id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
5
274k
5679
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m
Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm () là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ sư phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử (software testing), và bảo trì phần mềm. Kỹ sư phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics), và kỹ sư hệ thống (systems engineering). Lịch sử Nghề nghiệp Các ngành chuyên sâu Kĩ nghệ phần mềm có thể được chia thành 10 ngành chuyên sâu, đó là: Yêu cầu phần mềm: Phân tách, phân tích, đặc tả và phê chuẩn các yêu cầu đối với phần mềm. Thiết kế phần mềm: Việc thiết kế phần mềm thường được hoàn thành bằng các công cụ Computer-Aided Software Engineering (CASE) và sử dụng các tiêu chuẩn định dạng, như Unified Modeling Language (UML). Phát triển phần mềm: Xây dựng phần mềm thông qua việc dùng các ngôn ngữ lập trình. Kiểm thử phần mềm: Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi 1 chương trình với mục đích tìm ra lỗi. Kiểm thử phần mềm mục đích để đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác, đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đã đặt ra. Bảo trì phần mềm: Các hệ thống phần mềm thường có nhiều vấn đề và cần được cải tiến trong một thời gian dài sau khi đã được hoàn tất vào lần đầu tiên. Lĩnh vực con này xem xét các vấn đề đó. Quản lý cấu hình phần mềm: Bởi vì các hệ thống phần mềm rất phức tạp, cấu hình của chúng (ví dụ như kiểm soát phiên bản và mã nguồn) phải được quản lý bằng các phương pháp chuẩn và có cấu trúc. Quản lý kĩ nghệ phần mềm: Quản lý hệ thống phần mềm vay mượn rất nhiều khái niệm từ quản lý dự án, nhưng có nhiều khác biệt nhỏ gặp trong phần mềm mà không gặp trong các ngành quản lý khác. Quy trình phát triển phần mềm: Quy trình xây dựng phần mềm là điều tranh cãi giữa các nhà thực hành; một số quy trình nổi tiếng là Mô hình Thác nước, Mô hình Xoắn ốc, Phát triển Tăng tiến và Lặp, và Phát triển Linh hoạt. Các công cụ kĩ thuật phần mềm, xem bài Computer Aided Software Engineering Chất lượng phần mềm Các ngành liên quan Kĩ nghệ phần mềm liên quan đến các ngành khoa học máy tính, khoa học quản lý, và kĩ nghệ hệ thống. Tham khảo Xem thêm Phần mềm Sản xuất phần mềm Thiết kế phần mềm Kiểm thử phần mềm Bảo trì phần mềm Quản lý dự án phần mềm Chất lượng của hệ thống phần mềm Đọc thêm Liên kết ngoài Phần mềm Phần mềm Chuyên ngành kỹ thuật
5682
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20Qu%E1%BB%91c%20Li%C3%AAn
Hội Quốc Liên
Hội Quốc Liên là một tổ chức liên chính phủ được thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 1920 theo sau Hội nghị hòa bình Paris nhằm kết thúc Thế Chiến 1. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình thế giới. Theo công ước của mình, những mục tiêu chủ yếu của tổ chức gồm có ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể và giải trừ quân bị, và giải quyết những tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán và trọng tài. Những vấn đề khác trong công ước Hội Quốc Liên và những hiệp định liên quan gồm có điều kiện lao động, đối xử thích đáng với dân cư bản địa, buôn bán người và ma túy, buôn bán vũ khí, y tế toàn cầu, tù nhân chiến tranh, và bảo vệ các nhóm thiểu số tại châu Âu. Trong giai đoạn mở rộng nhất từ ngày 28 tháng 9 năm 1934 đến ngày 23 tháng 2 năm 1935, Hội Quốc Liên có 58 thành viên. Triết lý ngoại giao của Hội Quốc Liên tiêu biểu cho một sự chuyển đổi căn bản so với hàng trăm năm trước đó. Hội Quốc Liên không có quân đội riêng mà dựa vào những cường quốc để thi hành những nghị quyết của mình. Tuy nhiên, các cường quốc thường thực hiện một cách miễn cưỡng. Sau một số thành công đáng chú ý và một số thất bại ban đầu trong thập niên 1920, Hội Quốc Liên cuối cùng chứng tỏ rằng mình không có khả năng ngăn chặn sự xâm lược của Phe Trục trong thập niên 1930. Đức rút khỏi Hội Quốc Liên, rồi đến Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha và những thành viên khác. Sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai chứng tỏ rằng mục đích chủ yếu của Hội Quốc Liên là ngăn ngừa Thế Chiến 2 đã thất bại. Hội Quốc Liên tồn tại trong 26 năm. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Hợp Quốc thay thế Hội Quốc Liên và kế thừa một số cơ quan và tổ chức do Hội Quốc Liên thành lập. Nguồn gốc Bối cảnh Khái niệm về một cộng đồng hòa bình gồm các quốc gia được đề xuất ngay từ năm 1795, khi Hướng đến hoà bình vĩnh cửu của Immanuel Kant phác thảo tư tưởng về một liên minh của các quốc gia nhằm kiểm soát xung đột và xúc tiến hòa bình giữa các chính quyền. Kant lập luận về việc thành lập một cộng đồng thế giới hòa bình, không phải là theo tinh thần về một chính phủ toàn cầu, song hy vọng rằng mỗi chính quyền sẽ tuyên bố họ là một chính quyền tự do đại diện cho các công dân của mình và hoan nghênh du khách ngoại quốc những người đồng chí, nhờ đó xúc tiến xã hội hòa bình trên toàn cầu. Hợp tác quốc tế nhằm xúc tiến an ninh tập thể bắt nguồn từ trật tự tại châu Âu phát triển sau Các cuộc chiến tranh của Napoléon trong thế kỷ XIX trong một nỗ lực nhằm duy trì hiện trạng giữa những chính quyền châu Âu và vì thế phải tránh chiến tranh. Luật pháp quốc tế cũng phát triển trong giai đoạn này, công ước Genève đầu tiên thiết lập các pháp luật về cách đối xử với cứu trợ nhân đạo trong thời chiến, và Các công ước Den Haag 1899 và 1907 điều chỉnh các quy tắc chiến tranh và giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế. Tiền thân của Hội Quốc Liên là Liên minh liên nghị viện do những nhà hoạt động hòa bình là William Randal Cremer và Frédéric Passy thành lập vào năm 1889. Tổ chức này có phạm vi quốc tế, với một phần ba số thành viên trong các nghị viện (tại 24 quốc gia có nghị viện) là thành viên của Liên minh liên nghị viện vào năm 1914. Mục đích của tổ chức là khuyến khích các chính phủ giải quyết những tranh chấp quốc tế theo các phương thức hòa bình. Những hội nghị thường niên được tổ chức nhằm giúp các chính phủ cải tiến quá trình trọng tài quốc tế. Cấu trúc của tổ chức gồm có một hội chính vụ do một chủ tịch đứng đầu, cấu trúc này sau đó được phản ánh trong cấu trúc của Hội Quốc Liên. Những năm đầu thế kỷ XX, hai khối quyền lực nổi lên từ các liên minh giữa các cường quốc châu Âu. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, toàn bộ các cường quốc lớn tại châu Âu đều bị cuốn vào xung đột. Đây là chiến tranh lớn đầu tiên tại châu Âu giữa những quốc gia công nghiệp hóa. Chiến tranh công nghiệp hóa dẫn đến hậu quả chưa từng thấy: tám triệu rưỡi quân nhân thiệt mạng, và ước tính có 21 triệu người bị thương, cùng với khoảng 10 triệu thường dân thiệt mạng. Khi giao tranh kết thúc vào tháng 11 năm 1918, chiến tranh đã có một tác động sâu sắc, ảnh hưởng đến các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế của châu Âu và gây tổn thương về tâm lý và thân thể. Cảm tình phản chiến nổi lên khắp thế giới; Chiến tranh thế giới thứ nhất được mô tả là "chiến tranh để kết thúc tất cả chiến tranh", và nguyên nhân chiến tranh được điều tra một cách sôi nổi. Các nguyên nhân được xác định bao gồm chạy đua vũ trang, liên minh, ngoại giao bí mật, và quyền tự do của các quốc gia có chủ quyền được tham gia chiến tranh vì lợi ích riêng của họ. Một biện pháp khắc phục được đề xuất bao gồm thành lập một tổ chức quốc tế có mục đích ngăn ngừa chiến tranh trong tương lai thông qua giải trừ quân bị, ngoại giao công khai, hợp tác quốc tế, hạn chế quyền tiến hành chiến tranh, và trừng phạt khiến cho chiến tranh không còn sức hấp dẫn. Đề xuất ban đầu Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, các kế hoạch đầu tiên về tổ chức quốc tế nhằm ngăn ngừa chiến tranh trong tương lai bắt đầu giành được sự ủng hộ đáng kể từ công chúng, đặc biệt là tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Nhà khoa học chính trị người Anh Goldsworthy Lowes Dickinson tạo ra thuật ngữ "Hội Quốc Liên" vào năm 1914 và phác thảo một kế hoạch cho tổ chức này. Cùng với Tử tước James Bryce, ông giữ một vai trò hàng đầu trong việc hình thành nhóm các nhà hòa bình quốc tế mang tên nhóm Bryce, sau trở thành "League of Nations Union". Nhóm này dần có ảnh hưởng lớn hơn trong công chúng và là một nhóm có ảnh hưởng trong Đảng Tự do đang cầm quyền tại Anh Quốc khi đó. Trong cuốn sách nhỏ After the War vào năm 1915 của Dickinson, ông viết về "liên minh hòa bình" của mình về cơ bản là một tổ chức trọng tài và hòa giải. ‘Các đề xuất’ của nhóm Bryce được lưu hành rộng rãi ở cả Anh lẫn Mỹ, tại đây họ có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào quốc tế mới ra đời. Năm 1915, một nhóm gồm các cá nhân cúng chí hướng thiết lập một tổ chức tương tự tại Hoa Kỳ, trong đó có William Howard Taft. Tổ chức này được gọi là League to Enforce Peace và về cơ bản dựa theo những đề xuất của nhóm Bryce. Tổ chức chủ trương sử dụng trọng tài trong giải quyết xung đột và áp đặt chế tài với những quốc gia xâm lược. Tuy nhiên, không tổ chức ban đầu nào hình dung về một cơ quan chức năng liên tục; ngoại trừ Hội Fabian tại Anh, họ duy trì một giải pháp pháp lý rằng sẽ hạn chế cơ quan quốc tế trong một tòa án tư pháp. Thành viên của Fabian là những người đầu tiên tranh luận về một "hội chính vụ" gồm các chính quyền, nhất thiết phải có các cường quốc, họ sẽ phân xử các vấn đề thế giới, và thiết lập một văn phòng thư ký thường trực nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trên một loạt hoạt động. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Quốc Arthur Balfour được ủy quyền báo cáo chính thức đầu tiên về vấn đề vào đầu năm 1918, theo sáng kiến của Tử tước Robert Cecil. Ủy ban của Anh Quốc cuối cùng được chỉ định vào tháng 2 năm 1918, dưới quyền lãnh đạo của Walter Phillimore (và được gọi là Ủy ban Phillimore), và gồm có cả Eyre Crowe, William Tyrrell, và Cecil Hurst. Những khuyến nghị của Ủy ban Phillimore gồm có thiết lập một "Hội nghị các quốc gia đồng minh" sẽ phân xử tranh chấp và áp đặt chế tài lên các quốc gia vi phạm. Chính phủ Anh Quốc tán thành các đề xuất, và phần lớn những thành quả của ủy ban sau đó được đưa vào trong Công ước của Hội Quốc Liên. Người Pháp cũng soạn thảo một đề xuất có ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều trong tháng 6 năm đó, họ chủ trương tiến hành các cuộc họp thường niên của một hội chính vụ nhằm giải quyết toàn bộ các tranh chấp, cũng như một "quân đội quốc tế" nhằm thi hành các quyết định của hội chính vụ. Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson chỉ thị cho Edward House soạn thảo một kế hoạch của Hoa Kỳ mà theo đó phản ánh quan điểm tư tưởng của riêng Woodrow Wilson, cũng như công tác của Ủy ban Phillimore. Thành quả của Edward House, và bản phác thảo đầu tiên của Wilson được đề xuất là kết thúc hành vi "vô đạo đức" ở cấp chính quyền, gồm các hình thức gián điệp và không thành thực. Phương pháp cưỡng bách chống lại các quốc gia ngoan cố gồm các biện pháp khắc nghiệt, như phong tỏa và đóng cửa biên giới, và "sử dụng bất kỳ lực lượng nào cần thiết" Hai khởi thảo giả và kiến trúc sư chủ yếu của Công ước Hội Quốc Liên là Tử tước Robert Cecil và Jan Smuts. Các đề xuất của Jan Smuts gồm có thiết lập một Hội đồng gồm các cường quốc là các thành viên thường trực, và các thành viên không thường trực được lựa chọn từ những quốc gia nhỏ. Ông cũng đề xuất thiết lập một hệ thống ủy trị cho các thuộc địa chiếm từ trong chiến tranh. Robert Cecil tập trung vào phương diện hành chính, và đề xuất các cuộc họp thường niên của Hội chính vụ và các cuộc họp bốn năm một lần của Đại hội đồng toàn bộ thành viên. Ông cũng lý luận về một ban thư ký lớn và thường trực để thực hiện những phận sự hành chính của Liên minh. Thành lập Tại Hội nghị hòa bình Paris năm 1919, Woodrow Wilson, Robert Cecil, Jan Smuts đều đưa ra những đề xuất dự thảo của họ. Sau những đàm phán kéo dài giữa các phái đoàn, dự thảo của Hurst-Miller cuối cùng được chọn làm cơ sở cho Công ước. Sau các đàm phán và dàn xếp hơn nữa, các phái đoàn cuối cùng tán thành đề xuất thiết lập Hội Quốc Liên vào ngày 25 tháng 1 năm 1919. Công ước Hội Quốc Liên cuối cùng do một ủy ban đặc biệt soạn thảo, và Hội Quốc Liên được thành lập theo Hòa ước Versailles. Ngày 28 tháng 6 năm 1919, 44 quốc gia ký kết Công ước. Hội Quốc Liên thành lập một Đại hội đồng đại diện cho toàn bộ các thành viên, một Hội đồng hành pháp gồm các thành viên giới hạn với quyền lực lớn, và một ban thư ký thường trực. Các quốc gia thành viên được mong đợi "tôn trọng và bảo hộ khi chống lại xâm lược từ bên ngoài" đến toàn vẹn lãnh thổ của các thành viên khác, và giải trừ quân bị "đến mức thấp nhất phù hợp với an ninh nội địa." Toàn bộ các quốc gia được yêu cầu trình những khiếu nại để phân xử hoặc điều tra tư pháp trước khi tiến đến chiến tranh. Hội đồng hành pháp sẽ thành lập một Tòa thường trực tư pháp quốc tế nhằm xét xử các tranh chấp. Bất chấp các nỗ lực của Woodrow Wilson nhằm thiết lập và xúc tiến Hội Quốc Liên, mà nhờ đó ông được trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 10 năm 1919, Hoa Kỳ không tham dự trong tổ chức này. Phe đối lập trong Thượng nghị viện giành được đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không phê chuẩn công ước. Hội nghị hội chính vụ đầu tiên của Hội Quốc Liên được tổ chức tại Paris vào ngày 16 tháng 1 năm 1920, sáu ngày sau khi Hội nghị Versailles và Công ước Hội Quốc Liên có hiệu lực. Ngày 1 tháng 11 năm 1920, trụ sở của Hội Quốc Liên được chuyển từ Luân Đôn đến Genève, tại đây kỳ họp Đại hội đồng đầu tiên được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 1920. Ngôn ngữ và phù hiệu Các ngôn ngữ chính thức của Hội Quốc Liên là tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Hội Quốc Liên dự định chấp thuận Quốc tế ngữ là ngôn ngữ làm việc của tổ chức và tích cực khuyến khích sử dụng ngôn ngữ này, song đề xuất này chưa từng được thông qua. Năm 1921, Tử tước Robert Cecil đề xuất đưa Quốc tế ngữ vào trường học công của các quốc gia thành viên, và một báo cáo được đệ trình. Phản đối mạnh nhất đến từ đại biểu Pháp Gabriel Hanotaux, một phần là vì bảo vệ tiếng Pháp, ngôn ngữ mà ông lý luận rằng đã là một ngôn ngữ quốc tế. Do có phản đối, kiến nghị không được chấp thuận. Năm 1939, một biểu tượng bán chính thức của Hội Quốc Liên xuất hiện: hai sao năm cánh trong một hình ngũ giác màu lam. Chúng tượng trưng cho năm lục địa của Trái Đất và năm "chủng tộc". Một dòng chữ phía trên hiển thị tên tiếng Anh ("League of Nations"), dòng chữ khác ở phía dưỡi hiển thị tên tiếng Pháp ("Société des Nations"). Những cơ quan chủ yếu Các cơ quan hiến pháp chính của Hội Quốc Liên là Đại hội đồng, Hội chính vụ, và ban thư ký trường trực. Tổ chức cũng có hai nhánh chủ yếu: Tòa án thường trực công lý quốc tế, và Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngoài ra, có một số cơ quan và ủy ban phụ trợ. Ngân sách của mỗi cơ quan do Đại hội đồng cấp (Hội Quốc Liên nhận hỗ trợ tài chính từ các quốc gia thành viên). Quan hệ giữa Đại hội đồng và Hội chính vụ và chức năng của mỗi cơ quan phần lớn không được định rõ. Mỗi cơ quan có thể giải quyết vấn đề bất kỳ trong phạm vi quyền hạn của Hội Quốc Liên hoặc có tác động đến hòa bình thế giới. Các vấn đề hoặc công việc cụ thể có thể chuyển đến một trong hai cơ quan. Các quyết định của Đại hội đồng và Hội chính vụ được yêu cầu phải nhất trí, ngoại trừ trong các vấn đề về thủ tục và một số trường hợp riêng biệt khác, như kết nạp thành viên mới. Yêu cầu này phản ánh sự tin tưởng của Hội Quốc Liên về chủ quyền của các quốc gia thành viên; Hội Quốc Liên tìm cách giải quyết thông qua thỏa thuận chứ không phải ra lệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp có tranh chấp thì không yêu cầu thỏa thuận giữa các bên tham dự tranh chấp để đạt đến nhất trí. Ban thư ký thường trực được thiết lập tại trụ sở của Hội Quốc Liên tại Genève, gồm có một cơ quan của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau và nằm dưới quyền chỉ đạo của Tổng thư ký. Những lĩnh vực chủ yếu của ban thư ký là: chính trị, tài chính và kinh tế, quá cảnh, thiểu số và quản lý (cai quản Saar và Danzig), ủy nhiệm, giải trừ quân bị, y tế, xã hội (thuốc phiện và buôn bán phụ nữ-trẻ em), hợp tác tri thức và sự vụ quốc tế, pháp lý, và thông tin. Nhân viên của ban thư ký chịu trách nhiệm chuẩn bị chương trình nghị sự của Hội chính vụ và Đại hội đồng và xuất bản các báo cáo về các cuộc họp và những vấn đề thường lệ khác, hoạt động giống như công vụ viên của Hội Quốc Liên. Năm 1931, số nhân viên ban thư ký là 707. Đại hội đồng gồm đại diện từ toàn bộ các thành viên của Hội Quốc Liên, mỗi quốc gia được phép có ba đại biểu và một phiếu. Đại hội đồng họp tại Genève và sau các phiên họp ban đầu trong năm 1920, cơ quan này hội họp một lần mỗi tháng 9 hàng năm. Những chức năng đặc biệt của Đại hội đồng gồm có kết nạp thành viên mới, bầu cử theo định kỳ các thành viên không thường trực trong Hội chính vụ, cùng với Hội chính vụ bầu ra các thẩm phán của Tòa án thường trực, và kiểm soát ngân quỹ. Trên thực tế, Đại hội đồng là cơ quan quyền lực chỉ đạo tổng thể các hoạt động của Hội Quốc Liên. Hội chính vụ Hội Quốc Liên đóng vai giò giống một cơ cấu chấp hành chi phối chương trình nghị sự của Đại hội đồng. Cơ cấu bắt đầu với bốn thành viên thường trực (Anh Quốc, Pháp, Ý, Nhật Bản) và bốn thành viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra cho mỗi một nhiệm kỳ ba năm. Các thành viên không thường trực đầu tiên là Bỉ, Brasil, Hý Lạp và Tây Ban Nha. Thành phần của Hội chính vụ có thay đổi một số lần. Số thành viên không thường trực được tăng lên 6 vào ngày 22 tháng 9 năm 1922, rồi lên 9 vào ngày 8 tháng 9 năm 1926. Nhà ngoại giao Đức Werner Dankwort thúc đẩy quốc gia của ông gia nhập Hội Quốc Liên, và Đức cuối cùng gia nhập tổ chức vào năm 1926, trở thành thành viên thường trực thứ năm của Hội chính vụ. Sau khi Đức và Nhật Bản rời Hội Quốc Liên, số ghế không thường trực tăng từ 9 lên 11, và Liên Xô trở thành một thành viên thường trực, Hội chính vụ có tổng cộng 15 thành viên. Trung bình Hội chính vụ họp 5 lần mỗi năm và họp bất thường khi có yêu cầu. Tổng cộng có 107 phiên họp được tổ chức từ năm 1920 đến năm 1939. Các cơ quan khác Hội Quốc Liên giám sát Tòa án thường trực công lý quốc tế và một số cơ quan cùng ủy ban khác được tạo nên nhằm giải quyết những vấn đề quốc tế cấp thiết. Chúng gồm có ủy ban giải trừ quân bị, tổ chức y tế, tổ chức lao động quốc tế (ILO), ủy ban ủy nhiệm, ủy ban quốc tế về hợp tác tri thức (tiền thân của UNESCO), ban thuốc phiện trung ương thường trực, ủy ban về người tị nạn, và ủy ban chế độ nô lệ. Một vài trong số những thể chế này được chuyển giao cho Liên Hợp Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Tổ chức Lao động Quốc tế, Tòa án thường trực công lý quốc tế (với tên Tòa án Công lý Quốc tế), và Tổ chức y tế (tái tổ chức thành Tổ chức Y tế Thế giới). Tòa án thường trực công lý quốc tế được quy định theo Công ước, do Hội chính vụ và Đại hội đồng thiết lập. Hội chính vụ và Đại hội đồng lựa chọn các thẩm phán của tòa, và ngân quỹ của tòa do Đại hội đồng cung cấp. Tòa án thụ lý và phân xử mọi tranh chấp quốc tế được các bên quan tâm đệ trình. Tòa án cũng có thể đưa ra một quan điểm cố vấn cho bất kỳ tranh chấp hoặc vấn đề được giao từ Hội chính vụ hoặc Đại hội đồng. Tòa án cũng mở rộng cho toàn bộ các quốc gia trên thế giới theo các điều kiện nhất định. Tổ chức lao động quốc tế được thành lập vào năm 1919 và dựa trên Phần XIII của Hiệp ước Versailles. Tổ chức này cũng có các thành viên như Hội Quốc Liên và ngân quỹ do Đại hội đồng kiểm soát, là một tổ chức tự quản với ban quản trị riêng, hội nghị toàn thể riêng và ban thư ký riêng. Hiến chương của Tổ chức lao động quốc tế khác biệt với Hội Quốc Liên: các đại biểu không chỉ là của các chính phủ mà còn có các đại biểu của các tổ chức giới chủ và công nhân. Albert Thomas là giám đốc đầu tiên của tổ chức. Tổ chức lao động quốc tế thành công trong việc hạn chế thêm chì vào sơn, và thuyết phục một số quốc gia chấp thuận ngày làm việc 8 giờ và tuần làm việc 48 giờ. Tổ chức cũng tiến hành chiến dịch chất dứt lao động thiếu nhi, tăng quyền của phụ nữ tại nơi làm việc, và khiến chủ tàu phải có trách nhiệm pháp lý với những tai nạn liên quan đến thủy thủ. Sau khi Hội Quốc Liên giải thể, Tỏ chức lao động quốc tế trở thành một cơ quan của Liên Hợp Quốc vào năm 1946. Tổ chức y tế của Hội Quốc Liên có ba cơ cấu: Cục y tế gồm có những quan chức thường trực của Hội Quốc Liên; Ủy ban hoặc Hội nghị cố vấn tổng thể là một đơn vị hành chính và gồm các chuyên gia y tế; và Ủy ban y tế. Mục đích của Ủy ban là chỉ đạo những điều tra, giám sát hoạt động của công tác y tế của Hội Quốc Liên, và chuẩn bị công việc trình lên Hội chính vụ Hội Quốc Liên. Thể chế này tập trung vào kết liễu bệnh phong, sốt rét, và sốt vàng, hai bệnh sau tiến hành diệt trừ bằng cách bắt đầu một chiến dịch quốc tế nhằm diệt muỗi. Tổ chức y tế cũng làm việc thành công với chính phủ Liên Xô nhằm ngăn ngừa bệnh dịch sốt Rickettsia, bao gồm cả việc tổ chức một chiến dịch giáo dục lớn. Từ khi thành lập, Hội Quốc Liên cũng giành sự quan tâm nghiêm túc đối với vấn đề hợp tác tri thức quốc tế. Ủy ban về hợp tác tri thức họp tại Genève vào tháng 8 năm 1922, triết gia người Pháp Henri Bergson trở thành chủ tịch đầu tiên của ủy ban. Công việc của ủy ban gồm: điều tra về hoàn cảnh sinh hoạt tri thức, giúp đỡ các quốc gia có sinh hoạt tri thức gặp nguy hiểm, thiết lập các ủy ban quốc gia về hợp tác tri thức, hợp tác với các tổ chức tri thức quốc tế, bảo hộ tàn sản tri thức, hợp tác liên đại học, phối hợp trong công tác thư mục và trao đổi quốc tế các xuất bản phẩm, và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khảo cổ học. Hội Quốc Liên thiết lập Ban thuốc phiện trung ương thường trực nhằm giám sát hệ thống thống kê kiểm soát được thi hành theo Công ước Thuốc phiện quốc tế thứ nhì mà theo đó dàn xếp việc sản xuất, chế tác, giao dịch và bán lẻ thuốc phiện cùng những sản phẩm của nó. Ban cũng thiết lập một hệ thống giấy chứng nhận nhập khẩu và giấy phép xuất khẩu đối với giao dịch quốc tế hợp pháp mặt hàng ma túy. Ủy ban chế độ nô lệ mưu cầu tiệt trừ chế độ nô lệ và mua bán nô lệ trên khắp thế giới, và đấu tranh với mại dâm cưỡng bách. Thành công lớn của ủy ban là thúc bách các chính phủ quản lý các quốc gia được Hội Quốc Liên ủy nhiệm chấm dứt chế độ nô lệ trong các quốc gia này. Hội Quốc Liên giành được một cam kết từ Ethiopia nhằm kết thúc chế độ nô lệ, một điều kiện để quốc gia này trở thành thành viên vào năm 1926, và làm việc với Liberia nhằm chấm dứt lao động cưỡng bách và chế độ nô lệ liên bộ lạc. Thể chế cũng đạt thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong của công nhân xây dựng đường sắt Tanganyika từ 55% xuống 4%. Các hồ sơ được lưu trữ nhằm kiểm soát chế độ nô lệ, mại dâm, và buôn bán phụ nữ-trẻ em. Một phần do áp lực từ Hội Quốc Liên, Afghanistan bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1923, Iraq vào năm 1924, Nepal vào năm 1926, Transjordan và Ba Tư vào năm 1929, Bahrain vào năm 1937, và Ethiopia vào năm 1942. Do Fridtjof Nansen lãnh đạo, Ủy ban về người tị nạn được thành lập vào ngày 27 tháng 6 năm 1921 nhằm chăm sóc quyền lợi của những người tị nạn, trong đó có giám sát việc hồi hương của họ, và tái định cư khi cần thiết. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, có 2-3 triệu cựu tù nhân chiến tranh từ nhiều quốc gia phân tán trên khắp nước Nga; trong vòng hai năm sau khi ủy ban được thành lập, nó đã giúp cho 425.000 người trong số họ trở về nhà. Tổ chức thiết lập các trại tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1922 nằm hỗ trợ quốc gia này trong một cuộc khủng hoảng tị nạn đang diễn ra, giúp ngăn ngừa bệnh tật và đói ăn. Tổ chức cũng lập ra hộ chiếu Nansen để làm một phương tiện nhận dạng những người không quốc tịch. Ủy ban về nghiên cứu địa vị pháp lý của phụ nữ tìm cách điều tra về tình trạng của phụ nữ trên toàn thế giới. Tổ chức được thành lập vào năm 1937, và sau đó trở thành một bộ phận của Liên Hợp Quốc với tên gọi Ủy ban về địa vị của phụ nữ. Thành viên Trong số 42 thành viên sáng lập của Hội Quốc Liên, 23 (24 nếu tính Pháp quốc Tự do) vẫn là thành viên cho đến khi tổ chức giải thể vào năm 1946. Trong năm thành lập, có sáu thành viên khác gia nhập, chỉ hai trong số đó vẫn là thành viên trong suốt thời gian tồn tại còn lại của Hội Quốc Liên. Sau đó có thêm 15 thành viên gia nhập. Số lượng thành viên lớn nhất là 58, từ ngày 28 tháng 9 năm 1934 (khi Ecuador gia nhập) đến ngày 23 tháng 2 năm 1935 (khi Paraguay rút). Liên Xô trở thành một thành viên vào ngày 18 tháng 9 năm 1934, và bị trục xuất vào ngày 14 tháng 12 năm 1939 vì xâm lược Phần Lan. Trong hành động trục xuất Liên Xô, Hội Quốc Liên phá vỡ nguyên tắc của mình: chỉ có 7 trong số 15 thành viên của Hội chính là vụ bỏ phiếu trục xuất (Anh, Pháp, Bỉ, Bolivia, Ai Cập, Nam Phi, và Cộng hòa Dominica), không đạt đa số quá bán theo yêu cầu của Công ước. Ba quốc gia trong số này trở thành thành viên của Hội chính vụ chỉ một ngày trước khi bỏ phiếu (Nam Phi, Bolivia, và Ai Cập). Đây là một trong những hành động cuối cùng của Hội Quốc Liên trước khi tổ chức ngừng hoạt động trên thức tế do Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 26 tháng 5 năm 1937, Ai Cập trở thành quốc gia cuối cùng gia nhập Hội Quốc Liên. Thành viên đầu tiên rút vĩnh viên khỏi Hội Quốc Liên là Costa Rica vào ngày 22 tháng 1 năm 1925; quốc gia này gia nhập vào ngày 16 tháng 12 năm 1920 và trở thành thành viên rút lui nhanh nhất. Brasil là thành viên sáng lập đầu tiên rút lui (14 tháng 6 năm 1926), và Haiti là thành viên cuối cùng rút lui (tháng 4 năm 1942). Iraq gia nhập Hội Quốc Liên năm 1932, là thành viên đầu tiên mà trước đó là một lãnh thổ ủy nhiệm của Hội Quốc Liên. Lãnh thổ Ủy trị Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các cường quốc Đồng Minh đối diện với vấn dề xử trí những thuộc địa của Đức tại châu Phi và Thái Bình Dương, và một số tỉnh phi Thổ Nhĩ Kỳ của đế quốc Ottoman. Hội nghị hòa bình thông qua nguyên tắc rằng những lãnh thổ này cần được quản lý bởi những chính phủ riêng biệt nhân danh Hội Quốc Liên – một hệ thống trách nhiệm quốc gia chịu sự giám sát của quốc tế. Kế hoạch này được xác định là hệ thống ủy trị Hội Quốc Liên, được "Ủy ban 10" (người đứng đầu chính phủ và bộ trưởng ngoại giao của các cường quốc Đồng Minh: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Ý, và Nhật Bản) thông qua vào ngày 30 tháng 1 năm 1919 và chuyển đến Hội Quốc Liên. Các ủy trị Hội Quốc Liên được thiết lập theo Điều 22 của Công ước Hội Quốc Liên. Ủy ban ủy trị thường trực giám sát các lãnh thổ ủy trị, và cũng tổ chức trưng cầu dân ý tại những lãnh thổ tranh chấp để dân cư có thể quyết định quốc gia mà họ sẽ gia nhập. Có ba loại lãnh thổ ủy trị: A, B và C. Ủy trị loại A (áp dụng cho các phần nguyên thuộc Đế quốc Ottoman) là "những cộng đồng xác định" mà "đạt đến một giai đoạn phát triển mà sự hiện diện của họ với vị thế là những quốc gia độc lập", quốc gia được ủy trị cung cấp khuyến nghị và hiệp trợ về hành chính cho đến khi họ có thể tự sinh tồn. Ủy trị loại B áp dụng cho những cựu thuộc địa của Đức mà Hội Quốc Liên chịu trách nhiệm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ được mô tả là những "dân tộc" mà Hội Quốc Liên cho rằng họ ở trong một giai đoạn cần phải có quốc gia được ủy trị theo điều kiện đảm bảo quyền tự do lương tâm và tôn giáo, là đối tượng để duy trì trật tự xã hội và đạo đức, cấm chỉ những lạm dụng như buôn bán nô lệ, buôn bán vũ khí và buôn bán rượu, ngăn ngừa sự hình thành của những công sự hoặc căn cứ quân sự cùng việc huấn luyện quân sự đối với người bản địa ngoài mục đích an ninh và phòng thủ lãnh thổ, và cũng đảm bảo cơ hội bình đẳng về mậu dịch và thương nghiệp cho các thành viên khác của Hội Quốc Liên. Tây Nam Phi và một số quần đảo tại Nam Thái Bình Dương là những lãnh thổ ủy trị loại C của Hội Quốc Liên. Họ được phân loại là "những lãnh thổ" do dân cư thưa thớt, hoặc kích thước nhỏ, hoặc cách biệt với những trung tâm văn minh, hoặc tiếp giáp về địa lý với lãnh thổ của bên được ủy trị, và những trường hợp khác, có thể được quản lý tốt ưu theo luật pháp của bên được ủy trị với vị thế những bộ phận tổ thành của lãnh thổ của quốc gia đó." Mười bốn lãnh thổ ủy trị được phân chia cho bảy cường quốc: Anh Quốc, Liên bang Nam Phi, Pháp, Bỉ, New Zealand, Úc và Nhật Bản. Ngoại trừ Vương quốc Iraq vốn gia nhập Hội Quốc Liên vào ngày 3 tháng 10 năm 1932, các lãnh thổ này chỉ giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong một quá trình kéo dài đến năm 1990. Sau khi Hội Quốc Liên kết thúc, các lãnh thổ ủy trị còn lại trở thành lãnh thổ ủy thác Liên Hợp Quốc. Ngoài những lãnh thổ ủy trị, bản thân Hội Quốc Liên quản lý Lãnh thổ Bồn địa Saar trong 15 năm rồi trao trả lãnh thổ này cho Đức theo một cuộc trưng cầu dân ý, và quản lý Thành phố tự do Danzig từ 15 tháng 11 năm 1920 đến 1 tháng 9 năm 1939. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại nhiều vấn đề cần phải giải quyết, bao gồm xác định vị trí chính xác các biên giới quốc gia và quốc gia cụ thể mà các khu vực sẽ gia nhập. Những cường quốc Đồng Minh chiến thắng xử lý hầu hết những vấn đề này thông qua các cơ cấu như Hội đồng Tối cao Đồng Minh. Đồng Minh có xu hướng chỉ chuyển các vấn đề đặc biệt khó khăn cho Hội Quốc Liên. Điều này có nghĩa là, trong thời gian đầu giữa hai Thế Chiến, Hội Quốc Liên giữ vai trò nhỏ trong giải quyết rối loạn từ chiến tranh. Các vấn đề mà Hội Quốc Liên xem xét trong những năm đầu này gồm có những vấn đề được chỉ định theo các Hiệp định hòa bình Paris. Khi Hội Quốc Liên phát triển, vai trò của tổ chức được khoách trương, và đến giữa thập niên 1920 thì tổ chức trở thành trung tâm của hoạt động quốc tế. Sự biến đổi này được nhận thấy trong quan hệ giữa Hội Quốc Liên với phi thành viên, như Hoa Kỳ và Nga gia tăng làm việc cùng Hội Quốc Liên. Trong nửa sau của thập niên 1920, Pháp, Anh và Đức đều sử dụng Hội Quốc Liên làm trọng điểm trong hoạt động ngoại giao của họ, và bộ trưởng ngoại giao những quốc gia này tham gia các cuộc họp của Hội Quốc Liên tại Genève trong giai đoạn này. Họ cũng sử dụng cơ cấu của Hội Quốc Liên nhằm cải thiện các quan hệ và giải quyết những bất đồng của họ. Quần đảo Åland Åland là một quần đảo nằm giữa Thụy Điển và Phần Lan, dân cư tại quần đảo hầu như chỉ nói tiếng Thụy Điển. Năm 1809, Thụy Điển để mất Phần Lan và Åland cho Đế quốc Nga. Đến tháng 12 năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, song hầu hết dân cư Åland muốn tái gia nhập Thụy Điển. Tuy nhiên, chính phủ Phần Lan cho rằng quần đảo là một bộ phận của Phần Lan, do người Nga hợp nhất Åland trong Đại Công quốc Phần Lan. Đến năm 1920, tranh chấp leo thang đến mức có nguy cơ chiến tranh. Chính phủ Anh Quốc chuyển vấn đề lên Ủy ban của Hội Quốc Liên, song Phần Lan không cho Hội Quốc Liên can thiệp vì cho rằng đây là một vấn đề nội bộ. Hội Quốc Liên thiết lập một nhóm hội thảo nhỏ nhằm quyết định có nên nghiên cứu về vấn đề, kết quả là một ủy ban trung lập được thiết lập. Đến tháng 6 năm 1921, Hội Quốc Liên tuyên bố quyết định của mình: quần đảo vẫn là một bộ phận của Phần Lan, song với sự bảo vệ được bảo đảm dành cho dân cư quần đảo, trong đó có phi quân sự hóa. Với sự chấp thuận miễn cưỡng của Thụy Điển, đây trở thành thỏa thuận quốc tế đầu tiên tại châu Âu được dàn xếp trực tiếp thông qua Hội Quốc Liên. Thượng Silesia Các cường quốc Đồng Minh chuyển vấn đề Thượng Silesia đến Hội Quốc Liên sau khi họ không thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ba Lan đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với Thượng Silesia- một bộ phận của Phổ. Hiệp ước Versailles đề nghị một cuộc trưng cầu dân ý tại Thượng Silesia nhằm xác định lãnh thổ nên trở thành bộ phận của Đức hay Ba Lan. Những than phiền về thái độ của nhà cầm quyền Đức dẫn đến náo động và cuối cùng dẫn đến hai cuộc nổi dậy Silesia (1919 và 1920). Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1921, với 59,6% (khoảng 500.000) số phiếu ủng hộ gia nhập Đức, song Ba Lan tuyên bố hoàn cảnh quanh cuộc bỏ phiếu là không công bằng. Điều này dẫn đến cuộc nổi dậy Silesia thứ ba vào năm 1921. Ngày 12 tháng 8 năm 1921, Hội Quốc Liên được yêu cầu giải quyết vấn đề; Hội chính vụ thiết lập một ủy ban với những đại biểu từ Bỉ, Brasil, Trung Quốc và Tây Ban Nha nhằm nghiên cứu tình hình. Ủy ban đề nghị phân chia Thượng Silesia giữa Ba Lan và Đức theo kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý và hai bên nên quyết định các chi tiết về tương tác giữa hai khu vực, như hàng hóa cần phải được thông qua biên giới một cách tự do vì sự phụ thuộc tương hỗ trong kinh tế và công nghiệp của hai khu vực. Đến tháng 11 năm 1921, một hội nghị được tổ chức tại Genève nhằm dàn xếp thỏa thuận giữa Đức và Ba Lan. Hội nghị đạt được một dàn xếp cuối cùng sau năm buổi họp, theo đó hầu hết khu vực được trao cho Đức, song phần thuộc Ba Lan có đa số tài nguyên khoáng sản và nhiều cơ sở công nghiệp của khu vực. Khi thỏa thuận này được công khai vào tháng 5 năm 1922, người Đức oán thán, song hiệp định vẫn được hai quốc gia phê chuẩn. Sự dàn xếp đem lại hòa bình tại khu vực cho đến khu bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Albania Biên giới của Albania không được xác định trong hội nghị hòa bình Paris năm 1919, vấn đề này được để lại cho Hội Quốc Liên quyết định. Đến tháng 9 năm 1921, vấn đề vẫn chưa được giải quyết, tạo ra một tình thế bất ổn định. Quân đội Hy Lạp tổ chức các chiến dịch quân sự ở phía nam của Albania, còn lực lượng Nam Tư xảy ra xung đột với người Albania ở phía bắc. Hội Quốc Liên phái một ủy ban gồm đại biểu từ nhiều cường quốc đến khu vực. Trong tháng 11 năm 1921, Hội Quốc Liên quyết định rằng biên giới của Albania nên tương đồng như vào năm 1913, với ba biến đổi nhỏ có lợi cho Nam Tư. Lực lượng Nam Tư triệt thoái một vài tuần sau đó. Biên giới của Albania lại trở thành nguyên nhân gây xung đột quốc tế khi Tướng Enrico Tellini của Ý cùng bốn người phụ tá của ông bị phục kích và sát hại vào ngày 24 tháng 8 năm 1923 trong khi đang vạch biên giới mới được giải quyết giữa Hy Lạp và Albania. Nhà lãnh đạo Ý Benito Mussolini tức giận và yêu cầu về một ủy ban điều tra sự kiện trong vòng năm ngày. Bất chấp kết quả từ việc điều tra, Mussolini yêu cầu chính phủ Hy Lạp trả cho Ý 50 triệu lira tiền bồi thường. Hy Lạp tuyên bố họ sẽ không trả trừ khi chứng minh được rằng người Hy Lạp phạm tội. Mussolini cử một chiếm hạm bắn phá đảo Corfu của Hy Lạp, và quân Ý chiếm đóng đảo vào ngày 31 tháng 8 năm 1923. Hành động này vi phạm Công ước Hội Quốc Liên, do vậy Hy Lạp yêu cầu Hội Quốc Liên giải quyết tình hình. Tuy nhiên, Đồng Minh đồng thuận rằng (do kiên trì của Mussolini) Hội nghị các đại sứ nên chịu trách nhiệm phân xử tranh chấp do hội nghị bổ nhiệm Tướng Tellini. Hội chính vụ Hội Quốc Liên khảo sát tranh chấp, song sau đó chuyển những phát hiện của họ cho Hội nghị các đại sứ để cơ cấu này ra quyết định cuối cùng. Hội nghị chấp thuận hầu hết đề xuất của Hội Quốc Liên, buộc Hy Lạp trả 50 triệu lira cho Ý mặc dù không thể tìm ra những người phạm tội. Quân Ý triệt thoái khỏi Corfu. Memel Thành phố cảng Memel và khu vực xung quanh có dân cư chủ yếu là người Đức, và nằm dưới quyền quản lý của Đồng Minh theo Điều 99 của Hiệp ước Versailles. Các chính phủ Pháp và Ba Lan ủng hộ chuyển Memel thành một đô thị quốc tế, trong khi Litva muốn sáp nhập khu vực này. Đến năm 1923, số phận của khu vực vẫn chưa được quyết định, thúc đẩy lực lượng Litva xâm chiếm vào tháng 1 năm 1923 và chiếm cảng. Sau khi Đồng Minh thất bại trong việc đạt một thỏa thuận với Litva, họ chuyển vấn đề lên Hội Quốc Liên. Trong tháng 12 năm 1923, Hội chính vụ Hội Quốc Liên chỉ định một ủy ban điều tra. Ủy ban này lựa chọn nhượng Memel cho Litva và trao cho khu vực các quyền tự trị. Công ước Klaipėda được Hội chính vụ Hội Quốc Liên phê chuẩn vào ngày 14 tháng 3 năm 1924, sau đó đến lượt các cường quốc Đồng Minh và Litva. Hatay Dưới sự giám sát của Hội Quốc Liên, huyện Alexandretta tại lãnh thổ ủy trị Syria của Pháp được trao quyền tự trị vào năm 1937. Khu vực đổi tên thành Hatay, và nghị viện của khu vực tuyên bố độc lập với vị thế nước Cộng hòa Hatay trong tháng 9 năm 1938. Thổ Nhĩ Kỳ sáp nhập lãnh thổ với sự tán thành của Pháp vào giữa năm 1939. Mosul Năm 1926, Hội Quốc Liên giải quyết một tranh chấp giữa Vương quốc Iraq và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ về quyền kiểm soát tỉnh cũ Mosul của Ottoman. Anh được Hội Quốc Liên ủy nhiệm quản lý Iraq vào năm 1920 và do đó đại diện cho Iraq trong đối ngoại, quan điểm của Anh là Mosul thuộc về Iraq; còn Thổ Nhĩ Kỳ thì tuyên bố Mosul là bộ phận của khu vực trung tâm lịch sử của mình. Năm 1924, một ủy ban điều tra của Hội Quốc Liên gồm các thành viên người Bỉ, Hungary và Thụy Điển được phái đến khu vực; ủy ban nhận thấy rằng nhân dân Mosul không muốn trở thành bộ phận của cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Iraq, song nếu phải lựa chọn thì thì sẽ chọn Iraq. Năm 1925, ủy ban đề nghị rằng khu vực là bộ phận của Iraq, theo các điều kiện nhằm đảm bảo quyền tự trị của người Kurd. Hội chính vụ Hội Quốc Liên thông qua đề nghị và phê chuẩn vào ngày 16 tháng 12 năm 1925 và trao Mosul cho Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ quyết định, nghi ngờ thẩm quyền của Hội chính vụ. Vấn đề được chuyển đến Tòa án thường trực công lý quốc tế, tòa phán quyết rằng cần phải chấp thuận khi Hội chính vụ Hội Quốc Liên ra một quyết định nhất trí. Vilnius Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ba Lan và Litva đều giành được độc lập song lại vướng vào các tranh chấp lãnh thổ. Trong Chiến tranh Nga-Ba Lan, Litva ký kết Hòa ước Moskva với Xô viết và trong đó có xác định biên giới của Litva. Thỏa thuận này trao cho Litva quyền kiểm soát thành phố Vilnius, đây là cố đô của Litva song có đa số dân cư là người Ba Lan. Điều này làm gia tăng căng thẳng giữa Litva và Ba Lan và dẫn đến lo ngại rằng hai bên sẽ lại tiếp tục chiến tranh, vào ngày 7 tháng 10 năm 1920, Hội Quốc Liên dàn xếp Thỏa thuận Suwałki thiết lập một lệnh ngừng bắn và vạch một đường phân giới giữa hai quốc gia. Ngày 9 tháng 10 năm 1920, một đội quân Ba Lan vi phạm thỏa thuận khi chiếm thành phố và thiết lập nước Cộng hòa Trung Litva. Sau một yêu cầu trợ giúp từ Litva, Hội chính vụ Hội Quốc Liên kêu gọi Ba Lan triệt thaói binh sĩ khỏi khu vực. Chính phủ Ba Lan biểu thị rằng họ sẽ tuân thủ, song lại tăng cường lực lượng trong thành phố với thêm nhiều binh sĩ. Điều này xúc tiến Hội Quốc Liên quyết định rằng tương lai của Vilnius cần do những dân cư địa phương quyết định trong một cuộc trưng cầu dân ý và rằng quân Ba Lan cần triệt thoái và thay thế họ là một lực lượng quốc tế do Hội Quốc Liên tổ chức. Tuy nhiên, kế hoạch gặp phải sự chống đối tại Ba Lan, Litva, và cả Liên Xô vì nước này phản đối bất kỳ lực lượng quốc tế nào hiện diện tại Litva. Trong tháng 3 năm 1921, Hội Quốc Liên bãi bỏ kế hoạch về trưng cầu dân ý. Sau một đề xuất bất thành của Paul Hymans nhằm thiết lập một liên bang giữa Ba Lan và Litva, Ba Lan chính thức sáp nhập Vilnius và khu vực xung quanh trong tháng 3 năm 1922. Sau khi Litva đoạt quyền kiểm soát khu vực Klaipėda, đến ngày 14 tháng 3 năm 1923 thì Hội nghị Đồng Minh thiết lập biên giới giữa Litva và Ba Lan, để Vilnius trong Ba Lan. Nhà cầm quyền Litva từ chối chấp thuận quyết định, và chính thức ở trong tình trạng chiến tranh với Ba Lan cho đến năm 1927. Cho đến tối hậu thư của Ba Lan vào năm 1938 thì Litva mới khôi phục quan hệ ngoại giao với Ba Lan và chấp thuận trên thực tế về biên giới. Colombia và Peru Có một số xung đột biên giới giữa Colombia và Peru vào đầu thế kỷ XX, và đến năm 1922, chính phủ hai bên ký kết Hiệp ước Salomón-Lozano trong một nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề. Theo hiệp ước này thì đô thị biên giới Leticia và khu vực xung quanh nó được nhượng từ Peru cho Colombia, khiến Colombia tiếp cận được với sông Amazon. Ngày 1 tháng 9 năm 1932, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cao su và đường của Peru bị mất đất theo hiệp ước đã tổ chức tiếp quản vũ trang đối với Leticia. Chính phủ Peru ban đầu không công nhận tiếp quản quân sự, song Tổng thống Peru Luis Sánchez Cerro quyết định kháng cự một hành động tái chiếm của Colombia. Quân đội Peru chiếm Leticia, dẫn đến một xung đột vũ trang giữa hai quốc gia. Sau nhiều tháng dàn xếp ngoại giao, hai chính phủ chấp thuận để Hội Quốc Liên hòa giải, và đại diện của họ trình bày trước Hội chính vụ Hội Quốc Liên. Một thỏa thuận hòa bình lâm thời được cả hai bên ký kết vào tháng 5 năm 1933, trao cho Hội Quốc Liên trách nhiệm quản lý lãnh thổ tranh chấp trong khi các dàn xếp song phương được tiến hành. Đến tháng 5 năm 1934, một thỏa thuận hòa bình cuối cùng được ký kết, theo đó trao trả Leticia cho Colombia, một xin lỗi chính thức từ Peru cho cuộc xâm chiếm năm 1932, phi quân sự hóa khu vực quanh Leticia, tự do thông hành trên các sông Amazon và Putumayo, và một cam kết không xâm lược. Saar Saar được tạo thành từ các bộ phận nguyên thuộc Phổ và Rhenish Palatinate và được đặt dưới quyền kiểm soát của Hội Quốc Liên theo Hiệp ước Versailles. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức sau 15 năm từ khi Hội Quốc Liên kiểm soát nhằm quyết định khu vực nên thuộc về Đức hoặc Pháp. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1935, 90,3% số phiếu ủng hộ trở thành bộ phận của Đức, kết quả nhanh chóng được Hội Quốc Liên phê chuẩn. Xung đột khác Ngoài những tranh chấp lãnh thổ, Hội Quốc Liên cũng cố gắng can thiệp trong các xung đột khác giữa và trong các quốc gia. Trong số các thành công của tổ chức, có cuộc đấu tranh chống mậu dịch quốc tế về thuốc phiện và nô lệ tình dục, và công tác của tổ chức trong việc giảm bớt khó khăn của người tị nạn, đặc biệt là tại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1926. Một trong những sáng kiến của tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ là việc thiết lập hộ chiếu Nansen vào năm 1922, đây là thẻ căn cước được quốc tế công nhận đầu tiên dành cho những người tị nạn không quốc tịch. Hy Lạp và Bulgaria Sau một sự cố giữa lính biên phòng hai bên trong tháng 10 năm 1925, giao tranh bùng nổ giữa hai quốc gia. Ba ngày sau sự cố ban đầu, quân Hy Lạp xâm chiếm Bulgaria. Chính phủ Bulgaria lệnh cho binh sĩ chỉ kháng cự mang tính biểu tượng, và sơ tán 10.00-15.000 người khỏi khu vực biên giới, ủy thác Hội Quốc Liên giải quyết tranh chấp. Hội Quốc Liên lên án cuộc xâm chiếm của Hy Lạp, và kêu gọi Hy Lạp triệt thoái và bối thường cho Bulgaria. Liberia Sau những cáo buộc về lao động cưỡng bách tại đồn điền cao su thuộc sở hữu của công ty Hoa Kỳ Firestone và những cáo buộc của Hoa Kỳ về buôn bán nô lệ, chính phủ Liberia yêu cầu Hội Quốc Liên tiến hành một cuộc điều tra. Ủy ban này được đồng chỉ định bởi Hội Quốc Liên, Hoa Kỳ, và Liberia. Năm 1930, một báo cáo của Hội Quốc Liên xác nhận sự hiện diện của chế độ nô lệ và lao động cưỡng bách. Báo cáo ám chỉ nhiều quan chức chính phủ bán lao động khé ước và đề nghị thay thế họ bằng người châu Âu hoặc Hoa Kỳ, tạo ra sự tức giận tại Liberia và dẫn đến sự từ chức của Tổng thống Charles D. B. King cùng phó tổng thống. Chính phủ Liberia cấm lao động cưỡng bách và chế độ nô lệ, và yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ trong các cải cách xã hội. Sự biến Mãn Châu Sự biến Mãn Châu, còn gọi là "sự biến Cửu Nhất Bát" là một trong những thụt lùi lớn của Hội Quốc Liên và đóng vai trò là xúc tác cho việc Nhật Bản rút khỏi tổ chức. Theo các điều khoản của một hợp đồng cho thuê, chính phủ Nhật Bản được quyền đóng quân tại khu vực quanh đường sắt Nam Mãn tại Mãn Châu của Trung Quốc. Trong tháng 9 năm 1931, một đoạn đường sắt bị quân Quan Đông của Nhật Bản làm hư hại nhẹ nhằm tạo cớ để xâm chiếm Mãn Châu. Quân đội Nhật Bản tuyên bố rằng các binh sĩ Trung Quốc đã phá hoại đường sắt và trả đũa bằng việc chiếm toàn bộ Mãn Châu. Họ lập ra Mãn Châu Quốc, và đến ngày 9 tháng 3 năm 1932 thì thiết lập một chính phủ bù nhìn với cựu hoàng đế Phổ Nghi là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Thực thể mới này chỉ được các chính phủ Ý và Đức công nhận, phần còn lại của thế giới vẫn xem Mãn Châu là bộ phận về pháp lý của Trung Quốc. Trong năm 1932, không quân và hải quân Nhật Bản oanh tạc thành phố Thượng Hải, gây nên sự biến Nhất Nhị Bát. Hội Quốc Liên chấp thuận một yêu cầu về việc trợ giúp chính phủ Trung Quốc, song hành trình dài bằng tàu trì hoãn các quan chức của Hội Quốc Liên. Khi đến nơi, họ đối diện với khẳng định của Trung Quốc rằng Nhật Bản xâm chiếm phi pháp, trong khi Nhật Bản tuyên bố họ hành động nhằm duy trì hòa bình trong khu vực. Bất chấp vị thế cao của Nhật Bản trong Hội Quốc Liên, Báo cáo Lytton sau đó tuyên bố Nhật Bản là thế lực xâm chiếm và yêu cầu hoàn trả Mãn Châu cho Trung Quốc. Trước khi báo cáo có thể được bỏ phiếu tại Đại hội đồng Hội Quốc Liên, Nhật Bản tuyên bố ý định tiến công hơn nữa vào Trung Quốc. Báo cáo được Đại hội đồng thông qua với kết quả 42–1 vào năm 1933 (chỉ Nhật Bản bỏ phiếu trống), song thay vì triệt thoái binh sĩ khỏi Trung Quốc, Nhật Bản quyết định rút khỏi Hội Quốc Liên. Theo Công ước, Hội Quốc Liên cần phản ứng bằng các biện pháp chế tài kinh tế hoặc tuyên chiến; song việc này không diễn ra. Đe dọa chế tài kinh tế hầu như vô ích do Hoa Kỳ có thể tiếp tục giao dịch với Nhật Bản vì quốc gia này không phải là thành viên của tổ chức. Hội Quốc Liên có thể tập hợp một đội quân, song các đại cường như Anh và Pháp lại quá bận tâm đến các sự vụ riêng của họ, như duy trì quyền kiểm soát đối với các thuộc địa rộng lớn của họ, đặc biệt là sau rối loạn của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhật Bản sau đó duy trì quyền kiểm soát đối với Mãn Châu cho đến khi Hồng quân Liên Xô chiếm khu vực và hoàn trả cho Trung Quốc vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh Chaco Hội Quốc Liên thất bại trong việc ngăn ngừa chiến tranh giữa Bolivia và Paraguay trong năm 1932 nhằm tranh giành khu vực Gran Chaco khô hạn. Mặc dù khu vực có dân cư thưa thớt song lại có sông Paraguay, và giúp hai quốc gia nội lục này có thể tiếp cận Đại Tây Dương, và cũng là một sự đầu cơ mà sau được chứng minh là không chính xác rằng Chaco sẽ là một nguồn dầu lửa phong phú. Xung đột biên giới qua cuối thập niên 1920 lên đến đỉnh điểm trong một cuộc chiến tranh tổng lực vào năm 1932 khi quân đội Bolivia tiến công Paraguay tại Pháo đài Fort Carlos Antonio López ven hồ Pitiantuta. Paraguay thỉnh cầu Hội Quốc Liên, song Hội Quốc Liên không có hành động khi Hội nghị Liên Mỹ đề nghị làm trung gian thay thế. Chiến tranh là một thảm họa đối với hai bên, gây 57.000 thương vong cho quốc gia 3 triệu dân Bolivia, và lấy đi 36.000 nhân mạng từ quốc gia 1 triệu dân Paraguay. Nó cũng gây thảm họa về kinh tế cho hai quốc gia. Khi một lệnh ngừng bắn được dàn xếp vào ngày 12 tháng 6 năm 1935, Paraguay giành quyền kiểm soát hầu hết khu vực, và sau đó được công nhận theo thỏa thuận đình chiến năm 1938. Ý xâm chiếm Abyssinia Trong tháng 10 năm 1935, nhà lãnh đạo Ý là Benito Mussolini phái 400.000 quân đi xâm chiếm Abyssinia (Ethiopia). Quân đội Ý đánh bại quân Abyssinia được vũ trang nghèo nàn và chiếm Addis Ababa vào tháng 5 năm 1936, buộc Hoàng đế Haile Selassie phải đào tị. Hội Quốc Liên lên án cuộc xâm chiếm của Ý và áp đặt chế tài kinh tế trong tháng 11 năm 1935, song các chế tài phần lớn là vô ích do họ không cấm bán dầu hoặc đóng cửa kênh đào Suez (do Anh kiểm soát). Ché tài của Hội Quốc Liên được bãi bỏ vào ngày 4 tháng 7 năm 1936, song lúc này Ý đã giành quyền kiểm soát các khu vực đô thị của Abyssinia. Hiệp ước Hoare–Laval vào tháng 12 năm 1935 là một nỗ lực của Bộ trưởng Ngoại giao Anh Samuel Hoare và Thủ tướng Pháp Pierre Laval nhằm kết thúc xung đột tại Abyssinia bằng cách đề xuất phân chia quốc gia thành một khu vực thuộc Ý và một khu vực của Abyssinia. Mussolini chuẩn bị chấp thuận hiệp ước, song các tin tức về thỏa thuận này bị rò rỉ. Công chúng Anh và Pháp kịch liệt phản đối hiệp ước, miêu tả nó là bán rẻ Abyssinia. Hoare và Laval buộc phải từ chức, và các chính phủ Anh và Pháp tách họ khỏi hai nhân vật này. Trong tháng 6 năm 1936, mặc dù chưa có tiền lệ một nguyên thủ quốc gia diễn thuyết trước Đại hội đồng của Hội Quốc Liên, Haile Selassie phát biểu trước Đại hội đồng, kêu gọi sự trợ giúp của tổ chức trong việc bảo vệ quốc gia của ông. Khủng hoảng Abyssinia biểu thị Hội Quốc Liên có thể bị ảnh hưởng từ tư lợi của các thành viên ra sao; một trong các lý do về việc các chế tài không quá khắc nghiệt là cả Anh và Pháp đều lo ngại về khả năng đẩy Mussolini và Adolf Hitler vào một liên minh. Nội chiến Tây Ban Nha Ngày 17 tháng 7 năm 1936, Lục quân Tây Ban Nha tiến hành đảo chính, dẫn đến một xung đột vũ trang kéo dài giữa những người Cộng hòa (chính phủ quốc gia cánh tả) và những người dân tộc chủ nghĩa (bảo thủ, những phiến quân chống cộng gồm hầu hết sĩ quan của lục quân Tây Ban Nha). Trong tháng 9 năm 1936, Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Julio Álvarez del Vayo thỉnh cầu Hội Quốc Liên cung cấp vũ trang nhằm bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các thành viên của Hội Quốc Liên không muốn can thiệp vào Nội chiến Tây Ban Nha và cũng không ngăn chặn can thiệp từ bên ngoài vào xung đột. Adolf Hitler và Mussolini tiếp tục viện trợ cho phe dân tộc chủ nghĩa của Tướng Francisco Franco, trong khi Liên Xô trợ giúp cho phe cộng hòa. Trong tháng 2 năm 1937, Hội Quốc Liên cấm chỉ các tình nguyện viên ngoại quốc, song điều này trên thực tế chỉ là một động thái mang tính biểu trưng. Chiến tranh Trung-Nhật Nhật Bản bắt đầu xâm chiếm toàn diện Trung Quốc từ ngày 7 tháng 7 năm 1937. Ngày 12 tháng 9, đại biểu Trung Quốc là Cố Duy Quân thỉnh cầu Hội Quốc Liên về can thiệp quốc tế. Các quốc gia phương Tây đồng tình với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh của họ, đặc biệt là trong phòng thủ Thượng Hải, một thành phố có số lượng đáng kể người ngoại quốc. Tuy nhiên, Hội Quốc Liên không thể cung cấp bất kỳ biện pháp thực tế nào; ngày 4 tháng 10, tổ chức chuyển vấn đề cho Hội nghị Hiệp ước Cửu cường. Thất bại trong giải trừ quân bị Điều 8 của Công ước trao cho Hội Quốc Liên nhiệm vụ giảm "vũ trang đến mức tối thiểu phù hợp với an ninh quốc gia và thực thi bằng hành động chung các nghĩa vụ quốc tế." Một lượng đáng kể thời gian và hoạt động của Hội Quốc Liên là dành cho mục tiêu này, mặc dù nhiều chính phủ thành viên không chắc chắn rằng giải trừ quân bị bao quát như vậy có thể hoàn thành hoặc thậm chí là đáng mong đợi. Theo Hiệp ước Versailles, các cường quốc Đồng Minh cũng có bổn phận nỗ lực giảm quân bị, và các hạn chế vũ trang áp đặt đối với các quốc gia chiến bại được mô tả là bước đầu tiên hướng đến giải trừ quân bị toàn cầu. Công ước Hội Quốc Liên phân công Hội Quốc Liên có nhiệm vụ thiết lập một kế hoạch giải trừ quân bị cho mỗi quốc gia, song Hội chính vụ trao cho trách nhiệm này cho một ủy ban đặc biệt thiết lập trong năm 1926 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị giải trừ quân bị thế giới 1932–34. Các thành viên của Hội Quốc Liên có những quan điểm khác nhau về vấn đề, Pháp miễn cưỡng giảm vũ trang của họ trong khi không có một đảm bảo trợ giúp quân sự nếu bị tấn công; Ba Lan và Tiệp Khắc cảm thấy dễ bị tấn công từ phía tây và muốn Hội Quốc Liên tăng cường phản ứng đối với hành vi xâm lược chống lại một thành viên trước khi họ giải trừ quân bị. Không có sự đảm bảo này, họ sẽ không giảm vũ trang do nhận thấy nguy cơ tấn công từ Đức là quá lớn. Lo sợ về việc bị tiến công tăng lên khi Đức hồi phục sức mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là sau khi Adolf Hitler giành được quyền lực và trở thành thủ tướng Đức vào năm 1933. Những cố gắng của Đức nhằm đạp đổ Hiệp ước Versailles và tái thiết lực lượng quân sự Đức khiến Pháp càng không sẵn lòng giải trừ quân bị. Hội Quốc Liên triệu tập Hội nghị giải trừ quân bị thế giới tại Genève vào năm 1932, với các đại biểu từ 60 quốc gia. Một lệnh tạm ngưng mở rộng vũ trang trong một năm, sau đó kéo dài thêm một vài tháng, được đề xuất tại đầu hội nghị. Uỷ ban giải trừ quân bị đạt được thỏa thuận ban đầu từ Pháp, Ý, Nhật Bản và Anh nhằm giới hạn quy mô hải quân của họ. Hiệp ước Kellogg–Briand với sự hỗ trợ từ ủy ban trong năm 1928 đã thất bại trong mục tiêu cấm chỉ chiến tranh. Cuối cùng, ủy ban thất bại trong việc ngăn chặn Đức, Ý, Nhật Bản xây dựng quân đội trong thập niên 1930. Hội Quốc Liên hầu như yên lặng khi phải đối diện với các sự kiện lớn dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, như khi Hitler tái vũ trang hóa Rheinland, chiếm Sudetenland và sáp nhập Áo- hành động bị cấm theo Hiệp ước Versailles. Trên thực tế, các thành viên của Hội Quốc Liên tự tái vũ trang. Năm 1933, Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên thay vì tuân theo quyết định của tổ chức, Đức cũng rút khỏi trong cùng năm (sử dụng lý do là thất bại của Hội nghị giải trừ quân bị thế giới trong việc đồng thuận cân bằng vũ trang giữa Pháp và Đức), rồi đến Ý vào năm 1937. Hành động có ý nghĩ cuối cùng của Hội Quốc Liên là trục xuất Liên Xô vào tháng 12 năm 1939 sau khi quốc gia này xâm chiếm Phần Lan. Nhược điểm chung Việc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ chứng minh rằng Hội Quốc Liên đã thất bại trong mục đích chính của tổ chức là ngăn ngừa một Thế Chiến khác. Có nhiều lý do cho thất bại này, với những liên kết đến những nhược điểm chung trong tổ chức. Ngoài ra, năng lực của Hội Quốc Liên bị hạn chế do Hoa Kỳ từ chối tham dự. Hội Quốc Liên là một tổ chức được các cường quốc Đồng Minh thành lập như một phần của sự dàn xếp hòa bình nhằm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, khiến tổ chức được nhìn nhận là một "Liên minh của những người thắng cuộc". Tính trung lập của Hội Quốc Liên có khuynh hướng biểu thị tổ chức là thiếu quyết đoán. Hội Quốc Liên đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu nhất trí của 9, sau đó là 15 thành viên Hội chính vụ để ban hành một nghị quyết; do đó, việc thuyết phục và hành động thực sự là điều khó khăn, nếu không phải là không thể. Tổ chức cũng chậm di đến quyết định của mình khi mà một thành viên nhất định yêu cầu đồng thuận nhất trí của toàn thể Ủy ban. Vấn đề này chủ yếu bắt nguồn từ thực tế rằng các thành viên chủ yếu của Hội Quốc Liên không muốn chấp thuận khả năng số mệnh của họ do các quốc gia khác quyết định, và do thi hành bỏ phiếu nhất trí trên thực tế là trao cho họ quyền phủ quyết. Mặc dù tổ chức có dự định bao gồm toàn bộ các quốc gia, song nhiều quốc gia chưa từng gia nhập hoặc chỉ có thời kỳ làm thành viên ngắn ngủi, sự khuyết diện đáng chú ý nhất là Hoa Kỳ. Tổng thống Woodrow Wilson từng xúc tiến việc hình thành Hội Quốc Liên và có ảnh hưởng lớn đối với hình thức của tổ chức, song Thượng nghị viện Hoa Kỳ bỏ phiếu không gia nhập tổ chức vào ngày 19 tháng 11 năm 1919. Ruth Henig đưa ra giả thuyết rằng khi Hoa Kỳ trở thành một thành viên thì quốc gia này cũng sẽ cung cấp sự ủng hộ cho Pháp và Anh, có thể khiến cho Pháp cảm thấy an toàn hơn, và do đó khuyến khích Pháp và Anh đi đến hợp tác thêm đầy đủ trong quan hệ với Đức, do đó khiến cho Đảng Quốc Xã ít có khả năng lên nắm quyền hơn. Ngược lại, Henig thừa nhận rằng nếu Hoa Kỳ là một thành viên thì sự miễn cưỡng của quốc gia này trong việc tham gia chiến tranh với các quốc gia châu Âu hoặc để ban hành các chế tài kinh tế có thể cản trở năng lực của Hội Quốc Liên trong việc giải quyết các sự biến quốc tế. Cấu trúc của chính phủ liên bang Hoa Kỳ có thể khiến cho vị thế thành viên của quốc gia này trở nên mơ hồ, do các đại biểu của Hoa Kỳ tại Hội Quốc Liên không thể có các quyết định nhân danh nhánh hành pháp mà không được phê chuẩn từ trước của nhánh lập pháp. Trong tháng 1 năm 1920, khi Hội Quốc Liên khai sinh, Đức không được phép tham dự do được nhìn nhận là một quốc gia đi xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nước Nga Xô viết ban đầu cũng bị loại trừ do các chế độ cộng sản không được hoan nghênh. Hội Quốc Liên trở nên suy yếu thêm khi các đại cường rút khỏi tổ chức trong thập niên 1930. Nhật Bản ban đầu là một thành viên thường trực của Ủy ban, song rút khỏi Hội Quốc Liên vào năm 1933 sau khi Hội Quốc Liên phản đối quốc gia này xâm chiếm Mãn Châu. Ý ban đầu cũng là một thành viên thường trực của Ủy ban, song rút khỏi Hội Quốc Liên vào năm 1937. Năm 1926, Hội Quốc Liên chấp thuận cho Đức gia nhập với vị thế một thành viên thường trực của Hội chính vụ, cho rằng Đức là một "quốc gia yêu chuộng hòa bình", song Adolf Hitler đưa Đức ra khỏi Hội Quốc Liên khi ông lên nắm quyền vào năm 1933. Những nhược điểm quan trọng khác tăng lên từ mâu thuẫn giữa quan điểm an ninh tập thể vốn dựa trên nền tảng Hội Quốc Liên và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia riêng lẻ. Hệ thống an ninh tập thể của Hội Quốc Liên yêu cầu các quốc gia phải hành động nhằm ủng hộ cho các quốc gia mà họ không có mối quan hệ thân thiết bình thường, nếu cần thiết phải chống lại cả những quốc gia mà họ xem là hữu nghị nên có thể gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia. Nhược điểm này được bộc lộ trong khủng hoảng Abyssinia, khi đó Anh và Pháp duy trì sự cân bằng an ninh mà họ nỗ lực thiết lập cho mình tại châu Âu "nhằm bảo vệ chống các kẻ thù của trật tự quốc tế", mà trong đó sự ủng hộ của Ý đóng một vai trò then chốt, với bổn phận của họ với Abyssinia với vị thế là một thành viên Hội Quốc Liên. Cuối cùng, Anh và Pháp đều từ bỏ khái nhiệm an ninh tập thể mà thay vào đó ủng hộ nhân nhượng trong việc đối diện với chủ nghĩa quân phiệt Đức đang phát triển dưới thời Hitler. Hội Quốc Liên thiếu một lực lượng vũ trang riêng và dựa vào những đại cường để thi hành các nghị quyết của mình, đây là điều mà các đại cường rất không muốn thực hiện. Hai thành viên quan trọng nhất của Hội Quốc Liên là Anh và Pháp đã miễn cưỡng sử dụng các chế tài và thậm chí còn miễn cưỡng hơn trong việc dùng đến phương pháp hành động quân sự nhân danh Hội Quốc Liên. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa hòa bình trở thành một thế lực mạnh trong nhân dân và chính phủ tại cả hai quốc gia. Đảng Bảo thủ Anh đặc biệt lãnh đạm với Hội Quốc Liên, và khi nắm quyền đảng này ưu tiên điều đình các hiệp ước mà không có sự tham dự của tổ chức này. Hơn nữa, sự ủng hộ tích cực của Hội Quốc Liên về việc giải trừ quân bị đối với Anh, Pháp, và các thành viên khác, trong khi đồng thời chủ trương an ninh tập thể, có nghĩa là Hội Quốc Liên đã tự tước đoạt phương thức mạnh duy nhất mà nhờ đó tổ chức mới có thể duy trì quyền uy. Sụp đổ và di sản Khi tình hình tại châu Âu leo thang đến chiến tranh, Ủy ban chuyển giao quyền lực đầy đủ cho Tổng thư ký vào ngày 30 tháng 9 năm 1938 và 14 tháng 12 năm 1939 nhằm cho phép Hội Quốc Liên tiếp tục tồn tại về mặt pháp lý và tiến hành giảm bớt các hành động. Trụ sở của Hội Quốc Liên là Cung các Quốc gia không bị chiếm đóng cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tại Hội nghị Tehran năm 1943, các cường quốc Đồng Minh chấp thuận thiết lập một cơ cấu mới nhằm thay thế cho Hội Quốc Liên: Liên Hợp Quốc. Nhiều cơ quan của Hội Quốc Liên như Tổ chức lao động quốc tế tiếp tục hoạt động và cuối cùng trở thành một thành viên trực thuộc của Liên Hợp Quốc. Những người phác thảo kết cấu của Liên Hợp Quốc nhằm mục đích khiến nó trở nên hiệu quả hơn Hội Quốc Liên. Cuộc họp cuối cùng của Hội Quốc Liên diễn ra vào ngày 12 tháng 4 năm 1946 taị Genève. Đại biểu đến từ 34 quốc gia tham dự kỳ họp Đại hội đồng. Phiên họp này liên quan đến việc thanh lý Hội Quốc Liên: tổ chức chuyển giao tài sản có giá khoảng 22 triệu đô la Mỹ vào năm 1946, cho Liên Hợp Quốc, hoàn trả kinh phí dự trữ mà các quốc gia từng cung cấp cho tổ chức, và giải quyết các khoản nợ của Hội Quốc Liên. Đề nghị giải thể Hội Quốc Liên được nhất trí thông qua, ngày kết thúc của Hội Quốc Liên được xác định là ngày sau khi phiên họp kết thúc. Ngày 19 tháng 4 năm 1946, Chủ tịch Đại hội đồng là Carl J. Hambro tuyên bố "phiên họp thứ 21 và cuối cùng của Đại hội đồng Hội Quốc Liên kết thúc". Hội Quốc Liên chấm dứt tồn tại vào ngày hôm sau. Các quốc gia Đồng Minh chủ chống trong Chiến tranh thế giới thứ hai (Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp và Trung Quốc) trở thành những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 1946. Các quyết định của Hội đồng bảo an mang tính rằng buộc với toàn bộ thành viên của Liên Hợp Quốc; tuy nhiên không yêu cầu về quyết định nhất trí như Hội chính vụ Hội Quốc Liên. Các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có thể vận dụng quyền phủ quyết để bảo vệ quyền lợi thiết thân của họ. Xem thêm Liên Hợp Quốc Chú thích Tham khảo Đọc thêm Cooper, John Milton. Breaking the Heart of the World: Woodrow Wilson and the Fight for the League of Nations (2001) 454pp excerpt and text search Ginneken, Anique H.M. van. Historical Dictionary of the League of Nations (2006) excerpt and text search (The founding of the League of Nations). Liên kết ngoài Niên đại biểu Hội Quốc Liên Lịch sử (1919–1946) từ Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Genève Tài liệu lưu trữ Hội Quốc Liên từ Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Genève Thời gian biểu Hội Quốc Liên, worldatwar.net Lịch sử Hội Quốc Liên Kho lưu trữ ảnh về Hội Quốc Liên Tổ chức quốc tế đã giải thể Tổ chức liên chính phủ thành lập theo hiệp ước Tổ chức thành lập năm 1920 Tổ chức giải thể năm 1946 Cựu chính thể trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh
5683
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20quy%E1%BB%83n
Thủy quyển
Thủy quyển (trong tiếng Hy Lạp cổ ὕδωρ hydōr, là "nước" và σφαῖρα là quả cầu, "sphere") là lượng nước được tìm thấy ở trên, dưới bề mặt và trong khí quyển của một hành tinh, tiểu hành tinh hay vệ tinh tự nhiên . Mặc dù thủy quyển của Trái Đất đã tồn tại hơn 4 tỷ năm, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi về mặt kích thước. Điều này được gây ra bởi sự tách giãn đáy biển và trôi dạt lục địa, và nó đã làm cho các vùng đất và đại dương được sắp xếp lại Người ta đã ước tính rằng có khoảng nước trên Trái Đất. Nó bao gồm nước ở dạng lỏng và đóng băng từ nước ngầm, đại dương, hồ và các con suối. Trong số đó, Nước mặn chiếm khoảng 97.5%, và nước ngọt chỉ chiếm 2.5%. Trong số nước ngọt này, 68.9% thì ở dạng băng, dạng tuyết phủ vĩnh viễn ở Bắc Cực, Nam Cực, và sông băng vùng núi; chỉ 30.8% nước ngọt này ở dạng nước ngầm; và chỉ 0.3% nước ngọt trên Trái Đất nằm trong các hệ thống sông ngòi, hồ chứa dễ tiếp cận. Tổng khối lượng thủy quyển trên Trái Đất vào khoảng 1.4 × 1018 tấn, chiểm khoảng 0.023% tổng khối lượng của Trái Đất. Ở bất kì thời điểm nào thì cũng có 20 × 1012 tấn thủy quyển tồn tại ở dạng hơi nước trong khí quyển Trái Đất (về mặt thực tế, 1 cm khối nước nặng 1 tấn). Xấp xỉ 71% bề mặt Trái Đất, diện tích khoảng 361 triệu km vuông (139.5 triệu dặm vuông), được bao phủ bởi đại dương. Độ mặn trung bình của đại dương trên Trái Đất là khoảng 35 grams muối trên mỗi kg nước biển (3.5%). Vòng tuần hoàn nước Trên Trái Đất, Vòng tuần hoàn nước là quá trình lưu chuyển của nước trong thủy quyển. Nó bao gồm nước có dưới bề mặt Trái Đất, trong các lớp đất, đá thạch quyển (tức nước ngầm), nước trong cơ thể động vật và thực vật (sinh quyển), nước bao phủ trên bề mặt Trái Đất trong các dạng lỏng và rắn, cũng như nước trong khí quyển trong dạng hơi nước, các đám mây và các dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương. Năng lượng mặt trời, dưới dạng nhiệt và ánh sáng (cô lập), và trọng lực là nguyên nhân gây ra sự chuyển trạng thái (pha) của nước. Hầu hết sự bay hơi xảy ra ở các đại dương, và nước trở lại với mặt đất bằng những cơn mưa. Sự thăng hoa là sự bay hơi trực tiếp từ băng và tuyết (thể rắn). Sự thoát hơi nước xảy ra khi nước bay hơi qua các lỗ nhỏ hoặc khí khổng của thực vật. Thuật ngữ Sự bay hơi nước được các nhà thủy văn dùng để gọi chung ba quá trình thoát hơi nước, sự thăng hoa và sự bay hơi. Marq de Villiers đã miêu tả thủy quyển là một hệ thống tuần hoàn kín trong đó có xuất hiện nước. Thủy quyển phức tạp, đa dạng, phụ thuộc lẫn nhau, toàn diện và ổn định; và “dường như được xây dựng nhằm mục đích điều chỉnh cuộc sống." De Villiers tuyên bố rằng, "Trên Trái Đất, tổng lượng nước gần như chắc chắn không thay đổi kể từ khi có thời gian địa chất: những gì chúng ta có sau đó chúng ta vẫn có. Nước có thể bị ô nhiễm, lạm dụng và sử dụng không đúng cách nhưng nó không được tạo ra cũng không bị phá hủy, nó chỉ di chuyển. Không có bằng chứng nào cho thấy hơi nước thoát ra ngoài không gian. " " Mỗi năm, lượng nước tuần hoàn trên Trái Đất ở vào khoảng 577.000 km³ nước. Lượng nước này bốc hơi từ bề mặt đại dương (502,800 km³) và từ đất liền (74,200 km³). Cùng lượng nước đó rơi xuống mặt đất từ khí quyển dưới dạng mưa, 458,000 km³ trên bề mặt đại dương và 119,000 km³ trên đất liền. Sự khác biệt giữa lượng mưa và lượng bốc hơi từ mặt đất (119,000 - 74,200 = 44,800 km³/năm) bằng tổng dòng chảy của các con sông trên Trái Đất (42,700 km³/năm) và dòng chảy nước ngầm trực tiếp ra đại dương (2100 km³/năm). Đây là những nguồn nước ngọt chính để hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người." Nước là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Vì 2/3 Trái Đất bị bao phủ bởi nước, Trái Đất còn được gọi là hành tinh xanh, hay hành tinh nước. Thủy quyển đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của khí quyển ở thời điểm hiện tại. Đại dương giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Khi Trái Đất được hình thành, nó chỉ có một bầu khí quyển rất mỏng giàu khí hydro và heli, tương tự như bầu khí quyển hiện tại của sao Thủy. Sau đó, khí hydro và heli đã bị trục xuất khỏi khí quyển. Các khí và hơi nước được giải phóng khi Trái Đất nguội đi đã trở thành bầu khí quyển hiện tại. Các loại khí và hơi nước khác do núi lửa phun ra cũng đi vào khí quyển. Khi Trái Đất hạ nhiệt, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ và rơi xuống dưới dạng mưa. Bầu không khí lạnh hơn khi carbon dioxide trong khí quyển hòa tan vào nước mưa. Vì thế, hơi nước càng ngưng tụ và tiếp tục rơi xuống dưới dạng mưa. Nước mưa này lấp đầy những vùng trũng trên bề mặt Trái Đất và hình thành các đại dương. Người ta ước tính rằng điều này xảy ra khoảng 4 tỉ năm về trước. Các dạng sống đầu tiên bắt đầu hình thành ở các đại dương. Những sinh vật này lúc đó không hô hấp bằng oxy. Sau này, khi vi khuẩn lam tiến hoá, quá trình chuyển đổi carbon dioxide thành thực phẩm và oxy bắt đầu. Do đó, bầu khí quyển của Trái Đất có thành phần khác biệt so với các hành tinh khác và cho phép sự sống phát triển trên Trái Đất. Sự hồi phục các vùng chứa nước Theo Igor A. Shiklomanov, mất khoảng 2500 năm để hoàn toàn lấp đầy và bổ sung nước ở các đại dương; con số đó là 10,000 năm ở các vùng đất đóng băng vĩnh cửu và các núi băng, 1500 năm ở các tầng nước ngầm dưới sâu và các dòng sông băg; 17 năm với hồ và 16 ngày với các dòng sông. Lượng nước ngọt khả dụng cụ thể " Thuật ngữ “Lượng nước ngọt khả dụng cụ thể” là lượng nước ngọt bình quân đầu người dư (sau khi sử dụng)." Các nguồn nước ngọt phân bố không đồng đều cả về không gian lẫn thời gian; và có thể chuyển trạng thái từ lũ lụt sang hạn hán chỉ trong vòng vài tháng, ở cùng một khu vực. Năm 1998, 76% dân số thế giới có lượng nước ngọt khả dụng cụ thể dưới 5,0 nghìn m³ mỗi năm trên đầu người. Đến năm 1998, 35% dân số toàn cầu phải chịu "nguồn cung cấp nước rất thấp hoặc vô cùng thấp"; và Shiklomanov dự đoán rằng tình hình sẽ xấu đi trong thế kỷ XXI với "phần lớn dân số Trái Đất sẽ sống trong điều kiện cung cấp nước rất thấp hoặc vô cùng thấp " vào năm 2025. Chỉ có 2,5% nước ngọt trong thủy quyển và chỉ có 0,25% lượng nước ngọt đó là có thể tiếp cận và sử dụng được. Xem thêm Châu Nam Cực Tầng ngậm nước Sinh khối Xói mòn Sông băng Hồ Đại dương Thổ quyển Sông Ô nhiễm nước Lưu vực Mưa Tuyết Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Ground Water - USGS Nước Địa chất học Sinh thái học Thủy sinh thái học Thủy văn học Môi trường tự nhiên toàn cầu Địa lý học tự nhiên
5684
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0a
Mưa
Mưa hay vũ là các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực. Là một thành phần quan trọng của vòng tuần hoàn nước, mưa tạo điều kiện sống phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như cung cấp nước cho các hoạt động thủy điện và thủy lợi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa là sự di chuyển của hơi nước qua các khu vực 3 chiều có sự đối lập về nhiệt độ và độ ẩm gọi là frông thời tiết. Khi có đủ hơi nước và chuyển động về phía trên, sẽ xảy ra giáng thủy từ mây đối lưu (các đám mây có chuyển động lên trên mạnh) chẳng hạn như mây vũ tích, loại mây có thể hội tụ với nhau thành các dải mưa hẹp. Sự di chuyển của rãnh gió mùa, hay đới hội tụ liên chí tuyến, mang mùa mưa đến các vùng xavan. Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị làm tăng lượng mưa ở các thành phố nằm trên đường gió thổi. Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng đang làm thay đổi đặc điểm giáng thủy trên toàn thế giới, trong đó có những điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn trên khắp phía Đông Bắc Mỹ và những điều kiện thời tiết khô hơn ở vùng nhiệt đới. Châu Nam Cực là lục địa có lượng mưa thấp nhất. Trên toàn thế giới, lượng mưa trung bình trên cạn là , nhưng khi tính trên toàn bộ bề mặt Trái Đất thì con số này cao hơn nhiều . Các hệ thống phân loại khí hậu như hệ thống phân loại Köppen dựa vào lượng mưa hàng năm trung bình để phân biệt các kiểu khí hậy khác nhau. Lượng mưa được đo bằng máy đo và được ước lượng bằng ra đa thời tiết. Các hành tinh khác cũng được biết đến hoặc phỏng đoán là có mưa. Đó có thể là các cơn mưa methane, neon, acid sulfuric hay thậm chí là sắt thay vì nước. Hình thành Không khí bão hòa nước Không khí chứa hơi nước và một lượng nước nhất định trong một khối không khí khô được tính bằng đơn vị gram nước/kg khí khô. Lượng ẩm trong không khí được xem là độ ẩm tương đối; là tỉ lệ % của hơi nước mà không khí giữ được ở một nhiệt độ nhất định. Lượng nước một khối không khí có thể chứa trước khi nó đạt đến trạng thái bão hòa (độ ẩm tương đối 100%) và hình thành mây (tập hợp các hạt nước và băng nhỉ trên bề mặt Trái Đất) phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Khối không khí ấm hơn có thể chứa nhiều hơi nước hơn khối không khí lạnh trước khi đạt đến trạng thái bão hòa. Vì thế, một phương thức làm bão hòa khối không khí là làm lạnh nó. Điểm đọng sương là nhiệt độ mà tại đó khối không khí phải được làm lạnh để đạt đến trạng thái bão hòa. Có 4 cơ chế chính để làm lạnh không khí đến điểm đọng sương: làm lạnh đoạn nhiệt; làm lạnh dẫn nhiệt; làm lạnh bức xạ, và làm lạnh bay hơi. Làm lạnh đoạn nhiệt xuất hiện khi không khí bốc lên và giãn nở. Không khí có thể bay lên do sự đối lưu, là sự chuyển động quy mô lớn của khí quyển, hoặc một rào cản vật lý như núi. Làm lạnh dẫn nhiệt xuất hiện khi khối không khí tiếp xúc với một bề mặt lạnh hơn, thường là nó được thổi từ bề mặt này sang bề mặt khác, như từ mặt nước lỏng đến vùng đất lạnh hơn. Radiational cooling xuất hiện do sự phát xạ các bức xạ hồng ngoại, hoặc từ không khí hoặc từ bề mặt bên dưới. Làm lạnh bốc hơi xuất hiện khi độ ẩm được thêm vào không khí qua sự bay hơi nước, nó làm nhiệt độ không khí lạnh đến nhiệt độ cầu ướt của nó, hoặc cho đến khi nó đạt đến trạng thái bão hòa. Những cách chính hơi nước được thêm vào không khí gồm: hội tụ gió vào trong các khu vực có chuyển động đi lên, ngưng tụ hoặc rơi từ trên cao, nước bốc hơi vào ban ngày từ mặt biển, các vực nước hoặc đất ngập nước, hơi nước thoát qua thực vật, không khí khô hoặc lạnh chuyển động qua các vực nước ấm hơn, và sự dâng lên của không khí khi gặp các dãy núi. Hơi nước thường bắt đầu cô đọng lại thành các hạt nhân ngưng tụ như bụi, băng, và muối để tạo thành mây. Phần cao của frông thời tiết buộc các khu vực rộng lớn của chuyển động đi lên trong bầu khí quyển của Trái Đất tạo thành những đám mây sàn như mây trung tầng hoặc mây ti tầng. Mây tầng là một loại mây ổn định có xu hướng hình thành khi lạnh, khối không khí ổn định được giữa bên dưới khối không khí ấm. Nó cũng có thể hình thành do sự nâng lên. Nó cũng có thể hình thành do việc di chuyển sương mù bình lưu trong điều kiện mát mẻ. Hợp nhất và phân mảnh Thông thường, lực cản của không khí giữ cho các giọt nước trong một đám mây giữ nguyên vị trí. Khi có nhiễu loạn không khí, chúng va chạm với nhau và hợp nhất thành các giọt lớn hơn. Càng xuống thấp, các giọt nước tiếp tục hợp nhất cho đến khi chúng đủ nặng để vượt qua lực cản của không khí và rơi xuống thành mưa. Nhìn chung, hợp nhất xảy ra nhiều nhất ở các đám mây có nhiệt độ cao hơn điểm đóng băng của nước và còn được gọi là quá trình mưa ấm. Ở các đám mây có nhiệt độ dưới điểm đóng băng của nước, các tinh thể băng sẽ rơi xuống khi đã trở nên đủ nặng. Quá trình này dựa vào nhiệt độ, bởi các giọt nước chậm đông chỉ tồn tại trong một đám mây có nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng của nước. Bên cạnh đó, sự khác biệt về nhiệt độ giữa mây và mặt đất là rất lớn nên các tinh thể băng này có thể tan chảy khi đang rơi và trở thành mưa. Các hạt mưa có đường kính trung bình từ . Ở kích thước nhỏ, chúng có hình cầu. Càng tăng kích thước, chúng càng trở nên dẹt hơn; bề mặt chịu lực cản của không khí có diện tích lớn nhất. Càc hạt mưa lớn sẽ ngày càng dẹt hơn ở đáy và có hình dạng như miếng bánh mì kẹp trong món hamburger. Các hạt mưa rất lớn có hình dạng giống như dù nhảy. Trái với quan niệm phổ biến, hạt mưa không có hình giọt nước mắt. Các hạt mưa lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới đã rơi xuống Brasil và Quần đảo Marshall vào năm 2004 — một số hạt có kích thước lên tới . Hạt mưa được tạo ra khi mưa đá tan chảy thường có kích thước lớn hơn hạt mưa bình thường. Thông thường, thời gian một cơn mưa diễn ra tỉ lệ nghịch với cường độ của nó; chẳng hạn, các cơn giông mạnh có xu hướng không kéo dài lâu còn các cơn giông yếu thì thường kéo dài hơn. Va chạm Các hạt mưa va chạm ở vận tốc cuối. Hạt mưa càng lớn thì sẽ có vận tốc cuối càng cao. Ở mực nước biển và khi không có gió, các hạt mưa phùn (đường kính ) va chạm ở vận tốc hoặc , trong khi các hạt mưa lớn hơn (đường kính ) va chạm ở vận tốc hoặc . Hạt mưa rơi trên vật liệu được ép không chặt, chẳng hạn như tro vừa rơi xuống, có thể tạo ra các chỗ trũng có khả năng trở thành một loại hóa thạch được gọi là vết giọt mưa. Do đường kính lớn nhất của hạt mưa tùy thuộc vào mật độ không khí, vết giọt mưa được sử dụng để xác định mật độ không khí cách đây 2,7 tỉ năm. Âm thanh phát ra khi các hạt mưa va chạm với một mặt nước được tạo ra bởi sự dao động dưới mặt nước của các bóng khí. Virga Trong một số điều kiện nhất định, các hạt mưa bay hơi hoặc thăng hoa trước khi va chạm với mặt đất. Hiện tượng này có tên gọi là virga và thường xảy ra ở các khu vực có khí hậu nóng và khô. Đặc điểm Độ acid Khái niệm mưa acid được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Scotland Augus Smith vào năm 1852. Độ pH của mưa có thể thay đổi, đặc biệt là tùy thuộc vào nguồn gốc của nó. Ở bờ Đông Hoa Kỳ, mưa đến từ Đại Tây Dương thường có độ pH là 5,0–5,6; mưa đến từ phía Tây có độ pH là 3,8–4,8; và các cơn giông trong khu vực có thể có độ pH thấp đến mức 2,0. Mưa acid hình thành chủ yếu do hai loại acid mạnh là acid sulfuric (H2SO4) và acid nitric (HNO3). Acid sulfuric có nguồn gốc tự nhiên từ các núi lửa và đầm lầy (vi khuẩn giảm sulfat); cũng như nguồn gốc nhân tạo từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và hoạt động khai khoáng ở những nơi có H2S. Acid nitric có nguồn gốc tự nhiên từ chớp, vi khuẩn trong đất và các đám cháy tự nhiên; cũng như nguồn gốc nhân tạo từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và các nhà máy điện. Trong 20 năm vừa qua, nồng độ acid nitric và acid sulfuric trong nước mưa đã giảm xuống. Điều này có thể là do sự gia tăng đáng kể hàm lượng amoni (khả năng cao là dưới dạng amonia từ hoạt động chăn nuôi gia súc) có vai trò là một dung dịch đệm trong mưa acid và nâng độ pH. Phân loại khí hậu Köppen Hệ thống phân loại khí hậu Köppen sử dụng nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng. Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất của hệ thống này bao gồm 5 loại chính được ký hiệu bằng các chữ cái từ A đến E: A, nhiệt đới; B, khô cằn; C, ôn đới; D, lục địa và E, vùng cực. Năm loại này tiếp tục được chia thành các loại nhỏ hơn như khí hậu rừng mưa, gió mùa, xavan, cận nhiệt đới ẩm, lục địa ẩm, hải dương, Địa Trung Hải, thảo nguyên khô, cận Bắc Cực, đài nguyên, chỏm băng và sa mạc. Rừng mưa nhiệt đới có đặc trưng là lượng mưa lớn; theo một số cách định nghĩa, lượng mưa hàng năm tối thiểu thường từ . Xavan nhiệt đới là một loại khu sinh học đồng cỏ ở các khu vực có khí hậu từ bán khô hạn đến bán ấm ướt nằm trên các vĩ tuyến cận nhiệt đới và nhiệt đới, với lượng mưa hàng năm từ . Loại khu sinh học này phổ biến ở châu Phi và cũng xuất hiện ở Ấn Độ, phía Bắc Nam Mỹ, Malaysia và Australia. Ở các khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt, mưa xảy ra trong các cơn bão mà gió Tây ôn đới đẩy từ Tây sang Đông vào mùa đông, và trong các cơn giông và xoáy thuận nhiệt đới vào mùa hè. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt xuất hiện ở các lục địa phía Đông cách xích đạo từ 20° đến 40° vĩ tuyến. Khí hậu hải dương thường xuất hiện dọc theo bờ biển phía Tây của các khu vực nằm trên vĩ tuyến ở giữa của hầu hết các lục địa. Kiểu khí hậu này có nhiều mưa quanh năm. Khí hậu Địa Trung Hải có đặc điểm tương tự với khí hậu ở lưu vực Địa Trung Hải, một số khu vực ở phía Tây Bắc Mỹ, một số khu vực ở miền Tây và miền Nam Australia, miền Tây Nam của Nam Phi và một số khu vực ở miền Trung Chile. Kiểu khí hậu này có đặc trưng là thời tiết nóng và khô vào mùa hè, mát và ẩm ướt vào mùa đông. Thảo nguyên Á-Âu là các khu vực đồng có có khí hậu khô hạn. Khí hậu cận Bắc Cực có nhiệt độ thấp, băng vĩnh cửu liên tục và ít mưa. Tác động Nông nghiệp Các hiện tượng giáng thủy nói chung và mưa nói riêng có tác động rất lớn đến nông nghiệp. Tất cả thực vật đều cần một lượng nước nhất định nào đó thì mới có thể tồn tại, vì thế, mưa (phương tiện tưới nước hiệu quả nhất) đóng vai trò quan trọng với nông nghiệp. Nhìn chung, thực vật rất cần mưa thường xuyên để có thể khỏe mạnh, nhưng quá nhiều hoặc quá ít mưa có thể gây hại cho cây trồng. Hạn hán có thể làm chết cây trồng và gia tăng sự xói mòn, còn thời tiết quá ẩm ướt thì có thể kích thích sự phát triển của các loại nấm có hại. Các loài thực vật khác nhau cần lượng mưa khác nhau để sinh tồn. Ví dụ, một số loài xương rồng cần rất ít nước, trong khi các loài thực vật nhiệt đới có thể cần lượng mưa hàng năm lên tới hàng trăm centimet mới có thể sống sót. Ở các khu vực có mùa mưa và mùa khô, đất trở nên cằn cỗi và sự xói mòn thì gia tăng trong các mùa mưa. Các loài động vật đã phát triển những chiến thuật thích nghi và sinh tồn trong mùa mưa. Mùa khô trước gây ra thiếu lương thực trong mùa mưa tiếp theo do cây trồng chưa vào vụ. Các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận rằng dân số của mình có những biến động theo mùa mà nguyên nhân là sự thiếu hụt lương thực xảy ra trước khi vụ thu hoạch đầu tiên trong năm xảy ra vào cuối mùa mưa. Nước mưa có thể được tích trữ trong các bể chứa, sau đó xử lý thành nước uống được, để sử dụng cho những mục đích khác hoặc để tưới tiêu. Mưa lớn trong khoảng thời gian ngắn có thể gây lũ quét. Văn hóa và tín ngưỡng Thái độ của con người đối với mưa có sự khác nhau trên khắp thế giới. Ở các khu vực có khí hậu ôn đới, con người có xu hướng trở nên căng thẳng khi thời tiết không ổn định hoặc nhiều mây. Điều này ảnh hướng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Mặt khác, mưa cũng có thể mang đến niềm vui bởi nhiều người cảm thấy dễ chịu khi có mưa hoặc thích ngắm cảnh trời mưa. Ở các khu vực khô cằn, chẳng hạn như Ấn Độ, hay trong các thời kỳ hạn hán, mưa có khả năng cải thiện tâm trạng. Ở Botswana, từ "mưa" trong tiếng Setswana, pula, được dùng làm tên của đơn vị tiền tệ nhằm nói lên tầm quan trọng của mưa đối với quốc gia có khí hậu hoang mạc này. Một số nền văn hóa đã phát minh ra các biện pháp ứng phó với mưa, bao gồm các thiết bị bảo hộ như ô và áo mưa, cũng như các thiết bị thoát nước mưa như máng xối và cống nước mưa. Nhiều người cảm thấy thích mùi tỏa ra trong khi và ngay sau khi trời mưa. Nguồn gốc của mùi này là petrichor, một loại dầu do thực vật tiết ra, sau đó được đất đá hấp thụ và giải phóng vào không trung khi trời mưa. Mưa đóng vai trò quan trọng về mặt tín ngưỡng trong nhiều nền văn hóa. Người Sumer cổ đại tin rằng mưa là tinh dịch của vị thần bầu trời An rơi xuống để thụ tinh cho vợ của mình là nữ thần Trái Đất Ki, từ đó nữ thần sinh ra mọi cây cối trên Trái Đất. Người Akkad tin rằng mây là ngực của nữ thần Antu, vợ của Anu, và mưa là sữa của nữ thần. Trong truyền thuyết của người Do Thái, vào thế kỷ 1 TCN, Honi ha-M'agel đã chấm dứt một cơn hạn hán kéo dài 3 năm ở Judaea bằng cách vẽ một vòng tròn trên cát để cầu mưa và quyết không rời khỏi vòng tròn cho đến khi lời cầu nguyện của mình ứng nghiệm. Trong Tùy tưởng lục, Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius lưu lại một lời cầu nguyện cho trời mưa của người dân thành Athens gửi đến Zeus, vị thần bầu trời trong thần thoại Hy Lạp. Nhiều bộ lạc thổ dân châu Mỹ được biết đến là đã từng biểu diễn những điệu nhảy cầu mưa. Nghi thức cầu mưa cũng là một phần quan trọng trong nhiều nền văn hóa ở châu Phi. Ở Hoa Kỳ ngày nay, nhiều thống đốc bang đã tổ chức ngày cầu nguyện trời mưa, chẳng hạn như ở Texas vào năm 2011. Bên ngoài Trái Đất Có giả thuyết cho rằng mưa kim cương xảy ra trên các hành tinh khí khổng lồ Sao Mộc và Sao Thổ, cũng như các hành tinh băng khổng lồ Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Trên các hành tinh khí khổng lồ, nhiều khả năng xảy ra mưa với những thành phần hóa học khác nhau ở thượng tầng khí quyển, cũng như mưa neon lỏng ở hạ tầng khí quyển. Trên Titan, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc, hiện tượng mưa methane được cho là đã khắc nên những hệ thống kênh trên bề mặt của vệ tinh này. Trên Sao Kim, mưa acid sulfuric bay hơi ở cách mặt đất . Có giả thuyết cho rằng có hiện tượng mưa sắt trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời OGLE-TR-56b thuộc chòm sao Nhân Mã. Các nghiên cứu được Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu tiến hành đã cho thấy trên WASP-76b có những cơn mưa sắt nóng chảy khi nhiệt độ giảm xuống vào ban đêm. Các mẫu bazan mà chương trình Apollo mang về Trái Đất đã cho thấy một số bằng chứng rằng từng có mưa nham thạch trên Mặt Trăng. Xem thêm Cầu vồng Mưa bụi Mưa động vật Petrichor Thủy năng Mưa bóng mây Tham khảo Liên kết ngoài Mưa đá là gì Thời tiết Khí tượng học Giáng thủy Bài cơ bản dài trung bình
5687
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, cầu, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, tòa nhà hay cao ốc, đập, hồ chứa nước, công trình trên biển... Các dự án xây dựng đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và những nguyên tắc quản lý, thủ tục kinh doanh, kinh tế học, luật pháp và những mối quan hệ giữa các bên trong dự án. Kỹ sư xây dựng tham gia vào giai đoạn khảo sát mặt bằng, vị trí, địa chất công trình...; tham gia vào giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo và kiểm soát chất lượng công trình; đảm nhiệm vai trò tư vấn, giám sát ví như kiểm tra vật liệu, chất lượng bê tông, lập và theo dõi tiến độ dự án. Ngoài ra người kỹ sư xây dựng với vai trò là kỹ sư định giá còn đảm nhiệm công tác đo bóc khối lượng dự toán, lập và thẩm định giá công trình nhằm đưa ra những số liệu về chi phí cho toàn bộ dự án. Các phân ngành trong xây dựng gồm: Kết cấu Địa kỹ thuật Kỹ thuật vận tải Kỹ thuật môi trường Kỹ thuật thủy lợi Xây dựng Vật liệu xây dựng Xem thêm Quản lý xây dựng Kỹ thuật xây dựng dân dụng Kỹ thuật kết cấu Kỹ sư xây dựng (Civil enginneer) Kỹ sư định giá (Quantity surveyor) Tham khảo Xây dựng Nghề nghiệp xây dựng Kỹ thuật xây dựng dân dụng
5688
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20nano
Khoa học nano
Khoa học nano là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng, sự can thiệp vào các vật liệu với quy mô nguyên tử, phân tử và đại phân tử. Quy mô này tương ứng với kích thước vào cỡ vài nanômét cho đến vài trăm nanômét. Tại các quy mô đó, tính chất của vật liệu khác hẳn với tính chất của chúng tại các quy mô lớn hơn. Quy mô này cũng mang lại tên gọi cho môn khoa học này. Xem thêm Công nghệ nano Vật liệu nano Tham khảo Công nghệ nano
5689
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20li%E1%BB%87u%20nano
Vật liệu nano
Vật liệu nano là loại vật liệu có cấu trúc các hạt, các sợi, các ống, các tấm mỏng,... có kích thước đặc trưng khoảng từ 1 nanômét đến 100 nanômét. Lịch sử Đặc điểm Fullerene Ống nanô cácbon Hạt nano Vantablack Đây là đối tượng nghiên cứu của khoa học nano và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau. Tính chất của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng, vào cỡ nanômét, đạt tới kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa, lý của vật liệu thông thường. Đây là lý do mang lại tên gọi cho vật liệu. Kích thước vật liệu nano trải một khoảng từ vài nm đến vài trăm nm phụ thuộc vào bản chất vật liệu và tính chất cần nghiên cứu. Tham khảo Liên kết ngoài Công nghệ nano Vật liệu nano Công nghệ mới nổi
5690
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%91%E1%BA%A5t
Cơ học đất
Cơ học đất là một nhánh liên ngành của cơ học ứng dụng, địa chất công trình nghiên cứu các tính chất vật lý, cơ học của đất để áp dụng vào mục đích xây dựng, các nguyên nhân quyết định các đặc trưng đó, nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của đất, cường độ chống cắt, áp lực hông của đất (tường chắn), sức chịu tải của nền móng, độ lún của nền đất, và sự ổn định của mái dốc. Karl von Terzaghi, cha đẻ của cơ học đất, đã có những đóng góp to lớn trong ngành địa chất thế giới. Đối tượng nghiên cứu của có học đất là đất thiên nhiên được hình thành do phong hóa, do trầm tích và sau khi hình thành lại luôn biến đổi do tác động của môi trường xung quanh. Đất thường dùng làm nền, làm vật liệu hoặc môi trường xây dựng. Tóm tắt Người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng môn Cơ học đất là Charles Augustin Coulomb (1736-1806) - một nhà khoa học người Pháp và sau đó đến năm 1925 nhà khoa học Karl von Terzaghi (1883-1963) người Áo chính thức đưa Cơ học đất - môn khoa học ứng dụng - trở thành một môn khoa học độc lập. Từ đó đến nay Cơ học đất đã có sự phát triển mạnh mẽ trong cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, đặc biệt là sự phát triển công nghệ để nghiên cứu thực nghiệm về đất. Những nội dung của Cơ học đất gồm các vấn đề sau: - Tính chất vật lý và cơ học của đất, xác định các tính chất xây dựng phù hợp với công trình riêng biệt. - Đưa ra các mô hình của các tính chất cơ bản của đất bằng ngôn ngữ cơ học hay toán học. - Dự báo các điều kiện kỹ thuật (biến dạng lún, sức chịu tải, độ ổn định...) có kể đến các ảnh hưởng của thời gian, phương pháp thi công, vật liệu, thiết bị... - Đưa ra các giải pháp công trình bao gồm các giải pháp nền, móng. Các tính chất cơ bản của đất Trong điều kiện tự nhiên, đất là một hợp thể phức tạp gồm 3 thể: thể rắn, thể lỏng và khí.khi các lỗ rỗng trong đất chứa đầy nước thì nó gồm 2 thể: rắn và lỏng. Nếu chúng ta dùng sơ đồ 3 thể, tượng trưng cho thể tích đất, thì dễ dàng có khái niệm về phân lượng mỗi thể trong đất. Các tính chất cơ học của đất phụ thuộc trực tiếp vào tương tác của ba thể này với nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào ứng suất tác dụng lên đất và sự thay đổi nhiệt độ... Pha rắn của đất gồm nhiều thành phần có tỷ lệ thay đổi khác nhau như tinh thể sét và các khoáng phi sét (non-clay minerals), các loại đất sét phi tinh thể (vô định hình-noncrystalline), vật chất hữu cơ, và các loại muối kết tủa. Những khoáng chất này thường được tạo bởi từ các nguyên tử của các nguyên tố phổ biến như oxy, silic, hydro, và nhôm, chúng tạo thành nhiều dạng tinh thể khác nhau. Những nguyên tố này kết hợp cùng với calci, kali, natri, magie, và cacbon chiếm trên 99% khối lượng của đất.. Các hạt rắn được phân loại theo kích thước như đất sét, đất bùn, cát, sỏi, sỏi cuội, đá cuội. Pha lỏng trong đất thông thường chứa chủ yếu là nước cùng với một lượng khác nhau các chất điện ly hòa tan trong nước. Các hợp chất hữu cơ, bao gồm cả hòa tan và không hòa tan được đều có trong đất, chúng xâm nhập vào đất do từ các nguồn và tác động khác nhau. Pha khí, đặc biệt trong đất bão hòa, thường là không khí, mặc dù các khí hữu cơ có thể có mặt trong những nơi có hoạt động sinh học cao hoặc trong đất bị ô nhiễm hóa học. Các khoáng vật trong đất quyết định đến kích thước, hình dạng, và các tính chất vật lý và hóa học của đất và từ đó ảnh hưởng đến khả năng chịu tải trọng, chịu nén của đất. Cấu trúc của đất là sự kết hợp các hiệu ứng khung(tổ hợp hạt, sự sắp xếp hình học của các hạt, các nhóm hạt, và không gian lỗ rỗng trong đất), thành phần, và lực tương tác giữa các hạt. Cấu trúc của đất cũng được sử dụng để tính đến sự khác nhau giữa các tính chất của đất thiên nhiên (cấu trúc) và đất đã bị tác động (destructured) [1]. Cấu trúc của đất phản ánh tất cả các khía cạnh của các thành phần đất, lịch sử, trạng thài hiện tại, và môi trường xung quanh đất. Ở điều kiện ban đầu đất có cấu trúc lỗ rỗng cao hoặc đất đã bị nén chặt; trong khi đất lâu đời có độ rỗng thấp phản ánh điều kiện tàng trữ trước đây bị thay đổi nhiều hơn nữa. Đất, giống như các vật liệu kỹ thuật khác, bị biến dạng khi đặt dưới tải. Biến dạng này bao gồm hai loại - sự cắt, hoặc trượt, biến dạng và nén. Nhìn chung, đất không thể chịu được lực kéo. Trong một số trường hợp các hạt đất có thể được liên kết với nhau và đất có thể chịu được một lực kéo nhỏ, nhưng không thể chịu được trong thời gian dài. Các hạt cát và sỏi thành phần bao gồm chủ yếu là silic. Chúng có thể được làm tròn nhẵn do quá trình mài mòn trong nước và gió, hoặc có hình dạng góc cạnh, hoặc bất cứ hình dạng trung gian nào, và các hạt có được các kích thước tương đương nhau. Các hạt sét nảy sinh từ quá trình phong hóa của các tinh thể đá như fenspat, và thường bao gồm alumino-khoáng chất silicat. Chúng thường có hình dạng vảy (phiến), với diện tích bề mặt lớn hơn so với khối lượng của chúng. Do khối lượng vô cùng nhỏ, tính chất của các tinh thể bị chi phối bởi các lực hút và đẩy tĩnh điện trên bề mặt của chúng. Cùng với lực hút này và sự hấp thụ nước vào các bề mặt của các tinh thể, độ dày của lớp bị ảnh hưởng bởi các muối hòa tan trong nước. Phân tích độ hạt Mỗi nhóm hạt đất có đặc tính riêng như: - Nhóm hạt cát có tính rời ở trạng thái khô hoặc bão hòa. - Nhóm hạt sét có tính dẻo khi chứa một lượng nước nhất định. Tập trung có hai nhóm chính: - Nhóm hạt thô: đá hộc, cuội, sỏi, cát. - Nhóm hạt mịn: bột, sét và keo. Đất tự nhiên gồm nhiều loại sản phẩm phong hóa khác nhau nên có nhiều kích cỡ và thành phần khoáng khác nhau. Đặc tính của một loại đất phụ thuộc và hàm lượng chứa các nhóm hạt, cấu trúc khung hạt đang tồn tại, kích thước lỗ rỗng và lượng nước chứa trong các lỗ rỗng. Để phân tích thành phần hạt trong một mẫu đất, hai thí nghiệm thường được sử dụng là thí nghiệm rây sàng cho nhóm hạt thô và thí nghiệm lắng đọng cho nhóm hạt mịn. Mục đích hai thí nghiệm trên là nhằm xác định hàm lượng (%) theo trọng lượng của mỗi nhóm hạt trong mẫu đất đang khảo sát, kết quả thí nghiệm được diễn tả trên đồ thị mà trục hoành là đường kính hạt theo tỷ lệ lôgarit thập phân và trục tung là phần trăm cỡ hạt mịn hơn. Với đất hạt thô để phân tích cỡ hạt thí nghiệm rây với bộ rây chuẩn theo thứ tự rây có mắt rây lớn đặt lên trên và nhỏ dần xuống duối, cuối cùng là đáy rây. Các kích thước rây theo tiêu chuẩn ASTM: Ghi chú: No là cỡ rây hoặc số rây. Ví dụ No-3 có nghĩa là trên chiều dài 1 inch trên rây có 3 mắt rây. No200 có nghĩa là trên chiều dài 1 inch trên rây có 200 mắt rây. Để phân tích cỡ hạt thành phần mịn, các phòng thí nghiệm thường sử dụng phương pháp lắng đọng các hạt đất trong nước và đo trọng lượng riêng của hỗn hợp đất - nước, từ đó suy ra hàm lượng cỡ hạt đất nhờ định luật Stockes. Ứng suất hữu hiệu Khái niệm ứng suất hữu hiệu (Effective Stress) là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Karl Von Terzaghi trong cơ học đất. Nó được đo bằng phần áp lực truyền lên kết cấu phần kết cấu hạt đất (tập hợp các hạt tương tác với nhau), và xác định khả năng chống lại ứng suất cắt của đất. Nó không thể đo được một cách trực tiếp, mà bằng hiệu giữa hai tham số có thể đo được trực tiếp hoặc được ước lượng với một độ tin cậy Ứng suất hữu hiệu σ ''' trên một mặt phẳng trong một khối đất bằng hiệu số giữa ứng suất tổng (σ) và áp lực nước lỗ rỗng (u''): Từ trên, chúng ta thấy ứng suất hữu hiệu không phải là ứng suất tiếp xúc thực giữa hạt với hạt, mà là ứng suất trung bình giữa các hạt trên một diện tích phẳng. Chú thích Tham khảo Kỹ thuật xây dựng Cơ học ứng dụng Cơ học đất
5691
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20k%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt
Địa kỹ thuật
Địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Chủ đề này liên hệ mật thiết với cơ học đất, ngành cơ học liên quan đến thuộc tính của đất; ví dụ như sự nén và phình to của đất, sự thấm nước, độ nghiêng/dốc, tường chống đỡ, nền móng, nền đất, mấu neo trong đất và đá, việc sử dụng các vật liệu chịu lực kéo tổng hợp trong công trình đất, sự tương tác của công trình đất, và địa động học... Địa kỹ thuật có nhiều ứng dụng như đảm bảo nền móng tin cậy an toàn cho các công trình nhà máy, nhà cao tầng hay việc thiết kế và xây dựng đập nước. Tham khảo Xem thêm Địa chất công trình Liên kết ngoài Viện Địa kỹ thuật Việt Nam Viện Địa kỹ thuật và Công trình Kỹ thuật xây dựng
5692
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ch%E1%BA%A5t
Kỹ thuật địa chất
Địa chất kĩ thuật là ứng dụng của Địa chất học - là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển bao gồm cả phần vỏ Trái Đất và phần cứng của manti trên - vào nghiên cứu kĩ thuật nhằm mục đích đảm bảo các yếu tố địa chất liên quan đến vị trí, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các công trình kĩ thuật được công nhận và hạch toán. Các nhà địa chất kĩ thuật đã đưa ra các khuyến cáo về địa chất và địa kĩ thuật phân tích và phát họa gắn liền với sự phát triển của con người và các loại cấu trúc khác Nghiên cứu địa chất kỹ thuật có thể được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch, phân tích tác động của môi trường, thiết kế kỹ thuật dân dụng hoặc kết cấu, giá trị kĩ thuật và xây dựng của các dự án công trình công cộng và tư nhân trong các giai đoạn hậu xây dựng và pháp y của các dự án. Các công trình được hoàn thành bởi các nhà địa chất kỹ thuật bao gồm; đánh giá nguy cơ địa chất, Địa chất công trình - là ngành học thuộc khoa học Trái Đất chuyên nghiên cứu thành phần, trạng thái, tính chất vật lý, tính chất cơ học của đất đá nhằm phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng -, tính chất vật liệu, đất trượt và độ dốc ổn định, xói mòn - là hoạt động của các quá trình bề mặt (như nước hoặc gió) làm phong hóa và vận chuyển hợp phần rắn (như trầm tích, đá, đất,…) trong môi trường tự nhiên hoặc từ nguồn và lắng đọng ở vị trí khác, lụt - là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất, thoát nước, và điều tra địa chấn học, … Các nghiên cứu địa chất kĩ thuật được thực hiện bởi một nhà địa chất học - là nhà khoa học nghiên cứu về các vật liệu rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất và các hành tinh đất đá- hoặc nhà địa chất kỹ thuật được giáo dục, đào tạo và có kinh nghiệm liên quan đến sự công nhận và giải thích các quá trình tự nhiên, sự hiểu biết về cách các quá trình này tác động đến các cấu trúc do con người tạo ra (và ngược lại) và kiến thức về các phương pháp để giảm thiểu các mối nguy do các điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Mục tiêu chính của nhà địa chất kỹ thuật là bảo vệ sự sống và tài sản chống lại thiệt hại gây ra bởi các điều kiện địa chất khác nhau. Việc thực hành địa chất kỹ thuật cũng liên quan mật thiết rất chặt chẽ với sự thực hành của kỹ thuật địa chất - là một môn học hỗn hợp bao gồm các yếu tố của kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật khai thác mỏ, kỹ thuật dầu khí và khoa học Trái Đất - và địa chất công trình. Nếu có sự khác biệt trong nội dung của các môn học, nó đa phần chủ yếu nằm ở việc đào tạo hoặc kinh nghiệm giảng dạy của người giáo viên. Lịch sử Mặc dù nghiên cứu về địa chất học đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ nay, nhưng ít nhất trong thời kì hiện đại, khoa học và thực hành địa chất kỹ thuật chỉ mới bắt đầu như một môn học mà nó được chính thức công nhận cho đến những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20. Cuốn sách đầy tiên có tên Kỹ thuật địa chất được chính thức ban hành và xuất bản vào năm 1880 bởi nhà khoa học William Penning. Vào những giai đoạn đầu của thế kỷ 20, Charles Berkey, một nhà địa chất được đào tạo ở Mỹ, người được xem như là nhà địa chất kỹ thuật đầu tiên của nước Mỹ, đã làm việc cho một số dự án cấp nước cho thành phố New York, sau đó ông chuyển sàng làm việc trên một con đập tên Hoover - là một đập được xây dựng từ năm 1931 đến 1936 trong cuộc Đại suy thoái và được dành riêng vào ngày 30 tháng 9 năm 1935, bởi Tổng thống Franklin D. Roosevelt, trọng lực vòm cụ thể ở Hẻm núi Đen của sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang Nevada và Arizona của Hoa Kỳ - và một số dự án kỹ thuật khác. Cuốn sách giáo khoa viết về địa chất kỹ thuật đầu tiên của Mỹ được viết vào năm 1914 bởi hai người Ries và Watson. Năm 1921, Reginald W. Brock, Trưởng khoa Khoa học ứng dụng đầu tiên tại Đại học British Columbia, bắt đầu các chương trình cấp bằng đại học và sau đại học về Kỹ thuật Địa chất, lưu ý rằng các sinh viên với nền tảng kỹ thuật đã tạo ra các nhà địa chất thực hành hạng nhất. Năm 1925, Karl von Terzaghi, một kỹ sư và nhà địa chất được đào tạo ở Áo, đã xuất bản văn bản đầu tiên trong Cơ học đất (tiếng Đức). Terzaghi được biết đến như là cha đẻ của cơ học đất, nhưng cũng rất quan tâm đến địa chất; Terzaghi coi cơ học đất là một môn học phụ của địa chất kỹ thuật. Năm 1929, Terzaghi, cùng với Redlich và Kampe, đã xuất bản văn bản Kỹ thuật Địa chất của riêng họ (cũng bằng tiếng Đức). Sự thiếu thốn cấp thiết của các nhà địa chất học về các công trình kỹ thuật đã gây sự thu hút chú ý trên toàn thế giới vào năm 1928 với sự thất bại của đập St. Francis ở California và sự ra đi của 426 mạng người qua sự kiện này. Nhiều thất bại kỹ thuật xảy ra trong những năm sau đó cũng thúc đẩy nhu cầu về các nhà địa chất kỹ thuật làm việc trong các dự án kỹ thuật lớn Năm 1951, một trong những định nghĩa sớm nhất về "Nhà địa chất kỹ thuật" hay "chuyên gia địa chất kỹ thuật" được chính thức ra đời, cung cấp bởi Ủy ban điều hành của Phòng địa chất kỹ thuật của Hiệp hội địa chất Hoa Kỹ. Việc luyện tập Một trong những vai trò quan trọng nhất của một nhà địa chất kỹ thuật là việc giải thích các địa hình và quá trình Trái Đát để xác định các mối nguy tiềm ẩn do địa chất và nhân tạo có thể gây ra tác động lớn đến các cấu trúc dân sự và sự phát triển của con người. Nền tảng về địa chất cung cấp cho các nhà địa chất kỹ thuật một sự hiểu biết về phương thức hoạt động của Trái Đất, điều này rất quan trọng để giảm thiểu các mối nguy liên quan đến Trái Đất. Hầu hết các nhà địa chất kỹ thuật cũng có bằng tốt nghiệp nơi họ đã được giáo dục và đào tạo chuyên ngành về cơ học đất - một nhánh của vật lý đất và cơ học ứng dụng mô tả hành vi của đất, nó khác với cơ học chất lỏng và cơ học rắn theo nghĩa là đất bao gồm một hỗn hợp không đồng nhất của chất lỏng (thường là không khí và nước) và các hạt (thường là đất sét, bùn, cát và sỏi) nhưng đất cũng có thể chứa chất rắn hữu cơ và các chất khác -, cơ học đá - là khoa học lý thuyết và ứng dụng nghiên cứu ứng xử của đá, nó là một nhánh của cơ học nghiên cứu phản ứng của đá trong môi trường tự nhiên dưới tác dụng của trường lực. Cơ học là hình thành từ một phần của địa cơ học, một hướng nghiên cứu về phản ứng cơ học của các vật liệu địa chất bao gồm cả đất. Cơ học đá được ứng dụng trong khai thác mỏ, dầu khí, kỹ thuật xây dựng như đường hầm, hầm mỏ, đào dưới lòng đất, khai thác mỏ lộ thiên, giếng dầu khí, xây dựng đường, bãi thải, và các công trình xây dựng trên hoặc trong đá. Nó cũng bao gồm việc thiết kế hệ thống chịu lực để ổn định thành vách hầm và mỏ -, địa kỹ thuật - là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Chủ đề này liên hệ mật thiết với cơ học đất, ngành cơ học liên quan đến thuộc tính của đất; ví dụ như sự nén và phình to của đất, sự thấm nước, độ nghiêng/dốc, tường chống đỡ, nền móng, nền đất, mấu neo trong đất và đá, việc sử dụng các vật liệu chịu lực kéo tổng hợp trong công trình đất, sự tương tác của công trình đất, và địa động học -, nước ngầm - là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau. Nước dưới đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống. Nơi xuất lộ tự nhiên của nước thường là tại các sông suối. Nếu sông suối này chảy vào vùng bị đóng kín thì tạo ra các vùng đất ngập nước, và tại vùng sa mạc thì có thể hình thành các ốc đảo. Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn -, thủy văn học - là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái Đất, và vì thế nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường -, và dân sự thiết kế. Hai khía cạnh trong giáo dục của các nhà địa chất kỹ thuật cung cấp cho họ một khả năng độc đáo để hiểu và giảm thiểu các mối nguy liên quan đến tương tác cấu trúc Trái Đất. Phạm vi nghiên cứu Điều tra và nghiên cứu địa chất kỹ thuật có thể thực hiện: cho sự phát triển dân dư, thương mại và công nghiệp; cho sự thiết lập của chính phủ và quân đội; đối với các công trình công cộng đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội như hệ thống thoát nước mưa, nhà máy điện, turbine gió - là máy dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Máy năng lượng này có thể được dùng trực tiếp như trong trường hợp của cối xay bằng sức gió, hay biến đổi tiếp thành điện năng như trong trường hợp máy phát điện bằng sức gió, đường dây truyền tải - một cáp chuyên dụng hoặc cấu trúc khác được thiết kế để dẫn dòng điện xoay chiều tần số vô tuyến, nghĩa là các dòng có tần số đủ cao để tính đến sóng của chúng. Các đường truyền được sử dụng cho các mục đích như kết nối máy phát và máy thu vô tuyến với ăng ten của chúng (sau đó chúng được gọi là đường truyền hoặc nguồn cấp dữ liệu), phân phối tín hiệu truyền hình cáp, đường truyền giữa các trung tâm chuyển mạch điện thoại, kết nối mạng máy tính và bus dữ liệu máy tính tốc độ cao, nhà máy “xử lí rác thải” - quá trình loại bỏ chất gây ô nhiễm từ nước thải đô thị, chủ yếu chứa nước thải sinh hoạt cộng với một số nước thải công nghiệp. Các quá trình vật lý, hóa học và sinh học được sử dụng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm và tạo ra nước thải được xử lý (hoặc nước thải được xử lý) đủ an toàn để thải ra môi trường. Sản phẩm phụ của xử lý nước thải là chất thải bán rắn hoặc bùn, được gọi là bùn thải. Bùn phải được xử lý thêm trước khi thích hợp để xử lý hoặc áp dụng vào đất, nhà máy “xử lí nước” - là bất kỳ quá trình nào cải thiện chất lượng nước để làm cho nó dễ chấp nhận hơn cho một mục đích sử dụng cụ thể. Việc sử dụng cuối cùng có thể là uống, cung cấp nước công nghiệp, tưới tiêu, bảo trì dòng chảy sông, giải trí dưới nước hoặc nhiều mục đích sử dụng khác, bao gồm cả việc trở lại môi trường một cách an toàn. Xử lý nước loại bỏ các chất gây ô nhiễm và các thành phần không mong muốn, hoặc làm giảm nồng độ của chúng để nước trở nên phù hợp với mục đích sử dụng cuối cùng mong muốn. Điều trị này rất quan trọng đối với sức khỏe con người và cho phép con người hưởng lợi từ cả việc uống và sử dụng tưới tiêu, Vận chuyển đường ống (cống dẫn nước(kênh nhân tạo), vệ sinh cống, cửa cống), đường hầm, xây dựng hệ thống đường ống không rãnh, kênh, đập, hồ chứa nước, nền móng tòa nhà, đường sắt, quá cảnh, đường cao tốc, cầu, trang bị địa chấn, cơ sở sản xuất điển, sân bay và công viên; cho sự phát triển của khai thác mỏ vàmỏ đá, đập mỏ phế phẩm, khai hoang mỏ và đào hầm mỏ; cho các chương trình đất ngập nước - là một vùng đất mà đất bị bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. Các vùng này cũng có thể bị bao phủ một phần hay hoàn toàn bởi hồ cạn. Các vùng đất ngập nước bao gồm đầm lầy, đồng lầy, đầm, và bãi lầy, hoặc hỗn hợp và tiểu loại bao gồm rừng ngập mặn, các loại rừng ngập nước. Nước trong vùng đất ngập nước có thể là nước mặn, nước ngọt hoặc nước lợ - và and phục hồi sinh thái - là nghiên cứu khoa học hỗ trợ thực hành phục hồi sinh thái, đó là quá trình làm mới và phục hồi các hệ sinh thái và môi trường sống bị suy thoái, hư hỏng hoặc bị phá hủy trong môi trường bằng sự can thiệp và hành động tích cực của con người; cho các trang mạng xử lý chất thải nguy hại cho chính phủ, thương mại hoặc công nghiệp; cho kỹ thuật ven biển - là một nhánh của kỹ thuật dân dụng liên quan đến các yêu cầu cụ thể được đặt ra bằng cách xây dựng tại hoặc gần bờ biển, cũng như sự phát triển của chính bờ biển, cải tạo bãi biển – là quá trình mô tả một quá trình mà trầm tích, thường là cát, bị mất do trôi dạt dọc bờ hoặc xói mòn được thay thế từ các nguồn khác. Một bãi biển rộng hơn có thể làm giảm thiệt hại do bão đối với các cấu trúc ven biển bằng cách tiêu tán năng lượng trên vùng sóng, bảo vệ các cấu trúc vùng cao và cơ sở hạ tầng khỏi nước dâng do bão, sóng thần và thủy triều cao bất thường. Nuôi dưỡng thường là một quá trình lặp đi lặp lại vì nó không loại bỏ các lực vật lý gây ra xói mòn mà chỉ đơn giản là giảm thiểu tác động của chúng, dốc đứng hoặc vách đá ổn định, bến cảng, bến tàu và sự phát triển bờ sông; đối với cửa sông ngoài khơi, giàn khoan và đường ống dưới biển, cáp ngầm dưới biển cho các loại cơ sở khác. Mối nguy hiểm địa lý và điều kiện địa chất bất lợi Các mối nguy hiểm địa chất điển hình hoặc các điều kiện bất lợi khác được đánh giá và giảm thiểu bởi một nhà địa chất kỹ thuật bao gồm: Rung lắc, vỡ bề mặt trên các hoạt động địa chấn đứt gãy; Địa chấn học - là một lĩnh vực quan trọng của địa vật lý, là khoa học nghiên cứu về động đất và sự lan truyền sóng địa chấn trong Trái Đất hoặc hành tinh tương tự khác. Địa chấn học nghiên cứu về động đất do các nguồn khác nhau, như quá trình kiến tạo, núi lửa, đại dương, khí quyển, và các nguồn nhân tạo. Nó nghiên cứu cả tác động động đất tới môi trường như sóng thần –; và hiểm họa động đất (mặt đất rung chuyển, đất hóa lỏng - là một quá trình tạo ra một chất lỏng từ chất rắn hoặc chất khí hoặc tạo ra một pha không lỏng hoạt động theo động lực học chất lỏng. Nó xảy ra cả tự nhiên và nhân tạo. Một ví dụ sau, "ứng dụng thương mại hóa lỏng chính là hóa lỏng không khí để cho phép tách các thành phần, như oxy, nitơ và khí hiếm." Một cách khác là chuyển đổi than rắn thành dạng lỏng có thể sử dụng được. thay thế cho nhiên liệu lỏng, chao đảo, lấn sang hai bên, sóng thần và các hoạt động của sự thay đổi mặt nước hồ - là một sóng đứng trong một cơ thể kín hoặc một phần của nước. Sự thay đổi mặt nước hồ và hiện tượng liên quan đến sự thay đổi này đã được quan sát trên hồ, hồ chứa, bể bơi, vịnh, bến cảng và biển. Yêu cầu quan trọng để hình thành là cơ thể của nước ít nhất bị giới hạn một phần, cho phép hình thành sóng đứng); Đất trượt, dòng chảy bùn - là một hình thức lãng phí khối lượng liên quan đến "dòng chảy rất nhanh đến cực nhanh" của các mảnh vụn đã bị hóa lỏng một phần hoặc hoàn toàn bằng cách thêm một lượng nước đáng kể vào vật liệu nguồn. Dòng chảy bùn chứa một tỷ lệ đáng kể của đất sét, làm cho chúng lỏng hơn dòng chảy mảnh vụn; do đó, chúng có thể di chuyển xa hơn và qua các góc dốc thấp hơn. Cả hai loại nói chung là hỗn hợp của các loại vật liệu có kích thước khác nhau, thường được sắp xếp theo kích thước khi lắng đọng -, đá rơi - thuật ngữ này cũng được sử dụng cho sự sụp đổ của đá từ mái nhà hoặc các bức tường của mỏ hoặc mỏ đá. Một tảng đá là một mảnh đá (một khối) tách ra bằng cách trượt, lật đổ hoặc rơi xuống, rơi dọc theo một vách đá thẳng đứng hoặc dưới dọc, đi xuống dốc bằng cách nảy và bay dọc theo quỹ đạo đạn đạo hoặc bằng cách lăn trên các con dốc hoặc mảnh vụn -, dòng chảy các mảnh vụn, và các hiểm nguy của tuyết lỡ - là hiện tượng khi một lượng tuyết lớn, thường trộn với nước và không khí, đột ngột tuôn xuống triền núi. Tuyết lở là mối đe dọa lớn nhất gây thiệt hại nhân mạng và của cải ở miền núi lạnh; độ dốc không ổn định và độ dốc ổn định - Độ ổn định của độ dốc liên quan đến điều kiện đất dốc hoặc đá dốc để chịu đựng hoặc trải qua chuyển động. Điều kiện ổn định của sườn dốc là một chủ đề nghiên cứu và nghiên cứu về cơ học đất, kỹ thuật địa kỹ thuật và địa chất kỹ thuật. Các phân tích ổn định độ dốc bao gồm các phương pháp tĩnh và động, phân tích hoặc theo kinh nghiệm để đánh giá sự ổn định của đập đất và đập đá, kè, sườn đào và dốc tự nhiên trong đất và đá. Các phân tích nói chung nhằm tìm hiểu nguyên nhân của sự cố dốc xảy ra, hoặc các yếu tố có khả năng kích hoạt chuyển động dốc, dẫn đến lở đất, cũng như ngăn chặn sự khởi đầu của chuyển động đó, làm chậm hoặc bắt giữ nó thông qua giảm thiểu biện pháp đối phó; Xói mòn; trượt - là quá trình vật liệu Trái Đất tan rã và vỡ vụn khi tiếp xúc với độ ẩm. Thuật ngữ này có thể được áp dụng cho các địa chất tự nhiên được tạo thành, đất được bồi đắp hoặc sử dụng cho con người hoặc sử dụng vật liệu đất trong sản xuất hoặc công nghiệp – và độ tự do của sư hình thành địa chất, như là sương muối - là sự phồng lên của đất trong điều kiện đóng băng gây ra bởi sự hiện diện ngày càng nhiều của băng khi nó phát triển về phía bề mặt, hướng lên từ độ sâu trong đất nơi nhiệt độ đóng băng đã xâm nhập vào đất (ranh giới đóng băng hoặc đóng băng). Sự phát triển của băng đòi hỏi một nguồn cung cấp nước đưa nước đến phía trước đóng băng thông qua hoạt động mao dẫn trong một số loại đất nhất định. Trọng lượng của đất quá mức kìm hãm sự phát triển theo chiều dọc của băng và có thể thúc đẩy sự hình thành các vùng băng hình ống kính trong đất; Sụt lún mặt đất (như do sự rút lui của nước ngầm, sụp đổ hố sụt, sập hang, phân hủy đất hữu cơ, và chuyển động kiến tạo); Hiểm họa núi lửa (phun trào núi lửa, suối nước nóng, dòng chảy pyroclastic, dòng chảy của những mảnh vụn, đất trượt, khí thải, động đất núi lửa); Đất yếu và dễ dàng bị sập lún, nền móng bị hư hỏng; Nước ngầm nằm ở vị trí nông/dễ dàng thấm qua; Các loại hạn chế địa chất khác. Một nhà địa chất kĩ thuật hay địa vật lý có thể được yêu cầu đánh giá khả năng khai quật (tức là khả năng mở rộng) của vật liệu Trái Đất (đá) để đánh giá nhu cầu khoan và nổ mìn trong quá trình xây dựng công trình đất, cũng như các tác độc liên quan do dao động trong quá trình nổ mìn trong các dự án. Cơ học đất và cơ học đá Cơ học đất là một môn học áp dụng các nguyên tắc của cơ học kỹ thuật, ví dụ: động học, động lực học, cơ học chất lỏng và cơ học của vật liệu, để dự đoán hành vi cơ học của đất. Cơ học đá là khoa học lý thuyết và ứng dụng về hành vi cơ học của khối đá và khối đá; đó là nhánh cơ học liên quan đến phản ứng của khối đá và khối đá đối với trường lực của môi trường vật lý của chúng. Các quy trình cơ bản đều liên quan đến hành vi của môi trường xốp. Cùng với nhau, cơ học đất và đá là cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề địa chất kỹ thuật. Phương thức và báo cáo Các phương pháp được sử dụng bởi kỹ sư địa chất trong các nghiên cứu của họ bao gồm bản đồ trường địa chất của các cấu trúc địa chất, thành tạo địa chất, đơn vị đất và các mối nguy hiểm; đánh giá tài liệu địa chất, bản đồ địa chất, báo cáo địa kỹ thuật, kế hoạch kỹ thuật, báo cáo môi trường, lập thể ảnh chụp từ trên không, dữ liệu viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), bản đồ địa hình và vệ tinh hình ảnh; việc đào, lấy mẫu và khai thác vật liệu đất / đá trong các hố khoan, hố và hố thử nghiệm, máy đào rãnh, hố đào và hố ủi; địa vật lý khảo sát (như khúc xạ địa chấn đi qua, khảo sát điện trở suất, khảo sát radar xuyên mặt đất (khảo sát GPR], từ kế, [[Điện từ | điện từ] ] khảo sát, hồ sơ dưới đáy độ phân giải cao và các phương pháp địa vật lý khác); Giám sát biến dạng là phép đo và theo dõi có hệ thống về sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước của vật thể do áp dụng ứng suất cho nó hoặc bằng biến dạng tự động | hệ thống giám sát; và Các phương pháp khác. Nghiên cứu thực địa thường đạt đến đỉnh điểm trong phân tích dữ liệu và chuẩn bị báo cáo địa chất kỹ thuật, báo cáo địa kỹ thuật hoặc tóm tắt thiết kế, báo cáo nguy cơ lỗi hoặc địa chấn, báo cáo địa vật lý, [báo cáo địa chất] [báo cáo địa chất thủy văn] ] bài báo cáo. Báo cáo địa chất kỹ thuật cũng có thể được lập cùng với báo cáo địa kỹ thuật, nhưng thường cung cấp các khuyến nghị thiết kế và phân tích địa kỹ thuật tương tự sẽ được trình bày trong báo cáo địa kỹ thuật. Một báo cáo địa chất kỹ thuật mô tả các mục tiêu, phương pháp luận, tài liệu tham khảo được trích dẫn, các thử nghiệm được thực hiện, các phát hiện và khuyến nghị để phát triển và thiết kế chi tiết các công trình kỹ thuật. Các nhà địa chất kỹ thuật cũng cung cấp dữ liệu địa chất trên bản đồ địa hình, ảnh chụp từ trên không, bản đồ địa chất, Hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoặc các cơ sở bản đồ khác. Xem thêm Kỹ thuật động đất Công viên địa chất Địa kỹ thuật Kỹ thuật địa kỹ thuật Điều tra địa kỹ thuật Thủy văn Các ấn phẩm quan trọng trong địa chất kỹ thuật Kỹ thuật khai thác mỏ Kỹ thuật Dầu khí Nguồn than khảo Địa chất kỹ thuật Brock, 1923, The Education of a Geologist: Economic Geology, v. 18, pp. 595–597. Bates and Jackson, 1980, Glossary of Geology: American Geological Institute. González de Vallejo, L. and Ferrer, M., 2011. "Geological Engineering". CRC Press, 678 pp. Kiersh, 1991, The Heritage of Engineering Geology: The First Hundred Years: Geological Society of America; Centennial Special Volume 3 Legget, Robert F., editor, 1982, Geology under cities: Geological Society of America; Reviews in Engineering Geology, volume V, 131 pages; contains nine articles by separate authors for these cities: Washington, DC; Boston; Chicago; Edmonton; Kansas City; New Orleans; New York City; Toronto; and Twin Cities, Minnesota. Legget, Robert F., and Karrow, Paul F., 1983, Handbook of geology in civil engineering: McGraw-Hill Book Company, 1,340 pages, 50 chapters, five appendices, 771 illustrations. Price, David George, Engineering Geology: Principles and Practice, Springer, 2008 Prof. D. Venkat Reddy, NIT-Karnataka, Engineering Geology, Vikas Publishers, 2010 Bulletin of Engineering Geology and the Environment Mô hình địa chất Wang H. F., Theory of Linear Poroelasticity with Applications to Geomechanics and Hydrogeology, Princeton Press, (2000). Waltham T., Foundations of Engineering Geology, 2nd Edition, Taylor & Francis, (2001). Tham khảo Địa chất học Địa kỹ thuật
5697
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20th%E1%BB%8B%20h%C3%B3a
Đô thị hóa
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Ta cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống... Các nước phát triển (như tại Châu Âu, Hoa Kỳ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 87%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam) (khoảng ~35%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm). Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới. Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng và các siêu đô thị ngày càng nhiều. Các quá trình Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. Sự kết hợp của các yếu tố trên. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn tới sự mở rộng các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới). Tác động Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. Ảnh hưởng Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Tích cực Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Tiêu cực Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như nghèo đói lạc hậu, mù chữ; tệ nạn như trộm cắp, ô nhiễm môi trường, phân chia giàu nghèo... Đô Thị Hoá tại Việt Nam Tỉ lệ đô thị hoá cả nước năm 2023 là 40%. Danh sách 10 tỉnh thành đô thị hoá cao nhất cả nước: 1. Đà Nẵng: 87,45%. 2. Bình Dương: 84,32%. 3. Thành phố Hồ Chí Minh: 77,77%. 4. Cần Thơ: 70,50%. 5. Quảng Ninh: 67,50%. 6. Bà Rịa - Vũng Tàu: 66,96%. 7. Thừa Thiên Huế: 52,81%. 8. Bắc Ninh: 51,32%. 9. Hà Nội: 49,05%. 10. Hải Phòng: 45,58%. Xem thêm Các nhân tố đóng góp vào sự đô thị hóa: Theo lịch sử: Tham khảo Quy hoạch đô thị Phát triển Địa lý đô thị Sử dụng đất Cách mạng công nghiệp Nhân khẩu học Di cư
5699
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn%20tr%C3%BAc
Kiến trúc
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sư với kiến thức chuyên ngành kiến trúc, ngoài công tác thiết kế công trình có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác, như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng công nghiệp. Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử. Kiến trúc hiện đại đi theo xu hướng tôn sùng công nghệ và vật liệu mới, công năng sử dụng, và năng lực sáng tạo cá nhân, do đó các công trình kiến trúc hiện đại thường không có nhiều liên hệ đến văn hóa bản địa. Sự khô cứng, vô tính của kiến trúc hiện đại bị phê phán mạnh mẽ trong những năm 1970 khiến trào lưu kiến trúc hậu hiện đại ra đời. Công nghệ và vật liệu mới vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong kiến trúc hậu hiện đại, mà áp dụng chúng một cách khôn ngoan đầy cảm xúc hơn, nhằm nhấn mạnh các đặc thù của công trình và mối liên hệ của công trình đến khung cảnh tự nhiên văn hóa xã hội xung quanh và là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản Lịch sử kiến trúc Bắt đầu buổi bình minh của lịch sử loài người, đứng trước nhu cầu tự bảo vệ mình trước các tác động thiên nhiên thời tiết, con người tiền sử đã phải tạo nên những dạng thức kiến trúc đầu tiên để tồn tại. Như vậy, kiến trúc trước tiên được nảy sinh từ trên nhu cầu công năng sử dụng của con người. Trong lịch sử kiến trúc châu Âu, giả thuyết về nguồn gốc của kiến trúc được Vitruvius đề cập đến trong tác phẩm Mười cuốn sách viết về kiến trúc. Theo đó, túp lều nguyên thủy được xem là điểm khởi thủy cho mọi dạng thức của kiến trúc sau này. Vào thời kỳ đồ đá mới, con người đã xây dựng những tường thành kiên cố để tự bảo vệ, ví dụ như bức tường thành bằng đá nổi tiếng được tìm thấy ở Jericho, có niên đại xây dựng vào năm 8000 trước Công nguyên. Người ta cũng đã khai quật được một cụm quần cư gồm những nhà tròn xây dựng bằng những tảng đá chồng xếp lên nhau ở làng Skara Brae ở Scotland. Vào thời đại đồ đồng, các loại hình kiến trúc đầu tiên đã ra đời. Đó là các loại hình sau đây: Phòng đá (Dolmen) Cột đá (Menhir hay Monolith) Lan can đá (Cromlech) Hình thức sơ khởi của đền thờ. Kiến trúc và Xây dựng Các phong cách kiến trúc phương Tây nổi tiếng Lịch sử kiến trúc đã trải qua nhiều giai đoạn với các phong cách khác nhau. Lịch sử kiến trúc châu Âu, nếu phân chia theo các giai đoạn lịch sử, người ta có các dòng kiến trúc chính: Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà và Ba Tư Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Byzantine và kiến trúc Nga thời kỳ trung thế kỷ Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục hưng (Renaissance) Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân cổ điển (Neoclassic) Kiến trúc Hiện đại (Modern architecture) Kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodern architecture) Kiến trúc Á Đông Kiến trúc truyền thống Á Đông phần nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc Trung Hoa. Các công trình kiến trúc Á Đông truyền thống thường sử dụng gỗ làm vật liệu chính để xây dựng hệ kết cấu chịu lực cho công trình và dùng sức nặng từ mái ngói của công trình để tạo sự chắc chắn. Tại từng quốc gia và từng thời kỳ mà phong cách kiến trúc có sự thay đổi nhất định. Trong thời kỳ hiện đại, kiến trúc Á Đông đã ít sử dụng gỗ hơn và du nhập nhiều ảnh hưởng từ kiến trúc phương Tây cũng như phong cách kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới để dùng trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bảo lưu được rất nhiều những công trình kiến trúc đặc sặc mang phong cách truyền thống Á Đông. Kiến trúc Việt Nam Kiến trúc Việt Nam có thể chia ra làm các giai đoạn loại nổi bật sau đây: Kiến trúc cổ Việt Nam Kiến trúc cổ truyền Việt Nam mang phong cách kiến trúc Á Đông, đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền thống Việt Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre.... Những công trình kiến trúc cổ còn tồn tại ở Việt Nam hầu hết được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn (thế kỷ 17-19). Những gì còn sót lại của kiến trúc cổ Việt Nam không thực sự tồn tại những công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng Thành Thăng Long mới đây, nền móng của nhiều kiến trúc đồ sộ đã được phát hiện, đặc biệt là nền móng của các công trình xây dựng vào thời Lý. Đơn cử như 1 kiến trúc thời Lý có diện tích rất lớn khoảng trên 2.280m2, rộng 38,0m và dài trên 60,0m đã được phát lộ từ lòng đất khu di tích Hoàng thành Thăng Long, theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu kinh thành. Nếu tính toán này là chính xác và nếu so sánh về quy mô, diện tích với  kiến trúc chùa Todai ở Nara, là một trong những ngôi chùa lâu đời và cổ kính nhất Nhật Bản, được xây dựng từ năm 743, chúng ta có thể thấy kiến trúc này là một công trình kiến trúc rất hoành tráng và đặc sắc. Bởi như ta biết, Todai là ngôi chùa bằng gỗ đã được xếp vào loại di sản kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới. Mặt bằng ngôi chùa này có diện tích 2.850m2, rộng 50,0m, dài 57,0m. Điều đặc biệt lưu ý là, trụ móng sỏi của các chân tảng kê cột của kiến trúc này có kích thước rất lớn, trung bình 1,90m x 1,90m, có móng trụ lớn hơn 2,0m, cho thấy các chân tảng đá ở đây có kích thước rất lớn và tương ứng với nó là hệ thống cột gỗ cũng rất to lớn. Mặc dù chưa xuất lộ hết, phần nền móng của kiến trúc còn đang tiếp tục mở rộng ra 3 bên (phía Đông, phía Tây và phía Nam) nhưng dựa vào quy luật phân bố các móng trụ, căn cứ vào gian trung tâm đã được xác định cho thấy, đây là công trình kiến trúc gỗ đồ sộ, có quy mô rất to lớn. Đồng thời, với quy mô và hệ thống trụ móng to lớn, kiến trúc này chắc chắn sẽ thuộc loại kiến trúc có nhiều tầng. Trong suốt lịch sử, một số công trình kiến trúc đồ sộ cũng từng được nhắc đến trong sử sách như Cửu Trùng Đài hay lầu Ngũ Long. Tuy nhiên kiến trúc cổ truyền Việt Nam đã có nhiều thay đổi dưới từng thời kỳ và có thể đã không bảo tồn và tiếp nối được những công trình tinh hoa nhất. Vì là một quốc gia liên tục trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, nên kiến trúc cổ Việt Nam đã bị tàn phá rất nhiều. Với những gì còn lại, có thể phân loại kiến trúc Việt Nam ra các công trình hạng mục theo: Chức năng sử dụng: kiến trúc cung điện, tôn giáo (đình, chùa, miếu thờ...), văn hóa (bia, đền...), nhà ở dân gian,... Vật liệu xây dựng thì cũng ít có tính cách lâu dài, chỉ trừ các công trình công cộng: gạch, đá, gỗ quý (thiết mộc)... mà đa số dùng các vật liệu địa phương sẵn có như lá, tranh, tre, gỗ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,... Kết cấu: khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vĩ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ...) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng thường không có lầu hay nhiều tầng. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói. Trang trí: công trình công cộng thì thường lợp ngói (hoàng cung, đình, miếu...), mái cong ở góc mái có trang trí đầu đao, rồng, cá,... chạm trổ hoa văn trang trí các đầu đà xà gồ gỗ, các hình tượng trang trí thường từ thú họ tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay cọp, cá,... Thiết kế bình đồ: công trình công cộng như chùa, đình thường có bình đồ dùng theo chiết tự Hán như nội công ngoại quốc,... còn nhà ở thì thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)... và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà. Vật lý kiến trúc: thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông). Kiến trúc thuộc địa Thể loại kiến trúc này được du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Loại hình kiến trúc này phát triển song song với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý, khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định để hòa hợp với điều kiện Việt Nam. Kiến trúc mới Thể loại kiến trúc này được hình thành từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát khỏi giai đoạn thuộc địa của thực dân Pháp. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai miền Nam và Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Kiến trúc đương đại Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn Đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một khuynh hướng kiến trúc mới. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn. Hiện nay, các kiến trúc sư Việt Nam vẫn đang lần tìm một con đường cho riêng họ. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay(2007) một số trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới của các kiến trúc sư Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố, công năng sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn. Xem thêm Công nghiệp văn hoá Công nghiệp sáng tạo Tham khảo Bài cơ bản dài trung bình Kiến trúc Thiết kế kiến trúc Bài cơ bản
5701
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan%20h%E1%BB%87%20nh%C3%A2n%20qu%E1%BA%A3
Quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả (còn được gọi là nhân quả, hay nguyên nhân và kết quả) là sự ảnh hưởng trong đó một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay một sự vật (nguyên nhân) đóng góp vào sự xảy ra hoặc hình thành của một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay sự vật khác (kết quả). Nguyên nhân có thể chịu trách nhiệm một phần hoặc toàn phần cho kết quả, và kết quả có thể phụ thuộc một phần hay toàn phần vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nói chung một quá trình thường có nhiều nguyên nhân, hay còn gọi là các tác nhân của nó, và đều xảy ra ở trong quá khứ của nó. Một kết quả cũng có thể trở thành một nguyên nhân hay tác nhân của nhiều kết quả khác nữa, đều xảy ra trong tương lai của nó. Một số học giả coi khái niệm nhân quả là tiên nghiệm siêu hình so với khái niệm không gian và thời gian. Quan hệ nhân quả là một sự trừu tượng hóa diễn tả cách thế giới vận hành. Do là một khái niệm cơ bản, nhân quả thường được dùng để giải thích các khái niệm khác về sự diễn biến, thay vì nó được giải thích bởi những khái niệm khác cơ bản hơn. Bởi điều này, có thể cần đến bước nhảy trực giác để có thể nắm bắt được nó. Theo đó, nhân quả cũng thường được hiểu ngầm trong logic và cấu trúc của ngôn ngữ hàng ngày. Quan hệ nhân quả vẫn là một chủ đề quan trọng trong triết học đương đại. Xem thêm Hiệu ứng domino Thời gian Lý thuyết hỗn loạn Nguyên lý vị nhân Hiệu ứng cánh bướm Phản ứng dây chuyền Nghịch lý ông nội Con mèo của Schrödinger Gà hay trứng Phương pháp Kepner-Tregoe Tham khảo Tham khảo khác Azamat Abdoullaev (2000). The Ultimate of Reality: Reversible Causality, in Proceedings of the 20th World Congress of Philosophy, Boston: Philosophy Documentation Centre, Internet site, Paideia Project On-Line: http://www.bu.edu/wcp/MainMeta.htm Dorschel, Andreas, 'The Crypto-Metaphysic of 'Ultimate Causes'. Remarks on an alleged Exposé' (transl. Edward Craig), in: Ratio, N.S. I (1988), nr. 2, pp. 97–112. Green, Celia (2003). The Lost Cause: Causation and the Mind-Body Problem. Oxford: Oxford Forum. ISBN 0-9536772-1-4 Includes three chapters on causality at the microlevel in physics. Judea Pearl (2000). Causality: Models of Reasoning and Inference Cambridge University Press ISBN 978-0-521-77362-1 Rosenberg, M. (1968). The Logic of Survey Analysis. New York: Basic Books, Inc. Spirtes, Peter, Clark Glymour and Richard Scheines Causation, Prediction, and Search, MIT Press, ISBN 0-262-19440-6 University of California journal articles, including Judea Pearl's articles between 1984 and 1998 . Liên kết ngoài Mete Avcı Metheus , 2013, Nedenselliğin bir eleştirisi "The Art and Science of Cause and Effect": a slide show and tutorial lecture by Judea Pearl Donald Davidson: Causal Explanation of Action The Internet Encyclopedia of Philosophy leadsto: a public available collection comprising more than 5000 causalities Causal inference in statistics: An overview, by Judea Pearl (September 2009) Dictionary of the History of Ideas: Causation Dictionary of the History of Ideas: Causation in History Dictionary of the History of Ideas: Causation in Law People's Epidemiology Library Khái niệm vật lý Quan niệm trong siêu hình học Quan hệ nhân quả Triết học khoa học Khái niệm nhận thức luận
5703
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20M%C3%B6ssbauer
Hiệu ứng Mössbauer
Hiệu ứng Mossbauer là hiệu ứng phát xạ và hấp thụ không giật lùi tia gamma của hạt nhân ở một số đồng vị phóng xạ nhất định như Fe57. Dựa trên hiệu ứng Mossbauer, người ta chế tạo máy đo phổ Mossbauer, đây là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc nghiên cứu tính chất hoá, lý của vật liệu. Hiệu ứng này được nhà vật lý người Đức Rudolf Ludwig Mössbauer tìm ra vào năm 1958 và ông được giải Nobel về khám phá này vào năm 1961. với ER là năng lượng thoát ra, Eγ là năng lượng của tia gamma, M là khối lượng của vật thể phát xạ hoặc hấp thụ, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Chú thích Vật lý nguyên tử M Hiện tượng vật lý Vật lý hạt nhân Vật lý vật chất ngưng tụ
5705
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%95%20M%C3%B6ssbauer
Phổ Mössbauer
Phổ Mossbauer, hay còn gọi là phương pháp phổ Mossbauer, là một phương pháp của vật lý thực nghiệm, phương pháp này dựa trên hiệu ứng Mossbauer để nghiên cứu tính chất vật lý và hoá học và sự phụ thuộc vào thời gian của các tính chất của các vật liệu. Hạt nhân của nguyên tử có thể ở các trạng thái với mức năng lượng khác nhau. Bằng việc hấp thụ hay phát xạ tia (sóng điện từ có năng lượng rất cao) hạt nhân có thể thay đổi các trạng thái năng lượng đó. Vì hạt nhân trong vật liệu có các tương tác điện từ với môi trường xung quanh nên sự dịch chuyển các mức năng lượng liên quan chặt chẽ đến tương tác với môi trường. Do đó, nếu ta đo được dịch chuyển năng lượng, ta có thể biết thông tin hóa, lý của vật liệu. Tuy nhiên có hai khó khăn trong việc xác định các thông tin đó là tương tác siêu tinh tế (Anh ngữ: hyperfine) giữa hạt nhân với môi trường xung quanh rất nhỏ và sự giật lùi của hạt nhân khi hấp thụ hoặc phát xạ tia . Hãy xem xét một hạt nhân tự do, khi hấp thụ hoặc phát xạ tia , hạt nhân này sẽ bị giật lùi để bảo toàn mô men động lượng, điều này giống như khi ta bắn một viên đạn, khẩu súng sẽ bị giật về phía sau, khẩu súng càng lớn thì sự giật lùi càng nhỏ và ngược lại. Mossbauer đã khám phá ra rằng, nếu hạt nhân ở trong chất rắn thì khối lượng hiệu dụng của nó rất lớn. Nếu năng lượng tia đủ nhỏ thì sự giật lùi của hạt nhân sẽ thấp bằng năng lượng để tạo ra các dao động mạng trong chất rắn (tiếng Anh: phonon), và do đó, toàn bộ hệ sẽ bị giật lùi, điều này làm cho năng lượng giật gần như bằng không và hạt nhân trong chất rắn sẽ hấp thụ và phát xạ tia có năng lượng bằng nhau, ta có cộng hưởng. Trong hiệu ứng Mossbauer, nguồn phát tia là một nguồn phóng xạ, thường dùng là đồng vị Fe57 hoặc Co57. Nguồn này chuyển động tương đối với mẫu nghiên cứu, và do đó, năng lượng của tia sẽ bị thay đổi chút ít khi tốc độ nguồn thay đổi nhờ vào hiệu ứng Doppler. Sơ đồ tách mức năng lượng hạt nhân do các tương tác siêu tinh tế khác nhau và phổ Mossbauer tương ứng Nếu hạt nhân phát xạ tia ở nguồn phát và hạt nhân hấp thụ tia ở mẫu là đồng nhất (ví dụ cùng là Fe chẳng hạn) thì dịch chuyển năng lượng là đồng nhất và ta được một phổ hấp thụ như cột đồ thị thứ nhất trong hình với đỉnh cực đại tại vận tốc nguồn bằng 0. Câu hỏi là hiệu ứng này có thể đo được tương tác cực kỳ nhỏ bé giữa hạt nhân nguyên tử với môi trường hay không? Độ phân giải của hiệu ứng phụ thuộc vào sự mở rộng do việc hạt nhân hấp thụ tia nhảy lên trạng thái kích thích rồi ở đó một khoảng thời gian (gọi là khoảng thời gian sống trung bình) trước khi trở về trạng thái ban đầu kèm với việc phát xạ tia . Đối với Fe57, độ rộng vạch là 5×10−9 eV so với 14.4 keV của chùm tia tương ứng với chiều dày của một tờ giấy so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Chính vì độ nhạy rất cao như thế mà hiệu ứng có thể thu được tương tác siêu tinh tế trong vật liệu. Khi nghiên cứu một vật liệu nào đó ta cần phải điều chỉnh năng lượng của chùm tia đến sao cho có cộng hưởng xảy ra, người ta điều chỉnh năng lượng bằng cách cho nguồn phát tia chuyển động lại gần hoặc ra xa mẫu nghiên cứu với tốc độ vài mm/s. Năng lượng của chuyển động của nguồn phát cỡ mm/s là rất nhỏ so với vận tốc chuyển động của tia gần 3×1011 mm/s (vận tốc ánh sáng) chính là độ biến đổi cần thiết để thu được tương tác siêu tinh tế trong mẫu nghiên cứu. Khi hạt nhân của mẫu hấp thụ tia thì trạng thái năng lượng của nó bị thay đổi và sự thay đổi đó xảy ra theo ba cách khác nhau: dịch chuyển Isomer, tách mức tứ cực, và tách mức từ. Dịch chuyển Isomer (còn gọi là dịch chuyển hóa học) xuất hiện do hạt nhân có một thể tích khác không, do đó, hàm sóng của điện tử khác không tại vị trí của hạt nhân làm xuất hiện một tương tác Coulomb giữa điện tử và hạt nhân làm thay đổi trạng thái hạt nhân. Đối với Fe chẳng hạn, nếu có nhiều điện tử d (lớp điện tử nằm bên trong hạt nhân) sẽ chắn hạt nhân với điện tử s (lớp điện tử nằm bên ngoài) làm cho tương tác hạt nhân – điện tử s bị yếu đi và các điện tử s sẽ trải rộng ra khỏi hạt nhân và hệ quả là mật độ điện tích của điện tử s bị giảm đi. Nếu môi trường điện tử s của hạt nhân phát xạ và hạt nhân hấp thụ khác nhau thì sẽ gây ra một sai khác về mức năng lượng cộng hưởng. Và ta sẽ thấy toàn bộ phổ bị dịch về phía trái hoặc phải so với điểm 0 (cột thứ hai trong hình). Dịch chuyển Isomer dùng để xác định các trạng thái hóa trị, các trạng thái liên kết, sự chắn của điện tử và độ âm điện. Ví dụ cấu hình điện tử của Fe+2 và Fe+3 tương ứng là (3d)6 và (3d)5 thì mật độ điện tử s của Fe+2 sẽ nhỏ hơn mật độ điện tử s của Fe+3 và do đó dịch chuyển Isomer của Fe+2 sẽ lớn hơn của Fe+3. Tách mức tứ cực xuất hiện do phân bố điện tích xung quanh hạt nhân (có mô men xung lượng > 1/2) không phải là hình cầu. Sự phân bố điện tích không đối xứng đó tạo ra một điện trường không đối xứng (gradient điện trường) làm tách mức năng lượng của hạt nhân. Với đồng vị Fe57, trạng thái kích thích bị tách thành hai trạng thái 1/2 và 3/2 là xuất hiện hai vạch trong phổ Mossbauer (cột thứ ba). Tách mức từ xuất hiện do hạt nhân có một mô men từ spin. Khi có mặt của từ trường sẽ xuất hiện một tương tác Zeeman giữa mô men từ hạt nhân với từ trường. Các điện tử có mô men từ do chuyển động của chúng trên quỹ đạo xung quanh hạt nhân gọi là mô men từ quỹ đạo, và chuyển động xung quanh mình chúng gọi là mô men từ spin. Nếu các lớp điện tử không bị lấp đầy hoàn toàn thì các mô men từ quỹ đạo, mô men từ spin và sự phân cực của mật độ spin tạo ra các từ trường nội tác dụng lên hạt nhân. Nếu tác dụng một từ trường ngoài thì đó là từ trường ngoại tác dụng lên hạt nhân. Tất cả các từ trường đó hợp lại làm xuất hiện sáu vạch phổ (cột cuối cùng trong hình). Vị trí của các vạch có liên quan đến độ lớn của các mức năng lượng nhưng cường độ của các vạch thì liên quan đến góc giữa tia và mô men spin hạt nhân. Giá trị tương đối của các vạch ngoài cùng – giữa – trong cùng là 3 – – 1. Tức là tỷ lệ giữa vạch trong cùng và ngoài cùng luôn bằng 1/3, nhưng vạch giữa có thể có các giá trị từ 0 đến 4 phụ thuộc vào q là góc giữa mô men spin của hạt nhân và chùm tia . Đối với mẫu đa tinh thể vạch giữa có cường độ trung bình bằng 2 nhưng đối với mẫu đơn tinh thể hoặc dưới tác dụng của từ trường ngoài thì cường độ của các vạch này có thể cho các thông tin về hướng và độ trật tự từ. Các tương tác Isomer, từ cực, từ và tổ hợp của chúng là các thông tin quan trọng của phổ Mossbauer. Tham khảo Phổ Mossbauer Vật lý nguyên tử Phổ học Kỹ thuật khoa học
5710
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20v%E1%BA%ADt
Sinh vật
Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật (organism), dạng sống (lifeform) hay dạng sinh học (biological form) là một thực thể bất kỳ thể hiện đầy đủ (exhibit) các biểu hiện của sự sống. Các sinh vật được phân loại theo đơn vị phân loại thành các nhóm xác định như sinh vật đa bào (multicellular organism), động vật, thực vật và nấm (fungi); hoặc các sinh vật đơn bào (unicellular organism) như sinh vật nguyên sinh (protist), vi khuẩn (bacteria) và vi khuẩn cổ (archaea). Tất cả các loại sinh vật đều có khả năng đặc trưng như trao đổi chất (metabolism), cân bằng nội môi (homeostasis), sinh trưởng phát triển (developmental biology), sinh sản (reproduction) và một số mức độ phản ứng (response) đối với các kích thích sinh lý (stimulus) bên ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi sinh vật đều mang đầy đủ các đặc trưng trên. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường hoặc không có khả năng tự sinh sản. Con người là động vật đa bào gồm hàng nghìn tỷ (trillions) tế bào biệt hóa (cellular differentiation) trong quá trình sinh học phát triển thành các mô và cơ quan sinh học chuyên biệt. Một sinh vật có thể là một sinh vật nhân sơ (prokaryote) hoặc một sinh vật nhân thực (eukaryote). Các sinh vật nhân sơ được đại diện bởi hai vực riêng biệt (trong hệ thống ba vực - Three-domain system) đó là vực vi khuẩn và vực cổ khuẩn. Sinh vật nhân chuẩn được đặc trưng bởi sự hiện diện của nhân tế bào bị ràng buộc gắn với màng tế bào (membrane-bound) và có thêm các ngăn liên kết màng được gọi là các bào quan (organelle) chẳng hạn như ty thể (mitochondria) ở động vật và thực vật hay lạp thể (plastid) trong thực vật và tảo, tất cả thường được coi là có nguồn gốc từ thuyết nội cộng sinh (symbiogenesis, endosymbiotic) vi khuẩn. Ước tính số lượng loài hiện tại của Trái Đất dao động từ 10 triệu đến 14 triệu, trong đó chỉ có khoảng 1,2 triệu đã được ghi nhận. Hơn 99% tất cả các loài, chiếm hơn 5 tỷ loài, đã từng sống được ước tính là tuyệt chủng. Trong năm 2016, một bộ 355 gen từ tổ tiên chung phổ biến cuối cùng (last universal common ancestor - LUCA) của tất cả các sinh vật đã được xác định. Hóa học Sinh vật là những hệ thống hóa học phức tạp, được tổ chức theo cách thúc đẩy sự sinh sản và một số biện pháp phát triển bền vững hoặc sinh tồn. Các quy luật giống nhau chi phối hóa học sinh vật không sự sống (ví dụ như đá, nước, không khí) cũng áp dụng cho các quá trình hoá học sinh vật có sự sống. Nó là một hiện tượng của toàn thể sinh vật, Nói chung đây là những hiện tượng của toàn bộ sinh vật xác định thể lực của chúng trong một môi trường và do đó khả năng sống sót của các gen dựa trên DNA. Nguyên tố hóa học cơ bản trong các hợp chất này là cacbon. Các tính chất hóa học của nguyên tố này như mối liên kết với các nguyên tử nhỏ khác, và kích thước nhỏ của nó làm cho nó có thể tạo nhiều liên kết, làm nó là đặc điểm cơ bản của sự sống hữu cơ. Nó có thể tạo thành các hợp chất 3 nguyên tử nhỏ như cacbon dioxide), cũng như các chuỗi lớn hàng ngàn nguyên tử chứa các dữ liệu (axít nucleic), giữ các tế bào cùng nhau, và truyền thông tin (protein). Đại phân tử Các hợp chất cấu tạo nên các sinh vật có thể được chia thành các đại phân tử và các phân tử nhỏ khác. 4 nhóm đại phân tử là axit nucleic, protein, cacbohydrat và lipid. Các axit nucleic (đặc biệt là axit deoxyribonucleic, hay DNA) lưu trữ dữ liệu di truyền ở dạng các chuỗi nucleotide. Các chuỗi nucleotide có bốn loại khác nhau (adenin, cytosi, guanin, và thymin) ra lệnh nhiều đặc điểm tạo thành sinh vật. Chuỗi được chia thành các codon, mỗi codon là một chuỗi đặc biệt của 3 nucleotide và tương ứng với một amino acid đặc biệt. Do đó, chuỗi DNA mã hóa một protein nhất định, do các tính chất hóa học của các amino acid cấu tạo nên nó, quá trình cuộn gập protein theo một cách cụ thể và do đó thực hiện một chức năng cụ thể. Các chức năng của protein được ghi nhận: Enzyme, xúc tác tất cả các phản ứng của quá trình trao đổi chất Protein cấu trúc, như tubulin, hay collagen Protein điều hòa, như Regulatory proteins, chẳng hạn như các yếu tố phiên mã hoặc cyclins điều hòa chu kỳ tế bào Các phân tử tín hiệu hoặc các thụ thể như một số hormone và các thụ thể của chúng Protein bảo vệ, có thể bao gồm mọi thứ từ kháng thể của hệ miễn dịch, đến toxins (như dendrotoxin của rắn), đến protein bao gồm các amino acid bất thường như canavanin Một lớp phospholipid kép tạo thành màng tế bào cấu tạo nên một rào chắn, chứa mọi thứ bên trong tế bào và bảo vệ các hợp chất di chuyển tự do vào và ra khỏi tế bào. Do sự thấm chọn lọc (selective permeability) của màng phospholipid chỉ cho phép một số phân tử cụ thể mới có thể đi qua nó. Ở một số sinh vật đa bào, chúng có vai trò lưu trữ năng lượng và thông tin trung gian giữa các tế bào. Cacbohydrat thì dễ vỡ hơn so với các lipid và sinh nhiều năng lượng hơn so với các lipid và protein. Trong thực tế, các cacbohydrat là một nguồn năng lượng lớn cho tất cả sinh vật sống. Cấu trúc Tất cả các sinh vật cấu tạo bởi các đơn vị monomer được gọi là tế bào; một số chỉ có một tế bào (đơn bào) và số khác có nhiều tế bào (đa bào). Các sinh vật đa bào có thể biệt hóa các tế bào để thực hiện các chức năng khác nhau. Một nhóm các tế bào như thế gọi là mô, và ở động vật có 4 nhóm gồm biểu mô, mô thần kinh, mô cơ, và mô liên kết. Nhiều kiểu mô hoạt động cùng nhau hình thành cơ quan có các chức năng riêng biệt (như bơm máu từ tim, hoặc bảo vệ tác hại từ môi trường như da). Cấu trúc này tiếp tục ở cấp độ cao hơn với nhiều cơ quan tập hợp thành hệ cơ quan cho phép động vật sinh sản, tiêu hóa,.... Nhiều sinh vật đa bào có nhiều hệ cơ quan, phối hợp với nhau cho phép sự sống tồn tại. Tế bào Thuyết tế bào được phát triển đầu tiên năm 1839 bởi Schleiden và Schwann, chỉ ra rằng tất cả sinh vật được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào; tất cả các chức năng quan trọng của một sinh vật xảy ra bên trong các tế bào, và các tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết cho việc quy định chức năng tế bào và để truyền thông tin cho các thế hệ tiếp theo của các tế bào. Có hai loại tế bào gồm nhân chuẩn và nhân sơ. Các tế bào nhân sơ thường tồn tại riêng biệt, trong khi các tế bào nhân chuẩn thường được tìm thấy ở sinh vật đa bào. Các tế bào nhân sơ thiếu màng nhân vì vậy DNA không bị ràng buộc bên trong tế bào; tế bào nhân chuẩn có màng nhân. Tất cả tế bào có màng tế bào bao bọc bên ngoài, tách biệt thành phần bên trong với môi trường của nó, quy định những gì đi vào và ra, và duy trì điện thế của tế bào. Bên trong màng, tế bào chất chứa muối chiếm hầu hết thể tích tế bào. Tất cả tế bào đều có DNA, vật liệu di truyền của gen, và RNA, chứa thông tin cần thiết để tạo thành nhiều loại protein khác nhau như enzyme, bộ máy nguyên thủy của tế bào. Cũng có những loại phân tử sinh học khác trong tế bào. Tất cả các tế bào có chung nhiều đặc điểm: Sinh sản bằng cách phân bào. Sử dụng enzyme và các protein khác được mã hóa bởi các gen DNA và thông qua mRNA trung gian và các ribosome. Trao đổi chất bao gồm cả việc lấy vật liệu thô để tạo nên các thành phần của tế bào, chuyển hóa năng lượng, giải phóng các sản phẩm phụ. Chức năng của tế bào phụ thuộc vào khả năng lấy và sử dụng năng lượng hóa học được chứa trong các phân tử hữu cơ. Năng lượng này có nguồn gốc từ quá trình trao đổi chất. Phản ứng lại các kích thích bên ngoài và bên trong như thay đổi nhiệt độ, pH, hoặc hàm lượng dinh dưỡng. Các thành phần tế bào được chứa bên trong màng bề mặt tế bào, màng này chứa các protein và lớp lipid kép. Tiến hóa Tổ tiên chung gần nhất Tổ tiên chung gần nhất là những sinh vật gần đây nhất hiện sống trên Trái Đất có cùng tổ tiên. LUCA được ước tính xuất hiện vào khoảng 3,5 đến 3,8 tỉ năm trước (đôi khi trong Đại Cổ Thái cổ). Thông tin về sự phát triển trước đây của sự sống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả địa chất học và khoa học hành tinh. Các ngành khoa học này cung cấp thông tin về lịch sử của Trái Đất và những thay đổi được tạo ra bởi sự sống. Tuy nhiên, việc tiếp cận những thông tin về Trái Đất trước đây đã bị phá hủy bởi các quá trình địa chất qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong sinh học, học thuyết vũ trụ có chung nguồn gốc đề xuất rằng tất cả sinh vật trên Trái Đất đều xuất phát từ tổ tiên chung. Bằng chứng về tổ tiên chung có thể được tìm thấy trong những đặc điểm chung giữa tất cả các sinh vật sống. Trong thời kỳ Darwin, bằng chứng về những đặc điểm chung chỉ dưa trên quan sát tương đồng về hình thái, chẳng hạn như tất cả các loài chim đều có cánh, thậm chí không thể bay. Ngày nay, có bằng chứng mạnh mẽ từ gen cho thấy rằng tất cả sinh vật có cùng một tổ tiên. Ví dụ như mỗi tế bào sinh vật sống sử dụng các axit nucleic là vật liệu di truyền của nó, và sử dụng cùng 20 aminoaxit khi tạo thành các khối protein. Tất cả sinh vật dùng chung mã di truyền để phiên dịch chuỗi axit nucleic vào trong các protein. Tính phổ quát của những đặc điểm này cho thấy tổ tiên chung mạnh mẽ, bởi vì sự chọn lọc của rất nhiều những đặc điểm này có vẻ như tùy ý. Tranh cãi về nguồn gốc tổ tiên chung được thúc đẩy trong một bài bào của Ford Doolittle năm 2000 bài báo này thảo luận những biến đổi trong mã di truyền. Đặc biệt nó đề xuất rằng sự chuyển gen ngang có thể tạo ra vấn đề trong việc phân tích về nguồn gốc tổ tiên này. Tuy nhiên, năm 2010, một thử nghiệm toán học chính thức về giả thiết xác định chuyển gen ngang không thể bác bỏ sự tồn tại của một tổ tiên chung; nó chỉ đẩy lùi ngày khi mà tổ tiên này bắt đầu xuất hiện. Theobald (2010) đã tính toán từ dữ liệu di truyền (và đặc biệt là việc sử dụng phổ quát của cùng mã di truyền, cùng một nucleotide và các amino acid giống nhau), yếu tố có lợi cho sự tồn tại tổ tiên chung là 10^2489. Chuyển gen ngang Tổ tiên của các sinh vật sống được xây dựng lại theo phương pháp truyền thống từ hình thái, nhưng ngày càng được bổ sung tái cấu trúc-phát sinh loài của bằng cách trao đổi các gen (DNA). Nhà sinh học Gogarten cho rằng: "Ẩn dụ ban đầu của cây phát sinh sự sống không còn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu bộ gen gần đây", mặc dù "các nhà sinh học (nên) sử dụng sự kết hợp "ẩn dụ" (metaphor) sinh học để miêu tả những lịch sử khác nhau được kết hợp trong các bộ gen riêng biệt và sử dụng mạng lưới metaphor để hình dung sự trao đổi phong phú và những hiệu quả liên kết của chuyển gen ngang trong vi sinh vật." Tương lai của sự sống Theo các thuật ngữ hiện đại, nhóm sinh vật nhân bản đề cập đến việc tạo ra các sinh vật đa bào mới giống hệt về mặt di truyền với sinh vật khác. Tuy nhiên, những công nghệ được sử dụng để nhân bản có khả năng tạo ra những loài mới hoàn toàn. Nhân bản sinh vật là chủ đề của nhiều tranh cãi về yếu tố đạo đức. Năm 2008, Viện J. Craig Venter đã lắp ráp một hệ gen bi khuẩn tổng hợp của Mycoplasma genitalium bằng cách sử dụng sự tái tổ hợp trong men của 25 mảnh DNA chồng lắp trong một bước cơ bản. Việc sử dụng tái tổ hợp men đã đơn giản hóa việc lắp ráp các phân tử DNA lớn từ các mảnh tổng hợp và tự nhiên. Tổ chức sinh học Các cấp độ tổ chức sinh học Nguyên tử Phân tử Đại phân tử Bào quan Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể (sinh vật) Các cấp độ tổ chức trên cá thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái Sinh quyển Phân loại học Xem thêm nữa Phân loại khoa học Danh pháp phân loại Loài Virus Virus không được coi là những sinh vật điển hình vì chúng không có khả năng tự sinh sản và trao đổi chất. Điều này cũng gây tranh cãi khi một số "vật ký sinh" và "nội cộng sinh" cũng không có khả năng sống độc lập. Dù rằng virus cũng có một số enzyme và phân tử đặc trưng của các sinh vật sống, nhưng chúng không có khả năng sống bên ngoài tế bào của vật chủ. Virus phải sử dụng bộ máy trao đổi chất và bộ máy di truyền của sinh vật chủ. Nguồn gốc của virus hiện nay vẫn chưa được khẳng định. Một số nhà khoa học cho rằng, virus có nguồn gốc từ chính các vật chủ của nó. Tuổi thọ Một trong những thông số cơ bản của sinh vật là tuổi thọ. Một vài loài động vật chỉ sống trong 1 ngày, trong khi một vài loài thực vật lại sống hàng ngàn năm. Quá trình lão hóa là một quá trình quan trọng vì nó quyết định tuổi thọ của mọi sinh vật, vi khuẩn, virus thậm chí là các prion. Xem thêm Lịch trình tiến hóa của sự sống Chú thích Liên kết ngoài Taxonomy browser (root) Danh mục phân loại trên NCBI Species 2000 Danh mục các loài sinh vật trên Website Species 2000 Dự án The Tree of Life của Đại học Arizona. Bài cơ bản dài trung bình Sự sống
5711
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%AD
Nguyên tử
Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất chứa một hạt nhân ở trung tâm bao quanh bởi đám mây điện tích âm các electron. Hạt nhân nguyên tử là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các proton mang điện tích dương và các neutron trung hòa điện (ngoại trừ trường hợp của nguyên tử Hydrogen, với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất không có neutron). Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi tương tác điện từ và tuân theo các nguyên lý của cơ học lượng tử. Tương tự như vậy, nhóm các nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết hóa học dựa trên cùng một tương tác này, và tạo nên phân tử. Một nguyên tử chứa số hạt electron bằng số hạt proton thì trung hòa về điện tích, trong khi số electron nếu nhiều hoặc ít hơn thì nó mang điện tích âm hoặc dương và gọi là ion. Nguyên tử được phân loại tuân theo số proton và neutron trong hạt nhân của nó: số proton xác định lên nguyên tố hóa học, và số neutron xác định đồng vị của nguyên tố đó. Tên gọi nguyên tử hóa học mà hay gọi đơn giản là "nguyên tử" là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng vài phần mười nano mét và có khối lượng rất nhỏ tỷ lệ với thể tích của nguyên tử. Chúng ta có thể quan sát nguyên tử đơn lẻ bằng các thiết bị như kính hiển vi quét chui hầm. Trên 99,94% khối lượng nguyên tử tập trung tại hạt nhân, với tổng khối lượng proton xấp xỉ bằng tổng khối lượng neutron. Mỗi nguyên tố có ít nhất một đồng vị với hạt nhân không ổn định có thể trải qua quá trình phân rã phóng xạ. Quá trình này dẫn đến biến đổi hạt nhân làm thay đổi số proton hoặc neutron trong hạt nhân nguyên tử. Electron liên kết trong nguyên tử có những mức năng lượng ổn định rời rạc, hay orbital, và chúng có thể chuyển dịch giữa 2 mức năng lượng bằng hấp thụ hay phát ra photon có năng lượng đúng bằng hiệu giữa 2 mức năng lượng này. Các electron có vai trò xác định lên tính chất hóa học của một nguyên tố, và ảnh hưởng mạnh tới tính chất từ tính của nguyên tử cũng như vật liệu. Những nguyên lý của cơ học lượng tử đã mô tả thành công các tính chất quan sát thấy của nguyên tử và là nền tảng cho lý thuyết nguyên tử và hạt hạ nguyên tử (hạt quark, proton, neutron,...). Từ nguyên Tên tiếng Anh "atom" xuất phát từ tiếng Hy Lạp ἄτομος (atomos, "vô hình") từ ἀ- (a-, "không") và τέμνω (temnō, "cắt"), có nghĩa là không cắt được, hoặc vô hình, một thứ không thể chia cắt được. Khái niệm nguyên tử là thành phần vô hình của vật chất do các nhà triết học Ấn Độ và Hy Lạp đề xuất ra đầu tiên. Trong thế kỷ thứ 18 và 19, các nhà vật lý nêu ra một cơ sở vật lý cho ý tưởng này bằng cách chỉ ra có những chất không thể bị bẻ gãy bởi phương pháp hóa học, và họ lấy tên gọi từ các nhà triết học cổ đại là nguyên tử để đặt cho các thực thể hóa học. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý đã phát hiện ra những thành phần hạ nguyên tử và cấu trúc bên trong nguyên tử, và do vậy chứng minh "nguyên tử" hóa học có thể phân chia được và tên gọi này có thể không miêu tả đúng bản chất của chúng. Tuy nhiên, nó đã trở thành một thuật ngữ khoa học hiện đại. Điều này cũng dẫn đến những tranh luận về liệu những nhà triết học cổ đại, những người định nghĩa các vật vô hình và không thể phân chia được có phải là cho những nguyên tử hóa học hiện đại hay là cho những hạt hạ nguyên tử vô hình như lepton hay quark, hay thậm chí cho những hạt cơ bản hơn mà chưa phát hiện ra. Từ nguyên tử trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán gốc Nhật 原子 (bính âm: yuánzǐ, tiếng Nhật: genshi). Với trong nguyên thủy và trong phân tử Lịch sử Nguyên tử luận Khái niệm về vật chất là tổ hợp của những đơn vị rời rạc và không thể chia nhỏ hơn đã xuất hiện từ nhiều thiên niên kỷ, nhưng những khái niệm này thường là những lập luận triết học và trừu tượng hơn là dựa trên những quan sát thực nghiệm. Bản chất của nguyên tử trong triết học thay đổi theo thời gian giữa nhiều nền văn minh và trường phái cổ đại, đa số có yếu tố tinh thần siêu hình học. Tuy vậy, khái niệm cơ bản về nguyên tử được các nhà khoa học hàng nghìn năm sau chấp nhận bởi vì nó giải thích một cách đơn giản một số khám phá mới trong lĩnh vực hóa học. Các nhà triết học cổ đại Hy Lạp và Ấn Độ đã nhắc tới khái niệm nguyên tử. Ở Ấn Độ, những trường phái Ājīvika, Jain, và Cārvāka bàn về nguyên tử luận bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Hệ thống tư tưởng Nyaya và Vaisheshika sau đó phát triển thuyết về nguyên tử khi đề ra cách các nguyên tử kết hợp lại thành thực thể phức tạp hơn. Ở phương Tây, nguyên tử luận được nhắc đến từ thế kỷ 5 TCN bởi Leucippus, và người học trò của Democritos đã tiếp nối và hệ thống hóa lý luận. Khoảng giai đoạn 450 TCN, Democritos đưa ra thuật ngữ atomos (), có nghĩa là "không thể cắt được" hay "hạt vô hình nhỏ nhất của vật chất". Mặc dù các khái niệm này của các triết gia Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại thuần túy dựa vào mặt tinh thần, khoa học hiện đại đã bảo lưu thuật ngữ do Democritos đưa ra. Lý thuyết về những hạt rất nhỏ (Corpuscularianism) do nhà giả kim Geber nêu ra từ thế kỷ XIII, đôi khi có người cho là bởi Paul từ Taranto nêu ra, đó là mọi vật thể chứa bên trong và những hạt hoặc những tiểu thể rất nhỏ. Chủ nghĩa này giống với nguyên tử luận, ngoại trừ nguyên từ được giả thiết là hạt vô hình, và những hạt về nguyên lý có thể phân chia được. Theo lý thuyết này, ví dụ, người ta cho rằng thủy ngân có thể thấm vào kim loại và làm thay đổi cấu trúc bên trong của nó. Corpuscularianism là lý thuyết nổi bật trong vài trăm năm sau đó. Năm 1661, nhà triết học tự nhiên Robert Boyle xuất bản cuốn The Sceptical Chymist trong đó ông lập luận rằng vật chất là tổ hợp của rất nhiều "tiểu thể" hay nguyên tử, hơn là bởi bốn nguyên tố cơ bản là không khí, đất, nước và lửa. Trong những năm 1670 lý thuyết về các tiểu thể được Isaac Newton áp dụng vào lý thuyết các hạt ánh sáng của ông. Nguồn gốc lý thuyết khoa học Tiến trình nghiên cứu về nguyên tử không xuất hiện cho tới tận khi ngành khoa học hóa học bắt đầu phát triển. Năm 1789, thương nhân và khoa học gia người Pháp Antoine Lavoisier khám phá ra định luật bảo toàn khối lượng và nêu ra ý niệm về nguyên tố là chất cơ bản không thể phân tách bằng những phương pháp hóa học. Năm 1805, nhà triết học và giảng sư người Anh John Dalton sử dụng khái niệm nguyên tử nhằm giải thích tại sao các nguyên tố luôn luôn phản ứng theo những tỉ số tự nhiên nhỏ (định luật Dalton) và tại sao có những loại khí hòa tan vào nước tốt hơn những khí khác. Ông đề xuất rằng mỗi nguyên tố chứa những nguyên tử cùng loại, duy nhất, và những nguyên tử này kết hợp với nhau tạo nên các hợp chất hóa học. Các nhà lịch sử khoa học coi Dalton là người tiên phong trong lý thuyết nguyên tử hiện đại. Giả thuyết nguyên tử của Dalton không nêu cụ thể kích thước nguyên tử là bao nhiêu. Theo cảm nhận thông thường chúng phải rất nhỏ, nhưng không ai biết nhỏ bao nhiêu. Do vậy vào năm 1865 nhà hóa học người Áo Johann Josef Loschmidt đã có bước đột phá khi ông đo được kích cỡ của phân tử trong không khí. Một dòng bổ sung lý luận hỗ trợ lý thuyết hạt (và do vậy mở rộng thuyết nguyên tử) là vào đầu năm 1827 khi nhà thực vật học Scotland Robert Brown sử dụng kính hiển vi để quan sát các hạt bụi trôi nổi trên mặt nước và ông nhận thấy chúng di chuyển zic-zac—một hiện tượng ngày nay gọi là "chuyển động Brown". Năm 1877 J. Desaulx đề xuất hiện tượng này có nguyên nhân từ chuyển động nhiệt của các phân tử nước, và tới tận năm 1905 nhà vật lý người Đức Albert Einstein mới nêu ra phân tích toán lý đầu tiên về chuyển động này. Sau đó, nhà vật lý người Pháp Jean Perrin dựa trên nghiên cứu của Einstein tiến hành thí nghiệm xác định được khối lượng và kích thước nguyên tử, và xác nhận lý thuyết nguyên tử của Dalton. Năm 1869, dựa trên các khám phá trước đó của những nhà khoa học như Lavoisier, nhà hóa học người Nga Dmitri Mendeleev lần đầu tiên công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trên bảng này thể hiện tính chất hóa học một cách tuần hoàn giữa các nguyên tố, ông phát hiện ra tính lặp lại tuần hoàn của các nguyên tố khi sắp xếp chúng theo nguyên tử số. Hạt cấu thành và lý thuyết lượng tử Nhà vật lý J. J. Thomson, thông qua nghiên cứu trên chùm tia cathode năm 1897, đã phát hiện ra electron, và kết luận rằng chúng là một thành phần của mỗi nguyên tử. Do vậy ông vượt qua niềm tin lâu nay cho rằng nguyên tử là những hạt vô hình, không thể phân chia của vật chất. Thomson đề xuất các hạt điện tích âm electron khối lượng nhỏ phân bố đều trên nguyên tử, có thể quay quanh thành những vòng, và điện tích của chúng cân bằng với sự có mặt của một biển điện tích dương. Mô hình này sau đó được gọi là mô hình mứt mận (Plum pudding model). Năm 1909, Hans Geiger và Ernest Marsden, lúc đó đang là trợ tá cho Ernest Rutherford, sử dụng tia alpha—lúc đó người ta đã biết là nguyên tử điện tích dương của heli—bắn phá một lá vàng và nhận thấy một tỷ lệ nhỏ các hạt bị lệch với một góc rất lớn so với giá trị tiên đoán theo mô hình Thomson. Rutherford giải thích thí nghiệm với lá vàng bằng giả sử rằng điện tích dương của nguyên tử vàng và phần lớn khối lượng của nó tập trung tại hạt nhân trung tâm của nguyên tử—hay mô hình Rutherford. Khi làm thí nghiệm với các nguyên tố phóng xạ, năm 1913 nhà hóa học phóng xạ Frederick Soddy phát hiện ra dường như có nhiều hơn một loại nguyên tử tại mỗi vị trí trên bảng tuần hoàn. Và thuật ngữ đồng vị do bác sĩ Margaret Todd đưa ra nhằm gọi tên một cách phù hợp cho những nguyên tử khác nhau của cùng một nguyên tố. J.J. Thomson nghĩ ra một kĩ thuật nhằm tách nguyên tử có các đồng vị khác nhau khi ông nghiên cứu trên khí ion hóa, và sau đó dẫn tới khám phá ra đồng vị bền. Trong khi đó năm 1913, nhà vật lý Niels Bohr đề xuất là các electron bị giam giữ trên những quỹ đạo bị lượng tử hóa nhất định, và chúng có thể nhảy qua lại giữa những quỹ đạo này, nhưng không thể rơi xoắn ốc vào trong hay ra ngoài trong những quỹ đạo trung gian. Một electron phải hấp thụ hoặc phát ra một lượng năng lượng cụ thể khi chuyển dịch giữa hai trạng thái này. Khi ánh sáng từ nguồn vật liệu nung nóng truyền qua một lăng kính, nó bị tách ra thành phổ nhiều tia đơn sắc. Lý thuyết Bohr đã giải thích thành công sự tách ra thành nhiều vạch phổ hydro tương ứng với sự chuyển dịch electron giữa các orbital. Sau đấy trong cùng năm Henry Moseley cung cấp thêm chứng cứ thực nghiệm ủng hộ lý thuyết Niels Bohr. Những kết quả thí nghiệm này cũng tinh chỉnh mô hình của Ernest Rutherford và của Antonius Van den Broek, và thí nghiệm cho thấy nguyên tử chứa trong nó hạt nhân có số điện tích hạt nhân bằng với số thứ tự của chúng trên bảng tuần hoàn. Cho đến tận khi có các thí nghiệm của Moseley, nguyên tử số vẫn chưa được biết là một đại lượng vật lý và xác nhận bằng thực nghiệm. Nguyên tử số bằng điện tích của hạt nhân vẫn được chấp nhận trong mô hình nguyên tử hiện đại ngày nay. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử đến lượt được giải thích bởi Gilbert Newton Lewis năm 1916, bằng tương tác giữa các electron trong chúng. Khi đã biết tính chất hóa học của các nguyên tố lặp lại tuần hoàn trên bảng tuần hoàn, năm 1919 nhà hóa học Irving Langmuir đề xuất tính tuần hoàn có thể giải thích được nếu electron trong một nguyên tử được kết nối hay nhóm lại theo một cách nào đó. Nhóm các electron được cho là chiếm giữ vào một tập hợp lớp vỏ electron quanh hạt nhân. Thí nghiệm Stern–Gerlach thực hiện năm 1922 mang đến kết quả thực nghiệm ủng hộ cho bản chất lượng tử của nguyên tử. Khi một chùm nguyên tử bạc cho phóng qua một từ trường không đều, chùm tia sẽ bị tách ra trên màn thu tuân theo hướng của động lượng nguyên tử, hay spin lượng tử. Nếu hướng của spin là phân bố ngẫu nhiên, thì trên màn thu sẽ thu được một dải bạc liên tục. Tuy vậy, hai nhà vật lý lại thu được kết quả là có hai phần rõ rệt, chỉ phụ thuộc vào spin nguyên tử định hướng lên hay xuống. Năm 1924, Louis de Broglie dựa trên ý tưởng của Einstein về sóng điện từ có lúc thể hiện tính chất hạt (photon) và đề xuất ngược lại là mọi hạt có tính chất dạng sóng của chúng. Năm 1926, Erwin Schrödinger sử dụng đề xuất này nhằm phát triển mô hình toán học về nguyên tử miêu tả các electron như dạng sóng ba chiều hơn là các hạt điểm. Một hệ quả của cách sử dụng các hàm sóng miêu tả hành xử của hạt đó là về mặt toán học không thể nhận được giá trị chính xác về cả vị trí và động lượng của một hạt trong cùng một thời gian; đây chính là nội dung của nguyên lý bất định do nhà vật lý Werner Heisenberg phát biểu năm 1926. Trong khái niệm này, mỗi khi chúng ta đo chính xác vị trí của hạt chúng ta sẽ chỉ nhận được một khoảng các giá trị có thể cho động lượng, và ngược lại. Mô hình này cũng giải thích được những kết quả thực nghiệm về hành xử của nguyên tử mà những mô hình khác không làm được, như là những cấu trúc xác định và dải phổ của những nguyên tử lớn hơn nguyên tử hydro. Từ đó, mô hình hành tinh nguyên tử miêu tả các electron quay trên quỹ đạo quanh hạt nhân bị bác bỏ và thay thế vào đó là các electron ở những vùng gọi là orbital nguyên tử tương ứng với xác suất phân bố của electron. Các phổ kế khối lượng phát minh ra đã cho phép đo được chính xác khối lượng của nguyên tử. Thiết bị này sử dụng một nam châm làm lệch quỹ đạo của chùm tia ion, và góc lệch đo được bằng tỉ số của khối lượng nguyên tử và điện tích của nó. Nhà hóa học Francis William Aston đã sử dụng thiết bị này để chứng tỏ rằng các đồng vị có khối lượng khác nhau. Khối lượng nguyên tử của những đồng vị cùng một nguyên tố chỉ chênh nhau theo bội nguyên của một hằng số. Để giải thích cho sự khác biệt kỳ lạ về khối lượng đồng vị phải đợi đến tận khi khám phá ra neutron, hạt trung hòa điện có khối lượng hơi lớn hơn khối lượng proton, do nhà vật lý James Chadwick phát hiện năm 1932 khi bắn phá hạt nhân nguyên tử Beryli bằng các hạt alpha. Do vậy các đồng vị được giải thích như là các nguyên tố có cùng số proton và khác nhau về số neutron ở hạt nhân của chúng. Phân hạch, vật lý năng lượng cao và vật chất ngưng tụ Năm 1938, nhà hóa học người Đức Otto Hahn, học trò của Rutherford, đã hướng chùm neutron vào các nguyên tử urani nhằm mục đích tạo ra các nguyên tố siêu urani. Thay vào đó ông lại nhận được từ kết quả thí nghiệm hóa học là sản phẩm bari. Một năm sau, Lise Meitner và người cháu trai của Otto Hahn là Otto Frisch xác nhận kết quả Hahn thu được là thực nghiệm đầu tiên về sự phân hạch hạt nhân. Năm 1944, Otto Hahn nhận giải Nobel Hóa học. Mặc dù Hahn đã nỗ lực kêu gọi Ủy ban Nobel trao giải cho Meitner và Frisch nhưng ông đã không thành công. Trong thập niên 1950, với sự phát triển nhanh chóng của các máy gia tốc hạt và máy dò hạt đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu va chạm của các hạt nhân và nguyên tử ở mức năng lượng cao. Họ nhận thấy hạt neutron và proton là những loại hạt hadron, hay hạt tổ hợp của những hạt nhỏ hơn gọi là quark. Lý thuyết Mô hình chuẩn của vật lý hạt được phát triển và đã rất thành công trong giải thích tính chất của hạt nhân theo sự phân loại thành các hạt hạ nguyên tử và các tương tác chi phối thế giới lượng tử. Các thành phần Hạt hạ nguyên tử Mặc dù từ nguyên tử có nguồn gốc chỉ những hạt không thể phân chia nhỏ hơn nữa, nhưng như ngày nay đã biết nguyên tử là thuật ngữ khoa học tổ hợp của nhiều hạt hạ nguyên tử. Các hạt thành phần của nguyên tử là electron, proton và neutron. Ngoại trừ nguyên tử hydro-1 không có neutron và ion hydro không có electron (hay chính là hạt proton đơn lẻ). Electron là hạt nhẹ nhất trong ba hạt với khối lượng , và điện tích âm -e, kích thước của nó rất nhỏ và hiện nay chưa có công nghệ nào đo được đường kính của nó. Proton có điện tích dương +e và khối lượng gấp 1.836 khối lượng electron, và bằng , mặc dù giá trị này có thể giảm đi do bù trừ vào năng lượng liên kết của proton trong hạt nhân. Neutron là hạt trung hòa điện và khối lượng khi nó đứng riêng lẻ là 1.839 lần khối lượng electron, hay . Các nhà vật lý đo được đường kính của neutron và proton—vào cỡ —mặc dù 'bề mặt' của những hạt này không xác định rõ ràng. Trong Mô hình chuẩn, electron là hạt cơ bản thực sự vì nó không có hạt thành phần. Tuy nhiên, cả proton và neutron là những hạt tổ hợp của những hạt cơ bản gọi là quark. Có hai loại quark trong các proton và neutron, mỗi hạt quark mang điện tích phân số. Proton là hạt tổ hợp của 2 quark lên (mỗi hạt có điện tích +e) và một quark xuống (với điện tích −e). Neutron chứa một quark lên và hai quark xưống. Sự khác biệt trong thành phần khiến cho khối lượng và điện tích của hai hạt proton và neutron có sự khác nhau. Các quark liên kết với nhau bởi tương tác mạnh (hay lực mạnh) thông qua trao đổi các gluon. Đến lượt các hạt proton và neutron liên kết với nhau trong hạt nhân bởi lực hạt nhân, mà lực này về bản chất là do tương tác mạnh 'rò rỉ' ra ngoài với phạm vi ngắn (xem bài về lực hạt nhân). Hạt gluon là thành viên của họ hạt boson gauge, là hạt trung gian trao đổi tương tác mạnh. Hạt nhân Mọi proton và neutron liên kết với nhau trong hạt nhân nguyên tử, và chúng được gọi chung là các nucleon. Bán kính của hạt nhân có giá trị xấp xỉ 1,07 fm, với A là tổng số nucleon trong hạt nhân. Giá trị này nhỏ hơn rất nhiều bán kính của nguyên tử và bằng khoảng 105 fm. Các nucleon liên kết với nhau bởi thế năng hút còn dư của tương tác mạnh tầm ngắn. Với khoảng cách 2,5 fm lực này mạnh hơn lực điện từ làm cho các proton điện tích dương đẩy nhau. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton, hay còn gọi là số nguyên tử. Hạt nhân của một nguyên tố có số hạt neutron khác nhau xác định lên các đồng vị của nguyên tố đó. Tổng số proton và neutron xác định lên nuclit. Số lượng tương đối neutron so với proton ảnh hưởng tới tính ổn định của hạt nhân, và ở một số đồng vị có hiện tượng phân rã phóng xạ. Các hạt proton và neutron được phân loại thành hạt fermion. Nguyên lý loại trừ Pauli, một hiệu ứng cơ học lượng tử, không cho phép có hai hạt fermion đồng nhất ở cùng một trạng thái, ví dụ như không thể có nhiều hạt proton có cùng một trạng thái lượng tử trong cùng một thời gian. Do vậy mỗi hạt proton trong hạt nhân phải có các trạng thái khác nhau, với mức năng lượng của riêng chúng, và tương tự quy tắc này cho các hạt neutron. Tuy nhiên nguyên lý này không ngăn cấm một hạt proton và một neutron có cùng trạng thái lượng tử. Đối với các nguyên tử có giá trị nguyên tử số thấp, một hạt nhân có số proton khác số neutron có xu hướng trở về trạng thái năng lượng của hạt nhân thấp hơn thông qua quá trình phân rã phóng xạ dẫn đến số hạt proton và neutron trở lên xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là, các nguyên tử có số proton xấp xỉ bằng số neutron có hạt nhân bền và không có hiện tượng phóng xạ. Tuy nhiên, khi nguyên tử số tăng lên, lực đẩy lẫn nhau giữa các proton và đòi hỏi số neutron tăng lên để duy trì sự ổn định của hạt nhân, không còn tuân theo xu hướng cân bằng hai hạt này nữa. Và thực tế không có hạt nhân bền nào với số proton xấp xỉ bằng số neutron khi nguyên tử số lớn hơn Z = 20 (calci); và khi Z tăng đến những hạt nhân nặng nhất, tỉ số neutron trên proton để cho hạt nhân ổn định tiến tới giá trị 1,5. Các nhà khoa học biết hạt nhân nguyên tử có thể thay đổi số proton và neutron, mặc dù sự điều chỉnh này cần năng lượng rất cao do ảnh hưởng của lực hạt nhân cũng như lực điện từ. Phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra khi nhiều hạt nhân kết hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn, như sự va chạm năng lượng cao giữa hai hạt nhân. Ví dụ, tại lõi Mặt Trời các proton đòi hỏi năng lượng cỡ 3–10 keV để vượt qua lực đầy giữa chúng— để vượt qua rào Coulomb—và tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn. Phản ứng phân hạch hạt nhân là quá trình ngược lại, một hạt nhân bị tách ra làm hai hạt nhân có khối lượng nhỏ hơn—thường thông qua quá trình phân rã phóng xạ. Hạt nhân cũng bị biến đổi do kết quả quá trình bắn phá bởi các hạt hạ nguyên tử hay chùm proton năng lượng cao. Nếu hạt nhân mới sinh ra với số proton khác đi thì nguyên tử trở thành một nguyên tử của nguyên tố hóa học khác. Nếu khối lượng của hạt nhân sản phẩm trong phản ứng tổng hợp nhỏ hơn tổng cộng khối lượng của các hạt nhân tham gia phản ứng, thì hiệu khối lượng này có thể phát ra dưới dạng năng lượng có ích (như tia gamma, hay động năng của các hạt sản phẩm như hạt beta), và tuân theo nguyên lý sự tương đương khối lượng-năng lượng với công thức của Albert Einstein ΔE = Δm.c2, với Δm là khối lượng chênh lệch và c là tốc độ ánh sáng. Năng lượng dôi ra này có nguồn gốc từ năng lượng liên kết của hạt nhân tạo thành, và nó là sự mất mát năng lượng không thể khôi phục được làm cho các hạt tham gia tổng hợp đứng cạnh nhau trong một trạng thái đòi hỏi năng lượng này phải tách ra. Phản ứng tổng hợp tạo ra hạt nhân lớn hơn từ các hạt nhân có nguyên tử số Z nhỏ hơn của sắt và nikel – với tổng số nucleon vào khoảng 60—thường là phản ứng sinh nhiệt giải phóng nhiều năng lượng hơn so với năng lượng cần thiết để tổng hợp chúng. Đây chính là những phản ứng tổng hợp hạt nhân sinh năng lượng trong các sao và giúp ngôi sao duy trì trạng thái cân bằng áp suất và lực hút hấp dẫn. Đối với các hạt nhân nặng hơn, năng lượng liên kết trên một nucleon trong hạt nhân bắt đầu giảm. Điều này làm cho phản ứng tổng hợp sinh ra hạt nhân với nguyên tử số Z > 26 và số nucleon cao hơn 60, là phản ứng thu nhiệt. Những hạt nhân nặng này không thể tham gia phản ứng tổng hợp sinh năng lượng giúp cho quá trình cân bằng thủy tĩnh của sao được ổn định. Đám mây electron Các electron trong một nguyên tử bị hút bởi các proton ở hạt nhân bằng lực điện từ. Lực này giam các electron bên trong một giếng thế tĩnh điện bao quanh hạt nhân, tức là cần phải có nguồn năng lượng từ bên ngoài để cho electron thoát ra khỏi hạt nhân. Electron càng nằm gần về phía hạt nhân, lực hút càng mạnh hơn. Do đó electron liên kết gần tâm của giếng thế đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để thoát ra ngoài. Electron, giống như những hạt vi mô khác, có cả tính chất sóng và hạt. Đám mây electron là một vùng bên trong giếng thế nơi mỗi electron tạo thành một kiểu sóng đứng ba chiều – dạng sóng không di chuyển so với hạt nhân. Hành xử này tạo nên orbital nguyên tử, một hàm toán học đặc trưng cho xác suất một electron xuất hiện tại một điểm cụ thể khi đo vị trí của electron. Chỉ có tập rời rạc bị lượng tử hóa những orbital tồn tại xung quanh hạt nhân, hoặc nếu có những dạng sóng khác thì nó sẽ nhanh chóng phân hủy thành dạng sóng đứng lượng tử ổn định hơn. Các orbital có thể có cấu trúc nhiều hơn một vòng hoặc nút, và chúng khác nhau về kích thước, hình dạng và hướng. Mỗi orbital tương ứng với một mức năng lượng cụ thể của electron. Electron có thể thay đổi trạng thái của nó đến mức năng lượng cao hơn bằng hấp thụ một photon với năng lượng phù hợp để đẩy điện tử lên trạng thái năng lượng mới. Tương tự như vậy, thông qua phát xạ tự phát, một electron ở trạng thái năng lượng cao hơn có thể trở về mức năng lượng thấp bằng phát ra một photon. Những giá trị năng lượng đặc trưng này, xác định bởi hiệu giữa các mức năng lượng của từng trạng thái lượng tử, thể hiện cho dãy vạch phổ đặc trưng của từng nguyên tử. Lượng năng lượng cần để lấy đi hoặc thêm một electron vào – năng lượng liên kết electron – nhỏ hơn nhiều so với năng lượng liên kết các nucleon trong hạt nhân. Ví dụ, chỉ cần 13,6 eV để tách electron ở trạng thái năng lượng nền (trạng thái năng lượng thấp nhất) ra khỏi nguyên tử hydro, so với 2,23 triệu eV để tách một hạt nhân deuteri. Các nguyên tử trung hòa điện nếu chúng có số electron bằng số proton. Nguyên tử thiếu hoặc dư thừa electron gọi là ion. Những electron nằm xa hạt nhân nhất có thể bị bắt sang nguyên tử bên cạnh hoặc thuộc về cả hai nguyên tử. Theo cơ chế này, các nguyên tử có thể liên kết với nhau thành các phân tử hoặc những hợp chất hóa học khác như mạng lưới tinh thể ion hoặc liên kết cộng hóa trị. Tính chất Tính chất hạt nhân Theo định nghĩa, bất kỳ hai nguyên tử với cùng số proton trong hạt nhân thì thuộc về cùng một nguyên tố hóa học. Các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số neutron là những đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố. Ví dụ, mọi nguyên tử hydro chỉ chứa một proton, nhưng có đồng vị không chứa neutron (hydro-1, là dạng phổ biến nhất, hay còn gọi là proti), chứa một neutron (deuteri), hai neutron (triti) và nhiều hơn hai neutron. Các nguyên tố đã biết lập thành một tập nguyên tử số, từ nguyên tố chứa 1 proton hydro cho đến nguyên tố chứa 118 proton oganesson. Tất cả các đồng vị đã biết của nguyên tố có nguyên tử số lớn hơn 82 là đồng vị phóng xạ. Các nhà vật lý hạt nhân biết khoảng 339 nuclit xuất hiện trong tự nhiên trên Trái Đất, trong số đó 254 (khoảng 75%) nuclit không có tính phân rã, và thường gọi là "đồng vị bền". Tuy nhiên, chỉ 90 trong số những nuclit này là ổn định đối với mọi phân rã, thậm chí ngay cả trên lý thuyết. Còn lại 164 (trong tổng số 254) thì người ta vẫn chưa quan sát thấy chúng phân rã, vì trên lý thuyết chúng có mức năng lượng hạt nhân cao. Và các nhà khoa học thường phân loại chúng một cách hình thức thuộc dạng "bền". Thêm khoảng 34 nuclit phóng xạ có nửa thời gian sống hơn 80 triệu năm, đủ lâu để có mặt từ lúc hình thành Hệ Mặt Trời. Tổng số 288 nuclit này gọi là các nuclit nguyên thủy. Cuối cùng, có thêm khoảng 51 nuclit với nửa thời gian sống ngắn mà các nhà khoa học biết chúng tồn tại trong tự nhiên, như là sản phẩm phân rã của các nuclit nguyên thủy (như radi từ urani), hoặc là những sản phẩm của các quá trình năng lượng cao trong tự nhiên trên Trái Đất, như do các tia vũ trụ bắn phá (ví dụ, cacbon-14). Đối với 80 nguyên tố hóa học, mỗi nguyên tố có ít nhất một đồng vị bền tồn tại. Như một quy tắc, chỉ có một số nhất định đồng vị bền cho mỗi nguyên tố, trung bình khoảng 3,2 đồng vị bền trên một nguyên tố. 26 nguyên tố chỉ có duy nhất một đồng vị ổn định, trong khi nguyên tố có nhiều đồng vị bền nhất đã được xác nhận đó là thiếc với 10 đồng vị bền. Nguyên tố 43, 61, 83 và mọi nguyên tố có nguyên tử số cao hơn đều không có đồng vị bền. Tính ổn định của đồng vị bị ảnh hưởng bởi tỉ số của proton trên neutron, và cũng bởi sự có mặt của những "số thần kỳ" xác định của neutron hay proton mà xuất hiện làm đầy hoặc gần với lớp vỏ lượng tử trong mô hình cấu trúc hạt nhân. Những vỏ lượng tử này tương ứng với tập mức năng lượng trong mô hình vỏ hạt nhân; những vỏ được lấp đầy, như vỏ lượng tử của thiếc chứa đầy 50 proton, lại được coi là có tính ổn định kỳ lạ đối với nuclit (hay số thần kỳ là 50). Trong 254 nuclit bền đã biết, chỉ có bốn nuclit bền chứa đồng thời số lẻ proton và số lẻ neutron: hydro-2 (deuteri), lithi-6, boron-10 và nitơ-14. Cũng vậy, chỉ có bốn nuclit xuất hiện trong tự nhiên với đồng thời số lẻ proton và neutron có nửa thời gian sống trên một tỷ năm: kali-40, vanadium-50, lanthanum-138 và tantalum-180m. Đa số các hạt nhân có đồng thời số lẻ proton và neutron đều mất ổn định và nhanh chóng phân rã beta, bởi vì sản phẩm phân rã chứa số chẵn đồng thời proton và neutron, và do vậy liên kết chặt với nhau hơn, do hiệu ứng bắt cặp hạt nhân (theo nguyên lý loại trừ Pauli, một proton có spin lên sẽ có xu hướng bắt cặp với một proton có spin xuống, và tương tự cho neutron, điều này dẫn đến xu hướng có đồng thời số chẵn cả proton và neutron trong hạt nhân). Khối lượng Phần lớn khối lượng của nguyên tử là do đóng góp của proton và neutron trong hạt nhân của nó. Tổng những hạt này (gọi là "nucleon") trong một nguyên tử gọi là số khối. Số khối đơn giản chỉ là một số tự nhiên, có đơn vị là "nucleon." Ví dụ sử dụng số khối là "cacbon-12," có 12 nucleon (6 proton và 6 neutron). Khối lượng thực của nguyên tử khi nó đứng yên (khối lượng bất biến, khối lượng nghỉ) thường được biểu diễn bằng đơn vị khối lượng nguyên tử (u), hay đôi khi gọi là một dalton (Da). Đơn vị này được xác định bằng một phần mười hai khối lượng nghỉ của nguyên tử tự do trung hòa điện cacbon-12, với khối lượng xấp xỉ . hydro-1, đồng vị nhẹ nhất của hydro và là nguyên tử nhẹ nhất, có khối lượng nghỉ bằng 1,007825 u. Giá trị của số này gọi là nguyên tử lượng. Một nguyên tử có nguyên tử lượng xấp xỉ bằng (sai số 1%) số khối của nó nhân với đơn vị khối lượng nguyên tử. Tuy nhiên, giá trị này sẽ không bằng chính xác số khối trừ trường hợp của cacbon-12 (xem bên dưới) Nguyên tử bền nặng nhất là chì-208, có khối lượng là . Ngay cả đối với các nguyên tử nặng nhất cũng quá nhẹ để có thể nghiên cứu trực tiếp và đơn vị khối lượng khá rườm rà, thay vào đó các nhà hóa học sử dụng đơn vị Mol. Một mol nguyên tử của bất kỳ một nguyên tố hóa học luôn có cùng số lượng nguyên tử (bằng khoảng ). Số này được chọn sao cho nếu một nguyên tố có nguyên tử lượng là 1 u, thì 1 mol nguyên tử nguyên tố này có khối lượng xấp xỉ 1 gram. Do định nghĩa của đơn vị khối lượng nguyên tử, mỗi nguyên tử cacbon-12 có nguyên tử khối chính xác bằng 12 u, do vậy 1 mol nguyên tử cacbon-12 có khối lượng chính xác bằng 0,012 kg. Hình dạng và kích thước Nguyên tử không có bề mặt định rõ, do vậy kích thước của nó thường được xác định hình thức bằng thuật ngữ bán kính nguyên tử. Đại lượng này đo khoảng cách mở rộng đám mây electron tính từ hạt nhân. Tuy nhiên, cách giả sử này không chỉ đúng cho nguyên tử có dạng hình cầu, mà còn đúng cho nguyên tử cô lập trong chân không. Bán kính nguyên tử có thể suy ra từ khoảng cách giữa hai hạt nhân khi hai nguyên tử kết hợp lại theo liên kết hóa học. Bán kính thay đổi phụ thuộc vị trí của nguyên tử trên bảng tuần hoàn, loại liên kết hóa học, số nguyên tử hay ion lân cận với nó (số tọa độ) và tính chất cơ học lượng tử của nó spin. Trên bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, theo tính toán lý thuyết, kích thước nguyên tử có xu hướng tăng lên khi đi theo cột từ trên xuống, nhưng giảm khi đi theo hàng từ trái sang phải và dữ liệu thực nghiệm đo được khá phù hợp với xu hướng này. Hệ quả là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất là 32 pm, trong khi nguyên tử lớn nhất là caesi với bán kính 225 pm. Khi chịu tác động của trường ngoài, như điện trường và từ trường, hình dạng của nguyên tử có thể bị bẻ lệch khỏi hình cầu. Sự lệch này phụ thuộc vào cường độ của trường và kiểu orbital của lớp vỏ electron ngoài cùng, như được chỉ ra bởi lý thuyết nhóm. Hình cầu biến dạng có thể xuất hiện trong cấu trúc tinh thể ở đây khi chịu điện trường mẫu tinh thể có xuất hiện những đối xứng bậc thấp trong dàn tinh thể. Gần đây các nhà tinh thể học chỉ ra sự biến dạng lớn thành ellipsoid xuất hiện ở ion lưu huỳnh trong tinh thể pyrit. Nguyên tử có kích thước nhỏ hơn hàng nghìn lần bước sóng ánh sáng khả kiến (400–700 nm) do vậy chúng ta không thể quan sát nguyên tử bằng kính hiển vi quang học. Tuy nhiên, có thể quan sát từng nguyên tử bằng thiết bị kính hiển vi quét xuyên hầm. Để hình dung kích thước rất nhỏ của nguyên tử, đường kính của tóc người bình thường bằng khoảng 1 triệu lần đường kính nguyên tử cacbon. Một giọt nước chứa khoảng () nguyên tử oxy, và gấp hai lần số nguyên tử hydro. Một cara kim cương với khối lượng chứa khoảng (1022) nguyên tử cacbon. Nếu một quả táo phóng to bằng đường kính Trái Đất, thì một nguyên tử trong quả táo có đường kính xấp xỉ kích cỡ quả táo ban đầu. Phân rã phóng xạ Mỗi nguyên tố có một hay nhiều đồng vị mà hạt nhân không bền sẽ tiến tới phân rã phóng xạ, và hạt nhân phát ra hạt nhân khác hoặc bức xạ điện từ. Hiện tượng phóng xạ xảy ra khi bán kính của hạt nhân đủ lớn so với bán kính ảnh hưởng của tương tác mạnh, với phạm vi tác động khoảng 1 fm. Những phản ứng phân rã phóng xạ hay gặp nhất là: Phân rã alpha là phản ứng trong đó hạt nhân phát ra hạt alpha, hạt nhân của heli chứa hai proton và hai neutron. Hạt sản phẩm là những nguyên tố mới với số nguyên tử thấp hơn. Phân rã beta (và bắt giữ electron) bị kiểm soát bởi tương tác yếu, và kết quả là một neutron biến đổi thành một proton, hoặc một proton thành một neutron. Kiểu đầu tiên đi kèm với sự phát ra một electron và một phản neutrino electron, trong khi kiểu thứ hai phát ra một positron và một neutrino electron. Hạt electron hoặc positron phát ra vì lý do lịch sử mà các nhà vật lý gọi là những hạt beta. Phân rã beta làm tăng hoặc giảm số nguyên tử của hạt nhân 1 đơn vị. Một phản ứng tương tự với phân ra beta của hạt positron trong hạt nhân giàu proton đó là phản ứng bắt electron của hạt nhân, quá trình này thậm chí còn phổ biến hơn phản ứng phát ra positron do nó đòi hỏi ít năng lượng hơn. Trong phản ứng này electron bị hấp thụ bởi hạt nhân hơn là phát positron. Một hạt neutrino vẫn phát ra trong phản ứng và một proton biến thành một neutron. Phóng xạ tia gamma làm thay đổi mức năng lượng của hạt nhân về trạng thái năng lượng thấp hơn, kết quả là phát ra photon gamma. Phản ứng này có thể xuất hiện sau phân rã alpha hoặc beta từ phân rã phóng xạ. Một loại phân rã hiếm nữa là sản phẩm phân rã bao gồm những neutron hoặc proton hoặc đám nucleon từ một hạt nhân, hoặc có nhiều hơn một hạt beta bị bắn ra, hoặc sản phẩm (thông qua biến đổi nội bộ hạt nhân gốc) là những electron năng lượng cao mà không phải là chùm tia beta, hay những photon năng lượng cao không phải là tia gamma. Một vài hạt nhân nổ thành hai hoặc nhiều hạt nhân không cố định đi kèm với một số neutron, trong phân rã tự phát của phản ứng phân hạch hạt nhân. Mỗi đồng vị phóng xạ có chu kỳ phân rã đặc trưng — hay nửa thời gian sống — xác định bởi lượng thời gian cần thiết cho một nửa mẫu hạt phân rã. Đây là tiến trình phân rã hàm mũ và giảm dần lượng đồng vị còn lại một nửa sau mỗi chu kỳ phân rã. Do đó sau chu kỳ phân rã thứ hai số hạt đồng vị còn lại chỉ là 25% so với ban đầu, và cứ như thế. Mômen từ Các hạt cơ bản có một tính chất cơ học lượng tử nội tại gọi là spin. Tính chất này tương tự như động lượng góc của một vật quay quanh khối tâm của nó, mặc dù nói một cách sơ lược những hạt cơ bản được cho là những hạt điểm và không thể hiện tính tự quay quanh trục nào cả. Spin lượng tử hay mômen từ nội tại có đơn vị đo bằng hằng số Planck thu gọn (ħ), với electron, proton và neutron chúng chỉ có hai giá trị spin ½ ħ, hoặc "spin -½". Trong nguyên tử, các electron bao quanh hạt nhân có mômen động lượng orbital cùng với đặc tính spin, trong khi hạt nhân có mômen động lượng chính nó do spin của hạt nhân. Từ trường sinh ra bởi nguyên tử—mômen từ— được xác định bởi nhiều giá trị mô men động lượng, giống như một vật tích điện chuyển động trong điện từ học cổ điển sinh ra từ trường. Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu đến từ spin. Do bản chất các electron tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli, hai electron không thể có cùng một trạng thái lượng tử trong một vùng ở cùng thời gian (không có cùng 4 số lượng tử) và quy tắc Hund về quy trình phân bố electron trong orbital. Các electron liên kết tạo cặp với nhau trong orbital, với một electron có trạng thái spin lên và electron kia có trạng thái spin xuống. Do vậy trong một cặp, spin lượng tử bị triệt tiêu, dẫn đến tổng mômen lưỡng cực từ bằng 0 trong một số nguyên tử có số chẵn electron với mỗi orbital đã lấp đầy bởi những cặp electron. Trong các nguyên tố sắt từ như sắt, niken, chúng có một số electron chưa bắt cặp trong orbital và vì vậy có mômen từ nguyên tử. orbital của các nguyên tử lân cận phủ lên nhau và xuất hiện một trạng thái năng lượng thấp hơn khi spin của các electron chưa bắt cặp đồng loạt hướng theo nhau, một quá trình gọi là tương tác trao đổi. Khi mômen từ của các nguyên tử sắt từ sắp hàng, vật liệu sẽ sinh ra một từ trường vĩ mô đo được. Nguyên tử của vật liệu thuận từ có mômen từ sắp xếp ngẫu nhiên không theo một hướng, nhưng khi có từ trường ngoài thì các mômen từ hưởng ứng theo hướng của từ trường ngoài và có một từ trường vĩ mô nhỏ ở vật liệu thuận từ. Hạt nhân nguyên tử cũng có spin. Thông thường các hạt nhân có spin định hướng theo những hướng ngẫu nhiên trong cân bằng nhiệt động. Tuy nhiên, đối với một số nguyên tố (như xenon-129) hạt nhân của nó có thể bị phân cực spin theo số lượng lớn của trạng thái spin hạt nhân do vậy chúng có thể sắp hàng theo một hướng— hay hiện tượng siêu phân cực. Spin hạt nhân có một ứng dụng quan trọng trong y học đó là chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân. Mức năng lượng Các nhà vật lý quy ước thế năng của một electron trong nguyên tử có giá trị âm, và phụ thuộc vào vị trí của nó trong nguyên tử. Nó có giá trị cực tiểu khi nằm ở gần hạt nhân nhất và quy ước bằng 0 khi nó nằm xa vô cùng so với hạt nhân, hay thế năng của nó tỉ lệ nghịch với khoảng cách. Trong mô hình cơ học lượng tử, một electron liên kết chỉ có thể chiếm những trạng thái lượng tử xung quanh hạt nhân, và mỗi trạng thái tương ứng với một mức năng lượng xác định; xem phương trình Schrödinger độc lập thời gian về cách giải thích lý thuyết. Mức năng lượng có thể đo bằng lượng năng lượng cần thiết để bứt electron tại trạng thái đó ra xa vô cùng, và có đơn vị electronvolt (eV). Trạng thái năng lượng thấp nhất của electron liên kết gọi là trạng thái năng lượng nền và khi một electron chuyển dịch sang mức năng lượng cao hơn thì nó ở vào trạng thái kích thích. Năng lượng của electron tăng lên khi số lượng tử chính n tăng bởi vì khoảng cách trung bình đến hạt nhân tăng. Sự phụ thuộc năng lượng vào số lượng tử xung lượng ℓ không phải là do thế năng tĩnh điện với hạt nhân mà là bởi tương tác giữa các electron. Khi một electron chuyển dịch giữa hai trạng thái năng lượng, nó phải hấp thụ hoặc phát ra một photon có năng lượng bằng hiệu giữa hai trạng thái năng lượng này. Năng lượng của một photon tỷ lệ với tần số của nó, do đó những mức năng lượng xác định này hiện lên thành những dải phân biệt trong phổ điện từ. Mỗi nguyên tố có một phổ đặc trưng phụ thuộc vào điện tích hạt nhân, cấu hình electron, tương tác điện từ giữa các electron và bởi những nhân tố khác. Khi ánh sáng với phổ năng lượng liên tục truyền qua chất khí hay plasma, một số nguyên tử hấp thụ photon, khiến cho các electron thay đổi mức năng lượng của nó. Những electron kích thích này vẫn liên kết với nguyên tử của nó và tự phát phóng thích năng lượng qua phát ra photon theo hướng ngẫu nhiên, và trở lại trạng thái năng lượng thấp hơn. Do vậy nguyên tử thể hiện như một máy lọc tạo ra một dãy các vạch tối trong phổ năng lượng phát ra. (Một người quan sát nguyên tử khi chùm sáng chiếu qua chúng sẽ thấy khi lọc bỏ phổ liên tục thu được dãy phổ phát xạ đặc trưng của nguyên tử.) Đo lường phổ về cường độ và độ rộng của các vạch phổ nguyên tử cho phép các nhà khoa học xác định được thành phần và tính chất vật lý của chất cần nghiên cứu. Khi nghiên cứu kĩ hơn phổ nguyên tử các nhà vật lý nhận thấy có sự tách vạch trong cấu trúc tế vi. Sự xuất hiện này là do hiệu ứng spin-quỹ đạo tương đối tính, khi tính đến ảnh hưởng giữa chuyển động của electron lớp ngoài cùng với spin của nó. Khi nguyên tử đặt trong từ trường ngoài, các vạch phổ của nó bị tách thành ba hoặc nhiều vạch; hay hiệu ứng Zeeman. Hiệu ứng này là do tương tác của từ trường ngoài với mômen từ của nguyên tử và của electron. Một số nguyên tử có nhiều cấu hình electron với cùng một mức năng lượng, do đó vạch phổ thu được là giống nhau cho những cấu hình này. Khi nguyên tử tương tác với từ trường làm dịch chuyển những cấu hình electron đến một mức năng lượng hơi khác, làm cho xuất hiện nhiều vạch phổ trên quang phổ thu được. Sự có mặt của một điện trường ngoài cũng làm tách và dịch chuyển vạch phổ và thay đổi đáng kể mức năng lượng của electron, hay hiệu ứng Stark. Nếu electron liên kết trong trạng thái kích thích, một photon tương tác với năng lượng riêng có thể gây ra hiệu ứng phát xạ kích thích cho một photon với năng lượng phù hợp với mức kích thích. Để điều này xảy ra, electron phải trở về trạng thái năng lượng thấp hơn mà có hiệu năng lượng giữa hai trạng thái chuyển dịch bằng với năng lượng của photon tương tác. Photon phát ra và photon tương tác di chuyển song song và có cùng pha với nhau, phản xạ qua lại giữa hai gương. Khi đó, phần sóng của hai photon được đồng bộ hóa. Tính chất vật lý này được ứng dụng để chế tạo các loại laser, một chùm sóng điện từ kết hợp với tần số đồng bộ. Hóa trị và liên kết hóa học Lớp vỏ electron ngoài cùng của nguyên tử cô lập trong trạng thái chưa kết hợp gọi là vỏ hóa trị, và các electron trong lớp vỏ này gọi là electron hóa trị. Số các electron hóa trị xác định lên tính chất liên kết hóa học giữa các nguyên tử với nhau. Nguyên tử có xu hướng phản ứng với nhau theo cách lấp đầy (hoặc làm trống) các vỏ hóa trị ngoài cùng của chúng. Ví dụ, sự truyền đổi một electron giữa các nguyên tử là một cách xấp xỉ tốt cho liên kết hình thành giữa một nguyên tử cần thêm một electron là đầy lớp vỏ hóa trị với một nguyên tử khi bớt một electron nó sẽ đầy lớp vỏ, cách liên kết này xuất hiện trong hợp chất natri chloride và những muối ion khác. Tuy nhiên, nhiều nguyên tố có nhiều số hóa trị, và có xu hướng chia sẻ nhiều electron khác nhau trong những hợp chất khác nhau. Như thế, các liên kết hóa học giữa những nguyên tố hình thành theo kiểu chia sẻ nhiều electron hơn là chỉ truyền đổi một electron. Ví dụ này bao gồm nguyên tố cacbon và các hợp chất hữu cơ. Tính chất hóa học của các nguyên tố thể hiện tính tuần hoàn khi sắp xếp trên bảng tuần hoàn, và các nguyên tố với cùng số electron hóa trị tạo thành một nhóm trong cùng một cột của bảng. (Hàng ngang tương ứng với sự lấp đầy lớp vỏ electron.) Các nguyên tố ở phía ngoài cùng bên phải của bảng có lớp vỏ hóa trị đã được lấp đầy electron, khiến cho những nguyên tố này rất thụ động trong các phản ứng hóa học, hay còn gọi là khí hiếm. Trạng thái Các nguyên tử tham gia cấu thành lên những trạng thái vật chất khác nhau phụ thuộc vào những điều kiện vật lý, như mật độ, nhiệt độ và áp suất. Khi những điều kiện này thay đổi đến điều kiện giới hạn, xảy ra sự chuyển pha vật chất giữa các pha rắn, lỏng, khí và plasma. Trong một trạng thái, vật liệu cũng thể hiện những dạng thù hình khác nhau. Ví dụ như đối với cacbon rắn, nó có thể hiện như graphen, graphit hay kim cương. Dạng thù hình trong chất khí cũng tồn tại, như dioxy và ozone. Quan sát và thăm dò Các nhà khoa học sử dụng kính hiển vi quét chui hầm là thiết bị quan sát bề mặt vật liệu ở cấp nguyên tử. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên hiệu ứng đường hầm lượng tử, hiệu ứng cho phép các hạt đi qua rào cản là giếng thế mà về mặt trực giác vĩ mô là không thể. Các electron chui hầm qua chân không giữa hai điện cực kim loại đồng phẳng, trên mỗi phía có một nguyên tử hấp thụ electron, dẫn đến xuất hiện mật độ dòng điện mà có thể đo được. Khi đầu dò được quét trên bề mặt mẫu, sẽ xuất hiện các điện tử di chuyển từ bề mặt mẫu sang mũi dò do hiệu ứng chui hầm lượng tử và việc ghi lại dòng chui hầm (do một hiệu điện thế đặt giữa mũi dò và mẫu) này sẽ cho các thông tin về cấu trúc bề mặt. Khi nguyên tử bị mất một vài electron nó trở thành ion. Khi là hạt điện tích quỹ đạo của nó bị lệch đi trong từ trường. Đo được bán kính độ lệch quỹ đạo của ion cho phép chúng ta xác định được khối lượng của nguyên tử. Thiết bị phổ khối kế dựa trên nguyên lý này để đo tỉ số khối lượng trên điện tích của các ion. Nếu một chứa nhiều ion, phổ khối có thể xác định được tỉ lệ của mỗi đồng vị trong mẫu bằng cách đo cường độ của nhiều chùm ion khác nhau. Kỹ thuật làm bay hơi nguyên tử bao gồm "phổ kế phát xạ cặp nguyên tử plasma cảm ứng" và "phổ kế khối lượng cặp plasma cảm ứng", cả hai kỹ thuật sử dụng plasma làm bay hơi mẫu để phân tích. Một phương pháp hay dùng nữa là phổ tổn hao năng lượng điện tử, dựa trên việc ghi và phân tích phần năng lượng bị mất mát của chùm electron trong kính hiển vi điện tử truyền qua do tán xạ không đàn hồi khi truyền qua mẫu vật rắn. Phương pháp thăm dò nguyên tử (atom probe) có độ phân giải dưới nanômét và thu được ảnh 3-D cũng như xác định được đặc tính hóa học của từng nguyên tử thông qua phổ khối thời gian truyền. Phổ của trạng thái nguyên tử kích thích được dùng để phân tích thành phần nguyên tử trong các sao ở xa. Các nhà thiên văn có thể tách những bước sóng điện từ đặc trưng trong ánh sáng phát ra từ ngôi sao và liên hệ nó với sự dịch chuyển lượng tử trong nguyên tử khí tự do. Những màu này (bước sóng) có thể được sao chép bằng cách sử dụng đèn phóng điện qua khí (gas-discharge lamp) chứa cùng nguyên tố trên ngôi sao. Đặc biệt nguyên tử Heli đã được phát hiện theo cách này khi nghiên cứu phổ Mặt Trời sớm 23 năm trước khi nó được phát hiện có tồn tại trên Trái Đất. Nguồn gốc và trạng thái hiện tại Nguyên tử chiếm khoảng 4,9% tổng mật độ năng lượng trong Vũ trụ quan sát được (còn lại là vật chất tối và năng lượng tối), với mật độ trung bình khoảng 0,25 nguyên tử/m³. Trong một thiên hà như Ngân Hà, nguyên tử có độ tập trung cao hơn, với mật độ vật chất bên trong môi trường liên sao (ISM) từ 105 đến 109 nguyên tử/m³. Mặt Trời nằm trong Bong bóng địa phương, một vùng tập trung khí ion hóa cao, do vậy mật độ ở môi trường lân cận hệ Mặt Trời trung bình vào khoảng 103 nguyên tử/m³. Các ngôi sao hình thành từ những đám mây đậm đặc trong ISM, và quá trình tiến hóa của sao dần dần làm giàu môi trường trong ISM với các nguyên tố nặng hơn hydro và heli. Có tới 95% nguyên tử trong Ngân Hà tập trung bên trong các ngôi sao và tổng khối lượng nguyên tử chiếm khoảng 10% khối lượng toàn thiên hà. (phần khối lượng còn lại đa số là vật chất tối.) Sự hình thành Electron tồn tại trong Vũ trụ từ giai đoạn sơ khai sau Vụ nổ lớn. Hạt nhân nguyên tử hình thành trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Quá trình tổng hợp hạt nhân sau Vụ nổ lớn tạo ra phần lớn heli, lithi, và deuteri trong Vũ trụ, và có lẽ là beryli và bo. Sự tồn tại khắp nơi và tính ổn định của nguyên tử dựa trên năng lượng liên kết của nó, có nghĩa là nguyên tử có năng lượng thấp hơn so với một hệ không liên kết gồm hạt nhân và các electron. Khi nhiệt độ cao hơn năng lượng ion hóa nguyên tử, vật chất tồn tại ở trạng thái plasma – chất khí chứa ion điện tích dương (hoặc thậm chí cả hạt nhân trần trụi) và electron. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức năng lượng ion hóa, các nguyên tử bắt đầu hình thành theo các định luật của vật lý thống kê. Nguyên tử (khi đã bắt các electron) trở lên vượt trội so với các hạt tích điện sau 380.000 năm từ Big Bang— một kỷ nguyên gọi là "tái kết hợp", khi Vũ trụ giãn nở ra và lạnh đi cho phép các electron gắn kết được với hạt nhân. Do Vụ nổ lớn không sinh ra cacbon hoặc nguyên tử nặng hơn, hạt nhân nguyên tử được sản sinh trong lòng các ngôi sao thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân để tạo ra nhiều nguyên tố heli hơn, và (thông qua quá trình bộ ba heli) sản sinh ra các nguyên tố cacbon cho tới sắt; xem thêm tổng hợp hạt nhân sao. Những loại đồng vị như lithi-6, cũng như một số đồng vị berylilli và bo sản sinh trong không gian thông qua phản ứng bắn phá của tia vũ trụ. Khi chùm tia proton năng lượng cao va đập vào hạt nhân nguyên tử trong khí quyển Trái Đất, khiến cho một lượng lớn số hạt nhân nhẹ sinh ra. Những nguyên tố nặng hơn sắt hình thành trong vụ nổ siêu tân tinh thông qua quá trình-r (r-process) và trong các sao nhánh tiệm cận khổng lồ (AGB stars) thông qua quá trình-s (s-process), cả hai quá trình có sự bắt neutron của hạt nhân nguyên tử. Trái Đất Hầu hết các nguyên tử cấu tạo nên Trái Đất và những thứ tồn tại trên nó đã có mặt trong những tinh vân suy sụp hấp dẫn từ đám mây phân tử để hình thành lên Hệ Mặt Trời. Một số hạt nhân còn lại là sản phẩm của quá trình phân rã, và khi đo được tỷ lệ có mặt của chúng các nhà khoa học có thể xác định được tuổi của Trái Đất thông qua định tuổi bằng đồng vị phóng xạ. Hầu hết heli trong lớp vỏ Trái Đất (khoảng 99% khí heli xuất hiện trong các giếng khai thác khí đốt, và một lượng nhỏ heli-3) là sản phẩm của phản ứng phân rã alpha. Một vài dấu vết của một số đồng vị nguyên tử trên Trái Đất không có mặt lúc hình thành hệ Mặt Trời (hay không phải là "nguyên thủy"), hay là sản phẩm của quá trình phân rã. Cacbon-14 liên tục được sinh ra từ tia vũ trụ trong khí quyển. Một số nguyên tử trên Trái Đất sinh ra từ các máy gia tốc hay trong lò phản ứng hạt nhân hoặc các vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Trong các nguyên tố siêu urani—với số nguyên tử lớn hơn 92—chỉ có plutoni và neptuni xuất hiện trong tự nhiên trên Trái Đất. Các nguyên tố siêu urani có chu kỳ phân rã phóng xạ ngắn hơn tuổi của Trái Đất và do vậy nếu chúng hình thành nguyên thủy thì cũng đã bị phân rã từ lâu, ngoại trừ có một ít plutoni-244 xuất hiện trong bụi vũ trụ. Nguyên tố plutoni và neptuni có trong tự nhiên chủ yếu là sản phẩm của urani bắt neutron và thường thấy ở các quặng urani. Trái Đất chứa xấp xỉ nguyên tử. Mặc dù có dạng nguyên tử tồn tại độc lập như các khí hiếm tồn tại ít, như argon, neon, và heli, 99% khí quyển chứa chủ yếu các nguyên tử dạng kết hợp như phân tử, bao gồm cacbon dioxide CO2 và phân tử hai nguyên tử như oxy O2 và nitơ N2. Tại bề mặt Trái Đất, lượng khổng lồ các nguyên tử kết hợp theo nhiều dạng, bao gồm nước H2O, muối, silicat và các oxide. Nguyên tử cũng kết hợp lại thành vật liệu không chứa phân tử rời rạc, bao gồm tinh thể và chất lỏng hoặc kim loại rắn. Dạng vật chất nguyên tử này tạo nên mạng lưới được sắp xếp thiếu đi kiểu trật tự gián đoạn loại đặc biệt quy mô nhỏ thường gặp ở dạng vật chất phân tử. Các dạng hiếm và trên lý thuyết Nguyên tố siêu nặng Các đồng vị với số nguyên tử lớn hơn của chì (82) có tính phóng xạ, các nhà vật lý đã đề xuất về sự tồn tại của "đảo bền" cho những nguyên tố có số nguyên tử lớn hơn 103. Những nguyên tố siêu nặng này có hạt nhân tương đối ổn định trong quá trình phân rã. Ứng cử viên cho nguyên tử siêu nặng ổn định đó là unbihexium, có 126 proton và 184 neutron. Vật chất ngoại lai Mỗi hạt vật chất đều có dạng tương ứng trên lý thuyết đó là hạt phản vật chất với điện tích trái dấu. Hay hạt positron điện tích dương là phản hạt của electron và phản proton điện tích âm là phản hạt của proton. Khi vật chất và phản vật chất tương ứng gặp nhau chúng lập tức bị hủy thành các tia gamma. Bởi vì lý do này, cùng với sự mất cân bằng giữa lượng vật chất và phản vật chất trong vũ trụ, phản vật chất rất hiếm thấy trong vũ trụ. (Mặc dù nguyên nhân của sự mất cân bằng trên quy mô Vũ trụ chưa được hiểu đầy đủ, một số lý thuyết đã đề xuất ra về sự vi phạm đối xứng CPT trong thời điểm của Vụ nổ lớn.) Và hiện nay chưa có nguyên tử phản vật chất nào tìm thấy tồn tại trong tự nhiên. Trong phòng thí nghiệm, năm 1996, trung tâm nghiên cứu hạt hạ nguyên tử CERN ở Genève đã lần đầu tiên tạo ra được phản hydro. Các nhà vật lý cũng tạo ra được những nguyên tử ngoại lai khác bằng cách thay hạt proton, neutron hay electron bằng hạt khác có cùng điện tích. Ví dụ, trong nguyên tử hydro hạt electron được thay thế bằng lepton nặng hơn là muon, tạo ra nguyên tử muonic. Nguyên tử lạ là một trong những mẫu để các nhà vật lý kiểm chứng các tiên đoán cơ bản của vật lý. Xem thêm Lịch sử cơ học lượng tử Hạt nhân nguyên tử Hạt hạ nguyên tử Electron Photon Đồng vị Chú thích Tham khảo Sách tham khảo Liên kết ngoài Cấu trúc của nguyên tử bản lưu Quantum Mechanics 22/4/2004 —a guide to the atom for teens. Vật lý nguyên tử Khái niệm vật lý Hạt tổ hợp Hóa học
5712
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20c%E1%BB%A5%20t%C3%ACm%20ki%E1%BA%BFm
Công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm là một phần mềm nhằm cho phép người dùng tìm kiếm và đọc các thông tin có trong nội dung phần mềm đó, trên một trang Web, một tên miền, nhiều tên miền khác nhau, hay trên toàn bộ Internet. Người ta phân biệt hai loại công cụ tìm kiếm: Máy truy tìm dữ liệu (search engine) Công cụ truy vấn dữ liệu (search tool)
5723
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%202005
Tháng 4 năm 2005
Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2005 Bulgaria và România ký hiệp định gia nhập Liên minh châu Âu. Trật đường rầy xe lửa ở Amagasaki, Nhật Bản làm chết 73 người. Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 năm 2005 Faure Gnassingbé thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Togo với hơn 60% số phiếu. Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2005 Sau sự thành công của phương án Wikipedia, Microsoft cho rằng để cho độc giả tự bổ sung và sửa đổi các bài viết của họ là một việc làm có lợi. Tổng biên tập cho bách khoa toàn thư Microsoft Encarta, Gary Alt, nói đến việc khai thác kiến thức tự do của vô số người. Khác với các dự án của Tập đoàn Wikimedia, nơi các thay đổi thông thường được phát hành trực tiếp, các thay đổi của Encarta sẽ được kiểm tra bởi các biên tập viên được Microsoft này đặc biệt thâu nhận nhằm để mở rộng cuốn từ điển bách khoa của họ. (n:de: n:en:) Thứ năm, ngày 21 tháng 4 năm 2005 NASA hoãn chuyến bay của tàu vũ trụ Discovery. Thời điểm phóng tàu vũ trụ được ấn định lại vào ngày 22 tháng 5. Như vậy việc tiếp nối các chuyến bay tàu con thoi ở Cape Canaveral từ khi tàu vũ trụ "Columbia" rơi hơn hai năm trước đây tiếp tục bị trì hoãn. (n:de:) Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2005 Quốc hội Hy Lạp thông qua Hiến pháp Liên minh châu Âu. (n:de:) Alfredo Palacio trở thành tổng thống lâm thời của Ecuador sau khi quốc hội cách chức Lucio Gutíerrez sau một thời gian có nhiều người biểu tình. Máy bay rơi ở Tehran. (n:de:) Thứ ba, ngày 19 tháng 4 năm 2005 Đức hồng y người Đức Joseph Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng vào ngày thứ hai của hội nghị hồng y, lấy hiệu là Beneđitô XVI. (BBC VNN VOA) Thủ tướng tiểu bang Baden-Württemberg (Đức), Erwin Teufel, xin từ chức. Người kế nhiệm sẽ được bầu vào ngày 27 tháng 4. Chủ nhật, ngày 17 tháng 4 năm 2005 Nhiều bản viết bị mất của Sophocles, Euripides, Archilochus, và tác phẩm cổ điển khác, và có thể cả một số sách Phúc âm Kitô giáo bị mất, đang tìm lại được từ những sách giấy cói ở Oxyrhynchus tại Ai Cập. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản suy thoái khi Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của Nhật buộc Trung Quốc phải xin lỗi về những cuộc biểu tình lớn tại một số thành phố Trung Quốc liên quan đến những tranh cãi về sách giáo khoa lịch sử Nhật. Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2005 Hoàng thân Rainier III Công quốc Monaco qua đời, thọ 81 tuổi. Thay ông là Hoàng tử Albert, 47 tuổi, độc thân. (BBC) Thứ hai, ngày 4 tháng 4 năm 2005 Israel bắt đầu đổ 10000 tấn rác thải xuống Bờ Tây mỗi tháng. Việc này được xem là vi phạm các hiệp ước quốc tế, và có thể gây ô nhiễm nguồn nước chính của Palestine. (Haaretz) Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết có ít nhất 3797 người bị hành quyết và 7395 người bị kết án tử hình trong năm 2004. (Ân xá Quốc tế ) Tổng thống Kyrgyzstan bị lật đổ, ông Askar Akayev chính thức tuyên bố từ chức tại Đại sứ quán Kyrgyzstan ở Nga. (Báo Lao động) Kỹ sư người Pháp gốc Việt André Trương Trọng Thi, được xem là "cha đẻ máy vi tính" qua đời tại Pháp sau hơn hai năm rưỡi nằm viện, thọ 69 tuổi. (Tuổi trẻ ) Sự kiện tháng qua Tham khảo Tháng tư Năm 2005
5724
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A2y%20nhu%E1%BA%ADn
Giây nhuận
Giây nhuận là sự điều chỉnh (chèn thêm) một giây thường áp dụng cho Thời gian Phối hợp Quốc tế để giữ cho thời gian của ngày theo chuẩn thời gian đó gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Các giây nhuận là cần thiết để giữ các chuẩn thời gian đồng bộ với các loại lịch thông thường, mà nền tảng của nó là các quan sát thiên văn. Bảng danh sách giây nhuận Lý do, nguyên tắc chèn Trước đây, để đo thời gian, người ta thường dùng đồng hồ nước, đồng hồ quả lắc hoặc đồng hồ Mặt Trời. Tuy nhiên, từ năm 1950, Cơ quan quan sát sự quay của Trái Đất (IERS) sử dụng đồng hồ nguyên tử, có khả năng đo thời gian với độ chính xác cao: 50 triệu năm mới chỉ chệch 1 giây. Văn phòng quốc tế về trọng lượng và đo lường (BIPM), có trụ sở ở Pháp, hiện dùng một hệ thống gồm 250 đồng hồ nguyên tử được đặt rải rác trên thế giới, quyết định về thời gian nguyên tử quốc tế (TAI - International Atomic Time) và thời gian phối hợp toàn cầu (UTC - Coordinate Universal Time). Tuy nhiên, TAI được tính toán dựa trên máy móc, trong khi UTC được tính dựa theo các chu kỳ mọc và lặn của Mặt Trời. Các tiêu chuẩn phổ biến của thời gian thông thường dựa trên "Giờ phối hợp quốc tế" (UTC), mà chúng được duy trì bằng cách sử dụng các đồng hồ nguyên tử có độ chính xác rất cao. Ngược lại, sự tự quay của Trái Đất, được đo theo thang thời gian UT1, là không đều (dù rất nhỏ). Hiện tượng thủy triều, dưới tác động của lực hấp dẫn của Mặt Trăng, khiến Trái Đất quay chậm lại do động năng quay bị chuyển hóa thành dạng năng lượng khác trong việc nâng hạ nước trên bề mặt Trái Đất. Theo thời gian thì ngày mặt trời trở nên dài hơn, dẫn đến chênh lệch rất nhỏ trong chu kỳ tự quay của Trái Đất nhưng cũng đủ để tạo ra sự khác biệt giữa giờ TAI và giờ UTC do đó đôi khi cần có sự điều chỉnh về thời gian. Để giữ cho chuẩn phổ biến của UTC gần với thời gian mặt trời trung bình, UTC thỉnh thoảng phải sửa chữa bằng cách điều chỉnh chèn vào, tức "nhuận", một (1) giây. Giây nguyên tử là nhanh hơn một chút hơn so với giá trị nó lẽ ra phải có để giữ cho ngày trung bình chính xác bằng 86.400 giây nguyên tử. Vì Trái Đất tự quay chậm dần đi, tần suất thêm vào các giây nhuận sẽ tăng lên theo thời gian. Khoảng 50.000 năm sau, người ta có thể cho rằng một ngày có 86.401 giây nếu như định nghĩa của giây theo SI là không thay đổi. Thông báo về việc chèn giây nhuận sẽ được đưa ra khi sai số giữa UTC và UT1 đạt trên mức 0,5 giây, để giữ cho sai số giữa UTC và UT1 không vượt quá ±0.9 giây. Sau UTC 23:59:59, một giây nhuận dương ở 23:59:60 sẽ được tính, trước khi đồng hồ chỉ tới 00:00:00 của ngày hôm sau. Giây nhuận âm là có thể nếu như sự tự quay của Trái Đất trở thành nhanh hơn; trong trường hợp này, 23:59:58 sẽ được kế tiếp bởi 00:00:00. Các giây nhuận chỉ được tính ở cuối tháng UTC, và đã từng được chèn thêm vào cuối ngày 30 tháng 6 hoặc 31 tháng 12. Không giống như ngày nhuận, chúng diễn ra đồng thời trên toàn thế giới; ví dụ, giây nhuận vào ngày 31 tháng 12 theo thời gian chuẩn miền đông nước Mỹ là giây vào thời điểm 18 giờ 59 phút 60 giây chiều. Áp dụng Theo lịch sử, các giây nhuận đã được chèn thêm vào khoảng sau từng 18 tháng. Tuy nhiên, sự tự quay của Trái Đất là không thể dự đoán trước trong một khoảng thời gian dài, vì thế không thể dự đoán trước sự cần thiết phải thêm vào xa hơn là một năm về phía tương lai. Giữa tháng 1 năm 1972 và tháng 11 năm 2001, IERS (viết tắt trong tiếng Anh của tổ chức: International Earth Rotation and Reference Systems Service tức Dịch vụ quốc tế các hệ thống tham chiếu và sự tự quay Trái Đất) đã ra chỉ thị chèn vào giây nhuận trong 22 trường hợp. Cho tới nay, khoảng thời gian dài nhất mà không cần giây nhuận là từ giây nhuận ngày 31/12/1998 tới giây nhuận ngày 31/12/2005. Ngày 14 tháng 1 năm 2005, IERS thông báo là sẽ KHÔNG có giây nhuận vào cuối tháng 6 năm 2005. Đây là trách nhiệm của IERS trong việc đo lường sự tự quay của Trái Đất và xác định cần hay không cần giây nhuận. Sự xác định của họ được thông báo trong Tập san C (Bulletin C), thông thường được xuất bản sáu tháng một lần. Dự kiến, Liên hiệp quốc tế các ngành liên lạc viễn thông (UIT) có thể sẽ xem xét việc chấm dứt sử dụng giây nhuận. Lưu ý rằng giây nhuận không có liên quan gì với năm nhuận. Tham khảo Liên kết ngoài Giây nhuận cuối cùng Một giây sẽ được thêm vào ngày 30/6/2012 IERS Bulletin C, where leap seconds are announced IERS information about Bulletin C and when leap seconds may occur IERS Archive, to view old announcements USNO article on leap seconds UTC might be redefined without Leap Seconds Efforts to abolish leap seconds Đơn vị đo thời gian
5730
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%C6%A1ng
Sương
Sương hay còn gọi là giọt sương hay sương móc hay móc (tiếng Hán-Việt: lộ thủy) là các thuật ngữ để chỉ những giọt nước nhỏ xuất hiện trên các vật thể vào buổi sáng sớm hay có khi là buổi chiều, kết quả của sự ngưng tụ. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Hạt sương xuất hiện trong đêm trên mặt những vật thể bị hao nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khí trời không chứa được hơi ẩm như trước khiến lượng hơi nước dư ra phải đọng lại (ngưng tụ). Khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp thì hạt sương cấu tạo sẽ trong dạng nước đá gọi là sương muối. Sương thông thường được gắn liền với sự tinh khiết và tươi mát. Ví dụ: Ở Việt Nam, các cụ già thường có sở thích pha chè (trà) bằng nước thu được từ sương mai (sương buổi sáng sớm). Ở Mỹ có các loại đồ uống nổi tiếng như Mountain Dew và Sierra Mist, trong tên của nó đều có liên quan đến từ sương hay sương mù. Hình thành Sương thường xuất hiện vào những đêm quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Trong thời tiết như vậy, bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ các cảnh vật trên mặt đất hạ thấp. Không khí tiếp xúc với chúng bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành các giọt nước bám vào cảnh vật ấy. Nước sẽ ngưng tụ thành các giọt nhỏ phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối mà tại đó các giọt nước có thể hình thành được gọi là điểm sương. Khi nhiệt độ bề mặt giảm xuống, đạt tới điểm sương, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ để tạo thành các giọt nhỏ trên bề mặt. Quá trình này phân biệt sương với các dạng khí tượng thủy văn khác, được hình thành trực tiếp trong không khí bằng cách làm lạnh nó tới điểm sương (thông thường xung quanh các nhân ngưng tụ) như sương mù hay mây. Tuy nhiên, các nguyên lý nhiệt động lực học của sự hình thành là giống như nhau. Yếu tố tụ sương Một vật thể sẽ hao nhiệt khi nó mất nhiều nhiệt lượng vì bức xạ hồng ngoại phát ra nhiều hơn là năng lượng nhận được dưới dạng bức xạ mặt trời. Trường hợp này rõ nhất vào những đêm trời quang mây. Điều kiện thứ hai là khi một vật có độ dẫn nhiệt kém thì phần năng lượng mất đi từ lớp trên sẽ không được thay thế từ nhiệt năng của các lớp sâu ấm hơn nên lớp trên cùng sẽ lạnh đủ để tụ sương. Các vật thể thích hợp cho sự hình thành sương vì thế là những vật dẫn nhiệt kém hay bị cách biệt ít nhiều khỏi mặt đất. Những vật thể với bề mặt phi kim loại hay được che phủ như là lớp mạ ánh kim là những vật thể với bức xạ tia hồng ngoại kém. Các điều kiện thời tiết thích hợp bao gồm trời quang mây và ít hơi nước trong phần cao của khí quyển để giảm thiểu các hiệu ứng nhà kính và độ ẩm thích hợp của không khí gần mặt đất. Đêm có sương điển hình thường được coi là những đêm tĩnh gió vì gió sẽ đẩy khí nóng từ các tầng không khí trên xuống làm giảm lạnh ở tầng dưới. Nếu khí quyển là nguồn chính của hơi ẩm, thì một lượng thông gió nhất định vẫn là cần thiết để thay thế hơi nước đã ngưng tụ. Tốc độ gió tối ưu cao nhất có thể thấy trên các đảo khô cằn. Tuy nhiên, nếu đất ẩm cận kề là nguồn chính của hơi nước thì gió luôn luôn là bất lợi cho sự hình thành sương. Các nguyên lý hình thành sương không chỉ hạn chế áp dụng về đêm và ở ngoài trời. Điển hình là khi một người đeo cặp mắt kính bước vào một không gian mới và gặp luồng khí ấm và ẩm thì "sương" sẽ tụ trên cặp kính đó. Một số quy trình công nghiệp được căn cứ trên nguyên lý đó. Tuy nhiên, thuật ngữ thường dùng trong những trường hợp đó là ngưng tụ chư không phải tụ sương. Tác động Vì phụ thuộc vào cân bằng bức xạ, nên lượng sương có thể đạt được tối đa trên lý thuyết là khoảng 0,8 mm mỗi đêm. Tuy nhiên, rất hiếm khi lượng đó vượt quá 0,5 mm. Phần lớn các vùng khí hậu trên thế giới, lượng sương trung bình hàng năm rất nhỏ so với lượng mưa. Trong những khu vực với mùa khô đáng kể, các dạng thực vật như địa y hay thông non có thể thu lợi từ sương. Riêng sa mạc Atacama và sa mạc Namib là hai vùng đất chủ yếu nơi sương mù là nguồn tưới chính vì gần như không có mưa. Một tác động khác của sương đối với thực vật là vai trò làm môi trường sống cho các mầm bệnh như nấm Phytophthora infestans, thường nhiễm loài khoai tây. Văn hóa Trong thần thoại Hy Lạp, Ersa là nữ thần sương. Sương, được biết đến trong tiếng Hebrew như là טל (tal), là rất quan trọng trong tín ngưỡng Do Thái đối với các mục đích nông nghiệp và thần học. Trong ngày đầu tiên của lễ Vượt Qua, người điều khiển ban ca mặc áo lễ màu trắng, điều khiển buổi lễ trong đó ông cầu nguyện để có sương từ thời điểm đó cho tới lễ hội Sukkot. Trong mùa mưa giữa tháng 12 và lễ Vượt Qua cũng có các bổ sung trong Amidah để cầu sương đến cùng mưa. Cũng có nhiều kiến giải nói tới sương như là công cụ để phục sinh cơ bản. Xem thêm Điểm sương Sương mù Sương muối Mù Mưa băng Mưa Ghi chú Liên kết ngoài Sương muối, sương giá và sương móc bản lưu 14/9/2008 Giáng thủy
5732
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%C6%A1ng%20m%C3%B9
Sương mù
Sương mù là một thể aerosol bao gồm các hạt nước siêu nhỏ hoặc các tinh thể băng được nén chặt trong không khí tại hoặc gần mặt đất. Sương mù có thể được xem là một dạng mây bay thấp, thường có hình dáng của địa tầng, và chịu tác động bởi các vùng nước, điều kiện địa hình và gió trong khu vực xung quanh. Ngược lại, sương mù ảnh hưởng đến các hoạt động của con người, bao gồm vận tải, du lịch, và tác chiến. Sương mù xuất hiện khi hơi nước bắt đầu ngưng tụ. Trong quá trình này, các phân tử hơi nước kết hợp với nhau để tại thành các hạt nước nhỏ trong không khí. Biển sương mù, thứ thường xuất hiện gần các khu vực nước mặn, được hình thành khi hơi nước ngưng tụ trên các mảnh tinh thể muối. Sương mù có thể giống, nhưng ít trong suốt hơn, sương mù mỏng (bạc vụ). Phân loại Sương mù cấu tạo bằng nhiều cách, phụ thuộc vào phương thức giảm nhiệt để gây ra sự ngưng tụ Sương mù bức xạ: được tạo thành khi mặt đất giảm nhiệt lúc hoàng hôn bởi bức xạ nhiệt (hồng ngoại) tỏa ra trong điều kiện yên tĩnh với bầu trời quang đãng. Lớp đất lạnh khiến ngưng đọng trong không khí gần đó bằng truyền dẫn nhiệt. Trong sự yên tĩnh hoàn hảo, lớp sương mù có thể thấp hơn 1 mét nhưng sự chuyển động hỗn loạn có thể tạo ra lớp sương mù dày hơn. Loại hình này phổ biến trong mùa thu và thông thường không tồn tại lâu sau bình minh. Sương mù gió: xảy ra khi không khí ẩm chuyển động qua bề mặt lạnh do gió và bị làm lạnh. Dạng này của sương mù là phổ biến trên biển khi không khí vùng nhiệt đới gặp gỡ với nước lạnh hơn của các vĩ độ cao hơn. Nó cũng là phổ biến khi hai luồng không khí có các đặc trung khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm (frông) đi qua khu vực lạnh. Sương mù hơi: là dạng cục bộ nhất, được tạo ra do luồng không khí lạnh đi trên nước ấm hơn. Hơi nước nhanh chóng đi vào khí quyển bằng cách bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra khi đạt tới điểm sương, tạo ra lớp hơi mỏng và yếu. Sương mù hơi là phổ biến ở các khu vực gần hai địa cực, cũng như xung quanh các hồ sâu và rộng vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Nó rất gần với hiện tượng tuyết hiệu ứng hồ hay mưa hiệu ứng hồ, và thông thường sinh ra sương giá, hoặc đôi khi là sương muối. Sương mù ngưng đọng: (hay sương mù mưa) tạo thành do các giọt nước bị ngưng đọng rơi xuống lớp không khí khô hơn ở dưới các đám mây, các giọt nước bay hơi thành hơi nước. Hơi nước bị làm lạnh và tại điểm sương nó ngưng tụ và tạo ra sương mù. Sương mù núi: tạo thành khi gió thổi không khí trên các chỗ dốc, làm lạnh đoạn nhiệt nó khi nó được nâng lên và làm cho hơi ẩm trong không khí phải ngưng tụ. Loại hình này thường tạo ra sương giá trên các đỉnh núi. Sương mù thung lũng: tạo thành trong các thung lũng núi, thông thường trong mùa đông. Nó là kết quả của sự đảo lộn nhiệt độ sinh ra bởi không khí lạnh nặng hơn đi vào trong các thung lũng, với không khí ấm hơn đi qua các ngọn núi ở phía trên. Nó là sương mù bức xạ bị giam giữ bởi địa hình khu vực, và có thể tồn tại trong vài ngày trong điều kiện yên tĩnh. Ở thung lũng trung tâm California, sương mù thung lũng được nói đến như là Tule fog. Sương mù băng: là bất kỳ dạng sương mù nào khi các giọt nước bị đóng băng thành các tinh thể nước đá nhỏ trong không khí. Nói chung, loại hình này yêu cầu nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng, làm cho nó chỉ phổ biến ở gần Bắc cực hay châu Nam cực. Các lượng cực kỳ nhỏ của chúng rơi xuống tạo ra dạng ngưng tụ gọi là tinh thể nước đá, thông thường thấy có ở Barrow, Alaska. Mọi loại hình sương mù tạo ra khi độ ẩm tương đối đạt tới 100%, và nhiệt độ không khí có xu hướng giảm xuống dưới điểm sương, ép nó xuống thấp hơn bằng cách làm cho hơi nước ngưng tụ. Ngoài ra còn loại sương mù khô là hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên. Cảnh báo Sương mù làm giảm tầm nhìn. Các loại xe cộ phải đi chậm hơn và phải sử dụng nhiều ánh sáng hơn. Ánh sáng vàng là thích hợp trong điều kiện sương mù. Đặc biệt nguy hiểm khi sương mù là cục bộ, do người lái xe bị bất ngờ. Sương mù cũng là tai hại đối với ngành hàng không. Người ta đã cố gắng phát triển nhiều phương pháp để làm tan sương mù như sử dụng nhiệt hay các tinh thể muối. Các phương pháp này đạt được một số hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng. Xem thêm Khói sương Sương muối Điểm sương Sương giá Sương móc Sương đồi(núi) Tham khảo Liên kết ngoài Sương mù trên trang Khí tượng Thủy văn Khí tượng học Thời tiết
5737
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m%20s%C6%B0%C6%A1ng
Điểm sương
Điểm sương hay còn gọi là điểm ngưng sương, nhiệt độ hóa sương (tiếng Anh: dew point) của một khối không khí, ở áp suất khí quyển cố định, là nhiệt độ mà ở đó thành phần hơi nước trong khối không khí ngưng đọng thành nước lỏng. Nói cách khác, điểm sương là nhiệt độ mà độ ẩm tương đối của khối không khí đạt đến 100%. Khi điểm sương thấp hơn điểm đóng băng, thì nó gọi là điểm băng giá, thay vì tạo ra sương, nó sẽ tạo ra sương giá hay sương muối do sự ngưng đọng. Điểm sương không phụ thuộc vào sự hiện diện của oxy, nitơ hay các chất khí khác hơi nước trong không khí. Sự hình thành của sương có thể xảy ra ở điểm sương ngay cả khi khí duy nhất tồn tại trong hỗn hợp không khí là hơi nước. Khi nhiệt độ cao hơn điểm sương thì áp suất thành phần của hơi nước tăng lên và nước có thể bay hơi vào không khí. Điếm sương xác định độ ẩm tương đối. Khi độ ẩm tương đối cao, điểm sương gần với nhiệt độ hiện tại của không khí. Nếu độ ẩm tương đối là 100%, điểm sương sẽ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ không khí lúc đó. Nếu độ ẩm tương đối giảm điểm sương sẽ thấp hơn đối với cùng một nhiệt độ của khối không khí. Nhiều người có cảm thấy khó chịu với điểm sương cao. Những người đã quen với khí hậu lục địa thông thường bắt đầu cảm thấy khó chịu khi điểm sương đạt tới khoảng 15° - 20°C. Phần lớn những người sống trong khu vực này sẽ cho rằng điểm sương trên 21 °C là rất ngột ngạt. Tham khảo Khí tượng học Thời tiết Chuyển pha Nhiệt độ Chất khí sv:Luftfuktighet#Daggpunkt
5738
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A2y
Mây
<noinclude> Trong khí tượng học, đám mây (hay mây, vân) là một aerosol bao gồm một khối lượng nhỏ có thể nhìn thấy chất lỏng giọt nước, tinh thể đông lạnh, hoặc hạt khác lơ lửng trong bầu khí quyển của một hành tinh vật thể khô hoặc không gian tương tự. Nước hoặc nhiều hóa chất khác có thể tạo thành các giọt và tinh thể. Trên Trái đất, các đám mây được hình thành do bão hòa của không khí khi nó được làm lạnh đến điểm sương hoặc khi đạt đủ độ ẩm (thường là ở dạng của hơi nước) từ nguồn lân cận để nâng điểm sương lên nhiệt độ xung quanh. Chúng được nhìn thấy trong khí quyển của Trái đất, bao gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng trung lưu. Nghiên cứu về mây là khoa học về các đám mây, được thực hiện trong nhánh vật lý đám mây của khí tượng học. Có hai phương pháp đặt tên cho các đám mây trong các lớp tương ứng của khí quyển, tiếng Latinh và tên chung. Các loại Chi trong tầng đối lưu, lớp khí quyển gần bề mặt Trái đất nhất, có tên tiếng Latinh vì sự phổ biến của danh pháp của Luke Howard được đề xuất chính thức vào năm 1802 Nó trở thành cơ sở của một hệ thống quốc tế hiện đại chia các đám mây thành năm dạng vật lý có thể được chia nhỏ hoặc phân loại thành độ cao mức để rút ra mười chi cơ bản. Các loại đám mây đại diện chính cho mỗi dạng này là mây tầng, mây tích, tầng tích, mây vũ tích và mây ti (dạng ti ti). Các đám mây cấp độ thấp không có bất kỳ tiền tố nào liên quan đến độ cao. Tuy nhiên, các loại địa tầng và địa tầng cấp trung bình được đặt tiền tố alto-: cao- trong khi các biến thể cấp cao của hai dạng giống nhau này mang tiền tố cirro-: tua quắn hoặc xám. Trong cả hai trường hợp, strato-: lớp được loại bỏ khỏi dạng sau để tránh tiền tố kép. Các loại chi có phạm vi thẳng đứng đủ để chiếm nhiều hơn một cấp độ không mang bất kỳ tiền tố nào liên quan đến độ cao. Chúng được phân loại chính thức là thấp hoặc trung bình tùy thuộc vào độ cao mà mỗi loại ban đầu hình thành, và cũng được đặc trưng một cách chính thức hơn là đa cấp hoặc thẳng đứng. Hầu hết mười chi có nguồn gốc theo phương pháp phân loại này có thể được chia nhỏ thành loài và được chia nhỏ hơn nữa thành giống. Những đám mây có dạng địa tầng rất thấp kéo dài xuống bề mặt Trái đất được đặt tên chung là sương mù, nhưng không có tên Latinh. Ở tầng bình lưu và tầng trung lưu, các đám mây có tên gọi chung cho các loại chính của chúng. Chúng có thể có sự xuất hiện của các mạng hoặc tấm dạng địa tầng, các nếp nhăn dạng vòng, hoặc các dải hoặc gợn sóng dạng địa tầng. Chúng không thường xuyên được nhìn thấy, chủ yếu ở các vùng cực của Trái đất. Các đám mây đã được quan sát thấy trong bầu khí quyển của hành tinh và mặt trăng trong Hệ mặt trời và hơn thế nữa. Tuy nhiên, do đặc điểm nhiệt độ khác nhau, chúng thường bao gồm các chất khác như mêtan, amoniac, và axit sunfuric, cũng như nước. Các đám mây tầng đối lưu có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến biến đổi khí hậu trên Trái đất. Chúng có thể phản xạ các tia tới từ mặt trời có thể góp phần tạo ra hiệu ứng làm mát tại nơi và khi những đám mây này xuất hiện, hoặc bẫy bức xạ sóng dài hơn phản xạ ngược lại từ bề mặt Trái đất có thể gây ra hiệu ứng ấm lên. Độ cao, hình thức và độ dày của các đám mây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình làm nóng hoặc lạnh cục bộ của Trái đất và bầu khí quyển. Những đám mây hình thành phía trên tầng đối lưu quá khan hiếm và quá mỏng để có thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến biến đổi khí hậu. Mây là yếu tố không chắc chắn chính trong độ nhạy cảm với khí hậu. Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thấy mây màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua. Mây trên các hành tinh khác thông thường chứa các loại chất khác chứ không phải nước, phụ thuộc vào các điều kiện của khí quyển của chúng (thành phần khí và nhiệt độ). So sánh bằng dạng bảng Bảng sau có phạm vi rất rộng giống như mẫu đám mây theo sau nó. Có một số khác biệt về kiểu danh pháp giữa sơ đồ phân loại được sử dụng cho tầng đối lưu (tiếng Latinh nghiêm ngặt ngoại trừ các sol khí trên bề mặt) và các cấp cao hơn của khí quyển (các thuật ngữ phổ biến, một số có nguồn gốc không chính thức từ tiếng Latinh). Tuy nhiên, các sơ đồ được trình bày ở đây chia sẻ sự phân loại chéo của các dạng vật lý và các mức độ cao để rút ra 10 chi tầng đối lưu, sương mù và sương mù hình thành ở bề mặt, và một số loại chính khác ở trên tầng đối lưu. Chi cumulus bao gồm bốn loài biểu thị kích thước thẳng đứng có thể ảnh hưởng đến các mức độ cao. Từ nguyên và lịch sử của khoa học và danh pháp đám mây Từ nguyên Nguồn gốc của thuật ngữ "mây" có thể được tìm thấy trong các từ Tiếng Anh cổ clud hoặc clod, có nghĩa là một ngọn đồi hoặc một khối đá. Vào khoảng đầu thế kỷ 13, từ này được sử dụng như một phép ẩn dụ cho những đám mây mưa, vì sự giống nhau về hình dáng giữa một khối đá và đám mây tích. Theo thời gian, cách sử dụng ẩn dụ của từ này đã thay thế tiếng Anh cổ , vốn là thuật ngữ chỉ những đám mây nói chung. Thời Aristolte Các nghiên cứu về đám mây cổ đại không được thực hiện một cách riêng lẻ, mà được quan sát kết hợp với các yếu tố thời tiết khác và thậm chí là các ngành khoa học tự nhiên khác. Vào khoảng năm 340 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã viết Khí tượng học, một tác phẩm đại diện cho tổng thể kiến ​​thức của thời đại về khoa học tự nhiên, bao gồm cả thời tiết và khí hậu. Lần đầu tiên, lượng mưa và những đám mây mà từ đó lượng mưa rơi xuống được gọi là sao băng, bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp meteoros, có nghĩa là 'trên bầu trời cao'. Từ đó ra đời thuật ngữ hiện đại metnticlogy, nghiên cứu về các đám mây và thời tiết. Khí tượng học dựa trên trực giác và sự quan sát đơn giản, nhưng không dựa trên phương pháp khoa học ngày nay. Tuy nhiên, đây là công trình đầu tiên được biết đến đã cố gắng xử lý một loạt các chủ đề khí tượng một cách có hệ thống, đặc biệt là chu trình thủy văn. Phân loại toàn diện đầu tiên Sau nhiều thế kỷ suy đoán về sự hình thành và hành vi của các đám mây, các nghiên cứu khoa học thực sự đầu tiên được thực hiện bởi Luke Howard ở Anh và Jean-Baptiste Lamarck ở Pháp. Howard là một nhà quan sát có phương pháp với nền tảng vững chắc về ngôn ngữ Latinh, và đã sử dụng kiến ​​thức nền tảng của mình để chính thức phân loại các loại mây tầng đối lưu khác nhau trong năm 1802. Ông tin rằng những quan sát khoa học về các dạng mây thay đổi trên bầu trời có thể mở ra chìa khóa cho dự báo thời tiết. Lamarck đã làm việc độc lập về phân loại đám mây cùng năm và đã đưa ra một cách đặt tên khác nhưng không tạo được ấn tượng ngay cả ở quê hương của ông Pháp vì nó sử dụng các tên và cụm từ tiếng Pháp mang tính mô tả và không chính thức cho các loại đám mây. Hệ thống danh pháp của ông bao gồm 12 loại mây, với những cái tên như (dịch từ tiếng Pháp) mây mờ, mây lốm đốm và mây giống cái chổi. Ngược lại, Howard sử dụng tiếng Latinh được chấp nhận rộng rãi, vốn đã nhanh chóng nổi tiếng sau khi nó được xuất bản vào năm 1803. Như một dấu hiệu cho thấy sự phổ biến của cách đặt tên, nhà viết kịch và nhà thơ người Đức: Johann Wolfgang von Goethe đã sáng tác bốn bài thơ về những đám mây, dành tặng chúng cho Howard. Hệ thống của Howard được cải tiến cuối cùng đã được Hội nghị Khí tượng Quốc tế chính thức thông qua vào năm 1891. Hệ thống này chỉ bao gồm các loại mây tầng đối lưu. Tuy nhiên, việc phát hiện ra các đám mây phía trên tầng đối lưu vào cuối thế kỷ 19 cuối cùng đã dẫn đến việc tạo ra các sơ đồ phân loại riêng biệt quay lại việc sử dụng các tên và cụm từ mô tả thông dụng phần nào gợi lại các phương pháp phân loại của Lamarck. Những đám mây rất cao này, mặc dù được phân loại theo các phương pháp khác nhau này, tuy nhiên về mặt rộng rãi, chúng tương tự như một số dạng mây được xác định trong tầng đối lưu với tên Latinh. Sự hình thành trong khí quyển: Làm thế nào không khí trở nên bão hoà? Các đám mây trên cạn có thể được tìm thấy trong hầu hết các khí quyển, bao gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng trung lưu. Trong các lớp này của bầu khí quyển, không khí có thể trở nên bão hòa do được làm lạnh đến điểm sương của nó hoặc bằng cách bổ sung độ ẩm từ một nguồn lân cận. Trong trường hợp thứ hai, bão hòa xảy ra khi điểm sương được nâng lên bằng nhiệt độ không khí xung quanh. Làm mát đoạn nhiệt Làm mát đoạn nhiệt xảy ra khi một hoặc nhiều trong ba tác nhân nâng có thể có - đối lưu, xoáy thuận/trực diện hoặc lực nâng orographic hay núi orographic - làm cho một lô không khí chứa hơi nước vô hình bay lên và nguội đến điểm sương của nó, nhiệt độ tại đó không khí trở nên bão hòa. Cơ chế chính đằng sau quá trình này là làm mát đoạn nhiệt. Khi không khí được làm mát đến điểm sương và trở nên bão hòa, hơi nước thường ngưng tụ để tạo thành các giọt mây. Sự ngưng tụ này thường xảy ra trên hạt nhân ngưng tụ của đám mây chẳng hạn như muối hoặc các hạt bụi đủ nhỏ để được giữ ở trên cao bởi hoàn lưu của không khí. Một tác nhân là chuyển động đối lưu hướng lên của không khí gây ra bởi sự sưởi ấm ban ngày của năng lượng mặt trời ở cấp độ bề mặt. Khối lượng không khí ổn định cho phép hình thành các đám mây vũ tích có thể tạo ra mưa rào nếu không khí đủ ẩm. Trong những trường hợp hiếm hoi vừa phải, lực nâng đối lưu có thể đủ mạnh để xuyên qua vùng nhiệt đới và đẩy đỉnh mây vào tầng bình lưu. Lực nâng phía trước và xoáy thuận xảy ra khi không khí ổn định bị cưỡng bức ở trên cao tại mặt trận thời tiết và xung quanh trung tâm của áp suất thấp bởi một quá trình được gọi là hội tụ. Mặt trước ấm liên kết với các xoáy thuận ngoại nhiệt đới có xu hướng tạo ra hầu hết các đám mây dạng vòng và dạng địa tầng trên một khu vực rộng trừ khi khối không khí ấm áp đến gần không ổn định, trong trường hợp đó mây vũ tích hoặc mây vũ tích thường được nhúng trong lớp mây kết tủa chính. Các Phrông lạnh thường di chuyển nhanh hơn và tạo ra một dòng mây hẹp hơn, chủ yếu là dạng tầng, dạng tích hoặc dạng tích tùy thuộc vào sự ổn định của không khí ấm ngay phía trước mặt trước. Nguồn lực nâng thứ ba là lưu thông gió ép không khí qua một rào cản vật lý chẳng hạn như núi (lực nâng orographic). Nếu không khí nói chung là ổn định, không có gì khác hơn là mũ dạng thấu kính hình thành các đám mây. Tuy nhiên, nếu không khí trở nên đủ ẩm và không ổn định, mưa rào hoặc dông có thể xuất hiện. Làm mát không đoạn nhiệt Cùng với việc làm mát đoạn nhiệt yêu cầu tác nhân nâng, ba cơ chế phi tần chính tồn tại để hạ nhiệt độ của không khí xuống điểm sương của nó. Làm mát bằng chất dẫn điện, bức xạ và bay hơi không yêu cầu cơ cấu nâng và có thể gây ngưng tụ ở mức bề mặt dẫn đến hình thành sương mù. Bổ sung độ ẩm cho không khí Một số nguồn hơi nước chính có thể được thêm vào không khí như một cách để đạt được độ bão hòa mà không cần bất kỳ quá trình làm mát nào: bay hơi từ nước bề mặt hoặc mặt đất ẩm, lượng mưa hoặc virga, và thoát hơi nước từ thực vật. Sự hình thành mây và các thuộc tính (tóm lược) Mây được tạo thành trong những khu vực không khí ẩm bị làm lạnh, nói chung là do bay lên. Nó có thể xảy ra: Cùng với frông nóng và frông lạnh, Khi không khí chuyển động lên trên các dãy núi và bị làm lạnh khi nó lên cao hơn trong khí quyển (sự nâng sơn căn), Khi không khí ấm thổi qua bề mặt lạnh hơn, chẳng hạn mặt nước. Mây tương đối nặng. Nước trong các đám mây điển hình có thể có khối lượng hàng triệu tấn, mặc dù mỗi mét khối mây chứa chỉ khoảng 5 gam nước. Các giọt nước trong mây nặng hơn hơi nước khoảng 1.000 lần, vì thế chúng nặng hơn không khí. Lý do tại sao chúng không rơi, mà lại được giữ trong khí quyển là các giọt nước lỏng được bao quanh bởi không khí ấm. Không khí bị ấm lên do năng lượng nhiệt giải phóng khi nước ngưng tụ từ hơi nước. Do các giọt nước rất nhỏ, chúng "dính" với không khí ấm. Khi mây được tạo thành, không khí ấm mở rộng hơn là giảm thể tích sau khi hơi nước ngưng tụ, làm cho các đám mây bị đẩy lên cao, và sau đó mật độ riêng của mây giảm tới mức mật độ trung bình của không khí và mây trôi đi trong không khí. Hình thái thực thụ của mây được tạo ra phụ thuộc vào cường độ lực nâng và phụ thuộc vào sự ổn định của không khí. Trong các điều kiện khi sự không ổn định của sự đối lưu thống lĩnh thì sự tạo thành các đám mây theo chiều thẳng đứng được hình thành. Không khí ổn định tạo ra chủ yếu là các đám mây thuần nhất theo chiều ngang. Sự nâng lên theo các phrông tạo ra các hình thái khác nhau của mây, phụ thuộc vào thành phần của các phrông này (dạng ana hay dạng kata của phrông ấm hay phrông lạnh). Sự nâng sơn căn cũng tạo ra các hình thái khác nhau của mây, phụ thuộc vào sự ổn định của không khí, mặc dù mây chóp và các mây sóng là đặc thù của các loại mây sơn căn. Các thuộc tính của mây (chủ yếu là suất phản chiếu của chúng và tỷ lệ tạo mưa) là phụ thuộc rất lớn vào kích thước của các giọt nước và cách mà các hạt này kết dính với nhau. Điều này lại chịu ảnh hưởng của số hạt nhân ngưng tụ mây hiện diện trong không khí. Vì sự phụ thuộc này, cũng như sự thiếu vắng các quan sát khí hậu toàn cầu, các đám mây là rất khó để tham số hóa trong các mô hình khí hậu và là nguyên nhân bất hòa trong các tranh luận về sự ấm toàn cầu. Sự ngưng tụ của hơi nước thành nước lỏng hay nước đá diễn ra ban đầu xung quanh một số loại hạt siêu nhỏ các chất rắn gọi là trung tâm ngưng tụ hay trung tâm đóng băng. Trong giai đoạn này các hạt rất nhỏ và các va chạm hay tổ hợp không thể là các yếu tố cơ bản của sự lớn lên. Điều diễn ra được gọi là "nguyên lý Bergeron". Cơ chế này dựa trên nguyên lý áp suất cục bộ của nước đá bão hòa là thấp hơn của nước lỏng, điều này có nghĩa là nó ở trạng thái giữa của sự tồn tại đồng thời cả tinh thể nước đá và các giọt nước lỏng siêu lạnh. Phân loại: Làm thế nào các đám mây được xác định trong tầng đối lưu? Phân loại đối lưu dựa trên hệ thống phân cấp các loại với các dạng vật chất và các mức độ cao ở trên cùng. Chúng được phân loại chéo thành tổng cộng mười loại chi, hầu hết trong số đó có thể được chia thành các loài và tiếp tục được chia thành các giống nằm ở cuối hệ thống phân cấp. Lưu ý: Các tên riêng đã được chuyển sang tiếng Việt, còn một số tên vẫn giữ nguyên từ của nó, chủ yếu các từ được dịch từ tiếng: Latin, Ý,... khiến cho nó có nghĩa sẽ khó hiểu hơn nhưng ngữ nghĩa được hiểu tuỳ theo ngữ cảnh và theo thời tiết đang diễn ra. Hình thức vật lý Các đám mây trong tầng đối lưu giả định có 5 dạng vật chất dựa trên cấu trúc và quá trình hình thành. Các hình thức này thường được sử dụng cho mục đích phân tích vệ tinh. Chúng được đưa ra dưới đây theo thứ tự không ổn định tăng dần hoặc hoạt động đối lưu. Mây tầng - Stratus Mây tầng không đối lưu xuất hiện trong ổn định điều kiện khối không khí và nói chung, có cấu trúc phẳng, dạng tấm có thể hình thành ở bất kỳ độ cao nào trong tầng đối lưu. Nhóm địa tầng được chia theo phạm vi độ cao thành các chi tầng mây (tầng cao), mây trung tầng (tầng trung bình), tầng tầng lớp lớp (tầng thấp-cấp) và mây vũ tầng (nhiều cấp). Sương mù thường được coi là lớp mây trên bề mặt. Sương mù có thể hình thành ở mức bề mặt trong không khí trong hoặc nó có thể là kết quả của một đám mây có địa tầng rất thấp đang lún xuống mặt đất hoặc mực nước biển. Ngược lại, các đám mây phân tầng thấp là kết quả khi sương mù đối lưu được nâng lên trên bề mặt trong điều kiện gió nhẹ. Mây ti - Cirrus Các đám mây dạng vòng trong tầng đối lưu thuộc giống mây ti và có hình dạng của các sợi tách rời hoặc dạng sợi. Chúng hình thành ở độ cao tầng đối lưu cao trong không khí, hầu như ổn định với ít hoặc không có hoạt động đối lưu, mặc dù các mảng dày đặc hơn đôi khi có thể cho thấy sự tích tụ do đối lưu cấp cao hạn chế nơi không khí một phần không ổn định. Các đám mây tương tự như mây ti, mây ti và mây ti có thể được tìm thấy ở trên tầng đối lưu nhưng được phân loại riêng biệt bằng cách sử dụng các tên chung. Mây địa tầng Các đám mây của cấu trúc này có cả đặc điểm dạng tích và dạng địa tầng ở dạng cuộn, gợn sóng hoặc các phần tử. Nhìn chung, chúng hình thành do đối lưu hạn chế trong một khối lượng không khí gần như ổn định được bao phủ bởi một lớp đảo ngược. Nếu không có lớp đảo ngược hoặc cao hơn trong tầng đối lưu, sự bất ổn định của khối lượng không khí tăng lên có thể khiến các lớp mây phát triển các đỉnh dưới dạng tháp tháp bao gồm các khối tích tụ được nhúng vào. Nhóm cấu trúc địa tầng được chia thành mây ti tích (cấp cao, tiền tố tầng bình lưu-bị giảm), mây trung tích (cấp trung bình, tiền tố tầng bình lưu bị giảm) và mây tầng tích (cấp thấp). Mây tích Mây tích thường xuất hiện thành từng đám hoặc chùm riêng biệt. Chúng là sản phẩm của lực nâng cục bộ nhưng nói chung là đối lưu tự do, nơi không có lớp đảo ngược nào trong tầng đối lưu để hạn chế sự phát triển theo chiều thẳng đứng. Nhìn chung, các đám mây vũ tích nhỏ có xu hướng cho thấy sự bất ổn định tương đối yếu. Các dạng mây tích lớn hơn là một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn định của khí quyển và hoạt động đối lưu lớn hơn. Tùy thuộc vào kích thước thẳng đứng của chúng, các đám mây thuộc loại chi mây tích có thể ở cấp thấp hoặc nhiều cấp với mức độ thẳng đứng cao vừa phải. Mây vũ tích (Cumulonimbiform) Các đám mây đối lưu tự do lớn nhất bao gồm chi mây vũ tích, có phạm vi thẳng đứng cao chót vót. Chúng xảy ra trong không khí không ổn định cao và thường có các đường viền mờ ở phần trên của các đám mây mà đôi khi bao gồm các đỉnh của cái đe. Những đám mây này là sản phẩm của sự đối lưu rất mạnh có thể xuyên qua tầng bình lưu thấp hơn. Cấp độ và chi Các đám mây tầng đối lưu hình thành ở ba cấp độ bất kỳ (trước đây được gọi là étages) dựa trên phạm vi độ cao trên bề mặt Trái đất. Việc nhóm các đám mây thành các cấp thường được thực hiện cho các mục đích của tập bản đồ mây, các quan sát thời tiết bề mặt, và các bản đồ thời tiết. Phạm vi độ cao cơ sở cho mỗi cấp khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý vĩ độ. Mỗi cấp độ cao bao gồm hai hoặc ba loại chi khác biệt chủ yếu theo hình thức vật lý. Các cấp độ tiêu chuẩn và các loại chi được tóm tắt dưới đây theo thứ tự giảm dần gần đúng của độ cao mà mỗi cấp độ thường dựa vào. Các đám mây nhiều cấp với phạm vi thẳng đứng đáng kể được liệt kê riêng và tóm tắt trong gần đúng thứ tự tăng dần của sự mất ổn định hoặc hoạt động đối lưu. Cấp độ cao Những đám mây cao hình thành ở độ cao của trong các vùng cực, bên trong vùng nhiệt đới, và cũng bên trong vùng nhiệt đới. Tất cả các đám mây dạng ti được phân loại là cao, do đó tạo thành một chi duy nhất mây ti (Ci). Các đám mây địa tầng và địa tầng trong phạm vi độ cao cao mang tiền tố cirro-, mang lại tên chi tương ứng là Mây ti tích (Cc) và Mây ti tầng (Cs). Nếu các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải hạn chế của các đám mây cao được phân tích mà không có dữ liệu hỗ trợ từ các quan sát trực tiếp của con người, thì việc phân biệt giữa các dạng riêng lẻ hoặc các dạng chi sẽ trở nên bất khả thi và chúng được gọi chung là loại cao (hoặc không chính thức là ti-loại, mặc dù không phải tất cả các đám mây cao đều thuộc dạng ti hoặc chi). Chi mây ti - Genus Cirrus (Ci): Đây chủ yếu là những đám mây tinh thể băng mỏng manh, màu trắng, dạng vòng, hiện lên rõ ràng trên nền trời xanh. Mây ti nói chung là không đối lưu ngoại trừ các loại phụ castellanus và floccus cho thấy sự đối lưu hạn chế. Chúng thường hình thành dọc theo độ cao dạng vòng cung và ở rìa chính của rối loạn áp suất thấp hoặc trán, nơi chúng có thể hợp nhất thành xơ mạch. Loại mây tầng cao này không tạo ra lượng mưa. Chi mây tích - Genus cirrocumulus (Cc): Đây là một lớp địa tầng cao màu trắng tinh khiết có giới hạn đối lưu. Nó bao gồm các tinh thể băng hoặc các giọt nước siêu lạnh xuất hiện dưới dạng các khối tròn nhỏ không bị che khuất hoặc các mảnh thành từng nhóm hoặc đường với những gợn sóng giống như cát trên bãi biển. Mây tích đôi khi hình thành cùng với mây ti và có thể đi kèm hoặc thay thế bởi những đám mây ti ti gần rìa hàng đầu của một hệ thống thời tiết đang hoạt động. Loại chi này đôi khi tạo ra virga, lượng mưa bốc hơi bên dưới lớp nền của đám mây. Chi mây ti tầng - Genus cirrostratus (Cs): Mây ti tầng là một tấm màn tinh thể băng mỏng không đối lưu, thường tạo ra quầng sáng do khúc xạ tia nắng mặt trời. Mặt trời và mặt trăng có thể nhìn thấy trong đường viền rõ ràng. Mây ti tầng không tạo ra kết tủa, nhưng thường đặc lại thành mây cao tầng (altostratus) ở phía trước ấm áp hoặc khu vực áp suất thấp, đôi khi có. Mức giữa Các đám mây không thẳng đứng ở tầng giữa có tiền tố là alto-, mang lại tên chi là mây trung tích (Ac) cho các dạng địa tầng và mây trung tầng (As) cho các dạng địa tầng. Những đám mây này có thể hình thành thấp đến mức trên bề mặt ở bất kỳ vĩ độ nào, nhưng có thể cao đến gần các cực, ở nhiệt độ trung bình, và ở vùng nhiệt đới. Cũng như các đám mây trên cao, các loại chi chính có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt người, nhưng việc phân biệt giữa chúng chỉ bằng cách sử dụng chụp ảnh vệ tinh là không thể. Khi dữ liệu hỗ trợ về các quan sát của con người không có sẵn, những đám mây này thường được gọi chung là loại trung bình trên ảnh vệ tinh. Chi mây trung tích - Genus altocumulus (Ac): Đây là lớp mây đối lưu hạn chế ở giữa, thường xuất hiện dưới dạng các mảng không đều hoặc các lớp rộng hơn được sắp xếp theo nhóm, đường hoặc sóng. Mây trung tích đôi khi có thể giống với mây ti tích, nhưng thường dày hơn và được cấu tạo bởi sự pha trộn của các giọt nước và tinh thể băng, do đó, các cơ sở hiển thị ít nhất một số bóng màu xám nhạt. Mây trung tích có thể tạo ra virga, lượng mưa rất nhẹ bay hơi trước khi chạm đất. Chi mây trung tầng - Genus altostratus (As): Mây trung tầng là một tấm màn mờ không hoạt động hoặc mờ ở giữa của đám mây màu xám/xanh xám thường hình thành dọc theo mặt trước ấm áp và xung quanh các khu vực áp suất thấp. Mây trung tầng thường được cấu tạo từ các giọt nước, nhưng có thể lẫn với các tinh thể băng ở độ cao lớn hơn. Các mây trung tầng mờ đục lan rộng có thể tạo ra kết tủa nhẹ liên tục hoặc không liên tục. Cấp thấp Những đám mây thấp được tìm thấy từ gần bề mặt lên đến . Các loại chi trong cấp độ này hoặc không có tiền tố hoặc mang tiền tố đề cập đến một đặc tính khác ngoài độ cao. Những đám mây hình thành ở tầng thấp của tầng đối lưu thường có cấu trúc lớn hơn những đám mây hình thành ở tầng giữa và tầng cao, vì vậy chúng thường có thể được xác định bằng các dạng và chi của chúng chỉ bằng chụp ảnh vệ tinh. Chi mây tầng tích - Genus stratocumulus (Sc): Loại chi này là một lớp mây có cấu trúc địa tầng đối lưu hạn chế, thường ở dạng các mảng không đều hoặc các tấm rộng hơn tương tự như mây tầng tích nhưng có các phần tử lớn hơn với màu xám đậm hơn. Mây tầng tích thường xuất hiện trong thời tiết ẩm ướt bắt nguồn từ các đám mây mưa khác, nhưng chỉ có thể tự tạo ra lượng mưa rất nhẹ. Chi mây tích - Genus cumulus (Cu); loại humilis 'ngoại hình thấp' – phạm vi dọc nhỏ: Đây là những đám mây vũ tích thời tiết công bằng nhỏ tách rời có phần đáy gần như nằm ngang và phần ngọn dẹt, và không tạo ra mưa rào. Chi mây tầng - Genus stratus (St): Đây là một dạng địa tầng phẳng hoặc đôi khi rách rưới, đôi khi giống như sương mù trên cao. Chỉ có lượng mưa rất yếu mới có thể rơi ra từ đám mây này, thường là mưa phùn hoặc hạt tuyết. Khi một đám mây có địa tầng rất thấp giảm xuống mức bề mặt, nó sẽ mất thuật ngữ Latinh và được đặt tên chung là sương mù nếu tầm nhìn phổ biến trên bề mặt nhỏ hơn 1 km. Nếu khả năng hiển thị là 1 km trở lên, độ ngưng tụ có thể nhìn thấy được gọi là sương. Đa cấp hoặc dọc vừa phải Những đám mây này có cơ sở cấp thấp đến trung bình hình thành ở bất kỳ đâu từ gần bề mặt đến khoảng và các ngọn có thể mở rộng đến phạm vi độ cao trung bình và đôi khi cao hơn trong trường hợp của nimbostratus. Chi mây vũ tầng - Genus nimbostratus (Ns); mức thấp: Đây là một lớp địa tầng đa cấp, màu xám đậm, khuếch tán với mức độ lớn theo chiều ngang và thường phát triển theo chiều dọc từ trung bình đến sâu, trông yếu ớt được chiếu sáng từ bên trong. Mây vũ tầng thường hình thành từ mây trung tầng cấp trung bình, và phát triển ít nhất ở mức độ dọc vừa phải khi bazơ lắng xuống mức thấp trong quá trình mưa có thể đạt cường độ trung bình đến nặng. Nó đạt được sự phát triển theo chiều dọc thậm chí lớn hơn khi đồng thời phát triển lên đến tầng cao do lực nâng phía trước hoặc xoáy thuận quy mô lớn. Tiền tố nimbo- đề cập đến khả năng tạo ra mưa hoặc tuyết liên tục trên diện rộng, đặc biệt là trước mặt trận ấm áp. Lớp mây dày này không có bất kỳ cấu trúc tháp nào của riêng nó, nhưng có thể đi kèm với các loại mây tích (cumuliform) hoặc cumulonimbiform cao chót vót. Các nhà khí tượng học liên kết với Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chính thức phân loại mây vũ tầng là cấp trung bình cho các mục đích khái quát trong khi mô tả nó một cách không chính thức là đa cấp. Các nhà khí tượng học và nhà giáo dục độc lập dường như có sự phân chia giữa những người phần lớn theo mô hình WMO và những người phân loại mây vũ tầng là cấp thấp, mặc dù phạm vi thẳng đứng đáng kể của nó và sự hình thành ban đầu thông thường của nó ở phạm vi độ cao trung bình. Chi mây tích - Genus cumulus (Cu); loài tầm thường; 'loài trung bình' – mức độ dọc vừa phải: Những đám mây vũ tích đối lưu tự do này có phần gốc phẳng, màu xám trung bình, rõ ràng và phần đỉnh hình vòm màu trắng ở dạng mầm nhỏ và nói chung không tạo ra mưa. Chúng thường hình thành ở tầng thấp của tầng đối lưu ngoại trừ trong điều kiện độ ẩm tương đối rất thấp, khi các tầng mây có thể tăng vào phạm vi độ cao trung bình. Mây tích trung gian được chính thức phân loại là cấp thấp và có đặc điểm chính thức hơn là có mức độ thẳng đứng vừa phải có thể liên quan đến nhiều hơn một mức độ cao. Cao chót vót Các dạng mây tích và dạng tích cực lớn này có các nền mây ở cùng một phạm vi cấp thấp đến trung bình như các loại đa cấp và dạng thẳng đứng vừa phải, nhưng các đỉnh gần như luôn mở rộng đến các mức cao. Không giống như các đám mây kém phát triển theo chiều thẳng đứng, chúng được yêu cầu phải được xác định bằng tên hoặc chữ viết tắt tiêu chuẩn của chúng trong tất cả các quan sát hàng không (METARS) và dự báo (TAFS) để cảnh báo phi công về thời tiết khắc nghiệt và nhiễu động có thể xảy ra. Chi mây tích - Genus cumulus (Cu); loài congestus – phạm vi dọc lớn: Sự bất ổn định của khối lượng không khí ngày càng tăng có thể làm cho các đám mây tích đối lưu tự do phát triển rất cao đến mức độ cao thẳng đứng từ chân đế đến đỉnh lớn hơn chiều rộng cơ sở của đám mây. Phần nền của đám mây có màu xám đậm hơn và phần trên thường giống như một bông súp lơ. Loại mây này có thể tạo ra mưa rào vừa phải đến nặng hạt và được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) chỉ định là Khí tích cao chót vót (Tcu). Chi mây vũ tích - Genus cumulonimbus (Cb): Loại chi này là một khối mây tích tụ nặng, cao chót vót, có dạng khối đối lưu tự do với phần gốc từ xám đen đến gần đen và đỉnh rất cao có dạng núi hoặc tháp khổng lồ. Mây vũ tích có thể tạo ra dông, các trận mưa rất lớn cục bộ có thể gây ra lũ quét và nhiều loại sét bao gồm mây từ mặt đất có thể gây ra các vụ cháy rừng. Thời tiết khắc nghiệt đối lưu khác có thể có hoặc không kèm theo giông bão và bao gồm mưa rào tuyết lớn, mưa đá. Trong số tất cả các sự kiện có thể xảy ra liên quan đến vũ tích, sét là sự kiện duy nhất trong số này yêu cầu phải có sấm sét vì chính tia sét tạo ra sấm sét. Mây vũ tích có thể hình thành trong điều kiện không khí không ổn định, nhưng có xu hướng tập trung và cường độ cao hơn khi chúng kết hợp với các front lạnh không ổn định. Loài Các loại chi thường được chia thành các loại phụ được gọi là loài chỉ ra các chi tiết cấu trúc cụ thể có thể thay đổi tùy theo độ ổn định và đặc điểm gió của khí quyển tại bất kỳ thời điểm và vị trí nhất định. Bất chấp hệ thống phân cấp này, một loài cụ thể có thể là một kiểu phụ của nhiều chi, đặc biệt nếu các chi có cùng dạng vật chất và được phân biệt với nhau chủ yếu theo độ cao hoặc cấp độ. Có một số loài, mỗi loài có thể liên kết với các chi của nhiều hơn một dạng vật chất. Các loại loài được phân nhóm dưới đây theo các dạng vật chất và các chi mà chúng thường liên kết với nhau. Các dạng, chi và loài được liệt kê từ trái sang phải theo thứ tự tăng dần về tính không ổn định hoặc hoạt động đối lưu. Ổn định hoặc gần như ổn định Thuộc nhóm địa tầng không đối lưu, tầng tầng cao bao gồm hai loài. Mây ti tích sương mù có vẻ ngoài khá lan tỏa, thiếu chi tiết cấu trúc. Mầy ti tích sợi xơ là một loài được tạo thành từ các sợi bán hợp nhất chuyển tiếp đến hoặc từ mây ti. Mây trung tầng bậc trung và mây vũ tích nhiều bậc luôn có dạng phẳng hoặc lan tỏa và do đó không được chia nhỏ thành các loài. Địa tầng thấp thuộc loài sương mù ngoại trừ khi bị vỡ ra thành những mảng địa tầng rách nát Mây fractus nghĩa Latinh 'bị hỏng, rách nát' (xem bên dưới). Các đám mây tuần hoàn có ba loài không đối lưu có thể hình thành trong điều kiện khối lượng không khí ổn định. Mây ti sợi xơ bao gồm các sợi có thể thẳng, lượn sóng hoặc đôi khi xoắn lại do gió cắt. Loài uninus cũng tương tự nhưng có móc hếch ở đầu. Mây ti spissatus xuất hiện dưới dạng các mảng mờ đục có thể hiển thị màu xám nhạt. Các loại chi lớp vũ tích (mây ti tích, mây trung tích và mây tầng tích) xuất hiện trong không khí chủ yếu ổn định với sự đối lưu hạn chế có hai loài, mỗi loài có hai loài. Các loài phân tầng thường xuất hiện trong các phiến rộng hoặc trong các mảng nhỏ hơn, nơi chỉ có hoạt động đối lưu tối thiểu. Các đám mây của loài mây dạ quang (lenticularis) có xu hướng có hình dạng giống thấu kính thuôn nhọn ở các đầu. Chúng thường được nhìn thấy nhất là núi orographic (lực nâng orographic) - mây luợn sóng, nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong tầng đối lưu nơi có gió cắt mạnh kết hợp với sự ổn định của khối lượng không khí đủ để duy trì cấu trúc mây nhìn chung bằng phẳng. Hai loài này có thể được tìm thấy ở các tầng cao, giữa hoặc thấp của tầng đối lưu tùy thuộc vào chi hoặc chi dạng địa tầng có mặt tại bất kỳ thời điểm nào. Loại mây "rách rưới" Loài bị hỏng - fractus thể hiện tính không ổn định thay đổi vì nó có thể là một nhóm nhỏ của các loại chi thuộc các dạng vật chất khác nhau có các đặc điểm ổn định khác nhau. Kiểu phụ này có thể ở dạng các tấm địa tầng rách nát nhưng chủ yếu là ổn định mây dạng "giường bị hỏng" - (stratus fractus) hoặc những đám mây tích nhỏ vụn với độ không ổn định lớn hơn một chút mây tích "đỗ vỡ" - (cumulus fractus). Khi các đám mây của loài này được kết hợp với các hệ thống mây kết tủa ở mức độ đáng kể theo chiều dọc và đôi khi nằm ngang, chúng cũng được phân loại là mây phụ với tên gọi "vải" - pannus (xem phần về các đặc điểm bổ sung). Một phần không ổn định Những loài này là sự phân chia của các loại chi có thể xuất hiện trong không khí một phần không ổn định với đối lưu hạn chế. Loài castellanus xuất hiện khi một lớp cấu trúc hoặc địa tầng gần như ổn định bị xáo trộn bởi các khu vực cục bộ không ổn định về lượng không khí, thường vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Điều này dẫn đến việc hình thành các tích tụ dạng tích nhúng phát sinh từ một cơ sở địa tầng chung. Castellanus giống như tháp pháo của một lâu đài khi nhìn từ bên cạnh và có thể được tìm thấy với các chi dạng địa tầng ở bất kỳ mức độ cao tầng đối lưu nào và với các mảng đối lưu hạn chế của mây ti tầng cao. Các đám mây dạng sợi của các loài floccus tách rời hơn là các phần nhỏ của các loại chi có thể là dạng vòng hoặc dạng địa tầng trong cấu trúc tổng thể. Đôi khi chúng được nhìn thấy cùng với mây ti ti, mây ti tích, mây trung tích và mây tầng tích. Một loài stratocumulus hay altocumulus mới được công nhận đã được đặt tên là mây truy nã - volutus, một đám mây cuộn có thể xảy ra trước khi hình thành vũ tích. Có một số đám mây volutus hình thành do tương tác với các đối tượng địa lý cụ thể chứ không phải với đám mây mẹ. Có lẽ đám mây kỳ lạ nhất về mặt địa lý thuộc loại này là Morning Glory - mây rau muống; mây sáng sớm, một đám mây hình trụ cuộn xuất hiện không thể đoán trước trên Vịnh Carpentaria ở Bắc Úc. Được liên kết với một "gợn sóng" mạnh trong khí quyển, đám mây có thể được "lướt" trong máy bay tàu lượn. Không ổn định hoặc chủ yếu là không ổn định Sự mất ổn định khối lượng không khí tổng quát hơn trong tầng đối lưu có xu hướng tạo ra các đám mây thuộc loại chi mây tích đối lưu tự do hơn, các loài của chúng chủ yếu là chỉ số về mức độ không ổn định của khí quyển và kết quả là sự phát triển theo chiều dọc của các đám mây. Một đám mây tích ban đầu hình thành ở mức thấp của tầng đối lưu dưới dạng một đám mây nhỏ của loài humilis chỉ cho thấy sự phát triển theo chiều dọc nhẹ. Nếu không khí trở nên bất ổn định hơn, đám mây có xu hướng mọc thẳng đứng thành loài tầm thường (mediocrics), sau đó tắc nghẽn đối lưu mạnh, hay tích (congestus) loài tích cao nhất cùng loại mà Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế gọi là 'đống tích cao chót vót'. Với các điều kiện khí quyển rất không ổn định, mây tích lớn có thể tiếp tục phát triển thành mây vũ tích đối lưu mạnh hơn nữa có tên gọi là hói (calvus), (về cơ bản là một đám mây tắc nghẽn rất cao tạo ra sấm sét), sau đó cuối cùng trở thành loài capillatus (mao mạch) khi những giọt nước siêu lạnh trên đỉnh mây biến thành băng tinh thể mang lại cho nó một sự xuất hiện hình tròn. Đẳng cấp Các loại chi và loài được chia nhỏ hơn nữa thành các loại có tên có thể xuất hiện sau tên loài để cung cấp mô tả đầy đủ hơn về đám mây. Một số giống mây không bị giới hạn ở một mức hoặc dạng độ cao cụ thể và do đó có thể phổ biến đối với nhiều chi hoặc loài. Dựa trên-độ mờ Tất cả các loại đám mây rơi vào một trong hai nhóm chính. Một nhóm xác định độ mờ của các cấu trúc mây cấp thấp và trung bình cụ thể và bao gồm các loại translucidus (trong mờ mỏng), perlucidus (đục dày với các vết đứt trong mờ hoặc rất nhỏ) và opacus (đục dày). Những giống này luôn có thể xác định được đối với các loại mây và loài có độ mờ thay đổi. Cả ba đều được liên kết với các loài phân tầng của mây tích và mây tầng tích. Tuy nhiên, chỉ có hai giống được nhìn thấy với mây trung tầng và tầng tinh vân hay tiếng Latinh là giường sương mù (stratus nebulosus) có cấu trúc đồng nhất ngăn cản sự hình thành của một giống sáng/ trong suốt (perlucidus). Các dạng dựa trên độ mờ đục không được áp dụng cho các đám mây cao bởi vì chúng luôn trong mờ, hoặc trong trường hợp ti mây, luôn luôn mờ đục. Dựa trên-mẫu Nhóm thứ hai mô tả sự sắp xếp không thường xuyên của các cấu trúc đám mây thành các mẫu cụ thể mà người quan sát trên bề mặt có thể nhận thấy được (các trường mây thường chỉ được nhìn thấy từ độ cao đáng kể phía trên các thành tạo). Những biến thể này không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng với các chi và loài mà chúng có liên quan khác, mà chỉ xuất hiện khi điều kiện khí quyển thuận lợi cho sự hình thành của chúng. Các giống intortus (bên trong) và vertebratus thỉnh thoảng xuất hiện với xơ xác xơ. Chúng tương ứng là các sợi xoắn thành hình dạng không đều và những sợi được sắp xếp theo kiểu xương cá, thường là do các luồng gió không đều có lợi cho sự hình thành của các giống này. Bán kính đa dạng được liên kết với các hàng mây thuộc một loại cụ thể dường như hội tụ ở đường chân trời. Đôi khi nó được nhìn thấy với các loài sợi (fibratus) và cái móc (cuncinus) của ti, các loài phân tầng của altocumulus (mây tích cao), các loài tầm thường (mediocris) và đôi khi là humilis (khiêm tốn) của mây tích, và với chi mây tầng cao (altostratus). Một loại khác, duplicatus, (các lớp cách đều nhau của cùng một loại, lớp này chồng lên lớp kia), đôi khi được tìm thấy với ti của cả loài fibratus và uncinus, và với altocumulus và stratocumulus của loài stratiformis và lenticularis. Sự đa dạng của undulatus (có đáy nhấp nhô gợn sóng) có thể xảy ra với bất kỳ đám mây nào thuộc loài stratiformis hoặc lenticularis, và với altostratus. Nó hiếm khi được quan sát thấy với tinh vân tầng. Đa dạng lacunosus được gây ra bởi các dòng chảy xuống cục bộ tạo ra các lỗ tròn ở dạng tổ ong hoặc lưới. Đôi khi nó được nhìn thấy với mây tích và mây trung tích của loài stratiformis, castellanus và floccus, và với mây tích của loài stratiformis và castellanus. Kết hợp Một số loài có thể hiển thị các biến thể kết hợp cùng một lúc, đặc biệt nếu một biến thể dựa trên độ mờ và biến thể kia dựa trên mẫu. Một ví dụ về điều này sẽ là một lớp mây tích phân tầng cao (altocumulus stratiformis) được sắp xếp thành các hàng dường như hội tụ được phân tách bằng các khoảng ngắt nhỏ. Tên kỹ thuật đầy đủ của một đám mây trong cấu hình này sẽ là mây tích phân tầng cao tỏa ra trong suốt (altocumulus stratiformis radiatus perlucidus), sẽ xác định tương ứng chi, loài và hai giống kết hợp của nó. Đám mây phụ kiện, tính năng bổ sung và các loại phái sinh khác Các tính năng bổ sung và các đám mây phụ kiện không phải là các phân khu tiếp theo của các loại mây bên dưới loài và cấp độ đa dạng. Thay vào đó, chúng hoặc là khí tượng thủy văn hoặc là các loại mây đặc biệt có tên Latinh riêng hình thành cùng với các loại, loài và giống mây nhất định. Các tính năng bổ sung, dù ở dạng mây hay lượng mưa, đều được gắn trực tiếp vào đám mây chi chính. Ngược lại, các đám mây phụ thường tách rời khỏi đám mây chính. Các tính năng bổ sung dựa trên-lượng mưa Một nhóm các tính năng bổ sung không phải là sự hình thành mây thực tế, mà là lượng mưa rơi xuống khi các giọt nước hoặc tinh thể băng tạo nên các đám mây nhìn thấy được đã trở nên quá nặng để có thể duy trì ở trên cao. Virga là một đặc điểm được nhìn thấy với các đám mây tạo ra lượng mưa bốc hơi trước khi chạm tới mặt đất, chúng thuộc các chi mây ti tích, mây trung tích, mây trung tầng, mây vũ tầng, mây tầng tích, mây tích, và mây vũ tích. Khi lượng mưa đến mặt đất mà không bay hơi hoàn toàn, nó được gọi là lượng mưa đặc trưng, sự kết tủa (praecipitatio). Điều này thường xảy ra với các tầng cao mờ đục, có thể tạo ra lượng mưa lan rộng nhưng thường nhẹ và với các đám mây dày hơn cho thấy sự phát triển theo chiều dọc đáng kể. Trong số đó, mây tích-trung bình phát triển hướng lên trên chỉ tạo ra mưa rào nhẹ, trong khi mây vũ tầng phát triển hướng xuống có khả năng tạo ra mưa lớn hơn, rộng hơn. Những đám mây thẳng đứng cao chót vót có khả năng lớn nhất để tạo ra các sự kiện mưa dữ dội, nhưng những đám mây này có xu hướng cục bộ trừ khi được tổ chức dọc theo các frông lạnh di chuyển nhanh. Mưa rào cường độ trung bình đến nặng có thể rơi xuống từ các đám mây tích tụ. Mây vũ tích, lớn nhất trong tất cả các loại mây, có khả năng tạo ra mưa rào rất lớn. Các đám mây tầng thấp thường chỉ tạo ra lượng mưa nhẹ, nhưng điều này luôn xảy ra dưới dạng lượng mưa đặc trưng, sự kết tủa (praecipitatio) do thực tế là loại mây này nằm quá gần mặt đất để cho phép hình thành các virga. Các tính năng bổ sung dựa trên-đám mây Incus là đặc điểm bổ sung dành riêng cho từng loại nhất, chỉ thấy ở mây vũ tích của loài mao mạch (capillatus). Đỉnh mây vũ tích incus là đỉnh lan rộng thành hình đe rõ ràng do các luồng không khí đi lên va vào lớp ổn định ở tầng đối lưu nơi không khí không còn tiếp tục lạnh hơn khi tăng độ cao. Tính năng mamma hình thành trên nền của các đám mây dưới dạng các chỗ lồi giống như bong bóng hướng xuống dưới gây ra bởi các dòng chảy xuống cục bộ trong đám mây. Đôi khi nó còn được gọi là mammatus (mây vảy rồng), một phiên bản trước đó của thuật ngữ được sử dụng trước khi tiêu chuẩn hóa danh pháp Latinh do Tổ chức Khí tượng Thế giới đưa ra trong thế kỷ 20. Nổi tiếng nhất là mây vũ tích với mammatus, nhưng đặc điểm mamma đôi khi cũng được nhìn thấy với mây ti, mây ti tích (ti ti), mây trung tích, mây trung tầng và mây tầng tích. Tính năng tuba là một cột mây có thể treo ở dưới cùng của mây tích hoặc vũ tích. Một cột mới hình thành hoặc được tổ chức kém có thể tương đối lành tính, nhưng có thể nhanh chóng mạnh lên thành mây hình phễu hoặc lốc xoáy. Đặc điểm vòng cung (arcus) là một đám mây cuộn với các cạnh rách rưới gắn vào phần dưới phía trước của mây tích hoặc mây vũ tích hình thành dọc theo mép đầu của một đường gió bão hoặc dòng chảy giông bão. Một đội hình vòng cung lớn có thể trông giống như một vòng cung tối đầy đe dọa. Một số tính năng bổ sung mới đã được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chính thức công nhận. Biến động đặc trưng có thể hình thành trong điều kiện độ đứt gió mạnh hay sóng (flucturs) của khí quyển khi mây tích tầng, mây trung tích hoặc mây ti phá vỡ thành các đỉnh cách đều nhau. Biến thể này đôi khi được gọi một cách không chính thức là đám mây (sóng) Kelvin–Helmholtz. Hiện tượng này cũng đã được quan sát thấy trong sự hình thành mây trên các hành tinh khác và thậm chí trong bầu khí quyển của mặt trời. Một đặc điểm khác của đám mây dạng sóng nhưng hỗn loạn hơn liên quan đến mây tích tầng hoặc mây trung tích đã được đặt tên Latinh là độ nhám hay đơn giản là nhám (asperitas). Tính năng bổ sung rỗng (cavum) là một lỗ vệt rơi hình tròn đôi khi hình thành trong một lớp mỏng mây trung tích hoặc mây tích siêu lạnh. Các vệt mùa thu bao gồm virga hoặc các dải ti thường được nhìn thấy bên dưới lỗ khi các tinh thể băng rơi xuống độ cao thấp hơn. Loại lỗ này thường lớn hơn các lỗ hỏng (lacunosus) điển hình. Một đặc điểm của tường (muru) là một đám mây có tường vũ tích với phần chân mây thấp hơn, xoay tròn hơn mức có thể dẫn đến sự phát triển của lốc xoáy. Đặc điểm đuôi (cauda) là một đám mây đuôi kéo dài theo chiều ngang ra khỏi đám mây bức tường (murus) và là kết quả của việc không khí đi vào cơn bão. Các đám mây phụ kiện Sự hình thành đám mây bổ sung tách khỏi đám mây chính được gọi là các đám mây phụ kiện. Các đám mây kết tủa nặng hơn, mây vũ tầng, Mây tích cao chót vót (cumulus congestus) và Mây vũ tích thường thấy sự hình thành dưới dạng kết tủa của đặc điểm pannus (vải), các đám mây rách rưới thấp của các loại và loài Cumulus fractus (Mây tích fractus - vỡ) hoặc stratus fractus (tích tầng hỏng - giường bị hỏng). Một nhóm của các đám mây phụ bao gồm các thành tạo có liên quan chủ yếu với các đám mây tích lũy và mây tích lũy phát triển hướng lên trên của sự đối lưu tự do. Pileus (Mũ - Cọc) là một đám mây đỉnh có thể hình thành trên một đám mây vũ tích hoặc đám mây tích lớn, trong khi đặc điểm velum (màn hình - da mềm) là một tấm mỏng nằm ngang đôi khi có hình dạng giống như một chiếc tạp dề ở giữa hoặc phía trước của đám mây gốc. Một đám mây phụ gần đây đã chính thức được Tổ chức Khí tượng Thế giới công nhận là flumen (con sông - ống dẫn nước), còn được gọi một cách thân mật hơn là đuôi hải ly. Nó được hình thành bởi dòng vào ấm áp, ẩm ướt của một cơn giông bão siêu tế bào và có thể bị nhầm với một cơn lốc xoáy. Mặc dù ống dẫn có thể báo hiệu nguy cơ lốc xoáy, nhưng nó có hình dáng tương tự như các đám mây pannus (vải) hoặc scud (cái khiên) và không quay. Những Đám mây Mẹ Mây ban đầu hình thành trong không khí trong lành hoặc trở thành mây khi sương mù dâng cao trên bề mặt. Loại đám mây mới hình thành được xác định chủ yếu bởi các đặc điểm của khối không khí như độ ổn định và độ ẩm. Nếu những đặc điểm này thay đổi theo thời gian thì chi cũng có xu hướng thay đổi tương ứng. Khi điều này xảy ra, chi ban đầu được gọi là đám mây mẹ. Nếu đám mây mẹ vẫn giữ được phần lớn hình dạng ban đầu sau khi xuất hiện loại mới thì nó được gọi là đám mây genitus (sinh ra). Một ví dụ về điều này là tần tích tích lũy, một đám mây tầng tích được hình thành do sự phân tán một phần của kiểu tích tích khi có sự mất đi lực nâng đối lưu. Nếu đám mây mẹ trải qua một sự thay đổi hoàn toàn về loại thì nó được coi là đám mây mumatus (đột biến). Các đám mây genitus (sinh ra) và mutatus (đột biến) khác Các loại genitus và mutatus đã được mở rộng để bao gồm một số loại nhất định không bắt nguồn từ các đám mây có sẵn. Thuật ngữ flammagenitus (tiếng Latin có nghĩa là 'lửa-tạo ra' hay 'làm-ra lửa) áp dụng cho các đám mây tích tụ hoặc mây tích lũy được hình thành do cháy quy mô lớn hoặc phun trào núi lửa. Các đám mây "pyrocumulus" (mây tích bụi) hoặc "fumulus" (tia lửa, có khói ở mức độ thấp nhỏ hơn được hình thành do hoạt động công nghiệp có giới hạn hiện được phân loại là Cumulus homogenitus (tiếng Latin có nghĩa là 'nhân-tạo' hay 'người-làm ra'). Contrail hay vệt nước, được hình thành từ khí thải của máy bay bay ở tầng trên của tầng đối lưu có thể tồn tại và lan rộng thành các hình dạng giống như sợi xơ được gọi là sợi xơ đồng nhất. Nếu một đám mây ti đồng nhất thay đổi hoàn toàn thành bất kỳ chi cấp cao nào, chúng được gọi là ti, ti tầng, hoặc ti tích homomutatus. Stratus đục thủy tinh thể (tiếng Latin có nghĩa là 'đục thủy tinh thể do') được tạo ra do nước phun từ thác nước. Silvagenitus (tiếng Latin có nghĩa là 'được tạo ra từ rừng') là một đám mây tầng hình thành khi hơi nước được thêm vào không khí phía trên tán rừng. Các lĩnh vực mây tầng tích Các đám mây tầng tầng lớp lớp có thể được tổ chức thành các "trường" có hình dạng và đặc điểm được phân loại đặc biệt nhất định. Nhìn chung, các trường này có thể nhận biết được từ độ cao hơn là từ mặt đất. Chúng thường có thể được tìm thấy ở các dạng sau: Đám mây Actinoform, giống như một chiếc lá hoặc một bánh xe hình chóp. Ô kín, có mây ở trung tâm và rõ ràng ở các cạnh, tương tự như một tổ ong được lấp đầy. Phòng giam mở, giống như một tổ ong rỗng, với các đám mây xung quanh các cạnh và không gian thoáng đãng ở giữa. Đường xoáy Các mô hình này được hình thành từ một hiện tượng được gọi là xoáy Kármán được đặt theo tên của kỹ sư và nhà động lực học chất lỏng Theodore von Kármán. Các đám mây do gió điều khiển có thể tạo thành các hàng song song theo hướng gió. Khi gió và mây gặp phải các đặc điểm trên đất liền ở độ cao lớn chẳng hạn như các hòn đảo nổi bật theo chiều thẳng đứng, chúng có thể tạo thành các xoáy xung quanh các khối đất cao làm cho các đám mây có hình dạng xoắn. Phân loại mây (tóm lược) Các đám mây được chia thành hai loại hình chính: mây lớp hay mây đối lưu. Chúng được gọi là mây tầng (Stratus, từ tiếng Latinh có nghĩa là tầng, lớp) và mây tích (Cumulus, từ tiếng Latinh có nghĩa là tích lũy, chồng đống). Hai dạng chính này được chia thành bốn nhóm nhỏ phân biệt theo cao độ của mây. Các đám mây được phân loại theo cao độ gốc của mây, không phải là đỉnh của nó. Hệ thống này được Luke Howard giới thiệu năm 1802 trong thuyết trình của hội Askesian. Mây cao (họ A) Các hình thái này ở trên 5.000 m (16.500 ft), trong đới lạnh của tầng đối lưu. Chúng được biểu thị bởi tiền tố cirro- hay cirrus, nghĩa là mây ti. Ở cao độ này nước gần như đóng băng hoàn toàn vì thế mây là các tinh thể nước đá. Các đám mây có xu hướng là mỏng và yếu và thông thường là trong suốt. Các mây trong họ A bao gồm: Mây ti (Cirrus) Cirrus uncinus Cirrus Kelvin-Helmholtz Mây ti tầng (Cirrostratus) Mây ti tích (Cirrocumulus) Cumulonimbus với pileus Vệt ngưng tụ (Contrail) Vệt ngưng tụ là kiểu mây dài và mỏng được tạo ra như là kết quả của sự bay qua của máy bay phản lực ở cao độ lớn. Mây trung bình (họ B) Các loại mây này chủ yếu ở cao độ khoảng 2.000 đến 5.000 m (6.500 đến 16.500 ft) và được biểu thị với tiền tố alto- (gốc Latinh, nghĩa là "cao"). Chúng thông thường là các giọt nước siêu lạnh. Các mây trong họ B bao gồm: Mây trung tầng (Altostratus) Altostratus undulatus Mây trung tích (Altocumulus) Altocumulus undulatus Altocumulus mackerel sky Altocumulus castellanus Mây hình hột đậu Mây thấp (họ C) Chúng được tạo ra dưới 2.000 m (6.500 ft) và bao gồm mây tầng (đặc và xám). Khi các mây tầng tiếp xúc với mặt đất, chúng được gọi là sương mù. Các mây trong họ C bao gồm: Mây tầng (Stratus); không dày, độ cao thấp. Mây vũ tầng (Nimbostratus); rất dày, độ cao thấp đến trung bình. Cumulus humilis Cumulus mediocris Mây tầng tích (Stratocumulus) Các đám mây thẳng đứng (họ D) Các mây này có thể có hướng thẳng đứng lên trên, rất cao so với gốc của chúng và có thể hình thành ở bất kỳ độ cao nào. Các mây trong họ D bao gồm: Mây vũ tích (Cumulonimbus, liên kết với sự ngưng tụ nặng và mưa dông) Cumulus congestus Pyrocumulus Cumulonimbus incus Cumulonimbus calvus Cumulonimbus với mammatus Các loại mây khác Có một số mây có thể tìm thấy ở phía trên tầng đối lưu; chúng bao gồm mây xà cừ và mây dạ quang, chúng hình thành ở tầng bình lưu và tầng trung lưu. Phân bố: Nơi các đám mây tầng đối lưu phổ biến nhất và ít phổ biến nhất Sự hội tụ dọc theo vùng áp suất thấp Mặc dù sự phân bố cục bộ của các đám mây có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi địa hình, nhưng mức độ phổ biến toàn cầu của mây che phủ trong tầng đối lưu có xu hướng thay đổi nhiều hơn theo vĩ độ. Nó phổ biến nhất trong và dọc theo các vùng áp suất thấp của hội tụ tầng đối lưu bề mặt bao quanh Trái đất gần xích đạo và gần vĩ độ 50 ở phía bắc và phía nam Bán cầu của trái đất. Các quá trình làm mát đoạn nhiệt dẫn đến việc tạo ra các đám mây bằng cách tác nhân nâng đều liên quan đến sự hội tụ; một quá trình liên quan đến luồng không khí thổi ngang và tích tụ không khí tại một vị trí nhất định, cũng như tốc độ mà điều này xảy ra. Gần xích đạo, lượng mây tăng lên là do sự hiện diện của áp suất thấp Vùng hội tụ giữa các vùng nhiệt đới (ITCZ), nơi không khí rất ấm và không ổn định tạo ra hầu hết là mây vũ tích và mây vũ tích. Hầu như bất kỳ loại mây nào cũng có thể hình thành dọc theo các đới hội tụ vĩ độ trung bình tùy thuộc vào độ ổn định và độ ẩm của không khí. Các đới hội tụ ngoại nhiệt đới này bị chiếm giữ bởi mặt cực nơi khối không khí có nguồn gốc địa cực gặp nhau và đụng độ với các đới có nguồn gốc nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Điều này dẫn đến việc hình thành các xoáy thuận ngoại nhiệt đới bao gồm các hệ thống mây có thể ổn định hoặc không ổn định ở các mức độ khác nhau tùy theo đặc tính ổn định của các khối khí xung đột khác nhau. Sự phân kỳ dọc theo vùng áp suất cao Sự phân kỳ ngược lại với sự hội tụ. Trong tầng đối lưu của Trái đất, nó liên quan đến luồng không khí thổi ngang từ phần trên của một cột không khí đang lên, hoặc từ phần dưới của một cột lún thường liên quan đến một khu vực hoặc đỉnh áp suất cao. Mây có xu hướng ít phổ biến nhất ở gần các cực và ở các vùng cận nhiệt đới gần với các điểm 30, bắc và nam. Cái sau đôi khi được gọi là vĩ độ ngựa. Sự hiện diện của một áp suất cao quy mô lớn sườn núi cận nhiệt đới ở mỗi bên của đường xích đạo làm giảm lượng mây ở các vĩ độ thấp này. Các mô hình tương tự cũng xảy ra ở các vĩ độ cao hơn ở cả hai bán cầu. Độ sáng, độ phản xạ và màu sắc Độ chói hoặc độ sáng của một đám mây được xác định bởi cách ánh sáng phản xạ, phân tán và truyền bởi các hạt của đám mây. Độ sáng của nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của mây mù hoặc các chất quang điện như quầng sáng và cầu vồng. Trong tầng đối lưu, các đám mây sâu, dày đặc thể hiện độ phản xạ cao (70% đến 95%) trong suốt quang phổ khả kiến. Các hạt nước nhỏ được đóng gói dày đặc và ánh sáng mặt trời không thể xuyên sâu vào đám mây trước khi phản xạ ra ngoài, tạo cho đám mây có màu trắng đặc trưng, ​​đặc biệt là khi nhìn từ trên xuống. Các giọt mây có xu hướng phân tán phát sáng hiệu quả, do đó cường độ của bức xạ mặt trời giảm theo độ sâu của khí. Do đó, cơ sở đám mây có thể thay đổi từ rất nhạt đến xám đen tùy thuộc vào độ dày của đám mây và lượng ánh sáng đang được phản xạ hoặc truyền trở lại người quan sát. Các đám mây tầng đối lưu mỏng cao phản xạ ít ánh sáng hơn do nồng độ tương đối thấp của các tinh thể băng thành phần hoặc các giọt nước siêu lạnh, dẫn đến hình dạng hơi trắng nhạt. Tuy nhiên, một đám mây tinh thể băng dày đặc xuất hiện màu trắng rực rỡ với bóng mờ màu xám rõ rệt vì độ phản xạ lớn hơn của nó. Khi đám mây tầng đối lưu trưởng thành, các giọt nước dày đặc có thể kết hợp để tạo ra các giọt lớn hơn. Nếu các giọt trở nên quá lớn và nặng không thể giữ được trong không khí lưu thông, chúng sẽ rơi ra khỏi đám mây dưới dạng mưa. Bằng quá trình tích tụ này, không gian giữa các giọt ngày càng trở nên lớn hơn, cho phép ánh sáng xuyên sâu hơn vào đám mây. Nếu đám mây đủ lớn và các giọt bên trong được đặt cách nhau đủ xa, một phần trăm ánh sáng đi vào đám mây không bị phản xạ lại mà bị hấp thụ làm cho đám mây trông tối hơn. Một ví dụ đơn giản về điều này là một người có thể nhìn xa hơn trong mưa lớn hơn là trong sương mù dày đặc. Quá trình phản xạ/hấp thụ là nguyên nhân gây ra dải màu của đám mây từ trắng đến đen. Màu sắc của đám mây nổi bật có thể được nhìn thấy ở bất kỳ độ cao nào, với màu của đám mây thường giống với ánh sáng tới. Vào ban ngày khi mặt trời tương đối cao trên bầu trời, các đám mây tầng đối lưu thường xuất hiện màu trắng sáng ở phía trên với các sắc thái xám khác nhau bên dưới. Những đám mây mỏng có thể trông có màu trắng hoặc có vẻ đã có màu của môi trường hoặc nền của chúng. Các đám mây màu đỏ, cam và hồng hầu như xuất hiện hoàn toàn vào lúc mặt trời mọc/lặn và là kết quả của sự tán xạ ánh sáng mặt trời bởi bầu khí quyển. Khi mặt trời ở ngay dưới đường chân trời, các đám mây ở tầng thấp có màu xám, các đám mây ở giữa có màu hồng phấn và các đám mây ở tầng cao có màu trắng hoặc trắng nhạt. Những đám mây vào ban đêm có màu đen hoặc xám đen trên bầu trời không có trăng, hoặc có màu trắng khi được mặt trăng chiếu sáng. Chúng cũng có thể phản ánh màu sắc của đám cháy lớn, ánh đèn thành phố hoặc cực quang có thể hiện diện. Một đám mây vũ tích xuất hiện có màu xanh lục hoặc hơi xanh là dấu hiệu cho thấy nó chứa lượng nước cực cao; mưa đá hoặc mưa làm tán xạ ánh sáng theo cách làm cho đám mây có màu xanh lam. Màu xanh lục chủ yếu xảy ra vào cuối ngày khi mặt trời tương đối thấp trên bầu trời và ánh sáng mặt trời tới có màu hơi đỏ xuất hiện màu xanh lục khi chiếu sáng một đám mây hơi xanh rất cao. Các cơn bão loại Supercell thường có đặc điểm như vậy nhưng bất kỳ cơn bão nào cũng có thể xuất hiện theo cách này. Màu sắc như thế này không trực tiếp chỉ ra rằng đó là một cơn giông bão nghiêm trọng, nó chỉ xác nhận tiềm năng của nó. Vì màu xanh lá cây/xanh lam biểu thị lượng nước dồi dào, dòng nước mạnh để hỗ trợ nó, gió lớn từ cơn bão đổ ra và mưa đá ướt; tất cả các yếu tố cải thiện cơ hội để nó trở nên nghiêm trọng, tất cả đều có thể được suy ra từ điều này. Ngoài ra, dòng hải lưu càng mạnh, bão càng có khả năng trải qua lốc xoáy và tạo ra mưa đá lớn và gió lớn. Những đám mây hơi vàng có thể được nhìn thấy trong tầng đối lưu vào cuối mùa xuân đến những tháng đầu mùa thu trong mùa cháy rừng. Màu vàng là do sự hiện diện của các chất ô nhiễm trong khói. Các đám mây màu vàng là do sự hiện diện của nitơ điôxít và đôi khi được nhìn thấy ở các khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm không khí cao. Ảnh hưởng đến tầng đối lưu, khí hậu và biến đổi khí hậu Các đám mây tầng đối lưu có nhiều ảnh hưởng đến khí hậu và tầng đối lưu của Trái đất. Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng là nguồn tạo ra lượng mưa, do đó ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và lượng mưa. Do tính nổi khác biệt của chúng so với không khí không có mây xung quanh, các đám mây có thể được liên kết với các chuyển động thẳng đứng của không khí có thể là đối lưu, trực diện hoặc xoáy thuận. Chuyển động hướng lên nếu các đám mây ít dày đặc hơn vì sự ngưng tụ của hơi nước sẽ giải phóng nhiệt, làm ấm không khí và do đó làm giảm mật độ của nó. Điều này có thể dẫn đến chuyển động đi xuống vì sự nâng lên của không khí dẫn đến việc làm mát làm tăng mật độ của nó. Tất cả những tác động này phụ thuộc một cách tinh tế vào nhiệt độ theo chiều thẳng đứng và cấu trúc độ ẩm của khí quyển và dẫn đến sự phân bố lại nhiệt lớn ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất. Sự phức tạp và đa dạng của các đám mây trong tầng đối lưu là lý do chính gây khó khăn trong việc định lượng ảnh hưởng của các đám mây đối với khí hậu và biến đổi khí hậu. Một mặt, các ngọn mây trắng thúc đẩy quá trình làm mát bề mặt Trái đất bằng cách phản xạ bức xạ sóng ngắn (nhìn thấy và hồng ngoại gần) từ mặt trời, làm giảm lượng bức xạ mặt trời được hấp thụ trên bề mặt, tăng cường albedo của Trái đất. Phần lớn ánh sáng mặt trời chiếu tới mặt đất bị hấp thụ, làm ấm bề ​​mặt, bức xạ này phát ra bức xạ có bước sóng dài hơn, tia hồng ngoại. Tuy nhiên, ở những bước sóng này, nước trong các đám mây hoạt động như một chất hấp thụ hiệu quả. Nước phản ứng bằng cách bức xạ, cũng trong tia hồng ngoại, cả hướng lên và hướng xuống, và bức xạ sóng dài đi xuống làm tăng sự ấm lên ở bề mặt. Điều này tương tự với hiệu ứng nhà kính của khí nhà kính và hơi nước. Các kiểu chi cấp cao đặc biệt cho thấy tính hai mặt này với cả hiệu ứng làm mát albedo sóng ngắn và sóng dài làm nóng nhà kính. Nhìn chung, các đám mây tinh thể băng ở tầng đối lưu trên (mây ti) có xu hướng ưa thích sự nóng lên của mạng lưới. Tuy nhiên, hiệu ứng làm mát lại chiếm ưu thế với các đám mây ở mức độ trung bình và thấp, đặc biệt là khi chúng hình thành ở dạng tấm rộng. Các phép đo của NASA chỉ ra rằng về tổng thể, tác động của các đám mây tầng thấp và tầng trung bình có xu hướng thúc đẩy quá trình làm mát lớn hơn tác động ấm lên của các tầng cao và các kết quả thay đổi liên quan đến các đám mây phát triển theo chiều thẳng đứng. Việc đánh giá ảnh hưởng của các đám mây hiện tại đối với khí hậu hiện tại đã khó, dự đoán những thay đổi về mô hình và đặc tính của đám mây trong tương lai, khí hậu ấm hơn và kết quả của đám mây ảnh hưởng đến khí hậu trong tương lai còn khó khăn hơn. Trong khí hậu ấm hơn, nhiều nước hơn sẽ đi vào khí quyển bằng cách bốc hơi ở bề mặt; do các đám mây được hình thành từ hơi nước, nên lượng mây sẽ tăng lên. Nhưng trong khí hậu ấm hơn, nhiệt độ cao hơn sẽ có xu hướng làm bốc hơi các đám mây. Cả hai tuyên bố này đều được coi là chính xác và cả hai hiện tượng, được gọi là phản hồi của đám mây, đều được tìm thấy trong các tính toán mô hình khí hậu. Nói rộng ra, nếu các đám mây, đặc biệt là các đám mây thấp, tăng lên trong khí hậu ấm hơn, thì hiệu ứng làm mát dẫn đến phản hồi tiêu cực trong phản ứng khí hậu đối với sự gia tăng khí nhà kính. Nhưng nếu các đám mây thấp giảm, hoặc nếu các đám mây cao tăng lên, thì phản hồi là tích cực. Số lượng khác nhau của những phản hồi này là lý do chính dẫn đến sự khác biệt về Độ nhạy cảm với khí hậu của các mô hình khí hậu toàn cầu hiện tại. Do đó, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào phản ứng của các đám mây thấp và thẳng đứng đối với khí hậu đang thay đổi. Tuy nhiên, các mô hình toàn cầu hàng đầu tạo ra các kết quả khá khác nhau, với một số cho thấy các đám mây thấp đang tăng lên và các mô hình khác cho thấy giảm. Vì những lý do này, vai trò của các đám mây tầng đối lưu trong việc điều chỉnh thời tiết và khí hậu vẫn là nguồn không chắc chắn hàng đầu trong các dự báo về sự nóng lên toàn cầu. Sự mờ toàn cầu (tóm lược) Gần đây, người ta nhận ra hiện tượng sự mờ toàn cầu được cho là sinh ra bởi sự thay đổi hệ số phản xạ ánh sáng của các đám mây do sự có mặt ngày càng tăng của các hạt treo lơ lửng và các loại hạt khác trong khí quyển. Tầng bình lưu cực Các Mây tầng bình lưu (PSC) hình thành ở phần thấp nhất của tầng bình lưu trong mùa đông, ở độ cao và trong mùa tạo ra nhiệt độ lạnh nhất và do đó, cơ hội tốt nhất để kích hoạt ngưng tụ do đoạn nhiệt làm mát. Độ ẩm khan hiếm trong tầng bình lưu, vì vậy mây xà cừ và không xà cừ ở phạm vi độ cao này bị hạn chế ở các vùng cực vào mùa đông, nơi không khí lạnh nhất. PSC cho thấy một số thay đổi về cấu trúc theo thành phần hóa học và điều kiện khí quyển của chúng, nhưng được giới hạn trong một phạm vi độ cao rất cao duy nhất là khoảng , vì vậy chúng không được phân loại thành các mức độ cao, loại chi, loài hoặc giống. Không có danh pháp Latinh theo cách gọi của các đám mây tầng đối lưu, mà là các tên mô tả sử dụng tiếng Anh thông dụng. Axit nitric siêu lạnh và nước PSC, đôi khi được gọi là loại 1, thường có hình dạng phân tầng giống như mây ti hoặc sương mù, nhưng vì chúng không đông đặc thành tinh thể nên không hiển thị màu phấn của các loại xà cừ. Loại PSC này đã được xác định là nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ôzôn ở tầng bình lưu. Các loại xà cừ đông lạnh thường rất mỏng với màu sắc như ngọc trai và xuất hiện dạng vòng tròn hoặc dạng thấu kính (dạng tầng) nhấp nhô. Chúng đôi khi được gọi là loại 2. Cực trung quyển Các Mây tầng bình lưu hình thành ở phạm vi độ cao cực hạn khoảng . Chúng được đặt tên theo tiếng Latinh mây dạ quang vì khả năng chiếu sáng của chúng rất tốt sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc. Chúng thường có màu hơi xanh hoặc trắng bạc, có thể giống như những hạt ti được chiếu sáng rực rỡ. Các đám mây dạ quang đôi khi có thể có nhiều màu đỏ hoặc cam hơn. Chúng không phổ biến hoặc không đủ rộng rãi để có ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều của các đám mây dạ quang kể từ thế kỷ 19 có thể là kết quả của biến đổi khí hậu. Mây dạ quang là cao nhất trong khí quyển và hình thành gần đỉnh của tầng trung lưu ở độ cao gấp mười lần độ cao của mây tầng đối lưu. Từ mặt đất, đôi khi chúng có thể được nhìn thấy bởi mặt trời chiếu sáng trong chạng vạng sâu. Nghiên cứu đang tiến hành chỉ ra rằng lực nâng đối lưu trong tầng trung quyển đủ mạnh trong suốt mùa hè cực để gây ra sự làm mát đoạn nhiệt của một lượng nhỏ hơi nước đến điểm bão hòa. Điều này có xu hướng tạo ra nhiệt độ lạnh nhất trong toàn bộ khí quyển ngay dưới trung bình. Những điều kiện này dẫn đến môi trường tốt nhất cho sự hình thành của các đám mây thượng quyển địa cực. Cũng có bằng chứng cho thấy các hạt khói từ các thiên thạch bốc cháy cung cấp nhiều hạt nhân ngưng tụ cần thiết để hình thành đám mây dạ quang. Mây dạ quang có bốn loại chính dựa trên cấu trúc vật lý và hình dáng bên ngoài. Các mạng che mặt loại I rất mỏng manh và thiếu cấu trúc rõ ràng, hơi giống như sợi xơ vữa (tức mây sợi) hoặc tiều bì kém xác định. Dải loại II là những vệt dài thường xuất hiện trong các nhóm sắp xếp gần như song song với nhau. Chúng thường có khoảng cách rộng hơn so với các dải hoặc các phần tử được nhìn thấy với các đám mây hình tròn. Dòng chảy dạng III là sự sắp xếp của các vệt ngắn gần nhau, gần như song song, gần như giống với ti. Xoáy nước loại IV là một phần hoặc hiếm hơn là các vòng mây hoàn chỉnh với các tâm tối. Sự phân bố ở tầng trung lưu tương tự như tầng bình lưu ngoại trừ ở độ cao lớn hơn nhiều. Do nhu cầu làm mát tối đa hơi nước để tạo ra các đám mây dạ quang, sự phân bố của chúng có xu hướng bị hạn chế ở các vùng cực của Trái đất. Một sự khác biệt lớn theo mùa là lực nâng đối lưu từ bên dưới tầng trung quyển đẩy hơi nước rất khan hiếm lên các độ cao lạnh hơn cần thiết để hình thành mây trong các mùa hè tương ứng ở bán cầu bắc và nam. Rất hiếm khi nhìn thấy ở phía nam của cực bắc hoặc phía bắc của cực nam 45 độ. Màu sắc mây Màu sắc của mây cho ta biết nhiều về những gì đang diễn ra trong mây. Mây tạo thành khi hơi nước bốc lên, gặp lạnh và ngưng tụ trong không khí như những giọt nhỏ. Các hạt nhỏ này là tương đối đặc và ánh sáng không thể đi sâu vào trong mây trước khi nó bị phản xạ ra ngoài, tạo cho mây có màu đặc trưng là màu trắng. Khi mây dày hơn, các giọt có thể liên kết lại để tạo ra các giọt to hơn, sau đó khi đủ lớn, chúng rơi xuống đất như là mưa. Trong quá trình tích lũy, không gian giữa các giọt trở nên lớn dần lên, cho phép ánh sáng đi sâu hơn nữa vào trong mây. Nếu như mây đủ lớn, và các giọt nước đủ xa nhau, thì sẽ có rất ít ánh sáng mà đã đi vào trong mây là có khả năng phản xạ ngược trở lại ra ngoài trước khi chúng bị hấp thụ. Quá trình phản xạ/hấp thụ này là cái dẫn đến một loạt các loại màu khác nhau của mây, từ trắng tới xám và đen. Các màu khác xuất hiện tự nhiên trong mây. Màu xám ánh lam là kết quả của tán xạ ánh sáng trong mây. Trong quang phổ, màu lam và lục là có bước sóng tương đối ngắn, trong khi đỏ và vàng là có bước sóng dài. Các tia sóng ngắn dễ dàng bị tán xạ bởi các giọt nước, và các tia sóng dài dễ bị hấp thụ. Màu xám ánh lam là chứng cứ cho thấy sự tán xạ được tạo ra bởi các giọt nước có kích thước đạt tới mức độ tạo mưa có trong mây. Những màu xấu được quan sát trước khi có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Màu ánh lục của mây được tạo ra khi ánh sáng bị tán xạ bởi nước đá. Các đám mây cumulonimbus có màu ánh lục là dấu hiệu của mưa to, mưa đá, gió mạnh và có thể là vòi rồng. Màu mây ánh vàng hiếm hơn, nhưng có thể diễn ra trong các tháng từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu do cháy rừng. Màu vàng có lẽ tạo ra do sự hiện diện của khói. Mây đỏ, da cam, hồng xảy ra chủ yếu vào lúc bình minh hay hoàng hôn, và chúng là kết quả của sự tán xạ ánh sáng của khí quyển. Mây tự bản thân nó không có những màu này, chúng chỉ phản xạ các tia sóng dài (không tán xạ) của ánh sáng là những bước sóng chính trong khoảng thời gian đó. Buổi chiều trước khi có vòi rồng ở Edmonton, Alberta năm 1987, người dân Edmonton đã quan sát thấy màu đỏ về phía mặt trời của các đám mây và màu đen thẫm về phía tối của chúng. Trong trường hợp này, ngạn ngữ "bầu trời đỏ buổi đêm, thủy thủ vui sướng" (red sky at night, sailor's delight) là hoàn toàn sai. Ngoài trái đất Mây che phủ đã được nhìn thấy trên hầu hết các hành tinh khác trong Hệ mặt trời. Các đám mây dày của Sao Kim được cấu tạo bởi sulfur dioxide (do hoạt động của núi lửa) và dường như gần như hoàn toàn là dạng địa tầng. Chúng được sắp xếp thành ba lớp chính ở độ cao từ 45 đến 65 km che khuất bề mặt của hành tinh và có thể tạo ra virga. Không có loại vũ tích nhúng nào được xác định, nhưng các hình thành sóng địa tầng bị phá vỡ đôi khi được nhìn thấy ở lớp trên cùng để lộ ra nhiều đám mây lớp liên tục bên dưới. Trên Sao Hỏa, dạ quang, thạch ti, thạch nhũ và địa tầng cấu tạo từ băng nước đã được phát hiện hầu hết ở gần các cực. Sương mù băng nước cũng đã được phát hiện trên sao Hỏa. Cả Sao Mộc và Sao Thổ đều có tầng mây hình vòng tròn bên ngoài bao gồm amoniac, một lớp mây mù dạng tầng trung gian được tạo thành từ amoni hydrosulfide, và một tầng bên trong của các đám mây nước tích. Các vũ tích nhúng được biết là tồn tại gần Great Red Spot trên Sao Mộc. Có thể tìm thấy các loại cùng loại bao gồm Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, nhưng tất cả đều được cấu tạo từ methane. Mặt trăng Titan của Sao Thổ có các đám mây ti được cho là có thành phần chủ yếu là mêtan. Sứ mệnh Cassini – Huygens, Sao Thổ đã khám phá ra bằng chứng về các đám mây ở tầng bình lưu ở cực và chu trình mêtan trên Titan, bao gồm các hồ gần các cực và các kênh phù sa trên bề mặt của mặt trăng. Một số hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời được biết là có các đám mây khí quyển. Vào tháng 10 năm 2013, việc phát hiện các đám mây quang học dày ở độ cao trong khí quyển của exoplanet về Kepler-7b đã được công bố, và, vào tháng 12 năm 2013, trong bầu khí quyển của GJ 436 b và GJ 1214 b. Trong văn hóa và tôn giáo Các đám mây đóng một vai trò quan trọng trong thần thoại hoặc phi khoa học trong các nền văn hóa và truyền thống tôn giáo khác nhau. Akkadians cổ đại tin rằng những đám mây (trong khí tượng học, có lẽ là đặc điểm bổ sung mamma) là bộ ngực của nữ thần bầu trời Antu và cơn mưa đó là sữa từ ngực cô ấy. Trong , Yahweh là được mô tả là dẫn đường cho người Y-sơ-ra-ên băng qua sa mạc dưới hình dạng "Cột mây" vào ban ngày và "Cột lửa" vào ban đêm.<ref></ref name= described="Gertz"></ref> Trong Mandaeism, các uthra (các thiên thể) đôi khi cũng được đề cập là đang ở anana ("mây"; v.v., trong Right Ginza Sách 17, Chương 1), mà cũng có thể được hiểu là nữ phối ngẫu. Trong hài kịch Hy Lạp cổ đại The Clouds, được viết bởi Aristophanes và được trình diễn lần đầu tiên tại City Dionysia vào năm 423 trước Công nguyên, nhà triết học Socrates tuyên bố rằng Mây là vị thần thực sự duy nhất và nói với nhân vật chính Strepsiades không được tôn thờ bất kỳ vị thần nào khác ngoài Mây, mà chỉ để tỏ lòng tôn kính với họ. Trong vở kịch, Những đám mây thay đổi hình dạng để lộ bản chất thật của bất kỳ ai đang nhìn chúng, biến thành nhân mã trước mắt một chính trị gia tóc dài, sói trước mắt Embezzlement Simon, hươu trước mắt kẻ hèn nhát Cleonymus, và những người phụ nữ phàm trần trước sự xuất hiện của con người ẻo lả người cung cấp thông tin; Cleisthenes. Họ được ca ngợi là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và triết gia truyện tranh; họ là bậc thầy về hùng biện, về tài hùng biện và ngụy biện giống như "bạn bè" của họ. Trong Trung Quốc, mây là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Những đám mây chồng chất (trong khí tượng học, có lẽ là những đám mây trùng lặp) được cho là ngụ ý hạnh phúc vĩnh cửu và những đám mây với nhiều màu sắc khác nhau được cho là biểu thị "phước lành được nhân lên". Ngắm nhìn đám mây hay nhìn đám mây là một hoạt động phổ biến của trẻ em liên quan đến việc ngắm nhìn những đám mây và tìm kiếm hình dạng của chúng, một dạng pareidolia. Ở Việt Nam Trong các hát bài hát như "Áng mây buồn" (Cẩm Ly), "Mây và Núi" (The Bells), "Clouds" (One Direction), "Mây và Gió'" (JoyBle)..., truyện "Cô dâu chuột",... phim "Là mây trên bầu trời của ai đó" (Việt Nam), "Mây họa ánh trăng" (Hàn Quốc),... hay mascot "Lady Mây" (do Myra Trần thể hiện) trong chương trình Ca sĩ mặt nạ. Xem thêm Hãy xem cái trang: Này để biết về danh sách của các loài mây (liên kết đến một trang wiki bằng tiếng Anh), và trang Này để biết về mây một cách chi tiết hơn (cũng liên kết trong một trang wiki bằng tiếng Anh). QUAN TRỌNG!: https://cloudatlas.wmo.int/en/home.html, đây là một trang cung cấp tổng thể bản đồ hay át-lát về những đám mây quốc tế. Khoa học mây Suất phản chiếu mây Gốc mây Dạng mây Sương mù Sự ngưng tụ Vòi rồng Bão Gió mùa Mưa Mưa dông Tham khảo Liên kết ngoài Australia Severe Weather: cloud classification system Lots of photos. Click on the thumbnail to get a bigger image. Chitambo Clouds – Clouds and other meteorological phenomena - photographs and information on different types of clouds Khí tượng học Thời tiết Bài cơ bản dài trung bình Gỗ
5741
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang%20s%E1%BB%A9c%20gi%C3%B3%20Beaufort
Thang sức gió Beaufort
Thang sức gió Beaufort hay đơn giản là cấp gió là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng. Thang sức gió này được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, được sử dụng trong việc xác định cường độ gió, dự báo và cảnh báo thiên tai. Thang sức gió Beaufort nguyên gốc có 12 cấp và hiện tại thang này vẫn đang được công nhận và sử dụng chính thức bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (VMO) trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm gần đây, do xuất hiện nhiều cơn bão mạnh, vượt quá mốc cho phép của thang Beaufort nguyên gốc, nhiều nước và vùng lãnh thổ đã sử dụng thang Beaufort mở rộng, với các cấp bão từ 12 cho đến 17, bổ sung thêm 5 cấp so với ban đầu, chẳng hạn như Trung Quốc, Ma Cao, Hông Kông... Còn tại Việt Nam, sau những thiệt hại do các cơn bão Chanchu, Xangsane năm 2006 gây ra với sức gió trên cấp 12, từ cuối năm 2006, Việt Nam đã bắt đầu sử dụng thang Beaufort mở rộng. Theo văn bản mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, thang sức gió ở Việt Nam chỉ được quy định đến cấp 17 và trên cấp 17. Lịch sử Khởi thủy Thang sức gió này được Francis Beaufort, 1 đô đốc hải quân và đồng thời là 1 nhà thủy văn học người Ireland, tạo ra năm 1805. Thang mang tên Beaufort có sự phát triển lâu dài và phức tạp, từ công trình trước đó của những người khác cho tới khi Beaufort trở thành người quản lý cao cấp trong Hải quân Hoàng gia Anh trong thập niên 1830. Đầu thế kỷ XIX, các sĩ quan hải quân thực hiện các quan sát thời tiết theo thường lệ nhưng không tồn tại 1 thang tiêu chuẩn và vì thế các quan sát này là rất chủ quan - 1 người cho đó là "gió nhẹ" thì người khác cũng có thể coi đó là "gió vừa phải". Beaufort đã thành công trong việc đưa mọi thứ vào quy chuẩn. Thang ban đầu có 13 cấp (0 - 12) đã không dẫn chiếu tới các con số về vận tốc gió mà liên quan tới các điều kiện gió định tính có tác động lên các buồm của man of war, khi đó là các loại tàu chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Anh, từ "vừa đủ để chịu lái" tới "không vải nào của buồm có thể chịu được". Ở cấp 0, tất cả các buồm có thể giương lên; ở cấp 6 thì một nửa số buồm có thể phải hạ xuống; ở cấp 12 thì tất cả các buồm phải xếp gọn lại. Thang sức gió này đã là tiêu chuẩn cho mọi nhật trình hàng hải trên các tàu thuyền của Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối thập niên 1830, và đã được thích ứng để ứng dụng phi-hải quân kể từ thập niên 1850, với các số của thang tương ứng với sự xoay vòng của máy đo gió hình chén. Năm 1853, thang này được chấp nhận lần đầu tiên bởi một tổ chức tiền thân của Tổ chức Khí tượng Thế giới, được thành lập ở Brussels. Năm 1916, để phù hợp với sự phát triển của tàu hơi nước, các miêu tả đã được thay đổi để miêu tả biển như thế nào chứ không phải là buồm như thế nào, được vận hành và mở rộng cho các quan sát trên đất liền. Sự xoay vòng của các con số trên thang chỉ được chuẩn hóa vào năm 1923. George Simpson, Giám đốc Cục Khí tượng Vương quốc Anh, là người chịu trách nhiệm về điều này và về bổ sung các miêu tả trên cơ sở đất liền. Sự đo đạc đã được thay đổi một chút vào vài thập niên sau để hoàn thiện sự thuận tiện trong sử dụng cho các nhà khí tượng học. Ngày nay, nhiều quốc gia đã từ bỏ kiểu miêu tả và đơn vị đo này và sử dụng các đơn vị của Hệ đo lường quốc tế như m/s hay km/h, nhưng các cảnh báo thời tiết khắc nghiệt đưa ra công chúng vẫn là xấp xỉ như vậy khi sử dụng thang Beaufort. Thang mở rộng Thang Beaufort được mở rộng năm 1946, khi các cấp từ 13 - 17 được thêm vào. Tuy nhiên, các cấp từ 13 - 17 chỉ nhằm áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn khi có bão nhiệt đới mạnh. Ngày nay, thang mở rộng chỉ được sử dụng tại Đài Loan, Trung Quốc và gần đây là Việt Nam. Tuy nhiên, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trong một tuyên bố vào năm 2012 vẫn chưa chính thức sử dụng thang mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Tốc độ gió trên thang Beaufort mở rộng 1946 dựa trên công thức kinh nghiệm: v = 0.836 B3/2 m/s v = 1.625 B3/2 hải lý () trong đó v là tương đương với vận tốc gió 10 m trên bề mặt và B là số trên thang Beaufort. Chẳng hạn, B = 9,5 cho giá trị của v là 24,48 m/s, nó tương đương với giới hạn dưới của "cấp 10 Beaufort". Theo ước tính từ công thức này thì gió mạnh nhất (trên 330 km/h) trong các trận siêu bão có thể đạt tới giá trị trên cấp 23. Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 - 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão này tương đương với cấp 12 trong thang sức gió Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với các cấp của thang bão Saffir-Simpson. Các vòi rồng cấp 1 trên thang Fujita và thang TORRO cũng bắt đầu gần đúng ở mức trên của cấp 12 trong thang Beaufort nhưng chúng là các thang độc lập. Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ngoài biển khơi, chứ không phải ven bờ. Thang độ và miêu tả Thang sức gió Beaufort ban đầu có 13 cấp (0 - 12) và được mở rộng thành 18 cấp (0 - 17) năm 1946, khi các cấp từ 13 tới 17 được thêm vào. Thang đo Beaufort khởi thủy Đây là thang bão chuẩn vẫn đang được Tổ chức Khí tượng Thế giới sử dụng trên phạm vi toàn cầu cho đến ngày nay Thang sức gió Beaufort Thang Beaufort mở rộng Bảng thang độ và miêu tả dưới đây liệt kê đầy đủ 18 cấp gió và 1 cấp phụ (18+) trở lên cho những cơn bão trên cấp 17. Bảng bao gồm 12 cấp cơ bản và 5 cấp mở rộng áp dụng tại một số quốc gia. Phép chuyển đổi như sau: 3,6 km/h ≡ 1 m/s, đơn vị SI của tốc độ, mét trên giây. 1 km/h ≈ 0,27778 m/s. 1 km/h ≈ 0,621 37 mph ≈ 0,911 34 feet trên giây. 1 km/h ≡ 1,852 nút. 1 nút ≡ 1,852 km/h (chính xác). 1 dặm trên giờ ≡ 1,609344 km/h (~1,61 km/h). Thang Beaufort tại Việt Nam Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảng Cấp gió và sóng của Việt Nam gồm 18 cấp Beaufort, từ cấp 0 đến cấp 17. Có một số đề xuất về thang bão trên cấp 17 ở Việt Nam, nhưng chưa được Trung ương, Chính phủ và Tổng cục Khí tượng Thủy văn công nhận, áp dụng trên toàn quốc trong văn bản quy phạm pháp luật nên không được sử dụng. Chính vì vậy, theo đúng Quyết định của Chính phủ (mới nhất ngày 22 tháng 4 năm 2021), văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất cho đến hiện tại và Luật Khí tượng Thủy văn 2015, thang sức gió của Việt Nam là thang sức gió Beaufort mở rộng chỉ dùng đến cấp 17. Sau đây là thang cấp gió được tính theo km/h Ứng dụng Thang đo sức gió Beaufort được sử dụng để phục vụ cho công tác dự báo thời tiết. Ngày nay, đôi khi các cơn bão mạnh được đánh số từ 12 - 16 sử dụng thang bão Saffir-Simpson có năm loại, với bão loại 1 có số Beaufort là 12, bão loại 2 có số Beaufort là 13... Tại Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson (lý do là các cơn bão mạnh trên cấp 12 hầu như đều xuất phát từ ngoài đại dương, sau khi vượt qua Philippines để đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió đã suy giảm rất nhiều), nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 - 7 trên 1 diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên 1 diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong thời gian gần đây, điển hình là các cơn bão Chanchu (2006) và bão Xangsane (2006). Mặc dù bão Chanchu không đi vào vùng bờ biển Việt Nam, nhưng với cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson nó đã làm nhiều tàu thuyền bị đánh chìm và nhiều ngư dân Việt Nam bị chết trên biển Đông. Trong dự báo bão cho cơn bão Xangsane, lần đầu tiên người ta đã sử dụng cấp 13 và trên cấp 13. Chính vì vậy từ cuối năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 245/2006/QĐ-TTg, quy định mở rộng thang sức gió ở Việt Nam lên cấp 17 (tối đa 220 km/h). Vào khoảng giữa năm 2011, lần đầu tiên các báo chí truyền thông đã phát bản tin về siêu bão Songda với sức gió giật trên cấp 18 - 19. Và cũng vào cuối năm 2013, lần đầu tiên cấp 20 trở lên đã được phát trực tiếp trên Đài truyền hình kỹ thuật số của VTC14 và Đài truyền hình Việt Nam VTV1 dành cho siêu bão Haiyan. Cũng vào đầu năm 2015 tại Đài truyền hình thông tấn xã Việt Nam trong bản tin VOV, họ đã mô tả sức gió trên cấp 18 cho siêu bão Soudelor (2015). Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, thang bão chính thức ở Việt Nam theo quy định tại Luật Khí tượng Thủy văn 2015 và văn bản quy phạm pháp luật – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2021, thang bão chính thức vẫn chỉ dừng lại ở cấp 17. Đối với Trung Quốc và Đài Loan, các trang báo điện tử và truyền thông cũng đều đồng loạt sử dụng thang bão Beaufort mở rộng 2 (cấp 18 - cấp 24) trong một số các cơn bão, điển hình như siêu bão Haiyan (năm 2013) và siêu bão Soudelor (năm 2015) Tại Mỹ, gió có cấp Beaufort 6 - 7 tạo ra các bản thông báo là small craft advisory, với sức gió cấp 8 - 9 là gale warning, cấp 10 hay 11 - storm warning (hay "tropical storm warning"), và tất cả những cái mạnh hơn gọi là hurricane warning, thời nay khi trên các cấp trên sẽ tính theo một từ mới gọi là "Major hurricanes". Tham khảo Liên kết ngoài National Meteorological Library and Archive Film of Wind Scale Historical Wind Speed Equivalents Of The Beaufort Scale Howtoons Poster Beaufort scale Ireland's Beaufort was Windscale Inventor—bởi Dr John de Courcy Ireland The Beaufort Scale and Weather Diaries of Rear Admiral Sir Francis Beaufort—Lịch sử thang Beaufort Radio interview với Scott Huler Beaufort wind force scale. Met Office US Economic Costs of High Winds tại NOAA Economics Thang sức gió Beaufort và các thang sóng biển, PGS.TS. PHAN VĂN KHÔI, Cục Đăng kiểm Việt Nam Beaufort (sức gió) Khí tượng học
5745
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rabindranath%20Tagore
Rabindranath Tagore
