text
stringlengths 0
152k
|
---|
Kể từ sau năm 1976, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân nhập cư. Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn năm 1975 là 3. 498. 120 người. Năm 2021, dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh là 9. 166. 800 người, chiếm 9, 3 % dân số cả nước ; với diện tích 2095, 39 km², mật độ dân số đạt 4. 375 người / km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 7. 239. 600 người, chiếm 79 % dân số toàn thành phố và dân số sống tại nông thôn đạt 1. 927. 200 người, chiếm 21 % dân số thành phố. Dân số nam đạt 4. 510. 400 người, trong khi đó nữ đạt 4. 656. 400 người. Trong các thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam ( 2019 : 95 nam / 100 nữ ), luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ Chí Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam. Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải tình trạng quá tải dân số, tạo áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống người dân. Cứ 5 năm, dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm trung bình 1 triệu người. Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Năm 2019, trong khi một số quận như 4, 5, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40. 000 người / km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ là 102 người / km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1, 07 % thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2, 5 %. Những năm gần đây, dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh thành khác đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng một triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu. |
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn thành phố có 13 tôn giáo khác nhau đạt 1. 738. 411 người, nhiều nhất là Công giáo đạt 845. 720 người, tiếp theo là Phật giáo có 770. 220 người, đạo Cao Đài chiếm 56. 762 người, đạo Tin lành có 45. 678 người, Hồi giáo chiếm 9. 220 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 7. 220 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 2. 267 người. Còn lại các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo có 395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư Đạo có 283 người, đạo Bahá'í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67 người theo Minh Lý Đạo.. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6. 699. 124 người, các dân tộc khác như người Hoa có 414. 045 người, người Khmer có 24. 268 người, người Chăm 7. 819 người, người Tày có 4. 514 người, người Mường 3. 462 người, ít nhất là người La Hủ chỉ có một người. Những khu vực tập trung nhiều người nước ngoài hay Việt kiều sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thành một nét rất riêng đó là những khu chợ, cửa hàng, dịch vụ, món ăn đặc sản của nước đó. Có thể kể đến : Phố Mã Lai tập trung người Mã Lai, người Chăm tại đường Nguyễn An Ninh, phường Bến Thành, Quận 1 ) ; chợ Campuchia từ đình chợ Lê Hồng Phong, chạy dọc dài theo đường Hồ Thị Kỷ, Phường 1, Quận 10 đa phần là Việt kiều trở về từ Campuchia ; phố Hàn Quốc tại đường Hậu Giang đến các đường lân cận thuộc Phường 4, quận Tân Bình ; phố Nhật Bản tại giao lộ Thái Văn Lung – Lê Thánh Tôn thuộc phường Bến Nghé, Quận 1, khu đô thị Phú Mỹ Hưng ( Năm 2018, Phú Mỹ Hưng có trên 30. 000 người sinh sống, chiếm hơn 50 % là người nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia, đông hơn cả vẫn là công dân các nước và vùng lãnh thổ châu Á, nhiều nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc ). |
Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 73, 19, con số ở nữ giới là 77, 00. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21. 780 nhân viên y tế, trong đó có 3. 399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5. 45 trên 10 ngàn dân, giảm so với con số 7. 31 của năm 2002. Toàn thành phố có 19. 442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Thế nhưng, mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Theo con số năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với 5. 290 giường, chiếm 37 % số giường bệnh toàn thành phố. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2. 303 cơ sở y tế tư nhân và 1. 472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ. Sở Y tế Thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ. Giáo dục Về mặt hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới trung học phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008 – 2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III. |
Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1. 308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1. 169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục. Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào 4 huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, 4 trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong hai trung tâm giáo dục bậc đại học lớn nhất. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với 8 trường đại học thành viên thuộc Chính phủ. Nhiều trường đại học lớn khác của thành phố như Trường Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Trường Đại học Ngân hàng, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Mở, Trường Đại học Tài chính – Marketing đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40 % đến từ các tỉnh khác của quốc gia.. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập ( Trường Đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ) do thành phố quản lý. Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây, nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. |
Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học 3 ca. Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành. Giao thông vận tải Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29 % và đường sông chiếm khoảng 20 % tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44 % vận tải hàng hóa nhưng chiếm tới 85, 6 % vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất Việt Nam về diện tích và công suất nhà ga. Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73. 743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44. 341 tấn hàng. Đến tháng 9 năm 2011, toàn thành phố có 480. 473 xe ôtô và 4. 883. 753 xe môtô. Đường bộ Thống kê giữa năm 2017 cho thấy thành phố có tới gần 7, 6 triệu xe máy ( chiếm 1 / 3 lượng xe máy cả nước ) và khoảng 700. 000 ôtô, trong khi tổng dân số là 13 triệu. Ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và là một trong những thách thức của thành phố. Những năm gần đây, hạ tầng đường bộ của thành phố đã có nhiều đổi thay ngoạn mục. Hiện nay, thành phố được kết nối với các vùng qua hai đường cao tốc chính : Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Ngoài ra, các tuyến Quốc lộ và Xa lộ cửa ngõ cũng đã được đầu tư mở rộng đáng kể, như tuyến Đại lộ Nguyễn Văn Linh ( Nam Sài Gòn ), Xa lộ Hà Nội ( đi Biên Hòa ) và Đại lộ Đông – Tây cùng Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn. Thành phố cũng đầu tư nhiều cầu lớn để tăng cường giảm tải lưu lượng xe cộ ra ngoại thành, tiêu biểu là Cầu Phú Mỹ, Cầu Sài Gòn 2 và Cầu Thủ Thiêm. Giao thông trong nội đô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường sá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. |
Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Thành phố có 2 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào : Miền Đông, Miền Tây cùng vài bến xe phụ trợ ở Quận 8, An Sương và Ngã Tư Ga. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1. 200 xe / ngày, vận chuyển gần 41. 000 khách / ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều hãng xe tư nhân cũng tham gia vận chuyển hành khách vào các bến bãi không chính thức ở nhiều khu vực nội đô, gần khu dân cư và trung tâm du lịch. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106, 4 triệu lượt người / năm, nhiều nhất qua Quốc lộ 1. Đường sắt Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác. Trong thành phố có hai nhà ga chính : Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6 % khối lượng hàng hóa và 0, 6 % khối lượng hành khách. Đường thủy Thành phố hiện có tuyến đường thủy chở hành khách liên tỉnh là tuyến tàu cánh ngầm nối Cảng Nhà Rồng với Cảng Cầu Đá, Thành phố Vũng Tàu. Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò, phà phục vụ giao thông hành khách, trong đó lớn nhất là Phà Cát Lái nối thành phố Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 4 cảng biển chính : Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25 % trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. |
Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32ha, tổng chiều dài cầu cảng 528m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15. 000 – 20. 000 tấn cập bến. Tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông gặp khó khăn. Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công. Đường hàng không Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chỉ 7 km. Đây là sân bay nhộn nhịp nhất và có lưu lượng vận chuyển cao nhất cả nước, là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á, với hơn 41 triệu lượt khách đi và đến năm 2019. Hiện có 43 hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến sân bay này. Nhà ga thứ 3 sẽ được xây dựng nhằm nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 45 triệu khách / năm, dự kiến khởi công vào quý III / 2022. Trong tương lai, khi sân bay quốc tế Long Thành được hoàn tất xây dựng và mở cửa, sân bay này sẽ gánh một lượng hành khách đáng kể từ Tân Sơn Nhất, giúp giảm tình trạng quá tải toàn diện hiện tại. Giao thông công cộng Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Năm 2008, thành phố có 3. 250 xe buýt và 8. 000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 10 % nhu cầu đi lại. Trong đó, hệ thống xe buýt được phục hồi từ năm 2002 đóng vai trò chủ đạo của thành phố. Mặc dù được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trợ giá trên hầu hết các tuyến, mạng lưới này chưa đem lại hiệu quả cao, 65 % tuyến trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành. Theo quy hoạch được duyệt vào năm 2013, thành phố sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài hơn 160 km. Dự kiến đến đầu năm 2024, tuyến metro đầu tiên ( tuyến metro số một Bến Thành - Suối Tiên ) khởi công tháng 3 năm 2007 sẽ đi vào hoạt động sau hơn 17 năm xây dựng. |
Đây là tuyến đường sắt đô thị có tổng vốn đầu tư cao nhất, đội vốn nhiều nhất lên tới 2, 7 lần so với dự toán ban đầu cụ thể chi phí ban đầu 17. 387 tỷ đồng điều chỉnh hiện tại 43. 757, 15 tỷ đồng đội vốn tương đương khoảng 26. 400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án các tuyến buýt đường sông Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được lên kế hoạch và vận hành. Hiện nay, tuyến buýt đường sông số một ( Bạch Đằng, Q. 1 - Linh Đông, TP. Thủ Đức ) đã được vận hành khai thác từ ngày 25 tháng 11 năm 2017. Biển số xe Xe ô tô 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59A 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59D 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59C 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59B 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59LD. |
Xe gắn máy - Quận 1 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – T1, 59 – T2 - Quận 3 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – F1, 59 – F2 Quận 4 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – C1, 59 - C3 Quận 5 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 - H1, 59 - H2 Quận 6 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – K1, 59 - K2 Quận 7 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – C2, 59 - C4 Quận 8 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – L1, 59 – L2, 59 - L3 Quận 10 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – U1, 59 – U2 Quận 11 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – M1, 59 – M2 Quận 12 : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – G1, 59 – G2 Quận Gò Vấp : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – V1, 59 – V2, 59 – V3 Quận Phú Nhuận : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – E1, 59 – E2 Quận Tân Bình : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – P1, 59 – P2, 59 – P3 Quận Tân Phú : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – D1, 59 - D2 Quận Bình Thạnh : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – S1, 59 – S2, 59 – S3 Quận Bình Tân : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – N1, 50 – N1, 50 - N2 Thành phố Thủ Đức : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – B1, 50 - X1, 59 – X1, 59 – X2, 59 - X3 Huyện Hóc Môn : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 - Y1, 50 – Y1 Huyện Củ Chi : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 - Y2, 59 – Y3 Huyện Bình Chánh : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – N2, 59 – N3 Huyện Nhà Bè : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – Z1 Huyện Cần Giờ : 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – Z2. |
Xe phân khối lớn 59 - A3. Quy hoạch và kết cấu đô thị Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500. 000 dân. Thời Việt Nam Cộng hòa, quy mô dân số của thành phố đã lên đến 3 triệu dân. Tính đến năm 2019, thành phố có dân số ( kể cả số lượng người cư trú tạm thời ) là 8, 99 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải. Khi còn thưa dân, Sài Gòn từng là thành phố nhiều cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp. Sau này, do dân số tăng nhanh, thành phố đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc trở nên chật chội bởi nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất. Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008, mới chỉ có 23 % khối lượng công tác quy hoạch 1 / 2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong. Công tác xây quy hoạch và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng. Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới 600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện. Chiến lược quy hoạch của Thành phố hiện nay là tránh dồn ứ dân cư về nội thành, đồng thời phát triển một số khu đô thị mới góp phần làm giảm mật độ dân số vốn đã quá cao như hiện nay. Tuy nhiên số lượng khu đô thị mới còn rất ít. Quá trình đô thị hóa phần lớn diễn ra một cách tự phát do sự gia tăng dân số chứ không phải bằng việc xây dựng các khu đô thị mới được quy hoạch bài bản. Hạ tầng cũng không phát triển kịp với sự gia tăng dân số trong quá trình đô thị hóa. Du lịch Trước khi xảy ra đại dịch COVID - 19, trong khoảng 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2019, 8, 5 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 47 % cả nước và tăng 13 % so với cùng kỳ. Ngoài ra, 33 triệu lượt khách nội địa đã đến thành phố. |
Doanh thu ngành du lịch 2019 đạt 150. 000 tỷ VND, tăng 14, 5 %. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 2. 320 khách sạn ( 2019 ) với 48. 182 phòng ( 2017 ). Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 20 khách sạn 5 sao, gồm : Caravelle, Sheraton, Mövenpick ( Omni cũ ), New World, Equatorial, Lotte Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3. 592 phòng. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó, thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1. 281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1. 621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10. 000 phòng 4 hoặc 5 sao. Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng viện bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh với 30 ngàn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay, có hơn 1000 ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là Nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. |
Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng,... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Center... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza,... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. Văn hóa Truyền thông Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên 1000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Năm 2020, thành phố còn 28 cơ quan báo chí địa phương ( 16 báo, 1 đài truyền hình, 1 đài tiếng nói và 10 tạp chí ), 161 văn phòng đại diện cơ quan báo chí trung ương, 10 chi nhánh đơn vị truyền hình trả tiền, 46 đơn vị truyền hình vệ tinh. Năm 2022, sau khi sắp xếp giai đoạn 1 theo đề án, Thành phố Hồ Chí Minh còn 19 cơ quan báo chí địa phương, gồm 8 cơ quan báo in, 9 tạp chí, 1 đài truyền hình và 1 đài phát thanh. Trong giai đoạn 2, 2021 - 2025, thành phố sẽ nghiên cứu để sắp xếp báo chí còn 1 cơ quan truyền thông đa phương tiện. Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, 3 nhà xuất bản của thành phố chiếm 1 / 7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. |
Ước tính khoảng 60 đến 70 % số lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times, Thanhniennews bằng tiếng Anh ( đã ngừng hoạt động ), một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa. Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975 do Mỹ xây dựng nhằm phục vụ quân viễn chinh Mỹ, khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày Chính phủ Sài Gòn sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng đã thu giữ các cơ sở do Mỹ để lại và bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài 2 kênh phát trên sóng analog là HTV7 và HTV9, HTV còn phát triển dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình độ nét cao HD. Hiện từ ngày 15 / 06 / 2016 và 16 / 08 / 2016, HTV đã tắt sóng analog lần lượt hai kênh HTV7 và HTV9, tất cả các kênh truyền hình của HTV đang được phát qua hệ thống truyền hình số mặt đất DVB - T2, truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số theo Lộ trình số hóa của Chính phủ. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và đa số các tỉnh miền Nam. Về phát thanh, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ( VOH ) hiện nay đang phát sóng các kênh phát thanh FM 99. 9 ( phát sóng từ những năm 60 ), 95. 6, 87. 7 MHZ và AM 610 KHZ phục vụ nhu cầu thông tin văn hóa giải trí của khán thính giả thành phố và các tỉnh lân cận. |
Thể dục, thể thao Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492, 7 hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1, 02 m² / người, trong đó nội thành là 0, 26 m² / người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn. Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao. Sân vận động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25. 000 chỗ ngồi. Sân vận động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một địa điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất hiện từ thời thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở Thể dục – Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết Kiêu. Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích. Môn bóng đá, Câu lạc bộ Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân Thống Nhất, từng 4 lần vô địch V - League. Đội bóng đá Công an Thành phố cũng từng một lần vô địch vào năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể đến Câu lạc bộ Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh môn bóng chuyền, các câu lạc bộ bóng rổ, cờ vua, điền kinh, bóng bàn,... của thành phố. Câu lạc bộ bóng chuyền Thành phố Hồ Chí Minh là đội bóng chuyên nghiệp đang thi đấu tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam Trung tâm văn hóa, giải trí Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là thành phố đa dạng văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau : Kinh, Hoa, Chăm,... Thời kỳ thuộc địa rồi Chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu – Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có nền văn hóa đa dạng hơn. |
Với vai trò trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60 – 70 % doanh thu chiếu phim của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. |
Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng,... hoạt động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng : Tiếng Tơ Đồng, M & T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen... Thành phố kết nghĩa Thành phố Hồ Chí Minh đã kết nghĩa với các thành phố khác trên thế giới như sau : - Champasak, Lào - Viêng Chăn, Lào - Phnôm Pênh, Campuchia - Manila, Philippines - Bangkok, Thái Lan - Yangon, Myanmar - Thượng Hải, Trung Quốc - Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc - Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc - Hyogo, Nhật Bản - Yokohama, Kanagawa, Nhật Bản - Osaka, Osaka, Nhật Bản - Busan, Hàn Quốc - Đài Bắc, Đài Loan - Almaty, Kazakhstan - Moskva, Nga - Yekaterinburg, Sverdlovsk, Nga - Minsk, Belarus - Barcelona, Barcelona, Catalunya, Tây Ban Nha - Sevilla, Sevilla, Andalucía, Tây Ban Nha - Auvergne - Rhône - Alpes, Pháp - Lyon, Rhône, Auvergne - Rhône - Alpes, Pháp - Leipzig, Sachsen, Đức - Genève, Genève, Thụy Sĩ - San Francisco, California, Hoa Kỳ - Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ - Thành phố México, México - Toronto, Ontario, Canada - Johannesburg, Gauteng, Nam Phi |
