title
stringlengths
3
90
content
stringlengths
158
41.4k
url
stringlengths
40
127
Khó thở
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Khó thở là biểu hiện của chứng bệnh gì? </b></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chứng khó thở</strong> hay còn được mô tả là bị <strong>hụt hơi</strong> hoặc <strong>đói không khí</strong>. Đây là tình trạng khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể bị. Theo khảo sát, trung bình trong 4 người đi khám bệnh đường hô hấp thì sẽ có chừng 1 người mắc chứng khó thở. Bệnh nhân bị khó thở luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu oxy, hô hấp khó khăn, tức ngực và hơi thở đứt quãng. Điều này có thể xảy ra theo cấp độ từ nhẹ tới nặng, nhất thời hoặc dai dẳng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chứng khó thở" src="/ImagePath/images/20210708/20210708_20200806_Met-moi-kho-tho-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chứng khó thở</em></p> <p style="text-align: justify;">Công tác chẩn đoán cũng như điều trị chứng khó thở cần dựa vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này. mặc dù biểu hiện khó thở khá phổ biến nhưng lại gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, chữa trị, đặc biệt là đối với những trường hợp người bệnh gặp cơn khó thở cấp tính, nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đôi khi <strong>khó thở</strong> là biểu hiện bình thường, đó là khi chúng ta tập thể dục và vận động mạnh, các hoạt động như leo núi, chạy việt dã, chạy bền, leo cầu thang hoặc lao động nặng trong thời gian dài mà không có sự nghỉ ngơi giữa chừng. Hiện tượng khó thở có thể tự tan biến sau khi chúng ta ngừng làm những hoạt động trên. Tuy nhiên, nếu khó thở xuất hiện ngay cả khi bạn không vận động hay là m việc gắng sức thì cần phải hết sức lưu ý vì rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khó thở có thể xuất hiện khi ta hoạt động gắng sức" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_kho-tho.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khó thở có thể xuất hiện khi ta hoạt động gắng sức</em></p> <p style="text-align: justify;"><b>Có các trường hợp sau đây:&nbsp;</b></p> <p style="text-align: justify;"><b>1. Nếu bệnh nhân bị khó thở đột ngột sẽ được coi là khó thở cấp tính, lý do vì:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bị dị ứng với đồ ăn, phấn hoa,...;</li> <li style="text-align: justify;">Lo lắng hoặc căng thẳng quá mức;</li> <li style="text-align: justify;">Nghẹt thở hoặc bị dị vật chặn đường hô hấp;</li> <li style="text-align: justify;">Thiếu máu;</li> <li style="text-align: justify;">Hạ huyết áp - huyết áp thấp;</li> <li style="text-align: justify;">Tiếp xúc với Carbon monoxide ở nồng độ cao;</li> <li style="text-align: justify;">Thoát vị gián đoạn;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Thuyên tắc phổi: máu đóng cục trong tĩnh mạch di chuyển vào phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Vỡ phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Mắc bệnh nan y giai đoạn cuối.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>2. Nếu một người bị khó thở kéo dài hơn 1 tháng thì được cho là bị khó thở mạn tính. Nguyên nhân là do:&nbsp;</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bị bệnh&nbsp;hen suyễn;</li> <li style="text-align: justify;">Thừa cân, béo phì;</li> <li style="text-align: justify;">Gặp vấn đề về tim mạch;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh xơ phổi mô kẽ khiến pohori có những vết sẹo.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>3. Các bệnh lý về tim và phổi khác cũng có thể khiến bệnh nhân trải qua tình trạng hụt hơi</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh ung thư phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Chấn thương phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Lao phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm màng phổi: các mô xung quanh phổi bị viêm;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm thanh khí phế quản cấp;</li> <li style="text-align: justify;">Phù phổi: phổi tích tụ quá nhiều chất lỏng;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh Sarcoidosis: những cụm tế bào bị viêm tiến triển trong phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Tăng huyết áp động mạch phổi;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh suy tim;</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn nhịp tim;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh về cơ tim: giãn cơ tim, viêm cơ tim,...;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm màng ngoài tim: mô xung quanh tim bị viêm;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh mạch vành.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Khó thở cũng là biều hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phổi" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_kho-tho-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khó thở cũng là biều hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phổi</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp hít vào và thở ra được tính như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trong trạng thái bình thường sẽ là 20 lần/phút&nbsp;(xấp xỉ 30.000 lần/ngày);</li> <li style="text-align: justify;">Khi vận động mạnh hoặc nhiễm cảm lạnh, nhịp hít và thở có thể nhanh hoặc chậm hơn nhưng không có cảm giác hụt hơi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cần cảnh giác nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường sau đây khi hít thở:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thở gấp, thở nhanh và thở nông;</li> <li style="text-align: justify;">Cảm thấy ngột ngạt hoặc bị nghẹt thở;</li> <li style="text-align: justify;">Thở khò khè;</li> <li style="text-align: justify;">Tức ngực;</li> <li style="text-align: justify;">Tim đập nhanh;</li> <li style="text-align: justify;">Ho.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210708/20210708_tho-gap-la-gi.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng khó thở</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng khó thở là do máu không được cung cấp đầy đủ lượng oxy, tức là nồng độ oxy trong máu thấp. Nếu bệnh nhân không chú ý hoặc bỏ qua những biểu hiện của chứng khó thở, không có biện pháp y tế nào can thiệp sẽ gây ảnh hưởng lớn tới não, khiến não không có đủ oxy để hoạt động bình thường trong thời gian dài. Điều này kéo theo một loạt hệ luỵ như: Suy giảm nhận thức tạm thời hoặc mãi mãi, các biến chứng nghiêm trọng khác là tổn thương não, đột quỵ, hoại tử não,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngoài những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý về tim hoặc phổi như đã đề cập ở trên, các đối tượng dưới đây nằm trong danh sách dễ bị khó thở đó là:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Người mắc các bệnh mạn tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn phát triển của các bệnh lý như đái tháo đường, ung thư, bệnh về gan hoặc thận,... thì có thể sẽ bị chứng khó thở ghé thăm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Phụ nữ mang thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mẹ bầu rất hay phải trải qua triệu chứng khó thở trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là sự gia tăng của hormone Progesterone (tiết ra rất nhiều trong thai kỳ) khiến cho thai phụ phải thở nhanh hơn, tim làm việc nhiều hơn, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ thể tích phổi của mẹ bầu giảm, khiến cho mẹ bầu hay bị khó thở và mệt mỏi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phụ nữ mang thai&nbsp;rất hay phải trải qua triệu chứng khó thở trong suốt thai kỳ" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_kho-tho-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ mang thai&nbsp;rất hay phải trải qua triệu chứng khó thở trong suốt thai kỳ</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Trẻ sơ sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện tượng khó thở cũng hay bắt gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến là do dị vật, dị tật trong đường thở và viêm nắp thanh quản khiến bệnh nhi bị khó thở.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>*** Lưu ý: </strong>So với người trưởng thành thì nhịp thở của trẻ sơ sinh thường có xu hướng nhanh hơn. Bình thường, trẻ sơ sinh hít thở từ 30 - 60 lần/phút, khi ngủ thì chậm hơn còn 20 lần/phút. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, nhịp thở bình thường sẽ giảm xuống còn từ 25 - 40 lần/phút.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để ngăn chặn tình trạng khó thở, tránh các biến chứng nghiêm trọng về sau, chúng ta cần nuôi dưỡng và thực hiện một lối sống sinh hoạt lành mạnh:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Tránh xa thuốc lá</strong>: Nếu bạn đang hút thuốc lá, cần phải từ bỏ thói quen này. Nếu người thân hoặc bạn bè sử dụng thuốc lá cũng nên khuyên họ cai thuốc lá do đây là thủ phạm chính gây nên các bệnh nghiêm trọng về tim mạch và phổi;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Tránh xa thuốc lá" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_giup-con-tranh-xa-thuoc-la-56-0.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tránh xa thuốc lá</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Duy trì mức cân nặng hợp lý</strong> sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, để không phải đối mặt với các bệnh về huyết áp, tim mạch, thậm chí là bệnh về đường hô hấp;</li> <li style="text-align: justify;">Khi ra đường nên giữ thói quen <strong>đeo khẩu trang</strong> để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và bụi ô nhiễm tràn vào phổi. Nếu phải sinh sống và làm việc trong môi trường có chất lượng không khí thấp, nên vệ sinh sạch sẽ nơi ở và nơi làm việc, dùng các thiết bị sàng lọc không khí để tránh các bệnh lý về hô hấp cũng như những tác nhân gây dị ứng đường thở.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán lâm sàng</b></h3> <p style="text-align: justify;">Khai thác các dấu hiệu khởi phát và tiền sử bệnh nhân:</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khám lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210708/20210708_MED_4340.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có hút thuốc hoặc chung sống, làm việc với những người hút thuốc lá không;</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh bị mắc các bệnh mạn tính về phổi, tim mạch, dị ứng (thời tiết, thức ăn, thuốc,...);</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn khó thở bất ngờ xuất hiện hay đến từ từ, là khó thở cấp tính, mạn tính hay tái phát lặp lại nhiều lần;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiến triển bệnh: Khó thở liên tục hay theo từng cơn, liên quan đến thời tiết hay thời điểm ngày hay đêm;</p> <p style="text-align: justify;">- Hoàn cảnh xuất hiện: Bị khó thở khi nghỉ ngơi hay vận động gắng sức. Vận động mức độ nào thì hiện tượng khó thở xuất hiện;</p> <p style="text-align: justify;">- Khó thở có thay đổi theo tư thế không: khi nằm, ngồi hay đứng;</p> <p style="text-align: justify;">- Địa điểm: Khó thở khi ở nhà, nơi làm việc hay ngoài đường, mùa nào hay bị;</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu bệnh khác có thể kèm theo:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ho;</li> <li style="text-align: justify;">Khạc đờm;</li> <li style="text-align: justify;">Đau ngực;</li> <li style="text-align: justify;">Đánh trống ngực;</li> <li style="text-align: justify;">Lúc ngủ có tiếng ngáy to (trước đó không bị);</li> <li style="text-align: justify;">Tiếng thở rít;</li> <li style="text-align: justify;">Mệt mỏi, sụt cân;</li> <li style="text-align: justify;">Sốt, rối loạn ý thức, tâm thần.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán mức độ khó thở</b></h3> <p style="text-align: justify;">Cách phân loại mức độ khó thở theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA):</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 1:</b> Không hạn chế các hoạt động thể lực;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 2:</b> Chứng khó thở xuất hiện khi hoạt động gắng sức;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 3:</b> Bị khó thở ngay cả khi vận động nhẹ và hạn chế nhiều hoạt động thể lực;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Cấp độ 4:</b> Khó thở khi vận động nhẹ, bị cả khi nghỉ ngơi.</p> <h3 style="text-align: justify;"><b>Chẩn đoán cận lâm sàng</b></h3> <p style="text-align: justify;">Ngoài thăm khám các triệu chứng lâm sàng và xác định mức độ khó thở ở người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn một số kiểm tra cận lâm sàng để bệnh nhân thực hiện. Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Xét nghiệm máu: </b>Để đo nồng độ oxy có trong máu, đánh giá khả năng vận chuyển oxy trong máu. Nếu bạch cầu tăng có khả năng người bệnh bị nhiễm trùng;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp (CT scanner): </b>Giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tim, phổi và các hệ thống khác;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Xét nghiệm đo xoắn ốc: </b>Giúp<b> </b>phát hiện ra những vấn đề của đường hô hấp qua đo luồng không khí cũng như dung tích phổi của người bệnh;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Siêu âm tim:</b> Kỹ thuật này rất hữu ích vì có thể giúp xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng khó thở là do bất thường ở tim hay ở phổi để quyết định phương hướng điều trị. Siêu âm tim bao gồm đánh giá chức năng của tâm thu thất trái, dấu hiệu giảm vận động, hoặc vùng vận động nghịch thường trong nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, siêu âm tim có tác dụng xem xét độ dày của thành tim, độ giãn buồng thất phải, cấu trúc của van tim,...;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Điện tâm đồ (ECG): </b>Nhằm xác định các vấn đề bất thường của tim, bao gồm các dấu hiệu của cơn đau tim.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Khó thở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để bệnh khó thở được chữa trị dứt điểm, người bệnh cần tự ý thức điều chỉnh lối sống khoa học trước khi thực hiện can thiệp bằng các biện pháp y khoa. Đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><b>Chế độ dinh dưỡng phù hợp:</b></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân bị mắc chứng thừa cân - béo phì, nguyên nhân gây nên hiện tượng khó thở cần có một thực đơn lành mạnh kết hợp tập luyện ở chế độ hợp lý nhằm đưa trạng thái cân nặng trở về giới hạn cho phép, cũng như phù hợp với thể trạng của mình. Ngoài ra, nếu người bệnh bị béo phì và mắc phải bệnh lý mạn tính, cần có tư vấn từ bác sĩ để áp dụng một chế độ dinh dưỡng - vận động cân bằng, hợp lý.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><b>Hồi phục chức năng phổi:</b></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc gặp các vấn đề khác về phổi, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Thở oxy có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở ở bệnh nhân, đồng thời áp dụng liệu trình tập phục hồi chức năng cho phổi, hay được hiểu là tập thể dục cho phổi. Người bệnh sẽ được hướng dẫn kỹ thuật thở giúp phổi hoạt động được hiệu quả hơn, giảm triệu chứng khó thở.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><b>Phục hồi chức năng cho tim:</b></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu nguyên nhân dẫn đến khó thở là do tim mạch người bệnh gặp vấn đề, không bơm đủ lượng máu để cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể thì cần tiến hành phục hồi chức năng tim. Điều này giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh suy tim và các bất thường khác của hệ thống tim mạch. Đối với các ca bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng máy bơm nhân tạo cho bệnh nhân khi chức năng bơm máu của tim đã suy yếu.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/kho-tho-sropg
Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">* Thuật ngữ khác (tên gọi khác) của <strong>điếc</strong> là <strong>nghe kém</strong>.</p> <p style="text-align: justify;">* <strong>Nghe kém</strong> (điếc) là tình trạng suy giảm khả năng nghe so với ngưỡng nghe bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">* Cấu trúc giải phẫu bình thường của cơ quan thính giác bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Hệ thống dẫn truyền âm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tai ngoài: Vành tai, ống tai ngoài.</li> <li style="text-align: justify;">Tai giữa: Màng nhĩ, hòm nhĩ (trong hòm nhĩ chứa hệ thống xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp và cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục), vòi Eustachi, các tế bào xương chũm.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Hệ thống tiếp nhận âm:&nbsp;&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tai trong: Ốc tai có nhiệm vụ chuyển các rung động cơ học của âm thanh thành các xung điện sau đó sẽ được truyền tới dây thần kinh thính giác nằm trong ống tai trong.</li> <li style="text-align: justify;">Dây thần kinh thính giác nằm trong ống tai trong có nhiệm vụ dẫn truyền xung thính giác từ ốc tai vào thân não để lên vỏ não.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210714/20210714_diec-dan-truyen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</em></p> <p style="text-align: justify;">* Tai người nghe bằng cả hai đường, đường khí và đường xương nhưng chủ yếu là nghe bằng đường khí.</p> <p style="text-align: justify;">- Đường dẫn truyền sóng âm từ không khí qua vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ, theo chuỗi xương con vào dịch tai trong gọi là đường dẫn truyền khí.</p> <p style="text-align: justify;">- Dẫn truyền đường xương: Xương sọ rung động do kích thích âm, các kích thích này không đi theo đường tai ngoài, tai giữa nhưng trực tiếp kích thích lên dịch tai trong và dẫn truyền theo đường mô tả trên.</p> <p style="text-align: justify;">* Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20 - 20000Hz</p> <p style="text-align: justify;">* Để xác định nghe kém ta cần thực hiện:</p> <p style="text-align: justify;">- Đo sức nghe đơn giản: Đo bằng tiếng nói (tiếng nói thầm, tiếng nói thường), đo bằng âm thoa , đo bằng dụng cụ đơn giản (trống, còi, chuông, mõ).</p> <p style="text-align: justify;">- Đo sức nghe hoàn chỉnh: Còn gọi là đo Thính lực đơn âm (là tìm ngưỡng nghe tức là cường độ âm thanh tối thiểu để có thể nghe được âm đơn ở các tần số khác nhau, theo đường khí và đường xương của từng tai để lập nên Thính lực đồ) bằng thiết bị, máy móc chuyên ngành.</p> <p style="text-align: justify;">* Ngày nay đo sức nghe bằng máy (đo thính lực đơn âm) được phổ cập và ứng dụng rộng rãi trong chuyên ngành Tai Mũi Họng để chẩn đoán, phân loại và xác định mức độ nghe kém của một bệnh nhân trên lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">* Người bình thường: Ngưỡng nghe đường xương và đường khí&nbsp;⩽ 20 dB ở tất cả các tần số đo trên bảng thính lực đồ</p> <p style="text-align: justify;">* Phân loại nghe kém: Theo dạng các biểu đồ đường khí và đường xương của Thính lực đồ, nghe kém được chia làm 3 loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe kém truyền âm (Nghe kém dẫn truyền)&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe kém tiếp âm (Nghe kém tiếp nhận)</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe kém hỗn hợp</p> <p style="text-align: justify;">* Nghe kém dẫn truyền:&nbsp;Là nghe kém với ngưỡng nghe đường xương bình thường ⩽ 20dB, ngưỡng nghe đường khí tăng trên 20dB.</p> <p style="text-align: justify;">* Nghe kém tiếp nhận:&nbsp;Là nghe kém với ngưỡng nghe đường khí và đường xương đều tăng trên 20dB nhưng đường khí đạo và cốt đạo luôn đi song hành nhau, ở từng tần số khoảng Rinne không vượt quá 10dB .</p> <p style="text-align: justify;">* Nghe kém hỗn hợp: Là ngưỡng nghe đường xương và đường khí đều tăng trên 20 dB nhưng ở từng tần số khoảng Rinne &gt; 10dB.</p> <p style="text-align: justify;">* Phân&nbsp;độ nghe kém: Dựa vào sự suy giảm ngưỡng nghe ở các mức độ khác nhau trên Thính lực đồ, ta phân nghe kém thành 4 mức độ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nghe kém mức độ nhẹ: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 20dB đến 40dB</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém mức độ trung bình: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 40dB đến 70dB</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém mức độ nặng: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 70dB đến 90dB</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém sâu: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 90dB đến 120dB</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210714/20210714_nghe-kem.jpg"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 7.1pt; text-align: justify;">Tất cả các nguyên nhân gây gián đoạn quá trình dẫn truyền âm và tiếp nhận âm đều dẫn đến tình trạng nghe kém:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền âm ở tai ngoài và tai giữa gây nghe kém dẫn truyền.</li> <li style="text-align: justify;">Các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận âm, tổn thương hệ thống tiếp nhận âm ở ốc tai và sau ốc tai (dây thần kinh ốc tai, thân não, vỏ não)&nbsp;gây nghe kém tiếp nhận.</li> </ul> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="576"> <tbody> <tr> <td style="width:246px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></p> </td> <td style="width:331px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:246px;height:31px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Bệnh tích ở tai ngoài</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nút ráy, dị vật ống tai ngoài</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tấy lan tỏa, nhọt ống tai ngoài</p> <p style="text-align: justify;">- U ống tai ngoài</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương làm hẹp ống tai ngoài</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Bệnh tích ở tai giữa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tắc vòi, bán tắc vòi Eustachi</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa thanh dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa cấp mủ,vỡ mủ</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai giữa mạn tính thủng hoặc không thủng màng nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tai xương chũm cấp/ mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">- Xốp xơ tai</p> <p style="text-align: justify;">- Dị dạng chuỗi xương con</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương làm gián đoạn chuỗi xương con</p> </td> <td style="width:331px;height:31px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Bệnh tích ở loa đạo</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mê nhĩ do nhiễm khuẩn, virus</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc do thuốc (Aminoglycosides , streptomycin, quinin,&nbsp; Salicylates , acetaminophen,&nbsp; erythromycin…) do hóa chất, CO, As</p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi áp lực nội dịch: Bệnh Ménière…</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương :</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chấn thương âm&nbsp; do tiếng nổ, tiếng ồn trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt , đời sống.</li> <li style="text-align: justify;">Vỡ xương thái dương</li> <li style="text-align: justify;">Chấn thương giao cảm</li> <li style="text-align: justify;">Rò ngoại dịch</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Di truyền :</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nghe kém di truyền không hội chứng: 90% di truyền theo kiểu nhiễm sắc thể lặn, ngoài ra di truyền theo kiểu nhiễm sắc thể trội, X- linked</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém di truyền hội chứng: Down, Waardenburg,&nbsp; Alport, Usher, Crouzon, Treacher Collins</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Bất thường tai trong: bất thường Scheibe, bất thường Mondini, hội chứng cống tiền đình giãn rộng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Tổn thương ở thần kinh thính giác</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">U dây thần kinh VIII</li> <li style="text-align: justify;">Viêm do virus (zona, quai bị…) , do nhiễm khuẩn</li> </ul> <p style="margin-left: 30.45pt; text-align: justify;">(giang mai, sốt Rocky Mountain do Rickettsia…), bệnh Lyme</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chấn thương xương đá đoạn ống tai trong</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Bệnh tích ở thần kinh trung ương</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm não, viêm màng não</li> <li style="text-align: justify;">U não , áp xe não thùy thái dương</li> <li style="text-align: justify;">U vùng góc cầu tiểu não chèn ép vào dây thần kinh thính giác</li> <li style="text-align: justify;">Di căn xương thái dương</li> <li style="text-align: justify;">Chấn thương sọ não do tai nạn lao động, sinh hoạt</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh đa xơ</li> <li style="text-align: justify;">Nhồi máu thân não</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Nghe kém liên quan đến tuổi tác</strong>: Thường gặp &gt; 65 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Bệnh lý xương</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh xốp xơ tai ở giai đoạn muộn</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh Paget&nbsp;</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>6. Bệnh lý miễn dịch</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Miễn dịch hệ thống</li> </ul> <ul> <li style="text-align: justify;">Hội chứng Cogan</li> <li style="text-align: justify;">Viêm nhiều động mạch dạng hạt</li> <li style="text-align: justify;">Viêm đa sụn</li> <li style="text-align: justify;">U hạt Wegener <ul> <li>Miễn dịch nguyên phát tai trong</li> <li>Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải</li> </ul> </li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>7. Bệnh lý mạn tính, rối loạn chuyển hóa</strong>: Xơ động mạch nhỏ và lớn do ĐTĐ, suy giáp bẩm sinh, tăng huyết áp, suy thận , tăng lipid máu làm gia tăng nguy cơ nghe kém tiếp nhận</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190909_045919_670260_diec-dot-ngot.max-1800x1800.jpg"></h3> <p><em>Người bệnh ù&nbsp;tai, nghe tiếng trầm như tiếng cối xay thóc</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><em><strong>a. Triệu chứng cơ năng</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai: Tiếng trầm như tiếng cối xay thóc</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác nặng tức trong tai đặc biệt khi có nước vào ống tai trong trường hợp nút ráy tai</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe kém:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nghe được các tiếng nói to, không nghe rõ các tiếng nói thầm hoặc tiếng nói ở khoảng cách xa</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém thường xảy ra một tai, có thể cả hai tai</li> <li style="text-align: justify;">Có thể kèm tai đau tai, chảy dịch tai cùng bên</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><em><strong>b. Triệu chứng thực thể</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Ống tai sưng nề chít hẹp, có nhọt, có lồi xương hoặc nút ráy tai, nút biểu bì hoặc tổ chức nấm.</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ màu trắng đục, lõm vào trong, cán xương búa nhô ra,nón sáng bị méo mó, đẩy lên cao</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể thấy màng nhĩ teo mỏng, mất lớp sợi, kèm theo có dịch trong hòm nhĩ thường gặp trong viêm tai thanh dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể thấy sẹo nhĩ cũ hoặc lỗ thủng màng nhĩ ở các kích&nbsp; thước khác nhau</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp Valsava (-) trong trường hợp bán tắc/ tắc vòi nhĩ kèm đọng dịch mủ viêm vòm, Viêm VA, đọng dịch mủ xoang.</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ xung huyết, hòm nhĩ có máu đọng, sập thành ống tai ngoài trong trường hợp chấn thương</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Triệu chứng cơ năng</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ù tai</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác nặng tai, đầy tai</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém: nghe kém đột ngột hoặc từ từ một hoặc hai tai</li> <li style="text-align: justify;">Có thể kèm theo chóng mặt buồn nôn</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Triệu chứng thực thể</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ống tai sạch, màng nhĩ bình thường, hòm nhĩ không có dịch</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="567"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></p> </td> <td> <p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></p> </td> </tr> <tr> <td> <ul> <li style="text-align: justify;">Các trường hợp dị vật tai, nút ráy tai, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ không được phát hiện và điều trị ổn định có thể gây viêm hoại tử ống tai ngoài, viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém do dị dạng chuỗi xương con hoặc mất liên tục chuỗi xương con do chấn thương nếu không được chẩn đoán&nbsp;điều trị kịp thời có thể nghe kém không hồi phục</li> </ul> </td> <td> <ul> <li style="text-align: justify;">Điếc đột ngột nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng điếc vĩnh viễn</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân nghe kém do virus như sau cúm, sốt cao có kèm theo chóng mặt, sau quai bị … tiên lượng nghe kém thường khó hồi phục</li> </ul> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3> <ul> <li>Nghe kém dẫn truyền do viêm, nấm ống tai ngoài có thể lây từ người này sang người khác do sử dụng chung bộ dụng cụ vệ sinh tai hoặc lấy ráy tai ở quán cắt tóc, gội đầu.</li> <li>Nghe kém dẫn truyền trong bệnh xốp xơ tai có thể di truyền.</li> <li>Tình trạng viêm,nhọt ống tai, viêm tai giữa mạn tính tái phát nhiều lần gây ra do vệ sinh cá nhân không tốt làm lây lan vi khuẩn từ dụng cụ bẩn, tay bẩn vào ống tai.</li> </ul> <h3><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3> <ul> <li>Nghe kém tiếp nhận có thể gây ra do những bệnh lý mạn tính không lây truyền như: Tăng huyết áp, bệnh lý thận, đái tháo đường, suy giáp…</li> <li>Nghe kém tiếp nhận do nguyên nhân nhiễm trùng, các tác nhân vi sinh này có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc đường máu do sinh hoạt hoặc quan hệ tình dục không an toàn.</li> <li>Nghe kém tiếp nhận có thể di truyền.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao viêm mũi, Viêm VA, Viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần.</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ em, người già dễ bị nút ráy tai, dị vật ống tai ngoài</li> <li style="text-align: justify;">Người có tiền sử viêm tai giữa mạn tính, có nhiều đợt hồi viêm</li> <li style="text-align: justify;">Người có ống tai nhỏ, hẹp, gấp khúc, có lồi xương ống tai ngoài dễ có nguy cơ&nbsp; viêm, nhọt ống tai.</li> <li style="text-align: justify;">Người có dị hình vách ngăn, cuốn mũi, tiền sử viêm mũi xoang cấp tái diễn, viêm mũi xoang mạn tính gây tắc hoặc bán tắc vòi Eustaschi.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý xốp xơ tai thường gặp ở nữ giới tuổi 15 - 45 và có yếu tố di truyền</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_120nen-lam-gi-khi-bi-diec-phunutodayvn-2219-phunutoday.jpg"></p> <p style="text-align: justify;"><em>Trẻ em, người già dễ bị nút ráy tai, dị vật ống tai ngoài&nbsp;</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3> <ul> <li>Điếc đột ngột: Tỷ lệ điếc đột ngột xảy ra ở nam tương đương nữ, tai phải tương đương tai trái, xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng thấp hơn ở trẻ em và người cao tuổi, tuổi trung bình thường gặp 40 - 54 tuổi</li> <li>Nghe kém liên quan đến tuổi tác: Thường gặp ở người cao tuổi &gt; 65 tuổi.</li> <li>Những người có nghề nghiệp hoặc yếu tố nguy cơ tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài hoặc tiếp xúc với hóa chất, khí độc hại.</li> <li>Bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm: Nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh lý nền mạn tính (đái tháo đường, bệnh lý thận mạn tính, bệnh lý tim mạch...), bệnh lý miễn dịch hệ thống (lupus, đa xơ …)</li> <li>Trẻ em hoặc người lớn sử dụng thuốc kháng sinh aminoglycosid, chống nấm, đường toàn thân hoặc nhỏ tai kéo dài.</li> <li>Phụ nữ có thai trong thai kỳ bị nhiễm các loại virus: Cytomegalovirus, herpes simplex,&nbsp;rubella…. hoặc sử dụng thuốc, hóa chất gây độc cho thai có nguy cơ sinh ra con&nbsp; mắc các hội chứng, dị tật bẩm sinh cơ quan thính giác.</li> <li>Gia đình có người mắc các bệnh lý di truyền nghe kém.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần đến khám tại các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm nhất có thể ngay khi phát hiện các biểu hiện: ù tai, đau tai, cảm giác nặng tức trong tai, nghe kém đột ngột hoặc chóng mặt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.</p> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:567px;" width="567"> <tbody> <tr> <td style="width:284px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></p> </td> <td style="width:283px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:284px;"> <ul> <li style="text-align: justify;">Vệ sinh tai cho trẻ em và người cao tuổi thường xuyên 1 tháng/1 lần</li> <li style="text-align: justify;">Không tắm ở các sông rạch, hồ ao bẩn, hồ bơi không đảm bảo gây nhiễm trùng tai ngoài.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh vệ sinh tai bằng các vật dụng bẩn, sắc nhọn: que sắt, tăm bông bẩn,móc bằng móng tay, tăm răng, que gỗ, hoặc bộ dụng cụ vệ sinh tai ở các tiệm cắt tóc gội đầu.</li> <li style="text-align: justify;">Không cho trẻ em chơi cùng các loại đồ chơi nhỏ, hình khối cầu, hoặc góc cạnh : hạt cườm, ngọc trai, hạt vòng…</li> <li style="text-align: justify;">Định kỳ khám và kiểm tra nội soi Tai Mũi Họng 1 lần 1 năm để phát hiện những bất thường tai mũi họng kịp thời</li> <li style="text-align: justify;">Vệ sinh mũi họng tốt và điều trị kịp thời, tích cực khi có viêm nhiễm mũi họng , viêm VA cấp .&nbsp;</li> </ul> </td> <td style="width:283px;"> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị ổn định các bệnh lý nền: Huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa lipid…</li> <li style="text-align: justify;">Với các bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng suy giảm cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng và luyện tập để nâng cao sức đề kháng.</li> <li style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai cần tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và không được tự ý uống thuốc khi chưa có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.</li> <li style="text-align: justify;">Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có dự định mang thai cần chủ động tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cần thiết : Sởi, quai bị, thủy đậu, Rubella…</li> <li style="text-align: justify;">Tất cả trẻ em sơ sinh đặc biệt những trẻ sinh ra trong gia đình có người bị điếc bẩm sinh cần được sàng lọc kiểm tra thính lực sớm sau sinh để phát hiện và xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh đến những nơi có tiếng ồn lớn, hoặc cường độ âm thay đổi đột ngột , kéo dài: quán bar, vũ trường…</li> <li style="text-align: justify;">Những người làm trong môi trường tiếp xúc với tiếng ồn hoặc hóa chất độc hại cần được trang bị đồ phòng hộ đầy đủ , đạt tiêu chuẩn.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh tự ý sử dụng thuốc uống hoặc nhỏ tai tại chỗ khi chưa có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Khi có chấn thương vùng đầu mặt cần kết hợp khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để sàng lọc tổn thương cơ quan thính giác và điều trị kịp thời.</li> </ul> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định nghe kém chủ yếu dựa vào Thính lực đồ</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></em></p> <p style="text-align: justify;"><em>a. Cơ năng:&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai, nghe kém từ từ tăng dần một hoặc hai bên</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể kèm theo đau tai hoặc chảy dịch tai</p> <p style="text-align: justify;"><em>b. Triệu chứng thực thể:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ống tai sưng nề chít hẹp, có nhọt, có lồi xương hoặc nút ráy tai, nút biểu bì hoặc tổ chức nấm.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ lõm vào trong, thấy rõ cán xương búa</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ teo mỏng, có thể có dịch trong hòm nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể có sẹo nhĩ ,lỗ thủng màng nhĩ nhiều kích thước</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp Valsava (-) trong trường hợp bán tắc/ tắc vòi nhĩ kèm đọng dịch mủ viêm vòm, Viêm VA, đọng dịch mủ xoang.</p> <p style="text-align: justify;">- Màng nhĩ xung huyết, hòm nhĩ có máu đọng, sập thành ống tai ngoài trong trường hợp chấn thương</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Huong-dan-doc-thinh-luc-do-tanmaithanh-5.png"></p> <p style="text-align: justify;"><em>Để chẩn đoán, người bệnh cần được đo thính lực đồ</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>c. Cận lâm sàng:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thính lực đồ: điếc dẫn truyền ở các mức độ khác nhau</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><em>a. Triệu chứng cơ năng:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ù tai, nghe kém từ từ tăng dần hoặc đột ngột một hoặc hai bên</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể kèm theo chóng mặt</p> <p style="text-align: justify;"><em>b. Triệu chứng thực thể</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ống tai sạch, màng nhĩ sáng, hòm nhĩ không có dịch</p> <p style="text-align: justify;"><em>c. Cận lâm sàng:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thính lực đồ: điếc tiếp nhận ở các mức độ khác nhau</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán điếc đột ngột (một bệnh lý điếc tiếp nhận có tính chất điều trị cấp cứu)</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nghe kém tiếp nhận thần kinh ≥ 30 dB.</li> <li style="text-align: justify;">Ở 3 tần số liên tục.</li> <li style="text-align: justify;">Trong thời gian &lt; 3 ngày&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Nghe kém diễn tiến nhanh, đột ngột</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt nghe kém thực sự với giả vờ nghe kém</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Mức độ nghe kém không phù hợp với triệu chứng lâm sàng, không phù hợp giữa ngưỡng nghe lời và trung bình âm đơn. Các xét nghiệm chuyên sâu ABR, OAEs giúp chẩn đoán phân biệt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận đều phải dựa vào nguyên nhân, nếu có nguyên nhân rõ ràng thì điều trị cụ thể như sau:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém dẫn truyền</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị ổn định các bệnh lý viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm tai thanh dịch</li> <li style="text-align: justify;">Lấy bỏ nút ráy, dị vật ống tai ngoài</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Điều trị ngoại khoa:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông khí</li> <li style="text-align: justify;">Vá nhĩ khi tai khô, màng nhĩ thủng rộng</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa, tái tạo chuỗi xương con</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật lấy u, gờ xương</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, nạo VA khi viêm tai giữa tái phát nhiều lần</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghe kém tiếp nhận</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh với nguyên nhân nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Ngưng sử dụng thuốc độc cho tai</p> <p style="text-align: justify;">- Do phần lớn không rõ nguyên nhân vì vậy điều trị dựa vào kinh nghiệm</p> <p style="text-align: justify;">- Quan trọng là không làm bệnh nặng thêm</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị ổn định các bệnh lý nền, bệnh lý toàn thân</p> <p style="text-align: justify;">- Steroid được sử dụng rộng rãi: Dexamethasone hoặc methylprednisolon đường uống/tiêm hoặc kết hợp tiêm xuyên màng nhĩ</p> <p style="text-align: justify;">- Cải thiện tưới máu và tăng cường oxy tai trong:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Histamine</li> <li style="text-align: justify;">Papaverine</li> <li style="text-align: justify;">Nicotinic acid</li> <li style="text-align: justify;">Oxy cao áp</li> <li style="text-align: justify;">Dextran trọng lượng phân tử thấp</li> <li style="text-align: justify;">Mannitol</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Giới hạn muối: Lợi tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng virus</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng máy trợ thính: Với các trường hợp không điều trị được như điếc người già, điếc nghề nghiệp, nghe kém do bẩm sinh</p> <p style="text-align: justify;">- Cấy điện cực ốc tai: Với các trường hợp nghe kém nặng, không có tổn thương thần kinh thính giác, dùng máy trợ thính không có tác dụng.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/diec-dan-truyen-va-diec-tiep-nhan-sbpuu
Hội chứng Down
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Down</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Down </strong>được mô tả lần đầu tiên vào năm 1866 do John Langdon Down, một bác sĩ đến từ Cornwall nước Anh. Cứ 800 trẻ sinh ra trên toàn thế giới thì có 1 trẻ bị Down. Tại Mỹ, trẻ bị Down chiếm 500 ca trên số trẻ sinh hàng năm và có khoảng hơn 200.000 trẻ em và người lớn được chẩn đoán mắc hội chứng Down.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Down" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_benh-down.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Down</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Down</strong>&nbsp;là một hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST), cụ thể thể là cặp NST số 21 thừa một chiếc gọi là trisomy 21. Sự thay đổi số lượng NST này làm ảnh hưởng đến sự phát triển, tinh thần, trí tuệ và thể chất của trẻ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Down</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bộ nhiễm NST ở người gồm 46 chiếc được chia thành 23 cặp trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Mỗi cặp NST thường gồm 2 chiếc giống hệt nhau được nhận từ bố và 1 chiếc nhận từ mẹ. Ở trẻ bị Down khi cặp NST số 21 có 3 chiếc. Rối loạn NST này được hình thành trong quá trình phân ly, tổ hợp NST khi tạo giao tử. NST số 21 có kích thước rất nhỏ nên sự mất cân bằng gen do thừa NST số 21 không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể và trẻ đa số vẫn có thể được sinh ra và sống được. Sự thừa NST này có thể xảy ra ở toàn bộ các NST (Down thuần) nhưng cũng có thể chỉ ở một số lượng ít dòng tế bào (Down thể khảm).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Down&nbsp;là một hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST), cụ thể thể là cặp NST số 21 thừa một chiếc gọi là trisomy 21" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-down-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Down&nbsp;là một hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST), cụ thể thể là cặp NST số 21 thừa một chiếc gọi là trisomy 21</em></p> <p><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo cơ chế hình thành đột biến NST, người ta có thể phân loại hội chứng Down:</p> <p style="text-align: justify;">- Tam bội thể 21, chiếm 95%.&nbsp;Trường hợp này bệnh nhân có 3 NST số 21 trong mọi tế bào so với bình thường là 2 NST, được gọi là down thuần, nguyên nhân do sai lệch trong sự phân chia NST khi hình thành phôi thai. Sau rất nhiều nghiên cứu, người ta thấy:</p> <ul> <li>Phần lớn các trường hợp, NST số 21 thừa có nguồn gốc từ mẹ</li> <li>Khoảng 5% NST 21 thừa có nguồn gốc từ bố</li> <li>Còn lại phần nhỏ do lỗi phân chia tế bào, xảy ra sau giai đoạn thụ tinh, khi phôi thai bắt đầu phát triển.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Down thể khảm (Mosaic Down syndrome).&nbsp;Bệnh nhân Down khảm chỉ có một số dòng tế bào có bất thường 3 NST số 21 trong khi các dòng tế bào khác bình thường. Tỉ lệ Down thể khám rất ít và biểu hiện lâm sàng cũng nhẹ hơn so với Down thuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Down chuyển đoạn (Translocation Down syndrome).&nbsp;Người mắc Down chuyển đoạn thì bộ NST vẫn có 2 NST số 21 nhưng một đoạn NST 21 khác được đính lên NST còn lại. Bất thường này có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình thụ tinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Down</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những dấu hiệu điển hình bên ngoài có thể rất dễ nhận ra ở trẻ mắc bệnh Down:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mặt dẹt, khờ khạo</li> <li style="text-align: justify;">Mắt xếch, hai mắt xa nhau</li> <li style="text-align: justify;">Mũi tẹt, nhỏ</li> <li style="text-align: justify;">Hình dáng tai bất thường</li> <li style="text-align: justify;">Đầu ngắn</li> <li style="text-align: justify;">Cổ ngắn, vai tròn</li> <li style="text-align: justify;">Gáy dày, phẳng</li> <li style="text-align: justify;">Miệng trề, luôn luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài</li> <li style="text-align: justify;">Chân- tay ngắn, to bè</li> <li style="text-align: justify;">Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh</li> <li style="text-align: justify;">Cơ và dây chằng yếu</li> <li style="text-align: justify;">Thiểu năng trí tuệ</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="&nbsp;Triệu chứng trẻ bị mắc bệnh Down" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-down-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>&nbsp;Triệu chứng trẻ bị mắc bệnh Down</em></p> <p style="text-align: justify;">Có thể bất thường các cơ quan khác như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý tim: 50% số trẻ mắc hội chứng Down có kèm theo dị tật tim bẩm sinh</li> <li style="text-align: justify;">Vấn đề về hô hấp, răng miệng</li> <li style="text-align: justify;">Vấn đề tiêu hóa</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý tuyến giáp</li> <li style="text-align: justify;">Vấn đề thị giác, thính giác</li> <li style="text-align: justify;">Nhạy cảm với các tác nhân gây viêm, nhiễm trùng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Vấn đề hành vi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trẻ thiểu năng về trí tuệ nên những vấn đề tự chăm sóc cá nhân, tiếp thu kiến thức, học tập không thể như trẻ bình thường. Có những trẻ rất chậm và có những trẻ hoàn toàn cần sự trợ giúp bởi bố mẹ, cô giáo, cần người chăm sóc. Một số trẻ có thể đọc, viết hoặc giải các bài toán đơn giản. Hành vi, giao tiếp của trẻ cũng khác, trẻ rất hạn chế trong khả năng hiểu và giao tiếp với mọi người. Thường trẻ mắc hội chứng Down tính hiền, ngoan. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn có thể có những rối loạn về tâm thần hay gặp như tự kỷ thể tăng động giảm chú ý. Một số hành vi và tâm lý khác:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dễ nổi cáu</li> <li style="text-align: justify;">Những hành vi vô thức bất thường như vỗ tay, cắn tay, cắn quần áo</li> <li style="text-align: justify;">Rất nhạy cảm với những điều mới lạ như âm thanh, mùi hương, địa điểm hoặc khi thay đổi thói quen của trẻ.</li> <li style="text-align: justify;">Thường nhìn chằm chằm người khác</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng Down</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sinh con mắc hội chứng Down:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Tuổi của mẹ khi mang thai:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguy cơ sinh con mắc bệnh Down tăng dần theo độ tuổi mẹ.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mẹ 25 tuổi: tỷ lệ con mắc bệnh Down khá thấp, khoảng 1:1200</li> <li style="text-align: justify;">Mẹ trên 35 tuổi: tỷ lệ là 1:350</li> <li style="text-align: justify;">Mẹ 40 tuổi: tỷ lệ sinh con Down là 1:100</li> <li style="text-align: justify;">Mẹ 45 &nbsp;tuổi: tỷ lệ tăng cao 1:30</li> <li style="text-align: justify;">Mẹ 49 tuổi: tỷ lệ con mắc hội chứng Down rất cao là 1:10</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguy cơ sinh con mắc bệnh Down tăng dần theo độ tuổi mẹ" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-down-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguy cơ sinh con mắc bệnh Down tăng dần theo độ tuổi mẹ</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Tiền sử mang thai hoặc từng sinh con mắc hội chứng Down:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguy cơ cho lần mang thai tiếp theo sinh con Down là 1:100.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Tiền sử của bố mẹ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bố/ mẹ có tiền sử bất thường về nhiễm sắc thể có nguy cơ sinh con mắc bệnh Down cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng Down</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Down là do bất thường ngẫu nhiên khi hình thành phôi thai nên không thể phòng bệnh. Chỉ có cách duy nhất là khi mang thai tất cả các mẹ bầu ở mọi lứa tuổi cần khám, quản lý thai nghén và sàng lọc trước sinh đầy đủ. Sàng lọc phát hiện sớm thai có nguy cơ bị Down thực hiện sớm ngay từ tuần thứ 10 với xét nghiệm NIPT tại các bệnh viện lớn như bệnh viện MEDLATEC. Và nếu các test sàng lọc của bạn cho thấy thai nhi có nguy cơ cao bị Down, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia để được hướng dẫn và lựa chọn phương pháp chẩn đoán tốt nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Down</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Down</strong> có thể được chẩn đoán ngày từ lúc trẻ trong bụng mẹ hoặc ngay sau sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm NIPT giúp&nbsp;sàng lọc sớm&nbsp;di tật thai nhi ngay từ tuần thứ 10" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_20200725_xet-nghiem-nipt-la-gi-01.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm NIPT giúp&nbsp;sàng lọc sớm&nbsp;di tật thai nhi ngay từ tuần thứ 10</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm chẩn đoán trong thai kỳ</strong>: Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc là dương tính hoặc thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, bạn cần phải làm xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán. Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sinh thiết gai rau (CVS): Thủ thuật thường được tiến hành sớm, ở tuần thai thứ 10-13. Các tế bào sẽ được lấy từ rau thai và dùng để nuôi cấy và phân tích các nhiễm sắc thể của thai nhi.</li> <li style="text-align: justify;">Chọc ối: Thời điểm chọc ối tốt nhất là khi thai 16-18 tuần. Mẫu nước ối sẽ được lấy ra thông qua kim nhỏ và thủ thuật được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Mẫu này sẽ được dùng để phân tích nhiễm sắc thể của thai.</li> <li style="text-align: justify;">Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ: Khi các cặp vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Với những người có nguy cơ cao sinh con bất thường hoặc có bất thường NST có thể lựa chọn xét nghiệm các phôi trước khi cấy. Phôi sẽ được kiểm tra để tìm ra các bất thường về di truyền trước khi được cấy vào tử cung.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán cho trẻ sơ sinh</strong>: Chẩn đoán sau khi sinh thường được hướng tới khi quan sát em bé thấy có những hình thái đặc trưng về kiểu hình ngoài của trẻ bị Down. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để xác định bộ nhiễm sắc thể của trẻ có 3 NST số 21 ở tất cả các tế bào hoặc một số tế bào.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Down</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Down là bệnh lý do bất thường NST nên không có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị và cải thiện triệu chứng. Trẻ phải sống chúng với bệnh và cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào người khác. Một số bất thường kèm theo có thể điều trị chuyên khoa như tim bẩm sinh có thể phẫu thuật được, suy giáp điều trị bằng hormone thay thế.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các liệu pháp y tế, phục hồi chức năng cần thiết giúp trẻ trong quá phát triển, dạy trẻ về ngôn ngữ, hành vi.</li> <li style="text-align: justify;">Gia đình cho trẻ theo học các lớp đặc biệt để trẻ được chăm sóc chu đáo, được dạy từng vấn đề cơ bản, học tập ở mức độ đơn giản.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Việc chăm sóc cho trẻ và người mắc bệnh Down, tạo điều kiện và môi trường sống tốt sẽ giúp người mắc bệnh Down tăng tuổi thọ đáng kể. Một số người mắc hội chứng Down có thể tham gia học tập và tham gia một số lĩnh vực công việc như: người mẫu, họa sĩ, giáo viên, nhà xã hội học…Ngày nay, một số nghiên cứu đã thử áp dụng phương pháp tế bào gốc trong điều trị cho những người được chẩn đoán mắc hội chứng Down. Vấn đề này mặc dù đang được nghiên cứu và giá thành cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, những trẻ được điều trị thấy rõ cải thiện và hi vọng trong tương lai nhiều nghiên cứu sẽ làm rõ hơn về hiệu quả điều trị.</p> <p><strong>Sàng lọc trước sinh với hội chứng Down</strong></p> <p>Sàng lọc hội chứng Down được tiến hành với tất cả phụ nữ mang thai trên nhiều quốc gia. Các xét nghiệm sàng lọc được khuyến cáo cho tất cả các thai phụ ở tất cả các độ tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Sàng lọc trước sinh cần hiểu bao gồm cả siêu âm hình thái học thai nhi loại trừ những bất thường hình thái đặc trưng của hội chứng Down như dày da gáy, ngón tay út thường có hai đốt, dị tật tim mạch kèm theo</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra là các xét nghiệm sinh hóa như Double hay triple test.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ba tháng đầu thai kỳ: Test sàng lọc là Double test. Cần phải khai thác các thông tin từ mẹ, lấy máu mẹ đo PAPP-A, free β-HCG và không thể thiếu thông tin siêu âm 4D: đo độ mờ da gáy và chiều dài đầu mông thai.</li> <li style="text-align: justify;">Ba tháng giữa thai kỳ: Xét nghiệm Triple test cần các yếu tố trong máu liên quan đến thai nghén bao gồm: alpha fetoprotein, estriol- uE3 và HCG.</li> <li style="text-align: justify;">Với xét nghiệm sàng lọc trước sinh như NIPT (Non – Invasive Prenatal Test): Đây được coi là phương pháp xét nghiệm trước sinh hiện đại nhất, xét nghiệm này dựa trên sự phân tích free- AND của thai nhi trong máu mẹ. Từ đó phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể ở thời điểm rất sớm với độ chính xác lên đến 99%, có thể thực hiện sớm nhất khi thai 10 tuần tuổi. Với việc chỉ lấy máu ở ven tay của mẹ thì xét NIPT hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai.</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-down-smqxe
Bệnh sốt rét
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh sốt rét</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sốt rét nằm trong danh sách những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người. Sốt rét phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Hàng năm trên thế giới ghi nhận tới 515 triệu người mắc sốt rét, trong đó khoảng 1 - 3 triệu người tử vong và phần lớn là trẻ em sống ở nam sa mạc Sahara và lục địa châu Phi. Căn bệnh này là một trở ngại đáng kể đối với nền kinh tế.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam bệnh sốt rét hoành hành quanh năm. Đầu và cuối mùa mưa ở các tỉnh rừng núi phía Bắc là mùa cao điểm của sốt rét. Tương tự ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam Bộ, sốt rét gây bệnh trong suốt mùa mưa.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh sốt rét nếu được cấp cứu và điều trị đúng cách, kịp thời thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục. Nhưng nếu bệnh trở nặng thì sẽ diễn tiến vô cùng nhanh chóng và khiến người bệnh tử vong chỉ trong vài giờ đồng hồ hoặc trong vài ngày. Do vậy đa số các ca sốt rét thể nặng cần được chăm sóc và điều trị với chế độ đặc biệt, tỷ lệ tử vong khi mắc sốt rét có thể lên tới 20%.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt rét nằm trong danh sách những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_20200628_sot-ret.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt rét nằm trong danh sách những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người</em></p> <p style="text-align: justify;">Đối với trẻ em khi bị sốt rét nghiêm trọng sẽ dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não trực tiếp và mất máu do sốt rét thể não. Nếu trẻ may mắn sống sót sau khi bị sốt rét thể não thì vẫn có nguy cơ trải qua di chứng suy giảm nhận thức và thần kinh, động kinh hoặc rối loạn nhận thức về sau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh sốt rét</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tác nhân chủ yếu gây ra sốt rét là loài ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium. Có 5 loài ký sinh trùng thuộc chi này truyền nhiễm bệnh sốt rét ở người, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium falciparum: cực kỳ nguy hiểm.</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium malariae: gây bệnh nhưng nguy cơ tử vong thấp hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium ovale: cũng gây bệnh nhưng ít biến chứng tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium vivax: nguy hiểm ngang với loài Plasmodium falciparum.</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium knowlesi: gây sốt rét trên loài khỉ, thường hoạt động ở khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn có thể lây bệnh cho con người.</p> <p style="text-align: justify;">Trung gian chứa ký sinh trùng gây bệnh là muỗi Anopheles. Các loài ký sinh trùng chỉ tồn tại trong cơ thể của muỗi và trong máu người chứ không lưu lạc tự do bên ngoài môi trường. Tổng cộng có tới hơn 422 loài muỗi Anopheles, trong đó có 40 loài là trung gian chính truyền bệnh sốt rét.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trung gian chứa ký sinh trùng gây bệnh là muỗi Anopheles" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_muoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trung gian chứa ký sinh trùng gây bệnh là muỗi Anopheles</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh sốt rét</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mỗi loài ký sinh trùng khác nhau sẽ có thời gian ủ bệnh tới khi biểu hiện các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium falciparum: từ 9 - 14 ngày (trung bình là 12 ngày).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Plasmodium falciparum có thời gian ủ bệnh&nbsp;từ 9 - 14 ngày" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_sot-ret-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Plasmodium falciparum có thời gian ủ bệnh&nbsp;từ 9 - 14 ngày</em></p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium malariae: từ 20 đến thậm chí vài tháng.</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium vivax: từ 12 - 17 ngày (trung bình là 14 ngày).</p> <p style="text-align: justify;">- Plasmodium ovale: từ 11 ngày đến 10 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bị sốt rét do lây nhiễm từ việc truyền máu thì thời gian ủ bệnh còn tùy theo lượng ký sinh trùng tồn tại trong máu truyền vào, nhưng trung bình thời gian ủ bệnh khá ngắn chỉ kéo dài trong vài ngày là bắt đầu có triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Dựa trên phân loại của Tổ chức Y tế thế giới WHO về bệnh sốt rét, có 2 mức độ lâm sàng của bệnh sốt rét đang lưu hành tại Việt Nam đó là sốt rét thông thường và sốt rét ác tính. Mỗi thể lâm sàng lại có các dấu hiệu khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện của sốt rét thông thường</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sốt rét thông thường là khi bệnh nhân chưa xuất hiện các biến chứng và được nhận diện thông qua các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn sốt sơ nhiễm: người bệnh phát giác cơn sốt đầu tiên và thường không đặc trưng, bệnh nhân có thể bị sốt cao kéo dài trong khoảng vài ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn sốt điển hình: người bệnh trải qua 3 giai đoạn của một cơn sốt rét điển hình:</p> <p style="text-align: justify;">+ Rét run: toàn thân rét run, nổi da gà, môi tái và giai đoạn này kéo dài&nbsp; từ 30 phút tới 2 giờ đồng hồ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sốt nóng: tình trạng rét run giảm dần, thay vào đó cơ thể nóng lên, đo nhiệt độ có thể lên tới 40 - 41 độ C kèm theo các biểu hiện như thở nhanh, mặt đỏ, mạch nhanh, khát nước, đau đầu, da khô nóng, cảm thấy đau tức nhẹ vùng gan lách. Thời gian kéo dài của giai đoạn này là từ 1 - 3 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vã mồ hôi: thân nhiệt hạ nhanh, khát nước, mạch bình thường, giảm nhức đầu, vã mồ hôi, cảm thấy dễ chịu hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn sốt thể cụt: hay gặp ở những bệnh nhân đã từng bị sốt rét nhiều năm trước đó. Đặc điểm là chỉ thấy rét run, sốt không thành cơn và mỗi lần sẽ bị sốt trong khoảng 1 - 2 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể ký sinh trùng lạnh: hay còn gọi là người lành chứa ký sinh trùng, khi xét nghiệm máu những bệnh&nbsp; nhân này phát hiện thấy có ký sinh trùng nhưng không có biểu hiện sốt. Người bệnh vẫn có khả năng lao động cũng như sinh hoạt bình thường. Thể ký sinh trùng lạnh gặp nhiều ở các khu vực có dịch tễ bệnh sốt rét nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Mỗi loại ký sinh trùng sẽ gây nên các chu kỳ sốt rét khác nhau, ví dụ như:</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt do Plasmodium vivax: cứ cách 1 ngày lại lên cơn sốt 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt do Plasmodium falciparum: loại này rất nguy hiểm, gây sốt liên tục hàng ngày và cơn sốt thường có tính chất nghiêm trọng, ác tính, nếu không có biện pháp xử lý thì nguy cơ tử vong cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt do Plasmodium ovale và Plasmodium malariae: cách 3 ngày lại sốt 1 cơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các dấu hiệu của sốt rét ác tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sốt rét ác tính là khi bệnh nhân đã bộc lộ các biến chứng:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Thể não: đây là triệu chứng chiếm tới 80 - 95% trong số các ca bị sốt rét ác tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn ý thức (mê sảng, li bì hoặc vật vã, nói nhảm), mất ngủ nhiều, sốt cao liên tục, đầu đau nhức dữ dội, nôn mửa hoặc thường xuyên bị tiêu chảy.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng tâm thần: hôn mê (đột ngột hoặc xảy ra từ từ, dần chìm vào hôn mê sâu), co giật giống như bị động kinh, rối loạn cơ vòng, giãn đồng tử.</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy thận, đi tiểu ít hoặc vô niệu, nồng độ ure huyết cao, tán huyết ồ ạt gây tiểu huyết sắc tố.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biến chứng tử vong của thể não khá cao có thể lên tới 20 - 50%.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thể não là triệu chứng chiếm tới 80 - 95% trong số các ca bị sốt rét ác tính" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thể não là triệu chứng chiếm tới 80 - 95% trong số các ca bị sốt rét ác tính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thể giá lạnh: huyết áp giảm, ra nhiều mô hôi, toàn thân lạnh, da xanh tái, đau đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể tiểu huyết sắc tố: nguyên nhân là do hiện tượng tán huyết ồ ạt với diễn biến nặng, có thể gây nên suy thận, truỵ tim mạch. Các biểu hiện điển hình bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân sốt dữ dội theo từng cơn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nôn khan hoặc nôn ra dịch màu vàng kèm theo đau lưng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vàng niêm mạc, vàng da.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nước tiểu màu nâu đỏ, sau chuyển thành màu nước vối đặc hoặc có màu cà phê, tiểu ít dần hoặc vô niệu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Huyết sắc&nbsp; tố và hồng cầu giảm mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu oxy, thiếu máu cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể gan mật:</p> <p style="text-align: justify;">+ Da và mắt chuyển màu vàng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nước tiểu và phân màu vàng chứa nhiều muối mật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Buồn nôn và nôn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rơi vào hôn mê.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể phổi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh bị thở nhanh, khó thở, tím tái.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khạc ra bọt có màu hồng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đáy phổi xuất hiện nhiều ran ngáy, ran ẩm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể tiêu hoá: nôn mửa, đau bụng, hạ thân nhiệt, tiêu chảy cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt rét ở trẻ em:</p> <p style="text-align: justify;">+ Những trẻ trên 6 tháng tuổi có nguy cơ cao mắc sốt rét vì không còn khả năng được bảo vệ bởi hệ miễn dịch của mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện khi trẻ bị sốt rét: nôn, bụng chướng, tiêu chảy, sốt cao liên tục, dấu hiệu màng não thậm chí co giật, gan lách to và khả năng tử vong cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt rét ở phụ nữ có thai: đây là đối tượng dễ gặp sốt rét ác tính và nguy cơ cao sẽ dẫn tới sảy thai, thai lưu hoặc bị sinh non.</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt rét bẩm sinh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tình trạng này khá hiếm gặp, thường là do mẹ bị sốt rét khi mang thai khiến cho tế bào nhau thai bị tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ có biểu hiện sốt rét ngay khi chào đời: sốt, quấy khóc, gan lách to, vàng da.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh sốt rét</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Máu là con đường lây truyền chính của bệnh sốt rét, bao gồm 4 phương thức như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Do vật trung gian là muỗi: chiếm đại đa số các ca mắc sốt rét.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Do vật trung gian là muỗi" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-sot-ret.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Do vật trung gian là muỗi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Do nguồn máu được truyền có chứa ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng chung bơm kim tiêm dính máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh sốt rét</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các nhân tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Di cư, đi công tác hoặc du lịch tới những vùng sốt rét đang&nbsp; hoành hành.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ dân trí thấp không được phổ biến rộng rãi kiến thức về bệnh sốt rét.</p> <p style="text-align: justify;">- Tập quán lên rừng canh tác nương rẫy, ngủ qua đêm trên rừng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tập quán lên rừng canh tác nương rẫy, ngủ qua đêm trên rừng" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-sot-ret-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập quán lên rừng canh tác nương rẫy, ngủ qua đêm trên rừng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Môi trường sống ẩm thấp, ô nhiễm là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của các loài muỗi mang mầm bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sốt rét</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có thể là các biểu hiện với 4 đặc điểm điển hình sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Đang bị sốt trên 37,5 độ C, hoặc đã bị sốt liên tục trong 3 ngày gần nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Không rõ nguyên nhân vì sao bị sốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Đã từng hoặc đang ở trong vùng lưu hành sốt rét trong khoảng 9 tháng trở lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Đáp ứng tốt với thuốc điều trị sốt rét trong 3 ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một ca được xác định là mắc sốt rét là khi có kết quả dương tính thực hiện bằng các xét nghiệm sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp nhuộm Giemsa: phương pháp này có giá trị trong việc tìm dấu hiệu ký sinh trùng sốt rét khi soi lam máu được nhuộm Giemsa dưới kính hiển vi quang học.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp nhuộm Giemsa" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_lam-mau-plasmodium-vivax.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phương pháp nhuộm Giemsa</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp QBC - Quantitative Buffy Coat: dùng kính hiển vi huỳnh quang để soi.</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp nhuộm nhanh AO - Acridine Orange: dùng kính hiển vi huỳnh quang để soi.</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp sinh học phân tử (PCR - polymerase chain reaction): khá nhạy trong việc phát hiện ký sinh trùng/mm3 máu, đồng thời có khả năng giúp chẩn đoán sốt rét tái phát hoặc tái nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">- Các test chẩn đoán nhanh: giúp phát hiện ra kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét tồn tại trong máu dựa trên biện pháp miễn dịch sắc ký.</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp phát hiện kháng thể kháng ký sinh trùng sốt rét: phát hiện kháng thể có trong huyết&nbsp; thanh của người bị sốt rét bằng phương pháp miễn dịch gắn men ELISA và phương pháp huỳnh quang gián tiếp IFAT.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra cần chẩn đoán phân biệt sốt rét với các bệnh có tính chất tương tự khác như:</p> <p style="text-align: justify;">- Phân biệt sốt rét thể so nhiễm với sốt xuất huyết Dengue độ 1, sốt mò, nhiễm siêu vi đường hô hấp trên (cúm, Adenovirus), thương hàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Phân biệt thể sốt rét tái phát với áp xe gan, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết và viêm đường mật.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sốt rét</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cắt cơn sốt</strong></h4> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax có thể dùng các thuốc:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Chloroquine dùng trong 3 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hoặc Artesunat dùng trong 7 ngày (không chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu trừ khi bệnh nhân bị sốt rét ác tính).</p> <p style="text-align: justify;">+ Hoặc Quinin sulfat dùng trong 7 ngày, uống 3 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum:</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng thuốc phối hợp có dẫn xuất artemisinin: CV artecan hoặc thuốc viên Arterakine.</p> <p style="text-align: justify;">- Liều lượng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ em &lt; 3 tuổi: 1 viên cho ngày đầu, 2 ngày sau mỗi ngày dùng nửa viên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ em từ 3 - dưới 8 tuổi: ngày đầu uống 2 viên, 2 ngày sau dùng mỗi ngày 1 viên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ em, thiếu niên từ 8 - dưới 15 tuổi: ngày đầu uống 3 viên, 2 ngày sau mỗi ngày 1,5 viên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Từ 15 tuổi trở lên: ngày đầu là 4 viên, 2 ngày sau uống mỗi ngày 2 viên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lưu ý: phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không được sử dụng.</p> <h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị chống tái phát và lây lan</strong></h4> <p style="text-align: justify;">Điều trị bằng Primaquine dạng viên 13,2mg:</p> <p style="text-align: justify;">- Chữa sốt rét nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum: uống trong 1 ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị bằng Primaquine dạng viên" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-sot-ret-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị bằng Primaquine dạng viên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với ký sinh trùng Plasmodium vivax: uống 10 ngày liên tục.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định: không dùng thuốc này cho bệnh nhi dưới 3 tuổi, thai phụ, người thiếu men G6PD và người bị bệnh gan.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cách điều trị sốt rét thể ác tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dùng Artesunat theo đường tiêm tĩnh mạch. Điều trị cho tới khi người bệnh uống được thì dùng thuốc đường uống trong 7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Nhìn chung, việc sử dụng thuốc trong điều trị sốt rét bác sĩ sẽ có sự cân nhắc về liều lượng trong từng trường hợp cụ thể, dựa trên các triệu chứng, biến chứng của mỗi loại sốt rét.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-sot-ret-sqlwu
Bệnh herpes zoster
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút Varicella-zoster (VZV) gây ra hai bệnh cảnh khác nhau về mặt lâm sàng. Khi nhiễm VZV nguyên phát, người bệnh sẽ mắc bệnh thủy đậu, được đặc trưng bởi các tổn thương mụn nước trên nền ban đỏ ở các giai đoạn phát triển khác nhau,các tổn thương tập trung nhiều nhất ở mặt và thân. Herpes zoster, còn được gọi là bệnh zona, là kết quả của việc tái hoạt động vi rút VZV tiềm ẩn sau khi chúng khu trú lại tại hạch cảm giác sau thời kỳ bệnh thủy đậu. Herpes zoster có đặc điểm là nổi mụn nước một bên, gây nhiều đau đớn cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Ở Hoa Kỳ, herpes zoster xảy ra ở hơn 1,2 triệu người hàng năm, ước tính có khoảng 30% người ở Hoa Kỳ sẽ bị herpes zoster trong suốt cuộc đời của họ. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, có lẽ liên quan đến sự suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào đặc hiệu của virus (VZV). Tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster ngày càng tăng trên khắp thế giới, lý do cho sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster là không rõ ràng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ở Hoa Kỳ, herpes zoster xảy ra ở hơn 1,2 triệu người hàng năm" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ở Hoa Kỳ, herpes zoster xảy ra ở hơn 1,2 triệu người hàng năm</em></p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong khi bệnh herpes zoster hay xảy ra ở người trung niên. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra quanh năm tuy nhiên thường gặp hơn vào mùa đông xuân, mức độ mắc bệnh thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh. Dịch bệnh thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như các dịch bệnh có tác nhân vi rút lây qua đường hô hấp khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Herpes zoster có tác nhân gây bệnh là vi rút Varicella-Zoster, thuộc phân họ alphaherpesviridae trong họ Herpesviridae, chi Varicellovirus . Vi rút Varicella-Zoster có đường kính 150-200 nm và chứa bộ gen DNA sợi kép (125 kbp) tuyến tính, được bao bọc bên trong một capsid hình mặt phẳng, và được bao quanh bởi một lớp vỏ phospholipid. VZV phát triển chậm trong các tế bào nguyên bào sợi lưỡng bội của người, và sẽ gắn vào tế bào chủ, dẫn đến các hạt virus ít lưu hành trong máu hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Herpes zoster có tác nhân gây bệnh là vi rút Varicella-Zoster" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Herpes zoster có tác nhân gây bệnh là vi rút Varicella-Zoster</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh zona (herpes zoster) là do sự tái hoạt của VZV tiềm ẩn. Nguy cơ bị bệnh zona tăng dần theo tuổi tác, đặc biệt là sau 50 tuổi. Bệnh được đặc trưng bởi sự bùng phát của các tổn thương mụn nước cùng với tình trạng viêm ở vùng da được chi phối bởi rễ lưng hoặc hạch thần kinh cảm giác sọ. Có thể xảy ra hội chứng đau dây thần kinh, đặc trưng bởi cơn đau dai dẳng trên da trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi hết nhiễm trùng. Ở những bệnh nhân bị suy giảm hoặc ức chế miễn dịch, nhiễm trùng có thể lan tỏa liên quan đến các cơ quan nội tạng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của herpes zoster thường là phát ban và viêm dây thần kinh cấp tính. Dưới 20 % bệnh nhân phát ban có các triệu chứng toàn thân đáng kể, chẳng hạn như nhức đầu, sốt, khó chịu hoặc mệt mỏi.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Phát ban</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Phát ban bắt đầu dưới dạng các sẩn ban đỏ, thường ở một vùng da đơn lẻ hoặc một số vùng da liền kề nhau. Sự phân bố trên da của phát ban mụn nước của herpes zoster tương ứng với các vùng chi phối cảm giác của hạch có liên quan.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong vòng vài ngày, mụn nước được gộp lại thành nhóm là biểu hiện chủ yếu, phát ban sau đó trở thành mụn mủ. Ban có thể xuất huyết ở những người bị ức chế miễn dịch và những người tuổi cao.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh nổi mụn nước khi nhiễm&nbsp;vi rút Varicella-zoster (VZV)" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bệnh nổi mụn nước khi nhiễm&nbsp;vi rút Varicella-zoster (VZV)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ở những người có khả năng miễn dịch bình thường, các tổn thương bệnh đóng vảy từ 7 đến 10 ngày và không còn được coi là có khả năng lây nhiễm. Sẹo giảm hoặc tăng sắc tố có thể tồn tại vài tháng đến nhiều năm sau khi herpes zoster đã khỏi. Khi các tổn thương mới vẫn tồn tại hơn một tuần sau khi xuất hiện sẽ là bằng chứng về khả năng suy giảm miễn dịch tiềm ẩn của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù phát ban có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào, nhưng vùng da ngực và thắt lưng thường gặp nhất. Một số bệnh nhân cũng có thể có một vài mụn nước rải rác, phản ánh sự hiện diện của vi rút varicella-zoster (VZV) sớm trong bệnh herpes zoster.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm giác mạc do herpes zoster</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Hay còn gọi là herpes zoster mắt, có thể do sự tham gia của nhánh nhãn cầu của dây thần kinh sinh ba của sọ não. Zona ở mắt có thể đe dọa đến thị giác của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Viêm dây thần kinh cấp tính</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Đau là triệu chứng phổ biến nhất của herpes zoster. Hầu hết các bệnh nhân mô tả có cảm giác "bỏng rát", "đau nhói" hoặc "như dao đâm". Phần lớn bệnh nhân bị đau trước khi phát ban ở vùng da bị ảnh hưởng. Cơn đau thần kinh có thể liên tục hoặc không liên tục và thường xảy ra trước khi phát ban từ hai đến ba ngày, nhưng khoảng thời gian này có thể dài hơn. Trước khi phát ban, cơn đau thần kinh thường bị lầm tưởng là một bệnh khác, chẳng hạn như đau thắt ngực, viêm túi mật, viêm ruột thừa, bệnh đĩa đệm cột sống hoặc đau quặn thận,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đau dây thần kinh sau gáy (PHN): Là cơn đau đáng kể kéo dài trong 90 ngày sau khi bắt đầu phát ban. Các triệu chứng cảm giác cũng có thể bao gồm tê, rối loạn tiêu hóa, ngứa và dị ứng ở vùng da bị ảnh hưởng. Khoảng 10-15 % bệnh nhân bị herpes zoster sẽ phát triển PHN</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh mụn rộp ở mắt : Khi bệnh herpes zoster có liên quan đến dây thần kinh sọ V, có thể dẫn đến giảm thị lực và mù lòa</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Ramsay Hunt (herpes zoster oticus): Bao gồm bộ ba triệu chứng: Liệt mặt hai bên, đau tai và mụn nước trong ống thính giác hoặc trên màng nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bội nhiễm vi khuẩn</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bội nhiễm vi khuẩn" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bội nhiễm vi khuẩn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm virus lan tỏa nội tạng</p> <p style="text-align: justify;">- Các biến chứng thần kinh khác: Viêm màng não, viêm não, bệnh thần kinh vận động, viêm tủy, Hội chứng Guillain-Barré,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những người bị herpes zoster có thể truyền vi rút varicella-zoster (VZV), gây bệnh thủy đậu (thủy đậu) cho những người tiếp xúc chưa từng bị varicella (tức là chưa từng tiêm varicella hoặc vắc xin thủy đậu ).</p> <p style="text-align: justify;">VZV lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương herpes zoster đang hoạt động hoặc qua đường lây truyền trong không khí từ những người bị herpes zoster khu trú. Các tổn thương được coi là không lây nhiễm sau khi đóng vảy.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Quá trình diễn biến tự nhiên của herpes zoster bị ảnh hưởng bởi tình trạng miễn dịch của vật chủ. Sự tái hoạt của vi rút VZV bị ảnh hưởng bởi quá trình phát sinh miễn dịch liên quan đến tuổi, suy giảm miễn dịch liên quan đến bệnh, hoặc ức chế miễn dịch gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi: Tuổi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sự phát triển của herpes zoster. Có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster theo độ tuổi bắt đầu từ khoảng 50 tuổi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng biến chứng cũng tăng lên theo tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có nguy cơ tái hoạt động VZV tăng lên và tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn vì giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào T. Bao gồm những người cấy ghép tạng, ghép tủy, điều trị hóa chất, xạ trị, bệnh nhân nhiễm HIV.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tự miễn dịch: Tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster tăng lên ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch (viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột), chủ yếu liên quan đến việc sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Giới tính: Tỷ lệ herpes zoster cao hơn ở phụ nữ</p> <p style="text-align: justify;">+ Chủng tộc: Tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster thấp hơn đáng kể ở người Mỹ da đen so với người Mỹ da trắng</p> <p style="text-align: justify;">+ Chấn thương: Chấn thương thể chất có thể là một yếu tố nguy cơ của herpes zoster, đặc biệt là herpes zoster ở sọ</p> <p style="text-align: justify;">+ Các tình trạng bệnh đi kèm</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị herpes zoster có thể truyền vi rút varicella zoster (VZV) cho những người chưa bị thủy đậu và chưa được chủng ngừa thủy đậu . VZV lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc từ các tổn thương da chưa lành. Do đó để phòng bệnh herpes zoster cần phải:</p> <p style="text-align: justify;">- Che đậy tổn thương cẩn thận, cho người bệnh đeo khẩu trang</p> <p style="text-align: justify;">- Rửa tay thường xuyên</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tránh để bệnh nhân tiếp xúc với phụ nữ có thai chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm vắc xin thủy đậu , trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, và những người bị suy giảm miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho những người chưa từng mắc</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở những người suy giảm miễn dịch, chẩn đoán herpes zoster thường chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng (mụn nước mọc đơn phương hoặc thành cụm, thường đau ở vùng chi phối của dây thần kinh).</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, herpes zoster đôi khi có thể xuất hiện với các tổn thương da không điển hình (ví dụ xuất huyết), đặc biệt là ở những người bị suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm virus herpes simplex có thể phát triển các tổn thương mụn nước theo phân bố có thể bị nhầm lẫn với herpes zoster. Khi biểu hiện lâm sàng không chắc chắn, cần chỉ định thêm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các kỹ thuật chẩn đoán bao gồm xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA) và nuôi cấy vi rút.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm PCR hay được sử dụng vì có độ nhạy cao nhất để chẩn đoán herpes zoster" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_xet-nghiem-pcr.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm PCR hay được sử dụng vì có độ nhạy cao nhất để chẩn đoán herpes zoster</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm PCR hay được sử dụng vì có độ nhạy cao nhất để chẩn đoán herpes zoster (&gt; 95%) và nhanh hơn (≤1 ngày) so với các kỹ thuật nuôi cấy thông thường. Xét nghiệm PCR có thể được sử dụng bệnh phẩm là các tổn thương ở tất cả các giai đoạn, bao gồm cả các tổn thương ở giai đoạn muộn (loét và đóng vảy). PCR cũng chẩn đoán được với bệnh phẩm dịch não tủy, máu và các bệnh phẩm khác (thủy tinh thể, dịch rửa phế quản phế nang).</p> <p style="text-align: justify;">- Khi không có xét nghiệm PCR, có thể làm xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA) qua các vết xước từ các tổn thương da mụn nước chưa đóng vảy. Xét nghiệm DFA có kết quả trong khoảng hai giờ. Độ nhạy của DFA thấp hơn đáng kể so với xét nghiệm PCR, chỉ xấp xỉ 55 % so với PCR. DFA thường bị giới hạn bởi chất lượng của bệnh phẩm vì phải có đủ tế bào da bị nhiễm bệnh trên phiến kính để đảm bảo xét nghiệm hợp lệ.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy vi rút: Phương pháp này có độ nhạy từ 50- 75 % trong các mẫu dương tính với PCR. Độ nhạy của nuôi cấy phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của tổn thương (tổn thương càng gần lành thì khả năng có vi rút nuôi cấy trong tổn thương càng ít); Ngoài ra, nuôi cấy có thể âm tính giả nếu đã bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh herpes zoster</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của herpes zoster không biến chứng thường bao gồm phát ban mụn nước ở da và viêm dây thần kinh cấp tính, trước hoặc xảy ra đồng thời với phát ban. Phát ban thường chỉ giới hạn ở một vùng da, nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng đến hai hoặc ba vùng da lân cận. Một số bệnh nhân cũng có thể có một vài mụn nước rải rác nằm cách xa vùng da có liên quan. Việc điều trị herpes zoster bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>1. Liệu pháp kháng vi rút</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">a, Mục tiêu</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian đau liên quan đến viêm dây thần kinh cấp tính</p> <p style="text-align: justify;">- Thúc đẩy nhanh chóng chữa lành các tổn thương da</p> <p style="text-align: justify;">- Ngăn ngừa hình thành tổn thương mới</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm sự phát tán của vi rút để giảm nguy cơ lây truyền</p> <p style="text-align: justify;">- Ngăn ngừa biến chứng đau sau zona</p> <p style="text-align: justify;">b, Điều trị cụ thể</p> <p style="text-align: justify;">- Nên bắt đầu điều trị thuốc kháng vi rút trong vòng 72 giờ sau khi khởi phát triệu chứng để đạt hiệu quả tối ưu</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị: Có thể sử dụng valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir, cả 3 thuốc cho hiệu quả tương đương. Liều được sử dụng để điều trị herpes zoster như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Valacyclovir: 1000mg x 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Famciclovir: 500mg x 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nhiem-herpes-zoster-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Acyclovir: 800mg x 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày</p> <p style="text-align: justify;">Các tác dụng phụ không phổ biến có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau đầu.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>2. Điều trị hỗ trợ</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân zona không có biến chứng, không cần thiết sử dụng thường quy các điều trị hỗ trợ. Với những trường hợp có biến chứng như viêm dây thần kinh và đau nhiều, có thể sử dụng các thuốc hỗ trợ</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân bị đau nhẹ, thuốc chống viêm không steroid và acetaminophen có thể là những tác nhân hữu ích để giảm đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những người bị đau vừa đến nặng làm rối loạn giấc ngủ, việc xử trí có thể khó khăn hơn và có thể cần thêm các thuốc giảm đau khác tùy theo quyết định của bác sĩ với từng trường hợp cụ thể</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm vi khuẩn bội nhiễm: Kháng sinh kết hợp, thường dùng nhóm tác dụng tốt trên vi khuẩn gram dương và tụ cầu</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>3. Điều trị zona tái phát</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị zona tái phát nên được điều trị bằng liệu pháp kháng vi rút với liều lượng và thời gian tương tự như điều trị đợt đầu. Tuy nhiên, các đợt zona tái phát là không phổ biến. Do đó, cần nuôi cấy vi rút hoặc làm các xét nghiệm phát hiện khác để chản đoán xác định</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-herpes-zoster-spzmx
Hội chứng liệt nửa người
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng liệt nửa người</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng liệt nửa người là hội chứng gây nên do tổn thương bó tháp, có thể có hoặc không có tổn thương thần kinh sọ kèm theo với biểu hiện lâm sàng là tình trạng mất vận động hữu ý ở tay và chân cùng bên cơ thể.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng liệt nửa người" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_liet-nua-nguoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng liệt nửa người</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giải phẫu bó tháp: con đường vận động chủ động gồm hai nơron: nơron thứ nhất ở vỏ não (vị trí hồi trán lên), bó tháp được hình thành từ sợi trục của những noron này. Từ vỏ não bó tháp đi qua bao trong xuống thân não. Tại vị trí 1/3 dưới hành tuỷ 9/10 số sợi của bó tháp bắt chéo qua đường giữa sang bên đối diện tạo thành bó tháp chéo để tiếp tục đi xuống tuỳ 1/10 các sợi con lại của bó tháp tiếp tục đi thẳng xuống tuỷ sống được gọi là bó tháp thẳng. Sừng trước tuỷ là vị trí bắt đầu cửa noron vận động thứ 2. Bó tháp thẳng có các sợi bắt chéo qua đường giữa để chi phối nơron vận động ở bên đối diện và bó tháp chéo tách ra các nhánh chi phối các nơron vận động cùng bên.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân gây liệt nửa người có thể do tổn thương thần kinh trung ương tại vị trí não bộ hoặc tủy sống. Do tính chất bắt chéo của bó tháp nên tổn thương não sẽ gây ra liệt nửa người bên đối diện, tổn thương tủy sẽ gây liệt cùng bên tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">- Diễn biến bệnh có thể xảy ra đột ngột, cấp tính hoặc từ từ chậm chạp tùy vào nguyên nhân gây bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng liệt nửa người</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân cấp tính: chấn thương não, chấn thương tủy gây chảy máu trong não hay tủy sống, chấn thương cột sống gây chèn ép tủy, đột quỵ não (nhồi máu, xuất huyết), nhồi máu tủy, do viêm não, viêm tủy sống…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210909/20210909_liet-nua-nguoi-1.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân ít cấp tính hơn: u não, u tủy sống, rỗng tủy, bệnh lí não miễn dịch…</p> <p style="text-align: justify;">Trong đó 1 số yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi tăng nguy cơ gây bệnh như: THA, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, hút thuốc lá, bệnh lí van tim, rối loạn nhịp tim, dùng thuốc tránh thai… tăng nguy cơ đột quỵ não, bệnh lí loạn dưỡng chất trắng, viêm mạch…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng liệt nửa người</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá tình trạng liệt nửa người gồm: đánh giá cơ lực giúp đánh giá mức độ liệt, trương lực cơ và phản xạ gân xương giúp định hình tính chất liệt cứng hay liệt mềm, đánh giá rối loạn cảm giác đi kèm, rối loạn cơ tròn, các phản xạ tủy khác…</p> <p style="text-align: justify;">- Khám vận động: các nghiệm pháp khám như Raimiste (tay), Barré chi trên và chi dưới, Mingazzini ở chi dưới,…</p> <p style="text-align: justify;">Mức độ liệt thông qua thang điểm đánh giá cơ lực Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Vương quốc Anh như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Độ 0/5 : Không có sự co cơ</li> <li style="text-align: justify;">Độ 1/5: co cơ nhìn thấy được nhưng không hoặc gây ra cử động chi rất nhỏ</li> <li style="text-align: justify;">Độ 2/5: Có cử động chi nhưng không thắng được trọng lực</li> <li style="text-align: justify;">Độ 3/5: Cử động thắng trọng lực nhưng không thắng được sức cản</li> <li style="text-align: justify;">Độ 4/5: Cử động thắng được phần nào sức cản của người khám</li> <li style="text-align: justify;">Độ 5/5: Cơ lực bình thường</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Liệt chi trên chi dưới có thể đồng đều hoặc không phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Ví dụ tổn thương vùng vỏ não thường liệt không đồng đều, tổn thương vùng bao trong thường liệt đồng đều chi trên và chi dưới.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Liệt chi dưới" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_liet-tu-chi-9319.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Liệt chi dưới</em></p> <p style="text-align: justify;">Ở các bệnh nhân bị hôn mê việc thăm khám có thể khó khăn hơn, chủ yếu bằng việc kích thích đau ở từng chi đánh giá mức độ phản ứng xem sức cơ bên nào yếu hơn, nghiệm pháp thả rơi liệt rơi xuống nhanh và nặng nề hơn bên không bị bệnh, hay quan sát tư thế bàn chân bị bệnh thường đổ ngoài…</p> <p style="text-align: justify;">Trương lực cơ, phản xạ gân xương thường tăng, có thể giảm trong trường hợp choáng tủy.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn cảm giác có thể xảy ra nửa người bên liệt: đánh giá cảm giác nông như đau, nóng lạnh, cảm giác sâu: tư thế, vị trí…với các mức độ giảm, mất.</p> <p style="text-align: justify;">- Các phản xạ tủy khác: phản xạ da bụng, da bừu..</p> <p style="text-align: justify;">- Dinh dưỡng: teo cơ, loét hay không, …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng liệt nửa người</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Để hồi phục bệnh cần có khoảng thời gian nhất định, có sự khác biệt ở từng nhóm nguyên nhân, từng cá thể bệnh. Có các trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn như đột quỵ não giai đoạn sớm được điều trị đúng (tiêu sợi huyết, lấy huyết khối..) giúp tái thông hoàn toàn tuần hoàn não, tụ máu não do chấn thương được giải phóng chèn ép… Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp diễn biến bệnh có thể để lại các di chứng yếu liệt không hồi phục, ảnh hưởng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Phương pháp điều trị phục hồi chức năng hết sức cần thiết để cải thiện di chứng, giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;">- Dự phòng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh (ví dụ tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim… gây nguy cơ đột quỵ, u não….)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_kham-phoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Khi đã được chẩn đoán bệnh cần tuân thủ điều trị</p> <p style="text-align: justify;">+ Chế độ sinh hoạt lành mạnh: không uống rượu bia, không hút thuốc lá, tập thể thao đều đặn, tránh các chấn thương vùng đầu, cổ..</p> <p style="text-align: justify;">+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, chiên xào rán, kiêng da nội tạng động vật, hạn chế tinh bột đường, hạn chế muối,… uống nhiều nước và tăng cường rau xanh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng liệt nửa người</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các bước chẩn đoán liệt nửa người gồm: chẩn đoán hội chứng, định khu tổn thương, chẩn đoán nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chẩn đoán các triệu chứng</strong> được xác định qua thăm khám không quá khó khăn, tuy nhiên cần đánh giá mức độ liệt để có kế hoạch chăm sóc phù hợp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán định khu tổn thương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây liệt nửa người có thể do tổn thương não bộ hoặc tổn thương ở tủy cổ cao cần đánh giá định khu để chỉ định các thăm dò phù hợp tìm nguyên nhân gây bệnh. Do đặc điểm giải phẫu, cấu trúc đường đi bó tháp, các cấu trúc thần kinh khác nhau nên tại mỗi vị trí tổn thương sẽ có đặc điểm lâm sàng riêng biệt. Để chẩn đoán định khu cần có sự đánh giá một cách tỉ mỉ, chính xác và toàn diện các dấu hiệu thần kinh khu trú khác đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương vỏ não: tính chất liệt nửa người không đồng đều chi trên và chi dưới, có thể phối hợp liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII trung ương, thất ngôn với tổn thương bán cầu ưu thế, rối loạn cảm giác không gian với tổn thương bán cầu không ưu thế…</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương vùng bao trong: thường liệt đồng đều chi trên và chi dưới, rối loạn cảm giác bên đối diện, có thể có hoặc không có liệt mặt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương vùng thân não: biểu hiện điển hình của hội chứng giao bên tức là tổn thương liệt vận động trung ương đối bên tổn thương, liệt thần kinh sọ ngoại vi cùng bên tổn thương hội chứng Weber (có liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện kèm liệt dây III bên tổn thương) do tổn thương cuống não</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Millard - Gubler&nbsp;(liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện và liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương).</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Schmidt (liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện và liệt dây IX, X, XI kiểu ngoại vi bên tổn thương).</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt nửa người do tổn thương tủy cổ cao: hội chứng Brown – Séquard với biểu hiện lâm sàng liệt vận động trung ương và cảm giác sâu bên tổn thương, mất hay giảm cảm giác đau và nhiệt bên đối diện dưới mức tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Chẩn đoán nguyên nhân liệt nửa người</strong></p> <p style="text-align: justify;">Từ việc định khu tổn thương sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc chỉ định các thăm dò chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm CT và MRI.</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ: Liệt nửa người xuất hiện đột ngột, CT và MRI có thể giúp phát hiện tổn thương tụ máu do chấn thương, tổn thương đột quỵ não thể nhồi máu hay xuất huyết não, tổn thương do tắc tĩnh mạch não, dị dạng mạch não….</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI chẩn đoán nguyên nhân gây liệt nửa người" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-hinh-MRI-05.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI chẩn đoán nguyên nhân gây liệt nửa người</em></p> <p style="text-align: justify;">Liệt nửa người xuất hiện từ từ do các khối choán chỗ (u não), viêm não bán cấp ….</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác: sinh hóa máu đánh giá các rối loạn chuyển hóa, rối loạn đông máu… là yếu tố nguy cơ đột quỵ não, thăm dò điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch …giúp đánh giá nguy cơ và nguyên nhân do tim mạch….</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Chẩn đoán phân bệt:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt liệt nửa người với các trường hợp:</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn phân ly: thường xuất hiện biểu hiện bệnh sau sang chấn tâm lý, triệu chứng bệnh thay đổi theo các tác động của yếu tố khách quan, có sự&nbsp;thay đổi trong các lần thăm khám và triệu chứng bệnh không logic.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệt Todd: chứng liệt có thể xuất hiện trong vòng vài giờ trong cơn động kinh cục bộ vận động hoặc cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát. Chẩn đoán dựa vào bệnh sử và diễn biến của liệt đặc biệt là tình trạng tái diễn triệu chứng có tính chất định hình, điện não đồ giúp phát hiện các bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện tượng mất chú ý nửa thân với biểu hiện mất nhận thức nửa thân, phủ định bên bệnh do tổn thương thùy đỉnh bán cầu không ưu thế.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng liệt nửa người</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh cần điều trị nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ: do tụ máu chấn thương, u não cần can thiệp ngoại khoa, tai biến đột quỵ não cần điều trị theo phác đồ,…</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra cần kế hoạch điều trị hỗ trợ quá trình hồi phục:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chăm sóc bên chi thể bị liệt: vật lí trị liệu cần thực hiện cầng sớm càng tốt nếu như không có chống chỉ định để tránh nguy cơ gây teo cơ, cứng khớp…. Luôn để tư thế chi ở trạng thái sinh lí.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vật lí trị liệu cần thực hiện cầng sớm càng tốt cho người bị liệt" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_Vat-ly-tri-lieu_21.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vật lí trị liệu cần thực hiện cầng sớm càng tốt cho người bị liệt</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Chăm sóc da vị trí tỳ đè (lăn trở, massage, nằm đệm nước hay đểm không khí có vách ngăn...) tránh loét</p> <p style="text-align: justify;">+ Đề phòng các nhiễm khuẩn cơ hội: nhiễm khuẩn tiết niệu do hạn chế vận động, do rối loạn cơ tròn, nhiễm khuẩn hô hấp do sặc hay do nằm lâu ứ đọng đờm rãi…</p> <p style="text-align: justify;">+ Chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ theo chế độ bệnh lí</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-liet-nua-nguoi-seile
Bệnh dây thần kinh tam thoa
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Dây thần kinh số V hay được gọi là dây thần kinh tam thoa, là dây thần kinh sọ lớn nhất trong 12 đôi dây thần kinh sọ não. Nhân dây thần kinh số V có 4 nhân: 1 nhân vận động và 3 nhân cảm giác nằm dài tại vùng thân não. Vị trí của nhân vận động nằm ở cầu não, phía trong nhân cảm giác chính, vị trí của nhân cảm giác chính nằm ở mặt bên cầu não, nhân gai tam thoa nằm ở hành não và tủy cổ cao, nhân trung não ở phần cầu não trên và trung não.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dây thần kinh số V" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_(1280x720)__day-than-kinh-so-v.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dây thần kinh số V</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đường đi của dây thần kinh tam thoa: dây thần kinh chia 2 rễ: rễ cảm giác lớn và rễ vận động nhỏ hơn khi đi ra từ cầu não, băng qua bể trước cầu não đi đến đỉnh xương đá, chui qua chỗ khuyết màng cứng để vào khoang Meckel. Từ đó hạch Gasser được tạo thành do các thân của sợi thần kinh lan rộng sau đó thần kinh số V chia thành 3 nhánh nhỏ bao gồm: Nhánh mắt (V1); Nhánh hàm trên (V2); Nhánh hàm dưới (V3).</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh tam thoa được bao quanh bởi nhiều mạch máu tạo thành vòng mạch máu bao quanh ít nhất một nửa rễ thần và vùng vào của rể thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh đau dây thần kinh số V có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, thường gặp là 50-70 tuổi, tỉ lệ gặp nữ nhiều hơn nam. Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, ít khi xảy ra hai bên, tỉ lệ đau dây thần kinh số 5 ở hai bên xảy ra với tỉ lệ khoảng 3-6%</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Thường không xác định rõ được nguyên nhân gây đau dây V, hay được chẩn đoán đau dây V vô căn.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong một số trừờng hợp, có thể do:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chèn ép dây thần kinh V</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đau dây V do mạch máu tiếp xúc với dây V gây chèn ép dây thần kinh, tỉ lệ có thể gặp khoảng 60%. Nguyên nhân thường hay gặp là do động mạch tiểu não trên chèn ép rễ cảm giác tại vị trí đi vào cầu não.</li> <li style="text-align: justify;">Đau dây V có thể do chèn ép bởi các khối u nằm ở vùng góc cầu – tiểu não và các vùng lân cận của góc cầu - tiểu như: u màng não, u nang thượng bì, u tuyến yên, các ung thư di căn, do túi phình mạch não gây ảnh hưởng đến các nhánh dây thần kinh tam thoa, tỉ lệ gặp có thể gặp 5- 8 %</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra có ung thư hay u, do amyloid; do nhồi máu nhỏ, u mạch máu ở cầu não hay hành não, viêm màng não có thể là nguyên nhân gây đau. Một số trường hợp có căn nguyên gia đình, bất thường khử myelin nguyên phát ví dụ trong bệnh xơ cứng rải rác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tính chất đau dây thần kinh số V rất đặc thù, cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ vài giây</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tính chất đau dây thần kinh số V rất đặc thù" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_day-than-kinh-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tính chất đau dây thần kinh số V rất đặc thù</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Mức độ thường rất nặng, mô tả như: dao đâm, như cắt, sốc điện, nóng bỏng, đau nhói.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tính chất khởi phát đau: tự phát hoặc khi điểm cò súng bị kích thích. Các vị trí phần trung tâm của mặt, quanh mũi và miệng thường được ghi nhận là điểm cò súng. Những kích thích thông thường như gây đau, kích thích nhiệt, sờ nhẹ hay những kích thích rung có thể khởi phát cơn đau. Do đó với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, cạo râu… cũng có thể gây ra tình trạng khó chịu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên mặt, biểu hiện tại các vùng theo diện chi phối của các nhánh dây thần kinh. Theo nghiên cứu ở Minnesota năm 1945-1984: đau chỉ ở vùng V2 (nhánh hàm trên) chiếm tỉ lệ 35%, chỉ ở vùng V3 (nhánh hàm dưới) chiếm tỉ lệ 29%, ở vùng V1 (nhánh mắt) chiếm tỉ lệ 4%, ở vùng V2 và V3 chiếm tỉ lệ 19%, ở cả V1, V2 và V3 là 1%.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài cơn đau các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn, bệnh nhân cảm giác bình thường.Tuy nhiên có các trường hợp cơn đau có thể xảy ra từng đợt trong vài giờ với mức độ nặng khiến cho người bệnh cảm giác tính chất cơn đau kéo dài liên tục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân có thể có nhiều cơn mỗi ngày do triệu chứng bệnh có xu hướng nặng lên theo thời gian, các cơn thường xuất hiện dày hơn và cường độ có thể tăng nặng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Bên cạnh đó có một số trường hợp tính chất cơn đau không điển hình như triệu chứng đau kéo dài, đau có tính chất âm ỷ , đau không có điểm cò súng, không rõ theo sự phân bố diện chi phối của các nhánh thần kinh số V. …có thể do SEP, U, phình động mạch hay do dị dạng động - tĩnh mạch. Vì vậy đã có các trường hợp chẩn đoán nhầm với các bệnh do răng như: sâu răng, viêm tủy răng…</p> <p style="text-align: justify;">Về thăm khám thực thể thường không có dấu hiệu thần kinh khác. Có thể thấy suy giảm nhẹ cảm chủ yếu là giảm nhẹ cảm giác sờ và nhiệt nhưng không thay đổi cảm giác đau với các kĩ thuật khảo sát định lượng chuyên sâu hơn. Với các trường hợp đau dây V vô căn, phản xạ thần kinh thường bình thường, với các trường hợp không điển hình có thể có một số bất thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sau khi giải quyết được nguyên nhân với các trường hợp tìm được nguyên nhân, tiên lượng bệnh thường . Với các trường hợp không xác định được nguyên nhân điều trị nội khoa mang lại hiệu quả cao tuy nhiên có thể phải điều trị kéo dài và dễ tái phát. Do đó trên thực tế lâm sàng thường cần phối hợp nhiều phương pháp trong suốt quá trình điều trị. Bên cạnh đó triệu chứng đau có thể khiến người bệnh luôn có hành vi và tâm lý xã hội bất ổn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng lao động khi các biện pháp nội khoa không còn hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện tại chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nên khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm các nguyên nhân gây đau và điều trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa vô căn là chẩn doán lâm sàng, dựa vào các yếu tố như bệnh sử mô tả tính chất điển hình của cơn đau, khám thực thể bình thường, thường đáp ứng với carbamazepine.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẫn chẫn đoán đau dây thần kinh tam thoa (theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế, 1988)</p> <p style="text-align: justify;">A. Là các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và &lt; 2 phút.</p> <p style="text-align: justify;">B. Đau có ít nhất 4 trong các đặc điểm sau: 1. Đột ngột, dữ dội, nhói, nông, như đâm hay nóng bỏng. 2. Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa. 3. Cường độ nặng. 4. Được kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt, hay đánh răng. 5. Giữa các cơn đau, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">C. Không có thiếu sót thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">D. Các cơn được lặp lại ở mỗi bệnh nhân riêng biệt. E. Loại trừ các nguyên nhân đau mặt khác từ bệnh sử, khám thực thể, và cận lâm sàng đặc biệt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng: </strong>không có các thăm dò đặc hiệu chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa. Các kĩ thuật CĐHA chủ yếu được sử dụng để phát hiện các nguyên nhân có thể gây bệnh như u dây thần kinh số VIII, xung đột thần kinh mạch máu, các khối u vùng góc cầu tiểu não, tổn thương vùng cầu não…..được phát hiện trên MRI sọ não. Hiện tại trước khi can thiệp ngoại khoa, CT Scan và MRI Scan được coi là kĩ thuật bắt buộc phải thực hiện.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện các nguyên nhân có thể gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chup-mri-tam-soat-ung-thu-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện các nguyên nhân có thể gây bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đau thần kinh do Herpes: tổn thương da kiểu mụn nước vùng á niêm mạc, cảm giác đau rát nhiều</p> <p style="text-align: justify;">- Đau đầu từng chuỗi (Cluster Headache): điểm khác biệt là dấu hiệu chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi ....đi kèm cùng với tính chất đau đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau co thắt nửa mặt (Hemifacial Spasm): đau thường kèm theo co giật các cơ một bên mặt, tính chất đau thường không dữ dội như đau thần kinh tam thoa, nguyên nhân do thần kinh VII bị kích thích.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh dây thần kinh tam thoa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Với các trường hợp đau thứ phát có căn nguyên, cần loại bỏ các căn nguyên gây bệnh đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Với các trường hợp đau dây V vô căn hay không xác định được nguyên nhân thì điều trị triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1 Điều trị nội khoa:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thường được ưu tiên và đem lại hiệu quả tới 70%. Tỉ lệ điều trị nội khoa không hiệu quả khoảng 30 % đo không đáp ứng thuốc hoặc gặp các tác dụng phụ không thể dung nạp. Bện cạnh đó còn có khoảng 50% số trường hợp có đáp ứng tốt ban đầu với điều trị nội sau đó không còn hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">* Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng, có thể điều trị đơn trị liệu hoặc đa trị liệu:</p> <p style="text-align: justify;">- Carbamazepine được sử dụng là loại thuốc đầu tay dùng để điều trị ngoài ra còn là 1 trong các biện pháp điều trị thử để hỗ trợ chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơ chế tác dụng: làm giảm sự phóng điện lạc chỗ nhờ khả năng ức chế các neurone bị kích thích thông qua ngăn cản kênh Na+ ở màng tế bào</p> <p style="text-align: justify;">+ Liều trung bình hiệu quả là 600-1200 mg/ngày, thường bắt đầu với liều thấp khoảng 100-200mg/ngày, tăng dần mỗi 200mg cho đến khi có tác dụng hay tác dụng phụ xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, suy nghĩ lờ đờ, mất thăng bằng, có nguy cơ phản ứng dị ứng thuốc dữ dội.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc khác thuộc nhóm chống co giật như valproate, clonazepam, pimozide, phenytoin, Neurontin ….</p> <p style="text-align: justify;">- Baclofen là thuốc chọn lựa hàng đầu khi phối hợp với carbamazepine hoặc không dung nạp với carbamazepine. Liều khởi đầu là 5-10mg, dùng ba lần mỗi ngày, sau đó tăng liều 10mg mỗi hai ngày. Liều hiệu quả thường là 50-60mg /ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc khác có thể dùng như prednisone, kháng viêm không steroid, misoprostol, , amitriptyline tuy nhiên hiệu quả chưa được nghiên cứu rõ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định điều trị ngoại khoa:</p> <p style="text-align: justify;">- Áp dụng với các trường hợp đau dây V điển hình tuy nhiên điều trị nội khoa không hiệu quả hay khi điều trị nội khoa có hiệu quả nhưng phải sử dụng liều cao, có tác dụng phụ gây không thể dung nạp thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">Với những trường hợp đau ở mặt không điển hình không nên sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa.</p> <p style="text-align: justify;">a. Phương pháp phá hủy rễ thần kinh V</p> <p style="text-align: justify;">Phá huỷ rễ thần kinh có thể phá huỷ hoàn toàn (microsurgical rhizotomy) hoặc phá huỷ một phần (phá hủy chọn lọc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phá hủy rễ thần kinh V một phần: có 3 kỹ thuật phá hủy rễ thần kinh V bằng Glycerol, bằng bóng áp lực, bằng nhiệt đông.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phá huỷ hoàn toàn phẫu thuật cắt rễ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">b. Phương pháp phá hủy thần kinh ngoại vi</p> <p style="text-align: justify;">Phá hủy thần kinh ngoại vi có thể thực hiện bằng phẫu thuật cắt thần kinh V ngoại vi hoặc tiêm Alcohol.</p> <p style="text-align: justify;">c. Phương pháp không làm tổn thương dây V</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp giải áp vi mạch (Microvascular decompression): được áp dụng do căn nguyên đau dây V do xung đột thần kinh mạch máu với kĩ thuật vi phẫu tách xa động mạch khỏi dây thần kinh V sau đó chèn một giải cơ vào</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-day-than-kinh-tam-thoa-suhge
