android 8.0 Oreo mới nhất với các kết nối thông dụng như Wi-Fi, 4G LTE, Bluetooth 4.2 và USB-C. Hiện tại, Sharp S3 Android One chỉ có ở thị trường Nhật Bản với giá gần 300 USD (khoảng 6,8 triệu) và dự kiến ra mắt tại Đài Loan trong tương lai gần. Hoàng Thanh.
Google loại bỏ hơn 700.000 ứng dụng xấu trong năm 2017
Gã khổng lồ công nghệ Google cho biết, họ đã gỡ bỏ hơn 700.000 ứng dụng độc hại khỏi Google Play trong năm 2017.
Công nghệ
Hiện tại có hơn 2 tỷ thiết bị Android trên toàn thế giới dựa vào các ứng dụng được cung cấp chủ yếu trên Google Play Store. Không thể phủ nhận, đây là nơi cung cấp rất nhiều ứng dụng hữu ích cho người dùng cho phép họ tìm, tải và cài đặt các ứng dụng cần thiết nhằm khai thác tối đa các tính năng mà smartphone Android mang lại. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ bảo mật với các ứng dụng độc hại, đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Hôm nay, Google cho biết đã gỡ bỏ hơn 700.000 ứng dụng khỏi Google Play Store trong năm 2017, tăng 70% so với năm 2016. Tháng 4 năm ngoái, ESET - một công ty bảo mật đã phát hiện ra rằng một ứng dụng đơn giản tường chừng vô hại như ứng dụng Đèn pin trên Google Play Store lại không thực sự an toàn, thực tế đó lại là một phần mềm độc hại nhằm đánh cắp thông tin ngân hàng của người dùng. Sau đó một hãng bảo mật nổi tiếng khác là Avast cũng đã tìm ra cùng một phần mềm độc hại trên nhiều ứng dụng, chẳng hạn như trong game cực kỳ phổ biến Solitaire. Hồi tháng 9 năm ngoái, Google đã phải xóa bỏ 50 ứng dụng đã có lượt tải xuống trên Google Play Store lên tới hàng triệu lượt trước khi bị phát hiện đó là phần mềm độc hại. Mặc dù các ứng dụng này vượt qua được sự kiểm soát từ công cụ quản lý của Google ban đầu, nhưng hãng cho biết có tới 99% ứng dụng "có các nội dung độc hại đã được nhận diện và từ chối trước khi ai đó có thể cài đặt chúng.". Theo Andrew Ahn, Giám đốc sản phẩm Google Play cho biết để có thể làm được điều đó, Google đã thiết kế lại các mô hình và kỹ thuật phát hiện mới để loại bỏ các ứng dụng có nội dung, malware và copycats không phù hợp. Thuật toán này có thể phát hiện ra các hành vi phạm tội lặp lại của các ứng dụng, ông còn cho biết thêm Google cũng đã loại bỏ hơn 100.000 tài khoản của các nhà phát triển xấu trong năm 2017. Phần lớn các ứng dụng bị xóa bỏ là các bản copy của các ứng dụng phổ biến, do các nhà phát triển xấu tạo ra nhằm đánh lừa người dùng để cố gắng đạt được lượt tải giống như phiên bản gốc. Google tuyên bố đã xóa hơn 250.000 ứng dụng copycat vào năm 2017. Hay như một phiên bản giả mạo ứng dụng trò chuyện nổi tiếng "WhatsApp" có lượt tải xuống ít nhất là 1 triệu lần đã bị Google gỡ bỏ vào tháng 11 năm ngoái. Google cho biết họ sẽ phát hiện ra các ứng dụng có hại nhờ thuật toán mới và với công cụ bảo vệ Google Play Protect, nó sẽ quét điện thoại của người dùng trước khi tải và cài đặt, từ đó có thể làm giảm số lượng các ứng dụng có thể gây hại tới 10 lần so với năm 2016. Hoàng Thanh (theo Cnet).
iPhone X là smartphone bán chạy nhất thế giới
Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Canalys, tổng số iPhone đã bán ra trong quý 4/2017 là 29 triệu chiếc và điều này làm cho chiếc iPhone cao cấp nhất của Apple ở thời điểm hiện tại trở thành mẫu smartphone đứng số 1 về doanh thu trong quý vừa qua.
Công nghệ
Cũng theo Canalys, doanh số bán hàng lớn nhất đã được ghi nhận ở các thị trường mà iPhone X được hỗ trợ về kế hoạch tiêu dùng cũng như cung cấp các dịch vụ di động của các nhà mạng, trong đó iPhone X ở thị trường Trung Quốc có doanh số khoảng 7 triệu chiếc. iPhone X có thể đã làm tốt hơn thế. Ngoài ra, các mẫu iPhone cũ của Apple cũng được bán rất chạy, bao gồm cả SE và 6, cả hai đều được người tiêu dùng quan tâm từ mức giá thấp hơn do sự xuất hiện của iPhone X. Theo các chuyên gia phân tích của Canalys, Apple đang thực hiện những chiến lược kinh doanh khá tốt nhờ những thay đổi lớn trong các danh mục đầu tư trong quý 3/2017. Chiến lược cũng bảo vệ Apple khỏi những rủi ro khi nâng cấp iPhone trong cả thiết kế lẫn trải nghiệm người dùng. Trong khi các công nghệ mới như bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt Face ID và màn hình không viên, giúp chứng minh iPhone X xứng đáng với mức giá 999 USD và duy trì khả năng cạnh tranh với Samsung, Huawei và Google. Như vậy, Apple đáp ứng các mục tiêu tổng thể và giúp hãng này có được một vị trí vững chắc trên thị trường ở phân khúc cao cấp. Mặc dù vậy, Canalys cho rằng mô hình kỷ niệm mới có thể đã làm tốt hơn thế. Giá bán cao và chậm phát hành đến tay người dùng, phát hành đến tay người dùng nhưng số lượng lại khá hạn chế, người dùng phải chờ đợi khá lâu mới được chạm tay vào iPhone X, nhiều khách hàng tiềm năng của iPhone X thiếu kiên nhẫn đã chuyển sang những phiên bản iPhone cũ hơn hoặc các smartphone Android là những điều làm ảnh hưởng đến doanh thu của iPhone X. Hoàng Thanh (theo Smedia).
Doanh số bán hàng của iPhone X không 'hoành tráng' như Apple công bố ?
Trước đó, một báo cáo nghiên cứu thị trường cho biết, tổng số iPhone đã bán ra trong quý 4/2017 là 29 triệu chiếc và điều này làm cho chiếc iPhone cao cấp nhất của Apple ở thời điểm hiện tại trở thành mẫu smartphone đứng số 1 về doanh thu trong quý vừa qua. Tuy nhiên, một báo cáo mới nhất lại chứng minh điều ngược lại và iPhone X của Apple không như những gì mà người ta đã 'thổi phổng'.
Công nghệ
Cụ thể, một báo cáo khác gần đây đã chỉ ra doanh số bán hàng của iPhone X là kém và không phải là một thiết bị phá kỷ lục về doanh thu, dường như Apple đang cố gắng áp dụng một số biện pháp khẩn cấp để kiểm soát thiệt hại cho chiếc iPhone cao cấp ở thời gian còn lại của năm. Theo báo cáo của trang Nikkei của Nhật cho biết, Apple có kế hoạch giảm sản lượng iPhone X từ 40 triệu chiếc trong 03 tháng đầu năm xuống còn chưa tới 20 triệu chiếc, chủ yếu là do doanh số bán hàng kém ở các thị trường hàng đầu như Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Và đối tác lớn chuyên cung cấp linh kiện màn hình iPhone X cho Apple là Samsung cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Báo cáo cho biết, Apple sẽ chuyển hướng sang màn hình LCD với mục tiêu trước mắt là khoảng 30 triệu chiếc cho iPhone 8 và iPhone 7, nhưng hiện tại tất cả vẫn còn nằm trên bàn giấy. Phiên bản iPhone thứ 2 sở hữu màn hình OLED vẫn chưa thấy đâu. Có thể vì doanh số của iPhone X 2017 không đắt hàng như mong đợi nên Apple sẽ xem xét kế hoạch sản xuất iPhone màn hình OLED cho năm 2018, vốn ban đầu Apple dự định phát hành 2 phiên bản iPhone kích thước khác nhau và đều được trang bị màn hình OLED. IPhone X là chiếc smartphone cao cấp đầu tiên trong lịch sử của Apple sở hữu màn hình OLED thay cho màn hình LCD, và hãng này dự kiến sẽ tung ra một mẫu smartphone thứ hai trong năm nay với kích thước giống như iPhone X của năm 2017. Điều này có nghĩa là năm 2018, Apple sẽ cho ra mắt bao gồm một phiên bản kế nhiệm iPhone X và một mô hình lớn hơn, cả hai đều được cho là đi kèm với màn hình OLED. Có tin đồn là Apple sẽ tung ra mô hình thứ 3, nhưng sở hữu công nghệ màn hình thấp cấp hơn đó là LCD. Nếu những thông tin trên là đúng thì Apple sẽ phát hành 02 phiên bản iPhone OLED và 01 iPhone LCD giá rẻ trong năm 2018. Được biết, màn hình OLED là một trong linh kiện đắt giá của iPhone X và được sản xuất bởi Samsung. Việc Apple tích hợp màn hình OLED cho phiên bản iPhone thứ 2 sẽ mở ra cơ hội lớn cho LG- một hãng chuyên cung cấp màn hình cho smartphone. Hoàng Thanh (theo Smedia).
Apple phát hành bản sửa liên kết độc hại đang hoành hành trên các thiết bị iOS
Theo AppleInsider, Apple đã xác nhận rằng sẽ phát hành bản sửa lỗi cho liên kết độc hại 'chaiOS' mới được phát hiện có thể làm hỏng các thiết bị iOS và máy Mac, làm giảm hiệu suất làm việc của thiết bị và gây ra độ trễ lớn.
Công nghệ
Một lỗi mới dưới dạng liên kết có tên gọi là "chaiOS" đã được phát hiện vào đầu tuần này có thể gây treo hoặc đóng băng iPhone, iPad hoặc máy Mac của người dùng. Nếu ai đó gửi cho bạn một đường link không rõ nguồn gốc thông qua ứng dụng Messages và bạn đã nhấp vào nó, thì rất có thể bạn đã tải chaiOS về máy. Như vậy thiết bị của bạn sẽ hoạt động rất chậm và buộc phải khởi động lại máy. Sau khi khởi động lại thiết bị, bạn cũng phải xóa cuộc trò chuyện trên Messages có gắn liên kết độc hại. Không chỉ ứng dụng Messages, AppleInsider cho biết liên kết "chaiOS" cũng ảnh hưởng đến các trình duyệt web Safari và Google Chrome theo một cách nào đó, điều này có nghĩa là máy Mac cũng rất dễ bị tấn công theo kiểu này. iOS 11.2.5 và macOS 10.13.3 sẽ loại bỏ hoàn toàn chaiOS. Liên kết độc hại "chaiOS" ban đầu được truyền qua trang web lưu trữ dự án GitHub và khai thác lỗi trong các tiêu đề của trang OpenGraph bằng cách tạo một thẻ khá dài. Đây không phải là lần đầu tiên loại hình lây nhiễm liên kết độc hại xuất hiện và cũng không phải là lần cuối cùng, trong khi GitHub đã xóa trang web lưu trữ liên kết, nhưng nó vẫn có thể được nhân đôi dễ dàng. Sau khi thông tin về chaiOS được công bố rộng rãi đến người dùng sản phẩm Apple, thì nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các phiên bản ổn định cũng như các bản Beta của hệ điều hành iOS, nhưng với bản cập nhật phần mềm iOS 11.2.5 beta 6, nhiều người cho biết thiết bị của họ không dễ bị tấn công nữa. Apple giờ đây cũng xác nhận sẽ sửa chữa lỗi phần mềm này và phát hành bản cập nhật vào tuần tới. Bên cạnh đó, iOS 11.2.5 cũng đang gần đến cuối chu kỳ phát triển, rất có thể Apple sẽ phát hành bản cập nhật thứ bảy vào đầu tuần tới và xuất bản iOS 11.2.5 cuối cùng vào giữa tuần hoặc vào cuối tuần sau. Như vậy, vào tuần tới, người dùng iPhone và Mac sẽ nhận được cập nhật phần mềm quan trọng mới. Hoàng Thanh (theo Smedia).
'Cục gạch' Nokia 3310 được nâng cấp có cả 4G và Wi-Fi
HMD Global vừa ra mắt mẫu smartphone giá rẻ Nokia 3310 4G tại Trung Quốc. Thiết bị được cài đặt YunOS, hệ điều hành dựa trên phiên bản nguồn mở Android Open Source Project, hỗ trợ kết nối Wi-Fi và trở thành điểm phát sóng di động.
Công nghệ
(XHTT) -. Không có gì lạ khi Nokia 3310 4G có thiết kế giống hệt với phiên bản gốc Nokia 3310 (2017) đã được công bố tại MWC diễn ra vào tháng 02/2017. Thực tế đây chính là phiên bản nâng cấp từ một cục gạch thành một chiếc smartphone giá rẻ. Thiết bị có kích thước 117 x 52,4 x 13,35 mm và trọng lượng chỉ 88,1 gram. Không như phiên bản gốc, hiện tại Nokia 3310 4G mới chỉ có hai màu là màu xanh và màu đen, nhưng HMD Global cho biết trong lương lai gần sẽ tung ra các phiên bản màu sắc khác nhau giống như phiên bản gốc. Nokia 3310 4G khá nhỏ với màn hình chỉ 2,4 inch, độ phân giải 320 x 240 pixel, đi kèm công nghệ chống chói, giúp thiết bị có khả năng hiển thị tốt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Mặc dù là smartphone, nhưng với mục đích thay thế điện thoại tính năng với những chức năng cơ bản nhất nên Nokia 3310 4G có bộ nhớ trong khá khiêm tốn chỉ 256MB hoặc tùy chọn phiên bản 512MB, tuy nhiên thiết bị vẫn hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD với dung lượng tối đa lên đến 64GB. Đối với chức năng chụp hình, điện thoại cũng đi kèm camera độ phân giải 2 megapixel với đèn flash LED ở mặt sau. Các tính năng kết nối có sẵn trên Nokia 3310 4G bao gồm: VoLTE 4G, Wi-Fi 802.11b/g/n, Bluetooth 4.0, cổng sạc microUSB, jack cắm tai nghe 3.5mm và chỉ có một khe cắm thẻ micro-SIM. Theo nhà sản xuất viên pin 1.200mAh đi kèm có thể đảm bảo đàm thoại 5 giờ liên tục và thời gian chờ là 12 ngày trên VoGTE 4G. Hiện tại Nokia 3310 4G đã có mặt trên trang web Nokia Mobile (Trung Quốc) và sẽ được bán thông qua nhà mạng China Mobile. HMD Global có thể công bố phiên bản quốc tế của Nokia 3310 4G tại triển lãm công nghệ MWC 2018 trong tháng tới. Hoàng Thanh.
Samsung Galaxy On7 Prime lộ diện trên GFXBench
Samsung Galaxy On7 Prime dự kiến sẽ sớm ra mắt và là thiết bị được bán độc quyền của Amazon ở Ấn Độ. Thiết bị hôm nay đã lộ diện trên cơ sở dữ liệu GFXBench, qua đó xác nhận các thông số kỹ thuật của thiết bị trước khi phát hành chính thức.
Công nghệ
Vào tháng 12/2017, Amazon Ấn Độ cũng đã tiết lộ một số hình ảnh quảng cáo cho Samsung Galaxy On7 Prime sắp sửa ra mắt, tuy nhiên thời điểm thiết bị ra mắt chính thức thì không được đề cập. Samsung Galaxy On7 Prime 2018 sẽ thuộc phân khúc tầm trung và dựa trên những thông tin trước đó, thiết bị có thể được bán ra vào ngày ngày hôm nay. Kể từ khi Amazon Ấn Độ liệt kê Galaxy On7 Prime 2018 trên trang web với nhiều thông tin chi tiết, thông tin lộ diện trên GFXBench lần này sẽ xác nhận những gì đã được biết về thiết bị. Theo đó Samsung Galaxy On7 Prime 2018 sẽ có màn hình 5,5 inch độ phân giải Full HD (1.920 x 1.080 pixel), được trang bị bộ vi xử lý Samsung Exynos 7870 và cài đặt sẵn phiên bản Android 7.1.1 Nougat với giao diện độc quyền của Samsung. Thiết bị sẽ có hai phiên bản để người dùng lựa chọn bao gồm: Phiên bản RAM 3GB sẽ có bộ nhớ trong 32GB, trong khi phiên bản cao cấp hơn của Galaxy On7 Prime 2018 có RAM 4GB và bộ nhớ trong 64GB. Các thông số kỹ thuật khác của Galaxy On7 Prime 2018 bao gồm camera chính 13 megapixel với đèn flash LED, hỗ trợ chế độ tự động lấy nét, HDR và nhận dạng khuôn mặt với camera trước 13 megapixel. Các thông số kỹ thuật khác của thiết bị bao gồm: Hỗ trợ dual-SIM, pin không thể tháo rời dung lượng 3.300mAh, cảm biến vân tay tích hợp vào phím cứng home ở mặt trước, giắc cắm tai nghe 3.5mm, kết nối 4G LTE và Bluetooth 4.2. Dự kiến Samsung Galaxy On7 Prime 2018 có thể có giá bán chỉ khoảng 234 USD ở Ấn Độ. Hoàng Thanh (theo Androidline).
Hơn 40.000 khách hàng của OnePlus bị ảnh hưởng bởi vi phạm bảo mật thẻ tín dụng
Gần đây có những phản hồi từ nhiều khách hàng về việc sau khi mua điện thoại thông minh OnePlus từ cửa hàng trực tuyến của hãng này và đã xuất hiện những giao dịch không xác định trên thẻ tín dụng của họ, cả những giao dịch mà họ đã thực hiện và xuất hiện sau khi mua hàng của OnePlus.
Công nghệ
Các phản hồi này đến từ những khách hàng đã thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng của họ thay vì sử dụng dịch vụ thanh toán của bên thứ ba như PayPal, vốn là một dịch vụ che dấu thông tin thẻ tín dụng của khách hàng và nó rất an toàn. OnePlus đã điều tra vấn đề và tạm thời vô hiệu hóa hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng tại cửa hàng trực tuyến của mình tại oneplus.net. Sau một số cuộc điều tra đơn lẻ, có vẻ như khoảng 40.000 khách hàng có thể đã bị phơi nhiễm với vấn đề vi phạm bảo mật, như OnePlus đã xác nhận trong bản cập nhật trước đó. Công ty đã xin lỗi người dùng và cho biết họ sẽ chỉ gửi email cho người dùng mà họ cho rằng họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi vi phạm bảo mật. Một nhân viên của OnePlus nói trong một tuyên bố công khai rằng, họ rất tiếc khi thông báo rằng trang web của OnePlus đã bị tấn công và có thể có tới 40.000 nạn nhân khi tiến hành giao dịch tại oneplus.net. OnePlus đã gửi một email cho tất cả những người dùng có thể bị ảnh hưởng. Những gì đã xảy ra và ai bị ảnh hưởng? Theo OnePlus, dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng của họ đã bị một nhóm hacker không rõ lai lịch đã tiêm một mã độc hại trực tiếp vào mã trang thanh toán để lấy cắp thông tin thẻ tín dụng trong thời gian khách hàng tiến hành nhập dữ liệu cá nhân của họ. OnePlus nói rằng tập lệnh độc hại hoạt động liên tục. Có nghĩa là mã độc có thể trực tiếp sao chép và gửi dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng OnePlus từ trình duyệt web của hãng. Tập lệnh độc hại đã được gỡ bỏ ngay lập tức và máy chủ thanh toán bị lây nhiễm được cách ly để điều tra thêm cách tin tặc đã triển khai thủ đoạn của chúng. Người dùng bị ảnh hưởng bao gồm tất cả khách hàng đã nhập thông tin thẻ tín dụng của họ, chẳng hạn như số thẻ, ngày hết hạn và mã bảo mật trên cửa hàng trực tuyến OnePlus tại oneplus.net trong khoảng thời gian giữa tháng 11 năm 2017 và ngày 11 tháng 1 năm 2018. OnePlus nói rằng những người trả tiền qua một thẻ tín dụng đã lưu hoặc PayPal thì không bị ảnh hưởng. Công ty hiện đang trong quá trình liên hệ với khách hàng mà họ cho rằng có khả năng bị ảnh hưởng bởi vụ vi phạm bảo mật để thông báo cho họ về vụ tấn công và đề nghị họ nên kiểm tra ngay lập tức các bản sao kê thẻ tín dụng và báo cáo bất kỳ khoản phí không rõ ràng nào cho công ty phát hành thẻ. Trước đó, OnePlus phủ nhận báo cáo trang thanh toán của mình bị hack lấy thông tin thẻ tín dụng khách hàng. Nhà sản xuất thiết bị di động thông minh tại Thâm Quyến, Trung Quốc đã phủ nhận việc trang thanh toán của mình bị tin tặc tấn công thông qua lỗ hổng trên Magento. Báo cáo của OnePlus đã trả lời cho việc một số khách hàng thông báo về những vụ gian lận thẻ tín dụng sau khi mua điện thoại OnePlus từ trang chính OnePlus.net trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12 năm 2017. Và đến nay, nhà sản xuất này mới chịu lên tiếng chính thức thừa nhận về vụ việc. Hoàng Thanh (theo Smedia).
Siêu máy bay Airbus 350 trình diễn tại Nội Bài
Chiều nay, Airbus 350 -1000 hiện đại nhất của dòng máy bay A350 đã bay trình diễn tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Công nghệ
Máy bay A350 1000 hạ cánh xuống nội bài lúc 20h30 ngày 1/2/2018. Trước khi hạ cánh bay trình diễn tại Việt Nam, siêu máy bay A350 XWB-1000 đã có các điểm dừng tại Doha, Muscat, Hongkong, Seoul, Đài Bắc. Từ Hà Nội, chiếc A350 XWB 1000 sẽ bay đến trình diễn tại Singapore air show sau đó đi Bangkok, Sydney, Auckland, Tokyo, Manila và trở về Toulouse (Pháp). Bà Laureline Lepri, chuyên viên phân tích marketing cao cấp máy bay A350 XWB cho biết A350 XWB-1000 là thành viên mới nhất và lớn nhất của dòng máy bay thân rộng 2 lối đi A350 XWB, có sức chứa 360 chỗ với thiết kê tiêu chuẩn 3 hạng ghế. Chiếc máy bay này có giá khoảng 366 triêu USD và đủ khả năng bay thẳng không dừng từ Hà Nội/TP.HCM đến bờ Tây nước Mỹ. Đây là loại máy bay tầm xa có tầm bay khoảng 8.000 hải lý (14.800 km). Siêu máy bay A350 XWB - 1000 hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài. Từ thành công của chiếc A350 XWB-900 đưa vào khai thác từ 3 năm nay, chiếc A350 XWB-1000 la phiên bản mới hơn, có hệ thống hiện đại và đơn giản hóa, cấu trúc nhẹ với 70% vật liêu tiên tiến, trang bị động cơ hàng không lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Những cải tiến này đem lại cho các nhà khai thác hiệu suất kinh tế cao hơn 25% so với máy bay cùng loại. Có khá đông chuyên gia hàng không, phi công, tiếp viên của Việt Nam tham gia buổi bay trình diễn A350 - 1000. Ghế hạng thương gia của A350 - 1000 được trang bị hiện đại. Thiết kế của A350-1000 có hệ thống hiện đại và đơn giản hóa, cấu trúc nhẹ với 70% vật liệu tiên tiến, trong đó Sợi carbon gia cố polymer chiếm 54% và tích hợp công nghệ cánh quạt độc đáo. Máy bay được trang bị động cơ Rolls-Royce Trent XWB, động cơ hàng không lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Những cải tiến này đem lại cho các nhà khai thác hiệu suất kinh tế cao hơn 25% so với máy bay đối thủ. Khoang bỏ hành lý tự động thuận tiện cho hành khách. Thiết kế của A350 XWB giúp giảm thiểu tác động lên môi trường do tiêu hao nhiên liệu ít hơn, giảm tiếng ồn và giảm khí thải (khí CO2 giảm 25%). Cabin Airspace của A350-1000 mang lại trải nghiệm bay thoải mái nhất cho hành khách trên tất cả các chuyến bay, đặc biệt đối với các đường bay dài xuyên Thái Bình Dương. Phi công lái máy bay A330 có thể lái tàu bay A350 - 1000 mà không phải thực hiện huấn luyện chuyển loại. Đáng lưu ý, các hãng hàng không đang khai thác máy bay A330 có thể tiết kiệm được chi phí đào tạo cho phi công do không phải thực hiện huấn luyện chuyển loại. A350 - 1000 là loại máy bay thân rộng có 2 lối đi và có sức chuyên chở 360 chỗ với thiết kế tiêu chuẩn 3 hạng ghế. Ông Jean Francois Laval, Phó TGĐ phụ trách quan hệ khách hàng của Airbus cho biết, đến cuối tháng 12/2017, Airbus đã bán 169 chiếc A350 XWB-1000 cho 11 khách hàng, trong đó có Qatar, Cathay Pacific, Etihad, British Airways, Japan Airlines. Đối với dòng máy bay A350 XWB, Vietnam Airlines đã đặt hàng tổng cộng 20 chiếc, đến nay đã nhận và đưa vào khai thác 10 chiếc A350XWB-900. Vũ Điệp.
Microsoft đánh bại Apple để trở thành hãng công nghệ số 1 thế giới
Mới đây hãng tin Thomson Reuters của Mỹ đã công bố danh sách 100 hãng công nghệ hàng đầu thế giới và hãng công nghệ 'khổng lồ' Microsoft đứng vị trí số 1.
Công nghệ
Microsoft đã đứng đầu trong danh sách 100 hãng công nghệ hàng đầu do Thomson Reuters vừa công bố trong tuần này, vì hãng này đã vượt qua các đối thủ là gã khổng lồ trong ngành khác như Apple và Google. Theo kết quả đánh giá trên bảng xếp hạng, các hãng không chỉ thành công về mặt tài chính mà còn về tổ chức hoạt động tốt nhất, vì vậy Microsoft được xếp ở vị trí đầu tiên, tiếp đến là Intel và Cisco. Apple, Alphabet và IBM cũng nằm trong top 10. Reuters cũng cho biết 45% các công ty công nghệ cao có trụ sở tại Hoa Kỳ đứng ở vị trí top đầu. Nhật Bản và Đài Loan cũng đang đứng trong bảng xếp hạng với tổng cộng 13 công ty, trong khi Ấn Độ lọt vào top 100 với 5 công ty công nghệ cao. Lý giải về việc Microsoft đứng ở vị trí số 1 của bảng xếp hạng, hãngThomson cho biết họ đã phân tích một số chỉ số hoạt động, như được giải thích dưới đây: "Kết quả dựa trên một thuật toán 28 yếu tố đo lường hiệu suất theo tám tiêu chuẩn: tài chính, quản lý và sự tin tưởng của nhà đầu tư, rủi ro và khả năng phục hồi, tuân thủ pháp luật, đổi mới, con người và trách nhiệm xã hội, tác động môi trường và danh tiếng.". Hiệu suất hoạt động của Microsoft và Apple. Microsoft đã đạt được những kết quả khả quan trong những quý gần đây nhất, với số liệu quý 1 năm tài khóa 2018 cho thấy sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh điện toán đám mây. Cụ thể, doanh thu ở quy trình sản xuất và kinh doanh tăng 28% đạt 8,2 tỷ USD, với các sản phẩm thương mại như phần mềm Office và các dịch vụ đám mây tăng trưởng 10%. Doanh thu ở mảng dịch vụ Intelligent Cloud cũng tăng 14% trong quý lên 6,9 tỷ USD, một lần nữa với các sản phẩm máy chủ và dịch vụ đám mây tăng 17%. Trong khi đó, triển vọng tài chính của Apple dự kiến sẽ lập kỷ lục mới trong năm nay khi giá trị thị trường của hãng này cuối cùng có thể đạt tới 1 nghìn tỷ USD. Điều này được dự tính sẽ xảy ra vào cuối năm nay nhờ vào dòng sản phẩm iPhone mới, bao gồm cả iPhone X, mặc dù vào thời điểm này các nguồn từ chuỗi cung ứng cho thấy nhu cầu tương đối vừa phải cho thiết bị cụ thể này. Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo của công ty chứng khoán KGI, người luôn có những dự đoán khá chính xác về các sản phẩm tương lai của Apple, hãng này sẽ phát hành ra thị trường 03 mẫu iPhone vào mùa Thu tới đât, hai trong 03 sản phẩm đó sẽ chứa đựng những yếu tố mới. Trước tiên, năm 2018, Apple sẽ tập trung nâng cấp phiên bản iPhone X hiện tại với màn hình 5,8 inch. Hoàng Thanh (theo Ndnet).
Sở KHCN TP.HCM trao tặng hệ thống lọc nước sinh hoạt cho một đơn vị bộ đội tại Bình Phước
Những tình cảm từ Sở KHCN TP.HCM không chỉ đem lại nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt mà phần nào giúp những người lính vơi bớt nỗi nhớ nhà dịp Tết đến Xuân về.
Công nghệ
Ngày 31/1/2018, Công đoàn Sở KHCN TP.HCM đã đến thăm và trao tặng hệ thống xử lý nước sinh hoạt (công suất 2m3/giờ) cho Đại đội bộ binh 568 (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước). Hệ thống xử lý nước sinh hoạt mới sẽ giúp cải thiện chất lượng nước giếng bơm, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho hơn 100 cán bộ - chiến sĩ. Công đoàn Sở trao hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho Đại đội bộ binh 568. Hệ thống có giá trị khoảng 65 triệu đồng (bao gồm cả chi phí lắp đặt, thử nghiệm chất lượng nước trước và sau lắp đặt). Cùng ngày, Công đoàn Sở KHCN TP.HCM cũng phối hợp với Công đoàn Viên chức TP.HCM, UBND huyện Bù Gia Mập đến thăm hỏi và tặng quà cho các đồn biên phòng đóng tại huyện Bù Gia Mập. Với đặc thù đóng quân tại huyện biên giới sát Campuchia, bất kỳ đồn biên phòng nào ở Bù Gia Mập cũng phải đối mặt với 2 vấn đề điện nước sạch, do nằm cách rất xa khu dân cư và đường đi lại cực kỳ khó khăn. Tuy thế, các chiến sĩ vẫn hết sức lạc quan, đảm bảo sức chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công đoàn Sở tặng quà cho chiến sĩ biên phòng. Ngoài hệ thống xử lý nước sinh hoạt, các đồn biên phòng cũng đang rất cần được trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biên giới. Hoàng Kim.
F/A-18 Hornet sản xuất bằng công nghệ in 3D lần đầu cất cánh
Chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet của Không quân Phần Lan sử dụng linh kiện sản xuất bằng công nghệ in 3D đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên của mình.
Công nghệ
Theo trang tin quân sự Air Recognition cho biết, kể từ khi xuất hiện công nghệ in 3D đã tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc chế tạo và sản xuất một số loại vũ khí trên thế giới. Tuy nhiên, để các ứng dụng trên đi vào thực tế thì có lẽ công ty công nghệ Patria của Phần Lan mới là người thành công nhất. Khi hôm 18/1 vừa qua, một chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet của Không quân Phần Lan đã bay thử thành công với các linh kiện được chế tạo bởi công nghệ in 3D do Patria sản xuất. Một tiêm kích F/A-18 của Phần Lan. Ảnh: The Aviationist. Được biết, Công ty Patria đã dành 2 năm để phát triển các linh kiện thay thế cho máy bay bằng công nghệ in 3D. Các linh kiện được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn dành cho máy bay. Các linh kiện được chế tạo bằng siêu hợp kim Inconel 625 đáp ứng yêu cầu hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Ville Ahonen - Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh của Patria nói: Công việc phát triển được thực hiện trong 2 năm qua với mục đích khám phá khả năng chế tạo các bộ phận bằng công nghệ in 3D, từ bản vẽ đến sản xuất thực tế. Công nghệ in 3D giúp tạo ra các linh kiện nhanh hơn cho khách hàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương pháp sản xuất mới nhằm làm cho công nghệ này trở nên tối ưu hơn. Mời độc giả xem video: F/A-18 của Không quân Phần Lan với gói nâng cấp MLU-2. (Nguồn Bộ Quốc phòng Phần Lan). Bên cạnh sản xuất linh kiện bằng công nghệ in 3D, Patria cũng chịu trách nhiệm thực hiện quá trình nâng cấp MLU-2 cho 62 chiếc F/A-18 của Không quân Phần Lan trong giai đoạn 2012-2016. Gói nâng cấp này tập trung cải thiện phần cứng và hệ thống liên quan để nâng cao năng lực tấn công mặt đất. Bộ Quốc phòng Phần Lan đang lên kế hoạch thực hiện chương trình Máy bay chiến đấu HX, nhằm thay thế cho phi đội F/A-18 Hornet trong thời gian tới. Việc chiếc F/A-18 đầu tiên sản xuất bằng công nghệ in 3D cất cánh mở ra cơ hội cho Patria trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu mới dựa trên công nghệ tiên tiến này. Quốc Minh.
Romania 'chơi sang' bỏ 1 tỷ USD mua 227 xe thiết giáp Piranha
Theo Defence-Blog, General Dynamics Europe đã ký hợp đồng cung cấp 227 xe thiết giáp chở quân cho lực lượng vũ trang Romania với giá trị lên đến hơn 1 tỷ USD nhằm hiện đại hóa lực lượng thiết giáp của Bucharest.
Công nghệ
Lô 227 xe thiết giáp Piranha 5 xuất khẩu cho Romania với 6 cấu hình tùy chọn khác nhau. Hợp đồng có giá trị hơn 1 tỷ USD. Đây là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng thiết giáp của quân đội nước này. Thủ tướng Romania Mihai Tudose và Phó thủ tướng Marcel Ciolacu đã tham dự buổi lễ ký kết tại trụ sở Bộ Quốc phòng nước này. Xe thiết giáp Piranha 5 sẽ được sản xuất tại Romania theo giấy phép chuyển giao công nghệ từ General Dynamics Europe Systems cho công ty UMB, Romania. Phiên bản xe chiến đấu bộ binh của Piranha 5. Ảnh: Wikipedia. Từ năm 2006, lực lượng tăng thiết giáp Romania đã triển khai các phiên bản của dòng xe thiết giáp Piranha trong các nhiệm vụ khác nhau ở trong và ngoài nước. Dòng xe này đã chứng minh hiệu quả và độ tin cậy cao. Quân đội Romania là một trong những lực lượng sử dụng Piranha quan trọng ở châu Âu. Oliver Drr, Phó chủ tịch khu vực châu Âu của General Dynamics Europe Systems nói: Chúng tôi rất vinh dự khi nhận được hợp đồng này, nó phản ánh sự tin tưởng và hài lòng cao của quân đội Romania với các phương tiện quân sự của chúng tôi. Mowag Piranha là dòng xe chiến đấu bọc thép do công ty Mowag (nay thuộc General Dynamics Europe Systems), Thụy Sĩ sản xuất. Xe được thiết kế với cấu hình bánh lốp 8x8 bánh. Xe có thiết kế hiện đại và có thể cấu hình vũ khí khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. Mời độc giả xem video: Xe chiến đấu bọc thép Piranha 5 thử nghiệm trên thao trường. (Nguồn Krigeren). Tháp pháo có thể lắp súng máy hạng nặng 12,7 mm, súng phóng lựu 40 mm, tên lửa chống tăng có điều khiển TOW. Xe thiết giáp này có thể chở theo 8 binh sĩ với đầy đủ trang bị. Xe được trang bị động cơ diesel MTU 6V199, công suất 644 mã lực, tốc độ tối đa tới 100 km/h, lội nước 10 km/h. Trong gia đình xe thiết giáp này, Piranha 5 là phiên bản hiện đại nhất. Xe được nâng cấp về mọi mặt, bọc giáp chắc chắn hơn, cảm biến tiên tiến và hệ thống liên lạc hiện đại. Quốc Minh.
Đức bắt tay đóng mới tàu ngầm Type-218SG cho Singapore
Nhà thầu TKMS của Đức bắt đầu đặt ky đóng mới 2 tàu ngầm điện-diesel Type-218SG cho Hải quân Singapore, theo một hợp đồng được hai bên ký kết trong năm 2017.
Công nghệ
Theo Navy Recognition, buổi lễ đặt ky và cắt thép phục vụ đóng mới 2 tàu ngầm cho Singapore diễn ra tại cơ sở của ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS), ở Kiel, Đức vào trung tuần tháng 1 vừa rồi. Trước đó trong năm 2017, Bộ Quốc Phòng Singapore cũng đã tuyên bố đặt mua 2 tàu ngầm điện-diesel Type-218SG cùng gói hậu cần và hỗ trợ đào tạo thủy thủ đoàn tại Đức. Các tàu ngầm mới phản ánh cách tiếp cận xây dựng và phát triển năng lực hàng hải của Hải quân Singapore (RSN). Tàu ngầm Type-218SG được thiết kế để áp ứng các yêu cầu hoạt động riêng của RSN. Type-218SG có thiết kế thủy động lực học cải tiến, tối ưu hóa quy trình bảo trì, bảo dưỡng cùng các công nghệ mới để giảm phi hành đoàn và chi phí vận hành. Phiên bản này được trang bị động cơ không khí tuần hoàn độc lập (AIP) cho phép hoạt động êm và lâu hơn dưới nước. Lễ đặt ky và cắt thép đóng mới 2 tàu ngầm Type-218SG cho Singapore. Ảnh: RSN. Được biết, trong những năm trở lại gần đây RSN đang tăng cường hiện đại hóa lực lượng tàu chiến của nước này và trong số đó có cả hạm đội tàu ngầm. Trong năm 2013 Singapore cũng đã đặt mua 2 tàu ngầm Type-218SG đầu tiên từ Đức, qúa trình đóng mới bắt đầu từ năm 2014, giao hàng dự kiến vào năm 2020 và 2021. Hai tàu ngầm mới được đặt ky dự kiến giao hàng vào năm 2024. Type-218SG được thiết kế dựa trên tàu ngầm Type-214 của Đức. Theo TKMS, Type-218SG có chiều dài 70 m, đường kính 6,3 m, lượng choán nước khi nổi 2.000 tấn. Thủy thủ đoàn 28 người cho thấy mức độ tự động hóa cao của tàu. Theo một tuyên bố của RSN, quá trình đóng mới tàu ngầm Type-218SG bắt đầu vào ngày 12/1. Tàu ngầm mới có độ bền cao hơn, cảm biến tiên tiến và hỏa lực mạnh hơn cũng như các khả năng tân tiến khác. Mục đích cuối cùng nhằm đạt được hiệu suất chiến đấu cao hơn trong môi trường hoạt động độc nhất của chúng tôi. Mời độc giả xem video: Điều tạo nên sức mạnh của Hải quân Singapore. (Nguồn Bộ Quốc phòng Singapore). Quốc Minh.
Trung Quốc phát triển vũ khí 'hủy diệt' Mỹ trong 14 phút
Các nhà khoa học Trung Quốc đang xây dựng hầm gió nhanh nhất thế giới để thử nghiệm các loại vũ khí có thể tấn công nước Mỹ chỉ trong vòng 14 phút.
Công nghệ
Theo tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết, mẫu hầm gió mới của Trung Quốc có thể mô phỏng các chuyến bay với tốc độ lên đến 12 km/giây. Hầm gió mới dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí siêu vượt thanh. Zhao Wei, Phó giám đốc Phòng thí nghiệm nhà nước về khí động học nhiệt độ cao, Học viện Khoa học Trung Quốc nói: Nó sẽ thúc đẩy ứng dụng các giải pháp kỹ thuật trong công nghệ siêu vượt thanh, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự bằng cách nhân đôi môi trường trong các chuyến bay siêu vượt thanh, từ đó phát hiện và giải quyết các vấn đề ngay trên mặt đất. Một phần thiết kế hầm gió mới của Trung Quốc được cho là sẽ giúp nước này phát triển các phương tiện bay siêu siêu thanh. Nguồn ảnh: CCTV. Các thử nghiệm trong hầm gió trên mặt đất làm giảm đáng kể các thất bại trước khi chuyến bay siêu vượt thanh trên không được thực hiện. Hầm gió nhanh nhất thế giới đang hoạt động tại cơ sở Lenx-X ở Buffalo, New York, Mỹ với tốc độ 10 km/giây, tương đương 36.000 km/h, gấp 30 lần vận tốc âm thanh. Phương tiện bay được gọi là siêu vượt thanh khi bay với tốc độ hơn gấp 5 lần vận tốc âm thanh, hoặc cao hơn. Mỹ đã thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt thanh HTV-2 có tốc độ gấp 20 lần vận tốc âm thanh vào năm 2011. Tuy nhiên, chuyến bay siêu vượt thanh chỉ kéo dài vài phút trước khi HTV-2 lao xuống Thái Bình Dương. Trong tháng 3, Trung Quốc được cho là đã thử nghiệm thành công phương tiện siêu vượt thanh WU-14 , còn gọi là DF-ZF với tốc độ từ Mach 5 đến Mach 10. Các nước khác như Nga, Ấn Độ và Australia cũng đã thử nghiệm một số phương tiện bay siêu vượt thanh có thể sử dụng để mang vũ khí, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân. Mời độc giả xem video: Sức mạnh lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. ( Nguồn World Of Weapon). Wu Dafang, giáo sư tại Trường Khoa học Kỹ thuật hàng không, thuộc Đại học Beihang, Bắc Kinh cho biết hầm gió mới sẽ là một trong những cơ sở kiểm tra mặt đất mạnh mẽ và tiên tiến nhất thế giới. Đây chắc chắn là tin tốt cho chúng tôi. Tôi mong muốn nó sớm được hoàn thành, ông Wu nói. Để tạo ra luồng không khí ở tốc độ cực cao, các nhà khoa học đã sử dụng một số đường ống chứa hỗn hợp oxy, hydro và khí nitơ để tạo ra một loạt các vụ nổ có thể phóng ra một gigawat điện trong mỗi giây. Theo ông Zhao, lượng điện phóng ra này bằng một nữa công suất nhà máy điện hạt nhân Daya Bay ở Quảng Đông. Thiết kế phương tiện bay siêu vượt thanh WU-14 của Trung Quốc. Đồ họa: SCMP. Các sóng xung kích tạo ra từ vụ nổ được đưa vào khoang kiểm tra thông qua một đường hầm kim loại sẽ làm tăng nhiệt độ bề mặt của mẫu thử nghiệm lên đến 7.727 độ C. Do đó, các phương tiện bay siêu vượt thanh phải được bao bọc bởi các vật liệu đặc biệt, cùng hệ thống làm mát cực kỳ hiệu quả bên trong. Nếu không, phương tiện có thể bị biến dạng, thậm chí tan chảy khi bay ở tốc độ siêu vượt thanh. Đường hầm mới cũng được sử dụng để thử nghiệm các máy bay phản lực, động cơ thiết kế đặc biệt cho các chuyến bay siêu vượt thanh. Động cơ phản lực truyền thống không có khả năng xử lý luồng khí ở tốc độ như vậy. Ông Zhao cho biết thêm, hầm gió mới sẽ do nhóm thiết kế từng xây dựng hầm gió JF12 ở Bắc Kinh đảm nhận. Hầm gió này có thể mô phỏng các chuyến bay siêu vượt thanh với tốc độ từ Mach 5 đến Mach 9, ở độ cao từ 20-50 km. Quốc Minh.
Mục kích công binh Nga lắp cầu phao siêu tốc vượt sông
Cầu phao tự hành là phương tiện cơ giới công binh đặc biệt giúp các đơn vị bộ binh cơ giới Nga có thể vượt được mọi chướng ngại nước ở bất kỳ đâu trên đường hành quân chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Công nghệ
Trong quá trình hành quân ra chiến trường, các đơn vị quân đội thường phải vượt qua nhiều sông, suối ở những khu vực không có sẵn cầu, cống. Do đó, cầu phao tự hành là phương tiện hữu ích nhất giúp binh lính và phương tiện quân sự vượt sông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Cầu phao di động là các ponton nổi được ghép lại với nhau tùy vào chiều rộng của sông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Loại cầu phao phổ biến của công binh Nga là dòng PMP. Mỗi mảng có chiều dài 6,7 m, rộng 7,1 m. PMP gồm 32 mảng có thể ghép lại thành cây cầu dài 400 m, tải trọng tới 60 tấn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Mỗi mảng của cầu phao có các khớp để kết nối với nhau khá dễ dàng trên mặt nước. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Các lính công binh sẽ dùng dây để kéo các mảng cầu lại gần nhau để ghép chúng lại với nhau. Quá trình lắp cầu phao dài 400 m mất khoảng 4 tiếng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Cầu phao tự hành có lịch sử khá lâu đời. Theo một số nguồn tin, cầu phao dạng sơ khai được phát minh từ thế kỷ thứ 8 hoặc 9 TCN tại Trung Quốc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Cầu phao tự hành bằng thép được phát triển mạnh trong Thế chiến II nhằm đáp ứng nhu cầu hành quân thần tốc của lực lượng quân sự khổng lồ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Mỗi bộ cầu phao PMP ngoài các mảng cầu còn có các tàu kéo để đẩy cầu phao đã ghép xong qua bên kia sông và giữ cho cầu không bị trôi trong quá trình xe cộ qua lại. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Cầu phao dòng PMP được thiết kế để phù hợp với hầu hết phương tiện chiến đấu của Nga như xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo tự hành, xe thiết giáp các loại. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Cầu phao PMP có thể đảm bảo lưu lượng xe cộ qua lại khoảng 400 phương tiện/giờ, tốc độ di chuyển 20 km/h. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Những bài tập huấn luyện lắp cầu phao như thế này giúp lực lượng công binh thuần thục thao tác, tích lũy kinh nghiệm nhằm đảm bảo thời gian lắp cầu nhanh nhất. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Một lính công binh đang dùng chốt thép để ghép 2 mảng cầu lại với nhau. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Lực lượng chiến đấu của quân đội Nga có đáp ứng được thời gian triển khai lực lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đảm bảo hậu cần của lực lượng công binh. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Mời độc giả xem video: Sức mạnh của Quân đội Nga sau hơn 5 năm hiện đại hóa. (Nguồn RT). Quốc Minh.
BMP-97 đủ tốt nhưng chưa phải là mối quan tâm của Việt Nam
Theo phân tích của tờ Army Recognition, khả năng Việt Nam mua xe bọc thép BMP-97 từ Nga là khá thấp bởi có nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn.