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Năm 2020, Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 55 về số dân, xếp thứ 45 về Tổng sản phẩm trên địa bàn ( GRDP ), xếp thứ trong 15 trong 16 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 730. 420 người dân, GRDP đạt 49. 310 tỉ Đồng ( tương ứng với 2, 14 tỉ USD ), GRDP bình quân đầu người đạt 76, 29 triệu đồng ( tương ứng với 3. 317 USD ), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6, 55 %. Vị trí địa lý Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Lào Cai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 290 km, có vị trí địa lý : - Phía đông giáp tỉnh Hà Giang - Phía tây giáp tỉnh Lai Châu - Phía nam giáp tỉnh Yên Bái - Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với đường biên giới dài khoảng 182 km. Các điểm cực của tỉnh Lào Cai - Điểm cực Bắc tại : thôn Lồ Cô Chin, xã Pha Long, huyện Mường Khương. Điểm cực Tây tại : xã Y Tý, huyện Bát Xát. Điểm cực Đông tại : thôn Ban Bang, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên. Điểm cực Nam tại : xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn. Địa danh Tên gọi Lào Cai hình thành từ cuối thế kỷ 19 khi người Pháp để ý đến Việt Nam và khám phá vùng núi Bắc Việt. Tại vùng đất Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, thì xưa kia có một khu chợ. Vùng biên giới trở nên nhộn nhịp khi vào những năm 1870 người Pháp như Jean Dupuis đến " thám hiểm ", mở đường buôn bán vũ khí và mua khoáng sản với Vân Nam, Trung Quốc. Người Pháp dựa vào người H'Mông để tiếp xúc, buôn bán, vận chuyển và tránh mặt giới chức Việt địa phương. Tuy nhiên chợ đã bị quân Cờ đen chiếm giữ đóng đồn, nên người ta mở ra một chợ mới ở nơi nay là Phố Mới. |
Chợ cũ trong tiếng H'Mông là " Lao Cai " ( RPA : Log Kab, Chữ Hmông Việt : Laol Caz ), và Jean Dupuis ghi vào Bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 ở chỗ chợ này là " Lao - kai, residence du Chef des Pavillone noirs " ( Lao - kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen ). Sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng. Giáo sư Đào Duy Anh do không để ý tiếng địa phương, nên nói khi làm bản đồ, người Pháp viết " Lão Nhai " là " Lao Cai " và sau thành " Lao Kay ". Tên " Lao Kay " đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu hành chính. Sau tháng 11 năm 1950, đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay. Dân số Dân số năm 2007 của tỉnh Lào Cai là 593. 600 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động : 314. 520 người, chiếm khoảng 53 %. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01 / 04 / 2009 dân số tỉnh là 613. 075 người. Dân số năm 2014 của tỉnh Lào Cai là 665. 200 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động : 412. 600 người, chiếm khoảng 62 % Thành thị : 30 % Nông thôn : 70 % Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 30. 162 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 10. 996 người, tiếp theo là Công giáo đạt 9. 009 người, Phật giáo có 8. 680 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 12 người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo chỉ có một người. Dân số tính đến ngày 1 / 4 / 2019 của toàn tỉnh đạt 730. 420 người, bao gồm dân số thành thị 171. 401 người, chiếm 23, 5 % ; dân số nông thôn 559. 019 người, chiếm 76, 5 % ; dân số nam 371. 306 người, chiếm 50, 83 % ; dân số nữ 359. 114 nghìn người, chiếm 49, 17 %. Dân tộc Kinh có 246. 756 người, chiếm 33, 8 % dân số toàn tỉnh, còn lại các dân tộc khác có 483. 664 người, chiếm 66, 2 % dân số toàn tỉnh. |
Lịch sử Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50 - 60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy. Hơn vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn tại đây. Tổ tiên người bản địa Lào Cai nay hồi đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã biết làm nông nghiệp. Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền, thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Âu Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía tây và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt. Thời Bắc thuộc, ban đầu là địa phận thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Sau này thuộc là quận Tân Hưng, đất Giao Châu ( thời Tây Tấn ), sau là đất châu Đan Đường, Chu Quý thuộc Giao Chỉ ( thời Tùy ), tiếp đổi Lâm Tây châu, Đức Hóa châu thuộc phủ An Nam ( thời Đường, 679 ) Năm Điều Lộ đầu tiên ( 679 ), vua Cao Tông nhà Đường lập ra An Nam đô hộ phủ, đất tỉnh Lào Cai ngày nay, là Lâm Tây Nguyên ( [UNK] [UNK] [UNK], Cao nguyên Lâm Tây ) thuộc An Nam đô hộ phủ thời đó. Đất châu Thủy Vĩ, theo lời chú trong Đồng Khánh địa dư chí, là phần lớn đất tỉnh Lào Cai ngày nay, theo đó cũng thuộc Lâm Tây Nguyên, vùng biên giới của An Nam đô hộ phủ nhà Đường với vương quốc Nam Chiếu. Vùng đất huyện Hà Khẩu ( châu Hồng Hà ), huyện Mã Quan ( châu Văn Sơn ) và một phần huyện Kim Bình châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc ngày nay là là động Thất Quán ( [UNK] [UNK] [UNK] ), thuộc Lâm Tây Nguyên của An Nam đô hộ phủ. Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu chép rằngː " Lâm Tây nguyên ở phía tây Phong Châu, bên cạnh Lâm Tây Nguyên có động Thất Quán của người dân tộc thiểu số mà thủ lĩnh là Lý Do Độc ( [UNK] [UNK] [UNK] ), bộ thuộc có thêm các động như động Đào Hoa ( [UNK] [UNK] ), tất cả đều giúp Trung Quốc canh phòng và thu thuế nơi biên ải với Nam Chiếu. |
Đường thư chép : Lâm Tây Nguyên trước có binh lính canh phòng cả vào mùa đông. Vào năm Đại Trung thứ tám ( 854 ) ( thời vua Đường Tuyên Tông ), Lý Trác, giữ chức đô hộ An Nam, đã bãi bỏ binh lính biên phòng và giao hết việc phòng biên cho thổ tù Lý Do Độc. Lý Do Độc ở vào thế cô lập không có đủ quân để canh phòng. Nhân đó, viên Thác Đông tiết độ sứ nước Nam Chiếu dụ dỗ mua chuộc ông ta theo về Nam Chiếu. Từ đó, An Nam bắt đầu bị Nam Chiếu xâm lấn. Tân Đường Thư chép rằngː An Nam Đô hộ phủ cai trị quản lĩnh châu Lâm Tây ( [UNK] [UNK] [UNK] ). Châu này có 2 huyện làː Lâm Tây và Cam Quất ( [UNK] [UNK] ). " Động Đào Hoa về sau có thể là ải Lê Hoa, tức ải Liên Hoa, nằm trên biên giới Đại Việt và Trung Hoa, nay là hương Liên Hoa Than ( Ghềnh Liên Hoa ) của huyện Hà Khẩu. Cam Quất có thể là đất thị xã Cam Đường tỉnh Lào Cai Việt Nam ngày nay. Sách Tân Đường thư cũng chépː " An Nam Đào Lâm nhân giả, cư Lâm Tây nguyên, Thất Quán động thủ lĩnh Lý Do Độc chủ chi, tuế tuế thú biên 。 Lý Trác chi tại An Nam, dã tấu bãi phòng đông binh lục thiên nhân, vị Do Độc khả đương nhất đội, át man chi nhập 。 Man tù dĩ nữ thê Do Độc tử, Thất Quán động cử phụ man, Vương Khoan bất năng chế 。 ". Dịch nghĩa làː Một người gốc Đào Lâm ( [UNK] [UNK] ) ở An Nam, sống ở Lâm Tây Nguyên ( [UNK] [UNK] [UNK] ), là chúa Lý Do Độc ( [UNK] [UNK] [UNK] ), thủ lĩnh của động Thất Quán ( [UNK] [UNK] [UNK] ), canh gác biên giới hàng năm. Lý Trác ( [UNK] [UNK] ) cũng ở An Nam, tuyên bố rút bỏ 6000 binh lính phòng biên mùa đông, và bảo với Lý Do Độc hãy dùng đội thổ binh duy nhất thuộc quyền để mà kiềm chế sự xâm nhập của Nam Chiếu. Vua Nam Chiếu kết thông gia với Lý Do Độc. Độc đem toàn bộ động Thất Quán theo về Nam Chiếu, mà Vương Khoan ( 王 [UNK] ) không thể kiểm soát được. ( Vương Khoan làm đô hộ An Nam năm 861 ). |
Đại Việt sử ký tiền biên viết : "... Người Đào Lâm, Phong Châu, An Nam ở động Thất Quán [ thuộc ] Lâm Tây Nguyên, do thủ lĩnh Lý Do Độc làm chủ, hàng năm vẫn đóng thú biên giới gọi là phòng thủ binh, lại thường giúp Trác [ thu ] nộp tô thuế. Viên tri châu Phong Châu nói với Trác hãy xin bãi quân đóng thú, chuyên ủy cho Do Độc phòng giữ. Trác tâu xin bãi 6 nghìn người ở phòng thú binh và bảo Do Độc có thể tương đương một đội. Thế là Do Độc thế cô không tự lập được. Quan Thác đông tiết độ của Nam Chiếu viết thư mời Do Độc, rồi đem gả con gái cho con trai Độc, bổ làm Thác đông Thác nha ( Thác đông là nói sẽ khai thác biên giới phía đông. Giao Chỉ ở phía đông Nam Chiếu cho nên đặt chức ấy ). Từ đó An Nam bắt đầu có mối lo về người Man [ Nam Chiếu ]. " Đất Hà Khẩu Vân Nam Trung Quốc ngày nay, thuộc động Thất Quán thời kỳ ( 854 - 860 ) cũng theo về sáp nhập vào Thác Đông tiết độ sứ ( [UNK] [UNK] [UNK] 度 [UNK] ) của Nam Chiếu. Phần còn lại của Lâm Tây Nguyên, thuộc An Nam đô hộ phủ, là đất hai huyện Lâm Tây và Cam Quất sau có lẽ lập thành đạo Lâm Tây ( [UNK] [UNK] 道 ), ( hay châu Lâm Tây ), nay là tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Trong thời tự chủ phong kiến thuộc đạo Lâm Tây ( [UNK] [UNK] ), hay Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê và Đại Việt thời Lý ; đất Đăng Châu ( [UNK] [UNK] ) thời Lý ; tiếp là huyện Thủy Vĩ, trấn Quy Hóa, đạo Đà Giang ( [UNK] [UNK] [UNK] [UNK] [UNK] [UNK] [UNK] [UNK] 道 ) thời nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư chépː " Vào năm Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ tư ( 1013 ), mùa đông, tháng 10 âm lịch, châu Vị Long ( [UNK] [UNK] ) liên kết với man Nam Chiếu ( vương quốc Đại Lý ) nổi dậy chống nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ tự dẫn quân đi đánh châu này. |
Thủ lĩnh châu Vị Long là Hà Yến Tuấn ( [UNK] [UNK] [UNK] ) sợ hãi, dẫn các thuộc hạ chạy vào rừng núi … Vào năm Giáp Dần niên hiệu Thuận Thiên thứ năm ( 1014, tức năm Đại Trung Tường Phủ thứ bảy nhà Tống ), mùa xuân, tháng Giêng âm lịch, các tướng nước Đại Lý là Dương Trường Huệ ( [UNK] [UNK] [UNK] ), Đoàn Kính Chí ( [UNK] [UNK] [UNK] ) dẫn 200000 quân Đại Lý vào cướp phá lãnh thổ Đại Cồ Việt, lập doanh trại ở bến Kim Hoa ( 金 [UNK] [UNK] ), đặt tên là Ngũ Hoa trại ( [UNK] [UNK] [UNK] ). Châu mục châu Bình Lâm ( 平 [UNK] ) là Hoàng Ân Vinh ( [UNK] [UNK] [UNK] ) đã báo cáo vụ việc cho nhà Lý. Vua sai Dực Thánh Vương ( [UNK] [UNK] 王 ) đưa quân đi đánh quân Đại Lý xâm lược, chặt đầu hàng nghìn người và bắt sống vô số binh lính và ngựa chiến. Vua ban chiếu cho các viên ngoại lang là Phùng Chân ( [UNK] [UNK] ) và Lý Thạc ( [UNK] [UNK] ) sang nước Tống báo tin thắng trận, và đem biếu 100 ngựa thu được của quân Đại Lý. Vua Tống ban chiếu cho nơi sở tại đưa các sứ nước Việt đến cửa khuyết và đón tiếp đầy đủ. Khi đến nơi, vua Tống cho mời đoàn của Phùng Chân vào yết kiến tại cung Sùng Đức, rồi theo thứ bậc ban thưởng mũ, áo, vải lụa … Vào năm Ất Mão, niên hiệu Thuận Thiên thứ sáu ( 1015 ), mùa xuân, … tháng 2 âm lịch, … Vua ban chiếu cho Dực Thánh Vương, Vũ Đức Vương ( [UNK] [UNK] 王 ) đi đánh các châu Đô Kim ( [UNK] 金 ), Vị Long, Thường Tân ( [UNK] 新 ), Bình Nguyên ( 平 [UNK] ), bắt được thủ lĩnh Hà Yến Tuấn đem về kinh sư, bêu đầu ở chợ Đông. " " Năm Đinh Sửu niên hiệu Thông Thụy thứ 4 ( 1037 ), mùa xuân, ngày mồng 1 tháng 2, vua Lý Thái Tông thân đi đánh đạo Lâm Tây ( [UNK] [UNK] 道 ), sai Khai Hoàng Vương Nhật Tôn làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn Vương Nhật Trung làm Kinh sư lưu thủ. Quân đi từ Kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được. Tháng 3, vua từ đạo Lâm Tây về đến kinh. " |
Năm 1397, Hồ Quý Ly làm phụ chính thái sư, sửa đổi chế độ hành chính, đã đổi các bộ phủ làm trấn và Đà Giang đổi thành trấn Thiên Hưng ( 天 [UNK] ). Trong đó, huyện Thủy Vĩ, huyện Văn Bàn ( 文 [UNK] ) được thành lập trực thuộc châu Quan Hóa. Từ nay Thủy Vĩ, Văn Bàn ( vùng đất Lào Cai xưa ) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến Đại Việt. Triều Lê đổi đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc Phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Năm Hồng Đức thứ 31 ( 1490 ) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến đời Hồng Thuận Lê Tương Dực ( 1509 - 1516 ) đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa ( [UNK] [UNK] [UNK] ). Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Sau khi đánh chiếm Lào Cai ( tháng 3 năm 1886 ), đế quốc Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự, cai trị đầu tiên là Đại tá De Maussion. Ngày 7 tháng 1 năm 1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12 tháng 7 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Emmerich được cử làm Công sứ Pháp đầu tiên của Lào Cai thay tướng Louis Edouard Messager đang làm Tư lệnh Đạo quan binh số 4 Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. |
Sau khi Lào Cai vừa được thành lập, Toàn quyền Pháp ra Nghi định chia lại đơn vị hành chính Lào Cai : phần đất của châu Thủy Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thủy Vỹ ; phần đất của châu Thủy Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thủy Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà ( Pa Kha ) và thị xã Lào Cai. Đến 1910, dưới thời của Công sứ Emmerich, một số tổng của Lào Cai ( ở châu Thủy Vĩ ) được trích ra cùng với một số tổng của Lai Châu lập ra châu Than Uyên do Công sứ Pháp Hernández của tỉnh Sơn La quản hạt. Năm 1930, thời công sứ Pháp ở Lào Cai Henry Wintrebert, địa lý của Lào Cai cơ bản như sau : - Châu Bảo Thắng ( bên tả ngạn ) có 10 xã và khu tương đương với 34 thôn và 1 khu phố Lào Cai với 3 phố là Tân Bảo, Tân Tèo, Cốc Lếu. - Châu Thủy Vỹ ( bên hữu ngạn ) có 4 xã là xã Nhạc Sơn ( 16 thôn bản ), xã Xuân Giao ( 14 thôn bản ), xã Cam Đường ( 37 thôn bản ), xã Gia Phú ( 16 thôn bản ). Tổng cộng là 83 thôn bản. - Đại lý Mường Khương có 3 xã là xã Mường Khương ( 45 thôn bản ), xã Pha Long ( 39 thôn bản ), xã Bản Lầu ( 57 thôn bản ). - Đại lý Pa Kha ( Bắc Hà ) có 3 xã là xã Bắc Hà Đông, xã Bắc Hà Tây, xã Si Ma Cai ; 149 thôn bản và 1 khu phố với 2 dãy phố. - Đại lý Phong Thổ có 4 xã là xã Phong Thổ ( có 80 thôn bản ), xã Giào San ( 28 thôn bản ), xã Tam Đường ( có 58 thôn bản ), xã Bình Lư ( có 28 thôn bản ). Tổng cộng có 194 thôn bản. - Đại lý Bát Xát có 3 xã : Bát Xát ( 8 thôn bản ), Trịnh Tường ( 20 thôn bản ), Mường Hum ( 4 thôn bản ). - Khu hành chính Sa Pa có 37 thôn bản. Sau năm 1954, tỉnh Lào Cai có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã thị xã Lào Cai ( tỉnh lỵ ) và 6 huyện : Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Phong Thổ, Sa Pa. |
Ngày 13 tháng 5 năm 1955, chuyển huyện Phong Thổ về khu tự trị Thái - Mèo quản lý ( nay địa bàn Phong Thổ là thành phố Lai Châu và 2 huyện Phong Thổ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu ). Ngày 11 tháng 2 năm 1963, thành lập thị xã Cam Đường trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Cam Đường thuộc huyện Bảo Thắng. Ngày 15 tháng 11 năm 1966, chia huyện Bắc Hà thành 2 huyện : Bắc Hà và Si Ma Cai. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Lào Cai được hợp nhất với 2 tỉnh Yên Bái và Nghĩa Lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 17 tháng 4 năm 1979, sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai ; sáp nhập huyện Si Ma Cai vào huyện Bắc Hà. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia lại thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Khi tách ra, tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Lào Cai và 8 huyện : Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn ( riêng huyện Than Uyên trước đây thuộc tỉnh Nghĩa Lộ cũ, hai huyện Bảo Yên và Văn Bàn trước đây thuộc tỉnh Yên Bái ). Ngày 9 tháng 6 năm 1992, tái lập thị xã Cam Đường. Ngày 18 tháng 8 năm 2000, tái lập 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai trên cơ sở tách huyện Bắc Hà. Ngày 31 tháng 1 năm 2002, tái sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai. Ngày 26 tháng 12 năm 2003, chuyển huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu quản lý. Ngày 30 tháng 11 năm 2004, chuyển thị xã Lào Cai thành thành phố Lào Cai. Ngày 30 tháng 10 năm 2014, thành phố Lào Cai được công nhận là đô thị loại II. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, chuyển huyện Sa Pa thành thị xã Sa Pa. Tỉnh Lào Cai có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện như hiện nay. Hành chính Tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã. Kinh tế - xã hội Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. |
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 1 / 63 tỉnh thành. Dân tộc Người Pa Dí tên gọi của một nhóm nhỏ dân tộc Tày Người Giáy có khoảng 38. 000 người, cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ. Người Dao, tên tự gọi : Kìm Miền, Kìm Mùn ( người rừng ). Tên gọi khác : Mán. Nhóm địa phương : Dao Đỏ ( Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Đại bản ), Dao Quần chẹt ( Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn ), Dao Lô gang ( Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn ), Dao Tiền ( Dao Đeo tiền, Dao Tiểu bản ), Dao Quần trắng ( Dao Họ ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn ( Dao Tuyển, Dao áo dài ). Dân số : 473. 945 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao. Lịch sử : Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ ( Bàn vương ), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao. - Người H'Mông. Tên tự gọi : Hmông, Na Miẻo. Tên gọi khác : Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng. Nhóm địa phương : Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông Xanh, Na Miẻo. Dân số : 558. 053 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Hmông - Dao. Chữ viết của người H'Mông : zoo nkauj ntxhais ( Gái đẹp ) và poppy tsob ntoo ( Cây anh túc ). Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch. |
Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc, vừng, đậu... Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Trồng lanh, thuốc phiện ( trước đây ), các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận, dệt vải lanh là những hoạt động sản xuất đặc sắc của người Hmông. Rau Cải mèo là đặc sản của người H'Mông. Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Tên gọi khác : Thổ. Dân số : 1. 190. 342 người. Nhóm địa phương : Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái ( ngữ hệ Thái - Ka Đai ). Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng. Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây ( Trung Quốc ) di cư sang cách đây khoảng 200 - 300 năm. Tên tự gọi : Nồng. Nhóm địa phương : Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín,... Dân số : 705. 709 ngườiNgôn ngữ : Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Hệ ngôn ngữ Tai - Kadai, cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang ở Trung Quốc... Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. |
Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây. Tên tự gọi : Hà Nhi gia. Tên gọi khác : U Ní, Xá U Ní. Nhóm địa phương : Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen. Dân số : 12. 489 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến ( ngữ hệ Hán - Tạng ), gần với Miến hơn. Người Phù Lá : Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Các nhóm khác đến muộn hơn, khoảng 200 - 300 năm trở lại, quá trình hội nhập của nhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX Tên tự gọi : Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá. Tên gọi khác : Xá Phó, Cần Thin. Nhóm địa phương : Phù Lá Lão, Bồ Khô Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hán. Dân số : 6. 500 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến ( ngữ hệ Hán - Tạng ), gần với Miến hơn. Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Tên tự gọi : Tay hoặc Thay Tên gọi khác : Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ. Nhóm địa phương : Ngành Đen ( Tay Đăm ), Ngành trắng ( Tay Đón hoặc Khao ). Dân số : 1. 040. 549 người. Ngôn ngữ : Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái ( ngữ hệ Thái - Ka Đai ) Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa nước trong hệ thống thủy lợi thích hợp được đúc kế như một thành ngữ - " mương, phai, lái, lịn " ( khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt máng ) trên các cánh đồng thung lũng. Họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, nay chuyển sang 2 vụ lúa tẻ. Họ còn làm nương để trồng thêm lúa, ngô, hoa màu, cây thực phẩm và đặc biệt bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải. Tổ tiên người Việt từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. |
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tên gọi khác : Kinh Dân số : 55. 900. 224 người, chiếm 86, 83 % dân số toàn quốc. Ngôn ngữ : Người Việt có tiếng nói và chữ viết riêng. Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt Mường ( ngữ hệ Nam Á ). Nông nghiệp lúa nước đã được hình thành và phát triển ở người Việt từ rất sớm. Người Kháng là một trong số các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta. Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với cách thức phát đốt, chọc lỗ tra hạt. Có thể phân thành 3 nhóm : Nhóm sống du canh du cư : làm rẫy. Nhóm du canh bán định cư : làm rẫy kết hợp làm ruộng. Nhóm định canh định cư : làm ruộng kết hợp làm rẫy. Tập quán trồng lúa nếp kết hợp trồng ngô, sắn, vừng... Chăn nuôi khá phát triển : lợn, gà, vịt, trâu, bò. Nghề phụ nổi tiếng là đan lát đồ gia dụng ( hòm, ghế mây, mây, gùi... ) Người Kháng giỏi đóng và đi thuyền độc mộc, thuyền đuôi én. Thuyền của họ đóng được các dân tộc anh em ưa mua dùng. Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai. Tên tự gọi : Cù tê. Tên gọi khác : Thổ Đen, Mán, Xá. Dân số : 7. 863 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai ( ngữ hệ Thái – Ka Đai ), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo. Người La Chí giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Họ gặt lúa nếp bằng hái nhắt còn gặt lúa tẻ bằng liềm, đập lúa vào máng gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng. Họ sử dụng cả ba loại nương với các công cụ sản xuất khác nhau : gậy chọc lỗ, cuốc, cày. Người ta dành nương tốt nhất để trồng chàm, bông. Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Đen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. |
Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ " trâu trắng " để tế thần ¡ m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI. Người La Ha bắt đầu làm ruộng nước nhưng loại hình kinh tế chính vẫn là nương rẫy du canh du cư và săn bắt, hái lượm. Phương thức canh tác đơn giản, dùng gậy chọc lỗ và dao phát nương. Cây trồng chủ yếu là lúa nếp, ngô, đậu tương, bông. Phụ nữ La Ha không biết dệt vải, do đó họ phải đem bông đổi vải của người Thái để may mặc. - Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm. Tên tự gọi : Sán Chay. Tên gọi khác : Hờn Bán, Chùng, Trại... Nhóm địa phương : Cao Lan và Sán Chỉ. Dân số : 114. 012 người. Ngôn ngữ : Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái ( ngữ hệ Thái - Ka Đai ) còn tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ( ngữ hệ Hán Tạng ). Sản xuất : Là cư dân nông nghiệp, làm ruộng nước thành thạo nhưng nương rẫy vẫn có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và phương thức canh tác theo lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại đến ngày nay. Đánh cá có vị trí quan trọng. Với chiếc vợt ôm và chiếc giỏ có hom việc đánh cá đã cung cấp thêm nguồn thực phẩm giàu đạm, góp phần cải thiện bữa ăn. Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Tên gọi khác : Khách, Hán, Tàu. Nhóm địa phương : Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ... Dân số : 900. 185 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ( Ngữ hệ Hán - Tạng ). |
Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán... Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm ( Quảng Ninh, Sông Bé, Đồng Nai ), làm giấy súc, làm nhang ( thành phố Hồ Chí Minh )... Một bộ phận người Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ " tín ". Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm. Tên tự gọi : Bố Y. Tên gọi khác : Chủng Chá, Trọng Gia... Nhóm địa phương : Bố Y và Tu Dí. Dân số : 1. 420 người. Ngôn ngữ : Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái ( ngữ hệ Thái - Ka Đai ), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán ( ngữ hệ Hán - Tạng ). Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài nuôi gia súc, gia cầm họ còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ... Người Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang. Tên tự gọi : Kmụ, Kưm Mụ. Tên gọi khác : Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh. Dân số : 42. 853 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me ( ngữ hệ Nam Á ). Khơ Mú là cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy nên được gọi là " Xá ăn lửa ". Ngoài hình thái du canh du cư là chủ yếu, bộ phận định cư thường canh tác nương theo chu trình vòng tròn khép kín. Cây trồng ngoài lúa ngô ra còn có bầu bí, đỗ và các loại cây có củ. Công cụ sản xuất gồm rìu, dao, cuốc, trong đó đáng lưu ý nhất là chiếc gậy chọc lỗ. |
Hoặc gậy đơn hoặc gậy kép ( bịt sắt ) có thể dùng nhiều năm. Hái lượm và săn bắn vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Nghề phụ gia đình chủ yếu là đan lát đồ gia dụng. Một số nơi biết thêm nghề rèn, mộc, dệt vải. Việc trao đổi, mua bán chủ yếu là hình thức hàng đổi hàng. Vỏ ốc " kxoong " trước kia được coi như vật ngang giá. Người Khơ Mú chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà phục vụ sức kéo và nhu cầu tiêu dùng, tín ngưỡng. Người Lô Lô là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang. Tên tự gọi : Lô Lô. Tên gọi khác : Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Nhóm địa phương : Lô Lô hoa và Lô Lô đen. Dân số : 3. 134 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến ( ngữ hệ Hán - Tạng ), gần với Miến hơn. Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các cây trồng chính như lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển và là một nguồn lợi đáng kể. Người Mường : Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng nước, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ. Tên tự gọi : Mol ( hoặc Mon, Moan, Mual ). Nhóm địa phương : Ao Tá ( Âu Tá ), Mọi Bi. Dân số : 914. 596 người. Ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường ( ngữ hệ Nam Á ). Lịch sử : Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ... Người Ngái sinh sống trong nội địa lấy việc trồng lúa nước làm nguồn sống chính. Ngoài ra họ còn trồng ngô, khoai, sắn, chăn nuôi... Bộ phận ở ven biển và hải đảo sống bằng nghề đánh cá là chủ yếu. |
Thủ công nghiệp với các nghề như làm mành trúc, dệt chiếu, mộc, nề, rèn, gạch ngói, nung vôi... cũng đóng vai trò đáng kể trong đời sống của người Ngái. Tên tự gọi : Sán Ngải. Tên gọi khác : Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đản, Lê, Xuyến. Dân số : 1. 154 người. Ngôn ngữ : Thuộc nhóm ngôn ngữ ( Miêu - Dao ) Hệ ngôn ngữ H'Mông - Miền. Lịch sử : Người Ngái có nhiều gốc khác nhau và thiên di tới Việt Nam làm nhiều đợt. Quá trình này diễn ra suốt thời kỳ Trung và Cận đại. Người Sán Dìu có làm ruộng nước nhưng không nhiều, canh tác ruộng khô là chính. Ngoài các loại cây trồng thường thấy ở nhiều vùng như lúa, ngô, khoai, sắn... họ còn trồng nhiều cây có củ. Từ rất lâu họ biết dùng phân bón ruộng. Nhờ đắp thêm mũi phụ, lưỡi cày của họ trở nên bền, sắc và thích hợp hơn với việc cày ở nơi đất cứng, nhiều sỏi đá. Tên tự gọi : San Déo Nhín ( Sơn Dao Nhân ). Tên gọi khác : Trại, Trại Đất, Mán Quần cộc, Mán Váy xẻ... Ngôn ngữ : Người Sán Dìu nói thổ ngữ Hán Quảng Đông ( ngữ hệ Hán - Tạng ). Dân số : 91. 530 người. Lịch sử : Người Sán Dìu di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm nay. Tài nguyên Đất : Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là : đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Nước : hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40 °C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng. |
Rừng : 278. 907 ha, chiếm 43, 87 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229. 296, 6 ha rừng tự nhiên và 49. 604 ha rừng trồng, rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Động vật rừng Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Khoáng sản : Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như : mỏ apatit Cam Đường với trữ lượng 2, 5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15, 4 nghìn tấn. Hạ tầng Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm : đường bộ, đường sắt, đường sông, và hiện tại đang xây dựng sân bay Sa Pa ở địa bàn xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, dự kiến đi vào hoạt động năm 2026. Đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu thuộc phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai. Tuyến đường này đi qua địa bàn 4 huyện thị : Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km / h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19. 984 tỷ đồng ( 1, 249 tỷ USD ), trong đó 1, 096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB ). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư ( Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC ) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Với tổng mức đầu tư lên tới 1, 24 tỷ USD, Dự án có thể coi là " một gói kích cầu lớn " đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cho vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng. |
Tuyến đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là : Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Toàn bộ dự án được hoàn thành vào năm 2014, dự kiến hoàn vốn sau 32 năm khai thác thu phí, với mức phí là 1000 đồng / km / phương tiện quy đổi. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn / năm và hàng ngàn lượt khách / ngày đêm. Du lịch Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng các tỉnh Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam... lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Người Dáy,... Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quan tâm của du khách. Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Đây là khu du lịch nổi tiếng hội tụ đủ những giá trị văn hóa đặc sắc, lâu đời của nhiều dân tộc bản địa cùng với khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và khí hậu mát mẻ mang theo săc thái của vùng ôn đới với nhiệt độ trung bình 15 - 18 °C. |
Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1. 200 m - 1. 800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa. Sa Pa là một trong những địa điểm hiếm hoi có tuyết rơi tại Việt Nam, từ 1957 tới 2013 đã có 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm. Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà của ba nước Đông Dương ( Việt Nam, Lào và Campuchia ) và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đa dạng sinh học, hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm... Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai ( Việt Nam ) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam ( Trung Quốc ) tách nhau qua sông Nậm Thi cũng là một điểm du lịch thú vị cho người tham quan. Hình ảnh thumb | 257x257px | Nóc nhà Đông Dương – đỉnh Phan Si Păng Văn hóa Cư dân sinh sống ở tỉnh Lào Cai gồm nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, trang phục, kiểu kiến trúc khác nhau mang dấu ấn văn hóa riêng. Đặc điểm này đã tạo cho Lào Cai bức tranh văn hóa rất đa dạng và phong phú. Nét văn hóa đặc sắc của tỉnh là những phiên chợ vùng cao. Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà phiên chợ ở đây cũng là dịp giao lưu, hát múa, vui chơi. Chợ còn là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ hay tìm hiểu bạn đời... Các dân tộc trong tỉnh có một kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian rất đa dạng như truyện cổ, thơ ca, tục ngữ. Người Tày có lối hát giao duyên khá phổ biến với các làn điệu như lượn, phong slu... Người Mường có hát xéc bùa, hát bọ mẹng, hát đồng dao, hát ru... Người Dao thích múa. |
Người Thái có các điệu múa xòe, sạp, hát thơ... Người H'Mông lại có điệu thổi khèn hay dùng kèn lá, đàn môi để trao đổi tâm tình... Một số lễ hội văn hóa tiêu biểu ở Lào Cai : Hội múa xòe ở Tả Chài Đây là lễ hội của người Tày ở Tả Chài diễn ra cào rằm tháng Giêng hàng năm để suy tôn Thần Nông, một vị thần cai quản ruộng nương. Trong lễ hội có nghi lễ và nhiều trò chơi dân gian thú vị, đậm bản sắc dân tộc vùng núi. Hội chơi núi mùa xuân Là lễ hội của người H'Mông còn được gọi là Gầu Tào hay Sán Sải. Lễ hội thường diễn ra sau Tết nguyên đán. Hội mang màu sắc tín ngưỡng như cầu may, cầu mệnh, cầu phúc... và còn là nơi vui chơi như đôi nam nữ, bắn nỏ, hát giao duyên, múa khèn, ném pa páo ( giống quả còn )... Tết nhảy của người Dao Đỏ Khoảng cuối giờ Thìn đầu giờ Tỵ ngày mùng một hoặc mùng hai Tết ba dòng họ lớn ở Tả Phìn là Lý, Bàn, Triệu tổ chức nhảy trong nhà ông trưởng họ. Toàn bộ có 14 điệu nhảy như : mở đường, bắc cầu đưa đón thần linh, chào tổ tiên bố mẹ, mời lên nương, tiểu nữ giáng trần, tổ sư, thầy cả về dự Tết... Sau đó là lễ rước và tắm tượng tổ tiên. Tết nhảy giàu bản sắc, độc đáo, đậm tính nhân văn. Hội Lồng Tồng của người Tày Đây là lễ hội của nhiều tỉnh có người Tày sinh sống trong đó có huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng. Lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu... Phần lễ có nhiều nghi thức như rước nước, cúng thần bản, thần núi, thần suối, cúng cây. Trong lễ hội còn có rất nhiều trò chơi. Lễ hội Roóng Poọc của người Dáy Đây là lễ hội của người Dáy ở Tả Van, thị xã Sa Pa được được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội cầu mùa thu hút đông đảo dân quanh vùng Mường Hoa nên đã trở thành lễ hội chung. Lễ Lập tịch của người Dao Lễ hội ở vùng Khe Mạ, Bảo Thắng được tổ chức trước hoặc sau Tết. |
Đây là nghi lễ của các gia đình khi có con trai 14 - 15 tuổi thì mời thầy đến làm lễ. Nghi lễ có nhảy từ tháp xuống lưới võng, lễ răn dạy. Nghi lễ cũng là ngày vui của cộng đồng. Sau nghi lễ có múa trống đất, múa sạp, múa gà, ca hát... Ẩm thực Đặc điểm Lào Cai là tỉnh có nhiều đặc sản ẩm thực phong phú và đặc sắc. Có được điều này vì đây là nơi có nhiều dân tộc đang sinh sống trong đó có dân tộc Mông, Dao, Tày, Dáy, Nùng là nhiều nhất. Mỗi dân tộc lại có những món ẩm thực đặc trưng riêng. Người Mông sinh sống nhiều nhất ở các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà với những ẩm thực phổ biến như lợn cắp nách, gà đen, thắng cố, mèn mén, thịt gác bếp... Người Dao sinh sống nhiều nhất ở các huyện thấp và các huyện hữu ngạn sông Hồng với các ẩm thực như lạp xưởng, xôi màu, bánh lá rừng, thịt nướng... Người Tày sinh sống chủ yếu ở các huyện thấp như Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn có các ẩm thực như cơm lam, bánh chưng đen, xôi ngũ sắc, phở chua, bánh khảo, lạp xưởng... Cộng đồng người Dao và người Tày do cùng sinh sống gần nhau nên nét ẩm thực có phần hơi tương đồng. Người Nùng ở Lào Cai sinh sống chủ yếu ở các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà cũng có các món ăn đặc trưng của dân tộc và ảnh hưởng của ẩm thực người Mông do cùng sinh sống. Ngoài ra còn người Dáy ở Bát Xát và số ít các dân tộc khác như Hà Nhì, Phù Lá, Bố Y, La Chí, Mường... càng làm thêm phong phú về ẩm thực. Sự giao thoa giữa văn hóa ẩm thực người Kinh ở vùng đồng bằng sông Hồng như các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định... với nhiều người trước đây lên lập nghiệp sinh sống và ở lại đã mang đến và để lại tại nơi đây. |
Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, từ vùng thung lũng bằng phẳng và núi thấp ở Bảo Yên, Bảo Thắng đến vùng núi cao Sa Pa, Bát Xát ; từ vùng mưa nhiều sườn đông Hoàng Liên Sơn đến vùng núi đá, vùng cao nguyên Bắc Hà, vùng ít mưa hơn, vùng Mường Khương, Si Ma Cai làm đa dạng hệ thực vật từ các đặc sản nhiệt đới phổ biến đến các loại rau củ quả, dược liệu làm thực phẩm, dược liệu quý của vùng ôn đới như rau cải mèo, rau củ khởi, đỗ trọng, cải xoăn, đương quy, mắc cọp, đào, táo, sa nhân, hồng, atiso... Danh sách các đặc sản, ẩm thực Cá hồi Sa Pa, mận tam hoa Bắc Hà, rượu sán lùng Bát Xát, hạt dẻ Sa Pa, măng Văn Bàn, nấm chân chim Bắc Hà, gà đen, óc đậu dưa chua Bắc Hà, nấm hương rừng Sa Pa - Y Tý, khẩu rang Bắc Hà, thịt gừng Nùng Dín, chè san bản Liền, nộm rau dớn Tả Van, cải mèo, phở cốn sủi, lợn cắp nách, bánh tam giác mạch Si Ma Cai, rượu nấm ngọc cẩu, mèn mén, phở chua Bắc Hà, đào Sa Pa, bánh chưng đen Văn Bàn, bánh bỏng Mường Khương, vịt Sín Chéng, bánh phở Nàn Sán, bánh đúc ngô, rượu táo mèo Sa Pa, sâm đất Y Tý, mận Tả Van, bia Hà Nhì, thảo quả, củ ấu tẩu, phở hồng Bắc Hà, rượu men lá Na Lang, gừng Cán Cấu, khâu nhục Mường Khương, cải xoăn Lùng Phình, gạo séng cù, quế Bảo Yên, hạt mắc khén, rượu ngô Bản Phố, nem măng đắng Bảo Yên, atiso Sa Pa, gà đen nướng mắc khén Bắc Hà, dứa Bản Lầu, quả thanh mai Si Ma Cai, đậu phụ nhự Tà Chải, bưởi múc Thái Niên, rượu sâu chít Sa Pa, lê Si Ma Cai, thắng cố Bắc Hà, trám Nghĩa Đô, đương quy Bắc Hà, rượu thóc Sim San, phở chua Bắc Hà, nậm pịa, thịt chó nấu rau cải Bát Xát, cải mầm đá Sa Pa, thịt chuột La Chí, rau pạ phì, bánh lẳng Bảo Yên, chấm chéo, su su Sa Pa, xôi bảy màu Nùng Dín, rượu Mán Thẩn, chè xanh Bảo Yên, lạp xưởng Mường Khương, canh gà đen Mường Khương, rượu thóc Nậm Pung, miến đao Bản Xèo, khoai môn Bảo Yên, tương ớt Mường Khương, chuối ngự Cam Cọn, lợn đen Mường Khương, cá suối Mường Hum, bánh hạt dẻ Sa Pa, bánh khoải Mường Khương, lá hoa đu đủ xào Bắc Hà, trâu Bảo Yên, chè san Tà Thàng, nếp khẩu tan Thẩm Dương. |
Ghi chú |
World Wide Web Consortium ( W3C ) là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính cho World Wide Web. Được thành lập vào năm 1994 và hiện do Tim Berners - Lee lãnh đạo, hiệp hội này bao gồm các tổ chức thành viên duy trì đội ngũ nhân viên toàn thời gian làm việc cùng nhau trong việc phát triển các tiêu chuẩn cho World Wide Web., W3C có 443 thành viên. W3C cũng tham gia vào giáo dục và tiếp cận cộng đồng, phát triển phần mềm và phục vụ như một diễn đàn mở để thảo luận về Web. Mỗi tiêu chuẩn đi qua bốn giai đoạn : Phác thảo ( Working Draft ), Chỉnh sửa Cuối cùng ( Last Call ), Trình chuẩn ( Proposed Recommendation ) và Chuẩn đủ Tư cách Ứng cử ( Candidate Recommendation ), trước khi được gọi là Chuẩn Chính thức ( Recommendation ). Các nhà công nghiệp phần mềm được tự quyết định có theo tiêu chuẩn hay không. Thông thường, nhiều trong số họ theo các tiêu chuẩn này. Lịch sử World Wide Web Consortium ( W3C ) được thành lập vào năm 1994 bởi Tim Berners - Lee sau khi ông rời Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu ( CERN ). vào tháng 10 năm 1994. Nó được thành lập tại Phòng thí nghiệm khoa học công nghệ Massachusetts ( MIT / ) LCS ) với sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến ( DARPA ), đã tiên phong cho ARPANET, một trong những tiền thân của Internet. Nó được đặt tại Quảng trường Công nghệ cho đến năm 2004, khi nó di chuyển, với CSAIL, đến Trung tâm Stata. Tổ chức cố gắng thúc đẩy sự tương thích và thỏa thuận giữa các thành viên trong ngành trong việc áp dụng các tiêu chuẩn mới được xác định bởi W3C. Các phiên bản HTML không tương thích được cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau, gây ra sự không nhất quán trong cách hiển thị các trang web. Hiệp hội cố gắng để tất cả các nhà cung cấp đó thực hiện một tập hợp các nguyên tắc và thành phần cốt lõi được tập đoàn lựa chọn. Ban đầu dự định Cern sẽ tổ chức chi nhánh W3C ở châu Âu ; tuy nhiên, Cern muốn tập trung vào vật lý hạt chứ không phải công nghệ thông tin. |
Vào tháng 4 năm 1995, Viện Nghiên cứu Khoa học Máy tính và Tự động hóa Pháp ( INRIA ) đã trở thành chủ nhà châu Âu của W3C, với Viện Nghiên cứu Đại học Keio tại SFC ( KRIS ) trở thành chủ nhà châu Á vào tháng 9 năm 1996. Bắt đầu từ năm 1997, W3C đã tạo ra các văn phòng khu vực trên khắp thế giới. Tính đến tháng 9 năm 2009, nó đã có mười tám Văn phòng Thế giới bao gồm Úc, các nước Benelux ( Hà Lan, Luxembourg và Bỉ ), Brazil, Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Áo, Hy Lạp, Hồng Kông, Hungary, Ấn Độ, Israel, Ý, Hàn Quốc, Morocco, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển và, kể từ năm 2016, Vương quốc Anh và Ireland. Vào tháng 10 năm 2012, W3C đã triệu tập một cộng đồng những người chơi và nhà xuất bản web lớn để thiết lập một wiki wiki tìm cách ghi lại các tiêu chuẩn web mở được gọi là WebPl Platform và WebPl Platform Docs. Vào tháng 1 năm 2013, Đại học Beihang trở thành chủ nhà Trung Quốc. Sự bão hòa của đặc tả kỹ thuật Đôi khi, khi một đặc tả trở nên quá lớn, nó được chia thành các mô - đun độc lập có thể trưởng thành theo tốc độ của riêng chúng. Các phiên bản tiếp theo của mô - đun hoặc thông số kỹ thuật được gọi là cấp độ và được biểu thị bằng số nguyên đầu tiên trong tiêu đề ( ví dụ : CSS3 = Cấp độ 3 ). Các sửa đổi tiếp theo trên mỗi cấp được biểu thị bằng một số nguyên theo dấu thập phân ( ví dụ : CSS2. 1 = Phiên bản 1 ). Quá trình hình thành tiêu chuẩn W3C được xác định trong tài liệu quy trình W3C, phác thảo bốn mức trưởng thành mà qua đó mỗi tiêu chuẩn hoặc khuyến nghị mới phải tiến triển. Dự thảo công tác ( WD ) Sau khi đã thu thập đủ nội dung từ'bản nháp của biên tập viên và thảo luận, nó có thể được xuất bản dưới dạng bản nháp ( WD ) để cộng đồng xem xét. Tài liệu WD là hình thức đầu tiên của tiêu chuẩn được công khai. Bình luận bởi hầu như bất cứ ai cũng được chấp nhận, mặc dù không có lời hứa nào được thực hiện liên quan đến hành động đối với bất kỳ yếu tố cụ thể nào được nhận xét. |
Ở giai đoạn này, tài liệu tiêu chuẩn có thể có sự khác biệt đáng kể so với hình thức cuối cùng của nó. Như vậy, bất cứ ai thực hiện các tiêu chuẩn WD nên sẵn sàng sửa đổi đáng kể việc triển khai của họ như các kỳ hạn chuẩn. Đề nghị ứng viên ( CR ) Đề xuất ứng cử viên là phiên bản của một tiêu chuẩn trưởng thành hơn WD. Tại thời điểm này, nhóm chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hài lòng rằng tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu của nó. Mục đích của CR là khơi gợi sự viện trợ từ cộng đồng phát triển về việc thực hiện tiêu chuẩn như thế nào. Tài liệu tiêu chuẩn có thể thay đổi hơn nữa, nhưng tại thời điểm này, các tính năng quan trọng chủ yếu được quyết định. Thiết kế của các tính năng này vẫn có thể thay đổi do phản hồi từ người thực hiện. Đề xuất ( PR ) Một đề xuất được đề xuất là phiên bản của một tiêu chuẩn đã vượt qua hai cấp độ trước đó. Những người sử dụng tiêu chuẩn cung cấp đầu vào. Ở giai đoạn này, tài liệu được đệ trình lên Hội đồng tư vấn W3C để phê duyệt lần cuối. Mặc dù bước này rất quan trọng, nhưng nó hiếm khi gây ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với một tiêu chuẩn khi nó chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Đề xuất W3C ( REC ) Đây là giai đoạn phát triển trưởng thành nhất. Tại thời điểm này, tiêu chuẩn đã trải qua quá trình xem xét và thử nghiệm rộng rãi, trong cả điều kiện lý thuyết và thực tiễn. Tiêu chuẩn này hiện được W3C xác nhận, cho thấy sự sẵn sàng triển khai ra công chúng và khuyến khích sự hỗ trợ rộng rãi hơn giữa những người thực hiện và tác giả. Các khuyến nghị đôi khi có thể được thực hiện không chính xác, một phần hoặc hoàn toàn không, nhưng nhiều tiêu chuẩn xác định hai hoặc nhiều mức độ tuân thủ mà các nhà phát triển phải tuân theo nếu họ muốn gắn nhãn sản phẩm của họ là tuân thủ W3C. Sửa đổi sau Một khuyến nghị có thể được cập nhật hoặc mở rộng bằng các bản nháp lỗi hoặc kỹ thuật soạn thảo được xuất bản riêng cho đến khi có đủ các chỉnh sửa đáng kể để tạo ra một phiên bản mới hoặc mức độ khuyến nghị. Ngoài ra, W3C xuất bản các loại ghi chú thông tin khác nhau sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo. |