Rabindranath Tagore (tiếng Bengal: রবীন্দ্রনাথ ঠাকুর, , tên phiên âm là Ra-bin-đra-nát Ta-go, tên khai sinh Rabindranath Thakur, 6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941, biệt danh: Gurudev, Kabiguru, và Biswakabi) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn, nhạc sĩ và nhà dân tộc chủ nghĩa người Ấn Độ được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Ông còn là tác giả của bài Quốc ca Ấn Độ (Jana Gana Mana) và Bangladesh (Amar Sonar Bangla). Quốc ca của Sri Lanka lấy cảm hứng từ các tác phẩm của ông. Tagore đã bắt đầu sự nghiệp khi mới 8 tuổi. Năm mười sáu tuổi, ông đã phát hành những bài thơ đáng kể đầu tiên của mình dưới bút danh Bhānusiṃha ("Sư tử Mặt trời"), được chính quyền văn học thu giữ như những tác phẩm kinh điển đã mất từ ​​lâu. Đến năm 1877, ông đã hoàn thành những truyện ngắn và phim truyền hình đầu tiên, được xuất bản dưới tên thật của mình. Là một người theo chủ nghĩa nhân văn, phổ quát, quốc tế và chống chủ nghĩa dân tộc hăng hái, ông đã tố cáo Ấn Độ thuộc Anh và ủng hộ độc lập khỏi Anh. Di sản của ông cũng tồn tại trong tổ chức do ông thành lập, Đại học Visva-Bharati. Tagore đã hiện đại hóa nghệ thuật của người Bengal bằng cách bỏ qua các hình thức cổ điển cứng nhắc và chống lại sự khắt khe về ngôn ngữ. Tiểu thuyết, câu chuyện, bài hát, bộ phim khiêu vũ và tiểu luận của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. Gitanjali (Cung cấp bài hát), Gora (Công bằng) và Ghare-Baire (Nhà và Thế giới) là những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và những câu thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đã được hoan nghênh, chủ nghĩa tự nhiên, và chiêm nghiệm không tự nhiên. Các tác phẩm của ông được hai quốc gia chọn làm quốc ca: Jana Gana Mana của Ấn Độ và Amar Shonar Bangla của Bangladesh. Quốc ca Sri Lanka được lấy cảm hứng từ tác phẩm của ông. Tiểu sử Gia đình Họ ban đầu của gia đình Tagore là Kushari. Gia đình Tagore là những người Rarhi Brahmin và ban đầu thuộc về một ngôi làng tên là Kush ở quận tên là Burdwan ở Tây Bengal. Nhà viết tiểu sử Rabindra Kumhat Mukhopadhyaya đã viết trong trang thứ hai của tập đầu tiên của cuốn sách có tên "Rabindrajibani O Rabindra Sahitya Mitcheshika" rằng, "Người Kushari là hậu duệ của Deen Kushari, con trai của Bhatta Narayana; Kush (ở Burdwan zilla) bởi Maharaja Kshitisura, ông trở thành thủ lĩnh của làng và được biết đến với cái tên Kushari." Thời thơ ấu Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình đẳng cấp Bà La Môn trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù vậy Tagore vẫn được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, ông được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng ông thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch. Shelaidaha: 1878–1901 Năm 1890, sau khi trưởng thành, Tagore bắt đầu quản lý điền trang rộng lớn của cha ông mình tại Shelaidaha (ngày nay là một vùng của Bangladesh); ông, vợ và các con chuyển đến đó vào năm 1898. Tagore đã phát hành tập thơ Manasi (1890), một trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Ông đã thu thập hầu hết các khoản tiền thuê đất và chúc phúc cho dân làng, những người lần lượt tôn vinh ông bằng những bữa tiệc thỉnh thoảng dùng cơm khô và sữa chua. Ông gặp Gagan Harkara, qua đó ông làm quen với Baul Lalon Shah, người có những bài hát dân gian ảnh hưởng rất lớn đến Tagore. Tagore đã làm việc để phổ biến các bài hát của Lalon. Thời kỳ 1891–1895, thời kỳ Sadhana của Tagore, được đặt theo tên một trong những tạp chí của ông, là một trong những tác phẩm có ấn tượng lớn nhất của ông; trong những năm này, ông đã viết hơn một nửa câu chuyện Galpaguchchha gồm ba tập. Những câu chuyện mỉa mai và nghiêm trọng của nó đã kiểm tra sự nghèo khó đầy thách thức của một vùng nông thôn lý tưởng hóa ở Bengal. Chuyển đến Santiniketan: 1901–1932 Năm 1901, Tagore chuyển đến Santiniketan để tìm một đạo tràng với phòng cầu nguyện bằng đá cẩm thạch. Cha ông mất năm 1905. Ông nhận được các khoản thanh toán hàng tháng như một phần của tài sản và thu nhập của mình từ Maharaja ở Tripura, bán đồ trang sức của gia đình ông, ngôi nhà gỗ bên bờ biển ở Puri và 2.000 rupee vô chủ trong tiền bản quyền sách. Ông đã có được những người đọc tiếng Bengal và nước ngoài như nhau; ông đã xuất bản Naivedya (1901) và Kheya (1906) và dịch thơ thành thơ tự do. Ông đã từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc Thảm sát Jallianwala Bagh tại Amritsar năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội. Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lý của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951. Cuối đời: 1932–1941 Trong những năm cuối đời, Tagore đã dành nhiều thời gian hơn cho khoa học. Sự tôn trọng của ông đối với các định luật khoa học và sự khám phá của ông về sinh học, vật lý và thiên văn học đã truyền cảm hứng cho thơ ông, trong đó thể hiện chủ nghĩa tự nhiên rộng lớn và tính chân thực. Ông đưa quá trình khoa học, tường thuật của các nhà khoa học vào các câu chuyện trong Se (1937), Tin Sangi (1940) và Galpasalpa (1941). 5 năm đó của ông được đánh dấu bằng nỗi đau mãn tính và hai thời gian dài bị bệnh. Những điều này bắt đầu khi Tagore mất ý thức vào cuối năm 1937; Ông đã bị hôn mê và gần chết một thời gian. Điều này đã được tiếp nối vào cuối năm 1940 bởi một hiện tượng tương tự, từ đó ông không bao giờ hồi phục. Thơ từ những năm tháng định cư này là một trong những tác phẩm hay nhất của ông. Sau một thời gian đau đớn kéo dài, Tagore qua đời vào ngày 7 tháng 8 năm 1941, ở tuổi tám mươi; ông qua đời khi ở trong một phòng trên lầu của biệt thự Jorasanko mà ông đã lớn lên. Ngày đó vẫn còn được nhớ đến. A. K. Sen, anh trai của ủy viên bầu cử đầu tiên, đã nhận được một bài thơ từ Tagore vào ngày 30 tháng 7 năm 1941, đó là bài thơ cuối cùng của ông. Các cuộc gặp gỡ của Tagore Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia,... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Trong khoảng thời gian từ năm 1878 đến năm 1932, Tagore đã đặt chân tới hơn 30 quốc gia trên năm lục địa. Vào năm 1930, tại một hội nghị diễn ra ở Đức, Tagore đã gặp gỡ và nói chuyện với nhà khoa học Albert Einstein. Ngoài ra, Tagore cũng được biết đến tại Việt Nam qua chuyến thăm Việt Nam vào năm 1929, được phổ biến qua giới báo chí. Tác phẩm Được biết đến chủ yếu về những bài thơ của mình, Tagore đã viết tiểu thuyết, tiểu luận, truyện ngắn, phim truyền hình, và hàng ngàn bài hát. Trong văn xuôi của Tagore, truyện ngắn của ông có lẽ được đánh giá cao nhất; ông thực sự có công với việc bắt nguồn từ phiên bản tiếng Bengal của thể loại này. Các tác phẩm của ông thường được chú ý vì tính chất nhịp nhàng, lạc quan và trữ tình. Những câu chuyện như vậy chủ yếu mượn từ cuộc sống của những người bình thường. Ông viết tự truyện. Cuộc trò chuyện ngắn của ông với Einstein, "Lưu ý về bản chất của thực tế", được đưa vào như một phụ lục cho phần sau. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 150 của Tagore, một tuyển tập (có tên Kalanukromik Rabindra Rachanabali) trong tổng số các tác phẩm của ông hiện đang được xuất bản bằng tiếng Bengal theo thứ tự thời gian. Điều này bao gồm tất cả các phiên bản của mỗi tác phẩm và điền vào khoảng tám mươi tập. Năm 2011, Nhà xuất bản Đại học Harvard đã hợp tác với Đại học Visva-Bharati để đánh dấu kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Tagore bằng một tác phẩm của ông. Kịch Kinh nghiệm của Tagore với kịch bắt đầu khi ông mười sáu tuổi, với anh trai Jyotirindranath. Ông đã viết tác phẩm kịch tính đầu tiên của mình khi ông hai mươi tuổi - Valmiki Pratibha, được biểu diễn tại biệt thự của Tagore. Tagore tuyên bố rằng các tác phẩm của ông đã tìm cách nói rõ "vở kịch của cảm giác chứ không phải hành động". Năm 1890, ông đã viết Visarjan (bản chuyển thể từ tiểu thuyết Rajarshi của ông), được coi là bộ phim hay nhất của ông. Trong ngôn ngữ gốc của tiếng Bengal, các tác phẩm như vậy bao gồm các ô phụ phức tạp và các đoạn độc thoại mở rộng. Sau đó, các bộ phim của Tagore đã sử dụng các chủ đề triết học và ngụ ngôn nhiều hơn. Truyện ngắn Tagore bắt đầu sự nghiệp của mình bằng truyện ngắn vào năm 1877, khi ông chỉ mới mười sáu tuổi với "Bhikharini" ("Người phụ nữ ăn xin"). Với điều này, Tagore đã phát minh một cách hiệu quả thể loại truyện ngắn tiếng Bengal. Bốn năm từ 1891 đến 1895 được gọi là thời kỳ "Sadhana" của Tagore (được đặt tên theo một trong những tạp chí của Tagore). Thời kỳ này có chứa một trong những câu chuyện hay nhất của Tagore, mang lại hơn một nửa câu chuyện trong Galpaguchchha gồm ba tập, mà bản thân nó là một tập hợp của tám mươi bốn câu chuyện. Những câu chuyện như vậy thường thể hiện sự phản ánh của Tagore về môi trường xung quanh, về những ý tưởng hiện đại và thời trang, và về những câu đố tâm trí thú vị (mà Tagore thích thử nghiệm trí tuệ của mình). Tagore thường liên kết những câu chuyện đầu tiên của mình (chẳng hạn như những câu chuyện của thời kỳ "Sadhana") với sự phấn khích của sức sống và tính tự phát; những đặc điểm này có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của Tagore tại các ngôi làng chung, trong số những nơi khác, Patisar, Shajadpur và Shilaida trong khi quản lý các vùng đất rộng lớn của gia đình Tagore. Ở đó, ông đã theo dõi cuộc sống của những người nghèo và dân thường ở Ấn Độ. Nhiều truyện Galpaguchchha được viết trong thời kỳ Sabuj Patra của Tagore từ 1914 đến 1917, cũng được đặt theo tên của một trong những tạp chí mà Tagore biên tập và đóng góp rất nhiều. Tiểu thuyết Trên bình diện quốc tế, Gitanjali (tiếng Bengal:গীতাঞ্জলি) là tập thơ nổi tiếng nhất của Tagore, ông đã được trao giải thưởng Nobel về văn học năm 1913. Tagore là người đầu tiên không phải người châu Âu nhận giải thưởng Nobel về văn học và không phải là người châu Âu thứ hai nhận giải thưởng Nobel sau Theodore Roosevelt. Bên cạnh Gitanjali, các tác phẩm đáng chú ý khác bao gồm Manasi, Sonar Tori ("Thuyền vàng"), Balaka ("Ngỗng hoang" - tựa đề là một phép ẩn dụ cho các linh hồn di cư). Sau này, với sự phát triển của những ý tưởng thi ca mới ở Bengal - nhiều nguồn gốc từ những nhà thơ trẻ đang tìm cách phá vỡ phong cách của Tagore - Tagore tiếp thu những khái niệm thơ mới, cho phép ông phát triển thêm một bản sắc độc đáo. Ví dụ về điều này bao gồm Châu Phi và Camalia, một trong những bài thơ sau này được biết đến nhiều hơn. Những bài hát Tagore là một nhà soạn nhạc tài ba với khoảng 2.230 bài hát. Các bài hát của ông được biết đến với tên Rabindrasangit ("Những bài hát của Tagore"), nó hòa nhập một cách trôi chảy vào văn học của ông, hầu hết các bài thơ hay các phần của tiểu thuyết, truyện hay vở kịch đều được viết lời. Năm 1971, Amar Shonar Bangla trở thành quốc ca của Bangladesh. Nó đã được viết - trớ trêu thay - để phản đối sự Phân chia vùng Bengal năm 1905 dọc theo đường xã: cắt đứt phần lớn người Hồi giáo Đông Bengal khỏi Tây Bengal do Ấn Độ giáo thống trị là để ngăn chặn một cuộc tắm máu trong khu vực. Tagore đã xem phân vùng này là một kế hoạch xảo quyệt để ngăn chặn phong trào độc lập, và ông nhằm mục đích khơi dậy sự thống nhất của người Bengal và chủ nghĩa cộng sản tar. Jana Gana Mana được viết bằng shadhu-bhasha, một dạng tiếng Phạn của tiếng Bengal, và là bản đầu tiên trong năm khổ thơ của bài thánh ca Brahmo Bharot Bhagyo Bidhata mà Tagore sáng tác. Nó được hát lần đầu tiên vào năm 1911 tại một phiên họp tại Calcutta của Quốc hội Ấn Độ và được Hội đồng lập hiến của Cộng hòa Ấn Độ thông qua vào năm 1950 làm quốc ca của nó. Sự nghiệp chính trị Tagore phản đối chủ nghĩa đế quốc và ủng hộ những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, và những quan điểm này lần đầu tiên được tiết lộ trong Manast. Ông đã vận động phong trào Swadeshi; ông đã khiển trách nó trong The Cult of the Charkha, một bài tiểu luận sôi nổi năm 1925. Ông kêu gọi quần chúng tránh sự đàn áp và thay vào đó tìm kiếm sự tự giúp đỡ và giáo dục, và ông thấy sự hiện diện của chính quyền Anh là một "triệu chứng chính trị của bệnh xã hội của chúng ta". Ông đã duy trì quan điểm rằng, ngay cả đối với những người ở mức cực đoan của nghèo đói, "không thể có câu hỏi về cách mạng mù quáng"; tốt hơn là nó là một "nền giáo dục ổn định và có mục đích." Quan điểm như vậy đã làm phẫn nộ nhiều người. Ông đã thoát khỏi nhiều vụ ám sát và suýt thiệt mạng bởi những người nước ngoài Ấn Độ trong thời gian ở trong một khách sạn ở San Francisco vào cuối năm 1916; âm mưu thất bại khi những kẻ ám sát ông tranh cãi nhau. Tagore đã viết những bài hát tôn sùng phong trào độc lập của Ấn Độ. Hai trong số các tác phẩm mang tính chính trị hơn của Tagore, "Chitto Jetha Bhayshunyo" ("Trường hợp tâm trí không sợ hãi") và "Ekla Chalo Re", về sau được Gandhi ưa chuộng. Ảnh hưởng và di sản Hàng năm, nhiều sự kiện vinh danh Tagore: Kabipranam, kỷ niệm ngày sinh của ông, được tổ chức bởi các nhóm rải rác trên toàn cầu; Lễ hội Tagore hàng năm được tổ chức tại Urbana, Illinois (Hoa Kỳ); Rabindra Path Parikrama, cuộc đi bộ hành hương từ Kolkata đến Santiniketan; và những bài thơ của ông, được tổ chức vào những ngày kỷ niệm quan trọng. Văn hóa của người Bengal có nhiều di sản: từ ngôn ngữ và nghệ thuật đến lịch sử và chính trị. Amartya Sen coi Tagore là một "nhân vật ở địa vị cao chót vót", một "nhà tư tưởng đương đại có liên quan sâu sắc và nhiều mặt". Bản gốc tiếng Bengal của Tagore, năm 1939 Rabīndra Rachanāvalī, được phong thánh là một trong những kho tàng văn hóa vĩ đại nhất của quốc gia, và ông được giới thiệu trong một vai trò khiêm tốn hợp lý: "nhà thơ vĩ đại nhất Ấn Độ đã từng sản sinh". Danh tiếng của Tagore vang khắp châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Ông là người đồng sáng lập Trường Đại học Dartington, một tổ chức hợp tác tiến bộ; Ở Nhật Bản, ông đã ảnh hưởng đến những nhân vật như người đoạt giải Nobel Yasunari Kawabata. Ở Việt Nam thời thuộc địa, Tagore đã cổ vũ tinh thần hoạt động không ngừng nghỉ của nhà văn và nhà báo cấp tiến Nguyễn An Ninh. Các bài báo của Tagore đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ châu Âu khác của nhà khoa học người Séc Vincenc Lesný, người đoạt giải Nobel Pháp André Gide, Nhà thơ Nga Anna Akhmatova, cựu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bülent Ecevit, và những người khác. Tại Hoa Kỳ, các bài giảng của Tagore, đặc biệt là các bài giảng năm 1916-1917, đã được tham dự rộng rãi và được hoan nghênh nhiệt liệt. Một số tranh cãi liên quan đến Tagore, có thể là hư cấu, đã phá hủy sự nổi tiếng và doanh số của ông ở Nhật Bản và Bắc Mỹ sau cuối những meme năm 1920, kết luận với "nhật thực toàn phần" của ông bên ngoài xứ Bengal. Tuy nhiên, một sự tôn kính tiềm ẩn của Tagore đã được phát hiện bởi một Salman Rushdie đáng kinh ngạc trong chuyến đi đến Nicaragua. Trong văn hóa đại chúng Trong bộ phim tiếng Bengal của Sukanta Roy, Chhelebela (2002), Jisshu Sengupta đóng vai Tagore. Trong bộ phim tiếng Bengal của Bandana Mukhopadhyay Chirosakha He (2007) Sayandip Bhattacharya đóng vai Tagore. Trong bộ phim tài liệu tiếng Bengal của Rituparno Ghosh, Jeevan Smriti (2011) Samadarshi Dutta đóng vai Tagore. Trong bộ phim tiếng Bengal của Suman Ghosh, Kadambari (2015) Parambrata Chatterjee đóng vai Tagore. Xem thêm Gia đình Tagore Debendranath Tagore Rathindranath Tagore Tham khảo Ghi chú Chú thích Nguồn Sơ cấp Thứ cấp Bài viết Sách Khác Văn bản Thought Relics, Internet Sacred Text Archive Đọc thêm Liên kết ngoài Gitanjali hoặc tại (tiếng Anh) Một số tác phẩm của Tagore tại Dự án Gutenberg (tiếng Anh) Tâm tình hiến dâng , bản dịch The Gardener của Đỗ Khánh Hoan (hoặc tại ) (đến bài 67) Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển Đại học Vishwa-Bharti Nhà thơ Ấn Độ Người đoạt giải Nobel Văn học Bài cơ bản dài trung bình Người Ấn Độ đoạt giải Nobel Người Kolkata Rabindranath Tagore
5750
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang%20b%C3%A3o%20Saffir%E2%80%93Simpson
Thang bão Saffir–Simpson
Thang bão Saffir–Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy thuận nhiệt đới ở Tây Bán cầu có cường độ vượt quá cường độ của các áp thấp nhiệt đới và các trận bão nhiệt đới. Thang này chia các cơn bão thành 5 cấp được phân biệt theo cường độ sức gió kéo dài của nó. Để phân loại như là một cơn bão, một xoáy thuận nhiệt đới phải có sức gió kéo dài tối đa ít nhất là 74 dặm trên giờ (33 mét trên giây; 64 knot hay 119 kilômét trên giờ). Cao nhất trong thang bão này là cấp 5 là các cơn bão có sức gió trên 155 mph (69 m/s; 136 kt; 249 km/h). Sự phân loại này được sử dụng để đo khả năng gây thiệt hại và ngập lụt do bão gây nên khi đổ bộ vào đất liền, mặc dù nó bị phê phán là quá đơn giản. Về mặt chính thức, thang bão Saffir–Simpson được sử dụng để mô tả các cơn bão hình thành ở Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương về phía đông đường đổi ngày quốc tế. Các khu vực hay quốc gia khác sử dụng sơ đồ phân loại của họ, chủ yếu dựa theo thang sức gió Beaufort, chẳng hạn như Nha khí tượng học Úc sử dụng thang độ 1–5 gọi là tropical cyclone severity categories (các cấp dữ dội của bão). Không giống như thang Saffir–Simpson, các cấp dữ dội dựa trên gió giật mạnh nhất mà không phải là gió kéo dài. Các cấp dữ dội được chia độ thấp hơn so với thang Saffir–Simpson, với cấp dữ dội 2 của bão chỉ gần bằng cấp 1 của thang bão Saffir–Simpson. Lịch sử Thang bão Saffir–Simpson là thang phân loại bão theo cường độ gió kéo dài, được kỹ sư dân dụng Herbert Saffir và nhà khí tượng học Bob Simpson, giám đốc Trung tâm dự báo bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) phát triển năm 1971. Thang bão này được giới thiệu với công chúng năm 1973, và sử dụng phổ biến sau khi Neil Frank thay thế Simpson lãnh đạo NHC năm 1974. Thang ban đầu được Saffir, một kỹ sư kết cấu, xây dựng năm 1969 khi thực hiện công việc do Liên hiệp quốc ủy nhiệm để nghiên cứu xây dựng nhà ở giá rẻ trong các khu vực nhiều bão. Trong khi nghiên cứu, Saffir nhận ra rằng không có một thang đơn giản để miêu tả các tác động có thể xảy ra của một cơn bão. Biết được lợi ích của thang Richter trong việc mô tả các trận động đất, ông nghĩ ra thang từ 1 đến 5 dựa trên vận tốc gió có thể gây hư hại dự kiến cho các kiến trúc xây dựng. Saffir cung cấp thang này cho NHC, và Simpson bổ sung thêm các hiệu ứng sóng cồn của bão (chiều cao sóng) và ngập lụt. Tuy nhiên, năm 2009, NHC đã loại bỏ các khoảng khí áp và sóng cồn ra khỏi các cấp, biến đổi nó thành thang sức gió thuần túy. Thang bão này không tính tới lượng mưa hay vị trí, nghĩa là một cơn bão cấp 2 nếu đi qua một thành phố lớn sẽ có thể gây thiệt hại lớn hơn cơn bão cấp 5 đi qua khu vực nông thôn. NHC quyết định rằng cho mùa bão 2009 người ta sẽ dùng thang gió bão Saffir–Simpson thử nghiệm (SSHWS), vẫn dựa trên thang SSHS, nhưng loại trừ mức độ ngập lụt và các ước tính sóng cồn. Trung tâm này trích dẫn một loạt các trận bão làm các lý do để loại bỏ thông tin "không chính xác về mặt khoa học", như bão Katrina và bão Ike với cả hai đều có sóng cồn cao hơn so với ước tính và bão Charley với sóng cồn thấp hơn mức dự báo. Các cấp Thang bão này chia tách các cơn bão biển thành 5 cấp khác biệt, dựa trên sức gió, khí áp trung tâm và sóng cồn. Trung tâm dự báo bão quốc gia Hoa Kỳ phân loại bão cấp 3 trở lên là các trận bão lớn. Phần lớn các tổ chức dự báo thời tiết sử dụng định nghĩa cho sức gió kéo dài do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) khuyến cáo, trong đó định rõ các sức gió đo đạc tại độ cao 10 m (33 ft) trong 10 phút và sau đó lấy số liệu trung bình. Ngược lại, Cục dự báo thời tiết quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa sức gió kéo dài như là tốc độ gió trung bình trong thời gian 1 phút tại độ cao 10 m (33 ft). Các giá trị khí áp tâm bão và sóng cồn là xấp xỉ và thường phụ thuộc các yếu tố khác, như quy mô của cơn bão và vị trí của nó. Cường độ của các cơn bão ví dụ tính theo cả thời gian đổ bộ vào đất liền và cường độ tối đa. Thang bão này là gần đúng với logarit của sức gió, và tốc độ gió tối đa cho cấp "c" (c=1, 2, 3) có thể biểu diễn như sau: dặm trên giờ, làm tròn tới bội số gần nhất của 5. Năm cấp được sắp xếp trong bảng sau theo trật tự tăng dần lên: Mọi vận tốc gió dựa trên cơ sở trung bình một phút. Giá trị của áp suất tâm bão là xấp xỉ. Cường độ các cơn bão ví dụ là đo theo thời gian đổ bộ vào đất liền. Phê phán Một số nhà khoa học, như Kerry Emanuel và Lakshmi Kantha, đã phê phán thang này là quá đơn giản hóa, chỉ ra rằng thang này không tính đến quy mô tự nhiên của cơn bão mà cũng không tính tới lượng giáng thủy do nó sinh ra. Ngoài ra, họ và một số người khác chỉ ra rằng thang Saffir–Simpson, không giống như thang Richter được dùng để đo động đất, là không bỏ ngỏ, và được lượng tử hóa thành một lượng nhỏ các cấp. Các phân loại thay thế được đề xuất bao gồm Chỉ số cường độ bão, dựa trên áp suất động lực do gió bão gây ra, và Chỉ số nguy hiểm bão, dựa trên tốc độ gió bề mặt, bán kính sức gió tối đa của cơn bão và tốc độ dịch chuyển của nó. Cả hai thang này đều liên tục và hơi giống thang Richter. Tuy nhiên, chưa có thang nào được các tổ chức chính thức sử dụng. Cấp 6 Sau một loạt các trận bão mạnh của mùa bão Đại Tây Dương 2005, một vài nhà bình luận báo chí và một số nhà khoa học đã đề xuất việc đưa vào cấp 6, và họ gợi ý rằng cấp 6 là bão với sức gió trên 174 hoặc 180 mph (78–80 m/s; 150–155 knot; 280–290 km/h). Chỉ một số ít trận bão trong lịch sử đạt tới cấp giả thuyết này. Phần lớn trong số chúng là các trận siêu bão tây Thái Bình Dương, đáng chú ý như bão Tip năm 1979 với sức gió kéo dài 190 mph. Theo Robert Simpson, không có lý do để có cấp 6 trên thang Saffir–Simpson là do nó được thiết kế để đo đạc thiệt hại tiềm năng của một cơn bão đối với các kết cấu nhân tạo. Nếu tốc độ gió của cơn bão là trên 155 mph (250 km/h) thì thiệt hại đối với một công trình xây dựng sẽ là "nghiêm trọng không phụ thuộc vào việc nó được xây dựng tốt như thế nào". Tham khảo Liên kết ngoài Descriptions of the likely damage and flooding caused by each category of hurricane Interview with Herbert Saffir, contains description of the scale's history Saffir-Simpson(cấp bão)
5751
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4%20men%20%28v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%29
Mô men (vật lý)
Mô men (tiếng Anh là Moment), M, của một vectơ B có gốc tại G tính từ tâm O là tích véc tơ: M = r × B ở đó r là véc tơ khoảng cách nối O tới G. Đọc tên một cách đầy đủ, người ta có thể nói M là mô men tương ứng với trục đi qua điểm 0, hay đơn giản, "mô men M quanh O". Mô men trong vật lý học là khái niệm được phát triển để mở rộng nhiều tính chất của chuyển động thẳng sang cho chuyển động quay của vật rắn. Định luật trục song song Mô men phụ thuộc vào tâm quay O. Nếu MA là mô men quanh điểm A, thì mô men quanh điểm B là ở đó R là vectơ từ điểm B tới điểm A. Cách biểu diễn này còn được gọi là định luật trục song song. Với trường hợp mô men là tổng của các mô men thành phần, như trong các hệ động lực rắn, ở đó mỗi thành phần của hệ sẽ tạo ra một mô men, sự thay đổi của trục được tính bằng: ở đó hay chuyển sang, Các đại lượng liên quan Một số đại lượng cơ học quan trọng được phát triển cho chuyển động quay từ những ứng dụng của các mô men: Mô men quán tính (I = m r2), tương ứng với khối lượng trong chuyển động quay. Mô men động lượng (L = I ω), tương ứng với động lượng trong chuyển động quay. Mô men lực (τ = F×r), tương ứng với lực trong chuyển động quay. Trong cơ học lượng tử: Spin Mô men từ quỹ đạo Mô men từ spin Xem thêm mô men (toán học) Tham khảo Chuyển động quay Cơ học vật rắn Giải tích toán học Đại lượng vật lý bg:Момент на сила el:Ροπή fa:گشتاور (فیزیک) sq:Momenti tr:Moment (fizik)
5755
https://vi.wikipedia.org/wiki/Magnesi
Magnesi
Magnesi (tiếng Việt: Magiê, Latinh: Magnesium) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Thuộc tính Magnesi là kim loại tương đối cứng, màu trắng bạc, nhẹ (chỉ nặng khoảng nhôm nếu cùng thể tích) bị xỉn nhẹ đi khi để ngoài không khí. Ở dạng bột, kim loại này bị đốt nóng và bắt lửa khi để vào chỗ ẩm và cháy với ngọn lửa màu trắng. Khi ở dạng tấm dày, nó khó bắt lửa, nhưng khi ở dạng lá mỏng thì nó bắt cháy rất dễ. Khi đã bắt lửa, rất khó dập, nó có thể cháy trong nitơ (tạo ra magnesi nitride) và cả trong carbon dioxide. Magnesi không tan trong nước nhưng nước nóng đun sôi thì có thể hòa tan Magnesi. Lịch sử Tên gọi của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, khi chỉ tới một khu vực ở Thessaly gọi là Magnesia. Người Anh Joseph Black nhận ra magnesi là một nguyên tố vào năm 1755, Năm 1808, Sir Humphrey Davy bằng điện phân đã cô lập được kim loại magnesi nguyên chất từ hỗn hợp của magnesia và HgO. Năm 1831, A. A. B. Bussy điều chế được nó trong dạng cố kết. Magnesi là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất. Nó là một kim loại kiềm thổ, vì thế không tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất. Nó được tìm thấy trong các khoáng chất như magnesit, dolomit v.v. Ứng dụng Nó được sử dụng để làm cho hợp kim nhẹ bền, đặc biệt là cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, và cũng được sử dụng trong flashbulbs và pháo hoa bởi vì nó đốt cháy với một ngọn lửa trắng rực rỡ. Các hợp chất của magnesi, chủ yếu là magnesi oxide, được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng. Magnesi oxide và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nó được sử dụng để tạo các hợp kim nhôm - magnesi dùng trong sản xuất vỏ đồ hộp, cũng như trong các thành phần cấu trúc của ô tô và máy móc. Ngoài ra magnesi kim loại còn được sử dụng để khử lưu huỳnh từ sắt hay thép. Các công dụng khác: Magnesi, giống như nhôm, là cứng và nhẹ, vì thế nó được sử dụng trong một số các thành phần cấu trúc của các loại xe tải và ô tô dung tích lớn. Đặc biệt, các bánh xe ô tô cấp cao được làm từ hợp kim magnesi được gọi là mag wheels (tiếng Anh, nghĩa là bánh xe magnesi). Các tấm khắc quang học trong công nghiệp in. Nằm trong hợp kim, nó là quan trọng cho các kết cấu máy bay và tên lửa. Khi pha thêm vào nhôm, nó cải thiện các tính chất cơ-lý, làm nhôm dễ hàn và dễ chế tạo hơn. Là tác nhân bổ sung trong các chất nổ thông thường và sử dụng trong sản xuất gang cầu. Là chất khử để sản xuất urani tinh khiết và các kim loại khác từ muối của chúng. Magnesi hydroxide Mg(OH)2 được sử dụng trong sữa magnesi, magnesi chloride và magnesi sulfat trong các muối Epsom và magnesi citrat được sử dụng trong y tế. Magnesi oxide được dùng để tạo ra lò sưởi và lò luyện kim vì nhiệt độ nóng chảy của nó là rất cao. Bột magnesi carbonat (MgCO3) được sử dụng bởi các vận động viên điền kinh như các vận động viên thể dục dụng cụ và cử tạ, để cải thiện khả năng nắm chặt dụng cụ. Magnesi stearat là chất bột màu trắng dễ cháy với các thuộc tính bôi trơn. Trong công nghệ dược phẩm nó được sử dụng trong sản xuất các viên thuốc nén, để ngăn cho các viên nén không bị dính vào thiết bị trong quá trình nén thuốc. Các sử dụng khác bao gồm đèn flash trong nhiếp ảnh, pháo hoa, bao gồm cả bom cháy. Nguồn Kim loại này được sản xuất thông qua điện phân magnesi chloride nóng chảy, thu được từ các nguồn nước mặn, nước suối khoáng hay nước biển. Mặc dù magnesi được tìm thấy trong hơn 60 khoáng chất, nhưng chỉ có dolomit, magnesit, bruxit, cacnalit, bột tan, và olivin là có giá trị thương mại. Cô lập: cathode: Mg2+ + 2e- → Mg anode: 2Cl- → Cl2 (khí) + 2e- Hợp chất trong cơ thể sống Magnesi hữu cơ là quan trọng cho cả thực vật và động vật. Chất diệp lục (Chlorophyll) là các porphyrin có magnesi ở trung tâm. Khẩu phần dinh dưỡng của người lớn là 300-400 mg/ngày, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng. Nhiều loại enzyme cần có cation magnesi cho các phản ứng xúc tác của chúng, đặc biệt là các enzyme sử dụng ATP. Không đủ magnesi trong cơ thể sinh ra các chứng co thắt cơ, và nó liên quan đến các chứng bệnh tim mạch (cardiovascular), tiểu đường, huyết áp cao và loãng xương. Sự thiếu hụt cấp tính là hiếm hơn. Các nguồn thức ăn Các loại rau xanh như rau bi na (spinach) cung cấp nhiều magnesi vì nguyên tử trung tâm của chất diệp lục là magnesi. Các loại quả hạch, hạt, một số ngũ cốc là nguồn cung cấp magnesi. Việc ăn uống nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ cung cấp tương đối đầy đủ magnesi cho cơ thể. Magnesi trong các loại lương thực, thực phẩm chế biến quá kỹ thông thường bị mất nhiều magnesi. Ví dụ, bánh mì trắng thông thường có ít magnesi hơn bánh mì đen vì cám và phôi giàu magnesi đã bị loại bỏ khi làm trắng bột mì. Nước có thể cung cấp magnesi, nhưng lượng magnesi này thường nhỏ và dao động theo nguồn nước. Nước "cứng" chứa nhiều magnesi hơn nước "mềm". Các nghiên cứu về dinh dưỡng không tính đến lượng magnesi này, và do vậy có thể dẫn đến việc tính không đầy đủ lượng magnesi cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là một số loại thức ăn và lượng magnesi chúng có: Rau bi na (1/2 chén) = 80 miligam (mg) Dầu lạc (2 thìa chè) = 50 mg Các loại đậu mắt đen (1/2 chén) = 45 mg Sữa, ít béo (1 cup) = 40 mg Đồng vị 24Mg là đồng vị ổn định có ứng dụng trong địa chất học, tương tự như 26Al.24Mg là sản phẩm phân rã của 26Al, có chu kỳ bán rã 717.000 năm. Sự giàu có của 24Mg ổn định được tìm thấy trong một số thiên thạch chondrit carbon giàu Ca-Al. Sự phổ biến bất thường của 26Mg là do sự phân rã của 26Al trong các thiên thạch này. Vì thế, thiên thạch phải được tạo ra trong tinh vân trước khi 26Al phân rã. Vì điều này, các mảnh vỡ thiên thạch là những vật thể già nhất trong hệ Mặt Trời và chúng chứa thông tin về lịch sử của hệ Mặt Trời trong giai đoạn đầu tiên của nó. Cảnh báo Magnesi kim loại và hợp kim là rất dễ cháy trong dạng nguyên chất và dễ chảy khi ở dạng bột. Magnesi phản ứng và giải phóng nhiệt rất nhanh khi tiếp xúc với không khí hay nước và cát, Mg có tính khử rất mạnh, nên có thể "lấy Oxi" từ không những H2O, CO2, mà cả trong cát (SiO2) : 2Mg (rắn) + SiO2 (rắn) → 2MgO (rắn) + Si (rắn) Cần phải đeo kính khi làm việc với magnesi. Ánh sáng trắng chói lòa của magnesi có thể làm tổn thương mắt. Không được dùng nước để dập ngọn lửa cháy do magnesi, vì nó làm ngọn lửa cháy to hơn, theo phản ứng sau: Mg (rắn) + 2H2O (lỏng) → Mg(OH)2 (dung dịch) + H2 (khí) Các bình cứu hỏa chứa dioxide carbon CO2 cũng không được dùng do magnesi cháy trong carbon dioxide : 2Mg (rắn) + CO2 (khí) → 2MgO (rắn) + C (rắn) Phải dập lửa bằng các bình cứu hỏa bằng hóa chất khô cấp D (nếu có) hoặc dùng bột phủ vào để dập lửa do Magnesi gây nên Mức cao nhất theo DRI để hấp thụ magnesi là 350 mg/ngày. Triệu chứng chung của thừa magnesi là tiêu chảy. Không được cấp cho trẻ em các loại hình thuốc chứa magnesi. Liên kết ngoài WebElements.com – Magnesium EnvironmentalChemistry.com – Magnesium Magnesium Deficiency The Magnesium Website Magnesium Dietary Reference Intake Dietary Magnesium Chú thích Kim loại kiềm thổ Chất khoáng dinh dưỡng Magnesi Phụ gia thực phẩm
5756
https://vi.wikipedia.org/wiki/OpenGL
OpenGL
OpenGL (Open Graphics Library) là một API đa nền tảng, đa ngôn ngữ cho kết xuất đồ họa vector 2D và 3D. API thường được sử dụng để tương tác với bộ xử lý đồ họa (GPU), nhằm đạt được tốc độ kết xuất phần cứng. Silicon Graphics, Inc. (SGI) Bắt đầu phát triển OpenGL năm 1991 và phát hành nó vào 30 tháng 6 năm 1992; Nó dùng trong các ứng dụng CAD, thực tế ảo, mô phỏng khoa học, mô phỏng thông tin, video game. Từ năm 2006, OpenGL được quản lý bởi consortium công nghệ phi lợi nhuận Khronos Group. Đối thủ chính của OpenGL là DirectX của Microsoft. Thiết kế Đặc tả OpenGL mô tả một API trừu tượng để vẽ đồ họa 2D và 3D. Mặc dù API có thể được triển khai hoàn toàn trong phần mềm, nhưng nó được thiết kế để triển khai hầu hết hoặc hoàn toàn trong phần cứng. API được định nghĩa là một tập hợp các hàm có thể được gọi bởi chương trình khách, cùng với một tập hợp các hằng số nguyên được đặt tên (ví dụ, hằng số GL_TEXTURE_2D, tương ứng với số thập phân 3553). Mặc dù các định nghĩa hàm bề ngoài tương tự như các định nghĩa của ngôn ngữ lập trình C, chúng không phụ thuộc vào ngôn ngữ. Vì vậy, OpenGL có nhiều language bindings, một số liên kết đáng chú ý nhất là WebGL ràng buộc JavaScript (API, dựa trên OpenGL ES 2.0, cho kết xuất 3D từ trong trình duyệt web); C binding WGL, GLX và CGL; C binding cung cấp bởi iOS; và Java, C bindings cung cấp bởi Android. Ngoài việc không phụ thuộc vào ngôn ngữ, OpenGL cũng đa nền tảng. Đặc tả kỹ thuật không nói gì về chủ đề lấy và quản lý ngữ cảnh OpenGL, để lại điều này như một chi tiết của windowing system. Vì lý do tương tự, OpenGL hoàn toàn quan tâm đến việc hiển thị, không cung cấp API nào liên quan đến đầu vào, âm thanh hoặc windowing. Phát triển OpenGL là một API hiện đang được phát triển. Các phiên bản mới của thông số kỹ thuật OpenGL được Khronos Group phát hành thường xuyên, mỗi phiên bản đều mở rộng API để hỗ trợ nhiều tính năng mới khác nhau. Chi tiết của mỗi phiên bản được quyết định bởi sự đồng thuận giữa các thành viên của Nhóm, bao gồm các nhà sản xuất card đồ họa, nhà thiết kế hệ điều hành và các công ty công nghệ nói chung như Mozilla và Google. Ngoài các tính năng được yêu cầu bởi API lõi, các nhà cung cấp bộ xử lý đồ họa (GPU) có thể cung cấp thêm chức năng ở dạng tiện ích mở rộng. Các tiện ích mở rộng có thể giới thiệu các chức năng mới và hằng số mới, đồng thời có thể nới lỏng hoặc loại bỏ các hạn chế đối với các chức năng OpenGL hiện có. Các nhà cung cấp có thể sử dụng tiện ích mở rộng để hiển thị các API tùy chỉnh mà không cần sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp khác hoặc toàn bộ Nhóm Khronos, điều này làm tăng đáng kể tính linh hoạt của OpenGL. Tất cả các tiện ích mở rộng được thu thập và được xác định bởi OpenGL Registry. Mỗi tiện ích mở rộng được liên kết với một số nhận dạng ngắn, dựa trên tên của công ty đã phát triển nó. Ví dụ: định danh của Nvidia là NV, là một phần của tên mở rộng GL_NV_half_float, hằng số GL_HALF_FLOAT_NV và hàm glVertex2hNV. Nếu nhiều nhà cung cấp đồng ý triển khai cùng một chức năng bằng cách sử dụng cùng một API, thì một tiện ích mở rộng dùng chung có thể được phát hành, sử dụng số nhận dạng EXT. Trong những trường hợp như vậy, cũng có thể xảy ra trường hợp Ban Đánh giá Kiến trúc của Khronos Group chấp thuận rõ ràng cho phần mở rộng, trong trường hợp đó ARB định danh được sử dụng. Các tính năng được giới thiệu bởi mỗi phiên bản OpenGL mới thường được hình thành từ các tính năng kết hợp của một số tiện ích mở rộng được triển khai rộng rãi, đặc biệt là các tiện ích mở rộng thuộc loại ARB hoặc EXT. OpenGL được thiết kế nhằm thỏa mãn mục đích chính sau: Che giấu sự tương tác phức tạp với các bộ máy xúc tiến 3 chiều bằng cách đưa ra một giao diện lập trình thống nhất. Che giấu các sự khác biệt giữa các phần cứng 3 chiều bằng cách bắt buộc các phần cứng tương thích OpenGL phải hỗ trợ tất cả các chức năng của giao diện OpenGL. Nếu cần, các chức năng chưa được hỗ trợ đầy đủ bởi phần cứng có thể được hỗ trợ bằng phần mềm. Các thao tác OpenGL cơ bản là nhận các nguyên hàm hình học như điểm, đường thẳng và đa giác rồi chuyển thành các điểm đồ họa (pixel) trên màn hình. Điều này được thực hiện bởi luồng ống dẫn đồ họa (graphics pipeline). Nó còn được gọi là bộ máy trạng thái OpenGL. Đa số các lệnh OpenGL được dùng để tạo ra các hình học cơ bản đã gặp ở trên hoặc là quy định cách chuyển đổi hình học trong bộ máy trạng thái OpenGL. Trước khi OpenGL 2.0 ra đời, mỗi giai đoạn trong luồng ống dẫn đồ họa thi hành một nhiệm vụ nhất định, khó có thể thay đổi được. Từ phiên bản OpenGL 2.0, một số giai đoạn đó có thể sửa đổi bằng cách dùng ngôn ngữ chuyển màu GLSL. Hình ảnh Xem thêm GLSL - Ngôn ngữ chuyển màu OpenGL Cg - Ngôn ngữ chuyển màu của hãng nVidia dùng cho OpenGL Java OpenGL - OpenGL cho Java OpenGL ES - OpenGL for embedded systems OpenAL - Thư viện âm thanh tự do thiết kế với mục địch dùng chung với OpenGL. OpenSL ES - Một thư viện âm thanh khác Graphics pipeline GLUT - Thư viện công cụ cho OpenGL GLU - Thư viện hàm cho các ứng dụng OpenGL Assimp - Thư viện nhập dữ liệu từ các tập tin đồ họa 3D Mesa 3D - Một thư viện thực thi OpenGL mã nguồn mở Direct3D - Thư viện đồ họa của Microsoft Light Weight Java Game Library VirtualGL Vulkan - API đồ hoạ đa nền tảng Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính OpenGL Phần mềm năm 1992 API đồ họa 3D Giao diện lập trình ứng dụng Phần mềm đa nền tảng Thư viện đồ họa Tiêu chuẩn đồ họa Phát triển trò chơi điện tử Phần mềm phát triển trò chơi máy tính Thực tế ảo
5757
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20lu%E1%BA%ADt%20Amp%C3%A8re
Định luật Ampère
Trong vật lý, định luật Ampere là tương đương từ lực với định luật Gauss, được phát biểu bởi André-Marie Ampère. Nó liên kết sự lan truyền từ trường trong mạch kín với dòng điện đi qua đoạn mạch: trong đó: là từ trường, là thành phần vi phân của mạch kín , là dòng điện đi qua diện tích bao phủ bởi đường cong , là độ từ thẩm của môi trường, là đường tích phân theo mạch kín . Định luật Ampere cho thấy mọi dòng điện đều sinh ra quanh nó một từ trường. Định luật Ampere tổng quát James Clerk Maxwell nhận thấy sự mâu thuẫn lôgic khi áp dụng định luật Ampere trong khi nạp điện cho tụ điện, và vì thế ông kết luận định luật này chưa hoàn thiện. Để giải quyết vấn đề, ông nêu ra khái niệm dòng dịch chuyển và tạo ra phiên bản tổng quát của định luật Ampere, được hợp nhất lại trong phương trình Maxwell. Công thức tổng quát như sau: trong đó: là thông lượng của điện trường xuyên qua bề mặt . Định luật Ampere-Maxwell này có thể viết dưới dạng vi phân: trong đó số hạng thứ hai phát sinh ra từ dòng dịch chuyển; bỏ qua nó sinh ra dạng vi phân của định luật Ampere gốc. Xem thêm Định luật vật lý Tham khảo Điện từ học Định luật Tĩnh từ học Tĩnh điện học
5761
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o
Lịch sử Phật giáo
Phật giáo được Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) truyền giảng ở miền đông Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu. Bối cảnh lịch sử Miền Bắc Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Các bộ lạc du mục người Aryan đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước công nguyên Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo Bà La Môn còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật Thích Ca thành đạo, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết học lý luận cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh... Giai đoạn sơ khai và Giáo hội đầu tiên Giai đoạn sơ khai Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 589 TCN theo Phật giáo Nam Tông hay năm 593 TCN theo Phật giáo Bắc Tông) thì Phật Thích Ca đã quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình. 60 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Phật Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và mang về thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học. Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người. Các chuẩn mực này phần chính là việc quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn. Tổ chức đầu tiên Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự hướng dẫn của Phật Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ. Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Ngoài những người xuất gia, Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ tăng đoàn về nhiều mặt.. Sau khi Phật nhập niết bàn thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai. Các Hội nghị kết tập kinh điển chính Kết tập lần thứ 1 Lý do Khi Phật còn sinh tiền, các giảng thuyết đều chỉ truyền miệng. Phật lại tùy theo trình độ hiểu biết và khả năng hấp thụ để có lời giảng thích hợp. Các phương pháp dùng lại rất phong phú tùy theo hoàn cảnh và phương tiện. Do đó, sự dị biệt khó tránh khỏi trong các lời giảng. Ngay sau khi Phật nhập niết bàn, đã có các đệ tử cho rằng phải làm điều này, không làm điều nọ, không chịu ràng buộc tâm ý... Để tránh sự sai biệt, và bảo tồn các giáo pháp và luật lệ cho được toàn vẹn, Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) đã đề nghị kết tập và phân loại toàn bộ lời dạy của Phật lại thành kinh điển để tránh chia rẽ, sai lầm về giáo pháp. Diễn biến và kết quả Cuộc kết tập lần I đã được tổ chức tại thành Vương Xá (Rājagaha), gồm 500 A-la-han Arhat. Được sự bảo trợ của vua A Xà Thế (Ajatasatru) là vua xứ Ma Kiệt Đà (Magadha. Thời gian: vào mùa Hạ năm Đức Phật Niết-bàn. Ngài Ưu Ba Ly (Upali) trùng tuyên Luật tạng trước, Ngài A Nan trùng tuyên Kinh tạng sau. Bộ luật được trùng tụng là: Bát thập tụng Luật. Lý do kiết tập: Tỳ kheo Bạt Nan Đà vui mừng khi nghe tin Đức Phật nhập niết bàn. Phương pháp kết tập được kể lại bằng trí nhớ và cũng không có ghi thành văn bản. Những điều ghi nhận này sau đó được viết lại thành 4 bộ kinh: Kinh Trường A Hàm (Digha agama) Kinh Trung A Hàm (Majjhima agama) Kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara agama) Kinh Tạp A Hàm (Samyutta agama) Đây là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Các bộ kinh văn trên cũng là căn bản cho Phật giáo nguyên thủy. Kết tập lần thứ II Lý do Sau 100 năm (đầu thế kỉ thứ 5 TCN) thì có nhiều người muốn thay đổi một số điều chi tiết trong giới luật. Đại hội kết tập lần thứ II cốt để bàn thảo về những thay đổi này. Đại hội còn nhằm mục đích ngăn không để các tư tưởng của các đạo khác thâm nhập vào giáo lý Phật giáo. Diễn biến và kết quả Đại hội có 700 vị tỳ kheo, được tổ chức tại Vesali trong tám tháng dưới sự trợ giúp của vua Kalasoka. Trong đại hội những người không đồng ý với việc giữ nguyên giới luật ban đầu đã bỏ ra để tổ chức một hội nghị kết tập riêng và thành lập Đại chúng bộ (mahāsāṅghika). Số người còn lại vẫn tiếp tục kết tập kinh điển, sau đó hình thành Thượng tọa bộ (Theravada). Kết tập lần thứ III Asoka (A Dục) là hoàng đế của đế chế Mauryan, ra đời khoảng năm 273 TCN. Trước khi trở thành Phật tử, ông có tính khí rất hung bạo, đã giết nhiều anh em của mình để cướp ngôi vua cũng như đã xua quân chiếm lãnh thổ Kalinga (ngày nay thuộc bang Orissa) phía Đông Ấn Độ. Nhưng ngay sau đó nhờ gặp được Sa di Nigrodha, ông theo Phật giáo cải hối và làm rất nhiều điều thiện, chống lại bạo lực. Ông là người có công lớn khuyến khích Phật giáo, xây dựng hàng chục ngàn chùa chiền, bảo tháp Phật giáo. Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của Phật giáo ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ. Nhiều đoàn truyền giáo đạo Phật đã được cử đến khắp nơi từ Âu sang Á, đến tận Hy Lạp, các nước tại Trung Á, Trung Đông, cũng như Trung Quốc, Miến Điện và Sri Lanka. Hiện còn một vấn đề đang được tranh luận là liệu đoàn thuyết pháp của vua Asoka đã đến được Việt Nam hay không. Câu hỏi này còn trông chờ vào việc tìm ra thêm các bằng chứng về khảo cổ ở Việt Nam. Ngoài ra, vua Asoka còn là người bảo trợ cho kì kết tập kinh điển lần thứ III. Kết tập kinh điển lần thứ III và bản dịch tiếng Pali của toàn bộ Tam Tạng kinh Lý do: Trong thời gian vua Asoka trị vì vào giữa thế kỉ thứ 3 TCN, Phật giáo đã phát triển rộng ra nhiều nơi. Một điều tất yếu là có nhiều sự phân hóa ngay trong đạo Phật. Ngoại đạo trà trộn, sửa đổi Kinh Tạng, không giữ giới luật, cho nên vua A Dục đã cử hành cuộc kết tập lần này, viết bằng tiếng Pali trên lá bối. Diễn biến và kết quả: Hội nghị được chủ trì bởi Moggaliputta Tissa, khoảng 1.000 tì kheo ưu tú được cử đến. Hội nghị được tổ chức vào khoảng năm 225 TCN và kéo dài trong 9 tháng. Địa điểm kết tập là thành Pataliputta thuộc về đế chế Magadhan dưới sự khởi xướng và giúp đỡ của vua Asoka. Đây là lần đầu tiên Tam Tạng Kinh bao gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng được hoàn thiện. Cuối đại hội, Moggaliputta Tissa đã chỉ ra "Những Điểm Dị Biệt" (Kathavatthu) để bác bỏ luận thuyết không hợp lệ của một số bộ phái. Đại hội kết tập này có hạn chế là chỉ được sự công nhận về giáo pháp của tông phái Thượng tọa bộ, tông phái chiếm đa số lúc bấy giờ. Sau đại hội, Tam Tạng kinh cùng với các chú giải được con trai vua Asoka là Mahinda đem tới Tích Lan. Các kinh điển này sau đó đã được dịch sang tiếng Pali và còn nguyên vẹn cho đến nay. Kết tập lần thứ IV Đại hội tại Sri Lanka Một đại hội của phái Thượng tọa bộ diễn ra vào khoảng năm 25 TCN tại chùa Thūpārama ở kinh đô Anuradhapura của Tích Lan. Cũng có thuyết cho rằng đại hội này diễn ra vào khoảng 400 năm sau khi Đức Phật qua đời và được vua Vattagàmani bảo trợ. Lại có thuyết nữa cho rằng Đại hội này diễn ra vào năm 232 TCN (năm Phật lịch 313) thời vua Devanampiya Tissa (trị vì: 307 TCN – 267 TCN, mất 267 TCN). Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, do vua xứ Tích Lan là Vattagàmani hỗ trợ. Kì kết tập này đã đọc, hiệu đính và sắp xếp lại thứ tự của Tam Tạng kinh, cũng như dịch bộ kinh này sang tiếng Pali. Thuyết này được nhiều học giả công nhận chính là kết tập lần thứ IV của Thượng tọa Bộ (Theravada). Thành quả của cuộc kết tập này của phái Thượng tọa bộ là bộ kinh điển bằng tiếng Pali, được viết lên lá cọ và được truyền bá sang xứ của người Môn ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào ngày nay. Đại hội tại Kashmir Vua Kanishka (Ca Nị Sắc Ca Vương) là tín đồ trung thành với Phật giáo, rất ưa được nghe giảng kinh văn nên thường mời nhiều vị cao tăng đến giảng kinh. Tuy nhiên, ông nhận thấy có rất nhiều sự khác biệt về các kiến giải trong Phật giáo nên khởi tâm bảo trợ cho kì kết tập lần thứ IV. Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập niết bàn (thế kỉ thứ 1). Địa điểm là vùng Kasmira miền Tây Bắc Ấn Độ. Vì mục đích muốn thống nhất các khác biệt và tránh sự trà trộn như các kết tập trước nên Đức vua Ca Nị Sắc Ca Vương ra lệnh tuyển chọn các vị đã chứng đạo quả nghiêm ngặt và đã chọn ra 500 vị A La Hán để kết tập Tam Tạng kinh và do Vasamitra (Bồ Tát Thế Hữu) chủ tọa với sự trợ giúp của Parsva (Hiếp Tôn Giả). Sau khi kết tập, vua Kanishka đã ra lệnh khắc lại toàn bộ Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng lên trên những lá đồng, bảo quản tại một nơi cố định, không cho mang ra ngoài. Tuy nhiên, những di vật này đã bị thất lạc, nay chỉ còn phần thích luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma Mahavibhasa sastra) mà Trần Huyền Trang đã dịch sang tiếng Hán, gồm hai trăm quyển. Các kì kết tập khác Các lần kết tập còn lại đều là của riêng bộ phái Thượng tọa Bộ (còn gọi là Nam Truyền) tiến hành. Kết tập lần thứ V được tổ chức vào năm 1871, trong suốt 5 tháng tại thủ đô của Miến Điện lúc bấy giờ là Mandalay. Số người tham dự gồm 2.400 cao tăng dưới sự bảo trợ của vua Mindon. Kết quả là 3 tạng kinh được hiệu đính lại và đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông cất vào trong chùa tháp Kuthodaw. Kết tập lần thứ VI bắt đầu ngày 17 tháng 5, nhân dịp lễ Phật Đản, năm 1954, trong suốt thời gian là 2 năm. Địa điểm kết tập là phía Bắc của Ngưỡng Quang (Yangon), trên núi Nghệ Cố. Dưới sự khởi xướng của Giáo hội Phật giáo Miến Điện và bảo trợ của chính phủ Miến Điện. Kết quả là sự tham khảo lại tất cả kinh điển của các nước Phật giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá. Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ có thể đã bắt đầu từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thực sự chính thức biến mất hoàn toàn trên đất Ấn từ cuối thế kỉ thứ 12. Mãi cho đến giữa thế kỉ thứ 20 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới chính thức bắt đầu trở lại. Sự phân hoá của Phật giáo Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, đạo Phật đã có nhiều phân hoá. Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt và nhiều lúc chia rẽ nhau. Thời gian đó, cũng là lúc ra đời các tông phái Mật tông. Các phái này đưa ra rất nhiều hình ảnh Bồ Tát và có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo, do đó, ít nhiều đã làm lu mờ các điểm đặc thù của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn. Các vua trong nước Ấn mặc dù sẵn sàng nghe thuyết giảng Phật pháp nhưng vẫn không bỏ quên đạo Bà La Môn và không ngừng phát huy đạo này thay vì Phật giáo. Quan hệ với Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo (hay Bà La Môn) là một tôn giáo ra đời từ thế kỉ 15 TCN, với một điểm đặc thù là nó sẵn sàng tiếp thu các nguyên lý hay khái niệm của đạo khác. Trong số tín đồ Phật giáo có rất nhiều tu sĩ phát gốc từ đạo Bà La Môn nên các tư tưởng và nề nếp của Ấn giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến đạo Phật. Mặt khác quan trọng hơn là việc Ấn giáo đã mặc nhiên thu nạp các tư tưởng của Phật giáo để làm thành tư tưởng Bà La Môn. (Trong đó có việc Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành một vị tiên tri quan trọng của tôn giáo này). Những cuộc tự đổi mới của Ấn Độ giáo kể từ thế kỉ thứ 7 đã đem lại sinh khí cho tôn giáo này cũng như làm mờ nhạt dần hình ảnh Phật giáo. Sự pha trộn của các tư tưởng Phật giáo vào Ấn giáo sâu và rộng đến nỗi một người bình dân rất khó phân biệt được rõ ràng giữa Ấn giáo và Phật giáo. Mãi cho đến ngày nay, khi nghiên cứu về Phật giáo và Ấn giáo nhiều tác giả Tây phương vẫn còn bối rối khi phân biệt hai tôn giáo này. Ngoài ra, trong thời gian đó, với đặc tính dễ thích nghi và phù hợp với nhu cầu thờ phụng của người bình dân ở Ấn Độ, đạo Phật đã dần dà trở thành thứ yếu hay trở thành tôn giáo của tầng lớp trí thức. Chịu hủy diệt của Hồi giáo Vào nửa cuối thế kỉ thứ 8, vua Al-Mahdi (775-785) của triều đại Hồi giáo Abbasad đã đem quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài liệu, công trình, kiến trúc Phật giáo—trong đó quan trọng là trung tâm Phật học Valabhi (Valabhī). Mặc dù sau đó họ không tiếp tục bức hại Phật giáo, nhưng dầu sao đây cũng là bước đầu trong việc hủy hoại Phật giáo tại Ấn Độ, Afghanistan và Trung Đông. Đến năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ. Các bộ phái chính hiện nay Các nhánh chính Phật giáo Nguyên thủy (tiếng Pali: Theravada, tiếng Phạn: Sthaviravada), còn được gọi là Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu thừa. Tông phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch. Chữ Theravada có nghĩa là "lời dạy của bậc trưởng thượng". Do đó nhiều sách còn gọi nhóm này là Trưởng Lão bộ. Tiểu thừa khác với Thượng tọa bộ (Theravada - Phật giáo nguyên thủy hay Trưởng lão bộ) vì Thượng tọa bộ được truyền tới Tích Lan và phát triển ở đó vào thế kỉ thứ 3 TCN (thời vua Asoka) khi chưa hề có các khái niệm Tiểu thừa và Đại thừa. Đến khi bộ phái Tiểu thừa hình thành ở Ấn Độ thì Thượng tọa bộ đã phát triển hoàn toàn độc lập ở Tích Lan. Chính xứ Sri Lanka là nơi bảo tồn được truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy mặc dù đạo Phật tại đó là một kế thừa từ trung tâm Ấn Độ. Phật giáo ở Ấn Độ đã bị suy tàn và biến mất từ thế kỉ thứ 6 do sự lan rộng của Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Do đó, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) đã quyết định xoá bỏ danh từ này vào năm 1950 vì nó hoàn toàn không liên quan tới đạo Phật hiện diện ngày nay ở Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào... Phật giáo Phát triển (Mahayana), còn được gọi là Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Đại thừa. Từ thế kỉ thứ 1 TCN các tư tưởng Đại thừa đã bắt đầu xuất hiện và thuật ngữ Mahayana, hay Đại thừa, chỉ thực sự có khi nó được đề cập trong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nói chung, tư tưởng Đại thừa có xu hướng rộng rãi và tự do hơn các phép tắc ràng buộc của Tiểu thừa (Hinayana). Đến thế kỉ thứ 3, khái niệm Đại thừa mới được xác định rõ ràng qua các trước tác của bồ tát Long Thọ trong Trung Luận (hay Trung Quán Luận), chứng minh tính không của vạn vật. Các ý này đã được Long Thọ khai triển. Bên trong Đại thừa, lại có các trường phái khác như là Trung quán tông, Duy thức tông. Phật giáo Mật tông (Vajrayana), còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Kim cương thừa, Phật giáo Chân ngôn. Mật tông thường có khuynh hướng giữ bí mật các thông tin nên khó xác định được chính xác thời điểm ra đời của tông phái này. Mật tông xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 6, hay chắc chắn hơn là thế kỉ thứ 7. Mật tông có rất nhiều pháp môn thực hành được gọi là các phương tiện hay phương tiện thiện xảo, trong đó bao gồm Mạn đà la, Chân ngôn, Ấn, Thần thể, Ngũ trí như lai (Dhyani-Buddha), Chủng tử, Đại thủ ấn, Kim cương chử và Kiền trùy (Ghanta - chuông nhỏ). Khối lượng kinh điển Mật tông rất khổng lồ và chưa được biết hết. Trong đó, cần kể đến Đại Nhật kinh, Kim Cương Đỉnh kinh, Tô Tất Địa kinh, Du kỳ kinh, Yếu lược niêm tụng. Các tông phái khác Tịnh Độ tông hay Tịnh thổ tông (淨土宗), còn gọi là Liên tông xuất hiện vào giữa thế kỉ thứ 4 từ sự truyền bá của nhà sư Huệ Viễn. Tư tưởng về Tịnh Độ đã có sẵn trong Phật giáo Ấn Độ nhưng tới khi sang Trung Hoa, nó đã phát triển thành một tông phái lớn của Đại thừa.Kinh điển phái này phần chính là các kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, cộng với luận Vãng sinh Tịnh độ. Phương pháp tu học có 3 nguyên tắc: Tín, Nguyện và Hành. Đây là một trong các tông phái tương đối dễ tu học nên ở Đông và Nam Á có rất nhiều Phật tử trong vùng theo tông này, nhất là những người lớn tuổi. Thiền tông (禪宗, Zen). Thiền là phương pháp tu tập có từ khi Thích Ca truyền giảng. Tông phái này được Bồ Đề Đạt Ma đem sang Trung Hoa vào đầu thế kỉ thứ 6. Đến đầu thế kỷ thứ 8 thì Thiền tông đã thực sự phát triển và lớn mạnh sâu rộng hơn các tông phái khác. Thiền tông cũng thường được xem là một nhánh của Đại thừa. Tuy nhiên, phương cách tu học được nhấn mạnh là việc tự nỗ lực để phá bỏ các định kiến chấp trước, các kinh nghiệm hay lề lối suy diễn cũ của bản thân để trực tiếp chứng nghiệm chân lý. Do sự lớn mạnh đặc biệt, Thiền tông còn được chia ra thành nhiều tông phái nhỏ, quan trọng nhất là Lâm Tế tông và Tào Động tông. Ngoài ra các bộ phái khác tầm mức nhỏ hơn đáng kể là Luật tông (Vinaya), Duy Thức tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông hay Hiền Thủ tông, Thành Thật tông và Chân Ngôn tông. Các di tích và trung tâm Phật giáo Ấn Độ Là cái nôi đầu tiên của Phật giáo. Các trung tâm Phật giáo đã ra đời ngay từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni truyền đạo và phát triển mạnh vào thời vua Asoka. Ngày nay, những di tích quan trọng ở Ấn Độ là: Bồ-đề đạo tràng (BodhGaya): Đây là nơi mà Phật Thích Ca đã ngồi thiền và thành đạo. Alexander Cunningham và các cộng sự đã tìm ra các chứng tích về các cột trụ của đạo tràng này vào thập niên 1880. Tháp Bồ Đề ngày nay được dựng lại từ thế kỉ thứ 7. Bodh Gaya cách thành phố Gaya 12 km bằng đường bộ. Người ta có thể đến đó qua ngõ Gaya bằng đường hàng không hay dùng xa lộ Deli-Calcuta. Vườn Lộc Uyển hay Sarnath, còn gọi là Mrigadava: Đây là nơi mà Phật bắt đầu thuyết giảng giáo lý cho 5 anh em Kiều Trần Như (vườn Lộc Uyển). Di tích còn sót lại là tháp Dhamekh được xây vào triều đại Gupta thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. (Chữ Phạn dharmekh nghĩa là chánh pháp.)Sarnath chỉ cách Varanasi ở Uttar Pradesh khoảng 8 km và có thể đến đó từ Varanasi bởi đường hàng không, hay xe lửa. Kusinagara: Đây là nơi mà Phật nhập niết bàn. Qua các khai quật thì người ta đã tìm thấy được các mảnh vỡ của các tượng phật và các cột trụ mà vua Asoka đã xây dựng. Nơi này ngày nay là Kasia, thuộc về Deoria của bang Utta Pradesh. Trung tâm Phật giáo Nalanda: Đây là trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới. Nalanda nằm cách Patna 90 km. có thể đến Patna bằng đường hàng không hay đường bộ. Sau đó có thể đến Nalanda bằng đường tàu hoả. Trạm Nalanda nằm trên nhánh đường của Bhaktiyarpur-Rajgir trong phần Eastern Railway. Hoặc từ Patna, có thể dùng xe bus để đến Nalanda. Sri Lanka (Tích Lan) Ở Sri Lanka có rất nhiều các di tích Phật giáo. Quan trọng nhất bao gồm. Anuradhapura: Đây là cố đô của Sri Lanka (thời ấy có tên là Tích Lan, hay Ceylon) có rất nhiều di tích Phật giáo. Trong số đó, đáng chú ý là: Cây bồ đề được chiết cành từ cây bồ đề gốc nơi mà Phật Thích Ca đã thành đạo. Cây này có tuổi thọ hơn 2100 năm. Cây bồ đề chính ở Ấn đã bị hủy hoại. Hầu hết các nhánh bồ đề hiện tại chiết ra về các nơi khác trên thế giới đều chỉ xuất phát từ cây bồ đề con này. Đền Thuparama, đây là một trong những ngôi đền cổ nhất của Phật giáo tại Sri Lanka, xây dựng vào thế kỉ thứ 3 TCN dưới triều đại vua Devanmpiyatissa. Đền này có đặt một mảnh vụn xương vai phải của Phật. Ngôi đền đã được trùng tu và xây lại nhiều lần. Ngôi đền hiện tại là phiên bản năm 1862. Khu đền Ruvanveli đã được xây cất bởi vua Dutugemunu vào thế kỉ thứ 2 TCN. Đây là một kiến trúc khổng lồ cao 103 mét và chiếm chu vi 286 mét. Khu di tích này được được phát hiện vào đầu thế kỉ 20 và được phục chế theo đúng kích thước ban đầu. Anuradhapura, cách Colombo 250 km về phía bắc. Từ Colombo có nhiều chuyến xe buýt Colombo-Anuradhapura mỗi ngày. Phương tiện tàu hoả từ Colombo đến Anuradhapura cũng có. Tượng Phật ngồi thiền Lord Buddha tìm thấy ở Polonnaruwa. Tượng được tạc vào thành núi đá bằng granit vào thế kỉ thứ 12 cao 14 mét. Gần đó, cũng có hai khối tượng hình sư Anan đứng khoanh tay bên cạnh Phật Thích Ca tịch diệt trong tư thế nằm. Polonnaruwa nằm ở phía Đông Sigiriya, tốn chừng 1,5 giờ đi xe buýt. Quần thể tượng và tranh Phật trong các hang động ở Dabulla. Đây là nơi trú ẩn của vua Valagam Bahu ở thế kỉ thứ 1 TCN. Tổng cộng hơn 80 hang động đã được các sư thời đó dùng để tọa thiền. 5 trong tổng số các hang này có nhiều tượng và tranh Phật được kiến tạo vào thời gian đó. Dambulla nằm cách Kandy 72 km về hướng bắc và cách Anuradhapura 64 km về hướng đông nam trên đường nối hai thành phố này. Từ đường cái người ta phải đi bộ lên cao 150 mét qua các bậc đá trọc. Nên mang theo dù khi thăm viếng. Nepal Nepal cũng có nhiều trung tâm Phật giáo quan trọng như: Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là nơi Phật Thích Ca ra đời. Vùng di tích tìm thấy ở hướng Tây Nam là một đồng bằng ở chân của rặng núi Churia (xem thêm bản đồ trong bài Phật Thích Ca Mâu Ni). Trước đây người ta không xác định được địa danh này. Mãi đến 1 tháng 12 năm 1886, nhà khảo cổ người Đức Dr. Alois A. Fuhrer mới tìm thấy cột tháp của vua Asoka ghi lại làm xác nhận nơi ra đời của Phật Thích Ca Mâu Ni.Để đến Lumbini, dùng đường hàng không từ Kathmandu tới Bhairawa. Từ nơi này có các loại xe buýt hay taxi đưa đến Lumbini cách đó 22 km. Kathmandu: Đây là thành phố mà có khoảng 1/3 số người theo Phật giáo. Đáng để ý có: Tháp Swayambhunath (có nghĩa là "tự tại") ở Kathmandu. Nằm về phía tây của trung tâm thành phố. Tháp này đã có 2000 năm tuổi. Tháp này nằm trên đỉnh của một đồi cao 77 mét và có 350 bậc thang đi bộ. Đỉnh tháp là các khung thiếp vàng của các mắt Phật nhìn về bốn phía. Giữa hai mắt thường có thêm mắt thứ 3 tượng trưng cho khả năng thiên nhãn thông. Tháp Bodhnath (hay Boudhanath) ở Kathmandu. Đây là tháp lớn nhất Nam Á cách 5 km về phía đông của Katmandu. Đây được xem là trung tâm Phật giáo Tây Tạng quan trọng nhất bên ngoài Tây Tạng. Trong khuôn viên của tháp có 35 thiền đường. Tháp có thể được xây vào thế kỉ thứ 14. Có một ít đường bay đến Kathmandu. Sân bay quốc tế ở đó là Tribhuvan. Afghanistan (A Phú Hãn) Afghanistan nằm trên con đường tơ lụa (the Silk Road), đường bộ huyết mạch giao thương Á-Âu trong lịch sử loài người. Đạo Phật trước khi truyền sang Trung quốc cũng đã lan đến xứ này từ rất sớm, khoảng thế kỉ thứ 2 TCN. Vua Kaniska, một Phật tử, đã cai trị Afghanistan từ thế kỉ thứ 1 TCN. Đến thế kỉ thứ 3, thời đại vua Asoka, thì Phật giáo ở đây trở nên hưng thịnh. Một trung tâm Phật giáo quan trọng hình thành vào cuối thế kỉ thứ 1 tại nơi này là Gandhara. Grandhara là một trung tâm Phật giáo rất lớn. Nghệ thuật Phật giáo ở đây đã đạt đến đỉnh cao. Các thành phố chính của văn minh Granhara bao gồm Zaranj, Bamiyan, Paktia, Kabul, Zabul, và Peshawar. Một trong những công trình nghệ thuật Phật giáo tiêu biểu là các tượng Phật tạc vào núi đá khổng lồ ở Bamiyan. Các công trình này được xây dựng khoảng thế kỉ 2-5. Pho tượng lớn nhất cao khoảng 52 mét (pho nhỏ hơn cao 35 mét). Nghệ thuật này chịu ảnh hưởng kiến trúc văn hoá của Hy Lạp, Ba Tư, Trung và Nam Á. Công trình đã bị phá hủy một lần bởi Hephthalites (White Huns, Yanda, 厌哒) vào thế kỉ thứ 6. Lần đó, pho tượng lớn nhất vẫn còn. Sau đó, các tượng đã bị chính quyền Hồi giáo cực đoan Taliban phá hủy hoàn toàn vào tháng 3 năm 2001. Ngoài ra, trong năm 1994 thì thư viện quốc gia Anh công bố tìm được một di chỉ kinh Phật cổ lấy từ Grandhara bao gồm nhiều mảnh gốm. Tiếp sau đó, Đại học Washington (Hoa Kỳ) vào tháng 8 năm 2002 cũng tìm được thêm 8 mảnh vỡ của cùng một di chỉ này. Việc nghiên cứu giải mã nội dung đã được tiến hành trong nhiều năm qua và đang được xuất bản từ từ. Tây Tạng Tây Tạng là quốc gia mà trước khi bị Trung Quốc chiếm (1951) có hơn 99% dân số theo Phật giáo mà đa số là Mật tông. Thủ đô Tây Tạng là Lhasa và cũng là trung tâm Phật giáo quan trọng. Sau khi bị chiếm đóng, hàng chục ngàn chùa chiền bị tiêu hủy và rất nhiều di sản quý liên quan tới Phật giáo ở đây bị cướp phá nghiêm trọng. Số di tích còn sót lại hiện nay thuộc về thành phố LhasaLhasa Thành phố ở độ cao gần 3700 mét này có từ thế kỷ thứ 7 và ngay từ khi thành lập nó đã dung nạp Phật giáo. Hai địa danh còn giữ lại và được chính quyền Trung Quốc trùng tu cho mục tiêu du lịch là đền Jokhan và điện PotalaChùa Jokhan (hay Đại Chiêu) ngày trước là trung tâm của bộ phái Shakya (Thích Ca) thuộc Mật tông. Trên đỉnh chùa có hình tượng bánh xe Pháp Luân. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc khổng lồ với 3 tầng bên trong phủ đầy bởi các tượng Phật. Đáng kể nhất là tượng Jowo Shakya (Phật Thích Ca khi 12 tuổi). Nơi này là trung tâm cho hàng trăm ngàn người Tây Tạng đến hành hương.Điện Potala, nghĩa là "thánh địa Phật giáo", là nơi mà các Dalai Lama trú ngụ. Đây là một biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng. Điện này được xây cất từ thế kỉ thứ 7. Dáng hiện tại của nó là kiến trúc đã trùng tu vào thời gian của Dalai Lama thứ 5. Điện này có 13 tầng cao 117 mét gồm gần 1000 phòng là nơi làm việc ngày xưa của chính quyền Tây Tạng. Miến Điện Miến Điện, nay là Myanmar, là một quốc gia mà Phật giáo đã truyền đến rất sớm. Phật giáo là quốc giáo của xứ này. Truyền thuyết cho rằng Phật giáo đã du nhập xứ này từ khi Phật Thích Ca còn sống. Hiện tại đa số Phật tử theo Thượng tọa bộ. Yangon (hay Rangoon) và vùng phụ cận. Đây là trung tâm Phật giáo lớn còn giữ lại được rất nhiều đền đài, trong đó có: Tháp Shwedagon: Ngôi đền lớn nhất tại đây, toàn bộ được dát vàng và trang trí rất nhiều gỗ, đá quý. Chu vi của ngôi tháp là 1.420 feet và cao 326 feet. Xung quanh có 64 đền nhỏ. Truyền thuyết cho rằng đền này có hơn 2500 năm, được xây từ thời Phật Thích Ca còn tại thế. Độ cao nguyên thủy của ngôi đền là 66 feet nhưng sau nhiều lần trùng tu nó đã đạt được độ cao hiện tại. Tháp Sule: Theo truyền thuyết, đây là nơi cất giữ 8 sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni tặng cho 2 đệ tử mang về đất nước Miến Điện. Tháp có tiết diện dạng bát giác, nhìn xa gần giống như một cái chuông đặt úp, cao 152 feet, lần cuối cùng nó được trùng tu vào thập niên 1880. Đền Botataung (nghĩa là "một ngàn sĩ quan") được xây dựng gần như cùng lúc với đền Shwedagon. Đền cao 132 feet dùng thờ tóc Phật. Thành phố Bago, 80 km bắc Yangon là nơi đóng đô của 42 vị vua triều đại Bago. Nơi này có những di tích quan trọng là: Tượng đài Kyaik Pun được ghép từ 4 hình tạc Phật khổng lồ nhìn về 4 hướng. Nằm gần dường nối Yangon-Bago. Tượng đài được xây bởi vua Zedi năm 1467 chưa bị huỷ hoại. Chùa Shwemawdaw, đây là chùa cổ nhất Bago có hơn 1000 năm tuổi, cao 114 mét và có thờ hai cọng tóc Phật trong bảo tháp. Trung tâm Phật giáo Bagan, hay pagan. Thành phố cổ này thuộc miền Trung Miến Điện nằm về phía tả ngạn sông Irrawaddy. Đây là nơi được các nhà khảo cổ cho là có nhiều di chỉ nhất thế giới mà chính yếu là di chỉ Phật giáo. Các vua ở nơi đây từ thế kỉ 11 tới thế kỉ 13 đã cho xây hàng ngàn chùa tháp. Anawrahta (1044-1077), vị vua đầu tiên, đã trở thành một Phật tử phái Thượng tọa bộ sau khi hành hương đến Tích Lan và ông đã chuyển xứ Bagan theo Phật giáo. Đến năm 1287 thì triều đại này sụp đổ bởi quân Mông Cổ và thành phố Bagan bị xoá sổ.Nhiều đền đài ở đây đặc trưng cho các kiến trúc Phật giáo. Tháp Shwezigon, tháp duy nhất phủ vàng, đã trở thành kiểu mẫu cho nhiều đền tháp sau này. Đền Ananda, đây là một trong những ngôi đền còn nguyên vẹn nhất được xây bởi Kyansittha vào năm 1090. Nó là biểu tượng cho năng lực trí huệ vô biên của Phật. Ngôi tháp ở trung tâm khu đền có mặt cắt ngang hình vuông, độ cao 175 feet. Trong trung tâm của khối là 4 ảnh Phật cao 31 feet quay về bốn hướng chính: Kakusanda (Phật Câu Lưu Tôn) hướng Bắc, Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) hướng Đông, Kassapa (Phật Ca Diếp) hướng Nam và Gotama (Phật Cồ Đàm) hướng Tây. Tháp Maha Bodhi, đây là ngôi tháp rập lại theo khuôn mẫu của tháp Bodhgaya và đã được đặt cùng tên "Bồ Đề Đạo Tràng" được xây vào triều vua Nadaungmya (1211-1234). Tương truyền, chính những người thợ xây tháp này đã được gửi sang Ấn Độ để phục hồi lại ngôi bảo tháp nguyên thủy Bodh Gaya. Ngoài ra nơi đây còn có các tháp Bupaya (850), Nathlaung Kyaung (931), Nga-kywe-na-daung (khoảng thế kỷ thứ 9), Shwezigon Paya (cuối thế kỷ 11), Pahtothamya... Trung Hoa Phật giáo phát triển rất sớm ở Trung Hoa. Do địa bàn rộng lớn nên có nhiều di tích liên quan đến lịch sử Phật giáo. Đáng kể là: Chùa Thiếu Lâm (少林寺 - Thiếu Lâm tự), được xây khoảng năm 540. Nơi đây, sơ tổ phái Thiền tông Trung Hoa là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) đã trụ trì và truyền đạo cho Huệ Khả cũng như dạy võ tăng cường sức khoẻ cho những người phụ việc dịch kinh Phật trong chùa. Chùa xây trên một phần rừng còn lại sau khi cánh rừng này đã bị cháy (Thiếu Lâm có nghĩa là rừng non) trên núi Tung Sơn (嵩山) tỉnh Hà Nam của Trung Quốc ngày nay. Ngôi chùa nguyên thủy đã bị phá hủy hoàn toàn trong thời gian nội chiến giữa quân đội Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Trước đó, chùa đã bị đốt cháy nhiều lần do chiến tranh. Nga Mi Sơn (峨眉山) ở phía Nam tỉnh Tứ Xuyên, dãy núi này có đến hàng trăm ngôi chùa, và chùa lớn nhất kiến trúc bằng gỗ là Báo Quốc được xây vào thế kỷ 16. Phật giáo truyền tới Tứ Xuyên từ thế kỉ thứ 1. Truyền thuyết cho rằng núi Nga Mi là nơi tu luyện của Phổ Hiền Bồ Tát. Pho tượng Phật lớn nhất thế giới cũng ở tại đây, nó được đục vào trong núi Lạc Sơn (樂山) cao 71 mét được bắt đầu khởi công năm 713 và xong năm 803 (90 năm). Ngũ Đài sơn (五台山), tỉnh Sơn Tây. Nơi đây, từ đời nhà Hán (25-220) đã có nhiều ngôi chùa được đục vào trong núi. Người ta tin rằng đây là nơi mà Văn Thù Bồ Tát đã hóa thân. Hiện nay, vẫn còn khoảng 47 ngôi chùa còn nguyên vẹn. Tổng cộng có đến hàng trăm ngàn tượng và hình Phật lớn nhỏ. Hai ngôi chùa cổ quan trọng nhất ở đây là Nanchan (1200 tuổi) và Foguang (được bắt đầu xây từ thế kỉ thứ 7). Cửu Hoa sơn (九華山 - nghĩa là "9 toà sen") -- tỉnh An Huy, nơi này theo truyền thuyết là chỗ mà Địa Tạng Vương Bồ Tát hóa thân. Chùa cổ nhất nơi đây là Huacheng. Phổ Đà sơn (普陀山) nằm trên đảo nhỏ gần Thượng Hải thuộc tỉnh Triết Giang, là nơi Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện. Hai chùa lớn là Pháp Vũ Thiền Tự và Phổ Tế Thiền Tự Động Đôn Hoàng (敦煌) tại tỉnh Cam Túc nằm trên con đường tơ lụa. Tại đây có vài chục thạch động mà bên trong được tạc tượng, vẽ tranh hay kinh văn Phật giáo bằng nghiều thứ tiếng mà đa phần là chữ Hán có từ thời Ngụy đến đời Tống.Tên của một hang động chính là Mạc Cao (莫高窟) được nhà sư Nhạc Tôn (樂尊) tìm thấy và khởi đầu việc tạc tượng Phật nhằm ghi nhớ lại sự việc ông thấy ánh hào quang như của nghìn vị phật phát ra tại đó. Ngoài ra còn có động Long Môn (龍門石窟) tại tỉnh Hồ Nam và động Vân Cương (雲崗石窟) tại tỉnh Sơn Tây cũng có các kiến trúc hay nghệ thuật Phật giáo nổi tiếng. Iran Trong thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu Iran cho biết rằng có một số chuyện tiền thân Đức Phật (Jataka stories) từng được biết đến ở Iran dưới nhan đề là Pancatantra, được chuyển dịch sang tiếng Ba Tư vào thế kỷ thứ 6 theo chiếu chỉ của vua Khusru, và được dịch sang tiếng Ả Rập và tiếng Syria vào thế kỷ thứ 8, dưới tựa đề là Kalilag va Damnag. Bản dịch tiếng Ba Tư này về sau lại được chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp, tiếng La Mã và tiếng Do Thái. Đến thế kỷ thứ 8, quyển sách Cuộc đời của Đức Phật (The Life of Lord Buddha) được ông John dịch sang tiếng Hy Lạp, tác phẩm rất được phổ biến ở các nước Trung Đông thời bấy giờ. Theo ông Rashid al-Dìn, một nhà sử học sống vào thế kỷ 13, ghi nhận rằng có ít nhất mười một bộ Kinh Phật được chuyển ngữ và lưu hành rộng khắp trên đất nước Ba Tư vào thời đó, trong số này có kinh Vô Lượng Thọ (Sukhavati- Vyuha sutra) và kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanda-vyuha) được ghi nhận còn hiện hữu cho tới ngày nay. Gần đây, người ta còn tìm thấy thêm một số Kinh như Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara Nikaya) và Thọ Ký Di Lặc kinh (MaitreyaVyakarana). Mặc dù nền văn hóa của Iran và Ả Rập được xem là có ảnh hưởng qua một số mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một bản dịch tiếng Ba Tư, Ả Rập hay ngôn ngữ Trung Đông nào khác. Sự ảnh hưởng của Phật giáo trên nền văn học Ba Tư mà hiện tại chúng ta thấy qua những tác phẩm của những nhà sử học, địa lý học và đặc biệt là nhân học chỉ là những từ ngữ Phật giáo như al Budd (Đức Phật), al Budasf (Bồ tát), v.v... Trong văn chương của Ba Tư, đặc biệt ở phía Đông Ba Tư, thường miêu tả những hình ảnh và biến cố của PG từ những ngôi chùa ở vùng Merv và Balkh. Về kiến thức nghi lễ của Phật giáo có liên hệ với một bảo tháp ở Balkh được thuật lại bởi nhà sử học Ba Tư Ibn al-Faqih vào thế kỷ 10 và sử gia người Syria, ông Yaqut, vào thế kỷ 13. Về mặt hiểu biết Phật giáo của người Ba Tư còn rất thô thiển và hạn chế, vì nó phải lệ thuộc vào sự thịnh suy của Phật giáo tại các nước Trung Á và Afghanistan, mặt khác, sự tàn lụi của Phật giáo tại Ấn Độ theo sau cuộc tấn công khốc liệt của đội quân Hồi giáo, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển Phật giáo của các quốc gia lân cận. Phật giáo tại Iran được ghi nhận là phát triển và phổ biến trong hai thời kỳ, thứ nhất là đầu thế kỷ thứ 3 kéo dài đến thế kỷ thứ 7 khi gặp sự tấn công của phong trào Hồi giáo; thứ hai, Phật giáo lại một lần nữa được phục hưng bởi sự chinh phục Ba Tư của người Mông Cổ vào đầu thế kỷ 13. Về con đường truyền bá Phật giáo vào Iran có thể là gắn liền với hai hướng như sau: Thứ nhất, con đường truyền giáo được khởi xướng vào triều đại của vua A Dục. Sử liệu ghi nhận rằng nhiều tăng sĩ đã được phái đến truyền pháp tại thành phố Bactria và Gandhara thuộc Afghanistan, nhờ vậy mà Phật giáo đã phát triển tại xứ sở này và cuối cùng tràn qua Khurasan, (một thành phố nằm về phía Đông Bắc của Iran ngày nay). Thứ hai, Phật giáo được truyền vào Iran qua ngã đường tơ lụa (silk route), con đường này nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông và Tây Ấn, do các nhà buôn người Ấn khai phá để nối kết với các quốc gia có mối liên hệ về thương mại. Các nhánh mà con đường tơ lụa đi qua là Batria và Gandhara để đi tới vùng Địa Trung Hải và các nhà buôn PG đã có cơ hội để gieo rắc hạt giống Bồ Đề vào các nơi này. Sử liệu cũng ghi nhận rằng vào đầu thế kỷ thứ 2 trước CN, các nhà buôn Ấn thường dừng chân tại vịnh Ba Tư và Ả Rập, điều này giải thích tại sao các địa danh trong vùng này mang dấu vết của ngôn ngữ Ấn, như but hay hind (Ấn Độ) và bahàr, chữ Sanskrit là vihàra (tu viện Phật giáo). Mặc dù Hỏa giáo (Zoroastrianism) là một đạo có ưu thế tại Iran, nhưng Phật giáo vẫn được truyền nhập và phổ biến, điều này được chứng minh bởi tiền đồng Phật giáo của Peroz, con trai của vua Ardahir I (226-41 sau CN), một người theo đạo Phật và Hỏa giáo. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 3 cũng có một vài chứng cứ về việc Phật giáo gặp phải sự kháng cự của nhà cầm quyền. Ông Kartir, một vị tu sĩ uy tín của đạo Thờ Lửa, ghi lại trên bia đá rằng Phật giáo và một số tôn giáo khác tại vương quốc Sassanid đã bị đàn áp. Al-Bìrùnì, một sử gia Ba Tư ở vào thế kỷ 11 cũng khẳng định rằng Phật giáo đã bị áp lực trong thời kỳ này trước lúc Đạo Hồi (một tôn giáo lớn do nhà tiên tri Muhammad (570-632) sáng lập tại nước Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 trước CN) truyền đến Iran. Bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của Phật giáo tại Iran ngày nay rất mỏng manh, hầu như không còn gì cả. Các hang đá nhân tạo rất công phu ở Chehelkhaneh và Haidari gần vịnh Ba Tư được xem như là những tu viện Phật giáo, được tạo dựng theo kiến trúc của Ấn Độ và Trung Á. Rủi thay, không có một bằng chứng rõ ràng nào còn tồn tại để xác minh sử liệu này. Truyền thuyết của Ba Tư kể rằng, trong hai thế kỷ thứ 8 và 9, tại Ba Tư có một hoàng tộc theo Phật giáo rất hùng mạnh mang tên là Barmakid ở thủ phủ Balkh. Nhiều tác giả người Ả Rập cũng thừa nhận điều này như là một đề tài truyền khẩu. Hoàng tộc này đã xây dựng và trông nom nhiều Tu viện Phật giáo Nawbahàr nằm rải rác ở đông bắc Iran. Không may thay, Hoàng tộc này đã bị sụp đổ theo sau cuộc thương thuyết bất thành với triều đình Abbasid đặt tại Baghdad. Sau đó, dường như hệ thống tu viện Nawbahàr đã bị tịch thu trước thời điểm Hồi giáo xâm lăng đến vùng này, vì khi người Hồi giáo đến thì hình bóng của Phật giáo không còn thấy ở đó nữa. Tiếp theo đó, những ngôi Tu viện Phật giáo Nawbahàr được chuyển sang làm thánh đường của Hồi giáo. Thời kỳ Phật giáo được xem là phát triển tại Iran là vào đầu thế kỷ 13 khi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162-1227) xâm lăng đất nước này vào năm 1218. Vị vua Mông Cổ này và các quần thần của ông đều là Phật tử, nên các vị là những nhà bảo hộ cho Phật giáo tại Ba Tư cho đến khi vua Ghazan Khan đổi theo Đạo Hồi vào năm 1295. Trong thời gian còn ủng hộ Phật giáo, các vua Mông Cổ đã có những dự án xây dựng chùa chiền một cách rất quy mô tại vương quốc Maragheh, (nằm phía đông bắc Iran) và nhiều nơi khác, nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ theo lệnh của vua Ghazan, tiếp đó những ngôi chùa đã bị phá hủy hoặc chuyển qua làm Thánh đường Hồi giáo. Rất có thể những bằng chứng trong thời kỳ này có hai hang động nhân tạo ở Chehelkhaneh và Haidari, cả hai nơi đều ở gần cố đô Mông Cổ Maragheh. Cả hai hang động rất nổi tiếng này đã được các họa sĩ vẽ lại bằng tranh màu nước để trang trí trong những thánh đường Hồi giáo. Những nỗ lực sau này của vua Mông Cổ Uldjaitu (1305-16) bỏ Đạo Hồi và trở về với Phật giáo để phục hưng lại Phật giáo ở Ba Tư, nhưng tiếc thay, Phật giáo đã biến mất tại xứ sở này vào hậu bán thế kỷ 14. Ngày nay, hình ảnh của Phật giáo tại Iran, còn chăng chỉ là những lá cờ được trang hoàng trên những ngôi tháp ở tại thành phố Kavkaz, mà người ta tin rằng nó có thể là những ảnh hưởng còn sót lại của người Mông Cổ trên xứ sở Trung Đông này. Việt Nam Phật giáo được truyền đến Việt Nam cách nay khoảng 2000 năm,do nhà sư người Ấn Độ là Mahajivaka (Ma Ha Kỳ Vực) truyền bá đạo Phật vào Việt Nam năm 188 trước Công Nguyên. Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo du nhập vào Việt Nam tại thời điểm trước sau công lịch xê dịch một, hai thế kỉ. Đây cũng là lúc mà văn minh Trung Hoa phát huy ảnh hưởng tại các quốc gia lân cận theo cách thức vừa cưỡng bức vừa tự giác. Vì vậy, tuy có thể được coi là xứ sở tiếp nhận Phật giáo sớm hơn, là nguồn cung cấp tu sĩ và kinh sách đầu tiên cho Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại chịu một sự truyền giáo ngược khi các văn bản kinh sách bằng chữ Hán được truyền vào từ Trung Hoa. Việt Nam, cũng như các nước lân bang, khó tránh khỏi ảnh hưởng về văn hóa và truyền thống tôn giáo đó. Thiền Uyển Tập Anh ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái Hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc - Hà Nội) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫn chứng lời pháp sư Đàm Thiên (542-607 TL) đối thoại với Tùy Cao Đế (541-604): "Một phương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã có Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó". Việt Nam cũng đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh với ngoại bang và nội chiến. Hệ quả tất yếu là hầu hết các công trình kiến trúc đặc sắc nói chung, và Phật giáo nói riêng, bị huỷ hoại phần lớn. Chưa kể ngay cả trong thời bình các phù điêu tượng khắc hay nghệ thuật cổ Phật giáo Việt Nam cũng đã bị thất thoát ra nước ngoài. Hiện tại các vùng còn lại những di chỉ quan trọng là: Bắc Ninh với trung tâm Phật giáo Luy Lâu (hay Liên Lâu). Đây là trung tâm Phật giáo lớn của quận Giao Chỉ vào thế kỉ thứ 1. Còn sót lại tại đây có: Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, ở làng Dâu. Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam hiện nay, được xây vào đầu thế kỷ thứ 3. Cuối thế kỷ thứ 4, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã thuyết pháp tại chùa này, lập nên thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. Chùa được ông Mạc Đĩnh Chi dựng lại với quy mô lớn vào thế kỷ 14, và trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau. Chùa Bút Tháp, có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), xây lại vào năm 1646-1647 tức là thời nhà Hậu Lê - thế kỷ 17. Chùa có tên nguyên thủy ghi trên bia dựng vào năm 1646 là "Ninh Phúc Tự". Theo Phật sử Việt Nam thì thiền sư Chuyết Chuyết, người để lại nhục thân không bị thối rữa cho đến ngày nay, đã trụ trì tại chùa này (viên tịch năm 1644). Chùa Phật Tích, nằm trên sườn nam núi Phật Tích, được khởi công vào năm 1057. Qua các cuộc chiến tranh chùa này đã bị hư hại nhiều lần và được nhiều lần trùng tu. Theo các tin tức gần đây (năm 2004-2005) thì nhục thân của thiền sư Chuyết Chuyết được đặt tại chùa này. Ninh Bình: là kinh đô phát tích của 3 triều đại phong kiến đầu tiên Đinh - Lê - Lý, các triều đại này đều coi Phật giáo là quốc giáo nên ở khu vực quanh kinh đô Hoa Lư có rất nhiều chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ X: Chùa Nhất Trụ: Được xây dựng từ thời Tiền Lê, tại đây còn cột kinh quý khắc trên đá có liên đại hơn 1000 năm. Chùa là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ X như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Chùa Bái Đính: Được xây dựng từ thời Lý, trên quê hương quốc sư Nguyễn Minh Không, hiện đây được coi là khu chùa lớn nhất Việt Nam. Các chùa khác trong khu vực cố đô Hoa Lư còn tồn tại đến nay như chùa Am Tiên, chùa Thiên Tôn, chùa Kim Ngân, chùa Bà Ngô, chùa Duyên Ninh, chùa Bàn Long, chùa Đìa, chùa Tháp đều được xây dựng từ thời Đinh. Hà Nội: (Tên cũ Thăng Long) Là thủ đô lâu đời của nước Việt, Phật giáo đã từng là quốc giáo nên nơi này một thời lâu dài là trung tâm Phật giáo lớn. Các di chỉ Phật giáo còn lại đáng kể là: Chùa Trấn Quốc, đây là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Tương truyền chùa được xây vào đời Lý Nam Đế (544-548) với tên gọi "Khai Quốc". Sau này, tên chùa thay đổi nhiều lần như "An Quốc" thời Lê Thánh Tông (1434-1442), "Trấn Quốc" năm 1628, "Trấn Bắc" năm 1844 và nay chùa Trấn Quốc. Chùa cũng đã có nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc còn giữ được đến nay là từ cuộc trùng tu của vua Gia Long năm 1815, chùa chiếm diện tích hơn 3000 mét vuông. Chùa Báo Ân, xây thời nhà Trần, là một trong những trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm, nơi vua Trần Nhân Tông, các thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang đều đã từng trụ trì. Ngôi chùa từng tồn tại trong một thời gian dài, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Đến nay Chùa Báo Ân ở Gia Lâm hiện chỉ còn trong quy mô rất nhỏ. Chùa Một Cột, tức chùa Diên Hựu nằm giữa Hà Nội. Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tông (1028-1054) nằm mộng thấy Quan Thế Âm dắt vua lên tòa sen. Sau đó, Sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao. Đó là vào năm 1049. Chùa Một Cột đã bị phá hủy và được trùng tu nhiều lần trong lịch sử. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 mét, mái cong, dựng trên một cột cao 4 mét, đường kính 1,20 mét gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Chùa Đậu. Tương truyền chùa có từ đầu công nguyên, nhưng theo văn bia ở chùa thì chùa được dựng từ đời nhà Lý, theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Chùa còn lưu lại nhiều di vật và đồ thờ cổ có giá trị như đôi rồng đá, khánh, chuông... Đặc biệt, trong chùa có hai pho tượng là nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ 17. Chùa Thầy tọa lạc ở chân núi Sài Sơn. Chùa được dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Sau đó, được mở rộng ra. Chùa xây theo hình chữ "Tam" có ba lớp: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa Thượng. Lớp ngoài cùng là nơi tế lễ, lớp giữa thờ phật, lớp trong cùng thờ sư Từ Đạo Hạnh. Di chỉ văn hoá Óc-eo: Khu vực văn hoá Óc-eo trải rộng nhiều tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ, các di chỉ khai quật được xác định là từ thế kỉ thứ 1 đến thế kỉ thứ 7. Trong số các di vật tìm thấy có nhiều tượng Phật gỗ chứng tỏ Phật giáo đã du nhập vào khu vực này từ rất sớm bằng đường biển. Quảng Ninh: Núi Yên tử thuộc tỉnh này đã là nơi Phát xuất của phái thiền Yên Tử. Nơi đây là một quần thể nhiều chùa trong đó có chùa Hoa Yên (tên cũ là Vân Yên - thế kỉ 13) nơi mà các tổ phái Yên Tử trụ trì. Ngôi tháp nổi trội nhất là Tháp Tổ, bằng đá, 6 tầng. Còn lại là các chùa Quỳnh Lâm, Long Động, Giải Oan, Bảo Sái, Một Mái và chùa Đồng là chùa cuối nằm trên đỉnh Yên Tử. Triều Tiên Đạo Phật được truyền sang bán đảo Triều Tiên khoảng cuối thế kỷ thứ 4 (năm 372). Do lịch sử phát triển đặc thù, tại đây có mặt đủ các tông phái lớn Thượng tọa bộ, Đại thừa (kể cả Thiền tông) và Mật tông. Các di tích ở đây rất nhiều nhưng cũng bị tàn phá do chiến tranh hay do sự cấm đoán hoạt động như là dưới triều Joseon (1395-1910). Hơn nữa từ đầu thế kỷ 20 ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, do chính sách tiêu diệt tôn giáo, các công trình Phật giáo ở nơi này đã hoàn toàn bị hủy hoại. Nam Hàn ngày nay có khoảng 20% dân theo Phật giáo và có đến hàng chục ngàn chùa chiền. Do đó, rất khó để liệt kê hay đánh giá hết các công trình quan trọng ra. Ở đây chỉ hạn chế vài kiến trúc Phật giáo tiêu biểu. Nhóm chùa Tam Bảo bao gồm Tongdosa: nằm trên đường nối hai thành phố Ulsan và Busan có từ giữa thế kỷ thứ 7 (năm 646). Đây là ngôi chùa quan trọng nhất ở bán đảo Triều Tiên được sư Jajang-yulsa khởi công. Chữ "Tongdosa" theo tiếng Triều Tiên có nghĩa là "vượt qua để giác ngộ" (Thông độ tự 통도사). Chùa có lưu giữ một số mảnh xương Phật (Xá Lợi Phật) trong ngôi tháp chính. Trước đây, nó đã từng có đến hàng trăm công trình xây dựng nhỏ và hàng ngàn sư cư ngụ. Sau đó, bộ phận lớn của chùa đã bị hủy hoại do quân Nhật trong thế chiến thứ 2, ngoại trừ toà tháp Daeungjeon. Lần cuối chùa được tu sửa là vào đầu thế kỷ 17. Người ta thường gọi đây là "chùa không Phật" vì nó không có bất kì tượng Phật nào ở các cửa ra trong tầng trệt. Đối với người Triều Tiên thì đây là "Bảo tự thứ nhất của Hàn Quốc" (Korea's first Jewel Temple) hay Phật Bảo tự. Haeinsa: ở Đông Nam Daegu, xây năm 802, được gọi là Pháp Bảo tự (Dharma). Nơi này có chứa các bộ kinh điển Đại thừa (Mahayana ) gọi là "Triều Tiên Tam Bảo Kinh" (Tripitaka Koreana) nguyên vẹn nhất thế giới bao gồm 52 triệu Hán tự (chữ cái Trung Hoa) được khắc vào trong 81.258 khối gỗ và được làm vào thế kỷ thứ 13. Chùa là trung tâm chính của "Hoa Nghiêm Tông" (Avatamsaka hay Garland Sutra). Songgwangsa: nằm về phía Đông Gwangju, ban đầu chỉ là một chùa nhỏ thời Silla. Đến cuối thế kỷ 12 thì được sư Chinul mở rộng ra thành trung tâm thiền và được người Triều Tiên mệnh danh là Tăng Bảo Tự. Chữ Songgwangsa có nghĩa là "thiền" (Tùng Quảng tự 송광사). Chùa có hơn 50 thiền đường cho tăng và 30 cho ni. Đây cũng là Trung tâm thiền quốc tế đầu tiên của Triều Tiên do thiền sư Kusan sáng lập. Bulguksa: Được xây vào năm 535 với tên gọi cũ là Hwaeombeomnyusa. Ngôi chùa nằm phía Đông Daegu trên núi Doham gồm hơn 80 toà nhà cùng với hai ngôi tháp đá lớn là Shakyamuni và Tabotap. Tại đây có chứa bản in cổ nhất thế giới là Tịnh Quang Đà La Ni kinh (Pure Light Dharani Sutra). Chữ Bulguksa có nghĩa là "Phật quốc tự" (불국사). Ngoài ra ở đây cũng có pho tượng phật thiền Seokguram có khoảng 1250 năm lịch sử. Chùa bị đốt năm 1592 bởi quân đội Hideyoshi Toyotomi. Ngôi chùa hiện tại trùng tu trên nền móng ngôi chùa cũ vào thập niên 1970. Ngoài các công trình Phật giáo kể trên, ở bán đảo Triều Tiên còn có các kiến trúc Phật giáo khác không phải là các ngôi chùa như: Sinse-dong: tháp 7 tầng (xây vào khoảng thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10), nằm ở ngoại ô Andong, là ngôi tháp bằng đá lớn nhất của Triều tiên. Tháp cao 7,75 mét đưuợc trang trí theo cung cách 8 người bảo vệ của Phật giáo. Thân tháp làm bằng những viên đá xám cỡ 24x14x6 cm chiếm 7,75 mét vuông. Tượng Phật Dược Sư (Gatbawi Buddha): được tạc vào thế kỷ thứ 9, nằm trên đỉnh núi Palgongsan (hay Gwanbong) ở Daegu. Điểm đặc biệt là tượng Phật có đội nón dạng bất thường dày khoảng 15 cm và trên tay có cầm một siêu thuốc chữa bệnh tượng trưng cho việc đẩy lui ma đạo. Pho tượng ngồi, cao khoảng 4 mét. Đây là một trung điểm du lịch vì cảnh trí đẹp. Để đến nơi du khách phải mất ít nhất 1 giờ leo bộ. Thái Lan Nhiều người tin là Phật giáo đã truyền tới Thái Lan trong thời gian vua Asoka ở Ấn Độ đưa người đi truyền giáo vào thế kỷ thứ 3 TCN. Một cách chắc chắn thì Phật giáo và Ấn Độ giáo đã đến đây qua các ngõ giao thương đường biển hay qua các nước lân bang như Miến Điện và Campuchia vào thế kỷ thứ 6. Các di tích ở đây rất nhiều, nhưng đa số được xây sau thế kỉ 14. Những công trình hay trung tâm có giá trị lịch sử lớn bao gồm: Phra Pathom Chedi thuộc tỉnh Nakhon Pathom, 56 km phía Tây Bangkok. (Chữ chedi có nghĩa là "tháp"). Nakhon Pathon được xem là nơi xuất phát đạo Phật đầu tiên ở Thái Lan. Ngôi tháp Phra Pathom cao 120 m với đáy tròn bán kính 233,5 m. Tháp hiện nay đã được khởi công vào thời vua Mongkut Rama IV (1804-1868) trong vòng 17 năm, nhằm bao bọc cho một tháp nhỏ hơn được cho là có từ hơn 2000 năm tuổi. Đây là tháp lớn nhất thế giới. Wat Mahathat (chữ wat có nghĩa là "đền" hay "chùa"). Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu cho ảnh hưởng của văn hoá Khmer (giai đoạn nghệ thuật Tích Lan). Khu đền nằm ở trung tâm thành phố Ayutthaya, được xây dựng vào thời vương quốc Sukhothai, có tổng cộng hơn 200 ngôi tháp. Cứ mỗi ngôi tháp lớn dạng đài sen sẽ được vây quanh bởi 8 tháp nhỏ hơn. Đền này có lẽ xây vào năm 1374, nơi đây ngày trước được dùng để thờ mảnh xương Phật. Ngày nay thì tháp trung tâm đã bị đổ nát do thời gian. Ngoài ra, tại Ayutthaya còn có các đền thờ Phật nổi tiếng là Phra Si Sanphet (xây năm 1448 với 3 ngôi tháp hình chuông úp là biểu tượng cho Ayutthaya), Ratchaburana (xây vào thế kỉ 15), và Lokaya Sutha (chưa xác định chính xác niên đại). Trung tâm Phật giáo Haripuchai, ngày nay thuộc về thành phố Chiang Mai. Đây là trung Phật giáo lớn của Thái Lan khoảng 1000 năm trước. Hiện tại còn lại rất nhiều chùa tháp. Trong số đó, có tháp Wat Chiang Man dựng năm 1306. Đặc biệt, bên trong đền có một bức tranh Phật được cho là mang về từ Tích Lan 2000 năm trước đây và một tượng Phật bằng tinh thể (crystal) lấy về từ Lopburi có khoảng 1800 năm tuổi. Ngoài ra, trung tâm Haripuchai còn các đền Phật khác như là: Chedi Luang (xây năm 1391), Chet Yot (xây cuối thế kỷ 15), Doi Suthep (xây năm 1386), Phra Sing (xây năm 1345) và Wat Suan Dok (xây vào thế kỷ 16). Campuchia Một số thuyết cho rằng đạo Phật đã du nhập vào xứ Campuchia vào thế kỉ thứ 3 TCN. Tuy nhiên, có thể đạo Phật đã du nhập cùng lúc với đạo Bà La Môn qua việc mở rộng giao thương với Ấn Độ sớm nhất là vào thế kỷ thứ 1 TCN. Nhưng lúc đó, trong suốt thời gian dài của vương quốc Phù Nam, đạo Bà La Môn đã hưng thịnh hơn đạo Phật. Đến thế kỷ 12, vua Jayavarman II đã cho xây dựng ngôi đền Hindu khổng lồ Angkor để thờ thần Vishnu. Đền này mở rộng thành Angkor Wat. Nhưng đến triều vua Jayavarman VII, trị vì từ 1181 đến 1215, Phật giáo đã gần như thay thế hoàn toàn vai trò của Ấn Độ giáo, Angkor Wat chuyển sang thờ Phật và vua Jayavarman VII đã xây nhiều đền thờ Phật khác trong thành Angkor Thom (ở gần Angkor Wat) mà nổi tiếng nhất đền Bayon. Angkor Thom là một công trình Phật giáo lớn nhất ở Campuchia được xây vào cuối thế kỷ 12, nay thuộc về tỉnh Siem Reap. Nó có đặc điểm là chịu rất nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Bà La Môn. Thành có hào nước bao bọc rộng 100 mét cặp theo bốn vách tường cao 8 mét làm thành một khu vực hình vuông mỗi cạnh khoảng 3 km theo các hướng chính. Các cổng lớn được trổ ngay trung điểm của các bức tường cho các hướng Tây, Nam và Bắc có các cầu bắc qua. Riêng hướng Đông có hai cổng vào. Các đường dẫn tới cổng vào có các dãy 54 hình tượng bằng đá. Nhật Bản Đạo Phật chính thức du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6. Hai trung tâm Phật giáo tại đây là cố đô Nara, Kyoto, và Tokyo Nara nằm ở điểm cuối của con đường tơ lụa (the Silk Road) với các chùa: Horyu-ji xây năm 607, đây là chùa cổ nhất bằng gỗ còn sót lại trên thế giới. Thiên tai đã hủy đi phiên bản đầu tiên của chùa. Nó được xây lại vào khoảng 710. Gian tháp chính của nó có đến 5 tầng. Chùa Kokufuji xây năm 730, có tháp năm tầng bằng gỗ cao nhất nước Nhật (50 m), trùng tu năm 1426 và chùa Todaiji (760). Kyoto tập trung khá nhiều chùa cổ nhưng đa số xây từ thế kỷ 14 trở đi. Quan trọng là các chùa Kiyomizudera (dựng khoảng 798, trùng tu lại năm 1633), Ninnaji (xây năm 888, trùng tu nhiều từ thế kỷ 17 trở đi), Byodoin (1053) và chùa Ryoan-ji, dựng năm 1450, nổi tiếng với vườn sỏi kiến tạo do việc thực hành thiền, chùa Chionin của Tịnh Độ tông dựng năm 1234 nhưng phiên bản còn đến nay được xây từ thế kỉ 17. Tokyo với chùa quan trọng nhất là Sensoji (từ thế kỷ thứ 7), được xây dựng do việc 3 ngư phủ tìm thấy ảnh nhỏ của Quan Thế Âm Bồ Tát (Kannon) trong lưới của họ. Phật giáo ngày nay Theo số liệu thống kê của Adherents thì số người theo đạo Phật trên toàn thế giới là 376 triệu (vào năm 2005), chiếm khoảng 6% dân số thế giới. Cũng theo thống kê Adherents, 10 nước có đông người theo Phật giáo nhất là:Trung Quốc 102.000.000 ngườiNhật Bản 89.650.000 ngườiThái Lan 55.480.000 ngườiViệt Nam hơn 45.000.000 người Myanmar 41.610.000 ngườiSri Lanka 12.540.000 ngườiHàn Quốc 10.920.000 ngườiĐài Loan 9.150.000 ngườiCampuchia 9.130.000 ngườiẤn Độ 7.000.000 người Đạo Phật ở các nước Tây phương: Hoa Kỳ: Theo World Almanac năm 2004 có khoảng 2-3 triệu người theo đạo Phật. Đạo này đứng hàng thứ 5 ở đây. Tỉ lệ tăng số người theo đạo từ 1990 đến 2000 là 170%. Theo Australian Bureau of Statistics của Úc thì số người theo đạo Phật có tỉ lệ tăng nhanh nhất nước này từ 1996 đến 2001 (hơn 150%). Năm 2002 có đến hơn 360.000 người theo Phật giáo. Theo Pluralism Project thì trong năm 1997 ở Pháp có khoảng 650.000 và ở Anh có 180.000 tín đồ Phật giáo. Niên biểu lịch sử Phật giáo 624-544 TCN: Thích Ca Mầu Ni (Siddhartha Gautama) đản sinh. Những nghiên cứu gần đây cho rằng Phật ra đời khoảng 563-483 TCN. Do đó, thời gian tính trong 500 năm đầu kể từ khi ra đời của Phật giáo sẽ không được chính xác, sự kiện chỉ ghi lại khoảng chừng. 528 TCN: Thích Ca giác ngộ (ở tuổi 35) và thuyết pháp trong khoảng 49 năm. 483 TCN: Thích Ca nhập niết bàn 483 TCN: Hội nghị kết tập kinh điển lần I ở Rajaghgraha khoảng 500 A-la-hán, do Mahakassapa chủ trì nhằm góp nhặt lại các bài giảng của Thích Ca. Hình thành Giới tạng và Kinh tạng. Khoảng 443-379 TCN: Hội nghị kết tập kinh điển lần II ở Vesali, bàn về một số điểm dị biệt trong giới luật đã nảy sinh. 297 TCN: Vua Asoka (274-236 TCN) cải đạo sang Phật giáo; đạo Phật phát triển thành một quốc giáo và bắt đầu lan truyền ra ngoài Ấn Độ. 250 TCN (308 TCN?): Hội nghị kết tập lần thứ III dưới sự bảo trợ của vua Asoka ở Pataliputra, Ấn Độ. Chủ trì bởi Moggaliputta Tissa. Bàn thảo và ngăn ngừa sự phân hoá trong giáo pháp. Lần đầu tiên ra đời đủ Tam tạng kinh. Các nhà truyền giảng Phật giáo được vua Asoka gửi tới Tích Lan (Ceylon, nay là Sri Lanka), Kanara, Karnataka, Kashmir, vùng Hy Mã Lạp Sơn, Miến Điện (Burma, nay là Myanmar), Afghanistan, ngay cả đến Ai Cập, Macedonia và Cyrene. 240 TCN Tích Lan: Thành lập cộng đồng Thượng tọa bộ đầu tiên. Công chúa Sanghamitta, con vua Asoka, chiết nhánh thành công cây bồ đề nơi Phật thành đạo, về trồng tại Tích Lan. 94 TCN Tích Lan: Kỳ kết tập kinh điển lần thứ IV của Thượng tọa bộ ở mũi Aloka trong thành Malaya. Năm 35 Tích Lan: Hình thành sự phân phái giữa Mahavira và Abhayagiri Vihara ở Tích Lan. Năm 65 Trung Quốc: Di chỉ sớm nhất chứng tỏ Phật giáo thâm nhập vào Trung Hoa. Thế kỉ thứ 1: Kỳ kết tập lần kinh điển lần VI tại Jalandhar, Ấn Độ được vua Kaniska bảo trợ. Các nhà sư từ Tích Lan truyền Phật giáo Thượng tọa bộ đến Thái Lan và Miến Điện. Đạo Phật xuất hiện tại Việt Nam cùng ở thời điểm này. Cuối thế kỉ thứ nhất: Đạo Phật đến vương quốc Phù Nam, nay thuộc địa phận Campuchia. Thế kỉ thứ 2: Năm 200 ở Ấn Độ, Đại học Phật giáo ở Nalanda ra đời và trở thành trung tâm Phật học của thế giới hơn 1000 năm (có tài liệu cho rằng đại học này ra đời vào đầu thế kỉ thứ 5). Cùng thời gian này hình thành phái Đại Thừa bắt đầu tách ra từ Thượng tọa bộ. Nửa cuối thế kỉ thứ 2: Đạo sư Long Thọ thuyết giảng về tính không. (Thật sự tính không đã được Thích Ca giảng dạy cho A Nan Đà từ khi còn tại thế nhưng tới đạo sư Long Thọ thì khái niệm này được làm nổi bật lên và cũng định nghĩa rõ hơn về Đại thừa). Thế kỉ thứ 3: đạo Phật lan tới Ba Tư qua ngõ buôn bán. Năm 320: Phái Mật tông hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ cơ sở Đại thừa. Thế kỉ thứ 4: Đạo sư Thế Thân làm nổi bật khái niệm "duy thức" và niệm Phật A Di Đà cho sự tái sinh miền Tịnh Độ. Tịnh Độ tông hình thành từ thời gian này. Ở Nepal hình thành sự tồn tại giữa hai đạo Phật giáo và Ấn Độ giáo. 334-416: Nhà sư Huệ Viễn mang Tịnh Độ tông vào Trung Hoa (Bạch Liên Hội). 372: Phật giáo thâm nhập đến bán đảo Triều Tiên. 390: Phái Pháp Hoa ra đời tại Trung Hoa. Thế kỉ thứ 5: Đại thừa du nhập vào Indonesia và Philippines. 499: Nhất Thiết Hữu Bộ Tông (Sarvàstivàdah) hình thành ở Ấn Độ. (Có tài liệu cho rằng Nhất thiết hữu bộ hình thành ngay sau lần Kết tập Kinh điển thứ II.) 526: Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Ông là sơ tổ của Thiền tông và tổ sư của phái võ Thiếu Lâm. 552: Đạo Phật đến Nhật Bản và trở thành quốc giáo. Thế kỉ thứ 6: Thiên Thai tông được sư Trí Giả (Chih-I)thành lập. 641: Đạo Phật du nhập vào Tây Tạng. Nửa sau thế kỉ thứ 7: Sư Pháp Tạng thành lập phái Hoa Nghiêm. Cùng trong cuối thế kỉ thứ 7: Thiền sư Huệ Năng phát triển mạnh Thiền tông ở Trung Hoa. Trong khi đó, ở Kashmir và Tây Tạng, Mật tông phát triển mạnh. Từ năm 713: Nhiều Thiền phái hình thành trong đó có Lâm Tế tông với khái niệm đốn ngộ và công án (koan), Tào Động tông. Thế kỉ thứ 8: Cổ Mật tông ra đời tại Tây Tạng. Thế kỉ thứ 9: Chân Ngôn tông (Shigon) ra đời ở Nhật từ đạo sư Kukai. Từ giữa thế kỉ thứ 9: Angkor Wat được xây dựng ở vương quốc Khmer. Đạo Lão phát triển mạnh làm ảnh hưởng nhiều đến đạo Phật. Trong khi đó, đạo Hồi đã bắt đầu thay thế cho đạo Phật ở nhiều nơi. Thế kỉ 11 tới thế kỉ 13: Ở Ấn Độ, đạo Hồi đã thâm nhập mạnh; những người cực đoan đã tiêu hủy nhiều kiến trúc cũng như các tổ chức Phật giáo. Năm 1193 họ chiếm Magahda, tàn phá các công trình và các đại học Phật giáo như Nalanda và Vikramasila. Thế kỉ 13: Đạo Phật phát triển nhiều tông phái ở Nhật đặc biệt là các phái Thiền tông (Tào Động tông và Lâm Tế tông) cũng như Tịnh Độ tông. Nhật Liên tông cũng ra đời tại đây do đạo sư Nichiren Daishi (1222-1282) sáng lập. Cũng trong giai đoạn này, Phật giáo Thượng tọa bộ du nhập tới Lào, Phật giáo Tây Tạng thâm nhập vào Mông Cổ. Thế kỉ 14: Gelugpa (phái Nón Vàng) được Tông-khách-ba đưa vào Tây Tạng. Thế kỉ 15: Sự ra đời của nhiều giáo phái Ấn Độ giáo đánh dấu sự suy tàn cuối của Phật giáo tại Nam Ấn. Ở Tây Tạng, dòng Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) bắt đầu. Thế kỉ 16: Bồ Đào Nha chiếm Tích Lan, đạo Phật không còn là quốc giáo và hầu như bị biến mất do hệ quả của các hành động phân biệt tôn giáo như phá hủy chùa chiền để dựng nhà thờ, hầu hết các sư sãi phải đào tị. Mãi cho đến thế kỉ 17, với ảnh hưởng của Hà Lan, đạo Phật bắt đầu du nhập lại nơi này từ Miến Điện. Cũng trong thời gian này, thiền phái Obaku được ra đời do đạo sư Ingen (1592-1673) sáng lập. (Tuy nhiên có tài liệu cho rằng Obaku được sư Ẩn Nguyên Long Khí - nguyên thuộc phái Lâm Tế - sáng lập từ 1654 tại Nhật. 1862: Lần đầu tiên Kinh Pháp cú (Dhammapada) được dịch ra tiếng Đức. 1871: Bắt đầu kỳ kết tập kinh điển lần thứ V ở thủ đô Miến Điện là Mandalay. Kinh điển Pali đã được khắc trên 729 phiến đá hoa cương. Cũng trong giữa sau thế kỉ 19, khi xuất hiện cộng đồng người Hoa tại Bắc Mỹ thì đạo Phật cũng thâm nhập vào đây và một phần của kinh Diệu Pháp Liên Hoa được dịch ra tiếng Anh. Năm 1905: Đạo sư Soyen Shaku là người đầu tiên dạy Thiền tại Bắc Mỹ. Từ năm 1920: Nhà nước cộng sản Mông Cổ công khai tìm cách dẹp bỏ tôn giáo, đặc biệt bắt đầu là đạo Phật tại Mông Cổ. 1950: Trung Quốc chiếm Tây Tạng, bắt đầu công việc đàn áp phá hủy các chùa chiền Phật giáo ở đây. Đến 1959 thì vị Dalai Lama của Tây Tạng phải tị nạn tại Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng lại được phát triển mạnh ở các nước Tây phương. Sau đó Dalai Lama được giải Nobel hoà bình năm 1989. 1954: Hội nghị kết tập kinh lần thứ VI tại Miến Điện ở Yangon. 1956: Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar vận động phong trào khuyến khích người Dalit thuộc đẳng cấp tiện dân, ngoại cấp theo Đạo Phật, phục hồi Phật giáo tại Ấn Độ. 1966: Tu viện Thượng tọa bộ đầu tiên xây dựng ở Hoa Kỳ. Đọc thêm Phật giáo Các tông phái Phật giáo Thích Ca Mâu Ni Quan Âm Lịch sử Phật giáo Việt Nam Chú thích Tham khảo Tiếng Việt Các hang thờ Phật nổi tiếng trên thế giới -Văn Hưng Những Thánh Địa Phật giáo tại Ấn Độ -Thích nữ Minh Tâm dịch TINH HOA và SỰ PHÁT TRIỂN của ĐẠO PHẬT - Edward Conze Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật giáo Trung Quốc -- Thích Tâm Khanh LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V - VI - Thích Phước Sơn Phật giáo và Văn Hóa Ấn Độ --Dr. Bimlendra Kumar Tiếng Anh The History of Buddhism -- Dr. C. George Boeree -- Shippensburg University History of Buddhism của trang about Buddhism Timeline Dictionary of the History of Ideas Timeline of Buddhist history The Buddhist Hand Book - A Complete Guide to Buddhist Schools, Teaching, Practice, and History. John Snelling. Barnes & Nobles. 1998. ISBN 0-7607-1028-7 Buddhism and Hinduism Historical Sketch of Buddhism and Islam in Afghanistan Sacred Island - A Buddhist Pilgrim's Guide to Sri Lanka Buddhism and Its Spread Along the Silk Road History of the Shaolin Temples Travel China Guide Pagan, Myanmar Bagan (Pagan) Buddhism in Myanmar A Short History - Roger Bischoff Myanmar travel information Korean Buddhism Survey of Korean Buddhism and Temples - Brian Barry Asian Historical Architecture The Buddhist World HISTORY OF BUDDHISM IN KINGDOM OF CAMBODIA History of Cambodia Angkor History Angkor Thom Lịch sử Phật giáo
5763
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF%20ph%E1%BA%A9m%20EM
Chế phẩm EM
Chế phẩm EM (tiếng Anh: Effective Microorganisms) là sự kết hợp của nhiều loại vi sinh vật phổ biến, đặc biệt là những loại không cần oxy hóa, được trồng trong một dung dịch chứa nhiều chất dinh dưỡng từ mật đường (được gọi là dung dịch dưỡng molasses), do công ty EM Research Organization, Inc. sản xuất. Nhiều trong số những chất gọi là "Pit additive" được sử dụng để cải thiện hiệu suất của các hệ thống vệ sinh như hố xí, hố chứa phân và nhà máy xử lý nước thải cũng dựa trên công nghệ EM. Dù các nhà sản xuất có tuyên bố gì, các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khoa học để kiểm tra hiệu quả của các chất phụ gia này đều cho thấy không có bằng chứng về lợi ích lâu dài. Các nghiên cứu đã chứng minh EM-A và EM-Bokashi không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng và vi sinh vật đất trong các thí nghiệm thực tế như sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp. Các thành phần có thể có Một sản phẩm được đặt tên thương hiệu là EM-1 Microbial Inoculant từng được ra mắt ban đầu vào khoảng năm 1985. Các hỗn hợp EM bao gồm: Vi khuẩn acid lactic: Lactobacillus casei Vi khuẩn quang hợp: Rhodopseudomonas palustris Men nấu bia: Saccharomyces cerevisiae Các loại vi sinh vật có lợi tự nhiên tồn tại và phát triển mạnh trong môi trường hỗn hợp. Trong bài thuyết trình "EM: Công Nghệ Toàn Diện Cho Nhân Loại", Higa đã tạo ra một hỗn hợp vi sinh vật bằng cách sử dụng các loại thông thường có mặt ở mọi môi trường, giống như những loại thường được sử dụng trong ngành thực phẩm, chẳng hạn như Vi khuẩn Acid Lactic, Vi khuẩn Quang hợp và Men nấu bia. Higa nói rằng EM đã phát triển một cách ngẫu nhiên. Nền tảng Ý tưởng "vi khuẩn thân thiện" do giáo sư Teruo Higa của Đại học Ryukyus ở Okinawa, Nhật Bản, phát triển. Vào những năm 1980, ông đã đề xuất việc kết hợp khoảng 80 loại vi khuẩn khác nhau có thể tích cực ảnh hưởng đến quá trình phân hủy vật chất hữu cơ để tạo ra sự sống. Ông cũng đưa ra "nguyên tắc ưu thế" để giải thích tác động của "Vi khuẩn Hiệu quả" của mình. Ông phân loại vi khuẩn thành ba nhóm: "vi khuẩn tích cực" (tái tạo), "vi khuẩn tiêu cực" (phân hủy, suy thoái) và "vi khuẩn cơ hội" (tái tạo hoặc suy thoái). Theo ông, tỷ lệ giữa vi khuẩn "tích cực" và "tiêu cực" quan trọng trong mọi môi trường (đất, nước, không khí, ruột người), vì chúng có tương tác tích cực hoặc tiêu cực, ảnh hưởng đến tái tạo hoặc suy thoái. Ông cho rằng việc bổ sung vi khuẩn có lợi có thể tích cực ảnh hưởng đến môi trường cụ thể. Xác minh Ý tưởng này không có bằng chứng khoa học chứng minh những tuyên bố chính của nó và đã bị thách thức. Năm 1994, ông Higa cùng với chuyên gia vi sinh vật đất đai James F Parr đã thừa nhận điều này trong một bài báo và kết luận rằng "vấn đề chính... là khả năng tái tạo và thiếu kết quả nhất quán.". Nhiều nhà nghiên cứu đã xem xét việc sử dụng EM để sản xuất phân bón hữu cơ và ảnh hưởng của nó đến cây trồng và đất. Tuy nhiên, họ không thể phân tách được tác động của vi sinh vật trong các liệu trình EM và tác động của dung dịch dưỡng EM trong chất mang. Tác động này đến sự phát triển cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả tác động của dung dịch dưỡng EM chứa vi sinh vật, tác động của vi sinh vật tự nhiên trong đất và tác động gián tiếp của các chất do vi sinh vật sản xuất (như hormone thực vật và chất điều hòa tăng trưởng). "Chế phẩm vi sinh EM" đã được xem xét về hiệu quả qua thí nghiệm trường hợp nông nghiệp hữu cơ tại Zürich, Thụy Sĩ từ 2003 đến 2006. Nghiên cứu đã phân tách tác động của vi sinh vật EM và dung dịch dưỡng chất EM trong chất mang của liệu pháp sử dụng EM. "Thí nghiệm được thiết kế để tách biệt tác động của vi sinh vật trong các liệu pháp EM (EM-Bokashi và EM-A) và chất mang của chúng (được tiệt trùng)." Chế phẩm vi sinh EM không có tác động đến năng suất và vi sinh học đất trong vai trò phân bón sinh học trong nông nghiệp hữu cơ. Các tác động quan sát được liên quan đến hiệu ứng của chất mang giàu dinh dưỡng trong chuẩn bị EM. "Do đó, 'Chế phẩm vi sinh EM' sẽ không thể cải thiện năng suất và chất lượng đất trong trung hạn (3 năm) trong nông nghiệp hữu cơ." Trong một nghiên cứu năm 2010, Factura và đồng nghiệp đã thu phân người bằng cách sử dụng thùng không khí (sử dụng phương pháp Bokashi - toilet khô) trong một vài tuần. Sau mỗi lần thu phân, họ thêm hỗn hợp của than sinh học, vôi và đất. Hai loại vi khuẩn đã được thử nghiệm - nước muối cải chua (cải chua chua ngọt) và chế phẩm EM thương mại. Sự kết hợp giữa than củi và vi khuẩn đã rất hiệu quả trong việc kiểm soát mùi và ổn định chất liệu. Chế phẩm EM không mang lại lợi ích hơn so với nước muối cải chua.. Vì chỉ có ít nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật hiệu quả (EM), nên các khẳng định của nhà sản xuất về hiệu ứng lâu dài cần phải được đánh giá trong điều kiện dự định. Các ứng dụng EM-Bokashi, một phương pháp do Higa phát minh và tiếp thị, sử dụng chế phẩm vi sinh thương mại để lên men phân hữu cơ từ bếp. Các liệu pháp sử dụng EM-Bokashi không cho thấy tác động nào đối với vi sinh học đất hoặc như phân bón sinh học gây ra bởi vi sinh vật EM. Những hiệu ứng quan sát được liên quan đến tác động của chất mang phân tự nhiên giàu dinh dưỡng trong chuẩn bị EM-Bokashi. Sữa chua tự nhiên, hoặc nước muối cải chua (cải chua chua ngọt) có thể thay thế thành công cho bã EM-bokashi thương mại. Tại Ấn Độ, chế phẩm vi sinh vật hiệu quả đã được sử dụng để cố gắng xử lý một số hồ nước bị ô nhiễm bởi nước thải tại Bangalore vào năm 2015. Sau lũ lụt Bangkok năm 2011, chế phẩm vi sinh vật hiệu quả đã được sử dụng để cố gắng xử lý nước bị ô nhiễm. Phương pháp khoa học để nghiên cứu các ứng dụng của các phụ gia trong xử lý nước thải đã đưa ra kết luận rằng các hiệu ứng có lợi trong dài hạn chưa được chứng minh. Các phụ gia thêm vào để cải thiện hiệu suất hệ thống vệ sinh thường không có hiệu quả, vì "lượng vi khuẩn được thêm vào lỗ thoát nước bằng phụ gia rất nhỏ so với lượng đã có trong phân bùn. Tương tự, một số phụ gia dựa trên việc thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn vào phân bùn để nuôi vi khuẩn và khuyến khích phát triển chúng, nhưng phân bùn từ phòng vệ sinh đã giàu chất dinh dưỡng." Trong tình huống này, chế phẩm vi sinh vật hiệu quả được sử dụng để xử lý nước ô nhiễm bởi phân bùn, thường kết hợp với bokashi mudballs để khử trùng và tiêu thụ phân bùn cũng như khử trùng nước. Chú thích Nông nghiệp Phân huỷ sinh học Sinh thái học Công nghệ môi trường
5764
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20truy%20t%C3%ACm%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u
Máy truy tìm dữ liệu
Máy truy tìm dữ liệu trực tuyến hay máy tìm kiếm hay cỗ máy tìm kiếm (tiếng Anh: search engine), hay còn được gọi với nghĩa rộng hơn là công cụ tìm kiếm (search tool), nguyên thủy là một phần mềm (thường được tích hợp vào một trang web trực tuyến) nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung theo yêu cầu người dùng dựa vào các thông tin mà chúng có. Trữ lượng thông tin này của công cụ tìm kiếm thực chất là một loại cơ sở dữ liệu (database) cực lớn. Việc tìm các tài liệu sẽ dựa trên cơ sở các từ khóa liên quan đến trang web. Từ khóa được hiểu như là một tổ hợp các từ của một ngôn ngữ nhất định được sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức logic mà công cụ tìm kiếm hỗ trợ. Trong trường hợp một từ khoá bao gồm nhiều hơn một chữ (hay từ) thì có thể gọi tập họp tất cả các chữ đó là bộ từ khoá (set of keywords). Cơ sở dữ liệu mà máy truy tìm sử dụng thường được bổ sung cập nhật định kì bằng cách quét (scan), điều chỉnh, thêm bớt nội dung và chỉ số hoá lại tất cả các trang mà nó có thể tìm gặp trên Internet. Ngày nay, với số lượng các trang Web lên đến hàng tỉ, nên việc tìm ra số trang có chứa nội dụng đòi hỏi của từ khoá có thể lên đến hàng triệu trang. Do đó, việc hiển thị các trang tìm thấy theo đúng thứ tự quan trọng của các trang và theo mong muốn của người dùng cũng là một trở ngại lớn đòi hỏi sự chắt lọc từ máy truy tìm và sự khéo léo về cách thức đặt ra từ khoá từ người dùng máy. Một bộ máy tìm kiếm dữ liệu là một hệ thống phần mềm máy tính giúp con người tìm kiếm thông tin được lưu trữ trên hệ thống máy tính như mạng Internet, hoặc máy tính cá nhân. Máy tìm cho phép người sử dụng yêu cầu các thông tin với những hạn chế nhất định (thường được miêu tả bởi từ hoặc cụm từ) và nhận về một danh sách các liên kết siêu văn bản thỏa mãn các hạn chế. Máy tìm sử dụng hệ thống chỉ mục để có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả. Máy tìm thường được hiểu là máy tìm những thông tin công khai trên mạng, nếu không có những khả năng cao hơn. Ngoài ra còn có các loại máy tìm khác như máy tìm doanh nghiệp tìm thông tin trên mạng nội bộ, máy tìm cá nhân tìm thông tin trên máy tính cá nhân, và máy tìm di động. Một số máy tìm còn khai thác thông tin trong các nhóm tin, các cơ sở dữ liệu lớn, hay trong các hệ thống thư mục mở như DMOZ.org. Khác với hệ thống thư mục mạng được duy trì bởi con người, máy tìm hoạt động dựa vào các thuật toán. Những trang web được gọi là máy tìm thực chất là giao diện người dùng của các máy tìm sở hữu bởi các công ty khác nhau. Các thuật ngữ liên quan Các thuật toán hay kỹ thuật mà máy truy tìm dùng để xếp hạng hay đánh giá tầm quan trọng của một trang Web theo một từ khoá cho trước gọi là sự phân hạng (ranking), hay đơn giản hơn là phân hạng. Các kỹ thuật thay đổi mã nguồn HTML của một trang Web cũng như các kỹ thuật khác ngoài việc sửa mã nguồn HTML nhằm nâng cao tối đa thứ hạng của trang Web đối với một số từ khóa nào đó trên các máy truy tìm gọi là kỹ thuật tối ưu hoá cho máy tìm kiếm hay SEO (từ tiếng Anh Search Engine Optimization). Hoạt động phân hạng các trang Web Ngoài việc xử lý số lượng trang tìm thấy theo yêu cầu của một từ khoá trong kho dữ liệu cập nhật của nó, các máy truy tìm dữ liệu còn phải tìm cách chống lại sự nhiễu loạn của các trang không có nội dung phù hợp với yêu cầu nhưng vẫn lọt vào danh sách tuyển chọn của máy truy tìm. Nguyên do của các nhiễu loạn này là việc các trang Web chuyên về quảng cáo hay tiếp thị luôn luôn tìm cách để lọt vào hàng đầu trong danh sách tuyển chọn của máy truy tìm, và qua đó họ có thể giới thiệu sản phẩm của họ đến người dùng. Ngược lại, người dùng, trong đa số các trường hợp, không muốn tìm các quảng cáo tiếp thị mà chỉ muốn tìm các dữ liệu khác theo ý đã ghi trong từ khoá. Do các đặc điểm phức tạp trên, việc phân hạng các trang Web tìm được bởi một bộ từ khoá cho trước của máy truy tìm sẽ dựa vào việc áp dụng thêm các thuật toán hay biện pháp xử lý đặc biệt: Những tiêu chí quan trọng dùng trong phân hạng Dưới đây là các tiêu chí chủ yếu mà các thuật toán của các máy tìm kiếm Web sử dụng để phân hạng các trang Web: Tần số phát sinh : được hiểu là tổng số lần xuất hiện của một chữ hay một cụm từ của từ khoá trong nội dung một trang Web nào đó. Theo sự đánh giá của các chuyên gia, thì tần số phát sinh của một trang Web càng cao sẽ chứng tỏ nội dung của trang Web đó càng liên quan hay càng đề cập nhiều đến những gì nêu trong từ khoá. Do đó, mật độ từ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc phân hạng một trang Web. Thẻ meta và câu lệnh title:Theo ngôn ngữ HTML, thì thẻ meta là các câu lệnh nằm ở phần đầu (header) của mã của một trang Web. Thẻ meta có dạng: Trong nhiều máy truy tìm, người thiết kế còn cho rằng sự xuất hiện các chi tiết hay toàn bộ nội dung của từ khoá càng sớm trong một trang mã HTML thì điều đó chứng tỏ trang đó có thể có chủ đề liên quan càng nhiều đến từ khoá. Hậu quả là một trang Web có thể được phân hạng cao hơn nếu các phần hay toàn bộ từ khoá có mặt sớm hơn trong phần mã HTML. Như vậy, trong một số thẻ meta, máy truy tìm sẽ đọc nội dung và lấy ra các yếu tố phân hạng. Các thẻ meta có nhiều hiệu lực cho việc phân hạng là: <META name="description" content="(miêu tả ngắn nội dung trang Web)"> <META name="keywords" content="(danh sách từ khoá)">Với lý do tương tự, nếu câu lệnh <title>(tựa đề của trang Web)</title> không bị bỏ trống thì thứ hạng của nó có thể được nâng cao hơn. Ngôn ngữ: Nếu một người dùng đang nối vào Internet bằng một máy tính sử dụng tiếng Pháp thì việc hiển thị các trang Web có cùng ngôn ngữ Pháp với máy tính đó rõ ràng là hiệu quả hơn cho người đó. Do đó, yếu tố ngôn ngữ của trang Web cũng được chú ý trong phân hạng. Số lượng liên liên kết ngoài: Theo sự đánh giá của nhiều chuyên gia phát triển máy truy tìm thì nếu một trang Web được nhiều nơi khác đề cập tới hay mở liên kết tới địa chỉ của nó thì rõ ràng giá trị của trang Web này cao hơn là các trang Web cùng kiểu nhưng lại không có hay ít được liên kết hay đề cập từ các trang khác. Như vậy, các trang Web nào được nhiều trang Web khác liên kết tới (hay đề cập tới) thì chất lượng của nó có thể cao hơn và được phân hạng cao hơn. Kỹ thuật nâng cao thứ hạng cho một trang Web Việc nâng cao thứ hạng (SEO) của một trang Web cho các máy truy tìm là do các nguyên nhân sau đây: Các cơ sở thương mại hay các cơ quan có hoạt động này muốn hoà nhập vào thị trường toàn cầu. Họ có các trang Web, một trong những biện pháp quan trọng là làm sao các trang Web này đến được người dùng Internet. Ngoài việc đăng quảng cáo trên trang phổ biến thì việc làm sao cho địa chỉ trang Web của họ được hiển thị ngay từ trang trả về đầu tiên cũng là một biện pháp quan trọng ảnh hưởng tới việc tiếp thị. Các trang Web truyền bá thông tin hay tuyên truyền những đề tài riêng cũng muốn đem thông tin của mình phổ biến đến được người dùng ở khắp nơi nên cũng mong muốn nâng cao thứ hạng trang Web của mình. Do tầm quan trọng của việc xếp thứ bậc cho một trang Web nên đã nảy sinh các hậu quả: Sự ra đời của các công ty tư vấn về nâng cao thứ hạng cho trang Web: các công ty này sẽ nhận làm các dịch vụ SEO cho thân chủ để đưa thứ hạng các trang đó lên trong danh sách hiển thị trước tiên của các máy truy tìm. Các trang Web giả dụng (page cloaking): Người thiết kế các trang này sẽ tìm cách cung cấp một nội dung có thể nhận sự phân hạng cao trong các máy truy tìm trong khi thực tế nếu một người dùng Internet truy cập đến địa chỉ này (qua trang trả về của máy truy tìm hay qua việc gõ thẳng địa chỉ vào máy truy cập) thì trang đó hiển thị một nội dung hoàn toàn khác với sự đánh giá của máy truy cập. Hành động này xuất phát từ ý muốn tăng cường khả năng tiếp thị của một số trang Web. Kỹ thuật đánh lừa các máy truy tìm như trên không quá phức tạp. Một ví dụ là chỉ việc thêm vào phần nội dung các thẻ meta và câu lệnh title thật nhiều chữ hay đoạn văn bản có khả năng làm tăng thứ hạng của chính nó lên mà thực ra bản thân phần hiển thị (phần giữa câu lệnh body) của trang không hề liên hệ tới. Máy truy tìm khi xét đến các trang như vậy sẽ không thể biết rằng nội dung các văn từ ghi trong thẻ meta hoàn toàn không phù hợp với nội dung hiển thị của nó. Tuy nhiên, sự đánh lừa chỉ có thể xảy ra trong thời gian ngắn. Sau đó, khi nhận được phản ánh từ người dùng, máy truy cập sẽ được điều chỉnh và lúc đó các trang giả dụng này sẽ bị trừng phạt bằng cách xoá hẳn chỉ số đã được gán cho trang Web đó. Tính tạm thời của SEO: Phương pháp phân hạng các trang Web của các máy truy tìm thường thay đổi theo tình hình phát triển của Internet và của sự thay đổi nội dung của các trang Web. Do đó, một trang Web cố định chỉ có thể được phân hạng cao trong một thời hạn cố định mà thôi. Để một trang Web tiếp tục được giữ thứ hạng cao thì nội dung của nó (hay ít nhất nội dung các thẻ meta) phải thay đổi hoặc là tự trang đó phải được tăng liên kết từ các địa chỉ Web khác tới và đây cũng là chỗ cho các nhà chuyên nghiệp về SEO phục vụ. Bảo trợ quảng cáo cho máy truy tìm: Bản thân các máy truy tìm cũng có thể là các cơ quan phục vụ quảng cáo do đó một trong những cách tốt để tăng hiệu quả tiếp thị là tham gia các dịch vụ quảng cáo ngay trên các máy truy tìm. Phá hoại máy truy tìm: Có thể do nhiều nguyên do phức tạp, các tay tin tặc có thể tổ chức tấn công vào máy truy tìm nhất là các máy được ưa chuộng. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, hệ thống máy truy tìm lớn nhất hiện tại, Google, đã bị tấn công bởi virus máy tính myDoom làm cho hệ thống này ngưng hoạt động trong khoảng 4 tiếng. Phân loại máy truy tìm Ngày nay, thì các máy truy tìm đã phát triển rất xa so với dạng nguyên thủy. Có hai cách chính phân loại máy truy tìm. Theo phương thức hoạt động Kiểu máy nhện (spider): Cơ sở dữ liệu của các máy truy tìm được cập nhật hoá bởi các phần mềm đặc biệt thường gọi là "robot", "spider" hay "Webcrawler". Các phần mềm này sẽ tự động dò tìm và phân tích từ những trang có sẵn trong cơ sở dữ liệu để kiếm ra các liên kết (link) từ các trang và trở lại bổ sung dữ liệu cho chính nó sau khi phân tích. Phần mềm này cũng sẽ báo cáo về các liên kết đã bị đào thải. Từ khoá được bỏ vào là để cho máy truy tìm lục kiếm trong bảng chỉ số của nó. Kết quả tốt nhất sau khi phân hạng sẽ được xếp ở thứ tự đầu tiên. Trang thông dụng nhất dùng nguyên tắc này là http://www.google.com Kiểu máy truy tìm ảo (meta-search engine): Ngày nay, người ta có thể lợi dụng các máy truy tìm sẵn có để thiết kế thành một loại máy truy tìm mới gọi là máy truy tìm ảo. Nguyên tắc của loại máy truy tìm này khá đơn giản. Nó không có cơ sở dữ liệu. Khi hoạt động thì nó sẽ gởi từ khoá đến các máy truy tìm khác một cách đồng loạt và nhận về tất cả các kết quả tìm được. Nhiệm vụ tiếp theo chỉ là phân tích và phân hạng lại các tài liệu tìm được cho thân chủ. Ưu điểm của loại máy truy tìm này là lợi dụng cơ sở dữ liệu của các máy truy tìm khác để tìm ra nhiều kết quả hơn và nhanh hơn. Nhưng vì loại này chỉ tồn tại nếu có các máy truy tìm nguyên thủy nên gọi là meta- (tiền tố meta có nghĩa là "siêu hình" hay "ảo"). Điển hình loại này là MetaCrawler . Kiểu thư mục đối tượng (subject directory): Còn gọi là máy truy tìm theo phân lớp (hierarchical search engine) - máy truy tìm này phân lớp sẵn các đối tượng vào các thư mục và người dùng sẽ lựa theo kiểu rẽ nhánh từ từ cho đến khi tìm ra các trang Web mà mình muốn. Kiểu này dễ cho người truy cập nhưng có điểm yếu là nó không thể bao gồm hết mọi chủ đề mà họ muốn kiếm ra. Hơn nữa, sự phân loại đôi khi không được đầy đủ và chính xác. Điển hình của loại này là http://www.yahoo.com Kiểu cơ sở dữ liệu đặc biệt hay còn gọi là bất khả kiến Web (invisible Web): Đặc điểm của loại này là dữ liệu kiếm ra không thực sự có từ địa chỉ trang Web cụ thể qua các máy truy tìm; dữ liệu này tồn tại trong các cơ sở dữ liệu của một máy tính hay mạng ở đâu đó trên Internet mà các trang Web được phép sử dụng. Đặc biệt, các trang Web nghiên cứu của các đại học hay học viện như http://lii.org , http://www.academicinfo.net và http://infomine.ucr.edu thuộc kiểu này. Sau này nhiều máy truy tìm hỗ trợ người dùng qua nhiều cách thức khác nhau nên người ta ít thấy ranh giới phân chia của các máy truy tìm nữa mà thay vào đó là các hệ thống máy truy tìm lại bao gồm nhiều kiểu chức năng khác nhau. Chẳng hạn như http://www.yahoo.com không còn đơn thuần là một máy truy tìm theo kiểu thư mục đối tượng mà bên cạnh đó nó cũng cung cấp luôn cả kiểu máy nhện cho người dùng. Theo chức năng Theo cách phân loại này thì tùy theo đối tượng tìm kiếm mà có: Kiếm địa chỉ trang Web Kiếm địa chỉ thư điện tử Kiếm thông tin riêng về một người Kiếm thông tin về một tổ chức Kiếm việc làm Kiếm bản đồ... Phép toán và hỗ trợ của máy truy tìm Để mở rộng các chức năng tìm kiếm, cũng như tạo thêm nhiều tiện dụng cho người dùng, các máy truy tìm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên từ khóa. Dĩ nhiên mỗi máy có thể sẽ hỗ trợ những phép toán khác nhau. Ở đây chỉ nêu ra các phép toán được hỗ trợ bởi hầu hết các máy truy tìm. Dùng phép "+": Để tìm các trang có mặt tất cả các chữ của từ khóa mà không theo thứ tự nào hết thì viết nối các chữ này với nhau bằng dấu +. Ví dụ: Tìm trang nói về cách thức viết Linux scripts có thể dùng bộ từ khóa +Linux +script +tutor Dùng phép "-": Trong số các trang Web tìm được do quy định của từ khóa thì máy truy tìm sẽ loại bỏ các trang mà nội dung của chúng có chứa chữ (hay cụm từ) trong ngoặc kép đứng ngay sau dấu trừ. Ví dụ: Khi tìm tin tức về các loại xe dùng kỹ thuật lai mới chưa có bán trên thị trường nhưng không muốn các trang bán xe hay các trang nói về hai kiểu xe Prius (của Toyota) và kiểu xe Insight (của Honda) lọt vào danh cách truy tìm thì có thể thử từ khóa +car +hibrid -sale -Prius -Insight Dùng dấu ngoặc kép " ": Khi muốn chỉ thị máy truy tìm nguyên văn của cụm từ, có thể dùng dấu ngoặc kép. Ví dụ: Để tìm lại nguyên tác và nội dung bài thơ có câu nước non nặng một lời thề thì có thể thử dùng từ khoá với ngoặc kép"Nước non nặng một lời thề" Dùng các phép toán của đại số Bool: Hiện tại, nhiều máy truy tìm hỗ trợ thêm các phép toán như là OR, AND và NOT. Khi dùng thì tên của các phép toán này bắt buộc phải viết chữ in hoa. Phép toán Bool đòi hỏi điền vào đúng vị trí quy định một từ (hay một cụm từ trong ngoặc kép) giữ vai trò của toán tử. Ngoài ra, đa số máy truy tìm chỉ hoạt động tốt trong một số lượng giới hạn các phép toán Bool cho một bộ từ khoá. Lời khuyên chung là không nên dùng quá 6 phép toán Bool cho cùng một bộ từ khoá và không phải máy truy tìm nào cũng hỗ trợ đầy đủ các phép toán AND, OR hay NOT OR: Có cú pháp là (Toán tử 1) OR (Toán tử 2). Lệnh này cho phép tìm những trang Web nào có chứa một trong các toán tử của phép toán OR của bộ từ khoá. Ví dụ để tìm các bài viết về Nguyễn Trãi trong cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì có thể dùng bộ từ khoá"Nguyễn Trãi" OR "Nguyen Trai"Các máy truy tìm có thể dùng OR là: AltaVista, AOL Search, Excite, Google, Inktomi (HotBot, MSN), Ask Jeeves, Lycos, Northern Light, HotBot và Gigablast. AND: Có cú pháp (Toán tử 1) AND (Toán tử 2). Phép toán AND nhằm yêu cầu máy truy tìm kiếm các trang có sự hiện diện của tất cả các toán tử. Ví dụ nanotechology AND healthsẽ giúp truy tìm các trang có mặt đồng thời hai chữ health và chữ nanotechnologyMột số trang truy tìm sẽ dùng AND như là mặc định (trong đó có Google). Bạn cũng có thể thay thế bằng cách dùng dấu + trong một số trường hợp nào máy truy tìm không có chức năng của đại số Bool.Các trang hỗ trợ phép toán AND là: AltaVista, AOL Search, Excite, Inktomi (HotBot, MSN), Northern Light, Yahoo và Gigablast. NOT: Phép này hoàn toàn tương tự như cách dùng dấu -. Nghĩa là, sự truy tìm sẽ loại bỏ những trang mà nội dung có chứa toán tử đứng ngay sau phép toán NOT. Tuy nhiên trong nhiều máy truy tìm có hỗ trợ thì phép này cũng chỉ được dùng có một lần cho một bộ từ khoá. Thí dụ để tìm tài liệu hướng dẫn về ngôn ngữ lập trình C/C++ có thể thử dùng trên Altavista"C/C++ tutor" NOT bookCác trang có thể dùng NOT là AOL Search, Excite, Inktomi (HotBot, MSN), Northern Light và Gigablast. Dùng phép NEAR: Dùng để truy tìm những trang Web mà nội dung của chúng có các thành tố của từ khoá nằm gần nhau. Phép toán này rất có lợi để tìm ra những trang có một cụm từ, một khái niệm, một định nghĩa hay một lời phát biểu mà bạn không nhớ hết được. Ví dụ: Tìm lại nguyên văn câu thơ và tác giả bằng bộ từ khoá:"Ong non" NEAR "Dê cỏn" Dùng dấu ngoặc đơn () để chẻ nhánh. Dùng ngoặc đơn cho phép tìm nhiều kết hợp phức tạp. Ví dụ để truy tìm tài liệu về cách tạo ra CD ROM có khả năng tự khởi động có thể thử từ khoábootable AND (CD OR CDROM OR CD-ROM) AND (howto OR instruction) Hỗ trợ cho kiểu phân nhánh bằng ngoặc đơn là AltaVista, AOL Search, Excite, Inktomi (MSN), Northern Light Lưu ý: Trong mọi trường hợp thì từ khoá sai chính tả sẽ không thể có hiệu quả. Cách tốt nhất là dùng chữ in hoa cho các phép toán. Các trang tìm kiếm của Hotbot hay MSN thì bạn phải chuyển sang chọn chức năng "Boolean phrase" khi dùng các phép toán Boolean. Từ khoá mặc định Nhiều máy truy tìm còn hỗ trợ thêm các từ khoá mặc định. Khi dùng các từ khoá mặc định như một thành phần của bộ từ khoá thì các trang Web được trả về sẽ thoả mãn các đặc tính chuyên biệt hoá theo ý nghĩa mà các từ khoá mặc định này biểu tượng. Các hỗ trợ này cho phép kiểm soát được các loại trang nào muốn truy tìm. Các từ khoá mặc định kết thúc bằng dấu hai chấm : và chữ (hay cụm từ trong ngoặc kép) của bộ từ khoá nào đứng ngay sau dấu này sẽ bị chi phối bởi điều kiện của từ khoá mặc định, còn các thành phần khác trong từ khoá sẽ không thay đổi ý nghĩa. Các từ khoá mặc định giới hạn máy truy tìm trả về các trang nằm trong một tên miền, hay một miền con. Tuỳ theo máy truy tìm mà các từ khoá mặc định được sử dụng. Altavista hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá host:. Ví dụ, host:mars.jpl.nasa.gov mars saturn chỉ tìm trong mars.jpl.nasa.gov tất cả các trang có chứa chữ "mars" và chữ "saturn". Excite, Google (Netscape, Yahoo) hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá site:, khi kết hợp với các lệnh khác có thể tìm theo cách chuyên biệt. Ví dụ, "carbon nanotech" -host:www.technologyreview.com cho phép tìm tất cả các trang nào có chứa cụm từ "carbon nanotech" ngoại trừ các trang xuất sứ từ www.technologyreview.com Inktomi (HotBot, iWon, LookSmart) hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá domain:. Ví dụ, để tìm các trang có đuôi là ".edu" (thường là trang Web của các đại học) về đề tài "heart transplan", có thể dùng bộ từ khoá "heart transplan" +host:edu để tìm các trang có đuôi gốc là.edu mang đề tài này. AllTheWeb hỗ trợ các từ khoá domain, url, site: cho chức năng này. Ví dụ, để tìm các trang về "deutch" từ các trang trong nước Đức có thể dùng deutch domain:.de Các từ khoá mặc định dùng để tìm trang có tựa đề chứa một từ (hay cụm từ) đặc biệt: AltaVista, AllTheWeb, Inktomi (MSN và HotBot) dùng từ khoá title:. Ví dụ, title: "Mars Landing" sẽ giúp truy tìm các trang có đề tựa về Hoả Tinh. Google và Teoma hỗ trợ các từ khoá intitle: và allintitle: ("allintitle:" sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chữ đứng sau dấu :). Các từ khoá dùng để tìm các địa chỉ Web nào có chứa từ (hay cụm từ) của bộ từ khoá: Google hỗ trợ từ khoá inurl: và allinurl:. Muốn tìm địa chỉ các trang Web có một chữ đặc biệt thì dùng inurl. Ví dụ, inurl:nasa sẽ giúp tìm tất cả các địa chỉ Web nào có chứa chữ "nasa". Nếu cần truy tìm một địa chỉ có nhiều hơn một chữ thì dùng allinurl. Ví dụ, allinurl:vietnam thetholucbat sẽ giúp tìm tất cả các trang nào mà nội dung địa chỉ của nó chứa chữ "vietnam" hay là chữ "thetholucbat". Inktomi, AOL, GoTo, HotBot cung cấp từ khoá originurl: cho việc này. Yahoo thì dùng từ khoá u: Exite dùng url: Các từ khoá mặc định giúp tìm các trang có cài đặt các liên kết tới địa chỉ trang được ghi trong từ khoá: Google, Yahoo sẽ cung cấp từ khoá link:. Tuy nhiên, Yahoo yêu cầu địa chỉ trong từ khoá phải có đủ tiếp đầu ngữ http:// thì mới hoạt động hữu hiệu. Ví dụ, bộ từ khoá link:vi.wikipedia.org sẽ giúp truy ra tất cả các trang Web nào có liên kết tới trang Bách khoa toàn thư tiếng Việt này. MSN hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá linkdomain: Ngoài ra, để truy tìm các loại tệp có định dạng (format) đặc biệt thì có thể dùng từ khoá filetype:(đuôi của tập tin): Google: sẽ hỗ trợ truy tìm các kiểu tệp: PDF, Word (.doc), Excel (.xls), PowerPoint (.ppt) và Rich Text Format (.rtf) cũng như PostScript (.ps), Text (.txt), HTML (.htm hay.html), WordPerfect (.wpd) và các đuôi khác... Ví dụ: laser filetype:pdf sẽ giúp tìm các trang là các tập tin dạng .pdf (.pdf là loại tập tin được dùng trong cá hồ sơ văn bản của phần mềm Adobe Arcobat). Yahoo cho phép tìm HTML (htm hay html), PDF, Excel (.xls), PowerPoint (.ppt), Word (.doc), RSS/XML (.xml) và tập tin văn bản dạng (.txt). MSN chỉ hỗ trợ chuyên tìm các loại tệp: HTML, PDF, PowerPoint (.pps hay.ppt), các dạng của Word, hay Excel. Lưu ý: Đối với các máy truy tìm thì các tệp có đuôi.htm khác với các tệp có đuôi.html. Do đó, nếu muốn tìm một cách chắc chắc tất cả các tệp dạng HTML thì nên tìm làm hai lần, một riêng cho htm và một cho html. Ký tự thay thế và ký tự "~" trong bộ từ khoá Ký tự thay thế (wildcard character) được hiểu là một ký tự có thể dùng để thay thế, hay đại diện cho một tập hợp con của tập các ký tự chưa được xác định hoàn toàn. Một cách đơn giản hơn, ký tự thay thế là ký tự được dùng để đại diện cho một ký tự, hay một chuỗi ký tự trong một từ khoá, mệnh đề, câu hay dãy các ký tự. Nhiều máy truy tìm hỗ trợ cho việc sử dụng hai loại ký tự thay thế. Đó là dấu sao * và dấu chấm hỏi ? Dấu sao *: dấu này sẽ thay thế cho một dãy bất kì các ký tự (chữ, số, hay dấu). Ví dụ, trong từ khoá có t*ng thì chữ t*ng có thể hiểu ngầm là tướng, từng, tuồng, ttamxng,... Cần lưu ý sự khác biệt về ý nghĩa đối với ký tự thay thế * dùng trong các hệ điều hành như là DOS, LINUX, Windows,... Theo cách hiểu của các hệ thống này thì dấu * hoàn toàn không bị lệ thuộc vào biên giới của một từ. Trong khi đó, dấu * dùng trong máy truy tìm sẽ được hạn chế trong biên giới của một từ. Ví dụ, từ khoá My* dùng trong các công cụ tìm kiếm của các hệ điều hành kiểu Windows thì nó có thể là My Downloads, My Documents, My Yahoo!, my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere,.... Trong khi đó my* trong các máy truy tìm chỉ giới hạn trong các chữ) lập thành bắt đầu với my. Như vậy, trong ví dụ trên thì My Downloads, My Documents, My Yahoo! sẽ không được máy truy tìm xem xét mà chỉ có my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere là hợp lệ mà thôi.AltaVista, Inktomi (iWon), Northern Light, Gigablast, Google, Yahoo, MSN,... đều hỗ trợ cho cách dùng dấu * này. Dấu chấm hỏi ?: dùng thay cho một ký tự duy nhất nào đó. Ví dụ, ph?ng có thể là phong, phặng, ph@ng, ph_ng, ph-ng,... nhưng không thể là phượng, ph ng, phug, phăang.AOL Search, Inktomi (iWon) là các máy truy tìm có hỗ trợ dấu ? này. Dấu ngã ~: Đặc biệt trong Google có một cách để tìm không những các trang có chứa từ khoá mà còn tìm các trang có chứa chữ đồng nghĩa (synonym) Anh ngữ với từ khoá. Ví dụ, ~food facts sẽ giúp truy tìm các dữ liệu có chữ "food facts" và các chữ tương đương như "nutrition facts",... Sự truy tìm theo hỗ trợ này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp các tài liệu cần tìm quá hiếm hoi. Chế độ cao cấp của máy truy tìm Ngoài chế độ tìm kiếm thông thường hầu hết các máy truy tìm đều hỗ trợ chức năng nâng cao mà dòng liên kết của nó thường viết bởi cụm từ "Advanced search", hay đơn giản là "Advanced". Trong chế độ này thì sự tìm kiếm được hướng dẫn chi tiết hơn. Đặc điểm chung của các chế độ nâng cao là: Giao diện được thêm vào nhiều khung chữ hay ô trống (text box) có dòng hướng dẫn để tiện người dùng điền vào. Không nhất thiết phải điền hết tất cả các khung chữ nhưng các khung này được điền một cách đúng cách và nhiều chi tiết thì càng giúp cho máy truy tìm làm việc hiệu quả hơn. Đa số các máy truy tìm cho phép lọc lựa (filter) lại các thông tin như là: Lựa chọn ngôn ngữ. Cho đến nay có một số máy truy tìm sau cho phép tìm riêng các trang Việt ngữ: Google, Yahoo Lựa chọn ngày tháng của trang Web. Lựa chọn các kiểu tệp (file type). Lọc bỏ các nội dung dành riêng cho người lớn... Có thể sử dụng các phép toán đã nêu trong bài 2 để nâng cao phép truy tìm. Tuy nhiên, người dùng nên cẩn thận vì có thể các kết quả sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện khác. Sử dụng các chức năng đặc biệt của máy truy tìm Các máy truy tìm có thể cung cấp thêm một số phương tiện để giảm thiểu khó khăn của việc truy tìm. Sau đây là vài chức năng đặc biệt Tìm thêm dữ liệu theo liên hệ (related search): Sau khi tìm kiếm, máy truy tìm có thể giúp đào sâu sự truy tìm bằng cách cung cấp các bộ từ khoá chi tiết hơn dưới dạng các dòng liên kết (link). Các liên kết này thu nhỏ thị trường tìm kiếm (nếu số trang tìm theo từ khoá quá lớn). Thực ra, nếu cách chọn từ khoá đủ tập trung và khéo thì sẽ không phải mượn đến chức năng này. Ví dụ, như tìm các trang viết về sao Hoả mà dùng từ khoá mars thì số lượng trang tìm ra sẽ vô cùng lớn. Do đó, có thể bấm thêm vào các chữ liên hệ để máy truy tìm thu nhỏ thị trường tìm kiếm lại. Những trang có chức năng để tìm dữ liệu theo liên hệ là: AltaVista (Related Searches),Ask.com AllTheWeb (Narrow your search), Excite (Refine Your Results), HotBot, Lycos, MSN, Yahoo (also try). Nhóm gọn (cluster): trong lúc tìm kiếm nếu máy truy tìm cho rằng các trang tìm ra có thể ở chung một trang nguồn thì nó chỉ chọn ra một trang đại diện, còn các trang khác sẽ được xếp gọn vào và người dùng có thể khai triển rộng ra thành nhiều trang nếu muốn. Như vậy, sự tìm kiếm sẽ dễ hơn và ít bị nhiễu loạn thông tin của cùng một trang.Những trang có chức năng này là: AltaVista (Additional relevant pages from this site), AllTheWeb (more hits from), Excite, Google (More results from), HotBot, MSN, Northern Light. Trang tương tự và trang có chính tả gần giống: Trong một số trường hợp thì chức năng tìm các trang tương tự như các trang mà máy truy tìm cho rằng có thể hữu dụng. Để dùng chức năng này chỉ việc bấm vào liên kết tương ứng. Riêng trong Google thì còn có link gợi ý thêm hay sửa chính tả cho việc truy tìm bằng chữ "Did you mean..."Các trang có chức năng tìm trang Web tương tự là: AltaVista (similar pages, related pages), AOL Search (Show me more like this), Google (did you mean, similar pages). Trang có từ nối dài (stemming): Đây là khả năng của một số máy truy tìm cho phép tìm những trang có những chữ mở rộng của chữ trong từ khoá. Ví dụ, thay vì chỉ tìm "tutor" thì tìm luôn các trang có "tutors, tutorial, e-tutor,..."AOL Search có chức năng này mặc định, Direct Hit, HotBot (Enable Word Stemming). Chức năng tồn trữ (cached) của Google: Có nhiều trường hợp trang Web đã bị xoá không thể hiển thị được nữa nhưng thông tin của nó trong cơ sở dữ liệu của máy truy tìm vẫn còn mà người dùng có thể cần đến. Trong thời gian các tin tức này chưa bị xoá khỏi cơ sở dữ liệu thì vẫn có thể đọc được nó nhờ vào chức năng đặc biệt này của Google. Chuyển dịch (translation): Một số trang cho khả năng dịch lại trang tìm thấy sang thứ tiếng mà người dùng đang có. Thường thì chỉ có dịch được ra các thứ tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Đức, hay Tây Ban Nha và sự chuyển dịch này cũng không chính xác hoàn toàn. Dù vậy, người dùng có thể nắm được một phần thông tin có thể dịch ra. Các trang có chức năng chuyển dịch là: AltaVista (Translate), Google(Translate this page)''. Máy tìm hoạt động như thế nào Một máy tìm hoạt động theo các bước cơ bản sau Lọ mọ Tìm kiếm theo chiều sâu (DFS) Tìm kiếm theo chiều rộng (BFS) Lập chỉ mục Tìm kiếm Các máy tìm mạng thực hiện công việc lưu giữ thông tin về một số lượng khổng lồ các trang web nó tìm thấy trên WWW. Những trang web này được lấy về bằng các con lọ mọ (còn gọi là nhện web) bằng cách lần theo các siêu liên kết. Nội dung các trang web sau đó được phân tích để xác định xem trang web đó nên xuất hiện trong các yêu cầu tìm kiếm với tổ hợp từ khóa nào (ví dụ, những từ thu được từ tiêu đề, nội dung hoặc các trường đặc biệt gọi là meta tags). Đọc thêm Công cụ tìm kiếm Tham khảo Liên kết ngoài Internet Guides UC Berkeley - Teaching Library Internet Workshops The Spider Apprentice - A Helpful Guide To Web Search Engines TopWebSite Search Engines Guide Phát minh của Canada Lịch sử Internet Thuật ngữ Internet
5766
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1n%20%C4%91%C3%B3i%20n%C4%83m%20%E1%BA%A4t%20D%E1%BA%ADu%2C%201944%E2%80%931945
Nạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói lớn xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Nguyên nhân Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai thác quá sức vào nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém và từ đó gây ra nhiều tai họa làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Trong khi phát xít Nhật thu gom gạo để chở về nước thì thực dân Pháp lại dự trữ lương thực để phòng khi quân Đồng minh chưa tới thì phải đánh bại phát xít Nhật hoặc dùng cho công cuộc tái xâm lược Việt Nam sau này. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực ở miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Nguyên nhân gián tiếp là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm. Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm đóng Việt Nam rồi thực hiện các biện pháp khác khốc liệt hơn nhằm mục đích khai thác phục vụ chiến tranh (bắt nông dân nhổ lúa trồng đay để giải quyết nạn khan hiếm vải, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật). Quân Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra Bắc, cũng cấm luôn việc mở kho gạo cứu đói (do gạo trong kho phải được ưu tiên cho lính Nhật). Máy bay của quân Đồng Minh đã cho phá hủy các trục đường sắt từ Huế trở ra Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc không thực hiện được. Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực tại miền Bắc. Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ cũng góp phần làm tăng thêm nạn đói. Tình trạng địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng đất khiến phần lớn nông dân không có hoặc chỉ có rất ít đất canh tác, nên không có khả năng sản xuất đủ lương thực nuôi sống gia đình. Nếu cả làng bị mất mùa, không vay mượn được họ hàng thì cả toàn bộ nông dân nghèo trong làng sẽ lâm vào cảnh chết đói. Chính sách của Pháp Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia lạc hậu và nghèo đói nhất so với nhiều quốc gia châu Á khác. Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến cho các hộ nông dân phải bán gần hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số nông dân không còn lương thực dự trữ. Theo ông Hoàng Trọng Miên, trong sách Đệ Nhất Phu Nhân Tập I viết: Giữa thời kỳ ấy, để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện.Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở thôn quê cũng đành nhịn ăn, vì thóc gạo đã bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt đều phải ăn gạo "bông" (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát. Theo sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4:Bọn Pháp Decoux – Morlant, từ mùa gặt cuối năm 1943 đến hai mùa gặt năm 1944, cũng trưng thâu gạo bỏ vào các kho quân đội Pháp để phòng hờ một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương. Chính sách thu gom gạo của Nhật Bản Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế ở châu Âu. Tại khu vực Viễn Đông, Đế quốc Nhật Bản bắt đầu bành trướng và coi Đông Dương như là "đầu cầu" để tiến qua Nam Á hòng khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, nước Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây áp lực với Pháp để tiến vào Đông Dương. Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa màu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp. Theo thống kê, năm 1940, diện tích trồng đay là 5.000 ha nhưng đến năm 1944 đã tăng lên 45.000 ha. Trong thế chiến thứ 2, lãnh thổ Việt Nam nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật. Gạo và cao su được quân Nhật thu gom, chở về nước hoặc cung cấp cho quân Nhật đóng ở tiền đồn vùng biển phía Nam. Theo tài liệu của chính quyền Pháp ở Đông Dương thì về gạo đã xuất ra nước ngoài, năm 1941: 700.000 tấn, năm 1942: 1.050.000 tấn, năm 1943: 1.125.000 tấn, năm 1944: 900.000 tấn; về cao su và các khoản thương vụ khác trong mấy năm đầu thập niên 1940 đã xuất số lượng tính ra bằng vàng tổng giá trị là 32.620 kg (tính tròn), tương đương số tiền lúc đó là 22 tỷ Franc. Cuối năm 1944, quân số của Nhật đóng ở vùng Bắc Kỳ đã lên tới gần 100.000 người. Bắc Kỳ lúc đó đã thiếu gạo vì vụ mùa bị thất thu, lại bị cái họa phải nhổ lúa để trồng cây công nghiệp cho Nhật, rồi lại phải nuôi thêm 100.000 miệng ăn của quân đội Nhật. Năm 1944, Việt Nam bị mất mùa nhưng Pháp và triều đình nhà Nguyễn vẫn phải cung cấp cho Nhật hơn 900.000 tấn gạo để đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh, làm nguyên liệu để người Pháp nấu rượu, dùng đốt lò thay cho than đá. Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra, vơ vét thóc ở miền Bắc khiến giá thóc, gạo tăng vọt. Năm 1943, một tạ gạo giá chính thức là 31 đồng bạc Đông Dương, giá chợ đen là 57 đồng; năm 1944 tăng lên 40 đồng, giá chợ đen là 350 đồng, nhưng đến đầu năm 1945 thì giá chính thức vọt lên 53 đồng còn giá chợ đen từ 700-800 đồng. Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đầu giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm 1944 chỉ còn 6.830 tấn. Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng. Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ. Cùng lúc đó thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được khiến chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua. Hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc. Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ. Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản. Giá gạo thị trường lúc bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng. Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chính Pháp vào tháng 3/1945 khiến bộ máy chính quyền của Pháp ở Đông Dương nhanh chóng tan rã. Việc tiếp vận và phân phối sau đó lại bị tê liệt. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, đã manh nha từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng. Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4/1945 đã cố gắng huy động việc cứu đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên Đế quốc Việt Nam không làm thuyên giảm được hậu quả ghê gớm của nạn đói. Trong khi Bộ Tiếp tế chỉ làm được vài việc vặt, thì Bộ Tài chính của Đế quốc Việt Nam chỉ chuyên làm 1 việc là gom tiền thuế của người dân Việt Nam giao cho Nhật. Chỉ riêng trong 5 tháng tồn tại, Chính phủ Trần Trọng Kim đã nộp cho Nhật Bản khoản tiền 720 triệu đồng Đông Dương (Piastre), ngang với số tiền 726 triệu do chính quyền thực dân Pháp nộp cho Nhật Bản trong 5 năm trước đó (1940-9/3/1945). Tổng cộng trong thời gian Thế chiến thứ hai, người Việt Nam đã phải nộp cho Nhật khoản tiền là 1 tỷ 446 triệu Piastre, tương đương 14 tỷ 460 triệu Franc lúc đó. Đa phần các kho thóc có khả năng cứu đói trực tiếp tại miền Bắc khi đó đều nằm trong tay quân đội Nhật. Người Nhật vì mục đích chiến tranh đã thờ ơ trước sự chết đói hàng loạt của dân bản địa. Các kho lương thực được tăng cường bảo vệ, hoạt động trưng thu và vận chuyển lương thực được bảo vệ tối đa. Các kho thóc trở thành tâm điểm nơi người đói kéo về nhưng không được cứu đói đã nằm chết la liệt quanh đó. Tác giả Yoshizawa Minami cũng cho biết "ông Kawai, đảm nhiệm công việc giám sát chuyển gạo từ nam ra bắc qua tỉnh Nam Định, đồng thời là quản lý chung về gạo dự trữ, phân phối trong tỉnh, nói có những nơi vẫn còn gạo chất như núi trong kho quân đội. Không những thế, tại một nhà thờ Thiên chúa giáo trong tỉnh gạo đầy ắp trong kho. Ông đã thuyết phục cán bộ đại sứ quán Nhật Bản mở kho phát gạo nhưng họ không nghe" Về việc cứu đói, đến tận tháng 6, chính phủ Trần Trọng Kim vẫn không làm được điều mình hứa hẹn. Báo Ngày Nay xuất bản tháng 6/1945 nhận xét về sự bất lực hoàn toàn của chính phủ này, viết: "Chúng tôi nhận thấy ai ai cũng thất vọng và chán nản, vì sau hai tháng hô hào và tốn bao giấy mực, dân đói miền Bắc cũng chưa thấy một bao gạo nào ở Nam đưa ra. Lời tuyên bố của thủ tướng còn vang vọng bên tai ta: "Cần nhất là phải tiếp tế cho dân đói miền Bắc" mà tới nay việc làm vẫn chưa đi theo lời nói; tuy rằng gạo miền Nam vẫn chất đầy trong các kho, các nhà máy, tuy rằng giấy bạc vẫn nằm từng xấp dày trong các két sắt của nhà tư sản Việt Nam, tuy rằng nội các vẫn có một bộ tiếp tế và một bộ tài chính" Về vấn đề này, nhà sử học Trần Văn Giàu chỉ ra nguyên nhân của sự bất lực này là do tính chất bù nhìn của chính phủ Trần Trọng Kim: Lẽ dĩ nhiên, nguyên nhân trận chết đói năm 1945 chủ yếu không phải là do chính phủ Trần Trọng Kim mà là do chế độ thực dân, là chính sách tàn bạo của Pháp – Nhật. Sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim phần lớn là do tính chất bù nhìn của nó. Nó không thể bớt chỗ nào thừa cho chỗ không có. Nó không thể chống nạn đầu cơ ở miền Bắc lúc ấy vẫn còn gạo trong các kho của quân phiệt Nhật. Nhật tích trữ lương thực để nuôi quân. Từ 9-3 đến giữa tháng 6, việc thu thóc tạ vẫn được thi hành trong lúc hàng chục vạn đồng bào ta chết rũ dọc đường xó chợ. Chính phủ Trần Trọng Kim đâu dám đụng đến việc thu thóc tạ, càng không dám đụng đến kho thóc. Chính phủ đã cam đoan với Nhật là tiếp tế cho Nhật bằng hay hơn Pháp, để xứng đáng với cái độc lập mà Nhật ban cho! Cả chính phủ Trần Trọng Kim và Nhật đều bắt buộc mọi sự vận chuyển thóc gạo từ Nam ra Bắc đều phải qua "Ủy ban thóc gạo" ở Sài Gòn mà ủy ban này do công ty Nhật nắm. Khi tải ra đến Bắc thì phải gom gạo cho công ty thóc gạo Bắc kỳ 75% số lượng, công ty này lo bảo đảm trước hết lương thực cho quân Nhật, còn lại mới bán cho dân Không những vậy, Đạo dụ của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 13/6/1945 còn quy định: ai phạm việc phá hoại cầu cống, đường sá, cướp phá hoặc làm hư hại kho ngũ cốc, đồ ăn, gạo, đều bị kết án tử hình. Đạo dụ cũng cấm chỉ mọi cuộc tụ tập trên 10 người. Vì đạo dụ này, nhân dân không dám tập hợp nhau kéo đi phá kho thóc để chia cho người đói, hàng chục vạn người đã chết đói ngay bên ngoài cửa những kho thóc còn đầy ắp Thiên tai Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 1944-45 khắc nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới. Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) cùng tình trạng mất mùa ở các tỉnh Bắc Bộ cuối năm 1944 làm cho nạn đói diễn ra trầm trọng hơn. Theo những người dân trải qua nạn đói ở Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình) thì vụ mùa năm 1944, lúa trên các cánh đồng rộng hàng trăm mẫu đều bị rầy phá hoại. Hoạt động của quân Đồng minh Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh mà chủ yếu là Hoa Kỳ thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là hệ thống giao thông ở Liên bang Đông Dương bị hư hại nặng. Năm 1945 thì đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường thiên lý Bắc Nam cũng bị phá hoại. Đường biển thì quân Đồng minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không thông thương được. Tình trạng địa chủ chiếm hữu ruộng đất Dưới thời Pháp thuộc, địa chủ phong kiến tiếp tục được duy trì. Ngoài ra còn có thêm việc chiếm hữu diện tích lớn đất đai của thực dân Pháp và giáo hội Thiên Chúa giáo. Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất. Thời Pháp thuộc, đời sống bần nông, cố nông ngày càng khốn khó; địa chủ thì mở rộng sự chiếm hữu đất đai. Cuộc sống của nông dân Việt Nam phụ thuộc vào ruộng vườn, nhưng do địa chủ chiếm hữu ngày càng nhiều ruộng đất, diện tích đất canh tác bình quân của nông dân ngày càng giảm, đến năm 1945 chỉ còn mức 0,18 ha (Thanh Hoá), 0,17 ha (Hà Tĩnh), 0,12 ha (Nghệ An); sản lượng lúa tính theo đầu người cũng giảm theo, trung bình chỉ còn 1,2 tạ/người/năm. Nông dân bị bần cùng hoá nhanh hơn bởi vì sự chuyển biến của nông nghiệp không theo kịp đà tăng dân số, phân chia ruộng đất bất bình đẳng. Diện tích gieo trồng tính theo đầu người ở Bắc Trung Kỳ đã giảm 5 lần tính từ thời vua Tự Đức đến năm 1945 (ở mức 1 mẫu/người xuống mức 2 sào/người). Sản lượng lúa theo đầu người giảm 1/2 tính từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (ở mức 3,2 tạ/người/năm xuống 1,7 tạ/người/năm ở Thanh Hoá; 1,6 tạ/người/năm xuống 0,8 tạ/người/năm ở Nghệ An). Trong Nạn đói năm Ất Dậu, tỷ lệ chết đói cao nhất là những nông dân không có hoặc chỉ có rất ít đất canh tác. Do không có đất, những nông dân này cũng không thể sản xuất được lương thực dự trữ cho gia đình, họ phải làm thuê cho địa chủ để mưu sinh. Gặp những năm mất mùa, không được thuê mướn thì những nông dân nghèo rất dễ lâm vào cảnh chết đói. Ông Phạm Công Báo, nhân chứng sống ở Giao Thủy, Nam Định năm 1945, kể lại: "Ở nhà thì đất của mình nhưng bước chân ra ngõ đã là đất của địa chủ, của nả bần nông nào có đáng gì? Đầu tiên họ bán tất những gì có thể như nồi đồng, mâm đồng, bát sứ, cối xay. Nhà ông Phạm Tại bán cả căn nhà 3 gian 2 chái cột kèo bằng gỗ xoan ngâm, mái lợp rạ dầy khít được có 5 bơ gạo. Cầm cự được mấy hôm cuối cùng cả gia đình ông ấy chết không sót lại một ai... Làng Hà Cát khi đó chết chừng ba bốn trăm người, đa phần là bần nông. Số sống sót là địa chủ, phú nông, trung nông hoặc một ít tá điền cấy rẽ, nộp tô." Phản ứng của Việt Minh Mặt trận Việt Minh chỉ trích các nhà chức trách và những người đứng đầu các hội chẩn tế đồng thời kêu gọi nông dân tấn công các kho thóc công cộng. Trường hợp cá biệt ở Quảng Ngãi, khi ngay từ tháng 3 năm 1945, đội du kích Ba Tơ đã chặn bắt một số tàu thuyền chở thóc gạo được cho là đang ra Bắc để lấy gạo đem giấu đi. Tại nhiều địa phương, từ tháng 7 đến tháng 8, khi nạn đói đã mất kiểm soát, Việt Minh vận động người dân vùng lên phá kho thóc chia cho dân nghèo sắp chết đói. Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của Việt Minh được thực hiện ở khắp Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Tại Ninh Bình, riêng hai huyện Nho Quan, Gia Viễn đã phá được 12 kho thóc. Tại Hải Dương phá được 39 kho thóc và 43 thuyền gạo, tại Thái Bình lấy được hơn 1.000 tấn thóc chia cho người dân. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hải Phòng, ngoại thành Hà Nội... cũng diễn ra tương tự. Hậu quả Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong nạn đói này, một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam. Đây là tỷ lệ chết đói rất cao, vì dân số toàn Việt Nam năm 1945 chỉ khoảng 23 triệu, trong đó khoảng 9 triệu sinh sống ở các tỉnh xảy ra nạn đói. Tháng 5/1945, 7 tháng sau khi nạn đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai của triều đình Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói tổng cộng là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng 20 tỉnh ở miền Bắc. Tháng 10/1945, theo báo cáo của 1 quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng 500.000 người chết. Tổng số người chết thực tế phải cao hơn nhiều con số đó, vì có nhiều người bỏ quê đi ăn xin rồi chết ở nơi khác, thi thể được dân quanh đó vội vã đem chôn nên không thống kê được. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Năm 1959, Chính phủ Nhật Bản đã đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm về việc bồi thường chiến tranh, phía Nhật cho rằng có khoảng 300.000 nạn nhân chết đói, trong khi chính phủ Ngô Đình Diệm đưa ra con số 1.000.000 người. Mức bồi thường cuối cùng được thống nhất là 14 tỉ 40 triệu yên (khoảng 39 triệu đôla Mỹ) vào năm 1960. Về sau, qua khảo sát hộ khẩu các tỉnh miền bắc, các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1-2 triệu người đã chết đói. Con số 2 triệu người chết cũng là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945."Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm-lăng Đông-Dương để mở thêm căn-cứ đánh Đồng-Minh, thì bọn thực-dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng-xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng-trị đến Bắc-kỳ, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói.".Hoặc trong điện tín của chính phủ Hồ Chí Minh gửi cho chính phủ Truman ngày 23/11/1945, con số 2 triệu người chết cũng được nhắc đến."... 2 triệu người Việt bị chết vì đói từ mùa đông năm 1944 đến mùa xuân năm 1945... "Pentagon-Papers-Part I.djvu 258-259: https://en.wikisource.org/wiki/Page%3APentagon-Papers-Part_I.djvu/258Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) có >1.000 người thì chết đói mất 956 người. Thôn Thạch Lỗi (nay là thôn Quang Minh), xã Thạch Lỗi, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc TP. Hà Nội) gần như cả thôn đều chết đói (trừ trẻ em). Chỉ trong 5 tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó. Lịch sử đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: "Trong nạn đói năm 1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi xóm làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ công bị đình đốn. Làng La Cả (huyện Hoài Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có 147 gia đình chết không còn một ai. Làng La Khê (xã Yên Nghĩa, Hoài Đức) có 2.100 người thì 1.200 người chết đói, bằng 57% số dân". Trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình" xuất bản năm 1986 ghi: "Năm 1945, cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số, như: xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai...". Trong cuốn "Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử" của GS Văn Tạo thống kê: "Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam chết 52.000 thì số người chết đói đã lên đến hơn 580.000. Như vậy, con số 2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực". Không chỉ làm số lượng lớn người chết đói, nạn đói còn khiến hàng trăm ngàn người phải rời bỏ quê hương, ly tán khắp nơi, nhiều người không còn quay về quê quán. Nhiều gia đình, dòng họ bị tan vỡ sau nạn đói này, không thể tìm lại được người thân thích. Tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945 đã mô tả rõ nét tình cảnh này. Nạn đói xảy ra có khá nhiều người bỏ quê hương ra đi, khi chết đói trở thành những xác vô danh. Do điều kiện chôn cất xác người đói sơ sài vội vàng thiếu quy hoạch và đánh dấu nên đến nay tại miền Bắc một số nơi khi khởi công các công trình vô ý khai quật những ngôi mộ tập thể được cho là mộ của những người chết đói năm 1945. Khắc phục hậu quả Đầu năm 1945, ảnh hưởng của phong trào Việt Minh còn yếu, lòng dân chưa hoàn toàn hướng về, nên dù muốn tích trữ lương thực cũng không thể thực hiện việc trưng thu lương thực trên diện rộng (chỉ trưng thu được trong vùng Việt Minh kiểm soát nên có ảnh hưởng không lớn đến nạn đói). Điều cần thiết nhất của Việt Minh lúc này là sự ủng hộ của người dân. Do bị Pháp và Nhật truy lùng, cũng không có nguồn lực tài chính nên Việt Minh không thể tạo lập được kho lương thực nào có quy mô lớn đủ để cải thiện tình hình của nạn đói. Việt Minh cùng với nhân dân chống đối việc trưng mua lúa gạo, cùng dân đánh phá các kho lúa của Nhật. Trong nguy cơ đói cận kề cái chết, người dân không còn e sợ sự đàn áp của chính quyền nên hưởng ứng rất đông đảo. Chính tinh thần yêu nước chống thực dân đế quốc (chủ yếu) và hoạt động cứu đói của Việt Minh đã chiếm được cảm tình của một bộ phận nhân dân vùng Việt Minh (thứ yếu), đã dẫn đến sự kiện Cách mạng tháng Tám diễn ra thuận lợi. Sau ngày Quốc khánh 2/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 vấn đề cấp bách nhất mà Chính phủ cần giải quyết ngay và vấn đề số 1 là cứu đói: "Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ý tôi, có sáu vấn đề. Một là, nhân dân đang đói (…) Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại tám tỉnh sản xuất lúa gạo (…) Những người thoát chết đói, nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm cách nào để có thể cho họ sống. Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất". Để cứu đói, nhiều tổ chức chính trị đương thời đã huy động lực lượng chặn bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo được Nhật vận chuyển từ miền Nam ra Bắc, đem tiếp tế cho dân, đồng thời để có nguồn dự trữ trường kỳ. Sau ngày 2 - 9 - 1945, họ đã tịch thu toàn bộ tiền bạc của giới thân Pháp - Nhật trên toàn quốc (số tiền của Pháp khi ấy ta thu được 1.200.000 euro và của Nhật là 7.941.000 yên) đồng thời phát động tăng gia sản xuất, tiết kiệm lương thực để cứu trợ cho người đói. Tại buổi khai mạc lễ phát động phong trào cứu đói được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem phần gạo nhịn ăn của mình đóng góp trước tiên. Tiếp đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn áp dụng ngay 1 số biện pháp cụ thể như cho phép vận chuyển thóc gạo; nghiêm trị những kẻ đầu cơ, tích trữ thóc gạo; cấm dùng gạo vào các công việc chưa thật sự cần thiết như nấu rượu, làm bánh; cấm xuất khẩu gạo, ngô, đậu; cử 1 ủy ban lo việc vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc (công việc này bị đình trệ sau đó vì thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ). Ngày 2/11/1945, Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố quyết định thành lập Hội Cứu đói. Ngày 28/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thiết lập Ủy ban tối cao tiếp tế và cứu tế. Hàng vạn tấn gạo đã được nhân dân cả nước đóng góp để khắc phục nạn đói. Trong 5 tháng từ tháng 11/1945-5/1946, chính phủ phát động nhân dân tăng gia sản lượng lương thực, chủ yếu là vụ màu (khoai lang, ngô, sắn, đậu nành), thu hoạch đạt tương đương 506.000 tấn lúa, đủ bù đắp số lương thực thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Đến hết năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2/9/1946, tại lễ kỷ niệm 1 năm độc lập, ông Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch quân sự, Ủy viên trong Chính phủ liên hiệp, tuyên bố: "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là 1 kỳ công của chế độ dân chủ". Xem thêm Kho ảnh tư liệu của nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh Vợ nhặt của Kim Lân Một bữa no của Nam Cao. Chú thích Dommen, Arthur J. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos and Vietnam. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press, 2001. Ngô Thế Vinh dịch và trích dẫn trong bài "Từ Ất Dậu – 1945 sáu mươi năm đi tới cây cầu Cần Thơ – 2005", đăng trên tạp chí Hợp Lưu, California, số 51, tháng 2 & 3 năm 2000 Phóng sự "Nạn đói năm Ất Dậu" nhiều kỳ trên báo Tuổi trẻ, Kỳ 1: Kỳ 1: Thảm cảnh quê nhà (Quang Thiện, 01/03/2005 04:13 GMT+7); Kỳ 2: Dưới đáy của địa ngục (Quang Thiện, 02/03/2005 06:37 GMT+7); Kỳ 3: Hành trình của những hồn ma (Quang Thiện, 03/03/2005 06:27 GMT+7); Kỳ 4: Chặng cuối của cuộc đọa đày (Quang Thiện, 04/03/2005 06:53 GMT+7); Kỳ 5: Sống qua cơn đói (GS. Phong Lê, 05/03/2005 06:43 GMT+7), Kỳ cuối: Chống giặc đói (GS. Đặng Phong 07/03/2005 06:27 GMT+7) Nguồn tham khảo Liên kết ngoài Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc Ất Dậu Sự kiện kinh tế Việt Nam Thảm họa tại Việt Nam Năm 1944 Việt Nam năm 1945 Việt Nam thế kỷ 20 Nạn đói ở châu Á Lịch sử quân sự Việt Nam trong Thế chiến thứ hai Thảm họa y tế ở Việt Nam
