id
int64 1
179k
| text
stringlengths 12
273
| relevant
listlengths 0
9
| not_relevant
listlengths 0
5
|
---|---|---|---|
161,615 | Người học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập và nâng cao trình độ như thế nào? | [
{
"id": 62492,
"text": "Khả năng học tập, nâng cao trình độ\n- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;\n- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.\nNgười học ngành mộc xây dựng và trang trí nội thất trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế sau:\n- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;\n- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo."
}
] | [
{
"id": 61726,
"text": "Khả năng học tập, nâng cao trình độ\n- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;\n- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo."
},
{
"id": 70167,
"text": "Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi\n1. Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.\n2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập làm cơ sở để các cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện."
},
{
"id": 491920,
"text": "Điều 12. Trách nhiệm tuân thủ yêu cầu năng lực trong khai thác công trình thủy lợi\n1. Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác công trình thủy lợi phải có năng lực phù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả, thiệt hại do việc không bảo đảm các yêu cầu về năng lực gây ra.\n2. Định kỳ 05 năm, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước phải tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước.\n3. Đối với các tổ chức được giao khai thác nhiều loại hình công trình đầu mối, số lượng cán bộ, công nhân khai thác công trình thủy lợi theo yêu cầu quy định về đảm bảo năng lực phải tăng lên tương ứng.\n4. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu năng lực quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có sản xuất, kinh doanh hoạt động khác phải bảo đảm yêu cầu năng lực đối với ngành nghề kinh doanh đó theo quy định của pháp luật có liên quan.\n5. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về năng lực đối với các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi quy định tại Nghị định này."
},
{
"id": 189736,
"text": "Giới thiệu chung về ngành, nghề\nQuản lý, khai thác các công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành, nghề phục vụ tưới, tiêu, dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp, an ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.\nQuản lý khai thác các công trình thủy lợi trình độ cao đẳng bao gồm các nhiệm vụ chính như: Quan trắc khí tượng thủy văn; trắc đạc công trình thủy lợi; quan trắc công trình thủy lợi; quản lý vận hành, khai thác tưới, cấp, tiêu và thoát nước; quản lý vận hành, khai thác công trình thủy lợi đầu mối; quản lý vận hành, khai thác kênh và công trình trên kênh; thi công tu bổ công trình thủy lợi; duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi; phòng chống lụt bão; lập, lưu trữ hồ sơ quản lý công trình; bảo vệ công trình thủy lợi; giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường,\nNgười hành nghề quản lý, khai thác công trình thủy lợi thường làm việc tại các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước... họ cần có đủ kiến thức, kỹ năng, sức khỏe để làm việc ở văn phòng, công trình hoặc ngoài trời, đôi khi phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt như gió bão, lũ lụt…\nKhối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ)."
}
] |
80,037 | Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào? | [
{
"id": 151154,
"text": "Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\nTrong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật:\n1. Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.\n2. Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành.\n3. Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới."
}
] | [
{
"id": 53914,
"text": "\"Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:\na) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;\nb) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;\nc) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.\n2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.\n3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung đánh giá bao gồm:\na) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;\nb) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;\nc) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo;\nd) Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.\n4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.\""
},
{
"id": 151153,
"text": "Yêu cầu và phạm vi lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n1. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.\n2. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được áp dụng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản."
},
{
"id": 26109,
"text": "Nguyên tắc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.\n2. Bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền của mỗi giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản theo quy định.\n3. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 26108,
"text": "Mục đích lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\nLồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ."
}
] |
124,074 | Sản phẩm phần mềm có được hưởng ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế hay không? Nếu được thì trong vòng bao nhiêu năm? | [
{
"id": 75071,
"text": "\"Điều 20. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế\n1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:\na) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này).\" "
}
] | [
{
"id": 631699,
"text": "Mục I. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP\n1. Doanh nghiệp phần mềm mới thành lập được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi doanh nghiệp phần mềm mới thành lập bắt đầu hoạt động kinh doanh.\n2. Doanh nghiệp phần mềm mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.\n3. Doanh nghiệp phần mềm đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế) ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thấp hơn mức ưu đãi theo hướng dẫn tại điểm 1 và 2, Mục I, Phần B, Thông tư này thì doanh nghiệp phần mềm có quyền lựa chọn hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại điểm 1 và 2, Mục I, Phần B, Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại.\n4. Đối với doanh nghiệp phần mềm có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ khác như: sản xuất lắp ráp máy vi tính, thiết bị điện tử, kinh doanh máy móc thiết bị..., doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí và thu nhập của hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm so với tổng doanh thu của doanh nghiệp."
},
{
"id": 157135,
"text": "Ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung\n1. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:\na) Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế và ưu đãi trong việc sử dụng đất;\nb) Các sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.\n2. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ngoài việc tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội đung còn tham gia nhiều loại hình hoạt động khác thì chỉ được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Điều này đối với các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số."
},
{
"id": 106076,
"text": "1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với: \na) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này)\nb) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP .\n2. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.\n...\n4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu. \nVí dụ: Năm 2014, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2014 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2014. Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2014, đến năm 2016 dự án đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2017. \nThời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao\""
},
{
"id": 233023,
"text": "Ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp\n1. Mức và thời gian ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp\na) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ, cụ thể: được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.\nb) Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được tính liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì năm đầu tiên tính thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.\nc) Trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm nào doanh nghiệp khoa học và công nghệ không đáp ứng điều kiện về doanh thu của các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu năm của doanh nghiệp thì năm đó doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được hưởng ưu đãi và được tính trừ vào thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.\nd) Trường hợp doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã có thu nhập chịu thuế nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế của năm đầu tiên dưới 12 (mười hai) tháng thì doanh nghiệp khoa học và công nghệ được lựa chọn hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay trong năm đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế vào năm tiếp theo. Nếu doanh nghiệp đăng ký để miễn thuế, giảm thuế vào năm tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của năm đầu tiên đã có thu nhập chịu thuế để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định."
},
{
"id": 71727,
"text": "Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế\n1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:\na) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này)\nb) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP .\n2. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.\n3. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).\n…\n4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu."
}
] |
146,841 | Điều kiện để giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được hưởng chính sách hỗ trợ là gì? | [
{
"id": 225897,
"text": "Điều kiện được hưởng\nCán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được hưởng chính sách khi bảo đảm các điều kiện sau:\n1. Là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.\n2. Nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.\n3. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 68/NQ-CP) do không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.\n4. Có xác nhận làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập ít nhất hết năm học 2021 - 2022 theo kế hoạch năm học của địa phương, bao gồm cơ sở giáo dục ngoài công lập đã làm việc trước đây hoặc cơ sở giáo dục ngoài công lập khác trong trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập trước đây làm việc không hoạt động trở lại."
}
] | [
{
"id": 603297,
"text": "Mục II. NỘI DUNG HỖ TRỢ\n1. Đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình tư thục, dân lập; cơ sở giáo dục tiểu học tư thục; trường mẫu giáo, mầm non SOS, trường tiểu học Hermann Gmeiner trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục ngoài công lập).\n2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được hưởng chính sách khi bảo đảm các điều kiện sau: - Là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; - Nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; - Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP do không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Có xác nhận làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cơ sở giáo dục ngoài công lập đã làm việc trước đây hoặc cơ sở giáo dục ngoài công lập khác trong trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập trước đây làm việc không hoạt động trở lại) ít nhất hết năm học 2021 - 2022.\n3. Mức hỗ trợ - Hỗ trợ một lần mức 3.700.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP; - Hỗ trợ một lần mức 2.200.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.\n4. Thời gian thực hiện: đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022."
},
{
"id": 14311,
"text": "\"Điều 4. Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ\n1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:\na) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;\nb) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.\nNhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;\nc) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.\n2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:\na) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;\nb) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.\nNhà ở xa trường Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.\n3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.\""
},
{
"id": 11934,
"text": "1. Đối tượng hưởng chính sách\nGiáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm một trong những điều kiện sau:\na) Trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên.\nb) Trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số.\n2. Nội dung chính sách\nGiáo viên mầm non thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hàng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi nghìn đồng một tháng). Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.\nTiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.\n3. Phương thức thực hiện\nHằng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách giáo viên được hưởng chính sách (Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.\nTrường hợp cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ quan khác, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non nộp danh sách giáo viên được hưởng chính sách về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi phòng giáo dục và đào tạo nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng trụ sở trên địa bàn để theo dõi, tổng hợp."
},
{
"id": 121629,
"text": "Đối tượng áp dụng\nQuy chế này áp dụng đối với:\n1. Giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); giáo viên đang giảng dạy tại trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Sau đây, giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được gọi chung là giáo viên.\n2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý).\n3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan."
}
] |
6,176 | Nguyên tắc áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề y tế thế nào? | [
{
"id": 68365,
"text": "Nguyên tắc áp dụng\n1. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn y tế thuộc đối tượng được hưởng các mức phụ cấp ưu đãi theo nghề khác nhau thì được hưởng một mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cao nhất.\n2. Công chức, viên chức đã hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Thông tư liên tịch này."
}
] | [
{
"id": 44729,
"text": "Nguyên tắc áp dụng\n1. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này thuộc đối tượng hưởng của các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp có mức hưởng cao nhất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n2. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau thì chỉ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp tương ứng với vị trí công việc theo chức năng, nhiệm vụ chính hoặc theo quy định về biên chế của đơn vị.\n3. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp quy định tại Điều 3 Quyết định này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế."
},
{
"id": 145713,
"text": "Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp\n...\n3. Nguyên tắc chi trả:\na) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được trả cùng tiền lương hằng tháng;\nb) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác.\n..."
},
{
"id": 34367,
"text": "\"Điều 3. Mức phụ cấp công vụ\nCác đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.\nĐiều 4. Nguyên tắc áp dụng\n1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.\n2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:\na) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;\nb) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;\nc) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;\nd) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.\n3. Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.\n4. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.\""
},
{
"id": 54637,
"text": "\"Điều 3. Nguyên tắc áp dụng\n1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.\n2. Trường hợp nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này kể từ ngày nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), trừ trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.\""
}
] |
88,965 | Chi phí hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bao gồm những khoản chi nào? | [
{
"id": 161160,
"text": "Chi phí\nChi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Cụ thể:\n1. Chi phí lãi và các chi phí tương tự:\na) Chi trả lãi tiền gửi: Chi trả lãi tiền gửi của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; Chi trả lãi tiền gửi của các khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên.\nb) Chi trả lãi tiền vay.\nc) Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá.\nd) Chi khác cho hoạt động tín dụng.\n2. Chi phí hoạt động dịch vụ:\na) Chi về dịch vụ thanh toán.\nb) Chi về dịch vụ ngân quỹ.\nc) Chi về dịch vụ viễn thông.\nd) Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý.\nđ) Chi về dịch vụ tư vấn.\ne) Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép. Trong đó đối với chi hoa hồng môi giới thực hiện theo quy định sau:\n- Ngân hàng được chi hoa hồng môi giới đối với hoạt động môi giới được pháp luật cho phép.\n..."
}
] | [
{
"id": 65842,
"text": "Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản phải chi phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm:\n1. Chi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội:\na) Chi trả lãi cho số vốn huy động; chi dịch vụ thanh toán ngân quỹ;\nb) Chi phí trả phí dịch vụ cho tổ chức thực hiện ủy thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mức chi trả phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức thực hiện ủy thác cho vay thỏa thuận không vượt quá 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi;\nc) Chi trả phí ủy thác cho các Hội đoàn thể và hoa hồng cho các Tổ tiết kiệm vay vốn. Tổng mức chi trả tối đa là 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi, tỷ lệ phân chia cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.\nd) Chi trả phụ cấp cho Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, Ban Chuyên gia tư vấn; chi thù lao cho cán bộ cấp xã (phường) theo quy định của Bộ Tài chính;\nđ) Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ giá theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế này;\ne) Chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ.\n2. Chi phí quản lý:\na) Chi phí khấu hao tài sản cố định, mức trích theo quy định chung đối với các doanh nghiệp;\nb) Chi tiền lương, tiền công cho cán bộ, nhân viên;\nc) Chi bảo hiểm xã hội, y tế, đóng góp kinh phí công đoàn mà Ngân hàng Chính sách xã hội phải đóng góp theo quy định;\nd) Chi phí tiền ăn giữa ca cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Chính sách xã hội, mức chi cho mỗi người không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước;\nđ) Chi trang phục giao dịch theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước;\ne) Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc theo quy định;\ng) Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;\nh) Chi công tác phí theo chế độ quy định;\ni) Chi phí dịch vụ mua ngoài: như vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, sửa chữa - bảo dưỡng tài sản cố định, vật tư phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, mua bảo hiểm tài sản, thuê tài sản, y tế, vệ sinh cơ quan, xăng dầu, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học;\nk) Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ tân, khánh tiết và các khoản chi phí khác. Trong 3 năm đầu mới thành lập, các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí mỗi năm và không quá 5% các năm sau đó;\nl) Chi phí quản lý khác (bao gồm cả chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định)."
},
{
"id": 51252,
"text": "Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội là các Khoản phải chi phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm:\n1. Chi hoạt động nghiệp vụ:\n1.1. Chi phí huy động vốn.\n1.2. Chi phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các Khoản chi về dịch vụ thanh toán; cước phí bưu điện, mạng truyền thông; chi vận chuyển bốc xếp tiền, chi kiểm đếm phân loại và đóng gói tiền, chi bảo vệ tiền và các Khoản chi phí khác về hoạt động thanh toán và ngân quỹ.\n1.3. Chi trả phí dịch vụ cho tổ chức thực hiện ủy thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mức chi trả phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức thực hiện ủy thác cho vay thỏa thuận không vượt quá 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi.\n1.4. Chi trả phí ủy thác cho các Hội đoàn thể và hoa hồng cho các Tổ Tiết kiệm vay vốn. Tổng mức chi trả tối đa là 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi, tỷ lệ phân chia cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.\n1.5. Chi về tham gia thị trường tiền tệ.\n1.6. Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.\n2. Chi nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định.\n3. Chi phí trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.\n4. Chi chênh lệch tỷ giá (nếu có).\n5. Chi bù đắp tổn thất về vốn, tài sản và các Khoản dư nợ cho vay (nếu có).\n6. Chi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội.\n6.1. Chi lương, phụ cấp lương cho cán bộ theo quy định của pháp luật.\n6.2. Chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đóng góp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật.\n6.3. Chi ăn giữa ca: Mức chi tối đa không vượt quá mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước/người/tháng.\n6.4. Chi trang phục giao dịch: Mức chi không vượt quá ½ mức chi trang phục giao dịch tối đa đối với chi bằng tiền để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp.\n6.5. Chi phương tiện bảo hộ lao động cho các đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật.\n6.6. Chi thù lao thành viên Hội đồng quản trị làm việc không chuyên trách tại trung ương theo quy định của pháp luật.\n6.7. Chi phụ cấp cho thành viên Ban chuyên gia tư vấn Hội đồng quản trị, thành viên kiêm nhiệm Ban kiểm soát Hội đồng quản trị, thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, mức chi hàng tháng cho mỗi thành viên là 0,2 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với công chức.\n6.8. Chi trả thù lao cho cán bộ xã, phường với mức tối đa là 0,12 tháng lương cơ sở/xã, phường/tháng.\n6.9. Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.\n6.10. Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định.\n6.11. Chi tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật.\n7. Chi phí về tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội\n7.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định theo Quy chế quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành đối với doanh nghiệp.\n7.2. Chi phí sửa chữa tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí hoạt động trong năm. Đối với những tài sản cố định đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm nếu Ngân hàng Chính sách xã hội muốn trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí hoạt động phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định báo cáo với Bộ Tài chính để xem xét, quyết định. Ngân hàng chính sách xã hội phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán thẳng hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán vào thu nhập trong kỳ.\n7.3. Chi phí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí hoạt động theo số thực chi trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản, trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí hoạt động theo số năm sử dụng tài sản.\n7.4. Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đối với những trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội đi thuê, đi mượn. Mức chi tối đa không quá 5% so với nguyên giá tài sản cố định bình quân trong năm.\n7.5. Chi công cụ, dụng cụ lao động: Mức chi không vượt quá 2% tổng phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được giao hàng năm.\n7.6. Chi mua bảo hiểm tài sản đối với những tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật, mức chi căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm tài sản được ký kết với cơ quan Bảo hiểm.\n8. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ\nCác Khoản chi này được thực hiện theo nguyên tắc:\n8.1. Ngân hàng Chính sách xã hội được phép chủ động chi cho hoạt động chung về công vụ trong tổng mức phí quản lý được giao theo nguyên tắc Tiết kiệm, hiệu quả và có chứng từ hợp lý, hợp lệ.\n8.2. Các Khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ gồm:\na) Chi mua vật liệu và giấy tờ in bao gồm các Khoản chi để mua vật liệu văn phòng, giấy tờ in, vật mang tin, xăng dầu và các vật liệu khác;\nb) Chi công tác phí cho cán bộ, viên chức đi công tác trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với cơ quan hành chính sự nghiệp; đối với chi công tác phí khoán hàng tháng cho cán bộ thường xuyên phải đi công tác lưu động phục vụ cho hoạt động tín dụng tại địa phương, giao Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét quy định cho phù hợp với Điều kiện thực tế từng địa phương nhưng không vượt quá 2 lần định mức Nhà nước quy định;\nc) Chi cho việc đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức chi theo quy định của Nhà nước đối với cơ quan hành chính sự nghiệp;\nd) Chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đề tài nghiên cứu và dự toán chi phí nghiên cứu của từng đề tài phải được Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả các đề tài đó;\nđ) Chi bưu phí và điện thoại là các Khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, điện thoại, thuê kênh truyền tin, telex, fax trả theo hóa đơn của cơ quan bưu điện. Việc chi thanh toán sử dụng điện thoại cố định lắp đặt tại nhà riêng và điện thoại di động cho các đối tượng được trang bị do Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định căn cứ vào khả năng tài chính và nhu cầu công tác;\ne) Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, đoàn thể của Ngân hàng Chính sách xã hội (khi nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức này không đủ) theo quy định của Nhà nước (không bao gồm các Khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan khác);\ng) Chi mua tài liệu, sách, báo;\nh) Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan;\ni) Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ tân, khánh Tiết và các Khoản chi khác phải gắn liền với hiệu quả hoạt động, mức chi không quá 5% tổng chi phí;\nk) Chi cho việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng Chính sách xã hội theo chế độ quy định;\nl) Chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan theo quy định;\nm) Chi cho công tác bảo vệ môi trường;\nn) Chi phí quản lý khác theo quy định.\n9. Chi khác\n9.1. Chi nhượng bán, thanh lí tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lí, nhượng bán).\n9.2. Chi phí cho việc thu hồi các Khoản nợ xấu.\n9.3. Các Khoản chi khác theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 89407,
"text": "Quản lý chi phí\nChi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Việc xác định chi phí được thực hiện phù hợp theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế; chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh gồm một số nội dung sau:\n1. Chi phí sản xuất kinh doanh:\n...\nh) Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho; dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; chi phí trích trước bảo hành sản phẩm; các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực đặc thù.\ni) Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp (bao gồm các khoản chi phí do các bên góp vốn phải tự chi kể cả khoản lỗ được chia từ doanh nghiệp góp vốn); giá trị vốn góp được chuyển nhượng; tiền lãi phải trả do huy động vốn; lỗ chênh lệch tỷ giá Hối đoái phát sinh trong kỳ, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính; chi phí chiết khấu thanh toán; chi phí cho thuê tài sản; dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn; chi phí của hoạt động tín dụng nội bộ.\n2. Chi phí khác, bao gồm:\na) Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý); giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có); giá trị còn lại của tài sản cố định bị tháo dỡ.\n..."
},
{
"id": 520642,
"text": "9. Chi phí hoạt động tài chính gồm: Chi phí cho thuê tài sản cố định; các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có nguồn gốc từ ngoại tệ, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ; chi phí trả lãi tiền vay (kể cả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng); chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá dịch vụ khi thanh toán trước hạn và chi phí các hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành.\n10. Chi hoạt động khác: Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định (giá trị còn lại và chi phí thanh lý nhượng bán); chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng; chi phí để thu tiền phạt; chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ kế toán và các khoản chi phí hoạt động khác theo quy định của pháp luật."
}
] |
65,283 | Người học ngành điện tàu thủy trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm được những công việc nào? | [
{
"id": 73585,
"text": "Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp\nSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:\n- Lắp đặt hệ thống điện công trình;\n- Vận hành, bảo trì hệ thống điện công trình;\n- Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;\n- Bảo trì hệ thống cung cấp điện;\n- Lắp đặt tủ điện;\n- Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;\n- Lắp đặt hệ thống tự động hóa;\n- Vận hành, bảo trì hệ thống tự động hóa;\n- Lắp đặt hệ thống điện năng lượng tái tạo;\n- Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng tái tạo;\n- Lắp đặt mạch máy công cụ;\n- Sửa chữa, bảo dưỡng mạch máy công cụ;\n- Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS);\n- Kinh doanh thiết bị điện."
}
] | [
{
"id": 74133,
"text": "Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp\nSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:\n- Sửa chữa máy tàu thủy;\n- Lắp ráp máy tàu thủy;\n- Sửa chữa, lắp ráp hệ thống truyền lực;\n- Sửa chữa, lắp ráp hệ thống điện máy tàu thủy;\n- Sửa chữa, lắp ráp các thiết bị phụ trên tàu thủy;\n- Phụ trách kỹ thuật trên tàu.( anh sửa từ Kỹ thuật viên)."
},
{
"id": 77752,
"text": "Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp\nSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:\n- Khai thác thiết bị hệ động lực chính tàu thủy;\n- Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;\n- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu thủy;\n- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;\n- Trực ca buồng máy;\n- Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải;\n- Phòng chống ô nhiễm môi trường;\n- Nhận và quản lý vật tư, nhiên liệu;\n- Khai thác các trang thiết bị trên tàu chuyên dùng."
},
{
"id": 96939,
"text": "Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp\nSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:\n- Lắp đặt thiết bị điện;\n- Lắp ráp thiết bị điện tử;\n- Sửa chữa thiết bị điện;\n- Sửa chữa thiết bị điện tử;\n- Thi công, vận hành hệ thống phân phối cung cấp điện;\n- Thiết kế, lắp ráp mạch điện tử;\n- Vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa;\n- Thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;\n- Tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử;\n- Kinh doanh thiết bị điện, điện tử."
},
{
"id": 245473,
"text": "Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp\nSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:\n- Lắp ráp sản phẩm điện - điện tử;\n- Vận hành các thiết bị điện, điện tử;\n- Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử;\n- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện tử;\n- Sửa chữa các thiết bị điện tử;\n- Kinh doanh, dịch vụ thiết bị điện tử."
}
] |
60,201 | Hương ước có nội dung trái với phong tục tập quán của địa phương thì xử lý như thế nào? | [
{
"id": 31682,
"text": "\"Điều 15. Tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước\n1. Hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện một phần hoặc toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Có nội dung quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 10 của Quyết định này và nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại hoặc có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng;\nb) Chưa được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận mà vẫn thực hiện.\n2. Khi có căn cứ quy định tại điểm a hoặc điểm b Khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn thôn, tổ dân phố tiến hành việc sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này hoặc tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận theo quy định khi thuộc trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.\n3. Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước phải quy định rõ thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hoàn tất các thủ tục đề nghị công nhận theo quy định.\n4. Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi quyết định bãi bỏ hoặc công nhận hương ước, quy ước có hiệu lực pháp luật hoặc hương ước, quy ước sửa đổi, bổ sung, thay thế có giá trị thi hành.\""
},
{
"id": 31677,
"text": "\"Điều 10. Sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước\n1. Hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Có nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc trái phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc trái phong tục, tập quán tốt đẹp khác theo quy định của pháp luật;\nb) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước phù hợp với quy định tại Điều 5 của Quyết định này.\n2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước thực hiện theo trình tự, thủ tục xây dựng, công nhận hương ước, quy ước quy định từ Điều 6 đến Điều 9 của Quyết định này. Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này thì không cần tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư về chủ trương sửa đổi, bổ sung theo quy định.\""
}
] | [
{
"id": 124161,
"text": "Trách nhiệm của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước\n1. Hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm cử đại diện hộ gia đình tham gia họp bàn, thảo luận, quyết định các nội dung của hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư; thực hiện nghiêm túc các nội dung của hương ước, quy ước đã được cộng đồng dân cư thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.\n2. Hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm tìm hiểu, tôn trọng, tuân thủ và thực hiện hương ước, quy ước đã được công nhận.\n3. Khi phát hiện hành vi vi phạm hương ước, quy ước, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm nhắc nhở, đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả hoặc phản ánh, kiến nghị với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư hoặc người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của cộng đồng dân cư để xem xét, giải quyết theo quy định.\n4. Khi phát hiện hương ước, quy ước không bảo đảm trình tự, thủ tục đề xuất, soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội thì hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có quyền kiến nghị, phản ánh đến Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban Thanh tra nhân dân để rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, tạm ngừng thực hiện hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước."
},
{
"id": 126202,
"text": "\"Điều 13. Kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện hương ước, quy ước\n[...]\n2. Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố vận động hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố thực hiện hương ước, quy ước; vận động xóa bỏ, không áp dụng phong tục, tập quán lạc hậu, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.\n[...]\""
},
{
"id": 128053,
"text": "Bãi bỏ hương ước, quy ước\n1. Hương ước, quy ước bị bãi bỏ toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Có nội dung trái với quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư;\nb) Bị tạm ngừng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này nhưng đã hết thời hạn phải hoàn tất các thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua để được công nhận quy định trong quyết định tạm ngừng thực hiện mà cộng đồng dân cư không hoàn tất các thủ tục này;\nc) Không bảo đảm tỷ lệ thông qua quy định tại Điều 10 Nghị định này mà cộng đồng dân cư không thực hiện lại việc thông qua để bảo đảm tỷ lệ theo quy định."
},
{
"id": 31672,
"text": "\"Điều 5. Phạm vi nội dung, hình thức của hương ước, quy ước\n1. Nội dung của hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư và mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quyết định này.\n2. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).\n3. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt, được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với cộng đồng dân cư.\nĐối với thôn, tổ dân phố có nhiều dân tộc cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố xem xét, quyết định việc dịch hương ước, quy ước sang tiếng dân tộc thiểu số để bảo đảm huy động đông đảo người dân tham gia ý kiến, biểu quyết thông qua dự thảo hương ước, quy ước và thực hiện sau khi được công nhận.\n4. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.\""
}
] |
103,523 | Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam thì có thuộc diện cấp giấy phép lao động không? | [
{
"id": 64594,
"text": "\"Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động\n1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.\n2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.\n3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.\n4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.\n5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.\n6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.\n7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.\n9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.\""
}
] | [
{
"id": 559017,
"text": "Điều 31. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam\n1. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật luật sư, trong đó, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được:\na) Chứng thực bản sao, bản dịch giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức của Việt Nam cấp;\nb) Thực hiện các thủ tục về nuôi con nuôi, kết hôn, hộ tịch, quốc tịch Việt Nam;\nc) Thực hiện dịch vụ công chứng, thừa phát lại và các dịch vụ pháp lý khác mà theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam, tổ chức hành nghề thừa phát lại Việt Nam mới được thực hiện.\n2. Luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này."
},
{
"id": 81073,
"text": "“Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư\n1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:\na) Văn phòng luật sư;\nb) Công ty luật.\n2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:\na) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;\nb) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.\n4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.\n5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.”"
},
{
"id": 82942,
"text": "Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài\nLuật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:\n1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;\n2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;\n3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;\n4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó."
},
{
"id": 633302,
"text": "Điều 2. Người nộp phí, lệ phí\n1. Cá nhân khi đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư phải nộp phí, lệ phí theo quy định.\n2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh; công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) phải nộp phí theo quy định.\n3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị thay đổi nội dung hành nghề phải nộp phí theo quy định.\n4. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.\n5. Luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.\n6. Luật sư nước ngoài khi đề nghị gia hạn hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.\n7. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hoạt động phải nộp phí theo quy định."
}
] |
151,281 | Xe ô tô chở rau cho gia đình có bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình hay không? | [
{
"id": 92952,
"text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.\n2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.\n3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).\n4. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.\n5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:\na) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nb) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n..."
}
] | [
{
"id": 13138,
"text": "\"Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe\n1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.\n2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.\n3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:\na) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);\nb) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.\n4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.\n5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.\n6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.\""
},
{
"id": 230838,
"text": "\"Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe\n1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.\n2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.\n3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:\na) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);\nb) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.\n...\""
},
{
"id": 74389,
"text": "\"1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.\""
},
{
"id": 60247,
"text": "Đối tượng áp dụng\n1. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ, trừ:\na) Xe ô tô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;\nb) Xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái);\nc) Xe ô tô chuyên dùng (xe ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt), rơ moóc, sơ mi rơ moóc.\n2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó."
},
{
"id": 13139,
"text": "\"Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô\n1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách\na) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;\nb) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;\nc) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);\nd) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;\nđ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.\nRiêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).\n2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:\na) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;\nb) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.\n3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.\""
}
] |
40,958 | Chính sách rủi ro của công ty chứng khoán do ai phê duyệt? | [
{
"id": 107336,
"text": "Chính sách rủi ro\nHàng năm, công ty chứng khoán phải xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro thường xuyên.\n1. Chính sách rủi ro được thực hiện và rà soát thường xuyên sau khi Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty phê duyệt thông qua đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc).\n2. Chính sách rủi ro phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm và được kiểm soát đầy đủ và được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán.\n3. Chính sách rủi ro được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau:\na) Chiến lược hoạt động của công ty;\nb) Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty;\n..."
}
] | [
{
"id": 219409,
"text": "Trách nhiệm của Tổng Giám đốc (Giám đốc)\n1. Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải thành lập Bộ phận Quản trị rủi ro hoạt động độc lập với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm trưởng bộ phận quản trị rủi ro của Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty.\n2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán trong việc triển khai chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt.\n3. Tổng Giám đốc (Giám đốc) thực hiện các nhiệm vụ sau:\na) Xây dựng chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro trình Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt;\n..."
},
{
"id": 107334,
"text": "Chính sách rủi ro\n...\n2. Chính sách rủi ro phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm và được kiểm soát đầy đủ và được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán.\n3. Chính sách rủi ro được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau:\na) Chiến lược hoạt động của công ty;\nb) Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty;\nc) Các công cụ tài chính chịu rủi ro;\nd) Chất lượng của các thủ tục kiểm soát nội bộ;\nđ) Khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống quản trị rủi ro và các thủ tục liên quan;\ne) Mức độ chuyên nghiệp về quản trị rủi ro;\ng) Hoạt động quản trị rủi ro trong quá khứ;\nh) Quy định pháp lý;\ni) Các vấn đề khác liên quan đến quản trị rủi ro.\n4. Chính sách rủi ro phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:\na) Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo yêu cầu phân tách chức năng và nhiệm vụ theo quy định;\n..."
},
{
"id": 106318,
"text": "Xử lý rủi ro\n1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải.\n2. Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.\n3. Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:\na) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;\nb) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;\nc) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;\nd) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.\n4. Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro như sau:\na) Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro;\nb) Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro hoặc khả năng xảy ra của chúng;\nc) Chia sẻ rủi ro: chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác;\nd) Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động của rủi ro."
},
{
"id": 106317,
"text": "Xác định rủi ro\n1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xác định rủi ro.\n2. Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung và các rủi ro khác theo phân loại của từng công ty chứng khoán."
}
] |
3,426 | Điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách của án treo là gì? | [
{
"id": 65243,
"text": "Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo\n1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:\na) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;\nb) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.\nc) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.\n2. Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.\n..."
}
] | [
{
"id": 43038,
"text": "Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo\n1. Người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;\nb) Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.\n2. Người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.\n3. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.\n4. Trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử thách nhưng sau đó vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 87 của Luật này và bị Tòa án quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì thời gian thử thách đã được rút ngắn không được tính để trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù."
},
{
"id": 8151,
"text": "\"Điều 8. Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo.\n1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:\na) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;\nb) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.\nc) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.\n2. Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.\n3. Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.\n4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.\nLập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.\nMắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.\""
},
{
"id": 43013,
"text": "Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện\n1. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;\nb) Có nhiều tiến bộ trong thời gian thử thách.\n2. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện mỗi năm có thể được rút ngắn thời gian thử thách 01 lần từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp thời gian thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện còn lại dưới 03 tháng thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.\nNgười được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ít nhất ba phần tư thời gian thử thách, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện là người dưới 18 tuổi, người đã lập công, người đã quá già yếu hoặc người bị bệnh hiểm nghèo và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại."
},
{
"id": 85715,
"text": "\"Điều 7. Hồ sơ, thủ tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo\n1. Hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật Thi hành án hình sự.\n2. Thủ tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 90 của Luật Thi hành án hình sự.\n3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án việc rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, Viện kiểm sát có thẩm quyền phát hiện người được hưởng án treo có đủ điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.\""
}
] |
136,306 | Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào? | [
{
"id": 214113,
"text": "Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n1. Cử đại diện tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.\n2. Có ý kiến đánh giá bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới hoặc cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật."