Chứng nhận Không giống như ISOC và các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế khác, W3C không có chương trình chứng nhận. Hiện tại, W3C đã quyết định rằng không phù hợp để bắt đầu một chương trình như vậy, do rủi ro tạo ra nhiều nhược điểm cho cộng đồng hơn là lợi ích. Quản trị viên Hiệp hội được phối hợp quản lý bởi Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính MIT ( CSAIL, đặt tại Trung tâm Stata ) ở Hoa Kỳ, Hiệp hội nghiên cứu về tin học và toán học châu Âu ( ERCIM ) ( tại Sophia Antipolis, Pháp ), Đại học Keio ( tại Nhật Bản ) và Đại học Beihang ( tại Trung Quốc ). W3C cũng có Văn phòng Thế giới tại mười tám khu vực trên thế giới. Văn phòng W3C làm việc với các cộng đồng web khu vực của họ để quảng bá các công nghệ W3C bằng ngôn ngữ địa phương, mở rộng cơ sở địa lý của W3C và khuyến khích sự tham gia của quốc tế vào các Hoạt động của W3C. [ Cần dẫn nguồn ] W3C có một đội ngũ nhân viên 70 7080 trên toàn thế giới vào năm 2015. W3C được điều hành bởi một nhóm quản lý phân bổ các nguồn lực và thiết kế chiến lược, do Giám đốc điều hành Jeffrey Jaffe ( kể từ tháng 3 năm 2010 ), cựu CTO của Novell. Nó cũng bao gồm một ban cố vấn hỗ trợ trong các vấn đề chiến lược và pháp lý và giúp giải quyết xung đột. Phần lớn công việc tiêu chuẩn hóa được thực hiện bởi các chuyên gia bên ngoài trong các nhóm làm việc khác nhau của W3C. Thành viên Hiệp hội được điều hành bởi các thành viên của nó. Danh sách các thành viên có sẵn cho công chúng. Thành viên bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, các tổ chức chính phủ và cá nhân. Yêu cầu thành viên là minh bạch ngoại trừ một yêu cầu : Đơn đăng ký làm thành viên phải được W3C xem xét và phê duyệt. Nhiều hướng dẫn và yêu cầu được nêu chi tiết, nhưng không có hướng dẫn cuối cùng về quy trình hoặc tiêu chuẩn mà cuối cùng thành viên có thể được phê duyệt hoặc từ chối. Chi phí thành viên được đưa ra trên một thang trượt, tùy thuộc vào đặc điểm của tổ chức áp dụng và quốc gia nơi nó được đặt. |
Các quốc gia được phân loại theo nhóm gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới theo GNI ( " Tổng thu nhập quốc dân " ) trên đầu người. Sự chỉ trích Vào năm 2012 và 2013, W3C đã bắt đầu xem xét thêm Tiện ích mở rộng phương tiện mã hóa dành riêng cho DRM ( EME ) vào HTML5, vốn bị chỉ trích là chống lại tính mở, khả năng tương tác và tính trung lập của nhà cung cấp mà các trang web phân biệt được xây dựng chỉ sử dụng các tiêu chuẩn W3C từ các trang web yêu cầu trình cắm độc quyền như Flash. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2017, W3C đã xuất bản thông số kỹ thuật EME dưới dạng Khuyến nghị, dẫn đến sự từ chức của Tổ chức biên giới điện tử khỏi W3C. Tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn W3C / IETF ( bộ giao thức Internet ) : - ActivityPub - CGI - CSS - DOM - EME - GRDDL - HTML - JSON - LD - MathML - OWL - P3P - PROV - RDF - SISR - SKOS - SMIL - SOAP - SPARQL - SRGS - SSML - SVG - VoiceXML - WAI - ARIA - WCAG - WebAssembly - WSDL - XForms - XHTML - XHTML + Voice - XML - XML Events - XML Information Set - XML Schema - XPath - XQuery - XSL - FO - XSLT - XTiger |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm : Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia ; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế ; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài ; khu kinh tế ; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài ; đấu thầu ; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã ; thống kê ; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ Căn cứ theo Nghị định số 123 / 2016 / NĐ - CP ngày 1 / 9 / 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101 / 2020 / NĐ - CP ngày 28 / 8 / 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123 / 2016 / NĐ - CP và Nghị định số 89 / 2022 / NĐ - CP ngày 28 / 10 / 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây : - Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. |
- Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân ; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô ; quy hoạch ; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm ; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu ; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ. - Có trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực : - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch - Đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước - Đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài - Vốn ODA, vốn vay ưu đãi - Đấu thầu - Các khu kinh tế - Đăng ký và phát triển doanh nghiệp - Kinh tế tập thể, hợp tác xã - Thống kê. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. Lịch sử Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78 - SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 31 tháng 12 năm 1945 trở thành ngày truyền thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68 - SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ ( thay cho Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết ). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác. |
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603 - TTg thông báo quyết định này. Đây chính là tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay. Chủ nhiệm đầu tiên là Phạm Văn Đồng. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9 - 10 - 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158 - CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151 / HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75 / CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Bộ trưởng đầu tiên là Đỗ Quốc Sam. Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99 / 2000 / TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ra Nghị định số 86 / 2017 / NĐ - CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Ngày 28 tháng 10 năm 2022, Chính phủ ra Nghị định số 89 / 2022 / NĐ - CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Lãnh đạo Bộ - Bộ trưởng : Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng - Thứ trưởng : - Trần Quốc Phương, Bí thư Đảng ủy Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Trần Duy Đông, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Nguyễn Thị Bích Ngọc, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế - Đỗ Thành Trung, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Cơ cấu tổ chức Khối cơ quan quản lý nhà nước Văn phòng Bộ Thanh tra Bộ Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Pháp chế Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ Vụ Tài chính, tiền tệ Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ Vụ Kinh tế nông nghiệp Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị Vụ Quản lý các khu kinh tế Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư Vụ Kinh tế đối ngoại Vụ Lao động, văn hóa, xã hội Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường Vụ Quản lý quy hoạch Vụ Quốc phòng, An ninh Cục Quản lý đấu thầu Cục Phát triển doanh nghiệp Cục Đầu tư nước ngoài Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Cục Kinh tế hợp tác Tổng cục Thống kê Khối đơn vị sự nghiệp Viện Chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số Báo Đầu tư Học viện Chính sách và Phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Danh sách Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban qua các thời kỳ Danh sách Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban qua các thời kỳ • Lê Văn Hiến ( 1959 - 1962 ) • Nguyễn Côn ( 1960 - 1965 ) • Đặng Việt Châu ( 1960 - 1965 ) • Trần Quý Hai ( 1961 - 1963 ) • Trần Sâm ( 1963 - 1965 ) • Nguyễn Văn Kha ( 1969 - 1974 ) • Đặng Thí ( 1969 - 1971 ) • Trần Quỳnh ( 1969 - 1973 ) • Nguyễn Lam ( 1969 - 1973 ) • Lê Trung Toản ( 1973 - 1982 ) • Đinh Đức Thiện ( 1974 - 1977 ) • Nguyễn Hữu Mai ( 1975 - 1976 ), ( 1976 - 1980 ) • Hoàng Văn Thái ( 1977 - 1980 ) • Hồ Viết Thắng ( 1961 - 1983 ) • Bùi Phùng ( 1980 - 1992 ) • Trần Phương ( 2 / 1980 - 1 / 1981 ) • Đậu Ngọc Xuân ( 1980 - 1987 ) • Hoàng Quy ( 1983 - 2 / 1987 ) • Vũ Đại ( 1983 - 1987 ) • Nguyễn Hà Phan ( 1987 - 1989 ) • Bùi Công Trừng • Nguyễn Văn Vịnh • Lê Văn Hiến • Trần Hữu Dực • Võ Hồng Phúc ( 1988 - 1992 ) • Nguyễn Mại ( 1989 - 1995 ) • Trần Xuân Giá ( 1992 - 1995 ) • Phạm Gia Khiêm ( 1993 - 1995 ) • Trần Đình Khiển • Trương Văn Đoan ( 2003 - 2010 ) • Nguyễn Bích Đạt • Cao Viết Sinh • Bùi Quang Vinh • Đào Quang Thu • Đặng Huy Đông • Nguyễn Đức Trung ( 28 / 1 / 2019 - 27 / 2 / 2020 ), nay là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An • Lê Quang Mạnh, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội • Nguyễn Chí Dũng, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư • Nguyễn Văn Hiếu - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre • Võ Thành Thống |
Lào ( Lao ), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ( [UNK] [UNK] pásáːsón láːw ), là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia, phía tây và tây nam giáp với Thái Lan. Lào là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng, theo chủ nghĩa Marx và do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền. Thủ đô của Lào, đồng thời là thành phố lớn nhất, là Viêng Chăn. Các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse. Đây là một quốc gia đa dân tộc, người Lào chiếm khoảng 60 % dân số, họ chủ yếu cư trú tại vùng thấp và chiếm ưu thế về chính trị và văn hóa. Các dân tộc Môn - Khmer, H'Mông và dân tộc bản địa vùng cao khác chiếm khoảng 40 % dân số và sống tại khu vực đồi núi. Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hóa từ Vương quốc Lan Xang. Do vị trí địa lý " trung tâm " ở Đông Nam Á, vương quốc này trở thành một trung tâm thương mại trên đất liền, trau dồi về mặt kinh tế cũng như văn hóa. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang chia thành ba vương quốc Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak cho đến năm 1893 khi chúng hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp. Lào được tự trị vào năm 1949 và độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Cuộc nội chiến Lào kết thúc vào năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Pathet Lào lên nắm quyền. Lào phụ thuộc lớn vào viện trợ quân sự và kinh tế từ Liên Xô cho đến năm 1991. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Lào vẫn là một trong những nước có tình trạng tham nhũng thuộc mức trung bình cao trên thế giới. Điều này đã ngăn cản đầu tư từ nước ngoài và tạo ra những vấn đề lớn với quy định của pháp luật, bao gồm cả khả năng của quốc gia để thực thi hợp đồng và quy định kinh doanh. Điều này đã góp phần làm cho khoảng một phần ba dân số Lào hiện đang sống dưới mức nghèo khổ theo mức quốc tế ( dưới mức 1, 25 đô la Mỹ mỗi ngày ). |
Kinh tế Lào là một nền kinh tế đang phát triển với thu nhập thấp, với một trong những quốc gia có bình quân thu nhập đầu người hàng năm thấp nhất trên thế giới và một trong các nước kém phát triển nhất. Năm 2014, Lào chỉ xếp hạng 141 trên Chỉ số Phát triển Con người ( HDI ). Theo Chỉ số đói nghèo toàn cầu ( 2015 ), Lào đứng thứ 29 trong danh sách 52 quốc gia có tình trạng đói nghèo nhất. Chiến lược phát triển của Lào dựa trên sản xuất thủy điện và bán điện năng sang các quốc gia láng giềng, cũng như trở thành một quốc gia liên kết giao thương lục địa. Ngoài ra, lĩnh vực khai mỏ của Lào cũng khá phát triển, quốc gia này được đánh giá là một trong các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Lào là thành viên của Hiệp định thương mại châu Á - Thái Bình Dương ( APTA ), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ), Hội nghị cấp cao Đông Á và Cộng đồng Pháp ngữ. Lào xin trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO ) vào năm 1997 ; vào ngày 2 tháng 2 năm 2013, Lào đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Tên gọi Từ nguyên của từ Lào chưa được biết một cách rõ ràng, song nó có thể liên hệ với các bộ tộc được gọi là Ai Lao ( tiếng Lào : [UNK], tiếng Isan : อ้ายลาว, ) xuất hiện trong các ghi chép từ thời nhà Hán tại khu vực mà nay là tỉnh Vân Nam. Cái tên Laos trong tiếng Anh bắt nguồn từ Laos trong tiếng Pháp. Đế quốc thực dân Pháp thống nhất vương quốc Lào vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893 và đặt tên quốc gia theo tên của nhóm dân tộc chiếm đa số, đó là người Lào. Trong tiếng Lào, nước này được gọi là Muang Lao ( [UNK] [UNK] ) hoặc Pathet Lao ( [UNK] [UNK] [UNK] ), cả hai đều có nghĩa là Quốc gia Lào. Lịch sử Sơ khai Phát hiện một sọ người cổ đại trong hang Tam Pa Ling thuộc Dãy Trường Sơn tại miền bắc Lào ; hộp sọ có niên đại ít nhất là 46. 000 năm, là hoá thạch người hiện đại có niên đại xa nhất được phát hiện tại Đông Nam Á. |
Các đồ tạo tác bằng đá, trong đó có đồ theo kiểu văn hoá Hoà Bình, được phát hiện trong các di chỉ có niên đại từ thế Canh Tân muộn tại miền bắc Lào. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy xã hội nông nghiệp phát triển trong thiên niên kỷ 4 TCN. Các bình và các loại đồ khác được chôn cho thấy một xã hội phức tạp, có các đồ vật bằng đồng xuất hiện khoảng năm 1500 TCN, và các công cụ đồ sắt được biết đến từ năm 700 TCN. Thời kỳ lịch sử nguyên thủy có đặc điểm là tiếp xúc với các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Theo bằng chứng ngôn ngữ học và lịch sử khác, các bộ lạc nói tiếng Thái di cư về phía tây nam đến các lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay từ Quảng Tây khoảng giữa các thế kỷ 8 và 9. Lan Xang Lào có nguồn gốc lịch sử từ Vương quốc Lan Xang ( Triệu Voi ) được Phà Ngừm thành lập vào thế kỷ XIV,. Phà Ngừm là hậu duệ của một dòng dõi quân chủ Lào, có tổ tiên là Mông Bì La Các. Ông lập Phật giáo Thượng toạ bộ làm quốc giáo và khiến Lan Xang trở nên thịnh vượng. Trong vòng 20 năm hình thành, vương quốc bành trướng về phía đông đến Chăm Pa và dọc Dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, các triều thần không chịu được tính tàn nhẫn của ông nên họ đày ông đến khu vực mà nay thuộc tỉnh Nan của Thái Lan vào năm 1373,. Con trai cả của Phà Ngừm là Oun Heuan đăng cơ với tước hiệu Samsenthai, Lan Xang trở thành một trung tâm mậu dịch quan trọng trong thời gian 43 năm Samsenthai cai trị. Sau khi Samsenthai mất vào năm 1421, Lan Xang sụp đổ thành các phe phái xung khắc trong 100 năm sau đó. Năm 1520, Photisarath đăng cơ và dời đô từ Luang Prabang đến Viêng Chăn nhằm tránh Miến Điện xâm chiếm. Setthathirat trở thành quốc vương vào năm 1548 sau khi cha ông bị ám sát, ông ra lệnh xây dựng That Luang, công trình hiện trở thành biểu trương quốc gia của Lào. Setthathirat mất tích khi trở về sau một cuộc viễn chinh sang Cao Miên, Lan Xang bắt đầu suy yếu nhanh chóng. Phải đến năm 1637, khi Sourigna Vongsa đăng cơ, Lan Xang mới bành trướng biên giới hơn nữa. |
Thời gian Sourigna Vongsa cai trị thường được đánh giá là thời hoàng kim của Lào. Đến khi ông mất, Lan Xang không có người kế vị và bị phân thành ba thân vương quốc : Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak. Từ năm 1763 đến năm 1769, các đội quân Miến Điện tràn vào miền Bắc Lào và sáp nhập Luang Phrabang, trong khi Champasak cuối cùng nằm dưới quyền bá chủ của Xiêm La. Chao Anouvong được người Xiêm phong làm vua chư hầu của Viêng Chăn. Ông khuyến khích phục hưng mỹ thuật và văn học Lào, cải thiện quan hệ với Luang Phrabang. Chao Anouvong tiến hành khởi nghĩa chống Xiêm La vào năm 1826, kết quả là thất bại và Viêng Chăn bị cướp phá. Một chiến dịch quân sự của Xiêm La tại Lào vào năm 1876 được một nhà quan sát Anh mô tả là đã " chuyển đổi thành một cuộc tập kích săn nô lệ quy mô lớn ". Pháp thuộc Đến cuối thế kỷ 19, Luang Prabang bị Quân Cờ Đen từ Trung Quốc sang cướp phá. Pháp giải cứu Quốc vương Oun Kham và đưa Luang Phrabang thành một xứ bảo hộ. Ngay sau đó, Vương quốc Champasak và lãnh thổ Viêng Chăn cũng trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Quốc vương Sisavang Vong của Luang Phrabang trở thành quân chủ của một nước Lào thống nhất và Viêng Chăn lại trở thành thủ đô. Lào chưa từng quan trọng đối với Pháp, đây chỉ là một vùng đệm giữa Thái Lan chịu ảnh hưởng của Anh với Trung Kỳ và Bắc Kỳ vốn quan trọng hơn về kinh tế. Trong thời gian cai trị, người Pháp đưa vào hệ thống sưu dịch, buộc mọi nam giới tại Lào đóng góp 10 ngày lao động chân tay mỗi năm cho chính phủ thực dân. Lào sản xuất thiếc, cao su và cà phê, song chưa từng chiếm hơn 1 % xuất khẩu của Đông Dương thuộc Pháp. Đến năm 1940, có khoảng 600 công dân Pháp sống tại Lào. Dưới sự cai trị của Pháp, người Việt Nam được khuyến khích di cư sang Lào, những người thực dân Pháp nhìn nhận như là một giải pháp hợp lý cho một vấn đề thực tế. Đến năm 1943, dân số Việt Nam chiếm gần 40. 000 người, chiếm đa số ở các thành phố lớn nhất của Lào và được hưởng quyền bầu lãnh đạo của họ. |
Kết quả là 53 % dân số Viêng Chăn, 85 % người Thakhek và 62 % người Pakse là người Việt Nam, ngoại trừ Luang Phrabang nơi dân số chủ yếu là người Lào. Cuối năm 1945, Pháp thậm chí còn lập kế hoạch đầy tham vọng để di chuyển dân số Việt Nam sang ba vùng trọng điểm, tức là vùng đồng bằng Viêng Chăn, vùng Savannakhet, cao nguyên Bolaven. Nếu không, theo Martin Stuart - Fox, Lào có thể đã mất quyền kiểm soát đất nước của họ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng Pháp Vichy, Thái Lan, Đế quốc Nhật Bản, Pháp Tự do, Trung Quốc lần lượt chiếm đóng Lào. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, một nhóm dân tộc chủ nghĩa tuyên bố Lào độc lập, thủ đô là Luang Prabang song đến ngày 7 tháng 4 năm 1945 binh sĩ Nhật Bản chiếm đóng thành phố. Người Nhật nỗ lực ép buộc Sisavang Vong tuyên bố Lào độc lập song đến ngày 8 tháng 4 cùng năm, ông chỉ tuyên bố Lào chấm dứt là lãnh thổ bảo hộ của Pháp. Sau đó ông bí mật phái Thân vương Kindavong đại diện cho Lào trong Đồng Minh và Hoàng tử Sisavang làm đại diện bên người Nhật. Khi Nhật Bản đầu hàng, một số nhân vật dân tộc chủ nghĩa tại Lào ( bao gồm Thân vương Phetsarath ) tuyên bố Lào độc lập, song đến đầu năm 1946, người Pháp tái chiếm đóng và trao quyền tự trị hạn chế cho Lào. Trong Chiến tranh Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập tổ chức kháng chiến Pathet Lào. Pathet Lào bắt đầu chiến tranh chống lực lượng thực dân Pháp với viện trợ của Việt Minh. Năm 1950, Pháp trao cho Lào quyền bán tự trị với vị thế một " nhà nước liên kết " trong Liên hiệp Pháp. Pháp duy trì quyền kiểm soát thực tế cho đến ngày 22 tháng 10 năm 1953 thì Pháp quyết định trao trả chủ quyền trong hòa bình, khi Lào độc lập hoàn toàn với chính thể quân chủ lập hiến. Độc lập Hiệp định Genève năm 1954 kết thúc Chiến tranh Đông Dương. Năm 1955, Hoa Kỳ lập một đơn vị đặc biệt nhằm thay thế Pháp ủng hộ Lục quân Hoàng gia Lào chống Pathet Lào cộng sản. Năm 1960, giao tranh bùng phát giữa Lục quân Hoàng gia Lào và các du kích Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô hậu thuẫn. |
Một chính phủ lâm thời đoàn kết dân tộc thứ nhì được Thân vương Souvanna Phouma thành lập vào năm 1962 song thất bại, và tình hình dần xấu đi và biến thành nội chiến quy mô lớn giữa chính phủ Hoàng gia Lào và Pathet Lào. Pathet Lào được quân đội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ. Lào giữ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào và nắm giữ nhiều lãnh thổ của Lào để mở đường tiếp tế cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Đáp lại, Hoa Kỳ oanh tạc các vị trí của quân đội Việt Nam, ủng hộ các lực lượng chống cộng sản chính quy và không chính quy tại Lào và hỗ trợ quân Việt Nam Cộng hòa xâm nhập Lào. Năm 1968, Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động tấn công giúp Pathet Lào chống lại lực lượng Hoàng gia Lào. Cuộc tấn công này khiến lực lượng Quân đội Hoàng gia Lào tan rã ở mức độ lớn, thế lực chống cộng chính tại Lào chuyển sang lực lượng H'Mông dưới quyền Vàng Pao do Hoa Kỳ và Thái Lan ủng hộ. Cuộc oanh tạc trên không chống lại Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được thực hiện bởi Hoa Kỳ để ngăn chặn sự sụp đổ của Chính phủ Hoàng gia Lào và từ chối việc sử dụng Đường mòn Hồ Chí Minh để tấn công lực lượng Hoa Kỳ tại Cộng hòa Việt Nam. Từ năm 1964 đến năm 1973, Hoa Kỳ ném hai triệu tấn bom tại Lào, gần bằng lượng bom họ ném tại châu Âu và châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến Lào trở thành quốc gia bị ném bom nặng nề nhất trong lịch sử nếu so với dân số ; The New York Times lưu ý rằng " mỗi người Lào nhận gần một tấn bom. " Khoảng 80 triệu quả bom không phát nổ và vẫn còn rải rác khắp đất nước, khiến nhiều vùng đất rộng lớn không thể canh tác và làm thiệt mạng hàng chục người Lào mỗi năm. Năm 1975, Pathet Lào cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam lật đổ chính phủ Vương quốc Lào, buộc Quốc vương Savang Vatthana thoái vị vào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Từ 20. 000 đến 70. 000 người Lào chết trong nội chiến. |
Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, sau khi nắm quyền kiểm soát đất nước, chính phủ Pathet dưới quyền Kaysone Phomvihane đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và ký kết các thỏa thuận cho Việt Nam quyền được bố trí lực lượng vũ trang và bổ nhiệm các cố vấn hỗ trợ giám sát đất nước. Trong một bài báo được xuất bản năm 1990, nhà hoạt động nhân quyền Hmong Vang Pobzeb đã viết rằng Lào là lãnh thổ thuộc địa của Việt Nam kể từ ngày 2 tháng 12 năm 1975 và được chỉ đạo bởi Việt Nam trong các vấn đề nội bộ và đối ngoại. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Lào và Việt Nam đã được chính thức hóa thông qua một hiệp ước được ký năm 1977, từ đó không chỉ cung cấp hướng dẫn cho chính sách đối ngoại của Lào mà còn là cơ sở cho sự tham gia của Việt Nam ở tất cả các cấp chính trị và kinh tế Lào. Năm 1979, Việt Nam yêu cầu Lào kết thúc quan hệ với Trung Quốc, khiến Lào bị Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia khác cô lập về thương mại. Xung đột giữa phiến quân người H'Mông với Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục sau nội chiến tại các khu vực trọng yếu của Lào. Năm 1979 có 50. 000 quân Việt Nam đóng quân tại Lào và có tới 6. 000 quan chức dân sự Việt Nam, trong đó có 1. 000 người trực tiếp gắn bó với các bộ ở Viêng Chăn. Cuộc xung đột giữa phiến quân H'mong và Quân đội Nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( SRV ) cũng như Pathet Lào do SRV hậu thuẫn tiếp tục tại các khu vực trọng yếu của Lào, bao gồm cả Vùng quân sự khép kín Saysaboune, Khu quân sự khép kín Xaisamboune gần tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xieng Khouang. Từ năm 1975 đến năm 1996, Hoa Kỳ tái định cư khoảng 250. 000 người tị nạn Lào từ Thái Lan, trong đó có 130. 000 người H'Mông. ( Xem : Khủng hoảng tị nạn Đông Dương ) Ngày 2 tháng 12 năm 2015, Lào kỷ niệm 40 năm thành lập nước. Địa lý Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. |
Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2. 818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý : bắc, trung và nam. Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đô của Lào là Viêng Chăn, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet và Pakse. Năm 1993, chính phủ Lào dành ra 21 % diện tích đất cho bảo tồn môi trường sống tự nhiên. Đây là một trong các quốc gia thuộc khu vực trồng thuốc phiện " Tam giác Vàng ". Theo cuốn sách thực tế của UNODC vào tháng 10 năm 2007 về trồng trọt thuốc phiện ở Đông Nam Á, diện tích trồng cây thuốc phiện là 15 km vuông, giảm 3 km vuông so với năm 2006. Lào có thể được coi là bao gồm ba khu vực địa lý : bắc, trung và nam. Hành chính Lào được phân thành 17 tỉnh ( khoueng ) và thủ đô Viêng Chăn. Tỉnh mới nhất là Xaisomboun, được thành lập vào năm 2013. Các tỉnh được chia thành huyện ( muang ) rồi đến bản ( ban ). Một bản " đô thị " về cơ bản là một thị trấn. Môi trường Lào ngày càng gặp nhiều vấn đề về môi trường, với nạn phá rừng là một vấn đề đặc biệt quan trọng như mở rộng khai thác thương mại rừng, kế hoạch bổ sung các công trình thủy điện, nhu cầu nước ngoài cho động vật hoang dã và lâm sản ngoài gỗ cho thực phẩm và thuốc truyền thống và dân số tạo ra áp lực ngày càng tăng. |
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cảnh báo : " Bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Lào là yếu tố quan trọng để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. " Vào tháng 4 năm 2011, tờ The Independent đưa tin Lào đã bắt đầu làm việc trên đập Xayaburi gây tranh cãi trên sông Mekong mà không được chính thức phê duyệt. Các nhà môi trường nói rằng đập sẽ ảnh hưởng xấu đến 60 triệu người và Campuchia và Việt Nam - quan ngại về dòng chảy của nước - chính thức phản đối dự án. Ủy ban sông Mê Kông, một cơ quan liên chính phủ khu vực được thiết kế để thúc đẩy " quản lý bền vững " dòng sông, nổi tiếng với cá da trơn khổng lồ của nó, đã thực hiện một nghiên cứu cảnh báo nếu Xayaburi và các kế hoạch tiếp theo đi trước, nó " cơ bản sẽ làm suy yếu sự phong phú, năng suất và sự đa dạng của các nguồn tài nguyên cá Mekong ". Quốc gia láng giềng Việt Nam cảnh báo rằng con đập sẽ gây hại cho đồng bằng sông Cửu Long, nơi có gần 20 triệu người và cung cấp khoảng 50 % sản lượng gạo của Việt Nam và hơn 70 % sản lượng thủy sản và trái cây. Milton Osborne, Tham dự viên tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy, người đã nghiên cứu chuyên sâu về sông Mekong, cảnh báo : " Kịch bản tương lai của sông Mekong không còn là nguồn của cá. " Khai thác gỗ bất hợp pháp cũng là một vấn đề lớn. Các nhóm môi trường ước tính 500. 000 mét khối đang bị các công ty hợp tác với Quân đội Nhân dân Lào khai thác và sau đó vận chuyển từ Lào sang Việt Nam hàng năm, với hầu hết đồ nội thất cuối cùng được xuất khẩu sang các nước phương Tây. Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1992 chỉ ra rằng rừng chiếm khoảng 48 phần trăm diện tích đất của Lào. Độ che phủ rừng giảm xuống còn 41 % trong một cuộc khảo sát năm 2002. Chính quyền Lào đã nói rằng, trên thực tế, độ che phủ của rừng có thể không quá 35 % do các dự án phát triển như thủy điện. Chính trị Lào là một nhà nước xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính đảng hợp pháp duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước, người này đồng thời là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. |
Thủ tướng là một thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Các chính sách của chính phủ được Đảng xác định thông qua Bộ Chính trị gồm 11 thành viên và Ủy ban Trung ương Đảng gồm 61 thành viên. Các quyết định quan trọng của chính phủ do Hội đồng Bộ trưởng xem xét. Việt Nam duy trì ảnh hưởng đáng kể đến Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Hiến pháp đầu tiên của Lào được ban hành vào ngày 11 tháng 5 năm 1947, trong đó tuyên bố Lào là một nhà nước độc lập trong Liên hiệp Pháp. Hiến pháp sửa đổi vào ngày 11 tháng 5 năm 1957 bỏ qua đề cập đến Liên hiệp Pháp, song vẫn còn quan hệ mật thiết về giáo dục, y tế, kỹ thuật với cường quốc thực dân cũ. Văn kiện năm 1957 bị bãi bỏ vào ngày 3 tháng 12 năm 1975, khi thành lập chế độ mới theo chủ nghĩa cộng sản. Một hiến pháp mới được thông qua vào năm 1991, trong đó xác định " vai trò lãnh đạo " của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Cuộc bầu cử quốc hội 1992 bầu ra 85 đại biểu, số đại biểu tăng lên 99 vào năm 1997, 115 vào năm 2006 và 132 vào năm 2011. Quân đội Nhân dân Lào có quy mô nhỏ, ít ngân sách và không đủ nguồn lực ; sứ mệnh của họ tập trung vào an ninh biên giới và nội địa, chủ yếu là chống lại các nhóm nổi dậy người H'Mông và đối lập khác. Cùng với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và chính phủ, Quân đội Nhân dân Lào là trụ cột thứ ba của bộ máy nhà nước, và được dự kiến ngăn chặn bất ổn chính trị và dân sự hoặc tình huống khẩn cấp tương tự. Không tồn tại mối đe dọa từ bên ngoài đối với Lào, và Quân đội Nhân dân Lào duy trì quan hệ mạnh mẽ với Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoại giao Kinh tế Là một quốc gia không giáp biển, lại có cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và phần lớn lực lượng lao động thiếu kĩ năng, Lào vẫn là một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á. Kinh tế Lào phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại với các nước láng giềng. Năm 2009, dù Lào về chính thức vẫn là nhà nước cộng sản, song chính quyền Obama tuyên bố Lào không còn là nước Marx – Lenin và bỏ lệnh cấm các công ty Lào nhận tài chính từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ ( Ex - Im Bank ). |
Năm 2011, Sở Giao dịch Chứng khoán Lào bắt đầu giao dịch. Năm 2016, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào kinh tế Lào, tính luỹ kế họ đã đầu tư 5, 395 tỷ USD trong giai đoạn 1989 – 2014, xếp thứ nhì và thứ ba trong giai đoạn này là Thái Lan ( 4, 489 tỷ USD ) và Việt Nam ( 3, 108 tỷ USD ).. Nông nghiệp tự cấp vẫn chiếm đến một nửa GDP và tạo 80 % số việc làm. Chỉ có 4, 01 % diện tích lãnh thổ là đất canh tác và chỉ 0, 34 % diện tích lãnh thổ được sử dụng làm đất trồng trọt lâu dài, đây là tỷ lệ thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Lúa chi phối nông nghiệp Lào do khoảng 80 % diện tích đất canh tác dành cho trồng lúa. Khoảng 77 % nông hộ Lào tự cung cấp gạo. Sản lượng lúa tăng 5 % mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2005 nhờ cải tiến về giống và cải cách kinh tế, Lào lần đầu đạt được cân bằng ròng về xuất nhập khẩu gạo vào năm 1999. Lào có lẽ có nhiều giống gạo nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Từ năm 1995, chính phủ Lào làm việc cùng Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế tại Philippines nhằm thu thập các mẫu hạt của hàng nghìn giống lúa tại Lào. Kinh tế Lào nhận được viện trợ phát triển từ IMF, ADB và các nguồn quốc tế khác, cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài về phát triển xã hội, công nghiệp thủy điện và khai mỏ ( đáng chú ý nhất là đồng và vàng ). Du lịch là ngành tăng trưởng nhanh chóng. Phát triển kinh tế tại Lào bị cản trở do chảy máu chất xám. Lào giàu tài nguyên thiên nhiên, song phải nhập khẩu dầu khí. Luyện kim là một ngành quan trọng và chính phủ hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các mỏ than, vàng, bô xít, thiếc, đồng và kim loại có giá trị khác. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước phong phú và địa hình núi non cho phép Lào sản xuất và xuất khẩu thủy điện với số lượng lớn. Lào xuất khẩu điện sang Thái Lan và Việt Nam. |
Ngành du lịch Lào tăng trưởng nhanh chóng, đạt gần 4, 7 triệu du khách quốc tế trong năm 2015, đông nhất là khách Thái Lan ( 2, 32 triệu ), Việt Nam ( 1, 19 triệu ) và Trung Quốc ( 0, 51 triệu ) Du lịch đóng góp 679, 1 triệu USD cho GDP vào năm 2010, dự tính tăng lên 1, 5857 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2010, 1 / 10, 9 số công việc là trong lĩnh vực du lịch. Thu nhập xuất khẩu từ du khách quốc tế và hàng hóa du lịch dự kiến tăng lên 484, 2 triệu USD vào năm 2020, chiếm 12, 5 % xuất khẩu. Luang Prabang với văn hóa Phật giáo và kiến trúc thuộc địa, cùng tổ hợp đền cổ Khmer Wat Phu là các di sản thế giới UNESCO, Cánh đồng Chum cũng được đề cử. Các sân bay chính của Lào là sân bay quốc tế Wattay tại Viêng Chăn và sân bay quốc tế Luang Prabang, sân bay quốc tế Pakse cũng có một vài đường bay quốc tế. Hãng hàng không quốc gia của Lào là Lao Airlines. Các hãng hàng không khác có đường bay đến Lào là Bangkok Airways, Vietnam Airlines, AirAsia, Thai Airways International, China Eastern Airlines và Silk Air. Phần lớn nước Lào thiếu cơ sở hạ tầng đẩy đủ. Lào chỉ có một đoạn đường sắt ngắn nối Viêng Chăn với Thái Lan qua cầu Hữu nghị Thái - Lào. Các tuyến đường bộ liên kết các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Đường 13, được nâng cấp trung thời gian qua, song các làng nằm xa các đường chính chỉ có thể tiếp cận bằng đường mòn. Tồn tại hạn chế về viễn thông, song điện thoại di động trở nên phổ biến tại các trung tâm đô thị. Trong nhiều khu vực nông thôn, ít nhất cũng có điện năng cục bộ. Xe Songthaew được sử dụng để vận chuyển đường dài và địa phương. Tại Lào, người Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Hiện Lào có khoảng 13 đặc khu kinh tế của Trung Quốc, trong đó có Đặc khu Kinh tế Tam giác vàng ( GTSEZ ) rộng 10. 000 hecta. Paul Chamber, giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Thái Lan, cho biết : " Phía bắc nước Lào giờ đây đã gần như bị biến thành một đất nước Trung Quốc mới ". |
Vào năm 2014, nhiều người dân Lào sống tại GTSEZ đã biểu tình chống lại việc chính quyền giải tỏa và thu hồi đất để mở rộng đặc khu kinh tế này. Theo lời của chuyên gia tư vấn Linh tại Bokeo : " Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ tại đây và có thể biến Lào thành một Tây Tạng kế tiếp ". Nhân khẩu Dân số Lào ước tính đạt 6, 5 triệu người vào năm 2012, phân bổ không đều trên lãnh thổ. Hầu hết dân chúng sống tại các thung lũng của sông Mekong và các chi lưu của nó. Thủ đô Viêng Chăn có 740 nghìn cư dân vào năm 2008. Mật độ dân số Lào đạt 27 / km². Cư dân Lào thường được phân chia theo độ cao, gần tương ứng với dân tộc. Hơn một nửa dân số ( 60 % ) là người Lào, chiếm phần lớn cư dân vùng thấp, họ là dân tộc chiếm ưu thế về chính trị và văn hóa tại Lào. Người Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Thái, họ bắt đầu di cư từ Trung Quốc về phía nam vào thiên niên kỷ 1. 10 % dân số là các nhóm vùng thấp khác, họ cùng với người Lào hợp thành Lào Loum. Tại vùng núi miền trung và miền nam, các bộ lạc Môn - Khmer gọi chung là Lào Theung, hay Lào vùng giữa, chiếm ưu thế. Họ từng là cư dân bản địa tại miền bắc Lào. Một số người Việt, Hoa và Thái vẫn ở lại, đặc biệt là tại các đô thị, song nhiều người dời đi khi Lào độc lập vào cuối thập niên 1940, nhiều người trong số họ tái định cư tại Việt Nam, Hồng Kông hay sang Pháp. Lào Theung chiếm khoảng 30 % dân số. Các dân tộc vùng cao như H'Mông, Dao, Shan và một số dân tộc Tạng - Miến sống trong các khu vực cô lập tại Lào trong thời gian dài. Các bộ lạc vùng đồi núi có nguồn gốc hỗn hợp về dân tộc / văn hóa - ngôn ngữ tại miền bắc Lào bao gồm người Lua và người Khơ Mú, họ là dân tộc bản địa của Lào. Các dân tộc này được gọi chung là Lào Soung hay Lào vùng cao. Người Lào Soung chiếm khoảng 10 % dân số. Ngôn ngữ chính thức và chi phối tại Lào là tiếng Lào, đây là một ngôn ngữ có thanh điệu thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. |
Tuy nhiên, chỉ hơn một nửa dân chúng nói tiếng Lào bản ngữ, phần còn lại nói các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở nông thôn. Chữ cái Lào tiến triển trong khoảng giữa thế kỷ XIII và XIV, bắt nguồn từ chữ viết Khmer cổ và tương đồng với chữ Thái Lan. Ngoài ra, còn có các ngôn ngữ thiểu số như Khơ Mú và Mông, đặc biệt là tại vùng giữa và vùng cao. 67 % người Lào là tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ, 1, 5 % là tín đồ Cơ Đốc giáo và 31, 5 % theo các tôn giáo khác hoặc không xác định theo điều tra nhân khẩu năm 2005. Phật giáo từ lâu đã là một thế lực xã hội quan trọng tại Lào. Phật giáo Thượng tọa bộ tồn tại hòa bình với thuyết đa thần địa phương từ khi được truyền bá đến. Tuổi thọ dự tính khi sinh của nam giới Lào là 60, 85 năm, còn của nữ giới là 64, 76 năm tính đến 2012. Tuổi thọ triển vọng khỏe mạnh là 54 năm vào năm 2007. Năm 2008, 43 % dân số không được tiếp cận nguồn nước vệ sinh, song con số này giảm còn 33 % vào năm 2010. Tỷ lệ biết chữ của người thành niên tại Lào vượt quá hai phần ba. Tỷ lệ biết chữ của nam giới cao hơn của nữ giới. Tỷ lệ biết chữ đạt 73 % theo ước tính vào năm 2010. Năm 2004, tỷ lệ nhập học tiểu học đạt 84 %. Đại học Quốc gia Lào là đại học công lập, thành lập vào năm 1996. Văn hóa Phật giáo Thượng tọa bộ có ảnh hưởng chi phối trong văn hóa Lào, được phản ánh trên khắp đất nước từ ngôn ngữ trong chùa và trong mỹ thuật, văn học, nghệ thuật trình diễn. Nhiều yếu tố trong văn hóa Lào có trước khi Phật giáo truyền đến, chẳng hạn như âm nhạc Lào do nhạc cụ dân tộc là khèn chi phối, nó có nguồn gốc từ thời tiền sử. Tiếng khèn theo truyền thống đi kèm với người hát theo phong cách dân gian lam. Trong các phong cách lam, lam saravane có lẽ được phổ biến nhất. Gạo nếp là một loại lương thực đặc trưng và có ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo đối với người Lào. Gạo nếp thường được ưa chuộng hơn gạo nhài, và trồng lúa nếp được cho là bắt nguồn tại Lào. Tồn tại nhiều truyền thống và nghi lễ liên quan đến sản xuất lúa trong các môi trường khác nhau và trong nhiều dân tộc. |
Chẳng hạn, các nông dân Khơ Mú tại Luang Prabang trồng loại lúa Khao Kam với số lượng nhỏ gần lều để tưởng nhớ cha mẹ đã mất, hoặc tại góc ruộng để thể hiện cha mẹ vẫn sống. Trong thời gian gần đây, Beerlao của nhà máy bia quốc doanh Lào đã trở nên phổ biến ở Lào và được người nước ngoài và cư dân trong nước đánh giá rất cao. Năm 2004, tạp chí Time đã ca ngợi Beerlao là loại bia tốt nhất châu Á. Sinh là một loại trang phục truyền thống mà nữ giới Lào mặc trong sinh hoạt thường ngày, tương tự như áo dài của Việt Nam. Đây là một loại váy lụa dệt tay, có thể nhận diện nữ giới mặc nó theo nhiều cách, chẳng hạn như khu vực xuất thân. Đa thê là một tội tại Lào theo pháp luật, song hình phạt ở mức thấp, và đa thê vẫn phổ biến trong người H'Mông. Toàn bộ báo chí tại Lào đều do chính quyền phát hành, trong đó có nhật báo Anh ngữ Vientiane Times và tuần báo Pháp ngữ Le Rénovateur. Thông tấn xã chính thức của quốc gia là Khao San Pathet Lao, hãng này phát hành các phiên bản tiếng Anh và Pháp tờ báo của họ. Lào hiện có chín nhật báo, 90 tạp chí, 43 đài phát thanh, và 32 đài truyền hình hoạt động khắp đất nước., Báo Nhân Dân của Việt Nam và Tân Hoa xã của Trung Quốc là các tổ chức truyền thông ngoại quốc duy nhất được phép mở văn phòng tại Lào. Chính phủ Lào kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ các kênh truyền thông nhằm ngăn chặn phê bình các hành động của họ. Công dân Lào chỉ trích chính phủ là đối tượng bị mất tích, bắt giữ tùy tiện và tra khảo. Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chỉ có rất ít phim được sản xuất tại Lào. Một trong các phim thương mại đầu tiên là Sabaidee Luang Prabang, sản xuất vào năm 2008. Nhà làm phim người Úc Kim Mordount sản xuất The Rocket tại Lào với dàn diễn viên nói tiếng Lào, phim xuất hiện trong Liên hoan Phim quốc tế Melbourne 2013 và thắng ba giải tại Liên hoan Phim quốc tế Berlin. Gần đây, một vài công ty sản xuất địa phương kế tục sản xuất các phim Lào và giành được công nhận quốc tế. Trong số đó có At the Horizon do Anysay Keola làm đạo diễn và Chanthaly do Mattie Do làm đạo diễn. |
Muay Lào là môn thể thao quốc gia, tương tự như Muay Thái, Lethwei Myanmar và Pradal Serey Campuchia. Bóng đá phát triển thành môn thể thao phổ biến nhất tại Lào. Giải vô địch Lào là giải đấu chuyên nghiệp cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá Lào. Từ khi bắt đầu giải đấu, Câu lạc bộ Quân đội Lào là đội thành công nhất. Câu nói Ngày 13 - 3 - 1963, tại sân bay Gia Lâm trong lễ tiễn Vua Sri Savan Vatthana cùng các vị khách Lào lên đường về nước kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc một câu thơ về quan hệ Việt - Lào : |
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ( ), gọi tắt là Hoa Kỳ ( tiếng Anh : United States, US hoặc U. S. ) hoặc ngắn gọn là Mỹ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang ở châu Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang ( trong đó có 48 tiểu bang lục địa ), thủ đô là Washington, D. C., thành phố lớn nhất là New York. Hoa Kỳ nằm ở giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có 14 vùng lãnh thổ trực thuộc nằm rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương cùng 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ. Với 3, 8 triệu dặm vuông ( 9, 8 triệu km² ) và hơn 331 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về tổng diện tích cũng như đứng thứ ba về quy mô dân số. Hoa Kỳ là quốc gia của người nhập cư, đây là quốc gia đa chủng tộc và văn hóa nhiều nhất trên thế giới do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Hoa Kỳ được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Đế quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các tiểu bang độc lập, 13 cựu thuộc địa đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 và đánh bại người Anh trong chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập thành công đầu tiên trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp này một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của nước cộng hòa chung duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Sau khi giành độc lập, theo học thuyết Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ bắt đầu công cuộc đánh đuổi người da đỏ bản địa và mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19. |
Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính phủ liên bang đã chấm dứt chế độ nô lệ cũng như sự chia rẽ tư tưởng. Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mở rộng sự ảnh hưởng lên toàn bộ Thái Bình Dương và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới từ đó tới nay. Chiến thắng trong chiến tranh với Tây Ban Nha cùng chiến tranh thế giới thứ nhất đã xác định vị thế đại cường quốc toàn cầu của Hoa Kỳ. Thắng lợi trong chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Lạnh tiếp tục khẳng định và giữ vững vị thế siêu cường của quốc gia này. Hoa Kỳ là nước phát triển, thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, NATO và Khối Đồng minh không thuộc NATO, Liên minh Tình báo Toàn cầu, OECD, WTO, các nhóm G7, G20, Câu lạc bộ Paris,... Nền kinh tế Hoa Kỳ lớn nhất thế giới theo GDP thực tế, danh nghĩa, xếp thứ hai theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ có chỉ số phát triển con người ở nhóm rất cao, đứng hạng nhất về tổng giá trị thương hiệu quốc gia, hạng nhì trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, hạng 17 về chỉ số tự do kinh tế, hạng nhất về ngân sách quốc phòng. Đô la Mỹ là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất và Hoa Kỳ có số lượng tỷ phú cùng triệu phú nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ đi đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, là quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt trăng cũng như sở hữu vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ có số lượng công dân và tổ chức đoạt nhiều giải Nobel nhất trong lịch sử. Văn hóa Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Dù vậy, Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như chênh lệch giàu nghèo, quản lý súng đạn bất hợp phát, bất bình đẳng xã hội như nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại, nhập cư bất hợp pháp và chi phí y tế đắt đỏ. Tên gọi Tên tiếng Anh Tên tiếng Anh đầy đủ của nước Mỹ là United States of America, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776, lúc này chỉ mới có 13 bang đầu tiên. Ngày nay, Hoa Kỳ gồm 50 bang, Đặc khu Columbia trực thuộc liên bang, 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ và một số lãnh thổ hải ngoại. |