5769
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng%20k%C3%ADnh
Lăng kính
Lăng kính là một dụng cụ quang học, sử dụng để khúc xạ, phản xạ và tán xạ ánh sáng sang các màu quang phổ (như màu sắc của cầu vồng). Lăng kính thường được làm theo dạng kim tự tháp đứng, có đáy là hình tam giác. Tia sáng đi từ một môi trường (như môi trường không khí) sang một môi trường khác (như thủy tinh trong lăng kính), nó sẽ bị chậm lại, và giống như kết quả, nó sẽ hoặc bị cong (khúc xạ) hoặc bị phản xạ hoặc đồng thời xảy ra cả hai hiện tượng trên. Góc mà tia sáng hợp với trục thẳng góc tại điểm mà tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là góc tới, và góc tạo ra ở đầu bên kia, qua quá trình khúc xạ được gọi là góc ló. Tương tự, tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là tia tới và tia sáng đi ra ngoài lăng kính được gọi là tia ló. Các lăng kính phản xạ được sử dụng để phản xạ ánh sáng, ví dụ như các ống nhòm, vì, nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần, chúng dễ dàng được sử dụng hơn là các gương. Các lăng kính tán sắc được sử dụng để chia ánh sáng thành các thành phần quang phổ màu, bởi vì độ khúc xạ của chúng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng (hiện tượng tán sắc); khi một tia sáng trắng đi vào trong lăng kính, nó có một góc tới xác định, trải qua quá trình khúc xạ, và phản xạ bên trong lăng kính, dẫn đến việc tia sáng bị bẻ cong, hay gập khúc, và vì vậy, màu sắc của tia sáng ló sẽ khác nhau. Ánh sáng màu xanh có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng màu đỏ và vì vậy nó cong hơn so với ánh sáng màu đỏ. Cũng có loại lăng kính phân cực, nó có thể chia ánh sáng thành các thành phần phân cực khác nhau. Isaac Newton là người đầu tiên cho rằng các lăng kính có thể chia ánh sáng ra các màu từ ánh sáng trắng. Newton đã đặt một lăng kính thứ hai, nơi mà các ánh sáng sau khi tán sắc sẽ đi vào trong nó, và tìm thấy rằng, các màu sắc không hề thay đổi. Ông ấy kết luận các lăng kính phân chia các màu sắc. Ông còn sử dụng một thấu kính, giống như một lăng kính thứ hai để tạo ra cầu vồng từ ánh sáng trắng. Các loại lăng kính Lăng kính tán xạ Lăng kính tán xạ được dùng để phân tách ánh sáng đa sắc thành những tia sáng đơn sắc, phụ thuộc vào tần sô của ánh sáng chiếu vào nó. Các loại lăng kính tán xạ: Lăng kính tam giác Lăng kính Abbe Lăng kính Pellin-Broca Lăng kính Amici Lăng kính phản xạ Lăng kính phản xạ được dùng để phản xạ ánh sáng, dùng trong máy ảnh và ống nhòm. Lăng kính ngũ giác (lăng kính năm mặt) Lăng kính Porro Lăng kính Porro-Abbe Lăng kính Abbe-Koenig Lăng kính Schmidt-Pechan Lăng kính Dove Lăng kính Dichroic Lăng kính Amici roof Lăng kính phân cực Lăng kính phân cực có thể chia chùm sáng thành phần khác nhau. Chúng thường được chế tạo từ vật liệu phân cực. Lăng kính Nicol Lăng kính Wollaston Lăng kính Rochon Lăng kính Glan-Foucault Lăng kính Glan-Taylor Lăng kính Glan-Thompson Các công thức Trường hợp tổng quát Khi một tia sáng đi vào trong một lăng kính, tại điểm tới I, nó sẽ tạo ra góc tới với phương pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lăng kính tại điểm tới I), gọi là , một phần của ánh sáng sẽ phản xạ, phần còn lại đi vào trong lăng kính, được gọi là hiện tượng khúc xạ. Tia sáng sẽ bị gập khúc, hoặc khuỳnh ra tùy theo môi trường của lăng kính, vì thế nó sẽ tạo ra một góc lệch, gọi là . Ánh sáng tiếp tục đi đến mặt lăng kinh bên kia, quá trình phản xạ và khúc xạ lại diễn ra tương tự, với môi trường ngược lại. Kết quả, nó sẽ tạo ra góc lệch và góc ló . Công thức tổng quát đó là: Góc lệch: Với n là chiết suất lăng kính đối với mặt ngoài. Trường hợp góc nhỏ Khi góc và đều nhỏ (ở đây nhỏ ý chỉ khoảng ≪ 10 độ), thì mọi góc khác cũng nhỏ, vì thế ta có: Chiều lệch của tia sáng : Lệch về đáy lăng kính, trường hợp này thường diễn ra. : Lệch về đỉnh lăng kính, trường hợp này ít gặp Độ lệch cực tiểu Điều kiện: Khi ấy: và Và chiết suất được tính theo công thức: Điều kiện có tia ló với Chỉ tính được nếu Khi thì mặt thứ hai của lăng kính luôn luôn phản xạ. Ảnh cho bởi lăng kính Chỉ có ảnh rõ nét nếu: Chùm tia tới là một chùm nhỏ đến gần đỉnh Góc tới trung bình của chùm tới ứng với độ lệch cực tiểu Ảnh và vật cách đều A và hợp với A góc Các bài toán về lăng kính Vẽ đường đi của tia sáng Trường hợp có góc D cực tiểu Lăng kính kết hợp với một quang cụ khác Lăng kính tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau Thư viện ảnh Tham khảo Dụng cụ quang học
5778
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y
Giấy
Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc. Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và mãi cho đến năm 750, kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến phương Tây thông qua Samarkand bởi các tù binh người Trung Quốc bị bắt trong Trận Đát La Tư giữa nhà Đường và nhà Abbas của người Hồi giáo. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo. Lịch sử Trước khi có giấy Các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bằng bột màu. Người Sumer, có nền văn hóa cao lâu đời nhất được biết đến, viết trên những tấm bia bằng đất sét (văn tự hình nêm, bắt đầu từ khoảng 3300 năm trước Công nguyên). Các vật liệu hữu cơ dùng để viết lên sau đó ít bền hơn. Nếu không có những tấm bia bằng đất sét của người Sumer chúng ta biết rất ít về thời gian này. Da, giấy da (parchment), gỗ, vỏ cây, giấy cói (giấy chỉ thảo) - có ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên - và giấy đều có thể cháy và bị phân hủy sinh học. Giấy cói (giấy chỉ thảo) làm bằng một loại lau sậy (cây cói giấy hay cây chỉ thảo – cyperus papyrus, họ Cói) được buộc vào với nhau và đặt chéo lên nhau trước khi được ép lại. Người ta viết trên đó bằng mực đỏ hay đen. Mực đen bao gồm bồ hóng và một dung dịch từ nhựa của cây keo (gummi arabicum). Mực đỏ được làm từ hoàng thổ. Người ta dùng một cây cọ làm từ cây sậy (cây lau) để viết. Mặc dù cây cói giấy (cây chỉ thảo) cũng có ở Hy Lạp nhưng không được lan truyền ra ngoài nước. Trong thế kỷ thứ 3 người Hy Lạp thay thế cọ viết bằng lông chim. Từ giấy trong các thứ tiếng ở châu Âu (papier, paper...) dẫn từ tên của cây cói giấy - papyrus. Ngoài ra người ta còn viết trên giấy da (parchment) là loại da mỏng chưa được thuộc. Ở Roma người ta sử dụng cả giấy cói (giấy chỉ thảo) lẫn bảng làm bằng sáp, văn thơ được khía lên bằng một cây nhọn. Dùng một tấm cạo có thể làm phẳng sáp lại và lại có thể viết lên trên tấm bảng này. Ở Ấn Độ người ta dùng lá cây cọ. Ở Trung Quốc, trước khi phát minh ra giấy, xương, vỏ sò ốc, ngà voi, sau đó là đồng thau, sắt, vàng, bạc, thiếc, thạch anh, đá, đất sét, tre và tơ lụa đều được dùng đến. Trong thế kỷ thứ 5 (triều nhà Hậu Hán) Phạm Diệp (范曄) đã tường thuật lại: Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân (蔡倫) nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm Nguyên Hưng thứ nhất (105), ông tâu lên Hoàng thượng (Hán Hoà Đế), được vua khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái. Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái Luân, nhưng người ta vẫn cho Thái Luân là người phát minh ra giấy thực thụ như ngày nay. Phát minh ra giấy Như vậy giấy làm từ tơ lụa đã được biết đến trước khi Thái Luân phát minh ra giấy trong thế kỷ thứ 1, khoảng năm 105, chủ yếu làm từ sợi bên trong của vỏ cây dâu (dâu tằm). Trước đó cũng đã có giấy làm từ cây gai dầu (Cannabis), còn được gọi là cây cần sa, như năm mẩu giấy được tìm thấy trong những năm từ 1973 đến 1978 đã chứng minh. Các ghi định thời gian được so sánh lại cho thấy các mẩu giấy này phải có nguồn gốc từ khoảng năm 140 đến 87 trước Công nguyên. Một loại nguyên liệu giấy khác là cây thụy hương (Daphne). Cây gai dầu và thụy hương có sợi dài hơn những loại gỗ được sử dụng ngày nay và qua đó mà có độ bền cao. Hai tính chất này cho phép giấy được sử dụng vào những mục đích khác ngoài mục đích để viết. Các đồ vật để trang trí và quần áo cũng được sản xuất theo truyền thống từ giấy ở Đông Á. Nguyên liệu làm giấy được cắt vụn ra và giã nhỏ trong nước thành bột lỏng. Các sợi được phân tán mỏng trong nước. Đầu tiên giấy được múc ra bằng một cái rây nổi trên mặt nước. Lưới ở dưới đáy rây được gắn chặt vào khung. Mỗi tờ giấy được múc ra phải được làm khô trong rây và chỉ được đem ra sau khi khô. Vì thế mà cần đến rất nhiều rây. Kỹ thuật này lan truyền đến người Thái Lan vào khoảng năm 300. Vào khoảng năm 600 kỹ thuật múc giấy cải tiến dùng loại rây múc lan truyền đến Triều Tiên và sau đó đến Nhật. Ở loại rây múc này khung rây có thể gỡ ra khỏi rây. Tờ giấy vừa được múc có thể được lấy ra khi còn ẩm và đem đi phơi khô. Kỹ thuật này còn được sử dụng cho đến ngày nay ở các loại giấy múc bằng tay và nói chung nguyên tắc sản xuất giấy (cắt vụn, giã nhỏ trong nước, múc và hong khô) vẫn không thay đổi cho đến ngày nay. Ở Nhật người ta cải tiến kỹ thuật này và pha vào bột của sợi giấy nhựa từ rễ của cây bụp mì (Abelmoschus manihot). Các sợi được phân tán đều hơn và không còn bị vón cục nữa. Loại giấy này được gọi là giấy Nhật (Washi-和紙). Ở châu Âu sau này giấy được ép từng chồng, giữa hai tờ giấy có lót một tấm vải hay nỉ (phớt). Qua đó mà quá trình làm khô giấy được tăng nhanh hơn và giấy được nén chặt lại. Sử dụng giấy lan rộng Ngay từ thế kỷ thứ 2 đã có khăn tay giấy ở Trung Quốc. Tờ Báo Bắc Kinh phát hành số đầu tiên vào năm 363 (ngưng phát hành vào năm 1936). Trong thế kỷ thứ 6 người ta đã sản xuất giấy vệ sinh từ giấy rơm rạ rẻ tiền nhất. Xưởng trong cung đã sản xuất cho triều đình 720.000 tấm giấy vệ sinh và thêm vào đó là 15.000 tấm giấy vệ sinh tẩm hương thơm, mềm và có màu vàng nhạt cho hoàng gia. Cũng với sự bành trướng của Con đường tơ lụa, sản xuất giấy đã được truyền bá sang Triều Tiên và Việt Nam từ thế kỷ 3 và Nhật Bản vào thế kỷ 4. Giấy bắt đầu sản xuất tại Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Bangladesh khoảng cuối thế kỷ 7 Tiền giấy Ở Trung Quốc vua Đường Cao Tông (650–683) phát hành tiền giấy lần đầu tiên, được công nhận là tiền tệ trong thế kỷ thứ 10. Vào khoảng năm 1300 tiền giấy cũng được ban hành ở Nhật, Ba Tư và Ấn Độ. Ở Việt Nam, trong quyển Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có ghi lại Bính Tý, năm thứ 9 (1396). (Minh, năm Hồng Vũ thứ 29) Tháng 4, mùa hạ. Bắt đầu ban hành tiền "thông bảo hội sao". Thiếu bảo Vương Nhữ Chu đề nghị đổi lại chế độ. Quý Ly nghe theo, mới định chế độ tiền giấy như sau: loại 10 đồng vẽ rau rong; loại 30 đồng vẽ thủy ba; loại một tiền vẽ đám mây, loại hai tiền vẽ con rùa; loại ba tiền vẽ con lân; loại 5 tiền vẽ con phượng; loại một quan vẽ con rồng. Người nào làm giả phải tội tử hình, tịch thu điền sản sung công. Khi tiền giấy đã in xong, hạ lệnh cho dân được đem tiền thực đổi lấy tiền giấy: cứ một quan tiền thực chất đổi lấy tiền giấy một quan hai tiền. Cấm chỉ dân gian không được dùng tiền đồng, bao nhiêu tiền đồng đều nộp vào quan, nếu như người nào tàng trữ riêng hoặc tiêu dùng riêng cũng phải tội như người làm giả tiền giấy. Năm 1298 Marco Polo đã tường thuật lại việc lan truyền rộng rãi của tiền giấy. Trong thời gian này đã có nạn lạm phát làm giảm giá trị xuống chỉ còn vào khoảng 1% của giá trị ban đầu. Để chống nạn làm tiền giả, có thời gian tiền giấy được làm từ giấy đặc biệt có các chất phụ gia như sợi tơ, thuốc trừ sâu và chất màu. Giấy trong thế giới Ả Rập Vào năm 750 hay 751, kỹ thuật sản xuất giấy lan truyền đến Samarkand, có lẽ qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biên giới, và từ đấy kỹ thuật này lan rộng khắp thế giới Ả Rập. Nhờ vào các khám phá mới, người ta cho rằng ở Samarkand giấy đã được biết đến và sản xuất trước đó 100 năm. Cây lanh (Linum usitatissinum) và cây gai dầu (Cannabis L.) cũng như nước đều có đầy đủ, chẳng bao lâu người Ả Rập đã xây dựng lên một công nghiệp giấy phát đạt. Giấy lan truyền nhanh chóng đến Maroc. Một cối xay giấy đã được xây ở Bagdad vào năm 795, năm 870 quyển sách làm bằng giấy đầu tiên được phát hành ở đây. Trong văn phòng của hoàng đế Harun al-Rashid người ta đã dùng giấy để viết. Sau đó là các xưởng sản xuất ở Damascus, Cairo, ở các tỉnh Bắc Phi cho đến cả phía tây. Người Ả Rập tiếp tục cải tiến kỹ thuật sản xuất. Nhờ vào các rây múc làm bằng dây kim loại mà người ta đã có thể tạo được hình chìm trên giấy (watermark). Giấy được phủ keo tốt hơn nhờ sử dụng tinh bột. (Phủ keo là tráng một lớp mỏng keo trên mặt giấy hay pha keo vào bột giấy lỏng trước khi múc giấy để giấy láng hơn và ít hút nước hơn, mực viết lem ít hơn.) Các đơn vị đo lường diện tích được tiêu chuẩn hóa. 500 tờ giấy là một ram giấy (thếp giấy) – rizmar. Từ này là nguồn gốc cho khái niệm về đơn vị giấy vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay trong ngành giấy: một ram giấy (tiếng Anh: ream, tiếng Đức: Ries, tiếng Pháp: rame, tiếng Tây Ban Nha: resma...). Giấy ở châu Âu Qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12. Theo như Al-Idrisi tường thuật lại sau các chuyến du lịch, ngay từ giữa thế kỷ thứ 12 ở San Felipe (Xativa) gần Valencia đã có một nền công nghiệp giấy phát đạt, xuất khẩu các loại giấy cao cấp sang cả các nước láng giềng. Sau khi người Ả Rập bị đánh đuổi khỏi Tây Ban Nha, vùng quanh Valencia vẫn còn là nơi có tầm quan trọng trong công nghiệp giấy vì ở đây người ta trồng được cây lanh (Linum), một nguyên liệu dùng làm giấy rất tốt. Cùng với việc sử dụng văn bản ngày càng phổ biến trong các lãnh vực khác của văn hóa (kinh tế, luật, hành chánh,...), từ giữa thế kỷ thứ 14 giấy bắt đầu cuộc tranh đua với giấy da (parchment). Kỹ thuật in sách ra đời từ giữa thế kỷ thứ 15 đã đánh dấu cho vai trò của giấy da trở thành vật liệu để viết xa xỉ. Mặc dù rẻ tiền, mãi cho đến thế kỷ thứ 17 giấy, trong vai trò là vật liệu để viết, mới đẩy lùi được giấy da tương đối đắt tiền hơn. Các phương pháp sản xuất giấy Giấy có thể sản xuất thủ công hay bằng máy không phụ thuộc vào sợi dùng làm nguyên liệu. Thành phần chính của giấy là các sợi cellulose. Trước tiên tinh bột, nhựa cây và các thành phần khác của cây được tách ra khỏi cellulose. Sau khi tách ra, cellulose được pha loãng trong nước và giã thành sợi. Khi chế bột này (khoảng 95% là nước) lên một cái rây, phần lớn nước chảy thoát đi. Rây phải được lắc đều, các sợi sẽ nằm chồng lên nhau và tạo thành một tấm giấy. Nếu trên lưới rây có làm một hình mẫu, sợi sẽ nằm chồng ở các chỗ đó ít hơn và khi soi tấm giấy trước ánh sáng có thể nhận thấy được hình chìm trên giấy. Sản xuất trước khi công nghiệp hóa Cho đến nửa sau thế kỷ thứ 19 các sợi cellulose cần dùng được người làm giấy thu lượm từ quần áo cũ làm từ sợi lanh. Những người thu mua và buôn bán quần áo cũ là những người cung cấp nguyên liệu cho các xưởng xay giấy. Có thời gian quần áo cũ hiếm đến độ đã bị cấm xuất khẩu và người ta đã dùng đến vũ lực để ngăn chặn việc này. Trong các xưởng xay giấy giẻ được cắt thành mảnh vụn, đôi khi được rửa sạch và làm cho mục nát và sau đó được đưa vào máy giã nhỏ thành sợi. Máy giã hoạt động bằng sức nước. Trong nửa đầu của thế kỷ thứ 19 người ta chuyển qua tẩy bằng clo thay vì làm cho mục nát rồi rửa sạch. Sợi thất thoát rất ít và ngoài ra còn có thể dùng các loại vải có màu. Người thợ làm giấy múc tờ giấy từ bột giấy loãng này bằng một cái rây thấp, làm bằng đồng hình chữ nhật có lưới rất tinh, thành rây có thể tháo ra được. Sau đó một người thợ khác ép tờ giấy từ ray lên trên một tấm nỉ trong khi thợ làm giấy múc tờ giấy kế tiếp. Sau khi ép xong các tờ giấy được treo lên để phơi khô trong các phòng lớn và khô ráo, chủ yếu là trong các nhà kho hay trên gác xép. Sau đó giấy được ép thêm một lần nữa, vuốt phẳng, phân loại rồi đóng gói. Nếu là giấy viết thì phải tráng keo bằng cách nhúng vào keo, ép rồi phơi khô. Qua cách làm bằng tay này, ngày nay chỉ áp dụng cho các loại sợi – và qua đó là giấy – có chất lượng cao, các sợi nằm theo các hướng đều nhau. Máy Hà Lan (một phát minh của các thợ làm giấy người Hà Lan vào khoảng năm 1670) là bước đột phá kỹ thuật hiện đại. Đấy là một máy sản xuất ra bột giấy không còn dùng giẻ cũ làm vật liệu ban đầu để sản xuất giấy nữa mà phần lớn là từ các dây thừng, dây cáp và lưới đánh cá. Các vật liệu rất cứng này trước tiên được cắt nhỏ trong một máy giã có một ít búa đập và nhiều dao nhọn (Kapperij) rồi được đưa vào một máy xay (Kollergang) để được tiếp tục cắt nhỏ đi. Công nghiệp hóa việc sản xuất giấy Từ khoảng năm 1850 máy mài gỗ được đưa vào sử dụng, mở ra khả năng sản xuất giấy có tầm cỡ công nghiệp từ nguyên liệu gỗ rẻ tiền. Vào khoảng năm 1879 chỉ ở Đức thôi đã có khoảng 340 xưởng mài gỗ như vậy. Loại bột gỗ mài dùng làm giấy này còn chứa chất linhin (lignin) sẽ làm giấy bị ố vàng sau một thời gian. Friedrich Gottlob Keller (1816 – 1895) là người phát minh ra loại giấy làm từ bột gỗ này. Sản xuất giấy trong công nghiệp Nguyên liệu Người ta có thể sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu mới là gỗ, hoặc cũng có thể sử dụng giấy đã sử dụng làm nguyên liệu. Trong sản xuất mới, nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Ngoài ra còn cần dùng đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tùy theo nguyên liệu làm giấy và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền về thời gian của giấy. Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp được. Gỗ từ các loại cây trong bảng dưới đây được coi là thích hợp để dùng làm giấy: Điều kiện ở từng địa phương và số lượng có sẵn quyết định loại gỗ nào được sử dụng làm nguyên liệu nguyên thủy. Các loại cây tăng trưởng nhanh thí dụ như cây dương đáp ứng được nhu cầu lớn của công nghiệp. Trên nguyên tắc tất cả các loại có cellulose đều có khả năng được sử dụng để sản xuất giấy. Giấy cũ ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nguyên liệu. Tại Đức, giấy cũ chiếm gần 50% các nguyên liệu được sử dụng để làm các loại giấy, bìa cứng và các tông. Ở châu Âu và châu Mỹ người ta còn sử dụng cây lúa mì và lúa mạch đen để lấy sợi, ở Bắc Phi một số loại cỏ, tại Nhật cho tới ngày nay rơm từ cây lúa vẫn được sử dụng và ở Ấn Độ là cây tre. Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy hiện là phương hướng đang phát triển của công nghiệp giấy. Ưu điểm: việc sử dụng giấy phế liệu làm bột giấy chỉ cần đánh tơi và nghiền với thời gian ngắn hơn sử dụng gỗ (28 phút so với 45 phút); góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường. Nhược điểm: bột giấy loại này có độ bụi cao - trên 10 hạt với kích thước 0.4mm²/1m². Sản xuất bột giấy Gỗ có thể được xử lý cơ học hay hóa học Xử lý cơ học Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ. Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài. Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMP (thermo-mechanical pulp), hay "bột nhiệt cơ", chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Các liên kết linhin (lignin) nhờ vậy bị yếu đi. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền (refiner). Nếu hóa chất được sử dụng thêm vào trong lúc thấm ướt phương pháp này được gọi là phương pháp CTMP (chemo-thermo-mechanical pulp), hay "bột hóa nhiệt cơ". Nếu chỉ dùng các phương thức cơ để sản xuất, thành phần của bột gỗ không phải là các sợi cellulose mà là các liên kết sợi đã được mài và nghiềm nhỏ ra. Để có thể lấy được sợi nguyên thủy phải dùng đến các biện pháp xử lý gỗ bằng hóa học. Xử lý hóa học Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose. Nhìn theo phương diện hóa học, gỗ bao gồm: 40% - 50% cellulose 10% - 55% hemicellulose 20% - 30% linhin (lignin) 6% - 12% các hợp chất hữu cơ khác 0,3% - 0,8% hợp chất vô cơ Tùy theo hóa chất được dùng để nấu, người ta phân biệt ra các phương pháp kiềm, sunfit (sulfit) và sunfat (sulfat). Phần linhin còn sót lại sau khi nấu sẽ làm cho bột giấy có màu vàng hay nâu vì thế mà phải rửa sạch và tẩy bột giấy. Sản lượng sản xuất bột giấy theo phương pháp hóa học ít hơn là sản xuất bột gỗ. Các sợi cellulose có ưu điểm là dài hơn, bền và mềm mại hơn. Các sợi cellulose từ các cây lá kim thường dài khoảng 2,5 cho đến 4 mm, sợi từ các cây lá rộng dài khoảng 1 mm. Bột giấy sunfat so với bột giấy sunfit thì dài hơn và bền hơn vì thế chủ yếu được sử dụng để làm giấy in và giấy viết có độ trắng cao. Bột giấy sunfit đa số được dùng để sản xuất các loại giấy vệ sinh mềm. Bột giấy cần phải được tẩy để làm giấy trắng. Bột giấy sunfat thông thường được tẩy bằng clo, vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp chất cácbon của clo. Cl2 + H2O → H+ + Cl- + HClO 2 NaOH + Cl2 → NaOCl + NaCl + H2O Bột sunfit được tẩy bằng hiđrô perôxít hay bằng oxy. Kỹ thuật thân thiện hơn với môi trường, thay thế tẩy sử dụng clo bằng sử dụng oxy và dioxide clo. 2 NaClO3 + H2SO4 + SO2 → 2 ClO2 + 2 NaHSO4 Bột giấy tẩy không có clo có độ bền của sợi kém hơn là tẩy bằng clo, nhưng do ít ô nhiễm đến môi trường hơn nên ngày càng được dùng nhiều hơn. Phương pháp organocell Phương pháp organocell sản xuất bột giấy không có lưu huỳnh và vì thế mà thân thiện với môi trường hơn. Các mảnh gỗ được nấu với hỗn hợp nước và mêtanol (methanol) có cho thêm dung dịch kiềm qua nhiều giai đoạn dưới áp suất và ở nhiệt độ đến 190 °C. Qua đó linhin và hemicellulose được hòa tan ra. Sau đó phải rửa sạch qua nhiều giai đoạn rồi tẩy và tháo nước. Mêtanol và kiềm được lấy lại qua một phương pháp tái chế được tiến hành song song với sản xuất bột giấy. Ngoài ra còn thu được linhin và hemicellulose không chứa lưu huỳnh được sử dụng tiếp tục trong công nghiệp hóa học. Khử mực giấy cũ Các phương pháp khử mực giấy loại có mục đích chính là nhằm loại bỏ các hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độn, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi thành phần sơ xợi. Hai phương pháp khử mực giấy loại (de-inking) được sử dụng phổ biến rộng rãi ngày nay trên thế giới là phương pháp tuyển nổi (flotation) và rửa (washing). Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và các hạt phụ gia có kích thước từ 10 đến 250 µm trong khi phương pháp rửa thích hợp với kích thước hạt mực và phụ gia từ 30 µm trở xuống. Ngày nay phần lớn các nhà máy tái chế giấy loại thường ứng dụng cả hai phương pháp khử mực bằng tuyển nổi và rửa trong quá trình sản xuất. Phương pháp tuyển nổi: Sử dụng nguyên lý bám dính của các hạt vật chất vào bong bóng khí để loại bỏ mực in và các chất phụ gia của giấy loại như chất độn, các hạt mang màu... Có thể chia ra các công đoạn chính trong quá trình tuyển nổi như sau: Giai đoạn tách mực ra khỏi sơ xơi: Mực in được in vào bề mặt của sơ xợi bằng nhiều phương pháp khác nhau như in offset, in gravure, in UV-Curing, in letter press hay in flexo và trong giai đoạn đầu tiên của phương pháp khử mực, người ta phải tách các hạt mực in này cùng với các hạt phụ gia ra khỏi bề mặt của sơ xợi. Giai đoạn này trong sản xuất được thực hiện ở máy nghiền thủy lực với sự hỗ trợ của một số hóa chất khử mực như NaOH (sodium hydroxide), Na2CO3 (sodium silicate), (Hydrogen peroxide), các chất hoạt tính bề mặt (surfactant)... Dưới tác dụng của các hóa chất khử mực, mối liên kết giữa mực in và sơ xợi bị lỏng đi, trở nên kém bền vững đồng thời các hạt mực cũng trở nên kỵ nước, bị xé nhỏ và tách ra khỏi sơ xợi dưới tác dụng của các dao trong quá trình nghiền thủy lực. Giai đoạn loại bỏ mực ra khỏi sơ sợi trong quán trình tuyển nổi: Sau khi mực và các hạt phụ gia được tách ra khỏi bề mặt sơ xợi, chúng ta sẽ phải loại bỏ chúng để thu được sơ xợi "sạch" để sản xuất giấy. Như đã trình bày ở trên, phương pháp tuyển nổi dùng các bọt khí để loại bỏ các hạt mực và các hạt phụ gia. Về lý thuyết có thể ứng dụng với các hạt chất rắn có kích thước từ 10 đến 500 µm nhưng hiệu quả nhất đối với tuyển nổi giấy tái chế là từ 10 đến 250 µm. Do tác dụng của hóa chất (các chất lựa chọn) và đặc biệt là sự có mặt của các ion calci mang điện dương 2+ trong nước, các phân tử của xà phòng kết hợp với các ion Calci này tạo ra các hạt vật chất nhỏ điện tích mang điện dương, qua đó dễ dàng đính với các hạt mực (điện âm). Bởi vì các chất lựa chọn như soap là một chuỗi hydrocarbon gồm cả phần kỵ nước và háo nước (ví dụ như stearic acid)nên các hạt mực được đính kèm với các hạt vật chất nhỏ mang điện dương (sản phẩm của soap collector and calcium có trong nước), rồi qua đó tiếp tục đính với các hạt mực khác (cũng đã được đính với các hạt mang điện dương) và tạo thành các cụm mực nhỏ và các cụm mực nhỏ này tiếp tục được đính vào các bong bóng khí nhờ tính kỵ nước và háo nước của soap collector. Xử lý bột trước khi sản xuất giấy Bột giấy được nghiền trong các máy nghiền (refiner) trước khi đưa qua máy giấy. Bên trong máy nghiền dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt (nghiền thô) hay ép (nghiền tinh) tùy theo các điều chỉnh dao. Hai đầu của sợi cellulose sẻ bị tưa ra giúp cho các sợi liên kết với nhau tốt hơn khi tấm giấy hình thành. Các loại giấy hút nước, có thể tích cao và mềm mại hình thành từ các sợi được nghiền thô như giấy thấm. Sợi được nghiền tinh được dùng để sản xuất các loại giấy cứng và bền, ít thấm nước có tính trong suốt thí dụ như giấy vẽ kỹ thuật. Ngoài ra khi nghiền các sợi cellulose còn có thể được cắt ngắn đi. Chiều dài của sợi và cách nghiền bột quyết định chất lượng của giấy. Máy xeo giấy Giấy được tạo thành tấm trên máy xeo giấy. Dung dịch bột giấy (99% là nước) sau khi được làm sạch nhiều lần chảy lên mặt lưới. Trên lưới này phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình. Bên dưới lưới có đặt máy hút nước để giúp thoát nước. Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng, các sợi giấy hầu như đều hướng về một chiều: chiều chạy của lưới. Sau đó giấy được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép láng và cuộn tròn. Chất độn Ngoài sợi cellulose ra bột giấy còn được trộn thêm đến 30% các chất độn: Cao lanh (China clay) Tinh bột Blanc fixe Dioxide titan Phấn Các chất độn làm đầy phần không gian giữa các sợi giấy và làm cho giấy mềm mại và có bề mặt láng hơn. Thành phần của chất độn sẽ quyết định độ trong suốt hay độ mờ đục của giấy. Để chống không lem mực phải cần đến keo. Tiêu chuẩn kích thước giấy Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung - DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada. Phân loại giấy tại Việt Nam theo HS Chương 48 Theo bảng phân loại HS, giấy chủ yếu được xếp vào nhóm 48 1. Giấy in báo, dạng cuộn hoặc tờ: Là loại giấy không tráng dùng để in báo, có tỷ trọng sợi gỗ thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc cơ-hoá học lớn hơn hoặc bằng 65% tổng lượng sợi, không hồ hoặc dát rất mỏng, có độ ráp bề mặt Parker Print Surt (IMPa) trên 2.5 micromet, định lượng không dưới 40 g/m², nhưng không quá 65 g/m². 2. Giấy không tráng (uncoated paper) được dùng để viết, in và các mục đích in ấn khác; giấy làm thẻ hoặc dải đục lỗ: Nhóm này bao gồm giấy được làm từ bột giấy đã tẩy trắng hoặc bột giấy thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc hóa cơ, thoả mãn một trong những tiêu chuẩn sau đây: 2.1. Đối với giấy định lượng ≤ 150g/m²: 2.1.1. Chứa ≥ 10% lượng sợi thu được bằng phương pháp cơ học hoặc hóa cơ, và: 2.1.1.1. Định lượng ≤ 80g/m²; hoặc 2.1.1.2. Nhuộm màu toàn bộ 2.1.2. Chứa ≥ 8% cặn, và: 2.1.2.1. Định lượng ≤ 80g/m²; hoặc 2.1.2.2. Nhuộm màu toàn bộ 2.1.3. Chứa ≥ 3% cặn, có độ sáng ≥ 60% 2.1.4. Chứa ≥ 3% và ≤ 8% cặn, có độ sáng ≤ 60% và chỉ số bục (burst index) ≤ 2.5 kPa.m²/g 2.1.5 Chứa ≤ 3% cặn, có độ sáng ≥ 60%, chỉ số bục (burst index) ≤ 2.5 kPa.m²/g 2.2. Đối với giấy định lượng ≥ 150g/m²: 2.2.1. Nhuộm màu toàn bộ 2.2.2. Có độ sáng ≥ 60% và: 2.2.2.1. Độ dày ≤ 225 micromet, hoặc 2.2.2.2. Độ dày ≥ 225 micromet nhưng ≤ 508 micromet và lượng cặn ≥ 3% 2.2.3. Có độ sáng ≤ 60%, dộ dày 254 micromet và lượng cặn ≥ 8% 3. Giấy vệ sinh, khăn lau mặt, lau tay, khăn ăn và các loại tương tự dùng cho mục đích nội trợ, vệ sinh; giấy nỉ xenlulô và giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulô; có thể đã được làm nhăn, dập nổi, tạo lỗ châm kim, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, dạng cuộn hoặc tờ 4. Giấy và bìa Kraft không hồ trắng, dạng cuộn hoặc tờ: Giấy có tỷ trọng sợi gỗ thu được bằng phương pháp chế biến hoá học soda hoặc sunphat chiếm ≥ 80% tổng lượng sợi. Trong nhóm này có nhóm 4804.11 và 4804.19 giấy gói hàng được hiểu là giấy được hoàn thiện bằng máy hoặc được láng bằng máy, có tỷ trọng sợi gỗ thu được từ phương pháp chế biến hoá học soda hoặc sunphat chiếm ≥ 80%, dạng cuộn, định lượng xấp xỉ 115g/m², có chỉ số cháy Mullerf tối thiểu được tính bằng phương pháp nội suy hoặc ngoại suy tuyến tính theo bảng kết quả dưới đây: Định lượng (g/m²): 115; 125; 200; 300; 400 Chỉ số cháy Mullerf tối thiểu: 393; 417; 637; 824; 961 Trong nhóm này có nhóm 4804.21 và 4804.29 "giấy kraft làm bao" là giấy được hoàn thiện bằng máy có tỷ trọng sợi gỗ thu được từ phương pháp ché biến hoá học soda hoặc sunphat ≥ 80%, dạng cuộn, định lượng ≥ 60g/m² và ≤ 115 g/m², thoả mãn một trong các điều kiện sau: 4.1. Có chỉ số cháy Mullen ≥ 3.7 kPa.m²/g và hệ số căng ≥ 4.5% theo chiều ngang và ≥ 2% theo chiều máy 4.2. Có chỉ số độ dai và độ giãn được tính bằng phương pháp nội suy - ngoại suy tuyến tính từ bảng tính dưới đây: 5. Giấy và bìa không tráng khác, không hồ khác, dạng cuộn hoặc tờ, chưa được gia công thêm hoặc xử lý khác 6. Giấy đã sunphua hoá, giấy chống thấm dầu, giấy can (tracing paper) và giấy bóng kính, các giấy bóng trong và giấy bóng mờ khác, dạng cuộn hoặc tờ 7. Giấy hỗn hợp được làm bằng cách dán các lớp giấy phẳng lại với nhau bởi một lớp keo dính, không hồ trắng hoặc thấm tẩm bề mặt, có hoặc không có gia cố bên trong, dạng cuộn hoặc tờ. 8. Giấy đã gấp nếp làn sóng (có thể đã được dán các tờ phẳng lên mặt) đã làm vân, làm nhăn, dập nổi hoặc soi lỗ, dạng cuộn hoặc tờ 9. Giấy than, giấy tự copy và các loại giấy để sao chụp khác (kể cả giấy đã hồ trắng hoặc thấm tẩm dùng cho máy đánh giấy nến hoặc in bản kẽm) đã hoặc chưa in, dạng cuộn hoặc tờ 10. Giấy đã hồ trắng (giấy tráng - coated paper) 1 hoặc cả hai mặt bằng một lớp cao lanh hoặc các chất vô cơ khác, có thể có thêm chất kết dính, không có lớp phủ ngoài nào khác, có thể đã nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, dạng cuộn hoặc tờ 11. Giấy nỉ xenlulô, giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulô đã hồ trắng, thấm tẩm, phu nhuộm màu bề mặt, có thể được trang trí hoặc in bề mặt, dạng cuộn hoặc tờ 12. Khối lọc, thanh tấm lọc, bột giấy dạng tấm 13. Giấy cuốn thuốc lá, có thể đã được chia cắt thành miếng nhỏ hoặc cuốn sẵn thành ống 14. Giấy dán tường và các loại giấy phủ tường tương tự 15. Tấm phủ sàn 16. Giấy than, giấy tự copy và các loại giấy dùng để sao chụp khác, giấy nến và các bản in offset bằng giấy 17. Phong bì, thiếp mời, bưu thiếp, danh thiếp, các loại hộp, túi và các sản phẩm tương tự bằng giấy khác để đựng thư từ trao đổi 18. Giấy dùng cho vệ sinh và các loại giấy tương tự, giấy nỉ, giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulô dùng mục đích cắt theo hình dạng, kích thước khăn lau tay, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn ăn, tã lót, băng vệ sinh, khăn trải giường, đồ dùng nội trợ, vệ sinh và một số, các vật phẩm trang trí, đồ phụ tùng tương tự 19. Thùng, sắc, túi nhỏ và các loại bao bì khác bằng giấy 20. Sổ đăng ký, sổ sách kế toán, vở ghi chép (Sổ đặt hàng, biên lai), sổ ghi nhớ, nhật ký, vở bài tập... 21. Các loại nhãn bằng giấy hoặc bìa, đã hoặc chưa in 22. Ống lõi, tuýp, suốt, cửi và các loại tương tự bằng bột giấy, giấy hoặc bìa, đã hoặc chưa đục lỗ hoặc làm cứng. 23. Giấy bìa, giấy xenlulo và giấy nỉ mỏng sợi xenlulo khác, cắt theo kích cỡ hoặc mẫu, các vật phẩm khác bằng bột giấy, giấy hoặc bìa giấy, giấy nỉ xenlulo hoặc giấy nỉ mỏng sợi xenlulo Chương khác Ngoài ra, có một số loại giấy được phân vào các nhóm khác: 24. Giấy thơm, các loại giấy đã thấm tẩm mỹ phẩm: nhóm 33 25. Giấy hoặc tấm lót xenlulo đã thấm tẩm, tráng, phủ bằng xà phòng hoặc chất tẩy (nhóm 34.01), hoặc bằng các chất đánh bóng, kem hoặc các chế phẩm tương tự: nhóm 34.05) 26. Giấy hoặc cáctông có phủ lớp chất nhạy (Photographic paper): nhóm 37.01 đến 37.04, chưa phơi sáng hoặc đã phơi sáng nhưng chưa tráng 27. Giấy được thấm tẩm chất thử chẩn đoán (Paper chromatography) hoặc chất thử thí nghiệm: nhóm 38.22 28. Giấy được gia cố bằng tấm plastic, hoặc một lớp giấy hoặc cáctông được tráng hoặc phủ một lớp plastic, lớp plastic này dày hơn 1/2 tổng bề dày, hoặc các sản phẩm làm bằng loại giấy này (trừ các tấm phủ tường thuộc nhóm 48.14): nhóm 39 29. Giấy hoặc các tông ráp (Sandpaper): nhóm 68.05; giấy hoặc cáctông bồi mica: nhóm 68.14 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giấy Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá chất lượng giấy bao gồm: độ trắng, định lượng giấy, độ dày, độ cứng, độ đục, độ trong, độ bền xé, độ bền gấp, chiều dài đứt, độ ẩm, độ hút nước, độ kiềm, độ sần, độ nhám, độ tro và khối lượng riêng. Theo định lượng Giấy lụa, giấy mỏng: ≤40 g/m² Giấy: 40 - 120 g/m² Giấy bìa: 120 - 200 g/m² Bìa: >200 g/m² Theo màu sắc Nâu: giấy chưa tẩy trắng Trắng: giấy đã tẩy trắng Giấy màu: giấy đã tẩy trắng và nhuộm màu dye hoặc pigment. Theo ứng dụng Công nghiệp: giấy bao bì, giấy gói, giấy lọc, giấy cách điện... Văn hóa: giấy viết, giấy in, giấy báo, giấy in tiền... Lương thực: giấy gói thực phẩm, giấy gói kẹo, giấy túi chè... Theo vật liệu Sợi gỗ: giấy sản xuất từ sợi gỗ Nông sản: rơm, cỏ... Tái chế: rác thải hoặc bột giấy thứ cấp Theo xử lý bề mặt Giấy tráng: tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác Giấy không tráng: không tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác Giấy tráng nhôm, thiếc, hợp chất cao phân tử... Theo kỹ thuật kết thúc quá trình sản xuất Giấy cán láng và siêu cán láng Giấy tráng men Giấy có bề mặt được làm bóng 1 mặt hoặc cả hai mặt Đọc thêm In ấn In lưới In offset In thạch bản Nghệ thuật gấp giấy Origami Nghệ thuật cuốn giấy tại Việt Nam Danh sách bảo tàng giấy Chú thích Liên kết ngoài Giấy siêu bền không cháy T. An, VnExpress 27/9/2006, 07:00 GMT+7 (theo Discovery) Nanowire-Paper Offers Strength, Flexibility University of Arkansas, Aug. 22, 2006 Tẩy trắng bột giấy bằng chất xúc tác B.H. VnExpress 9/11/2001, 12:53 GMT+7 (theo Nature) Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam Tin Hiệp hội In VPA Tin Hiệp hội Bao bì Vinpas Tin Tổng cty Giấy VPC Tin Viện giấy RIPPI Một số chủng loại giấy của APP, một trong 10 nhà sản xuất giấy lớn nhất thế giới bản lưu Guide to International Paper Sizes Concise Tables of Measurements | Hướng dẫn về khổ giấy tiêu chuẩn quốc tế EDS Inc., Editorial & Design Services. Last updated ngày 15 tháng 1 năm 2004. Basis Weight and Grammage Conversion Tables Of Use in the Publishing Industry | Một số định lượng giấy tiêu chuẩn và ứng dụng EDS Inc. Last updated ngày 15 tháng 1 năm 2004 The Arches Mill: Early Beginnings | Lịch sử sản xuất giấy Arches bản lưu Đại học Stanford The Confederation of European Paper Industries (CEPI)CEPI Hiệp hội Nhà máy Giấy Đức Papier trên trang Igepa Austropapier - Hiệp hội Công nghiệp Giấy Áo Công nghiệp Nghệ thuật thủ công Phát minh của Trung Quốc Chất liệu nghệ thuật Văn phòng phẩm Vật liệu đóng gói
5781
https://vi.wikipedia.org/wiki/Peter%20Benenson
Peter Benenson
Peter James Henry Solomon Benenson (31 tháng 7 năm 1921 – 25 tháng 2 năm 2005) là một luật sư người Anh, người sáng lập tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế. Peter sinh ở Luân Đôn, khi còn nhỏ đã mất cha, ông học với gia sư là W. H. Auden trước khi vào học ở Eton College. Sau khi ông ngoại mất, ông lấy họ mẹ là Benenson để tưởng nhớ ông ngoại. Ông bắt đầu học đại học tại Trường Balliol của Đại học Oxford nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai cắt ngang việc học của ông. Từ 1941 đến 1945, Benenson làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mã của nước Anh, ở "Testery", một bộ phận nghiên cứu giải mã máy chữ điện báo của Đức . Sau khi giải ngũ năm 1946, Benenson bắt đầu hành nghề luật sư, sau đó gia nhập đảng Lao động, nhưng ra tranh cử thất bại. Năm 1958 ông đổi đạo, theo Công giáo La Mã. Năm sau ông cảm thấy đau ốm bèn sang Ý dưỡng bệnh. Năm 1961 Benenson bị sốc và tức giận trước bài về hai sinh viên người Bồ Đào Nha ở Coimbra bị kết án 7 năm tù vì đã nâng ly mừng tự do (chuyện xảy dưới chế độ chuyên quyền của António de Oliveira Salazar). Ông viết cho David Astor, biên tập viên tờ báo The Observer. Ngày 28 tháng 5 xuất hiện bài báo của Benenson nhan đề Những người tù bị bỏ quên . Bức thư kêu gọi độc giả viết thư để ủng hộ hai sinh viên. Để phối hợp hoạt động viết thư đó, một cuộc gặp gỡ giữa Benenson và 6 người khác vào tháng 7 tại Luxembourg đã thành lập ra Ân xá Quốc tế. Sự phản hồi dồn dập đến nỗi trong vòng có 1 năm mà các nhóm viết thư đã được lập ra ở hơn 1 tá quốc gia. Benenson được bổ nhiệm làm tổng thư ký của tổ chức, đến năm 1964 thì rút lui do sức khoẻ kém. Người ta lập ra chức danh cố vấn gọi là chủ tịch Điều hành quốc tế dành cho ông. Năm 1966, ông bắt đầu khiếu nại rằng một số thành viên điều hành khác không đủ tư cách. Một cuộc thẩm tra được tiến hành, sau đó đã báo cáo tại Elsinore (Đan Mạch) năm 1967. Các khiếu nại bị bác bỏ, và Benenson từ chức. Mặc dù không hề hoạt động trở lại trong tổ chức, về sau Benenson đã giảng hoà với các thành viên điều hành khác, trong đó có Seán MacBride. Ông mất năm 2005 tại Bệnh viện John Radcliffe (Oxford), thọ 83 tuổi. Xem thêm Người Anh gốc Do Thái (tiếng Anh) Chú thích Liên kết ngoài Amnesty International biography (tiếng Anh) Người sáng lập Ân xá Quốc tế qua đời (BBC Việt ngữ) Luật sư Anh Ân xá Quốc tế Nhà hoạt động nhân quyền Sinh năm 1921 Mất năm 2005 Cựu học sinh Eton College Người ủng hộ bất bạo động
5784
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3ng%20h%E1%BA%A5p%20d%E1%BA%ABn
Sóng hấp dẫn
Trong vật lý học, sóng hấp dẫn (tiếng Anh: gravitational wave) là những dao động nhấp nhô bởi độ cong của cấu trúc không-thời gian thành các dạng sóng lan truyền ra bên ngoài từ sự thăng giáng các nguồn hấp dẫn (thay đổi theo thời gian), và những sóng này mang năng lượng dưới dạng bức xạ hấp dẫn. Albert Einstein, vào năm 1916, dựa trên thuyết tương đối rộng của ông lần đầu tiên đã dự đoán có sóng hấp dẫn. Nhóm cộng tác khoa học Advanced LIGO đã thu được trực tiếp tín hiệu sóng hấp dẫn từ kết quả hai lỗ đen sáp nhập vào ngày 14 tháng 9 năm 2015 và phát hiện này được thông báo trong cuộc họp báo tổ chức ngày 11 tháng 2 năm 2016 bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF). Theo thuyết tương đối rộng, sóng hấp dẫn có thể phát ra từ một hệ sao đôi chứa sao lùn trắng, sao neutron hoặc lỗ đen. Hiện tượng sóng hấp dẫn là một trong những hệ quả của tính hiệp biến Lorentz cục bộ trong thuyết tương đối tổng quát, bởi vì tốc độ lan truyền tương tác bị giới hạn bởi đặc tính này. Nhưng trong lý thuyết hấp dẫn của Newton tất cả các vật tương tác tức thì với nhau, vì vậy không có sóng hấp dẫn trong lý thuyết cổ điển này. Các nhà khoa học đã thăm dò dấu hiệu của bức xạ hấp dẫn bằng các phương pháp gián tiếp khác nhau. Ví dụ, Russell Hulse và Joseph Taylor tìm thấy hệ sao xung Hulse - Taylor có chu kỳ quỹ đạo giảm dần theo thời gian do hai sao neutron quay gần về phía nhau, từ đó cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của sóng hấp dẫn; vì sự phát hiện này mà vào năm 1993 hai ông được Giải Nobel Vật lý. Các nhà khoa học cũng sử dụng các trạm dò sóng hấp dẫn để thám trắc hiệu ứng sóng hấp dẫn, ví dụ như Đài thám trắc sóng hấp dẫn - giao thoa kế laser (LIGO). Giới thiệu Thuyết tương đối tổng quát của Einstein mô tả hấp dẫn là một hiện tượng gắn liền với độ cong của không-thời gian. Độ cong này xuất hiện vì sự có mặt của khối lượng. Càng nhiều khối lượng chứa trong một thể tích không gian cho trước, thì độ cong của không thời gian càng lớn hơn tại biên giới của thể tích này. Khi vật thể có khối lượng di chuyển trong không thời gian, sự thay đổi độ cong hồi đáp theo sự thay đổi vị trí của vật. Trong một số trường hợp, vật thể chuyển động gia tốc gây nên sự thay đổi độ cong này mà lan truyền ra bên ngoài với tốc độ ánh sáng theo như dạng sóng. Hiện tượng lan truyền này được gọi là sóng hấp dẫn. Khi sóng hấp dẫn truyền tới một quan sát viên ở xa, bằng dụng cụ phát hiện người đó sẽ kết luận là không thời gian bị bóp méo. Khoảng cách giữa hai vật tự do sẽ biến đổi tăng giảm một cách nhịp nhàng (dao động), bằng với tần số của sóng hấp dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình này, các vật là tự do và không có lực tác động giữa chúng, vị trí tọa độ là không thay đổi, sự thay đổi ở đây là thay đổi hệ tọa độ không gian và thời gian của khoảng cách giữa chúng. Đối với quan sát viên ở xa, cường độ sóng hấp dẫn tại vị trí của người này tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ anh ta đến nguồn sóng. Theo dự đoán của lý thuyết, ở các hệ sao đôi chứa sao neutron chuyển động vòng xoắn ốc vào nhau với tốc độ lớn trên quỹ đạo elip dẹt, chúng sẽ sáp nhập vào nhau trong tương lai và là nguồn phát ra sóng hấp dẫn mạnh. Nhưng bởi vì khoảng cách thiên văn đến chúng quá lớn, cho nên ngay cả các sóng hấp dẫn có cường độ cao nhất phát từ các sự kiện trong vũ trụ khi lan tới Trái Đất đã yếu đi rất nhiều, với biên độ dao động khoảng cách giữa hai vật thử thấp hơn 10−21. Để phát hiện sự thay đổi tinh tế này, các nhà khoa học phải tìm cách tăng độ nhạy của máy dò. Tính đến năm 2012, các máy dò nhạy nhất nằm ở các trạm thám trắc LIGO và VIRGO có độ chính xác lên tới 5 x 10−22. Các nhà vật lý đã tính toán ra ngưỡng giới hạn trên của tần số của sóng hấp dẫn lan truyền tới Trái Đất. Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang phát triển một hệ thống vệ tinh thám trắc trong không gian để phát hiện sóng hấp dẫn, tên dự án là Ăngten giao thoa kế Laser trong Vũ trụ (Laser Interferometer Space Antenna LISA). Sóng hấp dẫn có thể thâm nhập vào các vùng không gian mà sóng điện từ không thể xâm nhập. Dựa vào các tính chất thu được từ sóng hấp dẫn có thể giúp tìm hiểu Vũ trụ tại những vùng sâu nơi một số loại thiên thể kỳ lạ nằm ở đó, chẳng hạn như các cặp lỗ đen. Những đối tượng như vậy không thể quan sát trực tiếp theo cách truyền thống bằng kính thiên văn quang học và kính thiên văn vô tuyến. Ưu điểm này của sóng hấp dẫn cũng là một lợi thế để nghiên cứu trạng thái sớm nhất của Vũ trụ. Không thể áp dụng các phương pháp quan sát hiện nay bởi vì trước giai đoạn tái kết hợp electron, Vũ trụ trở lên mờ đục đối với toàn bộ dải sóng điện từ. Ngoài ra, các phép đo chính xác hơn của sóng hấp dẫn có thể tiếp tục xác minh thuyết tương đối tổng quát. Sóng hấp dẫn về mặt lý thuyết có thể tồn tại ở bất kỳ tần số nào, nhưng hầu như không thể phát hiện được chúng ở tần số rất thấp, và nguồn phát sóng tần số cao được biết đến là không thể quan sát được. Stephen Hawking và Werner Isreal dự đoán rằng có thể phát hiện sóng hấp dẫn với tần số trong miền 10 -7 Hz tới 10 11 Hz. Sóng hấp dẫn GW150914 mà nhóm hợp tác LIGO lần đầu tiên thu nhận trực tiếp có tần số trong khoảng 35 Hz đến 250 Hz. Các hiệu ứng khi sóng hấp dẫn truyền qua Để hiểu được tính chất của sóng hấp dẫn bằng cách thăm dò, có thể tưởng tượng trong một khu vực không-thời gian phẳng có một tập hợp các hạt thử đứng yên tạo thành một bề mặt phẳng. Khi sóng hấp dẫn truyền theo phương vuông góc với mặt phẳng này đi qua các hạt nó kéo giãn không gian và thời gian theo một hướng và nén không gian và thời gian theo hướng vuông góc (ảnh động bên phải). Diện tích bao quanh bởi các hạt thử nghiệm là không thay đổi, và các hạt không dịch chuyển theo hướng chuyển động của sóng (tức là chúng không bật ra khỏi bề mặt phẳng). Khi khoảng cách giữa các hạt theo phương dọc là lớn nhất thì khoảng cách giữa các hạt theo phương ngang là nhỏ nhất và ngược lại khoảng thời gian di chuyển giữa hai hạt theo phương ngang là lớn nhất và theo phương dọc là ít nhất. Hai hình bên cạnh minh họa phóng đại sự dao động của các hạt vì biên độ sóng hấp dẫn thực sự là rất nhỏ. Tuy nhiên chúng cho phép hình dung ra kiểu dao động đặc trưng của sóng hấp dẫn phát ra từ hai vật thể quay trên quỹ đạo hình tròn. Trong trường hợp này, biên độ của sóng hấp dẫn không thay đổi, nhưng mặt phẳng phân cực (hay phương dao động) thay đổi hay quay với chu kỳ bằng hai lần chu kỳ quỹ đạo của hai vật thể trong nguồn. Do đó, kích thước của sóng hấp dẫn (biến dạng tuần hoàn của không thời gian) thay đổi theo thời gian, như thể hiện trong các hình ảnh động. Nếu quỹ đạo của hai vật thể là hình elip, thì biên độ của sóng hấp dẫn cũng sẽ thay đổi theo thời gian như được miêu tả bằng công thức tứ cực của Einstein. Giống như các sóng khác, sóng hấp dẫn có một số đặc điểm sau: Biên độ: Thường được ký hiệu bằng , đại lượng này biểu thị độ lớn của sóng — phần bị dãn ra hay nén lại trong ảnh động. Biên độ minh họa ở đây có giá trị gần bằng (hay 50%). Sóng hấp dẫn đi qua Trái Đất có biên độ nhỏ hơn hàng tỷ nghìn tỷ lần minh họa này — . Chú ý rằng đại lượng này không giống với cái gọi là biên độ như của sóng điện từ, mà bằng . Các nhà vật lý thường dùng h với ý nghĩa là biến dạng của sóng hấp dẫn (gravitational wave strain). Tần số: Thường ký hiệu bằng f, đây là tần số mà sóng dao động (1 chia cho lượng thời gian giữa hai lần giãn và nén liên tiếp) Bước sóng: Thường ký hiệu bằng , đây là khoảng cách dọc theo phương truyền sóng giữa hai điểm có độ dãn hoặc độ nén lớn nhất. Tốc độ: Đây là tốc độ mà tại một điểm trên sóng (ví dụ, điểm tại độ giãn hay độ nén là lớn nhất) lan truyền. Đối với sóng hấp dẫn có biên độ nhỏ, tốc độ này bằng tốc độ ánh sáng, . Từ những đại lượng trên có thể tính toán ra độ sáng của sóng hấp dẫn bằng cách tính đạo hàm bậc ba theo thời gian đối với công thức tứ cực. Tốc độ, bước sóng, và tần số của sóng hấp dẫn có liên hệ với nhau bởi phương trình c = λ f, giống như phương trình của sóng ánh sáng. Ví dụ, ảnh động minh họa ở đây sóng hấp dẫn dao động động khoảng 1 lần trong 2 giây. Tương ứng với sóng này có tần số 0,5 Hz, và bước sóng vào khoảng 600.000 km, hay 47 lần đường kính Trái Đất. Trong ví dụ vừa nêu, chúng ta đã giả sử một số điều đặc biệt về sóng. Chúng ta giả sử rằng sóng hấp dẫn là phân cực tuyến tính, hay phân cực "cộng", viết là . Sự phân cực của sóng hấp dẫn giống như phân cực của sóng ánh sáng ngoại trừ rằng sóng hấp dẫn phân cực ở góc 45 độ, như ngược lại đối với 90 độ. Đặc biệt, nếu chúng ta có sóng hấp dẫn phân cực "chéo", , hiệu ứng tác dụng lên các hạt thử về cơ bản là như nhau, nhưng góc quay đi 45 độ, như được chỉ ra ở hình thứ hai. Giống như phân cực ở sóng ánh sáng, sự phân cực ở sóng hấp dẫn cũng được biểu diễn theo kiểu sóng phân cực tròn. Sóng hấp dẫn bị phân cực bởi vì bản chất của nguồn phát ra chúng. Sự phân cực phụ thuộc vào góc từ nguồn, mà được trình bày ở phần tiếp theo. Ước lượng giới hạn trên của biên độ Một hệ nguồn điển hình có các thành phần tứ cực với độ lớn , với M và R lần lượt là khối lượng và bán kính của hệ. Nếu chuyển động bên trong nguồn không có tính đối xứng cầu, thì đạo hàm bậc hai theo thời gian của thành phần tứ cực sẽ có độ lớn , trong đó là thành phần không đối xứng cầu của bình phương vận tốc bên trong nguồn phát ra sóng hấp dẫn. Khi thay vào công thức xác định biên độ sóng hấp dẫn từ các thành phần tứ cực ta có ước lượng biên độ . Lưu ý ở đây là thế hấp dẫn Newton tại khoảng cách r nằm bên ngoài nguồn sóng, và tỉ số của biên độ sóng với thế hấp dẫn bên ngoài của nguồn tại khoảng cách r đến quan sát viên là . Theo định lý virial đối với hệ hấp dẫn, tỷ số này không thể vượt quá giá trị lớn nhất của thế hấp dẫn Newton đối với bên trong nguồn sóng . Kết quả này rất thuận tiện và thiết thực đối với phương pháp ước tính giới hạn trên của biên độ sóng hấp dẫn. Đối với một sao neutron nằm trong cụm thiên hà ở chòm sao Xử Nữ thì biên độ bức xạ hấp dẫn nó phát ra có giới hạn trên xấp xỉ bằng 5. Trong hàng thập kỷ, các nhà khoa học đã sử dụng cách này để ước tính độ nhạy tối thiểu cho các máy dò sóng hấp dẫn phải bằng hoặc nhỏ hơn . Ước lượng tần số Trong một số trường hợp, tần số sóng hấp dẫn bị ảnh hưởng bởi chuyển động của nguồn, ví dụ, tần số của sóng hấp dẫn phát ra từ sao xung bằng hai lần tần số tự quay của ngôi sao. Nhưng đối với hầu hết các hệ thống sao đôi, tần số bức xạ hấp dẫn có liên quan đến tần số động lực tự nhiên của hệ hấp dẫn được định nghĩa là: Ở đây là mật độ trung bình của khối lượng - năng lượng của nguồn sóng. Nó có cùng độ lớn với tần số quỹ đạo của hệ sao đôi (binary orbital frequency-tương đương với chu kỳ quỹ đạo) và tần số xung nhịp cơ bản (fundamental pulsation frequency) của vật thể. Nếu ước lượng nguồn sóng phân bố trong mặt cầu với khối lượng M và bán kính R thì . Đối với một sao neutron có khối lượng 1,4 lần khối lượng Mặt Trời, bán kính bằng 10 km, tần số tự nhiên của nó sẽ là 1,9 kHz; đối với một lỗ đen có khối lượng 10 lần khối lượng của mặt trời, bán kính chân trời sự kiện bằng 30 km, tần số tự nhiên của nó bằng 1 kHz; và cho lỗ đen siêu khối lượng bằng 2,5 × 106 lần khối lượng của Mặt Trời, tần số tự nhiên của nó là 4 milliHertz, vì mật độ trung bình của nó thấp hơn. Nói chung, việc ước lượng tần số sóng hấp dẫn từ tần số tự nhiên của nguồn là đúng, về bản chất đó là một phương pháp thô cho phép ước lượng một cách nhanh chóng, cung cấp cho việc tính giá trị giới hạn trên của tần số đúng của nguồn sóng hấp dẫn. Nguồn sóng hấp dẫn Sóng hấp dẫn phát ra do sự không đối xứng của mô men tứ cực gây bởi chuyển động có gia tốc, với điều kiện là các chuyển động không hoàn toàn đối xứng cầu (giống như một quả cầu nở rộng hoặc co lại) hoặc đối xứng trụ (giống như một đĩa quay hoặc hình cầu quay quanh trục). Một ví dụ đơn giản của nguyên tắc này đó là trường hợp ở quả tạ quay. Nếu quả tạ quay tít như bánh xe trên một trục, nó sẽ không tỏa ra sóng hấp dẫn; nếu quay quanh trục như hai hành tinh quay quanh nhau, nó sẽ tỏa ra sóng hấp dẫn. Quả tạ càng nặng, và quay càng nhanh thì sóng hấp dẫn sẽ phát ra càng mạnh. Nếu chúng ta tưởng tượng một trường hợp cực hạn, trong đó hai đầu của quả tạ là những thiên thể lớn như sao neutron hoặc lỗ đen quay quanh nhau rất nhanh, thì một lượng đáng kể các bức xạ hấp dẫn sẽ phát ra từ hệ này. Tần số sóng hấp dẫn phụ thuộc vào đặc trưng hệ động lực quy mô theo thời gian. Đối với hệ sao đôi, tần số quỹ đạo của hai thiên thể quay quanh nhau chính là tần số của sóng hấp dẫn mà hệ phát ra. Các nguồn sóng hấp dẫn thường được phân loại theo dải tần số. Tần số 1 Hz đến 10 kHz là dải nguồn sóng cao tần, như hệ hai sao neutron, hệ hai lỗ đen, siêu tân tinh... và đây cũng chính là dải tần mà các máy thăm dò sóng hấp dẫn trên mặt đất có thể phát hiện ra được. Từ 1mHz đến 1 Hz được phân loại thành nguồn sóng thấp tần, như lỗ đen siêu khối lượng, hệ hai sao lùn trắng... những nguồn này có thể phát hiện từ những vệ tinh quan trắc sóng hấp dẫn dựa trên phương pháp giao thoa kế laser để đo dịch chuyển Doppler của chùm tia laser. Nguồn sóng từ 1nHz đến 1mHz được phân loại thành dải tần rất thấp, từ các nguồn lỗ đen siêu khối lượng, dây vũ trụ... Phương pháp phát hiện sóng hấp dẫn bằng cách theo dõi cũng một lúc thời gian đến của xung sóng vô tuyến từ nhiều sao xung một lúc cho phép xác định sóng hấp dẫn trong phạm vi tần số rất nhỏ từ 10−18 Hz đến 10−15 Hz, tương ứng với sóng hấp dẫn phát ra từ thời điểm vũ trụ lạm phát sau Vụ Nổ Lớn mà những sóng này có thể để lại dấu vết trong bức xạ phông vi sóng vũ trụ. Hệ sao đôi Những hệ sao đôi có khả năng phát ra sóng hấp dẫn ở mức quan sát được bao gồm hệ chứa một sao lùn trắng, hoặc một sao neutron hoặc lỗ đen và các hệ sao đôi khoảng cách quỹ đạo giữa hai thiên thể là nhỏ, như hệ sao quay quanh một lỗ đen, hệ sao neutron quay quanh lỗ đen, hệ hai sao neutron, hệ hai sao lùn trắng... Những hệ này có thành phần mô men tứ cực với độ biến thiên theo thời gian lớn, và là những nguồn quan trọng đối với các trạm quan trắc trên mặt đất như LIGO và trạm thăm dò trong không gian như eLISA. Cho tới nay chỉ có những chứng cứ gián tiếp xác nhận sự tồn tại của sóng hấp dẫn thông qua việc quan sát những nguồn sóng này (chẳng hạn hệ sao xung và sao PSR 1913+ 16). Trên toàn bộ, quá trình bức xạ sóng hấp dẫn từ hệ sao đôi bao gồm quá trình ba giai đoạn, hai thiên thể quay xoáy ốc càng gần về nhau (inspiral) với tốc độ ngày càng nhanh hơn và càng gần nhau hơn, sáp nhập vào nhau (merger) tạo thành vật thể duy nhất quay xung quanh trục của nó một cách ổn định khi nó phát ra sóng hấp dẫn mang theo thông tin về khối lượng và spin của vật thể này (ringdown phase - giai đoạn rung ngân). Bức xạ hấp dẫn phát ra từ hệ sao đôi làm hệ mất mô men động lượng, khiến cho quỹ đạo của hệ suy giảm dần với một tốc độ rất chậm, dần dần làm cho hai thiên thể va chạm vào nhau. Nói cách khác, thời gian làm cho quỹ đạo của hệ suy giảm lớn hơn rất nhiều lần so với chu kỳ quỹ đạo của nó, do đó giai đoạn sáp nhập thường được tinh toán bằng phương pháp xấp xỉ hậu Newton dùng để tiên đoán ra dạng sóng hấp dẫn mà hệ sẽ phát ra. Tần số sóng hấp dẫn có thể được suy ra từ phương pháp xấp xỉ, do tần số này tỉ lệ với căn bậc hai của mật độ trung bình của khối lượng - năng lượng của hệ đôi. Các trạm quan trắc mặt đất có thể phát hiện ra các hệ sao đôi neutron và lỗ đen khối lượng sao, trong khi eLISA được phát triển để thăm dò các hệ đôi sao lùn trắng và các lỗ đen siêu khối lượng khác. Sóng hấp dẫn lấy đi năng lượng từ quỹ đạo khiến cho quỹ đạo của hệ hai thiên thể sẽ dần co lại, kết quả là tần số sóng hấp dẫn phát ra sẽ tăng theo thời gian, hay được gọi là tín hiệu di tần (chirp signal). Tín hiệu di tần có thể được theo dõi trong một khoảng thời gian dài, và chúng ta có thể tính được khối lượng của hệ hai thiên thể nhờ tín hiệu chirp, và từ kết quả quan trắc được biên độ sóng hấp dẫn ta sẽ thu được khoảng cách từ nguồn đến Trái Đất, và có nghĩa là phương pháp này sẽ bổ sung thêm một cách để đo hằng số Hubble và hằng số vũ trụ khác. Với bán kính quỹ đạo của hệ thiên thể đôi giảm tăng dần, phương pháp gần đúng đoạn nhiệt không còn được áp dụng, hệ tiến tới giai đoạn hai vật sáp nhập vào nhau: giai đoạn hai vật thể sáp nhập dữ dội tạo ra một lỗ đen mới, và một lượng đáng kể năng lượng và động lượng được giải phóng dưới dạng sóng hấp dẫn (nhưng ngoài ra phần lớn dạng mô men động lượng không bị sóng hấp dẫn mang đi bởi định luật bảo toàn mô men động lượng, điều này dẫn tới hình thành một đĩa bồi tụ xung quanh lỗ đen mới, đĩa bồi tụ vật chất sẽ phát ra các chớp tia gamma), phương pháp xấp xỉ Newton cũng không áp dụng được ở đây (xem lỗ đen khối lượng sao); sau cùng một lỗ đen hình thành trong trạng thái xoay quanh một trục với vận tốc xoay chậm dần, cùng với đó là tần số sóng hấp dẫn phát ra cũng giảm dần, và cuối cùng lỗ đen sẽ ổn định về dạng lỗ đen miêu tả bằng mêtric Kerr. Theo kết quả thống kê và mô hình lý thuyết, số lượng các hệ đôi sao neutron là tương đối hiếm trong Vũ trụ, và số lượng chúng có thể quan sát được nhỏ hơn so với số lượng hệ đôi chứa một sao neutron và một sao lùn trắng, và phổ biến hơn là hệ chứa hai sao lùn trắng với sóng hấp dẫn phát ra có tần số thấp (10−5 đến 10−1 Hz). Những hệ hai sao lùn trắng chắc chắn sẽ nhiều hơn hệ hai sao neutron quay trên quỹ đạo chật nổi tiếng là PSR B1913 + 16. Điều này bởi vì hầu hết trong Vũ trụ chiếm đa số là các ngôi sao có khối lượng nhỏ và trung bình, và hầu hết chúng ở trong hệ sao đôi. Các nhà vật lý thiên văn ước lượng được rằng, eLISA có khả năng phát hiện ra hàng ngàn những hệ đôi sao lùn trắng này, với xác suất tìm thấy cao hơn so với khả năng tìm thấy các hệ đôi sao neutron của những trạm thăm dò mặt đất. Nhưng mặt khác, trong Ngân Hà có quá nhiều hệ đôi sao lùn trắng sẽ dẫn tới mức độ ồn trong tần số dưới 1 milli-hertz, và mức ồn nền này được gọi là "mức ồn gây hiểu nhầm", vì nó cao hơn mức độ ồn từ thiết bị của các vệ tinh eLISA, nhưng mức ồn này lại không ảnh hưởng tới những tín hiệu thu từ các hệ có chứa lỗ đen. Các hệ hai sao lùn trắng nằm bên ngoài Ngân Hà có biên độ sóng hấp dẫn tới Trái Đất quá nhỏ, mặc dù khi ấy mức ồn từ những hệ như vậy có tần số ồn tới 1 Hz, và mức ồn này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức ồn từ thiết bị của LISA. Sao xung Đối với một sao neutron quay độc lập (hay pulsar đơn lẻ hoặc những vật thể đặc tương tự khác), để trở thành nguồn phát sóng hấp dẫn tuần hoàn (preriodic gravitational waves) hay sóng liên tục (continuous gravitational waves) thì phải tồn tại sự phân bố khối lượng ở dạng bất đối xứng cầu (hay tồn tại dòng khối lượng). Những nguyên nhân gây ra sự bất đối xứng này gồm hai loại sau đây: Kịch bản đầu tiên gắn với cấu hình hình học bất đối xứng của nó, bao gồm các cơ chế: Bản thân ngôi sao là một hình phỏng cầu đối xứng không hoàn hảo (như trường hợp PSR J1748-2446ad trong cụm sao cầu Terzan 5, sao xung quay nhanh nhất được biết đến với tốc độ 716 lần trong một giây)) Trục đối xứng của sao neutron không trùng với trục quay của nó, hoặc tương đương trục từ trường ngôi sao không trùng với trục quay (như ở PSR 1828-11) Quá trình bồi tụ vật chất gây ra sự phân bố khối lượng bất đối xứng (chẳng hạn ở những hệ sao đôi khối lượng nhỏ phát ra tia X, ví dụ như Cygnus X-1) Sự phân bố khối lượng bất đối xứng trên lớp vỏ sao neutron hiện nay được ước lượng nhỏ hơn 10−5 khối lượng Mặt Trời. Ví dụ, LIGO ước lượng được giá trị giới hạn trên của độ dẹt elipsoid (ε) của nguồn sóng hấp dẫn từ sao xung PSR J2124-3358 không lớn hơn 1,1. Từ điều này có thể ước tính được thời gian suy giảm chu kỳ tự quay của sao neutron gây bởi sóng hấp dẫn là rất lớn. Do vậy bức xạ hấp dẫn dường như không phải là nguyên nhân chính làm giảm xuống chu kỳ quay thực sự của chúng. Chẳng hạn, bên trong tinh vân Con Cua với sao xung còn trẻ PSR J0534+2200, sự bất đối xứng của sao này có giới hạn trên với ε < 3, và biên độ biến dạng sóng hấp dẫn phát ra từ nguồn này h < 2; đối với các sao xung miligiây già hơn độ dẹt này vào khoảng 10−9, và nếu đo từ khoảng cách 1parsec thì giá trị biên độ biến dạng thu được rất nhỏ cỡ 10−28. Mặc dù những biên độ điển hình này thấp hơn rất nhiều độ nhạy của LIGO, nhưng các dữ liệu thu được cho phép các nhà vật lý thu được kết quả tương quan tương ứng với giới hạn trên của tín hiệu sóng hấp dẫn phát ra từ sao xung.。 Một kịch bản thứ hai tạo ra sự bất đối xứng nằm ở chế độ r (r-mode), một dạng dao động chất lưu xảy ra bên trong lòng sao neutron (còn gọi là sóng Rossby) do hiệu ứng Coriolis. Những chế độ này có thể không tồn tại ổn định đủ để dẫn tới hình thành sóng hấp dẫn dưới những điều kiện thiên văn vật lý thực tế. Đối với trường hợp này, tính toán lý thuyết cho kết quả tần số của sóng hấp dẫn phát ra bằng 4/3 tần số quay của sao xung. Xem thêm Phình to vũ trụ Phát biểu toán học của thuyết tương đối rộng Graviton Sóng điện từ Einstein@Home Chú thích Tham khảo Đọc thêm Chakrabarty, Indrajit, "Gravitational Waves: An Introduction". arXiv:physics/9908041 v1, Aug 21, 1999. Landau, L. D. and Lifshitz, E. M., The Classical Theory of Fields (Pergamon Press),(1987). Will, Clifford M., The Confrontation between General Relativity and Experiment. Living Rev. Relativity 9 (2006) 3. Peter Saulson, "Fundamentals of Interferometric Gravitational Wave Detectors", World Scientific, 1994. J. Bicak, W.N. Rudienko, "Gravitacionnyje wolny w OTO i probliema ich obnarużenija", Izdatielstwo Moskovskovo Universitieta, 1987. A. Kułak, "Electromagnetic Detectors of Gravitational Radiation", PhD Thesis, Cracow 1980 (In Polish). P. Tatrocki, "On intuitive description of graviton detector", www.philica.com. P. Tatrocki, "Can the LIGO, VIRGO, GEO600, AIGO, TAMA, LISA detectors really detect?", www.philica.com. Thư mục tham khảo Berry, Michael, Principles of cosmology and gravitation (Adam Hilger, Philadelphia, 1989). ISBN 0-85274-037-9 Collins, Harry, Gravity's Shadow: the search for gravitational waves, University of Chicago Press, 2004. P. J. E. Peebles, Principles of Physical Cosmology (Princeton University Press, Princeton, 1993). ISBN 0-691-01933-9. Wheeler, John Archibald and Ciufolini, Ignazio, Gravitation and Inertia (Princeton University Press, Princeton, 1995). ISBN 0-691-03323-4. Woolf, Harry, ed., Some Strangeness in the Proportion (Addison–Wesley, Reading, Massachusetts, 1980). ISBN 0-201-09924-1. Liên kết ngoài The LISA Brownbag – Selection of the most significant e-prints related to LISA science Astroparticle.org . To know everything about astroparticle physics, including gravitational waves Caltech's Physics 237-2002 Gravitational Waves by Kip Thorne Video plus notes: Graduate level but does not assume knowledge of General Relativity, Tensor Analysis, or Differential Geometry; Part 1: Theory (10 lectures), Part 2: Detection (9 lectures) www.astronomycast.com ngày 14 tháng 1 năm 2008 Episode 71: Gravitational Waves Laser Interferometer Gravitational Wave Observatory. LIGO Laboratory, operated by the California Institute of Technology and the Massachusetts Institute of Technology The LIGO Scientific Collaboration Einstein's Messengers – The LIGO Movie by NSF Home page for Einstein@Home project, a distributed computing project processing raw data from LIGO Laboratory, searching for gravitational waves The National Center for Supercomputing Applications – a numerical relativity group Caltech Relativity Tutorial – A basic introduction to gravitational waves, and astrophysical systems giving off gravitational waves Resource Letter GrW-1: Gravitational waves – a list of books, journals and web resources compiled by Joan Centrella for research into gravitational waves Mathematical and Physical Perspectives on Gravitational Radiation – written by B F Schutz of the Max Planck Institute explaining the significance and background of some key concepts in gravitational radiation Binary BH Merger – estimating the radiated power and merger time of a BH binary using dimensional analysis Sao đôi Lỗ đen Tác dụng của lực hấp dẫn Vấn đề chưa được giải quyết trong vật lý học
5787
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andr%C3%A9-Marie%20Amp%C3%A8re
André-Marie Ampère
André-Marie Ampère (20 tháng 1 năm 1775 – 10 tháng 6 năm 1836) là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật mang tên ông (định luật Ampere). Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere và ampere kế. Cuộc đời Ông sinh ra ở Lyon, gần với Poleymieux - quê của cha ông. Ông có tính tò mò và lòng say mê theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ, người ta nói rằng ông đã đưa ra lời giải cho các tổng số học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết con số. Cha ông dạy ông tiếng Latinh, nhưng sau đó đã bỏ khi nhận thấy khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học của con trai. Tuy vậy chàng thanh niên trẻ tuổi Ampère sau này đã học lại tiếng Latinh để giúp ông hiểu được các tác phẩm của Euler và Bernoulli. Cuối đời ông đã nói rằng ông biết nhiều nhất về toán học khi ông 18 tuổi, tuy vậy ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học và khoa học tự nhiên. Khi Lyon bị rơi vào tay quân đội Cách mạng Pháp năm 1793, cha của Ampère, người giữ chức vụ juge de paix (thẩm phán trị an), đã chống lại một cách kiên quyết cuộc cách mạng này, do đó đã bị bỏ tù và sau đó đã chết trên đoạn đầu đài. Sự kiện này gây ấn tượng sâu sắc đối với tâm hồn nhạy cảm của Andre-Marie, trong vài năm sau đó ông đã chìm trong sự lãnh cảm. Sau đó sở thích của ông đã được đánh thức bởi một số bức thư về thực vật học khi chúng đến tay ông, và từ thực vật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thơ ca cổ điển, và tự mình viết những bài thơ. Sau này, ông cho biết đến năm 18 tuổi, ông tìm thấy ba mốc lớn của cuộc đời ông là rước lễ lần đầu, đọc bài "Eulogy of Descartes (Điếu văn cho Descartes)" của nhà thơ Pháp Antoine Leonard Thomas và sự kiện chiếm ngục Bastille .(Nguyễn Văn Thành) Năm 1796 ông gặp Julie Carron, và họ đã gắn bó với nhau, quá trình gặp gỡ của hai người đã được ông ghi chép lại rất chất phác trong tạp chí (Amorum). Năm 1799 họ cưới nhau. Vào khoảng năm 1796 Ampère giảng dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon; năm 1801 ông chuyển tới Bourg, làm giáo sư môn vật lý và hóa học, để lại người vợ ốm đau và con nhỏ (là Jean Jacques Ampère) ở Lyon. Vợ ông mất năm 1804, ông đã không bao giờ lấy lại được thăng bằng vì mất mát này. Cùng năm này ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn toán của trường trung học (lycée) ở Lyon. Bài báo nhỏ của ông Considérations sur la théorie mathématique du jeu, trong đó miêu tả những khả năng thắng bạc thay vì chơi may rủi, được xuất bản năm 1802 và đã giành được sự chú ý của Jean Baptiste Joseph Delambre, là người đã giới thiệu ông làm giáo sư ở Lyon, và sau đó một thời gian (năm 1804) là vị trí trợ giảng ở trường Bách khoa Paris, ở đó ông được bầu là giáo sư toán năm 1809. Tại đây ông tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu đa ngành với một sự chuyên cần không suy giảm. Ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp năm 1814. Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1820 ông được biết về phát minh của Hans Christian Ørsted rằng kim nam châm chịu tác động của dòng điện. Vào ngày 18 tháng 9 cùng năm ông gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo này chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng này. Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới. Các bài báo gốc của ông về đề tài này có thể tìm thấy trong Ann. Chim. Phys. trong khoảng từ năm 1820 đến năm 1828. Sau đó ông đã viết bài Essai sur la philosophie des sciences rất có giá trị. Ngoài ra, ông đã viết một loạt các luận văn và bài báo, trong đó có hai bài về tích phân của các phương trình vi phân (Jour. École Polytechn. x., xi.). Ông mất ở Marseille và được hỏa táng ở nghĩa trang Montmartre, Paris. Sự hào hiệp và tính cách đơn giản của ông được thể hiện trong cuốn sách của ông Journal et correspondance (Paris, 1872). Bốn mươi lăm năm sau, các nhà toán học đã công nhận ông. Đóng góp Cống hiến của Ampère trong khoa học rất lớn. Là một nhà toán học hàng đầu, ông đã chỉ ra cách sử dụng ngành khoa học này như thế nào. Ông coi toán học là một ngành của triết học, là cơ sở để đưa các phát minh trong vật lý trở thành các công thức định lượng. Vai trò của toán học là nâng cao tính chính xác, cũng như một phương tiện thực nghiệm của vật lý hiện đại. Là một nhà tiên đoán vĩ đại, ông đã đưa các tư tưởng khoa học, từ đó đã mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học rộng lớn. Tên tuổi của ông được xếp ngang hàng với các nhà bác học vĩ đại khác của nước Pháp. Ampere có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, triết học. Trong toán học ông nghiên cứu lý thuyết xác suất, giải tích và ứng dụng toán học vào vật lý. Công trình của Ampère trong vật lý đạt được hàng loạt các thành tựu vĩ đại. Dựa vào phát hiện của Ørsted năm 1820 về tác dụng của dòng địện lên kim nam châm, ông đã nghiên cứu bằng thực nghiệm, tìm ra lực điện từ và phát biểu thành định luật mang tên ông (Xem định luật Ampere). Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện. Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ. Ampère đã phát biểu quy tắc xác định từ trường của dòng điện (quy tắc vặn nút chai), tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Sau Ampère, vật liệu sắt từ trở nên rất phổ biến. Trong hoá học, ông đã tìm ra định luật sau này gọi là định luật Avogadro-Ampère. Ông còn là một nhà thực nghiệm tài ba. Ông đã thiết kế và tự làm nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện (như ampe kế, vôn kế, điện trở kế...). Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện. Xem thêm Ampere Ampe kế Định luật Ampere Giải Ampère Tham khảo và chú thích Liên kết ngoài Bài này sử dụng các thông tin công cộng thuộc bách khoa toàn thư 1911 Encyclopædia Britannica Ngoài ra, các dữ liệu khác có thể tham khảo tại đây: http://www-groups.dcs.st-and.ac.uk/~history/Mathematicians/Ampere.html Ampère, André-Marie Ampère, André-Marie Tín hữu Công giáo Pháp Ampère, André-Marie Collège de France Nhà vật lý thực nghiệm Mất năm 1836 Sinh năm 1775 Tĩnh điện học Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Người Lyon
5788
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%85n%20th%C3%A1m
Viễn thám
Theo nghĩa rộng, viễn thám là môn khoa học nghiên cứu việc đo đạc, thu thập thông tin về một đối tượng, sự vật bằng cách sử dụng thiết bị đo qua tác động một cách gián tiếp (ví dụ như qua các bước sóng ánh sáng) với đối tượng nghiên cứu. Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái Đất hay các hành tinh mà nó còn có thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh. Trên Trái Đất, người ta có thể sử dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng hay các vệ tinh nhân tạo để thu phát các ảnh viễn thám. Viễn thám được sử dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm địa lý, khảo sát đất đai, và hầu hết các ngành khoa học Trái Đất (ví dụ thủy văn, sinh thái học, khí tượng học, hải dương học, glaciology, địa chất); nó cũng có các ứng dụng trong quân sự, tình báo, thương mại, kinh tế, kế hoạch và trong các ứng dụng nhân đạo. Ở hiện tại, thuật ngữ "viễn thám" thường dùng để chỉ việc sử dụng các công nghệ cảm biến dựa trên vệ tinh hoặc máy bay để phát hiện và phân loại các vật thể trên Trái Đất. Nó bao gồm bề mặt Trái Đất, bầu khí quyển và đại dương, dựa trên việc truyền tính hiệu (ví dụ như bức xạ điện từ). Nó có thể được chia thành viễn thám "chủ động" (khi tín hiệu được phát ra từ vệ tinh hoặc máy bay tới vật thể và sự phản xạ của nó được cảm biến phát hiện) và viễn thám "thụ động" (khi cảm biến phát ra ánh sáng mặt trời) Tổng quan Có hai loại viễn thám chính là viễn thám thụ động và viễn thám chủ động. Các cảm biến thụ động thu nhận các bức xạ tự nhiên được phát ra hoặc được phản xạ từ vật thể hoặc khu vực xung quanh. Phản xạ ánh sáng mặt trời là một nguồn phổ biến nhất mà các cảm biến thụ động thu nhận. Ví dụ, các cảm biến viễn thám thụ động như phim trong nhiếp ảnh. hồng ngoại, thiết bị tích hợp sạt và máy đo sóng radio. Thu nhận dữ liệu chủ động là ghi nhận các bước sóng điện từ do những nguồn chủ động phát ra, chúng đi đến đối tượng rồi phản xạ lại sau đó cảm biến thu nhận tín hiệu. RADAR và LiDAR là những ví dụ về cảm biến chủ động trong khi đó có thời gian trễ giữa lúc phát ra và thu nhận sóng điện từ trong quá trình đo đạc để xác định vị trí, vận tốc và phương hướng di chuyển của một đối tượng. Cảm biến viễn thám: Cảm biến là các thiết bị tạo ra ảnh về sự phân bố năng lượng phản xạ hay phát xạ của các vật thể từ mặt đất theo những phần nhất định của quang phổ điện từ. Việc phân loại các cảm biến dựa theo dãi sóng thu nhận, chức năng hoạt động, cũng có thể phân loại theo kết cấu. Cảm biến chia ra là cảm biến chủ động và cảm biến bị động Cảm biến bị động thu nhận bức xạ do vật thể phản xạ hoặc phát xạ từ nguồn phát tự nhiên là Mặt Trời. Cảm biến chủ động lại thu năng lượng do vật thể phản xạ từ một nguồn cung cấp nhân tạo. Viễn thám giúp thu thập dữ liệu của các khu vực nguy hiểm hoặc không thể tiếp cận. Các ứng dụng viễn thám bao gồm giám sát nạn phá rừng ở các khu vực như lưu vực sông Amazon, các đặc điểm của băng ở Bắc Cực hay Nam Cực, và độ sâu âm thanh của các khu vực ven biển và đại dương. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bộ quân sự đã sử dụng công nghệ viễn thám để thu thập dữ liệu về các khu vực biên giới nguy hiểm. Viễn thám còn thay thế cho việc thu thập dữ liệu tốn kém và chậm trễ trên mặt đất đồng thời không làm ảnh hưởng đến các đối tượng cần thu thập dữ liệu Đồng thời viễn thám cũng là nền tảng cho việc thu thập và truyền dữ liệu trên quỹ đạo Trái Đất của phổ điện từ, kết hợp với cảm biến và phân tích trên không hoặc trên mặt đất quy mô lớn, cung cấp cho các nhà nghiên cứu đủ thông tin để theo dõi các xu hướng như El Niño và các hiện tượng dài hạn tự nhiên khác. Các ứng dụng khác bao gồm các lĩnh vực khác nhau của khoa học Trái Đất như việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, các lĩnh vực nông nghiệp như sử dụng và bảo tồn đất đai, hay vấn đề về an ninh quốc gia như thu thập dữ liệu trên mặt đất trên cao hoặc các khu vực biên giới. Các loại kỹ thuật thu thập dữ liệu áp dụng công nghệ viễn thám Là cơ sở cho việc thu thập và phân tích đa phổ là các khu vực cần kiểm tra hoặc các đối tượng có khả năng phản xạ hoặc phát ra bức xạ nổi bật so với các khu vực xung quanh. Để biết tóm tắt về các hệ thống vệ tinh viễn thám hãy xem bảng tổng quan. Các loại ra đa Một số loại ra đa thông dụng được liên kết với hệ thống kiểm soát giao thông trên không để cảnh báo trước về tình hình thời tiết với quy mô giới hạn. Ra đa Doppler được dùng bởi các bộ phận và tổ chúc có thẩm quyền ở địa phương để theo dõi các hiện tượng khí tượng quy mô lớn như tốc độ gió, hướng gió, mật độ mưa của một địa điểm. Một số ứng dụng khác của ra đa plasmas trong tầng điện. Ra đa khẩu độ được sử dụng để dựng các mô hình độ cao kỹ thuật số với địa hình quy mô lớn (ví dụ như RADARSAT, TerraSAR-X, Magellan). Laser và ra đa độ cao trên các vệ tinh cung cấp dữ liệu về Trái Đất và đại dương. Thông qua việc đo độ phồng của nước được gây ra bởi trọng lực, chiều cao và bước sóng của sóng biển, để thể hiện các đặc điểm dưới đáy biển đến độ phân giải khoảng một dặm. Ra đa dùng sóng siêu âm (âm thanh) và ra đa thủy triểu để đo mực nước biển, thủy triều và hướng sóng trong các thiết bị đo thủy triều ven biển và ngoài khơi. Lidar được biết đến trong các ứng dụng trong lĩnh vực quân sự như laser dẫn đường trong các loại vũ khí. Ngoài ra Lidar còn được sử dụng để phát hiện và đo nồng độ các loại hóa chất khác nhau trong khí quyển, đồng thời Lidar còn có thể được sử dụng để đo độ cao của các vật thể trên mặt đất chính xác hơn so với công nghệ radar. Viễn thám thực vật cũng là một ứng dụng chính của Lidar. Máy đo phóng xạ (Radiometer) và quang kế(photometers) là dụng cụ phổ biến nhất được sử dụng để thu thập bức xạ phản xạ và phát ra trong một dải tần số rộng. Phổ biến nhất là cảm biến hồng ngoại, lò vi sóng, tia gamma và tia cực tím. Chúng cũng có thể được sử dụng để phát hiện phổ phát xạ của các hóa chất khác nhau, cung cấp dữ liệu về nồng độ hóa học trong khí quyển. Máy đo phóng xạ thường được sử dụng vào ban đêm, vì ánh sáng nhân tạo và bức xạ thường được tạo ra do các hoạt động của con người vào ban đêm. Được ứng dụng trong việc viễn thám về vấn đề kiểm soát dân số, GDP và các thiệt hại của cơ sở hạ tầng từ chiến tranh hoặc thảm họa. Hình ảnh quang phổ cũng là một trong những ứng dụng hữu ít trong việc theo dõi và thu thập dữ liệu của các nhà nghiên cứu của quân đội Hoa Kỳ. Họ xác định rằng các vật phẩm nhân tạo có chữ ký phân cực không được tìm thấy trong các vật thể tự nhiên. Những kết luận này được rút ra từ việc quan sát các hình ảnh quang phổ của xe tải quân sự như Humvee với các bộ lọc quang phổ như hyperspectral và spectropolarimetric VNIR Spectropolarimetric Imager. Các phép chiếu lập thể của ảnh chụp trên không thường được sử dụng để vẽ bản đồ địa hình và phân tích địa hình trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như xây dựng các bộ phận đường cao tốc cho các tuyến đường tiềm năng, ngoài ra còn có thể mô phỏng các đặc điểm của địa hình trên đất liền. Trắc địa Trắc địa viễn thám có thể mô phỏng trọng lực hoặc hình thể của khu vực hay mục tiêu xác định. Công nghệ này được ứng dụng lần đầu trong việc phát hiện tàu ngầm. Ngoài ra công nghệ trắc địa viễn thám còn có thế phát hiện ra sự nhiễu loạn của từ trường hấp dẫn của Trái Đất, được sử dụng để xác định những thay đổi trong phân bố khối lượng của Trái Đất, hỗ trợ cho các nghiên cứu địa vật lý, như dự án GRACE. Âm thanh Sóng âm: sóng âm thụ động được áp dụng để lắng nghe âm thanh được tạo ra bởi một vật thể khác (một con tàu, cá voi, v. v.), sóng âm chủ động, phát ra các loại xung âm thanh và thu lại âm thanh phản xạ, được dùng để phát hiện, dò tìm và đo đạc các vật thể dưới nước và các loại địa hình. Đồ thị địa chấn được chụp tại các địa điểm khác nhau để xác định vị trí và đo động đất (sau khi chúng xảy ra) bằng cách so sánh cường độ tương đối và thời gian chính xác. Siêu âm: Các cảm biến siêu âm, phát ra xung tần số cao và thu nhận âm thanh phản xạ, được sử dụng để phát hiện sóng nước và mực nước, áp dụng trong các đồng hồ đo thủy triều hoặc cho các bể kéo. Đồng thời để thực hiện một loạt các quan sát quy mô lớn, hầu hết các hệ thống cảm biến phụ thuộc vào các yếu tố sau: vị trí nền tảng và hướng của cảm biến. Các công cụ cao cấp hiện nay thường sử dụng thông tin vị trí từ hệ thống định vị toàn cầu. Các dữ liệu đặc trưng được sử dụng trong viễn thám The quality of remote sensing data consists of its spatial, spectral, radiometric and temporal resolutions. Độ phân giải không gian (Spatial resolution) hay độ phân giải ảnh của vệ tinh Một điểm ảnh của vệ tinh có thể tương ứng từ tương ứng với một đơn vị chia mẫu trên mặt đất. Độ phân giải phổ (Spectral resolution) Bước sóng của các dải tần số khác nhau được ghi lại - thông thường, điều này có liên quan đến số lượng dải tần được ghi lại. Trong chương trình Landsat hiện tại là bảy dải, bao gồm một số dải phổ hồng ngoại, từ độ phân giải phổ từ 0,7 đến 2,1 m. Cảm biến Hyperion trên vệ tinh Earth Observing-1 có độ phân giải là 220 dải từ 0,4 đến 2,5 μm, với độ phân giải phổ từ 0,10 đến 0,11 μm mỗi băng tần. Độ phân giải phóng xạ (Radiometric resolution) Số lượng cường độ khác nhau của bức xạ mà cảm biến có thể phân biệt. Thông thường, phạm vi này dao động từ 8 đến 14 bit, tương ứng với 256 cấp độ của thang màu xám và lên đến 16.384 cường độ hoặc "sắc thái" của màu, trong mỗi dải. Độ phân giải thời gian (Temporal resolution) Tần suất bay qua của vệ tinh hay máy bay, và chỉ áp dụng trong các nghiên cứu liên quan đến chuỗi thời gian hay những thứ có sự thay đổi hình ảnh. Cách xử lý dữ liệu trong kỹ thuật viễn thám Để tạo ra các bản đồ dựa trên cảm biến, hầu hết các hệ thống viễn thám đều phải nhận dữ liệu từ cảm biến bên ngoài liên quan đến các điểm tham chiếu (bao gồm khoảng cách giữa các điểm đã biết trên mặt đất), điều này còn phụ thuộc vào loại cảm biến được sử dụng. Ví dụ, trong các bức ảnh thông thường, khoảng cách là chính xác ở trung tâm của hình ảnh với sự biến dạng của các phép đo tăng xa hơn bạn đầu nhận được từ điểm trung tâm. Các cấp độ xử lý dữ liệu Để thuận tiện cho việc sử dụng và xử lý dữ liệu trong thực tế, một số "cấp độ" xử lý lần đầu tiên được NASA xác định vào năm 1986, và được xem như là một phần của hệ thống quan sát Trái Đất. Những cấp độ này được áp dụng kể từ đó, kể cả trong nội bộ NASA () và những nơi khác () Phân loại ảnh trong viễn thám Ảnh quang học: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 0.4-0.76 micromet). Ảnh hồng ngoại: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng hồng ngoại phát ra từ vật thể (bước sóng 8-14 micromet). Ảnh radar: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng trong dãi sóng siêu cao tần (bước sóng lớn hơn 2 cm). Ảnh thu được bằng sóng địa chấn cũng là một loại ảnh viễn thám. Ảnh viễn thám có thể được lưu theo các kênh ảnh đơn (trắng đen) ở dạng số trong máy tính hoặc các kênh ảnh được tổ hợp (ảnh màu) hoặc có thể in ra giấy, tùy theo mục đích người sử dụng. Phạm vi ứng dụng của ảnh viễn thám Khí tượng: dùng để dự báo thời tiết, dự báo thiên tai liên quan đến biến đổi nhiệt độ bề mặt đất, mây... Bản đồ: là công cụ đắc lực phục vụ cho ngành bản đồ, thành lập các loại bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề ở nhiều tỉ lệ khác nhau. Nông-Lâm nghiệp: theo dõi mức độ biến đổi thảm phủ thực vật, độ che phủ rừng... Địa chất: Theo dõi tốc độ sa mạc hoá, tốc độ xâm thực bờ biển, phân tích những cấu trúc địa chất trên mặt cũng như bên trong lòng đất (vỏ Trái Đất)... Môi trường: Giám sát biến động ô nhiễm, rò rỉ dầu trên mặt (thông qua chỉ thị thực vật), nghiên cứu quản lý biến động đô thị hóa, nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô thị (urban heat island)... Xem thêm GIS Tham khảo Liên kết ngoài RapidEye - Satellite Based Geo-Information Service Space Applications for Development International Archive for stereo views RemoteSensing.org RemoteSensingOnLine General Aerial Photograph Information (U.S. Geological Survey)
5797
https://vi.wikipedia.org/wiki/Spin
Spin
Spin là một đại lượng vật lý, có bản chất của mô men động lượng và là một khái niệm thuần túy lượng tử, không có sự tương ứng trong cơ học cổ điển. Trong cơ học cổ điển, mô men xung lượng được biểu diễn bằng công thức L = r × p, còn mô men spin trong cơ học lượng tử vẫn tồn tại ở một hạt có khối lượng bằng 0, bởi vì spin là bản chất nội tại của hạt đó. Các hạt cơ bản như electron, quark đều có spin bằng (sau đây sẽ gọi tắt là 1/2), ngay cả khi nó được coi là chất điểm và không có cấu trúc nội tại. Khái niệm spin được Ralph Kronig đồng thời và độc lập với ông, là George Unlenbeck, Samuel Goudsmit đưa ra lần đầu vào năm 1925. Ý tưởng hình thành Một hạt cơ bản như electron có thể quay trên một quỹ đạo xung quanh hạt nhân như Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Chỉ có điều khác, cách miêu tả sự tự quay của electron khác với cách miêu tả sự tự quay của Trái Đất. Khi một đối tượng quay quanh mình nó, tất cả các điểm trên trục quay, giống như tâm điểm của một đĩa quay, đều không chuyển động. Tuy nhiên, nếu một vật nào đó có dạng điểm, thì nó sẽ không có những điểm khác nằm ngoài bất kỳ trục quay nào. Và như vậy, sẽ không có chuyển động tự quay của một hạt điểm. Tuy nhiên, suy luận trên đã bị nghi ngờ bởi những nhà vật lý lượng tử. Năm 1925, hai nhà vật lý người Hà Lan là George Uhlenbeck và Samuel Goudsmit đã nhận thấy rằng một khối lượng lớn các số liệu thực nghiệm khó hiểu liên quan đến tính chất của ánh sáng phát xạ và hấp thụ bởi các nguyên tử có thể giải thích được nếu như giả thiết rằng electron có một mô men từ riêng đặc biệt. Trước đó, nhà vật lý người Pháp, Andre Marie Ampere đã chứng tỏ rằng các điện tích chuyển động sinh ra từ trường, George Uhlenbeck và Samuel Goudsmit cũng đi theo hướng đó và cho rằng electron có một loại chuyển động đặc biệt tạo ra tính chất từ phù hợp với các số liệu đo được: đó là chuyển động tự quay, hay còn gọi là spin. Hai ông đã viết một bài báo ngắn, với kết luận "các electron vừa quay vừa tự quay". Theo bài báo ngắn trên, mỗi electron trong vũ trụ luôn luôn và mãi mãi tự quay với một tốc độ cố định và không bao giờ thay đổi và vì thế chúng luôn có mô men động lượng riêng (sau gọi tắt là spin). Spin của electron không phải diễn tả trạng thái chuyển động nhất thời như đối với những vật quen thuộc mà diễn tả trạng thái tự quay cố hữu, không rõ nguyên nhân, xung quanh một trục riêng của nó. Quan niệm này sau đó được chứng tỏ rằng có mâu thuẫn với lý thuyết tương đối. Tuy nhiên, cho dù nguồn gốc sinh ra spin như thế nào chưa rõ, spin của tất cả các hạt cơ bản tạo nên thế giới vật chất, như electron, quark đều khác không và bằng 1/2, các hạt truyền tương tác, như photon cho tương tác điện từ, đều có spin bằng 1. Các hạt tạo bởi quark có thể có spin 1/2 như proton, neutron và cũng có thể có spin bằng 0, như pi - meson. Như vậy, spin là một đặc trưng nội tại của hạt, nó cố hữu giống như khối lượng và điện tích và được dùng để cá thể hóa hạt đó. Nếu một electron không có spin thì nó không còn là một electron nữa. Ý tưởng về spin ban đầu chỉ hình thành cho electron, nhưng sau đó các nhà vật lý đã mở rộng cho tất cả các hạt vật chất được liệt kê trong bảng các thế hệ hạt cơ bản. Hạt graviton, nếu có, là hạt truyền tương tác hấp dẫn và sẽ có spin bằng 2. Công thức toán học Toán tử Spin thỏa mãn điều kiện giao hoán tương tự như momen động lượng orbital: Trong đó εjkl là kí hiệu Levi-Civita. Toán tử lên và xuống tác động lên các eigenvectors cho ta trong đó S± = Sx ± i Sy. Không giống như momen động lượng orbital, cac eigenvector không phải là hàm điều hòa cầu. Chúng không phải là hàm của θ và φ. Không có lý do nào để giải thích cho giá trị bán nguyên của s và ms. Một tính chất khác của nó, tất cả các hạt lượng tử đều có spin nội tại. Spin được lượng tử hóa theo đơn vị của hằng số Planck, do đó hàm trạng thái của hạt là ψ = ψ(r,σ) thay vì ψ = ψ(r) với σ nhận các giá trị rời rạc Ma trận Pauli Toán tử của Spin A biểu diễn cho hạt có spin -1/2 là là toán tử vector spin còn ̀σ-s là ma trận Pauli. Trong tọa độ Cartesian, cac thành phần của nó là với trường hợp đặc biệt cho hạt spin -1/2 các ma trận Pauli cho bởi Phép xoay Như đã mô tả bên trên, cơ học lượng tử chỉ ra rằng thành phần momen động lượng đo được theo các chiều có thể nhận các giá trị rời rạc.Mô tả lượng tử đơn giản nhất của spin hạt là hệ các số phức tương ứng với biên độ xác suất của một giá trị hình chiếu cho trước của momen động lượng của một trục cho trước. Ví dụ, Một hạt có spin -1/2, ta cần hai số hạng a±1/2, -biên độ để được hình chiếu ứng với momen động lượng ħ/2 và −ħ/2, thỏa mãn: Với một hạt tổng quát với spin s, ta cần 2s+1 phép đo như vậy. Do các số trên phụ thuộc vào trục toạ độ, chúng biến đổi lẫn nhau một cách không bình thường khi trục tọa độ bị xoay. Rõ ràng định luật biến đổi phải là tuyến tính, do đó ta có thể biểu diễn chúng bằng một cách liên kết một ma trận với mỗi phép xoay, và tích của hai ma trận xoay A và B phải tương đương với biểu diễn của phép xoay AB. Hơn nữa, phép xoay phải bảo toàn tích vô hướng của cơ học lượng tử, do đó ma trận biến đổi thỏa mãn: Nói một cách toán học, những ma trận này cho biết phép biểu diễn hình chiếu unitary của nhóm biến đổi SO(3). Mỗi phép biểu diễn như vật tương ứng với phép biểu diễn của nhóm bao trùm lên SO(3), đó chính là nhóm SU(2). Có một phép biểu diễn không thể tối giản của SU(2) cho mỗi chiều, tuy nhiên phép biểu diễn này là n-chiều thực cho n lẻ và n chiều phức cho n chẵn. Với phép xoay θ theo trục với vector chuẩn hóa , U có thể viết là: trong đó , và S là vectoer của toán tử spin Ứng dụng của spin Có một ngành khoa học mới ra đời mang tên Spintronics (Điện tử học spin). Tên gọi này bắt nguồn từ việc sử dụng spin hay moment từ của electron thay vì sử dụng điện tích của nó trong các ngành như microelectronics. Tính chất từ của electron hay spin của nó được giải thích bởi Paul Dirac khi nhà vật lý thiên tài này trong nỗ lực kết hợp cơ học lượng tử và thuyết tương đối. Các dụng cụ sử dụng tính chất spin của điện tử có thể được dùng trong các máy tính lượng tử và thông tin lượng tử trong tương lai. Thực tế là sự định hướng của spin điện tử được sử dụng trong các cảm biến từ, đặc biệt là trong các đầu đọc và ổ cứng từ. Trong tất cả các môi trường ghi từ thì bề mặt ghi có chứa các lớp từ, các lớp từ này được chia thành các vùng từ nhỏ (magnetic domains). Moment từ của các vùng từ này được biểu diễn bởi hai trạng thái thông tin ‘0’ và ‘1’. Trong trường hợp của ổ đĩa cứng, các trạng thái này được đọc bởi một dụng cụ mỏng và nhạy có chứa các lớp vật liệu từ và không từ xen kẽ nhau. Ưu điểm thứ hai của các dụng cụ sử dụng tính chất của spin là khả năng tích trữ. Trong những năm gần đây, nhờ sự phát hiện của hiệu ứng từ điện trở khổng lồ (GMR), mà khả năng tích trữ của các vật liệu từ tăng lên một cách nhanh chóng. Hiệu ứng từ điện trở khổng lồ được khám phá bởi Albert Fert (thuộc trường đại học Paris 11 và Peter Grunberg, nó bắt nguồn từ spin-up và spin-down của điện tử gặp các trở kháng khác nhau khi chúng đi qua các lớp từ. Các điện tử với spin định hướng cùng chiều (sắt từ) sẽ gặp một sự trở kháng bé hơn so với các điện tử có spin định hướng ngược chiều nhau. Sau sự ra đời của GMR, thì TMR (tunnelling magnetoresistance) cũng ra đời, nó sinh ra một sự thay đổi điện trở lớn hơn nhiều so với GMR trong một trường bé. Xem thêm Spintronics Số lạ Số Barion Thời gian sống hay thời gian tồn tại, đo bằng chu kỳ bán phân rã Sustainable Product Innovation Tham khảo Liên kết ngoài Ứng dụng của Spin Cơ học lượng tử Điện tử học spin Khái niệm vật lý Lý thuyết trường lượng tử Đại lượng vật lý
5801
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20h%E1%BA%A5p%20d%E1%BA%ABn
Trường hấp dẫn
Trong vật lý học, trường hấp dẫn là một mô hình được sử dụng để giải thích sự ảnh hưởng của một vật thể khối lượng lớn lên không gian bao xung quanh nó, tạo ra lực tác dụng lên một vật thể có khối lượng khác. Do đó, trường hấp dẫn được sử dụng để giải thích hiện tượng hấp dẫn, và đo bằng đơn vị newton trên kilôgram (N/kg). Trong dạng gốc của nó, hấp dẫn là một lực giữa các khối lượng điểm. Tiếp nối Newton, Laplace xây dựng mô hình hấp dẫn kiểu như trường bức xạ hoặc chất lỏng, và từ thế kỷ 19 các cách giải thích cho hiện tượng hấp dẫn đã được dạy theo lối phát biểu của một mô hình trường, hơn là lực hút giữa các điểm với nhau. Trong mô hình trường, khác biệt với hai hạt hút lẫn nhau, các hạt làm cong không thời gian thông qua khối lượng của chúng, và sự cong này được cảm nhận và đo như là một "lực". Trong mô hình này có thể nói rằng vật chất di chuyển theo cách đáp ứng lại độ cong của không thời gian, và do đó hoặc là không có lực hấp dẫn, hoặc hấp dẫn là lực giả. Cơ học cổ điển Trong cơ học cổ điển, trường hấp dẫn được miêu tả bằng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Trường hấp dẫn g xung quanh một hạt khối lượng M xác định theo cách này là một trường vectơ mà tại mỗi điểm chứa một vectơ chỉ theo hướng đi vào tâm của hạt. Độ lớn của trường tại mỗi điểm được tính bằng định luật của Newton, và miêu tả lực trên một đơn vị khối lượng tác động lên một vật thể bất kỳ nằm tại điểm đó trong không gian. Bởi vì trường lực này là bảo toàn, do vậy thế năng trên mỗi đơn vị khối lượng, Φ, tại mỗi điểm trong không gian đi kèm với trường lực; hay còn gọi là thế năng hấp dẫn. Phương trình trường hấp dẫn là với F là lực hấp dẫn, m là khối lượng của hạt thử, R là vị trí của hạt thử, là vectơ đơn vị theo hướng của R, t là thời gian, G là hằng số hấp dẫn, và ∇ là toán tử del. Phương trình này chứa đựng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, và mối liên hệ giữa thế năng hấp dẫn và gia tốc của trường. Lưu ý rằng d2R/dt2 và F/m cả hai đều bằng gia tốc trọng trường g (tương đương với gia tốc quán tính, do vậy có cùng dạng phương trình toán học, nhưng cũng được định nghĩa bằng lực hấp dẫn trên một đơn vị khối lượng). Dấu trừ được thêm vào vì lực tác dụng hút hai vật. Phương trình trường tương đương theo dạng mật độ khối lượng ρ của khối lượng hút là: mà cũng bao hàm định luật Gauss cho hấp dẫn, và phương trình Poisson cho hấp dẫn. Định luật Newton và định luật Gauss là tương đương về mặt toán học và liên hệ với nhau bởi định lý phân kỳ. Phương trình Poisson thu được bằng cách lấy phân kỳ ở cả hai vế của phương trình trước đó. Những phương trình cổ điển này là các phương trình chuyển động dạng vi phân cho một hạt thử nằm trong trường hấp dẫn, có nghĩa là khi viết ra và giải phương trình cho phép xác định và miêu tả chuyển động của khối lượng thử. Trường hấp dẫn bởi nhiều hạt được miêu tả bằng cộng vectơ của mỗi trường bao quanh cho từng hạt. Một vật nằm trong trường hấp dẫn của nhiều hạt sẽ chịu một lực bằng tổng vectơ của mỗi lực mà nó chịu từ từng trường riêng rẽ. Điều này tương đương với phương trình toán học: nghĩa là trường hấp dẫn tác dụng lên khối lượng mj là tổng của mọi trường hấp dẫn do các khối lượng mi khác, ngoại trừ chính mj. Vectơ đơn vị theo hướng của vectơ . Thuyết tương đối rộng Trong thuyết tương đối rộng, trường hấp dẫn được miêu tả bằng tenxơ mêtric là nghiệm của phương trình trường Einstein đối với mỗi một cấu hình phân bố vật chất của tenxơ ứng suất–năng lượng, Ở đây T là tenxơ ứng suất–năng lượng, G là tenxơ Einstein, và c là tốc độ ánh sáng, Những phương trình này phụ thuộc vào sự phân bố vật chất và năng lượng trong vùng không gian, không giống như lý thuyết của Newton khi hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào sự phân bố của vật chất. Cũng trường hấp dẫn trong thuyết tương đối tổng quát biểu diễn cho sự cong của hình học không thời gian. Thuyết tương đối tổng quát phát biểu rằng vật thể nằm trong vùng không thời gian cong là tương đương với sự chuyển động gia tốc của nó theo hướng gradien của trường. Theo định luật hai của Newton, điều này sẽ khiến vật chịu một lực quán tính nếu nó vẫn được giữ trong trường này. Điều này giải thích tại sao một người cảm thấy bị hút xuống khi đứng trên bề mặt Trái Đất. Nói chung, trường hấp dẫn miêu tả bởi thuyết tương đối rộng chỉ khác với cơ học cổ điển trong trường hợp khối lượng là lớn (như đối với lỗ đen, sao neutron hoặc khi khối lượng tăng đáng kể so với tăng khoảng cách như ở phạm vị lớn hơn 100Mpc trên quy mô Vũ trụ) hoặc chuyển động xấp xỉ tốc độ ánh sáng. Một trong những ví dụ nổi tiếng về sự khác biệt đó là sự lệch của tia sáng khi đi gần Mặt Trời. Xem thêm Cơ học cổ điển Thế năng hấp dẫn Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton Các định luật về chuyển động của Newton Thế năng Kiểm chứng thuyết tương đối rộng Chú thích Trường (vật lý) Lực hấp dẫn Thuyết tương đối rộng Trắc địa Thuyết hấp dẫn
5803
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C4%83ng%20ether
Xăng ether
Xăng ête, ête dầu hỏa hay tên thông dụng dung môi cao su (benzine) là một nhóm các hydrocarbon lỏng dễ cháy và dễ bay hơi, được sử dụng chủ yếu để làm dung môi. Xăng ête thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ như là sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và dầu hỏa nặng hơn. Nó có khối lượng riêng khoảng 0,7 đến 0,8 khối lượng riêng của nước tùy thuộc vào thành phần của nó. Xăng ête là hỗn hợp của các alkan, ví dụ như pentan C5H12, hexan C6H14 và heptan C7H16 v.v có nhiệt độ sôi khoảng 60-70 °C (140-160 °F). Tham khảo Hydrocarbon Dầu mỏ Alkan
5804
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%B4%20vi%E1%BA%BFt
Xô viết
Xô viết (phiên âm từ Soviet, , nghĩa là hội đồng) là tên gọi chung cho các cơ quan đại biểu dân cử của các địa phương tại Đế quốc Nga, Liên Xô, Cộng hòa Liên bang Nga và một vài quốc gia khác từ giai đoạn 1917 tới năm 1993. Ý nghĩa ban đầu của nó là để chỉ các hội đồng tự quản tại các địa phương với thành phần gồm nhiều giai cấp, đảng phái. Tuy vậy, kể từ khi Nhà nước Liên bang Xô Viết (Liên Xô) thành lập năm 1922, do trùng lặp tên gọi nên khái niệm "Xô viết" thường được coi là đồng nhất với Nhà nước Liên Xô, dẫn tới sự lẫn lộn giữa 2 khái niệm này trong nhiều tài liệu. Tại Đế quốc Nga trước cách mạng tháng Mười Theo tài liệu chính thức của Liên Xô thì Xô viết đầu tiên được thành lập trong thời gian của Cách mạng Nga lần thứ nhất, vào tháng 5 năm 1905 tại Ivanovo-Voznesensk (ngày nay là Ivanovo). Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, Volin cho rằng ông đã chứng kiến sự thành lập của Xô viết Sankt-Peterburg vào tháng 1 năm đó. Xô viết này cùng các xô viết khác đã được tổ chức như là các cơ quan đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp dân cư cụ thể và trấn áp các hành vi phản kháng. Ban đầu các Xô viết là các cố gắng của tầng lớp thường dân trong việc thực thi dân chủ trực tiếp. Những người theo chủ nghĩa Marx tại Nga đã biến các xô viết thành công cụ chống lại nhà nước Đế quốc Nga trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Hai tới Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Khi đó Xô viết Petrograd là một quyền lực chính trị hùng mạnh. Khẩu hiệu Вся власть советам ("Toàn thể chính quyền về tay Xô viết") đã từng rất phổ biến trong việc chống lại chính phủ lâm thời của A. F. Kerensky. Liên Xô Ngay sau Cách mạng tháng 10 Nga, các Xô viết, đã được tổ chức thành các thể chế lớn hơn, hình thành nên nền tảng mới cho việc điều hành xã hội sau cách mạng thông qua hình thức dân chủ kiểu xô viết. Khi đó tất cả các đảng phái đã hợp nhất trong Quốc hội lập hiến. Tuy nhiên, sau khoảng 1 năm tranh cãi và thảo luận trong phạm vi đảng của những người Bolshevik thì kết quả là sự thay đổi đáng kể trong chính sách của đảng. Những người Bolshevik chấp nhận quan điểm cho rằng Quốc hội lập hiến là một thể chế dân chủ kiểu tư sản, và nó là ngược lại với kiểu dân chủ trực tiếp của giai cấp công nhân mà đại diện là các xô viết. Vì thế, Quốc hội lập hiến sau Cách mạng tháng 10 đã bị giải tán với sự ủng hộ đại trà của tầng lớp lao động khu vực thành thị, dẫn tới sự gia tăng cường độ của nội chiến Nga (1917-1921). Những người Bolshevik và những người xã hội cánh tả cùng nhau chiếm phần lớn số ghế trong Đại hội các Xô viết và lập ra một chính phủ liên minh, kéo dài cho tới khi những người xã hội cánh tả rút khỏi liên minh vào mùa hè năm 1918. Từ sau năm 1922, các Xô viết đã chính thức trở thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp. Theo thời gian, sự độc lập của các xô viết đã bị thay thế dần bằng quyền lực từ trên xuống dưới của chế độ quản lý ngày càng tập trung hóa, dựa trên hệ thống cấp bậc chặt chẽ về quyền lực trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Các "Xô viết tại Liên Xô" khác với các "Xô viết tại Đế quốc Nga trước năm 1917" (tổ chức chính quyền theo kiểu đại biểu dân cử truyền thống) ở các điểm sau: Năm 1917 – nguyên lý kinh điển để thành lập: ban đầu – Xô viết đại biểu công nhân, sau đó – Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh sĩ, muộn hơn nữa là Xô viết đại biểu người lao động, tên gọi cuối cùng – Xô viết đại biểu nhân dân. Sự hạn chế theo giai cấp trong việc tham gia vào các Xô viết và bầu cử các Xô viết đã bị bãi bỏ bằng Hiến pháp Liên Xô năm 1936. Tới năm 1919 – Quyền lực vô hạn: Do những người Bolshevik không công nhận học thuyết Tam quyền phân lập nên các xô viết có quyền tham dự và xem xét mọi vấn đề, liên quan tới các thẩm quyền như lập pháp và hành pháp. Khả năng miễn nhiệm đại biểu vào bất kỳ thời gian nào. Tới năm 1937 – Hệ thống tổ chức nhiều cấp: Các xô viết cấp cao hơn không được dân chúng mà do các xô viết cấp thấp hơn bầu ra. Bãi bỏ chế độ Xô viết Năm 1993, trong quá trình của khủng hoảng hiến pháp thì tổng thống Nga B.N. Yeltsin đã ra sắc lệnh bãi bỏ các xô viết, bắt đầu bằng việc giải tán Đại hội Đại biểu Nhân dân và Xô viết Tối cao, sau đó là các Xô viết ở mọi cấp. Trong thời gian sau này, một số cơ quan đại biểu dân cử của một vài khu vực và một số tổ chức thị chính cũng được gọi là Xô viết, nhưng nó chỉ là việc đặt tên theo truyền thống và không có gì giống với các Xô viết trước đây. Xem thêm Đại hội các Xô viết Xô viết Tối cao Liên Xô Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô Tham khảo Lịch sử Liên Xô Lịch sử Nga Tổ chức chính quyền Liên Xô Chủ nghĩa xã hội Cộng sản Quản lý Từ ngữ Liên Xô
5807
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20su%E1%BA%A5t%20%C4%91i%E1%BB%87n%20xoay%20chi%E1%BB%81u
Công suất điện xoay chiều
Công suất điện xoay chiều là phần năng lượng được chuyển qua mạch điện xoay chiều trong một đơn vị thời gian. Giới thiệu Công suất được định nghĩa như là phần năng lượng được chuyển qua một bề mặt trong một đơn vị thời gian. Đối với mạch điện một chiều, công suất, năng lượng mà mạch điện thực hiện chuyển đổi qua đường dây điện trong một đơn vị thời gian, được tính bằng công thức: Với: P là công suất U là điện áp I là độ lớn dòng điện đi qua (cường độ dòng điện). Trong mạch điện xoay chiều, các thành phần tích lũy năng lượng như cuộn cảm và tụ điện có thể tạo ra sự lệch pha của dòng điện so với hiệu điện thế. Có thể được biểu diễn về mặt toán học hiệu điện thế và dòng điện bằng số phức để thể hiện pha của các đại lượng này cho điện xoay chiều. Lúc này công suất cũng có thể biểu diễn qua số phức, kết quả của phép nhân hai số phức là hiệu điện thế và dòng điện. Giá trị tuyệt đối của công suất phức là công suất biểu kiến. Phần thực của công suất phức được gọi là công suất thực. Nó là công suất tính trung bình theo toàn chu kỳ của dòng điện xoay chiều, tạo ra sự chuyển giao thực năng lượng theo một hướng. Phần ảo của công suất phức được gọi là công suất phản kháng; do nó là công suất chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng. Dòng năng lượng Trong biểu đồ, P là công suất thực, Q là công suất phản kháng, độ dài của S là công suất biểu kiến. Nhận thức được quan hệ giữa ba thành phần này là vấn đề cốt lõi của nhận thức chung về công nghệ điện xoay chiều. Quan hệ toán học giữa các thành phần này là một tổng vectơ và thông thường được biểu diễn dưới dạng số phức S = P + iQ Ở đây i là đơn vị số ảo, căn bậc hai của -1. Giả sử coi như ta có mạch điện xoay chiều bao gồm một nguồn và phụ tải tổng quát hóa, trong đó cả dòng điện và hiệu điện thế là có dạng hình sin. Nếu phụ tải là điện trở thuần túy hay hai sự phân cực theo hai chiều là cân bằng, thì chiều của dòng năng lượng không bị thay đổi và chỉ có công suất thực đi qua. Nếu phụ tải là cảm kháng hay dung kháng thuần túy thì hiệu điện thế và dòng điện lệch pha nhau đúng 90 độ (đối với dung kháng thì dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế còn đối với cảm kháng thì dòng điện chậm pha hơn so với hiệu điện thế) và do vậy sẽ không có một năng lượng thực nào qua được. Nguồn năng lượng khi đó sẽ chỉ chuyển tới, chuyển lui và được biết như là công suất phản kháng. Nếu cảm kháng (đơn giản nhất là cuộn cảm) và dung kháng (đơn giản nhất là tụ điện) được mắc song song thì dòng điện sinh ra bởi cảm kháng và dung kháng là lệch pha nhau 180 độ và vì thế chúng một phần nào đó triệt tiêu lẫn nhau hơn là bổ sung cho nhau. Trong thực tế, phần lớn các phụ tải đều có cảm kháng hay dung kháng hoặc cả hai phần này vì thế cả công suất thực và công suất phản kháng đều phải được truyền tới phụ tải. Hệ số công suất Tỷ số giữa công suất thực và công suất biểu kiến trong mạch gọi là hệ số công suất. Khi dòng xoay chiều có dạng hình sin lý tưởng, hệ số công suất là côsin của góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế của dòng xoay chiều. Do vậy trên thực tế người ta hay ghi hệ số công suất như là " cos " vì lý do này. Hệ số công suất bằng 1 khi hiệu điện thế và cường độ dòng điện cùng pha, và bằng 0 khi dòng điện nhanh hoặc chậm pha so với hiệu điện thế 90 độ. Hệ số công suất phải nêu rõ là nhanh hay chậm pha. Đối với hai hệ thống truyền tải điện với cùng công suất thực, hệ thống nào có hệ số công suất thấp hơn sẽ có dòng điện xoay chiều lớn hơn vì lý do năng lượng quay trả lại nguồn lớn hơn. Dòng điện lớn hơn trong các hệ thống thực tiễn có thể tạo ra nhiều thất thoát hơn và làm giảm hiệu quả truyền tải điện năng. Tương tự, đoạn mạch có hệ số công suất thấp hơn cũng sẽ có công suất biểu kiến cao hơn và nhiều thất thoát năng lượng hơn với cùng một công suất thực được truyền tải. Đoạn mạch có dung kháng sinh ra công suất phản kháng với dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế một góc 90 độ, trong khi đó thì đoạn mạch có cảm kháng sinh ra công suất phản kháng với dòng điện chậm pha hơn hiệu điện thế một góc 90 độ. Kết quả của điều này là các thành phần cảm kháng và dung kháng có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau. Theo quy ước, dung kháng được coi là sinh ra công suất phản kháng còn cảm kháng thì tiêu thụ công suất này (điều này có lẽ có nguyên nhân là trên thực tế phần lớn các phụ tải thực trong cuộc sống là có cảm kháng và do đó công suất phản kháng phải được cấp tới chúng từ những tụ bù hệ số công suất). Trong truyền tải điện năng và phân phối chúng, có cố gắng đáng kể để kiểm soát công suất phản kháng. Điều này thông thường được thực hiện bởi việc tự động đóng/mở các cuộn cảm hay các tụ điện. Các nhà phân phối điện có thể sử dụng các đồng hồ đo điện để đo công suất phản kháng, nhằm hỗ trợ khách hàng tìm biện pháp nâng hệ số công suất lên hay xử phạt các khách hàng để hệ số công suất quá thấp (chủ yếu là các khách hàng lớn). Công suất biểu kiến được sử dụng để mô tả việc cung ứng điện năng từ nguồn. Nó là tổng vectơ của công suất thực (năng lượng thực tế được truyền từ nguồn tới phụ tải) và công suất phản kháng (là năng lượng lưu thông giữa nguồn và các thành phần lưu trữ năng lượng là cảm kháng và dung kháng của phụ tải). Nó thông thường là điều được chú ý nhiều nhất trong truyền tải và phân phối điện năng. |S|2 = P2 + Q2 Đơn vị công suất oát (W) nói chung được gắn với công suất thực tế tiêu hao. Công suất phản kháng được đo bằng vôn-ampe phản kháng (VAr) và công suất biểu kiến hay công suất phức hợp được đo bằng vôn-ampe (VA) hay các bội (ước) số của nó, chẳng hạn như kVA. Tham khảo Điện xoay chiều Công suất Điện lực
5810
https://vi.wikipedia.org/wiki/DNA%20polymerase
DNA polymerase
Các enzim DNA pôlymêraza (DNA polymerases) tạo ra các phân tử DNA bằng cách lắp ráp các nucleotide, đơn phân của DNA. Các enzim này rất cần thiết để tái bản DNA và thường làm việc theo hai nhóm cùng lúc để tạo ra hai phân tử DNA "con" giống hệt nhau từ một phân tử DNA "mẹ" ban đầu. Trong quá trình này, DNA polymeraza "đọc" từng sợi khuôn của DNA mẹ hiện có để tạo hai mạch mới, khớp theo nguyên tắc bổ sung với từng mạch khuôn. Enzim này xúc tác phản ứng hóa học sau deoxynucleoside triphotphat + DNAn điphotphat + DNAn+1 Xúc tác mở rộng DNA-template-đạo của 3'- cuối của một sợi DNA của một nucleotide tại một thời điểm. Mỗi khi một tế bào phân chia, DNA polymerase là cần thiết để giúp nhân DNA của tế bào, do đó, một bản sao của phân tử DNA ban đầu có thể được thông qua với mỗi tế bào con. Bằng cách này, thông tin di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước khi nhân đôi, phân tử DNA mẹ bắt buộc phải tháo xoắn nhờ tôpôizômêraza và tách hai mạch khuôn nhờ hêlicaza. Lịch sử Năm 1956, Arthur Kornberg và đồng nghiệp khám phá ra enzyme DNA polymerase I, còn gọi là Pol I, trong vi khuẩn Escherichia coli. Họ miêu tả quá trình nhân đôi DNA bằng DNA polymerase sao chép các trình tự base của khuôn DNA. Sau đó, năm 1959, Kornberg được trao Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa nhờ công trình này. DNA polymerase II cũng được Kornberg và Malcolm E. Gefter khám phá vào năm 1970 trong nghiên cứu của họ nhằm lý giải sâu hơn về Pol I trong quá trình nhân đôi DNA ở E. coli. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Unusual repair mechanism in ADN polymerase lambda , Ohio State University, ngày 25 tháng 7 năm 2006. A great animation of ADN Polymerase from WEHI at 1:45 minutes in 3D macromolecular structures of ADN polymerase from the EM Data Bank(EMDB) EC 2.7.7 DNA Enzyme Quá trình nhân đôi DNA
5811
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u%20h%E1%BB%8Fa
Dầu hỏa
Dầu hỏa (hoặc dầu lửa, dầu hôi, kêrôsin, KO - Kerosene Oil) (tiếng Anh: coal oil, kerosene (Mỹ và Úc), paraffin hay paraffin oil (Anh và Nam Phi)) là hỗn hợp của các hydrocarbon lỏng không màu, dễ bắt cháy, được chưng cất phân đoạn từ dầu mỏ ở nhiệt độ 150 °C đến 275 °C (các chuỗi cacbon từ C12 đến C15). Đã có thời, dầu hỏa được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, hiện nay dầu hỏa được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực (Avtur, Jet-A, Jet-B, JP-4 hay JP-8). Một dạng của dầu hỏa là RP-1 cháy trong oxy lỏng, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Thông thường, dầu hỏa được chưng cất trực tiếp từ dầu thô phải được xử lý tiếp, hoặc là trong các khối Merox hay trong các lò xử lý nước để giảm thành phần của lưu huỳnh cũng như tính ăn mòn của nó. Dầu hỏa cũng có thể được sản xuất bằng cracking dầu mỏ. Nó cũng được sử dụng như là nhiên liệu cho các bếp dầu để nấu ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường ở đó dầu hỏa không được làm tinh khiết tốt và còn nhiều tạp chất hay thậm chí còn cả những mảnh vụn. Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hỏa nặng với các thông số nghiêm ngặt hơn, chủ yếu là điểm cháy và điểm đóng băng. Từ nguyên học Tên gọi kêrôsin có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp keros (κερωσ tức sáp). Tính chất hóa học Là một chất lỏng được chế tạo từ dầu mỏ, không màu và có mùi đặc trưng, có tỷ trọng d15 = từ 0,78 đến 0,80; nhiệt độ sôi trong khoảng từ 200 đến 300 độ C. Dầu hỏa được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, thắp đèn và làm dung môi công nghiệp. 1) Màu sắc: trong suốt, có hoặc không màu (dầu lửa có màu tím do quy định màu của từng nước với các loại nhiên liệu để tránh nhầm lẫn). Dầu hỏa có màu càng nhạt (càng không màu) thì chất lượng càng cao (ngọn lửa sáng, nóng, ít khói, ít hao dầu). 2) Chiều cao và màu sắc ngọn lửa: (> 20mm). Chiều cao ngọn lửa (tính từ đầu tim đèn lên đến chỗ bắt đầu khói) càng lớn thì màu ngọn lửa càng xanh trong, chất lượng của dầu càng tốt. Dầu hỏa có nhiều keo nhựa thường có ngọn lửa thấp và vàng đục(ví dụ: như dầu lửa đỏ) khi sử dụng sẽ gây bẩn (do nhiều khói), gây hao tốn dầu (do dầu cháy không hết mà bị phân hủy). Thông thường dầu lửa phải có chiều cao ngọn lửa không khói không nhỏ hơn 20mm (theo TCVN). Ngoài ra tính chất khác của dầu lửa cũng có yêu cầu tương tự như mặt hàng xăng (tính ổn định hóa học, không có tính ăn mòn, tạp chất cơ học và nước). Tên gọi khác Trong các ngôn ngữ khác, dầu hỏa có tên gọi là: Turbosina (tiếng Tây Ban Nha) Tham khảo Alkan Công nghiệp dầu hỏa Dầu mỏ Nhiên liệu Phát minh của Hoa Kỳ Phát minh của Trung Quốc Phát minh Scotland
5812
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%C3%AAn%20li%E1%BB%87u%20m%C3%A1y%20bay%20ph%E1%BA%A3n%20l%E1%BB%B1c
Nhiên liệu máy bay phản lực
Nhiên liệu máy bay phản lực (JetGas) là nhiên liệu trong ngành hàng không được sử dụng cho các máy bay phản lực hay các động cơ phản lực (tuốc bin). Nhiên liệu trong ngành hàng không có phân biệt rõ ràng, nhưng được liệt kê theo hai nhóm chính: AvGas (Xăng máy bay) dễ bay hơi, dành cho máy bay có sử dụng động cơ đốt trong; và JetGas khó bay hơi, có thành phần tương tự như Dầu hỏa, dành cho các máy bay sử dụng động cơ phản lực. Vì sự nguy hiểm trong việc đặt tên, dễ gây nhầm lẫn (chủ yếu trong môi trường các chuyến bay quốc tế đa ngôn ngữ), một loạt các biện pháp phòng ngừa được đưa ra để phân biệt hai loại nhiên liệu này, trong đó có đánh dấu màu rõ ràng trên mọi thùng chứa, và phân biệt kích thước loại vòi bơm. AvGas (Xăng máy bay) được phân phối từ các vòi màu đỏ, với đường kính Φ40mm (49mm tại Mỹ). Chỗ tiếp liệu của các máy bay sử dụng động cơ đốt trong có đường kính không được phép vượt quá 60mm. Vòi phân phối JetGas có đường kính lớn hơn 60mm. Chủng loại Có nhiều chủng loại nhiên liệu phản lực dùng cho các loại máy bay phản lực, cho máy bay dân sự hay quân sự. Tên gọi của nhiên liệu phản lực không giống nhau ở các nước khác nhau. Thông dụng nhất là TRO (TR – Turboreactor) hoặc JP8 (JP – Jet Propelled), JET A1. Nhiên liệu phản lực là một hợp phần gồm các hydrocarbon từ C11-C18. Nhiên liệu máy bay phản lực về mặt thương mại được phân loại như là JET A-1 (sử dụng chủ yếu), JET A (chỉ ở Mỹ) và JET B (sử dụng trong vùng có khí hậu lạnh). Tất cả các nhiên liệu này đều là nhiên liệu trên cơ sở dầu hỏa (kêrôsin) với một số các chất phụ gia bổ sung: Tetraetyl chì (TEL) để tăng điểm bắt lửa của nhiên liệu. Các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa quá trình gum hóa. Các chất chống tĩnh điện Các chất ức chế ăn mòn. Các chất chống đóng băng. Các phụ gia sinh học (biôxít). Trong quân sự, tồn tại một loạt các loại đặc biệt của nhiên liệu máy bay phản lực. Tính chất Nhiên liệu phản lực phải bơm liên tục vào buồng đốt sau khi qua một hệ thống lọc, tại đó nó được trộn lẫn, hoá hơi trong không khí nóng, bị nén và cháy liên tục để tạo ra một hỗn hợp khí xả chuyển động định hướng về phía sau động cơ làm quay tuốc bin và thoát ra thành dòng khí tốc độ cao, đẩy máy bay về phía trước. Cơ chế cháy của nhiên liệu phản lực không đòi hỏi nhiên liệu phải có những phẩm chất cao của xăng. Những phẩm chất quan trọng nhất của nhiên liệu phản lực có liên quan đến khả năng bay hơi, nhiệt cháy, lưu tính, độ bền hoá học, tính tương hợp. Lưu tính Lưu tính của nhiên liệu phản lực có ý nghĩa quan trọng hơn ở xăng, vì máy bay thường bay ở độ cao khoảng 10Km với nhiệt độ bình chứa trên cánh có thể xuống tới dưới -50°C. Nhiên liệu phản lực phải giữ được lưu tính cần thiết ở nhiệt độ thấp đó, cụ thể phải có nhiệt độ hoá đục rất thấp, có độ nhớt nhỏ; muốn thế phải có tỷ khối không quá cao, chứa rất ít parafin nặng, gần như không chứa nước, vì độ hoà tan của nước giảm nhanh khi hạ nhiệt độ. Cụ thể: Khối lượng riêng: 0,775 – 0,840 g/ml Độ nhớt ở -20°C: < 8cSt T100: nhỏ hơn khoảng 300°C Nhiệt độ đóng băng: khoảng -50 độ C trở xuống Ở nhiệt độ âm, nước hoà tan có thể kết tinh. Những tinh thể nước đá có thể làm tắc bộ lọc ở máy bay. Việc hạn chế lượng nước có trong nhiên liệu khó hơn việc làm tăng độ tan của nước, do làm giảm nhiệt độ kết tinh nước. Có thể tránh bớt sự kết tinh nước bằng cách dùng chất phụ gia chống nước kết tinh. Chúng thường là các chất lưỡng chức ête-alcol dùng ở hàm lượng nhỏ hơn 1500ppm như tetrahydrfurfurol. Điểm khói Mặc dù làm việc ở chế độ nghèo, nhiên liệu vẫn có thể cháy không hoàn toàn, tạo muội than tích tụ trên cánh quạt tuôc bin, ở ống phun, làm cho động cơ hoạt động không ổn định, gây ồn, mài mòn, gây nóng động cơ vì sự lệch tâm và bởi các tia nhiệt. Sự tồn tại muội than ở nhiệt độ cao gây ra độ phát sáng lớn, làm mất nhiệt bởi quá trình bức xạ đó. Như vậy, nhiên liệu phản lực phải có tính chất cháy tạo ít muội than. Để đánh giá khả năng cháy đó người ta dùng đại lượng điểm khói và trị số phát sáng. Điểm khói (smoke point) còn được gọi là chiều cao ngọn lửa không khói. Đó là chiều cao, tính bằng milimét, của ngọn lửa không khói đo được nhờ một đèn chuyên dụng có tên là đèn điểm khói (smoke point lamp) theo tiêu chuẩn ASTM D1322. Nói chung hydrocarbon có tỷ số H/C lớn cho ngọn lửa không khói cao, nghĩa là ngọn lửa ít khói. Các aromatic cháy cho nhiều khói nhất, còn các parafin cho ít khói hơn cả. Nhiên liệu phản lực cần có điểm khói tối thiểu khoảng 25mm. Về phương diện này, nhiên liệu có càng ít aromatic, càng giàu parafin càng tốt. Trị số phát sáng (luminometer number) là đại lượng đặc trưng cho độ phát sáng của ngọn lửa và được xác định bằng cách so sánh với ngọn lửa của hỗn hợp tetralin (1,2,3,4-tetrahydronaphtalen) và isooctan với quy ước trị số phát sáng của chúng lần lượt là 0 và 100. Trị số phát sáng cao cho biết nhiên liệu cháy cho ít khói. Trị số phát sáng của nhiên liệu phản lực nằm trong khoảng 40-70. TRO có trị số phát sáng là 45. Trị số phát sáng được đo trong vùng quang phổ xanh nhờ lọc sáng và tế bào quang điện. Đó là một đại lượng được dùng ngày càng ít. Độ bền oxy hóa Độ bền oxy hóa nhiệt là một tính chất cần chú ý, vì nhiên liệu phản lực cần đi qua những chỗ có nhiệt độ khá cao trong máy bay, ví dụ được dùng làm chất làm lạnh đối với dầu bôi trơn, làm chất lỏng truyền động thủy lực. Ở máy bay phản lực siêu thanh, nhiệt độ bình nhiên liệu nóng lên khi bay. Nhiệt độ bình nhiên liệu có thể đạt 350°C, khi máy bay có tốc độ Mach 3,5. Ở nhiệt độ cao, khi có mặt oxy, một số hydrocarbon đặc biệt là olefin, gôm, mercaptan bị oxy hóa, tạo ra những chất ít tan và dễ tách ra ở dạng kết tủa rắn hoặc ở dạng gôm có hại. Kỹ thuật đánh giá độ bền oxy hóa nhiệt phổ biến nhất là Jet Fuel Thermal Oxidation Tester (JFTOT), ví dụ theo ASTM D3241. Mẫu được dẫn vào một ống bằng nhôm nóng tới 260°C dưới áp suất 34,5Pa. Sau 150 phút, đo độ giảm áp khi cho mẫu đó qua một tấm lọc có các lỗ kích thước 17micron. Nhiên liệu JET A1 có độ giảm áp nhở hơn 33mPa. Người ta cũng dùng phương pháp đo lượng gôm và kết tủa tạo ra khi giữ mẫu nhiên liệu vào bom dưới áp suất oxy 7 bar ở 100 độ C trong một khoảng thời gian nhất định. Ở Nga người ta đo lượng nhựa (gôm) thực tế sau khi cho nhiên liệu bay hơi trong dòng không khí; lượng nhựa thực tế phải không vượt quá 3–6 mg/100 cm³. Một số hợp chất dị nguyên tố có trong nhiên liệu có tác dụng chống oxy hóa cho nhiên liệu phản lực ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên trên 100°C chúng không còn là chất chống oxy hóa nhiệt. Có thể tăng độ bền oxy hóa nhiệt bằng cách dùng chất phụ gia chống oxy hóa. Một số ion kim loại làm giảm độ bền oxy hóa nhiệt có lẽ vì tính xúc tác của chúng. Nhiệt cháy Bình nhiên liệu máy bay phản lực không siêu thanh có thể thiết kế với thể tích không quá hạn chế, nên nhiệt cháy khối lượng là đặc trưng được chú ý, trong khi đó người ta phải quan tâm nhiều hơn đến nhiệt cháy thể tích ở các máy bay phản lực siêu thanh, vì ở đây thể tích bình nhiên liệu phải càng nhỏ càng tốt. Nhiệt cháy thể tích càng lớn, máy bay có khả năng bay càng xa. Khả năng bay hơi Khả năng bay hơi của nhiên liệu vẫn là một tính chất quan trọng, nhưng không bị giới hạn một cách nghiêm ngặt, vì không khó thay đổi cấu trúc vật lý của động cơ cho phù hợp với khả năng bay hơi của nhiên liệu. Chính vì thế mà vùng nhiệt độ sôi của nhiên liệu phản lực khá rộng, khoảng 60-300°C. Mỗi loại động cơ đòi hỏi một nhiên liệu có vùng nhiệt độ sôi hẹp hơn. Nhiệt độ T10 đặc trưng cho chế độ khởi động, T98 đặc trưng cho khả năng cháy hoàn toàn. Sự tăng khả năng bay hơi gây nguy cơ tạo bóng khí, giảm nhiệt cháy thể tích, giảm tính bôi trơn, nhưng làm quá trình cháy thuận lợi hơn. Chế xuất Các phân đoạn kerosen, LPG, phần nặng của phân đoạn xăng chưng cất trực tiếp từ một số dầu mỏ parafin, dầu mỏ naphtin có thể dùng làm nhiên liệu phản lực sau không nhiều chế hoá và pha trộn các phân đoạn hoặc một số chất phụ gia. Hai quá trình chế hoá chủ yếu là loại hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là ở dạng mercaptan bằng hydrotreating và loại parafin nặng có trong phân đoạn 200-300 độ C. Thường nhiên liệu phản lực được tạo ra từ phân đoạn 145-240 độ C ít nhiều mở rộng hay thu hẹp, ví dụ nhiên liệu tốt và dùng phổ biến ở Nga TC-1 là sản phẩm thu được sau khi hydrotreating phân đoạn 130-250 độ C của dầu mỏ parafin. Khác với xăng, nhiên liệu phản lực dồi dào hơn nhiều so với nhu cầu. Ở châu Âu nhiên liệu phản lực chỉ chiếm khoảng 6% thị trường dầu mỏ. Sau đây là một số yêu cầu phẩm chất và các đại lượng kỹ thuật cần có của nhiên liệu phản lực: Chú thích: ASTM: Phương pháp xác định chỉ tiêu tiêu chuẩn của Mỹ Xem thêm Nhiên liệu tên lửa Xăng máy bay Tham khảo Liên kết ngoài History of Jet Fuel Nhiên liệu Máy bay Nhiên liệu hàng không
5816
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C4%83ng%20m%C3%A1y%20bay
Xăng máy bay
Xăng máy bay là nhiên liệu có chỉ số ốctan cao, được sử dụng cho các máy bay, và các ô tô đua trong quá khứ. Xăng máy bay trong tiếng Anh được gọi là AvGas (Aviation Gasoline), phân biệt với Mogas (Motor Gasoline) là các loại xăng sử dụng hàng ngày cho ô tô, xe máy. Nhiên liệu trong ngành hàng không có phân biệt rõ ràng, nhưng được liệt kê theo hai nhóm chính: AvGas dễ bay hơi, dành cho máy bay có sử dụng động cơ đốt trong; và JetGas khó bay hơi, có thành phần tương tự như Dầu hỏa, dành cho các máy bay sử dụng động cơ phản lực. Vì sự nguy hiểm trong việc đặt tên, dễ gây nhầm lẫn (chủ yếu trong môi trường các chuyến bay quốc tế đa ngôn ngữ), một loạt các biện pháp phòng ngừa được đưa ra để phân biệt hai loại nhiên liệu này, trong đó có đánh dấu màu rõ ràng trên mọi thùng chứa, và phân biệt kích thước loại vòi bơm. AvGas được phân phối từ các vòi màu đỏ, với đường kính Φ40mm (49mm tại Mỹ). Chỗ tiếp liệu của các máy bay sử dụng động cơ đốt trong có đường kính không được phép vượt quá 60mm. Vòi phân phối JetGas có đường kính lớn hơn 60mm Thuộc tính Xăng máy bay có tính bay hơi thấp hơn so với xăng Mogas và không bay hơi nhanh, đây là thuộc tính quan trọng để sử dụng ở các cao độ lớn. Những hỗn hợp xăng máy bay ngày nay sử dụng cũng giống như khi chúng lần đầu tiên được sử dụng trong những năm khoảng 1950 - 1960. Chỉ số ốctan cao thu được là nhờ sự bổ sung của Chì Tetraetyl (viết tắt tiếng Anh: TEL), một chất tương đối độc đã bị ngừng sử dụng cho ôtô ở phần lớn các nước trong những năm 1980. Thành phần dầu mỏ chính được sử dụng trong pha trộn xăng máy bay là alkylat. Nó là hỗn hợp của các loại izôốctan khác nhau, và một số các nhà máy lọc dầu sử dụng cả reformat. Xăng máy bay hiện nay có vài loại với sự phân biệt theo nồng độ chì cực đại trong xăng. Do TEL là một phụ gia khá đắt, một lượng cực tiểu của nó thông thường được thêm vào nhiên liệu để nó đạt chỉ số ốctan yêu cầu, vì thế thông thường trên thực tế nồng độ của nó thấp hơn mức cực đại. Avgas 80/87: có ít chì nhất, cực đại là 0,5 gam chì trên 1 galông Mỹ, và nó được sử dụng trong các động cơ có tỷ số nén rất thấp. Avgas 100/130: là xăng máy bay có chỉ số ốctan cao hơn, chứa tối đa 4 gam chì trên 1 galông Mỹ, hay 1,12 gam/lít. Avgas 100LL: chứa tối đa 2 gam chì trên một galông Mỹ, hay 0,56 gam/lít, và là xăng máy bay phổ biến nhất. 100LL (LL trong tiếng Anh là ít chì) được tạo ra để thay thế cho Avgas 100/130. Trong quá khứ, các loại xăng máy bay khác cũng được sử dụng trong quân sự, chẳng hạn như Avgas 115/145. Lưu ý rằng chỉ số ốctan của xăng máy bay không thể so sánh trực tiếp với các chỉ số ốctan của xăng Mogas, do các động cơ thử nghiệm và phương pháp thử được sử dụng để xác định chỉ số này trong hai trường hợp là khác nhau. Đối với xăng máy bay, số đầu tiên (nhỏ hơn) là cấp trộn nghèo, và số thứ hai (lớn hơn) là cấp trộn giàu. Đối với xăng Mogas, chỉ số "ốctan" thông thường được biểu diễn như là chỉ số chống nổ, nó là trung bình của chỉ số ốctan, dựa trên các nghiên cứu và phương pháp thử động cơ, hay (IR+IM)/2. Để hỗ trợ phi công xác định nhiên liệu trong máy bay của họ, các chất nhuộm màu được thêm vào nhiên liệu. 80/87 có màu đỏ, 100/130 có màu xanh lục, và 100LL có màu lam, trong khi đó nhiên liệu máy bay phản lực, JET A1, là trong suốt hay vàng nhạt thì không được nhuộm màu. Chuyển đổi Rất nhiều động cơ máy bay của hàng không dân dụng được thiết kế để hoạt động với chỉ số ốctan 80/87, xấp xỉ bằng tiêu chuẩn cho ô tô ngày nay. Việc chuyển đổi trực tiếp sang hoạt động bằng nhiên liệu ô tô là tương đối phổ biến và được áp dụng thông qua quy trình chứng nhận bổ sung dạng (STC). Tuy nhiên, các hợp kim sử dụng trong các kết cấu động cơ máy bay là đã quá cũ và động cơ bị mòn ở các van là vấn đề tiềm ẩn trong việc chuyển sang dùng xăng Mogas. Rất may là lịch sử của các động cơ chuyển đổi sang Mogas đã chứng minh rằng rất ít các vấn đề về động cơ xảy ra khi dùng xăng Mogas. Vấn đề lớn hơn phát sinh ra từ khoảng áp suất hơi cho phép quá rộng của xăng Mogas và đặt ra một số rủi ro cho những người sử dụng trong hàng không nếu sự cân nhắc trong thiết kế hệ thống nhiên liệu không được xem xét kỹ. Xăng Mogas có thể bay hơi trong các đường ống dẫn xăng và sinh ra khóa hơi (các bong bóng khí trong ống dẫn) làm cho động cơ thiếu xăng. Điều này không phải là chướng ngại không thể vượt qua được, nhưng yêu cầu đơn thuần là kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống cung cấp xăng để đảm bảo việc che chắn hợp lý, tránh nhiệt độ cao và sự tồn tại của áp suất vừa đủ và sự lưu thông trong ống dẫn xăng. Ngoài vấn đề về khóa hơi, xăng Mogas không có các chất theo dõi chất lượng như xăng máy bay. Để giải quyết vấn đề này, một loại nhiên liệu máy bay được biết đến như là 82UL đã được giới thiệu. Nhiên liệu này thực chất là xăng Mogas có bổ sung chất theo dõi chất lượng và hạn chế các phụ gia thêm vào. Tiêu thụ Những nhà tiêu thụ lớn của xăng máy bay ngày nay nằm ở Bắc Mỹ, Úc, Brasil và châu Phi (chủ yếu là Nam Phi). Còn rất ít nguồn cung cấp ngoài nước Mỹ. Ở châu Âu, xăng máy bay có giá quá cao vì thế toàn bộ ngành hàng không dân dụng đang dần chuyển sang sử dụng dầu diesel, là nhiên liệu rẻ tiền hơn, phổ biến hơn và có một số ưu điểm trong sử dụng trong hàng không. Xem thêm Nhiên liệu máy bay phản lực Tham khảo Liên kết ngoài Fuel Nhiên liệu Máy bay
5817
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20c%C6%A1%20x%C4%83ng
Động cơ xăng
Động cơ xăng hay động cơ Otto (lấy theo tên của Nikolaus Otto) là một dạng động cơ đốt trong, thông thường được sử dụng cho ô tô, máy bay, các máy móc di động nhỏ như máy xén cỏ hay xe máy cũng như làm động cơ cho các loại thuyền và tàu nhỏ. Nhiên liệu của các động cơ xăng là xăng. Phổ biến nhất của động cơ xăng là động cơ bốn thì. Việc đốt cháy nhiên liệu được diễn ra trong buồng đốt bởi một hệ thống đánh lửa được tắt mở theo chu kỳ. Nơi đánh lửa là bugi có điện áp cao. Động cơ hai thì cũng được sử dụng trong các ứng dụng nhỏ hơn, nhẹ hơn, và rẻ tiền hơn nhưng nó không hiệu quả trong việc sử dụng nhiên liệu. Động cơ Wankel cũng sử dụng xăng làm nhiên liệu. Nó khác với động cơ bốn thì hay động cơ hai thì ở chỗ nó không có pittông mà sử dụng rôto. Một trong những thành phần của các động cơ xăng cũ là bộ chế hòa khí (hay còn gọi là piratơ), nó trộn xăng lẫn với không khí. Trong các động cơ xăng sau này, nó đã được thay bằng việc phun nhiên liệu. Lịch sử Động cơ xăng được phát triển vào cuối thế kỷ 19 bởi Nikolaus August Otto, dựa trên một động cơ ba thì có công suất yếu hơn rất nhiều của Étienne Lenoir. Thay đổi cơ bản là thêm vào một thì nén khí. Thiết kế đầu tiên của Otto không có nhiều điểm tương tự với các động cơ ngày nay. Đấy là một động cơ ở ngoài không khí, tức là hỗn hợp khí và nhiên liệu nổ đẩy pittông bắn ra ngoài bay tự do và chỉ trên đường quay lại pittông (hay áp suất không khí) mới tạo ra công. Năm 1876 Otto đăng ký bằng phát minh tại Đức cho một động cơ đốt trong bao gồm cả nguyên tắc bốn thì. Vì yêu cầu của người Pháp Beau de Rocha nên bằng phát minh của Otto bị hủy bỏ 10 năm sau đó ở Đức. Gottlieb Daimler và Carl Benz tại Đức (1886) và Siegfried Marcus (1888/1889) ở Viên (Áo) đã độc lập với nhau chế tạo các xe cơ giới đầu tiên bằng một động cơ Otto. Tham khảo Cơ khí Động cơ Bộ phận động cơ Kĩ thuật động cơ Chi tiết máy Xăng Công nghệ ô tô Phát minh của Đức
5818
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20bromophenol
Xanh bromophenol
Xanh bromophenol hay bromphenol xanh có bản chất hóa học là tetrabromphenolsulfonphtalein, là một chất chỉ thị pH có phổ pH đổi màu từ pH = 3 (màu vàng) đến pH 4,6 (màu tím). Đây là một phản ứng thuận nghịch. Bromphenol xanh cũng được sử dụng là chất hiện màu để điều chỉnh trong kỹ thuật điện di trên gel agarose và trên gel polyacrylamit. Ở pH trung tính, bromphenol xanh tích điện âm yếu nên sẽ di chuyển cùng hướng với các phân tử DNA, hoặc protein trong bản gel. Xylen cyanol cũng được sử dụng cho mục đích này. Tham khảo Hóa sinh Chất chỉ thị pH Lớp phenol
5827
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20lo%E1%BA%A1i
Kim loại
Trong hóa học, kim loại (chữ Hán: 金類, tiếng Hy Lạp: , Tiếng Anh: metal) là tập hợp các nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là làm tăng kích thước của dương vật trong đám mây các điện tử. Các kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, đường chéo vẽ từ bo (B) tới poloni (Po) chia tách các kim loại với các phi kim. Các nguyên tố trên đường này là các á kim, đôi khi còn gọi là bán kim loại; các nguyên tố ở bên trái của đường này là kim loại; các nguyên tố ở góc trên bên phải đường này là các phi kim. Các phi kim phổ biến hơn các kim loại trong tự nhiên, nhưng các kim loại chiếm phần lớn vị trí trong bảng tuần hoàn, khoảng 80 % các nguyên tố là kim loại. Một số kim loại được biết đến nhiều nhất là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani, kẽm và thiếc. Các thù hình của kim loại có xu hướng có ánh kim, tính dẻo (dễ kéo, dễ dát mỏng,...) và là chất dẫn điện và nhiệt tốt, trong khi đó các phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái rắn), không có ánh kim (trừ một số dạng thù hình đặc biệt, như kim cương), có tính dẫn nhiệt và dẫn điện kém. Trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trong các kim loại thì thủy ngân ở trạng thái lỏng. Thuộc tính vật lý Các kim loại có những đặc trưng sau: chúng thông thường có ánh kim, có khối lượng riêng tương đối lớn, dễ kéo dài và dát mỏng, thông thường có điểm nóng chảy cao, cứng, có khả năng dẫn nhiệt và điện tốt. Các thuộc tính này chủ yếu là do mỗi nguyên tử chỉ có liên kết lỏng lẻo với các điện tử ở lớp ngoài cùng của nó (các điện tử hóa trị); vì thế các điện tử hóa trị tạo ra một lớp mây xung quanh các ion kim loại. Phần lớn các kim loại về mặt hóa học là ổn định, với ngoại lệ đáng kể là các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, chúng nằm ở tận cùng bên trái trong bảng tuần hoàn và có độ hoạt động hóa học rất mạnh. Nói chung kim loại là những nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron hóa trị để trở thành ion dương. Nguyên tử kim loại không thể nhận thêm electron, vì thế không bao giờ trở thành ion âm. Hầu hết kim loại ở thể rắn tại nhiệt độ tiêu chuẩn (0 độ C), trừ thủy ngân (Hg) và Copernixi (Cn) là ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng. Trong tự nhiên,chỉ có một số ít kim loại như vàng, platin,...tồn tại ở dạng tự do,hầu hết các kim loại còn tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp kim ''Đọc bài chính về Hợp kim Hợp kim là hỗn hợp hai hay nhiều nguyên tố mà trong đó có một kim loại là thành phần chính. Phần lớn các kim loại tinh khiết hoặc là quá mềm, giòn, hoặc phản ứng hóa học quá mạnh và không có ứng dụng thực tiễn. Kết hợp các kim loại với những tỉ lệ khác nhau tạo ra hợp kim nhằm thay đổi các đặc tính của kim loại tinh khiết và tạo ra các đặc tính mong muốn. Mục đích chính của việc tạo thành hợp kim là giảm độ giòn, tăng độ cứng, giảm thiểu sự ăn mòn, hoặc có khi nhằm tạo ra màu sắc hay ánh kim mong muốn. Một số ví dụ của hợp kim là thép, gang (sắt và carbon), đồng thau (đồng và kẽm), đồng thiếc (đồng và thiếc) và hợp kim Đura (nhôm và đồng). Một số hợp kim được đặc biệt thiết kế cho một số ứng dụng với yêu cầu rất khắt khe, như máy bay phản lực, có thể chứa trên 10 nguyên tố. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với phi kim Phần lớn các kim loại hoạt động hóa học khá mạnh, phản ứng với oxi trong không khí để tạo thành oxit sau một khoảng thời gian khác nhau (ví dụ như sắt bị rỉ suốt mấy năm nhưng kali bùng cháy chỉ trong vài giây). Kim loại kiềm phải ứng mãnh liệt nhất, kế tiếp là kim loại kiềm thổ. Ví dụ: 3Fe + 2O2 -> Fe3O4 4K + O2 -> 2K2O Những kim loại chuyển tiếp bị oxy hóa trong thời gian dài hơn (như sắt, đồng, chì, niken). Một số khác, như paladi, bạch kim hay vàng, không hề phản ứng. Một số kim loại hình thành một lớp màng oxit vững chắc trên bề mặt của chúng khiến phân tử oxi không thể xuyên qua được làm cho chúng vẫn giữ được ánh kim và tính dẫn điện tốt qua hàng thập kỷ (như nhôm, một số loại thép và titan). Các oxit của kim loại mang thuộc tính base (trái ngược với các oxit phi kim, vốn mang tính axit).Sơn hay phủ một lớp oxit lên kim loại là một cách khá hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự ăn mòn. Tuy nhiên, phải chọn một kim loại hoạt động mạnh hơn trong dãy điện hóa kim loại để phủ lên, đặc biệt khi lớp phủ có thể bị mẻ. Nước và hai kim loại tạo nên một pin điện hóa, và nếu lớp phủ kém hoạt động hơn vật phủ thì lớp phủ thực ra sẽ đẩy nhanh sự ăn mòn. 2. Tác dụng với phi kim Với kim loại đa hóa trị như Fe, Cr, Cu... thì tác dụng với halogen sẽ oxy hóa kim loại lên số oxy hóa cao. Kim loại (trừ Pt và Au) tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối sulfide. VD : 2Al + 3Br2 -> 2AlBr3 Hg + S -> HgS 3. Tác dụng với acid cho khí H2 Điều kiện : Kim loại phải đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học VD : Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 ^ Phân loại Kim loại cơ bản Trong hóa học, cụm từ "kim loại cơ bản" được dùng để ám chỉ các kim loại bị oxy hóa hoặc ăn mòn khá dễ dàng và phản ứng khác nhau với axit clohidric loãng để tạo ra hydro. Một số ví dụ là sắt, niken, chì và kẽm. Đồng được xem là một kim loại cơ bản khi nó bị oxy hóa khá dễ dàng, mặc dù nó không phản ứng với HCl. Thông thường, cụm từ này trái nghĩa với kim loại hiếm. Ngoài ra có hai loại khác: kim loại đen và kim loại màu. Trong giả kim thuật, kim loại cơ bản là một kim loại thông dụng và rẻ tiền, đối lập với kim loại quý như vàng hay bạc. Suốt một thời gian dài, mục tiêu của các nhà giả kim thuật là tạo ra kim loại quý (thể loại gồm phần lớn kim loại màu) từ kim loại cơ bản. Kim loại đen Gồm sắt, titan, crôm, và nhiều kim loại đen khác. Kim loại đen là kim loại màu đen, có nguồn gốc từ hai trăm triệu năm trước. Nhà địa lý học (có bản ghi: nhà bác học) Lê Quý Đôn tìm thấy nó năm 1743, lúc ông 17 tuổi. Ông cùng cha là Lê Trọng Thứ đi tìm cổ vật. Kim loại màu Gồm bạc, vàng, đồng, kẽm, và nhiều kim loại màu khác. Kim loại màu là kim loại có các màu như màu vàng, màu ghi (bạc), đồng,.... Kim loại màu không có màu đen như kim loại đen Kim loại đúc nên đồ vật Trong ngành đúc tiền xưa, các đồng xu được định giá bằng lượng kim loại quý mà chúng chứa. Kim loại này được gọi tắt là kim loại đúc. Dãy điện hóa chuẩn của kim loại Dãy điện hóa chuẩn của kim loại là dãy những cặp oxy hóa-khử của kim loại được sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn (E0Mn+/M (V)) của các cặp oxy hóa-khử tăng dần. Dưới đây là dãy điện hóa của một số kim loại thông dụng. Tồn tại trong tự nhiên Sắt là thành phần chính của lõi Trái Đất. Trong lớp vỏ Trái Đất, lượng kim loại nhỏ hơn phi kim, hầu hết các kim loại có dạng hợp chất trong các khoáng sản, quặng; một số kim loại tồn tại ở dạng nguyên chất (kim loại quý) như vàng, bạc, đồng, platin,... Tham khảo Liên kết ngoài Bảng tuần hoàn Kim loại Bài cơ bản dài trung bình
5828
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20kim%20lo%E1%BA%A1i
Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết hóa học hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các thể dẫn electron (dưới dạng đám mây electron của các electron phân chia) và các ion kim loại mang điện tích dương. Nó có thể được mô tả là sự chia sẻ các điện tử tự do giữa một cấu trúc của các ion tích điện dương (cation). Liên kết kim loại chiếm nhiều tính chất vật lý của kim loại, chẳng hạn như độ bền, độ dẻo, điện trở nhiệt và điện và độ dẫn điện, độ trong suốt và độ bóng. Theo quan điểm truyền thống, liên kết kim loại là không phân cực, trong đó hoặc là không có sự sai khác về độ âm điện (đối với kim loại nguyên tố) hoặc rất nhỏ (đối với hợp kim) giữa các nguyên tử tham gia vào tương tác liên kết, và các điện tử tham gia trong tương tác này là tự do trong cấu trúc mạng tinh thể của kim loại. Liên kết kim loại đặc trưng cho nhiều đặc trưng vật lý của kim loại, chẳng hạn như tính dễ dát mỏng, dễ kéo dài, tính dẫn điện và dẫn nhiệt cũng như ánh kim.Một số tính chất khác của kim loại như tính cứng, nhiệt độ nóng chảy nhiệt, nhiệt độ sôi phụ thuộc vào mật độ electron trong bán kính nguyên tử kim loại. Cơ học lượng tử cũng có thể được dùng để giải thích về liên kết kim loại. Các kim loại khi liên kết sẽ tạo thành một mạng lưới tinh thể mà cụ thể là mạng kim loại (được đặc trưng bằng các ion dương nằm tại nút mạng và liên kết giữa chúng là liên kết kim loại). Mạng kim loại thông thường đối với hầu hết các kim loại là: lập phương tâm diện, lập phương tâm khối và lục phương. Trong đó, mạng lục phương và lập phương tâm diện là khít nhất. Liên kết kim loại còn phụ thuộc vào hướng liên kết của electron của từng kim loại Xem thêm Liên kết hóa học Tham khảo Kim loại Hóa học vô cơ Kim loại
5830
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20h%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc
Liên kết hóa học
Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học giữa các nguyên tố để tạo nên phân tử được hệ thống hóa thành các lý thuyết liên kết hóa học. Thuyết liên kết hóa trị và khái niệm của số oxy hóa được dùng để dự đoán cấu trúc và thành phần phân tử. Thuyết vật lý cổ điển về Liên Kết Điện Tích và khái niệm của số điện âm dùng để dự đoán nhiều cấu trúc ion. Với các hợp chất phức tạp hơn, chẳng hạn các phức chất kim loại, thuyết liên kết hóa trị không thể giải thích được và sự giải thích hoàn hảo hơn phải dựa trên các cơ sở của cơ học lượng tử. Các đặc trưng không gian và khoảng năng lượng tương tác bởi các lực hóa học nối với nhau thành một sự liên tục, vì thế các thuật ngữ cho các dạng liên kết hóa học khác nhau là rất tương đối và ranh giới giữa chúng là không rõ ràng. Tuy vậy, Mọi liên kết hóa học đều nằm trong những dạng liên kết hóa học sau Liên kết ion hay liên kết điện hóa trị Liên kết cộng hóa trị Liên kết cộng hóa trị phối hợp Liên kết kim loại Liên kết hiđrô Mọi liên kết hóa học phát sinh ra từ tương tác giữa các điện tử của các nguyên tử khác nhau đưa đến quá trình hình thành liên kết chính là sự giảm mức năng lượng. Điều này cho thấy, các quá trình hình thành liên kết luôn có năng lượng đính kèm entanpi < 0 (hệ toả năng lượng). Trong liên kết điện tích, nguyên tố các điện tích liên kết với nhau qua lực hấp dẫn điện giữa hai điện tích. Vậy, các nguyên tố dễ cho hay nhận điện tử âm để trở thành điện tích dương hay âm sẻ dễ dàng liên kết với nhau. Liên kết điện tích ion được mô tả bởi vật lý cổ điển bằng lực hấp dẫn giữa các điện tích Trong liên kết cộng hóa trị, Các dạng liên kết hóa học được phân biệt bởi khoảng không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán giữa các nguyên tử của chất đó. Các điện tử nằm trong liên kết không gắn với các nguyên tử riêng biệt, mà chúng được phân bổ trong cấu trúc ngang qua phân tử, được mô tả bởi học thuyết phổ biến đương thời là các quỹ đạo phân tử. Không giống như liên kết ion thuần túy, các liên kết cộng hóa trị có thể có các thuộc tính không đẳng hướng. Trạng thái trung gian có thể tồn tại, trong các liên kết đó là hỗn hợp của các đặc trưng cho liên kết ion phân cực và các đặc trưng của liên kết cộng hóa trị với điện tử phân tán. Liên kết cộng hóa trị thì phải dựa chủ yếu vào các khái niệm của cơ học lượng tử về khoảng không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán với một năng lượng nhiệt tương ứng Các liên kết hóa học phải tuân theo định luật bảo tồn năng lượng Năng lượng liên kết Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và phân tử càng khó bị phân hủy. Dưới đây là năng lượng liên kết trung bình của một số liên kết hoá học. Quan hệ giữa độ âm điện với liên kết hóa học Để đánh giá loại liên kết hóa học trong hợp chất,người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Các loại liên kết hóa học được phân loại tương đối theo quy ước kinh nghiệm dựa vào thang độ âm điện của Linus Pauling như sau: Hiệu độ âm điện chỉ cho dự đoán loại liên kết hóa học trong phân tử về mặt lý thuyết. Dự đoán này còn phải được xác minh độ đúng đắn bởi nhiều phương pháp thực nghiệm khác. Xem thêm Quỹ đạo nguyên tử Năng lượng liên kết Liên kết đôi Bảng tuần hoàn các nguyên tố Tam giác Van Arkel-Ketelaar Tham khảo Cuốn sách của Linus Pauling The Nature of the Chemical Bond (Bản chất tự nhiên của liên kết hóa học) có thể coi là cuốn sách có ảnh hưởng đáng kể nhất về hóa học trong số các sách đã được xuất bản. Liên kết ngoài Hóa học lượng tử
5831
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20l%C3%BD%20lo%E1%BA%A1i%20tr%E1%BB%AB%20Pauli
Nguyên lý loại trừ Pauli
Nguyên lý loại trừ (hay còn gọi là nguyên lý loại trừ Pauli, theo tên nhà vật lý Wolfgang Pauli) nói rằng Không tồn tại 2 fermion có cùng các trạng thái lượng tử. Các loại hạt có spin nguyên (các boson) không phải là đối tượng của nguyên lý này do có thể ở cùng một trạng thái lượng tử và tuân theo Thống kê Bose–Einstein Ví dụ Một ví dụ quan trọng của nguyên lý này giải thích sắp xếp cấu trúc electron trong nguyên tử, trong hóa học. Electron là một loại fermion và trạng thái lượng tử của electron trong nguyên tử được thể hiện bằng số lượng tử do vậy: "không tồn tại 2 electron trong một nguyên tử có cùng các trạng thái lượng tử". Lịch sử Nguyên lý này do nhà vật lý Wolfgang Ernst Pauli phát biểu đầu tiên vào năm 1925 đối với electron và hoàn thiện năm 1940 với tất cả các fermion nói chung. Pauli đã được nhận giải thưởng Nobel vật lý vào năm 1945 nhờ khám phá này. Tham khảo Xem thêm Nguyên lý bất định Fermion Cơ học lượng tử Wolfgang Pauli Khái niệm vật lý Liên kết hóa học Điện tử học spin
5833
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD
Thư điện tử
Thư điện tử hay Hòm thư điện tử (email hay e-mail) là một phương thức trao đổi tin nhắn giữa những người sử dụng các thiết bị điện tử. Thư điện tử lần đầu tiên được đưa vào sử dụng hạn chế trong thập niên 60 và đến giữa những năm 1970 có dạng như ngày nay gọi là email (hay e-mail). Thư điện tử hoạt động qua các mạng máy tính mà hiện nay chủ yếu là Internet. Một số hệ thống thư điện tử ban đầu yêu cầu người gửi và nhận đều trực tuyến tại cùng thời điểm, giống với nhắn tin tức thời. Hệ thống thư điện tử ngày nay được dựa trên một mô hình lưu và chuyển tiếp. Các máy chủ thư điện tử chấp nhận, chuyển tiếp, phân phối và lưu tin nhắn. Người dùng cũng như máy tính của không bắt buộc đang trực tuyến cùng lúc; họ cần kết nối trong chốc lát, thường là tới một máy chủ thư điện tử hay một giao diện email trên nền web miễn là có chức năng gửi hoặc nhận tin nhắn. Ban đầu thư điện tử được xây dựng với dạng ký tự thuần văn bản ASCII trao đổi trung gian, thư điện tử Internet được mở rộng bởi giao thức mở rộng thư điện tử Internet đa mục đích có chứa văn bản dưới nhiều bộ ký tự và nội dung đa phương tiện đính kèm. Thư điện tử quốc tế với những địa chỉ thư điện tử sử dụng UTF-8, đã được chuẩn hóa nhưng tính đến năm 2017 nó vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Lịch sử các dịch vụ thư điện tử Internet hiện đại truy tính từ ARPANET thời kỳ đầu với những tiêu chuẩn về việc mã hóa các tin nhắn thư điện tử được công bố ngay từ năm 1973 (RFC 561). Một bức thư điện tử được gửi vào đầu những năm 1970 trông rất giống với thư điện tử cơ bản được gửi đi ngày nay. Thư điện tử có vai trò quan trọng trong việc tạo ra Internet, và việc chuyển đổi từ ARPANET sang Internet vào đầu những năm 1980 đã tạo ra cốt lõi cho các dịch vụ hiện tại. Tóm lược Phần mềm thư điện tử (email software) là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho người dùng việc chuyển và nhận các mẫu thông tin (thường là dạng chữ). Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay cách phương cách khác ít dùng hơn như là dùng máy quét hình (scanner), dùng máy ghi hình số (digital camera) đặc biệt là các Webcam. Phần mềm thư điện tử giúp đỡ cho việc tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các (điện) thư. Có hai trường hợp phân biệt phần mềm thư điện tử là Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng máy tính của người dùng gọi là email client, hay phần mềm thư điện tử (cho) máy khách. Các ví dụ loại phần mềm này bao gồm: Microsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Phần mềm thư điện tử này còn có tên là MUA (từ chữ mail user agent) tức là Tác nhân sử dụng thư. Một cách gọi tên thông dụng khác của email client là ứng dụng thư điện tử (email application) nếu không bị nhầm lẫn Ngược lại, loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ (web server) trên Internet gọi là WebMail, hay Phần mềm thư điện tử qua Web. Để dùng được các phần mềm loại này thường các máy tính nối vào phải có một máy truy cập tương thích với sự cung ứng của WebMail. Ví dụ loại này là mail.google.com, mail.yahoo.com, hotmail.com. Nơi cung ứng phần mềm cũng như phương tiện chuyển thư điện tử gọi là nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử (email sevice provider). Máy tính làm việc cung ứng các dịch vụ thư điện tử là MTA (từ chữ mail transfer agent) hay là đại lý chuyển thư. Vì đây là máy chủ nên khi không bị nhầm lẫn với các loại máy chủ khác thì người ta cũng gọi MTA là máy chủ hay rõ hơn là máy chủ thư điện tử. Các dịch vu thư điện tử có thể được cung ứng miễn phí hay có lệ phí tuỳ theo nhu cầu và mục đích của người dùng. Ngày nay, email thường được cung cấp kèm với các phương tiện Internet khi người tiêu dùng ký hợp đồng với các dịch vụ Internet một cách miễn phí. Đặc điểm của thư điện tử khi so sánh với bưu chính thông thường Thay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program). Đặc biệt, nếu viết sai trên thư điện tử, người dùng có thể xoá và sửa nội dung. Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người. Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện. Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy. Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng gigabyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa. Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom,...) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư rác (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo. Các dạng chuyển tiếp (chain mail) trong đó người nhận lại chuyển đi nội dung lá thư cho một hay nhiều người khác thường cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bưu chính và thư điện tử. Khả năng ảnh hưởng về thông tin của hai loại này là tương đương mặc dù thư điện tử chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính. Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng với địa chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ.Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác.Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng ký dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân. Cấu trúc chung của một địa chỉ email Một địa chỉ thư điện tử sẽ bao gồm ba phần chính có dạng Tên_định_dạng_thêm tên_email@tên_miền Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho người đọc có thể dễ dàng nhận ra người gửi hay nơi gửi. Tuy nhiên, trong các thư điện tử người ta có thể không cần cho tên định dạng và lá thư điện tử vẫn được gửi đi đúng nơi. Ví dụ: Trong địa chỉ gửi thư tới viết dưới dạng Nguyễn Thị A nguyenthia111@yahoo.com hay viết dưới dạng nguyenthia111@yahoo.com thì phần mềm thư điện tử vẫn hoạt động chính xác và gửi đi đến đúng địa chỉ. Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thư. Thông thường, cho dễ nhớ, phần này hay mang tên của người chủ ghép với một vài ký tự đặc biệt. Phần tên này thường do người đăng ký hộp thư điện tử đặt ra. Phần này còn được gọi là phần tên địa phương. Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay sau phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@", nối liền sau đó là tên miền của nhà cung cấp thư điện tử hay tên miền riêng. Các chức năng có thể có của một hộp thư điện tử Ngoài chức năng thông thường để nhận và soạn thảo thư điện tử, các phần mềm thư điện tử có thể còn cung cấp thêm những chức năng khác như: Lịch làm việc (calendar): người sử dụng có thể dùng nó như là một thời khoá biểu. Trong những phần mềm mạnh, chức năng này còn giữ nhiệm vụ thông báo sự kiện đã đăng ký trong lịch làm việc trước giờ xảy ra cho người chủ hộp thư. Sổ địa chỉ (addresses hay contacts): dùng để ghi nhớ tất cả các địa chỉ cần thiết cho công việc hay cho cá nhân. Sổ tay (note book hay notes): để ghi chép, hay ghi nhớ bất kì điều gì. Công cụ tìm kiếm thư điện tử (find hay search mail). Để hiểu hết tất cả các chức năng của một phần mềm thư điện tử người dùng có thể dùng chức năng giúp đỡ (thường có thể mở chức năng này bằng cách nhấn nút <F1> bên trong phần mềm thư điện tử). Những thuật ngữ thường thấy trong một phần mềm thư điện tử bằng Anh ngữ Các mệnh lệnh Anh ngữ để đi vào các ngăn chứa thư Đây thực ra chỉ là các ngăn chứa thư từ đã được phân loại theo tình trạng của các email cho tiện dùng. Người chủ thư có thể tự mình xếp loại các mail này hay chúng được xếp một cách tự động (do cài đặt hay do mặc định). Inbox có nghĩa là Hộp thư nhận hay Hộp thư vào: Đây là ngăn đựng các thư được nhận. Outbox có nghĩa là Hộp thư gửi hay Hộp thư ra: Đây là ngăn đựng các thư đang chờ được gửi đi. Thông thường, nếu hệ thống email hoạt động tốt thì các thư nằm trong hộp này chỉ trong thời gian rất ngắn (vài giây đến vài phút là tối đa). Do đó, ngăn chứa này thường là một ngăn trống. Draft có nghĩa là Ngăn nháp: Để chứa các email chưa hoàn tất hay đã hoàn tất nhưng chủ thư chưa muốn gửi đi. Trash, Trash can hay Deleted Item có nghĩa là Ngăn xóa: Còn có thể gọi là Thùng rác hay Ngăn thư đã xóa. Đây là chỗ dự phòng tạm thời chứa các email đã xóa bỏ trong một thời gian. Chức năng này tiện lợi để phục hồi hay đọc lại các thư điện tử cần thiết đã lỡ tay bị xóa. Sent, sent Messages hay Sent Item có nghĩa là Ngăn đã gửi: Nơi này dùng để chứa các thư đã gửi. Junk hay Bulk có nghĩa là Ngăn thư linh tinh: Đây là nơi chứa các mail đã được lọc và bị loại ra một cách tự động, còn được gọi là Thùng thư rác hay Ngăn chứa tạp thư. Thường thì nơi này sẽ chứa các thư quảng cáo, các thư nhũng lạm, các thư được gởi đến một số lượng lớn địa chỉ có cùng một nội dung, hay các loại thư độc hại... Các mệnh lệnh Anh ngữ thường thấy trong một phần mềm thư điện tử New hay compose có nghĩa là Soạn thảo thư mới: Đây là mệnh lệnh cho phép bắt đầu soạn thảo một email mới. Send có nghĩa là Gửi: Mệnh lệnh này sẽ tức khắc gửi thư tới các địa chỉ trong phần To, CC, và BCC. Save as Draft hay Save Draft có nghĩa là Lưu bản nháp: Mệnh lệnh này sẽ giúp lưu giữ lá thư đang soạn thảo và đưa vào ngăn chứa Darft để có thể dùng lại về sau. Attach hay Attach Files có nghĩa là Đính kèm: Đây là lệnh để người soạn email có thể gửi đính kèm theo lá thư các tập tin khác. Các tập tin này không giới hạn kiểu cấu trúc của nó, nghĩa là chúng có thể là các loại tập tin hình vẽ, phim, nhạc,... và thậm chí là cả virus máy tính. Các thuật ngữ Anh ngữ thông dụng trong một thư điện tử To có nghĩa là Đến: Chỗ chứa địa chỉ của các người nhận. CC (từ chữ carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm: Đây là chỗ chứa thêm địa chỉ gửi kèm, ngoài địa chỉ chính trong phần To bên trên. Các hộp thư nhận sẽ đọc được các địa chỉ người gửi và các địa chỉ gửi kèm này. BCC (từ chữ blind carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm kín: Đây cũng là chỗ ghi các địa chỉ mà lá thư sẽ được gửi kèm tới, nhưng các địa chỉ này sẽ được dấu kín không cho những người trong phần To hay phần CC biết là có sự đính kèm đến các địa chỉ nêu trong phần BCC. Subject có nghĩa là Đề mục: Chỗ này thường để tóm tắt ý chính của lá thư hay chỗ ghi ngắn gọn điều quan trọng trong thư. Phương thức hoạt động của một hệ thống thư điện tử Hoạt động của hệ thống thư điện tử hiện nay có thể được minh họa qua phân tích một ví dụ như sau Nguyễn dùng MUA của mình để soạn một lá thư có địa chỉ người nhận là Trần với địa chỉ là Tran@b.org. Nguyễn nhấn nút Send và phần mềm thư điện tử của Nguyễn áp dụng SMTP để gửi mẫu thông tin (lá thư) đến MTA, hay máy chủ thư điện tử, của Nguyễn. Trong ví dụ thì máy chủ này là smtp.a.org được cung cấp từ dịch vụ Internet của Nguyễn. MTA này sẽ đọc địa chỉ chỗ nhận (tran@b.org) và dựa vào phần tên miền nó sẽ tìm hỏi địa chỉ của tên miền này, nơi có máy chủ sẽ nhận email gửi đến, qua Hệ thống Tên miền. Máy chủ DNS của b.org là ns.b.org sẽ trả lời về một bản ghi trao đổi thư từ, đây là bảng ghi chỉ ra cách thức làm thế nào định tuyến cho email này. Trong ví dụ thì mx.b.org là máy chủ từ dịch vụ cung ứng Internet của Trần. smtp.a.org gửi mẫu thông tin tới mx.b.org dùng giao thức SMTP, điều này sẽ phân phối lá thư đến hộp thư của Trần. Khi đọc Trần ra lệnh nhận thư trên máy (MUA) của Trần, điều này tạo ra việc lấy về mẫu thông tin bằng cách áp dụng giao thức POP3. Trong trường hợp Nguyễn không có MUA mà chỉ dùng Webmail chẳng hạn thì bước 1 sẽ không xảy ra tức là MTA của Nguyễn sẽ làm việc trực tiếp. Tương tự cho trường hợp Trần không có MUA riêng. Trước đây, nếu một MTA không thể gửi tới đích thì nó có thể ít nhất ngừng lại ở chỗ gần với chỗ nhận. Sự ngừng này sẽ tạo cơ hội để máy đích có thể nhận về các mẫu thông tin trong thời gian trễ hơn. Nhiều MTA sẽ chấp nhận tất cả mẫu thông tin từ người gửi bất kì và tìm mọi cách để phân nó về đến máy đích. Những MTA như vậy gọi là những ngưng đọng thư mở (open mail relays). Điều này khá cần thiết vì sự chất lượng liên lạc của hệ thống Internet lúc đó còn yếu. Ngày nay, do việc lợi dụng trên cơ chế hoạt động của hệ thống thư điện tử nhiều người đã gửi ra các loại thư vô bổ. Như là hậu quả, rất ít MTA ngày nay còn chấp nhận các ngưng đọng thư mở. Bởi vì các thư như vậy rất có thể là các loại thư nhũng lạm. Các giao thức SMTP (từ chữ Simple Mail Transfer Protocol) -- hay là giao thức chuyển thư đơn giản. Đây là một giao thức lo về việc vận chuyển email giữa các máy chủ trên đường trung chuyển đến địa chỉ nhận cũng như là lo việc chuyển thư điện tử từ máy khách đến máy chủ. Hầu hết các hệ thống thư điện tử gửi thư qua Internet đều dùng giao thức này. Các mẫu thông tin có thể được lấy ra bởi một email client. Những email client này phải dùng giao thức POP hay giao thức IMAP. IMAP (từ chữ Internet Message Access Protocol) -- hay là giao thức truy nhập thông điệp (từ) Internet. Giao thức này cho phép truy nhập và quản lý các mẫu thông tin về từ các máy chủ. Với giao thức này người dùng email có thể đọc, tạo ra, thay đổi, hay xoá các ngăn chứa, các mẫu tin đồng thời có thể tìm kiếm các nội dung trong hộp thư mà không cần phải tải các thư về.Phiên bản mới nhất của IMAP là IMAP4 tương tự nhưng có nhiều chức năng hơn giao thức POP3. IMAP nguyên thủy được phát triển bởi đại học Standford năm 1986. POP (từ chữ Post Office Protocol) -- hay là giao thức phòng thư. Giao thức này được dùng để truy tìm các email từ một MTA. Hầu hết các MUA đều dùng đến giao thức POP mặc dù một số MTA cũng có thể dùng giao thức mới hơn là IMAP.Hiện có hai phiên bản của POP. Phiên bản đầu tiên là POP2 đã trở thành tiêu chuẩn vào thập niên 80, nó đòi hỏi phải có giao thức SMTP để gửi đi các mẫu thông tin. Phiên bản mới hơn POP3 có thể được dùng mà không cần tới SMTP. Đọc thêm Lịch sử thư điện tử Máy tính Internet Tham khảo Email: What it is and How it Works -- Heinz Tschabitscher Understanding Email Restrictions Understanding Email Services What are they and what do you need? -- Erik Kangas, President, Lux Scientiae Understanding Email Addresses Internet Bài cơ bản dài trung bình Thuật ngữ Internet Phát minh của Hoa Kỳ