}
] | [
{
"id": 53919,
"text": "Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới\n1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.\n2. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.\n3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.\n4. Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.\n5. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.\n6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới."
},
{
"id": 214112,
"text": "Trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n1. Thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Bình đẳng giới đồng thời với việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.\n2. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật."
},
{
"id": 151155,
"text": "Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật\nTrong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:\n1. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định này.\n2. Bảo đảm sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.\n3. Tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia về giới, các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.\n4. Thể hiện trong tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; các phụ lục thông tin, số liệu về giới liên quan đến dự thảo văn bản (nếu có); báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới."
},
{
"id": 53914,
"text": "\"Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:\na) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;\nb) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;\nc) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.\n2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.\n3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung đánh giá bao gồm:\na) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;\nb) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;\nc) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo;\nd) Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.\n4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.\""
}
] |
81,152 | Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng là gì? | [
{
"id": 45084,
"text": "Cơ sở công nghiệp quốc phòng\n1. Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng\na) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật;\nb) Đủ điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;\nc) Được Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch để sản xuất, cung ứng một hoặc một số sản phẩm, chi tiết sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.\n2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan lập danh sách các cơ sở công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Hàng năm, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xác định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh sách cơ sở công nghiệp quốc phòng."
}
] | [
{
"id": 91517,
"text": "Cơ sở công nghiệp quốc phòng\n1. Cơ sở công nghiệp quốc phòng bao gồm:\na) Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt);\nb) Cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp động viên).\n..."
},
{
"id": 91520,
"text": "Cơ sở công nghiệp quốc phòng\n...\n2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan lập danh sách các cơ sở công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Hàng năm, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xác định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh sách cơ sở công nghiệp quốc phòng."
},
{
"id": 30988,
"text": "Các từ ngữ trong Thông tư liên tịch này được hiểu như sau:\n1. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp: Là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt đăng ký, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.\n2. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt thực hiện chế độ dự toán: Là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt do Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.\n3. Công nhân kỹ thuật đầu ngành: Là công nhân kỹ thuật thuộc các nghề mà cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt có nhu cầu, có tay nghề bậc 5 trở lên tại thời điểm được cấp có thẩm quyền tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động vào làm việc trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt."
},
{
"id": 4380,
"text": "Tiêu chí công nhận tiến bộ kỹ thuật\n1. Tiêu chí đối với tiến bộ kỹ thuật công nhận lần đầu:\na) Có tính mới, tính sáng tạo, tính ổn định và khả năng cạnh tranh cao;\nb) Đảm bảo chất lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường, có triển vọng mở rộng sản xuất.\n2. Tiêu chí đối với tiến bộ kỹ thuật tương tự tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này và có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 10% so với tiến bộ kỹ thuật tương tự đã được công nhận."
}
] |
107,281 | Đơn vị được lựa chọn thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đảm bảo yêu cầu gì? | [
{
"id": 179078,
"text": "Lập kế hoạch và lựa chọn đơn vị tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động\n...\n2. Đơn vị được lựa chọn thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đảm bảo yêu cầu sau:\na) Là tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động còn hiệu lực;\nb) Đã xây dựng kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đáp ứng được yêu cầu tại Khoản 3 Điều này;\nc) Thực hiện trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Điều 11 Thông tư này.\n..."
}
] | [
{
"id": 25153,
"text": "1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; lựa chọn đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng; thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; công nhận kết quả sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.\n2. Đơn vị được lựa chọn thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đảm bảo yêu cầu sau:\na) Là tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động còn hiệu lực;\nb) Đã xây dựng kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đáp ứng được yêu cầu tại Khoản 3 Điều này;\nc) Thực hiện trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Điều 11 Thông tư này.\n3. Kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm các nội dung sau:\na) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;\nb) Số lượng học viên dự kiến tham gia;\nc) Chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng;\nd) Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (kèm lý lịch khoa học) tham gia huấn luyện, bồi dưỡng;\nđ) Kế hoạch tổ chức sát hạch và đề xuất thành viên tham gia Hội đồng sát hạch theo nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;\ne) Tài liệu, giáo trình huấn luyện và ngân hàng đề sát hạch phù hợp với nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này."
},
{
"id": 25158,
"text": "Trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động\n1. Công khai thu phí huấn luyện, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng cho học viên trong trường hợp đơn vị không thực hiện việc huấn luyện theo đúng quy định tại Thông tư này.\n2. Trong quá trình tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị huấn luyện, bồi dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu trong kế hoạch đã được duyệt. Trường hợp có sự thay đổi kế hoạch, phải thông báo kịp thời về cơ quan đầu mối để được xem xét quyết định.\n3. Tuân thủ quy chế huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do cơ quan đầu mối ban hành.\n4. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, con người, đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.\n5. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật."
},
{
"id": 179076,
"text": "Lập kế hoạch và lựa chọn đơn vị tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động\n1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; lựa chọn đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng; thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; công nhận kết quả sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.\n..."
},
{
"id": 179782,
"text": "Trách nhiệm của tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động\n1. Xây dựng tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, phù hợp với đặc điểm, đối tượng kiểm định và yêu cầu thực tế.\n2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, bao gồm các nội dung chính sau:\na) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; số lượng học viên dự kiến;\nb) Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;\nc) Kế hoạch tổ chức sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sau khi kết thúc khóa huấn luyện, bồi dưỡng.\n3. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:\na) Học viên đủ điều kiện được sát hạch nếu đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định của khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;\nb) Nội dung sát hạch đối với việc huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành. Nội dung sát hạch đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định an toàn lao động bao gồm phần lý thuyết liên quan đến nội dung bồi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này và phần thực hành (nếu có);\nc) Kết quả sát hạch đối với việc huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang điểm 100, trong đó phần lý thuyết là 50 điểm, phần thực hành là 50 điểm. Kết quả sát hạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch của từng phần lý thuyết và phần thực hành đạt từ 40 điểm trở lên;\nd) Kết quả sát hạch đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang điểm 100. Kết quả sát hạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch đạt từ 80 điểm trở lên. Kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là một trong các căn cứ để cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn.\n4. Đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất và con người để phục vụ công tác huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ.\n5. Thu và sử dụng kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.\n6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khóa huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của pháp luật.\n7. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này."
}
] |
43,459 | Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay được quy định như thế nào? | [
{
"id": 76042,
"text": "\"Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện\n1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.\nCăn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.\n2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:\na) Hằng tháng;\nb) 03 tháng một lần;\nc) 06 tháng một lần;\nd) 12 tháng một lần;\nđ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\""
}
] | [
{
"id": 77000,
"text": "\"Điều 9. Phương thức đóng\nPhương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:\n1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:\na) Đóng hằng tháng;\nb) Đóng 03 tháng một lần;\nc) Đóng 06 tháng một lần;\nd) Đóng 12 tháng một lần;\nđ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;\ne) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.\n2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.\nĐiều 10. Mức đóng\nMức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:\n1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.\nMức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.\n...\""
},
{
"id": 77001,
"text": "\"Điều 10. Mức đóng\nMức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:\n1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.\nMức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.\n2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.\n3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.\n4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.\n5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.\n6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:\na) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;\nb) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;\nc) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.\nSố tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).\""
},
{
"id": 85989,
"text": "\"Điều 10. Mức đóng\nMức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:\n1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.\nMức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.\n...\""
},
{
"id": 85283,
"text": "\"Điều 14. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện\n1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:\nNgười tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:\na) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;\nb) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;\nc) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.\nKhuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.\nCăn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.\n2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).\n3. Phương thức hỗ trợ:\na) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;\nb) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;\nc) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.\n4. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.\""
}
] |
162,877 | Bột cánh cẳng bàn tay người thực hiện chuẩn bị phương tiện như thế nào? | [
{
"id": 70889,
"text": "2. BỘT CẲNG - BÀN TAY\nIV. CHUẨN BỊ\n...\n2. Phương tiện\n- 1 bàn nắn thông thường, tốt nhất như kiểu bàn mổ (chắc, nặng, để khi kéo nắn bàn không bị chạy). Ở nơi không có điều kiện, có thể dùng bàn sắt, bàn gỗ, nhưng chân bàn phải được cố định chắc xuống sàn nhà. Bàn kéo nắn cần có các mấu ngang để mắc các đai đối lực khi kéo nắn.\n- Đai đối lực: bằng vải mềm, dai, to bản (như kiểu quai ba lô) để tránh gây tổn thương cho da khi kéo nắn.\n- Thuốc tê hoặc thuốc mê: số lượng tùy thuộc người bệnh là trẻ em hay người lớn, trọng lượng người bệnh. Kèm theo là dụng cụ gây tê, gây mê, hồi sức (bơm tiêm, cồn 70o, thuốc chống sốc, mặt nạ bóp bóng, đèn nội khí quản...).\n- Bột thạch cao chuyên dụng: với người lớn cần 3-4 cuộn cỡ 10 cm là đủ (kể cả 1 phần trong đó dùng để rải thành nẹp bột, trẻ em dùng ít hơn, bột nhỏ hơn tùy theo tuổi). Ở những tuyến có điều kiện, tốt nhất là dùng loại bột đóng gói sẵn. Ở những nơi không có điều kiện, sử dụng bột tự sản xuất cũng tốt, với điều kiện bột sản xuất ra không để quá lâu, bột sản xuất quá lâu sẽ bị bão hòa hơi nước, không đảm bảo độ vững chắc nữa, bột bó xong sẽ nhanh rã, nhanh hỏng.\n- Giấy vệ sinh, bông cuộn hoặc bít tất vải xốp mềm để lót (jersey). Lưu ý, nếu dùng giấy vệ sinh, có thể gây dị ứng da người bệnh. Ở những nước phát triển, người ta thường dùng jersey, rất tiện lợi, vì nó có độ co giãn rất tốt, không gây chèn ép và có thể dùng cho nhiều kích cỡ chân tay to nhỏ khác nhau.\n- Dây rạch dọc (dùng cho bột cấp cứu, khi tổn thương 7 ngày trở lại): thường dùng một đoạn băng vải có độ dài vừa phải, vê săn lại để đảm bảo độ chắc là đủ, không cần dây chuyên dụng.\n- Dao hoặc cưa rung để rạch dọc bột trong trường hợp bó bột cấp cứu (tổn thương trong 7 ngày đầu). Nếu dùng dao rạch bột, dao cần sắc, nhưng không nên dùng dao mũi nhọn, đề phòng lỡ tay gây vết thương cho người bệnh (mặc dù tai biến này rất hiếm gặp). Nếu dùng cưa rung để rạch bột, cần lưu ý phải chờ cho bột khô hẳn mới làm, vì cưa rung chỉ cắt đứt các vật khô cứng, cũng chính vì thế chúng ta không lo ngại cưa rung làm rách da người bệnh, có chăng, nên cẩn thận khi cưa bột mà ngay ở dưới lưỡi cưa là các mấu xương (ví dụ các mắt cá, xương bánh chè...).\n- Nước để ngâm bột: đủ về số lượng để ngâm chìm hẳn các cuộn bột. Lưu ý, mùa lạnh phải dùng nước ấm, vì trong quá trình bột khô cứng sẽ tiêu hao một nhiệt lượng đáng kể làm nóng bột, có thể gây hạ thân nhiệt người bệnh, gây cảm lạnh. Nước sử dụng ngâm bột phải được thay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và tránh hiện tượng nước có quá nhiều cặn bột ảnh hưởng đến chất lượng bột.\n- 1 cuộn băng vải hoặc băng thun, để băng giữ ngoài bột, khi việc bó bột và rạch dọc bột đã hoàn thành.\n..."
}
] | [
{
"id": 103615,
"text": "2. BỘT CẲNG - BÀN TAY\n...\nIV. CHUẨN BỊ\nBài này chúng tôi mô tả kỹ, để các bài sau có thể xem lại.\n1. Người thực hiện\n- Trường hợp không gây mê: 03 người (01 kỹ thuật viên nắn chính, 02 kỹ thuật viên phụ, trong đó 01 phụ nắn, 01 chạy ngoài). Ở tuyến cơ sở, có thể là 03 kỹ thuật viên.\n- Với trường hợp có gây mê: cần thêm 01 bác sỹ, 01 kỹ thuật viên gây mê.\n..."
},
{
"id": 243805,
"text": "BỘT CÁNH - CẲNG - BÀN TAY\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\nChuyên khoa xương: 3-4 người, chuyên khoa gây mê: 02 (khi người bệnh cần gây mê).\n..."
},
{
"id": 144791,
"text": "BỘT DESAULT\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n...\n2. Phương tiện\n- Bàn nắn: 1 bàn nắn thông thường.\n- 1 ghế đẩu để người bệnh ngồi bó bột (khi không gây mê) và kê đầu bó bột (khi gây mê, người bệnh nằm trên nẹp đỡ để bó bột, đầu nẹp đỡ kê lên ghế đẩu này).\n- 1 nẹp gỗ hoặc kim loại to bản, đủ dài, đủ cứng để kê lưng khi người bệnh gây mê phải nằm bó bột, bó xong thì rút bỏ.\n- 1 gối mỏng độn ở ngực, bó xong thì rút bỏ, để người bệnh dễ thở và không gây khó chịu khi mang bột.\n- Bột thạch cao: với người lớn cần 3-4 cuộn bột cỡ 20 cm, 3-4 cuộn bột cỡ 15 cm.\n- Các dụng cụ, phương tiện thông thường khác: bông, băng, dây rạch dọc, cồn tiêm, thuốc gây tê (hoặc gây mê), dụng cụ cấp cứu hồi sức, dao rạch bột, nước ngâm bột…\n..."
},
{
"id": 216598,
"text": "NẸP BỘT VÀ MÁNG BỘT\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\n02 người (1 kỹ thuật viên chính, 1 trợ thủ viên đỡ tay hoặc chân người bệnh, và giúp việc). Với nẹp bột lớn (ĐCBC) có thể cần 2 trợ thủ viên.\n2. Phương tiện\n- 1 bàn có mặt phẳng để rải bột.\n- Bột thạch cao: tùy tuổi, kích cỡ của chi, hình thể người bệnh, nẹp hoặc máng bột làm ở tay hay ở chân, nẹp bột gì, hoặc máng bột gì (tên gọi của nẹp bột, máng bột) mà chuẩn bị bao nhiêu bột, kích cỡ bột.\n- Giấy vệ sinh hoặc bông lót để bột không dính trực tiếp vào da và đặc biệt vào lông chân hoặc lông tay của người bệnh.\n- Nước ngâm bột (mùa lạnh cần dùng nước ấm, khoảng 30-35o).\n- 1 vài cuộn băng vải hoặc băng thun để băng giữ ngoài bột.\n3. Người bệnh\n- Được vệ sinh sạch sẽ vùng định làm nẹp bột hoặc máng bột.\n- Nếu có vết thương, cần được XỬ TRÍ và băng vô trùng trước khi đặt nẹp bột, máng bột.\n4. Hồ sơ: như với các loại bột khác."
}
] |
38,529 | Khi thực hiện tiêm chủng chống dịch có phải báo cáo hằng ngày không? | [
{
"id": 39001,
"text": "\"Điều 17. Chế độ báo cáo\n1. Báo cáo định kỳ: báo cáo tháng, quý và năm về tình hình sử dụng vắc xin, kết quả tiêm chủng, các trường hợp phản ứng thông thường và các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.\n2. Báo cáo đột xuất: các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.\n3. Báo cáo hằng ngày: khi thực hiện tiêm chủng chống dịch.\""
}
] | [
{
"id": 39005,
"text": "\"Điều 21. Quy trình và thời gian báo cáo hằng ngày\n1. Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước 17 giờ chiều hàng ngày.\n2. Trung tâm y tế huyện: báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước 9 giờ sáng ngày tiếp theo.\n3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: báo cáo Sở Y tế, Viện khu vực và Cục Y tế dự phòng trước 14 giờ ngày tiếp theo.\""
},
{
"id": 17020,
"text": "1. Đối với vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng:\na) Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;\nb) Trung tâm y tế huyện: báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước ngày 10 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 10 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;\nc) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: báo cáo Sở Y tế, Dự án tiêm chủng mở rộng khu vực tại các Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh tễ Tây Nguyên theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Viện khu vực), đồng thời báo cáo Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước ngày 15 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;\nd) Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tổng hợp báo cáo Cục Y tế dự phòng trước ngày 20 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.\n2. Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ:\na) Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;\nb) Trung tâm Y tế huyện: báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước ngày 10 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 10 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;\nc) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: báo cáo Sở Y tế, các Viện khu vực, Cục Y tế dự phòng; trước ngày 15 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm."
},
{
"id": 144400,
"text": "\"Điều 19. Quy trình và thời gian báo cáo định kỳ\n[...]\n2. Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ:\na) Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;\nb) Trung tâm Y tế huyện: báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước ngày 10 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 10 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;\nc) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: báo cáo Sở Y tế, các Viện khu vực, Cục Y tế dự phòng; trước ngày 15 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.\""
},
{
"id": 39002,
"text": "Hình thức, nội dung báo cáo\n1. Hình thức báo cáo:\na) Báo cáo định kỳ: bằng văn bản và báo cáo bằng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia;\nb) Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp khẩn cấp thì báo cáo trực tiếp hoặc báo cáo qua điện thoại hoặc báo cáo qua thư điện tử và trong vòng 24 giờ phải gửi báo cáo bằng văn bản;\nc) Báo cáo hằng ngày: bằng văn bản hoặc thư điện tử.\n2. Nội dung báo cáo:\na) Báo cáo định kỳ:\n- Báo cáo việc sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Báo cáo việc sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Báo cáo kết quả tiêm chủng theo mẫu số 1, 2, 3 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Báo cáo các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Báo cáo các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Báo cáo đột xuất: Đối với cơ sở tiêm chủng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng thực hiện báo cáo nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP .\nc) Báo cáo hàng ngày: Báo cáo số đối tượng, số vắc xin, vật tư tiêm chủng, các trường hợp phản ứng thông thường và các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong tiêm chủng vắc xin chống dịch."
}
] |
85,400 | Nhân sự vận hành, quản trị hệ thống, bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng điều kiện gì? | [
{
"id": 157147,
"text": "Điều kiện về nhân sự vận hành, quản trị hệ thống, bảo vệ an ninh mạng\n1. Có bộ phận phụ trách về vận hành, quản trị hệ thống và bảo vệ an ninh mạng.\n2. Nhân sự phụ trách về vận hành, quản trị hệ thống và bảo vệ an ninh mạng phải có trình độ chuyên môn về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin; có cam kết bảo mật thông tin liên quan đến hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong quá trình làm việc và sau khi nghỉ việc.\n3. Có cơ chế hoạt động độc lập về chuyên môn giữa các bộ phận vận hành, quản trị, bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia."
}
] | [
{
"id": 143335,
"text": "Điều kiện về quy định, quy trình, phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia\n1. Căn cứ vào các quy định bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khác có liên quan, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia xây dựng các quy định, quy trình, phương án bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia do mình quản lý.\n2. Nội dung các quy định, quy trình, phương án về bảo vệ an ninh mạng phải quy định rõ hệ thống thông tin và thông tin quan trọng cần ưu tiên bảo vệ; quy trình quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ trong sử dụng, bảo vệ an ninh mạng đối với dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật; điều kiện về nhân sự làm công tác quản trị mạng, vận hành hệ thống, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và hoạt động soạn thảo, lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước qua hệ thống thông tin; trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong quản lý, vận hành, sử dụng; .chế tài xử lý những hành vi vi phạm."
},
{
"id": 111498,
"text": "Điều kiện cấp phép\n...\n3. Điều kiện về nhân sự:\na) Doanh nghiệp phải có nhân sự chịu trách nhiệm: Quản trị hệ thống, vận hành hệ thống và cấp chứng thư số, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống;\nb) Nhân sự quy định tại điểm a khoản này phải có bằng đại học trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông.\n..."
},
{
"id": 33360,
"text": "Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia\n1. Đánh giá điều kiện về an ninh mạng là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh mạng của hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành, sử dụng.\n2. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây về:\na) Quy định, quy trình và phương án bảo đảm an ninh mạng; nhân sự vận hành, quản trị hệ thống;\nb) Bảo đảm an ninh mạng đối với trang thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ thống;\nc) Biện pháp kỹ thuật để giám sát, bảo vệ an ninh mạng; biện pháp bảo vệ hệ thống điều khiển và giám sát tự động, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh, hệ thống trí tuệ nhân tạo;\nd) Biện pháp bảo đảm an ninh vật lý bao gồm cách ly cô lập đặc biệt, chống rò rỉ dữ liệu, chống thu tin, kiểm soát ra vào.\n3. Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:\na) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;\nb) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;\nc) Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.\n4. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được đưa vào vận hành, sử dụng sau khi được chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng.\n5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này."
},
{
"id": 167576,
"text": "Điều kiện bảo đảm an ninh mạng đối với thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ thống\n1. Các thiết bị phần cứng là thành phần hệ thống phải được kiểm tra an ninh mạng để phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, thiết bị thu phát, phần cứng độc hại bảo đảm sự tương thích với các thành phần khác trong hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Các thiết bị quản trị phải được cài đặt hệ điều hành, phần mềm sạch, có các lớp tường lửa bảo vệ. Hệ thống thông tin xử lý bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet.\n2. Sản phẩm đã được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin mạng cảnh báo, thông báo nguy cơ gây mất an ninh mạng không được đưa vào sử dụng hoặc phải có biện pháp xử lý, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại trước khi đưa vào sử dụng.\n3. Dữ liệu, thông tin ở dạng số được xử lý, lưu trữ thông qua hệ thống thông tin thuộc bí mật nhà nước phải được mã hóa hoặc có biện pháp bảo vệ trong quá trình tạo lập, trao đổi, lưu trữ trên mạng Internet theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.\n4. Thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, vật mang tin và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống thông tin phải được quản lý, tiêu hủy, sửa chữa theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, quy định công tác của chủ quản hệ thống thông tin.\n5. Phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, chương trình ứng dụng, mã nguồn và công cụ phát triển định kỳ được rà soát và cập nhật các bản vá lỗi.\n6. Thiết bị di động và các thiết bị có tính năng lưu trữ thông tin khi kết nối vào hệ thống mạng nội bộ của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải được kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn và chỉ được phép sử dụng tại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.\n7. Thiết bị, phương tiện lưu trữ thông tin khi kết nối, vận chuyển, lưu trữ phải:\na) Kiểm tra bảo mật trước khi kết nối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;\nb) Kiểm soát việc đấu nối, gỡ bỏ đấu nối thiết bị thuộc hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;\nc) Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu trữ và biện pháp bảo vệ đối với thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ trong đó."
}
] |
84,391 | Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? | [
{
"id": 14529,
"text": "Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng\n1. Khi cần thông tin khách hàng, cơ quan nhà nước gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại Nghị định này.\n2. Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như sau:\na) Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu thập và cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định tại Điều 7 Nghị định này.\nTrường hợp cung cấp trực tiếp cho người đại diện của cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải yêu cầu người đại diện xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu khớp đúng với văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng trước khi giao nhận thông tin khách hàng;\nb) Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng chưa đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc người đại diện bổ sung đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết theo đúng quy định tại Nghị định này.\n3. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này hoặc chậm cung cấp thông tin khách hàng do nguyên nhân bất khả kháng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo gửi cơ quan nhà nước trong đó nêu rõ lý do từ chối hoặc chậm cung cấp thông tin khách hàng."
}
] | [
{
"id": 14533,
"text": "1. Hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng; thời hạn cung cấp thông tin khách hàng; trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tổ chức khác, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này thực hiện theo quy định của bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội đó.\n2. Trường hợp bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội đó không quy định hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng; thời hạn cung cấp thông tin khách hàng; trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tổ chức khác, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này thì thực hiện như sau:\na) Hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng; thời hạn cung cấp thông tin khách hàng; trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng thực hiện theo quy định tại Điều 6, khoản 2 Điều 7, Điều 8 Nghị định này;\nb) Hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng thực hiện theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;\nc) Hình thức yêu cầu, cung cấp; thời hạn; trình tự, thủ tục, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm của khách hàng cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, Nghị định này và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.\n3. Hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng; thời hạn cung cấp thông tin khách hàng; trình tự, thủ tục, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định này thực hiện theo thỏa thuận với khách hàng và phù hợp với quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài."
},
{
"id": 14528,
"text": "Thời hạn cung cấp thông tin khách hàng\n1. Trường hợp pháp luật liên quan có quy định cụ thể về thời hạn cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước thì thời hạn cung cấp thông tin khách hàng là thời hạn quy định tại pháp luật liên quan đó kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.\n2. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định cụ thể về thời hạn cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước thì thời hạn cung cấp thông tin khách hàng thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cơ quan nhà nước hoặc theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng tối đa không quá thời hạn sau đây:\na) 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại Nghị định này đối với trường hợp thông tin khách hàng đơn giản, có sẵn;\nb) 25 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại Nghị định này đối với trường hợp thông tin khách hàng phức tạp, không có sẵn."
},
{
"id": 125246,
"text": "Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận\n...\n2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của công ty thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi công ty thông tin tín dụng yêu cầu bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đề nghị không đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho công ty thông tin tín dụng theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."
},
{
"id": 444435,
"text": "6. Thông tin về giao dịch của khách hàng là thông tin phát sinh từ các giao dịch của khách hàng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây: chứng từ giao dịch, thời điểm giao dịch, số lượng giao dịch, giá trị giao dịch, số dư giao dịch và các thông tin có liên quan khác.\n7. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng (sau đây gọi là cơ quan nhà nước) là cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.\n8. Tổ chức khác là tổ chức không phải là cơ quan nhà nước quy định tại khoản 7 Điều này."
}
] |
100,766 | Bổ nhiệm viên chức giáo vụ trường trung học phổ thông chuyên đối với viên chức đang làm công tác giáo vụ nhưng chưa được bổ nhiệm theo quy định cũ khi nào? | [
{
"id": 174367,
"text": "Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ\nBổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ mã số V.07.07.21 đối với:\n1. Viên chức đang làm công tác giáo vụ nhưng chưa được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư số 07/2019/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2019/TT-BGDĐT) khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo vụ quy định tại Thông tư này.\n2. Trường hợp được tuyển dụng vào vị trí việc làm viên chức giáo vụ sau ngày Thông tư này có hiệu lực và đáp ứng yêu cầu về tập sự theo quy định."
}
] | [
{
"id": 93250,
"text": "Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở\n1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này như sau:\na) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);\nb) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) và hạng II (mã số V.07.04.11) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự);\nc) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10)."
},
{
"id": 116928,
"text": "Điều khoản thi hành\n...\n3. Trường hợp giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III; giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại Thông tư này."
},
{
"id": 3852,
"text": "“Điều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở\n1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:\na) Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);\nb) Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31);\nc) Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30).\n2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32); giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).\n3. Giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đã trúng tuyển.”"
},
{
"id": 7786,
"text": "Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ (mã số V.07.07.21) đối với viên chức được tuyển dụng hoặc đang làm công tác giáo vụ trong các trường trường phổ thông dân tộc nội trú (cấp huyện và cấp tỉnh); trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập, đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này."
}
] |
29,288 | Điều tra viên của cơ quan điều tra chịu trách nhiệm trước cơ quan nào về quyết định của mình? | [
{
"id": 61202,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên\n1. Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.\n2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.\n3. Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:\na) Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;\nb) Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;\nc) Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;\nd) Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.\n4. Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình."
}
] | [
{
"id": 95832,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra\n...\n4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. "
},
{
"id": 188205,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra\n...\n5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng Cơ quan điều tra về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình."
},
{
"id": 188203,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra\n...\n2. Khi Điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.\n3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình."
},
{
"id": 118811,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra\n1. Thủ trưởng Cơ quan Điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên;\nb) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết công tác điều tra hình sự của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng và Cơ quan Điều tra cấp dưới;\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới;\nd) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Cán bộ Điều tra trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên;\nđ) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên; quyết định thay đổi Điều tra viên;\ne) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra;\ng) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.\nKhi Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy nhiệm.\n2. Khi Điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.\n3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình."
}
] |
139,159 | Thủ tục nhập học đại học năm học 2023-2024 như thế nào? | [
{
"id": 63971,
"text": "\"Điều 21. Thông báo kết quả và xác nhận nhập học\n1. Cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.\n2. Thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.\n3. Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định:\na) Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;\nb) Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;\nc) Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.\n4. Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.\""
}
] | [
{
"id": 66421,
"text": "I. Đối với thí sinh\n...\n8. Xác nhận nhập học:\n- Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GDĐT, từ ngày 05/7/2023 đến 17 giờ 00 ngày 15/8/2023, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống (những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được đăng ký NVXT tiếp theo, trừ các trường hợp được Hiệu trưởng/Giám đốc CSĐT cho phép không nhập học). Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác để các CSĐT xét tuyển, nếu trúng tuyển thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung.\n- Trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.\n9. Từ ngày 07/9/2023 đến tháng 12/2023, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của CSĐT, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT (nếu CSĐT xét tuyển bổ sung, thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được Hiệu trưởng/Giám đốc CSĐT cho phép không nhập học).\n10. Thí sinh nộp minh chứng xét tuyển tại CSĐT (theo hướng dẫn về thời gian, địa điểm của CSĐT). Thí sinh xét tuyển có môn năng khiếu, sử dụng điểm năng khiếu của CSĐT khác để xét tuyển, phải liên hệ với CSĐT để đăng ký dự thi, dự thi, hoặc nộp điểm thi năng khiếu."
},
{
"id": 66422,
"text": "4. Xác nhận nhập học và tổ chức nhập học cho thí sinh\n- CSĐT hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học và tổ chức nhập học cho thí sinh trong thời gian quy định.\n- Tất cả thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống, thời gian từ ngày 22/8 đến trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023.\n- CSĐT không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 22/8/2023 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023 (kể cả đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài)."
},
{
"id": 155837,
"text": "\"Điều 17. Tổ chức đăng ký và xét tuyển thẳng\n...\n3. Thí sinh trúng tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm (khi đủ điều kiện), hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác; cơ sở đào tạo không được yêu cầu bắt buộc thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung.\""
},
{
"id": 623154,
"text": "Điều 11. Triệu tập thí sinh trúng tuyển\n1. Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển tới nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả dự tuyển của thí sinh và những điều kiện cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.\n2. Trước khi vào học chính thức, học sinh, sinh viên phải được kiểm tra sức khoẻ toàn diện do Hội đồng khám sức khỏe của trường tổ chức. Nếu trường không thành lập Hội đồng khám sức khoẻ thì thí sinh được kiểm tra sức khoẻ tại cơ sở y tế có đủ điều kiện chứng nhận sức khoẻ theo quy định của ngành y tế. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp hoặc do Hội đồng khám sức khoẻ của trường cấp được bổ sung vào hồ sơ quản lý học sinh, sinh viên.\n3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp 01 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:\na) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc kết quả khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (tùy theo đối tượng dự tuyển);\nb) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời đối với người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông. Khi có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải nộp bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;\nc) Bản sao có chứng thực các giấy tờ minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định;\nd) Giấy triệu tập trúng tuyển.\n4. Những thí sinh đến nhập học chậm sau 15 ngày so với ngày yêu cầu có mặt ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển thì trường có quyền từ chối không tiếp nhận. Nếu đến chậm trong những trường hợp bất khả kháng như: Do ốm, đau, tai nạn, thiên tai có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học khoá học kế tiếp sau.\n5. Những thí sinh trúng tuyển, nếu địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo."
}
] |
95,498 | Trách nhiệm của các bên nếu vi phạm về đấu thầu dẫn đến hủy thầu? | [
{
"id": 168463,
"text": "\"Điều 18. Trách nhiệm khi hủy thầu\nTổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 của Luật này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.\""
}
] | [
{
"id": 75037,
"text": "“37. Hủy thầu\n37.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây: \na) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của HSMT;\nb) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã phê duyệt trong Quyết định đầu tư ảnh hưởng tới HSMT \nc) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án; HSMT hoặc việc tổ chức lựa chọn nhà thầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật dẫn đến làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu và không bảo đảm mục tiêu hiệu quả kinh tế của gói thầu; \nd) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.\n37.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c và điểm d Mục 37.1 CDNT phải đền bù chi phí cho các bên liên quan để bù đắp chi phí tổ chức đấu thầu lại và bị xử lý theo quy định của pháp luật. \n37.3, Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 37.1 CDNT, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định hủy thầu, Bên mời thầu hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu dự thầu, trừ trường hợp nhà thầu vi phạm quy định tại điểm d Mục 37.1 CDNT.”"
},
{
"id": 34037,
"text": "Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu\n1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều 73, Khoản 10 Điều 74 và Điểm e Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu.\n2. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu, cụ thể như sau:\na) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;\nb) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng; trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng sau khi ký kết hợp đồng;\nc) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu;\nd) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan."
},
{
"id": 203369,
"text": "Trách nhiệm của người có thẩm quyền\n1. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 của Luật này.\n2. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.\n3. Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n4. Hủy thầu theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.\n5. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.\n6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.\n7. Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:\na) Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;\nb) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;\nc) Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 của Luật này.\n8. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:\na) Quyết định lựa chọn bên mời thầu;\nb) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;\nc) Quyết định xử lý tình huống;\nd) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng;\nđ) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;\ne) Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.\n9. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.\n10. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.\n11. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.\n12. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này."