Công nghệ
Theo tờ tin tức quân sự Army Recognition của Bỉ nhận định, nếu nhìn sơ qua có thể dễ dàng đánh giá xe bọc thép BMP-97 khá phù hợp với yêu cầu của Việt Nam trong việc nâng cấp và hiện đại hóa một số dòng xe bọc thép đã lỗi thời mà chúng ta đang được trang bị. Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể BMP-97 chưa chắc sẽ trở thành mối quan tâm của Việt Nam trong trường hợp chúng ta muốn mua một mẫu xe bọc thép trinh sát đa năng mới từ Nga. Xe bọc thép BMP-97 của Nga. Nguồn ảnh: Sputnik. Về BMP-97 đây là dòng xe bọc thép bánh lốp đa năng 4x4 bánh do Công ty Kamaz sản xuất dựa trên khung gầm KAMAZ-43269. Dòng xe bọc thép này hiện tại chỉ được biên chế trong lực lượng Biên phòng Nga. Thân xe được chế tạo bằng hợp kim nhôm độ bền cao, với khả năng chống đạn 12,7mm bắn ở cự ly 300 mét và đạn 7,62mm từ cự ly 30 mét. Xe có thể cấu hình vũ khí khá linh hoạt. Nóc xe có thể lắp súng máy 7,62mm, đại liên 12,7mm. Đặc biệt, BMP-97 còn có thể lắp tháp pháo của xe bọc thép chở quân BTR-82A với pháo tự động 30mm. Một xe bọc thép BMP-97 có thể chở theo 10 binh sĩ, bao gồm cả lái xe và chỉ huy. Xe được trang bị động cơ Kamaz 740 V8, công suất 240 mã lực, tốc độ tối đa 90 km/h, dự trữ hành trình 1.100 km. Mời độc giả xem video: Khả năng hoạt động trong điều kiện băng giá của BMP-97. (Nguồn Russia 2). Dù BMP-97 có thông số khá ấn tượng nhưng Army Recognition cho rằng, trong các dòng xe bọc thép bánh lốp đang được Nga sản xuất hiện tại BMP-97 có thiết kế không thực sự quá ấn tượng, trong khi Nga có nhiều phương tiện bọc thép khác tốt hơn BMP-97 như KAMAZ-53949 Typhoon-K hay VPK-3924 SPM-3. Và với nghị định thư sửa đổi về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ giữa Việt Nam và Nga mới được ký kết vào cuối năm 2017, các công ty sản xuất ô tô của Nga (Kamaz, UAZ hay GAZ...) sẽ sớm thành lập một số liên doanh sản xuất, lắp ráp xe tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam. Trong quá khứ BMP-97 có thể là mẫu xe bọc thép tốt nhưng ở thời điểm hiện tại nó thực sự đã lỗi thời. Nguồn ảnh: Sputnik. Do đó cơ hội Việt Nam tiếp cận được với các dòng xe bọc thép đa năng thế hệ mới của Nga là điều không có gì quá khó khăn, vậy nên BMP-97 chưa hẳn là một lựa chọn tốt ở thời điểm hiện tại khi chúng ta có nhiều cơ hội khác tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hoàn toàn có thể tiến tới việc tự sản xuất một số dòng xe bọc thép trong nước theo giấy phép chuyển giao công nghệ từ Nga trong tương lai gần. Với một mẫu xe bọc thép cũ như BMP-97 thực sự không mang lại tiềm năng. Quốc Minh.
Kinh ngạc công nghệ robot AI làm thay đổi chiến trường tương lai
Các phương tiện bay siêu nhỏ có thể hoạt động độc lập hoặc theo bầy đàn và được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành thứ vũ khí định hình tương lai.
Công nghệ
Mời độc giả xem video: Khả năng đáng kinh ngạc của các phương tiện bay AI thống trị thị trường vũ khí tương lai. (Nguồn Slaughterbots). Trong một video có tên "Slaughterbots" mới được đăng tải trên kênh YouTube trung tuần tháng 12 vừa rồi của Stuart Russell - Giáo sư trí tuệ nhân tạo tại Đại học California, Berkeley cho thấy một viễn cảnh tương lai không xa về một loại phương tiện bay không người lái hay robot siêu nhỏ được điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo (AI) có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ phục vụ cho mục đích quân sự. Theo đó loại robot AI biết bay và có trí thông mình này có thể tự hoạt động, nhận diện mục tiêu và tiêu diệt kẻ thù một cách bí mật. Càng đặc biệt hơn khi chúng có thể hoạt động theo bầy đàn để tấn công các mục tiêu có kích thước lớn. Ngay khi xuất hiện các nhà phân tích quân sự đã nhận xét công nghệ trong "Slaughterbots" là hư cấu và khó có thể thành hiện thực. Tuy nhiên, Giáo sư Russell, người tạo nên "Slaughterbots" lại cho rằng, nhận xét trên hoàn toàn đúng nhưng nhận định trên sẽ tồn tại được bao lâu? Khi có hàng trăm các phòng thí nghiệm quân sự trên thế giới đang âm thầm phát triển các loại robot tấn công siêu nhỏ có thể hoạt động bằng trí thông minh nhân tạo, và chúng hoàn toàn được phát triển để phục vụ cho chiến tranh cả quy ước và bất quy ước. Viễn cảnh một tương lai chiến trường tràn ngập các robot tấn công biết bay siêu nhỏ là điều đã được nhiều nhà khoa học thế giới tiên liệu trước. Nguồn ảnh: ethz.ch. Ví dụ điển hình nhất là trong Quân đội Mỹ, họ có một chương trình được gọi là MAST, chuyên nghiên cứu các công nghệ liên quan đến việc phát triển một loại robot siêu nhỏ, có khả năng bay được và có thể hoạt động độc lập. Và hiện chương trình này đang được điều hành bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ ở Maryland và họ đã có những bước tiến nhất định. Tất nhiên những thành tựu mà MAST đạt được hoàn toàn nằm trong vòng bí mật. Do đó, một tương lai trong "Slaughterbots" mà Giáo sư Russell đưa ra sớm muộn gì cũng xuất hiện, khi các phương tiện bay siêu nhỏ có thể hoạt động độc lập hoặc theo bầy đàn và được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Chúng sẽ trở thành thứ vũ khí đáng sợ gấp nhiều lần so với bom hạt nhân hay hóa học. Quốc Minh.
Ấn Độ tích hợp tên lửa nhanh nhất thế giới cho Su-30MKI
Không quân Ấn Độ sẽ hoàn thành kế hoạch tích hợp tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới BrahMos cho 40 tiêm kích Su-30MKI vào năm 2020.
Công nghệ
PTI News cho biết Không quân Ấn Độ (IAF) đã khởi động chương trình tích hợp tên lửa nhanh nhất thế giới BrahMos-A trên phi đội tiêm kích Su-30MKI của nước này. Ảnh: Navyrecognition. BrahMos là dòng tên lửa hành trình chống hạm đa năng do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. Tên lửa có thể phóng từ bệ phóng cố định trên mặt đất, tàu chiến, tàu ngầm và trên không. Ảnh: Sputnik. Theo nguồn tin, IAF sẽ tích hợp tên lửa hành trình BrahMos cho 40 chiếc Su-30MKI. Kế hoạch dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Sau khi hoàn thành nâng cấp, Su-30MKI sẽ có sức mạnh tác chiến mới nhờ sát thủ diệt hạm BrahMos. Ảnh: India Defence News. Một quan chức Ấn Độ cho biết kế hoạch tích hợp BrahMos cho Su-30MKI là rất quan trọng đối với New Delhi, giúp nâng cao sức mạnh cho IAF nói riêng và quân đội Ấn Độ nói chung. Ảnh: Defence.pk. Để trang bị BrahMos, Su-30MKI cần được gia cố phần khung, nâng cấp hệ thống cơ khí và phần mềm điều khiển. IAF hiện chỉ có 2 chiếc Su-30MKI có khả năng mang BrahMos-A. Ảnh: BrahMos.com. Các kỹ sư nói rằng khó khăn nhất trong quá trình tích hợp tên lửa vào máy bay là tối ưu hóa liên kết chuyển tiếp của hệ thống cảm biến quán tính giữa tên lửa và máy bay để tên lửa có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Ảnh: Defenseworld. IAF đã thử nghiệm thành công việc phóng BrahMos-A từ tiêm kích Su-30MKI. Tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định trong các thử nghiệm vào năm 2016 và 2017. Ảnh: Airliners. IAF hiện có khoảng 240 chiếc Su-30MKI đưa Không quân Ấn Độ trở thành lực lượng có nhiều chiến đấu cơ Su-30 nhất thế giới. Đây là phiên bản Su-30 được Nga phát triển riêng cho Ấn Độ. Ảnh: Defence-blog. Su-30MKI được trang bị một số công nghệ của Su-35, bổ sung cánh mũi, trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy, radar quét mạng pha điện tử thụ động với tầm trinh sát tới 400 km. Su-30MKI được đánh giá là phiên bản xuất khẩu mạnh nhất của dòng Su-30. Ảnh: Sputnik. Việc nâng cấp sẽ đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên có khả năng phóng BrahMos trên không. Sự kết hợp giữa khả năng không chiến ưu việt của Su-30MKI và tốc độ tấn công siêu nhanh của BrahMos sẽ tạo nên cặp song sát đầy uy lực trên bầu trời. Ảnh: Sputnik. Mời độc giả xem video: Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa chống hạm BrahMos. (Nguồn Republic World). Quốc Minh.
Nga hoàn thành thiết kế mìn chống tăng tự tìm mục tiêu
Mìn chống tăng thông minh PTKM-1R đang được Nga phát triển với hệ thống cảm biến hiện đại có thể tự phát hiện và tấn công xe tăng, thiết giáp hay các mục tiêu cơ giới trong bán kính lên đến 150-200 m.
Công nghệ
Tờ tin tức quân sự Army Recognition của Bỉ cho biết, mìn chống tăng PTKM-1R mới đang được thử nghiệm và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Loại mìn chống tăng mới sẽ tăng cường năng lực phòng thủ diệt xe tăng thiết giáp cho quân đội Nga lên một tầm cao mới. Bộ Quốc phòng Nga cho biết quá trình phát triển mìn PTKM-1R gần như đã hoàn thành. Các kỹ sư đang thử nghiệm để đánh giá hiệu suất hoạt động và tinh chỉnh hệ thống. Các nhà thiết kế tuyên bố rằng, loại mìn chống tăng công nghệ cao này sẽ tăng cường năng lực chiến đấu cho các đơn vị tiền tiêu trong việc chống lại xe tăng thiết giáp đối phương. Mô hình mìn chống tăng thông minh PTKM-1R của Nga. Ảnh: Topwar. Mìn PTKM-1R có thiết kế hình trụ và kích thước tương đương bình chữa cháy nặng 20 kg. Phần đáy mìn có các cánh sẽ xòe ra khi triển khai để giữ cho mìn ở vị trí thẳng đứng. Mìn có thể được đặt ngay trên mặt đất, thời gian triển khai 10 ngày trong điều kiện nhiệt độ từ âm 40 đến 30 độ. Sau 10 ngày nếu không được thu hồi, nó sẽ tự hủy để tránh gây nguy hiểm cho thường dân. PTKM-1R được trang bị cảm biến hồng ngoại và địa chấn rất nhạy có thể phát hiện xe tăng ở cự ly từ 150-200 m. Khi mục tiêu đi vào phạm vi phá hủy, nó sẽ phóng một đầu đạn lên không trung ở độ cao vài chục mét. Cảm biến hồng ngoại trên đầu đạn sẽ khóa mục tiêu và tấn công kiểu đột nóc từ trên cao xuống vào khu vực tháp pháo. Đây là khu vực bọc giáp mỏng và dễ bị tổn thương nhất của xe tăng thiết giáp. Chuyên gia vũ khí Alexey Leonkov nói rằng loại mìn mới là đỉnh cao của xu hướng vũ khí toàn cầu. Các xe tăng hiện đại liên tục được tăng cường khả năng bảo vệ. Những công nghệ vật liệu mới giúp cho giáp xe tăng ngày càng trở nên chắc chắn hơn, tạo ra những chiếc xe tăng cực kỳ nguy hiểm trên chiến trường. Do đó, các nhà thiết kế đang phát triển vũ khí mới tập trung tấn công vào khu vực dễ bị tổn thương nhất của xe tăng. Đó là một xu hướng mới. Mời độc giả xem video: Nguyên lý hoạt động của mìn chống tăng tự dẫn M93 Hornet của Mỹ. (Nguồn Petunized). Mìn thông minh PTKM-1R sẽ đơn giản hóa công việc của các nhóm chiến đấu tiền tiêu. Nó có khả năng xác định và phóng đạn về phía mục tiêu nên không cần bố trí mìn kiểu rải thảm như trước, giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Các đơn vị công binh có thể đặt mìn ở những khu vực xung yếu, làm gián đoạn quá trình hành quân của đối phương. Tương lai, các loại mìn thông minh của Nga sẽ có khả năng kết nối với nhau tạo nên mạng lưới thống nhất. Các cảm biến sẽ truyền dữ liệu thu được về trung tâm chỉ huy, người điều khiển sẽ chọn loại mìn ở vị trí phù hợp để tấn công, những quả mìn khác sẽ ở chế độ chờ, giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu. Quốc Minh.
TKV: Đổi mới công nghệ, hướng tới 'sản xuất xanh'
Đột phá quan trọng nhất của Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) trong thời gian qua là tăng cường đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa để tăng năng suất lao động và bảo đảm sản xuất thân thiện với môi trường.
Công nghệ
Máy xúc gầu dung tích 12m3 trên khai trường Công ty than Cọc Sáu. Đây cũng là mục tiêu mà Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn đã đề ra từ đầu năm 2017, đó là: Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác hầm lò, hiện đại hóa ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nâng cao sản lượng, mức độ an toàn, cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động. Thêm nhiều điểm sáng. Công ty Than Hà Lầm được biết tới là đơn vị tiên phong trong công tác cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất của TKV, có nhiều giải pháp nhằm từng bước khắc phục, xử lý và bảo vệ môi trường. Do đó môi trường sinh thái tại nơi khai thác cũng như địa bàn dân cư lân cận từng bước được cải thiện, đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh bền vững. Trong tháng 10/2017, Công ty CP than Hà Lầm đưa vào vận hành Hệ thống xử lý nước thải hầm lò công suất 4.000m/giờ tại mặt bằng sân công nghiệp +75, phục vụ việc xử lý toàn bộ nước thải hầm lò thuộc dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác phần dưới mức -50 mỏ than Hà Lầm. Chất lượng nước của hệ thống sau xử lý đảm bảo quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT) để tái sử dụng phục vụ sản xuất. Trng khi đó, Công ty Than Nam Mẫu đã mạnh dạn đầu tư nhiều hệ thống hiện đại như: Đầu tưhệ thống cột chống thủy lực thay thế cột chống lò bằng gỗ, lắp đặt hệ thống băng tải để vận chuyển than dài hơn 5 km nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển đồng thời chấm dứt tình trạng phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động vận chuyển than Tại hệ thống vận chuyển và các kho than, công ty đã cho lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi. Trong thời gian tới Công ty Than Mẫu tiếp tục xác định mục tiêu sản xuất gắn chặt với bảo vệ môi trường là yếu tố quyết định trong hoạt động phát triển. Tiếp tục đầu tư các dự án hoàn nguyên môi trường, trồng cây phủ xanh các diện tích mặt bằng đã kết thúc khai thác, xây dựng các kè, đập tại các vị trí bãi thải và tại các vị trí xung yếu nhằm giảm thiểu đất đá trôi bồi lấp dòng chảy. Đồng thời, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống phun sương dập bụi ra toàn bộ các mặt bằng và đường vận chuyển còn lại. Đặc biệt, trong năm 2017 và 2018 công ty có kế hoạch đầu tư 1 bãi thải với diện tích 43 ha, công trình này sẽ đáp ứng được công tác đổ thải trong quá trình khai thác của công ty lâu dài. Sắp khánh thành hệ thống băng tải nghìn tỷ. Với khai thác lộ thiên, TKV tiếp tục đầu tư thiết bị xúc bốc, vận tải có công suất lớn trong khai thác than lộ thiên như máy xúc dung tích hơn 10 m3, ô tô trọng tải 100 tấn, ô tô chạy điện, băng tải đá... nhằm tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế khí thải, giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên từ 15 - 18% xuống 5,3%. Đầu tư thiết bị lọc ép bùn công suất lớn nhà máy tuyển tăng tỷ lệ thu hồi khoáng sản, sử dụng nước tuần hoàn, giảm xả thải ra môi trường; băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ra cảng, hạn chế phát sinh bụi, ồn, khí thải; đồng thời đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hạn chế tác động đến môi trường sinh thái. Trong khai thác hầm lò, TKV đã áp dụng nhiều công nghệ khai thác cơ giới hóa, tự động hóa. Đến nay, TKV đã có 50 trạm xử lý nước thải mỏ và khoáng sản đã hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành, công suất xử lý trên 100 triệu m3/năm. Cơ bản nước thải mỏ được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, được tái sử dụng tối đa cho sản xuất, sinh hoạt. Các đơn vị trong Tập đoàn đã cũng đã đầu tư trên 90 hệ thống phun sương dập bụi, lắp đặt lưới chắn bụi, kiên cố hóa các khu vực sàng tuyển, kho bãi, từ đó hạn chế phát sinh bụi, ồn, góp phần cải thiện môi trường cảnh quan. Tập đoàn đã đầu tư hiện đại hóa các cảng xuất than (Cửa Ông, KM6, Làng Khánh, Bến Cân...) kết hợp với đầu tư các tuyến băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ra cảng. Dẫn chứng bằng việc, năm 2016, tại Cẩm Phả, TKV đã đầu tư 651 tỷ đồng, hoàn thành hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km 6 dài hơn 4,5 km, công suất 720 tấn/giờ, chấm dứt vận chuyển than bằng ô-tô, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tại Uông Bí, hệ thống băng tải vận chuyển than Khe Ngát - Cảng Điền Công cũng đang được gấp rút hoàn thiện, dự kiến sẽ chính thức khánh thành và đi vào vận hành dịp 12/11/2017 chào mừng kỷ niệm 81 năm Ngày Truyền thốn công nhân Vùng Mỏ - Truyền thống Ngành Than. Hệ thống có tổng mức đầu tư hơn 1.291 tỷ đồng, dài gần 8 km, công suất vận chuyển 6 triệu tấn than/năm. Đây là dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và môi trường của TKV. Phan Trang.
Băng cháy có thể trở thành nhiên liệu phổ biến trong tương lai
Nhật Bản và Trung Quốc khai thác thành công băng cháy dưới đáy biển, mở ra hy vọng biến nó thành nhiên liệu phổ biến trong tương lai.
Công nghệ
Việc khai thác thương mại các kho dự trữ nhiên liệu hóa thạch khổng lồ gọi là băng cháy đã tiến gần hơn với thực tế sau khi Nhật Bản và Trung Quốc tách thành công vật liệu này từ đáy biển, theo Bangkok Post. Băng cháy (combustible ice) là hỗn hợp đông lạnh của nước và khí tự nhiên đậm đặc. Về mặt kỹ thuật, nó còn được biết đến là methane hydrate. Băng cháy có thể bị đốt cháy trong trạng thái đông lạnh. Đây là một trong những nhiên liệu hóa thạch dồi dào nhất thế giới. Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc khai thác thành công băng cháy từ đáy Biển Đông vào hôm 18/5. Jiang Daming, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc, tuyên bố sự kiện này là khoảnh khắc đột phá, dẫn đến một cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu trong tương lai. Nhật Bản cũng báo cáo khai thác thành công băng cháy hai tuần trước đó, vào ngày 4/5 dọc theo bán đảo Shima. Đối với Nhật Bản, methane hydrate tạo ra cơ hội giảm sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu nhập khẩu. Ở Trung Quốc, nó là chất thay thế sạch hơn cho các nhà máy đốt than và nhà máy thép, giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí cho quốc gia này. Methane hydrate được tìm thấy chủ yếu ở dưới đáy biển. Nó cũng nằm sâu bên trong tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và bên dưới lớp băng Nam Cực. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trữ lượng băng cháy ước tính trên thế giới dao động từ 280 nghìn tỷ đến 2.800 nghìn tỷ m3. Trong khi đó, tổng sản lượng khí tự nhiên trên toàn thế giới năm 2015 chỉ là 3,5 tỷ m3. Điều này nghĩa là methane hydrate có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt toàn cầu từ 80 đến 800 năm với mức tiêu thụ hiện tại. Chi phí khai thác quá cao và yếu tố lợi nhuận là nguyên nhân khiến các công ty năng lượng tư nhân và nhà nước chưa đầu tư khai thác băng cháy suốt nhiều thập kỷ qua. Việc khai thác đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước lớn hoặc carbon dioxide (CO2) để làm ngập bể chứa metan hydrat, khiến nhiên liệu này bị giải phóng và đưa lên bề mặt. Các nhà khoa học cho biết, phải mất thêm nhiều năm nữa chúng ta mới có thể tiến hành sản xuất băng cháy trên quy mô lớn. Nếu không khai thác đúng cách, vật liệu này sẽ làm tràn ngập khí quyển Trái Đất với khí nhà kính và làm gia tăng biển đổi khí hậu. "Nhứng tác động đến với khí hậu của việc sản xuất băng cháy rất phức tạp, có những lợi ích tiềm tàng nhưng cũng có những rủi ro đáng kể", David Sandalow, chuyên gia tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia, New York, Mỹ, nói.
Mẹo để chụp những bức ảnh tuyệt vời chỉ bằng smartphone
Smartphone ngày càng trang bị camera tốt hơn để chụp được những bức ảnh chất lượng cao. Do đó, chỉ cần một vài thủ thuật dưới đây, bạn có thể chụp được những bức ảnh tuyệt vời bằng chính smartphone của bạn.
Công nghệ
Xác định điểm nhấn của bức ảnh. Chọn một điểm nhấn có thể nâng cao đáng kể vẻ đẹp của một bức ảnh phong cảnh. Chẳng hạn như một cái cây ở xa, một cột mốc hoặc một người nào đó, có thể làm cho bức ảnh của bạn trở nên thú vị hơn. Tạo cảm giác (hoặc ảo giác) về chiều sâu. Đôi khi cảnh quan đẹp không làm cho bức ảnh trở nên ngoạn mục, ấn tượng hơn vì camera không bắt được hết chiều sâu và không gian kỳ vĩ của phong cảnh. Lấy nét vào đối tượng ở cận cảnh sẽ làm cho hình ảnh chụp được trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Theo nhiếp ảnh gia Cotton Coulson, bắt nét một người hoặc một đối tượng trong cảnh là một ý tưởng tuyệt vời bởi vì nó cung cấp một cảm giác về chiều sâu ảnh. Thử chụp với các góc khác nhau. Thử hạn chế các yếu tố được chụp trong một bức ảnh đơn, vì quá nhiều có thể áp đảo đối với người xem. Duy trì quan điểm tối thiểu đối với hình nền, chỉ tập trung vào một chủ đề được xác định trước của phong cảnh định chụp. Thử chụp các góc khác nhau để xem nền nào tạo cho bức ảnh trông đẹp hơn. Những bức ảnh đẹp nhất được chụp từ những góc khác thường vì vậy đừng ngại khi thử nghiệm nhiều góc muốn có được một bức ảnh độc đáo. Điều chỉnh ánh sáng của bạn. Trong lúc mặt trời mọc và hoàng hôn, bức ảnh của bạn sẽ có màu ấm hơn và màu vàng hơn. Vị trí mặt trời trong những khoảng thời gian trong ngày cho phép đối với các hình bóng thú vị có thể làm nổi bật bức ảnh của bạn. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào cũng phải sáng để chụp một bức tranh hoàn hảo. Ánh sáng yếu, tiết mưa có thể tạo ra một bối cảnh độc đáo, lạ thường. Ánh sáng yêu thích của Coulson là trời u ám, bóng mờ, hoặc sương mù. Vì lý do kỹ thuật, cảm biến nhỏ trong iPhone sẽ xử lý tốt nhất ánh sáng này, ông Coulson nói. Vị trí của mặt trời là rất quan trọng. Bạn nên để mặt trời ở phía sau lưng khi chụp ảnh để chủ thể được chiếu sáng tốt. Tuy nhiên tránh điều đó khi chụp một người nào đó vì ánh sáng chiếu trực tiếp có thể khiến họ phải nheo mắt. Đảm bảo điện thoại của bạn ổn định. Một chân máy có thể không cần thiết để giữ điện thoại ổn định. Bạn có thể giữ thiết bị của bạn trong một tay và bấm chụp bằng tay còn lại. Tuy nhiên, hãy cố gắng hết sức để không di chuyển điện thoại cho đến khi bạn đã bấm nút chụp. Sử dụng một ứng dụng chụp ảnh. Có rất nhiều ứng dụng có sẵn trên App Store có thể giúp nâng cao đáng kể chất lượng ảnh chụp. Chẳng hạn Pro HDR X kết hợp độ phơi sáng khác nhau của cùng một bức ảnh vào một bức ảnh hoàn hảo. Trong chế độ thủ công, bạn có thể chọn độ phơi sáng cho chính bức ảnh chụp của mình. Ngoài ra, còn có các ứng dụng camera chụp đêm rất tuyệt vời để chụp những bức ảnh đẹp trong điều kiện thiếu sáng. Tuệ Minh.
Apple điều chỉnh giá ứng dụng trên App Store
Vì thuế giá trị gia tăng (VAT) vừa được áp dụng tại một vài quốc gia nên Apple nhanh chóng đưa ra phản ứng của mình bằng cách điều chỉnh giá ứng dụng và mua sắm trên App Store, bắt đầu từ tuần tới.
Công nghệ
Giá ứng dụng và mua hàng trong ứng dụng trên App Store tại một số thị trường sắp thay đổi - Ảnh: AFP. Theo PhoneArena , các quốc gia áp dụng thay đổi liên quan đến thuế VAT đối với hàng trực tuyến gồm Armenia (20%), Belarus (20%), Ả Rập Xê Út (5%), Thụy Sĩ (giảm từ 8% xuống 7,7%), Thổ Nhĩ Kỳ (18%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (5%). Với các quốc gia này, thuế sẽ do chính Apple tự thu và thanh toán. Dựa trên những thay đổi này thì giá ứng dụng và mua hàng trong ứng dụng tại các quốc gia sau sẽ tăng lên, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Belarus và Armenia. Trong khi đó một số quốc gia giảm, gồm Cộng hòa Séc và Ấn Độ. Đây không phải là lần đầu tiên Apple điều chỉnh lại giá ứng dụng, với lần cuối cùng là vào năm 2017 khi nó ảnh hưởng đến Vương quốc Anh và một số quốc gia châu Âu. Một email đã được Apple gửi đến các nhà phát triển ứng dụng, thông báo cho họ về sự thay đổi này. Điều này được thực hiện để các nhà phát triển ứng dụng có thời gian xem xét và chuẩn bị giá mua mới trong ứng dụng cũng như ứng dụng của họ. Nội dung thông báo của Apple cho biết, các nhà phát triển có thể thay đổi phí thuê bao cho thuê bao hiện tại của họ trong iTunesConnect và có thể kiểm tra giá ứng dụng mới trong phần Pricing and Availability của My Apps (tính năng mà các nhà phát triển có thể quản lý ứng dụng của họ). Thành Luân.
Tàu săn ngầm Mỹ hoàn thành thử nghiệm
Cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) cho biết tàu săn ngầm không người lái ACTUV của Mỹ đã hoàn thành chương trình thử nghiệm đầu tiên.
Công nghệ
Hiện ACTUV sẽ được tiếp tục phát triển thông qua Phòng nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (ONR). Theo kế hoạch, tổ hợp tự động này sẽ được tiếp nhận vào cuối năm 2018. Con tàu có khả năng tăng tốc tới 27 hải lý, chiều dài khoảng 40m. ACTUV được trang bị những tính năng đặc biệt để phát hiện và truy đuổi những tàu ngầm diesel - điện ít gây tiếng ồn, khó phát hiện. Ngoài ra, thiết bị này cũng được sử dụng để vận chuyển lương thực, đạn dược và tìm kiếm thủy lôi. MAI NGÂN.
Apple thay đổi giá ứng dụng và in-app-purchase theo VAT mới trên App Store
Apple đã cập nhật giá mới của các ứng dụng cùng các chức năng in-app-purchases trên kho ứng dụng App Store của mình.
Công nghệ
Giá mới cho các ứng dụng trên kho ứng dụng App Store này sẽ bắt đầu được tính từ tuần sau. Sự thay đổi giá này được cho là liên quan đến thuế VAT. Danh sách các nước bắt đầu bị tính VAT bao gồm: Armenia 20%; Belarus 20%; Ả Rập Xê Út 5%; Thụy Điển 7,7%; Thổ Nhĩ Kỳ 18%; Các tiểu vương quốc Ả Rập 5%. Như vậy, giá ứng dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Belarus, Armenia sẽ gia tăng, trong khi đó giá ứng dụng tại các quốc gia cộng hòa Séc, Ấn Độ thì lại giảm xuống. Trong khi đó, vẫn chưa rõ thông tin về các ứng dụng tại Việt Nam có tăng hay giảm giá hay không? Sẽ có biến động về giá cả trên kho ứng dụng App Store. Để thông báo sự thay đổi này, Apple đã gửi một email đến các nhà phát triển ứng dụng để giúp họ có thời gian đặt lại giá và chuẩn bị cho các ứng dụng của mình cũng như thay đổi tính năng in-app-purchases theo mức giá mới. Thông qua iTunesConnect, các nhà phát triển có thể thay đổi chi phí đăng ký sử dụng dịch vụ và còn có thể theo dõi giá cả thị trường trên mục Pricing and Availability của My Apps. Apple thông báo: "Khi thuế và mức trao đổi ngoại tệ thay đổi, đôi khi chúng tôi cần phải cập nhật giá mới trên App Store. Bắt đầu từ 1/1/2018, VAT sẽ áp dụng cho các ứng dụng và in-app purches sẽ thay đổi ở một số nước. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thu và đóng thuế từ khác hàng tại các nước như Armenia, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út và các tiểu vương quốc Ả Rập nơi đã có thuế giá trị gia tăng mới. Thụy Điển đã nằm trong danh sách này từ trước. Cộng hòa Séc: Giá sẽ giảm đối với ứng dụng và in-app purchase. Ấn Độ: Giá sẽ giảm đối với ứng dụng và in-app purchase. Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Belarus, Armenia: Giá sẽ tăng đối với ứng dụng và in-app purchase. Bạn có thể thay đổi giá của các dịch vụ tự động đăng ký mới thông qua iTunes Connect.". Đây không phải là lần đầu tiên Apple phải điều chỉnh giá ứng dụng. Hồi năm 2017, Táo khuyết cũng bị ảnh hưởng bởi nước Anh thống nhất và nhiều nước ở Châu Âu nên họ cũng đã có động thái tương tự.
Ngành than gắn sản xuất với bảo vệ môi trường
Những năm trước, công nghệ khai thác lạc hậu ở các mỏ than gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Trước thực trạng này, ngành than nỗ lực đầu tư, quyết tâm đổi mới, gắn phát triển sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bằng các giải pháp tích cực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hạn chế tối đa tác động xấu từ khai thác than đến môi trường.
Công nghệ
Làm chủ công nghệ hiện đại. Ngoài các mỏ khai thác lộ thiên có trữ lượng lớn tập trung tại TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), TKV hiện có 13 đơn vị khai thác than hầm lò với 478 lò chợ hoạt động trong kỳ, 196 lò chợ khai thác đồng thời, với sản lượng khai thác hầm lò hằng năm ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi TKV không ngừng đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, xác định đây là bước đột phá mạnh mẽ của ngành trong lộ trình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường từ nay đến năm 2030. Là đơn vị sản xuất than lộ thiên có khai trường sản xuất rộng, bãi đổ thải tiếp giáp nhiều khu vực dân cư ở TP Cẩm Phả, Công ty Than Đèo Nai luôn xác định bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến đời sống của người dân. Công ty đầu tư nhiều tỷ đồng trồng hàng trăm héc-ta cây xanh tại các khu vực đã ngừng đổ thải để phục hồi môi trường, trên các khai trường sản xuất, các tuyến đường mỏ,... Điển hình là công trình hồ sinh thái - bãi thải Nam Đèo Nai với dung tích chứa hơn 60 nghìn m3, cùng với hệ thống cây xanh tạo môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp. Công ty đầu tư lắp đặt bổ sung hệ thống phun sương dập bụi tại các khu vực sản xuất như: khu sàng tuyển, băng tải, đồng thời bố trí bốn vị trí cấp nước và 16 xe ô-tô chở nước, thường xuyên tưới đường ba ca liên tục. Tại các công trường, phân xưởng trên khai trường, khu vực sản xuất đều có nhà chứa chất thải nguy hại, phân loại chất thải trước khi xử lý. Chủ tịch Công đoàn Công ty Nguyễn Đăng Hưng cho biết: Công ty nỗ lực bảo đảm điều kiện vệ sinh lao động, làm việc cũng như sức khỏe cho người lao động, thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Với định hướng tăng dần tỷ trọng than khai thác hầm lò, giảm sản xuất than lộ thiên, TKV đang triển khai nhiều dự án hầm lò hiện đại với công nghệ tiên tiến ở Quảng Ninh, trong đó có dự án mỏ Núi Béo, một dự án trọng điểm của TKV có công suất thiết kế hai triệu tấn than/năm do Công ty cổ phần than Núi Béo (TKV) làm chủ đầu tư và Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1 - TKV là nhà thầu thi công chính. Hiện tại dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công và Công ty cổ phần than Núi Béo cũng đang tích cực tiến tới chấm dứt khai thác lộ thiên. Đến tháng 5-2017, Công ty hoàn thiện và đưa lò chợ 4101 thuộc Khu IV - vỉa 1 đi vào hoạt động. Đây là lò chợ đầu tiên của dự án, công suất 250 nghìn tấn/năm, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Núi Béo từ khai thác lộ thiên sang hầm lò. Từ thành công của lò chợ này, công ty đang tập trung triển khai, đẩy nhanh tốc độ đào lò để tiếp tục đưa lò chợ thứ hai (4102) vào khai thác cuối năm nay. Vì môi trường thân thiện. Đột phá quan trọng nhất của TKV trong đổi mới công nghệ, tăng năng suất và thân thiện với môi trường là các đơn vị khai thác hầm lò đã chủ động áp dụng công nghệ chống vì thủy lực thay chống gỗ, góp phần giảm tổn thất, tăng sản lượng khai thác. Đến nay, các đơn vị đã làm chủ công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và vận hành thiết bị tiên tiến trong khai thác. Trước khó khăn do điều kiện địa chất phức tạp, khai thác xuống sâu, áp lực lớn, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ khí mỏ, TKV chủ động áp dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất. Tiêu biểu như đưa hệ thống kiểm soát khí cháy nổ mê-tan tự động vào hầm lò đã giúp TKV làm chủ việc đánh giá hàm lượng khí mê-tan trong các vỉa than. Nhờ đó, hàng loạt hệ thống tự động quan trắc khí mê-tan tập trung đã được đưa vào hoạt động ở hầu hết các mỏ hầm lò và kết nối với mạng in-tơ-nét để giám sát từ xa. Việc thành lập Trung tâm An toàn mỏ cũng đưa trình độ công nghệ quản lý khí mỏ của TKV ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn khẳng định: Việc áp dụng thành công công nghệ hiện đại trong khai thác hầm lò góp phần quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nâng cao sản lượng, mức độ an toàn, cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động. Với khai thác lộ thiên, TKV tiếp tục đầu tư thiết bị xúc bốc, vận tải có công suất lớn trong khai thác than lộ thiên để giảm chi phí sản xuất, đồng thời đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hạn chế tác động đến môi trường sinh thái. Một trong những giải pháp là tập trung đầu tư các hệ thống băng tải than thay thế vận tải đường bộ và đường sắt. Năm 2016, tại Cẩm Phả, TKV đã đầu tư 651 tỷ đồng, hoàn thành hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km 6 dài hơn 4,5 km, công suất 720 tấn/giờ, chấm dứt vận chuyển than bằng ô-tô, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tại Uông Bí, hệ thống băng tải vận chuyển than Khe Ngát - Cảng Điền Công cũng đang được gấp rút hoàn thiện. Hệ thống có tổng mức đầu tư hơn 1.291 tỷ đồng, công suất vận chuyển sáu triệu tấn than/năm, dài gần 8 km. Đây là dự án trọng điểm có quy mô và ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và môi trường của TKV. Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu TKV tăng cường quản lý và làm tốt vấn đề vận chuyển than, đề nghị TKV và Tổng công ty Đông Bắc thống nhất phương án dùng chung hệ thống băng tải để tránh lãng phí, giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tập trung bảo đảm xử lý triệt để nguồn nước thải mỏ từ các mỏ lộ thiên, đáp ứng nhu cầu tái sử dụng của các đơn vị. Với việc chủ động áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong khai thác hầm lò và lộ thiên, TKV nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng, điều kiện làm việc cho người lao động và môi trường sinh thái tại các khu vực dân cư, đô thị, góp phần hướng tới mục tiêu trở thành ngành sản xuất xanh, phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường và cộng đồng. Bài và ảnh: QUANG THỌ.
Khai thác tấn than đầu tiên dự án mỏ hầm lò Núi Béo
Công ty CP than Núi Béo - Vinacomin vừa tổ chức lễ gắn biển công trình lò chợ 41101 và khai thác tấn than đầu tiên của dự án mỏ hầm lò Núi Béo.
Công nghệ
Dự án do Công ty CP than Núi Béo làm chủ đầu tư đã hoàn thành hai giếng đứng, triển khai lắp đặt cốt giếng và các thiết bị trục tả. Công trình đã hoàn thành vượt tiến độ 15 ngày và ra tấn than đầu tiên, giá trị công trình trên 34,468 tỉ đồng, công nghệ chống giữ bằng giá thủy lực di động liên kết xích có công suất thiết kế 250.000 tấn/năm. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của Than Núi Béo, thực hiện chủ trương chuyển dần từ khai thác lộ thiên sang hầm lò, xây dựng các mỏ hầm lò hiện đại, an toàn, sản lượng cao, đảm bảo môi trường. H.Mai.
Khai thác tấn than đầu tiên thuộc Dự án mỏ hầm lò Núi Béo
Công ty CP than Núi Béo - Vinacomin vừa tổ chức Lễ gắn biển công trình lò chợ 41101 và sự kiện khai thác tấn than đầu tiên của Dự án mỏ hầm lò Núi Béo.
Công nghệ
Dự án mỏ hầm lò Núi Béo do Công ty CP than Núi Béo làm chủ đầu tư , hiện đã hoàn thành hai giếng đứng, triển khai lắp đặt cốt giếng và các thiết bị trục tải. Việc đưa lò chợ 41101 vào khai thác có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của Công ty CP Than Núi Béo trong việc chuyển đổi khai thác than lộ thiên sang hầm lò. Thực hiện chủ trương của Công ty với mục tiêu ra than sớm nhằm duy trì sản xuất, ổn định việc làm của người lao động, Công ty đã thành lập Công trường đào lò số 1 để đẩy nhanh tiến độ đào lò, tạo điều kiện để cán bộ, công nhân sớm tiếp cận với công nghệ khai thác hầm lò trong khi khai thác lộ thiên còn đang hoạt động, cùng với chuẩn bị các điều kiện để chuyển đổi sản xuất từ khai thác lộ thiên sang hầm lò. Việc đưa lò chợ 41101 vào khai thác có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của Công ty CP Than Núi Béo trong chuyển đổi khai thác than lộ thiên sang hầm lò. Lò chợ 41101 được triển khai thi công từ năm 2012, với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm. Đến nay, công trường đào lò đã triển khai đào hơn 1.000 m đường lò. Ước tính năm 2017, sản lượng khai thác than hầm lò của Công ty đạt khoảng 150.000 tấn. Công ty hiện có khoảng 3.000 cán bộ công nhân lao động, trong đó 300 lao động tham gia khai thác than hầm lò. Công trình lò chợ 41101 thuộc Khu IV - Vỉa 1, lò chợ đầu tiên của Dự án mỏ hầm lò Núi Béo do Công đoàn Công ty đảm nhận được chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức thi công, vận chuyển, lắp đặt đã hoàn thành vượt tiến độ 15 ngày và ra tấn than đầu tiên, với giá trị công trình trên 34,468 tỷ đồng, công nghệ chống giữ bằng giá thủy lực di động liên kết xích. Thế Hải.
Ngành than gắn sản xuất với bảo vệ môi trường
Những năm trước, công nghệ khai thác lạc hậu ở các mỏ than gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Trước thực trạng này, ngành than nỗ lực đầu tư, quyết tâm đổi mới, gắn phát triển sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bằng các giải pháp tích cực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hạn chế tối đa tác động xấu từ khai thác than đến môi trường.
Công nghệ
Đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chúc mừng Công ty than Núi Béo đưa lò chợ đầu tiên vào sản xuất. Làm chủ công nghệ hiện đại. Ngoài các mỏ khai thác lộ thiên có trữ lượng lớn tập trung tại TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), TKV hiện có 13 đơn vị khai thác than hầm lò với 478 lò chợ hoạt động trong kỳ, 196 lò chợ khai thác đồng thời, với sản lượng khai thác hầm lò hằng năm ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi TKV không ngừng đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, xác định đây là bước đột phá mạnh mẽ của ngành trong lộ trình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường từ nay đến năm 2030. Là đơn vị sản xuất than lộ thiên có khai trường sản xuất rộng, bãi đổ thải tiếp giáp nhiều khu vực dân cư ở TP Cẩm Phả, Công ty Than Đèo Nai luôn xác định bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến đời sống của người dân. Công ty đầu tư nhiều tỷ đồng trồng hàng trăm héc-ta cây xanh tại các khu vực đã ngừng đổ thải để phục hồi môi trường, trên các khai trường sản xuất, các tuyến đường mỏ,... Điển hình là công trình hồ sinh thái - bãi thải Nam Đèo Nai với dung tích chứa hơn 60 nghìn m3, cùng với hệ thống cây xanh tạo môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp. Công ty đầu tư lắp đặt bổ sung hệ thống phun sương dập bụi tại các khu vực sản xuất như: khu sàng tuyển, băng tải, đồng thời bố trí bốn vị trí cấp nước và 16 xe ô-tô chở nước, thường xuyên tưới đường ba ca liên tục. Tại các công trường, phân xưởng trên khai trường, khu vực sản xuất đều có nhà chứa chất thải nguy hại, phân loại chất thải trước khi xử lý. Chủ tịch Công đoàn Công ty Nguyễn Đăng Hưng cho biết: Công ty nỗ lực bảo đảm điều kiện vệ sinh lao động, làm việc cũng như sức khỏe cho người lao động, thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Với định hướng tăng dần tỷ trọng than khai thác hầm lò, giảm sản xuất than lộ thiên, TKV đang triển khai nhiều dự án hầm lò hiện đại với công nghệ tiên tiến ở Quảng Ninh, trong đó có dự án mỏ Núi Béo, một dự án trọng điểm của TKV có công suất thiết kế hai triệu tấn than/năm do Công ty cổ phần than Núi Béo (TKV) làm chủ đầu tư và Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1 - TKV là nhà thầu thi công chính. Hiện tại dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công và Công ty cổ phần than Núi Béo cũng đang tích cực tiến tới chấm dứt khai thác lộ thiên. Đến tháng 5-2017, Công ty hoàn thiện và đưa lò chợ 4101 thuộc Khu IV - vỉa 1 đi vào hoạt động. Đây là lò chợ đầu tiên của dự án, công suất 250 nghìn tấn/năm, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Núi Béo từ khai thác lộ thiên sang hầm lò. Từ thành công của lò chợ này, công ty đang tập trung triển khai, đẩy nhanh tốc độ đào lò để tiếp tục đưa lò chợ thứ hai (4102) vào khai thác cuối năm nay. Vì môi trường thân thiện. Đột phá quan trọng nhất của TKV trong đổi mới công nghệ, tăng năng suất và thân thiện với môi trường là các đơn vị khai thác hầm lò đã chủ động áp dụng công nghệ chống vì thủy lực thay chống gỗ, góp phần giảm tổn thất, tăng sản lượng khai thác. Đến nay, các đơn vị đã làm chủ công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và vận hành thiết bị tiên tiến trong khai thác. Trước khó khăn do điều kiện địa chất phức tạp, khai thác xuống sâu, áp lực lớn, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ khí mỏ, TKV chủ động áp dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất. Tiêu biểu như đưa hệ thống kiểm soát khí cháy nổ mê-tan tự động vào hầm lò đã giúp TKV làm chủ việc đánh giá hàm lượng khí mê-tan trong các vỉa than. Nhờ đó, hàng loạt hệ thống tự động quan trắc khí mê-tan tập trung đã được đưa vào hoạt động ở hầu hết các mỏ hầm lò và kết nối với mạng in-tơ-nét để giám sát từ xa. Việc thành lập Trung tâm An toàn mỏ cũng đưa trình độ công nghệ quản lý khí mỏ của TKV ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn khẳng định: Việc áp dụng thành công công nghệ hiện đại trong khai thác hầm lò góp phần quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nâng cao sản lượng, mức độ an toàn, cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động. Với khai thác lộ thiên, TKV tiếp tục đầu tư thiết bị xúc bốc, vận tải có công suất lớn trong khai thác than lộ thiên để giảm chi phí sản xuất, đồng thời đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hạn chế tác động đến môi trường sinh thái. Một trong những giải pháp là tập trung đầu tư các hệ thống băng tải than thay thế vận tải đường bộ và đường sắt. Năm 2016, tại Cẩm Phả, TKV đã đầu tư 651 tỷ đồng, hoàn thành hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km 6 dài hơn 4,5 km, công suất 720 tấn/giờ, chấm dứt vận chuyển than bằng ô-tô, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tại Uông Bí, hệ thống băng tải vận chuyển than Khe Ngát - Cảng Điền Công cũng đang được gấp rút hoàn thiện. Hệ thống có tổng mức đầu tư hơn 1.291 tỷ đồng, công suất vận chuyển sáu triệu tấn than/năm, dài gần 8 km. Đây là dự án trọng điểm có quy mô và ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và môi trường của TKV. Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu TKV tăng cường quản lý và làm tốt vấn đề vận chuyển than, đề nghị TKV và Tổng công ty Đông Bắc thống nhất phương án dùng chung hệ thống băng tải để tránh lãng phí, giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tập trung bảo đảm xử lý triệt để nguồn nước thải mỏ từ các mỏ lộ thiên, đáp ứng nhu cầu tái sử dụng của các đơn vị. Với việc chủ động áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong khai thác hầm lò và lộ thiên, TKV nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng, điều kiện làm việc cho người lao động và môi trường sinh thái tại các khu vực dân cư, đô thị, góp phần hướng tới mục tiêu trở thành ngành sản xuất xanh, phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường và cộng đồng. Bài và ảnh: QUANG THỌ.
Apple điều chỉnh giá ứng dụng trên App Store
Giá ứng dụng và mua hàng trong ứng dụng trên App Store tại nhiều quốc gia sau sẽ tăng lên, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Belarus và Armenia; trong khi đó, có một số quốc gia lại giảm gồm Cộng hòa Séc và Ấn Độ.