5835
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n%20B%C3%ACnh
Tân Bình
Tân Bình là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Tân Bình nổi tiếng vì có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất Việt Nam, ngoài ra còn có Chùa Phổ Quang, Chùa Viên Giác, Công viên Hoàng Văn Thụ. Địa lý Quận Tân Bình thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: Phía đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3 Phía tây giáp quận Tân Phú với ranh giới là các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ Phía nam giáp Quận 10 (với ranh giới là đường Bắc Hải) và Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ) Phía bắc giáp Quận 12 (với ranh giới là kênh Tham Lương) và quận Gò Vấp. Quận có diện tích 22,43 km², dân số năm 2019 là 474.792 người, mật độ dân số đạt 21.168 người/km². Hành chính Quận Tân Bình được chia thành 15 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15. Lịch sử Quận Tân Bình được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập vào năm 1957, là một quận thuộc tỉnh Gia Định lúc bấy giờ. Tuy nhiên, địa danh Tân Bình đã xuất hiện tại Nam Bộ cách đây hơn 300 năm, dưới thời chúa Nguyễn. Thời Việt Nam Cộng hòa Ngày 29 tháng 4 năm 1957, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định 138-BNV/HC/NĐ ấn định địa giới tỉnh Gia Định gồm 6 quận (10 tổng, 61 xã), trong đó tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và Tân Bình. Quận Tân Bình được thành lập trên cơ sở cắt tổng Dương Hòa Thượng (gồm bảy xã: Bình Hưng Hòa, Phú Nhuận, Phú Thọ Hòa, Tân Hòa, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì và Vĩnh Lộc) ra khỏi quận Gò Vấp. Quận lỵ đặt tại xã Phú Nhuận. Ngày 29 tháng 2 năm 1960, sáp nhập xã Tân Hòa thuộc tổng Dương Hòa Thượng, quận Tân Bình, vào xã Vĩnh Lộc cùng tổng. Đến cuối năm 1962, quận Tân Bình chỉ có một tổng duy nhất là Dương Hòa Thượng. Từ năm 1962 chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận. Ngày 11 tháng 12 năm 1965, lập xã Tân Phú thuộc quận Tân Bình, từ phần đất cắt ra của hai xã: Tân Sơn Nhì và Phú Thọ Hòa cùng quận. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Tân Bình có 07 xã trực thuộc: Bình Hưng Hòa, Phú Nhuận, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì và Vĩnh Lộc. Sau năm 1975 Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, quận Tân Bình cũ bị giải thể. Các xã Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa được giao cho huyện Bình Chánh quản lý (nay là các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, một phần xã Phạm Văn Hai của huyện Bình Chánh và các phường Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B của quận Bình Tân). Địa bàn 05 xã còn lại được chia thành 03 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định trên cơ sở nâng cấp các xã cũ: quận Phú Nhuận (xã Phú Nhuận cũ), quận Tân Sơn Hòa (xã Tân Sơn Hòa cũ), quận Tân Sơn Nhì (bao gồm 3 xã: Tân Sơn Nhì, Tân Phú và Phú Thọ Hòa cũ). Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận Phú Nhuận, đồng thời giải thể các quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì để tái lập quận Tân Bình. Như vậy, quận Tân Bình được tái lập trên cơ sở sáp nhập quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ, là quận có diện tích lớn nhất thành phố khi đó. Ngoài ra, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận Tân Bình có 28 phường, đánh số từ 1 đến 28. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Tân Bình trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngáy 22 tháng 6 năm 1977, giải thể 2 phường: 27 và 28, địa bàn hai phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 26. Ngày 27 tháng 8 năm 1988, theo Quyết định số 136-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 26 phường hiện hữu để thay thế bằng 20 phường mới và đánh số từ 1 đến 20: Sáp nhập 20 tổ dân phố với 4.787 nhân khẩu của phường 5 vào phường 4, sáp nhập khu phố 5 và khu phố 6 (trong khu quân sự Tân Sơn Nhất) với 2.058 nhân khẩu vào phường 2. Sáp nhập 30 tổ dân phố với 7.192 nhân khẩu của phường 5 (phần còn lại) và phường 8 thành phường 5. Sáp nhập 19 tổ dân phố với 3.447 nhân khẩu của phường 19 vào phường 18. Sáp nhập 22 tổ dân phố với 5.918 nhân khẩu của phường 19 vào phường 20. Sáp nhập 9 tổ dân phố với 2.632 nhân khẩu của phường 19 (phần còn lại) và phường 21 thành phường 19. Giải thể phường 22 để sáp nhập vào phường khác: Sáp nhập 36 tổ dân phố với 7.135 nhân khẩu của phường 22 vào phường 11 thành phường 11. Sáp nhập 1 tổ dân phố với 209 nhân khẩu của phường 22 vào phường 13. Sáp nhập 19 tổ dân phố với 6.813 nhân khẩu của phường 22 (phần còn lại) và phường 23 thành phường 10. Giải thể phường 26 để sáp nhập vào phường khác: Sáp nhập 28 tổ dân phố với 7.324 nhân khẩu của phường 26 vào phường 24 thành phường 9. Sáp nhập 10 tổ dân phố với 2.229 nhân khẩu của phường 26 (phần còn lại) và phường 25 thành phường 8. Sáp nhập phường 6 và 7 thành phường 6. Sáp nhập một phần phường 2 gồm 1,6 hécta diện tích tự nhiên với 71 nhân khẩu vào phường 9 (cũ) và 10 (cũ) thành phường 3. Phường 2 sau khi phân vạch lại địa giới hành chính với phường 3 (mới) và phường 4, có 53 tổ dân phố, từ tổ 1 đến tổ 53 với 13.946 nhân khẩu. Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Tân Bình để thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính một số phường thuộc quận Tân Bình. Nội dung như sau: Thành lập quận Tân Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường 16, 17, 18, 19, 20; 110,23 ha diện tích tự nhiên và 23.590 nhân khẩu của phường 14; 356,73 ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15 thuộc quận Tân Bình. Quận Tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu. Điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc quận Tân Bình: Điều chỉnh 3,22 ha diện tích tự nhiên và 758 nhân khẩu của phường 13 về phường 11 quản lý. Điều chỉnh 1,49 ha diện tích tự nhiên và 1.425 nhân khẩu của phường 13 về phường 12 quản lý. Điều chỉnh 79,75 ha diện tích tự nhiên và 26.019 nhân khẩu của phường 13 về phường 14 quản lý. Điều chỉnh 9,26 ha diện tích tự nhiên và 3.201 nhân khẩu của phường 14 về phường 13 quản lý. Như vậy, sau khi chia tách và điều chỉnh hành chính vào cuối năm 2003, quận Tân Bình còn lại 2.238,22 ha diện tích tự nhiên và 417.897 nhân khẩu với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 15 phường có số thứ tự từ 1 đến 15, giữ ổn định cho đến nay. Thông tin thêm về các phường Xã Tân Sơn Hòa cũ: các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 hiện nay Xã Phú Thọ Hòa cũ: các phường 8, 9, 10, 11 hiện nay và một phần quận Tân Phú Xã Tân Sơn Nhì cũ: các phường 12, 13, 14, 15 hiện nay và một phần quận Tân Phú Riêng xã Tân Phú cũ ngày nay thuộc địa bàn quận Tân Phú. Đường phố Gồm các đường đặt tên số, và các tên chữ dưới đây: An TônÂu CơẤp BắcBa GiaBa VânBa VìBành Văn TrânBàu BàngBàu CátBảy HiềnBạch ĐằngBắc HảiBế Văn ĐànBến CátBình GiãBùi Thế MỹBùi Thị XuânCa Văn ThỉnhCách Mạng Tháng TámChâu Vĩnh TếChấn HưngChử Đồng TửCộng HòaCù Chính LanCư Xá Tự DoCửu LongDân TríDuy TânDương Vân NgaĐại NghĩaĐặng LộĐặng Minh TrứĐặng Thế PhongĐặng Văn SâmĐất ThánhĐinh ĐiềnĐông HồĐông SơnĐồ SơnĐồng ĐenĐồng NaiĐồng XoàiGiải PhóngGò Cẩm ĐệmHát GiangHà Bá TườngHậu GiangHiệp NhấtHồ Đắc DiHoàng Bật ĐạtHoàng Hoa ThámHoàng Minh GiámHoàng SaHoàng Văn ThụHoàng ViệtHồng HàHồng HạcHồng LạcHưng HóaHuỳnh Lan KhanhHuỳnh Tịnh CủaHuỳnh Văn NghệKhuông ViệtKhai TríLạc Long QuânLam SơnLê BìnhLê Duy NhuậnLê LaiLê Minh XuânLê NgânLê Tấn QuốcLê Trung NghĩaLê Văn HuânLê Văn SỹLong HưngLộc HưngLộc VinhLưu Nhân ChúLý Thường KiệtMai Lão BạngNăm ChâuNghĩa HòaNghĩa HưngNghĩa PhátNgô BệNgô Thị Thu MinhNguyễn Bá TòngNguyễn Bá TuyểnNguyễn BặcNguyễn Cảnh DịNguyễn Chánh SắtNguyễn Đình KhơiNguyễn Đức ThuậnNguyễn Hiến LêNguyễn Hồng ĐàoNguyễn Minh HoàngNguyễn Phúc ChuNguyễn Quang BíchNguyễn Sỹ SáchNguyễn Thái BìnhNguyễn Thanh TuyềnNguyễn Thị NhỏNguyễn Trọng LộiNguyễn Trọng TuyểnNguyễn Tử NhaNguyễn Văn CôngNguyễn Văn MạiNguyễn Văn TrỗiNguyễn Văn VĩnhNguyễn Văn VỹNhất Chi MaiNi Sư Huỳnh LiênNúi ThànhPhạm Cự LượngPhạm Phú ThứPhạm Văn BạchPhạm Văn HaiPhan Bá PhiếnPhan Đình GiótPhan Huy ÍchPhan Sào NamPhan Thúc DuyệnPhan Văn SửuPhổ QuangPhú HòaPhú LộcQuách Văn TuấnQuảng HiềnSầm SơnSơn CangSơn HưngSông ĐáySông ĐàSông NhuệSông ThaoSông ThươngTái ThiếtTản ViênTân CảnhTân ChâuTân HảiTân KhaiTân Kỳ Tân QuýTân PhướcTân SơnTân Sơn HòaTân TạoTân TiếnTân ThànhTân TrangTân TrụTân XuânThái Thị NhạnThành MỹThăng LongThân Nhân TrungThép MớiThích Minh NguyệtThiên PhướcThủ Khoa HuânTiền GiangTống Văn HênTrà KhúcTrần Mai NinhTrần TấnTrần Thái TôngTrần Thánh TôngTrần Thị TrọngTrần Triệu LuậtTrần Văn DanhTrần Văn DưTrần Văn HoàngTrần Văn QuangTrung LangTrương Công ĐịnhTrương Hoàng ThanhTrường ChinhTrường SaTrường SơnTứ HảiTự CườngTự LậpÚt TịchVăn ChungVân CôiVõ Thành TrangXuân DiệuXuân HồngYên Thế Tên đường trước năm 1975 Hệ thống đường sắt đô thị Tuyến số 2 (Đang xây dựng): (Quận 3) ← Ga Phạm Văn Hai - Ga Bảy Hiền - Ga Nguyễn Hồng Đào → Ga Bà Quẹo - Ga Phạm Văn Bạch - Ga Tân Bình Đặc điểm chung Quận Tân Bình có diện tích 22,38 km², bao gồm 15 phường (từ 1–15), nằm bên phía tây của sông Sài Gòn, xung quanh giáp liền với các quận 3, quận 10, quận 11, quận 12, quận Tân Phú, quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận. Phía Bắc của quận là sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất. Nó cũng là sân bay có nhiều chuyến bay mỗi năm nhất.<ref name="tapchihangkhong">Tạp chí Hàng không, số tháng 10 năm 2007 của Cục hàng không dân dụng Việt Nam, trong bài Có nên xây sân bay quốc tế mới ở tỉnh Hải Dương?</ref> Tân Bình có các trường tiểu học như Bình Giã, Bành Văn Trân, Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa, Trần Văn Ơn, Trần Quốc Toản,Tân Sơn Nhất,Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Trỗi...; Các trường THPT là Nguyễn Thượng Hiền và Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thái Bình, Lý Tự Trọng, Các trường Trung học cơ sở là Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung, Ngô Sĩ Liên, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Hoa Thám, Tân Bình, Ngô Quyền, Trường Chinh, Võ Văn Tần... Và một số trường dân lập, tư thục như Nguyễn Khuyến, trường Quốc tế Tesla.... Quận có một chợ mang cùng tên là chợ Tân Bình nằm giữa đường Tân Tiến với Lý Thường Kiệt. Chợ Tân Bình có 9 cửa gồm 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Ngoài ra quận Tân Bình còn có nhiều chợ lớn nhỏ khác như chợ Phạm Văn Hai, chợ Hoàng Hoa Thám Kinh tế Quận Tân Bình là một trong những quận có nền kinh tế mạnh và tích cực có nhiều xu hướng phát triển cao và luôn đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế cần thiết. Mỗi năm dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp của quận đạt mức tăng trưởng 29,68%, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề xuất từ 20-25%. Tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp lớn, nhỏ và tư nhân đặt tới 5.587 tỷ đồng.Từ nhiều năm qua,quận Tân Bình đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng các trung tâm thương mại và khu vui chơi lớn như Parkson Plaza, Trung tâm Thương mại - Văn hóa Lạc Hồng... Quận còn quan tâm đến một số hoạt động trang hoàng, chỉnh trang lại quận như nâng cấp các vỉa hè và trồng cây xanh. Quận còn thúc đẩy mạnh các dịch vụ du lịch để thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời quận kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội. Văn hóa Quận còn có nhiều di tích lịch sử tôn giáo như: công viên Hoàng Văn Thụ, chùa Viên Giác, chùa Phổ Quang, chùa Hải Ấn, chùa Hải Quảng, chùa Phước Thạnh, chùa Giác Lâm, chùa Ân Tông, chùa Bửu Lâm Tịnh Uyển,...'' Về dân tộc có dân tộc Kinh chiếm 93,33%; Hoa 6,38%; Khmer 0,11%; các dân tộc khác là Tày 0,05%, Thái 0,01%, Nùng 0,03%, Mường 0,02%, Chăm 0,02% và người nước ngoài... Về tôn giáo Phật giáo chiếm 19,62%, Công giáo 22,9%, Tin lành 0,37%, Cao đài 0,4%, Hòa Hảo 0,01; Hồi giáo 0,02%, không có đạo chiếm 56,68%. Toàn quận có 140 cơ sở tôn giáo trong đó, Phật giáo 74, Công giáo 60, Tin lành 4, Cao đài 2. Tổng lãnh sự quán các nước tại Tân Bình Chú thích
5841
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%87%20Altai
Ngữ hệ Altai
Ngữ hệ Altai (Altaic /ælˈteɪ.ɪk/, được đặt theo tên của dãy núi Altai ở trung tâm châu Á; có khi còn được gọi là Transeurasian, tức là hệ Liên Á-Âu) là một Sprachbund (tức một vùng địa lý trong đó các ngôn ngữ ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không có quan hệ họ hàng), từng được khẳng định là một ngữ hệ bao gồm các ngữ hệ con Turk, Mông Cổ và Tungus, đôi khi gộp cả hệ Nhật Bản lẫn Triều Tiên. Hệ này phân bố rải rác khắp Châu Á về phía bắc 35°N và một số vùng phía đông của Châu Âu, kéo dài theo kinh độ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nhật Bản. Giả thuyết này đã và đang bị hầu hết các nhà ngôn học so sánh (comparative linguists) bác bỏ, nhưng vẫn còn một số ít cố bám níu lấy. Hệ Altai lần đầu tiên được đề xuất vào thế kỷ 18. Nó được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1960 và vẫn được liệt kê như một ngữ hệ chính thức trong nhiều bách khoa toàn thư lẫn sách chuyên ngành. Kể từ những năm 1950, nhiều nhà ngôn học so sánh bác bỏ ý tưởng này sau khi nhận thấy nhiều từ cùng gốc (cognate) không ăn khớp, các thay đổi ngữ âm lệch lạc so với dự đoán và hai ngữ hệ Turk-Mông Cổ dường như hội tụ thay vì phân kì qua nhiều thế kỷ. Phe phản đối học thuyết Altai cho rằng những điểm tương đồng giữa các ngôn ngữ này là do ảnh hưởng lẫn nhau chứ không có quan hệ họ hàng. Phe ủng hộ giả thuyết Altai hiện nay cũng đã phải thừa nhận rằng nhiều đặc điểm tương đồng trong các ngôn ngữ Altai là kết quả của sự tiếp xúc và hội tụ ngôn ngữ, chính vì lẽ đó nên không thể coi Altai là một ngữ hệ trên lý thuyết; nhưng họ vẫn cho rằng cốt lõi các tương đồng hiện tại đó bắt nguồn từ một tổ tiên chung. Giả thuyết Altai ban đầu chỉ thống nhất ngữ hệ Turk, ngữ hệ Mông Cổ và ngữ hệ Tungus, đôi khi được gọi là "Tiểu-Altai". Các đề xuất quá trớn sau này gộp cả hệ Triều Tiên và hệ Nhật Bản vào họ "Đại-Altai" (Macro-Altaic) gây rất nhiều tranh cãi. Hầu hết người ủng hộ hệ Altai tiếp tục gộp hệ Triều Tiên vào. Tiếng Proto-Altai là thứ tiếng tổ tiên chung của họ "Macro", đã được nhà ngôn học Sergei Starostin và các cộng sự đổ công sức vào phục nguyên. Một số đề xuất cũng bao gồm cả tiếng Ainu nhưng giả thuyết này không được chấp nhận rộng rãi, ngay cả trong chính những người theo thuyết Altai. Các quan điểm Ủng hộ Âm vị học và đặc điểm ngữ pháp Các lập luận ban đầu nhằm nhóm các ngôn ngữ "Tiểu-Altai" trong một họ Ural-Altai dựa trên các đặc điểm chung như sự hài hòa nguyên âm và sự hình thái chắp dính. Theo phát biểu của nhà ngôn học Roy Andrew Miller, bằng chứng lớn nhất cho thuyết này là sự tương đồng về hình thái động từ. Từ điển Từ nguyên của Starostin và cộng sự (2003) đề xuất một loạt các luật biến đổi âm thanh giải thích sự tiến hóa từ tiếng Proto-Altai thành các ngôn ngữ hậu duệ. Ví dụ, dù hầu hết các ngôn ngữ Altai ngày nay đều sở hữu sự hài hòa nguyên âm, nhưng Proto-Altai lại thiếu đặc điểm đó; thay vào đó, sự đồng hóa nguyên âm giữa âm tiết thứ nhất và thứ hai của từ đã xảy ra trong các thứ tiếng Turkic, Mongolic, Tungus, Koreanic và Japonic. Họ cũng bao gồm một số tương ứng ngữ pháp giữa các ngôn ngữ trong cuốn từ điển. Vốn từ chung Starostin tuyên bố vào năm 1991 rằng các thành viên của nhóm Altai có khoảng 15–20% các từ chung gốc rõ ràng trong 110 từ của danh sách Swadesh-Yakhontov (một loại danh sách liệt kê để so sánh vốn từ); cụ thể, Turkic–Mongolic 20%, Turkic–Tungus 18%, Turkic–Koreanic 17%, Mongolic–Tungus 22%, Mongolic–Koreanic 16% và Tungusic–Koreanic 21%. Từ điển Từ nguyên học tái bản năm 2003 bao gồm danh sách 2.800 bộ từ chung gốc được đề xuất và các sửa đổi đối với tiếng phục nguyên Proto-Altaic. Các tác giả đã cố gắng hết sức để phân biệt giữa vốn vay mượn và vốn từ gốc của hệ Turkic, hệ Mongolic và hệ Tungus; và chỉ ra có vài từ chỉ xuất hiện trong Turkic và Tungus nhưng không xuất hiện trong Mongolic. Họ liệt kê 144 mục từ vựng cơ bản được chia sẻ, bao gồm các từ như 'mắt', 'tai', 'cổ', 'xương', 'máu', 'nước', 'đá', 'mặt trời' và 'hai'. Robbeets và Bouckaert (2018) áp dụng phương pháp suy luận Bayes trong phát sinh chủng loại học để chứng minh sự gần gũi của các ngôn ngữ Altai "hẹp" (Turkic, Mongolic và Tungusic) cùng với tiếng Nhật và tiếng Hàn, mà họ gọi là ngữ hệ Transeurasia. Nghiên cứu của họ đã cho ra cây phát sinh loại như sau: Martine Robbeets (2020) cho rằng người nói tiếng Liên Á-Âu gốc là các nông dân vùng đông bắc Trung Quốc, rồi trở thành dân chăn thả sau này. Một số phục nguyên vốn từ liên quan đến nông nghiệp của Robbeets (2020) được liệt kê bên dưới. Viết tắt PTEA = Proto-Transeurasian PA = Proto-Altaic PTk = Proto-Turkic PMo = Proto-Mongolic PTg = Proto-Tungusic PJK = Proto-Japano-Koreanic PK = Proto-Koreanic PJ = Proto-Japonic Sơ đồ của Ngữ hệ Altai Ngữ hệ Altai: Nhóm Mongolic (hay Mông Cổ) Nhánh phía Đông: tập trung tại Mông Cổ và miền bắc và tây bắc Trung Quốc, điển hình là tiếng Mông Cổ. Nhóm Turkic (hay Đột Quyết): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Turk Nhánh Bulgar (tại Đông Âu lúc trước): các tiếng Bulgar này đã mai một, không còn nữa Nhánh phía Bắc: tập trung tại Siberia Nhánh phía Đông: tập trung tại Trung Á Nhánh phía Tây Nam: điển hình là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Azerbaijan Nhóm Tungusic (hay Thông Cổ Tư): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Tungus Nhánh phía Bắc tập trung tại Siberia: tiếng Ainu, tiếng Ngạc Luân Xuân, tiếng Ngạc Ôn Khác và một số ngôn ngữ khác. Nhánh phía Nam: tiếng Mãn, tiếng Tích Bá, tiếng Hách Triết... Nhóm Koreanic (hay Triều Tiên): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Triều Tiên Nhóm Japonic (hay Nhật Bản): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Nhật Bản Nhánh phía Bắc tập trung tại Sakhalin và Hokkaido: tiếng Ainu Nhánh trung tâm tập trung tại Honshu, Shikoku và Kyushu: điển hình là tiếng Nhật Nhánh phía Nam tập trung tại quần đảo Ryukyu và Okinawa: chủ yếu nói tiếng Ryukyu và tiếng Okinawa Tham khảo Ngôn ngữ chắp dính Trung Á
5844
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng%20%C4%91i%E1%BB%87n%20Foucault
Dòng điện Foucault
Dòng điện Foucalt hay còn gọi là dòng điện xoáy (tiếng Anh: eddy current) là hiện tượng dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường. Nhà vật lý người Pháp Léon Foucault (1819-1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của các dòng điện cảm ứng trong vật dẫn nhờ tác dụng của một từ thông biến thiên. Nguyên nhân vật lý gây nên dòng điện Foucault chính là lực Lorentz hay lực điện tương đối tính tác động lên các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong vật dẫn. Dòng điện Foucault luôn chống lại nguyên nhân gây ra nó, theo định luật Lenz. Nó tạo ra một cảm ứng từ có từ thông ngược nhằm chống lại sự biến thiên của từ thông đã tạo ra nó; hoặc tương tác với từ trường tạo ra nó gây ra lực cơ học luôn chống lại chuyển động của vật dẫn. Dòng điện Foucault cũng là một hiệu ứng vật lý, trong nhiều hiệu ứng liên quan đến cảm ứng điện từ, có nhiều ứng dụng hay ý nghĩa thực tiễn. Nó cũng có chung bản chất với hiệu ứng bề mặt trong các dây dẫn điện xoay chiều. Thí nghiệm của Foucault Foucault đã làm thí nghiệm sau để khám phá ra dòng điện mang tên ông. Ông quay một đĩa kim loại quanh một trục không ma sát. Đĩa quay một lúc lâu. Ông lặp lại thí nghiệm trên, nhưng đặt đĩa kim loại trong một từ trường mạnh. Đĩa nhanh chóng dừng lại khi được đưa vào từ trường, và đồng thời bị nóng lên. Thí nghiệm trên có thể giải thích như sau: Các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong đĩa kim loại (cụ thể là electron), chuyển động, cùng với đĩa, trong từ trường sẽ chịu lực Lorentz gây ra bởi từ trường, làm lệch quỹ đạo chuyển động. Điều này cũng có nghĩa là các hạt tích điện này sẽ chuyển động tương đối so với đĩa tạo ra dòng điện xoáy, dòng điện Foucault, trong đĩa. Dòng điện này bị cản trở bởi điện trở của đĩa và sinh ra nhiệt lượng làm nóng đĩa. Theo định luật bảo toàn năng lượng, động năng của đĩa đang quay được chuyển hóa thành nhiệt năng của nó, và đĩa buộc phải quay chậm lại khi nóng lên. Công thức tính Xem xét một vòng dây dẫn điện nằm trong từ trường. Hiệu điện thế sinh ra dọc theo vòng dây tỷ lệ với biến thiên từ thông, , qua vòng dây đó, theo dạng tích phân của định luật cảm ứng Faraday: Dòng điện chạy trong dây, dòng điện Foucault, theo định luật Ohm, tỷ lệ nghịch với điện trở, , của dây: Nếu cường độ từ trường đồng nhất, , trên toàn tiết diện cắt ngang của vòng dây dẫn (tiết diện vuông góc với từ trường), , thì từ thông là: Trong trường hợp tiết diện vòng dây, không thay đổi, biến thiên từ thông, , là: Nên dòng Foucault là: Trong trường hợp từ trường biến đổi điều hòa (, do đó ), ta có: Tác hại Trong các máy biến thế và động cơ điện, lõi sắt của chúng nằm trong từ trường biến đổi. Trong lõi có các dòng điện Foucault xuất hiện. Do hiệu ứng Joule-Lenz, năng lượng của các dòng Foucault bị chuyển hóa thành nhiệt làm máy nhanh bị nóng, một phần năng lượng bị hao phí và làm giảm hiệu suất máy. Để giảm tác hại này, người ta phải giảm dòng Foucault xuống. Muốn vậy, người ta tăng điện trở của các lõi. Người ta không dùng cả khối sắt lớn làm lõi mà dùng nhiều lá sắt mỏng được sơn cách điện và ghép lại với nhau sao cho các lát cắt song song với chiều của từ trường. Dòng điện Foucault do đó chỉ chạy trong từng lá mỏng. Vì từng lá đơn lẻ có kích thước nhỏ, do đó có điện trở lớn, nên cường độ dòng điện Foucault trong các lá đó bị giảm đi nhiều so với cường độ dòng Foucault trong cả khối sắt lớn. Vì vậy, năng lượng điện bị hao phí cũng giảm đi. Đó là lý do tại sao các máy biến thế truyền thống thường dùng các lõi tôn silic (sắt silic) được cán mỏng bởi chúng có điện trở suất sẽ làm giảm thiểu tổn hao do dòng Foucault; hoặc các lõi biến thế hiện nay sử dụng các vật liệu từ mềm đặc biệt là hợp kim tinh thể nano có điện trở suất cao. Trong kỹ thuật cao tần và siêu cao tần, người ta bắt buộc phải sử dụng lõi dẫn từ là các vật liệu gốm ferit có điện trở suất cao làm tổn hao Foucault được giảm thiểu. Lợi ích Dòng Foucault không phải là chỉ có hại. Nó cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như luyện kim, đệm từ trường, phanh từ trường... Dưới đây liệt kê một số ứng dụng: Đệm từ trường: Đặt một vật dẫn trên một từ trường tăng dần từ cao xuống thấp, khi vật rơi xuống bởi trọng lực sẽ có từ thông qua nó tăng lên, tạo dòng Foucault phản kháng lại sự rơi này. Nếu vật làm bằng chất siêu dẫn, có điện trở bằng không, tạo ra dòng điện Foucault hoàn hảo (hiệu ứng Meissner), sinh ra lực điện phản kháng đủ lớn để có thể triệt tiêu hoàn toàn trọng lực đối kháng, cho phép tạo ra đệm từ trường, nâng vật nằm cân bằng trên không trung. Đệm từ có thể được ứng dụng để nâng tàu cao tốc, giảm ma sát (do ma sát chỉ có giữa thân tàu và không khí), tăng vận tốc chuyển động của tàu. Luyện kim: Hiệu ứng được ứng dụng trong các lò điện cảm ứng, đặc biệt phù hợp với nấu chảy kim loại trong chân không để tránh tác dụng hóa học của không khí xung quanh. Người ta đặt kim loại vào trong lò và rút không khí bên trong ra. Xung quanh lò quấn dây điện. Cho dòng điện xoay chiều có tần số cao chạy qua cuộn dây đó. Dòng điện này sẽ tạo ra trong lò một từ trường biến đổi nhanh, làm xuất hiện dòng điện Foucault mạnh và tỏa ra nhiệt lượng rất lớn đủ để nấu chảy kim loại. Cuộn dây cho dòng cao tần chạy qua thường là cuộn dây có dạng các ống rỗng, sử dụng nước làm mát ở bên trong đồng thời dòng điện cao tần sẽ chỉ dẫn trên lớp vỏ ngoài do hiệu ứng lớp da. Bếp từ (hay bếp điện cảm ứng): bếp từ sử dụng trong nội trợ cũng hoạt động theo nguyên tắc tương tự. Bếp này tạo ra, trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp, một từ trường biến đổi. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp là tốc độ đun nấu nhanh, do giảm được nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt dung của nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được thực hiện chính xác và dễ dàng hơn. Tuy nhiên bếp có thể có các hiệu ứng cảm ứng điện từ chưa được kiểm chứng đối với sức khỏe con người. Đồng hồ đo điện: Trong một số loại đồng hồ đo điện, người ta ứng dụng dòng điện Foucault để làm tắt nhanh dao động của kim đồng hồ. Người ta gắn vào một đầu của kim một đĩa kim loại nhỏ (bằng đồng hoặc nhôm), đặt đĩa này trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Khi kim chuyển động, đĩa kim loại cũng bị chuyển động theo. Từ thông qua đĩa thay đổi làm xuất hiện trong đĩa những dòng điện Foucault. Theo định luật Lenz, dòng điện Foucault tương tác với từ trường của nam châm gây ra lực chống lại sự chuyển động của đĩa. Kết quả là dao động của kim bị tắt đi nhanh chóng. Phanh (hay thắng hay thiết bị giảm tốc): Những loại phanh theo nguyên lý trên hiện nay được dùng làm phanh hãm cho xe tải, cần trục, tàu hỏa cao tốc, hay thậm chí xe đẩy, xe đạp,... Các bánh xe đều có đĩa kim loại. Khi cần giảm tốc độ, một từ trường mạnh được đưa vào các đĩa này (ví dụ bằng cách di động một nam châm vĩnh cửu ôm qua đĩa). Lợi điểm của phương pháp phanh này là phanh không bao giờ bị hao mòn, giảm chi phí bảo dưỡng. Đồng thời việc điều chỉnh lực giảm tốc cũng có thể được thực hiện chính xác hơn phanh ma sát thông thường. Trong y tế: có một liệu pháp gọi là gắng sức trên xe đạp (ergometry) sử dụng dòng điện Foucault để xác định bệnh thiếu máu cơ tim: Xe đạp có một bánh bằng đồng nằm giữa hai cực của một nam châm điện, khi bệnh nhân đạp xe tạo ra một dòng Foucault, sinh ra một lực cản được tính bằng Ws hay KGm. Người bệnh ngồi trên xe đạp, đạp với các mức gắng sức tăng dần, mỗi lần thử kéo dài từ 3 đến 5 phút, ghi lại điện tâm đồ và đo hệ số HA sau mỗi lượt thử (H là viết tắt của hypokinesia nghĩa là giảm động, A là viết tắt của akinesia nghĩa là bất động, dyskinesia nghĩa là loạn động). Máy phát điện: Dòng Foucault chạy trong kim loại chuyển động năng vật dẫn thành năng lượng của dòng điện, do vậy cũng được ứng dụng làm máy phát điện. Microphone: Tương tự như hoạt động của máy phát điện nêu trên, năng lượng của rung động âm thanh có thể được chuyển tải thành dòng điện, mang theo thông tin của âm thanh, dùng trong một số microphone. Dò kim loại: Dòng điện Foucault còn được dùng để tham dò chất lượng các thiết bị kim loại, như ống đổi nhiệt. Tham khảo Léon Foucault Điện động lực học
5850
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20B%C3%A0n
Điện Bàn
Điện Bàn là một thị xã đồng bằng ven biển nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Địa lý Thị xã Điện Bàn nằm ở phía bắc của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 45 km, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km, cách thành phố Hội An khoảng 10 km và có vị trí địa lý: Phía đông giáp thành phố Hội An và Biển Đông Phía tây giáp huyện Đại Lộc Phía nam giáp huyện Duy Xuyên Phía bắc giáp quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng. Thị xã Điện Bàn có diện tích 214,28 km², dân số năm 2019 là 226.564 người, trong đó: dân số thành thị là 94.395 người, chiếm 42% và dân số nông thôn là 132.169 người, chiếm 58%, mật độ dân số đạt 1.057 người/km². Lịch sử Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vùng đất Điện Bàn xưa thuộc đất Việt Thường Thị của vua Hùng. Từ năm 214 đến năm 205 TCN, thời nhà Tần, thuộc Tượng Quận. Từ năm 206 TCN đến năm 192 TCN, thời nhà Hán, thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192 đến năm 1306 thuộc vương quốc Chăm Pa. Sau cuộc hôn nhân huyền thoại của công chúa Trần Huyền Trân vào năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần để làm sính lễ. Năm 1307, hai châu Ô và Lý được đổi thành Thuận Châu, Hóa Châu. Vùng đất Điện Bàn thuộc phần đất phía nam của Hóa Châu. Năm 1435, địa danh Điện Bàn được Nguyễn Trãi ghi vào "Dư địa chí" gồm 95 xã thuộc phủ Triệu Phong của lộ Thuận Hóa. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1520, vua Lê Chiêu Tông đổi thành trấn Quảng Nam. Điện Bàn bấy giờ là một huyện thuộc phủ Triệu Phong của trấn Thuận Hóa. Năm 1602, Nguyễn Hoàng đổi thành dinh Quảng Nam và năm 1604, tách huyện Điện Bàn ra khỏi trấn Thuận Hóa, thăng lên thành phủ và nhập về Quảng Nam. Dinh trấn Quảng Nam đóng tại xã Thanh Chiêm, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc phường Điện Phương), do các công tử của Chúa Nguyễn lần lượt đến trấn thủ. Năm 1803, vua Gia Long lập dinh Quảng Nam gồm 2 phủ: Thăng Hoa và Điện Bàn. Phủ Điện Bàn gồm 2 huyện: Diên Phước và Hòa Vang. Năm 1806, dinh Quảng Nam đổi thành trực lệ Quảng Nam dinh thuộc Kinh Sư. Năm 1827, vua Minh Mạng cho đổi thành trấn Quảng Nam. Năm 1832, đổi trấn Quảng Nam thành tỉnh Quảng Nam. Năm 1833, tỉnh đường Quảng Nam được xây dựng tại làng La Qua (thành Vĩnh Điện). Năm 1899, Điện Bàn có thêm huyện Đại Lộc. Sang đầu thế kỷ XX, khi huyện, phủ thành những đơn vị hành chính riêng thì huyện Điện Bàn hôm nay chính là phần đất của huyện Diên Phước trước đây. Sau năm 1975, huyện Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 15 xã: Điện An, Điện Dương, Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Minh, Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Phong, Điện Phước, Điện Phương, Điện Quang, Điện Thắng, Điện Thọ, Điện Tiến và Điện Trung. Ngày 23 tháng 9 năm 1981, thành lập thị trấn Vĩnh Điện (thị trấn huyện lỵ huyện Điện Bàn) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Điện Minh. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam vừa tái lập. Ngày 7 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2005/NĐ-CP. Theo đó: Chia xã Điện Nam thành 3 xã: Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung và Điện Nam Đông Chia xã Điện Thắng thành 3 xã: Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung và Điện Thắng Nam. Ngày 10 tháng 3 năm 2014, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 222/QĐ-BXD công nhận thị trấn Vĩnh Điện mở rộng là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Cuối năm 2014, huyện Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Vĩnh Điện (huyện lỵ) và 19 xã: Điện An, Điện Dương, Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Minh, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Điện Phong, Điện Phước, Điện Phương, Điện Quang, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Trung. Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 889/NQ-UBTVQH13. Theo đó: Thành lập thị xã Điện Bàn trên cơ sở toàn bộ 21.471 ha diện tích tự nhiên, 229.907 người của huyện Điện Bàn Chuyển thị trấn Vĩnh Điện và 6 xã: Điện An, Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Dương thành 7 phường có tên tương ứng. Sau khi thành lập, thị xã Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 phường và 13 xã. Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 727/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023). chuyển 5 xã Điện Minh, Điện Phương, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung thành 5 phường có tên tương ứng. Thị xã Điện Bàn có 12 phường và 8 xã như hiện nay. Hành chính Thị xã Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường: Điện An, Điện Dương, Điện Minh, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Điện Phương, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung, Vĩnh Điện và 8 xã: Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Phong, Điện Phước, Điện Quang, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Trung. Kinh tế Điện Bàn là thị xã của tỉnh Quảng Nam, với khu vực phường Vĩnh Điện (trung tâm thị xã) sầm uất, với khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc. Trong những năm trở lại đây, kinh tế - xã hội Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Vì vậy, việc xây dựng Điện Bàn trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn với các chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của Bắc Quảng Nam; trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục – đào tạo của khu vực là tất yếu khách quan nhằm tranh thủ thời cơ và khai thác lợi thế vốn có của huyện. Thị xã Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn Văn Tiếp, bánh tráng Phú Triêm... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gò Nổi vì đất bồi rất phì nhiêu do lũ lụt đem đến. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ 2007-2009, Điện Bàn đã phát triển khá cao ở ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cơ cấu kinh tế chuyển đổi nhanh theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp (74-17-9%). Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn bình quân hằng năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Riêng vốn ngân sách thị xã đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006- 2009 đã là 255 tỷ đồng. Nhiều khu đô thị mới như: Điện Nam - Điện Ngọc, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, phường Vĩnh Điện (trung tâm thị xã) và các khu dân cư... được đầu tư đúng mức. Đặc biệt Điện Bàn đã phát triển được 10 cụm công nghiệp, thương mại và dịch vụ (cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 và 2, Cẩm Sơn, An Lưu, Thương Tín 1 và 2, Nam Dương, Bồ Mưng, Vân Ly, Bích Bắc). Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp Trảng Nhật 2, An Lưu... cơ bản hoàn thành. Tính đến nay, đã có 50 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng mức vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng, trong đó 30 đơn vị đã đi vào sản xuất giải quyết được hơn 3.000 lao động tại địa phương có công ăn việc làm ổn định. Cùng với tuyến đường ĐT603A đã hoàn thành, các khu du lịch ven biển Điện Dương-Điện Ngọc, khu du lịch sinh thái Bồ Bồ, bãi tắm Hà My đã có 15 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư là 550 tỷ đồng và 1.132 triệu USD. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của thị xã còn thấp, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm bởi rác thải từ các khu công nghiệp, du lịch, dân cư chưa được giải quyết triệt để. Cùng với đó là nạn khai thác trái phép cát lòng sông và tàn phá rừng đầu nguồn; tình trạng sạt lở, cuốn trôi, bồi cát tại khu vực ven sông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân các xã Điện Hồng, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong... Kinh tế hộ sản xuất nhỏ, manh mún, không thích ứng được với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường... Trong xu thế phát triển chung, tuy có nhiều khó khăn thách thức nhưng với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, vì vậy Điện Bàn vẫn tiếp tục giữ vai trò động lực của khu vực Bắc Quảng Nam. Hiện nay thị xã Điện Bàn đang triển khai xây dựng khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc nằm trên địa bàn các phường Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Ngọc. Du lịch Thị xã Điện Bàn còn có tháp Bằng An, một di tích văn hóa Chăm là tháp chăm duy nhất còn lại của Việt Nam có thân hình bát giác, được xem như là một Linga khổng lồ. Bãi biển Hà My phường Điện Dương, đã được xây dựng và phát triển nhanh chóng. Đây được xem là khu du lịch phát triển nhất của thị xã Điện Bàn hiện nay. Điện Phương nổi tiếng các làng nghề truyền thống như đúc đồng, gốm, gỗ mỹ nghệ Nguyễn Văn Tiếp, dệt chiếu, mỳ Quảng Phú Chiêm, bê thui Cầu Mống, khu du lịch Bồ Bồ... Hạ tầng Hiện nay, trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Hera Complex Riverside, khu đô thị Hội An Green Village, khu đô thị Gaia City, khu đô thị Vĩnh Điện Center House, khu đô thị Bách Đạt, khu đô thị Mỹ Gia Nam Đà Nẵng, khu đô thị Coco Gardenia, khu đô thị Coco Garden City, khu đô thị Sakura Central Park, khu đô thị Điện Dương New City, khu đô thị số 4 Điện Bàn, khu đô thị Ngọc Dương Riverside, khu đô thị Dương Ngọc, khu đô thị The Vista, khu đô thị An Cư, khu đô thị Coco Center House, khu đô thị Thái Dương 2, khu đô thị Coco Riverside City, khu đô thị An Thịnh, khu đô thị Sentosa Riverside, khu đô thị An Phú Quý, khu đô thị Green City, khu đô thị Vision City, khu đô thị Ngân Câu - Ngân GIang, khu đô thị Phố Chợ Điện Ngọc, khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc... Người nổi tiếng Nhà chí sĩ Trần Quý Cáp Tri phủ Điện Bàn đầu tiên: Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân Nhà chí sĩ Hoàng Diệu Nhà chí sĩ Phạm Phú Thứ Nhà chí sĩ Trần Cao Vân Nhà chi sĩ Ông Ích Khiêm Hoàng giáp Phạm Như Xương Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ Quan Thượng thư Trương Công Hy Nữ Anh hùng Trần Thị Lý Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Phan Vinh Anh hùng liệt sĩ Võ Như Hưng Trung tướng Hoàng Văn Thái Nhà thơ Thu Bồn Nhà Quảng Nam học Nguyễn Văn Xuân Nhà chí sĩ Phan Thúc Duyện Nhà chí sĩ Phan Thành Tài Nhà chí sĩ Phạm Liệu Nhà ngoại giao Nguyễn Thành Ý Nhà thơ Phan Khôi Nhà cách mạng Phan Bôi Nhà toán học Hoàng Tụy Nhà toán học Ngô Việt Trung Giáo sư Hoàng Phê Giáo sư Trần Văn Thọ Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng Giáo sư Lê Trí Viễn Giáo sư Lê Đình Kỵ Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình Nhà báo Phan Thanh Ủy viên BCT Phan Diễn Nhà kinh tế Bùi Kiến Thành Nhà chí sĩ Lê Đình Thám Soạn giả Tống Phước Phổ Soạn giả Nguyễn Hiển Dĩnh Nhà giáo Lê Công Cơ Thượng tướng Lê Thế Tiệm Thiếu tướng Phạm Bân Tham khảo Liên kết ngoài Trang web của thị xã Điện Bàn Đô thị Việt Nam loại IV Thị xã ven biển Việt Nam
5854
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20c%E1%BB%A5%20truy%20v%E1%BA%A5n%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u
Công cụ truy vấn dữ liệu
Công cụ truy vấn dữ liệu, tên ngắn hơn là công cụ tìm kiếm (tiếng Anh: search engine), là một loại chương trình tiện ích được nhiều trang Web hay các phần mềm ứng dụng hỗ trợ nhằm giúp cho người dùng có thể tìm kiếm cụm từ, bài viết, đề tài, tập tin, hay dữ liệu được cung cấp bởi trang Web (hay bởi chính phần mềm ứng dụng) đó một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Hình thức Về hình thức thì thường một công cụ tìm kiếm thường được đặt chung với GUI (giao diện đồ họa) trong một khung riêng hay trong một menu. Phần chính của công cụ này là một khung chữ (hay hộp chữ, tiếng Anh: text box). Để kiếm một cụm từ, đề tài, bài viết, hay dữ liệu thì người dùng chỉ cần gõ vào đó các từ hay cụm từ liên quan. Cụm từ này được gọi là từ khoá (keyword). Sau khi nhấn nút ra lệnh (search) thì trang Web sẽ trả về danh sách các trang WEB hay trang mà nội dung có chứa từ khoá. Nếu không tìm ra thì hoặc sẽ báo lỗi hoặc hiển thông báo không tìm thấy và yêu cầu người dùng thực hiện những bước khác. Công cụ tìm kiếm có thể chỉ đơn giản tìm các cụm từ trong các tựa bài viết hay phức tạp hơn là được hỗ trợ bằng các máy truy tìm mà đa số là dùng Google. Tuỳ theo sự phát triển về phần mềm của công cụ tìm kiếm, nó có thể có những hỗ trợ đặc biệt. Một số công cụ tìm kiếm có khả năng truy tìm một lần nhiều cụm từ hay tìm các cụm từ thoả mãn các điều kiện khác nhau. Trong trường hợp này thì hỗ trợ thường được tăng cường bởi các phép toán. Chẳng hạn, người ta có thể kiếm các bài viết phải có mặt hai cụm từ cùng một lúc qua phép toán lôgic AND (còn được biết là phép toán lôgic +). Vài thí dụ Công cụ tìm kiếm kiếm của Wikipedia: Chỉ tìm ra tên tựa bài của văn bản nào trùng hợp với từ khoá. Công cụ tìm kiếm của phần mềm ứng dụng Microsoft Word: để mở công cụ tìm kiếm, người dùng có thể nhấp chuột lên menu"Edit"rồi chọn menu con"Find". Công cụ này chỉ cho phép tìm kiếm cụm từ nội bên trong một hồ sơ văn bản. Công cụ tìm kiếm của hệ điều hành Microsoft Windows và Adobe Reader: Cả hai công cụ này cho phép kiếm các hồ sơ có chứa từ khoá trong một hồ sơ, một thư mục hay trong tất cả các ổ đĩa của máy tính. Cơ chế hoạt động Do sự khác nhau về chức năng và mụch đích của công cụ truy tìm. cơ chế hoạt động của các công cụ tìm kiếm có thể khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên, nguyên tắc chung vẫn là: Công cụ tìm kiếm sẽ dựa trên một cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này được thiết lập từ tất cả các từ có mặt trong các tệp hay các bài văn bản bằng cách chỉ số hoá (indexing) các từ đó. Khi có một yêu cầu (request) thì công cụ tìm kiếm sẽ dựa trên các chỉ số tương ứng và truy ngược về văn bản nguồn. Đồng thời máy có thể dùng thêm các thuật toán chuyên biệt để phân định số lần xuất hiện của một từ hay một cụm từ trong các văn bản để dùng cho phân loại, xếp hạng hay hỗ trợ các phép toán. Trường hợp công cụ truy tìm không thể tìm ra đáp án thì nó có thể trả lời bằng cách báo lỗi hay có những phương thức xử lý khác tuỳ theo nhu cầu của người thiết kế phần mềm. Phân biệt với Máy truy tìm dữ liệu Tham khảo Hệ thống truy hồi thông tin Khoa học thông tin
5858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20b%E1%BB%81%20m%E1%BA%B7t
Hiệu ứng bề mặt
Hiệu ứng bề mặt là xu hướng của dòng điện xoay chiều phân bổ nó trong dây dẫn với mật độ dòng điện gần bề mặt dây dẫn lớn hơn so với ở gần lõi của nó. Nó sinh ra điện trở đủ lớn của dây dẫn với sự tăng lên của tần số dòng điện. Hiệu ứng này lần đầu tiên được giải thích bởi Lord Kelvin năm 1887. Nikola Tesla và Joseph Stefan cũng phát hiện ra hiệu ứng bề mặt này. Hiệu ứng này có tầm quan trọng thực tế trong thiết kế sự truyền tải và phân phối điện năng, cũng như trong các đoạn mạch sử dụng sóng radio và vi sóng. Biểu diễn dưới dạng toán học, mật độ dòng điện J trong dây dẫn giảm theo cơ số mũ theo độ sâu δ như sau: J = e − δ / d Trong đó: d là hằng số được gọi là hằng số độ sâu bề mặt. Nó được định nghĩa như là độ sâu dưới bề mặt của dây dẫn, mà từ đó mật độ dòng điện chỉ bằng 1/e (khoảng 0,37) lần mật độ dòng điện ở bề mặt. Nó có thể tính như sau: trong đó: ρ = suất điện trở của dây dẫn ω = tần số góc của dòng điện = 2π × tần số μ = độ thẩm từ tuyệt đối của dây dẫn Điện trở của một tấm phẳng (dày hơn nhiều so với d) đối với dòng điện xoay chiều là chính xác bằng điện trở của tấm với độ dày d đối với dòng điện một chiều. Đối với các dây dẫn dài, mỏng thì điện trở là xấp xỉ bằng điện trở của một ống dây dẫn rỗng với độ dày của vách là d khi chuyển tải dòng một chiều. Ví dụ, đối với dây dẫn tròn, điện trở xấp xỉ: trong đó: L = độ dài của dây dẫn D = đường kính của dây dẫn Phép tính xấp xỉ cuối cùng trên đây là tương đối chính xác khi D >> d. Làm giảm điện trở Một dạng của dây cáp được gọi là dây Litz (từtiếng Đức Litzendraht, nghĩa là dây dệt) được sử dụng để làm giảm hiệu ứng bề mặt cho các tần số từ vài kHz tới khoảng 1 MHz. Nó là một số các dây dẫn cô lập được bện cùng với nhau theo một kiểu mẫu được thiết kế cẩn thận từ trước, vì thế từ trường tổng thể sẽ tác động lên các dây dẫn này tương đương nhau và kết quả là dòng điện tổng cộng sẽ dược phân bổ tương đương giữa chúng. Dây Litz thông thường được sử dụng trong các dây quấn của các máy biến thế tần số cao, để tăng hiệu quả của chúng. Các máy biến thế công suất lớn được quấn bằng các dây dẫn tương tự như dây Litz, nhưng có tiết diện lớn hơn. Trong các ứng dụng khác, dây dẫn đặc được thay thế bởi các dây hình ống rỗng, chúng có cùng điện trở ở tần số cao nhưng tất nhiên là nhẹ hơn. Các dây dẫn đặc hay dạng ống có thể là được mạ bạc, tạo ra một dây dẫn tốt hơn (là vật liệu dẫn điện tốt nhất trong điều kiện tự nhiên, chỉ thua có vật liệu siêu dẫn) đồng trên bề mặt của dây dẫn. Các dây dẫn mạ bạc này có hiệu quả ở các tần số VHF và vi sóng. Vì độ sâu bề mặt rất nhỏ (lớp dẫn điện) ở các tần số này nên nó có nghĩa là các vật liệu mạ bạc có thể được sử dụng một cách kinh tế hơn với độ dày lớn hơn một chút so với độ sâu bề mặt. Ví dụ Trong dây đồng, độ sâu bề mặt ở các tần số khác nhau được thể hiện trong bảng dưới đây. Xem thêm Sóng bề mặt Tham khảo Liên kết ngoài (bằng Tiếng Anh) Skin Effect and HiFi Cables Điện từ học B Truyền tải điện Điện tử học
5861
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20tr%E1%BB%9F%20v%C3%A0%20%C4%91i%E1%BB%87n%20d%E1%BA%ABn
Điện trở và điện dẫn
Trong điện tử và điện từ học, điện trở của một vật là đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật đó. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là hay độ dẫn điện, và là đặc trưng cho khả năng cho dòng điện chạy qua. Điện trở có một số tính chất tương tự như ma sát trong cơ học. Đơn vị SI của điện trở là ohm (), còn của điện dẫn là siemens (S) (trước gọi là "mho" và ký hiệu bằng ). Điện trở của một vật chủ yếu phụ thuộc vào chất liệu làm nên nó. Những vật làm từ chất cách điện như cao su thường có điện trở cao và điện dẫn thấp, trong khi những vật làm từ chất dẫn điện như kim loại thì có điện trở thấp và điện dẫn cao. Mối quan hệ này được biểu diễn bằng điện trở suất và điện dẫn suất. Tuy nhiên, điện trở và điện dẫn không chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật liệu mà còn thay đổi theo hình dạng và kích thước của vật thể bởi chúng là những đại lượng ngoại diên chứ không nội hàm. Ví dụ, một dây dẫn dài và mảnh có điện trở lớn hơn dây dẫn ngắn và dày. Mọi vật đều cản trở dòng điện ở mức độ nhất định, trừ chất siêu dẫn có điện trở bằng không. Điện trở của một vật được định nghĩa bằng tỉ số giữa điện áp và dòng điện qua nó, còn điện dẫn thì ngược lại: Đối với nhiều vật liệu và điều kiện, và tỉ lệ thuận với nhau, và do đó và là hằng số (mặc dù chúng vẫn phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, chất liệu của vật và những yếu tố khác như nhiệt độ hay biến dạng). Quan hệ tỉ lệ này được gọi là định luật Ohm, và những vật liệu tuân theo nó được gọi là vật liệu ohmic. Với một số linh kiện, như máy biến áp, diode hay pin, và không hoàn toàn tỉ lệ thuận với nhau. Đôi khi tỉ số vẫn có ích, và được gọi là điện trở dây cung hay điện trở tĩnh, bởi chúng tương ứng với nghịch đảo độ dốc của một dây cung giữa gốc tọa độ và đặc tuyến V–A. Trong những trường hợp khác, đạo hàm thường được sử dụng; đại lượng này được gọi là điện trở vi sai. Giới thiệu Trong mối tương quan thủy lực, dòng điện chạy trong dây (hoặc điện trở) giống như nước chảy trong ống, và độ giảm điện áp trên dây giống như độ giảm áp suất đẩy nước qua ống. Điện dẫn tỉ lệ với tốc độ dòng chảy với một áp suất cho trước, và điện trở tỉ lệ với áp suất cần để đạt được một dòng chảy. Điện trở và điện dẫn của một dây dẫn, điện trở hay linh kiện khác thường phụ thuộc vào hai yếu tố chính: hình học (hình dạng), và vật liệu Hình học bởi khó đẩy nước qua một ống dài, nhỏ, hơn là một ống ngắn, dày. Tương tự, một dây đồng dài mảnh có điện trở cao hơn (độ dẫn điện thấp hơn) một dây đồng ngắn, dày. Vật liệu cũng quan trọng vì một ống chứa đầy tóc sẽ ngăn cản dòng chảy của nước hơn là một ống rỗng với cùng hình dạng và chiều kích. Tương tự, electron có thể dễ dàng chạy qua một dây đồng, nhưng khó chạy qua một dây thép cùng hình dạng và kích cỡ, và hầu như không thể chạy qua một chất cách điện như cao su. Sự khác nhau giữa đồng, thép và cao su là do cấu trúc hiển vi và cấu hình electron của chúng, và được đặc trưng bởi điện trở suất. Điện trở và điện dẫn Những vật cho dòng điện chạy qua được gọi là vật dẫn điện (). Một thiết bị với điện trở nhất định để dùng trong mạch được gọi là một điện trở (). Vật dẫn điện được làm từ những vật liệu có độ dẫn điện cao như kim loại, nhất là đồng và nhôm. Mặt khác, điện trở được làm từ nhiều loại vật liệu tùy thuộc vào điện trở cần có, lượng năng lượng phân tán, độ chính xác và giá thành. Định luật Ohm Với nhiều vật liệu, cường độ dòng điện qua vật tỉ lệ thuận với điện áp trên nó: với một khoảng rộng các điện áp và dòng điện. Do đó, điện trở và điện dẫn của những vật hay linh kiện đó không thay đổi. Quan hệ này được gọi là định luật Ohm, và những vật liệu tuân theo nó được gọi là vật liệu ohmic. Dây dẫn và điện trở là những ví dụ của linh kiện ohmic. Đồ thị biểu diễn dòng điện–điện áp của một thiết bị ohmic là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ với độ dốc dương. Nhiều linh kiện và vật liệu dùng trong điện tử không tuân theo định luật Ohm; dòng điện không tỉ lệ thuận với điện áp, do đó điện trở thay đổi phụ thuộc vào điện áp và dòng điện đi qua nó. Chúng được gọi là phi tuyến tính hay phi ohmic. Diode và đèn huỳnh quang là một số ví dụ của thiết bị không ohmic. Đặc tuyến V–A của chúng là một đường cong. Liên hệ với điện trở suất và điện dẫn suất Điện trở của một vật phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: vật liệu và hình dạng của nó. Với một vật liệu cho trước, điện trở của vật tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện và tỉ lệ thuận với chiều dài của vật. Do đó, trong trường hợp vật có tiết diện không đổi, điện trở và điện dẫn của vật có thể được tính bằng trong đó là chiều dài vật dẫn, tính bằng mét (m), là diện tích tiết diện của vật, tính bằng mét vuông (m²), (rho) là điện trở suất của chất làm nên vật, tính bằng ohm-mét (Ω·m), (sigma) là điện dẫn suất của chất làm nên vật, tính bằng siemens trên mét (S·m−1). Điện trở suất là đại lượng biểu thị khả năng cản trở dòng điện của một vật liệu. Điện trở suất và điện dẫn suất là những hằng số tỉ lệ nên chỉ phụ thuộc vào chất liệu của vật mà không phụ thuộc vào hình dạng của vật. Điện dẫn suất là nghịch đảo của điện trở suất: Công thức trên không hoàn toàn chính xác và chỉ đúng trong trường hợp mật độ dòng điện là như nhau ở mọi nơi trong vật. Tuy nhiên, công thức là một xấp xỉ tốt đối với những vật dẫn dài như dây điện. Một trường hợp khác mà công thức trên không chính xác là với dòng điện xoay chiều (AC), bởi hiệu ứng bề mặt ngay dòng điện chạy ở trung tâm vật dẫn. Vì lý do này, tiết diện hình học của vật khác với tiết diện hiệu dụng mà dòng điện chạy qua, nên điện trở cao hơn so với bình thường. Tương tự, nếu hai vật dẫn đặt gần nhau có dòng điện AC chạy qua, điện trở của chúng sẽ tăng do hiệu ứng lân cận. Ở tần số điện thương mại, những hiệu ứng này tác động lớn với những dây dẫn cường độ cao, như những busbar ở các phân trạm điện, hoặc những cáp điện vói cường độ cỡ vài trăm ampe. Điện trở suất của những vật liệu khác nhau có thể chênh lệch rất lớn. Ví dụ như điện dẫn suất của teflon thấp hơn của đồng khoảng 1030 lần, còn bán dẫn nằm ở khoảng giữa và thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đo lường Dụng cụ để đo điện trở được gọi là ohm kế. Những ohm kế đơn giản không thể đo chính xác điện trở thấp vì điện trở của chính ohm kế làm gián đoạn việc đo lường, nên những thiết bị chính xác hơn như four-terminal sensing được dùng. Điện trở tĩnh và vi sai Nhiều linh kiện điện tử như diode và pin điện không tuân theo định luật Ohm. Chúng được gọi là không ohmic hay phi tuyến tính, và đặc tuyến Volt–Ampere của chúng không phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Điện trở và điện dẫn vẫn có thể được định nghĩa cho những linh kiện không ohmic. Tuy nhiên, khác với điện trở ohmic, điện trở phi tuyến tính không phải là hằng số mà thay đổi phụ thuộc vào điện áp hay dòng điện qua vật. Hai loại điện trở khi ấy là: Mạch điện xoay chiều Trở kháng và dẫn nạp Khi dòng điện xoay chiều chạy trong mạch, mối quan hệ giữa cường độ và điện áp qua các linh kiện không chỉ phụ thuộc vào tỉ số độ lớn, mà còn phụ thuộc vào độ lệch pha giữa chúng. Ví dụ, trong một điện trở lý tưởng, khi điện áp đạt cực đại thì dòng điện cũng đạt cực đại (cường độ và điện áp cùng pha). Nhưng với một tụ điện hay cuộn cảm, dòng điện đạt cực đại khi điện áp bằng không và ngược lại (cường độ và điện áp vuông pha). Để biểu diễn cả biên độ và pha của dòng điện và điện áp, ta dùng số phức: trong đó là thời gian, và là các hàm số theo thời gian, và là biên độ của điện áp và cường độ, là tần số góc của dòng điện xoay chiều, là độ lệch pha, là đơn vị ảo. Khi ấy điện áp và cường độ dòng điện là phần thực của và . Nếu xét tỉ số giữa và : được gọi là trở kháng hay tổng trở, còn được gọi là dẫn nạp hay tổng dẫn. Trở kháng và dẫn nạp có thể được phân tích thành phần thực và phần ảo tương ứng: trong đó là điện trở, là điện dẫn, là điện kháng và là điện nạp. Đối với điện trở lý tưởng, và tinh giản và lần lượt bằng và , nhưng đối với mạch AC chứa tụ điện và cuộn cảm, và là khác không. Trong mạch xoay chiều, ta có tương tự như trong mạch một chiều. Tính chất vật lý Tính chất dẫn điện, hay cản trở điện, của nhiều vật liệu có thể giải thích bằng cơ học lượng tử. Mọi vật liệu đều được tạo nên từ mạng lưới các nguyên tử. Các nguyên tử chứa các electron, có năng lượng gắn kết với hạt nhân nguyên tử nhận các giá trị rời rạc trên các mức cố định. Các mức này có thể được nhóm thành 2 nhóm: vùng dẫn và vùng hóa trị thường có năng lượng thấp hơn vùng dẫn. Các electron có năng lượng nằm trong vùng dẫn có thể di chuyển dễ dàng giữa mạng lưới các nguyên tử. Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu miếng vật liệu, một điện trường được thiết lập, kéo các electron ở vùng dẫn di chuyển nhờ lực Coulomb, tạo ra dòng điện. Dòng điện mạnh hay yếu phụ thuộc vào số lượng electron ở vùng dẫn. Các electron nói chung sắp xếp trong nguyên tử từ mức năng lượng thấp đến cao, do vậy hầu hết nằm ở vùng hóa trị. Số lượng electron nằm ở vùng dẫn tùy thuộc vật liệu và điều kiện kích thích năng lượng (nhiệt độ, bức xạ điện từ từ môi trường). Chia theo tính chất các mức năng lượng của electron, có sáu loại vật liệu chính sau: {| class="wikitable" |- !Vật liệu!!Điện trở suất, ρ (Ωm) |- |Siêu dẫn |0 |- |Kim loại || |- |Bán dẫn || thay đổi mạnh |- |Chất điện phân |thay đổi mạnh |- |Cách điện || |- |Superinsulators | |} Lý thuyết vừa nêu không giải thích tính chất dẫn điện cho mọi vật liệu. Vật liệu như siêu dẫn có cơ chế dẫn điện khác, nhưng không nêu ở đây do vật liệu này không có điện trở. Sự phụ thuộc nhiệt độ Thay đổi điện trở theo nhiệt độ Điện trở của kim loại tăng lên khi bị nung nóng. Hệ số nhiệt độ (Alpha) của điện trở là lượng tăng điện trở của một dây dẫn có điện trở 1 ôm khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C (hệ số alpha được ghi ở bảng) Điện trở của một chất bán dẫn điển hình giảm theo cơ số mũ với sự tăng lên của nhiệt độ Năng lượng điện thất thoát dưới dạng nhiệt Khi dòng điện có cường độ I chạy qua một vật có điện trở R, điện năng được chuyển thành nhiệt năng thất thoát có công suất trong đó: PR là công suất, đo theo W I là cường độ dòng điện, đo bằng A R(T) là điện trở, đo theo Ω Hiệu ứng này có ích trong một số ứng dụng như đèn điện dây tóc hay các thiết bị cung cấp nhiệt bằng điện, nhưng nó lại là không mong muốn trong việc truyền tải điện năng. Các phương thức chung để giảm tổn thất điện năng là: sử dụng vật liệu dẫn điện tốt hơn, hay vật liệu có tiết diện lớn hơn hoặc sử dụng hiệu điện thế cao. Các dây siêu dẫn được sử dụng trong một số ứng dụng đặc biệt, nhưng khó có thể phổ biến vì giá thành cao và nền công nghệ vẫn chưa phát triển. Năng lượng điện truyền Năng lượng điện truyền không có thất thoát dưới dạng nhiệt Xem thêm Bộ chia điện thế Điện áp rơi Điện trở suất và điện dẫn suất Đơn vị điện từ SI Hiệu ứng Hall lượng tử Lượng tử dẫn Mạch nối tiếp và song song Nhiệt trở Nhiễu Johnson–Nyquist Tham khảo Liên kết ngoài Điện trở Sách học điện tử trên Wikibooks Đại lượng vật lý Điện học Điện từ học Điện trở và điện dẫn Linh kiện điện tử
5887
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A3p%20s%E1%BB%91
Hợp số
Hợp số là một số tự nhiên có thể biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên khác nhỏ hơn nó. Một định nghĩa khác tương đương: hợp số là số chia hết cho các số khác ngoài 1 và chính nó. Mọi số nguyên dương bất kỳ hoặc là 1, hoặc là số nguyên tố, hoặc là hợp số. Định lý cơ bản của số học nói rằng mọi hợp số đều phân tích được dưới dạng tích các số nguyên tố và cách biểu diễn đó là duy nhất nếu không tính đến thứ tự của các thừa số.. Thuộc tính Mọi số chẵn lớn hơn 2 đều là hợp số. Một không phải là số nguyên tố. Hợp số nhỏ nhất là 4. đối với mọi hợp số n lớn hơn 4 (định lý Wilson). Xem thêm Số nguyên tố Chú thích Tham khảo Lý thuyết số Số học
5889
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20s%E1%BB%91%20tr%E1%BB%ABu%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng
Đại số trừu tượng
Đại số trừu tượng là một ngành toán học liên quan đến việc nghiên cứu các cấu trúc đại số như nhóm, vành (toán học), trường, hay các cấu trúc tổng quát khác. Thuật ngữ đại số trừu tượng được sử dụng để phân biệt với đại số sơ cấp hay "đại số phổ thông", trong đó người ta giảng dạy các quy tắc chính xác để biến đổi các công thức và các biểu thức toán học đối với số thực và số phức, và biến số. Đại số trừu tượng trong thời gian nửa đầu của thế kỷ 20 được biết đến như là đại số hiện đại. Thuật ngữ đại số trừu tượng nhiều khi được sử dụng để chỉ đại số nói chung. Lịch sử và ví dụ Về mặt lịch sử, các cấu trúc đại số thông thường xuất hiện đầu tiên trong các nhánh khác của toán học và được nêu ra như là các tiên đề, sau đó mới được nghiên cứu đúng bản chất của chúng trong đại số trừu tượng. Vì điều này, đại số trừu tượng có các mối liên hệ liên quan tới tất cả các nhánh khác của toán học. Ví dụ về các cấu trúc đại số với phép tính hai ngôi duy nhất là: Các magma, Các tựa nhóm, Các monoid, nửa nhóm và quan trọng nhất nhóm. Các ví dụ phức tạp hơn có: vành và trường Các mô-đun và không gian véctơ đại số kết hợp và đại số Lie Các lưới và đại số Bool Các đại số phổ dụng. Lý thuyết Galois Trong đại số chung, tất cả các định nghĩa và cơ sở lập luận này được tập hợp lại để áp dụng tương đương cho mọi cấu trúc đại số. Tất cả các lớp các đối tượng trên đây cùng với khái niệm tính đồng hình, tạo thành các phạm trù, và thuyết phạm trù thường xuyên cung cấp hình thức để chuyển đổi và so sánh các cấu trúc đại số khác nhau. Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) John Beachy:Abstract Algebra On Line , Comprehensive list of definitions and theorems. Joseph Mileti: Mathematics Museum: Abstract Algebra , A good introduction to the subject in real-life terms.
5892
https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy%20Xuy%C3%AAn
Duy Xuyên
Duy Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Địa lý Huyện Duy Xuyên nằm ở phía bắc của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông Phía tây giáp huyện Đại Lộc và huyện Nông Sơn Phía nam giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình Phía bắc giáp thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn. Huyện Duy Xuyên có diện tích 297,85 km², dân số năm 2019 là 126.686 người, mật độ dân số đạt 425 người/km². Huyện ly là thị trấn Nam Phước nằm cạnh đường quốc lộ 1, cách thành phố Hội An khoảng 3 km về hướng tây. Huyện cũng là nơi có quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và đường sắt Bắc Nam chạy qua. Hành chính Huyện Duy Xuyên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nam Phước (huyện lỵ) và 13 xã: Duy Châu, Duy Hải, Duy Hòa, Duy Nghĩa, Duy Phú, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Thành, Duy Thu, Duy Trinh, Duy Trung, Duy Vinh. Lịch sử Sau năm 1975, huyện Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, bao gồm 11 xã: Duy An, Duy Châu, Duy Hòa, Duy Nghĩa, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Thành, Duy Trinh, Duy Trung và Duy Vinh. Ngày 21 tháng 3 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 27-HĐBT. Theo đó: Thành lập thị trấn Duy Xuyên, thị trấn huyện lỵ huyện Duy Xuyên trên cơ sở 275 ha diện tích tự nhiên và 6.340 người của xã Duy An, 135 ha diện tích tự nhiên và 2.134 người của xã Duy Trung Chia xã Duy Tân thành 3 xã: Duy Tân, Duy Phú và Duy Thu Chia xã Duy Nghĩa thành 2 xã: Duy Nghĩa và Duy Hải. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, hợp nhất thị trấn Duy Xuyên và xã Duy An thành thị trấn Nam Phước. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam vừa tái lập, bao gồm 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay. Kinh tế - xã hội Huyện còn có khu công nghiệp Tây An đang được xúc tiến các thủ tục đầu tư xây dựng. Về nông nghiệp, Duy Xuyên nổi tiếng với nghề tơ tằm, tại khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước và xã Duy Trinh. Duy Xuyên nổi tiếng đất Quảng là miền đất học, với ngôi trường mang tên Phan Bội Châu, trường Trung hoc Phổ thông Sào Nam, ngôi trường được nhận danh hiệu anh hùng lao động. Trường đứng đầu tỉnh về chất lượng giáo dục với 50% học sinh xếp loại học lục khá giỏi, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước khoảng 80%/năm, nhiều thí sinh của trường còn là thủ khoa của các trường đại học cao đẳng trong các kì tuyển sinh. Văn hóa Duy Xuyên nổi tiếng với di sản thế giới Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm. Ngoài ra, Duy Xuyên còn có kinh thành Trà Kiệu, có thủy điện Duy Sơn, đập Vĩnh Trinh. Người nổi tiếng Nhạc sĩ Thuận Yến Nhà văn Nguyễn Thành Long Giáo sư Trương Anh Tú Cầu thủ bóng đá Huỳnh Tấn Sinh Phó Chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh Chú thích Liên kết ngoài Huyện duyên hải Việt Nam
5894
https://vi.wikipedia.org/wiki/IRC
IRC
Bài này giải thích về dạng liên lạc trên Internet. Để đọc về các nghĩa khác, xem IRC (định hướng). IRC là chữ viết tắt từ cụm từ Internet Relay Chat (Chat chuyển tiếp Internet) trong tiếng Anh. IRC là một dạng liên lạc cấp tốc qua mạng Internet. Nó được thiết kế với mục đích chính là cho phép các nhóm người trong một phòng thảo luận (channel) liên lạc với nhau. Tuy nhiên, nó cũng cho phép hai người dùng liên lạc riêng nếu họ thích. Hiện nay IRC là mạng trò chuyện trực tuyến lớn, có vài triệu kênh trên máy phục vụ trên khắp thế giới. Giao thức viễn thông này cũ hơn IM; IRC từng là hoàn toàn dựa vào nhập thô ASCII. Tuy nhiên, hiện thời có một số ứng dụng đồ họa làm cho dễ sử dụng IRC hơn, gần bằng dùng IM. Ngoài tán gẫu, IRC còn dùng để chia sẻ tập tin và tư liệu theo hình thức mạng ngang hàng. Sự sử dụng của các kênh IRC đã giảm thường xuyên vào năm 2003, mất đi 60% của số người dùng. Vào tháng 4 năm 2011, 100 kênh IRC phục vụ hơn nửa triệu người cùng một thời điểm. Phần mềm Có nhiều ứng dụng khách IRC cho người dùng trên bất kỳ hệ điều hành. Một ứng dụng phổ biến là XChat. XChat là phần mềm miễn phí trên Linux/BSD, mặc dù phiên bản trên Windows là phần mềm dùng thử trong 30 ngày, cũng đã được dịch sang tiếng Việt. Conversation là một thí dụ của ứng dụng khách IRC mới, dễ dùng, dựa vào đồ họa. Không cần học hiểu lại cách sử dụng lệnh IRC. Các ứng dụng khách Jabber cũng có khả năng trò chuyện qua IRC, nhưng chưa có truyền tải hữu hiệu. Chương trình thông dụng khác để truy cập vào các máy chủ IRC là KVIrc và mIRC. mIRC là một phần mềm chia sẻ (shareware) dành cho người sử dụng IRC trên Windows (không hoạt động trên các hệ điều hành khác như Linux, Mac OS, PalmOS, Epoc, Atari's...), được sáng tạo, phát triển và đăng ký bản quyền bởi Khaled Mardam-Bey (). Lịch sử IRC được sáng tạo ra bởi Jarkko Oikarinen (bí danh "WiZ") vào khoảng cuối tháng 8 năm 1988 để thay thế một chương trình có tên là MUT (MultiUser Talk) trên một kênh BBS gọi là OuluBox tại Phần Lan. Ông tìm được cảm hứng cho dự án của mình từ hệ thống Bitnet Relay Chat của mạng Bitnet. IRC được nhiều người chú ý đến từ khi nó được dùng sau sự kiện "tấm màn sắt" (Iron Curtain) để viết phóng sự trực tuyến về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết trong khi tất cả các phương tiện truyền thông khác không hoạt động được. Thời gian gần đây, nó cũng được dùng một cách tương tự để viết phóng sự trong trận chiến giữa Kuwait và Iraq. Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin về IRC tại IRC Beginner (cho người mới dùng) IRC/2 Numerics List History of IRC IRC.org – Technical and Historical IRC6 information; Articles on the history of IRC IRChelp.org – Internet Relay Chat (IRC) help archive; Large archive of IRC-related documents IRCv3 – Working group of developers, who add new features to the protocol and write specs for them Nhắn tin nhanh TCP/IP Cộng đồng ảo Giao thức tầng ứng dụng Thuật ngữ Internet
5897
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%87%20H%C3%A1n-T%E1%BA%A1ng
Ngữ hệ Hán-Tạng
Ngữ hệ Hán-Tạng, trong một số tư liệu còn gọi là ngữ hệ Liên Himalaya, là một ngữ hệ gồm trên 400 ngôn ngữ. Ngữ hệ này đứng thứ hai sau ngữ hệ Ấn-Âu về số lượng người bản ngữ, trong đó đại đa số (1,3 tỷ) là người bản ngữ các dạng tiếng Trung Quốc. Những ngôn ngữ khác với số người nói đáng kể là tiếng Miến (33 triệu) và cụm Tạng (6 triệu). Các ngôn ngữ còn lại nằm ở vùng Himalaya, khối núi Đông Nam Á cùng rìa đông cao nguyên Thanh Tạng. Phần lớn số này là ngôn ngữ cộng đồng nhỏ ở vùng sâu vùng xa hẻo lánh, nên ít khi được nghiên cứu. Nhiều phân nhóm cấp thấp đã được phục dựng chắc chắn, song việc phục dựng ngôn ngữ nguyên thủy cho toàn hệ vẫn đang ở những bước đầu, nên cấu trúc cấp cao của ngữ hệ Hán-Tạng vẫn chưa rõ ràng. Theo quan niệm truyền thống, ngữ hệ này chia hai ra làm nhánh Hán (các dạng tiếng Trung) và nhánh Tạng-Miến (phần còn lại), song, sự tồn tại của nhánh Tạng-Miến như một nhóm ngôn ngữ cố kết là điều chưa bao giờ được chứng minh. Tuy các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc thường hay gộp hai nhóm Kra-Dai (Tai-Kadai) và H'Mông-Miền (Miêu-Dao) vào ngữ hệ Hán-Tạng, đa phần học giả đã bỏ hai ngữ hệ này ra ngoài ngữ hệ Hán-Tạng kể từ thập niên 1940. Đã có nhiều đề xuất về mối quan hệ giữa ngữ hệ Hán-Tạng với các ngữ hệ khác, song không có đề xuất này được chấp nhận rộng rãi. Lịch sử Mối quan hệ căn nguyên giữa tiếng Trung, tiếng Miến, tiếng Tạng và một số ngôn ngữ khác được đề xuất lần đầu vào thế kỷ XIX, ngày nay được chấp nhận rộng rãi. Từ đề xuất ban đầu với các ngôn ngữ có nền văn học lớn này, ngữ hệ Hán-Tạng đã mở rộng ra để bao gồm nhiều ngôn ngữ ít người nói hơn, đa phần số đó gần đây mới trở thành (hoặc chưa bao giờ là) ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, việc phân loại ngôn ngữ học ngữ hệ Hán-Tạng lại ít tiến triển hơn so với ngữ hệ Ấn-Âu hay ngữ hệ Nam Á. Khó khăn mà khác học giả phải đối mặt gồm: số lượng ngôn ngữ lớn, sự thiếu vắng biến tố ở nhiều ngôn ngữ, sự tiếp xúc lẫn nhau giữa các ngôn ngữ. Hơn nữa, nhiều ngôn ngữ nhỏ chỉ hiện diện ở vùng núi hẻo lánh khó tiếp cận mà cũng thường là vùng biến giới nhạy cảm. Nghiên cứu thời đầu Vào thế kỷ XVIII, nhiều học giả đã nhận ra nét tương đồng giữa tiếng Tạng và tiếng Miến, hai ngôn ngữ với nền văn học lớn và lâu đời. Đến đầu thế kỷ XIX, Brian Houghton Hodgson cùng vài người nữa chỉ ra rằng nhiều ngôn ngữ phi văn học trên các cao nguyên miền đông bắc Ấn Độ và Đông Nam Á cũng liên quan đến chúng. Cụm từ "Tibeto-Burman" (Tạng-Miến) được James Richardson Logan, người đã thêm nhóm Karen vào, đặt ra cho nhóm này vào năm 1856. Cuốn ba của bộ Linguistic Survey of India, do Sten Konow biên tập, được dành riêng cho các ngôn ngữ Tạng-Miến của Ấn Độ thuộc Anh. Nghiên cứu về các ngôn ngữ "Indo-Chinese" ("Ấn-Trung" hay "Đông Dương") của Logan từ giữa thế kỷ XIX cho thấy rằng vùng này có bốn nhóm ngôn ngữ: Tạng-Miến, Thái, Môn–Khmer và Mã Lai-Đa Đảo. Julius Klaproth (1823) ghi nhận rằng tiếng Miến, tiếng Tạng và tiếng Trung có chung khối từ vựng cơ bản mà ở tiếng Thái, tiếng Môn và tiếng Việt thì khá khác biệt. Còn dưới góc nhìn của Ernst Kuhn, nhóm ngôn ngữ này gồm hai nhánh: Hán-Xiêm và Tạng-Miến. August Conrady gọi nhóm này là "Indo-Chinese" trong phân loại năm 1896, dù ông nghi ngờ việc xếp nhóm Karen vào đây. Các thuật ngữ của Conrady được tiếp nhận, dù đương thời từng có nghi ngờ về việc ông loại tiếng Việt ra. Franz Nikolaus Finck (1909) đặt Karen làm nhánh thứ ba trong nhóm Hán-Xiêm. Jean Przyluski là người đặt ra thuật ngữ tiếng Pháp sino-tibétain (Hán-Tạng) và lấy nó làm nhan đề cho một chương trong cuốn Les langues du monde (1924) do Meillet và Cohen biên tập. Ông chia ngữ hệ ra làm ba nhánh: Tạng-Miến, Hán và Thái, đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về mối quan hệ với nhóm Karen và H'Mông-Miền. Dịch ngữ tiếng Anh "Sino-Tibetan" xuất hiện lần đầu trong một ghi chú ngắn của Przyluski và Luce năm 1931. Shafer và Benedict Năm 1935, nhà nhân loại học Alfred Kroeber khởi động Sino-Tibetan Philology Project, được Works Project Administration tài trợ với trụ sở nằm ở Đại học California, Berkeley. Dự án này nằm dưới sự giám sát của Robert Shafer cho đến năm 1938, rồi được giao cho Paul K. Benedict. Dưới sự chỉ đạo của họ, một ê-kíp gồm 30 nhà phi ngôn ngữ học ra sức so sánh tất cả tư liệu đương có về các ngôn ngữ Hán-Tạng. Kết cả của công trình trên là một bộ sách gồm 15 cuốn, nhan đề Sino-Tibetan Linguistics. Tác phẩm này chưa bao giờ được xuất bản chính thức, song đã giúp cung cấp tư liệu cho một loạt bài viết và bộ sách Introduction to Sino-Tibetan gồm năm cuốn của Shafer, cũng như Sino-Tibetan, a Conspectus của Benedict. Benedict hoàn thành bản thảo năm 1941, song đến năm 1972 nó mới được xuất bản. Thay vì dựng lên một cây phả hệ, ông quyết định phục dựng ngôn ngữ Tạng-Miến nguyên thủy bằng cách so sánh 5 ngôn ngữ lớn, thỉnh thoảng viện dẫn đến các ngôn ngữ khác. Ông phục dựng sự phân biệt hữu thanh-vô thanh ở phụ âm đầu, với tính bật hơi phụ thuộc cấu trúc từ. Kết quả, Benedict phục dựng các phụ âm đầu sau: Dù phụ âm đầu trong từ cùng gốc thường có chung vị trí và cách thức phát âm, tính vô-hữu thanh và tính bật hơi lại thường khó đoán biết. Sự thiếu quy tắc này hứng chịu chỉ trích từ Roy Andrew Miller, dù người ủng hộ Benedict cho rằng điều này là do ảnh hưởng của phụ tố đã biến mất. Vấn đề này đến nay vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Điều này, cùng với khó khăn đương thời trong phục dựng đặc điểm hình thái học, cùng bằng chứng rằng một phần từ vựng trong các ngôn ngữ Tạng-Miến vay mượn từ tiếng Trung, làm Christopher Beckwith cho rằng tiếng Trung không có liên hệ phả hệ với các ngôn ngữ Hán-Tạng khác. Benedict phục dựng cho "ngôn ngữ Tạng-Miến nguyên thủy" của ông tiền tố gây khiến s-, tiền tố nội động từ hoá m-, bốn tiền tố r-, b-, g-, d- với chức năng không rõ, cũng như ba hậu tố -s, -t, -n. Nghiên cứu các ngôn ngữ văn học Tiếng Hán thượng cổ là ngôn ngữ Hán-Tạng cổ nhất được ghi chép, với văn liệu có niên đại từ 1200 TCN và một khối văn học đồ sộ từ thiên niên kỷ 1 TCN, song chữ Hán không phải một bảng chữ cái (alphabet). Các học giả đã ra sức phục dựng âm vị học tiếng Hán thượng cổ bằng cách so sánh, đối chiếu thông tin của tiếng Hán trung cổ trong vận thư, cách gieo vần trong các bài thơ cổ cùng thông tin ngữ âm trong chữ Hán. Công trình phục dựng đầu tiên, Grammata Serica Recensa của Bernard Karlgren, được Benedict và Shafer tiếp nhận. Phục dựng của Karlgren có phần bất hợp lý, do nhiều âm trong đó có phân bố hết sức không đồng đều. Các học giả về sau cải thiện nó bằng cách lấy thông tin từ một số nguồn khác. Một số đề xuất dựa trên từ đồng nguyên trong các ngôn ngữ Hán-Tạng khác, số khác chỉ dựa trên thông tin nội tại của tiếng Trung. Ví dụ, các phục dựng tiếng Hán thượng cổ gần đây đều có hệ thống 6 nguyên âm (như được Nicholas Bodman gợi ý đầu tiên) thay vì 15 nguyên âm như của Karlgren. Tương tự, *l của Karlgren ứng với *r trong cách nhìn ngày nay, với một phụ âm khác được xác định là *l, với bằng chứng củng cố từ cả từ đồng nguyên trong ngôn ngữ khác lẫn trong cách phiên âm danh từ riêng của trí thức người Hán. Đa phần học giả ngày nay đồng thuận rằng tiếng Hán thượng cổ không có thanh điệu, thanh điệu trong tiếng Hán trung cổ bắt nguồn từ một số phụ âm cuối. Một phụ âm phát sinh thanh điệu, *-s, được cho là một hậu tố (chí ít trong một số trường hợp), với yếu tố đối ứng trong các ngôn ngữ khác. Tiếng Tạng có một nền văn học đồ sộ kể từ khi vương quốc Thổ Phồn tiếp nhận chữ viết vào giữa thế kỷ VII. Những văn liệu cổ nhất của tiếng Miến (như bản khắc Myazedi thế kỷ XII) khá là ít ỏi, song nền văn học nở rộ sau đó. Cả hai có hệ chữ viết bắt nguồn từ chữ Brahmi của Ấn Độ cổ. Đa phần công trình so sánh đều sử dụng dạng viết của những ngôn ngữ này. Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu tiếng Tangut, ngôn ngữ của nhà nước Tây Hạ (1038–1227). Tiếng Tangut được viết bằng một hệ chữ ảnh hưởng từ chữ Hán, gây nên nhiều khó khăn trong nghiên cứu dù người ta đã tìm được nhiều từ điển đa ngữ. Cung Hoàng Thành đã so sánh tiếng Hán thượng cổ, tiếng Tạng, tiếng Miến và tiếng Tangut để xác định sự đối ứng âm vị giữa các ngôn ngữ này. Ông thấy rằng nguyên âm trong tiếng Tạng và tiếng Miến ứng với hai nguyên âm tiếng Hán thượng cổ là *a và *ə. Điều này được đem ra làm bằng chứng cho sự tồn tại của nhóm Tạng-Miến, song, Hill (2014) cho thấy rằng có sự đối ứng -ay: *-aj và -i: *-əj giữa tiếng Miến và tiếng Hán thượng cổ, và do vậy xác định rằng *ə > *a xảy ra độc lập ở tiếng Miến và tiếng Tạng (chứ không phải thừa hưởng chung từ một ngôn ngữ tiền thân). Nghiên cứu thực địa Những mô tả về ngôn ngữ không có văn liệu mà Shafer và Benedict sử dụng thường là từ các nhà truyền giáo hay của nhà cầm quyền thực dân với trình độ ngôn ngữ học không đồng đều. Hầu hết các ngôn ngữ Hán-Tạng thiểu số được nói ở vùng đồi núi hẻo lánh, trong đó có những vùng chính trị, quân sự nhạy cảm. Cho tới thập niên 1980, hai khu vực thường được nghiên cứu là Nepal và miền bắc Thái Lan. Vào thập niên 1980-90, những công trình mới cho ngôn ngữ vùng Himalaya và Tây Nam Trung Quốc được xuất bản. Đáng chú ý là những nghiên cứu về nhóm ngôn ngữ Khương ở miền tây Tứ Xuyên và vùng lân cận. Phân loại Phân loại: Nhóm ngôn ngữ Tây Himalaya Nhóm ngôn ngữ Tamang Nhóm ngôn ngữ Newar (gồm tiếng Newar, Baram, Thangmi) Nhóm ngôn ngữ Kiranti Nhóm ngôn ngữ Dhimal (gồm tiếng Dhimal, Toto, Lhokpu) Tiếng Lepcha Nhóm ngôn ngữ Magar-Kham Nhóm ngôn ngữ Chepang-Bhujel Nhóm ngôn ngữ Raji-Raute Tiếng Dura Nhóm ngôn ngữ Bod Tiếng Gongduk Tiếng Ole Nhóm ngôn ngữ Tani Nhóm ngôn ngữ Chamdo Nhóm ngôn ngữ Kuki-Chin-Naga Tiếng Karbi Nhóm ngôn ngữ Ao Nhóm ngôn ngữ Angami-Pochuri Tiếng Meithei Nhóm ngôn ngữ Tangkhul Nhóm ngôn ngữ Zeme Nhóm ngôn ngữ Kuki-Chin Nhóm ngôn ngữ Mru-Khongso Tiếng Pyu Tiếng Taman Nhóm ngôn ngữ Sal Nhóm ngôn ngữ Bodo-Garo Nhóm ngôn ngữ Konyak Nhóm ngôn ngữ Kachin-Luish Nhóm ngôn ngữ Hán Tiếng Bạch Tiếng Thổ Gia Nhóm ngôn ngữ Nung (gồm tiếng Độc Long, Rawang, Nung) Nhóm ngôn ngữ Karen Tiếng Gong Tiếng Kathu Nhóm ngôn ngữ Thái-Long (gồm tiếng Thái Gia, Long Gia, Lư Nhân) Nhóm ngôn ngữ Miến-Khương Nhóm ngôn ngữ Khương Nhóm ngôn ngữ Gyalrong Nhóm ngôn ngữ Horpa-Lavrung Nhóm ngôn ngữ Nhi Tô (gồm tiếng Ersu, Lizu, Tosu) Nhóm ngôn ngữ Na Nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến ? Nhóm ngôn ngữ Hruso-Miji ? Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa ? Tiếng Puroik ? Nhóm ngôn ngữ Miju-Meyor ? Nhóm ngôn ngữ Siang (gồm tiếng Koro, Milang) ? Nhóm ngôn ngữ Idu-Taraon Số đếm Ghi chú Tham khảo Nguồn tham khảo (preprint) reprinted as Liên kết ngoài James Matisoff, "Tibeto-Burman languages and their subgrouping" Sino-Tibetan Branches Project (STBP) Guillaume Jacques, "The Genetic Position of Chinese" Marc Miyake (2014), "Why Sino-Tibetan reconstruction is not like Indo-European reconstruction (yet)" Andrew Hsiu (2018), "Linking the Sino-Tibetan fallen leaves" Ngữ hệ Hán-Tạng Ngữ hệ
5901
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi%20Rushmore
Núi Rushmore
Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia là một tác phẩm điêu khắc được tạc vào khối đá granite trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, tiểu bang South Dakota, Hoa Kỳ. Là tác phẩm của Gutzon Borglum và sau này là con trai ông, Lincoln Borglum, Núi Rushmore thể hiện bốn gương mặt Tổng thống Hoa Kỳ với chiều cao , từ trái sang phải lần lượt là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Toàn thể khu tưởng niệm bao phủ trên diện tích và cao so với mực nước biển. Người ta cho rằng nhà sử học bang South Dakota, Doane Robinson, là người đưa ra ý tưởng tạc chân dung của những người nổi tiếng tại vùng Black Hills thuộc bang South Dakota để thúc đẩy ngành du lịch trong vùng phát triển. Ban đầu Robinson muốn tạc tượng ở vùng Needles; tuy nhiên, Gutzon Borglum không đồng ý mà lại chọn vùng núi lớn hơn, núi Rushmore. Borglum cũng quyết định nên tạc tượng liên quan đến quốc gia, đồng thời chọn chân dung bốn vị tổng thống để tạc vào núi. Sau khi đảm bảo khoản ngân sách liên bang, việc xây dựng khu tưởng niệm bắt đầu vào năm 1927 và hoàn thành chân dung bốn vị tổng thống vào khoảng thời gian từ năm 1934 đến năm 1939. Khi Gutzon Borglum qua đời vào tháng 3 năm 1941, con trai của ông là Lincoln Borglum đã đảm nhiệm công việc của cha. Mặc dù ý tưởng ban đầu là tạc tượng bốn vị tổng thống từ đầu đến thắt lưng, nhưng do thiếu kinh phí nên công việc chạm khắc chấm dứt vào năm 1941. Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia bắt đầu quản lý khu tưởng niệm vào năm 1933 khi công trình còn đang dang dở và vẫn quản lý cho đến tận hôm nay. Hàng năm tại đây thu hút khoảng 2 triệu khách đến thăm. Lịch sử Ban đầu ngọn núi tên là Lakota Sioux, nghĩa là Sáu vị cha già, sau này được đổi tên theo Charles E. Rushmore, một vị luật sư lỗi lạc ở New York qua chuyến thám hiểm năm 1885. Ban đầu, dự án tạc tượng ở núi Rushmore nhằm kích thích ngành du lịch tại vùng Black Hills thuộc bang South Dakota. Sau những cuộc đàm phán kéo dài giữa đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng thống Calvin Coolidge, Quốc hội đã thông qua dự án trên. Công việc chạm khắc bắt đầu vào năm 1927 và kết thúc vào năm 1941 với vài ca chấn thương nhưng không ai tử nạn. Mang tên Sáu vị cha già, ngọn núi là một phần trong chuyến đi tôn giáo đến đỉnh Harney Peak, dẫn đầu là vị tù trưởng của bộ lạc Lakota, Black Elk. Sau một loạt chiến dịch quân sự từ năm 1876 đến năm 1877, Hoa Kỳ đã chiếm lĩnh vùng đất này mặc dù vẫn còn những tranh cãi dựa trên Hiệp ước Fort Laramie năm 1868 (xem mục "Tranh cãi" dưới đây). Với cư dân da trắng Hoa Kỳ, ngọn núi này có nhiều tên gọi như Núi Cougar, Núi Sugarloaf, Núi Slaughterhouse và Vách đá Keystone. Ngọn núi mang tên Núi Rushmore qua một chuyến thám hiểm thăm dò của Charles Rushmore, David Swanzey (chồng của Carrie Ingalls) và Bill Challis. Năm 1923, nhà sử học Doane Robinson đưa ra ý tưởng tạc tượng trên Núi Rushmore nhằm khuyến khích phát triển du lịch ở tiểu bang South Dakota. Năm 1924, Robinson thuyết phục nhà điêu khắc Gutzon Borglum đến thăm vùng Black Hills nhằm đảm bảo hoàn thành công việc điêu khắc. Borglum đã từng tham gia điêu khắc tác phẩm Đài Tưởng niệm Hiệp hội (Confederate Memorial Carving), một đài tưởng niệm chạm nổi nông (bas-relief) khổng lồ dành cho các vị lãnh đạo Hiệp hội ở vùng núi Stone Mountain thuộc bang Georgia, nhưng các quan chức của tiểu bang lại không đồng ý. Kế hoạch ban đầu là sẽ tiến hành tạc tượng trên những cột đá granite tên là Needles. Tuy nhiên, Borglum nhận thấy rằng những cột đá Needles đang bị xói mòn và không thể tạc tượng trên đó. Ông đã chọn Núi Rushmore với diện tích lớn hơn và vì vách núi quay về hướng Đông Nam nên nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Borglum, sau khi nhìn thấy Núi Rushmore, đã phát biểu như sau: "Nước Mỹ sẽ diễu hành theo đường chân trời ấy". Quốc hội cho phép bắt đầu Chiến dịch Khu tưởng niệm Quốc gia - Núi Rushmore vào ngày 3 tháng 3 năm 1925. Tổng thống yêu cầu ngoài bức tượng của Washington thì cũng cần phác thảo chân dung hai vị tổng thống Đảng Cộng hòa và một vị Tổng thống Đảng Dân chủ. Từ ngày 4 tháng 10 năm 1927 đến ngày 31 tháng 10 năm 1941, Gutzon Borglum cùng 400 công nhân đã tạc những bức tượng khổng lồ, cao 60 foot (18m), thể hiện 4 vị Tổng thống Hoa Kỳ là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln, biểu trưng cho lịch sử 130 năm đầu tiên của Hoa Kỳ. Borglum lựa chọn 4 vị tổng thống này dựa vào vai trò bảo vệ nền Cộng hòa và mở mang bờ cõi của họ. Ban đầu người ta dự định tạc tượng Thomas Jefferson về phía bên phải của tượng Washington, nhưng sau khi tiến hành chạm khắc, người ta thấy khối đá ấy không phù hợp nên đã phá nổ khối đá mang hình Jefferson này và tạc một bức tượng mới bên trái tượng Washington. Năm 1933, Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia đã tiến hành quản lý Núi Rushmore. Kỹ sư Julian Spotts giúp đỡ dự án bằng cách cải thiện phần cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như ông đã nâng cấp tàu điện để tàu lên được đỉnh Núi Rushmore nhằm giúp công nhân làm việc dễ dàng hơn. Đến ngày 4 tháng 7 năm 1934, bức tượng khuôn mặt tổng thống Washington đã hoàn thành và được khánh thành. Người ta khánh thành bức tượng tổng thống Thomas Jefferson vào năm 1936 và bức tượng tổng thống Abraham Lincoln vào ngày 17 tháng 9 năm 1937. Vào năm 1937, một dự luật được đệ trình lên Quốc hội nhằm tạc thêm tượng vị thủ lĩnh nhân quyền Susan B. Anthony, tuy nhiên Quốc hội đã bổ sung một phụ lục cho một dự luật đặc quyền, yêu cầu chỉ sử dụng ngân sách liên bang để hoàn thiện bốn bức tượng ban đầu. Năm 1939, bức tượng tổng thống Theodore Roosevelt được khánh thành. Xưởng Điêu khắc của Nhà Chạm khắc (Sculptor’s Studio) - một khu trưng bày mô hình và dụng cụ bằng nhựa độc nhất liên quan đến công trình điêu khắc — được xây dựng vào năm 1939 dưới dự chỉ đạo của Borglum. Borglum qua đời do bị tắc mạch máu vào tháng 3 năm 1941. Con trai ông, Lincoln Borglum, tiếp tục đảm nhiệm dự án này. Theo kế hoạch ban đầu, người ta sẽ tạc tượng từ đầu đến thắt lưng nhưng do thiếu kinh phí nên buộc phải chấm dứt công trình. Borglum cũng dự tính dựng một tấm bảng lớn có hình dạng khu vực Louisiana Purchase với những chữ cái mạ vàng, tưởng nhớ bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp Hoa Kỳ, khu vực Louisiana Purchase cùng những vùng đất khác, từ Alaska, Texas cho tới Khu Kênh đào Panama. Nơi đây trưng bày các mô hình bằng thạch cao và các công cụ từng được sử dụng để tạc khắc các pho tượng. Mô hình 4 pho tượng bằng thạch cao mô phỏng như tác phẩm thật được đặt ở gian đầu tiên có một cửa sổ nhìn thẳng ra 4 pho tượng trên ngọn núi. Toàn bộ dự án tiêu tốn 989.992,32 USD. Dự án trở nên nổi tiếng khi không có bất kỳ công nhân nào tử vong đối với một công trình tầm cỡ như vậy. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1966, Núi Rushmore được liệt vào Danh sách Di tích Lịch sử Quốc gia. Một bài luận của sinh viên William Andrew Burkett từ bang Nebraska đã giành chiến thắng ở hạng mục đồng đội lứa tuổi đại học vào năm 1934, đồng thời được khắc trên bảng đồng tại Entablature vào năm 1973. Năm 1991, Tổng thống George H. W. Bush chính thức khánh thành công trình Núi Rushmore. Người ta xây dựng một căn phòng tại một hẻm núi phía sau nhóm tượng này, khoan vào lớp đá chỉ 70 feet (21 m), bao gồm một mái vòm với 16 bức phù điêu bằng sứ tráng men. Trên các bức phù điêu là bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp, tiểu sử của 4 vị Tổng thống cùng với Borglum và lịch sử Hoa Kỳ. Căn phòng được xem là lối vào của công trình nằm trong kế hoạch, tên là "Tiền sảnh các Kỷ lục"; mái vòm được lắp đặt vào năm 1998. Mười năm tái phát triển công trình đã đạt đến thành tựu lớn lao nhất là việc hoàn tất các tiện ích và lối đi mở rộng cho du khách vào năm 1998, chẳng hạn như Trung tâm Đón khách, Bảo tàng Lincoln Borglum cùng với Con đường Tổng thống. Công việc bảo dưỡng khu tưởng niệm hàng năm đòi hỏi những nhà leo núi phải giám sát và bịt các vết nứt. Do ngân sách hạn hẹp nên thỉnh thoảng người ta mới cạo lớp địa y ở khu tưởng niệm. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 7 năm 2005, Alfred Kärcher GmbH - một nhà sản xuất máy giặt áp suất và máy chùi rửa bằng hơi nước người Đức, đã tiến hành chùi rửa miễn phí trong nhiều tuần bằng cách phun nước áp suất cao với nhiệt độ trên . Cùng với thời gian, quần thể tượng đài bất hủ này được những người ngưỡng mộ coi là “biểu tượng của mọi biểu tượng” ở nước Mỹ. Từ xa hơn 100 km vẫn có thể nhìn rõ hình 4 vị tổng thống lừng danh, những vĩ nhân tượng trưng cho các tính chất tiêu biểu cấu thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như đấu tranh giành độc lập (George Washington), vì nền dân chủ (Thomas Jefferson), mở mang kinh tế và bảo tồn môi trường thiên nhiên (Theodore Roosevelt) và bãi bỏ chế độ nô lệ (Abraham Lincoln). Tranh cãi Núi Rushmore là chủ đề gây tranh cãi giữa những người Mỹ bản địa tại Hoa Kỳ do Mỹ đã chiếm vùng đất này từ tay bộ lạc Lakota sau cuộc Đại chiến Sioux năm 1876. Hiệp ước Fort Laramie năm 1868 đã trao quyền quản lý vô thời hạn vùng Black Hills cho bộ lạc Lakota. Các thành viên thuộc Phong trào Người da đỏ châu Mỹ đã tiến hành chiếm giữ khu tưởng niệm vào năm 1971, gọi là chiến dịch "Ngựa núi giận dữ". Trong số những thành viên này là những nhà hoạt động trẻ tuổi, các vị bô lão, trẻ em và con người thần Thánh Gioan Fire Lame Deer, là người đã tổ chức một nhóm cầu nguyện trên đỉnh núi. Lame Deer yêu cầu nhóm người trên phủ một tấm vải liệm tượng trưng lên khuôn mặt các vị tổng thống, cho rằng "đó vẫn sẽ là hình tượng bẩn thỉu cho đến khi hiệp ước được thực thi". Năm 2004, người ta đã bổ nhiệm người quản lý bản địa đầu tiên cho công viên. Gerard Baker tuyên bố rằng ông sẽ mở thêm "nhiều hướng thông hiểu" và rằng bốn vị tổng thống "chỉ là một hướng với một mục tiêu mà thôi". Khu tưởng niệm Crazy Horse Memorial sẽ được xây dựng ở một nơi khác trong vùng Black Hills để tưởng nhớ một thủ lĩnh bản địa Mỹ nổi tiếng và cũng để hưởng ứng cho Núi Rushmore. Dự kiến công trình này sẽ lớn hơn công trình Núi Rushmore và nhận được sự hỗ trợ từ các tù trưởng bộ lạc Lakota; Quỹ Crazy Horse Memorial Foundation đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ từ quỹ liên bang. Tuy nhiên, khu tưởng niệm này cũng là một chủ đề gây tranh cãi ngay cả trong cộng đồng dân bản địa Hoa Kỳ. Khu tưởng niệm này cũng gây tranh cãi do vài người viện cớ rằng cơ bản đây là một đề tài phân biệt chủng tộc được hợp pháp hóa theo ý tưởng của niềm tin Manifest Destiny (chiếm lĩnh lục địa Bắc Mỹ). Tác phẩm được Borglum lựa chọn để chạm khắc trên núi là bốn vị tổng thống đương quyền vào thời kỳ chiếm lĩnh đất đai của dân bản địa châu Mỹ. Chính Gutzon Borglum cũng hứng thú với cuộc tranh cãi này bởi vì ông là một thành viên tích cực của tổ chức white supremacist (ủng hộ học thuyết cho rằng người da trắng là ưu việt), tên là đảng Ku Klux Klan. Biểu trưng Bốn vị tổng thống này tượng trưng cho những điều khác nhau: Lincoln (tổng thống thứ 16) tượng trưng cho sự tự do. Washington (tổng thống đầu tiên) tượng trưng cho sự đấu tranh giành độc lập. Jefferson (tổng thống thứ 3) tượng trưng cho nền dân chủ. Roosevelt (tổng thống thứ 26) tượng trưng cho sự bảo vệ thiên nhiên. Các thông số Xây dựng: 1941 Cao: 60 feet (18 m) Nằm trong khuôn viên rộng 15,7 km² Độ cao so với mặt nước biển: 5.725 feet (1.745 m) Tọa độ:103°27′35.37″W / 43.8789472, -103.459825 Từ xa hơn 100 km vẫn có thể nhìn rõ bốn vị tổng thống Tham khảo Liên kết ngoài South Dakota Núi Hoa Kỳ Du lịch Hoa Kỳ
5905
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n%20v%C3%B4%20tuy%E1%BA%BFn
Rối loạn vô tuyến
Rối loạn vô tuyến là các rối loạn mật độ điện tích trên tầng điện ly của Trái Đất, khi có gió Mặt Trời mạnh, đặc biệt là trong các cơn bão từ, gây ảnh hưởng đến liên lạc vô tuyến. Khí quyển Trái Đất có tầng điện li. Không khí ở tầng này bị ion hóa bởi các hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời và từ vũ trụ, tạo ra các hạt mang điện lơ lửng. Tùy theo mật độ (n) của các hạt mang điện mà tầng điện li có khả năng cho truyền qua hoặc phản xạ các sóng vô tuyến có tần số (f) khác nhau. Mật độ các hạt mang điện lớn thì sóng phản xạ có tần số phải càng lớn: n ~ f2 Để liên lạc đi xa người ta dùng các sóng ngắn có tần số thích hợp để sóng này có thể phản xạ trên tầng điện li và do vậy sóng có thể truyền tới mọi nơi trên mặt đất. Trong thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh đặc biệt là khi có sự bùng nổ thì các tia Rơnghen và các dòng electron và proton đến Trái Đất được tăng cường. Khi các dòng này va chạm vào khí quyển Trái Đất, không khí ở tầng điện li bị ion hóa mạnh hơn dẫn đến mật độ các hạt mang điện được tăng lên rất nhiều lần. Điều này dẫn đến tần số các sóng vô tuyến thỏa mãn điều kiện phản xạ ở tầng điện li bị nâng cao. Các sóng vô tuyến mà các đài phát thường dùng không còn thỏa mãn các điều kiện phản xạ nữa và do đó việc liên lạc bằng sóng vô tuyến không còn diễn ra bình thường nữa, có khi bị mất hẳn. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả cho những hoạt động phụ thuộc vào liên lạc vô tuyến trong cuộc sống của con người. Xem thêm Bão từ'' Tham khảo Trái Đất
5906
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o%20t%E1%BB%AB
Bão từ
Bão từ hay bão địa từ là sự xáo trộn tạm thời từ quyển của một hành tinh gây ra bởi sóng xung kích gió sao và / hoặc đám mây từ trường (cloud of magnetic field) tương tác với từ trường của hành tinh. Hiện tượng bão từ gây ra bởi Mặt Trời được gọi là bão Mặt Trời. Trên các hành tinh Bão từ nói chung không chỉ xuất hiện trên Trái Đất mà còn được quan sát thấy ở trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển là Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Trái Đất Các quá trình được miêu tả như sau: Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10−9 tesla. Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên. Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenz). Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất. Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh. Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là quyển từ, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện. Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh. Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra, từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này. Phát hiện Từ tháng 5 năm 1806 đến tháng 6 năm 1807, Alexander von Humboldt đã ghi nhận được hiện tượng này bằng một la bàn từ ở Berlin. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1806, ông thông báo rằng la bàn của ông trở nên bất thường trong một sự kiện cực quang sáng. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1859, cơn bão từ mạnh nhất được ghi nhận xuất hiện. Từ ngày 28 tháng 8 cho đến ngày 2 tháng 9 năm 1859, nhiều điển nóng Mặt Trời và các loé được quan sát trên Mặt Trời, loé lớn nhất xuất hiện vào ngày 1 tháng 9. Sự kiện này được xem là cơn bão mặt trời năm 1859 hay sự kiện Carrington. Có thể giả định rằng sự phun trào nhật hoa (CME), liên quan đến các loé, từ Mặt Trời và đến Trái Đất trong vòng 8 giờ — mà trong điều kiện bình thường thì mất khoảng 3 đến 4 ngày. Cường độ của trường địa từ đã giảm 1600 nT được ghi nhận tại Đài thiên văn Colaba. Ước tính rằng Dst vào khoảng -1760 nT. Tham khảo Xem thêm Rối loạn vô tuyến Liên kết ngoài Live solar and geomagnetic activity data at Spaceweather NOAA Space Weather Prediction Center Real time magnetograms Aurora Watch at Lancaster University USGS Geomagnetism program Geomagnetic Storm Induced HVAC Transformer Failure is Avoidable NOAA Economics — Geomagnetic Storm datasets and Economic Research Geomagnetic Storms Can Threaten Electric Power Grid Trái Đất Khoa học hành tinh Địa từ Khoa học không gian Hiện tượng của Mặt Trời Bão từ Tầng điện ly
5908
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh%20Kh%C3%AA
Thanh Khê
Thanh Khê là một quận nội thành thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Đây là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển, với chiều dài bờ biển khoảng 4,287 km trải dài trên 4 phường giáp vịnh Đà Nẵng ở phía bắc là Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, Tam Thuận, có điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng, khai thác và chế biển hải sản. Địa lý Thanh Khê là quận nội thành nằm ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý: Phía đông và phía nam giáp quận Hải Châu Phía tây giáp các quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ Phía bắc giáp Biển Đông (vịnh Đà Nẵng). Đây là quận có diện tích nhỏ nhất thành phố Đà Nẵng. Lịch sử Từ thời nhà Đường đến Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, quận Thanh Khê thuộc đất của nước Chiêm. Thời nhà Lý, nhà Trần, Nhà Hồ, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Nam Ô châu cũng có sự gằng co qua lại giữa Chiêm và Việt trong thời gian này. Thời nhà Hậu Lê, địa phương có tên xứ Thanh Khê thuộc thừa tuyên Quảng Nam đạo. Thời nhà Nguyễn, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Tourane. Tháng 10 năm 1955, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng, trong đó quận II (tương ứng với địa bàn quận Thanh Khê ngày nay) gồm 10 khu phố: Thạc Gián, Hà Khê, An Khê, Phú Lộc, Phục Đán, Chính Trạch, Xuân Đán, Tam Tòa, Thanh Khê, Xuân Hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1973, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa giải thể 10 khu phố thuộc quận II và chia lại thành 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân. Tháng 2 năm 1976, hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Lúc này, 3 quận I, II, III của thị xã Đà Nẵng cũ tạm thời trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228-CP. Theo đó, sáp nhập 3 quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Thành phố Đà Nẵng có địa giới hành chính bao gồm thành phố Đà Nẵng cũ và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa. Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP. Theo đó, thành lập quận Thanh Khê trên cơ sở khu vực II thuộc thành phố Đà Nẵng cũ với 8 phường trực thuộc, bao gồm: An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Chính Gián, Thạc Gián, Tân Chính và Vĩnh Trung. Sau khi thành lập, quận có 928 ha diện tích tự nhiên và 146.241 người. Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-CP. Theo đó: Điều chỉnh địa giới hành chính 2 phường: An Khê và Thanh Lộc Đán Thành lập phường Hòa Khê trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường An Khê Chia phường Thanh Lộc Đán thành 2 phường: Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây. Quận Thanh Khê có 10 phường trực thuộc như hiện nay. Hành chính Quận Thanh Khê có 10 phường: An Khê, Chính Gián, Hòa Khê, Tam Thuận, Tân Chính, Thạc Gián, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Vĩnh Trung và Xuân Hà. Đường phố An Xuân Bàu Làng Bế Văn Đàn Cần Giuộc Cù Chính Lan Đặng Đình Vân Đặng Phúc Thông Đặng Thai Mai Đào Duy Anh Đào Duy Từ Điện Biên Phủ Đinh Núp Đinh Thị Vân Đinh Tiên Hoàng Đỗ Đức Dục Đỗ Ngọc Du Đỗ Quang Đoàn Nhữ Hài Dũng Sĩ Thanh Khê Hà Huy Tập Hải Phòng Hàm Nghi Hồ Quý Ly Hồ Tương Hoàng Hoa Thám Hoàng Thị Loan Hùng Vương Huỳnh Ngọc Huệ Kỳ Đồng Lê Đình Lý Lê Độ Lê Duẩn Lê Duy Đình Lê Lộ Lê Ngô Cát Lê Quang Sung Lê Thị Tính Lê Thị Xuyến Lê Trọng Tấn Lý Thái Tổ Lý Thái Tông Lý Triện Mai Xuân Thưởng Mẹ Hiền Mẹ Nhu Ngô Gia Khảm Nguyễn Biểu Nguyễn Cao Nguyễn Công Hãng Nguyễn Đăng Nguyễn Đình Tựu Nguyễn Đức Trung Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Giản Thanh Nguyễn Hoàng Nguyên Hồng Nguyễn Hữu Thận Nguyễn Huy Lượng Nguyễn Khang Nguyễn Nghiêm Nguyễn Phi Khanh Nguyễn Phước Nguyên Nguyễn Phước Thái Nguyễn Tất Thành Nguyễn Thanh Năm Nguyễn Thị Bảy Nguyễn Thị Thập Nguyễn Tri Phương Nguyễn Văn Huề Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Phương Ông Ích Khiêm Phạm Ngọc Mậu Phạm Nhữ Tăng Phạm Văn Nghị Phan Phu Tiên Phan Thanh Phan Xích Long Phục Đán Phùng Hưng Quang Dũng Tản Đà Thái Thị Bôi Thân Nhân Trung Thanh Tân Thúc Tề Tô Ngọc Vân Tôn Thất Đạm Tôn Thất Tùng Trần Cao Vân Trần Thái Tông Trần Thanh Trung Trấn Tống Trần Xuân Lê Trường Chinh Văn Cao Vĩnh Tân Võ Văn Tần Vũ Quỳnh Kinh tế - xã hội Quận Thanh Khê nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, nối liền 2 đầu Bắc và Nam, đi các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Nhà ga Đà Nẵng được thành lập năm 1905 khi đường sắt Đà Nẵng - Đông Hà thông suốt, tiếp sau đó là Đà Nẵng - Sài Gòn làm xong ngày 02 tháng 9 năm 1936. Sân bay Đà Nẵng làm xong năm 1928 và trải qua nhiều lần nâng cấp, mở rộng để trở thành sân bay quốc tế, một trong 2 sân bay lớn nhất miền Nam và lớn thứ 3 trong cả nước. Ngay từ những năm trước đây, khi Đà Nẵng từng bước phát triển, một số phường của quận Thanh Khê như Vĩnh Trung, Thạc Gián, Tân Chính, Chính Gián cùng các phường thuộc quận Hải Châu đã tạo thành khu trung tâm của thành phố. Ngày nay, khi Đà Nẵng phát triển và mở rộng về hướng tây thì vị trí trung tâm càng thể hiện rõ hơn. Quận Thanh Khê có quá trình hình thành lâu đời. Từ năm 1945 đến nay do yêu cầu phát triển đô thị và phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên trải qua nhiều lần tách, nhập để phù hợp với từng giai đoạn cánh mạng. Với sự lãnh đạo tài tình của đồng chí Nguyễn Văn Tĩnh, Thanh Khê trở thành quận hành chính tiểu biểu cả nước. Giáo dục Một số trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn quận Thanh Khê như: • Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng. • Đại học Duy Tân (trường Kinh tế). • Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. • Cao đẳng Hoa Sen. Y tế Một số bệnh viện đóng trên địa bàn quận Thanh Khê như: • Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng. • Bệnh viện Đa khoa Bình Dân. • Bệnh viện Da liễu. Chú thích Tham khảo
5911
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%8Dc
Danh sách nhà ngôn ngữ học
Sau đây là danh sách một số các nhà ngôn ngữ học. A John Langshaw Austin (1911-1960) Anh B Charles Bally (1865-1947) Pháp Yehoshua Bar-Hillel (1915-1975) Israel Émile Benveniste (1902-1976) Pháp Derek Bickerton (1926-) Hoa Kỳ Wilhelm Bleek (1827-1875) Đức Leonard Bloomfield (1887-1949) Hoa Kỳ Franz Boas (1858-1942) Hoa Kỳ Dwight Bolinger (1907-1992) Hoa Kỳ Franz Bopp (1791-1867) Đức Jorge Luis Borges (1899-1986) Argentina John Bowring (1792-1872) Anh Wilhelm Braune (1850-1926) Đức Michel Bréal (1832-1915) Pháp Karl Brugmann (1849-1919) Đức C John Chadwick (1902-1998) Anh Jean-François Champollion (1790-1832) Pháp Noam Chomsky (1928-) Hoa Kỳ David Crystal (1941-) Anh Cao Xuân Hạo () Việt Nam D Vladimir Ivanovich Dall (Владимир Иванович Даль) (1801-1872) Nga Donald Davidson (1917-2003) Hoa Kỳ Ali Akbar Dehkhoda (علی‌اکبر دهخدا) (1879-1959) Iran Berthold Delbrück (1842-1922) Đức Clement Martyn Doke (1893-1980) Cộng hòa Nam Phi E Umberto Eco (1932-) Ý Michael Everson (1963-) Hoa Kỳ, Ireland F G Brent Galloway (1944-) Hoa Kỳ Tamaz Gamkrelidze (თამაზ გამყრელიძე) (1929-) Gruzia Alexander Gode (1906-1970) Đức, Hoa Kỳ Sidney Greenbaum (1929-1996) Anh Joseph Greenberg (1914-2001) Hoa Kỳ Paul Grice (1913-1988) Anh Jakob Grimm (1785-1863) Đức Gustave Guillaume (1883-1960) Pháp H Mary Haas (1910-1996) Hoa Kỳ Péter Hajdú (1923-2002) Hungary Kenneth L. Hale (1934-2001) Hoa Kỳ Morris Halle (1923-) Latvia, Hoa Kỳ Michael Halliday (1925-) Anh, Úc Zellig Harris (1909-1992) Hoa Kỳ Louis Hjelmslev (1899-1965) Đan Mạch Wilhelm von Humboldt (1787-1835) Đức Thiên Yết Hưng ( 2003- ) East Laos I Pavle Ivić (1924-1999) Serbia J Ray Jackendoff (1945-) Hoa Kỳ Vatroslav Jagić (1838-1923) Croatia Roman Osipovich Jakobson (Роман Осипович Якобсон) (1896-1982) Nga Otto Jespersen (1860-1943) Đan Mạch Daniel Jones (1881-1967) Anh Sir William Jones (1746-1794) Anh K Vuk Stefanović Karadžić (1787-1864) Serbia Yuri Valentinovich Knorosov (Юрий Валентинович Кнорозов) (1922-) Nga Alice Kober (1907-1950) Anh Henry Kucera (1925-) Hungary L William Labov (1927-) Hoa Kỳ Sidney Lamb (1929-) Hoa Kỳ Karl Richard Lepsius (1810-1884) Đức Fred Lukoff (1920-2000) Hoa Kỳ Li Fang-kuei (1902-1987) Trung Hoa Lê Khả Kế (1918-2000) Việt Nam Lê Ngọc Trụ () Việt Nam Lê Văn Lý () Việt Nam M Nikolay Yakovlevich Marr (Никола́й Я́ковлевич Марр) (1864-1934) Nga, Gruzia André Martinet (1908-1999) Pháp Carl Meinhof (1857-1944) Đức Franc Miklošič (1813-1891) Slovenia N Nguyễn Kim Thản () Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn () Việt Nam Nguyễn Đình Hòa () Việt Nam Nguyễn Khắc Kham () Việt Nam Nguyễn Bạt Tụy () Việt Nam Nguyễn Lân Trung () Việt Nam Nguyễn Hiến Lê () Việt Nam O P Holger Pedersen (1867-1953) Đan Mạch Mario Pei (1901-1978) Hoa Kỳ Q R Rasmus Christian Rask (1787-1832) Đan Mạch Alexandre de Rhodes (1591-1660) Pháp S Edward Sapir (1884-1939) Hoa Kỳ Ferdinand de Saussure (1857-1913) Thụy Sĩ Aurélien Sauvageot (1897-1988) Pháp Archibald Henry Sayce (1845-1933) Anh August Schleicher (1821-1868) Đức Johannes Schmidt (1843-1901) Đức John Searle (1932-) Hoa Kỳ Morris Swadesh (1909-1967) Hoa Kỳ T J. R. R. Tolkien (1892-1973) Anh Nikolai Sergeevich Trubetzkoy (Николай Сергеевич Трубецкой) (1890-1938) Nga Peter Trudgill (1941-) Anh Trương Vĩnh Ký (1837-1898) Việt Nam U V Michael Ventris (1922-1956) Anh W Diedrich Westermann (1875-1956) Đức Ernst Oswald Johannes Westphal (1919-1990) Cộng hòa Nam Phi Benjamin Lee Whorf (1897-1941) Hoa Kỳ Anna Wierzbicka (1938-) Ba Lan Nicholas Williams (1943-) Anh X Y Z L. L. Zamenhof (1859-1917) Ba Lan Ghil'ad Zuckermann (1971-) Anh, Ý, Israel, Úc Tham khảo Nhà ngôn ngữ ngôn ngữ ngôn ngữ
5915
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20Song%20B%E1%BA%A3n%20N%E1%BA%A1p
Tây Song Bản Nạp
Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, Thập Song Bản Nạp, Thập Song Bàn Na hay Sipsong Panna (; Tiếng Lự: ; Tiếng Thái: ,) là châu tự trị dân tộc Thái ở cực nam tỉnh Vân Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, giáp giới với Phongsaly, Oudomxay, Luangnamtha (Lào) và bang Shan (Myanmar). Thủ phủ của châu là Cảnh Hồng (Jinghong, tiếng Thái: Chiềng Hung), nằm trên bờ sông Mê Kông (sông Lan Thương trong tiếng Trung). Là trung tâm du lịch của Trung Quốc cùng với Côn Minh - 2 trung tâm du lịch lớn nhất của Vân Nam. Có vị trí ngang với tỉnh Lai Châu của Việt Nam - có địa hình thấp hơn Hà Giang Tây Song Bản Nạp là quê hương của tộc người Thái (tức người Lự, cùng ngữ hệ với cách nhánh Thái Ka-dai ở Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Khu vực này nằm ở độ cao thấp hơn so với phần lớn tỉnh Vân Nam, và có khí hậu nhiệt đới. Địa lý tự nhiên Tọa độ: 99°58' - 101°50' kinh đông và 21°09'-22°36' vĩ bắc, có sông Lan Thương (Mê Kông) chảy qua (độ dài của sông Mê Kông chảy qua khu vực này dài khoảng 180 km), nằm trên cao độ từ 800 đến 2.500 mét. Cầu treo Tây Song Bản Nạp đại kiều là một trong những cây cầu lớn nhất bắc qua sông Lan Thương. Diện tích: 19.184,45 km² trong đó diện tích đồi núi khoảng 18.000 km². Khoảng cách: Từ Cảnh Hồng tới Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam): 709 km, cách biên giới Lào - Myanmar khoảng 70 km. Nhiệt độ: Từ 10 đến 35 °C Lượng mưa: Khoảng 1.000-1.500 mm/năm Hầu hết tỉnh có địa hình đồi núi chiếm 95%, còn lại 5% là bồn địa và thung lũng. Quanh năm không có bão - khí hậu và tự nhiên rất ưu ái cho vùng này. Vì vậy, vùng Tây Song Bản Nạp còn là nơi làm bối cảnh cho phim Tây du ký (1986), khi thầy trò Đường Tăng tới Tây Thiên lấy chân kinh và còn trong tập phim "Thu phục Thỏ ngọc" (天竺收玉兔). Hệ động vật phong phú, bao gồm các loài chim như công xanh, voi, cò, chim Toucan, các loài khỉ,... Lịch sử Sipsong Panna xưa vốn là nhà nước độc lập của người Thái Lự, nhưng chịu sự chi phối của Myanmar, và sau này là của Trung Quốc và Pháp. Sự tranh chấp ảnh hưởng giữa Pháp và Đại Thanh ở Sipsong Panna dẫn tới sự phân chia xứ này làm hai. Nửa phía đông do Pháp cai trị và trở thành Phongsaly. Nửa phía tây do Đại Thanh cai trị trở thành châu Tây Song Bản Nạp ngày nay. Các đơn vị hành chính Châu tự trị Tây Song Bản Nạp được chia thành 3 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố cấp huyện (huyện cấp thị) là Cảnh Hồng (thủ phủ) và 2 huyện: Mãnh Hải (Měnghǎi xiàn 勐海县); huyện lỵ: thị trấn Tượng Sơn (Xiàngshān zhēn 象山镇) Mãnh Lạp (Měnglà xiàn 勐腊县); huyện lỵ: thị trấn Mãnh Lạp (Měnglà zhēn 勐腊镇) Mãnh trong hai địa danh trên là phiên âm chữ mường, tức là "một vùng" trong tiếng Thái. Đặc điểm Là vùng Thái tộc tự trị châu, nên Tây Song Bản Nạp giống như một Thái Lan thu nhỏ bên trong Trung Quốc. Sắc tộc người Thái ở đây thuộc nhóm Thái Lự, theo đạo Phật dòng Tiểu thừa, sống trong các ngôi nhà sàn và có những ngày lễ hội như ngày hội tạt nước tức ngày đón năm mới (Tết) vào giữa tháng 4 (tháng 6 theo lịch của người Thái), đây cũng là lễ tắm rửa cho Phật và để gột rửa những cái cũ, đón nhận cái mới tốt lành và chúc phúc cho mọi người hay những ngày hội chợ, đua thuyền rồng trên sông Mê Kông. Phụ nữ sắc tộc Thái (Dai) có trang phục là những bộ váy áo sặc sỡ. Ngôn ngữ của dân tộc này thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nên ở trong khu vực này có những vườn trái cây nhiệt đới như: dừa, đu đủ, dứa, cam, các đền chùa và những khu rừng rậm nhiệt đới, tuy hiện nay chúng đang bị phá hủy với một tốc độ rất nhanh. Không xa với Cảnh Hồng là một khu bảo tồn thiên nhiên trong đó sinh sống các loài động, thực vật đặc trưng của miền nhiệt đới. Tây Song Bản Nạp là một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Vân Nam. Tên gọi Tây Song Bản Nạp là âm Hán Việt (tiếng Hán: 西双版纳, bính âm: Xīshuāngbǎnnà) (; ), tức Thập Song Bản Na và hay được dịch sang tiếng Anh là Sipsawngpanna hay Sipsongpanna. Tên gọi của nó trong tiếng Thái có nghĩa là "Bản làng mười hai cánh đồng lúa" hay "Thập Song Bản". Xip Xoong (; ) trong ngôn ngữ của người Thái Lự (tại Việt Nam gọi là người Lự) ám chỉ số 12 (Sipsong - 十双/ - Thập Song; tiếng Thái cũng như tiếng Lào hoặc các ngôn ngữ của ngữ chi Thái đều đọc tương tự), bản nạp (panna) có nghĩa là một loại đơn vị ruộng đất để thu thuế, ý tứ chung hợp lại có nghĩa là ruộng đất (có lẽ là một nghìn khối ruộng đất). Tây Song Bản Nạp thời xa xưa gọi là Mãnh Lặc, tức là vùng đất cư trú của người Thái Lự (Mường Lự). Căn cứ ghi chép trong sách "Lặc Tây Song Bang" (ᦟᦹᧉᦉᦲᧇᦉᦸᧂᦔᦱᧂ) thì Mãnh Lặc xưa chia ra thành 12 bang (bộ lạc). Sau này chúng phát triển thành 12 cảnh (thành thị) cùng nhiều mãnh (mường). Năm 1582, quan tuyên úy Mãnh Lặc sáp nhật trên 30 mãnh thành 12 bản nạp, bao gồm: Cảnh Hồng, Mãnh Già, Mãnh Cổn, Mãnh Hải, Cảnh Lạc, Mãnh Lạp/Tịch, Mãnh Ngận, Mãnh Lạp, Mãnh Phủng, Mãnh Ô, Cảnh Đổng, Mãnh Long. Do đó mà có tên gọi Tây Song Bản Nạp. Tuy nhiên bản nạp (panna) được Hiện đại Hán ngữ từ điển giải thích là "đơn vị hành chính thuộc châu tự trị của người Thái Tây Song Bản Nạp ở Vân Nam, tương đương với huyện". Năm 1960 bản nạp được đổi thành huyện. Theo An Chi Võ Thiện Hoa thì bản nạp không phải là tiếng Lào hay tiếng Thái gốc mà là từ phiên âm chưa rõ nguồn gốc, có thể từ chữ palana trong tiếng Pali, nghĩa là chính quyền, hoặc bang, tỉnh. Như vậy Xip Soong Pan Na có thể dịch nghĩa là "12 bản nạp". Theo sách Văn hiến thông khảo đời nhà Thanh thì 12 bản nạp khi đó là: Xa Lý (tức Cảnh Hồng) Lục Khốn (Lục Thuận) Ỷ Bang Dịch Võ Phổ Đằng Mãnh Vượng (Mường Vang - nay thuộc Cảnh Hồng) Chỉnh Đổng (nay thuộc huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ) Mãnh Ô Mãnh Lạp Mãnh Già (nay thuộc Mãnh Hải) Mãnh Lung Mãnh Vãng (nay thuộc Mãnh Hải) Khu vực này hợp thành nước Xa Lý (車里) trong lịch sử. Thành phần dân số Dân số của Tây Song Bản Nạp khoảng 994.000 người. Trong khu vực này có khoảng 14 dân tộc sinh sống. Người Thái Lặc (người Lự) (khoảng 280.000 người) chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 34%). Tiếp theo là người Hán (khoảng 200.000 người hay khoảng 24%). Ngoài ra còn có người La Hủ, người Hồi, người Dao, người Miêu (H'Mông), người Di (Lô Lô), người Cáp Nê (Hà Nhì) v.v. Liên kết ngoài Hướng dẫn du lịch Tây Song Bản Nạp bằng tiếng Anh Sightseeing in Xishuangbanna The Dai's Homecoming Queen by Time Asia Ghi chú Châu tự trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Khu dự trữ sinh quyển Trung Quốc
5920
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%83m%20so%C3%A1t%20truy%20c%E1%BA%ADp%20%C4%91%E1%BB%93ng%20th%E1%BB%9Di
Kiểm soát truy cập đồng thời
Trong khoa học máy tính hay cụ thể hơn là trong bộ môn cơ sở dữ liệu, kiểm soát truy cập đồng thời là một phương pháp dùng để đảm bảo là các giao dịch cơ sở dữ liệu được thực hiện một cách an toàn (tức là không bị mất hay sai lệch dữ liệu). Kiểm soát truy cập đồng thời được đặc biệt chú trọng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các hệ này phải đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện một cách an toàn và tuân theo các quy tắc ACID như miêu tả bên dưới. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải có khả năng đảm bảo chỉ cho phép các trình tự thao tác thuộc loại có thể phục hồi được và có thể tuần tự hoá được, và không một thao tác nào của các giao dịch đã thành công bị mất bởi việc tiến hành hủy các giao dịch khác. Các quy tắc ACID của giao dịch Xem thêm bài ACID ACID là thuật ngữ viết tắt của bốn từ tiếng Anh là Atomic, Consistency, Isolation, và Durability: Tính nguyên tử (Atomicity) - Hoặc là toàn bộ hoặc là không thao tác nào được hoàn thành. (Hủy thao tác) Tính nhất quán (Consistency) - Tất cả các giao dịch phải chuyển cơ sở dữ liệu về trạng thái nhất quán. Tính tách biệt (Isolation) - Các giao dịch không được can thiệp lẫn nhau. Tính bền vững (Durability) - Các giao dịch thành công phải tồn tại sau các sự cố kỹ thuật. (Làm lại thao tác) Cơ chế kiểm soát truy cập đồng thời Cơ chế kiểm soát truy cập đồng thời có các loại chính sau: Loại bi quan - Việc thực thi đồng thời các giao dịch được đồng bộ hóa trước trong chu trình thực hiện của chúng. Loại lạc quan - Hoãn việc đồng bộ hóa các giao dịch cho đến khi chúng thực hiện xong. Có một vài phương pháp để kiểm tra việc truy cập đồng thời, đa số là dùng cách khóa kiểu khóa chặt hai giai đoạn (Strict 2PL locking): Khóa chặt hai giai đoạn (Strict 2PL) Khóa không chặt hai giai đoạn Khóa bảo toàn hai giai đoạn Khóa chỉ số Khóa nhiều cấp độ Khóa là đối tượng kế toán (bookkeeping) đi liền với một đối tượng cơ sở dữ liệu. Ngoài ra cũng có những phương pháp kiểm soát truy cập đồng thời không khóa. Xem thêm Lập trình truy cập đồng thời Race condition Cơ sở dữ liệu quan hệ Đồng bộ hóa Tham khảo Khoa học máy tính Cơ sở dữ liệu Quản trị dữ liệu
5924
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0ng%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o
Màng tế bào
Màng tế bào (hay ở sinh vật nhân thực còn được gọi là màng sinh chất) là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng. Màng tế bào có thể cho phép các ion, các phân tử hữu cơ thấm qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất ra và vào tế bào. Chức năng cơ bản của màng tế bào là bảo vệ tế bào khỏi môi trường xung quanh. Màng tế bào tạo thành bao gồm màng lipid kép được gắn kết với các protein. Màng tế bào có liên quan đến các quá trình của tế bào như là sự liên kết tế bào, độ dẫn ion và tiếp nhận tín hiệu tế bào; ngoài ra còn đóng vai trò như là một bề mặt để kết nối một số cấu trúc ngoại bào gồm thành tế bào, glycocalyx và khung xương nội bào. Màng tế bào có thể được tái tạo nhân tạo (có ở tế bào nhân tạo). Lịch sử Bài chính: Lịch sử của lý thuyết màng tế bào Cấu trúc màng tế bào được giới thiệu theo nhiều cách khác nhau bởi nhiều tác giả khác nhau như the ectoplast (de Vries, 1885), Plasmahaut (plasma skin, Pfeffer, 1877, 1891), Hautschicht (skin layer, Pfeffer, 1886; được dùng với ý nghĩa khác bởi Hofmeister, 1867), plasmatic membrane (Pfeffer, 1900), plasma membrane, cytoplasmic membrane, cell envelope and cell membrane. Một số tác giả đã không cho rằng tại bề mặt của tế bào có một ranh giới chức năng có tính thấm thích hợp để sử dụng thuật ngữ plasmalemma (được đặt ra bởi Mast, 1924) cho các vùng ngoại bào. Năm 1972, hai nhà khoa học là Singer và Nicolson đã đưa ra mô hình cấu trúc màng sinh chất gọi là mô hình khảm - động. Theo mô hình này, màng sinh chất có lớp kép phospholipid. Liên kết phân tử protein và lipid còn có thêm nhiều phân tử carbohydrate. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử cholesterol có tác dụng tăng cường sự ổn định. Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại. Màng sinh chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của tế bào như: vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào, là nơi định vị của nhiều loại enzyme, các protein màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô... Màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào lạ của cơ thể. Chức năng Màng tế bào (hay màng sinh chất) bao phủ xung quanh tế bào chất của các tế bào sống, về cơ bản màng phân cách các phần nội bào với mội trường ngoại bào. Màng tế bào còn có vai trò trong việc nâng giữ khung xương để hình thành nên hình dạng bên ngoài của tế bào và gắn kết chất nền ngoại bào với các tế bào khác lại với nhau để hình thành nên các mô. Ở các loài nấm, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và kể cả thực vật đều có thành tế bào giúp cung cấp cơ chế hỗ trợ cho tế bào và ngăn cản các đại phân tử vượt qua nó. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc và có thể kiểm soát những gì ra và vào tế bào, do đó tạo điều kiện để vận chuyển các chất cần thiết cho sự sống. Sự di chuyển của các chất đi qua màng có thể là "thụ động" diễn ra mà tế bào không sản sinh ra năng lượng hoặc "chủ động" đòi hỏi tế bào phải tiêu hao năng lượng cho việc vận chuyển các chất. Màng nhận nhiệm vụ duy trì điện thế cho tế bào và làm việc như một bộ lọc chỉ cho phép những thứ thiết yếu vào và ra khỏi tế bào. Tế bào sử dụng một số các cơ chế chuyển đổi có liên quan đến các màng sinh học: 1. Sự thẩm thấu và khuếch tán bị động: một số chất (các phân tử nhỏ, ion) chẳng hạn như carbon dioxide (CO2) va oxi (O2) có thể di chuyển qua màng sinh chất nhờ vào sự khuếch tán - một quá trình vận chuyển bị động. Màng hoạt động như một rào chắn đối với các phân tử thiết yếu và ion, diễn ra ở nhiều nồng độ khác nhau trên hai mặt bên của màng. Chẳng hạn như nồng độ Gradien qua màng có tính bán thấm hình thành nên một luồng thẩm thấu cho nước. 2. Màng vận chuyển các kênh protein và các tác nhân vận chuyển: Các chất dinh dưỡng như đường hay amino acid phải được đưa vào trong tế bào và các sản phẩm thiết yếu của quá trình trao đổi chất phải ra khỏi tế bào. Chẳng hạn như các phân tử khuếch tán một cách bị động thông qua các kênh protein như những kênh nước (đối với nước (H2O)) trong trường hợp đủ điều kiện khuếch tán hoặc được bơm qua màng nhờ các tác nhân vận chuyển của màng vận chuyển. Các kênh protein còn được gọi là các màng thấm, chúng thường khá cụ thể, nhận biết và vận chuyển chỉ một số hoá chất có trong một nhóm thức ăn được giới hạn, thậm chí thường chỉ là đơn chất. 3. Quá trình nhập bào: là quá trình mà trong đó tế bào hấp thu các phân tử bằng cách nhấn chìm chúng. Màng sinh chất tạo ra một sự biến dạng nhỏ ở bên trong được gọi là lỗ hõm mà tại đó các chất được vận chuyển bị bao bọc lấy. Sau đó, sự biến dạng này được tách ra khỏi màng bên trong của tế bào và tạo ra một túi để chứa đựng các chất bị bao bọc. Quá trình nhập bào là quá trình cho việc tiếp nhận một bộ phận nhỏ các chất đáng tin cậy ("thực bào"), các phân tử nhỏ và ion ("ẩm bào") và đại phân tử. Quá trình nhập bào tiêu tốn năng lượng nên nó được xem như một hình thức vẩn chuyển chủ động. Với các protein màng trên màng tế bào, màng tế bào còn có thể thực hiện các chức năng: - Chức năng enzim: Xúc tác cho các phản ứng hóa học xảy ra trên màng hoặc trong tế bào - Chức năng thu nhận, truyền đạt thông tin: các thụ quan có hình dạng đặc thù để gắn với thông tin hóa học để kích thích hoặc ức chế các quá trình trong tế bào sao cho phù hợp với môi trường - Chức năng nối kết: kết nối các tế bào thành một khối ổn định - Chức năng neo màng: protein liên kết với protein sợi hoặc các sợi trong tế bào chất, tạo sự ổn định bền chắc của màng - Chức năng vận chuyển các chất qua màng Ngoài ra màng còn có thể nhận biết tế bào nhờ cacbohydrat gắn trên protein. Hình ảnh Tham khảo Sinh học tế bào Bào quan
5925
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1ng%20th%E1%BB%83
Kháng thể
Kháng thể (Antibody, Ab), còn được gọi là immunoglobulin (Ig), là một protein lớn, hình chữ Y được hệ thống miễn dịch sử dụng để xác định và vô hiệu hóa các vật thể lạ như vi khuẩn và virus gây bệnh. Kháng thể nhận ra một phân tử đặc trưng duy nhất của mầm bệnh, được gọi là kháng nguyên. Mỗi đầu chữ "Y" của kháng thể chứa một paratope (tương tự như một ổ khóa) đặc hiệu cho một epitope cụ thể (tương tự như một khóa) trên một kháng nguyên, cho phép hai cấu trúc này liên kết với nhau một cách chính xác. Sử dụng cơ chế liên kết này, kháng thể có thể gắn thẻ vào vi khuẩn hoặc tế bào bị nhiễm để các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch tấn công hoặc có thể vô hiệu hóa trực tiếp chúng (ví dụ: bằng cách ngăn chặn một phần của virus mà cần thiết cho sự tấn công cơ thể của nó). Để cho phép hệ thống miễn dịch nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau, các vị trí liên kết kháng nguyên ở cả hai đầu của kháng thể có rất nhiều loại. Ngược lại, phần còn lại của kháng thể tương đối cố định. Thay đổi ở phần còn lại chỉ xảy ra trong một số biến thể xác định lớp hoặc isotype của kháng thể: IgA, IgD, IgE, IgG hoặc IgM. Vùng không đổi ở thân của kháng thể bao gồm các vị trí liên quan đến tương tác với các thành phần khác của hệ thống miễn dịch. Do đó, lớp xác định chức năng được kích hoạt bởi kháng thể sau khi liên kết với kháng nguyên, ngoài một số đặc điểm cấu trúc. Các kháng thể từ các lớp khác nhau cũng khác nhau về nơi chúng được giải phóng trong cơ thể và chúng sẽ được giải phóng ở giai đoạn nào của phản ứng miễn dịch. Cùng với các tế bào B và T, kháng thể bao gồm phần quan trọng nhất của hệ thống miễn dịch thích ứng. Chúng xảy ra ở hai dạng: một dạng được gắn vào tế bào B và dạng còn lại, dạng hòa tan, không dính vào và được tìm thấy trong các chất lỏng ngoại bào như huyết tương. Ban đầu, tất cả các kháng thể ở dạng đầu tiên, được gắn vào bề mặt của tế bào B - những kháng thể này sau đó được gọi là thụ thể tế bào B (BCR). Sau khi một kháng nguyên liên kết với BCR, tế bào B sẽ kích hoạt để tăng sinh và biệt hóa thành một trong hai tế bào plasma, tế bào này tiết ra kháng thể hòa tan với cùng một paratope, hoặc tế bào B bộ nhớ, tồn tại trong cơ thể để cho phép miễn dịch lâu dài với kháng nguyên. Các kháng thể hòa tan được giải phóng vào máu và dịch mô, cũng như nhiều chất tiết. Bởi vì các chất lỏng được truyền thống gọi là humors, kháng thể miễn dịch qua trung gian đôi khi được gọi là, hoặc được coi là một phần của, miễn dịch dịch thể. Các đơn vị hình chữ Y hòa tan có thể xuất hiện riêng lẻ dưới dạng monome, hoặc trong phức hợp từ hai đến năm đơn vị. Kháng thể là các glycoprotein thuộc siêu họ globulin miễn dịch. Thuật ngữ kháng thể và globulin miễn dịch thường được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù thuật ngữ 'kháng thể' đôi khi được dành cho dạng tiết ra, hòa tan, tức là loại trừ các thụ thể tế bào B. Cấu trúc Kháng thể là các protein khá nặng (~ 150 kDa) có kích thước khoảng 10 nm được sắp xếp thành ba vùng hình cầu gần như tạo thành hình chữ Y. Ở người và hầu hết các loài động vật có vú, một đơn vị kháng thể bao gồm bốn chuỗi polypeptide; hai chuỗi nặng (H) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L) giống hệt nhau được nối với nhau bằng liên kết disulfua. Mỗi chuỗi là một chuỗi các miền: các trình tự hơi giống nhau của khoảng 110 axit amin mỗi chuỗi. Các miền này thường được biểu diễn trong các giản đồ đơn giản dưới dạng hình chữ nhật. Chuỗi nhẹ bao gồm một miền biến đổi VL và một miền không đổi CL, trong khi chuỗi nặng chứa một miền biến đổi VH và ba đến bốn miền không đổi CH1, CH2,... Về mặt cấu trúc, một kháng thể cũng được phân chia thành hai đoạn liên kết kháng nguyên (Fab), chứa một vùng VL, VH, CL, và CH1 mỗi vùng, cũng như mảnh có thể kết tinh (Fc), tạo nên thân của hình dạng chữ Y. Ở giữa chúng là vùng bản lề của các chuỗi nặng, có tính linh hoạt cho phép các kháng thể liên kết với các cặp epitop ở các khoảng cách khác nhau, để tạo thành phức hợp (dimer, trimer, v.v.) và liên kết các phân tử kháng nguyên dễ dàng hơn. Trong xét nghiệm điện di protein máu, các kháng thể chủ yếu di chuyển đến phần gamma globulin cuối cùng. Ngược lại, hầu hết các gamma-globulin là kháng thể, đó là lý do tại sao hai thuật ngữ này trong lịch sử được sử dụng như các từ đồng nghĩa, cũng như các ký hiệu Ig và γ. Việc dùng lẫn lộn hai thuật ngữ này không còn được sử dụng do sự tương ứng không chính xác và do nhầm lẫn với chuỗi γ nặng đặc trưng cho lớp kháng thể IgG. Vị trí liên kết kháng nguyên Các miền biến đổi cũng có thể được gọi là miền FV. Đó là tiểu vùng Fab liên kết với một kháng nguyên. Cụ thể hơn, mỗi vùng biến đổi chứa ba vùng siêu biến thiên - các axit amin ở đó thay đổi nhiều nhất từ kháng thể này sang kháng thể khác. Khi protein gấp lại, các vùng này tạo ra ba vòng gấp nếp β, khu trú gần nhau trên bề mặt của kháng thể. Các vòng này được gọi là vùng xác định mức độ bổ sung (complementary determining region - CDR), vì hình dạng của chúng bổ sung cho hình dạng của một kháng nguyên. Ba CDR từ mỗi chuỗi nặng và chuỗi nhẹ cùng nhau tạo thành vị trí liên kết kháng thể mà hình dạng của nó có thể là bất cứ thứ gì, từ một túi để kháng nguyên nhỏ hơn liên kết vào, cho đến phần nhô ra tạo thành rãnh trên một kháng nguyên lớn. Tuy nhiên, thông thường, chỉ có một số dư lượng chiếm phần lớn năng lượng liên kết. Sự tồn tại của hai vị trí liên kết kháng thể giống hệt nhau cho phép các phân tử kháng thể liên kết mạnh mẽ với kháng nguyên đa hóa trị (các vị trí lặp lại như polysaccharide trong thành tế bào vi khuẩn, hoặc các vị trí khác cách xa nhau), cũng như tạo thành phức hợp kháng thể và phức hợp kháng nguyên-kháng thể lớn hơn. Kết quả liên kết chéo đóng một vai trò trong việc kích hoạt các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch. Cấu trúc của CDR đã được phân nhóm và phân loại bởi Chothia et al. và gần đây hơn của North et al. và Nikoloudis et al. Trong khuôn khổ của lý thuyết mạng lưới miễn dịch, CDR còn được gọi là các idiotype. Theo lý thuyết mạng lưới miễn dịch, hệ thống miễn dịch thích ứng được điều chỉnh bởi sự tương tác giữa các idiotype. Vùng Fc Vùng Fc (thân của hình chữ Y) bao gồm các miền không đổi từ các chuỗi nặng. Vai trò của nó là điều chỉnh hoạt động của tế bào miễn dịch: nó là nơi các phân tử phản ứng kích thích liên kết với, gây ra các hiệu ứng khác nhau sau khi vùng Fab của kháng thể liên kết với một kháng nguyên. Tế bào tác động (chẳng hạn như đại thực bào hoặc tế bào tiêu diệt tự nhiên) liên kết thông qua các thụ thể Fc (FcR) của chúng với vùng Fc của kháng thể, trong khi hệ thống bổ thể được kích hoạt bằng cách liên kết phức hợp protein C1q. IgG hoặc IgM có thể liên kết với C1q, nhưng IgA không thể, do đó IgA không hoạt hóa đường bổ thể cổ điển. Một vai trò khác của vùng Fc là phân phối có chọn lọc các lớp kháng thể khác nhau trên toàn cơ thể. Đặc biệt, thụ thể Fc ở trẻ sơ sinh (FcRn) liên kết với vùng Fc của kháng thể IgG để vận chuyển nó qua nhau thai, từ mẹ sang thai nhi. Các kháng thể là các glycoprotein, có nghĩa là chúng có các carbohydrate (glycans) được thêm vào các gốc axit amin còn lại. Các vị trí glycosyl hóa được giữ lại này xảy ra trong vùng Fc và ảnh hưởng đến tương tác với các phân tử tác động. Cấu trúc protein Đầu cuối N của mỗi chuỗi nằm ở đầu. Mỗi miền immunoglobulin có cấu trúc tương tự, đặc trưng của tất cả các thành viên của siêu họ immunoglobulin: nó bao gồm từ 7 (đối với vùng không đổi) đến 9 (đối với vùng thay đổi) các gấp nếp β, tạo thành hai tấm beta theo mô-típ chính của Hy Lạp. Các tấm này tạo ra hình dạng "bánh sandwich", gấp nếp immunoglobulin, được giữ chặt với nhau bằng liên kết disulfide. Phức hợp kháng nguyên Các kháng thể tiết ra có thể xuất hiện dưới dạng một đơn vị hình chữ Y, một monomer. Tuy nhiên, một số lớp kháng thể cũng tạo ra dimer với hai đơn vị Ig (như với IgA), tetramer với bốn đơn vị Ig (như IgM của cá teleost), hoặc pentamer với năm đơn vị Ig (như IgM động vật có vú, mà đôi khi tạo ra cả hexamer, với sáu đơn vị). Các kháng thể cũng tạo thành phức chất bằng cách liên kết với kháng nguyên: đây được gọi là phức hợp kháng nguyên-kháng thể hoặc phức hợp miễn dịch. Các kháng nguyên nhỏ có thể liên kết chéo hai kháng thể, cũng dẫn đến sự hình thành các chất dimers, trimers, tetrame, v.v. của kháng thể. Các kháng nguyên đa lượng (ví dụ, tế bào có nhiều biểu mô) có thể tạo phức hợp lớn hơn với kháng thể. Một ví dụ điển hình là sự kết tụ hoặc ngưng kết của các tế bào hồng cầu với kháng thể trong xét nghiệm Coombs để xác định nhóm máu: các khối lớn trở nên không hòa tan, dẫn đến kết tủa rõ ràng. Thụ thể tế bào B Dạng liên kết màng của kháng thể có thể được gọi là globulin miễn dịch bề mặt (sIg) hoặc globulin miễn dịch màng (mIg). Nó là một phần của thụ thể tế bào B (BCR), cho phép tế bào B phát hiện khi nào có kháng nguyên cụ thể trong cơ thể và kích hoạt tế bào B. BCR bao gồm các kháng thể IgD hoặc IgM gắn trên bề mặt và các dị thể Ig-α và Ig-β liên kết, có khả năng truyền tín hiệu. Một tế bào B điển hình của con người sẽ có 50.000 đến 100.000 kháng thể gắn trên bề mặt của nó. Sau khi liên kết với kháng nguyên, chúng tụ lại thành các mảng lớn, đường kính có thể vượt quá 1 micromet, trên các bè lipid giúp cô lập BCR với hầu hết các thụ thể tín hiệu tế bào khác. Những mảng này có thể cải thiện hiệu quả của phản ứng miễn dịch tế bào. Ở người, bề mặt tế bào để trống xung quanh các thụ thể tế bào B trong phạm vi vài trăm nanomet,, điều này càng giúp cô lập BCR khỏi các ảnh hưởng cạnh tranh. Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên Phân biệt giữa cái "ta" và cái "không ta" là tính chất cơ bản của hệ miễn dịch và do đó, là đối tượng nghiên cứu cơ bản của miễn dịch học. Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật, điều này có vẻ không cần phải nhắc lại, nhưng điều đáng lưu ý là một chất không cần phải có khả năng gây bệnh, chỉ cần nó lạ đối với cơ thể là có thể kích thích hệ miễn dịch. Tính lạ này có khi vô hại nhưng cũng đôi khi lắm phiền hà, bởi lẽ để duy trì sự sống, sinh vật cần phải trao đổi vật chất (và năng lượng) với môi trường, phải tiếp xúc với những cái "lạ", "không ta" rồi thông qua quá trình đồng hóa để biến chúng thành cái "ta", "của ta". Cũng chính vì lý do này, chuột có thể sản xuất kháng thể chống lại sữa bò hay albumine người... Isotype Điều gây chú ý là khi gây đáp ứng miễn dịch ở chuột bằng albumine của 1 người, kháng thể sinh ra có tính đặc hiệu đối với albumine của bất cứ người nào, chứ không riêng gì của cá nhân người nói trên. Như vậy có một cái gì đó chung cho cả một loài. Nhà miễn dịch học người Pháp Jacques Oudin đã đề ra khái niệm isotype để chỉ đặc tính kháng nguyên chung của loài. Isotype đã là trở ngại lớn cho huyết thanh liệu pháp (thí dụ dùng huyết thanh ngựa có chứa kháng thể kháng độc tố uốn ván để chữa bệnh uốn ván cho người), cách khắc phục là dùng công nghệ sản xuất các kháng thể đơn dòng. Immunoglobulin người chia làm 5 isotype, sẽ được trình bày ở một phần sau. Đặc tính isotype kháng thể được quy định bởi cấu trúc thuộc phần hằng định của đại phân tử kháng thể (cụ thể là trên các domain CH). Allotype Không hẳn là immunoglobulin lúc nào cũng được dung nạp ở một cá thể khác cùng loài, Oudin đề ra khái niệm allotype khi quan sát thấy một số thỏ lại sinh kháng thể chống chính các immunoglobulin thỏ. Allotype cũng thuộc phần hằng định của immunoglobulin. Tuy nhiên, sự không tương hợp do allotype được biết đến nhiều nhất không phải là các immunoglobulin mà là các nhóm máu và hệ HLA. Idiotype Allotype là ranh giới giữa hai cá thể cùng loài. Đem một kháng thể thỏ kháng albumine người (sau đây gọi là anti-albumine hay Ig1) tiêm cho một con thỏ khác cùng nhóm allotype, người ta thấy con thỏ thứ 2 này lại sản xuất kháng thể Ig1 nói trên. Do những khác biệt về isotype và allotype đã được loại trừ (cùng loài, cùng loại), đối tượng của việc sinh miễn dịch này được kết luận là vùng đặc hiệu của kháng thể 1 kể trên. Cấu trúc tạo nên tính đặc hiệu với kháng nguyên đó được gọi là "đặc tính idiotype". Kháng thể anti-albumine gọi là idiotype, cũng chính Oudin đề nghị thuật ngữ này. Tuy nhiên idiotype đích danh chính là vùng biến thiên trên kháng thể (cũng như trên TCR) đặc hiệu với một kháng nguyên, còn vị trí liên kết với kháng nguyên gọi là paratope. Người ta đã thành công trong việc cắt các idiotype ra khỏi kháng thể, phục vụ nghiên cứu và phát hiện ra khái niệm "dãy (hay dòng thác) idiotype": Đem một kháng nguyên X gây miễn dịch ở chuột A, người ta thu được kháng thể (idiotype) anti-X (tạm gọi là Ig1). Lấy Ig1 tiêm cho chuột B (giống hệt về di truyền với chuột 1), kháng thể anti-anti-X được tạo ra (Ig2). Người ta đã chứng minh được rằng trong cùng một cơ thể, khi tiếp xúc với 1 kháng nguyên X, không phải chỉ có 1 Ig1 (anti-X) được sản xuất, mà là một dãy những Ig như sau: Kháng nguyên (X) → Ig1 (anti-X) → Ig2 (anti-anti-X) → Ig3 (anti-anti-anti-X)... Ít nhất trong một số trường hợp, Ig3 rất giống (nếu không nói là giống hệt) Ig1 về khả năng nhận diện kháng nguyên X ở đầu dãy, như vậy, Ig2 có những cấu trúc gây đáp ứng tạo Ig3 đặc hiệu với X, người ta nói Ig2 hoạt động như một hình ảnh nội tại của kháng nguyên. Ig2 được ứng dụng như một vắc-xin (vắc-xin anti-idiotype). Suy rộng ra, khi một trong muôn vàn những kháng nguyên "tiềm năng" của thế giới xung quanh xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch tạo ra một dãy, hay "mạng lưới" idiotype như cách dùng của Niels Jerne. Sự phân biệt giữa "ta" và "không ta" rất tinh tế, không phải là một sự phân biệt trắng đen hai nửa một cách đơn giản, mà là một hệ thống cân bằng động trường kỳ, vai trò gây đáp ứng miễn dịch của kháng nguyên là làm xáo trộn sự cân bằng đó. Mẹo nhớ (không chính thức): idio=riêng, tự mình → idiotype: cấu trúc riêng biệt trên phần biến thiên của mỗi immunoglobuline hay TCR, đặc hiệu cho một epitope kháng nguyên nhất định. Tự kháng thể Đầu thế kỷ 20, Paul Ehrlich đưa ra khái niệm horror autotoxicus (tạm dịch "tính tự độc đáng sợ"), cho rằng hệ miễn dịch không tạo ra kháng thể chống lại các thành phần của chính cơ thể, vì điều này sẽ dẫn đến tự hủy diệt. Quan niệm này được chấp nhận rộng rãi suốt gần trọn thế kỷ cho đến khi khái niệm "mạng lưới kháng thể" ra đời. Đầu thập niên 1980, người ta khám phá ra các tự kháng thể hình thành tự phát với số lượng ít, thường đặc hiệu với nhiều kháng nguyên của cơ thể nên gọi là đa đặc hiệu. Các tự kháng thể này khá lành, không gây phản ứng hủy diệt như các tự kháng thể trong các bệnh tự miễn, khi cơ chế điều hòa miễn dịch bị qua mặt. Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên Cũng chính Erhlich, vào đầu thế kỷ 20, đã đề xuất rằng các kháng thể được sản xuất sẵn trong cơ thể, độc lập với mọi kích thích từ bên ngoài. Vai trò của kháng nguyên là đẩy mạnh sự sản xuất kháng thể đặc hiệu tương ứng. Mô hình của Erhlich đã được chứng minh là đúng mặc dù ở thời của ông người ta chưa phân biệt được hai loại lympho B và lympho T. Cơ thể đã chuẩn bị sẵn kháng thể cho hầu như mọi "kẻ xâm nhập" tiềm năng. Trong quá trình phát triển và biệt hóa các tế bào lympho B, có sự tái tổ hợp các gene mã hóa immunoglobulin. Trong mỗi tế bào lympho B, tổ hợp gene của phần biến thiên chỉ xảy ra 1 lần sẽ giữ nguyên đến hết đời sống của tế bào đó. Nếu vượt qua được các cơ chế chọn lọc, lympho B sẽ tiếp tục sống: Lympho B sẽ tồn tại ở dạng naive cho đến khi gặp kháng nguyên tương ứng. Nếu không gặp kháng nguyên, lympho B hoạt động cầm chừng dưới dạng naive đến hết đời của nó. Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu, với sự trợ giúp của lympho TH1 qua các cytokine, lympho B sẽ phân chia thành dòng, một số biệt hóa thành tương bào nhằm sản xuất kháng thể hàng loạt, một số lympho B khác sẽ trở thành tế bào lympho B ghi nhớ và tiếp tục phân bào, duy trì sự tồn tại của dòng tế bào đó trong cơ thể. Nếu nhiễm kháng nguyên đó một lần nữa, các tế bào B ghi nhớ sẽ đáp ứng nhanh hơn dạng näive. Ưu điểm này của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là nguyên tắc của việc ngừa bệnh bằng vắc-xin. Trong các immunoglobulin mà cơ thể có thể tạo ra, có những phân tử rất giống với nhau. Khi một kháng nguyên tiếp xúc với hệ miễn dịch, các dòng kháng thể tương tự đều được kích thích với những mức độ khác nhau, trong đó dòng đặc hiệu chính danh là đáp ứng mạnh nhất, nổi bật nhất. Ái lực của kháng thể với kháng nguyên Liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên, tương tự như giữa enzyme và cơ chất, có tính thuận nghịch. Liên kết mạnh hay yếu tùy vào số lượng liên kết và độ đặc hiệu giữa vùng nhận diện kháng nguyên trên kháng thể và cấu trúc epitope tương ứng. Ái lực của kháng thể đối với kháng nguyên là hợp lực của các lực liên kết yếu không đồng hóa trị (liên kết hydro, lực van der Waals và các liên kết ion...). Các lực liên kết yếu này chỉ có tác dụng trong một bán kính nhỏ, do đó sự đặc hiệu (hay tính chất bổ sung) trong cấu trúc không gian 3 chiều của 2 vùng phân tử có vai trò quyết định đối với ái lực của kháng thể với kháng nguyên. Như vậy, một kháng nguyên có thể được nhận diện bởi nhiều kháng thể với độ đặc hiệu khác nhau, dòng kháng thể nào phù hợp nhất về cấu trúc 3 chiều với epitope sẽ được khuếch trương mạnh nhất. Các lớp kháng thể (hay isotype) Các kháng thể được phân thành 5 lớp hay isotype, tùy theo cấu tạo của các domain hằng định của các chuỗi nặng: các chuỗi γ, α, μ, ε và δ lần lượt tương ứng với các immunoglobulin (Ig) thuộc các lớp IgG, IgA, IgM, IgE et IgD (xem bảng 1). Ngoài ra, các dị biệt tinh tế hơn cũng tồn tại bên trong một số lớp immunoglobulin. Ở người, có bốn loại IgG (IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4) và hai loại IgA (IgA1 và IgA2). Để tiêu diệt tác nhân gây bệnh bị gắn kháng thể, nhiều bạch cầu sử dụng các FcR (thụ thể của Fc, R: receptor) bề mặt tương ứng với từng lớp IgG, IgA, IgM, IgE và IgD. Thông thường một tế bào B sản xuất đồng thời nhiều lớp kháng thể: chúng khác nhau ở phần C các chuỗi nặng nhưng giống hệt nhau ở tính đặc hiệu với một kháng nguyên. Các tác nhân gây bệnh là muôn hình vạn trạng, do đó số lượng các kháng nguyên mà cơ thể có thể gặp phải là rất lớn. Mỗi lympho B lại chỉ có thể sản xuất một loại kháng thể đặc hiệu đối với 1 epitope kháng nguyên nhất định, do đó cần phải có hàng nhiều triệu lympho B khác nhau. Số lượng này vượt quá số lượng gene của con người. Vậy cách hiểu cổ xưa về một gene sản xuất một kháng thể không còn đứng vững. Năm 1976, Susumu Tonegawa đã khám phá rằng cơ thể dùng cơ chế tái tổ hợp gene để tạo ra số kháng thể đặc hiệu khổng lồ nói trên. Tonegawa đã được trao giải Nobel về Y học và Sinh lý học năm 1987 cho khám phá này. Quá trình tái tổ hợp gene để sản xuất kháng thể sẽ được trình bày ở một phần sau. Bảng 1: Tóm tắt tính chất của các lớp (isotype) immunoglobulin khác nhau. IgG IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1), là kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Đây là isotype duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, qua đó bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển. Vai trò chính của IgG là hoạt hóa bổ thể và opsonine hóa. Có 4 thứ lớp: IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) trong đó IgG4 không có chức năng hoạt hóa bổ thể. IgA IgA chiếm khoảng 15 - 20% các immunoglobulin trong máu, nó chủ yếu được tiết tại các mô niêm nhầy (chẳng hạn trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp). Nó còn được tiết trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Lớp immunoglobulin này chống lại (bằng cách trung hòa) các tác nhân gây bệnh tại những nơi chúng được tiết ra. Nó không hoạt hóa bổ thể, khả năng opsonise hóa cũng rất yếu. Có hai dạng IgA là IgA1 (90%) và IgA2 (10%). Khác với IgA1, các chuỗi nặng và nhẹ của IgA2 không nối với nhau bằng các cầu disulfide mà bằng các liên kết không đồng hóa trị. IgA2 có ít trong huyết thanh, nhưng nhiều trong các dịch tiết. Trong các dịch tiết, IgA có dạng dimer (di=2), nối với nhau bằng hai chuỗi phụ. Thứ nhất là một chuỗi J (join - nối; không phải là các gene J của immunoglobulin), một polypeptide có khối lượng phân tử 1,5 kDa, giàu cysteine và khác biệt hoàn toàn với các chuỗi immunoglobulin khác. Thứ hai là một chuỗi polypeptide có tên secretory component cùng có khối lượng phân tử 1,5 kDa, do các tế bào biểu mô tiết ra. IgA còn tồn tại dưới dạng trimer (tri = 3) và tetramer (tetra = 4). IgM IgM tạo nên các polymer (poly = đa, nhiều) do các immunoglobulin liên kết với nhau bằng các cầu nối đồng hóa trị disulfide, thường là với dạng pentamer (penta = 5) hoặc hexamer (hexa = 6). Khối lượng phân tử của nó khá lớn, xấp xỉ 900 kDa. Chuỗi J thường thấy gắn với nhiều pentamer, trong khi các hexamer lại không chứa chuỗi J do cấu trúc không gian không phù hợp. Do mỗi monomer có hai vị trí gắn kháng nguyên, một pentamer IgM có 10 vị trí gắn kháng nguyên, tuy vậy nó không thể gắn cùng lúc 10 antigen vì chúng cản trở lẫn nhau. Vì là một phân tử lớn, IgM không có khả năng xuyên thấm, nó chỉ tồn tại với lượng rất nhỏ trong dịch kẽ. IgM chủ yếu ở trong huyết tương, chuỗi J rất cần cho dạng xuất tiết. Nhờ tính chất polymer, IgM rất "háu" kháng nguyên và rất hiệu quả trong việc hoạt hóa bổ thể. Nó còn được gọi là các "kháng thể tự nhiên" vì lưu hành trong máu ngay cả khi không có bằng chứng về sự tiếp xúc với kháng nguyên. Ở các tế bào dòng mầm, segment gene mã hóa vùng μ hằng định của chuỗi nặng được giải mã trước các segment khác. Do đó, IgM là immunoglobulin đầu tiên được sản xuất bởi tế bào B trưởng thành. IgE IgE là loại immunoglobulin monomer trong đó carbonhydrate chiếm tỷ lệ khá lớn. Khối lượng phân tử của IgE là 190 kDa. IgE có trên màng bào tương của bạch cầu ái kiềm và tế bào mast ở mô liên kết. IgE giữ một vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Kháng thể loại IgE cũng có trong các dịch tiết, không hoạt hóa bổ thể và là loại immunoglobulin dễ bị hủy bởi nhiệt. IgD IgD là loại immunoglobulin monomer chiếm chưa đầy 1% trên màng tế bào lympho B. Chức năng của IgD chưa được hiểu biết đầy đủ, nó thường biểu hiện đồng thời với IgM và được xem như một chỉ dấu (marker) của tế bào B trưởng thành nhưng chưa tiếp xúc kháng nguyên. Có lẽ nó tham gia vào cơ chế biệt hóa của tế bào B thành tương bào và tế bào B ghi nhớ. Vai trò của kháng thể Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính: gắn với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch. Liên kết với kháng nguyên Các immunoglobulin có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ các domain biến thiên. Một thí dụ để miêu tả lợi ích của kháng thể là trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn. Kháng thể gắn với và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố trên lên các thụ thể tế bào. Như vậy, các tế bào cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra (hình 4 và 5). Tương tự như vậy, nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là adhesine, còn virus sở hữu các protein cố định trên lớp vỏ ngoài. Các kháng thể kháng-adhesine và kháng-proteine capside virus sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắn vào các tế bào đích của chúng. Hoạt hóa bổ thể Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là việc hoạt hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xâm hại bằng cách (1) đục các lỗ thủng trên vi khuẩn, (2) tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào, (3) thanh lọc các phức hợp miễn dịch và (4) phóng thích các phân tử hóa hướng động. Hoạt hóa các tế bào miễn dịch Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến thiên (Fab), kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định (Fc). Những tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Như vậy, các kháng thể gắn với một vi khuẩn có thể liên kết với một đại thực bào và khởi động hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các kháng thể. Sự tổng hợp immunoglobulin Hệ miễn dịch người có khả năng sản xuất ra trên 1012 loại kháng thể đặc hiệu khác nhau. Trong khi những kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy genome người chỉ có khoảng 3*105 gene, như vậy một kháng thể không thể chỉ là sản phẩm của một gene duy nhất. Đại cương Có nhiều gene mã hóa cho phần biến thiên (V) của immunoglobulin, chúng tái tổ hợp với nhau một cách ngẫu nhiên để tạo ra số sản phẩm lớn hơn nhiều so với số gen vốn có. Trong mỗi tế bào lympho B, chỉ một tổ hợp duy nhất của mỗi chuỗi (nặng và nhẹ) được thành lập và không thay đổi suốt cuộc đời nó. Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nặng Phần hằng định (C) của chuỗi nặng được mã hóa bởi một trong số 9 gene tùy theo lớp (isotype) kháng thể: µ cho IgM; γ1 - 4 cho IgG1 - IgG4; α1 và α2 cho IgA1 và IgA2; δ cho IgD và ε cho IgE. Các gene mã hóa chuỗi nặng của immunoglobulin nằm trên nhiễm sắc thể 14. Ở những tế bào mầm (non), chúng sắp xếp thành 4 vùng tách biệt: các amino acide (aa) 1 - 95 của phần biến thiên (V) được mã hóa bởi chừng 51 gene V; tiếp theo, các aa 96 - 101 do khoảng 27 gene D mã hóa (D:diversity - "phong phú"); cuối cùng, các aa 102 - 110 được mã hóa bởi 6 gene J (J: junction - "chỗ nối"). Mỗi gene V đều có một chuỗi L (leader - dẫn lối). Trong quá trình trưởng thành của tế bào lympho B, một gene D sẽ liên kết với một gen J bằng cách cắt bỏ đoạn DNA trung gian giữa chúng. Đoạn DJ mới thành lập cùng với gene Cμ (hằng định) được dịch mã thành mRNA, cho ra một protein DJ-Cμ tạm thời. Sau đó, một gene V cùng với đoạn L tương ứng của nó được gắn vào đoạn DJ kể trên (tái tổ hợp VDJ). Gen VDJ mới tổ hợp và gene Cμ được giải mã tạo ra protein VDJ-Cμ. Chuỗi L sau đó được cắt ra, protein lúc này chính là chuỗi nặng của immunoglobulin IgM. Vậy riêng các gene trên NST 14 đã có khả năng tạo ra 8262 chuỗi nặng khác nhau (51V × 27D × 6J). Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nhẹ kappa Các gene của chuỗi nhẹ κ (kappa) thuộc nhiễm sắc thể 2. Tại phần biến thiên (V), các amino acide (aa) 1 - 95 được mã hóa bởi 40 gene VL và các aa từ 96 - 110 bởi 5 gene JL. Chỉ 1 gene Cκ mã hóa cho phần hằng định của chuỗi nhẹ này. Như vậy, sự tổ hợp ngẫu nhiên của một gene VLκ với một gene JLκ có thể tạo ra 200 chuỗi nhẹ κ khác nhau (40 × 5). Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nhẹ lambda Các gene của chuỗi nhẹ λ (lambda) thuộc nhiễm sắc thể 22. Tương tự chuỗi nhẹ κ, phần biến thiên (V) của chuỗi nhẹ λ cũng được mã hóa bởi các gene VL và các gene JL. Số lượng các gene chưa được thống kê đầy đủ, ngoài ra còn có nhiều gene Cλ có đoạn gene L đi trước. Ước tính, tổ hợp các gene λ có thể tạo ra 116 chuỗi nhẹ λ khác nhau. Điều hòa sản xuất kháng thể Sự tái tổ hợp các gene V, D và J trong các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ chịu sự điều hòa của các gene chức năng khác trong nhân tế bào, trong đó đặc biệt quan trọng là các gene RAG1 và 2 (recombinatioin activating gene) trên nhiễm sắc thể 11 . Nếu các gene này bị rối loạn, các immunoglobulin cũng như các thụ thể kháng nguyên tế bào T (TCR) bị rối loạn trầm trọng (bệnh suy giảm miễn dịch trầm trọng bẩm sinh SCID - severe congenital immunodeficiency disease). Trong trường hợp bình thường, sự tái tổ hợp gene các chuỗi nặng có thể tạo ra 2,6 × 106 immunoglobulin khác nhau (8262H × (200Lκ + 116Lλ)). Tuy nhiên, số loại kháng thể có thể tạo ra theo lý thuyết có thể cao hơn 1012, nhờ các cơ chế bổ sung sau: Các đột biến sinh dưỡng trong quá trình trưởng thành (trước khi có sự tổ hợp gene) của tế bào lympho. Những lỗi trong quá trình tổ hợp gene V, D, J. Các đột biến sinh dưỡng xảy ra trong quá trình tổ hợp gene. Sự chuyển lớp isotype Nếu như sự đặc hiệu đối với kháng nguyên được quy định trên Fab của kháng thể một khi đã hình thành sẽ không thay đổi suốt đời sống của tế bào lympho thì phần Fc lại có khả năng thay đổi để thích ứng với chức năng của phân tử immunoglobulin. Sự thay đổi này bắt nguồn từ các gene CL và được gọi là sự chuyển lớp isotype. Các kháng thể (immunoglobulin) đầu tiên do lymphocyte B sản xuất thuộc lớp IgM. Trong quá trình trưởng thành, chuỗi VDJ tổ hợp có thể liên kết với các gene C khác. Trước mỗi gene C đều có 1 chuỗi S (switch - chuyển) có chức năng điều khiển sự tái tổ hợp giữa VDJ và C thông qua việc liên kết với các chuỗi S tương đồng khác. Những chuỗi C nằm giữa chuỗi VDJ và gene C mới gắn sẽ bị cắt bỏ. Kháng thể đơn dòng và đa dòng Một tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, v.v.) được hệ miễn dịch nhận diện như là các kháng nguyên. Thông thường, một kháng nguyên có thể gồm nhiều epitope khác nhau. Kháng thể đơn dòng Các kháng thể đơn dòng chỉ nhận biết một epitope trên một kháng nguyên cho sẵn (hình 6). Theo định nghĩa, tất cả các kháng thể đơn dòng cùng một dòng thì giống hệt nhau và được sản xuất bởi cùng một dòng tương bào. Kháng thể đơn dòng được sử dụng rộng rãi trong sinh học và y học, chúng vừa là phương tiện chẩn đoán, vừa là công cụ điều trị. Thí dụ, chúng được ứng dụng trong một phương pháp phát hiện có thai được sử dụng phổ biến hiện nay. Trước đây, việc sản xuất kháng thể đơn dòng in vitro rất khó khăn do đời sống ngắn ngủi của các tương bào. Kháng thể chỉ thu được in vivo bằng cách tiêm một kháng nguyên cụ thể vào một động vật rồi chiết lấy kháng thể trong máu. Phương pháp này rất tốn kém nhưng chỉ thu được lượng kháng thể rất ít, không thuần nhất và bị ô nhiễm. Một tiến bộ to lớn đã đạt được cuối những năm 1970 bởi Cesar Milstein và Georges Köhler với kỹ thuật hybridoma (tế bào lai giữa 1 lympho B có khả năng sản xuất kháng thể với 1 tế bào ung thư có đời sống khá dài). Kháng thể đa dòng Các kháng thể đa dòng là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác nhau trên một kháng nguyên cho trước (xem hình 7). Trong đáp ứng miễn dịch, cơ thể tổng hợp nhiều kháng thể tương ứng với các epitope của cùng một kháng nguyên: đáp ứng như vậy gọi là đa dòng. Tham khảo Jeremy Berg, John Tymocsko, Lubert Stryer, Biochemistry, W.H. Freeman and Company, New York, 2002. ISBN 0-7167-4684-0 Neil Campbell, Jane Reece, Biologie, De Boeck, 1995. ISBN 2-8041-2084-8 Charles Janeway, Paul Travers, Immunobiology, Garland Publishing, New York and London, 2001. ISBN 0-8153-3642-X Xem thêm Miễn dịch Kháng nguyên Phản ứng kháng nguyên - kháng thể Thụ thể kháng nguyên của tế bào T (TCR) Tế bào lympho Bổ thể Đại gia đình các phân tử immunoglobulin Tham khảo Liên kết ngoài Tiếng Anh: B Cells and Antibodies The Generation of Antibody Diversity Microbiology and Immunology on-line Search and Find Antibodies Antibody Search & Antibody Staining Protocols Antibody Staining Protocol Database How Lymphocytes Produce Antibody Lymphomation: Immunoglobulins Recombination and the Evolution of the Adaptive Immune System Tiếng Pháp: Site des étudiants en médecine de Grenoble Site SVT de l'Académie de Lyon Sinh học tế bào Sinh học phân tử Miễn dịch học Hệ miễn dịch Glycoprotein Kháng thể