},
{
"id": 74087,
"text": "\"Điều 77. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư\n1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.\n2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).\n3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.\n4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.\n5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.\n6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.\n7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.\n8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\""
}
] |
5,273 | Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng trong phạm vi nào? | [
{
"id": 67353,
"text": "\"Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:\na) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;\nb) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật (sửa đổi, bổ sung bởi Luật bảo hiểm y tế 2014);\n2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (sửa đổi, bổ sung bởi Luật bảo hiểm y tế 2014).\""
}
] | [
{
"id": 67612,
"text": "\"Điều 8. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế\nNgười tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau đây:\n1. Chi phí khám bệnh theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n2. Chi phí ngày giường theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi:\na) Điều trị nội trú từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên.\nb) Nằm lưu không quá 03 ngày tại trạm y tế xã theo mức giá giường lưu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trạm y tế xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, thời gian lưu bệnh nhân không quá 05 ngày.\n3. Chi phí các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn theo danh mục và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.\nĐối với các dịch vụ kỹ thuật do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực hiện theo chế độ luân phiên hoặc theo chương trình chỉ đạo tuyến để nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định của Bộ Y tế nhưng chưa được phê duyệt giá: Quỹ BHYT thanh toán theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện tại cơ sở chuyển giao kỹ thuật.\n4. Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh theo danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, được cơ sở y tế cung ứng theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế nhưng chưa được kết cấu vào giá của các dịch vụ kỹ thuật.\n5. Chi phí máu và các chế phẩm của máu theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BYT ngày 27/10/2014 của Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.\n6. Chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại Điểm d, e, g, h và i, Khoản 3, Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT.\""
},
{
"id": 187435,
"text": "Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế\n1. Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung.\n2. Ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 1 Điều này và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung, các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này còn được chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác bao gồm: Thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chỉ định của chuyên môn.\n3. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm."
},
{
"id": 67613,
"text": "\"Điều 9. Mức hưởng bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật BHYT và Khoản 4 và 5, Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT với mức hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (không áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế), chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 1 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế), chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 2 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\nc) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với tất cả các trường hợp có chi phí một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hoặc khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến xã.\nd) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với các trường hợp đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.\nđ) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 3 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\ne) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 4 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\ng) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, kể cả chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 5 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\n...\""
},
{
"id": 62016,
"text": "\"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;\nc) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;\nd) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;\nđ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.\n2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.\n3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:\na) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;\nb) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;\nc) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.\n4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.\n7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”"
}
] |
111,705 | Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước ai? | [
{
"id": 186593,
"text": "Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, công chức của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh\n...\n4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.\n5. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 132727,
"text": "Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự\n1. Cục Thi hành án dân sự có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.\n2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.\n3. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Cục Thi hành án dân sự.\n4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách."
},
{
"id": 158102,
"text": "Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, công chức của Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện\n...\n3. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.\n..."
},
{
"id": 50916,
"text": "Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, công chức của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh\n1. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, thi hành án hành chính có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.\n2. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương trực thuộc.\n3. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; Thẩm tra viên cao cấp thi hành án (nếu có); Thư ký thi hành án và công chức khác.\n4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.\n5. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 2319,
"text": "1. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, giúp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của đơn vị; thay mặt Cục trưởng điều hành công việc của Cục khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:\na) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Cục trưởng;\nb) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc Cục thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công phụ trách;\nc) Tham mưu, đề xuất với Cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Cục trưởng;\nd) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng và theo quy định của pháp luật.\n2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:\na) Đáp ứng các tiêu chuẩn của Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định của Luật thi hành án dân sự, khoản 2 Điều 72 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan;\nb) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 5 Thông tư này."
}
] |
142,272 | Hồ sơ tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện phải được giao lại cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quản lý khi nào? | [
{
"id": 97786,
"text": "Sau khi Hội đồng đã thực hiện xong việc tuyển chọn không phụ thuộc vào kết quả đa số thành viên Hội đồng đồng ý hoặc không đồng ý đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán, thì các hồ sơ và bản sao hồ sơ phải được giao lại cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương để quản lý."
}
] | [
{
"id": 80086,
"text": "Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán đối với người (hoặc những người) đã được tuyển chọn cùng 01 bộ hồ sơ chính của người (hoặc những người) đã được tuyển chọn, biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm. Kèm theo các tài liệu này mỗi người đã được tuyển chọn phải có hai ảnh (3 x 4) để cấp Giấy chứng minh Thẩm phán (nếu được bổ nhiệm)."
},
{
"id": 51217,
"text": "Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp\n1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.\nDanh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.\n2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;\nb) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;\nc) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;\nd) Công bố danh sách những người trúng tuyển.\n3. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định."
},
{
"id": 504159,
"text": "Điều 20. Chuyển hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Thẩm phán đến các thành viên của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Sau khi lập xong hồ sơ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư liên tịch này, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Trưởng phòng Phòng Tổ chức - Cán bộ Tòa án quân sự trung ương báo cáo Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán biết để quyết định mở phiên họp Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Căn cứ ý kiến của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Trưởng phòng Phòng Tổ chức - Cán bộ Tòa án quân sự trung ương sao hồ sơ được quy định tại Điều 19 của Thông tư liên tịch này và gửi đến các thành viên của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán."
},
{
"id": 136624,
"text": "Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao\n1. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự (nếu có) và khi xét thấy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì tùy từng trường hợp, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định như sau:\na) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;\nb) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;\nc) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.\n2. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành."
}
] |
788 | Công nhân quốc phòng bảo đảm kỹ thuật khí tài nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? | [
{
"id": 17891,
"text": "Tiêu chuẩn chung đối với công nhân quốc phòng chuyên ngành kỹ thuật đặc công\n1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; có sức khỏe, tác phong, phương pháp công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.\n2. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương trở lên; được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề bảo đảm kỹ thuật khí tài nước theo quy định; hiểu được một số kiến thức chung về Điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam, các quy định trong công tác kỹ thuật đặc công; có kiến thức về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.\n3. Trong cùng một nghề, người có trình độ kỹ năng nghề bậc cao hơn phải nắm chắc nội dung và thực hiện thành thạo công việc của bậc thấp hơn; người có trình độ kỹ năng nghề bậc thấp hơn phải nắm được nội dung cơ bản và có kỹ năng thực hành một số công việc của bậc cao hơn khi có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.\n4. Hiểu biết và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lao động; nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật về an toàn lao động, phòng chống cháy; quy định về giữ gìn, bảo vệ tài sản, vũ khí trang bị kỹ thuật của Nhà nước và của Quân đội; triệt để thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí."
}
] | [
{
"id": 17892,
"text": "Nghề bảo đảm kỹ thuật khí tài nước."
},
{
"id": 228146,
"text": "Xếp loại, nâng loại, nâng bậc công nhân quốc phòng\n1. Công nhân quốc phòng được xếp loại như sau:\na) Loại A gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành;\nb) Loại B gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng;\nc) Loại C gồm công nhân quốc phòng có chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng.\n2. Khi quân đội có nhu cầu, công nhân quốc phòng được xét hoặc thi nâng loại nếu hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; có văn bằng phù hợp.\n3. Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng."
},
{
"id": 17893,
"text": "Nghề bảo đảm kỹ thuật khí tài nước gồm 7 bậc, như sau:\n1. Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.\n2. Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7."
},
{
"id": 18058,
"text": "Tiêu chuẩn chung của công nhân quốc phòng chuyên ngành kỹ thuật xe - máy\n1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; thực hiện đúng Điều lệ Công tác kỹ thuật, Điều lệ Công tác kỹ thuật xe - máy Quân đội nhân dân Việt Nam và công tác an toàn bảo hộ lao động; có tác phong, phương pháp công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.\n2. Trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên; hoàn thành chương trình đào tạo hoặc huấn luyện bổ túc tại các đơn vị và được cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ (hoặc bằng tốt nghiệp) nghề phù hợp với chuyên ngành công tác.\n3. Được bồi dưỡng nâng cao trình độ, rèn luyện tay nghề và kiểm tra lý thuyết, thực hành đạt tiêu chuẩn theo quy định của từng bậc kỹ thuật trước khi đăng ký dự thi nâng bậc kỹ thuật cao hơn.\n4. Trong cùng một nghề, người có bậc trình độ kỹ năng nghề cao hơn phải nắm chắc nội dung và thực hiện thành thạo công việc của bậc thấp hơn; bậc thấp hơn phải nắm được nội dung cơ bản và có khả năng làm được một số công việc của thợ bậc cao hơn khi có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.\n5. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; chấp hành tốt nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn lao động và những quy định về giữ gìn, bảo vệ tài sản, trang thiết bị của Nhà nước và Bộ Quốc phòng."
}
] |
59,835 | Tài sản cố định vô hình tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập không phải tính hao mòn đúng không? | [
{
"id": 81668,
"text": "\"Điều 4. Phân loại tài sản cố định\n1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:\n...\nb) Tài sản cố định vô hình\n- Loại 1: Quyền sử dụng đất.\n- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.\n- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.\n- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.\n- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.\n- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).\n- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.\""
},
{
"id": 45003,
"text": "Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao \n1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. \n2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao gồm: \na) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. \nb) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật. \nc) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật. \n3. Không phải tính hao mòn, khấu hao đối với: \na) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. \nb) Tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này. \nc) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giả trị nhưng vẫn còn sử dụng được (bao gồm cả tải sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết). \nd) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được. \n4. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết thì giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm/tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này."
}
] | [
{
"id": 622977,
"text": "Điều 12. Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao\n1. Tài sản cố định hiện có tại đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.\n2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao theo quy định tại Điều 16 Thông tư này gồm:\na) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;\nb) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;\nc) Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.\n3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:\na) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;\nb) Tài sản cố định đang thuê sử dụng;\nc) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước;\nd) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;\nđ) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được."
},
{
"id": 72970,
"text": "\"Điều 61. Khấu hao và hao mòn tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập\n1. Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được tính hao mòn. Các tài sản cố định sau đây tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao:\na) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;\nb) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;\nc) Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.\""
},
{
"id": 459592,
"text": "thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường."
},
{
"id": 146746,
"text": "Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định\n1. Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; trừ các trường hợp sau:\na) Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định khác so với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định bảo đảm tăng, giảm không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định tương ứng quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng. Trong đó, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng được xác định theo công thức sau:\n\nc) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại.\nd) Đối với tài sản cố định có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này:\nd.1) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá chưa hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì thời gian tính hao mòn của tài sản được tính đến năm mà giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề nhỏ hơn hoặc bằng mức hao mòn hàng năm của tài sản.\nd.2) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì cộng thêm 01 năm vào thời gian tính hao mòn (năm phát sinh việc điều chỉnh, thay đổi nguyên giá) để xử lý phần giá trị tăng, giảm do điều chỉnh, thay đổi nguyên giá.\n2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).\nThời gian tính hao mòn của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.\nTrường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan."
}
] |
119,725 | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể dựa vào các căn cứ nào? | [
{
"id": 44344,
"text": "Xác định giá đất cụ thể\n1. Căn cứ nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, phương pháp định giá đất quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định này và kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.\n2. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ đối với các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 114, Khoản 2 Điều 172 và Khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê."
}
] | [
{
"id": 77450,
"text": "\"Điều 131. Giá đất cụ thể \n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan định giá đất cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan định giá đất cấp tỉnh thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan định giá đất cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.\nHội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất. Cơ quan định giá đất cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định giá đất tổ chức thẩm định giá đất. Cơ quan định giá đất được thuê tổ chức có chức năng tư vấn giá đất thực hiện việc thẩm định lại kết quả xác định giá đất cụ thể.\n2. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:\na) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;\nb) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;\nc) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;\nd) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;\nđ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;\ne) Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà ảnh hưởng đến hệ số sử dụng đất; cho phép chuyển hình thức sử dụng đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với phương án đấu giá đất áp dụng cho tổ chức tham gia đấu giá; xác định giá khởi điểm để đấu thầu dự án sử dụng đất.\n3. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các phương pháp để định giá đất cụ thể. Đối với khu vực đã có bảng giá đất tới từng thửa đất theo vùng giá trị đất, giá thửa đất chuẩn thì việc định giá đất cụ thể được xác định theo bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm định giá.\n4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\""
},
{
"id": 44345,
"text": "Trình tự, thủ tục thực hiện xác định giá đất cụ thể\n1. Trình tự thực hiện xác định giá đất cụ thể quy định tại Điều 15 của Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:\na) Xác định mục đích định giá đất cụ thể;\nb) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; áp dụng phương pháp định giá đất;\nc) Xây dựng phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nd) Thẩm định phương án giá đất;\nđ) Hoàn thiện dự thảo phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;\ne) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất.\n2. Hồ sơ xác định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gồm có:\na) Tờ trình về phương án giá đất;\nb) Dự thảo phương án giá đất;\nc) Báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất;\nd) Văn bản thẩm định phương án giá đất.\n3. Việc thẩm định phương án giá đất do Hội đồng thẩm định giá đất thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất bao gồm các thành phần sau:\na) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;\nb) Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.\n4. Đối với trường hợp áp dụng các phương pháp định giá đất quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định phê duyệt giá đất cụ thể trong thời gian không quá 90 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất."
},
{
"id": 44347,
"text": "\"Điều 18. Xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất\n1. Căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường, điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và bảng giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, quyết định hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể.\n2. Giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:\na) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 của Luật đất đai, xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà thửa đất hoặc khu đất của dự án có giá trị (tính theo giá đất trong bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại; xác định giá đất để làm căn cứ tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà phải xác định lại đơn giá thuê đất để điều chỉnh cho chu kỳ tiếp theo; xác định giá đất để làm cơ sở xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm;\nb) Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 114 của Luật đất đai đối với dự án có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau hoặc trường hợp tại khu vực thu hồi đất không bảo đảm yêu cầu về thông tin để áp dụng các phương pháp định giá đất quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định này để xác định giá đất cụ thể của từng thửa đất.\n3. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.\nĐối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho từng dự án tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất.\n4. Trách nhiệm xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất:\na) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;\nb) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.\n5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều này.\""
},
{
"id": 474341,
"text": "1. Trình tự thực hiện xác định giá đất cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây: 1. Cơ quan tài nguyên và môi trường chuẩn bị hồ sơ định giá đất cụ thể bao gồm các nội dung sau: 1. Việc thu thập, tổng hợp thông tin về thửa đất, thông tin để áp dụng các phương pháp định giá đất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. 1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể theo hình thức Hội đồng hoạt động thường xuyên hoặc Hội đồng hoạt động theo vụ việc phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, gồm các thành phần sau: 1. Sau khi nhận được văn bản thẩm định và biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể thống nhất với phương án giá đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường trình hồ sơ phương án giá đất đến Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Trường hợp văn bản thẩm định của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện phương án giá đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường yêu cầu đơn vị xác định giá đất tiếp thu, giải trình, hoàn thiện báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất và Chứng thư định giá đất; hoàn thiện hồ sơ phương án giá đất theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.\na) Vị trí, địa điểm của thửa đất, khu đất: khoảng cách gần nhất đến trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, chợ, cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, công viên, khu vui chơi giải trí; a) Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng đấu giá; a) Vị trí, địa điểm, mục đích sử dụng đất, diện tích, kích thước, hình thể, điều kiện về giao thông, điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện, thời hạn sử dụng; a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 5 Nghị định này, cơ quan tài chính chủ trì, xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, công bố hệ số điều chỉnh giá đất hằng năm sau khi xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Việc xây dựng, điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại điểm này thực hiện theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất. a) Chuẩn bị hồ sơ định giá đất cụ thể; a) Mục đích định giá đất, thời gian thực hiện và dự toán kinh phí; a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng;"
}
] |
19,803 | Vận chuyển trái phép 100kg pháo hoa nổ bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào? | [
{
"id": 67106,
"text": "Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm\n...\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nd) Có tính chất chuyên nghiệp;\nđ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;\ne) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;\ng) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;\nh) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;\ni) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;\nk) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;\nl) Tái phạm nguy hiểm.\n...\n4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\n..."
}
] | [
{
"id": 65513,
"text": "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ\n1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;\nc) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;\nd) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;\nđ) Làm chết người;\ne) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\ng) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;\nh) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;\ni) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;\nb) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;\nc) Làm chết 02 người;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;\nb) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;\nc) Làm chết 02 người;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;\nb) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;\nc) Làm chết 03 người trở lên;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
},
{
"id": 68780,
"text": "\"1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\n...\nb) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;\n...\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;\n....\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;\n…\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.\" "
},
{
"id": 92352,
"text": "Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm\n...\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\n...\ne) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;\ng) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;\n...\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\n...\nc) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;\nd) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;\nđ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.\n..."
},
{
"id": 67107,
"text": "Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm\n...\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;\nb) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;\nc) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;\nd) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;\nđ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.\n..."
}
] |
20,930 | Xác định cha mẹ cho con được pháp luật quy định như thế nào? | [
{
"id": 47649,
"text": "“Điều 88. Xác định cha, mẹ\n1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.\nCon được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.\nCon sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.\n2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”"
}
] | [
{
"id": 47650,
"text": "\"Điều 89. Xác định con\n1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.\n2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.\""
},
{
"id": 47663,
"text": "Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con\n1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.\n2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.\n3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:\na) Cha, mẹ, con, người giám hộ;\nb) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;\nc) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;\nd) Hội liên hiệp phụ nữ."
},
{
"id": 47629,
"text": "\"Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con\n1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.\n2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.\n3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.\n4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.\""
},
{
"id": 47630,
"text": "\"Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ\n1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.\n2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.\n3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.\n4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.\""
}
] |
105,518 | Tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài có phải nộp lệ phí khi thực hiện điều chỉnh thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam? | [
{
"id": 179656,
"text": "Điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài\n...\nPhí, lệ phí (nếu có): Không\n..."
}
] | [
{
"id": 70274,
"text": "Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài\n...\nCơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Xuất bản, In và Phát hành\nKết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài\nPhí, lệ phí (nếu có): Không có\n..."
},
{
"id": 179658,
"text": "Điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài\nTrình tự thực hiện:\n- Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi về người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động, văn phòng đại diện phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện.\n- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm xác nhận thông tin thay đổi vào giấy phép thành lập văn phòng đại diện; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.\n..."
},
{
"id": 135090,
"text": "Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài\n1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.\n2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài."
},
{
"id": 14923,
"text": "1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông khi thay đổi trụ sở làm việc của nhà xuất bản;\nb) Không đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất, bị hư hỏng;\nc) Không thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khi thay đổi người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.\n2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong các nội dung sau đây mà không có giấy phép cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản: Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản; thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản; thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.\n3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;\nb) Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của nhà xuất bản;\nc) Hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam nhưng không đủ điều kiện hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập.\n4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện khi nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản tại nước ngoài.\n5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam nhưng giấy phép đã hết hạn.\n6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép thành lập.\n7. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.\n8. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc thu hồi xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;\nb) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này."
}
] |
2,634 | Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không? | [
{
"id": 64282,
"text": "Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính\n1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:\na) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;\nb) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;\nc) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;\nd) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;\nđ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.\n2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.\nQuyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.\nViệc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính."
}
] | [
{
"id": 75083,
"text": "\"Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính\n1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.\n2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.\n3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.\n4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.\""
},
{
"id": 63244,
"text": "“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;\nb) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;\nc) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.\n2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”.\n35. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 71 như sau:\n“2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.\n3. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.\nCá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”"
},
{
"id": 16327,
"text": "\"Điều 38. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn\n1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:\na) Trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này;\nb) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;\nc) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;\nd) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định này.\nCăn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này;\nđ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.\n2. Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có). Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.\""
},
{
"id": 64373,
"text": "Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng\n1. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc sau đây:\na) Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính;\nb) Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước.\n..."
}
] |
103,459 | Công an viên mất trong lúc làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ gì? | [
{
"id": 53943,
"text": "1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.\n2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.\n3. Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ Điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm hiện hưởng.\nPhụ cấp thâm niên được chi trả hàng tháng cùng kỳ lương và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.\n4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng; khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.\n5. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung. Trường hợp làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có Điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan đã ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về.\n6. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị ốm đau trong thời gian công tác được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương, mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.\n7. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị tai nạn trong làm nhiệm vụ, trong khi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ, trên đường đi, về nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền thì được hưởng các chế độ như sau:\na) Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định thương tật, xuất viện;\nb) Sau khi Điều trị, được Ủy ban nhân dân xã giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp Luật.\nTrường hợp người có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể;\nc) Người bị tai nạn làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập gặp nhiều khó khăn thì được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp Luật đối với người tàn tật;\nd) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian Điều trị lần đầu, nếu người bị chết có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp người bị chế chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người chịu trách nhiệm mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu.\n8. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ hoặc vì lý do thi hành công vụ, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp Luật về ưu đãi người có công với cách mạng.\n9. Kinh phí chi trả các chế độ bị tai nạn do ngân sách địa phương chi trả. Đối với người có tham gia bảo hiểm xã hội thì do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả."
}
] | [
{
"id": 200580,
"text": "7. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị tai nạn trong làm nhiệm vụ, trong khi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ, trên đường đi, về nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền thì được hưởng các chế độ như sau:\n...\nd) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian Điều trị lần đầu, nếu người bị chết có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp người bị chết chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người chịu trách nhiệm mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu."
},
{
"id": 101451,
"text": "Chế độ, chính sách đối với Công an xã\n1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.\n2. Trưởng Công an xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần.\n3. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần.\n4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ công tác phí.\n5. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng chế độ theo quy định.\n6. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên trong khi thi hành nhiệm vụ nếu bị thương hoặc hy sinh thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; Phó trưởng Công an xã, Công an viên trong thời gian công tác nếu ốm đau được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được xem xét hỗ trợ tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương.\nChính phủ quy định cụ thể Điều này."
},
{
"id": 126470,
"text": " \"Điều 7. Chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên\n1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.\n2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.\n3. Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ Điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm hiện hưởng.\nPhụ cấp thâm niên được chi trả hàng tháng cùng kỳ lương và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.\n4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng; khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.\n[...]\""
},
{
"id": 46676,
"text": "Chế độ, chính sách đối với công nhân công an thôi phục vụ trong Công an nhân dân, hy sinh, từ trần\n1. Chế độ, chính sách đối với công nhân công an nghỉ hưu\na) Công nhân công an thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 12 Nghị định này được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;\nb) Công nhân công an thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này khi nghỉ hưu không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.\n2. Chế độ, chính sách đối với công nhân công an thôi việc\na) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;\nb) Được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.\n3. Chế độ, chính sách đối với công nhân công an chuyển ngành\na) Công nhân công an chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, được điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, thâm niên công tác;\nb) Công nhân công an chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này và được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.\n4. Chế độ, chính sách đối với thân nhân của công nhân công an hy sinh, từ trần\na) Thân nhân của công nhân công an hy sinh được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này;\nb) Thân nhân của công nhân công an từ trần được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này;\nc) Thân nhân của công nhân công an quy định tại điểm a và b khoản này bao gồm các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.\n5. Công nhân công an có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ trong Công an nhân dân hoặc hy sinh, từ trần được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này."
}
] |
126,541 | Công chức đang quản lý tài liệu bí mật Nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước khi nào? | [
{
"id": 203208,
"text": "Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước\n...\n3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Quyết định này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Công chức, viên chức đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.\n4. Khi tổ chức tiêu hủy tài liệu thuộc bí mật nhà nước phải lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu thuộc bí mật nhà nước. Hội đồng tiêu hủy tài liệu thuộc bí mật nhà nước gồm:\na) Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng;\nb) Đại diện đơn vị trực thuộc, bộ phận, cá nhân trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nc) Đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.\n..."
}
] | [
{
"id": 171729,
"text": "\"Điều 14. Tiêu huỷ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước\n...\n3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;\nb) Cán bộ, chiến sĩ đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.\n4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan đến bí mật nhà nước cần tiêu hủy;\nc) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này ban hành quyết định tiêu hủy;\nd) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.\n5. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.\""
},
{
"id": 78062,
"text": "Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước\n1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:\na) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;\nb) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.\n2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;\nb) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;\nc) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.\n3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;\nc) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.\n..."
},
{
"id": 38055,
"text": "Tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước\n1. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật ở các cơ quan, tổ chức ở Trung ương do cấp Cục trưởng (hoặc tương đương) quyết định, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Giám đốc Sở (hoặc tương đương) quyết định (đối với mật mã thực hiện theo quy định của Ban Cơ yếu Chính phủ).\n2. Trong quá trình tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải bảo đảm yêu cầu không để lộ, lọt bí mật nhà nước. Tiêu hủy vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải làm thay đổi hình dạng và tính năng, tác dụng. Tiêu hủy tài liệu phải đốt, xén, nghiền nhỏ đảm bảo không thể phục hồi được.\n3. Trong trường hợp đặc biệt không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước theo các quy định trên, nếu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không được tiêu hủy ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của Nhà nước thì người đang quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đó được quyền tự tiêu hủy nhưng ngay sau đó phải báo cáo bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan công an cùng cấp. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."
},
{
"id": 197298,
"text": "Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước\n...\n3. Hồ sơ giải độ mật, tiêu hủy bí mật nhà nước được lưu giữ ít nhất là 20 năm.\n4. Trong trường hợp cần thiết phải hủy ngay tài liệu, vật mang bí mật nhà nước nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, chính trị, lợi ích quốc gia mà không có điều kiện tổ chức Hội đồng tiêu hủy, thì người đang giữ bí mật đó có quyền tự tiêu hủy, nhưng phải báo cáo bằng văn bản tới người đứng đầu đơn vị và cơ quan công an cùng cấp. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."
}
] |
72,016 | Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải có kinh nghiệm trong những lĩnh vực gì? | [
{
"id": 115806,
"text": "Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH\nA. Thủ tục hành chính cấp trung ương\n...\n5. Thủ tục: Cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.\n...\n5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:\na) Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp\n- Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.\n- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.\n- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp hoặc làm việc về ngành, nghề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo.\n- Hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc do đơn vị được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức.\n- Có trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.\n- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.\nb) Được đánh giá đạt yêu cầu theo quy chế đánh giá cấp thẻ kiểm định viên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội"
}
] | [
{
"id": 153431,
"text": "Thành lập đoàn đánh giá ngoài\n1. Số lượng thành viên đoàn đánh giá ngoài là số lẻ và đáp ứng yêu cầu:\n...\n4. Điều kiện đối với thành viên trong đoàn đánh giá ngoài như sau:\na) Có thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn thời hạn sử dụng;\nb) Trưởng đoàn, thư ký đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tham gia đoàn đánh giá ngoài hoặc đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề hoặc đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, trưởng đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc quản lý cơ sở giáo dục đại học, hoặc quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; thư ký đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm quản lý cấp phòng, khoa trở lên hoặc tương đương trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trong cơ sở giáo dục đại học, hoặc quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;\n...\nd) Có hợp đồng lao động làm việc cho tổ chức kiểm định về việc tham gia đoàn đánh giá ngoài đối với trường hợp không phải là kiểm định viên làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định;\nđ) Có cam kết về việc đồng ý tham gia đoàn đánh giá ngoài và cam kết không vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này và Điều 18 Thông tư này."
},
{
"id": 170132,
"text": "Tiêu chuẩn kiểm định viên\n1. Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.\n2. Về trình độ chuyên môn:\na) Có bằng đại học trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;\nb) Có bằng thạc sĩ trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.\n3. Về thâm niên công tác:\na) Là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục mầm non, phổ thông từ 5 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;\nb) Là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.\n4. Am hiểu pháp luật, chế độ, chính sách về giáo dục.\n5. Có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.\n6. Có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên.\n7. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ."
},
{
"id": 185243,
"text": "\"Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với tổ chức trong nước là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp\n[...] 4. Có ít nhất 10 kiểm định viên làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định. [...]\""
},
{
"id": 208638,
"text": "Tổ chức, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp\n1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp.\n2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:\na) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Nhà nước thành lập;\nb) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập.\n3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện sau đây:\na) Có cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;\nb) Có đội ngũ cán bộ quản lý và kiểm định viên đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.\n4. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; được thu phí kiểm định theo quy định của pháp luật.\n5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; điều kiện và thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; quản lý và cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp."
}
] |
60,701 | Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em đúng không? | [
{
"id": 129459,
"text": "Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Để bảo đảm cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng được vui đón Tết Trung thu năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp một số nội dung sau:\n1. Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em; trong đó quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.\n2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các sở, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm; tổ chức các hoạt động nghệ thuật, vui chơi bổ ích, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc và quy mô tổ chức hoạt động phù hợp theo điều kiện đặc thù của địa phương.\n3. Chú trọng bảo vệ sức khỏe trẻ em nhất là vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm; bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng bởi những sản phẩm, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em.\n4. Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em (phụ lục kèm theo) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475628) trước ngày 10/10/2023."
}
] | [
{
"id": 178876,
"text": "QUY ĐỊNH CỤ THỂ\n1. Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em:\n- Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp bằng tiền, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước dưới hình thức ủng hộ, hợp đồng tặng cho tài sản, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác vào quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.\n- Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.\n- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:\n+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;\n+ Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên theo định mức chi quản lý hành chính đối với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao làm nhiệm vụ quản lý quỹ;\n+ Kinh phí thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Nhà nước đặt hàng (nếu có).\n+ Kinh phí đối ứng cho các dự án viện trợ, tài trợ (nếu có).\n- Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ (nếu có).\n- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).\n..."
},
{
"id": 35456,
"text": "1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp hiện hành.\n2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khác.\n3. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 580796,
"text": "6. Các địa phương căn cứ vào ngân sách Nhà nước năm 1994 đã được Quốc hội quyết định để thu xếp kinh phí cho các nhà thiếu nhi, từ năm 1995 kinh phí cho các nhà thiếu nhi đưa vào kế hoạch ngân sách địa phương hàng năm."
},
{
"id": 48343,
"text": "Nguồn kinh phí\n1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.\n2. Các nguồn thu hợp pháp khác."
}
] |
118,499 | Giáo viên trường trung học cơ sở có những nhiệm vụ gì trong quá trình giảng dạy? | [
{
"id": 78027,
"text": "\"Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên\n1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.\n2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.\n3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.\n4. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.\n5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.\n6. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.\n7. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.\n8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.\""
}
] | [
{
"id": 130606,
"text": "Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30\n1. Nhiệm vụ\nNgoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải thực hiện những nhiệm vụ sau:\na) Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;\nb) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trên truyền hình;\nc) Chủ trì triển khai, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai các chủ trương, nội dung đổi mới của ngành;\nd) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên;\nđ) Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có).\n..."
},
{
"id": 83295,
"text": "1. Nhiệm vụ\nNgoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:\na) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên từ cấp trường trở lên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử;\nb) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên;\nc) Tham gia đánh giá ngoài hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên;\nd) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên;\nđ) Tham gia ra đề hoặc chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;\ne) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các hội thi hoặc các sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;\ng) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh.\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\nNgoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.\n..."
},
{
"id": 181054,
"text": "Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13\n1. Nhiệm vụ\nNgoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II, giáo viên trung học phổ thông hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:\na) Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;\nb) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp tỉnh trở lên hoặc tham gia dạy học trên truyền hình;\nc) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai chủ trương, nội dung đổi mới của ngành hoặc sinh hoạt chuyên đề từ cấp tỉnh trở lên;\nd) Tham gia đánh giá ngoài hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp tỉnh trở lên;\nđ) Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi của giáo viên từ cấp tỉnh trở lên;\ne) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các hội thi hoặc các sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên;\ng) Tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên.\n..."
},
{
"id": 44091,
"text": "\"Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo\n1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.\nNhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.\n2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.\""
}
] |
117,044 | Hội đồng thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài có nhiệm vụ gì? | [
{
"id": 192548,
"text": "Nhiệm vụ của Hội đồng thi và các ban của Hội đồng thi\n1. Hội đồng thi:\na) Chủ tịch Hội đồng thi: Điều hành các công việc của Hội đồng thi; ký duyệt danh sách thí sinh đăng ký dự thi; tiếp nhận, quản lý đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm; quy định việc làm phách bài thi bảo đảm an toàn, bảo mật; ký duyệt kết quả thi và danh sách thí sinh dự thi đạt yêu cầu, đề nghị cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ; quyết định hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi;\nb) Phó Chủ tịch Hội đồng thi thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền;\nc) Các ủy viên Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Hội đồng thi;\nd) Người làm nhiệm vụ giám sát làm việc độc lập với các Ban của Hội đồng thi, giám sát các khâu của kỳ thi và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch Hội đồng thi về kết quả thực hiện nhiệm vụ;\nđ) Bảo vệ, y tế, phục vụ: bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong kỳ thi và nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.\n2. Ban Đề thi đối với hình thức thi trên giấy:\na) Sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi để tạo các mã đề thi theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này; kiểm tra các mã đề thi, bảo đảm đúng định dạng đề thi theo quy định, thể thức văn bản, chính tả; khi phát hiện các câu hỏi thi không đáp ứng yêu cầu thì thay thế bằng câu hỏi thi khác lấy từ ngân hàng câu hỏi thi để bảo đảm đúng định dạng đề thi; bàn giao đề thi theo đúng quy định;\nb) Thành viên Ban Đề thi làm việc trong điều kiện cách ly triệt để từ khi bắt đầu làm việc cho đến hết thời gian làm bài thi, chịu trách nhiệm bảo mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách, nhiệm vụ và quy định hiện hành.\n..."