Công nghệ
Vì thuế giá trị gia tăng (VAT) vừa được áp dụng tại một vài quốc gia nên Apple nhanh chóng đưa ra phản ứng của mình bằng cách điều chỉnh giá ứng dụng và mua sắm trên App Store, bắt đầu từ tuần tới. Theo PhoneArena, các quốc gia áp dụng thay đổi liên quan đến thuế VAT đối với hàng trực tuyến gồm Armenia (20%), Belarus (20%), Ả Rập Xê Út (5%), Thụy Sĩ (giảm từ 8% xuống 7,7%), Thổ Nhĩ Kỳ (18%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (5%). Với các quốc gia này, thuế sẽ do chính Apple tự thu và thanh toán. Dựa trên những thay đổi này thì giá ứng dụng và mua hàng trong ứng dụng tại các quốc gia sau sẽ tăng lên, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Belarus và Armenia. Trong khi đó một số quốc gia giảm, gồm Cộng hòa Séc và Ấn Độ. Apple vừa đưa ra chính sách điều chỉnh giá ứng dụng và mua sắm trên App Store. Ảnh: Reuters. Dưới đây là nội dung cụ thể của email:Một e-mail của gã khổng lồ công nghệ đã được gửi đến cho các nhà phát triển app nhằm thông báo cho họ về sự thay đổi. Nó sẽ giúp họ có thời gian đặt lại giá và chuẩn bị cho mức giá mới cho các ứng dụng và tính năng in-app purchase mới. Họ cũng sẽ có thể thay đổi chi phí đăng ký sử dụng dịch vụ thông qua iTunesConnect, cũng như theo dõi giá cả thị trường trên mục Pricing and Availability ở MyApps (tính năng cho phép các developer quản lý ứng dụng của họ). "Khi thuế và mức trao đổi ngoại tệ thay đổi, đôi khi chúng tôi cần phải cập nhật giá mới trên App Store. Bắt đầu từ 1/1/2018, VAT sẽ áp dụng cho các ứng dụng và in-app purches sẽ thay đổi ở một số nước. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thu và đóng thuế từ khác hàng tại các nước như Armenia, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út và các tiểu vương quốc Ả Rập nơi đã có thuế giá trị gia tăng mới. Thụy Điển đã nằm trong danh sách này từ trước. Armenia: 20% Belarus: 20% Saudi Arabia: 5% Thụy Điển: giảm từ 8% xuống còn 7.7% Thổ Nhĩ Kỳ: 18% Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: 5%. Từ tuần sau, giá mới sẽ được chính thức áp dụng. Cộng hòa Séc: Giá sẽ giảm đối với ứng dụng và in-app purchase. Ấn Độ: Giá sẽ giảm đối với ứng dụng và in-app purchase. Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Belarus, Armenia: Giá sẽ tăng đối với ứng dụng và in-app purchase. Bạn có thể thay đổi giá của các dịch vụ tự động đăng ký mới thông qua iTunes Connect. Mục Pricing and Availability trong My Apps sẽ cập nhật với giá mới. Bạn cũng có thể tải về bảng giá mới của các ứng dụng hiện tại ngay bay giờ. Nếu như bạn có thắc mắc gì, hãy liên lạc với chúng tôi. Thân gửi, đội ngũ App Store. Đây không phải là lần đầu tiên Apple điều chỉnh lại giá ứng dụng. Trước đó, hãng cũng đã tăng giá bán iPhone 7 và máy tính Macbook trên các cửa hàng trực tuyến hoạt động tại Anh. Vũ Đậu (T/h).
Những thách thức trong cuộc chiến chống quấy rối tình dục tại Trung Quốc
Phong trào tố cáo quấy rối tình dục '#Metoo' tuy được cho phép tồn tại ở Trung Quốc, nhưng hoạt động đang gặp nhiều thách thức bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Công nghệ
Đầu năm 2018, nữ học giả La Thiến Thiến đứng lên tố cáo vào 12 năm trước, ông Trần Tiểu Vũ, cựu giảng viên đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh (BUAA), lúc phụ trách hướng dẫn cô La (đang theo học chương trình tiến sĩ), đã có hành vi quấy rối tình dục với cô và 6 nữ học viên khác. Nữ học giả cho biết bản thân rất ngạc nhiên khi vụ việc của mình đã lan truyền khắp Trung Quốc, truyền cảm hứng cho những phụ nữ khác đứng lên tố cáo hành vi quấy rối tình dục trong trường học và tạo ra phong trào #Metoo tại Trung Quốc. Theo các nhà hoạt động, nỗ lực phanh phui những vụ quấy rối tình dục thường bị thờ ơ lẫn phản đối. Tuy nhiên, vụ việc của nữ học giả La lại không bị tình trạng này. Bài đăng tố cáo của cô trên mạng Weibo có 3 triệu lượt xem chỉ trong vài giờ đăng. Mười ngày sau, BUAA công bố tước bỏ tư cách giảng viên của ông Trần Tiểu Ngũ. Những cụm từ Metoo hay Metoo in China bắt đầu phổ biến trên mạng xã hội, với ngày càng nhiều người lên tiếng tố cáo hành vi quấy rối tình dục. Hơn 50 giáo sư đến từ 30 trường đại học đã cùng ký tên chống lại nạn quấy rối tình dục. Phản ứng lại, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định không tha thứ cho hành vi quấy rối và sẽ lập một cơ chế ngăn chặn quấy rối tình dục trong trường học. Kiểm duyệt mềm. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa có một định nghĩa pháp lý về quấy rối tình dục cũng như quy định xử lý những vụ quấy rối xảy ra tại trường học và công sở. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm ở quốc gia châu Á này. Trong chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh, hàng tá quan tham sa lưới bị cáo buộc ăn bánh trả tiền, dùng tiền đổi tình dục, thậm chí cưỡng hiếp trẻ vị thành niên. Khi phong trào #Metoo có động lực phát triển (vụ cô La), đã bắt đầu có sự kiểm duyện các nội dung trực tuyến liên quan để đảm bảo chúng không đi sai đường. Trong vòng vài tuần qua, hàng trăm bài đăng mạng xã hội có kèm hashtag Metoo in China đã bị xóa, những diễn đàn với chủ đề tương tự cũng bị đóng. Tòa án Trung Quốc chưa có khuôn khổ xử lý quấy rối tình dục - Ảnh: Channel News Asia. Cô Sandra Fu, người chuyên theo dõi các xu hướng trên Internet tại Trung Quốc của trang China Digital Times , cho biết: Những người sử dụng có thể tiếp tục bàn luận trên nhiều kênh mới. Do đó, tôi gọi đây là kiểm duyệt mềm. Không những vậy, cô Tiếu Mỹ Lệ, người viết thư ngỏ về trường cũ là đại học Truyền thông Trung Quốc lên án nạn quấy rối tình dục, cho biết những sinh viên ký vào thư ngỏ của cô đều bị giảng viên mời lên làm việc và bị hỏi rằng liệu có bị thế lực bên ngoài nào tác động hay không. Tuy phong trào #Metoo đã làm rung chuyển giới nghệ thuật, giới truyền thông lẫn giới chính trị toàn cầu, nhưng tại Trung Quốc, nó tập trung chủ yếu tại trường học. Các nhà hoạt động đang cố gắng thúc đẩy phong trào này ở công sở, nơi đang tổ chức những đợt huấn luyện cách đối phó với quấy rối tình dục. Theo cô Trương, một nhà cung cấp các ứng dụng âm thanh tại Bắc Kinh, nhiều người sợ mất việc nếu lên tiếng tố cáo, tuy nhiên #Metoo đã giúp nâng cao nhận thức của mọi người. Cẩm Bình (theo Channel News Asia ).
Ra lò 'bộ đồ người máy' chiến binh Gundam
Công ty sản xuất người máy Sakakibara Machinery Works (Nhật Bản) cho ra mắt một 'bộ đồ người máy' lấy ý tưởng từ Gundam, bộ truyện tranh về người máy chiến đấu nổi tiếng không chỉ của Nhật mà của toàn thế giới.
Công nghệ
Bộ đồ có đủ chỗ cho một người ngồi điều khiển, cao hơn 8 mét, nặng gần 7.400kg. Đây là bộ thứ ba được Sakakibara chế tạo, bộ đầu tiên được giới thiệu vào năm 2005. Tuy có ngoại hình rất ngầu, nhưng những bộ đồ người máy của Sakakibara không phải là vũ khí thật. Chúng được thiết kế như những mô hình mà mọi người có thể thuê cho các buổi tiệc và sự kiện công chúng. Bộ ra mắt năm 2005 mang tên Landwalker, có thể bắn ra những trái banh quần vợt, bộ thứ hai Walker Cyclops xuất hiện năm 2013 được thiết kế chuyên cho trẻ em sử dụng. Bộ Walker Cyclops xuất hiện năm 2013 được thiết kế chuyên cho trẻ em sử dụng - Ảnh: Youtube. Sản xuất những bộ đồ người máy như sản phẩm của Sakakibara được xem là một hiện tượng văn hóa, hoàn toàn tách biệt với ngành công nghệ sản xuất người máy tiên tiến của Nhật. Khác với những người máy đa chức năng có thể tự hoạt động, bộ đồ người máy chỉ hoạt động khi có người ngồi vào điều khiển. Thiết kế bộ đồ người máy đầu tiên xuất hiện trong bộ truyện tranh Tetsujin 28-go năm 1956. Chúng nhanh chóng trở thành tâm điểm của những truyện tranh kinh điển của Nhật sau đó như Gundam, Gurren Lagann và Neon Genesis Evangelion. Bộ phim đầu tiên về bộ đồ người máy là Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim). Theo trang Kotaku, văn hóa đại chúng Nhật Bản bắt đầu phát triển ý tưởng về những bộ đồ người máy khi Mỹ tiến hành không kích bằng bom vào thành phố Kobe năm 1945. Các câu chuyện về bộ đồ người máy đều bị ảnh hưởng ngầm bởi ý tưởng chính phủ đang xây dựng một vũ khí uy lực mà không công bố cho mọi người biết. Cẩm Bình (theo Newsweek ).
Hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa
Nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và ổn định sản xuất, thời gian gần đây, Công ty Than Thống Nhất (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV) đã tập trung đầu tư cơ giới hóa, áp dụng công nghệ, nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay, công ty thực hiện nhiều dự án đầu tư với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng.
Công nghệ
Mở rộng, hiện đại hóa sản xuất. ể bảo đảm an toàn sản xuất và nâng cao sản lượng khai thác than, Công ty Than Thống Nhất đã đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từng bước đưa công nghệ mới vào khai thác than hầm lò. Các dự án, hạng mục được công ty đầu tư chủ yếu phục vụ mở rộng và hiện đại hóa sản xuất như dự án đầu tư khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức âm 35 m khu Lộ Trí; cải tạo, nâng cấp đường điện 6 kV trên không; cải tạo, mở rộng mặt bằng máng ga khu Lộ Trí; xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt và nhiều thiết bị phục vụ hiện đại hóa cho sản xuất... Theo Giám đốc Công ty Than Thống Nhất Phạm ức Khiêm, trong số gần 100 tỷ đồng đầu tư từ đầu năm đến nay, chủ yếu tập trung vào phần xây lắp (67,3 tỷ đồng), thiết bị (26 tỷ đồng),... Riêng quý III vừa qua, công ty đầu tư mở rộng sản xuất gần 26 tỷ đồng, trong đó 24 tỷ đồng cho xây lắp, còn lại là đầu tư về thiết bị. Công ty đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, năng suất qua việc đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí ngay từ khi triển khai kế hoạch sản xuất. iển hình là phương án chuyển đổi hình thức chống giữ tại năm lò chợ, chuyển từ cột thủy lực đơn sang giá khung di động, giá thủy lực di động liên kết bằng xích. Hiện nay, công ty áp dụng toàn bộ lò chợ chống bằng giá khung, giá xích ZH nhằm khai thác an toàn, ổn định và tăng năng suất,... ồng thời, tiếp tục ứng dụng công nghệ chống lò bằng vì neo tại những đường lò có điều kiện cho phép, dự kiến thực hiện năm nay đạt 411 m. Anh Hoàng Phó Vấn, công nhân phân xưởng khai thác 6 cho biết, qua việc đầu tư đổi mới thiết bị, điều kiện khai thác của công nhân trong công ty được cải thiện, đỡ vất vả và an toàn hơn trước nhiều. Việc đưa giá thủy lực vào khai thác giúp quá trình khai thác ổn định, tránh được áp lực cao ở gương lò và nóc lò chợ. Loại giá đỡ thủy lực ZH có nhiều ưu điểm, sử dụng cần điều khiển, công nhân có thể rút cột và chốt hãm không phải dùng tay như trước, nâng cao hệ số an toàn và tăng năng suất lao động gấp ba lần so với sử dụng giá đỡ hầm lò đơn truyền thống. Trước đây, mỗi lò chợ bình quân chỉ khai thác được từ 130 đến 160 nghìn tấn than/năm, khi đưa hệ thống giá thủy lực vào khai thác, năng suất mỗi lò chợ đã đạt 243 nghìn tấn/năm. Thu nhập hằng tháng của thợ lò cũng tăng lên, bình quân đạt 11 triệu đồng/người/tháng; cá biệt có thợ lò đạt thu nhập tới 26 triệu đồng/người. Theo lãnh đạo Công ty Than Thống Nhất, những giá đỡ thủy lực di động sau một thời gian sử dụng sẽ hư hỏng phải bỏ đi, nếu đầu tư mua mới sẽ rất tốn kém. ể tiết kiệm chi phí sản xuất, công ty khuyến khích xưởng cơ điện, bộ phận thủy lực nghiên cứu và sửa chữa, tái sử dụng các loại giá này, nhờ đó tiết kiệm hàng tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm, Công ty Than Thống Nhất phấn đấu hoàn thành các công trình trọng điểm như dự án khai thác hầm lò xuống sâu mức âm 35 m; đào lò ghép diện các lò chợ mức âm 140 m; đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống vận chuyển người và vật tư, thiết bị trong lò đang trong quá trình hoàn chỉnh; đôn đốc đưa nhà chung cư cho công nhân tại phường Cẩm Thành, Cẩm Phả vào sử dụng đúng dịp Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ - truyền thống ngành than (12-11). Sản xuất sạch, thân thiện môi trường. Khai thác than là ngành sản xuất đặc thù luôn tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu tới môi trường, gây ảnh hưởng đến sản xuất của các đơn vị. ây là thách thức không nhỏ để bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường một cách bền vững. Những năm qua, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường ngày càng được Công ty Than Thống Nhất quan tâm thực hiện bằng việc triển khai đồng bộ, tổng thể nhiều giải pháp, hạng mục nhằm mục tiêu sản xuất ngày càng sạch hơn. Tháng 4-2015, công ty đã hoàn thành dự án "Trạm xử lý nước thải mỏ Núi Nhện", tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng, có công suất 1.200 m3/giờ. Hiện nay, toàn bộ nguồn nước thải mỏ hầm lò từ quá trình sản xuất của công ty đã được xử lý tại trạm Núi Nhện và hệ thống xử lý nước thải hầm lò tại phường Cẩm Sơn (TP Cẩm Phả). Tại đây, toàn bộ nguồn nước thải từ lò giếng chính của công ty được thu gom, xử lý thông qua các hệ thống lắng, lọc để làm trong nước và loại bỏ các kim loại nặng, bảo đảm nước thải đạt tiêu chuẩn loại B trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, nước thải hầm lò của công ty có hàm lượng sắt cao khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Xí nghiệp xử lý nước Cẩm Phả trực tiếp quản lý trạm Núi Nhện đã tập trung nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, bảo đảm toàn bộ nguồn nước thải mỏ của Than Thống Nhất đạt tiêu chuẩn về môi trường. Xí nghiệp xây thêm một số bể chứa, tăng cường ngăn lắng, hố lắng nước thải mỏ, cải tiến quy trình, nhất là những nơi nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao. Hằng ngày, tại mỗi trạm, công nhân vận hành thường xuyên kiểm tra bằng máy đo pH và bằng cảm quan về chất lượng nước thải. ồng thời, ký hợp đồng với Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh kiểm định mẫu nước định kỳ hằng quý, chủ động lấy mẫu tại các trạm xử lý nước thải mỏ (gồm cả mẫu nước trước, sau xử lý và mẫu bùn trước khi vận chuyển đổ thải) để giám sát chất lượng nước thải sau xử lý. Thời gian tới, Công ty Than Thống Nhất tiếp tục đầu tư sâu cho công tác sản xuất sạch, bảo vệ môi trường khu vực sản xuất như thi công Trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại khu Lộ Trí, Trạm xử lý nước thải khu nhà ở công nhân Cẩm Tây, thi công đường kè, rãnh thoát nước khu Núi Nhện. Cùng với đó, giám sát chỉ đạo công tác tưới nước chống bụi các đường vận chuyển than, đất đá trong và ngoài khai trường, phun nước chống bụi; tiếp tục xây dựng khuôn viên tạo cảnh quan môi trường các mặt bằng mỏ xanh - sạch - đẹp, bê-tông hóa các tuyến đường ra vào mỏ,... Những công trình đạt hiệu quả nêu trên chính là tiền đề để Công ty Than Thống Nhất tiếp tục thực hiện các dự án bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường, từng bước hướng đến mục tiêu trở thành ngành sản xuất "sạch", phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường và cộng đồng mà Tập đoàn TKV đã đề ra. Bài và ảnh: ÀO CHÍNH.
Phát triển đô thị dưới tác động của biến đổi khí hậu
Khoa Công nghệ xây dựng, Trường Đại học Leuven (Vương quốc Bỉ) đã khởi xướng xây dựng một mạng lưới kiến thức để phát triển các khu ở bền vững tại Việt Nam. Những thông tin về mạng lưới kiến thức này đã được chia sẻ tại hội thảo do Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Hà Nội tổ chức ngày 6-9, tại Hà Nội.
Công nghệ
Hội thảo xoay quanh vấn đề phát triển đô thị dưới tác động của biến đổi khí hậu và tập trung vào các nội dung: Giảm nhẹ rủi ro bởi lũ lụt-vai trò của việc xanh hóa đô thị, các yêu cầu đối với nhà ở liên quan tới sự thích ứng với khí hậu cùng khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan và năng lượng bền vững. Nhiều thách thức trong quy hoạch phát triển đô thị. Một số vấn đề nổi cộm trong môi trường đô thị được đề cập trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 với chuyên đề: Môi trường đô thị có thể kể đến như: Ô nhiễm bụi tại các khu vực đô thị tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao; ô nhiễm môi trường nước tại các sông hồ, kênh rạch nội thành, nội thị diễn biến phức tạp; vấn đề úng ngập tại các đô thị có xu hướng mở rộng và gia tăng; vấn đề quy hoạch phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường đứng trước nhiều thách thức... Trong thời gian qua, các quy hoạch phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường và các kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường khu vực đô thị đã được ban hành cả ở cấp quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng của các đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là tại các đô thị ven biển. Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: TTXVN. Tại hội thảo, nhiều tham luận được trình bày xoay quanh vấn đề quy hoạch phát triển đô thị trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu. Trong đó nổi lên nhận định, cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu thì nhận thức trong phát triển đô thị bền vững cũng cần được quan tâm. Chung nhận định này, PGS, TS Phạm Hùng Cường, Trưởng Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng cho rằng, do sự phát triển kinh tế không tương đồng với việc gìn giữ, bảo vệ môi trường nên cả vùng đô thị và vùng nông thôn đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề. Đặc biệt, nhận thức của người dân về sự phát triển bền vững của các khu dân cư vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Không thể chỉ nghĩ về xây dựng đô thị. Trao đổi tại hội thảo, bà Jehanne Roccas, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam nhận định, Việt Nam là một đất nước chịu nhiều tác động hơn các nước khác về biến đổi khí hậu, không những thế, những biến đổi môi trường còn bị ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng đô thị. Chúng ta không thể chỉ nghĩ về xây dựng đô thị mà cần phải quan tâm đến những hệ quả từ việc xây dựng này để có những biện pháp ứng phó kịp thời. Toàn cảnh hội thảo. Về dự án Mạng lưới kiến thức để phát triển các khu ở bền vững tại Việt Nam, bà Jehanne Roccas cho rằng đây là dự án khẳng định sự hợp tác giữa Bỉ và Việt Nam trong vấn đề trao đổi kinh nghiệm về mạng lưới giữa các khu vực thành thị, kiến trúc để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Mục tiêu của mạng lưới là tăng cường tính bền vững trong hoạt động phát triển đô thị theo cách thức tích hợp cho các khu vực dễ chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt và hạn hán thông qua cách tiếp cận liên ngành. Mạng lưới hướng tới sự kết nối các chuyên gia tại Bỉ và Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị, năng lượng bền vững, kiến trúc cảnh quan, các ngành khoa học xã hội, xanh hóa, thủy văn. Mặt khác, mạng lưới cũng kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện xây dựng các khu ở bền vững tại Việt Nam. Một số kinh nghiệm từ phía Bỉ trong xây dựng mạng lưới kiến thức về phát triển khu ở vùng Flanders đã được chia sẻ hội thảo. PGS, TS Phạm Hùng Cường cũng khẳng định, đây là một sự khởi đầu, dự án mong muốn thiết lập một mạng lưới kiến thức trên nhiều bình diện khác nhau từ các nhà chuyên môn, trường đại học đến chính quyền, người dân địa phương, doanh nghiệp. Với kinh nghiệm từ phía Bỉ, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau khi hiện nay, Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về sự phát triển bền vững của khu dân cư. Bài, ảnh: BĂNG CHÂU.
Phát triển hệ thống nhóm nghiên cứu - giảng dạy: Yêu cầu cấp thiết!
GD&TĐ - Trường ĐH và các doanh nghiệp (DN) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, mối quan hệ này rất lỏng lẻo, thiếu động lực hợp tác. Để thúc đẩy mối quan hệ giữa trường ĐH và DN phát triển, vai trò của các nhóm nghiên cứu - giảng dạy là cần thiết.
Công nghệ
Bởi hệ thống các nhóm nghiên cứu giảng dạy sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững quốc gia, cũng như mối quan hệ giữa DN và trường ĐH. PGS.TS Võ Văn Minh, Trưởng nhóm Nghiên cứu giảng dạy Môi trường và Tài nguyên sinh vật (ĐH Đà Nẵng) đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này. Phù hợp mục tiêu phát triển. Nói về vai trò, ý nghĩa của các nhóm nghiên cứu - giảng dạy, có nhiều ý kiến nhìn nhận rằng, nhóm nghiên cứu giảng dạy là hạt nhân gắn kết, thúc đẩy quan hệ trường ĐH và DN. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Trước những thách thức, rào cản hợp tác giữa trường ĐH và DN, vấn đề đặt ra là hạt nhân gắn kết hay thúc đẩy xúc tiến hợp tác sẽ là ai? Hiện nay, có thể nói, trường ĐH cũng khó trở thành đơn vị tiên phong chủ động hợp tác; DN cũng không dễ vượt qua lực cản; sinh viên cũng càng khó khăn; Nhà nước cũng chỉ dừng lại ở kêu gọi. Do vậy chỉ có giảng viên ĐH mới có thể là cầu nối giữa các bên. Nhiệm vụ chính của giảng viên ĐH là: Sáng tạo tri thức (tức nghiên cứu khoa học); truyền bá tri thức (tức giảng dạy, tập huấn, bồi dưỡng) và phục vụ cộng đồng xã hội. Để thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, giảng viên phải là người xúc tiến các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa trường ĐH với DN. Giảng viên là người tìm kiếm nguồn tài chính để nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội để chuyển giao sản phẩm nghiên cứu, giảng viên phải và nên thực hiện vai trò giới thiệu nguồn nhân lực cho DN và chịu trách nhiệm về vai trò giới thiệu, tư vấn, phản biện xã hội. Khi đó, DN sẽ tiết kiệm công sức, chi phí tìm kiếm nhân sự, mà thay vào đó sẽ trở thành người xây dựng tiêu chí hoặc đặt hàng. Giảng viên có thể đóng vai trò như nhà tư vấn, môi giới nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, vai trò của giảng viên là hết sức to lớn trong nền kinh tế thị trường hoàn hảo hay nền kinh tế tri thức. Thế nhưng, thế giới luôn thay đổi, nhiều vấn đề phát sinh trong xã hội cần phải có cách tiếp cận đa ngành mới có thể giải quyết hiệu quả. Mặt khác, bản thân từng giảng viên cũng khó có thể đáp ứng và thích ứng kịp thời mọi sự thay đổi của xã hội. Chính vì vậy, việc ra đời các nhóm nghiên cứu - giảng dạy là hết sức cần thiết. Ông có thể làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các nhóm nghiên cứu giảng dạy này là gì? Nhóm nghiên cứu giảng dạy (teaching research team) là đơn vị tập hợp các giảng viên, các nhà khoa học từ các trường ĐH, các cơ quan nghiên cứu, các DN và thậm chí từ các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên ĐH đến từ các ngành đào tạo khác nhau; cùng tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể của xã hội trên cơ sở tri thức khoa học. Sẽ có những nhóm nghiên cứu giảng dạy mang tính hàn lâm cao, tập trung giải quyết các vấn đề khoa học chuyên sâu cũng như truyền bá tri thức ở những lĩnh vực khoa học đó cho xã hội. Cũng có những nhóm nghiên cứu giảng dạy mang tính ứng dụng, tập trung các nhà khoa học ở những lĩnh vực khác cùng chung nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để sáng tạo các trang thiết bị, kỹ thuật, phương pháp mới nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội hoặc vấn đề mới phát sinh. Như vậy, bản thân nhóm nghiên cứu - giảng dạy đã tiếp cận các mối quan hệ để giải quyết vấn đề như tôn chỉ hành động, nên các nhóm nghiên cứu - giảng dạy chính là cầu nối xúc tiến cho mối quan hệ giữa trường ĐH và DN. Khi mối quan hệ này khăng khít thì đến lượt của mình các nhóm nghiên cứu - giảng dạy cũng có động lực phát triển. Như phân tích ở trên, quan hệ DN - trường ĐH chặt chẽ sẽ là cơ hội phát triển bền vững cho cả hai và đất nước cũng sẽ phát triển bền vững. Đòi hỏi sự chủ động từ nhiều phía. Nói như vậy, việc thúc đẩy phát triển các nhóm nghiên cứu giảng dạy có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển mối quan hệ giữa DN và trường ĐH, cũng như sự phát triển bền vững quốc gia. Vậy làm thế nào để thúc đẩy các nhóm nghiên cứu - giảng dạy phát triển, thưa ông? Để các nhóm nghiên cứu giảng dạy thực sự phát triển rất cần các bên liên quan cùng chung sức, tạo điều kiện thúc đẩy. Trước hết, về phía Nhà nước, cần ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích các nhóm nghiên cứu giảng dạy phát triển như ưu tiên xét duyệt đề tài, tạo điều kiện pháp lý để chuyển giao khoa học công nghệ, tạo cơ hội dân chủ để các nhóm tham gia phản biện xã hội Ngoài ra, Nhà nước cần khuyến khích động viên các DN đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học trong nước để hướng đến chủ động công nghệ, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào công nghệ, thị trường của nước ngoài. Nhà nước cũng cần xây dựng thể chế, pháp lý ổn định để cho các DN cũng như các trường ĐH xây dựng chiến lược phát triển bền vững, lâu dài. Thứ hai, về DN cần chủ động chuyển dịch phát triển theo chiều sâu, bền vững, phải xem xét đến các yếu tố quyết định thành công lâu dài như nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ và cạnh tranh lành mạnh. Mạnh dạn đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu cơ bản, đầu tư ứng dụng các công nghệ mới cũng như cam kết tuân thủ bản quyền, sở hữu trí tuệ Sẵn sàng tiếp nhận sinh viên thực tập, phối hợp với trường ĐH xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, tuyển dụng và đánh giá nhân sự theo đúng tinh thần chất lượng. Cần hướng đến phối hợp với các nhóm nghiên cứu - giảng dạy xây dựng các chuẩn đầu ra, đặt hàng đào tạo và tiếp nhận sản phẩm đào tạo và sản phẩm khoa học. Thứ ba, các trường ĐH nhanh chóng xây dựng các chính sách khuyến khích các nhóm nghiên cứu - giảng dạy theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật từ tài chính, nhân sự đến tự do học thuật. Khuyến khích sáng tạo cá nhân và tinh thần tập thể. Quan tâm đến công tác bảo hành, bảo trì sản phẩm đào tạo cũng như tiếp thu ý kiến phản hồi từ các bên liên quan. Đặc biệt, thực sự quan tâm cụ thể đến các nhóm nghiên cứu - giảng dạy và xem đây là hạt nhân cho sự phát triển ĐH cũng như mối quan hệ giữa trường ĐH và DN. Xin cám ơn ông!
'Nhà nước cần nhanh chóng quản lý, quy hoạch điện mặt trời dân dụng'
Theo các chuyên gia về năng lượng mặt trời, điện mặt trời dân dụng không phải là thứ an toàn tuyệt đối, do vậy, Nhà nước cần nhanh chóng quản lý và quy hoạch nó càng sớm càng tốt.
Công nghệ
Hệ thống điện mặt trời dân dụng đang được phát triển mạnh ở nhiều nơi. Ảnh minh họa EVN. Theo các chuyên gia về năng lượng mặt trời , với những diễn biến về mặt chính sách trong thời gian gần đây, nhiều khả năng năm 2018 việc sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện sẽ trở thành một xu hướng ở các đô thị lớn, nhất là tại TP. HCM. Điện mặt trời được hộ gia đình đầu tư sản xuất, nếu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho phép hòa lưới và thay công tơ 2 chiều miễn phí. Nếu hệ thống tấm pin mặt trời không tạo ra điện đủ cho hộ gia đình sử dụng, lưới điện quốc gia sẽ tự động cung cấp. Ngược lại, nếu hệ thống pin cung cấp hơn nhu cầu gia đình, phần điện thừa sẽ tự động hòa vào lưới điện quốc gia. Hàng tháng chúng ta chỉ cần trả phần điện chênh lệch. Nếu cuối năm phần thừa vẫn còn, EVN sẽ mua lại với giá 2.086 đồng/1kWh. "Thị trường năng lượng mặt trời đang có dấu hiệu bùng nổ ở Việt Nam với việc hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước nhảy vào xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Tất nhiên, thị trường điện mặt trời dân dụng cũng không đứng ngoài cuộc. Trong 4 năm tới, sẽ có nhiều mái nhà trong các đô thị lớn như TP. HCM xuất hiện tấm ốp pin mặt trời", ông Nguyễn Thượng Quân, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ tích hợp Sao Nam cho biết. Cũng theo ông Quân, điện mặt trời ở Úc, Mỹ hay châu Âu đã dùng từ lâu, Việt Nam thì mới quan tâm tới trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, lợi thế của Việt Nam chính là sẽ được tiếp nhận tất cả những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới. "Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch và quản lý nguồn năng lượng mới sắp bùng phát này, nhằm đảm bảo an toàn điện, hiệu suất, chống cháy nổ. Nếu không nhanh chóng hành động, để những hệ thống pin rẻ tiền nhưng không đảm bảo an toàn tràn ngập thị trường, Nhà nước có thể phải đổ nhiều nhân lực và vật lực để đi dọn bãi rác đó", ông Quân cảnh báo. Báo cáo khảo sát về năng lượng mặt trời của các tổ chức uy tín cho thấy, từ miền Trung trở vào miền Nam của Việt Nam, năng lượng bức xạ mặt trời luôn ở mức cao, ứng dụng điện năng lượng mặt trời rất hiệu quả. Khu vực miền Nam, vị trí tấm pin hiệu quả nhất là khi mặt pin hướng về phía Nam, nghiêng 10 đến 15 độ. Kích thước tấm pin phổ biến là 1m x 1,65m hoặc 1m x 2m. Mỗi kWp lắp đặt, trung bình hàng ngày cho ra 4kWh đến 5kWh. Hiện tại, pin năng lượng mặt trời có 3 kiểu công nghệ bộ nghịch lưu (inverter), mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh tế để người dân mua loại thích hợp. Tuy nhiên, người dân cần cân đo đong đếm kỹ càng nếu muốn sử dụng hệ thống pin có công nghệ được đề cập đầu tiên dưới đây. Inverter tập trung có chi phí đầu tư thấp nhưng chi phí bảo trì lại cao, do không thể tự động ngắt dòng điện nên rất dễ cháy nổ. Khi cháy nổ không nên dập tắt nó bằng nước bình thường như các đám cháy khác, mà phải đợi hệ thống cháy hoàn toàn mới xịt nước, nếu không muốn bị giật. Inverter phân tán ưu điểm là chi phí bảo trì thấp, an toàn tuyệt đối bởi nếu hệ thống điện xảy ra sự cố nó sẽ tự động ngắt điện. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao, hơn Inverter tập trung khoảng 20%. Inverter tập trung kèm mạch điều khiển tấm pin: Chính nhờ bộ điều khiển gắn theo từng tấm pin (còn gọi là bộ tối ưu công suất) mà hệ thống này trở nên an toàn, khi mất điện lưới hoặc tắt inverter hay vòng mạch bị hở, lập tức mạch điều khiển sẽ đưa điện ra tại mỗi tấm pin là 1V. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao hơn Inverter tập trung. Quỳnh Như.
Ứng dụng khoa học, công nghệ giúp EVN thành công
Với ngành điện lực, để phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) phải đi trước một bước. Năm 2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiên phong ứng dụng KH&CN trong quản lý, điều hành và mang lại những kết quả thiết thực. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc EVN về nội dung này.
Công nghệ
Phóng viên (PV): Năm 2017, EVN đã rất thành công trong đẩy mạnh ứng dụng KH &CN; vào quản lý, vận hành hệ thống điện. Thưa ông, hiệu quả của việc làm này như thế nào? Ông Ngô Sơn Hải: Năm 2017, EVN đã chọn ra một số nội dung ưu tiên để tăng cường ứng dụng KH &CN;, làm tiền đề cho sự tiếp nối trong các năm sau. Vì vậy, EVN quyết định chọn nội dung chủ đề của năm 2017 là Đẩy mạnh KH&CN;. Trước hết, hạ tầng công nghệ thông tin của EVN đã được tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Cùng với đó, các ứng dụng công nghệ trong sản xuất và đầu tư cũng được đẩy mạnh. EVN đã hoàn thiện và triển khai áp dụng nhân rộng hệ thống quản lý kỹ thuật và vận hành nhà máy điện, lưới điện tại tất cả đơn vị, áp dụng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng. Các đơn vị đã tăng cường trang thiết bị hiện đại cho vận hành, sửa chữa và thí nghiệm lưới điện; triển khai các trạm biến áp (TBA) không người trực vận hành, ứng dụng công nghệ sửa chữa không cắt điện (live-line hay hotline). Những hoạt động này giúp giảm thời gian mất điện do bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối SAIDI (System Average Interruption Duration Index) còn khoảng 360 phút (vượt mức 410 phút trong kế hoạch được giao). Ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc EVN. Ảnh: Minh Hiền. EVN cũng hoàn thành nâng cấp hệ thống thông tin quản lý khách hàng dùng điện; hoàn thiện các hệ thống ứng dụng phục vụ hoạt động chăm sóc khách hàng của trung tâm chăm sóc khách hàng ở tất cả các tổng công ty điện lực, quyết toán giao nhận điện năng hằng tháng trên kho dữ liệu đo đếm điện năng, thu thập dữ liệu đo đếm từ xa cho 100% TBA công cộng và chuyên dùng. PV: Ông có thể cho biết tiến độ triển khai mô hình TBA không người trực và những lợi ích mang lại cho ngành điện lực? Ông Ngô Sơn Hải: Năm 2017, EVN đưa vào vận hành 104 TBA 110kV không người trực vận hành trong tổng số 616 trạm (chiếm 16,9%); 264 TBA 110kV khác (chiếm 42,9%) đã chuyển sang chế độ điều khiển toàn bộ các thao tác trong trạm từ xa, từng bước rút dần người trực để trở thành trạm không người trực vận hành; 18 TBA trong tổng số 108 trạm 220kV (chiếm 16,7%) cũng đã được điều khiển từ xa. Như vậy, mục tiêu đến năm 2020, 100% số trạm 110kV, 60% số trạm 220kV được điều khiển từ xa và không có người trực vận hành sẽ chắc chắn đạt được. Việc chuyển các TBA sang không người trực vận hành làm tăng đáng kể năng suất lao động của các đơn vị trực thuộc EVN, chuyển đổi phương thức vận hành lưới điện linh hoạt hơn trong chế độ vận hành bình thường và khi có sự cố, việc khôi phục sẽ nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao độ ổn định và tin cậy cho khách hàng. Nhân viên điện lực kiểm tra định kỳ các trạm biến áp. Ảnh: Minh Hiền. PV: Lưới điện thông minh được xem là giải pháp quan trọng nhằm giảm tổn thất điện năng. Đề nghị ông cho biết các dự án về lưới điện thông minh của tập đoàn đã triển khai đến đâu? Ông Ngô Sơn Hải: EVN đang tích cực triển khai Đề án tổng thể phát triển lưới điện thông minh theo quyết định của Bộ Công Thương. Trong đó, Đề án Nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát, lưu trữ và điều khiển (gọi tắt là SCADA) trong hệ thống điện Việt Nam đã được thực hiện và mang lại hiệu quả trong công tác điều độ hệ thống điện, tạo ra các lợi ích: Vận hành hệ thống điện theo thời gian thực để tăng cường độ an toàn, tin cậy, ổn định, đồng thời góp phần điều hành hệ thống điện một cách tối ưu và hiệu quả. Tự động hóa việc điều chỉnh điện áp, tần số của hệ thống điện bảo đảm chất lượng điện năng. Giảm lượng điện năng không cung cấp được cho khách hàng tạo thêm doanh thu cho EVN. Giảm truyền tải xa và tối ưu tổn thất lưới điện truyền tải. Ngoài các lợi ích về công tác vận hành hệ thống điện, hệ thống SCADA góp phần rất hữu hiệu cho công tác vận hành thị trường điện cạnh tranh hiện nay. Đề án Nghiên cứu phát triển công tơ điện tử và hệ thống thu thập số liệu đo đếm từ xa đang từng bước hiện đại hóa... Đề án tổng thể phát triển lưới điện thông minh đang được EVN thực hiện có hiệu quả, đạt được các mục tiêu và đáp ứng đúng lộ trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. PV: Trân trọng cảm ơn ông! TRẦN MINH (thực hiện).
Cape Town có nguy cơ trở thành đô thị đầu tiên cạn kiệt nước ngọt
Nổi tiếng với biển xanh và nắng vàng cùng nhiều địa danh thu hút khách du lịch nhưng thành phố này đang có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới cạn nước sinh hoạt.
Công nghệ
Đài BBC (Anh) đưa tin có khả năng vào đầu tháng 3, Cape Town sẽ không còn nước. Ba năm ít mưa cùng nhu cầu sử dụng nước nhiều do dân số gia tăng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng này. Chính quyền địa phương đang chạy đua với thời gian để xử lý tình hình với những biện pháp như cây trồng khử mặn để biến nước biển thành nước ngọt, dự án thu thập nước ngầm hoặc chương trình tái chế nước. Cape Town có nước bao quanh nhưng là nước biển do vậy không thể dùng trong sinh hoạt. Ảnh: BBC. Chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích dân số 4 triệu người tại Cape Town bảo tồn nước và sử dụng tối đa 87 lít/ngày. Việc rửa xe và thay nước bể bơi đã bị cấm. Ngay cả đội tuyển cricket Ấn Độ khi đến Cape Town thi đấu đã được dặn dò chỉ giới hạn thời gian tắm trước trận đấu trong 2 phút. Trên thực tế, vấn đề này không chỉ gói gọn tại Cape Town. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 850 triệu người trên toàn cầu đang thiếu nước sạch để uống. Tại các quốc gia đang phát triển, gần 80% nước thất thoát do bị rò rỉ. Thậm chí tại một số khu vực ở Mỹ, có tới 50% nước thất thoát do cơ sở hạ tầng cũ kỹ. Ngày càng có nhiều công ty công nghệ tập trung vào việc quản lý nước, áp dụng giải pháp thông minh đối với vấn đề nước. Ví dụ như công ty Pháp có tên CityTaps đang phát triển việc phân phối nước tới các căn nhà trong thành thị qua đồng hồ nước thông minh được kết nối với hệ thống quản lý điện tử. Hiện tại đối tượng chính của CityTaps là những khu vực không giàu có trong thành phố và hệ thống đồng hồ nước thông minh đang được thử nghiệm tại Niger. Người sử dụng hệ thống này sẽ mua trước lượng nước cần dùng qua điện thoại di động và đồng hồ nước thông minh sẽ điều phối việc cấp nước theo số lượng đã được đặt trước. Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng không còn tiền và họ đồng thời không nạp thêm thì đồng hồ nước thông minh sẽ tự động ngưng cấp nước. Hệ thống này đồng thời cũng tự động báo động khi phát hiện ra rò rỉ trong hệ thống đường ống. Cape Town đang chịu tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua. Ảnh: Getty Images. Nhiều công ty cung cấp nước trên thế giới hiện cũng sử dụng công nghệ như máy bay không người lái và vệ tinh để phát hiện những điểm rò rỉ nước. Việc quản lý tốt nguồn nước còn góp phần tiết kiệm điện và hóa chất sử dụng để tạo ra nước sạch có thể uống được. Trong khi đó, có nhiều công ty khác lại sử dụng công nghệ để khai thác nước từ những nguồn mới. Công ty WaterSeer (Mỹ) từng phát triển thiết bị có thể thu thập nước từ không khí. Theo khẳng định của WaterSeer, chỉ cần chưa đầy 100 watt điện đã đủ để chạy các thiết bị tách nước từ không khí. Hà Linh/Báo Tin tức.
Nhìn lại thế giới 2017: Những sáng kiến giúp thế giới mạnh mẽ hơn
Trong năm 2017 đã xuất hiện nhiều sáng kiến độc đáo góp phần tăng sức bền bỉ của các cộng đồng cư dân, giúp người dân vượt lên trên những khó khăn để cải thiện cuộc sống.
Công nghệ
Ngôi nhà đổ nát sau trận động đất lớn tại Mexico. Ảnh: Reuters. Năm 2017, thế giới phải chứng kiến và đối mặt với nhiều thảm họa thiên tai cũng như hàng loạt thách thức nhân đạo. Hãng tin AFP của Pháp đã liệt kê ra 5 sáng kiến được đánh giá là đã góp phần tăng sức bền bỉ của các cộng đồng cư dân, giúp người dân vượt lên trên những khó khăn để cải thiện cuộc sống. Tại thành phố New York, Mỹ, những gia đình sống tại các khu dân cư Gowanus Canal và Park Slope đã xây dựng một cơ chế gọi là Mạng lưới điện TransActive để trao đổi phần năng lượng mặt trời dư thừa giữa các gia đình, tạo điều kiện cho toàn cộng đồng được sử dụng năng lượng sạch. Mô hình tương tự đã được áp dụng tại Australia, Phần Lan và Nam Phi. Giới chuyên gia cho rằng đây có thể là bước đầu cho một cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu, khi mà các cộng đồng dân cư nắm quyền kiểm soát trực tiếp nguồn tiếp cận năng lượng của mình và thúc đẩy giai đoạn chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch. Tận dụng lợi thế của cách mạng công nghệ, giới trẻ Niger đã có sáng kiến thành lập một bản đồ về mối đe dọa của lũ lụt. Tại quốc gia thuộc hàng nghèo nhất thế giới này, nơi lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 56 người và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà trong năm 2017, một nhóm 20 các "điều tra viên" gồm các sinh viên và thanh niên từ OpenStreetMap Niger, đã lập ra bản đồ những vùng dễ xảy ra lụt lội tại 2 quận của thủ đô Niamey trên smartphone. Tính đến cuối tháng 8, nhóm đã lập danh sách được hơn 15.000 khu vực và tòa nhà đứng trước nguy cơ cao. Dữ liệu này được gửi tới Bộ Nội vụ Niger để hỗ trợ các nỗ lực giảm nhẹ thiên tai. Trên đảo Lombok của Indonesia, những lát bánh ngô giòn tan và món tôm nhuyễn đã biến những phụ nữ làm nội trợ sống phụ thuộc vào thu nhập bấp bênh của người chồng trở thành trụ cột tài chính trong gia đình. Đây là kết quả của một dự án dạy phụ nữ cách chế biến và đóng gói các đặc sản địa phương hướng tới đa dạng hóa nguồn thu nhằm hỗ trợ nữ giới và những người nghèo có công việc ổn định. Khởi đầu từ một cộng đồng duyên hải kém phát triển, dự án này sau đó đã được nhân rộng áp dụng tại các thị trấn lớn của Indonesia. Sau trận động đất 7,1 độ Richter hồi tháng 9 cướp đi khoảng 369 sinh mạng và đẩy hàng nghìn người vào cảnh "màn trời chiếu đất" tại Mexico, các kiến trúc sư đã đề nghị người dân tại thị trấn Jojutla, bang Morelos, quyên góp các chai nhựa rỗng. Những chai này sau đó được đổ đầy gạch đá và các tổ chức nhân đạo địa phương dạy người dân sử dụng vật liệu tự chế này để dựng các lều trú ẩn khẩn cấp và đơn giản. Giới chuyên gia cho biết loại vật liệu được gọi là "gạch đóng chai" này có sức chống chịu bền bỉ gấp 4 lần so với bê tông trong trường hợp xảy ra động đất. Tại châu Phi, nhiều nước đang tìm kiếm sáng kiến để trợ giúp y tế cho thai phụ sau sinh, đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho hàng triệu em bé gái và phụ nữ tại các nước đang phát triển. Cameroon huấn luyện các đại sứ cộng đồng làm nhiệm vụ vận động, khuyến khích phụ nữ có biểu hiện bệnh lý sau khi sinh chủ động tới cơ sở y tế điều trị. Tanzania cung cấp hỗ trợ tài chính để đưa người bệnh tới các bệnh viện. Burundi thiết lập các đường dây nóng cho phụ nữ tại các khu vực hẻo lánh và Ethiopia đẩy mạnh huấn luyện các bác sĩ sản khoa và ngoại khoa. Bên cạnh đó, nam giới cũng được yêu cầu tham gia các "khóa học cho người chồng" để giúp họ hiểu rõ về các rủi ro khi sinh đẻ tại nhà và nạn tảo hôn. TTXVN/Báo Tin tức.