5926
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20x%C6%B0%C6%A1ng%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o
Bộ xương tế bào
Bộ xương tế bào, bộ khung nâng đỡ của tế bào, cũng như mọi bào quan khác, nó nằm trong tế bào chất. Nó có trong mọi tế bào nhân chuẩn (tế bào eukaryotic) và những nghiên cứu gần đây còn cho thấy nó có trong các tế bào chưa có nhân chuẩn nữa (tế bào prokaryotic). Bộ xương tế bào là một cấu trúc vững chắc, giúp duy trì hình dạng của tế bào, bảo vệ tế bào và giúp tế bào di động (các cấu trúc lông và roi). Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng không những trong sự vận chuyển bên trong tế bào (lấy ví dụ như các chuyển động của các túi màng và các bào quan) mà còn trong sự phân chia tế bào. Đây là một cấu trúc giống như bộ xương động vật và nổi trong tế bào chất. Bộ xương của tế bào nhân chuẩn (tế bào Eukaryotic) Bộ xương giúp nâng đỡ cấu trúc và hình dạng của tế bào bao gồm ba loại sợi chính. Các sợi Actin Actin là một phân tử polypeptit, cuộn khúc thành hình cầu. Đường kính khoảng 7 nm, loại sợi này bao gồm 2 chuỗi các phân tử actin xoắn quanh nhau. Các phân tử actin được trùng hợp nhanh chóng khi tế bào cần và ngược lại thì sẽ giải thể. Chúng nằm ngay dưới màng tế bào, bởi vì chúng giúp nâng đỡ hình dạng tế bào (sợi actin tạo thành các bó liên kết chéo), hình thành những chỗ lồi tế bào chất (như các vi mao chẳng hạn) và tham gia vào sự di truyền tính trạng. Cùng với myosin, chúng cũng tham gia vào hoạt động co cơ. Sự di động kiểu Amip, hiện tượng thực bào, sự di động của các tế bào nuôi cấy nhờ các gai nhỏ cũng phụ thuộc vào hoạt động của các sợi Actin nằm ngay dưới màng tế bào. Các sợi trung gian Các sợi trung gian là các protein hình sợi, thông thường gồm 3 chuỗi polypeptit hình sợi với kích thước khác nhau. Những sợi này có đường kính từ 8 đến 11 nanomét và bền hơn các sợi actin. Chúng tổ chức các cấu trúc không gian 3 chiều bên trong tế bào (ví dụ như chúng có trong thành phần cấu trúc của màng nhân). Có nhiều loại sợi trung gian khác nhau: Tạo thành từ vimentin: thường thấy ở các cấu trúc nâng đỡ tế bào. Tạo thành từ keratin: tìm thấy trong các tế bào da, lông, tóc. Sợi thần kinh: trong các tế bào thần kinh. Tạo thành từ lamin: cấu trúc nâng đỡ màng nhân. Các ống vi thể Đó là những ống rỗng hình trụ, đường kính khoảng 25 nm, được quấn quanh bởi 13 sợi nguyên (là các chuỗi polypeptit hình cầu, là sản phẩm nhị hợp của anpha và beta tubulin. Chúng có những biểu hiện rất hoạt tính như gắn GPT cho quá trình polymer hoá. Chúng được tổ chức bởi trung thể. Nhiệm vụ chính: Vận chuyển bên trong tế bào (liên kết với dynein và kinesin, chúng vận chuyển các bào quan như ti thể hay các túi màng). Sự vận động của lông và roi (nhờ sự trượt lên nhau của các ống vi thể). Cấu tạo nên thoi vô sắc. Tạo nên lớp màng bảo vệ ở tế bào thực vật. Bộ xương của tế bào chưa có nhân chuẩn (tế bào Prokaryotic) Bộ xương trước đây thường được nghĩ chỉ có ở tế bào nhân chuẩn, nay cũng được tìm thấy ở tế bào chưa có nhân chuẩn. Mặc dù có mối quan hệ tiến hoá khác xa nhau, sự giống nhau trong cấu trúc 3 chiều cung cấp 1 bằng chứng thuyết phục là bộ xương của 2 loạt tế bào này thật sự tương đồng. Các loại protein chính được tìm thấy trong bộ xương tế bào: FtsZ, MreB và ParM, Crescentin. Tham khảo Sinh học đại cương - Bộ môn sinh học - Khoa KHCB - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ xương tế bào
5927
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20ch%E1%BA%A5t
Tế bào chất
Trong sinh học tế bào, tế bào chất là tất cả các chất trong một tế bào, bao quanh bởi màng tế bào, ngoại trừ nhân. Chất nằm bên trong nhân và chứa bên trong màng nhân được gọi là nhân tế bào. Các thành phần chính của tế bào chất là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các bào quan – cấu trúc phụ bên trong của tế bào, bao gồm tế bào chất khác nhau, ribôxôm.Tế bào chất chứa 80% là nước và thường không có màu. Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.  Đối với các sinh vật prokaryote, tế bào chất là một thành phần tương đối tự do. Tuy nhiên, tế bào chất trong tế bào eukaryote thường chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiện tượng dòng chất thải nguyên sinh của thiên nhiên. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một tế bào. Tham khảo Sinh học tế bào
5928
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ung%20th%C6%B0
Ung thư
Ung thư (Tiếng Anh: cancer) là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể (di căn). Không phải tất cả các khối u đều là ung thư, có một số khối u thuộc vào nhóm lành tính, tức là khối u không xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Một số dấu hiệu và triệu chứng của khối u ác tính bao gồm chảy máu bất thường, ho kéo dài không rõ nguyên nhân, sụt cân và những bất thường trong đại tiểu tiện. Mặc dù các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của ung thư, chúng cũng có thể có các nguyên nhân khác. Hiện nay có khoảng hơn 100 loại ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 22% số ca tử vong vì ung thư. Ngoài ra còn có thêm 10% khác là do béo phì, kém ăn, lười vận động và sử dụng thức uống có cồn quá mức. Một số nguyên nhân khác của ung thư bao gồm một số dạng phơi nhiễm, tiếp xúc với bức xạ và ô nhiễm môi trường. Ở các nước đang phát triển, gần 20% bệnh ung thư là do phơi nhiễm với các vi khuẩn hoặc virus như Helicobacter pylori, viêm gan B, viêm gan C, virus Epstein–Barr, nhiễm virus papilloma ở người và HIV. Các nhân tố này tác động bằng cách, ít nhất là góp phần, làm thay đổi các gen trong tế bào. Thông thường, tế bào cần tích lũy một lượng không nhỏ những biến đổi về gen trước khi phát triển thành ung thư. Cũng có khoảng 5-10% bệnh ung thư là do di truyền các khuyết tật về gen từ trong gia đình. Ung thư thường được phát hiện nhờ vào các dấu hiệu và triệu chứng hoặc từ tầm soát ung thư. Những kết quả tầm soát ban đầu này thường sẽ được đánh giá kỹ hơn bằng chẩn đoán hình ảnh và được xác nhận bằng sinh thiết. Nhiều loại ung thư có thể được phòng ngừa bằng cách không hút thuốc, duy trì cân nặng khỏe mạnh, không uống quá nhiều rượu, ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nhất định, không ăn quá nhiều thịt chế biến và thịt đỏ cũng như tránh phơi nắng quá nhiều. Phát hiện ung thư sớm rất có ích, nhất là với ung thư cổ tử cung hay ung thư đại tràng. Ung thư thường được điều trị sự kết hợp của các phương pháp khác nhau như xạ trị, phẫu thuật, hóa trị và điều trị đích. Quản lý đau cũng như các triệu chứng là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ là thiết yếu đối với những người có ung thư ở các giai đoạn muộn. Cơ hội sống còn phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ của bệnh khi bắt đầu điều trị. Ở trẻ em dưới 15 tuổi ở thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ sống sót 5 năm ở các nước phát triển trung bình vào khoảng 80%. Đối với bệnh ung thư ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sống 5 năm trung bình năm là 66%. Thế giới Vào năm 2015, trên thế giới có khoảng 90,5 triệu người bị ung thư. Tính đến năm 2019, mỗi năm thế giới ghi nhận thêm 18 triệu ca mắc mới. Ung thư cướp đi sinh mạng của 8,8 triệu người (tỉ lệ tử vong là 15,7%). Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày. Ở nữ giới, các loại phổ biến nhất là ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi và ung thư cổ tử cung. Trong năm 2012, khoảng 165.000 trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tỷ lệ mắc ung thư tăng lên đáng kể cùng với độ tăng của tuổi tác và nhiều bệnh ung thư thường gặp hơn ở các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc ung thư cũng đang tăng lên do quá trình lão hóa dân số cũng như các thay đổi trong lối sống. Bệnh ung thư ước tính đã tiêu tốn khoảng 1,16 nghìn tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2010. Việt Nam Năm 2020, Việt Nam ghi nhận 182.563 ca mắc mới ung thư. Trong đó 5 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay gồm ung thư gan (14,5%), phổi (14,4%), ung thư vú ở nữ (11,8 %), dạ dày (9,8%), đại trực tràng (9%). Năm 2018, Việt Nam ở vị trí 99 toàn cầu, tỷ lệ mắc ung thư 151,4 trên 100.000 dân. Sau hai năm, Việt Nam tăng 7 bậc trên xếp hạng ung thư thế giới. Định nghĩa Ung thư là một nhóm lớn các bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng xâm lấn hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Chúng tạo nên một tập hợp các khối u (neoplasm hoặc tumour). Khối u là một nhóm tế bào bị phân chia mất kiểm soát và thường sẽ tạo thành một khối hoặc u bướu rõ ràng, nhưng đôi khi khối u cũng có thể được phân bố đều (không tạo nên bướu rõ ràng). Tất cả các tế bào khối u cho thấy sáu đặc trưng của ung thư. Những đặc điểm này đều cần để tạo nên một khối u ác tính. Chúng bao gồm: Tăng sinh tế bào khi không có tín hiệu phù hợp Tăng sinh liên tục ngay cả khi đã có tín hiệu kiểm soát Tránh được quá trình chết theo chương trình Tế bào có thể phân chia vô hạn lần Kích thích hình thành mạch máu Xâm lấn mô và hình thành di căn Sự tiến triển từ "tế bào bình thường" đến "tế bào có thể tạo khối u rõ ràng" cho đến "ung thư hoàn toàn" cần có nhiều bước và còn được gọi là quá trình tiến triển ác tính. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư Khi ung thư mới xuất hiện, chúng thường không tạo ra triệu chứng gì. Các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi khối u lớn dần hoặc bị loét. Kết quả của quá trình chẩn đoán phụ thuộc vào loại và vị trí của ung thư. Một số triệu chứng là đặc trưng của khối u ác tính, một số triệu chứng khác lại thường xuyên bắt gặp ở những bệnh khác. Ung thư có thể rất khó chẩn đoán và sẽ không sai nếu coi nó là một "kẻ ngụy trang vĩ đại" (tức rất khó để bị "vạch mặt"). Bệnh nhân có thể trở nên lo lắng hoặc trầm cảm sau khi chẩn đoán ung thư. Nguy cơ tự tử ở những người bị ung thư cao gần gấp đôi so với những người bình thường. Triệu chứng cục bộ Các triệu chứng cục bộ có thể xuất hiện do khối u hoặc sự loét của nó. Ví dụ, khối u từ ung thư phổi có thể chẹn phế quản dẫn đến ho hoặc viêm phổi; ung thư thực quản có thể làm hẹp thực quản, gây khó khăn hoặc đau khi nuốt; và ung thư đại trực tràng có thể dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn trong ruột, ảnh hưởng đến việc đi đại tiện. Ung thư ở vú hoặc tinh hoàn có thể tạo ra các cục u quan sát được bằng mắt thường. Vết loét có thể gây chảy máu dẫn đến các triệu chứng như ho ra máu (ung thư phổi), thiếu máu hoặc chảy máu ruột (ung thư ruột kết), tiểu ra máu (ung thư bàng quang) hoặc chảy máu âm đạo bất thường (ung thư nội mạc tử cung hoặc cổ tử cung). Đau cục bộ có thể xuất hiện ở ung thư giai đoạn sau, khối u ban đầu thường sẽ không đau. Một số bệnh ung thư có thể gây tích dịch trong ngực hoặc bụng. Triệu chứng toàn thân Các triệu chứng toàn thân có thể xảy ra do phản ứng của cơ thể với ung thư. Một số ví dụ có thể kể đến như mệt mỏi, giảm cân không chủ ý hoặc xuất hiện những thay đổi trên da. Một số bệnh ung thư có thể gây ra tình trạng viêm toàn thân dẫn đến mất và yếu cơ liên tục, được gọi là cachexia (đôi khi được dịch là "hội chứng suy kiệt"). Một số loại ung thư như u lympho Hodgkin, bệnh bạch cầu và ung thư gan hoặc thận có thể gây sốt dai dẳng. Một số triệu chứng toàn thân của bệnh ung thư là do nội tiết tố hoặc các phân tử khác do khối u tạo ra, được gọi là hội chứng cận ung thư. Các hội chứng cận ung thư phổ biến bao gồm tăng calci huyết dẫn đến trạng thái tinh thần thay đổi, táo bón và mất nước, hoặc hạ natri huyết cũng có thể khiến tâm trạng thay đổi, nôn mửa, đau đầu hoặc co giật. Di căn Ung thư có thể lây lan từ vị trí ban đầu của nó bằng cách lây lan cục bộ, lan truyền theo đường bạch huyết đến các hạch bạch huyết cục bộ hoặc lan truyền trong mạch máu để đến với các vị trí cách xa vị trí ban đầu, được gọi là di căn. Khi các tế bào ung thư đã xâm nhập được vào mạch máu, chúng có thể di chuyển và lây lan khắp cơ thể song mỗi loại ung thư thường có xu hướng lan truyền đến một số khu vực nhất định. Các triệu chứng của ung thư di căn phụ thuộc vào vị trí khối u và có thể kể đến như sưng hạch bạch huyết (có thể sờ hoặc nhìn thấy dưới da và thường cứng), gan hoặc lá lách phình to (có thể cảm nhận được ở vùng bụng), đau hoặc gãy các xương bị ảnh hưởng (với các ung thư liên quan đến xương) và các triệu chứng thần kinh. Nguyên nhân Đại đa số các bệnh ung thư, tức khoảng 90–95% các trường hợp, là do các đột biến gen do các yếu tố môi trường và lối sống. 5–10% còn lại là do các yếu tố di truyền. Yếu tố môi trường ở đây muốn đề cập đến bất kỳ nguyên nhân nào không phải do di truyền, chẳng hạn như lối sống, kinh tế và các yếu tố hành vi chứ không chỉ là ô nhiễm nói chung. Các yếu tố môi trường phổ biến góp phần gây tử vong do ung thư bao gồm thuốc lá (25–30%), chế độ ăn uống và béo phì (30–35%), nhiễm trùng (15–20%), bức xạ (cả ion hóa và không ion hóa, lên đến 10%), thiếu hoạt động thể chất, và ô nhiễm. Căng thẳng tâm lý dường như không phải là một yếu tố gây khởi phát ung thư, nhưng chúng có thể làm trầm trọng bệnh trạng ở những người đã bị chẩn đoán mắc bệnh. Nhìn chung, không thể chỉ rõ đích xác nguyên nhân gì đã dẫn đến một dạng ung thư cụ thể vì các nguyên nhân khác nhau không để lại các dấu ấn đặc hiệu để phân biệt. Ví dụ, nếu một người sử dụng thuốc lá lâu ngày bị chẩn đoán mắc ung thư phổi thì nguyên nhân có thể xuất phát từ việc sử dụng thuốc lá, nhưng vì mọi người đều có xác suất nhỏ mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí hoặc bức xạ, ung thư cũng có thể đến từ một trong những lý do này. Ngoại trừ một số trường hợp lây truyền hiếm gặp xảy ra với những người mang thai hoặc hiến tạng, ung thư nói chung không phải là một bệnh truyền nhiễm. Các chất hóa học Một số các chất hóa học đã được chứng minh là có thể gây nên một số các loại ung thư cụ thể nếu con người phơi nhiễm với chúng. Những chất hóa học này được gọi là tác nhân gây ung thư. Ví dụ, 90% ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá. Ngoài ra, khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ung thư ở thanh quản, đầu, cổ, dạ dày, bàng quang, thận, thực quản và tuyến tụy. Khói thuốc lá chứa hơn năm mươi chất gây ung thư mà nhân loại được biết đến, bao gồm nitrosamine và các hydrocarbon thơm đa vòng. Thuốc lá chịu trách nhiệm cho khoảng 20% số ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới, con số này là 33% ở các nước phát triển. Mối tương quan giữa tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và tiêu thụ thuốc lá trở nên rất rõ ràng khi được đặt lên biểu đồ, khi tiêu thụ thuốc là tăng mạnh thì tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cũng nhảy vọt và gần đây, sự giảm trong tiêu thụ thuốc lá vào những năm 1950 được theo sau bởi sự giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới vào những năm 1990. Ở Tây Âu, 10% ung thư ở nam và 3% ung thư ở nữ có nguyên nhân liên quan đến rượu, đặc biệt là ung thư gan và đường tiêu hóa. Ung thư do tiếp xúc với chất liên quan đến công việc có thể chiếm từ 2 đến 20% trong tổng số các ca, với ít nhất là 200.000 ca tử vong. Các bệnh ung thư như ung thư phổi và ung thư trung mạc có thể xuất phát từ việc hít phải khói thuốc lá hoặc sợi amiăng, một ví dụ khác là ung thư bạch cầu có thể có nguyên nhân từ việc tiếp xúc với benzen. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện Chế độ dinh dưỡng, lười vận động và béo phì có liên quan đến 30–35% trường hợp tử vong do ung thư. Tại Hoa Kỳ, thừa cân có liên quan đến sự phát triển của nhiều loại ung thư và có liên quan đến 14–20% các ca tử vong do ung thư. Một nghiên cứu của Vương quốc Anh với dữ liệu từ 5 triệu người cho thấy: chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có liên quan đến ít nhất 10 loại ung thư và chịu trách nhiệm cho khoảng 12.000 ca mỗi năm tại cùng quốc gia. Lười vận động cũng được cho là góp phần vào nguy cơ ung thư, không chỉ vì chúng có ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể mà còn thông qua các tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch và hệ nội tiết. Hơn một nửa ảnh hưởng từ chế độ ăn uống là do thừa dinh dưỡng (ăn quá nhiều), chứ không phải do ăn quá ít rau hoặc các thực phẩm có lợi cho sức khỏe khác. Một số loại thực phẩm cụ thể có liên quan đến một số các bệnh ung thư đặc thù. Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến ung thư dạ dày. Aflatoxin B1, một tập chất thường có trong thực phẩm, gây ung thư gan. Nhai hạt cau có thể gây ung thư miệng. Nền ẩm thực đa dạng ở các quốc gia khác nhau có thể giải thích phần nào sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Ví dụ, ung thư dạ dày phổ biến hơn ở Nhật Bản do chế độ ăn nhiều muối trong khi ung thư ruột kết phổ biến hơn ở Hoa Kỳ. Hồ sơ ung thư của những người nhập cư có xu hướng giống với đất nước mà họ đến, thường là sau một thế hệ. Phơi nhiễm Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 18% số ca tử vong do ung thư là có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ này dao động từ mức cao 25% ở châu Phi đến dưới 10% ở các nước phát triển. Trong số các tác nhân truyền nhiễm có thể gây ung thư thì virus là thường được nhắc đến nhất, nhưng vi khuẩn ung thư và ký sinh trùng có lẽ cũng đóng một vai trò nào đó. Một số loại virus sinh ung (virus có thể gây ung thư, tiếng Anh: Oncovirus) có thể kể đến như virus papilloma ở người (ung thư cổ tử cung), virus Epstein – Barr (bệnh tăng sinh lympho bào B và ung thư vòm họng), virus herpes Kaposi's sarcoma (ung thư Kaposi và u lympho tràn dịch nguyên phát), virus viêm gan B và viêm gan C (ung thư biểu mô tế bào gan) và virus gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người loại 1 (ung thư lympho bào T). Nhiễm vi khuẩn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị một số dạng ung thư nhất định, như ta đã thấy trong ví dụ ung thư biểu mô dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Một số loại ký sinh trùng có liên quan đến ung thư bao gồm sán máng Schistosoma haematobium (ung thư bàng quang) và sán lá gan, Opisthorchis viverrini và Clonorchis sinensis (ung thư biểu mô đường mật). Bức xạ Tiếp xúc với các loại bức xạ như tia cực tím và các chất phóng xạ là một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Rất nhiều loại ung thư da không phải ung thư hắc tố có nguyên nhân đến từ bức xạ tử ngoại, chủ yếu tới từ ánh sáng mặt trời. Bức xạ ion hóa có thể đến từ một số nguồn như chụp ảnh y tế (chẳng hạn như sử dụng X quang) và khí radon. Chỉ riêng bức xạ ion hóa thì không phải là một tác nhân gây đột biến quá mạnh. Ví dụ, tiếp xúc với khí radon trong khu dân cư có nguy cơ ung thư tương tự như hút thuốc lá thụ động. Tuy nhiên, chúng là nguồn gây ung thư mạnh hơn khi kết hợp với các tác nhân gây ung thư khác, chẳng hạn như vừa tiếp xúc với radon và vừa hút thuốc lá. Bức xạ có thể gây ung thư ở hầu hết các bộ phận của cơ thể, ở tất cả các loài động vật và ở mọi lứa tuổi. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu do bức xạ cao gấp hai lần so với người lớn; con số này là mười lần nếu như bị phơi nhiễm bức xạ trước khi sinh. Sử dụng bức xạ ion hóa trong y tế là một nguồn nhỏ nhưng cũng tiềm tàng nguy cơ gây ung thư. Bức xạ ion hóa có thể được sử dụng để điều trị một số các bệnh ung thư, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể kích ứng tạo ra một dạng ung thư mới. Như đã nói, bức xạ ion hóa cũng được sử dụng trong một số dạng chụp ảnh y khoa. Tiếp xúc lâu dài với bức xạ tia cực tím từ mặt trời có thể dẫn đến ung thư hắc tố và các loại u ác tính khác về liên quan đến da. Các bằng chứng khoa học chỉ rõ rằng bức xạ tử ngoại, đặc biệt là bức xạ không ion hóa của tia tử ngoại B, là nguyên nhân của hầu hết các loại ung thư da không phải ung thư hắc tố, là dạng ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Bức xạ tần số vô tuyến không ion hóa có từ các nguồn như điện thoại di động, truyền tải điện và các nguồn tương tự khác được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới cho là tác nhân gây ung thư tiềm năng. Tuy nhiên, không có những bằng chứng xác đáng hỗ trợ luận điểm này. Đã có nhiều nghiên cứu không tìm thấy hoặc chỉ ra được mối liên hệ nhất quán giữa bức xạ điện thoại di động và nguy cơ ung thư. Di truyền Phần lớn các bệnh ung thư là không di truyền (ung thư đơn lẻ). Các bệnh ung thư có thể di truyền chủ yếu đến từ các khiếm khuyết di truyền. Có dưới 0,3% dân số là những người mang những đột biến di truyền có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ ung thư và những nguyên nhân này chiếm chưa đến 3–10% trong tổng số ca ung thư. Một số hội chứng có thể kể đến như các đột biến di truyền ở các gen BRCA1 và BRCA2, những người mang các khiếm khuyết này có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng vào khoảng 75%. Một ví dụ khác là ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (còn được gọi là hội chứng Lynch) chiếm tỷ lệ khoảng 3% trong tổng số người bị ung thư đại trực tràng, ngoài ra còn một số các bệnh ung thư khác. Theo thống kê đối với các bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất, tỷ số nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng khi họ hàng gần nhất (first-degree relative, tức cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái) đã được chẩn đoán mắc bệnh này là khoảng 2. Tỷ số nguy cơ tương ứng là 1,5 đối với ung thư phổi, và 1,9 đối với ung thư tuyến tiền liệt. Đối với ung thư vú, tỷ số nguy cơ là 1,8 khi họ hàng gần nhất bị chẩn đoán mắc bệnh lúc 50 tuổi trở lên và 3,3 khi họ hàng phát bệnh khi dưới 50 tuổi. Những người cao có nguy cơ ung thư cao hơn vì họ có nhiều tế bào hơn so với những người thấp hơn. Do chiều cao được quy định một phần nhiều bởi các yếu tố di truyền, những người cao cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư di truyền lớn hơn. Các tác nhân vật lý Một số chất gây ung thư chủ yếu thông qua các tác động vật lý chứ không phải hóa học. Một ví dụ nổi bật là việc tiếp xúc lâu dài với amiăng - một loại sợi khoáng tự nhiên - là nguyên nhân chính gây nên ung thư trung mạc (ung thư màng thanh dịch), thường là màng thanh dịch bao quanh phổi. Một số các tác nhân khác thuộc nhóm này có thể kể đến là các loại sợi (cả tự nhiên và nhân tạo) giống như sợi amiăng, chẳng hạn như wollastonite, attapulgite, sợi bông thủy tinh và bông khoáng; chúng được cho là có tác động giống như amiăng. Bên cạnh các loại sợi, một số các tác nhân vật lý gây ung thư khác bao gồm các loại bột kim loại như coban, niken và silica tinh thể (thạch anh, cristobalite và tridymite). Thông thường, các chất gây ung thư bằng tác động vật lý phải xâm nhập vào bên trong cơ thể (chẳng hạn như qua đường hô hấp) và cần nhiều năm tiếp xúc để gây nên ung thư. Chấn thương cơ học dẫn đến ung thư là tương đối hiếm. Chẳng hạn, những báo cáo cho rằng rằng việc gãy xương dẫn đến ung thư xương là chưa được xác minh bằng khoa học. Tương tự, chấn thương cơ học không được chấp nhận là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư vú hoặc ung thư não. Một nguyên nhân được chấp nhận là việc cơ thể tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao liên tục và trong một thời gian dài. Các vết bỏng lặp đi lặp lại trên cùng một phần của cơ thể, chẳng hạn như các vết bỏng gây ra bởi lò sưởi kanger và kairo (máy sưởi tay chạy bằng than), có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư da, đặc biệt là khi các hóa chất gây ung thư cũng hiện diện. Uống trà quá nóng thường xuyên cũng có thể gây ung thư thực quản. Nhìn chung, người ta tin rằng ung thư phát sinh (hoặc nếu đã có ung thư từ trước thì là tiến triển) trong quá trình phục hồi của cơ thể hơn là trực tiếp do chấn thương. Tuy nhiên, chấn thương lặp đi lặp lại đối với các mô giống nhau có thể thúc đẩy sự tăng sinh tế bào quá mức, tiềm ẩn nguy cơ tăng tỷ lệ xuất hiện các đột biến gây ung thư. Viêm mãn tính được giả thuyết là trực tiếp gây ra đột biến. Viêm có thể góp phần vào quá trình tăng sinh, tồn tại, hình thành mạch và di cư của tế bào ung thư bằng cách ảnh hưởng đến vi môi trường của khối u. Các gen sinh ung thư cũng có khả năng dựng nên một vi môi trường viêm để tạo tiền đề cho khối u phát triển. Nội tiết tố Một số loại nội tiết tố (hay hormone) có vai trò trong sự tiến triển của ung thư do thúc đẩy tăng sinh tế bào. Các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF) và các protein bám với yếu tố này đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tăng sinh, biệt hóa và chết theo chương trình của tế bào ung thư, gợi ý về mối liên quan giữa chúng và quá trình sinh ung thư. Hormone là tác nhân quan trọng trong các bệnh ung thư liên quan đến giới tính, chẳng hạn như ung thư vú, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt, buồng trứng và tinh hoàn cũng như ung thư tuyến giáp và ung thư xương. Ví dụ, con gái của những phụ nữ bị ung thư vú có nồng độ estrogen và progesterone cao hơn đáng kể so với con gái của những phụ nữ không bị ung thư vú. Nồng độ hormone cao có thể là lý do khiến nguy cơ ung thư vú của những người này cao hơn mức bình thường, ngay cả khi họ không có gen ung thư vú. Tương tự, nam giới gốc Phi có mức testosterone cao hơn đáng kể so với nam giới gốc Âu và họ cũng có mức độ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn tương ứng. Đàn ông gốc Á, có nồng độ androstanediol glucuronide được hoạt hóa bởi testosterone là thấp nhất, có mức độ ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất. Một số yếu tố khác có thể có liên quan như: những người béo phì có nồng độ của hormone liên quan đến ung thư cao hơn người bình thường và tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đó cũng cao hơn. Phụ nữ áp dụng liệu pháp hormone thay thế có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư liên quan đến các hormone đó. Ngược lại, những người thường xuyên tập thể dục có lượng hormone này thấp hơn và nguy cơ ung thư cũng thấp hơn. Ung thư xương có thể được thúc đẩy bởi các hormone tăng trưởng. Căn cứ vào nguyên nhân này, một trong số những cách phòng và chữa ung thư xương là chủ động làm giảm nồng độ hormone và nhờ đó ngăn ngừa loại ung thư nhạy cảm với hormone này. Bệnh tự miễn Có một mối liên quan giữa việc mắc bệnh celiac và sự tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư. Những người bị bệnh celiac không được điều trị có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, nhưng nguy cơ này giảm dần theo thời gian sau khi chẩn đoán và điều trị nghiêm ngặt; nguyên nhân cho sự giảm này có thể là do áp dụng chế độ ăn không có gluten, dường như có vai trò bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh ác tính ở những người bị bệnh celiac. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và bắt đầu chế độ ăn không có gluten muộn có vẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các khối u ác tính. Tương tự như vậy, tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa là cao hơn ở những người bị bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, liên quan đến viêm mãn tính. Ngoài ra, các chất điều hòa miễn dịch và các tác nhân sinh học được sử dụng để điều trị những bệnh này có thể thúc đẩy phát triển các khối u ác tính ngoài ruột. Sinh bệnh học Di truyền học Về cơ bản, ung thư là một loại bệnh liên quan đến việc kiểm soát sự tăng sinh của mô. Để một tế bào bình thường chuyển dạng thành tế bào ung thư, các gen quy định sự phát triển và biệt hóa của tế bào phải bị biến đổi. Các gen bị ảnh hưởng được chia thành hai nhóm lớn. Các gen sinh ung thư là gen thúc đẩy sự phát triển và nhân lên của tế bào. Các gen ức chế khối u là gen ức chế sự phân chia và tồn tại của tế bào. Sự chuyển dạng ác tính có thể đến từ việc hình thành các gen sinh ung thư mới, sự biểu hiện quá mức của các gen sinh ung thư bình thường, hoặc do sự biểu hiện thiếu hụt hoặc không biểu hiện của các gen ức chế khối u. Thông thường, cần có nhiều thay đổi trong nhiều gen để tế bào bình thường chuyển thành tế bào ung thư. Sự thay đổi di truyền có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau và theo các cơ chế khác nhau. Việc thêm hoặc mất toàn bộ nhiễm sắc thể có thể xuất hiện thông qua các sai sót trong nguyên phân. Loại thay đổi phổ biến hơn là các đột biến, tức những thay đổi trong trình tự nucleotide của phân tử DNA trong bộ gen. Đột biến quy mô lớn liên quan đến việc mất hoặc thêm một phần của nhiễm sắc thể. Sự lặp gen xảy ra khi một tế bào có thêm các bản sao (thường là 20 hoặc nhiều hơn) của một locus nhiễm sắc thể nhỏ, thường chứa một hoặc nhiều gen sinh ung thư cũng như các vật liệu di truyền liền kề. Chuyển đoạn xảy ra khi hai vùng nhiễm sắc thể riêng biệt dung hợp với nhau theo một cách bất thường, thường ở một số vị trí đặc trưng. Một ví dụ nổi tiếng về chuyển đoạn gây ung thư là nhiễm sắc thể Philadelphia, xuất hiện từ đột biến chuyển đoạn của nhiễm sắc thể 9 và 22, có mặt trong bệnh bạch cầu myeloid mãn tính. Nguyên nhân là do sự chuyển đoạn bất thường này đã tạo nên protein dung hợp BCR-abl, một tyrosine kinase gây ung thư. Đột biến quy mô nhỏ thường gồm các đột biến điểm, mất hoặc thêm một số đoạn nhỏ. Đột biến có thể xảy ra tại vùng khởi động (promoter) và làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen hoặc có thể xảy ra trong vùng mã hóa của gen và làm thay đổi chức năng hoặc tính ổn định của sản phẩm protein. Một gen cũng có thể bị gián đoạn khi bị vật liệu di truyền của virus DNA hoặc retrovirus xen cài vào giữa, điều này làm cho gen sinh ung thư của virus có thể được biểu hiện trong tế bào bị ảnh hưởng cũng như các tế bào thế hệ sau của nó. Việc sao chép dữ liệu chứa trong DNA của các tế bào sống luôn có xác suất để tạo nên những sai khác hay đột biến. Tuy nhiên, tế bào cũng sẵn có những hệ thống phức tạp nhằm phòng tránh cũng như sửa chữa những lỗi sai này, giúp bảo vệ tế bào trước nguy cơ trở thành ung thư. Nếu một sai hỏng nghiêm trọng xảy ra, tế bào bị tổn thương có thể tự hủy thông qua quá trình chết rụng tế bào, hay còn gọi là "quá trình chết theo chương trình". Nếu sai hỏng có thể vượt qua được hệ thống kiểm soát này, chúng sẽ tồn tại và được truyền lại sang các tế bào con. Một số môi trường làm cho đột biến dễ phát sinh và lan truyền hơn. Một số ví dụ có thể kể đến như sự hiện diện của các tác nhân gây ung thư, chấn thương cơ thể lặp đi lặp lại, nhiệt, bức xạ ion hóa hoặc tình trạng thiếu oxy. Các sai hỏng dẫn đến ung thư thường có khả năng tự khuếch đại và cộng gộp với nhau, chẳng hạn như: Đột biến ở hệ thống kiểm soát lỗi của tế bào có thể khiến chính nó và những đời con của nó tích lũy thêm nhiều đột biến khác. Một đột biến nữa ở gen sinh ung thư có thể khiến tế bào tăng sinh với tốc độ và tần suất lớn hơn so với các tế bào cùng nhóm bình thường. Một đột biến sau đó có thể làm bất hoạt gen ức chế khối u, khiến quá trình chết theo chương trình không thể thực hiện được và làm tế bào trở nên bất tử. Một đột biến tiếp đó trong bộ máy truyền tín hiệu của tế bào có thể gửi tín hiệu gây lỗi đến các tế bào lân cận. Sự biến đổi từ tế bào bình thường thành tế bào ung thư giống như một phản ứng dây chuyền được châm ngòi bởi những sai hỏng ban đầu, những sai hỏng này lại tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến những đột biến ngày càng nghiêm trọng hơn, từng bước cho phép tế bào thoát khỏi các chốt kiểm soát đang duy trì phát triển bình thường của mô. Kịch bản này là một dạng chọn lọc tự nhiên mà ta không hề mong muốn vì các tế bào có cơ hội được giữ lại cao hơn là các tế bào càng có khả năng tăng sinh nhiều, hay nói cách khác, càng giống ung thư. Một khi ung thư bắt đầu phát triển, quá trình liên tục này, được gọi là tiến hóa dòng, đẩy ung thư nhanh đến các giai đoạn xâm lấn hơn. Sự tiến hóa dòng dẫn đến sự không đồng nhất về mặt di truyền của các tế bào trong khối u (các tế bào khác nhau có các kiểu đột biến khác nhau, không đồng nhất, ngay cả là trong cùng một khối u) gây khó khăn cho việc thiết kế các chiến lược điều trị hiệu quả. Có một số các đặc điểm là điển hình của tế bào ung thư được chia thành các nhóm chính như sau: trốn tránh chết rụng tế bào, tự cung cấp tín hiệu tăng trưởng, không nhạy cảm với tín hiệu ức chế sinh trưởng, hình thành các mạch máu bền vững, có khả năng nhân lên vô hạn, di căn, tái lập trình bộ máy trao đổi chất và lách khỏi sự tấn công đến từ hệ miễn dịch. Các yếu tố ngoại di truyền Các quan điểm cổ điển thường coi ung thư là tập hợp các bệnh được thúc đẩy bởi các bất thường về di truyền như các đột biến gen (đặc biệt là ở gen ức chế khối u và gen sinh ung) và đột biến nhiễm sắc thể. Sau này, vai trò của các yếu tố ngoại di truyền (hoặc còn gọi là các yếu tố di truyền biểu sinh) mới được xác định. Biến đổi ngoại di truyền muốn nói đến những thay đổi có liên quan về mặt chức năng đối với bộ gen mà không làm thay đổi trình tự nucleotide. Một số ví dụ biến đổi ngoại di truyền là những thay đổi trong quá trình methyl hóa DNA (methyl hóa nhiều hơn và methyl hóa ít hơn), biến đổi protein histone và tái cấu trúc nhiễm sắc thể (xuất hiện sự biểu hiện không phù hợp của các protein như HMGA2 hoặc HMGA1). Những biến đổi như vậy đều điều chỉnh sự biểu hiện gen mà không làm thay đổi trình tự DNA cơ bản. Những thay đổi này có thể vẫn tồn tại qua các lần phân bào, kéo dài qua nhiều thế hệ và có thể được coi là những ngoại đột biến hoặc "đột biến biểu sinh" (tương đương với đột biến). Những biến đổi biểu sinh xuất hiện thường xuyên trong các bệnh ung thư. Ví dụ, một nghiên cứu đã liệt kê các gen cấu trúc thường xuyên bị thay đổi mức độ methyl hóa có liên quan đến ung thư ruột kết. Danh sách này bao gồm 147 gen bị methyl hóa quá mức và 27 gen methyl hóa dưới mức. Trong số các gen bị methyl hóa quá mức, 10 gen bị methyl hóa quá mức trong 100% trường hợp ung thư ruột kết và nhiều gen khác bị methyl hóa quá mức trong hơn 50% trường hợp. Trong số các thay đổi ngoại di truyền được tìm thấy trong các bệnh ung thư, những thay đổi biểu sinh trong các gen sửa chữa DNA, gây giảm biểu hiện của các protein sửa chữa DNA, có thể có tầm quan trọng đặc biệt. Những biến đổi như vậy được cho là đã xuất hiện sớm trong quá trình tiến triển bệnh và có khả năng là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn định di truyền thường thấy ở ung thư. Giảm biểu hiện của các gen sửa chữa DNA làm gián đoạn quá trình sửa chữa DNA. Điều này được thể hiện ở hàng thứ 4 từ trên xuống trên hình. (Trong hình, những chữ màu đỏ thể hiện vai trò trung tâm của các sai hỏng DNA và các khiếm khuyết trong quá trình sửa chữa DNA trong quá trình dẫn tới ung thư.) Khi quá trình sửa chữa DNA không được thực hiện hoàn chỉnh, các tổn thương DNA sẽ tồn tại trong tế bào ở mức cao hơn bình thường (hàng thứ 5) và tần số của các đột biến và/hoặc ngoại đột biến cũng sẽ tăng lên (hàng số 6). Tỷ lệ đột biến tăng lên đáng kể ở các tế bào bị lỗi trong quá trình sửa chữa bắt cặp nhầm DNA hoặc trong quá trình sửa chữa tái tổ hợp tương đồng (HRR). Tái sắp xếp nhiễm sắc thể và thể dị bội cũng được bắt gặp nhiều hơn ở các tế bào khiếm khuyết cơ chế HRR. Mức độ tổn thương DNA cao hơn gây ra sự tăng của các đột biến (bên phải của hình vẽ) và các ngoại đột biến. Trong quá trình sửa chữa đứt mạch kép DNA, hoặc sửa chữa các tổn thương DNA khác, các vị trí chưa được sửa hoàn toàn có thể gây tắt sự biểu hiện của gen. Sự biểu hiện thiếu hụt của các protein sửa chữa DNA do đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Những người bị khiếm khuyết di truyền ở bất kỳ gen nào trong số 34 gen sửa chữa DNA có nguy cơ ung thư cao hơn người bình thường. Ở một số gen, sai hỏng nhất thiết sẽ dẫn đến ung thư (ví dụ như đột biến p53). Các đột biến sửa chữa DNA dòng mầm được ghi ở phía bên trái của hình. Tuy nhiên, những đột biến dòng mầm như vậy (gây ra các hội chứng ung thư có độ thâm nhập cao) chỉ là nguyên nhân của khoảng 1% các ca ung thư. Trong các ca ung thư đơn lẻ, khiếm khuyết trong quá trình sửa chữa DNA có thể do đột biến tại các gen sửa chữa DNA gây ra song nguyên nhân phổ biến hơn nhiều là do các thay đổi biểu sinh làm giảm hoặc tắt biểu hiện của các gen sửa chữa DNA. Điều này được chỉ ra trong hình ở hàng thứ 3. Nhiều nghiên cứu về quá trình sinh ung thư do kim loại nặng cho thấy các kim loại nặng này gây ra sự giảm biểu hiện của các enzyme sửa chữa DNA, một số thông qua cơ chế ngoại di truyền. Sự ức chế sửa chữa DNA được đề xuất là một cơ chế chủ yếu gây nên ung thư do kim loại nặng. Ngoài ra, nhiều thay đổi ngoại di truyền xảy ra tại các trình tự DNA mã hóa các RNA nhỏ được gọi là microRNA (hoặc miRNA). miRNA không mã hóa protein, nhưng có thể "nhắm mục tiêu" đến các gen mã hóa protein và giảm biểu hiện của chúng. Ung thư thường phát sinh từ một tập hợp các đột biến và biểu hiện tạo ra lợi thế chọn lọc dẫn đến sự mở rộng dòng. Tuy nhiên, các đột biến có thể không thường hiện diện ở các bệnh ung thư như các thay đổi biểu sinh. Trung bình, ung thư vú hoặc đại tràng có khoảng 60 đến 70 đột biến thay đổi protein, trong đó chỉ có ba hoặc bốn đột biến có thể được coi là các đột biến "tài xế" (tức những thay đổi chủ chốt, "cầm đầu", thúc đẩy các biến đổi sau đó) còn những đột biến còn lại có thể là các đột biến "hành khách" (là hệ quả, đi theo sau các đột biến chủ chốt). Di căn Di căn là sự phát tán của ung thư đến các vị trí khác trong cơ thể. Các khối u tại các vị trí mới được gọi là khối u di căn còn khối u ban đầu được gọi là khối u nguyên phát. Hầu như tất cả các bệnh ung thư đều có thể di căn. Hầu hết các ca tử vong liên quan đến ung thư là do khối u đã di căn. Di căn thường gặp ở giai đoạn cuối của ung thư, con đường mà khối u sử dụng để di chuyển có thể là hệ thống mạch máu hoặc mạch bạch huyết, hoặc là cả hai. Các giai đoạn điển hình của di căn lần lượt là xâm lấn cục bộ, xâm nhập vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết, tuần hoàn trong cơ thể, thoát mạch vào mô mới, tăng sinh tế bào và hình thành mạch máu mới đến khối u. Các loại ung thư khác nhau có xu hướng di căn đến các cơ quan khác nhau, nhưng nhìn chung, những nơi phổ biến nhất để di căn xảy ra là phổi, gan, não và xương. Trao đổi chất Ở các tế bào bình thường, chỉ khoảng 30% năng lượng là có nguồn gốc từ quá trình đường phân; nhưng ở hầu hết các tế bào ung thư thì đường phân lại là quá trình chủ đạo để sinh năng lượng (hiệu ứng Warburg). Một số ít các loại ung thư lại dựa vào quá trình phosphoryl hóa oxy hóa làm nguồn năng lượng chính, ví dụ như lymphoma, ung thư bạch cầu và ung thư nội mạc tử cung. Trong những trường hợp này, việc sử dụng đường phân như một nguồn năng lượng hiếm khi vượt quá 60%. Một số bệnh ung thư sử dụng glutamine làm nhiên liệu chính, một phần vì nó cung cấp nitơ cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleotide (cần cho sinh tổng hợp DNA, RNA). Các tế bào gốc ung thư thường sử dụng quá trình phosphoryl hóa oxy hóa hoặc glutamine làm nguồn năng lượng chính. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng enzym sirtuin 6 bị bất hoạt có chọn lọc trong quá trình sinh ung thư ở nhiều loại khối u khác nhau bằng cách cảm ứng quá trình đường phân. Một loại sirtuin khác, sirtuin 3 ức chế các bệnh ung thư phụ thuộc vào quá trình đường phân, nhưng thúc đẩy các bệnh ung thư phụ thuộc vào quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Chế độ ăn ít carbohydrate (chế độ ăn ketogenic) đôi khi được khuyến nghị như một liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư. Chẩn đoán ung thư Hầu hết các bệnh ung thư ban đầu được xác định do sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh hoặc thông qua tầm soát. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều không dẫn đến chẩn đoán xác định, loại chẩn đoán yêu cầu bác sĩ bệnh học kiểm tra mẫu mô. Những người bị nghi ngờ ung thư sẽ được kiểm tra bằng các xét nghiệm y tế. Một số loại xét nghiệm thường được sử dụng là xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính và nội soi. Chẩn đoán mô từ sinh thiết có thể cho biết loại tế bào đang tăng sinh, phân độ khối u (tương tự như giai đoạn ung thư), các bất thường di truyền cũng như các đặc điểm khác. Việc kết hợp tất cả những dữ kiện này là rất hữu ích khi đánh giá tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh sinh thiết, di truyền học tế bào và hóa mô miễn dịch là các loại xét nghiệm mô khác. Loại xét nghiệm này cung cấp thông tin về những thay đổi phân tử (chẳng hạn như đột biến, gen dung hợp và thay đổi số lượng nhiễm sắc thể) và do đó cũng góp phần đưa ra tiên lượng và cách điều trị tốt nhất. Chẩn đoán ung thư có thể gây ra tổn thương tâm lý; những liệu pháp can thiệp tâm lý xã hội, chẳng hạn như liệu pháp trò chuyện, có thể hỗ trợ bệnh nhân đương đầu với điều này. Phân loại ung thư Ung thư được phân loại theo loại tế bào mà các tế bào trong khối u những điểm tương đồng, đây cũng là cơ sở để xác định nguồn gốc của khối u. Ung thư được chia thành các loại lớn gồm: Ung thư biểu mô (Carcinoma): Ung thư có nguồn gốc từ các tế bào biểu mô. Nhóm này bao gồm nhiều loại ung thư phổ biến nhất và có chứa gần như tất cả các loại ung thư ở vú, tuyến tiền liệt, phổi, tuyến tụy và ruột kết. Ung thư mô liên kết (Sarcoma): Ung thư phát sinh từ các mô liên kết (ví dụ như xương, sụn, mỡ, thần kinh), mỗi loại ung thư phát triển từ các tế bào có nguồn gốc từ tế bào trung mô bên ngoài tủy xương. Ung thư bạch huyết (Lymphoma) và bệnh bạch cầu (Leukemia): Hai nhóm ung thư này phát sinh từ các tế bào tạo máu rời khỏi tủy xương và có xu hướng trưởng thành trong hạch bạch huyết và máu, lần lượt theo thứ tự. Ung thư tế bào mầm: Các khối ung thư có nguồn gốc từ các tế bào đa năng, thường gặp nhiều nhất ở tinh hoàn hoặc buồng trứng - với tên gọi tương ứng là u tinh bào (Seminoma) và u nghịch mầm (Dysgerminoma). Ung thư nguyên bào (Blastoma): Ung thư có nguồn gốc từ các tế bào "tiền thân" chưa trưởng thành hoặc từ mô phôi. Trong tiếng Anh, ung thư thường được đặt tên bằng cách sử dụng các cụm -carcinoma, -sarcoma hoặc -blastoma làm hậu tố, còn từ gốc là tên cơ quan hoặc mô khởi phát ung thư trong tiếng Latin hoặc tiếng Hy Lạp. Ví dụ, ung thư nhu mô gan phát sinh từ các tế bào biểu mô ác tính được gọi là hepatocarcinoma, nếu ung thư phát sinh từ các tế bào tiền thân nguyên thủy của gan thì được gọi là hepatoblastoma, ung thư phát sinh từ các tế bào mỡ được gọi là liposarcoma. Đối với một số bệnh ung thư phổ biến, tên cơ quan sẽ được viết bằng tiếng Anh. Ví dụ, loại ung thư vú phổ biến nhất là ung thư biểu mô ống dẫn xâm lấn, được viết trong tiếng Anh là "ductal carcinoma of the breast". Trong tiếng Việt, tên gọi của một loại bệnh ung thư cụ thể thường được viết ở dạng: "tên loại ung thư", theo sau là "tên cơ quan ảnh hưởng" và có thể kèm theo tính từ chỉ tính chất của bệnh (lành tính/ác tính hoặc mãn tính/cấp tính). Chẳng hạn, bệnh "retinoblastoma" sẽ có tên trong tiếng việt là "ung thư/u nguyên bào võng mạc". Cũng có một số bệnh ung thư có cách gọi tên khác so với cách gọi tên thường gặp này, chẳng hạn như ung thư bạch cầu còn được gọi là bệnh máu trắng và "sarcoma" thường được để nguyên là "sarcoma" hoặc phiên âm thành "sác-côm" chứ ít khi được dịch thành "ung thư mô liên kết". Các khối u lành tính (không phải là ung thư) được đặt tên bằng cách sử dụng -oma làm hậu tố với tên cơ quan là gốc. Ví dụ, một dạng khối u lành tính của các tế bào cơ trơn được gọi là leiomyoma (tên gọi phổ biến của loại u lành tính thường gặp này tại tử cung là u xơ tử cung). Có một điều dễ gây nhầm lẫn là, một số loại ung thư hay khối u ác tính lại sử dụng hậu tố là -noma (và do vậy dễ nhầm với -oma), chẳng hạn như melanoma (ung thư hắc tố) và seminoma (ung thư tinh bào). Một số loại ung thư được đặt tên theo kích thước và hình dạng của tế bào dưới kính hiển vi, chẳng hạn như ung thư biểu mô tế bào khổng lồ, ung thư biểu mô tế bào hình sợi và ung thư biểu mô tế bào nhỏ. Phòng ngừa Phòng ngừa ung thư được định nghĩa là các biện pháp tích cực nhằm giảm nguy cơ ung thư. Phần lớn các trường hợp ung thư là do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nguy cơ đến từ môi trường. Nhiều trong số những yếu tố này là những lựa chọn lối sống có thể kiểm soát được. Do đó, nhìn chung, ung thư là có thể phòng ngừa. Có khoảng 70% đến 90% các loại ung thư phổ biến là do các yếu tố môi trường nên những căn bệnh này có thể ngăn ngừa được nếu có biện pháp phù hợp. Hơn 30% ca tử vong do ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ bao gồm: thuốc lá, thừa cân/béo phì, chế độ ăn uống không đủ chất, lười vận động, sử dụng rượu, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên nhân môi trường đều có thể kiểm soát được, một số ví dụ có thể kể đến như bức xạ nền trong không khí hoặc các bệnh ung thư do rối loạn di truyền trong dòng họ. Những yếu tố này là không thể kiểm soát thông qua những hành vi cá nhân. Chế độ ăn uống và ung thư Dù đã có nhiều khuyến nghị về chế độ ăn uống được đưa ra với mục đích là giảm nguy cơ ung thư, song những bằng chứng đưa ra vẫn chưa được thiết lập chắc chắn về mặt khoa học. Các yếu tố chính trong chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ là béo phì và uống rượu. Chế độ ăn ít trái cây và rau quả và nhiều thịt đỏ được đánh giá là có liên quan đến ung thư nhưng các đánh giá và phân tích tổng hợp không đưa ra được kết luận nhất quán. Một phân tích tổng hợp năm 2014 không tìm thấy mối liên hệ nào giữa trái cây, rau quả và ung thư. Cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa việc tiêu thụ quá mức thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn với việc tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tụy; nguyên nhân có thể là do sự hiện diện của chất gây ung thư trong thịt nấu ở nhiệt độ cao. Vào năm 2015, IARC đã báo cáo rằng ăn thịt chế biến sẵn (ví dụ: thịt xông khói, giăm-bông, xúc xích,...) và ở mức độ thấp hơn: thịt đỏ, có liên quan đến một số bệnh ung thư. Các khuyến nghị về chế độ ăn uống để phòng ngừa ung thư thường nhấn mạnh vào sử dụng rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và cá, cũng như tránh thịt đỏ và thịt đã qua chế biến (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), mỡ động vật, thực phẩm ngâm chua và carbohydrate tinh chế. Dược phẩm Các loại thuốc có thể được sử dụng để ngăn ngừa ung thư trong một số trường hợp. Trong cộng đồng nói chung, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng; tuy nhiên, do thuốc có gây ra các tác dụng phụ về tim mạch và đường tiêu hóa, sử dụng loại dược phẩm này để phòng ngừa thì nhìn chung là lợi bất cập hại. Aspirin đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư khoảng 7%. Thuốc ức chế COX-2 có thể làm giảm tỷ lệ hình thành polyp ở những người mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình; tuy nhiên, chúng cũng có một số tác dụng phụ giống như NSAID. Sử dụng tamoxifen hoặc raloxifene hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ có nguy cơ cao. Với một số thuốc thuộc nhóm chất ức chế 5-alpha-reductase, chẳng hạn như Finasteride, tương quan giữa lợi và hại là chưa rõ ràng. Bổ sung vitamin dường như không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư. Nồng độ vitamin D trong máu thấp có tương quan với việc tăng nguy cơ ung thư, nhưng những câu hỏi như: liệu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả hay bổ sung vitamin D có tác dụng phòng ngừa hay không thì vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Một đánh giá năm 2014 cho thấy chất việc bổ sung vitamin không có tác động đáng kể đến nguy cơ ung thư. Một đánh giá khác vào cùng năm lại kết luận rằng vitamin D3 có thể làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư (giảm được một trường hợp tử vong trong số 150 người được điều trị trong 5 năm), nhưng cũng có một số nghi ngờ xoay quanh chất lượng của những số liệu thu được trong báo cáo này. Bổ sung Beta-Carotene làm tăng tỷ lệ ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao. Việc bổ sung axit folic không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư ruột kết và có thể làm tăng thêm các khối polyp đại tràng. Bổ sung selen cũng chưa được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Tiêm vắc-xin Một số loại vắc xin đã được phát triển để ngăn ngừa sự lây nhiễm của một số virus có thể gây ung thư. Vắc-xin ngừa virus HPV (Gardasil và Cervarix) làm giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Vắc-xin ngừa viêm gan B giúp ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B và do vậy giúp làm giảm nguy cơ ung thư gan. Việc tiêm hai loại vắc-xin này được khuyến nghị khi điều kiện về nguồn lực cho phép. Tầm soát ung thư Khác với các loại chẩn đoán sử dụng triệu chứng và dấu hiệu y khoa làm manh mối, tầm soát ung thư phát hiện ung thư sau khi nó đã hình thành, nhưng trước khi có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào xuất hiện. Để thực hiện nhiệm vụ này, một số các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng như khám sức khỏe, xét nghiệm máu hoặc nước tiểu và chụp ảnh y tế. Không phải loại ung thư nào cũng có thể được tầm soát. Ngay cả khi đã có sẵn các xét nghiệm, chúng có thể không được khuyến nghị cho tất cả mọi người. Sàng lọc hàng loạt hoặc tầm soát diện rộng sẽ thực hiện ở tất cả mọi người. Tầm soát chọn lọc sẽ thực hiện ở những người có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình. Một số yếu tố được xem xét để xác định liệu lợi ích của việc sàng lọc có lớn hơn rủi ro và chi phí của việc sàng lọc hay không. Các yếu tố này bao gồm: Các tác hại có thể xảy ra từ xét nghiệm sàng lọc: ví dụ, sử dụng X-quang liên quan đến việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa có hại Khả năng xét nghiệm có thể xác định chính xác ung thư Khả năng mắc bệnh ung thư: Tầm soát thường không hữu ích đối với các bệnh ung thư hiếm gặp. Những tác hại có thể xảy ra từ các quy trình sau đó. Liệu đã có phương pháp điều trị thích hợp hay không? Việc phát hiện sớm có cải thiện kết quả điều trị hay không? Liệu bệnh ung thư đó có cần điều trị không? Liệu xét nghiệm có được mọi người chấp nhận hay không: Nếu xét nghiệm sàng lọc quá nặng nề (ví dụ, cực kỳ đau đớn), thì mọi người sẽ từ chối tham gia. Chi phí Khuyến nghị Lực lượng đặc nhiệm các dịch vụ phòng bệnh Hoa Kỳ Lực lượng đặc nhiệm các dịch vụ phòng bệnh Hoa Kỳ (The United States Preventive Services Task Force, USPSTF) đưa ra các khuyến nghị cho các bệnh ung thư khác nhau: Đặc biệt khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ có cổ tử cung và thường tham gia sinh hoạt tình dục, ít nhất cho đến 65 tuổi. Khuyến nghị người Mỹ nên tầm soát ung thư đại trực tràng thông qua xét nghiệm máu ẩn trong phân, soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng, bắt đầu từ 50 tuổi cho đến khi 75 tuổi. Không đủ bằng chứng để khuyến nghị tầm soát hoặc chống lại việc tầm soát ung thư da, ung thư miệng, ung thư phổi, hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới dưới 75 tuổi. Việc tầm soát định kỳ không được khuyến khích đối với ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Khuyến nghị chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú hai năm một lần trong khoảng độ tuổi 50–74, song không khuyến nghị tự kiểm tra vú hoặc khám vú lâm sàng. Một đánh giá của Cochrane năm 2013 kết luận rằng tầm soát ung thư vú bằng chụp nhũ ảnh không có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong vì chẩn đoán quá mức và điều trị quá mức. Nhật Bản Việc sàng lọc ung thư dạ dày bằng phương pháp chụp ảnh huỳnh quang được khuyến nghị do tỷ lệ mắc bệnh cao tại đây. Xét nghiệm di truyền Một số các tổ chức không chính thức khuyến nghị xét nghiệm di truyền đối với những cá nhân có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư. Những người mang các đột biến này sau đó có thể được giám sát nâng cao, phòng ngừa bằng hóa chất hoặc phẫu thuật phòng ngừa để giảm nguy cơ về sau. Các phương pháp điều trị ung thư Ung thư có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một vài trong số đó có thể kể đến như phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí và phân độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh nhân. Mục tiêu của liệu pháp điều trị có thể là chữa tận gốc bệnh hoặc không. Hóa trị liệu Hóa trị liệu (còn được gọi tắt là "hóa trị" trong điều trị ung thư) là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng một hoặc nhiều loại chất chống ung thư gây độc tế bào (những chất này được gọi là "tác nhân hóa trị liệu") như một phần của phác đồ chuẩn hóa. Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng trong hóa trị liệu, được chia thành các nhóm lớn như tác nhân alkyl hóa và chất chống chuyển hóa. Các tác nhân hóa trị liệu truyền thống hoạt động bằng cách tiêu diệt các tế bào đang phân chia nhanh, một đặc tính quan trọng của hầu hết các tế bào ung thư. Người ta phát hiện được rằng sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc gây độc tế bào thì tốt hơn so với chỉ sử dụng một loại thuốc đơn lẻ; đây được gọi là "liệu pháp kết hợp" hoặc "điều trị đa mô thức". Phương pháp này có lợi thế trong tăng thời gian sống sót (về mặt thống kê) cũng như phản ứng với khối u và tiến triển của bệnh. Một đánh giá của Cochrane kết luận rằng liệu pháp kết hợp hiệu quả hơn khi điều trị ung thư vú di căn. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì không chắc hóa trị liệu kết hợp có cho kết quả y tế tốt hơn hay không, vì cả khả năng sống sót và độc tính (của các thuốc được sử dụng) đều cần được xem xét. Điều trị đích là một hình thức hóa trị nhằm vào sự khác biệt phân tử đặc hiệu giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường. Các liệu pháp điều trị đích đầu tiên đã chặn phân tử thụ thể estrogen, ức chế sự phát triển của ung thư vú. Một ví dụ phổ biến khác là nhóm chất ức chế Bcr-Abl, được sử dụng để điều trị ung thư bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML). Nhiều loại ung thư phổ biến hiện nay đã có liệu pháp điều trị tương ứng, ví dụ như ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư thận, bệnh bạch cầu, ung thư gan, ung thư phổi, lymphoma, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư tuyến giáp cũng như các loại ung thư khác. Hiệu quả của hóa trị liệu phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn tiến triển của bệnh. Khi kết hợp với phẫu thuật, hóa trị liệu tỏ ra hữu hiệu khi đối phó với một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, sac-côm xương, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng và một số bệnh ung thư phổi. Hóa trị liệu có thể có tác dụng chữa trị đối với một số dạng ung thư (như một số bệnh bạch cầu), không hiệu quả ở một số dạng khác (như ung thư não) và vô dụng đối với một số dạng khối u, ví dụ như hầu hết các bệnh ung thư da không phải là ung thư hắc tố. Hiệu quả của hóa trị liệu thường bị hạn chế bởi độc tính của nó đối với các mô lành khác trong cơ thể. Ngay cả khi hóa trị không có hiệu quả chữa bệnh vĩnh viễn, chúng có thể có tác dụng làm giảm các triệu chứng như đau hoặc làm giảm kích thước của khối u với hy vọng có thể tiến hành được phẫu thuật trong tương lai. Xạ trị liệu Trị liệu bức xạ (hay còn gọi là "xạ trị liệu" hoặc "xạ trị") liên quan đến việc sử dụng bức xạ ion hóa để cố gắng chữa bệnh hoặc cải thiện các triệu chứng. Nguyên lý của liệu pháp này là làm hỏng DNA của mô ung thư, nhờ vậy mà tiêu diệt nó. Để không làm tổn tại các mô bình thường (chẳng hạn như da hoặc các cơ quan mà bức xạ phải đi qua để điều trị khối u), các chùm bức xạ định hình được nhắm từ nhiều góc tiếp xúc để giao nhau tại khối u, tập trung lượng phóng xạ tại đây cao hơn nhiều so với các mô khỏe mạnh xung quanh. Cũng giống như với hóa trị, các loại ung thư khác nhau phản ứng khác nhau với xạ trị. Hơn nửa số ca ung thư được điều trị bằng xạ trị. Bức xạ có thể từ các nguồn bên trong (cận xạ trị) hoặc từ các nguồn bên ngoài. Loại bức xạ phổ biến nhất là tia X năng lượng thấp để điều trị ung thư da, còn tia X năng lượng cao hơn được sử dụng cho các dạng ung thư bên trong cơ thể. Xạ trị thường được sử dụng kèm với phẫu thuật và hoặc hóa trị. Đối với một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư đầu và cổ giai đoạn đầu, phương pháp này có thể được sử dụng một mình Đối với ung thư di căn xương gây đau đớn, phương pháp này cho thấy hiệu quả ở khoảng 70% bệnh nhân. Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu đối với hầu hết các khối u rắn, cô lập và có thể đóng một vai trò trong việc giảm nhẹ và kéo dài thời gian sống. Đây là một phần quan trọng của chẩn đoán chính xác và phân giai đoạn khối u, vì kết quả sinh thiết là cần phải có. Đối với các loại ung thư vẫn đang cố định, khu trú, bác sĩ sẽ cố gắng phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u cùng với, trong một số trường hợp, các hạch bạch huyết trong khu vực. Đối với một số loại ung thư, biện pháp này là đủ để loại bỏ căn bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp điều trị nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và có thể được kết hợp với nỗ lực chữa trị ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm các hành động giúp giảm bớt gánh nặng về thể chất, tình cảm, tâm linh và tâm lý-xã hội. Không giống như phương pháp điều trị nhằm tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư, mục tiêu chính của chăm sóc giảm nhẹ là cải thiện chất lượng sống. Mọi người đang điều trị ung thư (ở mọi giai đoạn) thường nhận được một số dạng chăm sóc giảm nhẹ. Trong một số trường hợp, các tổ chức chuyên môn chuyên khoa y tế khuyến cáo bệnh nhân và bác sĩ chỉ phản ứng với bệnh ung thư bằng cách chăm sóc giảm nhẹ. Điều này áp dụng cho những bệnh nhân: [bệnh nhân] có thể trạng hoặc phong độ thấp, cho thấy ít có năng lực để có thể tự chăm sóc bản thân không nhận được lợi ích nào từ các phương pháp điều trị thực chứng trước đó không đủ điều kiện để tham gia bất kỳ thử nghiệm lâm sàng thích hợp nào không có bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy rằng việc điều trị sẽ có hiệu quả Chăm sóc giảm nhẹ có thể bị nhầm lẫn với chăm sóc an dưỡng cuối đời và do vậy thường chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đang ở chặng cuối của cuộc đời. Giống như chăm sóc an dưỡng cuối đời, chăm sóc giảm nhẹ cố gắng giúp bệnh nhân đối phó với các nhu cầu tức thời của họ và để tăng sự thoải mái. Song không giống như loại chăm sóc cuối đời, chăm sóc giảm nhẹ không yêu cầu mọi người ngừng điều trị nhằm vào bệnh ung thư. Nhiều hướng dẫn y tế quốc gia khuyến nghị chăm sóc giảm nhẹ sớm cho những bệnh nhân đang gặp đau buồn vì mắc ung thư hoặc cho những người cần giúp đỡ để đối phó với bệnh tật của họ. Ở những bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh di căn, chăm sóc giảm nhẹ có thể được chỉ định ngay. Chăm sóc giảm nhẹ cũng được chỉ định cho những bệnh nhân có tiên lượng sống dưới 12 tháng dù đã được điều trị bằng những liệu pháp mạnh. Liệu pháp miễn dịch Một trong số các cách để đối phó với ung thư là liệu pháp miễn dịch, tức kích thích hoặc giúp hệ thống miễn dịch chống lại ung thư. Phương pháp này đã được đưa vào sử dụng từ năm 1997. Một số hướng tiếp cận bao gồm sử dụng kháng thể, liệu pháp điểm kiểm tra (checkpoint) và chuyển giao tế bào. Liệu pháp laser Liệu pháp laser sử dụng ánh sáng cường độ cao để điều trị ung thư bằng cách thu nhỏ hoặc tiêu diệt các khối u hoặc những mô có dấu hiệu ung thư. Laser được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư tại các bề mặt cơ thể hoặc tại các lớp lót của các cơ quan nội tạng. Chúng có thể được sử dụng để điều trị ung thư da tế bào đáy và các dạng ung thư khác như ung thư cổ tử cung, dương vật, âm đạo, âm hộ và ung thư phổi tế bào không nhỏ khi những loại ung thư này đang ở giai đoạn đầu. Liệu pháp laser thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Phương pháp nhiệt trị liệu mô kẽ bằng laser (LITT, thường được gọi là "đốt khối u bằng laser"), hoặc phương pháp quang đông bằng laser đều sử dụng loại tia năng lượng cao này để điều trị một số bệnh ung thư bằng cách làm tăng nhiệt, và nhiệt này sẽ thu nhỏ khối u nhờ làm tổn thương hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Laser có độ chính xác cao hơn so với phẫu thuật và ít gây tổn thương, đau, chảy máu, sưng tấy cũng như không để lại sẹo rõ ràng. Một điểm bất lợi của phương pháp này là phẫu thuật viên phải được đào tạo chuyên ngành. Liệu pháp laser có thể có chi phí cao hơn các phương pháp điều trị khác. Y học thay thế và bổ sung Phương pháp điều trị ung thư bổ sung và thay thế là một nhóm đa dạng các liệu pháp, thực hành và sản phẩm không thuộc y học thông thường. Thuật ngữ "y học bổ sung" muốn đề cập đến các phương pháp và chất được sử dụng cùng với thuốc thông thường, trong khi "y học thay thế" đề cập đến các hợp chất được sử dụng thay cho các thực hành y tế thông thường. Hầu hết các dạng "y học bổ sung" và "thay thế" này đều chưa được nghiên cứu hoặc thử nghiệm bằng các kỹ thuật tiêu chuẩn như thử nghiệm lâm sàng. Một số phương pháp điều trị thay thế đã được nghiên cứu và cho thấy không có hiệu quả nhưng vẫn tiếp tục được tiếp thị và quảng bá. Nhà nghiên cứu ung thư Andrew J. Vickers tuyên bố, "Cụm từ 'chưa được chứng minh' là không thích hợp cho các liệu pháp như vậy; đã đến lúc khẳng định rằng nhiều liệu pháp điều trị ung thư thay thế đã bị 'chứng minh là sai'." Tiên lượng bệnh Tỷ lệ sống sót của ung thư phụ thuộc vào loại ung thư và theo giai đoạn mà bệnh được chẩn đoán, dao động từ "đa số sống sót" đến "tử vong hoàn toàn trong 5 năm sau khi chẩn đoán mắc bệnh". Một khi ung thư đã di căn, tiên lượng thường trở nên tồi tệ hơn nhiều. Khoảng một nửa số bệnh nhân được điều trị các dạng ung thư xâm lấn (không bao gồm ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư da không hắc tố) tử vong vì chính căn bệnh đó hoặc do phương pháp điều trị. Phần lớn các ca tử vong do ung thư là do sự di căn của khối u nguyên phát. Tỷ lệ sống sót là thấp hơn ở các nước đang phát triển, một phần vì các loại ung thư phổ biến nhất tại những những này là khó điều trị hơn các loại ung thư liên quan đến các nước đã phát triển. Những bệnh nhân sống sót sau ung thư có nguy cơ hình thành ung thư nguyên phát thứ hai với tỷ lệ cao gấp đôi những người chưa từng được chẩn đoán mắc ung thư. Sự gia tăng trong tỷ lệ này được cho là do xác suất ngẫu nhiên trong việc phát triển bất kỳ bệnh ung thư nào, khả năng sống sót sau bệnh ung thư đầu tiên; hoặc có thể do cùng các yếu tố nguy cơ đã gây ra bệnh ung thư đầu tiên, tác dụng phụ không mong muốn của việc điều trị bệnh ung thư đầu tiên (đặc biệt là xạ trị), và để tuân thủ tốt hơn với các nguyên tắc sàng lọc. Dự đoán tỷ lệ sống sót ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất là loại ung thư và tuổi của bệnh nhân và sức khỏe tổng thể. Những bệnh nhân đã suy yếu với các vấn đề sức khỏe khác có tỷ lệ sống sót thấp hơn những bệnh nhân khỏe mạnh hơn. Những người trên 100 tuổi khó có thể sống sót trong 5 năm ngay cả khi được điều trị thành công. Những bệnh nhân báo cáo chất lượng cuộc sống cao hơn có xu hướng sống sót lâu hơn. Những người có chất lượng cuộc sống thấp hơn có thể bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, các biến chứng khác và khả năng tiến triển của bệnh, khiến cho cả chất lượng và thời lượng còn lại của cuộc sống đều bị suy giảm. Ngoài ra, những bệnh nhân có tiên lượng xấu hơn có thể bị trầm cảm hoặc cho biết chất lượng cuộc sống kém hơn vì họ cho rằng tình trạng của họ có khả năng gây tử vong. Những người bị ung thư có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch cao hơn người bình thường, thứ có thể đe dọa đến tính mạng của họ. Việc sử dụng chất làm loãng máu như heparin làm giảm nguy cơ đông máu nhưng không được chứng minh là làm tăng khả năng sống sót ở những người bị ung thư. Những người dùng thuốc làm loãng máu cũng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dịch tễ học Ước tính trong năm 2018, toàn cầu có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong. Khoảng 20% nam giới và 17% nữ giới sẽ mắc ung thư vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời và sẽ có khoảng 13% nam giới và 9% nữ giới sẽ chết vì căn bệnh này. Năm 2008, có khoảng 12,7 triệu ca ung thư đã được chẩn đoán (không bao gồm ung thư da không hắc tố và các bệnh ung thư không xâm lấn khác), vào năm 2010 thế giới có gần 7,98 triệu người chết vì ung thư. Ung thư chiếm khoảng 16% số người tử vong nói chung. Phổ biến nhất tính đến năm 2018 là ung thư phổi (1,76 triệu ca tử vong), ung thư đại trực tràng (860.000), ung thư dạ dày (780.000), ung thư gan (780.000) và ung thư vú (620.000). Những số liệu này cho thấy ung thư xâm lấn đã trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và đứng thứ hai ở các nước đang phát triển. Hơn một nửa số ca mắc ung thư là ở các nước đang phát triển. Quay ngược thời gian, vào năm 1990, thế giới có 5,8 triệu người chết do ung thư. Số ca tử vong ngày càng tăng chủ yếu là do sự gia tăng tuổi thọ và những thay đổi lối sống ở các nước đang phát triển. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất để phát triển ung thư là tuổi tác. Mặc dù ung thư có thể tấn công ở mọi lứa tuổi, hầu hết bệnh nhân bị ung thư xâm lấn đều trên 65 tuổi. Theo nhà nghiên cứu ung thư Robert A. Weinberg, "Nếu chúng ta sống đủ lâu, sớm hay muộn tất cả chúng ta sẽ mắc bệnh ung thư." Một số mối liên hệ giữa lão hóa và ung thư được cho là do sự lão hóa của hệ miễn dịch, những sai hỏng đã được tích lũy trong DNA trong suốt thời gian sống và những thay đổi liên quan đến tuổi trong hệ thống nội tiết. Tác động của lão hóa đối với bệnh ung thư rất phức tạp vì các yếu tố như tổn thương DNA và chứng viêm thúc đẩy tiến triển bệnh nhưng một số yếu tố khác như lão hóa mạch máu và những thay đổi nội tiết lại ức chế điều này. Một số bệnh ung thư phát triển chậm đặc biệt phổ biến, nhưng thường không gây tử vong. Các nghiên cứu khám nghiệm tử thi ở châu Âu và châu Á cho thấy rằng có tới 36% số người bị ung thư tuyến giáp không được chẩn đoán và dường như căn bệnh này vô hại tại thời điểm họ qua đời. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra là khoảng 80% nam giới hình thành ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 80. Vì những bệnh ung thư này không ảnh hưởng đến khả năng sống sót của bệnh nhân, xác định chúng thể hiện sự chẩn đoán quá mức (overdiagnose) hơn là chăm sóc y tế hữu ích. Ba loại ung thư ở trẻ em phổ biến nhất là bệnh bạch cầu (34%), u não (23%) và lymphoma (12%). Tại Hoa Kỳ, ung thư ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 285 trẻ em. Tỷ lệ ung thư ở trẻ em tăng 0,6% mỗi năm từ năm 1975 đến năm 2002 ở Hoa Kỳ và 1,1% mỗi năm từ năm 1978 đến năm 1997 ở châu Âu. Tử vong do ung thư ở trẻ em đã giảm một nửa từ năm 1975 đến năm 2010 tại Hoa Kỳ. Việt Nam Theo thống kê của tổ chức Quan sát Ung thư Toàn cầu (Global Cancer Observatory) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2020, Việt Nam có thêm 182.563 ca mắc ung thư mới và số bệnh nhân tử vong do ung thư là 122.690 bệnh nhân. Các loại ung thư phổ biến nhất của Việt Nam trong cùng năm là ung thư gan (26.418 ca, chiếm 14,5% tổng số ca mắc mới), ung thư phổi (26.262 ca, chiếm 14,4%), ung thư vú (21.555 ca, chiếm 11,8%) và ung thư dạ dày (17.906 ca, chiếm 9,8%). Bốn loại ung thư kể trên chiếm hơn 50% tổng số ca mắc ung thư mới ở Việt Nam. Loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư gan với 20.256 ca mắc trên tổng số 98 916 bệnh nhân nam mắc ung thư trong năm. Ngược lại, loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới là ung thư vú với 21.555 ca mắc trên tổng số 83.647 bệnh nhân mắc ung thư trong năm. Lịch sử Như vậy, trong hơn 3.000 năm, căn bệnh này đã được ngành y học biết đến. Và trong hơn 3.000 năm, nhân loại đã và đang gõ cửa ngành y để kiếm tìm một phương thuốc cho nó. Thời kỳ y học cổ điển Ung thư đã tồn tại trong suốt lịch sử nhân loại. Ghi chép sớm nhất về căn bệnh này là vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên trên văn bản giấy cói Edwin Smith tại Ai Cập cổ đại và đề cập đến bệnh ung thư vú. Hippocrates (khoảng 460 TCN - khoảng 370 TCN) đã mô tả một số loại ung thư, ông gọi tên căn bệnh này với từ Hy Lạp καρκίνος "karkinos" (có nghĩa là con "cua" hoặc "tôm càng"). Cái tên này xuất phát từ diện mạo khi cắt một khối u rắn ác tính, với "các tĩnh mạch kéo dài ở tất cả các phía như những cái chân của một con cua, và vì thế mà nó được đặt tên [theo loài động vật này]". Galen nói rằng "bệnh ung thư vú được gọi như vậy bởi chúng giống với con cua một cách kỳ lạ khi khối u kéo dài ra các phía và các tĩnh mạch phình ra kề đó". Celsus (khoảng 25 TCN - 50 SCN) dịch "karkinos" thành "cancer" trong tiếng Latinh (từ "cancer" vẫn được dùng trong tiếng Anh ngày nay với nghĩa "ung thư"). Từ "cancer" cũng có nghĩa là con cua và Celsus khuyến nghị bệnh nhân phẫu thuật để điều trị căn bệnh này. Galen (thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) không đồng ý với việc sử dụng phẫu thuật và thay vào đó khuyến nghị dùng thuốc nhuận tràng. Nguyên nhân của ung thư được cho là do thừa mật đen, một trong bốn loại thể dịch ("dịch cơ thể") trong thuyết thể dịch cổ điển. Những lời khuyên cũng như những học thuyết này sẽ tiếp tục vang vọng trong thế giới y học hơn 1000 năm sau đó. Đến những thế kỷ 15, 16 và 17, bác sĩ được phép giải phẫu thi thể để tìm ra nguyên nhân tử vong. Giáo sư người Đức Wilhelm Fabry tin rằng ung thư vú là do tắc tia sữa trong ống dẫn sữa. Giáo sư người Hà Lan Francois de la Boe Sylvius, một tín đồ của Descartes, tin rằng tất cả bệnh tật là kết quả của các quá trình hóa học và dịch bạch huyết có tính axit là nguyên nhân gây ra ung thư. Cùng lúc đó, Nicolaes Tulp tin rằng ung thư là một chất độc lây lan từ từ và kết luận rằng nó là bệnh truyền nhiễm. Bác sĩ John Hill đã mô tả việc hít thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư mũi vào năm 1761. Tiếp theo là báo cáo vào năm 1775 của bác sĩ phẫu thuật người Anh Percivall Pott về carcinoma ở những người quét ống khói, một loại ung thư tại bìu, là một loại bệnh phổ biến ở những người thợ quét ống khói. Với việc sử dụng rộng rãi kính hiển vi vào thế kỷ 18, người ta đã phát hiện ra "chất độc ung thư" lây lan từ khối u nguyên phát qua các hạch bạch huyết đến các vị trí khác (chính là hiện tượng "di căn" mà ta biết đến ngày nay). Quan điểm về căn bệnh này lần đầu tiên được đưa ra bởi bác sĩ phẫu thuật người Anh Campbell De Morgan từ năm 1871 đến năm 1874. Năm 1855, Rudolf Virchow phát triển quan điểm rằng đơn vị cơ bản của sự sống là các tế bào với khả năng tự nhân lên. Đây trở thành một trong trong những rường cột của học thuyết tế bào. Theo Virchow, các tình trạng bệnh lý chủ yếu là do những biến đổi trong quá trình sống của tế bào dưới ảnh hưởng của các tác động và kích thích bên ngoài. Học thuyết tế bào cùng với quan điểm về bệnh lý của Virchow đã chấm dứt sự thống trị trong hàng thế kỷ của thuyết thể dịch cổ điển và trở thành lý thuyết chủ đạo trong sinh học sau đó. Thời kỳ y học hiện đại Cuộc cách mạng trong nghiên cứu ung thư có thể được tóm gọn trong một câu, đó là: ung thư, về bản chất, là một căn bệnh liên quan đến gen. Với học thuyết tế bào làm tiền đề, năm 1902, nhà di truyền học Theodor Boveri đề xuất rằng ung thư xuất hiện là từ những tế bào bị tổn thương và gợi ý rằng những thay đổi này đã khiến cho tế bào ung thư phân chia một cách mất kiểm soát. Năm 1911, Peyton Rous phát hiện rằng gây nhiễm tế bào với virus (sau này được đặt tên là virus sarcoma Rous) thì có thể tạo thành các tế bào ung thư và đặt nền móng cho quan điểm rằng virus là nguyên nhân gây ung thư. Vào đầu những năm 1950, các nhà khoa học chia thành ba trường phái khi trả lời câu hỏi: "Điều gì gây ra ung thư?". Những nhà virus học, với đại diện là là Rous, cho rằng ung thư là do virus gây ra; những nhà dịch tễ học, như Doll và Hill, thì cho rằng các tác nhân hóa học bên ngoài (như khói thuốc lá) là nguyên nhân gây nên ung thư; cuối cùng và yếu thế nhất trong ba nhóm, những nhà khoa học theo bước Theodor Boveri tin rằng các thay đổi trong gen bên trong tế bào gây nên ung thư. Năm 1958, Howard Martin Temin, một nhà nghiên cứu virus người Mỹ, đã thành công trong việc tạo nên ung thư trong đĩa petri bằng cách gây nhiễm virus Rous vào tế bào. Một trong những điểm độc đáo của loại virus này là nó có thể cài xen DNA của nó vào DNA của tế bào chủ. Đây có thể được coi là một chiếc cầu để kết nối lý thuyết sinh ung thư của Rous và Boveri: virus, một tác nhân bên ngoài, có thể trở thành một yếu tố nội sinh bằng cách gắn với bộ gen của tế bào. Đến thập niên 1970, nhiều phòng thí nghiệm bắt đầu nghiên cứu để tìm ra những gen được thay đổi do virus. Đoạn gen gây ung thư của virus sarcoma Rous cuối cùng cũng được tìm ra, nó được đặt tên là src, viết tắt cho "sarcoma". Giữa những năm 1980 và 1990, hàng trăm gen sinh ung thư và gen ức chế khối u trong bộ gen người đã được xác định. Các nhà sinh học vào thời điểm này nhìn quá trình sinh ung thư dưới lăng kính của các biến đổi cấp độ phân tử trong gen. Bất chấp sự đa dạng và khác biệt của các loại ung thư khác nhau, kiến thức thu thập được trong các thập kỷ cuối thế kỷ 20 này đã gợi nên những mẫu hình, quy luật ẩn dưới sự tiến triển của căn bệnh. Hai nhà khoa học Robert Weinberg và Douglas Hanahan đã đưa ra sáu quy tắc "chi phối sự chuyển dạng của tế bào bình thường thành ung thư ác tính". Sáu quy tắc này được gọi là những "Đặc trưng của Ung thư" (Hallmarks of Cancer), chúng thể hiện "các biến đổi thiết yếu trong sinh lý tế bào mà cùng nhau quyết định sự phát triển ác tính". Trải qua hàng thập kỷ mò mẫm trong bóng tối, cuối cùng các nhà khoa học cũng có thể có một cái nhìn sáng rõ và toàn diện về nguyên nhân gây ra ung thư. Tác động đối với xã hội Dù có nhiều bệnh (chẳng hạn như suy tim) có thể có tiên lượng xấu hơn hầu hết các ca ung thư, cụm từ "ung thư" mang đến sự sợ hãi rộng rãi và thường tránh được nhắc tới trực tiếp. Thay vì chỉ rõ tên bệnh, cách nói tránh "một căn bệnh kéo dài" để nhắc đến ung thư dẫn đến tử vong vẫn thường được sử dụng trong các cáo phó, một biểu hiện rõ ràng của kỳ thị xã hội. Ung thư đôi khi cũng được gọi là "C-word"; Tổ chức Hỗ trợ Ung thư Macmillan sử dụng thuật ngữ này để cố gắng giảm bớt nỗi sợ hãi xung quanh căn bệnh này. Ở Nigeria, một tên địa phương của bệnh ung thư được dịch sang tiếng Anh là "căn bệnh không thể chữa khỏi". Niềm tin sâu sắc rằng ung thư nhất thiết phải là một căn bệnh khó và thường gây chết người được phản ánh trong hệ thống được các tổ chức lựa chọn để tổng hợp số liệu thống kê về ung thư: dạng ung thư phổ biến nhất - ung thư da không phải hắc tố, chiếm khoảng một phần ba số ca ung thư trên toàn thế giới, nhưng rất ít trường hợp tử vong - thường được loại ra khỏi các thống kê cụ thể về bệnh ung thư bởi vì chúng dễ dàng điều trị và hầu như luôn được chữa khỏi, thường chỉ với những phương pháp ngoài da, ngắn hạn. Quan niệm của phương Tây về quyền của bệnh nhân đối với người bị ung thư bao gồm nghĩa vụ tiết lộ đầy đủ tình hình y tế cho người đó và quyền được tham gia vào việc ra quyết định chung theo cách tôn trọng giá trị riêng của người đó. Ở các nền văn hóa khác, các quyền và giá trị khác được ưu tiên hơn. Ví dụ, hầu hết các nền văn hóa châu Phi coi trọng cả gia đình hơn là từng cá nhân. Ở nhiều vùng của châu Phi, chẩn đoán thường được đưa ra quá muộn nên bệnh là hầu như không thể chữa khỏi và việc điều trị, nếu có, sẽ nhanh chóng làm phá sản gia đình. Do những yếu tố này, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở châu Phi có xu hướng để các thành viên trong gia đình quyết định xem có nên tiết lộ kết quả chẩn đoán hay không, và họ có xu hướng làm điều đó một cách chậm rãi và vòng vo, dựa vào sự quan tâm của bệnh nhân và khả năng đối phó với những tin dữ. Người dân từ các quốc gia châu Á và Nam Mỹ cũng có xu hướng ưa cách tiếp cận chậm và ít thẳng thắn hơn trong việc tiết lộ thông tin bệnh tật so với ở Hoa Kỳ và Tây Âu, và họ tin rằng: đôi khi sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân không biết đầy đủ về tình hình ung thư của họ. Nhìn chung, việc tiết lộ chẩn đoán đã phổ biến hơn so với thế kỷ 20, nhưng việc tiết lộ đầy đủ bệnh trạng cho bệnh nhân không phải là phổ biến trên khắp thế giới.Tại Hoa Kỳ và một số nền văn hóa khác, ung thư được coi như một căn bệnh/kẻ thù phải được "chiến đấu" để chấm dứt "cuộc bạo loạn dân sự"; một Cuộc chiến chống Ung thư đã được tuyên bố ở Mỹ. Các phép ẩn dụ liên quan đến "quân sự" rất phổ biến khi mô tả về ảnh hưởng của bệnh ung thư đối với con người, chúng nhấn mạnh cả tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và sự cần thiết phải tự đưa ra các quyết định quan trọng ngay lập tức chứ không thể trì hoãn, phớt lờ hoặc dựa hoàn toàn vào người khác. Các ẩn dụ quân sự cũng giúp hợp lý hóa các phương pháp điều trị mạnh mẽ, độc hại (hay còn được gọi là "các biện pháp mạnh tay"). Vào những năm 1970, một phương pháp điều trị ung thư thay thế tương đối phổ biến ở Mỹ là một dạng đặc biệt của liệu pháp nói chuyện, dựa trên quan điểm cho rằng ung thư là do thái độ xấu gây ra. Theo quan điểm này, những người có "tính cách ung thư" — chán nản, kìm nén, chán ghét bản thân và ngại bày tỏ cảm xúc — biểu hiện ung thư thông qua ham muốn tiềm thức. Một số nhà trị liệu tâm lý nói rằng thay đổi cách nhìn của bệnh nhân về cuộc sống sẽ chữa khỏi bệnh ung thư. Trong số các tác động khác, niềm tin này cho phép xã hội đổ lỗi cho nạn nhân vì đã gây ra bệnh ung thư (do vô thức "muốn" mắc bệnh) hoặc đã ngăn cản việc chữa khỏi bệnh (do không trở thành một người đủ hạnh phúc, không sợ hãi và yêu thương). Nó cũng làm tăng sự lo lắng của bệnh nhân, vì họ tin tưởng không chính xác rằng những cảm xúc tự nhiên như buồn bã, tức giận hoặc sợ hãi sẽ rút ngắn cuộc sống của họ. Ý tưởng này đã bị chế giễu bởi Susan Sontag, tác giả cuốn sách Bệnh tật là phép ẩn dụ, khi đang hồi phục sau điều trị ung thư vú vào năm 1978. Mặc dù ý tưởng ban đầu hiện nay thường bị coi là vô nghĩa, nhưng quan điểm này một phần vẫn tồn tại ở dạng nhẹ hơn với niềm tin phổ biến, nhưng không chính xác, rằng cố ý nuôi dưỡng thói quen tư duy tích cực sẽ giúp tăng khả năng sống sót. Cách suy nghĩ này đặc biệt mạnh mẽ trong những phong trào của các bệnh nhân ung thư vú. Một ý kiến về lý do tại sao những người bị ung thư thường bị đổ lỗi hoặc bị kỳ thị, gọi là giả thuyết "thế giới công bằng", là việc đổ lỗi cho bệnh ung thư về hành động hoặc thái độ của bệnh nhân cho phép những người đổ lỗi lấy lại cảm giác kiểm soát. Điều này dựa trên niềm tin của những người đổ lỗi rằng thế giới về cơ bản là hoàn toàn công bằng và vì vậy bất kỳ căn bệnh nguy hiểm nào, như ung thư, phải là dạng một hình phạt cho những quyết định xấu xa; trong giả thuyết về thế giới công bằng, những điều xấu sẽ không xảy ra với những người tốt. Ảnh hưởng kinh tế Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh ung thư ở Mỹ được ước tính vào khoảng 80,2 tỷ đô la trong năm 2015. Mặc dù chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe liên quan đến ung thư đã tăng về mức tuyệt đối trong những thập kỷ gần đây, tỷ trọng chi tiêu của ngành y tế dành cho điều trị ung thư vẫn ở mức gần 5% trong khoảng thời gian từ những năm 1960 đến 2004. Một mẫu hình tương tự cũng được quan sát tại châu Âu; tại đây, khoảng 6% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe được chi cho điều trị ung thư. Ngoài chi phí chăm sóc sức khỏe, bệnh ung thư gây ra các chi phí gián tiếp dưới dạng giảm năng suất lao động do nghỉ ốm, mất khả năng lao động và tàn tật vĩnh viễn cũng như tử vong sớm trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân ung thư cũng gây tốn kém cho việc chăm sóc không chính thức. Chi phí gián tiếp và chi phí chăm sóc không chính thức thường được ước tính cao hơn hoặc bằng chi phí chăm sóc sức khỏe của bệnh ung thư. Nơi làm việc Tại Hoa Kỳ, ung thư được Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) xếp vào danh mục bảo vệ, chủ yếu do những bệnh nhân ung thư có thể bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Phân biệt đối xử tại nơi làm việc có thể xảy ra nếu người sử dụng lao động lầm tưởng rằng một người mắc bệnh ung thư sẽ không thể làm việc hiệu quả và có thể xin nghỉ ốm nhiều hơn những nhân viên khác. Người sử dụng lao động cũng có thể đưa ra quyết định tuyển dụng hoặc sa thải dựa trên quan niệm sai lầm về những khuyết tật liên quan đến ung thư nếu có. EEOC sẽ cung cấp các hướng dẫn phỏng vấn cho người sử dụng lao động, cũng như đưa ra danh sách các giải pháp khả thi để đánh giá và điều trị nhân viên mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu ung thư Vì ung thư không phải là một bệnh đơn lẻ mà là một nhóm các bệnh, khả năng tồn tại một "phương thuốc trị ung thư" duy nhất không cao hơn khả năng tồn tại một liệu pháp duy nhất có thể chữa được tất cả các bệnh truyền nhiễm. Các chất ngăn hình thành mạch máu từng được cho là có tiềm năng trở thành một phương pháp điều trị "bách phát bách trúng" cho nhiều loại ung thư, song điều này là không chính xác. Thuốc ngăn hình thành mạch máu và các phương pháp điều trị ung thư khác được sử dụng kết hợp để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư. Các phương pháp điều trị ung thư thực nghiệm được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng để so sánh phương pháp điều trị được đề xuất với phương pháp điều trị tốt nhất hiện có. Các phương pháp điều trị tỏ ra thành công ở một loại ung thư có thể được thử nghiệm với các loại ung thư khác. Các xét nghiệm chẩn đoán đang được phát triển để có thể tìm ra các liệu pháp phù hợp với từng bệnh nhân, dựa trên "hồ sơ" sinh học của họ. Nghiên cứu ung thư tập trung vào các vấn đề sau: Tác nhân (ví dụ: virus) và các sự kiện (ví dụ: đột biến) gây ra hoặc tạo điều kiện cho những thay đổi di truyền ở các tế bào có thể trở thành tế bào ung thư. Bản chất chính xác của tổn thương di truyền và các gen bị ảnh hưởng bởi nó. Hậu quả của những thay đổi di truyền đó đối với hoạt động sống của tế bào, cả trong việc tạo ra các đặc tính nổi bật của tế bào ung thư và tạo điều kiện cho các sự kiện di truyền bổ sung dẫn đến sự tiến triển của bệnh. Việc hiểu rõ hơn sinh học phân tử và sinh học tế bào nhờ nghiên cứu ung thư đã cho ra đời các phương pháp điều trị ung thư mới kể từ khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon phát động "Cuộc chiến chống Ung thư" vào năm 1971. Kể từ đó, quốc gia này đã chi hơn 200 tỷ USD cho nghiên cứu ung thư, bao gồm nguồn lực từ cả khu vực công và tư nhân. Tỷ lệ tử vong do ung thư (hiệu chỉnh theo quy mô và độ tuổi của dân số) đã giảm năm phần trăm từ năm 1950 đến năm 2005. Cạnh tranh về các nguồn lực tài chính dường như đã kìm hãm sự sáng tạo, hợp tác, chấp nhận rủi ro và tư duy nguyên bản cần thiết để tạo ra những khám phá cơ bản, các nghiên cứu rủi ro thấp với những bước tiến nhỏ được ưu tiên hơn nhiều so với nghiên cứu sáng tạo hơn, rủi ro hơn. Các liệu pháp virus (virotherapy), sử dụng virus biến đổi để điều trị ung thư, cũng đang được nghiên cứu. Mang thai Ung thư ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 1.000 phụ nữ mang thai. Các bệnh ung thư phổ biến nhất được phát hiện trong thời kỳ mang thai cũng giống như các bệnh ung thư phổ biến nhất được tìm thấy ở phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư bạch cầu, ung thư hạch, u ác tính, ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng. Việc chẩn đoán một bệnh ung thư mới ở phụ nữ mang thai là rất khó, một phần là do các triệu chứng dễ bị lầm tưởng thành các cảm giác khó chịu bình thường liên quan đến thai kỳ. Do đó, ung thư thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn mức trung bình. Một số kỹ thuật hình ảnh, chẳng hạn như MRI (chụp cộng hưởng từ), chụp CT, siêu âm và chụp X-quang tuyến vú có che chắn thai nhi được coi là an toàn trong thai kỳ; một số khác, chẳng hạn như chụp PET, thì không an toàn. Việc điều trị ung thư ở phụ nữ mang thai nhìn chung là giống như đối với phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, xạ trị và thuốc phóng xạ thường được tránh sử dụng trong giai đoạn này, đặc biệt là nếu liều cho thai nhi có thể vượt quá 100 cGy. Trong một số trường hợp, một số hoặc tất cả các phương pháp điều trị được hoãn lại cho đến sau khi sinh nếu ung thư được chẩn đoán vào cuối thai kỳ. Sinh sớm thường được sử dụng để thúc đẩy thời gian bắt đầu điều trị. Phẫu thuật nói chung là an toàn, nhưng phẫu thuật vùng chậu trong ba tháng đầu tiên có thể gây sẩy thai. Một số phương pháp điều trị, đặc biệt là một số loại thuốc hóa trị được sử dụng trong ba tháng đầu, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và sẩy thai (sẩy thai tự nhiên và thai chết lưu). Phá thai tự chọn là không bắt buộc và đối với các dạng và giai đoạn ung thư phổ biến nhất, việc làm này cũng không cải thiện tỷ lệ sống sót của người mẹ. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như ung thư tử cung tiến triển, không thể tiếp tục mang thai và ở những trường hợp khác, bệnh nhân có thể kết thúc thai kỳ để có thể bắt đầu hóa trị liệu tích cực. Một số phương pháp điều trị có thể cản trở khả năng sinh tự nhiên hoặc cho con bú của người mẹ. Những bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có thể sẽ phải sinh mổ. Bức xạ đến vú làm giảm khả năng tiết sữa của vú đó và tăng nguy cơ viêm tuyến vú. Ngoài ra, khi hóa trị sau khi sinh, nhiều loại thuốc xuất hiện trong sữa mẹ, có thể gây hại cho em bé. Các động vật khác Ung thư học thú y, tập trung chủ yếu vào chó và mèo, là một chuyên khoa đang phát triển ở các nước giàu có và các hình thức điều trị chủ yếu cho người như phẫu thuật và xạ trị có thể được cung cấp. Các loại ung thư phổ biến nhất khác nhau, nhưng gánh nặng ung thư dường như ở thú nuôi ít nhất cũng cao tương đương với người. Động vật, điển hình là các loài gặm nhấm, thường được sử dụng trong nghiên cứu ung thư. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về ung thư tự nhiên ở các động vật lớn hơn có thể mang lại lợi ích cho nghiên cứu ung thư ở người. Ở các động vật khác, một số loại ung thư có thể lây truyền đã được mô tả, trong đó ung thư lây lan giữa các động vật bằng cách truyền các tế bào khối u. Hiện tượng này được thấy ở những con chó mắc bệnh sarcoma Sticker (còn được gọi là "khối u hoa liễu truyền được ở chó"), và ở những con quỷ Tasmania mắc bệnh u mặt quỷ (DFTD). Xem thêm Ung thư học Các phytochemical trong thực phẩm Ngày ung thư thế giới Đau trong ung thư Tác nhân gây ung thư Các nguyên nhân gây tử vong trong ung thư Rượu và ung thư Chế độ ăn uống và ung thư Chú thích Đọc thêm Liên kết ngoài Nấm lim xanh có tác dụng gì? Đức Lương 10/8/2012 Trang web về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới lưu trữ Making a world of difference in cancer care Ung thư học An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Bệnh lý học
5933
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi
Năm Vật lý Thế giới
Năm 2005 được chọn làm Năm vật lý thế giới. Cách đây đúng 100 năm, vào năm 1905, Albert Einstein đã công bố bốn bài báo làm chấn động thế giới. Đây là dịp để kỷ niệm Einstein, với những ý tưởng to lớn cùng với sự ảnh hưởng của ông đối với vật lý của thế kỷ 20. Tham khảo Liên kết ngoài Năm vật lý thế giới Vật lý học Albert Einstein Khoa học năm 2005 Vật lý Quan hệ quốc tế năm 2005
5935
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20r%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%93ng
Cá rô đồng
Cá rô đồng (hay đơn giản là cá rô) (Anabas testudineus) là một loài cá thuộc họ Cá rô đồng sống ở môi trường nước ngọt và nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm. Đặc điểm Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có một cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ được oxy trong không khí. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía. Phân bố Cá rô thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch... Trên thế giới, cá rô phân bố trong khoảng vĩ độ 28° bắc - 10° nam, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippines, châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và châu Úc là những khu vực có nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng (từ 22 - 30 °C). Độ sâu sinh trưởng: - 0 m. Chúng được biết đến với khả năng di cư từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách vượt cạn (cá rô rạch), nhất là trong mùa mưa và thông thường diễn ra trong đêm. Sinh sản Cá rô đồng từ lúc nở đến lúc phát dục khoảng 7,5 - 8 tháng tuổi. Trọng lượng cá bình quân khoảng 50 - 70gam/con. Cá sẽ mang trứng vào khoảng tháng 11 Âm Lịch (với cá nuôi trong ao, khi trời trở lạnh) và tháng 4 - tháng 5 Âm lịch (với cá tự nhiên). Phân biệt đực - cái: cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn, tinh dịch thoát ra có màu trắng sữa. Đây là lúc chính muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Với cá cái, khi mang trứng, bụng sẽ phình to, mềm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh sản. Cá đẻ trong tự nhiên: tự bắt cặp sinh sản. Sau những cơn mưa, hoặc mực nước thủy vực thay đổi (do thủy triều) là điều kiện ngoại cảnh thích hợp - kích thích cá sinh sản. Hình thức sinh sản: bắt cặp sinh sản. Do hưng phấn nên trong quá trình bắt cặp sinh sản, cả cá cái lẫn cá đực sẽ phóng lên khỏi mặt nước liên tục. Bãi đẻ của cá là ven những bờ ao, bờ ruộng - kênh - mương, nơi nước nông - yên tĩnh và có nhiều cỏ - cây thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, đồng thời với lúc trứng được đẻ ra cũng là lúc tinh trùng từ cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập tức được thụ tinh và nổi lên trên mặt nước nhờ vào những lớp ván dầu màu vàng được phóng ra cùng lúc với trứng. Do cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản (ngược lại đôi khi còn quay lại ăn cả trứng vừa đẻ ra) nên lượng trứng đẻ ra rất nhiều (bù trừ lượng hao hụt do không thụ tinh, do địch hại), thường > 3000 trứng/cá cái. Trứng sau khi thụ tinh 15 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 - 27 độ - phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau 24h. Nhiệt độ từ 28 - 30 độ: trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 - 22 giờ. Nhiệt độ >30 độ, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình. Trong sinh sản nhân tạo: sau khi lựa chọn những cá thể bố mẹ đã thành thục, người ta tiêm kích dục tố mang tên LRHa và cho cá bố mẹ vào những bể sinh sản hoặc lu, khạp có đậy nắp. Khi tiêm khoảng 8 giờ, cá sẽ sinh sản. Mục đích tiêm kích dục tố: cá đẻ đồng loạt sẽ chủ động về số lượng con giống, kích cỡ động loạt, chất lượng con giống Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong thủy vực. Cá bố mẹ sau khi sinh sản khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp tục sinh sản. Thức ăn Cá rô là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ. Chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ được coi là "bẩn" trong nước. Nó có thể ăn lẫn nhau trong trường hợp đói. Vì vậy phân cỡ rất quan trọng. Cá rô đồng có nhiều ở các đồng ruộng khu vực phía Bắc. Hình ảnh Liên kết ngoài Anabas testudineus Climbing perch Tham khảo T Động vật được mô tả năm 1792
5937
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20ch%C3%A9p
Cá chép
Cá chép (danh pháp khoa học: Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp thế giới. Chúng có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae). Đặc điểm Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại. Koi (錦鯉 trong tiếng Nhật, 鯉魚 (bính âm: lĭ yú -lý ngư) trong tiếng Trung) là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản. Tại một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy. Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2 °F. Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết. Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh. Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides). Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en. Phân loại Bốn phân loài là: C.c. carpio: Cá chép châu Âu, được tìm thấy ở Đông Âu (đặc biệt là sông Donau và sông Volga). C.c. yilmaz': Cá chép Deniz, được tìm thấy tại Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ (đặc biệt là xung quanh Çorum) và Victoria, Úc (xung quanh lạch Merri và hồ Coburg). C.c. haematopterus: Cá chép Amur, có nguồn gốc ở miền đông Á. C.c. rubrofuscus, từ Đông Nam Á, được coi là một loài riêng biệt Cyprinus rubrofuscus bởi nhiều tài liệu. Chúng có họ hàng với cá vàng thông thường (Carassius auratus), và có thể tạo ra con lai. Nhập cư vào Bắc Mỹ Cá chép, có nguồn gốc từ khu vực Á - Âu, được đưa vào Bắc Mỹ với một sự quảng cáo rùm beng như là "loài cá tuyệt hảo nhất thế giới" năm 1877. Chuyến đầu tiên chở 345 cá chép sống được thả xuống ao hồ ở công viên đồi Druid thuộc Baltimore, Maryland. Sau này, lượng cá dư thừa được thả ở các hồ Babcock tại Công viên Đài tưởng niệm, Washington, D.C.. Đây là dự án của Rudolf Hessel, một người nuôi cá cho chính quyền Mỹ. Đây là sự quảng cáo có lợi và thực tế cá chép đã được giới thiệu rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Kết quả của việc giới thiệu loài ngoại lai này cho thấy cá chép nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, chúng nhanh chóng chiếm lĩnh các khu vực sinh sống. Chúng ăn các loại rong trong ao hồ, nhưng với số lượng không nhiều như người ta vẫn đồn đại. Người ta cũng cho rằng chúng ăn trứng của các loại cá khác. Đây chỉ là điều ngụy tạo do không có chứng cứ chính xác về điều này. Cá chép làm vẩn đục các ao hồ là đúng; tuy nhiên, vẫn còn đáng ngờ về việc chúng làm đục nước đến mức đủ để làm tổn hại đến các loại cá khác. Thịt của chúng có vị thơm ngon khi nuôi trong môi trường nước sạch, nhưng vẫn có lẫn xương. Mặc dù có giá trị trong dinh dưỡng và tiêu khiển (câu cá), nhưng tại Hoa Kỳ và Úc, cá chép không được yêu thích. Cá chép bị coi là mối đe dọa đối với các loại cá bản địa. Tuy nhiên, số lượng và chủng loại cá bản địa đã suy giảm trước khi cá chép nhập cư. Dưới áp lực của nhu cầu cá nước ngọt trên thực tế là nguyên nhân để nhập khẩu cá chép. Đơn giản là cá chép có khả năng sinh sống trong những môi trường đã bị ô nhiễm sau nhiều năm không điều chỉnh lượng chất thải công nghiệp tốt hơn so với nhiều loại cá bản địa dễ nhạy cảm. Việc tiêu diệt cá chép thông thường là bỏ thuốc độc cho chết hết cá trong ao hồ, sau đó khử trùng và thả lại các loại cá khác thích hợp hơn. Do sự chịu đựng tốt của cá chép, biện pháp này hầu như không đem lại hiệu quả. Năm 2005, giải vô địch thế giới về cá chép được tổ chức tại sông Saint Lawrence ở tiểu bang New York. Các đội từ khắp thế giới sẽ thi đấu trong 5 ngày với phần thưởng trị giá $1.000.000 nếu bất kỳ người thi đấu nào phá được kỷ lục của bang New York là 50 lb 4oz (khoảng 22.82 kg). Xem thêm Danh sách các loài cá nước ngọt Chú thích Tham khảo Cyprinus carpio (TSN 163344) . ITIS. Truy nhập ngày 4 tháng 10 năm 2004. Cyprinus carpio FishBase. Ed. Ranier Froese và Daniel Pauly. Phiên bản tháng 9 năm 2004. N.p.: FishBase, 2004. Cyprinus carpio tại Arkive.org Cá chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 trên SVRVN Bài thuốc hay từ cá chép C Cá thương mại Cá chép Cá Pakistan Động vật được mô tả năm 1758 Cá nước ngọt châu Á Cá nước ngọt châu Âu
5938
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20d%E1%BB%8Bch
Giao dịch
Giao dịch là một giao kèo hay giao thiệp do nhiều đối tác hay đối tượng riêng biệt tiến hành với nhau, có thể là: Khái niệm giao dịch trong tài chính. Khái niệm giao dịch trong lý thuyết cơ sở dữ liệu.
5939
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20d%E1%BB%8Bch%20c%C6%A1%20s%E1%BB%9F%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u
Giao dịch cơ sở dữ liệu
Giao dịch cơ sở dữ liệu (database transaction) là đơn vị tương tác của một hệ quản lý cơ sở dữ liệu hoặc các hệ tương tự, mỗi giao dịch được xử lý một cách nhất quán và tin cậy mà không phụ thuộc vào các giao dịch khác. Một hệ cơ sở dữ liệu lý tưởng sẽ phải bảo đảm toàn bộ các tính chất ACID cho mỗi giao dịch. Trên thực tế, các tính chất này thường được nới lỏng để giúp việc thực thi đạt hiệu quả hơn. Trong các sản phẩm cơ sở dữ liệu, khả năng xử lý được các giao dịch cho phép người dùng đảm bảo duy trì được tính toàn vẹn của một cơ sở dữ liệu. Mỗi giao dịch có thể cần vài câu truy vấn, mỗi câu sẽ đọc và/hay viết thông tin trong cơ sở dữ liệu. Khi thực hiện các câu truy vấn phải bảo đảm là cơ sở dữ liệu chỉ được tác động bởi một số câu truy vấn. Chẳng hạn như, khi thực hiện một giao dịch chuyển tiền, nếu như tiền đã bị trừ đi trong một tài khoản thì bắt buộc phải cộng vào khoản tương ứng trong tài khoản tiền gửi kia. Ngoài ra các giao dịch cũng không được can thiệp vào nhau. Xem ACID để có thêm thông tin về các tính chất giao dịch cần thiết. Một giao dịch đơn giản thông thường được gửi đến hệ cơ sở dữ liệu bằng ngôn ngữ như SQL dưới dạng: Bắt đầu giao dịch Thực hiện các câu truy vấn (trong lúc đó bên ngoài vẫn chưa thấy được những cập nhật đối với cơ sở dữ liệu) Xác nhận giao dịch (bên ngoài thấy được cập nhật đối với cơ sở dữ liệu nếu giao dịch thành công) Nếu giao dịch không thành công ở một điểm nào đó trước khi đến giai đoạn "xác nhận" (commit), hệ cơ sở dữ liệu sẽ hủy (rollback) mọi thay đổi. Tất cả các giao dịch khác sẽ coi như là giao dịch kia chưa hề tồn tại. Một giao dịch có thể được hủy bất kỳ thời điểm nào trước khi chính thức được xác nhận. Cơ sở dữ liệu giao dịch Các cơ sở dữ liệu hỗ trợ giao dịch được gọi là cơ sở dữ liệu giao dịch. Hầu hết các cơ sở dữ liệu hiện nay (như FireBird, Mimer SQL, PostgreSQL, MySQL, Microsoft SQL Server và Oracle) đều thuộc vào loại này. Xem thêm Giao dịch phân tán Giao dịch lồng Các tính chất ACID Giao dịch nguyên vẹn Tham khảo Liên kết ngoài Transaction Processing Cơ sở dữ liệu Quản trị dữ liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
5941
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%83%20%28sinh%20h%E1%BB%8Dc%29
Quần thể (sinh học)
Trong sinh học, một quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác. Khái niệm "quần thể" được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là thuật ngữ dịch từ tiếng Anh: population (phát âm Quốc tế: /pɒpjʊˈleɪʃən/) dùng trong sinh thái học, di truyền học và học thuyết tiến hoá thuộc ngành sinh học. Đừng nhầm với khái niệm dân số (cũng viết là population). Một quần thể có khi chỉ sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính, hoặc có cả hai hình thức sinh sản này, nhưng những cá thể được xem là cùng quần thể, khi thoả mãn các điều kiện chính sau (hình 2):, Gồm các cá thể cùng một loài, có chung một vốn gen, giữa chúng thường có quan hệ sinh sản. Thường phân bố cùng một không gian gọi là sinh cảnh trong hệ sinh thái. Cùng có lịch sử phát triển chung, nghĩa là đã trải qua nhiều thế hệ chung sống. Tồn tại vào cùng một thời điểm đang xét đến. Ví dụ dễ hình dung hơn cả về một quần thể là một đàn voi thường tụ tập với nhau, trải qua nhiều đời cùng sống ở một nơi. Giữa chúng thường có quan hệ họ hàng, che chở bảo vệ lẫn nhau và các voi con thường được sinh ra trong đàn (hình 1). Một ví dụ khác về quần thể là một đàn toàn cá chép trong cùng một ao đã trải qua vài thế hệ sống chung với nhau. Đàn cá này rõ ràng là không thể vượt qua ao mà chúng đang sống để sang ao bên cạnh được - nghĩa là nó cách ly với quần thể cũng là cá chép ở ao liền kề. Đặc trưng cơ bản Cấu trúc giới tính, cấu trúc sinh sản Cấu trúc giới tính là tỉ lệ số cá thể đực/cái của quần thể. Cấu trúc giới tính trong thiên nhiên và trong tổng số các cá thể mới sinh thường là 1:1. Tuy nhiên tỉ lệ này luôn thay đổi phụ thuộc vào đặc tính của loài, tập tính sinh sản, điều kiện môi trường, sức sống của các cá thể đực/cái. Điều này cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể, giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái, phù hợp cho nhu cầu sản xuất và khai thác bền vững tài nguyên. Cấu trúc sinh sản là tỉ lệ đực/cái trong đàn sinh sản. Tỉ lệ này phụ thuộc vào tập tính sinh sản của từng loài, nhằm nâng cao khả năng thụ tinh cho trứng hay sức sống của thế hệ con cái, tăng tỉ lệ sống sót,... Thành phần nhóm tuổi Đời sống của sinh vật thường gồm 3 nhóm tuổi sinh thái: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. Thành phần nhóm tuổi là tỉ lệ 3 nhóm tuổi đó trong quần thể, và phụ thuộc vào: tuổi thọ trung bình của loài, vùng phân bố, điều kiện sống, khả năng sống sót của từng nhóm tuổi. Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta thấy được sự phát triển của quần thể trong tương lai. Khi xếp chồng hình biểu thị các nhóm tuổi lên nhau ta được tháp tuổi (đối với quần thể người là tháp dân số). Có 3 dạng tháp như sau: Tháp phát triển: Đáy rộng, đỉnh nhọn dần chứng tỏ số con non nhiều, số cá thể già ít, tỉ lệ sinh nhiều, tử ít. Tháp ổn định: đáy rộng vừa phải, canh tháp gần như thẳng đứng chứng tỏ tỉ lệ sinh/tử xấp xỉ nhau. Tháp suy thoái: đáy hẹp, đỉnh rộng chứng tỏ tỉ lệ tử nhiều, sinh ít, nhiều cá thể già, ít con non. Sự phân bố cá thể Sự phân bố cá thể là sự chiếm cứ không gian của các cá thể trong sinh cảnh, phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tập tính của loài. Có 3 dạng phân bố: Phân bố đều khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. Dạng phân bố này hiếm gặp trong tự nhiên. Phân bố theo nhóm khi điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể có xu hướng tụ lại với nhau. Dạng phân bố này hay gặp trong tự nhiên. Phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian của hai dạng trên, khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao cũng không có xu hướng tụ lại. Dạng phân bố này cũng ít gặp trong tự nhiên. Kích thước và mật độ Kích thước là tổng số cá thể, khối lượng hoặc năng lượng trong quần thể phù hợp với nguồn sống, không gian mà nó chiếm cứ. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường tồn tại trong quần thể có kích thước lớn và ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có kích thước nhỏ. Mối quan hệ này bị kiểm soát chủ yếu bởi nguồn nuôi dưỡng của môi trường và đặc tính thích nghi của từng loài. Công thức tính: Nt = No + B - D + I - E. Trong đó: Nt, No: Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to B: Mức sinh sản D: Mức tử vong I: Mức nhập cư E: Mức di cư Trong công thức trên, mỗi số hạng có thuộc tính riêng, đặc trưng cho loài và phụ thuộc vào môi trường. Kích thước của quần thể thường có 2 mức: tối thiểu và tối đa. Mức tối thiểu đặc trưng cho loài, là mức đảm bảo đủ khoảng cách cho các cá thể có khả năng duy trì và phát triển số lượng, để thực hiện các mối quan hệ nội bộ giữa các cá thể với nhau (như mối quan hệ sinh sản, hỗ trợ, hiệu quả nhóm...); cũng như duy trì vai trò của quần thể trong thiên nhiên. Dưới mức này, quần thể sẽ bị suy thoái và diệt vong. Mức tối đa: là số lượng của quần thể có thể đạt được tương ứng với các điều kiện của môi trường. Vì vậy mức tối đa của kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường và các yếu tố sinh thái khác (cạnh tranh, bệnh tật...). Theo quy luật chung thì số lượng quần thể có thể phát triển tới mức vô hạn. Nhưng trên thực tế, không gian và nguồn sống của môi trường có hạn và luôn bị chia sẻ cho những loài khác, quần thể khác nên kích thước quần thể chỉ có thể phát triển tới một giới hạn tối đa cân bằng với điều kiện môi trường. Mật độ là số lượng, khối lượng hay năng lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể sinh sống. Nó cũng chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể. Mật độ có ý nghĩa sinh học lớn, như một tín hiệu sinh học thông tin cho quần thể về trạng thái số lượng thưa hay mau để tự điều chỉnh. Khi số lượng cá thể tăng lên sẽ làm cho mật độ quần thể tăng. Điều này kéo theo việc nguồn sống của môi trường giảm đi, ô nhiễm môi trường. Do vậy mà sức sinh sản giảm, bệnh tật tăng lên làm cho nhiều cá thể bị chết, số lượng cá thể và mật độ giảm đi. Mật dộ giảm thì nguồn sống của môi trường cung cấp cho cá thể lại nhiều lên, sự ô nhiễm môi trường giảm đi, sức sống, sức sinh sản của cá thể tăng lên làm số lượng cá thể tăng. Quá trình này lặp đi lặp lại giúp quần thể duy trì số lượng phù hợp với điều kiện môi trường. Và theo đó mật độ cũng chi phối hoạt động sinh lý của cá thể. Cách xác định mật độ: Đối với quần thể vi sinh vật: đếm số lượng khuẩn lạc trong một thể tích môi trường nuôi cấy xác định. Thực vật nổi (phytoplankton), động vật nổi (zooplankton): đếm số lượng cá thể trong một thể tích nước xác định. Thực vật, động vật đáy (ít di chuyển): xác định số lượng trên ô tiêu chuẩn. Cá trong vực nước: đánh dấu cá thể, bắt lại, từ đó tìm ra kích thước của quần thể, suy ra mật độ. Công thức: (Petersent, 1896) hoặc (Seber 1982). Trong đó: N: Số lượng cá thể của quần thể tại thời điểm đánh dấu M: Số cá thể được đánh dấu của lần thu mẫu thứ nhất C: Số cá thể được đánh dấu của lần thu mẫu thứ hai R: Số cá thể được đánh dấu xuất hiện ở lần thu mẫu thứ hai Động vật lớn: Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp: đếm tổ (chim), dấu chân (trên đường di kiếm ăn), số con bị mắc bẫy... Sức sinh sản và sự tử vong Sức sinh sản là khả năng gia tăng về mặt số lượng của quần thể. Nó phụ thuộc vào sức sinh sản của cá thể. Cụ thể: Số lượng trứng hay con trong một lần sinh, khả năng chăm sóc trứng hay con của cá thể loài đó Số lứa đẻ trong một năm (đời), tuổi trưởng thành sinh dục Mật độ Sự tử vong là mức giảm số lượng cá thể của quấn thể. Nó phụ thuộc vào: Giới tính: sức sống của cá thể cái so với đực Nhóm tuổi (cá hay tử vong ở giai đoạn trứng, thủy tức sự tử vong đồng đều ở các lứa tuổi) Điều kiện sống Xem thêm Quần xã sinh vật Hệ sinh thái Tham khảo Sinh học Sinh thái học Di truyền học en:Population ecology
5950
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20tr%E1%BA%AFm%20c%E1%BB%8F
Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ (danh pháp hai phần: Ctenopharyngodon idella) là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), loài duy nhất của chi Ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét, nặng 45 kg và sống tới 21 năm. Đặc điểm nhận dạng Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi; chiều dài lớn gấp 3,6-4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8-4,4 lần của chiều dài đầu; chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó; đầu trung bình; miệng rộng và có dạng hình cung; hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối của nó có thể sát xuống phía dưới mắt; không có xúc tu; các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19); vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn; màu cơ thể: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt. Phân bổ Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch. Nhiệt độ: 0 - 35 °C Vĩ độ: 65°bắc - 25°nam Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo. Các khu vực sản xuất chính Theo trang Web của FAO (Xem Liên kết ngoài), năm 2002 có 39 quốc gia và khu vực báo cáo với FAO về việc chăn nuôi cá trắm cỏ nhưng chỉ có 8 quốc gia (Bangladesh, Trung Quốc, Đài Loan, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Lào, và Malaysia) thông báo có sản lượng lớn hơn 1.000 tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất (3.419.593 tấn năm 2002, khoảng 95,7% tổng sản lượng toàn cầu). Sinh sản Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên. Trong điều kiện nhân tạo, việc đẻ trứng phải nhờ tới sự tiêm hoóc môn sinh dục (như LRH-A chiết từ não thùy cá mè chẳng hạn) cũng như tạo ra sự chuyển động của nước trong các khu vực nuôi cá sinh sản là các bể đẻ bằng xi măng đường kính 6-10 mét, mực nước sâu 2 mét. Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên cũng là một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen. Thức ăn Chủ yếu là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá v.v. Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng hạn). Bệnh và điều trị Xem thêm Cá chép Cá trắm đen Ghi chú Liên kết ngoài Phòng và điều trị bệnh cho cá trắm cỏ Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella Lepidoptera and some other life forms I Cá Bangladesh Cá châu Á I I S T Cá chép Cá thương mại Động vật ăn cỏ Ẩm thực Trung Quốc
5954
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ngten%C6%A1%20h%C3%B3a
Côngtenơ hóa
Côngtenơ hóa là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các côngtenơ (tiếng Anh: container) theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu côngtenơ, toa xe lửa hay xe tải chuyên dụng. Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của côngtenơ là 20 ft (6,1 m), 40 ft (12,2 m) và 45 ft (13,7 m). Sức chứa côngtenơ (của tàu, cảng v.v.) được đo theo TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương đương 20 foot"). TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Phần lớn các côngtenơ ngày nay là các biến thể của loại 40 ft và do đó là 2 TEU. Các côngtenơ 45 ft cũng được tính là 2 TEU. Hai TEU được quy cho như là 1 FEU, hay forty-foot equivalent unit. Các thuật ngữ này của đo lường được sử dụng như nhau. Các côngtenơ cao ("High cube") có chiều cao 9,5 ft (2,9 m), trong khi các côngtenơ bán cao, được sử dụng để chuyên chở hàng nặng, có chiều cao là 4,25 ft (1,3 m). Côngtenơ hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra côngtenơ trong những năm 1930 ở New Jersey, nhưng ông chỉ thành lập tập đoàn Sea-Land trong những năm 1950. McLean giải thích rằng trong khi ngồi ở cầu cảng chờ hàng hóa ông đã chở đến để xếp lên tàu, ông nhận ra rằng thay vì xếp hay dỡ toa chở hàng thì các toa chở hàng này tự chúng (với một vài thay đổi nhỏ) sẽ là côngtenơ được vận chuyển. Ngày nay, khoảng 90% hàng hóa được đóng trong các côngtenơ và được xếp lên các tàu chuyên chở thành từng cụm. Hơn 200 triệu côngtenơ được chuyên chở hàng năm. Việc sử dụng rộng rãi của các côngtenơ tiêu chuẩn ISO đã ảnh hưởng tới việc thay đổi trong các tiêu chuẩn vận tải, chủ yếu là việc thay đổi các phần tháo lắp được của xe tải hay các phần trao đổi thành các phần có cùng kích thước và hình dạng (mặc dù không cần thay đổi công suất), và nó đã thay đổi toàn bộ việc sử dụng rộng rãi khắp thế giới của các thùng pallet vận tải cho phù hợp với côngtenơ ISO hay các xe tải thương mại. Nguồn gốc Trước khi có sự container hóa, hàng hóa thường được xử lý thủ công dưới dạng những lô hàng đóng gói riêng lẻ. Thông thường, hàng hóa được chất lên phương tiện từ nhà máy và đưa đến một kho cảng để dỡ ra và lưu trữ cho đến khi tàu tiếp theo đến. Khi tàu đến cảng, hàng hóa được di chuyển vào bên cạnh tàu cùng với các loại hàng khác, sau đó được hạ xuống hoặc mang vào khoang tàu và được đóng gói bởi công nhân cảng. Tàu có thể ghé thăm nhiều cảng khác nhau trước khi dỡ một lô hàng cụ thể. Mỗi lần ghé cảng đều kéo dài thời gian giao hàng của các lô hàng khác. Hàng hóa sau khi được chuyển đến có thể phải được dỡ vào một kho cảng khác trước khi được đón lên và chuyển đến địa điểm đích. Việc xử lý nhiều lần và những trì hoãn đã làm cho việc vận chuyển trở nên đắt đỏ, mất thời gian và không đáng tin cậy. Sự container hóa có nguồn gốc từ các vùng khai thác than sớm ở Anh bắt đầu từ thế kỷ 18. Năm 1766, James Brindley thiết kế chiếc thuyền hộp 'Starvationer' với mười thùng gỗ, để vận chuyển than từ Worsley Delph (mỏ đá) đến Manchester bằng Kênh Bridgewater. Năm 1795, Benjamin Outram mở đường ray Little Eaton, trên đó than được vận chuyển trong các xe đẩy được xây dựng tại Butterley Ironwork của ông. Những xe đẩy có bánh kéo bằng ngựa trên đường ray đã có dạng thùng, chứa than, có thể được chuyển tải từ các thuyền barge trên Kênh Derby, mà Outram cũng đã khuyến khích. Đến những năm 1830, các tuyến đường sắt đã vận chuyển các container có thể chuyển giao sang các phương tiện vận chuyển khác. Đường sắt Liverpool và Manchester ở Anh là một trong số đó, sử dụng "hộp gỗ hình chữ nhật đơn giản" để vận chuyển than từ mỏ than ở Lancashire đến Liverpool, nơi một cần cẩu chuyển chúng sang xe ngựa kéo. Ban đầu được sử dụng để di chuyển than ra và vào thuyền barge, "thùng lỏng" đã được sử dụng để đóng gói than từ những năm cuối thập kỷ 1780, tại các nơi như Kênh Bridgewater. Đến những năm 1840, thùng sắt đã được sử dụng cùng với thùng gỗ. Đầu thế kỷ 20, các thùng container kín đã được thiết kế để di chuyển giữa đường bộ và đường sắt. Thế kỷ 20 Vào ngày 17 tháng 5 năm 1917, Benjamin Franklin "B. F." Fitch (1877–1956), người gốc tại Louisville, Kentucky, đã bắt đầu sử dụng thương mại các "khay có thể tháo rời" tại Cincinnati, Ohio. Ông đã thiết kế chúng như các khay chứa có thể dễ dàng chuyển đổi. Vào năm 1919, hệ thống của ông đã được mở rộ với hơn 200 khay chứa phục vụ 21 ga đường sắt và 14 xe tải hàng hóa. Năm 1919, kỹ sư Stanisław Rodowicz tại Ba Lan đã phát triển ý tưởng đầu tiên về hệ thống khay chứa. Năm 1920, ông xây dựng một mẫu thử của xe hàng hai trục. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống khay chứa tại Ba Lan đã bị gián đoạn bởi Cuộc chiến Ba Lan–Bolshevik. Năm 1921, Bưu điện Hoa Kỳ đã hợp đồng với Đường sắt Trung tâm New York để vận chuyển thư bằng khay chứa. Năm 1930, Đường sắt Chicago & Northwestern đã bắt đầu vận chuyển khay chứa giữa Chicago và Milwaukee. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 1931, Ủy ban Thương mại Liên bang đã ngăn chặn việc sử dụng mức giá cố định cho các khay chứa. Năm 1926, tàu hạng sang kết nối thường xuyên từ Luân Đôn đến Paris, Golden Arrow/Fleche d'Or, được vận hành bởi Southern Railway và French Northern Railway. Để vận chuyển hành lý của hành khách, họ đã sử dụng bốn khay chứa. Những khay chứa này được tải ở Luân Đôn hoặc Paris và vận chuyển đến cảng Dover hoặc Calais trên các toa tàu bằng phẳng ở Vương quốc Anh và "CIWL Pullman Golden Arrow Fourgon của CIWL" ở Pháp. Tại Hội nghị Vận tải Ô tô Thế giới lần thứ hai tại Roma, tháng 9 năm 1928, thượng nghị sĩ người Ý Silvio Crespi đã đề xuất sử dụng khay chứa cho hệ thống vận tải đường bộ và đường sắt, thông qua sự hợp tác thay vì cạnh tranh. Ông đề xuất việc này dưới sự bảo trợ của một tổ chức quốc tế tương tự Công ty Xe ngủ Quốc tế, cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế cho hành khách trong các toa tàu ngủ. Vào năm 1928, Đường sắt Pennsylvania (PRR) đã bắt đầu dịch vụ khay chứa thường xuyên ở miền đông bắc Hoa Kỳ. Sau sự sụp đổ Wall Street năm 1929 tại New York và cuộc khủng hoảng kinh tế lớn sau đó, nhiều quốc gia không có phương tiện vận chuyển hàng hóa. Đường sắt trở thành một lựa chọn tiềm năng để vận chuyển hàng hóa và cơ hội đưa khay chứa vào ứng dụng rộng rãi đã nảy sinh. Tháng 2 năm 1931, tàu chở khay chứa đầu tiên đã ra mắt. Tàu này được gọi là Autocarrier, thuộc sở hữu của Southern Railway tại Vương quốc Anh. Autocarrier có 21 khoang để chứa các khay chứa của Southern Railway. Dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris tại Venice vào ngày 30 tháng 9 năm 1931, trên một trong các nền tảng của Nhà ga Biển (Mole di Ponente), các thử nghiệm thực tế đã đánh giá cấu trúc tốt nhất cho các khay chứa châu Âu như một phần của một cuộc thi quốc tế. Năm 1931, tại Hoa Kỳ, B. F. Fitch đã thiết kế hai khay chứa lớn nhất và nặng nhất từ trước đến nay. Một chiếc dài , rộng , cao , có thể chứa đến trong khoảng . Chiếc thứ hai có kích thước dài , rộng , cao , có thể chứa đến trong khoảng . Vào tháng 11 năm 1932, tại Enola, Pennsylvania, Hoa Kỳ, đầu tiên trên thế giới đã mở cửa trạm hàng hóa dành riêng cho khay chứa do Pennsylvania Railroad quản lý. Hệ thống móc của Fitch đã được sử dụng để nạp các khay chứa lại. Sự phát triển của việc sử dụng khay chứa được bắt đầu ở châu Âu và Hoa Kỳ như một cách để giúp các công ty đường sắt phục hồi sau sự sụp đổ tài chính Wall Street vào năm 1929, làm suy giảm kinh tế và giảm việc sử dụng các phương tiện vận chuyển. Năm 1933, tại châu Âu, dưới sự hỗ trợ của Phòng Thương mại Quốc tế, đã thành lập Bộ văn phòng Quốc tế về Khay chứa (viết tắt B.I.C.). Vào tháng 6 năm 1933, B.I.C. đã đưa ra các thông số bắt buộc cho các khay chứa sử dụng trong giao thông quốc tế. Các khay chứa mà được nâng bằng các thiết bị như cần cẩu, băng tải trên cao, và thang máy (nhóm I), phải tuân theo quy định này và được xây dựng sau ngày 1 tháng 7 năm 1933. Điều 1: Về hình dáng, khay chứa có thể là loại kín hoặc loại mở, và về dung tích, chúng có thể là loại nặng hoặc loại nhẹ. Điều 2: Sức chứa tải của khay chứa phải được thiết kế sao cho tổng trọng lượng của chúng (bao gồm tải và trọng lượng rỗng) là: cho khay chứa loại nặng; cho khay chứa loại nhẹ; dung sai không quá 5% so với tổng trọng lượng cho phép trong cùng điều kiện như tải trên toa tàu. Vào tháng 4 năm 1935, BIC thiết lập tiêu chuẩn thứ hai cho các khay chứa châu Âu: Từ năm 1926 đến năm 1947 tại Hoa Kỳ, đường sắt Chicago North Shore and Milwaukee vận chuyển các phương tiện vận tải đường bộ và xe của người gửi bằng cách tải chúng lên các toa tàu bằng phẳng, di chuyển giữa Milwaukee, Wisconsin và Chicago, Illinois. Từ năm 1929, hãng Seatrain Lines đã vận chuyển các toa tàu hành trình đường sắt trên các tàu biển của họ để chuyển hàng hóa giữa New York và Cuba. Vào giữa những năm 1930, đường sắt Chicago Great Western và sau đó là đường sắt New Haven đã bắt đầu dịch vụ "piggyback" (vận chuyển rơ mooc hàng hóa trên toa tàu bằng phẳng) giới hạn trong các đường sắt của họ. Đường sắt Chicago Great Western đã nộp đơn cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ vào năm 1938 về cách họ cố định rơ mooc lên toa tàu bằng phẳng bằng xích và mắc cùm. Các thành phần khác bao gồm bánh chặn và ramp dẫn để nạp và dỡ rơ mooc từ các toa tàu bằng phẳng. Đến năm 1953, đường sắt Chicago, Burlington and Quincy, đường sắt Chicago and Eastern Illinois và đường sắt Southern Pacific cũng đã tham gia vào xu hướng này. Hầu hết các toa tàu được sử dụng là toa tàu bằng phẳng thừa được trang bị nền mới. Đến năm 1955, thêm 25 đường sắt đã bắt đầu cung cấp dịch vụ vận chuyển rơ mooc trên toa tàu bằng phẳng. Thế chiến II Trong thời kỳ Thế chiến II, Quân đội Úc đã sử dụng các khay chứa để giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề về sự không đồng nhất về tiêu chuẩn đường sắt. Những khay chứa không thể chồng lên nhau này có kích thước tương tự với khay ISO 20 feet sau này và có thể chủ yếu được làm bằng gỗ. Trong cùng thời kỳ, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu kết hợp các vật phẩm có kích thước đồng nhất, cố định chúng lên một pa-lét, tạo nên gói chung để tăng tốc quá trình nạp và dỡ hàng hóa trên tàu vận tải. Năm 1947, Bộ Quân chuyên chở phát triển "Transporter", một khay chứa bằng thép sóng cứng, có khả năng chứa tải , dành cho việc vận chuyển đồ đạc gia đình của các sĩ quan trên thực địa. Nó dài , rộng , và cao , có cửa kép ở một đầu, được gắn trên khung và có vòng nâng ở bốn góc trên đỉnh. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Transporter đã được đánh giá để vận chuyển thiết bị quân sự nhạy cảm và, sau khi chứng minh hiệu quả, đã được phê duyệt sử dụng rộng rãi hơn. Trộm cắp và hỏng hóc các thùng gỗ đã thuyết phục quân đội rằng cần sử dụng khay chứa bằng thép. Giữa thế kỷ 20 Vào tháng 4 năm 1951, tại ga đường sắt Zürich Tiefenbrunnen ở Thụy Sĩ, Bảo tàng Vận tải Thụy Sĩ và Bureau International des Containers (BIC) đã tổ chức các buổi trình diễn về hệ thống container, với mục tiêu chọn lựa giải pháp tốt nhất cho Tây Âu. Các đại diện từ Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Anh, Ý và Hoa Kỳ đã tham dự. Hệ thống được lựa chọn cho Tây Âu dựa trên hệ thống của Hà Lan dành cho vận chuyển hàng tiêu dùng và chất thải, được gọi là Laadkisten (đúng nghĩa là "thùng nạp hàng"), đã được sử dụng từ năm 1934. Hệ thống này sử dụng các container lăn được di chuyển bằng đường sắt, xe tải và tàu, trong các cấu hình khác nhau với khả năng chứa lên đến , và có kích thước tối đa lên đến . Điều này đã trở thành tiêu chuẩn đầu tiên sau Thế chiến II cho đường sắt châu Âu, có tên là UIC 590, hay còn gọi là "pa-Behälter." Nó được triển khai tại Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Tây Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Đan Mạch. Khi container ISO lớn trở nên phổ biến, sự hỗ trợ cho các container pa đã được loại bỏ bởi các hãng đường sắt. Vào những năm 1970, chúng bắt đầu được rộng rãi sử dụng để vận chuyển chất thải. Năm 1952, Quân đội Hoa Kỳ phát triển hệ thống Transporter thành hệ thống CONtainer EXpress hoặc hệ thống hộp CONEX. Kích thước và sức chứa của hộp Conex tương tự như Transporter, nhưng hệ thống này đã được làm modular, bằng cách thêm một đơn vị nhỏ hơn, có chiều dài , chiều rộng và chiều cao . Các container CONEX có thể xếp chồng lên nhau ba tầng và bảo vệ nội dung khỏi tác động của thời tiết. Lần vận chuyển lớn đầu tiên của các container CONEX, chứa các dụng cụ kỹ thuật và phụ tùng thay thế, đã được thực hiện bằng đường sắt từ Kho đại chung Columbus ở Georgia đến Cảng San Francisco, sau đó bằng tàu đến Yokohama, Nhật Bản, và tiếp theo là đến Hàn Quốc, vào cuối năm 1952. Thời gian di chuyển đã được cắt đôi gần như một nửa. Khi Chiến tranh Việt Nam diễn ra, hầu hết nguồn cung cấp và vật liệu được vận chuyển bằng các container CONEX. Đến năm 1965, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng khoảng 100,000 hộp Conex, và hơn 200,000 vào năm 1967. Điều này đã trở thành ứng dụng toàn cầu đầu tiên của các container đa phương thức. Sau khi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tiêu chuẩn hóa một container có tiết diện 8 x 8 feet, với độ dài là bội số của 10 feet, để sử dụng trong quân sự, nó nhanh chóng được áp dụng cho mục đích vận chuyển. Vào năm 1955, Malcom McLean, người trước đó đã sở hữu một công ty vận tải bằng xe tải, đã hợp tác với kỹ sư Keith Tantlinger để phát triển mô hình container đa phương thức hiện đại. Các nhà tiên phong trong lĩnh vực đóng gói container trước đó đều tư duy hạn hẹp, vì họ tập trung vào việc tối ưu hóa các phương tiện vận chuyển cụ thể. "Sự hiểu biết cơ bản" của McLean, đã tạo điều kiện cho khả năng sử dụng container đa phương thức, là rằng ngành công nghiệp vận tải hàng hóa "điều đó cần là di chuyển hàng hóa, không phải là di chuyển tàu". Ông đã hình dung và đóng góp vào việc tạo nên một thế giới xoay quanh sự nhận thức đó, điều này đòi hỏi không chỉ tiêu chuẩn hóa container kim loại chính mà còn phải thay đổi độ drastical của mọi khía cạnh trong xử lý hàng hóa. Vào năm 1955, thách thức ngay lúc đó của McLean và Tantlinger là thiết kế một container vận chuyển có thể được nạp lên tàu một cách hiệu quả và an toàn trong chuyến biển. Kết quả là một hộp có chiều cao 8 feet, rộng 8 feet và dài 10 feet, được làm từ thép gân dày 2.5 mm. Thiết kế này bao gồm một cơ chế khóa xoắn trên mỗi góc trên, cho phép dễ dàng cố định và nâng container bằng cần cẩu. Vài năm sau, khi ông Keith Tantlinger trở thành một giám đốc tại công ty Fruehauf, ông đã thuyết phục ông McLean nhượng quyền kiểm soát thiết kế của họ để thúc đẩy cuộc cách mạng container. Vào ngày 29 tháng 1 năm 1963, công ty của McLean, SeaLand, đã giải phóng quyền sở hữu sáng chế của họ, để những phát minh của Tantlinger có thể trở thành "cơ sở cho một góc chuẩn và khóa xoắn". Tantlinger đã tham gia sâu vào các cuộc tranh luận và thương thảo, mà trong các phiếu bầu liên tiếp vào tháng 9 năm 1965 (ngày 16 và 24 tháng 9, tương ứng) dẫn đến việc chấp nhận phiên bản sửa đổi của thiết kế Sea-Land như tiêu chuẩn Mỹ, sau đó là tiêu chuẩn quốc tế cho các phần góc của container vận chuyển. Điều này đã mở đầu cho tiêu chuẩn hóa quốc tế của container vận chuyển. Tàu chuyên dụng Các tàu đầu tiên được chế tạo dành riêng để vận chuyển container đã bắt đầu hoạt động vào năm 1926 để kết nối thường xuyên giữa tàu hạng sang đắt đỏ giữa Luân Đôn và Paris, Golden Arrow/Fleche d'Or. Bốn container đã được sử dụng để vận chuyển hành lý của hành khách. Những container này đã được tải ở Luân Đôn hoặc Paris và mang đến cảng Dover hoặc Calais. Tháng 2 năm 1931, tàu container đầu tiên trên thế giới được ra mắt. Nó được gọi là Autocarrier, thuộc sở hữu của Hãng Đường sắt Nam nước Anh. Nó có 21 khe để đặt container của Hãng Đường sắt Nam. Bước tiếp theo ở châu Âu diễn ra sau Thế chiến II. Các tàu chuyên dụng để vận chuyển container đã được sử dụng giữa Vương quốc Anh và Hà Lan và cũng ở Đan Mạch vào năm 1951. Ở Hoa Kỳ, tàu bắt đầu vận chuyển container vào năm 1951, giữa Seattle, Washington và Alaska. Tuy nhiên, không một dịch vụ nào trong số này đạt được thành công đặc biệt. Ban đầu, các container khá nhỏ, với 52% chúng có thể tích nhỏ hơn . Hầu hết các container ở châu Âu đều được làm bằng gỗ và sử dụng nắp bằng vải canvas, và chúng yêu cầu thiết bị bổ sung để tải vào thân tàu hoặc xe tải. Tàu container đầu tiên trên thế giới được xây dựng với mục đích cụ thể là tàu Clifford J. Rodgers, được xây dựng tại Montreal vào năm 1955 và thuộc sở hữu của Tổng Công ty White Pass and Yukon. Hành trình đầu tiên của nó đã vận chuyển 600 container giữa North Vancouver, British Columbia và Skagway, Alaska, vào ngày 26 tháng 11 năm 1955. Tại Skagway, các container được dỡ ra các xe lửa được xây dựng đặc thù để vận chuyển chúng lên phía bắc đến Yukon, trong dịch vụ đa phương thức đầu tiên sử dụng xe tải, tàu và xe lửa. Container hướng nam đã được gửi từ Yukon và được gửi bởi các nhà giao hàng lên xe lửa, tàu và xe tải đến người nhận mà không cần mở ra. Hệ thống đa phương thức đầu tiên này hoạt động từ tháng 11 năm 1955 cho đến năm 1982. Công ty vận tải biển container đầu tiên thực sự thành công ra đời vào ngày 26 tháng 4 năm 1956, khi doanh nhân vận tải Mỹ McLean đặt 58 "xe trailer" (sau này được gọi là container) lên một chiếc tàu chở dầu đã được cải tiến, tàu SS Ideal X, và chở chúng từ Newark, New Jersey đến Houston, Texas. Độc lập với những sự kiện tại Canada, McLean đã nảy ra ý tưởng sử dụng các container lớn không bao giờ mở trong quá trình vận chuyển và có thể chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác như xe tải, tàu và xe lửa. Ban đầu, McLean ưu tiên việc xây dựng "tàu container" bằng cách lấy container từ các xe tải lớn và cất chúng trong khoang hàng hóa của tàu. Phương pháp này, được gọi là roll-on/roll-off, không được áp dụng do lãng phí không gian hàng hóa tiềm năng lớn trên tàu, còn gọi là "broken stowage". Thay vào đó, McLean đã sửa đổi ý tưởng ban đầu của mình bằng cách chỉ chở container lên tàu mà không kèm theo khung chassis. Do đó, thuật ngữ "tàu container" hoặc "tàu rỗng" ra đời. Hướng tới tiêu chuẩn Trong giai đoạn 20 năm đầu tiên của quá trình container hóa, đã sử dụng nhiều kích thước và phụ kiện góc khác nhau cho container. Tại Mỹ một mình, đã xuất hiện hàng chục hệ thống container không tương thích với nhau. Trong số những công ty vận tải lớn nhất, Công ty Matson Navigation sử dụng container , còn Sea-Land Service, Inc sử dụng container . Những kích thước chuẩn và các quy định về cách nối và củng cố container như hiện nay đã hình thành dựa trên một loạt thỏa thuận phức tạp và kéo dài giữa các công ty vận tải quốc tế, hệ thống đường sắt châu Âu, đường sắt Hoa Kỳ và các công ty vận tải bằng xe tải ở Mỹ. Mọi người đã phải từ bỏ một số yếu tố để thống nhất. Ví dụ, mặc dù Sea-Land có container dài , nhưng không được chọn làm kích thước chuẩn trong quy trình này. Cuối cùng, bốn khuyến nghị quan trọng của tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) đã định chuẩn quá trình container hóa toàn cầu: Tháng 1 năm 1968: ISO 668 định nghĩa các thuật ngữ, kích thước và đánh giá. Tháng 7 năm 1968: R-790 quy định các dấu hiệu nhận dạng. Tháng 1 năm 1970: R-1161 đưa ra gợi ý về các phụ kiện góc. Tháng 10 năm 1970: R-1897 xác định kích thước nội bộ tối thiểu của container hàng hóa đa dụng. Dựa trên các tiêu chuẩn này, tàu container đầu tiên có khả năng chở TEU (Twenty-foot equivalent unit) là tàu của công ty tàu NYK từ Nhật Bản, bắt đầu hoạt động vào năm 1968 và có thể chở 752 container TEU. Ở Hoa Kỳ, quá trình container hóa và những tiến bộ khác trong vận chuyển bị ảnh hưởng bởi Ủy ban Thương mại Liên bang (ICC), được thành lập vào năm 1887 để ngăn các hãng đường sắt sử dụng giá cước độc quyền và phân biệt đối xử về giá cước, nhưng sau đó bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Bắt giữ quyền kiểm soát. Đến thập kỷ 1960, việc phê chuẩn từ ICC cần thiết trước khi bất kỳ đơn vị vận chuyển nào có thể chở các mặt hàng khác nhau trên cùng một phương tiện hoặc thay đổi giá cước. Hệ thống được tích hợp đầy đủ ở Hoa Kỳ ngày nay chỉ trở nên khả thi sau khi việc giám sát quy định của ICC bị thu hẹp lại (và bị hủy bỏ vào năm 1995). Ngành vận tải bằng xe tải và đường sắt được giải phóng quy định vào những năm 1970 và giá cước hàng hải được giải phóng quy định vào năm 1984. Vận tải bằng đường sắt xếp chồng đôi, trong đó các container được xếp chồng lên nhau hai lớp trên các toa xe đường sắt, đã được giới thiệu ở Hoa Kỳ. Ý tưởng này được phát triển bởi Sea-Land và đường sắt Southern Pacific. Toa xe chở container đôi đứng độc lập đầu tiên (hoặc toa xe COFC đơn vị 40 feet) được giao vào tháng 7 năm 1977. Toa xe chở container đa đơn vị, tiêu chuẩn của ngành, xuất hiện vào năm 1981. Ban đầu, những toa xe đường sắt xếp chồng đôi này được triển khai trong dịch vụ tàu thường trực. Kể từ khi American President Lines bắt đầu dịch vụ tàu chuyên chở container đôi đứng từ Los Angeles đến Chicago vào năm 1984, khối lượng vận chuyển đã tăng nhanh chóng. Tác động Container hóa đã làm giảm đáng kể chi phí trong thương mại quốc tế và tăng tốc độ giao thương, đặc biệt là với hàng tiêu dùng và hàng hóa. Điều này đã thay đổi hoàn toàn bản chất của các thành phố cảng trên khắp thế giới. Trước đây, trước khi quá trình đóng gói container được tự động hóa, một nhóm gồm 20 đến 22 người thợ xếp hàng dọc bờ sẽ đóng gói từng lô hàng vào khoang tàu. Tuy nhiên, sau khi container hóa, không cần đội ngũ lớn của thợ xếp hàng dọc bờ tại các cảng, và công việc này đã thay đổi một cách lớn. Đồng thời, cơ sở cảng cần thay đổi để phù hợp với container hóa. Một tác động khác là sự suy giảm của một số cảng và sự phát triển của các cảng khác. Tại Cảng San Francisco, những bến cũ không còn cần thiết cho việc tải và dỡ hàng, nhưng không có đủ không gian để xây dựng các khu vực lớn để lưu trữ và sắp xếp container trong quá trình chuyển chế độ vận chuyển. Kết quả là, Cảng San Francisco thậm chí đã ngừng hoạt động như một cảng thương mại lớn, nhưng Cảng Oakland gần đó đã trở thành cảng lớn thứ hai ở Bờ Tây Hoa Kỳ. Tương tự, các cảng Manhattan và New Jersey cũng trải qua tình huống tương tự. Ở Vương quốc Anh, Cảng Luân Đôn và Cảng Liverpool đã giảm thiểu tầm quan trọng. Trong khi đó, Cảng Felixstowe ở Anh và Cảng Rotterdam ở Hà Lan đã trở thành những cảng lớn. Nói chung, container hóa đã làm cho các cảng nội địa trên các con đường nước không thể tiếp nhận tàu sâu chạy suy giảm, thay vào đó là sự tăng lên của các cảng biển, xây dựng các cảng container lớn bên cạnh các cảng biển sâu dọc bờ biển. Nhờ container đa phương tiện, công việc đóng gói, mở gói và sắp xếp hàng hóa có thể thực hiện xa khỏi điểm khởi hành. Công việc này đã dịch chuyển đến các "cảng khô" và các kho hàng khổng lồ ở các thị trấn nông thôn, nơi đất và lao động rẻ hơn so với các thành phố ven biển. Sự biến đổi này về nơi thực hiện công việc kho hàng đã giải phóng bất động sản quý báu ven bờ gần trung tâm kinh doanh của các thành phố cảng trên khắp thế giới để phục hồi và gây ra nhiều dự án hồi sinh bên bờ. Tác động của container hóa đã nhanh chóng lan rộng ra ngoài ngành vận chuyển biển. Container nhanh chóng được sử dụng trong cả ngành vận tải bằng xe tải và đường sắt để vận chuyển hàng hóa mà không cần đến biển. Cả ngành sản xuất cũng đã thay đổi để tận dụng container. Các công ty trước đây thường gửi những lô hàng nhỏ lẻ, nhưng giờ đây họ thường gom chúng lại vào trong các container. Nhiều loại hàng hóa hiện nay đã được thiết kế sao cho vừa vặn chính xác với kích thước của container. Sự đáng tin cậy của container đã tạo điều kiện cho việc thực hiện sản xuất đúng lúc, khi các nhà cung cấp linh kiện có thể giao các bộ phận cụ thể theo lịch trình cố định. Vào năm 2004, tổng lưu lượng container trên toàn cầu đạt 354 triệu TEU, trong đó 82% được xử lý bởi 100 cảng container hàng đầu trên thế giới. Thế kỷ 21 Đến năm 2009, khoảng 90% lượng hàng hóa không phải dạng rời trên toàn cầu được vận chuyển bằng cách xếp chồng chúng vào các container trên tàu vận tải; 26% tổng lượng chuyển dịch container diễn ra ở Trung Quốc. Ví dụ, năm 2009, Trung Quốc có tổng cộng 105,976,701 lượt chuyển dịch (cả quốc tế và ven biển, không tính Hong Kong), Hong Kong có 21,040,096 lượt (được liệt kê riêng), trong khi Hoa Kỳ chỉ có 34,299,572 lượt. Năm 2005, khoảng 18 triệu container thực hiện hơn 200 triệu chuyến đi mỗi năm. Một số tàu có thể chở hơn , như tàu Emma Mærsk, dài , được ra mắt vào tháng 8 năm 2006. Dự đoán rằng, có một lúc nào đó, kích thước của tàu container sẽ bị hạn chế bởi độ sâu của eo biển Đường Malacca, một trong những tuyến đường biển sôi động nhất thế giới, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Kích thước này, gọi là Malaccamax, giới hạn chiều dài của tàu là và chiều rộng là . Không nhiều người đã thấy rõ tầm ảnh hưởng của việc đóng container đối với ngành vận tải biển. Vào những năm 1950, nhà kinh tế học trường Đại học Harvard, Benjamin Chinitz, đã dự đoán rằng việc đóng container sẽ giúp New York vận chuyển hàng công nghiệp của mình ra miền Nam nước Mỹ một cách rẻ hơn so với các khu vực khác, nhưng ông không ngờ rằng việc này có thể làm cho việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Hầu hết các nghiên cứu kinh tế về container hạn chế đơn thuần rằng các công ty vận tải sẽ thay thế các hình thức vận chuyển cũ bằng cách đóng container, nhưng không ai dự đoán rằng quá trình container hóa chính nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn của các nhà sản xuất và tăng khối lượng thương mại tổng cộng. Việc sử dụng rộng rãi các container tiêu chuẩn ISO đã thúc đẩy việc điều chỉnh các tiêu chuẩn vận chuyển hàng khác, dần dần buộc các thùng xe tải có thể tháo rời hoặc thùng đổi vào các kích thước và hình dạng tiêu chuẩn (mặc dù không đủ mạnh để xếp chồng), và thay đổi toàn bộ việc sử dụng pallet hàng hóa trên toàn cầu để vừa với các container ISO hoặc phương tiện thương mại. Việc cải thiện an ninh hàng hóa là một lợi ích quan trọng của việc đóng container. Khi hàng hóa được nạp vào container, chúng không được chạm vào cho đến khi đến nơi đích. Hàng hóa không thể nhìn thấy được bởi những người xem thường, vì vậy nguy cơ bị đánh cắp thấp hơn. Cửa container thường được niêm phong để phát hiện sự can thiệp. Một số container được trang bị thiết bị giám sát điện tử và có thể được giám sát từ xa để phát hiện thay đổi trong áp suất không khí, xảy ra khi cửa container mở. Điều này đã giảm thiểu tình trạng trộm cắp mà đã gây khó khăn cho ngành vận tải biển trong thời gian dài. Các phát triển gần đây đã tập trung vào việc sử dụng tối ưu hóa thông minh về logistics để tăng cường an ninh. Sự sử dụng cùng kích thước cơ bản của container trên toàn cầu đã giảm bớt vấn đề gây ra bởi các kích thước tiêu chuẩn đường sắt không tương thích. Hầu hết các mạng lưới đường sắt trên thế giới hoạt động trên đường ray cùng kích thước được gọi là đường sắt tiêu chuẩn, nhưng một số quốc gia (như Nga, Ấn Độ, Phần Lan và Litva) sử dụng đường sắt rộng, trong khi các quốc gia khác ở châu Phi và Nam Mỹ sử dụng đường sắt hẹp. Việc sử dụng tàu container trong tất cả các quốc gia này làm cho việc chuyển hàng từ tàu có kích thước đường sắt khác nhau trở nên dễ dàng hơn. Container đã trở thành phương tiện phổ biến để vận chuyển ô tô cá nhân và các phương tiện khác ra nước ngoài bằng container dài 20 hoặc 40 feet. Khác với việc vận chuyển ô tô bằng cách lăn/đẩy vào tàu, đồ cá nhân có thể được nạp vào container cùng với phương tiện, giúp việc di chuyển quốc tế dễ dàng hơn. Vào tháng 7 năm 2020, Hiệp hội Vận tải Container Kỹ thuật số (DCSA), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa công nghệ vận tải container kỹ thuật số, đã công bố tiêu chuẩn trao đổi số hóa lịch trình hoạt động của tàu (OVS). Trái ngược với việc container vận tải biển do người gửi sở hữu, một xu hướng kiên định trong ngành là các đơn vị mới được mua bởi các công ty cho thuê container. Kinh doanh cho thuê chiếm 55% tổng số container mới mua vào năm 2017, với tốc độ tăng trưởng của số lượng container của họ là 6.7%, so với tốc độ tăng trưởng 2.4% TEU của các đơn vị vận tải, theo công ty tư vấn vận tải toàn cầu Drewry trong báo cáo 'Container Census & Leasing and Equipment Insight', dẫn đến tỷ lệ tổng cộng của các container vận tải biển trên toàn thế giới được thuê đạt 54% vào năm 2020. Vào năm 2021, thời gian trung bình để dỡ hàng từ container tại châu Á là 27 giây, tại Bắc Âu là 46 giây và tại Bắc Mỹ là 76 giây. Kích thước thông dụng Kích thước và tải trọng cho phép của container hiện được xác định chủ yếu theo 2 hệ quy chuẩn sau: ISO 668:2013 Series 1 freight containers—Phân loại, kích thước và xếp hạng ISO 1496-1:2013 Series 1 freight containers—Thông số kỹ thuật và thử nghiệm—Part 1: General cargo containers for general purposes Xếp container Container đầy đủ Container đầy đủ (FCL) là một loại container theo tiêu chuẩn ISO được nạp và dỡ dưới sự rủi ro và trách nhiệm của một người gửi hàng và một người nhận hàng. Trong thực tế, điều này có nghĩa là toàn bộ container dành cho một người nhận hàng. Lô hàng container FCL thường có mức giá vận chuyển thấp hơn so với một khối lượng tương đương của hàng hóa trong hình thức hàng rời. FCL được dùng để chỉ một container được nạp đầy đủ trọng lượng hoặc thể tích tối đa cho phép, nhưng trong thực tế ở vận tải biển, FCL không luôn luôn có nghĩa là tải trọng hoặc sức chứa đầy đủ - nhiều công ty thường ưu tiên giữ lại một container 'hầu như' đầy để tối giản hóa logistics và tăng cường an ninh so với việc chia sẻ container với hàng hóa khác. Container không đầy đủ Container không đầy đủ (LCL) là một lô hàng không đủ lớn để nạp đầy một container hàng thông thường. Viết tắt LCL trước đây áp dụng cho "ít hơn (tải trọng của đường sắt) cho lô hàng" cho các lượng hàng từ các người gửi khác nhau hoặc giao hàng tới các điểm đích khác nhau được vận chuyển trên một toa xe đường sắt duy nhất để tối ưu hiệu suất. Hàng hóa LCL thường được sắp xếp và phân phối lại vào các toa xe đường sắt khác nhau tại các trạm nối đường sắt trung gian trên đường đến điểm đích cuối. Groupage là quá trình lấp đầy một container bằng nhiều lô hàng khác nhau để tối ưu hiệu suất. LCL là "một lượng hàng hóa ít hơn yêu cầu để áp dụng mức giá cho toa xe. Một lượng hàng hóa ít hơn so với khả năng nạp của một container nhiều chủ đích thể hiện hoặc đánh giá. Nó cũng có thể được xác định là "một lô hàng hóa không hiệu quả để nạp đầy một container vận chuyển. Nó được nhóm cùng với các lô hàng hóa khác cùng điểm đích trong một container tại một trạm hàng container". Các Vấn đề Nguy hiểm Các container đã được sử dụng để buôn lậu hàng cấm hoặc ô tô trộm cắp. Hầu hết các container không bao giờ được kiểm tra kỹ lưỡng do số lượng lớn của chúng. Trong những năm gần đây, có nhiều lo ngại rằng các container có thể được sử dụng để vận chuyển kẻ khủng bố hoặc vật liệu khủng bố vào một quốc gia mà không bị phát hiện. Chính phủ Mỹ đã đưa ra Chương trình An ninh Container (CSI), nhằm đảm bảo rằng hàng hóa nguy hiểm được kiểm tra hoặc quét, ưu tiên tại cảng xuất phát. Container trống Các container được thiết kế để được sử dụng liên tục, được nạp hàng mới cho một điểm đến mới ngay sau khi được làm trống hàng trước. Tuy nhiên, điều này không luôn khả thi và trong một số trường hợp, chi phí vận chuyển container trống đến nơi có thể sử dụng được coi là cao hơn giá trị của container đã qua sử dụng. Các hãng tàu vận tải hàng biển và các công ty cho thuê container đã trở thành chuyên gia trong việc tái vị trí các container trống từ các khu vực có nhu cầu thấp hoặc không có nhu cầu, như Bờ Tây Hoa Kỳ, đến các khu vực có nhu cầu cao, như Trung Quốc. Việc tái vị trí trong vùng cảng cũng là tâm điểm của công việc tối ưu hóa hệ thống logistics gần đây. Các container bị hỏng hoặc không còn sử dụng được có thể được tái chế dưới hình thức Kiến trúc container biển, hoặc lấy lại lượng thép để sử dụng. Vào mùa hè năm 2010, có sự thiếu hụt toàn cầu về container khi việc vận chuyển tăng sau đợt suy thoái, trong khi việc sản xuất container mới hầu như đã ngưng. Mất mát trên biển Thỉnh thoảng, các container rơi khỏi các tàu, thường xảy ra trong những trận bão. Theo các nguồn thông tin, từ 2.000 đến 10.000 container bị mất trên biển mỗi năm. Hội đồng Vận chuyển Thế giới cho biết trong một cuộc khảo sát với các công ty vận tải rằng thông tin này đã được nhiễu loạn và tính trung bình khoảng 350 container bị mất trên biển mỗi năm, hoặc 675 nếu tính cả các sự kiện thảm họa. Ví dụ, vào ngày 30 tháng 11 năm 2006, một container bị cuốn vào bờ tại Outer Banks của Bắc Carolina, cùng hàng nghìn bao Khoai tây chiên Doritos. Các container bị mất trong biển cảng thường bị đập vỡ bởi hàng hóa và sóng nước, và thường chìm nhanh chóng. Tuy không phải tất cả các container đều chìm, chúng hiếm khi nổi cao trên mặt nước, tạo nên tình trạng nguy hiểm cho việc vận tải mà khó phát hiện. Hàng hóa từ các container bị mất đã cung cấp cho các nhà địa học biển cơ hội bất ngờ để theo dõi dòng chảy biển toàn cầu, đặc biệt là một lô hàng của Friendly Floatees. Năm 2007, Phòng Thương mại Quốc tế và Hội đồng Vận chuyển Thế giới đã bắt đầu làm việc trên một mã nguồn thực hành về việc lưu trữ container, bao gồm việc đào tạo phi hành đoàn về hiện tượng lăn tham số, xếp chồng an toàn hơn, đánh dấu container và bảo vệ hàng hóa trên boong khi biển động mạnh. Thách thức từ công đoàn Một số trận đánh lớn trong cuộc cách mạng container đã được diễn ra tại Washington, D.C.. Vận tải đa chế đạt được sự thúc đẩy lớn vào đầu những năm 1970, khi các hãng vận tải chiến thắng để được phép áp dụng tỷ lệ kết hợp giữa đường sắt và đại dương. Sau đó, các hãng vận tải chung không làm việc trực tiếp với tàu chiến thắng cuộc chiến với một quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chống lại các hợp đồng cố gắng yêu cầu sử dụng lao động công đoàn cho việc đóng gói và bóc container tại các vị trí ngoài cảng. Là nguồn gây nhiễm khuẩn côn trùng Các container thường bị xâm nhập bởi các côn trùng gây hại. Sự xâm nhập của các loài gây hại thường tập trung xung quanh cảng, và container thường là nguồn truyền tải thành công cho những sự lây truyền gây hại này. Ban Tổ chức Tác nghiệp Container biển (SCTF) của IPPC công bố Mã Lục trục Vận chuyển Hàng hóa (CTU), các chất trừ sâu được đề xuất và các tiêu chuẩn khác (xem ) và các khuyến nghị cho việc làm sạch, kiểm tra và cách ly container. SCTF cũng cung cấp bản dịch tiếng Anh của Tiêu chuẩn Quốc gia Trung Quốc (GB/T 39919-2021). Các ứng dụng khác của container Các container được sử dụng làm cơ sở để xây dựng nhà ở và các công trình khác phục vụ con người, có thể là nhà tạm thời hoặc cố định. Chúng có thể là toà nhà chính, căn nhà nhỏ, nơi làm việc hoặc phòng làm việc, và cả phòng làm việc nhỏ hoặc phòng thí nghiệm. Container cũng có thể dùng như những kho hoặc không gian lưu trữ trong công nghiệp và thương mại. Ở Amsterdam, Tempo Housing đã xếp chồng các container để tạo thành các căn hộ riêng lẻ. Container cũng được áp dụng trong việc đặt các trung tâm dữ liệu máy tính, tuy nhiên thường chỉ sử dụng những container đặc biệt cho mục đích này. Hiện nay, có nhu cầu lớn để chuyển đổi container để phục vụ các mục đích cụ thể trên thị trường nội địa. Do đó, đã xuất hiện nhiều phụ kiện đặc biệt cho container, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Các phụ kiện này bao gồm giá để lưu trữ tài liệu, lớp lót, hệ thống sưởi ấm, đèn chiếu sáng, ổ cắm điện để tạo văn phòng an toàn theo yêu cầu, khu ẩm thực và phòng sấy khô, kiểm soát độ ẩm để lưu trữ đồ nội thất, và ramp để lưu trữ các vật nặng hơn. Container cũng được sử dụng để tạo khu vực bảo vệ thiết bị, quán cà phê tạm thời, gian hàng triển lãm, những điểm bảo vệ và nhiều ứng dụng khác. Vận chuyển công cộng dùng container là một ý tưởng, hiện chưa được thực hiện, về việc thay đổi xe ô tô để dùng như những container cá nhân trong việc vận chuyển hành khách ngoài đường bộ. Tiêu chuẩn container ACTS đã trở thành cơ sở cho thiết bị chữa cháy container hóa trên toàn châu Âu. Container cũng được dùng cho các hệ thống vũ khí, như hệ thống Club-K của Nga, cho phép biến hệ thống container thông thường thành tàu đạn đạo, có khả năng tấn công mục tiêu trên bề mặt nước và bề mặt đất, và hệ thống vũ khí container (CWS) được phát triển cho Lục quân Hoa Kỳ để triển khai nhanh một trạm súng máy từ xa từ một container. Các hệ thống côngtenơ khác Haus-zu-Haus (Đức) Các côngtenơ RACE (Úc) Xem thêm Xe côngtenơ Cần cẩu Xe nâng hạ Đơn vị thiết bị nâng hạ Chú thích Ghi chú Vận chuyển và phân phối hàng hóa Vận tải Thiết bị vận chuyển
5958
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20C%C3%A1%20qu%E1%BA%A3
Họ Cá quả
Họ Cá quả (tên khác: Cá chuối, Cá lóc, Cá sộp, Cá xộp, Cá trầu, cá trõn, Cá đô, tùy theo từng vùng) là các loài cá thuộc họ Channidae. Họ này có 2 chi còn loài sinh tồn là Channa hiện biết 39 loài, Parachanna hiện biết có 3 loài ở châu Phi. Ở Việt Nam chủ yếu là Channa maculata (có tài liệu gọi là Ophiocephalus maculatus / Bostrychus maculatus) và Channa argus (hay còn gọi là Ophiocephalus argus tức cá quả Trung Quốc). Đặc điểm nhận dạng Vây lưng có 40 - 46 tia vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. Đầu cá quả Channa maculata có đường vân giống như chữ "nhất" và hai chữ "bát" còn đầu cá Channa argus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt. Lưng có màu đen ánh nâu. Phân bố Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu oxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản. Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục. Nhiệt độ: 7 - 35 °C Vĩ độ: 40°bắc - 10°bắc Phân loại Họ này theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes, tuy nhiên gần đây người ta đã xem xét lại phát sinh chủng loài của cá và đề xuất tách họ này sang bộ Anabantiformes. Họ Cá quả (Channidae) Chi Cá lóc (Channa) Channa amphibeus Channa andrao - cá lóc cầu vồng vây xanh Channa argus - cá lóc Trung Quốc Channa asiatica - cá trèo đồi, cá tràu tiến vua Channa aurantimaculata - cá lóc Ấn Độ Channa aurantipectoralis Channa bankanensis Channa baramensis Channa barca - cá lóc Hoàng Đế Channa bleheri - cá lóc cầu vồng ngũ sắc Channa burmanica Channa cyanospilos Channa diplogramma Channa gachua - cá chòi Channa harcourtbutleri Channa hoaluensis - cá lóc vây xanh Hoa Lư Channa longistomata - cá trẳng, pa cẳng Channa lucius - cá dày Channa maculata - cá chuối hoa Channa marulioides - cá lóc vẩy rồng Channa marulius - cá lóc mắt bò, cá lóc khổng lồ Channa melanoptera Channa melanostigma Channa melasoma Channa micropeltes - cá lóc bông Channa ninhbinhensis - cá lóc vây xanh Ninh Bình Channa nox Channa orientalis - cá chành dục Channa ornatipinnis Channa panaw Channa pardalis Channa pleurophthalma Channa pomanensis Channa pseudomarulius Channa pulchra - cá lóc pháo hoa đốm vàng Channa punctata Channa shingon - cá lóc vây xanh Đài Loan Channa striata - cá lóc đồng, cá lóc đen Chi †Eochanna: †Eochanna chorlakkiensis Chi Cá lóc Châu Phi (Parachanna) Parachanna africana † Parachanna fayumensis Parachanna insignis Parachanna obscura Sinh trưởng và sinh sản Cá quả lớn tương đối nhanh. Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20 kg, cá 1 tuổi thân dài khoảng 19 – 39 cm, nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5–40 cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45–59 cm, nặng 1,5 - 2,0 kg (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 °C sinh trưởng nhanh, dưới 15 °C sinh trưởng chậm. Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ tháng 4-7 hàng năm. Cá bố mẹ có tính ấp trứng và nuôi con. Thức ăn Cá chuối là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ (thân dài 3 – 8 cm) là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8 cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến. Cách phân loài mới Năm 2020 người ta thiết lập họ Aenigmachannidae để chứa 2 loài của chi Aenigmachanna, do cho rằng chúng đã tách khỏi Channidae khoảng 34 tới 109 triệu năm trước, đủ để coi là một họ riêng biệt. Chi Aenigmachanna Aenigmachanna gollum Aenigmachanna mahabali Xem thêm Channa maculata Cá quả Trung Quốc Ghi chú Liên kết ngoài AP article about a second snakehead fish found in Potomac Overview of Northern Snakehead biology ITIS entry Student writes article on Snakehead problem in Florida Channa maculata Cá quả Động vật Kazakhstan Động vật Uzbekistan Cá Đài Loan Cá Trung Quốc Cá ăn được Loài cá xâm lấn C Cá Indonesia
5962
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yukon
Yukon