}
] | [
{
"id": 235627,
"text": "I. Mục đích\nKhung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (sau đây gọi là Khung năng lực tiếng Việt, viết tắt: KNLTV) được dùng để:\n1. Làm căn cứ thống nhất đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài.\n2. Làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy; biên soạn hoặc lựa chọn học liệu; xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo.\n3. Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt được các yêu cầu của chương trình đào tạo.\n4. Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực tiếng Việt và tự đánh giá năng lực của mình.\n5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (sau đây gọi là Khung tham chiếu chung Châu Âu, viết tắt: CEFR)."
},
{
"id": 634050,
"text": "Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài."
},
{
"id": 258633,
"text": "Nhiệm vụ của Hội đồng\n1. Xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp cho các chức danh hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; tham gia giám sát, đánh giá việc tuân thủ chuẩn năng lực nghề nghiệp của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về y tế và theo quy định của pháp luật.\n2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật: xây dựng và thử nghiệm Bộ ngân hàng câu hỏi đánh giá năng lực hành nghề; xây dựng tiêu chuẩn của cơ sở tổ chức đánh giá năng lực hành nghề; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về đánh giá năng lực hành nghề.\n3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 166959,
"text": "\"Điều 3. Bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài\n...\n2. Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng sau:\na) Đề thi bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh, không vi phạm pháp luật, thuần phong, mỹ tục, văn hóa của Việt Nam, được bảo mật khi sao in, đóng gói, vận chuyển (nếu có), bảo quản và sử dụng; đề thi mẫu được công bố để thí sinh tiếp cận dễ dàng, đầy đủ;\nb) Quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi bảo đảm chặt chẽ, khoa học, tin cậy, chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh, ngăn ngừa và loại bỏ các hiện tượng gian lận. Quytrình đăng ký dự thi, quy định về dự thi, tài liệu hướng dẫn thi được công bố công khai trên trang thông tin điện tử chính thức và hợp pháp của Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;\nc) Cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức thi; việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trước, trong và sau khi thi;\nd) Quy định rõ ràng, chặt chẽ về đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên của Các bên liên kết khi tham gia tổ chức thi;\nd) Bảng quy đổi kết quả thi với Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) được cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này công nhận;\ne) Kết quả thi được công bố kịp thời, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ được cấp đúng thời gian quy định, thủ tục cấp thêm chứng chỉ và việc tra cứu kết quả thi thuận lợi đối với thí sinh; kết quả thi được lưu trên hệ thống dữ liệu để phục vụ việc xác thực kết quả của bài thi trong thời hạn kết quả thi còn hiệu lực; quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại về kết quả thi rõ ràng, thuận lợi cho thí sinh; có biện pháp hiệu quả để bảo mật thông tin nhận dạng cá nhân.\""
},
{
"id": 176206,
"text": "Điều 4. Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ\nĐơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (sau đây gọi tắt là đơn vị tổ chức thi) bao gồm:\n1. Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài) hoặc sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên), đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.\n2. Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học - ngoại ngữ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông)."
}
] |
99,994 | Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định thế nào? | [
{
"id": 38434,
"text": "Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ\n1. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.\n2. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước áp dụng cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận ngoài diện tích đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.\na) Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được khuyến khích áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ theo quy hoạch phát triển đô thị hoặc quy hoạch khu dân cư nông thôn;\nb) Đối với dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ ngoài phạm vi quy định tại điểm a khoản này hoặc tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ khác là bến xe, bãi đỗ xe thì căn cứ tình hình thực tế, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này quyết định việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.\n3. Việc khai thác quỹ đất vùng phụ cận ngoài diện tích đất phục vụ dự án để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về đấu giá.\n4. Cơ quan được giao quản lý tài sản lập Đề án khai thác quỹ đất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:\na) Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến của Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan về Đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với Đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp.\n5. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác quỹ đất gồm:\na) Căn cứ, sự cần thiết của Đề án;\nb) Diện tích đất dự kiến khai thác;\nc) Hình thức sử dụng đất;\nd) Tổng mức đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;\nđ) Dự kiến chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để khai thác quỹ đất theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;\ne) Dự kiến số tiền thu được từ việc khai thác quỹ đất theo quy định của pháp luật đất đai;\ng) Phương án quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác quỹ đất;\nh) Các thông tin khác liên quan đến việc khai thác quỹ đất;\ni) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.\n6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có quỹ đất để tạo vốn) có trách nhiệm:\na) Thu hồi diện tích đất vùng phụ cận ngoài diện tích đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Đề án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Phê duyệt hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với phần diện tích đất thu hồi tại điểm a khoản này theo quy định của pháp luật về đất đai;\nc) Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với diện tích đất thu hồi;\nd) Phê duyệt và công bố công khai quy hoạch chi tiết đối với quỹ đất để tạo vốn;\nđ) Các công việc khác có liên quan."
}
] | [
{
"id": 163555,
"text": "Khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải\n1. Việc sử dụng quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.\n..."
},
{
"id": 163556,
"text": "Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng\n1. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước áp dụng cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận của đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.\n2. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng phải được lập thành đề án. Thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thực hiện theo quy định như sau:\na) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc trung ương quản lý;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc địa phương quản lý.\n3. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng được áp dụng theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.\n4. Số tiền thu được từ khai thác quỹ đất, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được bố trí trong kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm quyền tại khoản 2 Điều này phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.\n5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
},
{
"id": 43983,
"text": "1. Việc khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 118 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.\n2. Cơ quan được giao quản lý tài sản lập Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước gửi Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:\na) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan về Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan.\n3. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước gồm:\na) Căn cứ, sự cần thiết của Đề án;\nb) Diện tích đất, mặt nước dự kiến khai thác;\nc) Hình thức sử dụng đất, mặt nước;\nd) Tổng mức đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;\nđ) Dự kiến số tiền thu được từ việc khai thác quỹ đất, mặt nước;\ne) Các thông tin khác liên quan đến việc khai thác quỹ đất, mặt nước;\ng) Trách nhiệm tổ chức thực hiện."
},
{
"id": 506037,
"text": "2. Giá trị quyền sử dụng đất được sử dụng để thanh toán dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán theo quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất.\nĐiều 118. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng\n1. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước áp dụng cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận của đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.\n2. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng phải được lập thành đề án. Thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thực hiện theo quy định như sau:\na) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc trung ương quản lý;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc địa phương quản lý.\n3. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng được áp dụng theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.\n4. Số tiền thu được từ khai thác quỹ đất, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được bố trí trong kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm quyền tại khoản 2 Điều này phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.\n5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
}
] |
136,995 | Thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện có trách nhiệm gì? | [
{
"id": 214877,
"text": "Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư\n1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:\na) Tuân thủ quy trình thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;\nb) Bảo đảm việc thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời;\nc) Cập nhật, thông báo kịp thời thông tin về công dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác.\n2. Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:\na) Kiểm tra thông tin, tài liệu về công dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin;\nb) Giữ gìn, bảo mật thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xoá hoặc làm hư hỏng tài liệu và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật.\n3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm sau đây:\na) Tổ chức quản lý việc cập nhật, lưu trữ thông tin, tài liệu vào cơ sở dữ liệu;\nb) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã được cập nhật, lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư."
}
] | [
{
"id": 68240,
"text": "Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư\n1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có quyền sau:\na) Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo chức năng, nhiệm vụ và mục đích đăng ký với cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.\nb) Đề nghị cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an giải quyết các vướng mắc làm ảnh hưởng đến quyền khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.\n2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm sau:\na) Tuân thủ các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ và sử dụng thông tin;\nb) Khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng phạm vi cho phép, nội dung thống nhất về chia sẻ thông tin;\nc) Chia sẻ thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư này cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.\nd) Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an về những sai sót của thông tin đã chia sẻ hoặc khai thác, sử dụng.\nđ) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết các vướng mắc trong quá trình kết nối, chia sẻ và khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư."
},
{
"id": 54095,
"text": "Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường\n1. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong việc thu thập và giao nộp thông tin, dữ liệu.\n2. Giao nộp cho cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường đối với thông tin, dữ liệu được thu thập, tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.\n3. Gửi thông báo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về danh mục thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường do mình sở hữu và có nhu cầu cung cấp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."
},
{
"id": 18306,
"text": "Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân\n1. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch.\n2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.\n3. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý, chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư tại địa phương để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.\n4. Công an cấp huyện có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ sổ sách quản lý về cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch; từ việc giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; từ thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân trong trường hợp không có đơn vị hành chính cấp xã.\n5. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư.\n6. Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm, nghĩa vụ về thu thận, cập nhật, cung cấp thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 13 của Luật Căn cước công dân."
},
{
"id": 68241,
"text": "Xử lý sự cố, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc trong kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư\n1. Cơ quan, tổ chức có hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng, thực hiện các dịch vụ khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, đơn vị mình.\n2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xử lý sự cố, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc trong quá trình thao tác, sử dụng các chức năng, thực hiện kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua địa chỉ thư điện tử dancuquocgia@mps.gov.vn, qua số điện thoại liên hệ, qua làm việc tại trụ sở cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an hoặc bằng văn bản đề nghị hỗ trợ, giải quyết vướng mắc."
}
] |
136,300 | Thời điểm đánh giá và xếp loại chất lượng hằng năm của công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính được diễn ra trong thời gian nào? | [
{
"id": 73356,
"text": "Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm\n1. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức hằng năm được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ thì Hiệu trưởng (Giám đốc) quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hàng năm của đơn vị theo năm học hoặc theo năm dương lịch; trường hợp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo năm học thì thời điểm tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức trước ngày 15 tháng 9 hằng năm.\n2. Căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và xếp loại đảng viên trong tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.\n3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định của pháp luật và Quy chế này."
}
] | [
{
"id": 73354,
"text": "Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm\n1. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ được tiến hành trước ngày 01 tháng 12 hằng năm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, viên chức.\nSau khi đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ gửi các tài liệu sau về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 05 tháng 12 hằng năm, gồm:\n- Biên bản họp về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức của đơn vị.\n- Bản tổng hợp đánh giá công chức của đơn vị.\n- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức có nhận xét, ký tên của trưởng đơn vị.\n- Phiếu tự đánh giá của trưởng đơn vị và ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp đối với cấp trưởng (nơi không có chi ủy thì lấy ý kiến chi bộ).\nĐối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, hồ sơ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ gồm:\n..."
},
{
"id": 58019,
"text": "\"Điều 20. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức\n1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.\nĐối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.\n2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.\nĐối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.\n3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định này.\nCăn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.\""
},
{
"id": 68532,
"text": "Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động\n1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động được thực hiện theo từng năm công tác (từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm đánh giá), trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm và hoàn thành trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.\n2. Trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, xét nâng ngạch, nâng lương trước hạn, hết thời gian tập sự, khen thưởng, kỷ luật và thời điểm khác theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.\n3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp công chức, viên chức và người lao động vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng.\nCăn cứ vào khoản 1 Điều này và đặc thù của cơ quan, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí."
},
{
"id": 162290,
"text": "Đánh giá định kỳ hàng năm\n...\n2. Thành phần tham dự Hội nghị:\na) Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo đơn vị\nb) Đối với đơn vị có tư cách pháp nhân, có các đơn vị trực thuộc, thành phần tham dự là tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị trực thuộc;\nc) Đối với đơn vị không có tư cách pháp nhân, có pháp nhân nhưng không có đơn vị trực thuộc, thành phần tham dự là toàn thể công chức, viên chức của đơn vị.\nHội nghị đánh giá, xếp loại chất lượng chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 tổng số đại biểu thuộc thành phần tham dự có mặt. Trường hợp công chức, viên chức thuộc thành phần được đánh giá, xếp loại chất lượng vắng mặt thì phải làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo mẫu và nộp cho người có thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Điều 20 Quy chế này để báo cáo tại Hội nghị.\n…"
}
] |
12,179 | Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi cha mẹ của con cái như thế nào? | [
{
"id": 75062,
"text": "\"Điều 8. Khái niệm tội phạm\n1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.\n2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.\""
}
] | [
{
"id": 74013,
"text": "\"Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình\n1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;\nb) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nb) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.\""
},
{
"id": 64179,
"text": "“ Điều 123. Tội giết người\n1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Giết 02 người trở lên;\nb) Giết người dưới 16 tuổi;\nc) Giết phụ nữ mà biết là có thai;\nd) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;\nđ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\ng) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;\nh) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;\ni) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;\nk) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;\nl) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;\nm) Thuê giết người hoặc giết người thuê;\nn) Có tính chất côn đồ;\no) Có tổ chức;\np) Tái phạm nguy hiểm;\nq) Vì động cơ đê hèn.\n2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.\n3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”"
},
{
"id": 641458,
"text": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 2."
},
{
"id": 99036,
"text": "\"Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh\n1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.\""
},
{
"id": 258248,
"text": "Tội bức tử\n1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Đối với 02 người trở lên;\nb) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai."
}
] |
26,285 | Công ty cổ phần có thể đưa chi phí mua xe của Giám đốc vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được không? | [
{
"id": 71886,
"text": "Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:\n“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.\nc) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.\nChứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.\nTrường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).\nĐối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.\n...\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n...\n2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.\n2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.\nTrường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\nChi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:\n- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.\n- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:\n+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.\n+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.\n(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)\n..."
}
] | [
{
"id": 64170,
"text": "“- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:\nĐiều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:\n“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật\nc) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.\nChứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.\n...2. Các Khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.\n2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:\n...d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.\n...Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nên trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.\n...2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.\n...2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư đế hình thành tài sản cố định.\nKhi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\n…”\n- Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:\n+ Tại Khoản 3 Điều 3 quy định:\n“3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”\n+ Tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 quy định:\n“d) Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:\nNguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào mục đích sử dụng theo dự tính.\nRiêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.”\n+ Tại Khoản 2, Khoản 9 Điều 9 quy định về nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:\n“...2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.\n...9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.\"\nCăn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:\n1. Về chi phí thuê nhà xưởng trong giai đoạn trước khi đi vào sản xuất chính thức\nKhoản chi phí thuê nhà xưởng trong giai đoạn công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát sinh doanh thu là khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) nếu đáp ứng điều kiện khoản chi được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.\n2. Về chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ công cụ dụng cụ trong giai đoạn trước khi đi vào sản xuất chính thức\nCông ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà công ty hạch toán tăng TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.\nĐối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản này được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.\nKhoản chi phí trích khấu hao TSCĐ, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ của công ty nếu đáp ứng điều kiện khoản chi được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.”"
},
{
"id": 70513,
"text": "“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n...\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:\ne) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:\n- Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.\""
},
{
"id": 90964,
"text": "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp\n...\n5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;\nb) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.\n..."
},
{
"id": 105658,
"text": "Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\n…\nb) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n…\nl) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp\n..."
}
] |
66,275 | Số lượng thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo là bao nhiêu? | [
{
"id": 135689,
"text": " Hội đồng khoa học và đào tạo\n...\n2. Hội đồng khoa học và đào tạo có số thành viên lẻ số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, gồm: Giám đốc Học viện, một số Phó giám đốc Học viện; Trưởng một số Khoa, Viện lớn trong Học viện; Trưởng một số phòng chức năng trong Học viện; đại diện giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện có chức danh giáo sư, phó giáo sư, hoặc trình độ tiến sĩ; một số đại diện các nhà khoa học có liên quan hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện, không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Học viện (nếu cần thiết). Số lượng thành viên, tỷ lệ các thành phần và thủ tục lựa chọn các thành viên, việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo do Giám đốc Học viện quyết định.\n..."
}
] | [
{
"id": 82834,
"text": "Nhiệm kỳ và số lượng thành viên của Hội đồng khoa học\n1. Nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học là 5 năm. Số lượng thành viên Hội đồng khoa học là 21 người, trong đó, thành viên Hội đồng khoa học thuộc các đơn vị có chức năng đào tạo chiếm không quá 5 người.\n2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý là thành viên đương nhiên của Hội đồng khoa học."
},
{
"id": 80411,
"text": "Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng khoa học\n1. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng khoa học là 05 năm.\n2. Số lượng thành viên Hội đồng khoa học không quá 19 người, do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học.\n3. Trong trường hợp cần thiết Viện trưởng VKSND tối cao có thể quyết định thay đổi, bổ sung số lượng và nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng khoa học theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng khoa học."
},
{
"id": 142338,
"text": "Hội đồng Khoa học và Đào tạo\n...\n2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo có số thành viên là số lẻ, gồm: Hiệu trưởng; các Phó hiệu trưởng; các Trưởng khoa; các Trưởng phòng; Giám đốc trung tâm; đại diện giảng viên, viên chức hoạt động đào tạo, khoa học - công nghệ; các nhà khoa học và đại diện một số tổ chức kinh tế - xã hội ở ngoài Trường có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Trường.\n3. Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo do các Uỷ viên Hội đồng bầu theo nguyên tắc đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì do Hiệu trưởng quyết định.\n4. Hội đồng họp ít nhất sáu (06) tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.\n5. Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường có nhiệm vụ xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt Quy chế làm việc của Hội đồng."
},
{
"id": 128907,
"text": "Hội đồng Khoa học và đào tạo\n...\n2. Hội đồng Khoa học và đào tạo của Trường có 15 thành viên, gồm: Hiệu trưởng; một số Phó Hiệu trưởng; một số Trưởng khoa, Trưởng phòng, Trưởng bộ môn, Trưởng (Giám đốc) Trung tâm; đại diện giảng viên và cán bộ hoạt động khoa học của Trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sỹ; đại diện viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ, cán bộ khoa học có liên quan bên ngoài Trường.\n3. Thủ tục lựa chọn các thành viên Hội đồng Khoa học và đào tạo:\nHiệu trưởng quy định thủ tục lựa chọn các thành viên Hội đồng Khoa học và đào tạo trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Trường.\n4. Hội đồng Khoa học và đào tạo bầu Chủ tịch Hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số phiếu. Chủ tịch Hội đồng điều hành Hội đồng Khoa học và đào tạo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.\n5. Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo của Trường xây dựng Quy chế làm việc của Hội đồng, trình Hiệu trương phê duyệt để thực hiện."
}
] |
58,643 | Về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp dựa vào đâu? | [
{
"id": 26503,
"text": "Căn cứ xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công\n1. Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định căn cứ vào định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, định mức chi phí) do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, tiền lương và chi phí khác của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.\n2. Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.\n3. Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban kiểm soát; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty.\n4. Chi phí khác tính trong chi phí tiền lương, chi phí nhân công gồm: chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động được xác định theo quy định của pháp luật; chi phí ăn ca và chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định pháp luật."
}
] | [
{
"id": 26505,
"text": "Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:\n(3)\nTrong đó:\n1. Vql: là tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công. Đối với sản phẩm, dịch vụ công đang trích lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được tính trong chi phí chung.\n2. m: số vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.\n3. Tqij: là tổng số ngày công định mức lao động của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.\n4. TLcbj: là mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty, tính theo tháng của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá mức lương cơ bản quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này."
},
{
"id": 26508,
"text": "Trách nhiệm thực hiện\n1. Trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\na) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành định mức lao động mới cho phù hợp, làm cơ sở cho việc xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.\nb) Quy định, hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công đối với từng sản phẩm, dịch vụ công cụ thể.\nc) Tiếp nhận báo cáo của đơn vị thực hiện sản phẩm, dịch vụ công, đánh giá tình hình thực hiện chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công đã ký hợp đồng thầu hoặc đặt hàng, giao nhiệm vụ năm trước liền kề và tổng hợp báo cáo theo Biểu mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.\n2. Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sản phẩm, dịch vụ công\na) Căn cứ vào quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với từng sản phẩm, dịch vụ công cụ thể để tính toán, xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công làm cơ sở đấu thầu hoặc báo cáo Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ.\nb) Xác định tiền lương được hưởng, tạm ứng tiền lương theo khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện sản phẩm, dịch vụ công; thực hiện trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của doanh nghiệp.\nc) Đánh giá tình hình thực hiện chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo hợp đồng (trường hợp trúng thầu) hoặc theo quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ năm trước liền kề và báo cáo theo Biểu mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm."
},
{
"id": 37917,
"text": "Phương pháp và thẩm quyền quyết định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công\n1. Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước\na) Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện giao nhiệm vụ: Căn cứ số lượng, khối lượng nhiệm vụ; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền phê duyệt dự toán kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.\nb) Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện đặt hàng: Phương pháp định giá, cơ quan có thẩm quyền định giá và trình tự định giá, đơn giá theo quy định của pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan.\n2. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích\nPhương pháp định giá, cơ quan có thẩm quyền định giá và trình tự định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan.\n3. Giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo định mức lao động, định mức chi phí (nếu có) do các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền. Riêng chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với doanh nghiệp được ký hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\n4. Đối với những sản phẩm, dịch vụ thuộc danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích khi chuyển sang danh mục sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định này thì thẩm quyền quyết định giá đối với từng dịch vụ tương ứng tiếp tục thực hiện như đối với danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Luật giá và các văn bản hướng dẫn."
},
{
"id": 26504,
"text": "Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:\n(1)\nTrong đó:\n1. Vlđ: là tiền lương của từng loại lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.\n2. n: số chức danh, công việc trong từng loại lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.\n3. Tlđi: là tổng số ngày công định mức lao động của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công, được xác định trên cơ sở hao phí lao động tổng hợp cho sản phẩm, dịch vụ công và được quy đổi ra ngày công theo khối lượng, yêu cầu công việc của sản phẩm, dịch vụ công và hệ thống định mức lao động do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.\n4. MLthi: là mức lương theo tháng của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công, được xác định theo công thức sau:\nMLthi = (Hcbi + Hpci) x\nMLcs x (1 + Hđc) (2)\nTrong đó:\na) Hcbi: là hệ số lương cấp bậc công việc của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động theo định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở hệ số lương của từng loại lao động quy định tại Mục I và Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Hpci: là hệ số phụ cấp lương của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động, bao gồm: phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút và hệ số không ổn định sản xuất (nếu có) quy định tại Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.\nc) MLcs: là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.\nd) Hđc: là hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I; không quá hệ số 0,9 đối với địa bàn thuộc vùng II; không quá hệ số 0,7 đối với địa bàn thuộc vùng III và không quá hệ số 0,5 đối với địa bàn thuộc vùng IV. Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.\nKhi xác định MLthi theo công thức (2), đối với chức danh, công việc có MLthi thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì được tính bằng mức lương tối thiểu vùng."
}
] |
120,259 | Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi bao gồm những gì? | [
{
"id": 196149,
"text": "Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi\n1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt\nTổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập hồ chứa thủy lợi nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:\na) Tờ trình đề nghị phê duyệt;\nb) Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;\nc) Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).\n..."
}
] | [
{
"id": 13996,
"text": "Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi\n1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt\nTổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập hồ chứa thủy lợi nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:\na) Tờ trình đề nghị phê duyệt;\nb) Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;\nc) Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).\n2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt\na) Tổng cục Thủy lợi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;\nb) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa trên địa bàn và đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ liên quan đến 02 huyện trở lên, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a khoản này;\nc) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ trên địa bàn trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm b khoản này.\n3. Nội dung thẩm định\na) Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ;\nb) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng;\nc) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ.\n4. Trình tự, thủ tục thẩm định\na) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;\nb) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản."
},
{
"id": 196150,
"text": "Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi\n...\n2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt\na) Tổng cục Thủy lợi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;\nb) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa trên địa bàn và đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ liên quan đến 02 huyện trở lên, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a khoản này;\nc) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ trên địa bàn trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm b khoản này.\n..."
},
{
"id": 196151,
"text": "Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi\n...\n4. Trình tự, thủ tục thẩm định\na) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;\nb) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.\n..."
},
{
"id": 126346,
"text": "Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước\n1. Hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành hồ chứa nước\nTổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:\na) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;\nb) Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;\nc) Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;\nd) Bản đồ hiện trạng công trình;\nđ) Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;\ne) Các tài liệu liên quan khác kèm theo.\n..."
}
] |
133,838 | Cơ sở cho thuê nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh không? | [
{
"id": 41098,
"text": "\"Điều 2. Đối tượng áp dụng\nNghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:\n1. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).\"\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:\n1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:\na) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;\nb) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;\nc) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;\nd) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;\nđ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;\ne) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.\n2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.\""
}
] | [
{
"id": 163939,
"text": "\"[...] Theo pháp luật kinh doanh bất động sản thì hoạt động cho thuê nhà (kể cả trường hợp cho người trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở) và hoạt động cho thuê mặt bằng để kinh doanh (gọi chung là hoạt động cho thuê nhà) là hoạt động kinh doanh bất động sản và người cho thuê nhà phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có đăng ký kinh doanh và có vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân được phép đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà ở mà không cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không phải có điều kiện về vốn pháp định.\nNhư vậy, đối chiếu với quy định của Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân trong nước được đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cho thuê nhà ở (không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không cần phải có vốn pháp định); đối với các hoạt động cho thuê nhà còn lại như: cho thuê nhà không phải là nhà ở, cho thuê mặt bằng để kinh doanh thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải đăng ký kinh doanh và có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. [...]\""
},
{
"id": 132740,
"text": "\"...chỉ các tổ chức, cá nhân thực hiện việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà xưởng để sản xuất kinh doanh, nhưng gặp khó khăn hoặc dư thừa diện tích nhà xưởng và cho thuê các diện tích nhà xưởng này thì không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và đăng ký kinh doanh bất động sản. Khi các tổ chức, cá nhân cho thuê nhà xưởng thì phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định pháp luật đối với hoạt động cho thuê.\""
},
{
"id": 67011,
"text": "\"Điều 79. Hộ kinh doanh\n1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.\n2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.\""
},
{
"id": 67759,
"text": "\"Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh\n1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;\nb) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;\nc) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;\nd) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.\n2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.\n3. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.\n4. Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.\n5. Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.\""
},
{
"id": 548014,
"text": "Mục II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ\n1. Thủ tục xin thành lập doanh nghiệp dịch vụ được thực hiện theo quy định tại chương III của Luật doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể như sau: a. Thủ trưởng cơ quan sáng lập doanh nghiệp dịch vụ là người đề nghị thành lập và tổ chức thực hiện các thủ tục đề nghị thành lập doanh nghiệp dịch vụ. b. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp dịch vụ phải lập và gửi hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp dịch vụ đến Uỷ ban Nhân dân Tỉnh. Hồ sơ gồm có: - Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp dịch vụ; - Đề án thành lập doanh nghiệp; - Dự kiến mức vốn điều lệ; - Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp. c. Cơ quan sáng lập doanh nghiệp dịch vụ nêu tại Tiết a, Điểm 1, Mục II là cơ quan có chức năng quản lý nhà đất.\n2. Thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ thực hiện theo quy định tại chương III Luật doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể như sau: a. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh tại uỷ ban kế hoạch tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm có: - Quyết định thành lập doanh nghiệp; - Điều lệ doanh nghiệp; - Giấy chứng nhận trụ sở chính của doanh nghiệp; - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp. b. Trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh. c. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ mới có tư cách pháp nhân và được chính thức hoạt động.\n3. Hoạt động dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà là việc đảm nhận thay mặt bên cho thuê nhà thực hiện toàn bộ các hoạt động về cho thuê nhà (nhận uỷ thác) hoặc thực hiện một hay một số nội dung công việc cụ thể liên quan tới hoạt động về thuê nhà hoặc cho thuê nhà sau đây: - Tư vấn về pháp luật theo yêu cầu của khách hàng (bên cho thuê nhà hoặc bên thuê nhà); - Thông tin, giới thiệu theo yêu cầu của khách hàng về nhà cần thuê hoặc cần cho thuê; - Thực hiện các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của khách hàng đối với hoạt động thuê nhà hoặc cho thuê nhà, bao gồm các công việc như: làm thủ tục xin cấp giấy phép cho thuê nhà, làm thủ tục xin thuê nhà hoặc các thủ tục cần thiết khác theo quy định của pháp luật .\n4. Hoạt động dịch vụ thuê nhà và cho thuê nhà phải được thực hiện thông qua hợp đồng được ký kết giữa hai bên: doanh nghiệp dịch vụ và khách hàng. Hợp đồng cần phải nêu được các nội dung chủ yếu sau đây: a. Tên địa chỉ của hai bên; b. Nội dung công việc hợp đồng; c. Trách nhiệm, quyền lợi mỗi bên; d. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng; e. Kinh phí và thể thức thanh toán giữa hai bên.\n5. Doanh nghiệp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện kê khai, đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế theo đúng quy định hiện hành."
}
] |
124,263 | Trả lời thỉnh thị như thế nào trong trường hợp nội dung thỉnh thị liên quan đến các đơn vị ngoài ngành Kiểm sát? | [
{
"id": 200643,
"text": "\"Điều 14. Trả lời thỉnh thị\n[...] 5. Trường hợp nội dung thỉnh thị có liên quan hoặc phải xin ý kiến của các đơn vị trong cùng cấp Viện kiểm sát thì đơn vị được thỉnh thị có trách nhiệm trao đổi, thống nhất với đơn vị có liên quan trước khi ban hành văn bản trả lời; nếu không thống nhất được thì báo cáo Phó Viện trưởng phụ trách quyết định; trường hợp giữa các Phó Viện trưởng phụ trách không thống nhất được thì báo cáo Viện trưởng xem xét, quyết định.\nTrường hợp nội dung thỉnh thị có liên quan hoặc cần xin ý kiến của các đơn vị ngoài ngành Kiểm sát nhân dân hoặc phải báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền thì đơn vị được thỉnh thị có trách nhiệm trao đổi với đơn vị có liên quan, xin ý kiến của cơ quan, người có thẩm quyền trước khi ban hành văn bản trả lời; nếu không thống nhất được thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình để giải quyết.\nTrường hợp vụ án hình sự bị hủy để điều tra lại, xét xử lại mà báo cáo thỉnh thị liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử thì Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra khi trả lời thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cần phải trao đổi thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi trả lời thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần trao đổi thống nhất với Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm cùng cấp.\n[...] 7. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân về việc không trả lời thỉnh thị hoặc trả lời thỉnh thị chậm hoặc trả lời không đúng dẫn đến để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát cấp dưới.\""
}
] | [
{
"id": 209452,
"text": "\"Điều 14. Trả lời thỉnh thị\n[...] 4. Trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên phải bằng văn bản do lãnh đạo Viện kiểm sát ký. Trường hợp Thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp trên được lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình ủy quyền ký văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới thì phải tổ chức thảo luận kỹ giữa lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên được phân công nghiên cứu; phải báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách trước khi ban hành văn bản trả lời cho Viện kiểm sát cấp dưới và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình về nội dung trả lời. [...]\""
},
{
"id": 209453,
"text": "\"Điều 13. Thời hạn trả lời thỉnh thị\n1. Viện kiểm sát cấp trên trả lời thỉnh thị trong thời hạn sau đây:\na) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) hoặc 12 ngày làm việc (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) kể từ ngày nhận được báo cáo thỉnh thị và các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị. Hết thời hạn nêu trên, nếu Viện kiểm sát cấp trên chưa trả lời thỉnh thị thì phải có văn bản thông báo lý do và thời hạn trả lời để Viện kiểm sát cấp dưới biết. Trường hợp thỉnh thị đối với những vụ án, vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Quy định này thì chậm nhất 03 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thỉnh thị, Viện kiểm sát cấp trên phải trả lời cho Viện kiểm sát đã thỉnh thị.\nTrường hợp phức tạp hoặc phải trao đổi, thống nhất liên ngành hoặc phải báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền thì có thể kéo dài thời hạn trả lời nhưng tối đa không quá 15 ngày (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) hoặc 25 ngày (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) kể từ ngày nhận được báo cáo thỉnh thị và các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị;\nb) Thời hạn quy định tại điểm a khoản này không được quá thời hạn giải quyết vụ án, vụ việc trong từng giai đoạn.\n2. Thời hạn trả lời thỉnh thị được tính từ ngày Viện kiểm sát cấp trên nhận được báo cáo thỉnh thị và đầy đủ các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị.\""
},
{
"id": 97018,
"text": "Báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị\n...\n2. Báo cáo thỉnh thị về vụ việc cụ thể được thực hiện như sau:\na) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp không nhất trí với trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.\nViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Trường hợp không nhất trí với trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thì báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao.\nViện kiểm sát nhân dân cấp cao báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự);\nb) Viện kiểm sát quân sự khu vực báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu. Trường hợp không nhất trí với trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu thì báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát quân sự trung ương.\nViện kiểm sát quân sự cấp quân khu báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát quân sự trung ương (qua Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự);\nc) Đối với những vụ án bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại mà có vướng mắc thì báo cáo thỉnh thị được thực hiện như sau:\nĐối với những vụ án mà Tòa án nhân dân cấp cao hủy để điều tra lại thì trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm tra điều tra, truy tố phải báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phải báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.\nĐối với những vụ án Tòa án nhân dân cấp cao hủy để xét xử lại thì báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.\nĐối với những vụ án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm mà bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại thì báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao;\nd) Văn bản trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.\nVăn bản trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.\n..."