Hội chứng loạn sản tủy xương
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng loạn sản tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng loạn sản tủy xương có tên tiếng anh là Myelodysplastic syndromes (MDS), đây là một tổ hợp các rối loạn trong tủy xương. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loạn sản tủy xương là do sự rối loạn tế bào gốc tạo máu (hay các tế bào máu chưa trưởng thành).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loạn sản tủy xương là do sự rối loạn tế bào gốc tạo máu" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_shutterstock_126428768.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loạn sản tủy xương là do sự rối loạn tế bào gốc tạo máu</em></p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng loạn sản tủy xương hay loạn sản sinh tủy (MDS) bao gồm các rối loạn điển hình như: rối loạn sinh các tiền thân tạo máu, giảm các tế bào máu ngoại vi, tăng tế bào tủy xương,... tất cả các tác động xảy ra có thể chuyển hóa sang tình trạng bệnh nguy hiểm hơn là lơ xê mi cấp dòng tủy (AML). Người mắc bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng bệnh gây tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe như nhiễm trùng thường xuyên, sốt cao, dễ chảy máu hoặc bầm tím cơ thể,...</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng loạn sản tủy xương (MDS) là căn bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt phổ biến ở những người lớn tuổi trên 70. MDS còn được biết đến như một biến chứng hậu điều trị các bệnh ung thư có sử dụng phương pháp xạ trị và hóa trị. Một số ý kiến khác còn cho rằng, tình trạng loạn sản tủy xương là mầm mống của căn bệnh ung thư máu, cụ thể là ung thư bạch cầu cấp tính. Tuy nhiên, khả năng MDS chuyển hóa thành ung thư máu rất hiếm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng loạn sản tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vai trò chính của tủy xương là sản xuất ra 3 loại tế bào gốc sinh máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi loại tế bào lại mang một nhiệm vụ khác nhau như: bạch cầu giữ vai trò chuyên vận chuyển oxy, bạch cầu mang nhiệm vụ chống nguy cơ máu nhiễm khuẩn và tiểu cầu giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu. Hội chứng loạn sản tủy xương xuất hiện sẽ khiến cho chức năng hoạt động vốn có của tủy xương bị ảnh hưởng, cụ thể là giảm lượng sản sinh 1 hoặc cả 3 loại tế bào máu.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chưa được nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên những yếu tố sau đây có thể tác động làm tăng nguy cơ gây bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Vấn đề giới tính và tuổi tác: Bệnh MDS thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới, những người trên 60 tuổi ít có nguy cơ mắc bệnh hơn người trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn bẩm sinh: Những bệnh nhân mắc phải các căn bệnh gây rối loạn bẩm sinh như bệnh thiếu máu Fanconi, hội chứng Down có nguy cơ bị loạn sản tủy xương cao hơn bình thường. Các căn bệnh này đều có nguyên nhân chính đến từ hiện tượng đột biến gen từ ba mẹ, vì vậy có thể nói hội chứng loạn sản sinh tủy có liên quan đến tính di truyền.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người bị hội chứng Down có nguy cơ bị loạn sản tủy xương cao hơn bình thường" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_loan-san-tuy-xuong-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người bị hội chứng Down có nguy cơ bị loạn sản tủy xương cao hơn bình thường</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân từng được điều trị ung thư bằng biện pháp xạ trị hay hóa trị đều có nguy cơ cao mắc bệnh loạn sản sinh tủy.</p> <p style="text-align: justify;">- Phơi nhiễm hóa chất (benzen, thuốc trừ sâu, khói thuốc,...) hoặc phơi nhiễm kim loại nặng (chì và thủy ngân) hoặc phơi nhiễm phóng xạ (tai nạn phản ứng hạt nhân, nổ bom nguyên tử,...) cả 3 trường hợp này đều có liên quan đến hội chứng loạn sản tủy xương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng loạn sản tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh MDS sẽ xuất hiện ở mỗi đối tượng bệnh là khác nhau, mức độ nặng nhẹ cũng tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh. Ban đầu, những biểu hiện của bệnh thường không biểu hiện nhiều hoặc thậm chí không xuất hiện triệu chứng bất thường. Trường hợp phát hiện hội chứng loạn sản tủy xương ở giai đoạn sớm hầu như là do tình cờ khi kiểm tra máu định kỳ phát hiện công thức máu giảm. Hầu hết những bệnh nhân loạn sản tủy xương chỉ biểu hiện những triệu chứng rõ rệt khi tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng.</p> <p style="text-align: justify;">Một số triệu chứng thường thấy của bệnh nhân loạn sản tủy xương biểu hiện như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn có cảm giác mệt mỏi, da dẻ xanh xao thiếu sức sống, hay bị chóng mặt buồn nôn, khó thở,... các dấu hiệu của tình trạng thiếu tế bào hồng cầu (thiếu máu).</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có thể bị sốt cao đột ngột, dễ bị nhiễm trùng hoặc các vùng bị viêm nhiễm tiến triển nặng hơn, thường xuyên bị nhiệt miệng, cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém... các dấu hiệu thiếu tế bào bạch cầu (giảm bạch cầu).</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên gặp tình trạng bị thâm tím hoặc xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu nướu,... do không có đủ lượng tiểu cầu trong máu (do tình trạng giảm tiểu cầu).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thường xuyên gặp tình trạng bị thâm tím hoặc xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu nướu" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_home-remedy-bruises.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thường xuyên gặp tình trạng bị thâm tím hoặc xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu nướu</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, hội chứng loạn sản tủy xương có xu hướng chuyển biến thành ung thư nếu không được xử lý kịp thời. Các triệu chứng bất thường khác có thể sẽ xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiến triển của bệnh loạn sản tủy xương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tất cả các tế bào máu có chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể đều được tạo ra từ tủy xương, hay nói cách khác các tế bào gốc tạo ra máu được sinh ra từ tủy xương và sẽ phát triển thành các loại tế bào chức năng khác nhau. Tình trạng loạn sản tủy xương sẽ khiến cho quá trình sản sinh các tế bào gốc gặp vấn đề, các tế bào gốc bình thường có thể bị đột biến chuyển thành các tế bào ung thư.</p> <p style="text-align: justify;">Các tế bào ung thư sẽ liên tục nhân bản gây rối loạn quá trình sản sinh các tế bào máu chức năng, hiện tượng này còn được gọi là nhân bản loạn sản. Các tế bào máu nuôi dưỡng cơ thể (hồng cầu), các tế bào máu bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh (bạch cầu) và các tế bào máu giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu (tiểu cầu) tất cả đều bị giảm do tình trạng loạn sản và dị sản gây ra. Thiếu hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu đều gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị bệnh sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Trong khi đó, các tế bào nguyên bào tủy xương (tế bào blast) được sản sinh ngày càng nhiều chiếm chỗ của các tế bào máu chức năng. Nếu tình trạng tế bào nguyên bào xuất hiện quá nhiều trong máu sẽ dẫn tới bệnh bạch cầu cấp tính, hay còn được hiểu là bệnh ung thư máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn phát triển của hội chứng loạn sản tủy xương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đối với đa số các trường hợp bệnh ung thư được chẩn đoán giai đoạn đều dựa trên mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư, hoặc dấu hiệu di căn. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc phải hội chứng loạn sản tủy xương thì các đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">Theo hệ thống tính điểm International Prognostic Scoring System (IPSS-R) thì các yếu tố nhằm xác định giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ dựa trên các chỉ số của:</p> <p style="text-align: justify;">- Tỉ lệ tế bào gốc tạo máu có trong tủy xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Các số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong tế bào.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ số hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu trong máu.</p> <p style="text-align: justify;">Dựa theo kết quả đo các chỉ số kể trên, các bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ mắc bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng loạn sản tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo hệ thống ghi điểm của tổ chức y tế thế giới (WHO), xác định nguy cơ mắc bệnh và kiểm tra mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ dựa trên 3 yếu tố:</p> <p style="text-align: justify;">- Loại loạn sản tủy xương phát triển (theo phân loại của WHO).</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại các bất thường nhiễm sắc thể theo nhóm tốt, trung bình hoặc kém.</p> <p style="text-align: justify;">- Có cần truyền máu thường xuyên hay không.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài việc xác định nguy cơ mắc bệnh loạn sản tủy xương (MDS), các biện pháp trên còn cho thấy nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư máu cao hay thấp. Bác sĩ sẽ có định hướng điều trị bệnh phù hợp đối với từng trường hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng loạn sản tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị loạn sản tủy xương (MDS) có thể được phát hiện nguy cơ mắc bệnh bởi có công thức máu bất thường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp có xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường nên tìm tới các xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Một số trường hợp có xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường nên tìm tới các xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_benh-vien-da-khoa-medlatec-dia-chi-xet-nghiem-cho-ket-qua-chuan-xac-nhat-.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Một số trường hợp có xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường nên tìm tới các xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe</em></p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm các chỉ số hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu thì chưa thể chẩn đoán bệnh nhân bị loạn sản tủy xương. Một số căn bệnh khác cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm công thức máu bất thường như:</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng thiếu máu bất sản.</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu của ung thư (như khối u hạt lớn dạng lympho hay ung thư bạch cầu cấp tính).</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân dương tính với HIV virus.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có hệ miễn dịch quá mẫn cảm.</p> <p style="text-align: justify;">Để lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp thì kết quả chẩn đoán bệnh phải chính xác. Lựa chọn tối ưu nhất để chẩn đoán hội chứng loạn sản tủy xương (MDS) là thực hiện sinh thiết tủy xương. Các xét nghiệm sau đây sẽ được chỉ định thực hiện:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tế bào học di truyền: Tìm kiếm các nhiễm sắc thể bị biến đổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tế bào dòng chảy.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm hóa mô miễn dịch: Kiểm tra các tế bào gốc tạo máu có trong tủy xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm gene phân tử.</p> <p style="text-align: justify;">Quá trình sinh thiết có thể diễn ra trong khoảng 15 - 20 phút, và bệnh nhân sẽ được tiêm gây tê cục bộ. Khi có kết quả sinh thiết bác sĩ có thể khẳng định bệnh nhân có bị loạn sản tủy xương hay không. Tuy nhiên, để xác định được thể MDS đang có trong người bệnh thì phải cần thêm một vài các xét nghiệm máu và tủy xương khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng loạn sản tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh nhân loạn sản tủy xương cần phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, loại MDS, độ tuổi và sức khỏe thực tế của người bệnh. Tùy thuộc vào mỗi đối tượng mà phương pháp điều trị có thể sử dụng thuốc, tiến hành cấy ghép tủy xương hay chỉ cần theo dõi tình trạng bệnh tại nhà mà không cần điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp bệnh nhân bị loạn sản tủy xương nhưng vẫn có sức khỏe tốt, các triệu chứng bệnh xuất hiện không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì có thể được tư vấn không cần chữa trị mà chỉ cần theo dõi tình hình bệnh tại nhà. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường xảy ra thì sẽ liên hệ ngay tới các bác sĩ điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân loạn sản tủy xương là Azacitidine hoặc Deoxy Azacitidine. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh khó chịu, giảm nguy cơ chuyển biến sang lơ xê mi và cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân. Ngoài ra, các loại thuốc hỗ trợ sinh máu cũng có thể được chỉ định như:</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân loạn sản tủy xương là Azacitidine" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_loan-san-tuy-xuong-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân loạn sản tủy xương là Azacitidine</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc Erythropoietin: được chỉ định cải thiện tình trạng thiếu máu, thuốc sẽ được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với G-CSF (hiệu quả khi nồng độ erythropoietin huyết thanh &lt;5 mU/mL).</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng yếu tố làm kích thích tạo cụm hạt nhằm cải thiện triệu chứng giảm bạch cầu hạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Chất chủ vận của thrombopoietin có tác dụng điều trị tình trạng giảm tiểu cầu. Ngoài ra, các nhóm chức năng tủy khác cũng được cải thiện với loại thuốc này.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp bệnh nhân được truyền máu để xử lý tình trạng thiếu máu, lượng sắt trong máu có thể bị dư thừa và tích tụ không tốt cho sức khỏe vì vậy các loại thuốc đào thải sắt có thể được chỉ định. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh cũng được sử dụng nhằm xử lý các trường hợp nhiễm trùng trong quá trình mắc bệnh MDS.</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp cấy ghép tủy xương và thay thế tế bào gốc có thể sẽ được chỉ định thực hiện khi tình trạng bệnh phát triển quá nặng hoặc có dấu hiệu biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp cấy ghép tủy xương và thay thế tế bào gốc" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_Cấy-ghép-tủy-xương-Cấy-ghép-tế-bào-gốc-là-gì-1280x720.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phương pháp cấy ghép tủy xương và thay thế tế bào gốc</em></p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp này liên quan tới việc sử dụng hóa trị liều cao để tiêu diệt các tế bào máu bất thường, và kết hợp thay thế các tế bào máu gốc khỏe mạnh mới được hiến tặng. Cấy ghép tủy xương và tế bào gốc là phương pháp điều trị loạn sản tủy xương hiệu quả nhất cho tới thời điểm hiện tại, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp thực hiện.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-loan-san-tuy-xuong-sajwm
Bệnh do Toxoplasma
<div class="description"> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Căn nguyên gây bệnh do Toxoplasma là ký sinh trùng <em>Toxoplasma gondii</em>. Có 3 genotype chính của <em>T.gondii</em> (type I, II và III), phổ biến ở các vùng dịch tễ khác nhau và có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Ở châu Âu, <em>T.gondii</em> genotype II xuất hiện phổ biến; các bệnh nhân thường không có triệu chứng. Ngược lại, ở vùng phía Nam và trung tâm châu Mỹ, phổ biến các genotype khác và bệnh có diễn biến nặng hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_benh-nhiem-ki-sinh-trung-toxoplasma-1280x720.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>&nbsp;ký sinh trùng Toxoplasma gondii.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Toxoplasma gondii</em> có 3 dạng hình thể: Thể đoản trùng (bradyzoit) phát triển chậm, nằm trong những nang ở mô (cơ, xương, tim, não,…); thể hoạt động (tachyzoit) xuất hiện ở giai đoạn cấp tính, sinh sản nhanh, có khả năng phá hủy mô và nang trứng (oocyst).</p> <p style="text-align: justify;"><em>Toxoplasma gondii</em> bắt buộc phải ký sinh nội bào. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng gồm hai giai đoạn: chu kỳ phát triển hữu tính (mèo là vật chủ vĩnh viễn) và chu kỳ phát triển vô tính (các động vật máu nóng). Loài mèo là động vật duy nhất mà <em>T.gondii</em> có thể hoàn thành cả hai chu kỳ. Sau khi mèo nuốt phải nang trứng hay nang trong mô có chứa <em>T.gondii</em>; thoa trùng sẽ xâm nhập vào biểu mô ruột mèo và nhân lên. Mèo sau đó sẽ thải các nang trứng chưa hóa bào tử (oocysts) ra ngoài theo phân và hóa bào tử (tạo thoa trùng). Với các động vật máu nóng (chim và động vật có vú, bao gồm cả con người), sau khi nuốt phải nang trứng hay nang trong mô có chứa <em>T.gondii</em>, các thoa trùng, đoản trùng sẽ xâm nhập vào biểu mô tế bào ruột non và phát tán khắp cơ thể. Các thể hoạt động xâm nhập vào tế bào sẽ gây phá hủy mô và xâm nhập các tế bào khác, một số&nbsp;hình thành các nang và tồn tại trong mô suốt cuộc đời của vật chủ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Với các bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường, nhiễm trùng tiên phát thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu. Phần lớn các triệu chứng này sẽ tự hết sau vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, nhiễm <em>T.gondii</em> vẫn có thể có biểu hiện cấp tính, thường xuất hiện từ 5 đến 23 ngày sau phơi nhiễm với nguồn bệnh.</p> <p>Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân nhiễm bệnh do Toxoplasma có thể có các biểu hiện toàn thân như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi; tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ, các cơn sốt chỉ kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Bệnh nhân có thể có đau đầu, đau mỏi cơ, viêm họng, gan lách to, nổi ban đỏ toàn thân.</p> <p>Nổi hạch: Triệu chứng thường gặp của nhiễm Toxoplasma cấp là nổi hạch cổ hai bên, đối xứng, không đau, không di động. Hạch có thể tồn tại kéo dài hàng tuần.</p> <p>Đôi khi, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nặng như viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm gan, viêm màng bồ đào sau, viêm não. Xét nghiệm của bệnh nhân nhiễm Toxoplasma không đặc hiệu; bệnh nhân có tăng nhẹ tế bào lympho, tăng men gan và chỉ số CRP.</p> <p>Trên cơ địa suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS, nhiễm Toxoplasma có thể gây tình trạng viêm não, viêm phổi, viêm màng mạch – võng mạc và các biểu hiện đường tiêu hóa, gan, cơ xương khớp, tim,…Trẻ nhiễm Toxoplasma từ mẹ có biểu hiện viêm màng mạch-võng mạc, tràn dịch não, vôi hóa nội sọ, tăng tỷ lệ tử vong và để lại di chứng sau này.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_sot-ve-chieu-toi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Toxoplasma có thể có các biểu hiện toàn thân như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa phần các bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường, nhiễm trùng Toxoplasma thường không có triệu chứng. Đôi khi, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng nặng như viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm gan, viêm màng bồ đào sau, viêm não.</p> <p style="text-align: justify;">Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS, nhiễm Toxoplasma có thể gây tình trạng viêm não, viêm phổi, viêm màng mạch – võng mạc và các biểu hiện đường tiêu hóa, gan, cơ xương khớp, tim,…Trẻ nhiễm Toxoplasma bẩm sinh có biểu hiện viêm màng mạch - võng mạc, tràn dịch não, vôi hóa nội sọ, tăng tỷ lệ tử vong và để lại di chứng sau này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh do Toxoplasma có thể lây truyền qua các phương thức sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nuốt phải các nang trứng của <em>T.gondii</em> từ môi trường (thường là đất hay nước bị nhiễm bẩn bởi phân mèo) hoặc từ rau, trái cây nhiễm bẩn.</li> <li style="text-align: justify;">Ăn phải thịt các loài động vật nhiễm bệnh, có chứa các nang.</li> <li style="text-align: justify;">Lây truyền từ mẹ sang thai nhi.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190408_040549_576415_virus-viem-gan-b-la.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lây truyền từ mẹ sang thai nhi.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Lây truyền qua ghép tạng từ người hiến tạng mắc bệnh.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh do Toxoplasma thường gặp ở các đối tượng có tiếp xúc với môi trường đất, nước bị nhiễm bẩn (công nhân chế biến thịt,…) hay ăn thức ăn chưa chín. Ngoài ra, nuôi nhiều mèo cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh do Toxoplasma.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_nuocnhiemban.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nước bị nhiễm bẩn</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguy cơ mắc bệnh do Toxoplasma ở người có thể giảm nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ăn chín uống sôi; không ăn thịt sống, bảo quản thịt đúng cách.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_unnamed(2).png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ăn chín uống sôi; không ăn thịt sống, bảo quản thịt đúng cách.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Rửa sạch dụng cụ làm bếp, dao, kéo sau khi chế biến thức ăn sống</li> <li style="text-align: justify;">Đeo găng tay hoặc rửa tay sạch với nước và xà phòng khi tiếp xúc với đất hoặc cát có nhiễm bẩn bởi phân mèo.</li> <li style="text-align: justify;">Đeo găng tay hoặc rửa tay sạch khi tiếp xúc với chất thải của mèo hoang hoặc ăn thịt sống. Mèo nhà ăn đồ ăn khô, đóng hộp thường ít nguy cơ hơn.</li> <li style="text-align: justify;">Sàng lọc phụ nữ có thai phòng bệnh Toxoplasma bẩm sinh</li> <li style="text-align: justify;">Sàng lọc, tránh truyền máu hay ghép tạng của người mắc bệnh do Toxoplasma.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị dự phòng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phát hiện trực tiếp ký sinh trùng với bệnh phẩm là hạch chọc hút, dịch não tủy, máu cuống rốn,…</p> <p style="text-align: justify;"><em>Huyết thanh chẩn đoán</em>: Xét nghiệm ELISA thường được sử dụng để phát hiện kháng thể IgG và IgM, giúp chẩn đoán bệnh do Toxoplasma. Trong nhiễm bệnh giai đoạn cấp, kháng thể IgM xuất hiện sau 1 tuần kể từ khi có triệu chứng và tiếp tục tăng sau đó. Kháng thể đặc hiệu IgG sẽ tăng sau 2 tuần, đạt đỉnh sau khoảng 8 tuần và có thể tồn tại suốt đời. Phần lớn bệnh nhân có thể loại trừ chẩn đoán nhiễm Toxoplasma nếu làm xét nghiệm kháng thể IgM hoặc IgG âm tính; ngoại trừ trường hợp bệnh nhân làm xét nghiệm ngay trong tuần đầu bệnh khởi phát, cần lặp lại xét nghiệm chẩn đoán. Nếu có kháng thể IgM mà không có kháng thể IgG, có thể nghĩ đến bệnh nhân mới mắc Toxoplasma; tuy nhiên, vẫn cần làm lại xét nghiệm IgG sau 2 tuần để khẳng định chẩn đoán. Cần nghĩ đến khả năng dương tính giả nếu kháng thể IgM kéo dài mà không có kháng thể IgG sau 3 tuần.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Xét nghiệm PCR</em>: Trong trường hợp 2 tuần sau còn nghi ngờ khả năng mắc bệnh, có thể làm xét nghiệm PCR để khẳng định chẩn đoán nhiễm Toxoplasma. Có thể phát hiện DNA của ký sinh trùng trong máu, dịch não tủy, dịch phế quản,…</p> <p style="text-align: justify;"><em>Mô bệnh học</em>: Sinh thiết hạch cho thấy hình ảnh tăng sản, sưng phồng các xoang với bạch cầu đơn nhân cùng đại thực bào, bạch cầu ái toan. Không thấy hình ảnh u hạt, áp xe. Thể hoạt động của Toxoplasma (tachyzoites) có thể được phát hiện khi chọc hút hạch của bệnh nhân nhiễm toxoplasma.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt bệnh do nhiễm Toxoplasma với:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiễm virus Epstein-Barr: Bệnh nhân có thể sưng hạch lympho không đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm EBV thường kèm theo viêm họng, viêm thanh quản. Chẩn đoán xác định dựa vào huyết thanh chẩn đoán.</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm Cytomegalovirus: Bệnh nhân nhiễm CMV có thể tăng bạch cầu đơn nhân nhưng thường không nổi hạch cổ.</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm HIV cấp tính: Cần nghĩ đến khi bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm cao như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm,…</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh sốt thỏ (bệnh tularemia): Bệnh nhân thường sưng một hoặc nhiều hạch tại chỗ, đau; bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm với <em>Francisella tularensis</em> như nông dân, thợ săn,..</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh mèo cào (do <em>Bartonella henselae</em>): bệnh nhân thường đau hạch, có ban đỏ trên da và đôi khi có mủ. Ngoài ra, vị trí nổi hạch phụ thuộc vào vị trí phơi nhiễm, thường ở nách, cổ, trên xương đòn, dưới hàm,…</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lao: Cần nghĩ đến lao hạch khi bệnh nhân có hạch cổ và sốt kéo dài; khám thấy hạch chắc, dinh với tổ chức xung quanh, vùng da phía trên cứng.</li> <li style="text-align: justify;">Nguyên nhân không nhiễm trùng: Bệnh u hạt sarcoidosis, bệnh u lympho Hodgkin, bệnh u lympho,..</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh do Toxoplasma</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh do Toxoplasma cấp tính thường tự hồi phục; do đó đa phần các đối tượng có hệ miễn dịch bình thường, không có thai không cần điều trị. Chỉ định điều trị được khuyến cáo trên những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài (thường hơn vài tuần) hoặc nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não màng não,…</p> <p style="text-align: justify;">Có thể sử dụng phác đồ kháng sinh đường uống trong 2 đến 4 tuần:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Pyrimethamine (100 mg liều nạp, sau đó liều 25 đến 50 mg hàng ngày), và sulfadiazine (2 đến 4 gram hàng ngày chia 4 lần), và leucovorin calcium (10 đến 25 mg hàng ngày)</li> <li style="text-align: justify;">Pyrimethamine (100 mg liều nạp, sau đó liều 25 đến 50 mg hàng ngày), và clindamycin (300 mg x 4 lần hàng ngày), và leucovorin calcium (10 đến 25 mg hàng ngày)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu không có pyrimethamine, có thể sử dụng TMP-SMX (5mg/kg trimethoprim và 25 mg/kg sulfamethoxazole đường tĩnh mạch hoặc đường uống 2 lần/ngày, liều thuốc dựa theo trimethoprim) trong 2 đến 4 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân dị ứng sulfonamide, có thể bắt đầu bằng atovaquone (750 mg x 04 lần/ngày) đơn độc và giải mẫn cảm với sulfa nếu tiền sử dị ứng không nghiêm trọng (như hội chứng Stevens Johnson). Các bệnh nhân này có thể chuyển sang TMP-SMX.</p> <p style="text-align: justify;">Các phác đồ thay thế trong 2 đến 4 tuần có thể sử dụng như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Pyrimethamine (100 mg liều nạp, sau đó liều 25 đến 50 mg hàng ngày), và atovaquone (750mg x 04 lần/ngày), và leucovorin calcium (10 đến 25 mg hàng ngày)</li> <li style="text-align: justify;">Pyrimethamine (100 mg liều nạp, sau đó liều 25 đến 50 mg hàng ngày), và azithromycin (500 mg hàng ngày), và leucovorin calcium (10 đến 25 mg hàng ngày)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Với trường hợp bệnh nhân điều trị trong khoảng thời gian dài, cần theo dõi công thức máu và tình trạng chuyển hóa sau 2 tuần. Tác dụng phụ thường gặp của pyrimethamine là nổi ban, buồn nôn và ức chế tủy xương. Liều cao leucovorin (50 đến 100mg hàng ngày) để dự phòng các bất thường tạo máu. Các thuốc chứa sulfa có thể dẫn đến nổi ban, sốt, hạ bạch cầu, viêm gan, nôn, buồn nôn, tiêu chảy và có thể phản ứng nặng như hội chứng Steven Johnson. Clindamycin có thể gây sốt, nổi ban, buồn nôn, tiêu chảy.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-toxoplasma-smwnr
Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng là tình trạng tổn thương đám rối thắt lưng, đây không phải là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể khó chẩn đoán, nó ít phổ biến hơn nhiều so với bệnh đám rối cánh tay.&nbsp; Bệnh đám rối thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: chấn thương, ung thư và mang thai ... là một số nguyên nhân thường gặp. Điều trị thường bị hạn chế và thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng là tình trạng tổn thương đám rối thắt lưng" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_dam-roi-than-kinh-that-lung-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng là tình trạng tổn thương đám rối thắt lưng</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu đám rối thắt lưng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đám rối thắt lưng được tạo bởi ngành trước của 4 dây Thần kinh&nbsp;L1, L2 , L3 , L4. Các ngành này lại chia ra làm các nhánh trước và nhánh sau.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nhánh sau tạo thành: Thần kinh chậu hạ vị, thần kinh chậu bẹn, thần kinh bì đùi ngoài, thần kinh đùi.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nhánh trước tạo thành: Thần kinh sinh dục đùi, Thần kinh bịt.</p> <p style="text-align: justify;">- Một phần ngành trước của dây thần kinh L4 chập với ngành trước của L5 tạo thành thân thắt lưng cùng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vì đám rối thắt lưng nằm khung khung chậu và gần các cơ quan trong ổ bụng. Do vậy, rất nhiều các bệnh lý và chấn thương khác nhau góp phần vào bệnh lý đám rối thắt lưng, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương trực tiếp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trật khớp hông sau.</p> <p style="text-align: justify;">+ Gãy xương chậu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Gãy xương chậu." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_dam-roi-than-kinh-that-lung-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Gãy xương chậu.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân chuyển hóa, viêm và tự miễn dịch:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Đái tháo đường (DM) .</p> <p style="text-align: justify;">+ Amyloidosis.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sarcoidosis</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng và áp xe tại chỗ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm tủy xương sống.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng mãn tính (ví dụ như bệnh lao,&nbsp;nấm).</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh nhiễm trùng khác: bệnh Lyme, HIV / AIDS, Herpes zoster (HZ).</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u vùng tiểu khung và Xạ trị các khối u ác tính vùng bụng và tiểu khung.</p> <p style="text-align: justify;">- Liên quan đến mang thai: Chủ yếu xảy ra trong ba tháng cuối thai kì và do chấn thương khi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh đám rối sau phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">Hình thành mô sẹo và tụ máu có thể xảy ra sau các cuộc phẫu thuật phụ khoa và vùng chậu khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương mạch máu bên trong đám rối LS.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đặt ống thông động mạch đùi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu cục bộ do chèn ép trực tiếp do giả phình động mạch, bóc tách động mạch chủ, tụ máu sau phúc mạc, v.v.)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khởi phát bệnh: bệnh lý cấp tính như chấn thương, viêm, áp xe …khởi phát đột ngột, hầu hết các nhóm bệnh lý do u chèn ép…khởi phát từ từ các triệu chứng thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng thần kinh thường xuất hiện 1 bên và kèm theo triệu chứng của nguyên nhân gây bênh. Các triệu chứng thần kinh bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau vùng tiểu khung vùng đùi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau vùng tiểu khung vùng đùi" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_dam-roi-than-kinh-that-lung-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau vùng tiểu khung vùng đùi</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu cơ gốc chi đùi trước bệnh nhân khó gập hông, mở rộng đầu gối, mà không ảnh hưởng đến các nhóm cơ duỗi khớp háng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất cảm giác mặt trong, trước và ngoài đùi, không có rối loạn cảm giác vùng yên ngựa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân có thể teo cơ rõ nhất là cơ tứ đầu đùi,&nbsp; không có rối loạn chức năng cơ vòng trong trường hợp tổn thương đám rối đơn thuần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất phản xa gân gối.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Một số tổn thương đám rối thắt lưng thường gặp</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thắt lưng do chấn thương vùng chậu</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Các chấn thương (trong tai nạn, chiến tranh....) gây gãy khung chậu, trật khớp háng ra sau, trật khớp xương cùng và chấn thương gây tụ máu gây tăng áp lực&nbsp; có thể gây chấn thường trực tiếp hoặc chèn ép đám rối thắt lưng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tuy nhiên những chấn thương gây chèn ép đám rối thắt lưng thường không được quan tâm đúng mức giai đoạn đầu mà thường được phát hiện muộn vì khó đánh giá đầy đủ chức năng thần kinh do mức độ nghiêm trọng của chấn thương và đau.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Điều trị tùy dựa chấn thương cụ thể. Điều trị tổn thương thần kinh bằng phẫu thuật và ghép dây thần kinh có thể dẫn đến phục hồi một phần chức năng một phần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương đám rối thần kinh thắt lưng do đái tháo đường,</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Nó không phải là tổn thương đám rối thắt lưng thuần túy vì nó cũng ảnh hưởng đến tất cả dây thần kinh ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">- Do vậy, các triệu chứng thường lan tỏa hơn khu trú, diễn biến từ từ tăng dần, triệu chứng của đám rối thắt lưng bị che lấp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thắt lưng do khối u</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Cơ chế thường gặp nhất của bệnh lý đám rối thắt lưng do khối u là sự mở rộng trực tiếp của khối u gây chèn ép. Các cơ chế phổ biến khác bao gồm sự di căn của tế tào ác tính vào mô thần kinh, phù nề tại chỗ...</p> <p style="text-align: justify;">- Các khối u ác tính tại chỗ: đại trực tràng, bàng quang, cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo...</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u di căn từ nới khác đến.</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u lành tính, chẳng hạn như u xơ tử cung lành tính, u sợi thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- &nbsp;Bệnh nhân có thể bị đau vùng tiểu khung liên quan tư thế hoặc cơ học, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn khi nằm ngửa. Bệnh có thể diễn biến từ từ.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng khác: đại tiện ra máu trong ung thư trực tràng, ung thư âm đao, tử cung có thể ra máu không liên quan kinh nguyệt, tiểu ra máu trong ung thư bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiên lượng và xử trí: Nhìn chung, tiên lượng cho bệnh nhân tổn thương đám rối thắt lưng do khối ung thư dường như là xấu, mặc dù dữ liệu còn hạn chế.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đáp ứng với điều trị thường khác nhau tùy theo loại khối u cụ thể, khối u di căn đáp ứng kém hơn khối u tai chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tùy trường&nbsp;để xác định liệu xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc một số phương pháp điều trị kết hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thắt lưng do bức xạ (xạ trị..)&nbsp;&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thường có biểu hiện yếu chân, đôi khi kèm theo mất cảm giác có xu hướng xảy ra vài tháng, vài năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau khi chiếu xạ vùng chậu. Triệu chứng thường xuất hiện hai bên.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế là do xơ hóa mô với sự co rút của các thân thần kinh, độc tính trực tiếp của tia xạ đối với mô thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiên lượng và xử trí&nbsp;-&nbsp;Các triệu chứng của bệnh đám rối bức xạ thường tiến triển chậm trong nhiều năm sau khi xạ trị. Không có liệu pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đám rối thắt lưng do bức xạ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thắt lưng sau phẫu thuật</strong>&nbsp; &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Thường phẫu thuật vùng tiểu khung: phụ khoa và chỉnh hình khớp háng…. Trong một số hiếm trường hợp, bệnh đám rối sau phẫu thuật có thể là kết quả của việc tai biến trong phẫu thuật dẫn đến kéo căng, cắt ngang hoặc thắt các thành phần đám rối thắt lưng. Sau phẫu thuật, sẹo hoặc sự hình thành tụ máu không được phát hiện có thể dẫn đến bệnh lý đám rối thắt lưng. Trong các trường hợp khác, bệnh đám rối có thể là do bệnh lý thần kinh viêm sau phẫu thuật do các đặc điểm lâm sàng và bệnh lý, với các phát hiện trên sinh thiết dây thần kinh chỉ ra tổn thương do thiếu máu cục bộ và viêm vi mạch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thắt lưng&nbsp; do tụ máu sau phúc mạc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các khối máu tụ sau phúc mạc nhỏ hơn chủ yếu chèn ép dây thần kinh đùi, trong khi những khối máu lớn hơn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đám rối thắt lưng và đám rối cùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Tụ máu sau phúc mạc có thể là một di chứng của việc đặt ống thông động mạch hoặc tĩnh mạch đùi và dùng đồng thời với kháng đông, có thể sau khi phong bế đám rối thắt lưng để giảm đau sau phẫu thuật trong phẫu thuật hông. Ngoài ra, điều trị chống đông máu đơn thuần có liên quan đến tụ máu sau phúc mạc tự phát</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thắt lưng do truyền nhiễm hoặc cận nhiễm</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bao gồm nhiễm trùng trực tiếp hoặc tác động viêm nhiễm từ xa do nhiễm các sinh vật như Borrelia burgdorferi , Mycobacterium tuberculosis , Treponema pallidum , vi rút varicella - zoster, HIV, vi rút Epstein - Barr hoặc cytomegalovirus.</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe cục bộ hình thành trong cơ thắt lưng-chậu hoặc các cấu trúc lân cận có thể dẫn đến tác động nén trực tiếp lên đám rối thần kinh thắt lưng.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp kháng sinh có tác dụng trong nhiễm khuẩn. Dẫn lưu qua da có hướng dẫn hình ảnh với CT có thể được sử dụng cho cả chẩn đoán và điều trị áp xe.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương đám rối thắt lưng liên quan đến thai kỳ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Có thể xuất hiện trong thời kỳ trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương đám rối thắt lưng trước sinh là rất hiếm. Nó thường liên quan đến đám rối thắt lưng trên do chèn ép trực tiếp bởi tử cung và các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng 32 đến 34 tuần tuổi thai. Các biểu hiện điển hình là đau thắt lưng hoặc đau háng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương đám rối thắt lưng trong và sau sinh là kết quả của sự chèn ép trực tiếp trong quá trình bào thai qua&nbsp; khung chậu.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng của LSP trong / sau sinh có thể không rõ ràng trong thời gian sinh do gây tê ngoài màng cứng. Ngoài ra, các phàn nàn về tê hoặc đau có thể được coi là cơn đau đẻ điển hình cho đến khi các triệu chứng yếu nổi bật hơn xuất hiện vài giờ sau đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến tổn thương đám rối thắt lưng trong / sau sinh bao gồm tầm vóc bà mẹ thấp, kích thước trẻ sơ sinh lớn, và chuyển dạ kéo dài.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất cản quang gadolinium là xét nghiệm tốt nhất để đánh giá đám rối thắt lưng. Khi có chống chỉ định với MRI (ví dụ, máy tạo nhịp tim không tương thích), có thể sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) có cản quang. Chụp cộng hưởng từ đám rối thắt lưng&nbsp; là một phương thức hữu ích so với MRI truyền thống trong đánh giá bệnh đám rối thắt lưng. Chụp cộng hưởng từ đám rối thắt lưng giúp xác định các chấn thương ngoài tủy sống gây ra các tổn thương đám rối thắt lưng cùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất cản quang gadolinium là xét nghiệm tốt nhất để đánh giá đám rối thắt lưng" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất cản quang gadolinium là xét nghiệm tốt nhất để đánh giá đám rối thắt lưng</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp ác tính, có thể khó phân biệt chèn ép trực tiếp với bệnh di căn. Vì vậy, hình ảnh nâng cao thường là cần thiết. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) là để xác định toàn bộ mức độ ác tính.&nbsp; Nó cũng giúp xác định giai đoạn của bệnh, điều trị và tiên lượng sau đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán điện sinh lý</p> <p style="text-align: justify;">+ Điện cơ (EMG) rất hữu ích để giúp phân biệt bệnh rối loạn thần kinh, có thể giúp xác định vị trí của tổn thương thần kinh, phân biệt bênh lý cơ với bệnh đám rối thắt lưng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh: Các sóng F và đáp ứng H kéo dài, mặc dù không đặc hiệu, có thể gợi ý thêm các tổn thương ở gần. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh chi trên nên được thực hiện để loại trừ viêm đa dây thần kinh nếu các triệu chứng là hai bên hoặc lan tỏa.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu được khuyến nghị để xác định căn nguyên ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn phức hợp LS nên bao gồm công thức máu đầy đủ với tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), nghiên cứu đông máu, xét nghiệm tự kháng thể (kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng tế bào chất (ANCA), kháng nguyên A liên quan đến hội chứng Anti-Sjögren, kháng thể kháng Ro / kháng La, v.v.) và hemoglobin A1c. Hơn nữa, điện di protein huyết thanh (SPEP), nồng độ men chuyển (ACE), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), kháng thể Lyme, xét nghiệm huyết tương nhanh (RPR) và huyết thanh học virus Epstein - Barr (EBV) có thể được chỉ định cho các trường hợp cụ thể .</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết: Sinh thiết bằng kim có hướng dẫn hình ảnh của các cơ quan và mô trong ổ bụng và trong chậu là tiêu chuẩn vàng cho các nghi ngờ ung thư hoặc thâm nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt của bệnh đám rối thắt lưng với:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh vận động và cảm giác di truyền (còn gọi là bệnh Charcot - Marie - Tooth).</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý thần kinh đơn (ví dụ: Bệnh thần kinh xương đùi, bệnh thần kinh tọa, bệnh thần kinh xương đùi thông thường).</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh đa dây thần kinh (ví dụ như bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh viêm đa thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP), bệnh thần kinh liên quan đến thuốc).</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp ống sống.</p> <p style="text-align: justify;">- U tủy sống.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh đám rối thần kinh thắt lưng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điều trị cụ thể phụ thuốc nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân bị đau thần kinh hoặc rối loạn cảm giác, các liệu pháp điều trị triệu chứng như gabapentin , pregabalin, duloxetine, amitriptyline hoặc venlafaxine… có thể hữu ích. Vật lý trị liệu là một phương pháp hỗ trợ hữu ích để giúp bệnh nhân đối phó với những khó khăn về dáng đi. Thiết bị hỗ trợ vận động trong trường hợp cần thiết.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-dam-roi-than-kinh-that-lung-snsbr
Bệnh tả
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh tả ở người</strong>, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây bệnh cảnh lâm sàng gồm nôn và tiêu chảy dữ dội, dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, nếu không điều trị kịp thời hậu quả có thể tử vong. Bệnh tả lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua phân người mang vi khuẩn, có thể gây thành dịch, trong lịch sử y học đã có nhiều đại dịch tả xảy ra. Tại nước ta, dịch tả vẫn xảy ra vào mùa hè với các trường hợp tản phát.&nbsp; Điều trị bệnh gồm các biện pháp chính là cách ly, bù nước và điện giải đúng, liệu pháp kháng sinh. Ngoài các biện pháp phòng bệnh qua phòng các con đường lây nhiễm, vắc xin tả cũng được sử dụng ở những khu vực có nguy cơ bùng dịch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh tả&nbsp;một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người" src="/ImagePath/images/20210703/20210703_benh-ta-va-vaccine-1280x720.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh tả&nbsp;một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae </strong>thuộc họ Vibrionaceae là vi khuẩn Gram âm, có hình thể giống dấu phẩy, không sinh nha bào. Phẩy khuẩn có khả năng di chuyển tốt nhờ có lông. Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường kiềm và nhiều chất dinh dưỡng. Nhiệt độ ( 80 độ C ở 5 phút), môi trường acid và hóa chất thông thường dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh minh họa&nbsp;Phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae thuộc họ Vibrionaceae" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_20200611_080058_392553_vibrio.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh minh họa&nbsp;Phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae thuộc họ Vibrionaceae</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẩy khuẩn tả</strong> có 2 loại kháng nguyên chính là kháng nguyên O (bản chất là lipopolysacharid -&nbsp;sự khác biệt kháng nguyên O dùng để phân loại type huyết thanh tả, khoảng hơn 140 type huyết thanh) và kháng nguyên H.</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn không gây tổn thương niêm mạc ruột, mà sản xuất độc tố đường ruột gây bệnh gồm hai thành phần: phần A là thành phần gây độc, phần B gắn với thụ thể của màng tế bào giúp thành phần A qua màng tế bào, phân tách thành 2 phần là A1 và A2 trong đó thành phần A1 bảo tồn men Adenyl cylase ở dạng hoạt hóa làm gia tăng cAMP, dẫn đến nước và điện giải được vận chuyển tích cực từ tế bào ra lòng ruột. Kết quả cơ thể bị mất điện giải và mất nước, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trên lâm sàng có nhiều thể bệnh, biểu hiện có thể nhẹ hoặc tối cấp. Tuy nhiên thể tả điển hình có biểu hiện như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ ủ bệnh: </strong>Người bệnh thường không có triệu chứng, thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ đến khoảng 5 ngày. Trong giao dịch quốc tế, thời gian kiểm dịch đối với bệnh tả là 5 ngày theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ khởi phát: </strong>Người bệnh có thể có triệu chứng cảm giác đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy số lượng phân và số lần ít, cảm giác sôi bụng. Thời gian thường không quá 24 giờ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ toàn phát:</strong>&nbsp;Các triệu chứng lâm sàng rõ rệt với 3 triệu chứng, hội chứng chính là tiêu chảy, nôn, từ đó dẫn đến rối loạn nước và điện giải.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nôn: Người bệnh nôn dễ dàng, nôn nhiều, liên tục trong ngày, khó kiềm chế được.</li> <li style="text-align: justify;">Tiêu chảy: Người bệnh đi ngoài liên tục, nhiều lần, khó cầm, số lượng vài chục lần, thậm chí 50 lần/ ngày hoặc có thể nhiều hơn không đếm được. Trong khi tiêu chảy có đặc điểm không có triệu chứng mót rặn và không đau bụng quặn cơn. Tính chất phân của người bị bệnh tả: phân nước, trong lẫn với hạt màu trắng như gạo hoặc phân như nước vô gạo, thường có mùi khá tanh, không thối, không có nhầy, không có máu. Trong phân chứa nhiều vi khuẩn tả, tế bào thượng bì, ion K+ và HCO3-, tuy nhiên do đặc điểm không gây tổn thương niêm mạc ruột nên khi làm xét nghiệm hồng cầu bạch cầu trong phân soi tươi thường âm tính.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210703/20210703_20200407_vibrio-cholerae-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của người bị bệnh tả.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Rối loạn nước và điện giải: người bệnh bị mất nước, mất điện giải do hậu quả của nôn và tiêu chảy. Người bệnh thường sụt cân nhanh, da khô nhăn nheo, hốc hác, mắt lõm sâu, chân tay lạnh. Trường hợp nặng hơn có thể hạ thân nhiệt dưới 35 độ C, chuột rút, co cứng cơ do rối loạn nước và điện giải. Khi mất nước và điện giải nhiều, có thể dẫn tới sốc giảm thể tích với biểu hiện người mệt lử, ý thức không tỉnh táo, mạch nhanh, huyết táp tụt kẹt thậm chí không đo được, tiểu ít hoặc vô niệu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ bình phục:</strong> Sau khoảng vài ngày nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài thể bệnh điển hình trên, người bệnh tả có thể có các biểu hiện thể bệnh khác như:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thể nhẹ:</strong> Triệu chứng lâm sàng và mức độ trầm trọng giống như tiêu chảy thông thường, nôn và tiêu chảy bị nhẹ, rối loạn nước và điện giải nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thể tối cấp: </strong>Thời kỳ khởi phát ngắn, người bệnh đi ngoài dữ dội, mất nước và điện giải nhanh, dẫn đến trụy mạch sớm. Bệnh diễn biến nhanh, thường tử vong sau 1-3 giờ nếu không được điều trị tích cực kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thể tả khô: </strong>It gặp. Người bệnh có triệu chứng liệt ruột cơ năng xảy ra sớm, mất nước trong lòng ruột xảy ra nhưng do liệt ruột, không có nhu động, người bệnh thường tử vong sớm trước khi có triệu chứng đi ngoài. Tại Việt Nam không gặp thể bệnh này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thể xuất huyết:</strong> Ngoài các triệu chứng của bệnh tả ở giai đoạn đầu, người bệnh có biểu hiện xuất huyết dưới da, thậm chí đi ngoài phân máu sau đó.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thể tả ở trẻ em:</strong> Thường có biểu hiện tiêu chảy tuy nhiên mức độ trầm trọng nhẹ hơn so với người lớn. Trường hợp nặng có thể có triệu chứng co giật do hạ đường máu. Khi bị tả, đôi khi trẻ có biểu hiện sốt nhẹ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn nước, điện giải, cân bằng toan -&nbsp;kiềm</p> <p style="text-align: justify;">+ Sốc giảm khối lượng tuần hoàn</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy đa tạng trong trường hợp nặng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Đường lây bệnh</strong> chủ yếu của phẩy khuẩn tả là <strong>lây truyền qua thức ăn</strong> và <strong>nước uống bị nhiễm vi khuẩn</strong>. Phân của người bị bệnh tả mang vi khuẩn thải ra ngoài môi trường, từ đó lây nhiễm nguồn nước và lương thực thực phẩm. Khi người lành sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trên, hoặc ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn ( ví dụ như hải sản chưa được chế biến kỹ) có thể bị nhiễm bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đường lây bệnh chủ yếu của phẩy khuẩn tả là lây truyền qua thức ăn và nước uống bị nhiễm vi khuẩn." src="/ImagePath\images\20210703/20210703_khuan-ta.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đường lây bệnh chủ yếu của phẩy khuẩn tả là lây truyền qua thức ăn và nước uống bị nhiễm vi khuẩn.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bất kỳ đối tượng nào tiếp xúc với nguồn nước, thức ăn có phẩy khẩy tả đều có thể bị bệnh. Tuy nhiên, người có nguy cơ mắc bệnh cao như: sống tại vùng dịch tễ có dịch tả lưu hành hoặc đang xảy ra, tiếp xúc với người bệnh bị bệnh tả, không đảm bảo an toàn vệ sinh như ăn phải thức ăn chưa được nấu chín đặc biệt là hải sản tươi sống,….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Phòng ngừa bệnh tả bằng các biện pháp:</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- An toàn thực phẩm, không ăn thức ăn chưa được nấu chín, sử dụng nguồn nước sạch. Hạn chế ăn hải sản tươi sống. Cần kiểm tra an toàn thực phẩm. Vệ sinh tay và đảm bảo vệ sinh cá nhân. Hiện tại có khuyến cáo tiêm vắc xin&nbsp; tả cho người sinh sống ở vùng nguy cơ dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi dịch tả bùng phát, cần phải thông báo ngay dịch cho cơ quan y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật tại địa phương. Người bệnh cần được cách ly và ngăn chặn lây truyền theo đường tiếp xúc. Đối với phân và chất thải của người bệnh cần xử lý bằng vôi bột hoặc dung dịch Cloramin B 10%, thu gom như đối với chất thải y tế lây nhiễm. Đối với quần áo, chăn ga, dụng cụ khác của người bệnh cần khử khuẩn bằng các dụng dịch như nước sôi, nước Javen, dung dịch Cloramin B. Buồng bệnh cần được vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày bằng các dung dịch khử khuẩn trên. Vùng dịch tễ cần hạn chế đi lại, giao thương hàng hóa với các khu vực bên ngoài. Cơ quan y tế cần tập trung điều tra, khoanh vùng, dập dịch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào các yếu tố dịch tễ (liên quan đến vùng dịch có bệnh tả lưu hành, tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh tả), bệnh cảnh lâm sàng như trên và các xét nghiệm. Trong đó xét nghiệm bao gồm:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên gây bệnh tả</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm phân tìm phẩy khuẩn tả: bằng kỹ thuật soi phân trực tiếp hoặc nuôi cấy phân.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Soi phân trực tiếp: Do phẩy khuẩn tả có tính chất di động, khi soi dưới kính hiển vi nền đen sẽ thấy vi khuẩn di động. Kỹ thuật này thường cho kết quả ngay, sau khoảng 5 -&nbsp;10 phút.</li> <li style="text-align: justify;">Nuôi cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh: Sử dụng môi trường Pepton, với lượng phẩy khuẩn trong phân lớn, vi khuẩn thường mọc nhanh sau 24 giờ.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán&nbsp;bệnh tả</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Công thức máu ngoại vi: Do mất nước có hiện tượng cô đặc máu, hematocrit tăng, hồng cầu có tăng số lượng,…</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh hóa máu: Rối loạn nước và điện giải: Hạ K+ nặng, hạ natri máu, ure máu tăng, giảm đường máu ở trẻ nhỏ, áp lực thẩm thấu máu giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Khí máu: Có tình trạng toan hóa</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp nặng có rối loạn chức năng đa cơ quan.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt bệnh tả với nhiễm khuẩn tiêu hóa do các căn nguyên vi sinh khác như Salmonella, Lỵ trực khuẩn,.. hoặc tiêu chảy do nhiễm độc như ngộ độc nấm, nhiễm độc tố tụ cầu, ngộ độc hóa chất,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh tả </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Cần cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm. Biện pháp điều trị chính là bù đủ và kịp thời nước, điện giải; liệu pháp kháng sinh</p> <p><strong>Bù đủ và kịp thời nước, điện giải</strong></p> <p>Trên cơ sở khoa học sinh lý bệnh bệnh tả, khi bị bệnh khả năng hấp thụ tế bào niêm mạc ruột vẫn bình thường nên đã hình thành biện pháp bù nước và điện giải qua đường uống ( uống ORS). Với những bệnh nhân có thể uống được, mất nước nhẹ, hoặc ở thời kỳ bình phục, cần bù nước, điện giải bằng đường uống càng sớm càng tốt. Uống oresol ( NaCl 3,5g; NaHCO3 2,5g; KCl 1,5 g và 20g Glucose) pha trong 1 lít nước đã được đun sôi. Trường hợp không có Oresol có thể sử dụng nước dừa non thêm một ít muối, hoặc pha dung dịch thay thế gồm 8 thìa cà phê đường với 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước đã được đun sôi để nguội. Cho người bệnh uống theo nhu cầu, nếu nôn nhiều cho uống bằng thìa nhỏ hoặc từng ít một.</p> <p>Bù dịch bằng đường tĩnh mạch: người bệnh nặng, mất nước nhiều, không thể uống được. Khuyến cáo dùng các dung dịch Ringer, muối đẳng trương, natribicarbonat và bù kali tích cực qua dịch truyền. Trường hợp có sốc giảm thể tích cần bù dịch nhanh để đảm bảo khối lượng tuần hoàn. Theo dõi và đánh giá đáp ứng với dịch truyền như các chỉ số sinh tồn, tình trạng cô đặc máu, áp lực tĩnh mạch trung tâm, lượng nước tiểu,… để điều chỉnh tốc độ và khối lượng dịch truyền thích hợp. Xử trí các rối loạn điện giải và đảm bảo thăng bằng kiềm toan trong từng trường hợp người bệnh. Khi người bệnh có thể uống được, tiếp tục bù oresol.</p> <p><strong>Liệu pháp kháng sinh</strong></p> <p>Kháng sinh được khuyến cáo đầu tiên là kháng sinh nhóm fluoroquinolon: ciprofloxacin 500 mg/ lần x 2 lần/ ngày, Norfloxaxin 400 mg/lần x 2 lần/ngày hoặc Ofloxacin 400 mg/ngày. Thời gian điều trị kháng sinh là 03 ngày. Ở người lớn nếu vi khuẩn còn nhạy cảm có thể sử dụng Doxycyclin, Erythromycin.Đối với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai dùng Azithromycin 10mg/kg/ngày thay thế. Thời gian điều trị cũng là 3 ngày.</p> <p>Trường hợp không sử dụng được các kháng sinh trên, có thể cân nhắc sử dụng thay thế kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3.</p> <p>Trên lâm sàng đã ghi nhận nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.</p> <h3><strong>Điều trị khác</strong></h3> <p>+ Khuyến cáo: chống chỉ định dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột</p> <p>+ Chế độ dinh dưỡng: người bệnh nên ăn sớm nếu có thể, ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu. Ở trẻ em tiếp tục bú sữa mẹ đầy đủ.</p> <h3><strong>Tiêu chuẩn xuất viện</strong></h3> <p>+ Lâm sàng ổn định: đỡ nôn, hết đi ngoài, toàn trạng phục hồi,…</p> <p>+ Nuôi cấy phân tìm vi khuẩn 3 lần liên tiếp âm tính. Nếu không thể thực hiện xét nghiệm nuôi cấy phân, cho người bệnh ra viện sau khi lâm sàng ổn định 1 tuần.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ta-stpra
Hội chứng đuôi ngựa
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng đuôi ngựa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng đuôi ngựa hay hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina syndrome - CES) là hội chứng ít gặp trong cấp cứu ngoại thần kinh gây ra do một sự chèn ép vào rễ các dây thần kinh chùm đuôi ngựa. Các tổn thương thần kinh này có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột tùy nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân cần được chẩn đoán nhanh là cần thiết để tránh tổn thương lâu dài và khó hồi phục.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng đuôi ngựa" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_hoi-chung-duoi-ngua-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng đuôi ngựa</em></p> <p style="text-align: justify;">Hệ thần kinh trung ương bao gồm: não và tủy sống.Tủy sống là phần nối dài của hệ thần kinh trung ương. Tại vị trí tận cùng của tủy sống (chóp tủy), có nhiều rễ thần kinh (các rễ thần kinh thắt lưng và cùng) đi xuống trong một tập hợp các rễ thần kinh gọi là chùm đuôi ngựa - do giống chùm đuôi con ngựa (Cauda equina có nghĩa là "đuôi ngựa" trong tiếng Latinh).&nbsp;Các rễ thần kinh này chi phối vận động và cảm giác 2 chi dưới, đồng thời đảm bảo chức năng của một phần ruột và bàng quang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng đuôi ngựa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng đôi ngựa. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chèn ép vào các rễ thần kinh trong chùm đuôi ngựa có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột tùy nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng đôi ngựa" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thoatvidiademlung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng đôi ngựa</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp ống sống thắt lưng: Do ống sống thu hẹp về đường kính khiến bó dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương. Nguyên nhân gây hẹp ống sống thắt lưng có thể là do: thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm xương khớp, dị tật xương bẩm sinh vùng thắt lưng, di chứng chấn thương cột sống thắt lưng,…</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương cột sống thắt lưng: thường là do chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, vết thương hỏa khí,… Những nguyên nhân này gây chấn thương đốt sống (nứt , vỡ…), thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, dị vật,…gây chấn thương rễ thần kinh thắt lưng, cùng. Ngoài ra, chấn thương cột sống thắt lưng thường kèm chấn thương phức tạp khác như chán thương sọ não, chấn thương bụng, chấn thương ngực,….</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm và nhiễm trùng vùng thắt lưng - cùng gây chèn ép, viêm &nbsp;các rễ thắt lưng đuôi ngựa. Có thể do:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh Paget</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm cột sống dính khớp</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh lao cột sống</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh viêm cột sống dính khớp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Áp xe vùng&nbsp; thắt lưng cùng…..</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u vùng thắt lưng cùng: khối u có thể phát sinh tại chỗ vùng thắt lưng cùng (có thể u lành, nang và cũng có thể là u ác), cũng có thể từ nơi khác di căn đến gây chiếm chỗ ống tủy chèn ép các rễ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân hiếm gặp như: xuất huyết nội tủy….</p> <p style="text-align: justify;">- Thông thường các nguyên nhân thường phối hợp với nhau để tăng nặng hơn tổn thương rễ thần kinh đuôi ngựa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng đuôi ngựa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa có thể đột ngột hoặc khởi phát từ từ tăng dần.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử chấn thương, công việc, thời gian khởi phát rất quan trọng để chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa.</p> <p style="text-align: justify;">- Những triệu chứng đầy đủ của hội chứng này bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau vùng thắt lưng: thường do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống, hoặc do khối u chèn ép thường là tiến triển từ từ từng đợt tăng dần mức độ. Giai đoạn đầy đủ triệu chứng mức độ đau thường dữ dội ở vùng thắt lưng. Đau thường có đặc điểm đau hơn khi đứng, cúi lâu và giảm hơn khi nằm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cảm giác vùng yên ngựa như tê, ngứa, giảm ,mất cảm giác,... cơ quan sinh dục ngoại, hậu môn, quanh hậu môn, mặt trong đùi, bẹn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau kiểu đau dây thần kinh tọa: bệnh nhân bị đau ở một bên hoặc 2 bên, đau từ thắt lưng lan mặt sau đùi đến cẳng chân và những ngón chân tùy rễ thần kinh tổn thương. Mức độ đau thường tăng theo thời gian, đau tăng khi đứng và giảm khi nằm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn chức năng bàng quang và ruột: tổn thương chùm đuôi ngựa khiến cơ vòng quàng quang và cơ vòng hậu môn bị giảm trương lực. Biểu hiện rối loạn chức năng bàng quang có thể: tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu, bàng quang còn sót nước mức độ nhiều hơn bình thường lại mặc dù đã đi tiểu trước đó. Bệnh nhân có thể táo bón kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm cơ lực 2 chân, giảm trương lực cơ, giảm hoặc mất phản xạ gân cơ tứ đầu đùi, gân gót.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất phản xạ ở hậu môn, phản dạ da bùi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có loét da đặc biệt loét vùng cùng cụt nếu bệnh nhân không được chăm sóc tốt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có dấu hiệu phản xạ bó tháp nếu có tổn thương tủy đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thay đổi dáng đi, khám cột sống có thể cong vẹo cột sống, ấn có điểm đau, hạn chế vận động cột sống.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn chức năng tình dục: bệnh nhân giảm ham muốn tình dục và khó đạt cực khoai, có thể rối loạn cương dương ở nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra tùy nguyên nhân có triệu chứng phối hợp khác như giảm cân bất thương trong ung thư, chấn thương phối hợp trong chấn thương cột sống thắt lưng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng đuôi ngựa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng đuôi ngựa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau mãn tính: có thể phải điều trị bằng thuốc giảm đau và chịu các tác dụng phụ của thuốc. Đau do thần kinh có xu hướng tăng hơn ban đêm và có thể gây mất ngủ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau do thần kinh có xu hướng tăng hơn ban đêm và có thể gây mất ngủ" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_hoi-chung-duoi-ngua-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau do thần kinh có xu hướng tăng hơn ban đêm và có thể gây mất ngủ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giảm hoặc mất khả năng vận động 2 chân: khiến bệnh nhân sống phụ thuộc người khác</p> <p style="text-align: justify;">- Mất chức năng tình dục: có thể rất đau khổ cho bệnh nhân và bạn tình của họ.</p> <p style="text-align: justify;">- Mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột: do vậy bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết liệu thường xuyên</p> <p style="text-align: justify;">- Loét: đặc biệt loét vùng tì đè</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm chất lượng cuộc sống và sống phụ thuốc người khác có thể dẫn đến rối loạn tâm thần cho bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng đuôi ngựa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chùm đuôi ngựa, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuổi: tuổi càng cao càng đẽ mắc các bệnh như bị thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tuổi càng cao càng đẽ mắc các bệnh như bị thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_hoi-chung-duoi-ngua-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tuổi càng cao càng đẽ mắc các bệnh như bị thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Công việc: Người có công việc lao động thể chất nặng nhọc, đặc biệt được trang bị bảo hộ lao động không đầy đủ</p> <p style="text-align: justify;">+ Thừa cân béo phì sẽ tăng gánh nặng lên cột sống</p> <p style="text-align: justify;">+ Vận động viên: đặc biệt những người chơi môn thể thao dễ chấn thương như đua xe …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng đuôi ngựa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu thường quy đánh giá yêu tố viêm, các bệnh lý đi kèm tăng nặng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Chuẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp x-quang thắt lưng - cùng: với chụp x-quang thường quy có thể thấy được các tổn thương như trượt thân đốt sống, một số tổn thương quá phát thân đốt sống, xẹp hoặc vỡ thân đốt sống. Đây là lựa chọn đầu tiên với cơ sở y tế tuyến đầu hoặc những trường hợp chấn thương cột sống.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp x-quang&nbsp;thắt lưng - cùng (Myleogram) có tiêm thuốc cản quang vào khoang dịch não - tủy: tủy sống hoặc các dây thần kinh trong ống sống có thể bị bị đẩy lệch do khối chiếm chỗ như u, áp xe ...</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp CT scanner cột sống thắt lưng cùng: Nếu nghi ngờ các bất thường về xương do chấn thương cần bất động cột sống và tiến hành chụp CT cột sống thắt lưng cùng. Phương pháp này có giá phát hiện các bất thường về xương tốt hơn chụp MRI, dễ ràng phát hiện trường hợp chảy máu trong tủy tuy nhiên hạn chế đánh giá thần kinh và mô mềm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT scanner cột sống thắt lưng cùng" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-ct-10.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT scanner cột sống thắt lưng cùng</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) thắt lưng cùng: có giá trị cao đánh giá thần kinh và mô mềm (dây chằng cột sống, đĩa đệm cột sống..), đánh giá khối u, khối áp xe ….</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ: đánh giá tổn thương thần kinh trong bệnh lý này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng đuôi ngựa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân bị hội chứng&nbsp;đuôi ngựa có điều trị riêng tuy nhiên việc làm giảm áp lực lên dây thần kinh càn được thực hiện sớm nhất, để hạn chế tối thiểu biến chứng và tránh những tổn thương vĩnh viễn. Trong tổn thương cấp, dưới 48 giờ là thời gian phù hợp nhất để phẫu thuật giải phóng dây thần kinh đang bị chèn ép để đạt khả năng khôi phục cao nhất. Phương thức phẫu thuật sẽ tùy theo nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với những trường hợp được chẩn đoán và điều trị muộn: Tổn thương có thể không thể phục hồi được như: bị rối loạn chức năng ruột, bàng quang, liệt vận động hai chân…</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài phẫu thuật, điều trị còn kết hợp với một số loại thuốc và phương pháp điều trị sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Cố định tại chỗ ngay lập tức trong trường hợp có yếu tố chấn thương cột sống, đeo đai thắt lưng trong trường hợp khác có tác dụng giảm áp lực lên cột sống.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị giảm đau: Thuốc giảm đau uống bao gồm acetaminophen (paracetamol) và thuốc chống viêm non steroid (NSAID) có thể hữu ích. Có thể thử dùng thuốc giảm đau thần kinh bao gồm gabapentin, pregabalin và thuốc chống trầm cảm ba vòng.</p> <p style="text-align: justify;">- Corticosteroid: Corticosteroid liều cao được chỉ định cho một số nguyên nhân như u chèn ép các rễ thần kinh gây đau nhiều…. Có thể dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm phong bế tại chỗ. Tuy nhiên cần cân nhắc tác dụng phụ trước khi dùng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh: nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_hoi-chung-duoi-ngua-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hóa trị hoặc xạ trị: khi sự chèn ép rễ thần kinh đuôi ngựa có nguyên nhân khối ung thư. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật kết hợp hóa trị hoặc xạ trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Tập phục hồi chức năng: phương pháp này hiệu quả cải thiện tình trạng hiện tại, đặc biệt trong trường hợp sau can thiệp ngoại khoa bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Phục hồi chức năng vận động 2 chân</p> <p style="text-align: justify;">+ Phục hồi chức năng trực tràng</p> <p style="text-align: justify;">+ Phục hồi chức năng bàng quang</p> <p style="text-align: justify;">+ Phục hồi chức năng tình dục</p> <p style="text-align: justify;">- Chăm sóc giảm nhẹ được chỉ định ở bệnh nhân đến muộn hoặc can thiệp ngoại khoa thất bại: mở bàng quang, giảm đau, nhuận tràng, chăm sóc phòng loét, dinh dưỡng ….</p> <p style="text-align: justify;">Do vậy, hội chứng đuôi ngựa là cấp cứu ngoại thần kinh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các di chứng thần kinh, bệnh nhân rất cần sự hỗ trợ tinh thần trong quá trình điều trị cũng như phục hồi chức năng tại gia đình. Có một số bệnh nhân có thể kê toa để điều trị kéo dài các vấn đề về đau, các vấn đề bàng quang, đại tràng và chức năng tình dục. Bệnh nhân cần đươc vật lý trị liệu và tư vấn tâm lý giúp họ đối phó với bệnh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-duoi-ngua-saorb
Glôcôm nguyên phát góc đóng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Glôcôm nguyên phát góc đóng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Glocom </strong>là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào hạch võng mạc. Những <strong>tổn thương thần kinh thị giác </strong>do <strong>bệnh glocom</strong> gây nên là <strong>không có khả năng hồi phục</strong>. Vì vậy, ngành nhãn khoa hiện nay coi việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời cho bệnh nhân glocom là nhiệm vụ quan trọng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh glocom" src="/ImagePath/images/20210625/20210625_glocom.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh glocom</em></p> <p style="text-align: justify;">Thông thường <strong>glocom</strong> được phân loại theo tình trạng của góc tiền phòng thành 2 loại chính: Glocom góc đóng và glocom góc mở; trong đó mỗi loại lại chia ra thành nguyên phát và thứ phát. Ngoài ra còn có glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp, glocom bẩm sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Glocom nguyên phát góc đóng</strong> là tình trạng bệnh lý tổn hại tiến triển các tế bào hạch võng mạc đặc trưng bởi tổn thương thị trường và đầu dây thần kinh thị giác mà do góc tiền phòng bị đóng một phần hoặc hoàn toàn dẫn tới tăng nhãn áp gây nên và không tìm thấy các bệnh lý gây đóng góc tiền phòng.</p> <p><strong>Glocom nguyên phát góc đóng</strong> được chia làm 3 loại chính:</p> <p>- Nghi ngờ đóng góc</p> <p>- Góc đóng nguyên phát</p> <p>- Glocom nguyên phát góc đóng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Glôcôm nguyên phát góc đóng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Glocom</strong> là một biến đổi bệnh lý của thị thần kinh dẫn tới giảm thị lực. Có nhiều thuyết chứng minh bản chất bệnh lý của glocom nhưng phần lớn các trường hợp chưa xác định được bệnh căn chính xác.</p> <p style="text-align: justify;">Vai trò của thị thần kinh là truyền tín hiệu thị giác đến não. Biến đổi thị thần kinh trong glocom không chỉ ảnh hưởng đến hình thái thần kinh mà còn ảnh hưởng tới cả chức năng. Biến đổi do glocom gây tổn hại các sợi thần kinh, cuối cùng dẫn tới biến đổi thị trường. Bản chất của biến đổi của glocom là chậm và tăng dần trong hầu hết các trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, có 2 thuyết được dùng để giải thích sinh lý bệnh của glocom được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Thuyết thứ nhất là thuyết cơ học, thuyết này giải thích tốt nhất tổn hại thị thần kinh xảy ra do các lực cơ học như tăng nhãn áp. Thuyết thứ hai là thuyết mạch máu, thuyết này cho rằng những bất thường lưu lượng máu góp phần vào sự xuất hiện glocom và mô tả tốt nhất glocom nhãn áp bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Trong hình thái glocom nguyên phát góc đóng, cấu trúc vùng bè là bình thường. Bệnh thường xảy ra do 2 cơ chế chính:</p> <p style="text-align: justify;">- Nghẽn đồng tử: Đối với các mắt có sẵn bất thường về cấu trúc giải phẫu của góc tiền phòng, khi đồng tử giãn ra khiến diện tích tiếp xúc giữa mống mắt và mặt trước của thể thuỷ tinh tăng lên. Điều này khiến cho sự lưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng bị cản trở. Thuỷ dịch bị ứ lại trong hậu phòng và không thoát được ra tiền phòng sẽ khiến cho áp lực trong hậu phòng tăng dần lên, đẩy chân mống mắt nhô ra trước, áp vào vùng bè gây đóng góc và tăng nhãn áp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuỷ dịch bị " src="/ImagePath\images\20210625/20210625_Glocom3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuỷ dịch bị ứ đọng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nghẽn góc tiền phòng: Lúc đầu mống mắt chỉ áp sát vào vùng bè nhưng chưa có dính góc thực thể (làm nghiệm pháp ấn góc, vùng mống mắt bị dính sẽ được tách ra). Nếu không được điều trị hạ nhãn áp và tách dính kịp thời, quá trình đóng góc kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng dính góc thực sự và gây nghẽn góc tiền phòng hoàn toàn tại vị trí dính đó. &nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Glôcôm nguyên phát góc đóng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Nghi ngờ góc đóng</strong><strong> nguyên phát</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Có biểu hiện tiếp xúc hoặc gần tiếp xúc của mống mắt vào vùng bè củng -&nbsp;giác mạc từ nửa chu vi trở lên nhưng không có dính góc, không tăng nhãn áp và không có tổn hại thị thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Hầu như không có triệu chứng lâm sàng, mà chỉ được phát hiện tình cở qua thăm khám mắt định kỳ hoặc khám mắt vì các bệnh lý khác.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Góc đóng nguyên phát</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện tiếp xúc hoặc gần tiếp xúc của mống mắt vào vùng bè củng – giác mạc với sự xuất hiện của dính góc hoặc tăng nhãn áp nhưng chưa gây tổn hại cho thị thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể hoàn toàn không có triệu chứng nếu nhãn áp tăng ở mức không quá cao, hoặc có các triệu chứng dễ lẫn với các bệnh lý khác, như nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, …</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>3. Glocom nguyên phát góc đóng</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Tùy theo cơ chế gây tăng nhãn áp mà Glocom nguyên phát góc đóng được chia làm 2 loại:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc đóng có nghẽn đồng tử</li> <li style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc đóng không có nghẽn đồng tử</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>a. ​Glocom nguyên phát góc đóng có nghẽn đồng tử</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong thể này do đồng tử bị nghẽn kèm theo nghẽn góc tiền phòng, thủy dịch không thoát được từ hậu phòng ra tiền phòng, và không thoát được từ tiền phòng vào hệ thống tĩnh mạch của mắt dẫn tới tăng nhãn áp. Glocom nguyên phát góc đóng có nghẽn đồng tử được chia thành ba thể lâm sàng tùy theo diến biến bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Glocom góc&nbsp;đóng c</em><em>ấ</em><em>p tính</em></strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Glocom góc đóng cấp tính" src="/ImagePath\images\20210625/20210625_glocom-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Glocom góc đóng cấp tính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh cảnh lâm sàng rất điển hình, diễn biến rầm rộ thành cơn dễ chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thường khởi phát đột ngột, có thể xảy ra sau các cơn xúc động mạnh hoặc sau khi bệnh nhân dùng một số thuốc điều trị các bệnh khác mà có tác dụng lên hệ thống thần kinh thực vật.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng chủ quan: Đột nhiên bệnh nhân thấy nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo bệnh nhân thấy nhìn mờ, nhìn đèn có quầng màu sắc xanh – đỏ. Đôi khi có cảm giác sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, vã mồ hôi, …</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thực thể: Mi mắt sưng nề, mắt đỏ, giác mạc phù, mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, góc tiền phòng đóng kín, đồng tử giãn nửa chừng, mất phản xạ với ánh sáng, thể thủy tinh phù có màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao trước. Đáy mắt rất khó soi nhưng nếu soi được có thể thấy gai thị sung huyết, mạch máu giãn đôi khi có xuất huyết cạnh gai.</p> <p style="text-align: justify;">- Các khám nghiệm chức năng: Thị lực giảm sút, nhãn áp rất cao, thị trường có thể tổn thương hay chưa tùy theo giai đoạn bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Glocom góc đóng</em><em> bán cấp</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện bằng những đợt có chu kỳ giảm thị lực, nhìn thấy nhiều quầng sáng, đau nhức mắt nhẹ do tăng nhãn áp. Nhưng những triệu chứng này tự mất đi và nhãn áp bình thường giữa các đợt.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh sử điển hỉnh và hình ảnh góc tiền phòng hẹp giúp cho gợi ý chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">- Để chẩn đoán xác định bệnh cần thực hiện đo nhãn áp nhiều lần trong ngày, nhiều đợt hoặc đo ngay khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng gợi ý; tiến hành một số nghiệm pháp glocom, soi đáy mắt và quan trọng nhất, cần cho bệnh nhân làm thị trường và chụp OCT đầu dây thần kinh thị giác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Glocom góc đóng mãn tính </em></strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Glocom góc đóng mãn tính" src="/ImagePath\images\20210625/20210625_glocom-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Glocom góc đóng mãn tính</em></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng cũng âm thầm kín đáo như glocom góc mở nhưng khi khám mắt sẽ thấy tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp hoặc đóng, lõm gai rộng, nhãn áp tăng ở mức vừa phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định cũng cần dựa vào kết quả chụp OCT đầu thị thần kinh và thị trường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Glocom nguyên phát góc đóng không có nghẽn đồng tử hay </strong><strong>Hội chứng mống mắt phẳng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong hội chứng mống mắt phẳng có sự bất thường của chân mống mắt nên khi đồng tử giãn, vùng chu vi mống mắt dồn lên và bít lấy vùng bè. Nghẽn đồng tử thường ít xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Glôcôm nguyên phát góc đóng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi và quản lý bệnh nhân GLOCOM (DIXPANXE GLOCOM)</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Các hình thức quản lý bệnh nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dixpanxe (Dispanser) glocom là một hình thái tổ chức y tế tiến bộ, một mô hình tổ chức có trách nhiệm quản lý bệnh nhân glocom tại cộng đồng, từ cơ sở tới trung ương với các hình thức:</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>1.1.Tuyên truyền</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân về những triệu chứng ưu tiên và rõ rệt nhất của bệnh glocom và các tác hại của bệnh thông qua các hình thức tuyên truyền như viết báo, phát thanh qua mạng lưới thông tin đại chúng (đài, vô tuyến truyền hình), tranh ảnh, tờ rơi, áp phích.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>1.2. Phát hiện sớm</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân tới khám mắt từ 35-40 trở lên cần được đo nhãn áp. Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ cần được đo nhãn áp thường xuyên, theo dõi nhiều lần trong ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>1.3. Quản lý</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Tại địa phương, việc quản lý bệnh nhân glocom cần được thực hiện một cách chu đáo. Đối tượng quản lý là những bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán bị glocom thuộc mọi hình thái, ở mọi giai đoạn phát triển đã, đang được điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>1.4. Điều trị</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị phải tuân thủ theo phác đồ, thống nhất giữa điều trị nội trú và ngoại trú. Chú ý đến các bệnh toàn thân, hướng dẫn về chế độ lao động thích hợp với tình trạng chức năng thị giác vá mức độ điều chỉnh nhãn áp, chế độ sinh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Phát hiện tiến triển bệnh glocom</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhãn áp, biến đổi thị trường và thay đổi của đầu thị thần kinh là những dấu hiệu quan trọng giúp đánh giá tiến triển bệnh glocom. Ngoài ra, các dấu hiệu như thị lực, tình trạng góc tiền phòng, biến đổi của vùng bọng thấm sau phãu thuật, … cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp xác định tiến triển của bệnh glocom, giúp đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>2.1. Nhãn áp</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Đo nhãn áp tại mỗi lần người bệnh đến khám, xác định biến đổi nhãn áp trong ngày giúp đánh giá được mức nhãn áp đích tại mỗi thời điểm bệnh. Do đa số các thuốc và các phương pháp điều trị đều nhằm tác động vào nhãn áp nên kết quả hạ nhãn áp là kết quả trực tiếp nói lên hiệu quả điều trị. Bất cứ sự biến đổi nhãn áp tăng trên mức nhãn áp đích, dao động nhãn áp tăng trên 5 mmHg đều cần có sự điều chỉnh thêm của chế độ điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>2.2. Thị trường</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương thị trường là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời do nguyên nhân lão hóa theo tuổi, sự tự chết của tế bào hoặc do các bệnh lý gây tổn thương lớp sợi thần kinh thị giác. Có nhiều cách đánh giá tiến triển của tổn thương thị trường trong bệnh glocom như so sánh bản ghi tổng hợp giữa các lần đo thị trường (Overview printout), bản ghi biểu đồ so sánh các chỉ số thị trường (Change analysis printout), phân tích khả năng biến đổi do glocom (Glaucoma change probability analysis) và sử dụng phần mềm GPA (Glaucoma progression analysis). Trên lâm sàng hiện nay, việc sử dụng phần mềm GPA được cho là cách theo dõi tiến triển glocom chính xác và tiện dụng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Các bước tiến hành theo dõi tiến triển tổn thương thị trường glocom bằng ứng dụng phần mềm GPA</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 1: Thiết lập dữ liệu cơ bản (số liệu về các điểm tổn thương khư trú trên thị trường (Pattern deviation plot)). Nếu bệnh nhân đã được đo thị trường từ 3 lần trở lên, phần mềm GPA sẽ thiết lập dữ liệu cơ bản của bệnh nhân dựa trên số liệu của 2 bản ghi thị trường đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 2: Các số liệu từ bản ghi thị trường mới sẽ được so sánh với số liệu cơ bản vừa được thiết lập (so sánh số liệu trên Pattern deviation plot). Lập bản ghi chỉ số khác biệt (DB) giữa bản ghi mới và số liệu cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 3: So sánh các số liệu vừa thu được tại từng điểm tổn thương với dữ liệu lưu trữ trong máy tính ( dữ liệu của các bệnh nhân glocom không có tiến triển bệnh, cùng lứa tuổi). Hiển thị sự khác biệt của từng điểm trên thị trường theo ký hiệu quy ước để đánh giá tiến triển như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tiến triển với mức ý nghĩa 95%.</li> <li style="text-align: justify;">Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 2 lần khám thị trường liên tiếp.</li> <li style="text-align: justify;">Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 3 lần khám thị trường liên tiếp.</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Không đánh giá được sự biến đổi có ý nghĩa thống kê hay không.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tiêu chí để xác định tổn thương thị trường tiến triển là khi:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đo thị trường ít nhất 3 lần.</li> <li style="text-align: justify;">Mỗi lần khám mới được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản đầu tiên.</li> <li style="text-align: justify;">Các lần khám sau, số liệu được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản và 2 lần khám thị trường gần nhất.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phần mềm GPA sẽ cảnh cáo tiến triển tổn thương thị trường theo các mức:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Có thể có tiến triển “possible progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng.</li> <li style="text-align: justify;">Có xu hướng tiến triển “likely progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, chỉ số VFI (visual field index) cho biết % chức năng thị trường còn lại của từng thời điểm. Chỉ số này giúp đánh giá tiến triển cho các trường hợp tổn thương thị trường nặng hoặc tổn thương lan tỏa.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại giai đoạn của Glocom theo VFI:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 0 (chưa bị glocom): VFI &gt; 90%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 1 (sớm): VFI ≥ 82%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 2 (trung bình): 63-81%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 3 (nặng):43-62%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 4 (trầm trọng): 23-42%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 5 (mù): &lt; 22%.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại TT (đơn vị: dB/tháng hoặc năm) = Chênh lệch MD giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám (tháng/năm).</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức chậm khi tổn hại dưới 0,2db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 150 năm)</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức trung bình khi tổn hại từ 0,2-2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 15 năm)</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>2.3. Đầu thị thần kinh</strong></em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Trên lâm sàng:</em></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phân loại xu hướng tổn thương đầu thị thần kinh DDLS (Disc Damage Likelihood Scale) mới do Spaeth đề xuất đã khắc phục những nhược điểm của cách đánh giá tỉ lệ C/D đơn thuần vì đã chú trọng diện tích viền thần kinh và hiệu chỉnh kết quả đánh giá tổn thương đầu thị thần kinh theo kích thước gai thị. Đồng thời DDLS cũng bao phủ toàn bộ tiến trình của tổn thương đĩa thị thông qua việc phân chia chi tiết tới những giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ngoài DDLS, các hệ thống phân loại khác của của Armaly, Read – Spaeth, Shiose, Richardson, Nesterov, Jonas cũng đã và đang được tiếp tục nghiên cứu.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210625/20210625_glocom-4.jpg"></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Trên kết quả chụp OCT:</em></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Theo GPA (Guided Progression Analysis): Lớp sợi thần kinh quanh gai được đánh giá là có tổn hại khi độ dày trung bình hoặc độ dày ở 1 múi giờ giảm trên 20µm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại RNFL (đơn vị µm/tháng) = Chênh lệch độ dày của RNFL giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám(tháng).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Tần suất khám lại cho bệnh nhân glocom</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tần số khám lại và khoảng cách giữa các lần khám lại tùy thuộc vào mức nhãn áp, mức tổn thương của bệnh, tốc độ tổn hại của thị trường và thần kinh thị giác.</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều chỉnh để đạt được mức nhãn áp yêu cầu cần được thực hiện nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu việc đánh giá nhãn áp thường xuyên với khoảng cách một vài ngày hết sức quan trọng . Khi nhãn áp đã đạt được mức ổn định, tần suất và khoảng cách thời gian đến khám lại có thể được đánh giá dựa vào mức tổn thương và tốc độ tổn thương thị trường vào thời điểm được khám.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian hẹn người khám bệnh lại dựa trên các nguyên tắc sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhắc nhở người bệnh đi khám lại mắt ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu của glocom như đau đỏ, nhức, nhìn mờ như qua màn sương mù, cảm giá căng tức mắt.</li> <li style="text-align: justify;">Hẹn người bệnh điều trị nội khoa dựa theo thời lượng của thuốc hạ NA để đảm bảo điều trị không ngừng vì hết thuốc.</li> <li style="text-align: justify;">Đối với người bệnh mới mổ mắt – hẹn khám lại sau xuất viện 1 tuần. Sau đó nếu mắt yên, NA điều chỉnh tốt – khám lại sau 1 tháng trong 3 tháng đầu.</li> <li style="text-align: justify;">Sau mổ 3 tháng mà NA được điều chỉnh ổn định: Hẹn khám 3 tháng /1 lần trong năm đầu, từ năm thứ hai – hẹn tái khám 6 tháng/1 lần.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh có nguy cơ cao mất chức năng thị giác, NA dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh glocom tiếp tục tiến triển: Hẹn khám định kỳ 1 tháng 1 lần.</li> <li style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân nghi ngờ có bệnh glocom: các khám xét, thử nghiệm âm tính thì hẹn tái khám khoảng nửa năm một lần để đánh giá lại chức năng thị giác, soi lại đáy mắt, thực hiện lại các tets thử nghiệm glocom. Sau 1,5 năm theo dõi bệnh glocom không được xác định thì có thể ngừng quản lý nhưng căn dặn đối tượng đó đi khám lại bất kỳ lúc nào khi có những dấu hiệu của bệnh glocom.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Glôcôm nguyên phát góc đóng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Tiền sử</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Khai thác tiền sử gia đình mắc bệnh glocom; tiền sử dùng corticosteroid toàn thân và tại chỗ, tiền sử các bệnh toàn thân. Những trường hợp có tiền sử gia đình, tiền sử sử dụng thuốc có chứa corticosteroid, tiền sử đái tháo đường, cao huyết áp, … nên đi khám, soi đáy mắt và đo nhãn áp định kì, thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khám mắt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Phát hiện các trường hợp có cấu trúc giải phẫu nhãn cầu dễ tạo điều kiện gây xuất hiện bệnh glocom: bán kính độ cong giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, lõm đĩa thị rộng, chênh lệch độ lõm đĩa thị giữa hai mắt, bị lão thị sớm, tăng số kính lão nhanh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đi khám giúp phát hiện sớm bệnh" src="/ckfinder/userfiles/images/_kham-mat-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đi khám giúp phát hiện sớm bệnh</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Đo nhãn áp</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Trong bộ ba triệu chứng đặc hiệu của glocom, nhãn áp là yếu tố quan trọng, được biết đến nhiều nhất và có thể can thiệp bằng các phương pháp điều trị nội và khoa ngoại.</p> <p style="text-align: justify;">- Người có nhãn áp ở mức &gt; 23 mmHg (đo nhãn áp kế Maclakov) kèm theo các cảm giác chủ quan, triệu chứng khách quan đặc hiệu của glocom (đau nửa đầu hoặc cả hai bên, mờ mắt, tức mắt, nhìn quầng tán sắc xanh đỏ…).</p> <p style="text-align: justify;">- Người có nhãn áp hai mắt chênh lệch quá 5 mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn sớm của bệnh glocom nhãn áp không phải khi nào cũng cao, mức độ nhãn áp lên xuống thất thường. Do đó, đối với những bệnh nhân có nhãn áp nằm trong khoảng nghi ngờ nên đo nhãn áp nhiều lần trong ngày và theo dõi thường xuyên từ 3-7 ngày.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khám đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc và đầu dây thần kinh thị giác</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Soi đáy mắt cho phép phát hiện những tổn thương đặc hiệu của bệnh glocom như lõm teo đĩa thị giác, bạc màu và giảm viền thần kinh, tổn thương lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị giác, chuyển hướng, gãy khúc đường đi của mạch máu, xuất huyết võng mạc dọc theo các sợi trục thần kinh hoặc cạnh đĩa thị.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khám thị trường</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Khám thị trường để phát hiện những tổn thương đặc hiệu của bệnh glocom. Ở giai đoạn sớm của bệnh, thị trường có thể chưa tổn thương. Biểu hiện tổn thương sớm của thị trường bao gồm các hình thái: tổn hại lan tỏa, tổn hại không đồng đều, khuyết phía mũi, ám điểm hình cung, mở rộng điểm mù, ám điểm đơn độc cạnh trung tâm.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều trường hợp khi bệnh còn ở giai đoạn sớm đã xuát hiện những tổn thương rải rác ở vùng thị trường trung tâm. Những tổn thương này có thể phát hiện được bằng kết quả đo thị trường kế tự động Humphrey.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Những tổn thương thị trường chia làm 5 giai đoạn:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 1:</em></strong> Xuất hiện những tổn thương tương đối ở vùng Bjerrum. Đối với thị trường kế động, tổn thương biểu hiện như sự co hẹp của những đường đồng cảm tới khoảng 50 độ chu biên kể từ điểm định thị. Đối với thị trường kế tĩnh, tổn thương có thể xuất hiện một hoặc nhiều ám điểm nhỏ ở vùng này.</li> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 2:</em></strong> Mở rộng những ám điểm có sẵn ở vùng Bjerrum hoặc những ám điểm sẵn có này liên kết với nhau thành một ám điểm lớn. Trong hai giai đoạn này, tổn thương thị trường thường xuất hiện ở phía mũi và có thể được biểu hiện như mở rộng của điểm mù. Giai đoạn này gây thu hẹp thị trường chu biên chưa vượt quá 50 độ.</li> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 3:</em></strong> Xuất hiện một ám điểm hình cung Bjerrum hoàn hảo với khuyết thị trường về phía mũi điển hình của Ronne. Thu hẹp thị trường chu biên tới 15 độ kể từ điểm định thị.</li> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 4:</em></strong> Tổn thương mở rộng ra thành hình vòng hoặc nửa vòng khu trú một đảo thị giác ở trung tâm cũng như ở chu biên.</li> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 5:</em></strong> Thị trường trung tâm cũng bị tổn thương, chỉ còn lại một phần thị trường ở phía thái dương.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khám đánh giá góc tiền phòng</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Soi góc tiền phòng là một nghiệm pháp cho phép xác định hình ảnh của góc tiền phòng, từ đó có thể chẩn đoán cũng như định hướng điều trị bệnh glocom một cách chính xác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân độ góc tiền phòng:</strong> Hiện nay tại Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến bảng phân loại Shaffer, trong đó phân độ góc tiền phòng được dựa vào độ mở rộng của góc và cấu trúc góc có thể quan sát được.</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:642px;" width="642"> <tbody> <tr> <td style="width:84px;"> <p align="center"><strong>Phân loại</strong></p> </td> <td style="width:90px;"> <p align="center"><strong>Độ mở góc</strong></p> </td> <td style="width:78px;"> <p align="center"><strong>Độ của góc</strong></p> </td> <td style="width:264px;"> <p align="center"><strong>Cấu trúc góc nhìn được</strong></p> </td> <td style="width:126px;"> <p align="center"><strong>Khả năng</strong></p> <p align="center"><strong>đóng góc</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p align="center">Độ 4</p> </td> <td style="width:90px;"> <p align="center">Mở rộng</p> </td> <td style="width:78px;"> <p align="center">45-35º</p> </td> <td style="width:264px;"> <p>Thấy toàn bộ chi tiết góc tới dải thể mi</p> </td> <td style="width:126px;"> <p align="center">Không có</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p align="center">Độ 3</p> </td> <td style="width:90px;"> <p align="center">Mở</p> </td> <td style="width:78px;"> <p align="center">35-20º</p> </td> <td style="width:264px;"> <p>Thấy chi tiết góc tới cựa củng giác mạc, không thấy dải thể mi</p> </td> <td style="width:126px;"> <p align="center">Không có</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p align="center">Độ 2</p> </td> <td style="width:90px;"> <p align="center">Hẹp</p> </td> <td style="width:78px;"> <p align="center">20-10º</p> </td> <td style="width:264px;"> <p>Thấy chi tiết góc tới dải bè, không thấy dải thể mi và cựa củng mạc</p> </td> <td style="width:126px;"> <p align="center">Có thể đóng</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p align="center">Độ 1</p> </td> <td style="width:90px;"> <p align="center">Rất hẹp</p> </td> <td style="width:78px;"> <p align="center">20-10º</p> </td> <td style="width:264px;"> <p>Chỉ thấy vòng Schwalbe</p> </td> <td style="width:126px;"> <p align="center">Rất có thể đóng</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p align="center">Độ 0</p> </td> <td style="width:90px;"> <p align="center">Đóng</p> </td> <td style="width:78px;"> <p align="center">20-10º</p> </td> <td style="width:264px;"> <p>Không thấy cấu trúc góc</p> </td> <td style="width:126px;"> <p align="center">Đóng</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chụp cắt lớp đĩa thị, lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị (OTC)</strong></h3> <p style="text-align: justify;">OTC giúp chẩn đoán xác định glocom ở giai đoạn sớm khi tổn thương lớp sợi thần kinh phù hợp với kết quả thị trường về vị trí và mức độ tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Tìm dấu hiệu biến đổi quy luật ISNT: Độ dày lớp viền thần kinh quanh gai thị tuân theo quy luật ISNT (độ dày giảm dần từ dưới -&gt; trên -&gt; mũi -&gt; thái dương) nhưng trong bênh glocom, lớp viền thần kinh quanh gai thị phía trên và dưới thường bị mỏng đi trước khiến không duy trì được quy luật ISNT và quan sát được trên kết quả OCT).</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chụp đáy mắt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Ghi lại hình ảnh đĩa thị giác để phân tích tổn thương và so sánh kết quả giữa các lần theo dõi.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nghiệm pháp phát hiện sớm glocom</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Có hai loại nghiệm pháp: Tăng tải và giảm tải. Các nghiệm pháp tạo nên điều kiện gây chuyển dịch trạng thái của mắt sang hướng xấu hoặc tốt lên trong một giới hạn thời gian. Các nghiệm pháp này cho phép rút ngắn giai đoạn nghi ngờ, giảm lo âu cho người bệnh, rút ngắn thời gian theo dõi, đặc biệt những bệnh nhân không có điều kiện nằm viện có thể chỉ định làm thử nghiệm pháp phát hiện sớm glocom. Các nghiệm pháp thường được sử dụng trong phát hiện sớm glocom bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Glocom góc đóng: Nghiệm pháp buồng tối, tra Homatropine, nghiệm pháp bịt mắt, cúi đầu. Ngoài ra, có thể kết hợp các nghiệm pháp với chụp OCT phần trước nhãn cầu, khám UBM để đánh giá sự biến đổi về hình dạng góc tiền phòng sau khi làm nghiệm pháp.</p> <p style="text-align: justify;">- Glocom góc mở: Nghiệm pháp uống nước (uống 1 lít nước và đo nhãn áp sau 10, 15, 30, 60 phút ), nghiệm pháp uống nước kết hợp nghiệm pháp tra Homatropine hoặc nghiệm pháp cúi đầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Glôcôm nguyên phát góc đóng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Glocom nguyên phát góc đóng có nghẽn đồng tử</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>1.1 Glocom nguyên phát góc đóng cấp tính</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đầu tiên điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc sau đó tùy tình trạng đóng của góc tiền phòng sẽ chỉ định laser hoặc phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">- Góc mở trên 180º: Chỉ định Laser iridotomy</p> <p style="text-align: justify;">- Góc đóng trên 180º:</p> <p style="text-align: justify;">+) Đồng tử co tốt: chỉ định Laser gonioplasty + irdotomy</p> <p style="text-align: justify;">+) Đồng tử không co hoặc co nửa chừng: chỉ định Cắt bè</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>a) Điều trị thuốc</strong></em></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Thuốc giúp tăng thẩm thấu: </em>Làm giảm thể tích dịch kính</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Truyền tĩnh mạch: Manitol 20 % liều 1 – 2/kg cân nặng truyền trong 30 - 45 phút</li> <li style="text-align: justify;">Đường uống: Glycerin 50 % liều 3 ml/kg cân nặng dùng 1 hoặc 2 lần trong ngày, hoặc&nbsp;Isosorbide 70% liều 70-140 ml/ngày chia làm 2-3 trong ngày.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><em>- Thuốc co đồng tử:</em> Pilocarpin 1% hoặc 2% tra mắt 2 – 3 lần/1 giờ đầu. Sau đó nếu đồng tử co lại liên tục duy trì thuốc 4 lần/ngày, nếu đồng tử không co lại được do cơ vòng đồng tử thiếu máu nặng thì việc tiếp tục dùng thuốc là không cần thiết không những thế còn có thể gây tác dụng phụ toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Thuốc giúp giảm tiết thủy dịch</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Acetazolamid: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 0,5-1 g/ngày</li> <li style="text-align: justify;">Chẹn giao cảm beta: Tra mắt 2 lần/ ngày.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><em><strong>b) Điều trị laser</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Laser&nbsp; tốt nhất khi giác mạc đã trong trở lại. Nếu giác mạc phù có thể tra mắt vài giọt dung dịch ưu trương.</p> <p style="text-align: justify;">- Laser tạo hình góc (gonioplasty)</p> <p style="text-align: justify;">- Laser mở mống mắt ngoại vi (peripheral iridotomy)</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>c) Điều trị phẫu thuật</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Cắt mống mắt ngoại vi: Khi giác mạc quá phù hoặc mống mắt quá dày không thể điều trị laser.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt bè: Phẫu thuật sẽ rất khó khăn và có nhiều biến chứng nếu phải thực hiện trong điều kiện nhãn áp tăng cao. Do đó, điều trị nội khoa hạ nhãn áp trước phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Tuy vậy sau 24 giờ dùng thuốc tích cực mà nhãn áp không hạ vẫn phải chỉ định phẫu thuật trong điều kiện nhãn áp cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.2 Glocom nguyên phát góc đóng bán cấp và mạn tính</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tất cả bệnh nhân glocom nguyên phát góc đóng bán cấp và mạn tính đều cần được cắt mống mắt bằng laser (iridotomy) để tránh góc đóng tiến triển thêm và trở thành không hồi phục, kết hợp với dùng thuốc hạ nhãn áp. Nếu nhãn áp không điều chỉnh với cắt mống mắt và thuốc, cần chỉ định phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>a) Điều trị laser</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định laser iridotomy sớm để giải quyết cơ chế nghẽn đồng tử</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>b) Điều trị thuốc</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Sau khi laser tiếp tục dùng thuốc hạ nhãn áp. Cách sử dụng cũng giống glocom góc mở.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>c) Điều trị phẫu thuật</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Cắt bè củng giác mạc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thuốc. Trong trường hợp giác mạc còn trong, thể thủy tinh đục tiến triển, có kích thước to hoặc dày, đồng thời điều kiện kỹ thuật cho phép (điều kiện vi phẫu tốt, có kính tiếp xúc để soi góc trong phẫu thuật,…), có thể tiến hành lấy thể thủy tinh kết hợp mở góc tiền phòng để điều trị tình trạng nghẽn đồng tử và nghẽn góc.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Glocom nguyên phát góc đóng không có nghẽn đồng tử hay hội chứng mống mắt phẳng</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Hội chứng mống mắt phẳng dẫn đến hình thái glocom góc đóng có thể có nghẽn đồng tử hoặc không có nghẽn đồng tử.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>a) Điều trị thuốc</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Lựa chọn đầu tay là thuốc co đồng tử. Thuốc có tác dụng kéo mống mắt phía ngoại vi dồn về trung tâm làm góc tiền phòng rộng ra. Nếu chưa đạt được nhãn áp mong muốn có thể dùng phối hợp thêm với các nhóm thuốc khác.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>b) Điều trị laser</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Laser gonioplasty phối hợp với iridotomy được chỉ định khi nhãn áp không điều chỉnh với thuốc hoặc khi bệnh nhân không có điều kiện dùng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>c) Điều trị phẫu thuật</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Cắt bè củng giác mạc: Có thể dùng thêm chất chống chuyển hóa nếu cần.</p> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"><strong>Tài liệu tham khảo:</strong> <ol> <li>Bệnh Glocom<strong> – </strong>Hội nhãn khoa Mĩ – Người dịch TS Nguyễn Đức Anh – Bộ môn Mắt Đại học Y Hà Nội</li> <li>Phác đồ điều trị bệnh mắt – Bệnh viện mắt TP HCM – NXB Y học – năm 2018</li> <li>Hướng dẫn về Glocom – Hội Nhãn khoa Việt Nam – NXB Y học – năm 2014</li> <li>Asia Pracific glaucoma Guidelines, Thirth edition</li> <li>Bài giảng lớp CKI “Ứng dụng thị trường trong Glocom” – ĐH Y&nbsp; Hà Nội – 2018</li> <li>Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019</li> </ol></div> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/glocom-nguyen-phat-goc-dong-sduby
Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đám rối thắt lưng cùng có hai thành phần chính: đám rối thắt lưng (cấu tạo bởi các sợi thần kinh từ rễ L1 đến rễ L4) và đám rối xương cùng (cấu tạo lên của các sợi thần kinh từ rễ L5, S1 và một phần rễ S2, S3). Từ đám rối thắt lưng-cùng cho các dây thần kinh chi phối (vận động, cảm giác) chi dưới.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đám rối thắt lưng cùng có hai thành phần chính: đám rối thắt lưng và đám rối xương cùng" src="/ImagePath/images/20210919/20210919_498-Dam-roi-that-lung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đám rối thắt lưng cùng có hai thành phần chính: đám rối thắt lưng và đám rối xương cùng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh ngoại biên rất phổ biến, thường gây giảm chất lượng cuộc sống, và đôi khi gây tàn phế hoặc thậm chí gây tử vong. Tỷ lệ lưu hành dân số là khoảng 2400 trên 100.000 (2,4%), tăng theo độ tuổi lên 8000 trên 100.000 (8%). Ở châu Âu, nguyên nhân phổ biến nhất là tổn thương thần kinh bệnh đái tháo đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới thuộc nhóm bệnh lý thần kinh ngoại biên, với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi dưới. Sự chèn ép có thể ảnh hưởng đến các đoạn dây thần kinh ở xa, như xảy ra trong hội chứng ống cổ chân, nhưng thậm chí còn phổ biến hơn ở gần nơi đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép rễ thần kinh cột sống. Chèn ép thường gặp nhất thường là gãy xương, can xương sau gãy, hội chứng đường hầm ống cổ chân ….</p> <p style="text-align: justify;">+ Sự chèn ép có thể&nbsp;kèm theo thiếu máu cục bộ làm tổn thương thần kinh càng trầm trọng hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi dưới" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chen-ep-than-kinh.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi dưới</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ đoạn xa của dây thần kinh có thể bị thoái hóa, tương tự như những gì sẽ thấy trong một đoạn dây thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kết quản sự dẫn truyền thần kinh chậm lại. Sự chèn ép ngày càng trầm trọng hơn dẫn đến sự tắc nghẽn dẫn truyền của ngày càng nhiều sợi thần kinh. Cuối cùng hầu như không có xung động nào đi qua vùng bị chèn ép, sự thoái hóa thần kinh xa đồng thời bắt đầu diễn ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt ngang thần kinh có thể xảy ra với chấn thương ở chân (ví dụ, vết thương do tai nạn, do hỏa khí…) vì dây thần kinh xa bị tách hoàn toàn khỏi phần gần. Không giống như các trường hợp chèn ép dây thần kinh thậm chí nghiêm trọng, mỗi sợi thần kinh riêng lẻ không còn nguyên vẹn sau quá trình cắt bỏ; Sự mọc lại của dây thần kinh là không thể nếu không có sự can thiệp.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu cục bộ dây thần kinh: thường chỉ xảy ra liên quan đến viêm mạch và bệnh xơ vữa động mạch, mặc dù nó cũng được cho là có vai trò trong chứng tổn thương thần kinh do đái tháo đường.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương do bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ, thường trong bối cảnh xạ trị cho bệnh ung thư, có thể dẫn đến tổn thương thần kinh có thể không xuất hiện trên lâm sàng trong nhiều năm sau thủ thuật. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng nó cũng có thể xảy ra ở chi dưới sau khi được chiếu xạ vùng chậu (ví dụ: đối với ung thư cổ tử cung).</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm: Các&nbsp;quá trình viêm của dây thần kinh hoặc rễ cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Các rối loạn truyền nhiễm như herpes simplex, vi rút Epstein-Barr và phổ biến nhất là vi rút herpes zoster có thể tạo ra các hội chứng mất cảm giác và rối loạn chức năng vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thoái hóa xa của tế bào thần kinh là dấu hiệu của hầu hết các bệnh đa dây thần kinh trục. Sự suy giảm dần dần của các tế bào thần kinh xảy ra theo kiểu từ xa đến gần, với các dây thần kinh dài nhất bị ảnh hưởng đầu tiên. Lý do được đề xuất cho hiện tượng này là các đoạn xa nhất của dây thần kinh dễ bị tổn thương nhất bởi các yếu tố dinh dưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thoái hóa gần của tế bào thần kinh cũng có thể xảy ra trong một số rối loạn nhất định, mặc dù điều này ít phổ biến hơn nhiều. Một dạng mất tế bào thần kinh vận động khu trú liên quan đến sự yếu dần của toàn bộ chi trong khoảng thời gian vài tháng, có thể đại diện cho một dạng khu trú của bệnh thần kinh vận động.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Triệu chứng chung của bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới</b></p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố khởi phát&nbsp;triệu chứng là rất quan trọng, tiền sử chấn thương, tiền sử bệnh lý đi kèm cho biết định hướng nguyên nhân gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Do là bệnh lý đơn dây thần kinh nên các triệu chứng thường xuất hiện khu trú một phần ở chân.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng đôi khi chỉ biểu hiện chủ quan đơn thuần vận động hoặc cảm giác (phụ thuộc dây thần kinh).</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu cơ:&nbsp;Thường yếu cơ ngọn chi, yếu cơ phần gốc chi phù hợp nhất với bệnh cơ hoặc rối loạn mối nối thần kinh cơ. Trong bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới thường tổn thương 1 nhóm cơ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Yếu cơ" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_20200511_073257_853749_Hien-tuong-te-tay-c.max-1800x1800.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Yếu cơ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Teo cơ: teo khu trú nhóm cơ chi phối, nhưng tổn thương teo cơ thường xuất hiện muộn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm/ mất cảm giác: theo diện chi phối của dây thần kinh chi phối.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất phản xạ: Phản xạ gân gối (thần kinh đùi)...</p> <p style="text-align: justify;">+ Không có phản xạ bệnh lý bó tháp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không có rối loạn cơ tròn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có triệu chứng bệnh lý gây ra tổn thương thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng tổn thương dây thần kinh cụ thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh bì đùi (Chức năng đơn thuần cảm giác):</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cảm giác: loạn cảm, giảm các giác vùng da mặt ngoài đùi. Đau thường tăng khi đứng, khi đi, giảm khi nghỉ hoặc ngồi xuống.</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh đùi</p> <p style="text-align: justify;">+ Vận động : liệt động tác gấp gáng, liệt duỗi đầu gối.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cảm giác: giảm cảm giác mặt trước đùi, và mặt trong cẳng chân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất phản xạ gân gối (gân cơ tứ đầu đùi).</p> <p style="text-align: justify;">+ Phân biệt tổn thương thần kinh đùi với các rễ L3, L4.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương rễ L3, L4: giảm vận động không hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương rễ L3: còn cảm giác vùng cẳng chân.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương rễ L4: Liệt cơ cẳng chân trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh hông khoeo ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Liệt vận động.</p> <p style="text-align: justify;">Liệt duỗi mu chân (cơ cẳng chân trước): dấu hiệu chân gà.</p> <p style="text-align: justify;">Liệt duỗi cac ngón chân (duỗi chung ngón chân, duỗi riêng ngón cái).</p> <p style="text-align: justify;">Liệt xoay bàn chân ra ngoài ( cơ mác bên).</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cảm giác: mặt trước ngoài, sau ngoài cẳng chân và mu chân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phân biệt tổn thương dây hông khoeo ngoài và rễ L5: tổn thương rễ L5 gây liệt cơ mông nhỡ và rối loạn cảm giác mặt sau ngoài đùi.</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh hông khoeo trong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt vận động:</p> <p style="text-align: justify;">Liệt gấp bàn chân (không đứng kiễng trên mũi bàn chân được).</p> <p style="text-align: justify;">Không xoay bàn chân vào trong được trong khi đang gấp bàn chân (cơ cẳng chân sau).</p> <p style="text-align: justify;">Liệt gấp và cử động sang 2 bên của các ngón chân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất phản xạ gân gót (gân cơ tam đầu cẳng chân).</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn cảm giác: vùng gân gót, gót chân, bò ngoài bàn chân, gan bàn chân.</p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh hông to.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương thần kinh hông to thường là bệnh cảnh lâm sàng tổn thương vận động và cảm giác do liệt cả thần kinh hông khoeo trong và thần kinh hông kheo ngoài kèm theo liệt gấp cẳng chân vào đùi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các nghiên cứu về điện chẩn&nbsp;- điện cơ (EMG) và các nghiên cứu về dẫn truyền thần kinh (NCS) vẫn là phương tiện hiệu quả nhất để xác định và phân loại các bệnh lý đơn thần kinh nói chung. EMG có thể hữu ích trong việc đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh trong bệnh đơn dây thần kinh và giúp xác định tiên lượng phục hồi. EMG&nbsp; cho thấy số lượng đơn vị vận động được kích hoạt tăng dần khi thần kinh được cải thiện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh thấy giảm hoặc mất hoàn toàn dẫn truyền thần kinh do dây thần kinh đó chi phổi ở đoạn cần thăm dò. Trong trường hợp đứt toàn toàn sẽ không có đáp ứng tại điện cực ghi. Trong trường hợp tổn thương nhẹ có thể chỉ thấy tổn thương cảm giác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điện cơ kim.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương sợ trục cấp: Không thay đổi hình dáng điện thế vận động, nhưng giảm sự tuyển nạp (giảm số lượng các đơn vị vận động tham gia co cơ) và khi co cơ tối đa thấy có hình ảnh ”nghèo điện thế”.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương sợi trục mạn:Thường xuất hiện sau tổn thương sợi trục cấp vài tuần, vài tháng hoặc hơn. Xuất hiện tái chi phối thần kinh (các sợi thần kinh mới mọc ra chi phối cho các sợi cơ của các đơn vị vận động bên cạnh) " tăng số lượng sợi cơ của mỗi đơn vị vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp x-quang thường quy cho tổn thương thần kinh do chấn thương, do chèn ép (can xương sau gẫy..)</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm cũng rất hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh lý đơn thần kinh do chèn ép, viêm . Với đầu dò siêu âm độ phân giải cao, các dây thần kinh ở chi dưới có thể được theo dõi từ vùng mông đến bàn chân, nhưng do đường kính của chân lớn và độ dày của bàn chân và lòng bàn chân, việc phân giải các dây thần kinh gần và cuối sẽ khó khăn hơn. Siêu âm độ phân giải cao đặc biệt cung cấp thông tin liên quan đến các hội chứng chèn ép dây thần kinh; mở rộng đường kính dây thần kinh khu trú (tăng diện tích mặt cắt ngang) và mất khả năng hồi âm là những dấu hiệu hữu ích của bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;">- MRI là thường cung cấp hình ảnh thần kinh tốt hơn. Trong bệnh gai cột sống, các chi tiết cụ thể về thoát vị đĩa đệm, thoái hóa và mức độ chèn ép của rễ thần kinh cụ thể đã làm cho công cụ này trở nên vô giá, đặc biệt khi xem xét lựa chọn phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="MRI là thường cung cấp hình ảnh thần kinh tốt hơn" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_chup-mri-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>MRI là thường cung cấp hình ảnh thần kinh tốt hơn</em></p> <p style="text-align: justify;">Ở những bệnh nhân tổn thương nghi nhờ ác tính, chụp MRI đánh giá sơ bộ tính chất khối u, chèn ép và xâm lấn thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính (CT) có một số tiện ích cho những bệnh nhân có máy tạo nhịp tim hoặc những người không thể sử dụng MRI vì những lý do khác. CT kết hợp với chụp tủy cho thông tin hữu ích liên quan đến rễ thần kinh ở những bệnh nhân bị bệnh đĩa đệm nhưng ngày nay hiếm khi được thực hiện. CT cũng có thể cung cấp thông tin tốt hơn về các yếu tố xương so với MRI.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điều trị phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">+ Can thiệp phẫu thuật trong trường hớp đứt thần kinh, thần kinh bị chèn ép cần giải phóng thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị giảm đau bằng: gabapentin, Pregabalin, amtytriptilin …</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệu pháp corticoid trong hội chứng ống cổ chân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh, thuốc ức chế vi rút trong trường hợp có nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Dụng cụ thiết bị hỗ trợ cần thiết:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nẹp chỉnh hình mắt cá chân - bàn chân, để giữ cho bàn chân được linh hoạt, nên được sử dụng cho đến khi phục hồi vận động tích cực.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Nẹp chỉnh hình mắt cá chân-bàn chân" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_Bao-ve-mat-ca-chan-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Nẹp chỉnh hình mắt cá chân - bàn chân</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nạng hỗ trợ di chuyển.</p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu tiến triển từ phạm vi vận động thụ động đến tập thể dục hỗ trợ&nbsp; chủ động và chống chủ động dưới sự giám sát của bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ly-don-day-than-kinh-chi-duoi-srzfo
Bạch cầu cấp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bạch cầu cấp&nbsp;hay còn gọi là Lơ xê mi cấp là một&nbsp;trong những bệnh lý máu ác tính. Do&nbsp;tại tủy xương tăng sinh một loại tế bào non chưa biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít (tế bào blast). Sự tăng sinh và tích lũy các tế bào này dẫn đến &nbsp;sinh máu bình thường bị giảm sút hậu quả dẫn dến suy tủy xương với các biểu hiện: Thiếu máu, chảy máu, nhiễm trùng, đồng thời các tế bào ác tính lan tràn ra máu, thâm nhiễm vào các cơ quan gây nên: gan to, lách to, hạch to, đau xương, lợi phì đại.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_Bạchcầucấp.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Bạch cầu cấp là một&nbsp;trong những bệnh lý máu ác tính</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh bạch cầu được nhà giải phẫu và bác sĩ phẫu thuật Alfred-Armand-Louis-Marie Velpeau mô tả lần đầu tiên vào năm 1827.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Một mô tả đầy đủ hơn đã được nhà bệnh học Rudolf Virchow đưa ra vào năm 1845.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Đến năm 1900, bệnh bạch cầu được xem như một nhóm bệnh thay vì một bệnh đơn lẻ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Năm 1962, các nhà nghiên cứu Emil J. Freireich, Jr. và Emil Frei III đã sử dụng hóa trị liệu kết hợp để cố gắng chữa bệnh bạch cầu. Các thử nghiệm đã thành công với một số người sống sót lâu sau các thử nghiệm.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Theo thống kê ở Châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp trong cộng đồng từ khoảng 8 - 9 người/ 100.000 dân và chiếm khoảng 5% tổng số ung thư ở mọi lứa tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tại Mỹ, &nbsp;bạch cầu cấp dòng tủy chiếm tỷ lệ khoảng 1.2% các bệnh ung thư. Tỷ lệ này tăng lên theo tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tai Việt Nam, theo Trần Thị Minh Hương và công sự năm 1997- 1999 &nbsp;ở Viện Huyết học và Truyền máu, bệnh bạch cầu cấp chiếm tỷ lệ 38.5% trong số &nbsp;bệnh về máu. Theo tác giả Đỗ Trung Phấn , đối với nhóm bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho tỷ lệ bị bệnh nam/nữ &nbsp;là 1,9/1, còn nhóm bạch cầu cấp dòng tủy tỷ lệ &nbsp;bị bệnh ở nam/nữ &nbsp;là 1/1.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bạch cầu cấp được chia thành 2 nhóm: Bạch cầu cấp dòng tủy và bạch cầu cấp dòng Lympho. Trong mỗi nhóm có các cách phân loại khác nhau, thường được sử dụng trên lâm sàng là cách phân loại dựa trên hình thái tế bào blast+ đặc điểm nhuộm hóa học tế bào của các nhà huyết học Pháp, Mỹ, Anh (FAB)</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_Bạchcầucấp1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Bạch cầu cấp&nbsp;dòng Lympho</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại FAB chia ra:</p> <p style="text-align: justify;">- Bạch cầu tủy cấp gồm 8 thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thể M0: Lơ xê mi cấp dòng tủy biệt hóa tối thiểu;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M1: Lơ xê mi cấp dòng tủy không biệt hóa;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M2: Lơ xê mi cấp dòng tủy có biệt hóa;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M3: Lơ xê mi cấp thể tiền tủy bào;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M4: Lơ xê mi cấp hỗn hợp dòng tủy và mono;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M4Eo: Lơ xê mi cấp hỗn hợp dòng tủy và mono có tăng bạch cầu ưa acid;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M5: Lơ xê mi cấp dòng mono;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M6: Lơ xê mi cấp dòng hồng cầu;</li> <li style="text-align: justify;">Thể M7: Lơ xê mi cấp dòng mẫu tiểu cầu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Bạch cầu lympho cấp gồm 3 thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thể L1: Kích thước tế bào nhỏ, đồng đều;</li> <li style="text-align: justify;">Thể L2: Kích thước tế bào lớn, to nhỏ không đồng đều;</li> <li style="text-align: justify;">Thể L3: Kích thước tế bào lớn, nhiều hốc trong nguyên sinh chất.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cũng như các bệnh lý ung thư khác, đến nay nguyên nhân gây bạch cầu cấp vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên chúng ta cần luu ý những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tia xạ: Ở&nbsp;những người tiếp xúc tia xạ lâu ngày (vùng nhiễm xạ nặng, điều trị bằng tia xạ,…), sau các &nbsp;vụ nổ hạt nhân &nbsp;thì tỷ lệ bạch cầu cấp nhiều hơn bình thường. Tia xạ gây tổn thương vật liệu di truyền, gây suy giảm miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Hóa chất: Những công nhân tiếp xúc với hóa chất &nbsp;nhóm Alkyl, nhóm benzen tỷ lệ bạch cầu cấp cao hơn bình thường. Hoặc tình trạng hóa chất, thuốc trừ sâu,… nhiễm độc nguồn nước, thức ăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Virus: Qua các&nbsp;nghiên cứu cho thấy một số virus gây ung thư như HTLV1, HTLV2 gây bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T,…</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_bach-cau-cap.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Virus gây bệnh bạch cầu cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố di truyền: có một số bệnh bẩm sinh di truyền như Hội chứng Down, hội chứng thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, hội chứng Poland,…&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn sinh tủy, hội chứng tăng sinh tủy &nbsp;sau một thời gian có trường hợp chuyển bạch cầu cấp thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào từng bệnh nhân, giai đoạn bệnh, thể bệnh mà có những triệu chứng khác nhau, có thể gặp 1 vài triệu chứng hoặc đầy đủ các biểu hiện như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Thiếu máu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân thiếu máu do tình trạng giảm tổng hợp hồng cầu trong tủy xương</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Da xanh, niêm mạc nhợt. Để đánh giá khách quan triệu chứng này bệnh nhân cần được khám trong điều kiện phòng đủ ánh sáng và khám các vùng da ít sắc tố như: da lòng bàn tay.</p> <p style="text-align: justify;">- Hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi cơ, xương khớp, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy),&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Nhip tim nhanh, hồi hộp trống ngực do hệ tim mạch tăng hoạt động để duy trì oxy cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng thiếu máu xảy ra khá nhanh, nặng dần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b, Xuất huyết</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Đặc điểm; Xuất huyết tự nhiên, hay gặp ở da và niêm mạc, dạng chấm, nốt, hoặc có thể dạng mảng xuất huyết.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp xuất huyết tạng: Xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu người bệnh có biểu hiện đại tiểu tiện ra máu,..</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Xuất huyết não - màng não đe dọa tính mạng người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_bach-cau-cap-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Xuất huyết não - màng não rất nguy hiểm, có thể gây tử vong</p> <p style="text-align: justify;"><strong>c. Nhiễm trùng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sốt, nhiễm trùng ở da, viêm phổi, loét họng, loét miệng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>d. Thâm nhiễm tế bào blast</strong></p> <p style="text-align: justify;">Gan to, lách to, hạch to, thâm nhiễm da, thâm nhiễm thần kinh gây nên dấu hiệu thần kinh khu trú (đau nửa đầu, co giật, hôn mê), thâm nhiễm xương người bệnh có biểu hiện đau xương, phì đại lợi.<br> &nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bạch cầu cấp là bệnh lý ác tính, diễn biến nhanh, tình trạng bệnh nặng. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc không đáp ứng điều trị thì hậu quả cuối cùng là tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Là những trường hợp có các yếu tố nguy cơ kể trên:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên tiếp xúc tia xạ, hóa chất, &nbsp;nhiễm virus HTLV1, HTLV2.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bị Down,&nbsp;người mắc hội chứng thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, hội chứng Poland… Bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn sinh tủy, hội chứng tăng sinh tủy làm tăng nguy cơ bị bạch cầu cấp hơn người bình thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Cần duy trì lối sống lành mạnh: hạn chế tiếp xúc tia xạ, hóa chất, ăn uống cân bằng, tăng cường rau xanh, tập luyện thể dục thể thao.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sức khỏe đều đặn, định kỳ 6 tháng -&nbsp;1 năm /lần.<br> &nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bạch cầu cấp &nbsp;được chẩn đoán xác định trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm, cụ thể là:</p> <p style="text-align: justify;">- Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tuỷ đồ thấy tế bào blast ≥ 20% tế bào có nhân trong tuỷ xương.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_suy-tuy-xuong-3.png"></p> <p style="text-align: center;">Xét nghiệm tuỷ đồ chẩn đoán bạch cầu cấp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt bạch cầu cấp với một số bệnh lý:</p> <p style="text-align: justify;">- Phản ứng giả lơ xê mi: Trong giả lơ xê mi có các đặc điểm: số lượng bạch cầu tăng vừa phải (thường dưới 50 G/L) nhưng &nbsp;có biểu hiện nhiễm trùng nặng trên lâm sàng. &nbsp;Các tế bào bạch cầu hạt có hiện tượng non hóa nhưng tỷ lệ tế bào non chỉ khoảng từ 5%- 20%, không có tăng sinh ác tính dòng bạch cầu trong tủy. Số lượng bạch cầu sẽ về dần bình thường khi tình trạng nhiễm trùng hết;</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng rối loạn sinh tủy;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiều trường hợp cần phân biệt bạch cầu cấp với các bệnh lý: giảm tiểu cầu, suy tủy, u lympho ác tính.<br> &nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bạch cầu cấp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bạch cầu cấp là một bệnh lý chuyên sâu. Cần được điều trị ở những cơ sở y tế có chuyên ngành huyết học, có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, máy móc, bác sĩ được đào tạo và có kinh nghiệm điều trị.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Với những cơ sở y tế không có chuyên khoa huyết học có vai trò phát hiện bệnh lý, điều trị ban đầu (những trường cần hợp cấp cứu), chuyển kịp thời người bệnh lên tuyến chuyên khoa. Đồng thời theo dõi người bệnh ngoại trú giữa các đợt điều trị hóa chất và sau khi ghép tế bào gốc tạo máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mục đích điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Tiêu diệt tế bào ác tính để lui bệnh hoàn toàn;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Hạn chế tái phát;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp;Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng đa hóa trị liệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị 3 giai đoạn: Tấn công, củng cố, duy trì.</p> <p style="text-align: justify;">- Phối hợp giữa điều trị đặc hiệu với hỗ trợ.</p> <p style="text-align: justify;">- Phối hợp hóa trị liệu với điều trị đích và ghép tế bào gốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Phác đồ điều trị cụ thể phụ thuộc theo từng thể bệnh, mức độ, nhóm nguy cơ.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_benh-bach-cau.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Phác đồ điều trị bạch cầu cấp<strong>&nbsp;</strong>cụ thể phụ thuộc theo từng trường hợp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bạch cầu cấp dòng tủy (AML) trừ thể tiền tủy bào (APL)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh dưới 60 tuổi: Sử dụng phác đồ tấn công &nbsp;“3+7”, phác đồ củng cố bằng cytarabin liều cao (HDAC).</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh trên 60 tuổi: phụ thuộc thể trạng người bệnh:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cytarabin liều thấp (100 mg/m2 da/ngày trong 5-7 ngày)</li> <li style="text-align: justify;">Hoặc &nbsp;phác đồ “3+7” giảm số ngày điều trị (“2+5”)</li> <li style="text-align: justify;">Hoặc người trên 70 tuổi dùng cytarabine liều thấp (tiêm dưới da) + Purinethol/ Azacitibine/ Decitabine/Clofarabine.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bạch cầu &nbsp;cấp thể tiền tủy bào (APL)</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Điều trị tấn công bằng phác đồ CALGB 9710;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Điều trị &nbsp;củng cố bằng: ATRA + Daunorubicin;</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị duy trì bằng ATRA + mercaptopurine&nbsp;+ methotrexate;</p> <p style="text-align: justify;">- Với bạch cầu cấp thể tiền tủy bào tái phát: điều trị bằng ATO ;</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp người bệnh trên 60 tuổi: điều trị ATRA đơn độc hoặc ATO;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bạch cầu cấp dòng lympho ở người lớn:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị tấn công, củng cố và duy trì theo International ALL trial MRC UKALL E2993</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hỗ trợ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp thiếu máu, xuất huyết điều trị hỗ trợ bằng khối hồng cầu, khối tiểu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống nhiễm trùng bằng cách:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân được điều trị trong điều kiện vô trùng.</li> <li style="text-align: justify;">Khi có nhiễm trùng ùng kháng sinh phổ rộng (Cephalosporin, imipenem, meropenem,… theo chỉ định của bác sĩ.</li> <li style="text-align: justify;">Dùng &nbsp;GM-CSF, G-CSF &nbsp;để kích thích tạo máu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có thể chống tăng acid uric máu bằng thuốc allopurrinol, tăng bài niệu, truyền dịch, kiềm hóa nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bạch cầu tăng cao ( trên 100 G/l) cần gạn tách bạch cầu bằng máy tách thành phần máu tự động.</p> <p style="text-align: justify;">- Cân nhắc ghép tế bào gốc đồng loại với phác đồ điều kiện hóa thông thường hoặc điều kiện hóa tối thiểu kết hợp truyền tế bào lympho người cho.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_te-bao-goc.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Ghép tế bào gốc có thể được cân nhắc trong điều trị bạch cầu gốc</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi đáp ứng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Để theo dõi hiệu quả điều trị bác sĩ có thể dựa vào&nbsp;các tiêu chuẩn về huyết học và các tiêu chuẩn đánh giá tồn dư tối thiểu của bệnh, cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn lui bệnh về huyết học (viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ năm 1990):</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khi người bệnh ổn định về mặt lâm sàng, bạch cầu trung tính &gt; 1.5G/L, chỉ số Hematocrit &gt; 30%, Tiểu cầu &gt;100 G/L, máu ngoại vi không xuất hiện tế bào blast, trong tủy xương tế bào blast &lt; 5% , trên nền tủy sinh máu bình thường được gọi là lui bệnh hoàn toàn.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu trong tủy xương tỷ lệ blast 5 - 20% gọi là lui bệnh không hoàn toàn.</li> <li style="text-align: justify;">Trường hợp tủy xương tỷ lệ blast &gt; 20% được coi là không lui bệnh.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá tồn dư tối thiểu (MRD): Tồn dư tối thiểu được hiểu là sự tồn tại các tế bào blast sau khi diều trị &lt; 1/104 &nbsp;tế bào bình thường ( &lt;0.01%) bằng kỹ thuật đếm tế bào dòng chảy đa màu hoặc kỹ thuật PCR định lượng.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bach-cau-cap-srgms
Áp xe gan do amip
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Áp xe gan</strong> là ổ mủ nằm trong nhu mô gan. Tùy theo căn nguyên có thể phân loại thành áp xe gan do nhiễm khuẩn hoặc<strong> áp xe gan do amip</strong></p> <p style="text-align: justify;">Amip là ký sinh trùng có thể gây bệnh trên người, biểu hiện bệnh tại đường ruột (vị trí tổn thương chủ yếu là đại tràng, gây ra triệu chứng tiêu chảy phân nhầy máu hay còn gọi là lỵ amip) và ngoài đường ruột.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm amip có thể có biểu hiện bằng bệnh lý amip tại ruột hoặc bệnh lý amip ngoài ruột. Trong các biểu hiện nhiễm amip ngoài ruột thì áp xe gan do amip là tổn thương thường gặp nhất</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh áp xe gan" src="/ImagePath/images/20210603/20210603_ap-xe-gan-do-amip.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh gan bị áp xe</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Amip có 2 loại là Entamoeba histolytica (ăn hồng cầu và gây bệnh) và Entamoeba minuta (ăn vi khuẩn và cặn thức ăn, không gây bệnh). Amip có 2 chu kỳ phát triển là chu kỳ bào nang (amip ở dạng bào nang ở lòng ruột, không gây bệnh, tuy nhiên, do khả năng đề kháng của bào nang rất tốt nên có thể tồn tại ngoài môi trường tự nhiên trong thời gian khá dài khoảng 20 ngày, nên đây là nguồn lây nhiễm bệnh cho cộng đồng) và chu kỳ gây bệnh (bào nang amip xâm nhập vào cơ thể người, phát triển thành amip trưởng thành gây các tổn thương viêm loét ở thành đại tràng sau đó có thể chui qua thành mạch máu và theo dòng máu đi gây bệnh các cơ quan khác. Amip xâm nhập chủ yếu vào các tĩnh mạch mạc treo đại tràng sau đó di trú tới gan gây tắc các mạch máu ở gan dẫn tới hoại tử tế bào gan, giai đoạn sau, khi các ổ hoại tử áp xe hợp lại với nhau tạo thành ổ áp xe gan lớn.)</p> <p><img alt="Hình ảnh vi khuẩn gây ra bệnh gan do amip" src="/ImagePath\images\20210603/20210603_Entamoebahistolytica.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh amip</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng thể điển hình của áp xe gan là tam chứng Fontan bao gồm: Sốt, đau hạ sườn phải và gan to.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="triệu chứng áp xe gan" src="/ImagePath\images\20210603/20210603_trieu-chung-ap-xe-gan.jpg"></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Sốt </strong>có thể cao cũng có khi sốt nhẹ, sốt liên tục hoặc từng cơn, có thể sốt kéo dài ( &gt; 2 tuần ). Sốt thường là triệu chứng khởi đầu, xuất hiện vài ngày trước các triệu chứng đau bụng vùng hạ sườn phải và gan to.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Đau hạ sườn phải:</strong> mức độ đau tùy từng trường hợp, có thể đau âm ỉ, cảm giác tức nặng, có thể đau từng đợt, cũng có thể gặp đau quặn dữ dội vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị, lan lên vai phải. Đau thường kéo dài nhiều ngày, và tăng lên khi bệnh nhân ho, hít thở sâu hoặc vận động,…</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Gan to và đau:</strong> khi thăm khám, bác sĩ có thể ghi nhận dấu hiệu gan to, thường gan to không nhiều, khoảng 3 – 4 cm dưới bờ sườn, bờ tù, ấn đau. Một số trường hợp có thể có dấu hiệu ấn kẽ sườn có điểm đau chói, đó là khi ổ áp xe gần với bao gan gây kích thích cơ quan lân cận trong đó có thành ngực. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán áp xe gan.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài tam chứng Fontan, các dấu hiệu lâm sàng khác có thể gặp ở bệnh nhân áp xe gan do amip tuy nhiên tỷ lệ không nhiều như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch màng phổi:</strong> tràn dịch không nhiều. Nguyên nhân có thể do ổ áp xe ở vị trí sát cơ hoành gây phản ứng viêm kế cận dẫn tới xuất tiết dịch viêm vào khoang màng phổi. Một nguyên nhân khác của tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân áp xe gan là ổ áp xe vỡ qua vòm hoành vào khoang màng phổi gây tràn mủ khoang màng phổi, đây là một biến chứng nguy hiểm của áp xe gan nói chung và áp xe gan do amip nói riêng.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn tiêu hóa:</strong> thường biểu hiện giống hội chứng lỵ: đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài phân lỏng, nhầy máu mũi. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước tam chứng Fontan. Soi phân có thể tìm thấy amip thể gây bệnh.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Gầy sút cân:</strong> thường sút cân nhiều và nhanh, do có ổ nung mủ sâu và do bệnh nhân ăn uống kém.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, có một số trường hợp không điển hình, bệnh nhân có thể không sốt, hoặc có biểu hiện vàng da, có suy gan</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3><strong>Nhóm biến chứng do vỡ ổ áp xe:</strong></h3> <ul> <li>Vỡ ổ áp xe vào khoang màng phổi: biểu hiện lâm sàng bệnh nhân xuất hiện đau ngực tăng, ho, sốt. Khi thăm khám bác sỹ có thể phát hiện thấy hội chứng ba giảm rõ, thường ở bên phổi phải. Các trường hợp này cần được xử trí khẩn trương dẫn lưu mủ màng phổi để điều trị và tránh nguy cơ biến chứng dày dính màng phổi.</li> <li>Vỡ vào phổi: Ổ áp xe vỡ vào nhu mô phổi, nếu thông với nhánh phế quản thì bệnh nhân có biểu hiện khạc ra mủ màu sô-cô-la, đây là một hình thức dẫn lưu cho ổ áp xe. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân dẫn lưu theo tư thế đúng cách có thể sẽ trở thành yếu tố thuận lợi cho bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi hoặc áp xe phổi.</li> <li>Vỡ vào khoang màng tim: thường gặp ở các bệnh nhân có ổ áp xe gan trái. Trên lâm sàng bệnh nhân biểu hiện khó thở, tím tái, đau ngực liên tục. Khi thăm khám, bác sỹ có thể phát hiện các dấu hiệu của tràn dịch màng ngoài tim tùy theo mức độ tràn dịch: khi lượng dịch ít, có thể chỉ nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim. Nếu lượng mủ tràn vào khoang màng ngoài tim nhiều có thể gây chèn ép tim cấp, trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện khó thở, nhịp tim nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, nghiệm pháp phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính, tiếng tim mờ, điện tâm đồ có hình ảnh luân phiên điện học, trên siêu âm tim có hình ảnh dịch màng ngoài tim số lượng nhiều. Khi áp xe gan vỡ vào khoang màng ngoài tim thì bệnh nhân có chỉ định chọc hút dịch màng ngoài tim cấp cứu để tránh nguy cơ bệnh nhân bị chèn ép tim cấp dẫn tới tử vong.</li> <li>ổ áp xe vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể: đây là biến chứng khá thường gặp. Trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội đột ngột, đau tăng lan ra khắp bụng, sốt tăng, biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc. Khi thăm khám, bác sỹ có thể gặp các dấu hiệu như: bụng chướng, tăng cảm giác đau toàn bụng, đau nhiều ở vị trí hạ sườn phải, có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc, có thể có liệt ruột gây bí trung đại tiện và chướng bụng. Siêu âm có hình ảnh dịch ổ bụng, tính chất âm của dịch không trong. Chọc dò dịch ổ bụng cần phải làm khẩn trương, đây là phương pháp giúp chẩn đoán xác định. Dịch chọc dò là mủ màu nâu, không mùi, thành phần chủ yếu là tế bào gan hoại tử, không có vi khuẩn, nuôi cấy không có vi khuẩn mọc. Trường hợp này, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật điều trị, vừa dẫn lưu ổ áp xe, vừa làm sạch ổ phúc mạc điều trị viêm phúc mạc.</li> <li>Ổ áp xe vỡ vào ổ bụng nhưng được các tạng trong ổ bụng và mạc nối lớn bao bọc lại gây viêm phúc mạc khu trú. Đây là một trường hợp khó chẩn đoán, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: ứ nước, ứ mủ đài bể thận, nang tụy</li> <li>Áp xe dưới hoành: Ổ áp xe vỡ ra được các dây chằng của gan và vòm hoành khu trú ổ mủ lại, thành ổ áp xe dưới vòm hoành. Trên lâm sàng có thể gặp bệnh nhân có ổ áp xe dưới cơ hoành với biểu hiện kích thích cơ hoành như: nấc, ho khan, đau ngực tăng lên khi ho, hít thở sâu; kèm theo có các biểu hiện của nhiễm trùng dai dẳng; trên hình ảnh X-quang ngực có hình ảnh vòm hoành bị nâng cao, thường là vòm hoành bên phải. Siêu âm ổ bụng, cắt lớp vi tính ổ bụng, thấy rõ vị trí và tính chất ổ áp xe. Ngoài ra, phim cắt lớp vi tính ổ bụng còn giúp định hướng phương pháp can thiệp dẫn lưu ổ áp xe điều trị.</li> </ul> <h3><strong>Biến chứng do ổ nung mủ sâu kéo dài:</strong></h3> <p>Trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện suy kiệt, phù do suy dinh dưỡng. Xét nghiệm máu có giảm các chỉ số như: protein máu, albumin máu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Người dân ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, các nước đang phát triển, kém phát triển, điều kiện kinh tế xã hội kém</p> <p>Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh: ăn đồ chưa nấu chín</p> <p>Sử dụng nguồn thực phẩm và nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh</p> <p>Người bệnh suy giảm miễn dịch, có các bệnh lý mạn tính của gan,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phòng ngừa ô nhiễm thức ăn và nguồn nước do phân, đây là biện pháp khó khăn do phần lớn người mang amip thể bào nang không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng nhưng vẫn thải amip ra ngoài môi trường qua phân.</p> <p style="text-align: justify;">Không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tránh các nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm, nhất là ở các vùng dịch tễ có amip, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Đảm bảo đi vệ sinh đúng nơi quy định, có nhà tiêu hợp vệ sinh, không xả chất thải vệ sinh chưa qua xử lý ra môi trường.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Lâm sàng:</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nam, tuổi trung niên (30 – 50 tuổi)</p> <p style="text-align: justify;"><em>Tam chứng Fontan:</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sốt xuất hiện trước tiên</li> <li style="text-align: justify;">Đau hạ sườn phải</li> <li style="text-align: justify;">Gan to và đau khi thăm khám</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng nhiễm amip ở ruột: hội chứng lỵ: đau bụng quặn cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng, có nhầy máu; nội soi đại tràng có loét ở đại tràng sigma và trực tràng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Cận lâm sàng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tình trạng viêm: bạch cầu máu tăng, máu lắng tăng, CRP tăng</li> <li style="text-align: justify;">Kháng thể Amip dương tính bằng phản ứng ELISA, hiệu giá &gt; 1/200: phần lớn bệnh nhân <strong>áp xe gan amip</strong> ( khoảng 99%) có kháng thể kháng amip; tuy nhiên kết quả xét nghiệm có thể âm tính trong vòng 7 ngày đầu. Ở các vùng dịch tễ của amip, khoảng 35% các trường hợp không nhiễm bệnh do amip cũng có kháng thể kháng amip do tiền sử tiếp xúc với amip trước đó. Do vậy, nếu xét nghiệm kháng thể amip âm tính cho phép loại trừ chẩn đoán nhiễm amip; tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì cũng không khẳng định được là đang nhiễm amip hay có tiền sử tiếp xúc với amip trước đó.</li> </ul> <p style="margin-left:.5in;"><strong><em>Chẩn đoán hình ảnh:</em></strong></p> <p style="margin-left:.5in;"><img alt="Siêu âm phát hiện áp xe gan" src="/ImagePath\images\20210603/20210603_sieu-am-o-bung-chuan-doan-benh-ap-xe-gan-do-amip.jpg"></p> <p style="margin-left: 0.5in; text-align: center;"><em>Siêu âm ổ bụng là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng giúp phát hiện áp xe gan do amip</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Siêu âm ổ bụng: ổ áp xe gan do amip thường gặp ở nửa sau của gan phải, khoảng 70% - 80% các trường hợp là ổ áp xe đơn độc nằm sát bao gan. Hình ảnh ổ áp xe trên siêu âm là khối giảm âm đồng nhất, ranh giới rõ,</li> <li style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính: đối với các trường hợp không phân biệt rõ u gan hay áp xe gan. Hình ảnh ổ áp xe gan trên phim cắt lớp vi tính là khối giảm tỷ trọng, có viền tăng tỷ trọng. Bên cạnh việc chẩn đoán xác định áp xe gan, chụp phim cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang còn giúp phân biệt áp xe gan với các tổn thương gan khác như u gan hoại tử đồng thời giúp đánh giá vị trí, kích thước ổ áp xe gan, dự kiến các phương pháp can thiệp giải quyết mủ ổ áp xe gan. Trên phim cắt lớp vi tính còn có thể phát hiện các biến chứng của ổ áp xe gan đặc biệt là vỡ ổ áp xe.</li> <li style="text-align: justify;">Xquang lồng ngực có thể thấy hình ảnh vòm hoành phải nâng cao ( khoảng 50% các trường hợp).</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Chọc dò ổ áp xe dưới hướng dẫn siêu âm: </em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây được coi là phương pháp vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị điều trị trong một số trường hợp nhất định. Đặc điểm mủ trong áp xe gan do amip là: không mùi, màu nâu sô-cô-la, khi soi trên kính hiển vi thì không có vi khuẩn, thành phần mủ chủ yếu là các tế bào gan hoại tử.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân <strong>áp xe gan do amip</strong> cần được phân biệt với các bệnh lý sau vì có chiến lược điều trị, theo dõi khác nhau ở một số bước:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Áp xe gan do vi khuẩn:</strong> thường gặp ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, có bệnh lý đường mật, sỏi mật. Tổn thương ở gan thường có nhiều ổ nhỏ, khi chọc hút ra mủ có màu xanh hoặc vàng, mùi thối, nuôi cấy có vi khuẩn mọc.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Áp xe gan do sán lá gan lớn: </strong>hình ảnh tổn thương trên siêu âm là ổ giảm âm hoặc trống âm, ranh giới không rõ, thường có hình ảnh “ vòng tròn Olympic”. Xét nghiệm kháng thể Sán lá gan lớn bằng phương pháp ELISA dương tính.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Ung thư gan áp xe hóa:</strong> trên phim chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang có hình ảnh u gan ngấm thuốc cản quang thì động mạch và thải thuốc thì tĩnh mạch, có hình ảnh phần u gan bị hoại tử ( thường ở trung tâm khối u). Xét nghiệm máu có tăng các chất chỉ điểm u như AFP, AFP-L3, PIVKA II. Tiền sử bệnh nhân có bệnh lý gan có nguy cơ ung thư gan như: viêm gan virus B, C mạn tính, xơ gan, …</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Áp xe gan do amip</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Điều trị bao gồm diệt amip tại gan và tại đường ruột, một số trường hợp cần phối hợp giải quyết ổ mủ áp xe tại gan.</p> <h3><strong>Thuốc diệt amip:</strong></h3> <p>Thuốc diệt amip tại gan có thể dùng một trong số các loại thuốc sau: Metronidazole, Tinidazole. Thời gian điều trị có thể từ 5 -10 ngày.</p> <p>Thuốc diệt amip đường ruột nhằm mục đích diệt hết các bào nang amip tại đường ruột. Ở Việt Nam thường dùng Intetrix trong thời gian 10 - 14 ngày.</p> <h3><strong>Giải quyết ổ mủ áp xe gan</strong></h3> <p>Có nhiều phương pháp có thể áp dụng để giải quyết ổ mủ áp xe gan, bao gồm: chọc hút mủ áp xe gan qua da, đặt ống dẫn lưu mủ áp xe gan, phẫu thuật.</p> <p><strong>Chọc hút mủ ổ áp xe</strong></p> <p>Một số trường hợp có chỉ định chọc hút mủ ổ áp xe</p> <ul> <li>Triệu chứng không cải thiện sau 48 – 72 giờ điều trị</li> <li>Ổ áp xe gan ở vị trí gan trái</li> <li>Ổ áp xe gan lớn dọa vỡ</li> <li>Ổ áp xe sát bao gan</li> <li>Thất bại điều trị thuốc sau 4 -5 ngày</li> <li>Bệnh nhân đến muộn trên 3 tháng</li> </ul> <p><strong>Dẫn lưu ổ áp xe:</strong></p> <p>Khi ổ áp xe mủ đặc hoặc chọc hút thất bại thì có chỉ định đặt ống thông để dẫn lưu mủ ổ áp xe.</p> <p><strong>Phẫu thuật:</strong></p> <p>Dẫn lưu mủ ổ áp xe qua phẫu thuật rất ít khi được chỉ định</p> <p>Một số trường hợp có chỉ định phẫu thuật dẫn lưu mủ ổ áp xe:</p> <ul> <li>Ổ áp xe kích thước lớn, thất bại với phương pháp chọc hút hoặc dẫn lưu qua da.</li> <li>Lâm sàng diễn biến xấu hơn mặc dù đã được dẫn lưu ổ áp xe qua da.</li> <li>Ổ áp xe gan vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể</li> <li>Ổ áp xe gan vỡ vào màng phổi, màng tim.</li> <li>Ổ áp xe mạn tính, bệnh nhân đến muộn trên 4 tháng, vì tiên lượng điều trị bảo tồn đáp ứng kém</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ap-xe-gan-do-amip-spsli
Cơn chóng mặt kịch phát lành tính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Cơn chóng mặt kịch phát lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chóng mặt triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống và trong thực hành lâm sàng. Chóng mặt là một cảm nhận không chính xác về sự chuyển động của vật đối với các vật khác xung quanh mình. Triệu chứng chóng mặt có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, với nhiều mức độ khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chóng mặt có thể là dấu hiệu bệnh duy nhất nhưng cũng có thể là một trong các dấu hiệu của một bệnh cảnh phức tạp. Trong đó bệnh lí chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV) là thường gặp nhất với tỉ lệ chiếm khoảng 80% số các trường hợp chóng mặt thăm khám trên lâm sàng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chóng mặt triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_chong-mat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chóng mặt triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế thường không nguy hiểm tuy nhiên gây tăng nguy cơ ngã và từ đó lại có thể gây nguy hiểm.Mọi lứa tuổi khác nhau có thể bị cơn chsong mặt kịch phát tuy nhiên hay gặp nhất là khoảng trên 50 tuổi và ở nữ nhiều hơn nam.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Cơn chóng mặt kịch phát lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hệ thống tiền đình là cơ quan quan trọng giúp cơ thể cảm nhận tư thế trong không gian giúp duy trì phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình ổn định cân bằng cơ thể. Hệ thống tiền đình bao gồm cơ quan cảm nhận là ống bán khuyên nằm trong ốc tai, dây thần kinh tiền đình (dây VIII), nhân tiền đình.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hệ thống tiền đình là cơ quan quan trọng giúp cơ thể cảm nhận tư thế trong không gian" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chong-mat-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hệ thống tiền đình là cơ quan quan trọng giúp cơ thể cảm nhận tư thế trong không gian</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hiện nay, nguyên nhân gây chóng mặt kịch phát lành tính có rất nhiều giả thiết tuy nhiên chưa được chứng minh rõ ràng. Trong đó bệnh lí của tai trong đặc biệt là sự di động của các hạt thạch nhĩ được cho là nguyên nhân chính gây nên cơn chóng mặt kịch phát lành tính. Bình thường hệ thống tiền đình ốc tai có cấu trúc 3 ống bán khuyên cùng với sự dịch chuyển các thạch nhĩ có bản chất là các tinh thể Canxi cacbonat trong soan nang và cầu nangkích thích các tế bào lông giúp cơ thể nhận biết về chuyển động. Tuy nhiên khi các cấu trúc này bị tổn thương có thể gây nên các ảo giác về di chuyển và vì vậy gây nên triệu chứng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nguyên nhân hay gặp gây tổn thương tai trong: thoái hoá tự phát biểu mô soan nang, viêm tai giữa, do nhiễm virus gây viêm dây tiền đình, phẫu thuật tai trong…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Cơn chóng mặt kịch phát lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chóng mặt là triệu chứng nổi bật nhất. Đặc điểm của triệu chứng chóng mặt trong cơn chóng mặt kịch phát</p> <p style="text-align: justify;">+ Khởi phát: liên quan đến tư thế khi đầu di chuyển (ngồi dậy vào buổi sáng, khi cúi người nhặt vật gì đó…). Xu hướng thường tăng nặng nhiều vào buổi sáng và giảm trong ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng cơn&nbsp;chóng mặt kịch phát lành tính" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chong-mat-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng cơn&nbsp;chóng mặt kịch phát lành tính</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Biến biến: cảm giác xoay tròn, nhà cửa đổ lộn nhào, mức độ có thể từ nhẹ, vừa đến nặng khiến người bệnh phải nằm yên, nhắm mắt, không dám quay đầu hay thay đổi tư thế. Cơn có thể kéo dài vài phút, tự thuyên giảm nếu nằm yên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng kèm theo: trong cơn chóng mặt cảm giác buồn nôn nhiều, có thể nôn, có thể kèm theo ù tai. Triệu chứng diễn biến nặng, lặp đi lặp lại có thể khiến hoảng sợ, lo lắng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân có thể mất thăng bằng, không thể ngồi dậy vận động đi lại tuy nhiên không hề có biểu hiện yếu liệt chi, nuốt nói khó, các vấn đề thị giác như nhìn đôi, thu hẹp thị trường, mất ý thức, rối loạn nhịp tim, …</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn chóng mặt tư thế điển hình có thể xảy ra thành nhiều đợt trong tuần, có thể tự thuyên giảm tuy nhiên lại rất dễ tái phát đặc biệt có thể liên quan đến tự thế nhất định.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Cơn chóng mặt kịch phát lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là bệnh lý thường gặp trong đời sống sinh hoạt, bệnh không nguy hiểm tuy nhiên lặp lại có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.Bệnh có thể gây nguy hiểm do ngã khi trong các cơn chóng mặt gây mất thăng bằng khi vận động. Do vậy khi có cơn chóng mặt cấp cần hết sức chú ý trong việc thay đổi tư thế và vận động tránh các rủi ro có thể gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Để phòng bệnh cần chú ý:</p> <p style="text-align: justify;">+ Uống đủ nước hàng ngày trung bình từ 1.5 - 2 lít đặc biệt khi vận động, lao động nặng hay thời tiết nắng nóng khiến mất nước qua mồ hôi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Uống đủ nước hàng ngày trung bình từ 1.5 - 2 lít" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chong-mat-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Uống đủ nước hàng ngày trung bình từ 1.5 - 2 lít</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Không sử dụng các sản phẩm có chất kích thích: rượu bia, cafe, nước ngọt có gas, đồ ăn mặn, thuốc lá... Hạn chế thực phẩm rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói, sữa chua, các loại hạt… do có chứa nhiều acid amin tyramine do có thể gây khởi phát bệnh đau nửa đầu gây khởi phát chóng mặt. vì có thể gây khởi phát bệnh đau nửa đầu sau đó làm khởi phát chóng mặt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vận động phù hợp, tránh thay đổi tư thế đột ngột đặc biệt xoay đầu hoặc từ nằm sang đứng. Ngoài ra có thể tập luyện các bài tập tư thế cột sống cổ hàng ngày, massge vùng cổ vai gáy. Ngoài ra có thể tập luyện các bài tập tư thế cột sống cổ hàng ngày, massge vùng cổ vai gáy</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngủ đủ giấc với khoảng thời gian khoảng 6- 8h/ ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tránh lo lắng, căng thẳng, không đọc sách, xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử kéo dài. Phối hợp các phương pháp như thiền định, thở sâu, yoga, để giảm giải tỏa lo âu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các thuốc điều trị chóng mặt có thể gây buồn ngủ do vậy cần chú ý khi lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang...</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám sức khỏe định kì để phát hiện các bệnh lí tiềm ẩn, điều trị sớm và hiệu quả.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Cơn chóng mặt kịch phát lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 Lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khi tiếp cận bệnh nhân với triệu chứng chóng mặt, cần phân biệt tình trạng chóng mặt trung ương (do tổn thương nhân tiền đình hoặc các đường liên hệ nhân tiền đình với hệ thần kinh trung ương) với chóng mặt ngoại vi (do tổn thương xảy ra ở bộ phận nhận cảm là tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình). Chóng mặt trung ương là bệnh lí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, chóng mặt ngoại biên có thể gây aarnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhiều nhưng lại ít gây nguy hiểm hơn, do đó việc định hướng chính xác có ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ xử trí và tiếp cận.</p> <p style="text-align: justify;">- Về triệu chứng cơ năng chóng mặt ngoại vi thường xảy ra rầm rộ, điển hình và hòa hợp tức là các triệu chứng đều cùng một phía bên tổn thương, còn chóng mặt trung ương lại thường không điển hình,không hòa hợp và có thể có các dấu hiệu thần kinh khác (tổn thương thân não với triệu chứng tháp và vận nhãn,dấu hiệu tiểu não cụ thể yếu vận động, rối loạn vận nhãn: lác trong, lác ngoài, nhìn đôi, mất khả năng phối hợp động tác, nói ngập ngừng, ...….)</p> <p style="text-align: justify;">- Khám thực thể: có 4 test chính để chẩn đoán cơn chóng mặt kịch phát lành tính:</p> <p style="text-align: justify;">+ Test mắt (tìm nystagmus): đánh giá vận động dao động của nhãn cầu lặp lại, có nhịp, có chu kỳ và không tự ý bằng cách nhìn vào một điểm cố định rồi di chuyển điểm đó theo chiều dọc hoặc cả 2 hướng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Test lắc đầu: test âm tính biểu hiện mắt không giật để chỉnh thẳng phía trước do tổn thương thần kinh trung ương. Test dương tính biểu hiện: mắt giật ngược lại để chỉnh thẳng phía trước do tổn thương ngoại biên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Test romberg thực hiện hki nhắm và mở mắt. Thực hiện bằng cách cho bệnh nhân đứng kép hai chân, thân mình bệnh nhân nghiêng về một bên, ít gặp hơn là nghiêng về trước hoặc sau. Rối loạn này tăng lên khi bệnh nhân nhắm mắt được gọi là dấu Romberg tiền đình</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghiệm pháp Dix-Hallpik: cách thực hiện: bệnh nhân ngồi ở hai chân buông thõng, bác sĩ đứng bên cạnh, dùng 2 bàn tay ôm đầu bệnh nhân xoay nhẹ đầu sang phải sau đócho bệnh nhân nằm xuống đột ngột phía bên phải đồng thời xoay nhẹ đầu bệnh nhân sang phải 45 độ giữ trong vòng 10-15 giây đánh giá tình trạng chóng mặt và động mắt. Tiếp tụccho bệnh nhân đột ngột ngồi dậy và ghi nhận tình trạng chóng mặt – động mắt. Tiếp tục làm nghiệm pháp về phía bên trái. Tuy nhiên nghiệm pháp này có thể khởi phát cơn chóng mặt vì vậy cần luôn luôn đứng cạnh bệnh nhân đảm bảo an toàn khi thực hiện nghiệm pháp.</p> <p style="text-align: justify;">Các thăm khám thực thể dấu hiệu thần kinh khác âm tính: không yếu vận động, không liệt thần kinh sọ, không dấu tiểu não…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 Cận lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI): có giá trị rất lớn trong việc tổn thương khác đặc biệt là các tổn thương trung ương nguy hiểm gây chóng mặt, u thần kinh…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI)&nbsp;có giá trị rất lớn trong việc tổn thương khác đặc biệt là các tổn thương trung ương" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chup-mri-tam-soat-ung-thu-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI)&nbsp;có giá trị rất lớn trong việc tổn thương khác đặc biệt là các tổn thương trung ương</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điện rung giật nhãn cầu bằng ENG ( bằng điện cưc) hoặc VNG ( băng máy ảnh nhỏ) để đánh giá động mắt khi được kích thích bằng nước hay không khí.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Cơn chóng mặt kịch phát lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 Sử dụng thuốc:</strong> tùy mức độ bệnh sẽ sử dụng phối hợp các nhóm thuốc khác nhau</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Dẫn xuất của Acetyl leucine:</strong> liều thường dùng 2 ống 500mg/ngày dạng tiêm.hoặc 4 viên 500 mg /ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng Histamin (Antihistamine)</p> <p style="text-align: justify;">+ Meclizine (Antivert, Bonine): 25 - 50mg mỗi 4 - 6 giờ</p> <p style="text-align: justify;">+ Betaserc (betahistidin dihydrochloride) với liều 24- 48 mg/ ngày.</p> <p style="text-align: justify;">-<strong> Kháng Cholinergic (Anticholinergic)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều hòa tuần hoàn não: Piracetam, cavinton, citicolin…</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống nôn: metoclopiramid….</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Liệu pháp vật lý:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Là biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết trong điều trị, sử dụng các bài tập tiền đình hoặc các thủ thuật phóng thích thạch nhĩ như thủ thuật Epley, thủ thuật Semont và Semont cải tiến, bài tập Brandt – Daroff</p> <p style="text-align: justify;">+ Bài tập epley:Ngồi trên giường và đặt một chiếc gối phía sau, uay đầu ở 45 độ rối nhanh chóng nằm xuống giữ vai phải trên gối và đầu nghiêng phải, giữ tư thế này khoảng 30 giây sau đó quay đầu sang phía đối diện và cũng giữ trong 30 giây, lăn người theo hướng đó, đợi trong 30 giây, ngồi dậy một cách từ từ và thư giãn. Lặp lại thao tác trên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Bài tập Brandt-Daroff: </strong>ngồi trên mép giường chuyển tư thế nằm nghiêng về bên phải và mũi hướng lên một góc 45 độ một cách nhanh chóng sau đó giữ nguyên tư thế trong 30 giây tiếp tục về tư thế ban đầu. Lặp lại với bên đối diện.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>+ Thao tác Semont:</strong> Ngồi thẳng lên mép giường, quay đầu góc 45 độ g về phía tai bình thường sau đó nghiêng đầu ở một góc 105 độ và nằm nghiêng sang bên còn lại và để đầu và mũi hướng lên trên, giữ nguyên tư thế trong một vài phút. Sau đó giữ đầu ở đúng tư thế đó, nhanh chóng nằm nghiêng sang một bên tai bình thường và mũi hướng xuống đất, lại giữ nguyên tư thế này trong một vài phút rối di chuyển trở lại vị trí ngồi ban đầu một cách từ từ và thư giãn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3 Phẫu thuật:</strong> Phương pháp nút đệm sẽ ngăn ngừa hạt từ kênh bán nguyệt di chuyển vào tai để đáp ứng với di chuyển đầu, được áp dụng khi các bài tập tiền đình không đem lại hiệu quả.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/con-chong-mat-kich-phat-lanh-tinh-sqtlj
Giãn phế nang
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phế nang được biết đến là một đơn vị được phân cấp cuối cùng trong phổi và vai trò của chúng vô cùng quan trọng. Phế nang có hình dáng như những túi khí nhỏ li ti kết dính với nhau tạo thành một tổ hợp giống hình dáng một&nbsp;chùm nho, chúng thường nằm tại vị trí đầu các ống dẫn khí nhỏ nhất. Đường kính mỗi phế nang chỉ khoảng 0,1 - 0,2mm và có chứa khí bên trong. Số lượng phế nang có trong cơ thể một&nbsp;người trưởng thành có thể lên tới 300 triệu túi phế nang khiến cho tổng bề mặt hô hấp của phổi có thể đạt tới 120 m2.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="Bệnh giãn phế nang" src="/ImagePath/images/20210609/20210609_gian-phe-nang-la-benh-gi.png">&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><em>Giãn phế nang phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế hoạt động của phế nang song song với hoạt động giãn nở của phổi khi con người hít thở. Khi chúng ta hít vào, các phế nang sẽ hút không khí vào và phình to ra, ngược lại khi chúng ta thở ra thì các phế nang sẽ xẹp lại và đẩy không khí ra ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục và đều đặn sẽ đảm bảo lưu thông và trao đổi khí của cơ thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cơ thể gặp phải những tác động không mong muốn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan hệ hô hấp thì các phế nang cũng sẽ bị tổn thương. <strong>Tình trạng giãn phế nang</strong> khi các phế nang bị mất tính đàn hồi, giảm độ co giãn hay thậm chí hư hỏng và không thể hồi phục,... khả năng trao đổi khí của phế nang bị suy yếu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tình trạng giãn phế nang xuất hiện bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gây ra và hầu hết là do vấn đề về bệnh lý nền ảnh hưởng.</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Bệnh <strong>viêm phế quản mạn tính</strong> có khả năng lây nhiễm sang phế nang làm phá hủy cấu trúc và gây giãn phế nang.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Bệnh <strong>lao phổi bắt nguồn từ vi khuẩn lao</strong> có thể làm căng giãn phế nang và làm xơ hóa thành phế nang.</li> </ul> <p><img src="/ImagePath\images\20210609/20210609_vi_khuan_lao_trong_phoi_nguoi_benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lao có thể làm căng giãn phế nang và làm xơ hóa thành phế nang.</em></p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Bệnh <strong>hen phế quản</strong> hay<strong> bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</strong> sẽ làm căng giãn phế quản, hệ thống mao mạch ở phổi và cả vùng phế nang.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Người <strong>bệnh bị bụi phổi vô cơ</strong>: Đây là dạng bệnh lý xuất hiện chủ yếu do môi trường làm việc có chứa quá nhiều bụi bẩn kèm các loại bụi phổi (silic, amiăng hay bụi than). Bệnh bụi phổi sẽ khiến thành phế quản bị viêm nhiễm, phế nang cũng sẽ bị ảnh hưởng giãn và xơ.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Tình trạng lão suy</strong>: Đây là dạng bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi do hoạt động phổi diễn ra quá lâu nên phế nang dễ bị xơ hóa và giãn.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Thiếu protein AAT</strong> (một dạng bệnh di truyền) sẽ khiến độ đàn hồi của phế nang giảm sút nghiêm trọng, các enzyme sẽ gây thương tổn đến phổi, dẫn đến giãn phế nang.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Giãn phế nang cũng có thể là do hệ quả của <strong>bệnh Sarcoidose</strong>.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Tình trạng <strong>lồng ngực bị biến dạng hoặc phế quản bị chít hẹp</strong> rất dễ khiến tắc nghẽn phế quản và phế nang, dần chuyển biến thành <strong>bệnh giãn phế nang</strong>.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các bệnh lý khác kèm theo mà mỗi người lại xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng được cho là điển hình nhất về <strong>bệnh giãn phế nang</strong> như:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Khó thở: </strong>Mức độ khó thở sẽ tăng dần khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn tuy nhiên sẽ dịu đi trong khi người bệnh nằm ngủ.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Ho: </strong>Người bệnh có thể xuất hiện các cơn ho khan hoặc ho có đờm đặc, trong trường hợp ho có đờm mủ thì khả năng cao do người bệnh có bệnh lý nền là viêm phế quản.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Lồng ngực</strong> có triệu chứng bị <strong>biến dạng</strong>, căng tròn dạng hình thùng.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Đau vùng thượng vị </strong>bắt nguồn từ hoạt động quá sức của cơ bụng.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Da dẻ tím tái:</strong> Môi&nbsp;là nơi bị tím tái đầu tiên, sau đó sẽ lan dần tới các đầu ngón tay ngón chân.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Chán ăn, mất ngủ</strong>, cơ thể mệt mỏi, dễ nhức đầu vào buổi sáng sớm,.</li> </ul> <p style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><img alt="Người giãn phế nang&nbsp;có thể xuất hiện các cơn ho khan hoặc ho có đờm đặc" src="/ckfinder/userfiles/images/_gian-phe-nang-1.jpg"></p> <p style="padding-bottom: 10px; text-align: center;"><em>Người giãn phế nang&nbsp;có thể xuất hiện các cơn ho khan hoặc ho có đờm đặc</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Giãn phế nang </strong>có thể gây ra các cơn ho kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm, khi làm việc nặng nhọc hoặc đang mệt mỏi rất dễ làm tình trạng khó thở tăng mạnh hơn, chán ăn, uống khiến cân nặng người bệnh dễ giảm sút nhanh,... Những triệu chứng của bệnh sẽ dần nghiêm trọng hơn làm chất lượng cuộc sống người bệnh gặp khó khăn, tình trạng sức khỏe cũng sẽ bị đe dọa nhiều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh giãn phế nang </strong>có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nặng trong trường hợp người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Một số<strong> biến chứng từ bệnh giãn phế nang</strong> như: Tình trạng tràn khí màng phổi, suy hô hấp, tắc nghẽn động mạch phổi, tâm phế mạn tính,...</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân bị <strong>giãn phế nang ở thể ác tính</strong> thì phổi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ tan biến dần bởi cấu trúc nhu mô bị phá hủy dần từ đáy. Đã có không ít trường hợp bệnh nhân bị suy kiệt dần và dẫn tới tử vong sau một vài năm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh giãn phế nang</strong> không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người, thế nhưng một số bệnh lý là <strong>nguyên nhân gây giãn phế nang</strong> lại có nguy cơ lây lan rất dễ. Bệnh lao phổi, viêm phế quản, viêm phổi do vi khuẩn, virus,... đều là những loại bệnh lý hô hấp dễ lây truyền. Theo một số nghiên cứu y học gần đây đã cho thấy rằng tỉ lệ những người bị viêm phế quản hầu hết đều gặp phải tình trạng giãn phế nang.</p> <p style="text-align: justify;">Một vài trường hợp <strong>bệnh giãn phế nang</strong> có thể di truyền từ mẹ sang con, cụ thể hơn là tình trạng thiếu hụt protein AAT có thể di truyền. Hoặc tác động từ môi trường cũng có thể gây viêm bụi phổi hàng loạt và dẫn tới giãn phế nang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết tất cả mọi người đều có <strong>nguy cơ mắc bệnh giãn phế nang</strong> và đặc biệt xuất hiện nhiều nhất ở các nhóm đối tượng như:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Nhóm những <strong>người đang có các bệnh lý nền liên quan đến hệ hô hấp</strong>: Lao phổi, hen phế quản, viêm phế quản, bụi phổi,...</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Những <strong>người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí </strong>sẽ dẫn tới các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến phế nang.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Bố mẹ bị mắc chứng thiếu hụt protein AAT</strong> thì khả năng cao sẽ di truyền cho con cái, nguy cơ bị giãn phế nang cao.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Nhóm những <strong>người đã từng gặp phải các chấn thương vùng ngực</strong>, hoặc những người từng thực hiện các cuộc phẫu thuật quanh vùng ngực.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Nhóm người làm những <strong>ngành nghề như: Thổi kèn, thổi thủy tinh</strong> rất dễ gặp phải tình trạng giãn phế nang. Chính vì áp lực quá lớn và thường xuyên đến phế nang, làm hoạt động co giãn phế nang tần suất cao hơn, lâu dần sẽ bị giãn phế nang.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh giãn phế nang</strong> không chỉ là một căn bệnh đơn thuần về hệ hô hấp mà tác hại của bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều nhóm cơ quan khác nhau. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần thực hiện nhiều phương pháp phòng chống bệnh ngay từ khi chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Luôn <strong>giữ gìn sức khỏe đường thở cũng hư sức khỏe toàn thân</strong>. Đặc biệt chú ý đến các vùng cơ quan như răng miệng, tai mũi họng bởi những vùng cơ thể này rất dễ là nguồn cơn của nhiều bệnh lý về hô hấp. Nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp mà không được chữa trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phế nang và phổi.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Thiết lập <strong>chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng</strong>, loại bỏ những loài vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể. Bổ sung lượng vitamin A,C,E và các vitamin nhóm B sẽ giúp nâng cao thể trạng. Đồng thời cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn và không hút thuốc lá, các chất kích thích gây hại cho cơ thể.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao</strong>, đặc biệt quan tâm tới các bài tập thở bụng, khí công,...</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Môi trường sống </strong>cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành những căn bệnh hô hấp. Cần sử dụng các đồ dùng bảo hộ nhằm hạn chế tối đa các loại khói bụi, vi khuẩn độc hại đến từ môi trường xung quanh. Có thể sử dụng nước phun lên đường phố nhằm hạn chế khói bụi, không sử dụng bếp than tại những nơi đông dân cư và hít phải khí than trực tiếp, không đốt các loại túi nilon, cao su, nhựa,...</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Bệnh nhân cần <strong>chữa trị dứt điểm các bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp</strong>, đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Một số bệnh lý về răng miệng, hay vùng tai mũi họng cũng cần được chữa trị dứt điểm, loại bỏ nguy cơ viêm nhiễm lây lan xuống phế quản và phổi.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngay khi phát hiện ra những triệu chứng có nghi ngờ là do giãn phế nang,&nbsp;bệnh nhân cần lập tức tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất. Các bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng trước để xác định khả năng mắc bệnh cao hay không. Sau đó sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán bệnh như sau:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Chụp X-quang: </strong>Hình ảnh chụp x-quang sẽ cho thấy mức độ căng phồng lồng ngực, khoang liên sườn rộng ra, xương sườn nằm ngang. Hình ảnh cung động mạch phổi bị nổi lên, nhu mô phổi sáng hơn bình thường, khoảng sáng sau tim rộng ra, sự phân bổ khí và máu không đều ở phổi,...</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Chụp cắt&nbsp;lớp vi tính đa dãy</strong> với độ phân giải cao là&nbsp;tiêu chuẩn vàng để <strong>chẩn đoán giãn phế nang</strong>. Tại&nbsp;Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống máy chụp&nbsp;cắt lớp vi tính 128 dãy hiện đại, đạt chuẩn đã phát hiện rất nhiều trường hợp bệnh nhân giãn phế nang giúp việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, nhanh chóng.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Thực hiện <strong>điện tim đồ và thăm dò các chức năng hệ hô hấp</strong>.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Giãn phế nang </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lựa chọn phương pháp điều trị như thế có hiệu quả hay không còn cần phải phụ thuộc vào tính chính xác khi chẩn đoán bệnh tình. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ xác định những loại bệnh lý nền hiện có của người bệnh để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Nguyên tắc chữa trị bệnh giãn phế nang: </strong>Thực hiện các biện pháp nhằm giúp phổi xẹp bớt và giảm lượng khí những vùng bị tích tụ quá nhiều khí trong phổi. Tiếp theo sẽ giúp người bệnh giảm công hô hấp và cải thiện khả năng gắng sức bằng việc thở bình oxy.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, việc <strong>điều trị giãn phế nang</strong> phải được kết hợp với các bệnh lý nền và các biến chứng mà bệnh gây ra. Hầu hết những trường hợp bệnh nhân bị giãn phế nang đều sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến phế quản, do vậy cần điều trị phế quản bằng một số loại thuốc chuyên trị. Một số loại thuốc thường được chỉ định dùng cho bệnh nhân giãn phế nang là:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Thuốc giãn phế quản: giúp phổi giảm triệu chứng căng phồng quá mức, hỗ trợ tăng khả năng gắng sức, giảm triệu chứng khó thở.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Thuốc Corticoid dạng uống hoặc dạng khí: Nhằm điều trị dự phòng các triệu chứng viêm nhiễm.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Một số loại kháng sinh khác cũng được chỉ định dùng nhằm điều trị các dạng nhiễm khuẩn do viêm phổi hay viêm phế quản.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Song song với việc điều trị bệnh giãn phế nang và các bệnh lý có liên quan thì bệnh nhân cũng cần lưu ý thực hiện các việc sau đây để có được kết quả điều trị tốt nhất:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Thay đổi lối sống lành mạnh hơn bằng cách loại bỏ thuốc lá và các chất kích thích khác nhằm giúp quá trình điều trị bệnh tiến triển nhanh hơn, hạn chế tối đa sử dụng rượu bia.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Tập một số bài tập vật lý trị liệu như bài tập thở chúm môi nhằm hạn chế tình trạng khí bị ứ đọng trong lồng ngực, giảm triệu chứng khó thở.</li> <li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng.</li> </ul> <p style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><img alt="Tập thể dục là biện pháp hỗ trợ điều trị giãn phế nang" src="/ckfinder/userfiles/images/_tap-the-duc-1.jpg"></p> <p style="padding-bottom: 10px; text-align: center;"><em>Tập thể dục là biện pháp hỗ trợ điều trị giãn phế nang</em></p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù <strong>điều trị giãn phế nang</strong> là không khỏi hoàn toàn, nhưng các bác sĩ của <strong>bệnh viện đa khoa Medlatec</strong> đã hỗ trợ điều trị và hướng dẫn tập phục hồi chức năng phổi cho rất nhiều bệnh nhân bị giãn phế nang để nâng cao chất lượng cuộc sống, đề phòng các nguy cơ bội nhiễm phổi và hạn chế biến chứng của giãn phế nang.</p> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"> <p style="text-align: justify;"><b>Bài viết&nbsp;tham khảo:</b></p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng của giãn phế nang&nbsp;| Bệnh viện Vinmec</p> <p style="text-align: justify;">Tìm hiểu về bệnh giãn phế nang | Bệnh viện&nbsp;Thu Cúc</p> <p style="text-align: justify;">Giãn phế nang&nbsp;– Nguyên nhân, giấu hiệu và điều trị | Hồng ngọc</p> <p style="text-align: justify;">Tìm hiểu về bệnh phế nang | Sổ tay sức khỏe</p> </div> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/gian-phe-nang-siter
Bệnh bạch cầu đơn nhân
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Tìm hiểu về các tế bào bạch cầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các tế bào bạch cầu thường lưu thông trong hệ thống tuần hoàn máu và có nhiệm vụ hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Các tế bào gốc trong tủy xương đóng vai trò là phân xưởng sản xuất ra các tế bào bạch cầu, đồng thời lưu trữ chúng ở trong tuỷ xương. Nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng (cơ thể bị thương tích, nhiễm virus,...) thì tuỷ xương sẽ giải phóng các tế bào bạch cầu để phản ứng với nhiễm trùng. Có tất cả 3 loại bạch cầu chính đó là: tế bào lympho, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các tế bào bạch cầu thường lưu thông trong hệ thống tuần hoàn máu và có nhiệm vụ hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_bach-cau-don-nha.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các tế bào bạch cầu thường lưu thông trong hệ thống tuần hoàn máu và có nhiệm vụ hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Thế nào là bệnh bạch cầu đơn nhân?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chiếm từ 2 - 8% trên tổng số các loại bạch cầu, bạch cầu đơn nhân luôn tham gia vào công cuộc chống lại tình trạng nhiễm trùng mạn tính của cơ thể. Cách thức vận hành: các bạch cầu đơn nhân sẽ nhắm trúng và tiêu diệt các tế bào đang gây nhiễm trùng, từ đó giảm thiểu các rủi ro khi cơ thể chúng ta gặp tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Một người mắc bệnh bạch cầu đơn nhân khi bị nhiễm virus từ người khác. Do đó đây được coi là một loại bệnh truyền nhiễm, nó còn có tên gọi khác là bệnh momo hoặc bệnh hôn. Các tên gọi này bắt nguồn từ cơ chế lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua việc tiếp xúc với các giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, hoặc sổ mũi,...</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh bạch cầu đơn nhân không phải là một bệnh lý nguy hiểm, đa số các trường hợp đã từng bị bệnh này thì cơ thể đã tự tạo ra kháng thể, nhờ đó mà sẽ miễn dịch với nó suốt đời. Tuy vậy, trong một số trường hợp bệnh bạch cầu đơn nhân cũng có khả năng để lại các biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp như: sưng lá lách, vỡ lách, thiếu máu tan máu tự miễn, viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim, viêm não, viêm tuỷ cắt ngang, hội chứng Guillain - Barre,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus Epstein - Barr (EBV) thuộc 1 trong 8 loại virus nhóm Herpes lưu hành phổ biến ở con người. Theo ước tính, trên toàn cầu có đến 90% tỷ lệ người trưởng thành đã từng bị nhiễm EBV và đã hình thành kháng thể để ngăn chặn loại virus này gây bệnh trở lại.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus Epstein - Barr (EBV)" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bach-cau-don-nhan-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus Epstein - Barr (EBV)</em></p> <p style="text-align: justify;">Kích thước của virus EBV là khoảng từ 122 - 180nm. Chúng có khả năng lây bệnh cho các tế bào biểu mô và cả các tế bào lympho B thuộc hệ thống miễn dịch. Kháng thể sẽ được hình thành ngay trong quá trình bị nhiễm virus EBV. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các xét nghiệm của kháng thể EBV nhằm phục vụ cho chẩn đoán phân biệt giữa người chưa từng bị nhiễm EBV với người vừa mới bị nhiễm, đã từng nhiễm EBV hoặc người nhiễm EBV mạn tính, tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh bạch cầu đơn nhân là do nhiễm phải virus cytomegalovirus (CMV).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhiễm virus EBV nguyên phát thường không biểu hiện triệu chứng ở trẻ nhỏ. Thường thì các dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu đơn nhân thường xuất hiện ở đối tượng trẻ lớn và người trưởng thành. Giai đoạn ủ bệnh có thể lên tới 30 - 50 ngày và khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi trong vòng từ 2 - 3 tuần đầu, có khi kéo dài tới hàng tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất khi một người bị bệnh bạch cầu đơn nhân:</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bach-cau-don-nhan-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sốt: tình trạng này hay xảy ra vào buổi chiều tối. Sốt cao thậm chí lên tới 39,5 - 40,5 độ C;</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm họng: bệnh nhân bị viêm họng nặng, gây đau đớn kèm toát mồ hôi;</p> <p style="text-align: justify;">- Đau cổ họng, đau đầu;</p> <p style="text-align: justify;">- Sưng amidan. Khi quan sát có thể thấy amidan bị phủ một lớp màu vàng hoặc màu trắng;</p> <p style="text-align: justify;">- Sưng hạch bạch huyết;</p> <p style="text-align: justify;">- Mất cảm giác ngon miệng;</p> <p style="text-align: justify;">- Phát ban toàn thân;</p> <p style="text-align: justify;">- Bắp thịt có biểu hiện đau nhức, khó chịu.</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp có các dấu hiệu hiếm gặp hơn như:</p> <p style="text-align: justify;">- Vàng da;</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu mũi;</p> <p style="text-align: justify;">- Tim đập nhanh;</p> <p style="text-align: justify;">- Tức ngực;</p> <p style="text-align: justify;">- Khó thở;</p> <p style="text-align: justify;">- Trở nên nhạy cảm với ánh sáng;</p> <p style="text-align: justify;">- Cứng cổ;</p> <p style="text-align: justify;">- Vòm miệng và hốc mắt có dấu hiệu bị phù;</p> <p style="text-align: justify;">- Ít khi nổi sần;</p> <p style="text-align: justify;">- Co giật;</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thận do viêm thận kẽ;</p> <p style="text-align: justify;">- Gan to nhẹ, nắn thấy đau;</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng 50% các ca bệnh bị to lách.</p> <p style="text-align: justify;">Sau thời kỳ nhiễm bệnh lần đầu, virus sẽ bị đào thải qua đường họng và chúng có xu hướng “án binh bất động" trong thời gian dài. Tuy nhiên virus vẫn có thể hoạt động trở lại nhưng lúc này cơ thể đã có khả năng miễn dịch với chúng và sẽ thải chúng ra khỏi cổ họng một lần nữa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo như chúng tôi đã phân tích, phần lớn các trường hợp bị bệnh bạch cầu đơn nhân thường không để lại biến chứng nguy hiểm, nếu có cũng không gặp quá nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý. Tuy nhiên nếu không được can thiệp đúng cách, các biến chứng có thể diễn tiến rất nghiêm trọng, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Các biến chứng về hô hấp:</strong> bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra trên lâm sàng có thể xảy ra biến chứng viêm phổi không thuyên tắc ở trẻ em và thường quan sát được trên hình ảnh chụp X-quang;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Biến chứng thần kinh: </strong>viêm tuỷ, viêm màng não, viêm não, động kinh, bệnh thần kinh ngoại vi, hội chứng Guillain-Barré, rối loạn tâm thần, bệnh thần kinh sọ,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng thần kinh: viêm tuỷ, viêm màng não, viêm não" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_viem-tuy.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng thần kinh: viêm tuỷ, viêm màng não, viêm não</em></p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Vỡ lách</strong>: có thể là do lách to và bị sưng phù quá độ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Vỡ lách khiến bệnh nhân đau đớn, thậm chí gây hạ huyết áp;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Biến chứng về huyết học</strong>: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn, chứng tan máu và thiếu máu;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Biến chứng ở gan</strong>: chủ yếu làm tăng acid amin và chiếm tỷ lệ 95% trong các ca bệnh gặp biến chứng. Nếu xuất hiện tình trạng tăng men gan hoặc bị vàng da, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhằm kiểm tra nguyên nhân dẫn tới viêm gan.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với các trường hợp không xảy ra biến chứng, dấu hiệu sốt ở bệnh nhân sẽ giảm dần và biến mất trong khoảng 10 ngày. Đồng thời lách và hạch sẽ nhỏ lại nhưng di chứng mệt mỏi có thể sẽ còn tồn tại và kéo dài tới tận 2 - 3 tháng sau đó.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tác nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân là virus EBV có thể “đào tẩu" từ người này sang người khác, bằng cách trà trộn trong nước bọt của bệnh nhân. Thông qua các hoạt động thường nhật như giao tiếp, cười đùa, hắt hơi, ho, sổ mũi, hôn,... hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân (cốc uống nước, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng,...), dùng chung đồ ăn và dụng cụ ăn,... virus sẽ có cơ hội gây bệnh ở người lành nếu họ tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Virus sẽ có cơ hội gây bệnh ở người lành nếu họ tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bach-cau-don-nhan-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Virus sẽ có cơ hội gây bệnh ở người lành nếu họ tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Không chỉ có vậy, virus EBV cũng có thể lây truyền qua đường máu, lây từ mẹ sang con khi mang thai, ghép tạng, lây qua tinh dịch khi quan hệ tình dục,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhưng thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt;</p> <p style="text-align: justify;">- Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 - 17: đây là đối tượng phổ biến;</p> <p style="text-align: justify;">- Những người chăm sóc, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh bạch đơn nhân thường cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi không trang bị dụng cụ bảo hộ cơ thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những phương pháp sau đây có thể sẽ hữu ích đối với mọi người nhằm tránh xa bệnh bạch cầu đơn nhân:</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì thói quen lành mạnh là uống nhiều nước (nước lọc, nước trái cây) hàng ngày, nghỉ ngơi điều độ;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Duy trì thói quen lành mạnh là uống nhiều nước" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bach-cau-don-nhan-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Duy trì thói quen lành mạnh là uống nhiều nước</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt là các hoạt động ăn chung, dùng chung đồ đạc, hôn, quan hệ tình dục,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi cầm nắm vào các đồ vật nơi công cộng;</p> <p style="text-align: justify;">- Không nên tham gia các hoạt động thể thao khi đang mắc bệnh;</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu gặp triệu chứng viêm họng, sốt cao trên 39 độ C không thuyên giảm hoặc có xu hướng tăng nặng sau 2 tuần cần đi khám ngay;</p> <p style="text-align: justify;">- Trong quá trình khai thác bệnh sử cần cung cấp cả thông tin về những loại thuốc mình đang sử dụng để điều trị bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khai thác các thông tin cần thiết về tiền sử bệnh lý, dịch tễ;</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra các vị trí như cổ, họng, phần bụng của người bệnh để tìm kiếm dấu hiệu sưng amidan, hạch bạch huyết và lá lách;</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu: tìm kháng thể xác định bạch cầu đơn nhân và thăm dò xem bệnh nhân có khả năng mắc các bệnh lý nào khác hay không. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm: xét nghiệm kháng thể EBV, xét nghiệm monospot;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu&nbsp;tìm kháng thể xác định bạch cầu đơn nhân" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu&nbsp;tìm kháng thể xác định bạch cầu đơn nhân</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác: nhiễm mycoplasma, hội chứng tăng mẫn cảm với Carbamazepin, nhiễm virus cự bào, toxoplasma, nhiễm khuẩn mô mềm ở đầu và cổ, viêm họng xuất tiết,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh bạch cầu đơn nhân</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung đủ nước mỗi ngày;</p> <p style="text-align: justify;">- Làm dịu triệu chứng đau rát ở cổ họng bằng cách thường xuyên súc miệng sát khuẩn bằng nước muối ấm từ 3 - 4 lần/ngày;</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể giảm tổn thương ở họng bằng cách sử dụng metronidazol</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc steroid trong trường hợp các triệu chứng có xu hướng trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn;</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm đau và hạ sốt bằng việc dùng ibuprofen hoặc acetaminophen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa;</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc chống trầm cảm như amitriptylin, imipramine (Imizin, Tofranil...) khi có biểu hiện trầm cảm nghiêm trọng;</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh tham gia các hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng như làm việc gắng sức, thể dục thể thao nếu lá lách sưng to.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-bach-cau-don-nhan-slkjl
Lao ở trẻ em
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao ở trẻ em </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Năm 1882, <strong>vi khuẩn lao</strong> đã được phát hiện và công bố trên toàn thế giới bởi bác sĩ người Đức Robert Koch. Khi đó tại Châu Âu và Châu Mỹ, bệnh lao đã hoành hành và tàn phá sức khoẻ con người với tỷ lệ đầy chết chóc: Cứ 7 người sống thì trong đó có 1 người tử vong vì lao. Từ đó loài người đã tìm ra một kỷ nguyên mới hiểu biết về căn bệnh này và phát triển những công nghệ tiến bộ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh lao.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lao đã được phát hiện và công bố trên toàn thế giới bởi bác sĩ người Đức Robert Koch năm 1882" src="/ImagePath/images/20210801/20210801_vk-lao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lao đã được phát hiện và công bố trên toàn thế giới bởi bác sĩ người Đức Robert Koch năm 1882</em></p> <p style="text-align: justify;">Đến nay bệnh lao đã không còn là cái tên xa lạ đối với mọi người. Căn bệnh truyền nhiễm này từ lâu vẫn luôn gây nên những vấn đề nan giải liên quan đến sức khoẻ con người, thậm chí còn gây tử vong cho bệnh nhân nếu không kịp thời cứu chữa. Không chỉ gây ảnh hưởng tới người lớn, <strong>bệnh lao ở trẻ em</strong> cũng rất đáng quan tâm. Đặc biệt đây còn là thế hệ tương lai của nhân loại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trực khuẩn lao</strong> (viết tắt là BK, tên khoa học: Mycobacterium tuberculosis) là mầm mống gây nên bệnh lao. Một điều đáng chú ý đó là loại vi khuẩn này có thể khu trú từ rất lâu sâu bên trong cơ thể con người, trước khi chúng được kích hoạt và phát triển thành bệnh lao.</p> <p style="text-align: justify;">Đối tượng trẻ em có thể bị mắc hầu hết các thể loại bệnh lao, trong đó phổ biến nhất là: lao sơ nhiễm, lao hô hấp sau sơ nhiễm, lao cấp tính, lao màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi (bệnh lao ở các cơ quan khác trong cơ thể). Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Lao sơ nhiễm: </b>Có thể nói đây là thể lao hay gặp nhất ở trẻ em. Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và chưa được tiêm phòng vắc xin BCG. Các triệu chứng trẻ gặp phải khi mắc thể lao này đó là: cảm cúm (sốt, cơ thể mệt mỏi), hoặc thậm chí không biểu hiện triệu chứng nào. Những trẻ mà có hệ miễn dịch tốt thì có thể tự khỏi bệnh sau thời gian ngắn.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Lao cấp tính: </b>Thể lao này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt hay xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin BCG. Lao kê cấp tính và lao màng não được cho là 2 biến chứng nghiêm trọng nhất của lao cấp tính. Các di chứng của 2 loại lao này gây nên rất nặng, thậm chí có thể tước đi mạng sống của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị muộn.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Lao đường hô hấp: </b>Bệnh lao phổi và lao màng phổi đều là bệnh lao đường hô hấp và hay gặp ở những trẻ lớn hoặc đang sắp bước vào giai đoạn tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Các dấu hiệu của lao đường hô hấp ở trẻ có thể là bị ho kéo dài, sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Lao kê: </b>Đây là dạng lao cấp ở phổi và tiến triển sau thời gian đầu bị lao sơ nhiễm. Thể này có các biểu hiện đặc trưng đó là khiến cho bệnh nhân khó thở, sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mạch nhanh, tím tái. lao kê có mối liên quan đến lao màng não.</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Lao màng não: </b>Cũng tương tự như lao kê, lao màng não thường xuất hiện sau thời gian lao sơ nhiễm từ 2 - 12 tháng, các biểu hiện kèm theo bao gồm: sốt nhẹ, tính nết thay đổi. Khoảng 1 tuần sau khi nhiễm, trẻ có các triệu chứng rõ ràng hơn như sốt 38 độ C, nhức đầu, ói mửa, thăm khám phát hiện dấu hiệu cứng cổ và có thể bị những tổn thương về thần kinh, co giật, động kinh, hôn mê, lé mắt hoặc bị sụp mí mắt. Trường hợp bệnh nhi không sớm được phát hiện và điều trị sẽ gây ra những thương tổn và di chứng nặng nề như: động kinh, co rút tay chân, rối loạn tính cách, mù mắt hoặc điếc, liệt nửa người, thiểu năng trí tuệ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><b>- Lao ngoài phổi: </b>Các bệnh liên quan đến lao ngoài phổi có thể là lao xương khớp, lao cột sống, lao ruột, lao hạch, lao hệ niệu, lao ở mắt,... thường xảy ra muộn hơn sau lao sơ nhiễm</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao ở trẻ em </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mỗi trẻ sẽ biểu hiện các triệu chứng về bệnh lao khác nhau và điều này còn phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ mắc phải. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình khi trẻ bị bệnh lao:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trẻ bị sốt;</li> <li style="text-align: justify;">Sụt cân, chán ăn;</li> <li style="text-align: justify;">Ho kéo dài;</li> <li style="text-align: justify;">Cơ thể mệt mỏi, kém phát triển;</li> <li style="text-align: justify;">Ớn lạnh;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm tuyến.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh lao ở trẻ em" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_lao-o-tre-em.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh lao ở trẻ em</em></p> <p style="text-align: justify;">Bước sang độ tuổi thanh thiếu niên, triệu chứng có thể thay đổi với các biểu hiện đặc trưng bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trẻ bị ho kéo dài (có thể hơn 3 tuần), ho ra đờm hoặc lẫn máu;</li> <li style="text-align: justify;">Không có cảm giác thèm ăn, giảm cân;</li> <li style="text-align: justify;">Đau ngực;</li> <li style="text-align: justify;">Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, yếu đuối;</li> <li style="text-align: justify;">Sốt;</li> <li style="text-align: justify;">Ớn lạnh;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm tuyến;</li> <li style="text-align: justify;">Ban đêm hay đổ mồ hôi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Các bậc phụ huynh khi thấy con em mình xuất hiện những biểu hiện trên có thể hay bị nhầm lẫn với bệnh cảm sốt thông thường, vì thế có những trường hợp trẻ em không được phát hiện và đưa tới bệnh viện để sớm được tiếp nhận chẩn đoán và điều trị sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Các biểu hiện nguy hiểm có thể xảy ra đó là: Ho dai dẳng không khỏi, sốt, mệt mỏi, khó thở, thở nhanh thở gấp, kiệt sức, thể chất yếu kém, sưng hạch bạch huyết.</p> <p style="text-align: justify;">Có những bệnh nhi dưới 4 tuổi bị nhiễm bệnh, vi khuẩn lao còn lây lan sang các bộ phận khác, dần dần tàn phá cơ thể của trẻ. Nguy hiểm nhất đó là vi khuẩn lao tấn công vào khu vực não bộ, phát triển thành lao màng não gây nên những hậu quả ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Biến chứng của bệnh này đã được đề cập ở trên, gây cản trở nghiêm trọng tới tương lai phát triển trí tuệ cũng như thể chất ở trẻ em.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao ở trẻ em </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn lao</strong> có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Nếu trẻ ở trong môi trường chứa vi khuẩn lao đang bay lơ lửng trong không khí, có khả năng cao sẽ bị hít phải chúng. Nguồn lây của vi khuẩn lao đến từ người bệnh bị lao khi họ ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện mà không có bất cứ thiết bị che chắn nào sẽ khiến cho vi khuẩn lao theo dịch tiết cơ thể lan tỏa ra ngoài không khí, bám vào người xung quanh.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lao có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_benh-lao-phoi-co-lay-khong-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lao có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu lây theo đường hô hấp, vi khuẩn lao sẽ gây bệnh ở phổi trước tiên. Sau đó thông qua đường tuần hoàn máu và hạch bạch huyết, lao tấn công vào những “căn cứ” khác của cơ thể trẻ, gây nên các bệnh lao ngoài phổi như lao thận, lao não, lao cột sống,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao ở trẻ em </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao không ngoại trừ bất cứ một lứa tuổi hay giới tính nào, trong đó trẻ em vẫn nằm trong những nhóm có nguy cơ cao bị tổn thương bởi căn bệnh này, cụ thể là các đối tượng trẻ như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những trẻ sống trong gia đình có người thân đang bị mắc bệnh lao, hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế đảm bảo;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ có hệ miễn dịch yếu, như bị nhiễm HIV hoặc có các bệnh lý khác;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ chưa được tiếp nhận tiêm vắc xin phòng bệnh lao BCG;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh lao;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ đang phải điều trị bệnh bằng những loại thuốc có tác dụng phụ là làm suy yếu hệ thống miễn dịch như hoá trị liệu hoặc corticosteroid.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Những trẻ sống trong gia đình có người thân đang bị mắc bệnh lao, hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_lao-o-tre-em-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những trẻ sống trong gia đình có người thân đang bị mắc bệnh lao, hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao ở trẻ em </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một trong những các hữu hiệu nhất để đề phòng bệnh lao xâm nhập vào cơ thể đó là tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ. Vắc xin này được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. tuy nhiên tác dụng của nó không thể đi theo ta suốt đời nên cần tiêm nhắc lại khi trẻ bước vào độ tuổi cấp I, cấp II, và vắc xin cũng không an toàn cho những trẻ bị nhiễm HIV.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin phòng lao BCG là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_tiem-vac-xin-phong-lao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin phòng lao BCG là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ</em></p> <p style="text-align: justify;">Do vậy, việc tầm soát bệnh lao cho những trẻ dưới 5 tuổi, cơ địa suy dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch suy giảm là rất cần thiết. Liều vắc xin tiêm phòng giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống lại bệnh lao ở trẻ (giảm tới 80% khả năng mắc bệnh).</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài tiêm phòng vắc xin lao, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để việc phòng ngừa bệnh lao ở trẻ đạt hiệu quả:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chăm sóc và chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ;</li> <li style="text-align: justify;">Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh;</li> <li style="text-align: justify;">Nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh loa, cần có biện pháp cách ly giữa người bệnh với người nhà, không để trẻ tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh;</li> <li style="text-align: justify;">Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng mặt trời;</li> <li style="text-align: justify;">Nếu phát hiện ra trẻ có các triệu chứng nghi nhiễm lao, cần ngay lập tức đưa trẻ đi thăm khám tại bệnh viện haowcj các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng nghiêm trọng cũng như bảo vệ tính mạng của trẻ.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao ở trẻ em </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những trẻ em có các yếu tố nguy cơ sau sẽ cần phải làm xét nghiệm test tuberculin trên da để xác định xem trẻ có bị nhiễm lao hay không:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Trẻ có các triệu chứng lâm sàng giống thể bệnh lao;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ đã từng tiếp xúc với bệnh lao trong vòng 5 năm qua;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ đến từ khu vực có dịch tễ lao;</li> <li style="text-align: justify;">Hình ảnh chụp X-quang của trẻ nghi nhiễm khuẩn lao.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><b>Phương pháp tiến hành xét nghiệm lao trên da:</b></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn lao đã được tinh chế, sau đó làm bất hoạt vùng da ở phần mặt trên của cánh tay của bệnh nhi. Trường hợp trẻ đã bị nhiễm khuẩn lao, tại vùng da ở vị trí tiêm sẽ xuất hiện phản ứng sưng và tấy đỏ;</li> <li style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và kiểm tra vùng da đã được tiêm trong khoảng từ 48 - 72h, đồng thời đo đạc đường kính của vết sưng đỏ. Xét nghiệm này giúp kiểm tra xem trẻ có tiền sử bị nhiễm lao hay không, ngay cả khi trẻ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.</li> </ul> <p><b>Các kỹ thuật xét nghiệm khác:</b></p> <ul> <li>Chụp X-quang ngực;</li> <li>Xét nghiệm đờm;</li> <li>Xét nghiệm máu.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu chẩn đoán lao" src="/ImagePath\images\20210801/20210801_20200720_xet-nghiem-mau-medlatec-05.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu chẩn đoán lao</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao ở trẻ em </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sau khi đã tiến hành xét nghiệm lao trên da và nếu cho ra kết quả dương tính với vi khuẩn lao, trẻ sẽ được chỉ định chụp thêm X-quang phổi để xem trẻ có bị nhiễm lao thể hoạt động không. Tìm khuẩn lao bằng xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu cũng được áp dụng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho trẻ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nếu trẻ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh nhưng lại có kết quả dương tính, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ dùng thuốc isoniazid (INH). Liều dùng: uống hàng ngày và liệu trình kéo dài trong ít nhất 9 tháng, phòng trường hợp bệnh lao tiến triển.</p> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhi mắc phải thể lao hoạt động sẽ pahir sử dụng kết hợp từ 3 - 4 loại thuốc khác nhau, liệu trình trong 6 - 12 tháng. Bên cạnh những hiệu quả trị bệnh mà thuốc chống lao đem lại cũng tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao việc dùng thuốc của trẻ, tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả điều trị và xử lý những tác dụng phụ do thuốc lao.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-o-tre-em-sbmnn
Lao hạch
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lao hạch là một dạng bệnh lao khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào</strong>. Đặc biệt, theo những nghiên cứu y tế gần đây cho thấy rằng tỉ lệ trẻ em bị mắc bệnh lao hạch đã tăng lên nhiều, mức độ nguy hiểm cũng sẽ cao hơn. <strong>Lao hạch</strong> hay còn được hiểu là một thể lao không nằm trong phổi mà lại xuất hiện ở các vị trí khác như: Hạch ở cổ, bẹn, nách và đôi khi xuất hiện ở cả các vùng nội tạng như hạch mạc treo, hạch trung thất,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lao hạch" src="/ImagePath/images/20210710/20210710_lao-hach.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lao hạch</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch</strong> khá phổ biến và nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt cá nhân cũng như vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, hiện nay lao hạch có thể được chữa trị khỏi hẳn nếu biết lựa chọn cách thức phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch</strong> có thể được chia thành 2 dạng chính là: <strong>Lao hạch ngoại vi</strong> (xuất hiện ở mọi lứa tuổi) và <strong>lao hạch khí phế quản</strong> (thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch</strong> thường được nhắc đến như một căn bệnh hạch cổ bởi phấn lớn trường hợp lao hạch xuất hiện ở cổ, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây bệnh lao hạch là do nhóm trực khuẩn lao, phổ biến nhất là dòng <strong>Mycobacterium tuberculosis</strong>.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lao&nbsp;Mycobacterium tuberculosis" src="/ImagePath\images\20210710/20210710_lao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lao&nbsp;Mycobacterium tuberculosis</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trực khuẩn lao</strong> sẽ tiếp xúc trực tiếp tới các vùng hạch dễ xâm nhập nhất (vùng các nhóm hạch ngoại vi), sau đó sẽ khu trú và sản sinh thêm nhiều vi khuẩn gây hại tạo thành các nhóm lao hạch. Các trực khuẩn lao có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như: xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết, thông qua những tổn thương từ niêm mạc miệng, thông qua quá trình bị nhiễm khuẩn và đôi lúc là do toàn bộ cơ thể bị nhiễm khuẩn lao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng điển hình của bệnh lao hạch</strong> là sự xuất hiện các nốt hạch sưng to dần hoặc một cụm các nốt hạch nhỏ. Thông thường thì vùng cổ sẽ là nơi dễ bắt gặp các nốt lao hạch, sưng to tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm hoặc loại vi khuẩn lao gây ra, mật độ chắc, không đau,... Khi người bệnh bị mắc lao hạch thì toàn thân thường ít có triệu chứng nổi trội, đôi khi sốt nhẹ và cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp người bệnh có bệnh lý nền phức tạp thì các biểu hiện bệnh cũng sẽ xuất hiện khác nhau, mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân cũng khác nhau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng điển hình của bệnh lao hạch là sự xuất hiện các nốt hạch sưng to dần" src="/ImagePath\images\20210710/20210710_Dau-hieu-va-bieu-hien-benh-lao-hach1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng điển hình của bệnh lao hạch là sự xuất hiện các nốt hạch sưng to dần</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch</strong> thường sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với những triệu chứng bệnh khác nhau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn sớm: Các nốt hạch bắt đầu xuất hiện và nổi cộm lên bề mặt da, các nốt hạch có thể di động vì chưa dính vào da và chưa dính vào nhau. Tình trạng bệnh có thể chỉ xuất hiện ở giai đoạn này và dừng hẳn không phát triển nữa.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn sau: Đây là giai đoạn các nốt hạch hay các nhóm hạch đã bị viêm nhiễm nặng hơn, viêm xung quanh hạch. Các nốt hạch có triệu chứng kết dính với nhau tạo thành một chuỗi hoặc mảng, nốt hạch dính chặt vào bề mặt da nên không thể di chuyển nữa.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn nhuyễn hóa: Ở giai đoạn này, các nốt hạch đã không còn rắn chắc mà có hiện tượng mềm dần, da vùng hạch nổi bị sưng tấy đỏ, có thể thấy đỉnh mủ, khả năng vỡ ra và chảy mủ bất cứ lúc nào. Mủ chảy ra từ các nốt lao hạch có màu xanh nhạt, không bị dính và có thể kèm theo bã đậu lổn nhổn.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao hạch sẽ được chia ra thành 3 dạng thể viêm khác nhau và mỗi thể bệnh lại có những triệu chứng bệnh khác nhau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh lao hạch thể viêm thông thường: Đây là thể viêm do sự tổn thương vùng răng, lợi, mũi, họng, miệng, lưỡi,... khiến cho các vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tích tụ tại các nốt hạch. Các nốt hạch do thể viêm hạch thông thường sẽ xuất hiện với tần suất khá cao nhưng kích thước các nốt hạch lại không quá lớn (chỉ bằng hạt bắp). Khi bị viêm hạch thông thường thì sẽ không có cảm giác đau nhức khi chạm vào, nốt hạch mềm căng và phát triển từ từ trồi lên bề mặt da.</li> <li style="text-align: justify;">Lao hạch thể viêm hạch, viêm quanh nốt hạch: Trường hợp bệnh này thường xuất hiện khi các nốt hạch bị viêm do nhiễm khuẩn, các nốt hạch sẽ nổi cộm lên khá to, sưng tấy đỏ và gây cảm giác đau nhức khi chạm vào.</li> <li style="text-align: justify;">Lao hạch thể viêm dạng khối u: Các nốt hạch sưng tấy to và có dạng cứng, gốc các nốt hạch có phần lan tỏa như rễ cây lan ra thì nguy cơ cao người bệnh đã bị lao hạch thể ung thư hoặc dạng ung thư di căn.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: center;"><img alt="Khi các nốt hạch phát triển nặng và mưng mủ sẽ tạo ra các lỗ rò khó liền" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Tre-noi-hach-nach-sau-tiem-ngua-lao-thai-do-nao-la-dung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi các nốt hạch phát triển nặng và mưng mủ sẽ tạo ra các lỗ rò khó liền</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch</strong> có thể chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu và tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể mỗi người. Trường hợp bệnh phát triển nặng hơn vẫn có thể điều trị khỏi nhưng thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng <strong>bệnh lao hạch</strong> phát triển nhiều nốt hạch dày đặc hoặc kích thước các nốt hạch lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Đặc biệt là khi các nốt hạch phát triển nặng và mưng mủ sẽ tạo ra các lỗ rò khó liền, hình thành sẹo lớn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Người bệnh bị lao hạch tại cổ hay các vùng da hở sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý, tự ti vì sẹo lớn khó lành để lại từ các nốt hạch, áp lực về tinh thần cao,...</p> <p style="text-align: justify;">Khả năng khỏi bệnh còn phải phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người, trường hợp sức đề kháng tốt thì hầu hết các nốt lao hạch đều xuất hiện ở giai đoạn sớm và sẽ tự khỏi thế nhưng nhiều trường hợp bệnh phát triển nặng và bị tái phát nhiều lần do sức đề kháng của cơ thể chưa tốt. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần phòng ngừa ngay từ bây giờ để tránh gặp phải trường hợp xấu xảy ra.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nhắc đến loại bệnh lý về lao thì hầu hết mọi người đều cho rằng tính lây nhiễm rất cao. Thế nhưng bệnh lao hạch lại khác với lao phổi về tính truyền nhiễm bởi vi khuẩn lao chỉ tập trung trong các hạch bạch huyết mà không giải phóng ra ngoài cơ thể. Chính<strong> vì vậy, khả năng lây truyền bệnh lao hạch từ người sang người là rất hạn chế</strong>.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch</strong> không thể lây truyền nhưng những bệnh lý nền có liên quan đến lao hạch đều có thể lây nhiễm ví dụ như các bệnh lý về viêm nhiễm răng miệng, tai mũi họng hay viêm đường hô hấp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch</strong> được xem là một trong những bệnh lý biểu hiện không quá rầm rộ, những dấu hiệu của bệnh cũng không quá ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nguy cơ mắc căn bệnh này lại rất cao và hầu như không loại trừ đối tượng nào.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh lao hạch nhất nhưng thường ở mức độ không quá nghiêm trọng. Tỷ lệ thanh thiếu niên bị lao hạch cũng nhiều hơn người trưởng thành hay người cao tuổi. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cũng cao gấp đôi so với nam giới. Những người mắc các chứng bệnh viêm nhiễm răng miệng, tai mũi họng hay các bệnh về hệ hô hấp có nguy cơ bị lao hạch cao hơn bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh lao hạch nhất" src="/ImagePath\images\20210710/20210710_lao-hach-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh lao hạch nhất</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao hạch xuất hiện khi cơ thể có sức đề kháng chưa thực sự tốt, nguy cơ nhiễm khuẩn lao cao hơn khi gặp các vấn đề về hô hấp và răng miệng, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy, mỗi cá nhân nên lưu ý hơn về vấn đề sức khỏe bản thân để tránh mắc bệnh lao hạch.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh. Kết hợp tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.</li> <li style="text-align: justify;">Cần chú ý đến vấn đề răng miệng ở trẻ em như tình trạng sâu răng, viêm nhiễm răng lợi, viêm nhiễm tai mũi họng,... Phải chữa trị dứt điểm các căn bệnh này để hạn chế nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn lao.</li> <li style="text-align: justify;">Sức đề kháng có thể bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,... vậy nên cần hạn chế tối đa.</li> <li style="text-align: justify;">Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định uống thuốc kháng sinh, kiêng cữ khi điều trị bệnh lao hạch để tránh tình trạng tái phát bệnh.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để nhanh chóng chữa trị dứt điểm bệnh lao hạch cũng như hạn chế được những biến chứng không đáng có thì người bệnh nên tìm đến các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ sợ sớm nhất. Ngay khi phát hiện trên cơ thể có xuất hiện các nốt hạch thì cần phải đi khám bệnh ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các cách thức chẩn đoán bệnh như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thực hiện khám các biểu hiện lâm sàng</li> <li style="text-align: justify;">Làm các xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh: Sinh thiết hạch để xác định mô bệnh, chọc hạch lấy tế bào xét nghiệm, cấy BK, chụp x-quang phổi,...</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ cần phân biệt bệnh lao hạch của bệnh nhân đang ở dạng nào để có phương hướng điều trị bệnh cụ thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thực hiện sinh thiết hạch và tủy đồ nhằm phân biệt bệnh Hodgkin và bệnh Non-Hodgkin.</li> <li style="text-align: justify;">Phân biệt lao hạch dạng viêm cấp tính hoặc mạn tính, nguyên nhân do vi khuẩn hay virus. Trường hợp các nốt hạch có hiện tượng sưng to và nóng, bề mặt da đỏ ửng, mật độ hạch mềm, chạm vào có cảm giác đau,.. thì đó là lao hạch dạng viêm nhiễm khuẩn.</li> <li style="text-align: justify;">Sinh thiết hạch kết hợp với kết quả các biểu hiện lâm sàng cũng có thể xác định được người bệnh có bị hạch do di căn ung thư hay không.</li> <li style="text-align: justify;">Phân biệt lao hạch với các khối u lành tính như: u xơ, u mỡ, u bạch huyết, u thần kinh,...</li> <li style="text-align: justify;">Mặc dù bệnh lao hạch được mô tả khá sớm và cũng được chẩn đoán và điều trị nhiều, nhưng để chẩn đoán đúng lao hạch thì lại đòi hỏi những bác sĩ có trình độ chuyên môn nhất định và những trang thiết bị, máy móc và xét nghiệm đặc hiệu. Tại BVĐK&nbsp;MEDLATEC, với đội ngũ chuyên gia đầu ngành về lao, cùng các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm và các máy móc, trang thiết bị tân tiến như máy chụp CT 128 dãy, máy cộng hưởng từ, các máy xét&nbsp; nghiệm hiện đại có thể làm được các xét nghiệm khó nhất hiện nay như Realtime PCR, Gene Xpert, MGIT,...&nbsp;đã chẩn đoán chính xác cho rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh lao hạch khi đến đây khám và điều trị.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Hệ thống máy móc hiện đại tại BVĐK MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210710/20210710_trung-tam-xet-nghiem-benh-vien-da-khoa-medlatec.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hệ thống máy móc hiện đại tại BVĐK MEDLATEC</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao hạch </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, tình trạng mắc bệnh lao hạch vẫn chưa có xu hướng giảm sút nhưng các <strong>phác đồ điều trị lao hạch</strong> cũng luôn được cập nhật. Người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi bởi việc dùng thuốc uống chống lao cơ bản nhưng kết quả điều trị bệnh có nhanh hay lâu còn phải phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ định uống thuốc của bác sĩ và sức đề kháng vốn có của người bệnh. Không ít trường hợp bệnh nhân tự ý dừng uống thuốc vì cảm thấy bệnh đã đỡ, kết quả là bệnh vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn và khó chữa trị hơn, nguy cơ tái phát và kháng thuốc của vi khuẩn lao cũng sẽ cao hơn rất nhiều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao hạch </strong>có thể được điều trị bằng hình thức điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, trong một vài trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp cả 2 hình thức để có kết quả tốt hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tương tự như các bệnh lao khác thì bệnh nhân bị lao hạch cũng cần phải sử dụng ít nhất 3 loại thuốc trị lao căn bản để chữa trị. Thời gian chữa bệnh là 12 tháng và cũng tùy thuộc vào đối tượng bệnh nhân và thể bệnh lao hạch là gì. Hầu hết các loại thuốc điều trị lao hạch đều có ảnh hưởng không tốt đến gan vì vậy người bệnh sẽ được bác sĩ kê thêm đơn thuốc hỗ trợ hạ men gan, bảo vệ hoạt động của gan.</p> <p style="text-align: justify;">Khi bệnh tình chuyển biến đến giai đoạn mưng mủ thì các bác sĩ sẽ chỉ định hút mủ chủ động nhằm hạn chế sự hình thành các đường rò có thể tạo sẹo xấu. Sau khi bệnh đã mất hẳn các triệu chứng bệnh thì người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và rimifon nhằm giảm nguy cơ tái bệnh ngay và ngăn ngừa sẹo xấu.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp chữa trị bệnh lao hạch ở trẻ em thì cần điều trị song song với các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng để giảm nguy cơ bệnh chuyển biến nhanh hơn và hạn chế các biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nhu cầu chữa bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định có thực hiện các biện pháp chữa bệnh ngoại khoa hay không.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Có thể thực hiện tiểu phẫu nhằm nạo vét hoàn toàn phần mủ và bã đậu có trong các nốt hạch và thực hiện đắp kháng sinh ngừa vi khuẩn lao.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh cũng có thể sẽ được chỉ định tiến hành mổ để lấy toàn bộ hạch ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không được thực hiện cắt bỏ hạch trong giai đoạn đang điều trị bằng thuốc hoặc người bệnh bị u lympho lao hạch hoặc lao không tạo mủ. Chỉ nên thực hiện cắt bỏ hạch khi vi khuẩn lao đã được loại bỏ hoàn toàn, mục đích tránh lây lan vi khuẩn lao.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Việc <strong>điều trị bệnh lao hạch</strong> còn cần phải chú ý đến tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Đặt biệt đối với trẻ em, cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa và hạn chế sử dụng phương pháp cắt bỏ hạch.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-hach-stgsy