Cách viết tắt thông thường của United States of America gồm có United States, U. S., và U. S. A. Các tên thông tục cho quốc gia này bao gồm thuật từ thường sử dụng là America ( Mỹ ) hay là the States. Thuật từ Americas để chỉ các vùng đất Tây bán cầu được đặt vào đầu thế kỷ XVI theo tên của nhà thám hiểm kiêm chuyên gia vẽ bản đồ người Ý là Amerigo Vespucci ( 9 tháng 3 năm 1454 - 22 tháng 2 năm 1512 ). Tên đầy đủ của quốc gia này lần đầu tiên được dùng chính thức trong Tuyên ngôn Độc lập như sau " Tuyên ngôn nhất trí đồng thuận của 13 tiểu bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ " được " Các đại biểu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ " chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tên hiện tại được khẳng định một lần nữa vào ngày 15 tháng 11 năm 1777 khi Đệ Nhị Quốc hội Lục địa chấp thuận Những Điều khoản Liên hiệp. Điều khoản đầu phát biểu như sau " Kiểu liên bang này sẽ là The United States of America. " Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ châu Mỹ và Hoa Kỳ. Nó được lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người khám phá ra châu Mỹ và tên này xuất hiện trong tên District of Columbia ( chính là thủ đô Washington D. C. của Hoa Kỳ ). Hình tượng Columbia với đặc điểm của một người phụ nữ xuất hiện trên một số tài liệu chính thức, bao gồm một số loại tiền của Hoa Kỳ. Cách thông thường để nói đến một công dân Hoa Kỳ là dùng từ người Mỹ ( American ). Tên tiếng Việt Trong tiếng Việt đương đại, nước Mỹ có hai cách gọi chính là Mỹ và Hoa Kỳ. Tên gọi Mỹ được sử dụng rộng rãi trong cả khẩu ngữ lẫn văn viết tiếng Việt. Trong tên tiếng Việt của một số thứ có liên quan đến Mỹ, chẳng hạn như trong tên gọi đô la Mỹ, nước Mỹ hầu như luôn được gọi là Mỹ, chứ không gọi là Hoa Kỳ. Thay thế Mỹ trong các tên gọi này bằng Hoa Kỳ sẽ tạo ra tên gọi khiến người bản ngữ tiếng Việt cảm thấy kỳ quặc. Hoa Kỳ là tên chính thức thường được sử dụng trong các văn bản hành chính hay học thuật. Phiên bản tiếng Việt website Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội dùng tên gọi Hoa Kỳ. |
Hoa Kỳ Tên gọi Hoa Kỳ trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Hán " [UNK] [UNK] ", là một trong số nhiều tên gọi cổ hiện không còn được sử dụng trong tiếng Trung nữa của nước Mỹ. Tên gọi này ra đời vào năm 1784. Trong năm này, con tàu có tên gọi là Hoàng hậu Trung Quốc ( tiếng Anh : Empress of China ) tới Quảng Châu. Con tàu này là thương thuyền Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc. Trong cảm nhận của người dân Quảng Châu, những hình sao " ☆ " nằm ở góc trái lá cờ Mỹ giống như là hình bông hoa ( khái niệm ☆ gọi là ngôi sao khi đó chưa có ). Họ bèn gọi cờ Mỹ là " [UNK] [UNK] " hoa kỳ ( nghĩa mặt chữ là " cờ hoa " ), gọi xứ có " cờ hoa " là " [UNK] [UNK] [UNK] " Hoa Kỳ quốc ( " nước cờ hoa " ). Về sau, trong tiếng Hán, " [UNK] [UNK] " Hoa Kỳ không cần phải có từ " [UNK] " quốc ở đằng sau cũng có thể dùng để chỉ nước Mỹ. Vì Hoa Kỳ có nghĩa mặt chữ là " cờ hoa " nên đôi khi trong sách báo tiếng Việt nước Mỹ được gọi là xứ cờ hoa.. Tại Trung Quốc, Hoa Kỳ chưa bao giờ là tên gọi quan phương của nước Mỹ. Tên gọi tiếng Việt Hợp chúng quốc Hoa Kỳ nếu dịch sát nghĩa từng từ một sang Trung văn thì sẽ là " [UNK] [UNK] 合 [UNK] [UNK] " Hoa Kỳ hợp chúng quốc. Trong tiếng Hán, nước Mỹ chưa từng được gọi như vậy. Trước đây tại miền Nam Việt Nam, có lẽ vì tập tục húy kỵ chữ " Hoa " ( tên bà Hồ Thị Hoa ) nên người ta cũng gọi và viết là Huê Kỳ. Mỹ / Mĩ Tên gọi Mỹ trong tiếng Việt được lấy từ âm tiết đầu tiên trong tên gọi Mỹ quốc. Tên gọi Mỹ quốc thì bắt nguồn từ chữ hán " 美 [UNK] " ( Mỹ quốc ). Những người sử dụng tiếng Hán đã tạo ra tên gọi tắt chỉ có hai âm tiết cho một số quốc gia bằng cách lấy âm tiết đầu tiên trong tên gọi dài hơn, có nhiều âm tiết hơn của quốc gia đó đem ghép với từ " [UNK] " quốc, nghĩa là " nước, quốc gia ". |
Các tên gọi " 法 [UNK] " Pháp quốc ( gọi tắt của " 法 [UNK] [UNK] " Pháp Lan Tây ), " [UNK] [UNK] " Đức quốc ( gọi tắt của " [UNK] [UNK] [UNK] " Đức Ý Chí ), " 美 [UNK] " Mỹ quốc, tên gọi tắt trong tiếng Hán của Pháp, Đức, Mỹ, đều được tạo ra theo cách này. Tên tiếng Hán gọi tắt hai âm tiết có âm tiết cuối là quốc của một số quốc gia sau khi được tiếng Việt vay mượn đã dần dần bị bỏ đi âm tiết quốc ở cuối, chỉ giữ lại âm tiết đầu, Pháp quốc, Đức quốc, Mỹ quốc trở thành Pháp, Đức, Mỹ. Bằng tiếng Trung, " A - me - ri - ca " được phiên âm thành " Yǎ měi lì jiā ", chữ Hán viết là [UNK] 美 利 加 ( Á mỹ lợi gia ). Nhưng do trùng với tên châu Mỹ, nên người Trung Quốc lấy tính từ sở hữu " American ", bỏ chữ " A " còn lại " me - ri - can " được phiên âm thành " měi lì jiān ", chữ Hán viết là 美 利 [UNK] ( Mỹ lợi kiên ). Do đó hiện nay, quốc hiệu đầy đủ ( The United States of America ) của nước Mỹ được dịch sang tiếng Trung Quốc là " Mỹ Lợi Kiên hợp chúng quốc " ( 美 利 [UNK] 合 [UNK] [UNK] - Měi lì jiān hé zhòng guó ), gọi tắt là " Mỹ quốc " ( 美 [UNK] - Měi guó ). Trong bản tiếng Trung của " Điều ước Vọng Hạ ", một hiệp ước bất bình đẳng được Mỹ và Trung Quốc ký kết năm 1844, nước Mỹ được gọi là " Á Mỹ Lý Giá châu đại hợp chúng quốc " ( [UNK] 美 理 [UNK] [UNK] 大 合 [UNK] [UNK] ). " Hợp chúng quốc " ( 合 [UNK] [UNK] ) mang ý là quốc gia do nhiều tiểu bang liên hợp lại mà thành ( The United States ), " chúng " ( [UNK] ) trong " quần chúng, chúng tôi " ở đây có nghĩa là " nhiều ", nhưng người Việt hay bị nhầm thanh điệu sang chữ " chủng " ( [UNK] ) trong " chủng tộc ", nên nhiều khi bị gọi nhầm thành " hợp chủng quốc " vì nhiều người cho nó mang nghĩa là quốc gia do nhiều chủng tộc hợp thành. |
Tuy nhiên cách gọi này không chính xác, bản thân quốc hiệu Hoa Kỳ là " The United States of America " cũng không có từ nào đề cập đến chủng tộc như từ " race ". Tên gọi cổ Sử nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên vào thế kỷ XIX còn phiên âm tên nước này là " Mỹ Lợi Kiên ", " Ma Ly Căn " và " Nhã Di Lý " ( thông qua ). Lịch sử Thổ dân châu Mỹ và người di cư từ châu Âu Những thổ dân của Hoa Kỳ lục địa, kể cả thổ dân Alaska, đã di cư từ miền Bắc châu Á sang bằng việc lợi dụng sự đóng băng trên vùng biển thuộc giao điểm của Nga và bang Alaska. Họ bắt đầu di cư sang châu Mỹ ít nhất là 12. 000 năm và có thể xa nhất là 40. 000 năm trước đây. Một số cộng đồng bản thổ trong thời kỳ tiền Colombo đã phát triển nông nghiệp tiên tiến, đại kiến trúc, và những xã hội cấp tiểu quốc. Nhà thám hiểm Christopher Columbus đến Puerto Rico ngày 19 tháng 11 năm 1493 và đã tiếp xúc lần đầu tiên với những người thổ dân châu Mỹ. Những năm sau đó, đa số thổ dân châu Mỹ bị bệnh dịch Á Âu giết chết. Người Tây Ban Nha thiết lập các thuộc địa châu Âu sớm nhất trên đất liền tại vùng mà bây giờ là Florida. Sau đó, các khu định cư Tây Ban Nha trong miền Tây Nam Hoa Kỳ ngày nay đã thu hút hàng ngàn người khắp México. Những thương buôn da thú người Pháp thiết lập các tiền trạm của Tân Pháp quanh Ngũ Đại Hồ. Các khu định cư thành công ban đầu của người Anh là Thuộc địa Virginia ở Jamestown năm 1607 và Thuộc địa Plymouth năm 1620. Việc thiết lập Thuộc địa Vịnh Massachusetts năm 1628 tạo ra một làn sóng di dân ; đến năm 1634, New England đã có khoảng 10. 000 người theo Thanh giáo định cư. Giữa cuối thập niên 1610 và cuộc cách mạng, người Anh đã đưa khoảng 50. 000 tội phạm đến các thuộc địa Mỹ của họ. Bắt đầu năm 1614, Hà Lan đã thiết lập các khu định cư dọc theo hạ lưu sông Hudson, gồm có Tân Amsterdam trên đảo Manhattan. Khu định cư nhỏ Tân Thụy Điển được thiết lập dọc theo Sông Delaware năm 1638 sau đó bị người Hà Lan chiếm vào năm 1655. |
Trong cuộc Chiến tranh Pháp và thổ dân châu Mỹ, Vương quốc Anh đã thừa cơ giành lấy Canada từ tay người Pháp, nhưng dân chúng nói tiếng Pháp vẫn được tự do về chính trị và tách biệt khỏi các thuộc địa ở phía Nam. Năm 1674, người Anh đã chiếm được các cựu thuộc địa của Hà Lan trong Chiến tranh Anh – Hà Lan ; tỉnh Tân Hà Lan bị đổi tên thành New York. Với việc phân chia Carolinas năm 1729 và thuộc địa hóa Georgia năm 1732 ; 13 thuộc địa của Anh, mà sau này trở thành Hoa Kỳ, được thành lập. Tất cả đều có chính quyền thuộc địa và địa phương cùng với bầu cử mở rộng cho đa số đàn ông tự do. Tất cả thuộc địa đều hợp pháp hóa việc buôn bán nô lệ châu Phi. Với tỷ lệ sinh sản cao và tử vong thấp, cộng thêm việc di dân mới đến đều đặn, các thuộc địa đã tăng gấp đôi dân số sau mỗi 25 năm. Phong trào chấn hưng đức tin của tín hữu Cơ Đốc trong thập niên 1730 và thập niên 1740 được biết đến là Đại Tỉnh thức đã khiến cho dân chúng quan tâm đến cả tôn giáo và sự tự do tín ngưỡng. Vào năm 1770, các thuộc địa có số người Anh giáo ngày gia tăng lên đến khoảng 3 triệu người, bằng khoảng nửa dân số của Vương quốc Anh vào lúc đó. Mặc dù các thuộc địa chịu thuế do Anh đề ra nhưng họ không có một đại diện nào trong Quốc hội Vương quốc Anh. Giành độc lập Căng thẳng giữa mười ba thuộc địa Mỹ và người Anh trong giai đoạn cách mạng trong thập niên 1760 và đầu thập niên 1770 dẫn đến cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ nổ ra ngày 14 tháng 6 năm 1775, Đệ Nhị Quốc hội Lục địa họp tại Philadelphia đã thành lập một Quân đội Lục địa dưới quyền chỉ huy của Tổng Tư lệnh Lục quân George Washington đã tuyên bố rằng " tất cả con người được sinh ra đều có quyền bình đẳng " và được ban cho " một số quyền bất khả nhượng ". Quốc hội chấp thuận bản Tuyên ngôn Độc lập mà phần nhiều là do Thomas Jefferson soạn thảo, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Năm 1777, Những Điều khoản Liên hiệp được chấp thuận, thống nhất các tiểu bang dưới một chính phủ liên bang lỏng lẻo mà hoạt động cho đến năm 1788. |
Khoảng 70. 000 – 80. 000 người trung thành với Vương miện Anh đào thoát khỏi các tiểu bang nổi dậy, nhiều người đến Nova Scotia và những vùng Vương quốc Anh mới chiếm được tại Canada. Người bản thổ Mỹ bị chia rẽ vì liên minh với hai phía đối nghịch đã sát cánh bên phía của mình trên mặt trận phía tây của cuộc chiến. Sau khi các lực lượng Mỹ với sự giúp đỡ của Pháp đánh bại quân đội Anh, Vương quốc Anh công nhận chủ quyền của mười ba tiểu bang vào năm 1783. Một hội nghị hiến pháp được tổ chức năm 1787 bởi những người muốn thành lập một chính phủ quốc gia mạnh hơn với quyền lực trên các tiểu bang. Vào tháng 6 năm 1788, 9 tiểu bang đã thông qua bản Hiến pháp Hoa Kỳ, tuyên bố thành lập một chính phủ mới. Mỗi bang tự nguyện chấp nhận sự liên kết nhưng đồng thời vẫn giữ tự do trong nhiều lĩnh vực. Họ hòa nhập vào cộng đồng nhưng không từ bỏ bản sắc của mình. Những người sáng lập Hoa Kỳ đã soạn thảo Hiến pháp dựa trên những tư tưởng cấp tiến nảy sinh trong phong trào Khai sáng tại châu Âu bao gồm những lý tưởng của chủ nghĩa tự do cùng với ý tưởng về một chính thể đại diện tồn tại dưới hình thức nền cộng hòa dân cử. Nước Mỹ là quốc gia độc đáo vì nó không được sinh ra từ một quá trình lịch sử lâu dài như các nước khác mà từ những ý tưởng chính trị và triết học. Thượng và Hạ viện đầu tiên của cộng hòa và Tổng thống George Washington nhậm chức năm 1789. Thành phố New York là thủ đô liên bang khoảng 1 năm trước khi chính phủ di chuyển đến Philadelphia. Năm 1791, các tiểu bang thông qua Đạo luật Nhân quyền, đó là mười tu chính án Hiến pháp nghiêm cấm việc hạn chế của liên bang đối với các quyền tự do cá nhân và bảo đảm một số bảo vệ về pháp lý. Thái độ đối với chế độ nô lệ dần dần có thay đổi ; một điều khoản trong Hiến pháp nói đến sự bảo đảm buôn bán nô lệ châu Phi chỉ tồn tại đến năm 1808. Các tiểu bang miền Bắc bãi bỏ chế độ nô lệ giữa năm 1780 và năm 1804, để lại các tiểu bang với chế độ nô lệ ở miền Nam. Năm 1800, chính phủ liên bang di chuyển đến Washington, D. C. mới thành lập. |
Mở rộng lãnh thổ Thâu tóm lãnh thổ nước khác Khi mới thành lập, Hoa Kỳ không phải là nước ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, thậm chí người dân Hoa Kỳ còn có tinh thần chống chủ nghĩa thực dân do họ từng là thuộc địa của Anh. Nhưng trong một số thời điểm lịch sử, Hoa Kỳ đã đi xâm chiếm đất đai nước khác. Hoa Kỳ có nhu cầu mở rộng lãnh thổ và chiếm lĩnh thị trường mới, tuy nhiên, dư luận trong nước chống lại việc họ sẽ trở thành một nước đế quốc trong khi Hoa Kỳ có đầy đủ điều kiện trở thành một đế quốc. Chính vì vậy, Chính phủ Hoa Kỳ phải thực hiện bành trướng lãnh thổ một cách âm thầm, khéo léo để vừa thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế vừa không bị dư luận chỉ trích. Sự bành trướng này đôi khi được Chính phủ Hoa Kỳ giải thích bằng sứ mệnh " cứu thế giới " để làm yên lòng dân chúng. Người Mỹ đã đến các vùng Texas, New Mexico, California để lập nghiệp, sau đó Chính phủ Mỹ chinh phục các vùng đất này bằng quân sự. Nước Mỹ cũng lấy cớ bảo vệ những doanh nhân kinh doanh tại Samoa, Hawaii để chiếm những quần đảo này. Việc mua vùng đất Louisiana, lãnh thổ mà Pháp tuyên bố chủ quyền, được thực hiện dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson năm 1803 đã thực sự làm tăng gấp đôi diện tích Hoa Kỳ. Chiến tranh năm 1812, nổ ra giữa Hoa Kỳ và Anh vì nhiều bất đồng, đã không phân thắng bại, nhưng cũng đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa quốc gia của người Mỹ. Một loạt các cuộc tiến công quân sự của Hoa Kỳ vào Florida đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida và nhiều lãnh thổ duyên hải Vịnh Mexico khác cho Hoa Kỳ năm 1819. Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas năm 1845. Khái niệm về Vận mệnh hiển nhiên ( Manifest Destiny ) rất phổ biến đối với công chúng trong suốt thời kỳ này. Năm 1845, Hoa Kỳ đe dọa chiến tranh với Vương quốc Anh để tranh giành quyền lợi tại vùng Tây Bắc. Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Hoa Kỳ kiểm soát vùng mà ngày nay là tây bắc Hoa Kỳ. Chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Mexico – Mỹ năm 1848 đưa đến việc Mexico buộc phải ký Hòa ước bất bình đẳng Guadalupe Hidalgo, họ phải trao cho Mỹ vùng California và phần nhiều những vùng đất mà ngày nay là bang Texas. |
Mỹ còn gây áp lực ép México phải bán vùng đất Mexican Cession ( ngày nay là vùng tây nam Hoa Kỳ ) trù phú cho Mỹ với giá chỉ 15 triệu USD. Năm 1853, để làm một dự án đường ray xe lửa, Mỹ lại ép Mexico bán rẻ lãnh thổ ở một vùng đất tiềm năng giáp ranh biên giới Hoa Kỳ – Mexico, với giá 10 triệu USD. Vùng này ngày nay là phía Nam Arizona và Tây Nam New Mexico. Tổng cộng Mỹ đã giành được gần 3 triệu km² sau các cuộc chiến với México, trên các lãnh thổ đó đã thành lập 6 bang mới của nước Mỹ ( California, một nửa bang New Mexico, hầu hết Arizona, Nevada và một phần của bang Utah và Colorado ). Lãnh thổ Mexico vào năm 1821 rộng 4. 925. 283 km², nhưng sau khi bị Hoa Kỳ chiếm nhiều vùng đất, đã thu hẹp lại chỉ còn 1. 972. 550 km² như ngày nay. Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng lãnh thổ ra Thái Bình Dương. Trong cuộc chiến với Tây Ban Nha năm 1898, Mỹ chiến thắng và được chuyển nhượng quyền sở hữu Philippines, Cuba, đảo Guam và Puerto Rico – các thuộc địa của Tây Ban Nha. Vương quốc Hawaii có liên hệ gần gũi với Hoa Kỳ qua việc giao thương và công tác truyền giáo vào thập niên 1880. Năm 1893, các nhà lãnh đạo thương mại Mỹ đã lật đổ nữ hoàng của Hawaii và tìm cách sáp nhập lãnh thổ này vào Hoa Kỳ. Quần đảo Hawaii chính thức trở thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ vào năm 1900. Lãnh thổ Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ. Chiến tranh với người da đỏ bản xứ Cơn sốt vàng California 1848 – 1849 càng hấp dẫn di dân về miền Tây. Các đường sắt mới xây dựng tạo cho người định cư dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc xung đột với người thổ dân Châu Mỹ. Trên nữa thế kỷ, có đến 40 triệu bò rừng bison, thường được gọi là trâu, bị giết để lấy da và thịt, và giúp cho việc mở rộng các tuyến đường sắt. Việc mất mát quá nhiều bò rừng bison, vốn là một nguồn kinh tế, thực phẩm chính của những người thổ dân Mỹ tại vùng đồng bằng, là một cú đánh sống còn vào nhiều nền văn hóa thổ dân bản xứ và không gian sinh tồn của họ. |
Sự hăng hái mở rộng lãnh thổ của người Mỹ về phía tây đã khởi sự một loạt cuộc chiến tranh với người bản địa Mỹ kéo dài cho đến cuối thế kỷ XIX, khi những thổ dân da đỏ châu Mỹ bị đuổi khỏi đất đai của họ. Tại nhiều nơi, người da đỏ tổ chức chiến đấu chống lại quân Mỹ nhưng cuối cùng họ vẫn bị đánh bại. Theo báo cáo của Gregory Michno dựa theo hồ sơ lưu trữ quân đội thì chỉ trong 40 năm từ 1850 đến 1890, khoảng 21. 586 người ( lính lẫn thường dân ) bị giết, bị thương hay bị bắt. Theo Russell Thornton thì khoảng 45. 000 người da đỏ và 19. 000 người da trắng bị giết – trong đó có đàn bà và trẻ em của cả hai bên. Một số cuộc kháng chiến nổi bật của người da đỏ chống lại Mỹ gồm : - Năm 1776, Chiến tranh Cherokee lần 2 xảy ra, dân tộc bản xứ Cherokee chiến đấu chống sự xâm lấn của Mỹ vào khu vực Đông Tennessee và Đông Kentucky của họ. Sau đó, cuộc xung đột dai dẳng tiếp diễn với cuộc Chiến tranh Chickamaga khi các bộ tộc, bộ lạc bản xứ liên minh lại với nhau chống quân đội Mỹ. Năm 1794, họ thất bại hoàn toàn và khu vực này bị sáp nhập vào bang Tennessee và Kentucky của Mỹ. - Năm 1785, Chiến tranh Da đỏ Tây Bắc nổ ra, một chuỗi trận đánh đẫm máu giữa nhiều bộ tộc, bộ lạc bản xứ với quân đội Mỹ nhằm bảo vệ lãnh thổ của họ ở Ohio. Chiến tranh kết thúc năm 1795 với phần thắng thuộc về Mỹ. - Năm 1810, người da đỏ ở Tây Florida tuyên bố độc lập. Tổng thống Mỹ James Madison ra lệnh cho lục quân Hoa Kỳ đến tiêu diệt nhà nước non trẻ và sáp nhập Tây Florida vào liên bang Mỹ. - Năm 1812, Mỹ đánh chiếm vùng Ohio. - Năm 1816, Mỹ viện cớ người da đỏ Seminole chứa chấp những nô lệ da đen đang ẩn náu, và cho quân đánh chiếm, sáp nhập lãnh thổ của người Seminole vào Bắc Florida. Năm 1819, tất cả những vùng ở Florida sáp nhập vào nước Mỹ. - Năm 1835 – 1842, người Seminole lần nữa nổi dậy giành lại Florida nhưng đều bị quân Mỹ đàn áp triệt để. Chính phủ Mỹ cưỡng ép lưu đày người Seminole qua phía Tây Mississippi, kết thúc 7 năm kháng chiến của người Seminole. |
- Năm 1893, quân đội Mỹ xâm lược và đảo chính, lật đổ vương quốc Hawaii, sáp nhập nước này vào liên bang Hoa Kỳ. Mỹ đồng thời chiếm luôn đảo Palmyra gần đó. Hawaii là bang thứ 50 của Mỹ và là bang cuối cùng mà Mỹ chiếm được vào lãnh thổ nước này. Ngoài ra còn có khoảng 100 cuộc chiến và hàng chục ngàn trận chiến nhỏ khác đã diễn ra từ năm 1783 đến 1924. Năm 1924, Chiến tranh Apache tại mặt trận Tây Nam giữa bộ tộc Apache chống đỡ cuộc xâm lăng của quân đội Mỹ kết thúc với thất bại của bộ tộc Apache, đã đánh dấu thất bại cuối cùng của cuộc kháng chiến dài 302 năm của người da đỏ chống thực dân châu Âu ( kể từ trận Jamestown năm 1622 giữa thực dân Anh và liên minh Powhatan ở thuộc địa Virginia ) và 141 năm chống quân Mỹ của thổ dân da đỏ bản xứ. Các vụ thảm sát bởi quân đội và dân quân, bắt làm nô lệ, chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh, các hiệp ước cưỡng chiếm đất đai, và diệt chủng văn hóa diễn ra trong các trại tập trung của người Mỹ gốc Âu ( Euro - American ) đã thực sự hữu hiệu trong việc tiêu diệt người da đỏ bản xứ và nền văn hóa của họ. Dân số người da đỏ ban đầu có khoảng vài triệu, đến năm 1800 chỉ còn 600. 000 Tiến sĩ Martin Luther King Jr. từng tuyên bố : " Chúng ta có lẽ là quốc gia duy nhất đã có một chính sách quốc gia nhằm cố gắng quét sạch dân cư bản địa của mình " Những quan điểm phản bác cho rằng không có một chính sách tận diệt nào từng được chính thức lập ra. Nhà sử học David Cook cho rằng : không thể phủ nhận nhiều vụ thảm sát người da đỏ đã diễn ra, nhưng đa phần những cái chết của người Mỹ bản địa là hậu quả của dịch bệnh mà người Châu Âu vô tình mang tới như đậu mùa và sởi. Nội chiến và kỹ nghệ hóa Căng thẳng giữa các tiểu bang miền Bắc vốn phản đối sự chiếm hữu nô lệ và các tiểu bang miền Nam có chế độ nô lệ ngày một gia tăng trong quan hệ giữa chính phủ liên bang và các chính quyền tiểu bang cùng với những cuộc xung đột bạo lực về việc mở rộng chế độ nô lệ vào các tiểu bang mới thành lập. Abraham Lincoln, ứng viên của Đảng Cộng hòa là đảng mà phần đông chống chủ nghĩa nô lệ, được bầu làm Tổng thống năm 1860. |