},
{
"id": 87422,
"text": "\"Điều 12. Việc báo cáo thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp dưới\n1. Báo cáo thỉnh thị phải bằng văn bản do lãnh đạo Viện kiểm sát ký và kèm theo các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị.\n2. Ngay sau khi (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Quy định này) hoặc chậm nhất 03 ngày (đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 11 Quy định này) kể từ khi xác định vụ án, vụ việc thuộc trường hợp phải thỉnh thị, Viện kiểm sát cấp dưới phải tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát, Ủy ban kiểm sát; trường hợp cần thiết, có thể xin ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương.\nSau khi tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát, Ủy ban kiểm sát hoặc xin ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương, Viện kiểm sát cấp dưới phải xây dựng báo cáo thỉnh thị và gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên. Báo cáo thỉnh thị phải đề xuất cụ thể phương án giải quyết; nêu cụ thể khó khăn, vướng mắc không tự giải quyết được, ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (nếu có).\n3. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân về việc không thỉnh thị hoặc thỉnh thị chậm, dẫn đến để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ; báo cáo thỉnh thị thực hiện không đúng quy định tại Điều 11 Quy định này, khoản 1 và khoản 2 Điều này.\n4. Viện kiểm sát cấp dưới có trách nhiệm theo dõi việc trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên không trả lời hoặc chậm trả lời mà không có thông báo bằng văn bản thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới phải trực tiếp báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên; nếu sau khi báo cáo vẫn không được trả lời thì có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên một cấp xem xét, giải quyết về việc Viện kiểm sát cấp trên không trả lời hoặc chậm trả lời và có quyền đề nghị Viện kiểm sát cấp trên một cấp trả lời đối với nội dung thỉnh thị.\n5. Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Viện kiểm sát cấp trên, lãnh đạo Viện kiểm sát cấp dưới cùng với Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc trực tiếp báo cáo các nội dung liên quan đến việc thỉnh thị.\""
}
] |
83,167 | Hành vi làm tiền giả sẽ bị xử lý như thế nào? | [
{
"id": 65268,
"text": "Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả\n1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.\n3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
}
] | [
{
"id": 67247,
"text": "Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác\n1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.\n3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.\n4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
},
{
"id": 168624,
"text": "“1- Người nào làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, séc giả, phiếu công trái giả hoặc phá huỷ tiền tệ thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình.”"
},
{
"id": 62629,
"text": "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức\n1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;\nd) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nđ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;\ne) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: \na) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;\nb) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
},
{
"id": 88883,
"text": "Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả\n1. Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đến dưới 30.000 đơn vị;\nb) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nc) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;\nd) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên;\nd) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên;\nđ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;\ne) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
}
] |
103,402 | Nước ngọt có ga và nước tăng lực do nhà sản xuất tự công bố sản phẩm hay phải đăng ký công bố sản phẩm? | [
{
"id": 23300,
"text": "\"Điều 4. Tự công bố sản phẩm\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.\n2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.\nĐiều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm\nTổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:\n1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.\n2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.\n3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định\"."
}
] | [
{
"id": 598825,
"text": "Điều 4. Tự công bố sản phẩm\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.\n2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm."
},
{
"id": 23327,
"text": "Điều 31. Quy định về phụ gia thực phẩm đơn chất\n1. Phụ gia thực phẩm thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố.\n2. Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.\n...\nĐiều 32. Quy định về phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới\n1. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế.\n2. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo.\n3. Trình tự thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này."
},
{
"id": 23329,
"text": "Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm\nTổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm:\n1. Chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.\n2. Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm.\""
},
{
"id": 75025,
"text": "\"Điều 4. Tự công bố sản phẩm\n...\n2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.\""
}
] |
41,212 | Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định hiện nay? | [
{
"id": 62740,
"text": "\"Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động\n1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.\n2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.\n3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.\n4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.\n5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.\n7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.\n8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.\n9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.\n10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.\n11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.\n12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.\n13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.\""
}
] | [
{
"id": 66307,
"text": "\"Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động\n1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.\n2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.\n3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.\n...\""
},
{
"id": 127667,
"text": "Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động\n...\n9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.\n10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này. \n11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.\n..."
},
{
"id": 16881,
"text": "\"Điều 25. Bảo đảm cho cán bộ công đoàn\n1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.\n2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.\n3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.\""
},
{
"id": 62292,
"text": "\"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động\n1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:\na) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;\nb) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.\nKhi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;\nc) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;\nd) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;\nđ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;\ne) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;\ng) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.\n2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:\na) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;\nb) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;\nc) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;\nd) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. (Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021)\n3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.\""
}
] |
76,152 | Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về quầy thuốc, nhà thuốc được quy định như thế nào? | [
{
"id": 63537,
"text": "\"Điều 18. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc\n1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.\n2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.\n3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e, g hoặc k Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có người đáp ứng một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e, g hoặc k Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm b hoặc Điểm h Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n4. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, c, e, g, i hoặc l Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 của Luật này.\""
},
{
"id": 146824,
"text": "Vi phạm quy định về bán lẻ thuốc, dược liệu\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\n....\nb) Người trực tiếp tham gia bán lẻ thuốc không có bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật;\n..."
}
] | [
{
"id": 69593,
"text": "Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc\n1. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang được quy định như sau:\na) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;\nb) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a hoặc Điểm đ Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp;\nc) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, b hoặc d Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.\n2. Điều kiện đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang được quy định như sau:\na) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;\nb) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, b hoặc d Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 05 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất hoặc kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế;\nc) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a hoặc Điểm đ Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc.\n3. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu được quy định như sau:\na) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;\nb) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, c, e, g, i hoặc l Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 của Luật này;\nc) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược có thể đồng thời là người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu."
},
{
"id": 171152,
"text": "\"2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.\""
},
{
"id": 88864,
"text": "\"Điều 16. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc\n1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.\n2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, b hoặc d Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.\n3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, c, i hoặc l Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 của Luật này.\""
},
{
"id": 485068,
"text": "Điều 20. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc\n1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh."
}
] |
91,215 | Việc ghi nhãn sản phẩm giấm lên men phải được thực hiện như thế nào theo quy định? | [
{
"id": 97154,
"text": "\"7 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển\n7.1 Bao gói\nSản phẩm nước mắm phải chứa trong các dụng cụ khô, sạch, có nắp đậy. Vật liệu làm dụng cụ chứa đựng phải đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và sức khoẻ của người sử dụng.\n7.2 Ghi nhãn\nGhi nhãn sản phẩm theo quy định hiện hành. Ngoài ra, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:\n7.2.1 Ghi nhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ\nNhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ cần ghi các thông tin sau:\na) Tên sản phẩm “Nước mắm nguyên chất” hoặc “Nước mắm”, có thể kèm theo tên loài cá nếu chỉ sử dụng một loài cá trong chế biến nước mắm.\nb) Thành phần:\n- Đối với “Nước mắm nguyên chất”, ghi rõ: cá và muối.\n- Đối với “Nước mắm”, ghi rõ: nước mắm nguyên chất, nước, muối, đường (nếu sử dụng) và loại phụ gia thực phẩm cụ thể.\nc) Chỉ tiêu chất lượng chính: Hàm lượng nitơ tổng số (tính theo g/l) và hàm lượng nitơ axit amin (theo phần trăm so với hàm lượng nitơ tổng số).\n7.2.2 Ghi nhãn bao gói không dùng để bán lẻ\nTên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu và hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn; các thông tin nêu trong 7.2.1 phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.\n7.3 Bảo quản\nSản phẩm phải được bảo quản ở nơi sạch, tránh ánh nắng trực tiếp.\n7.4 Vận chuyển\nSản phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện sạch, hợp vệ sinh.\""
}
] | [
{
"id": 23320,
"text": "\"Điều 24. Nội dung ghi nhãn bắt buộc\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải tuân thủ các quy định sau:\na) Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: \"Thực phẩm dinh dưỡng y học\" và \"Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế\";\nb) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: \"Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)\" trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.\n2. Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.\""
},
{
"id": 163678,
"text": "Giấm lên men/Dấm lên men (fermented vinegar)\nSản phẩm dạng lỏng, có vị chua, thu được hoàn toàn từ các nguyên liệu chứa tinh bột, nguyên liệu chứa đường, các loại rượu, cồn thực phẩm hoặc hỗn hợp các nguyên liệu nêu trên, thông qua các quá trình sinh học bao gồm lên men rượu (không bắt buộc nếu nguyên liệu hoàn toàn là các loại rượu, cồn thực phẩm) và lên men axetic."
},
{
"id": 43678,
"text": "Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt\nNgoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 Thông tư này, nhãn thực phẩm bổ sung phải đáp ứng các quy định sau đây:\n1. Phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm bổ sung” hoặc tên nhóm trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên phần chính của nhãn.\n2. Phải chỉ rõ đối tượng cụ thể, phù hợp với mức đáp ứng của liều khuyên dùng đã công bố hoặc phù hợp với bằng chứng khoa học đã được chứng minh về liều dùng khuyến cáo với những thành phần chưa có quy định mức đáp ứng."
},
{
"id": 43675,
"text": "Yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng\nNgoài việc phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, việc ghi nhãn thực phẩm chức năng đối với từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ quy định tại các điều 9, 11 và 13 Thông tư này và các quy định sau đây:\n1. Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.\n2. Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm."
},
{
"id": 147086,
"text": "Ghi nhãn\nCác sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này được ghi nhãn theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Bất kỳ yêu cầu nào về sức khỏe nên áp dụng CAC/GL 23-1997 Guidelines for Use of Nutrition and Health Claims (Hướng dẫn công bố về dinh dưỡng và sức khỏe), nếu cần.\nNgoài ra cần áp dụng các quy định cụ thể sau:\n7.1 Tên của sản phẩm\n7.1.1 Tên của sản phẩm được nêu trong 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4, tương ứng là Nhân sâm sấy khô, Nhân sâm hấp sấy khô, Cao nhân sâm và Cao nhân sâm hấp. Trong trường hợp sản phẩm được chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, tên có thể là Nhân sâm trắng, Nhân sâm đỏ, Cao nhân sâm trắng và Cao nhân sâm đỏ.\n7.1.2 Dạng sản phẩm khi ghi trên nhãn phải ghi kèm theo hoặc gần sát với tên sản phẩm để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.\n7.2 Tên của các loài nhân sâm\nTất cả các sản phẩm nhân sâm phải được ghi nhãn với tên khoa học hoặc tên thông thường của nhân sâm được sử dụng làm nguyên liệu. Tên thông thường của các loài nhân sâm phải được công bố theo quy định của pháp luật mà không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.\n7.3 Nước sản xuất\nNước sản xuất sản phẩm và/hoặc nguyên liệu thô phải được ghi rõ để tránh gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.\n7.4 Ghi nhãn đối với bao gói không dùng để bán lẻ\nNgoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các bao gói sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn của bao gói đó hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hãng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng dấu hiệu nhận biết, với điều kiện là dấu hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.\n7.5 Ghi nhãn không bắt buộc\nCác sản phẩm có thể ghi nhãn một cách rõ ràng để chỉ rằng sản phẩm không dành cho mục đích dùng làm thuốc, bao gồm cả các yêu cầu ghi nhãn khác theo quy định hiện hành."
}
] |
61,027 | Ban Tài chính Văn phòng Kiểm toán nhà nước thực hiện những chức năng gì? | [
{
"id": 129838,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n8. Ban Tài chính\na) Chức năng\nBan Tài chính là đơn vị dự toán cấp I, giúp Chánh Văn phòng tham mưu Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác tài chính - kế toán của Kiểm toán nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với các quy định tại Quyết định số 1368/QĐ-KTNN ngày 02/10/2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Kiểm toán nhà nước.\n..."
}
] | [
{
"id": 164233,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Văn phòng\na) Chức năng\nVăn phòng có chức năng tham mưu, giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác: tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng, tài chính - kế toán, quản trị, tuyên truyền, công nghệ thông tin, công tác đảng.\n..."
},
{
"id": 129180,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n2. Phòng Hành chính\na) Chức năng\nPhòng Hành chính có chức năng tham mưu giúp Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong toàn ngành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ văn thư, lưu trữ và thư viện tại cơ quan Kiểm toán nhà nước; công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước phù hợp với các quy định tại Quyết định số 1368/QĐ-KTNN ngày 02/10/2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Kiểm toán nhà nước.\n..."
},
{
"id": 163379,
"text": "Vị trí và chức năng\n1. Văn phòng Kiểm toán nhà nước là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổng hợp, điều phối, theo dõi và đôn đốc các tổ chức, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Kiểm toán nhà nước và công tác quản trị nội bộ theo quy định; tổ chức thực hiện các mặt công tác: Thư ký - tổng hợp, văn thư, lưu trữ, thư viện, kiểm soát thủ tục hành chính, tài chính - kế toán, thi đua - khen thưởng, quản lý đầu tư, quản trị, quản lý xe của Kiểm toán nhà nước; công tác tài chính - kế toán, quản trị của cơ quan Kiểm toán nhà nước.\n..."
},
{
"id": 218823,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n\n6. Phòng Quản trị\na) Chức năng\nPhòng Quản trị có chức năng tham mưu giúp Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước thực hiện công tác quản trị của Kiểm toán nhà nước, của cơ quan Kiểm toán nhà nước phù hợp với các quy định tại Quyết định số 1368/QĐ-KTNN ngày 02/10/2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Kiểm toán nhà nước.\nb) Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n- Giúp Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước tổ chức quản lý cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước; đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ hoạt động của Kiểm toán nhà nước theo quy định của Nhà nước và quy chế phân cấp, cụ thể:\n+ Tham mưu giúp Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định các chủ trương, biện pháp hiện đại hóa công sở, áp dụng công nghệ thông tin, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Kiểm toán nhà nước;\n+ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất; tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Nhà nước và của Kiểm toán nhà nước;\n+ Thực hiện quản lý tài sản của cơ quan Kiểm toán nhà nước và của Kiểm toán nhà nước theo phân cấp; tổ chức kiểm kê tài sản, công cụ, dụng cụ của các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán nhà nước; tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản của ngành;\n+ Khảo sát, đề xuất chủ trương cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc của Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện theo quy chế phân cấp;\n+ Thực hiện sửa chữa, bảo trì tài sản, máy móc, thiết bị của cơ quan Kiểm toán nhà nước theo quy định.\n..."
}
] |
85,992 | Người nước ngoài có được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ hay không? | [
{
"id": 157813,
"text": "Đối tượng áp dụng\n1. Tác giả, đồng tác giả là người Việt Nam, người nước ngoài có công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và giải thưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về khoa học và công nghệ.\nTổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được nhận giải thưởng của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài về khoa học và công nghệ.\n2. Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.\n3. Cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ."
}
] | [
{
"id": 172871,
"text": "Nguyên tắc đặt tên và xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ\n...\n2. Nguyên tắc xét tặng các giải thưởng về khoa học và công nghệ:\na) Việc đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện;\nb) Việc xét tặng giải thưởng được thực hiện khách quan, công khai, công bằng, chính xác\n3. Đối với công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:\na) Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một giải thưởng trong một đợt xét tặng giải thưởng.\nb) Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước; Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh."
},
{
"id": 62845,
"text": "Quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ\nViệc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành ở 03 cấp như sau:\n1. Cấp cơ sở:\nHồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình thành lập.\nTrong trường hợp tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thì Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở;\nĐối với tác giả là người nước ngoài có công trình nghiên cứu về Việt Nam, công trình phải được một tổ chức khoa học và công nghệ công lập có lĩnh vực hoạt động chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình đề xuất xét tặng giải thưởng với Bộ, ngành, địa phương quản lý (qua cơ quan chủ quản trực tiếp, nếu có) và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ tác giả công trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định và thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.\n2. Cấp Bộ, ngành, địa phương:\nHồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.\n3. Cấp nhà nước thực hiện qua hai bước:\na) Bước 1: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập;\nb) Bước 2: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.\nKết quả xét tặng giải thưởng được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng giải thưởng."
},
{
"id": 605189,
"text": "Điều 5. Nguyên tắc đặt tên và đề nghị, xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ\n1. Nguyên tắc đặt tên giải thưởng của bộ, ngành, địa phương và giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ:\na) Tên giải thưởng mới không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên giải thưởng về khoa học và công nghệ đã được đặt, tặng;\nb) Không sử dụng tên của tổ chức, cá nhân để đặt tên giải thưởng nếu chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nc) Không vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.\n2. Nguyên tắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ:\na) Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện;\nb) Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một Giải thưởng trong một đợt xét tặng Giải thưởng;\nc) Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước; Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.\n3. Nguyên tắc xét tặng giải thưởng đối với công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước Đối với các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, việc xét tặng giải thưởng áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Nghị định này và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước."
},
{
"id": 70242,
"text": "Thẩm quyền xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ\n1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.\n2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xét tặng và quyết định tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.\n3. Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức việc xét tặng và quyết định tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đặt ra."
}
] |
103,578 | Hội viên chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nghĩa vụ nào? | [
{
"id": 177474,
"text": "Nghĩa vụ của hội viên tổ chức và hội viên cá nhân\n1. Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy chế, các quy định khác của Liên đoàn và pháp luật.\n2. Tuân thủ luật thi đấu của FIG, WDSF, IAF, IBBF, ABBF, ADSF, AGU, SEAGZONE, IWF, AWF và các quy định khác có liên quan của các tổ chức trên.\n3. Tích cực tham gia mọi hoạt động của Liên đoàn, đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ của Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Việt Nam.\n4. Thường xuyên tuyên truyền tôn chỉ, mục đích và phát triển hội viên mới.\n5. Đóng niên liễm theo quy định.\n6. Định kỳ báo cáo về hoạt động với Liên đoàn.\n7. Bàn giao công việc và tài sản, tài chính được giao quản lý khi không còn hoạt động ở Liên đoàn.\n8. Không được lợi dụng hoạt động của Liên đoàn để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong, mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Liên đoàn."
}
] | [
{
"id": 155279,
"text": "Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên\n...\n2. Nghĩa vụ của Hội viên:\na) Chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Liên đoàn;\nb) Đóng Hội phí theo quy định của Ban Thường vụ;\nc) Học tập, tập luyện tích cực, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thành tích thể thao;\nd) Tuyên truyền phát triển hội viên mới."
},
{
"id": 232533,
"text": "Hội viên có nghĩa vụ:\n1. Tích cực tham gia các hoạt động của Hội, chấp hành Điều lệ Hội và đóng hội phí đều đặn.\n2. Tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, rèn luyện thân thể theo lứa tuổi để củng cố và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực, đồng thời phấn đấu để nâng cao thành tích các môn thể thao nhằm phục vụ tốt cho học tập giảng dạy, công tác, lao động và góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.\n3. Đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ trong tập luyện, thi đấu và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người hội viên.\n4. Tham gia luyện tập và sinh hoạt đều ở một cơ sở Hội, đồng thời có trách nhiệm giúp đỡ các hội viên khác hoàn thiện về kỹ thuật và nâng cao thành tích các môn thể thao và các mặt khác.\n5. Thường xuyên tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội và phát triển hội viên mới."
},
{
"id": 72366,
"text": "Nghĩa vụ của hội viên\n...\n2. Hội viên cá nhân:\na) Chấp hành Điều lệ, nghị quyết, các quy định và quy chế của Liên đoàn;\nb) Tham gia hoạt động trong các tổ chức sơ sở của Liên đoàn. Luôn có ý thức thúc đẩy phong trào, nâng cao trình độ chuyên môn;\nc) Hiểu rõ và nắm vững tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn và hoàn thành các nhiệm vụ do Liên đoàn giao;\nd) Thường xuyên tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn để phát triển hội viên;\nđ) Đóng hội phí cho Liên đoàn theo quy chế tài chính của Liên đoàn;\ne) Bàn giao công việc và tài sản, tài chính được giao khi không còn hoạt động ở Liên đoàn."
},
{
"id": 66518,
"text": "Hội viên cá nhân\n...\n3. Nghĩa vụ:\na) Chấp hành pháp luật của Nhà nước và Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Hiệp hội;\nb) Đóng hội phí theo quy định;\nc) Tôn trọng và chấp hành Luật, điều lệ của các tổ chức thể thao quốc tế mà Hiệp hội là thành viên;\nd) Học tập, tập luyện tích cực, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thành tích thể thao;\nđ) Tuyên truyền phát triển hội viên mới."
}
] |
61,773 | Thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có trách nhiệm bảo mật như thế nào? | [
{
"id": 130674,
"text": "Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia\n...\n4. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng coi thi:\n...\ng) Trong thời gian coi thi, tính từ thời điểm mở túi đề thi cho tới thời điểm kết thúc từng buổi thi, mọi thành viên của Hội đồng coi thi có trách nhiệm bảo mật đề thi; không được mang và sử dụng: điện thoại di động, thiết bị thu phát và truyền đưa thông tin, thiết bị ghi âm, thiết bị ghi hình. Trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ);\n..."
},
{
"id": 130675,
"text": "Hội đồng coi thi\n...\n6. Trách nhiệm bảo mật của Hội đồng coi thi: Trong thời gian coi thi, tính từ thời điểm mở túi đề thi cho tới thời điểm kết thúc từng buổi thi, mọi thành viên của Hội đồng coi thi có trách nhiệm bảo mật đề thi, không được mang theo điện thoại di động vào khu vực coi thi, không được sử dụng các phương tiện thu và truyền tin trong khu vực coi thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định hoặc máy fax dùng cho Hội đồng coi thi, dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ)."
}
] | [
{
"id": 198050,
"text": "Hội đồng coi thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic\n...\n4. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng coi thi: thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 20 Quy chế này."
},
{
"id": 87107,
"text": "Bảo quản, nhân sao và phân phối đề thi\n1. Đề thi chính thức và đề thi dự phòng được niêm phong và bảo quản theo chế độ tuyệt mật. Việc giao nhận, mở niêm phong đề thi phải được lập biên bản.\n2. Đề thi được nhân sao trước khi thi. Trưởng Ban đề thi chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát nhân sao đề thi.\n3. Đề thi sau khi nhân sao được bàn giao cho Trưởng Ban coi thi hoặc người phụ trách điểm thi theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng thi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng kỳ thi và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, bí mật.\n4. Khi phát hiện đề thi chính thức có sai sót hoặc bị lộ, cán bộ coi thi, Trưởng Ban coi thi hoặc người phụ trách điểm thi phải báo cáo kịp thời với Chủ tịch Hội đồng thi xem xét quyết định xử lý."
},
{
"id": 64445,
"text": "Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi\n1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo là những người tham gia tổ chức kỳ thi.\n2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:\na) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;\nb) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;\nc) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;\nd) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.\n3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt."
}
] |
121,478 | Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành văn bản như thế nào? | [
{
"id": 37038,
"text": "Duyệt bản thảo văn bản\n1. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.\n2. Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.\nĐiều 12. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành\n1. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.\n2. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản."
}
] | [
{
"id": 454592,
"text": "Điều 12. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành\n1. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.\n2. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản."
},
{
"id": 213308,
"text": "Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành\n1. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng về nội dung văn bản.\n2. Chánh văn phòng chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản; văn thư có trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và gửi trả lại hoặc yêu cầu sửa lại những văn bản không đúng thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.\nThể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Văn phòng Trung ương Đảng."
},
{
"id": 153911,
"text": "Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành\n1. Người đứng đầu đơn vị và cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản (đối với văn bản giấy phải ký tắt vào cuối nội dung văn bản sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành.\n2. Văn phòng Bộ giúp Bộ trưởng kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của Bộ (đối với văn bản giấy có đầy đủ chữ ký trong phiếu trình văn bản của hồ sơ trình ký). Trường hợp phát hiện có sai sót thì trả lại cho đơn vị soạn thảo văn bản để chỉnh sửa, hoàn thiện.\n..."
},
{
"id": 136819,
"text": "Nội dung kiểm tra văn bản\n1. Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.\n2. Kiểm tra về nội dung của văn bản.\n3. Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản."
}
] |
90,029 | Có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi lại giấy đăng ký xe máy không? | [
{
"id": 162361,
"text": "3. Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:\na) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.\nb) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.\nc) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”). Bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới."
},
{
"id": 58290,
"text": "“Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản\n1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.\n2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”"
}
] | [
{
"id": 445930,
"text": "Chương II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN\nĐiều 3. Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự. Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.\nĐiều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp\n1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.\n2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.\nĐiều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự\n1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.\n2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.\nĐiều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự\n1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.\n2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.\nĐiều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.\nĐiều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự"
},
{
"id": 58293,
"text": "\"Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình\nChủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.\""
},
{
"id": 64285,
"text": "\"Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện\n1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.\n2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:\na) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;\nb) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;\nc) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.\n3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.\n4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:\na) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;\nb) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;\nc) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).\nTrường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;\nd) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);\nđ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;\ne) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).\nTrường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;\ng) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;\nh) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);\ni) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.\n5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.\""
},
{
"id": 77064,
"text": "\"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án\nCơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.\""
}
] |
64,562 | Xóa dữ liệu camera về hành vi đánh đập người khác là che giấu tội phạm hay đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự? | [
{
"id": 67377,
"text": "\"Điều 17. Đồng phạm\n1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.\n2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.\n3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.\nNgười thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.\nNgười tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.\nNgười xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.\nNgười giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.\n4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.\""
},
{
"id": 66368,
"text": "\"Điều 19. Không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.\n2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.\n3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.\""
}
] | [
{
"id": 594077,
"text": "Điều 18. Che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.\n2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này."
},
{
"id": 131222,
"text": "Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;\nb) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;\nc) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;\nd) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;\nđ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;\ne) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;\ng) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;\nh) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;\ni) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;\nk) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."
},
{
"id": 231811,
"text": "Không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.\n..."
}
] |
107,630 | Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới trong chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025? | [
{
"id": 182027,
"text": "“Điều 1. Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung như sau:\n...\nd) Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới\n- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới.\n- Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương.\n- Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet.”"
}
] | [
{
"id": 71999,
"text": "\"Điều 21. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới thông minh\nThực hiện theo các nội dung được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung sau:\n...\n3. Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn\na) Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số;\nb) Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch nông thôn;\nc) Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn;\nd) Khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng số, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hòa và du lịch nông thôn.\n4. Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới\na) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới;\nb) Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương;"
},
{
"id": 71998,
"text": "\"Điều 21. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới thông minh\nThực hiện theo các nội dung được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung sau:\n1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới\na) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư;\nb) Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.\"\n2. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới\na) Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 ở cấp xã;\nb) Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn,…);\nc) Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường;\nd) Tăng cường áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:\nĐẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức triển khai, thông tin truyền thông, đào tạo và tập huấn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã).\nỨng dụng phần mềm quản lý trực tuyến trong công tác: Lập kế hoạch, thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn; giám sát chất lượng môi trường, quản lý các nguồn chất thải, chất ô nhiễm và cấp nước sạch nông thôn.\""
},
{
"id": 125199,
"text": "“Điều 1. Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung như sau:\n1. Quan điểm\na) Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, phải phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 03 trụ cột: (i) Phát triển chính quyền số ở nông thôn; (ii) Phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; (iii) Phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.\nb) Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, trên cơ sở kế thừa, tiếp tục phát triển, hoàn thiện kết quả các chương trình, dự án về công nghệ thông tin, chuyển đổi số do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đã và đang triển khai, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.\nc) Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò trung tâm của người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.\nd) Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân nông thôn chủ động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân nông thôn.”"
},
{
"id": 125200,
"text": "“Điều 1. Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung như sau:\n…\n2. Mục tiêu\na) Mục tiêu tổng quát\nĐẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.\nb) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025\n- Phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới\n+ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.\n+ Ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.\n+ Có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số\n9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.\n+ Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số.\n- Phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn: Ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.\n- Xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: Có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến.\n- Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá…), làm cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030.”"
}
] |
133,442 | Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? | [
{
"id": 210919,
"text": "Tổ chức và chế độ làm việc\n1. Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức. Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.\n2. Trong Vụ có Phòng Quản lý công tác hồ sơ cán bộ, công chức.\nPhòng Quản lý công tác hồ sơ cán bộ, công chức gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.\n3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Quản lý công tác hồ sơ cán bộ, công chức.\na) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 của Quyết định này và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:\n- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi mặt công tác của Vụ;\n..."
}
] | [
{
"id": 81773,
"text": "Thẩm quyền bổ nhiệm\n1. Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm:\na) Công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng;\nb) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.\n2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp bổ nhiệm viên chức quản lý cấp phòng."
},
{
"id": 253369,
"text": "Tổ chức và chế độ làm việc\n1. Tổ chức\nVụ Công chức - Viên chức có Vụ trưởng, không quá 04 Phó Vụ trưởng và các công chức. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.\n..."
},
{
"id": 72559,
"text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Các Vụ\nCơ cấu tổ chức gồm: Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các công chức do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao. Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng.\n..."
},
{
"id": 244132,
"text": "Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc\n1. Lãnh đạo Vụ:\nVụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.\n2. Các phòng chuyên môn:\na) Phòng Quản lý Tổ chức bộ máy;\nb) Phòng Quản lý Biên chế.\nPhòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.\n3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức.\na) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:\n- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi mặt công tác của Vụ;\n- Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức trong Vụ;\n..."
},
{
"id": 142342,
"text": "Tổ chức và chế độ làm việc\n1. Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và công chức. Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.\n2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:\na) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi mặt công tác của Vụ;\nb) Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng và công chức trong Vụ;\nc) Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ và yêu cầu việc cung cấp thông tin đối với các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hoặc cá nhân về những vấn đề có liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;\nd) Phối hợp với các tổ chức trong Bộ, các cơ quan liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ;\n..."
}
] |
31,280 | Số lượng sĩ quan có cấp bậc hàm Thượng tướng trong biên chế Công an nhân dân là bao nhiêu người? | [
{
"id": 71476,
"text": "Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân\n1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:\na) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;\nb) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;\nc) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:\nCục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;\nPhó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;\nGiám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;\nGiám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;\nSĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;\nd) Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm:\nCục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;\nGiám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;\nPhó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;\nPhó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;\nPhó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;\nSĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;\nđ) Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;\ne) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;\ng) Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;\nh) Thiếu tá: Đại đội trưởng;\ni) Đại úy: Trung đội trưởng;\nk) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.\n2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật này.\n3. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và trường hợp đặc biệt được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.\n4. Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, Trưởng Công an quận thuộc Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.\n5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân."
}
] | [
{
"id": 185586,
"text": "Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân\n1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:\na) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;\nb) Thượng tướng, số lượng không quá 07 bao gồm:\nThứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;\nSĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;\n..."
},
{
"id": 113910,
"text": "“Điều 21. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân\n1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:\na) Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:\nĐại tướng;\nThượng tướng;\nTrung tướng;\nThiếu tướng;\nb) Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:\nĐại tá;\nThượng tá;\nTrung tá;\nThiếu tá;\nc) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:\nĐại úy;\nThượng úy;\nTrung úy;\nThiếu úy;\nd) Hạ sĩ quan có 03 bậc:\nThượng sĩ;\nTrung sĩ;\nHạ sĩ.\n2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:\na) Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:\nThượng tá;\nTrung tá;\nThiếu tá;\nb) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:\nĐại úy;\nThượng úy;\nTrung úy;\nThiếu úy;\nc) Hạ sĩ quan có 03 bậc:\nThượng sĩ;\nTrung sĩ;\nHạ sĩ.\n3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:\na) Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:\nThượng sĩ;\nTrung sĩ;\nHạ sĩ;\nb) Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:\nBinh nhất;\nBinh nhì.”"
},
{
"id": 166803,
"text": "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân\n...\n3. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung các điểm b, d và e khoản 1 như sau:\n“b) Thượng tướng không quá 07, gồm: Thứ trưởng Bộ Công an, số lượng không quá 06; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.”.\n“d) Thiếu tướng không quá 162 bao gồm:\nCục trưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;\nGiám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;\nPhó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;\nPhó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;\nPhó Cục trưởng và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, trừ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng không quá 02;\nPhó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;\nSĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;”.\n“e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng Công an thành phố thuộc tỉnh.”.\n..."
},
{
"id": 150062,
"text": "Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân\n1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:\n...\ne) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;\n...\n\n4. Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị trực thuộc Bộ Công an có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trung đoàn trưởng ở đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội và Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, tổ chức cán bộ, công tác đảng và công tác chính trị, Trưởng Công an quận, thành phố thuộc Công an thành phố Hà Nội và Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.\n5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân."
}
] |
33,441 | Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội? | [
{
"id": 98880,
"text": "Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị\n1. Cá nhân làm đơn gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 54 Nghị định này.\n2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và giấy tờ, có trách nhiệm cấp giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động theo quy định tại Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định này.\n3. Bộ Quốc phòng hướng dẫn quy trình tra cứu, xác minh và trách nhiệm của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quy định tại Điều này."