Lao màng não
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao (tên khoa học: Tuberculosis) nếu là lao phổi có thể lây lan qua không khí, do vi khuẩn lao tên tiếng Anh là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Nếu bệnh không được chẩn đoán và chữa trị sớm thì thông qua con đường máu, vi khuẩn lao sẽ di chuyển đến những cơ quan khác và gây bệnh lao tại khu vực đó.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lao màng não" src="/ImagePath/images/20210719/20210719_20200801_benh-lao-mang-nao-dang-so-den-muc-nao-.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh lao màng não</em></p> <p style="text-align: justify;">Màng não có cấu tạo là một lớp màng bao quang não và tủy sống. Vi khuẩn lao hoàn toàn có thể gây bệnh tại đây. Với sự hiện diện của mình, vi khuẩn lao sẽ khiến màng não bị tổn thương, khi ấy gọi là lao màng não hoặc viêm màng não do lao. Bệnh có thể đe dọa đến mạng sống của người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">Ở những nước đang phát triển có tỷ lệ bệnh lao phổi cao thì bệnh lao chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm màng não. bệnh lao ảnh hưởng đến tất cả đối tượng, lứa tuổi ở mọi quốc gia trên thế giới. Các bác sĩ cần đặc biệt lưu ý tới những trường hợp bệnh nhân bị hoặc nghi ngờ viêm màng não do lao.</p> <p style="text-align: justify;">Lao màng não thường có tốc độ diễn tiến chậm. Mọi người đều có nguy cơ bị mắc bệnh lao bao gồm cả bệnh lao màng não. Tuy nhiên căn bệnh này thường có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với những người phải sống trong điều kiện thiếu thốn, tồi tệ, ví dụ như những người lang thang vô gia cư, người mắc bệnh lý khác, người bị HIV/AIDS,...</p> <p style="text-align: justify;">Số liệu liên quan đến bệnh lao màng não:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mỗi năm ở nước Anh có 150 - 200 ca bệnh lao màng não, ở Mỹ là khoảng 100-120 trường hợp;&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Vì vi khuẩn lao lây lan qua đường hô hấp nên thường bắt gặp nhiễm trùng lao ở phổi, khoảng 1 - 2% ca bệnh nhiễm trùng tiến triển thành viêm màng não do lao. Ít nhất có 20% tỷ lệ bệnh nhân phải chịu biến chứng lâu dài, nghiêm trọng bao gồm các tổn thương ở não, tê liệt, động kinh, điếc,...;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao (15 - 30%) mặc dù người bệnh đã được điều trị và chăm sóc tích cực.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh viêm màng não do lao còn phụ thuộc vào thời gian nhiễm bệnh. Những dấu hiệu này có thể ít hoặc nhiều.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong><i>Giai đoạn bệnh khởi phát</i></strong></h3> <p style="text-align: justify;">Thời kỳ này, các triệu chứng của lao màng não thường xuất hiện và kéo dài từ từ trong khoảng vài tuần, điển hình là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, đặc biệt là trong khoảng thời gian chiều và tối;</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh luôn thấy mệt mỏi, ngủ kém, chán ăn, sụt cân bất thường;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ em thì có biểu hiện bỏ ăn, bỏ chơi, buồn ngủ;</li> <li style="text-align: justify;">Các triệu chứng thần kinh như mất ngủ, đau đầu, buồn nôn. Ban đầu sẽ biểu hiện ở mức độ nhẹ, về sau càng ngày càng rõ rệt và nặng hơn. Có trường hợp bị co giật cục bộ nhưng dấu hiệu này chỉ thoáng qua.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190410_173052_597112_1.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: justify;"><em>Triệu chứng bệnh viêm màng não do lao còn phụ thuộc vào thời gian nhiễm bệnh</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong><i>Giai đoạn toàn phát bệnh</i></strong></h3> <p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn khởi phát thường không thể hiện triệu chứng điển hình nên hay bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với biểu hiện bình thường của cơ thể. Tuy nhiên đến khi các triệu chứng đã rõ rệt và đủ khiến bệnh nhân phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển nặng. Khi đó, người bệnh có thể phải trải qua những triệu chứng như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thường xuyên bị đau nhức đầu âm ỉ. Có lúc lên cơn đau đầu dữ dội, mức độ đau tăng mạnh nếu có ánh sáng mạnh hoặc tiếng động lớn kích thích;</li> <li style="text-align: justify;">Hay sốt, sốt nhẹ hoặc liên tục về buổi chiều tối;</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh bị đau cột sống, đau khớp, các chi và bị đau bụng;</li> <li style="text-align: justify;">Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, tự nhiên nôn không phải do thức ăn;</li> <li style="text-align: justify;">Bị rối loạn tiêu hoá, không thể tự chủ được đại tiểu tiện;</li> <li style="text-align: justify;">Nghiêm trọng hơn là khi bệnh nhân bị liệt các dây thần kinh sọ và liệt tứ chi, rối loạn nhận thức, tâm thần thể nhẹ rồi nặng dần. Nặng hơn người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Những biến chứng của viêm màng não do lao bao gồm:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mất đi thị lực, thính lực;</li> <li style="text-align: justify;">Co giật cục bộ;</li> <li style="text-align: justify;">Tăng áp lực hộp sọ;</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương não, mô não;</li> <li style="text-align: justify;">Đột quỵ;</li> <li style="text-align: justify;">Tử vong&nbsp;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng đột quỵ do lao màng não" src="/ImagePath\images\20210719/20210719_dot-quy-do-lao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng đột quỵ do lao màng não</em></p> <p style="text-align: justify;">Biến chứng tăng áp lực trong não là nguyên nhân khiến cho não bị tổn thương vĩnh viễn và không có cơ hội hồi phục. Nếu bệnh nhân thấy thị lực thay đổi kèm theo đau đầu thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay vì đây có thể là triệu chứng của việc tăng áp lực trong não.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phương thức xâm nhập của vi khuẩn lao là thông qua các giọt bắn của người bệnh truyền sang người lành qua các hoạt động giao tiếp, ho, hắt hơi,... Thông qua cơ chế lây nhiễm của vi khuẩn lao, ta có thể hiểu rằng bệnh lao màng não hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Không chỉ lây qua không khí, thậm chí các bề mặt có dính tiết dịch của người bệnh như đồ dùng cá nhân, đồ ăn họ sử dụng đều có thể chứa vi khuẩn lao. Do đó người bệnh cần cách ly để tránh làm lây bệnh cho cộng đồng cho đến khi họ khỏi bệnh hoàn toàn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lao là thông qua các giọt bắn của người bệnh truyền sang người lành qua các hoạt động giao tiếp, ho, hắt hơi,..." src="/ImagePath\images\20210719/20210719_vi-khuan-lao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lao là thông qua các giọt bắn của người bệnh truyền sang người lành qua các hoạt động giao tiếp, ho, hắt hơi,...</em></p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn khi đi vào cơ thể qua đường thở sẽ ẩn nấp và sinh sôi trong phổi. Giai đoạn đầu chúng sẽ chưa khiến cơ thể phát bệnh nên sẽ khó phát hiện triệu chứng bệnh lao. Khi cơ thể bị ốm, yếu giảm sức đề kháng thì vi khuẩn lao sẽ nhân cơ hội này phát triển mạnh hơn, từ phổi chúng có thể đi vào máu và chúng có thể tấn công sang các cơ quan khác. Khi vi khuẩn tiến vào màng não, mô não sẽ hình thành nên các vết áp xe nhỏ (lao vi mô).</p> <p style="text-align: justify;">Những ổ áp xe trên sau sẽ bị vỡ, gây nên chứng viêm màng não do vi khuẩn lao. Thời gian để xảy ra tình trạng này là ngay lập tức, trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau thời điểm nhiễm trùng đầu tiên. Quá trình vi khuẩn tấn công gây bệnh tại màng não sẽ làm tăng áp lực bên trong hộp sọ, khiến mô não và mô thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có thể bắt gặp lao màng não ở mọi đối tượng với nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trẻ em từ 1 - 5 tuổi, người lớn từ 20 - 50 tuổi thường là đối tượng có nguy cơ cao. Tỷ lệ nam giới bị lao màng não thường cao hơn so với nữ giới. Lao màng não để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phương pháp hữu hiệu nhất để đề phòng các bệnh do vi khuẩn lao, cụ thể là lao màng não đó là tiêm vắc xin. Loại vắc xin phòng lao được sử dụng phổ biến hiện nay đó là vắc xin BCG có hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó có tác dụng bảo vệ con người khỏi các dạng bệnh lao nặng, trong đó có lao màng não.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, vắc xin BCG nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm miễn phí trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, chậm nhất là trong vòng 30 ngày sau khi sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm phòng vắc xin BCG là phương pháp hữu hiệu nhất để đề phòng các bệnh do vi khuẩn lao" src="/ImagePath\images\20210719/20210719_20191228_032458_715325_bcg.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng vắc xin BCG là phương pháp hữu hiệu nhất để đề phòng các bệnh do vi khuẩn lao</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sau khi khai thác tiền sử bệnh và các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định triển khai các xét nghiệm liên quan nhằm xác định bệnh một cách chính xác và rõ ràng hơn. Các xét nghiệm điển hình hay được thực hiện đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chụp X-quang ngực thẳng;</li> <li style="text-align: justify;">Chụp CT scan sọ não;</li> <li style="text-align: justify;">Chọc dò dịch não tuỷ;</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu;</li> <li style="text-align: justify;">Sinh thiết màng não;</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm da cho bệnh lao.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm dịch não tuỷ</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Chọc dò dịch não tuỷ để xét nghiệm xác định mức protein, số lượng tế bào và sự khác biệt, mức glucose kết hợp cùng với những xét nghiệm vi sinh tìm ra nấm, vi khuẩn. Các phát hiện về sự thay đổi trong dịch não tủy ở bệnh nhân mắc lao màng não có thể là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tăng bạch cầu và tế bào lympho chiếm ưu thế;</li> <li style="text-align: justify;">Nồng độ protein tăng cao;</li> <li style="text-align: justify;">Nồng độ glucose thấp;</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên những phát hiện này cũng có thể là dấu hiệu của các loại bệnh lý khác như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh viêm màng não do nấm;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm màng não do các vi khuẩn khác không phải vi khuẩn lao: vi khuẩn Haemophilus Influenzae, não mô cầu, phế cầu;</li> <li style="text-align: justify;">Xuất huyết dưới nhện;</li> <li style="text-align: justify;">Carcinom màng não.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đối với các trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ mắc lao màng não, nên kiểm tra các mẫu dịch não tuỷ bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen nhằm tìm ra trực khuẩn lao, tìm vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm Gram.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán&nbsp;hình ảnh</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Phương pháp chụp CT hoặc MRI não giúp hỗ trợ trong việc chẩn đoán lao màng não. Các bất thường có thể được phát hiện khi thực hiện biện pháp xét nghiệm bằng hình ảnh là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Não úng thuỷ;</li> <li style="text-align: justify;">Nhồi máu và u lao;</li> <li style="text-align: justify;">Tăng dịch tiết nền;</li> <li style="text-align: justify;">Tăng cường đậm độ nhu mô màng não.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán lao màng não, các chuyên gia và bác sĩ tại bệnh&nbsp; viện đa khoa Medlatec có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp hiện đại như chụp cắt lớp 128 dãy, chụp cộng hưởng từ, chọc dò dịch não tủy, các xét nghiệm đặc hiệu về lao như nuôi cấy MGIT, xét nghiệm Gene Xpert,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán lao màng lão" src="/ImagePath\images\20210719/20210719_chup-mri-u-nao-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán lao màng lão</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao màng não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu lao màng não có thể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì hoàn toàn có thể khống chế và điều trị được, nhưng nếu phát hiện điều trị muộn và đã có nhiều tổn thương não, màng não thì những biến chứng do lao để lại thực sự nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng người bệnh, nếu có điều trị được cũng để lại những di chứng không hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, để điều trị nhiễm trùng và chống lại vi khuẩn lao có nhiều loại thuốc, điển hình có các thuốc như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ethambutol;</li> <li style="text-align: justify;">Rifampin;</li> <li style="text-align: justify;">Isoniazid;</li> <li style="text-align: justify;">Pyrazinamide.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoại trừ Ethambutol không có khả năng thâm nhập qua niêm mạc não thì có thể sử dụng các loại thuốc tương tự như trên để điều trị lao màng não. Bác sĩ có các lựa chọn như dùng thuốc có nhóm kháng sinh Fluoroquinolon như Levofloxacin hoặc Moxifloxacin trong việc điều trị. Steroid cũng được sử dụng toàn thân để hạn chế các biến chứng do lao màng não gây nên.</p> <p style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị của bệnh lao màng não hiện nay cũng tương tự như khi điều trị bệnh lao phổi. Giai đoạn đầu sẽ tập trung điều trị tấn công, sau này điều trị bằng thuốc liên tục. Bệnh viêm màng não do lao có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh được phát hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ, tình trạng bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân, khả năng đáp ứng thuốc hoặc mức độ kháng thuốc của vi khuẩn lao.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-mang-nao-srpnc
Hội chứng Asperger
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Asperger</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Asperger là một rối loạn phát triển tâm lý - thần kinh, có đặc điểm là suy giảm khả năng giao tiếp và tương tác xã hội, trí thông minh trung bình hoặc vượt trội, và không chậm phát triển ngôn ngữ đáng kể. Trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5), xuất bản năm 2013, hội chứng Asperger được bao gồm trong chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ.<br> - Hội chứng Asperger (AS) được Hans Asperger mô tả lần đầu tiên vào năm 1944, là đặc điểm hành vi của những cá nhân gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội. Kể từ đó, AS luôn là một chủ đề được quan tâm và tranh luận đáng kể<br> - Theo DSM-5, có nhiều mức độ khác nhau của ASD được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ hỗ trợ cần thiết, và những gì trước đây được gọi là hội chứng Asperger bây giờ sẽ được coi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD). ASD bao gồm một nhóm các bất thường về phát triển thần kinh với nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau, thường bắt đầu từ thời thơ ấu và được đặc trưng bởi các vấn đề trong giao tiếp và tương tác xã hội, cùng với các vấn đề hành vi như sở thích bị hạn chế và hành vi lặp đi lặp lại. Do hội chứng Asperger có tiền sử đặc biệt và các biểu hiện lâm sàng tương đối đặc trưng, các bác sĩ chuyên khoa tiếp tục sử dụng chẩn đoán này như một dạng phụ của ASD không chậm phát triển ngôn ngữ và có chỉ số IQ bình thường hoặc vượt trội.<br> - Nguyên nhân của AS nằm trong nhóm nguyên nhân ASD (đã trình bày trong bài tự kỷ)</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại ASD mới trong DSM-5 đưa ra những khó khăn và hạn chế trong việc theo dõi tỷ lệ ASD theo thời gian. &nbsp;Các nghiên cứu khác nhau cho thấy xu hướng gia tăng tỷ lệ hiện mắc ASD, chủ yếu là do các yếu tố như thay đổi định nghĩa trường hợp, sàng lọc nâng cao và rộng rãi hơn, và nâng cao nhận thức. Các ước tính khác nhau về tỷ lệ hiện mắc ASD đã được báo cáo tùy thuộc vào dân số nghiên cứu và phương pháp luận, dao động từ 0,7-72,6 trên 10.000 trẻ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính tỷ lệ hiện mắc ASD ở Hoa Kỳ là 11,3/1.000 trẻ. &nbsp;Trên toàn thế giới, một trong số 17,6/1000 trẻ bị ảnh hưởng bởi ASD. Do vậy, Tỷ lệ phổ biến chung của AS không hoàn toàn rõ ràng. Nói chung, ASD xảy ra ở nam giới thường xuyên hơn nữ giới và tỷ lệ nam-nữ xấp xỉ 4: 1 . Tuy nhiên, một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2017 đã khuyến nghị rằng tỷ lệ nam nữ thực tế gần hơn với 3: 1, có nghĩa là các bé gái mắc ASD có nguy cơ không được chẩn đoán lâm sàng cao hơn.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng asperger ở trẻ" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_hoi-chung-asperger.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng asperger ở trẻ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Asperger</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đồng thời với các rối loạn tâm thần và thể chất khác là hiện tượng phổ biến ở ASD (&gt; 70%), đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Điều này có thể có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bệnh nhân và gia đình cũng như quản lý bệnh. Khuyết tật trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn tic, lo âu, trầm cảm và động kinh là những tình trạng đồng xuất hiện phổ biến liên quan đến ASD, trong khi ADHD, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu và tic, là những tình trạng đồng xuất hiện phổ biến liên quan với AS.<br> - Trong giới hạn bài viết, chúng tôi xin các trình bày lâm tập trung vào các cá nhân mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thuộc loại hội chứng Asperger (ASD-AS).&nbsp;<br> - ASD là một rối loạn không đồng nhất với nhiều biểu hiện lâm sàng, từ mức độ suy giảm nhẹ đến mức độ nghiêm trọng, và được đặc trưng bởi giao tiếp xã hội và tương tác xã hội không bình thường; và các kiểu hành vi bị hạn chế và lặp đi lặp lại. Các triệu chứng xuất hiện trong thời kỳ phát triển ban đầu, mặc dù chúng có thể không trở nên rõ ràng đầy đủ cho đến khi nhu cầu xã hội vượt quá khả năng hạn chế. Các dấu hiệu khác bao gồm liên quan đến khuyết tật trí tuệ, suy giảm ngôn ngữ, chứng rối loạn thần kinh thực vật và các rối loạn phát triển thần kinh, tâm thần hoặc hành vi khác. &nbsp;Hội chứng Asperger là một nhóm dân số nhỏ trên phổ tự kỷ, biểu hiện với các triệu chứng cốt lõi của ASD khi không có khuyết tật trí tuệ hoặc chậm phát triển ngôn ngữ. Các đặc điểm lâm sàng rất không đồng nhất, thay đổi theo tuổi và các bệnh tâm thần đi kèm. Trong khi các triệu chứng ban đầu của ASD có thể được xác định sớm nhất ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi (với độ tuổi trung bình là 5 tuổi tại thời điểm chẩn đoán), AS thường liên quan đến chẩn đoán lâm sàng muộn thường cho đến khi 11 tuổi hoặc thậm chí muộn hơn.<br> <strong>Trẻ em và Thanh thiếu niên</strong><br> - Cô lập xã hội và bắt nạt ở trường học:<br> Tình bạn là một nhu cầu xã hội cần thiết cho trẻ em. Các kỹ năng xã hội cần thiết cho tình bạn, bao gồm khả năng thích ứng xã hội tốt, hiểu biết về cảm xúc, đồng cảm và quan tâm đến người khác. Trẻ em mắc chứng ASD-AS gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội này và do đó rất khó khăn để xây dựng tình bạn dù trẻ rất muốn kết bạn. Trẻ mắc chứng ASD-AS gặp khó khăn trong việc diễn giải các chi tiết của ngôn ngữ không lời, cử chỉ và nét mặt, không hiểu đầy đủ về sự hài hước và ẩn dụ, có những sở thích hạn chế và đôi khi bất thường, và có thể nói với ngữ điệu không tự nhiên. Tất cả những thách thức này và việc thiếu các kỹ năng xã hội khiến họ có nguy cơ gặp khó khăn giữa các cá nhân cao hơn và khiến họ trở thành mục tiêu chế giễu của bạn bè. Hơn 40% trẻ em mắc chứng ASD từng là nạn nhân của việc bị bắt nạt và đe dọa ở trường học.&nbsp;<br> - Các lĩnh vực quan tâm hạn chế, dập khuôn và lặp lại:<br> Một số trẻ mắc chứng ASD-AS chơi các trò chơi lặp đi lặp lại và không có tính sáng tạo. Họ có thể chơi trò chơi “giả vờ” trong nhiều ngày. Trẻ em mắc chứng ASD-AS thường quan tâm đến một số đối tượng nhất định như dữ liệu tàu kỹ thuật, cơ khí, không gian, lịch sử, âm nhạc hoặc khí tượng và chúng có khả năng ghi nhớ tốt. Rối loạn phối hợp vận động và dáng đi, tư thế khác thường là phổ biến; Do đó, các em ít quan tâm đến thể thao, gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động như vẽ, viết, cài cúc áo sơ mi.<br> - Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và Tự kỷ:<br> ADHD là rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số triệu chứng trùng lặp trong ADHD và AS; do đó, ASD-AS nên được tìm kiếm khi chẩn đoán ADHD. Khả năng mất tập trung cao trong ADHD và thiếu linh hoạt tinh thần trong ASD-AS có thể biểu hiện như giảm mức độ chú ý.&nbsp;<br> - Nhận thức thần kinh không đồng nhất:<br> Nhận thức thần kinh của trẻ em mắc chứng AS rất không đồng nhất, mặc dù chỉ số thông minh bằng lời nói (IQ) nói chung cao hơn chỉ số IQ hoạt động. Không phải tất cả bệnh nhân mắc Asperger đều là thiên tài và có sự khác biệt đáng kể giữa các cá nhân trong hầu hết các nhiệm vụ nhận thức. Người mắc ASD-AS có sự khó khăn trong các chức năng điều hành của họ.<br> - Đặc điểm cảm quan và tri giác:<br> Quá mẫn cảm là một quan sát phổ biến có thể xuất hiện với tính chọn lọc thực phẩm, hoặc phản ứng quá mức với môi trường ồn ào hoặc mùi cơ thể. Các triệu chứng quá mẫn cảm như ngưỡng đau thấp hơn, thờ ơ với nhiệt độ hoặc chuyển động tròn...<br> <strong>Người lớn</strong><br> - Chẩn đoán chậm trễ:<br> ASD-AS có thể được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành. Các cá nhân mắc ASD-AS có trí thông minh trung bình hoặc vượt trội, điều này có thể khiến họ có thể che giấu những khiếm khuyết của mình trong các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, rất khó để duy trì các chiến lược bù đắp này khi môi trường xã hội ngày càng trở nên phức tạp.&nbsp;<br> - Khả năng chẩn đoán nhầm là tâm thần phân liệt:<br> Việc phân biệt chính xác giữa tâm thần phân liệt và AS không phải lúc nào cũng dễ dàng. Việc chẩn đoán nhầm hội chứng Asperger là bệnh tâm thần phân liệt có thể ngăn cản liệu pháp điều trị hiệu quả và gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Khả năng giao tiếp và tương tác xã hội bị suy giảm, sở thích bị hạn chế và ảo tưởng về sự ngược đãi dường như là những đặc điểm lâm sàng có thể biểu hiện trong cả hai tình trạng này. Sự thiếu biểu cảm &nbsp;trực quan trên khuôn mặt rõ ràng ở những người mắc AS có thể bị nhầm lẫn với &nbsp;bệnh tâm thần phân liệt. Bên cạnh đó, các kỹ năng giao tiếp bị suy giảm trong AS có thể xuất hiện tương tự như chứng rối loạn suy nghĩ, một đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, có những đặc điểm lâm sàng đặc trưng hơn của AS, chẳng hạn như tuổi khởi phát trẻ hơn, hành vi lặp đi lặp lại, ngôn ngữ thực dụng kém, thiếu trí tưởng tượng, ngữ điệu kỳ quặc và sẵn sàng trò chuyện về chủ đề yêu thích của họ.<br> - Giảm các triệu chứng khi trưởng thành:<br> Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các triệu chứng ASD sẽ giảm khi trưởng thành đối với hầu hết những người mắc ASD. Sự giảm các triệu chứng này có xu hướng đáng kể hơn ở những người có trí thông minh trung bình hoặc vượt trội, so với những người bị ASD và khuyết tật trí tuệ. Các khó khăn xã hội, khó khắn giao tiếp phi ngôn ngữ và đặc biệt, các hành vi bị hạn chế và lặp đi lặp lại thường ổn định theo thời gian.&nbsp;<br> - Tình dục:<br> &nbsp;Người tự kỷ có ham muốn tình dục và lãng mạn, và họ theo đuổi các mối quan hệ lãng mạn nhưng họ thiếu các kỹ năng xã hội cần thiết. Các hành vi lặp đi lặp lại và bị hạn chế của họ có thể làm rối loạn sự phát triển giới tính của họ; do đó, họ có thể phát triển những ám ảnh liên quan đến tình dục, những nỗi sợ hãi bất thường về tình dục</p> <p style="text-align: justify;">- Công việc:<br> Thiếu các kỹ năng cần thiết để sử dụng thành thạo ngôn ngữ trong ngữ cảnh có thể khiến các đối tượng ASD-AS giao tiếp rất thẳng thắn, trực tiếp và không cố gắng tránh xúc phạm người khác. Điểm yếu này có thể gây ra các vấn đề tại nơi làm việc, đặc biệt là trong một số ngành nghề như vị trí làm việc cần làm việc theo nhóm. Ngoài ra, khả năng nhận thức linh hoạt hạn chế của họ có thể khiến họ tuân theo các nghi lễ nhất định một cách rất nghiêm ngặt và bất kỳ sự gián đoạn nào của những nghi lễ này có thể gây ra lo lắng. &nbsp;Ngay cả với bằng đại học, có thể khó tìm được công việc đầu tiên do những khó khăn mà họ có thể gặp phải trong các cuộc phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, họ cũng có thể có nhiều điểm nổi bật tích cực chẳng hạn như đúng giờ, trung thực, sáng tạo và khả năng suy luận logic.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ có biểu hiện tự kỷ không muốn giao tiếp với người khác" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_hoi-chung-asperger-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ có biểu hiện tự kỷ không muốn giao tiếp với người khác</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Asperger</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>1. Chẩn đoán</strong><br> - Các tiêu chuẩn chẩn đoán ASD theo DSM-5<br> - Trắc nghiệm tâm lý<br> + Thang điểm Hội chứng Asperger thời thơ ấu (CAST): Một công cụ để sàng lọc trẻ em từ 5 đến 11 tuổi bị nghi ngờ mắc AS<br> + Ritvo Autism Asperger Diagnostic Scale-Revised (RAADS-R): Một công cụ sàng lọc ASD tự chấm điểm được phát triển cho người lớn<br> + Thang điểm chẩn đoán hội chứng Asperger (ASDS)<br> - Xét nghiệm di truyền: &nbsp;cho tất cả các gia đình có yếu tố nguy cơ như một phần của đánh giá căn nguyên. Các lợi ích tiềm năng của việc thiết lập chẩn đoán căn nguyên di truyền bao gồm cải thiện tư vấn cho bệnh nhân và gia đình, chọn lọc các phương pháp điều trị và tránh các xét nghiệm bổ sung không cần thiết.<br> - Hình ảnh thần kinh: MRI không được khuyến khích để đánh giá thường quy, &nbsp;có thể được chỉ định trong trường hợp một số bệnh lý như thoái triển không điển hình, chứng đầu nhỏ hoặc đầu to, co giật hoặc khám thần kinh bất thường.<br> - Điện não đồ: không được khuyến cáo để đánh giá thông thường, có thể được chỉ định trong một số trường hợp có co giật hoặc các triệu chứng thần kinh khác.<br> <strong>2. Chẩn đoán phân biệt</strong><br> - Khuyết tật trí tuệ.<br> - Rối loạn ngôn ngữ.<br> - Khiếm khuyết về giác quan (suy giảm thính lực).<br> - Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.<br> - Rối loạn lo âu.<br> - Bệnh tâm thần phân liệt khởi phát ở thời thơ ấu.<br> - Hội chứng Rett.<br> - Rối loạn giao tiếp xã hội (thực dụng).<br> - ADHD.<br> - Rối loạn tic (rối loạn vận động theo khuôn mẫu).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_hoi-chung-asperger-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Asperger</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi, bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị<br> Các chiến lược điều trị ở những người bị ASD có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của bệnh nhân, cũng như phương thức và mục tiêu can thiệp. Mục tiêu của điều trị bao gồm &nbsp;tối đa hóa tính độc lập về chức năng và giảm các hành vi có thể hạn chế các kỹ năng. &nbsp;Trong khi các loại can thiệp khác nhau đã được chứng minh là hữu ích cho những người mắc ASD, nhiều loại trong số chúng không có cơ sở bằng chứng chắc chắn và không có biện pháp nào vượt trội hơn. Sự hiểu biết về thuật ngữ can thiệp giúp bác sĩ lâm sàng giao tiếp và tư vấn cho gia đình về các lựa chọn liệu pháp một cách thích hợp và hiệu quả.<br> - Can thiệp hành vi<br> Các can thiệp hành vi được bắt đầu ngay từ sớm, được thiết kế để nhắm vào các triệu chứng cơ bản của ASD dựa trên các nguyên tắc sửa đổi hành vi. Các mô hình can thiệp dựa trên bằng chứng nhất dựa trên các nguyên tắc của Phân tích hành vi ứng dụng (ABA), là một quá trình can thiệp hành vi chuyên sâu để cải thiện các hành vi mong muốn của xã hội và giảm các hành vi không mong muốn có thể cản trở sự tiến bộ của một cá nhân. Các can thiệp ABA được thiết kế và giám sát bởi các nhà phân tích hành vi và có các cách tiếp cận khác nhau dựa trên mục tiêu, độ tuổi hoặc kỹ năng được nhắm mục tiêu. Các kỹ thuật ABA đã được chứng minh là có hiệu quả khi áp dụng cho các kỹ năng xã hội, nhiệm vụ học tập, giao tiếp, kỹ năng sống thích ứng và kỹ năng nghề nghiệp.&nbsp;<br> - Can thiệp giáo dục<br> Trẻ em bị ASD cần một kế hoạch giáo dục có cấu trúc liên quan đến các can thiệp chiến lược, chuyên sâu và cá nhân hóa. &nbsp;Mặc dù các chương trình giảng dạy khác nhau giữa các chương trình khác nhau, mục tiêu là tăng cường giao tiếp bằng lời và không lời, cũng như các kỹ năng xã hội, học thuật và vận động.&nbsp;<br> - Can thiệp về lời nói và ngôn ngữ<br> &nbsp;Liệu pháp nói-ngôn ngữ là phương pháp can thiệp phổ biến nhất được cung cấp cho trẻ em mắc chứng ASD, bao gồm các chiến lược như củng cố âm thanh lời nói, bắt chước phóng đại, tăng cường các hành vi giao tiếp và bắt chước âm thanh. Giao tiếp bổ sung và thay thế (AAC) được giới thiệu cho trẻ em không nói một cách tự phát. Các phương thức AAC bao gồm hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh, ngôn ngữ ký hiệu, thiết bị tạo giọng nói, bảng giao tiếp và hỗ trợ trực quan. Ngoài ra còn có một số phương pháp để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ thực dụng cho những cá nhân có khả năng nói lưu loát nhưng kỹ năng ngôn ngữ thực dụng bị suy giảm.<br> - Can thiệp phát triển<br> Các can thiệp phát triển được thiết kế dựa trên lý thuyết phát triển. Trẻ em học tương tác xã hội, giao tiếp và điều chỉnh cảm xúc thông qua tương tác với những người khác. Các can thiệp phát triển tập trung vào mối quan hệ giữa bệnh nhân và người lớn (cha mẹ hoặc người chăm sóc). Những can thiệp này dạy người lớn tăng mức độ phản ứng của họ và giáo dục họ tham gia vào các chiến lược tương tác không chủ động có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội trong bối cảnh của các hoạt động vui chơi.&nbsp;<br> - Các can thiệp dược lý<br> Hiện tại, không có thuốc điều trị các triệu chứng xã hội và giao tiếp cốt lõi của ASD. Chỉ có hai loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị các triệu chứng liên quan đến ASD. Risperidone và Aripiprazole có thể được sử dụng để điều trị triệu chứng ngắn hạn như hung hăng, tự gây thương tích, cáu kỉnh và nổi cơn thịnh nộ ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc ASD.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả cho bệnh nhân mắc ASD-AS đã được chứng minh là có thể thay đổi trong y văn. Tuy nhiên, có một số yếu tố dường như liên quan đến tiên lượng, bao gồm chỉ số IQ, kỹ năng ngôn ngữ và các tình trạng tâm thần đồng thời xảy ra. &nbsp;Một nghiên cứu dọc về bệnh nhân mắc AS đã phát hiện ra rằng khoảng 26% bệnh nhân có tiên lượng hạn chế, 47% có tiên lượng khá và 27% có tiên lượng tốt.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-asperger-sbjge
Bệnh thận IgA
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thận do globulin miễn dịch A (IgA) là gì?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận IgA, còn được gọi là bệnh Berger, là một bệnh tại thận xảy ra khi IgA lắng đọng trong cầu thận, gây viêm làm tổn thương các mô thận. IgA là một protein miễn dịch (kháng thể) được bạch cầu chuyên trách tổng hợp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus. Hầu hết những người bị bệnh thận IgA cần nhận được sự chăm sóc từ một bác sĩ chuyên khoa Thận Tiết niệu</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thận do globulin miễn dịch A (IgA)" src="/ImagePath/images/20210919/20210919_benh-than-igA-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh thận do globulin miễn dịch A (IgA) </em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh của bệnh thận IgA</strong></p> <p style="text-align: justify;">IgA lắng đọng bất thường tại cầu thận gây tổn thương cấu trúc. Cầu thận là cấu trúc dạng búi mạch máu thuộc đơn vị nephron - đơn vị làm việc nhỏ của thận lọc chất thải và loại bỏ dịch dư thừa khỏi máu. Cầu thận tổn thương gây rò hồng cầu và protein vào nước tiểu. Tổn thương mạn tính nephrons tiến triển chậm trong nhiều năm. Cuối cùng, bệnh thận IgA có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối có nghĩa là thận hoàn toàn không còn hoạt động. Khi thận của một người bị hỏng, người đó cần ghép thận hoặc thận nhân tạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học nghĩ rằng bệnh thận IgA là một bệnh thận tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tự gây tổn thương thận.</p> <p style="text-align: justify;">Những người bị bệnh thận IgA có nồng độ IgA trong máu tăng cao, ít đường đặc biệt, galactose, hơn bình thường. IgA thiếu galactose này được coi là "ngoại lai" bởi các kháng thể khác lưu thông trong máu. Kết quả là, các kháng thể khác gắn liền với IgA thiếu galactose và tạo thành phức hợp miễn dịch. Phức hợp miễn dịch lắng đọng tại cầu thận và gây tổn thương.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thận IgA là một bệnh thận tự miễn" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_benh-than-igA-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh thận IgA là một bệnh thận tự miễn</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận IgA được cho là có yếu tố gia đình. Các nhà khoa học gần đây đã tìm thấy một số dấu hiệu di truyền có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh. Bệnh thận IgA cũng có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể với một số loại nhiễm trùng đặc hiệu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn đầu, bệnh thận IgA có thể không có triệu chứng; Nó có thể âm thầm trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ. Một khi các triệu chứng xuất hiện, phổ biến nhất là tiểu máu. Tiểu máu có thể là chỉ điểm của tổn thương cầu thận. Máu trong nước tiểu có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau khi bị cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác. Hồng cầu niệu có thể đại thể hoặc vi thể.</p> <p style="text-align: justify;">Một triệu chứng khác của bệnh thận IgA là albumin niệu. Albumin là protein chủ yếu trong máu. Thận khỏe mạnh giữ cho hầu hết các protein trong máu không bị rò rỉ vào nước tiểu. Tuy nhiên, khi cầu thận bị tổn thương, một lượng lớn protein rò rỉ ra khỏi máu vào nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">Khi albumin rò rỉ vào nước tiểu, máu mất khả năng hấp thụ thêm dịch dư thừa. ứ đọng nước gây phù chân, có thể phù bàn tay hoặc mặt. Nước tiểu có bọt là một dấu hiệu khác của albumin niệu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh thận IgA" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_benh-than-igA-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh thận IgA</em></p> <p style="text-align: justify;">Sau 10 đến 20 năm với bệnh thận IgA, khoảng 20 đến 40% bệnh nhân tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận giai đoạn cuối có thể bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">- Thiểu niệu vô niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Phù</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi</p> <p style="text-align: justify;">- Ngứa hoặc dị cảm da, khô xạm da</p> <p style="text-align: justify;">- Gầy sút cân</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn vị giác khứu giác</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn, nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Mất ngủ</p> <p style="text-align: justify;">- Đau đầu</p> <p style="text-align: justify;">- Khó tập trung</p> <p style="text-align: justify;">- Chuột rút</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thận cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Suy thận mạn</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng thận hư</p> <p style="text-align: justify;">- Henoch-Schönlein</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận IgA là một trong những bệnh thận phổ biến nhất, ngoài những bệnh do tiểu đường hoặc huyết áp cao.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận IgA có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mặc dù bằng chứng đầu tiên về bệnh thận thường xuất hiện nhất khi mọi người ở tuổi thiếu niên đến gần 40 tuổi. Bệnh thận IgA ở Hoa Kỳ có khả năng xuất hiện ở nam giới gấp đôi so với phụ nữ. Bệnh thận IgA phổ biến hơn ở người châu Á và người da trắng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thận IgA thường xuất hiện nhất khi mọi người ở tuổi thiếu niên đến gần 40 tuổi" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_benh-than-igA-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh thận IgA thường xuất hiện nhất khi mọi người ở tuổi thiếu niên đến gần 40 tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Một người có thể có nhiều khả năng bị bệnh thận IgA nếu:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận IgA hoặc viêm mạch IgA</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới thiếu niên đến 40 tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Người châu Á hoặc da trắng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra cách để ngăn ngừa bệnh thận IgA. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận IgA nên trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu những phương pháp họ có thể thực hiện để giữ cho thận khỏe mạnh, chẳng hạn như kiểm soát huyết áp và giữ cholesterol trong máu ở mức khỏe mạnh.</p> <p><strong>Chế độ ăn uống và sinh hoạt</strong></p> <p>Các nhà nghiên cứu chưa phát hiện ra rằng chế độ ăn uống sinh hoạt đóng một vai trò trong việc gây ra hoặc ngăn ngừa bệnh thận IgA. Các bác sĩ có thể khuyến cáo rằng những người mắc bệnh thận, chẳng hạn như bệnh thận IgA, thực hiện thay đổi chế độ ăn uống như:</p> <p>- Hạn chế natri trong chế độ ăn uống, thường là từ muối, để giúp giảm phù và hạ huyết áp</p> <p>- Giảm lượng chất nước uống</p> <p>- Ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp kiểm soát rối loạn chuyển hóa lipid</p> <p>Các bác sĩ cũng có thể khuyến cáo rằng những người mắc bệnh thận nên ăn lượng protein vừa phải hoặc hạn chế, mặc dù lợi ích của việc giảm protein trong chế độ ăn uống của một người vẫn đang được nghiên cứu. Protein phân hủy thành các chất thải mà thận phải lọc từ máu. Ăn nhiều protein hơn nhu cầu của cơ thể có thể gây gánh nặng cho thận và khiến chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, lượng protein quá thấp có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, một tình trạng xảy ra khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng. Những người bị bệnh thận ăn hạn chế protein nên được xét nghiệm máu để kiểm soát mức độ dinh dưỡng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ ăn uống sinh hoạt đóng một vai trò trong việc gây ra hoặc ngăn ngừa bệnh thận IgA" src="/ImagePath\images\20210919/20210919_benh-than-igA-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn uống sinh hoạt đóng một vai trò trong việc gây ra hoặc ngăn ngừa bệnh thận IgA</em></p> <p>Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá có chứa axit béo omega-3 có thể làm chậm tổn thương thận ở một số người mắc bệnh thận IgA. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm và làm chậm tổn thương thận do bệnh thận IgA. Để giúp đảm bảo chăm sóc phối hợp và an toàn, mọi người nên thảo luận về việc sử dụng các chế độ ăn bổ sinh và thay thế, bao gồm cả việc sử dụng thực phẩm chức năng và các chế phẩm sinh học với bác sĩ của họ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiền sử và diễn biến bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khai thác chi tiết thông tin về bệnh giúp bác sĩ định hướng được chẩn đoán. Các thông tin hữu ích có thể bao gồm tiền sử bệnh thận IgA hoặc tiểu máu dai dẳng tái phát trong gia đình. Tiền sử mắc bệnh thận trước đây của bản thận bệnh nhân. Thông tin thời điểm khởi phát cũng như mức độ diễn biến các triệu chứng tiểu máu, tiểu bọt cũng như các dấu hiệu của suy thận.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Khám lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các bác sĩ thường khám tổng thể các bộ phận do bệnh thận thường gây biến chứng trên rất nhiều cơ quan. Hai&nbsp;phần khám bắt buộc phải có là khám phù và đo huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm nước tiểu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tổng phân tích nước tiểu&nbsp;mẫu bất kỳ là xét nghiệm đơn giản nhất. Bệnh nhân lấy một mẫu nước tiểu giữa dòng của mình và gửi cho nhân viên y tế chuyển đến phòng xét nghiệm phân tịch. Các chỉ số bán định lượng protein và tế bào máu trong nước tiểu giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tổng phân tích nước tiểu&nbsp;mẫu bất kỳ là xét nghiệm đơn giản nhất nhưng&nbsp;giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán bệnh." src="/ImagePath\images\20210919/20210919_benh-than-igA-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tổng phân tích nước tiểu&nbsp;mẫu bất kỳ là xét nghiệm đơn giản nhất nhưng&nbsp;giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán bệnh.</em></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ albumin/creatinine nước tiểu. Bác sĩ so sánh lượng albumin với lượng creatinine trong mẫu nước tiểu, để ước tính lượng albumin niệu 24 giờ. Một bệnh nhân có thể bị bệnh thận mạn tính nếu tỷ lệ albumin/creatinine nước tiểu lớn hơn 30 miligam (mg) albumin cho mỗi gram (g) creatinine (30 mg/g). Phép đo này còn được gọi là A/C, có thể được thực hiện định lượng hoặc bán định lượng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để ước tính lượng máu của bệnh nhân được thận lọc mỗi phút - một phép đo được gọi là mức lọc cầu thận ước tính (eGFR). Tùy thuộc vào kết quả, xét nghiệm có thể chỉ ra những điều sau đây:</p> <p style="text-align: justify;">- eGFR từ 60 trở lên nằm trong phạm vi chấp nhận được</p> <p style="text-align: justify;">- eGFR dưới 60 có ý nghĩa suy thận</p> <p style="text-align: justify;">- eGFR từ 15 trở xuống tương đương bệnh thận mạn giai đoạn cuối</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán bệnh thận IgA đòi hỏi phải sinh thiết thận.</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sinh thiết thận là lấy mẫu bằng kim sinh thiết qua da 2 mảnh mô thận có chứa tối thiểu 20 cầu thận để phân tích trên các loại kính hiển vi. Sinh thiết thận cần gây tê tại chỗ và thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ phiên giải kết quả khi soi trên các loại kính hiển vi khác nhau. Chỉ có sinh thiết mới có thể cho thấy được các lắng đọng IgA tại cầu thận. Sinh thiết cũng có thể cho thấy mức độ tổn thương thận đã xảy ra. Kết quả sinh thiết có thể giúp bác sĩ xác định phác đồ điều trị tốt nhất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh thận IgA</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách chữa trị cụ thể cho bệnh thận IgA. Một khi cầu thận bị tổn thương, chúng không thể được sửa chữa. Do đó, mục tiêu cuối cùng của điều trị bệnh thận IgA là ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh thận giai đoạn cuối. Các đơn thuốc và phác đồ điều trị xoay quanh 4 mục tiêu:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm soát huyết và làm chậm sự tiến triển của bệnh thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">Những người bị bệnh thận IgA gây ra huyết áp cao có thể cần phải dùng thuốc hạ huyết áp và cũng có thể bảo vệ cầu thận. Hai nhóm thuốc huyết áp: ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và chẹn thụ thể angiotensin (ARBs) đã có bằng chứng khoa học trong bảo vệ cầu thận. Để kiểm soát huyết áp đôi khi cần kết hợp các nhóm thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lợi tiểu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thuốc lợi tiểu có thể được kê đơn nhằm loại bỏ bớt dịch dư thừa và hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Dùng thuốc lợi tiểu cùng với thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể thường làm tăng hiệu quả của các loại thuốc này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ức chế miễn dịch</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ đôi khi sử dụng thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch của người bệnh. Viêm là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch, kiểm soát hệ thống miễn dịch có thể làm giảm viêm. Các thuốc ức chế miễn dịch thường dùng chủ yếu nằm trong nhóm corticosteroid và cyclophosphamide.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thận IgA thường gây tăng cholesterol. Bác sĩ có thể kê các thuốc hạ mỡ máu nhóm statin để ngăn cản những biến chứng của bệnh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-than-iga-sptmt
Bệnh đơn dây thần kinh chi trên
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh đơn dây thần kinh chi trên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh đơn dây thần kinh chi trên&nbsp;thuộc nhóm bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Tỷ lệ mắc chung của bệnh đơn dây thần kinh chi trên hiện tại vẫn chưa có nhiều dữ liệu.</p> <p style="text-align: justify;">Thường gặp nhất trong bệnh đơn dây thần kinh chi trên là hội chứng ống cổ tay do chèn ép thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay. Trong một nghiên cứu khác từ Mayo Clinic, tỷ lệ mắc hàng năm là 0,1% dân với tỷ lệ giữa nữ và nam là 3: 1.</p> <p style="text-align: justify;">Các dây thần kinh chi trên bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Các&nbsp;rễ thần kinh từ C5 đến T1 góp phần tạo nên đám rối thần kinh cánh tay. Từ đám rối thần kinh cánh tay cho ra các dây thần kinh: Thần kinh cơ bì, thần kinh bi cánh tay trong, thần kinh bì cẳng tay trong, thần kinh mũ, thần kinh giữa, thần kinh trụ và thần kinh quay.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Các dây thần kinh chi trên" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_kham-cac-day-than-kinh-ngoai-bien.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Các dây thần kinh chi trên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, đám rối dây thần kinh cánh tay còn tách ra nhiều dây thần kinh nhỏ để tới chi phối cho các cơ ở vùng vai nách: dây thần kinh cơ ngực to, thần kinh cơ răng to, thần kinh cơ trên sống...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh đơn dây thần kinh chi trên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi trên. Chèn ép thường gặp nhất thường là gãy xương, hội chứng đường hầm ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon ….</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="hội chứng đường hầm ống cổ tay" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_hộichứngđườnghầmốngcổtay.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng đường hầm ống cổ tay</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cắt ngang thần kinh&nbsp;có thể xảy ra với chấn thương ở tay (ví dụ: vết thương do tai nạn, do hỏa khí…). Nếu không có sự can thiệp (phẫu thuật nối thần kinh), dây thần kinh không thể mọc lại được. Mất hoàn toàn các phản ứng cảm giác và vận động xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu cục bộ dây thần kinh: Một số dây thần kinh nhất định ở chi trên có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất : dây thần kinh giữa ở đoạn cánh tay&nbsp;và dây thần kinh trụ&nbsp; đoạn khuỷu tay.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương do bức xạ (xạ trị): thường xảy ra sau nhiều tháng nhiều năm xạ trị có thể gặp trong xạ trị ung thư phổi, ung thư vú…</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm: Các&nbsp;quá trình viêm của dây thần kinh hoặc rễ cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Trong bệnh lý thần kinh ngoại biên do bệnh phong hiện vẫn còn có thể gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa: Thoái tế bào thần kinh khu trú có thể xảy ra trong một số rối loạn nhất định. Đáng lo ngại nhất là bệnh Hirayama, là một dạng mất tế bào thần kinh vận động khu trú.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh đơn dây thần kinh chi trên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thần kinh bì cánh tay trong</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thần kinh bì cánh tay trong là thần kinh thuần túy chi phối cảm giác nên tổn thương sẽ gây giảm/mất cảm giác phần trên mặt trong cánh tay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thần kinh bì cẳng tay trong</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây cũng là dây thần kinh cảm giác nên tổn thương gây giảm/mất cảm giác mặt trong cẳng tay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thần kinh trụ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng vận động</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt động tác dạng, khép các ngón tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt các cơ gian cốt gây hõm các cơ gian cốt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt gấp các đốt bàn ngón và duỗi các đốt ngón 4,5. Có dấu hiệu vuốt trụ (do duỗi đốt 1 và gấp đốt 2,3 của ngón 4,5).</p> <p style="text-align: justify;">+ Không khép ngón cái được: người bệnh không thể cầm tờ giấy do không khép ngón cái vào ngón trỏ (dấu hiệu Fronment).</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt vận động ngón út, teo cơ ô mô út.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạn chế gấp đốt 2,3 của ngón 4,5.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm/mất cảm giác</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tổn thương thần kinh trụ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_than-kinh-tru.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tổn thương thần kinh trụ</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Ngón út và nửa (phía ngón út) ngón 4.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bờ gan bàn tay phía ngón út.</p> <p style="text-align: justify;">- Phân biệt tổn thương rế C8 - T1 và tổn thương thần kinh trụ: trong tổn thương rế C8 - T1 có rối loạn cảm giác bờ trong cánh tay và cẳng tay, giảm vận động tất cả cơ ô mô cái.</p> <p style="text-align: justify;">- Điển hình với tổn thương thần kinh trụ là hội chứng kênh Guyon (chèn ép thần kinh trụ trong kênh Guyon) và chèn ép thần kinh trụ đoạn khuỷu tay có thể phân biệt rõ ràng trên đo dẫn truyền thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thần kinh giữa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng vận động:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạn chế gấp cổ tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt gấp cẳng tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt gấp đốt 2,3 của ngón trỏ và ngón giữa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt cơ dạng dài ngón cái.</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt cơ đối chiếu ngón cái: người bệnh không thể dùng ngón tay cái bám vào ngón trỏ để giữa tờ giấy được.</p> <p style="text-align: justify;">+ Teo cơ ô mô cái.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm/mất cảm giác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nửa mặt ngòi gan bàn tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Măt gan bàn tay của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón nhẫn (phía ngón giữa).</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý thường gặp là hội chứng ống cổ tay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thần kinh cơ bì</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng vận động: Hạn chế gấp cẳng tay vào cánh tay nhưng vẫn sấp cẳng tay được nhờ cơ sấp trong và cơ sấp dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác nửa ngoài cánh tay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thần kinh mũ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng vận động: teo cơ delta, không dạng được cánh tay.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn cảm giác: mất cảm giác da mặt ngoài và sua của mỏm vai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thươn thần kinh quay</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng vận động:</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệt duỗi cẳng tay (liệt cơ tam đầu cánh tay).</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi gấp tối đa cẳng tay không thấy nổi cột cơ sấp dài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Không duỗi được cổ tay (cơ quay, cơ trụ sau).</p> <p style="text-align: justify;">+ Không duỗi được đôt các ngón tay (các cơ duỗi ngón tay).</p> <p style="text-align: justify;">+ Không duỗi được ngón cái (co duỗi dài và cơ duỗi ngắn ngón cái).</p> <p style="text-align: justify;">+ Không dạng được ngón cái ra sau.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn cảm giác</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm cảm giác nửa ngoài mu tay, đặc biệt vùng khoang gian cốt 1.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phân biệt tổn thương rễ C7 và dây quay: tổn thương rễ C7 thường có sấp dài không bị tổn thương (rễ C6 chi phối cơ này).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh đơn dây thần kinh chi trên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơn bệnh lý đơn dây thần kinh chi trên:</p> <p style="text-align: justify;">+ Phụ nữ: đặc biệt phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Phụ nữ: đặc biệt phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_phụnữđangmangthaihoặcđangnuôiconbú.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ: đặc biệt phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Công việc: Một số công việc có tỉ lệ mắc bệnh lý về một dây thần kinh cụ thể, ví dụ hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người công việc cần vận động cổ tay nhiều: người gõ bàn phím máy tính, lao công, bán hàng …</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh lý đi kèm: Viêm đa khớp, bệnh mô liên kết, đái tháo đường …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh đơn dây thần kinh chi trên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số nguyên nhân có thể dự phòng được như nhóm nguyên nhân chèn ép thần kinh liên quan đến thói quan làm việc tì đè thần kinh như thần kinh trụ đoạn khuỷu tay thường gặp trong người hay tì đè khuỷu tay xuống vật cứng (thợ kim hoàn …) hoặc hội chứng ống cổ tay (thường gặp người vận động gấp duỗi cổ tay nhiều như người bán hàng, lao công, giặt dũ bằng tay…)</p> <p style="text-align: justify;">An toàn trong lao động, sinh hoạt … cũng có giá trị trong dự phòng tổn thương thần kinh do chấn thương.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh đơn dây thần kinh chi trên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các chẩn đoán điện:&nbsp;Điện cơ đồ (EMG) và đo dẫn truyền thần kinh (NCS) vẫn là phương tiện hiệu quả nhất để xác định và phân loại bệnh thần kinh chi trên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh chi trên: các dây thần kinh chi trên dễ khảo sát hơn các dây thần kinh chi dưới. Bằng NCS khi khảo khát 1 dây thần kinh có thể thấy được block dẫn truyền thần kinh, tổn thương hủy sợi trục hay tổn thương mất myelin, tổn thương sợi cảm giác hay cả cảm giác và vận động. Tiêu biểu nhất là trong bệnh lý hội chứng ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên EMG:&nbsp; có thể xác định được các rung giật bó sợi cơ, sóng nhọn dương và tái phát mãn tính, xác định được tổn thương rễ hay đám rối, tình trạng mất chi phối thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Phim X - quang cột sống cổ các tư thế thăng - nghiêng - chếch có thể hữu ích trong việc phân loại sự bất thường của cột sống cổ và sẽ cho biết mức độ thoái hóa. Hẹp khe khớp ở một mức độ có thể gợi ý thoát vị nhân đĩa đệm. Tổn thương tiêu xương có thể được xác định.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp X - quang ngực có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân của bệnh đám rối thân dưới khi các tổn thương ở đỉnh phổi là nguyên nhân gây ra. Cũng có thể xác định được sự bất thường xương đòn.</p> <p style="text-align: justify;">- Phim chụp xquang khớp và xương vùng chi trên ít khi được chỉ định, ngoại trừ trường hợp chấn thương hoặc khi có tổn thương khối có thể sờ thấy được.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong nhóm nguyên nhân chèn ép của một dây thần kinh là rất quan trọng, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử ung thư. MRI các dây thần kinh đôi khi được thực hiện sau khi EMG / NCS đã đề xuất một vị trí cụ thể cho vấn đề. Ví dụ, ở một bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay khởi phát cấp tính, MRI cổ tay đã phát hiện ra khối u ở một số bệnh nhân.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong nhóm nguyên nhân chèn ép của một dây thần kinh là rất quan trọng" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-mri.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong nhóm nguyên nhân chèn ép của một dây thần kinh là rất quan trọng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm ngày càng được sử dụng như một công cụ phụ trợ quan trọng trong việc đánh giá nhiều tổn thương thần kinh chi trên. Siêu âm độ phân giải cao đặc biệt có nhiều thông tin liên quan đến các hội chứng chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay, và sự mở rộng khu trú của dây thần kinh rất có giá trị trong chẩn đoán. Siêu âm có thể hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh lý thần kinh do viêm và chấn thương, đồng thời có thể xác định những thay đổi tân sinh trong dây thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm huyết thanh thường có giá trị hạn chế ở những bệnh nhân có các triệu chứng khu trú ảnh hưởng đến cánh tay. Tuy nhiên, một số xét nghiệm có giá trị:</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân hội chứng ống cổ tay.</p> <p style="text-align: justify;">+ Glucose lúc đói ở bệnh nhân hội chứng ống cổ tay, đặc biệt nếu bệnh viêm đa dây thần kinh nhẹ cũng có thể có.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh đơn dây thần kinh chi trên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Điều trị phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">+ Can thiệp phẫu thuật trong trường hợp đứt thần kinh, thần kinh bị chèn ép cần giải phóng thần kinh, trường hợp chấn thương phức tạp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị giảm đau bằng: Gabapentin, Pregabalin, amtytriptilin …</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệu pháp corticoid tại chỗ có giá trị trong điều trị một số nguyên nhân do chèn ép như trong hội chứng đường hầm ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh, thuốc ức chế vi rút trong trường hợp có nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là phương pháp điều trị có nhiều hiệu quả đặc biệt&nbsp;cần được hướng dẫn bởi chuyên gia y tế tại cơ sở y tế và tập phục hồi chức năng tại nhà.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là phương pháp điều trị có nhiều hiệu quả" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Vậtlýtrịliệu-phụchồichứcnăng.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là phương pháp điều trị có nhiều hiệu quả</em></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-don-day-than-kinh-chi-tren-sosdy
Bệnh viêm tủy răng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh viêm tủy răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý của tủy răng hay gặp, thường là kết quả của một quá trình tiến triển của sâu răng và sự phá hủy của vi khuẩn đối với tủy răng. Viêm tủy răng thường gây tình trạng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân trong ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tủy răng sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả, cải thiện chức năng ăn nhai và cuộc sống của người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_nho-rang-sau-co-nguy-hiem-khong-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý của tủy răng hay gặp,</em></p> <p style="text-align: justify;">Tủy răng là mô mềm liên kết, là lớp trong cùng của tổ chức răng, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân. Tủy răng trong buồng tủy được gọi là tủy thân hay tủy buồng, tủy răng trong ống tủy được gọi là tủy chân. Tủy răng có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh (Sợi A - ⸹, Sợi C). Mô tủy có 4 chức năng đối với quá trình phát triển sinh lý và tiến triển bệnh lý của mô cứng cũng như mô mềm với các tác nhân ngoại lại và nội tại.</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng tạo ngà: tạo ngà sinh lý trong quá trình phát triển răng; tạo ngà phản ứng trong các tổn thương mô cứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng dinh dưỡng: mạch máu trong tủy nuôi dưỡng toàn bộ các thành phần sống của phức hợp tủy – ngà.</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng thần kinh: các đầu tận cùng thần kinh sẽ dẫn truyền cảm giác và thần kinh vận mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng bảo vệ: tái tạo ngà răng, đáp ứng miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều cách phân loại khác nhau của bệnh lý viêm tủy nhưng phân loại theo triệu chứng thường được sử dụng trong thăm khám lâm sàng, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tủy có hồi phục</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tủy không hồi phục</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tủy phì đại</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh viêm tủy răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Vi khuẩn</u></em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn có trong sâu răng là những nguồn kích thích chính tủy răng và mô quanh răng. Độc tố của các vi khuẩn gây sâu răng thấm qua các ống ngà vào tủy răng, tại đó tủy răng bị thâm nhiễm bởi các tế bào viêm mạn tính như đại thực bào, lympho bào, huyết tương bào, quá trình sâu tiến về phía tủy răng, cường độ và tính chất thâm nhiễm thay đổi. Khi tủy răng bị hở, mô tủy bị thâm nhiễm tại chỗ bởi bạch cầu đa nhân, vi khuẩn xâm chiếm ở chỗ tủy bộc lộ. Vi khuẩn xâm nhập vào mô tủy theo các con đường sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Qua lỗ sâu hở tủy hoặc các tổn thương nứt gãy thân răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Qua ống ngà.</p> <p style="text-align: justify;">- Qua rãnh lợi và dây chằng quanh răng, ống tủy phụ, các ống ngà, các ống tủy phụ ở vùng chẽ, khoang ngoại tiêu.</p> <p style="text-align: justify;">- Qua đường máu: ít gặp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Kích thích cơ học </u></em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Yếu tố nhiệt </em></p> <p style="text-align: justify;">Quá trình mài răng sử dụng tay khoan siêu tốc không có nước hay nước không đủ, đánh bóng chất trám, nhiệt sinh ra trong quá trình chất trám đông cứng dẫn đến giãn mạch tủy.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Yếu tố vật lý</em></p> <p style="text-align: justify;">Lực sử dụng trong chỉnh nha quá sức chịu đựng sinh lý của dây chằng quanh răng dẫn đến rối loạn cung cấp máu và thần kinh của mô tủy, từ đó gây teo mô và biến đổi thân tế bào thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Nạo sâu túi quanh răng: làm tổn thương mạch máu, thần kinh chóp chân răng, kết quả tủy bị phá hủy.</p> <p style="text-align: justify;">Chấn thương có hay không kèm theo vết nứt thân hoặc chân răng có thể gây tổn thương tủy răng, từ đó gây viêm tủy.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Kích thích hóa hoc</u></em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chất làm sạch ngà: alcohol, chloroform, oxy già, các acid khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Chất chống nhạy cảm: thành phần trong vật liệu hàn tạm và hàn vĩnh viễn.</p> <p style="text-align: justify;">- Chất chống vi khuẩn: nitrat bạc, phenol có hay không có camphor, eugenol.</p> <p style="text-align: justify;">- Chất làm sạch và tạo hình ống tủy, vài chất trong chất hàn ống tủy: gây kích thích mô quanh chóp răng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh viêm tủy răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <div> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm tủy răng thường được phát hiện dựa vào các triệu chứng cơ năng (cảm nhận của bệnh nhân) và triệu chứng thực thể (triệu chứng thăm khám trực tiếp trên bệnh nhân).</p> </div> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:169px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh viêm tủy răng</strong></p> </td> <td style="width:252px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cơ năng</strong></p> </td> <td style="width:217px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng thực thể</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:169px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tủy có hồi phục</strong></p> </td> <td style="width:252px;"> <p style="text-align: justify;">Đau tự nhiên, thoáng qua hoặc sau khi hết kích thích.</p> <p style="text-align: justify;">Cơn đau ngắn, thường vài phút.</p> <p style="text-align: justify;">Khoảng cách giữa các cơn đau xa.</p> </td> <td style="width:217px;"> <p style="text-align: justify;">Lỗ sâu hoặc tổn thương mô cứng nhưng chưa đến tủy răng.</p> <p style="text-align: justify;">Răng không đổi màu răng.</p> <p style="text-align: justify;">Gõ không đau.</p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm tủy: tủy sống</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:169px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tủy không hồi phục</strong></p> </td> <td style="width:252px;"> <p style="text-align: justify;">Đau tự nhiên, đau từng cơn, đau dữ dội , đau theo nhịp mạch đập, lan lên nửa đầu cùng bên, đôi khi không xác định được răng đau.</p> <p style="text-align: justify;">Cơn đau kéo dài từ vài phút đến hàng giờ; xuất hiện và mất đi đột ngột.</p> <p style="text-align: justify;">Khoảng cách giữa các cơn đau ngắn.</p> <p style="text-align: justify;">Đau nhiều về đêm, đau tăng khi có kích thích</p> </td> <td style="width:217px;"> <p style="text-align: justify;">Lỗ sâu, đáy có nhiều ngà mềm ngà mủn, có thể có điểm hở tủy.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể có tổn thương rạn nứt thân răng.</p> <p style="text-align: justify;">Gõ ngang đau hơn gõ dọc.</p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm tủy: thử lạnh rất đau; thử điện ngưỡng kích thích điện thấp.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:169px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tủy phì đại</strong></p> </td> <td style="width:252px;"> <p style="text-align: justify;">Đau tự nhiên, đau tăng khi thức ăn lọt vào, đau kéo dài sau khi hết thích thích nóng hay lạnh.</p> </td> <td style="width:217px;"> <p style="text-align: justify;">Tủy phì đại lấp đầy lỗ sâu, bề mặt sùi đỏ, dễ chảy máu khi thăm khám.</p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm tủy: thử điện ngưỡng kích thích điện cao mới đáp ứng.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_đaurăng.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơn đau kéo dài từ vài phút đến hàng giờ; xuất hiện và mất đi đột ngột.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh viêm tủy răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm những tổn thương sâu răng, trám phục hồi thân răng càng sớm càng tốt, tránh để tổn thương lan đến tủy răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Lấy cao răng định kỳ 06 tháng/ lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng xoay tròn với bàn chải lông mềm và kem chải răng ít nhất 02 lần/ngày, buổi sáng sau ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_1-danh-rang-shutterstock_yaey.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh răng miệng đúng cách</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế ăn đồ ngọt, ăn vặt giữa các bữa ăn chính để giảm nguy cơ sâu răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám kiểm tra răng ngay khi có các triệu chứng đau tủy để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng lâu dài.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh viêm tủy răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm tủy răng là bệnh lý gây tổn thương trực tiếp tới tủy răng, thường gây nên những phản ứng đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau từng cơn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán chính xác viêm tủy răng và đưa ra các phương án điều trị kịp thời, cần phối hợp các phương pháp chẩn đoán sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thăm khám lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Việc thăm khám lâm sàng trực tiếp giúp bác sĩ nắm được các vấn đề gây khó chịu cho bệnh nhân, đồng thời giúp xác định chính xác thương tổn trên răng, từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời và đúng cho tình trạng của bệnh, giúp người bệnh không còn đau, cải thiện được chất lượng cuộc sống.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Việc thăm khám lâm sàng trực tiếp giúp bác sĩ nắm được các vấn đề gây khó chịu cho bệnh nhân" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_013249bac-si-kham-rang-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Việc thăm khám lâm sàng trực tiếp giúp bác sĩ nắm được các vấn đề gây khó chịu cho bệnh nhân</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thử nghiệm tủy</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm tủy giúp đánh giá được tủy răng còn sống hay đã chế, không đánh giá được mức độ, số lượng, tình trạng tủy răng.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên tắc thử nghiệm tủy:</p> <p style="text-align: justify;">- Cách ly răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Làm khô răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thử từ răng lành cách ít nhất 2 răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các lần thử tủy phải cách nhau 10 phút.</p> <p><strong>Yêu cầu bệnh nhân:</strong></p> <p>- Thấy buốt: giơ tay.</p> <p style="text-align: justify;">- Hết buốt: hạ tay.</p> <p><strong>Ghi nhận kết quả:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Âm tính/ Dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian bắt đầu và thời gian kéo dài đáp ứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngưỡng đáp ứng: tăng (giảm nhạy cảm) hay giảm (tăng nhạy cảm).</p> <p style="text-align: justify;">a. <em>Thử nhiệt</em></p> <p style="text-align: justify;">Thử nhiệt rất có giá trị để chẩn đoán và xác định nguồn gốc của cơn đau. Triệu chứng cơ năng của tủy răng là đau khi tiếp xúc với lạnh hoặc nóng.</p> <p style="text-align: justify;"><em>b. Thử lạnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Là phương pháp thông dụng nhất, dùng ethyl chloride hoặc thỏi đá lạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Kết quả:</p> <p style="text-align: justify;">+ Không đáp ứng: tủy chết.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trả lời thoáng qua: tủy bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trả lời đau kéo dài: viêm tủy không hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;"><em>c. Thử nóng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Luôn thử các răng kế cận hoặc răng đối diện lành mạnh trước nhằm giúp bệnh nhân phân biệt được cảm giác và có đáp ứng trung thực với thử nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">- Kết quả:</p> <p style="text-align: justify;">+ Không trả lời đau với kích thích: tủy bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trả lời đau: tủy hoại tử.</p> <p style="text-align: justify;"><em>d. Thử điện </em></p> <p style="text-align: justify;">Kết quả thử nghiệm điện chỉ cho thấy tủy sống hay chết, không cho biết các thông tin liên quan với tình trạng lành mạnh của tủy. Vì thế cần phối hợp các thử nghiệm khác.</p> <p style="text-align: justify;">Dụng cụ thử điện: EPT, hoạt động dựa trên kích thích điện gây ra một sự thay đổi ion qua màng tế bào thần kinh. Bệnh nhân có cảm giác “ngứa ran” khi điện áp tăng sẽ đạt đến ngưỡng chịu đau, mức ngưỡng này khác nhau tùy bệnh nhân và tùy vị trí của răng.</p> <p style="text-align: justify;">Chống chỉ định sử dụng phương pháp này cho bệnh nhân có máy tạo nhịp tim.</p> <p style="text-align: justify;"><em>e. Thử cơ học</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>f. Khoan thử:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Có đáp ứng với thử nghiệm: dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Không có đáp ứng với thử nghiệm: chưa chắc chắn.</p> <p style="text-align: justify;"><em>g. Cắn thanh gỗ:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân đau khi ăn nhai, không có tổn thương viêm nha chu, có thể định hướng nghi ngờ vết nứt men răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Cách làm: cho bệnh nhân cắn một thanh gỗ.</p> <p style="text-align: justify;">- Kết quả: có thể có đau sau khi cắn thanh gỗ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phim X-quang răng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm tủy răng không biểu hiện rõ trên phim Xquang răng, tuy nhiên việc phát hiện các tổn thương mô cứng trên răng, đánh giá mức độ phá hủy của tổn thương đối với tủy răng sẽ giúp xác định chính xác răng bệnh lý và chẩn đoán bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Phim thường dùng trong nội nha:</p> <p style="text-align: justify;">- Phim cánh cắn (bite – wing).</p> <p style="text-align: justify;">- Phim sau huyệt ổ răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Phim panorama.</p> <p style="text-align: justify;">- Phim Bellot.</p> <p style="text-align: justify;">- Phim CT Conebeam.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh viêm tủy răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Viêm tủy có hồi phục</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị với mục đích bảo tồn tủy tối đa, duy trì sự sống cho răng. Phương pháp chụp tủy trực tiếp hoặc gián tiếp được sử dụng trong các trường hợp này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Viêm tủy không hồi phục và viêm tủy phì đại</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị tủy răng là cần thiết với các trường hợp viêm tủy không hồi phục và viêm tủy phì đại.</p> <p style="text-align: justify;">Lấy tủy, tạo hình và làm sạch ống tủy, trám kín hệ thống ống tủy là phương pháp tối ưu trong trường hợp này.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-tuy-rang-seaoo
Bệnh đậu mùa
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus variola gây nên, bệnh được đặc trưng bởi sốt, phát ban và có tỷ lệ tử vong cao. Từ năm 1979, trên toàn cầu đã công bố xóa sổ bệnh đậu mùa, đánh dấu một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học hiện đại.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh đậu mùa xảy ra với hai thể: Thể bệnh nặng do variola, là một thể bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong từ 30- 50 % ở người chưa được chủng ngừa, và thể bệnh nhiễm trùng nhẹ hơn với tỷ lệ tử vong dưới 1%. Hai dạng này là do các chủng vi rút variola khác nhau gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">Trong quá khứ, bệnh đậu mùa là bệnh đặc hữu. Ở các vùng khí hậu ôn đới, bệnh đậu mùa lưu hành vào mùa đông và mùa xuân và chủ yếu và là bệnh của trẻ em và thanh niên. Có ít biến động theo mùa hơn ở các vùng khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên, ở những vùng có mùa nóng (độ ẩm cao) và mùa mát (độ ẩm thấp) rõ rệt, tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa luôn cao hơn nhiều vào mùa khô, mát.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh đậu mùa thường gặp ở trẻ nhỏ" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_benh-dau-mua.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh đậu mùa thường gặp ở trẻ nhỏ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Virus Variola thuộc dòng orthopoxvirus, thuộc họ Poxviridae. Virus Variola là một loại virus DNA lớn (200 đến 400 nm) thiếu đối xứng hai mặt, không giống như hầu hết các virus DNA khác. Virus có cấu trúc phức tạp với màng ngoài, hai thể bên và lõi hình quả tạ chứa một phân tử đơn DNA sợi kép. Toàn bộ bộ gen 186.000 cặp bazơ đã được giải trình tự.</p> <p style="text-align: justify;">Vào những năm 1800, một dạng bệnh đậu mùa nhẹ hơn đã được ghi nhận ở châu Mỹ, sau đó được xác định là thể bệnh nhẹ do virus variola. Việc xác định trình tự của virus đã chỉ ra rõ ràng đây là một chủng virus variola khác, những thay đổi trong biểu hiện gen khác biệt có thể giải thích sự khác biệt về độc lực. Các xét nghiệm chẩn đoán mới hiện có thể phân biệt hai chủng virus.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như đã đề cập ở trên, bệnh đậu mùa xảy ra ở 2 thể bệnh: Bệnh variola thể nặng, là một nhiễm trùng nghiêm trọng và thể bệnh nhẹ, là một bệnh nhiễm trùng nhẹ hơn. Tuy nhiên, hai bệnh nhiễm trùng không thể được phân biệt trên lâm sàng ở một bệnh nhân riêng lẻ. Các kỹ thuật chẩn đoán phân tử hiện đại có khả năng phân biệt giữa hai chủng variola.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh đậu mùa được phân thành 5 thể lâm sàng, liên quan đến mức độ nghiêm trọng khác nhau của bệnh. Nói chung, bệnh đậu mùa nghiêm trọng nhất ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người suy giảm miễn dịch, bệnh nhẹ hơn ở những người đã được chủng ngừa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Thể thông thường</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh là 10 đến 14 ngày (khoảng 7 đến 19 ngày).</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn đầu, kéo dài từ hai đến bốn ngày, được đặc trưng bởi sự khởi đầu đột ngột của sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, đau lưng và mệt mỏi.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn toàn phát được đặc trưng bởi các tổn thương trên màng nhầy (enanthem), sau đó khoảng 24 giờ là phát ban trên da (exanthem). Tổn thương trong miệng đầu tiên xuất hiện dưới dạng sẩn, sau đó là mụn nước trên lưỡi và vòm họng. Sự lây lan của exanthem là theo hướng ly tâm, ban đầu ở khuôn mặt, sau đó là các chi gần, thân và các chi xa. Các nốt ban tiến triển thành sẩn vào ngày thứ 2, mụn nước vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 và mụn mủ vào ngày thứ 7. Sốt đôi khi tái phát trong giai đoạn mụn mủ.</li> <li style="text-align: justify;">Hơn 70% các trường hợp đậu mùa ở thể thông thường, được chia nhỏ thành ba loại tùy theo loại phát ban.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Thể biến đổi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng của thể này cũng tương tự như thể bệnh thông thường, ngoại trừ việc các giai đoạn của phát ban phát triển nhanh chóng hơn và tổn thương mụn mủ là nhỏ hơn. Bệnh đậu mùa thể biến đổi thường gặp ở những bệnh nhân đã được tiêm chủng bị nhiễm bệnh mặc dù đã được chủng ngừa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các nốt bỏng nước li ti trên cơ thể trẻ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-dau-mua-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các nốt bỏng nước li ti trên cơ thể trẻ</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Thể phẳng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thể này được đặc trưng bởi các mụn mủ vẫn phẳng và thường hợp lưu hoặc bán hợp lưu. Bệnh đậu mùa thể phẳng xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thường gây tử vong.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Thể xuất huyết</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thể này hiếm gặp, các tổn thương da và niêm mạc trở nên xuất huyết. Các triệu chứng nghiêm trọng, suy tim, chảy máu lan tỏa và ức chế tủy xương thường dẫn đến kết quả tử vong trong vòng ba đến bốn ngày. Phụ nữ mang thai dễ mắc thể bệnh đậu mùa này. Tuy nhiên, thể bệnh đậu mùa xuất huyết rất khó nhận biết trừ khi bệnh nhân đã từng tiếp xúc với người bệnh bị bệnh đậu mùa . Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn thứ cấp có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh đậu mùa xuất huyết.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Thể không điển hình</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thể này xuất hiện ở những người được tiêm chủng hoặc ở những bệnh nhân miễn dịch một phần do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Những bệnh nhân này có sốt nhưng không phát ban. Sự gia tăng hiệu giá kháng thể sau khi sốt cho thấy những bệnh nhân đó đã bị nhiễm virus variola nhưng không phát ban.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng khác của bệnh đậu mùa bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn thứ phát trên da.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm giác mạc và loét giác mạc dẫn đến mù lòa.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm khớp do virus và viêm tủy xương.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm phổi do vi khuẩn.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm tinh hoàn.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm não.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh đậu mùa chỉ có thể lây qua người. Nó chủ yếu lây lan qua đường hô hấp qua hắt hơi hoặc ho và cần có sự tiếp xúc trực tiếp khá lâu giữa người với người. Bệnh nhân đậu mùa trở nên dễ lây khi các tổn thương đầu tiên xuất hiện ở miệng và cổ họng, và khả năng lây nhiễm cao nhất khi bắt đầu phát ban. Bệnh nhân vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi lớp vảy cuối cùng rụng đi.</p> <p style="text-align: justify;">Sự lây truyền cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với chất lỏng có trong vết loét của bệnh nhân, vì chúng cũng chứa virus variola. Virus có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng này hoặc qua các đồ vật bị ô nhiễm bởi chúng, chẳng hạn như giường hoặc quần áo. Hiếm khi bệnh đậu mùa lây lan qua không khí ở những nơi kín. Trước khi bệnh đậu mùa được loại trừ, sự lây truyền thường chỉ giới hạn ở những người chưa được chủng ngừa ở chung các khu vực sinh sống.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.</li> <li style="text-align: justify;">Người có rối loạn về bệnh tự miễn, biểu hiện trên da như bệnh chàm.</li> <li style="text-align: justify;">Người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm virus HIV/AIDS, bệnh ác tính.</li> <li style="text-align: justify;">Người đang điều trị ức chế miễn dịch như bệnh ung thư, ghép tạng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng: Đối với những bệnh nhân có biểu hiện bệnh phát ban mụn nước hoặc mụn mủ toàn thân cấp tính, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn thích hợp, qua đường không khí và tiếp xúc: Sử dụng mặt nạ phòng độc N95, găng tay và áo choàng được trang bị phù hợp. Nếu cần phải di chuyển bệnh nhân, nên dùng tấm che để che vết ban của bệnh nhân và sử dụng khẩu trang phẫu thuật để che miệng và mũi cho bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Tiêm chủng: Tiêm phòng đã giúp thanh toán toàn cầu bệnh đậu mùa. Mặc dù không cần tiêm chủng thường quy cho người dân nói chung, tuy nhiên nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên chăm sóc sức khỏe, quân nhân vẫn cần được tiêm chủng. Ngoài ra, trong trường hợp tiếp xúc với bệnh đậu mùa, việc tiêm phòng ngay lập tức có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng để ngừa các bệnh truyền nhiễm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-dau-mua-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng để ngừa các bệnh truyền nhiễm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chẩn đoán lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Kể từ khi bệnh đậu mùa được loại trừ vào năm 1979, hầu hết các bác sĩ lâm sàng đã không gặp trường hợp bệnh đậu mùa và do đó, có thể không nhận ra các tổn thương đặc trưng. Tại Hoa Kỳ đã đề xuất cả tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng chính và phụ đối với bệnh đậu mùa trong trường hợp virus variola có thể được sử dụng làm tác nhân khủng bố sinh học . Nếu một chẩn đoán lâm sàng là bệnh đậu mùa đang được xem xét, thì phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng thích hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm để xác định chẩn đoán nên được thực hiện ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa cao (tiền triệu chứng sốt, thương tổn đậu mùa cổ điển và các tổn thương trong cùng giai đoạn phát triển.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Phân lập virus: Có thể phân lập virus từ hầu họng, kết mạc và nước tiểu, cũng như các tổn thương da trước khi hình thành vảy.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase: Việc&nbsp; xác định phản ứng chuỗi polymerase (PCR) của DNA variola trong bệnh phẩm là cần thiết để xác định chẩn đoán.</li> <li style="text-align: justify;">Ngoài ra, chẩn đoán có thể được xác nhận bằng cách nuôi cấy virus đậu mùa từ bệnh phẩm lâm sàng với xác nhận bằng PCR variola.</li> <li style="text-align: justify;">Huyết thanh học: Kết quả huyết thanh học có thể chỉ ra nhiễm trùng orthopoxvirus nhưng&nbsp; không&nbsp; chẩn đoán được bệnh đậu mùa. Các kháng thể huyết thanh, xuất hiện vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 của nhiễm trùng. Hiệu giá kháng thể tăng lên sau hai đến ba tuần có thể chứng minh tình trạng nhiễm virus.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <ul> <li>Varicella: Ở những bệnh nhân bị nhiễm varicella (thủy đậu), các tổn thương ở các giai đoạn phát triển khác nhau, trong khi ở bệnh đậu mùa, tất cả các tổn thương có hình thái giống nhau. Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm varicella thường ít xuất hiện bệnh hơn.</li> <li>Bệnh đậu khỉ: Phát ban của bệnh đậu mùa khỉ ở người có thể khó phân biệt với bệnh đậu mùa. Các đặc điểm lâm sàng phân biệt chính là bệnh đậu mùa khỉ có liên quan đến nổi hạch cổ và bẹn, và bệnh nhân ít xuất hiện bệnh hơn so với bệnh nhân đậu mùa.</li> <li>Vaccinia: Trường hợp hiếm, bệnh nhân được tiêm phòng với vắc xin bệnh đậu mùa có thể phát triển nhiễm bệnh do chủng virus trong vắc xin, cần phải phân lập virus để phân biệt.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh đậu mùa</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chăm sóc hỗ trợ</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Phương pháp điều trị chính cho bệnh đậu mùa là chăm sóc hỗ trợ, bao gồm duy trì cân bằng nước và điện giải, chăm sóc da và theo dõi các biến chứng của nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Liệu pháp kháng virus</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tecovirimat: Là thuốc kháng virus đầu tiên được chỉ định để điều trị bệnh đậu mùa. Liều khuyến cáo của tecovirimat cho những người nặng ≥40 kg là 600 mg, uống hai lần mỗi ngày. Đối với bệnh nhi nặng từ 25 đến 40 kg, liều là 400 mg x 2 lần / ngày và trẻ em từ 13 đến 25 kg, liều là 200 mg x 2 lần / ngày. Không có khuyến nghị về liều lượng cho trẻ em cân nặng &lt;13 kg. Thời gian điều trị là 14 ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp là nhức đầu, buồn nôn và đau bụng.</li> <li style="text-align: justify;">Brincidofovir:&nbsp;Là một chất tương tự của cidofovir dùng đường uống. Liều khuyến cáo cho những người nặng ≥48 kg là 200 mg mỗi tuần một lần và uống hai liều, đối với những người có cân nặng từ ≥10 kg đến dưới 48 kg, liều là 4 mg /kg hỗn dịch uống mỗi tuần một lần uống hai liều, đối với trẻ em cân nặng dưới 10 kg, liều là 6 mg /kg hỗn dịch uống mỗi tuần một lần, chia 2 lần. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy, buồn nôn, nôn và đau bụng.</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-dau-mua-slzbp
Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay do rất nguyên nhân gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, có thể cấp tính hoặc tiến triển từ từ. Trong đó chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các&nbsp; rễ thần kinh từ C5 đến T1 góp phần tạo nên đám rối thần kinh cánh tay.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_Giảiphẫuđámrốithầnkinhcánhtay.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay</em></p> <p style="text-align: justify;">- Rễ C5 và C6 hợp nhất tạo thành thân nhất trên. Rễ C7 tạo thành thân nhất giữa. Rễ C8 và T1 hợp nhất tạo thành thân nhất dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Mỗi thân nhất lại phân tiếp ngành trước và sau (3 ngành trước và 3 nghành sau). Các nghành nối với nhau thành thân nhì:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngành trước của thân nhất trên và ngành trước thân nhất giữa tạo thân nhì trước ngoài.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngành trước của thân nhất dưới tạo nên thân nhì trước trong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ba ngành sau của thân nhất trên, giữa và dưới nối với nhau tạo thành thân nhì sau.</p> <p style="text-align: justify;">- Từ các thân nhì tác ra các dây thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thân nhì trước ngoài tách ra rễ ngoài của dây thần kinh giữa và dây thần kinh cơ bì.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thân nhì trước trong tách ra rễ trong của dây thần kinh giữa, dây thần kinh trụ, dây thần kinh cẳng tay bì trong và dây phụ cánh tay bì trong.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thân nhì sau tách ra dây thần kinh mũ và dây thần kinh quay.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, đám rối dây thần kinh cánh tay còn tách ra nhiều dây thần kinh nhỏ để tới chi phối cho các cơ ở vùng vai nách: dây thần kinh cơ ngực to, thần kinh cơ răng to, thần kinh cơ trên sống...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Cơ sở bệnh lý và những thay đổi mô học được thấy với tổn thương đám rối thần kinh cánh tay thay đổi theo các nguyên nhân cơ bản gồm chèn ép, cắt ngang, thiếu máu cục bộ, viêm, bất thường chuyển hóa, ung thư và xạ trị. Vì đám rối thần kinh cánh tay tương đối khó tiếp cận để khám trực tiếp, nên hầu hết các quá trình bệnh lý đều được suy luận thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương&nbsp;là nguyên nhân phổ biến nhất của tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em và người lớn: Tai nạn xe cơ giới (đặc biệt liên quan đến người đi mô tô), tai nạn, chấn thương thể thao,vết thương do súng bắn, vết rách và vết cắn của động vật ... là những nguyên nhân gây ra chấn thương đám rối thần kinh cánh tay.</p> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_dam-roi-than-kinh-canh-tay-5.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chấn thương&nbsp;là nguyên nhân phổ biến nhất của tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em và người lớn</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Cắt đứt thần kinh: thường kèm theo tổn thương mạch máu. Đứt dây thần kinh gây hậu quả nghiêm trọng: hai đầu bị đứt kéo ra xa do chun giãn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kéo căng các dây thần kinh: dù các dây thần kinh có thể không đứt nhưng tổ chức liên kết có thể tổn thương, thiếu máu cục bộ</p> <p style="text-align: justify;">+ Đụng dập thần kinh: thường kèm theo đụng dập xương và các tổ chức mô mềm khác, thâm nhiễm và phù nề tại chỗ gây thiếu máu cục bộ gây mất Myelin từng đoạn.</p> <p style="text-align: justify;">- Sự chèn ép dây thần kinh tương đối ít phổ biến vì đám rối thần kinh cánh tay được bảo vệ bởi các cấu trúc xương. Chèn ép ở tư thế không thíc hợp (đeo ba lô, hôn mê, khi ngủ, lúc làm việc..), chèn ép do bệnh lý (như ga rô, can xương đòn sau gãy...) là nguyên nhân thường xuyên nhất của chấn thương chèn ép dây thần kinh vào đám rối thần kinh cánh tay. Các lực tập trung vào vùng vai dẫn đến sự chèn ép, thiếu máu cục bộ tại chỗ gây mất myelin từng đoạn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu cục bộ do tắc các mạch nhỏ trong màng cứng thường gặp hơn thiếu máu cục bộ do tắc các mạch lớn. Thiếu máu cục bộ gây ra tổn thương tại chỗ (rễ thần kinh).</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm, có thể dẫn đến tắc mạch máu nhỏ, được cho là gây ra các đám rối thần kinh cánh tay khởi phát cấp tính. Tuy nhiên, các sự kiện dẫn đến phản ứng viêm như vậy và hậu quả của nó vẫn chưa được hiểu rõ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bất thường về chuyển hóa là bệnh đái tháo đường gây tổn thương mạch nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khối ung thư tại chỗ gây chèn ép,&nbsp; sự xâm lấn của các tế bào ung thư dọc theo dây thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xạ trị ung thư là nguyên nhân phổ biến gây tổn thương các dây thần kinh đám rối cánh tay. Tác động độc hại của bức xạ có thể làm tổn thương trực tiếp sợi trục cũng như mô khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Sự khởi đầu của các triệu chứng từ đám rối thần kinh cánh tay có thể thay đổi từ cấp tính đến âm ỉ kéo dài. Khởi phát cấp tính thường được đặc trưng bởi đau ở vai hoặc phần cánh cánh tay, trong khi khởi phát đau âm ỉ có thể biểu hiện như: đau âm ỉ tăng dần, tê liệt dần dần, yếu các cơ tăng dần. Khởi phát cấp tính thường gặp trong trường hợp&nbsp; có chấn thương. Tiến triển mãn tính thường gặp ở những bệnh có ung thư (tại chỗ hoặc di căn đến) và &nbsp;xạ trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đám rối cánh tay bao gồm yếu cơ, teo cơ và mất cảm giác. Với chứng đau đám rối thần kinh khởi phát cấp tính, có thể khó phân biệt tình trạng yếu thực sự với hạn chế vận động do đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Teo cơ có thể không được phát hiện trong vài tuần đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Phản xạ gân xương có thể bị giảm ở những cơ yếu.</p> <p style="text-align: justify;">- Mất cảm giác thường liên quan đến sự phân bố dây thần kinh, nhưng có thể lan tỏa hoặc theo sự phân bố của các dây thần kinh tổn thương</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Một số hội chứng thường gặp trên lâm sàng</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Pancoast - Tobias</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thường rễ C8 - T1 thường do u di căn vào thân nhất của đám rối cánh tay và hạch sao (thường do ung thư đình phổi).</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thường đau dữ dội vùng vai.</p> <p style="text-align: justify;">- Có dấu hiệu Claude - Bernad - Horner cùng bên đau vai: sụp mi, co đồn tử, giảm tiết mồ hôi mặt cùng bên.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra còn có biều hiện triệu chứng khác nếu chèn ép do u phổi: triệu chứng đường hô hấp, sụt cân, ho ra máu …</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hội chứng Pancoast - Tobias" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_HộichứngPancoast-Tobias.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Pancoast - Tobias</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng lối thoát ngực</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chèn ép đám rối cánh tay và động mạch dưới đòn đoạn đi từ cổ đến vùng nách.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân đa dạng như: gai đốt sống cổ VII bẩm sinh, can xương đòn sau gãy, hẹp các đầu can cơ bậc thang …</p> <p style="text-align: justify;">- Với tỷ lệ ước tính là 1: 1.000.000, và xảy ra phổ biến nhất ở nữ giới, với tỷ lệ giữa nữ và nam là 9: 1.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng của TOS bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Teo cơ một bên từ từ yếu đi của các cơ bàn tay.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm cảm giác vùng chi phối của C8 - T1: từ ngực , hóm nách chạy xuống mặt trong cánh tay cẳng tay xuống ngón 4,5.</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu tổn thương mạch máu phối hợp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hội chứng Raynaud: thay đổi màu sắc da tái nhợt , xanh , ban đỏ…thường đầu ngón tay, chỉ bị cánh tay bên tổn thương để phân biệt Hội chứng Raynaux do các nguyên nhân khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất mạch quay, mất cân xứng huyết áp động mạch cánh tay hai bên</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm cảm giác và dấu hiệu mạch máu thường xuất hiện điển hình khi làm một số động tác như quay đầy về phía tổn thương và hít sâu (nghiệp pháp Adson).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parsonade - Turner (chứng teo cơ bả vai do thần kinh)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thường xảy ra ở nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế bệnh sinh không rõ những thường thấy yếu tố khởi phát bệnh (sau tiêm chủng). Do vậy nghĩ nhiều đến cơ chế tự miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Triệu chứng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân yếu cơ gốc chi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau dữ dội ở vai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu cơ và teo cơ xảy ra chủ yếu&nbsp;những cơ do rễ C5-C6 chi phối (cơ trên gai, cơ răng to, cơ delta, cơ nhị đầu cánh tay) và các cơ thang, cơ tam đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương ban đầu cùng bên sau đó có thể lan sang bên kia.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiến triển: bệnh nhân có thể phục hồi một phần vận động nhưng teo cơ thì dai dẳng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Liệt ba - lô</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây là một chứng rối loạn đám rối trên. Bệnh nhân mắc chứng này có biểu hiện yếu ở cánh tay và / hoặc vai không đau, thường là một bên, sau khi đeo ba lô hoặc thiết bị tương tự&nbsp; trong một thời gian dài, dẫn đến tổn thương thân nhất trên là&nbsp; thường gặp nhất. Một số giảm cảm giác cánh tay.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thần kinh cánh tay di truyền&nbsp; </strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Bệnh đám rối thần kinh cánh tay di truyền (MIM 162100), là một chứng rối loạn ưu thế NST thường hiếm gặp, đặc trưng bởi các đám rối thần kinh cánh tay tái phát, đau đớn. do các đột biến trong gen septin 9 (SEPT9) trên nhiễm sắc thể 17q25.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng đau và dị cảm vai - cánh tay, sau đó là liệt vai và cánh tay.</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù bất kỳ dây thần kinh nào trong đám rối thần kinh cánh tay đều có thể liên quan, nhưng chấn thương ở phần trên của đám rối thần kinh cánh tay là thường xuyên nhất. Liên quan đến dây thần kinh ngực dài là phổ biến, và có thể rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các đặc điểm nổi bật của bệnh đám rối thần kinh cánh tay di truyền bao gồm tầm vóc thấp, thiểu sản, khuôn mặt nhỏ, nếp gấp da bất thường và nếp nhăn trên cổ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đo dẫn truyền thần kinh chi trên (Nerve conduction studies): tổn thương bệnh lý chính ở hầu hết các đám rối là tổn thương sợi trục, hủy myelin và khối dẫn truyền với biểu hiện giảm dẫn truyền vận động và cảm giác thần kinh ngoại vi, giảm biên độ co cơ, block dẫn truyền vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện cơ kim (Electromyography - EMG): là xét nghiệm nhạy cảm nhất về tổn thương sợi trục trong dây thần kinh vận động và có thể khu trú thêm tổn thương. Ngoài ra, về cơ bản, bất kỳ cơ nào cũng có thể được nghiên cứu bằng kim EMG, và do đó, bất kỳ yếu tố nào của đám rối đều có thể được đánh giá. Tuy nhiên, hoạt động tự phát bất thường dưới dạng nhọn sóng dương và điện thế rung giật sơi cơ có thể không rõ ràng trong ba tuần sau khi khởi phát bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình ảnh chụp x - quang ngực và cột sống thường quy có thể cho thấy các tổn thương xương hoặc khớp vai, tổn thương gợi ý vùng đỉnh phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính&nbsp;(CT) hữu ích để phát hiện các bất thường về xương, u đỉnh phổi và các u rễ thần kinh.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chụp cắt lớp vi tính&nbsp;(CT) hữu ích để phát hiện các bất thường về xương, u đỉnh phổi và các u rễ thần kinh." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-ct-4.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính&nbsp;(CT) hữu ích để phát hiện các bất thường về xương, u đỉnh phổi và các u rễ thần kinh.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ đám rối thần kinh cánh tay là một thủ thuật chuyên biệt có thể hình dung từng rễ, các đoạn của đám rối và dây thần kinh ngoại vi. Nó có độ đặc hiệu thấp nhưng nhạy hơn đối với các tổn thương đám rối, và có thể xác định các yếu tố tại chỗ liên quan đến khả năng chèn ép, bao gồm phù dây thần kinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguyên nhân chèn ép: giải phóng khối chèn ép.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đứt thần kinh: Vi phẫu nối thần kinh, ghép thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị giảm đau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin…</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống trầm cảm: amytriptilin…</p> <p style="text-align: justify;">- Tập phục hồi chức năng</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tập phục hồi chức năng" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Tậpphụchồichứcnăng.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập phục hồi chức năng</em></p> <p style="text-align: justify;">Tóm lại bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay là tổn thương đám rối thần kinh cánh tay phức tap có thể cấp tính hoặc diễn biến từ từ tăng dần. Tùy nguyên nhân cụ thể có triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó nguyên nhân chấn thương là thường gặp nhất và có thể phòng tránh được.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ly-dam-roi-than-kinh-canh-tay-sshbc
Bệnh sâu răng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh sâu răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, gặp ở cả nam giới và nữ giới, ở các lứa tuổi khác nhau. Sâu răng chiếm tỷ lệ hơn 90% bệnh lý răng miệng thường gặp. Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức calci hóa được đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_nho-rang-sau-co-nguy-hiem-khong-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến</em></p> <p style="text-align: justify;">Răng được cấu tạo bởi các thành phần vô cơ và hữu cơ, gồm có lớp men răng phủ ngoài thân răng, lớp ngà răng ở thân răng và chân răng, lớp tủy răng trong cùng chứa mạch máu và thần kinh cung cấp dinh dưỡng và cảm giác cho răng. Men răng là bộ phận cứng nhất và giòn nhất của cơ thể, bao gồm chủ yếu là những hợp chất phospho, calci dưới dạng apatit là hydroy apatit, chiếm 95% khối lượng vô cơ của men răng. Ngà răng là lớp mô cứng phía trong, thường có màu vàng nhạt, có độ đàn hồi cao, xốp và có tính thấm.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương sâu răng là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan đển sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng, là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều cách phân loại bệnh sâu răng khác nhau, thông dụng nhất là cách phân loại theo độ sâu, gồm có:</p> <p style="text-align: justify;">- Sâu men răng</p> <p style="text-align: justify;">- Sâu ngà nông</p> <p style="text-align: justify;">- Sâu ngà sâu</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh sâu răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <div> <p style="text-align: justify;">Bệnh sâu răng là một bệnh đa yếu tố phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó vi khuẩn đóng vai trò chủ yếu gây nên tình trạng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn trong mảng bám răng đóng vai trò quan trọng gây nên tình trạng sâu răng. Vi khuẩn có khả năng gây bệnh là Streptococcus mutans, S. sanguis, S. mitis, S. oralis, các loại Actinomyces và Lactobacillus, trong đó vi khuẩn S. mutans và Lactobacillus là vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm trên động vật. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lưu giữ cặn thức ăn, mảng bám răng sẽ tăng nguy cơ sâu răng như: răng có cấu trúc hố rãnh phức tạp, hố rãnh sâu, lệch lạc, chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, hàn răng không đúng quy cách…</p> <p style="text-align: justify;">Carbohydrate là một trong những nguyên nhân gây sâu răng, các loại carbohydrate khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác nhau. Sucrose (đường mía) có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác. Đường ngoại sinh (trong nước hoa quả, sữa, đường bổ sung) có khả năng gây bệnh cao hơn so với đường nội sinh (đường trong hoa quả, rau). Ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng. Cách thức và tần suất ăn đường ảnh hường tới sâu răng hơn là tổng lượng đường tiêu thụ của mỗi cá thể.</p> <p style="text-align: justify;">Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ răng khỏi acid gây sâu răng nhờ các yếu tố: dòng chảy nước bọt, tốc độ dòng chảy nước bọt; cung cấp ion Canxi, Phosphat, Fluor để tái khoáng hóa men răng; tạo lớp màng mỏng bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ; cung cấp kháng thể IgG, IgM đề kháng vi khuẩn. Khi có tình trạng giảm tiết nước bọt, giảm dòng chảy nước bọt đến mức tối thiểu (0,7 mL/ phút) sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.</p> </div> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh sâu răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sâu răng được chia làm 2 giai đoạn, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">* Giai đoạn sớm: chưa hình thành lỗ sâu.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_nho-rang-sau-cho-tre-1200x900.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giai đoạn sớm: chưa hình thành lỗ sâu.</em></p> <p style="text-align: justify;">* Giai đoạn sau: hình thành lỗ sâu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương sâu răng sớm</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương sâu răng giai đoạn này thường là tổn thương sâu men răng. Tổn thương giai đoạn này chỉ được xác định bằng mắt và các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán khác, không được sử dụng dụng cụ để thăm khám vì nguy cơ làm sập lớp bề mặt tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương được quan sát sau khi thổi khô bề mặt, xuất hiện các vết trắng, không có hiện tượng ê buốt hay đau nhức răng. Các vết trắng có thể nhìn được ở trạng thái ướt, không cần thổi khô là các tổn thương sâu răng sớm có khả năng hồi phục thấp hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương sâu răng hình thành lỗ sâu</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng cơ năng: có thể có hội chứng ngà ê buốt với các kích thích (như nóng lạnh, chua, ngọt), ngừng kích thích hết ê buốt; một số trường hợp sâu răng ở giai đoạn ổn định sẽ không có dấu hiệu ê buốt khi gặp các kích thích trên.</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng thực thể:</p> <p style="text-align: justify;">* Vị trí: các mặt răng, tỷ lệ tổn thương ở các vị trí còn phụ thuộc vào từng độ tuổi hay loại răng.</p> <p style="text-align: justify;">* Lỗ sâu: đáy gồ ghề, đổi màu, màu sắc thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">* Sâu răng đang tiến triển: đáy lỗ sâu mềm, nhiều ngà mủn.</p> <p style="text-align: justify;">* Sâu răng đã ổn định: đáy lỗ sâu cứng, nâu đen.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh sâu răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể hình thành tổn thương sâu tái phát sau điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn nhai và sức khỏe người bệnh. Vì thế, việc phòng ngừa đúng cách sẽ hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc sâu răng, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.</p> <p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa bệnh sâu răng cần thực hiện các khuyến cáo sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám răng miệng định kỳ 06 tháng/lần, bác sĩ sẽ phát hiện sớm và xử trí các vấn đề bệnh lý, tránh biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Lấy cao răng định kỳ 06 tháng/lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng xoay tròn với bàn chải lông mềm và kem chải răng ít nhất 2 lần/ngày, buổi sáng sau ăn sáng và buổi tối trước khi ngủ;</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, không ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính; tăng chế độ ăn chứa nhiều phosphate; đối tượng trẻ nhỏ hạn chế bú bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt, nhất là bú trong khi ngủ.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_đaurăng.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>ăn uống vệ sinh tốtt răng tránh bị sâu răng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm các bất thường hình thể răng để thăm khám và xử trí hợp lý, tránh tình trạng lưu giữ cặn thức ăn, mảng bám răng trên bề mặt răng, giảm nguy cơ sâu răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhân đang điều trị chỉnh nha hoặc sử dụng các loại hàm giả tháo lắp cần thăm khám định kỳ, vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để hạn chế tối đa tình trạng sâu răng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sâu răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sâu răng là bệnh lý răng miệng dễ gặp, tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Vì vậy, chẩn đoán sớm, chính xác sâu răng để điều trị và bảo tồn sức khỏe răng miệng là việc làm cần thiết. Có nhiều phương tiện, phương pháp để chẩn đoán sâu răng ở giai đoạn sớm hay giai đoạn đã hình thành lỗ sâu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương sâu răng sớm </em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Phát hiện tổn thương sâu răng sớm là hết sức cần thiết để đảm bảo kết quả tốt hơn và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân và ngân sách nhà nước.</p> <p style="text-align: justify;">* Phim cánh cắn: là một trong những phương tiện chẩn đoán hữu ích với các tổn thương sâu răng, hình ảnh mất cản quang ở mặt bên hoặc mặt nhai trên X quang giúp định hướng chẩn đoán có hủy khoáng trên răng, hướng tới tổn thương sâu răng sớm.</p> <p style="text-align: justify;">* ERM (đo điện trở men răng): đang được phát triển, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.</p> <p style="text-align: justify;">* Laser huỳnh quang: dựa vào khả năng phát huỳnh quang của các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn, giá trị hiển thị trên màn hình Laser huỳnh quang biểu thị tổn thương sâu răng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Sâu men: 14 ≤ DD ≤ 25.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sâu men hoặc sâu ngà: 25 ≤ DD ≤ 35.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sâu ngà: DD ≥ 35.</p> <p style="text-align: justify;">* Ánh sáng xuyên sợi (DIFOTI): sử dụng để phát hiện sớm các tổn thương sâu răng và các vết nứt, rạn vỡ ở các bề mặt của răng; phát hiện các tổn thương sâu thứ phát; kiểm soát việc trám bít có hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">* Khả năng phát huỳnh quang tự nhiên của răng: chiếu ánh sáng qua bộ lọc sáng chỉ còn ánh sáng màu xanh da trời, chiếu vào răng trong miệng, thu lại hình ảnh huỳnh quang bằng camera màu CCD truyền về máy tính để lưu giữ và xử lý bằng phần mềm thích hợp. Phương pháp này có đặc hiệu cao (0,99), độ nhạy (0,73), có thể thay thế cho tia X; giúp phát hiện sớm tổn thương sâu răng ở mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong của răng, xác định kích thước tổn thương (độ sâu, rộng).</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương hình thành lỗ sâu</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">* Phim cánh cắn: có giá trị trong phát hiện tổn thương hủy khoáng răng, hình ảnh thể hiện là dấu hiệu mất cản quang ở mặt bên hoặc mặt nhai.</p> <p style="text-align: justify;">* Thử nghiệm lạnh: Kelen hoặc thỏi đá lạnh, hiệu quả phát hiện tổn thương đạt 70%. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện đúng kỹ thuật, nếu không sẽ cho kết quả không chính xác.</p> <p style="text-align: justify;">* Khoan thử: dùng tay khoan nhanh để khoan thử vào răng, làm sạch ngà tổn thương để tạo lỗ hàn, nếu bệnh nhân thấy buốt có giá trị thử tủy dương tính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sâu răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị sâu răng là một phức hợp điều trị bao gồm: điều trị dự phòng, điều trị sâu răng sớm; điều trị hàn (trám) phục hồi sâu răng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Điều trị dự phòng</u></em></strong></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200215_043840_301555_gayterang.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>điều trị sâu răng sớm</em></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị dự phòng là phức hợp điều trị, mục đich để dự phòng việc hình thành lỗ sâu, bao gồm nhiều yếu tố dựa trên đánh giá các yếu tố nguy cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Lấy cao răng định kỳ 06 tháng/lần để loại bỏ mảng bám răng, cao răng trên lợi và dưới lợi.</p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ thuận lợi cho việc tích tụ và hình thảnh mảng bám răng, cao răng gây sâu răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trám bít hố rãnh: trám bít dự phòng với các trường hợp hố rãnh phức tạp, nguy cơ sâu răng cao; trám kín về mặt cơ học các hố rãnh bằng các loại resin kháng acid; cản trở sự bám dính của mảng bám và định cư của Streptococcus mutans, các vi khuẩn gây sâu răng khác; lớp sealant làm cho hố rãnh được làm sạch bởi bàn chải và quá trình nhai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Điều trị sâu răng sớm</u></em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Mục đích điều trị sâu răng sớm để tăng tái khoáng tại chỗ, giảm nguy cơ tiến triển từ sâu răng sớm sang sâu răng hình thành lỗ sâu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị sâu răng sớm bao gồm các phương pháp sau:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Liệu pháp fluor</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Kem chải răng chứa fluor: sử dụng kem chải răng chứa fluor ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc những răng hàm sữa đầu tiên, nồng độ fluor tăng dần theo tuổi. Khi mọc răng hàm sữa đầu tiên, sử dụng kem có fluor nồng độ 250 ppm, mọc răng hàm sữa thứ hai sử dụng kem có fluor nồng độ 500 ppm, khi trẻ 6 tuổi có thể sử dụng kem chải răng giống người lớn, nồng độ fluor 1000 – 1500 ppm.</p> <p style="text-align: justify;">- Súc miệng các dung dịch có fluor: súc miệng hàng tuần hoặc 2 tuần/ lần theo chương trình nha học đường với dung dịch Fluor có nồng độ 0.2% F (900 ppm); súc miệng hàng ngày tại nhà với các đối tượng có nguy cơ sâu răng cao với dung dịch có nồng độ Fluor là 0.05% F (230 ppm).</p> <p style="text-align: justify;">- Gel Fluor tại chỗ: APF 1.23% (12.300 ppm fluor tại pH 3.5) bôi lên bề mặt răng tối thiểu 3 phút, với bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao bôi 6 tuần/ lần; bệnh nhân nguy cơ sâu răng thấp bôi 6 – 12 tháng/ lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Verni fluor: chứa 1.7% NaF có 8 mgF/ ml hoặc chứa 5% NaF có 25 mgF/ ml, sử dụng với bệnh nhân có biểu hiện nhạy cảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăm và chỉ tơ nha khoa chứa Fluor.</p> <p style="text-align: justify;">- Kẹo cao su chứa Fluor.</p> <p style="text-align: justify;">- Nước bọt nhân tạo chứa Fluor: chỉ định cho bệnh nhân mắc chứng khô miệng do bệnh lý, dùng thuốc hoặc tia xạ.</p> <p style="margin-left: -4.5pt; text-align: justify;"><strong><em>Tác nhân tái khoáng khác</em>: các sản phẩm có chứa các thành phần bicarbonate, ion Canxi, phosphat như GC Tooth mousse plus…</strong></p> <p style="margin-left: -4.5pt; text-align: justify;"><strong><em>Trám bít hố rãnh</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trám bít dự phòng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trám bít điều trị: thực hiện khi có hiện tượng sâu men hố rãnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em><u>Điều trị phục hồi thân răng</u></em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Hàn (trám) phục hồi (vĩnh viễn)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hàn phục hồi là bước cuối cùng trong quá trình điều trị sâu răng, tủy vị trí lỗ sâu, yêu cầu chịu lực nhai, yêu cầu thẩm mỹ có thể lựa chọn các loại vật liệu hàn khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tác hàn vĩnh viễn:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Lấy bỏ toàn bộ các tổn thương ngà nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Chất hàn phải bám dính và lưu giữ tốt với các mô răng còn lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Có khả năng bảo vệ mô răng còn lại khỏi các kích thích hóa học.</p> <p style="text-align: justify;">- Phòng sâu răng tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Có khả năng hỗ trợ tái khoáng cho mô răng quanh chất hàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Bền dưới lực nhai sinh lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Phù hợp về thẩm mỹ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp thực hiện:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hàn phục hồi răng bằng các vật liệu hàn: Amalgam, GIC, composite,…</p> <p style="text-align: justify;">- Phục hình răng khi tổn thương phá hủy lớn không phục hồi được bằng phương pháp hàn răng: pin ngà, inlay, onlay composite, sứ hoặc kim loại, chụp răng.</p> <p style="text-align: justify;">Là phương pháp điều trị lấy bỏ toàn bộ các cấu trúc răng bị phá hủy không phục hồi và mô răng nhiễm khuẩn, sau đó sử dụng các vật liệu hàn (trám) có sẵn để làm ngừng tiến triển của bệnh. Các răng sau khi được hàn (trám) sẽ được kiểm soát và theo dõi, đánh giá trước khi được hàn (trám) vĩnh viễn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chỉ định:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sâu răng cấp tính trên nhiều ngà răng, ngà mềm, lỗ sâu lan rộng ít nhất ½ chiều dày của ngà răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các tổn thương sâu răng lớn có thể bất lợi cho sức khỏe của tủy răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các tổn thương sâu răng lớn có nghi ngờ bệnh lý tủy răng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vật liệu sử dụng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- IRM: ngăn chặn nhanh chóng tiến triển của tổn thương và theo dõi đáp ứng của tủy với quá trình sâu răng.</p> <p style="text-align: justify;">- Canxi hydroxit.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-sau-rang-sxgli