Tự động hóa tối đa để phát triển bền vững
Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) chủ trương tập trung triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu sản xuất từ khai thác đến chế biến và vận chuyển than để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Công nghệ
Máy xúc gầu dung tích lớn trên khai trường Công ty than Cọc Sáu. Cơ giới hóa khai thác than hầm lò. TKV cho hay trong vài năm lại đây, công ty mẹ lẫn các đơn vị đã có nhiều nỗ lực trong việc cơ giới hóa khâu khai thác và đã thu nhiều kết quả quan trọng. Trước năm 2010, tập đoàn đã nghiên cứu và đầu tư áp dụng cơ giới hóa đào lò và cơ giới hóa khai thác than tại Than Mông Dương, Khe Chàm Năm 2013, TKV triển khai nghiên cứu đề tài Phát triển áp dụng cơ giới hóa đào lò và khai thác than tại các mỏ hầm lò vùng than Quảng Ninh. Hai năm sau đó, TKV đưa vào vận hành các lò chợ cơ giới hóa khai thác than công suất 600.000 tấn/năm tại Than Hà Lầm, Dương Huy, Khe Chàm và lò chợ cơ giới hóa khai thác than vỉa mỏng công suất 180.000 tấn/năm tại Quang Hanh. Đồng thời, công tác cơ giới hóa khai thác than vỉa dốc bằng tổ hợp dàn chống 2ANSH kết hợp máy bào và giàn mềm ZRY tại các công ty: Mạo Khê, Uông Bí, Hồng Thái. Hiện nay, TKV đã triển khai thử nghiệm đổi mới công nghệ khai thác mỏ, chống lò chợ xiên chéo bằng giàn chống mềm ZRY tại Hồng Thái, tiến tới áp dụng cho một số mỏ than hầm lò khác như: Uông Bí, Nam Mẫu, Mạo Khê... Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong khai thác than hầm lò bảo đảm cho thợ lò có môi trường làm việc tốt hơn, an toàn hơn, năng suất lao động tăng lên, giảm tổn thất tài nguyên trong khai thác. Đặc biệt, năm 2016, công tác cơ giới hóa khai thác than của TKV đã có nhiều dấu ấn quan trọng. TKV tiếp tục đưa thêm lò chợ cơ giới hóa đồng bộ 7-2.1 vỉa 7 công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Than Hà Lầm vào hoạt động với sản lượng bình quân 3.600 tấn than/ngày/đêm. Điều này khẳng định sự đúng đắn trong định hướng cơ giới hóa, khẳng định thợ lò TKV có đủ trình độ và tay nghề để làm chủ công nghệ nhằm tăng năng suất, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả. Theo TKV, 9 tháng năm 2017, sản lượng than khai thác bằng cơ giới hóa của tập đoàn đạt 1,95 triệu tấn, bằng 225% so với cùng kỳ 2016. Mét lò chống vì neo đạt 8.113 m, tăng 22% kế hoạch và tăng 79,3% so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện các công nghệ cơ giới hóa đồng bộ khai thác hầm lò, TKV cũng đã tập trung đầu tư thiết bị xúc bốc, vận tải có công suất lớn trong khai thác than lộ thiên để giảm chi phí như: ô tô có tải trọng đến 100 tấn, máy khoan đường kính lớn, hệ thống vận tải liên hợp ô tô với băng tải... Tăng cường tin học hóa. Đối với khâu sàng tuyển và chế biến than, TKV đang áp dụng công nghệ mới, tự động hóa tối đa các công đoạn để giảm ô nhiễm môi trường, giảm khâu lao động thủ công cho thợ mỏ... Khâu vận chuyển cũng được băng tải hóa bằng các hệ thống băng tải hiện đại, khép kín, đồng bộ từ mỏ ra cảng tiêu thụ. Công nghệ thông tin đang được TKV đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi vào công tác quản lý, điều hành sản xuất. Từ tập đoàn đến tất cả các đơn vị đều nối mạng liên kết nội bộ và quốc tế để trao đổi thông tin, dữ liệu nhanh chóng, kịp thời qua hệ thống quản lý văn bản Vinacomin - Portal. Một số phần mềm chuyên nghiệp, tích hợp đa chức năng được TKV triển khai phục vụ cho việc mô hình hóa và lưu giữ, xử lý dữ liệu như: công nghệ GPS động, hệ thống định vị toàn cầu GPS cho các phương tiện. Từ đầu năm đến nay, TKV tiếp tục mở rộng phạm vi sử dụng hệ thống cấp phát nhiên liệu tự động. Đồng thời đưa vào sử dụng Hệ thống giám sát lưu chuyển dòng than nhằm mục tiêu quản lý và giám sát chặt chẽ tài nguyên. Việc không ngừng đầu tư công nghệ đã và đang giúp TKV tạo ra những giá trị thiết thực không chỉ cho sản xuất, mà còn bảo đảm những mục tiêu ổn định, dài hơi trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Nguồn: TKV.
Năng lượng tái tạo: Chưa tạo động lực phát triển
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, dự báo tổng công suất nguồn điện vào năm 2020 phải đạt 60.000MW, đến năm 2030 đạt 129.500MW.
Công nghệ
Trong khi đó, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các dự án điện than đang buộc các cơ quan chức năng phải tính toán lại cơ cấu nguồn điện, theo hướng đẩy mạnh phát triển điện tái tạo. Tiềm năng điện gió, điện mặt trời rất lớn. Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy tổng công suất nguồn điện năm 2016 đạt 42.341MW, trong đó các nhà máy thủy điện lớn 16.522MW, nhiệt điện than 14.510MW, nhiệt điện dầu 1.476MW, tua bin khí hỗn hợp 7.438MW, điện gió 135MW, điện sinh khối 54MW, các thủy điện nhỏ 2.206MW. Về cơ cấu điện năng, thủy điện lớn 39,02%, nhiệt điện than 34,27%, tua bin khí hỗn hợp 17,57%, nhiệt điện dầu, điện tái tạo (điện gió, sinh khối, thủy điện nhỏ) chiếm 7,98%. Để phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện tái tạo, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các cơ chế khuyến khích phù hợp, trong đó tập trung vào cơ chế giá hỗ trợ các dự án sử dụng năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt; có chính sách hỗ trợ về đầu tư, thuế để phát triển điện tái tạo; tăng cường hợp tác với các nước thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) dưới hình thức phát triển năng lượng tái tạo. Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Theo ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, riêng tiềm năng thủy điện ước tính cả nước khoảng 27.326MW, đã đưa vào vận hành 18.355MW, đang xây dựng các nhà máy công suất 3.603MW. Theo tính toán của VEA, cả nước có thể phát triển thêm 421MW công suất thủy điện lớn, 608MW nhà máy thủy điện vừa, đặc biệt có thể phát triển thêm 4.340MW thủy điện nhỏ. Như vậy, nếu khai thác tối đa tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ và vừa trong những năm tới, hoàn toàn có thể thay thế phần công suất thiếu hụt từ các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Bên cạnh đó, theo tính toán tiềm năng điện gió của Việt Nam trên đất liền đạt khoảng 40.000-50.000MW. Nếu tính cả tiềm năng điện gió ngoài khơi, Việt Nam có thể phát triển trên 100.000MW điện gió trong những năm tới. Cũng theo VEA, với số giờ nắng bình quân trong năm cao, các tỉnh miền Bắc đạt 1.500-1.700 giờ, các tỉnh miền Nam 2.000-2.600 giờ, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình cả nước đạt 4,6 kWh/m2/ngày, cho thấy tiềm năng điện mặt trời vô cùng lớn. Một loại hình điện tái tạo khác cũng đang được phát triển mạnh trong những năm qua là điện sinh khối (sử dụng chất thải từ nông nghiệp, rác, nước thải đô thị, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm... để sản xuất điện năng). Báo cáo đánh giá của VEA cũng chỉ ra rằng, trong những năm qua điện năng tái tạo được đưa vào sản xuất chủ yếu là thủy điện, công suất thủy điện năm 2016 ước đạt 18.000MW, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990-2016 đạt 11,1%/năm. Nhưng tỷ trọng thủy điện trong cơ cấu điện năng cả nước giảm từ 64% (1995) xuống còn 42% (2016). Tổng nhu cầu điện cho sản xuất năm 2016 đạt 182,9 tỷ kWh, trong đó thủy điện cung ứng được 63,9 tỷ kWh điện. Kể từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ quốc gia xuất khẩu tinh sang nhập khẩu tinh về năng lượng. Hiện nay tỷ lệ nhập khẩu điện tương ứng khoảng 3% nhu cầu điện, tỷ lệ nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lên 24% vào 2030. Trong kịch bản không phát triển các nguồn điện tái tạo, tỷ lệ nhập khẩu điện dự báo sẽ tăng lên tới 44% nhu cầu điện sơ cấp. Thực tế hiện nay các nhà sản xuất điện tái tạo chưa thể cạnh tranh bình đẳng với các nguồn điện thông thường như điện than, điện khí, cho đến khi có các chính sách mới được áp dụng để tính toán đầy đủ các chi phí sản xuất điện từ nguồn nhiên liệu hóa thạch theo cơ chế thị trường. Theo VEA, nếu tính đầy đủ các chi phí xả thải môi trường, chi phí nhập khẩu, các nguồn điện sản xuất từ than, khí và dầu đắt hơn chi phí sản xuất điện tái tạo. Cẩn trọng đầu tư thủy điện vừa và nhỏ. Tháng 11-2013, Quốc hội ban hành Nghị quyết 62 yêu cầu tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện để hạn chế phát triển ồ ạt các dự án thủy điện nhỏ và vừa. Theo đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND các tỉnh rà soát và loại bỏ 468 dự án (công suất 2.044MW) thủy điện nhỏ và vừa không hiệu quả và tác động lớn đến môi trường. Bên cạnh đó, cả nước hiện còn 316 dự án (công suất 3.443MW) nằm trong quy hoạch chưa thực hiện đầu tư. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong khu vực, vượt qua Lào, Campuchia và Thái Lan. Trữ lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360MW, hơn gấp 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Nghiên cứu của WB cũng cho thấy, 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn. Con số tương ứng của Campuchia 0,2%, Lào 2,9% và Thái Lan 0,2%. Báo cáo nghiên cứu của WB. Không thể phủ nhận đóng góp của các nhà máy thủy điện đối với an ninh năng lượng quốc gia. Tính riêng trong 8 tháng năm 2017, các nhà máy thủy điện đóng góp trên 40% công suất và sản lượng điện cho toàn hệ thống. Tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng... các nhà máy thủy điện đóng góp phần lớn trong nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, để xây dựng các công trình thủy điện đã phải thu hồi khá nhiều đất đai. Bình quân để có công suất 1MW thủy điện vừa và nhỏ phải sử dụng khoảng 7,41ha đất (gồm đất ở, đất lúa, đất rừng). Quá trình xây dựng công trình cũng ảnh hưởng nhất định đến môi trường và công trình giao thông. Vì thế, Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với công tác quy hoạch, thiết kế, chất lượng xây dựng công trình, quản lý vận hành khai thác với thủy điện nhỏ. Đặc biệt chỉ xem xét bổ sung quy hoạch đối với các dự án thủy điện nhỏ đảm bảo hiệu quả kinh tế, ít xâm hại đến môi trường, xã hội. Cần quản lý chặt khâu khảo sát, lập quy hoạch dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật công trình và giám sát chất lượng công trình theo quy định. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư đối với cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng khi triển khai dự án. Để thực hiện chiến lược phát triển điện tái tạo đã đề ra, ông Đỗ Mộng Hùng, Trưởng ban Kỹ thuật Sản xuất (EVN), cho biết hiện EVN và các tổng công ty thành viên đang chuẩn bị lắp đặt nhiều dự án điện tái tạo mới. Cụ thể, EVN và các tổng công ty thành viên đang chuẩn bị đầu tư 23 dự án điện mặt trời (công suất 3.100MW). Trong đó, đáng chú ý là các dự án Phước Thái (200MW), Sông Bình (200MW), Sê San 4 (49MW), Lộc Ninh 1 (200MW). Các tổng công ty EVNGENCO 1, EVNGENCO 2, EVNGENCO 3, EVNCPC cũng đang triển khai đầu tư hàng loạt dự án như Đồng Nai 4 (50MW), Sông Ba Hạ (100MW), Thác Mơ (139MW), Buôn Tua Srah (120MW), Cà Ron (150MW), Phước Hữu (131MW). Trong số các dự án điện mặt trời này, ngoại trừ một vài dự án phát triển mới tại Ninh Thuận, Bình Thuận, hầu hết dự án điện mặt trời được EVN và các tổng công ty trực thuộc phát triển ngay tại các hồ thủy điện và khu vực phụ cận để tận dụng mạng lưới truyền tải sẵn có. Kỳ vọng thu hút đầu tư. Ngoài EVN, một số doanh nghiệp khác cũng đang đẩy mạnh đầu tư phát triển điện tái tạo. Trong đó có CTCP Phong điện Bình Thuận, đã đưa vào vận hành 1 dự án điện gió công suất 24MW. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đang nghiên cứu phát triển 4 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 570MW. Một nhà đầu tư tư nhân nhiều năm nay đã tham gia xây dựng nhiều dự án thủy điện là Tập đoàn Bitexco. Cụ thể hồi giữa năm 2016, tập đoàn này thông qua CTCP Năng lượng Bitexco hoàn thành việc thâu tóm cùng lúc 6 dự án thủy điện từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, với tổng công suất khoảng 212MW, đến nay hầu hết nhà máy này đã đưa vào vận hành khai thác. Không chỉ đầu tư các dự án thủy điện ở phía Nam, những năm gần đây Bitexco cũng rót vốn đầu tư nhiều nhà máy thủy điện cỡ vừa ở khu vực phía Bắc, như dự án Thủy điện Nho Quế 1, Nho Quế 2, và Nho Quế 3 tại Hà Giang, với tổng công suất lắp máy khoảng 182MW. Tiềm năng điện gió Việt Nam rất lớn, nếu tính cả điện gió ngoài khơi có thể phát triển công suất lên đến 100.000MW. Mới đây, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group), đã quyết định đầu tư khoảng 1 tỷ USD để phát triển 10-20 dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ. Quyết định nhảy vào thị trường điện mặt trời được TTC Group công bố hồi giữa năm nay, khi đưa ra kế hoạch từ nay đến 2020 sẽ phát triển các dự án điện mặt trời với tổng công suất lên đến 1.000MW. Theo đó, TTC Group sẽ phối hợp với một công ty chuyên sản xuất năng lượng sạch tại Singapore để phát triển điện tái tạo. Nguồn vốn phát triển điện tái tạo sẽ được TTC Group vay từ Tổ chức tài chính quốc tế (IFC). Dự án điện mặt trời đầu tiên sẽ được TTC Group khởi công xây dựng trong tháng 10 này tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo hiện nay cũng đang nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức tài chính quốc tế. Ông Trần Hồng Kỳ, chuyên gia năng lượng cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết thời gian qua WB đã tài trợ 330 triệu USD để EVN xây dựng dự án thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa) công suất 260MW. Với phương châm thực hiện dự án tổng hợp, đa mục tiêu dự án không chỉ bổ sung vào công suất nguồn điện chung, còn góp phần bảo vệ môi trường và ổn định sinh kế cho 2.500 dân vùng lòng hồ. Hiện nay, WB tiếp tục tài trợ 337,2 triệu USD để thực hiện dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP). Việc thực hiện dự án sẽ bổ sung vào công suất điện quốc gia thêm 250MW điện sạch. Đăng Tuân.
Đột phá lớn về năng suất lao động trong công tác truyền tải điện
Chỉ tiêu tổng hợp về năng suất lao động của EVNNPT năm 2017 cao gấp 2 lần bình quân chung toàn EVN và gấp nhiều lần bình quân chung cả nước.
Công nghệ
Năm 2017, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch; đã đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định, đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó, tiêu biểu là việc triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ các dự án. Đã hoàn thành và thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ về tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động. Khối lượng quản lý vận hành vẫn tiếp tục tăng lên nhưng toàn Tổng công ty đã giảm 157 người so với năm 2016. Các chỉ tiêu về năng suất lao động đều tăng trên 10% so với năm 2016, đặc biệt chỉ tiêu tổng hợp về năng suất lao động của EVNNPT năm 2017 cao gấp 2 lần bình quân chung toàn EVN và gấp nhiều lần bình quân chung cả nước. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã có nhiều biện pháp nhằm năng suất lao động. Ảnh EVNNPT. Theo ông Tạ Việt Hùng Trưởng ban Kỹ thuật sản xuất (EVNNPT) cho biết, việc ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN;) mới đã giúp EVNNPT nâng cao năng suất lao động (giảm thời gian, công sức, chi phí kiểm tra, xác định sự cố, nhân lực vận hành); giảm sự cố lưới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; nâng cao độ an toàn cho người lao động và giúp tin học hóa quá trình quản lý vận hành, quản lý tài sản. Theo ông Hùng, mô hình trạm biến áp (TBA) không người trực và phát triển lưới điện thông minh chính là 2 khâu đột phá quan trọng nhất do Tổng công ty thực hiện, với mục tiêu nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Thực hiện chỉ đạo của EVN, EVNNPT đang nghiên cứu chuyển các TBA sang chế độ thao tác từ xa, tiến tới TBA không người trực. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, chuyển 60% TBA 220 kV vận hành theo tiêu chí trạm không người trực. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc tận dụng tối đa hạ tầng tự động hóa, điều khiển xa, góp phần nâng cao năng suất lao động, hợp lý hóa về chi phí trong vận hành cũng như đầu tư của EVNNPT. Theo tính toán, đến năm 2020, việc áp dụng TBA không người trực sẽ tiết kiệm trên 60% số lao động vận hành TBA, ông Tạ Việt Hùng cho biết. Đối với việc phát triển lưới điện thông minh, EVNNPT đang triển khai với mục đích nâng cao độ tin cậy lưới điện, giảm tổn thất điện năng lưới điện truyền tải, đồng thời nâng cao năng suất lao động và hiệu quả vận hành lưới điện truyền tải. Theo tính toán, nếu thành công, năng suất lao động trong EVNNPT sẽ tăng trưởng mạnh đến năm 2020, trong đó số lao động/km đường dây là 0,19 người/km (so với 9 tháng đầu năm 2017 là 0,295); sản lượng điện truyền tải/lao động 30,5 triệu kWh/người (so với 9 tháng đầu năm 2017 là 17,83). Ngoài ra, tỷ lệ tổn thất điện năng, suất sự cố và thời gian xử lý sự cố cũng giảm mạnh so với hiện nay. Hiện nay EVNNPT đang tích cực triển khai để sớm hoàn thành các chương trình, dự án: ứng dụng thi công, sửa chữa không cắt điện; trang bị thiết bị an ninh đảm bảo an toàn, ổn định cho hệ thống mạng thông tin của EVNNPT; nghiên cứu ứng dụng flycam trong công tác quản lý vận hành nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả quản lý và vận hành hệ thống truyền tải điện. Huy Hùng.
Đường sắt Việt Nam đã 'bán cái' quảng cáo, chiếu phim… trên tàu ra sao?
(PLO) -Với một bản hợp đồng khá lỏng lẻo, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã giao toàn bộ “trận địa” trên tàu cho Công ty Quảng cáo Truyền thông SEN phát hình giải trí, quảng cáo… để thu tiền mà “quên” trách nhiệm kiểm duyệt, định hướng nội dung trước khi chuyển đến người xem, tức khách hàng của VNR.
Công nghệ
SEN được VNR cho độc quyền quảng cáo thương mại trên hàng chục toa xe khách trong nhiều năm. Khoán trắng cho SEN. Cuối năm 2012, Tổng Giám đốc VNR và Giám đốc SEN đã khế ước với nhau về việc Tổng này để SEN lắp đặt các màn hình trên một số toa xe khách nhằm thực hiện việc quảng cáo trên tàu, trong thời hạn 10 năm. Đổi lại VNR được SEN trả 1.840.000 đồng/tháng/toa xe cho năm thứ nhất; các năm tiếp theo sẽ tăng dần lên và đến năm thứ 10 là 2.222.000 đồng/tháng/toa xe. Như PLVN đã nêu, ngoài việc phát các băng, đĩa hình quảng cáo thương mại, nội dung của kênh RailTV do SEN phát triển, đã được VNR chấp nhận còn chuyển tải những thông tin, hình ảnh mang dáng dấp của một kênh truyền hình giải trí, có thể định hướng ý thức, thẩm mỹ cho người xem. Thế nhưng, trong Hợp đồng kinh tế do Tổng Giám đốc VNR Nguyễn Đạt Tường ký ngày 22/11/2012, không thấy bất kỳ điều khoản nào thể hiện trách nhiệm của VNR trong việc phối hợp với đối tác thẩm định nội dung chương trình giải trí mà SEN đưa lên tàu. VNR dường như chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế trong hợp đồng này. Dễ thấy là khi nhắc tới thực trạng trên, một số lãnh đạo của VNR dường như rất lơ mơ, và chỉ nói sẽ cho kiểm tra lại? PLVN sau đó đã thông tin vấn đề này tới Chủ tịch HĐTV VNR Vũ Anh Minh, nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được phản hồi từ người đứng đầu ngành Đường sắt. Ở đây, chúng tôi tạm thời chưa bàn tới việc phát hình (phần giải trí) có tính chất quảng bá của SEN đã đúng quy định của các cơ quan quản lý nhà nước hay chưa mà chỉ để cập trách nhiệm của VNR, bởi trên mỗi chuyến tàu khách có thể chưa tới 500 khách - tức số lượng người xem RailTV hàng ngày trên tuyến đường sắt quốc gia khá lớn, nhưng nếu thông tin và hình ảnh không được chọn lọc và kiểm duyệt kĩ càng, thì Đường sắt rất có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả xấu. Chỉ quan tâm thu tiền, VNRđã bỏ qua việc kiểm duyệt nội dung băngđĩa trước khi SEN phát trên tàu. Nhà tàu chưa hết trách nhiệm với khách. Theo tìm hiểu của PLVN, gần đây, do có một số thay đổi về mặt tổ chức doanh nghiệp, nên đầu năm 2015, các hợp đồng kinh tế nói trên đã đươc chuyển cho 2 Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO) và Sài Gòn ký kết, thực hiện với đối tác SEN. Cụ thể, về mặt điều khoản, những hợp đồng mới này có phần chặt chẽ hơn trước, nhưng thực tế những người trong cuộc vẫn thừa nhận họ chưa dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo trên tàu, bởi giá trị kinh tế có được từ việc hợp đồng với SEN không lớn. Thậm chí, tại Điều 3 của Hợp đồng số 13/VTĐSHN-SEN ký kết giữa 2 đơn vị này có ghi Bên B (HARACO) được phát miễn phí thông tin hoặc chương trình tự giới thiệu hoạt động của ngành Đường sắt trên hệ thống RailTV với thời lượng 10 phút/ngày, những VNR đã không quan tâm và đã để trắng nội dung này trong hơn 10 tiếng phát hình mỗi ngày của RailTV trên các tàu Thống nhất. Tôi thực sự giật mình khi báo chí đề cập vấn đề này. Vì rõ ràng lợi ích mình thu về không lớn, nhưng nếu nhỡ xảy ra chuyện gì đáng tiếc, thì thà không làm còn hơn. Vì thế, ngay trong tuần tới, chúng tôi sẽ có buổi làm việc với đại diện của SEN để xem xét lại một cách toàn diện vấn đề này, ông Trần Thế Hùng - Tổng Giám đốc HARACO khẳng định với PLVN. Được biết, trước đó các chủ thể hợp đồng cũng đã thống nhất, ngành Đường sắt được quyền giám sát, kiểm duyệt những thông tin cũng như nội dung phát trên băng, đĩa hình của RailTV. Nhưng thực tế, trong suốt một thời gian dài, VRN đã không quan tâm thực hiện điều khoản này? Điều đó cho thấy, nhà tàu chưa hết trách nhiệm với khách hàng. Bởi phim ảnh, giải trí trên tàu là một phần trong sản phẩm vận tải mà Đường sắt mang tới người tiêu dùng, nhưng nếu không chọn lọc thì sản phẩm tới tay khách hàng liệu đã hoàn hảo?, một khách đi tàu bình luận. RailTV đã xuất hiện trên 41 toa xe khách của HARACO. Đến thời điểm này, chưa kể Hợp đồng với Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn, riêng với HARACO, Công ty Quảng cáo Truyền thông SEN hiện đang nắm quyền quảng cáo, phát hình giải trí độc quyền trên toa xe ghế ngồi mềm, ngồi cứng điều hoà thông qua kênh RailTV trên các đoàn tàu khách Thống nhất tuyến Hà Nội - Sài Gòn - Hà Nội, mang số hiệu SE1, SE2, SE5, SE6 do HARACO quản lý, với tổng số hơn 40 toa xe. Vũ Lanh.
Youtube quyết tâm loại bỏ video có chủ nghĩa cực đoan
Google - công ty mẹ của youtube tuyên bố, sẽ đưa ra những biện pháp mới nhằm loại bỏ những video có chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Công nghệ
Sina đưa tin, google - công ty mẹ của youtube hôm qua tuyên bố sẽ đưa ra những biện pháp mới nhằm loại bỏ những video có chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Youtube đưa ra biện pháp loại bỏ video có chủ nghĩa cực đoan. Luật sư trưởng Kent Walker của Google viết trong tờ Thời báo Tài chính Anh (Financial Times): Mặc dù chúng tôi và các công ty khác đã trải qua nhiều năm để nhận diện và loại bỏ những nội dung vi phạm đến chính sách mà công ty đưa ra. Tuy nhiên, chúng tôi buộc phải thừa nhận, cần thiết phải đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa để phát huy hiệu quả trong việc chống lại những video có chủ nghĩa tiêu cực. Google và youtube sẽ đưa ra một số biện pháp như sau: - Tiến hành phân loại nội dung giúp cho quá trình nhận diện và loại bỏ những nội dung tiêu cực diễn ra nhanh nhất. - Tiến hành mở rộng phạm vi của chương trình Trusted Flagger, đánh dấu các video có vấn đề để có hành động thích hợp ngay lập tức. - Áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt đối với những video không vi phạm đến chính sách của công ty một cách rõ ràng như video kích động tôn giáo, chủ nghĩa tối cao...Youtube sẽ đưa ra những nội dung cảnh báo bên cạnh những nội dung này, đồng thời, không sử dụng những video này để thu lợi nhuận, cũng không giới thiệu hoặc cho phép người dùng bình luận dưới những nội dung đó.../. CTV Ngọc Loan/VOV.VN.
Cặp sinh đôi kiện tỉ phú Facebook thành tỉ phú bitcoin
Số tiền Facebook dàn xếp với anh em sinh đôi người Mỹ đã biến họ thành tỉ phú đồng tiền ảo bitcoin.
Công nghệ
Anh em nhà Winklevoss vừa trở thành tỉ phú bitcoin đầu tiên trên thế giới. Theo tờ Telegraph, hai anh em sinh đôi Cameron và Tyler nhà Winklevoss đã trở thành tỉ phú đầu tiên của đồng tiền ảo bitcoin sau thương vụ đầu tư "khủng" năm 2013. Anh em nhà Winklevoss từng kiện Mark Zuckerberg, ông chủ của công ty Facebook vì ăn cắp ý tưởng rồi xây dựng nên mạng xã hội nhiều người dùng nhất thế giới. Năm 2013, anh em nhà Winklevoss đầu tư 11 triệu USD vào đồng tiền ảo bitcoin. Sau phiên giao dịch ngày 3.11, đồng tiền ảo đạt tỉ giá kỉ lục 11.700 USD/bitcoin. Điều này đưa hai anh em nhà Winklevoss vào danh sách tỉ phú đầu tiên của đồng tiền ảo đang rất thịnh hành này. Cặp đôi nhà Winklevoss được thế giới biết tới từ năm 2006 sau khi khởi kiện Mark Zuckerberg. Sau đó 3 năm, họ được Facebook gửi 65 triệu USD tiền dàn xếp. Một phần số tiền này được dùng để đầu tư. Tới tháng 10.2015, họ sáng lập ra Gemini, một sàn giao dịch bitcoin đầu tiên trên thế giới được tờ Thời báo Tài chính Anh mô tả là chợ tiền ảo hợp pháp đầu tiên ở các quốc gia phát triển. Trong cuộc phỏng vấn trên tờ FT, Tyler nói: Tôi muốn xây dựng một thứ gì đó giống như sàn Nasdaq hoặc NYSE cho tiền ảo. Chúng tôi muốn một sàn giao dịch mà phố Wall cũng cảm thấy thoải mái. Anh em nhà Winklevoss tuyên bố tiền ảo là tốt hơn vàng. Phương thức thanh toán hoàn toàn mới được này được giới thiệu lần đầu năm 2009 và tăng giá trị hơn 10.000% từ đó tới nay. Đầu tháng 1.2017, tiền ảo chỉ có giá trị 1.000 USD/bitcoin. Hiện nay, mức 10.000 USD/bitcoin đã bị phá vỡ. Quang Minh - RT.
Bô xít chở bằng tàu biển được xem là chất rắn hay hóa lỏng?
Tổ chức Hàng hải quốc tế xem xét bãi bỏ việc coi bô xít là chất vận chuyển rắn mà coi là hóa lỏng.
Công nghệ
Bô xít được vận chuyển bằng đường biển có thể được xếp vào loại chất hóa lỏng (ảnh minh họa). Theo Cục Đăng kiểm VN, Tiểu ban về vận chuyển hàng hóa và container của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) vừa tổ chức khóa họp tháng 9/2017 và hoàn thành các dự thảo thông tư về: quy trình thử để xác định giới hạn độ ẩm vận chuyển của bô xít; Danh mục riêng dành cho bô xít thuộc nhóm A với tên hàng rời vận chuyển bằng tàu là Bauxite fines; Sửa đổi, bố sung đối với danh mục riêng dành cho bô xít thuộc nhóm C. Đáng lưu ý là dự thảo bãi bỏ khuyến nghị về việc bô xít là chất vận chuyển rắn như hiện nay và có thể được xem là chất hóa lỏng, cần áp dụng các biện pháp vận chuyển an toàn đối với hàng hóa lỏng. Điều này dựa trên đánh giá cho thấy tàu có sự chuyển động, chao đảo gây ra bởi sự dịch chuyển của bùn tại bề mặt tự do của bô xít. Nghiên cứu cũng dựa trên vụ chìm tàu chở hàng rời 10 tuổi mang tên Bulk Jupiter, chở bô xít, mang cờ quốc tịch Bahamas, xảy ra ngày 2/1/2015 tại vùng biển Đông Nam Việt Nam, làm 18 thuyền viên thiệt mạng, với nhận định có thể do bô xít vận chuyển bị hóa lỏng. Được biết, bô xít được mô tả trong trong Bộ luật quốc tế về chở xô hàng rời rắn bằng đường biển (IMSBC) của IMO là hàng thuộc nhóm C (loại hàng không hóa lỏng và cũng không có nguy hiểm về hóa học). Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo do Nhóm công tác bô xít toàn cầu kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chỉ ra rằng, bô xít có rủi ro liên quan đến độ ẩm. Do đó, một số loại hàng bô xít phải được xử lý như là hàng thuộc nhóm A của bộ luật IMSBC (loại hàng có thể hóa lỏng). Các dự thảo này dự kiến sẽ được Ủy ban An toàn hàng hải của IMO thông qua tại khóa họp thứ 101 trong năm 2019 và dự định có hiệu lực dự định từ 1/1/2021. Dự thảo nhằm thay thế Thông tư CCC.1/Circ.2/Rev.1 đã được ban hành từ năm 2015. Hồng Xiêm.
Dịch vụ Quản lý tàu xa bờ - LRIT
Hệ thống LRIT là hệ thống thu nhận, truyền phát, cung cấp thông tin nhận dạng và theo dõi vị trí tàu thuyền.
Công nghệ
Sơ đồ tổng quan Hệ thống thông tin LRIT. Để đáp ứng yêu cầu của Công ước SOLAS-74 sửa đổi, bổ sung năm 2006 về việc thiết lập hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa (Hệ thống LRIT) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam là thành viên, cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát vị trí của các tàu thuyền mang cờ quốc gia, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành hàng hải, công tác an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển, ngày 6/11/2014, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 62/2014/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền. Hệ thống LRIT là gì? Với mục tiêu tăng cường công tác kiểm soát an ninh, các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) có thể sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo hành trình của tàu thuyền do hệ thống LRIT cung cấp để đánh giá mức độ đe dọa đến an toàn an ninh và có biện pháp giảm thiểu sự nguy hiểm. Bên cạnh đó, hệ thống LRIT hỗ trợ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển và tìm kiếm cứu nạn hàng hải. Thông tin về các tàu đang hoạt động trong vùng lân cận vị trí tàu bị nạn sẽ giúp các hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn được triển khai nhanh chóng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển. Hệ thống LRIT cho phép người sử dụng làm gì? Hệ thống LRIT cho phép người sử dụng có thể giám sát hành trình của tàu thuyền qua giao diện web. Hệ thống LRIT có thể thu nhận thông tin LRIT của tàu thuyền sau: - Thông tin LRIT của các tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế trong phạm vi các vùng biển trừ 02 vùng cực; - Thông tin LRIT của các tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động trong vùng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của Việt Nam (trong phạm vi 1.000 hải lý tính từ đường cơ sở); - Thông tin LRIT thu nhận từ các tàu thuyền báo thông tin về mã nhận dạng, vị trí và thời gian xác định vị trí của tàu thuyền. Hệ thống LRIT hoạt động như thế nào? - Thông tin LRIT được phát tự động 6 tiếng/lần từ thiết bị LRIT lắp đặt trên tàu qua vệ tinh Inmarsat về Phân hệ cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP). Thông tin sau đó tiếp tục được chuyển tới Phân hệ cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) để chèn thêm một số thông tin cần thiết trước khi gửi tới Trung tâm dữ liệu LRIT quốc gia (NDC) để quản lý và lưu trữ. Người sử dụng được cấp tài khoản để có thể truy cập và khai thác hệ thống qua giao diện website. Các tàu nào phải lắp đặt thiết bị LRIT? Theo yêu cầu của Công ước SOLAS và Quyết định số 62/2014/QĐ-TTg quy định các loại tàu biển phải lắp đặt thiết bị LRIT, bao gồm: - Tàu chở khách, bao gồm cả tàu cao tốc chở khách, hoạt động trên tuyến quốc tế; - Tàu chở hàng, bao gồm cả tàu cao tốc chở hàng, có tổng dung tích từ 300 GT trở lên, hoạt động trên tuyến quốc tế; - Giàn khoan di động. Tàu biển chỉ hoạt động trong vùng biển A1 (cách bờ khoảng 30 hải lý) và đã được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS có thể được miễn trừ lắp đặt thiết bị LRIT. Một số tàu thuyền khác có thể được lắp đặt thiết bị LRIT khi có yêu cầu. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin LRIT phải làm gì? Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị (theo mẫu) đến Cục Hàng hải Việt Nam để yêu cầu cấp tài khoản truy cập, sử dụng thông tin LRIT. (Mẫu đăng ký xem tại Phụ lục của Quyết định số 62/2014/QĐ-TTg). Chủ tàu thuyền Việt Nam gửi văn bản đề nghị đến Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel) để yêu cầu cung cấp thông tin LRIT liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và hoạt động tìm kiếm, cứu nạn đối với tàu thuyền do mình sở hữu hoặc quản lý, khai thác. Người sử dụng thông tin LRIT phải làm gì? Người được cấp tài khoản sử dụng thông tin LRIT phải đảm bảo: - Sử dụng thông tin LRIT vào mục đích an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển, hoạt động tìm kiếm cứu nạn và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; - Tuân theo các quy định của Công ước SOLAS, quy định tại Quyết định số 62/2014/QĐ-TTg; - Người sử dụng trước khi truy cập vào Hệ thống LRIT phải được đào tạo, tập huấn về việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin LRIT. Vishipel.
Choáng ngợp hàng không mẫu hạm 'khủng' nhất thế giới
USS Gerald R. Ford hiện là hàng không mẫu hạm hiện đại nhất và lớn nhất của Mỹ, cũng là lớn nhất trên thế giới.
Công nghệ
Nhận nhiệm vụ từ tháng 7/2017, USS Gerald R. Ford là con tàu đầu tiên thuộc thế hệ tàu lớp Ford, tân tiến hơn nhiều về mặt kỹ thuật so với các tàu lớp Nimitz. USS Gerald R. Ford có thiết kế khung và kho chứa vũ khí tân tiến, được trang bị thang vận chuyển vũ khí mới, thêm không gian trên boong, một hệ thống phóng máy bay bằng điện từ, gấp ba lần công suất phát điện của bất kỳ tàu sân bay nào trước đó, và nhiều đặc điểm khác nữa. Dưới đây là một số hình ảnh về USS Gerald R. Ford, được chụp khi con tàu này đậu ở căn cứ hải quân Norfolk bang Virginia. Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Video nhà chứa máy bay của tàu: Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Video toàn cảnh bong tàu: Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Ảnh: Business Insider. Thanh Hảo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Ấn Độ
Chiều 26/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo hai Tập đoàn lớn của Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng là Adani Green Limted và Suzlon.
Công nghệ
Tiếp tục các hoạt động tại Thủ đô New Delhi, chiều 26/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo hai Tập đoàn lớn của Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng là Adani Green Limted và Suzlon. Thủ tướng đã chứng kiến lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án sản xuất điện gió ngay tại buổi tiếp. Thủ tướng tiếp ông Jayant Parimal, Giám đốc điều hành Công ty Adani Green Energy Limited - Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Tiếp ông Jayant Parimal, Giám đốc điều hành Tập đoàn Adani Green Limted, Thủ tướng đánh giá cao tiềm năng của Tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất điện gió, điện mặt trời thông qua nhiều dự án thành công của tập đoàn được triển khai tại các quốc gia trên thế giới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Tập đoàn Adani Green Limted đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực điện mặt trời, điện gió tại tỉnh Ninh Thuận; đồng thời hy vọng các dự án sẽ sớm đi vào triển khai trong thời gian tới. Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận trao giấy phép đầu tư dự án điện gió cho lãnh đạo Công ty Adani Green Energy Limited dưới sự chứng kiến của Thủ tướng - Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Ông Jayant Parimal cho biết, không chỉ có nhiều kinh nghiệm sản xuất điện năng tái tạo, Adani Green Limited còn thế mạnh trong các lĩnh vực xây dựng và phát triển hạ tầng và cả lĩnh vực nông nghiệp. Adani Green Limted mong muốn được mở rộng hơn nữa các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và dự định, phát triển ít nhất 1.000MW điện tái tạo tại Việt Nam. Đại diện Tập đoàn này cũng bày tỏ cảm ơn các cơ quan hữu quan của Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cấp phép cho Tập đoàn triển khai các dự án tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh đã trân trọng trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án sản xuất điện gió cho Tập đoàn Adani Green Limted tại tỉnh Ninh Thuận. Đại diện Adani Green Limted cũng cam kết với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ khởi công trong vòng 30 ngày nữa và đặt mục tiêu phát điện vào cuối năm 2018. Thủ tướng tiếp ông Himanshoo Raj Khare, Giám đốc Các thị trường mới nổi của Tập đoàn Suzlon - Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Cùng ngày, Thủ tướng tiếp ông Ishwar Mangal, Giám đốc điều hành OSM toàn cầu và Các thị trường mới nổi và ông Himanshoo Raj Khare Giám đốc Các thị trường mới nổi của Tập đoàn Suzlon. Tại buổi tiếp, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ấn Độ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Suzlon. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tập đoàn Suzlon quan tâm đến phát triển các dự án năng lượng gió, cung cấp tua-bin gió cũng như đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện gió tại Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Đại diện Tập đoàn Suzlon giới thiệu với Thủ tướng về thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực công nghệ điện năng tái tạo với nhiều trung tâm nghiên cứu có đội ngũ kỹ sư đầu ngành, trình độ cao. Suzlon cũng là một trong số ít các doanh nghiệp Ấn Độ lọt vào top 10 thế giới trong lĩnh vực này. Bày tỏ quan tâm đầu tư vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam bằng những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, đại diện Tập đoàn Suzlon mong muốn được tạo thuận lợi trong quá trình đàm phán cấp phép đầu tư, xây dựng và vận hành dự án. Vào chiều tối nay theo giờ Việt Nam, trước khi lên đường về nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dự Tiệc mừng ngày Cộng hòa Ấn Độ, do Tổng thống Ấn Độ chủ trì./. Vũ Dũng/VOV.
Hoa Kỳ: Thay đổi của Facebook làm giảm số người dùng
Việc Facebook 'đại tu' bảng tin (News Feed) đã khiến lượng thời gian người dùng dành cho trang giảm, đồng thời cũng giảm số người dùng ở Hoa Kỳ và Canada – ngày 1/2, Facebook cho hay.
Công nghệ
Công ty mạng xã hội này đã có một số thay đổi trong bối cảnh ngày càng có nhiều sự dò xét đối với hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook, cũng như vai trò của nó trong các chiến dịch chính trị và mức độ tác động đến xã hội. Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg nói rằng sự thay đổi sẽ giúp công ty này về lâu dài. Ông gọi 2017 là "một năm mạnh mẽ... nhưng... cũng là một năm khó khăn". Những phát biểu này được đưa ra khi Facebook công bố kết quả kinh doanh mới nhất. Doanh thu của Facebook tăng 47% trong năm ngoái lên hơn 40 tỉ USD, trong khi lợi nhuận tăng 56% lên gần 16 tỉ USD. Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg nói rắng việc thay đổi sẽ giúp công ty này về lâu về dài (Ảnh: Getty). Lợi nhuận đạt được bất chấp việc Facebook phải đóng thêm khoản thuế 2,3 tỉ USD theo luật thuế mới của Hoa Kỳ, trong đó bao gồm thuế đánh một lần đối với lợi nhuận thu được ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông Zuckerberg nói công ty này đang tranh luận rất nghiêm túc về ích lợi của các trang mạng xã hội và muốn đảm bảo rằng chúng sẽ trở nên "có ý nghĩa hơn". "Đó là điều mọi người muốn" - ông nói. Facebook sẽ ưu tiên bài đăng từ bạn bè và gia đình để thúc đẩy sự tương tác giữa người dùng, đồng thời làm giảm tính nổi bật từ nội dung do các doanh nghiệp, phương tiện truyền thông và các công ty đưa lên. Thay đổi của Facebook làm giảm số người sử dụng và giảm lượng thời gian lướt Facebook (Ảnh: HOANG DINH NAM). Ông Zuckerberg cho biết các thay đổi này, bao gồm hiển thị ít hơn các video, đã làm giảm thời gian người dùng dành cho Facebook khoảng 5%, tương đương khoảng 50 triệu giờ một ngày. Số lượng người dùng Facebook cũng giảm nhẹ so với con số được cập nhật vào quý IV/2017. Lãnh đạo Facebook cho hay mạng xã hội này có trung bình 1,4 tỉ người dùng hàng ngày và khoảng 2,13 tỉ người sử dụng hàng tháng trong tháng 12/2017. Ở Mỹ và Canada - khu vực mang lại doanh thu quảng cáo vượt trội - số người sử dụng hàng ngày giảm khoảng 700.000 người, xuống con số 184 triệu người dùng, so với quý trước. Khánh Phương.
Samsung sản xuất chip có khả năng khai thác tiền ảo
Samsung Electronics đang sản xuất chip ASIC có khả năng khai thác tiền mã hóa cho một công ty Trung Quốc và hy vọng điều này sẽ giúp công ty tăng thu nhập trong năm nay.
Công nghệ
Samsung đang mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực tiền mã hóa - Ảnh: Reuters. Theo CNBC, người khổng lồ công nghệ Hàn Quốc có một bộ phận trong ngành bán dẫn gọi là Foundry chuyên sản xuất chip cho các công ty khác. Samsung hôm 31.1 cho biết họ sẽ hưởng lợi từ nhu cầu tiền mã hóa gia tăng trong mảng kinh doanh bán dẫn. Thông tin này cũng đã được các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin vào hôm 30.1, trong đó người phát ngôn của Samsung xác nhận công ty đang thiết kế chip ASIC dành cho mục đích khai thác bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Chúng tôi đang tiến bộ trong việc sản xuất chip cho một công ty khai thác tiền mã hóa ở Trung Quốc. Tất cả đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn sớm để nói về tỷ lệ lợi nhuận từ mảng kinh doanh này, người phát ngôn của Samsung cho hay. Khai thác tiền mã hóa là một quá trình giải quyết các vấn đề toán học phức tạp. Ngoài những chiếc máy tính siêu mạnh, công việc này còn đòi hỏi phải có phần cứng và chip chuyên dụng, và đó là điều mà Samsung có thể thực hiện. Hiện Samsung vẫn chưa tiết lộ nhiều thông tin chi tiết về loại chip này. Nhưng được biết, loại chip chuyên đào tiền mã hóa của Samsung có thể tương thích tốt với bitcoin và ethereum. Phương Anh.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh).
Công nghệ
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Theo điều chỉnh, đến năm 2020, ngành than đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển than như: Vàng Danh 2 công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm; Khe Thần công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm; Trung tâm chế biến và Kho than tập trung vùng Hòn Gai công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm (xây dựng mới modul 1 công suất 2,5 triệu tấn/năm tại phường Hà Khánh và duy trì nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng đến hết năm 2018; sau năm 2018 di chuyển nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng về vị trí Trung tâm chế biến và Kho than tập trung đã xây dựng để lắp đặt thành modul 2 công suất 2,5 triệu tấn/năm); Khe Chàm công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm; Lép Mỹ công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt điều chỉnh tọa độ ranh giới khép góc một số đề án đầu tư thăm dò tài nguyên than như: Đề án thăm dò mỏ Đông Triều - Phả Lại (I, II, III, IV); Đề án thăm dò mỏ Núi Hồng. Điều chỉnh danh mục một số dự án mỏ Vàng Danh; mỏ Nam Mẫu; mỏ Suối Lại; mỏ Cọc Sáu; mỏ Đèo Nai; mỏ Lộ Trí; mỏ Mông Dương. Đồng thời, điều chỉnh danh mục một số dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển ngành Than; bổ sung danh mục các dự án duy trì sản xuất; bổ sung tọa độ ranh giới khép góc các dự án duy trì sản xuất... Trước đó, tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện. D. Tùng.
Khởi đầu cho trung tâm năng lượng sạch lớn nhất Việt Nam
Mới đây, Tập đoàn BIM Group đã tổ chức Khởi công Dự án Nhà máy điện mặt trời dự án BIM 1 (Dự án 18E) tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là dự án đầu tiên nằm trong trung tâm năng lượng sạch lớn nhất nước với quy mô gần 3000 ha, có công suất 330 MW.
Công nghệ
Nhà máy điện mặt trời dự án BIM 1 (30MWp) được xây dựng trên diện tích 35ha với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, được trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại sẽ mang lại hiệu suất cao. Lắp đặt hơn 90,000 tấm pin năng lượng mặt trời, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ cho sản lượng điện hàng năm lên đến 50 triệu kWh. Dự kiến Nhà máy điện mặt trời dự án BIM 1 sẽ hòa lưới điện vào quý III, 2018. Đây cũng là tiền đề để BIM Group phát triển các dự án Điện mặt trời với quy mô lớn hơn với tổng công suất 330MW phát điện trong Quý I năm 2019. Mục tiêu của BIM Group, tới năm 2019, hình thành khu trang trại năng lượng sạch lớn nhất Việt Nam với quy mô trên 300MW trên địa bàn Ninh Thuận. Mục tiêu dài hạn là phát triển ít nhất 1,000MW năng lượng sạch tới năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, BIM Group đã hợp tác cùng AC Energy - một công ty thành viên, mảng Năng lượng thuộc Tập đoàn Ayala, một trong những tập đoàn lớn nhất tại Philippines nhằm phát triển dự án Nhà máy điện mặt trời dự án BIM 1 (Dự án 18E). Dự án sẽ được xây dựng bởi Công ty Conergy. Thịnh Hưng.
TKV nâng cấp chất lượng vận chuyển, bốc rót, khai thác than
Ngày 31/5, Tổng Giám đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) Đặng Thanh Hải đã kiểm tra hiện trường Cảng Điền Công và làm việc với Công ty Kho vận Đá Bạc (Vinacomin) về phương án khôi phục đường sắt vận tải than tuyến Mạo Khê - Phả Lại và hiện đại hóa công nghệ đón, xả than, nhập than tại Cảng Điền Công.