}
] | [
{
"id": 129083,
"text": "Giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh \n1. Công tác giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thực hiện theo Chỉ thị số 07/CT-BQP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. \n2. Cơ sở dữ liệu giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành là căn cứ để tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. \n3. Trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh:\n Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cấp sư đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong cơ sở dữ liệu giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị do Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu cung cấp. \nTrường hợp chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản, đề nghị đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên (nơi trực tiếp quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh) để kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin; trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng đã giải thể hoặc sáp nhập thì gửi cấp sư đoàn và tương đương trở lên đến cơ quan, đơn vị cấp trực thuộc Bộ để kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin; trường hợp các cơ quan, đơn vị nêu trên chưa có thông tin thì đề nghị Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. "
},
{
"id": 30059,
"text": "1. Công tác giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thực hiện theo Chỉ thị số 07/CT-BQP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.\n2. Cơ sở dữ liệu giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành là căn cứ có tính pháp lý phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh."
},
{
"id": 173487,
"text": "Thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận về thời gian tù và nơi bị tù đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác\n...\nc) Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị.\nd) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.\nđ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày hoặc 40 ngày (trong trường hợp đặc biệt), kể từ ngày nhận được đơn đề nghị (thời gian cụ thể quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).\n..."
},
{
"id": 632992,
"text": "(Phòng, Ban Quân y đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng); Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ..................................................................................... ................................................................................................................................... Địa chỉ: ....................................................................................................................... Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số: ……………………… Ngày cấp: ........ ………………………………… Nơi cấp: .......................................................................... Điện thoại: …………………… Fax: ……………………….. E-mail: .................................... Tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp: - Tên (tổ chức); Họ và tên (cá nhân): ............................................................................. ................................................................................................................................... - Ngày thành lập (tổ chức); ngày, tháng, năm sinh (cá nhân): ......................................... - Địa chỉ trụ sở chính (tổ chức); chỗ ở hiện nay (cá nhân)(2): ........................................... ................................................................................................................................... - Giấy phép thành lập (tổ chức); giấy CMND/hộ chiếu (cá nhân) số: ……………………… Ngày cấp: …………….Nơi cấp: …………………. Điện thoại: ………………..…. Fax: ………… E-mail: ……………………………………… - Chứng chỉ hành nghề (cá nhân) số: ………… Ngày cấp: ………….. Nơi cấp: ................ ................................................................................................................................... xin gửi kèm đơn này hồ sơ gồm các giấy tờ sau:\n1. Bản sao có chứng thực giấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 1. Địa Điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (8): ............................................ ................................................................................................................................... 1. Phạm vi hoạt động chuyên môn: .............................................................................. ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 1. Danh Mục thuốc: STT Tên hoạt chất (nồng độ/hàm lượng) Tên thương mại Đơn vị tính Số lượng Nơi sản xuất Số đăng ký Hạn dùng 1 2 … 1. Địa Điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (12): ........................................... ................................................................................................................................... 1."
}
] |
84,425 | Công ty sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc trái luật bị phạt bao nhiêu? | [
{
"id": 62546,
"text": "\"Điều 31. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật\n1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:\na) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;\nb) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.\""
}
] | [
{
"id": 36090,
"text": "\"2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.\""
},
{
"id": 94608,
"text": "“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu\n...\n3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”"
},
{
"id": 62547,
"text": "Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần\n1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.\n...\n3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:\n...\nb) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;\n..."
},
{
"id": 36088,
"text": "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:\na) Sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người đó hoặc không được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;\nb) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động;\nc) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;\nd) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.\n3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:\na) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật Lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;\nb) Sử dụng người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 164 của Bộ luật Lao động;\nc) Sử dụng người dưới 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật Lao động."
}
] |
143,317 | Chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty Lương thực miền Bắc có quyền hạn gì? | [
{
"id": 94116,
"text": "Quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty\n1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với Tổng công ty.\n2. Quyết định nội dung Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tổng công ty.\n3. Quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ Tổng công ty.\n4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Tổng công ty.\n5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty.\n6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng huy động vốn của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.\n7. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Tổng công ty.\n8. Quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế theo quy định của pháp luật.\n9. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của Tổng công ty. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty.\n10. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định pháp luật."
}
] | [
{
"id": 223099,
"text": "Quyền của chủ sở hữu đối với Vinacafe\n1. Quyết định thành lập, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Vinacafe.\n2. Quyết định mục tiêu, chiến lược; kế hoạch dài hạn; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và hàng năm; ngành, nghề kinh doanh của Vinacafe.\n3. Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động, phê duyệt sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinacafe.\n4. Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Vinacafe.\n5. Quyết định việc đầu tư, góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết; phê duyệt chủ trương vay, cho vay, thuê, cho thuê của Vinacafe theo thẩm quyền.\n6. Quy định chế độ tài chính đối với Vinacafe, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của Vinacafe.\n7. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Vinacafe.\nChấp thuận để Hội đồng thành viên Vinacafe quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc Vinacafe.\n8. Quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng, quyết định mức lương, phụ cấp lương đối với Kiểm soát viên, Chủ tịch, các thành viên Hội đồng thành viên của Vinacafe.\n9. Quy định chế độ đặt hàng, đấu thầu hoặc giao nhiệm vụ, mức giá bán, mức bù chênh lệch để thực hiện sản xuất, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích.\n10. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện các quyết định của chủ sở hữu và đánh giá hiệu quả hoạt động của Vinacafe.\n11. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 69606,
"text": "Quyền của Chủ sở hữu\n1. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý; ban hành các quy định, quy chế tổ chức, quản lý tài chính Công ty TNHH MTV công đoàn.\n2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc (gọi chung là Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kiểm soát viên, Kế toán trưởng. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc; giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; thẩm định, quyết định xếp hạng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước xếp hạng Công ty TNHH MTV công đoàn.\nPhê duyệt quỹ tiền lương, thù lao; phê duyệt quy chế trả lương, thưởng của người quản lý Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động; thang, bảng lương của người lao động (thang bảng lương xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi); quỹ tiền lương của Công ty TNHH MTV trực thuộc. Quyết định việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý của công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.\n3. Thực hiện quyền của Chủ sở hữu về thành lập, tổ chức lại, bán, cho thuê, giải thể công ty TNHH MTV công đoàn theo Quy định của Chính phủ.\n4. Phê duyệt Điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Phê duyệt mức vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn khi thành lập; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn theo quy chế quản lý tài chính công đoàn.\n5. Quyết định các dự án đầu tư XDCB, vay và cho vay (bao gồm cả cho Công ty TNHH MTV công đoàn vay đầu tư, vay vốn lưu động từ nguồn tài chính công đoàn từ trên 2 tỷ đồng trở lên); thuê, cho thuê, thanh lý, chuyển nhượng, bán tài sản; bảo lãnh vay vốn; góp vốn liên doanh, liên kết và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn Điều lệ của Công ty TNHH MTV trực thuộc.\n6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc hàng năm.\n7. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc (trừ nội dung phân cấp cho Chủ tịch công ty không kiêm Giám đốc).\n8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 103977,
"text": "Quyền của Đại diện chủ sở hữu\n1. Phê duyệt và ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty; Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Quyết định tăng, giảm vốn Điều lệ của thẩm Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc theo thẩm quyền quy định tại Quy chế quản lý tài chính công đoàn.\n2. Thẩm định hồ sơ trình Tổng Liên đoàn quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.\n3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc Công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Thẩm định trình Tổng Liên đoàn xếp hạng Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.\nPhê duyệt quỹ tiền lương, thù lao; Phê duyệt quy chế trả lương, thưởng của người quản lý Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; Phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động, thang bảng lương của người lao động (Thang bảng lương xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi); Phê duyệt quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Quyết định việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi; quỹ thưởng người quản lý của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc theo Điều 14 quy chế này.\n4. Thẩm định, trình Tổng Liên đoàn quyết định các dự án đầu tư XDCB, vay, cho vay (bao gồm cả cho vay đầu tư, cho vay vốn lưu động từ nguồn tài chính công đoàn trên 2 tỷ đồng/năm); thuê, cho thuê tài sản, thanh lý, chuyển nhượng tài sản; bảo lãnh vay; góp vốn liên doanh, liên kết và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn Điều lệ của công ty. Đại diện chủ sở hữu được quyết định các nội dung trên có giá trị từ trên 20% đến dưới 50% vốn Điều lệ Công ty (tối đa đến 2 tỷ đồng/năm).\n5. Phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH MTV Công đoàn trực thuộc.\n6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định xếp loại Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc hàng năm.\n7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 211076,
"text": "Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên\n1. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.\nNhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư vào Tổng công ty; giám sát sử dụng các Quỹ của Tổng công ty.\n2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; việc điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty.\n3. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc, nghỉ hưu đối với thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên.\nQuyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc Tổng công ty sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n4. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lý Tổng công ty.\n5. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài theo bảo lãnh của Chính phủ của Tổng công ty sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.\n6. Xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của Tổng công ty báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phê duyệt.\n..."
}
] |
25,008 | Hạn nộp tờ khai thuế trong tháng 8/2023 và tháng 9/2023 là khi nào? | [
{
"id": 63308,
"text": "\"1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:\na) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;\nb) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.\n[...] 3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.\""
}
] | [
{
"id": 77477,
"text": "Thời hạn nộp thuế\n1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.\nĐối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.\nĐối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.\nĐối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.\n2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế."
},
{
"id": 164503,
"text": "Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế\n...\n3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.\n..."
},
{
"id": 40851,
"text": "\"Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế\n1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:\na) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;\nb) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.\n2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:\na) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;\nb) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;\nc) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.\n3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.\n4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.\n5. Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.\n6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.\n7. Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.\""
},
{
"id": 40862,
"text": "“Điều 55. Thời hạn nộp thuế\n1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.\nĐối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.\nĐối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.\nĐối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.\n2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.\n3. Đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài thì thời hạn nộp theo quy định của Chính phủ.\n4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:\na) Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;\nb) Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”"
}
] |
5,066 | Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào? | [
{
"id": 58528,
"text": "\"Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu\nHợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:\n1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.\n2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.\n3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.\n4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.\n5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.\n6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.\""
}
] | [
{
"id": 58533,
"text": "\"Điều 407. Hợp đồng vô hiệu\n1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.\n2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.\n3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.\""
},
{
"id": 58529,
"text": "\"Điều 403. Phụ lục hợp đồng\n1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.\n2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.\""
},
{
"id": 93209,
"text": "\"Điều 62. Loại hợp đồng\n1. Hợp đồng trọn gói:\nc) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;\n2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:\nHợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.\""
},
{
"id": 155981,
"text": "Các loại hợp đồng xây dựng\n1. Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.\n2. Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:\na) Hợp đồng tư vấn xây dựng;\nb) Hợp đồng thi công xây dựng công trình;\nc) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;\nd) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;\nđ) Hợp đồng xây dựng khác.\n3. Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:\na) Hợp đồng trọn gói;\nb) Hợp đồng theo đơn giá cố định;\nc) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;\nd) Hợp đồng theo thời gian;\nđ) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;\ne) Hợp đồng theo giá kết hợp;\ng) Hợp đồng xây dựng khác;"
}
] |
105,339 | Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không? | [
{
"id": 2871,
"text": "1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:\na) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;\nb) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;\nc) Ghi bổ sung bằng cách lập \"chứng từ ghi sổ bổ sung\" và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.\n2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.\n3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.\n4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:\na) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;\nb) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;\nc) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này."
}
] | [
{
"id": 631579,
"text": "Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong tháng” phía dưới dòng đã kẻ; - Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quí, năm); - Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế các tháng trước” từ đầu quý; - Sau đó ghi tiếp dòng “Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”. * Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau: Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ + Số phát sinh Nợ trong kỳ - Số phát sinh Có trong kỳ Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Số phát sinh Có trong kỳ - Số phát sinh Nợ trong kỳ Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có. - Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khoá sổ. - Riêng một số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột “Số dư” (hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...) thì số liệu cột số dư (còn lại hay tồn) ghi vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột “Còn lại”. Sau khi khoá sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận. Sau đó trình Thủ trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khoá sổ kế toán. 9- Sửa chữa sổ kế toán\n9.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau: (1) Phương pháp cải chính: Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: - Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản; - Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng. (2) Phương pháp ghi số âm (còn gọi phương pháp ghi đỏ): Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: - Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính; - Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền; - Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng. Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận. (3) Phương pháp ghi bổ sung: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ."
},
{
"id": 5827,
"text": "Mở, ghi sổ kế toán, chữ ký và sửa chữa sổ kế toán\n1. Mở sổ\nSổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:\n- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.\n- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.\n2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.\n3. Khóa sổ: Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.\n4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ số chứng chỉ hành nghề.\n5. Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của Luật Kế toán.\n6. Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố."
},
{
"id": 475348,
"text": "Điều 57. Sửa chữa sổ kế toán\n1. Mọi trường hợp sửa chữa sai sót trong ghi sổ kế toán trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đều phải lập chứng từ điều chỉnh sai sót và phải được sự phê duyệt của thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng/phụ trách kế toán;\n2. Thời điểm sửa chữa, điều chỉnh số liệu là thời điểm hiện tại khi phát hiện sai sót và phải ghi chép diễn giải cụ thể nội dung sửa chữa. Đối với các trường hợp điều chỉnh số liệu liên quan đến sổ kế toán của kỳ kế toán năm trước phải phù hợp với quy định tại điều 7 Thông tư này.\n3. Sửa chữa sổ kế toán trong các trường hợp nêu tại điều này được thực hiện theo các phương pháp sau:\na) Ghi số âm: Lập chứng từ ghi sổ ghi lại số sai bằng số âm (-), sau đó ghi lại số đúng;\nb) Ghi bổ sung: Bằng cách lập chứng từ ghi sổ bổ sung và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.\n4. Trường hợp phát hiện sai sót trước khi nộp báo cáo kế toán năm cho cơ quan có thẩm quyền thì được sửa chữa vào sổ kế toán của năm đó. Trường hợp này đơn vị kế toán phải lập lại báo cáo kế toán để cập nhật sai sót đã điều chỉnh trước khi nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp phát hiện sai sót sau khi nộp báo cáo kế toán năm cho cơ quan có thẩm quyền thì được sửa chữa vào sổ kế toán của năm phát hiện sai sót."
},
{
"id": 78205,
"text": "Sửa chữa dữ liệu kế toán\n1. Nguyên tắc sửa chữa dữ liệu kế toán\na) Trường hợp báo cáo tài chính năm chưa được phê duyệt:\nTrường hợp phát hiện sai sót hoặc được phép điều chỉnh dữ liệu, kế toán thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Điều 53 của Thông tư này.\nb) Trường hợp báo cáo tài chính đã được phê duyệt:\nSau khi báo cáo tài chính được phê duyệt, nếu có quyết định phải sửa chữa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc sửa chữa được thực hiện vào năm hiện tại.\n2. Tổng Giám đốc KBNN quy định cụ thể các trường hợp và phương pháp hạch toán sửa chữa sai sót cụ thể theo yêu cầu của cơ chế quản lý, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với đặc điểm quy trình hệ thống."
}
] |
55,168 | Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu? | [
{
"id": 85922,
"text": "Phúc khảo bài thi\n1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.\n2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.\n3. Trước khi bàn giao bài thi cho các Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:\na) Tra cứu từ số báo danh để tìm ra số phách bài thi tự luận hoặc phiếu TLTN của thí sinh có đơn phúc khảo; rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra;\nb) Tập hợp các bài thi cần phúc khảo theo từng bài thi/môn thi của kỳ thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ giấy thi của từng bài thi hiện có trong túi;\nc) Đối với bài thi tự luận: Bàn giao bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo cho Ban Làm phách để làm phách; tiếp nhận bài thi đã được làm phách từ Ban Làm phách và giao cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận để chấm phúc khảo;\nd) Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chế này; khi bàn giao bài thi trắc nghiệm cần bàn giao Phiếu thu bài thi tương ứng.\n..."
}
] | [
{
"id": 66979,
"text": "Phúc khảo bài thi\n1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.\n2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.\n......"
},
{
"id": 122324,
"text": "Phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông\n3.1 Trình tự thực hiện:\na) Các thí sinh dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.\nb) Nơi đăng ký dự thi nộp dữ liệu về thí sinh đăng ký phúc khảo cho Sở Giáo dục và Đào tạo.\nc) Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển dữ liệu thí sinh đăng ký phúc khảo cho Hội đồng thi để thực hiện.\nd) Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định và cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.\nđ) Công bố kết quả phúc khảo cho thí sinh.\n3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.\n3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ: Đơn phúc khảo của thí sinh.\n3.4. Thời hạn giải quyết:\n15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.\n3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Mọi thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.\n3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.\n3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:\nĐiểm của thí sinh sau phúc khảo được cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT.\nGiấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo (đối với thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm)\n3.8. Phí, lệ phí: Không\n3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không\n3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định\n3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:\nThông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông."
},
{
"id": 127369,
"text": "6. Phúc khảo bài thi\n- Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Học sinh đăng ký phúc khảo bài thi tại nơi đăng ký dự thi theo lịch ngay sau khi công bố kết quả điểm bài thi.\n- Thí sinh xin phúc khảo phải nộp Phiếu đăng ký phúc khảo bài thi (theo mẫu) gửi đến trường phổ thông nơi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.\n- Sau khi lập danh sách thí sinh đăng ký phúc khảo (theo mẫu), các trường phổ thông gửi toàn bộ hồ sơ phúc khảo về Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện tập hợp danh sách gửi về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.\n- Điểm các bài thi sau phúc khảo là điểm chính thức của thí sinh và được cập nhật lên hệ thống.\n- Thí sinh được nhận phiếu điểm mới (khi có thay đổi điểm số) tại trường đăng ký dự ký dự tuyển."
},
{
"id": 66980,
"text": "3. Phúc khảo\nSau khi công bố kết quả thi, các đơn vị tổ chức phúc khảo bài thi theo quy định tại Chương VII Quy chế thi; lưu ý những điểm dưới đây:\na) Các thành phần không trực tiếp tham gia công tác chuyên môn tại Ban Chấm thi như công an, bảo vệ, y tế, phục vụ có thể tham gia Ban Phúc khảo.\nb) Trước khi chấm phúc khảo, Trưởng ban Phúc khảo tự luận/trắc nghiệm tổ chức cho những người tham gia công tác chấm phúc khảo tự luận/trắc nghiệm đăng ký mẫu chữ ký theo Mẫu số 2 Phụ lục XII. Danh sách đăng ký mẫu chữ ký được đóng túi và niêm phong, mẫu chữ ký được lưu tại Sở GDĐT trong thời gian ít nhất 01 năm. Trưởng ban Phúc khảo tự luận/trắc nghiệm chịu trách nhiệm tổ chức thu thiết bị thu, phát thông tin của những người đang thực hiện nhiệm vụ tại Ban Phúc khảo tự luận/trắc nghiệm ngay trước mỗi buổi chấm phúc khảo và chịu trách nhiệm lưu giữ, bảo quản các thiết bị này trong suốt thời gian triển khai buổi chấm phúc khảo với sự phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn của công an.\nc) Phúc khảo bài thi trắc nghiệm:\n- Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm được thực hiện theo khoản 5 Điều 33 Quy chế thi.\n- Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm nhận thông tin tài khoản phúc khảo trên phần mềm từ Bộ GDĐT gửi bằng email qlthi@moet.gov.vn (việc nhận email về Bộ GDĐT được thực hiện bên ngoài khu vực chấm phúc khảo).\n- Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm nhận CD chứa dữ liệu phúc khảo (tệp tin Excel chứa danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo theo môn thi), CD chứa thông tin khi chấm (của Ban Chấm thi trắc nghiệm đã bàn giao cho Hội đồng thi), các máy quét, máy chủ và các máy trạm, … từ Hội đồng thi.\n- Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm nhập dữ liệu phúc khảo vào Phần mềm, thực hiện kiểm tra bài thi của thí sinh có đề nghị phúc khảo để đối chiếu từng câu trả lời trên Phiếu TLTN của thí sinh với ảnh quét và kết quả nhận dạng sau sửa lỗi trên Phần mềm Chấm thi trắc nghiệm đã lưu trong quá trình chấm thi. Nếu phát hiện có sai sót thì thực hiện điều chỉnh trên phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chấm điểm và xuất báo cáo phúc khảo.\n- Sau khi chấm xong, Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm thực hiện xuất dữ liệu báo cáo (CD4). Lưu ý: Đĩa CD4 có chứa bản sao lưu cơ sở dữ liệu của phần mềm. Kiểm tra lại nội dung đĩa CD4 xem đã đủ các thư mục và tệp tin như trong hướng dẫn của phần mềm.\n- Thời hạn gửi đĩa dữ liệu kết quả phúc khảo bài thi trắc nghiệm CD4 và hoàn thành công tác phúc khảo bài thi trắc nghiệm thực hiện theo Lịch Công tác Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Phụ lục I.\nd) Phúc khảo bài thi tự luận:\n- Ban Làm phách cử tối thiểu 03 người để thực hiện làm phách mới cho các bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo. Người làm phách phải được cách ly triệt để từ khi thực hiện nhiệm vụ làm phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo.\n- Việc làm phách mới cho các bài thi được Ban Làm phách thực hiện theo quy trình làm phách 1 vòng bằng Phần mềm Hỗ trợ chấm thi do Bộ GDĐT cung cấp hoặc làm phách thủ công; dán kín số phách cũ và đánh số phách mới trước khi bàn giao các túi bài thi đã được làm phách mới cho Ban Thư ký Hội đồng thi.\n- Ban Phúc khảo bài thi tự luận tổ chức chấm lại bài thi theo hướng dẫn chấm, bảo đảm đúng nguyên tắc 02 CBChT chấm độc lập trên một bài thi.\nđ) Thực hiện việc cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào Hệ thống QLT và báo cáo kết quả sau phúc khảo theo quy định tại Điều 33 Quy chế thi.\ne) Lập hồ sơ phúc khảo, bao gồm: Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, các biên bản của Ban Phúc khảo, các biên bản đối thoại giữa các cặp chấm thi (nếu có), danh sách thí sinh được thay đổi điểm bài thi."
},
{
"id": 202779,
"text": "Phúc khảo bài thi\n1. Thí sinh được quyền đề nghị phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và phải nộp đơn đề nghị phúc khảo theo quy định.\n..."
}
] |
152,667 | Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ? | [
{
"id": 232409,
"text": "Giới thiệu chung về ngành, nghề\nLái tàu đường sắt trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề trực tiếp trực tiếp lái đầu máy kéo các đoàn tàu khách, đoàn tàu hàng để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hoá lưu thông trên các tuyến đường sắt trong phạm vi cả nước, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.\nNgười hành nghề Lái tàu đường sắt phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt, quy trình tác nghiệp ban lái tàu đầu máy dieden và các chỉ thị mệnh lệnh có liên quan đến việc chạy tàu, bảo vệ, giữ gìn bảo dưỡng đầu máy tốt để bảo đảm chạy tàu an toàn và đúng giờ.\nKhối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ)."
}
] | [
{
"id": 81946,
"text": "Giấy phép lái tàu\n...\n3. Người được cấp giấy phép lái tàu phải có các điều kiện sau đây:\na) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;\nb) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;\nc) Có thời gian làm phụ lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;\nd) Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu."
},
{
"id": 74527,
"text": "Nội dung sát hạch\n...\n4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành.\n..."
},
{
"id": 175650,
"text": "Giới thiệu chung về ngành, nghề\nKhai thác máy tàu thủy trình độ trung cấp là ngành, nghề khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên tàu thủy, thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy v à trên boong tàu, xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị trên tàu, thực hiện các nghiệp vụ về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.\nNgười học nghề Khai thác máy tàu thủy làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan đến tàu biển hoặc tại các khu công nghiệp.\nĐể hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.\nKhối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ)."
},
{
"id": 81947,
"text": "Điều kiện cấp giấy phép lái tàu\nNgười được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện sau:\n1. Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác\na) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;\nb) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo cấp;\nc) Phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này; 12 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này;\nd) Đã qua kỳ sát hạch và được hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là hội đồng sát hạch) đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.\n2. Đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam\na) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;\nb) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; hoặc bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án;\nc) Đủ điều kiện sát hạch và được hội đồng sát hạch đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này."
}
] |
7,102 | Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình? | [
{
"id": 48405,
"text": "“Điều 17. Tỷ lệ và thời gian phát sóng phim Việt Nam, phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi trên hệ thống truyền hình (quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 35 Luật Điện ảnh)\n1. Việc thực hiện phát sóng phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại trên hệ thống truyền hình cả nước thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.\n2. Tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim, trong tỷ lệ đó phim truyện Việt Nam phải được phát sóng vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể phát sóng vào các giờ khác.\n3. Thời lượng phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim; giờ phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 22 giờ hàng ngày.”"
}
] | [
{
"id": 146800,
"text": "Phổ biến phim trên hệ thống truyền hình\n1. Cơ quan báo chí được phép phổ biến phim trên hệ thống truyền hình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Có giấy phép hoạt động truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí;\nb) Có Quyết định phát sóng để phổ biến phim trên hệ thống truyền hình Việt Nam hoặc phổ biến phim trên gói dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên không gian mạng.\n2. Cơ quan báo chí quy định tại khoản 1 Điều này phổ biến phim trên hệ thống truyền hình phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này và phải bảo đảm tỷ lệ thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với phim nước ngoài, khung giờ phát sóng phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ phát sóng phim cho trẻ em trên các kênh truyền hình trong nước theo quy định của Chính phủ.\n3. Việc cấp và thu hồi Quyết định phát sóng do người đứng đầu cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình quyết định theo quy định của pháp luật.\n4. Khuyến khích phổ biến phim Việt Nam sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước, phim do tổ chức, cá nhân tài trợ, hiến tặng."
},
{
"id": 257091,
"text": "Quy định chuyển tiếp\n1. Giấy phép phổ biến phim, Quyết định phát sóng được cấp theo quy định của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 61/2020/QH14 được tiếp tục thực hiện theo quy định trong Giấy phép phổ biến phim, Quyết định phát sóng.\nGiấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được cấp theo quy định của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 61/2020/QH14 thì tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn ghi trong giấy phép.\n2. Phim đã được cấp Giấy phép phổ biến phim hoặc Quyết định phát sóng nhưng chưa thực hiện cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải bổ sung cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem trong trường hợp tiếp tục phổ biến.\nLuật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2022./."
},
{
"id": 184667,
"text": "Giải thích từ ngữ\n...\n16. Chương trình trong nước là chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của Luật Báo chí; chương trình hình ảnh, âm thanh khác do tổ chức Việt Nam sản xuất, bao gồm cả chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện.\n17. Chương trình nước ngoài là chương trình phát thanh, truyền hình thuộc kênh chương trình phát thanh, kênh chương trình nước ngoài; chương trình hình ảnh, âm thanh khác do tổ chức nước ngoài sản xuất, bao gồm cả chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện."
},
{
"id": 235731,
"text": "\"Điều 40. Quảng cáo phim\n1. Quảng cáo phim bao gồm quảng cáo về phim và quảng cáo trong phim.\n2. Việc quảng cáo về phim được quy định như sau:\na) Doanh nghiệp sản xuất phim, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được giới thiệu những thông tin liên quan đến bộ phim trong quá trình chuẩn bị và sản xuất;\nb) Doanh nghiệp sản xuất phim, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình không được chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh, chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.\n3. Việc quảng cáo trong phim được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.\""
},
{
"id": 125792,
"text": "\"Điều 36. Phổ biến phim trên Internet, khai thác phim từ vệ tinh\nViệc phổ biến phim trên Internet, khai thác phim từ vệ tinh để phổ biến phải thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\""
}
] |
19,163 | Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào? | [
{
"id": 62845,
"text": "Quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ\nViệc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành ở 03 cấp như sau:\n1. Cấp cơ sở:\nHồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình thành lập.\nTrong trường hợp tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thì Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở;\nĐối với tác giả là người nước ngoài có công trình nghiên cứu về Việt Nam, công trình phải được một tổ chức khoa học và công nghệ công lập có lĩnh vực hoạt động chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình đề xuất xét tặng giải thưởng với Bộ, ngành, địa phương quản lý (qua cơ quan chủ quản trực tiếp, nếu có) và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ tác giả công trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định và thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.\n2. Cấp Bộ, ngành, địa phương:\nHồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.\n3. Cấp nhà nước thực hiện qua hai bước:\na) Bước 1: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập;\nb) Bước 2: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.\nKết quả xét tặng giải thưởng được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng giải thưởng."
}
] | [
{
"id": 63554,
"text": "Quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ\n...\n3. Cấp nhà nước thực hiện qua hai bước:\na) Bước 1: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập;\nb) Bước 2: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.\nKết quả xét tặng giải thưởng được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng giải thưởng."
},
{
"id": 57941,
"text": "Quy trình xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật\nViệc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được thực hiện qua 03 cấp Hội đồng như sau:\n1. Hội đồng cấp cơ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tại Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương do Chủ tịch Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thành lập.\n2. Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc, Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Văn học, Văn nghệ dân gian.\n3. Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch."
},
{
"id": 553844,
"text": "Mẫu số 6a HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT (Tên hội đồng xét...) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- (Địa danh), ngày.... tháng ….năm …. BÁO CÁO Quá trình xét tặng “Giải Thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật năm .... Hội đồng xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật ………1 đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào ngày .... tháng.... năm .... để xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật. Trong quá trình xét tặng, Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn. Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, Hội đồng đã tiến hành đánh giá, bỏ phiếu kín đề nghị Hội đồng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật ………2 xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật cho: ......... tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình. STT Tên tác phẩm, công trình Tên tác giả (hoặc đồng tác giả) Số phiếu đạt Tỷ lệ % 1 2 ... TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH (Chữ ký, dấu của đơn vị) (Chức danh) Họ và tên Ghi chú: (1): Hội đồng thụ lý hồ sơ. (2): Hội đồng cấp trên trực tiếp. Mẫu số 6b HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT (Tên hội đồng xét...) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- (Địa danh), ngày.... tháng ….năm …. BÁO CÁO Quá trình xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm .... Hội đồng xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật ………1 đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào ngày .... tháng.... năm .... để xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Trong quá trình tiến hành, Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật, đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn. Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, Hội đồng đã tiến hành đánh giá, bỏ phiếu kín đề nghị Hội đồng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật ………2 xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật cho: ..... tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình. STT Tên tác phẩm, công trình Tên tác giả (hoặc đồng tác giả) Số phiếu đạt Tỷ lệ % 1 2 ... Kính trình Hội đồng xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật ……2 xem xét. TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH (Chữ ký, dấu của đơn vị) (Chức danh) Họ và tên Ghi chú: (1): Hội đồng thụ lý hồ sơ. (2): Hội đồng cấp trên trực tiếp."
},
{
"id": 184735,
"text": "Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương\n....\n3. Trách nhiệm của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương\na) Xem xét, đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định;\n“b) Đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng thông báo tới tác giả công trình hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo góp ý của Hội đồng xét tặng giải thưởng nếu công trình được đề nghị xét thưởng ở cấp tiếp theo;\nc) Gửi danh sách và hồ sơ công trình đủ điều kiện, tiêu chuẩn được xét tặng giải thưởng và được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành thủ tục tiếp theo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xét tặng giải thưởng ở Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương."
}
] |
146,200 | Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào? | [
{
"id": 105361,
"text": "Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng\n...\n5. Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng xây dựng được quy định như sau:\na) Đối với hợp đồng trọn gói:\nGiá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.\nKhi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.\nb) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:\nGiá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.\nc) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.\nd) Giá hợp đồng theo thời gian thường được áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng. Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng quy định trong Nghị định này.\nd1) Đối với hợp đồng chi phí cộng phí\nGiá hợp đồng theo chi phí cộng phí chỉ áp dụng với các gói thầu mà tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc, nhu cầu cần thiết về việc sử dụng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công để thực hiện các công việc dự kiến của hợp đồng."
}
] | [
{
"id": 72509,
"text": " Loại hợp đồng\n1. Hợp đồng trọn gói:\na) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;\nb) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;\nc) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;\nd) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;\nđ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc.\n2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:\nHợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.\n3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:\nHợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.\n4. Hợp đồng theo thời gian:\nHợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng."
},
{
"id": 557128,
"text": "a) Đối với hợp đồng trọn gói: Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói. Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.\nb) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.\nc) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.\nd) Giá hợp đồng theo thời gian thường được áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng. Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng quy định trong Nghị định này.\nĐiều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng\n1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.\n2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng."
},
{
"id": 7425,
"text": "Điều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói\n1. Khi phát sinh khối lượng công việc bổ sung hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng thống nhất đơn giá công việc này trước khi thực hiện. Việc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng; khối lượng chưa có đơn giá trong hợp đồng. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng.\n2. Đối với hợp đồng thi công xây dựng có những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện trong hồ sơ thiết kế kèm theo hợp đồng đã ký: áp dụng đơn giá trong hợp đồng để Điều chỉnh giảm giá hợp đồng. Khi ký hợp đồng trọn gói, các bên cần có bảng đơn giá kèm theo để thuận lợi cho việc Điều chỉnh giảm, và bảng đơn giá này chỉ dùng để Điều chỉnh giá đối với khối lượng không thực hiện trong hợp đồng.\n3. Đối với các trường hợp bất khả kháng, bất khả kháng khác: Đơn giá cho các công việc phải khắc phục hậu quả bất khả kháng được xác định căn cứ vào Điều kiện thực tế, Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng. Có thể áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký kết; hoặc đơn giá xác định theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá mới cho khối lượng công việc bổ sung, phát sinh bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng."