Yukon (; ) là lãnh thổ liên bang nhỏ nhất và xa nhất của Canada (hai lãnh thổ khác là Các Lãnh thổ Tây Bắc và Nunavut). Yukon có mật độ dân số rất thưa thớt với chỉ 35.000 người trên diện tích gần nửa triệu km². Whitehorse là thủ phủ và thành phố duy nhất của Yukon. Lãnh thổ này được tách ra từ Các Lãnh thổ Tây Bắc năm 1898 và được đặt tên là "Lãnh thổ Yukon". Đạo luật Yukon của chính phủ liên bang được hoàng gia phê chuẩn ngày 27 tháng 3 năm 2002, xác định "Yukon" là tên chính thức của lãnh thổ này, tuy vậy, "Lãnh thổ Yukon" vẫn được dùng phổ biến và Bưu chính Canada vẫn cho phép sử dụng tên viết tắt YT. Dù có hai ngôn ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp), Chính phủ Yukon cũng công nhận những ngôn ngữ First Nations (những ngôn ngữ thổ dân). Núi Logan cao tại Vườn quốc gia và Khu bảo tồn Kluane, là núi cao nhất Canada và cao thứ nhì tại Bắc Mỹ (sau Denali tại bang Alaska, Hoa Kỳ). Đa phần Yukon có khí hậu khi hậu cận Bắc cực, với những đặc điểm như mùa đông dài, lạnh và mùa hè ngắn nhưng ấm. Phần bờ biển Bắc Băng Dương có môi trường đài nguyên. Những con sông đáng chú ý gồm sông Yukon, Pelly, Stewart, Peel, White và Tatshenshini. Nguồn gốc tên gọi Lãnh thổ được đặt tên theo sông Yukon, con sông dài nhất ở lãnh thổ này. Tên của nó là từ một sự rút gọn của các từ trong cụm từ tiếng Gwich’in chųų gąįį han, có nghĩa là dòng sông nước trắng, ý nói đến màu trắng của dòng bột băng bị mài mòn và trôi trên sông Yukon. Địa lý Lãnh thổ có hình dạng gần đúng của một tam giác vuông, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ về phía Tây và Tây Bắc dài 1.210 km (750 mi), chủ yếu dọc theo kinh độ 141 ° Tây, lãnh thổ Tây Bắc ở phía đông và British Columbia (Colombia thuộc Anh) ở phía nam. Bờ biển phía bắc của nó nằm trên biển Beaufort. Ranh giới phía đông ghồ ghề của nó chủ yếu nằm sau sự phân chia giữa lưu vực Yukon và lưu vực thoát nước sông Mackenzie ở phía đông trong dãy núi Mackenzie. Phần lớn lãnh thổ nằm ở lưu vực sông Yukon. Phía nam Yukon nằm rải rác với một số lượng lớn các hồ núi cao, dài và hẹp của các sông băng, hầu hết đều chảy vào hệ thống sông Yukon. Các hồ lớn hơn bao gồm hồ Teslin, hồ Atlin, hồ Tagish, hồ Marsh, hồ Laberge, hồ Kusawa và hồ Kluane. Hồ Bennett trên đường mòn Cơn sốt vàng Klondike là một hồ nước chảy vào hồ Nares, với phần lớn diện tích của nó nằm trong Yukon. Các lưu vực khác trong lãnh thổ bao gồm sông Mackenzie, Peel Watershed và Alsek – Tatshenshini, và một số con sông đổ trực tiếp ra biển Beaufort. Hai con sông Yukon chính chảy vào Mackenzie trong lãnh thổ Tây Bắc là sông Liard ở phía đông nam và sông Peel và các phụ lưu của nó ở phía đông bắc. Điểm cao nhất của Canada là núi Logan (5.959 m hoặc 19.551 ft), nằm ở phía tây nam của lãnh thổ. Núi Logan và một phần lớn phía tây nam của Yukon nằm trong Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia Kluane, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Các vườn quốc gia khác bao gồm Vườn quốc gia Ivvavik và Vườn quốc gia Vuntut ở phía bắc. Các loài cây phổ biến đáng chú ý trong Yukon là vân sam đen và vân sam trắng. Nhiều cây còi cọc vì mùa sinh trưởng và khí hậu khắc nghiệt. Khí hậu Trong khi nhiệt độ mùa đông trung bình Yukon là ôn hòa theo tiêu chuẩn Bắc Cực của Canada, không có nơi nào khác ở Bắc Mỹ lạnh như Yukon trong những thời điểm cực lạnh. Nhiệt độ đã giảm xuống -60 °C (-76 °F) ba lần vào năm 1947, 1952 và 1968. Đợt lạnh khắc nghiệt nhất xảy ra vào tháng 2 năm 1947 khi thị trấn bỏ hoang Snag giảm xuống -63,0 °C (- 81,4 °F). Không giống như hầu hết Canada, nơi các đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất xảy ra vào tháng 7, 8 và thậm chí là tháng 9, nhiệt độ cực cao của Yukon có xu hướng xảy ra vào tháng 6 và thậm chí là tháng 5. Yukon đã ghi lại 36 °C (97 °F) ba lần. Lần đầu tiên là vào tháng 6 năm 1969 khi Mayo ghi lại nhiệt độ 36,1 °C (97 °F). 14 năm sau, kỷ lục này gần như bị đánh bại khi Forty Mile ghi được 36 °C (97 °F) vào tháng 5 năm 1983. Kỷ lục cũ cuối cùng đã bị phá vỡ 21 năm sau đó vào tháng 6 năm 2004 khi trạm thời tiết Mayo Road, nằm ngay phía tây bắc của Whitehorse, ghi lại nhiệt độ 36,5 °C (97,7 °F). Nhiệt độ tối đa và tối thiểu trung bình hàng ngày cho các địa điểm đã chọn ở Yukon Lịch sử Rất lâu trước khi có sự xuất hiện của người châu Âu, miền trung và miền nam Yukon đã xuất hiện những người Anh-điêng, và khu vực này đã thoát khỏi băng giá. Các địa điểm có ý nghĩa khảo cổ học ở Yukon lưu giữ một số bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người sinh sống ở Bắc Mỹ. Các địa điểm bảo vệ lịch sử của những người đầu tiên và người Anh-điêng sớm nhất của Yukon. Vụ phun trào núi lửa của Núi Churchill vào khoảng năm 800 sau Công nguyên ở khu vực ngày nay là bang Alaska của Hoa Kỳ đã phủ lên phía nam Yukon một lớp tro bụi mà người ta vẫn có thể nhìn thấy dọc theo đường cao tốc Klondike, và là một phần của truyền thống truyền miệng của người Anh-điêng ở Yukon và xa hơn về phía nam ở Canada. Các ven biển và nội địa của người Anh-điêng có mạng lưới thương mại lớn. Các cuộc xâm nhập của người châu Âu vào khu vực này bắt đầu vào đầu thế kỷ 19 với việc buôn bán lông thú, theo sau bởi các nhà truyền giáo. Đến những năm 1870 và 1880, những người khai thác vàng bắt đầu đến. Điều này thúc đẩy sự gia tăng dân số, biện minh cho việc thành lập lực lượng cảnh sát, đúng lúc bắt đầu Cơn sốt vàng Klondike vào năm 1897. Dân số gia tăng cùng với cơn sốt vàng đã dẫn đến việc tách huyện Yukon khỏi Lãnh thổ Tây Bắc và hình thành Lãnh thổ Yukon riêng biệt vào năm 1898. Nhân khẩu học Điều tra dân số năm 2016 báo cáo dân số Yukon là 35.874 người, tăng 5,8% so với năm 2011. [2] Với diện tích đất 474.712,64 km2 (183.287,57 sq mi), mật độ dân số 0,1 / km2 (0,2 / sq mi) vào năm 2011. [18] Khu tự quản bởi dân số Danh sách khu tự quản của Yukon Ngôn ngữ Tiếng mẹ đẻ được báo cáo phổ biến nhất trong số 33.145 câu trả lời đơn cho cuộc điều tra dân số Canada năm 2011 là tiếng Anh với 28.065 (85%). Phổ biến thứ hai là 1.455 (4%) đối với tiếng Pháp. Trong số 510 người trả lời, 140 người trong số họ (27%) cho biết tiếng mẹ đẻ là cả tiếng Anh và tiếng Pháp, trong khi 335 (66%) cho biết tiếng Anh và một "ngôn ngữ không chính thức" và 20 (4%) cho biết tiếng Pháp và "ngôn ngữ không chính thức ". Đạo luật ngôn ngữ Yukon đã "công nhận tầm quan trọng" của các ngôn ngữ thổ dân ở Yukon, mặc dù chỉ có tiếng Anh và tiếng Pháp cho luật, thủ tục tòa án và thủ tục hội đồng lập pháp. Kinh tế Ngành công nghiệp chính trong lịch sử của Yukon là khai thác mỏ (chì, kẽm, bạc, vàng, amiăng và đồng). Chính phủ đã mua lại khu đất từ Công ty Vịnh Hudson vào năm 1870 và tách nó khỏi Lãnh thổ Tây Bắc vào năm 1898 để đáp ứng nhu cầu về chính quyền địa phương do dòng dân số đổ xô vào cơn sốt vàng. Hàng nghìn người thăm dò này đã di chuyển đến lãnh thổ, mở ra một giai đoạn lịch sử Yukon được ghi lại bởi các tác giả như Robert W. Service và Jack London. Ký ức về thời kỳ này và những ngày đầu của Cảnh sát Núi Hoàng gia Canada, cũng như các kỳ quan danh lam thắng cảnh và các cơ hội giải trí ngoài trời của lãnh thổ, khiến du lịch trở thành ngành quan trọng thứ hai trong lãnh thổ. Sản xuất bao gồm đồ nội thất, quần áo và thủ công mỹ nghệ, theo sau là tầm quan trọng, cùng với thủy điện. Các ngành đánh bắt và đánh bắt truyền thống đã suy giảm. Tính đến năm 2012, khu vực chính phủ sử dụng trực tiếp khoảng 6.300 trong tổng số 20.800 lực lượng lao động Vào ngày 1 tháng 5 năm 2015, Yukon đã sửa đổi Đạo luật về các tập đoàn kinh doanh, với nỗ lực thu hút nhiều lợi ích và người tham gia hơn vào nền kinh tế của mình. Một sửa đổi đối với BCA cho phép một người được ủy quyền cho các mục đích bỏ phiếu. Một thay đổi khác sẽ cho phép các giám đốc theo đuổi các cơ hội kinh doanh bị công ty từ chối, một thực tế không có giới hạn ở hầu hết các khu vực pháp lý khác do tiềm năng vốn có của xung đột lợi ích. Một trong những thay đổi sẽ cho phép một công ty đóng vai trò là giám đốc của một công ty con đã đăng ký tại Yukon. [36] Luật cũng cho phép các công ty bổ sung các điều khoản trong điều khoản thành lập của họ, cho phép các giám đốc chấp thuận bán toàn bộ tài sản của công ty mà không yêu cầu biểu quyết của cổ đông. Nếu được quy định bởi một thỏa thuận cổ đông nhất trí, một công ty không bắt buộc phải có giám đốc. Có sự linh hoạt hơn về vị trí của các văn phòng hồ sơ công ty, bao gồm khả năng duy trì một văn phòng hồ sơ bên ngoài Yukon miễn là có thể truy cập được bằng phương tiện điện tử. Du lịch Phương châm du lịch của Yukon là "Lớn hơn cuộc sống" (Large than life). Du lịch của Yukon chủ yếu dựa vào môi trường tự nhiên và có rất nhiều nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên có tổ chức sẵn sàng cho các hoạt động như săn bắn, câu cá, chèo thuyền / chèo thuyền kayak, đi bộ đường dài, trượt tuyết (bằng ván trượt tuyết: Snowboarding), trượt tuyết (bằng ván trượt tách rời: Skiing), leo núi băng và xe trượt tuyết chó kéo. Các hoạt động này được cung cấp cả trong một khung cảnh có tổ chức hoặc ở vùng xa xôi, có thể tiếp cận bằng đường hàng không hoặc xe trượt tuyết. Các lễ hội và sự kiện thể thao của Yukon bao gồm Lễ hội Văn hóa Adäka, Lễ hội Kể chuyện Quốc tế Yukon và Điểm hẹn Yukon Sourdough. Vĩ độ của Yukon cho phép quan sát cực quang Borealis. Chính phủ Yukon duy trì một loạt các công viên lãnh thổ bao gồm Công viên Lãnh thổ Qikiqtaruk, Đảo Herschel, bao gồm Công viên Lãnh thổ Tombstone, và Chi nhánh Câu cá Ni'iinlii'njik Park. Công viên Coal River Springs, Công viên Territorial, Parks Canada, một cơ quan liên bang của Chính phủ Canada, cũng duy trì ba vườn quốc gia và khu bảo tồn trong lãnh thổ, Khu bảo tồn và vườn quốc gia Kluane, Vườn quốc gia Ivvavik và Vườn quốc gia Vuntut. Yukon cũng là nơi có 12 Di tích Lịch sử Quốc gia của Canada. Các địa điểm cũng do Parks Canada quản lý, với 5 trong số 12 địa điểm nằm trong các vườn quốc gia. Lãnh thổ có một số bảo tàng, bao gồm Bảo tàng Đường sắt & Khai thác mỏ Copperbelt, bảo tàng thuyền SS Klondike, Trung tâm Phiên dịch Yukon Beringia ở Whitehorse; cũng như Bảo tàng Khai thác Thành phố Keno ở Thành phố Keno. Lãnh thổ này cũng có một số doanh nghiệp cho phép khách du lịch trải nghiệm nền văn hóa tiền thuộc địa và hiện đại của các Dân tộc đầu tiên Yukon và các dân tộc Inuit. Văn hóa Như đã nói ở trên, "dân số bản sắc thổ dân" chiếm một thiểu số đáng kể, chiếm khoảng 26%. Mặc dù vậy, văn hóa thổ dân được phản ánh mạnh mẽ trong các lĩnh vực như thể thao mùa đông, như trong cuộc đua chó kéo xe Yukon Quest. Nhân vật truyện tranh hiện đại Yukon Jack mô tả một thổ dân anh hùng. Tương tự, chính quyền lãnh thổ cũng công nhận rằng những người Anh-điêng và ngôn ngữ Inuit đóng một phần trong di sản văn hóa của lãnh thổ; những ngôn ngữ này bao gồm tiếng Tlingit, và tiếng Tahltan ít phổ biến hơn, cũng như bảy ngôn ngữ Athapaskan, Upper Tanana, Gwitchin, Hän, Northern Tutchone, Southern Tutchone, Kaska và Tagish, một số trong số đó rất hiếm. Yukon cũng có một loạt các sự kiện văn hóa và thể thao thu hút các nghệ sĩ, cư dân địa phương và khách du lịch. Các sự kiện hàng năm bao gồm Lễ hội Văn hóa Adäka, Lễ hội Âm nhạc Thành phố Dawson, Lễ hội Kể chuyện Quốc tế Yukon, Cuộc đua chó kéo xe Yukon Quest, Điểm hẹn Yukon Sourdough, cũng như các đài tưởng niệm Cơn sốt vàng Klondike, Trung tâm Đèn phía Bắc. Nghệ thuật Với Cơn sốt vàng Klondike, một số bài hát dân gian của Yukon đã trở nên phổ biến, bao gồm "Rush to the Klondike" (1897, viết bởi WT Diefenbaker), "The Klondike Gold Rush", "I'll Got the Klondike Fever" (1898) và "La Chanson du Klondyke". Cho đến nay, khía cạnh văn hóa và du lịch mạnh nhất của Yukon là di sản của Cơn sốt vàng Klondike (1897–1899), đã truyền cảm hứng cho các nhà văn đương thời như Jack London, Robert W. Service và Jules Verne, và tiếp tục truyền cảm hứng phim và trò chơi, chẳng hạn như Klondike Annie của Mae West và Đường mòn Yukon (xem Di sản văn hóa của Cơn sốt vàng Klondike). Chính quyền Yukon có nhiều đảng phái chính trị và các ứng cử viên ứng cử vào 19 ghế trong Quốc hội lập pháp Yukon. Những người được bầu vào cơ quan lập pháp được gọi là thành viên của Hội đồng Lập pháp và có thể sử dụng các chữ cái sau danh nghĩa "MLA". Ba đảng đại diện hiện nay là Đảng Tự do Yukon trung hữu (11 ghế) - hiện đang thành lập chính phủ, Đảng Yukon nghiêng về trung hữu và Đảng Dân chủ Mới Yukon Thủ tướng thứ 9 và hiện tại của Yukon là Sandy Silver, người đại diện cho khu vực bầu cử của Klondike là MLA của nó. Silver nhậm chức sau cuộc tổng tuyển cử Yukon năm 2016, nơi đảng Tự do của ông giành được đa số chính phủ. Lịch sử Vào thế kỷ 19, Yukon là một phần của Lãnh thổ Tây Bắc do Công ty Vịnh Hudson quản lý, và sau đó là Lãnh thổ Tây Bắc do chính phủ liên bang Canada quản lý. Nó chỉ có được một chính quyền địa phương được công nhận vào năm 1895 khi nó trở thành một quận riêng biệt của Lãnh thổ Tây Bắc. Năm 1898, nó được tạo thành một lãnh thổ riêng biệt với ủy viên riêng và một Hội đồng lãnh thổ được chỉ định. Trước năm 1979, lãnh thổ được quản lý bởi ủy viên, người được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng liên bang về các vấn đề Ấn Độ và Phát triển miền Bắc. Ủy viên có vai trò bổ nhiệm Hội đồng điều hành của lãnh thổ, từng là chủ tịch, và có vai trò hàng ngày trong việc quản lý lãnh thổ. Hội đồng Lãnh thổ được bầu có vai trò tư vấn thuần túy. Năm 1979, một mức độ quyền lực đáng kể đã được chuyển giao từ ủy viên và chính phủ liên bang sang cơ quan lập pháp lãnh thổ, trong năm đó, đã thông qua hệ thống đảng gồm chính phủ chịu trách nhiệm. Sự thay đổi này được thực hiện thông qua một lá thư của Jake Epp, Bộ trưởng Bộ các vấn đề Ấn Độ và Phát triển miền Bắc, thay vì thông qua luật chính thức. Để chuẩn bị cho chính phủ có trách nhiệm, các đảng chính trị đã được tổ chức và đưa ra các ứng cử viên vào Hội đồng Lập pháp Yukon lần đầu tiên vào năm 1978. Đảng Bảo thủ Cấp tiến đã giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử này và thành lập chính phủ đảng đầu tiên của Yukon vào tháng 1 năm 1979. Đảng Dân chủ Mới Yukon (NDP) thành lập chính phủ từ năm 1985 đến năm 1992 dưới thời Tony Penikett và một lần nữa từ năm 1996 dưới thời Piers McDonald cho đến khi bị đánh bại vào năm 2000. Những người bảo thủ trở lại nắm quyền vào năm 1992 dưới thời John Ostashek sau khi đổi tên thành Đảng Yukon. Chính phủ Tự do của Pat Duncan đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2002, với Dennis Fentie của Đảng Yukon thành lập chính phủ với tư cách là thủ tướng. Đạo luật Yukon, được thông qua vào ngày 1 tháng 4 năm 2003, chính thức hóa quyền hạn của chính phủ Yukon và trao thêm quyền hạn cho chính quyền lãnh thổ (ví dụ: kiểm soát đất đai và tài nguyên thiên nhiên). Kể từ năm 2003, ngoài truy tố hình sự, chính phủ Yukon có nhiều quyền hạn như chính quyền cấp tỉnh và hai lãnh thổ khác đang tìm cách có được quyền hạn tương tự. Ngày nay vai trò của ủy viên tương tự như vai trò của một tỉnh trưởng; tuy nhiên, không giống như cấp trung tướng, các ủy viên không phải là đại diện chính thức của Nữ hoàng mà là nhân viên của chính phủ liên bang. Cơ quan đại diện liên bang Ở cấp liên bang, Yukon được đại diện tại Quốc hội Canada bởi một thành viên Nghị viện (MP) và một thượng nghị sĩ. Các nghị sĩ từ các vùng lãnh thổ của Canada là những đại diện bỏ phiếu đầy đủ và bình đẳng và cư dân của vùng lãnh thổ được hưởng các quyền như các công dân Canada khác. Một nghị sĩ Yukon, Erik Nielsen, từng là Phó Thủ tướng dưới thời Brian Mulroney, trong khi một người khác, Audrey McLaughlin, là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Mới (NDP) liên bang từ năm 1989 đến 1995. Các thành viên của Quốc hội Toàn bộ lãnh thổ là một (khu vực bầu cử) trong Hạ viện Canada, còn được gọi là Yukon. Nghị sĩ hiện tại là Larry Bagnell của Đảng Tự do, sau chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử liên bang năm 2015. Danh sách các thành viên của Nghị viện từ Yukon: Thượng nghị sĩ Yukon được phân bổ một ghế trong Thượng viện Canada và được đại diện bởi bốn thượng nghị sĩ kể từ khi vị trí này được tạo ra vào năm 1975. Kể từ năm 2018, vị trí Thượng viện đã được nắm giữ bởi Pat Duncan, cựu thủ tướng Đảng Tự do của Yukon - hiện là thành viên của Nhóm Thượng nghị sĩ Độc lập - người được bổ nhiệm theo lời khuyên của Thủ tướng Justin Trudeau vào ngày 12 tháng 12 năm 2018. Cựu thượng nghị sĩ Daniel Lang, thuộc Đảng Bảo thủ, được bổ nhiệm theo lời khuyên của thủ tướng Stephen Harper lúc bấy giờ vào ngày 22 tháng 12 năm 2008, và trước đó đã đại diện cho lãnh thổ. Người tiền nhiệm của ông là Ione Christensen của Đảng Tự do. Được Thủ tướng Jean Chrétien bổ nhiệm vào Thượng viện năm 1999, Christensen từ chức vào tháng 12 năm 2006 để giúp đỡ người chồng ốm yếu của mình. Từ năm 1975 đến 1999, Paul Lucier, một người Tự do, làm thượng nghị sĩ cho Yukon. Lucier do Thủ tướng Pierre Trudeau bổ nhiệm. Danh sách các thượng nghị sĩ từ Yukon: First Nations (Người Anh-điêng) Phần lớn dân số của lãnh thổ là người Anh-điêng. Một thỏa thuận tranh chấp đất đai đại diện cho 7.432 thành viên của 14 người Anh-điêng khác nhau đã được ký kết với chính phủ liên bang vào năm 1993. Mười một trong số 14 người Anh-điêng của Yukon đã đàm phán và ký kết các thỏa thuận toàn diện về yêu sách đất đai và các thỏa thuận của chính phủ. 14 người Anh-điêng nói tám ngôn ngữ khác nhau. Lãnh thổ từng có một khu định cư của người Inuit, nằm trên Đảo Herschel ngoài khơi bờ biển Bắc Băng Dương. Khu định cư này đã được tháo dỡ vào năm 1987 và cư dân ở đây đã chuyển đến các Lãnh thổ Tây Bắc lân cận. Theo kết quả của Thỏa thuận cuối cùng của Inuvialuit, hòn đảo hiện là một công viên lãnh thổ và được biết đến chính thức là Công viên Lãnh thổ Qikiqtaruk, Qikiqtaruk là tên của hòn đảo ở Inuvialuktun. Vận chuyển Trước khi có các hình thức giao thông hiện đại, các con sông và núi là những con đường giao thông chính của người Tlingit ven biển giao thương với người Athabascans trong đó có đèo Chilkoot và đường mòn Dalton, cũng như những người châu Âu đầu tiên. Đường hàng không Sân bay quốc tế Erik Nielsen Whitehorse đóng vai trò là trung tâm cơ sở hạ tầng giao thông hàng không, với các chuyến bay trực tiếp theo lịch trình đến Vancouver, Kelowna, Calgary, Edmonton, Yellowknife, Inuvik, Ottawa, Dawson City, Old Crow và Frankfurt. Sân bay quốc tế Whitehorse cũng là trụ sở chính và trung tâm chính của Air North, Hãng hàng không của Yukon's. Mọi cộng đồng Yukon đều được phục vụ bởi một sân bay hoặc sân bay cộng đồng. Các cộng đồng của Thành phố Dawson và Old Crow thường xuyên lên lịch phục vụ thông qua Air North. Các doanh nghiệp cho thuê hàng không tồn tại chủ yếu để phục vụ các ngành du lịch và thăm dò khai thác. Đường bộ Tuyến đường sắt ngừng hoạt động vào những năm 1980 với việc đóng cửa mỏ Faro đầu tiên. Nó hiện được hoạt động trong những tháng mùa hè cho mùa du lịch, với các hoạt động xa như Carcross. Đường bộ Ngày nay, các tuyến đường bộ chính bao gồm Xa lộ Alaska, Xa lộ Klondike (giữa Skagway và Dawson City), Xa lộ Haines (giữa Haines, Alaska và Haines Junction) và Xa lộ Dempster (nối Inuvik, Lãnh thổ Tây Bắc với Xa lộ Klondike, và con đường tiếp cận duy nhất đến Bắc Băng Dương, ở Canada), tất cả đều được trải nhựa ngoại trừ Dempster. Các đường cao tốc khác có lưu lượng giao thông ít hơn bao gồm Đường cao tốc Robert Campbell nối Carmacks (trên Đường cao tốc Klondike) đến Hồ Watson (Đường cao tốc Alaska) qua sông Faro và sông Ross, và Đường mòn Silver nối các cộng đồng khai thác bạc lâu đời của Mayo, Elsa và Keno City với Đường cao tốc Klondike ở cầu sông Stewart. Di chuyển bằng máy bay là cách duy nhất để tiếp cận cộng đồng Old Crow ở cực bắc. Đường thủy Từ Cơn sốt vàng cho đến những năm 1950, thuyền sông đã đi qua sông Yukon, chủ yếu là giữa Whitehorse và Dawson City, một số đi xa hơn đến Alaska và qua Biển Bering, và các nhánh khác của sông Yukon như sông Stewart. Hầu hết các thuyền trên sông thuộc sở hữu của Công ty Điều hướng Anh-Yukon, một chi nhánh của White Pass và Yukon Route, cũng điều hành một tuyến đường sắt khổ hẹp giữa Skagway, Alaska và Whitehorse. Tham khảo Tỉnh bang và lãnh thổ tự trị của Canada Canada
5963
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t%20alpha
Hạt alpha
Hạt alpha hay tia alpha là một dạng của phóng xạ. Đó là hạt bị ion hóa cao và khó có khả năng đâm xuyên. Hạt alpha gồm hai proton và hai neutron liên kết với nhau thành một hạt giống hệt hạt nhân nguyên tử hellium. do đó, hạt alpha có thể được viết là He2+ hoặc là chỉ ra một ion heli có điện tích +2 (thiếu hai electron của nó). Nếu ion thu được electron từ môi trường của nó, hạt alpha trở thành nguyên tử heli bình thường là (trung hòa). Các hạt alpha, giống như hạt nhân helium, có độ xoáy ròng bằng không. Do cơ chế sản xuất của chúng trong phân rã phóng xạ alpha tiêu chuẩn, các hạt alpha thường có động năng khoảng 5 MeV và vận tốc trong khoảng 5% tốc độ ánh sáng. Chúng là một dạng bức xạ hạt có tính ion hóa cao và (là kết quả từ phân rã alpha phóng xạ) có độ sâu thâm nhập thấp. Trong không khí, tia α chuyển động với vận tốc khoảng 20 000 km/s. Đi được chừng vài cm trong không khí và chừng vài μm trong vật rắn, không xuyên qua được tấm bìa dày 1 mm. Hạt alpha xuất hiện trong phân rã của hạt nhân phóng xạ như là urani hoặc radi trong một quá trình gọi là phân rã alpha (tiếng Anh: alpha decay). Đôi khi sự phân rã làm hạt nhân ở trạng thái kích thích khởi động phân rã gamma để giải thoát năng lượng. Tia alpha lệch về phía cực âm của tụ điện, mang điện tích dương (gấp 2 lần điện tích của proton), có khối lượng bằng nguyên tử heli. Phương trình phóng    Dạng rút gọn Xem thêm Hạt beta Hạt gamma Phân rã alpha Tham khảo Liên kết ngoài Phóng xạ Bức xạ
5964
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alfred%20Nobel
Alfred Nobel
Alfred Bernhard Nobel (21 tháng 10 năm 1833 – 10 tháng 12 năm 1896) là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc nổ và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng toàn bộ tài sản của mình nhằm cho viện Giải thưởng Nobel, hàng năm công nhận những người "mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại".. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông. Tiểu sử Alfred Nobel sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại Stockholm, Thụy Điển, là con trai thứ 3 của nhà khoa học Immanuel Nobel (1801 - 1872) và Karolina Andriette (Ahlsell) Nobel (1805–1889). 2 vợ chồng có 8 đứa con nhưng chỉ có Nobel và 2 anh, anh cả là Robert Nobel, anh thứ là Ludvig Nobel, và cậu em Emil Oskar Nobel là sống qua thời thơ ấu. Theo dòng họ nội, ông là hậu duệ của nhà khoa học Thụy Điển danh tiếng Olaus Rudbeck (1630–1702). Từ bé, Nobel rất hay bị ốm, nên sức khoẻ của cậu bé không được tốt lắm. Sau vài năm, cha của Nobel rời đến Saint Petersburg để chế tạo thủy lôi, địa lôi và vũ khí cho quân đội Nga bành trướng ra bên ngoài. Sau 5 năm xa cách, cuối cùng, năm 1842, cả nhà Nobel chuyển đến Saint Petersburg, nơi bố đang làm việc. Nobel đặc biệt thích học văn học, nhưng bố cậu lại muốn Nobel học khoa học (vì Nobel có năng khiếu về khoa học kỹ thuật). Nobel cũng đành phải nghe lời bố. Từ đó, Nobel bắt đầu nghiên cứu cùng bố và các anh về thuốc súng và thủy lôi, địa lôi. Ít người biết rằng Alfred Nobel cũng là một nhà soạn kịch, Nemesis, một bi kịch 4 hồi về Beatrice Cenci, một phần lấy cảm hứng từ vở kịch thơ 5 hồi của Percy Bysshe Shelley The Cenci, đã được in khi ông hấp hối, và toàn bộ số sách đó, trừ 3 bản lưu bị đốt ngay sau khi ông chết (1896), vì bị coi là một scandal và báng bổ. Cuốn xuất bản lần đầu tiên còn lại (song ngữ tiếng Thuỵ Điển - Quốc tế ngữ) được xuất bản tại Thuỵ Điển năm 2003. Vở kịch (tháng 5 năm 2003) vẫn chưa được dịch ra bất cứ một thứ tiếng nào ngoài Quốc tế ngữ. Năm 1853, chiến tranh Krym nổ ra, nước Nga đối đầu với liên quân 3 nước Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà máy Nobel càng bận rộn hơn. Tuy nhiên, sau khi Nga bại trận, nhà máy Nobel bị phá sản vì nguồn nợ quá lớn. Cả gia đình phải trở về Thụy Điển. Tai nạn đầu tiên Sau khi về Thuỵ Điển, Nobel nghiên cứu về Nitroglycerin, một loại chất nổ phân giải ở 50-70 °C và phát nổ rất mạnh ở nhiệt độ 218 °C. Dù rất nguy hiểm, Nobel vẫn miệt mài nghiên cứu. Sau vài lần nghiên cứu với bố, anh cũng đã tìm ra nguyên lý của thuốc nổ và... mọi người đã chứng kiến một cách đáng kinh ngạc. Nobel thành lập một công ty, và công ty của anh cũng làm ăn phát đạt hơn trước, không những thế, nhiều lúc nhà máy còn phải sản xuất cấp tốc để giao hàng cho kịp. Em út của Nobel - Emil Nobel cũng cùng anh và bố nghiên cứu Nitroglycerin, và Emil được quyền tự do trong nhà máy. Nhưng do Nobel chủ quan về tính năng an toàn, ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, làm 5 người thiệt mạng, trong đó có cả Emil - em Nobel. Sau lần tai nạn đó, thuốc nổ hầu như bị mọi người bác bỏ, nhưng Nobel quyết không từ bỏ ý định chế tạo thuốc nổ. Thuốc nổ Dynamit là phát minh nổi bật nhất trong số 350 bằng phát minh của ông. Nobel bắt đầu nghiên cứu thuốc nổ từ năm 17 tuổi. Nobel thấy rằng khi Nitroglycerin kết hợp với một chất hấp thu trơ như Kieselguhr (đất có nhiều tảo cát hay còn gọi là đất mùn) nó trở nên an toàn và dễ sử dụng hơn, và ông được trao bằng sáng chế hỗn hợp đó năm 1867 với cái tên Dynamit. Nobel đã quảng cáo thử nghiệm chất nổ của mình lần đầu tiên trong năm đó tại một mỏ khai thác đá tại Redhill, Surrey, Anh Quốc. Để giúp tái lập tên tuổi của mình và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp của mình sau những tranh cãi trước đó liên quan đến chất nổ nguy hiểm, Nobel cũng đã cân nhắc đặt tên cho chất cực mạnh là "Bột an toàn của Nobel", nhưng thay vào đó lại quyết định bằng Dynamite, ám chỉ tiếng Hy Lạp nghĩa là "quyền lực" (). Tiếp theo ông kết hợp Nitroglycerin với chất Collodion và có được một chất trong như thạch với sức công phá mạnh hơn cả Dynamite. Gelignite, hay Blasting gelatin như thường được gọi, được cấp bằng sáng chế năm 1876, và tiếp theo đó là hàng loạt các hỗn hợp tương tự khác, thêm Kali nitrat, bột gỗ và nhiều chất khác. Gelignite ổn định hơn, dễ vận chuyển và được tạo hình thuận tiện hơn để lắp vào các lỗ khoan, giống như các lỗ được sử dụng trong khoan và khai thác, so với các hợp chất được sử dụng trước đây. Nó được sử dụng làm công nghệ tiêu chuẩn để khai thác trong "Thời đại Kỹ thuật", mang lại cho Nobel rất nhiều thành công về mặt tài chính, mặc dù phải trả giá bằng sức khỏe của ông. Một nhánh của nghiên cứu này đã dẫn đến việc Nobel phát minh ra ballistite, tiền thân của nhiều loại thuốc nổ dạng bột không khói hiện đại và vẫn được sử dụng làm chất đẩy tên lửa. Vài năm sau, Nobel tạo ra Ballistite, một trong những loại thuốc súng Nitroglycerin, có chứa phần bông thuốc súng và phần Nitroglycerin tương đương nhau. Thuốc súng này là tiền thân của cordite, và Nobel tuyên bố rằng bằng sáng chế của ông về loại thuốc súng này hùng hồn minh chứng cho sự tranh cãi giữa ông và Anh Quốc. Đỉnh điểm của việc chế tạo loại thuốc nổ này là thuốc nổ mạnh và không có khói. Từ việc chế tạo Dynamite và các loại thuốc nổ khác cũng như công việc khai thác các giếng dầu ở Baku của ông và các anh trai Ludvig và Robert Nobel (1829-1896) ông có được một gia sản to lớn. Các giải thưởng Khi người anh Ludvig của ông qua đời vào năm 1888, nhiều vụ cáo phó sớm nhầm lẫn về cái chết của Alfred Nobel, được cho là điều khiến ông quyết định để lại một di sản tốt hơn cho thế giới sau khi chết. Bản cáo phó trên một tờ báo Pháp viết Le marchand de la mort est mort (Nhà buôn cái chết đã chết) và tiếp tục viết, "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời ngày hôm qua." Ngày 27 tháng 11 năm 1895 tại Câu lạc bộ Thuỵ Điển – Na Uy ở Paris, Nobel đã ký chúc thư cuối cùng của mình và để phần lớn số tài sản thành lập các giải Nobel, trao hàng năm cho bất kỳ ai không phân biệt quốc tịch. Ông qua đời sau một cơn đột quỵ ngày 10 tháng 12 năm 1896 tại Sanremo, Ý. Số lượng tiền mặt dành cho Quỹ Giải Nobel là 31 triệu kronor (4.223.500,00 USD), 94% tài sản của Nobel. Ba giải Nobel đầu tiên dành cho những gương mặt nổi bật trong khoa học vật lý, trong hoá học và trong Giải Nobel Sinh lý học hay Y học; giải thứ tư là dành cho các nhà văn có tác phẩm văn học "theo một định hướng tư tưởng" và giải thứ năm được trao cho cá nhân hay tổ chức có được thành tích tốt nhất phục vụ lý tưởng cho tình thân thiện quốc tế, ngăn chặn hay giảm bớt các đội quân thường trực, hay thành lập hay xúc tiến sự tiến triển của hoà bình. Định nghĩa giải văn học, "theo một định hướng tư tưởng" (tiếng Thuỵ Điển: i idealisk riktning), khá khó hiểu và gây ra nhiều tranh cãi. Trong nhiều năm, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển diễn giải "ideal – tư tưởng" mang nghĩa "duy tâm hay lý tưởng" (trong tiếng Thuỵ Điển idealistisk), và coi đó là lý do để từ chối trao giải cho những tác giả quan trọng nhưng kém phần lãng mạn, như Henrik Ibsen, August Strindberg và Lev Nikolayevich Tolstoy. Cách hiểu này đã được thay đổi và ví dụ, giải thưởng đã được trao cho Dario Fo và José Saramago, những người hoàn toàn không thuộc trường phái văn học duy tâm (hay lý tưởng). Khi đọc cuốn Nemesis trong nguyên bản tiếng Thuỵ Điển và khi nhìn vào triết thuyết cũng như quan điểm văn học của ông, dường như ông có ý chống lại điều từng tin tưởng lúc đầu - rằng giải thưởng phải được trao cho các tác giả đã chiến đấu cho lý tưởng của mình "chống lại" những quyền lực như Chúa, Nhà thờ và Quốc gia. Các cơ quan được ông chỉ định trao giải thưởng vật lý và hoá học cũng có khá nhiều cách diễn giải ý kiến của ông, bởi vì ông không tham vấn ý kiến của họ trước khi quyết định uỷ thác trách nhiệm. Trong một bản chúc thư dài một trang ông đặt điều kiện rằng số tiền không được trao cho những khám phá hay phát minh trong khoa học vật lý và những khám phá hay những cải tiến trong hoá học. Ông đã mở một cảnh cửa cho những giải thưởng kỹ thuật, nhưng ông không để lại những hướng dẫn về việc làm cách nào phân biệt giữa khoa học và kỹ thuật. Bởi vì các cơ quan có quyền quyết định trao giải trong những lĩnh vực đó quan tâm nhiều tới khoa học hơn kỹ thuật nên không ngạc nhiên các giải thưởng đều được trao cho những nhà khoa học chứ không phải các kỹ sư, kỹ thuật viên hay những nhà phát minh khác. Theo một nghĩa các giải thưởng được công bố gần đây của World Technology Network là một sự tiếp nối không trực tiếp (bởi vì không phải do Quỹ Nobel tạo ra) những ước vọng của Nobel, bởi vì ông đã không ghi điều đó vào trong di chúc của mình. Năm 2001, cháu trai của ông, Peter, đã yêu cầu Ngân hàng Thuỵ Điển phân biệt giải thưởng dành cho các nhà kinh tế học của họ được trao "để tưởng nhớ Alfred Nobel" với năm giải thưởng kia. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi về việc liệu giải thưởng trao trong lĩnh vực kinh tế hiện nay có phải là "Giải Nobel" hay không (xem Giải thưởng Khoa học kinh tế của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel). Những lời đồn đại về giải Nobel Không có giải Nobel cho toán học. Lời đồn đại cho rằng Nobel đã quyết định không thành lập giải Nobel Toán học vì một phụ nữ - được cho là người tình hay vợ chưa cưới – đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng, thường được cho là Gösta Mittag-Leffler. Không hề có bằng chứng lịch sử ủng hộ lời đồn này và Nobel không bao giờ kết hôn. Cũng có giả thuyết cho rằng việc không có giải Nobel cho toán học bởi toán học là phương tiện cho các môn khoa học tự nhiên khác chứ không tạo ra sản phẩm ứng dụng như vật lý, hoá học, sinh học hay tác động tức thời tới tinh thần và sức khoẻ con người như y học và văn học. Từ các ngành khoa học được trao giải Nobel có thể thấy việc ông muốn trao giải cho những người tạo ra được thành tựu ứng dụng thực tiễn và tạo ra sản phẩm có thể thấy được. Tham khảo Thư mục tham khảo 1911 Encyclopædia Britannica Schück, H, and Sohlman, R., (1929). The Life of Alfred Nobel. London: William Heineman Ltd. Alfred Nobel US Patent No 78.317, dated 26 tháng 5 năm 1868 Liên kết ngoài Biography and Pictures Alfred Nobel - Man behind the Prizes Biography at the Norwegian Nobel Institute Nobelprize.org The Man who Changed his Life after Reading his Obituary Nhà hóa học Thụy Điển Doanh nhân Thụy Điển Nhà phát minh Thụy Điển Giải Nobel Sinh năm 1833 Mất năm 1896 Tử vong do đột quỵ Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh Quốc gia
5965
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD
Giải Nobel Vật lý
Giải Nobel Vật lý là giải thưởng hàng năm do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao cho những người có đóng góp nổi bật nhất cho nhân loại trong lĩnh vực vật lý. Đây là một trong năm Giải Nobel được thành lập theo ý muốn của Alfred Nobel vào năm 1895 và bắt đầu trao từ năm 1901, những giải còn lại là Giải Nobel Hóa học, Văn học, Hòa bình, và Sinh lý học và Y khoa. Theo truyền thống, vật lý là giải thưởng đầu tiên được trao trong lễ trao giải Nobel. Nhà vật lý người Đức Wilhelm Röntgen là người đầu tiên nhận giải Nobel Vật lý nhằm ghi nhận những đóng góp phi thường mà ông mang lại khi khám phá ra tia X-quang. Giải thưởng này do Quỹ Nobel quản lý và được coi là giải thưởng uy tín nhất mà một nhà khoa học có thể nhận trong lĩnh vực vật lý. Giải giới thiệu tại Stockholm tại một buổi lễ thường niên vào ngày 10 tháng 12, ngày giỗ của Nobel. Tính đến năm 2022, có tổng cộng 221 cá nhân đã nhận giải. Bối cảnh Alfred Nobel đã quy định trong di chúc và di thư cuối cùng của ông rằng tiền của ông sẽ dùng để tạo ra một loạt giải thưởng để trao cho những người mang lại "lợi ích lớn nhất cho nhân loại" trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, hòa bình, sinh học hoặc y học, và văn học. Mặc dù Nobel đã viết nhiều di chúc trong suốt cuộc đời của ông, nhưng di chúc cuối cùng được viết hơn một năm trước khi ông qua đời và ký tại Câu lạc bộ Thụy Điển-Na Uy ở Paris vào ngày 27 tháng 11 năm 1895. Nobel để lại 94% tổng tài sản 31 triệu kronor Thụy Điển (US$198 triệu, €176 triệu vào năm 2016), để thiết lập và tặng năm giải thưởng Nobel. Do mức độ hoài nghi xung quanh di chúc, phải đến ngày 26 tháng 4 năm 1897, di chúc mới được Quốc hội Na Uy chấp thuận. Những người thực hiện di chúc của ông là Ragnar Sohlman và Rudolf Lilljequist, họ đã thành lập Quỹ Nobel để quản lý tài sản của Nobel và tổ chức các giải thưởng. Các thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy sẽ trao giải Giải Hòa bình ngay sau khi di chúc được thông qua. Các tổ chức trao giải theo sau: Học viện Karolinska vào ngày 7 tháng 6, Viện Hàn lâm Thụy Điển vào ngày 9 tháng 6 và Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào ngày 11 tháng Sáu. Sau đó, Quỹ Nobel đã đạt được thỏa thuận về hướng dẫn cách thức trao giải Nobel. Năm 1900, Vua Oscar II ban hành quy chế mới cho Quỹ Nobel. Theo di chúc của Nobel, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ trao Giải thưởng Vật lý. Đề cử và tuyển chọn Giải Nobel Vật lý sẽ lựa chọn ra tối đa ba người đoạt giải Nobel và hai công trình khác nhau. So với các giải Nobel khác, quy trình đề cử và tuyển chọn cho giải Vật lý kéo dài và nghiêm ngặt nhất. Đây là lý do chính giải thích tại sao nó ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây và trở thành giải thưởng quan trọng nhất trong ngành Vật lý. Ủy ban Nobel Vật lý sẽ lựa chọn ra những người đoạt giải Nobel, Ủy ban Nobel bao gồm năm thành viên do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển bầu chọn. Trong giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ tháng 9, một nhóm khoảng 3.000 giáo sư đại học, những người đoạt giải Nobel Vật lý và Hóa học, và những người khác sẽ gửi các mẫu đề cử bí mật. Các mẫu đã hoàn thành phải đến tay Ủy ban Nobel trước ngày 31 tháng 1 của năm tiếp theo. Các chuyên gia sẽ xem xét kỹ lưỡng và thảo luận về các đề cử, rồi thu hẹp xuống còn khoảng mười lăm cái tên. Ủy ban sẽ đệ trình một báo cáo với các khuyến nghị về các ứng cử viên cuối cùng cho Viện, tại đó, trong Cấp Vật lý, nó sẽ được thảo luận thêm. Sau đó, Viện đưa ra lựa chọn cuối cùng của những người đoạt giải Vật lý theo đa số phiếu bầu. Quy tắc chung là không bao giờ công bố công khai tên của những người nhận đề cử, và họ cũng không nhận bất kỳ thông báo nào về việc Viện đang xem xét chính họ cho Giải thưởng. Hồ sơ đề cử sẽ được niêm phong trong năm mươi năm. Mặc dù không được phép đề cử những người đã qua đời, nhưng giải thưởng vẫn có thể trao nếu cá nhân đó qua đời trong khoảng thời gian đợi quyết định của ủy ban (thường là vào tháng 10) và buổi lễ vào tháng 12. Trước năm 1974,vẫn cho phép truy tặng ứng cử viên đã qua đời sau khi nhận đề cử. Các quy tắc của giải Nobel Vật lý yêu cầu tầm quan trọng của những thành tựu phải được công nhận và "kiểm tra bằng thời gian". Trên thực tế, điều đó có nghĩa là độ trễ giữa phát hiện và giải thưởng thường vào khoảng 20 năm và có thể lâu hơn nữa. Ví dụ, một nửa giải Nobel Vật lý năm 1983 đã được trao cho Subrahmanyan Chandrasekhar vì công trình của ông về cấu trúc sao và sự tiến hóa đã được thực hiện trong thập niên 1930. Đây cũng là nhược điểm của quy tắc thử nghiệm theo thời gian này do không phải tất cả các nhà khoa học đều sống đủ lâu để công việc của họ được công nhận. Một số khám phá khoa học quan trọng không bao giờ được xem xét để trao giải thưởng, vì những người khám phá qua đời vào ngay thời điểm tác động của công trình đó được đánh giá cao. Tranh cãi Thomas Edison và Nikola Tesla, hai nhà phát minh nổi tiếng Thế giới cuối thế kỉ 19 và 20 được coi là những ứng cử viên nặng ký cho Giải Nobel Vật lý năm 1915, nhưng không ai trong số họ giành được giải thưởng này cho dù cả hai đều đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Nhiều người tin rằng ủy ban xét giải đã loại cả hai người do những mâu thuẫn cá nhân giữa hai nhà phát minh này, nhiều bằng chứng cho thấy cả Edison và Tesla bằng cách này hay cách khác đã tìm cách hạ thấp những cống hiến và sự xứng đáng đoạt giải của người kia, đồng thời thề sẽ từ chối giải nếu phải cùng nhận hoặc nhận sau địch thủ của mình—như đồn đại của giới truyền thông. Dù sao thì cũng rất đáng tiếc khi trong danh sách những người nhận giải không có tên Tesla và Edison. Cần biết rằng lúc này Tesla đang rất cần hỗ trợ về tài chính, chỉ một năm sau khi được đề cử không thành, ông đã lâm vào cảnh phá sản Nhà Vật lý nữ người Áo Lise Meitner đã đóng góp rất lớn vào việc phát hiện ra hiện tượng phân hạch năm 1939 nhưng không bao giờ được nhận Giải Nobel Vật lý. Trong thực tế, chính bà chứ không phải Otto Hahn, người được nhận Giải Nobel Hóa học năm 1944 "vì tạo ra nguyên tố mới nhờ phản ứng phân hạch", đã lần đầu tiên đề cập đến hiện tượng phân hạch đồng vị phóng xạ sau khi phân tích các dữ liệu thí nghiệm và cùng Otto Robert Frisch áp dụng thành công mẫu giọt chất lỏng của Niels Bohr để giải thích hiện tượng này. Nhiều người cho rằng Meitner không được trao giải vì tình trạng trọng nam khinh nữ phổ biến đầu thế kỉ 20 trên Thế giới và ngay trong thành phần ủy ban xét giải, đã dẫn đến những cống hiến của bà bị xem nhẹ và gạt khỏi danh sách trao giải. Giải Nobel Vật lý năm 1956 được trao cho William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain "vì phát minh transistor" trong khi thực tế đã có nhiều phát minh trước đó liên quan đến việc hình thành transistor như các mẫu transistor hiện đại do Julius Edgar Lilienfeld đăng ký bằng sáng chế từ năm 1928. Ngô Kiện Hùng là nhà Vật lý nữ được mệnh danh "Đệ nhất phu nhân của Vật lý", "Marie Curie của Trung Quốc", bà đã chứng minh bằng thực nghiệm sự vi phạm bảo toàn tính chẵn lẻ năm 1956 và là phụ nữ đầu tiên được nhận Giải Wolf cho Vật lý. Tuy vậy đến tận khi mất năm 1997, bà vẫn không được xét trao Giải Nobel Vật lý. Chính Ngô Kiện Hùng đã đề cập thí nghiệm của mình với Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh, giúp cho hai nhà Vật lý này chứng minh thành công lý thuyết về sự vi phạm bảo toàn tính chẵn lẻ trong phân rã điện tử. Lý và Dương đã được nhận Giải Nobel Vật lý vì công trình này, tương tự trường hợp của Meitner, dư luận đã chỉ trích việc ủy ban không đồng trao giải cho Ngô Kiện Hùng như là một biểu hiện của việc trọng nam khinh nữ trong xét giải của Ủy ban Giải Nobel. Năm 1974 giải được trao cho Martin Ryle và Antony Hewish "vì những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực Vật lý thiên văn vô tuyến". Hewish được trao Giải Nobel Vật lý với lý do riêng là đã phát hiện ra xung tinh, nhưng thực tế thì nhà Vật lý này ban đầu đã giải thích những tín hiệu thu được là liên lạc của "những người nhỏ bé da xanh" ("Little Green Men", ám chỉ người ngoài hành tinh) với Trái Đất. Sự giải thích chính xác chỉ đến khi David Staelin và Edward Reifenstein phát hiện ra một xung tinh ở tâm của Tinh vân con cua (Crab Nebula). Sau đó, Fred Hoyle và nhà thiên văn Thomas Gold đã giải thích chính xác pulsar là những sao neutron quay rất nhanh trong từ trường mạnh nên bức xạ sóng vô tuyến đều đặn và mạnh như là việc phát ánh sáng của một ngọn hải đăng. Jocelyn Bell Burnell, học trò do Hewish hướng dẫn, cũng không được xét trao giải, mặc dù cô là người đầu tiên đề cập đến các nguồn sóng vô tuyến từ ngoài vũ trụ mà sau đó được chứng minh là bắt nguồn từ các pulsar. Một trường hợp tương tự cũng liên quan đến Vật lý thiên văn là Giải Nobel Vật lý năm 1978, năm đó hai người chiến thắng là Arno Allan Penzias và Robert Woodrow Wilson "vì đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ" (CMB), trong khi ban đầu chính bản thân hai người này cũng không thể hiểu được tầm quan trọng to lớn của phát hiện này và cũng không giải thích được chính xác nguồn gốc của các tín hiệu tìm thấy. Trong những năm gần đây, Giải Nobel Vật lý cũng không thoát khỏi chỉ trích từ giới khoa học và dư luận. Giải năm 1997 được trao cho Chu Đệ Văn, Claude Cohen-Tannoudji và William Daniel Phillips "vì đã phát triển phương pháp làm lạnh và bẫy nguyên tử bằng laser" trong khi những công trình tương tự đã được các nhà Vật lý Nga thực hiện từ hơn một thập kỉ trước đó. Lịch sử người nhận giải Từ vật lý cổ điển đến vật lý lượng tử Năm 1901, khi giải Nobel đầu tiên được trao thì các lĩnh vực của vật lý cổ điển đã dựa trên một nền tảng vững chắc do các nhà vật lý và hóa học vĩ đại của thế kỉ 19 tạo nên. Tuy vậy, sự thỏa mãn về bức tranh vật lý đó kéo dài không được bao lâu. Thời điểm bước sang thế kỉ mới là thời điểm quan sát các hiện tượng mà vật lý lúc bấy giờ không lý giải được và những ý tưởng cực mới về cơ sở của vật lý lý thuyết được đưa ra. Tia X và phóng xạ Một trong những hiện tượng không giải thích được của vài năm cuối cùng của thế kỉ 19 đó là việc Wilhelm Conrad Röntgen, người được trao giải Nobel vật lý đầu tiên (1901) phát hiện ra tia X vào năm 1895. Năm 1896 Henri Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ và hai vợ chồng nhà bác học Marie và Pierre Curie tiếp tục nghiên cứu bản chất của hiện tượng này. Nhờ công trình về hiện tượng phóng xạ, Becquerel và vợ chồng Curie được trao giải Nobel năm 1903. Cùng với công trình của Ernest Rutherford (người đoạt giải Nobel về hóa học năm 1908) người ta hiểu rằng thực ra nguyên tử bao gồm một hạt nhân rất nhỏ chứ không phải như từng được nghĩ như trước đây là một phần tử không có cấu trúc. Cấu trúc nguyên tử Năm 1897, J.J. Thomson (Joseph John Thomson) phát hiện các tia phát ra từ cathode trong một ống chân không là những hạt có mang điện tích. Ông đã chứng minh rằng các tia này gồm những hạt rời rạc mà sau này chúng ta gọi là các hạt điện tử (hay electron). Ông đã đo tỉ số giữa khối lượng của hạt với điện tích (âm) của hạt đó và thấy rằng giá trị đó chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giá trị dự đoán của các nguyên tử mang điện. Và ngay sau đó người ta thấy rằng các hạt có khối lượng nhỏ bé mang điện tích âm đó phải là những viên gạch cùng với hạt nhân mang điện tích dương đã tạo nên tất cả các loại nguyên tử. Thomson nhận giải Nobel năm 1906. Trước đó một năm (1905), Philipp E.A. von Lenard đã làm sáng tỏ rất nhiều tính chất thú vị của những tia phát ra từ ca-tốt như là khả năng đi sâu vào những tấm kim loại và tạo ra huỳnh quang. Sau đó, vào năm 1912, Robert A. Millikan lần đầu tiên đo chính xác điện tích của điện tử bằng phương pháp giọt dầu (tiếng Anh: oil-drop), và việc này dẫn ông đến giải Nobel năm 1923. Millikan cũng được trao giải cho những công trình về hiệu ứng quang điện. Sự phá sản của ê-te Vào đầu thế kỉ 20, Albert Abraham Michelson đã phát triển một phương pháp giao thoa, theo phương pháp này thì khoảng cách giữa hai vật thể có thể được đo bằng số các bước sóng ánh sáng (hoặc là những phần nhỏ của chúng). Điều này làm cho việc xác định chiều dài chính xác hơn trước đó rất nhiều. Dùng chiếc giao thoa kế đó, Michelson và Edward Morley đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng (Thí nghiệm Michelson-Morley, thí nghiệm đó kết luận rằng vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào chuyển động tương đối của nguồn ánh sáng và người quan sát. Thí nghiệm này bác bỏ giả thuyết trước đó coi ê-te là môi trường truyền ánh sáng. Michelson nhận giải Nobel năm 1907. Nguyên tử và từ trường Các cơ chế phát xạ ánh sáng bởi các hạt tải điện đã được Hendrik Lorentz nghiên cứu. Ông cũng là người đầu tiên áp dụng các phương trình Maxwell vào việc dẫn điện trong vật chất. Lý thuyết của ông có thể được áp dụng vào bức xạ gây ra bởi dao động giữa các nguyên tử, vào bối cảnh đó, lý thuyết có thể giải thích một thí nghiệm cực kì quan trọng. Vào năm 1896, Pieter Zeeman khi nghiên cứu về các hiệu ứng điện từ của ánh sáng đã tìm ra một hiện tượng quan trọng, đó là các vạch phổ của natri khi bị đốt cháy trong một từ trường mạnh bị tách thành một vài thành phần. Hiện tượng này có thể được giải thích rất chi tiết bằng lý thuyết của Lorentz khi lý thuyết này được áp dụng cho các dao động của các điện tử. Lorentz và Zeeman chia nhau giải Nobel năm 1902. Sau đó, Johannes Stark chứng minh ảnh hưởng trực tiếp của điện trường lên phát xạ ánh sáng nhờ việc phát ra một chùm các nguyên tử (chùm tia anode gồm các nguyên tử hoặc phân tử) trong một điện trường mạnh. Ông đã quan sát được sự tách phức tạp của các vạch phổ cũng như dịch chuyển Doppler phụ thuộc và vận tốc của nguồn phát. Stark nhận giải Nobel năm 1919. Ứng dụng của tia X và xác định cấu trúc lớp điện tử Bắt đầu từ giữa thế kỉ 19, người ta đã có một tài liệu thực nghiệm đó là những vạch phổ đặc trưng phát ra trong những vùng khả kiến từ những loại nguyên tử khác nhau. Bức xạ tia X đặc trưng do Charles Glover Barkla (giải Nobel năm 1917) phát hiện bổ sung thêm cho tài liệu đó. Barkla phát hiện điều đó sau khi Max von Laue (giải Nobel năm 1914) xác định bản chất sóng của bức xạ và nhiễu xạ tia X. Phát hiện của von Laue trở thành một nguồn thông tin quan trọng về cấu trúc bên trong của nguyên tử. Karl Manne Georg Siegbahn nhận thấy rằng đo phổ tia X đặc trưng của tất cả các nguyên tố sẽ cho biết một cách có hệ thống các lớp điện tử kế tiếp được thêm vào như thế nào khi đi từ các nguyên tố nhẹ tới các nguyên tố nặng. Ông đã thiết kế các quang phổ kế cực kì chính xác cho mục đích này. Và nhờ đó sự khác nhau về năng lượng của các lớp điện tử khác nhau cũng như các quy tắc cho việc dịch chuyển bức xạ giữa các lớp đó được xác định. Ông nhận giải Nobel vật lý năm 1924. Tuy vậy, hóa ra là để hiểu sâu hơn cấu trúc của nguyên tử, người ta cần nhiều hơn rất nhiều những khái niệm thông thường của vật lý cổ điển mà lúc bấy giờ, khó ai có thể tưởng tượng nổi. Sự ra đời của thuyết lượng tử Vật lý cổ điển coi chuyển động là liên tục cũng như việc trao đổi năng lượng cũng là liên tục. Vậy thì tại sao các nguyên tử lại phát ra những bức xạ có một đỉnh cực đại? Wilhelm Wien nghiên cứu về bức xạ của vật đen (tiếng Anh: black body) từ những vật rắn nóng (tương phản với bức xạ của các nguyên tử khí có phân bố tần số liên tục). Sử dụng điện động học cổ điển, ông đi tới một biểu thức cho phân bố tần số của bức xạ này và cho sự dịch chuyển của bước sóng có cường độ cực đại khi nhiệt độ của một vật đen bị thay đổi (định luật dịch chuyển Wien, rất hiệu quả trong việc xác định nhiệt độ của Mặt Trời chẳng hạn). Ông được trao giải Nobel năm 1911. Tuy vậy, Wien không thể rút ra một công thức phân bố phù hợp với thực nghiệm cho cả hai vùng bước sóng dài và bước sóng ngắn. Vấn đề đó không được giả quyết cho đến khi Max Planck đưa ra một ý tưởng hoàn toàn mới là năng lượng phát xạ chỉ phát ra từng lượng gián đoạn có một giá trị nhất định gọi là lượng tử. Một lượng tử năng lượng bằng hằng số Planck nhân với tần số của lượng tử đó. Đây được coi là sự ra đời của vật lý lượng tử. Wien nhận giải Nobel năm 1911 và Planck nhận giải Nobel năm 1918. Các bằng chứng quan trọng chứng minh ánh sáng phát ra theo từng lượng tử năng lượng cũng được củng cố bằng lời giải thích của Albert Einstein về hiệu ứng quang điện (được Heinrich Rudolf Hertz quan sát lần đầu tiên vào năm 1887), hiệu ứng này cho thấy ánh sáng không chỉ được phát ra theo từng lượng tử mà còn được hấp thụ theo từng lượng tử. Hiệu ứng quang điện bao gồm phần mở rộng của lý thuyết Planck. Einstein nhận giải Nobel vật lý năm 1921 về hiệu ứng quang điện và về những đóng góp cho vật lý lý thuyết. Trong các thí nghiệm sau này, James Franck và Gustav Ludwig Hertz đã chứng minh hiệu ứng quang điện ngược (tức là khi một điện tử va chạm với một nguyên tử thì cần một năng lượng tối thiểu để sinh ra các lượng tử ánh sáng với năng lượng đặc trưng phát ra từ va chạm đó) và chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết Planck và hằng số Planck. Franck and Hertz cùng nhận giải Nobel năm 1926. Cũng vào khoảng thời gian đó, Arthur Compton (người nhận nửa giải Nobel vật lý năm 1927) nghiên cứu sự mất mát năng lượng của quang tử (lượng tử sóng điện từ) tia X khi tán xạ lên các hạt vật chất và cho thấy rằng các lượng tử của chùm tia X có năng lượng lớn hơn năng lượng của ánh sáng nhìn thấy 10.000 lần và chúng cũng tuân theo các quy tắc lượng tử. Charles Thomson Rees Wilson (xem dưới đây) nhận một nửa giải Nobel năm 1927 vì tạo ra dụng cụ quan sát tán xạ năng lượng cao có thể được dùng để chứng minh tiên đoán của Compton. Mô hình nguyên tử của Bohr Niels Bohr làm việc với mô hình hành tinh nguyên tử trong đó các điện tử quay xung quanh hạt nhân. Ông thấy rằng các vạch phổ sắc nét phát ra từ các nguyên tử có thể được giải thích nếu cho rằng điện tử quay xung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo tĩnh đặc trưng bởi một mô-men góc bị lượng tử hóa. Ông cũng cho thấy năng lượng phát xạ chính bằng sự khác nhau giữa các trạng thái năng lượng bị lượng tử hóa đó. Giả thiết ông đưa ra có xuất phát điểm từ vật lý cổ điển hơn là từ lý thuyết của Planck. Mặc dầu giả thiết trên chỉ giải thích được một số đặc điểm đơn giản của quang phổ và nguồn gốc của nó nhưng người ta cũng sớm chấp nhận nó vì phương pháp của Bohr là một điểm khởi đầu đúng đắn, ông nhận giải Nobel năm 1922. Lưỡng tính sóng-hạt Năm 1923, Louis de Broglie (Louis-Victor P. R. de Broglie) đã phát biểu rằng các hạt vật chất cũng có những tính chất sóng và rằng sóng điện từ cũng thể hiện những tính chất của các hạt dưới dạng các quang tử. Ông đã phát triển các công thức toán học cho tính lưỡng tính này, trong đó có một công thức mà sau này gọi là bước sóng de Broglie cho các hạt chuyển động. Các thí nghiệm ban đầu của Clinton Davisson đã chỉ ra rằng thực ra các điện tử thể hiện tính chất phản xạ giống như các sóng khi đập vào một tinh thể và các thí nghiệm này được lặp lại nhiều lần chứng minh giả thiết lưỡng tính của de Broglie. Một thời gian sau George Paget Thomson (con trai của J.J. Thomson) đã đưa ra nhiều thí nghiệm đã được cải tiến rất nhiều cho biết hiện tượng tán xạ khi các điện tử năng lượng cao đi sâu vào trong các tấm kim loại. De Broglie nhận giải Nobel năm 1929 và sau đó Davisson và Thomson chia nhau giải Nobel năm 1937. Erwin Schrödinger phát triển thêm ý tưởng của de Broglie và viết một bài báo cơ bản về Lượng tử hóa như là một bài toán trị riêng vào đầu năm 1926. Ông đã tạo ra một cái gọi là cơ học sóng. Nhưng một năm trước đó Werner Heisenberg đã bắt đầu một phương pháp toán học hoàn toán khác gọi là cơ học ma trận và bằng cách đó ông cũng thu được các kết quả tương tự như các kết quả mà Schrödinger đưa ra sau đó. Lý thuyết này cũng ngụ ý rằng có những giới hạn tự nhiên trong việc xác định chính xác đồng thời các đại lượng vật lý Hệ thức bất định Heisenberg. Heisenberg được trao giải Nobel năm 1932 cho sự phát triển của cơ học lượng tử, trong khi đó Schrödinger và Paul Dirac cùng nhận giải vào năm sau đó. Dirac sửa đổi các công thức khi tính đến lý thuyết tương đối hẹp của Einstein và cho thấy rằng một lý thuyết như vậy không chỉ bao gồm những thông số tương ứng cho sự tự quay của điện tử xung quanh mình, gọi là spin, mà còn tiên đoán sự tồn tại của một loại hạt hoàn toàn mới gọi là các phản hạt có khối lượng bằng khối lượng của điện tử nhưng mang điện tích dương. Phản hạt đầu tiên của điện tử do Carl David Anderson (được trao một nửa giải Nobel năm 1936) phát hiện năm 1932 được gọi là phản điện tử (positron). Nguyên lý loại trừ Max Born, thầy của Heisenberg vào những năm đầu của thập niên 1920 có những đóng góp quan trọng về miêu tả toán học và giải thích vật lý. Ông nhận một nửa giải Nobel vào năm 1954 cho công trình của ông về ý nghĩa thống kê của hàm sóng. Wolfgang Pauli đã đưa ra nguyên lý loại trừ (mỗi trạng thái lượng tử chỉ có thể có một điện tử mà thôi) dựa trên cơ sở lý thuyết bán cổ điển của Bohr. Sau này, người ta cũng thấy nguyên lý Pauli liên quan đến tính đối xứng của hàm sóng của các hạt có spin bán nguyên nói chung gọi là các fermion để phân biệt với các hạt boson có spin là một số nguyên lần của hằng số Plank chia cho 2*pi. Nguyên lý loại trừ có nhiều hệ quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực của vật lý và Pauli nhận giải Nobel năm 1945. Năm 1947, Polykarp Kusch tìm ra rằng mô-men từ của một điện tử không có giá trị đúng như Dirac tiên đoán mà khác với một đại lượng rất nhỏ. Vào cùng thời gian đó Willis Lamb cũng nghiên cứu một vấn đề tượng tự về spin của điện tử tương tác với các trường điện từ bằng việc nghiên cứu cấu trúc siêu tinh tế của quang phổ phát ra từ nguyên tử hydrogen. Ông quan sát thấy rằng sự tách cấu trúc siêu tinh tế luôn luôn sai khác với giá trị của Dirac một lượng đáng kể. Kusch và Lamb cùng nhận giải Nobel năm 1955. Điện động lực học lượng tử và sắc động lực học lượng tử Trong điện động lực học lượng tử (còn được biết theo chữ viết tắt tiếng Anh là QED - quantum electrodynamics), lý thuyết nhiễu loạn lượng tử miêu tả các hạt tích điện tương tác thông qua trao đổi các quang tử. Mô hình cũ của điện động lực học lượng tử chỉ bao gồm trao đổi quang tử riêng lẻ, nhưng Sin-Itiro Tomonaga, Julian Schwinger và Richard Feynman nhận ra rằng tình huống lại phức tạp hơn rất nhiều vì tán xạ điện tử-điện tử có thể bao gồm trao đổi một vài quang tử. Một điện tích điểm trần trụi không tồn tại trong bức tranh của họ. Điện tích luôn tạo ra một đám các cặp hạt-phản hạt ảo ở xung quanh nó, do đó, mô men từ hiệu dụng của nó thay đổi và thế năng Coulomb cũng bị biến đổi tại các khoảng cách ngắn. Các tính toán từ mô hình này đã tái tạo lại các dữ liệu thực nghiệm của Kusch và Lamb với một độ chính xác ngạc nhiên và mô hình điện động lực học lượng tử mới được coi là một lý thuyết chính xác nhất đã từng có. Tomonaga, Schwinger và Feynman cùng nhận giải Nobel vật lý năm 1965. Phát triển này của điện động lực học lượng tử lại có một tầm quan trọng vĩ đại nhất cho cả việc miêu tả các hiện tượng vật lý năng lượng cao. Khái niệm sinh cặp từ trạng thái chân không của một trường lượng tử là một khái niệm cơ sở trong lý thuyết trường hiện đại của các tương tác mạnh và của sắc động lực học lượng tử (quantum chromodynamics). Khám phá về tính đối xứng Khía cạnh cơ bản khác của cơ học lượng tử và lý thuyết trường lượng tử là tính đối xứng của các hàm sóng và các trường. Năm 1956, Lý Chính Đạo (Tsung-Dao Lee) và Dương Chấn Ninh (Chen Ning Yang) đã chỉ ra rằng các tương tác vật lý có thể không tuân theo đối xứng gương. Điều này có nghĩa là tính chất chẵn lẻ của hàm sóng, ký hiệu là P, không được bảo toàn khi hệ bị đặt dưới một tương tác như vậy và tính chất đối xứng gương có thể bị thay đổi. Lý và Dương cùng nhận giải Nobel năm 1957. James Watson Cronin và Val Logsdon Fitch phát hiện sự phân rã của hạt meson K vi phạm nguyên lý bảo toàn điện tích và tính chẵn lẻ năm 1964 và họ cùng nhau nhận giải Nobel năm 1980. Năm 1960, khi Sheldon Lee Glashow, Abdus Salam và Steven Weinberg đưa ra lý thuyết thống nhất tương tác yếu và tương tác điện từ. Họ cùng nhau chia giải Nobel năm 1979 về lý thuyết thống nhất này và đặc biệt là tiên đoán của họ về một loại tương tác yếu đặc biệt được điều hòa bởi dòng neutron đã được thực nghiệm kiểm chứng mới gần đây. Giải Nobel vật lý cuối cùng của thế kỷ 20 được trao cho Gerardus 't Hooft và Martinus J. G. Veltman. Họ đã tìm ra cách để tái chuẩn hóa lý thuyết điện-yếu, và loại bỏ các điểm kỳ dị trong các tính toán lượng tử. Từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô Thuyết tương đối Một mối liên hệ khác liên kết các thực thể nhỏ nhất và lớn nhất trong vũ trụ của chúng ta là lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp của mình lần đầu tiên vào năm 1905 với phương trình cho biết mối liên hệ giữa khối lượng và năng lượng E = mc². vào thập kỷ tiếp theo, ông tiếp tục đưa ra thuyết tương đối rộng liên hệ lực hấp dẫn với cấu trúc của không gian và thời gian. Tất cả các tính toán khối lượng hiệu dụng của các hạt năng lượng cao, của các biến đổi năng lượng trong phân rã phóng xạ cũng như các tiên đoán của Dirac về sự tồn tại của phản hạt, đều dựa trên lý thuyết tương đối của ông. Lý thuyết tương đối rộng là cơ sở cho các tính toán chuyển động trên thang vĩ mô của vũ trụ, kể cả giả thiết về tính chất của hố đen. Einstein nhận giải Nobel vào năm 1921 lại do công trình về hiệu ứng quang điện thể hiện bản chất hạt của ánh sáng. Các đồng vị Ernest Rutherford và Frederick Soddy (Nobel hóa học 1921) đưa ra lý thuyết biến tố. Họ đã theo dõi rất chi tiết một chuỗi các phân rã phóng xạ khác nhau và so sánh năng lượng phát ra với sự thay đổi về khối lượng của hạt nhân mẹ và hạt nhân con. Họ tìm thấy rằng hạt nhân thuộc một nguyên tố hóa học có thể có các khối lượng khác nhau và họ đã tìm ra các đồng vị. Một giải Nobel cũng được trao vào năm 1922 cho Francis William Aston về việc tách quang phổ - khối lượng của một số lớn các đồng vị của các nguyên tố không phóng xạ. Cùng lúc đó Marie Curie cũng nhận giải Nobel lần thứ hai (lần này về hóa học) về phát hiện ra các nguyên tố hóa học radi và poloni. Khối lượng của các đồng vị đều là một số nguyên lần khối lượng của proton, hạt proton do Rutherford phát hiện lần đầu tiên khi ông chiếu tia alpha và hạt nhận nguyên tử nitơ. Nhưng các đồng vị không thể chỉ được tạo thành từ các proton được vì mỗi nguyên tố hóa học chỉ có một giá trị tổng điện tích hạt nhân. Thông thường các proton chỉ chiếm không đến một nửa khối lượng hạt nhân, điều đó có nghĩa là một số thành phần không mang điện cũng có mặt trong hạt nhân. James Chadwick lần đầu tiên tìm thấy chứng cứ cho hạt đó, gọi là hạt neutron khi ông nghiên cứu các phản ứng hạt nhân năm 1932. Ông nhận giải Noebel vật lý năm 1935. Ngay sau phát hiện của Chadwick, Enrico Fermi và một số người khác cũng bắt tay vào nghiên cứu neutron như là một phương pháp để tạo ra các phản ứng hạt nhân mà có thể gây ra phóng xạ "nhân tạo". Fermi thấy rằng xác suất của các phản ứng hạt nhân cảm ứng (không bao gồm biến đổi nguyên tố) tăng lên khi neutron bị làm chậm đi và điều này cũng đúng cho các nguyên tố nặng giống như với các nguyên tố nhẹ, trái ngược với phản ứng của các hạt mang điện (ví dụ như proton) cảm ứng. Ông nhận giải Nobel vật lý năm 1938. Vật lý hạt nhân Một nhánh của vật lý gọi là vật lý hạt nhân đã được hình thành dựa trên giả thiết hạt nhân được tạo thành từ các proton và neutron và một vài thành tựu quan trọng đã được ghi nhận bằng các giải Nobel. Ernest Lawrence, người nhận giải Nobel vật lý năm 1939 đã xây máy gia tốc đầu tiên trong đó các hạt được gia tốc dần dần bằng việc gia tăng năng lượng cho hạt sau mỗi vòng quay trong từ trường. Sir John Cockcroft và Ernest Walton đã gia tốc các hạt bằng việc tác động trực tiếp một điện thế rất cao và các ông cũng được trao giải vào năm 1951 cho công trình nghiên cứu về biến tố. Otto Stern nhận giải Nobel vật lý năm 1943 cho các phương pháp thực nghiệm của ông để nghiên cứu tính chất từ của hạt nhân, đặc biệt là xác định mô men từ của proton. Isidor I. Rabi làm tăng độ chính xác lên hai bậc trong việc xác định mô men từ của hạt nhân bằng kỹ thuật cộng hưởng tần số vô tuyến, và do đó, ông nhận giải Nobel vật lý năm 1944. Sau đó, vào nửa cuối của thế kỷ một vài nhà vật lý lý thuyết được trao giải cho những công trình về mô hình hóa lý thuyết các hệ nhiều hạt như: Eugene Wigner, Maria Goeppert-Mayer và J. Hans D. Jensen vào năm 1963 và Aage Niels Bohr, Ben Roy Mottelson và Leo James Rainwater vào năm 1975. Vật lý năng lượng cao Ngay từ năm 1912 Victor F. Hess (giải Nobel năm 1936 cùng với Carl David Anderson) thấy rằng các bức xạ có khả năng đi sâu vào vật chất có thể đến với chúng ta từ khoảng không ngoài vũ trụ. Bức xạ vũ trụ này được ghi nhận bằng các buồng ion hóa và sau này là buồng mây Wilson. Các tính chất của các hạt có thể phỏng đoán từ các vạch cong của các hạt để lại trong buồng ion hóa dưới tác dụng của từ trường ngoài rất lớn. Theo cách đó, Anderson đã phát hiện ra phản điện tử (positron). Anderson và Patrick Blackett cho thấy rằng, tia gamma có thể sinh ra các cặp điện tử-phản điện tử (electron-positron) và ngược lại, điện tử và phản điện tử có thể hủy nhau tạo ra chính tia gamma bị mất đi. Blackett nhận giải Nobel vật lý năm 1948 cho việc phát triển buồng mây sau này và các phát minh mà ông đã thực hiện để làm việc đó. Mặc dù sau này, các máy gia tốc được phát triển nhiều, bức xạ vũ trụ vẫn là nguồn chủ yếu của các hạt năng lượng cao trong vài thập kỷ (và hạt từ bức xạ vũ trụ có năng lượng lớn hơn năng lượng của các hạt tạo ra từ các máy gia tốc lớn nhất trên Trái Đất, mặc dù cường độ của bức xạ vũ trụ rất nhỏ) và nó đã cung cấp những hình ảnh ban đầu của một thế giới hạ hạt nhân mà lúc bấy giờ con người hoàn toàn chưa biết. Một loại hạt mới gọi là meson mu được phát hiện năm 1937 có khối lượng xấp xỉ 200 lần khối lượng điện tử (nhưng nhẹ hơn proton 10 lần). Năm 1946, Cecil Frank Powell đã làm sáng tỏ hiện tượng trên và cho rằng thực ra là có hơn một loại hạt như vậy tồn tại. Một trong số đó có tên là meson pion phân rã thành một hạt khác gọi là meson mu. Powell nhận giải Nobel vật lý năm 1950. Hạt cơ bản Năm 1935, Hideki Yukawa giả thiết rằng lực tương tác mạnh có thể được truyền bằng các hạt trao đổi, giống như lực điện từ được giả thiết được truyền thông qua trao đổi các quang tử ảo trong lý thuyết trường lượng tử. Yukawa cho rằng một hạt như vậy phải có khối lượng khoảng 200 lần khối lượng của điện tử để giải thích tầm tác dụng ngắn của lực tương tác mạnh mà thực nghiệm tìm ra. Hạt meson pi mà Powell tìm ra có các tính chất phù hợp để có thể là hạt Yukawa. Ngược lại, hạt meson mu lại có các tính chất hoàn toàn khác (và tên của nó sau này được đổi thành muon). Yukawa nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 1949. Mặc dù các nghiên cứu sau này chỉ ra rằng cơ chế của lực tương tác mạnh phức tạp hơn bức tranh của Yukawa rất nhiều nhưng ông vẫn được coi là tiên phong trong nhiên cứu các hạt truyền tương tác mạnh. David J. Gross, H. David Politzer và Frank Wilczeck là chủ nhân của giải Nobel vật lý năm 2004 với những khám phá về lực hạt nhân mạnh. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, không giống như các lực khác, lực tương tác mạnh lại suy yếu đi khi hai quark tiến về một chỗ. Hiện tượng đó giống như thể các hạt được nối với nhau bằng một dải cao su, mà lực kéo giữa chúng càng mạnh khi chúng càng ở xa nhau. Phát hiện của ba nhà nghiên cứu này, công bố năm 1973, đã dẫn đến lý thuyết về sắc động lực học lượng tử - lý thuyết góp phần quan trọng cho sự ra đời của Mô hình Chuẩn. Vào cuối những năm 1950, các máy gia tốc có thể đạt năng lượng vài tỉ eV (electron-volt), tức là các cặp hạt với khối lượng bằng khối lượng của proton có thể được tạo ra từ chuyển đổi năng lượng-khối lượng. Phương pháp này được nhóm nghiên cứu của Owen Chamberlain và Emilio Segrè sử dụng khi lần đầu tiên họ đã xác định và nghiên cứu phản proton vào năm 1955 (học chia nhau giải Nobel năm 1959). Các máy gia tốc năng lượng cao cũng cho phép cũng cho phép nghiên cứu cấu trúc của proton và neutron chi tiết hơn trước đó rất nhiều và Robert Hofstadter có thể phân biệt chi tiết cấu trúc điện từ của các nucleon nhờ quan sát tán xạ của chúng lên các điện tử năng lượng cao. Ông nhận nửa giải Nobel vật lý năm 1961. Sự tồn tại của hạt neutrino tiên đoán từ lý thuyết của Pauli vào những năm 1930 cũng đã được ghi nhận. Các bằng chứng trực tiếp thực nghiệm đầu tiên về hạt neutrino được Clyde Cowan và Frederick Reines cung cấp vào năm 1957 nhưng mãi đến năm 1995, công trình đó mới được trao một nửa giải Nobel (lúc đó Cowan đã chết, ông chết năm 1984). Neutrino cũng có mặt trong các quá trình liên quan đến tương tác yếu (như là phân rã của hạt beta và hạt meson pi thành hạt muon) và khi cường độ chùm hạt tăng lên, các máy gia tốc có thể tạo ra các chùm neutrino thứ cấp. Leon M. Lederman, Melvin Schwartz và Jack Steinberger đã phát triển phương pháp này vào những năm 1960 và chứng minh rằng hạt neutrino đi kèm trong phân rã meson pi thành muon không đồng nhất với các neutrino liên quan đến các điện tử trong phân rã hạt beta, chúng là hai hạt riêng biệt gọi là hạt neutrino điện tử và neutrino muon. Giải Nobel vật lý năm 2002 được trao cho Riccardo Giacconi, Masatoshi Koshiba và Raymond Davis Jr. vì có công thu được các hạt neutrino, khẳng định bằng thực nghiệm sự có mặt của hạt này. Hạt điện tử (e-), hạt muon (μ), neutrino điện tử (νe), neutrino muon (νμ) và các phản hạt của chúng đã được tìm thấy và chúng thuộc cùng một lớp gọi là lepton. Các hạt trên không tương tác bởi lực tương tác mạnh; ngược lại, các hạt proton, neutron, meson và hyperon (tập hợp các hạt có khối lượng lớn hơn khối lượng của proton) lại được xác định bởi lực tương tác mạnh. Các hạt lepton được mở rộng khi Martin Lewis Perl và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra hạt lepton tau có khối lượng lớn hơn điện tử và muon. Perl chia giải Nobel với Reines vào năm 1995. Hạt quark Tất cả các lepton vẫn được coi là các hạt cơ bản, tức là chúng giống như các điểm và không có cấu trúc nội, nhưng đối với proton,... thì lại không phải vậy. Murray Gell-Mann và nhiều người khác cố gắng phân loại các hạt tương tác rất mạnh (gọi là các hadron) thành các nhóm có các liên hệ và kiểu tương tác giống nhau. Gell-Mann nhận giải Nobel năm 1969. Hệ thống của ông dựa trên giả thiết rằng tất cả các hạt đều được tạo thành từ các hạt nguyên tố gọi là các hạt quark. Bằng chứng thực về việc các nucleon được tạo thành từ các hạt giống như quark đến từ công trình của Jerome Isaac Friedman, Henry Way Kendall và Richard Edward Taylor. Họ "nhìn thấy" các hạt cứng bên trong các lepton khi nghiên cứu tán xạ không đàn hồi của các điện tử lên các lepton. Do đó, họ cùng nhau chia giải Nobel năm 1990. Người ta hiểu rằng tất cả các hạt tương tác mạnh đều được tạo thành từ các quark. Vào giữa những năm 1970, một hạt có thời gian sống rất ngắn được phát hiện một cách độc lập bởi nhóm của Burton Richter và Samuel C. C. Ting. Đó là một loại hạt quark chưa được biết vào lúc đó và được đặt tên là quark đẹp (charm). Hạt quark này không có mối liên hệ nào đến hệ thống các hạt cơ bản và Richter và Ting chia nhau giải Nobel năm 1976. Mô hình chuẩn trong vật lý hạt phân chia các hạt thành 3 họ, họ thứ nhất gồm: 2 quark (và các phản quark) và hai lepton, trong mỗi lepton đều có các quark thuận và nghịch, điện tử và neutrino điện tử; họ thứ hai gồm: quark lạ (strange) và quark đẹp, muon và neutrino muon; họ thứ ba gồm: quark thuận, quark nghịch, tau và tau neutrino. Các hạt truyền tương tác trong tương tác điện yếu là photon, Z boson và W boson; trong tương tác mạnh là các hạt gluon. Năm 1983, Carlo Rubbia và nhóm nghiên cứu của ông đã chứng minh sự tồn tại của các hạt W và Z bằng buồng va chạm proton-phản proton với năng lượng đủ cao để tạo ra các hạt rất nặng đó. Rubbia chia giải năm 1984 với Simon van der Meer, người có những phát minh quan trọng trong việc xây dựng buồng va chạm đó. Họ cũng suy đoán rằng có các hạt khác có thể được tạo ra tại các năng lượng cao hơn năng lượng của các máy gia tốc hiện thời, nhưng đến giờ không có bằng chứng thực nghiệm nào về điều đó. Vũ trụ học Mô hình vụ nổ lớn (Big Bang) miêu tả một kịch bản có thể cho sự tiến hóa của vũ trụ tại những thời điểm đầu tiên. Một trong những tiên đoán của mô hình đó là sự tồn tại của nền bức xạ vũ trụ đã được Arno Allan Penzias và Robert Woodrow Wilson tìm ra vào năm 1960. Họ cùng nhận giải Nobel vật lý năm 1978. Hans Bethe lần đầu tiên miêu tả chu kì hiđrô và cacbon trong đó năng lượng được giải phóng trong các ngôi sao bởi sự kết hợp của proton thành hạt nhân heli. Vì đóng góp này, ông nhận giải Nobel vật lý vào năm 1967. Subrahmanyan Chandrasekhar đã tính toán lý thuyết quá trình tiến hóa của các ngôi sao, đặc biệt là các ngôi sao sẽ kết thúc cuộc đời của mình ở một trạng thái gọi là sao lùn trắng. Dưới một số điều kiện đặc biệt, sản phẩm cuối cùng có thể là sao neutron, một vật thể cực đặc trong đó tất cả các proton biến thành neutron. Trong các vụ nổ siêu sao, các nguyên tố nặng được tạo ra trong quá trình tiến hóa của các sao sẽ bay vào trong khoảng không vũ trụ. William Alfred Fowler đã làm sáng tỏ rất chi tiết cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm các phản ứng hạt nhân quan trọng nhất trong các ngôi sao và sự hình thành các nguyên tố nặng. Fowler và Chandrasekhar cùng nhận giải Nobel vật lý năm 1983. Thiên văn vô tuyến cung cấp các thông tin về các vật thể vũ trụ mà chúng ta không thể quan sát được bằng phổ quang học. Sir Martin Ryle đã phát triển một phương pháp trong đó các tín hiệu từ vài kính thiên văn đặt cách xa nhau có thể kết hợp với nhau để làm tăng độ phân giải của bản đồ nguồn sóng radio từ bầu trời. Antony Hewish và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện một phát minh rất ngẫu nhiên vào năm 1964 khi sử dụng kính thiên văn của Ryle: các vật thể không xác định gọi là pulsar phát ra các xung tần số sóng vô tuyến với tốc độ lặp lại rất xác định. Ryle và Hewish chia giải Nobel vật lý năm 1974. Năm 1974 cuộc tìm kiếm pulsar là đối tượng chính của các nhà thiên văn vô tuyến, nhưng một bất ngờ khác đã đến vào mùa hè năm đó khi Russell Alan Hulse và Joseph Hooton Taylor, Jr. đã chú ý đến sự điều biến chu kì của tần số các xung của một pulsar mới được phát hiện gọi là PSR 1913+16. Đó chính là pulsar đôi đầu tiên được ghi nhận, nó được đặt tên như vậy bởi vì sao neutron phát ra sóng radio là một thành phần trong một hệ sao đôi có kích thước gần bằng nhau. Các quan sát trên 20 năm về hệ sao này cho thấy bằng chứng của sóng hấp dẫn. Sự suy giảm của tần số quay rất phù hợp với các tính toán dựa trên lý thuyết của Einstein về mất mát năng lượng gây ra do phát ra sóng hấp dẫn. Hulse và Taylor chia nhau giải Nobel vật lý vào năm 1993. Tuy vậy việc thu trực tiếp sóng hấp dẫn trên Trái Đất vẫn chưa được thực hiện. Từ đơn giản đến phức tạp Hạt nhân nguyên tử Để đơn giản hóa, người ta coi hạt nhân nguyên tử, theo một phép gần đúng bậc một, được tạo thành từ các hạt nucleon. Mô hình đầu tiên về cấu trúc hạt nhân là mô hình các lớp hạt nhân do Maria Goeppert-Mayer và Johannes D. Jensen đưa ra vào cuối những năm 1940. Họ nhận thấy rằng ít nhất đối với các hạt nhân với hình gần như hình cầu thì các nucleon bên ngoài cùng cũng lấp đầy các mức năng lượng giống như các điện tử trong nguyên tử. Tuy vậy, trật tự của các nucleon lại khác với các điện tử và được xác định bởi một thế năng chung và bởi sự kết cặp spin-quỹ đạo rất mạnh của các lực hạt nhân. Mô hình của họ giải thích tại sao hạt nhân lại đặc biệt ổn định với một số xác định (con số kì diệu) các proton. Họ chia nhau giải Nobel vật lý năm 1963 cùng với Eugene Wigner, người đã công thức hóa các nguyên lý đối xứng cơ bản rất quan trọng trong vật lý hạt nhân và vật lý hạt. Hạt nhân có số nucleon khác với con số kì diệu thì lại không phải là hình cầu. Niels Bohr đã từng nghiên cứu mô hình giọt chất lỏng áp dụng cho các hạt nhân bị biến dạng như vậy (có thể có dạng hình e-líp), vào năm 1939 người ta thấy rằng nếu kích thích các hạt nhân bị biến dạng mạnh có thể dẫn đến sự phân chia hạt nhân, tức là hạt nhân bị phá vỡ thành hai mảnh lớn. Otto Hahn nhận giải Nobel hóa học năm 1944 cho phát hiện quá trình mới này. Hình phi cầu của hạt nhân biến dạng sinh thêm các bậc tự do cũng giống như sự dao động tập thể của các hạt nhân. James Rainwater, Aage Bohr (con trai của Niels Bohr) và Ben Mottelson đã phát triển các mô hình miêu tả các kích thích hạt nhân và họ cùng nhận giải Nobel vật lý năm 1975. Các mô hình về hạt nhân được nhắc đến trên đây không chỉ dựa trên các nguyên lý chung, có tính định hướng mà còn dựa trên các thông tin ngày càng tăng về phổ hạt nhân. Harold C. Urey đã phát hiện ra deuterium, một đồng vị nặng của hydrogen và, vì thế, ông được trao giải Nobel về hóa học vào năm 1934. Fermi, Lawrence, Cockcroft và Walton, được nhắc đến ở phần trước, đã phát triển các phương pháp để tạo ra các đồng vị hạt nhân không bền. Edwin M. McMillan và Glenn T. Seaborg nhận giải Nobel hóa học năm 1951 vì đã mở rộng bảng đồng vị hạt nhân tới các nguyên tố nặng nhất. Năm 1954, Walther Bothe và Max Born (được nhắc đến ở trên) nhận giải Nobel vật lý vì phát triển phương pháp trùng hợp cho phép những người nghiên cứu quang phổ có thể lựa chọn các chuỗi bức xạ hạt nhân có liên quan từ phân rã hạt nhân. Nguyên tử Một bài toán có từ lâu vẫn chưa được giải quyết là các vấn đề toán học liên quan đến các tương tác lẫn nhau giữa các điện tử sau khi tính đến lực hút của các hạt nhân mang điện tích dương. Một khía cạnh của vấn đề này đã được đề cập bởi một trong những người đạt giải Nobel hóa học mới đây (1998), đó là Walter Kohn. Ông đã phát triển phương pháp hàm mật độ có thể áp dụng vào các nguyên tử tự do cũng như áp dụng cho các điện tử trong các phân tử và trong chất rắn. Vào đầu thế kỉ 20, bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học vẫn chưa hoàn thiện. Lịch sử ban đầu của giải Nobel bao gồm các phát hiện một số các nguyên tố còn thiếu. Lord Rayleigh đã chú ý đến những dị thường về khối lượng nguyên tử tương đối khi các mẫu oxy và nitơ được tách trực tiếp từ không khí quanh ta chứ không phải tách chúng từ các thành phần hóa học. Ông kết luận rằng khí quyển phải có chứa thành phần chưa biết, đó là nguyên tố argon, có khối lượng nguyên tử là 20. Ông nhận giải Nobel vật lý năm 1904, cùng năm với Sir William Ramsay nhận giải Nobel hóa học vì đã tách được nguyên tố heli. Trong nửa cuối của thế kỉ 20, đã có một sự phát triển vượt bậc về phổ và độ chính xác nguyên tử, mà nhờ đó người ta có thể đo được các dịch chuyển giữa các trạng thái nguyên tử, hoặc phân tử, rơi vào vùng vi sóng hoặc vùng ánh sáng khả kiến. Vào những năm 1950, Alfred Kastler (giải Nobel năm 1966) và các đồng nghiệp cho thấy các điện tử trong các nguyên tử có thể được đặt vào các trạng thái kích thích lọc lựa bằng các sử dụng ánh sáng phân cực. Sau phân rã phóng xạ, ánh sáng phân cực cũng có thể làm cho spin của các nguyên tử ở trạng thái cơ bản định hướng. Cảm ứng dịch chuyển tần số vô tuyến đã mở ra các khả năng đo một cách chính xác hơn trước rất nhiều các tính chất của các trạng thái bị lượng tử hóa của các điện tử trong nguyên tử. Một hướng phát triển song song đã dẫn đến việc phát hiện ra maser và laser dựa trên khuếch đại phát xạ kích thích sóng vô tuyến trong các trường sóng điện từ ở vùng vi sóng và khả kiến – các hiệu ứng mà về mặt nguyên lý đã được tiên đoán từ các phương trình của Einstein vào năm 1917 nhưng đã không được quan tâm đặc biệt cho đến tận đầu những năm 1950. Charles H. Townes đã phát triển maser đầu tiên vào năm 1958. Nikolay G. Basov và Aleksandr M. Prokhorov đã thực hiện công trình lý thuyết về nguyên lý maser. Maser đầu tiên sử dụng một dịch chuyển kích thích trong phân tử ammonium. Nó đã phát ra bức xạ vi sóng mạnh không giống như các bức xạ tự nhiên (với các quang tử có các pha khác nhau). Độ sắc nét của tần số của maser ngay lập tức trở thành một công cụ quan trọng trong kĩ thuật, xác định thời gian và các mục đích khác. Townes nhận nửa giải Nobel vật lý năm 1964, Basov và Prokhorov chia nhau một nửa giải còn lại. Đối với bức xạ khả kiến, sau này laser được phát triển trong một số phòng thí nghiệm. Nicolaas Bloembergen và Arthur L. Schawlow được nhận nửa giải Nobel năm 1981 cho công trình nghiên cứu về phổ laser chính xác của các nguyên tử và phân tử. Một nửa giải của năm đó được trao cho Kai M. Siegbahn (con trai của Manne Siegbahn), người đã phát triển một phương pháp có độ chính xác cao trong việc xác định phổ nguyên tử và phân tử dựa vào các điện tử phát ra từ các lớp điện tử bên trong khi bị tác động của chùm tia X có năng lượng đã được xác định. Phổ điện tử của ông được sử dụng làm công cụ phân tích trong rất nhiều ngành của vật lý và hóa học. Norman F. Ramsey đã phát triển các phương pháp chính xác dựa trên sự hưởng ứng của các điện tử tự do trong chùm nguyên tử với trường điện từ tần số vô tuyến, Wolfgang Paul đã phát minh ra các bẫy nguyên tử tạo thành từ các điện trường và từ trường tác động lên toàn bộ thể tích mẫu. Nhóm nghiên cứu của Hans G. Dehmelt là những người đầu tiên cách ly được các hạt riêng lẻ (trong trường hợp này là các phản điện tử) cũng như là các nguyên tử riêng lẻ trong các bẫy như vậy. Lần đầu tiên, các nhà thực nghiệm có thể "giao tiếp" được với các nguyên tử riêng biệt bằng các tín hiệu vi sóng và laser. Điều này cho phép nghiên cứu các khía cạnh mới của tính chất cơ học lượng tử và làm tăng độ chính xác hơn nữa trong việc xác định tính chất nguyên tử và chuẩn hóa thời gian. Paul và Dehmelt nhận một nửa giải Nobel năm 1989 và nửa còn lại được trao cho Ramsey. Bước cuối cùng trong tiến bộ này là làm cho các nguyên tử trong các bẫy như vậy chuyển động chậm đến mức, ở trạng thái cân bằng nhiệt trong môi trường khí, chúng có thể tương ứng với nhiệt độ chỉ vài micro Kenvin. Điều đó được thực hiện bằng cách cho chúng vào để làm nguội bằng laser thông qua một tập hợp các hệ thống được thiết kế rất thông minh do Steven Chu, Claude Cohen-Tannoudji và William D. Phillips thực hiện khi nhóm này nghiên cứu thao tác lên các nguyên tử thông qua quá trình va chạm với các quang tử laser. Công trình của họ được nhìn nhận bằng giải Nobel năm 1997. Phân tử và plasma Các phân tử tạo thành từ các nguyên tử. Chúng tạo ra mức phức tạp tiếp theo khi nghiên cứu các hệ nhiều hạt. Nhưng các nghiên cứu phân tử thường được coi như một nhánh của hóa học và hiếm khi được trao giải Nobel về vật lý. Chỉ có một ngoại lệ đó là công trình của Johannes Diderik van der Waals, ông đã đưa ra các phương trình trạng thái của các phân tử cho chất khí khi tính đến tương tác lẫn nhau giữa các phân tử và sự giảm thể tích tự do gây ra bởi kích thước hữu hạn của chúng. Các phương trình van der Waals là những điểm rất quan trọng trong việc miêu tả quá trình ngưng tụ của các chất khí thành chất lỏng. Ông nhận giải Nobel vật lý năm 1910. Jean B. Perrin nghiên cứu chuyển động của các hạt nhỏ phân tán trong nước và nhận giải Nobel năm 1926. Nghiên cứu của ông cho phép khẳng định lý thuyết thống kê của Einstein về chuyển động Brown cũng như các định luật điều khiển quá trình cân bằng của các hạt phân tán trong chất lỏng khi chịu tác dụng của trọng lực. Năm 1930, Sir C. Venkata Raman nhận giải Nobel vật lý cho các quan sát của ông chứng tỏ rằng ánh sáng tán xạ từ các phân tử bao gồm các thành phần có tần số bị dịch chuyển tương ứng với ánh sáng đơn sắc. Sự dịch chuyển này gây bởi sự tăng hoặc giảm năng lượng đặc trưng của phân tử khi chúng thay đổi chuyển động quay hoặc dao động. Phổ Raman nhanh chóng trở thành nguồn thông tin quan trọng cung về cấu trúc và động học phân tử. Plasma là trạng thái khí của vật chất trong đó các nguyên tử hoặc phân tử bị ion hóa rất mạnh. Lực điện từ giữa các ion dương và giữa các ion và điện tử đóng một vai trò nổi trội, điều này làm tăng tính phức tạp khi nghiên cứu plasma so với nguyên tử hoặc phân tử trung tính. Năm 1940, Hannes Alfvén đã chứng minh rằng một loại chuyển động tập thể mới, gọi là sóng từ-thủy động lực học có thể được sinh ra trong các hệ plasma. Các sóng này đóng một vai tròn quan trọng xác định tính chất của plasma, trong phòng thí nghiệm cũng như trong khí quyển Trái Đất và trong vũ trụ. Alfvén nhận nửa giải Nobel năm 1970. Vật lý chất rắn Cấu trúc tinh thể Các tinh thể được đặc trưng bởi sự sắp xếp đều đặn của các nguyên tử. Sau khi phát hiện ra tia X không lâu, Max von Laue nhận thấy rằng, các tia X bị tán xạ khi đi qua các tinh thể chất rắn giống như ánh sáng đi qua một cách tử quang học. Có hiện tượng này là do bước sóng của tia X thông thường trùng với khoảng cách giữa các nguyên tử trong chất rắn. Sir William Henry Bragg (cha) và William Lawrence Bragg (con) lần đầu tiên dùng tia X để đo khoảng cách giữa các nguyên tử và phân tích sự sắp xếp hình học của các nguyên tử trong các tinh thể đơn giản. Vì các công trình tiên phong trong việc nghiên cứu tinh thể học bằng tia X, họ được trao giải Nobel vật lý, Laue năm 1914 và cha con Bragg năm 1915. Cấu trúc của tinh thể là trạng thái ổn định nhất trong nhiều trạng thái rắn mà nguyên tử có thể được sắp xếp tại nhiệt độ và áp suất thông thường. Vào những năm 1930, Percy W. Bridgman đã phát minh ra các dụng cụ mà nhờ đó có thể nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc tinh thể, tính chất điện, từ, nhiệt của chất rắn dưới áp suất cao. Rất nhiều tinh thể thể hiện các chuyển pha dưới các điều kiện đặc biệt như vậy. Sự sắp xếp hình học của các nguyên tử bị thay đổi đột ngột tại áp suất nhất định. Bridgman nhận giải Nobel vật lý năm 1946 cho các phát minh trong lĩnh vực vật lý áp suất cao. Vào những năm 1940, nhờ sự phát triển của các máy phản ứng phân rã hạt nhân, các nhà thực nghiệm có thể thu được các neutron năng lượng thấp. Người ta cũng thấy rằng, giống như tia X, các neutron cũng rất hiệu quả trong việc xác định cấu trúc tinh thể bởi vì bước sóng de Broglie của hạt nhân cũng cỡ khoảng cách giữa các nguyên tử trong chất rắn. Clifford G. Shull đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kĩ thuật nhiễu xạ neutron trong việc xác định cấu trúc tinh thể, và cũng cho cho biết rằng, sự sắp xếp của các mô men từ nguyên tử trong các vật liệu có trật tự từ có thể làm tăng nhiễu xạ neutron, cung cấp một công cụ rất mạnh để xác định cấu trúc từ. Shull nhận giải Nobel vật lý năm 1994 cùng với Bertram N. Brockhouse, chuyên gia về một khía cạnh khác của tán xạ neutron trên chất rắn: khi các neutron kích thích kiểu dao động tử mạng trong tinh thể gây ra suy giảm năng lượng. Do đó, Brockhouse đã phát triển máy phổ neutron 3 chiều, nhờ đó có thể thu được toàn vẹn các đường cong tán sắc (năng lượng của dan động tử mạng là một hàm của véc tơ sóng). Các đường cong tương tự có thể thu được đổi với dao động tử từ (magnon). Tính chất từ của chất rắn John H. Van Vleck có đóng góp đặc biệt cho lý thuyết từ học trong chất rắn vào những năm sau khi cơ học lượng tử ra đời. Ông đã tính toán các ảnh hưởng của liên kết hóa học lên các nguyên tử thuận từ và giải thích sự phụ thuộc vào nhiệt độ và từ trường ngoài của tính chất từ. Đặc biệt ông đã phát triển lý thuyết trường tinh thể của các hợp chất của các kim loại chuyển tiếp, đó là điều vô cùng quan trọngtrong việc tìm hiểu các tâm hoạt động trong các hợp chất dùng cho vật lý laser cũng như sinh học phân tử. Ông cùng nhận giải Nobel vật lý với Philip Warren Anderson và Sir Neville Francis Mott (xem dưới đây). Các nguyên tử từ có thể có các mô men từ sắp xếp theo cùng một phương trong một thể tích nhất định (vật liệu như vậy được gọi là vật liệu sắt từ), hoặc các mô men có cùng độ lớn nhưng lại sắp xếp đan xen thuận rồi đến nghịch (vật liệu nghịch từ, vật liệu phản sắt từ), hoặc sắp xếp đan xen nhưng độ lớn lại khác nhau (vật liệu ferri từ). Louis E. F. Néel đã đưa ra các mô hình cơ bản miêu tả các vật liệu phản sắt từ và ferri từ, đó là các thành phần quan trọng trong nhiều dụng cụ chất rắn. Các vật liệu đó được nghiên cứu rất nhiều bằng kĩ thuật nhiễu xạ neutron đã nói trên đây. Néel nhận một nửa giải Nobel vật lý năm 1970. Trật tự của các nguyên tử trong tinh thể chất rắn cũng như rất nhiều loại trật tự từ khác nhau là những ví dụ của các hiện tượng trật tự nói chung trong tự nhiên khi các hệ tìm thấy sự sắp xếp sao cho có lợi về mặt năng lượng bằng cách chọn những trạng thái đối xứng nhất định. Các hiện tượng tới hạn, là các hiện tượng mà tính đối xứng sắp bị thay đổi (ví dụ khi nhiệt độ thay đổi chẳng hạn), có tính phổ quát cao cho các loại chuyển pha khác nhau, mà trong đó bao gồm cả chuyển pha từ. Kenneth G. Wilson, người nhận giải Nobel vật lý năm 1982, đã phát triển một lý thuyết gọi là lý thuyết tái chuẩn hóa cho các hiện tượng tới hạn liên hệ với các chuyển pha, một lý thuyết còn được ứng dụng trong lý thuyết trường của vật lý hạt cơ bản. Năm 2007, giải Nobel Vật lý được trao Albert Fert và Peter Grunberg cho thành tựu phát minh ra hiệu ứng từ điện trở khổng lồ, một hiệu ứng quan trọng cho sự phát triển của kỹ thuật máy tính, và là nền tảng cho một ngành mới ra đời là spintronics. Tinh thể lỏng Các tinh thể lỏng tạo ra một lớp vật liệu đặc biệt có rất nhiều đặc tính lý thú, trên cả quan điểm tương tác cơ bản trong chất rắn cũng như các ứng dụng kĩ thuật. Pierre-Gilles de Gennes đã phát triển lý thuyết cho tinh thể lỏng và sự chuyển giữa các pha có độ trật tự khác nhau. Ông cũng sử dụng cơ học thống kê để mô tử sự sắp xếp và động lực học của các chuỗi polymer, và bằng cách đó cho thấy rằng các phương pháp được phát triển cho các hiện tượng trật tự trong các hệ đơn giản có thể được khái quát hóa cho các hệ phức tạp có mặt trong chất rắn mềm. Vì đóng góp đó, ông nhận giải Nobel vật lý năm 1991. Một dạng chất lỏng đặc biệt đã được quan tâm nghiên cứu đó là chất lỏng heli. Tại áp suất thông thường, heli là chất hóa lỏng ở nhiệt độ thấp nhất. heli cũng có hiệu ứng đồng vị mạnh nhất, từ heli (4) hóa lỏng ở nhiệt độ 4,2 Kelvin, cho đến heli (3) hóa lỏng ở nhiệt độ 3,2 Kelvin. Heike Kamerlingh Onnes là người đầu tiên hóa lỏng heli vào năm 1909. Ông nhận giải Nobel vật lý năm 1913 cho các kết quả của heli lỏng và cho các nghiên cứu của ông về tính chất của vật chất tại nhiệt độ thấp. Lev D. Landau đã đưa ra các khái niệm cơ bản (ví dụ như chất lỏng Landau) liên quan đến các hệ nhiều hạt trong chất rắn và áp dụng các khái niệm đó vào lý thuyết heli lỏng để giải thích các hiện tượng đặc biệt của heli (4) như là hiện tượng siêu chảy (xem dưới đây), kích thích roton và các hiện tượng âm học. Ông được trao giải Nobel năm 1962. Tại nhiệt độ cực thấp Vào những năm 1920 và 1930, Pyotr L. Kapitsa đã phát triển một số kĩ thuật thực nghiệm để thực hiện và nghiên cứu các hiện tượng ở nhiệt độ thấp. Ông nghiên cứu nhiều khía cạnh của heli (4) lỏng và cho thấy rằng heli lỏng có tính siêu chảy (tức là chảy không có ma sát) khi nhiệt độ thấp hơn 2,2 Kelvin. Sau này hiện tượng siêu chảy được hiểu là sự thể hiện của mối liên hệ lượng tử giữa hiện tượng ngưng tụ Bose-Einstein (được tiên đoán bằng lý thuyết vào năm 1920) và nhiều tính chất giống như trạng thái siêu dẫn của điện tử trong một số chất dẫn điện đặc biệt. Kapitsa được trao một nửa giải Nobel vật lý năm 1978. Năm 2001, Eric A. Cornell và Carl E. Wieman đã quan sát hiện tượng ngưng tụ Bose-Einstein khi làm lạnh 2000 nguyên tử rubidium đến nhiệt độ chỉ bằng 2 phần tỉ độ trên nhiệt độ không tuyệt đối. Độc lập với hai nhà vật lý trên, Wolfgang Ketterle đã thực hiện các thí nghiệm với nguyên tử natri và ông đã tiến hành với một số nguyên tử lớn hơn và thu được nhiều kết quả hơn. Ông chứng minh rằng hai trạng thái ngưng tụ có thể lan truyền vào nhau và do đó giao thoa với nhau giống như giao thoa của sóng nước khi chúng ta ném hai hòn đá giống nhau xuống nước cùng một lúc. Ketterle tạo ra một luồng các hạt ngưng tụ có tính chất giống laser nhưng khác ở chỗ laser loại này được tạo thành từ hạt vật chất chứ không phải tại thành từ hạt ánh sáng. heli (3) thì lại thể hiện các hiện tượng đặc biệt, vì mỗi hạt nhân heli có spin khác không chứ không giống như heli (4). Do đó, nó giống như là các hạt fermion và không bị ngưng tụ Bose-Einstein như các hạt boson. Tuy vậy, giống như các vật liệu siêu dẫn (xem dưới đây), các cặp hạt có spin bán nguyên có thể tạo thành các hạt giả boson và có thể bị ngưng tụ gây nên trạng thái siêu chảy. Hiện tượng siêu chảy của heli (3) xảy ra tại nhiệt độ thấp hơn của heli (4) hàng ngàn lần và đã được David M. Lee, Douglas D. Osheroff và Robert C. Richardson phát hiện ra, họ nhận giải Nobel vật lý năm 1996. Họ đã quan sát thấy các pha siêu chảy khác nhau cho thấy cấu trúc xoáy phức tạp và các hiện tượng lượng tử rất thú vị. Phát xạ điện tử của chất rắn Các điện tử trong chất rắn có thể bị định xứ ở xung quanh các nguyên tử của chúng trong các chất cách điện, hoặc chúng có thể chuyển động qua lại giữa các vị trí của các nguyên tử trong các chất dẫn điện hoặc chất bán dẫn. Vào đầu thế kỉ 20, người ta biết rằng các kim loại có thể phát ra các điện tử khi bị nung nóng, nhưng người ta không biết điện tử phát ra là do bị kích thích nhiệt hay là do các tương tác hóa học với môi trường khí xung quanh. Bằng các thực nghiệm tiến hành trong môi trường có chân không cao, cuối cùng, Owen W. Richardson đã xác định rằng sự phát xạ của điện tử là do hiệu ứng nhiệt và ông cũng thiết lập định luật phân bố của các điện tử theo vận tốc. Và do đó, Richardson nhận giải Nobel năm 1928. Siêu dẫn Năm 1911, Heike Kamerlingh Onnes đã thấy rằng điện trở của thủy ngân giảm xuống nhỏ hơn một phần tỷ giá trị bình thường khi bị làm lạnh thấp hơn một nhiệt độ chuyển pha Tc khoảng 4 Kelvin. Như được nhắc ở phần trên, ông đã nhận giải Nobel năm 1913. Tuy vậy, một thời gian dài người ta không hiểu tại sao các điện tử có thể chuyển động mà không bị cản trở trong các chất siêu dẫn tại nhiệt độ thấp. Nhưng vào đầu những năm 1960, Leon N. Cooper, John Bardeen và J. Robert Schrieffer đã đưa ra lý thuyết dựa trên ý tưởng là các cặp điện tử (có spin và hướng chuyển động ngược nhau) có thể giảm một lượng năng lượng Eg bằng cách chia sẻ một cách chính xác cùng một độ biến dạng của mạng tinh thể khi chúng chuyển động. Các cặp Cooper này hành động giống như các hạt boson. Sự tạo cặp này cho phép chúng chuyển động như một chất lỏng liên kết, không bị ảnh hưởng khi các kích thích nhiệt (có năng lượng là kT) nhỏ hơn năng lượng tạo thành khi kết cặp (Eg). Lý thuyết BCS này được trao giải Nobel vật lý năm 1972. Đột phá trong việc hiểu cơ sở cơ học năng lượng này dẫn đến các tiến bộ trong các mạch siêu dẫn: Brian D. Josephson đã phân tích sự dịch chuyển của các hạt tải điện giữa hai kim loại siêu dẫn được ngăn cách bởi một lớp vật liệu dẫn điện thường rất mỏng. Ông tìm thấy rằng pha lượng tử xác định tính chất dịch chuyển là một hàm dao động của điện thế bên ngoài đặt lên chuyển tiếp này. Hiệu ứng Josephson có các ứng dụng quan trọng trong các phép đo chính xác vì nó thiết lập mối liên hệ giữa điện thế và tần số. Josephson nhận một nửa giải Nobel vật lý năm 1973. Ivar Giaever, người đã phát minh và nghiên cứu các tính chất chi tiết của chuyển tiếp đường ngầm này (một hệ thống điện tử dựa trên chất siêu dẫn) chia nhau nửa giải còn lại với Leo Esaki cho công trình nghiên cứu về hiệu ứng đường ngầm trong chất bán dẫn (xem dưới đây). Giải Nobel vật lý năm 2003 được trao cho Alexei A. Abrikosov, Vitaly L. Ginzburg và Anthony J. Leggett vì có những đóng góp để cải thiện hiểu biết của con người về hiện tượng siêu dẫn và siêu lỏng. Mặc dầu có khá nhiều các hợp kim và hợp chất siêu dẫn được phát hiện trong khoảng 75 năm sau phát hiện của Kamerlingh-Onnes, hiện tượng siêu dẫn mãi được xem như là hiện tượng chỉ xảy ra tại nhiệt độ thấp, với nhiệt độ chuyển pha siêu dẫn thấp hơn 20 Kelvin. Cho nên khi J. Georg Bednorz và K. Alexander Müller cho thấy rằng oxide lanthan-đồng có pha thêm bari có nhiệt độ chuyển pha là 35 Kelvin thì mọi người rất ngạc nhiên. Và ngay sau đó, các phòng thí nghiệm khác công bố các hợp chất có cấu trúc tương tự như thế có tính siêu dẫn ở nhiệt độ khoảng 100 Kelvin. Phát hiện về siêu dẫn nhiệt độ cao này khởi động một làn sóng trong vật lý hiện đại: tìm hiểu có chế có bản cho tính siêu dẫn của các vật liệu đặc biệt này. Bednorz and Müller nhận giải Nobel năm 1987. Tính chất điện của chất rắn Chuyển động của các điện tử trong kim loại ở trạng thái dẫn điện bình thường đã được mô hình hóa về lý thuyết đến một độ phức tạp chưa từng có từ khi có mặt của cơ học lượng tử. Một trong những bước tiến lớn ban đầu là việc đưa vào khái niệm sóng Bloch, hàm sóng được lấy tên của nhà vật lý Felix Bloch (người nhận nửa giải Nobel vật lý năm 1952 cho công trình nghiên cứu về cộng hưởng từ). Một khái niệm quan trọng nữa là chất lỏng điện tử trong các chất dẫn điện do Lev Landau (xem phần heli lỏng). Philip Warren Anderson đã có những đóng góp quan trọng vào lý thuyết cấu trúc điện tử của các kim loại, đặc biệt là các bất đồng nhất trong các hợp kim và các nguyên tử từ tạp chất trong các kim loại. Neville Francis Mott đã nghiên cứu các điều kiện chung cho tính dẫn điện của điện tử trong chất rắn và đưa ra các công thức xác định các điểm mà một chất bán dẫn biến thành một chất dẫn điện (chuyển pha Mott) khi thành phần hoặc các thông số bên ngoài bị thay đổi. Anderson và Mott chia nhau một nửa giải Nobel năm 1977 và một nửa giải được trao cho John H. Van Vleck cho các nghiên cứu lý thuyết về cấu trúc điện tử của các hệ từ và mất trật tự. Tính chất nhiệt của chất rắn Một giải Nobel vật lý trước đây (1920) đã được trao cho Charles E. Guillaume cho phát hiện cho thấy rằng giãn nở nhiệt của một số thép-nikel (hợp kim được gọi là invar) bằng không. Giải Nobel này được trao chủ yếu bởi tầm quan trọng của các hợp kim invar trong các phép đo chính xác được dùng trong vật lý, ngành đo đạc và đặc biệt là thước mét chuẩn được đặt ở Paris. Các hợp kim này được dùng rất rộng rãi trong các dụng cụ có độ chính xác cao như là đồng hồ,... Các cơ sở lý thuyết về sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ giãn nở chỉ mới được giải thích gần đây. Và mới đây (1998), Walter Kohn nhận giải Nobel hóa học cho các phương pháp của ông khi xử lý các tương quan trao đổi lượng tử, mà nhờ đó người ta có thể vượt qua các giới hạn trong tính toán cấu trúc điện tử trong chất rắn và các phân tử. Chất bán dẫn Trong các chất bán dẫn, độ linh động của các điện tử bị giảm đi rất mạnh do có sự tồn tại của vùng cấm năng lượng đối với các điện tử, gọi là các khe năng lượng. Sau khi người ta hiểu được vai trò cơ bản của các tạp chất cho điện tử và nhận điện tử trong silicon siêu sạch (và sau này còn có các vật liệu khác), các chất bán dẫn được sử dụng làm các bộ phận trong điện kĩ thuật. William B. Shockley, John Bardeen (xem thêm lý thuyết BCS) và Walter H. Brattain đã tiến hành các nghiên cứu cơ bản về siêu dẫn và đã phát triển transistor loại một. Đó là bình minh của kỉ nguyên linh kiện điện tử. Họ cùng nhận giải Nobel năm 1956. Sau này Leo Esaki đã phát triển diode tunnel (diode đường ngầm), một linh kiện điện tử có điện trở vi phân âm, đó là một tính chất kĩ thuật rất thú vị. Nó tạo thành từ hai chất bán dẫn pha tạp loại n và loại p, có một đầu chuyển dư điện tử và một đầu khác thiếu điện tử. Hiệu ứng đường ngầm xuất hiện khi điện thế dịch lớn hơn khe năng lượng trong các chất bán dẫn. Ông chia giải Nobel vật lý năm 1973 với Brian D. Josephson. Với kĩ thuật hiện đại, người ta có thể tạo các màng mỏng cấu trúc xác định từ các vật liệu bán dẫn và chúng thể tiếp xúc trực tiếp với nhau. Với cấu trúc không đồng nhất như vậy, con người không bị giới hạn vào các khe năng lượng trong các chất bán dẫn như silicon hoặc germani nữa. Herbert Kroemer đã phân tích lý thuyết về độ linh động của các điện tử và lỗ trống trong các chuyển tiếp không đồng nhất. Lý thuyết của ông dẫn đến việc tạo ra các transistor với các đặc trưng được cải tiến rất nhiều mà sau này gọi là HEMT (transistor có độ linh động điện tử cao). Các HEMT rất quan trọng đối với các linh kiện điện tử tốc độ cao ngày nay. Kroemer cũng giả thiết rằng các cấu trúc không đồng nhất kép có thể tạo điều kiện cho hoạt động của laser, cùng khoảng thời gian với Zhores I. Alferov đưa ra ý tưởng như thế. Sau này Alferov đã tạo ra laser bán dẫn xung đầu tiên vào năm 1970. Sự kiện này là điểm khởi đầu của kỉ nguyên các dụng cụ quang điện hiện này đang dùng trong các diode laser, đầu đọc đĩa CD, đầu đọc mã vạch và cáp quang viễn thông. Và gần đây, Alferov và Kroemer chia nhau một nửa giải Nobel vật lý năm 2000, nửa giải còn lại về tay Jack S. Kilby, đồng phát minh mạch điện tử tích hợp (xem phần sau Vật ly và Kĩ thuật). Khi áp một thế điện cực lên các hệ cấu trúc không đồng nhất, người ta có thể tạo ra các màng ngược, trong đó các hạt tải điện chỉ chuyển động trong không gian hai chiều. Các màng như vậy lại hóa ra có các tính chất rất thú vị và kì lạ. Năm 1982, Klaus von Klitzing phát hiện ra hiệu ứng Hall lượng tử. Khi một từ trường mạnh đặt vuông góc với mặt phẳng của màng giả hai chiều, thì các điều kiện lượng tử lại không tăng một cách tuyến tính với sự tăng của từ trường mà lại tăng một cách nhảy bậc ở biên của mẫu. Điện trở Hall giữa các bậc này có giá trị h/ie2 trong đó i là các số nguyên tương ứng với các quỹ đạo điện tử bị lượng tử hóa. Hiệu ứng này cho phép có thể đo tỉ số giữa các hằng số cơ bản rất chính xác, nó có hệ quả quan trọng trong kĩ thuật đo lường, von Klitzing nhận giải Nobel vật lý năm 1985. Một ngạc nhiên nữa đến ngay sau khi Daniel C. Tsui và Horst L. Störmer thực hiện các nghiên cứu kĩ hơn về hiệu ứng Hall lượng tử sử dụng các màng ngược trong các vật liệu siêu sạch. Trạng thái ổn định xuất hiện trong hiệu ứng Hall không chỉ đối với từ trường tương ứng với sự lấp đầy của các quỹ đạo bởi một, hai, ba v.v. giá trị điện tích của điện tử mà còn đối với các điện tích không nguyên! Điều này chỉ có thể được hiểu dựa vào một khái niệm về chất lỏng lượng tử mới mà ở đó chuyển động của các điện tử độc lập có điện tích e được thay thế bởi các kích thích trong một hệ nhiều hạt mà hệ này cư xử (trong một từ trường mạnh) như thể các điện tích có giá trị e/3, e/5,... tham gia vào. Robert B. Laughlin phát triển lý thuyết miêu tả trạng thái mới của vật chất này và chia giải Nobel vật lý năm 1998 với Tsui and Störmer. Hiệu ứng Mossbauer Đôi khi các phát hiện trong một lĩnh vực của vật lý lại hóa ra có các ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực vật lý khác. Một ví dụ liên quan đến vật lý chất rắn đó là quan sát của Rudolf L. Mössbauer vào cuối những năm 1950. Hạt nhân của nguyên từ hấp thụ có thể bị kích thích cộng hưởng bởi các tia gamma phát ra từ các nguyên tử phát xạ được chọn một cách hợp lý khi các nguyên tử trong cả hai trường hợp được bắn ra sao cho sự giật lùi của chúng loại trừ nhau. Năng lượng bị lượng tử hóa của hạt nhân trong điện từ trượng nội của chất rắn đó có thể được xác định vì năng lượng đó tương ứng với các vị trí khác nhau của sự cộng hưởng mà sự cộng hưởng này rất sắc nét. Hiệu ứng Mössbauer này là cơ sở của phổ Mossbauer, nó trở nên quan trọng trong việc xác định cấu trúc điện từ của nhiều vật liệu và Mössbauer nhận một nửa giải Nobel vật lý năm 1961 cùng với R. Hofstadter. Vật lý và kỹ thuật Giải Nobel 1912 đã được trao cho Nils Gustaf Dalén cho phát minh về van mặt trời tự động được dùng rộng rãi trong các cột mốc và phao trong ngành hàng hải. Phát minh đó dựa trên sự khác nhau về bức xạ nhiệt từ các vật có độ phản xạ ánh sáng khác nhau. Hiệu ứng này được dùng để ngắt nguồn cấp khí tự động vào ban ngày và làm giảm nhiều nhu cầu bảo dưỡng trên biển. Khoảng đầu thế kỉ 20, Gabriel Lippmann đã phát triển một phương pháp chụp ảnh màu sử dụng hiệu ứng giao thoa ánh sáng. Phương pháp của Lippmann mất nhiều thời gian phơi sáng. Sau này phương pháp đó bị thay thế bởi các kĩ thuật nhiếp ảnh khác nhưng nó lại có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật tạo ảnh ba chiều chất lượng cao. Trong hiển vi quang học, Frits Zernike cho thấy rằng thậm chí các vật hấp thụ bức xạ rất yếu (trong suốt khi nhìn bằng mắt thường) có thể nhìn thấy được nếu chúng tạo thành từ những vùng có hệ số khúc xạ ánh sáng khác nhau. Trong kính hiển vi nhạy pha của Zernike, người ta có thể phân biệt các vệt sáng có pha bị thay đổi khi đi qua các vùng không đồng nhất. Kính hiển vi loại này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc quan sát các mẫu sinh học. Zernike nhận giải Nobel vật lý năm 1953. Vào những năm 1940, Dennis Gabor đề ra nguyên lý ảnh ba chiều. Ông tiên đoán rằng nếu tia sáng tới có thể giao thoa với tia phản xạ từ một mảng hai chiều thì có thể tạo được một ảnh ba chiều của vật thể. Tuy vậy, việc thực hiện ý tưởng này phải đợi đến khi laser được phát hiện. Laser có thể cung cấp ánh sáng cố kết cần thiết cho quan sát hiện tượng giao thoa nói ở trên. Gabor nhận giải Nobel năm 1971. Hiển vi điện tử có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên. Ngay sau khi C. J. Davisson và G. P. Thomson phát hiện ra bản chất sóng của điện tử, người ta nhận thấy rằng bước sóng ngắn của điện tử năng lượng cao có thể làm tăng độ phân giải so với hiển vi quang học. Ernst Ruska tiến hành các nghiên cứu cơ bản về quang điện tử và thiết kế kính hiển vi điện tử truyền qua đầu tiên hoạt động vào những năm đầu của thập niên 1930. Ruska nhận một nửa giải Nobel vật lý vào năm 1986, nửa giải còn lại được chia đều cho Gerd Binnig và Heinrich Rohrer, hai người đã phát triển một phương pháp khác hẳn để thu được các bức ảnh với độ phân giải cực cao. Phương pháp của họ được ứng dụng trong nghiên cứu về mặt chất rắn và dựa trên hiệu ứng đường ngầm của các điện tử. Các điện tử của các nguyên tử ở một đầu kim loại rất nhọn có thể chui sang các nguyên tử trên bề mặt chất rắn khi đầu nhọn kim loại đó được di chuyển đến rất gần bề mặt (khoảng 1 nm). Bằng cách giữ cho dòng điện tử chui ngầm đó cố định và di chuyển đầu nhọn theo bề mặt chất rắn, người ta có thể có được bức ảnh ba chiều của bề mặt chất rắn cần nghiên cứu. Bằng phương pháp này, ta có thể nhìn thấy từng nguyên tử trên bề mặt. Viễn thông là một trong những thành tựu kĩ thuật vĩ đại của thế kỉ 20. Vào những năm 1890, Guglielmo Marconi đã làm thí nghiệm với sóng điện từ của Heinrich Rudolf Hertz mới được phát hiện vào lúc đó. Ông là người đầu tiên liên lạc một trong những trạm phát sóng trên mặt đất với một ăng ten đặt trên cao có vai trò tương tự như một trạm thu sóng. Trong khi các thí nghiệm đầu tiên của Hertz được tiến hành trong phạm vi phòng thí nghiệm thì Marconi đã mở rộng khoảng cách truyền tín hiệu đến vài km. Carl Ferdinand Braun đưa mạch cộng hưởng vào các máy phát dao động của Hertz. Độ hòa âm và khả năng tạo các dao động mạnh không bị chặn làm tăng dải truyền sóng, vào năm 1901 Marconi đã thành công trong việc thu phát sóng vô tuyết vượt Đại Tây Dương. Marconi và Braun cùng nhận giải Nobel vật lý năm 1909. Vào thời điểm này, người ta vẫn không hiểu làm thế nào mà sóng vô tuyến có thể truyền với những khoảng cách xa. Sir Edward V. Appleton đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng một giả thiết trước đó của Oliver Heaviside và Arthur Edwin Kennelly cho rằng sóng vô tuyến bị phản xạ giữa các lớp không khí có độ dẫn khác nhau trong khí quyển là đúng. Appleton đã đo giao thoa của sóng trực tiếp và sóng phản xạ với các bước sóng khác nhau và có thể xác định độ cao của các lớp Heaviside, hơn nữa ông còn tìm ra một lớp nữa cao hơn lớp Heaviside gọi là các lớp Appleton. Appleton nhận giải Nobel vật lý năm 1947. Các tiến bộ trong vật lý hạt nhân và vật lý hạt phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật cao (và đôi khi lại thúc đẩy kĩ thuật phát triển). Điều này được minh họa bằng các công trình của John Cockcroft và Ernest Walton cho việc phát triển máy gia tốc tĩnh điện tuyến tính và các công trình của Ernest Lawrence cho phát triển cyclotron tĩnh điện tuyến tính. Việc ghi nhận các hạt năng lượng cao cũng là một thử thách kĩ thuật, thành công trong vấn đề đó đã được ghi nhận bằng vài giải Nobel. Giải Nobel vật lý năm 1958 được chia cho Pavel A. Cherenkov, Il'jia Frank và Igor Y. Tamm cho các phát hiện và giải thích của họ về hiệu ứng Cherenkov. Đó là sự phát xạ ánh sáng trong một nón có góc mở đặc biệt xung quanh hướng của hạt mang điện, khi vận tốc của nó vượt vận tốc ánh sáng trong môi trường mà nó chuyển động. Vì góc nón này có thể được sử dụng để xác định vận tốc của hạt, công trình của các nhà vật lý này nhanh chóng trở thành cơ sở cho sự phát triển các đầu thu rất hiệu quả. Việc nhìn thấy đường đi của các hạt trong các phản ứng là cần thiết để giải thích các sự kiện xảy ra khi năng lượng cao. Các thí nghiệm ban đầu với năng lượng tương đối thấp sử dụng các vết để lại trên giấy ảnh. Charles T. R. Wilson đã phát triển một buồng, trong đó các hạt có thể nhìn thấy vì chúng để lại các vết do ion hóa khí. Trong buồng Wilson, khí có thể giãn nở rất nhanh, điều này làm giảm nhiệt độ và dẫn đến hóa đặc hơi xung quanh các điểm bị ion hóa, các hạt này có thể nhìn thấy khi chiếu sáng mạnh. Wilson nhận nửa giải Nobel vật lý năm 1927 với Arthur H. Compton. Các bước tiến tiếp theo trên cùng hướng nghiên cứu nói trên đã được thực hiện khi Donald A. Glaser phát minh ra buồng bọt. Vào những năm 1950, các máy gia tốc đã đạt năng lượng từ 20 – 30 tỉ eV và các phương pháp thu hạt trước đó không còn phù hợp nữa; độ dài của các vết khí đã quá dài đối với buồng Wilson. Các hạt nhân nguyên tử trong buồng bọt (thường chứa hiđrô lỏng) được dùng như các cái bia, và vết do hạt tạo thành có thể được theo dõi. Tại nhiệt độ hoạt động, chất lỏng bị quá nóng và bất kì một hiện tượng gián đoạn nào, như vùng ion hóa, ngay lập tức hình thành các bọt nhỏ. Luis W. Alvarez đã tiến hành các cải tiến quan trọng đặc biệt là các cải tiến liên quan đến kĩ thuật ghi và phân tích dữ liệu. Công trình của ông đã đóng góp vào việc mở rộng số các hạt cơ bản, đặc biệt là các "cộng hưởng", cái sau này được hiểu là các trạng thái kích thích của các hệ gồm các quark và gluon. Glaser nhận giải Nobel vật lý năm 1960 và Alvarez năm 1968. Bước phát triển mới nhất về đầu thu các hạt này được nhìn nhận bằng một giải Nobel (1992) là công trình của Georges Charpak. Ông đã nghiên cứu chi tiết quá trình ion hóa trong chất khí và đã sáng tạo ra buồng dây, một đầu thu chứa khí trong đó các dây được bố trí dày đặc để thu các tín hiệu điện gần các điểm ion hóa, nhờ đó có thể quan sát được đường đi của hạt. Buồng dây và các biến thể của nó, buồng chiếu thời gian và một số tổ hợp tạo thành từ buồng dây/phát xung ánh sáng/Cherenkov tạo thành các hệ thống phức tạp cho phép tiến hành các nghiên cứu chọn lọc cho các hiện tượng cực hiếm (như việc hình thành các quark nặng), tín hiệu của các hiện tượng này thường bị lẫn trong các nền nhiễu mạnh của các tín hiệu khác. Giải Nobel đầu tiên của thiên niên kỉ mới (2000) được trao cho Jack S. Kilby vì các thành tựu đặt nền tảng cho công nghệ thông tin hiện nay. Vào năm 1958, ông đã chế tạo mạch tích hợp đầu tiên mà trong đó các chi tiết điện tử được xây dựng trong một thực thể duy nhất tạo thành từ vật liệu bán dẫn, sau này gọi là các chip. Điều này mở ra con đường thu nhỏ kích thước và sản xuất hàng loạt các mạch điện tử. Kết hợp với việc phát triển các linh kiện dựa trên các cấu trúc không đồng nhất miêu tả trước đây (nhờ đó mà Alferov và Kroemer được nhận một nửa giải Nobel), mạch tích hợp dẫn đến cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã thay đổi rất nhiều xã hội của chúng ta ngày nay. Ngoài lề Đặc điểm nổi bật của Giải Nobel Vật lý là các công trình nằm trong phần lý do trao giải thường đã được công bố trước đó rất lâu, trong một số trường hợp có thể lên tới hai hoặc ba thập kỷ, nhất là đối với các công trình, tiên đoán lý thuyết đòi hỏi có thực nghiệm kiểm chứng. Vì vậy tuổi trung bình khi nhận giải của 179 nhà khoa học (tính đến hết năm 2006) là khá cao, gần 53 tuổi. Cho đến nay, người nhiều tuổi nhất khi được trao Giải Nobel Vật lý là Roger Penrose vào năm 2020 khi đã 89 tuổi, đây cũng là kỉ lục về độ tuổi của một người được trao Giải Nobel nói chung. Roger Penrose được nhận giải vì những cho chứng minh sự hình thành của lỗ đen là một hệ quả tất yếu của thuyết tương đối tổng quát, đã được ông chứng minh từ năm 1965. Những trường hợp nhận giải muộn như Raymond Davis Jr. không phải là hiếm, có thể kể tới nhà Vật lý Raymond Davis Jr., ông nhận giải Nobel năm 2002 khi đã 88 tuổi, Vitaly Ginzburg được trao Giải Nobel Vật lý năm 2003 khi đã 87 tuổi cho nghiên cứu lý thuyết từ những năm 1950, hay Pyotr Leonidovich Kapitsa được trao giải năm 1978 khi đã 84 tuổi. Tuy nhiên cũng có một vài cá nhân ngoại lệ được trao giải khi còn rất trẻ, cho đến nay người ít tuổi nhất khi được nhận Giải Nobel Vật lý là William Lawrence Bragg, ông được trao giải năm 1915 khi mới 25 tuổi, là một trong những người trẻ nhất từng được trao Giải Nobel. William Bragg được đồng trao giải cùng chính cha của ông là William Henry Bragg, đây là một trong số ba cặp cha con cùng được trao giải Nobel, hai cặp cha con còn lại là Niels Bohr (bố, trao năm 1922) - Aage Bohr (con, trao năm 1975) và J. J. Thomson (bố, trao năm 1906) - George Paget Thomson (con, trao năm 1937). Ngoài ra còn một cặp vợ chồng cùng được trao giải này là Pierre Curie và Maria Skłodowska-Curie, hai người nhận Giải Nobel Vật lý năm 1903. Cũng cần biết thêm rằng gia đình nhà Curie là gia đình nhận nhiều giải Nobel nhất cho tới nay với 4 người, ngoài ông bà Pierre và Marie Curie, con gái của hai người là Irène Joliot-Curie và chồng bà là Frédéric Joliot-Curie cũng được trao Giải Nobel Hóa học năm 1935. Người được trao giải muộn nhất sau khi công bố công trình có lẽ là nhà Vật lý người Canada Bertram Brockhouse, ông được trao Giải Nobel Vật lý năm 1994 cho những nghiên cứu về Vật lý chất rắn từ những năm 1950, tức là sau khoảng 40 năm Brockhouse mới được tưởng thưởng cho những đóng góp của mình. Trong khi đó cũng có những công trình được trao giải rất sớm, đặc biệt là các công trình thực nghiệm, ví dụ điển hình là Giải Nobel Vật lý năm 1984, khi hai người nhận giải Carlo Rubbia và Simon van der Meer được trao giải vì những đóng góp quyết định trong thí nghiệm UA1 dò được hạt W chỉ một năm trước đó. Người duy nhất cho đến nay được nhận hai Giải Nobel Vật lý là John Bardeen, ông được trao giải năm 1956 vì những đóng góp trong việc phát minh ra transistor và năm 1972 cho những nghiên cứu về siêu dẫn. Trong lịch sử Giải Nobel Vật lý, mới chỉ có hai nhà Vật lý nữ được trao giải, đó là Maria Skłodowska-Curie (trao năm 1903) và Maria Goeppert-Mayer (trao năm 1963), ngoài ra đã có một số nhà khoa học nữ đã trượt giải một cách đáng tiếc như Ngô Kiện Hùng hoặc Lise Meitner. Vì vậy, dư luận đã từng nhiều lần chỉ trích Ủy ban Giải Nobel vì cho rằng giữa các thành viên của ủy ban vẫn tồn tại tình trạng "trọng nam khinh nữ". Philipp Lenard, người được trao Giải Nobel Vật lý năm 1905 sau đó đã trở thành cố vấn cho Adolf Hitler trong cương vị người đứng đầu ngành Vật lý "của người Aryan", ông này đã góp phần truyền bá tư tưởng phân biệt chủng tộc trong khoa học và coi thuyết tương đối của Albert Einstein chỉ là trò lừa bịp và không đáng được trao giải Nobel, vì vậy năm 1921, Einstein chỉ được nhận Giải Nobel vì những đóng góp trong giải thích hiện tượng quang điện chứ không phải vì thuyết tương đối vốn nổi tiếng hơn nhiều. Johannes Stark, một nhà Vật lý Đức gốc Bavaria được trao giải Nobel năm 1919, sau này cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động chống "nền Vật lý Do Thái" của Đức Quốc xã. William Bradford Shockley được đồng trao giải năm 1956 "vì phát minh ra transistor", sau khi được trao giải ông này đã lại trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho thuyết ưu sinh mà sau đó được chứng minh là sai lầm hoàn toàn. Triệu Trung Nghiêu khi là một nghiên cứu sinh ở Caltech năm 1930 đã lần đầu tiên dò được positron thông qua phản ứng hủy cặp electron-positron, tuy vậy ông đã không nhận ra bản chất của thí nghiệm này. Sau đó Carl D. Anderson đã được trao Giải Nobel Vật lý năm 1936 nhờ việc phát hiện ra positron khi sử dụng cùng một nguồn đồng vị (thorium carbide, ThC) như Triệu. Mãi về sau, Anderson mới thừa nhận rằng thí nghiệm của Triệu Trung Nghiêu đã giúp ông tìm ra positron. Tuy vậy Triệu chết năm 1998 mà không bao giờ được nhận giải Nobel vì đóng góp của mình. Mặc dù nhà Vật lý người Brasil César Lattes là nhà nghiên cứu và tác giả chính của bài báo lịch sử trên tờ Nature về việc mô tả hạt cơ bản pion, Giải Nobel Vật lý năm 1950 lại chỉ được trao cho giám đốc phòng thí nghiệm của Lattes là Cecil Powell. Có điều này là do đến tận thập niên 1960, Ủy ban Giải Nobel thường chỉ xét giải cho người đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm. Xem thêm Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý Giải Sakurai, do Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ trao tặng Giải Wolf Vật lý Tham khảo Trích dẫn Nguồn Friedman, Robert Marc (2001). The Politics of Excellence: Behind the Nobel Prize in Science. New York & Stuttgart: VHPS (Times Books). , . Hillebrand, Claus D. (June 2002). "Nobel Century: A Biographical Analysis of Physics Laureates" . Interdisciplinary Science Reviews 27.2: 87–93. Schmidhuber, Jürgen (2010). Evolution of National Nobel Prize Shares in the 20th Century at arXiv:1009.2634v1 with graphics: National Physics Nobel Prize shares 1901–2009 by citizenship at the time of the award and by country of birth . Lemmel, Birgitta. "The Nobel Prize Medals and the Medal for the Prize in Economics" . nobelprize.org. Copyright © The Nobel Foundation 2006. (Một bài viết về lịch sử thiết kế huy chương.) Liên kết ngoài "All Nobel Laureates in Physics" tại Quỹ Nobel. "The Nobel Prize Award Ceremonies and Banquets" tại Quỹ Nobel. "The Nobel Prize in Physics" tại Quỹ Nobel. Đọc thêm Stephen Hawking, The Universe in a Nutshell, Bantam, 2001. Bản tiếng Việt: Vũ trụ trong một vỏ hạt; xem online Giải Nobel Vật lý Vật lý Giải thưởng vật lý Người đoạt giải Nobel Vật lý Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nap:Premmio Nobel p%27%27a físeca
5967
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7
Dân chủ
Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. Dân chủ cũng được hiểu là một hình thái nhà nước thừa nhận nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Dân chủ được định nghĩa thêm như "chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do". Khái niệm về dân chủ đã phát triển đáng kể theo thời gian. Hình thức dân chủ ban đầu là dân chủ trực tiếp. Hình thức dân chủ phổ biến nhất hiện nay là dân chủ đại nghị, trong đó nhân dân bầu các quan chức chính phủ thay mặt họ để quản lý, chẳng hạn như chế độ dân chủ nghị viện hoặc tổng thống. Việc ra quyết định phổ biến hàng ngày của các nền dân chủ là quy tắc đa số, tức chọn lựa chọn nào nhận được đa số phiếu bầu, mặc dù các cách ra quyết định khác như siêu đa số và đồng thuận cũng là một phần không thể thiếu đối với các nền dân chủ. Chúng phục vụ mục đích quan trọng là tính toàn diện và tính hợp pháp rộng rãi hơn đối với các vấn đề nhạy cảm, đối trọng với chủ trương đa số quyết định—chủ trương cho rằng một hạng người đa số trong xã hội được ra quyết định ảnh hưởng đến toàn xã hội—và do đó chủ yếu được ưu tiên ở cấp độ hiến pháp. Dân chủ trái ngược với các hình thức chính phủ mà quyền lực được nắm giữ bởi một cá nhân, như trong các hệ thống chuyên quyền như chế độ quân chủ tuyệt đối, hoặc khi quyền lực được nắm giữ bởi một số ít cá nhân, như trong chế độ đầu sỏ—những thuyết đối lập kế thừa từ triết học Hy Lạp cổ đại. Karl Popper đã định nghĩa dân chủ trái ngược với chế độ độc tài hoặc bạo chúa; nó tập trung vào các cơ hội để người dân kiểm soát các nhà lãnh đạo của họ và cách chức họ mà không cần đến một cuộc cách mạng. Ý kiến của dân chúng thế giới ủng hộ mạnh mẽ các hệ thống chính phủ dân chủ. Lenin cho rằng nhà nước dân chủ mang tính giai cấp, nó là phương tiện và công cụ của giai cấp thống trị "bảo đảm cho một giai cấp thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại một giai cấp khác". Vì vậy, không có dân chủ cho tất cả mọi người. Hiểu theo nghĩa này, dân chủ cũng là một phạm trù lịch sử, gắn liền với sự tồn tại của nhà nước và sẽ biến mất khi nhà nước tiêu vong. Trong lịch sử từng có ba loại nhà nước dân chủ là dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu tố chính (1) hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng, (2) tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự, (3) bảo vệ quyền con người của mọi công dân, (4) pháp quyền, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Lịch sử Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Athena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ V TCN với cụm từ δημοκρατία (), "quyền lực của nhân dân" được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ V đến thứ IV trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN. Tương truyền, hình thức nhà nước này được Quốc vương Theseus - vị vua khai quốc của thành bang Athena - áp dụng lần đầu tiên trong thời kỳ thượng cổ. Chính phủ đó được xem là hệ thống dân chủ đầu tiên. Tại đó, người dân bầu cho mọi việc. Nhiều người xem hệ thống tại Athena chỉ diễn tả một phần của nền dân chủ vì chỉ có một thiểu số được bầu cử, trong khi nữ giới và dân nô lệ không được phép bầu. Các nền văn hóa khác cũng có đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của dân chủ như Đông Á, Ấn Độ cổ đại, La Mã cổ đại, Châu Âu, và Nam Bắc Mỹ. Tại các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, tuy nhà vua nắm quyền tối cao nhưng mọi vấn đề quan trọng của quốc gia đều phải được nhà vua đem ra bàn luận với bá quan văn võ. Sau quá trình thảo luận, nhà vua sẽ là người ra quyết định dựa trên ý kiến của các quan. Đó là cơ chế làm việc tương tự với các nghị viện trong nền dân chủ hiện đại chỉ khác nhau ở chỗ nhà vua có quyền quyết định tối hậu còn nghị viện ban hành luật pháp dựa trên quan điểm số đông. Ngoài ra còn có Ngự sử đài có chức năng hặc tấu tất cả mọi việc nhằm can gián những việc không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại. Đây cũng là một định chế làm tăng tính dân chủ của bộ máy nhà nước quân chủ Đông Á. Ở mọi nền văn minh, nền dân chủ tồn tại trong các cộng đồng dân cư như bộ lạc, thị tộc, công xã, làng xã... từ thời thượng cổ, ở nhiều nơi tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay trong đó người đứng đầu cộng đồng sẽ do cộng đồng bầu chọn. Đó là hình thức tổ chức sơ khai nhất của con người trước khi nhà nước xuất hiện. Nghĩa của từ "dân chủ" đã thay đổi nhiều lần từ thời Hy Lạp cổ đến nay vì từ thế kỷ thứ XVIII đã có nhiều chính phủ tự xưng là "dân chủ". Trong cách sử dụng ngày nay, từ "dân chủ" chỉ đến một chính phủ được dân chọn, không cần biết bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Quyền đi bầu khi xưa bắt đầu từ những nhóm nhỏ (như những người giàu có thuộc một nhóm dân tộc nào đó) qua thời gian đã được mở rộng trong nhiều bộ luật, nhưng vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi liên quan đến các lãnh thổ, khu vực bị tranh chấp có nhiều người nhập cư, và các quốc gia không công nhận các nhóm sắc tộc nào đó. Trong chính trị học, dân chủ dùng để mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về 'dân chủ', có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi. Một số người định nghĩa dân chủ là một "chế độ của đa số với một số quyền cho thiểu số". Chủ quyền nhân dân là một triết lý phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là động lực để hình thành một nền dân chủ. Tại một số quốc gia, dân chủ dựa trên nguyên tắc triết học về quyền bình đẳng. Nhiều người sử dụng thuật ngữ "dân chủ" như một cách nói tắt của dân chủ tự do, còn bao gồm thêm một số yếu tố như đa nguyên chính trị, sự bình đẳng trước pháp luật, quyền kiến nghị các viên chức được bầu nếu cảm thấy bất bình, quyền tự do ngôn luận, thủ tục tố tụng, quyền tự do công dân, quyền con người, và những yếu tố của xã hội dân sự độc lập với nhà nước. Dân chủ được gọi là "hình thức nhà nước cuối cùng" và đã lan rộng trên khắp toàn cầu. Dân chủ còn có một định nghĩa khác trong lý thuyết hiến pháp, đặc biệt là khi nghiên cứu về công việc của những "Khai quốc công thần Hoa Kỳ". Trong cách dùng này, thì chữ "dân chủ" để riêng chỉ đến "dân chủ trực tiếp", trong khi "dân chủ đại biểu" trong đó dân chúng bầu người thay mặt cai trị theo một hiến pháp thì lại dùng chữ "cộng hòa" (republic). Theo cách dùng hiện thời thì chữ "cộng hòa" dùng để chỉ bất cứ một quốc gia nào có một người quốc trưởng được bầu lên làm việc một thời gian có hạn, khác với hầu hết các chính phủ quân chủ cha truyền con nối hiện thời đều là các chính phủ dân biểu và hiến pháp quân chủ nhưng cai trị theo chế độ nghị viện (parliamentarism) do đó là nền dân chủ. Tại một số quốc gia, chế độ dân chủ mang danh nghĩa là nền quân chủ, nhưng trong thực tế được lãnh đạo bởi một Nghị viện được bầu một cách dân chủ. Các danh từ cổ này vẫn còn chút thông dụng trong cách cuộc tranh biện giữa Phe bảo thủ và Đảng Libertarian tại Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, tam quyền phân lập thường được xem là đặc tính hỗ trợ cho dân chủ, nhưng ở các quốc gia khác, như Vương quốc Anh, triết lý chi phối lại là chủ quyền tối cao của nghị viện (mặc dù trên thực tế vẫn duy trì sự độc lập tòa án). Trong các trường hợp, "dân chủ" được dùng với nghĩa dân chủ trực tiếp. Mặc dù thuật ngữ "dân chủ" thường được dùng trong bối cảnh chính trị của quốc gia, những nguyên lý này cũng áp dụng cho các tổ chức cá nhân và các nhóm khác. Những nhà lập hiến nguyên thủy của Hiến pháp Hoa Kỳ được ghi nhận là đã biết điều mà họ cho là sự nguy hiểm của cách cai trị theo đa số, trong đó tự do cá nhân có thể bị đàn áp. Ví dụ, James Madison, trong Federalist Papers số 10 đã cổ vũ cho nền cộng hòa hơn là nền dân chủ chính là để bảo vệ cá nhân chống lại đa số. Tuy vậy, trong thời điểm đó, các nhà lập hiến đã dựng nên những cơ quan dân chủ và cải cách xã hội quan trọng trong khuôn khổ của hiến pháp và Dự luật Dân quyền (Bill of Rights). Họ giữ lại những yếu tố hay nhất của thể chế dân chủ, sau khi đã sửa sai bằng cách cân bằng quyền lực và với một cơ cấu liên bang nằm lên trên. Theo như cách nói mạnh mẽ và sắc sảo của Thomas Jefferson thì lời hứa của dân chủ là "được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc". Có những quan điểm khác về nền dân chủ như John Stuart Mill cho rằng lập pháp theo phương pháp dân chủ tốt hơn không dân chủ ở chỗ những người ra quyết định phải tính đến lợi ích, quyền và quan điểm của hầu hết dân chúng. Nền dân chủ trao quyền lực chính trị cho mỗi đại biểu và có nhiều người tham gia vào quá trình lập pháp hơn dưới chế độ chuyên chế. Nền dân chủ cũng đáng tin cậy hơn trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn vì nó cho phép nhiều người tham gia vào quá trình quyết định do đó nhận được nhiều nguồn thông tin và đánh giá phê phán luật hay chính sách. Ra quyết định theo cách dân chủ cũng hướng đến lợi ích của công dân nhằm nâng cao những lợi ích đó hơn là những cách ra quyết định khác. Hơn nữa những cuộc thảo luận rộng rãi trong nền dân chủ tạo điều kiện cho những đánh giá phê phán của những quan điểm đạo đức khác nhau dẫn đường cho những người ra quyết định. Cuối cùng nền dân chủ làm cho nhân dân đứng lên vì bản thân họ hơn những hình thức cai trị khác vì việc ra quyết định tập thể phụ thuộc vào dân chúng hơn chế độ độc tài do đó trong xã hội dân chủ cá nhân tự chủ hơn. Ngoài ra nền dân chủ làm cho con người suy nghĩ duy lý và cẩn thận hơn bởi vì họ tham gia vào quyết định xã hội sẽ đi theo hướng nào. Nền dân chủ cũng nâng cao phẩm chất đạo đức của công dân vì khi tham gia ra quyết định họ phải lắng nghe người khác, phải thay đổi họ cho phù hợp với người khác và phải suy nghĩ đến lợi ích của người khác. Điều này làm cho con người phải suy nghĩ đến lợi ích chung và lẽ phải thông thường do đó nền dân chủ nâng cao sự tự chủ, lý tính và đạo đức của mỗi công dân. Tuy nhiên, không nhà tư tưởng nào cũng tin rằng dân chủ có ý nghĩa tích cực. Plato cho rằng dân chủ thấp kém hơn chế độ độc tài vì dân chủ hướng đến việc xóa bỏ việc cai trị quốc gia một cách chuyên nghiệp. Trong nền dân chủ, những người là chuyên gia trong việc tranh cử chứ không phải những nhà cai trị tài giỏi sẽ thắng cử. Điều này đồng nghĩa với việc những kẻ mị dân sẽ nắm quyền lực chứ không phải là những người tài đức vì hầu hết người dân không có khả năng hình dung được những vấn đề khó khăn mà chính trị gia phải đối mặt nhưng để chiến thắng trong cuộc bầu cử chính trị gia phải cho người dân thấy cái gì đúng và không đúng do đó những người giỏi thể hiện trước đám đông sẽ có nhiều khả năng thắng cử hơn. Thomas Hobbes cũng cho rằng dân chủ thấp kém hơn chế độ độc tài vì công dân và chính trị gia có khuynh hướng không có ý thức trách nhiệm đối với chất lượng lập pháp vì không người nào tạo ra một ảnh hưởng lớn có ý nghĩa đối với việc ra quyết định do đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng lập pháp. Những người theo lý thuyết sự lựa chọn công cộng cho rằng dân chúng không có kiến thức và thờ ơ với chính trị do đó tạo điều kiện cho những nhóm lợi ích chi phối các chính trị gia và sử dụng quyền lực nhà nước để phục vụ cho lợi ích riêng của họ trong khi bắt người khác phải gánh chịu chi phí. Khi điều này xảy ra thì càng mở rộng dân chủ càng tạo ra một nền kinh tế thiếu hiệu quả. Dân chủ còn được xem là chứa đựng những giá trị như tự do và bình đẳng. Các nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ được tạo ra dựa trên ý tưởng mọi người đều có quyền tự do. Dân chủ mở rộng ý tưởng mỗi người làm chủ cuộc sống của anh ta nên có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định tập thể. Mỗi người đều chịu tác động của xã hội mình đang sống do đó chỉ khi anh ta có có tiếng nói và lá phiếu ngang nhau trong cuộc bầu cử thì mới có thể kiểm soát những điều kiện xã hội đang tác động đến anh ta. Chỉ trong nền dân chủ con người mới có cơ hội tự chủ. Cá nhân có quyền tự chủ sẽ có quyền tham gia vào nền dân chủ. Quyền tự chủ cũng cho phép con người mắc sai lầm. Mỗi người có quyền ra quyết định có hại cho bản thân anh ta nên một cộng đồng có quyền ra quyết định sai lầm cho họ thông qua nền dân chủ. Những người ủng hộ dân chủ còn cho rằng dân chủ là một cách đối xử với các cá nhân một cách bình đẳng. Khi con người cố gắng giải quyết vấn đề một cách đúng đắn theo những cách khác nhau, mỗi người có khuynh hướng áp đặt giải pháp của họ lên người khác. Chính vì thế tranh luận nảy sinh. Dân chủ là hiện thân của việc thỏa hiệp một cách hòa bình và tốt đẹp để giải quyết mâu thuẫn quan điểm và lợi ích. Trong quá trình thỏa hiệp đó mọi người đều có vị thế ngang nhau khi ra quyết định. Việc ra quyết định theo cách dân chủ tôn trọng quan điểm của mỗi cá nhân trong vấn đề chung bằng cách cho mỗi người quyền phát biểu ngang nhau trong trường hợp bất đồng. Những nền dân chủ hiện đại bao gồm những định chế sau đây: Hiến pháp để giới hạn các quyền và kiểm soát hoạt động của chính phủ, có thể là hiến pháp thành văn, bất thành văn hoặc hỗn hợp cả hai loại. Bầu các ứng cử viên một cách tự do và công bằng. Quyền bầu cử và ứng cử của người dân. Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội... Quyền tự do báo chí và quyền truy cập thông tin từ nhiều nguồn. Quyền tự do giao thiệp. Quyền công bằng trước pháp luật và xét xử tuân theo quy tắc của pháp luật. Người dân được thông tin về quyền lợi và trách nhiệm dân sự. Dân chủ xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là dân chủ nhân dân là cụm từ mô tả nền dân chủ của các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố mình là nền dân chủ, thậm chí còn gắn từ "dân chủ" vào tên nước như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Dân chủ Đức, Campuchia Dân chủ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên... Từ khi hệ tư tưởng Marx - Lenin ra đời và phong trào vô sản nổi lên, tạo nên ý thức hệ đối lập với chủ nghĩa tư bản thì khái niệm dân chủ cũng được chia thành hai thể loại chính, những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội thường gọi hệ thống dân chủ phương Tây là "dân chủ tư sản" (dân chủ thực chất dành riêng cho giai cấp tư sản), đồng thời gọi hệ thống dân chủ của các nước xã hội chủ nghĩa là "dân chủ nhân dân" (dân chủ cho tất cả nhân dân). Ý tưởng ban đầu về nền dân chủ nhân dân là dân chủ trực tiếp trong các cộng đồng dân cư được gọi là công xã. Hệ thống dân chủ nhân dân cuối cùng biến thành các hội đồng nhân dân (còn gọi là Soviet) bao gồm các đại biểu do nhân dân bầu ra tương tự với nền dân chủ đại nghị phương Tây. Ý tưởng dân chủ nhân dân kết hợp với ý tưởng chuyên chính vô sản hình thành khái niệm chuyên chính dân chủ nhân dân. Tại các nước cộng sản áp dụng mô hình nhà nước Leninist quyền lãnh đạo thật sự nằm trong tay một đảng cầm quyền duy nhất chứ không thuộc về các hội đồng nhân dân. Có quan điểm cho rằng trên nguyên tắc, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có một số đặc điểm sau: Nhà nước do nhân dân lập ra thông qua cơ chế phổ thông đầu phiếu và kín Mọi cơ quan quyền lực Nhà nước đều do nhân dân ủy quyền Mọi hoạt động của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân Mọi hoạt động của Nhà nước phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân Nhân dân có quyền bày tỏ sự tín nhiệm với các cơ quan Nhà nước. Những người ủng hộ nền dân chủ phương Tây gọi hệ thống dân chủ của họ là thế giới tự do, gọi các nước xã hội chủ nghĩa là chế độ toàn trị. Mỗi bên có quan niệm khác nhau về chủ đề này. Những người ủng hộ dân chủ phương Tây thường nhấn mạnh vào khía cạnh đầu phiếu phổ thông, các quyền tự do chính trị, tự do dân sự. Phía xã hội chủ nghĩa lại nhấn mạnh vào khía cạnh làm chủ giá trị thặng dư, tư liệu sản xuất, phân phối của cải xã hội công bằng và phúc lợi xã hội. Theo phía những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản như những người tự do hay bảo thủ, dân chủ đi kèm với đa nguyên chính trị và đa đảng - mặc dù cơ chế không bộc lộ đầy đủ giá trị dân chủ. Những người dân tộc chủ nghĩa (kể cả một số ủng hộ chủ nghĩa tư bản) và chủ nghĩa phát xít thường khước từ cơ chế này. Trong khi đó những người xét lại chủ nghĩa Marx (dân chủ xã hội) chấp thuận một nền "dân chủ thuần túy" trong khi vẫn tự cho mình đấu tranh quyền lợi công nhân. Ngược lại những người cộng sản chính thống ủng hộ cho chế độ một đảng cộng sản, sự nhất nguyên chính trị và thực hành nền "dân chủ xã hội chủ nghĩa" trước khi xã hội chuyển sang xã hội cộng sản được Marx miêu tả "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Những người ủng hộ tôn giáo hay thần quyền thường khước từ dân chủ nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của họ cũng thay đổi và chấp thuận một nền dân chủ gắn với tôn giáo. Hiện nay các quốc gia có nền dân chủ vẫn luôn ước mong và vận động, kêu gọi các quốc gia chưa có nền dân chủ hãy nên mạnh dạn cải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa để tạo điều kiện thiết lập một nền dân chủ thật sự. Sự lan truyền của tư tưởng dân chủ từ các nước phương Tây sang các nước khác thành một làn sóng dân chủ. Làn sóng dân chủ đã trở thành một trào lưu chính trị có ảnh hưởng trên thế giới. Tuy nhiên, sự tồn tại của nền dân chủ phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của một quốc gia chứ không thể áp đặt từ bên ngoài. Nó là kết quả của một quá trình tiến hóa xã hội lâu dài dựa trên sự phát triển của nhân tính và lý tính thông qua quá trình khai sáng kéo dài nhiều thế hệ. Nền dân chủ phương Tây hiện nay là kết quả của quá trình tiến hóa xã hội kéo dài trong suốt 500 năm qua trong đó dân chủ sẽ tăng lên cùng với thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí. Nhiều phong trào dân chủ trên thế giới được phương Tây ủng hộ không thiết lập nổi một nền dân chủ ổn định mà chỉ dẫn tới hỗn loạn và nội chiến do các phe phái chính trị không thể hợp tác với nhau để duy trì nền dân chủ mà đấu tranh với nhau để giành quyền lực với sự hỗ trợ của ngoại bang còn dân chúng bị lôi cuốn vào cuộc xung đột đó. Điển hình như một số nước Trung Á và Trung Đông từng trải qua các cuộc cách mạng dân chủ được phương Tây hỗ trợ đều không thiết lập nổi nền dân chủ mà đang chìm trong hỗn loạn và nội chiến. Cho đến năm 2016, chỉ số dân chủ của các quốc gia này rất thấp như Afghanistan là 2,55, Iraq là 4,08, Lebanon là 4,86, Libya là 2,25, Syria là 1,43, Ai Cập là 3,31... Không phải cộng đồng nào cũng có tính cách, văn hóa và nhận thức phù hợp với nền dân chủ. Không thể có nền dân chủ nếu các bên tham gia vào nền dân chủ không hiểu rõ thế nào là dân chủ và làm cách nào để duy trì dân chủ nghĩa là không thể có nền dân chủ nếu xã hội không có nền tảng tư tưởng vững chắc về dân chủ. Không phải quốc gia nào cũng có những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội phù hợp với nền dân chủ. Việc cố gắng mô phỏng một hình thức nhà nước mà không hiểu rõ triết lý, ưu nhược điểm và những điều kiện tồn tại của nó chỉ dẫn xã hội đến hỗn loạn. Sự bất mãn của dân chúng chỉ góp phần làm cho một nhà nước sụp đổ, dẫn xã hội đến hỗn loạn chứ không bao giờ đem đến một nền dân chủ. Chỉ có sự trưởng thành của họ mới tạo ra nền dân chủ. Vấn đề cơ bản Có ba vấn đề quan trọng đối với nền dân chủ. Vấn đề thứ nhất là ai nên là người lãnh đạo. Plato cho rằng một số người thông minh và có đạo đức hơn những người khác do đó những người đó nên cai trị. Vấn đề thứ hai là xã hội có sự phân công lao động nên nếu mọi người tập trung vào các hoạt động chính trị thì không còn thời gian và năng lượng để làm việc khác. Ngược lại nếu họ tập trung thời gian và sức lực vào những việc khác thì họ không thể tham gia vào chính trị. Vấn đề thứ ba là các cá nhân có quá ít tác động lên các quyết định chính trị nên họ thiếu tinh thần trách nhiệm đối với lá phiếu của họ. Bầu cử Dân chủ có nghĩa là một hệ thống chính phủ được thành lập và mang tính chính danh thông qua bầu cử. Tuy nhiên, không phải ai cũng được ứng cử trong các cuộc bầu cử; chỉ có những người tham gia mới được lựa chọn để ứng cử. Thêm vào đó, không phải ai cũng được đi bầu. Hầu hết các nước dân chủ chỉ cho phép những người dân đủ tuổi (thường là 18) bầu. Một số quốc gia không cho một số người khác bầu (chẳng hạn như người phạm tội). Vài hệ thống bầu cử, như các hình thức đại diện tỷ lệ, muốn nhắm chắc được là tất cả các nhóm chính trị kể cả nhóm thiểu số của các đảng nhỏ đều được có mặt "đồng đều" trong các cơ quan lập pháp, theo tỷ lệ số phiếu trong tay; thay vì theo hình thức đại diện đa số tức là theo tỷ số của toàn bộ cử tri mà họ chiếm được trong một vùng nào đó. Cái mâu thuẫn của tỷ lệ với đại diện không phải chỉ là một vấn đề lý thuyết, vì thực ra cả hai hình thức rất thông dụng trên thế giới, mỗi hình thức dựng nên một loại chính phủ khác biệt. Một điểm chính hay được tranh biện là vấn đề có một người trực tiếp thay mặt cho cử tri địa phương, hay là để cho lá phiếu của mỗi người đều giống nhau, bất kể người đó đang sống tại nơi nào trong quốc gia. Vài quốc gia như Đức và Tân Tây Lan muốn có cả đại diện từng vùng lẫn đại diện tỷ lệ, cả hai hiện diện song song mà không lấn át nhau. Hệ thống này thường được gọi là Mixed Member Proportional tạm dịch là Phân thân Tỷ lệ. Việc bầu cử, tự nó, không phải là một điều kiện đủ cho nền dân chủ tồn tại. Nhiều chế độ độc đoán hay độc tài thường tổ chức bầu cử để giả mạo một chế độ dân chủ. Tuy nhiên, trong các cuộc bầu cử, họ đã đặt ra nhiều hạn chế như hạn chế người đủ tiêu chuẩn ra ứng cử, hạn chế quyền hạn của những đại biểu, hay những chính sách họ có thể lựa chọn, bầu cử không tự do và công bằng (đe dọa những người bầu cho một ứng cử viên nào đó), giả mạo kết quả... Một số ví dụ trong lịch sử của những nền "dân chủ" này là Iraq dưới quyền Saddam Hussein, Philippines thời Ferdinand Marcos. Những nhà độc tài cũng có thể lợi dụng nền dân chủ để nắm chính quyền sau đó thủ tiêu luôn nền dân chủ. Một khó khăn đang thấy trong các nền dân chủ là phí tổn ngày càng cao của các mùa tranh cử, khiến cho ứng cử viên phải dựa vào sự tài trợ của người giàu. Sau khi đắc cử họ phải làm luật theo hướng có lợi cho những người đã tài trợ cho họ. Một vấn đề khác của nền dân chủ là đám đông không phải lúc nào cũng sáng suốt, đủ trưởng thành về mặt chính trị để bầu ra những lãnh đạo tốt. Những cuộc bầu cử luôn bị chi phối bởi các hoạt động tuyên truyền chính trị. Phe phái nào tuyên truyền có hiệu quả hơn có thể chiếm được nhiều cử tri hơn do đó sẽ đắc cử. Để đánh bại đối thủ, các ứng cử viên phải hứa cho đi nhiều hơn nữa còn chi phí và nợ nần sẽ do thế hệ sau trả. Hơn nữa họ phải trì hoãn các chính sách cần thiết nhưng không nhận được sự ủng hộ của công chúng để giành chiến thắng trong bầu cử. Kết quả là các vấn đề như thâm hụt ngân sách, nợ công cao, tỷ lệ thất nghiệp cao được đẩy từ lãnh đạo này sang lãnh đạo khác. Văn hóa dân chủ Tại các quốc gia không có truyền thống dân chủ vững chắc, chỉ riêng tự do bầu cử thì hiếm khi chuyển đổi được chế độ độc tài thành dân chủ, mà còn cần phải có sự thay đổi lớn trong văn hóa chính trị, tập quán sinh hoạt chính trị và tạo dựng được những định chế của một nhà nước dân chủ. Không những vậy nền dân chủ còn cần đến sự trung lập và phục tùng dân sự của các cơ quan bạo lực như quân đội, công an. Nếu không tạo lập được những yếu tố vừa kể thì một cuộc cách mạng nhân danh dân chủ chỉ dẫn tới hỗn loạn, nội chiến và thanh trừng lẫn nhau chứ không bao giờ thiết lập nổi một nền dân chủ. Ta thấy như trong trường hợp Cách mạng Pháp hay Uganda hay Iran ngày nay, đều là chỉ đạt được dân chủ giới hạn một thời gian, cho đến khi xuất hiện những thay đổi lớn thì mới có được nền dân chủ trong đó nhân quyền và dân quyền được nhà nước tôn trọng, các phe phái có thể đối thoại với nhau và chấp nhận giành quyền lực thông qua bầu cử. Cách mạng Pháp là một điển hình cho thấy một cuộc cách mạng nhân danh dân chủ, tự do đã dẫn đến việc các nhà cách mạng sau khi chém giết những người thuộc chính quyền cũ lại quay sang chém giết lẫn nhau. Cuộc cách mạng này đưa nước Pháp vào tình trạng bạo lực và hỗn loạn trong thời gian dài dẫn đến việc người ta phải tái lập lại nền quân chủ để ổn định xã hội, tuy nhiên nước Pháp vẫn bị chia rẽ trong hàng trăm năm sau đó. Một yếu tố của nền nếp dân chủ là ý niệm "đối lập tốt, đối lập trung thành". Tại những quốc gia có tập quán thay đổi chính quyền bằng bạo lực, thì điều này hẳn nhiên rất khó. Danh từ này ý nói là mọi phe trong một quốc gia dân chủ đều một lòng chấp nhận một số giá trị căn bản. Tuy vẫn có bất đồng ý kiến, các phe tương tranh đều chấp nhận sự tồn tại của nhau, chấp nhận sự khác biệt và chấp nhận mỗi phe đều có vai trò chính đáng, quan trọng trong nền chính trị. Những quy tắc căn bản của xã hội phải khuyến khích việc tranh cãi trong tinh thần ôn hòa, khoan dung, chấp nhận khác biệt, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau. Trong những xã hội đó, người thua chấp nhận quyết xét của lá phiếu chung sau khi bầu cử, và trao chuyển quyền lực trong hòa bình. Cả hai bên phải hợp tác để giải quyết những vấn đề chung của xã hội. Người thua như vậy sẽ được yên lòng là sẽ không mất mạng hay mất tự do, và có thể tiếp tục tham dự hoạt động chính trị. Phe đối lập tiếp tục tham gia vào nền chính trị và được thừa nhận họ đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị quốc gia. Họ không phải trung thành với những chính sách của chính phủ mà là với căn bản hợp pháp của quốc gia và tiến trình dân chủ. Cuộc bầu cử dân chủ không phải là một cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các đảng phái chính trị mà là một cuộc cạnh tranh để phục vụ. Đa số chuyên chế Người ta sợ rằng cai trị bằng đa số có thể đưa đến nạn "đa số chuyên chế", dù có được ủy quyền bởi số lớn từ mọi tầng lớp hay không. Đó là cái nạn xảy ra khi một hệ thống dân chủ có thể trao quyền cho đại biểu dân cử để họ thay mặt hành động theo ý kiến của đa số, chống lại một thiểu số nào đó. Như vậy rõ ràng là có thể phá hỏng nguyện vọng dân chủ, là muốn trao quyền cho tất cả mọi công dân. Trong nhà nước dân chủ, phe thiểu số không bị đa số tước các quyền dân sự và chính trị của mình. Thiểu số chỉ phục tùng các quyết định của đa số với điều kiện các quyết định đó không vi phạm các quyền của phe thiểu số. Việc đa số đưa ra các quyết định xâm phạm lợi ích của thiểu số cũng bị xem là vi phạm nguyên tắc dân chủ vì theo nguyên tắc này tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có quyền ngang nhau. Bản chất của dân chủ là bảo vệ quyền và lợi ích của thiểu số trước xu hướng lấn áp, tước đoạt của đa số. Điều này khác với bản chất của chủ nghĩa toàn trị là những người cai trị nhân danh đa số để đàn áp những nhóm thiểu số trong xã hội. Nền dân chủ có những cơ chế để tránh tình trạng đa số chuyên chế. Hiến pháp bảo vệ xã hội dân chủ chống lại nạn chuyên chế của đa số. Muốn thay đổi hiến pháp cần phải có đa số tuyệt đối đại biểu, hoặc cần thẩm phán và thẩm phán đoàn theo các thủ tục đã được quy định, hoặc, trường hợp hiếm là cần một cuộc trưng cầu dân ý. Những điều kiện này thường được kết hợp với nhau. Ngoài ra, sự phân quyền thành lập pháp, hành pháp và tư pháp làm đa số khó có thể làm theo ý riêng. Tuy nhiên, đa số vẫn có thể chèn ép thiểu số một cách hợp pháp nhưng thiểu số đó phải rất yếu, và trên thực tế thì phải có một đa số mạnh đồng ý điều đó. Một lý luận nữa là các nhóm, đa số hay thiểu số, tùy theo vấn đề, thường rất là những nhóm khác nhau; như vậy phe đa số phải cẩn thận cân nhắc ý kiến của thiểu số, đề phòng trường hợp tối hậu trở thành thiểu số. Một lý luận khác là tuy có những bất trắc, cai trị theo đa số vẫn tốt hơn các chính thể khác, và đa số chuyên chế dù sao thì cũng là khá hơn là thiểu số chuyên chế. Sau đây là vài trường hợp đa số chuyên chế: Tại Pháp, có người cho rằng việc cấm biểu dương các dấu hiệu tôn giáo trong trường công là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Tại Hoa Kỳ: lưu hành tài liệu khiêu dâm được coi là bất hợp pháp nếu các tài liệu này vi phạm những "tiêu chuẩn cộng đồng". các người sách động phe "duy sinh" (chống phá thai) gọi những đứa bé chưa sinh là một phe thiểu số bị áp bức. trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chế độ quân dịch bị chỉ trích là áp bức một thiểu số bị mất quyền, là các người 18 đến 21 tuổi. Đáp lại, người ta nâng tuổi quân dịch lên 19 tuổi và tuổi đi bầu hạ xuống khắp nước (cùng với tuổi được uống rượu tại vài tiểu bang). Như vậy, tuy không còn bị mất quyền, số người tuổi quân dịch càng bị ít đi hơn. Phe đa số thường đánh thuế giới thiểu số giàu có với tỷ lệ cao hơn, với mục đích buộc giới giàu có phải gánh vác số thuế cao hơn để phục vụ những nhu cầu xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới, những người nghiện thuốc cho vui thì được coi là một thiểu số đáng kể đang bị đa số áp bức qua luật pháp bắt tội nghiện ngập. Tại nhiều nước, phạm luật nghiện ngập còn bị mất quyền bỏ phiếu. Trong vấn đề này, người ta cũng hay nói đến thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái. Ví dụ là Anh Quốc trong thế kỷ XIX và hầu hết thế kỷ XX đã hình sự hóa xu hướng tình dục của giới này, nổi tiếng nhất là vụ án Oscar Wilde và Alan Turing. Adolf Hitler đã đạt được nhiều nhất tổng số phiếu của các phe thiểu số trong nền dân chủ Cộng hòa Weimar năm 1933. Điều này đáng bàn đến vì Hitler đã chẳng bao giờ chiếm được đa số phiếu, cho nên vụ này có thể gọi là chuyên chế của một thiểu số. Sau khi hủy bỏ hệ thống dân chủ, thì chế độ này liền bắt đầu đàn áp các lực lượng chính trị khác. Vai trò của cử tri Trong lịch sử, quyền bầu cử từng bị giới hạn chỉ dành cho một tầng lớp nào đó như giới quý tộc, công dân tự do, những người có thu nhập cao, nam giới. Hiện nay, ở các quốc gia có nền dân chủ công dân nam và nữ đến tuổi đi bầu đều có quyền bầu cử. Tuy nhiên nhà nước dân chủ không phải là thể chế ổn định chỉ đơn thuần nhờ kiến tạo được một hiến pháp dân chủ. Nền dân chủ cần có một cử tri đoàn thận trọng và quan tâm để lựa chọn, và sau đó kiểm soát bằng sức mạnh của công luận đối với chính trị gia mà họ chọn để lãnh đạo quốc gia. Trong xã hội dân chủ, các nghiệp đoàn, các quan chức và người dân phải có quan điểm của mình. Theo Lý Quang Diệu, sự vận hành của hệ thống dân chủ về cơ bản là những vấn đề quan trọng được đặt ra trước nhân dân qua các cuộc bầu cử. Bất kỳ ai được lựa chọn để đại diện cho nhân dân đều được kỳ vọng thực hiện những nhiệm vụ mà người dân trao cho họ. Tuy nhiên đám đông không phải lúc nào cũng sáng suốt, đủ trưởng thành về mặt chính trị để bầu ra những lãnh đạo tốt. Đôi khi người dân cảm thấy chán nản với những cải tiến đều đặn nên họ bỏ phiếu cho một sự thay đổi chỉ để thay đổi. Chế độ dân chủ chỉ có tác dụng tích cực nếu mỗi người dân lựa chọn một cách có lý trí từ nhiều lựa chọn mà họ nhận được trong cuộc bầu cử. Họ phải hài hòa những hy vọng và mong muốn của mình với những gì các đảng phái đưa ra. Hệ thống dân chủ sụp đổ nếu người dân có lựa chọn phi lý. Nền dân chủ cũng thất bại nếu không một đảng nào đưa ra được một sự lựa chọn duy lý. Nền dân chủ cũng có thể tạo ra những luật kém chất lượng được thiết kế bởi những kẻ mị dân để làm hài lòng những cử tri thiếu thông tin và để thỏa mãn cảm xúc của dân chúng. Chính đám đông thiếu hiểu biết và hành động theo cảm xúc thay vì lý trí sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử. Chính vì thế một số quốc gia chưa có nền dân chủ theo mô hình phương Tây vẫn dè dặt trong việc mở rộng các quyền tự do chính trị như thành lập đảng phái, tự do ứng cử và bầu cử vì e ngại công dân nước họ chưa đủ trưởng thành về mặt chính trị để ra các quyết định chính trị có lý trí thông qua bầu cử. Cử tri không phải là một khối thuần nhất mà bao gồm nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Mỗi nhóm có nhu cầu và nguyện vọng riêng. Mỗi công dân là thành viên của một nhóm lợi ích nào đó có các lợi ích gắn liền với cuộc sống của họ. Đối với những vấn đề này công dân được xem là có đầy đủ thông tin và muốn có tác động lên chúng hoặc ít nhất những thành viên tinh hoa của mỗi nhóm sẽ là đại diện nhóm trong tiến trình dân chủ nên dân chủ không phải là sự cai trị của đa số mà là sự cai trị của thiểu số. Chính sách và luật pháp trong xã hội dân chủ là kết quả của quá trình mặc cả giữa các nhóm lợi ích. Tuy nhiên các nhóm lợi ích không hình thành một cách dễ dàng. Chỉ những nhóm lợi ích được định hướng bởi những lợi ích kinh tế mạnh mẽ sẽ thành công trong việc tập hợp lại để tác động vào nhà nước tốt hơn. Do đó chỉ một số nhóm lợi ích có tiềm lực mạnh mới có thể tác động vào nhà nước do đó nhà nước sẽ phục vụ cho những nhóm lợi ích này. Chính vì vậy sự tác động của các nhóm lợi ích vào nhà nước sẽ tạo ra một nhà nước thiếu hiệu quả phục vụ lợi ích của một số nhóm xã hội trong khi bắt những nhóm khác gánh chịu chi phí và tạo ra những chính sách có chi phí lớn hơn là lợi ích. Chính vì vậy một số học giả cho rằng nhà nước dân chủ sẽ tạo ra sự phi hiệu quả trong việc hoạch định và thực thi chính sách vì vậy phải chuyển một số chức năng của nhà nước cho thị trường và nên giới hạn chức năng của nhà nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu và những quyền tự do cơ bản do đó những công dân bình thường có thể hiểu được những chính sách của nhà nước và có thể kiểm soát nhà nước tốt hơn. Nền dân chủ vẫn cần một tầng lớp tinh hoa để dẫn dắt xã hội. Vai trò của dân chúng đơn thuần là bảo đảm sự luân chuyển địa vị lãnh đạo quốc gia giữa những cá nhân trong tầng lớp tinh hoa một cách hòa bình và êm thắm. Công dân phải sẵn sàng ủng hộ các nhà lãnh đạo mà họ bầu chọn bằng cách nỗ lực và chấp hành kỷ luật để đạt được những mục tiêu đã nhất trí với nhau. Những người theo thuyết tinh hoa cho rằng nhân dân không nên tham gia vào cuộc tranh luận về những vấn đề quốc gia và tầm nhìn của tầng lớp tinh hoa không nên chịu tác động của dân chúng. Những người dân bình thường không có đủ thông tin và kiến thức về các vấn đề xã hội để có thể tham gia hoạch định chính sách. Sự tham gia của họ chỉ tạo ra nhiễu loạn thông tin và khiến những quan điểm thiển cận, thiếu sáng suốt chiếm ưu thế do chúng được đám đông thiếu trí tuệ hỗ trợ. Tầng lớp tinh hoa nên tách rời khỏi đám đông và tự quyết định nên vận hành xã hội như thế nào. Vai trò các đảng phái Les Marshall, chuyên gia nghiên cứu về dân chủ cho các quốc gia vốn chưa có dân chủ, ghi nhận rằng "trên toàn cầu, ngoài chính thể dân chủ đa đảng, không còn cách nào khác cho các quốc gia này có thể tạo dựng dân chủ cả". Theo Lý Quang Diệu, hệ thống dân chủ còn phải có các chính đảng trung thực và đủ năng lực để nhân dân có thể lực chọn những đảng lãnh đạo thay thế. Chế độ dân chủ có thành công trong việc tạo ra bộ máy hành chính trung thực hay không tùy thuộc vào việc liệu có đủ người được đào tạo tốt sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm của mình thay vì nhìn đất nước đi xuống hay không. Trong nền dân chủ, các đại biểu dân chủ thường là thành viên các phe phái chính trị. Điều này có thể khiến cho các đại biểu phải tuân theo đường hướng của đảng, thay vì đi theo ý muốn của cử tri hoặc chính lương tâm của họ. Một quốc gia muốn có nền dân chủ thì phải xây dựng một hiến pháp dân chủ và một hệ thống luật pháp làm cơ sở cho nền dân chủ vận hành. Nếu các đảng phái không tôn trọng hiến pháp và pháp luật thì không thể nào duy trì nền dân chủ. Trong trường hợp đó xung đột chính trị sẽ nảy sinh và có thể biến thành bạo lực thậm chí là nội chiến. Việc các đảng phái nghiêm túc tuân thủ hiến pháp và pháp luật là điều kiện tiên quyết để nền dân chủ có thể tồn tại. Các quốc gia thất bại trong việc xây dựng nền dân chủ thông thường vì họ không xây dựng được hiến pháp và hệ thống luật pháp làm cơ sở cho nền dân chủ hoặc các đảng phái không tôn trọng luật pháp của quốc gia đó. Một vấn đề khác là tầng lớp tinh hoa chính trị và đồng minh của họ sẽ mở rộng quyền lực của chính phủ và giới quan liêu vì lợi ích của họ nếu công chúng không quan tâm đến điều này vì vậy phải có cơ chế để hạn chế quyền lực của giới tinh hoa. Vai trò của xã hội dân sự Một quyền cơ bản để tạo nên nền dân chủ là mọi cá nhân có quyền tự do hội họp, tự do tổ chức và thành lập các hội dưới nhiều dạng khác nhau của tổ chức phi chính phủ. Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, khi đó tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe và cơ hội để gây ảnh hưởng đối với các cuộc tranh luận về chính trị sẽ được tăng lên. Như Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng thế kỷ XIX, đã viết: "Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp thiết phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước được xây dựng theo kiểu dân chủ". Các hình thức dân chủ cơ bản Dân chủ trực tiếp Dân chủ trực tiếp, hay còn gọi là dân chủ thuần túy là một hình thức nhà nước dân chủ trong đó các công dân của một quốc gia trực tiếp bỏ phiếu thông qua luật pháp của quốc gia đó thay vì bầu ra các đại diện để chấp thuận các luật đó. Dân chủ trực tiếp hiện đại đặc trưng bởi ba trụ cột chính là: Quyền đề xướng luật lệ Trưng cầu dân ý bao gồm cả trưng cầu dân ý bắt buộc cho phép nhân dân bỏ phiếu phủ quyết sự ban hành pháp luật Bãi nhiệm bằng cách gửi kiến nghị hoặc trưng cầu dân ý cho phép nhân dân có quyền bãi nhiệm những người đã được bầu ra Tiểu bang Appenzell Innerrhoden của Thụy Sĩ hiện nay hay thị quốc Athens thời cổ đại là một ví dụ điển hình nhất của một nền dân chủ trực tiếp. Trong khi đó Mỹ dù là một quốc gia cộng hòa liên bang nhưng không tồn tại dân chủ trực tiếp ở mức liên bang. Dân chủ trực tiếp bị những người lập bản Hiến pháp Mỹ và một vài người ký vào bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ. Họ nhận thấy sự nguy hiểm trong việc nhóm đa số sẽ áp đặt nguyện vọng của họ lên nhóm thiểu số. Ở nền dân chủ trực tiếp, các đảng chính trị không thực sự có hiệu lực, bởi vì người dân không cần phải tuân thủ các quan điểm chung. Những người ủng hộ hình thức dân chủ trưc tiếp cho rằng nó có thể khắc phục được những hạn chế của dân chủ đại diện hay dân chủ đại nghị: đó là sự tham nhũng, sự thiếu minh bạch trong chính trị, sự bảo trợ và gia đình trị. Dân chủ đại diện Dân chủ đại diện (cũng được gọi là dân chủ gián tiếp, hay dân chủ đại nghị) là một hình thức nhà nước dân chủ được các "đại diện" của người dân vận hành trên nguyên tắc thi hành chủ quyền nhân dân (Popular sovereignty), "đại diện" ở đây có thể hiểu là những đại biểu được bầu lên và đại diện cho ý chí của một nhóm người nào đó. Gần như tất cả các nền dân chủ phương Tây hiện đại là mang hình thức dân chủ đại diện. Dân chủ bán trực tiếp Những nền dân chủ kết hợp những yếu tố của cả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, được gọi là nền dân chủ hỗn hợp hoặc nền dân chủ bán trực tiếp. Ví dụ bao gồm Thụy Sĩ hiện nay và một số tiểu bang của Hoa Kỳ. Các biến thể của nền dân chủ Quân chủ lập hiến Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng mọi quyền lực, mọi chi phối trong các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay vua hay nữ hoàng. Vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối trong các hoạt động trong xã hội đều do nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo. Trong chính thể quân chủ lập hiến, nhà vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia. Chính thể quân chủ lập hiến ở nhiều nước phát triển như Nhật, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada... ngày nay thực chất mang hình thức của một nền dân chủ đại diện. Cộng hòa lập hiến Bản thân cụm từ "cộng hòa" có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ngày nay thường dùng để đề cập đến một nền dân chủ đại diện với một người đứng đầu nhà nước, chẳng hạn như một tổng thống hoặc một chủ tịch nước, được nhân dân bầu lên và chỉ có thể nắm quyền trong một khoảng thời gian hạn chế. Điều này trái ngược với các quốc gia quân chủ lập hiến nơi người đứng đầu nhà nước thường là một vị vua hoặc nữ hoàng có thể cai trị trọn đời, mặc dù về bản chất thì cả hai cũng đều là hình thức dân chủ đại diện. Dân chủ tự do Trong biến thể phổ biến của dân chủ là dân chủ tự do, quyền lực của đa số được thực hiện trong khuôn khổ của một nền dân chủ đại diện, nhưng hiến pháp giới hạn đa số và bảo vệ thiểu số—thường thông qua việc được hưởng tất cả các quyền cá nhân nhất định, ví dụ như quyền tự do ngôn luận hoặc quyền tự do hiệp hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa Các nước xã hội chủ nghĩa có mô hình chính trị mô phỏng Liên Xô không phải là nền dân chủ theo cách hiểu của phương Tây. Dân chủ là một lý tưởng được nhắc đến trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản được soạn thảo bởi Karl Marx và Friedrich Engels. Tác động của dân chủ Ổn định chính trị Vì hệ thống dân chủ cho phép công chúng có quyền tước bỏ giới cầm quyền mà không cần thay đổi căn bản luật pháp của chính thể, nó làm cho công dân tin rằng họ có thể bất đồng với chính sách hiện thời, nhưng sẽ luôn có cơ hội thay đổi giới cầm quyền, hoặc thay đổi chính sách. Điều này có thể giảm bớt những bất trắc và bất an chính trị hơn là thay đổi chính trị bằng bạo động. Phe đề xướng dân chủ cho rằng bằng chứng theo thống kê rõ ràng chứng tỏ là càng nhiều dân chủ thì càng ít bạo động nội bộ và diệt chủng (democide). Điều này thường được gọi là Luật Rummel, rằng người dân càng ít tự do dân chủ thì càng dễ bị giới cai trị giết chết. Tham nhũng Các nước mới chuyển đổi sang nền dân chủ sẽ bùng nổ tình trạng tham nhũng do ảnh hưởng của chế độ độc tài trước nhưng những nước có nền dân chủ vững chắc lại ít tham nhũng. Những điều kiện chính trị ban đầu và thành tựu dân chủ đạt được sẽ quyết định mức độ tham nhũng ở một quốc gia. Dân chủ càng cao thì càng ít tham nhũng nhưng tiềm năng chống tham nhũng của nền dân chủ phụ thuộc nhiều điều kiện khác nhau chứ không đơn thuần là sự tồn tại của cạnh tranh chính trị thông qua hệ thống bầu cử đã đủ để làm giảm tham nhũng. Hiệu quả của nhà nước Điều kiện tiên quyết để có nền dân chủ ổn định là phải có bộ máy nhà nước có hiệu quả. Có quan điểm cho rằng nếu thiếu điều kiện này thì nền dân chủ không thể tự tạo ra bộ máy nhà nước hiệu quả. Nền dân chủ cần một bộ máy nhà nước hiệu quả hơn bất cứ chế độ chính trị nào khác bởi vì nó cho phép nhiều lực lượng xã hội tham gia cạnh tranh chính trị. Một chế độ độc tài có thể tồn tại không cần đến bộ máy nhà nước hiệu quả nhưng nền dân chủ chỉ có thể tồn tại khi có một nhà nước hiệu quả. Cuối cùng chế độ dân chủ buông lỏng việc kiểm soát xã hội do đó có thể dẫn đến ly khai, sự thiếu tôn trọng hoặc mong đợi quá mức của dân chúng đối với nhà nước hoặc dẫn đến tình trạng vô tổ chức, vô chính phủ. Hơn nữa mong muốn đòi quyền bình đẳng lớn hơn sẽ khiến những sắc tộc, tôn giáo, cộng đồng, khu vực, tầng lớp... vốn dĩ mờ nhạt nổi lên và có động lực để phản kháng. Dân chủ không có khả năng tạo ra bộ máy nhà nước hiệu quả nhưng nó cho phép người dân loại bỏ những chính phủ thiếu hiệu quả mà không cần dùng đến vũ lực. Friedrich Hayek nhận xét "Dân chủ đã chứng tỏ rằng nó không phải là một công cụ chắc chắn chống lại sự chuyên chế và độc tài như từng được hy vọng. Tuy nhiên, với vai trò như một công ước cho phép bất kỳ đa số nào cũng có quyền loại bỏ một chính phủ mà mình không ưa, dân chủ có một giá trị không thể đo đếm được". Trong chế độ dân chủ, nhà nước có khả năng hoạch định và thực thi chính sách càng cao thì mức độ dân chủ càng cao. Những nước có bộ máy nhà nước có khả năng đồng hóa, điều chỉnh và điều khiển xã hội cao hơn sẽ có mức độ dân chủ cao hơn. Điều này không liên quan đến những yếu tố địa lý và kinh tế. Khả năng thu ngân sách và tái phân phối thu nhập không liên quan đến mức độ dân chủ nhưng là điều kiện cơ bản quyết định mức độ tham gia của dân chúng vào nền dân chủ. Nền dân chủ với bộ máy nhà nước có hiệu quả có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cơ bản tốt hơn những nền dân chủ có bộ máy nhà nước thiếu năng lực. Nghĩa là khả năng phục vụ xã hội tùy thuộc hiệu quả của bộ máy nhà nước hơn là hình thức nhà nước. Hiệu quả bộ máy nhà nước quan trọng đối với sự hài lòng của người dân về cách nền dân chủ hoạt động hơn là ý thức hệ thích hợp với họ. Một bộ máy hành chính công bằng và hiệu quả có ý nghĩa hơn là những cơ quan đại diện. Nền dân chủ khuyến khích các chính trị gia theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn. Nhiều chính trị gia không thấy gì hơn ngoài kỳ bầu cử kế tiếp và họ chỉ muốn nương theo xu thế của đám đông. Các chính phủ nhìn chung thích cách xử lý nhanh chóng để dập tắt các triệu chứng nhưng không giải quyết tận gốc căn nguyên của các vấn đề của xã hội do đó nền dân chủ hiện đại thiển cận. Chu kỳ bầu cử trong mô hình của chế độ dân chủ tạo ra những khung thời gian chính trị ngắn nên các chính trị gia đưa ra những chính sách để lôi kéo cử tri trong kỳ tranh cử kế tiếp, trong khi bỏ qua những vấn đề dài hạn mà không thể giúp họ thu được sự ủng hộ của cử tri ngay lập tức. Những nhóm lợi ích có khả năng lợi dụng hệ thống chính trị nhằm đạt những lợi ích ngắn hạn cho bản thân họ trong khi đẩy thiệt hại về lâu dài cho phần còn lại của xã hội. Việc các tập đoàn cấu kết với hệ thống chính trị là một hiện tượng toàn cầu khiến việc hoạch định chính sách dài hạn bị gạt khỏi nghị trình. Các nền dân chủ đại nghị bỏ qua lợi ích của các thế hệ tương lai do họ không có quyền nào cả, không có cơ quan nào đại diện cho lợi ích và quan điểm của họ. Kinh tế Những nước có Tổng sản phẩm quốc nội trên mỗi đầu người và Chỉ số phát triển con người (human development index) càng cao, và chỉ số nghèo càng thấp thì thường có nền dân chủ. Kinh tế gia nổi tiếng Amartya Sen ghi nhận là chưa có một chế độ dân chủ thực sự đã từng bị nạn đói lớn, kể cả những nước dân chủ vốn không giàu có suốt lịch sử, như Ấn Độ. Tuy nhiên, một số quốc gia như Liên Xô (thời Stalin), Trung Quốc, Hàn Quốc (thời Park Chung Hee), Đài Loan (thời Tưởng Kinh Quốc) đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế thần kỳ dưới sự lãnh đạo của các nhà nước bị phương Tây xem là thiếu dân chủ trong khi đó nhiều quốc gia có nền dân chủ chưa bao giờ đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian dài để trở thành cường quốc kinh tế. Nghiên cứu của Matthew A. Baum và David A. Lake cho thấy dân chủ không có tác động trực tiếp lên tăng trưởng kinh tế nhưng làm tăng tuổi thọ ở nước nghèo và tăng giáo dục trung học ở những nước không nghèo. Không phải ai cũng đồng ý dân chủ thúc đẩy sự giàu có. Có người cho là hầu hết chứng cứ lại đưa đến kết luận là chính nhờ phát triển kinh tế làm dân giàu có hơn đưa đến dân chủ hóa. Theo nhà xã hội học Seymour Martin Lipset những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người, mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa, trình độ giáo dục cao hơn sẽ dân chủ hơn (định luật Lipset). Đây là những điều kiện tiên quyết của nền dân chủ. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy khẳng định của Lipset là đúng vì mức độ dân chủ của một quốc gia sẽ được cải thiện khi thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó tăng lên. Tuy nhiên dân chủ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác do đó dân chủ hóa cũng có thể diễn ra ở các nước có mức thu nhập thấp còn nước có thu nhập ngày càng cao như Trung Quốc hoặc những nước xuất khẩu dầu mỏ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới như Brunei, Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait... lại chưa có nền dân chủ theo cách hiểu của phương Tây. Tuy nhiên, dân chủ cũng có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Dân chủ giúp người làm chính sách có thể hiểu được nguyện vọng của nhân dân từ đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp để hướng đến một nền kinh tế nhân bản phục vụ cho đời sống của đa số. Liên Xô thiếu dân chủ nên nền kinh tế của họ ngày càng xa rời nhu cầu của xã hội nên cuối cùng sụp đổ. Việc dân chủ hóa nền kinh tế bằng cách chuyển quyền quyết định từ các lãnh đạo doanh nghiệp sang cộng đồng là vấn đề được nhiều học giả quan tâm và cũng là cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra trong thế kỷ 21. Chiến tranh Lý thuyết dân chủ hoà bình cho rằng chứng cớ thực tế cho thấy là hầu như không bao giờ có chiến tranh giữa các nước dân chủ. Một công trình nghiên cứu về những chiến tranh từ 1816 đến 1991 định nghĩa chiến tranh là khi nào có quân lính đánh nhau làm cho hơn 1000 người chết trận, và định nghĩa dân chủ là khi hơn 2/3 đàn ông có quyền bầu cử. Nghiên cứu này tìm ra 198 cuộc chiến tranh giữa các nước không dân chủ, 155 giữa các nước dân chủ đánh với các nước không dân chủ, và không có chiến tranh nào giữa những nước dân chủ với nhau. Các tổ chức bảo vệ dân chủ Liên Hợp Quốc Liên Hợp Quốc xem dân chủ là một trong những nền tảng và giá trị cốt lõi của mình vì dân chủ cung cấp môi trường để bảo vệ và nhận thức tốt quyền con người. Những giá trị này được thể hiện trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Những quyền chính trị và dân sự này là nền tảng của nền dân chủ. Liên Hợp Quốc hỗ trợ nền dân chủ thông qua các tổ chức thành viên của mình như United Nations Development Programme (UNDP), United Nations Democracy Fund (UNDEF), Department of Peacekeeping Operations (DPKO), Department of Political Affairs (DPA), Office of the High Commissioner for Human Rights (OHCHR), United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women (UN Women). Những hoạt động này không tách rời khỏi các hoạt động nâng cao nhân quyền, phát triển, hòa bình và an ninh. Câu nói "Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để dân sợ không dám mở miệng, nhưng còn nguy hại hơn là khi người dân không thiết mở miệng nữa." - Hồ Chí Minh "Nền tảng của một nhà nước dân chủ đó là quyền tự do" - Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aristotle “Không ai cho rằng nền dân chủ là thứ hoàn hảo hay toàn thiện cả. Thực ra, dân chủ là hình thức chính thể tồi tệ nhất nếu không tính đến các chính thể khác từng tồn tại.” - Winston Churchill Thư mục Appleby, Joyce. (1992). Liberalism and Republicanism in the Historical Imagination. Harvard University Press. Archibugi, Daniele, The Global Commonwealth of Citizens. Toward Cosmopolitan Democracy, Princeton University Press ISBN 978-0-691-13490-1 Becker, Peter, Heideking, Juergen, & Henretta, James A. (2002). Republicanism and Liberalism in America and the German States, 1750-1850. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-80066-2 Benhabib, Seyla. (1996). Democracy and Difference: Contesting the Boundaries of the Political. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-04478-1 Blattberg, Charles. (2000). From Pluralist to Patriotic Politics: Putting Practice First, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-829688-1. Birch, Anthony H. (1993). The Concepts and Theories of Modern Democracy. Luân Đôn: Routledge. ISBN 978-0-415-41463-0 Castiglione, Dario. (2005). "Republicanism and its Legacy." European Journal of Political Theory. pp 453–65. Copp, David, Jean Hampton, & John E. Roemer. (1993). The Idea of Democracy. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-43254-2 Caputo, Nicholas. (2005). America's Bible of Democracy: Returning to the Constitution. SterlingHouse Publisher, Inc. ISBN 978-1-58501-092-9 Dahl, Robert A. (1991). Democracy and its Critics. Yale University Press. ISBN 978-0-300-04938-1 Dahl, Robert A. (2000). On Democracy. Yale University Press. ISBN 978-0-300-08455-9 Dahl, Robert A. Ian Shapiro & Jose Antonio Cheibub. (2003). The Democracy Sourcebook. MIT Press. ISBN 978-0-262-54147-3 Dahl, Robert A. (1963). A Preface to Democratic Theory. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-13426-0 Davenport, Christian. (2007). State Repression and the Domestic Democratic Peace. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-86490-9 Diamond, Larry & Marc Plattner. (1996). The Global Resurgence of Democracy. Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-5304-3 Diamond, Larry & Richard Gunther. (2001). Political Parties and Democracy. JHU Press. ISBN 978-0-8018-6863-4 Diamond, Larry & Leonardo Morlino. (2005). Assessing the Quality of Democracy. JHU Press. ISBN 978-0-8018-8287-6 Diamond, Larry, Marc F. Plattner & Philip J. Costopoulos. (2005). World Religions and Democracy. JHU Press. ISBN 978-0-8018-8080-3 Diamond, Larry, Marc F. Plattner & Daniel Brumberg. (2003). Islam and Democracy in the Middle East. JHU Press. ISBN 978-0-8018-7847-3 Elster, Jon. (1998). Deliberative Democracy. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-59696-1 Fotopoulos, Takis. (2006). "Liberal and Socialist "Democracies" versus Inclusive Democracy", The International Journal Of Inclusive Democracy. 2(2) Fotopoulos, Takis. (1992). "Direct and Economic Democracy in Ancient Athens and its Significance Today" , Democracy & Nature, 1(1) Gabardi, Wayne. (2001). Contemporary Models of Democracy. Polity. Griswold, Daniel. (2007). Trade, Democracy and Peace: The Virtuous Cycle Halperin, M. H., Siegle, J. T. & Weinstein, M. M. (2005). The Democracy Advantage: How Democracies Promote Prosperity and Peace. Routledge. ISBN 978-0-415-95052-7 Hansen, Mogens Herman. (1991). The Athenian Democracy in the Age of Demosthenes. Oxford: Blackwell. ISBN 978-0-631-18017-3 Held, David. (2006). Models of Democracy. Stanford University Press. ISBN 978-0-8047-5472-9 Inglehart, Ronald. (1997). Modernization and Postmodernization. Cultural, Economic, and Political Change in 43 Societies. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-01180-6 Khan, L. Ali. (2003). A Theory of Universal Democracy: Beyond the End of History. Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 978-90-411-2003-8 Köchler, Hans. (1987). The Crisis of Representative Democracy. Peter Lang. ISBN 978-3-8204-8843-2 Lijphart, Arend. (1999). Patterns of Democracy: Government Forms and Performance in Thirty-Six Countries. Yale University Press. ISBN 978-0-300-07893-0 Lipset, Seymour Martin. (1959). "Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy." American Political Science Review, 53(1): 69-105. Macpherson, C. B. (1977). The Life and Times of Liberal Democracy. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-289106-8 Morgan, Edmund. (1989). Inventing the People: The Rise of Popular Sovereignty in England and America. Norton. ISBN 978-0-393-30623-1 Plattner, Marc F. & Aleksander Smolar. (2000). Globalization, Power, and Democracy. JHU Press. ISBN 978-0-8018-6568-8 Plattner, Marc F. & João Carlos Espada. (2000). The Democratic Invention. Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-6419-3 Putnam, Robert. (2001). Making Democracy Work. Princeton University Press. ISBN 978-5-551-09103-5 Raaflaub, Kurt A., Ober, Josiah & Wallace, Robert W. (2007). Origins of democracy in ancient Greece. University of California Press. ISBN 978-0-520-24562-4 Riker, William H.. (1962). The Theory of Political Coalitions. Yale University Press. Sen, Amartya K. (1999). "Democracy as a Universal Value." Journal of Democracy 10(3): 3-17. Tannsjo, Torbjorn. (2008). Global Democracy: The Case for a World Government. Edinburgh University Press. ISBN 978-0-7486-3499-6. Argues that not only is world government necessary if we want to deal successfully with global problems it is also, pace Kant and Rawls, desirable in its own right. Weingast, Barry. (1997). "The Political Foundations of the Rule of Law and Democracy." American Political Science Review, 91(2): 245-263. Weatherford, Jack. (1990). Indian Givers: How the Indians Transformed the World. New York: Fawcett Columbine. ISBN 978-0-449-90496-1 Whitehead, Laurence. (2002). Emerging Market Democracies: East Asia and Latin America. JHU Press. ISBN 978-0-8018-7219-8 Willard, Charles Arthur. (1996). Liberalism and the Problem of Knowledge: A New Rhetoric for Modern Democracy. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-89845-2 Wood, E. M. (1995). Democracy Against Capitalism: Renewing historical materialism. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-47682-9 Wood, Gordon S. (1991). The Radicalism of the American Revolution. Vintage Books. ISBN 978-0-679-73688-2 examines democratic dimensions of republicanism Xem thêm Lý thuyết móng ngựa Dân chủ Athena Quân chủ lập hiến Dân chủ trực tiếp Chỉ số dân chủ Dân chủ tự do Làn sóng dân chủ Tổng thống chế Thể chế Đại nghị Dân chủ đại nghị Pháp quyền Chú thích Liên kết ngoài Tiếng Anh Center for Democratic Network Governance Democracy at the Stanford Encyclopedia of Philosophy Is Democracy the BEST form of governance? at TooStep Dictionary of the History of Ideas: Democracy Ethical Democracy Journal The Economist Intelligence Unit’s index of democracy Alexis de Tocqueville, Democracy in America Full hypertext with critical essays on America in 1831-32 from American Studies at the University of Virginia Democracy Watch (Canada) Leading democracy monitoring organization Ewbank, N. The Nature of Athenian Democracy , Clio History Journal, 2009. Critique Erik von Kuehnelt-Leddihn, Liberty or Equality J.K. Baltzersen, Churchill on Democracy Revisited, (24 tháng 1 năm 2005) GegenStandpunkt: The Democratic State: Critique of Bourgeois Sovereignty Does Democracy End Tyranny? Please Don't Vote Tiếng Việt Cẩm nang Dân chủ , democracy-handbook.org Nga cảnh báo chiêu bài dân chủ của thế lực bên ngoài Bầu cử Loại chính phủ Nhân quyền Triết học chính trị Chính trị Phát minh của Hy Lạp Văn hóa phương Tây