Trước khi ông nhậm chức, 7 tiểu bang có chế độ nô lệ tuyên bố ly khai khỏi Hoa Kỳ và thành lập Liên minh các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ. Chính phủ liên bang luôn cho rằng việc ly khai là bất hợp pháp, và khi quân Liên minh tấn công Đồn Sumter, Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu và thêm 4 tiểu bang có chế độ nô lệ gia nhập Liên minh. Liên bang trả tự do cho các nô lệ thuộc Liên minh khi Quân đội Liên bang tiến qua miền nam. Sau chiến thắng của Liên bang năm 1865, ba tu chính án được thêm vào Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do cho gần 4 triệu người Mỹ gốc châu Phi từng là nô lệ, cho họ quyền công dân, và cho họ quyền bầu cử. Cuộc chiến đã ngăn ngừa sự tan rã của Hoa Kỳ và kết cục của nó đã mang đến sự gia tăng quyền lực đáng kể của chính phủ liên bang. Sau chiến tranh, sự kiện Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát đã cấp tiến hóa chính sách tái thiết của Đảng Cộng hòa nhằm tái thống nhất và tái kiến thiết các tiểu bang miền nam trong lúc đó bảo đảm quyền lợi của những người nô lệ mới được tự do. Cuộc tranh cãi kết quả bầu cử tổng thống năm 1876 được giải quyết bằng thỏa hiệp năm 1877 đã kết thúc công cuộc tái thiết. Luật Jim Crow, những luật địa phương và tiểu bang ở các bang miền nam được thông qua chẳng bao lâu sau đó, đã tước quyền công dân của nhiều người Mỹ gốc châu Phi bằng lập luận cho rằng luật bảo đảm công bằng nhưng tách ly giữa các chủng tộc. Tại miền Bắc, đô thị hóa và một loạt di dân ào ạt chưa từng có đã đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa Hoa Kỳ. Làn sóng di dân tồn tại cho đến năm 1929 đã cung ứng lực lượng lao động cho các ngành nghề của Hoa Kỳ và chuyển đổi nền văn hóa Mỹ. Bảo vệ chống thuế cao, xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia, và luật lệ quy định mới về ngân hàng đã khuyến khích sự phát triển công nghiệp. Việc mua vùng đất Alaska năm 1867 từ Nga đã hoàn thành việc mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ trên lục địa. Thảm sát Wounded Knee năm 1890 là xung đột vũ trang chính trong Chiến tranh với người bản thổ Mỹ. Năm 1893, Vương quyền của Vương quốc Hawaii Thái Bình Dương bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do cư dân người Mỹ lãnh đạo ; quần đảo bị sáp nhập vào Hoa Kỳ năm 1898. |
Chiến thắng trong Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ cũng trong năm đó chứng tỏ rằng Hoa Kỳ là một siêu cường chính của thế giới và kết quả là việc sáp nhập Puerto Rico, Guam và Philippines vào Liên bang. Philippines giành được độc lập nửa thế kỷ sau đó ; Puerto Rico và Guam hiện vẫn là lãnh thổ của Hoa Kỳ. Giữa hai cuộc đại chiến Lúc khởi sự Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914, Hoa Kỳ vẫn giữ thế trung lập. Người Mỹ có thiện cảm với người Anh và người Pháp mặc dù nhiều công dân, đa số là người Ireland và người Đức nhập cư, chống lại việc can thiệp vào cuộc chiến. Năm 1917, Hoa Kỳ tham chiến cùng với phe Hiệp Ước đã làm thay đổi cục diện theo chiều hướng bất lợi cho phe Liên minh Trung tâm. Do dự can thiệp vào nội bộ của châu Âu, Thượng viện Hoa Kỳ đã không thông qua Hòa ước Versailles để thành lập Hội Quốc Liên. Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách của chủ nghĩa đơn phương có chiều hướng chủ nghĩa cô lập. Năm 1920, phong trào nữ quyền đã giành được chiến thắng để một tu chính án hiến pháp ra đời cho phép phụ nữ quyền bầu cử. Một phần vì có nhiều người phục vụ trong chiến tranh nên người da đỏ bản địa Mỹ đã giành được quyền công dân Hoa Kỳ theo Đạo luật Công dân dành cho người bản thổ Mỹ năm 1924. Trong suốt thập niên 1920, Hoa Kỳ hưởng được một thời kỳ thịnh vượng không cân bằng khi lợi nhuận của các nông trại giảm sâu thì lợi nhuận của nhà máy công nghiệp lại tăng vọt. Nợ gia tăng và thị trường chứng khoán lạm phát đã tạo ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 và gây nên Đại khủng hoảng, cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Sau khi đắc cử tổng thống năm 1932, Franklin Delano Roosevelt đã đối phó với tình trạng trên bằng một kế hoạch gọi là Chính sách kinh tế mới ( New Deal ). Đó là một loạt các chính sách gia tăng quyền hạn can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Bão cát giữa thập niên 1930 đã làm cho các chủ trang trại và nông dân Mỹ mất trắng và khích lệ một làn sóng mới di dân về miền tây. Kinh tế Hoa Kỳ không hồi phục được hoàn toàn cho đến khi có cuộc huy động công nghiệp nhằm hỗ trợ Hoa Kỳ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. |
Hoa Kỳ, hầu như trung lập suốt thời gian đầu của cuộc chiến sau khi Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, đã bắt đầu cung cấp các trang thiết bị quân sự cho Đồng minh trong tháng 3 năm 1941 qua chương trình có tên là Lend - Lease ( cho thuê ). Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ tham chiến chống Phe Trục sau vụ tấn công Trân Châu Cảng bất ngờ của Nhật Bản. Chiến tranh thế giới thứ hai tiêu hao nhiều tiền của hơn bất cứ cuộc chiến nào trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng nó đã đẩy mạnh nền kinh tế bằng cách cung cấp sự đầu tư vốn và công việc làm trong khi đưa nhiều phụ nữ vào thị trường lao động. Các hội nghị của phe Đồng Minh tại Bretton Woods và Yalta đã phác thảo ra một hệ thống mới các tổ chức liên chính phủ mà đặt Hoa Kỳ và Liên Xô ở vị trí trung tâm trong những vấn đề nóng bỏng trên thế giới. Khi chiến thắng đạt được tại châu Âu, một hội nghị quốc tế năm 1945 được tổ chức tại San Francisco đã cho ra đời bản Hiến chương Liên Hợp Quốc mà đã bắt đầu có hiệu lực sau chiến tranh. Hoa Kỳ là nước đầu tiên phát triển vũ khí nguyên tử và đã sử dụng chúng trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản lần lượt vào ngày 6 và 9 tháng 8, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vào ngày 2 tháng 9, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh lạnh và phản đối chính trị Hoa Kỳ và Liên Xô tranh giành vị thế cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong Chiến tranh lạnh, chi phối các vấn đề quân sự của châu Âu bằng Tổ chức Liên phòng Bắc Đại Tây Dương ( NATO ) và Hiệp ước Warsaw. Hoa Kỳ quảng bá dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản trong khi Liên Xô cổ vũ chủ nghĩa cộng sản và một nền kinh tế kế hoạch tập quyền. Hoa Kỳ ủng hộ các chính phủ có tư tưởng chống cộng, kể cả những chế độ độc tài và Liên Xô cũng ủng hộ những chính phủ có lập trường chống chủ nghĩa tư bản, và cả hai tham gia vào các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ( Proxy War ) trên toàn thế giới. Quân đội Hoa Kỳ đã đánh nhau với lực lượng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 – 53. |
Ủy ban Hạ viện điều tra về các hoạt động chống Hoa Kỳ đã theo đuổi một loạt các cuộc điều tra về sự phá hoại của thành phần thiên tả tình nghi khi Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy trở thành người đứng đầu nhóm có thái độ bài cộng sản ở Quốc hội Hoa Kỳ. Liên Xô phóng phi thuyền có người lái đầu tiên năm 1961 khiến Hoa Kỳ phải nỗ lực nâng cao trình độ về toán học và khoa học kỹ thuật. Tổng thống John F. Kennedy lên tiếng rằng Hoa Kỳ phải là nước đầu tiên đưa " con người lên Mặt Trăng " và mong muốn của ông đã hoàn thành vào năm 1969. Kennedy cũng đối phó với một cuộc đối đầu hạt nhân căng thẳng với lực lượng Xô Viết tại Cuba. Trong lúc đó, Hoa Kỳ trải qua sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Một phong trào nhân quyền lớn mạnh do những người Mỹ gốc châu Phi nổi tiếng lãnh đạo, như mục sư Martin Luther King Jr., đã chống đối việc tách biệt và kỳ thị đối với người da đen dẫn đến việc bãi bỏ luật Jim Crow. Sau khi John F. Kennedy bị ám sát năm 1963, Đạo luật Nhân quyền năm 1964 được thông qua dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson. Johnson và người kế nhiệm là Richard Nixon đã mở rộng một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ( Proxy War ) tại Đông Nam Á là Chiến tranh Việt Nam. Với kết cục của Vụ tai tiếng Watergate năm 1974, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từ chức ; ông được Gerald Ford thay thế chức tổng thống. Trong thời chính phủ của Tổng thống Jimmy Carter cuối thập niên 1970, kinh tế của Hoa Kỳ trải qua thời kỳ đình lạm. Ronald Reagan đắc cử tổng thống năm 1980 đánh dấu một sự chuyển dịch về phía hữu ( bảo thủ ) trong nền chính trị Mỹ, được phản ánh trong những mục tiêu ưu tiên về sử dụng ngân sách và chính sách thuế. Cuối thập niên 1980 và trong thập niên 1990, quyền lực của Liên Xô bị suy yếu dẫn đến sự sụp đổ của nó. Với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới. |
Sau chiến tranh thế giới thứ II, trước xu thế phi thực dân hóa trên toàn cầu nên Hoa Kỳ không thể tiếp tục bành trướng lãnh thổ mà còn trao trả độc lập cho một số lãnh thổ hải ngoại của mình nhưng họ cố gắng xây dựng ảnh hưởng tại nhiều nơi trên thế giới bằng các biện pháp kinh tế và chính trị để có thể an tâm khai thác tài nguyên và thị trường ở những nơi đó. Lúc này các công ty đa quốc gia Mỹ sử dụng đồng USD thay vì súng đạn để thay chính phủ Mỹ mở rộng ảnh hưởng kinh tế, văn hóa, thậm chí là chính trị của nước Mỹ. Việc này vừa mang lại lợi nhuận vừa được những nơi tiếp nhận đầu tư của tư bản Mỹ biết ơn lại không mang tiếng là thực dân như các đế quốc Châu Âu. Những nước thuộc địa vừa giành được độc lập trở thành mục tiêu chủ yếu của Hoa Kỳ. Họ tích cực đầu tư, xuất khẩu văn hóa, viện trợ kinh tế - quân sự và can thiệp vào chính trị nội bộ của những nước vừa giành được độc lập. Họ cạnh tranh với Liên Xô trong việc xây dựng ảnh hưởng trên toàn cầu. Các hoạt động này mang nhãn hiệu chống cộng sản để bảo vệ nền dân chủ trên toàn thế giới. Làm như vậy Hoa Kỳ không những tránh được sự chỉ trích trong nước mà còn được nước ngoài biết ơn vì đã góp phần mang lại phồn vinh và tiến bộ cho họ. Dư luận Hoa Kỳ rất hài lòng trước sự tỏa sáng của văn minh Hoa Kỳ ở nước ngoài mà họ xem là xuất khẩu giấc mơ Mỹ ra toàn thế giới và chứng minh nó là ưu việt. Thời hiện đại Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và đồng minh của mình trong Chiến tranh Vùng Vịnh được Liên Hợp Quốc ủng hộ dưới quyền của Tổng thống George H. W. Bush, và sau đó là Chiến tranh Nam Tư giúp duy trì vị thế của Hoa Kỳ như siêu cường duy nhất còn lại. Sự phát triển kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ từ 3 / 1991 đến 3 / 2001 đã bao trùm hết hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton. Cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2000 gây nhiều tranh cãi được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ can thiệp và giải quyết với kết quả là chức tổng thống về tay Thống đốc bang Texas là George W. Bush, con trai của George H. W. Bush. |
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, bọn khủng bố dùng máy bay dân sự cướp được đánh vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York và Ngũ Giác Đài gần Washington, D. C., giết chết gần 3000 người. Sau vụ đó, Tổng thống Bush mở cuộc Chiến tranh chống khủng bố dưới triết lý quân sự nhấn mạnh đến chiến tranh phủ đầu mà bây giờ được biết như Học thuyết Bush. Cuối năm 2001, các lực lượng Hoa Kỳ đã lãnh đạo một cuộc tiến công của NATO vào Afghanistan lật đổ Chính phủ Taliban và phá hủy các trại huấn luyện khủng bố của al - Qaeda. Du kích quân Taliban tiếp tục cuộc chiến tranh du kích chống lực lượng do NATO lãnh đạo. Năm 2002, Chính phủ Bush bắt đầu gây áp lực cho sự thay đổi chế độ tại Iraq với các lý do gây nhiều tranh cãi. Thiếu sự ủng hộ của NATO, Bush thành lập một Liên minh tự nguyện và Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein khỏi quyền lực. Mặc dù đối phó với áp lực từ cả bên ngoài và bên trong nước đòi rút quân, Hoa Kỳ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Iraq. Năm 2005, bão Katrina gây sự tàn phá nặng dọc theo phần lớn Vùng Duyên hải Vịnh của Hoa Kỳ, tàn phá New Orleans. Ngày 4 tháng 11 năm 2008, trong cuộc khủng hoảng kinh kế lớn, Hoa Kỳ đã bầu Barack Obama làm tổng thống. Ông được tuyên thệ nhậm chức và ngày 20 tháng 1 năm 2009, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Năm 2011, thủ lĩnh al - Qaeda là Osama Bin Laden đã bị quân đội Mỹ tiêu diệt sau một cuộc phục kích tại Pakistan. Quân đội Mỹ cũng chính thức chấm dứt cuộc chiến tại Iraq trong năm đó. Tuy vậy, ở Iraq những năm sau đó, tình hình hỗn loạn vẫn tiếp tục với sự nổi lên của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan ISIS hay Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, thay thế Al - Qaeda trong khu vực. Đến năm 2014, Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba. Cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2016 đem đến thắng lợi cho ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trước ứng viên nữ của Đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton. Đây là một cuộc bầu cử Tổng thống đặc biệt. |
Người chiến thắng, ông Donald Trump, là vị Tổng thống Tân cử có tuổi đời cao nhất trong lịch sử, là vị Tổng thống Tân cử chưa từng đảm nhận các chức vụ chính trị chính thống nào trước đó, là vị Tổng thống Tân cử thu được số phiếu phổ thông cao thứ hai. Trong khi đó, bà Hillary Clinton là người phụ nữ đầu tiên trở thành ứng cử viên Tổng thống đại diện cho một trong hai đảng lớn nhất trong hệ thống chính trị, là ứng cử viên Tổng thống nữ có số phiếu đại cử tri cao nhất trong một cuộc bầu cử, là ứng cử viên Tổng thống nữ có số phiếu phổ thông cao nhất thu được trong một cuộc bầu cử, và là ứng cử viên Tổng thống thất cử nhưng thu được nhiều phiếu phổ thông nhất trong một cuộc bầu cử. Đã có những cáo buộc về sự can thiệp của Liên Bang Nga làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử này. Mặc cho các cáo buộc và hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối, vào ngày 20 tháng 1 năm 2017, Donald Trump nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2020, ca nhiễm COVID - 19 đầu tiên ở Hoa Kỳ đã được xác nhận. Tính đến ngày 7 tháng 3 năm 2021, Hoa Kỳ có gần 29 triệu ca nhiễm COVID - 19 và hơn 520. 000 ca tử vong. Cho đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều người nhiễm COVID - 19 được xác nhận nhất kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2020. Cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2020 khiến Donald Trump thất cử và ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã chiến thắng. Những người ủng hộ Donald Trump cho rằng cuộc bầu cử đã xảy ra gian lận, họ tiến hành Bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ 2021. Lần đầu tiên kể từ năm 1814, tòa nhà Quốc hội Mỹ bị tấn công và cướp phá. Địa lý Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Trung Quốc, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Quốc hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Quốc nhưng đứng ngay trước Canada ( Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada phủ băng tuyết, không phải là mặt đất ). Hoa Kỳ lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến México và Vịnh Mexico. |
Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ một số lãnh thổ như Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu. Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachia chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi – Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc – nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14. 000 ft ( 4. 300 m ) tại Colorado. Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20. 320 ft ( 6. 194 m ), núi Denali của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa. Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền Nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía Tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. |
Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy – các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây. Môi trường Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Hoa Kỳ rất đa dạng. Hoa Kỳ có hơn 17. 000 loài thực vật bản địa được xác định, bao gồm 5. 000 loài tại California ( là nơi có những cây cao nhất, to nhất, và già nhất trên thế giới ). Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài lưỡng cư, và 90. 000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Vùng đất ngập nước như Everglades của Florida là nơi sinh sôi của phần nhiều các loài đa dạng vừa nói. Hệ sinh thái của Hoa Kỳ gồm có hàng ngàn loài động thực vật lạ, không phải xuất xứ bản địa và thường gây tác hại đến các cộng đồng động thực vật bản địa. Đạo luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973 đã giúp bảo vệ các loài vật hiếm quý, có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi cư ngụ của các loài được bảo vệ thường xuyên được Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ theo dõi. Năm 1872, công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại Yellowstone. 57 công viên quốc gia khác và hàng trăm công viên và rừng do liên bang đảm trách khác đã được hình thành từ đó. Các khu hoang dã đã được thiết lập quanh khắp quốc gia để bảo đảm sự bảo vệ nơi cư ngụ ban sơ của các loài động thực vật một cách dài hạn. Tổng cộng, Chính phủ Hoa Kỳ điều hợp 1. 020. 779 dặm vuông ( 2. 643. 807 km² ), hay 28, 8 % tổng diện tích đất của quốc gia. Các công viên và đất rừng được bảo vệ chiếm đa số phần đất này. Cho đến tháng 3 năm 2004, khoảng 16 % đất công cộng dưới quyền của Cục Quản lý Đất đã được thuê mướn cho việc khoan tìm khí đốt thiên nhiên và dầu hỏa thương mại ; đất công cũng được cho thuê để khai thác mỏ và chăn nuôi bò. Hoa Kỳ là nước thải khí carbon dioxide ( CO2 ) đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. |
Chính sách năng lượng của Hoa Kỳ bị bàn cãi khắp nơi ; nhiều lời kêu gọi đưa ra yêu cầu nước này nên đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Chính trị Hoa Kỳ là nhà nước cộng hòa liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một cộng hòa lập hiến mà " trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền của khối thiểu số được luật pháp bảo vệ. " Trên cơ bản, Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang.. Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang ( tam quyền phân lập ) theo Hiến pháp. Trong khi đó, chính phủ liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Chủ nghĩa liên bang tại Hoa Kỳ khuyến khích các bang đoàn kết với nhau và ủng hộ các quyết định, các luật lệ do chính quyền trung ương ban hành, tuy nhiên vẫn tồn tại xu hướng ly tâm khi các bang cố gắng bảo vệ các quyền hạn và lợi ích riêng của mình. Một mặt các bang phải tuân thủ những quyết định của chính quyền trung ương, mặt khác chúng lại muốn bảo vệ quyền tự trị đã được Hiến pháp bảo đảm. Điều này ngày càng khó khăn khi các bang phải phụ thuộc chính quyền trung ương về mặt tài chính. Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Hiến pháp là " bộ luật tối cao của đất nước ". Các tòa án đã cho rằng câu này có nghĩa là khi có các bộ luật được các bang ( kể cả hiến pháp từng bang ) hay Quốc hội đưa ra mà mâu thuẫn với hiến pháp liên bang, những luật đó không có hiệu lực. Các quyết định của Tòa án Tối cao trong hai thể kỷ qua đã củng cố cách nhìn này. Hiến pháp đặt quyền người dân trên hết. Quyền hạn của chính phủ được người dân ủy nhiệm. Vì thế, hiến pháp đưa ra nhiều hạn chế quyền hạn của các viên chức này. |
Các đại biểu chỉ được tiếp tục phục vụ nếu họ được tái bầu cử trong các cuộc bầu cử có định kỳ. Các viên chức bổ nhiệm chỉ phục vụ khi người bổ nhiệm cho phép. Một ngoại trừ của điều này là các thẩm phán của Tòa án Tối cao, được tổng thống bổ nhiệm trọn đời, để tránh các ảnh hưởng chính trị. Hiến pháp còn cho phép người dân thay đổi nó qua các tu chính án. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương thông thường được phân chia giữa chính quyền quận và chính quyền khu tự quản ( thành phố ). Trong đa số trường hợp, các viên chức hành pháp và lập pháp được bầu lên theo thể thức công dân bầu ra duy nhất một ứng viên trong từng khu vực bầu cử. Không có đại biểu theo tỷ lệ ở cấp bậc liên bang, và rất hiếm khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các viên chức nội các và toà án của liên bang và tiểu bang thường được ngành hành pháp đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuổi bầu cử là 18 và việc đăng ký cử tri là trách nhiệm cá nhân ; không có luật bắt buộc phải tham gia bầu cử. Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực : - Lập pháp : Quốc hội Hoa Kỳ là nhánh lập pháp của Chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện ( còn gọi là Viện nghị sĩ ) và Hạ viện ( còn gọi là Viện dân biểu ) đặc trách làm luật liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền quyết định về ngân sách, và có quyền ít khi được dùng đến là truất phế mà có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của chính phủ. Hạ viện có 435 thành viên, số thành viên mỗi bang phụ thuộc vào dân số của bang đó. Mỗi bang có tối thiểu 1 hạ nghị sĩ. Mỗi hạ nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm. Một người muốn trở thành hạ nghị sĩ thì phải từ 25 tuổi trở lên, phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất 7 năm, và phải là cư dân tại bang mà người đó đại diện. Không có giới hạn số nhiệm kì cho mỗi hạ nghị sĩ. Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ. Mỗi thượng nghị sĩ phục vụ trong nhiệm kỳ 6 năm. |