},
{
"id": 164009,
"text": "Giá hợp đồng tư vấn xây dựng\nGiá hợp đồng tư vấn xây dựng và Điều kiện áp dụng thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:\n1. Nội dung của giá hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng có thể bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung, chi phí lán trại, chi phí lập phương án và báo cáo kết quả khảo sát, chi phí di chuyển lực lượng khảo sát, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.\n2. Nội dung của giá hợp đồng tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng công trình và tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có thể bao gồm:\na) Chi phí chuyên gia (tiền lương và các chi phí liên quan), chi phí vật tư vật liệu, máy móc, chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.\nb) Chi phí cần thiết cho việc hoàn chỉnh sản phẩm tư vấn xây dựng sau các cuộc họp, báo cáo, kết quả thẩm định, phê duyệt.\nc) Chi phí đi thực địa.\nd) Chi phí đi lại khi tham gia vào quá trình nghiệm thu theo yêu cầu của bên giao thầu.\nđ) Chi phí giám sát tác giả đối với tư vấn thiết kế xây dựng công trình.\ne) Chi phí khác có liên quan.\n3. Giá hợp đồng tư vấn xây dựng không bao gồm:\na) Chi phí cho các cuộc họp của bên giao thầu.\nb) Chi phí thẩm tra, phê duyệt sản phẩm của hợp đồng tư vấn.\nc) Chi phí khác mà các bên thỏa thuận không bao gồm trong giá hợp đồng."
}
] |
165,046 | Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không? | [
{
"id": 14094,
"text": "“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần\n1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;\nb) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;\nc) Ra nước ngoài để định cư;\nd) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;\n2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:\na) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;\nb) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;\nc) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.\n3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.\n4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.\n5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.\""
}
] | [
{
"id": 136003,
"text": "\"Điều 3. Phân cấp quản lý\n...\n2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH\n2.1. BHXH huyện\na) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.\nb) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995 do BHXH tỉnh phân cấp.\n2.2. BHXH tỉnh\na) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu; người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.\nb) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.\n...\""
},
{
"id": 44320,
"text": "1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:\na) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.\nNgười sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.\nb) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.\n2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:\na) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.\nNgười sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.\nb) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.\n3. Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau:\na) Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;\nb) Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.\n4. Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết."
},
{
"id": 71844,
"text": "“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội\nNgười lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”"
},
{
"id": 73958,
"text": "\"Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH\nNội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.\n...\n2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả\nTrường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:\n+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.\n+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.\n3. Người lao động có sổ BHXH bảo lưu quá trình đóng kể cả do BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp, đăng ký tham gia tiếp hoặc giải quyết chế độ. Phòng/Tổ quản lý thu có trách nhiệm cập nhật dữ liệu, đối chiếu nội dung đã ghi trên sổ BHXH với dữ liệu quá trình đóng do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân cung cấp.\n4. Sổ BHXH của người lao động di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp.\n...”"
}
] |
98,564 | Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không? | [
{
"id": 110606,
"text": "III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ\n1. Nguồn kinh phí\nNăm 2004 và năm 2005, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.\nTừ năm 2006 trở đi, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của ngành Tòa án nhân dân.\n2. Cách chi trả\na. Phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên thuộc biên chế trả lương của Tòa án nào thì do Tòa án đó chi trả;\nb. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành.\nc. Mức phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.\n..."
}
] | [
{
"id": 34367,
"text": "\"Điều 3. Mức phụ cấp công vụ\nCác đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.\nĐiều 4. Nguyên tắc áp dụng\n1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.\n2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:\na) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;\nb) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;\nc) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;\nd) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.\n3. Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.\n4. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.\""
},
{
"id": 71112,
"text": "Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (kể cả Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên các cấp được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Kiểm sát theo quy định sau đây:\n1. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Điều tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n2. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Điều tra viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n3. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và Điều tra viên sơ cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n4. Kiểm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n5. Kiểm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n6. Kiểm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)."
},
{
"id": 62634,
"text": "III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP\n1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.\n2. Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra:\na) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;\nb) Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả."
},
{
"id": 110605,
"text": "Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây:\n1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n2. Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n3. Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)."
}
] |
62,743 | Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký? | [
{
"id": 21425,
"text": "Hồ sơ đăng ký lập quỹ đóng\n1. Giấy đăng ký lập quỹ theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo văn bản xác nhận phong tỏa của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ.\n3. Biên bản tổng hợp ý kiến của nhà đầu tư về các nội dung lấy ý kiến nhà đầu tư (nếu có)."
}
] | [
{
"id": 59941,
"text": "\"Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ\n1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.\n2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:\na) Đơn đề nghị thành lập quỹ;\nb) Dự thảo điều lệ quỹ;\nc) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;\nd) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;\nđ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;\ne) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.\""
},
{
"id": 21426,
"text": "Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đóng do tăng vốn\n1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Báo cáo kết quả đợt chào bán tăng vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n3. Văn bản xác nhận của ngân hàng giám sát về số vốn huy động trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ."
},
{
"id": 185109,
"text": "\"Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ\n...\n2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:\n...\nb) Dự thảo điều lệ quỹ;\nc) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;\n...\""
},
{
"id": 86358,
"text": "Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội\n...\n7. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội trên cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp xã hội dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:\na) Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện;\nb) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện;\nc) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;\nd) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.\nTrong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện để chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.\n..."
}
] |
1,397 | Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào? | [
{
"id": 62992,
"text": "“Điều 3. Nhiệm vụ của giáo viên\nNhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học”."
}
] | [
{
"id": 78027,
"text": "\"Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên\n1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.\n2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.\n3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.\n4. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.\n5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.\n6. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.\n7. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.\n8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.\""
},
{
"id": 44094,
"text": "\"Điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo\n1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.\n2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.\n3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.\n4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.\nĐiều 70. Quyền của nhà giáo\n1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.\n2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.\n3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.\n4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.\n5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.\""
},
{
"id": 1531,
"text": "1. Nhiệm vụ\na) Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông;\nb) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;\nc) Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;\nd) Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;\nđ) Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cấp trung học phổ thông hoặc hướng dẫn thực tập sư phạm, hoạt động công tác xã hội trường học cho học sinh trung học phổ thông;\ne) Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên;\ng) Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;\nh) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\na) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông;\nb) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;\nc) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;\nd) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.\n3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.\nTrường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).\n4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;\nb) Biết xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng một số bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, các mô hình dạy học mới tích hợp;\nc) Biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh;\nd) Có khả năng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, phát hiện tài năng, năng khiếu học sinh; hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông;\nđ) Có khả năng dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình môn học;\ne) Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;\ng) Biết vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh hoặc làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trung học phổ thông;\nh) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên;\ni) Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;\nk) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao."
},
{
"id": 84510,
"text": "Điều khoản thi hành\n...\n2. Nhiệm vụ của giáo viên được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phân công. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng thực hiện. Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì người đứng đầu trường mầm non, phổ thông công lập quyết định việc quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT , 02/2021/TT-BGDĐT , 03/2021/TT-BGDĐT , 04/2021/TT-BGDĐT . "
}
] |
25,875 | Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào? | [
{
"id": 69195,
"text": "\"Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng\n1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:\na) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;\nb) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;\nc) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.\n2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.\n...\""
}
] | [
{
"id": 25768,
"text": "\"Kế toán trưởng, phụ trách kế toán \n1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. \n 2. Phụ trách kế toán: \n a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán. \nb) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. \n 3. Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán. \n 4. Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, Điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.\n5. Bộ Nội vụ hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.\""
},
{
"id": 57423,
"text": "\"Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán\n1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc quyết định thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật này.\n2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.\n3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình.\n4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dưới.\""
},
{
"id": 236288,
"text": "Kế toán trưởng, phụ trách kế toán\n...\n4. Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách."
},
{
"id": 2897,
"text": "\"Điều 53. Kế toán trưởng\n1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.\n2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.\n3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.\n4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.\"\n\"Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng\n1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:\na) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;\nb) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;\nc) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.\n2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.\n3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:\na) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;\nb) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;\nc) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;\nd) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.\""
}
] |
116,997 | Cơ quan nào có quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng? | [
{
"id": 82350,
"text": "Thủ tục cấp mới chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm\n...\n- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:\n+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ;\n+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;\n+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan.\n- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; thiết bị lưu khóa bí mật.\n- Lệ phí (nếu có): Không.\n- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:\n+ Văn bản đề nghị của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm thực hiện theo Mẫu 05 gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;\n+ Văn bản đề nghị cấp mới chứng thư số thực hiện theo Mẫu 06 gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ.\n..."
}
] | [
{
"id": 17480,
"text": "Thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số\n1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tự động thu hồi chứng thư số khi chứng thư số hết hạn sử dụng, đồng thời thông báo thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp biết.\n2. Mọi trường hợp thu hồi chứng thư số không thuộc trường hợp chứng thư số hết hạn sử dụng phải kịp thời có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.\n3. Trường hợp thuê bao là cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, chuyển cơ quan khác, từ trần, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.\n4. Trường hợp thuê bao là tổ chức giải thể, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của tổ chức đó có thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.\n5. Đề nghị thu hồi chứng thư số gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải thực hiện nhanh nhất bằng văn bản."
},
{
"id": 192499,
"text": "Thủ tục thu hồi chứng thư số của cá nhân\n- Trình tự thực hiện:\nBước 1. Cá nhân được cấp chứng thư số có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cá nhân có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức quản lý thuê bao có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cá nhân gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ.\nBước 2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị thu hồi chứng thư số, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ phải làm mất hiệu lực của chứng thư số và công bố chứng thư số bị thu hồi trên trang Thông tin điện tử của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin; đồng thời thông báo thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.\n- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.\n..."
},
{
"id": 209140,
"text": "Thẩm quyền loại khỏi biên chế tài sản\n1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định loại khỏi biên chế tài sản:\na) Trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa thuộc dự trữ tại ở các kho của Bộ Quốc phòng và kho ngành theo phân cấp quản lý;\nb) Nhà cấp I, cấp II;\nc) Bể thép có dung tích từ 50m3 trở lên.\n2. Tổng Tham mưu trưởng quyết định loại khỏi biên chế tài sản:\na) Trang bị kỹ thuật nằm trong biên chế của các cơ quan, đơn vị;\nb) Đạn dược và hóa chất độc hại;\nc) Công trình chiến đấu, công trình quốc phòng.\n3. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định loại khỏi biên chế các tài sản không thuộc khoản 1, khoản 2 Điều này được cấp có thẩm quyền giao quản lý."
},
{
"id": 199564,
"text": "Thủ tục thay đổi nội dung thông tin chứng thư số của cá nhân\n...\n- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị thay đổi nội dung thông tin chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.\n..."
},
{
"id": 243347,
"text": "Thu hồi chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật\n…\n2. Hồ sơ, trình tự thủ tục thu hồi chứng thư số\n…\nb) Trình tự, thủ tục thu hồi chứng thư số\n- Khi phát sinh trường hợp thu hồi chứng thư số theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, thuê bao là cá nhân hoặc đơn vị, tổ chức gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số tới TTTH theo Mẫu 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.\n- TTTH có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khoá bí mật và lập Biên bản giao/nhận thiết bị lưu khoá bí mật khi chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hồi theo Mẫu 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.\n- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của thuê bao hoặc của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an, TTTH có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số tới Cục CTS và BMTT theo Mẫu 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. Trong trường hợp TTTH đề nghị thu hồi chứng thư số (theo yêu cầu quản lý phù hợp với quy định của Quy chế này), TTTH có trách nhiệm thông báo lý do thu hồi tới đơn vị quản lý trực tiếp của thuê bao sau khi gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số tới Cục CTS và BMTT.\n…"
}
] |
153,980 | Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao do ai thực hiện? | [
{
"id": 233851,
"text": "PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO, ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO\nI. ĐẠI CƯƠNG\nPhẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\nBác sĩ chuyên khoa Mắt.\n..."
}
] | [
{
"id": 82109,
"text": "PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO, ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO\nI. ĐẠI CƯƠNG\nPhẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.\nII. CHỈ ĐỊNH\nTất cả các loại đục thể thủy tinh trừ những trường hợp chống chỉ định.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Đục và lệnh thể thủy tinh nhiều >1800.\n- Đục thể thủy tinh dạng màng, xơ.\n- Các trường hợp đang viêm nhiễm tại mắt.\n- Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.\n..."
},
{
"id": 184837,
"text": "PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH\nI. ĐẠI CƯƠNG\nPhẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Kiểm tra hồ sơ\n2. Kiểm tra người bệnh\n3. Thực hiện kỹ thuật\n3.1. Vô cảm\nGây mê đối với trẻ nhỏ, bổ sung gây tê cạnh nhãn cầu.\n3.2. Kỹ thuật\n- Đặt vành mi. Cố định cơ trực trên.\n- Mở vào tiền phòng. Có hai cách: tạo đường hầm củng mạc 2/3 chiều dày, cách rìa 3mm vào đến giác mạc hoặc dùng pique rạch trực tiếp từ vùng rìa giác mạc thường ở kinh tuyến 10 giờ.\n- Bơm chất nhày duy trì tiền phòng.\n- Xé bao trước thể thủy tinh bằng kim 25 Gauche hoặc kẹp phẫu tích xé bao.\n- Hút nhân thể thủy tinh.\n- Bơm chất nhầy tách hai lá bao trước, bao sau và đặt thể thủy tinh nhân tạo vào trong túi bao (nếu có).\n- Rửa sạch chất nhầy.\n* Trong trường hợp phối hợp cắt bao sau và dịch kính trước: đặt kim nước 22G qua giác mạc vào tiền phòng vị trí 2 giờ. Đưa đầu cắt dịch kính qua vết rạch giác mạc ra mặt sau thể thủy tinh nhân tạo, hoặc đưa qua đường vào tại Pars plana cắt bao sau vùng trung tâm rộng 3 - 4mm và cắt dịch kính trước. Tốc độ cắt 400 lần /phút và áp lực hút 100mmHg.\n- Bơm phù vết phẫu thuật hoặc khâu giác mạc bằng chỉ 10/0.\n- Tái tạo tiền phòng bằng nước hoặc bóng hơi.\n- Tiêm kháng sinh và corticoid cạnh nhãn cầu\n- Tra betadin 5% và mỡ kháng sinh, corticosteroid, băng chặt. Kết thúc phẫu thuật."
},
{
"id": 184835,
"text": "PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH\nI. ĐẠI CƯƠNG\nPhẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.\nII. CHỈ ĐỊNH\nĐục thể thủy tinh toàn bộ (không soi được đáy mắt) hoặc đục thể thủy tinh chưa hoàn toàn có thị lực (nếu thử được) ≤ 20/200.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\nTình trạng toàn thân và mắt không cho phép phẫu thuật.\n..."
},
{
"id": 184836,
"text": "PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\nBác sĩ chuyên khoa Mắt.\n2. Phương tiện\n- Bộ dụng cụ vi phẫu, kéo cắt bao, kim hoặc kẹp phẫu tích xé bao.\n- Kính sinh hiển vi phẫu thuật. Máy cắt dịch kính.\n- Thuốc gây tê tại chỗ, kháng sinh và corticoid tại chỗ.\n3. Người bệnh\n- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh trước phẫu thuật.\n- Tra thuốc dãn đồng tử 2 - 3 lần trong 2 giờ trước phẫu thuật để đảm bảo đồng tử dãn tốt trong khi phẫu thuật.\n4. Hồ sơ bệnh án\nLàm hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế."
}
] |
98,099 | Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm trước ai? | [
{
"id": 67399,
"text": "Lãnh đạo Tạp chí Thuế\n1. Tạp chí Thuế có Tổng Biên tập và không quá 03 Phó Tổng Biên tập.\nTổng Biên tập quản lý chung các hoạt động của Tạp chí Thuế và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tạp chí Thuế.\nPhó Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.\n2. Mỗi Phòng thuộc Tạp chí Thuế có 01 Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng.\nTrưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập về toàn bộ hoạt động của Phòng; tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Phòng.\nPhó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Tổng Biên tập và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.\n3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và các chức danh lãnh đạo khác của Tạp chí Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính."
}
] | [
{
"id": 118060,
"text": "Lãnh đạo Vụ, Văn phòng\n1. Vụ thuộc Tổng cục Thuế có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.\nVụ trưởng, Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Vụ, Văn phòng;\nPhó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Chánh Văn phòng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.\n2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo Vụ, Văn phòng và các chức danh lãnh đạo khác thuộc Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.\n..."
},
{
"id": 94030,
"text": " Lãnh đạo Chi cục Thuế\n1. Chi cục Thuế có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật.\nChi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.\nPhó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.\n2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật, điều động lãnh đạo Chi cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính."
},
{
"id": 123864,
"text": "Lãnh đạo\n1. Trường Nghiệp vụ Thuế có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc.\nGiám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường Nghiệp vụ Thuế; Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.\n2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và các chức danh lãnh đạo khác của Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính."
},
{
"id": 108115,
"text": "Lãnh đạo Vụ\n1. Vụ Thanh tra - Kiểm tra có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng theo quy định.\nVụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.\n2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Vụ Thanh tra - Kiểm tra thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính."
}
] |
95,399 | Có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản chưa hình thành hay không? | [
{
"id": 103571,
"text": "“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ\n1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.\n2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.\n3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”"
}
] | [
{
"id": 124725,
"text": "“Điều 4. Quy định chuyển tiếp\n1. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu còn thời hạn bảo hộ thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật này.\n2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.\n3. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn, trừ các trường hợp sau đây: \na) Quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo điểm b khoản 1 Điều 1 của Luật này được áp dụng cho các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 nhưng chưa có quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;\nb) Quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74, điểm e khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo điểm b và điểm c khoản 22, khoản 35 và điểm b khoản 42 Điều 1 của Luật này được áp dụng cho các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chưa có quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;\nc) Việc kiểm soát an ninh đối với sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế chưa có quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 89a được bổ sung theo khoản 27 Điều 1 của Luật này;\nd) Quy định tại Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo khoản 43 Điều 1 của Luật này được áp dụng cho các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chưa có thông báo kết quả thẩm định nội dung trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.\n4. Quy định tại các điều 86, 86a, 133a, 135, 136a, 139, 164, 191, 191a, 191b và 194 của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo các khoản 25, 52, 53, 54, 55, 66, 74 và 75 Điều 1 của Luật này đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.\n5. Quyền và nghĩa vụ đối với kiểu dáng công nghiệp là bộ phận của sản phẩm lắp ráp thành sản phẩm phức hợp theo văn bằng bảo hộ đã được cấp trên cơ sở đơn đăng ký trước ngày 01 tháng 8 năm 2020 được áp dụng theo quy định của pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.\nCăn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được áp dụng theo quy định của pháp luật có hiệu lực đối với việc xét cấp văn bằng bảo hộ đó. \n6. Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hành nghề theo Chứng chỉ đã được cấp. Cá nhân đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14.\n7. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn. Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hành nghề theo Chứng chỉ đã được cấp.\n8. Các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa giải quyết xong thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 để giải quyết.”"
},
{
"id": 77689,
"text": "\"Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ\n1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.\n2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.\n3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:\na) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\nQuyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.\nQuyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\nb) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;\nc) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;\nd) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.\n4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.\""
},
{
"id": 90315,
"text": "\"Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp\n1. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.\n2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.\""
},
{
"id": 103572,
"text": "\"Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ\n[...]\n3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:\na) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\nQuyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.\nQuyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”"
},
{
"id": 114794,
"text": "Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ\n1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.\n2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả."
}
] |
34,158 | Tổng Biên tập cần tổ chức thảo luận tập thể lãnh đạo Tạp chí Kiểm sát trước khi quyết định những công việc nào? | [
{
"id": 99676,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Biên tập\n...\n5. Tổng Biên tập tổ chức thảo luận tập thể lãnh đạo Tạp chí Kiểm sát trước khi quyết định những công việc sau đây:\na) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo các văn bản quan trọng trình Lãnh đạo VKSND tối cao;\nb) Triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quan trọng của Ngành;\nc) Các chương trình công tác trọng điểm của Tạp chí Kiểm sát;\nd) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Tạp chí Kiểm sát theo quy định;\ne) Dự toán sử dụng các nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm của Tạp chí Kiểm sát;\ng) Những vấn đề khác mà Tổng Biên tập thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Tổng Biên tập, giao cho các phòng liên quan chủ trì lấy ý kiến các Phó Tổng Biên tập bằng văn bản, tập hợp trình Tổng Biên tập quyết định.\nSau khi các Phó Tổng Biên tập đã có ý kiến, Tổng Biên tập là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình."
}
] | [
{
"id": 250858,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra\n...\n4. Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức thảo luận tập thể Lãnh đạo Cơ quan điều tra trước khi quyết định các công việc sau:\na) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo các văn bản quan trọng trình Lãnh đạo Viện;\nb) Các chương trình công tác trọng điểm của Cơ quan điều tra;\nc) Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Cơ quan điều tra theo quy định;\nd) Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Cơ quan điều tra;\ne) Những vấn đề khác mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.\n5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình."
},
{
"id": 179965,
"text": "Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Viện trưởng\n...\n4. Viện trưởng thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Viện trước khi quyết định những vấn đề sau:\na) Quy chế, Quy định liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố hoặc Quy chế, Quy định về phối hợp giữa Viện kiểm sát Thành phố với các cơ quan có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát Thành phố theo quy định của pháp luật;\nb) Chương trình, Kế hoạch, Báo cáo công tác quan trọng gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình, Kế hoạch và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của tập thể Lãnh đạo Viện;\nc) Triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, của Thành ủy, các văn bản quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Thành phố;\nd) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Viện kiểm sát Thành phố theo quy định;\nđ) Những vấn đề khác Viện trưởng thấy cần thiết phải thảo luận, thống nhất trong tập thể Lãnh đạo Viện để trình Ban Cán sự Đảng xin chủ trương hoặc trước khi Viện trưởng quyết định.\n..."
},
{
"id": 74326,
"text": "Tổng Cục trưởng\n...\n3. Tổng Cục trưởng đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định các vấn đề sau:\na) Chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục, của hệ thống Thi hành án dân sự; các báo cáo sơ kết 06 tháng, tổng kết năm của Tổng cục và các báo cáo khác nếu thấy cần thiết;\nb) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn; Đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật do Tổng cục chủ trì để Tổng Cục trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;\nc) Kế hoạch của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cấp trên đã ban hành;\nd) Dự toán, quyết toán ngân sách; chế độ chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản, kế hoạch mua sắm tài sản của Tổng cục;\nđ) Công tác tổ chức, cán bộ của Tổng cục;\ne) Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Tổng Cục trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Tổng cục.\n4. Tùy từng trường hợp, điều kiện cụ thể, Tổng Cục trưởng có thể không đưa ra thảo luận mà tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của tập thể Lãnh đạo Tổng cục."
},
{
"id": 231292,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Biên tập\n...\n2. Tổng Biên tập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Quản lý, chỉ đạo, điều hành Tạp chí Kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật, Luật tổ chức VKSND, các quy chế, quy định của VKSND tối cao và các văn bản, quy định có liên quan;\nb) Là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao và Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân;\nc) Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình công tác hàng năm, hàng quý, từng tháng của Tạp chí Kiểm sát theo chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao; phối hợp với Chi uỷ, Chi hội Nhà báo, Công đoàn đơn vị, Tổ Luật gia, Tổ Nữ công. Lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát; trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Chủ tịch Hội đồng lương, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng hợp đồng lao động của Tạp chí Kiểm sát; phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ và cộng tác viên;\nd) Quyết định một số việc về tổ chức, cán bộ theo Quy chế phân cấp quản lý cán bộ của VKSND tối cao;\ne) Quyết định, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát;\ng) Phân công công việc, ủy quyền cho các Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Kiểm sát, cho lãnh đạo phòng thuộc Tạp chí Kiểm sát thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật, quy định của VKSND tối cao; chủ động phối hợp với các Vụ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát hoặc các vấn đề do Lãnh đạo VKSND tối cao phân công;\nh) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Biên tập.\n..."
}
] |
121,393 | Ký hợp đồng dịch vụ làm việc từ xa với người nước ngoài được hay không? | [
{
"id": 58639,
"text": "Hợp đồng dịch vụ\nHợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.\nĐối tượng của hợp đồng dịch vụ\nĐối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."
},
{
"id": 58641,
"text": "Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ\n1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.\n2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.\nĐiều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ\nĐiều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ\nĐiều 518. Quyền của bên cung ứng dịch vụ\nĐiều 519. Trả tiền dịch vụ\n..."
}
] | [
{
"id": 86121,
"text": "\"Điều 5. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng\n1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.\n2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:\na) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;\nb) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;\nc) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.\nd) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.\n3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.\""
},
{
"id": 122382,
"text": "\"Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng\n1. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật\n2. Hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.\n3. Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.\n4. Phân biệt đối xử; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.\n5. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.\n6. Giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh của doanh nghiệp không đúng quy định của Luật này.\n7. Lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.\n8. Thu tiền môi giới của người lao động.\n9. Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này.\n10. Áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ngoài ký quỹ và bảo lãnh quy định tại Luật này.\n11. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà vi phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của người lao động và cộng đồng hoặc không được nước tiếp nhận lao động cho phép.\n12. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:\na) Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;\nb) Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;\nc) Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;\nd) Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;\nđ) Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;\ne) Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);\ng) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.\n13. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:\na) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;\nb) Khu vực đang bị nhiễm xạ;\nc) Khu vực bị nhiễm độc;\nd) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.\n14. Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.\n15. Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.\n16. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.\n17. Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật."
},
{
"id": 168386,
"text": "\"Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam\n...\n2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.\""
},
{
"id": 101736,
"text": "\"Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:\n1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:\n...\n1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:\na) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;\nb) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;\nc) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;\nd) Hợp đồng cá nhân.\n...\""
},
{
"id": 88576,
"text": "Hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng\n1. Các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:\na) Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;\nb) Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.\n2. Điều kiện ký kết hợp đồng\na) Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;\nb) Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;\nc) Đối với cá nhân: Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ hoặc khoản 1 Điều 10 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định này."
}
] |
22,635 | Doanh nghiệp viễn thông không gia hạn chứng thư số của thuê bao khi nhận được yêu cầu gia hạn thì bị xử phạt thế nào? | [
{
"id": 86768,
"text": "Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và chứng thư số\n1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đúng hoặc không đầy đủ bằng văn bản theo quy định cho tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số trước khi ký hợp đồng cấp chứng thư số;\nb) Không gia hạn chứng thư số của thuê bao khi nhận được yêu cầu gia hạn của thuê bao;\nc) Không bảo đảm kênh thông tin 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần để tiếp nhận yêu cầu thu hồi, tạm dừng chứng thư số;\nd) Tạo cặp khóa cho tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số mà không có yêu cầu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số;\nđ) Hợp đồng giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng với thuê bao không đầy đủ các nội dung theo quy định.\n..."
},
{
"id": 23584,
"text": "1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.\n2. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.\n3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.\n4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức."
}
] | [
{
"id": 23689,
"text": "1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đúng hoặc không đầy đủ bằng văn bản theo quy định cho tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số trước khi ký hợp đồng cấp chứng thư số;\nb) Không gia hạn chứng thư số của thuê bao khi được thuê bao yêu cầu theo quy định;\nc) Không bảo đảm kênh thông tin 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần để tiếp nhận yêu cầu thu hồi, tạm dừng chứng thư số;\nd) Không lưu trữ thông tin liên quan đến chứng thư số trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ khi chứng thư số bị thu hồi;\nđ) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa cho tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số mà không có yêu cầu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không thông báo cho thuê bao trong trường hợp phát hiện thấy dấu hiệu khóa bí mật của thuê bao đã bị lộ, không còn toàn vẹn hoặc bất cứ sự sai sót nào khác có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của thuê bao đó;\nb) Không thông báo cho thuê bao về tình trạng bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của mình và thông tin về tổ chức tiếp nhận cơ sở dữ liệu của mình;\nc) Không thông báo cho thuê bao trước khi dừng cung cấp dịch vụ theo thời gian quy định;\nd) Không thông báo cho thuê bao việc tạm dừng, thời gian bắt đầu và kết thúc việc tạm dừng khi có căn cứ tạm dừng chứng thư số của thuê bao đó;\nđ) Không thông báo công khai việc tạm dừng cấp chứng thư số mới trên trang tin điện tử của mình;\ne) Từ chối cấp chứng thư số mà không có lý do chính đáng;\ng) Quy chế chứng thực công khai không theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc có nội dung không phù hợp với quy định;\nh) Không công khai quy chế chứng thực theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông;\ni) Không thông báo cho thuê bao việc thu hồi chứng thư số của thuê bao đó;\nk) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng không đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định;\nl) Không xây dựng hợp đồng mẫu dùng cho hoạt động cung cấp chứng thư số;\nm) Cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian không tuân theo quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng;\nn) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc tạm dừng cấp chứng thư số mới.\n3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Công bố chứng thư số đã cấp cho thuê bao trên cơ sở dữ liệu khi chưa có xác nhận của thuê bao về tính chính xác của thông tin trên chứng thư số;\nb) Không công bố trên trang tin điện tử chứng thư số được cấp mới, tạm dừng, thu hồi, thời gian bắt đầu và kết thúc việc tạm dừng chứng thư số;\nc) Không khôi phục chứng thư số khi hết thời hạn tạm dừng;\nd) Không lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động tạm dừng hoặc thu hồi chứng thư số trong thời gian tối thiểu 5 năm;\nđ) Không thỏa thuận việc bàn giao cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng khi bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;\ne) Không báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông trong trường hợp không thỏa thuận được việc bàn giao cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng khi bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;\ng) Thay đổi cặp khóa khi chưa có yêu cầu của thuê bao;\nh) Không lưu trữ thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số.\n4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không tạm dừng chứng thư số theo yêu cầu của thuê bao hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nb) Không thu hồi chứng thư số theo yêu cầu của thuê bao hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nc) Công bố sai nội dung chứng thư số trên cơ sở dữ liệu của mình;\nd) Chứng thư số không đầy đủ các nội dung theo quy định;\nđ) Cấp chứng thư số không đúng với chức danh của thuê bao thuộc cơ quan, tổ chức nhà nước theo quy định;\ne) Không cho phép người sử dụng Internet truy nhập danh sách các chứng thư số có hiệu lực và đã hết hiệu lực;\ng) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không chấp hành việc tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép theo quy định;\nh) Công bố chứng thư số đã cấp cho thuê bao trên cơ sở dữ liệu không bảo đảm thời hạn quy định;\ni) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp dấu thời gian không đúng với quy định;\nk) Không tạm dừng việc cấp chứng thư số mới khi phát hiện sai sót trong hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.\n5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không bàn giao tài liệu và cơ sở dữ liệu theo quy định;\nb) Không báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét việc thay đổi nội dung, thu hồi hoặc cấp mới giấy phép theo quy định về đối tượng được cấp phép khi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thực hiện sáp nhập, liên doanh, liên kết và các hoạt động thay đổi tổ chức khác;\nc) Triển khai hoặc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số không đúng nội dung ghi trên giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;\nd) Không tạm dừng việc cấp chứng thư số mới khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nđ) Không duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến chứng thư số đã cấp trong thời gian tạm dừng cấp chứng thư số mới.\n6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không duy trì trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần danh sách các chứng thư số có hiệu lực và đã hết hiệu lực;\nb) Không lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực trong thời gian tối thiểu 5 năm;\nc) Không đặt ở Việt Nam hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký số chuyên dùng;\nd) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không duy trì thông tin trên trang tin điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần thông tin theo quy định."