Đa u tủy xương
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Khái niệm: </strong></p> <p style="text-align: justify;">Đa u tủy xương được hiểu là một bệnh lý ác tính dòng lympho mà đặc trưng bởi sự tích lũy các tương bào (hay còn gọi là tế bào plasmo) ở trong tủy xương của người bệnh, sự có mặt của globulin đươn dòng trong huyết thanh hoặc trong nước tiểu dẫn tới hủy hoại các cơ quan.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đa u tủy xương" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_da-u-tuy-xuong-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đa u tủy xương</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ người bị bệnh có khác nhau theo chủng tộc và lứa tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thường ở đối tượng người trung niên và người cao tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thì nhiều hơn nữ giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh chưa được tìm ra. Tuy nhiên những yếu tố như: chất diệt cỏ, xăng, dầu, tia xạ, nhóm người bị viêm khớp dạng thấp, béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Theo nghiên cứu có khoảng 7/10 người bệnh có các biểu hiện của thiếu máu với các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ăn uống kém, đau đầu, tim nhịp nhanh, hồi hộp trống ngực.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Theo nghiên cứu có khoảng 7/10 người bệnh đa u tủy xương&nbsp;có các biểu hiện của thiếu máu với các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_da-u-tuy-xuong-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Theo nghiên cứu có khoảng 7/10 người bệnh đa u tủy xương&nbsp;có các biểu hiện của thiếu máu với các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng 6/10 trường hợp có biểu hiện của tổn thương xương như: đau xương (ở các xương dài, xươngsườn, xương sọ và khung chậu), gãy xương và u xương.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra còn có các triệu chứng của suy thận</p> <p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện: Táo bón, buồn nôn, suy thận... do tăng calci máu</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý thần kinh như: Chèn ép rễ - tuỷ sống, bệnh thần kinh ngoại vi, thâm nhiễm thần kinh trung ương là 3 nhóm hay gặp nhất. Chèn ép thần kinh gây nên liệt, yếu chi</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng globulin dẫn đến tăng độ quánh máu: bệnh nhân thấy Khó thở, xuất huyết võng mạc, chảy máu mũi...</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chọc tủy xương làm xét nghiệm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm tủy thấy tế bào dòng plasmo tăng tỷ lệ. Và còn có giảm tạo cốt bào, tăng hủy cốt bào; ngoài ra cóthể gặp hình ảnh rối loạn sinh tủy thứ phát…</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch: trong trường hợp bệnh nhân điển hình thì có các dấu ấn miễn dịch CD138+, CD56+, CD20 dương ở khoảng 20% các trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm lai huỳnh quang tại chỗ (FISH): phát hiện được những tổn thương del 13; del 17, t(6;14), t(4;14), t(14;16), t(11;14), t(14;20) ,..</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm sinh hoá máu: ở bệnh nhân đa u tủy xương thì khi xét nghiệm sinh hóa máu thấy có&nbsp;protid máu toàn phần tăng chủ yếu là tăng globulin trong khi giảm albumin, xét nghiệm β2-microglobulin tăng;</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm creatinine và canxi huyết thanh tăng</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm định lượng globulin miễn dịch IgG, IgA, IgM và đo chuỗi nhẹ tự do huyết thanh và nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">+ Thường phát hiện thấy protein Bence-Jone trong nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: thiếu máu với tính chất bình sắc, hồng cầu có thể kích thước to. Đa số các trường hợp có hồng cầu chuỗi tiên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để chẩn đoán bệnh đa u tủy xương" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để chẩn đoán bệnh đa u tủy xương</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Số lượng bạch cầu và tiểu cầu thường giảm khi bệnh ở giai đoạn tiến triển&nbsp;gặp tỷ lệ khoảng 15% bệnh nhân có xuất hiện hình ảnh tương bào ở ngoài máu ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu lắng tăng</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trên X-quang xương: thấy tiêu xương ở&nbsp;xương cột sống, xương chậu, xương sọ,</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp MRI hoặc CT: thường được chỉ định trong những trường hợp trên lâm sàng có những biểu hiện triệu chứng đau xương, có nghi ngờ bệnh lý nhưng không phát hiện thấy tổn thương khichụp X-quang.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp PET/CT hoặc PET/MRI giúp bác sĩ phát hiện tổn thương ngoài tuỷ, tổn thương chèn ép tuỷ sống, hoặc các tổn thương mới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trường hợp người bệnh không được điều trị thì sẽ dẫn đến các biến chứng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêu xương</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy thận</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trường hợp người bệnh không được điều trị thì sẽ dẫn đến các biến chứng suy thận" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_Suy-than.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trường hợp người bệnh không được điều trị thì sẽ dẫn đến các biến chứng suy thận</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng nguy cơ nhiễm trùng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hai như: chất diệt cỏ, xăng, dầu, tia xạ,</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm người bị viêm khớp dạng thấp, béo phì</p> <p style="text-align: justify;">Đều tăng nguy cơ bị bệnh hơn những người khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nên xây dựng môi trường sống khỏe mạnh, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ kể trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Theo hiệp hội Đa u tủy xương quốc tế năm 2009 thì với các thăm dò cận lâm sàng trên cho phép chẩn đoán các thể bệnh của đa u tủy xương bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">1. Đa u tủy xương tiềm tàng (SMM)</p> <p style="text-align: justify;">2. Bệnh lý gamma đơn dòng có ý nghĩa không xác định (MGUS)</p> <p style="text-align: justify;">3. Đa u tủy xương có triệu chứng (MM)</p> <p style="text-align: justify;">Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Đa u tủy xương tiềm tàng(SMM)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán khi có cả hai tiêu chuẩn sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm có&nbsp;bào dòng plasmo trong tuỷ xương ≥ 10 % và hoặc Protein đơn dòng trong huyết thanh (IGA hoặc IGG) ≥ 3 g/dl và</p> <p style="text-align: justify;">- Không: tăng calci máu, suy thận, thiếu máu vàtổn thương xương</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Với hệ thống máy móc hiện đại, trung tâm xét nghiệm BVĐK MEDLATEC giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý đa u tủy xương" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_trung-tam-xet-nghiem-medlatec.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Với hệ thống máy móc hiện đại, trung tâm xét nghiệm BVĐK MEDLATEC giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý đa u tủy xương</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Bệnh lý gamma đơn dòng có ý nghĩa không xác định (MGUS)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán khi có đầy đủ cả 3 tiêu chuẩn sau: xét nghiệm tủy xương có tế bào dòng plasmo trong tuỷ xương &lt; 10% và Protein đơn dòng trong huyết thanh &lt; 3 g/dl và không: tăng calci máu, suy thận, thiếu máu và tổn thương xương).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Đa u tủy xương có triệu chứng (MM)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn chẩn đoán:sinh thiết có bằng chứng u tế bào dòng plasmo hoặc xét nghiệm trong tủy xương có tế bào dòng plasmo ≥ 10%</p> <p style="text-align: justify;">Và có biểu hiện tổn thương các cơ quan như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Độ thanh thải creatinin ước tính &lt; 40 ml/phút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Canxi huyết thanh &gt; 11,5 mg/dl.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu: chỉ số huyết sắc tố &lt; 100g/l</p> <p style="text-align: justify;">+ Tổn thương xương: Loãng xương, tiêu xương nặng hoặc gãy xương bệnh lý</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Phân chia giai đoạn:</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Theo tiêu chuẩn &nbsp;The International Staging System: ISS: phân chia giai đoạn quốc tế</p> <p style="text-align: justify;">1. Giai đoạn I: khi xét nghiệm có Albumin ≥ 35 g/l, β2 Microglobulin &lt; 3,5 mG/L.</p> <p style="text-align: justify;">2. Giai đoạn II : khi xét nghiệm Albumin &lt; 35 g/l và&nbsp; β2 Microglobulin &lt; 3,5 mG/L &nbsp;hoặc: β2 Microglobulin 3,5 - 5,5 mG/L và albumin ở nồng độ&nbsp; bất kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">3. Giai đoạn III: &nbsp;khi xét nghiệm β2 Microglobulin ≥ 5,5 mG/L.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt với các bệnh lý sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Lơ xê mi tế bào dòng plasmo: bệnh lý này có thể là thứ phát sau Đa u tủy xương hoặc chính nó là nguyên phát. Chẩn đoán Lơ xê mi tế bào dòng plasmo dựa theo tiêu chuẩn: tỷ lệ tế bào dòng plasmo ở máu ngoại vi &gt; 20% hoặc số lượng tuyệt đối tế bào Plasmo &gt; 2 G/L.</p> <p style="text-align: justify;">- U tế bào dòng plasmo ngoài tuỷ:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Waldenstrom: Bệnh nhân được Chẩn đoán là Bệnh Waldenstrom khi xét nghiệm IgM &gt; 3 g/dl và trong tuỷ xương có tăng sinh lympho, tế bào lympho dạng tế bào dòng plasmo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đa u tủy xương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bước đầu</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Không có chỉ định điều trị ngay với trường hợp bệnh nhân thuộc nhóm Đa u tủy xương tiềm tàng và bệnh lý đơn dòng có ý nghĩa không xác định và</p> <p style="text-align: justify;">- Việc ghép tế bào gốc tự thân thì cần dựa vào đánh giáchi tiết, chính xác trên từng người bệnh để lựa chọn những phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp với bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Không có chỉ định ghép tế bào gốc cho đối tượng người có thể trạng kém và&nbsp; trên 65 tuổi .</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong 2 tiêu chuẩn trên tiêu chuẩn đánh giá &nbsp;tình trạng bệnh nhân quan trọng trong lựa chọn ghép hơn tuổi của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- MP:</em></p> <p style="text-align: justify;">Melphalan và Methylprednisone: dùng liệu trình 12 đợt, cách 4-6 tuần/đợt . Liều melphalan cần điều chỉnh dựa theo xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi để đánh giá &nbsp;số lượng bạch cầu và tiểu cầu . Có thể sử dụng uống melphalan và methylprednisone (MP) với các thuốc mới:</p> <p style="text-align: justify;"><em>- MPT: Melphalan + thalidomide+ methylprednisone</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc Melphalan 0,25mg/kg hoặc &nbsp;4mg/m2 /ngày dùng ngày 1-4, đường uống. Điều chỉnh liều thuốc dựa &nbsp;theo số lượng bạch cầu và tiểu cầu trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu</p> <p style="text-align: justify;">+ Thalidomide 100-400mg/ngày Uống liên tục</p> <p style="text-align: justify;">+ Methylprednisone 2mg/kg/ngày Ngày 1-4, dùng đường uống</p> <p style="text-align: justify;"><em>- VMP: melphalan + Bortezomib &nbsp;+ methylprednisone.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Melphalan 9mg/m2 /ngày Ngày 1-4 dùng đường uống</p> <p style="text-align: justify;">+ Bortezomib 1,3mg/m2 dùng ngày 1, ngày 4, ngày 8, ngày 11 (trong4 đợt đầu); dùng ngày ngày 1, ngày 8, ngày 15, ngày 22 (4 đợt tiếp), tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Methylprednisone 60mg/m2 / Ngày 1-4, dùng đường uống</p> <p style="text-align: justify;">Cách 5 tuần một đợt x 8 đợt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Những bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ghép tế bào gốc để điều trị bệnh đa u tủy xương" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_te-bao-goc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ghép tế bào gốc để điều trị bệnh đa u tủy xương</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tấn công</strong>: thì ưu tiên sử dụng phác đồ</p> <p style="text-align: justify;"><em>- VTD:</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Dexamethasone 40mg/ngàyNgày 1-4. Dùng đường uống</p> <p style="text-align: justify;">+ Bortezomib 1,3 mg/m2 Ngày 1, ngày 4, ngày 8, ngày 11 (4 đợt đầu), ngày 1, ngày 8, ngày 15, ngày 22 (4 đợt tiếp) tiêm (tĩnh mạch hoặc dưới da)</p> <p style="text-align: justify;">+ Thalidomide dùng liều lượng100-200 mg Uống Liên tục</p> <p style="text-align: justify;"><b>Điều trị trường hợp người bệnh ghép tế bào gốc tự thân</b>:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị duy trì</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao: dùng bortezomib: 1,3 mg/m2 mỗi 2 tuần trong 2 năm</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc lenalidomide để duy trì trường hợp au ghép không đạt được lui bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thalidomide 100 mg/ngày trong 2 năm trường hợp sau ghép đạt lui bệnh</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bệnh tái phát và kháng thuốc</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Phác đồ dexamethasone và lenalidomide.</p> <p style="text-align: justify;">- Bác sĩ có thể chỉ định ghép tự thân lần haiởnhững người bệnh trẻ tuổi tái phát,.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hỗ trợ</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Thiếu máu :</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Truyền khối hồng cầu</p> <p style="text-align: justify;">- Hoặc&nbsp;dùng Erythropoietin tái tổ hợp: liều 10.000UI/ 1 lần điều trị &nbsp;x 1 tuần dùng 3 lần</p> <p style="text-align: justify;">- Mục đích: huyết sắc đạt mức bình thường ( lớn hơn 120g/l) sau điều trị</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Suy thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Với những bệnh nhân suy thận mạn cần :</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm canxi, giảm acid uric.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạn chế: KS aminoglycoside, thuốc chống viêm non-steroid</p> <p style="text-align: justify;">+ Nên điều trị phác đồ có bortezomib</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương xương</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị tăng canxi máu:</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị bằng truyền dịch, lợi tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể dùng thuốc Ức chế huỷ xương: Biphosphonate, calcitonine (4-8 UI/kg pha với dung dịchNaCl 0,9% dung trong khoảng 6-8 giờ), solumedrol (50-100mg/ngày).</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể lọc máu nhất là ở trường hợp tăng canxi máu nặng đe doạ tính mạng, hoặc người bệnh có dấu hiệu của suy thận, phù phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Bisphosphonate:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể dùng Zoledronic acid: Liều 4 mg/lần/tháng, giảm liều khi có suy thận . Pamidronate: truyền tĩnh mạch trong 2 giờ, Với liều hàng tháng là 90 mg,</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể dùng tia xạ nếu bệnh nhân đau nhiều ở 1 vị trí</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng</strong>: khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi, BC tăng cần dùng kháng sinh ngay, hoặc có thể phòng nhiễm trùng bằng dùng gammaglobulin.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương hệ thống thần kinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tia xạ tại chỗ sớm nhất có thể, kết hợp dexamethasone liều cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Thâm nhiễm thần kinh trung ương: Tiêm tủy sống, tia xạ và điều trị toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng độ quánh máu</strong></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/da-u-tuy-xuong-ssaeu
Chứng ngủ rũ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Chứng ngủ rũ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chứng ngủ rũ: đây là một rối loạn giấc ngủ mãn tính, triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là buồn ngủ qua mức vào ban ngày. Những người mắc chứng ngủ rũ thường thấy tỉnh táo và khoan khoái sau khi ngủ dậy, nhưng sau đó thường khó tỉnh táo trong thời gian dài, bất kể trong hoàn cảnh nào.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là buồn ngủ qua mức vào ban ngày" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_20190725_070515_904582_ngu-ru.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là buồn ngủ qua mức vào ban ngày</em></p> <p style="text-align: justify;">Người mắc chứng ngủ rũ có thể vô tình ngủ quên ngay cả khi họ đang thực hiện các hoạt động. Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến công việc, học tập và chức năng xã hội.</p> <p style="text-align: justify;">Giấc ngủ bình thường diễn ra qua một loạt&nbsp; giai đoạn nối tiếp: Ngủ không có vận nhãn cầu nhanh (NREM), Ngủ có vận động nhãn cầu nhanh (REM). Những người mắc chứng ngủ rũ đi gần như ngay lập tức vào giấc ngủ REM</p> <p style="text-align: justify;">Theo Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ (ICD - 3), có hai loại chứng ngủ rũ:</p> <p style="text-align: justify;">- Chứng ngủ rũ loại 1-NT1: đặc trưng bởi triệu chứng cataplexy - mất trương lực cơ đột ngột, có thể được kích hoạt bởi cảm xúc mạnh, do vậy&nbsp; mà NT1 còn được gọi là chứng ngủ rũ với cataplexy. Định lượng nồng độ Hypocretin có trong dịch não tủy đặc biệt thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Chứng ngủ rũ loại 2-NT2: những người mắc NT1 và NT2 có nhiều triệu chứng tương tự nhau, nhưng người mắc NT2 không có mất trương lục cơ đột ngột. Có khoảng 10% sô người ban đầu chẩn đoán ban đầu là NT2 sau đó xuất hiên cataplexy hoặc định lượng nồng độ hypocretin trong dịch não tủy thấp, họ có thể được phân loại lại là NT1.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Chứng ngủ rũ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây chứng ngủ rũ hiện tại chưa được biết rõ. Những người mắc chứng ngủ rũ loại 1 có lượng hypocretin hóa học thấp. Hypocretin (còn được gọi là orexin) là một peptit thần kinh vùng dưới đồi có tác dụng điều chỉnh sự tỉnh táo và giấc ngủ REM trong chu kỳ giấc ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiên cứu cho thấy sự giảm nồng độ Hypocretin trong dịch não tủy ở những người mắc NT1. Hiện tại chưa tìm được nguyên nhân giải thích đầy đủ cho sự mất các tế bào sản xuất hypocretin trong não.</p> <p style="text-align: justify;">- Chứng ngủ rũ có thể có yếu tố di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nghiên cứu đứa ra mối liên quan tiếp xúc với vi rút H1N1 và một dạng vắc xin H1N1 có liên quan tới chứng ngủ rũ, nhưng chưa rõ cơ chế.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Chứng ngủ rũ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể tiến triển tăng hơn hơn trong vài năm đầu, sau đó giữ nguyên mức độ, thường không trầm trọng hơn khi người bệnh già đi. Chúng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Ngủ ngày quá nhiều: người mắc chứng ngủ rũ có thể đi vào giấc ngủ bất cứ thời điểm, vị trí nào mà không có dấu hiệu báo trước. Khi bệnh nhân thức dậy, cảm thấy sảng khoái mức độ tỉnh táo bình thường, nhưng cuối cùng bệnh nhân lại buồn ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm sự tỉnh táo và giảm tập trung trong ngày: Người bệnh thường rối loạn chu kỳ ngủ- thức trong ngày với biểu hiện buồn ngủ quá mức vào ban ngày (triệu chứng đầu tiên), trong khi đó đêm thường khó ngủ và ngủ không ngon khiến người mắc chứng ngủ rũ &nbsp;khó tập trung vào hoạt động trong ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Mất trương lực cơ đột ngột (cataplexy)&nbsp; bệnh nhân yếu hoàn toàn hầu hết các cơ rồi vào giấc ngủ. Cataplexy không có dấu hiệu báo trước, yếu tố khởi phát có thể là cảm xúc mãnh liệt, thường gặp cảm xúc tích cực: cười hoặc phấn khích, nhưng đôi khi có thể là cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, tức giận.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mất trương lực cơ đột ngột (cataplexy)" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_3-s2.0-B978012804074400008X-f08-02-9780128040744.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mất trương lực cơ đột ngột (cataplexy)</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ có thể trải qua nhiều đợt cataplexy trong một ngày nhưng cũng có thể chỉ xuất hiện một vài lần trong năm.</p> <p style="text-align: justify;">- Bóng đè: thường xuất hiện sau thức dậy hoặc trong giấc ngủ, người bệnh thường cảm thấy tạm thời không có khả năng cử động hoặc nói nhưng vẫn tỉnh táo, thường kéo dài vài giây, vài phút. Bệnh nhân vẫn có thể nhận thức được tình trạng bóng đè nhưng vẫn sợ hãi.</p> <p style="text-align: justify;">- Ảo giác: người bệnh có thể có ảo giác khi ngủ (ảo giác hypnagogic)và ảo giác khi thức ảo giác hypnopompic. Bệnh nhân được trải nghiệm giấc mơ của mình như thực tế và hoàn toàn nhớ khi tỉnh lại. Đặc biệt những ảo giác tiêu cực có thể gây sợ hãi.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có thể song hành thêm các chứng rối loạn giấc ngủ khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số người mắc chứng ngủ rũ trải qua hành vi tự động nhưng khi thức dậy, họ không thể nhớ mình đã làm gì: ví dụ đi uống nước trong giấc ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giấc ngủ rời rạc và mất ngủ: trong khi những người mắc chứng ngủ rũ rất buồn ngủ vào ban ngày, họ cũng thường gặp khó khăn khi ngủ vào ban đêm. Giấc ngủ có thể bị gián đoạn do mất ngủ, mơ nhiều, ngưng thở khi ngủ, hoạt động khi mơ…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Chứng ngủ rũ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng đến chức năng nghề nghiệp và xã hội:&nbsp;Hiệu suất công việc và họ có thể bị giảm, bị đánh giá không chủ động trong công việc.</p> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng đến thể chất: Có nhiều nguy cơ bị tai nạn trong: giao thông, sinh hoạt, lao động.</p> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân: cảm xúc mãnh liệt có thể kích hoạt các dấu hiệu của chứng ngủ rũ khiến người bệnh dễ mất đi các mối quan hệ.</p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì: những người mắc chứng ngủ rũ có sự trao đổi chất thấp nên dễ thừa cân.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần: trầm cảm, lo lắng và rối loạn tăng động / giảm chú ý (ADHD).</p> <p style="text-align: justify;">Do vậy, cần có các biện pháp phòng ngừa an toàn lao động và giao thông: đặc biệt là khi lái xe,&nbsp;có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong nếu không được kiểm soát. Bất ngờ ngủ quên hoặc mất kiểm soát&nbsp;có thể biến những hành động thường an toàn, chẳng hạn như bước xuống cầu thang dài, thành nguy hiểm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người lớn mắc chứng ngủ rũ thường có thể thương lượng với người sử dụng lao động để sửa đổi lịch trình làm việc của họ để họ có thể chợp mắt khi cần thiết và thực hiện các nhiệm vụ khắt khe nhất khi họ tỉnh táo nhất.</p> <p style="text-align: justify;">+Tương tự, trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng ngủ rũ có thể làm việc với ban giám hiệu trường học để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt, như dùng thuốc trong ngày học, sửa đổi lịch học để phù hợp với giấc ngủ ngắn và các chiến lược khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra, các nhóm hỗ trợ có thể cực kỳ có lợi cho những người mắc chứng ngủ rũ muốn phát triển các chiến lược đối phó tốt hơn hoặc cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội do xấu hổ về các triệu chứng của họ. Các nhóm hỗ trợ cũng cung cấp cho các cá nhân một mạng lưới quan hệ xã hội, những người có thể giúp đỡ thiết thực và hỗ trợ tinh thần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Chứng ngủ rũ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khám lâm sàng và chi tiết bệnh sử là điều cần thiết để chẩn đoán và điều trị chứng ngủ rũ. Người bệnh nhân có thể được bác sĩ yêu cầu ghi nhật ký về giấc ngủ để ghi lại thời gian ngủ và các triệu chứng trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần.</p> <p style="text-align: justify;">Dựa vào triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày và triệu chứng cataplexy, có thể định hướng chứng ngủ rũ. Bệnh nhân sẽ được đề xuất phương phám bổ trợ chẩn đoán:</p> <p style="text-align: justify;">- Đa kí giấc ngủ - Polysomnography:&nbsp;bằng cách sử dụng các điện cực trên người của bệnh nhân mà người ta ghi nhận các thông tin:&nbsp;hoạt động điện não, điện tim, điện, hoạt động nhãn cầu, nhịp thở…</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" Đa kí giấc ngủ - Polysomnography" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20200325_003233_110995_do-da-ky-giac-ngu-d.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đa kí giấc ngủ - Polysomnography</em></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra độ trễ nhiều giấc ngủ:&nbsp;Bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngủ 4 - 5 giấc ngủ ngắn, cách nhau mỗi 2 giờ vào ban ngày. Khi quan sát mô hình giấc ngủ của bệnh nhân: những người mắc chứng ngủ rũ dễ vào giấc ngủ và giấc ngủ REM một cách nhanh chóng.</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng nồng độ Hypocretin trong dịch não tủy: nồng độ thấp của hypocretin là tiêu chuẩn chẩn đoán mắc NT1 và giúp phân biệt NT1 với NT2.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Chứng ngủ rũ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện tại chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho chứng ngủ rũ, một số triệu chứng có thể được cải thiện bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ở bệnh nhân mắc NT1, giảm nồng độ hypocretin được cho là không thể phục hồi và kéo dài suốt đời. Một số thuốc đều có thể kiểm soát được tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày và chứng khó ngủ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thay đổi lối sống</strong></p> <p style="text-align: justify;">Không phải tất cả mọi người mắc chứng ngủ rũ đều có thể duy trì trạng thái tỉnh táo hoàn toàn bình thường bằng cách sử dụng các loại thuốc hiện có. Điều trị bằng thuốc nên đi kèm với các thay đổi lối sống khác nhau. Các chiến lược sau có thể hữu ích:</p> <p style="text-align: justify;">- Ngủ một giấc ngắn: có những giấc ngủ ngắn theo lịch trình thường xuyên vào những thời điểm họ có xu hướng cảm thấy buồn ngủ nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn: đi ngủ và thức dậy vào đúng một thời điểm hàng ngày, dù là ngày nghỉ, có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20210312_170704_583923_cach-ngu-nhanh-va-n.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tránh uống rượu và chất kích thích thần kinh trong vài giờ buổi tối trước khi đi ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Không hút thuốc, nhất là vào ban đêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Tập thể dục hàng ngày: ít nhất 20 phút/ ngày, tập trước khi đi ngủ khoảng 4-5 giờ cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ và có thể giúp hạn chế tăng cân.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên ăn tối trước 19 giờ và chế độ ăn ít năng lượng vào bữa tối.</p> <p style="text-align: justify;">- Thư giãn trước khi đi ngủ: Các hoạt động thư giãn như tắm nước ấm trước khi đi ngủ tối giúp thúc đẩy cơn buồn ngủ. Đồng thời đảm bảo không gian ngủ thoáng mát, dễ chịu, không để hoa và chất tạo mùi trong phòng, duy trì nhiệt độ phòng phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương: giúp người mắc chứng ngủ rũ tỉnh táo vào ban ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lựa chọn đầu tiên: modafinil (Provigil) hoặc armodafinil (Nuvigil). Thuốc này không gây nghiện như các thế hệ &nbsp;cũ</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số thuốc methylphenidate (Aptensio XR, Concerta, Ritalin...) Hoặc dẫn suất tương tự:&nbsp;rất hiệu quả nhưng có thể gây nghiện.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các chất ức chế tái hấp thu serotonin: có tác dụng ngăn chặn giấc ngủ có vận động nhãn cầu nhanh, cải thiện triệu chứng của chứng khó ngủ, ảo giác nhưng cũng có khá nhiều tác dụng phụ như: tăng cân, khô miệng…. Các thuốc thường được sử dụng: fluoxetine và venlafaxine…</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: protriptyline, imipramine, clomipramine có hiệu quả đối với người mắc NT1, nhưng nhiều tác dụng phụ như khô miệng, bí tiểu, tăng tiết sữa, choáng váng…</p> <p style="text-align: justify;">- Natri oxybate: hiệu quả cao với người mắc NT1. Thuốc có thể kiểm soát cơn buồn ngủ vào ban ngày. Tuy nhiên cần chú ý&nbsp; khi cùng với các loại thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc gây gây mê hoặc rượu có thể gây tử vong.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/chung-ngu-ru-sbemu
Glocom góc mở thứ phát
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Glocom góc mở thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Glôcôm thứ phát góc mở là bệnh lý thị thần kinh do tăng nhãn áp và xác định được rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng tăng nhãn áp ở người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây tăng nhãn áp trong glocom thứ phát góc mở có khá nhiều, nhưng có thể chia ra làm 3 nhóm chính: glôcôm thứ phát góc mở liên quan tới bệnh khác tại mắt, xuất hiện sau điều trị và do tăng áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc. Mỗi nhóm nguyên nhân lại có nhiều nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh khác nhau cũng như phương pháp chẩn đoán và điều trị có những đặc thù riêng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Glocom góc mở thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>I. Glôcôm thứ phát góc mở liên quan tới bệnh khác tại mắt</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Glôcôm giả bong bao</strong></p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"><strong>1.1 Nguyên nhân - Sinh bệnh học </strong></p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Hội chứng giả bong bao là biểu hiện của hiện tượng lắng đọng quá nhiều các sợi fibrin và albumin lên tổ chức nhãn cầu và các cơ quan trên cơ thể.</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Khi các thành phần fibrin và albumin(chất giả bong bao) lắng đọng vào khe kẽ vùng bè củng- giác mạc sẽ làm giảm chức năng vùng bè gây ứ đọng thủy dịch và tăng nhãn áp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Glôcôm sắc tố</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.1. Nguyên nhân - Sinh bệnh học </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phân rã sắc tố mống mắt xảy ra khi có hiện tượng chênh lệch áp lực đảo ngược nghĩa là áp lực tiền phòng cao hơn hậu phòng.</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện tượng chênh lệch áp lực này khiến mống mắt vùng trung gian bị đẩy ra sau cọ vào xích đạo thể thủy tinh, dây Zinn gây giải phóng nhiều sắc tố mống mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Các hạt sắc tố theo dòng chảy thủy dịch đến lắng đọng tại các khe kẽ vùng bè củng- giác mạc gây nghẽn bè.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3.</strong> <strong>Glôcôm thể mi (Hội chứng Posner - Schlossman )</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3.1. Nguyên nhân - Sinh bệnh học</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế tăng nhãn áp trong hội chứng Posner – Schlossman là do thể mi tăng tiết thủy dịch phản ứng với một số dị nguyên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Glôcôm thứ phát góc mở do chất thể thủy tinh</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>4.1. Nguyên nhân - Sinh bệnh học</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khi thể thủy tinh đục quá chín bao bị rạn nứt hoặc khi bị chấn thương protein thể thủy tinh được phóng thích vào tiền phòng gây phản ứng viêm hạt ở vùng bè làm tắc nghẽn vùng bè. - Đồng thời bản thân chất nhân thể thủy tinh cũng có thể gây tắc nghẽn vùng bè dẫn đến tăng nhãn áp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Glôcôm do xuất huyết tiền phòng, xuất huyết nội nhãn</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>5.1. Nguyên nhân - Sinh bệnh học</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tắc nghẽn vùng bè xảy ra do các tế bào hồng cầu biến dạng (ghost cell) đi từ dịch kính ra tiền phòng gây nên glocom thứ phát góc mở</p> <p><strong>II.&nbsp; Glôcôm thứ phát góc mở xuất hiện sau điều trị </strong></p> <p><strong>1. Glôcôm thứ phát sau điều trị thuốc corticosteroid</strong></p> <p><strong>1.1. </strong><strong>Nguyên nhân - Sinh bệnh học</strong></p> <p>- Corticosteroid làm biến đổi tổ chức ngoại bào vùng bè củng – giác mạc, các glycoprotein bị ngậm nước khiến các khe kẽ vùng bè bị thu hẹp. Ở giai đoạn sớm nhãn áp có thể trở về bình thường khi dừng sử dụng thuốc nhưng ở giai đoạn muộn khi vùng bè đã bị xơ hóa thì nhãn áp không thể phục hồi.</p> <p>- Tăng nhãn áp có thể xảy ra sau dùng corticosteroid cả đường tại chỗ (tra mắt,bôi ngoài da, khí dung, nhỏ mũi, …) và toàn thân (uống, tiêm). Thời gian xuất hiện tăng nhãn áp tùy thuộc đáp ứng của từng cá thể nhưng thường xảy ra trong khoảng từ 2 đến 4 tuần sau khi dùng thuốc steroid nhỏ mắt hoặc tiêm dịch kính.</p> <p><strong>III. Glôcôm thứ phát do tăng áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc</strong></p> <p>Tăng áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc dẫn đến cản trở dòng thoát thủy dịch và gây tăng nhãn áp.</p> <p><strong>1. </strong><strong>Nguyên nhân - Sinh bệnh học</strong></p> <p>Các nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc:</p> <p>- Nguyên nhân chèn ép: U hậu nhãn cầu, bệnh mắt do basedow, cục máu đông trong xoang hang, trong tĩnh mạch mắt trên</p> <p>- Nguyên nhân viêm: Viêm tắc tĩnh mạch mắt trên, viêm tổ chức hốc mắt.</p> <p><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viêmtổchứchốcmắt.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân bị viêm tổ chức hốc mắt</em></p> <p>- Bất thường động tĩnh mạch: Thông động tĩnh mạch cảnh – xoang hang, bất thường mạch bẩm sinh như u phình mạch mắt, u máu bẩm sinh (Sturge - Weber).</p> <p>- Nguyên nhân tự phát</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Glocom góc mở thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>CÁC KEYWORD TRIỆU CHỨNG </strong></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_glocomthuphat.jpg">&nbsp;<em>Sợ ánh sáng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhìn mờ</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm thị lực</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nhãn áp</p> <p style="text-align: justify;">- Căng tức mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy nước mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Sợ ánh sáng</p> <p style="text-align: justify;">- Tủa sau giác mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Phù giác mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Đồng tử giãn</p> <p style="text-align: justify;">- Dính góc tiền phòng</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất huyết tiền phòng</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền phòng nông</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa biểu mô sắc tố mống mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Phù gai thị</p> <p style="text-align: justify;">- Thông động tĩnh mạch cảnh - xoang hang</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Glocom góc mở thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN GLOCOM THỨ PHÁT GÓC MỞ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ngày nay, ở các nước phát triển hình thức tổ chức quản lý bệnh nhân glocom theo mô hình Dispanser (DIXPANXE GLOCOM) đang chứng minh hiệu quả phòng ngừa mù lòa và tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_photo6149899676585930025.jpg"> <em>Nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần đo nhãn áp thường xuyên</em></p> <p style="text-align: justify;">Đây là một hình thái tổ chức y tế tiến bộ, một mô hình tổ chức có trách nhiệm quản lý bệnh nhân glocom tại cộng đồng, từ cơ sở tới trung ương với các hình thức:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tuyên truyền: Tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân về những triệu chứng ưu tiên và rõ rệt nhất của bệnh glocom và các tác hại của bệnh thông qua các hình thức tuyên truyền như viết báo, phát thanh qua mạng lưới thông tin đại chúng (đài, vô tuyến truyền hình), tranh ảnh, tờ rơi, áp phích.</li> <li style="text-align: justify;">Phát hiện sớm: Những bệnh nhân tới khám mắt từ 35-40 trở lên cần được đo nhãn áp. Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ cần được đo nhãn áp thường xuyên, theo dõi nhiều lần trong ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Quản lý: Tại địa phương, việc quản lý bệnh nhân glocom cần được thực hiện một cách chu đáo. Đối tượng quản lý là những bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán bị glocom thuộc mọi hình thái, ở mọi giai đoạn phát triển đã, đang được điều trị.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị: Việc điều trị phải tuân thủ theo phác đồ, thống nhất giữa điều trị nội trú và ngoại trú. Chú ý đến các bệnh toàn thân, hướng dẫn về chế độ lao động thích hợp với tình trạng chức năng thị giác vá mức độ điều chỉnh nhãn áp, chế độ sinh hoạt.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân glocom theo mô hình dispanser giúp phát hiện tiến triển bệnh glocom. Nhãn áp, biến đổi thị trường và thay đổi của đầu thị thần kinh là những dấu hiệu quan trọng giúp đánh giá tiến triển bệnh glocom. Ngoài ra, các dấu hiệu như thị lực, tình trạng góc tiền phòng, biến đổi của vùng bọng thấm sau phãu thuật, … cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp xác định tiến triển của bệnh glocom, giúp đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Nhãn áp</em></li> </ul> <p style="margin-left: 0.2in; text-align: justify;">Đo nhãn áp tại mỗi lần người bệnh đến khám, xác định biến đổi nhãn áp trong ngày giúp đánh giá được mức nhãn áp đích tại mỗi thời điểm bệnh. Do đa số các thuốc và các phương pháp điều trị đều nhằm tác động vào nhãn áp nên kết quả hạ nhãn áp là kết quả trực tiếp nói lên hiệu quả điều trị. Bất cứ sự biến đổi nhãn áp tăng trên mức nhãn áp đích, dao động nhãn áp tăng trên 5 mmHg đều cần có sự điều chỉnh thêm của chế độ điều trị.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Thị trường</em></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tổn thương thị trường là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời do nguyên nhân lão hóa theo tuổi, sự tự chết của tế bào hoặc do các bệnh lý gây tổn thương lớp sợi thần kinh thị giác. Có nhiều cách đánh giá tiến triển của tổn thương thị trường trong bệnh glocom như so sánh bản ghi tổng hợp giữa các lần đo thị trường (Overview printout), bản ghi biểu đồ so sánh các chỉ số thị trường (Change analysis printout), phân tích khả năng biến đổi do glocom (Glaucoma change probability analysis) và sử dụng phần mềm GPA (Glaucoma progression analysis). Trên lâm sàng hiện nay, việc sử dụng phần mềm GPA được cho là cách theo dõi tiến triển glocom chính xác và tiện dụng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Các bước tiến hành theo dõi tiến triển tổn thương thị trường glocom bằng ứng dụng phần mềm GPA</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 1: Thiết lập dữ liệu cơ bản (số liệu về các điểm tổn thương khư trú trên thị trường (Pattern deviation plot)). Nếu bệnh nhân đã được đo thị trường từ 3 lần trở lên, phần mềm GPA sẽ thiết lập dữ liệu cơ bản của bệnh nhân dựa trên số liệu của 2 bản ghi thị trường đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 2: Các số liệu từ bản ghi thị trường mới sẽ được so sánh với số liệu cơ bản vừa được thiết lập (so sánh số liệu trên Pattern deviation plot). Lập bản ghi chỉ số khác biệt (DB) giữa bản ghi mới và số liệu cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 3: So sánh các số liệu vừa thu được tại từng điểm tổn thương với dữ liệu lưu trữ trong máy tính ( dữ liệu của các bệnh nhân glocom không có tiến triển bệnh, cùng lứa tuổi). Hiển thị sự khác biệt của từng điểm trên thị trường theo ký hiệu quy ước để đánh giá tiến triển như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Ʌ&nbsp;tiến triển với mức ý nghĩa 95%</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 2 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 3 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;X&nbsp;không đánh giá được sự biến đổi có ý nghĩa thống kê hay không</p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chí để xác định tổn thương thị trường tiến triển là khi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo thị trường ít nhất 3 lần</p> <p style="text-align: justify;">+ Mỗi lần khám mới được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản đầu tiên</p> <p style="text-align: justify;">+ Các lần khám sau, số liệu được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản và 2 lần khám thị trường gần nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Phần mềm GPA sẽ cảnh cáo tiến triển tổn thương thị trường theo các mức:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có tiến triển “possible progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng Ʌ</p> <p style="text-align: justify;">+ Có xu hướng tiến triển “likely progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, chỉ số VFI (visual field index) cho biết % chức năng thị trường còn lại của từng thời điểm. Chỉ số này giúp đánh giá tiến triển cho các trường hợp tổn thương thị trường nặng hoặc tổn thương lan tỏa.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại giai đoạn của Glocom theo VFI:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 0 (chưa bị glocom): VFI &gt; 90%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 1 (sớm): VFI ≥ 82%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 2 (trung bình): 63-81%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 3 (nặng):43-62%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 4 (trầm trọng): 23-42%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 5 (mù): &lt; 22%</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại TT (đơn vị: dB/tháng hoặc năm) = Chênh lệch MD giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám (tháng/năm).</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức chậm khi tổn hại dưới 0,2db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 150 năm)</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức trung bình khi tổn hại từ 0,2-2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 15 năm)</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Đầu thị thần kinh</em></li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên lâm sàng: </em></strong>Phân loại xu hướng tổn thương đầu thị thần kinh DDLS (Disc Damage Likelihood Scale) mới do Spaeth đề xuất đã khắc phục những nhược điểm của cách đánh giá tỉ lệ C/D đơn thuần vì đã chú trọng diện tích viền thần kinh và hiệu chỉnh kết quả đánh giá tổn thương đầu thị thần kinh theo kích thước gai thị. Đồng thời DDLS cũng bao phủ toàn bộ tiến trình của tổn thương đĩa thị thông qua việc phân chia chi tiết tới những giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ngoài DDLS, các hệ thống phân loại khác của của Armaly, Read – Spaeth, Shiose, Richardson, Nesterov, Jonas cũng đã và đang được tiếp tục nghiên cứu.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên kết quả chụp OCT:</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo GPA (Guided Progression Analysis): Lớp sợi thần kinh quanh gai được đánh giá là có tổn hại khi độ dày trung bình hoặc độ dày ở 1 múi giờ giảm trên 20µm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại RNFL (đơn vị µm/tháng) = Chênh lệch độ dày của RNFL giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám(tháng).</p> <p style="text-align: justify;">3.Tần suất khám lại cho bệnh nhân glocom</p> <p style="text-align: justify;">Tần số khám lại và khoảng cách giữa các lần khám lại tùy thuộc vào mức nhãn áp, mức tổn thương của bệnh, tốc độ tổn hại của thị trường và thần kinh thị giác.</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều chỉnh để đạt được mức nhãn áp yêu cầu cần được thực hiện nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu việc đánh giá nhãn áp thường xuyên với khoảng cách một vài ngày hết sức quan trọng . Khi nhãn áp đã đạt được mức ổn định, tần suất và khoảng cách thời gian đến khám lại có thể được đánh giá dựa vào mức tổn thương và tốc độ tổn thương thị trường vào thời điểm được khám.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Thời gian hẹn người khám bệnh lại dựa trên các nguyên tắc sau: </strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Nhắc nhở người bệnh đi khám lại mắt ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu của glocom như đau đỏ, nhức, nhìn mờ như qua màn sương mù, cảm giá căng tức mắt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hẹn người bệnh điều trị nội khoa dựa theo thời lượng của thuốc hạ NA để đảm bảo điều trị không ngừng vì hết thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với người bệnh mới mổ mắt – hẹn khám lại sau xuất viện 1 tuần. Sau đó nếu mắt yên, NA điều chỉnh tốt khám lại sau 1 tháng trong 3 tháng đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có NA điều chỉnh ổn định sau mổ: Hẹn khám 3 tháng / 1lần trong năm đầu, sau đó 6 tháng/1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có nguy cơ cao mất chức năng thị giác, NA dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh glocom tiếp tục tiến triển: Hẹn khám định kỳ 1 tháng 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với những đối tượng nghi ngờ có bệnh glocom: Nếu kết quả khám xét, thử nghiệm âm tính thì hẹn tái khám, tiến hành thử nghiệm lại khoảng nửa năm một lần. Sau 1,5 năm theo dõi bệnh glocom không được xác định thì có thể ngừng quản lý nhưng căn dặn đối tượng đó đi khám lại bất kỳ lúc nào khi có những dấu hiệu của glocom</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Glocom góc mở thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">I. Glôcôm thứ phát góc mở liên quan tới bệnh khác tại mắt</p> <p style="text-align: justify;">1.2. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Xác định yếu tố nguy cơ mắc bệnh: bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi (khoảng trên 60 tuổi).</p> <p style="text-align: justify;">- Xác định các dấu hiệu đặc trưng của : có biểu hiện giống glôcôm góc mở nguyên phát, với nhãn áp cao và tổn thương thị trường, bệnh tiến triển thường không đều ở hai mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sinh hiển vi: thấy các chất giả bong bao dính ở bờ đồng tử, trên bề mặt thể thủy tinh (vòng chất giả bong bao ở vùng trung tâm bao trước giống viền đăng ten không đều). Thường có đục thể thủy tinh nhân trung tâm, mất sắc tố mống mắt vùng trung gian.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi góc tiền phòng thường thấy nhiều hạt sắc tố lắng đọng dọc theo vòng Schawlbe (Vòng Sampaolesi) và có thể có điểm dính góc. Đôi khi thể thủy tinh bị lệch, rung rinh do dây Zinn yếu.</p> <p style="text-align: justify;">1.3. Cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm nhãn cầu</p> <p style="text-align: justify;">2. Glôcôm sắc tố</p> <p style="text-align: justify;">2.2. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Xác định yếu tố nguy cơ: Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, người cận thị, có thể biểu hiện ở một hoặc hai mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sinh hiển vi: thấy hiện tượng thoái hóa biểu mô sắc tố mống mắt vùng trung gian làm mống mắt bị xơ teo thấy được ánh hồng do ánh sáng hắt ngược từ đáy mắt. Sắc tố mống mắt theo dòng chảy thủy dịch tới lắng đọng trên bề mặt mống mắt, xích đạo thể thủy tinh, trên dây Zinn, vùng bè, trên vòng Schawlbe và bề mặt nội mô giác mạc (thoi Krukenberg).</p> <p style="text-align: justify;">- Glôcôm sắc tố có khoảng dao động nhãn áp trong ngày rất lớn. Chênh lệch nhãn áp giữa ngày và đêm có thể tới 20 thậm chí 25 mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">2.3. Cận lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">3. Glôcôm thể mi (Hội chứng Posner - Schlossman )</p> <p style="text-align: justify;">3.2. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Xác định các dấu hiệu đặc trưng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh diễn biến từng đợt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhãn áp thường tăng rất cao nhưng bệnh nhân chỉ có cảm giác đau tức nhẹ , nhìn mờ nhẹ, nhìn đèn có quầng màu sắc.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám sinh hiển vi:thấy giác mạc phù kín đáo và có tủa ở mặt sau. Tủa giác mạc có số lượng ít, thường chỉ 1-2 tủa nhưng kích thước lớn 0.3 - 0.5 mm, có màu trong, ít sắc tố.</p> <p style="text-align: justify;">3.3. Cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">4. Glôcôm thứ phát góc mở do chất thể thủy tinh</p> <p style="text-align: justify;">4.2. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của cơn glocom cấp: mắt đau nhức, đỏ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, … trên bệnh nhân mới bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật nội nhãn thì cần nghĩ đến glocom do dị ứng chất nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu điển hình: quan sát dưới sinh hiển vi thấy những mảnh chất vỏ thể thủy tinh như lông tơ màu trắng ở trong tiền phòng, kết hợp với nhãn áp cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra có thể quan sát được các dấu hiệu không điển hình sau: tế bào tiền phòng, dấu hiệu Tyndall, cương tụ kết mạc, phù giác mạc. soi góc tiền phòng – thấy mờ góc.</p> <p style="text-align: justify;">4.3. Chẩn đoán phân biệt</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt glocom thứ phát góc mở do chất thể thủy tinh với các bệnh sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Glocom do tiêu thể thủy tinh: thể thủy tinh đục chưa được lấy đi hoặc bệnh nhân không có tiền sử chấn thương.</p> <p style="text-align: justify;">- Phản vệ thể thủy tinh: có yếu tố mẫn cảm trước với chất thể thủy tinh. Sau chấn thương hoặc phẫu thuật nội nhãn gây viêm tiền phòng và đôi khi tăng nhãn áp. Viêm thường là kiểu u hạt và không có chất thể thủy tinh như lông tơ trong tiền phòng.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm nội nhãn nhiễm trùng: nhãn áp thường thấp hoặc trong giới hạn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">4.4. Cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm nhãn cầu</p> <p style="text-align: justify;">5. Glôcôm do xuất huyết tiền phòng, xuất huyết nội nhãn</p> <p style="text-align: justify;">5.2. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của cơn glocom cấp: mắt đau nhức, đỏ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, … trên bệnh nhân mới bị chấn thương hoặc sau xuất huyết nội nhãn, xuất huyết tiền phòng trên nền các bệnh lý khác của mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu điển hình: quan sát dưới sinh hiển vi thấy những tế bào hồng cầu thoái hóa màu nâu vàng hoặc thấy máu đỏ tươi ở trong tiền phòng, kết hợp với nhãn áp cao.</p> <p style="text-align: justify;">5.3. Cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm nhãn cầu</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_sieuam.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm nhãn cầu</em></p> <p style="text-align: justify;">II.&nbsp; Glôcôm thứ phát góc mở xuất hiện sau điều trị</p> <p style="text-align: justify;">1. Glôcôm thứ phát sau điều trị thuốc corticosteroid</p> <p style="text-align: justify;">1.2. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Khai thác kỹ tiền sử có các bệnh về mắt trước đó, tiền sử dùng thuốc (đặc biệt steroid), phẫu thuật, chấn thương, gia đình có người bị glocom, …</p> <p style="text-align: justify;">- Khám mắt toàn diện để phát hiện tình trạng viêm mắt hiện tại hoặc trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi góc tiền phòng: tìm các dấu hiệu dính góc, tân mạch, sắc tố, … để tiến hành chẩn đoán phân biệt.</p> <p style="text-align: justify;">1.3. Cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">2. Glôcôm thứ phát góc mở sau phẫu thuật nội nhãn</p> <p style="text-align: justify;">2.2. Chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử: đã phẫu thuật nội nhãn trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Có các dấu hiệu đặc trưng: nhãn áp tăng, tiền phòng nông hoặc xẹp, mống mắt vồng ra trước hoặc dính vào thể thủy tinh/kính nội nhãn, lỗ cắt mống mắt bị bít tắc, …</p> <p style="text-align: justify;">2.3. Cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm nhãn cầu</p> <p style="text-align: justify;">III. Glôcôm thứ phát do tăng áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc</p> <p style="text-align: justify;">2. Chẩn đoán</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng đa dạng, khám mắt thường thấy tĩnh mạch nổi giãn to, ngoằn ngoèo, phù kết mạc,phù mắt, hốc mắt.</li> <li style="text-align: justify;">Trong trường hợp thông động tĩnh mạch cảnh - xoang hang có thể có thể có tiếng thổi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">3. Cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p style="text-align: justify;">- OCT gai thị</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm nhãn cầu</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CT-scan hoặc MRI sọ não</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Glocom góc mở thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>I. Glôcôm thứ phát góc mở liên quan tới bệnh khác tại mắt</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Glôcôm giả bong bao</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hạ nhãn áp bằng thuốc tra mắt, ban đầu có thể sử dụng thuốc hạ nhãn áp một thành phần, nếu nhãn áp không điều chỉnh thì bổ sung thêm thuốc hạ nhãn áp thứ 2 hoặc thuốc hạ nhãn áp phối hợp.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_nhothuocmat.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạ nhãn áp bằng thuốc tra mắt</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nếu nhãn áp không hạ bằng thuốc thì cần chuyển người bệnh lên tuyến trên để thực hiện laser hoặc phẫu thuật:</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Lases tạo hình bè (trabeculoplasty)</p> <p style="text-align: justify;">+ Phẫu thuật: Cắt bè hoặc cắt củng mạc sâu có kèm thuốc chống chuyển hóa hoặc không. Trường hợp có đục thể thủy tinh có thể chỉ định phẫu thuật phối hợp khi thị lực dưới 4/10.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Glôcôm sắc tố</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc tra hạ nhãn áp: Tránh các loại thuốc gây giãn đồng tử và cần kiểm tra võng mạc chu biên trước khi tra Pilocapin (vì thuốc làm tăng nguy cơ bong võng mạc).</li> <li style="text-align: justify;">Nếu nhãn áp không điều chỉnh với thuốc thì cần chuyển BN lên tuyến trên để thực hiện laser hoặc phẫu thuật:</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Laser tạo hình bè: Vùng bè có nhiều sắc tố nên hấp thụ laser rất tốt, mức năng lượng nên để thấp hơn binh thường (200-600 mW).</p> <p style="text-align: justify;">+ Cắt mống mắt chu biên bằng laser : Trong trường hợp có nghẽn đồng tử đảo ngược có thể hạn chế hiện tượng cọ mống mắt vào thể thủy tinh và dây Zinn làm giải phóng sắc tố mống mắt, nhờ đó dự phòng tăng nhãn áp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu nhãn áp tăng tái phát sẽ đặt van tiền phòng hoặc quang đông thể mi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3.</strong> <strong>Glôcôm thể mi (Hội chứng Posner - Schlossman )</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3.4. Điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chống viêm Steroid : Dexamethason 0.1% tra mắt 4 lần/ ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ nhãn áp: Acetazolamid uống + chẹn beta giao cảm trong vòng 3 - 5 ngày, sau đó duy trì với thuốc hạ nhãn áp tra mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhãn áp không điều chỉnh với thuốc thì cần chuyển BN lên BV tuyến trên để phẫu thuật: Chỉ định cắt bè khi có tổn thương chức năng thị giác</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Glôcôm thứ phát góc mở do chất thể thủy tinh</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>4.5. Điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc hạ nhãn áp: Cả đường toàn thân và tại mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu không kiểm soát được nhãn áp bằng thuốc thì cần chuyển viện để tiến hành phẫu thuật loại bỏ chất thể thủy tinh còn sót và tiến hành chống viêm tích cực trong giai đoạn hậu phẫu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Glôcôm do xuất huyết tiền phòng, xuất huyết nội nhãn</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>5.4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc kết hợp toàn thân</li> <li style="text-align: justify;">Nếu không kiểm soát được nhãn áp bằng thuốc thì cần chuyển viện để tiến hành chọc và rửa máu tiền phòng, có thể phải cắt dịch kính để làm sạch máu, phẫu thuật tạo lỗ rò hoặc đặt shunt nếu tăng nhãn áp dai dẳng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>II.&nbsp; Glôcôm thứ phát góc mở xuất hiện sau điều trị </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Glôcôm thứ phát sau điều trị thuốc corticosteroid</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1.4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ngừng thuốc steroid: Cả đường toàn thân và tại mắt.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc hạ nhãn áp: Những mắt có viêm kết mạc dị ứng nên hạn chế dùng prostaglandin</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật: Chỉ định giống như glôcôm góc mở nguyên phát.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Glôcôm thứ phát góc mở sau phẫu thuật nội nhãn</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị hạ nhãn áp toàn thân và tại chỗ (thuốc giãn đồng tử, chẹn beta, ức chế AC, ..). Trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng đồng thời 2-3 loại thuốc hạ nhãn áp.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị chống viêm</li> <li style="text-align: justify;">Nếu không kiểm soát được nhãn áp bằng thuốc thì cần chuyển viện để thực hiện phẫu thuật như: Tháo dầu silicon, rửa hút chất nhân sót hoặc rút bỏ thể thủy tinh nhân tạo, cắt mống mắt chu biên, ...</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>III. Glôcôm thứ phát do tăng áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc hạ nhãn áp: Toàn thân và tại chỗ</li> <li style="text-align: justify;">Nếu điều trị thuốc không điều chỉnh được nhãn áp hoặc cần điều trị nguyên nhân thì tiến hành chuyển viện để thực hiện laser hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân:</li> </ul> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị nguyên nhân: Phẫu thuật hàn lỗ rò động mạch, phẫu thuật u hốc mắt, phối hợp với bác sĩ nội khoa điều trị basedow, viêm tắc tĩnh mạch,…</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu&nbsp; thuật tạo đường rò: Thường rất khó khăn do hiện tượng giãn mạch thượng củng mạc gây xuất huyết và tăng sinh xơ sau phẫu thuật.</li> <li style="text-align: justify;">Quang đông thể mi: Có thể phải thực hiện nhiều lần</li> </ul> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"><strong>Tài liệu tham khảo:</strong> <ol> <li>Bệnh Glocom<strong> – </strong>Hội nhãn khoa Mĩ – Người dịch TS Nguyễn Đức Anh – Bộ môn Mắt Đại học Y Hà Nội</li> <li>Phác đồ điều trị bệnh mắt – Bệnh viện mắt TP HCM – NXB Y học – năm 2018</li> <li>Hướng dẫn về Glocom – Hội Nhãn khoa Việt Nam – NXB Y học – năm 2014</li> <li>Asia Pracific glaucoma Guidelines, Thirth edition</li> <li>Bài giảng lớp CKI “Ứng dụng thị trường trong Glocom” – ĐH Y&nbsp; Hà Nội – 2018</li> <li>Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019&nbsp;</li> </ol> </div> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/glocom-goc-mo-thu-phat-sxpjy
Hẹp bao quy đầu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hẹp bao quy đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hẹp bao quy đầu - Phimosis là gì?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bao quy đầu là phần da bảo vệ và bao bọc quanh quy đầu dương vật, vùng da này dễ nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Bao quy đầu bình thường dễ lộn bộc lộ quy đầu dương vật giúp dễ dàng thực hiện chức năng khi quan hệ tình dục. Khả năng che phủ quy đầu ở nam giới là khác nhau giữa các độ tuổi và giữa những người nam giới với nhau cũng khác nhau, nó cũng thay đổi khi ở trạng thái bình thường và khi ở trạng thái dương vật cương cứng.</p> <p style="text-align: justify;">Vậy hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng bao quy đầu không tự lộn được xuống phía gốc dương vật để lộ ra quy đầu dương vật. Cần phân biệt giữa hẹp bao quy đầu và dài da bao quy đầu, dài da bao quy đầu là tình trạng da bao quy đầu luôn phủ kín quy đầu dương vật, tuy nhiên khi lộn bao quy đầu thì bao quy đầu lộn được dễ dàng về phía gốc dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">Đa số trẻ nam mới sinh ra đều có hẹp bao quy đầu, đây là hiện tượng sinh lý. Tình trạng này sẽ cải thiện dần theo độ tuổi, theo thống kê thì sau 2 tuổi tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em nam chỉ còn khoảng 10% và nó chỉ còn lại khoảng 1 - 2% ở trẻ nam sau tuổi trưởng thành. Do đó những trẻ này cần phải có sự can thiệp để điều trị sớm tránh những biến chứng ảnh hưởng sau này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hẹp bao quy đầu" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_hep-baoquy-dau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hẹp bao quy đầu</em></p> <h2 style="text-align: justify;"><span style="font-size:12px;"><strong>Phân loại hẹp bao quy đầu</strong></span></h2> <p style="text-align: justify;">Dựa vào khả năng co hồi của da bao quy đầu thì có thể phân loại thành 5 kiểu như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểu I là khi da bao quy đầu hẹp toàn bộ, không thể lộn xuống bộc lộ miệng sáo ra được. Kiểu này đa phần là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm và tiểu khó ở nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểu II là khi lộn bao quy đầu xuống phía gốc dương vật chỉ bộc lộ được miệng sáo.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểu III là khi lộn bao quy đầu xuống phía gốc dương vật bộc lộ được một nửa quy đầu dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểu IV là gần như bao quy đầu đầu được lộn gần hết về phía gốc dương vật tuy nhiên vẫn dính một phần ở rãnh quy đầu dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểu V là bao quy đầu bình thường, có thể dễ dàng lộn xuống hoàn toàn về phía gốc dương vật và lộn ngược lại về vị trí ban đầu.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra hẹp bao quy đầu có thể chia làm 2 loại:</p> <p style="text-align: justify;">- Bẩm sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Mắc phải.</p> <p style="text-align: justify;">Hẹp bao quy đầu bẩm sinh hay sinh lý đa phần gặp ở 90% trẻ sơ sinh và kéo dài tới 2 - 3 tuổi thì tỷ lệ này giảm còn 10% và sau đó chỉ có khoảng 1% trẻ cần phải can thiệp điều trị. Trong 1 số trường hợp việc chăm sóc vệ sinh không tốt ở trẻ sơ sinh có thể phải can thiệp sớm như viêm tấy, mưng mủ nhiều lần hoặc nhưng can thiệp thô bạo không đúng kỹ thuật ở giai đoạn này của trẻ có thể dẫn tới tình trạng viêm xơ sẹo sau này tại bao quy đầu của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Hẹp bao quy đầu mắc phải chiếm tỷ lệ khoảng 1% thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn sau tuổi dậy thì. Đa số đi khám với lý do ảnh hưởng khi quan hệ tình dục như gây đau, giảm ham muốn, giảm độ khoái cảm. Ngoài ra nếu bao quy đầu bị chít hẹp hoàn toàn có thể gây tình trạng tiểu khó, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh dẫn đến viêm bao quy đầu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sự viêm dính giữa mặt trong của bao quy đầu tạo vòng xơ, gây nên tình trạng hẹp nghiêm trọng miệng bao quy đầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hẹp bao quy đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hẹp bao quy đầu là tình trạng bình thường đối với trẻ sơ sinh. Đây không phải là một tình trạng bệnh lý trừ khi nó gây ra các biến chứng sớm cho trẻ như viêm tấy, viêm mủ, viêm tiết niệu,…</p> <p style="text-align: justify;">- Tuy nhiên, với nam giới ở độ tuổi trưởng thành do không được lộn đúng cách lúc nhỏ có thể dẫn đến hậu quả gây ra sẹo xơ dính bao quy đầu. Do vậy khuyến cáo các gia đình không nên cố gắng lộn bao quy đầu của con mình thô bạo khi không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa vì nó có thể gây tình trạng đau và làm tổn thương nặng nề hơn bao quy đầu của trẻ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hẹp bao quy đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ở người có biểu hiện hẹp bao quy đầu thường gặp các dấu hiệu sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Không thể lộn được bao quy đầu từ nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện chỉ lộn được một phần bao quy đầu về phía gốc dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">- Có biểu hiện đau và sưng đỏ bao quy đầu, vùng da tại chỗ có thể căng bóng. Trong trường hợp nghẹt, bao quy đầu có thể tím đen hoại tử do bị nghẹt thời gian dài không được xử trí.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể thấy hiện tượng bao quy đầu căng, phồng to lên, các tia tiểu phụ mạnh ra xa khi đi tiểu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có thể thấy hiện tượng bao quy đầu căng, phồng to lên" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_dinh-bao-quy-dau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có thể thấy hiện tượng bao quy đầu căng, phồng to lên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khó quan sát được lỗ miệng sáo một cách tự nhiên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hẹp bao quy đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Với trẻ em: đa số là hẹp sinh lý nên các gia đình không biết cách lộn rửa vệ sinh cho trẻ dẫn đến các tế bào biểu mô và cặn sinh dục tiết ra, bám dính vào quy đầu dương vật tạo thành các cục cặn. Đây có thể là nơi các hệ vi khuẩn khu trú, phát triển gây nên tình trạng viêm mủ quy đầu, viêm tiết niệu,…</p> <p style="text-align: justify;">- Với người lớn:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tình trạng hẹp bao quy đầu có thể dẫn tới dương vật chậm phát triển, nguyên nhân đa phần do da bao quy đầu chít hẹp hoàn toàn khiến cản trợ 1 phần sự phát triển của dương vật, là yếu tố làm dương vật ngắn và kém phát triển hơn so với người không bị hẹp bao quy đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Gây tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục: nguyên nhân do bao quy đầu hẹp gây khó khăn cho việc lộn rửa vệ sinh hàng ngày. Lâu dài gây nên hiện tượng viêm xơ sinh bao quy đầu, ảnh hưởng nhiều tới cả hoạt động tình dục là gây đau khi cương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Làm giảm khả năng quan hệ tình dục: đa phần những người nam giới bị hẹp bao quy đầu đều cảm thấy thiếu tự tin trong việc quan hệ do giảm nhạy cảm khi tiếp xúc, giảm ham muốn, rối loạn cương thậm chí với những nam giới do kết hợp giữa hẹp và dài bao quy đầu nên khó vệ sinh, gây nên tình trạng mùi hôi khó chịu cho bạn tình.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Làm giảm khả năng quan hệ tình dục ở nam giới" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hep-baoquy-dau-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Làm giảm khả năng quan hệ tình dục ở nam giới</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nguy cơ ung thư quy đầu dương vật: nguyên nhân do quá trình viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu và quy đầu dương vật dần dần làm các tế bào ở đây biến đổi dẫn tới nguy cơ cao ung thư quy đầu dương vật.&nbsp; Một số nghiên cứu đã chứng minh thấy tỷ lệ ung thư dương vật ở những người nam giới hẹp bao quy đầu cao hơn những nam giới không bị hẹp bao quy đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua&nbsp;quan hệ tình dục không an toàn, đa phần do da bao quy đầu dài và hẹp là nơi thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh và truyền bệnh trong khi quan hệ tình dục như HIV, viêm gan B, C, chlamydia, lậu, giang mai,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hẹp bao quy đầu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay có hai phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu phổ biến được áp dụng tùy theo lứa tuổi và tình trạng của bệnh nhân là điều trị bảo tồn hay can thiệp và điều trị phẫu thuật cắt bao quy đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phương pháp điều trị bảo tồn là làm mềm miệng bao quy đầu để có thể từ từ lộn bao quy đầu xuống được khỏi đầu dương vật. Trong một số trường hợp cụ thể có thể áp dụng phương pháp sau: thuốc mỡ có thành phần corticosteroid bôi trong vài tuần để làm giảm hiện tượng sưng nề giúp cho sự lộn xuống của bao quy đầu được dễ dàng. Thuốc mỡ có thể bôi cho trẻ hai lần một ngày cho đến khi trẻ có thể lộn được toàn bộ bao quy đầu. Có thể dùng liên tục cho trẻ đến khi trẻ được 4 tháng tuổi. Bao quy đầu phải được lộn xuống hoàn toàn khỏi đầu dương vật sau điều trị. Phương pháp này đa phần áp dụng ở trẻ nhỏ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bao quy đầu phải được lộn xuống hoàn toàn khỏi đầu dương vật sau điều trị" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hep-baoquy-dau-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bao quy đầu phải được lộn xuống hoàn toàn khỏi đầu dương vật sau điều trị</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bao quy đầu. Đây là phương pháp triệt để điều trị hẹp bao quy đầu, được chỉ định cho hầu hết nam giới trưởng thành và 1 số trường hợp trẻ em điều trị nội khoa thất bại mà viêm nhiễm tái diễn nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;<strong>Chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp bao quy đầu không hoàn toàn, tái phát nhiều đợt trong năm.</p> <p style="text-align: justify;">- Chít hẹp bao quy đầu bệnh lý hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm bao quy đầu- quy đầu dương vật tái phát nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Dương vật liken xơ hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Các tổn thương u nhú da bao quy đầu dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong phẫu thuật tạo hình lỗ đái lệch thấp hay lún dương vật ở trẻ em</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chống chỉ định của phẫu thuật cắt bao quy đầu:</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Các trẻ sơ sinh hay đẻ non dưới 1 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh có bệnh lý rối loạn đông cầm máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ bị lỗ đái lệch cao hay lỗ đái lệch thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Dương vật biến dạng bất thường bẩm sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các phương pháp cắt bao quy đầu:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp truyền thống vẫn hay được áp dụng như cắt tròn theo chu vi của dương vật. Cắt xẻ dọc bao quy đầu hiện nay ít được áp dụng, cắt vạt kiểu hàn quốc,…</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt bao quy đầu bằng dụng cụ stapler: hiện nay phương pháp này hay được sử dụng trong những trường hợp dài và hẹp bao quy đầu đơn thuần, ít có dải xơ dính. Ưu điểm là nhanh, thẩm mỹ, ít chảy máu, thời gian phục hồi nhanh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng sau mổ cắt bao quy đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp bao quy đầu tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Cương đau dương vật khi phần da thừa còn lại quá ngắn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc sau cắt bao quy đầu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh, chống phù nề, giảm đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Băng ép, thay băng ngày 1 lần trong 5 - 7 ngày đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh vận động mạnh trong 3 ngày đầu, hạn chế mặc quần lót chật, nên để dương vật vị trí 12h.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹn tái khám cắt chỉ sau 10 ngày (nếu dùng chỉ không tiêu). Hiện nay đa số dùng chỉ tiêu nhanh nên không cần cắt chỉ.</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới trưởng thành hạn chế xem phim ảnh có nội dung gợi cảm, tránh hiện tượng cương đau trong 3 ngày đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiêng quan hệ tình dục trong 1 tháng.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hep-bao-quy-dau-sbafe
Hội chứng Patau
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Patau</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng lần đầu tiên được Tiến sĩ Patau mô tả vào năm 1960, đặc trưng bởi các triệu chứng: đầu nhỏ, thiếu mắt, hở hàm ếch, môi thỏ, di tật não và dị tật mạch máu. Hội chứng Patau là do bất thường cặp nhiễm sắc thể(NST) số 13. Người bình thường có 23 cặp nhiễm sắc thể mỗi cặp có hai chiếc giống hệt nhau. Tuy nhiên, ở những trẻ bị hội chứng Patau sẽ có 3 NST ở cặp số 13, gọi là trisomy 13. Những trẻ này có tỷ lệ sống sau sinh thấp thường bào thai sẽ sảy hoặc chết lưu ngay trong tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210907/20210907_hoi-chung-patau.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">Trisomy 13 ít phổ biến hơn hội chứng Down. Hội chứng Patau xuất hiện với tỷ lệ 1/16000 thai kỳ. Do bất thường bẩm sinh về tim mạch và thần kinh nặng nề nên có tới 50% trường hợp bào thai chết trước 20 tuần và &nbsp;chiếm 15% các trường hợp thai chết lưu. Hơn 80% trẻ sinh ra mắc hội chứng Patau chết trong năm đầu tiên và 95% chết ngay trong bào thai. Do đó tỷ lệ trẻ mắc Trisomy 13 chỉ có 1/5000 ca sinh tương tự hội chứng Edwwards, trong khi tỷ lệ này với hội chứng Down là 1/700. Và rất hiếm trẻ sống sót lâu hơn tới tuổi thanh thiếu niên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Patau</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những trẻ mắc hội chứng Patau là do trong bộ NST, cặp NST số 13 có 3 chiếc. Nguyên nhân của Tri13 thuần hay gặp nhất do không tiếp xúc trong meiosis tăng lên, hay xảy ra ở các thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi).&nbsp;&nbsp;Một nguyên nhân khác là do chuyển đoạn Robertsonian không cân bằng chiếm 20%, dẫn đến cặp NST 13 có 2 chiếc và một nhánh dài bổ sung thêm vẫn của NST số 13.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Những trẻ mắc hội chứng Patau là do trong bộ NST, cặp NST số 13 có 3 chiếc" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_hoi-chung-patau-la-gi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những trẻ mắc hội chứng Patau là do trong bộ NST, cặp NST số 13 có 3 chiếc</em></p> <p style="text-align: justify;">Với thể khảm hiếm gặp hơn thì một số dòng tế bào có tới 3 NST số 13 trong khi những tế bào khác vẫn bình thường. Với thể khảm thì nguyên nhân không phải do sai lệch trong quá trình phân ly tế bào và tuổi mẹ cũng không làm tăng nguy cơ. Tiên lượng đối với thể khảm và thể chuyển vị không cân đối thường tốt hơn thể Tri13 thuần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Patau</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nghiên cứu đã trình bày chi tiết về mức độ nặng, các dị tật bẩm sinh chủ yếu về tim mạch và thần kinh khi bào thai mắc hội chứng Patau. Ở những trẻ mắc hội chứng Patau được sinh ra chỉ sống thêm được khoảng 7-10 ngày và số trẻ sống tới không quá một năm chiếm 80-90%.&nbsp;Ngày nay, nhờ vào sự can thiệp và liệu pháp y tế, số ca sống sót lâu thông kê được cao hơn. Thường những trẻ này, những dị tật mắc phải về tim mạch và não ít nặng nề hơn. Một&nbsp;số bất thường hình thái hay gặp của hội chứng Patau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tật đầu nhỏ, trán nghiêng, méo mó, thậm chí có trẻ bị mất mảng da đầu</li> <li style="text-align: justify;">Mắt nhỏ hoặc chỉ có một mắt,</li> <li style="text-align: justify;">Khoảng cách hai mắt gần nhau</li> <li style="text-align: justify;">Sứt môi, hở hàm ếch</li> <li style="text-align: justify;">Tai mọc thấp, có thể bị điếc</li> <li style="text-align: justify;">Tay chân thường có bất thường thừa ngón hoặc biến dạng</li> <li style="text-align: justify;">U mạch máu</li> <li style="text-align: justify;">Thoát vị rốn, khe hở thành bụng làm đẩy các tạng ra ngoài ổ bụng</li> <li style="text-align: justify;">Thận có nang bất thường</li> <li style="text-align: justify;">Bất thường bộ phận sinh dục như trẻ gái có âm vật phì đại, trẻ trai dương vật thường nhỏ.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210907/20210907_hoi-chung-patau-2.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">Những bào thai mắc hội chứng Patau thường chậm phát triển trong tử cung, não ít phát triển, đầu thường có kích thước nhỏ. Các dị tất hầu hết đều liên quan đến đường giữa như: sứt môi, hở hàm ếch, bệnh lý liên quan mắt. Bất thường hệ thần kinh trung ương cũng là đường giữa như não thất không phân chia, trán méo mó.</p> <p style="text-align: justify;">Các bất thường tim mạch bẩm sinh trong hội chứng Patau hay gặp tứ chứng Fallot, thông liên thất, thông liên nhĩ và thất phải hai đường ra. Những dị tật tim bẩm sinh này đa số không gây tử vong ngay khi trẻ sinh ra hoặc trong giai đoạn đầu đời dù không điều trị</p> <p style="text-align: justify;">Khi thai kỳ, thai nhi thường chậm phát triển, não kém phát triển, thậm chí do những bất thường bẩm sinh liên quan thần kinh não như não trước không phân chia nên tất cả những trẻ sống sót khi mắc hội chứng Patau đều chậm phát triển về tâm thần, vận động, thiểu năng trí tuệ. Trên 80% các trường hợp các bé mắc hội chứng Turner có bất thường nặng nề về tim và não.</p> <p style="text-align: justify;">Những bất thường tại cơ quan khác chiếm khoảng 50% số những trẻ mắc hội chứng Patau: các cơ quan như gan, thận, bất thường cơ quan sinh dục, phổi.&nbsp;Các bất thường về tiêu hóa, thận tiết niệu như túi thừa Meckel, nang thận, ứ nước thận, thận đôi, thận móng ngựa hay đại tràng quay không hoàn toàn gặp không nhiều dưới 50% ở những người mắc hội chứng Patau. Cơ xương khớp hay gặp bất thường bàn tay chân, thừa ngón, các vết lồi lõm bẩm sinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng Patau</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các nghiên cứu về hội chứng Patau đều chỉ ra rằng trẻ mắc hội chứng này có kèm nhiều bất thường bẩm sinh về thần kinh, tim mạch nặng nề. Điều đó làm số trẻ sống sót qua năm đầu cực thấp. Trước đây, con số thời gian sống sót của trẻ ghi nhận chỉ khoảng 7-10 ngày, 90% trẻ không sống sót qua năm đầu tiên. Nhờ các biện pháp can thiệp y tế tốt hơn, thời gian gần đây người ta thấy thời gian sống trung bình lên khoảng 733 ngày. Và tiên lượng trẻ mắc hội chứng Patau thể khảm, thể chuyển vị không cần bằng thường tốt hơn thể thuần.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Patau</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán trước sinh với hội chứng Patau ngoài dựa vào:</p> <p style="text-align: justify;">- Hình ảnh siêu âm hình thái học có những hình thái nghĩ tới Tri13: những bất thường đầu, não, khuôn mặt, mắt, bất thường tim mạch, bàn tay bàn chân, thai chậm phát triển…</p> <div> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định phải bằng sinh thiết gai rau hoặc chọc ối xác định Karyotyp bộ nhiễm sắc thể của thai nhi. Kết quả trả lời cặp NST số 13 có 3 NST. Hiện nay, phương pháp Microarray mô đã làm tăng khả năng chẩn đoán phát hiện các bất thường. Microarray khảo sát bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể mức độ nhỏ &lt;10MB, các bất thường di truyền.</p> </div> <p style="text-align: justify;">- Có thể bác sĩ cần cân nhắc chụp cộng hưởng từ thai nhi giúp phát hiện kĩ các dị tật thần kinh, tim, mạch máu…</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Những bất thường về hình thái thai nhi: bất thường thần kinh, não, tim mạch như thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot… có thể gặp trong hội chứng Patau những cũng gặp trong rất nhiều các bất thường NST khác, các hội chứng khác như hội chứng Edwards- Trisomy18, hội chứng Down- Tri21.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm phân lập bộ NST cho thai nhi qua sinh thiết gai rau hoặc chọc dịch ối.</p> <h3><strong>Sàng lọc hội chứng Patau</strong></h3> <p>Tất cả thai phụ đều cần khám và quản lý thai kỳ đầy đủ kết hợp với siêu âm hình thái học thai nhi và sàng lọc trước sinh ít nhất bất thường 3 cặp NST hay gặp nhất: 21, 18, 13.</p> <p>Tri13 cũng như Tri21 nguy cơ tăng theo tuổi mẹ. Tất cả những thai phụ lớn tuổi trên 35 tuổi đều cần được tư vấn về nguy cơ này và tư vấn họ nên xét nghiệm sàng lọc. Sàng lọc trước sinh là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện sớm những thai nhi có nguy cơ mắc các hội chứng bất thường như Patau, Down. Tất cả những phương pháp này đều được thực hiện tại Bệnh viện, các phòng khám, xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh có mặt tại tất cả các địa chỉ lấy mẫu, các chi nhánh của hệ thống Medlatec trên cả nước.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Siêu âm hình thái học thai nhi: </strong></p> <p style="text-align: justify;">Thai phụ cần lưu ý 3 mốc siêu âm 4D quan trọng nhất 12- 22- 32 tuần. Mốc 12 tuần cần phải đo độ mờ da gáy, tất cả các lần siêu âm cần loại trừ các bất thường hình thai cho thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Xét nghiệm&nbsp;</strong><strong>Double test, triple test:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Double test và triple test cần dựa vào các chỉ số độ mờ da gáy thai nhi, tuổi thai, tuổi mẹ và các chỉ số sinh hóa máu của người mẹ để tính ra nguy cơ thai nhi có khả năng mắc các bất thường số lượng NST 3 cặp cơ bản nhất: 21, 18, 13. Kết quả chỉ cho biết nguy cơ mắc cao hay thấp, hoàn toàn không có giá trị chẩn đoán thai nhi có khả năng bị bệnh hay không.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Xét nghiệm NIPT:</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm NIPT ngay từ tuần thứ 10 để giúp sàng lọc sớm dị tật thai nhi" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_20200725_xet-nghiem-nipt-la-gi-01.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm NIPT ngay từ tuần thứ 10 để giúp sàng lọc sớm dị tật thai nhi</em></p> <p style="text-align: justify;">Cho tới hiện tại NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh tốt nhất, nhiều ưu điểm nhất, có thể thực hiện sớm nhất từ khi thai chỉ khoảng 10 tuần. Độ chính xác với Tri21, 13 có thể 95-99%. NIPT giúp giảm nguy cơ dương tính giả của double hay triple test, đặc biệt giảm tỷ lệ số thai phụ phải thực hiện thủ thuật chọc ối có tính chất xâm lấn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Patau</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những trẻ được xác định mắc hội chứng Patau thường tiên lượng bất thường thần kinh, tim mạch nặng nề. Không có điều trị đặc hiệu do là bất thường về NST về di truyền. Chỉ điều trị triệu chứng, cải thiện những bất thường hình thái dị tật tim…, phục hồi chức năng cho trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu người mẹ mang thai mà thai nhi được chẩn đoán mắc hội chứng Patau thì người mẹ cần được tư vấn di truyền, chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn tất cả những vấn đề của thai nhi, những bất thường di truyền hình thái, sẽ như thế nào nếu thai sống sót, tiên lượng thời gian sống, những vấn đề về tinh thần, vận động, trí tuệ, khả năng sinh sản, khả năng lao động của đứa trẻ sau này khi lớn lên. Và thông tin quan trọng là chỉ hơn 80% số trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng Patau có thể chết trong năm đầu tiên sau sinh. Người mẹ và gia đình thai phụ cần biết thêm về nguy cơ thai lần sau tỷ lệ mắc bệnh là bao nhiêu, có ảnh hưởng gì không hoặc thai lần tiếp theo, hướng dẫn sàng lọc và chẩn đoán xác định cho thai sau. Dựa vào tất cả các thông tin đó, người mẹ và gia đình sẽ có quyết định giữ lại hay không giữ lại thai nhi. Cũng nhiều gia đình họ quyết tâm giữ thai dù biết cơ hội sống sót những vấn đề em bé phải đối mặt là vô cùng khó khăn.</p> <p style="text-align: justify;">Khi gia đình chọn giữ lại thai, bác sĩ sẽ trao đổi đầy đủ các thông tin như sau sinh những bất thường nào có thể chỉnh sửa được như tim mạch sứt môi- hở hàm ếch. Những liệu pháp trị liệu phục hồi chức năng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho những trẻ em mắc hội chứng Patau có thể sống sót được. Những vấn đề em bé có thể phải can thiệp hỗ trợ ngay sau sinh như thở Oxy, đặt nội khí quản thậm chí mở khí quản khi dị tật ảnh hưởng tới việc thông khí và đường thở của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Những hỗ trợ khác như chế độ ăn, cách cho ăn, dự phòng co giật, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, máy trợ thính… Tất cả các biện pháp, liệu pháp y tế tích cực đều chỉ giúp kéo dài thời gian sống sót cho trẻ. Khoảng 80-90% trẻ không qua được năm đầu tiên và cực hiếm trẻ có thể sống tới tuổi vị thành niên</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-patau-sslnn
Đông máu rải rác trong lòng mạch
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đông máu rải rác trong lòng mạch&nbsp;viết tắt là DIC là bệnh lý thuộc nhóm bệnh huyết khối -&nbsp;chảy máu. Đặc trưng bởi sự hoạt hóa đông máu nội mạch mất tính khu trú do nhiều nguyên nhân gây nên, dẫn đến hiện tượng đông máu lan tỏa chủ yếu ở vi mạch, giảm các yếu tố đông máu và tiểu cầu do tiêu thụ, biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết trên lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_dong-mau-rai-rac-noi-mach.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Tình trạng xuất huyết trên lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh: </strong>Có 2 cơ chế gây nên bệnh cảnh trên</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thứ nhất: Do tổn thương mạch máu hoặc do sự có mặt của chất tiền đông dẫn đến phát động quá trình đông máu,&nbsp;cục đông trong lòng mạch (chủ yếu ở vi mạch), trường hợp nặng có thể gây suy đa phủ tạng.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thứ hai: Do hiện tượng tiêu thụ tiểu cầu và các yếu tố đông máu cộng thêm sự có mặt của các sản phẩm thoái giáng fibrinogen và fibrin dẫn đến chảy máu.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;&nbsp; &nbsp;Trong bệnh lý đông máu rải rác trong lòng mạch, có sự mất cần bằng của hệ thống đông máu:&nbsp;Tăng tạo thombin, thay đổi chức năng của các chất chống đông sinh lý, ức chế và làm suy yếu cơ chế tiêu sợi huyết, các cytokin tiền viêm tăng hoạt hóa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Do biến chứng sản khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thai chết lưu;</p> <p style="text-align: justify;">- Tắc mạch nước ối;</p> <p style="text-align: justify;">- Rau bong non;</p> <p style="text-align: justify;">- Sót rau thai;</p> <p style="text-align: justify;">- Sản giật.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Do bệnh lý nhiễm trùng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng Gram âm, cầu khuẩn màng não;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng huyết;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm virus viêm gan, CMV, thủy đậu;</p> <p style="text-align: justify;">- Sốt rét.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_sot-ret.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Triệu chứng sốt rét do đông máu rải rác trong lòng mạch</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các bệnh lý ác tính</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bạch cầu cấp, đặc biệt là bạch cầu cấp thể tiền tủy bào;</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý ung thư khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các phản ứng quá mẫn của cơ thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Do bỏng nặng;</p> <p style="text-align: justify;">- Phản vệ;</p> <p style="text-align: justify;">- Truyền sai nhóm máu hệ ABO, rh;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các nguyên nhân khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nọc độc: rắn, động vật không xương sống;</p> <p style="text-align: justify;">- Suy gan, viêm tụy cấp;</p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường mạch máu như phình mạch lớn, viêm mạch,...</p> <p style="text-align: justify;">- Mất máu cấp;</p> <p style="text-align: justify;">- Sau chấn thương hoặc sau những phẫu thuật lớn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Bệnh xuất hiện trên nền bệnh nhân có các bệnh lý nền như: Chấn thương, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật, có bệnh lý ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện đa dạng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Huyết khối trong tĩnh mạch hoặc vi mạch;</li> <li style="text-align: justify;">Hoặc là biểu hiện của xuất huyết;</li> <li style="text-align: justify;">Xuất huyết và tan máu kéo dài dẫn đến bệnh nhân bị thiếu máu.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong>&nbsp;</p> <p><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_suy-tuy-xuong-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu</p> <p>Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Số lượng tiểu cầu giảm.&nbsp;Theo nghiên cứu trong bệnh lý đông máu rải rác trong lòng mạch 98% bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm, &nbsp;bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới 50G/l chiếm đến 50%. Tiểu cầu giảm do tăng tiêu thụ tiểu cầu. Trong DIC tiểu cầu giảm thường có tính động học.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm đông máu cơ bản: Khoảng 70% các trường hợp có PT kéo dài, 50% trường hợp có APTT kéo dài, TT kéo dài.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm fibrinogen bị giảm nguyên nhân do fibrinogen bị tiêu thụ hoặc bị phá hủy bởi plasmin. Trong DIC nặng fibrinogen giảm còn &lt; 1g/l.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm D- dimer, FDPs, SF:&nbsp;Trong DIC: D-dimer và FDFs thường tăng cao do fibrin hình thành và thoái giáng liên tục. Tuy nhiên D-dimer và FDPs không chỉ tăng trong DIC mà còn tăng trong &nbsp;nhiều bệnh lý khác như tắc mạch, huyết khối, bệnh nhân can thiệp ngoại khoa hoặc sản khoa do vậy tính đặc hiệu của 2 xét nghiệm này không cao.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm SF (định lượng monomer fibrin hòa tan): Chỉ hình thành do tác dụng của thrombin lên fibrinogen và chỉ hình thành trong lòng mạch, do đó độ nhạy và đặc hiệu cao hơn.</li> <li style="text-align: justify;">Anti thrombin, protein C, yếu tố V, VII, VIII thường giảm.</li> <li style="text-align: justify;">Nghiệm pháp Rượu: Dương tính ở bệnh nhân đông máu rải rác trong lòng mạch giai đoạn tăng hoạt hóa đông máu.</li> <li style="text-align: justify;">Đo độ đàn hồi cục máu: Đánh giá tổng quát quá trình cầm- đông máu. Kết quả cho biết: bệnh nhân đang ở giai đoạn tăng đông hay giảm đông, nguyên nhân gây tăng đông giảm đông là gì?( do yếu tố tiểu cầu hay yếu tố đông máu hay nguyên nhân khác), phân biệt DIC giai đoạn tiêu sợi huyết với bệnh lý tiêu sợi huyết tiên phát.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và gây tử vong ở những người bệnh bị đông máu rải rác trong lòng mạch là tình trạng chảy máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu tổ chức do các cục đông hình thành;</p> <p style="text-align: justify;">- Tan máu do nghẽn mạch làm bít tắc lòng mạch;</p> <p style="text-align: justify;">- Suy đa phủ tạng.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_dong-mau-rai-rac-noi-mach-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Biến chứng đông máu rải rác trong lòng mạch rất nguy hiểm</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị các bệnh lý nhiễm trùng, các biến chứng sản khoa, các bệnh lý ác tính, cơ thể phản ứng quá mẫn, nhiễm nọc độc, mất máu cấp, viêm tụy cấp, tình trạng thiếu oxy của cơ thể,.. đều có nguy cơ bị đông máu rải rác trong lòng mạch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với những bệnh nhân đã có bệnh lý nền hoặc các yếu tố nguy cơ kể trên, cần theo dõi sát diễn biến, tình trạng của người bệnh để phát hiện và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu của đông máu rải rác trong lòng mạch.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch cần phải đánh giá toàn bộ lâm sàng của bệnh nhân và kết quả xét nghiệm vì bệnh lý đông máu rải rác trong lòng mạch thường diễn biến nhanh, các kết quả chỉ có thể phản ánh được một thời điểm.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội cầm máu -&nbsp;tắc mạch Quốc tế&nbsp; (ISTH -2001) như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Trên lâm sàng bệnh nhân có 1 bệnh lý có thể gây ra đông máu rải rác trong lòng mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Xem xét kết quả xét nghiệm và đánh giá: xét nghiệm số lượng tiểu cầu, FDPs, D-dimer, xét nghiệm thời gian Prothrombin, xét nghiệm Fibrinogen. Cụ thể như sau:</p> <table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:51px;"> <p style="text-align: center;">RST</p> </td> <td style="width:268px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Tên xét nghiệm</strong></p> </td> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Kết quả</strong></p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td rowspan="3" style="width:51px;"> <p style="text-align: justify;">1</p> </td> <td rowspan="3" style="width:268px;"> <p style="text-align: justify;">Số lượng tiểu cầu (PLT)</p> </td> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">PLT ≥ 100 G/L</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">0</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">50 ≤ PLT &lt;100 G/L</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">1</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">PLT &lt; 50 G/L</p> </td> <td style="width:105px;">2</td> </tr> <tr> <td rowspan="3" style="width:51px;"> <p style="text-align: justify;">2</p> </td> <td rowspan="3" style="width:268px;"> <p style="text-align: justify;">Tăng các dấu ấn liên quan đến fibrin (FDPs, D-dimer, FS)</p> </td> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">Không tăng</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">0</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">Tăng vừa</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">2</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">Tăng cao</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">3</p> </td> </tr> <tr> <td rowspan="3" style="width:51px;"> <p style="text-align: justify;">3</p> </td> <td rowspan="3" style="width:268px;"> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm thời gian Prothrombin kéo dài(So với PT chứng)</p> </td> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">&lt; 3 giây</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">0</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">3 – 5.9 giây</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">1</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">≥ 6 giây</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">2</p> </td> </tr> <tr> <td rowspan="2" style="width:51px;"> <p style="text-align: justify;">3</p> </td> <td rowspan="2" style="width:268px;"> <p style="text-align: justify;">Fibrinogen</p> </td> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">&gt; 1 g/l</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">0</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:159px;"> <p style="text-align: justify;">≤ 1 g/l</p> </td> <td style="width:105px;"> <p style="text-align: justify;">1</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Nếu tổng điểm ≥ 5 điểm: chẩn đoán xác định đông máu rải rác trong lòng mạch</p> <p style="text-align: justify;">Nếu &lt; 5 điểm: nếu vẫn nghi ngờ thì cần lặp lại xét nghiệm sau 1 – 2 ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt đông máu rải rác trong lòng mạch với một số hội chứng bệnh lý thiếu máu tan máu vi mạch khác như:</p> <table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="747"> <tbody> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lý</strong></p> </td> <td style="width:189px;"> <ol style="list-style-type:upper-alpha;"> <li style="text-align: justify;" value="13354">(Bệnh lý ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối)</li> </ol> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>HUS</strong> (Hội chứng tăng ure tan máu)</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>HELLP (</strong>Tan máu tăng men gan giảm tiểu cầu)</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>DIC (</strong>Đông máu rải rác trong lòng mạch<strong>)</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">Dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">suy thận</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">+</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">Sốt</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">-/+</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">-</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">-</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">Suy gan</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">Tăng huyết áp</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">-/+</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">-</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">Tan máu</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">++</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">+</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">+</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">Giảm tiểu cầu</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">++</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">++</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:208px;"> <p style="text-align: justify;">Bất thường đông máu</p> </td> <td style="width:189px;"> <p style="text-align: justify;">-</p> </td> <td style="width:142px;"> <p style="text-align: justify;">-</p> </td> <td style="width:85px;"> <p style="text-align: justify;">+/-</p> </td> <td style="width:123px;"> <p style="text-align: justify;">+++</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đông máu rải rác trong lòng mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>a, Điều trị bệnh lý nền gây nên đông máu rải rác trong lòng mạch:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Là biện pháp chủ đạo để loại bỏ nguyên nhân gây nên đông máu rải rác trong lòng mạch ví dụ như: điều trị kháng sinh cho trường hợp nhiễm khuẩn, loại bỏ khối u theo chỉ định, điều trị bệnh lý ác tính theo phác đồ,…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b, Điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị giảm đông, chống chảy máu&nbsp;mục đích cứu sống người bệnh</p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định và liều lượng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Truyền tiểu cầu: Khi &nbsp;số lượng tiểu cầu dưới 20 G/L hoặc số lượng tiểu cầu &lt; 50G/L nhưng trên lâm sàng có xuất huyết. Mục tiêu tiểu cầu sau truyền trên 50G/L.</li> <li style="text-align: justify;">Truyền huyết tương tươi đông lạnh: Chỉ định khi có chảy máu và tỷ lệ prothrombin giảm dưới 50% hoặc bệnh nhân không chảy máu nhưng tỷ lệ Prothrombin &lt; 30%.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_dong-mau-rai-rac-noi-mach-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Truyền huyết tương tươi đông lạnh</p> <p style="text-align: justify;">Liều truyền: 15 - 20ml/kg/24h.</p> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu:&nbsp;Tỷ lệ prothrombin đạt ≥ 70%.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp bệnh nhân có quá tải tuần hoàn do truyền huyết tương tươi đông lạnh có thể thay thế bằng phức hợp prothrombin cô đặc.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Truyền hồng cầu: Khi có thiếu máu nặng (Hb &lt;80g/l) hoặc trên lâm sàng vẫn tiếp tục chảy máu.</li> <li style="text-align: justify;">Truyền tủa lạnh yếu tố VIII: Chỉ định khi fibrinogen &lt;1g/l.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Liều lượng: 2 - 3 đơn vị / 24 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">Mục tiêu cần đạt được fibrinogen ≥ 1,5 g/l.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>c, Điều trị thuốc chống đông</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Heparin trọng lượng phân tử thấp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chỉ định: Khi bệnh nhân có huyết khối hoặc nguy cơ huyết khối cao, không có chảy máu đe dọa tính mạng; kết quả xét nghiệm là tình trạng hoạt hóa đông máu chiếm chủ yếu.</li> <li style="text-align: justify;">Liều: Tiêm dưới da 50 - 100 UI anti Xa/kg/12giờ.</li> <li style="text-align: justify;">Nồng độ anti Xa: Duy trì ở &nbsp;0,35 - 0,7 UI /ml</li> <li style="text-align: justify;">Điều chỉnh liều&nbsp;cần dựa theo: diễn biến về xuất huyết, huyết khối trên lâm sàng, kết quả nghiệm pháp rượu, nồng độ monomer fibrin hòa tan, xét nghiệm D-Dimer.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Heparin tiêu chuẩn:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chỉ đinh: Thường chỉ định Heparin tiêu chuẩn ở những người bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch mà cùng tồn tại huyết khối và nguy cơ chảy máu cao.</li> <li style="text-align: justify;">Liều lượng: truyền tĩnh mạch. 300-500 UI/6 giờ.</li> <li style="text-align: justify;">Điều chỉnh liều dựa vào:</li> <li style="text-align: justify;">Kết quả xét nghiệm APTT: Cần phải duy trì APTT ở mức kéo dài gấp 1,5 - 2 lần so với chứng, xét nghiệm&nbsp;được tiến hành 4 - 6 giờ /lần.</li> <li style="text-align: justify;">Và diễn biến về xuất huyết, huyết khối trên lâm sàng, kết quả nghiệm pháp rượu, nồng độ monomer fibrin hòa tan, xét nghiệm D-Dimer.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Điều trị thuốc chống tiêu sợi huyết: Acide tranexamique</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chỉ định: khi chảy máu nặng đe dọa tình mạng người bệnh và kết quả xét nghiệm nổi bật là tình trạng tiêu sợi huyết thứ phát.</li> <li style="text-align: justify;">Liều lượng: tiêm hoặc truyền tĩnh mạch liên tục10mg/kg x 2 - 4 lần/ 24 giờ.</li> <li style="text-align: justify;">Mục tiêu điều trị fibrinogen ≥ 2 g/l<br> &nbsp;</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dong-mau-rai-rac-trong-long-mach-sajgd
Hội chứng Horner