5968
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nobel
Nobel
Nobel có thể có nghĩa là: Alfred Nobel: khoa học gia người Thụy Điển sáng chế ra đinamít và thiết lập giải thưởng Nobel Giải thưởng Nobel: là một giải thưởng danh giá được lập ra theo di chúc của ông Nobel Giải thưởng Nobel về vật lý Giải thưởng Nobel về hoá học Giải thưởng Nobel về y học Giải thưởng Nobel về hoà bình Giải thưởng Nobel về văn học Giải thưởng Nobel về kinh tế Xem thêm Noble Không có Giải thưởng Noble về toán học
5969
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%95
Hổ
Hổ hay còn gọi là cọp hoặc hùm (và các tên gọi khác như Ông ba mươi, kễnh, khái) là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo được xếp vào một trong năm loài "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Hổ là một loài thú ăn thịt, chúng dễ nhận biết nhất bởi các sọc vằn dọc sẫm màu trên bộ lông màu đỏ cam với phần bụng trắng. Hổ là loài thú lớn nhất trong họ nhà Mèo và là động vật lớn thứ ba trong các loài thú ăn thịt (sau gấu Bắc Cực và gấu nâu). Hổ là một trong những loài động vật có biểu tượng lôi cuốn và dễ nhận biết nhất trên thế giới với những sọc vằn vện không lẫn vào đâu được. Chúng nổi bật trong thần thoại và văn hóa dân gian cổ đại, tiếp tục được miêu tả trong các bộ phim và văn học hiện đại, xuất hiện trên nhiều lá cờ, phù hiệu áo giáp và làm linh vật cho các đội tuyển thể thao. Đặc biệt trong văn hóa phương Đông, hổ được mệnh danh là "chúa sơn lâm". Do đó, chúng là biểu tượng quốc gia của nhiều nước như Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia và Hàn Quốc. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loài mèo lớn, chỉ có hổ và báo đốm là bơi giỏi, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo nhà và báo hoa mai về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ có tập tính lãnh thổ cao và nói chung là một loài săn mồi đơn độc nhưng có nhiều đặc điểm xã hội, đòi hỏi các khu vực sinh sống tiếp giáp rộng lớn, hỗ trợ các nhu cầu của nó đối với con mồi và nuôi dưỡng con cái. Những con hổ con ở với mẹ của chúng trong khoảng hai năm, trước khi chúng trở nên tự lập và rời khỏi phạm vi nhà của mẹ chúng để tìm lãnh thổ riêng của mình. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên. Chúng có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm. Hổ từng có phạm vi phân bố rộng lớn từ vùng Đông Anatolia thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây đến lưu vực sông Amur và ở phía nam từ chân đồi của dãy Himalaya đến đảo Bali ở quần đảo Sunda. Kể từ đầu thế kỷ 20, quần thể hổ đã mất ít nhất 93% phạm vi lịch sử của chúng và đã bị tuyệt chủng ở Tây và Trung Á, từ các đảo Java, Bali và ở các khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc. Quần thể hổ ngày nay bị chia cắt, trải dài từ rừng ôn đới Siberia đến rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở tiểu lục địa Ấn Độ và Sumatra. Hổ được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ IUCN kể từ năm 1986. Tính đến năm 2015, quần thể hổ hoang dã toàn cầu được ước tính có khoảng từ 3.062 đến 3.948 cá thể trưởng thành, giảm khoảng 100.000 (95%) so với đầu thế kỷ 20, với hầu hết các quần thể còn lại xảy ra trong các khu vực nhỏ bị cô lập với nhau. Những lý do chính cho sự suy giảm số lượng hổ bao gồm phá hủy môi trường sống, phân mảnh môi trường sống và nạn săn trộm. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Điều này, cùng với việc chúng thường sống ở một số nơi đông dân trên Trái Đất, đã gây ra những xung đột đáng kể với con người. Phân loại và di truyền học Năm 1758, Carl Linnaeus đã mô tả con hổ trong tác phẩm Systema Naturae và đặt cho nó cái tên khoa học Felis tigris. Năm 1929, nhà phân loại học người Anh Reginald Innes Pocock đã đặt tên cho loài này dưới chi Panthera bằng tên khoa học Panthera tigris. Tiến hóa Họ hàng gần nhất của loài hổ trước đây được cho là sư tử, báo hoa mai và báo đốm của chi Panthera. Hổ có lẽ đã từng có chung nguồn gốc từ những tổ tiên châu Phi xa xưa, cách đây 2 triệu năm trước, một nhánh của chúng đã di cư về phía đông (tức châu Á) và phát triển cơ thể với những sọc màu đen, cam, trắng như ngày nay. Thậm chí cho đến 16,000 năm trước, sự di chuyển ngược lại của chúng về hướng tây chỉ mới đến Ấn Độ. Một khi đã định cư tại vùng Đông Bắc Á, chúng không bao giờ trở về quê hương châu Phi. Qua thời gian lịch sử, loài hổ đã chọn châu Á làm nơi định cư lâu dài và tạo nên rất nhiều phân họ. Các giai đoạn băng hà và hàng rào địa lý được cho là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho sự hồi hương của loài hổ. Ngoài ra, tập tính của hai loài sư tử và hổ trái ngược nhau cũng được cân nhắc là một nguyên nhân. Trong khi loài sư tử sống và săn mồi theo bầy đàn, rất thích hợp trên môi trường đồng cỏ savan, thì loài hổ sở hữu tính cách đơn độc trong cuộc sống, lại tương thích với không gian rậm rạp của rừng mưa nhiệt đới, cần phải có bình phong để che giấu cho một cuộc phục kích. Kết quả phân tích di truyền chỉ ra rằng khoảng 2,88 triệu năm trước, hổ và báo tuyết tách khỏi các loài Panthera khác, và cả hai có thể liên quan chặt chẽ với nhau hơn so với sư tử, báo hoa mai và báo đốm. P. t. palaeosinensis từ thời kỳ Pleistocene sớm ở miền bắc Trung Quốc là loài hổ nguyên thủy nhất được biết đến cho đến nay. Hóa thạch của Panthera zdanskyi đã được khai quật tại tỉnh Cam Túc thuộc tây bắc Trung Quốc. Loài này sống vào đầu kỷ Pleistocene khoảng hai triệu năm trước và được coi là một loài anh em của loài hổ hiện đại. Nó có kích thước bằng một con báo đốm và có thể có một mẫu lông khác. Mặc dù được coi là "nguyên thủy" hơn, nhưng nó có chức năng và cũng có thể tương tự về mặt sinh thái với loài hổ hiện đại. Tây Bắc Trung Quốc được cho là nguồn gốc của dòng dõi hổ. Những con hổ đã tăng kích thước, có thể là để đáp ứng với bức xạ thích nghi của các loài con mồi như hươu và bò, có thể đã xảy ra ở Đông Nam Á trong thời kỳ đầu của Pleistocene. Phân loài Panthera tigris trinilensis sống cách đây khoảng 1,2 triệu năm và được biết đến từ các hóa thạch được khai quật gần di chỉ Trinil ở Java. Loài hổ Wanhsien, Ng Shandong, Trinil và Nhật Bản đã tuyệt chủng trong thời tiền sử. Những con hổ đến Ấn Độ và Bắc Á vào cuối kỷ Pleistocene, đến phía đông Beringia, Nhật Bản và Sakhalin. Một số hộp sọ hóa thạch khác biệt về mặt hình thái so với sọ sư tử, có thể cho thấy sự hiện diện của hổ ở Alaska trong thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 100.000 năm trước. Hóa thạch hổ được tìm thấy ở quần đảo Palawan nhỏ hơn hóa thạch hổ đại lục, có thể là do bệnh lùn nội tạng. Hóa thạch của hổ cũng được khai quật ở Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản, Sarawak có niên đại cuối thế Pliocene, Pleistocene và thế Holocene sớm. Hổ Borneo đã có mặt ở Borneo giữa cuối kỷ Pleistocene và Holocene, nhưng có thể đã tuyệt chủng trong thời tiền sử. Phạm vi hổ tiềm năng trong giai đoạn cuối Pleistocene và Holocene được dự đoán sẽ áp dụng mô hình thích hợp sinh thái dựa trên hơn 500 hồ sơ địa phương hổ kết hợp với dữ liệu thời tiết sinh học. Mô hình kết quả cho thấy một phạm vi hổ tiếp giáp từ miền nam Ấn Độ đến Siberia ở Cực đại băng hà cuối cùng, cho thấy dòng gen không bị cản trở giữa các quần thể hổ ở lục địa châu Á trong suốt thời kỳ cuối của Pleistocene và Holocene. Các quần thể hổ trên quần đảo Sunda và lục địa châu Á có thể bị tách ra trong các thời kỳ gian băng. Kết quả của một nghiên cứu về thực vật học cho thấy rằng tất cả những con hổ còn sống đều có niên đại chung 72.000-108.000 năm về trước. Trình tự bộ gen đầy đủ của hổ đã được xuất bản vào năm 2013. Nó đã được tìm thấy có thành phần lặp lại tương tự như các bộ gen mèo khác và một cú pháp được bảo tồn đáng kể. Phân loài Theo mô tả đầu tiên của Linnaeus về loài này, một số mẫu hổ đã được mô tả và đề xuất như là phân loài. Tính hợp lệ của một số phân loài hổ đã được đặt câu hỏi vào năm 1999. Hầu hết các phân loài giả định được mô tả trong thế kỷ 19 và 20 được phân biệt dựa trên chiều dài lông và màu sắc, kiểu sọc và kích thước cơ thể, do đó các đặc điểm khác nhau trong quần thể. Về mặt hình thái, hổ từ các khu vực khác nhau rất ít và dòng gen giữa các quần thể trong các khu vực đó được coi là có thể xảy ra trong thời kỳ Pleistocene. Do đó, đề xuất chỉ công nhận hai phân loài hổ là hợp lệ, cụ thể là P. t. tigris ở lục địa châu Á và P. t. sondaica ở quần đảo Sunda. Kết quả phân tích sọ của 111 hộp sọ hổ từ các quốc gia Đông Nam Á cho thấy sọ hổ Sumatra khác với sọ hổ Đông Dương và hổ Java, trong khi sọ hổ Bali có kích thước tương tự sọ hổ Java. Các tác giả đã đề xuất phân loại hổ Sumatra và hổ Java là các loài khác nhau, P. sumatrae và P. sondaica với hổ Bali là phân loài P. sondaica balica. Trong năm 2015, các đặc điểm hình thái, sinh thái và phân tử của tất cả các phân loài hổ giả định đã được phân tích theo cách tiếp cận kết hợp. Kết quả hỗ trợ phân biệt hai nhóm tiến hóa lục địa và hổ Sunda. Các tác giả đề xuất công nhận chỉ có hai phân loài là P. t. tigris bao gồm các quần thể hổ Bengal, Mã Lai, Đông Dương, Hoa Nam, Siberia và Caspia, và P. t. sondaica bao gồm các quần thể hổ Sumatra, Java và Bali. Các tác giả cũng lưu ý rằng việc phân loại lại này sẽ ảnh hưởng đến quản lý bảo tồn hổ. Một chuyên gia bảo tồn hoan nghênh đề xuất này vì nó sẽ làm cho các chương trình nhân giống nuôi nhốt và tái tạo trong tương lai của những con hổ sinh ra trong vườn thú dễ dàng hơn. Một nhà di truyền học đã nghi ngờ nghiên cứu này và cho rằng chín phân loài hiện được công nhận có thể được phân biệt về mặt di truyền. Năm 2017, Lực lượng chuyên trách về phân loại mèo của Nhóm chuyên gia nghiên cứu về các loài mèo của IUCN đã sửa đổi phân loại họ mèo và hiện công nhận quần thể hổ ở lục địa châu Á là P. t. tigris, và những con hổ ở quần đảo Sunda là P. t. sondaica, như vậy theo cách phân loại mới thì loài hổ chỉ có 02 phụ loài. Các phân loài Có chín nòi (phân loài) hổ khác nhau, ba trong số đó đã tuyệt chủng và một có thể cũng sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần. Cụ thể như sau: Panthera tigris altaica - hổ Siberia hay hổ Amur, hổ Mãn Châu. Panthera tigris amoyensis - hổ Hoa Nam. Panthera tigris balica - hổ Bali (tuyệt chủng). Panthera tigris corbetti - hổ Đông Dương (còn gọi là hổ Corbet). Panthera tigris jacksoni - hổ Mã Lai. Panthera tigris sondaica - hổ Java (tuyệt chủng). Panthera tigris sumatrae - hổ Sumatra. Panthera tigris tigris - hổ Bengal. Panthera tigris virgata - hổ Caspi hay hổ Ba Tư (tuyệt chủng). Khu vực sinh sống trong lịch sử của chúng (thu nhỏ một cách đáng kể ngày nay) chạy từ Nga, Siberia, Iran, Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, bao gồm cả quần đảo Indonesia. Dưới đây là các nòi còn sống sót, theo trật tự tăng dần của quần thể hoang dã: Hổ Hoa Nam 华南虎 (Panthera tigris amoyensis, chữ amoyensis trong tên khoa học của nó xuất xứ từ tên địa danh Amoy, còn gọi là Xiamen tức Hạ Môn), là nòi đang nằm trong tình trạng nguy hiểm nhất, và gần như sẽ trở thành tuyệt chủng. Có thể là con hổ hoang cuối cùng được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã bị bắn hạ vào năm 1994, và trong hai mươi năm gần đây nhất người ta không nhìn thấy một con hổ còn sống nào trong khu vực sinh sống của chúng. Năm 1959, Mao Trạch Đông tuyên bố rằng hổ là một con vật có hại, và số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con năm 1976. Năm 1977 chính phủ Trung Quốc sửa đổi lại luật, và cấm chỉ việc giết hổ hoang, nhưng điều này có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ nòi này. Hiện tại còn 59 con còn đang bị nuôi nhốt, tất cả ở trong Trung Quốc, nhưng chúng chỉ sinh được có sáu con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn trở nên rõ nét. Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae) tìm thấy ở đảo Sumatra (Indonesia). Quần thể hoang dã có khoảng 400 đến 500 con, nằm chủ yếu ở 5 vườn quốc gia trên đảo. Việc thử nghiệm gen gần đây đã phát hiện ra sự tồn tại của các dấu hiệu gen duy nhất, chỉ ra rằng nó có thể phát triển thành các loài riêng biệt, nếu nó không bị làm cho tuyệt chủng. Điều này dẫn tới giả thiết là hổ Sumatran có tầm quan trọng lớn hơn trong việc bảo tồn hơn bất kỳ một nòi nào khác. Sự phá hủy môi trường sống là mối đe dọa chính tới sự tồn tại của quần thể này (việc săn bắt thậm chí còn diễn ra trong các vườn quốc gia nằm dưới sự bảo vệ), 66 con đã bị bắn giết trong những năm từ 1998 tới 2000—gần 20% của tổng số hổ. Hổ Siberia (Panthera tigris altaica), còn gọi là hổ Amur, hay hổ Mãn Châu(Trung Quốc gọi là hổ Đông Bắc 东北虎), gần như toàn bộ bị hãm trong những khu vực rất hạn chế của miền đông Nga, ở đó hiện nay chúng được bảo vệ. Trong tự nhiên có ít hơn 400 con (bây giờ đã tăng lên 540 con), và quần thể này về tương lai là khó tồn tại về mặt di truyền, do thảm họa tiềm ẩn của việc lai cùng dòng. Hổ Siberia là nòi hổ có kích thước lớn nhất với con đực thường dài trung bình 2,7 mét và nặng khoảng 360 kg, với bộ lông dày và những đường vằn lớn màu vàng nhạt. Hổ Mã Lai (Panthera tigris jacksoni, đồng nghĩa: Panthera tigris malayensis), tiếng Mã Lai: Harimau Malaya), chỉ được tìm thấy tại khu vực phía nam của bán đảo Mã Lai. Cho đến tận năm 2004 nó đã không được công nhận là một phân loài hổ theo đúng nghĩa mà nó đáng được công nhận. Phân loại mới chỉ có sau khi diễn ra cuộc nghiên cứu của Luo S-J và ctv. từ Phòng thí nghiệm Đa dạng bộ Gen, một phần của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ. Hiện tại, người ta ước tính có khoảng 600-800 cá thể hổ Mã Lai trong tự nhiên, làm cho nó trở thành quần thể hổ lớn thứ ba, chỉ sau hổ Bengal và hổ Đông Dương. Tuy nhiên, nó vẫn là phân loài đang nguy cấp. Về kích thước, trọng lượng và sức mạnh thì nó gần giống như hổ Đông Dương. Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti), được thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Quần thể ước tính của chúng là 1.200–1.800, có lẽ là ở mức thấp của khoảng này. Quần thể lớn nhất hiện nay ở Malaysia, là nơi việc săn bắn trộm bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng tất cả các quần thể này nằm ở mức nguy hiểm cao do sự phân tán nơi sinh sống và lai cùng dòng. Tại Việt Nam, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết để cung cấp nguồn cho y học Trung Quốc. Hổ Bengal (Panthera tigris tigris) được tìm thấy trong rừng già và đồng cỏ của Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc và Nepal. Nó là con vật quốc gia của cả Bangladesh và Ấn Độ. Quần thể hoang dã ước tính của chúng là dưới 2.000 con, phần lớn sống ở Ấn Độ và Bangladesh. Hổ thuộc nòi này phải chịu nhiều áp lực từ việc thu nhỏ môi trường sống tới việc săn bắn trộm; một số loại biệt dược của y học cổ truyền Trung Quốc (đặc biệt trong điều trị bệnh liệt dương) cần các bộ phận của hổ. Dự án Hổ, một dự án bảo tồn của Ấn Độ bắt đầu từ năm 1972, đạt được những thành công không đáng kể trong việc bảo vệ nòi này. Hổ Bali (Panthera tigris balica) đã có trên đảo Bali. Nòi hổ này bị săn bắn đến tuyệt chủng; con hổ Bali cuối cùng được cho là bị giết ở Sumbar Kima, tây Bali vào ngày 27 tháng 9, năm 1937; nó là một con hổ cái trưởng thành. Không có một con hổ Bali nào còn sống trong tình trạng nuôi nhốt. Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo của đạo Hindu ở Bali. Hổ Java (Panthera tigris sondaica) đã tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Nòi này có lẽ đã tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980, như là hậu quả của việc săn bắn và phá hủy môi trường sống, nhưng sự tuyệt chủng của chúng có thể diễn ra từ những năm 1950 trở đi (khi đó người ta cho rằng chỉ còn ít hơn 25 con trong tự nhiên). Con hổ cuối cùng được nhìn thấy năm 1979. Hổ Caspi hay hổ Ba Tư (Panthera tigris virgata) đã tuyệt chủng từ những năm cuối thập niên 1960, với con cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968. Trước kia, chúng phân bố ở Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ. Không có nhiều hoá thạch của loài hổ được tìm thấy, ngoại trừ những hoá thạch tìm thấy hầu hết ở Đông Nam Á thuộc kỷ Pleistocene. Tuy nhiên, có những phần hoá thạch 100.000 năm tuổi của hổ tìm thấy ở Alaska. Có lẽ thông qua đường nối giữa Siberia và Alaska trong kỷ Băng hà, con hổ này thuộc quần thể hổ Bắc Mỹ của nòi hổ Siberia. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện mối tương đồng giữa xương hổ với loài sư tử Bắc Mỹ: một loài họ mèo tuyệt chủng đã thống trị vùng Bắc Mỹ khoảng 10.000 năm trước. Những phát hiện mâu thuẫn này dẫn đến một giả thuyết rằng loài sư tử châu Mỹ có nguồn gốc là một loài hổ lục địa mới. Những hoá thạch của loài hổ được khai quật được ở Nhật Bản cho thấy loài hổ Nhật Bản không lớn hơn các nòi hổ thuộc các đảo cùng thời kỳ. Hiện tượng này có lẽ là do mối tương quan giữa kích thước cơ thể và khoảng không gian trống cũng như mật độ con mồi không nhiều. Lai tạo Hổ trong điều kiện nuôi nhốt được lai tạo với sư tử để tạo ra các giống lai gọi là liger (Sư hổ) và tigon (Hổ sư). Chúng chia sẻ phẩm chất thể chất và hành vi của cả hai loài bố mẹ. Nhân giống lai hiện không được khuyến khích do sự nhấn mạnh vào bảo tồn. Liger là con lai giữa sư tử đực và hổ cái. Ligers thường có chiều dài từ 10 đến 12 ft (3.0 đến 3.7 m) và nặng từ 800 đến 1.000 lb (360 đến 450 kg) trở lên. Bởi vì sư tử đực truyền gen thúc đẩy tăng trưởng, nhưng gen ức chế tăng trưởng tương ứng từ hổ cái không có, Sư hổ phát triển lớn hơn nhiều so với các loài bố mẹ. Tigon ít phổ biến hơn là sự giao thoa giữa sư tử cái và hổ đực. Bởi vì hổ đực không truyền gen thúc đẩy tăng trưởng và sư tử cái truyền gen ức chế tăng trưởng, Tigon sinh ra có kích thước tương đương với bố mẹ chúng. Một số con cái có khả năng sinh sản và đôi khi đã sinh ra các litigons khi giao phối với một con sư tử cái châu Á. Phân bố Hổ từng có phạm vi rộng khắp lục địa châu Á từ phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và Transcaucasia đến dãy núi Altai, hồ Baikal và bờ biển Nhật Bản, và ở phía nam từ tiểu lục địa Ấn Độ qua Đông Nam Á đến các đảo Sunda của Sumatra, Java và Bali. Kể từ khi kết thúc thời kỳ băng hà cuối cùng khoảng 20.000 năm trước, sự phân bố của chúng ở các quốc gia phía bắc có lẽ đã bị hạn chế bởi thời kỳ tuyết sâu kéo dài hơn sáu tháng. Chúng chủ yếu gắn bó với môi trường sống trong rừng. Phân bố của chúng gắn chặt với phân bố và mật độ của các loài động vật móng guốc. Quần thể hổ phát triển mạnh nơi quần thể thuộc bộ huơu nai, trâu bò và lợn ổn định. Khoảng một chục ghi chép lịch sử được biết đến từ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra rằng hổ chỉ sống ở những vùng xa xôi của miền đông Anatolia, có thể cho đến cuối thế kỷ 20. Ở Iraq, một con hổ đã bị bắn gần Mosul vào năm 1887. Cá thể này có lẽ là một con hổ di cư từ phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, vì đây là hồ sơ được xác nhận duy nhất ở nước này. Ở vùng Kavkaz, hổ sinh sống ở vùng đồi núi và vùng đất thấp. Các ghi chép lịch sử ở Iran chỉ được biết đến từ bờ biển phía nam của Biển Caspi và dãy núi Alborz liền kề. Các ghi chép ở Trung Á cho thấy hổ xuất hiện hàng đầu trong các khu rừng Tugay ven sông dọc theo sông Atrek, Amu Darya, Syr Darya, Hari Rud, Chuy và Ili và các nhánh của chúng. Năm 2003, chúng đã được đánh giá là tuyệt chủng khu vực ở Tây và Trung Á kể từ cuối thế kỷ 20, vì con hổ cuối cùng được nhìn thấy ở khu vực này vào đầu những năm 1970. Ở Đông Á, hổ sinh sống ở rừng thông Triều Tiên và rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới ở Viễn Đông Nga. Rừng ven sông là môi trường sống quan trọng cho cả động vật móng guốc và hổ vì chúng cung cấp thức ăn và nước uống, và đóng vai trò là hành lang phân tán. Tại Trung Quốc, hổ đã trở thành mục tiêu của các chiến dịch quy mô lớn 'chống sâu bệnh vào đầu những năm 1950. Săn hổ cùng với nạn phá rừng, có thể làm giảm khả năng sẵn có của con mồi và tái định cư của người dân đến các vùng nông thôn dẫn đến sự phân mảnh của môi trường sống của hổ. Mặc dù săn bắn hổ đã bị cấm vào năm 1977, số lượng vẫn tiếp tục giảm. Không có con hổ nào được ghi nhận trong các cuộc khảo sát thực địa năm 2001 tại tám khu vực được bảo vệ trong nước. Ở phía Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hunchun thuộc Đông Bắc Trung Quốc, bẫy ảnh đã ghi lại được hổ với bốn con lần đầu tiên vào năm 2012. Trong các cuộc điều tra sau đó, từ 27 đến 34 con hổ đã được ghi nhận dọc biên giới Trung Quốc-Nga. Không có bằng chứng cho sự hiện diện của hổ ở bất kỳ tỉnh nào khác của Trung Quốc. Chúng được coi là có thể đã tuyệt chủng trên bán đảo Triều Tiên. Hổ từng có mặt ở khắp các tỉnh miền núi Việt Nam. Hiện nay chỉ còn ở các tỉnh có rừng núi hẻo lánh thuộc biên giới Việt–Lào, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Trị. Độ che phủ rừng ở Việt Nam đã bị giảm xuống dưới 15% so với ban đầu trước những năm 1940, do chiến tranh, khai thác gỗ bất hợp pháp, và đốt rừng để phát triển nông nghiệp. Hổ được bảo vệ hợp pháp ở nước này từ năm 1960, nhưng việc buôn bán các bộ phận cơ thể hổ vẫn tiếp tục đến giữa những năm 1990. Hổ vẫn còn hiện diện ở miền bắc Việt Nam giáp Trung Quốc vào những năm 1990. Kể từ năm 2015, quần thể này được coi là có khả năng tuyệt chủng. Tại Lào, Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia được thành lập vào năm 1993. Vào thời điểm đó, dân số hổ đã cạn kiệt. Đến cuối những năm 1990, hổ vẫn có mặt ở ít nhất năm khu vực bảo tồn. Săn hổ để buôn bán bất hợp pháp các bộ phận cơ thể và săn bắt cơ hội được coi là mối đe dọa chính đối với quần thể hổ của đất nước. Năm con hổ riêng lẻ đã được ghi nhận tại Khu bảo tồn quốc gia Nam Et-Phou Louey trong cuộc khảo sát bẫy camera giữa tháng 4 năm 2003 và tháng 6 năm 2004. Con mồi hoang dã lớn xuất hiện với mật độ thấp buộc hổ phải săn con mồi nhỏ và gia súc, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh sản của chúng. Ở Campuchia, hổ vẫn được nhìn thấy ở những khu vực rừng hẻo lánh vào giữa những năm 1980. Các khu vực được bảo vệ được thành lập vào năm 1993, nhưng các khu rừng rộng lớn bên ngoài các khu vực này đã được đưa ra như một sự nhượng bộ khai thác gỗ cho các công ty nước ngoài. Một cuộc khảo sát phỏng vấn được thực hiện giữa các thợ săn vào mùa xuân năm 1998 cho thấy sự hiện diện của hổ trong chín khu vực bao gồm Phnom Kravanh và dãy núi Dâmrei. Trong các cuộc điều tra bẫy ảnh được thực hiện từ năm 1999 đến 2007 tại chín khu vực được bảo vệ và hơn 300 địa điểm trên cả nước, hổ chỉ được ghi lại trong Khu rừng được bảo vệ ở Mondulkiri và trong Vườn quốc gia Virachey. Do đó, quần thể hổ của Campuchia được coi là cực kỳ nhỏ. Kể từ năm 2015, chúng được coi là có thể bị tuyệt chủng. Ở Thái Lan, rừng được bảo vệ bằng cách thành lập 81 vườn quốc gia, 39 khu bảo tồn động vật hoang dã và 49 khu vực cấm săn bắn trong khoảng thời gian từ 1962 đến 1996, bao gồm 12 khu vực được bảo vệ rộng hơn 1.000 km2 (390 dặm vuông). Khai thác rừng đã bị cấm vào năm 1989. Mặc dù mạng lưới khu vực được bảo vệ rộng rãi này, hổ đã được ghi nhận ở 10 trong số 17 khu phức hợp được bảo vệ trong các cuộc khảo sát trên toàn quốc từ năm 2004 đến năm 2007. Mật độ hổ thấp hơn dự đoán dựa trên môi trường sống có sẵn của rừng. Quần thể hổ ở Myanmar bị giới hạn ở Vùng Tanintharyi và Khu bảo tồn hổ thung lũng Hukawng năm 2006. Ở bán đảo Mã Lai, hổ chỉ xuất hiện ở bốn khu vực được bảo vệ rộng hơn 400 km2 (150 dặm vuông). Ở Sumatra, quần thể hổ trải dài từ các khu rừng đầm lầy than bùn ở vùng đất thấp đến các khu rừng trên núi gồ ghề. Ở tiểu lục địa Ấn Độ, quần thể hổ phân mảnh cư trú ở Sundarbans, khu vực được bảo vệ của lưu vực sông Brahmaputra và Terai thuộc Ấn Độ và Nepal. Ở chân đồi của dãy núi Himalaya, hổ có thể sinh sống ở độ cao hơn 3.500 m (11.500 ft) trong các khu rừng ôn đới của Bhutan. Đến năm 2007, chương trình Dự án Hổ (Project Tiger) của Ấn Độ bao gồm 37 khu bảo tồn hổ với diện tích khoảng 37.700 dặm vuông (98.000 km2). Đặc điểm Hổ có thân hình vạm vỡ với chân trước mạnh mẽ, đầu to và đuôi dài khoảng một nửa cơ thể. Xương chậu của nó dày và nặng, và màu sắc khác nhau giữa các sắc thái của màu cam và màu nâu với các vùng bụng màu trắng và các sọc đen dọc đặc biệt là duy nhất ở mỗi cá thể. Các sọc có khả năng thuận lợi cho việc ngụy trang trong thảm thực vật như cỏ dài với các kiểu ánh sáng và bóng râm thẳng đứng, màu cam giúp chúng trở nên tàng hình trong mắt những con mồi. Hổ là một trong số ít loài mèo có sọc; người ta không biết tại sao hoa văn đốm và hoa hồng/hoa mai là kiểu ngụy trang phổ biến hơn trong số các loài họ mèo. Mẫu lông của hổ vẫn có thể nhìn thấy khi nó được cạo. Điều này không phải do sắc tố da, mà là do râu và nang lông dính trong da, tương tự như râu người, và phổ biến với những con mèo lớn khác. Chúng có bộ lông phát triển giống như bờm quanh cổ và hàm và râu dài, đặc biệt là ở con đực. Con ngươi có hình tròn với tròng vàng. Đôi tai nhỏ, tròn có một đốm trắng nổi bật ở mặt sau, được bao quanh bởi màu đen. Những "con mắt" giả này, được gọi là ocelli, dường như đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp trực quan. Hộp sọ của hổ tương tự như hộp sọ của sư tử, với vùng phía trước thường ít bị lõm hoặc xẹp, và vùng sau hấp thụ dài hơn một chút. Hộp sọ sư tử cho thấy mở mũi rộng hơn. Do sự thay đổi kích thước hộp sọ của hai loài, cấu trúc của hàm dưới là một chỉ số đáng tin cậy để nhận dạng chúng. Hổ có hàm răng khá to; răng nanh hơi cong của nó là dài nhất trong số các con mèo còn sống với chiều dài lên tới 90 mm (3,5 in). Kích thước Có một sự dị hình giới tính đáng chú ý giữa đực và cái, với con cái luôn nhỏ hơn con đực. Sự khác biệt về kích thước giữa con đực và con cái lớn hơn tương ứng trong các phân loài hổ lớn, với con đực nặng hơn tới 1,7 lần so với con cái. Con đực cũng có miếng đệm trước rộng hơn con cái. Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng kích thước cơ thể của các quần thể hổ khác nhau có thể tương quan với khí hậu và được giải thích bằng cách điều chỉnh nhiệt và quy tắc của Bergmann, hoặc bằng cách phân phối và kích thước của các loài con mồi có sẵn. Thông thường, con hổ đực khác nhau về tổng chiều dài từ 250 đến 390 cm (8.2 đến 12.8 ft) và nặng từ 90 đến 306 kg (198 và 675 lb) với chiều dài hộp sọ dao động từ 316 đến 383 mm (12,4 đến 15,1 in). Con cái khác nhau về tổng chiều dài từ 200 đến 275 cm (6,56 đến 9,02 ft), nặng từ 65 đến 167 kg (143 đến 368 lb) với chiều dài hộp sọ dao động từ 268 đến 318 mm (0.879 đến 1.043 ft). Trong cả hai giới, đuôi dài khoảng 0,6 đến 1,1 m (24 đến 43 in). Những con hổ Bengal và Siberia là một trong những con mèo cao nhất về chiều cao ngang vai. Chúng cũng được xếp hạng trong số những con mèo lớn nhất từng tồn tại. Những con hổ của quần đảo Sunda nhỏ hơn và ít nặng hơn hổ ở lục địa châu Á, hiếm khi vượt quá trọng lượng 142 kg (313 lb). Những con hổ Siberia đực lớn đạt tổng chiều dài hơn 3,5 m (11,5 ft) trên các đường cong và 3,3 m (10,8 ft) giữa các chốt, với trọng lượng lên tới ít nhất 300 kg (660 lb). Con số này lớn hơn đáng kể so với trọng lượng 75 đến 140 kg (165 đến 309 lb) mà con hổ Sumatra đạt được. Ở vai, hổ có thể cao từ 0,7 đến 1,22 m (2,3 đến 4,0 ft). Những con hổ Bengal đực có tổng chiều dài từ mũi đến đuôi từ 270 đến 310 cm (110 đến 120 in) và nặng từ 180 đến 258 kg (397 đến 569 lb), trong khi con cái dao động từ 240 đến 265 cm (94 đến 104 in) và nặng từ 100 đến 160 kg (220 đến 350 lb). Ở miền bắc Ấn Độ và Nepal, hổ Bengal có kích thước trung bình là lớn hơn; con đực nặng tới 235 kg (518 lb), trong khi con cái trung bình là 140 kg (310 lb). Trọng lượng cơ thể được ghi nhận của các cá thể hoang dã ở đây cho thấy chúng nặng hơn hổ hoang dã Siberia. Con hổ hoang dã lớn nhất từng được báo cáo có tổng chiều dài cơ thể là 3,38 m (11,1 ft) trên các đường cong. Con hổ bị giam cầm nặng nhất là một con hổ Siberia nặng tới 465 kg (1.025 lb). Con hổ hoang dã nặng nhất được ghi nhận là một con hổ Bengal từ phía bắc Ấn Độ đã bị bắn vào năm 1967. Nó được cho là nặng tới 388,7 kg (857 lb), mặc dù cần lưu ý rằng nó đã có một bữa ăn no trước khi bị giết, mặc dù nếu chưa ăn thì nó cũng nặng ít hơn không đáng kể. Hộp sọ hổ dài nhất là 16,25 in (413 mm) được đo "trên xương"; cá thể này đã bị bắn vào năm 1927 ở miền bắc Ấn Độ. Màu sắc Màu của chúng có thể là bất kỳ màu nào trong khoảng từ vàng đến đỏ-da cam, với những khu vực màu trắng trên ngực, cổ, cũng như phần bên trong của chân. Một vài biến thể về màu sắc của hổ được ghi nhận như: Hổ trắng (Bạch hổ): Một biến thể gen lặn phổ biến, có thể xuất hiện với sự tổ hợp phù hợp của bố mẹ chúng, chúng không phải là những con thú bạch tạng. Hổ vàng hay hổ khoang vàng: Chúng có màu vàng nhưng nhạt hơn màu của hổ bình thường và các vằn là màu nâu. Biến thể về màu sắc này rất hiếm, chỉ có một nhóm nhỏ hổ khoang vàng tồn tại và đều trong tình trạng bị giam cầm (Hiện có khoảng 30 con hổ khoang vàng được nuôi dưỡng tại các vườn thú trên toàn thế giới). Hổ đen hay hổ nhiễm hắc tố (Hắc hổ): Cũng được thông báo là có, nhưng chưa có các mẫu sống kiểm chứng. Hổ xám hay hùm xám, hổ lam (Thanh hổ): Trong các tài liệu có nhắc đến hổ lam, thực ra là có tông màu xám bạc, mặc dù chưa có chứng cứ thật đáng tin cậy. Các vằn của phần lớn các nòi hổ dao động trong khoảng nâu/xám tới đen thuần, mặc dù hổ trắng có rất ít các vằn. Hình dạng và mật độ các vằn thay đổi theo từng nòi, nhưng phần lớn các nòi đều có trên 100 vằn. Hổ Java nay đã tuyệt chủng có thể có nhiều hơn. Các mẫu vằn là duy nhất cho từng cá thể, và vì thế có thể sử dụng để xác định từng cá thể giống như mẫu vân tay ở người. Tuy nhiên điều này không phải là phương pháp được ưa thích để xác định, vì sự khó khăn trong việc ghi chép các mẫu vằn của hổ hoang dã. Mục đích của các vằn có lẽ là để ngụy trang, giúp chúng coi là ẩn đối với các con mồi (có rất ít các loài thú có cảm giác màu như con người, vì thế màu sắc chưa hẳn đã là vấn đề quan trọng như người ta vẫn nghĩ). Tập tính và sinh thái Hoạt động thường ngày Khi không chịu sự xáo trộn của con người, hổ chủ yếu hoạt động ban ngày. Giống như các loài trong họ mèo khác, hổ có khả năng trèo cây nhưng chúng không quá khéo léo trong việc này, nên rất hiếm khi trèo; tuy nhiên có các trường hợp đặc biệt đã được ghi nhận lại như một con hổ đã cố gắng leo cây để săn khỉ. Chúng là một vận động viên bơi lội cừ khôi và thường tắm trong ao, hồ và sông để giữ mát trong cái nóng ban ngày. Các cá thể có thể vượt sông rộng tới 7 km (4,3 mi) và có thể bơi tới 29 km (18 mi) trong một ngày. Trong những năm 1980, một con hổ đã được quan sát thấy thường xuyên săn con mồi qua hồ nước sâu trong Công viên Quốc gia Ranthambhore. Hổ là một loài động vật có lãnh thổ hoạt động rất rộng, và các cá thể phân tán trên khoảng cách lên tới 650 km (400 dặm) để đến với quần thể hổ ở các khu vực khác. Những con hổ được quan sát ở Công viên Quốc gia Chitwan bắt đầu phân tán khỏi khu vực tự nhiên của chúng sớm nhất ở tuổi 19 tháng. Bốn con cái phân tán trong khoảng từ 0 đến 43,2 km (0,0 đến 26,8 mi) và 10 con đực trong khoảng 9,5 đến 65,7 km (5,9 đến 40,8 mi). Không ai trong số chúng vượt qua các khu vực canh tác mở rộng hơn 10 km (6,2 mi), nhưng di chuyển qua môi trường sống có rừng. Hổ trưởng thành có cuộc sống đơn độc. Chúng thiết lập và duy trì các lãnh thổ nhưng có phạm vi nơi ở rộng hơn nhiều để chúng đi lang thang. Những cá thể trưởng thành ở cả hai giới thường giới hạn các chuyển động của chúng trong phạm vi lãnh thổ của mình, trong đó chúng đáp ứng nhu cầu của mình và những cá thể đang phát triển. Các cá thể có chung khu vực nhận thức được các hoạt động của nhau. Kích thước của phạm vi lãnh thổ chủ yếu phụ thuộc vào sự phong phú của con mồi, khu vực địa lý và giới tính của cá thể. Ở Ấn Độ, phạm vi lãnh thổ dường như là từ 50 đến 1.000 km2 (19 đến 386 dặm vuông) trong khi ở Mãn Châu, chúng có diện tích từ 500 đến 4.000 km2 (190 đến 1.540 dặm vuông). Ở Nepal, các vùng lãnh thổ được bảo vệ được ghi nhận là 19 đến 151 km2 (7,3 đến 58,3 dặm vuông) đối với đực và 10 đến 51 km2 (3,9 đến 19,7 dặm vuông) đối với cái. Những con hổ cái còn trẻ thiết lập lãnh thổ đầu tiên của chúng gần với mẹ của chúng. Sự chồng chéo giữa lãnh thổ của con cái và mẹ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, con đực di cư xa hơn so với con cái và bắt đầu ở độ tuổi trẻ hơn để đánh dấu khu vực lãnh thổ của chúng. Một con đực thu nhận lãnh thổ bằng cách tìm kiếm một khu vực không có hổ đực khác, hoặc sống tạm thời trong lãnh thổ của con đực khác cho đến khi nó trưởng thành thật sự và đủ mạnh để thách thức con đực đang làm chủ. Những con đực non thường tìm cách tự lập nên tỷ lệ tử vong cao nhất (30-35% mỗi năm) trong số những con hổ trưởng thành. Để xác định lãnh thổ của mình, con đực đánh dấu lãnh thổ bằng cách phun nước tiểu và dịch tiết tuyến hậu môn, cũng như đánh dấu những con đường mòn bằng phân và đánh dấu cây hoặc mặt đất bằng móng vuốt của chúng. Con cái cũng sử dụng các "vết xước" này, cũng như các dấu hiệu nước tiểu và phân. Dấu hiệu mùi hương của loại này cho phép một cá thể nhận thông tin về danh tính, giới tính và tình trạng sinh sản của con hổ đang làm chủ. Con cái trong động dục sẽ báo hiệu sự sẵn có của chúng bằng cách đánh dấu mùi hương thường xuyên hơn và tăng tiếng kêu của chúng để thu hút bạn tình. Mặc dù phần lớn tránh nhau, hổ không phải lúc nào cũng có lãnh thổ và mối quan hệ giữa các cá thể có thể phức tạp. Một con hổ trưởng thành thuộc cả hai giới tính đôi khi sẽ chia sẻ con mồi của mình với con hổ khác, ngay cả những cá thể có thể không liên quan đến chúng. George Schaller quan sát một con đực chia sẻ một con mồi với hai con cái và bốn con non. Không giống như sư tử đực, hổ đực cho phép con cái và đàn con ăn thịt trước khi con đực ăn cuối cùng; tất cả những cá thể liên quan nói chung dường như cư xử thân thiện, trái ngược với hành vi cạnh tranh được thể hiện bởi đàn của sư tử. Thỉnh thoảng, hổ đực tham gia nuôi đàn con, thường là của chúng, nhưng điều này cực kỳ hiếm và không phải lúc nào cũng được hiểu rõ. Vào tháng 5 năm 2015, hổ Amur đã bị chụp ảnh bởi bẫy ảnh trong Khu bảo tồn ở Sikhote-Alin. Các bức ảnh cho thấy một con hổ Amur đực đi ngang qua, theo sau là một con cái và ba con non trong khoảng hai phút. Ở Ranthambore, một con hổ đực đã nuôi nấng và bảo vệ hai con non mồ côi sau khi mẹ chúng chết vì bệnh. Đàn con vẫn được nó chăm sóc, nó cung cấp cho chúng thức ăn, bảo vệ chúng khỏi thiên địch và các con hổ khác, và rõ ràng cũng đã huấn luyện chúng. Những con hổ đực thường không khoan dung với những con đực khác và khoan dung hơn với những con cái trong lãnh thổ của chúng. Tranh chấp lãnh thổ thường được giải quyết bằng cách hiển thị mối đe dọa chứ không phải là sự gây hấn hoàn toàn. Một số sự cố như vậy đã được quan sát trong đó con hổ cấp dưới mang lại thất bại bằng cách lăn lên lưng và để lộ bụng trong tư thế phục tùng. Một khi sự thống trị đã được thiết lập, một con đực có thể tha thứ cho những cá thể dưới quyền trong phạm vi của nó, miễn là chúng không sống ở khu vực quá gần. Tranh chấp gay gắt nhất có xu hướng xảy ra giữa hai con đực khi con cái đang động dục, và đôi khi dẫn đến cái chết của một trong những con đực. Nước miếng của hổ có thể khử trùng nên hổ thường liếm những chỗ bị thương. Hổ rất thính với mùi máu, chúng tỏ ra phát cuồng khi chúng ngửi mùi của một hợp chất hữu cơ trong máu, so với những loài ăn thịt khác. Hổ tỏ ra hứng khởi nhất khi ngửi mùi hợp chất trans-4,5-epoxy-(E)-2-decenalc, chúng còn hưng phấn hơn cả chó hoang châu Á và châu Phi, cũng như chó đồng cỏ Nam Mỹ. Hổ có sức bật rất tốt, chúng có thể nhảy cao 5 m và nhảy xa từ 9–10 m. Cả con đực và con cái đều thể hiện phản ứng flehmen, một cái nhăn mặt đặc trưng khi đánh hơi dấu vết nước tiểu nhưng phản ứng flehmen thường liên quan đến con đực phát hiện các dấu hiệu do hổ cái phát ra trong mùa động dục. Giống như các loài Panthera khác, hổ có thể gầm lên, đặc biệt là trong các tình huống mà chúng đang hung hăng, trong mùa giao phối hoặc khi giết mồi. Có hai tiếng gầm khác nhau: tiếng gầm "thật" được tạo ra bằng bộ máy hyoid và buộc phải mở miệng khi nó dần dần đóng lại, và tiếng gầm kiểu "ho" ngắn hơn, thô hơn được tạo ra bằng miệng mở và răng lộ ra. Tiếng gầm "thật" có thể được nghe thấy ở cách xa tới 3 km (1,9 dặm) và đôi khi được phát ra ba hoặc bốn lần liên tiếp. Khi căng thẳng, hổ sẽ rên rỉ, một âm thanh tương tự như tiếng gầm nhưng trầm lắng hơn và được tạo ra khi miệng bị đóng một phần hoặc hoàn toàn. Có thể nghe thấy tiếng rên cách xa 400 m (1.300 ft). Tiếng khịt mũi mềm mại, tần số thấp, khịt tương tự như tiếng ríu rít ở những con mèo nhỏ hơn được nghe trong những tình huống thân thiện hơn. Các kiểu giao tiếp khác của hổ bao gồm tiếng càu nhàu, âm trầm, tiếng gầm gừ, tiếng rên rỉ, tiếng rít và tiếng gầm rống. Chế độ ăn Trong tự nhiên, hổ chủ yếu săn những động vật có kích thước lớn và trung bình, chúng đặc biệt thích những động vật móng guốc nặng ít nhất 90 kg (200 lb) thậm chí là cả gấu nâu, tê giác dù rất hiếm. Chúng thường không có ảnh hưởng quá xấu đến quần thể con mồi. Nai, Hươu đốm, Hươu đầm lầy Ấn Độ, lợn rừng, bò tót, linh dương bò lam và cả trâu rừng lẫn trâu nhà là những con mồi chính của hổ ở Ấn Độ. Giống như nhiều loài săn mồi khác, hổ là loài săn mồi cơ hội và có thể ăn những con mồi nhỏ hơn nhiều, chẳng hạn như khỉ, công và các loài chim trên mặt đất khác, thỏ đồng, nhím và cá. Chúng cũng có thể săn bắt những động vật ăn thịt khác, bao gồm chó, báo hoa mai, trăn, gấu lợn và cá sấu. Mặc dù hầu như chỉ ăn thịt, hổ thỉnh thoảng sẽ ăn thực vật để lấy chất xơ như trái cây của cây vừng. Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng 2 hoặc 3 ngày. Răng nanh của hổ, có thể dài tới 7,5 cm, dùng để gặm xương một cách dễ dàng. Ở Siberia, các con mồi chính là nai Mãn Châu và lợn rừng (hai loài này chiếm gần 80% con mồi được hổ chọn), tiếp theo là hươu sao, nai sừng tấm, hoẵng Siberia và hươu xạ. Gấu đen châu Á và gấu nâu Ussuri cũng có thể trở thành con mồi của hổ, và chúng chiếm tới 40,7% khẩu phần ăn của hổ Siberia tùy thuộc vào điều kiện địa phương và quần thể gấu. Ở Sumatra, con mồi bao gồm nai, mang, lợn rừng, lợn vòi và đười ươi. Trong khi săn nai, con mồi chiếm tới 60% lượng thức ăn của chúng ở Ấn Độ, những con hổ đã giả tiếng kêu của những con nai đực để thu hút chúng. Hổ thường không săn bắt voi châu Á và tê giác Ấn Độ nhưng đã có các sự cố được báo cáo. Thường xuyên hơn, đó là những con non dễ bị tổn thương hơn có thể bị hổ tấn công. Tuy nhiên, đôi khi tê giác trưởng thành thực tế đã trở thành nạn nhân của hổ, như đã được ghi nhận trong ít nhất ba sự cố riêng biệt. Hổ đã được báo cáo là tấn công và giết chết những con voi được thợ săn cưỡi trong khi săn hổ trong thế kỷ 19. Khi ở gần con người, hổ đôi khi cũng sẽ săn những loài vật nuôi trong nhà như gia súc, ngựa và lừa. Những con hổ già hoặc bị thương, không thể bắt được con mồi hoang dã, có thể trở thành những kẻ ăn thịt người; mô hình này đã tái diễn thường xuyên trên khắp Ấn Độ. Một ngoại lệ là ở Sundarbans, nơi những con hổ khỏe mạnh thường tấn công ngư dân và dân làng đi tìm kiếm lâm sản, khiến con người từ đó tạo thành một phần nhỏ trong chế độ ăn của hổ. Hổ là loài ăn khỏe nhất trong họ nhà mèo và cũng là loài động vật rất phàm ăn, chúng có nhu cầu tiêu thụ thức ăn hàng ngày rất lớn. Những ước tính cho thấy, trung bình mỗi năm, một con hổ cần săn được 50 con hươu hoặc lợn rừng để cung cấp đủ nguồn thực phẩm cho sự tồn tại của chúng. Trong đó một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27 kg thịt mỗi bữa. Hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30 kg (66 lb) thịt một ngày. Mặc dù rất phàm ăn, khả năng nhịn đói của hổ khá tốt. Một con hổ có thể ăn tới 20–30 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng vài ngày, ngoài ra một con hổ trưởng thành có thể đi lang thang tới hai tuần mà không cần ăn, sau đó có thể tiêu thụ đến 34 kg (75 lb) thịt cùng một lúc. Trong điều kiện nuôi nhốt, hổ trưởng thành được cho ăn 3 đến 6 kg (6,6 đến 13,2 lb) thịt các loại như thịt lợn, thịt gà, thịt bò mỗi ngày (nhiều vườn thú cho hổ ăn 5 kg thịt một ngày, trong đó, có 4 kg thịt bò bắp, hoặc thăn và 1 kg sườn lợn, nếu hổ đến giai đoạn hổ trưởng thành thì có thể cho ăn các loại đầu, chân, cánh gà). Mỗi ngày, một con hổ trưởng thành có thể ăn 10 kg thịt bò. Phương pháp săn mồi và chiến đấu Trong tự nhiên, hổ là loài động vật thuộc nhóm động vật ăn thịt đầu bảng, với thân thể to lớn, tính hung hãn dữ tợn, bộ lông vằn vện, hàm răng khỏe, móng vuốt nguy hiểm, sức mạnh, bản lĩnh, tính kiên trì và tốc độ chạy khá tốt (cao nhất lên đến 65 km/h) nên hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm và ít khi có kẻ thù tự nhiên. Những con hổ được cho là chủ yếu là động vật săn mồi về đêm, nhưng ở những khu vực mà con người không hiện diện, những thiết bị điều khiển từ xa và bẫy camera đã ghi lại cảnh chúng săn mồi vào ban ngày. Hổ săn mồi theo kiểu rình và vồ, chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc, thông thường từ những cuộc tập kích và bất ngờ cắn vào cổ, thông thường là để làm gãy cột sống hay khí quản của con mồi, hay làm tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch chủ. Là một con thú bơi lội giỏi, hổ có khả năng giết chết con mồi ngay cả khi chúng đang bơi. Một số con hổ thậm chí phục kích cả các con thuyền để bắt người hay cá của họ. Hổ săn mồi thích nơi có lùm cây để ẩn nấp, tấn công bất ngờ, nhưng khi đùa giỡn, hành hạ con mồi thì nó tìm nơi đất trống Khi săn mồi, hổ tiếp cận con mồi một cách rón rén, tận dụng những thân cây, bụi rậm, mỏm đá để ẩn mình và hiếm khi chúng rượt đuổi con mồi từ xa. Chúng di chuyển một cách cẩn trọng và nhẹ nhàng không gây ra tiếng động, ép sát thân xuống đất để con mồi khó phát hiện được. Khi áp sát con mồi thì hổ khống chế con mồi từ mọi góc độ, trong đó có hai phương pháp chính là tấn công từ đằng sau và cắn vào cổ để làm gãy cột sống hoặc cắn vào khí quản của con mồi, hoặc làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch cảnh. Đối với những loài thú nhỏ, cân nặng chưa bằng một nửa trọng lượng cơ thể của con hổ, thì chúng giết con mồi bằng cách cắn vào gáy, chúng sẽ dùng răng nanh kẹp chặt đốt xương cổ, dùng sức mạnh của hàm bẻ gãy xương cổ, tách chúng ra khỏi tủy sống. Đối với những con mồi lớn hơn, chúng thường cắn vào cổ họng và sử dụng chân trước mạnh mẽ của chúng để giữ chặt con mồi, thường đồng thời vật lộn nó xuống đất. Hổ vẫn cắn chặt cổ con mồi cho đến khi mục tiêu của chúng chết vì bị nghẹt thở. Bằng phương pháp này, bò tót và trâu nước nặng hơn một tấn đã bị giết bởi những con hổ nặng chỉ bằng một phần sáu trọng lượng của chúng. Mặc dù hổ có thể giết chết những con trưởng thành khỏe mạnh, nhưng hổ thường chọn những con bê hoặc con non của những loài có kích thước rất lớn. Những con mồi trưởng thành khỏe mạnh như bò tót, voi, tê giác có thể nguy hiểm cho chúng để có thể giải quyết; vì sừng, chân và ngà dài, mạnh đều có khả năng gây tử vong cho hổ. Không có loài săn mồi nào lại thường xuyên tự mình bắt những con mồi lớn như vậy. Tỷ lệ săn mồi thành công của hổ không cao, trung bình 20 lần đi săn mới được một lần thành công. Sau khi giết chết con mồi, đôi khi hổ kéo mồi đi để che giấu nó trong lớp phủ thực vật, thường kéo nó bằng cách lấy miệng của chúng ngậm tại vị trí của vết cắn. Điều này cũng có thể đòi hỏi sức mạnh thể chất tuyệt vời. Trong một trường hợp, sau khi một con hổ giết chết một con bò tót trưởng thành, nó đã được quan sát để kéo xác con mồi khổng lồ trên một khoảng cách 12 m (39 ft). Khi 13 người đàn ông đồng thời cố gắng kéo cùng một con vật xấu số này sau đó, họ đã không thể di chuyển được nó. Đối với việc tấn công con người, hổ không thường xuyên xâm nhập vào khu định cư của con người mà thường chọn giải pháp phục kích Hổ là loài cực kỳ tinh khôn, có khi nó nằm lỳ giả chết cả ngày. Đối với những con hổ còn non thì chúng lại hung hăng, liều lĩnh hơn, sẵn sàng săn mồi bất kỳ lúc nào, kể cả vào ban ngày nhưng trái ngược lại, những con hổ lớn lại tỏ ra đặc biệt tinh ranh, ban ngày, chúng nằm im bất động, chờ đến tối mới bắt đầu cuộc săn mồi. Những con mồi mà hổ chọn thường được theo dõi rất kỹ. Sau khi đã xác định được mục tiêu, với một cú vồ nhanh như chớp, con mồi đã bị hạ gục mà không kịp kêu lên tiếng nào. Tuy nhiên, nếu bị con mồi phát hiện ra trước, hổ thường sẽ từ bỏ cuộc săn thay vì đuổi theo con mồi hoặc chiến đấu với nó. Thông thường những con hổ cái khi chọn tấn công con người thường tập kích một cách lén lút nhất là khi con người đang cúi xuống làm việc hoặc khi đang cắt cỏ, nhưng có thể nó sẽ thôi ý định này khi một người đã đứng thẳng. Hổ thường tấn công bất ngờ nạn nhân từ phía bên hoặc từ phía sau hoặc là tiếp cận hướng gió hoặc nằm trong chờ đợi theo hướng gió. nó sẽ tấn công người khi đơn độc, nó rất kiên nhẫn để chờ đợi điều này qua quá trình rình rập và đeo đuổi dai dẵng Thông thường hổ sẽ tấn công bất ngờ từ đằng sau, nếu con người bỏ chạy nó sẽ đuổi theo vồ, hổ luôn luôn có những cú vồ đầy chết chóc. Khi con người chống lại và đối mặt, nó sẽ gườm và thủ thế, lấy đà chụp mồi, nếu nó đập đuôi bên phải, sẽ phóng về bên trái, và ngược lại, vồ thẳng thì đuôi duỗi thẳng, khi hổ tấn công mục tiêu, chúng sẽ vọt tới vồ đối thủ hoặc vụt dậy tát mạnh bằng bàn chân trước, hổ sẽ thực hiện một cú tát, cú tát của hổ có thể hổ sẽ khiến cổ trâu, bò phải gãy, trẹo đi, hoặc làm vỡ sọ của một con gia súc, gãy lưng của một con gấu lười hay dễ dàng lấy mạng của một con sói lửa. Thường trước khi hổ tấn công, nó sẽ khom người xuống lấy tấn định phi tới, khi vồ hụt, chúng sẽ dừng ít giây chuẩn bị cho một cú vồ khác. Khi giao đấu với người có mang theo vũ khí thì hổ luôn muốn đoạt vũ khí của người rồi mới dùng chân tát một cú chí mạng hay vồ đến cắn xé. Lúc muốn đoạt vũ khí, chúng sẽ giương vuốt và chồm lên, hổ thường tấn công theo kiểu lao lên không trung rồi phóng xuống chụp mồi, nên nó rất sợ có vật nhọn giương lên trời. Trong khi chiến đấu hổ còn có một tuyệt chiêu mà giới võ học gọi là thế trâu vằng với việc con hổ khi chiến đầu thường nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời để thế để lừa giết con mồi, nếu con người sơ ý nhảy vào tấn công là sẽ bị tấn công bằng một đòn chí mạng Hổ còn táo tợn dám tấn công cả con người khi đang cưỡi voi. Mặc dù con hổ thường tránh voi, nhưng nó có thể nhảy vọt và phóc lên lưng voi để tấn công người quản tượng cưỡi trên lưng voi. Hổ còn là mãnh thú hoang dã nguy hiểm nhất đối với các con vật khác cũng như với con người, một con hổ có thể tấn công, giết chết 3-4 người đang sức thanh niên như thường. Thiên địch cạnh tranh Những con hổ thường thích ăn con mồi mà chúng tự bắt được, nhưng chúng cũng không bỏ qua việc ăn xác thối trong những lúc khan hiếm thức ăn và thậm chí có thể cướp con mồi từ những động vật ăn thịt lớn khác. Mặc dù các động vật ăn thịt thường tránh nhau, nhưng nếu một con mồi bị tranh chấp hoặc gặp phải đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng, việc thể hiện sự gây hấn là phổ biến ở hổ. Nếu những điều này là không đủ, các xung đột có thể trở nên bạo lực; hổ có thể giết chết các đối thủ cạnh tranh như báo hoa mai, sói đỏ, linh cẩu vằn, chó sói, gấu, trăn và cá sấu. Hổ cũng có thể giết và ăn thịt các đối thủ này. Tấn công vào những kẻ săn mồi nhỏ hơn, chẳng hạn như lửng, linh miêu và cáo, gần như chắc chắn là vì mục đích săn mồi. Trong khi đó, cá sấu, gấu và bầy sói đỏ có số lượng lớn có thể chiến thắng trong các cuộc xung đột với hổ và trong một số trường hợp thậm chí giết chúng. Báo hoa mai thường tránh sự cạnh tranh với hổ bằng cách săn mồi vào những thời điểm khác nhau trong ngày và săn những con mồi khác nhau. Trong Công viên quốc gia Nagarhole của Ấn Độ, hầu hết các con mồi được báo lựa chọn là từ 30 đến 175 kg (66 đến 386 lb) so với sở thích con mồi nặng hơn 176 kg (388 lb) của những con hổ. Trọng lượng con mồi trung bình ở hai con mèo lớn tương ứng ở Ấn Độ là 37,6 kg (83 lb) so với 91,5 kg (202 lb). Với con mồi tương đối dồi dào, hổ và báo được nhìn thấy cùng tồn tại thành công mà không có sự loại trừ cạnh tranh hoặc phân cấp thống trị giữa các loài có thể phổ biến hơn đối với đồng cỏ châu Phi, nơi con báo tồn tại cùng với sư tử. Chó rừng vàng có thể là con mồi không thường xuyên khác của hổ. Những con hổ dường như cư trú ở những phần sâu của một khu rừng trong khi những kẻ săn mồi nhỏ hơn như báo và sói đỏ được đẩy lại gần rìa. Sinh sản và vòng đời Hổ là loài độc cư, chỉ đến thời kỳ giao phối chúng mới đến sống cùng nhau. Thông thường những hổ đực có tính trăng hoa, còn các con hổ cái thì lại khá chung tình nhưng rất kén chọn trong việc lựa chọn bạn tình. Độ tuổi phát dục của loài hổ tương đối giống nhau. Hổ cái khoảng 3 tuổi rưỡi, còn hổ đực thì muộn hơn. Thời kỳ động dục của hổ diễn ra từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Trong thời gian này, tiếng gầm của hổ rất vang, có thể đạt đến 2 km, xa hơn bình thường gấp nhiều lần để có thể quyến rũ bạn tình. Một con hổ 3 tuổi có thể giao phối và sinh sản, hổ cái mang thai khoảng 102-106 ngày. Mỗi lứa sinh khoảng từ 2-4 con, hổ con mới sinh nặng từ 780 đến 1.600 g (1,72 đến 3,53 lb). Khả năng tử vong của hổ con khi chào đời tương đối cao, khi sinh hổ con không thể nhìn. Chúng mở mắt khi được sáu đến 14 ngày tuổi. Răng sữa của chúng đột phá ở tuổi khoảng hai tuần. Chúng bắt đầu ăn thịt ở tuổi tám tuần. Vào khoảng thời gian này, con cái thường chuyển chúng sang một nơi mới. Chúng có thể thực hiện các cuộc đi săn ngắn với mẹ của chúng, mặc dù chúng không đi với con cái khi nó đi lang thang cho đến khi chúng lớn lên. Giới khoa học tin rằng những đốm trắng ở mặt sau của tai hổ là dấu hiệu chỉ dẫn để hổ con có thể bám theo mẹ. Con cái cho con bú trong năm đến sáu tháng. Trong khoảng thời gian chúng được cai sữa, chúng bắt đầu đi cùng mẹ trên những chuyến đi trong lãnh thổ và được dạy cách săn mồi. Một con non chiếm ưu thế xuất hiện ở hầu hết các lứa, thường là con đực. Đàn con chiếm ưu thế hơn so với anh chị em của nó và dẫn đầu trong trò chơi của chúng, cuối cùng rời khỏi mẹ và trở nên độc lập sớm hơn. Các con hổ con bắt đầu tự săn mồi sớm nhất ở tuổi 11 tháng và trở nên độc lập vào khoảng 18 đến 20 tháng tuổi. Chúng tách khỏi mẹ khi được hai đến hai tuổi rưỡi, nhưng vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm tuổi. Con cái đạt đến độ chín về tình dục ở ba đến bốn năm, trong khi con đực ở bốn đến năm tuổi. Những con hổ đực lang thang không liên quan thường giết chết đàn con để khiến con cái dễ tiếp nhận, vì hổ cái có thể sinh ra một lứa khác trong vòng năm tháng nếu những con của lứa trước bị mất. Tỷ lệ tử vong của hổ con là khoảng 50% trong hai năm đầu. Rất ít loài săn mồi khác dám tấn công đàn hổ con do sự tận tâm và hung dữ của hổ mẹ. Ngoài con người và những con hổ khác, nguyên nhân phổ biến gây tử vong của đàn con là chết đói, đóng băng và những tai nạn. Quá trình làm quen và cặp đôi của hổ phức tạp và lâu. Trong suốt mấy tháng ròng, những con hổ đực phải lang thang khắp nơi để tìm cho được người bạn tình. Một hổ cái có thể có đến 4-5 hổ đực theo đuổi, do đó trong tự nhiên thường xảy ra những trận huyết chiến giữa những con hổ đực là đối thủ cạnh tranh giành hổ cái và con hổ nào thực sự đủ mạnh để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh mới giành quyền giao phối với con cái, nhiều con hổ đực có thể bị thương nặng hoặc tử vong. Đây chỉ là một phần của cuộc chiến vì kẻ chiến thắng vẫn có thể bị từ chối bằng những phản ứng rất dữ dội từ con hổ cái vì chưa ưng ý. Để chiều lòng hổ cái, những con hổ đực còn phải săn mồi đem về cho con hổ cái ăn. Khi hai con hổ gặp nhau, rồi lại tách ra. Nếu hổ cái vẫn ăn uống, vui đùa, không có biểu hiện gì xảy ra, thì coi như nó không thích con hổ đực đó, còn nếu nó ngẩn ngơ, lầm lì, thậm chí bỏ ăn, thì đó là biểu hiện sự quyến luyến con hổ đực còn khi hổ cái lên cơn động dục, thì hổ đực cũng sẽ cảm thấy rất bức xúc, chúng gầm gừ dữ dội, đi loại loanh quanh và thòi hẳn dương vật hổ ra ngoài. Các con hổ cai khi động dục thường phát ra tiếng kêu hưng phấn, chủ động tiếp cận hổ đực. Các cặp tình nhân hổ cũng không bao giờ vội vàng. Trước khi làm tình, hổ đực và hổ cái bao giờ cũng có thói quen ngửi mùi của nhau, chúng phì phò gạ gẫm nhau. Sau khi hổ cái dụi má, cọ mông vào bạn tình, khi cơn động đực diễn ra thì con hổ cái đi tiểu bắn ra một thứ nước trắng đục như nước vo gạo và ngồi úp bụng xuống. Sau đó, hổ đực mới từ từ đi ra phía sau hổ cái và cuộc làm tình bắt đầu, hổ đực phi lên lưng, ngoạm vào gá, co chân và giao phối. Hổ cái thường có thói quen phát ra tiếng kêu hưng phấn và kích động trong khi đang ân ái với bất cứ chú hổ đực nào. Còn hổ đực lại có thói quen cắn nhẹ vào phần đầu và gáy của hổ cái, sau đó dù con hổ đực dũng mãnh nhất cũng ngay lập tức phải thối lui sau khi lần giao phối kết thúc vì con hổ cái rất dữ dằn. Thông thường thì các cặp hổ thường làm tình với nhau vào buổi sáng sớm trong lành và yên tĩnh. Mỗi ngày, chúng gặp khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút, cuộc tình giữa một cặp hổ kéo dài trong khoảng 3-5 ngày, cuộc giao phối giữa một cặp hổ kéo dài không quá một phút. Tổng cộng, mỗi ngày, 24 giờ, chúng quan hệ khoảng 30 lần trong 2 tiếng chúng chỉ quan hệ được với nhau 5-7 lần. Có thể thấy, loài hổ chưa bao giờ là loài vật mạnh mẽ trong chuyện sinh lý chúng chỉ giỏi nanh sắc vuốt nhọn, không hề có thế mạnh trong quan hệ và trên phương diện này chúng thua xa sư tử. Sau thời gian này, nếu hổ cái có biểu hiện gầm ghè đuổi con hổ đực đi thì có nghĩa là nó đã đậu thai và có mang. Hổ cái 1-2 năm mới sinh nở một lần, mỗi lần mang thai kéo dài 105 ngày, mỗi lần mang thai từ 1-5 hổ con, thông thường thì chỉ có hai con. Hổ mẹ chịu trách nhiệm nuôi nấng hổ con cho đến khi hổ con trưởng thành, thông thường khoảng thời gian này là 3 năm. Hổ đực sau cuộc tình thường trở về với lãnh địa của mình và tìm kiếm một con hổ cái mới. Cũng có trường hợp người ta thấy hổ đực cùng vợ và các con sống cùng nhau thành một gia đình hổ. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm. Hổ thông thường chỉ sống khoảng từ 10-15 năm trong môi trường hoang dã. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống đến 20 năm. Con hổ bị nuôi nhốt sống thọ nhất được ghi nhận là 26 năm. Bảo tồn Vào những năm 1990, một cách tiếp cận mới về bảo tồn hổ đã được phát triển: Các đơn vị bảo tồn hổ (TCU), là các môi trường sống có khả năng bảo tồn quần thể hổ trong 15 loại môi trường sống trong năm vùng sinh học. Tổng cộng 143 TCU đã được xác định và ưu tiên dựa trên kích thước và tính toàn vẹn của môi trường sống, áp lực săn trộm và tình trạng dân số. Chúng có kích thước từ 33 đến 155.829 km2 (13 đến 60.166 dặm vuông). Năm 2016, một ước tính về quần thể hổ hoang dã toàn cầu với khoảng 3.890 cá thể đã được trình bày trong Hội nghị Bộ trưởng Châu Á lần thứ ba về Bảo tồn hổ. WWF sau đó tuyên bố rằng số lượng hổ hoang dã trên thế giới đã tăng lần đầu tiên trong một thế kỷ. Các mối đe dọa chính đối với hổ bao gồm phá hủy môi trường sống, phân mảnh môi trường sống và săn trộm lông và các bộ phận cơ thể, đồng thời đã làm giảm đáng kể quần thể hổ trong tự nhiên. Ở Ấn Độ, chỉ có 11% môi trường sống của hổ lịch sử còn lại do sự phân mảnh môi trường sống. Nhu cầu về các bộ phận của hổ để sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc cũng được coi là mối đe dọa chính đối với quần thể hổ. Vào đầu thế kỷ 20, người ta ước tính có hơn 100.000 con hổ trong tự nhiên, nhưng số lượng đã giảm dần bên cạnh những cá thể bị giam cầm từ 1.500 đến 3.500 con. Một số ước tính cho thấy rằng có ít hơn 2.500 cá thể nhân giống trưởng thành, không có quần thể phụ có chứa hơn 250 cá thể trưởng thành. Quần thể hổ hoang dã toàn cầu được Quỹ Thiên nhiên Thế giới ước tính là 3.200 vào năm 2011 và 3.890 trong năm 2015, Vox đã báo cáo rằng đây là lần tăng đầu tiên trong một thế kỷ. Ấn Độ là nơi có quần thể hổ hoang dã lớn nhất thế giới. Một cuộc điều tra năm 2014 ước tính quần thể có 2.226 con, tăng 30% kể từ năm 2011. Năm 1973, Dự án Hổ của Ấn Độ, do cố thủ tướng Indira Gandhi khởi xướng, đã thành lập nhiều khu bảo tồn hổ. Dự án được cho là đã tăng gấp ba số lượng hổ hoang dã từ khoảng 1.200 vào năm 1973 đến hơn 3.500 vào những năm 1990, nhưng một cuộc điều tra dân số năm 2007 cho thấy số lượng đã giảm xuống còn khoảng 1.400 con hổ vì bị săn trộm. Sau báo cáo, chính phủ Ấn Độ đã cam kết 153 triệu đô la cho sáng kiến ​​này, thiết lập các biện pháp chống săn trộm, hứa sẽ tài trợ cho 200.000 dân làng để giảm tương tác giữa người và hổ, và thiết lập tám khu bảo tồn hổ mới. Ấn Độ cũng du nhập hổ vào Khu bảo tồn hổ Sariska và đến năm 2009, người ta cho rằng nạn săn trộm đã bị ngăn ngừa hiệu quả tại Công viên quốc gia Ranthambore. Vào những năm 1940, hổ Siberia đang trên bờ vực tuyệt chủng với chỉ khoảng 40 cá thể còn lại trong tự nhiên ở Nga. Do đó, các biện pháp kiểm soát chống săn trộm đã được Liên Xô áp dụng và một mạng lưới các khu vực được bảo vệ (zapondniks) đã được thiết lập, dẫn đến quần thể tăng lên hàng trăm con. Việc săn trộm một lần nữa trở thành một vấn đề vào những năm 1990, khi nền kinh tế Nga sụp đổ. Trở ngại chính trong việc bảo tồn các loài là lãnh thổ khổng lồ mà hổ yêu cầu (tối đa 450 km2 cần thiết cho một con cái và nhiều hơn thế nữa cho một con đực). Những nỗ lực bảo tồn hiện tại được lãnh đạo bởi chính quyền địa phương và tổ chức phi chính phủ phối hợp với các tổ chức quốc tế, như Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã. Việc loại trừ cạnh tranh của những con sói bởi những con hổ đã được các nhà bảo tồn Nga sử dụng để thuyết phục những người thợ săn chịu đựng những con mèo lớn. Những con hổ có tác động ít hơn đến quần thể móng guốc so với những con sói và có hiệu quả trong việc kiểm soát số lượng sau này. Vào năm 2005, người ta đã nghĩ rằng có khoảng 360 con hổ ở Nga, mặc dù chúng có rất ít sự đa dạng di truyền. Tuy nhiên, trong một thập kỷ sau đó, điều tra dân số về hổ Siberia được ước tính từ 480 đến 540 cá thể. Trước đó đã từ chối phong trào bảo vệ môi trường do phương Tây lãnh đạo, Trung Quốc đã thay đổi lập trường vào những năm 1980 và trở thành một thành viên của hiệp ước CITES. Đến năm 1993, nước này đã cấm buôn bán các bộ phận của hổ và điều này đã làm giảm việc sử dụng xương hổ trong y học cổ truyền Trung Quốc. Người dân Tây Tạng buôn bán da hổ cũng là một mối đe dọa đối với hổ. Những chiếc áo lót được sử dụng trong quần áo, áo chuba làm bằng da hổ được mặc như thời trang. Vào năm 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã bị thuyết phục để đưa ra vấn đề. Kể từ đó, đã có một sự thay đổi về thái độ, với một số người Tây Tạng công khai đốt chubas của họ. Năm 1994, Chiến lược bảo tồn hổ Sumatra của Indonesia đã giải quyết cuộc khủng hoảng tiềm tàng mà hổ phải đối mặt ở Sumatra. Dự án hổ Sumatra (STP) được khởi xướng vào tháng 6 năm 1995 tại và xung quanh Vườn quốc gia Way Kambas để đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của hổ Sumatra hoang dã và tích lũy dữ liệu về đặc điểm lịch sử của hổ trong việc quản lý các quần thể hoang dã. Đến tháng 8 năm 1999, các đội của STP đã đánh giá 52 địa điểm sinh sống của loài hổ tiềm năng ở tỉnh Lampung, trong đó chỉ có 15 khu vực này còn nguyên vẹn để bảo tồn hổ. Trong khuôn khổ của STP, một chương trình bảo tồn dựa vào cộng đồng đã được thực hiện để ghi lại dân số con người trong vườn quốc gia nhằm cho phép các cơ quan bảo tồn giải quyết xung đột giữa người và hổ dựa trên cơ sở dữ liệu toàn diện thay vì giai thoại và ý kiến. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã và tập đoàn Panthera đã thành lập sự hợp tác của Tigerers Forever, với các khu vực thực địa bao gồm khu bảo tồn hổ lớn nhất thế giới, Thung lũng Hukaung 21.756 km2 (8.400 dặm vuông) ở Myanmar. Các khu bảo tồn khác nằm ở Ghats Tây ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Viễn Đông của Nga có tổng diện tích khoảng 260.000 km2 (100.000 dặm vuông). Hổ đã được nghiên cứu trong tự nhiên bằng nhiều kỹ thuật. Sô lượng hổ đã được ước tính bằng cách sử dụng phôi thạch cao của dấu chân của chúng, mặc dù phương pháp này bị chỉ trích là không chính xác. Các kỹ thuật gần đây hơn bao gồm việc sử dụng bẫy camera và nghiên cứu DNA từ phân hổ, trong khi việc đeo vòng vô tuyến đã được sử dụng để theo dõi hổ trong tự nhiên. Mùi nước tiểu của chúng đã được đánh giá là tốt hơn, là một nguồn DNA khả thi hơn so với phân. Số lượng chính xác của hổ hoang dã là không rõ, vì nhiều ước tính là lỗi thời hoặc những cách đoán giáo dục; một vài ước tính dựa trên các cuộc điều tra khoa học đáng tin cậy. Bảng này cho thấy các ước tính theo tài khoản Sách đỏ IUCN và các chính phủ phạm vi quốc gia có từ năm 2009 đến tháng 4 năm 2016. Dự án tái du nhập Năm 1978, nhà bảo tồn người Ấn Độ Billy Arjan Singh đã cố gắng thả một con hổ vào Công viên Quốc gia Dudhwa; đây là con hổ cái được nuôi nhốt tên Tara. Ngay sau khi con hổ được phóng thích, nhiều người đã bị giết và ăn thịt bởi một con hổ sau đó bị bắn. Các quan chức chính phủ tuyên bố đó là Tara, mặc dù Singh đã tranh luận điều này. Tranh cãi thêm đã nổ ra với việc phát hiện ra Tara là một phần của hổ Siberia. Tổ chức "Cứu hổ Trung Quốc" đã cố gắng tái tạo những con hổ Hoa Nam, với một chương trình nhân giống và huấn luyện tại một khu bảo tồn Nam Phi được gọi là Khu bảo tồn Thung lũng Lão hổ (LVR) và cuối cùng giới thiệu chúng trở lại vùng hoang dã của Trung Quốc. Một dự án xây dựng lại trong tương lai đã được đề xuất cho những con hổ Siberia được thiết lập lại cho công viên Pleistocene phía bắc nước Nga. Những con hổ Siberia được gửi đến Iran cho một dự án nuôi nhốt ở Tehran được thiết lập để tái tạo và du nhập lại trên bán đảo Miankaleh, để thay thế những con hổ Ba Tư đã tuyệt chủng. Quan hệ với con người Tấn công con người Hổ vồ người hay hổ vồ chết người, hổ cắn chết người, hổ ăn thịt người là thuật ngữ chỉ những vụ hổ tấn công con người với nhiều nguyên nhân và các trường hợp khác nhau. Đây là một hình thức cực đoan và cực điểm của việc xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Việc hổ tấn công người đã được ghi nhận từ lâu trong lịch sử đặc biệt là đối với các nước châu Á nơi phân bố của loài hổ. Nhiều sự kiện đã đi vào văn hóa dân gian của các nước như một nỗi ám ảnh khiếp đảm đến mức nhiều vùng miền có tục thờ hổ vì sợ bị hổ dữ làm hại. Ngày nay, nhiều vụ việc hổ tấn công con người do những sự cố, tai nạn xảy ra trong các vườn thú, rạp xiếc gây ra những vụ việc nổi cộm gây kinh hoàng trong dư luận. Do là loài động vật có bản tính hung dữ, hổ không thể bị thuần hóa mà chỉ có thể nuôi nhốt và huấn luyện. Những thống kê cho thấy hổ là con vật tấn công và gây thiệt mạng cho loài người nhiều hơn bất kỳ loài mèo lớn nào khác. Người ta ước tính rằng ít nhất đã có 373.000 người bị thiệt mạng do hổ vồ từ giai đoạn năm 1800 đến năm 2009. Phần lớn các cuộc tấn công xảy ra ở Nam Á và Đông Nam Á, ở Đông Nam Á, các cuộc tấn công giảm dần sau khi đạt đỉnh trong thế kỷ XIX, nhưng các cuộc tấn công ở Nam Á vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở Sundarbans, tại đây hàng năm các con hổ đã vồ và giết chết khoảng 50 đến 250 người. Chỉ tính riêng giữa năm 1876 và năm 1912, những con hổ giết chết 33.247 người ở Ấn Độ lúc này là thuộc địa của Anh. Các cuộc tấn công xảy ra do hổ bị kích động, vì hổ chắc chắn tấn công sau khi chúng bị thương trong khi chính chúng bị săn đuổi. Ngoài ra, các cuộc tấn công đôi khi có thể do con người vô tình kích động chúng, vì khi con người làm bất ngờ hổ hoặc vô tình xuất hiện giữa mẹ và con của chúng. Thỉnh thoảng hổ xem con người là con mồi. Những cuộc tấn công như vậy là phổ biến nhất ở những khu vực có sự gia tăng dân số, khai thác gỗ và nuôi trồng đã gây áp lực lên môi trường sống của hổ và làm giảm con mồi hoang dã của chúng. Hầu hết những con hổ ăn thịt người đều già, mất răng và không thể bắt được con mồi ưa thích của chúng. Ví dụ, con hổ cái Champawat, một con hổ được tìm thấy ở Nepal và sau đó là Ấn Độ, có hai chiếc răng nanh bị gãy. Nó chịu trách nhiệm cho khoảng 430 người chết, vụ tấn công được biết đến nhiều nhất bởi một động vật hoang dã, vào thời điểm nó bị bắn vào năm 1907 bởi thợ săn Jim Corbett. Theo Corbett, hổ tấn công con người là bình thường vào ban ngày, khi mọi người đang bận làm việc ngoài trời và không cảnh giác đề phòng. Những bài viết ban đầu của Corbett có xu hướng mô tả những con hổ ăn thịt người là hèn nhát vì chiến thuật phục kích của chúng. Hổ ăn thịt người là một vấn đề đặc biệt trong những thập kỷ gần đây ở Ấn Độ và Bangladesh, đặc biệt là ở Kumaon, Garhwal và vùng đầm lầy ngập mặn Sundarbans ở Bengal, nơi một số con hổ khỏe mạnh đã săn lùng con người. Do mất môi trường sống nhanh chóng do biến đổi khí hậu, các cuộc tấn công của hổ đã gia tăng ở Sundarbans. Khu vực Sundarbans có 129 người chết vì hổ từ năm 1969 đến 1971. Trong 10 năm trước thời kỳ đó, khoảng 100 vụ tấn công mỗi năm ở Sundarbans, với mức cao khoảng 430 trong một số năm của thập niên 1960. Bất thường, trong một số năm ở Sundarbans, nhiều người bị hổ giết hơn là ngược lại. Năm 1972, sản lượng mật ong và sáp ong của Ấn Độ đã giảm 50% khi ít nhất 29 người thu thập các nguyên liệu này bị hổ ăn thịt. Vào năm 1986 tại Sundarbans, vì hổ hầu như luôn tấn công từ phía sau, mặt nạ có mặt người được đeo sau gáy, theo lý thuyết rằng hổ thường không tấn công nếu bị con mồi nhìn thấy. Điều này làm giảm số lượng các cuộc tấn công chỉ tạm thời. Tất cả các phương tiện khác để ngăn chặn các cuộc tấn công, chẳng hạn như cung cấp thêm con mồi hoặc sử dụng người giả điện khí hóa, hoạt động kém hiệu quả. Năm 2018, chính quyền Ấn Độ đã sử dụng nước hoa Obsession của Calvin Klein, có chứa xạ hương, để cố gắng thu hút và do đó bẫy một con hổ hoang dã, được gọi là 'T-1', trước đó đã tấn công và giết chết hơn một chục người. Cuối cùng, con hổ đã bị giết để tự vệ, sau khi vẫn hung hăng tấn công những người đang cố gắng trấn an nó. Ít nhất 27 người đã bị giết hoặc bị thương nặng bởi những con hổ bị nuôi nhốt ở Hoa Kỳ từ năm 1998 đến 2001. Trong một số trường hợp, thay vì săn mồi, hổ tấn công con người dường như là để bảo vệ lãnh thổ trong tự nhiên. Ít nhất trong một trường hợp, một con hổ cái với đàn con của nó đã giết chết tám người vào lãnh thổ của mình mà không hề ăn thịt họ. Săn hổ Săn hổ hay sắn bắt hổ là việc bắt giữ hay giết hại hổ. Ngày nay, với các quy định pháp luật về bảo vệ loài hổ thì phạm trù này còn được mở rộng ra với các hành vi như nuôi nhốt, tàng trữ, vật chuyển, giết mổ trái phép để lấy các sản phẩm từ hổ. Mặc dùng trong môi trường tự nhiên hổ là động vật ăn thịt đầu bảng và không có nhiều kẻ thù dám đe dọa đến sinh mạng, nhưng con người là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự tồn vong của con hổ bởi việc săn bắt bất hợp pháp. Hổ Bengal là phân loài phổ biến nhất của con hổ, chiếm khoảng 80% toàn bộ dân số hổ, và được tìm thấy ở Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Nepal, Ấn Độ và đã bị săn bắt trong nhiều thế kỷ. Tục săn hổ đã có từ lâu trong lịch sử và con hổ là một động vật phổ biến của những trò chơi chết chóc, chúng đã bị săn bắt để thể hiện uy danh, sức mạnh của con người cũng như những danh hiệu đạt được khi săn được hổ. Trong lịch sử, hổ đã bị săn bắt bằng các hình thức khác nhau như chuyến hành trình (đi bộ), trên lưng ngựa, và phổ biến nhất là trên lưng voi. Ngày nay, nạn săn bắt trộm vẫn tiếp tục lộng hành ngay cả sau khi việc săn bắn hổ đã trở thành hành vi bất hợp pháp và loài hổ đã được pháp luật bảo vệ. Điều này đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cho loài hổ trên khắp thế giới. So với sư tử thì hổ được coi là khó khăn hơn khi săn bắn vì thói quen sinh sống trong rừng rậm, các bụi cây rậm rạp và ít khi gầm rú ồn ào để khẳng định sự hiện diện của mình như sư tử. Những con hổ hoang dã là một trong những loài bị đe dọa nhất trên hành tinh. Các yếu tố chính đe dọa sự tồn tại của những con hổ chính là con người để phục vụ cho nhu cầu, do niềm tin tín ngưỡng, thực hành nghi lễ và sự gia tăng dân số của con người cộng với va chạm giữa con người và khu vực sinh sống của hổ, mặc dù quần thể hổ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi suy thoái môi trường sống và giảm mật độ con mồi. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ XX. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 con ở Việt Nam và 1.500 con ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm. Tổ chức động vật hoang dã Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ước tính chỉ còn 3.200 con hổ sống trong môi trường hoang dã trên toàn thế giới, riêng tại Việt Nam chỉ còn 30 con. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con và toàn khu vực sông Mê Kông chỉ còn khoảng 350 con hổ. Cả thế giới chỉ còn 3500 con hổ. Đối với Việt Nam năm 2010 cũng có thể là năm cuối cùng của hổ. Năm 2022, theo các dự đoán của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) hổ sẽ biến mất ở vùng sông Mê Kông. Trong điều kiện nuôi nhốt Vào thời La Mã cổ đại, những con hổ được nuôi nhốt để được trưng bày, huấn luyện và diễu hành, và thường bị khiêu khích để chiến đấu với con người và những con thú kỳ lạ khác. Từ thế kỷ 17, hổ, là loài quý hiếm và hung dữ, đã được tìm kiếm để giữ tại các lâu đài châu Âu như là biểu tượng cho sức mạnh của chủ nhân. Những con hổ trở thành trung tâm của vườn thú và triển lãm xiếc vào thế kỷ 18: một con hổ có thể có giá lên tới 4.000 franc ở Pháp (để so sánh, một giáo sư của Beaux-Arts tại Lyon chỉ kiếm được 3.000 franc mỗi năm), hoặc lên tới 3.500 đô la ở Hoa Kỳ, nơi một con sư tử có giá không quá 1.000 đô la. Trung Quốc (2007) có hơn 4.000 con hổ bị giam cầm, trong đó 3.000 con được giữ bởi khoảng hai mươi cơ sở lớn, phần còn lại được giữ bởi khoảng 200 cơ sở nhỏ hơn. Hoa Kỳ (2011) có 2.884 con hổ trong 468 cơ sở. 19 tiểu bang đã cấm các sở hữu tư nhân đối với hổ, 15 bang yêu cầu phải có giấy phép và 16 tiểu bang không có quy định. Tổ tiên di truyền của 105 con hổ bị giam cầm từ mười bốn quốc gia và khu vực cho thấy rằng 49 cá thể thuộc về năm phân loài; 52 cá thể có nguồn gốc phân loài hỗn hợp. Như vậy, "nhiều con hổ Siberia trong các sở thú ngày nay thực sự là kết quả của việc lai với hổ Bengal." Kế hoạch sinh tồn của loài hổ đã lên án việc nhân giống hổ trắng, cho rằng chúng có nguồn gốc hỗn hợp và dòng dõi không xác định. Các gen chịu trách nhiệm cho màu trắng được đại diện bởi 0,001% quần thể. Sự tăng trưởng không cân xứng về số lượng hổ trắng chỉ ra sự cận huyết giữa các cá thể lặn đồng hợp tử. Điều này sẽ dẫn đến trầm cảm cận huyết và mất khả năng biến đổi gen. Đông Y Nhiều người Trung Quốc vẫn luôn tin rằng nhiều bộ phận của con hổ có tác dụng trong y học, bao gồm các tác dụng giảm đau. Đặc biệt quan niệm cho rằng hổ là động vật mạnh mẽ bậc nhất núi rừng nên khả năng tình dục của chúng là rất tốt và thể hiện qua pín hổ sẽ giúp cho người đàn ông tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương theo niềm tin ăn gì bổ nấy. Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Việc sử dụng các bộ phận của hổ trong y học đã bị cấm ở Trung Quốc, và chính phủ đã liệt một số tội liên quan đến việc săn trộm hổ vào loại có thể bị xử tử hình. Hơn nữa, tất cả việc buôn bán các bộ phận của hổ đều là trái phép dưới công ước về việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã và việc bán trong nước cũng đã bị cấm ở Trung Quốc năm 1993. Cho đến nay, vẫn tồn tại những trại chăn nuôi hổ để thu lội nhuận. Ước tính rằng có khoảng từ 5.000 đến 10.000 con được thuần hoá một phần và đang được nuôi nhốt trong các trại hổ hiện nay. Hổ trong văn hóa Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con hổ hay Chúa Sơn Lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người. Hổ và phẩm chất siêu phàm của chúng là nguồn say mê của nhân loại từ thời cổ đại, và chúng thường được nhìn thấy như những họa tiết văn hóa và truyền thông quan trọng. Chúng cũng được coi là một trong những con vật lôi cuốn, và được sử dụng như là bộ mặt của các chiến dịch bảo tồn trên toàn thế giới. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự oai linh, vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng tính hung hãn, thú tính của một động vật săn mồi hàng đầu và là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh cũng như toát lên vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh Về bản chất tự nhiên, hổ là dã thú có sức mạnh, to khỏe, nhanh nhẹn, thuần thục về kỹ thuật chiến đấu, thành thạo về kỹ năng săn mồi, loài vật này còn đặc trưng bởi tính hung dữ, táo bạo, liều lĩnh, dám tấn công hay đối địch nhiều thú to khỏe khác cùng với tiếng gầm rống rung chuyển núi rừng gây khiếp đảm cho muôn loài và còn là động vật tinh khôn từ đó hổ được người ta tôn lên vị trí Chúa tể của rừng núi và coi hổ là con vật linh thiêng. Trong thời hiện đại, hình tượng con hổ đã trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn rất nhiều so với hình ảnh của một loài ác thú trước đó nhằm đề cao ý thức bảo vệ, bảo tồn loài hổ khi loài này đã trở thành một động vật quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Một cuộc thăm dò dư luận của kênh truyền hình Animal Planet cho kết quả hổ là con vật được yêu thích nhất trên thế giới với kết quả điều tra đối với hơn 50.000 người xem đến từ 73 quốc gia, theo kết quả bỏ phiếu thì hổ nhận được 21% số phiếu bầu và đứng hạng nhất, tiếp theo là chó với số phiếu sát sao 20%, cá heo đạt 13%, ngựa đạt 10%, sư tử chỉ đạt 9%, rắn được 8%, tiếp theo là voi, tinh tinh, đười ươi và cá voi Ngày nay, cả thế giới đã dành riêng một ngày để kỷ niệm về loài hổ đó là Ngày quốc tế về bảo tồn hổ (nhằm ngày 29 tháng 7 hàng năm) lần đầu tiên, ngày này đã diễn ra tại Việt Nam vào năm 2011, tại công viên Thống Nhất diễn ra mít tinh và hội thảo về tăng cường công tác bảo tồn hổ nhân Ngày quốc tế về Bảo tồn hổ nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn loài hổ. Thần thoại và truyền thuyết Đối với nhiều nước châu Á là Châu lục mà loài hổ phấn bố thì hổ còn là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền và tâm linh. Tại đây, hổ được coi là có vị trí thống trị trong giới động vật nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng, một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thần giám hộ, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hình ảnh con hổ là biểu tượng của đất nước, là vật tổ của dân tộc mình. Hình ảnh con hổ đã đi sâu vào văn hóa, lịch sử, nghệ thuật như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.... Ở một số nơi khác, hổ cũng tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh uy mãnh và ở một khía cạnh nào đó là biểu hiện cho nhiều phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người như phẩm chất kiên trì theo một số quan niệm do với tập tính của nó, con hổ còn thể hiện phẩm chất kiên nhẫn và dũng cảm vì bản năng các con hổ biết khi nào nên nằm yên phục kích con mồi nhưng cũng biết vồ lấy cơ hội khi con mồi mất cảnh giác. Nhìn từ quan điểm của người phương Tây thì ma hổ (hổ yêu tinh hay hổ thành tinh) thay thế ma sói trong văn hóa dân gian ở châu Á, ở Ấn Độ, họ là những thầy phù thủy độc ác, trong khi ở Indonesia và Malaysia họ có phần lành tính hơn. Trong sử thi Mahabharata của Ấn Độ giáo cho rằng những con hổ hung dữ và tàn nhẫn hơn cả sư tử. Các triều đại phong kiến ở các nước Phương Đông coi hổ cùng với rồng Trung Hoa là biểu trưng cho vương quyền, trong quân sự, võ học và cho những thành đạt trong khoa cử, chính vì vậy mà hình ảnh con hổ xuất hiện khá phổ biến trong cung cấm, doanh trại và trong trường thi Ở Hoàng gia Trung Quốc, một con hổ là nhân cách hóa chiến tranh và thường đại diện cho tướng quân đội cao nhất (hoặc bộ trưởng quốc phòng ngày nay), trong khi hoàng đế và hoàng hậu được đại diện bởi một con rồng và phượng hoàng, tương ứng. Đứng hàng thứ ba trong thập nhị địa chi, hổ là vị vua mang nhiều ẩn dụ nhất trong các loài dã thú. Trong thần thoại và văn hóa Trung Quốc, hổ là một trong 12 loài động vật thuộc cung hoàng đạo Trung Quốc. Võ thuật Hoa Nam Hồng Gia Quyền dựa trên các động tác của hổ và sếu. Trong dân gian Việt Nam, hình ảnh con hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu, dưới chế độ quân chủ của triều đình phong kiến, hình ảnh Hổ được biểu tượng cho sức mạnh quân sự, cho các vị võ tướng và thường được thêu trên áo các võ quan hàng tứ phẩm ở một khía cạnh khác, người ta thường kể nhiều chuyện dân gian, sự đồi thổi, vẽ tranh, tạc tượng về con hổ rất nhiều và khiến cho nó trở thành những nhân vật trung tâm của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đại chúng.. Bạch Hổ (tiếng Trung:; bính âm: Bái Hǔ) là một trong bốn biểu tượng của các chòm sao Trung Quốc cổ đại. Đôi khi nó được gọi là Bạch Hổ của phương Tây (tiếng Trung: 白虎), và nó đại diện cho phía tây và mùa thu. Đuôi hổ xuất hiện trong các câu chuyện từ các quốc gia bao gồm Trung Quốc và Triều Tiên, nói chung là không thể nắm bắt được một con hổ bằng đuôi. Trong thần thoại và văn hóa Triều Tiên, con hổ được coi là người bảo vệ xua đuổi tà ma và một sinh vật linh thiêng mang lại may mắn - biểu tượng của lòng dũng cảm và sức mạnh tuyệt đối. Đối với những người sống trong và xung quanh các khu rừng của Triều Tiên, con hổ được coi là biểu tượng của Thần núi hoặc Vua của các loài động vật trên núi. Vì vậy, người Hàn Quốc cũng gọi hổ là "San Gun" () có nghĩa là Chúa tể núi. Trong Phật giáo, hổ là một trong ba sinh vật vô tri, tượng trưng cho sự tức giận, với con khỉ tượng trưng cho lòng tham và con nai tình yêu. Các dân tộc Tungus coi hổ Siberia là một vị thần gần như và thường gọi nó là "Ông" hay "Ông già". Người Udege và Nanai gọi nó là "Amba". Người Mãn Châu coi con hổ Siberia là "Hu Lin", tức nhà vua. Trong Ấn Độ giáo, thần Shiva mặc và ngồi trên da hổ. Nữ thần chiến binh mười vũ trang Durga cưỡi con hổ cái (hay sư tử cái) Damon vào trận chiến. Ở miền nam Ấn Độ, thần Ayyappan được liên kết với một con hổ. Trong văn học, nghệ thuật và phim ảnh Trong ngôn ngữ, nghệ thuật, người ta vẫn dùng đến hình ảnh con hổ với nhiều tác phẩm nổi tiếng có sự hiện diện của loài hổ. Trong một số lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực quân sự thời hiện đại lại có sự hiện diện rất lớn của hình ảnh con hổ với biểu tượng về sức mạnh của các đơn vị vũ trang, các loại vũ khí. Trong bài thơ của William Blake phần Bài hát kinh nghiệm, có tựa đề "The Tyger", ám chỉ hổ là một loài động vật đáng sợ. Trong cuốn tiểu thuyết Cuộc đời của Pi đoạt giải Man Booker năm 2001 của Yann Martel, nhân vật chính, sống sót sau vụ đắm tàu ​​hàng tháng trong một chiếc thuyền nhỏ, bằng cách nào đó tránh bị ăn thịt bởi một dã thú sống sót khác, một con hổ Bengal lớn. Câu chuyện được chuyển thể trong bộ phim cùng tên năm 2012 của Ang Lee. Jim Corbett là tác giả của cuốn sách được xuất bản năm 1944 Những kẻ ăn thịt người ở Kumaon kể về mười câu chuyện có thật về quá trình săn những con hổ ăn thịt người của ông tại vùng đất ngày nay thuộc vùng Uttarakhand phía bắc Ấn Độ. Cuốn sách đã bán được hơn bốn triệu bản, và là nền tảng của cả phim giả tưởng và phim tài liệu. Trong cuốn sách Chuyện rừng xanh năm 1894 của Rudyard Kipling, con hổ Shere Khan là kẻ thù sinh tử của nhân vật chính là cậu bé rừng xanh Mowgli. Những nhân vật hổ hiền lành hơn bao gồm Tigger trong Winnie-the-Pooh của A. A. Milne và Hobbes của truyện tranh Calvin và Hobbes, cả hai đều được thể hiện như những con thú nhồi bông đơn giản trở nên sống động. Hổ cũng là linh vật cho các đội thể thao khác nhau trên khắp thế giới. Tony the Tiger là một linh vật nổi tiếng với món ngũ cốc Frosted Flakes của Kellogg. Thương hiệu xăng dầu Esso (Exxon) được quảng cáo từ năm 1969 trở đi với khẩu hiệu 'đặt một con hổ trong bể của bạn' và một linh vật hổ; hơn 2,5 triệu đuôi hổ tổng hợp đã được bán cho những người lái xe, họ buộc chúng vào nắp bình xăng của họ. Bia Tiger có logo là một con hổ đã trở thành loại bia đầu tiên của Singapore được ủ tại chính đảo quốc này, được tung ra thị trường vào năm 1932 và là thương hiệu độc quyền hàng đầu của Nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương, được bán tại hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và nhiều nước khác ở Trung Đông, châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh. Từ Trung Anh Tigre và tiếng Anh cổ tigras (số nhiều) bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ tigre, từ tiếng Latinh tigris. Đây là một từ mượn của tiếng Hy Lạp cổ đại τίγρις (phiên âm là tigris, tên loài hiện đại), một từ vay nước ngoài không rõ nguồn gốc có nghĩa là "con hổ" cũng như dòng sông Tigris. Nguồn gốc có thể là tigra theo tiếng Ba Tư (nhọn hoặc sắc) và tiếng Avesta tigrhi (mũi tên), có lẽ đề cập đến tốc độ nhảy của hổ, mặc dù những từ này không được biết có bất kỳ ý nghĩa nào liên quan đến hổ. Tên chi Panthera có thể truy nguyên theo pantère của tiếng Pháp cổ, từ panthera của Latin, từ panther của tiếng Hy Lạp cổ đại, rất có thể với nghĩa gốc là "động vật màu vàng", hoặc từ pandarah có nghĩa là "màu trắng vàng", có thể liên quan đến tiếng Phạn pundarikas (hổ). Nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp pan- ("tất cả") và ther ("con thú") có thể là từ nguyên dân gian không chính xác. Chính trị và kinh tế Ngày nay, trong văn hóa đại chúng trên nhiều lĩnh vực như thể thao, kinh tế, quảng cáo đặc biệt là dùng để chỉ về tiềm lực hùng mạnh cũng như sự trỗi dậy của nền kinh tế ở các quốc gia đặc biệt là ở châu Á như Bốn con hổ châu Á, bốn con hổ con kinh tế (Tiger Cub Economies), Những con hổ kinh tế mới Những con Hổ kinh tế (Tiger economies) là cách nói hình tượng dành cho những nền kinh tế với tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh, thường gắn liền với sự cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore được mô tả là Bốn con hổ châu Á. Người ta cũng sử dụng hình tượng, biểu tượng, biểu trưng, phù hiệu, nhãn hiệu có thể hiện hình ảnh con hổ. Hổ là một trong những con vật được trưng bày trên con dấu Pashupati của nền văn minh lưu vực sông Ấn. Con hổ là biểu tượng của triều đại Chola và được miêu tả trên tiền xu, con dấu và biểu ngữ. Các con dấu của một số đồng xu Chola cho thấy con hổ, con cá biểu tượng Vương triều Pandya và cây cung biểu tượng Chera, cho thấy rằng Chola đã đạt được uy quyền chính trị trong hai triều đại sau. Tiền vàng được tìm thấy ở Kavilayadavalli ở quận Nellore của Andhra Pradesh có họa tiết của con hổ, cây cung và một số dấu hiệu không rõ ràng. Biểu tượng con hổ của Đế chế Chola sau đó đã được thông qua bởi Hổ Giải phóng bang Tamil Eelam và con hổ đã trở thành một biểu tượng của nhà nước không được công nhận của phong trào độc lập Tamil Eelam và Tamil. Hổ Bengal là động vật quốc gia của Ấn Độ và Bangladesh. Hổ Mã Lai là động vật quốc gia của Malaysia. Hổ Siberia là động vật quốc gia của Hàn Quốc. Hình ảnh Chú thích Đọc thêm Hổ thích nghi để cùng tồn tại với người Hổ đại chiến giành lãnh thổ Jim Corbett, Man-eaters of Kumaon, Oxford University Press, 1946 Năm Cọp nói chuyện cọp Chuyện thú vị về tình trường của hổ Những điều thú vị về hổ Năm Dần tìm hiểu về Hổ Một gã hổ đực "làm tình" 6 lần trong một giờ Đón năm Dần, điểm mặt các dòng chúa sơn lâm Liên kết ngoài Thông tin về Hổ trên trang Sinh vật rừng Việt Nam Trâu rừng châu Á và hổ Bò tót, còn gọi là gaur, con mồi lớn nhất của hổ. Sierra Club (A Tiger Conservation project) Tiger Territory Enchanted Learning Software - All About Tigers Loạt ảnh về con Hổ Sách đỏ Việt Nam Loài EDGE Động vật có vú châu Á Động vật nguy hiểm Động vật được mô tả năm 1758 Động vật Nam Á Động vật Đông Nam Á Thú ăn thịt Động vật dạ dày đơn Động vật có vú Đông Á Biểu tượng quốc gia Malaysia Chi Báo Nhóm loài do Carl Linnaeus đặt tên Loài nguy cấp theo Sách đỏ IUCN Biểu tượng quốc gia Bangladesh Biểu tượng quốc gia Ấn Độ
5982
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20M%C3%A8o
Họ Mèo
Họ Mèo (Felidae) là một họ động vật có vú trong Bộ Ăn thịt (Carnivora). Các thành viên trong họ này thông thường được gọi là "mèo". Thuật ngữ "mèo" vừa có thể chỉ về các loài trong họ này nói chung, và vừa có thể chỉ về loài mèo nhà (Felis catus) nói riêng. Những họ hàng gần khác của Họ Mèo nằm trong các họ khác, trong nhánh của chúng, thuộc cây tiến hóa của động vật ăn thịt: cầy hương, linh cẩu và cầy mangut. Những loài mèo đầu tiên đã tách ra từ thời kỳ thuộc thế Eocen, khoảng 40 triệu năm trước. Con vật thông thường nhất là mèo nhà, đã gắn với cuộc sống của con người khoảng từ 7.000 đến 4.000 năm trước. Họ hàng hoang dã của chúng vẫn còn sinh sống ở châu Phi và Tây Á, mặc dù sự phá hủy môi trường sống đã thu nhỏ khu vực sinh sống của chúng. Các thành viên của Họ Mèo gồm các loài mèo lớn được biết nhiều đến như sư tử, hổ, báo hoa mai, báo đốm và báo săn (mặc dù chúng có kích thước lớn, nhưng vẫn là hậu duệ của những loài mèo nhỏ đã tồn tại trước đây), và các loài mèo nhỏ hơn và ít được biết đến hơn như linh miêu tai đen, mèo gấm Ocelot, mèo cá, mèo rừng, và các loài khác. Tiến hóa Hiện có 42 loài mèo đã được nhận dạng (nếu xem loài mèo Iriomote là phân loài thì còn 41) trên Trái đất đều có cùng tổ tiên. Các loài mèo có nguồn gốc ở châu Á và sau đó lan rộng đến các lục địa khác qua đường cầu đất. Thí nghiệm về DNA ty thể và DNA hạt nhân hé lộ rằng các loài mèo tổ tiên đã tiến hóa thành 8 dòng chính phân tán qua ít nhất 10 lần di cư (theo cả hai hướng) từ lục địa sang lục địa qua cầu đất Bering và eo đất Panama, với chi Panthera là cổ nhất và chi Felis là trẻ nhất. Có khoảng 60% các loài mèo hiện đại được ước tính đã phát triển trong một triệu năm qua. Các quan hệ họ hàng gần nhất của họ Mèo được cho là cầy Linsang. Cùng với Viverridae, Linh cẩu, Họ Cầy lỏn, và cầy Madagascar, chúng tạo thành cận bộ Feliformia. Hầu hết các loài mèo có cùng một dị dạng di truyền ngăn chúng nếm vị ngọt. Hầu hết các loài mèo có một số đơn bội là 18 hoặc 19. Các loài mèo Tân thế giới (phân bố ở Trung và Nam Mỹ) có số đơn bội là 18, có thể do sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể nhỏ hơn thành một nhiễm sắc thể lớn hơn. Trước phát hiện này, các nhà sinh vật học đã không thể thiết lập cây phân nhánh họ Mèo từ các hóa thạch do các hóa thạch của các loài mèo khác nhau tất cả đều trông giống nhau chỉ khác nhau về kích thước. Mèo nhà có thể có đuôi dài hoặc ngắn. Có lúc các nhà sinh vật học phải xem liệu đuôi ngắn cũng có thể được tìm thấy ở nhóm linh cẩu có đặc điểm của tổ tiên hoặc có nguồn gốc tiến hóa. Nếu không xem xét hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã có thể nhận dạng các trạng thái đặc điểm được tìm thấy trong các nhóm của chúng. Do tất cả động vật trong nhóm cùng cấp họ mèo là Viverridae có đuôi dài, nên các nhà khoa học có thể suy ra rằng trạng thái nhận dạng này đại diện cho tính trạng tổ tiên của chúng. Đặc điểm chung Các loài động vật họ mèo có đặc điểm chung là thú ăn thịt sống trên cạn, chúng có một số đặc điểm phân biệt với các loài thú ăn thịt khác, thể hiện ở răng, nanh, móng vuốt và khả năng săn đêm thông qua đặc điểm của mắt, chúng là các loài có cấu trúc cơ thể uyển chuyển và thích hợp với chiến lược săn mồi mai phục, đây cũng là các loài nổi tiếng tinh ranh và có ý thức lãnh thổ cao, sự tò mò và phần lớn là các loài động vật sống đơn độc (trừ sư tử). Phân loại Theo truyền thống, người ta chia họ Felidae thành 5 phân họ, dựa theo các đặc trưng kiểu hình. Các phân họ này bao gồm 3 phân họ còn sinh tồn là Felinae, Pantherinae, Acinonychinae (báo săn), và 2 phân họ tuyệt chủng là Machairodontinae, Proailurinae. Phân loại di truyền học Nghiên cứu di truyền học đã cung cấp cơ sở cho sự phân loại chính xác hơn đối với các thành viên còn sinh tồn của họ mèo dựa trên cơ sở gộp nhóm kiểu gen. Cụ thể 8 dòng dõi di truyền đã được nhận dạng: Dòng dõi 1: Panthera, Uncia, Neofelis Dòng dõi 2: Pardofelis, Catopuma Dòng dõi 3: Leptailurus, Caracal, Profelis Dòng dõi 4: Leopardus Dòng dõi 5: Lynx Dòng dõi 6: Puma, Acinonyx Dòng dõi 7: Prionailurus, Otocolobus Dòng dõi 8: Felis Bốn dòng dõi sau (5, 6, 7, 8) có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với bất kỳ mối quan hệ nào của chúng đối với bốn dòng dõi đầu tiên (1, 2, 3, 4), và vì thế chúng tạo thành một nhánh trong phạm vi phân họ Felinae của họ Felidae. Các loài còn sinh tồn Phân họ Pantherinae (Phân họ Báo) Chi Panthera Báo Sư tử, Panthera leo Báo đốm hay báo đốm Mỹ, Panthera onca Báo hoa mai, Panthera pardus Hổ, Panthera tigris Báo tuyết, Panthera uncia (đồng nghĩa Uncia uncia) Chi Neofelis Báo gấm, báo mây Báo mây Sunda Neofelis diardi Báo gấm hay báo sao, Neofelis nebulosa Phân họ Felinae (Phân họ Mèo) Chi Pardofelis Mèo gấm Mèo gấm Pardofelis marmorata Chi Catopuma Beo Beo Borneo, Catopuma badia Beo, hay Báo lửa Catopuma temminckii Chi Leptailurus Linh miêu đồng cỏ Linh miêu đồng cỏ, Leptailurus serval Chi Caracal Linh miêu tai đen, Caracal caracal Chi Profelis Beo vàng châu Phi Beo vàng châu Phi, Profelis aurata Chi Leopardus Gấm Mèo Pantanal, Leopardus braccatus Mèo đồng cỏ Nam Mỹ hay mèo cỏ, Leopardus colocolo, đồng nghĩa: Oncifelis colocolo Mèo Geoffroy, Leopardus geoffroyi, đồng nghĩa: Oncifelis geoffroyi Mèo đốm Kodkod hay mèo Guigna, Leopardus guigna, đồng nghĩa: Oncifelis guigna Mèo núi Andes, Leopardus jacobitus, đồng nghĩa: Oreailurus jacobita Mèo Pampas, Leopardus pajeros Mèo gấm Ocelot, Leopardus pardalis Mèo đốm Oncilla, (mèo đốm nhỏ, mèo Tigrillo), Leopardus tigrinus Mèo đốm Margay, Leopardus wiedii Chi Lynx Linh miêu Linh miêu Canada, Lynx canadensis Linh miêu Á-Âu, Lynx lynx Linh miêu Iberia, Lynx pardinus Linh miêu đuôi cộc, Lynx rufus Chi Puma Báo sư tử Báo sư tử, Puma concolor Mèo cây châu Mỹ hay Mèo rừng châu Mỹ, Puma yaguarondi, đồng nghĩa: Herpailurus yaguarondi Chi Acinonyx Báo săn Báo săn hay báo bờm, Acinonyx jubatus Chi Prionailurus Mèo báo, Prionailurus bengalensis Mèo Irimote, Prionailurus bengalensis iriomotensis Mèo đầu phẳng, Prionailurus planiceps Mèo đốm gỉ, Prionailurus rubiginosus Mèo bắt cá, hay mèo cá Prionailurus viverrinus Chi Otocolobus Mèo manul Mèo manul hay mèo rừng ôn đới, Otocolobus manul Chi Felis Mèo Mèo núi Trung Hoa, Felis bieti Mèo rừng nhiệt đới hay mèo ri, Felis chaus Mèo cát, Felis margarita Mèo chân đen, Felis nigripes Mèo rừng hay Mèo hoang, Felis silvestris Mèo rừng châu Âu hay mèo hoang châu Âu, Felis silvestris Mèo rừng châu Phi hay mèo hoang châu Phi, Felis silvestris lybica, đôi khi là Felis lybica Mèo rừng châu Á, Felis lybica ornata, một phân loài mèo rừng châu Phi Mèo nhà, Felis silvestris catus, đôi khi là Felis catus hay Felis domesticus Hóa thạch mèo Những loài thú giống mèo cổ nhất (Aelurogale, Eofelis) được tách ra từ thời kỳ Eocene. Được biết đến như là Proailurus, chúng đã sống trong kỷ Oligocene và Miocene. Trong kỷ Miocene nó tiến hóa thành Pseudaelurus. Pseudaelurus được coi là tổ tiên chung gần nhất của cả ba phân họ trên đây cũng như của các phân họ khác, như Machairodontinae. Nhóm này, được biết đến như là mèo răng kiếm, đã tuyệt chủng trong đầu kỷ Pleistocene. Nó bao gồm các chi Smilodon, Machairodus, Dinofelis và Homotherium. Xem thêm Kích thước các loài Họ mèo Mèo ma Trong văn hóa Felidae cũng là tiêu đề của tiểu thuyết của Akif Pirinçci trong đó con mèo có tên là Francis điều tra kẻ giết một số mèo trong một thành phố lớn. Hiện tại có 5 tập của Felidae: Felidae, Felidae II (còn gọi là Felidae trên đường), Cave Canem, Das Duell và Salve Roma, trong đó có hai tập đầu đã dịch sang tiếng Anh. Tập đầu Felidae đã được chuyển thể thành phim hoạt hình của Đức năm 1994, do Michael Schaack đạo diễn. Có bản lồng tiếng Anh, tuy nhiên vì nội dung người lớn của nó, nên đã không được nhập khẩu cho khán giả Bắc Mỹ, do họ có thể nhầm nó là phim cho trẻ em. Chú thích Tham khảo chung Liên kết ngoài Mammal Species of The World Họ động vật có vú
5987
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o%20%C4%91%E1%BB%91m
Báo đốm
Báo đốm (danh pháp khoa học: Panthera onca) là một trong năm loài lớn nhất của Họ Mèo bên cạnh sư tử, hổ, báo hoa mai và báo tuyết, và loài duy nhất trong số năm loài này có nguồn gốc từ khu vực châu Mỹ. Phạm vi hiện tại của báo đốm kéo dài từ Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico ở Bắc Mỹ, qua phần lớn Trung Mỹ, và phía nam đến Paraguay và miền bắc Argentina ở Nam Mỹ. Mặc dù có những cá thể riêng biệt hiện đang sống ở phía tây Hoa Kỳ, loài này phần lớn đã bị tuyệt chủng khỏi Hoa Kỳ kể từ đầu thế kỷ 20. Chúng được liệt kê là loài sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN; và số lượng của chúng đang giảm dần. Các mối đe dọa bao gồm bị mất và phân mảnh môi trường sống. Báo đốm còn là loài mèo lớn nhất châu Mỹ, và là loài có kích thước lớn thứ ba trong Họ Mèo (chỉ sau hổ và sư tử), chúng là loài mèo có lực cắn mạnh nhất và có phương pháp tấn công vào đầu nạn nhân thay vì cổ họng. Mặc dù báo đốm có ngoại hình gần giống như báo hoa mai (leopard) và có quan hệ họ hàng gần với loài này, chúng cũng rất giỏi leo trèo, nhưng có các tập tính gần với hổ hơn (nhất là tập tính thích nước). Sự khác biệt dễ nhận thấy giữa báo đốm và báo hoa mai ở chỗ là chúng có kích thước lớn hơn và chắc nịch hơn, ngoài ra các khoanh đốm của báo đốm to hơn và bên trong khoanh đốm có các chấm đen vì vậy mới gọi là báo "đốm", chúng cũng có cặp chân ngắn và lùn hơn, đuôi ngắn hơn so với loài báo hoa mai vốn có thân hình dong dỏng cao và đuôi dài hơn, các khoanh đốm của báo hoa mai chụm lại giống như hình bông hoa mai. Báo đốm sống trên một loạt các địa hình có rừng và những nơi có không gian mở, nhưng môi trường sống ưa thích của chúng là rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới, đầm lầy và các khu vực nhiều cây cối. Báo đốm thích bơi lội và phần lớn là loài săn mồi đơn độc, tấn công mục tiêu theo kiểu tận dụng cơ hội, rình rập và phục kích, là động vật đứng đầu chuỗi thức ăn ở nơi mà chúng sinh sống. Là một loài chủ chốt, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái và điều chỉnh quần thể con mồi. Trong khi thương mại quốc tế về báo đốm hoặc các bộ phận cơ thể của chúng bị cấm khai thác, những cá thể vẫn thường xuyên bị giết, đặc biệt là trong các cuộc xung đột với chủ trang trại và nông dân ở Nam Mỹ. Mặc dù số lượng có giảm, phạm vi của chúng vẫn còn lớn. Với sự phân bố lịch sử của chúng, loài báo đốm đã nổi bật trong thần thoại của nhiều nền văn hóa bản địa Mỹ, bao gồm cả những văn minh Maya và Aztec. Từ nguyên Trong tiếng Anh, từ 'jaguar''' được cho là có nguồn gốc từ tiếng Tupian (một ngôn ngữ Nam Mỹ) yaguara, có nghĩa là "thú săn mồi". Từ này được nhập vào tiếng Anh có lẽ thông qua ngôn ngữ thương mại của người Amazon Tupinambá, thông qua tiếng Bồ Đào Nha jaguar.. Tên nguyên thủy và có gốc hoàn toàn bản xứ của loài này là yaguareté, nghĩa là "thú dữ tợn thực sự", với hậu tố -eté có nghĩa là "thực sự". Kỳ lạ thay là từ jaguar có nghĩa là "chó" trong tiếng Guarani (một ngôn ngữ Nam Mỹ nữa đã giúp tạo nên tên loài này). Jaguar cũng là tước hiệu của hoàng tử hay công chúa hay của vua đang cai trị của người Maya chẳng hạn như của bộ tộc Lenca. Trong tiếng Tây Ban Nha của Mexico, biệt danh của nó là el tigre: Người Tây Ban Nha thế kỷ 16 không có từ bản địa trong ngôn ngữ của họ cho loài báo đốm, nhỏ hơn một con sư tử, nhưng lớn hơn một con báo, cũng chưa từng gặp nó ở Cựu Thế giới, và được đặt tên như vậy nó theo sau con hổ, vì sự hung dữ của nó đã được biết đến với chúng thông qua các tác phẩm La Mã và văn học nổi tiếng trong thời Phục hưng. Onca là onça của Bồ Đào Nha, với cây tuyết tùng rơi vì lý do đánh máy, được tìm thấy trong tiếng Anh là ounce cho báo tuyết, Panthera uncia. Nó bắt nguồn từ tiếng Latin lyncea lynx, với chữ L nhầm lẫn với bài viết xác định (tiếng Ý lonza, tiếng Pháp cổ) Do hoa văn trên người nó tương đối giống loài báo hoa mai, thể hình gần giống loài hổ, và rất nhiều người châu Mỹ chưa từng nhìn thấy hổ và báo hoa mai chính cống, nên đã gọi nó là Hổ châu Mỹ (Amerikanischer Tiger) hoặc Báo châu Mỹ. Hai cái tên này được sử dụng đến tận ngày nay. Ở Mỹ, chúng cũng thường được gọi là hổ châu Mỹ để phân biệt với những con báo Mỹ nhỏ hơn hoặc báo sư tử, mà cũng đã được tìm thấy ở Louisiana vào thời điểm đó. Tiến hóa Báo đốm là thành viên Tân Thế giới duy nhất còn tồn tại của chi Panthera. Kết quả phân tích DNA cho thấy sư tử, hổ, báo hoa mai, báo đốm, báo tuyết và báo gấm có chung một tổ tiên, và nhóm này có từ sáu đến mười triệu năm tuổi; hồ sơ hóa thạch chỉ ra sự xuất hiện của Panthera chỉ hai đến 3,8 triệu năm trước. Panthera được cho là đã phát triển ở châu Á. Loài báo đốm được cho là đã chuyển hướng từ một tổ tiên chung của loài Panthera ít nhất 1,5 triệu năm trước và đã xâm nhập vào lục địa Mỹ ở Pleistocene sớm qua Beringia, cây cầu trên đất liền từng bắc qua eo biển Bering. Kết quả phân tích DNA ti thể của báo đốm cho thấy dòng dõi của loài đã tiến hóa từ 280.000 đến 510.000 năm trước. Các nghiên cứu phát sinh gen nói chung đã chỉ ra rằng báo đốm (Neofelis nebulosa) là cơ sở cho nhóm này. Vị trí của các loài còn lại khác nhau giữa các nghiên cứu và có hiệu quả chưa được giải quyết. Dựa trên bằng chứng hình thái học, nhà động vật học người Anh Reginald Innes Pocock kết luận rằng loài báo đốm có liên quan chặt chẽ nhất với báo hoa. Tuy nhiên, bằng chứng DNA là không thuyết phục và vị trí của báo đốm so với các loài khác thay đổi giữa các nghiên cứu. Hóa thạch của các loài Panthera đã tuyệt chủng, như báo đốm châu Âu (Panthera gombaszoegensis) và sư tử Bắc Mỹ (Panthera atrox), cho thấy đặc điểm của cả sư tử và báo đốm. Phân loài Năm 1758, Carl Linnaeus đã mô tả con báo đốm trong tác phẩm Systema Naturae và đặt cho nó cái tên khoa học Felis onca. Trong thế kỷ 19 và 20, một số mẫu vật báo đốm đã hình thành cơ sở cho các mô tả phân loài. Năm 1939, Reginald Innes Pocock đã công nhận tám phân loài dựa trên nguồn gốc địa lý và hình thái hộp sọ của các mẫu vật này. Pocock đã không có quyền truy cập vào các mẫu vật động vật học đủ để đánh giá phê bình tình trạng phân loài của chúng, nhưng bày tỏ nghi ngờ về tình trạng của một số loài. Sau này xem xét công việc của mình đề nghị chỉ có ba phân loài nên được công nhận. Mô tả của P. o. palustris dựa trên hộp sọ hóa thạch. Tác giả của các loài động vật có vú trên thế giới liệt kê chín phân loài và cả P. o. palustris hoặc P. o. paraguensis riêng biệt. Kết quả nghiên cứu hình thái và di truyền học cho thấy một biến thể phía nam clinal giữa các quần thể, nhưng không có bằng chứng cho sự khác biệt phân loài. Một nghiên cứu chi tiết hơn sau đó đã xác nhận cấu trúc số lượng dự đoán trong quần thể báo đốm ở Colombia. Những người đánh giá Sách Đỏ IUCN cho các loài và thành viên của Nhóm Chuyên gia thú họ Mèo không công nhận bất kỳ phân loài báo đốm nào là hợp lệ. Bảng dưới đây dựa trên phân loại trước đây của các loài được cung cấp trong các loài động vật có vú trên thế giới. Đặc điểm Báo đốm là một loài động vật nhỏ gọn và cơ bắp. Đây là loài mèo lớn nhất có nguồn gốc từ châu Mỹ và lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau kích thước của hổ và sư tử. Bộ lông của nó thường có màu vàng hung, nhưng có màu từ nâu đỏ, đối với hầu hết cơ thể. Vùng bụng có màu trắng. Bộ lông được phủ bằng những khoanh đốm để ngụy trang dưới ánh sáng mờ ảo của môi trường sống trong rừng. Các đốm và hình dạng của chúng khác nhau giữa các loài báo đốm riêng lẻ: khoanh đốm có thể bao gồm một hoặc một vài hoa thị. Các đốm trên đầu và cổ nói chung là khá lớn, cũng như các đốm trên đuôi, nơi chúng có thể hợp nhất để tạo thành một dải. Báo đốm rừng thường tối hơn và nhỏ hơn đáng kể so với những con ở khu vực mở, có thể là do số lượng nhỏ con mồi ăn cỏ lớn trong khu vực rừng. Kích thước và trọng lượng của chúng thay đổi đáng kể: trọng lượng thường nằm trong khoảng 56-96 kg (123-212 lb). Những con đực to lớn đặc biệt đã được ghi nhận có trọng lượng lên tới 158 kg (348 lb). Con cái nhỏ nhất nặng khoảng 36 kg (79 lb). Con cái thường nhỏ hơn 10-20% so với con đực. Chiều dài, từ mũi đến cuối đuôi, thay đổi từ 1,12 đến 1,85 m (3,7 đến 6,1 ft). Báo đốm có đuôi ngắn nhất trong số loài con mèo lớn, dài 45 đến 75 cm (18 đến 30 in). Chân cũng ngắn, nhưng rắn chắc và mạnh mẽ, ngắn hơn đáng kể khi so sánh với một con hổ nhỏ hoặc sư tử trong một phạm vi trọng lượng tương tự. Báo đốm đứng cao 63 đến 76 cm (25 đến 30 in) tính từ vai. Sự thay đổi kích thước hơn nữa đã được quan sát giữa các khu vực và môi trường sống, với kích thước có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam. Báo đốm Mexico trong Khu dự trữ sinh quyển Chamela-Cuixmala trên bờ biển Thái Bình Dương chỉ nặng khoảng 50 kg (110 lb), có kích thước tương đương một con báo sư tử. Báo đốm Nam Mỹ ở Venezuela hoặc Brazil lớn hơn nhiều với trọng lượng trung bình khoảng 95 kg (209 lb) ở con đực và khoảng 56-78 kg (123-172 lb) ở con cái. Một cấu trúc chân tay ngắn và chắc nịch làm cho báo đốm trở nên cừ khôi trong việc leo trèo, bò và bơi. Đầu chắc và bộ hàm cực kỳ mạnh mẽ, nó có lực cắn mạnh nhất trong các loài họ mèo, hơn cả hổ và sư tử. Một con báo đốm nặng 100 kg (220 lb) có thể cắn với lực 503,6 kgf (1.110 lbf) ở răng nanh và 705,8 kgf (1.556 lbf) ở rãnh răng cưa. Điều này cho phép nó xuyên thủng da của các loài bò sát và mai rùa. Một nghiên cứu so sánh về lực cắn được điều chỉnh theo kích thước cơ thể đã xếp nó là thú họ mèo hàng đầu, bên cạnh báo gấm và trước cả hổ và sư tử. Đã có một báo cáo rằng "một con báo đốm có thể kéo một con bò 800 lb (360 kg) 25 ft (7.6 m) trong hàm của nó và nghiền nát cả những khúc xương nặng nhất". Mặc dù báo đốm gần giống với báo hoa, nhưng nó thường rắn chắc và nặng hơn, và hai loài động vật có thể được phân biệt bằng các khoanh đốm của chúng: các khoanh đốm trên bộ lông của báo đốm lớn hơn, số lượng ít hơn, thường tối hơn và có các đường dày hơn và các đốm nhỏ ở giữa mà báo hoa mai thiếu. Báo đốm cũng có đầu tròn hơn và chân ngắn hơn so với báo hoa. Sự khác biệt về màu sắc Nếu báo bị nhiễm hắc tố thì nó có thể sinh ra các báo con hoàn toàn đen (mặc dù khi nhìn gần vẫn thấy các đốm). Các con này được gọi là báo đen, nhưng đây không phải là một loài riêng biệt. Hình thái màu đen ít phổ biến hơn hình thái đốm, ước tính xảy ra ở khoảng 6% số lượng báo đốm Nam Mỹ. Ở vùng Sierra Madre Occidental của Mexico, con báo đốm có lông đen đầu tiên được ghi nhận vào năm 2004. Báo đốm đen cũng được chụp ảnh ở Khu bảo tồn sinh học Alberto Manuel Brenes của Costa Rica, trên vùng núi của Cordillera de Talamanca, trong Vườn quốc gia Barbilla và ở phía đông Panama. Một số bằng chứng chỉ ra rằng các alen hắc tố chiếm ưu thế và được hỗ trợ bởi chọn lọc tự nhiên. Các hình thức màu đen có thể là một ví dụ về lợi thế dị hợp tử; trong điều kiện nuôi nhốt chưa được kết luận về điều này. Báo đốm hắc tố (hay báo đốm "đen") xuất hiện chủ yếu ở các vùng của Nam Mỹ, và hầu như không được biết đến trong các quần thể hoang dã cư trú ở khu vực cận nhiệt đới và ôn đới của Bắc Mỹ; chúng chưa bao giờ được ghi nhận ở phía bắc Isthmus of Tehugeepec của Mexico. Các cá thể bạch tạng cực hiếm, đôi khi được gọi là báo đốm trắng, cũng xảy ra giữa các loài báo đốm, như với những con mèo lớn khác. Như thường lệ với nhiễm bạch tố trong tự nhiên, lựa chọn giữ tần số gần với tốc độ đột biến. Phân bố Hiện tại, phạm vi của loài báo đốm kéo dài từ Mexico qua Trung Mỹ đến Nam Mỹ, bao gồm phần lớn vùng rừng mưa Amazon của Brazil. Các quốc gia nằm trong phạm vi này là Argentina, Belize, Bolivia, Colombia, Costa Rica (đặc biệt trên Bán đảo Osa), Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guatemala, Guyana, Honduras, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Suriname, Hoa Kỳ và Venezuela. Nó hiện đã tuyệt chủng cục bộ ở El Salvador và Uruguay. Báo đốm đã là một con mèo Mỹ kể từ khi đi qua cầu Beringia trong thế Pleistocene; tổ tiên ban đầu của chúng là Panthera onca augusta, nó lớn hơn những con báo đương đại. Nó xuất hiện trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Cockscomb rộng 400 km² ở Belize, Khu dự trữ sinh quyển Sian Ka'an có diện tích 5.300 km² ở Mexico, vườn quốc gia Manu rộng khoảng 15.000 km² ở Peru, Công viên quốc gia Xingu rộng khoảng 26.000 km² ở Brazil và nhiều khu bảo tồn khác trên khắp phạm vi của nó ở Brazil. Việc đưa Hoa Kỳ vào danh sách dựa trên những lần nhìn thấy thường xuyên ở phía tây nam, đặc biệt là ở Arizona, New Mexico và Texas. . Có những bức vẽ bằng đá được tạo bởi Hopi, Anasazi và Pueblo trên khắp các vùng sa mạc và chaparral. Có những ghi chép về con thú được bán với tấm da của nó ở vùng lân cận San Antonio, Texas với giá 18 đô la vào giữa thế kỷ 19 và có những ghi chép từ trước khi California là một tiểu bang phù hợp với những mô tả về con báo này. Vào đầu thế kỷ 20, phạm vi của loài báo đốm kéo dài đến tận phía bắc như Grand Canyon và có thể cả Colorado, và xa về phía tây như Monterey ở Bắc California. Báo đốm là một loài được bảo vệ ở Hoa Kỳ theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng, đã ngăn chặn việc bắn con vật để lấy da của nó. Da của báo đốm cũng bị chính phủ Hoa Kỳ coi là hàng lậu bất hợp pháp và mặt khác, người Mỹ đã ngừng mặc áo khoác lông làm từ xương chậu của báo khi công dân nhận thức được hoàn cảnh quốc tế của chúng. Thật không may, việc ngừng săn bắn đã đến quá muộn để cứu quần thể báo đốm khỏi bị suy giảm và không có chú báo con nào được sinh ra ở phía bên kia biên giới México - Hoa Kỳ trong nhiều thế hệ. Vào năm 1996 và từ năm 2004 trở đi, các hướng dẫn viên săn bắn và các quan chức động vật hoang dã ở Arizona đã chụp ảnh và ghi lại những con báo đốm ở phía nam của bang. Từ năm 2004 đến 2007, hai hoặc ba con báo đốm đã được báo cáo bởi các nhà nghiên cứu xung quanh Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Buenos Aires ở miền nam Arizona. Một trong số chúng, được gọi là 'Macho B', đã được chụp ảnh trước đó vào năm 1996 trong khu vực. Để bất kỳ quần thể báo đốm nào ở Mỹ phát triển mạnh, việc bảo vệ chúng khỏi bị săn giết, một số lượng con mồi dồi dào và kết nối với quần thể ở Mexico là điều cần thiết. Vào tháng 2 năm 2009, một con báo đốm nặng 53,5 kg (118 lb) đã bị bắt, thu thanh và phát hành tại một khu vực phía tây nam của thành phố Tucson, Arizona; đây là phía bắc xa hơn so với dự kiến ​​trước đây và đại diện cho một dấu hiệu có thể có một quần thể báo đốm sinh sản vĩnh viễn ở phía nam Arizona. Con vật sau đó được xác nhận là cùng một cá thể đực ('Macho B') được chụp vào năm 2004. Vào ngày 2 tháng 3 năm 2009, Macho B đã bị bắt lại và tiêu hủy sau khi nó được phát hiện đang bị suy thận; Con vật được cho là 16 tuổi, già hơn bất kỳ con báo đốm hoang dã nào được biết đến. Hoàn thành bức tường biên giới Hoa Kỳ-Mexico như đề xuất hiện tại sẽ làm giảm khả năng sống sót của bất kỳ cá thể nào đang sống tại Hoa Kỳ, bằng cách giảm dòng gen với quần thể Mexico và ngăn chặn sự mở rộng về phía bắc của loài này. Phạm vi lịch sử của loài này bao gồm phần lớn nửa phía nam của Hoa Kỳ, và ở phía nam mở rộng ra xa hơn nhiều về phía Nam và bao phủ hầu hết lục địa Nam Mỹ. Tổng cộng, phạm vi phía bắc của nó đã rút xuống 1.000 km (620 mi) về phía nam và phạm vi phía nam bị rút đi 2.000 km (1.200 mi) về phía bắc. Hóa thạch kỷ băng hà của loài báo đốm, có niên đại từ 40.000 đến 11.500 năm trước, đã được phát hiện ở Hoa Kỳ, bao gồm một số tại một địa điểm quan trọng ở phía bắc như Missouri. Bằng chứng hóa thạch cho thấy những con báo đốm nặng tới 190 kg (420 lb), lớn hơn nhiều so với mức trung bình đương thời của chúng. Môi trường sống của mèo thường bao gồm các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ, vùng đất ngập nước mở, ngập nước theo mùa và địa hình đồng cỏ khô. Trong số những môi trường sống này, báo đốm rất thích sống trong rừng rậm; báo đã mất phạm vi phân bố nhanh nhất ở những vùng có môi trường khô hơn, như pampas ở Argentina, đồng cỏ khô cằn ở Mexico và tây nam Hoa Kỳ. Báo đốm trải rộng trên các khu rừng rụng lá nhiệt đới, cận nhiệt đới và khô (bao gồm, trong lịch sử, rừng sồi ở Hoa Kỳ). Báo đốm thích sống gần sông, đầm lầy và trong rừng nhiệt đới dày đặc với độ phủ dày để rình rập con mồi. Báo đốm đã được tìm thấy ở độ cao tới 3.800 m, nhưng chúng thường tránh sống ở những khu rừng trên núi và không được tìm thấy ở cao nguyên trung tâm Mexico hoặc Andes. Loài báo đốm ưa thích môi trường sống thường là đầm lầy và khu vực nhiều cây cối, nhưng báo đốm cũng sống trong các bụi rậm và sa mạc. Sự phổ biến rộng rãi của báo đốm Mỹ không có nghĩa là chúng không phải đối diện họa diệt chủng trong tương lai gần. Ở một số khu vực, số lượng của chúng này đang bị suy giảm, chủ yếu là do bị mất nơi sống, đặc biệt là trong các rừng mưa nhiệt đới và những khu vực có đồng cỏ bị chuyển thành đất gieo trồng. Sinh thái học Vai trò sinh thái Báo đốm trưởng thành là một loài động vật ăn thịt đầu bảng, có nghĩa là nó tồn tại ở đầu chuỗi thức ăn và không bị săn bắt trong tự nhiên. Báo đốm cũng được gọi là một loài chủ chốt, vì nó được giả định, thông qua việc kiểm soát mức độ số lượng của con mồi như động vật có vú ăn cỏ và ăn hạt, chúng sẽ duy trì tính toàn vẹn cấu trúc của hệ thống rừng. Tuy nhiên, việc xác định chính xác những loài có ảnh hưởng như loài báo đốm đối với hệ sinh thái là khó khăn, bởi vì dữ liệu phải được so sánh từ các khu vực mà loài này vắng mặt cũng như môi trường sống hiện tại của nó, trong khi kiểm soát tác động của hoạt động của con người. Người ta chấp nhận rằng các loài con mồi cỡ trung bình trải qua sự gia tăng số lượng trong trường hợp không có các loài săn mồi chủ chốt, và điều này đã được đưa ra giả thuyết là có tác động tiêu cực xếp tầng. Tuy nhiên, công việc thực địa đã cho thấy điều này có thể là biến thiên tự nhiên và sự gia tăng số lượng có thể không được duy trì. Do đó, giả thuyết động vật ăn thịt chủ chốt không được tất cả các nhà khoa học chấp nhận. Báo đốm cũng có ảnh hưởng đến các loài săn mồi khác. Báo đốm và báo sư tử, là loài mèo lớn khác của Nam Mỹ, nhưng là lớn nhất ở Trung hoặc Bắc Mỹ, thường là đối xứng (các loài liên quan có chung lãnh thổ chồng chéo) và thường được nghiên cứu cùng nhau. Báo đốm có xu hướng bắt con mồi lớn hơn, thường trên 22 kg (49 lb) và báo sư tử lại nhỏ hơn, thường từ 2 đến 22 kg (4,4 đến 48,5 lb), làm giảm kích thước của chúng sau này. Tình huống này có thể là lợi thế cho báo đốm. Chúng săn được những con mồi lớn, bao gồm khả năng bắt được con mồi nhỏ hơn, có thể mang lại lợi thế cho loài báo đốm trong cảnh quan thay đổi của con người; trong khi cả hai được phân loại là loài bị đe dọa, báo sư tử có phân bố dòng lớn hơn đáng kể. Tùy thuộc vào sự sẵn có của con mồi, báo sư tử và báo đốm thậm chí có thể chia sẻ nguồn thức ăn của chúng. Sinh sản và vòng đời Con cái đạt đến độ chín về tình dục ở khoảng hai tuổi và con đực ở ba hoặc bốn tuổi. Báo đốm có thể giao phối suốt năm trong tự nhiên, với sự sinh nở tăng lên khi con mồi dồi dào. Nghiên cứu về báo đốm đực nuôi nhốt ủng hộ giả thuyết giao phối quanh năm, không có sự thay đổi theo mùa trong đặc điểm tinh dịch và chất lượng xuất tinh; thành công trong sinh sản thấp cũng đã được quan sát thấy trong điều kiện nuôi nhốt. Độ dài thế hệ của báo đốm là 9,8 năm.. Động dục ở con cái là 6-17 ngày trong chu kỳ 37 ngày và con cái sẽ thu hút con đực với các dấu hiệu mùi hương nước tiểu và tăng khả năng phát âm. Cả hai giới sẽ có phạm vi rộng hơn bình thường trong thời gian "tán tỉnh". Các cặp tách biệt sau khi giao phối và con cái sẽ đảm nhận tất cả việc nuôi con non. Thời gian mang thai kéo dài 91-111 ngày; con cái có thể sinh ra tới bốn con, và phổ biến nhất là hai con. Báo cái sẽ không tha thứ cho sự hiện diện của con đực sau khi sinh con, để tránh nguy cơ con đực giết những con báo con; hành vi này cũng được tìm thấy ở loài hổ. Vào năm 2001, một con báo đốm đực đã giết chết và ăn thịt một phần hai con trong vườn quốc gia Emas. Thử nghiệm quan hệ cha con DNA của các mẫu máu cho thấy rằng con đực giết chết và ăn 2 con non này là cha con. Hai trường hợp giết con non đã được ghi nhận ở phía bắc Pantanal vào năm 2013. Báo con lúc mới sinh ra chưa thể mở mắt, chúng đạt được thị lực sau hai tuần. Đàn con được cai sữa lúc ba tháng, nhưng vẫn ở lại nơi trú ẩn trong sáu tháng trước khi rời đi để cùng mẹ đi săn. Chúng sẽ tiếp tục ở với mẹ mình trong một đến hai năm trước khi rời đi để thiết lập một lãnh thổ cho riêng mình. Những con đực đầu tiên là những cá thể đi trước, chen lấn với những đồng loại lớn tuổi hơn cho đến khi chúng thành công trong việc tìm một lãnh thổ riêng, lãnh thổ này có thể đạt tới 25–150 km², phụ thuộc vào mức độ tập trung của các con mồi. Tuổi thọ điển hình trong tự nhiên được ước tính vào khoảng 12-15 năm; trong điều kiện nuôi nhốt, báo đốm có thể sống tới 23 năm, khiến nó nằm trong số những con mèo sống lâu nhất. Tập tính xã hội Giống như hầu hết các loài thú họ mèo, báo đốm sống đơn độc ngoại trừ những con báo mẹ sống với con của mình. Cá thể trưởng thành thường chỉ gặp nhau để tán tỉnh và giao phối (mặc dù xã hội hóa không giới hạn đã được quan sát theo giai thoại) và tự mình tạo ra các lãnh thổ rộng lớn. Các lãnh thổ của con cái, có kích thước từ 25 đến 40 km2, có thể chồng lên nhau, nhưng các cá thể thường tránh nhau. Phạm vi con đực chiếm diện tích gấp đôi, thay đổi kích thước với sự sẵn có của không gian và không chồng chéo. Lãnh thổ của một con đực có thể chứa những con cái khác. Báo đốm sử dụng các vết cào, nước tiểu và phân để đánh dấu lãnh thổ của nó. Giống như những con mèo lớn khác, báo đốm có khả năng gầm và làm như vậy để cảnh báo các đối thủ cạnh tranh lãnh thổ và giao phối; những cuộc tấn công dữ dội giữa các cá thể đã được quan sát trong tự nhiên. Tiếng gầm của chúng thường giống như tiếng ho lặp đi lặp lại, và chúng cũng có thể phát ra tiếng kêu và tiếng càu nhàu. Chiến đấu giao phối giữa những con đực xảy ra, nhưng rất hiếm, và hành vi tránh xâm lược đã được quan sát thấy trong tự nhiên. Khi nó xảy ra, xung đột thường xảy ra trên lãnh thổ: phạm vi của một con đực có thể bao gồm cả hai hoặc ba con cái và nó sẽ không chịu đựng được sự xâm nhập của những con đực trưởng thành khác. Báo đốm thường được mô tả là loài ăn đêm, nhưng cụ thể hơn là crepuscular (hoạt động cao điểm vào khoảng bình minh và hoàng hôn). Cả hai giới tính đều săn mồi lúc này, nhưng con đực đi xa hơn mỗi ngày so với con cái, phù hợp với lãnh thổ rộng lớn hơn của chúng. Báo đốm có thể săn mồi vào ban ngày nếu con mồi có sẵn và là một loài mèo tương đối năng động, tiêu tốn tới 50-60 phần trăm thời gian hoạt động. Bản chất khó nắm bắt của loài báo đốm và không thể tiếp cận được phần lớn môi trường sống ưa thích của nó khiến nó trở thành một loài động vật khó quan sát, chứ đừng nói đến việc nghiên cứu. Chế độ ăn Giống như tất cả các con mèo, báo đốm là một động vật ăn thịt bắt buộc, chỉ ăn thịt. Báo đốm Mỹ là những kẻ săn mồi cô độc, chúng không đi săn với những con báo khác ngoài mùa sinh sản. Chúng là một thợ săn cơ hội và chế độ ăn uống của nó rất đa dạng, bao gồm ít nhất 87 loài. Quai hàm đặc biệt khỏe cho phép báo đốm phát triển phương pháp giết con mồi khác với các loài khác thuộc họ nhà mèo: nó cắn trực tiếp qua hộp sọ của con mồi giữa hai tai để đưa một vết cắn chí mạng vào não. Loài báo đốm có thể săn hầu như bất kỳ động vật có xương sống trên cạn hoặc ven sông nào được tìm thấy ở Trung hoặc Nam Mỹ, ngoại trừ những con cá sấu lớn như cá sấu caiman đen. Báo đốm là loài bơi lội tốt và sẽ lặn dưới nước để bắt rùa và cá thường xuyên. Vết cắn mạnh giúp chúng cắn xuyên mai rùa Podocnemis unifilis và rùa chân vàng Chelonoidis denticulatus. Báo đốm là một loài nói chung về chế độ ăn uống đa dạng hơn so với anh em của chúng ở Cựu Thế giới: vùng nhiệt đới châu Mỹ có sự đa dạng cao về động vật nhỏ nhưng số lượng tương đối thấp và sự đa dạng của loài động vật móng guốc lớn mà chi này ưa thích. Chúng thường xuyên ăn thịt caimans trưởng thành, ngoại trừ caimans đen, hươu, chuột lang nước, lợn vòi, lợn lòi Pecari, chó, cáo xám Nam Mỹ, và đôi khi cả trăn anaconda. Tuy nhiên, nó săn được bất kỳ loài động vật nhỏ nào có sẵn, bao gồm ếch, chuột, chim (chủ yếu là các loài sống trên mặt đất như cracidae), cá, lười, khỉ và rùa. Một nghiên cứu được thực hiện tại Khu bảo tồn động vật hoang dã lưu vực Cockscomb ở Belize đã tiết lộ rằng chế độ ăn của báo đốm ở đó bao gồm chủ yếu là Tatu và paca. Một số loài báo đốm cũng săn gia súc cũng như thú nuôi trong gia đình. El Jefe, một trong số ít những con báo đốm được báo cáo ở Hoa Kỳ, cũng đã được phát hiện đã giết và ăn thịt gấu đen Bắc Mỹ, do suy ra từ những sợi lông được tìm thấy trong phân của nó và xác chết được tiêu thụ một phần của một con gấu đen với những vết đâm đặc biệt vào hộp sọ của nó do báo đốm để lại. Điều này chỉ ra rằng báo đốm có thể đã từng săn gấu đen khi loài này vẫn còn tồn tại trong khu vực. Gấu mặt ngắn Andes cũng được biết là thường tránh báo đốm, vì chúng đôi khi có thể được chọn là đối tượng săn mồi của báo. Có bằng chứng cho thấy báo đốm trong tự nhiên đã tiêu thụ rễ của thực vật Banisteriopsis caapi. Mặc dù báo đốm thường sử dụng phương thức cắn vào cổ họng và làm nghẹt thở sâu cho nạn nhân điển hình ở chi Panthera, đôi khi chúng sử dụng một phương pháp giết mồi khác hoàn toàn so với họ hàng của chúng: chúng dùng hàm đâm thẳng qua xương thái dương của hộp sọ giữa 2 tai của con mồi (đặc biệt là chuột lang nước) bằng răng nanh, và xuyên não. Đây có thể là một sự thích ứng để "bẻ khóa" mai rùa; Sau sự tuyệt chủng của Pleistocen muộn, các loài bò sát có mai cứng như rùa sẽ tạo thành một nguồn thức ăn dồi dào cho loài báo đốm. Những cú cắn vào hộp sọ được sử dụng với động vật có vú nói riêng; với các loài bò sát như caiman, báo đốm có thể nhảy lên lưng con mồi và cắt đốt sống cổ, làm bất động mục tiêu. Khi tấn công rùa biển, bao gồm cả rùa da nặng trung bình khoảng 385 kg (849 lb), khi chúng cố gắng làm tổ trên các bãi biển, báo đốm sẽ cắn vào đầu, thường làm đứt đầu con mồi, trước khi kéo nó ra để ăn. Được biết, trong khi săn ngựa, một con báo đốm có thể nhảy lên lưng chúng, đặt một chân lên mõm và một chân khác sau gáy và sau đó vặn, trật khớp cổ. Người dân địa phương đã báo cáo rằng khi săn một cặp ngựa đi với nhau, báo đốm sẽ giết một con ngựa và sau đó kéo nó trong khi con ngựa còn lại vẫn còn sống bị kéo đi. Với những con mồi như những con chó nhỏ hơn, một cú tát với vuốt sắc vào hộp sọ có thể đủ để giết chết nó. Báo đốm là một kẻ săn mồi rình rập hơn là một kẻ săn mồi rượt đuổi. Chúng có thể chạy nhanh tới 70 km/h nhưng không bền, nên chúng thường kiên trì rình mồi và ít khi tham gia vào các cuộc đua dài hơi. Báo đốm sẽ đi chậm xuống ở những con đường trong rừng, lắng nghe và rình rập con mồi trước khi lao tới hoặc phục kích. Báo đốm thường tấn công từ bụi rậm và thường là từ điểm mù của mục tiêu với một cú đẩy nhanh; Khả năng phục kích của loài này được coi là gần như vô song trong vương quốc động vật. Cuộc phục kích có thể bao gồm nhảy xuống nước nếu con mồi đang ở dưới nước, vì một con báo đốm khá có khả năng giết mồi khi bơi; sức mạnh của nó có thể kiểm chứng từ một ghi nhận về một cái xác to của một con bò cái được nó kéo lên từ nước lên một cái cây để tránh nước lũ. Khi giết chết con mồi, con báo đốm sẽ kéo xác đến một chỗ an toàn hoặc nơi kín đáo khác. Nó bắt đầu ăn ở cổ và ngực, thay vì ở giữa. Tim và phổi được tiêu thụ, tiếp theo là vai. Nhu cầu thức ăn hàng ngày của một con báo nặng 34 kg (75 lb), ở mức cực thấp của phạm vi trọng lượng của loài, được ước tính là 1,4 kg (3,1 lb). Đối với cá thể nuôi nhốt trong phạm vi 50–60 kg (110-130 lb), ăn hơn 2 kg (4,4 lb) thịt mỗi ngày được khuyến nghị. Trong tự nhiên, tiêu thụ tự nhiên là thất thường hơn; báo đốm tiêu tốn năng lượng đáng kể trong việc bắt và giết con mồi, và chúng có thể tiêu thụ tới 25 kg (55 lb) thịt trong một lần cho ăn, sau đó có thể nhịn ăn vài ngày. Tấn công con người Không giống như tất cả các loài trong chi Panthera khác, báo đốm rất hiếm khi tấn công con người. Tuy nhiên, các cuộc tấn công của báo đốm dường như đang gia tăng với sự xâm lấn ngày càng tăng của con người vào môi trường sống của chúng và giảm số lượng con mồi. Đôi khi báo đốm trong điều kiện nuôi nhốt tấn công những người bảo vệ vườn thú. Ngoài ra, có vẻ như các cuộc tấn công vào con người đã phổ biến hơn trong quá khứ, ít nhất là sau khi những người chinh phục đến châu Mỹ, đến mức loài báo đốm có tiếng tăm đáng sợ ở châu Mỹ, gần giống với sư tử và hổ ở Cựu Thế giới. Tuy nhiên, ngay cả trong thời đại đó, con mồi chính của báo đốm là chuột lang nước chứ không phải con người và Charles Darwin đã báo cáo một câu nói của người thổ dân châu Mỹ bản địa rằng mọi người sẽ không phải sợ báo đốm quá nhiều, miễn là chuột lang nước rất phong phú. Ghi chép chính thức đầu tiên về một con báo đốm giết người ở Brazil là vào tháng 6 năm 2008. Hai đứa trẻ bị báo đốm tấn công ở Guyana. Báo đốm là loài ít có khả năng giết và ăn thịt người nhất trong số các loài mèo lớn, và phần lớn các cuộc tấn công xảy ra khi nó bị dồn vào thế bí hoặc bị thương. Những đe dọa Số lượng báo đốm đang giảm nhanh chóng. Loài này được liệt kê là sắp bị đe dọa trong Sách đỏ IUCN. Việc mất các phần trong phạm vi của nó, bao gồm việc tuyệt chủng khỏi các khu vực phía bắc lịch sử và sự phân mảnh ngày càng tăng của phạm vi còn lại, đã góp phần vào tình trạng này. Sự sụt giảm đặc biệt đáng kể đã xảy ra vào những năm 1960, khi hơn 15.000 con báo đốm bị giết để lấy da ở vùng Amazon thuộc Brazil hàng năm; Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973 đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong thương mại da. Công việc chi tiết được thực hiện dưới sự bảo trợ của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cho thấy loài này đã mất 37% trong phạm vi lịch sử của nó, với tình trạng chưa được biết đến trong thêm 18% phạm vi toàn cầu. Đáng khích lệ hơn, xác suất sống sót lâu dài được coi là cao ở 70% phạm vi còn lại của nó, đặc biệt là trong lưu vực sông Amazon và Gran Chaco và Pantanal liền kề. Những rủi ro lớn đối với loài báo đốm bao gồm phá rừng trên môi trường sống của nó, tăng sự cạnh tranh về thức ăn với con người, đặc biệt là trong môi trường khô và không sinh sản, săn trộm, bão ở khu vực phía bắc của phạm vi và hành vi của những người chăn nuôi sẽ thường giết con báo nơi nó ăn thịt gia súc. Khi thích nghi với con mồi, báo đốm đã được chứng minh là chọn gia súc như một phần lớn trong khẩu phần ăn của nó; Trong khi giải phóng mặt bằng để chăn thả là một vấn đề đối với loài này, quần thể báo đốm có thể đã tăng lên khi đàn gia súc lần đầu tiên được đưa vào Nam Mỹ, vì các cá thể báo đã tận dụng cơ sở con mồi mới. Sự sẵn sàng săn vật nuôi này của chúng đã khiến các chủ trang trại thuê những người săn báo đốm toàn thời gian. Da của những con mèo hoang dã và các động vật có vú khác đã được đánh giá cao bởi ngành buôn bán lông thú trong nhiều thập kỷ. Từ đầu thế kỷ 20 những con báo đốm đã bị săn bắn với số lượng lớn, nhưng việc thu hoạch quá mức và hủy hoại môi trường sống đã làm giảm tính sẵn có và khiến các thợ săn và thương nhân chuyển dần sang các loài nhỏ hơn vào những năm 1960. Thương mại quốc tế của da báo đốm có sự bùng nổ lớn nhất giữa cuối Thế chiến thứ hai và đầu năm 1970, do nền kinh tế đang phát triển và thiếu các quy định. Từ năm 1967 trở đi, các quy định được đưa ra bởi luật pháp quốc gia và các thỏa thuận quốc tế đã làm giảm thương mại quốc tế được báo cáo từ mức cao tới 13000 da vào năm 1967, qua 7000 da vào năm 1969, cho đến khi nó trở nên không đáng kể sau năm 1976, mặc dù buôn bán và buôn lậu bất hợp pháp vẫn tiếp tục là một vấn đề. Trong giai đoạn này, các nhà xuất khẩu lớn nhất là Brazil và Paraguay, và các nhà nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và Đức. Bảo tồn Báo đốm được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước I, có nghĩa là tất cả các giao dịch quốc tế về báo đốm hoặc các bộ phận cơ thể của chúng đều bị cấm. Săn bắn báo đốm bị cấm ở Argentina, Brazil, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Honduras, Nicaragua, Panama, Paraguay, Suriname, Hoa Kỳ và Venezuela. Săn bắn báo đốm bị hạn chế ở Guatemala và Peru. Săn bắn giải trí vẫn được phép ở Bolivia và nó không được bảo vệ ở Ecuador hoặc Guyana. Đơn vị bảo tồn báo đốm Bảo tồn báo đốm rất phức tạp vì phạm vi rộng lớn của loài này trải rộng trên 18 quốc gia với các chính sách và quy định khác nhau. Các khu vực cụ thể có tầm quan trọng cao đối với bảo tồn báo đốm, cái gọi là "Đơn vị bảo tồn báo đốm" (JCU) đã được xác định vào năm 2000. Đây là những khu vực rộng lớn có ít nhất 50 con báo đốm. Mỗi đơn vị được đánh giá và đánh giá trên cơ sở kích thước, khả năng kết nối, chất lượng môi trường sống cho cả loài báo đốm và con mồi và tình trạng quần thể báo đốm. Theo cách đó, 51 đơn vị bảo tồn báo đốm được xác định ở 36 khu vực địa lý là khu vực ưu tiên để bảo tồn báo đốm bao gồm: Sierra Madre của Mexico các khu rừng nhiệt đới Selva Maya trải dài trên Mexico, Belize và Guatemala rừng ẩm Chocó-Darién từ Honduras, Panama đến Colombia Sierra de Tamaulipas Llanos Venezuela lưu vực phía bắc Cerrado và Amazon ở Brazil Tỉnh Misiones ở Argentina Các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh rằng để duy trì sự trao đổi mạnh mẽ giữa nhóm gen báo đốm cần thiết cho việc duy trì loài, điều quan trọng là môi trường sống của báo đốm phải được kết nối với nhau. Để tạo điều kiện cho điều này, một dự án mới, Paseo del Jaguar, đã được thành lập để kết nối một số điểm nóng của báo đốm. Năm 1986, Khu bảo tồn Động vật hoang dã lưu vực Cockscomb được thành lập ở Belize là khu vực được bảo vệ đầu tiên trên thế giới để bảo tồn loài báo đốm.. Do không thể tiếp cận được phần lớn phạm vi của loài, đặc biệt là trung tâm Amazon, việc ước tính số lượng báo đốm là khó khăn. Các nhà nghiên cứu thường tập trung vào các sinh vật đặc biệt, do đó phân tích toàn loài là rất ít. Vào năm 1991, 600-1.000 (tổng số cao nhất) được ước tính đang sống ở Belize. Một năm trước đó, 125-180 con báo đốm được ước tính sống ở Khu dự trữ sinh quyển Calakmul 4.000 km2 (2400-mi2) của Mexico, với 350 cá thể khác ở bang Chiapas. Khu dự trữ sinh quyển Maya liền kề ở Guatemala, với diện tích 15.000 km2 (9.000 mi2), có thể có 465 động vật hoang dã. Công việc sử dụng từ xa GPS vào năm 2003 và 2004 đã tìm thấy mật độ chỉ sáu đến bảy con báo đốm trên 100 km2 ở khu vực Pantanal quan trọng, so với 10 đến 11 bằng phương pháp truyền thống; điều này cho thấy các phương pháp lấy mẫu được sử dụng rộng rãi có thể làm tăng số lượng báo thực tế. Phương pháp tiếp cận Trong việc thiết lập các khu bảo tồn, các nỗ lực nói chung cũng phải tập trung vào các khu vực xung quanh, vì báo đốm không có khả năng giới hạn trong một khu bảo tồn, đặc biệt là nếu số lượng đang tăng. Thái độ của con người trong các khu vực xung quanh khu bảo tồn và luật pháp và các quy định để ngăn chặn nạn săn trộm là rất cần thiết để làm cho các khu vực bảo tồn có hiệu quả. Để ước tính kích thước quần thể trong các khu vực cụ thể và theo dõi từng con báo đốm, bẫy camera và thiết bị theo dõi động vật hoang dã từ xa được sử dụng rộng rãi, và phân có thể được tìm kiếm với sự trợ giúp của chó dò để nghiên cứu sức khỏe và chế độ ăn của báo đốm. Những nỗ lực bảo tồn hiện nay thường tập trung vào việc giáo dục chủ trang trại và thúc đẩy du lịch sinh thái. Báo đốm thường được định nghĩa là một loài bảo trợ - phạm vi nơi trú ẩn và yêu cầu môi trường sống của nó đủ rộng để nếu được bảo vệ, nhiều loài khác trong phạm vi nhỏ hơn cũng sẽ được bảo vệ. Các loài bảo trợ đóng vai trò là "liên kết di động" ở quy mô cảnh quan, trong trường hợp của báo đốm thông qua việc săn mồi. Do đó, các tổ chức bảo tồn có thể tập trung vào việc cung cấp môi trường sống kết nối khả thi cho loài báo đốm, với kiến ​​thức mà các loài khác cũng sẽ được hưởng lợi. Thiết lập du lịch sinh thái đang được sử dụng để tạo ra sự quan tâm của công chúng đối với các động vật có sức lôi cuốn như báo đốm, đồng thời tạo ra doanh thu có thể được sử dụng trong các nỗ lực bảo tồn. Các cuộc kiểm toán được thực hiện ở châu Phi đã chỉ ra rằng du lịch sinh thái đã giúp bảo tồn mèo châu Phi. Cũng như mèo lớn châu Phi, mối quan tâm chính trong du lịch sinh thái báo đốm là không gian sinh sống đáng kể mà loài này yêu cầu, vì vậy nếu du lịch sinh thái được sử dụng để hỗ trợ bảo tồn báo đốm, một số cân nhắc cần được giữ nguyên như thế nào về hệ sinh thái hiện tại sẽ được giữ nguyên, hoặc làm thế nào các hệ sinh thái mới đủ lớn để hỗ trợ cho một quần thể báo đốm đang phát triển sẽ được đưa vào sử dụng. Hoa Kỳ Con mèo duy nhất còn tồn tại ở Bắc Mỹ gầm lên, con báo đốm được Thomas Jefferson ghi lại là một động vật của châu Mỹ vào năm 1799. Báo đốm vẫn thỉnh thoảng được nhìn thấy ở Arizona và New Mexico, chẳng hạn như El Jefe, thúc đẩy hành động bảo tồn của nó bởi các nhà chức trách. Ví dụ, vào ngày 20 tháng 8 năm 2012, USFWS đã đề xuất dành 838.232 mẫu Anh ở Arizona và New Mexico - một khu vực rộng hơn đảo Rhode - là môi trường sống quan trọng của loài báo đốm. Trong thần thoại và văn hóa Thời kỳ tiền Colombo Vào thời kỳ tiền Colombo ở Trung và Nam Mỹ, báo đốm là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Trong số các nền văn hóa Andes, một giáo phái báo đốm được phổ biến bởi văn minh Chavín đầu tiên đã được chấp nhận trên hầu hết những gì ngày nay là Peru vào năm 900 trước Công nguyên. Văn minh Moche sau này của miền bắc Peru đã sử dụng báo đốm như một biểu tượng quyền lực trong nhiều đồ gốm của họ. Trong tôn giáo của Muisca, người sinh sống ở vùng Altiplano Cundiboyacense mát mẻ ở Andes thuộc Colombia, báo đốm được coi là một con vật linh thiêng và trong các nghi lễ tôn giáo của họ, người dân mặc áo da báo. Da được giao dịch với các dân tộc vùng thấp của vùng nhiệt đới Llanos Orientales. Tên của zipa Nemequene được bắt nguồn từ các từ Muysccubun nymy và quyne, có nghĩa là "lực lượng của báo đốm". Ở Trung bộ châu Mỹ, văn minh Olmec, một nền văn minh sớm và có ảnh hưởng của vùng Bờ biển vùng Vịnh gần như cùng thời với Chavín hồi đã phát triển một mô típ "tượng trưng" khác nhau của các tác phẩm điêu khắc và tượng nhỏ thể hiện loài báo đốm cách điệu hoặc con người có đặc điểm của loài báo đốm. Trong nền văn minh Maya sau này, báo đốm được cho là tạo điều kiện liên lạc giữa người sống và người chết và để bảo vệ gia đình hoàng gia. Người Maya coi những con mèo mạnh mẽ này là bạn đồng hành của chúng trong thế giới tâm linh, và một số nhà cai trị Maya đã mang những cái tên kết hợp từ tiếng Maya cho báo đốm (b'alam trong nhiều ngôn ngữ của người Maya). Balam (Jaguar) vẫn là họ chung của Maya, và đó cũng là tên của Chilam Balam, một tác giả huyền thoại được cho là Maya thế kỷ 17 và 18 đã bảo vệ nhiều kiến ​​thức quan trọng. Nền văn minh Aztec đã chia sẻ hình ảnh này của báo đốm với tư cách là đại diện của người cai trị và là một chiến binh. Người Aztec đã thành lập một lớp chiến binh ưu tú được gọi là Hiệp sĩ báo đốm. Trong thần thoại Aztec, báo đốm được coi là động vật vật tổ của vị thần mạnh mẽ Tezcatlipoca. Văn hóa đương đại Báo đốm và tên của nó được sử dụng rộng rãi như một biểu tượng trong văn hóa đương đại. Nó là động vật quốc gia của Guyana, và được đặc trưng trong huy hiệu của nó. Lá cờ của Sở Amazonas, một phần của Colombia, có hình bóng con báo đốm đen đang lao về phía một thợ săn. Con báo đốm cũng xuất hiện trong tiền giấy của Brasil. Báo đốm cũng là một vật cố định phổ biến trong thần thoại của nhiều nền văn hóa bản địa đương đại ở Nam Mỹ, thường được miêu tả là sinh vật mang lại cho con người sức mạnh của lửa. Tên tiếng Anh jaguar'' của báo đốm được sử dụng rộng rãi như một tên sản phẩm, nổi bật nhất cho một thương hiệu xe hơi sang trọng của Anh. Tên này đã được thông qua bởi nhượng quyền thương mại thể thao, bao gồm cả Jaguars của NFL và câu lạc bộ bóng đá Mexico Chiapas F.C. Huy chương của liên đoàn quốc gia Argentina trong liên đoàn bóng bầu dục có một con báo đốm; tuy nhiên, vì một lỗi của nhà báo, đội tuyển quốc gia của đất nước có biệt danh là Los Pumas. Theo tinh thần của văn hóa Maya cổ đại, Thế vận hội Mùa hè 1968 tại thành phố Mexico đã thông qua một con báo đốm đỏ là linh vật Olympic chính thức đầu tiên. Hình ảnh Chú thích Chi Báo Sách đỏ Động vật có vú Guatemala Động vật có vú Costa Rica Động vật có vú México Động vật có vú Mỹ Động vật có vú Venezuela Động vật được mô tả năm 1758 Động vật có vú Belize Động vật có vú Honduras Động vật có vú Bắc Mỹ Động vật có vú Nam Mỹ
5990
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t%20x%E1%BA%A5u
Đất xấu
Đất xấu (tiếng Anh: badlands) là một dạng địa hình khô cằn nhiều đất sét lẫn đá bị gió và nước bào mòn nghiêm trọng. Ở những vùng đất như thế này, mặt đất bị cắt xẻ dữ dội tạo nên vô vàn các hẻm đá, mô đất, để lộ các cấu trúc bên trong rất rõ. Những cấu trúc địa lý như thế này thường được thấy ở Bắc Mỹ, Mông Cổ, thậm chí ở trên Mặt Trăng và sao Hỏa. Thông thường vùng Đất xấu thường có những quang cảnh rất ngoạn mục từ những lớp đất đá có màu xám của than, màu sáng của đất sét, cho đến màu đỏ của xỉ núi lửa. Do các lớp đất bồi trên bề mặt bị xói mòn và thực vật cũng khó có thể phát triển ở đây nên người ta dễ dàng tìm ra những hóa thạch còn khá nguyên vẹn. Một trong những vùng Đất xấu nổi tiếng nhất là ở tiểu bang Bắc Dakota và Nam Dakota, Hoa Kỳ. Tại nơi đây, người ta thiết lập những công viên quốc gia rất nổi tiếng, đó là vườn quốc gia Theodore Roosevelt (Bắc Dakota) và vườn quốc gia Badlands (Nam Dakota). Hình ảnh Tham khảo ?????? Địa mạo học Địa mạo Trầm tích học