Công nghệ
Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải làm việc với Công ty Kho vận Đá Bạc - Vinacomin. Ảnh: Tư liệu. Công ty Kho vận Đá Bạc cho biết: Hiện nay, việc bán than cho Nhiệt điện Phả Lại có 2 phương thức giao nhận bằng phương tiện thủy từ cảng Bến Cân đi Phả Lại và bằng phương tiện đường sắt từ Ga mỏ Mạo Khê đi Phả Lại. Theo tính toán và so sánh giữa phương án vận tải thủy hiện tại và phương án vận chuyển bằng đường sắt khi cải tạo đường sắt 1435 đoạn Tràng Khê - Mạo Khê với sản lượng từ 7.000 tấn than/tháng thì việc nâng cấp cải tạo đường sắt là hợp lý. Việc vận chuyển than bằng đường sắt từ MB+24 Tràng Khê giao Nhiệt điện Phả Lại hiệu quả hơn, giá thành thấp nếu đảm bảo sản lượng than giao nhận. Trên cơ sở phân tích đánh giá, Công ty Kho vận Đá Bạc đề nghị TKV điều tiết về phẩm cấp than mua mỏ, ưu tiên sản xuất than giao điện Phả Lại nhập kho Tràng Khê để vận chuyển bằng đường sắt. Với mục tiêu hiện đại hóa công nghệ bốc rót than tại Cảng Điền Công, thực hiện quy hoạch cảng lên công suất đạt 13 triệu tấn than, hàng hóa/năm; trong đó than là 12 triệu tấn theo quy hoạch, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Đến 2020 công suất cảng đạt 7 triệu tấn than, hàng hóa/năm; trong đó xuất than đạt 6 triệu tấn/năm, hiện dự án đang triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện các gói thầu... năng suất tối đa có thể thông qua cảng trong giai đoạn 1 là 6,2 triệu tấn/năm phù hợp với công suất thiết kế. Giai đoạn 2 sau 2020, than từ các mỏ được vận chuyển về cảng bằng hệ thống băng tải tuyến Khe Ngát - Điền Công, cùng với thay thế, đồng bộ hóa thiết bị với dây chuyền thiết bị hiện đại; xây dựng thêm bến mới xuất than tại Cảng Điền Công cho tầu 1.000 - 2.000 DWT vào ăn than với 3 máy rót, công suất mỗi máy 1.250 tấn/giờ đảm bảo tổng công suất qua cảng đạt12 triệu tấn than/năm. Thực hiện chỉ đạo của TKV, để đáp ứng điều kiện sản xuất hiện nay và lâu dài, Công ty Kho vận Đá Bạc lập phương án đồng bộ hóa dây chuyền công nghệ xuất, rót than tại Cảng Điền Công, xây dựng bến nhập than, đầu tư thiết bị, hệ thống băng tải, máng rót... nhằm đồng bộ hóa công tác xuất, rót than từ các kho của cảng xuống các bến, kết nối xả than trực tiếp từ các tuyến băng tải xuống các bến và cấp than từ kho than Điền Công vào nhiệt điện Uông Bí, nâng công suất, đáp ứng nhu cầu than thông qua cảng đến năm 2030. Sau thời gian thực tế hiện trường và nghe báo cáo của Công ty Kho vận Đá Bạc và ý kiến của các thành viên khác tham gia, Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải kết luận, việc khôi phục tuyến đường sắt vận tải mỏ Tràng Bạch là cần thiết và phù hợp, Công ty lập dự án báo cáo Tập đoàn phê duyệt đảm bảo hiệu quả. Về hiện đại hóa công nghệ bốc rót than tại Cảng Điền Công, nhất trí với đề xuất của Công ty và yêu cầu rà soát lại các vấn đề liên quan để lập dự án đồng bộ với tuyến băng tải Khe Ngát - Điền Công; liên thông từ kho Khe Thần, Khe Ngát đến Cảng Điền Công theo quy hoạch chung; đầu tư công nghệ, thiết bị phải tiên tiến, hiện đại, đảm bảo về môi trường, hiệu quả đầu tư của dự án, thực hiện chủ trương hiện đại hóa, nâng cao năng suất, giảm chi phí của Tập đoàn. Đồng thời với việc hiện đại hóa thiết bị vận chuyển, bốc rót than, TKV tiến hành đầu tư công nghệ mới thân thiện với môi trường, tập trung chuyển hướng sang khai thác các vỉa sâu. Đây là hướng đi tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về than cho phát triển các ngành kinh tế quốc dân trước thực trạng các vỉa than lộ thiên đang giảm đáng kể về sản lượng khai thác. Các công nghệ mới thân thiện môi trường đó là: Xây lò giếng đứng hiện đại khai thác vỉa sâu. Hiện nay, Công ty Than Hà Lầm đang khai thác ở độ sâu âm 150m và đầu tư 2.200 tỷ đồng mở vỉa bằng ba đường lò giếng đứng tới mức âm 300m so với mặt nước biển. Ngày 12/11/2009, tại lò giếng được đặt tên theo ngày vùng mỏ bất khuất 12 - 11, thợ mỏ Hà Lầm đã chạm tới độ sâu âm 300m. Đây được xem là cột mốc đáng nhớ trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Than. Ngoài các thiết bị đã có Hà Lầm đã đầu tư mới hàng loạt các thiết bị cơ giới hóa phục vụ cho công tác đào lò ở độ sâu âm 300m... Đặc biệt là từ năm 2015, Hà Lầm đã đầu tư lò chợ cơ giới hóa (CGH) đồng bộ công suất 600.000 tấn/năm và dự kiến cuối năm nay sẽ đưa tiếp lò chợ CGH đồng bộ 1,2 triệu tấn/năm vào hoạt động. Cách đây 3 năm, Công ty Than Khe Chàm cũng đã đón nhận tấn than đầu tiên tại mỏ Khe Chàm III sau 7 năm xây dựng. Mỏ được khai thông bằng cặp giếng nghiêng chiều dài gần 1,6km, dốc thoải 12 độ, vươn đến độ sâu âm 300m, công suất 2,5 triệu tấn/năm. Về cơ giới hóa khai thác mỏ, theo Chủ tịch Hội đồng Thành viên TKV Lê Minh Chuẩn, việc đầu tư đồng bộ các hầm, mỏ hiện đại đã nâng cao năng suất lao động, độ an toàn, cải thiện điều kiện làm việc cho thợ lò. Đây cũng là hướng đi hiện đại của TKV, hướng đến xây dựng mỏ hiện đại - xanh, sạch, đẹp - an toàn - ít người. Lộ trình phát triển ngành Than bền vững sẽ được củng cố bằng khai thác hầm lò bởi 90% trữ lượng than tìm kiếm được phải khai thác từ các lò bằng và lò giếng. Không những vậy, việc khai thác xuống sâu còn giúp giảm chi phí bốc xúc đất đá, bảo vệ môi trường sinh thái. Thế Lữ.
Than Khe Chàm: Hiệu quả nhờ áp dụng cơ giới hóa
Công ty than Khe Chàm được đánh giá là đơn vị tiên phong trong cuộc cách mạng về đổi mới công nghệ, đang đi những bước vững chắc trên con đường chinh phục độ sâu - 300, ngày càng khẳng định dấu ấn riêng.
Công nghệ
Công ty than Khe Chàm áp dụng hệ thống điều khiển, giám sát tập trung. Than Khe Chàm không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới. Than Khe Chàm là một trong những đơn vị dẫn đầu TKV áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Một số công trường khai thác, đào lò của Than Khe Chàm nhiều năm giữ các kỷ lục của Tập đoàn, tiêu biểu như: Công trường Đào lò 6; Đào lò 3; Khai thác 1, 4 và 6, Công trường Khai thác 2. Công nghệ khai thác điển hình là lò chợ cơ giới hóa chống giữ bằng giàn ZZ (ZT) - 3200/16/26 kết hợp với máy khấu MG-150/375W hoạt động từ năm 2005, đến nay đã trải qua 11 năm hoạt động liên tục nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Ngay từ năm 2006, với tầm nhìn chiến lược, được sự cho phép của TKV, tập thể lãnh đạo Than Khe Chàm đã tiến hành đầu tư Dự án Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III để kịp thời sản xuất gối đầu khi mỏ than Khe Sau 7 năm tích cực triển khai đào lò, xây dựng cơ bản, đến ngày 10/11/2013, Than Khe Chàm đã khai thác lò chợ đầu tiên tại mỏ than Khe Chàm III. Đến nay, Công ty đã đưa được 4 lò chợ giá xích vào hoạt động. Ngày 16/3/2016, Than Khe Chàm chính thức vận chuyển 77 giàn chống ZFY-5000/16/28, 3 giàn chống ZFG-6200/17/30, 2 bộ máng cào, máy khấu và thiết bị cơ giới hóa từ mặt bằng +112 xuống lắp đặt tại lò chợ 14.5-5. Ngày 12/4/2016, tấn than đầu tiên được khấu bằng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ thu hồi than nóc lò chợ 14.5-5 với công suất 600.000 tấn/năm, là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, trước sự chứng kiến của tập thể lãnh đạo Công ty. Dự án này có tổng mức đầu tư trên 252 tỷ đồng, thuộc Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III - TKV. Từng bước đưa ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn. Khai thác và đào lò tại vỉa 14.5 mỏ than Khe Chàm III (vỉa trên cùng của dự án) có điều kiện địa chất phức tạp, than mềm, yếu, bở, rời, không xác định được độ cứng, áp lực mỏ lớn, độ ẩm than thấp, vỉa có chiều dày lớn dao động từ 0,73 15,1m, trung bình 6,62m. Do vậy, trong quá trình khai thác và đào lò thường xuyên diễn ra tình trạng tụt nóc, lở trước gương, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, gây khó khăn cho công tác thi công. Khắc phục tình trạng trên, các kỹ sư trẻ của Công ty đã học hỏi, từng bước nắm bắt được công nghệ khoan ép nước nhằm tăng tính ổn định của vỉa than, đồng thời giảm bụi và nhiệt độ trong lò. Đặc biệt, công tác khoan ép nước cũng được Công ty đưa vào sử dụng rất hiệu quả, giải quyết các khó khăn trong quá trình đào lò, chuẩn bị cho lò chợ cơ giới hóa đồng bộ 14.5-5... Tháng 3/2016, Công ty đã tiến hành triển khai chống lò thử nghiệm bằng vì neo hỗn hợp với tỷ lệ 2:1 tại một số các đường lò đào trong vỉa 14.4. Bước đầu, các đường lò chống neo hỗn hợp đều bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, không có hiện tượng dịch chuyển đất đá bao quanh... Công ty than Khe Chàm đang tính toán để đầu tư mở rộng sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa đến 60% sản lượng, đưa Than Khe Chàm trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ngành khai thác than hầm lò, phát triển bền vững với tiêu chí Mỏ hiện đại, mỏ an toàn, mỏ ít người, mỏ sạch. Theo Vinacomin.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nhiệt điện
Đây là cảnh báo của ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường (Bộ TN-MT), tại hội thảo Bảo vệ môi trường trong các dự án nhiệt điện và Quy hoạch sử dụng biển giai đoạn hiện nay.
Công nghệ
Hội thảo Bảo vệ môi trường trong các dự án nhiệt điện và Quy hoạch sử dụng biển do Bộ TN-MT phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 20.6. Ông Tài cho biết theo tính toán của giới chuyên gia, để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế khoảng 7%/năm, phải đảm bảo phát triển điện tốc độ khoảng 11%/năm. Với tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành điện, nếu không có giải pháp bảo vệ môi trường quyết liệt, nghiêm túc thì nước ta có thể phải gánh hậu quả về môi trường, đặc biệt là khối lượng tro, xỉ phát sinh. Hiện 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành tạo ra lượng tro, xỉ khá lớn, năm 2016 đạt khoảng 15,8 triệu tấn/năm; dự báo năm 2020 khoảng 23 triệu tấn/năm, 2025 sẽ tăng lên 29 triệu tấn/năm và 2030 sẽ tăng 37 triệu tấn/năm. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết thêm với lượng tro, xỉ vừa qua, việc lưu trữ, bảo quản có thể gây tác động môi trường. Cụ thể, một số sự cố nước tràn từ bãi thải, ô nhiễm bụi đã xảy ra tại khu vực trung tâm nhiệt điện than như Vĩnh Tân , Duyên Hải, nhà máy nhiệt điện Phả Lại , Uông Bí. Tổng cục Môi trường đã thanh tra 19 nhà máy nhiệt điện than, qua đó phát hiện không ít tồn tại, vi phạm công tác bảo vệ môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Theo ông Tài, các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường trước nguy cơ gây ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện là lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát lượng phát thải, thành phần phát thải khí, nước, nhiệt độ; tái sử dụng nước thải công nghiệp; trồng cây xanh tạo hành lang cách ly; đánh giá thường xuyên về công nghệ phát triển nhiệt điện; công khai minh bạch thông tin về môi trường cho cộng đồng biết; đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện công nghệ cũ; ưu tiên phát triển điện gió, điện mặt trời. Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cũng cho rằng cần áp dụng công nghệ nhiệt điện mới tiên tiến, đảm bảo an toàn cho môi trường. Với các nhà máy hiện tại, sẽ xem xét nghiêm túc các giải pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt lưu tâm đến xỉ than là vấn đề lớn nhất. Đồng thời giám sát chặt chẽ những nhà máy nhiệt điện đang hoạt động để hạn chế tác động xấu đến môi trường. Lê Quân.
Nhiệt điện than: hiểu đúng về công nghệ sạch
PGS. TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt Nam cho rằng, tro bụi từ các nhà máy nhiệt điện than đã cơ bản được xử lý triệt để.
Công nghệ
Xử lý 99,75% tro nhiệt điện. - Có ý kiến cho rằng, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam thiếu công nghệ sạch. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông? Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam tiêu thụ lượng than rất lớn. Than của Việt Nam có độ tro rất cao. Trung bình mỗi nhà máy có công suất 1.200 MW sử dụng than Việt Nam thải ra 1,2 - 1,5 triệu tấn tro/năm. Nếu không có biện pháp xử lý, sẽ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường khu vực xung quanh. Từ nhiều năm, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam đã sử dụng công nghệ xử lý tro tương đối tốt với hệ thống lọc bụi tĩnh điện hiệu suất đạt trên 99,75%. Như vậy, lượng tro đã được thu hồi gần hết, chỉ còn một lượng rất nhỏ theo ống khói thoát ra ngoài không khí. Các ống khói của nhà máy nhiệt điện than công suất nhỏ có chiều cao 160m, còn những nhà máy với công suất lớn, chiều cao ống khói từ 200 - 250m. Với độ cao này, tốc độ gió sẽ đẩy tro tản ra theo không gian rất rộng với đường kính khoảng 50 - 100 km. Với độ tro bụi đã được lọc rất kỹ, lại tản ra không gian rộng lớn, gần như người dân ở khu vực xung quanh không thể bị ảnh hưởng. Như vậy, có thể khẳng định, tro bụi từ các nhà máy nhiệt điện than đã cơ bản được xử lý triệt để. Vấn đề thứ hai, khi các nhà máy nhiệt điện than tiêu thụ lượng than lớn sẽ tạo ra các loại khí rất độc. Chính vì vậy, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam đều có hệ thống khử SO2 và NOX. Lượng khí thải qua miệng ống khói nằm trong quy định cho phép. Tôi cho rằng, chúng ta không cần phải lo lắng về vấn đề này bởi tiền đầu tư cho hệ thống khử SO2 và NOX lên tới hàng trăm triệu USD, rất hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Hiện nay, Việt Nam cũng đã tiến thêm một bước quan trọng trong bảo vệ môi trường sống. Đó là thực hiện quan trắc online 24/24 giờ về mức độ ô nhiễm. Do đó, chúng ta không phải quá lo ngại về việc gây ra ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện than. Trừ khi buông lỏng quản lý dẫn tới sự cố đáng tiếc, khiến người dân hiểu sai là các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần phải khẳng định rằng, ô nhiễm môi trường là vấn đề được các cấp, các ngành và đặc biệt là cộng đồng dân sinh đặc biệt quan tâm. Khi xây dựng nhà máy, chủ đầu tư đã tính toán đầy đủ hệ thống kiểm soát môi trường, nhiệm vụ còn lại là cần vận hành tốt hệ thống đó. Vì vậy, tôi cho rằng, các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam hiện nay đã sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu sử dụng tro thành VLXD. - Trên thực tế đã có nhà máy nhiệt điện than gặp sự cố trong quá trình xử lý tro bụi, thưa ông? Không thể nói rằng, không có bất kỳ sự cố nào có thể xảy ra trong quá trình xử lý tro bụi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ khâu lập dự án thiết kế, hoặc trục trặc máy móc trong quá trình vận hành... Quan trọng nhất là tìm được nguyên nhân chính xác và nhanh chóng khắc phục. Trên thế giới, tro bụi của các nhà máy điện hầu như đều được sử dụng một cách hiệu quả. Thậm chí có những nước còn rơi vào tình trạng báo động phải nhập khẩu tro bụi. Đối với họ, tro bụi là rất quý, chứ không phải chất thải nguy hại. - Việt Nam sử dụng nguồn tro bụi này như thế nào, thưa ông? Đến nay, tro bụi của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại được sử dụng để làm bê tông đầm lăn của đập Thủy điện Sơn La, được bán với giá 750.000 đồng/tấn, tương đương với giá xi măng. Trước đó, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình cũng bán được tro bụi làm vật liệu xây dựng và không còn tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh Nhà máy. - Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, chất lượng tro xỉ nhiệt điện than của Việt Nam không đảm bảo chất lượng để sản xuất vật liệu xây dựng. Có thể lý giải thế nào về ý kiến này, thưa ông? Muốn lý giải điều này phải hiểu sâu về tro và carbon. Than của Việt Nam là than khó cháy, còn gọi là than đá già, thuộc loại già nhất trong các loại than. Trong khoa học, chỉ tiêu để đo độ cháy của than gọi là hàm lượng chất bốc. Ví dụ, khi đốt tờ giấy thì ngọn lửa cháy bùng bùng ngay, đó là chất bốc tỏa ra. Sau đó, tờ giấy vẫn còn lại một lớp than đen, muốn cháy kiệt tờ giấy phải để trong một không gian rất hẹp, có nhiều giấy thì tàn giấy mới cháy kiệt thành tro trắng. Nếu không kiệt, nó vẫn là tro đen, mà tro đen tức là còn carbon chưa cháy hết, mới chỉ cháy phần khí bốc ra. Tương tự như vậy với than. Than của Việt Nam rất khó cháy kiệt, nên trong tro than vẫn còn lẫn từ 12- 15% carbon chưa cháy, do đó tro có mầu đen. Còn nếu tro đã cháy hết than thì sẽ ngả sang mầu xám trắng. Carbon là chất làm cho độ kết dính kém hơn. Cho nên, nếu lấy tro còn carbon sản xuất xi măng, sẽ ảnh hưởng đến độ bền, độ kết dính của xi măng. Vì vậy, khi các đơn vị sử dụng tro xỉ để làm vật liệu xây dựng cần nghiên cứu kỹ phương án xử lý, đảm bảo việc sử dụng tro xỉ hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm VLXD. - Xin cảm ơn ông! H.Nam.
Xử lý dứt điểm gói thầu thiết bị ở Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại
Trước yêu cầu trung tu, sửa chữa hệ thống UPS khối 5 của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, từ tháng 3-2015, Công ty cổ phần Nhiệt điện (CTNÐ) Phả Lại đã tổ chức đấu thầu hạng mục này.
Công nghệ
Thiết bị UPS đang được thử nghiệm tại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Kết quả, tháng 8-2016, Liên danh nhà thầu (LDNT) gồm Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh và Xuất nhập khẩu Hoàng Hải - Công ty TNHH Kỹ thuật điện - Tự động hóa A&E; (Hoàng Hải - A&E;) đã trúng gói thầu này. Mặc dù đã giao hàng đến chân công trình theo đúng hợp đồng từ tháng 4-2017, nhưng suốt từ đó đến nay, chủ đầu tư không nghiệm thu thiết bị khiến LDNT bị thiệt hại. Nhùng nhằng không nghiệm thu. Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, ngày 6-3-2015, CTN Phả Lại thông báo mời thầu gói thầu cung cấp thiết bị lắp đặt hệ thống UPS khối 5 - kế hoạch sửa chữa lớn năm 2014; đóng thầu ngày 30-3-2015. Sau hơn 180 ngày sửa đổi hồ sơ mời thầu và 240 ngày chấm xét thầu (tính từ 30-3-2015 đến 16-8-2016), LDNT Hoàng Hải - A&E; được xét trúng thầu. Ngày 8-9-2016, các bên đã ký Hợp đồng số 4939/H-PPC Trung tu hệ thống UPS khối 5 - Kế hoạch sửa chữa lớn năm 2014 Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Ngày 13-4-2017, LDNT đã giao hàng đến chân công trình. Ngày 20-4-2017, Hội đồng nghiệm thu kỹ thuật (HNTKT) CTN Phả Lại đã cho mở hòm kiểm tra thiết bị lần thứ nhất (sau khi mở hòm kiểm tra thiết bị, HNTKT yêu cầu nhà thầu giải trình một số nội dung mà họ cho là có sự sai khác) và đó cũng là bắt đầu một hành trình gần chín tháng, LDNT không được CTN Phả Lại nghiệm thu. Ông Nguyễn ình Hoàng, Giám đốc Công ty Hoàng Hải, đại diện LDNT Hoàng Hải - A&E; cho biết, hàng hóa của nhà thầu cung cấp bảo đảm đầy đủ tính pháp lý, đầy đủ các yếu tố kỹ thuật tin cậy và là hệ thống UPS được cung cấp mới nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm giao hàng. LDNT đã cung cấp hàng hóa đúng hợp đồng đã ký kết. Cụ thể: đúng về số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng, công suất làm việc, chất lượng bảo đảm mới 100%, sản xuất cuối năm 2016 đầu năm 2017, có đầy đủ chứng nhận xuất xứ (CO), chứng nhận chất lượng (CQ), tờ khai hải quan, tài liệu kỹ thuật kèm theo chứng minh sự hợp lệ của hàng hóa. Các nội dung này đã được thể hiện đầy đủ trong biên bản mở hòm kiểm tra thiết bị ngày 20-4-2017, biên bản mở hòm kiểm tra thiết bị ngày 26-7-2017 và biên bản nghiệm thu kỹ thuật tại chân công trình ngày 21-9-2017. Trong nội dung của biên bản nghiệm thu kỹ thuật tại chân công trình là không đồng ý nhận các mục 1, 2, 3, 4 hàng hóa của LDNT với lý do: Có hai thông số kỹ thuật bị đánh giá không đúng hợp đồng (không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật). Thứ nhất, dòng điện đầu vào sử dụng cho thiết bị nhà thầu cung cấp thấp hơn so với dòng điện đầu vào của thiết bị đang sử dụng của hồ sơ mời thầu (thiết bị tiêu thụ năng lượng ít hơn hoàn toàn có lợi cho chủ đầu tư). Thứ hai, bộ chuyển mạch đi tắt bằng tay mà CTN Phả Lại đang sử dụng công tắc chuyển mạch dạng núm vặn 0, 1, 2, 3, 4 (drum switch), nhưng nhà thầu lại cung cấp công tắc chuyển mạch là áp-tô-mát riêng biệt cho bốn vị trí (hồ sơ mời thầu và hợp đồng chỉ yêu cầu cung cấp công tắc chuyển mạch tiếp trước cắt sau bốn vị trí chứ không quy định theo kiểu nào). HNTKT kết luận là không đúng kiểu như trước đây sử dụng và đánh giá không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, thiết bị chuyển mạch bypass dạng núm vặn đã được các hãng UPS lớn trên thế giới thay thế bằng tổ hợp chuyển mạch với liên động điện bảo đảm an toàn vận hành và thiết bị này được lắp trong hệ thống UPS mới mà nhà thầu đã cung cấp. Mặc dù đã được hãng sản xuất, LDNT giải trình cặn kẽ nhưng sau hơn năm tháng (tính từ ngày hàng hóa về đến chân công trình và ngày có biên bản nghiệm thu) HNTKT đã kết luận: Hàng hóa nhà thầu cung cấp không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và không tiếp nhận số hàng hóa nhà thầu đã bàn giao, dù sản phẩm đó thuộc nhóm G7 (Anh) tiết kiệm năng lượng, an toàn hơn trong công tác vận hành. Thậm chí, HNTKT còn bắt lỗi cả sự khác nhau giữa trọng lượng thiết bị ghi trên bao bì vận chuyển với trọng lượng ghi trên tài liệu kỹ thuật, so chữ trên bảng tên thiết bị (Name plate) để nhà thầu và hãng sản xuất phải thay bảng khác. ến thời điểm này, sau gần chín tháng từ khi giao hàng, hai bên mới thống nhất phương án và tiến hành thử nghiệm (quá trình này cũng mất tới 72 ngày). Theo đó, hai bên đã mời Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Bắc làm thí nghiệm để xác định lại các thông số trên thiết bị phù hợp yêu cầu hay không. Giải quyết dứt điểm, khách quan vụ việc. ể làm rõ vụ việc, chúng tôi đã làm việc với Tổng Giám đốc CTN Phả Lại Phạm Văn Thư và được biết, đoàn thanh kiểm tra của Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) vừa đến công ty để xác minh các vấn đề chung quanh gói thầu này. Về phía công ty có quy trình rõ ràng về kiểm tra, chạy thử, nghiệm thu các thiết bị của nhà thầu một cách minh bạch. Trong trường hợp này, HNTKT xét thấy có sự khác nhau của một số thông số của thiết bị nhập về so với quy định trong hợp đồng thầu. Những vấn đề này đều được nêu rõ trong các biên bản làm việc giữa CTN Phả Lại và LDNT. ể giải quyết dứt điểm vụ việc, hai bên đã thống nhất mời bên thứ ba có tư cách pháp nhân vào thí nghiệm, xác định lại các thông số trên thiết bị đã nhập về công trình. Hiện Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Bắc đã bắt đầu thí nghiệm thiết bị. Ông Thư khẳng định, nếu kết quả thử nghiệm này đạt yêu cầu thì CTN Phả Lại sẽ nghiệm thu cho LDNT. Công ty cũng nhất trí được là, các nhà sản xuất thiết bị trên thế giới cũng liên tục đưa ra những hệ thống thiết bị công nghệ mới theo tiêu chuẩn mới và linh hoạt yêu cầu nhà thầu cung cấp thiết bị tương đương hoặc có công nghệ tốt hơn, phù hợp yêu cầu vận hành, không cứng nhắc. Việc bắt buộc nhà thầu mua sắm đúng thiết bị đã sản xuất cách đây nhiều năm là điều không thể. Cũng theo ông Thư, việc không thống nhất nghiệm thu là do HNTKT nhận thấy có sự khác nhau về các thông số kỹ thuật, cho nên không thể bảo đảm những thiết bị này khi đấu nối hệ thống có vận hành an toàn tuyệt đối hay không. LDNT có quyền chào hàng thiết bị tốt hơn, mới hơn, nhưng phải chứng minh phù hợp với hồ sơ mời thầu, nghĩa là tốt hơn về kỹ thuật, phù hợp không gian (để lắp đặt), bảo dưỡng, bảo hành... Có nhiều tình huống, nhà thầu chào những thiết bị mà khi trúng thầu (quá trình đấu thầu, xét thầu, trúng thầu thường mất thời gian dài) thì nhà sản xuất đã thay đổi mẫu mã. Do đó, chủ đầu tư phải linh hoạt, nhưng nhà thầu cũng cần thông báo, giải trình kịp thời để hai bên cùng xem xét. Về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn iện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành cho biết, do CTN Phả Lại là công ty cổ phần, cho nên EVN không can thiệp sâu vào công việc nội bộ. Thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc EVNGENCO 2 (đơn vị đại diện 51% vốn sở hữu của EVN tại CTN Phả Lại) và CTN Phả Lại. LDNT có quyền khiếu nại khi thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị ảnh hưởng và khi đó, EVNGENCO 2 phải có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ vụ việc. Quan điểm của EVN là sự việc phải được giải quyết khẩn trương, khách quan, công tâm; ai sai thì phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, theo Tổng Giám đốc EVNGENCO 2 Trương Hoàng Vũ, khi nhận được đơn khiếu nại, kêu cứu của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh và Xuất nhập khẩu Hoàng Hải, Tổng công ty đã thành lập ngay đoàn kiểm tra để đến CTN Phả Lại xác minh vụ việc từ ngày 26 đến 29-12-2017. Chiều 2-1, Tổng công ty đã tổ chức họp gấp để đánh giá sơ bộ kết quả kiểm tra. ể có kết luận chính thức thì phải mất vài ngày nữa, nhưng trước mắt, EVNGENCO 2 chỉ đạo CTN Phả Lại tạo điều kiện thuận lợi để các bên hoàn thành công tác thí nghiệm thiết bị; chấp hành nghiêm kết quả thí nghiệm, nếu đạt phải nghiệm thu ngay cho LDNT. Ông Vũ cho rằng, quá trình này phải mất từ bảy đến 10 ngày. Qua sự việc nêu trên, theo chúng tôi, rõ ràng, một gói thầu thay thế thiết bị có vai trò quan trọng trong vận hành nhà máy nhiệt điện mà kéo dài gần chín tháng không được nghiệm thu, thực hiện, đã và đang gây thiệt hại lớn về phương án tài chính, bố trí kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho nhà thầu. Bên cạnh đó, việc chậm trễ trong việc thay thế thiết bị cũ cũng có rủi ro rất lớn cho chính chủ đầu tư (CTN Phả Lại) nếu hệ thống cũ đang vận hành gặp sự cố. Những bất đồng về thông số kỹ thuật lẽ ra phải được giải quyết sớm hơn nếu phía CTN Phả Lại không chậm trễ trong khâu giấy tờ qua lại, gây ức chế cho nhà thầu. Do đó, EVNGENCO 2, CTN Phả Lại cần sớm phối hợp các đơn vị liên quan xem xét, xử lý dứt điểm vụ việc khách quan, công tâm; trong trường hợp nếu phát hiện sai phạm, cần xử lý nghiêm khắc. NHÓM PHÓNG VIÊN KINH TẾ.
Loay hoay xử lý tro, xỉ nhiệt điện
Tro, xỉ nhà máy nhiệt điện phía Bắc khá đắt hàng thì tại phía Nam, các dự án nhiệt điện vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đối tác tiêu thụ
Công nghệ
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản cho phép Công ty CP Đầu tư Mãi Xanh (Công ty Mãi Xanh) lập hồ sơ, đầu tư Nhà máy Sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ than của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân tại tỉnh này. Ngay sau đó, Công ty Mãi Xanh đã ký hợp đồng tiêu thụ toàn bộ tro, xỉ cho cả vòng đời dự án của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 để sử dụng để làm vật liệu xây dựng. Cho cũng không ai lấy. Công ty Mãi Xanh sẽ sản xuất vật liệu xây dựng không nung, xi-măng, các cấu kiện bê-tông đúc sẵn... với quy mô nhà máy trên diện tích khoảng 25,5 ha tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, Công ty Mãi Xanh mới chỉ là 1 đơn vị đứng ra bao tiêu tro, xỉ của một nhà máy. Trong khi đó, việc xử lý hết được lượng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện khu vực phía Nam lại gặp nhiều khó khăn. Bãi chứa tro, xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng Ảnh: PHƯƠNG NHUNG. Đơn cử, với Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - tổng công suất 2 tổ máy là 1.244 MW, tiêu thụ khoảng 3,5 triệu tấn than/năm - lượng tro, xỉ thải ra khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Lượng tro, xỉ này sau khi được trộn với nước để ngăn ngừa phát tán bụi tro sẽ được lưu giữ tại bãi xỉ có diện tích khoảng 38,37 ha. Theo tính toán, diện tích này chỉ đủ để trữ lượng tro, xỉ của riêng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 trong vòng 7,2 năm. Đại diện một nhà máy nhiệt điện than cho biết tro, xỉ ở nhiều nơi chưa thể bán được do thị trường chưa có nhu cầu. Thậm chí, dù "cho không" cũng không đơn vị nào đến lấy bởi sẽ tốn chi phí vận chuyển, bảo quản và phải đầu tư bãi chứa, công nghệ. "Đặc biệt, khu vực phía Nam càng khó khăn bởi thị trường chưa có thói quen thêm tro, xỉ vào trộn bê-tông để tăng hoạt tính. Tại đây cũng không có nhiều nhà máy sản xuất xi-măng như khu vực phía Bắc. Chưa kể ở phía Nam, các nhà máy nhiệt điện thường ở xa trung tâm, cước phí vận chuyển đến nơi tiêu thụ lớn" - vị đại diện này phân tích. Phải bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng. Khác với khu vực phía Nam, các tỉnh có nhiệt điện tại phía Bắc hiện đã tiêu thụ được gần như toàn bộ lượng tro, xỉ. Ông Trần Hữu Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng, cho biết 2 năm trở lại đây, Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đã ký hợp đồng bán 100% lượng tro, xỉ cho các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu trộn bê-tông, xi măng... Tro, xỉ được bảo đảm chở bằng hệ thống xe bồn kín đến nơi tiêu thụ với giá bán khá rẻ, từ 10.000-20.000 đồng/tấn tùy chất lượng. "Ước tính, năm 2016, nhà máy thu được khoảng 2-3 tỉ đồng tiền bán tro, xỉ. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề doanh thu từ việc bán tro, xỉ, giá bán chỉ mang tính khuyến khích. Mấu chốt là đã giải quyết được bài toán đầu ra cho chất thải của nhà máy" - ông Nam nhìn nhận. Tương tự, tro bụi của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã được sử dụng để làm bê-tông đầm lăn của đập Thủy điện Sơn La với giá bán rất cao, 750.000 đồng/tấn, tương đương với giá xi-măng. Trước đó, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình cũng bán tro bụi làm vật liệu xây dựng và không còn tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo PGS-TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam, trên thế giới, tro bụi của các nhà máy điện hầu như đều được sử dụng hiệu quả. Thậm chí, có những nước còn phải nhập khẩu bởi họ xác định tro bụi là nguyên liệu rất quý chứ không phải chất thải nguy hại. Nhưng ở Việt Nam, thực trạng chung là số lượng các nhà máy nhiệt điện than ngày càng lớn nhưng lượng tro bụi lại chưa được sử dụng hiệu quả. "Các cấp, các ngành chưa vào cuộc đồng bộ để xử lý tro bụi thành nguyên liệu, thậm chí còn tính đến chuyện thải bỏ và chôn lấp, lãng phí rất lớn" - ông Nghĩa nhận xét. Ngoài ra, về vấn đề chất lượng vật liệu xây dựng sản xuất từ xỉ tro, ông Nghĩa cho rằng cần hết sức lưu ý. Nguyên nhân là bởi than của Việt Nam rất khó cháy kiệt nên trong tro vẫn còn lẫn 12%-15% carbon chưa cháy khiến tro có màu đen. Carbon là chất làm cho độ kết dính kém hơn. Nếu lấy tro còn carbon sản xuất xi-măng sẽ ảnh hưởng đến độ bền, độ kết dính của xi-măng. Đến năm 2020: Sử dụng 56 triệu tấn tro, xỉ. Giữa tháng 4-2017, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 452 phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng. Riêng đối với tro, xỉ nhiệt điện, mục tiêu đến năm 2020 làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi-măng khoảng 14 triệu tấn; thay thế một phần sét để sản xuất clinke xi măng khoảng 8 triệu tấn; thay thế một phần sét để sản xuất gạch đất sét nung khoảng 7 triệu tấn; làm phụ gia khoáng cho sản xuất bê-tông và gạch không nung khoảng 2 triệu tấn; làm vật liệu san lấp mặt bằng công trình, hoàn nguyên mỏ và làm đường giao thông khoảng 25 triệu tấn. Thùy Dương.
Tập trung trí tuệ khoa học phát triển bền vững cảng - đường thủy
Hơn 30 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, Hội Cảng-Đường thủy-Thềm lục địa Việt Nam (VAPO) đã có nhiều thành tích quan trọng về khoa học công nghệ (KHCN) trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông vận tải thủy...
Công nghệ
Tàu 18.000 TEU cập cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đồng hành với những công trình trọng điểm của đất nước. VAPO là hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng công trình cảng biển, cảng sông, luồng tàu hàng hải, luồng tàu thủy nội địa, nhà máy đóng, sửa chữa tàu, các công trình trên đảo và thềm lục địa. VAPO ra đời trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới của đất nước cách đây hơn 30 năm theo Quyết định số 135 ngày 20/5/1987 của Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng Việt Nam. VAPO được thành lập để tập hợp các nhà khoa học, các tổ chức từ quản lý nhà nước đến các ban quản lý dự án, viện nghiên cứu, trường đại học, tư vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu thi công, nhà sản xuất và cung ứng vật liệu trong lĩnh vực cảng - đường thủy, khai thác cảng, khai thác dầu khí. VAPO cũng là thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam và thành viên của Tổ chức Cảng - Đường thủy thế giới (PIANC). Hơn 30 năm qua, những đóng góp của VAPO vào sự phát triển của ngành xây dựng cảng đường thủy rất đáng trân trọng. Hội viên của VAPO tự hào về những gì đã đóng góp cho ngành và tiếp tục phấn đấu xây dựng hội ngày càng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Từ ngày đầu thành lập với một số ít cơ quan và cá nhân do nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, Tổng công trình sư Nguyễn Đình Doãn làm chủ tịch, đến nay VAPO không ngừng phát triển với gần 70 hội viên tập thể và trên 100 cá nhân là các nhà khoa học, các nhà chuyên môn có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong ngành. Trong 3 thập kỷ qua, VAPO đã khẳng định vị thế của mình bằng những đóng góp về ứng dụng KHCN mới, tư vấn phản biện và giám định xã hội hiệu quả tại các công trình trọng điểm quốc gia, ngành GTVT, ngành xây dựng và ANQP. Các nhà khoa học của VAPO thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học chuyên ngành về thiết kế, thi công bến cảng (sông, biển) và lấn biển... Đồng thời, lập nhiều luận chứng kinh tế - kỹ thuật tư vấn cho Bộ GTVT, Quốc phòng và nhiều địa phương vùng duyên hải. Những công trình trọng điểm quốc gia cũng có sự tham gia của VAPO trong việc lập và thẩm tra dự án. Điển hình là Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, Quy hoạch vận tải Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, dự án WB5, WB6, luồng cho tàu có tải trọng lớn vào sông Hậu, quy hoạch và lựa chọn vị trí cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, các cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải, các cảng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, cảng khu vực miền Trung... Phần lớn các công trình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực cảng đường thủy đều do các hội viên của VAPO triển khai từ khâu lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và khai thác. Các công trình sau khi đưa vào khai thác đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, làm thay đổi diện mạo của địa phương, khu vực và cả nước. Hội nhập và phát triển. Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, các hội viên của VAPO luôn trăn trở và không ngừng nghiên cứu ứng dụng KHCN tiên tiến, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế vào công tác khảo sát thiết kế và thi công trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hội đã hợp tác với nhiều tổ chức khoa học kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển như: OCDI, JOPCA, NILIM, SCOPE, NIPPON KOEI, JPC (Nhật Bản), HASKONING, DELF (Hà Lan), Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, DHI (Đan Mạch), đặc biệt là Tổ chức Cảng đường thủy thế giới (PIANC)... Bên cạnh đó, các chuyên gia của VAPO đã và đang tham gia giảng dạy, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ thuộc ngành Cảng - Đường thủy; chủ trì thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước, tham gia nghiệm thu các đề tài khoa học cấp Bộ; tổ chức các hội thảo khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế; trên cơ sở các tiêu chuẩn của Anh, Nhật Bản, Nga đã biên soạn hàng chục bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các thành viên của hội còn biên soạn hàng chục bộ sách chuyên khảo, giáo trình, tài liệu hướng dẫn chuyên ngành... phục vụ công tác đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn cao, đáp ứng với xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch Hội Cảng - Đường thủy - Thềm lục địa Việt Nam. GS. TSKH Nguyễn Ngọc Huệ.
Grab mở rộng vùng hoạt động ra Quảng Ninh
Sáng nay 23/8, Grab Việt Nam đã chính thức triển khai dịch vụ Grabcar và Grabtaxi tại tỉnh Quảng Ninh.
Công nghệ
Với việc mở rộng ra Quảng Ninh, các dịch vụ đặt xe của Grab hiện có mặt tại 4 tỉnh, thành phố ở Việt Nam gồm Hà Nội, TP. HCM, Khánh Hòa và Quảng Ninh. Đại diện Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh cho biết: Sở GTVT Quảng Ninh chính thức đồng ý cho Grab Việt Nam triển khai ứng dụng thí điểm kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng tại Quảng Ninh. Với kinh nghiệm đã triển khai dịch vụ đặt xe công nghệ tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và tại một số thành phố lớn của Việt Nam, chúng tôi tin rằng Grab Việt Nam sẽ thực hiện tốt các yêu cầu của Đề án thí điểm và mang đến thêm nhiều lựa chọn di chuyển cho người dân địa phương cũng như khách du lịch. Dịch vụ Grabcar và Grabtaxi chính thức có mặt ở Quảng Ninh từ 23-8. Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, bày tỏ: Cùng với sự hỗ trợ từ tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới và mang đến một nền tảng ứng dụng đặt xe không chỉ giúp các đối tác tài xế có thể có thu nhập ổn định mà còn giúp hành khách di chuyển an toàn, tiện lợi và tiết kiệm hơn. Grab đang tiếp tục phát triển nhiều hình thức di chuyển khác nhau để giúp việc di chuyển của người dân trở nên nhanh chóng và tiết kiệm hơn". Hải Dương.
Quảng Ninh cấp phép cho Grab triển khai dịch vụ GrabCar và Grab Taxi
Ứng dụng đặt xe công nghệ và thanh toán di động Grab hôm nay (ngày 23/8) chính thức triển khai dịch vụ GrabCar và GrabTaxi tại tỉnh Quảng Ninh.
Công nghệ
Với việc được cấp phép tại Quảng Ninh, các dịch vụ đặt xe của Grab hiện có mặt tại 4 thành phố ở Việt Nam: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, củng cố vị trí của Grab trong lĩnh vực đặt xe công nghệ với mạng lưới dịch vụ đặt xe công nghệ của cả nước. Đại diện Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ninh cho biết: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng và Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải, Sở GTVT Quảng Ninh chính thức đồng ý cho Grab Việt Nam triển khai ứng dụng thí điểm kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng tại Quảng Ninh. Theo ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ từ tỉnh Quảng Ninh, Grab sẽ tiếp tục đổi mới và mang đến một nền tảng ứng dụng đặt xe không chỉ giúp các đối tác tài xế có thể có thu nhập ổn định mà còn giúp hành khách di chuyển an toàn, tiện lợi và tiết kiệm hơn. Grab tiếp cận giao thông theo hướng xây dựng dịch vụ vận chuyển đa phương thức, mang đến nhiều lựa chọn di chuyển với nhiều mức giá cước khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng và sở thích di chuyển khác nhau, đặc biệt biết trước giá của chuyến xe. Minh Phương/Báo Tin Tức.
Kỷ lục xây cầu bê tông vĩnh cửu trong 50 ngày, chủ đầu tư nói gì?