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Horner</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Horner không phải là một bệnh mà là một hội chứng tổng hợp nhiều triệu chứng có thể gặp do nhiều bệnh lý khác nhau. Biểu hiện bệnh thường liên quan đến tình trạng liệt giao cảm mắt gây co nhỏ đồng tử, sụp mí và giảm tiết mồ hôi vùng mặt bên tổn thương. Tình trạng này gây nên do sự mất liên tục đường đi của các dây thần kinh từ não đến mặt và mắt ở một bên của cơ thể.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng Horner" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_hoi-chung-horner-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Horner</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tên gọi khác của hội chứng Horner là bại liệt giao cảm hay hội chứng Horner-Bernard .</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có biểu hiện hội chứng Horner có thể gặp ở nhiều chuyên khoa khác nhau: chuyên khoa thần kinh, chuyên kho hô hấp ung bướu, chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa mắt…</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng horner có thể gặp ở nhiều lứa tuổi trong đó nguy cơ tăng lên ở lứa người cao tuổi có thể do tăng nguy cơ đột quỵ não, bệnh lí mạch máu, trung thất hay phổi. Hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ bệnh mạch máu và u phổi do đó tăng nguy cơ mắc hội chứng Horner.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Horner</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hệ thần kinh giao cảm cùng hệ thần kinh phó giao cảm là 2 bộ phận chính của hệ thần kinh không tự chủ của cơ thể có chức năng điều chỉnh các hành động vô thức của cơ thể: huyết áp, nhịp tim, bài tiết các tuyến, phản xạ đồng tử…. Trong đó hệ thần kinh giao cảm gồm hai cấu trúc thần kinh: trước hạch nằm trong hệ thần kinh trung ương, sau hạch chứa các sợi ly tâm đi từ hạch tới các cơ quan trong cơ thể như cơ trơn mạch máu ở các tạng tim, phổi, ổ bụng, các tuyến trong cơ thể như tuyên mồ hôi, nước bọt, tiêu hóa với chất trung gian dẫn truyền hóa học: Norepinephrine và acetylcholin. Hệ thống thần kinh giao cảm kéo dài từ đốt sống ngực đến đốt sống thắt lưng với các đám rối ngực, bụng và cùng chậu.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Horner xảy ra khi có tổn thương bất kì vị trí nào của con đường giao cảm cổ. Các vị trí tổn thương có thể gặp như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm neuron thần kinh giao cẩm bậc một: là tế bào thần kinh từ vùng dưới đồi tới cuống não và đến tủy sống đoạn C8-T1: nguyên nhân có thể do u não, đột quỵ, viêm não, u tủy, rỗng tủy,viêm tủy, chấn thương tủy…&nbsp;Các trường hợp do nguyên nhân tổn thương tế bào giao cảm bậc 1 thường điều trị chủ&nbsp;yếu trong chuyên khoa thần kinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân có thể do u não" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_hoi-chung-horner-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân có thể do u não</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm neuron thần kinh giao cảm bậc hai là tế bào thần kinh từ đoạn cột sống, qua phần trên của ngực và đi vào bên trong cổ tới hạch cổ trên ở đoạn tuỷ C2: u phổi, u trung thất, phẫu thuật trong lồng ngực, chèn ép bởi mạch máu lớn trong trung thất như phình động mạch chủ, bóc tách động mạch cảnh và biến chứng phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh..... Các trường hợp do nguyên nhaan tổn thương tế bào giao cảm bậc hai thường điều trị chủy yếu trong chuyên khoa nội.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm thứ ba là đoạn dọc bên cạnh cổ và dẫn đến da vùng mặt và các cơ của mống mắt và mi mắt: do tổn thương động tĩnh mạch vùng cổ, nhiễm trùng, u nền sọ… Các trường hợp do nguyên nhân tổn thương tế bào giao cảm bậc ba thường điều trị chủy yếu trong chuyên khoa mắt.</p> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân như chấn thương cổ vai khi sinh. Và bên cạnh đó còn có các trường hợp hội chứng Horner không tìm được căn nguyên hay còn gọi là hội chứng Horner vô căn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Horner</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Do sự gián đoạn trên đường đi của các dây thần kinh hệ giao cảm từ não đến mặt và mắt ở một bên nên biểu hiện của hội chứng Horner như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Sụp mí trên xuống (ptosis) và độ cao của mí trên thấp, khiến mắt trông nhỏ hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sụp mí trên xuống (ptosis) và độ cao của mí trên thấp, khiến mắt trông nhỏ hơn" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_hoi-chung-horner-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sụp mí trên xuống (ptosis) và độ cao của mí trên thấp, khiến mắt trông nhỏ hơn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu sụt mí ngược với biểu hiện mí mắt bên dưới dâng cao</p> <p style="text-align: justify;">- Co nhỏ đồng tử một bên liên tục khiến luôn có sự chênh lệch kích thước đồng tử 2 bên, ít đáp ứng với ánh sáng mờ.</p> <p style="text-align: justify;">- Ít hoặc không đổ mồ hôi một vùng da hoặc cả một bên mặt tổn thương</p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện này có thể có các mức độ khác nhau rất dễ nhận biết trên lâm sàng tuy nhiên cũng có thể rất kín đáo cần thăm khám kĩ lưỡng và làm các nghiệm pháp để chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ em có thể biểu hiện mống mắt bên tổn thương nhạt màu hơn bên lành, khi bị kích thích nhiệt hay cảm xúc da vùng mặt bên tổn thương cũng ít đỏ hơn bên lành.</p> <p style="text-align: justify;">- Tùy các nguyên nhân gây bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu lâm sàng khác như: do tổn thương não có thể kèm theo dấu hiệu bó tháp, các dây thần kinh sọ đi kèm, tổn thương tủy sống kèm theo rối loạn cảm giác kiểu khoanh tủy, phản xạ tủy bất thường, tổn thương trung thất, u đỉnh phổi có thể kèm biểu hiện hô hấp: ho, tức ngực, khó thở, nuốt nghẹn, dao động HA bất thường, phù áo khoắc ….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng Horner</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho hội chứng Horner. Một số biện pháp được chú ý để hạn chế các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến nguyên nhân gây bệnh có biểu hiện hội chứng Horner như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Khi hộ sinh cần hết sức thận trọng, tránh gây nên các chấn thương vùng cổ và vùng vai cho trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh các chấn thương vùng đầu, cổ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo bảo hộ đầy đủ khi tham gia lao động.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch: chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ chiên xào rán, kiêng da nội tạng, hạn chế muối, ăn nhiều rau xanh, không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Chế độ vận động và tập luyện phù hợp, đều đặn hàng ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hạn chế đồ chiên xào rán để phòng ngừa bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_hoi-chung-horner-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế đồ chiên xào rán để phòng ngừa bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đặc biệt các bệnh nhân có các biểu hiện sụp mi mắt thường đến khám ban đầu với các bác sĩ chuyên khoa mắt. Tuy nhiên nên thăm khám một cách tổng quát toàn diện để đánh giá chính xác tổn thương. Nếu có các triệu chứng liên quan đến hội chứng horner xuất hiện đột ngột hay sau chấn thương hoặc kèm triệu chứng khác xuất hiện một cách đột ngột như đau cổ gáy dư đội, nhìn mờ, yếu vận động, … thì cần thăm khám ngay lập tức để được xử trí kịp thời, cải thiện tiên lượng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra sức khỏe định kì để giúp phát hiện sớm các bệnh lí và điều trị kịp thời như điều trị dự phòng đột quỵ, phát hiện u phổi, u trung thất sớm, …</p> <p style="text-align: justify;">- Khi gia đình có các biểu hiện bệnh lí di truyền nên tư vấn di truyền giúp ngăn ngừa các trường hợp bệnh đáng tiếc cho các thế hệ sau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Horner</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng:</strong> tam chứng đặc trưng của hội chứng horner là co đồng tử, sụp mi, giảm tiết mồ hôi bên tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện cơ năng người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng giảm tiết mồ hôi vùng mặt, sụp mí trên. Tuy nhiên 1 số trường hợp khá kín đáo và khó nhận biết.</p> <p style="text-align: justify;">- Thực thể: đánh giá tình trạng sụp mí mắt trên và dâng cao mí mắt dưới, đặc biệt quan trọng là khám đồng tử</p> <p style="text-align: justify;">+ Khám đồng tử: đánh giá kích thước đồng tử thường co nhỏ hơn bên lành, phản xạ đồng tử giảm hơn, với các trường hợp nghi ngờ có thể thực hiện nhỏ thuốc giãn đồng tử cocaine (4 đến 5%) hoặc apraclonidine (0.5%) ở cả 2 bên mắt và đánh giá đáp ứng của đồng tử để định vị vị trí tổn thương. Tác dụng của cocain làm giãn đồng tử, apraclonidine tác dụng làm co đồng tử bên bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả với test cocaine (4 - 5%): đồng tử của mắt bị tổn thương không giãn chứng tỏ có tổn thương sau hạch hay gọi là hội chứng Horner ngoại biên, nếu đồng tử của mắt bên bệnh có giãn làm sự chênh lệch kích thước giữa hai đồng tử giảm thì vị trí tổn thương ở dưới hạch cổ trên hay gọi là hội chứng Horner trung ương hay trước hạch.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả với test Apraclonidine: đồng tử của mắt bên bệnh giãn nhiều hơn bên lành với tổn thương sau hạch ( hội chứng Horner ngoại biên), sự chênh lệch kích thước đồng tử hai bên sẽ tăng lên nếu tổn thương ở vùng trước hạch hay còn gọi là hội chứng Horner trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra còn có thể thực hiện test hydroxyamphetamine (1%) tuy nhiên ít được sử dụng hơn do thời gian chờ phải ít nhất 24 giờ sau khi nhỏ apraclonidine. Kết quả đánh giá: đồng tử bên bệnh không giãn trong khi bên lành giãn khi tổn thương sau hạch, tổn thương bên bệnh và bên lành đều giãn dẫn đến chênh lệch kích thước 2 bên đồng tử giảm với các tổn thương trước hạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám các nội dung thực thể khác để giúp hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân:</p> <p style="text-align: justify;">+ Dấu hiệu thần kinh khu trú khác khi nghi ngờ tổn thương trước hạch: dấu hiệu bó tháp, tổn thương thần kinh sọ đi kèm, rối loạn cảm giác, các phản xạ tủy..</p> <p style="text-align: justify;">+ Dấu hiệu hô hấp (ho, đau ngực…), hội chứng trung thất (phù áo khoắc, tuần hoàn bàng hệ, chèn ép thực quản gây nuốt nghẹn, chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây giọng đôi, nói khàn, chèn ép mạch máu gây dao động huyết áp lớn, huyết áp không đều 2 bên tay…)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh là cần thiết và có giá trị rất lớn để tìm kiếm nguyên nhân gây nên hội chứng Horner.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với các tổn thương trước hạch: CT hay MRI sọ não, tủy sống cổ giúp phát hiện các nguyên nhân như u, đột quỵ, chấn thương chèn ép, ….</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT đánh giá các tổn thương" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_chup-ct-nao-co-anh-huong-gi-khong-01.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT đánh giá các tổn thương</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Với các tổn thương sau hạch đặc biệt cần đánh giá các vùng như trung thất, phổi, mạch máu vùng ngực,… bằng xquang lồng ngực, CT lồng ngực, CT phổi, siêu âm vùng cổ, …</p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp có thể không tìm thấy nguyên nhân mặc dù đã được khảo sát toàn diện, được gọi là hội chứng Horner vô căn.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra các xét nghiệm sinh hóa thường quy, các marker ung thư có thể được thực hiện để sàng lọc các bệnh lí.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Horner</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Với các trường hợp hội chứng Horner nguyên phát hay Horner vô căn hiện chưa có điều trị đặc hiệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp hội chứng Horner có nguyên nhân cần điều trị nguyên nhân. Khi giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của hội chứng Horner cũng sẽ biến mất. Các biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nhóm nguyên nhân: nguyên nhân do chèn ép ( chấn thương, u …) cần can thiệp giải phóng, nguyên nhân do viêm, đột quỵ … có thể được điều trị nội khoa…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-horner-ssfml
Đái tháo đường type 1
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đái tháo đường type 1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Đái tháo đường được chia thành đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường thai kì và một số thể đái tháo đường đặc biệt khác như đái tháo đường thứ phát, đái tháo đường thể MODY.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phân loại bệnh đái tháo đường" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_dai-thao-duong-tuyp.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phân loại bệnh đái tháo đường</em></p> <p style="text-align: justify;">Đái tháo đường type 1 là hậu quả của quá trình phá hủy tế bào beta tụy dẫn đến tình trạng thiếu insulin. Quá trình phá hủy này chủ yếu do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào tuy và một phần nhỏ không tìm được nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại cương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thuật ngữ đái tháo đường (diabetes mellitus) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Diabetes nghĩa là cho đi qua và tiếng La Mã Mellitus nghĩa là mật ong. Khoảng những năm 3000 trươc công nguyên người Ai Cập cổ đại đã có những ghi chép về tình trạng bệnh lý với các triêu chứng như gày sút cân, khát nước nhiều, tiểu tiện nhiều và việc giảm cung cấp tinh bột trong bữa ăn giúp tình hình bệnh diễn biến tốt lên.</p> <p style="text-align: justify;">Trong suốt một thời gian dài hầu như không có thêm bước tiến nào đáng kể trong nghiên cứu về đái tháo đường cho đến năm 1889, Joseph von Mering và Oskar Minkowski đã phát hiện ra việc cắt bỏ tụy ở chó khiến chúng bị đái tháo đường và chết. Tuy nhiên, phải đến những năm 1970, đái tháo đường type 1 mới được xác định cơ chế xuất hiện là do cơ chế miễn dịch. Sau đó, việc áp dụng các liệu pháp miễn dịch cho thấy tiến triển của bệnh có xu hướng tốt lên, điều đó càng khẳng định cho cơ chế miễn dịch của bệnh lý này,</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, trung bình khoảng 10% dân số thế giới mắc đái tháo đường, trong đó đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 80% và type 1 chiếm khoảng 10-15%. Tuy nhiên tỷ lệ đái tháo đường type 1 thay đổi theo từng khu vực. Bệnh lý này có tỷ lệ cao nhất ở khu vực Scandinavi với tỷ lệ khoảng 30-60/100.000 trẻ em, ở Hoa Kì tỷ lệ này là 10-20/100.000 dân, và thấp nhất ở khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc với tỷ lệ 1-3/100.000 trẻ em dưới 14 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Từ những năm 1950 trở lại đây ghi nhận sự gia tăng của bệnh lý này trên toàn thế giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đái tháo đường type 1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong cơ thể có rất nhiều hormon có tác dụng làm tăng đường máu như glucagon, cortisol nhưng chỉ có duy nhất một hormon có tác dụng làm giảm đường máu đó là insulin. Insulin được tiết ra bởi tế bào Beta trong đảo Langerhans của tụy.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh đái tháo đường type 1, có sự phá hủy các tế bào beta của tụy mà 60-70% có liên quan đến cơ chế miễn dịch, một tỷ lệ nhỏ không tìm thấy nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Cơ chế miễn dịch trong bệnh sinh của đái tháo đường type 1 được khẳng đinh bằng việc lưu hành trong máu các kháng thể chống lại các thành phần của đảo tụy. Các kháng thể này bao gồm GADA, IAA, IA-2A và ICA. Các kháng thể này tấn công các thành phần của tế bào beta đảo tụy, làm giảm tổng hợp insulin.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 1" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_dai-thao-duong-tuyp-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 1</em></p> <p style="text-align: justify;">- Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies (GADA) hay còn gọi là Anti-GAD. Đây là kháng thể chống lại một protein của tế bào beta. Kháng thể này thường xuất hiện vào giai đoạn mới khởi phát bệnh và ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1, kháng thể này gặp trong 70-80% các trường hợp. - Islet Cell Cytoplasmic Autoantibodies (ICA) là kháng thể kháng tiểu đảo tuỵ. Đây cũng là một kháng thể thường gặp vào giai đoạn sớm cua bệnh. Cũng giống như GADA, ICA gặp trong 70-80% các trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Insulinoma-Associated-2 Autoantibodies (IA-2A) là kháng thể chống lại kháng nguyên tế bào đảo nhỏ liên quan đến tyrosine phosphatase 2 là một protein xuyên màng thuộc họ protein tyrosine phosphatase. Đây không phải kháng nguyên đặc hiệu của đái tháo đường type 1. Tỷ lệ có kháng thể này ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 khoảng 60%.</p> <p style="text-align: justify;">- Insulin Autoantibodies- IAA đây là tự kháng thể kháng insulin, kháng thể này không gặp ở người lớn và tỷ lệ xuất hiện kháng thể này khoảng 50%.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các yếu tố gây đái tháo đường type 1</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sự khởi phát đái tháo đường type 1 như thế nào, và đâu là yếu tố chính cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy việc khởi phát bệnh lý này thường có sự tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Yếu tố di truyền</strong></p> <p style="text-align: justify;">Yếu tố di truyền đóng một vai trò không nhỏ trong nguyên nhân gây đái tháo đường type 1. Nếu bạn là nam giới và bạn mắc đái tháo đường type 1 thì nguy cơ con của bạn mắc bệnh này sẽ là 1/17. Còn nếu bạn là nữ giới, nếu bạn sinh con trước 25 tuổi thì nguy cơ của con bạn là 1/25, còn nếu bạn sinh con sau 25 tuổi thì nguy cơ tương ứng là 1/100, chỉ tương đương với những đứa trẻ sinh ra bởi những bà mẹ khỏe mạnh khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể tăng gấp đôi ở đứa trẻ nếu bạn mắc đái tháo đường type 1 trước 11 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Những đứa trẻ sinh ra bởi cả bố và mẹ mắc đái tháo đường type 1 sẽ có nguy cơ mắc là 25%, còn nếu bố mẹ mắc hội chứng tự miễn đa tuyến nội tiết type 2 thì nguy cơ sẽ tăng thành 50%.</p> <p style="text-align: justify;">Yếu tố di truyền còn được chứng minh ở việc những cặp sinh đôi cùng trứng sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường type 1 là 13-50% tùy từng nghiên cứu nếu người kia mắc bệnh. Còn nếu bố mẹ không mắc nhưng trong gia đình có anh/chị/em mắc đái tháo đường type 1 thì nguy cơ của những người còn lại sẽ là 5%.</p> <p style="text-align: justify;">Việc xuất hiện bệnh này liên quan đến một số alen trên phức hợp kháng nguyên bạch cầu người HLA như HLA-DQA1 , HLA-DQB1 và HLA-DRB1 .</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Yếu tố môi trường</strong></p> <p style="text-align: justify;">Yếu tố môi trường cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự hình thành và xuất hiện của bệnh đái tháo đường type 1. Minh chứng cho điều này chính là nguy cơ mắc bệnh ở những cặp sinh đôi đồng hợp tử. Những cặp sinh đôi này có bộ gene gần như tương đồng nhưng nguy cơ mắc ở người còn lại nếu một trong hai người mắc chỉ giao động 13-50% chứ không phải 100%. Ngoài ra, những khu vực địa lý khác nhau cũng có tỷ lệ mắc khác nhau rõ rêt. Ở Macedonia tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi mắc đái tháo đường type 1 là 3.2/100.000 trẻ, trong khi ở Phần Lan tỷ lệ này tương ứng là 54/100.000. Sự khác biệt lên đến 15 lần như vậy khó có thể giải thích bởi các yếu tố di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố môi trường được xác định có liên quan đến sự xuất hiện bệnh đái tháo đường type 1 là tình trạng nhiễm một số loại virus như enterovirus, tình trạng nhiễm hóa chất, độc tố cũng là một nguy cơ. Các yếu tố khác như tình trạng thiếu vitamin D, cân nặng sơ sinh cao hoặc tăng cân qúa nhanh trong giai đoạn 12-18 tháng tuổi vẫn còn nhiều tranh cãi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đái tháo đường type 1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p>Các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường type 1 cũng giống như type2, tuy nhiên sự khởi phát của đái tháo đường type 1 thường rầm rộ hơn so với type 2</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường type 1 cũng giống như type2" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_trieu-chung-tieu-duong-type-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường type 1 cũng giống như type2</em></p> <p>- Khát nước nhiều</p> <p>- Tiểu tiện nhiều lần cả ban ngày lẫn ban đêm</p> <p>- Gày sút cân: bệnh nhân ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn giảm</p> <p>- Đói nhiều: bệnh nhân cảm thấy đói liên tục, do thiếu insulin nên glucose không đi vào trong tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động được.</p> <p>- Mệt mỏi</p> <p>- Da khô: do mất nước thẩm thấu qua nước tiểu nên bệnh nhân luôn trong tình trạng thiếu nước.</p> <p>- Có thể có những triệu chứng của biến chứng cấp tính như đau đầu, lơ mơ, thậm chí hôn mê.</p> <p><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p>- Glucose máu, Hba1c cao</p> <p>- Insulin, C-peptid thấp</p> <p>- Xét nghiệm kháng thể Anti-Gad, ICA- IA-2A, IAA dương tính (tuy nhiên không phải trường hợp nào bệnh nhân đái tháo đường type 1 cũng xét nghiệm kháng thể dương tính)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đái tháo đường type 1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường type 1 cũng giống như type 2, chẩn đoán xác định khi bệnh nhân thỏa mãn một trong các tiêu chí</p> <p>- Hai lần đường máu lúc đói ⩾ 7mmol/L (⩾ 126mg/dL)</p> <p>- Có triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường và đường máu bất kì ⩾ 11,1 mmol/L (⩾200mg/dL)</p> <p>- Đường máu tại thời điểm 2h sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường uống ⩾ 11.1mmol/L</p> <p style="text-align: justify;">- HbA1c ⩾6.5% (Xét nghiệm này chỉ được dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán nếu xét nghiệm ở những Labo thỏa mãn các điều kiện tiêu chuẩn nghiêm ngặt)</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_dai-thao-duong-tuyp-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường tại MEDLATEC</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đái tháo đường type 1</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Mục tiêu điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì nồng độ đường máu càng gần giá trị bình thường càng tốt và tránh nguy cơ hạ đường huyết</p> <p style="text-align: justify;">- Sàng lọc và kiểm soát biến chứng của đái tháo đường</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Theo dõi đường huyết</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân đái tháo đường type 1 cần có dụng cụ theo dõi đường máu tại nhà (máy thử đường huyết cầm tay) để theo dõi đường máu và điều chỉnh liều insulin.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Kiểm soát bằng chế độ ăn và sinh hoạt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhu cầu năng lương của bệnh nhân đái tháo đường type 1 dao động 30-35kcal/kg/ngày và điều chỉnh theo cân nặng và mức độ hoạt đông ngày ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ Carbohydrate nên duy trì dưới 50% khẩu phần, Protid 10-20%, Lipid &lt; 30%.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên hạn chế các loại đường đơn, mỡ bão hòa đến mức tối đa.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ, nên ăn bữa chính, 2-3 bữa phụ trong ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ sinh hoạt: nên vận động thể dục thể thao tối thiểu 30 phút/ ngày và tối thiểu 150 phút/ tuần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Liệu pháp insulin</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Insulin vẫn là thuốc điều trị cơ bản trong đái tháo đường type 1.</p> <p style="text-align: justify;">- Tùy theo mức độ tăng đường máu, đáp ứng của bệnh nhân cũng như tùy từng giai đoạn, bác sĩ có thể lựa chọn các phác đồ khác nhau</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" width="597"> <tbody> <tr> <td style="width:133px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Insulin</strong></p> </td> <td style="width:117px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Bắt đầu tác dụng</strong></p> </td> <td style="width:98px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Đỉnh tác dụng</strong></p> </td> <td style="width:124px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Thời gian tác dụng</strong></p> </td> <td style="width:124px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Biệt dược</strong></p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:597px;height:29px;"> <p align="center">Tác dụng nhanh</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin Aspart</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>5-15 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>1-2h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>3-5h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Novorapid</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin glulysin</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>5-15 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>1-2h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>3-5h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Apidra</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin Lispro</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>5-15 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>1-2h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>3-5h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Humalog</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:597px;height:29px;"> <p align="center">Insulin tác dụng ngắn</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin Regular</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>30-60 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>2-5h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>4-8h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Humulin R, Scilin R</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:597px;height:29px;"> <p>Insulin tác dụng trung bình</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin NPH</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>1-3h</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>4-10h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>10-18h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Humulin N, Insulatard</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:597px;height:29px;"> <p align="center">Insulin tác dụng chậm</p> <p>&nbsp;</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin Detemir</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>1h</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>Không có đỉnh hoặc đỉnh thấp</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>24h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Levemir</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin Glargine</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>2-3h</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>24h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Lantus</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>Insulin Degludec</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>30-90 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>40h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Tresiba</p> </td> </tr> <tr> <td colspan="5" style="width:597px;height:29px;"> <p align="center">Insulin hỗn hợp</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>70% NPH + 30% Regular</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>30-60 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>2-10h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>10-18h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Mixtard</p> <p>Humulin 70/30</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>70% insulin protamin + 30% insulin Aspart</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>5-15 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>1-4h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>10-18h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Novomix 30</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>75% insulin protamin + 25% insulin lispro</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>5-15 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>1-3h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>10-18h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Humalog Mix 75/25</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>50% insulin protamin +50% insulin lispro</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>5-15 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>1-3h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>10-18h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Humalog Mix 50/50</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:133px;"> <p>70 % insulin degludec + 30% insulin aspart</p> </td> <td style="width:117px;"> <p>10-15 phút</p> </td> <td style="width:98px;"> <p>&nbsp;</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>40h</p> </td> <td style="width:124px;"> <p>Zyrodeg 70/30</p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dai-thao-duong-type-1-srcil
Chửa ngoài tử cung
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Chửa ngoài tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, tỷ lệ chửa ngoài tử cung đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt có liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục, những người phụ nữ có tiền sử nạo phá thai, viêm nhiễm tiểu khung,… Chửa ngoài tử cung là 1 bệnh lý sản phụ khoa cấp tính, đặc biệt khi vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của chị em phụ nữ. Vậy chửa ngoài tử cung là gì, cũng các chuyên gia sản phụ khoa tìm hiểu về bệnh lý này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh chửa ngoài tử cung" src="/ImagePath/images/20210824/20210824_thai-ngoai-tu-cung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh chửa ngoài tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chửa ngoài tử cung là gì?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chửa ngoài tử cung là trưởng hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài tử cung. Thông thường trứng được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, rồi di chuyển về buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển hoặc di chuyển về hướng tử cung rồi dừng lại giữa đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ ngoài tử cung, sẽ gây ra chửa ngoài tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Để biết được thai đã vào tử cung hay chưa, chị em phụ nữ sau khi biết mình mang thai thông qua biện pháp test que thông thường thì cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra xem thai nằm trong hay ngoài tử cung giúp mẹ an tâm hơn trong hành trình làm mẹ của mình.</p> <p style="text-align: justify;">Cũng chính bởi vậy, việc cần biết được các vị trí khi mang thai ngoài tử cung sau khi thăm khám là điều đặc biệt cần thiết đối với mẹ bầu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các vị trí chửa ngoài tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo các chuyên gia y tế, chửa ngoài tử cung có thể xảy ra ở vòi trứng (chiếm tỷ lệ 95 - 98%), buồng trứng (chiếm tỷ lệ 0.7 - 1%), ống cổ tử cung (chiếm tỷ lệ 0.5 - 1%), hy hữu có trường hợp chửa trong ổ bụng.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu chửa ở vòi trứng, trứng có thể làm tổ ở 4 vị trí khác nhau: chửa ở loa vòi, chửa ở đoạn bóng, chửa ở đoạn eo, chửa ở đoạn kẽ,... Dù là ở vị trí nào thì mang thai ngoài tử cung đều là bệnh lý sản phụ khoa cấp tính cần được chẩn đoán và xử trí sớm để tránh đe dọa đên tính mạng và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Chửa ngoài tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thông thường, nguyên nhân gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung là do các biến dạng ở vòi trứng, cụ thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm vòi trứng, nạo hút thai nhiều lần dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu (đây là nguyên nhân hay gặp nhất).</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sau phẫu thuật tạo hình vòi trứng làm hẹp lòng vòi trứng hoặc vòi trứng bị cứng, nhu động kém là những yếu tố thuận lợi cho chửa ngoài tử cung.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các khối u trong lòng vòi trứng hoặc bên ngoài vòi trứng, đè ép làm hẹp lòng vòi trứng, trong đó có lạc nội mạc tử cung.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Do vòi trứng bị co thắt và có những nhu động bất thường.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Theo đó, có thể thấy được có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, để hạn chế gặp phải trường hợp mang thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ cần quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, đặc biệt phòng tránh trường hợp nạo hút thai hay do viêm nhiễm vùng chậu gây nên,... Cùng với đó, việc tìm hiểu các trường hợp dễ có những yếu tố nguy cơ gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung có lẽ là điều chị em phụ nữ đang băn khoăn, thắc mắc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Chửa ngoài tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chửa ngoài tử cung chưa vỡ</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Chậm kinh:</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Chậm kinh có thể là triệu chứng đầu tiên của mang thai ngoài tử cung, đôi khi chỉ chậm kinh vài ngày hoặc có rối loạn kinh nguyệt. Đôi khi, có một số chị em đến viện trong tình trạng cơ thể bị choáng nặng do hiện tượng chửa ngoài tử cung vỡ mà không có dấu hiệu chậm kinh hay rối loạn kinh nguyệt.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Ra huyết:</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ra huyết hay còn gọi là chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến nhất, thường sau chậm kinh vài ngày nhưng đã thấy ra huyết. Ra huyết số lượng ít, màu nâu đen, màu socola, có khi lẫn màng, khối lượng và màu sắc bất thường không giống như hành kinh thông thường.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Đau bụng :</strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Một trong số những triệu chứng thường gặp nhất khi mang thai ngoài tử cung đó chính là hiện tượng đau bụng. Đặc điểm nổi bật của đau bụng khi mang thai ngoài tử cung là đau bụng hạ vị, đau âm ỉ, có khi đau thành cơn, mỗi cơn đau lại ra kèm một ít huyết (máu).</p> <p style="text-align: justify;">Không phải trường hợp chửa ngoài tử cung nào cũng điển hình đầy đủ triệu chứng như trình bày ở trên. Do vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để khám.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi&nbsp;mang thai ngoài tử cung" src="/ImagePath\images\20210824/20210824_chua-ngoai-tu-cung.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi&nbsp;mang thai ngoài tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chửa ngoài tử cung vỡ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số chị em đến viện muộn trong tình trạng chửa ngoài tử cung đã vỡ. Đây là tai biến của chửa ngoài tử cung, nó diễn ra đột ngột và rầm rộ.</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Chửa ngoài tử cung chưa vỡ cũng có những triệu chứng như:</strong> chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, ra huyết âm đạo. Chỉ khác là dấu hiệu&nbsp; đau bụng trong chửa ngoải tử cung vỡ thường đau đột ngột, dữ dội, làm người bệnh &nbsp;choáng váng hoặc ngất đi</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kem theo các triệu chứng toàn thân như da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, khát nước, thở nhanh và nông, bệnh nhân hốt hoảng hoặc lịm đi mạch nhan nhỏ, huyết áp hạ, tùy theo mức độ chảy máu trong ổ bụng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Chửa ngoài tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mang thai ngoài tử cung đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện tại. Đồng thời, hiện tượng này khi đã là phụ nữ, ai cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, cũng giống như một số bệnh lý thông thường khác, có người sẽ có nguy cơ mắc ít, hoặc mắc nhiều hơn, chính bởi thế một số đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn cả.</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đối với phụ nữ đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung ở những lần mang thai trước.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phụ nữ bị viêm vùng tiểu khung</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đối với chị em phụ nữ đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng chậu hay phẫu thuật vùng bụng trước đó.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phụ nữ mắc một vài bệnh lây truyền &nbsp;qua đường tình dục, đặc biệt là Chlamydia trichomonas.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phụ nữ lớn tuổi, mang thai muộn khi đã trên 35 tuổi.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phụ nữ hiếm muộn.</li> <li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Phụ nữ nghiện thuốc lá.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cho dù bạn nằm trong nhóm đối tượng nào trên đây thì khả năng mang thai ngoài tử cung là rất cao. Do đó, khi thấy cơ thể báo “tín hiệu” mang bầu, bạn cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra xem bạn đang mai thai ngoài tử cung hay bên trong tử cung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Chửa ngoài tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm, phương pháp thăm dò chửa ngoài tử cung.</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay với nền y tế ngày càng hiện đại giúp bác sỹ có thể sớm phát hiện chửa ngoài tử cung như:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Định lượng βhCG máu: trong chửa ngoài tử cung nồng độ βhCG thường tăng thấp hơn bình thường. Đối với thai bình thường βHCG tăng gấp đôi sau 48 h( ở &gt;60% các trường hợp ).Theo dõi sau 48h nếu lượng βHCG không tăng như vậy và siêu âm không thấy thai trong tử cung thì phải nghi ngờ chửa ngoài tử cung.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Định lượng Progesteron huyết thanh: nồng độ Progesteron trong chửa ngoài tử cung&nbsp; thấp hơn trong chửa thường. Progesteron &gt;25ng/ml: 70% thai sống trong tử cung. Progesterone &lt; 5ng/ml: nghi ngờ thai bất thường</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Siêu âm đầu dò âm đạo: không thấy hình ảnh của túi thai trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ 2-4cm, siêu âm Doppler màu có dấu hiệu vòng lửa ’ring of fire’ sign. Trong trường hợp rỉ máu siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas. Một số trường hợp có thể nhìn thấy âm vang thai và hoạt động của tim thai nằm ngoài buồng tử cung.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm đầu dò âm đạo chẩn đoán chửa ngoài tử cung" src="/ImagePath\images\20210824/20210824_chua-ngoai-tu-cung-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm đầu dò âm đạo chẩn đoán chửa ngoài tử cung</em></p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Soi ổ bụng: trong trường hợp nghi ngờ thì soi ổ bụng sẽ nhìn thấy một bên vòi trứng căng phồng, tím đen, đó chính là khối chửa</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chọc dò túi cùng Douglas: hiện nay ít được áp dụng. Chỉ trong những trường hợp nghi ngờ mới chọc dò Douglas: thấy có máu đen, loãng, không đông. Tuy nhiên chọc dò chỉ giúp khẳng định khi có máu. Nếu chọc dò không có máu thì cũng không loại trừ được chửa ngoài tử cung</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Chửa ngoài tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy theo toàn trạng bệnh nhân, tính chất khối chửa ngoài mà bác sỹ chuyên khoa sẽ lựa chọn hướng xử trí</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi chửa ngoài tử cung thoái triển</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đối với những khối chửa ngoài tử cung có nồng độ βhCG ≤ 1000 mUI/mL sẽ không vỡ tự nhiên mà thường thoái triển tự nhiên, vì vậy bác sỹ có thể khuyến cáo theo dõi mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên phương pháp này chỉ ap dụng cho các trường hợp sau đây:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân có huyết động học ổn định.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Siêu âm khối chửa ngoài có kích thước &lt; 2cm.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nồng độ βhCG &lt; 1000 mUI/mL và giảm dần theo thời gian.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung bằng Methotrexat (MTX) khi bệnh nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị ngoại khoa:</p> <p style="text-align: justify;">Được chỉ định trong các trường hợp :</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chửa ngoài tử cung đã vỡ hoặc chưa vỡ nhưng huyết động học không ổn định</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chống chỉ định dùng MTX như : dị ứng thuốc, bệnh lý gan, thận,…</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc MTX nhưng thất bại</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có bệnh lý hiếm muộn do nguyên nhân vòi trứng cần cắt bỏ và có kế hoạch làm IVF</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có thai trong tử cung cùng tồn tại</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mong muốn được triệt sản.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bao gồm : Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật nội soi khi: khối chửa ngoài tử cung chưa vỡ hay mới rỉ máu, tại những cơ sở có điều kiện về trang thiết bị và kỹ thuật, phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây dính vùng bụng sau mổ và ít để lại sẹo hơn phương pháp mổ mở.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật mổ mở : khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể mổ nội soi được thì bắt buộc phải mổ mở hoặc những cơ sở y tế chưa có điều kiện về trang thiết bị và kỹ thuật.</li> </ul> <p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chửa ngoài tử cung là một bệnh lý sản phụ khoa cấp tính. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất kỳ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, có thể khiến người bệnh bị ngất xỉu hoặc tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện hoặc nếu sống được thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chức năng sinh sản sau này. Vì vậy phụ nữ khi có bất kì dấu hiệu mang thai nào cần được đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn, phát hiện sớm các trường hợp bất thường của thai kì để có biện pháp xử trí nhanh chóng, kịp thời.</p> <p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Với những chia sẻ của bài viết, bạn đọc đã có thể trang bị cho mình một số kiến thức về chửa ngoài tử cung.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/chua-ngoai-tu-cung-szaqp
Bệnh dại
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh dại cho đến nay vẫn là một căn bệnh truyền nhiễm quan trọng, có tới hơn 3,3 tỷ người trên toàn thế giới sống trong những khu vực có bệnh dại hoành hành, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, nơi có bệnh dại lưu hành trên chó. Ở những khu vực ít gặp bệnh dại, chẩn đoán có thể được nghĩ đến quá muộn, khi đã có những triệu chứng lâm sàng, và đến lúc này đã không còn phương pháp điều trị hiệu quả nào nữa.</p> <p>Bệnh dại hầu như luôn gây tử vong, nhưng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách chăm sóc vết thương thích hợp và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nhanh chóng. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 16.000 đến 39.000 bệnh nhân tiếp xúc với động vật có khả năng mắc bệnh dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại hàng năm.</p> <p>Vi rút bệnh dại phân bố trên toàn thế giới ở động vật trên cạn (chủ yếu là chó), bao gồm Nam Cực, New Zealand, Nhật Bản, một số vùng của Châu Âu và một số quần đảo Caribe. Virus dại ở dơi chỉ được tìm thấy ở Châu Mỹ. Ở Việt Nam, bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ quanh năm, nhất là ở những nơi có tập quán nuôi chó giữ nhà và thả rông chó.</p> <p>Mặc dù Louis Pasteur đã phát triển vắc-xin phòng bệnh dại đầu tiên vào năm 1885, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng khoảng mỗi năm vẫn có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại ở chó trên toàn thế giới. Hầu hết những trường hợp tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển do không kiểm soát được bệnh dại ở động vật nuôi.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_20191217_095911_663245_virus-dai.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi rút bệnh dại </em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh dại và các bệnh giống bệnh dại có căn nguyên do các biến thể và loài khác nhau của vi rút hướng thần trong họ Rhabdoviridae, chi Lyssavirus gây ra. Các kỹ thuật di truyền phân tử và kháng nguyên đã chứng minh rằng một số loại vi rút trong chi này gây ra các bệnh về mặt lâm sàng tương tự như bệnh dại. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh dại ở người là do vi rút dại cổ điển, có nhiều biến thể vi rút được đặt tên cho loài động vật chứa chính của chúng.</p> <p>Sự phát triển và lan truyền của virus: Lyssavirus có khả năng di chuyển trong mô thần kinh và lan truyền qua dây thần kinh ngoại vi đến hệ thống thần kinh trung ương (CNS). Cơ chế mà bệnh dại gây ra bệnh thần kinh trung ương nghiêm trọng là không rõ ràng. Lyssavirus có thể tạo ra rối loạn chức năng tế bào thần kinh hơn là chết tế bào thần kinh. Stress oxy hóa do rối loạn chức năng của ty thể trong các tế bào thần kinh bị nhiễm bệnh và các tế bào khác của thần kinh trung ương cũng có thể là một con đường dẫn đến những bất thường quan sát được.</p> <p>Virus nhân lên gần vị trí lây nhiễm và sau đó xâm nhập vào các dây thần kinh vận động và cảm giác tại chỗ. Mỗi virion được bao quanh bởi một lớp vỏ lipoprotein có đính các gai glycoprotein. Sau đó, vi rút xâm nhập vào các tế bào thần kinh, di chuyển tập trung theo hướng ngược dòng trong sợi trục của dây thần kinh ngoại vi với tốc độ khoảng 50 đến 100 mm mỗi ngày cho đến tủy sống và vào trong não</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong><em>- Lâm sàng</em></strong></p> <p><strong><em>Thời gian ủ bệnh</em></strong>: Ủ bệnh trung bình của bệnh dại là từ một đến ba tháng, nhưng có thể từ vài ngày đến nhiều năm sau khi bị phơi nhiễm. Ở những bệnh nhân cấy ghép tạng, khoảng thời gian giữa thời điểm cấy ghép các cơ quan bị nhiễm bệnh và xuất hiện các triệu chứng ở người nhận có thể dao động. Thời gian ủ bệnh ngắn hơn ở những bệnh nhân có phơi nhiễm ở vị trí có hệ thống thần kinh dày đặc và gần hệ thần kinh trung ương như vùng mặt. Thời gian ủ bệnh dài hơn có thể liên quan đến việc điều trị dự phòng bệnh dại không đủ phác đồ, hoặc không xác định được thời điểm phơi nhiễm.</p> <p><strong><em>Các triệu chứng lâm sàng</em></strong>: Một khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, bệnh dại thường dẫn đến bệnh não tiến triển và tử vong gần như 100%.</p> <ul> <li>Giai đoạn tiền căn: Bắt đầu với các triệu chứng không đặc hiệu, như sốt nhẹ, ớn lạnh, khó chịu, đau cơ, suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, buồn nôn, nôn, đau đầu và đôi khi chứng sợ ánh sáng. Giai đoạn này kéo dài từ vài ngày đến khoảng một tuần.</li> <li>Dị cảm lan tỏa gần vị trí vết thương là dấu hiệu của bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh dại. Các triệu chứng bao gồm: Đau, căng, ngứa rát, cảm giác nhiệt độ bất thường tại chỗ hoặc tê tại chỗ.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_trieu-chung-cua-benh-dai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dị cảm lan tỏa gần vị trí vết thương là dấu hiệu của bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh dại</em></p> <ul> <li>Thể lâm sàng chính: Có hai dạng bệnh dại chính, bao gồm bệnh dại não (được gọi là dại “điên cuồng" ở động vật) hoặc bệnh dại liệt (được gọi là dại "câm" ở động vật), cả hai đều bắt đầu với các triệu chứng dị cảm như mô tả ở trên. Ở người, bệnh dại não phổ biến hơn (80% các trường hợp). Các trường hợp dại không điển hình có thể liên quan đến bệnh dại ở dơi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh dại não: Biểu hiện cổ điển của bệnh dại não bao gồm sốt, sợ nước, sợ gió, co thắt hầu họng và tăng động giảm dần đến tê liệt, hôn mê và tử vong</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh dại liệt: Gặp khoảng 20% ở bệnh nhân mắc bệnh dại, có biểu hiện liệt tăng dần, có thể giống hội chứng Guillain-Barré. Những bệnh nhân này có rất ít biểu hiện bệnh tại não cho đến giai đoạn cuối của bệnh. Sau các triệu chứng khởi đầu đã được mô tả ở trên, bệnh phát triển thành liệt mềm. Liệt thường rõ nhất ở chi bị cắn, sau đó lan ra đối xứng hoặc không đối xứng. Bệnh nhân có thể đau đầu, đau cơ kèm theo rối loạn cảm giác nhẹ. Khi tình trạng tê liệt tăng dần, có sự tiến triển đến liệt các cơ hô hấp và dẫn đến tử vong.</p> <p><strong><em>- Cận lâm sàng</em></strong></p> <p>Các xét nghiệm thường không đặc hiệu: Có thể thấy tăng bạch cầu ngoại vi, chọc dò vùng thắt lưng xét nghiệm thấy dịch não tủy có tăng sinh bạch cầu lympho, protein dịch não tủy tăng nhẹ, nồng độ glucose dịch não tủy bình thường.</p> <p>Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT thường bình thường trong giai đoạn đầu của bệnh, ở giai đoạn sau có thể thấy phù não. Hình ảnh MRI có thể cho thấy các vùng tăng tín hiệu T2 ở vùng đồi thị, vùng dưới đồi và thân não.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh dại chết trong vòng hai tuần sau khi bắt đầu hôn mê. Bệnh nhân thường chết vì các biến chứng như ngạt thở và ngừng hô hấp thứ phát sau các cơn co cứng cơ hoặc co giật toàn thân không kiểm soát được trong thể dại não hoặc liệt hô hấp trong thể dại liệt.</p> <p>Ngoài ra, các biến chứng về tim mạch như rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ, viêm cơ tim có hoại tử cơ tim cũng đã được ghi nhận và cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong.</p> <p>&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Hầu hết bệnh dại mắc phải khi tiếp xúc với nước bọt từ vết cắn của động vật. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh dại là do tiếp xúc không qua vết cắn (ví dụ tiếp xúc với nước bọt với da hoặc niêm mạc hở) hoặc cấy ghép mô hoặc cơ quan từ người hiến tặng bị bệnh dại không được phát hiện. Mặc dù việc lây truyền bệnh dại qua đường khí dung (không khí) đã được ghi nhận trong các nghiên cứu, tuy nhiên ở người, việc phơi nhiễm qua đường khí dung chỉ được ghi nhận trong bốn trường hợp.</p> <p>Bệnh không lây truyền từ những bệnh nhân bị nhiễm bệnh sang nhân viên y tế, những người tiếp xúc trong gia đình hoặc qua các giọt nước bọt bắn trên các bề mặt môi trường</p> <p>Các ổ chứa động vật: Chó và mèo là động vật chính chứa mầm bệnh, ngoài ra có thể có dơi, gấu trúc, chồn hôi và cáo cũng có thể lây bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_nhan-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chó và mèo là động vật chính chứa mầm bệnh</em></p> <p><strong>- Đối tượng nguy cơ </strong></p> <p>Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, khả năng mắc bệnh dại của bệnh nhân phụ thuộc vào tính nhạy cảm của vật chủ đối với nhiễm trùng và độc lực của tác nhân gây bệnh. Ngoài ra ở bệnh dại, còn phụ thuộc vào vị trí và tính chất tổn thương của vết thương mà từ đó vi rút xâm nhập vào cơ thể. Nói chung ở bệnh dại có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh:</p> <ul> <li>Các biến thể của vi rút</li> <li>Kích thước của vi rút</li> <li>Mức độ nghiêm trọng của vết cắn</li> <li>Miễn dịch của vật chủ đối với bệnh dại</li> </ul> <p>Nhìn chung tất cả các loài động vật có vú đều dễ bị nhiễm vi rút dại, mặc dù các loài khác nhau có khác nhau về mức độ nhạy cảm tương đối.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong><em>- Dự phòng chung</em></strong></p> <p>Truyền thông phòng chống bệnh dại: Tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh, hạn chế nuôi chó mèo, nếu có nuôi phải quản lý vật nuôi tốt, không thả rông, tiêm phòng dại cho vật nuôi đầy đủ</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_images2921663_tiem_vx23.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng dại</em></p> <p><strong><em>- Dự phòng trước phơi nhiễm</em></strong></p> <p>Đối với những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại như nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm, người nhà chăm sóc bệnh nhân dại, người giết mổ chó,… cần tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại và nhắc lại định kỳ</p> <p><strong><em>- Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm</em></strong></p> <p>Sau khi bị phơi nhiễm với với nguồn bệnh có nguy cơ cao, cần tiến hành điều trị dự phòng càng sớm càng tốt để ngăn chặn bệnh dại xảy ra, bao gồm: xử lý vết thương, tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng bệnh dại</p> <ul> <li>Xử lý vết thương: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy và xà phòng trong 15 phút, nếu không có sẵn xà phòng có thể chỉ cần rửa nước sạch hoặc kết hợp các hóa mỹ phẩm sẵn có như dầu gội, sữa tắm,…sau đó sát khuẩn lại bằng cồn để giảm thiểu lượng virus có tại vết thương</li> <li>Không làm tổn thương thêm vết thương, chỉ làm sạch và giữ khô thoáng, hạn chế khâu kín. Nếu vết thương bẩn cân nhắc dùng thêm kháng sinh dự phòng</li> <li>Sử dụng vắc xin và huyết thanh kháng bệnh dại tùy vào tình trạng vết thương và tình hình dịch bệnh tại địa phương. Tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm và làm theo hướng dẫn của nhiên viên y tế về theo dõi vật nuôi sau khi bị cắn, nếu có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất. Nội dung cụ thể của phác đồ hướng dẫn tiêm phòng vắc xin, huyết thanh dại cũng như thời gian theo dõi động vật sau cắn người được quy định rõ ràng trong quyết định của Bộ Y tế năm 2014.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh. Những xét nghiệm tìm căn nguyên chỉ mang tính chất hồi cứu và loại trừ tất cả những căn nguyên khác tương tự</p> <p><strong>- Chẩn đoán xác định bằng lâm sàng</strong></p> <p>Chẩn đoán lâm sàng một ca bệnh mắc dại khi một bệnh nhân chưa được chủng ngừa vắc xin dại sau khi bị một con vật có khả năng mắc bệnh dại cắn, sau đó xuất hiện những triệu chứng thuộc một trong 2 thể của bệnh đã mô tả ở trên.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_2-11.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Một con vật có khả năng mắc bệnh dại cắn, sau đó xuất hiện những triệu chứng thuộc một trong 2 thể của bệnh đã mô tả ở trên.</em></p> <p><strong>- Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm</strong></p> <ul> <li>Bệnh phẩm: Nước bọt, mảnh da, huyết thanh, dịch não tủy,…</li> <li>Xét nghiệm đánh giá hiệu giá kháng thể trong huyết thanh có độ nhạy cao, tuy nhiên kết quả thường có khá muộn và tùy thuộc vào chất lượng mẫu vật, thời gian thu thập và chuyên môn chẩn đoán. Trong hầu hết các trường hợp, nếu chưa tiêm vắc-xin hoặc globulin miễn dịch bệnh dại , thì sự hiện diện của kháng thể đối với vi-rút bệnh dại trong huyết thanh được chẩn đoán là nhiễm trùng. Với bệnh nhân đã được chủng ngừa, dấu hiệu tăng hiệu giá kháng thể cũng là chỉ điểm của nhiễm trùng.</li> <li>Xét nghiệm PCR: Xác định sự có mặt của virus trong mẫu bệnh phẩm thông qua phản ứng khuếch đại gen. Độ chính xác của xét nghiệm phụ thuộc vào loại bệnh phẩm. Thứ tự về độ chính xác giảm dần ở các loại bệnh phẩm là: Da gáy&gt; Nước bọt&gt; Huyết thanh, dịch não tủy, nước tiểu.</li> </ul> <p><strong>- Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p>Giai đoạn tiền triệu không đặc hiệu cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như: Bệnh do virus không đặc hiệu, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm não, viêm màng não.</p> <p>Cũng cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác gây ra tình trạng cứng cơ có thể gặp khi mắc bệnh dại bao gồm: Uốn ván, loạn trương lực cơ phenothiazin và ngộ độc strychnine. Mặc dù bệnh nhân bị mê sảng có thể bị kích động, gặp ảo giác và run, nhưng họ không biểu hiện chứng sợ nước hoặc sợ gió như bệnh dại</p> <p>Bệnh dại thể liệt có thể bị nhầm lẫn với hội chứng Guillain-Barré, bệnh bại liệt, nhiễm virus Tây sông Nile và viêm tủy cắt ngang cấp tính. Tuy nhiên bệnh nhân bị bại liệt không có rối loạn cảm giác và sốt thường không kéo dài khi bắt đầu liệt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh dại</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Một khi bệnh nhân đã có biểu hiện lâm sàng của bệnh dại, khả năng cứu chữa gần như là không thể, bệnh không có thuốc đặc trị, các trường hợp hiếm hoi thoát khỏi cái chết là do có thể bệnh nhân đã tiêm phòng dại nhưng chưa đủ liệu trình hoặc chẩn đoán xác định lại không phải là bệnh dại. Việc điều trị chủ yếu chỉ là chăm sóc giảm nhẹ, giúp bệnh nhân có một cái chết nhẹ nhàng và bớt đau đớn hơn mà thôi.</p> <ul> <li>Để bệnh nhân ở phòng riêng, yên tĩnh và tối</li> <li>Dùng thuốc an thần, giãn cơ</li> <li>Dùng Haloperidol, có thể được tiêm dưới da hoặc tiêm bắp để cải thiện các triệu chứng bồn chồn, kích động, mê sảng, ảo giác và hung hang</li> <li>Dùng morphin để giảm đau</li> <li>Tăng tiết nước bọt quá mức có thể được điều trị bằng thuốc kháng cholinergic, bao gồm scopolamine và glycopyrrolate . Cảm giác khát có thể được giảm bớt khi có đá bào trong miệng</li> <li>Hạ sốt bằng Paracetamol hoặc Ibuprofen</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-dai-sunwm
Hạ Kali máu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hạ Kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Kali là một trong số các ion rất quan trọng quá trình cân bằng nội môi. Lượng kali trong cơ thể một người trưởng thành từ 3000 đến 4000 mEq, trong đó có tới 98% nằm trong tế bào tương ứng khoảng 150mEq/L. Còn khu vực dịch ngoại bào là nơi định lượng nồng độ Kali huyết tương chỉ chiếm 2% tổng lượng kali của cơ thể tương ứng 3,5-5 mEq/L.</p> <p style="text-align: justify;">Hạ kali máu là tình trạng mà nồng độ kali trong huyết tương thấp hơn ngưỡng bình thường. Đây là một rối loạn điện giải thường gặp, đặc biệt thường xảy ra ở bệnh nhân đang điều trị nội trú, do nhiều nguyên nhân gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">Hạ kali máu là khi mức kali huyết thanh &lt; 3,5 mmol/L</p> <p style="text-align: justify;">Hạ kali máu nặng: kali &lt; 2,5 mmol/L</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hạ kali máu là tình trạng mà nồng độ kali trong huyết tương thấp hơn ngưỡng bình thường" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_Ha-kali-mau-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạ kali máu là tình trạng mà nồng độ kali trong huyết tương thấp hơn ngưỡng bình thường</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vai trò của kali và cơ chế điều hòa kali của cơ thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">K+ là cation nội bào chính và hầu như tất cả các tế bào đều có các bơm “Na+ - K+ - ATPase”, bơm Na+ đưa Na+ ra khỏi tế bào và K+ vào tế bào tạo thành gradient K+ qua màng tế bào (lượng K+ vào lớn hơn lượng K+ ra), chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì sự khác biệt điện thế qua màng. Nhiều chức năng của tế bào hình thành nhờ vào sự chênh lệch điện thế này, đặc biệt là ở các mô dễ bị kích thích, chẳng hạn như thần kinh và cơ. Các hoạt động của enzym cũng như sự phân chia và tăng trưởng của tế bào được xúc tác bởi K+ và bị ảnh hưởng bởi nồng độ và sự thay đổi của nó.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, K+ nội bào còn tham gia vào quá trình điều hòa axit – bazơ thông qua trao đổi các ion H+ ngoại bào và bằng cách ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất amoni ở thận. Cơ thế có các cơ chế chống điều tiết tồn tại để bảo vệ cơ thể chống lại sự thay đổi kali. Những cơ chế này tồn tại nhằm mục đích duy trì sự phân phối K+ thích hợp trong cơ thể, cũng như điều chỉnh tổng hàm lượng K+ trong cơ thể. Nếu sự cân bằng kali bị phá vỡ (hạ kali máu hoặc tăng kali máu), điều này cũng có thể dẫn đến gián đoạn dẫn truyền điện tim, rối loạn nhịp tim và thậm chí đột tử. Cân bằng kali có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sự cân bằng ở cấp độ nội bào và ngoại bào và hoạt động tổng thể của tế bào.</p> <p style="text-align: justify;">Thận có trách nhiệm chính trong việc duy trình sự cân bằng kali trong cơ thể. Tuy nhiên, sự bài tiết kali qua thận được điều chỉnh khá lâu, thường khoảng vài giờ; do đó, những thay đổi về nồng độ kali ngoại bào giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng nhiều bởi sự di chuyển của kali vào hoặc ra khỏi cơ xương. Sự điều hòa phân phối kali giữa không gian nội bào và ngoại bào được gọi là cân bằng kali nội bào. Trong điều kiện bình thường, insulin và catecholamine đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình này. Kali kiểm soát nồng độ của chính nó thông qua một việc giải phóng aldosterone. Sự gia tăng nồng độ kali dẫn đến giải phóng aldosterone thông qua cơ chế Renin – Angiotensin – Adosterone hoặc thông qua việc giải phóng trực tiếp aldosterone từ các tế bào vỏ thượng thận. Cụ thể hơn, sự gia tăng nồng độ kali ngoại bào sẽ kích thích bài tiết aldosteron (thông qua angiotensin II), do đó làm tăng bài tiết kali qua nước tiểu. Bình thường, sự bài tiết kali tương ứng với lượng ăn vào và khoảng 90% được bài tiết qua thận và 10% qua phân khá ổn định. Các yếu tố quyết định sự bài tiết kali bao gồm nồng độ kali nội bào, nồng độ kali âm đạo, hiệu điện thế màng và tính thấm của màng tế bào đối với kali. Do đó việc tăng nồng độ kali trong tế bào, giảm nồng độ kali âm đạo, tăng tính thấm của màng hoặc làm tăng hiệu điện thế màng sẽ làm tăng tốc độ tiết kali.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thận có trách nhiệm chính trong việc duy trình sự cân bằng kali trong cơ thể" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_ha-kali-mau-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thận có trách nhiệm chính trong việc duy trình sự cân bằng kali trong cơ thể</em></p> <p style="text-align: justify;">Một trong những yếu tố chính quyết định sự bài tiết kali là hoạt động của mineralocorticoid. Aldosterone là mineralocorticoid chính và làm trung gian bài tiết tái hấp thu kali và natri qua thận bằng cách liên kết với các thụ thể mineralocorticoid ở ống lượn xa và ống góp của nephron. Aldosterone làm tăng nồng độ kali nội bào bằng cách kích thích hoạt động của Na+ - K+ - ATPase ở màng đáy, kích thích tái hấp thu natri qua màng tế bào, làm tăng độ âm điện của lòng mạch, do đó làm tăng gradien điện thế có lợi cho bài tiết kali và cuối cùng có tác dụng trực tiếp lên màng tế bào làm tăng tính thấm kali. Trong điều kiện suy giảm thể tích, sự hoạt hóa của hệ thống renin – angiotensin dẫn đến tăng giải phóng aldosterone. Khi tăng kali máu, sự giải phóng aldosterone qua trung gian tác động trực tiếp lên các tế bào ở cầu thận. Sự gia tăng aldosterone tuần hoàn sau đó sẽ kích thích bài tiết kali ở thận, khôi phục nồng độ kali trong huyết thanh về bình thườn. Đồng thời, khả năng aldosterone báo hiệu cho thận để kích thích giữ muối mà không tiết kali trong tình trạng suy giảm thể tích và kích thích tiết kali mà không giữ muối trong tăng kali máu được gọi là nghịch lý aldosterone.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp kali máu cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng bài tiết kali vào các ống lượn xa và ống góp. Do đó ở những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa kali (nhiều loại trái cây, chế phẩm từ sữa, cá…), tốc độ bài tiết này có thể vượt quá so với ngưỡng kali trong dịch lọc cầu thận.</p> <p style="text-align: justify;">Còn khi lượng kali thấp, cơ thể sẽ phản ứng giảm sự bài tiết kali tại ống lượn xa và ống góp gây giảm bài tiết kali qua nước tiểu đồng thời cũng tăng tái hấp thu kali ở các đoạn xa của nephron, và lượng kali thải ra có thể giảm dưới 1% lượng trong dịch lọc cầu thận.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hạ Kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Hạ kali giả tạo:</strong> Thường gặp trong các bệnh lý mà bạch cầu tăng rất cao (thường trên 100.000/cm3)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Kali dịch chuyển vào nội bào:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm kiềm máu</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng insulin quá mức</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tăng insulin quá mức có thể làm hạ kali máu" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ha-kali-mau-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tăng insulin quá mức có thể làm hạ kali máu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng stress các thuốc đồng vận trên kênh beta – adrenergic</p> <p style="text-align: justify;">- Theophylin</p> <p style="text-align: justify;">- Ngộ độc barium</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc giáp</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ thân nhiệt</p> <p style="text-align: justify;">- Tình trạng cai rượu, nhồi máu cơ tim, hoặc cơn hen phế quản</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Giảm lượng kali của cơ thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ăn ít, ăn kiêng những thực phẩm giàu kali</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng thải kali qua các đường sau</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất qua thận (Kali nước tiểu &gt; 20mEq/l hoặc TTKG &gt;3) bao gồm: cường aldosteron tiên phát, tăng huyết áp do bệnh mạch thận hoặc tăng huyết áp ác tính; hội chứng cushing, hội chứng Liddle, tăng sản thượng thận bẩm sinh; Sử dụng lợi tiểu, hội chứng Barter, hội chứng Gitelman</p> <p style="text-align: justify;">+ Mất ngoài thận: Mất qua dạ dày, nôn, ỉa chảy (Kali nước tiểu &lt; 20mEq/l hoặc TTKG &lt;3)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Thể lâm sàng đặc biệt (Liệt chu kỳ Westphal thể hạ kali máu)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thường gặp ở người trẻ &lt; 30 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Diễn biến từ vài giờ đến 1 tuần, hay gặp vào buổi sáng, tái phát nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu cơ từ nhẹ đến nặng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hạ Kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của hạ kali máu thường tương xứng với mức độ và thời gian hạ kali máu. Thông thường các triệu chứng thường không xuất hiện cho tới khi nồng độ kali máu giảm xuống dưới 3,0 mEq/L, trừ một số trường hợp hạ kali cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện bao gồm</p> <p style="text-align: justify;">- Ở thận:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm toan chuyển hóa</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêu cơ vân</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm thận mô kẽ ống thận, đái tháo nhạt do thận</p> <p style="text-align: justify;">- Hệ thần kinh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chuột rút</p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu liệt</p> <p style="text-align: justify;">- Hệ tiêu hóa: bụng chướng, nôn, buồn nôn, táo bón hoặc liệt ruột</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng người bị hạ kali máu" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ha-kali-mau-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng người bị hạ kali máu</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hệ hô hấp: Suy hô hấp</p> <p style="text-align: justify;">- Hệ tim mạch: Suy tim, rối loạn nhịp tim</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng kali máu &lt; 3.5mmol/l</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu hạ kali máu trên điện tim: rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, block nhĩ thất), có sóng U, sóng T dẹt hoặc T âm, ST chênh xuống, QT kéo dài</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hạ Kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1.Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng hạ kali máu nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Biến chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hạ kali máu có thể gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt các rối loạn nhịp thất có thể gây đột tử</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hạ kali máu có thể gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt các rối loạn nhịp thất có thể gây đột tử" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ha-kali-mau.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạ kali máu có thể gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt các rối loạn nhịp thất có thể gây đột tử</em></p> <p style="text-align: justify;">Rối loạn thăng bằng kiềm toan ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sống của cơ thể</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hạ Kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giáo dục, hướng dẫn, theo dõi các trường hợp bệnh lý có nguy cơ hạ kali máu hoặc nguy cơ biến chứng cao do hạ kali máu:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhóm bệnh mạn tính có suy tim trái hoặc giảm chức năng tâm thất trái</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng digoxin</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt trường hợp đang sử dụng Insulin</p> <p style="text-align: justify;">- Hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có sử dụng các thuốc đồng vận beta 2</p> <p style="text-align: justify;">Với những trường hợp có tiền sử hạ kali máu trước đó cần dùng lợi tiểu, cân nhắc sử dụng lợi tiểu không gây hạ kali.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hạ Kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;">Định lượng kali máu &lt; 3,5 mmol/l.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm kali máu để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm kali máu để chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán mức độ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mức độ nhẹ: kali máu từ 2,9 – 3,5mmol/l, không có triệu chứng lâm sàng và không có biểu hiện trên điện tâm đồ.</p> <p style="text-align: justify;">- Mức độ vừa: kali máu từ 2,5 – 2,9 mmol/l và không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ như chướng bụng, chuột rút, điện tâm đồ có sóng T dẹt nhưng không có tổn thương liệt hoặc biểu hiện nặng trên điện tim</p> <p style="text-align: justify;">- Mức độ nặng: kali máu dưới 2,5mmol/l, có các triệu chứng nặng trên lâm sàng (rối loạn nhịp tim hoặc yếu cơ, liệt, hoặc hội chứng tiêu cơ vân cấp).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hạ Kali máu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Nguyên tắc xử trí</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ổn định chức năng sống</p> <p style="text-align: justify;">- Tìm nguyên nhân, xử trí sớm các biến chứng tránh tình trạng nặng hơn</p> <p style="text-align: justify;">- Đưa nồng độ kali về ngưỡng bình thường</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Hạ kali máu nhẹ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng Kali Clorua đường uống 75 mmol/ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm lại kali huyết thanh hàng ngày để chỉnh liều</p> <p style="text-align: justify;">- Tìm và điều trị nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Hạ kali mức độ trung bình</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Kali clorua đường uống 100mmol/ngày tương ứng 8 gam/ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Cân nhắc truyền tĩnh mạch nếu đường uống đáp ứng kém</p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi sát điện tâm đồ và đánh giá lại kali huyết thanh để điều chỉnh liều</p> <p style="text-align: justify;">- Tìm và điều trị nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Hạ kali máu nặng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Truyền kali clorua đường tĩnh mạch liều 10 – 20mmol/giờ, có thể lên tới 40 mmol/giờ. Lưu ý nếu pha kali ở nồng độ quá cao (trên 40 mmol/l) có thể gây tổn thương mạch máu đột ngột nên cần truyền tĩnh mạch lớn, hoặc sử dụng bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch với tốc độ chậm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Truyền kali clorua đường tĩnh mạch liều 10 – 20mmol/giờ" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_ha-kali-mau-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Truyền kali clorua đường tĩnh mạch liều 10 – 20mmol/giờ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi điện tim qua monitor và xét nghiệm lại kali huyết thanh thường xuyên để điều chỉnh liều</p> <p style="text-align: justify;">- Tìm và điều trị nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể bù magie máu khi có tình trạng giảm magie kèm theo: Dùng 4ml MgSO4 50% pha trong 10ml Natri Clorua 0,9% tĩnh mạch chậm trong 20 phút</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ha-kali-mau-sosia
Bất tương xứng đầu chậu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bất tương xứng đầu chậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Có khoảng 5% tỷ lệ các bà mẹ gặp tình trạng đẻ khó do các bất thường đến từ vùng khung chậu. Đây là vấn đề được y học đặc biệt quan tâm và cần phải thăm khám một cách cẩn thận để tránh nguy cơ sản phụ chuyển dạ đẻ non, bất tương xứng đầu chậu giữa mẹ và thai nhi để bé được ra đời khi đã đủ tháng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ áp dụng trong y học, kết hợp với các bước tiến trong nhi khoa, chế độ dinh dưỡng, nội tiết,... các trường hợp đẻ khó do bất tương xứng đầu chậu đã ngày một giảm dần. Bên cạnh đó, các công tác hỗ trợ sinh sản được cải thiện rất hiệu quả như sinh đẻ có kế hoạch, lộ trình thăm khám thai nghén khoa học, cải tiến trong công nghệ gây mê hồi sức, nhất là phương pháp mổ lấy thai ở đầu thế kỷ XX đã tạo nền móng cho việc áp dụng rộng rãi chỉ định này trong các ca sinh khó và nghiệm pháp lọt ngôi chỏm ngày càng được hoàn thiện,... nên vấn đề đẻ khó do bất tương xứng đầu chậu đã không còn trở thành một vấn đề đáng lo ngại nhờ được phát hiện sớm và có phương án xử trí hợp lý, kịp thời.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Xét về giải phẫu học, khung chậu bao gồm 2 phần chính đó là: Khung chậu to (đại khung) và khung chậu nhỏ (tiểu khung).&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Người ta thường sử dụng một loại dụng cụ dạng compa trong sản khoa (compa Baudelocque) để đo các đường kính của đại khung. Khung chậu to do 3 đường kính sau đây phân định giới hạn:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đường kính lưỡng mào chậu: 25,5 cm;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đường kính lưỡng gai chậu trước trên: 22,5 cm;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đường kính lưỡng mấu chuyển xương đùi: 27,5 cm và có một đường kính Baudelocque - đường kính trước sau có kích thước là 17,5 cm.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đại khung đóng vai trò khá nhạt nhòa trong sản khoa, nhưng nếu kích thước của đại khung mà quá nhỏ thì kích thước của tiểu khung cũng sẽ nhỏ theo, từ đó làm cho tiểu khung bị thu hẹp gây nên sự bất tương xứng giữa đầu thai nhi và khung chậu của mẹ làm cho quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các loại khung chậu hẹp được phân chia theo 2 cách loại chính sau đây:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu hẹp đối xứng: tuy có kích thước hẹp nhưng khung chậu lại hoàn toàn cân đối, khung chậu có thể hẹp ngang, khung chậu dẹt hoặc khung chậu vừa hẹp vừa dẹt;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu hẹp không đối xứng: xảy ra khi khung chậu có các đường kính hẹp không đều nhau. Sự biến dạng này phổ biến ở những người bị dị tật hoặc gặp các chấn thương như: vẹo cột sống, lao khớp háng hoặc trật khớp háng,... hay sau khi trải qua phẫu thuật chỉnh hình xương.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Hinh ảnh mô tả bất tương xứng đầu chậu" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_bat-tuong-xung-dau-chau.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Hinh ảnh mô tả bất tương xứng đầu chậu</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bất tương xứng đầu chậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân gây nên sự bất tương xứng giữa đầu thai nhi và khung chậu của mẹ, ví dụ như:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Do thai nhi quá lớn so với kích thước khung chậu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đầu em bé quá to;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Do đầu thai nhi không cúi xuống tốt để có thể chui qua khung chậu của mẹ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hẹp hoặc giới hạn khung chậu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu dị dạng hoặc gặp bất thường.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bất tương xứng đầu chậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trong trường hợp nghi ngờ thai phụ bị bất tương xứng đầu bé và khung chậu và ngôi thai thuộc loại ngôi chỏm thì nên thực hiện nghiệm pháp lọt ngôi chỏm. Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá cuộc sinh khi sản phụ có khung chậu giới hạn, thai nhi trọng lượng bình thường hoặc khi khung chậu bình thường nhưng em bé lại có kích thước khá to. Sau khi đánh giá bác sĩ có thể đưa ra chỉ định nên để mẹ sinh qua ngả âm đạo hay thực hiện mổ lấy thai.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phương pháp này sẽ giúp hạn chế những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi và sản phụ. Những mẹ bầu gặp bất thường về khung chậu cần được theo dõi chặt chẽ khi sinh tại cơ sở có phòng phẫu thuật, đồng thời trong quá trình mang thai cũng cần phải được chăm sóc tỉ mỉ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trước đây ở những thai phụ hẹp khung chậu thường được kích thích chuyển dạ đẻ non nhưng ngày nay biện pháp này không còn được áp dụng nữa do kỹ thuật mổ bắt thai đã được hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao hơn, giúp giảm gánh nặng cho khoa nhi khi phải chăm sóc các em bé sơ sinh chào đời với một cơ thể non yếu, sức khỏe có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn trong tương lai.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Bất tương xứng đầu chậu giữa mẹ và thai nhi" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_bat-tuong-xung-dau-chau-1.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả thai nhi trong bụng mẹ</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>1. Điều kiện để tiến hành nghiệm pháp lọt ngôi chỏm</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Điều kiện tiên quyết: thai nhi phải có tư thế ngôi chỏm - là khi em bé nằm xuôi, đầu thai nhi nằm ở dưới và cúi tốt, trục thai nhi song song với trục tử cung của mẹ. Ngôi thai này chiếm tỷ lệ 95% trong số các ca sinh nở;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cơ co tử cung của sản phụ tốt: trung bình 10 phút sẽ có khoảng 4 - 5 cơn co và nếu tử cung co không tốt thì phải tăng cường cơn co bằng oxytocin;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ đã bước vào giai đoạn chuyển dạ thực sự: phụ nữ sinh con đầu lòng cổ tử cung sẽ mở trên 5 cm, ở những người sinh con thứ thì mở trên 4 cm;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cần làm nghiệm pháp ở những nơi có thể phẫu thuật mổ lấy thai được và phải theo dõi liên tục phòng trường hợp xảy ra các sự cố như suy thai, sa dây rốn, cơn co tử cung đến dồn dập hoặc thậm chí là vỡ tử cung;</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2 Chỉ định và chống chỉ định khi làm nghiệm pháp lọt chỏm</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Cần chỉ định tiến hành nghiệm pháp lọt thỏm đối với các trường hợp như:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu mẹ có giới hạn, thai nhi bình thường;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu bình thường nhưng thai to;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu hẹp, thai nhỏ.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Chống chỉ định khi:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai không ở tư thế ngôi chỏm;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có dấu hiệu suy thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tử cung có sẹo mổ cũ.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>3. Các bước thực hiện nghiệm pháp lọt ngôi chỏm</strong></p> <h4 dir="ltr" style="text-align: justify;">Kiểm tra:</h4> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Rà soát lại để chắc chắn rằng nên tiến hành chỉ định nghiệm pháp thông qua các yếu tố:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tình trạng của sản phụ: độ mở tử cung, khung chậu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tình trạng thai nhi: tim thai và trọng lượng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm và thăm dò liên quan.</p> </li> </ul> <h4 dir="ltr" style="text-align: justify;">Bấm ối:</h4> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đây là thao tác nhằm cho ngôi thai hướng vào eo trên của mẹ, nước ối sẽ chảy ra từ từ sau đó xé rộng. Khi hoàn tất chọc ối cần phải xem xét màu sắc và số lượng nước ối, mức độ tiến triển của ngôi thai. Bên cạnh đó cần phải kiểm tra và theo dõi tim thai, kiểm tra lại kiểu thế, ngôi thai nhằm đánh giá xem có nên tiếp tục thực hiện nghiệm pháp hay không. Nếu nước ối có màu xanh chứng tỏ thai có dấu hiệu suy, cần phải dừng nghiệm pháp và tiến hành mổ bắt thai.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Mẹ cần được bác sĩ thăm khám, tư vấn" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_bat-tuong-xung-dau-chau-3.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Mẹ cần được bác sĩ thăm khám, tư vấn</em></p> <h4 dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo dõi:</h4> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo dõi cơn co tử cung và tim thai:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Quan sát trên lâm sàng hoặc bằng Monitoring. Sau khoảng 20 phút chọc ối:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nếu cơn co tử cung yếu dần cần phải cho truyền oxytocin, liều lượng phù hợp và tùy theo sự đáp ứng của tử cung sẽ tăng dần liều lượng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Trường hợp cơn co tử cung tăng dần tương ứng với các giai đoạn trong chuyển dạ, nhịp tim thai bình thường thì tiếp tục theo dõi để cho sản phụ sinh theo ngả âm đạo;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nếu bị rối loạn cơn co tử cung thì cần phải điều chỉnh, nếu không hiệu quả cần chấm dứt nghiệm pháp và thực hiện mổ lấy thai.&nbsp;</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo dõi tình trạng mở cổ tử cung:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tử cung có thể mở dần đều theo thời gian trong trường hợp nghiệm pháp thành công, ngôi thai lọt và quá trình sinh nở sẽ thực hiện được theo đường tự nhiên. Nhiều trường hợp cổ tử cung không mở sẽ dẫn tới việc áp dụng nghiệm pháp bị thất bại. Tuy nhiên ngày nay ở những quốc gia phát triển có thuốc men đầy đủ, phương tiện theo dõi và điều trị hiện đại thì phần lớn khi thực hiện nghiệm pháp này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cổ tử cung của sản phụ không mở.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo dõi tình trạng thai phụ:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Do thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ nên tình trạng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi. Do đó việc theo dõi thể chất, tinh thần của mẹ qua các chỉ số nhiệt độ, mạch, huyết áp,... là vô cùng cần thiết.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo dõi thai nhi:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nên quan sát liên tục trên Monitoring, đặc biệt là biến động của nhịp tim thai như: tim đập theo sinh lý bình thường hay có bất thường làm xuất hiện cơn co tử cung. Nếu phát hiện ra tình trạng suy thai phải dừng ngay nghiệm pháp lọt ngôi chỏm và tiến hành hồi sức. Nếu hồi sức không đem lại hiệu quả cần chỉ định cho sản phụ mổ bắt thai.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo dõi đồng thời đánh giá sự tiến triển của ngôi thai:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm được áp dụng với mục đích thử thách xem ngôi thai có thể di chuyển xuống, lọt và sổ ra khỏi âm đạo của mẹ được hay không, tức là đánh giá khả năng sinh nở theo đường dưới của sản phụ. Chính vì vậy việc theo dõi và quan sát khả năng lọt của ngôi thai là rất quan trọng. Việc này cần được thực hiện liên tục thông qua khám ngoài, những hạn chế thăm âm đạo để tránh nguy cơ gây phù nề cổ tử cung, khiến bộ phận này bị nhiễm trùng ngược dòng và khó mở hơn do ban đầu đã thực hiện bấm ối rồi.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thời gian thực hiện nghiệm pháp:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trung bình phải mất từ 3 - 4 tiếng để làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm, tối đa là từ 6 - 8 tiếng nhằm tránh biến chứng suy thai và nhiễm trùng ối. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà khoảng thời gian này sẽ linh động và có các biện pháp xử lý khác nhau:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nếu đã làm nghiệm pháp được 2 - 3 tiếng hoặc khi vừa mới bấm ối lại xảy ra biến cố suy thai thì cần ngừng nghiệm pháp lại ngay;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nếu đã trải qua 6 giờ đồng hồ thực hiện nghiệm pháp nhưng chỉ tầm 30 phút - 1 tiếng sau là có thể kết thúc được cuộc sinh theo đường âm đạo (mẹ và em bé không gặp rủi ro gì) thì vẫn có thể tiếp tục tiến hành nghiệm pháp.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Như vậy, nghiệm pháp lọt ngôi chỏm được sử dụng phần lớn trong các trường hợp gặp tình trạng bất tương xứng đầu chậu (khi khung chậu bình thường nhưng thai to, hoặc khi thai nhi có trọng lượng bình thường nhưng khung chậu của mẹ lại hẹp). Sau khi sinh, sản phụ cần được theo dõi và có chế độ chăm sóc đặc biệt nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các tai biến và có phương án xử lý kịp thời.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bat-tuong-xung-dau-chau-stiqi
Không dung nạp latose (Lactose intolerance)
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Không dung nạp latose (Lactose intolerance)</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lactose là một loại đường đôi, cấu tạo gồm hai phân tử glucose. Lactose thường có nhiều trong sữa các loại động vật. Lactose là thành phần chính của sữa mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">Không dung nạp lactose là tình trạng rối loạn tiêu hóa do cơ thể không tiêu hóa và hấp thu được lactose trong các sản phẩm từ sữa.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý này nghe có vẻ xa lạ nhưng thực ra nó ảnh hưởng đến khoảng 75% dân số thế giới.</p> <p style="text-align: justify;">Việc không thể tiêu hóa một cách bình thường các sản phầm từ sữa có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số gặp ở người trưởng thành. Rất ít khi bệnh lý này xuất hiện từ giai đoạn sơ sinh. Yếu tố di truyền cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự xuất hiện của bệnh. Điều này được chứng minh bằng việc một số khu vực có tỷ lệ bệnh cao hơn hẳn so với khu vực khác. Cụ thể người Mỹ gốc Phi, người châu Á, người gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc lên đến 90%, trong khi ở Châu Âu, tỷ lệ này chỉ khoảng 18 - 26%.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Không dung nạp latose (Lactose intolerance)" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_khong-dung-nap-lactose.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Không dung nạp latose (Lactose intolerance) cần được phát hiện và điều trị từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Không dung nạp latose (Lactose intolerance)</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này liên quan đến rối loạn trong sản xuất và hoạt động của enzym Lactase.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Thiếu hụt enzym Lactase mắc phải</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng không dung nạp Lactase. Trong giai đoạn sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ là từ Lactose trong sữa mẹ, do đó, trong giai đoan này, nồng độ men Lactase cao giúp tiêu hóa sữa. Tuy nhiên, ở những người Châu Á, người Mĩ gốc Phi hoặc người gốc Tây Ban Nha thì nồng độ men này sẽ giảm dẫn bắt đầu từ tuổi mẫu giáo. Do đó, ở người trưởng thành sẽ có tình trạng thiếu hụt enzym tương đối. Trong khi đó, ở người châu Âu thì enzym này được duy trì nồng độ cao ở &gt;90% dân số. Để lí giải cho điều này nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và nguyên nhân liên quan đến di truyền được chấp nhân là phù hợp nhất. Việc duy trì được nồng độ Lactase do đột biến gen làm gia tăng hoạt động của enzym.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nghiên cứu về mức độ phân tử đã tìm thấy mối liên quan giữa mức độ hoạt động của enzym với biểu hiện trên ARN thông tin của Lactase.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Thiếu hụt enzym bẩm sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây là một rối loạn do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Trẻ sinh ra đã thiếu hụt enzym Lactase, do đó không thể hấp thu và tiêu hóa Lactose trong sữa mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện: trẻ đầy bụng, tiêu chảy nhiều từ khi mới sinh. Bệnh lý này thường kèm theo tăng can xi máu và hội chứng thận hư.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh này gặp chủ yếu ở Phần Lan.</p> <p style="text-align: justify;">- Một trường hợp khác cũng gặp ở từ giai đoạn sơ sinh nhưng không phải do thiếu hoàn toàn Lactase. Trường hợp này chủ yếu gặp ở những trẻ sinh non. Thông thường enzym Lactase sẽ tăng hoạt động vào giai đoạn cuối của thai kì. Do đó, trẻ sinh non trước 32 tuần mức độ hoạt động của Lactase sẽ thấp hơn những trẻ sinh thiếu tháng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Thiếu hụt Lactase mắc phải</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt Lactase mắc phải thường là biểu hiện thứ phát sau một nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đặc biệt những nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa kéo dài sẽ gây tổn thương niêm mạc, đặc biệt tổn thương nhung mao.</p> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn tiêu hóa lên hấp thu Lactose sẽ nặng hơn những carbonhydrat khác vì lượng dự trữ enzym Lactase ít hơn so với những enzym chuyển hóa carbonhydrat khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Không dung nạp latose (Lactose intolerance)</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn/ uống các chế phẩm từ sữa ba mươi phút đến vài giờ.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở người lớn: các triệu chứng thường xuất hiện sau ăn, uống các chế phẩm có chứa Lactose như các loại sữa, phomai, bơ…</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau bụng vùng thượng vị, đau quanh rốn hoặc đau vùng hạ vị.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đầy chướng bụng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Buồn nôn, nôn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Chuột rút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đại tiện lỏng: triệu chứng này thường ít gặp ở người lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ em, các triệu chứng thường xuất hiện sau bú mẹ hoặc ăn uống các thức ăn có thành phần sữa</p> <p style="text-align: justify;">+ Đại tiện lỏng, phân có bọt: ở trẻ em, tiêu chảy thường là triệu chứng nổi bật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trẻ chậm lớn, tăng cân chậm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có nôn trớ.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng&nbsp; và mức độ đau có liên quan đến lượng lactose chứa trong thực phẩm đẵ ăn/ uống.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Áp suất thẩm thấu của phân tăng cao hơn bình thường do còn một lượng carbonhydrat trong phân.</p> <p style="text-align: justify;">- Độ pH của phân thấp thường pH&lt;6 do vi khuẩn lên men Lactose thành acid Lactic trong đại tràng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp dung nạp Lactose: bệnh nhân nghi ngờ có rối loạn dung nạp lactose sẽ được cho uống 50g Lactose (hoặc 2g/kg nếu là trẻ em). Bệnh nhân được lấy máu làm xét nghiệm Glucose các mốc 0h-1h và 2h sau uống. Nếu Glucose máu của bệnh nhân không tăng được &gt;1.1 mmol/L 920mg/dL) và bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thì được chẩn đoán là rối loạn dung nạp Lactose. Cơ chế của nghiệm pháp này là khi bệnh nhân uống Lactose thì Lactose sẽ chuyển hóa thành Glucose và Galactose nhờ enzym Lactase và được hấp thu. Nếu bệnh nhân có rối loạn dung nạp Lactose thì Lactose sẽ không được chuyển hóa và hấp thu, do đó nồng độ Glucose máu không tăng hoặc tăng rất ít.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm tra hơi thở bằng Hydro Lactose: những bệnh nhân nghi ngờ có rối loạn dung nạp lactose sẽ được hướng dẫn chế độ ăn hạn chế chất xơ vào tối hôm trước. Ngày hôm sau bệnh nhân được cho uống 50g Lactose (hoặc liều 2g/kg ở trẻ em). Bệnh nhân được đo hàm lượng hydro trước khi uống lactose và mỗi 30 phút sau khi uống bằng cách thổi vào một chiếc túi chuyên dụng. Nếu lượng hydro trong hơi thở tăng từ 20 ppm so với mức trước khi uống Lactose được coi là dương tính.</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này có độ nhạy khoảng 78% và độ đặc hiệu là 98%. Ở một số người hệ vi khuẩn đường ruột trong đại tràng có khả năng sử dụng hydro để sinh tổng hợp Metan, do đó ở một số bệnh nhân có rối loạn dung nạp Lactose nhưng kiểm tra Hydro trong hơi thở sau uống lactose không tăng. Do đó xét nghiệm này có độ nhạy thấp hơn khá nhiều so với độ đặc hiệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Đo khả năng đáp ứng với sữa: bệnh nhân được uống 500ml sữa và đo lượng đường máu sau đó. Nếu hàm lượng Glucose máu không tăng thì bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn dung nạp Lactose.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết: qua nội soi bác sĩ sẽ sinh thiết tại các vị trị hỗng tràng&nbsp; và hồi trang để kiểm tra mô bệnh học. Qua sinh thiết có thể chẩn đoán phân biệt giữa rối loạn dung nạp Lactose bẩm sinh hay mắc phải.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm phân tử: thường chỉ áp dụng trong nghiên cứu sâu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Không dung nạp latose cần được điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_khong-dung-nap-lactose-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả thực phẩm có nhiều&nbsp;latose</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Không dung nạp latose (Lactose intolerance)</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Cần tái khám định kì để bác sĩ có thể theo dõi diễn biến bệnh của bạn.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng có chứa Lactose. Do đó cần khai báo với bác sĩ các thuốc đang sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần kiểm tra hàm lượng Lactose trong các thực phẩm, nhất là các thực phẩm chế biến từ sữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Không được tự ý ngừng thuốc. Nếu việc sử dụng thuốc không giúp bạn thuyên giảm triệu chứng, nên báo với bác sĩ điều trị để bác sĩ có những hướng điều trị khác cho bạn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu bạn có rối loạn dung nạp Lactose, bạn nên chú ý các triệu chứng của con bạn sau khi bú mẹ, bởi con bạn cũng có nguy cơ rối loạn dung nạp Lactose.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Không dung nạp latose (Lactose intolerance)</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh lý này cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý có các triệu chứng tương tự:</p> <p>- Hội chứng ruột kích thích.</p> <p>- Nhiễm khuẩn tiêu hóa.</p> <p>- Bệnh Crohn.</p> <p>- Viêm loét đại trực tràng.</p> <p>- Viêm đại tràng.</p> <p>- Rối loạn hấp thu các thành phần khác của sữa (không phải Lactose).</p> <p>- Rối loạn dung nạp các Carbonhydrat khác.</p> <p>- Viêm tụy mạn.</p> <p>- Bệnh Celiac: bệnh lý do cơ thể phản ứng với protein có trong sữa là Gluten.</p> <p>- Dị ứng sữa bò.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến nhiều người bị dị ứng, khó dung nạp" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_khong-dung-nap-lactose-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến nhiều người bị dị ứng, khó dung nạp</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Không dung nạp latose (Lactose intolerance)</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Mục tiêu điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế triệu chứng lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì hàm lượng can xi và vitamin D ở mức bình thường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị bằng kiểm soát chế độ ăn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng của rối loạn dung nạp Lactose xuất hiện phụ thuộc vào lượng Lactose được cung cấp vào cơ thể qua thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát chế độ ăn có thể cải thiện triệu chứng ở hầu hết các bệnh nhân và ở hầu hết các nguyên nhân gây nên rối loạn.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc kiểm soát lượng Lactose trong thực phẩm lúc đầu cần nghiêm ngặt, sau đó nới lỏng dần việc kiểm soát này để cơ thể đáp ứng một cách từ từ với lượng Lactose trong thức ăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc sử dụng các thực phẩm có chứa Lactose với hàm lượng nhỏ, tăng dần và liên tục được đánh giá hiệu quả hơn so với việc dùng ngắt quãng.</p> <p style="text-align: justify;">- Lượng Lactose trong một số chế phẩm từ sữa:</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:301px;"> <p align="center">Thực phẩm</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">Hàm lượng Lactose/100g</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:301px;"> <p style="text-align: center;">Sữa toàn phần</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">4.7</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:301px;"> <p style="text-align: center;">Sữa ít béo</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">4.6</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:301px;"> <p style="text-align: center;">Sữa dê</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">4.2</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:301px;"> <p style="text-align: center;">Bơ</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">4.0</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:301px;"> <p style="text-align: center;">Pho mai Mozella</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">1.5-2</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:301px;"> <p style="text-align: center;">Sữa chua</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">3.2</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:301px;"> <p style="text-align: center;">Sữa hạn chế Lactose</p> </td> <td style="width:301px;"> <p align="center">0.5</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">- Hiện nay có nhiều thực phẩm chế biến có hàm lượng lactose thấp, do đó, bệnh nhân mắc rối loạn dung nạp Lactose có nhiều sự lựa chọn hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Điều trị bằng enzym thay thế</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chế phẩm dạng enzym beta galactosidase được sản xuất bởi nấm men hoặc vi khuẩn Gram âm. Chế phẩm này có dạng lỏng, có thể dùng qua đường uống cùng các thực phẩm có Lactose.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể pha enzym thay thế với sữa, để qua đêm trong điều kiện bảo quản lạnh rồi dùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Trên thị trường đã có một số chế phẩm đã pha sẵn enzym thay thế như sữa uống, sữa chua, đây là nguồn cung cấp can xi và vitamin D cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc sử dụng enzym thay thế cho hiệu quả khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đáp ứng của từng cá thể, khả năng tác động của enzym. Có những loại giảm được triệu chứng nhưng không giảm lượng hydro trong hơi thở, nhưng cũng có những loại giảm được lượng hydro trong hơi thở nhưng&nbsp; khả năng giảm triệu chứng lại khá hạn chế.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Bổ sung can xi và vitamin D</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân mắc rối&nbsp; loạn dung nạp Lactose thường phải hạn chế các thức phẩm nguồn gộc từ sữa, do đó nguồn cung cấp can xi và vitamin D cũng bị hạn chế.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc bổ sung can xi và vitamin D phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tình trạng mãn kinh ở nữ giới, tình trạng loãng xương.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/khong-dung-nap-latose-lactose-intolerance-sqqgr
Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trước đây, người ta dùng “Á vảy nến” để chỉ 3 bệnh da bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Á vảy nến thể giọt (ngày nay chính là Vảy phấn dạng lichen)</p> <p style="text-align: justify;">- Á vảy nến thể mảng.</p> <p style="text-align: justify;">- Á vảy nến dạng lichen.</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm bệnh này khác hẳn về triệu chứng lâm sàng so với nhóm bệnh đỏ da bong vảy nói chung và bệnh vảy nến nói riêng. Tuy nhiên chúng đều là những bệnh diễn biến với tính chất dai dẳng mạn tính, nguyên nhân thì chưa được giải thích rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày nay cũng chưa có sự thống nhất cuối cùng về phân loại các bệnh này, đa số các quan điểm chia thành 2 bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Á vảy nến.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Vảy phấn dạng lichen (thuộc nhóm Bệnh da có sẩn).</p> <p style="text-align: justify;">Cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Vảy phấn dạng lichen có hai dạng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Vảy phấn dạng lichen mạn tính (Á vảy nến thể giọt).</p> <p style="text-align: justify;">+ Vảy phấn dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Á vảy nến thể mảng sẽ bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Á vảy nến thể mảng nhỏ (Á vảy nến thể mảng dạng ngón tay).</p> <p style="text-align: justify;">+ Á vảy nến thể mảng lớn (Á vảy nến dạng lichen).</p> <p><strong>Bệnh Á vảy nến</strong></p> <p>Chủ yếu gặp ở độ tuổi trung niên, cao nhất là 50 tuổi.</p> <p>Bệnh gặp nhiều ở nam giới. Theo thống kê, tỷ lệ nữ/ nam = 1/3.</p> <p><b>Bệnh Vảy phấn dạng lichen</b></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Vảy phấn dạng lichen" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_vay-phan-dang-lichen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Vảy phấn dạng lichen</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Á vảy nến</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Nguyên nhân gây bệnh Á vảy nến cho đến nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh Vảy phấn dạng lichen</b></p> <p style="text-align: justify;">Cho đến ngày nay, điều nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Người ta thấy rằng, bệnh hoàn toàn có thể khởi phát 1 cách đột ngột, đôi khi có thể xuất hiện sau một đợt cảm cúm, sốt nhiễm trùng hoặc khai thác kĩ có thể có liên quan đến việc dùng thuốc trước đó. Bởi vậy, họ cho rằng đó có thể là phản ứng tăng nhạy cảm của cơ thể người bệnh với một số những dị nguyên đóng vai trò là các kháng nguyên được đưa vào cơ thể thông qua các đường xâm nhập như da, hô hấp, tiêu hóa…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Á vảy nến</strong></p> <p style="text-align: justify;">Á vảy nến được chia thành 2 dạng: Á vảy nến thể mảng lớn và Á vảy nến thể mảng nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">- Á vảy nến thể mảng nhỏ:</p> <p style="text-align: justify;">Đây là một bệnh lành tính, diễn biến kéo dài không có quy luật cụ thể, một số trường hợp có thể tự thoái lui sau nhiều năm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Những dải thương tổn bằng với mặt da, trên bề mặt thương tổn có vảy da mỏng, giới hạn rõ với vùng da lành còn lại. Các dải này có màu hồng nâu hoặc màu đỏ, hình ovan, kích thước 2-5cm. Trường hợp điển hình, các dải thương tổn trông như các ngón tay, phân bố theo 1 hướng ở vùng mạn sườn, vùng ngực, mặt trong các chi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Những dải thương tổn bằng với mặt da, trên bề mặt thương tổn có vảy da mỏng, giới hạn rõ với vùng da lành còn lại" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_a-vay-nen-7.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những dải thương tổn bằng với mặt da, trên bề mặt thương tổn có vảy da mỏng, giới hạn rõ với vùng da lành còn lại</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Ngứa: Triệu chứng không đặc hiệu, người bệnh có hoặc không ngứa.</p> <p style="text-align: justify;">- Á vảy nến thể mảng lớn</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh hay gặp ở nam giới độ tuổi trưởng thành, hiếm gặp ở trẻ lớn. Bệnh diễn biến mạn tính, kéo dài và đặc biệt người ta còn xếp nó là giai đoạn sớm của u lympho không Hodgkin( MF). Khoảng 10% các trường hợp Á vảy nến thể mảng lớn sẽ diễn biến thành tiền ung thư hạch&nbsp; không hodgkin mỗi thập kỷ</p> <p style="text-align: justify;">+ Những mảng thương tổn kích thước tương đối lớn, dao động từ 10 -20 cm, màu đỏ hoặc nâu, ranh giới không rõ ràng, trên bề mặt mảng thương tổn có vảy.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vị trí: vùng thân mình (đặc biệt ở mông), vùng gốc chi (đặc biệt là ở đùi, ở phụ nữ thương tổn thường tập trung ở ngực.</p> <p style="text-align: justify;">+ Á vảy nến thể mảng lớn lại chia thành 2 hình thái:</p> <p style="text-align: justify;">Á vảy nến dạng mảng lớn, không teo: có những mảng thương tổn dát đỏ hơi thâm nhiễm, màu nâu xám hoặc mờ xỉn, trên nền có vảy phấn bong.</p> <p style="text-align: justify;">Á vảy nến dạng mảng lớn, teo: có những mảng thương tổn teo da không đồng đều, tạo thành vệt da teo, có thể kèm theo hiện thương giãn mạch, tăng sắc tố&nbsp; xen kẽ cũng tạo thành những vệt giãn mạch, tăng sắc tố vằn vèo tạo nên những đám loang lổ dạng mạng lưới.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có thể có ngứa ít.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p><strong>Bệnh Vảy phấn dạng lichen</strong></p> <p>Bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc sau một trong những yếu tố thuận lợi như một đợt cảm cúm, sốt nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nào đó.</p> <p>- Vảy phấn dạng lichen mạn tính</p> <p>Đây là 1 bệnh lành tính. Tuy nhiên, diễn biến bệnh có tính chất dai dẳng, bệnh tái phát liên tục khi có điều kiện thuận lợi gây nên tình trạng từng đợt thương tổn nối tiếp nhau, thương tổn cũ mất đi lại xuất hiện thêm những thương tổn mới. Có số ít trường hợp, có 1 khoảng thời gian người bệnh thấy hết sạch thương tổn, và người ta gọi đây là khoảng thời gian ổn định của bệnh.</p> <p>+ Toàn thân: thường không có thay đổi gì đặc biệt</p> <p>+ Thương tổn dạng sẩn chắc, nổi gờ trên da, trên bề mặt sẩn có thể xuất hiện vảy da, khô, dính</p> <p>+ Màu sắc sẩn: có thể đỏ hồng( thương tổn đợt cấp) hoặc nâu thẫm( thương tổn mạn tính)</p> <p>+ Kích thước: nhỏ sau đó tăng dần</p> <p>+ Vị trí thương tổn: vùng chi, thân mình</p> <p>+ Cạo vảy theo phương pháp Brocq, kết quả thu được khác hoàn toàn với bệnh vảy nến</p> <p>Ở bệnh nhân vảy nến: vảy da bong ra thành từng lớp mỏng, sau lớp vảy cuối cùng bong ra ta sẽ thấy hình ảnh giọt sương máu.</p> <p>Ở Vảy phấn dạng lichen: vảy da bong ra cả mảng nhưng còn dính một bên không bong hết, đây gọi là dấu hiệu kẹp chì hay dấu hiệu gắn xi.</p> <p>+ Thương tổn trên da đôi khi khá đa dạng: ngoài sẩn kể trên, ta có thể bắt gặp các thương tổn khác như:</p> <p>Dát đỏ bằng với mặt da, trên nền có vảy</p> <p>Vảy da, vảy tiết</p> <p>Cơ năng: Bệnh nhân thường không có triệu chứng ngứa</p> <p>- Vảy phấn dạng lichen và đậu mùa cấp tính</p> <p>Diễn biến bệnh gồm các giai đoạn cấp, bán cấp hoặc mạn tính. Theo quan điểm cũ thì đây là bệnh lành tính, có thể tự thoái lui sau vài tháng hoặc vài năm. Nhưng mới đây, người ta lại tìm thấy những đặc điểm của một bệnh mạn tính, xen kẽ những đợt diễn biến nặng, cấp tính.</p> <p>+ Toàn thân: có thể có biểu hiện giống với 1 đợt nhiễm virus cấp: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi...</p> <p>+ Thương tổn ban đầu là những dát đỏ vùng thân mình, bằng với mặt da</p> <p>+ Tiếp đến là sẩn phù mọc trên nền dát đỏ. Bề mặt sẩn sẽ xuất hiện các mụn nước hoặc nốt xuất huyết</p> <p>+ Những mụn nước này có tính chất giống với mụn nước do virus, lõm giữa</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_1080_crop__a-vay-nen-va-vay-phan-dang-lichen-parapsoriasis-and-pityriasis-lichenoides.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</em></p> <p>+ Diễn biến tiếp theo, các mụn nước vỡ ra, hình thành các sẩn loét, hoại tử, khô dần đóng vảy tiết thâm, và cuối cùng hình thành nên sẹo lõm, có thể tăng hoặc giảm sắc tố.</p> <p>+ Các vị trí khác: vùng mặt, niêm mạc, lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không có tổn thương hoặc rất hiếm.</p> <p>+ Bệnh có thể cải thiện dần theo hướng tích cực, có thể chuyển thành Vảy phấn dạng lichen mạn tính.</p> <p>+ Hiếm gặp: trường hợp thương tổn loét hoại tử cấp tính, sốt cao.</p> <p>Toàn thân biểu hiện như một tình trạng nhiễm trùng nặng: sốt cao, hạch to, đau mỏi cơ, khớp, thậm chí kèm theo có thay đổi tâm thần kinh...</p> <p>Da: sẩn cục mọc lan tỏa, nhanh chóng loét, hoại tử và liên kết với nhau thành diện rộng, gây đau cho người bệnh.</p> <p>Bờ thương tổn đỏ, gờ cao trên da, sau đó hình thành nên vảy tiết che phủ vùng thương tổn.</p> <p>Trường hợp này gây tổn thương cả niêm mạc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng Á vảy nến </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thể mảng nhỏ thì tương đối lành tính, hiếm khi có biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể mảng lớn, nếu không điều trị tích cực có thể dễ dàng chuyển thành giai doạn sớm của MF.</p> <p><strong>Biến chứng Vảy phấn dạng lichen</strong></p> <p>Cả 2 thể trong Vảy phấn dạng lichen đều tương đối lành tính, hiếm thấy có biến chứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đây không phải là những căn bệnh truyền nhiễm, hay di truyền bởi vậy chúng không lây truyền cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.</p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp do tự phát hoặc khi cơ thể có phản ứng quá mức với các kháng nguyên: vi khuẩn, virus, thuốc...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Đối tượng nguy cơ cao bị Vảy phấn dạng lichen:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh hay gặp ở trẻ em và những người trưởng thành trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Yếu tố nguy cơ phát bệnh, tái bệnh: sự thay đổi thời tiết có thể làm nặng hoặc tái phát bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Á vảy nến</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần điều trị tích cực đối với Vảy nến thể mảng lớn để ngăn chặn bệnh chuyển thành MF.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế các hoạt động căng thẳng, thức khuya, dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn tích cực thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao sức đề kháng: Thể dục đều đặn mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước...</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210916/20210916_che-do-an-cho-nu-tap-gym-du-dinh-duong3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Luôn tích cực thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao sức đề kháng</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng Vảy phấn dạng lichen</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuân thủ điều trị của bác sĩ để bệnh được kiểm soát tốt</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế các hoạt động căng thẳng, thức khuya, dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn tích cực thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao sức đề kháng: Thể dục đều đặn mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Á vảy nến thể mảng nhỏ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm mô bệnh học:</p> <p style="text-align: justify;">- Hình ảnh Viêm da không đặc hiệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng 1/3 số trường hợp vảy nến thể mảng nhỏ có sự thâm nhập các tế bào viêm ở thượng bì, rải rác tế bào sừng còn nhân, thoát dịch gây phù khoảng gian bào, tăng tế bào gai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Á vảy nến thể mảng lớn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm mô bệnh học: đa dạng, có thể là hiện tượng viêm không đặc hiệu, xốp bào, trường hợp có hình ảnh của MF( Mycosis Gongoid).</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt:</p> <p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn sớm của U lympho không Hodgkin: Rất khó phân biệt. Vậy nên, khá nhiều ý kiến cho đây là giai đoạn sớm của MF.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dermatomyosis: có tổn thương cơ đi kèm thương tổn da, men cơ tăng cao.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: ngoài thương tổn ở da biểu hiện chủ yếu vùng da hở, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, còn có thể kèm theo thương tổn ở khớp, rụng tóc…, kháng thể kháng nhân dương tính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vảy phấn dạng lichen mạn tính </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm: Mô bệnh học vùng thương tổn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm&nbsp;mô bệnh học vùng thương tổn" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_quy-tinh-xet-nghiem-chan-doan-benh-vay-nen-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm&nbsp;mô bệnh học vùng thương tổn</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp thượng bì: các tế bào sừng chưa biệt hóa hết, vẫn còn nhân, mào liên gai thuộc ranh giới phân chia giữa thượng bì và trung bì bị kéo dài. Lớp tế bào gai nằm giữa lớp tế bào hạt và tế bào mầm có sự huy động đến của các bạch cầu đơn nhân, gây hiện tượng thoát dịch và đứt cầu nối giữa các tế bào gai. Đặc biệt: lớp thượng bì cũng có các micro - abces tương tự như mô bệnh học của&nbsp; bệnh Vảy nến.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lớp trung bì: nằm ngay dưới lớp thượng bì nên bị ảnh hưởng bởi sự thoát dịch ở lớp tế bào gai gây hiện tượng phù, sự xâm nhập của các tế bào viêm, Sự xâm nhập này ít hơn so với các thể Á vảy nến khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt: Với các bệnh có sẩn khác, các bệnh có thương tổn dát đỏ, hồng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Á lao sẩn hoại tử: Phản ứng mantoux thường dương tính, PCR dương tính với trực khuẩn lao.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lichen phẳng: các sẩn dẹt, bóng, hình đa giác, màu tím hoa cà, trên bề mặt thường có những đường kẻ trắng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vảy phấn hồng Gilbert: trường hợp điển hình thương tổn dát hồng sắp xếp đối xứng 2 bên mạn sườn tạo nên hình ảnh cây thông noen, mô bệnh học.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dị ứng thuốc dạng sẩn mủ: toàn trạng biểu hiện cấp tính, bệnh nhân ngứa nhiều, mô bệnh học.</p> <p style="text-align: justify;">+ Vảy nến thể giọt: nghiệm pháp Brocq dương tính, mô bệnh học.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giang mai giai đoạn II: Bệnh nhân thường kèm thương tổn niêm mạc sinh dục hoặc miệng, xét nghiệm Syphilis dương tính.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Vảy phấn dạng lichen và đậu mùa cấp tính </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Mô bệnh học vùng thương tổn: lớp thượng bì hoại tử, lớp trung bì nông: hình ảnh xuất huyết và sự tập trung các tế bào viêm.</p> <p style="text-align: justify;">+ XN máu: Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng...</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt với:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thủy đậu: Xét nghiệm tìm được kháng thể của virus Varicella Zoster (VZV), PCR dịch vùng thương tổn dương tính với VZV.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh viêm mạch hoại tử: Làm mô bệnh học để phân biệt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Á vảy nến thể mảng nhỏ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid bôi, kem dưỡng ẩm làm mềm thương tổn, các sản phẩm bôi, dán, tắm làm chậm tăng sinh tế bào da: Polytar, Anthralin…</p> <p style="text-align: justify;">- Quang tuyến liệu pháp, chiếu tia UVB dải hẹp...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Corticoid bôi, kem dưỡng ẩm làm mềm thương tổn" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_a-vay-nen-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Corticoid bôi, kem dưỡng ẩm làm mềm thương tổn</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;<strong>Á vảy nến mảng lớn</strong>: Cần điều trị đặc biệt tích cực nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển thành MF</p> <p style="text-align: justify;">- Corticoid bôi loại mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Quang tuyến liệu pháp, chiếu tia UVB dải hẹp…</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng Vitamin A acid (Retinoid), ức chế miên dịch(methotrexat) đường toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">Cả 2 thể bệnh trên cần được kiểm tra định kỳ 3-6 tháng, đánh giá sự tiến triển của thương tổn, đặc biệt thể mảng lớn cần sinh thiết để theo dõi tiến triển của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Bệnh Vảy phấn dạng lichen</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ dừng lại ở việc điều trị cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị cũng không rõ rệt.</p> <p style="text-align: justify;">Riêng với dạng Á vảy nến dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ nếu có: tình trạng nhiễm trùng, thuốc người bệnh đã dùng...</p> <p style="text-align: justify;">- Tại chỗ: dùng kem dưỡng ẩm như kẽm oxyd, hoặc bôi corticoid.</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn thân:</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh: Tetracyclin, Erythromycin liều 2g/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Quang hóa trị liệu</p> <p style="text-align: justify;">+ Chiếu UVB dải hẹp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Pentoxifylline 400mg x 2 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp nặng phối hợp: quang hóa trị liệu, ức chế miễn dịch, kháng sinh, chống viêm.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-a-vay-nen-va-benh-vay-phan-dang-lichen-slnxm