},
{
"id": 23687,
"text": "1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký số chuyên dùng hoặc Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp các giấy phép nói trên bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định;\nb) Không đáp ứng các điều kiện cấp phép của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng của Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức về nhân sự hoặc về kỹ thuật;\nc) Không tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số;\nd) Thay đổi tên giao dịch hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.\n3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng, cho thuê Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.\n4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu bản sao của khóa bí mật của thuê bao khi không có yêu cầu bằng văn bản của thuê bao xin cấp chứng thư số.\n5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho công cộng nhưng không có giấy phép hoặc chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số gốc quốc gia cấp.\n6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không đáp ứng duy trì điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;\nb) Không lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ cho việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực.\n7. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Đình chỉ cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;\nb) Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký số chuyên dùng, Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài, Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này.\n8. Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này;"
},
{
"id": 23674,
"text": "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt được treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông, bờ tường, cây xanh, nơi công cộng.\n2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:\na) Gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận;\nb) Gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định.\n3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo theo quy định;\nb) Không lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo;\nc) Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, tin nhắn qua mạng Internet khi chưa được cấp mã số quản lý hoặc có mã số quản lý không đúng mã số quản lý được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.\n4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không cung cấp miễn phí cho người sử dụng cơ chế tiếp nhận và xử lý các thông báo về thư rác;\nb) Không có biện pháp để tránh mất mát và ngăn chặn sai thư điện tử của người sử dụng dịch vụ;\nc) Không phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước và quốc tế, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn trong và ngoài nước để hạn chế, ngăn chặn thư rác;\nd) Không gửi ngay hoặc gửi thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối thư điện tử, tin nhắn không bảo đảm các yêu cầu theo quy định;\nđ) Không có biện pháp giới hạn số lượng, tốc độ và tần suất nhắn tin;\ne) Không giới hạn tần suất nhắn tin từ mỗi nguồn gửi hoặc không ngăn chặn các tin nhắn có nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin theo quy định;\ng) Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông;\nh) Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn;\ni) Không chấm dứt việc gửi đến người nhận thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận;\nk) Không phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động trong và ngoài nước ngăn chặn tin nhắn rác;\nl) Không thực hiện biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nm) Không ngăn chặn tin nhắn rác giả mạo nguồn gửi trước khi gửi tới người sử dụng dịch vụ;\nn) Không ngừng cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn khi khách hàng yêu cầu;\no) Thực hiện không đầy đủ các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác.\n5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không tuân thủ các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác;\nb) Không thực hiện yêu cầu xử lý các thông báo, phản ánh tin nhắn rác của Bộ Thông tin và Truyền thông;\nc) Không thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế thư điện tử rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nd) Không cung cấp thông tin và ngăn chặn các nguồn phát tán thư điện tử rác hoặc phần mềm độc hại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nđ) Không thực hiện các biện pháp đánh giá tình trạng tin nhắn rác trên mạng viễn thông di động của nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.\n6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không có đầy đủ các hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo hoặc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo;\nb) Gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại;\nc) Tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại, nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung để trục lợi hoặc để cung cấp thông tin, quảng cáo;\nd) Khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích;\nđ) Số dịch vụ gọi tự do, số dịch vụ gọi giá cao được mở chiều gọi đi hoặc để gửi tin nhắn hoặc nhận tin nhắn.\n7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng thư điện tử hoặc quảng cáo bằng tin nhắn hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận.\n8. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không ngăn chặn, thu hồi số thuê bao được dùng để phát tán tin nhắn rác.\n9. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, e và h khoản 4, các khoản 6 và 7 Điều này;\nb) Tước quyền sử dụng mã số quản lý, tên định danh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3, các điểm d, g, h, i và o khoản 4, các điểm a và b khoản 6 Điều này.\n10. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc hoàn trả hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 6 Điều này;\nb) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm h khoản 4, các điểm b và c khoản 5 và khoản 6 Điều này."
}
] |
115,757 | Người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 2 năm được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng như thế nào? | [
{
"id": 13725,
"text": "Chế độ trợ cấp một lần\n1. Thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này được hưởng chế độ trợ cấp một lần, tính theo số năm thực tế tham gia thanh niên xung phong cơ sở. Trường hợp có thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở các đợt khác nhau hoặc gián đoạn thì được cộng dồn để tính hưởng chế độ, cụ thể như sau:\na) Từ đủ 02 năm trở xuống, mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;\nb) Trên 02 năm thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.\nKhi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.\n2. Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam có giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này nhưng không thể hiện cụ thể thời gian tham gia kháng chiến thì được hưởng mức 2.500.000 đồng.\n3. Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam đã từ trần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thân nhân của người từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng.\nChế độ trợ cấp hằng tháng\nThanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa thì được xét trợ cấp hằng tháng mức 540.000 đồng. Mức trợ cấp này sẽ được điều chỉnh tương ứng khi Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ."
}
] | [
{
"id": 90181,
"text": "Chế độ trợ cấp\n...\n2. Chế độ trợ cấp một lần\na) Đối tượng hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này, có dưới 15 năm công tác được tính hưởng chế độ theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí, nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác được tính hưởng chế độ theo quy định nêu trên; mức hưởng cụ thể như sau:\n- Từ đủ 2 năm trở xuống mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;\n- Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.\nb) Đối tượng hướng dẫn tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 1 Thông tư này được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, cụ thể như sau:\n- Tử đủ 2 năm trở xuống mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng\n- Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.\nc) Mức trợ cấp một lần hướng dẫn tại điểm a, b khoản này được tính theo công thức sau:\nMức trợ cấp = 2.500.000 đồng + [(số năm được tính hưởng - 2 năm) x 800.000 đồng].\nTham khảo các ví dụ 5, 6 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.\nd) Đối tượng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này đã từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 (bao gồm cả số từ trần khi đang tại ngũ hoặc đang công tác) thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: Vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp."
},
{
"id": 98340,
"text": "Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu\n1. Người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.\n2. Chế độ trợ cấp một lần đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi theo quy định tại Điều 27 Luật cơ yếu, như sau:\na) Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần là người làm công tác cơ yếu thuộc điện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;\nb) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng, gồm:\n- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước hạn tuổi;\n- Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 (một nửa) tháng tiền lương."
},
{
"id": 19540,
"text": "Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội, mức hưởng cụ thể như sau:\nCó đủ 2 năm công tác thực tế trong quân đội trở xuống, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính hưởng trợ cấp bằng 600.000 đồng;\nKhi tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm."
},
{
"id": 481935,
"text": "Điều 2. 1. Cách tính thời gian hưởng chế độ: Điều 2.2. Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần:\na) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng là 1.200.000 đồng (một triệu hai trăm ngàn đồng).\nb) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ trên 2 năm, mức hưởng được tính theo công thức sau: Mức hưởng = số năm được tính hưởng x 600.000 đ Ví dụ 1: Ông APun cư trú ở tỉnh Kon Tum, nhập ngũ tháng 6/1968 thuộc đơn vị X, tháng 11/1975 tự về gia đình, chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Cách tính thời gian của ông APun để hưởng trợ cấp một lần như sau: Từ tháng 6/1968 đến tháng 11/1975 bằng 7 năm 6 tháng (tính là 8 năm). - Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của ông APun là: 8 năm x 600.000 đ = 4.800.000 đồng. Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị H, quê Bến Tre, tháng 8/1962 tham gia cách mạng, công tác tại chính quyền cách mạng tỉnh Bến Tre; đến tháng 12/1968 bà H lâm bệnh và phải đi điều trị tại bệnh viện, sau khi khỏi bệnh tự về gia đình, không tiếp tục tham gia công tác trong chính quyền cách mạng, bà H chưa hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Cách tính thời gian của bà H để hưởng trợ cấp một lần như sau: Từ tháng 8/1962 đến tháng 12/1968 bằng 6 năm 5 tháng (tính là 6,5 năm). Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của bà H là: 6,5 năm x 600.000 đ = 3.900.000 đồng.\nc) Đối tượng có thời gian công tác thực tế nếu gián đoạn có lý do chính đáng thì được cộng dồn để hưởng chế độ.\nd) Thời gian công tác thực tế được tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính là một năm, dưới 6 tháng được tính là nửa năm (1/2 năm)."
}
] |
45,007 | Dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được thẩm định theo quy trình thế nào? | [
{
"id": 111890,
"text": "Quy trình thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ\n1. Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản (đối với chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với chương trình, dự án sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài) có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật kèm theo công văn đề nghị thẩm định.\n2. Trong trường hợp chương trình, dự án có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ, ngành hoặc chương trình, dự án do Bộ Tư pháp làm cơ quan chủ quản, Bộ Tư pháp tiến hành tổ chức họp tư vấn thẩm định.\nThành phần tham dự cuộc họp tư vấn thẩm định bao gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan.\n3. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi văn bản thẩm định cho cơ quan chủ quản và Bộ Kế hoạch và Đầu tư."
}
] | [
{
"id": 207662,
"text": "Quy trình thực hiện thẩm định\nCơ quan thường trực Hội đồng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, trình Kế hoạch thẩm định lên Chủ tịch Hội đồng. Kế hoạch thẩm định phản ánh đầy đủ nội dung thẩm định, người thực hiện và thời gian hoàn thành các công việc thẩm định;\nChủ tịch Hội đồng xem xét và phê duyệt Kế hoạch thẩm định.\nSau khi Kế hoạch thẩm định được thông qua, Cơ quan thường trực của Hội đồng khẩn trương hoàn tất các thủ tục liên quan để thành lập tổ chuyên gia thẩm định, tổ Thường trực và Thư ký tổng hợp.\nTổ chuyên gia thẩm định và đơn vị tư vấn thẩm định bố trí thời gian làm việc và hoàn thành báo cáo gửi đến Hội đồng theo thời gian quy định trong Đề cương hoặc hợp đồng thẩm định.\nThời gian quy định nói trên không kể đến thời gian Hội đồng yêu cầu Chủ dự án bổ sung tài liệu, chỉnh lý hồ sơ dự án do những thiếu sót trong quá trình chuẩn bị hoặc yêu cầu phát sinh trong quá trình thẩm định.\nTổ Thường trực và thư ký tổng hợp ý kiến, soạn thảo báo cáo chung về tình hình và kết quả thẩm định dự án hay tổ chức tư vấn thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý tiếp tục trong trường hợp thấy có những vấn đề nảy sinh.\nTrong quá trình thẩm định nếu thấy cần thiết họp Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định, tổ thường trực và thư ký tổng hợp phải có báo cáo chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng giữa 02 kỳ họp và chuẩn bị, cung cấp các tài liệu cần thiết cho kỳ họp, gửi đến Chủ tịch Hội đồng trước ngày họp.\nSau khi có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng, Báo cáo chung được gửi đến các Ủy viên Hội đồng cùng với giấy mời họp Hội đồng hoặc Hội nghị thẩm định. Giấy mời họp cùng các tài liệu cần thiết phải gửi đến người được mời trước ngày họp hoặc Hội nghị thẩm định.\nSau phiên họp cuối cùng của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng trình ý kiến của Hội đồng lên Thủ tướng Chính phủ, trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể tham khảo ý kiến của các Ủy viên về nội dung báo cáo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ."
},
{
"id": 249959,
"text": "Quy trình cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản\n1. Trong quá trình thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản theo quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP và Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, đồng thời gửi Bộ Tư pháp hồ sơ văn kiện chương trình, dự án để cho ý kiến.\n2. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan chủ quản."
},
{
"id": 95712,
"text": "Thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật\n1. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi hồ sơ văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật để Bộ Tư pháp thẩm định (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ), cho ý kiến (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan chủ quản).\n2. Nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bao gồm:\na) Tính hợp hiến, hợp pháp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sự phù hợp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;\nb) Tính không trùng lặp với chương trình, dự án hợp tác pháp luật khác;\nc) Sự cần thiết, tính khả thi của nội dung hợp tác pháp luật trong chương trình, dự án;\nd) Sự phù hợp của mục tiêu, nội dung của chương trình, dự án với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực hiện dự án của cơ quan chủ quản.\n3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến cho cơ quan chủ quản chậm nhất là 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, trong trường hợp không tiếp thu thì phải giải trình.\n5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về quy trình, hồ sơ thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật."
},
{
"id": 111891,
"text": "Hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật\n1. Hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 26 của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ (sau đây gọi là Nghị định số 38/2013/NĐ-CP).\n2. Hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 12 của Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 (sau đây gọi là Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài).\n3. Cơ quan chủ quản (đối với văn kiện chương trình, dự án sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với văn kiện chương trình, dự án sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài) có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp một (01) bộ hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bằng bản giấy và bản điện tử. Bản điện tử được gửi tới Bộ Tư pháp theo địa chỉ qlhtqtpl@moj.gov.vn."
}
] |
103,128 | Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực được cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định như thế nào? | [
{
"id": 17167,
"text": "1. Lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực có phạm vi hoạt động trong cả nước.\n2. Lĩnh vực phát điện có phạm vi hoạt động cho từng nhà máy điện.\n3. Lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện có phạm vi hoạt động trong phạm vi quản lý, vận hành lưới điện cụ thể.\n4. Lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện có phạm vi hoạt động theo phạm vi địa giới hành chính cụ thể.\n5. Lĩnh vực xuất, nhập khẩu điện có phạm vi hoạt động theo phạm vi cụ thể của điểm giao nhận điện năng."
}
] | [
{
"id": 637574,
"text": "Điều 5. Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực được cấp giấy phép hoạt động điện lực\n1. Lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực có phạm vi hoạt động trong cả nước.\n2. Lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện có phạm vi hoạt động trong phạm vi quản lý, vận hành lưới điện cụ thể.\n3. Lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện có phạm vi hoạt động trong khu vực cụ thể.\n4. Lĩnh vực phát điện có phạm vi hoạt động cho từng nhà máy điện."
},
{
"id": 17176,
"text": "1. Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:\na) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nb) Hoạt động truyền tải điện;\nc) Hoạt động xuất, nhập khẩu điện.\n2. Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:\na) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;\nb) Hoạt động phân phối điện;\nc) Hoạt động bán buôn điện;\nd) Hoạt động bán lẻ điện;\nđ) Tư vấn chuyên ngành điện lực.\n3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:\na) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương;\nb) Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;\nc) Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương;\nd) Tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:\n- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;\n- Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.\n4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép cho nhiều hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, trong đó có ít nhất một hoạt động thuộc thẩm quyền của Cục Điều tiết điện lực thì giấy phép hoạt động điện lực cho các hoạt động này do Cục Điều tiết điện lực cấp."
},
{
"id": 63521,
"text": "\"Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực\n1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực\n2. Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;\nb) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;\nc) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.\n3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.\n4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực đối với từng loại hình hoạt động điện lực.\n5. Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.”"
},
{
"id": 30800,
"text": "Nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực\n1. Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện.\n3. Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức là đơn vị sở hữu nhà máy điện đối với từng nhà máy.\n4. Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực quy định như sau:\n...\n5. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực sẽ được cấp theo thời hạn của giấy phép cũ trong trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép do thay đổi một trong các nội dung ghi trên Giấy phép gồm: tên, địa chỉ trụ sở, phạm vi hoạt động đã được cấp giấy phép.\n6. Tổ chức, cá nhân đề nghị thời hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều này thì cấp theo thời hạn đề nghị, trừ trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều này.\n7. Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều này."
},
{
"id": 17163,
"text": "Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong các lĩnh vực sau đây:\n1. Tư vấn chuyên ngành điện lực\na) Tư vấn quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tư vấn quy hoạch thủy điện;\nb) Tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện bao gồm: Nhiệt điện (gồm cả điện sinh khối), thủy điện và các dạng năng lượng tái tạo khác; tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp;\nc) Tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện bao gồm: Nhiệt điện (bao gồm cả điện sinh khối), thủy điện và các dạng năng lượng tái tạo khác; tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.\n2. Phát điện.\n3. Truyền tải điện.\n4. Phân phối điện.\n5. Bán buôn điện.\n6. Bán lẻ điện.\n7. Xuất, nhập khẩu điện."
}
] |
91,272 | Nguyên tắc lựa chọn bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa rác thải của người mắc Covid-19 | [
{
"id": 163742,
"text": "\"Điều 5. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế\n1. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế phải bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, chống rò rỉ và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa. Trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có tên loại chất thải lưu chứa và biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.\""
}
] | [
{
"id": 159562,
"text": "Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế\n1. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế phải bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, chống rò rỉ và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa. Trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có tên loại chất thải lưu chứa và biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế theo quy định tại các khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 6 Thông tư này.\n3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng, có thể tái sử dụng sau khi đã được làm sạch và khử khuẩn.\n4. Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng, kháng thủng, miệng thùng, dụng cụ được thiết kế an toàn tránh tràn đổ, rơi vãi chất thải ra bên ngoài.\n5. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật.\n6. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn.\n7. Dụng cụ lưu chứa chất thải nguy hại dạng lỏng phải có nắp đậy kín chống bay hơi, tràn đổ.\n8. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế xử lý bằng phương pháp đốt thì không sử dụng vật liệu làm bằng nhựa PVC."
},
{
"id": 243377,
"text": "Phân loại chất thải y tế\n...\n3. Phân loại chất thải lây nhiễm:\na) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng;\nb) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;\nc) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;\nd) Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;\nđ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín.\n4. Phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm:\na) Chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với các chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp;\nb) Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen;\nc) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa.\n5. Phân loại chất thải rắn thông thường:\na) Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng;\nb) Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng.\n6. Phân loại chất thải lỏng không nguy hại: chứa trong dụng cụ đựng chất thải lỏng có nắp đậy kín, có tên loại chất thải lưu chứa."
},
{
"id": 518992,
"text": "Điều 6. Phân loại chất thải y tế\n1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:\na) Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh;\nb) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn);\nc) Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý.\n2. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:\na) Tại khoa, phòng, bộ phận: bố trí vị trí phù hợp, an toàn để đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa để phân loại chất thải y tế;\nb) Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.\n3. Phân loại chất thải lây nhiễm:\na) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng;\nb) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;\nc) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng;\nd) Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;\nđ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín.\n4. Phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm:\na) Chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với các chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp;\nb) Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen;\nc) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa.\n5. Phân loại chất thải rắn thông thường:\na) Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng;\nb) Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng.\n6. Phân loại chất thải lỏng không nguy hại: chứa trong dụng cụ đựng chất thải lỏng có nắp đậy kín, có tên loại chất thải lưu chứa."
},
{
"id": 243376,
"text": "Phân loại chất thải y tế\n1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:\na) Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh;\nb) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn);\nc) Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý.\n..."
}
] |
455 | Việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu gì? | [
{
"id": 61932,
"text": "Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:\nTổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp quốc gia cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng."
}
] | [
{
"id": 89835,
"text": "Yêu cầu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình \n1. Có tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình. \n2. Kết quả, sản phẩm được áp dụng thực tiễn hoặc giải quyết các vấn đề về lý luận, khoa học trong lĩnh vực năng suất, chất lượng, có tác động tới thúc đẩy năng suất, chất lượng doanh nghiệp, địa phương, ngành và quốc gia. \n3. Có khả năng duy trì, nhân rộng kết quả sau khi kết thúc. \n4. Thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình tối đa là 36 tháng. \n5. Doanh nghiệp được hỗ trợ từ Chương trình là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa chủ lực của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương."
},
{
"id": 44872,
"text": "Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nghiệm thu cấp cơ sở)\nTổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cho Vụ Khoa học và Công nghệ và phải chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá theo mẫu (PL17-BCTĐG)."
},
{
"id": 40116,
"text": "1. Chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc thời hạn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ghi trong Hợp đồng, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải nộp sản phẩm nghiên cứu và báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều này về Viện Chiến lược Ngân hàng để tiến hành tổ chức đánh giá, nghiệm thu.\n2. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:\na) Cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư này trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu về Viện Chiến lược Ngân hàng;\nb) Kết quả tự đánh giá được tổng hợp và báo cáo theo mẫu (Phụ lục 4d) ban hành kèm theo Thông tư này."
},
{
"id": 44805,
"text": "Yêu cầu đối với nhiệm vụ của Chương trình\n1. Cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ là đầy đủ, rõ ràng.\n2. Mục tiêu, nội dung và kết quả dự kiến của nhiệm vụ phù hợp với Chương trình.\n3. Ngoài các yêu cầu chung tại khoản 1, 2 Điều này, dự án tham gia thực hiện Chương trình phải đáp ứng các yêu cầu riêng sau:\na) Đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại Thông tư số 02/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.\nb) Phải có phương án huy động các nguồn tài chính đảm bảo tính khả thi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 219/2012/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.\nc) Thời gian thực hiện phù hợp với yêu cầu của từng dự án. "
}
] |
30,905 | Thừa phát lại có cần phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm hay không? | [
{
"id": 8942,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại\n1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.\n2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.\n3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.\n4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.\n5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.\n6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.\n7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.\n8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan."
}
] | [
{
"id": 5834,
"text": "1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).\n2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây: cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; cách thức giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề Thừa phát lại.\n3. Học viện Tư pháp thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại.\nCăn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại.\n4. Thừa phát lại được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nếu trong năm đó đã giảng dạy nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp hoặc đã giảng tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại do cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều này tổ chức hoặc đã tham gia làm báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này do Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức. Học viện Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho Thừa phát lại về việc đã tham gia giảng dạy hoặc làm báo cáo viên.\nTrường hợp Thừa phát lại không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này do Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày tham dự trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự cấp văn bản chứng nhận cho Thừa phát lại, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.\n5. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các trường hợp sau đây:\na) Thừa phát lại nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;\nb) Thừa phát lại đang điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.\nThừa phát lại thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản này nộp giấy tờ chứng minh cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề."
},
{
"id": 140290,
"text": "Việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm\n...\n2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây: cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; cách thức giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề Thừa phát lại.\n3. Học viện Tư pháp thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại.\nCăn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại.\n..."
},
{
"id": 140289,
"text": "Việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm\n1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).\n..."
},
{
"id": 8933,
"text": "Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài\n1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 của Nghị định này được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.\nNgười hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.\n2. Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.\n3. Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.\nNgười hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.\n4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, 3 Điều này được nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Học viện Tư pháp. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo, khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.\n5. Thời gian đào tạo nghề Thừa phát lại là 06 tháng; thời gian bồi dưỡng nghề Thừa phát lại là 03 tháng.\n6. Người có yêu cầu công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.\nTrong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.\n7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại; việc công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài."
}
] |
25,744 | Các nguyên tắc về tốc độ và khoảng cách phải chấp hành khi điều khiển phương tiện trên đường bộ? | [
{
"id": 37477,
"text": "\"Điều 4. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ\n1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.\n2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.\n3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.\""
}
] | [
{
"id": 107874,
"text": "\"Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe\n1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo \"Cự ly tối thiểu giữa hai xe\" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.\n2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.\n3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.\""
},
{
"id": 65897,
"text": "Điều 9. Quy tắc chung\n1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.\n2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.\nĐiều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ\n1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.\n2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.\n3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.\n4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.\nNhững nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn."
},
{
"id": 37484,
"text": "\"Điều 11. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường\n1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.\n2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường\na) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:\n\nKhi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.\nb) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này."
},
{
"id": 106908,
"text": "Quy tắc chung\n1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ. \n2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.\n3. Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.\n4. Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường."
}
] |
2,129 | Để thực hiện đổi tên quỹ thì quỹ từ thiện phải đáp ứng được những điều kiện nào? | [
{
"id": 59965,
"text": "\"Điều 39. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ\n1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ:\na) Quỹ thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này;\nb) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;\nc) Các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép hợp nhất, sáp nhập và chia quỹ. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách.\n3. Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, gồm:\na) Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;\nb) Dự thảo điều lệ quỹ;\nc) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);\nd) Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;\nđ) Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.\n4. Đổi tên quỹ:\na) Việc đổi tên quỹ phải có nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);\nb) Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ xin đổi tên quỹ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi tên quỹ; nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ; dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);\nc) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét và quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.\""
}
] | [
{
"id": 59933,
"text": "\"Điều 7. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của quỹ\n1. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.\n2. Quỹ được chọn tên và biểu tượng. Tên và biểu tượng của quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đã được đăng ký trước đó;\nb) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;\nc) Quỹ phải có tên bằng tiếng Việt và có thể được dịch ra tiếng quốc tế theo quy định của pháp luật.\n3. Trụ sở giao dịch của quỹ phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể và phải có tài liệu chứng minh tính hợp pháp của trụ sở quỹ.\""
},
{
"id": 59936,
"text": "\"Điều 10. Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ\n1. Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n2. Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.\n3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.\n4. Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.\""
},
{
"id": 59950,
"text": "\"Điều 24. Điều kiện để quỹ được hoạt động\nQuỹ được hoạt động khi đủ các điều kiện sau:\n1. Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp.\n2. Đã công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.\n3. Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định này.\"\n4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ."
},
{
"id": 156361,
"text": "\"Điều 39. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ\n1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.\n...\""
}
] |
100,894 | Khi sản phẩm thay đổi ảnh hưởng đến việc đánh giá kiểu loại sản phẩm thì cơ sở sản xuất máy đóng cọc cần nộp bổ sung những tài liệu nào cho Cục Đăng kiểm Việt Nam? | [
{
"id": 120591,
"text": "Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại\n...\n3. Khi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra, thử nghiệm lại kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới. Trong trường hợp này, Cơ sở sản xuất phải nộp bổ sung cho Cục Đăng kiểm Việt Nam các tài liệu sau:\na) Tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm;\nb) Báo cáo kết quả kiểm tra kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc báo cáo kết quả kiểm tra bổ sung các hạng mục thay đổi của kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.\nCục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp nhận, kiểm tra các tài liệu bổ sung để xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.\n..."
}
] | [
{
"id": 174497,
"text": "Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại\n1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại trong các trường hợp sau:\na) Đánh giá định kỳ 24 tháng;\nb) Đánh giá khi có sự thay đổi của sản phẩm so với sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại;\nc) Đánh giá khi có sự thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định quy liên quan.\n2. Căn cứ để đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại bao gồm:\na) Kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này;\nb) Sự phù hợp của sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.\n..."
},
{
"id": 444551,
"text": "a) Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới; a) Đánh giá lần đầu được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/TS 16949 “Yêu cầu cụ thể đối với hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và linh kiện xe cơ giới”, bao gồm việc xem xét, đánh giá các nội dung: Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; Quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; Nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm; Hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm, kiểm tra chất lượng xuất xưởng và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. a) Kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;\nc) Ảnh chụp kiểu dáng; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; c) Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc có các khiếu nại về chất lượng sản phẩm hoặc trường hợp được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều này.\nd) Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;\nđ) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;\ne) Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;\ng) Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm.\n3. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau: “1. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu điển hình tới cơ sở thử nghiệm. Các hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.” 3. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL và Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.” 3. Miễn thực hiện đánh giá COP trong các trường hợp sau: 3. Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng) theo một trong hai hình thức kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của Cơ quan QLCL hoặc tự kiểm tra xuất xưởng: 3. Khi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì Cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra, thử nghiệm bổ sung tại các Cơ sở thử nghiệm. Trong trường hợp này, Cơ sở sản xuất phải nộp bổ sung cho Cơ quan QLCL các tài liệu sau:"
},
{
"id": 444554,
"text": "5. Sửa đổi Điều 8 như sau: “Điều 8. Đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất 5. Thu hồi Giấy chứng nhận Cơ quan QLCL sẽ thông báo bằng văn bản về việc thu hồi và chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau:\na) Khi sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và Giấy chứng nhận đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm bổ sung theo quy định;\nb) Kết quả đánh giá COP cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;\nc) Cơ sở sản xuất không thực hiện việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định tại Chương III của Thông tư này;\nd) Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm bị đình chỉ hiệu lực 02 lần liên tiếp theo quy định tại khoản 4 Điều này mà Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi của kiểu loại sản phẩm vi phạm.”\n6. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 như sau: “1. Cơ quan QLCL căn cứ hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại linh kiện nhập khẩu chỉ có giá trị đối với các linh kiện cùng kiểu loại thuộc tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu nếu không thực hiện việc đánh giá COP theo quy định tại khoản 2 Điều 8 hoặc không được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.”\n7. Sửa đổi Điều 10 như sau: “Điều 10. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt\n8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau: “Điều 11. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận\n9. Sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 13 như sau: “đ) Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận trong trường hợp Cơ sở sản xuất vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 của Thông tư này. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày cuối cùng phải thực hiện việc triệu hồi mà Cơ sở sản xuất không thực hiện triệu hồi sản phẩm theo kế hoạch đã công bố và không có báo cáo về việc thực hiện triệu hồi sản phẩm thì Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi.\n10. Bổ sung Chương Ill-a như sau: “CHƯƠNG III-a XỬ LÝ ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI CÓ SỐ KHUNG, SỐ VIN, SỐ ĐỘNG CƠ BỊ TẨY XÓA, ĐỤC SỬA, ĐÓNG LẠI"
},
{
"id": 120594,
"text": "Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, lắp ráp và cải tạo\n...\n10. Cơ sở sản xuất, lắp ráp có trách nhiệm nộp lại Giấy chứng nhận đã cấp cho kiểu loại sản phẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam nếu thuộc trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Thông tư này"
}
] |
8,326 | Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam | [
{
"id": 70763,
"text": "\"3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.\""
}
] | [
{
"id": 67718,
"text": "\"Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam\n1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.\n2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.\n3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.\n4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.\""
},
{
"id": 67714,
"text": "\"Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam\n1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.\n2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.\n3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.\""
},
{
"id": 61136,
"text": "\"Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam\n1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.\n2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).\""
},
{
"id": 68629,
"text": "\"Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở\n1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.\n2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:\na) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;\nb) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;\nc) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.\""
},
{
"id": 65123,
"text": "\"Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài\n1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:\na) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;\nb) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);\nc) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.\n2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:\na) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;\nb) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.\""
}
] |
137,507 | Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào? | [
{
"id": 215449,
"text": "Mức độ tự chủ và trách nhiệm\n- Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn khi sử dụng hóa chất, các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm;\n- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, phối hợp tốt với các đồng nghiệp và bộ phận khác trong quá trình làm việc; chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm;\n- Hướng dẫn người khác thực hiện công việc định sẵn và tuân thủ sự hướng dẫn của người phụ trách phòng thí nghiệm;\n- Đánh giá được chất lượng công việc của bản thân và một phần kết quả thực hiện của nhóm;\n- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thu gom chất thải, chất thải nguy hại."
}
] | [
{
"id": 114738,
"text": "Mức độ tự chủ và trách nhiệm\n- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;\n- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm và trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;\n- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;\n- Cẩn thận, chính xác, tiết kiệm trong thực hiện các công việc của nghề."
},
{
"id": 159301,
"text": "Mức độ tự chủ và trách nhiệm\n- Làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc theo nhóm, giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;\n- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần với nhóm;\n- Có ý thức trách nhiệm và đánh giá được kết quả thực hiện;\n- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy nơi làm việc, nội quy cơ quan, doanh nghiệp, có tác phong công nghiệp;\n- Đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường;\n- Có tinh thần học hỏi, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp."
},
{
"id": 154855,
"text": "Mức độ tự chủ và trách nhiệm\n- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;\n- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định tại nơi làm việc;\n- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả công việc được phân công;\n- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;\n- Chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;\n- Chấp hành tốt ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tác phong công nghiệp;\n- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;\n- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất."
},
{
"id": 144464,
"text": "Mực độ tự chủ và trách nhiệm\n- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi;\n- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;\n- Thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;\n- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;\n- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;\n- Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn."
},
{
"id": 66718,
"text": "Mức độ tự chủ và trách nhiệm\n- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao;\n- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;\n- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;\n- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện của cá nhân."
}
] |
32,485 | Điều kiện để Giám đốc Học viện An ninh nhân dân được thăng cấp bậc hàm trước thời hạn như thế nào? | [
{
"id": 75478,
"text": "Thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc\n1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.\n2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.\n3. Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.\n..."
}
] | [
{
"id": 135956,
"text": "Xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn\nTiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập để xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:\n1. Sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn trong trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà được tặng thưởng một trong các hình thức huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (không tính các hình thức khen thưởng theo niên hạn và khen thưởng quá trình cống hiến) như sau:\na) Các hình thức huân chương: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;\nb) Danh hiệu vinh dự nhà nước: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Danh hiệu Anh hùng Lao động.\n2. Trong thời gian giữ một chức vụ chỉ được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn một lần và thời điểm tặng thưởng huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc phải trong niên hạn giữ cấp bậc hàm hiện tại.\n3. Thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn không quá 12 tháng và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi xem xét các trường hợp cụ thể căn cứ mức độ thành tích, phạm vi ảnh hưởng của các hình thức khen thưởng để quyết định thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn cho phù hợp."
},
{
"id": 14491,
"text": "\"Điều 7. Chế độ nâng bậc lương\n...\n2. Thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn như sau:\na) Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này).\nb) Cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và chưa đủ điều kiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1, Điều này.\n3. Thực hiện thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương:\na) Việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng phụ cấp cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang.\nb) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan Công an nhân dân đã giữ cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ hiện đảm nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe thì được xét nâng lương.\nThời hạn xét nâng lương của cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với cấp Tướng, cấp Tá và Đại úy là 04 năm; đối với Thượng úy là 03 năm.\nThẩm quyền quyết định nâng lương:\nĐối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;\nĐối với sĩ quan Công an nhân dân: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với cấp bậc hàm Đại tướng và Thượng tướng; Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định đối với cấp bậc hàm Trung tướng trở xuống.\""
},
{
"id": 130792,
"text": "\"Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân\n...\n2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:\nSĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;\nb) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;\nc) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.\""
},
{
"id": 85094,
"text": "Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân\n1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:\na) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:\nĐại học: Thiếu úy;\nTrung cấp: Trung sĩ;\nSinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;\nb) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;\nc) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.\n2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:\nSĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;\nb) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;\nc) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:\na) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:\nHạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;\nTrung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;\nThượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;\nThiếu úy lên Trung úy: 02 năm;\nTrung úy lên Thượng úy: 03 năm;\nThượng úy lên Đại úy: 03 năm;\nĐại úy lên Thiếu tá: 04 năm;\nThiếu tá lên Trung tá: 04 năm;\nTrung tá lên Thượng tá: 04 năm;\nThượng tá lên Đại tá: 04 năm;\nĐại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;\nThời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;\nb) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;\nc) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;\nd) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.\n4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước."
}
] |