Công ty TNHH Sơn Trường (Hải Phòng) đã hoàn thành cầu vượt sông Tam Bạc với thời gian thi công kỷ lục: 50 ngày. Ông Tạ Quyết Thắng - Giám đốc công ty - cho biết, việc bỏ 80 tỷ đồng xây cầu bê tông vĩnh cửu tặng Hải Phòng là cơ hội để chứng minh năng lực và trình độ công nghệ của doanh nghiệp Việt
Công nghệ
Ông Tạ Quyết Thắng - Chủ đầu tư xây dựng cây cầu Tam Bạc với thời gian kỷ lục 50 ngày. P.V: Thưa ông, xuất phát vì lý do gì mà ông xây tặng Hải Phòng cây cầu 80 tỷ đồng? Ông Tạ Quyết Thắng : Thực ra rất đơn giản, chúng tôi đã thi công rất nhiều công trình trong nước do các nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư. Đặc biệt là dự án cảng Cái Lân do công ty của Mỹ làm tư vấn. Tôi rất ấn tượng với cách thi công mới của họ và thắc mắc: Tại sao ở Việt Nam không làm theo hướng này để tiết kiệm chi phí? Qua nhiều năm trăn trở, đến khi Hải Phòng muốn xây dựng một cây cầu, chúng tôi nhận thấy đây là dịp tốt để thực hiện ý tưởng trên. Một là cũng muốn tặng cho tặng Hải Phòng một cây cầu. Thứ hai nữa, quan trọng hơn, là muốn thực hiện ý tưởng lâu nay tôi vẫn nung nấu nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Nung nấu nhưng chưa có cơ hội thực hiện là vì trước nay chúng tôi chỉ là nhà thầu, phải làm theo các phương án thiết kế sẵn, không thể làm theo phương án thiết kế của chính chúng tôi. Nhưng đến cây cầu này, chúng tôi là chủ đầu tư nên có thể thực hiện ý tưởng của mình qua các giải pháp thiết kế. Từ hai lý do trên, chúng tôi quyết tâm xây cầu tặng Hải Phòng. Ngoài ra, với giải pháp thi công này, theo tính toán của chúng tôi, Việt Nam hoàn toàn có thể thi công được, nhưng lại chưa bao giờ làm. Trong khi đó trên thế giới đã làm rất nhiều. Theo tôi, khó khăn lớn nhất của giải pháp này là kỹ thuật kiểu mới về mặt thiết kế kết cấu, giải pháp thiết kế. Điều này, anh em kỹ sư đã làm được. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đúc sẵn các kết cấu, và tổ chức thi công. Thi công là điều đơn giản nhất trong các công đoạn làm cầu này. Nếu việc đúc sẵn kết cấu, đóng nền cóc chuẩn xác thì việc thi công lắp ráp đơn giản. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, trong quá trình thi công, tất cả mọi việc đều diễn ra theo đúng tính toán chủ quan của mình, cả trong quá trình đóng cọc cũng như trong quá trình đúc các kết cấu bê tông cùng quá trình lắp ghép. Vì vậy, ban đầu chúng tôi dự kiến sẽ thi công trong 90 ngày, nhưng tính toán chỉ thi công trong 60 ngày, nhưng quá trình thi công còn rút ngắn được 10 ngày. P.V: Ông vừa nói phương pháp thi công kiểu mới này các ông đã được tham khảo từ lâu, nhưng chưa được áp dụng, vậy cái sự lâu ấy, chính xác là trong thời gian bao lâu ? Ông Tạ Quyết Thắng : Cũng rất là lâu rồi, khi tiếp cận dự án Cái Mép Thị Vải, trên cơ sở thiết kế của cầu dẫn của cảng lớn Cái Mép - Thị Vải, chúng tôi thấy cách thi công này rất tuyệt vời: thi công rất nhanh, giá thành hạ mà vẫn có thể cho xe 70, 80 ,90 tấn, thậm chí 100 tấn đi qua. Trong quá trình thông cầu kỹ thuật (cầu Tam Bạc - PV), chúng tôi đã có cho xe tải trọng 50 tấn chạy thử, thậm chí không phải 1, mà là 6 xe chạy thử 2 chiều cùng lúc. Xe ô tô tổng tải trọng 50 tấn trong buổi thông xe kỹ thuật cầu Tam Bạc. Ảnh Trần Kỳ. P.V: Thi công nhanh và giá thành hạ, giải pháp cụ thể như thế nào, thưa ông? Tức là cách thi công kiểu mới này sẽ giảm được 40% thời gian, chi phí, so với kiểu thi công truyền thống của Việt Nam. Chính bởi vì có cách thi công này, tôi đã có những phản biện về dự án Cảng Lạch Huyện, dự án Cầu Tân Vũ. Nếu theo cách thi công như cách thi công cây cầu này thì cầu Tân Vũ dài 10km nối đảo Cát Hải sẽ có chi phí thấp hơn nhiều so với con số 12.000 tỷ như hiện tại. Thực tế, tôi đã ao ước được triển khai giải pháp này từ lâu. Tuy nhiên, phương pháp của tôi có khác với phương pháp ban đầu là việc phương pháp của tôi sẽ đúc sẵn toàn bộ tại nhà máy rồi mới đưa các khối đúc sẵn đến công trường. Nếu đúc sẵn toàn bộ, ngoài việc có thể rút ngắn thời gian hơn so với việc chỉ đúc sẵn một phần, phần còn lại đúc tại chỗ, thì còn có thể giảm được chi phí. Thực tế cây cầu này đã chứng minh điều này. P.V: Như ông nói, đây là cây cầu đầu tiên ở Việt Nam đã áp dụng giải pháp đã có từ lâu của Mỹ, nhưng đúc sẵn toàn bộ cấu kiện ở một nơi và đưa đến lắp ráp là lần đầu tiên? Ông Tạ Quyết Thắng : Đúng vậy, đây là cây cầu đầu tiên lắp ghép 100%. P.V: Vậy qua cây cầu này, theo ông, giải pháp này có thể áp dụng được đến quy mô nào cho những công trình tại Việt Nam? Ông Tạ Quyết Thắng : Hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các quy mô với tất cả các loại cầu. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu về công năng của mỗi cầu mà sẽ có những phần được thiết kế khác biệt. Tuy nhiên, cơ bản vẫn là cách thiết kế và thi công như cây cầu này để hạ giá thành và thi công nhanh. P.V: Nếu sử dụng phương pháp của Mỹ và cách thi công của Sơn Trường, ông đánh giá sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí đầu tư của công trình? Ông Tạ Quyết Thắng: Nó sẽ giảm đi rất nhiều, biện pháp thi công này sẽ giảm được trên 50% giá trị công trình. P.V: Ông có chắc chắn về con số này không? Ông Tạ Quyết Thắng: Chắc chắn. P.V: Tôi có thấy cây cầu này (cầu Tam Bạc - PV) được thiết kế với phần đường dành cho người đi bộ rất rộng. Vậy xuất phát từ ý tưởng nào mà nhà thiết kế và chủ đầu tư lựa chọn giải pháp trên? Ông Tạ Quyết Thắng : Cầu này là cầu nội đô, nằm ngay trung tâm thành phố và kết nối với dải trung tâm thành phố, vì vậy nên bề rộng đường dành cho người đi bộ phải phù hợp với giải trung tâm thành phố để có thể đảm bảo mỹ quan. Hiện nay, đường ở dải trung tâm thành phố trung bình là 8m, nên cây cầu này phải có bề rộng phần đường dành cho người đi bộ là 8m, nghĩa là mỗi bên sẽ rộng 4m. Trước đây, thành phố cũng đã có kế hoạch xây một cây cầu qua đoạn sông này. Theo thiết kế của thành phố, cây cầu này sẽ rộng 6m, dài khoảng trên 50m, trị giá 88 tỷ. Cụ thể, bề rộng cho xe thô sơ (xe máy và xe đạp) là 4m, cho người đi bộ 2m, bề rộng lan can mỗi bên 0,25m. P.V: Có ý kiến cho rằng tĩnh không của cầu Tam Bạc khiến tàu bè không ra vào được, ông đánh giá sao về ý kiến này? Về vấn đề này, tôi xin nói thêm, cầu tôi xây cao 5,5m, còn cầu thành phố đề xuất là 7,5m, nếu xét về mặt ý nghĩa tĩnh không của vấn đề giao thông thì không khác gì nhau. Tôi đảm bảo 99% các tàu tàu đi qua khu vực này sẽ đi được qua cầu. Một % còn lại, tàu không đi qua thì đã có luồng khác. Thực tế thì hiện không có tàu to đi vào khu vực này, trừ khi nhà máy đóng tàu Tam Bạc còn hoạt động. Nhưng nếu nhà máy đóng tàu Tam Bạc hoạt động thì tàu sẽ đi theo lối Lạc Long đi vào, không qua sông Tam Bạc. Tức là về bản chất, tĩnh không không cản trở gì về việc tàu lưu thông trên con sông (Tam Bạc) này. Nếu có ý kiến về việc tĩnh không 5m, 7m ảnh hưởng, thì đấy là trên lý thuyết, thực tế là không có. Qua việc xây dựng cây cầu này, thứ nhất là tôi muốn giúp người dân Hải Phòng, thứ nữa là muốn hướng dư luận tới các nhà chuyên môn phải biết nhìn nhận vấn đề một cách thực tế để tính toán làm sao cho tiết kiệm chi phí đầu tư. Hiện quy hoạch của chúng ta đang khá khó hiểu ở chỗ: một con sông có độ sâu này thi quy định tàu có tải trọng tương ứng qua được, và quyết định luôn cầu phải có độ cao tương ứng để phục vụ tàu, bất chấp việc hằng năm trời không có con tàu nào đi qua đoạn sông này. Trong khi đó, nếu thiết kế cầu, chỉ cần cao thêm 1 cm, cũng phải điều chỉnh lại thiết kế, thi công, tốn rất nhiều tiền. Thậm chí, giá trị 1 con cầu theo quy hoạch của nhà nước, có thể xây dược 3 cây cầu theo tính toán của tôi. Nhưng thực tế, nếu chúng ta quy định tải trọng tàu khi qua cầu, chứ không quy định độ cao cầu phải đáp ứng tàu, thì chúng ra sẽ còn tiết kiệm được rất nhiều tiền. Một con tàu vận tải 3.000 tấn, nếu quy định chỉ 2.000 tấn mới được đi qua, thì có thể chuyển vận tải sang tàu khác. Điều này không thiệt hại nhiều. Nhưng nâng chiều cao một cây cầu cần rất nhiều chi phí. Nói thật, những lần tôi đi từ Thái Bình về, tôi rất xót khi đi qua những cây cầu như Cầu Khuể, cầu Quý Cao xây mất nhiều tiền. PV: Trân trọng cảm ơn ông. Bùi PhúTrọng Nhân.
Bên trong nơi sinh ra 'đôi mắt thần' cho phòng không Việt Nam
Học viện Phòng không-Không quân là trung tâm giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học của Quân chủng PK-KQ và Quân đội, nơi làm nên những 'đôi mắt thần' của quân đội ta.
Công nghệ
Học viện Phòng không-Không quân (PK-KQ) là trung tâm giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học của Quân chủng PK-KQ và Quân đội; đào tạo đa ngành cả cán bộ quân sự, chính trị, kỹ thuật; đào tạo sĩ quan các chuyên ngành Phòng không, Không quân, sĩ quan tác chiến điện tử với nhiều cấp học, bậc học từ cấp phân đội đến cấp chiến thuật, chiến dịch. Ảnh: Các học viên lên giảng đường. Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, QNCN, CNVQP, HSQ-BS Học viện PK-KQ hôm nay luôn ra sức thi đua, phấn đấu xây dựng Học viện "Cách mạng, chính quy, chuẩn hóa, hiện đại", đạt 5 tiêu chuẩn trường chính quy, trở thành trường trọng điểm của Quân đội. Trên đây là một số hình ảnh hoạt động của Học viện PK-KQ. Ảnh: Cán bộ Học viện PK-KQ báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tại khoa Khoa học cơ bản. Đại tá, giảng viên Nguyễn Tam Quang hướng dẫn học viên thực hành môn tin học. Giờ học thực hành tại phòng học ngoại ngữ chuyên dùng. Giờ học tập của học viên lớp liên kết đào tạo chính ủy cấp trung (lữ), sư đoàn Phòng không khóa 30. Thiếu tá, giảng viên Vũ Văn Khánh với học viên Campuchia lớp ra đa cảnh giới. Giờ huấn luyện thực hành của học viên chuyên ngành Pháo Phòng không tại thao trường. Phúc tra thể lực cho học viên lớp Kỹ sư Hàng không, Khóa 58. Rèn luyện thể lực. Thầy và trò Khoa Pháo Phòng không-Tên lửa tầm thấp trong giờ nghỉ giải lao tại thao trường. Theo Mai Yến-Xuân Cường/Báo Phòng không Không quân.
Người phi công với hơn 16.000 giờ bay an toàn
Hơn 16.000 giờ bay an toàn trong suốt gần 40 năm công tác là con số ấn tượng của Đại tá Vũ Văn Khánh, Phi công trưởng Đội bay 2, Công ty Trực thăng miền Nam (VNHS), Binh đoàn 18 (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam). Đáng quý khi tuổi đã xấp xỉ lục tuần, người phi công này vẫn là một trong những cánh bay chủ lực của VNHS.
Công nghệ
Chiều muộn, chiếc trực thăng EC-225 bay về từ hướng biển rồi hạ cánh xuống Sân bay Vũng Tàu. Bước ra khỏi buồng lái, Đại tá Vũ Văn Khánh nở nụ cười tươi, vẫy tay chào mọi người trong tiếng động cơ giòn tan. Phía sân bay, nhiều đồng đội vỗ tay chúc mừng anh Khánh vừa hoàn thành nhiệm vụ từ Sân bay Tân Sơn Nhất trở về. Đến với nghề bay rất tình cờ, khi 19 tuổi (năm 1978), chàng trai trẻ Vũ Văn Khánh trở thành học viên lái máy bay trực thăng của Trường Sĩ quan Không quân. Những năm tháng huấn luyện đã tôi luyện anh trở thành phi công lái Mi-8, rồi Mi-17 (của Trung đoàn Không quân Trực thăng 916), rồi trở thành phi công bay chuyên cơ (phi công cấp 1). Đại tá Vũ Văn Khánh bên chiếc EC225 vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về. Năm 1988, Vũ Văn Khánh được điều động thực hiện nhiệm vụ bay dịch vụ dầu khí tại Công ty Dịch vụ trực thăng Việt Nam (nay là Công ty Trực thăng miền Nam-VNHS). Công việc của anh là chở người và hàng hóa, làm cầu nối giữa căn cứ trên bờ với các giàn khoan, tàu chứa dầu và các công trình ngoài khơi xa. Khách hàng lúc ấy chủ yếu là Vietsovpetro, việc vận chuyển được thực hiện bằng các máy bay Mi do Nga sản xuất. Không lâu sau, khi đất nước mở cửa, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đến Việt Nam tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Họ sử dụng hệ máy bay sản xuất tại châu Âu, với yêu cầu tiêu chuẩn an toàn phục vụ rất cao. Vì vậy, một số hãng trực thăng lớn trên thế giới, như: Helicopter Service HS của Na Uy, Bristow của Anh, Heli Union của Pháp đưa máy bay sang Việt Nam phục vụ. Không thể để thị trường bay dịch vụ yếu thế trên sân nhà, VNHS tổ chức học tập tiếng Anh, mua máy bay mới, huấn luyện cho đội ngũ phi công, thợ máy và đội ngũ chỉ huy, nhân viên phục vụ mặt đất. Đầu tiên phải vượt qua rào cản ngôn ngữ mới có chìa khóa để đi vào kiến thức. Khi đó, chúng tôi đều đã qua cái tuổi để bắt đầu "abc", vậy mà phải cặm cụi hơn 3 năm học tiếng Anh. Vất vả lắm, nhưng ai cũng cố gắng để thành công, anh Khánh chia sẻ. Và rồi nỗ lực vượt khó của Vũ Văn Khánh cũng được đền đáp bằng khóa huấn luyện chuyên ngành hàng không dân dụng tại Học viện Hàng không Việt Nam với chứng chỉ loại giỏi. Sau đó, anh được cử đi huấn luyện tại Pháp. Giai đoạn đầu tham gia bay cùng đội ngũ phi công nước ngoài, anh vừa làm vừa tiếp thu kinh nghiệm của bạn, đồng thời hoàn thiện phương thức hoạt động tiêu chuẩn. Cùng với sự phát triển chung, VNHS được trang bị các loại máy bay mới là Super Puma L2, EC155, EC225, AW189. Từ đây, đội ngũ phi công của công ty từng bước trưởng thành. Đóng góp vào thành tích chung đó, Vũ Văn Khánh với vai trò là giáo viên bay trên các loại máy bay: Puma SA 330J, Super Puma L2, EC155, EC225... đã đào tạo nhiều thế hệ phi công cho công ty và toàn tổng công ty. Đại tá Nguyễn Xuân Bội, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc VNHS, nhận xét: "Là một cán bộ, phi công, giáo viên bay giàu kinh nghiệm đã có hơn 16.000 giờ bay an toàn, đồng chí Khánh luôn được lãnh đạo công ty tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Không chỉ vậy, đồng chí Khánh còn là hạt nhân đoàn kết, gắn bó đồng chí, đồng đội, tích cực hướng dẫn và giúp đỡ nhiều phi công trẻ phát triển, trưởng thành. Dù trải qua nhiều cương vị công tác, như: Trưởng Trung tâm huấn luyện, Trưởng phòng Tham mưu kế hoạch của VNHS; Phó trưởng phòng Huấn luyện của Binh đoàn 18... nhưng công việc yêu thích nhất của Đại tá Vũ Văn Khánh vẫn là được cùng đồng đội bay trên bầu trời Tổ quốc, bởi ở đó, anh được trải nghiệm niềm đam mê công tác và hiện thực hóa khát vọng cống hiến của chính mình. Bài và ảnh: THU HÀ.
Việt Nam nằm 'top' các quốc gia ô nhiễm không khí nặng gây ra nhiều bệnh 'chết người'
Theo các nhà nghiên cứu về môi trường, hiện Việt Nam đang đứng thứ 123/132 nước về ô nhiễm không khí trên thế giới.
Công nghệ
Tại cuộc họp HPG chủ đề Ô nhiễm không khí và sức khỏe do Nhóm Đối tác Y tế, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế phối hợp với Cục Quản lý Môi trường Y tế tổ chức dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/11 cho thấy, những con số báo động đã được đưa ra về tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân. Và Việt Nam đứng 123/132 nước về ô nhiễm không khí trên thế giới. Trong số 10 bệnh gây chết người cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan tới không khí: trong đó bao gồm các bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư phổi phế quản,. Ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh minh họa. Trong số 3 bệnh tỷ lệ tử vong cao nhất cũng có liên quan tới hô hấp và ô nhiễm không khí. Bệnh hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người mắc mãn tính (phổi, tim mạch), trẻ em, người lao động ngoài trời. Bệnh người lao động thường mắc nhất là bệnh phổi silic. Ở khu công nghiệp, làng nghề, không chỉ người lao động mà người dân sống xung quanh thường xuyên mắc các bệnh viêm phế quản, viêm loét giác mạc, bệnh về da, dị ứng. Nghiên cứu xung quanh nhà máy xi măng Bỉm Sơn cho thấy các bệnh thường gặp là viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Theo thống kê ở một làng nghề dệt ở miền bắc cho thấy 67% trẻ em mắc bệnh hô hấp, một số mắc bệnh về mắt, mề đay dị ứng,... Một số nghiên cứu tại điểm nóng giao thông, khu đô thị lớn, dọc trục đường giao thông, người dân thường mắc bệnh đường hô hấp như hen, viêm mũi, viêm họng, Báo cáo cho thấy điều tra số người mắc một số bệnh như stress khi sống tại điểm nóng giao thông. Tại các thành phố, khu CN, tỷ lệ mắc hô hấp, lao, số liệu 2011 tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Hà Nội có tỷ lệ mắc lao cao hơn các thành phố có ít hoạt động công nghiệp. Cũng liên quan tới vấn đề ô nhiễm, ngoài ô nhiễm không khí, Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng ô nhiễm đất rất nghiêm trọng. Báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT;) cho thấy, chất lượng môi trường đất tại các khu đô thị Việt Nam hiện nay đang có xu hướng ô nhiễm do chịu tác động từ các chất thải của hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, các bãi chôn lấp rác thải. Nhiều đô thị mọc lên, nằm ngay trên những vùng đất có chứa các chất độc hóa học tồn lưu, các chỉ số cao hơn mức cho phép nhiều lần. Sức khỏe con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật cao, phát sinh từ nguồn đất. Đơn cử như những vùng phụ cận khu vực chôn lấp chất thải rắn phường Trảng Dải (TP Biên Hòa), khu xử lý rác thải xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), xã Túc Trưng (huyện Định Quán) tỉnh Đồng Nai, hàm lượng asen trong đất vượt quy chuẩn từ 1,05 đến 4,12 lần. Hàm lượng đồng (cu) vượt 1,5 lần, crom và ni tơ trong đất cao từ 135 -375mg/kg. Hay khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), hàm lượng cd đã vượt quy chuẩn gấp 2 lần. Các khu vực Đồng Bưởi, Đồng Rô, Đồng Vạc, Lâm Thao (Phú Thọ), hay Tam Hiệp, Thanh Trì (Hà Nội), hàm lượng các loại kim loại nặng như cu, pb, zn có xu hướng tích lũy và vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép 1,5 đến 2 lần. Tại khu vực sân bay Biên Hòa và một vùng lân cận phía Bắc và phía Tây Nam, lượng Dioxin cao trên 1.000 ppt (tiêu chuẩn đất cần xử lý của Việt Nam) với tổng diện tích 163.000m2. Số liệu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên) dẫn chứng, đã có 207 trẻ em trong tổng số 317 em được lấy mẫu xét nghiệm bị nhiễm độc chì. Nguyên nhân là do khu tái chế chí tại Đông Mai thẩm thấu xuống lòng đất, ô nhiễm nặng trên địa bàn và ra khu vực lân cận. Theo các chuyên gia, ô nhiễm môi trường đất do chất hóa học tồn lưu là một trong những loại ô nhiễm nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người dân khu vực bị ô nhiễm. Nan giải nhất là hiện nay, các đô thị ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn đất do nước rỉ từ các hầm ủ và tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ từ bãi chôn lấp. Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Mặt khác, sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tang đe dọa sức khỏe người dân. An Dương (T/h).
Tăng cường quản lý, giám sát ô nhiễm tại các nhà máy nhiệt điện than
Phát triển các nhà máy nhiệt điện (NMNÐ) than là nhu cầu thực tiễn, bảo đảm cung cấp đủ nguồn điện ổn định và an toàn cho hệ thống. Cùng với sự phát triển này, việc cấp bách hiện nay là tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và bảo đảm các giải pháp công nghệ để bảo vệ môi trường (BVMT), tránh nguy cơ gây ô nhiễm do khói thải và tro, xỉ của NMNÐ đốt than.
Công nghệ
Cán bộ và người dân tìm hiểu hoạt động của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Nỗ lực xử lý tro, xỉ. Việt Nam hiện có 20 NMN than đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt khoảng 13.110MW. Tất cả các NMN đang xây dựng và đã đi vào vận hành đều có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (TM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt. Khối lượng tro, xỉ phát sinh của NMN phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng than, với than cám an-tra-xít nội địa tỷ lệ tro chiếm tới 30% lượng than sử dụng, trong khi đó với hầu hết than nhập khẩu, tỷ lệ này dưới 10% lượng than sử dụng. Với 20 NMN than đang vận hành, lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than/năm sẽ phát sinh khoảng 15,5 triệu tấn tro xỉ/năm (trong đó khoảng 80%-85% tro bay và 15% - 20% xỉ đáy lò) sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700 ha. Dự báo đến năm 2020, có thêm 12 dự án nhiệt điện khác với tổng công suất tăng thêm 12 nghìn MW đi vào hoạt động, tiêu thụ thêm 30 triệu tấn than/năm. Tổng lượng tro bay, xỉ đáy lò phát sinh từ các NMN đến năm 2020 ước khoảng hơn 30 triệu tấn/năm. Biện pháp xử lý tro, xỉ phổ biến hiện nay là lưu trữ ổn định trong các bãi chứa có quy mô lớn, được phê duyệt trong TM. Thực hiện Quyết định số 1696/Q-TTg ngày 23-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các NMN, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), các NMN đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp xử lý, tiêu thụ tro xỉ phát sinh. Với hơn 15 triệu tấn tro, xỉ nhiệt điện phát sinh hiện nay và con số này là khoảng 30 triệu tấn/năm vào năm 2020, ưu tiên hàng đầu hiện nay của các NMN đốt than là tìm đầu ra tiêu thụ lượng tro, xỉ này. Tháo gỡ rào cản pháp lý là nút thắt quan trọng, đột phá để giải quyết vấn đề tro, xỉ. Hiện, tro bay của các NMN thuộc đối tượng nghi ngờ (có khả năng) là chất thải nguy hại (Thông tư 36/2015/TT-BTNMT), là rào cản pháp lý, cũng là rào cản tâm lý ứng xử của cơ quan quản lý và của người dân đối với tro, xỉ nhiệt điện. Qua việc lấy mẫu và phân tích mẫu tro, xỉ phát sinh của tất cả các NMN đốt than hiện nay của cơ quan chức năng, kết quả chứng minh tro, xỉ của các nhà máy này không phải chất thải nguy hại (nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại). Có thực trạng là nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất xi-măng, gạch không nung và nhiều cơ sở sản xuất VLXD khác có khả năng sử dụng tro, xỉ của NMN làm nguyên liệu sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro, xỉ theo quy định của Nghị định số 38/2015/N-CP ngày 24-4-2015 (không có Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu BVMT trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Khoản 5 iều 32 Nghị định số 38/2015/N-CP); thiếu các Quy chuẩn kỹ thuật đối với tro xỉ làm VLXD, vật liệu san nền. Do đó, vấn đề xử lý, tiêu thụ tro, xỉ tại các NMN sẽ được giải quyết nếu các cơ quan chức năng sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về tro, xỉ làm VLXD và sử dụng trong công trình xây dựng, cũng như những chính sách đặc thù về quản lý tro, xỉ (tránh việc đánh đồng với những quy định về quản lý, xử lý các loại chất thải rắn khác). Thiếu quy định về hạch toán chi phí giá thành xử lý tro, xỉ của các NMN tính vào giá điện làm cho các NMN không thể tự mình đầu tư dây chuyền sản xuất VLXD từ tro, xỉ. Thủ tướng Chính phủ ngày 12-4-2017 vừa qua đã ban hành Quyết định Số 452/Q-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của NMN, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng. Theo đó, trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, Bộ Công thương sẽ yêu cầu các NMN đốt than đang hoạt động phải lập ề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ trình bộ phê duyệt trước ngày 31-12-2018. Tích cực xử lý khí thải. Hiện nay, vấn đề khí thải của các NMN được dư luận hết sức quan tâm. Việt Nam áp dụng Quy chuẩn QCVN 22:2009/BTNMT để tính ngưỡng phát thải cho các NMN. Với trình độ công nghệ và thiết bị hiện nay, việc xử lý khí thải của các NMN hoàn toàn có thể đáp ứng được. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) đã lắp đặt ở tất cả các nhà máy đang hoạt động với hiệu suất dao động từ 99,7% đến 99,8%. Với đặc thù công nghệ của nhiệt điện đốt than, khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp, các nhà máy phải đốt kèm dầu FO, HFO hoặc DO. Lúc này, hệ thống ESP không hoạt động được do nguy cơ cháy nổ, và người dân sẽ quan sát thấy hiện tượng khói đen tại miệng ống khói. ể khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Công thương đã chỉ đạo các NMN đốt than chủ động đầu tư cải tiến thiết bị, công nghệ để đưa hệ thống ESP vào vận hành ngay khi khởi động lò, thay thế nhiên liệu đốt lò phụ từ dầu FO sang dầu DO. Tập đoàn iện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đôn đốc các NMN cải tạo hệ thống đốt khởi động lò, để có thể đưa hệ thống ESP vào ngay khi bắt đầu khởi động. ối với các dự án nhiệt điện đang triển khai cần thay đổi thiết kế hệ thống ESP để đáp ứng yêu cầu đưa hệ thống này vào hoạt động ngay khi khởi động lò và hoàn thành việc cải tiến trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức. ến nay, đã có một số nhà máy hoàn thành việc cải tiến hệ thống ESP, có thể đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động ngay khi khởi động lò như NMN Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2. Thực thi hiệu quả, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật của nhà máy và quản lý, giám sát (quan trắc môi trường, thanh tra, kiểm tra) của các cơ quan quản lý đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát chặt chẽ việc BVMT của NMN. Việc áp dụng công nghệ siêu tới hạn tại một số dự án đang đầu tư xây dựng mới đã cải thiện tới mức cao nhất hiệu suất năng lượng, giảm thấp nhất lượng khí thải và chất thải rắn phát sinh trên 1kW điện. Cùng với đó, Bộ Công thương đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải tăng cường truyền thông để các cấp quản lý và cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về vai trò của nhiệt điện đốt than, thực trạng công nghệ và BVMT của các nhà máy. Từ cuối năm 2016 đến nay, đã có nhiều hội thảo về môi trường ngành nhiệt điện than được Bộ Công thương, EVN tổ chức tại cả ba miền bắc, trung, nam. NMN Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 đã xây dựng Phòng truyền thông cộng đồng với đầy đủ thiết bị truyền tín hiệu, hình ảnh trực tiếp về hoạt động BVMT của nhà máy để phục vụ cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý và cơ quan báo chí đến tham quan, tìm hiểu. Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/Q-TTg ngày 18-3-2016, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2030 bình quân khoảng 9 - 10%/năm. Xét về công suất lắp đặt cũng như sản lượng hằng năm, nhiệt điện than chiếm tỷ lệ 49% về công suất và 55% về sản lượng (đến năm 2025); chiếm tỷ lệ 43% về công suất và 53% về sản lượng (đến năm 2030). Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/Q-TTg ngày 18-3-2016, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2030 bình quân khoảng 9 - 10%/năm. Xét về công suất lắp đặt cũng như sản lượng hằng năm, nhiệt điện than chiếm tỷ lệ 49% về công suất và 55% về sản lượng (đến năm 2025); chiếm tỷ lệ 43% về công suất và 53% về sản lượng (đến năm 2030). VĂN LƯỢNG và SINH THÀNH.
Vận hành nhiệt điện than phải có giải pháp an toàn môi trường
Việt Nam hiện có 20 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động, với tổng công suất lắp đặt khoảng 13.110MW, chiếm khoảng 28% công suất của hệ thống điện quốc gia. Theo Quy hoạch điện 7 (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 428/QĐ-TTg), giai đoạn 2016 - 2030, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng bình quân khoảng 9 - 10%/năm, gấp khoảng 1,5 lần tăng trưởng GDP. Xét về công suất lắp đặt cũng như sản lượng hằng năm, nhiệt điện than chiếm tỉ lệ lên tới 49% về công suất và 55% về sản lượng (đến năm 2025); đến năm 2030, tỉ lệ này tương ứng sẽ là 43% công suất và 53% sản lượng. Phát triển các nhà máy nhiệt điện than đóng vai trò chính, đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện ổn định và an toàn cho hệ thống.
Công nghệ
Với các nhà máy mới đi vào hoạt động phải lập đề án tiêu thụ tro xỉ than trình bộ trước ngày 31.12.2018. Ảnh: P.V. Nhiều nhiệt điện đã xử lý được khí thải và chất thải rắn. Nhiệt điện đốt than (NĐT) có hai nguồn thải đáng quan tâm nhất là khí thải và tro, xỉ (chất thải rắn) sinh ra trong quá trình đốt cháy than trong lò đốt. Ngoài ra còn có nguồn thải nhiệt của nước làm mát bình ngưng. Không tính yếu tố nhiệt độ thì nước sau khi làm mát bình ngưng có thành phần chủ yêu không thay đổi so với trước khi làm mát. Thành phần chính của khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than là các hợp chất khí CO2, CO, NOx và SOx có thể còn có một số kim loại bay hơi. Thành phần xỉ chủ yếu là các chất vô cơ không cháy hết thu được ở đáy lò (có cả than chưa cháy hết) chiếm khoảng 15-20% tổng lượng tro, xỉ; Tro bay thu được ở hệ thống lọc bụi tĩnh điện chiếm khoảng 80-85% tổng lượng tro, xỉ. Hiện hệ thống xử lý khí thải (Sox) bằng nước biển được lắp đặt ở một số nhà máy có điều kiện sử dụng nước biển (FGD), các nhà máy còn lại là sử dụng đá vôi với lò tầng sôi và đá vôi với lò than phun. Hiện chỉ có 2 nhà máy (Phả Lại I và Ninh Bình) với công nghệ cũ nên không lắp đặt hệ thống xử lý SOx. Với Nox, việc khử NOx bằng biện pháp kết hợp vòi đốt NOx thấp với xử lý xúc tác có chọn lọc SCR được áp dụng phổ biến ở lò đốt than phun, nhiệt độ buồng đốt cao. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) đã lắp đặt ở tất cả các nhà máy đang hoạt động với hiệu suất dao động từ 99,7% đến 99,8%. Với đặc thù công nghệ của nhiệt điện đốt than, khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp, các nhà máy phải đốt kèm dầu FO, HFO hoặc DO. Lúc này, hệ thống lọc bụi tĩnh điện không hoạt động được do nguy cơ cháy nổ, khi đó người dân sẽ quan sát thấy hiện tượng khói đen tại miệng ống khói. Để khắc phục tình trang trên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện đốt than chủ động đầu tư cải tiến thiết bị, công nghệ lọc bụi tĩnh điện để đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào vận hành ngay khi khởi động lò, thay thế nhiên liệu đốt lò phụ từ dầu FO sang dầu DO. Đến nay Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 đã có thể đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào ngay từ giai đoạn khởi động lò, giảm thiểu lượng khí thải ra bên ngoài. Về xử lý tro, xỉ, khối lượng tro, xỉ phát sinh của NĐT phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng than. Với than cám Altracide nội địa, tỉ lệ tro chiếm tới 30% lượng than sử dụng, trong khi đó với hầu hết than nhập khẩu (bitium) tỉ lệ này là dưới 10% (khoảng 8%). Với 20 nhà máy NĐT đang vận hành có tổng công suất khoảng 13.110 MW, lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than/năm sẽ phát sinh lượng tro, xỉ thải mỗi năm khoảng 15,5 triệu tấn (trong đó khoảng 80-85% tro bay và 15-20% xỉ đáy lò) sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700ha. Chất lượng tro, xỉ nhiệt điện phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng than nhiên liệu và công nghệ đốt, công nghệ khử SOx và phương pháp thải xỉ (khô, hay ướt). Các nhà máy công nghệ đốt than phun phải sử dụng than nhiệt trị cao, hàm lượng chất bốc trong than thấp nên chất lượng tro, xỉ cao (tỉ lệ than chưa cháy hết trong tro thấp, thường chỉ còn từ 7%-8%) có thể sử dụng trực tiếp làm phụ gia ximăng hoặc vật liệu xây dựng không nung. Thiếu các quy chuẩn để sử dụng tro, xỉ than. Với hơn 15 triệu tấn tro, xỉ nhiệt điện phát sinh hiện nay và con số này là khoảng 30 triệu tấn/năm vào năm 2020, ưu tiên hàng đầu hiện nay của các nhà máy nhiệt điện đốt than là tìm đầu ra tiêu thụ lượng tro, xỉ này. Tháo gỡ rào cản pháp lý là nút thắt quan trọng, đột phá giải quyết vấn đề tro, xỉ. Tro bay của các nhà máy nhiệt điện thuộc đối tượng nghi ngờ (có khả năng) là chất thải nguy hại (Thông tư 36/2015/TT-BTNMT) là rào cản pháp lý, cũng là rào cản tâm lý ứng xử của cơ quan quản lý và của người dân đối với tro, xỉ nhiệt điện. Lấy mẫu và phân tích mẫu tro, xỉ phát sinh của tất cả các nhà máy nhiệt điện đốt than hiện nay, kết quả chứng minh tro, xỉ của các nhà máy này không phải chất thải nguy hại (nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại). Vấn đề đặt ra hiện nay là nhiều doanh nghiệp sản xuất ximăng, gạch không nung và cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng khác có khả năng sử dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất nhưng lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro, xỉ theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (do không có giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính thức hoạt động). Thiếu các Quy chuẩn kỹ thuật đối với tro, xỉ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền. Do đó, vấn đề xử lý, tiêu thụ tro, xỉ tại các nhà máy nhiệt điện sẽ được giải quyết sớm nếu các cơ quan chức năng sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về tro, xỉ làm vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng, cũng như những chính sách đặc thù về quản lý tro, xỉ (tránh việc đánh đồng với những quy định về quản lý, xử lý các loại chất thải rắn khác). Thiếu quy định về hạch toán chi phí giá thành xử lý tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện vào tính giá điện làm cho các nhà máy nhiệt điện không thể tự mình đầu tư giây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng từ tro, xỉ. Thủ tướng Chính phủ ngày 12.4.2017 đã ban hành quyết định 452/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng. Theo đó, trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu các nhà máy NĐT đang hoạt động phải lập Đề án xử lý, tiêu thụ tro xỉ trình Bộ Công Thương phê duyệt trước ngày 31.12.2018. Siết chặt quản lý, giám sát môi trường. Việt Nam hiện áp dụng Quy chuẩn QCVN22:2009/BTNMT để tính ngưỡng phát thải cho các nhà máy nhiệt điện. Với trình độ công nghệ và thiết bị hiện nay, việc xử lý khí thải của các nhà máy nhiệt điện hoàn toàn có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, những thay đổi về cấp quản lý hành chính của một số địa phương có nhà máy nhiệt điện đóng trên địa bàn, đòi hỏi các nhà máy phải cải tiến nâng cao hiệu suất của hệ thống xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu của thay đổi hệ số Kv như các nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Uông Bí, Quảng Ninh và Phả Lại. Các chủ đầu tư là EVN, PVN và TKV cần đôn đốc các nhà máy nhiệt điện cải tạo hệ thống đốt khởi động lò, để có thể đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào ngay khi bắt đầu khởi động. Đối với các dự án nhiệt điện đang triển khai phải tiến hành thay đổi thiết kế hệ thống lọc bụi tĩnh điện để đáp ứng yêu cầu đưa hệ thống lọc bụi vào hoạt động ngay khi khởi động lò và hoàn thành việc cải tiến trên trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức. Đến nay đã có một số nhà máy hoàn thành việc cải tiến hệ thống lọc bụi tĩnh điện, có thể đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động ngay khi khởi động lò như: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2. Đối với các nhà máy sắp đi vào hoạt động, việc áp dụng công nghệ siêu tới hạn đã cải thiện tối đa hiệu suất năng lượng, giảm thiểu tối đa lượng khí thải và chất thải rắn phát sinh trên 1kW điện. Trần Văn Lượng - Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương.
37 ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội 'khát nhân lực'
Ngày 26/1, Bộ LĐTB&XH công bố Thông tư 37/2017/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu.
Công nghệ
Theo Thông tư, lĩnh vực Nghệ thuật có 3 nhóm ngành. Nhóm ngành Mỹ thuật trình độ trung cấp (TC) có nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ, Điêu khắc; trình độ cao đẳng (CĐ) có ngành Kỹ thuật điêu khắc gỗ. Học viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang thực hành nghề sơn sửa vỏ ô tô. Nhóm ngành Nghệ thuật trình diễn trình độ TC có nghề Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, Nghệ thuật biểu diễn dân ca, Nghệ thuật biểu diễn chèo, Nghệ thuật biểu diễn tuồng, Nghệ thuật biểu diễn cải lương, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gia dân tộc, Nghệ thuật biểu diễn dân ca quan họ, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Đờn ca nhạc tài tử Nam Bộ, Nhạc công kịch hát dân tộc, Nhạc công truyền thống Huế; trình độ TC có nghề Diễn viên múa, Biên đạo múa. Nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng trình độ TC và CĐ đều có nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai. Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có nghề Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển (trình độ TC và CĐ). Nhóm ngành Công nghệ sản xuất, trình độ TC và CĐ có nghề Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su, Chế biến mủ cao su. Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa, trình độ TC có nghề Công nghệ kỹ thuật địa chất. Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật mỏ, trình độ TC có nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; trình độ CĐ có nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Khoan đào đường hầm. Lĩnh vực Kỹ thuật có 2 nhóm ngành đang thiếu nhân lực. Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, trình độ TC có nghề Gia công và lắp dựng kết cấu thép; Rèn, dập; Sửa chữa vận hành tàu cuốc; Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi. Cùng nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, trình độ CĐ có nghề Gia công và lắp dựng kết cấu thép. Nhóm ngành Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường, trình độ TC và CĐ đều có nghề Xử lý nước thải công nghiệp; Cấp, thoát nước. Lĩnh vực Kiến trúc và xây dựng, nhóm ngành Xây dựng, trình độ TC có 4 nghề, đó là: Xây dựng cầu đường, Cốp pha - giàn giáo, Cốt thép - hàn, Nề - hoàn thiện. Lĩnh vực Nông - lâm nghiệp và thủy sản, ngành Lâm nghiệp trình độ TC và CĐ có nghề Kiểm lâm; ngành Thủy sản có nghề Kiểm ngư. Lĩnh vực Môi trường và bảo vệ môi trường, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có nghề Bảo vệ môi trường công nghiệp, Xử lý rác thải. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/2/2018 làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có đào tạo những ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những ngành, nghề đào tạo mới khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu sử dụng lao động cao, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất về Bộ LĐTB&XH; để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Theo Thủy Trúc/Kinh tế đô thị.
Kiểm soát nghiêm ngặt việc phát triển nhiệt điện than
Trong vòng 20 năm tới, bên cạnh việc tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện thì phát triển nhiệt điện than vẫn là sự lựa chọn số 1 để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng cao. Hiện công nghệ nhiệt điện than đã hoàn toàn cho phép xử lý các vấn đề về môi trường như xử lý nước thải, khí thải và các chất thải rắn. Đó là thông tin được đưa ra tại 'Diễn đàn Năng lượng Việt Nam - Hiện tại và tương lai' do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Kinh tế T.Ư và Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức vào sáng 4.5 tại Hà Nội.
Công nghệ
Nhiệt than vẫn là sự lựa chọn tối ưu trong khoảng 20 năm tới, nhưng phải kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề về môi trường. Ảnh: P.V. Cần cách tiếp cận mới. Tại diễn đàn, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN - nêu lên các tiếp cận mới về cung cầu năng lượng (NL) quốc gia. Trong khi việc sử dụng năng lượng còn chưa hiệu quả, lãng phí lớn thì giá năng lượng chính là mấu chốt để điều tiết hành vi sử dụng năng lượng. Cơ chế thị trường đã được thiết lập 30 năm nay, nhưng giá năng lượng vẫn do nhà nước quy định, mang nặng tính hành chính nên luôn thấp hơn giá thị trường. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy như khuyến khích tiêu dùng năng lượng lãng phí; khuyến khích nhà đầu tư sử dụng công nghệ thấp gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng; Giá điện thấp cũng sẽ dẫn đến không khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào điện để có đủ điện khiến nền kinh tế luôn đứng trước nguy cơ thiếu hụt NL khó cân bằng. TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh cần sự tiếp cận NL mới, trong đó có tính đến yếu tố năng suất lao động trước làn sóng cách mạng công nghệ 4.0; và việc ứng dụng công nghệ cao tiết kiệm NL để giảm thiểu áp lực từ phía cầu là việc cần tính đến trong tổng thể chiến lược NL quốc gia - TS Thiên nói. Trong bối cảnh nhu cầu về NL không ngừng tăng cao thì các dạng NL sơ cấp đang dần cạn kiệt. Ông Phan Thế Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương - cho biết: Hiện các nguồn NL như thủy điện đã được huy động hết, điện hạt nhân đã được Chính phủ yêu cầu tạm dừng, các dạng NL tái tạo đang ở mức sơ khai, thì trong vòng 10-20 năm tới, mức độ thiếu hụt NL sẽ được bù đắp bởi nhiêt điện than và khí LNG nhập khẩu. Dự báo tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng theo nhiên liệu ở kịch bản cơ sở (mức thấp), thì đến năm 2020, tổng nhu cầu NL của Việt Nam là khoảng 71,337 KTOE, sẽ tăng lên 115,016 KTOE vào năm 2030 và 137,834 KTOE vào năm 2035. Nếu năm 2015, công suất các nhà máy điện than chiếm khoảng 12.500MW thì đến năm 2035, công suất nhiệt điện than sẽ tăng gấp gần 5 lần khoảng 58.590MW, đồng thời NL tái tạo từ chỗ chỉ chiếm 1.900MW năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 50.540MW năm 2035. Theo ông Phan Thế Hùng, các dự án theo Tổng sơ đồ điện 7 hiệu chỉnh giai đoạn từ 2031 trở đi phần điện hạt nhân sẽ được bù đắp bởi than, LNG nhập và điện gió Tổng mức đầu tư phát triển nguồn và lưới điện giai đoạn 2016-2030 khoảng 148 tỉ USD. Vì vậy cần thiết phải thực hiện các chương trình tiết kiệm NL để cắt giảm nhu cầu NL. Bộ Công Thương sẽ giám sát nghiêm ngặt nhiệt điện than. Ông Trần Hữu Lượng - Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp - cho biết, VN hiện có 20 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động với tổng công suất đặt trên 13.110MW. Hiện tất cả các nhà máy đang xây dựng và đã đi vào vận hành đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo kết quả kiểm tra mới đây của Bộ Công Thương, chất thải nguy hại ở các nhà máy nhiệt điện như Vũng Áng, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Formosa Hà Tĩnh đã được kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Một số nhà máy mắc lỗi như: Thu gom và phân loại chất thải nguy hại chưa triệt để, xây kho lưu giữ chất thải nguy hại không đúng quy định đã được Bộ Công Thương chỉ đạo xử lý, khắc phục. Ông Lượng cho biết, hiện có 2 tổ máy công nghệ từ những năm 60 là Uông Bí công suất 50MW gây ô nhiễm môi trường đã bị Bộ Công Thương yêu cầu dừng hoạt động. Nhiệt điện đốt than có 2 nguồn thải đang quan tâm là khí thải và tro xỉ sinh ra trong quá trình đốt cháy than trong lò đốt, ngoài ra còn nguồn thải nhiệt của nước làm mát. Với việc xử lý khí thải, hiện chỉ có 2 nhà máy Phả Lại 1 và Ninh Bình với công nghệ cũ nên không lắp đạt hệ thống xử lý SOx do thời điểm xây dựng 2 nhà máy này chưa có Luật Bảo vệ môi trường, chưa có quy định về xử lý khí thải. Còn lại các nhà máy công nghệ lò đốt tầng sôi hiện không lắp hệ thống xử lý NOx do nhiệt độ buồng đốt thấp và than chứa ít thành phần hợp chất Nitơ nên khí thải đã đạt quy chuẩn Vn về môi trường. Hiện nay, theo ông Lượng, hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) đã lắp đặt ở tất cả các nhà máy nhiệt điện đang hoạt động với hiệu suất giao động từ 99,7% đến 99,8%. Với đặc thù công nghệ của nhiệt điện đốt than khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp các nhà máy phải đốt kèm dầu FO, HFO hoặc DO. Khi hệ thống lọc bụi tĩnh điện không hoạt động được do nguy cơ cháy nổ, khi đó người dân sẽ quan sát thấy hiện tượng khói đen từ miệng ống khói. Ông Lượng cho biết, để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện đốt than chủ động đầu tư cải tiến thiết bị, công nghệ lọc bụi tĩnh điện để đưa hệ thống vào vận hành ngay khi khởi động lò, thay thế nhiên liệu dầu FO sang dầu DO. Cụ thể, nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và NĐ Duyên Hải 3 đã khắc phục được cơ bản tình trạng này khi đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện ngay từ giai đoạn khởi động lò. Ngày 12.4.2017 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án xử lý, sử dụng tro xỉ của nhà máy nhiệt điện, hóa chất, theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương yêu cầu các nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động phải lập đề án xử lý, tiêu thụ tro xỉ trình Bộ phê duyệt trước ngày 31.12.2018. Hồng Quân.
EVN sẽ đảm bảo điện cho miền Nam trong thời gian cắt khí PM3
Từ ngày 17.8 tới 30.8, chủ mỏ Repsol (Tây Ban Nha) dừng cấp nguồn khí PM3 - Cà Mau để phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thiết bị. EVN và các đơn vị trực thuộc đã chuẩn bị nhiều giải pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, tin cậy trong thời gian này.
Công nghệ
Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), trong thời gian này, Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2 (tổng công suất 1.500 MW) sẽ không thểphát điện. Để đáp ứng nguồn điện thiếu hụt, A0 đã lên phương thức vận hành chi tiết trong các ngày cắt khí, đảm bảo vận hành hệ thống điện Quốc gia an toàn, kinh tế. Sau khi cắt khí, công suất khả dụng của hệ thống điện miền Nam là 9.316 MW (không tính các nguồn chạy dầu) và khả năng truyền tải Trung - Nam khoảng 4.300 MW, cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu phụ tải miền Nam và có dự phòng trong các ngày bình thường. EVN sẽ huy động cao nguồn nhiệt điện than trong thời gian cắt khí PM 3 - Ảnh: Minh Ngọc. Theo A0, việc vận hành an toàn tincậy các tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ)Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3 có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch vận hành trong thời gian cắt khí. Đại diện Công ty Nhiệt điện Duyên Hải cho biết: Công ty đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu phục vụ vận hành NMNĐ Duyên Hải 1,Duyên Hải 3 và sẽ huy động cả 4 tổ máy với sản lượng 58 triệu kWh/ngày trong thời gian cắt khí. Trong khiđó, NMNĐ Vĩnh Tân 2 cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu huy độngcủa A0.
Ứng dụng công nghệ mới phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông tại Hội thảo khoa học chiều 21/4 tại Bộ GTVT.