Cứ mỗi 2 năm thì 1 / 3 số ghế trong Thượng viện được bầu lại. Một người muốn được bầu làm thượng nghị sĩ thì phải ít nhất 30 tuổi, phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất 9 năm, phải là cư dân tại bang mà họ đại diện trong thời gian bầu cử. Mỗi viện đều có quyền lực riêng biệt. Thượng viện có nhiệm vụ cố vấn và phê chuẩn các sự bổ nhiệm của tổng thống, trong khi Hạ viện có trách nhiệm đệ trình các dự luật từ dân biểu và nâng cao thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận của cả hai viện để có thể thông qua các dự luật rồi trở thành đạo luật. Hiến pháp cũng quy định nhiều quyền khác nhau cho Quốc hội : quyền đánh thuế và thu thuế để trả nợ, cung ứng phương tiện quốc phòng và phúc lợi chung cho nước Mỹ ; vay mượn tiền ; lập ra các quy định thương mại với các nước khác và giữa các tiểu bang ; thiết lập những quy định thống nhất về nhập tịch ; phát hành tiền và quy định mệnh giá ; trừng phạt các hình thức lừa đảo ; thiết lập bưu điện và công lộ, cổ xuý sự tiến bộ khoa học, thiết lập các toà án trực thuộc Tối cao Pháp viện, định nghĩa và trừng phạt tội vi phạm bản quyền và các trọng tội, tuyên chiến, tổ chức và hỗ trợ quân đội, cung ứng và duy trì hải quân, làm luật lãnh thổ và lực lượng hải quân, cung ứng lực lượng dân quân, trang bị vũ khí và duy trì kỷ luật các lực lượng dân quân, thi hành hệ thống luật đặc biệt ở Washington, D. C., và ban hành những luật lệ cần thiết để thực thi quyền lực của Quốc hội. - Hành pháp : Tổng thống điều hành nhánh hành pháp của Chính phủ liên bang. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ và là tổng tư lệnh quân đội, cũng là nhà ngoại giao trưởng. Tổng thống cũng có quyền phủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ nhiệm Nội các và các viên chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách cũng như luật liên bang. Tổng thống, theo Hiến pháp, còn có trách nhiệm đôn đốc việc tuân thủ luật pháp. Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật đã được Quốc hội thông qua. |
Tổng thống có thể bị luận tội bởi đa số dân biểu ở Hạ viện và bị dời bỏ khỏi chức vụ bởi đa số hai phần ba tại Thượng viện vì những cáo buộc như " phản quốc, hối lộ hoặc những trọng tội và hành vi bất chính khác ". Tổng thống không thể giải tán quốc hội hoặc tổ chức các cuộc bầu cử đặc biệt, nhưng có quyền ân xá những người bị buộc tội theo luật liên bang, ban hành sắc lệnh hành pháp và bổ nhiệm ( với sự chuẩn thuận của Thượng viện ) thẩm phán Tối cao Pháp viện và thẩm phán liên bang. Dù tổng thống có quyền đệ trình các dự luật ( như ngân sách liên bang ), thường thì tổng thống phải dựa vào sự hỗ trợ của các nghị sĩ để vận động cho các dự luật. Sau khi các dự luật được thông qua ở hai viện Quốc hội, cần có chữ ký của tổng thống để trở thành luật, đó là lúc tổng thống có thể sử dụng quyền phủ quyết, dù không thường xuyên, để bác bỏ chúng. Quốc hội có thể vượt qua phủ quyết của tổng thống nếu có được đa số ở cả hai viện. Phó Tổng thống Hoa Kỳ là viên chức hành pháp đứng hàng thứ nhì trong chính quyền. Là nhân vật số một theo thứ tự kế nhiệm tổng thống, Phó Tổng thống sẽ đảm nhiệm chức vụ tổng thống trong trường hợp tổng thống qua đời, từ nhiệm hoặc bị bãi nhiệm. Các bộ trưởng của 15 bộ khác nhau, được chọn bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện, cấu thành một hội đồng cố vấn cho tổng thống gọi là " Nội các ". Các thành viên Nội các chịu trách nhiệm điều hành những bộ ngành khác nhau của chính phủ như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, còn có một số tổ chức được xếp vào nhóm Văn phòng Hành pháp của Tổng thống gồm có ban nhân viên Toà Bạch Ốc, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Văn phòng Chính sách Kiểm soát Ma tuý Quốc gia và Văn phòng Chính sách Khoa học Kỹ thuật. Bên cạnh có các cơ quan độc lập khác như Cơ quan Tình báo Quốc gia ( CIA ), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ ( NASA ), Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm, hay Cơ quan Bảo vệ Môi trường. - Tư pháp : Gồm Tòa án Tối cao và những tòa án liên bang thấp hơn trong đó các thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện. |
Nhiệm vụ của ngành là diễn giải về luật và có thể đảo ngược các luật mà họ cho rằng vi hiến. Thiết chế đứng đầu nhánh tư pháp là Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ( Tòa án Tối cao ), gồm có chín thẩm phán. Toà án tối cao xét xử các sự vụ liên quan đến Chính phủ liên bang và những vụ tranh tụng giữa các tiểu bang, có quyền giải thích Hiến pháp và tuyên bố các hoạt động lập pháp và hành pháp ở mọi cấp chính quyền là vi hiến, cũng như có quyền vô hiệu hoá các luật lệ, tạo tiền lệ cho luật pháp và các phán quyết sau này. Dưới Toà án Tối cao là các Toà Kháng án, dưới nữa là toà án cấp quận, đây là cấp toà án thực hiện nhiều vụ xét xử nhất theo luật liên bang. Toà án liên bang cấp quận là nơi các vụ án được đem ra xét xử sơ thẩm và phán quyết. Toà kháng án là nơi xử phúc thẩm các vụ án ở toà án quận. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem xét các vụ kháng án từ toà kháng án và từ toà tối cao tiểu bang ( liên quan đến các vấn đề hiến pháp ), cũng như tổ chức xét xử một số vụ việc khác. Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ hai năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại 50 tiểu bang ( trung bình mỗi dân biểu đại diện khoảng 646. 946 cư dân ). Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2010 ( lần điều tra dân số kế tiếp sẽ là năm 2020 ), 7 tiểu bang chỉ có một đại diện tại Hạ viện trong khi California, tiểu bang đông dân nhất có đến 53 đại diện tại Hạ viện. Mỗi tiểu bang cho dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có hai Thượng nghị sĩ, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm ; một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ hết nhiệm kỳ cứ mỗi hai năm. Tổng thống nắm quyền một nhiệm kỳ 4 năm và có thể được tái đắc cử nhưng không được phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ ( trừ một số trường hợp đặc biệt ). Tổng thống không được bầu trực tiếp, mà qua một hệ thống đại cử tri đoàn trong đó số phiếu định đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu bang ( theo dân số ). Tối cao Pháp viện, do Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ lãnh đạo, có chín thành viên phục vụ cả đời trừ khi tự từ chức hay qua đời. |
Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang đều phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi phạm hiến pháp bởi ngành tư pháp đều phải bị đảo ngược. Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ cấu và những trách nhiệm của chính phủ liên bang, quan hệ giữa liên bang và từng tiểu bang, và những vấn đề trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân sự. Điều một của Hiến pháp bảo vệ quyền đòi bồi thường nếu bị giam cầm bất hợp pháp, và Điều ba bảo đảm quyền được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm trong tất cả các vụ án hình sự. Để sửa đổi Hiến pháp ( tu chính án ) cần phải có sự chấp thuận của ba phần tư tổng số các tiểu bang. Hiến pháp cho đến nay đã được sửa đổi 27 lần ; mười tu chính án đầu tiên tạo nên Đạo luật Nhân quyền, và Tu chính án 14 hình thành cơ bản trọng tâm các quyền cá nhân tại Hoa Kỳ. Giống chính quyền quốc gia, chính quyền tiểu bang cũng có ba nhánh : hành pháp, lập pháp và tư pháp ; có sự tương đồng rất lớn trong chức năng và mục tiêu giữa chính quyền tiểu bang và Chính quyền liên bang. Chức danh đứng đầu nhánh hành pháp tiểu bang là thống đốc, được bầu theo cách phổ thông đầu phiếu, thường là theo nhiệm kỳ 4 năm ( trong một vài tiểu bang, nhiệm kỳ này chỉ kéo dài hai năm ). Ngoại trừ bang Nebraska theo thể chế độc viện, nhánh lập pháp của các tiểu bang còn lại đều là lưỡng viện, với viện trên gọi là Thượng viện và viện dưới gọi là Viện Dân biểu, Viện Đại biểu hoặc Đại Hội đồng. Một số tiểu bang gọi toàn bộ nhánh lập pháp của mình, bao gồm hai viện, là " Đại Hội đồng " Trong hầu hết các tiểu bang, thượng nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ 4 năm trong khi thành viên hạ viện có nhiệm kỳ kéo dài hai năm. Tách khỏi, nhưng không hoàn toàn độc lập, với hệ thống toà án liên bang là các hệ thống toà án riêng lẻ thuộc tiểu bang, có thẩm quyền xét xử các vụ án theo luật tiểu bang với trình tự riêng của mình. Tối cao pháp viện của mỗi tiểu bang có thẩm quyền tối hậu giải thích hiến pháp và luật tiểu bang. Có thể kháng án lên toà liên bang sau khi chịu xét xử bởi toà tiểu bang nếu vụ án có liên quan đến các vấn đề liên bang. |
Hiến pháp của các tiểu bang khác nhau trong một số chi tiết, nhưng nhìn chung tuân theo một mô thức tương tự với hiến pháp liên bang, gồm có một tuyên ngôn về quyền của người dân và một phác đồ tổ chức chính quyền. Về các lĩnh vực như điều hành doanh nghiệp, ngân hàng, tiện ích công cộng, và các định chế từ thiện, hiến pháp các tiểu bang có những quy định rõ ràng và chi tiết hơn hiến pháp liên bang. Mỗi bản hiến pháp tiểu bang đều tuyên bố thẩm quyền tối thượng thuộc về nhân dân, và thiết lập các tiêu chuẩn và nguyên tắc nền tảng cho chính quyền. Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Các đảng sử dụng các cuộc bầu cử sơ bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Các ứng cử viên tổng thống sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824 ( mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792 ), và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854. Tổng thống đương nhiệm, Joe Biden, là một người thuộc Đảng Dân chủ. Theo sau cuộc Tổng tuyển cử Hoa Kỳ năm 2016, Đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện Hoa Kỳ có hai thượng nghị sĩ độc lập ( không thuộc đảng nào ) – một là cựu đảng viên của Đảng Dân chủ, người kia là người tự cho mình là theo chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, Đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện, trong khi Đảng Dân chủ đã giành lại thế đa số ở Hạ viện. Mỗi thành viên của Hạ viện hiện tại hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Đa số gần như tuyệt đối các viên chức địa phương và tiểu bang cũng hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. |
Trong suốt chiều dài lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ luôn luôn có các ứng cử viên độc lập ra tranh cử tổng thống nhưng hầu hết đều không nổi bật và hầu như không giành được phiếu đại cử tri nào ( và cũng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ phiếu phổ thông ). Tuy nhiên, trong một vài dịp hiếm hoi cũng xuất hiện nhiều nhân vật thứ ba có ảnh hưởng lớn và có khả năng thách thức tới vị thế của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Năm 1892, lãnh đạo phe xã hội cánh tả James Weaver giành được 8, 5 % phiếu phổ thông và 22 phiếu đại cử tri. Điển hình nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1912, cựu Tổng thống Theodore Roosevelt thuộc Đảng Cấp tiến giành được 27, 4 % phiếu phổ thông ( 88 phiếu đại cử tri ), lãnh đạo cánh tả xã hội chủ nghĩa Eugene V. Debs giành được 6, 1 % phiếu phổ thông. Năm 1924, Robert M. La Follette, Sr. thuộc Đảng Cấp tiến giành được 16, 1 % phiếu phổ thông ( 13 phiếu đại cử tri ). Năm 1948, Strom Thurmond của Đảng Dixiecrat giành 39 phiếu đại cử tri. Năm 1968, George Wallace của Đảng Độc lập giành 46 phiếu đại cử tri. Năm 1992, Ross Perot, ứng cử viên độc lập, giành 20 triệu phiếu phổ thông, chiếm 18, 9 %. Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm kế tiếp năm diễn ra bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ 4 năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp quy định, phải tuyên thệ nhậm chức : " Tôi trịnh trọng tuyên thệ ( hay xác nhận ) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ ". Mặc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối " thế xin Thượng đế giúp tôi! " để kết thúc lời tuyên thệ. |
Trong văn hóa chính trị Mỹ, Đảng Cộng hòa được xem là " center - left " hay là bảo thủ và Đảng Dân chủ được xem là " center - right " hay cấp tiến, nhưng thành viên của cả hai đảng có một tầm mức quan điểm rộng lớn. Trong một cuộc thăm dò tháng 6 năm 2010, 42 % người Mỹ tự nhận mình là " bảo thủ, " 35 % là " ôn hòa, " và 20 % là " cấp tiến ". Theo một cuộc bầu chọn khác vào năm 2007, tính theo số đông người lớn thì có 35, 9 % tự nhận là người thuộc Đảng Dân chủ, 32, 9 % độc lập, và 31, 3 % nhận là người thuộc Đảng Cộng hòa.. Các tiểu bang đông bắc, Ngũ Đại Hồ, và Duyên hải miền Tây tương đối thiên lệch về cấp tiến – họ được biết theo cách nói chính trị là " các tiểu bang xanh ", " Các tiểu bang đỏ " của miền Nam và khu vực dãy núi Rocky có chiều hướng bảo thủ. Khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8 / 2018 cho thấy 51 % số người trẻ ở Mỹ và 57 % số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội. Các nhóm theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội hầu như đều gia nhập Đảng Dân chủ tạo thành cánh tả của đảng này. Trong cuốn sách Văn minh Hoa Kỳ, Jean Piere Fichou cho rằng các chính đảng lớn ở Hoa Kỳ không có một ý thức hệ cố định. Họ cố gắng đưa ra một chương trình hành động làm vừa lòng đa số cử tri. Khi biểu quyết ở Quốc hội cũng không có kỷ luật đảng phái. Một đảng viên Dân chủ sẵn sàng hùa theo một người Cộng hòa bỏ phiếu chống lại một đảng viên Dân chủ khác. Các đảng chỉ mong thắng cử để cầm quyền, không cần nhân danh nguyên lý này hay luận thuyết khác. Trong Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều có cánh tả và cánh hữu nhưng thường khó phân biệt ranh giới giữa một đảng viên Cộng hòa cánh tả và một đảng viên Dân chủ cánh hữu. Để chiến thắng, các chính trị gia Mỹ không ngại sử dụng những thủ thuật mà các nước văn minh khác e ngại. Các chiến lược tranh cử y hệt những chiến dịch quảng cáo nhằm bán hàng hóa. Tổ chức của các chính đảng thường ngày ngủ yên và chỉ bừng tỉnh khi bắt đầu tranh cử. |
Ngoại giao Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự vô cùng to lớn, vì vậy chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài được quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới. Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington, D. C., và nhiều lãnh sự quán khắp đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại giao tại Mỹ. Tuy nhiên, Iran, CHDCND Triều Tiên, Bhutan và Đài Loan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không phải là nước đế quốc vì họ từng có rất ít thuộc địa và những thuộc địa của họ thường là những hòn đảo có ý nghĩa về mặt quân sự nhưng Hoa Kỳ là một " đế quốc " ở chỗ họ có ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới về mặt chính trị – kinh tế – văn hóa. Lãnh thổ Hoa Kỳ không mở rộng nhưng họ củng cố địa vị trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn. Thay vì cử quân đội đi xâm chiếm nước khác, họ xuất khẩu tư bản và văn hóa ra nước ngoài. Họ không bổ nhiệm thống đốc trực tiếp cai trị lãnh thổ hải ngoại, nhưng họ có thể tác động vào kinh tế và can thiệp vào chính trị nội bộ các quốc gia khác. Để bảo vệ lãnh thổ và duy trì ảnh hưởng toàn cầu, họ phải có những căn cứ quân sự ở nước ngoài. Để mở rộng vùng ảnh hưởng, Hoa Kỳ sử dụng 6 biện pháp bao gồm thương lượng, ủng hộ các phong trào nổi dậy, can thiệp quân sự, đầu tư tư bản, mua lãnh thổ nước khác, gây chiến để bảo vệ kiều dân. Tâm lý chống chủ nghĩa đế quốc khá phổ biến ở Hoa Kỳ, hơn nữa trong suốt thế kỷ 19, Hoa Kỳ đang bận mở rộng về phía Tây và quân đội của họ còn yếu. Chính vì vậy, Hoa Kỳ không trở thành một đế quốc thật sự như Anh, Pháp, Nga mà là một dạng của chủ nghĩa đế quốc mới. Theo Jean Piere Fichou thì người Mỹ tin rằng nước Mỹ ra đời sau cùng là ân huệ mà Chúa ban tặng cho loài người, do đó tại Hoa Kỳ sẽ phát sinh một cuộc cách mạng lan rộng ra toàn thế giới nhằm thiết lập một xã hội mới theo ý muốn của Chúa, chính vì thế Chúa luôn đứng bên người Mỹ. Họ quên mất nước Mỹ là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa và dân tộc Mỹ là sự pha trộn của nhiều chủng sắc tộc. |
Họ không muốn nhìn thấy sự khác biệt văn hóa ở các vùng đất khác và cứ hăm hở một cách ngây thơ muốn nhào nặn người khác theo hình ảnh của mình mà không hiểu rằng đó là việc không thể làm và không nên làm. Họ làm thế không hẳn vì sĩ diện dân tộc mà vì thực tâm muốn chia sẻ cho người khác cái mà họ coi là tốt nhất. Người Mỹ tin rằng họ có sứ mệnh làm cho thế giới trật tự, hạnh phúc hơn, và các nước khác muốn vậy cứ bắt chước làm theo họ. Họ muốn đưa nền dân chủ Mỹ lên làm mẫu mực cho toàn cầu và không thể hiểu nổi những nền dân chủ hoạt động không theo cách hiểu của người Mỹ. Những hành động can thiệp quân sự – chính trị của Mỹ vào nước khác đều nhân danh dân chủ tuy rằng động cơ thật sự đằng sau các hành động đó không đơn thuần là ý thức hệ mà còn là bảo vệ lợi ích của Mỹ. Lúc đó nhà nước sẽ cố gắng tuyên truyền để thuyết phục dân chúng ủng hộ các hoạt động can thiệp này bằng cách khoác lên chúng sứ mệnh cứu thế có mục đích đem văn minh, tiến bộ, dân chủ, tự do đến cho nước khác. Tuy nhiên các nước khác không phải lúc nào cũng ưa thích nền dân chủ và văn hóa Mỹ như châu Âu sau Thế chiến II từng nhận viện trợ Mỹ để tái thiết nhưng vẫn bảo vệ nền văn hóa của họ và chống lại sự chi phối chính trị của Mỹ. Việt Nam là một điển hình mà viện trợ Mỹ không đem lại sự phồn vinh cho quốc gia này, sự can thiệp chính trị – quân sự của Mỹ chỉ đem lại đau khổ cho một dân tộc và nền dân chủ kiểu Mỹ không thể hình thành ở đây. Người Mỹ can thiệp vào các quốc gia khác với thiện ý nhưng họ chỉ tạo ra chiến tranh, hỗn loạn và suy thoái tại những nơi này. Khi nhận ra sự có mặt của họ không được ưa chuộng, người Mỹ lại co vào chủ nghĩa biệt lập. Lòng hăng hái đi cứu thế tàn lụi nhanh chóng. Người Mỹ không còn có tham vọng thiết lập nền dân chủ ở nơi khác mà chỉ đơn giản duy trì các chính quyền thân Mỹ tại chỗ dù là chính quyền độc tài để bảo vệ lợi ích của nước Mỹ. Hoa Kỳ cố gắng duy trì các nước đồng minh đi theo đường lối của mình và trong phạm vi có thể kiểm soát hành động của họ. Chính sách này của Hoa Kỳ có xu hướng đế quốc hơn là do lòng hăm hở cứu thế. |
Một số lực lượng ở Mỹ theo chủ nghĩa đế quốc vì họ bị hấp dẫn bởi ý tưởng cần nhiều không gian hơn nữa để chiếm lĩnh và Mỹ hóa cũng như có thêm tài nguyên và thị trường. Công cuộc mở rộng sang phía Tây của người Mỹ là hành động đế quốc vì họ sáp nhập lãnh thổ do các cường quốc khác kiểm soát hoặc chiếm đóng. Luận thuyết của bản " Tuyên ngôn Định mệnh " là để biện minh cho hành động đế quốc đó. Những người khác theo chủ nghĩa cứu thế muốn đem văn minh Hoa Kỳ chia sẻ cho người khác, đem giấc mơ Mỹ phổ biến ra toàn cầu. Những người theo chủ nghĩa biệt lập lại muốn tránh dính dáng đến những diễn biến chính trị ngoài nước Mỹ. Đây là một thiên hướng cơ bản của văn minh Hoa Kỳ có từ thời lập quốc khi George Washington cảnh báo đồng bào mình không nên dính líu đến những tranh chấp chính trị triền miên ở Châu Âu. Trên thực tế, trong thời gian dài khi Hoa Kỳ còn yếu, họ đã tránh can thiệp vào tình hình chính trị châu Âu và được bảo vệ bởi hai đại dương. Tuy nhiên, từ Chiến tranh thế giới thứ I, Hoa Kỳ đã từ bỏ chủ nghĩa biệt lập để tham gia vào cuộc chiến nhưng ảnh hưởng của chủ nghĩa biệt lập lên nền chính trị Mỹ vẫn kéo dài đến tận ngày nay. Người theo chủ nghĩa biệt lập Mỹ thường hay bất hòa với những người theo chủ nghĩa quốc tế cũng giống như những người theo chủ nghĩa chống đế quốc bất hòa với những người đề xướng cổ võ cho thuyết Vận mệnh hiển nhiên ( Manifest Destiny ) và Đế quốc Mỹ. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ tại Philippines đã bị nhà văn Mark Twain, triết gia William James, và nhiều người khác chỉ trích nặng nề. Sau này, Tổng thống Woodrow Wilson đã đóng vai trò chính trong việc thành lập Hội Quốc Liên nhưng Thượng viện Hoa Kỳ cấm Hoa Kỳ trở thành thành viên của tổ chức này. Chủ nghĩa biệt lập đã trở thành một chuyện trong quá khứ khi mà ngày nay Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh đạo trong việc thành lập Liên Hợp Quốc, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là nơi đặt Trụ sở Liên Hợp Quốc. Hoa Kỳ cũng là thành viên chủ chốt của các tổ chức như G7, G20 và OECD. |
Tuy vậy Hoa Kỳ đã chọn không tham gia vào một số điều ước toàn cầu lớn chẳng hạn như Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Công ước về Quyền trẻ em hay Nghị định thư Kyoto. Tùy vào tình hình kinh tế - chính trị trong và ngoài nước Mỹ mà chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cứu thế hay chủ nghĩa biệt lập sẽ chiếm ưu thế. Hoa Kỳ có mối quan hệ đặc biệt với Anh quốc và liên minh chặt chẽ với Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, cùng với các thành viên thuộc khối NATO như Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Hoa Kỳ cũng làm việc bên cạnh các quốc gia láng giềng qua Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và những thỏa thuận tự do mậu dịch như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ ba bên với Canada và México. Năm 2008, Hoa Kỳ đã chi tiêu 25, 4 tỷ đô la trong chương trình trợ giúp phát triển chính thức, đứng nhất trên thế giới, Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trở nên căng thẳng trong những năm gần đây sau những sự kiện như cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014, việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2015 cùng với sự can thiệp quân sự của Nga trong cuộc Nội chiến Syria, và từ cuối năm 2016 với những nghi ngờ về một sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống. Hoa Kỳ cũng có một mối quan hệ khá phức tạp với Trung Quốc, khi hai nước đều nhìn nhận về nhau như một kẻ thù đầy tiềm năng nhưng cũng đồng thời là một đối tác kinh tế cực kỳ quan trọng. Theo một cuộc khảo sát toàn cầu được thực hiện bởi Pewglobal vào năm 2014, có 33 quốc gia được khảo sát có quan điểm tích cực ( 50 % trở lên ) về Hoa Kỳ. Trong đó, các quốc gia có cái nhìn tích cực nhất về Hoa Kỳ là Philippines ( 92 % ), Israel ( 84 % ), Hàn Quốc ( 82 % ), Kenya ( 80 % ), El Salvador ( 80 % ), Ý ( 78 % ), Ghana ( 77 % ), Việt Nam ( 76 % ), Bangladesh ( 76 % ) và Tanzania ( 75 % ). |