Bệnh nhược cơ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh nhược cơ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhược cơ (NC) hay Myasthenia gravis là bệnh lí thuộc nhóm bệnh lí synap thần kinh - cơ, với đặc điểm tổn thương rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh - cơ (neuromuscular junction) khiến giảm chức năng hoạt động của hệ cơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bình thường&nbsp;xung động thần kinh được dẫn truyền trong sợi trục noron thần kinh đến các cúc tận cùng kích thích màng trước synap giải phóng các chất trung gian hóa học trong đó có acetylcholin. Sau đó acetylcholin gắn với các receptor màng sau synap chuyển thông tin tới cơ và gây các đáp ứng ở cơ. Tuy nhiên ở bệnh lí nhược cơ, tồn taị các kháng thể tự miễn khiến nối chéo các thụ thể, màng cơ sau synap bị tổn thương do phản ứng kháng thể - bổ thể, vị trí receptor bị nghẽn bởi thụ thể khiến cho giảm số lượng các thụ thể gắn acetylcholin ở màng sau xinap&nbsp;khiến thông tin không được truyền tới cơ một cách đầy đủ và chính xác. Vi vậy bệnh nhược cơ cũng được xếp thuộc nhóm bệnh tự miễn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Ở bệnh lí nhược cơ, tồn taị các kháng thể tự miễn khiến nối chéo các thụ thể, màng cơ sau synap bị tổn thương do phản ứng kháng thể - bổ thể, vị trí receptor bị nghẽn bởi thụ thể" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_nhuoc_co_3.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Ở bệnh lí nhược cơ, tồn taị các kháng thể tự miễn khiến nối chéo các thụ thể, màng cơ sau synap bị tổn thương do phản ứng kháng thể - bổ thể, vị trí receptor bị nghẽn bởi thụ thể</em></p> <p style="text-align: justify;">- Dịch tễ bệnh: Tỷ lệ mắc bệnh trung bình khoảng 0,5/100.000 người, nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ khoảng 3/2. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi&nbsp; trong đó nhóm tuổi từ 15 đến 20 tuổi là nhóm tuổi hay gặp nhất. Ở trẻ em dưới 10 tuổi ít gặp tuy nhiên ở vùng Đông Nam Á có thể gặp bệnh nhược cơ ở trẻ &lt; 3 tuổi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh nhược cơ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nhược cơ gây nên do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể đối với các thụ thể acetylcholin sau synap. Hiện tại vẫn chưa rõ yếu tố khởi phát quá trình sản xuất tự kháng thể tuy nhiên có mối liên quan với các&nbsp; bất thường của tuyến ức, tuyến giáp tự miễn và các bệnh lý tự miễn khác như: viêm loét đại tràng viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,..</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù cơ chế tổn thương do tuyến chưa được thực sự sáng rõ tuy nhiên thống kê có khoảng 75% bệnh nhân nhược cơ liên quan đến tuyến ức trong đó khoảng 65% trường hợp tuyến ức là tăng sản, 10% còn lại là u tuyến ức và khoảng 50 % u tuyến ức là u ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố nguy cơ khác: nhiễm trùng, phẫu thuật, thuốc như thuốc chẹn kênh calci, aminoglycosid, magnesium sulfate, quinine, procainamide, thuốc ức chế beta (timolol, brimonidine), aminoglycosid….</p> <p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp nhược cơ đặc biệt:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhược cơ sơ sinh: do trẻ nhận các kháng thể từ mẹ qua nhau thai, tỉ lệ gặp khoảng 12% trường hợp mẹ bị nhược cơ. Biểu hiện của trẻ có thể yếu liệt tuy nhiên hồi phục dần theo thời gian sau khi kháng thể trong máu giảm dần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhược cơ bẩm sinh: do bất thường gen lặn hiếm gặp, gây tổn thương không chỉ màng sau synap mà còn giảm sản xuất acetylcholin, thiếu acetylcholinesterase ở cúc tận cùng thần kinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh nhược cơ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đặc điểm chính của bệnh nhược cơ gồm sụp mi, yếu cơ. Tuy nhiên các triệu chứng có các mức biểu hiện khác nhau trong ngày. Thông thường biểu hiện bệnh tăng nặng vào cuối ngày hay tăng vận động của các nhóm cơ đố, nếu nghỉ ngơi thì đỡ, tái phát khi vận động.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sụp mí là biểu hiện khá thường gặp khoảng 40% và đôi khi lại là biểu hiện bệnh duy nhất ( tỉ lệ khoảng 15%). Thường sau 3 năm, nhược cơ mắt có thể diễn biến thành nhược cơ toàn thể. Nguyên nhân sụp mí do tổn thương cơ nâng mi. Ngoài ra có biểu hiện song thị: do yếu liệt cơ vận nhãn. Tuy nhiên đồng tử ở bệnh nhược cơ hoàn toàn bình thường, phản xạ ánh sáng, phản xạ điều tiết, phản xạ giác mạc bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Sụp mí là biểu hiện khá thường gặp khoảng 40%" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_sup-mi-mat.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Sụp mí là biểu hiện khá thường gặp khoảng 40%</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Yếu cơ: yếu cơ thường yếu cơ gốc chi nhiều hơn ngọn chi, yếu cơ tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, ngoài ra có thể có các biểu hiện nói khó, nuốt khó, &nbsp;thay đổi giọng nói, nghẹt mũi. Khám thực thể: phản xạ gân xương bình thương, không có rối loạn cảm giác, không teo cơ, phản xạ cơ tròn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Lâm sàng, nhược cơ được phân loại thành các nhóm sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm 1: &nbsp;biểu hiện bệnh chỉ xảy ra ở các cơ vận nhãn, do đó biểu hiện bệnh đơn độc tình trạng sụp mí hoặc song thị. Các trường hợp này thường đáp ứng điều trị rất tốt và rất nhanh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm 2a: biểu hiện bệnh ở nhiều nhóm cơ như ở chi, các nhóm cơ ở thân mình, có thể kèm theo cơ hô hấp tuy nhiên ở mức độ nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm 2b: Bệnh biểu hiện ở nhiều nhóm cơ trong cơ thể với mức độ vừa, biểu hiện đa dạng: nói ngọng, nuốt khó nghẹn,&nbsp; sụp mi, liệt vận động.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm 3: biểu hiện bệnh diễn ra nhanh, đột ngột nhanh chóng đến mức nghiêm trọng nhất trong vòng 6 tháng. Tring các trường hợp này thường có biểu hiện liệt các cơ hô hấp sớm cùng với liệt cơ ở nhiều&nbsp; vị trí khác như cơ tứ chi, cơ thân mình,&nbsp; cơ vận nhãn.&nbsp; Trường hợp này thường có tiên lượng xấu và tỉ lệ tử vong cao.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm 4: bệnh biểu hiện mức độ nặng nhưng diễn tiến từ từ, kéo dài trong nhiều năm.&nbsp; Hay gặp bệnh lí tuyến ức trong các trường hợp này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh nhược cơ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Thông thường bệnh tiến triển từ từ trong 2 năm từ lúc triệu chứng đầu tiên. Với các trường hợp nhược cơ chỉ ở mắt sau 3 năm có thể trở thành nhược cơ toàn thân. Tiến triển bệnh có thể thuyên giảm, hồi phục hoặc tăng nặng lên. Hồi phục xảy ra nhưng hiếm khi hoàn toàn hay lâu dài. Khi có các stress, nhiễm trùng, hay phẫu thuật, dùng thuốc có thể là yếu tố tăng nặng bệnh lên và gây cơn nhược cơ trầm trọng.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhược cơ là một bệnh lý tự miễn, liên quan đến cơ địa từng người do đó không&nbsp; có biện pháp phòng tránh bệnh đặc hiệu. Các biện pháp phòng ngừa bổ trợ bệnh :</p> <p style="text-align: justify;">+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả đặc biệt đu đủ, chuối giúp bổ sung Kali.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả đặc biệt đu đủ, chuối giúp bổ sung Kali." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_7-ly-do-thuc-pham-giau-kali-tot-cho-ban11559026877.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả đặc biệt đu đủ, chuối giúp bổ sung Kali.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với khối lượng phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học, tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng lo âu, không sử dụng các chất kích thích.</p> <p style="text-align: justify;">+ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không tự ý dùng thuốc vì có rất nhiều nhóm thuốc có thể là nguy cơ khởi phát tình trạng nhược cơ. Khi được chẩn đoán bệnh thì cần duy trì dùng thuốc và tuân thủ tái khám, không tự ý bỏ thuốc khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi có các dấu hiệu của bệnh nhược cơ cần đến &nbsp;thăm khám sớm tại các cơ cở y tế.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh nhược cơ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh nhược cơ cần sự phối hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp, trong đó các phương tiện cận lâm sàng đóng&nbsp;vai trò quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Lâm sàng</b>:</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện đa dạng với các mức độ khác nhau trong đó triệu chứng nổi bật là các triệu chứng mắt (sụp mí, song thị), biểu hiện yếu liệt ưu thế gốc chi. Các triệu chứng bệnh có đặc điểm nổi bật là thay đổi liên quan đến cường độ vận cơ: nếu vận cơ nhiều biểu hiện bệnh tăng nặng, khi nghỉ ngơi giảm.&nbsp;Trong trường hợp nhược cơ cấp, các cơn mỏi cơ xảy ra gần như liên tục đặc biệt là cơ hô hấp gây tình trạng khó thở cấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nghiệm pháp được sử dụng trong thăm khám lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghiệm pháp zoly: bệnh nhân nhấp nháy mắt 15 lần liên tục rồi mở mắt nhìn. Nếu kết quả không mở mắt nhìn được là một gợi ý bệnh nhược cơ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Test prostigmin: tiêm prostigmin, test prostigmin dương tính: khi biểu hiện triệu chứng bệnh giảm nhiều hoặc hết sau 15- 30 phút.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Cận lâm sàng:</b></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Kháng thể anti-AChR&nbsp;tỉ lệ dương tính trong nhược cơ toàn thân khoảng 80%, nhược cơ thể mắt khoảng 50%.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng thể MuSK: &nbsp;nhược cơ toàn thân có kháng thể anti-AChR âm tính tỉ lệ gặp khoảng 40%.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các xét nghiệm khác&nbsp; là các bệnh tự miễn kết hợp với bệnh nhược cơ như bệnh lí tuyến giáp (chức năng tuyến giáp, kháng thể kháng giáp), kháng thể kháng nhân, yếu tố thấp.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Chẩn đoán hình ảnh:</p> <p style="text-align: justify;">+ CT hay MRI sọ não để loại trừ tổn thương nội sọ với trường hợp nhược cơ thể mắt hay thần kinh sọ.</p> <p style="text-align: justify;">+ CT hay MRI trung thất với các trường hợp liên quan đến tuyến ức hay phẫu thuật.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI)" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-mri-u-nao-4.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thăm dò điện thần kinh cơ</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Kích thích thần kinh lặp lại &nbsp;thấy có biểu hiện giảm biên độ của đáp ứng vận động. Nếu giảm &gt; 15% ở 3 Hz, có khả năng cao là bệnh nhược cơ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điện cơ kim sợi đơn độc: phát hiện sự tắc nghẽn và biến động đối với mật độ sợi cơ bình thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh nhược cơ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị nhược cơ hiện nay còn gặp nhiều hạn chế mặc dù đã có các biện pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể thuyên giảm, có thể khỏi nếu tìm được nguyên nhân tuy nhiên có thể tái phát sau một khoảng thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;">Trong những đợt tiến triển, trong cơn nhược cơ nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp điều trị nội khoa chung</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng men cholinesterase: thường có hiệu quả với thể nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Pyridostigmine:&nbsp;liều khởi đầu khoảng 60mg dùng&nbsp;3 - 5 lần/ ngày, tác dụng sau khoảng 15 - 30 phút và kéo dài khoảng 3 - 4 giờ.</p> <p style="text-align: justify;">- Ức chế miễn dịch có tác dụng ở tất cả bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Glucocorticoids: Liều khởi đầu prednisolon&nbsp; 15-25 mg/ngày, tăng liều dần 5mg/ngày trong 2 đến 3 ngày, dừng tăng liều khi cải thiện lâm sàng hay đạt đến 50-60mg/ngày. Thời gian điều trị thường kéo dài 1 - 3 tháng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các thuốc ức chế miễn dịch khác: Azathioprine liều 50mg/ngày cần đánh giá dung nạp với thuốc, Cyclosporine và tacrolimus, Mycophenolate mofetil, Cyclophosphamide.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thay huyết tương là phương pháp giúp loại bỏ trực tiếp các tự kháng thể kháng acetylcholin trong máu của người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định: có lợi tạm thời ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng nguy hiểm (như suy hô hấp, yếu nặng), cải thiện bệnh nhân trước khi phẫu thuật (như cắt bỏ tuyến ức).</p> <p style="text-align: justify;">+ Immunoglobulin tĩnh mạch: tổng liều 2g/kg, trong 5 ngày (400mg/kg mỗi ngày). Nếu dung nạp, quá trình điều trị ngắn hơn là dùng tổng liều trong 3 ngày.</p> <p><strong>Điều trị cơn nhược trầm trọng</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Cần được điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nên điều trị giống như bệnh nhân suy giảm miễn dịch khác với điều trị kháng sinh sớm, tạm thời dừng thuốc kháng men cholinesterase tránh cơn cholinergic.</p> <p style="text-align: justify;">- Hô hấp hỗ trợ và vật lí trị liệu phổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Thay huyết tương hay immunoglobulin thường giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức được chỉ định trong các trường hợp có bất thường tuyến ức. Hiệu quả trên 85% bệnh nhân có cải thiện tăng dần từ nhiều tháng đến nhiều năm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể vẫn cần tiếp tục dùng thuốc để điều trị bệnh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nhuoc-co-sqgev
Các loại viêm đường sinh dục nữ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Các loại viêm đường sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm sinh dục nữ là những bệnh lý do vi khuẩn gây viêm khá phổ biến ở hệ thống đường sinh dục nữ giới. Trong cuộc sống và hoạt động tình dục của người phụ nữ, viêm sinh dục gây nhiều ảnh hưởng, có thể là nguyên nhân làm gia tăng mắc các bệnh lý lây truyền qua con đường tình dục , trong đó có nhiễm HIV.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Khí hư là gì?</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Bình thường, có một ít chất dịch màu trắng trong như sữa có ở cổ tử cung và âm đạo, chất dịch này không chảy ra ngoài âm hộ nên người phụ nữ không cảm nhận thấy có gì bất thường. Khi lượng chất dịch tăng tiết ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt ở âm hộ khiến cho người phụ nữ cảm nhận thấy khó chịu, thì đó là khí hư (hay huyết trắng).</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khí hư" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_viem-nhiem-bo-phan-sinh-duc-nu-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khí hư</em></p> <p style="text-align: justify;">Khí hư được chia làm ba loại</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khí hư sinh lý: trong, dính như lòng trắng trứng, hoặc loãng như nước.</li> <li style="text-align: justify;">Khí hư trắng ngà: hay gặp ở những người phụ nữ bị rối loạn thần kinh thực vật&nbsp;hay lo lắng, hoặc xung huyết ở tử cung</li> <li style="text-align: justify;">Khí hư đục như mủ hoặc có màu xanh, mùi tanh, hôi,,,,: là triệu chứng thường gặp của viêm sinh dục.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Các loại viêm đường sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân viêm sinh dục</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Do quan hệ tình dục không bảo vệ an toàn</li> <li style="text-align: justify;">Sau các thủ thuật như: nạo hút thai, đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung, chụp xquang tử cung-vòi trứng,…</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn sau sảy thai, sau đẻ</li> <li style="text-align: justify;">Vệ sinh không tốt sau khi giao hợp, hoặc trong và sau khi hành kinh.</li> <li style="text-align: justify;">Do quan hệ tình dục không bảo vệ an toàn</li> <li style="text-align: justify;">Sau các thủ thuật như: nạo hút thai, đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung, chụp xquang tử cung-vòi trứng,…</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn sau sảy thai, sau đẻ</li> <li style="text-align: justify;">Vệ sinh không tốt sau khi giao hợp, hoặc trong và sau khi hành kinh.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm sinh dục nữ do nấm, do vi khuẩn" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-nhiem-bo-phan-sinh-duc-nu-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm sinh dục nữ do nấm, do vi khuẩn</em></p> <p style="text-align: justify;">Mầm bệnh gây viêm sinh dục: làm biến đổi pH của âm đạo có tính acd nhẹ (3.8-4.4) sang pH kiềm hoặc nhiều acid, làm mất cân bằng các vi khẩn có lợi ở môi trường âm đạo như Lactobacillus, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Các mầm bệnh gây viêm sinh dục bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các vi khuẩn Gram âm, Gram dương như: tụ cầu vàng, E.coli, Mycoplasma genitalis, Gardnerella vaginalis, chlamydia, Neisseria gonorrhae,…</li> <li style="text-align: justify;">Các ký sinh trùng như: trùng roi (Trichomonas vaginalis), nấm (candida)</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Các loại viêm đường sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Viêm âm đạo</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viêm âm đạo do tác nhân là vi khuẩn nấm: Nấm phát triển chủ yếu ở niêm mạc âm đạo và gây bệnh tại đó, loại nấm gây bệnh chủ yếu là nhóm Candida Albicans.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: ngứa, ở âm đạo, âm hộ, cảm giác bỏng rát rất khó chịu. Khí hư trắng hoặc xanh như bột hoặc như bã đậu, kèm theo viêm đỏ ở âm hộ và âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị: sử dụng kháng sinh chống nấm đường uống</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo có chứa Nystatin vào buổi tối</p> <p style="text-align: justify;">+ Khuyến cáo bạn tình nên đi khám và điều trị đồng thời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Viêm âm đạo do tác nhân là trùng roi (Trichomonas vaginalis)</strong>.</p> <p style="text-align: justify;">Trùng roi gây viêm âm đạo đứng hàng thứ hai sau nguyên nhân do nấm.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu, Ngoài ra, còn có thể do nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng roi.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng:&nbsp;cảm giác ở âm đạo, âm hộ rát ngứa, rát, đôi khi còn ngứa cả ở hậu môn. Khí hư loãng có bọt đục và có mùi tanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị: Kháng sinh đường uống dòng Metronidazol trong vòng 10 ngày. Nghỉ thuốc 10 ngày, có thể điều trị tiếp đợt 2.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo có chứa Metronidazol vào buổi tối từ 10-20 ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Khuyến cáo bạn tình nên đi khám và điều trị đồng thời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Viêm âm đạo do tác nhân là các vi khuẩn thường</strong>: Tình trạng viêm âm đạo này thường gặp ở những phụ nữ nhiều tuổi đã hết kinh hoặc đã phẫu thuật cắt hai buồng trứng</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: khí hư vàng, nhiều khi có lẫn ít máu trong khí hư. Âm đạo đau, rát</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Viêm âm đạo do tác nhân là các vi khuẩn thường" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-nhiem-bo-phan-sinh-duc-nu-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Viêm âm đạo do tác nhân là các vi khuẩn thường</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị: Thuốc kháng sinh đường đặt âm đạo, kết hợp với đặt âm đạo estrogen (như: thuốc colposeptine) từ 10-20 ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Viêm âm đạo do tác nhân là lậu cầu</strong>: Lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, thường gây viêm cả âm hộ, cổ tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: khí hư tiết ra nhiều, có màu xanh đục. Kèm theo tình trạng đái buốt, đái rắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị: kháng sinh họ Beta-lactam, nhóm Cephalosporin đường tiêm và đường uống.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khuyến cáo bạn tình phải đi khám và điều trị đồng thời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis</strong>. Đây là vi khuẩn loại Gram âm, hình que</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: khí hư tiết nhiều đặc biệt xung quanh thời kỳ phóng noãn, đục, có mùi hôi, đục,... Kèm theo ngứa.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị: Kháng sinh đường uống Ampicilline hoặc Amoxicilline trong 10 ngày</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc đặt âm đạo trong 7-10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>6. Viêm tuyến Bartholin</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân: chủ yếu do tác nhân là song cầu lậu , Chlamydia, hoặc các tác nhân vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu,…gây viêm âm đạo, âm hộ sau đó nhiễm khuẩn đến các tuyến Bartholin làm các ống tuyến bị viêm, tắc, tạo thành thành nang hoặc áp xe tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">- Có 2 hình thái của Viêm tuyến Bartholin: cấp tính và mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm cấp tính tuyến Bartholin: bệnh nhân đau ở vùng âm hộ có chứa tuyến bị viêm, đau khi đi lại hoặc khi thay đổi tư thế. Viêm tuyến Bartholin cấp thường có chứa dịch mủ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm mạn tính tuyến Bartholin: nếu đợt viêm cấp tính của tuyến Bartholin không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành viêm mạn tính. Tại vì trí tuyến bị viêm thấy tuyến to lên, sờ nắn thấy rắn, đau và bóp có thể có ít mủ chảy ra, tăng lên sau mỗi kỳ kinh nguyệt, hoặc sau giao hợp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nang tuyến Bartholin: xảy ra sau viêm cấp hoặc sau viêm mạn hoặc do ống tiết bị tắc. Dấu hiệu: sờ thấy khối cứng, khu trú, có thể nằm ngay dưới da hoặc nằm sâu dưới da. Nếu nang bị nhiễm khuẩn, có thể trở thành áp xe có chứa dịch mủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị: Nội khoa: dùng kháng sinh đường uống trong 7 ngày với viêm cấp</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoại khoa: chích áp xe, lấy sạch dịch mủ,phá vỡ các vách ngăn và đặt dẫn lưu mủ từ 2 đến 3 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với thể mạn tính hoặc nang hoá: bóc tách vỏ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>7. Viêm cổ tử cung</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mầm bệnh cũng giống như viêm âm đạo, do: Trichomonas, nấm, vi khuẩn</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng cũng giống như viêm âm đạo: Ngứa, ra khí hư.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình thái viêm ở cổ tử cung có 2 loại: viêm cổ ngoài và viêm cổ trong của cổ tử cung. Tuy nhiên, hay gặp viêm cổ ngoài cổ tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cổ tử cung được điều trị theo mầm bệnh gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm niêm mạc tử cung</p> <p style="text-align: justify;">+ Mầm bệnh là do vi khuẩn lậu cầu và Chlamydia. Vi khuẩn từ đường sinh duc dưới xâm nhập vào tử cung gây viêm niêm mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng: sau quan hệ tình dục thấy ra nhiều khí hư, như mủ đặc, có mầu xanh, kèm theo đau bụng dưới</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị: kháng sinh đường uống và đường đặt âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>8. Viêm phần phụ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Là loại nhiễm khuẩn phổ biến. Gây viêm nhiễm, tổn thương ở vòi trứng, buồng trứng,</p> <p style="text-align: justify;">- Mầm bệnh: Streptococcus, Staphylococcus, Gardnerella vaginalis, Neisseria gonorrhe (lậu cầu), chlamydia,..</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng: ở giai đoạn cấp tính thường có biểu hiện : đau cả hai bên hố chậu ở hai bên, thường đau nhiều ở bên bị viêm, đau liên tục, âm ỉ hoặc trội lên thành cơn đau dữ dội.Kèm theo sốt, có thể sốt nhẹ, nhưng cũng có khi sốt cao, gai rét. Ra khí hư nhiều, tính chất khi hư tuỳ theo mầm bệnh gây viêm nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở giai đoạn mạn tính, biểu hiện đau là triệu chứng phổ biến nhất. Đau âm ỉ vùng hạ vị, hoặc hai bên hố chậu. Đau có xu hướng tăng lên khi vận động, nghỉ ngơi thì thấy bớt đau. Đau gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể thấy khí hư ra nhiều, ngoài ra trước và sau kỳ kinh nguyệt có thể thấy ra máu âm đạo bất thường, hoặc rong kinh. Không có sốt</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị nội khoa là chính như: nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, tránh đi lại nhiều, quan hệ tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh đường tiêm kết hợp với uống và đặt âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị ngoại khoa rất hãn hữu. Khi viêm phần phụ có biến chứng đau nhiều, có khối rõ, ảnh hưởng nặng nền đến khả năng lao động, bệnh nhân không còn nhu cầu có con. Phẫu thuật bao gồm cắt bán phần tử và khối phần phụ bị dính.</p> <p style="text-align: justify;">Cần phải điều trị tích cực ở giai đoạn cấp tính, để tránh chuyển sang viêm phần phụ mạn tính. Vì viêm phần phụ mạn tính thường gây biến chứng như: tắc vòi trứng, viêm vòi trứng dính với buồng trứng dẫn đến vô sinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Các loại viêm đường sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>- Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai: </strong>Khi bị viêm đường sinh dục, khí hư tăng tiết ra nhiều hơn, và bất thường, sẽ gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của tinh trùng, từ đó gây khó khăn trong việc thụ thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Dễ bị vô sinh - hiếm muộn</strong>: viêm đường sinh dục nếu không điều trị sớm sẽ gây viêm nhiễm khuẩn ngược lên tử cung,vòi trứng, buồng trứng,.. dễn đến dính tắc ống dẫn trứng,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng bị&nbsp;vô sinh - hiếm muộn" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-nhiem-bo-phan-sinh-duc-nu-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng bị&nbsp;vô sinh - hiếm muộn</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung: </strong>Theo thống kê cho thấy, những người có viêm cổ tử cung thường có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn người bình thường khoảng 10 lần.&nbsp; Nguyên nhân có thể do các tế bào ở cổ tử cung bị viêm tái phát nhiều lần, dần dần biến đổi thành các tế bào ung thư.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nguy cơ bị sảy thai, sinh sớm: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm giảm </strong>khả năng co giãn của cổ tử cung, tử cung, dẫn đến dễ bị sảy thai hoặc sinh non.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Chất lượng&nbsp;cuộc sống bị ảnh hưởng: </strong>khí hư bất thường<strong>, </strong>đau khi quan hệ,…khiến người phụ nữ thiếu tự tin trong sinh hoạt hàng ngày, vì vậy mà đời sống tình dục của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Các loại viêm đường sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách: Sử dụng nước ấm, sạch để vệ sinh bộ phận sinh dục và sử dụng khăn mềm để lau khô, ít nhất 1-2 lần trong ngày. Đặc biệt trong những ngày hành kinh, sau 3 – 4 giờ cần phải thay băng vệ sinh mới, nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn có hại sinh sôi, làm nhiễm khuẩn vùng kín, vùng kín trở nên có mùi. Lựa chọn các sản phẩm dung dịch vệ sinh nên có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ dị ứng da. Không được thụt rửa, thuốc xịt, xà phòng vào trong âm đạo để vệ sinh. Theo các bác sỹ chuyên khoa, những sản phẩm này thường chứa các hóa chất độc với môi trường âm đạo, làm mất cân bằng pH của âm đạo và dễ gây viêm nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">Không nên mặc các loại đồ lót được làm từ các chất liệu như lụa, ren, da, polyester....</p> <p style="text-align: justify;">Quan hệ tình dục có một bạn tình, sử dụng các biện pháp an toàn để tránh mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua con đường tình dục</p> <p style="text-align: justify;">Quan sát các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như: khí hư, các triệu chứng gây khó chịu,…Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín cần đi khám sớm và được điều trị sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, uống nhiều nước</p> <p style="text-align: justify;">Thăm Khám phụ khoa từ 6 tháng/ lần</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Các loại viêm đường sinh dục nữ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán viêm đường sinh dục, bác sĩ sẽ thực hiện các bước thăm khám bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khám phụ khoa: quan sát tổn thương viêm nhiễm ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm khí hư: soi tươi dịch âm đạo, chlamydia. Soi lậu cầu, các vi khuẩn khác có khả năng lây truyền qua đường quan hệ tình dục</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm khí hư để chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm khí hư để chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm nước tiểu: đánh giá có nhiễm khuẩn tiết niệu do tác nhân gây viêm ở đường sinh dục gây ra không</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung: tế bào âm đạo- cổ tử cung, xét nghiệm virus HPV</li> <li style="text-align: justify;">Siêu âm tử cung - phần phụ qua ngả âm đạo: đánh giá có viêm ống cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm hai buồng trứng hay không.</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/cac-loai-viem-duong-sinh-duc-nu-sninh
Lạc nội mạc tử cung
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lạc nội mạc tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lạc nội mạc tử cung (tên tiếng anh: adenomyosis) là một bệnh lý phụ khoa thường gây ra những khó chiu đau đớn cho chị em phụ nữ trong những ngày có kinh nguyệt, trong đó lớp nội mạc tử cung thường nằm bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung của người phụ nữ. Các cơ quan trong vùng chậu như buồng trứng, ống dẫn trứng và mô lót trong khung chậu thường hay bị lạc nội mạc tử cung. Rất it khi, gặp lạc nội mạc tử cung ở các cơ quan ngoài vùng chậu.</p> <p>Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, lớp mô có tính chất giống với nội mạc tử cung hoạt động giống như mô nội mạc tử cung thực thụ - nó cũng dày lên, bong ra và gây chảy máu hàng tháng giống chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng lớp mô này không được thoát ra ngoài cơ thể như mô nội mạc tử cung nên các lớp mô này bị mắc kẹt ở bên trong cơ thể. Khi buồng trứng bị lạc nội mạc tử cung các nang được gọi là u nang dạng lạc nội mạc tử cung có thể được hình thành. Các mô xung quanh khối lạc nội mạc tử cung &nbsp;phát triển thành các mô sẹo và dính,&nbsp; chúng có thể dính chặt vào các cơ quan trong vùng chậu.</p> <p>Lạc nội mạc tử cung khiến người phụ nữ bị đau bụng dữ dội đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt. Do vậy, khả năng sinh sản của người phụ nữ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người phụ nữ cũng không nên quá lo lắng vì có nhiều phương pháp điều trị bệnh có hiệu quả.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lạc nội mạc tử cung khiến người phụ nữ bị đau bụng dữ dội đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt." src="/ImagePath/images/20210916/20210916_đaubụngkinh.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lạc nội mạc tử cung khiến người phụ nữ bị đau bụng dữ dội đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lạc nội mạc tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dẫu biết rằng nguyên nhân chính xác nào gây lạc nội mạc tử cung là chưa rõ ràng, song có một số giả thuyết được cho là nguyên nhân gây bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện tượng máu kinh chảy ngược dòng: Trong chu kỳ kinh, các tế bào nội mạc tử cung có trong máu kinh thay vì chảy qua âm đạo để ra ngoài thì lại chảy ngược vào trong ống dẫn trứng và vào khoang chậu. Chúng sẽ bám vào thành chậu và các cơ quan vùng chậu, rồi phát triển tại đó hình thành lên khối lạc nội mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi của các tế bào phúc mạc: Các tác giả trong giả thuyết "lý thuyết cảm ứng", cho rằng sự thay đổi của các tế bào phúc mạc, các tế bào lót ở bên trong thành bụng thành các tế bào giống tế bào nội mạc tử cung là do các yếu tố tự miễn dịch hoặc do hormone gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Sự đột biến của các tế bào phôi: Một số giả thuyết lại cho rằng:&nbsp;sự đột biến của các tế bào phôi biến đổi thành các tế bào giống nội mạc tử cung là do hormon nội tết Estrogen.</p> <p style="text-align: justify;">- Sau các phẫu thuật ở tử cung: Sau phẫu thuật đẻ mổ, phẫu thuật u xơ tử cung,...có thể khiến cho các tế bào nội mạc tử cung bám vào vị trí vết mổ.</p> <p style="text-align: justify;">- Sự di chuyển của các tế bào nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc tử cung được di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể là nhờ hệ thống các mạch máu hoặc các dòng bạch huyết.</p> <p style="text-align: justify;">Hệ thống miễn dịch cơ thể bị rối loạn. Hệ thống miễn dịch có vấn đề gây cho cơ thể không thể nhận biết được các mô &nbsp;giống nội mạc tử cung và phá hủy chúng.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung như:</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ vô sinh hoặc không có con.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_lac-noi-mac-tu-cung-7.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Phụ nữ vô sinh hoặc không có con</p> <p style="text-align: justify;">- Bắt đầu có kinh ở độ tuổi sớm, trước 13 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Mãn kinh muộn (sau 58-60 tuổi).</p> <p style="text-align: justify;">- Số ngày kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Số ngày bị kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Cường estrogen hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa estrogen trong thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ số BIM cơ thể thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Do di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái bị lạc nội mạc tử cung, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Nghiên cứu cho thấy nó có xu hướng trở nên tồi tệ hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý gây cản trợ sự lưu thông máu ra khỏi cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt.</p> <p style="text-align: justify;">Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện và phát triển khi nữ giới bắt đầu có kinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung sẽ hết khi người phụ nữ mãn kinh hoặc triệu chứng có thể giảm đi khi người phụ nữ mang thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lạc nội mạc tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đau ở vùng chậu là triệu chứng chủ yếu và xuất hiện đầu tiên của bệnh lạc nội mạc tử cung, đau thường liên quan đến kỳ kinh nguyệt. Rất nhiều chị em phụ nữ đang từng bị đau bụng kinh, nhưng đối với những chị em bị lạc nội mạc tử cung thì đau bụng kinh nghiêm trọng hơn nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau ở vùng chậu khi bị hành kinh nguyệt. Cường độ cơn đau: dữ dội hoặc đau thành từng cơn, cơn đau ngày càng tăng dần theo thời gian. Đau có thể lan ra thắt lưng và các vị trí khác trong bụng . Triệu chứng đau vùng chậu có thể xuất hiện vài ngày trước khi bị kinh nguyệt và kéo dài vài ngày sau&nbsp;khi hết kinh nguyệt...</p> <p style="text-align: justify;">- Quan hệ thấy đau: có thể đau trong khi quan hệ tình dục hoặc đau sau đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi đi đại tiện hoặc đi tiểu thấy đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu âm đạo nhiều trong kỳ kinh nguyệt hoặc giữa chu kỳ kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Vô sinh : Nhiều chị em phụ nữ đi khám vì vô sinh thì lại tình cờ phát hiện mình bị lạc nội mạc tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiều chị em phụ nữ đi khám vì vô sinh thì lại tình cờ phát hiện mình bị lạc nội mạc tử cung." src="/ImagePath\images\20210916/20210916_113304vo-sinh-nu.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiều chị em phụ nữ đi khám vì vô sinh thì lại tình cờ phát hiện mình bị lạc nội mạc tử cung.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, những triệu chứng khác có thể thấy như: người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóat, đặc biệt là xảy ra trong khi đang bị kinh nguyệt.</p> <p style="text-align: justify;">Không thể dựa vào tình trạng cơn đau bụng vùng chậu để đánh giá tình trạng bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Một số, chị em phụ nữ khối lạc nội mạc tử cung có kích thước nhỏ nhưng lại có cơn đau dữ dội, ngược lại có chị em phụ nữ có khối lạc nội mạc tử cung có kích thước nhưng lại không đau hoặc chỉ đau rất nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">Một vài bệnh lý cũng gây đau vùng chậu cần phải chẩn đoán phân biệt lạc nội mạc tử&nbsp;cung như:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Các bệnh nhiễm trùng ở vùng chậu (PID) hoặc.</p> <p style="text-align: justify;">- Buồng trứng có u nang.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng viêm ruột kích thích: người bệnh cũng có triệu chứng cũng có tình trạng rối loạn tiêu hóa như: đau quặn bụng kèm theo đi ngoài nhiều lần hoặc bị táo bón. Nếu trên một người bệnh có cả bệnh lý lạc nội mạc tử cung và hội chứng ruột kích thích sẽ khiến cho việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn rất nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Vậy khi nào bạn cần phải đi kiểm tra chuyên khoa? Nếu bạn thấy có các dấu hiệu và triệu chứng như chúng tôi mô tả ở trên bạn cần đi thăm khám sớm. Lạc nội mạc tử cung có thể là một bệnh lý khó kiểm soát nhưng nếu được chẩn đoán sớm, được theo dõi và điều trị sớm có thể giúp quản lý các triệu chứng của bạn tốt hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lạc nội mạc tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Gây vô sinh: Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh. Chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 số trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_lac-noi-mac-tu-cung-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Để có thể thụ thai thành công, các bước trong hoạt động sinh sản của con người phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, chính xác, bao gồm:&nbsp;Một nang trứng (đôi khi có thể là 2 nang trứng) trưởng thành được giải phóng từ một trong hai buồng trứng; trứng sau khi rụng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và dừng lại ở 1/3 ống dẫn trứng để chờ tinh trùng; Trứng sau khi đã hoàn thành quá trình thụ tinh sẽ di chuyển nhờ sự giúp đỡ của các lông mao trong ống dẫn trứng để đến tử cung và tự làm tổ trong buồng tử cung và phát triển thành thai. Khối lạc nội mạc tử cung có thể sẹo dính ở tử cung, hoặc làm tắc vòi trứng làm ngăn cản việc di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, nhiều trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung vẫn có thể có thai bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ do đau khi đến chu kỳ kinh hoặc đau khi quan hệ tình dục. Làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh trầm cảm, lo âu.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư: Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ bị Ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lạc nội mạc tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như đã biết có nhiều bệnh lý cũng gây ra đau bụng ở vùng chậu, do thế để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể sẽ khai thác rất kỹ về các triệu chứng xuất hiện trong chu kỳ kinh, bao gồm thời điểm xuất hiện cơn đau, vị trí và tính chất của của cơn đau như thế nào.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bác sỹ còn cần phải dựa vào các phương pháp thăm dò khác như:</p> <p style="text-align: justify;">- Khám vùng chậu.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm ngả đầu dò âm đạo: siêu âm không giúp chẩn đoán chính xác có bị lạc nội mạc tử cung hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp MRI tử cung- phần phụ- vùng chậu: giúp xác định vị trí khối lạc nội mạc, kích thước, tính chất,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp MRI tử cung- phần phụ- vùng chậu: giúp xác định vị trí khối lạc nội mạc, kích thước, tính chất,…" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_MRIlạcnộimạc.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp MRI tử cung- phần phụ- vùng chậu: giúp xác định vị trí khối lạc nội mạc, kích thước, tính chất,…</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật Nội soi ổ bụng: chẩn đoán chính xác nhất có bị lạc nội mạc tử cung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lạc nội mạc tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc sử dụng phương pháp nào điều trị bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, mức độ đau, nhu cầu mang thai, thể lâm sàng, trước đó đã có phẫu thuật chưa.</p> <p style="text-align: justify;">Các bác sĩ thường khuyến cáo nên sử dụng các phương pháp điều trị bảo tồn trước, chỉ phẫu thuật nếu điều trị nội khoa, bảo tồn không thành công.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong>: thuốc&nbsp;sử dụng được chia làm 2 nhóm: thuốc có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng kinh và liệu pháp hormon.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giảm triệu chứng đau&nbsp; như:&nbsp;nhóm NSAID hoặc ibuprofen.</p> <p style="text-align: justify;">Hoặc có thể kết hợp đồng thời thuốc giảm đau và sử dụng liệu pháp trong trường hợp bệnh nhân không có nhu cầu muốn có con.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp hormon: Các hormon nội tiết có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng kinh hoặc ngăn chặn sự phát triển của lạc nội mạc tử cung cũng như tạo thành các khối mới trong. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng hormone nội tiết tố thì các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện trở lại. Nên đây không phải là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh được.</p> <p style="text-align: justify;">Các liệu pháp được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc uống tránh thai nội tiết: có tác dụng ức chế sự rụng trứng, làm giảm estrogen máu, giúp ức chế và ngăn ngữa phát triển lạc nội mạc tử cung.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thuoc_vien_tranh_thai.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc uống tránh thai nội tiết</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nhóm hormon GnRH (gonadotropin releasing hormone) có vai trò ức chế giải phóng gonadotropin từ tuyến yên,&nbsp; dẫn đến ức chế sản xuất hormon estrogen từ buồng trứng, từ đó ngăn chặn sự phóng noãn đồng thời có thể ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung...</p> <p style="text-align: justify;">+ Liệu pháp sử dụng hormon progestin như: dụng cụ tử cung Mirena (có chứa levonorgestrel), que cấy tránh thai dưới da (Inplanon), thuốc tiêm tránh thai (Depo-Provera) hoặc thuốc viên chỉ chứa progestin (Camila)... Liệu pháp này có thể gây ra mất kinh nguyệt tạm thời, từ đó ức chế&nbsp; sự phát triển của các khối lạc nội mạc tử cung, đồng thời làm giảm các&nbsp; triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc ức chế Aromatase (anastrozole, letrozole...):&nbsp; nhóm thuốc này có được sử dụng với mục đích làm ức chế sự sản xuất estrogen ở buồng trứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật bảo tổn tử cung và buồng trứng</strong>: phẫu thuật bóc tách các khối lạc nội mạc tử cung vẫn giữ lại tử cung và buồng trứng được áp dụng trong những trường hợp vẫn muốn có con. Đồng thời làm giảm các cơn đau dữ dội do lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên,tỷ lệ lạc nội mạc tử cung và cơn đau vẫn bị tái phát sau phẫu thuật vẫn còn cao.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị vô sinh</strong>: các kỹ thuật thụ thai nhân tạo được áp dụng trong đều trị lạc nội mạc tử cung như: IUI hoặc IVF.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật cắt tử cung hoặc buồng trứng</strong>: phương pháp này chỉ áp dụng đối với những phụ nữ nhiều tuổi, không có nhu cầu có con.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lac-noi-mac-tu-cung-sekqi
Dịch hạch
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn Yersinia pestis</strong> gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là <strong>bệnh dịch hạch</strong>.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210621/20210621_benh-dich-hach.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn Yersinia pestis gây bệnh dịch hạch.</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong lịch sử loài người, bệnh dịch hạch từng gây các đại dịch lớn, nhiều người tử vong và gọi là “cái chết đen”. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây từ các loài động vật đặc biệt là các loài gặm nhấm sang người, trung gian truyền bệnh là bọ chét. Biểu hiện lâm sàng chính là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc và hạch bạch huyết viêm. Khi diễn biến nặng gây tổn thương đa cơ quan như phổi, gan, lách, màng não, nhiễm khuẩn huyết toàn thân. Cần chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để giảm các biến chứng và nguy cơ tử vong. Hiện tại vi khuẩn còn nhạy cảm các kháng sinh. Các biện pháp phòng bệnh như xử lý ổ dịch, diệt bọ chét, diệt chuột, uống kháng sinh dự phòng đối với người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân và tiêm vắc xin phòng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Yersinia pestis </strong>thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae, cầu trực khuẩn bắt màu gram âm, không di động và không sinh nha bào. Vi khuẩn dễ chết ở môi trường nóng, dưới ánh sáng mặt trời, tuy nhiên tại môi trường lạnh tồn tại lâu hơn. Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt bởi một số tác nhân thông thường như nhiệt độ cao, thuốc tẩy acid,…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210621/20210621_benh-dich-hach(3).jpg"></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Yersinia pestis</strong> chỉ có một loại type huyết thanh duy nhất. Vi khuẩn có thể sinh cả nội độc tố và ngoại độc tố có khả năng giúp vi khuẩn thích nghi và phát triển trong tế bào của cơ thể mà chúng ký sinh, trốn tránh bạch cầu đa nhân thực bào, gây bệnh liên quan đến chức năng đông máu, gây sốc nhiễm khuẩn,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn dịch hạch sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển đến hạch gần nhất, sau đó gây nhiễm khuẩn các cơ quan khác. Trên lâm sàng có thể gặp nhiều thể bệnh trong đó 3 thể bệnh phổ biến nhất là thể hạch, thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thể hạch</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đây là thể bệnh hay gặp nhất</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh ủ bệnh trong khoảng 1-15 ngày, trung bình từ 2-5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh không có biểu hiện lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khởi phát có triệu chứng sưng hạch, kèm theo có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc với biểu hiện sốt cáo, gai lạnh, lưỡi bẩn, người mệt mỏi, đau mỏi người, đau đầu, đau vùng nổi hạch,… Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210621/20210621_20210205_vi-khuan-dich-hach-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng người bị bệnh dịch hạch</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ toàn phát các triệu chứng nổi hạch và nhiễm trùng nhiễm độc biểu hiện rõ rệt. Người bệnh sốt cao liên tục, sốt rét run, co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ, người bệnh mệt lử, lờ đờ, ảnh hưởng tới tri giác, môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi,… Mạch nhanh, da sung huyết, có thể có gan lách to. Sưng hạch liên quan đến ổ nhiễm khuẩn ban đầu. Tính chất hạch: hay gặp ở một bên, hiếm khi đối xứng hoặc nhiều nơi, hạch rắn và di động, kích thước vài mm đến vài cm và hạch rất đau, thậm chí người bệnh sớm trước khi nổi hạch. Hạch có thể vỡ chảy dịch mủ hoặc dịch lẫn máu, mủ, chất hoại tử và có nhiều vi khuẩn gây bệnh, để lại sẹo xơ sau khi khỏi. Hạch có thể hóa mủ hoặc từ đó tiến triển gây bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, thể phổi, nhiễm trùng thần kinh trung ương,…</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ lui bệnh: Đáp ứng với điều trị tốt sau khoảng 4-6 ngày, người bệnh đỡ sốt, hạch đỡ sưng đau, kích thước nhỏ đi và mất dần.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thể dịch hạch ở phổi</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh thường ngắn, vài giờ đến khoảng 48 giờ, không có triệu chứng gì đặc biệt. Triệu chứng khởi phát thường là sốt cao, gai lạnh, sốt rét run kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi người, chán ăn, buồn nôn. Các triệu chứng hô hấp biểu hiện rõ rệt trong thời kỳ toàn phát. Ban đầu ho khan, sau ho nhiều đờm, ho máu, trong dịch tiết hô hấp có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh đau ngực, cảm giác khó thở. Nghe phổi có thể thấy rales nổ. Hình ảnh viêm phế quản phổi hoặc viêm phổi ghi nhận trên phim chụp X-quang ngực. Người bệnh có thể tử vong do biến chứng phù phổi cấp hoặc suy tim sung huyết nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thể nhiễm khuẩn huyết</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đa số là thứ phát sau khi viêm hạch. Biểu hiện hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng: người bệnh li bì, mê sảng, rối loạn tri giác, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, sốt cao liên tục, sốt rét run, trẻ nhỏ có thể có co giật khi sốt cao, mạch nhanh, nhịp thở tăng,… Thăm khám thực thể có thể thấy hạch viêm tiên phát, gan lách to, xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết niêm mạc (chảy máu chân răng, chảy máu cam ho máu, đi ngoài phân máu, tiểu đỏ,...). Trường hợp nặng có sốc nhiễm khuẩn biểu hiện huyết áp tụt kẹt hoặc không đo được, suy đa tạng. Người bệnh thường tử vong sau 48 – 72 giờ nếu điều trị muộn.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thể bệnh khác&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Nhiễm trùng thần kinh trung ương: Viêm màng não do dịch hạch, biểu hiện có hội chứng màng não ( đau đầu, nôn, táo bón, các triệu chứng thần kinh, kernig dương tính, gáy cứng dương tính,…) và hội chứng nhiễm trùng. Cần chọc dò dịch não tủy để chẩn đoán (dịch đục, tăng áp lực, tăng số lượng tế bào bạch cầu trong dịch não tủy, tăng protein dịch não tủy,…) và nhuộm soi, nuôi cấy tìm vi khuẩn dịch hạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm họng kèm theo sưng hạch cổ một bên. Họng sung huyết, amydan tấy đỏ, giả mạc trắng, đục, mủn có thể có</p> <p style="text-align: justify;">- Thể xuất huyết: Gặp vào ngày thứ 2 – 6 của bệnh, biểu hiện xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết niêm mạc, xét nghiệm bất thường về chức năng đông cầm máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể dạ dày -&nbsp;ruột: Triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, nôn, đi ngoài,… kèm theo có hạch mạc treo viêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể lưu động: Nổi phỏng nước, nơi bọ chét đốt bị viêm bạch mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Thể bệnh kín đáo: Hạch viêm nhẹ, sưng nhỏ, thường ít khi đau, sau khoảng vài tuần hạch đỡ sưng và dần biến mất.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể gặp như: Hạch vỡ hoặc hóa mủ; phù phổi cấp, suy hô hấp, suy tim sung huyết; xuất huyết tiêu hóa; sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng;…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: center;"><img alt="Đường lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch" src="/ImagePath\images\20210621/20210621_benh-dich-hach(1).jpg"></h3> <p style="text-align: center;"><em>Đường lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Nguồn bệnh trong tự nhiên</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Hay gặp nhất là các loài gặm nhấm, các động vật đó là chuột, sóc, cầy, cáo,… trong đó các loài chuột quan trọng nhất. Vi khuẩn gây chết hoàng loạt cho chuột sau đó sẽ gây bệnh ở người sau 2-3 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, sự lây truyền bệnh liên quan đến các loài chuột như chuột nhà, chuột cống, chuột chù,…</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Vecto trung gian truyền bệnh</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Trung gian truyền bệnh quan trọng nhất là bọ chết, chủ yếu là loài <em>Xenopsylla cheopis</em>, sau đó là <em>Pulex irrians</em>. Khi bọ chét đốt các loài động vật và con người làm lây truyền mầm bệnh.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Đường lây</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Các loài động vật là vật chủ chính, con người là vật chủ ngẫu nhiên. Bọ chét đốt và hút máu của động vật bị bệnh, sau đó động vật chết, bọ chét tìm vật chủ mới tiếp tục đốt và hút máu, trong quá trình đó sẽ truyền vi khuẩn gây bệnh sang vật chủ này. Con người có thể bị nhiễm bệnh bằng các con đường khác nhau như:</p> <p style="text-align: justify;">- Qua da khi bị bọ chét đốt</p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc trực tiếp với động vật bị bệnh hoặc phân bọ chét</p> <p style="text-align: justify;">- Hít phải vi khuẩn gây bệnh, hoặc vi khuẩn xâm nhập qua niêm mạc hầu họng, niêm mạc mắt, niêm mạc đường tiêu hóa, …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh hay gặp ở những nơi có liên quan đến các loài gặm nhấm trên, đặc biệt là loài chuột. Môi trường sống nhiều chuột, bị ô nhiễm, suy giảm chức năng hệ miễn dịch của cơ thể, sống/đến/đi/về từ vùng có dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Quản lý các nguồn bệnh bằng cách diệt bọ chét, diệt chuột;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phòng ngừa bệnh dịch hạch" src="/ImagePath\images\20210621/20210621_benh-dich-hach(2).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phòng ngừa bệnh dịch hạch</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khi phát hiện có người bệnh cần báo cáo với trung tâm kiểm soát dịch bệnh hoặc y tế dự phòng, điều trị người bệnh sớm. Xử lý chất thải, vật dụng cá nhân, chăn ga, đồ dùng đúng quy định;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhân viên y tế và người chăm sóc người bệnh cần uống dự phòng kháng sinh (có thể sử dụng doxycyclin, ciprofloxacin, tetracyclin,… ) và theo dõi 7 ngày sau tiếp xúc;</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm vắc xin phòng bệnh: Hiện nay, có thể sử dụng vắc xin chết hoặc vắc xin sống giảm độc lực.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa trên 3 yếu tố: Dịch tễ, triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên</p> <p style="text-align: justify;">+ Huyết thanh chẩn đoán: Dương tính khi hiệu giá kháng thể lần thứ 2 tăng gấp 4 lần so với lần 1. Lần thứ nhất trong tuần đầu bị bệnh, sau khoảng 10-14 ngày làm lần thứ hai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhuộm soi tìm vi khuẩn dịch hạch. Bệnh phẩm có thể là đờm, dịch não tủy, tiêu bản máu, dịch chọc hạch,…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210621/20210621_DSC_4781.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán bệnh dịch hạch tại MEDLATEC</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nuôi cấy: Bệnh phẩm thường dùng là dịch chọc hạch hoặc máu. Tỉ lệ cấy máu dương tính với thể nhiễm khuẩn huyết khoảng 80%, thể hạch khoảng 20%. Các bệnh phẩm khác như dịch đường hô hấp, dịch não tủy, dịch dạ dày,...</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán:</p> <p style="text-align: justify;">+ Công thức máu: Số lượng bạch cầu thường tăng, có thể &gt; 30.000/mm<sup>3</sup>, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Trường hợp nặng có thể giảm số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Các marker viêm như CRP, procalcitonin tăng</p> <p style="text-align: justify;">+ Bất thường chức năng gan, chức năng thận, chức năng đông máu, rối loạn điện giải, toàn – kiềm trong trường hợp nặng</p> <p style="text-align: justify;">+ X-quang ngực có hình ảnh viêm phế quản phổi, viêm phổi, phù phổi trong trường hợp nặng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh dịch hạch cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau: Bệnh Sodoku, bệnh do Rickettsia, lao lạch, viêm hạch do các căn nguyên khác, nhiễm khuẩn huyết do căn nguyên vi sinh khác, viêm phổi do các căn nguyên khác,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Dịch hạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp kháng sinh</strong></h3> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Người bệnh cần được chẩn đoán kịp thời và cách ly ngay</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Các loại kháng sinh có thể sử dụng là: Streptomycin 1-2 g/ngày ở người lớn hoặc 30 mg/kg/ngày ở trẻ nhỏ; Doxycyclin 200 mg/ngày; Cloramphenicol 50 mg/kg/ngày; Tetracyclin 30-50 mg/kg/ngày; Cotrimoxazole liều Trimethoprim 50 mg/kg/ngày. Trong thể nhiễm khuẩn huyết hoặc thể phổi, hoặc viêm màng não cần phối hợp kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Thời gian điều trị trung bình là từ 7 – 10 ngày, trường hợp nặng hoặc nhiễm trùng lan tỏa thời gian có thể lâu hơn, phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm của người bệnh</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Trong quá trình điều trị chú ý tác dụng phụ không mong muốn của các kháng sinh.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị khác</strong></h3> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Hạ sốt bằng paracetamol liều từ 10-15 mg/kg/lần khi sốt từ 38,5 độ, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng. Áp dụng các biện pháp hạ sốt khác như mặc quần áo thông thoáng, lau người, uống nhiều nước,…</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Dùng các thuốc giảm đau nếu hạch to đau nhiều (thường dùng paracetamol với liều như trên), chích rạch hạch khi có chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Bổ sung nước và điện giải bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Hồi sức tích cực khi có suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn,...</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Đảm bảo thăng bằng toan- kiềm, điều chỉnh rối loạn điện giải,…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dich-hach-sgqso
Đa ối
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đa ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong buồng tử cung, thai nhi được phát triển, quẫy đạp, và bơi trong một môi trường chất lỏng đặc biệt, đó chính là nước ối. Nước ối không chỉ có tác dụng giảm thiểu các chấn thương cơ học khi bụng mẹ bị va đập, mà còn là môi trường vô khuẩn giúp ngăn chặn được các nhiễm trùng, đồng thời, nước ối cũng là một nguồn dinh dưỡng và ổn định thân nhiệt cho thai.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng nước ối xung quanh thai nhi nhiều quá mức so với bình thường được gọi là đa ối (AFI &gt; 25cm). Chỉ khoảng 1% số trường hợp thai nghén là đa ối.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tình trạng nước ối xung quanh thai nhi nhiều quá mức so với bình thường được gọi là đa ối " src="/ImagePath/images/20210922/20210922_hien-tuong-du-thua-nuoc-oi-co-anh-huong-den-thai-phu-va-thai-nhi-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tình trạng nước ối xung quanh thai nhi nhiều quá mức so với bình thường được gọi là đa ối</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong một nghiên cứu của Golan và cộng sự (1993) và rất nhiều các nghiên cứu khác đều cho ra một tỷ lệ phần lớn đa ối không tìm được nguyên nhân và chỉ khoảng 1/3 số trường hợp đa ối có đi kèm các bất thường về thai và mẹ (như mẹ tiểu đường, đa thai, dị dạng thai…).</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng đa ối cũng không gây bất lợi gì ở phần lớn trường hợp mang thai, tuy nhiên, khi được phát hiện đa ối thì thai phụ cần phải thăm khám cẩn thận hơn và nên được sinh con trong bệnh viện.</p> <p style="text-align: justify;">Cách xác định đa ối trên siêu âm dựa trên chỉ số đo 4 góc ối cộng lại (AFI), hoặc dựa trên số đo góc ối sâu nhất (chiều sâu túi ối lớn nhất đo theo phương thẳng đứng không đo phần thai, dây rốn, bánh rau…).</p> <p style="text-align: justify;">Ở một số trường hợp như sau khi uống nước đường, sau khi ăn khiến cho chỉ số ối bị tăng lên tạm thời. Vì vậy, khi nghi ngờ một trường hợp đa ối cần phải thực hiện siêu âm lại nhiều lần trước khi chẩn đoán và đưa ra quyết định điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại đa ối:</p> <p style="text-align: justify;">- Theo thời gian:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đa ối có thể xuất hiện đột ngột (khoảng 3 ngày) gây ra các triệu chứng khó chịu cho bà mẹ được gọi là đa ối cấp. Đa ối cấp thường có nguyên nhân bất thường (như dị dạng thai…).</li> <li style="text-align: justify;">Trong đa số trường hợp, tình trạng đa ối diễn biến từ từ trong những tháng cuối thai kỳ, được phát hiện nhờ khám thai định kỳ và biểu hiện kín đáo.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Theo mức độ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đa ối thể nhẹ (góc ối sâu nhất 8-11cm, chiếm 80% trường hợp),</li> <li style="text-align: justify;">Đa ối thể trung bình (góc ối sâu nhất 12-15cm, chiếm 15% trường hợp),</li> <li style="text-align: justify;">Đa ối thể nặng (góc ối sâu nhất &gt; 16cm, chiếm 5% trường hợp).</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đa ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Dị dạng thai: dị dạng hệ thống thần kinh trung ương, ống tiêu hóa…Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai nhi dị dạng kết hợp thai vô sọ và dị tật teo thực quản chiếm khoảng 50% số trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ bị đái tháo đường.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Mẹ bị đái tháo đường" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_dai-thao-duong-thai-ky-3.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Mẹ bị đái tháo đường</em></p> <p style="text-align: justify;">- Mẹ mắc chứng loạn tăng trương lực cơ (hiếm gặp trên thực tế).</p> <p style="text-align: justify;">- Đa thai: song thai có hội chứng truyền máu (một thai thiểu ối, một thai đa ối).</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu bào thai, nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu mẹ con…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh bệnh học đa ối:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nước ối được hình thành ngay từ thời kỳ đầu thai nghén. Bản chất nước ối có thành phần giống như dịch gian bào. Từ nửa đầu thai kỳ, màng ối và da thai nhi đã cho phép các chất có trọng lượng phân tử nhỏ và nước đi qua. Dần dần, khi thai nhi phát triển ở giai đoạn quý 2 của thai kỳ bắt đầu có thể uống được nước ối và đào thải nước tiểu ra ngoài buồng ối. Biểu mô màng ối chế tiết ra hầu hết nước ối. Thành phần hóa học trong nước ối thường hằng định.</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp thai nhi mắc dị tật teo thực quản sẽ không thể uống được nước ối, vì vậy, tình trạng đa ối xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi thai nhi mắc các dị tật về thần kinh điển hình là thoát vị cột sống hoặc thai vô sọ, dịch não tủy sinh ra sẽ bị tống vào buồng ối, gây ra đa ối bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bị kích thích trung tâm não tủy, việc bài tiết nước tiểu quá nhiều cũng là nguyên nhân gây đa ối. Ở trường hợp các thai thiếu yếu tố chống bài niệu cũng gây ra tình trạng tương tự trên.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở những bà mẹ tiểu đường thai kỳ, tình trạng đa ối cũng thường xuất hiện trong 3 tháng cuối. Về nguyên nhân còn chưa được biết rõ. Có nhiều nghiên cứu cho rằng khi bà mẹ bị tiểu đường cũng gây ra tình trạng tăng đường huyết ở thai nhi. Thai nhi lúc này sẽ có thể gặp tình trạng lợi niệu thẩm thấu. Việc tăng bài tiết nước tiểu ở thai nhi cũng có thể gặp sau khi bà mẹ ăn no mà không phải là bị tiểu đường thai kỳ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đa ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng của đa ối trong phần lớn các trường hợp thường rất kín đáo, lượng nước ối tăng lên một cách từ từ, thai phụ có thể không cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể. Những trường hợp này nhờ vào những lần đi khám thai định kỳ mà vô tình phát hiện ra tình trang đa ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Đôi khi, đa ối xuất hiện trong bệnh cảnh hết sức cấp tính, khiến cho thai phụ đột ngột đau bụng, cảm giác khó thở. Những trường hợp này khiến cho thai phụ hết sức lo lắng, mạch nhanh, và có thể khám thấy tình trạng phù toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">- Đa ối khiến cho tử cung to quá mức, gây chèn ép vào niệu quản ở 1 hoặc 2 bên, dẫn đến tình trạng thiểu niệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám lâm sàng: vì lượng nước ối nhiều bất thường khiến cho tử cung căng và to hơn so với tuổi thai. Khi khám, sờ nắn các phần thai sẽ khó cảm nhận, có thể thấy phản ứng sóng vỗ, và nghe tiếng tim thai xa xăm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đa ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa đa ối, thai phụ cần lưu ý:</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ cần được quản lý thai nghén tốt, khám thai theo lịch hẹn và khám lại ngay khi xuất hiện các bất thường như đau bụng, khó thở, thấy bụng to tăng nhanh quá mức…</p> <p style="text-align: justify;">- Thời điểm thai 24-28 tuần cần được kiểm tra nghiệm pháp dung nạp đường huyết để phát hiện tiểu đường thai kỳ và có thái độ xử trí phù hợp. Những trường hợp có nguy cơ cao tiểu đường thai kỳ như tiền sử tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước, gia đình có người tiểu đường… cần điều chỉnh chế độ ăn ngay từ giai đoạn đầu thai nghén và được kiểm soát đường huyết chặt chẽ.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán sàng lọc trước sinh bằng hình thái nhờ siêu âm hoặc các xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test, NIPT…tìm các dị tật bẩm sinh trong giai đoạn sớm của thai kỳ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đa ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán:</strong> Siêu âm đo chỉ số ối là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định. Ở những cơ sở không có siêu âm thai thì đa ối được chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng thấy bụng to, tử cung to hơn so với tuổi thai, cảm giác căng tức. Khi sờ nắn các phần thai sẽ khó khăn hơn so với khám thai bình thường, đặt ống nghe gỗ xác định ổ tim thai thấy tim thai mờ, xa xăm.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Siêu âm đo chỉ số ối là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_da-oi-khi-nao-dang-lo-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm đo chỉ số ối là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chấn đoán phân biệt chủ yếu vì các triệu chứng cơ năng bụng to hơn tuổi thai, khó thở… tuy nhiên, nếu kỹ thuật siêu âm tốt thì đều có thể xác định được chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">- Chửa trứng: đây là chẩn đoán cần phân biệt ở giai đoan thai nhỏ. Trong chửa trứng cũng có tình trạng tử cung to nhanh và thường to hơn so với tuổi thai. Xét nghiệm beta-hCG cao hơn so với thai cùng lứa tuổi. Phân biệt dựa vào hình ảnh siêu âm điển hình của chửa trứng là hình ảnh ruột bánh mì trong buồng tử cung, có hoặc không có túi thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Bàng quang đầy nước tiểu: trường hợp này khiến cho bụng thai phụ căng hơn, khám các phần thai khó khăn hơn… Khi cho bệnh nhân đi tiểu hết hoặc thông tiểu thì khám thai sẽ thấy thai bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Cổ trướng: bệnh nhân có cổ trướng cũng có bụng to, căng bóng. Thường rốn lồi và tuần hoàn bàng hệ. Siêu âm thấy dịch tự do ổ bụng nhiều và cổ trướng thường diễn biến ở bệnh nhân có xơ gan, ung thư gan…</p> <p style="text-align: justify;">- Thai to: trường hợp thai to cũng gây ra tình trạng tử cung to hơn so với tuổi thai. Tuy nhiên, thao tác sờ nắn các phần thai và nghe tim thai lại rất dễ dàng chứ không gặp khó khăn như trong đa ối. Có thể phân biệt với đa ối bằng siêu âm thai đo các chỉ số ối trong giới hạn bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Chửa đa thai: ở những thai phụ chửa đa thai thì có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với đa ối là tử cung to hơn tuổi thai, cảm giác khó thở, phù sớm do tử cung to chèn ép…Tuy nhiên, chẩn đoán phẩn biệt với đa ối cũng nhờ siêu âm thấy nhiều thai trong tử cung. Cũng có trường hợp đa thai mà trong đó có cả thai đa ối và thai thiểu ối (trong hội chứng truyền máu).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đa ối</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Xử trí đa ối: khi được chẩn đoán đa ối, tùy thuộc mức độ đa ối như đã phân loại ở trên sẽ có thái độ điều trị thích hợp như sau:</p> <p style="text-align: justify;">1. Đa ối thể nhẹ: thai phụ đa ối nhẹ thường không cần điều trị gì, chỉ theo dõi siêu âm định kỳ và quản lý thai nghén bình thường.Chỉ điều trị khi đa ối có diễn biến nặng hơn và gây khó chịu cho thai phụ.</p> <p style="text-align: justify;">2. Đa ối thể trung bình:</p> <p style="text-align: justify;">- Xử trí vẫn là theo dõi là chủ yếu, chỉ nhập viện điều trị khi xuất hiện triệu chứng đau bụng, khó thở. Thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường, được dùng kháng sinh phù hợp ( Amoxycillin là thuốc đầu tay của các bác sỹ sản khoa với liều điều trị 2g/ngày), bệnh nhân sẽ được theo dõi sự tiến triển của đa ối bằng siêu âm lặp lại nhiều lần. Đồng thời, nhờ siêu âm có thể phát hiện được các bất thường về sự phát triển của thai cũng như dị tật thai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường, được dùng kháng sinh phù hợp" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_lich-kham-thai-dinh-ky-cho-me-bau-2.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường, được dùng kháng sinh phù hợp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chọc ối làm xét nghiệm sinh hóa và tế bào.</p> <p style="text-align: justify;">3. Đa ối thể nặng: thường đi kèm các bất thường về thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Chọc ối: giúp làm giảm lượng nước ối trong buồng tử cung vì mỗi lần chọc ối sẽ loại bỏ được khoảng 1.5 lít dịch ối. Điều này giúp cho thai phụ dễ chịu hơn, đỡ khó thở, bụng giảm căng cứng. Ngoài ta, nhờ chọc ối ta còn sử dụng dich ối để làm xét nghiệm nhiễm sắc thể, tế bào học. Thủ thuật này có thể có một vài biến chứng nguy hiểm cho thai như vỡ ối, rau bong non,hoặc không đảm bảo vô khuẩn sẽ gây ra viêm màng ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp Indomethacine: nên sử dung 1.5-3mg/ngày để giúp giảm chế tiết và tăng hấp thu dịch phổi. Ngoài ra, Indomethacine còn có tác dụng giảm bài tiết nước tiểu, và tăng tính thấm qua màng thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh: sử dụng đầu tay là kháng sinh nhóm Beta-lactam vì đã được nghiên cứu tính an toàn cho thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm nhiều lần để theo dõi sự phát triển của thai, phát hiện các dị tật hình thái thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu thai dị dạng thì đình chỉ thai bằng bấm ối, kích thích tạo cơn co tử cung và cho đẻ thường. Chú ý theo dõi sát sau đẻ tránh đờ tử cung, tránh để sót rau và màng rau.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/da-oi-sqfgh
Bệnh do Balantidium
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Balantidium là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh tại ruột, thường gặp tại manh tràng và đại tràng. Bệnh lây từ động vật sang người và từ người sang người. Bệnh có thể gặp nhiều nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Con người là vật chủ phụ, mắc bệnh chủ yếu khi nuốt phải thể hoạt động hoặc thể kén của ký sinh trùng lây nhiễm trong thức ăn và nước uống.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Balantidium là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh tại ruột, thường gặp tại manh tràng và đại tràng" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_192-nhiem-balantidium-5177-5b1b.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Balantidium là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh tại ruột, thường gặp tại manh tràng và đại tràng</em></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng, có thể không có triệu chứng, tình cờ chẩn đoán khi xét nghiệm phân hoặc biểu hiện cấp tính như đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần lẫn nhầy máu. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định khi tìm thấy ký sinh trùng trong phân, dịch phế quản,… Biện pháp điều trị chính là sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng như metronidazole, tetracyclin,… Bệnh do Balantidium biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, chẩn đoán thường khó hoặc bỏ sót, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột,… thậm chí tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Balantidium hay còn được gọi là trùng lông, thuộc lớp Ciliata. Cấu tạo cơ thể đơn bào, có nhiều lông giúp chúng di chuyển và gây bệnh. Có nhiều loại trùng lông, có thể gây bệnh cả ở người và động vật, trong đó Balantidium coli là trùng lông hay gặp nhất và có khả năng gây bệnh cho con người. Vật chủ chính của trùng lông là động vật (lợn, chuột, các loài lưỡng cư, linh trưởng,…), chúng ký sinh tại cơ quan tiêu hóa và sống bằng chất dinh dưỡng của vật chủ. Con người là vật chủ phụ, nhiễm bệnh một cách tình cờ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Balantidium hay còn được gọi là trùng lông, thuộc lớp Ciliata" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_balantidium-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Balantidium hay còn được gọi là trùng lông, thuộc lớp Ciliata</em></p> <p style="text-align: justify;">Balantidium coli tồn tại dưới hai dạng gây bệnh là thể hoạt động và thể kén. Thể hoạt động hình trứng không đối xứng, di chuyển nhanh nhờ cấu tạo lông, gây bệnh trong cơ thể vật chủ, ăn các chất dinh dưỡng, vi khuẩn,… Khi gặp điều kiện bất lợi, thể hoạt động tạo thành thể kén. Thể kén hình cầu với lớp vỏ chắc và dày thể hoạt động, gặp nhiều ngoài môi trường ngoại cảnh, chúng có thể tồn tại vài tuần đến vài tháng trong nhiệt độ khoảng 20 độ C và độ ẩm cao, trong điều kiện nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời bị tiêu diệt sớm hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Balantidium coli gây bệnh chính tại đường tiêu hóa của vật chủ, chủ yếu tại manh tràng và đoạn cuối hồi tràng, biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng và phong phú, triệu chứng có thể không có hoặc biểu hiện nhẹ đến biến chứng nặng như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Ký sinh trùng gây tổn thương niêm mạc ruột, phá hủy và hoại tử mô dẫn tới ruột bị phá hủy, tạo các vết loét sâu và rộng. Tại ruột, ký sinh trùng có thể theo dòng máu hoặc đường bạch huyết gây tổn thương mô khác trong cơ thể như gan, phổi, phúc mạc,… Một số bệnh nhân, bệnh có thể dai dẳng, kéo dài hàng chục năm. Biểu hiện bệnh có thể cấp tính, mạn tính hoặc người lành mang ký sinh trùng.</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng lâm sàng hay gặp như người bệnh cảm thấy đau bụng, đau vùng manh tràng hoặc khung đại tràng, kèm theo có các triệu chứng khác của hội chứng lỵ: mót rặn nhiều lần, đi ngoài phân lỏng vài lần đến hơn chục lần mỗi ngày, phân có thể có chất nhầy hoặc phân máu. Hậu quả đi ngoài nhiều lần dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải, bệnh nhân suy kiệt, da khô, nhăn nheo, mệt mỏi, khát nước, gầy sút cân, nôn, buồn nôn, chuột rút,... trường hợp nặng có thể ảnh hưởng tri giác, rối loạn điện giải nặng kèm theo tổn thương thành ruột nhiều có thể dẫn tới tử vong sau vài ngày. Bệnh nhân thường không có sốt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng lâm sàng hay gặp như người bệnh cảm thấy đau bụng, đau vùng manh tràng hoặc khung đại tràng" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_balantidium-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng lâm sàng hay gặp như người bệnh cảm thấy đau bụng, đau vùng manh tràng hoặc khung đại tràng</em></p> <p style="text-align: justify;">Người mắc trùng lông mạn tính ít gặp hơn,thường có các triệu chứng kéo dài nhiều năm, biểu hiện hội chứng lỵ diễn ra từng đợt như đau bụng, mót rặn, phân lỏng nhầy máu hoặc phân táo có nhầy máu.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm Balantidium coli nguy hiểm khi ký sinh trùng gây xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây tử vong. Thành mang tràng, đại tràng bị tổn thương nặng, người bệnh biểu hiện đi ngoài phân nhầy máu nhiều, đau bụng nhiều, bí trung tiện, rối loạn chức năng cơ quan khác trong trường hợp nặng,…</p> <p style="text-align: justify;">Trùng lông có thể gây bệnh tại các cơ quan khác nhưng ít gặp hơn. Trong một số báo cáo đã ghi nhận viêm ruột thừa do Balantidium coli với các biểu hiện như sốt cao, đau bụng vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, thăm khám có phản ứng thành bụng hố chậu phải, xét nghiệm số lượng bạch cầu tăng, siêu âm ổ bụng thấy hình ảnh viêm ruột thừa. Viêm tử cung -&nbsp;phần phụ, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu cũng đã ghi nhận nhưng hiếm gặp. Một số người bệnh có thể bị tổn thương ở phổi, tổn thương gan, tổn thương xương. Viêm giác mạc do Balantidium coli cũng được ghi nhận.</p> <p style="text-align: justify;">Các bất thường về cận lâm sàng phụ thuộc vào thể bệnh, cơ quan tổn thương và mức độ nặng của bệnh. Nhìn chung công thức máu thường không thấy bất thường, một số người bệnh có thể tăng nhẹ số lượng bạch cầu ái toan, khi có bội nhiễm vi khuẩn số lượng bạch cầu có thể tăng, lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu giảm khi có xuất huyết tiêu hóa; rối loạn điện giải đồ như hạ natri, kali máu là hậu quả của tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần, creatinin có thể tăng khi cơ thể mất nước, khi nội soi đường tiêu hóa thấy hình ảnh viêm và loét niêm mạc manh tràng, đại tràng với đặc điểm loét sâu, rộng, có thể có mủ, mô hoại tử ở đáy vết loét, có thể sinh thiết tổn thương để hỗ trợ chẩn đoán.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biến chứng có thể gặp như: nhiễm trùng mạn tính, người lành mang trùng, gây suy kiệt, mất nước, rối loạn nước và điện giải, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, hoại tử ruột, viêm phúc mạc, viêm ruột thừa,… thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Balantidium coli có khả năng lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người với con đường lây truyền chính qua đường tiêu hóa (đường phân&nbsp;- miệng). Trùng lông ký sinh trong cơ thể vật chủ, theo phân được bài xuất ra ngoài, gây nhiễm môi trường ngoại cảnh. Cả hai thể hoạt động và thể kén đều là mầm bệnh có thể gây nhiễm cho con người. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua thức ăn, nước uống, bàn tay bẩn, gián tiếp qua ruồi nhặng,… Người nhiễm Balantidium coli cấp hoặc mạn tính, hoặc người lành mang ký sinh trùng đều có thể là nguồn bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Balantidium coli có khả năng lây truyền qua đường tiêu hóa (đường phân&nbsp;- miệng)" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_lay-qua-an-uong-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Balantidium coli có khả năng lây truyền qua đường tiêu hóa (đường phân&nbsp;- miệng)</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trùng lông không phải là căn nguyên gây bệnh thường gặp ở người, chúng thường gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi như hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương bởi các căn nguyên khác như trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, E.coli, lỵ amip,… Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác và lây lan trong bệnh trong cộng đồng như: sống và làm việc với điều kiện vệ sinh môi trường kém, có nhiều ruồi nhặng, nhà vệ sinh và xử lý phân chưa đảm bảo, sử dụng trực tiếp phân tươi để bón cây trồng; chăn nuôi lợn thả rông; vệ sinh cá nhân đặc biệt vệ sinh tay còn kém; nguồn thức ăn, lương thực, thực phẩm không đảm bảo thói quen ăn uống không tốt như ăn thịt tái, bảo quản thức ăn chưa được tốt; phát hiện, chẩn đoán và điều trị người bệnh hoặc người lành mang trùng chưa tốt;…</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, ở những đối tượng hệ thống miễn dịch bị suy giảm, mắc các bệnh mạn tính như suy dinh dưỡng, xơ gan, đái tháo đường, HIV/AIDS, người nghiện rượu, … bệnh cảnh có thể nặng hơn và dễ gây biến chứng hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như: tuyên truyền, giáo dục nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch; vệ sinh môi trường sống, môi trường làm việc; giữ gìn vệ sinh cá nhân đặc biệt vệ sinh tay; thực hiện an toàn thực phẩm, nguồn thức ăn nước uống có nguồn gốc rõ ràng, ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái và thịt chưa được nấu chín, bảo quản thức ăn đúng cách; nhà vệ sinh và xử lý phân đúng quy định, không sử dụng trực tiếp phân tươi bón cây trồng; diệt ruồi nhặng; không chăn nuôi lợn thả rông; xử lý chất thải và xác động vật bị ốm chết đúng cách; … Đối với người bệnh hoặc người lành mang trùng cần phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giữ gìn vệ sinh cá nhân đặc biệt vệ sinh tay để phòng ngừa bệnh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_ve-sinh-tay.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giữ gìn vệ sinh cá nhân đặc biệt vệ sinh tay để phòng ngừa bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định bệnh do Balantidium coli khi phát hiện thể hoạt động hoặc thể kén của trùng lông trong phân hoặc bệnh phẩm đường tiêu hóa khi nội soi đại trực tràng hoặc sinh thiết tổn thương. Một số bệnh phẩm khác có thể sử dụng như dịch phế quản, dịch ổ bụng,… Thể hoạt động hay thể kén có kích thước tương đối lớn, có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử, tuy nhiên cần có kính nghiệm khi đọc kết quả tránh nhầm lẫn với trứng hay bào nang của một số loài ký sinh trùng khác. Bệnh phẩm sinh thiết đường tiêu hóa hữu ích khi đánh giá mức độ tổn thương của manh, đại tràng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán xác định bệnh do Balantidium coli khi phát hiện thể hoạt động hoặc thể kén của trùng lông trong phân hoặc bệnh phẩm đường tiêu hóa khi nội soi đại trực tràng" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_20200218_noi-soi-truc-trang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán xác định bệnh do Balantidium coli khi phát hiện thể hoạt động hoặc thể kén của trùng lông trong phân hoặc bệnh phẩm đường tiêu hóa khi nội soi đại trực tràng</em></p> <p style="text-align: justify;">Nhiễm Balantidium coli không phải là bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, do đó thể hoạt động hay thể kén của ký sinh trùng có thể bị bỏ sót khi xét nghiệm phân. Do đó việc khai thác tiền sử dịch tễ, yếu tố nguy cơ và các triệu chứng lâm sàng và tổn thương đường ruột khi nội soi tiêu hóa là rất cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh do Balantidium coli cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau: nhiễm Entamoeba histolytica, Giardia, Dientamoeba fragilis, Cryptosporidium,.. nhiễm trùng đường ruột do một số vi khuẩn khác như E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter,…bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh do Balantidium</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, các biện pháp chính trong điều trị bệnh Balantidium coli là sử dụng thuốc diệt trùng lông. Thuốc điều trị thường được sử dụng là tetracycline, metronidazole,.. Ngoài ra có thể sử dụng iodoquinol hoặc doxycycline, nitazoxamide. Metronidazole thường dùng liều: người lớn 750 mg/lần x 3 lần/ ngày, trẻ em 35-50 mg/kg/ ngày chia 3 lần, thời gian điều trị trung bình khoảng 5 ngày. Tetracyclin thường dùng liều: 500 mg/lần x 4 lần/ngày, với trẻ em 40 mg/kg/ngày chia 4 lần, chú ý tác dụng phụ của tetracyclin ở trẻ nhỏ, thời gian điều trị trung bình khoảng 10 ngày. Đối với Iodoquinol liều thường dùng với người lớn 650 mg/lần x 3 lần/ngày, với trẻ em liều dùng 40 mg/kg/ ngày chia 3 lần, thời gian điều trị trung bình khoảng 20 ngày. Doxycyclin, tinidazole, paromomycin có thể lựa chọn thay thế trong một số trường hợp, thường dùng trong 5 đến 7 ngày.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hiện nay, các biện pháp chính trong điều trị bệnh Balantidium coli là sử dụng thuốc diệt trùng lông" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_thuoc.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hiện nay, các biện pháp chính trong điều trị bệnh Balantidium coli là sử dụng thuốc diệt trùng lông</em></p> <p style="text-align: justify;">Kiểm tra thể hoạt động và thể kén của trùng lông qua xét nghiệm phân để đánh giá đáp ứng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Các điều trị hỗ trợ khác như bổ sung nước và điện giải, truyền chế phẩm máu khi có chỉ định, phẫu thuật ngoại khoa khi có viêm ruột thừa, thủng ruột,…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-balantidium-skvzq
Glocom góc đóng thứ phát
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Glocom góc đóng thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Glocom góc đóng thứ phát là tình trạng xuất hiện bệnh glocom theo cơ chế đóng góc tiền phòng" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_glocom3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Glocom góc đóng thứ phát là tình trạng xuất hiện bệnh glocom theo cơ chế đóng góc tiền phòng</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh Glocom góc đóng thứ phát là tình trạng xuất hiện bệnh glocom theo cơ chế đóng góc tiền phòng nhưng xác định được nguyên nhân gây nên bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Dựa theo cơ chế gây bệnh, glocom góc đóng thứ phát được chia ra làm 2 loại chính:</p> <ul> <li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Glocom góc đóng thứ phát có nghẽn đồng tử</li> <li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Glocom góc đóng thứ phát không có nghẽn đồng tử</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Glocom góc đóng thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>I. Glocom thứ phát góc đóng có nghẽn đồng tử</strong><br> <strong>1. &nbsp;Sinh bệnh học</strong><br> Nghẽn đồng tử khiến thủy dịch ứ đọng trong hậu phòng đẩy chân mống mắt ra trước làm đóng góc tiền phòng gây tăng nhãn áp.<br> <strong>2. Nguyên nhân</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Thể thủy tinh căng phồng: Đục quá chín, đục chấn thương</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lệch thể thủy tinh ra phía trước: Do chấn thương, hội chứng Marphan</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dính bờ đồng tử lên mặt trước thể thủy tinh: di chứng viêm màng bồ đào</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nghẽn đồng tử do dịch kính, do dầu silicon hoặc do bóng hơi</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thể thủy tinh hình cầu: Hội chứng Well- Marchesan</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng thuốc co đồng tử kéo dài&nbsp;</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lệch thể thủy tinh nhân tạo tiền phòng hoặc thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mắt không có thể thủy tinh: Nghẽn đồng tử do dịch kính nhô ra trước.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Thể thủy tinh căng phồng: Đục quá chín, đục chấn thương là nguyên nhân của Glocom" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_unnamed.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thể thủy tinh căng phồng: Đục quá chín, đục chấn thương là nguyên nhân của Glocom</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>II. Glocom thứ phát góc đóng không có nghẽn đồng tử</strong></p> <p style="text-align: justify;">Glocom thứ phát góc đóng mà không có nghẽn đồng tử thì thường có thể chia ra làm 2 loại chính theo cơ chế gây tăng nhãn áp: đóng góc do co kéo phía trước và đóng góc do đẩy từ phía sau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Sinh bệnh học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đóng góc do co kéo phía trước: Vùng bè bị bít lấp bởi chân mống mắt hoặc bị che lấp, xâm lấn bởi màng xơ, viêm , tân mạch hoặc màng nội mô.</p> <p style="text-align: justify;">Đ- Đóng góc tiền phòng do chân mống mắt và thể mi bị đẩy ra trước.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.1. Đóng góc do co kéo phía trước</strong> thường do các nguyên nhân sau gây nên:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hội chứng nội mô giác mạc mống mắt: màng nội mô xâm nhập vùng bề.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không có mống mắt (Aliridia) : Tăng nhãn áp do dính góc.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nang biểu mô tiền phòng: Sau phẫu thuật bán phần trước hoặc chấn thương.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sau laser tạo vùng bè: Dính mống mắt tại vị trí đốt laser.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sau phẫu thuật ghép giác mạc: Tăng nhãn áp do dính góc tiền phòng, do các tế bào viêm làm nghẽn vùng bè,…đặc biệt trên những mắt được “Ghép nóng”.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiền phòng xẹp sau chấn thương, sau phẫu thuật</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Glocom tân mạch</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>2.2. Đóng góc do đẩy từ phía sau</strong> là do chân mống mắt và thể mi bị đẩy ra trước, thường gặp trong:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thể thủy tinh quá to khiến xích đạo chèn ra trước</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thủy dịch đi sai đường: Vào buồng dịch kính, sau thể thủy tinh, sau mống mắt (Glôcôm ác tính).</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nang, u mống mắt, thể mi.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dầu silicon hoặc bóng hơi trong buồng dịch kính.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đai, độn củng mạc</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phù hắc mạc lan tỏa: Do viêm (HIV, viêm màng bồ đào, viêm củng mạc), hoặc do u.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn cuối.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Glocom góc đóng thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>CÁC KEYWORD TRIỆU CHỨNG </strong></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_glocomthuphat.jpg"> <em>Sợ ánh sáng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhìn mờ</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm thị lực</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nhãn áp</p> <p style="text-align: justify;">- Nhìn thấy quầng xanh đỏ</p> <p style="text-align: justify;">- Đau nhức mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Sợ ánh sáng</p> <p style="text-align: justify;">- Đỏ mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Kết mạc cương tụ</p> <p style="text-align: justify;">- Phù giác mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Đồng tử giãn</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền phòng nông</p> <p style="text-align: justify;">- Phù gai thị</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Glocom góc đóng thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">GLOCOM THỨ PHÁT GÓC ĐÓNG CÓ NGHẼN ĐỒNG TỬ</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân đang trong cơn glocom cấp diễn thì nên cho bệnh nhân vào viện điều trị, đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc và hội chẩn có cần điều trị ngoại khoa hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp cần phẫu thuật thể thủy tinh, dịch kính, cắt mống mắt ngoại vi thì thực hiện chuyển tuyến cho bệnh nhân theo quy định.</p> <p style="text-align: justify;">- Với các nguyên nhân gây glocom thứ phát góc đóng theo cơ chế nghẽn đồng tử mà chưa thể giải quyết được nguyên nhân sinh bệnh ngay thì cần giải thích cho người bệnh hiểu cơ chế và các yếu tố nguy cơ gây cơn glocom cấp diễn để người bệnh chủ động phòng ngừa</p> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân đang trong cơn glocom cấp diễn thì nên cho bệnh nhân vào viện điều trị, đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc và hội chẩn có cần điều trị ngoại khoa hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp cần phẫu thuật thể thủy tinh, dịch kính, cắt mống mắt ngoại vi thì thực hiện chuyển tuyến cho bệnh nhân theo quy định.</p> <p style="text-align: justify;">- Với các nguyên nhân gây glocom thứ phát góc đóng không có nghẽn đồng tử mà chưa thể giải quyết được nguyên nhân sinh bệnh ngay thì cần giải thích cho người bệnh hiểu cơ chế và các yếu tố nguy cơ gây cơn glocom cấp diễn để người bệnh chủ động phòng ngừa, hướng dẫn người bệnh chế độ theo dõi định kỳ của bệnh glocom.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngày nay, ở các nước phát triển hình thức tổ chức quản lý bệnh nhân glocom theo mô hình Dispanser (DIXPANXE GLOCOM) đang chứng minh hiệu quả phòng ngừa mù lòa và tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Đây là một hình thái tổ chức y tế tiến bộ, một mô hình tổ chức có trách nhiệm quản lý bệnh nhân glocom tại cộng đồng, từ cơ sở tới trung ương với các hình thức:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tuyên truyền: Tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân về những triệu chứng ưu tiên và rõ rệt nhất của bệnh glocom và các tác hại của bệnh thông qua các hình thức tuyên truyền như viết báo, phát thanh qua mạng lưới thông tin đại chúng (đài, vô tuyến truyền hình), tranh ảnh, tờ rơi, áp phích.</li> <li style="text-align: justify;">Phát hiện sớm: Những bệnh nhân tới khám mắt từ 35-40 trở lên cần được đo nhãn áp. Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ cần được đo nhãn áp thường xuyên, theo dõi nhiều lần trong ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Quản lý: Tại địa phương, việc quản lý bệnh nhân glocom cần được thực hiện một cách chu đáo. Đối tượng quản lý là những bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán bị glocom thuộc mọi hình thái, ở mọi giai đoạn phát triển đã, đang được điều trị.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị: Việc điều trị phải tuân thủ theo phác đồ, thống nhất giữa điều trị nội trú và ngoại trú. Chú ý đến các bệnh toàn thân, hướng dẫn về chế độ lao động thích hợp với tình trạng chức năng thị giác vá mức độ điều chỉnh nhãn áp, chế độ sinh hoạt.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân glocom theo mô hình dispanser giúp phát hiện tiến triển bệnh glocom. Nhãn áp, biến đổi thị trường và thay đổi của đầu thị thần kinh là những dấu hiệu quan trọng giúp đánh giá tiến triển bệnh glocom. Ngoài ra, các dấu hiệu như thị lực, tình trạng góc tiền phòng, biến đổi của vùng bọng thấm sau phãu thuật,… cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp xác định tiến triển của bệnh glocom, giúp đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhãn áp</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đo nhãn áp tại mỗi lần người bệnh đến khám, xác định biến đổi nhãn áp trong ngày giúp đánh giá được mức nhãn áp đích tại mỗi thời điểm bệnh. Do đa số các thuốc và các phương pháp điều trị đều nhằm tác động vào nhãn áp nên kết quả hạ nhãn áp là kết quả trực tiếp nói lên hiệu quả điều trị. Bất cứ sự biến đổi nhãn áp tăng trên mức nhãn áp đích, dao động nhãn áp tăng trên 5 mmHg đều cần có sự điều chỉnh thêm của chế độ điều trị.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thị trường</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tổn thương thị trường là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời do nguyên nhân lão hóa theo tuổi, sự tự chết của tế bào hoặc do các bệnh lý gây tổn thương lớp sợi thần kinh thị giác. Có nhiều cách đánh giá tiến triển của tổn thương thị trường trong bệnh glocom như so sánh bản ghi tổng hợp giữa các lần đo thị trường (Overview printout), bản ghi biểu đồ so sánh các chỉ số thị trường (Change analysis printout), phân tích khả năng biến đổi do glocom (Glaucoma change probability analysis) và sử dụng phần mềm GPA (Glaucoma progression analysis). Trên lâm sàng hiện nay, việc sử dụng phần mềm GPA được cho là cách theo dõi tiến triển glocom chính xác và tiện dụng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Các bước tiến hành theo dõi tiến triển tổn thương thị trường glocom bằng ứng dụng phần mềm GPA</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 1: Thiết lập dữ liệu cơ bản (số liệu về các điểm tổn thương khư trú trên thị trường (Pattern deviation plot)). Nếu bệnh nhân đã được đo thị trường từ 3 lần trở lên, phần mềm GPA sẽ thiết lập dữ liệu cơ bản của bệnh nhân dựa trên số liệu của 2 bản ghi thị trường đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 2: Các số liệu từ bản ghi thị trường mới sẽ được so sánh với số liệu cơ bản vừa được thiết lập (so sánh số liệu trên Pattern deviation plot). Lập bản ghi chỉ số khác biệt (DB) giữa bản ghi mới và số liệu cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 3: So sánh các số liệu vừa thu được tại từng điểm tổn thương với dữ liệu lưu trữ trong máy tính ( dữ liệu của các bệnh nhân glocom không có tiến triển bệnh, cùng lứa tuổi). Hiển thị sự khác biệt của từng điểm trên thị trường theo ký hiệu quy ước để đánh giá tiến triển như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp;Ʌ&nbsp;tiến triển với mức ý nghĩa 95%</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 2 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 3 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; X&nbsp;&nbsp;không đánh giá được sự biến đổi có ý nghĩa thống kê hay không</p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chí để xác định tổn thương thị trường tiến triển là khi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo thị trường ít nhất 3 lần</p> <p style="text-align: justify;">+ Mỗi lần khám mới được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản đầu tiên</p> <p style="text-align: justify;">+ Các lần khám sau, số liệu được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản và 2 lần khám thị trường gần nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Phần mềm GPA sẽ cảnh cáo tiến triển tổn thương thị trường theo các mức:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có tiến triển “possible progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng Ʌ</p> <p style="text-align: justify;">+ Có xu hướng tiến triển “likely progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, chỉ số VFI (visual field index) cho biết % chức năng thị trường còn lại của từng thời điểm. Chỉ số này giúp đánh giá tiến triển cho các trường hợp tổn thương thị trường nặng hoặc tổn thương lan tỏa.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại giai đoạn của Glocom theo VFI:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 0 (chưa bị glocom): VFI &gt; 90%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 1 (sớm): VFI ≥ 82%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 2 (trung bình): 63-81%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 3 (nặng):43-62%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 4 (trầm trọng): 23-42%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 5 (mù): &lt; 22%</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại TT (đơn vị: dB/tháng hoặc năm) = Chênh lệch MD giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám (tháng/năm).</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức chậm khi tổn hại dưới 0,2db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 150 năm)</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức trung bình khi tổn hại từ 0,2-2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 15 năm)</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đầu thị thần kinh</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trên lâm sàng: Phân loại xu hướng tổn thương đầu thị thần kinh DDLS (Disc Damage Likelihood Scale) mới do Spaeth đề xuất đã khắc phục những nhược điểm của cách đánh giá tỉ lệ C/D đơn thuần vì đã chú trọng diện tích viền thần kinh và hiệu chỉnh kết quả đánh giá tổn thương đầu thị thần kinh theo kích thước gai thị. Đồng thời DDLS cũng bao phủ toàn bộ tiến trình của tổn thương đĩa thị thông qua việc phân chia chi tiết tới những giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ngoài DDLS, các hệ thống phân loại khác của của Armaly, Read – Spaeth, Shiose, Richardson, Nesterov, Jonas cũng đã và đang được tiếp tục nghiên cứu.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Trên kết quả chụp OCT:</p> <p style="text-align: justify;">Theo GPA (Guided Progression Analysis): Lớp sợi thần kinh quanh gai được đánh giá là có tổn hại khi độ dày trung bình hoặc độ dày ở 1 múi giờ giảm trên 20µm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại RNFL (đơn vị µm/tháng) = Chênh lệch độ dày của RNFL giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám(tháng).</p> <p style="text-align: justify;">3.Tần suất khám lại cho bệnh nhân glocom</p> <p style="text-align: justify;">Tần số khám lại và khoảng cách giữa các lần khám lại tùy thuộc vào mức nhãn áp, mức tổn thương của bệnh, tốc độ tổn hại của thị trường và thần kinh thị giác.</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều chỉnh để đạt được mức nhãn áp yêu cầu cần được thực hiện nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu việc đánh giá nhãn áp thường xuyên với khoảng cách một vài ngày hết sức quan trọng . Khi nhãn áp đã đạt được mức ổn định, tần suất và khoảng cách thời gian đến khám lại có thể được đánh giá dựa vào mức tổn thương và tốc độ tổn thương thị trường vào thời điểm được khám.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thời gian hẹn người khám bệnh lại dựa trên các nguyên tắc sau:</li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Nhắc nhở người bệnh đi khám lại mắt ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu của glocom như đau đỏ, nhức, nhìn mờ như qua màn sương mù, cảm giá căng tức mắt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hẹn người bệnh điều trị nội khoa dựa theo thời lượng của thuốc hạ NA để đảm bảo điều trị không ngừng vì hết thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với người bệnh mới mổ mắt – hẹn khám lại sau xuất viện 1 tuần. Sau đó nếu mắt yên, NA điều chỉnh tốt – khám lại sau 1 tháng trong 3 tháng đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có NA điều chỉnh ổn định sau mổ: Hẹn khám 3 tháng / 1lần trong năm đầu, sau đó 6 tháng/1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có nguy cơ cao mất chức năng thị giác, NA dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh glocom tiếp tục tiến triển: Hẹn khám định kỳ 1 tháng 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với những đối tượng nghi ngờ có bệnh glocom: Nếu kết quả khám xét, thử nghiệm âm tính thì hẹn tái khám, tiến hành thử nghiệm lại khoảng nửa năm một lần. Sau 1,5 năm theo dõi bệnh glocom không được xác định thì có thể ngừng quản lý nhưng căn dặn đối tượng đó đi khám lại bất kỳ lúc nào khi có những dấu hiệu của glocom.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Glocom góc đóng thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>I. Glocom thứ phát góc đóng có nghẽn đồng tử</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Khai thác kỹ tiền sử chấn thương, phẫu thuật, dùng thuốc cũng như các dấu hiệu dị tật bẩm sinh của bệnh nhân.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khám lâm sàng: đồng tử giãn nửa chừng có thể méo, tiền phòng nông, tủa trong tiền phòng, phù gai thị và thường kèm các dấu hiệu ở bề mặt nhãn cầu trong cơn glocom cấp diễn hoặc bán cấp như kết mạc cương tụ, phù giác mạc.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đo chức năng: thị lực giảm, nhãn áp cao</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">soi góc tiền phòng thấy góc đóng; thực hiện kỹ thuật ấn góc khi soi để tiên lượng khả năng hồi phục góc (nếu góc đóng do áp sát mà chưa dính thì có khả năng hồi phục cao).</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">tìm được nguyên nhân gây đóng góc tiền phòng và gây tăng nhãn áp.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>II. Glocom thứ phát góc đóng không có nghẽn đồng tử</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần tìm được nguyên nhân gây đóng góc tiền phòng và gây tăng nhãn áp để chẩn đoán" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_glocom2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần tìm được nguyên nhân gây đóng góc tiền phòng và gây tăng nhãn áp để chẩn đoán</em></p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khai thác kỹ tiền sử chấn thương, phẫu thuật, dùng thuốc cũng như các dấu hiệu dị tật bẩm sinh ở bán phần trước của bệnh nhân.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khám lâm sàng: bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân có glocom thứ phát góc đóng không có nghẽn đồng tử rất đa dạng, có thể có bệnh cảnh như một cơn glocom tối cấp cho tới bệnh cảnh của một bệnh glocom góc đóng mạn tính.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đo chức năng: mức đọ giảm thị lực và tăng nhãn áp tùy theo bệnh cảnh và nguyên nhân gây bệnh</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">soi góc tiền phòng thấy góc đóng; thực hiện kỹ thuật ấn góc khi soi để tiên lượng khả năng hồi phục góc (nếu góc đóng do áp sát mà chưa dính thì có khả năng hồi phục cao).</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">tìm được nguyên nhân gây đóng góc tiền phòng và gây tăng nhãn áp</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Glocom góc đóng thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>I. Glocom thứ phát góc đóng có nghẽn đồng tử</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có thể hạ nhãn áp bằng thuốc tra tại chỗ hoặc toàn thân" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_glocom4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có thể hạ nhãn áp bằng thuốc tra tại chỗ hoặc toàn thân</em></p> <p style="text-align: justify;">Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng mà áp dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hạ nhãn áp bằng thuốc tra tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cắt mống mắt ngoại vi bằng laser hoặc phẫu thuật</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lấy thể thủy tinh và cắt dịch kính</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dừng thuốc co đồng tử: Nếu nguyên nhân do thuốc co đồng tử</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tra giãn đồng tử : Một số trường hợp đặc biệt có thể dùng laser YAG để tách dính ở bờ đồng tử</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>II. Glocom thứ phát góc đóng không có nghẽn đồng tử</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; 5.1. Đóng góc do co kéo phía trước</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng nội mô mống mắt giác mạc: Tăng nhãn áp trong hội chứng nội mô giác mạc mống mắt là do dính góc tiền phòng.</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị thuốc: Dùng thuốc tra mắt lâu dài</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật lỗ rò: Nguy cơ thất bại do sự hình thành màng trong</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Van dẫn lưu hoặc quang đông thể mi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Xâm nhập nang biểu mô tiền phòng:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cắt bỏ nang biểu mô</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật lỗ rò với thuốc chống chuyển hóa</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đặt van dẫn lưu</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phá hủy thể mi (quang đông, lạnh đông, điện đông)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Dính góc sau laser:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chống viêm tại chỗ, toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật lỗ rò với thuốc chuyển hóa</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Màng xơ, màng nội mô che phủ góc:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chống viêm tại chỗ, toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật lỗ rò với thuốc chống chuyển hóa</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đặt van dẫn lưu</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phả hủy thể mi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Không có mống mắt:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mở bè</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật lỗ rò với thuốc chống chuyển hóa</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đặt van dẫn lưu</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phá hủy thể mi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tăng nhãn áp sau phẫu thuật ghép giác mạc</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị thuốc: Dùng thuốc tra mắt lâu dài</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật: Áp bè có thuốc chống chuyển hóa hoặc không.Nếu thất bại sẽ đặt van hoặc quang đông thể mi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>5.2. Đóng góc do đẩy từ phía sau</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thủy dịch đi sai hướng: Glôcôm ác tính</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giãn đồng tử, liệt thể mi bằng atropin trong thời gian dài</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ giãn áp: Phối hợp cả truyền tĩnh mạch, uống và tra mắt</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật:</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cắt màng hyaloid trước + cắt mống mắt ngoại vi bằng laser</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hút dịch kính + bơm hơi tái tạo tiền phòng</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lấy thể thủy tinh + cắt bao sau và dịch kính</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nang, u mống mắt, thể mi:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cắt bỏ hoặc phá hủy nang, u bằng laser hoặc phẫu thuật</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chiếu tia xạ</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật lỗ dò</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật phá hủy thể mi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Dầu silicon, khí nở và bóng hơi trong buồng dịch kính:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nằm úp mặt: Khi bệnh nhân nằm ngửa bóng khí, bóng dầu sẽ đầy thể thủy tinh và mống mắt ra trước gây nghẽn đồng tử và đóng góc tiền phòng.</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp: đường uống và tra mắt</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Laser: Laser iridotomy vị trí 6 giờ</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tháo dầu và tháo bớt khí nở</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cắt bè hay van dẫn lưu rất ít tác dụng vì bị tắc do dầu</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Quang đông thể mi là chỉ định phù hợp cho hình thái này.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đai, độn củng mạc:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp: Đường uống và tra&nbsp; mắt</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật nới lỏng đai củng mạc nếu cần</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Phù hắc mạc lan tỏa:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chống viêm</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giảm áp lực lên võng mạc: Lỏng đai củng mạc, cắt dịch kính</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cắt bỏ hoặc chiếu tia xạ lên tổ chức u</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phá hủy thể mi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bệnh võng mạc trẻ non giai đoạn V:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc hạ nhãn áp tại chỗ hoặc toàn thân</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phẫu thuật lỗ rò có thuốc chống chuyển hóa</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đặt van dẫn lưu</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phá hủy thể mi</li> </ul> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"><strong>Tài liệu tham khảo</strong> <p>1. Bệnh Glocom<strong> – </strong>Hội nhãn khoa Mĩ – Người dịch TS Nguyễn Đức Anh – Bộ môn Mắt Đại học Y Hà Nội</p> <p>2. Phác đồ điều trị bệnh mắt – Bệnh viện mắt TP HCM – NXB Y học – năm 2018</p> <p>3. Hướng dẫn về Glocom – Hội Nhãn khoa Việt Nam – NXB Y học – năm 2014</p> <p>4. Asia Pracific glaucoma Guidelines, Thirth edition</p> <p>5. Bài giảng lớp CKI “Ứng dụng thị trường trong Glocom” – ĐH Y&nbsp; Hà Nội – 2018</p> <p>6. Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019</p> </div> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-glocom-goc-dong-thu-phat-skamm