Công nghệ
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đánh giá với mục tiêu trọng tâm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong tương lai, rất nhiều công trình lớn có kết cấu phức tạp và hiện đại sẽ được xây dựng. Chiều 21/4, tại Hà Nội, Bộ GTVT phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam và Công ty Kurosawa Nhật Bản tổ chức Hội thảo khoa học Tao cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn (SC), neo đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng (KTB), dầm phức hợp bê tông dự ứng lực - thép (SPC). Với sự tham gia của 170 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà quản lý, Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi các nội dung liên quan đến công tác nghiên cứu, khả năng ứng dụng các sản phẩm tao cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn, neo trong đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng và dầm phức hợp bê tông dự ứng lực - thép trên thế giới nói chung, tại Nhật Bản và Việt Nam nói riêng. Trước đó, được sự đồng ý của Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ GTVT, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường đã phối hợp với Công ty Kurosawa tổ chức 2 hội thảo tại Bến Tre và Khánh Hòa. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết trong những năm qua, ngành GTVT Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật là lĩnh vực xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong vài chục năm gần đây, nhờ việc nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vật liệu mới vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nên ngành GTVT đã triển khai, hoàn thành nhiều công trình đường cao tốc, cầu lớn, hầm, cảng... có yêu cầu kỹ thuật phức tạp với trình độ công nghệ hiện đại, đạt nhiều yêu cầu chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, bền vững và thân thiện với môi trường. "Việc sử dụng các kết cấu hợp lý tại các công trình giao thông trong thời gian tới rất quan trọng, ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật còn đóng vai trò quyết định cho sự thành công của dự án. Thực tế đã chứng minh, trong thời gian qua, việc nghiên cứu ứng dụng và quản lý chất lượng các loại kết cấu tiên tiến, đảm bảo hài hòa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật. Trong đó, các loại kết cấu thép, vật liệu thép tăng nhanh. Công nghệ chế tạo kết cấu thép ngày càng tiến bộ. Các loại hình kết cấu sử dụng trong công trình ngày càng đa dạng. Đặc biệt là các vật liệu mới, công nghệ mới đã được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn... Bên cạnh đó, hệ thống các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử các chỉ tiêu cơ lý của các loại vật liệu thép mang mã hiệu TCVN cũng đã được ban hành, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát, thi công, nghiệm thu sản phẩm, từng bước hội nhập với trình độ khu vực và thế giới", Thứ trưởng nói. Rất đông các nhà khoa học, nghiên cứu của Việt Nam và Nhật Bản tham dự Hội thảo. Trao đổi tại Hội nghị, ông Ngô Thịnh Đức- Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam đánh giá trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông nói chung và lĩnh vực xây dựng cầu đường nói riêng ngành GTVT đã liên tục ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và đạt được nhưng kết quả đáng kể. Hàng loạt các công trình cầu đường được xây dựng vừa qua được đi vào khai thác sử dụng đã chứng minh ngành cầu đường Việt Nam đang từng bước phát triển. Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường nhận thức được rằng việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội. Hội thảo khoa học Tao cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn, neo đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng, dầm phức hợp bê tông dự ứng lực - thép diễn ra trong buổi chiều với một phiên thảo luận. Trong đó, các chuyên gia đến từ Nhật Bản có 03 báo cáo trình bày tại Hội thảo, các đại biểu còn lại tham gia ý kiến trao đổi tại chỗ. Ông Ngô Thịnh Đức- Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Bên cạnh mục tiêu trao đổi thông tin, Hội thảo khoa học cũng làm rõ các thách thức, yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuổi thọ của vật liệu cáp dự ứng lực, vật liệu neo trong đất cũng như phạm vi và khả năng ứng dụng dạng kết cấu dầm phức hợp bê tông dự ứng lực thép trong các dự án xây dựng công trình giao thông. Hội thảo khoa học Tao cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn, neo đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng, dầm phức hợp bê tông dự ứng lực thép là diễn đàn khoa học hữu ích để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực cầu và neo trong đất, góp phần nâng cao chất lượng, tuổi thọ và mỹ quan công trình. Thùy Dương.
Chia sẻ kinh nghiệm giải pháp công nghệ và biện pháp thi công
Lần đầu tiên trên toàn quốc, một khóa học đúng nghĩa về kinh nghiệm tổ chức, quản lý và vận hành công trường đã được Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cùng Công ty CP Xây dựng Coteccons tổ chức vào sáng 17/11, tại Hà Nội.
Công nghệ
Phát biểu tại khóa học, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam nhận định: Đây là một buổi chia sẻ, trao đổi chuyên môn sâu về tổ chức quản lý công trường, những cải tiến mới trong kỹ thuật xây dựng của các nhà thầu có kinh nghiệm cho nhiều lãnh đạo chủ chốt đến từ các đơn vị thành viên. Tôi dùng từ quý báu bởi buổi học không chỉ nâng cao kỹ năng tổ chức thi công tiên tiến tầm quốc tế mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các DN xây dựng trong nước. Thực tế, đây là những đúc kết đến từ thực tiễn mà chưa trường lớp nào dạy chúng ta cả. Tại khóa học, Công ty Coteccons cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản lý công trường và công nghệ thi công kỹ thuật cao như BIM hay Top-down. Tại tòa nhà The Landmark81, với vai trò là nhà thầu thi công, Coteccons đã áp dụng BIM vào dự án nhằm giải quyết thiết kế chi tiết các vị trí phức tạp, phạm vi áp dụng cho toàn bộ phần xây thô bộ khung kết cấu công trình. Dự án có hệ kết cấu kết hợp cả bê tông cốt thép và thép hình tổ hợp. Để đảm bảo sự vững chắc cho tòa nhà, hệ thống kết cấu thép cho khu vực thang máy không được thiết kế theo dạng hình hộp như bình thường, mà được thiết kế dạng hình chữ Y. Với dạng thiết kế mới, nếu vẫn thực hiện riêng lẻ từng bộ phận như phương pháp truyền thống, đội ngũ thi công sẽ mất rất nhiều để tìm hiểu, phối hợp lại với đội ngũ thiết kế, gây lãng phí thời gian mà không đảm bảo hiệu quả thực hiện phối hợp. Liên quan đến câu hỏi về cách xử lý khi các nhà dân lún, nứt gần dự án đang thi công, chủ tịch Coteccons Nguyễn Bá Dương cho rằng, cần có sự linh hoạt giữa kỹ thuật và cách ứng xử với các hộ dân. Ông Dương phân tích, đối với một công trình, về mặt kỹ thuật phải tìm ra được giảp pháp để tính toán khả năng chuyển vị thấp nhất. Kết cấu cần được đảm bảo các điều kiện về chuyển vị nằm trong giới hạn cho phép, trước khi tiến hành các tính toán về độ bền. Trong khi đó, về văn hóa DN, đối với khu vực nhà dân lân cận chịu ảnh hưởng phải đối xử tử tế với họ. Bên Coteccons công tác dân vận rất quan trọng. Cần đàm phàn, nói chuyện và thỏa thuận với người dân một cách hợp tình, hợp lý. Coteccons còn nhớ từng làm một công trình ở TP Hồ Chí Minh mà nhà của một mẹ Việt Nam anh hùng ở cạnh khu vực đó đòi đến 2 tỷ đồng tiền đền bù do tường bị nứt. Lúc này, Coteccons đã ngay lập tức gặp mẹ vào trao đổi chân thành và được sự ủng hộ. Rõ ràng, việc đối nhân xử thế trong xây dựng cũng là một yếu tố tiên quyết quan trọng. Các chuyên gia tại khóa học cũng chia sẻ kinh nghiệm hạn chế tiếng máy xúc đến khu vực khu dân cư bằng việc thỏa thuận tiến độ với chủ đầu tư. Nói một cách đơn giản là cần linh hoạt khi nhanh khi chậm. Tiếng ồn cố gắng tránh vào thứ 7 và chủ nhật vì lúc đó các hộ gia đình cần nghỉ ngơi. Trong khi đó vào các ngày trong tuần có thể đẩy nhanh thi công để đáp ứng tiến độ tầng cao, thu tiền của khách hàng cho chủ đầu tư. Vào buổi chiều, khóa học tổ chức thực tế dự án Dcapitale tại Trần Duy Hưng. Tại công trường, đơn vị thi công chia sẻ về cách thức tổ chức công trường, những tiêu chí nghiêm ngặt cần có để thi công công trình. Thông qua chuyến đi, đã giúp cho các học viên học hỏi được rất nhiều về cách thức tổ chức cũng như các biện pháp thi công. Việc tiếp cận những công trình có trình độ chuyên môn cao như hai công trình này giúp cho kỹ sư thiết kế nhìn được tận mắt và có thể hình dung được rõ ràng, từ đó sẽ tự tin hơn trong các giải pháp thiết kế sau này. Vân Hằng.
37 ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội 'khát nhân lực'
Ngày 26/1, Bộ LĐTB&XH công bố Thông tư 37/2017/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu.
Công nghệ
Theo Thông tư, lĩnh vực Nghệ thuật có 3 nhóm ngành. Nhóm ngành Mỹ thuật trình độ trung cấp (TC) có nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ, Điêu khắc; trình độ cao đẳng (CĐ) có ngành Kỹ thuật điêu khắc gỗ. Học viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang thực hành nghề sơn sửa vỏ ô tô. Nhóm ngành Nghệ thuật trình diễn trình độ TC có nghề Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, Nghệ thuật biểu diễn dân ca, Nghệ thuật biểu diễn chèo, Nghệ thuật biểu diễn tuồng, Nghệ thuật biểu diễn cải lương, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gia dân tộc, Nghệ thuật biểu diễn dân ca quan họ, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Đờn ca nhạc tài tử Nam Bộ, Nhạc công kịch hát dân tộc, Nhạc công truyền thống Huế; trình độ TC có nghề Diễn viên múa, Biên đạo múa. Nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng trình độ TC và CĐ đều có nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai. Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có nghề Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển (trình độ TC và CĐ). Nhóm ngành Công nghệ sản xuất, trình độ TC và CĐ có nghề Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su, Chế biến mủ cao su. Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa, trình độ TC có nghề Công nghệ kỹ thuật địa chất. Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật mỏ, trình độ TC có nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; trình độ CĐ có nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Khoan đào đường hầm. Lĩnh vực Kỹ thuật có 2 nhóm ngành đang thiếu nhân lực. Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, trình độ TC có nghề Gia công và lắp dựng kết cấu thép; Rèn, dập; Sửa chữa vận hành tàu cuốc; Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi. Cùng nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, trình độ CĐ có nghề Gia công và lắp dựng kết cấu thép. Nhóm ngành Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường, trình độ TC và CĐ đều có nghề Xử lý nước thải công nghiệp; Cấp, thoát nước. Lĩnh vực Kiến trúc và xây dựng, nhóm ngành Xây dựng, trình độ TC có 4 nghề, đó là: Xây dựng cầu đường, Cốp pha - giàn giáo, Cốt thép - hàn, Nề - hoàn thiện. Lĩnh vực Nông - lâm nghiệp và thủy sản, ngành Lâm nghiệp trình độ TC và CĐ có nghề Kiểm lâm; ngành Thủy sản có nghề Kiểm ngư. Lĩnh vực Môi trường và bảo vệ môi trường, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có nghề Bảo vệ môi trường công nghiệp, Xử lý rác thải. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/2/2018 làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có đào tạo những ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những ngành, nghề đào tạo mới khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu sử dụng lao động cao, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất về Bộ LĐTB&XH; để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Thủy Trúc.
Doanh số của Nokia năm 2017 tăng vọt lên 8,45 triệu máy
Nokia đang sống trở lại trong những ngày tươi đẹp khi doanh số của hãng này tăng trưởng nhanh trong năm 2017, đạt tổng cộng 8,45 triệu máy.
Công nghệ
HMD Global đã có những bước đầu chậm rãi khi ra mắt Nokia 6 chỉ bán được 100.000 máy trong quý đầu tiên (theo IDC), quý tiếp theo chứng kiến sự ra đời của Nokia 5 và 3 và từ đó doanh số bộ ba này đã tăng đáng kể đạt 1,4 triệu máy, đặc biệt phải kể đến quý 3 đạt 2,8 triệu máy, cứ như vậy Nokia đã kết thúc năm 2017 với 8,45 triệu máy (theo Counterpoint Research). Đây là những kết quả tuyệt vời đối với HMD Global nói chung và thương hiệu Nokia nói riêng. Một người cũ nhưng mới trở lại thị trường smartphone đã đạt được sự tăng trưởng ổn định ngay trong năm đầu tiên. Trong tổng số 8,45 triệu máy đã có tới 8,35 triệu chiếc được vận chuyển trong 3 quý gần nhất, phản ánh một sự phát triển bền vững. Nếu nhìn vào 10 thương hiệu smartphone hàng đầu trong quý 4 năm 2017, đứng ở vị trí số 10 là Meizu với 4,2 triệu máy, chiếm 1% thị phần, có thể thấy Nokia đã gần chạm ngưỡng này với chỉ 50.000 máy ít hơn. Năm 2018 hứa hẹn sẽ có nhiều sự thay đổi đến từ Nokia, khoảng 3 tuần nữa họ có thể ra mắt thiết bị mới như Nokia 1, Nokia 7, Nokia 9 chưa kể Nokia 3310 4G và Nokia 6 (2018) cũng chỉ vừa ra mắt. Hy vọng Nokia tiếp tục thành công với các sản phẩm của họ. Theo Nokiamob. Hải SN.
Viện KH và CN GTVT: Xứng tầm trung tâm nghiên cứu giải mã công nghệ
Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) GTVT là đơn vị nghiên cứu KH&CN hàng đầu của ngành GTVT, tiền thân là Viện Thí nghiệm Vật liệu được thành lập vào ngày 4/10/1956 theo Nghị định số 96-NĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện. Hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, hoạt động nghiên cứu KH&CN, Viện đã có nhiều đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển GTVT cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Công nghệ
Thiết kế chế tạo thiết bị kiểm tra gối cầu 5.000 tấn. Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Bộ GTVT, với tinh thần đổi mới, đột phá và sáng tạo, Viện KH&CN; GTVT đã nỗ lực triển khai nhiều nhiệm vụ do Bộ GTVT giao, trong đó nhiều nhiệm vụ KHCN đã được Bộ GTVT và các địa phương trong cả nước ghi nhận. Từ năm 2016 đến nay, Viện đã triển khai nghiên cứu 3 đề tài cấp Nhà nước, 32 đề tài cấp Bộ, biên soạn và được công bố 22 tiêu chuẩn quốc gia, 01 tiêu chuẩn cơ sở, 3 qui định kỹ thuật, trong đó nhiều đề tài và tiêu chuẩn có ý nghĩa khoa học, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng các công trình GTVT. Cùng với công tác nghiên cứu, Viện cũng đã thành công trong việc đưa vào ứng dụng phục vụ sản xuất của ngành GTVT các loại vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng, quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT. Viện đã chủ động, tích cực tham gia và thực hiện những nhiệm vụ đột xuất của Ngành nhằm góp phần giải quyết những vấn đề khó, phức tạp về mặt kỹ thuật do thực tế sản xuất đặt ra trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay; tiếp tục rà soát, cập nhật, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo định hướng đảm bảo tính tiên tiến và đồng bộ đáng ghi nhận trên một số lĩnh vực. Đường bộ, đường sân bay: Nghiên cứu, đề xuất các yêu cầu kỹ thuật đối với bê tông bán mềm dùng cho mặt đường bán mềm phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mặt đường bán mềm sử dụng bê tông nhựa (BTN) chèn vữa xi măng đã được nghiên cứu, áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, rất phù hợp với đường có lưu lượng xe, tải trọng xe lớn, đường sân bay, đoạn đường qua trạm thu phí, đường chuyên dụng cho xe tải nặng, bến cảng, bãi đỗ xe... Kết quả nghiên cứu bước đầu đã chứng minh vật liệu, mặt đường có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu xe chạy; hoàn toàn có thể chủ động về công nghệ, vật liệu. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài và điều kiện thực tế tại Việt Nam, Viện đã đề xuất các yêu cầu kỹ thuật đối với các loại vật liệu sử dụng và vật liệu bê tông bán mềm. Ứng dụng công nghệ mặt đường BTN ấm trong xây dựng và bảo trì đường bộ: Đây là một giải pháp quan trọng đóng góp vào giảm thiểu sự ấm lên trên toàn cầu. Hiện nay, công nghệ mặt đường BTN ấm đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới với nhiều lợi ích về môi trường, sức khỏe, kỹ thuật và giá thành. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng tại Việt Nam, công nghệ mặt đường BTN ấm gần như còn mới mẻ trong xây dựng và bảo trì đường bộ. Hiện nay gần như chưa có những nghiên cứu cụ thể cũng như chưa có các tiêu chuẩn quy định đối với công nghệ này. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, Viện đã chủ động nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp các kết quả thí nghiệm trong phòng để định hướng cho những nghiên cứu, đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật và áp dụng công nghệ mặt đường BTN ấm tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất một số kết cấu mặt đường mềm cho đường quy mô giao thông lớn ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các kết cấu áo đường đã và đang được áp dụng trên thế giới và kết quả nghiên cứu về phân vùng khí hậu, Viện đã đề xuất một số dạng kết cấu có thể áp dụng ở Việt Nam, tùy vào lưu lượng giao thông, điều kiện khí hậu của tuyến đi qua và quy mô của dự án mà tư vấn thiết kế lựa chọn loại kết cấu phù hợp dựa trên kiểm toán theo quy trình hiện hành 22 TCN 211-06. Nghiên cứu áp dụng phương pháp thiết kế hỗn hợp BTN nóng SuperPave phù hợp điều kiện Việt Nam: Hệ thống SuperPave được triển khai sẽ giúp các kỹ sư, nhà thầu đường bộ công cụ để thiết kế BTN mặt đường đảm bảo làm việc tốt hơn dưới tác động của nhiệt độ và lưu lượng xe có tải trọng nặng. SuperPave là phương pháp đã được cải thiện hơn so với các phương pháp hiện hành trong việc chỉ rõ tính chất của nhựa đường và cốt liệu trong thiết kế và phân tích hỗn hợp BTN, dự báo được khả năng làm việc của mặt đường. Phương pháp thiết kế SuperPave hiện được áp dụng phổ biến tại Hoa Kỳ, Canada và được thế giới đánh giá là hiện đại. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng phát triển, Viện đã chủ động nghiên cứu lý thuyết phương pháp thiết kế SuperPave; tiến hành các thí nghiệm trong phòng trên cơ sở các thiết bị sẵn có của Viện; đánh giá, phân tích, so sánh để lựa chọn phương pháp, đề xuất chỉ tiêu kỹ thuật và định hướng áp dụng phương pháp thiết kế hỗn hợp BTN nóng SuperPave tại Việt Nam. Về công tác phòng chống sụt trượt trên đường giao thông: Với vai trò là đơn vị đi đầu về nghiên cứu khoa học và tư vấn phòng chống sụt trượt trên đường giao thông tại Việt Nam, Viện đã có nhiều kết quả nghiên cứu và ứng dụng phòng chống sụt trượt từ nhiều năm qua. Để đẩy mạnh KHCN trong phòng chống sụt trượt, Viện đã hợp tác với Hội trượt đất quốc tế (ICL) triển khai dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật về Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường giao thông chính tại Việt Nam sử dụng viện trợ không hoàn lại của JICA tài khóa 2011 - 2016 với mục tiêu phát triển công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu những thảm họa do trượt đất gây ra trên các trục giao thông chính tại Việt Nam. Lĩnh vực cầu hầm: Đánh giá hiện trạng ăn mòn cáp cường độ cao trong cầu bê tông dự ứng lực (BTDƯL) ở Việt Nam: Cầu bê tông cốt thép (BTCT) DƯL chiếm một tỷ lệ lớn trên hệ thống đường bộ ở Việt Nam, trong đó rất nhiều cầu được xây dựng cách đây từ 30 - 50 năm. Sau một thời gian dài đưa vào khai thác sử dụng, dưới điều kiện hoạt tải ngày càng gia tăng và các tác nhân bất lợi của môi trường, nhiều cầu đã bị hư hỏng, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu khai thác hiện nay. Hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng chịu lực của kết cấu dầm BTDƯL, đó là sự ăn mòn làm mất mát tiết diện của cáp cường độ cao. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho thấy sự ăn mòn của cáp cường độ cao trong cầu BTDƯL ngày càng gia tăng và là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự xuống cấp thậm chí là sụp đổ của cầu. Sau sự cố sụp đổ cầu Rào, nhiều chuyên gia cũng đưa ra các khuyến cáo về việc ăn mòn của cáp cường độ cao trong cầu BTDƯL, đặc biệt là trong kết cấu phân đoạn. Kết quả nghiên cứu của Viện đã chỉ ra hiện trạng ăn mòn cáp cường độ cao trong cầu BTDƯL ở một số khu vực và đề xuất phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá ăn mòn cáp cường độ cao nhằm phát hiện và ngăn ngừa sự ăn mòn tiếp diễn dẫn đến nguy cơ mất an toàn khai thác của công trình cầu BTDƯL ở Việt Nam. Về nghiên cứu ứng dụng vật liệu FRP trong sửa chữa, tăng cường cầu BTCT ở Việt Nam: Các cầu BTCT và BTCT DƯL chiếm một tỷ lệ lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng trong xây dựng các công trình cầu ở Việt Nam. Sau một thời gian khai thác do nhiều nguyên nhân, các dầm cầu bị hư hỏng, chất lượng công trình xuống cấp và cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp công trình cầu, trong đó giải pháp sử dụng vật liệu tấm FRP DƯL trong sửa chữa, tăng cường cầu là rất khả thi. Công nghệ mới này (công nghệ sử dụng tấm FRP DƯL) chưa được áp dụng ở Việt Nam, mới bước đầu được nghiên cứu lý thuyết và trong phòng thí nghiệm tại Viện KH&CN; GTVT. Việc ứng dụng giải pháp công nghệ này tương tự như giải pháp DƯL ngoài (DƯL-N): Tăng cường chủ động, tạo lực nén trước, trong bê tông do lực kéo của tấm FRP DƯL truyền vào, làm giảm ứng suất kéo trong bê tông, từ đó làm tăng khả năng chịu lực của kết cấu dầm BTCT, tăng hiệu quả chống nứt của kết cấu, cải thiện dao động của dầm. Qua các kết quả nghiên cứu tại Viện sẽ mở ra một công nghệ mới trong sửa chữa, tăng cường cầu BTCT ở Việt Nam. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cọc bê tông dạng ống đường kính lớn đổ tại chỗ (PCC) trong xử lý nền đất yếu các công trình giao thông ở Việt Nam: Viện đã nghiên cứu, đánh giá tổng kết công nghệ cọc bê tông dạng ống đường kính lớn đổ tại chỗ (PCC) áp dụng tại các dự án ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất phạm vi áp dụng hiệu quả của công nghệ này, đồng thời so sánh công nghệ này với các công nghệ khác trong xử lý nền đất yếu đã được áp dụng tại Việt Nam như cọc đất, cọc ống ly tâm; xây dựng dự thảo chỉ dẫn kỹ thuật về khảo sát thiết kế thi công và nghiệm thu cọc PCC phù hợp điều kiện Việt Nam. Lĩnh vực đường sắt: Về phân tích điều kiện ổn định của kết cấu đường ray khi sử dụng ray dài 25m, phân tích ảnh hưởng của kết cấu đường, biên độ dao động nhiệt độ, sai số khi lắp đặt đến trị số khe hở mối nối: Trị số khe hở mối nối luôn thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, cấu tạo của đường ray, trạng thái của đường, chất lượng của kết cấu, mức độ chính xác khi lắp đặt. Việc lắp đặt đường không chính xác sẽ dẫn đến gia tăng lực nhiệt độ trong đường ray, tăng nguy cơ phá vỡ ổn định của hệ khung ray tà vẹt vào mùa hè và gây cắt bu-lông vào mùa đông. Phân tích của Viện chỉ ra rằng ở Việt Nam, với biên độ nhiệt độ trong ray không vượt quá 65oC sẽ không cần thực hiện dồn dịch theo mùa, không cho phép biến dạng uốn bu-lông mối nối khi nhiệt độ xuống thấp nhất hoặc lân cận khu vực nhiệt độ thấp nhất. Tuy nhiên, nếu có sai sót trong lắp đặt hoặc có hiện tượng trượt ray vượt quá 8mm so với điều kiện bình thường cùng với điều kiện thời tiết cực đoan (nóng hoặc lạnh), trong ray sẽ xuất hiện lực nhiệt độ. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tình huống nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra. Các nhân viên tuần đường cần phải được trang bị kiến thức để có thể phát hiện và ứng phó kịp thời. Nghiên cứu lựa chọn các thông số kỹ thuật cơ bản của đường sắt tốc độ cao từ 160 km/h đến 200 km/h phù hợp với điều kiện Việt Nam: Đường sắt là xương sống của lĩnh vực GTVT, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt luôn chiếm một vai trò quan trọng trong lĩnh vực vận tải nói chung. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo chiến lược quy hoạch phát triển đường sắt, Việt Nam sẽ xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 - 200 km/h), đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ chạy 350 km/h, ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, Viện đã chủ động nghiên cứu về đường sắt tốc độ cao với các thông số kỹ thuật phù hợp với tốc độ từ 160 km/h đến 200 km/h. Qua đó đã phân tích, đề xuất những nội dung cơ bản sau: Công nghệ khai thác và vận hành chạy tàu cho đường sắt tốc độ cao; các công trình hạ tầng xây dựng cho đường sắt tốc độ cao; các thông số cơ bản cho hệ thống cung cấp điện kéo; các loại hình Deport; các loại hình phương tiện; hệ thống thông tin; hệ thống tín hiệu. Lĩnh vực cảng - đường thủy: Thời gian qua, Viện đã nghiên cứu thành công về công nghệ mới trong xây dựng và sửa chữa các công trình cảng - đường thủy, nhiều kết quả nghiên cứu đã được Viện ứng dụng thử nghiệm ở Việt Nam như: Công nghệ xây dựng cảng, đê chắn sóng bằng kết cấu thùng chìm BTCT khối lớn; các công nghệ mới, vật liệu mới trong sửa chữa những hư hỏng, xuống cấp, các giải pháp chống ăn mòn của môi trường biển đối với các kết cấu BTCT trong công trình cảng, phục hồi khả năng chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình. Được sự chấp thuận của Bộ GTVT, từ 2014 đến nay, Viện đã phối hợp với Viện Quản lý Đất đai và Cơ sở hạ tầng Quốc gia Nhật Bản (NILIM) xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cảng biển và hạ tầng bến cảng Việt Nam. Đây là bộ tiêu chuẩn lớn, gồm rất nhiều lĩnh vực kết hợp với nhau nên yêu cầu số lượng kiến thức của nhiều chuyên gia trong các chuyên môn tương đối rộng. Mặt khác, do đã sử dụng tiêu chuẩn cũ (biên dịch từ Nga) trên 40 năm qua nên tư duy đã thành thói quen trong giới kỹ thuật ngành công trình cảng Việt Nam. Do đó, trong quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cảng biển và hạ tầng bến cảng Việt Nam, các chuyên gia và nhà khoa học của Viện đã cố gắng, nỗ lực hoàn thành các dự thảo tiêu chuẩn và hiện nay đã được Bộ KHCN ban hành 02 TCVN. Vật liệu xây dựng và bảo vệ công trình: Viện đã nghiên cứu và ứng dụng KH&CN; trong xây dựng các công trình, phương tiện GTVT có chất lượng và tuổi thọ cao trong điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt của Việt Nam, đồng thời đưa ra các biện pháp sửa chữa, bảo trì phù hợp cho các công trình giao thông hiện có. Viện đã tập trung nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống ăn mòn kim loại cho các công trình GTVT trong một số môi trường đặc biệt ở Việt Nam như các lĩnh vực: Sơn phủ bảo vệ tuổi thọ cao (trên 15 năm), công nghệ vật liệu mới trên nền polymer (vật liệu compozit, phụ gia cho bê tông, vật liệu polymer Pex, cao su); vật liệu chống thấm dạng lỏng thẩm thấu, ăn mòn và các biện pháp chống ăn mòn cho kết cấu thép, cốt thép bê tông vùng biển. Trong thử nghiệm công nghệ mới vừa qua, Viện đã tham gia một số dự án điển hình: Thử nghiệm đánh giá các loại Bentonite đang áp dụng phổ biến trong các dự án xây dựng công trình giao thông; thử nghiệm vật liệu silicone dạng lỏng dùng để bảo vệ bề mặt bê tông công trình cầu đường và công trình biển. Viện đã hợp tác Tập đoàn JFE Steel (Nhật Bản) nghiên cứu khả năng áp dụng thép chịu thời tiết cho công trình cầu tại các vùng miền ở Việt Nam và nghiên cứu khả năng sử dụng xỉ thép làm vật liệu công trình đường bộ. An toàn giao thông: Về hệ thống giao thông thông minh (ITS), ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, máy tính, cảm biến, thông tin liên lạc hữu tuyến và không dây nhằm nâng cao tính hiệu quả và an toàn của giao thông trên mặt đất và đặc biệt ITS được ứng dụng nhiều cho lĩnh vực đường bộ. Viện đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng ITS, qua đó đưa ra kết quả về liên kết ba thành tố chính trong giao thông đường bộ: Thẩm tra, theo dõi, đánh giá sự phù hợp của hệ thống thu phí không dừng ETC tại Việt Nam; đã tiến hành nghiên cứu thiết kế Hệ thống tự động thu nhận và xử lý dữ liệu cho biển báo điện tử VMS (Variable Message Signs) đặt tại các nút giao cắt để thông báo trước khi vào thành phố, góp phần chống UTGT. Kết quả của nghiên cứu đã đưa ra mô hình hệ thống hướng dẫn giao thông, gián tiếp phân luồng giao thông hợp lý hơn theo tình hình thực tế. Cơ khí, tự động hóa và đo lường: Về thiết kế, chế tạo hệ thống các thiết bị chuyên dùng trong thi công công trình GTVT: Để xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung, GTVT nói riêng cần phải sử dụng các thiết bị thi công nhất là thiết bị thi công chuyên dùng. Những năm qua, Viện đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và thực hiện có kết quả tốt một số nhiệm vụ như: Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng gối cầu chịu lực thẳng đứng đến 5.000 tấn; nghiên cứu chế tạo hệ thống thủy lực dẫn động xe đúc trong công nghệ thi công cầu đúc hẫng; nghiên cứu thiết kế dây chuyền thiết bị thi công chuyên dùng trong các công trình GTVT; hoàn thiện hệ thống đồng bộ nâng dầm thay gối cầu; nghiên cứu chế tạo bơm thủy lực siêu cao áp; thiết bị bơm trộn vữa xi măng phục vụ công nghệ chống sụt trượt; nghiên cứu dây chuyền thiết bị đồng bộ và thiết kế chế tạo hệ thống thi công cọc xi măng đất trộn khô, trộn ướt phục vụ gia cố nền đất yếu. Một số kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tiễn ngành GTVT mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu tiêu chí xanh và lồng ghép vào quy trình kỹ thuật đánh giá tác động môi trường khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông khi tham gia Dự án Hỗ trợ lồng ghép tiêu chí xanh vào xây dựng quy trình kỹ thuật đánh giá tác động môi trường khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của Bộ GTVT. Tăng trưởng xanh hiện đang là một chiến lược phát triển còn khá mới mẻ ở Việt Nam và đặc biệt là ngành GTVT trong bối cảnh công nghệ của chúng ta còn khá lạc hậu so với thế giới. Đẩy mạnh nghiên cứu KHCN thời gian tới: Viện chủ động và tập trung giải quyết những vấn đề kỹ thuật, nghiên cứu giải mã những công nghệ trọng yếu phát sinh trong thực tế sản xuất của ngành GTVT trong cả 5 lĩnh vực của ngành GTVT, đặc biệt chú trọng tới giải pháp tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực ITS, đường sắt đô thị, cảng biển và hàng không; tiếp tục nghiên cứu những công nghệ mới, thử nghiệm các loại vật liệu mới trong xây dựng, bảo trì, sửa chữa tăng cường kết cấu công trình giao thông phù hợp với từng vùng miền...; biên soạn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, xây dựng các quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng của ngành GTVT. PV.
CIENCO1 đi đầu ứng dụng công nghệ mới xây dựng giao thông
CIENCO1 áp dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại, tạo ra những kỷ lục trong ngành xây dựng cầu đường Việt Nam.
Công nghệ
Cầu Rạch Miễu - Bến Tre. Hôm nay (3/8), Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO1) tổ chức kỷ niệm 53 năm ngày thành lập (3/8/1964 3/8/2017). Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển của CIENCO1 đã ghi nhận không ít kỷ lục của ngành xây dựng giao thông Việt Nam. Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT CIENCO1 cho biết, phát huy truyền thống của đơn vị luôn đi đầu trong công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thời gian qua, CIENCO1 tiếp tục đầu tư, bổ sung hoàn thiện hệ thống công nghệ, chuyên nghiệp hóa từ con người đến thiết bị, vật tư, góp phần phát huy hiệu quả tại các dự án với mục tiêu: Tốc độ thi công nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, an toàn hơn. Hàng loạt công nghệ mới đã được CIENCO1 tiếp nhận và ứng dụng như: Công nghệ thi công tạo nhám NOVACHIP của Mỹ được CIENCO1 áp dụng thành công tại các dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội- Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương; công nghệ thi công bê nhựa đường cao su được áp dụng thử nghiệm tại cầu Thanh Trì; công nghệ cào bóc tái chế nâng cấp kết cấu áo đường ô tô cũ, sản xuất kết cấu thép cầu dàn và vòm, Cầu Đông Trù - Hà Nội là cây cầu vòm độc đáo do Cienco 1 thi công. Đặc biệt, công nghệ khoan cọc nhồi đường kính 2,5m sâu 120m tại dự án cầu Vàm Cống được các cán bộ kỹ sư CIENCO1 thi công thực hiện thành thục với tốc độ trung bình từ 3 tới 4 ngày/cọc. Mỗi cọc khoan nhồi trọng lượng lồng thép khoảng 125 tấn, hơn 500m3 bê tông, Với định hướng chiến lược là xây dựng CIENCO1 trở thành doanh nghiệp xây dựng, đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển ngành nghề xây lắp lên tầm cao mới, nâng cao hiệu quả đầu tư, Tổng công ty sẽ tiếp tục đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại, tiếp cận chuyển giao các công nghệ mũi nhọn, chủ lực như cầu dây văng, hầm đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, cầu vượt biển, ông Hòa nói. Về lĩnh vực đầu tư, ông Hòa cho biết, hiện nay, CIENCO1 đã và đang tham gia 7 dự án BOT có giá trị đầu tư cao như: BOT cầu Cổ Chiên, cầu Rạch Miễu, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cầu Bach Đằng, cầu Việt Trì mới, đường tránh TP.Thanh Hóa, truyến tránh TP.Phủ Lý. Trên cơ sở khai thác hiệu quả các dự án đầu tư sẵn có, CIENCO1 tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BOO, PPP. Đồng thời, CIENCO1 tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng nâng cao năng lực quản lý điều hành, tinh gọn bộ máy quản lý, thoái vốn tại một số doanh nghiệp chưa hiệu quả. "Những năm qua, sau khi tiến hành cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, Cienco 1 đang nỗ lực duy trì hoạt động ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, sản lượng, doanh thu hàng năm đạt mức khoảng 5.000 tỷ đồng", ông Hòa nói. Đ.Quang.
Cống hiến trọn đời cho nghiên cứu 'phát triển xanh'
Nói đến những người tiên phong nghiên cứu lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở nước ta, không thể không nhắc tới Giáo sư Tiến sỹ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Phạm Ngọc Đăng, người đã dành cả đời làm khoa học để nghiên cứu các vấn đề về tạo lập môi trường xanh, xây dựng xanh và phát triển bền vững ở nước ta.
Công nghệ
Khát khao tri thức, theo đuổi ước mơ. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất cố đô trên dòng sông Hoàng Long, Gia Thắng, Gia Viễn, một vùng đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình, cậu học trò nhỏ Phạm Ngọc Đăng đã nối tiếp truyền thống hiếu học quê hương và gia đình. Nhà nghèo, cuộc sống khó khăn đã không làm nản lòng cậu học trò nhỏ, mới lớp 5 nhưng đã một mình chèo thuyền rồi cuốc bộ từ làng lên chiến khu Quỳnh Lưu học chữ. Những năm tháng chiến tranh, khó khăn thiếu thốn nhưng ông luôn nỗ lực học tập và năm nào cũng đạt được kết quả xuất sắc. GS.TSKH.NGND Phạm Ngọc Đăng. Nguồn ảnh: nuce.edu.vn. Bằng những xuất học bổng hiếm hoi do Nhà nước trao cho học sinh nghèo hiếu học, ông đã hoàn thành tốt chương trình phổ thông, thi đỗ vào khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông luôn muốn theo đuổi ngành kiến trúc bởi đây là một ngành có cái gì nghệ sỹ, bay bổng mà theo nhiều người học thời bấy giờ mong ước. Dù trải qua bao biến cố, khát khao tri thức trong ông vẫn luôn bùng cháy, đốt hết mọi thử thách gian lao. Sau khi tốt nghiệp, ông giảng dạy tại khoa Xây dựng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1961, ông được cử sang làm tiến tu sinh ở trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc). Năm 1966-1969, ông về nước đảm nhận chức chủ nhiệm bộ môn vật lý kiến trúc trường Đại học Xây dựng và được nhà trường cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh luận án tiến sỹ. Thời gian này, ông giành nhiều năm đi khảo sát, nghiên cứu chế độ nhiệt ẩm của nhiều tòa nhà ở các vùng khí hậu khác nhau, đưa ra những giải pháp kiến trúc - xây dựng phù hợp. Những giải pháp thiết kế công trình của ông luôn đảm bảo điều kiện tiện nghi vi khí hậu trong nhà bằng các biện pháp thụ động, giảm thiểu áp dụng các biện pháp nhân tạo tiêu thụ nhiều điện năng như thiết bị thông gió cơ khí, hệ thống thiết bị điều hòa không khí. Do những cố gắng không ngừng nghỉ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông luôn được lãnh đạo và các đồng nghiệp quý mến. Đó chính là cơ sở quan trọng để sau này ông có những bước tiến vững chắc trên con đường học tập và nghiên cứu. Những tháng ngày mày mò vất vả nghiên cứu khoa học ở trời Tâyđã được ông đúc kết bằng nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành ở Liên Xô. Một trong các kết quả nghiên cứu của ông về Phương pháp tính toán lượng nhiệt bức xạ mặt trời chiếu qua cửa sổ có kết cấu che nắng vào nhà đã được chấp nhận đưa vào tiêu chuẩn thiết kế xây dựng của Liên Bang Nga. Sau khi nhận bằng tiến sỹ khoa học ở Liên Xô (năm 1978), về nước ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng (từ năm 1982-1990). Trong thời gian này, kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật của ông là đề tài Mái nhà nhiệt đới do ông chủ trì với sự cộng tác thực hiện của Phó Giáo sư Tiến sỹ Lê Văn Nãi và giảng viên cao cấp Hoàng Như Tầng. Đề tài này đã được Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà Nước cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả (năm1980). Một số kết quả nghiên cứu của ông trong thời gian này được đưa vào tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế xây dựng của nước ta như Điều kiện vi khí hậu tiện nghi nhiệt của người Việt Nam được đưa vào Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 306: 2004 Nhà ở và công trình công cộng, các thông số vi khí hậu trong phòng. Điều kiện tiện nghi nhiệt này cũng đã được một số sách báo quốc tế chấp nhận và giới thiệu như là điều kiện tiện nghi nhiệt đại diện cho các nước nhiệt đới nóng ẩm. Nhận thấy vấn đề bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là rất cấp thiết. Tôi thấy mình cứ bó hẹp trong ngành hẹp này thì không thể giúp nhiều cho việc xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp khoa học bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước. Vì thế, trên cơ sở nền tảng khoa học được đào tạo bài bản, tôi chuyển sang nghiên cứu những lĩnh vực mới rộng lớn, thực tế cấp bách hơn, đó là vấn đề bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp. Một trong những phương tiện then chốt trong tự học hiệu quả là ngoại ngữ, dù đã biết tiếng Trung và tiếng Nga nhưng tôi vẫn cố gắng tự học thêm tiếng Anh để đọc được các tài liệu bằng tiếng Anh và tích cực tham gia các hội thảo quốc tế. Tính đến nay, tôi đã đi khảo sát khoa học và tham dự các Hội thảo khoa học ở hơn 30 nước trên thế giới, Giáo sư Đăng chia sẻ. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, ông đã có nhiều cống hiến, trong đó có bằng độc quyền sáng chế được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp năm 2006 với đề tài Nghiên cứu thiết kế xây dựng Lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại. Đây là lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại đầu tiên do người Việt tự thiết kế, chế tạo và vận hành, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được lắp đặt, sử dụng từ đó đến nay tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội. Ngoài thời gian giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông còn tham gia tích cực vào việc xây dựng các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của quốc gia như: Luật bảo vệ môi trường các năm 1994, 2005 và 2014; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21); Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020... Dù ở cương vị nào, Giáo sư Phạm Ngọc Đăng cũng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình. Không kể những năm đảm nhiệm các chức vụ trưởng, phó phòng, trưởng, phó chủ nhiệm khoa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ông đã kiêm nhiệm nhiều trách nhiệm quản lý nặng nề như: 2 năm làm Hiệu phó, 8 năm làm Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng, 7 năm làm Tổng Thư ký của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Tấm gương sáng cho thế hệ trẻ. Gặp ông tại căn nhà nhỏ tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, tôi không khỏi bất ngờ bởi đã hơn 80 tuổi, nhưng ông vẫn không ngừng theo đuổi những công trình nghiên cứu khoa học mới ở lĩnh vực môi trường. Hiện ông vẫn được tín nhiệm để nhận chủ trì nghiên cứu liên tục và hàng năm từ 1 đến 2 đề tài khoa học cấp Bộ hay cấp Nhà nước. Điển hình là một số đề tài khoa học mà ông đã thực hiện thành công, như đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường; nghiên cứu đánh giá diễn biến môi trường và đề xuất các giải pháp các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như lập báo cáo đánh giá môi trường Chiến lược đối với dự án Quy hoạch sử dụng Biển và Hải đảo Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, của Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Chính phủ và Quốc hội thông qua. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, ông đã xuất bản chính thức 18 quyển sách khoa học kỹ thuật và đăng trên các tạp chí chuyên môn ở trong và ngoài nước hơn 180 bài báo. Hiện tại, ông đang tập trung vào nghiên cứu phát triển xanh là một vấn đề then chốt quyết định sự phát triển bền vững của bất cứ quốc gia nào hiện nay. Như con thuyền lênh đênh tìm tri thức, ông đã mạnh dạn bẻ lái đưa con thuyền học vấn của mình đi từ dòng nước nhỏ ra đại dương mênh mông. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông trải lòng: Trong suốt 50 năm nghiên cứu khoa học, tôi luôn tập trung cho một hướng nghiên cứu phát triển nền nông nghiệp bền vững. Bởi bất cứ công trình khoa học nào thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng không thể thành công nếu chỉ có một cá nhân đơn độc nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tập hợp các nhà khoa học, tạo nên một tập thể đoàn kết để cùng thực hiệc các đề tài khoa học, tất cả là trên cơ sở tôn trọng, hợp tác và cùng vì lợi ích chung của đất nước. Tôi được như ngày nay là nhờ có công ơn to lớn của Đảng và Nhà nước, do vậy tôi nguyện làm con tằm nhả tơ vì Tổ quốc cống hiến đến trọn đời.. Với những cống hiến của mình, ông đã trở thành một nhà nghiên cứu đầu ngành của ngành Môi trường và Xây dựng, được các tổ chức quốc tế và bạn bè đồng nghiệp kính nể. Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 1985; Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1987; Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2004 và nhiều Bằng khen của các Bộ như: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng Ông chính là tấm gương sáng để các thế hệ con cháu và học trò noi gương và học tập. Diệu Thúy (TTXVN).
TP. HCM: Giao thông thông minh giải quyết nạn kẹt xe ở cảng Cát Lái?
'Hệ thống camera sẽ quan sát, thu thập số liệu, lượng xe ra vào cảng, từ đó thực hiện mô phỏng, tự động thống kê, tích hợp để đưa ra giải pháp tối ưu nhất điều chỉnh dòng xe, giảm ùn tắc giao thông', PGS-TS Hồ Thanh Phong, đại diện nhóm nghiên cứu Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM cho biết,
Công nghệ
Ảnh minh họa. Nguồn Internet. Trình bày tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân về giải pháp giảm ùn tắc quanh cảng Cát Lái diễn ra mới đây, PGS-TS Hồ Thanh Phong cho biết, muốn giải quyết tình trạng ùn tắc nặng nề, thường xuyên kéo dài ở Cảng Cát Lái, ngoài việc phân luồng, thực hiện điều độ container ra vào cảng ở một khung giờ hợp lý thì có thể sử dụng công nghệ giao thông thông minh, tích hợp hệ thống camera để điều tiết lưu lượng dòng xe. Theo ông Phong, mô hình này được áp dụng trên tuyến đường Võ Văn Kiệt và mang lại những kết quả khả quan. Sắp tới dự án này sẽ được nghiệm thu và có thể áp dụng công nghệ này điều tiết giao thông cho khu vực Cát Lái. Nhận định việc nâng cao năng lực cho cảng Cát Lái có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu cần sớm ứng dụng giải pháp điều tiết thông minh để giải quyết tình trạng kẹt xe. Cụ thể, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Sở Giao thông sớm tổng kết việc lắp đặt camera thông minh ở hầm Thủ Thiêm. Nếu đạt kết quả tốt, sở cần dự toán chi phí, đẩy nhanh tiến độ và phối hợp với nhóm nghiên cứu Đại học Quốc tế tiến hành lắp đặt camera ở khu vực Cát Lái trong tháng 8. "Việc lắp đặt camera sẽ một phần giải bài toán chống kẹt xe ở Cát Lái nhưng cũng là cơ hội tập hợp, xây dựng dữ liệu để đưa ra công tác điều hành, dự báo tốt hơn về giao thông. Sở Giao thông cũng sớm nghiên cứu lắp đặt hệ thống này ở sân bay Tân Sơn Nhất để giúp giải quyết kẹt xe", ông Nhân yêu cầu. Bí thư cũng yêu cầu Sở GTVT sớm nghiên cứu lắp đặt hệ thống này ở sân bay Tân Sơn Nhất để giúp giải quyết kẹt xe. Trước đó, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đi thị sát tình hình giao thông ở khu vực Cát Lái và trung tâm chỉ huy an ninh thuộc Tổng công ty tân cảng Sài Gòn. Theo báo cáo, hiện, khu vực cảng Cát Lái có trung bình 14.000 container ra vào cảng hằng ngày, cao điểm lên đến hơn 20.000 xe. Lượng phương tiện quá lớn khiến các cung đường xung quanh không đáp ứng được yêu cầu gây ùn tắc thường xuyên. Một số khung giờ thường xảy ra kẹt xe là khoảng: 6 10 giờ, 13 15 giờ, 16 18 giờ, 2 4 giờ Các giải pháp hiện tại như điều khiển, phân luồng, sắp xếp giao thông có cải thiện nhưng chỉ nhằm giảm thiểu tình trạng xấu nhất chứ chưa giải quyết triệt để mấu chốt vấn đề. Linh Hồ /
Quy mô hoạt động GENCO 3 trải dài khắp Việt Nam
GENCO 3 là đơn vị phát điện lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện hơn 6.304 MW, tương đương gần 16% tổng công suất lắp đặt của toàn hệ thống.
Công nghệ
Nâng cao tin cậy trong cung ứng điện. GENCO 3 có được mức công suất lớn như vậy là nhờ quy mô hoạt động trải rộng khắp cả nước với các đơn vị phát điện hạch toán phụ thuộc như: Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ có công suất 2.540 MW, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp có công suất 586MW tại tỉnh Đắk Lắk, Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1.244 MW tại Bình Thuận, Công ty Nhiệt điện Mông Dương 1.080 MW tại Quảng Ninh. Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, ban đầu từ một nhà máy vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành 2 tổ máy tuabin khí chu trình đơn với tổng công suất chỉ có 288 MW, sau hơn 20 năm, đơn vị này đã quản lý vận hành 4 cụm nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp với 13 tổ máy phát điện công nghệ hiện đại. Để tăng cường sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đã lắp đặt hệ thống nâng công suất cho các tổ máy, nâng tổng công suất các nhà máy lên 2.540 MW, trở thành đơn vị phát điện có công suất lắp đặt cao nhất (chiếm tới khoảng 6,6%) của hệ thống điện Việt Nam. Hiện đơn vị quản lý 4 cụm nhà máy điện gồm: Nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 có công suất 477 MW, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 mở rộng468 MW, Nhà máy điện Phú Mỹ 1 có công suất 1.118 MW và Nhà máy điện Phú Mỹ 4 có công suất 477 MW. Các Nhà máy điện Phú Mỹ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia trung bình hơn 16 tỷ kWh mỗi năm, chiếm khoảng 26% sản lượng điện phía Nam và khoảng 11% sản lượng điện toàn hệ thống điện. Vào những ngày cao điểm mùa khô hàng năm, mỗi ngày Công ty sản xuất từ 50 - 57 triệu kWh, chiếm khoảng 17% tổng sản lượng điện toàn hệ thống. Đặc biệt, vào lúc 3 giờ 50 phút ngày 15/6/2017, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đã trở thành đơn vị phát điện đầu tiên ở Việt Nam phát lên Hệ thống điện Quốc gia sản lượng điện thứ 250 tỷ kWh, một cột mốc sản lượng điện cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, GENCO 3 còn có 2 Công ty con là Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa có công suất 390 MW và Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình 100 MW và 3 Công ty liên kết 30% vốn góp như: Công ty CP Thủy điện Thác Bà, tại tỉnh Yên Bái có công suất 120 MW, Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hình, tỉnh Bình Định, có công suất 136 MW và Công ty CP Đầu tư và Phát triển điện Sê San 3A, tại Gia Lai có công suất 108 MW. Cơ cấu nguồn điện của GENCO 3 khá phong phú, nhờ đó GENCO 3 có khả năng ứng phó kịp thời, linh hoạt với sự huy động của Điều độ hệ thống điện quốc gia, sự thay đổi của các nguồn năng lượng dùng để phát điện, góp phần nâng cao độ tin cậy trong cung ứng điện. Trong đó, nguồn điện lớn nhất là từ tuabin khí chiếm 47%, nhiệt điện than chiếm 38%, thủy điện chiếm 15%. Ngoài ra, để hỗ trợ công tác duy tu bảo dưỡng, đại tu, trung tu, sửa chữa thường xuyên, khắc phục kịp thời các bất thường sớm đưa tổ máy vào vận hành sản xuất điện, an toàn, ổn định, liên tục và kinh tế, Tổng Công ty còn có một nguồn lực sửa chữa chuyên nghiệp từ Công ty Dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS). Với lực lượng phân bổ đều từ khắp các Trung tâm nhiệt điện lớn Mông Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Tân, Phú Mỹ, đơn vị đã có hơn 20 năm kinh nghiệm sửa chữa, gia công phục hồi cho các nhà máy nhiệt điện công nghệ hiện đại. Giảm truyền tải điện từ Bắc vào Nam. Một trong những trọng trách cốt lõi dẫn tới sự ra đời của Trung tâm Điện lực Phú Mỹ trước đây và hiện nay là Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là góp phần đảm bảo cung ứng điện đầy đủ, ổn định cho khu vực miền Nam, giảm truyền tải điện từ Bắc vào Nam. Nhiệm vụ được giao của Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân là quản lý xây dựng các nguồn điện mới để đảm bảo nền tảng vững chắc cho trọng trách này. Hiện đơn vị đang quản lý, thúc đẩy hoàn thành tiến độ dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 với 2 tổ máy 2 x 600 MW, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Mở rộng 1 tổ máy 600MW. Các dự án đều được triển khai đồng bộ và hoàn thành đúng tiến độ, Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị có thể đảm nhận nhiều dự án lớn về quy mô, phức tạp về kỹ thuật, yêu cầu cao về thủ tục theo các loại hình đầu tư và nguồn vốn. Sự tồn tại và phát triển bền vững của Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân đang góp phần tăng cường năng lực cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam, giảm sự phụ thuộc của hệ thống điện vào nguồn thủy điện, đặc biệt vào mùa khô và các năm hạn hán, giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam, giảm tổn thất điện năng, tăng tính an toàn, ổn định, kinh tế cho vận hành hệ thống điện. Cao Phong.
Quốc hội kiểm tra thực tế Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Đây là hoạt động nằm trong chương trình giám sát năm 2017 của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội về 'Tình hình thực hiện quy hoạch điện 7 và phát triển thị trường điện'.
Công nghệ
Bộ Công Thương cho biết ngày 14/9 lãnh đạo các đơn vị Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Điều tiết điện lực Việt Nam đã tham gia đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội đến làm việc với Tổng công ty Phát điện 3 và kiểm tra thực tế tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh tân 2 - Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân. Kết quả cho thất, hiện Tổng công ty phát điện 3 có 16 nhà máy bao gồm: 9 nhà máy nhiệt điện và 7 nhà máy thủy điện. Năm 2016, lượng điện sản xuất của GENCO 3 là 33,847 tr.kWh, vượt kế hoạch đề ra. Kế hoạch sản xuất năm 2017 là 36,707 tr.kWh. Về công tác bảo vệ môi trường, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội dành sự quan tâm đặc biệt đến Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Sau khi nghe báo cáo của GENCO 3 và kiểm tra thực tế hiện trường, Đoàn công tác đánh giá cao những nỗ lực của Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, tái chế tro, xỉ phát sinh và tuyên truyền, chia sẻ thông tin với người dân xung quanh. Cụ thể: - Nhà máy đã chuyển đổi nhiên liệu đốt khởi động lò từ dầu HFO sang dầu FO, hoàn thành cải tiến hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) để đưa vào vận hành ngay từ khi khởi động lò hơi, giải quyết triệt để việc phát thải khói đen trong quá trình khởi động. Quan trắc, giám sát chất lượng khí thải và nước thải sau hệ thống xử lý thường xuyên, liên tục; - Xây dựng đường nội bộ vận chuyển tro xỉ ra bãi thải và lắp đặt 19 camera giám sát quá trình vận chuyển tro xỉ, truyền tín hiệu về Chi Cục BVMT tỉnh Bình Thuận. Quy trình thực hiện và giám sát việc thu gom, vận chuyển, xử lý tro xỉ đã được xây dựng, trình UBND tỉnh Bình Thuận thông qua, đảm bảo an toàn về môi trường. Công ty cũng đã ký Hợp đồng xử lý, tái chế tro xỉ làm phụ gia xi măng và gạch không nung với 4 doanh nghiệp. - Thiết lập phòng quan hệ cộng đồng, định kỳ hàng tháng mở cửa đón tiếp người dân và đoàn thể, ban ngành vào tham quan, giám sát công tác quản lý vận hành, quản lý môi trường của Nhà máy. Nhà máy đã xây dựng đường nội bộ vận chuyển tro xỉ ra bãi thải và 19 camera giám sát quá trình vận chuyển tro xỉ. Song song với nhiệm vụ đảm bảo sản xuất, đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, thời gian qua Tổng Công ty đã và đang phối hợp triển khai các công tác quan hệ cộng đồng, an sinh xã hội với địa phương như: tuyển dụng 361 lao động địa phương vào làm việc tại Công ty và Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân; tổ chức cho 61 con em địa phương học Trung cấp vận hành nhà máy điện. Ngoài ra Tổng Công ty cũng cùng với địa phương tham gia vào các chương trình cải tạo cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù đạt được nhiều kết quả, công tác sản xuất, bảo vệ môi trường của GENCO 3 còn gặp nhiều khó khăn. Tại buổi làm việc, GENCO 3 mong muốn được nhân dân cả nước hiểu được vai trò to lớn của nhiệt điện than đối với nền kinh tế đất nước, tránh các thông tin sai lệch, thiếu trung thực gây dự luận không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và tạo sự bất an trong người dân; Thực tế, các mẫu tro xỉ đã được kiểm tra về thành phần nguyên liệu và đều cho kết quả không có chất nguy hại, do đó, GENCO 3 kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu kỹ thuật của tro, xỉ nhiệt điện làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp cho các công trình dân dụng, công nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xử lý vấn đề tro xỉ trong những năm tới. PV.
Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho xử lý tro xỉ nhiệt điện than
Bộ Công Thương cho hay, lãnh đạo Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3) đã kiến nghị đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội và các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho xử lý tro xỉ nhiệt điện than.
Công nghệ
Xử lý tro xỉ nhiệt điện than. Theo lãnh đạo GENCO 3, dù đạt được nhiều kết quả, công tác sản xuất, bảo vệ môi trường của GENCO 3 còn gặp nhiều khó khăn và mong muốn được nhân dân cả nước hiểu được vai trò to lớn của nhiệt điện than đối với nền kinh tế đất nước, tránh các thông tin sai lệch, thiếu trung thực gây dự luận không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và tạo sự bất an trong người dân. Thực tế hiện nay, các mẫu tro xỉ đã được kiểm tra về thành phần nguyên liệu và đều cho kết quả không có chất nguy hại, do đó, GENCO 3 kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu kỹ thuật của tro, xỉ nhiệt điện làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp cho các công trình dân dụng, công nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xử lý vấn đề tro xỉ trong những năm tới. Theo đánh giá của đoàn công tác, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân chủ đầu tư Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã có nhiều trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, tái chế tro, xỉ phát sinh và tuyên truyền, chia sẻ thông tin với người dân xung quanh. Nhà máy đã chuyển đổi nhiên liệu đốt khởi động lò từ dầu HFO sang dầu FO, hoàn thành cải tiến hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) để đưa vào vận hành ngay từ khi khởi động lò hơi, giải quyết triệt để việc phát thải khói đen trong quá trình khởi động và thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng khí thải và nước thải sau hệ thống xử lý thường xuyên, liên tục. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện có 19 nhà máy nhiệt điện than (công suất đạt 14.300 MW) đang vận hành và tiêu thụ khoảng 42 triệu tấn than/năm. Ước tính lượng tro, xỉ, thạch cao thải ra hàng năm hơn 14,4 triệu tấn. Tổng số diện tích làm bãi thải khoảng 700 ha. Ngoài ra còn có 12 nhà máy (11.700 MW) đang xây dựng và 12 nhà máy đã và đang phê duyệt đầu tư (12.900 MW) với tổng số than tiêu thụ 63 triệu tấn/năm và lượng tro xỉ thải ra khoảng 14,7 triệu tấn/năm. Diện tích bãi thải xỉ khoảng hơn 1.100 ha. Như vậy, tính đến năm 2022-2023, Việt Nam sẽ có 43 nhà máy, tiêu thụ khoảng 110 triệu tấn than và thải ra khoảng 29 triệu tấn tro xỉ/năm. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, việc tìm giải pháp hữu hiệu để xử lý một khối lượng lớn tro xỉ than đang là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Trong khi đó, theo đại diện các nhà máy nhiệt điện than cho biết, hầu hết lượng tro xỉ than đều được chôn lấp nhưng cũng chỉ kéo dài được khoảng 2 đến 3 năm, nhiều nhất là 5 năm. Một số ít nhà máy bán được tro xỉ ra bên ngoài, phục vụ sản xuất gạch không nung, làm phụ gia xi măng, bê tông nhưng số lượng hạn chế, không thường xuyên. Một số nhà máy có nghiên cứu, thuê tư vấn lập dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng nhưng vẫn trong giai đoạn kế hoạch vì khó vay vốn. Để giải quyết vấn đề tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than, một số bộ ngành đã đề xuất nới lỏng hay hạ chuẩn môi trường để gỡ khó cho các nhà máy nhiệt điện. Phạm Tuyên.
Xe Vinfast dùng công nghệ BMW, thiết kế bởi Italia
Thương hiệu xe Việt Nam hứa hẹn sẽ trưng bày sản phẩm mẫu hoàn thiện đầu tiên vào cuối năm 2018.
Công nghệ
Mới đây, Vinfast công bố đã hoàn tất hợp đồng sản xuất xe concept với nhà thiết kế Pininfarina (Italia); đồng thời công bố mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BMW nhằm phục vụ cho công tác phát triển sản xuất xe ra thị trường. Cụ thể, bản hợp đồng với Pininfarina để sản xuất hai xe concept sedan và SUV có giá trị 5 triệu USD. Chúng sẽ được ra mắt công chúng vào tháng 10/2018 tại Triển lãm Paris Motorshow (Pháp) và tiếp đến là Việt Nam vào tháng 12/2018. Tuy nhiên, hai mẫu xe này chỉ mang tính chất trưng bày và giới thiệu về thương hiệu, không đi vào sản xuất hàng loạt. Bản quyền sở hữu trí tuệ mà Vinfast mua từ BMW sẽ được sử dụng để phát triển hai mẫu sản phẩm khác, hiện thực hóa từ thiết kế của ItalDesign. Cũng là studio Italia như Pininfarina nhưng phong cách thiết kế của ItalDesign thực dụng hơn, tỏ ra phù hợp để sản xuất ra thị trường. Dự kiến những chiếc xe này sẽ ra mắt năm 2019. Trước đó, công ty cũng hoàn tất thỏa thuận hợp tác với Magna Steyr và AVL, hai thương hiệu tư vấn về công nghệ sản xuất ô tô và sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Cũng như cuộc trưng cầu ý kiến tháng 10/2017, lần đầu tiên người tiêu dùng trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận và đóng góp ý kiến cho các mẫu xe tương lai. Phạm vi trưng cầu ý kiến lần này sẽ được mở rộng ra tầm quốc tế. Hãng sẽ bắt đầu tiếp nhận các đơn hàng từ đầu năm 2019, tiến tới xuất khẩu xe ra nước ngoài. Hiện Vinfast đang gấp rút hoàn thiện nhà máy sản xuất với kế hoạch đến tháng 7.2018 sẽ hoàn thành việc xây dựng 500.000 m2 nhà xưởng tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng). Cùng với đó, công ty cũng tập trung hoàn thiện bộ máy nhân sự; phát triển sản phẩm; đã tiến hành ký kết với các đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết kế, cung cấp các giải pháp sản xuất xe, công nghệ, thiết bị, linh kiện, phụ tùng ô tô, đào tạo kỹ thuật viên như Bosch, Siemens, Pininfarina, ItalDesign, Torino Design, Zagato, BMW. Tổ hợp Dự án sản xuất ô tô Vinfast khởi công ngày 2/9/2017 tại Hải Phòng, công suất thiết kế 500.000 chiếc vào năm 2025, tiến tới trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á. Sản phẩm đầu tiên của hãng sẽ ra mắt vào quý 3/2019. Trí Dũng.
Thử tốc độ mở khóa của cảm biến vân tay nhúng dưới màn hình smartphone
Vào trung tuần tháng 12 năm ngoái, Synaptics đã thành công trong việc phát triển cảm biến vân tay dưới màn hình. Vivo là hãng đầu tiên ứng dụng lên smartphone. Mặc dù mẫu máy Vivo giới thiệu chỉ là phiên bản mẫu. Song công nghệ này sẽ mở ra một hướng đi mới của các hãng OEM trong lĩnh vực thiết kế và bảo mật sau CES 2018.
Công nghệ
Vivo đã chứng minh được tính thực tiễn của công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình đã chứng minh trong CES 2018. Nguồn: Tech Radar. Video: Kiểm nghiệm tốc độ mở khóa của công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình. đầu tiên trên smartphone. Nguồn: Mr.Mobile. Việt Anh /
Apple và Samsung chi tiêu nhiều nhất cho chip bán dẫn năm 2017
Doanh số khủng chính là nguyên nhân chính để Apple và Samsung đã chi tổng cộng 81,8 tỉ USD và chiếm 19,5% thị phần trong năm 2017.
Công nghệ
Hãng nghiên cứu Gartner vừa đưa ra bảng xếp hạng những công ty chi nhiều tiền nhất để mua chip bán dẫn, trong đó Samsung đứng đầu với 10,3%, theo sau là Apple với 9,2%. Chuyên gia phân tích Masatsune Yamaji cho biết "Hai công ty này đã nắm giữ vị trí hàng đầu kể từ năm 2011 và họ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể đến công nghệ và xu hướng giá cả cho toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn.". Tám trong số 10 công ty hàng đầu trong năm 2016 vẫn nằm trong top 10 năm 2017. Đáng mừng khi LG Electronics và Western Digital đã trở lại top 10. Chỉ tính riêng 10 nhà sản xuất này đã chiếm hơn 40% thị phần và dự đoán tới năm 2021 con số này sẽ là 45%. Sự gia tăng đáng kể của giá bộ nhớ flash DRAM và NAND có ảnh hưởng lớn đến xếp hạng của các nhà sản xuất bán dẫn trong năm 2017, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), ngay cả hãng lớn, đều không tránh khỏi việc rơi vào tình trang khan hàng. Sự thiếu hụt nguồn cung xảy ra không chỉ ở thị trường bộ nhớ, mà còn ở các thị trường chip bán dẫn khác như vi điều khiển cũng như linh kiện thụ động, điều này có vẻ tốt với các hãng sản xuất nhưng lại khiến OEM gặp không ít khó khăn khi liên tục phải tăng giá bán. Năm 2018 hứa hẹn tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Theo Gartner. Hải SN.
Sắp có bản Windows nhẹ nhàng dành riêng cho lướt web
Polaris là phiên bản Windows mới dành cho các tác vụ nhẹ nhàng như lướt web, check mail và xem video trực tuyến.
Công nghệ
Hệ điều hành Polaris là nỗ lực tiếp theo của Microsoft nhằm cá nhân hóa Windows kể từ thời Windows RT. Windows RT là phiên bản Windows giới hạn với kho ứng dụng Windows Store (sau này đổi tên thành Microsoft Store) nhưng không thành công do thiếu ứng dụng và không được các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hỗ trợ. Không chịu bỏ cuộc, Microsoft tiếp tục thử nghiệm ý tưởng mới với Windows 10 S, thực chất là phiên bản hiện đại hơn của Windows RT nhưng có nhiều ứng dụng hơn, và quan trọng là hỗ trợ nâng cấp lên Windows 10 Pro nếu người dùng muốn. Có vẻ Windows 10 S chỉ là khởi đầu của kế hoạch lớn hơn, trong đó có hệ điều hành mới với tên mã Polaris, dự kiến ra mắt năm tới. Với Windows Polaris, Microsoft muốn cung cấp cho người dùng phiên bản Windows 10 nhẹ hơn, mà thực chất hướng tới người dùng không thường xuyên sử dụng các ứng dụng Win32 ngốn bộ nhớ như Photoshop, mà chỉ lướt web, đọc mail hoặc xem nội dung đa phương tiện. Ứng dụng dành cho các tác vụ loại này đã có sẵn trên Microsoft Store hoặc do chính Microsoft cung cấp. Theo WindowsCentral , để phiên bản hệ điều hành này nhẹ nhất có thể, Microsoft sẽ gỡ bỏ hoàn toàn việc hỗ trợ Win32. Điều đó đồng nghĩa với Polaris sẽ thiếu nhiều chức năng nâng cao như vẫn thường thấy trong phiên bản Windows 10 đầy đủ. Nhưng bù lại, Polaris sẽ chạy nhanh hơn, đồng bộ hơn và an toàn hơn. Polaris là phiên bản Windows 10 tinh giản dành cho các tác vụ nhẹ nhàng như lướt web, check mail. Nhằm cạnh tranh với iOS và ChromeOS, vốn hỗ trợ đầy đủ tính năng nhờ hệ sinh thái riêng, Polaris vẫn cho phép người dùng chạy ứng dụng Win32 trong môi trường ảo hóa. Khả năng này cho phép Microsoft bắn một mũi tên trúng hai đích: vừa hỗ trợ Win32 (nếu cần) mà không phải nhúng mã nguồn Win32 cho nặng nề thêm. Ý tưởng này xuất phát từ thực tế nhiều người dùng chủ yếu lướt web hoặc chát chít mà không có thêm nhu cầu nào khác. Microsoft sẽ có hệ điều hành phục vụ riêng cho mục đích này, tất nhiên nó sẽ nhẹ hơn và không có các tính năng phức tạp mà người dùng không cần tới, và thậm chí còn không biết tới sự tồn tại của chúng. Dự kiến Polaris sẽ sớm ra mắt trong năm 2019, và hiện Microsoft đã rục rịch thực hiện một số thay đổi để người dùng tiếp cận dần với hệ điều hành này. Gia Nguyễn.
Đề xuất Thủ tướng phát triển thẻ bảo mật ngân hàng
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Bảo Mật Tiền Tệ Toàn Cầu (TSMG) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được triển khai loại hình thẻ bảo mật ngân hàng. Đây là sản phẩm hợp tác với tập đoàn UNISEM (Hàn Quốc)
Công nghệ
Theo TSMG, hiện tình trạng kiểm soát tài chính về thu chi công vẫn còn lỏng lẻo, tình trạng bị đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, làm giả thẻ tín dụng để ăn cắp tiền công nghệ cao diễn ra tràn lan và đang trở thành một vấn nạn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan, Ngân hàng, người dân trong nước và quốc tế. Trước tình hình đó, TSMG đã nghiên cứu thành công công nghệ mã hóa bảo mật và triển khai hợp tác với tập đoàn UNISEM Hàn Quốc để sản xuất, phát hành thẻ bảo mật thông minh (SMART CARD). Sản phẩm SMART CARD chống sao chép vân tay và được kiểm nghiệm chất lượng bảo mật nhất toàn cầu, vượt qua rất xa các tiêu chuẩn bảo mật ngân hàng trên thế giới. Lễ kí kết hợp tác giữa TSMG và tập đoàn UNISEM Hàn Quốc. Giải pháp của công ty với những đặc điểm bảo mật về công nghệ nổi bật, nhằm phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ an ninh tiền tệ, anh ninh Ngân hàng, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người dùng trước nhiều vấn nạn, khắc phục những nguyên nhân gây chậm phát triển kinh tế xã hội. TSMG báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về kết quả ứng dụng của sản phẩm khoa học và mong muốn Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan hưởng ứng, ứng dụng để nhằm đạt hiệu quả cao, thực hiện chủ trương của Chính phủ theo công văn số: 2545/QĐ-TTg phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Với kinh nghiệm trển khai ứng dụng tại Ngân hàng Woori Bank Hàn Quốc, United Nations, Public Procurement Service, Tam software, Kyung Hee University, thế vận hội mùa đông. Những tiện ích mà SMART CARD mjang lại cho người dùng. Sản phẩm thẻ bảo mật (SMART CARD) mang lại hiệu quả cao trong cuộc chiến kiểm soát an toàn thông tin ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ an ninh tài chính ngân hàng và lợi ích người dùng. TSMG vừa phối hợp với tập đoàn UNISEM công bố công nghệ thẻ bảo mật thông minh cảm biến dấu vân tay thế hệ tiếp theo cho phép máy quét không chỉ nhúng bên dưới màn hình, thanh toán ngân hàng bảo mật, cây ATM, chữ ký điện tử mà không cần dùng thiết bị USB, không những trên smartphone mà còn ở bất cứ nơi đâu trên thiết bị. Theo nhà khoa học Đặng Xuân Thùy, công nghệ thẻ bảo mật thông minh không chỉ mang đến sự đột phát trong khả năng bảo mật thay cho mã số mà thẻ còn quét vân tay bảo mật thông minh không thể có cơ hội cho làm giả và hacker tấn công. Được mệnh danh và kiểm nghiệm tiêu chuẩn bảo mật nhất toàn cầu và vượt qua rất xa tiêu chuẩn bảo mật ngân hàng trên thế giới, tiếp đây được xem là cấp độ tiếp theo của công nghệ nhận dạng vân tay Snapdragon Sense ID mà công ty bảo mật tiền tệ toàn cầu và UNISEM phát triển trước đó. Bộ cảm biến dấu vân tay này có thể nhúng bên dưới một màn hình OLED hoặc thẻ ngân hàng cố chứa nguồn điện siêu mỏng để tích hợp bảo mật điện tử thông minh với độ dày thẻ 1.200 m, các loại kính khác có độ dày 800 m hoặc thậm chí dưới lớp thép dày 525 m. Nói cách khác, máy quét vân tay mới của bảo mật tiền tệ có thể được nhúng bên dưới vỏ nhôm, nhựa, mặt sau điện thoại và vẫn hoạt động mà không gặp phải vấn đề. Nhà khoa học Đặng Xuân Thùy. Bên cạnh khả năng gắn ở bất cứ nơi nào trên điện thoại, Fingerprint Sensors còn mang đến những lợi ích to lớn khác như sử dụng công nghệ siêu âm để làm việc qua nước. Điều này cho phép người dùng mở khóa điện thoại khi máy vẫn ướt hoặc khi tay đang đổ mồ hôi. Cảm biến tiếp theo của công ty sử dụng sóng âm phản ánh da người dùng để quét bản in, tích hợp mắt thần đa tia để mã hóa và biên dịch ma trận tinh vi siêu biến đổi, nhịp tim mạch máu... Do đó, nó hoạt động xuyên qua nước mà không gặp vấn đề. Nói cách khác, bạn có thể mở khóa thẻ mảo mật, điện thoại mà không gặp vấn đề khi ở trong phòng tập thể dục, rút tiền khi đi mưa, thời tiết xấu, dưới mưa hoặc thậm chí trong bể bơi cũng như đại dương. TSMG hi vọng thẻ bảo mật thông minh cảm biến vân tay mới có thể được áp dụng trong ngân hàng, bảo hiểm y tế, thẻ căn cước thông minh, visa, giáo dục... những thiết kế để làm việc với các thiết bị có hình dáng đẹp, tiên tiến, mang đến khả năng xác thực độc đáo và nâng cao chức năng bảo mật tuyệt đối an toàn cho chủ tài khoản thẻ. Điều này mang đến cho các OEM và các nhà cung cấp thiết bị khác một sản phẩm giá trị và có tính đột phá cao. Bộ cảm biến vân tay mới của công ty sẽ được cung cấp cho các đối tác vào đầu năm tới tại Việt Nam, hiện tại chúng tôi đã ứng dụng tại ngân hàng Hàn Quốc, tổ chức Liên Hợp Quốc.... Tuy nhiên người dùng chỉ có thể tiếp cận sản phẩm thương mại vào nửa đầu năm mới. PV.
TSMG đề xuất lên Thủ tướng phát triển thẻ bảo mật ngân hàng
Công ty Cổ phần Công nghệ bảo mật tiền tệ Toàn Cầu (TSMG) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được triển khai loại hình thẻ bảo mật ngân hàng. Đây là sản phẩm hợp tác với tập đoàn UNISEM (Hàn Quốc).
Công nghệ
Theo TSMG, hiện tình trạng kiểm soát tài chính về thu chi công vẫn còn lỏng lẻo, tình trạng bị đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, làm giả thẻ tín dụng để ăn cắp tiền công nghệ cao diễn ra tràn lan và đang trở thành một vấn nạn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan, Ngân hàng, người dân trong nước và quốc tế. Trước tình hình đó, TSMG đã nghiên cứu thành công công nghệ mã hóa bảo mật và triển khai hợp tác với tập đoàn UNISEM Hàn Quốc để sản xuất, phát hành thẻ bảo mật thông minh (SMART CARD). Sản phẩm SMART CARD chống sao chép vân tay và được kiểm nghiệm chất lượng bảo mật nhất toàn cầu, vượt qua rất xa các tiêu chuẩn bảo mật ngân hàng trên thế giới. Giải pháp của công ty với những đặc điểm bảo mật về công nghệ nổi bật, nhằm phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ an ninh tiền tệ, anh ninh Ngân hàng, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người dùng trước nhiều vấn nạn, khắc phục những nguyên nhân gây chậm phát triển kinh tế xã hội. TSMG báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về kết quả ứng dụng của sản phẩm khoa học và mong muốn Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan hưởng ứng, ứng dụng để nhằm đạt hiệu quả cao thực hiện chủ trương của Chính phủ theo công văn Số: 2545/QĐ-TTg phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Với kinh nghiệm trển khai ứng dụng tại Ngân hàng Woori Bank Hàn Quốc, United Nations, Public Procurement Service, Tam software, Kyung Hee University, thế vận hội mùa đông. Giới thiệu về Thẻ bảo mật ngân hàng. Sản phẩm thẻ bảo mật (SMART CARD) mang lại hiệu quả cao trong cuộc chiến kiểm soát an toàn thông tin ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản lý,bảo vệ an ninh tài chính ngân hàng và lợi ích người dùng. TSMG vừa phối hợp với tập đoàn UNISEM công bố công nghệ thẻ bảo mật thông minh cảm biến dấu vân tay thế hệ tiếp theo cho phép máy quét không chỉ nhúng bên dưới màn hình, thanh toán ngân hàng bảo mật, cây ATM, chữ ký điện tử mà không cần dùng thiết bị USB, không những trên smartphone mà còn ở bất cứ nơi đâu trên thiết bị. Theo nhà khoa học Đặng Xuân Thùy, công nghệ thẻo bảo mật thông minh mang đến sự đột phát trong khả năng bảo mật thay cho mã số mà quét vân tay bảo mật thông minh không thể có cơ hội cho làm giả và hacker tấn công. Được mệnh danh và kiểm nghiệm tiêu chuẩn bảo mật nhất toàn cầu và vượt qua rất xa tiêu chuẩn bảo mật ngân hàng trên thế giới, tiếp đây được xem là cấp độ tiếp theo của công nghệ nhận dạng vân tay Snapdragon Sense ID mà công ty bảo mật tiền tệ toàn cầu và UNISEM phát triển trước đó. Bộ cảm biến dấu vân tay này có thể nhúng bên dưới một màn hình OLED hoặc thẻ ngân hàng cố chứa nguồn điện siêu mỏng để tích hợp bảo mật điện tử thông minh với độ dày thẻ 1.200 m, các loại kính khác có độ dày 800 m hoặc thậm chí dưới lớp thép dày 525 m. Nhà khoa học Đặng Xuân Thủy. Nói cách khác, máy quét vân tay mới của bảo mật tiền tệ có thể được nhúng bên dưới vỏ nhôm, nhựa,mặt sau điện thoại và vẫn hoạt động mà không gặp phải vấn đề. Bên cạnh khả năng gắn ở bất cứ nơi nào trên điện thoại, Fingerprint Sensors còn mang đến những lợi ích to lớn khác như sử dụng công nghệ siêu âm để làm việc qua nước. Điều này cho phép người dùng mở khóa điện thoại khi máy vẫn ướt hoặc khi tay đang đổ mồ hôi. Cảm biến tiếp theo của công ty sử dụng sóng âm phản ánh da người dùng để quét bản in, tích hợp mắt thần đa tia để mã hóa và biên dịch ma trận tinh vi siêu biến đổi, nhịp tim mạch máu... do đó nó hoạt động xuyên qua nước mà không gặp vấn đề. Nói cách khác, bạn có thể mở khóa thẻ mảo mật, điện thoại mà không gặp vấn đề khi ở trong phòng tập thể dục, rút tiền khi đi mưa, thời tiết xấu,dưới mưa hoặc thậm chí trong bể bơi cũng như đại dương. TSMG hi vọng thẻ bảo mật thông minh cảm biến vân tay mới có thể được áp dụng trong ngân hàng, bảo hiểm y tế, thẻ căn cước thông minh, viisa, giáo dục... những thiết kế để làm việc với các thiết bị có hình dáng đẹp, tiên tiến, mang đến khả năng xác thực độc đáo và nâng cao chức năng bảo mật tuyệt đối an toàn chô chủ tài khoản thẻ. Điều này mang đến cho các OEM và các nhà cung cấp thiết bị khác một sản phẩm giá trị và có tính đột phá cao. Bộ cảm biến vân tay mới của công ty sẽ được cung cấp cho các đối tác vào đầu năm tới tại Việt Nam, hiện tại chúng tôi đã ứng dụng tại ngân hàng hàn quốc, tổ chức liên hợp quốc..., tuy nhiên người dùng chỉ có thể tiếp cận sản phẩm thương mại vào nửa đầu năm mới. Đoan Trang.
Làm thế nào để 'miễn nhiễm' trước lỗ hổng bảo mật trên CPU?
Hai lỗ hổng Meltdown và Spectre vừa được phát hiện với mức ảnh hưởng trên hàng tỷ thiết bị toàn cầu trong 20 năm qua. Trong lúc chờ đợi các nhà phát triển tung ra các bản vá lỗi, người dùng cũng cần phải biết cách tự bảo vệ mình.
Công nghệ
Tuần vừa qua chứng kiến cơn khủng hoảng mang tên lỗ hổng chíp nhớ ở hàng tỷ thiết bị được sản xuất trong vòng 20 năm qua trên phạm vi toàn cầu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai phiên bản của lỗ hổng bảo mật này là Meltdown và Spectre. Theo đó, lỗ hổng Meltdown chủ yếu ảnh hưởng đến bộ vi xử lý của Intel và ARM và các nhà nghiên cứu cũng đã bày tỏ sự lo ngại có thể dẫn đến những vụ tấn công thông qua kẽ hở này. Theo đó, các lỗ hổng cho phép kẻ tấn công chiếm quyền tiến trình bộ nhớ trên bộ vi xử lý bằng cách khai thác các quy trình chạy song song. Chúng cũng cho phép kẻ tấn công sử dụng mã JavaScrip chạy trong trình duyệt để truy cập vào bộ nhớ trong của thiết bị và lấy đi các dữ liệu quan trọng như mật khẩu và các thông tin có giá trị khác. Nghiên cứu đã cho thấy, các cuộc tấn công có thể dễ dàng thực hiện trên các máy Linux. Tuy nhiên Microsoft thì lại cho biết họ không nhận được bất kỳ thông tin nào cho thấy những lỗ hổng này đã được lợi dụng để tấn công vào khách hàng của mình cho đến thời điểm hiện tại. Với các máy tính chạy Windows thì việc bảo vệ được xem là khá phức tạp vì vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng. Microsoft, Google và Mozilla đều đang phát hành các bản vá lỗi cho trình duyệt của họ như một hàng phòng ngự đầu tiên. Google cho biết họ sẽ tung bản sửa lỗi với Chrome 64 vào ngày 23/1. Apple thì lặng lẽ lên kế hoạch sửa chữa trình duyệt Safari, thậm chí với cả macOS. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì người dùng Chrome, Edge và Firefox trên Windows cũng sẽ không cần phải làm gì nhiều ngoài việc cập nhật hệ điều hành. Đối với Windows, Microsoft cũng đã ban hành một bản vá bảo mật khẩn cấp thông qua Windows Update nhưng nếu bạn đang chạy phần mềm chống virus của một bên thứ ba thì có thể bạn sẽ không thấy bản vá đó. Các nhà nghiên cứu bảo mật đang cố gắng lên danh sách những phần mềm chống virus được hỗ trợ. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì người dùng vẫn phải tiếp tục chờ đợi. Bản cập nhật phần mềm của Intel cũng được tung ra, bổ sung bảo vệ cho phần cứng. Những bản phân phối này sẽ được thực hiện bởi các phần mềm bản quyền OEM. Nếu bạn sở hữu môt máy tính xách tay hoặc máy tính chạy Windows, điều tốt nhất bạn nên làm ngay bây giờ là đảm bảo máy đã được cập nhật hệ điều hành mới nhất và cập nhật BIOS của Windows 10 từ Dell, HP, Lenovo hoặc một trong các nhà sản xuất PC uy tín khác. Hi vọng rằng Microsoft hoặc Intel sẽ tạo ra một công cụ đơn giản để kiểm tra mức độ bảo vệ cho cả bản cập nhật phần mềm Windows. Để làm được điều này, trước hết bạn phải kiểm tra hoặc làm quen với PowerShell. Cụ thể theo từng bước sau: Cập nhật lên phiên bản Chrome mới nhất (vào ngày 23/1) hoặc Firefox 57 nếu bạn sử dụng một trong hai trình duyệt. Kiểm tra windows Update và đảm bảo bản cập nhật KB4056892 đã được cài đặt cho Windows 10. Vào trang web OEM của máy tính để biết thông tin hỗ trợ và cập nhật phần mềm, áp dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, các bước kể trên mới chỉ giúp người dùng chống lại lỗ hổng Meltdown, mối đe dọa trực tiếp của các lỗi hệ thống. Riêng lỗi Spectre vẫn chưa được biết đến nhiều. Các nhà bảo mật cho rằng lỗi này sẽ khó khai thác hơn là Meltdown. Theo The New York Times thì các bản sửa lỗi của Spectre sẽ phức tạp hơn vì cần thiết kế lại bộ vi xử lý và thay đổi phần cứng. Vì vậy, chúng ta có thể sẽ tiếp tục phải sống với nỗi lo ngại về cuộc tấn công mang tên Spectre trong những năm tới. Theo Theverge. Đ.Huệ.
Bản sửa lỗi Meltdown và Spectre của Intel đang gặp sự cố
Mặc dù Intel cho biết đã tung ra bản vá lỗi nguy hiểm Meltdown và Spectre trên CPU của mình, nhưng có vẻ như công ty vẫn chưa thoát khỏi những phiền phức.
Công nghệ
Người dùng nên tạm hoãn cập nhật bản vá lỗi bộ xử lý Intel - Ảnh: AFP. Theo Neowin , báo cáo cho biết một lỗi trong bản cập nhật phần mềm từ Intel đã gây ra sự cố khiến công ty đề nghị một số khách hàng lớn và đối tác OEM trì hoãn việc cài đặt bản vá lỗi mới nhất. Báo cáo cho biết, lỗi này khiến một số mô hình bộ xử lý công ty, bao gồm dòng Broadwell và Haswell, tự khởi động lại. Mặc dù Intel hứa hẹn sẽ minh bạch hơn về các vấn đề xảy ra với công ty trong tương lai nhưng lỗi trên chỉ được người đứng đầu nhóm Trung tâm Dữ liệu của Intel, Navin Shenoy, thừa nhận sau khi bài báo của Wall Street Journal được đăng tải. Quan trọng hơn, công ty đã tư vấn các khách hàng lớn cần im lặng về những đề nghị trì hoãn cài đặt này, trong khi với người tiêu dùng thì công ty chỉ cho biết: Người dùng cuối nên tiếp tục cài đặt bản cập nhật được khuyến cáo bởi hệ thống và các nhà cung cấp hệ điều hành của họ. Một đối tác của Intell trích dẫn trong bài báo của Wall Street Journal cho rằng công ty này đang làm hại khách hàng vì công chúng đã cập nhật bản vá lỗi nhưng không nhận được bất kỳ thông tin quan trọng nào từ phía Intel cho biết việc này nên tạm dừng lại. Intel không phải là công ty duy nhất gặp lúng túng với các bản vá lỗi cho lỗ hổng Meltdown và Spectre khi mà điều này cũng ảnh hưởng đến bộ xử lý ARM và AMD. Các bản vá lỗ hổng của Microsoft đã gây ra vấn đề khởi động cho hệ thống trang bị bộ xử lý AMD, trong khi người dùng Ubuntu cũng báo cáo điều tương tự với các hệ thống được trang bị bộ xử lý Intel. Kiến Văn.
Qualcomm công bố nền tảng RF front-end cho thiết bị di động trong tương lai
Bộ giải pháp RF front-end là thành tựu của Qualcomm trong lĩnh vực điện toán di động góp phần đem lại hiệu suất kết nối cao cũng như tính linh hoạt hơn.
Công nghệ
Qualcomm Technologies đã cùng với một số nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hàng đầu, bao gồm cả Google, HTC, LG, Samsung và Sony Mobile công bố thiết kế sản phẩm RF Front-End (radio frequency front-end RFFE; tạm dịch: công nghệ sử dụng năng lượng điện từ cho thiết bị đầu cuối). Danh mục giải pháp nền tảng RF Front-End phong phú của Qualcomm Technologies được thiết kế để giúp các nhà sản xuất thiết bị gốc OEM cung cấp những thiết bị di động tiên tiến ở quy mô lớn hơn và tốc độ thương mại hóa sản phẩm nhanh hơn. Sức mạnh của danh mục thiết kế của công ty góp phần nâng cao giá trị của những phân hệ giải pháp từ mô-đem đến ăng-ten (modem-to-antenna) hiện đại của công ty. Qualcomm Technologies là nhà cung cấp giải pháp công nghệ đầu tiên sản xuất những thiết bị phần cứng và phần mềm cần thiết để cung cấp một giải pháp hệ thống modem-to-antenna toàn diện dành cho các OEM, trong đó bao gồm các mô-đun bộ khuếch đại công suất sử dụng GaAs (gallium arsenide) QPA5460, QPA5461, QPA4360 và QPA4361 mới có chứa cả các bộ duplexers (PAMiDs), công cụ theo dõi đường bao (envelope tracker), bộ dò sóng ăng-ten (antenna tuner), chuyển mạch ăng-ten (antenna switch) cũng như các mô-đun bộ lọc rời và tích hợp và giải pháp cải thiện hiệu năng antenna thế hệ mới Qualcomm TruSignal là QAT35xx, cho hiệu năng RF ưu việt bằng cách tận dụng tính năng của modem và thiết kế ở mức hệ thống cũng như tối ưu hóa. RF front-end là giải pháp thiết yếu cho người dùng cuối mong muốn thiết bị của họ bắt kịp những tiến bộ trong ngành di động tương lai. Qualcomm Technologies RF cung cấp các giải pháp di động hàng đầu, hỗ trợ công nghệ đột phá như Gigabit LTE, 4x4 MIMO và LTE nâng cao điều này đặc biệt quan trọng đối với sự lớn mạnh và sớm thương mại hóa của công nghệ 5G vào năm 2019. Theo Qualcomm. Hải SN.
Qualcomm phát hành nền tảng loa thông minh đầu tiên hỗ trợ Cortana
Những mẫu loa thông minh sử dụng nền tảng của Qualcomm có khả năng tương thích với trợ lý ảo Cortana mà Microsoft đang phát triển.
Công nghệ
Alexa và Google đang tích cực cạnh tranh tại thị trường loa thông minh. Trong khi đó, trợ lý ảo Cortana của Microsoft dường như bị tụt lại. Điều này nhiều khả năng sẽ được cải thiện khi Qualcomm cho ra mắt nền tảng loa thông minh mới được phát triển cùng Microsoft. Nền tảng này được tích hợp các phần cứng và phần mềm cần thiết. Từ đó, nó giúp nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) rút ngắn thời gian và hạ thấp chi phí trong việc phát triển loa thông minh. Nhờ sự hỗ trợ của trợ lý ảo Cortana, trải nghiệm giọng nói được cá nhân hóa, điều này giúp người dùng rảnh tay hơn trong môi trường công việc, nhà riêng và khi đang di chuyển. CEO của Qualcomm, ông Anthony Murray cho rằng: Nền tảng mới đem đến sự linh hoạt cho nhà sản xuất muốn cung cấp những trải nghiệm người dùng cao cấp. Việc này được thực hiện nhờ khả năng cá nhân hóa cao của Cortana. Theo thông báo phát đi từ Qualcomm, những thiết bị đầu tiên sử dụng nền tảng loa thông minh Cortana sẽ xuất hiện ở nửa đầu năm 2018. Tuấn Nghĩa (Theo GSMarena).
Các xu hướng công nghệ dành cho Android trong năm 2018
Năm 2018 hứa hẹn nhiều tính năng ấn tượng sẽ xuất hiện trên các điện thoại Android, bao gồm cả các cải tiến của năm 2017 cho đến những tính năng hoàn thiện sau nhiều năm nghiên cứu.
Công nghệ
2018 hứa hẹn xuất hiện nhiều hơn nữa các tính năng mới sau khi nó được hoàn thiện. 18:9 ở mọi nơi. 2017 đã được đánh dấu bằng những chiếc smartphone có màn hình tỷ lệ rộng 18:9 (hoặc 18,5:9) cho phép tận dụng tính năng đa cửa sổ của Android, tuy nhiên nó sẽ mở rộng hơn nữa trong năm 2018. Cụ thể, điều này sẽ xuất hiện nhiều hơn trên những thiết bị tầm trung với độ phân giải thấp hơn. Giữ nguyên jack cắm tai nghe. Trong khi Apple đã quyết định loại bỏ jack cắm tai nghe 3,5 mm trên các sản phẩm của mình thì LG và Samsung vẫn tiếp tục duy trì tính năng này. Trong năm 2018, phần lớn smartphone tầm trung sẽ được trang bị jack cắm tai nghe 3,5 mm, điều này giúp người dùng tránh phải chuyển sang sử dụng các loại tai nghe thế hệ mới kết nối qua USB-C hoặc không dây. Điện thoại gấp lại. Trong khi điện thoại có thể biến thành tablet đã được đồn đại từ lâu thì giờ đây điều này có thể dần trở thành hiện thực, tuy nhiên chúng sẽ không phải là kiểu mà nhiều người tưởng tượng. Thay vào đó, nó sẽ là một sự kết hợp của mọi thứ từ ZTE Axon M đến vỏ bọc kỳ quặc dựa theo bằng sáng chế của Samsung. Vấn đề quan trọng nhất là các thiết bị sẽ được bán lẻ trên thị trường. Sau nhiều năm chờ đợi, điện thoại có khả năng gập lại sẽ xuất hiện nhiều hơn vào năm nay. Smartphone thực sự thông minh. Mặc dù Google tuyên bố đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào điện thoại Pixel 2016 cũng như các dịch vụ của mình nhưng AI vẫn chưa thực sự là trung tâm của trải nghiệm smartphone cho đến nửa sau năm 2017. Kể từ đó mọi người đã bắt đầu nghe về cách AI và máy học đang được sử dụng để xác định khuôn mặt, dự đoán tương tác của người dùng và tối ưu hóa hiệu suất smartphone. Chúng ta sẽ thấy AI, máy học và mạng thần kinh đóng vai trò trung tâm hơn trong điện thoại năm nay thay vì chỉ đơn giản là phụ thuộc vào trợ lý ảo. Nhận dạng khuôn mặt. Dù thích hay không thì Apple vẫn luôn được xem là công ty đi tiên phong trong các công nghệ. Với iPhone X, nhận dạng khuôn mặt thay thế cảm biến dấu vân tay thực sự gây ấn tượng sau khi Face ID chứng tỏ khả năng hoạt động của nó. Với khả năng an ninh cải thiện, không quá bất ngờ khi tính năng tương tự cũng sẽ đến với điện thoại Android trong năm 2018 này. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ phổ biến hơn trên smartphone Android năm nay. Cảm biến vân tay nhúng trong màn hình. Synaptics cuối cùng đã công bố công nghệ cảm biến vân tay nhúng trong màn hình của riêng mình, và Vivo có thể trở thành công ty đầu tiên đưa công nghệ này vào một sản phẩm tiêu dùng trong khoảng đầu năm 2018. Kể từ đó, công nghệ sẽ được phổ biến hơn sau khi các nhà sản xuất gốc (OEM) áp dụng công nghệ này vào sản phẩm của mình như là biện pháp thay thế cho máy quét vân tay ở mặt sau. Kiến Văn. Kiến Văn.