Hội chứng Reye
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Reye</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Reye (Reye's syndrome) là một hội chứng hiếm gặp và có khả năng gây tử vong cao do tổn thương cấp tính ở não - gan. Nhà nghiên cứu bệnh học Úc RDK Reye lần đầu tiên mô tả hội chứng này vào năm 1963. Việc giám sát quốc gia về hội chứng Reye bắt đầu ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1970 và dẫn đến những cảnh báo hội chứng Reye liên quan đến việc sử dụng aspirin ở trẻ em.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Reye thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau nhiễm vi - rút, phổ biến nhất là bệnh cúm hoặc thủy đậu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng Reye thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_hoi-chung-reye-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Reye thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Tuổi khởi phát cao nhất từ 5 đến 14 tuổi. Tuy nhiên, các trường hợp đã được báo cáo ở trẻ em dưới 1 tuổi. Giới tính chưa được báo cáo có sự khác biệt giữa hai giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Reye</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Reye thường liên quan đến các virus như cúm A và B cũng như bệnh thủy đậu. Dữ liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) từ năm 1980 đến năm 1997 cho thấy các trường hợp mắc hội chứng Reye có trước nhiễm cúm 73%, nhiễm thủy đậu 21% và nhiễm trùng dạ dày ruột 14%. Nồng độ salicylate trong huyết thanh có thể được phát hiện trong 82% trường hợp. Các liên kết virus ít gặp hơn được thấy với coxsackie, parainfluenza, Epstein - Barr (EBV), cytomegalovirus (CMV), adenovirus và viêm gan. Vi khuẩn gây bệnh như Chlamydia , Bordetella pertussis , Mycoplasma và Shigella cũng có liên quan đến sự phát triển của hội chứng Reye. Các nghiên cứu dịch tễ học đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng salicylate và sự phát triển của hội chứng Reye. Hơn 80% trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng Reye đã dùng aspirin trong 3 tuần trước đó. Dữ liệu này dẫn đến các khuyến cáo chống lại việc sử dụng aspirin ở trẻ em vào năm 1980. Số lượng các trường hợp được báo cáo về hội chứng Reye đã giảm đáng kể sau khi các cảnh báo rộng rãi chống lại việc sử dụng aspirin ở trẻ em.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng Reye thường liên quan đến các virus như cúm A và B cũng như bệnh thủy đậu" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hoi-chung-reye-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng Reye thường liên quan đến các virus như cúm A và B cũng như bệnh thủy đậu</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sinh lý bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sinh lý bệnh của hội chứng Reye không được biết chính xác. Tuy nhiên, nó dường như liên quan đến tổn thương ty thể trong bối cảnh của một căn bệnh do vi rút gây ra. Aspirin có thể gây ra hoặc kéo dài tổn thương cho ty thể tế bào, dẫn đến ức chế chuyển hóa axit béo. Các đặc điểm thần kinh của hội chứng Reye có thể là do rối loạn chức năng ty thể gan gây ra nồng độ amoniac cao. Tăng canxi huyết có thể gây phù tế bào hình sao dẫn đến phù não lan tỏa và tăng áp lực nội sọ sau đó. Các nghiên cứu bệnh học cho thấy phù nề tế bào hình sao, mất tế bào thần kinh, gan bị thoái hóa mỡ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Reye</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của hội chứng Reye thường xuất hiện và tăng dần trong khoảng từ 12 giờ đến 3 tuần sau khi hồi phục sau nhiễm vi-rút gây ra như nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm dạ dày ruột. Sự khởi phát nôn mửa phổ biến nhất xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi bị bệnh do vi rút.</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu</p> <p style="text-align: justify;">Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, các dấu hiệu đầu tiên của hội chứng Reye có thể bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đại tiện phân lỏng nước</li> <li style="text-align: justify;">Nhịp thở nhanh</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nôn liên tục</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nôn liên tục có thể là triệu chứng bệnh reye" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_reye-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nôn liên tục có thể là triệu chứng bệnh reye</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Buồn ngủ bất thường hoặc thờ ơ</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Khi tình trạng tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thay đổi hành vi: cáu kỉnh, hung hăng, kích động la hét , nói nhảm..</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn ý thức: thường lú lẫn, suy giảm ý thức</li> <li style="text-align: justify;">Mất định hướng không gian và thời gian</li> <li style="text-align: justify;">Ảo giác</li> <li style="text-align: justify;">Yếu hoặc liệt ở tay và chân</li> <li style="text-align: justify;">Co giật</li> <li style="text-align: justify;">Hôn mê</li> <li style="text-align: justify;">Dấu hiệu mất nước thường có ở trẻ nhỏ</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu thường quy: bạch cầu có thể tăng cao, có thể biểu hiện cô đặc máu, máu lắng tăng, xét nghiệm chức năng gan: glutamic-oxaloacetic transaminase (SGOT) và glutamic-pyruvic transaminase (SGPT), amoniac huyết thanh tăng cao. tăng amylase và lipase, giảm bicarbonate huyết thanh và các giá trị xét nghiệm phù hợp với tình trạng mất nước. Tăng nồng độ amoniac trong huyết thanh xảy ra trong vòng 1 đến 2 ngày kể từ ngày thay đổi trạng thái tâm thần.</p> <p style="text-align: justify;">Xét nghiệm dịch não tủy: Bạch cầu trong dịch não tủy thường không tăng, không thấy hồng cầu trong dịch não tủy. Áp lực có thể bình thường giai đoạn đầu và tăng giai đoạn sau đó</p> <p style="text-align: justify;">Chụp cộng hưởng từ sọ não có hình ảnh phù não lan tỏa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng Reye</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có thể xuất hiện trong quá trình điều trị cũng như sau điều trị</p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh và trạng thái động kinh</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Động kinh và trạng thái động kinh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_reye-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Động kinh và trạng thái động kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng áp lực nội sọ và thoát vị não</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi hít , suy hô hấp</p> <p style="text-align: justify;">- Suy đa cơ quan: suy gan, suy thận …</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng huyết</p> <p style="text-align: justify;">- Tử vong</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng Reye</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số bệnh viện và cơ sở y tế tiến hành sàng lọc sơ sinh về các rối loạn oxy hóa axit béo để xác định trẻ nào có nguy cơ mắc hội chứng Reye cao hơn. Trẻ em bị rối loạn oxy hóa axit béo đã biết không nên dùng aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin.</p> <p style="text-align: justify;">Thận trọng khi cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dùng aspirin. Mặc dù aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống như cúm không nên dùng aspirin. Điều này bao gồm aspirin đơn thuần và các loại thuốc có chứa aspirin.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thận trọng khi cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dùng aspirin" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_reye4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thận trọng khi cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dùng aspirin</em></p> <p style="text-align: justify;">Luôn kiểm tra nhãn trước khi bạn cho trẻ dùng thuốc, bao gồm các sản phẩm không kê đơn và các biện pháp thay thế hoặc thảo dược. Aspirin có thể xuất hiện ở một số nơi không mong muốn, đôi khi aspirin còn có những tên khác, chẳng hạn như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Axit acetylsalicylic</p> <p style="text-align: justify;">+ Acetylsalicylat</p> <p style="text-align: justify;">+ Axit salicylic</p> <p style="text-align: justify;">+ Salicylate</p> <p style="text-align: justify;">+ Muối Salicylate</p> <p style="text-align: justify;">Để điều trị sốt hoặc đau liên quan đến cúm, thủy đậu hoặc một bệnh do vi rút khác, hãy cân nhắc cho con bạn dùng thuốc giảm đau và sốt không kê đơn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em như acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) như một giải pháp thay thế an toàn hơn cho aspirin.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, có một lưu ý đối với việc cần phải sử dụng aspirin: Trẻ em và thanh thiếu niên mắc một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh Kawasaki, có thể cần điều trị lâu dài bằng thuốc có chứa aspirin. Nếu con bạn cần điều trị bằng aspirin, hãy đảm bảo rằng các loại vắc-xin của trẻ hiện đang được sử dụng - bao gồm hai liều vắc-xin thủy đậu (thủy đậu) và vắc-xin cúm hàng năm. Tránh hai bệnh do virus này có thể giúp ngăn ngừa hội chứng Reye</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Reye</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">CDC đã xác định hội chứng Reye bằng cách sử dụng các tiêu chí sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh não cấp tính được ghi nhận trên lâm sàng bằng</p> <p style="text-align: justify;">a) Sự thay đổi ý thức và</p> <p style="text-align: justify;">b) Xét nghiệm dịch não tủy thấy số lượng tế bào &lt; 8 tế bào/mm3 hoặc mẫu mô học chứng tỏ phù não hoặc viêm màng não.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh gan được ghi nhận bằng</p> <p style="text-align: justify;">a) Sinh thiết gan hoặc khám nghiệm tử thi</p> <p style="text-align: justify;">b) Mức tăng gấp ba lần hoặc cao hơn đối với SGOT, SGPT hoặc amoniac huyết thanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Không có lời giải thích hợp lý nào hơn cho những bất thường ở não và gan. "</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm của thuốc</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ đường huyết</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm não, viêm màng não</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc kim loại: chì và các kim loại nặng độc hại khác</p> <p style="text-align: justify;">- Tai biến mạch não</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc khác</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Reye</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Reye là một bệnh tiến triển nhanh, có thể phải tiến hành các thủ thuật xâm lấn sớm để duy trì huyết động ổn định và chức năng hô hấp đầy đủ. Những điều này có thể bao gồm đặt đường tiếp cận tĩnh mạch trung tâm, đặt nội khí quản và đặt ống thông Foley để theo dõi lượng nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị hội chứng Reye chủ yếu là hỗ trợ và yêu cầu theo dõi chặt chẽ nhiều thông số lâm sàng được thực hiện tốt nhất trong cơ sở chăm sóc đặc biệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ đường huyết có thể được điều trị bằng dịch chứa dextrose với mục tiêu đường huyết là 100-120mg / dl.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm toan có thể được điều trị bằng natri bicarbonat (chú ý không điều chỉnh quá mức hoặc điều chỉnh quá nhanh) và xử trí thông khí.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn đông máu có thể được điều trị (đặc biệt là trước các thủ thuật xâm lấn hoặc chảy máu đáng kể trên lâm sàng) bằng cách sử dụnghuyết tương tươi đông lạnh (FFP) hoặc Vitamin K.</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo thông khí phổi, phòng tránh viêm phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát cơn sốt</p> <p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh thăng bằng nước và điệu giải</p> <p style="text-align: justify;">- An thần và giảm đau</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dùng&nbsp;thuốc an thần theo liều chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_reye-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dùng&nbsp;thuốc an thần theo liều chỉ định của bác sĩ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chống phù não</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị co giật và dự phòng tiếp theo</p> <p style="text-align: justify;">- Dinh dưỡng</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát huyết áp, nhịp tim, thông khí phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Kháng sinh dự phòng</p> <p style="text-align: justify;">Trong 4 thập kỷ qua, tỷ lệ tử vong của hội chứng Reye đã giảm từ 60% xuống còn khoảng 20%, chủ yếu là do nhận biết sớm và xử trí hồi sức tích cực. Đối với những người sống sót, sự hồi phục hoàn toàn đã được ghi nhận ở khoảng 2/3 số bệnh nhân. Tuy nhiên, những trẻ có nồng độ amoniac cao thường bị thường tiên lượng tổn thương về thần kinh tiếp tục kéo dài.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-reye-sufxv
Đa hồng cầu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh lý đa hồng cầu gồm 2 nhóm chính: đa hồng cầu nguyên phát và đa hồng cầu thứ phát</p> <p style="text-align: justify;">- Khái niệm:</p> <p style="text-align: justify;">Đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh máu ác tính do có sự tăng sinh nhưng không được kiểm soát của các dòng tế bào sinh máu mà đặc biệt là dòng hồng cầu trong tủy xương. Sự tăng sinh không kiểm soát này dẫn đến hậu quả làm tăng thể tích khối hồng cầu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh máu ác tính do có sự tăng sinh nhưng không được kiểm soát của các dòng tế bào sinh máu" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_da-hong-cau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh máu ác tính do có sự tăng sinh nhưng không được kiểm soát của các dòng tế bào sinh máu</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Dịch tễ:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đa hồng cầu nguyên phát có tỷ lệ mắc mới khoảng&nbsp; 0.02-2.8/100.000 dân/năm.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh xảy ra ở mọi nhóm tuổi và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi.</li> <li style="text-align: justify;">Theo một nghiên cứu cho thấy: &nbsp;độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 60 tuổi,</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Đa hồng cầu nguyên phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý đa hồng cầu nguyên phát thường &nbsp;do đột biến gen gây ra vấn đề trong quá trình sản xuất tế bào máu. Đột biến&nbsp; gây giảm chức năng tự ức chế sinh sản tế bào. ĐỘt biến Jak2V617F gây tăng sinh tế bào máu, đặc biệt là dòng hồng cầu và mẫu tiểu cầu.Ở bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát thì :&nbsp; đột biến Jak2V617F gặp&nbsp; &gt;90% bệnh nhân và đột biến JaK2 exon 12 gặp trên 5% bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố nguy cơ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Mọi&nbsp; lứa tuổi đều có khả năng bị bệnh</p> <p style="text-align: justify;">+ &nbsp;ở độ tuổi từ 50 tuổi đến 75 tuổi là phổ biến hơn cả.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tỷ lệ bị bệnh ở nam giới nhiều hơn nữ giới</p> <p style="text-align: justify;">+ Trường hợp bị ở nữ giới thì có xu hướng mắc khi ở độ tuổi trẻ tuổi hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.&nbsp;Đa hồng cầu thứ phát</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Một loại bệnh đa hồng cầu khác, được gọi là bệnh đa hồng cầu thứ phát, không liên quan đến gen JAK2. Tiếp xúc lâu dài với nồng độ oxy thấp gây ra bệnh đa hồng cầu thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu oxy trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều hormone erythropoietin (EPO). Mức EPO cao có thể thúc đẩy cơ thể bạn tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn bình thường. Điều này dẫn đến máu đặc hơn, như đã thấy trong đa hồng cầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Những người bị bệnh tim hoặc phổi nặng có thể phát triển bệnh đa hồng cầu thứ phát. Những người hút thuốc, ở độ cao nhiều giờ hoặc tiếp xúc với lượng khí carbon monoxide cao ở nơi họ làm việc hoặc sinh sống cũng có nguy cơ mắc bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ, làm việc trong một nhà để xe ngầm hoặc sống trong một ngôi nhà có lò sưởi hoặc lò sưởi thông gió kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu thứ phát.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hiếm khi khối u có thể tạo ra và giải phóng EPO, hoặc một số vấn đề về máu có thể khiến cơ thể tạo ra nhiều EPO hơn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đôi khi các bác sĩ có thể chữa khỏi bệnh đa hồng cầu thứ phát — điều đó phụ thuộc vào việc liệu nguyên nhân cơ bản có thể được ngăn chặn, kiểm soát hoặc chữa khỏi hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện của bệnh nhân thường liên quan đến tình trạng cô đặc máu, ứ trệ tuần hoàn, tắc mạch làm giảm đưa oxy đến các tổ chức:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị lực.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_da-hong-cau1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị lực.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tê bì đầu ngón tay, chân</li> <li style="text-align: justify;">Ngứa, đặc biệt là sau khi tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen (gặp trên 40% bệnh nhân)</li> <li style="text-align: justify;">Cảm giác no ngay sau khi ăn và đầy bụng hoặc đau ở bụng trên bên trái do lách to ( gặp ở 75% bệnh nhân)</li> <li style="text-align: justify;">Gan to gặp ở 30% bệnh nhân</li> <li style="text-align: justify;">Chảy máu bất thường, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu đường tiêu hóa.</li> <li style="text-align: justify;">Khó thở và khó thở khi nằm</li> <li style="text-align: justify;">Cao huyết áp</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích tế bào máu:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhiều tế bào hồng cầu hơn bình thường và đôi khi, tăng lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu.</li> <li style="text-align: justify;">Tăng thể tích khối hồng cầu</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm Sắt huyết thanh, Ferritin, Erythropoietin huyết thanh</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm phát hiện đột biến gen: Đột biến JAK2 V617F, Đột biến JAK2 exon 12 nếu người bệnh xét nghiệm JAK2 V617F âm tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Chọc tủy làm xét nghiệm tủy đồ và sinh thiết tuy xương</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh đa hồng cầu bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện&nbsp;cục máu đông: Nguyên nhân do Tăng độ qúanh của máu, giảm lưu lượng máu, ứ trệ tuần hoàn &nbsp;làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông. Cục máu đông &nbsp;di chuyển đến các vị trí trong cơ thể có thể gây ra đột quỵ, đau tim hoặc tắc nghẽn động mạch trong phổi hoặc tĩnh mạch sâu bên trong cơ chân hoặc trong bụng.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_da-hong-cau2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xuất hiện&nbsp;cục máu đông</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lách to: là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân đa hồng cầu.&nbsp; Vai trog của lách giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, là nơi hủy của các tế bào máu già hoặc bị bất thường. Trong đa hồng cầu Số lượng tế bào máu tăng dẫn đến lách to</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong đa hồng cầu thứ phát, yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng bệnh bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những người bị bệnh tim hoặc phổi nặng</li> <li style="text-align: justify;">Những người hút thuốc, ở độ cao nhiều giờ hoặc tiếp xúc với lượng khí carbon monoxide cao</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người hút thuốc, ở độ cao nhiều giờ hoặc tiếp xúc với lượng khí carbon monoxide cao" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_hut-thuoc-la.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người hút thuốc, ở độ cao nhiều giờ hoặc tiếp xúc với lượng khí carbon monoxide cao</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thiếu oxy trong thời gian dài</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh đa hồng cầu) không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, với điều trị thích hợp, bạn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các triệu chứng và biến chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bạn có thể ngăn ngừa bệnh đa hồng cầu thứ phát bằng cách tránh những thứ làm mất oxy của cơ thể trong thời gian dài. Ví dụ, bạn có thể tránh leo núi, sống ở độ cao lớn hoặc hút thuốc</p> <p style="text-align: justify;">- Những người mắc bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng có thể phát triển bệnh đa hồng cầu thứ phát. Điều trị bệnh cơ bản có thể cải thiện bệnh đa hồng cầu thứ phát. Tuân theo một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim và phổi cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh đa hồng cầu thứ phát.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Chẩn đoán xác định</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dựa vào kết hợp giữa tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ</strong></p> <p style="text-align: justify;">a. Tiêu chuẩn chính: dựa vào xét nghiệm định lượng huyết sắc tố và xét nghiệm đột biến gen Jak2 V617F, cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn chính thứ 1:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: ở nam giới có &nbsp;Huyết sắc tố lớn hơn 185 g/l,&nbsp;nữ giới có lượng huyết sắc tố &nbsp;lớn hơn &nbsp;165 g/l .</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210902/20210902_239449927_1140544136440083_6095896499503409377_n.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máuXét nghiệm tổng phân tích tế bào máu</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Hoặc Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ở nam giới có lượng huyết sắc tố lớn hơn 170 g/l,&nbsp;ở nữ giới lớn hơn 150 g/l nhưng dấu hiệu tăng huyết sắc tố đã tồn tại theo thời gian và ≥ 20 g/l so với bình thường mà nguyên nhân không phải bệnh nhân đang &nbsp;dùng chế phẩm bổ sung sắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn chính thứ 2: Xét nghiệm di truyền&nbsp;phát hiện &nbsp;dương tính với đột biến gen JAK2V617F.</p> <p style="text-align: justify;">b. Tiêu chuẩn phụ: gồm có 3 tiêu chuẩn phụ</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn phụ số 1: Xét nghiệm tủy đồ phát hiện tăng sinh 3 dòng tế bào tủy: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn phụ số 2: Xét nghiệm erythropoietin&nbsp; huyết thanh giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn phụ số 3: Không dùng chất kích thích sinh hồng cầu nhưng khi nuôi cấy tế bào tủy vẫn tạo cụm EEC .</p> <p style="text-align: justify;">Vậy người bệnh được chẩn đoán là đa hồng cầu nguyên phát khi: người bệnh có đầy đủ cả hai tiêu chuẩn chính và 1 tiêu chuẩn phụ. Hoặc khi người bệnh chỉ có tiêu chuẩn chính số 1 và 2 tiêu chuẩn phụ</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đa hồng cầu nguyên phát nằm trong nhóm bệnh cảnh tăng sinh tủy mạn ác tính. Do vậy trước khi chẩn đoán bệnh nhân bị đa hồng cầu nguyên phát cần loại trừ với các bệnh: Xơ tủy vô căn, Tăng tiểu cầu tiên phát, Bạch cầu kinh&nbsp;dòng bạch cầu hạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm erythropoietin huyết thanh để phân biệt tình trạng đa hồng cầu nguyen phát với đa hồng cầu thứ phát. Trong đa hồng cầu nguyên phát chỉ số erythropoietin huyết thanh thường giảm, trong khi đa hồng cầu thứ phát chỉ số erythropoietin huyết thanh tăng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đồng thời trong&nbsp; đa hồng cầu thứ phát sau khi đã điều trị nguyên nhân gốc rễ thì các chỉ số dòng hồng cầu sẽ trở về bình thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đa hồng cầu </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị đa hồng cầu nguyên phát</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dựa vào đánh giá tình trạng nguy cơ</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. &nbsp;Nhóm nguy cơ huyết khối</strong></p> <p style="text-align: justify;">a. Nguy cơ cao: là nhóm người bệnh có tiền sử huyết khối ở các cơ quan hoặc người bệnh có số lượng tiểu cầu lớn hơn 1500 G/L hoặc người bệnh là đối tượng người cao tuổi ( trên 60 tuổi)</p> <p style="text-align: justify;">b. Nguy cơ thấp: được đánh giá là nguy cơ thấp khi người bệnh đáp ứng được cả 3 tiêu chí: Người bệnh không có tiền sử huyết khối và số lượng tiểu cầu dưới 1.500G/L và người bệnh dưới 60 tuổi</p> <p style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên tắc chung: Rút máu để&nbsp; duy trì thể tích khối hồng cầu &lt; 0,45, điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ tim mạch, Dùng thuốc Aspirin với liều dùng&nbsp;75 - 100 mg/ngày và chỉ định thuốc làm giảm tế bào cho từng trường hợp theo nhóm nguy cơ cụ thể.</p> <p>b) Một số thuốc điều trị cụ thể:</p> <p>- Có thể điều trị Rút máu đơn thuần duy trì Thể tích khối hồng cầu dưới 0,45 l/l ở nhóm người trẻ tuổi( dưới 40 tuổi) và chưa có triệu chứng trên lâm sàng.</p> <p>- Thuốc Hydroxyurea:&nbsp; Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử tắc mạch hoặc xuất huyết, &nbsp;bệnh nhân có tiền sử phải rút máu nhiều mới đạt hiệu, người bệnh tuổi cao:</p> <p>Dùng với liều khởi đầu 10-20 mg/kg cân nặng/ngày&nbsp;</p> <p>+ Liều duy trì: Cần &nbsp;dựa vào xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để đánh giá cụ thể trên từng bệnh nhân.</p> <p>- Thuốc Interferon-alpha: Dùng trong những trường hợp: phụ nữ mang thai hoặc&nbsp; người bệnh không dung nạp với thuốc hydroxyurea.</p> <p>+ Khởi đầu bằng liều: 3 MU/ngày (tiêm bắp hoặc tiêm dướii da) cho đến khi chỉ số thể tích khối hồng cầu đạt &lt; 0,45.</p> <p>+ Liều duy trì: &nbsp;cần dùng liều thấp nhất/ tuần kiểm soát được &nbsp;thể tích khối hồng cầu. Có thể sử dụng các thuốc mới hơn như :Pegylated interferon alfa-2a.</p> <p>- Trường hợp người bệnh trên 65 tuổi: &nbsp;Có thể điều trị bằng phospho phóng xạ, lưu ý không dùng cho bệnh nhân trẻ tuổi vì có thể gây bạch cầu cấp thứ phát).</p> <p>- Có thể Điều trị hỗ trợ và dự phòng biến chứng tắc mạch do tăng tiểu cầu bằng &nbsp;thuốc aspirin với liều &nbsp;dùng thấp (75 mg/ ngày).</p> <p>- Điều trị hỗ trợ chế phẩm sắt cho các người bệnh rút máu nhiều lần có tình trạng thiếu sắt (giảm nồng độ sắt và ferritin huyết thanh).</p> <p><strong>Điều trị đa hồng cầu thứ phát:</strong> Cần điều trị nguyên nhân gốc của bệnh.</p> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"><strong>Tài liệu tham khảo:&nbsp;</strong> <p>- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý huyết học - BYT</p> </div> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/da-hong-cau-sjsry
Bệnh béo phì
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh béo phì</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa.</p> <p style="text-align: justify;">Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, chế độ dinh dưỡng ngày càng được cải thiện, cùng với đó là lối sống tĩnh tại, ít vận động đã làm tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.</p> <p style="text-align: justify;">Béo phì là yếu tố nguy cơ cao của rất nhiều bệnh lý khác như tim mạch, nội tiết. Đặc biệt, những nghiên cứu gần đây cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn, tăng nguy cơ nhập viện gấp 3.07 lần và nguy cơ diễn biến nặng (nhập viện chăm sóc đặc biệt, thở máy hoặc tử vong) cao gấp 1.42 lần những đối tượng khác.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_20190808_030135_986366_beo-phi.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại cương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. So với năm 1975, tỷ lệ béo phì hiện nay đã tăng gấp 3 lần. Năm 2016 trên thế giới có khoảng 1.9 tỷ người trên thế giới bị thừa cân chiếm 39%, trong đó có 650 triệu người béo phì chiếm tỷ lệ 13%. Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ béo phì ở trẻ em cũng gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu năm 2020 có khoàng 39 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Mỹ tỷ lệ béo phì đang ở mức 42,4% và tỷ lệ này chỉ ở mức 30.5% vào những năm 1999-2000.</p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì cũng ngày một tăng. Trong năm 2020 tỉ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị khoảng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2020 đã tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh béo phì</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Yếu tố môi trường</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi năng lượng được cung cấp qua chế độ ăn cao hơn năng lượng tiêu hao đi trong quá trình hoạt đông, lượng năng lượng dư thừa sẽ được dự trữ chủ yếu dưới dạng mỡ dưới da.</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn nhiều: Khẩu phần thức ăn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, các giác quan như khứu giác, vị giác là những yếu tố kích thích tại não. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, đặc biệt thức ăn nhanh như pizza, humberger…Ngoài ra một số bệnh lý về tâm thần kinh cũng có triệu chứng cuồng ăn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ăn nhiều thức ăn nhanh, lười vận động có thể gây béo phì" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_20200916_dau-hieu-cua-beo-phi-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ăn nhiều thức ăn nhanh, lười vận động có thể gây béo phì</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giảm vận động thể lực: do đặc điểm nghề ngiệp, hạn chế vận động do tuổi tác hoặc một số bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố tác động từ môi trường xã hội: có nhiều yếu tố trong môi trường tác động đến hành vi ăn uống và hoạt động thể lực của con người. Có quá nhiều loại thức ăn trên thị trường, đặc biệt với xu hướng phát triển kinh tế xã hội thì các thức ăn được chế biến sẵn được sử dụng thường xuyên hơn. Nhiều quảng cáo về đồ ăn, hình thức hấp dẫn cũng kích thích cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Ngoài ra, tác động của của quá trình công nghiệp hóa, con người càng ít vận động hơn: làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ, đi lại bằng các phương tiện đưa đón. Tất cả những điều này làm gia tăng nguy cơ béo phì.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Di truyền</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số nghiên cứu cho thấy di truyền cũng là một trong những yếu tố gây béo phì. Một số chủng tộc có tỷ lệ béo phì cao gấp nhiều lần so với những chủng tộc khác. Tại Mĩ, người da đen gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ béo phì khoảng 49.6% trong khi tỷ lệ này chỉ là 17.4% ở người gốc Châu Á.</p> <p style="text-align: justify;">Theo ước tính có khoảng 40% các thay đổi trong trọng lượng cơ thể chịu sự chi phối bởi các yếu tố di truyền. Năm 2005, 176 trường hợp báo phì được xác định là do đột biến cùng một gen. Ngoài ra, nhiều hội chứng di truyền có kết hợp với béo phì như hội chứng Prader-Willi, hội chứng Barder-Biedl và hội chứng Alstrom.</p> <p style="text-align: justify;">Trong gia đình, nếu cả bố và mẹ đều bị béo phì thì nguy cơ béo phì của con lên đến 80%, còn nếu bố mẹ đều có cân nặng bình thường thì nguy cơ béo phì của con chỉ là 7%.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Béo phì thứ phát do một số bệnh lý nội tiết</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý nội tiết có thể gây ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn cũng như tăng quá trình dự trữ mỡ dưới da gây gia tăng nguy cơ béo phì.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Cushing gây tăng cảm giác thèm ăn, rối loạn phân bố mỡ gây béo phì trung tâm.</p> <p style="text-align: justify;">- U tụy tăng tiết insulin: tăng dự trữ glucid dưới dạng mỡ dưới da.</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giáp: tăng dư thừa năng lượng do chuyển hóa cơ bản giảm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh béo phì</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại béo phì</strong></p> <p style="text-align: justify;">1. Theo tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì thể phì đại: gặp ở người trưởng thành, số lượng tế bào mỡ không tăng, các tế bào phì đại và tăng tích tụ mỡ trong tế bào. Béo phì thể này thường có thể kiểm soát bằng chế độ ăn giảm carbonhydrat.</p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì thể tăng sản- phì đại: vùa tăng số lượng tế bào mỡ, vừa có sự phì đại tế bào. Loại béo phì này thường gặp ở thiếu niên và khó điều trị hơn.</p> <p style="text-align: justify;">2. Theo vị trí phân bố mỡ</p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì trung tâm hay còn gọi là béo phì dạng nam: mỡ tập trung phần trên rốn</p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì dạng nữ: mỡ tập trung ở vùng dưới rốn, mông, đùi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phân loại béo&nbsp;phì" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_nguyen-nhan-gay-beo-phi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phân loại béo&nbsp;phì</em></p> <p style="text-align: justify;">- Béo phì hỗn hợp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh béo phì</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Béo phì là yếu tố nguy cơ của rất nhiều các bệnh lý và hội chứng nội khoa nghiêm trọng. Do đó, ở bệnh nhân béo phì cần được sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý kèm theo này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Biến chứng thần kinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng áp lực nội sọ không rõ căn nguyên</p> <p style="text-align: justify;">- Đột quỵ</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Biến chứng hô hấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng ngừng thở khi ngủ</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng giảm thông khí</p> <p style="text-align: justify;">- Hen phế quản</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Biến chứng tim mạch</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng tim mạch ở người bị béo phì rất thường gặp" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_benh-tim-mach-thuong-gap.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng tim mạch ở người bị béo phì rất thường gặp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh động mạch vành</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng huyết áp</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng áp lực động mạch phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Thuyên tắc mạch và huyết khối nguồn gốc tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Biến chứng tiêu hóa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tụy cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Gan nhiễm mỡ không do rượu</p> <p style="text-align: justify;">- Sỏi mật</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Biến chứng nội tiết</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đái tháo đường type 2</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng buồng trứng đa nang</p> <p style="text-align: justify;"><strong>6. Biến chứng cơ xương khớp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Gút</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa khớp đặc biệt là thoái hóa khớp gối và khớp háng.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau lưng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>7 Biến chứng trên da</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Búi giãn tĩnh mạch</p> <p style="text-align: justify;">- Chứng gai đen</p> <p style="text-align: justify;">- Rạn da</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm dạ do ứ trệ tuần hoàn</p> <p style="text-align: justify;">- Phù bạch huyết</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mô tế bào</p> <p style="text-align: justify;"><strong>8. Biến chứng khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tỷ lệ nhiễm Covid-19</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tỷ lệ nhập viện gấp 3 lần so với người không béo phì</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng tỷ lệ tiến triển nặng và tử vong gấp 1.42 lần</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ ung thư: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, thực quản, gan, thận, tụy, đại tràng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh béo phì</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán béo phì trên lâm sàng dựa vào việc đo các chỉ số nhân trắc.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ số khối cơ thể ((Body Mass Index-BMI): là phép đo cân nặng của một người so với chiều cao. Chỉ số này gián tiếp phản ánh lượng mỡ trên cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">BMI = Cân nặng ∕ (Chiều cao)2</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại BMI theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210907/20210907_Screenshot_2.png"></p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, thể trạng người châu Á nói chung thường thấp bé hơn so với các chủng tộc khác. Do dó, từ năm 2000, việc phân loại BMI đã được điều chỉnh lại như sau:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210907/20210907_Screenshot_3.png"></p> <p>- Phân loại theo công thức Lozen:</p> <p>Công thức Lozen=(trọng lượng thực ∕ trọng lượng lý tưởng) x 100</p> <p>Tỷ lệ 120-130%; thừa cân</p> <p>Tỷ lệ &gt;130%: béo phì.</p> <p>- Đo độ dày các nếp gấp da: các vị trí thường đo là cơ tam đầu cánh tay, giữa hai vai và đùi. Chỉ số bình thường độ dày nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ.</p> <p>- Đo chỉ số cánh tay đùi: bình thường ở nam chỉ số này là 0.58 và ở nữ là 0.52</p> <p>- Đo chỉ số vòng bụng/vòng mông: bình thường ở nam &lt;0.9 và ở nữ &lt;0.8</p> <p><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p>- Siêu âm: đo độ dày lớp mỡ dưới da.</p> <p>- Chụp CLVT đánh giá lớp mỡ và sự phân bố mỡ ở tạng</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh béo phì</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát chế độ ăn, hạn chế năng lượng cung cấp</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cường hoạt động thể lực</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu chưa kiểm soát được cần chỉ định thuốc và các phương pháp điều trị khác</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Mục tiêu điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giảm cân nặng</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giảm cân nặng, kiểm soát biến chứng của béo phì" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_beo-phi-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giảm cân nặng, kiểm soát biến chứng của béo phì</em></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát các bệnh lý do biến chứng của béo phì</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">1. Chế độ ăn</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát chế độ ăn: duy trì mức năng lượng 20-25kcal/kg/ngày. Mức năng lượng điều chỉnh theo cân nặng và mức độ hoạt đông thể chất.</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm bảo cân đối giữa các thành phần glucid-protid-lipid. Tránh cung cấp quá nhiều glucid trong khẩu phần ăn, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường đơn và mỡ bão hòa.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế bia rượu</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ đầy đủ</p> <p style="text-align: justify;">- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Không nhịn đói hoàn toàn.</p> <p style="text-align: justify;">2. Chế độ vận động</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian vận động 60-75 phút/ ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian và mức độ luyện tập phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, các bệnh lý kèm theo</p> <p style="text-align: justify;">- Cần luyện tập đều đặn, bền bỉ.</p> <p style="text-align: justify;">3. Chế độ dùng thuốc</p> <p style="text-align: justify;">Một số các thuốc được FDA cấp phép trong điều trị béo phì dựa trên cơ chế gây chán ăn hoặc ức chế men Lipase.</p> <p style="text-align: justify;">- Sibutramine gây chán ăn</p> <p style="text-align: justify;">- Orlistat: giảm hấp thu mỡ</p> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt, từ ngày 4/6/2021 FDA đã chấp thuận Semaglutaide- Một thuốc điều trị tiểu đường thuộc nhóm GLP-1 là thuốc điều trị béo phì mới. theo các nghiên cứu gần đây, thuốc này có tác dụng làm giảm 6.2% cân nặng.</p> <p style="text-align: justify;">Một điều cần đặc biệt chú ý là KHÔNG BAO GIỜ được điều trị giảm cân bằng thuốc lợi tiểu, thuốc gây tiêu chảy, các hormon tuyến giáp.</p> <p style="text-align: justify;">4. Các điều trị khác</p> <p style="text-align: justify;">- Thu nhỏ dạ dày: đây là một trong những biện pháp được áp dụng ở những bệnh nhân béo phì nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Đặt bóng vào trong dạ dày: tăng cảm giác đầy dạ dày giảm cảm giác đói</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật nối hỗng tràng- dạy dày: rút ngắn thời gian hấp thu thức ăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật lấy mỡ dưới da.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-beo-phi-sfira
Lao phổi
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Bệnh lao</b> (hay còn được gọi là TB hay Tuberculosis) do vi trùng lao gây nên và được xếp vào là một trong các bệnh truyền nhiễm ở người. Khi vi trùng lao xâm nhập và trú ngụ, sinh sôi nảy nở trong một cơ quan nào đó và cơ thể không có khả năng chống lại nó thì sẽ hình thành nên bệnh lao.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Không chỉ gây bệnh ở phổi, vi trùng lao còn có thể gây bệnh ở mọi bộ phận khác như lao ở mắt, lao hạch bạch huyết, lao tai, lao tuyến thượng thận, lao màng não, lao xương khớp, lao ruột, lao hệ sinh dịch - tiết niệu,... nhưng lao phổi vẫn là phổ biến nhất (chiếm 80 - 85%) đồng thời cũng là nguồn lây chính cho những người xung quanh.</p> <p style="text-align: justify;">Các số liệu đáng chú ý về <strong>bệnh lao phổi:</strong></p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Năm 2015 ghi nhận có 10,4 triệu người mắc lao phổi, trong đó là 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm sẽ có khoảng 9 triệu bệnh nhân mắc lao phổi nhưng trong đó số người không được điều trị là 3 triệu.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Các <strong>biểu hiện của bệnh lao phổi </strong>có thể kéo dài trong suốt nhiều tháng. Thông qua tiếp xúc gần trong vòng 1 năm, một người bị lao phổi có thể lây cho từ 10 - 15 người.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thủ phạm gây nên <strong>bệnh lao phổi</strong> là do <strong>vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis</strong>. Khi người mắc bệnh bị ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ làm nước bọt văng ra ngoài sẽ vô tình khiến những người xung quanh dính phải, hít vi khuẩn vào và nhiễm bệnh tại phổi. Chưa dừng lại ở đó, từ phổi vi khuẩn lao có thể sẽ tiến vào các cơ quan khác trong cơ thể thông qua đường máu hoặc bạch huyết và gây nên bệnh lao tại bộ phận đó.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210605/20210605_DhcNAcGWkAArBqM.jpg"> <em>Hình ảnh vi khuẩn lao phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Những vi khuẩn khác có thể sẽ bị tiêu diệt nếu chúng ta sử dụng cồn hoặc axit, nhưng vi khuẩn lao thì không vì chúng có khả năng kháng lại những chất này. Nó còn tồn tại được trong dịch đờm của con người trong nhiều tuần liền, có mặt ở những nơi ẩm thấp và tối tăm, chết ở nhiệt độ 1000 độ C trong 5 phút. Dưới ánh mặt trời vi khuẩn lao dễ bị vô hiệu hoá khả năng gây bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Các biểu hiện điển hình của <strong>bệnh lao phổi</strong> đó là:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210605/20210605_trieu-chung-benh-lao-phoi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng điển hình của lao phổi là ho ra máu</em></p> <ul> <li>Chán ăn, sụt cân bất thường</li> <li>Ho: ho khan, ho có đờm, thậm chí ho ra máu,... kéo dài hơn 3 tuần. Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị mắc lao phổi</li> <li>Cảm thấy mệt mỏi, uể oải mọi lúc mọi nơi</li> <li>Đau ngực</li> <li>Thỉnh thoảng cảm thấy khó thở</li> <li>Sốt nhẹ, bị ớn lạnh về buổi chiều</li> <li>Về đêm thường bị đổ mồ hôi trộm</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh các triệu chứng điển hình nêu trên, người bệnh cũng có thể gặp các dấu hiệu khác. Cơ địa của mỗi người cũng khác nhau nên tốt hơn hết cần đi khám bác sĩ để biết mình đang bị bệnh gì, điều trị như thế nào cho kịp thời và phù hợp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biện pháp mọi người có thể áp dụng để phòng ngừa mắc bệnh lao như sau:&nbsp;</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị mắc<strong> bệnh lao phổi</strong></li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị lao phổi</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đối với những người mang bệnh cũng cần có ý thức phòng tránh nguy cơ lây lan cho người khác bằng cách đeo khẩu trang, đặc biệt là những khi ho, hắt hơi, không tùy tiện khạc đờm linh tinh. Giấy ăn, đồ thải cần phải bỏ đúng nơi quy định hoặc huỷ đúng phương pháp.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Người mắc lao phổi trong thời gian điều trị không nên đến những nơi đông người hoặc ngủ chung với người khác</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Vi khuẩn lao thường ít có nguy cơ lây nhiễm dưới ánh nắng mặt trời. Vì thế nơi ở của người bệnh lao nên tận dụng nguồn sáng tự nhiên này. Dọn dẹp nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để không tạo điều kiện phát sinh nguồn bệnh.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Thăm khám sức khỏe định kỳ</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tăng cường lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, vận động, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma tuý,...</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;"><strong>Tiêm phòng bệnh lao phổi</strong>: Hầu hết trẻ em đều được khuyến cáo tiêm phòng lao phổi ngay sau sinh.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dựa vào nguyên nhân lây bệnh đã được đề cập có thể thấy, <strong>bệnh lao phổi</strong> rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Đặc biệt, không có ổ chứa mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên hoặc các vật dụng trung gian.</p> <p style="text-align: justify;">Những người mắc bệnh như lao phổi, lao phế quản, lao thanh quản ho khạc ra vi khuẩn lao chính là nguồn lây nhiễm bệnh.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nơi trú ngụ của vi khuẩn lao là trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong những hạt bụi rất nhỏ (đường kính từ 1 - 5 mm) là có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, từ đó gây bệnh tại phổi. Điều kiện lý tưởng để lao phổi lây lan từ người sang người đó là:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tiếp xúc gần không có bảo hộ giữa người bệnh bị lao phổi và người lành không mang bệnh, hoặc tiếp xúc với các chất thải chứa vi khuẩn lao</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Môi trường bị ô nhiễm nặng, chứa nhiều khói bụi hoặc ẩm ướt khiến vi khuẩn lao phát triển và sinh sôi</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn lao hoặc ăn những loại động vật bị nhiễm bệnh lao cũng làm tăng nguy cơ bị mắc lao</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Có một số lưu ý cần ghi nhớ như sau:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">&nbsp;Bệnh lao phổi mới có khả năng lây cho người khác, lao ở cơ quan khác thì không có nguy cơ này</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Nếu bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chống lao thì rất ít có khả năng lây bệnh</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Trong thời gian chưa được phát hiện bệnh và điều trị thì rất dễ truyền nhiễm bệnh cho người xung quanh. Do vậy nếu có các triệu chứng của lao phổi thì bệnh nhân cần đi khám và điều trị, tránh lây nhiễm cho nhiều người khác trong cộng đồng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lao phổi không phải là một loại bệnh hiếm gặp mà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các yếu tố sau đây sẽ làm tăng tỷ lệ nguy cơ nhiễm lao phổi, bao gồm:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tiếp xúc gần, trực tiếp nói chuyện với nguồn bệnh hoặc chăm sóc người bị lao;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Những người suy giảm hệ miễn dịch như bị HIV, ung thư,...</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá, ma tuý;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Bệnh nhân vốn mắc các bệnh mạn tính như: suy thận mạn, đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng,...</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Người bệnh phải sử dụng loại thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư,…</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Những người sống trong môi trường có cộng đồng nhiễm lao nhiều, nơi có nhiều bệnh nhân lao sinh sống</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Bệnh nhân bị bụi phổi silic</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Bệnh nhân đã từng thực hiện các ca phẫu thuật như ghép tạng, cắt dạ dày hoặc ruột non,...</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biện pháp mọi người có thể áp dụng để phòng ngừa mắc bệnh lao như sau:&nbsp;</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị mắc bệnh lao phổi;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị lao phổi;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đối với những người mang bệnh cũng cần có ý thức phòng tránh nguy cơ lây lan cho người khác bằng cách đeo khẩu trang, đặc biệt là những khi ho, hắt hơi, không tùy tiện khạc đờm linh tinh. Giấy ăn, đồ thải cần phải bỏ đúng nơi quy định hoặc huỷ đúng phương pháp;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Người mắc lao phổi trong thời gian điều trị không nên đến những nơi đông người hoặc ngủ chung với người khác;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Vi khuẩn lao thường ít có nguy cơ lây nhiễm dưới ánh nắng mặt trời. Vì thế nơi ở của người bệnh lao nên tận dụng nguồn sáng tự nhiên này;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Dọn dẹp nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để không tạo điều kiện phát sinh nguồn bệnh;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Thăm khám sức khỏe định kỳ;</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tăng cường lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, vận động, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma tuý,...</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;"><strong>Tiêm phòng bệnh lao phổi</strong>: Hầu hết trẻ em đều được khuyến cáo <strong>tiêm phòng lao phổi</strong> ngay sau sinh.</li> </ul> <p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin phòng lao là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh&nbsp;" src="/ckfinder/userfiles/images/-tiem-phong-1.png"></p> <p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin phòng lao là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh việc khai thác các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như ho, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, tình trạng bệnh nền,... bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm như sau:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210605/20210605_hinh-anh-chup-xquang-lao-phoi.jpg"> <em>Chụp x-quang phổi</em></p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Chụp X-quang phổi</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Xét nghiệm soi đờm tìm AFB. Nếu xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm thì được <strong>chẩn đoán mắc lao phổi:</strong> AFB (+), ngược lại là AFB (-)</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">&nbsp;Nuôi cấy để tìm vi khuẩn lao</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán sớm tìm ra bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị sau này, tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng cũng như phòng ngừa để không lây lan <strong>bệnh lao phổi</strong> cho người khác.</p> <p style="text-align: justify;">Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu về bệnh lao phổi cùng những bác sĩ dày dạn kinh nghiệm về bệnh phổi và lao, cùng đầy đủ xét nghiệm cũng như phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, bệnh viện đa khoa Medlatec hoàn toàn có khả năng khám và chẩn đoán, điều trị bệnh lao. Không chỉ lao phổi mà lao các cơ quan khác cũng đã được chẩn đoán và điều trị thành công tại bệnh viện đa khoa Medlatec. Với thế mạnh về xét nghiệm, bệnh viện Medlatec có thể thực hiện được mọi xét nghiệm chẩn đoán lao như: AFB nhuộm huỳnh quang, nuôi cấy lao trong môi trường lỏng (MGIT), Gene Xpert, MTB/NTM Realtime PCR, Quantiferon,... phối hợp cùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT 128 dãy giúp tầm soát trọn vẹn tổn thương phổi và các cơ quan, chụp MRI, chọc dịch các màng, khớp; sinh thiết, bóc hạch,..</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Lao phổi</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, <strong>bệnh lao phổi</strong> vẫn sẽ để lại những biến chứng về sau như: tràn dịch, tràn khí màng phổi, ho ra máu. Thậm chí kể cả khi chữa khỏi lao, những dấu vết lao phổi để lại vẫn hiện hữu gây nên nhiều di chứng: hang lao gây nhiễm nấm Aspergillus phổi, suy hô hấp mạn tính, giãn phế quản,...</p> <p style="text-align: justify;">Biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó là dùng thuốc trị lao. Phần lớn những<strong> bệnh nhân mắc lao phổi đều có cơ hội khỏi bệnh</strong> nếu được điều trị bằng đúng phương pháp và uống đúng thuốc. Tuỳ vào từng trường hợp bệnh lý cụ thể mà mỗi người bệnh sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Mỗi phác đồ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Độ tuổi bệnh nhân</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Thể trạng, sức khoẻ hiện tại</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Loại lao mắc phải thuộc lao phổi hay lao ở cơ quan khác. Đối với những người bị lao phổi thì phải kết hợp giữa nhiều loại thuốc khác nhau, còn người mắc bệnh lao ngoài phổi thì chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao.&nbsp;</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Theo Chương trình Chống lao quốc gia, phác đồ điều trị áp dụng cho người mắc lao phổi lần đầu sẽ là:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Giai đoạn tấn công trong 2 tháng, kết hợp 4 loại thuốc: isoniazide, rifampicine, ethambutol (hoặc streptomycine), pyrazinamide.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Giai đoạn duy trì trong 6 tháng, kết hợp 2 loại thuốc: ethambutol và isoniazide.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Lưu ý khi bệnh nhân điều trị thuốc lao phổi:</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">&nbsp;Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị và chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng và đúng giờ, không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc khi thấy các <strong>triệu chứng lao phổi</strong> biến mất.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Sau khi điều trị vi khuẩn lao còn sót lại có thể phát sinh hiện tượng kháng thuốc, dần dần tiến triển thành bệnh lao đa kháng thuốc. Lúc này việc điều trị bệnh lao là vô cùng khó khăn.</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-phoi-sedhz
Đẻ non
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đẻ non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đẻ non là hiện tượng người mẹ sinh con ở tuổi thai từ 28 đến dưới 37 tuần, lúc này trẻ sơ sinh có thể sống được. Hiện nay, do sự phát triển của y học nên tuổi thai khi đẻ non được tính khi đủ 22 tuần đến trước khi đủ 37 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Dựa vào tuổi thai, đẻ non được chia nhóm như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Cực non: Tuổi thai dưới 28 tuần</p> <p style="text-align: justify;">+ Rất non: Tuổi thai từ 28-32 tuần</p> <p style="text-align: justify;">+ Non trung bình: Tuổi thai từ 32 đến dưới 37 tuần</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ đẻ non: Từ 5-10% các trường hợp chuyển dạ đẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam hiện nay, đẻ non là một trong những vấn đề rất đáng quan tâm đối với lĩnh vực sản khoa và sơ sinh. Vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng cao hơn so với sơ sinh đủ tháng, đặc biệt là các bệnh lý suy hô hấp, nhiễm trùng và dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là tử vong chu sinh và sơ sinh chiếm gần 50% ở trẻ sinh non và cực non. Mặt khác, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng yêu cầu một hệ thống y tế phải đủ điều kiện về trang thiết bị, nhân lực y tế, chi phí y tế cao nhằm nỗ lực mang lại sự sống và các chức năng bình thường cho trẻ sinh non. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong hoặc để lại các di chứng cho trẻ sinh non sau này là rất cao. Vì vậy, tất cả mọi cố gắng nhằm ngăn chặn cuộc chuyển dạ và khi hợp lý, gây chuyển dạ và cho đẻ trong điều kiện ít sang chấn nhất cho thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đẻ non là hiện tượng người mẹ sinh con ở tuổi thai từ 28 đến dưới 37 tuần" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_20190626_115633_865806_sinh-non.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đẻ non là hiện tượng người mẹ sinh con ở tuổi thai từ 28 đến dưới 37 tuần</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ đẻ non có đặc điểm khác trẻ đẻ đủ tháng như thế nào?</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi thai dưới 37 tuần</p> <p style="text-align: justify;">- Cân nặng của trẻ sơ sinh nhỏ hơn 2500 gam</p> <p style="text-align: justify;">- Phổi chưa trưởng thành nên trẻ dễ bị suy hô hấp, tím tái.</p> <p style="text-align: justify;">- Trung tâm điều nhiệt, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị co giật do sốt, hệ thần kinh phát triển chưa đầy đủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ hay bị xơ cứng bì do lớp mỡ dưới da dễ bị đông lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường sống ngoài tử cung còn kém.</p> <p style="text-align: justify;">- Phản xạ yếu, khả năng thích ứng với các điều kiện sống độc lập chưa tốt nên trẻ dễ mắc bệnh, dễ diễn biến nặng hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đẻ non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mặc dù y học Việt Nam và thế giới ngày càng phát triển nhưng hiện nay nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ đẻ non vẫn chưa được tìm hiểu và đưa ra các bằng chứng một cách cụ thể, rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ, nguyên nhân được đề cập đến như:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các vấn đề từ phía mẹ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương: người mẹ bị ngã, bị tai nạn tác động trực tiếp đến tử cung hoặc các sang chấn gián tiếp do các thao tác phẫu thuật bệnh lý các tạng vùng bụng, vùng hố chậu, bàng quang, tiết niệu…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="người mẹ bị ngã, bị tai nạn tác động trực tiếp đến tử cung" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ngườimẹbịngã,bịtainạntácđộngtrựctiếpđếntửcung.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Người mẹ bị ngã, bị tai nạn tác động trực tiếp đến tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;">- Do dị dạng sinh dục bẩm sinh hoặc mắc phải: tử cung có vách ngăn, hai sừng hoặc buồng tử cung bị nhỏ lại như u xơ tử cung, dính buồng tử cung một phần, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, tiền sử có khoét chóp cổ tử cung…</p> <p style="text-align: justify;">- Nghề nghiệp: các tệ nạn xã hội, các bệnh nghề nghiệp, các bệnh lao động nặng nhọc…</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh toàn thân của mẹ như thiếu máu nặng, nhiễm trùng, nhiễm độc…Bệnh lây truyền qua đường tình dục.</p> <p style="text-align: justify;">- Có tiền sử sinh non, yếu tố di truyền (bản thân mẹ trước đây đã bị sinh non…)</p> <p style="text-align: justify;">- Can thiệp hỗ trợ sinh sản, thụ tinh ống nghiệm, mang đa thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các vấn đề do thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đa thai: song thai, sinh ba, sinh bốn</p> <p style="text-align: justify;">- Thai sau thụ tinh ống nghiệm</p> <p style="text-align: justify;">- Thai dị dạng: Thai vô sọ, não úng thủy, bụng cóc, tam bội thể 18…</p> <p style="text-align: justify;">- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các vấn đề do phần phụ của thai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đa ối, ối vỡ non, rỉ ối.</p> <p style="text-align: justify;">- Rau tiền đạo, rau bong non</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đẻ non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để hạn chế nguy cơ đẻ non, các thai phụ cần chú ý:</p> <p style="text-align: justify;">- Đi khám thai định kỳ theo hẹn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_kham-san-khoa-27826.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đi khám thai định kỳ theo hẹn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện, xử lý sớm các yếu tố nguy cơ từ mẹ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị sớm tình trạng viêm nhiễm khi thai 24-28 tuần hoặc điều trị trước khi mang thai</p> <p style="text-align: justify;">+ Tìm nguyên nhân và điều trị nếu mẹ có tiền sử sinh non</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị những bất thường ở tử cung: Cổ tử cung ngắn, hở eo tử cung cần được đánh giá cẩn thận qua siêu âm, dùng các thuốc giảm co, khâu vòng cổ tử cung nếu có chỉ định, đặt vòng pessary âm đạo dự phòng sinh non.</p> <p style="text-align: justify;">+ Theo dõi, xử trí các ra máu bất thường trong thai kỳ</p> <p style="text-align: justify;">+ Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi</p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện, theo dõi, xử trí các nguy cơ từ con nếu có thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đẻ non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán chuyển dạ đẻ non thường ít chính xác. Dựa vào các triệu chứng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi thai: 22 – 37 tuần. Tuổi thai tính theo ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng đối với người có kinh nguyệt đều và có ghi chép cẩn thận. Hiện nay chủ yếu dựa vào ngày dự sinh trên siêu âm 3 tháng đầu (10-12 tuần).</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn co bóp tử cung: Số lượng cơn đau bụng của co bóp tử cung được theo dõi trong khoảng 10 phút, cơn co tử cung kéo dài 30 giây đến 1 phút. Theo dõi cơn co tử cung ngày nay sử dụng Monitoring sản khoa (Medlatec có đầy đủ phương tiện này - ảnh minh họa). Monitoring sản khoa còn giúp theo dõi nhịp tim thai, phát hiện sớm suy thai để xử trí kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">- Cổ tử cung: Theo dõi cơn co tử cung và thăm khám thấy hiện tượng cổ tử cung xóa và mở.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: Giúp đánh giá tuổi thai, tình trạng thai (ngôi, thế, trọng lượng, các dị tật bất thường…), tình trạng ối (đa ối, cạn ối…), các bệnh lý rau bong non, rau tiền đạo, dị dạng tử cung. Từ đó giúp tiên lượng cuộc đẻ, xử trí cấp cứu kịp thời.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Siêu âm: Giúp đánh giá tuổi thai, tình trạng thai" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Siêuâm.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm: Giúp đánh giá tuổi thai, tình trạng thai</em></p> <p style="text-align: justify;">- Monitoring sản khoa: Theo dõi cơn co tử cung và tim thai ít nhất 6 giờ để đánh giá cơn co tử cung và tim thai, đặc biệt là suy thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm âm đạo: Xác định tình trạng cổ tử cung (kín hay xóa mở), tình trạng ối (rỉ ối, vỡ ối), nuôi cấy vi khuẩn âm đạo để tìm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm B (Hiện tại Medltec tầm soát thường quy liên cầu khuẩn tan huyết nhóm B cho thai phụ tuần thứ 34-35 khi đi khám thai định kỳ)</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm xác định tỷ lệ Lecithin/Sphingomyelin (tỷ lệ L/S) trong nước ối, nếu ối chưa vỡ có thể chọc ối để lấy nước ối xét nghiệm chỉ số này góp phần đánh giá nguy cơ bệnh màng trong cho trẻ sinh non, từ đó có phương án tối ưu điều trị giữ thai cho người mẹ hoặc dự phòng điều trị cho trẻ sau sinh non.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm vi sinh, huyết học, sinh hóa máu, nước tiểu để tìm các nguyên nhân gây đẻ non, tiên lượng cho mẹ và con trong quá trình điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định chuyển dạ đẻ non chủ yếu dựa vào quá trình theo dõi các biểu hiện của cuộc chuyển dạ, tuổi thai và một số xét nghiệm thăm dò tìm nguyên nhân và tiên lượng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt đẻ non với hở eo tử cung. Phải hỏi tiền sử có sảy thai liên tiếp không, khám cổ tử cung ngoài cơn co xem có tình trạng cổ tử cung giãn rộng hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đẻ non</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần điều trị giữ thai tích cực cho thai phụ khi được chẩn đoán là dọa đẻ non với các biện pháp sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Ức chế chuyển dạ: Chỉ định điều trị khi thai khỏe, tuổi thai dưới 36 tuần, cổ tử cung mở dưới 4cm, màng ối còn nguyên vẹn. Chống chỉ định khi người mẹ mắc các bệnh lý toàn thân không nên giữ thai (mẹ bệnh tim nặng, tăng huyết áp, đái tháo đường, sốt cao, nhiễm khuẩn…), thai suy không hồi phục, thai dị dạng, các bệnh lý rau bong non, rau tiền đạo ra máu nhiều, tiền sản giật nặng, sản giật, nhiễm trùng ối, sa dây rau…Vậy, ức chế chuyển dạ bằng cách nào:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nghỉ ngơi tại giường</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Ức chế chuyển dạ:&nbsp;Nghỉ ngơi tại giường" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Nằmlâuảnhhưởngtinhthầnmẹbầu.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Ức chế chuyển dạ:&nbsp;Nghỉ ngơi tại giường</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc an thần</p> <p style="text-align: justify;">+ Ức chế giải phóng oxytocin</p> <p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh dự phòng</p> <p style="text-align: justify;">+ Ức chế cơn co tử cung</p> <p style="text-align: justify;">Nếu điều trị ức chế chuyển dạ không kết quả, cơn co tử cung tăng lên, cổ tử cung mở trên 4 cm thì coi như cuộc điều trị dọa đẻ non không thành công. Khi đó cần dừng điều trị, theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho ca đẻ.</p> <p style="text-align: justify;">- Gây chuyển dạ và đẻ: Cần có sự theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ, tiên lượng cuộc đẻ và có phòng chăm sóc, hồi sức tích cực cho trẻ non tháng ngay khi sinh ra.</p> <p style="text-align: justify;">Các sang chấn và bệnh lý cho thai và trẻ sơ sinh non tháng bao gồm: chảy máu nội tạng, đặc biệt là xuất huyết não, suy hô hấp và viêm phổi do xẹp phổi, thiếu surfactant và các bệnh lý sơ sinh khác.</p> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp can thiệp khi chuyển dạ: Hỗ trợ oxy cho thai và dự phòng ngạt sơ sinh bằng cách cho mẹ thở oxy 5 lit/phút. Tiêm Vitamin K cho mẹ khi chuyển dạ, tiêm vitamin K cho trẻ sau sinh để dự phòng xuất huyết. Tránh sang chấn cho trẻ bằng cách bảo vệ đầu ối đến khi cổ tử cung mở hết, có thể cắt rộng tầng sinh môn của mẹ giúp thai sổ dễ dàng hơn, hạn chế cho mẹ dùng an thần, giảm đau vì có thể ức chế trung tâm hô hấp của thai gây ngạt, suy thai. Hiện nay, với các trường hợp thai non tháng kết hợp các yếu tố ngôi thai bất thường, đa thai, thai hỗ trợ sinh sản…thường được các bác sĩ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn nhất có thể cho e bé.</p> <p style="text-align: justify;">Trẻ sau đẻ phải được hỗ trợ, hồi sức kịp thời, giữ ấm và bú mẹ sớm nếu có thể.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/de-non-sbtgn
Các bệnh lý tuyến vú lành tính
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Các bệnh lý tuyến vú lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các bệnh về vú thường sẽ được phát hiện khi khám phụ khoa hoặc kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên đa số bệnh nhân thường đến thăm khám và điều trị muộn. Nếu người phụ nữ có thể tự phát hiện các bất thường ở vú và có phương pháp chữa trị sớm thì sẽ đem lại kết quả tốt. Bệnh lý ở vú được phân thành 2 loại phổ biến, đó là: các bệnh lý lành tính của vú và ung thư vú.</p> <p style="text-align: justify;">Về mặt giải phẫu: Vú có trọng lượng khoảng 200 - 300cm3, nằm ở phía trước lồng ngực từ xương sườn 2 đến xương sườn 6, từ bờ xương ức đến đường nách trước. Cấu tạo của vú tính từ ngoài vào trong bao gồm các lớp:</p> <p style="text-align: justify;">- Da: ở chính giữa là phần núm vú, bao quanh núm là quầng vú. Trên mặt núm vú có từ 10 - 20 lỗ thông với các ống dẫn.</p> <p style="text-align: justify;">- Lớp mỡ: nằm sau lớp da.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổ chức liên kết gồm 2 phần, trong đó:</p> <p style="text-align: justify;">+ Phần bài tiết là nơi chứa nhiều túi, được hình thành từ các tế bào biểu mô khối và chế tiết.</p> <p style="text-align: justify;">+ Phần dẫn sữa là nơi chứa các ống dẫn sữa, mỗi ống sẽ gồm nhiều nhánh nhỏ chạy từ các túi và đổ vào nhánh chính. Trong đó, các ống dẫn sữa tận cùng thường xuất hiện trên bề mặt của núm vú với những lỗ nhỏ. Ở vú bình thường, mỗi bên có khoảng từ 10 - 20 phân thùy. Mỗi phân thùy được chia thành nhiều tiểu thùy nhỏ, trong có chứa các túi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các bệnh lý tuyến vú lành tính" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_ungthưvú.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các bệnh lý tuyến vú lành tính</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Ung thư vú</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến vú. Bệnh có tỷ lệ mắc cao, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Năm 1993, hội đồng ung thư Mỹ đã thống kê được 182.000 người mắc ung thư, trong đó 46.000 người chết vì ung thư vú.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù nguy hiểm nhưng các triệu chứng của ung thư vú thường dễ phát hiện. Nếu chẩn đoán và điều trị sớm thì có cơ hội sống sẽ tăng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Các bệnh lý tuyến vú lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;">1. Đau vú</h3> <p style="text-align: justify;">Phần lớn những người bị đau vú là phụ nữ có tinh thần không ổn định, hoặc hệ thống thần kinh bị rối loạn. Cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ nhất định, nhưng cũng có trường hợp xảy ra không theo một chu kỳ nào. Triệu chứng bệnh rõ nhất là một vài ngày trước khi hành kinh, người phụ nữ sẽ cảm thấy nặng và đầy ở vú. Đến khi có kinh, triệu chứng này sẽ tự biến mất do đó không cần phải chữa trị.</p> <p style="text-align: justify;">Đau vú được phân thành 2 loại: đau theo chu kỳ và không theo chu kỳ. Khi ở vú xảy ra các cơn đau không theo chu kỳ, thì người phụ nữ còn có thể bị giãn ống tuyến. Để phát hiện sớm tình trạng này, cách tốt nhất là áp dụng phương pháp chụp X - quang tuyến vú.</p> <h3 style="text-align: justify;">2. Hoại tử tổ chức mỡ</h3> <p style="text-align: justify;">Là tình trạng thường gặp ở vú sau khi thực hiện các thủ thuật sinh thiết hoặc chấn thương. Lúc này, ở bầu vú sẽ xuất hiện các khối cứng, đồng thời núm vú cũng bị co kéo.</p> <h3 style="text-align: justify;">3. U xơ tuyến vú (hay còn gọi là Fibroadenosis)</h3> <p style="text-align: justify;">U xơ tuyến vú là khối u khu trú hoặc khuếch tán, mật độ mềm và lành tính. Bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ hoặc tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây bệnh là do mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin.</p> <h3 style="text-align: justify;">4. Bệnh nang vú</h3> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường xảy ra ở nhóm người từ 30 - 50 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quá trình hoạt động của hệ nội tiết bị rối loạn, khiến các nang xuất hiện theo những khối riêng lẻ. Chúng có thể di động, tập trung lại tạo thành mật độ căng. Đặc biệt khi chọc hút, dịch nang sẽ có màu xanh hoặc màu nâu. Nếu dịch có lẫn máu thì nên tiến hành sinh thiết và làm tế bào dịch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nang vú" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_nang-vu.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nang vú</em></p> <h3 style="text-align: justify;">5. Tiết dịch núm vú</h3> <p style="text-align: justify;">Trong khoảng thời gian không nuôi con, núm vú tiết dịch có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: giãn hoặc xơ nang ống tuyến, Papilloma ống tuyến, ung thư vú, tăng tiết sữa và vô kinh, vô sinh không phóng noãn khi prolactin tăng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể dẫn đến tình trạng này.</p> <h3 style="text-align: justify;">6. Viêm tuyến vú</h3> <p style="text-align: justify;">Viêm tuyến vú thường xảy ra trong thời kỳ nuôi con. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào vú qua những khe hở ở đầu vú hoặc do tắc tia sữa nhưng không được điều trị đúng. Biểu hiện: bên vú bị viêm thường sưng, nóng, đỏ, đau. Ngoài ra, toàn thân có thể sốt, mệt mỏi, đau tức ngực.</p> <h3 style="text-align: justify;">7. Áp xe vú</h3> <p style="text-align: justify;">Là tình trạng thường gặp ở thời kỳ nuôi con. Do những ổ viêm tuyến vú phát hiện muộn, các ổ viêm sẽ tạo thành các ổ áp xe, bên trong có chứa mủ.&nbsp;</p> <h3 style="text-align: justify;">8. Vú bất thường</h3> <p style="text-align: justify;">Vú bất thường xảy ra trong các trường hợp vú phát triển quá mức, phì đại, hoặc bị teo.</p> <h3 style="text-align: justify;">9. U tuyến xơ (còn có tên gọi khác là Fibroadenoma)</h3> <p style="text-align: justify;">Những người ở độ tuổi sinh đẻ (15 - 25 tuổi) là đối tượng dễ mắc phải bệnh này. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các khối u có vỏ bọc xuất hiện ở một hoặc hai bên vú. Các khối u này thường có kích thước to nhỏ khác nhau, chúng rất cứng và có khả năng di động.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân: Hoạt động nội tiết bị rối loạn khi người phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh.</p> <h3 style="text-align: justify;">10. Ung thư vú</h3> <p style="text-align: justify;">Rối loạn nội tiết, thường xuyên tiếp xúc với các tia xạ, ăn uống không hợp lý,... đều là nguyên nhân dẫn đến ung thư vú.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Các bệnh lý tuyến vú lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;">Ung thư vú</h3> <p style="text-align: justify;">Một số triệu chứng xuất hiện phổ biến trong ung thư vú như:</p> <p style="text-align: justify;">- Khối u xuất hiện ở 1/4 trên ngoài hoặc 1/4 trên trong của vú. Chúng có đường kính từ 1 cho đến vài cm, khi sờ vào thì thấy cứng và không đau.</p> <p style="text-align: justify;">- Vùng da ở vú bị biến đổi sắc tố, thường có màu da cam. Xung quanh núm vú hoặc quầng vú xuất hiện vảy. Ngoài ra ở một số chỗ, da còn bị dày, sần lên.</p> <p style="text-align: justify;">- Núm vú tiết ra dịch có màu vàng, lẫn mủ hoặc máu là dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm của ung thư vú. Do đó khi gặp phải dấu hiệu này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra vú.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng xuất hiện phổ biến trong ung thư vú" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ung-thu-vu-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng xuất hiện phổ biến trong ung thư vú</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hình dạng, kích thước của vú thay đổi. Ở một bên vú bị ung thư sẽ có các biểu hiện như: sưng phù, trên bề mặt có các vết lõm, núm vú bị teo lại, co rút xuống dưới.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau nhức ở vú hoặc núm vú, nếu cơn đau ngày càng trở nên dữ dội và kéo dài thì người bệnh nên đi khám để chẩn đoán nguyên nhân.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện hạch nách là một trong những dấu hiệu giúp phụ nữ nhận biết sớm bệnh ung thư vú.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Các bệnh lý tuyến vú lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;">Ung thư vú</h3> <p style="text-align: justify;">Ngoài những nguyên nhân nói trên, một số yếu tố dưới đây còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú:</p> <p style="text-align: justify;">- Số lần sinh đẻ: Người chưa từng sinh đẻ, người sau 35 tuổi mới có thai lần đầu, người xuất hiện kỳ kinh trước năm 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi đều là những đối tượng dễ mắc bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh, thì nguy cơ mắc phải bệnh này của người phụ nữ sẽ cao hơn 9 lần so với người bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nếu trong gia đình có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh, thì nguy cơ mắc phải bệnh này của người phụ nữ sẽ cao hơn 9 lần so với người bình thường" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ung-thu-vu-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nếu trong gia đình có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh, thì nguy cơ mắc phải bệnh này của người phụ nữ sẽ cao hơn 9 lần so với người bình thường</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khi một bên vú bị ung thư, nếu không điều trị kịp thời khối u sẽ dễ lan nhanh sang vú đối diện.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hormon nội tiết trong thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu vitamin D, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Các bệnh lý tuyến vú lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;">U xơ tuyến vú (hay còn gọi là Fibroadenosis)</h3> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Dựa vào thăm khám lâm sàng, bằng cách sờ thấy một hoặc nhiều khối mềm xuất hiện vào nửa sau chu kỳ, di động, ranh giới rõ, ấn đôi khi có đau tức nhẹ, đường kính từ vài mm đến vài cm. Khối u xơ tuyến vú có thể ở 1 bên vú hoặc cả 2 vú.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cận lâm sàng: siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú, chọc hút tế bào tuyến vú hoặc sinh thiết để loại trừ tổn thương ác tính.</p> <h3 style="text-align: justify;">Phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú chính xác</h3> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh những biểu hiện đặc trưng, thì các phương pháp dưới đây sẽ hỗ trợ chẩn đoán chính xác ung thư vú:</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: là phương pháp được sử dụng phổ biến, giúp phát hiện các khối u vú ở sâu bên trong.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp X - quang tuyến vú: là phương pháp dùng năng lượng của tia X để thu lại hình ảnh của tuyến vú. Trong chẩn đoán, phương pháp này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, ngay cả khi chưa sờ hoặc cảm nhận được sự có mặt của khối u.</p> <p style="text-align: right;"><img alt="Chụp X - quang tuyến vú chẩn đoán bệnh lý" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xquang.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp X - quang tuyến vú chẩn đoán bệnh lý</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chọc hút dịch làm tế bào: là phương pháp sử dụng kim nhỏ với áp lực âm để chọc hút tế bào ở khối u vú. Với tỷ lệ âm tính giả khoảng&nbsp; 6 - 26,5%, dương tính giả là 0,4% phương pháp này có thể xác định được đặc điểm của khối u là lành tính hay ác tính. Bên cạnh đó, chọc hút dịch còn quyết định đến mức độ chính xác và thời gian sinh thiết.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết vú là phương pháp lấy một mẫu mô vú đem kiểm tra dưới kính hiển vi, nhằm phát hiện các bất thường hoặc tìm ra tế bào ung thư.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Các bệnh lý tuyến vú lành tính</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3>1. Đau vú</h3> <p>- Điều trị:</p> <p>Nguyên nhân gây đau vú thường không xác định rõ, đồng thời không liên quan đến nội tiết. Do đó, người bệnh có thể điều trị theo hướng sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với thuốc nội tiết như: Progesterone dạng uống hoặc dạng bôi, Danazol, Tamoxifen,...&nbsp;</p> <h3>2. Hoại tử tổ chức mỡ</h3> <p>- Điều trị:</p> <p>Biện pháp điều trị hữu hiệu nhất lúc này là trích lấy khối hoại tử. Nếu khối hoại tử có kích thước quá lớn thì có thể can thiệp bằng phẫu thuật. Đồng thời để giảm thiểu nguy cơ ung thư vú, người phụ nữ nên thực hiện sinh thiết.&nbsp;</p> <h3>3. U xơ tuyến vú (hay còn gọi là Fibroadenosis)</h3> <p>- Điều trị:</p> <p>Người bệnh nên theo dõi định kỳ 3 - 6 tháng/lần với những khối u xơ tuyến vú có đường kính nhỏ dưới 2cm. Với những khối u xơ có đường kính lớn trên 2cm, có thể chỉ định tiểu phẫu bóc khối u xơ.</p> <h3>4. Bệnh nang vú</h3> <p>- Điều trị: Khi mắc bệnh nang vú, phụ nữ có thể áp dụng phương pháp chọc hút dịch nang, đồng thời sử dụng thêm nội tiết ngay sau khi thực hiện thủ thuật.</p> <h3>5. Tiết dịch núm vú</h3> <p>- Điều trị:</p> <p>Để mang lại hiệu quả, trước khi tiến hành điều trị cần phải xác định rõ nguyên nhân gây tiết dịch. Nếu núm vú chỉ tiết dịch mà không tổn thương u thì có thể áp dụng phương pháp siêu âm, chụp X-quang tuyến vú để theo dõi thường xuyên cũng như phát hiện tổn thương nếu có.&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <h3>6. Viêm tuyến vú</h3> <p>- Điều trị: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm.</p> <h3>7. Áp xe vú</h3> <p>- Điều trị: Người mắc bệnh có thể dùng kháng sinh, chống viêm tích cực trong giai đoạn cấp tính. Nếu khối viêm khu trú có mủ thì cần phải trích dẫn lưu.</p> <h3>8. Vú bất thường</h3> <p>- Điều trị: Để chỉnh sửa và tạo hình lại cho bầu vú, người phụ nữ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.</p> <h3>9. U tuyến xơ (còn có tên gọi khác là Fibroadenoma)</h3> <p>- Điều trị: Cách chữa trị hiệu quả nhất là thực hiện phẫu thuật để cắt các khối u tuyến xơ. Trường hợp khối u quá to, người bệnh nên cắt bỏ phần vú chứa khối u đó để tránh tái phát.</p> <h3>Các phương pháp điều trị ung thư vú</h3> <p>Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của ung thư vú mà áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây sao cho phù hợp:</p> <p>- Phẫu thuật: Khi bệnh ở giai đoạn I và II, các phương pháp phẫu thuật được chỉ định gồm: phương pháp cắt vú triệt để, cắt vú đơn giản, phương pháp Patey.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật ung thư vú" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ung-thu-vu-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật ung thư vú</em></p> <p>- Liệu pháp tia xạ: Sau khi thực hiện phẫu thuật có thể áp dụng tia xạ để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Đồng thời, ở giai đoạn III trước khi mổ cũng có thể thực hiện phương pháp này.</p> <p>- Hóa liệu pháp: Là phương pháp điều trị phổ biến và mang lại hiệu quả tốt. Hóa chất thường được sử dụng là: CMF của Bonadona 1987 với thành phần Cyclophosphamid, Methotrexat và 5 - Fluorouracil.</p> <p>- Hormon liệu pháp: Dựa vào cơ chế liên kết giữa thụ thể của tế bào ung thư vú với hormon: Estrogen và Progesteron, phương pháp này sử dụng thuốc kháng Estrogen - Tamoxifen để ngăn chặn sự phát triển của khối u. Do đó, chỉ những người có thụ thể gắn được với hormon thì mới điều trị hiệu quả.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/cac-benh-ly-tuyen-vu-lanh-tinh-snyou
Động kinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Động kinh là bệnh lí rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương biểu hiện các cơn rối loạn kịch phát chức năng vận động, cảm giác, thần kinh thực vật,&nbsp; tâm thần, ý thức do sự phóng điện đột ngột kịch phát và tăng đồng bộ của các tế bào thần kinh vỏ não.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Động kinh" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_trieu-chung-thuong-gap-khi-len-con-dong-kinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Động kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Dịch tễ: tỉ lệ mắc bệnh động kinh khoảng 0,5 - 0,7% dân số, trong đó tỉ lệ mắc mới khoảng 50 - 70 người/ 100.000 dân. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau trong đó đa số ở trẻ em với tỉ lệ khoảng 50%, tỉ lệ ngang nhau ở nam và nữ. 10- 20% các trường hợp có liên quan đến yếu tố gia đình, sự thay đổi bất thường ở nhiễm sắc thể số 20 có thể là mối liên quan đến động kinh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong>: có 2 cơ chế chính gây nên hiện tượng phóng điện kịch phát của các tế bào thần kinh:</p> <p style="text-align: justify;">- Các tế bào thần kinh&nbsp;tăng khử cực của màng: có các xung điện ngược chiều đi từ đuôi gai sang sợi trục về thân các nơron bên cạnh và tăng hoạt động của hệ thống mạng lưới đuôi gai tại khu vực của các “ nơron động kinh”.</p> <p style="text-align: justify;">- Ức chế giải phóng chất GABA&nbsp;là chất có khả năng tăng ngưỡng chịu đựng kích thích của các tế bào nổn thần kinh, do đó các tế bào nơron dễ bị kịch thích hơn khiến phát ra các xung điện kịch phát hình thành cơn động kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân</strong>: tùy từng nhóm lứa tuổi có thể gặp cá nguyên nhân động kinh khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ sơ sinh: thường là động kinh triệu chứng do các biến chứng quá trình sinh như do ngạt, do sáng chấn não, do biến chứng rối quá trình rối loạn chuyển hóa: hạ canxi, hạ đường máu, hạ magie, hạ natri, ….</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Động kinh trẻ ở trẻ&nbsp;sơ sinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20191108_104339_737621_tre-em.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Động kinh trẻ ở trẻ&nbsp;sơ sinh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em: không rõ nguyên nhân hay được chẩn đoán động kinh nguyên phát, do nhiễm trùng hệ thần kinh ( viêm não màng não), bại não, tổn thương cấu trúc trong não do chấn thương, chứng tự kỉ …</p> <p style="text-align: justify;">- Người lớn: do chấn thương gây chảy máu não, đột quỵ não, do u não nguyên phát, ung thư di căn não, dị dạng mạch não.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng bệnh lí động kinh khá đa dạng, tùy thuộc vào nhóm “nơron động kinh” mà có trường hợp bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Biểu hiện lâm sàng của bệnh lí động kinh có thể chia thành 2 nhóm: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đông kinh cục bộ</strong>: là những cơn động kinh chỉ xảy ra ở một số vùng nhất định trong não bộ</p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh cục bộ đơn giản (Simple Partial Seizures): biểu hiện cơ co giật chỉ xảy ra ở 1 bộ phân của cơ thể như 1 chi, ở đầu cổ, … thường rất ngắn, dưới 90 giây, trong cơn bệnh nhân hoàn toàn tỉnh. Ngoài ra có thể kèm theo biểu hiện ảo thanh, ảo khứu,….</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Biểu hiện cơ co giật chỉ xảy ra ở 1 bộ phân của cơ thể như 1 chi, ở đầu cổ, …" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_viem-khop-ngon-tay-cai-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện cơ co giật chỉ xảy ra ở 1 bộ phân của cơ thể như 1 chi, ở đầu cổ, …</em></p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh cục bộ phức tạp (Complex Partial Seizures): biểu hiện cơn co giật biểu hiện ở vùng rộng lớn hơn trên cơ thể như có thể nửa người, 2 chân,2 tay, …Thời gian kéo dài cơn co giật thường dưới 2 phút. Vị trí phóng điện thường xuất phát nhóm noron thần kinh vị trí thùy thái dương với tỉ lệ khoảng 80%, biểu hiện đa dạng thường gặp khó kiểm soát hành vi, cảm xúc biến đổi thất thường, nói lời vô nghĩa, bệnh nhân có thể mất ý thức.</p> <p><strong>Động kinh toàn thể</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xảy ra khi tất cả vùng não bộ bị ảnh hưởng, triệu chứng rất phong phú. Các thẻ chính hay gặp của cơn động kinh toàn thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn động kinh co cứng - co giật: là hình thái thường gặp nhất, diễn biến cơn trải qua 2 quá trình co cứng và co giật. Giai đoạn co cứng kéo dài khoảng 8-10 giây cơ đột ngột co cứng lại khiến cho người bệnh có thể ngã và mất ý thức, tay chân duỗi gồng cứng đờ, tím môi vì ngưng thở. Sau đó xuất hiện hiện tượng co giật&nbsp; toàn thân kéo dài khoảng 2- 3 phút, có thể kèm sùi bọt mép, trợn mắt, bệnh nhân có thể cắn vào lưỡi trong cơn giật. Sau đó đến giai đoạn cơ giãn ra, người bệnh tỉnh lại dần và không nhớ sự việc xảy ra. Trường hợp cơn động kinh xuất hiện khi bệnh nhân ngủ say lúc tỉnh lại bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu nhức mỏi mỏi người nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh co cứng hoặc co giật đơn thuần: biểu hiện cơn chỉ đơn thuần có co cứng hoặc co giật. Hình thái cơn này thường ít xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh vắng ý thức (Absence seizures): cơn thường kéo dài&nbsp; khoảng 3 - 30 giây với biểu hiện đột ngột ngưng các hoạt động đang diễn ra: đang nói dừng nói, đang hoạt động dừng hoạt động có thể khiến rơi đồ, đột nhiên nhìn chăm chú vào 1 vật gì đó … và người bệnh hoàn toàn không nhận thức được điều đó. Hết cơn vắng ý thức, bệnh nhân lại tiếp tục các hành động đang dang dở. Cơn vắng ý thức hay gặp ở trẻ em đặc biệt trẻ em gái. Ở trẻ em trai thường hay gặp cơn vắng ý thức không điển hình (hội chứng Lennox – Gastaut) dễ thay đổi tính cách, di chứng suy giảm trí tuệ.</p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh rung giật cơ: biểu hiện lâm sàng người bệnh đột ngột bị giật cơ 1 phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể như biểu hiện của bị sốc điện. Diễn biến cơn giật cơ rất nhanh trong vài giây.</p> <p style="text-align: justify;">- Mất trương lực cơ: biểu hơn cơ người bệnh đột ngột bị ngã, đầu gật vè phía trước, rơi vật, hay sụp mí mắt do mất trương lực cơ đột ngột 1 nhóm cơ của cơ thể, cơn xảy ra đột ngột và bệnh nhân vẫn nhận thức rõ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tránh&nbsp; chấn thương sọ não trong sinh hoạt lao động hàng ngà, với trẻ em đặc biệt chú ý khi chơi vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em cần dùng hạ sốt đứng chỉ định khi bị sốt cao trên 38,5 độ&nbsp;C tránh co giật do sốt. Trẻ có tiền sử co giật do sốt cao cần hết sức chú ý tránh tái phát và nên được điều trị dự phòng phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>D</b>ựa vào lâm sàng + điện não đồ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đánh giá lâm sàng cơn động kinh là tiêu chuẩn hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Đặc điểm chung của các loại động kinh là:</p> <p style="text-align: justify;">+ Choàn cảnh xuất hiện đột ngột.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cơn có tính chất định hình, nhất đã có hai cơn.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các biểu hiện phù hợp với một loại cơn nhất định đã nêu trên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu trong cơn có rối loạn ý thức, mất định hướng, cơn xuất hiện vào đêm hay khi đang ngủ thường là cơn động kinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện não đồ ghi trong cơn xuất hiện sóng động kinh điển hình, ghi ngoài cơn có thể không có sóng động kinh điển hình hoặc bình thường. Và bên cạnh đó cũng có trường hợp điện não bình thường mặc dù lâm sàng có biểu hiện của bệnh lí động kinh. Các trường hợp này cần theo dõi rất sát, phân giá đánh giá kĩ lâm sàng và có thể cần làm điện não đồ 24h hoặc dài hơn để chẩn đoán xác định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">- Điện não đồ: làm một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh động kinh.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Điện não đồ: làm một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh động kinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_dien-nao-do-chan-doan-benh-dong-kinh(1).jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Điện não đồ: làm một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh động kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Điện não đồ (EEG)&nbsp;ghi lại các hoạt động điện sinh học của não nhờ các điện cực được đặt trên da dầu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>+</strong>&nbsp;Điện não đồ sẽ gúp phát hiện có các phóng điện dạng động kinh hay không, toàn thể hay khu trú, và&nbsp;xác định dược vị trí khởi phát. Mỗi thể động kinh, điện não đồ cho các hình ảnh khác nhau:</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ:</p> <p style="text-align: justify;">Cơn động kinh toàn thể biểu hiện những loạt kịch phát gai nhọn - sóng chậm biên độ lớn, đồng pha, xuất hiện ở toàn bộ 2 bên bán cầu.</p> <p style="text-align: justify;">Trong cơn động kinh co gứng co giật: xuất hiện các loạt kịch phát gai nhọn - sóng chậm biên độ lớn trong giai đoạn co cứng sau đó là các gai nhọn sóng chậm hoặc sóng chậm biên độ lớn (250 - 500mcV) hoặc đa gai nhọn – sóng chậm trong giai đoạn co giật, loạt kịch phát kéo dài 20 – 30 giây.Giữa các cơn điện não có thể bình thường hoặc xuất hiện các sóng chậm xen kẽ.</p> <p style="text-align: justify;">Trong động kinh cơn vắng ý thức điển hình là xuất hiện đột ngột trong các loại gai nhọn - sóng chậm tần số 3 chu kỳ/s, trong một thời gian ngắn (8 - 10s)</p> <p style="text-align: justify;">- CT scan hoặc MRI so não giúp phát hiện nguyên nhân gây cơn động kinh: u não, đột quỵ não, tổn thuwogn trong não do chấn thương, viêm não, áp xe não, dị dạng mạch não, teo não….….</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm sinh hóa khác: men cơ (CK total), điện giải đồ, calci máu, đường máu … giúp loại trừ các nguyên nhân rối loạn chuyển hóa&nbsp; gây cơn co giật.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán nguyên nhân: </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Căn cứ vào hình thái cơn, các xét nghiệm đặc hiệu tìm nguyên nhân và CT, MRI sọ não.</p> <p style="text-align: justify;">+ Động kinh do chấn thương sọ não tỉ lệ gặp 80-90 % sau 10 năm,. Chẩn đoán nguyên nhân động kinh do chấn thương khi cơ động kinh xuất hiện đầu tiên dưới 10 năm sau chấn thương. Trước khi chấn thương bệnh nhân không bị động kinh, sau khi bị chấn thương, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú mà không tìm thấy nguyên nhân gây động kinh nào khác.</p> <p style="text-align: justify;">+ Động kinh vô căn thường được chẩn đoán ở trẻ em, khi đã tìm không phát hiện bất kì nguyên nhân nào khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cơn co giật phân ly (hysteria): cơn thường kéo dài, thường không mất ý thức trong cơn, không bao giờ làm cơ thể bị thường, thường liên quan đến sang chấn tâm lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn ngất: mất ý thức ngắn, không có triệu chứng thần kinh đi kèm xuất phát do căn nguyên tim mạch như các rối loạn nhịp tim, do giảm huyết áp tư thế…</p> <p style="text-align: justify;">- Do rối loạn chuyển háo; hạ đường máu, hạ calci máu, rối loạn điện giải…: có thể kèm các dấu hiệu khác như toát vã mồ hôi, run tay chân, dấu hiệu bàn tay đỡ đẻ, yếu chi….Có thể phân biệt nhanh bằng các xét nghiệm sinh hóa máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Co giật do sốt cao ở trẻ em: liên quan với sốt cao, lứa tuổi hay gặp 3 tháng đến 5 tuổi, hình thái chủ yếu là cơn toàn bộ, chỉ 15% là cơn cục bộ. Nguyên nhân do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bởi kích thích khi sốt cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Động kinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị căn nguyên: </strong>tùy căn nguyên sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau phù hợp. Ví dụ tình trạng nhiễm khuẩn cần điều trị kháng sinh, do u não, do chấn thương hay dị dạng mạch cần biện pháp can thiệp ngoại khoa, do đột quỵ não có thể điều trị nội khoa + can thiệp…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị triệu chứng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Sử dụng các thuốc chống động kinh theo nguyên tắc:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nếu cơn co giật xảy ra lần đầu tiên thì không cần thiết phải điều trị, trừ khi nguy cơ tái phát cao hoặc có căn nguyên xác định có thể gây tái phát cơn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Sử dụng các thuốc chống động kinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20191108_103614_605229_thuoc-2.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Sử dụng các thuốc chống động kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Từ liều thấp đến liều cao, tăng dần liều lượng đến khi cắt cơn, từ đơn trị liệu đến đa trị liệu. Liều lượng thuốc chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng, thể trạng, điều trị cá thể hóa theo từng bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thời gian điều trị: khi đã xác định được liều thuốc giúp cắt cơn cần duy trì liều ít nhất 2 năm sau đó mới giảm liều dần rồi ngừng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngừng điều trị thuốc: chỉ nên dùng thuốc kháng động kinh khi người bệnh hết cơn co giật từ 2 - 5 năm. Cần theo dõi rất sát cùng như thảo luận kĩ càng với người bệnh trước khi quyết định dừng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nhóm thuốc thường dùng: khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn co giật với các thuốc kháng động kinh thông thường:</p> <p style="text-align: justify;">+ &nbsp;Phenobarbital</p> <p style="text-align: justify;">+ Carbamazepine</p> <p style="text-align: justify;">+ Hydantoine</p> <p style="text-align: justify;">+ Valprate de sodium</p> <p style="text-align: justify;">Một số tác dụng phụ hay gặp: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu,…thường xuất hiện trong giai đoạn đầu khi bắt đầu dung nạp thuốc sau đó sẽ giảm dần.</p> <p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật</b></p> <p style="text-align: justify;">Được chỉ định với các trường hợp kém hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa (động kinh kháng thuốc), xác định được rõ ràng khu vực bắt nguồn sự phóng điện bất thường, không liên quan đến các chức năng quan trọng như ngôn ngữ, thị giác hoặc thính giác, chức năng vận động,….</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dong-kinh-syfgx
Hội chứng Rett
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Rett</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Rett là một chứng rối loạn phát triển và thần kinh di truyền hiếm gặp, thường thấy bé gái.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh được mô tả vào năm 1966 bởi Andreas Rett, một bác sĩ nhi khoa và thần kinh học người Áo. Hầu hết các trường hợp là do đột biến gen MECP2.</p> <p style="text-align: justify;">- Hầu hết trẻ hội chứng Rett thường phát triển bình thường trong những tháng đầu đời. Sau đó đến tháng thứ 6-18, trẻ mất các kỹ năng mà chúng đã có trước đó - chẳng hạn như khả năng bò, đi bộ, giao tiếp hoặc sử dụng tay. Các triệu chứng nặng dần theo thời gian.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ hiện mắc trên 10.000 trẻ em gái là 0,56 ở Pháp, 0,65 ở Thụy Điển và Scotland , và 0,72 ở Úc . RTT xảy ra ở tất cả các nhóm dân tộc và chủng tộc, và với tỷ lệ tương tự. Chưa có nghiên cứu tỉ dịch tễ RTT ở Việt Nam</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210921/20210921_hoi-chung-rett1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hầu hết trẻ hội chứng Rett thường phát triển bình thường trong những tháng đầu đời</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Rett</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Ở phần lớn bệnh nhân, RTT là do đột biến gen MECP2 , gen này nằm trên Xq28 và mã hóa protein liên kết methyl-CpG 2 (MeCP2). Các đột biến trong MECP2 đã được phát hiện trong khoảng 95% các trường hợp RTT và 75% các trường hợp RTT không điển hình . Một số ít bệnh nhân có RTT không điển hình do đột biến gen CDKL5 hoặc FOXG1 .</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế bệnh sinh: Cách thức đột biến MECP2 dẫn đến RTT vẫn chưa được thiết lập đầy đủ. Giả thuyết hàng đầu là sự thiếu hụt MeCP2 dẫn đến sự trưởng thành và khó duy trì hoạt động bình thường synap ở vỏ não. Mặc dù protein MeCP2 được biểu hiện trong tất cả các mô, nhưng nó có nhiều nhất trong não.</p> <p style="text-align: justify;">- Tương quan kiểu gen - kiểu hình: Có hơn 250 đột biến MECP2 gây bệnh đã biết có liên quan đến RTT. Tuy nhiên, 9 đột biến được xác định thường xuyên nhất (R106W, R133C, T158M, R168X, R255X, R270X, R294X, R306C ) chiếm 78% các đột biến MECP2 được báo cáo ở bệnh nhân RTT. Dạng đột biến có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình: các đột biến R133C, R294X có liên quan đến bệnh nhẹ hơn, trong khi các đột biến R168X, R255X, R270X và T158M có liên quan đến nhiều bệnh hơn bệnh nặng.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_hoi-chung-rett2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>RTT là do đột biến gen MECP2</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thể lâm sàng của hội chứng Rett.</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Kiểu hình lâm sàng của RTT rất rộng và được chia thành hai loại chính :</p> <p style="text-align: justify;">+ RTT điển hình (cổ điển)</p> <p style="text-align: justify;">+ RTT không điển hình (biến thể)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>RTT điển hình</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh nhân RTT ban đầu phát triển bình thường, sau đó mất khả năng nói và sử dụng tay có chủ đích, đồng thời bắt đầu có các bất thường về cử động và dáng đi theo khuôn mẫu. Các biểu hiện khác có thể bao gồm giảm tốc độ phát triển của đầu, co giật, các biểu hiện tự kỷ, bất thường về nhịp thở ngắt quãng, rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật), bất thường về tim và rối loạn giấc ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Chúng thường phát triển bình thường trong sáu tháng đầu tiên và không có bất thường tổng thể. Không có vấn đề phát triển đáng kể nào về mặt lâm sàng thường xuất hiện trong thời gian đó ngoài sự giảm tốc độ tăng trưởng của đầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm tốc độ tăng trưởng của vòng đầu bắt đầu từ hai đến ba tháng tuổi thường là dấu hiệu đầu tiên của RTT, mặc dù đặc điểm này không có ở tất cả các cá thể có RTT điển hình và không còn được coi là một trong những tiêu chuẩn cần thiết cho RTT. Khi được 12 đến 18 tháng, trẻ mất dần khả năng vận động, trí tuệ và khả năng giao tiếp. Trong một số ít trường hợp, sự thoái triển này diễn ra nhanh chóng. Thông thường, sự thoái triển diễn ra chậm và tăng dần, xảy ra trong nhiều tuần đến vài tháng mới mất khả năng sử dụng tay có mục đích. Trong giai đoạn này, các cơn la hét vô cớ có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Những cơn này bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài hàng giờ và thường dẫn đến việc đánh giá toàn diện các tình trạng y tế khác nếu RTT chưa được chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi bắt đầu giai đoạn thoái lui, các chuyển động tay rập khuôn có thể kém tinh tế và xen kẽ với việc sử dụng tay có mục đích. Chúng thường bao gồm định kỳ liếm hoặc nắm tóc, quần áo hoặc cắn quần áo. Một số vẫn giữ được khả năng cầm cốc hoặc tự xúc thức ăn một cách lộn xộn, thô sơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Có một giai đoạn phục hồi một số giao tiếp phi ngôn ngữ, với sự cải thiện giao tiếp bằng mắt và các tương tác phi ngôn ngữ với môi trường. Tiếp theo là sự suy giảm chức năng vận động thô diễn ra từ từ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>RTT không điển hình</strong></p> <p style="text-align: justify;">Là thuật ngữ được sử dụng cho các biến thể của RTT có nhiều nhưng không phải tất cả các đặc điểm lâm sàng của RTT điển hình. Có ba dạng RTT không điển hình được xác định:</p> <p style="text-align: justify;">- Biến thể giọng nói được bảo tồn (hoặc biến thể Zappella) của RTT là một dạng hội chứng ít nghiêm trọng hơn, được đặc trưng bởi sự phục hồi ngôn ngữ sau khi thoái triển, với hầu hết các bé gái có thể nói thành câu và biểu hiện thường nhẹ hơn của các đặc điểm RTT điển hình . Phần lớn các cô gái mang biến thể này có đột biến MECP2 gây bệnh .</p> <p style="text-align: justify;">- Biến thể động kinh khởi phát sớm (hoặc biến thể Hanefeld) của RTT là do đột biến trên gen CDKL5 và được đặc trưng bởi hình ảnh giống Rett với sự khởi phát động kinh giữa tuần đầu tiên và tháng thứ năm của cuộc đời là một đặc điểm quan trọng</p> <p style="text-align: justify;">-Biến thể bẩm sinh (hoặc biến thể Rolando) của RTT do đột biến ở gen FOXG. khác biệt với RTT do đột biến MECP2 khởi phát trong vòng sáu tháng đầu đời.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nam giới có đột biến MECP2</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Kiểu hình lâm sàng của nam giới có các biến thể bệnh lý trong MECP2 bao gồm bệnh não sơ sinh nặng liên quan đến tử vong sớm, RTT không điển hình, hội chứng Rett cổ điển và suy giảm nhận thức. Giả định rằng đột biến MECP2 ở nam giới luôn gây chết phôi hoặc chết sớm sau khi sinh là không chính xác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Rett</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lầm sàng của hội chứng Rett</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện của RTT thường bao gồm mất kỹ năng tay có chủ đích, bất thường về dáng đi và vận động, mất khả năng nói và cử động tay theo khuôn mẫu. Các triệu chứng của RTT bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Mất khả năng nói: mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ. Trẻ có thể trở nên không quan tâm đến người khác, đồ chơi và môi trường xung quanh. Một số trẻ có những thay đổi nhanh chóng, chẳng hạn như đột ngột mất tiếng. Theo thời gian, trẻ có thể dần dần lấy lại giao tiếp bằng mắt và phát triển các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn vận động ngoại tháp và vận động bất thường: loạn trương lực cơ, mất ổn định tư thế, các chuyển động của bàn tay theo khuôn mẫu bao gồm đối lập bàn tay, nhào và xoa ngón tay, vỗ tay, cọ hai tay như rửa tay, vắt, bóp, vặn .... Dáng đi thường rộng rãi, vụng về và không ổn định / mất tập trung</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giảm tăng trưởng: Kiểu tăng trưởng đặc trưng của RTT bao gồm giảm tốc độ tăng trưởng đầu sớm (Đến hai tuổi, chu vi vòng đầu trung bình của trẻ thấp hơn hai độ lệch chuẩn so với mức bình thường), sau đó là giảm tốc độ đo cân nặng và chiều cao (Tăng chiều cao và cân nặng ở tuổi dậy thì giảm hẳn). Sự giảm tốc độ tăng trưởng của đầu có thể cung cấp dấu hiệu lâm sàng sớm nhất để chẩn đoán RTT, nhưng không bắt buộc đối với chẩn đoán lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">- Suy dinh dưỡng: Mặc dù nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng trong RTT, nhưng dinh dưỡng không đầy đủ dường như đóng một vai trò quan trọng. Điều này có thể do chế độ ăn uống không đủ chất, thay đổi mức tiêu hao năng lượng và / hoặc khó cho ăn.</p> <p style="text-align: justify;">- Vẹo cột sống: Vẹo cột sống thường gặp ở RTT và tăng dần theo tuổi. Đến 16 tuổi, tỷ lệ vẹo cột sống ở bệnh nhân RTT dao động từ 50 - 85%.</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giảm khả năng bú, đặc trưng là khó nhai hoặc nuốt, sặc và trào ngược mũi, thường biến chứng RTT</p> <p style="text-align: justify;">- Động kinh: Co giật xảy ra ở đa số bệnh nhân RTT</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giảm chức năng nhận thức gặp hầu hết trẻ RTT.</p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường về tim: Cơ chế được cho là mất ổn định điện tim do hệ thống thần kinh thực vật hoạt động điều hòa bất thường, thường với tăng hoạt động thần kinh giao cảm</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn chức năng tự chủ: Khoảng 50-70% bệnh nhân RTT có các đặc điểm lâm sàng cho thấy rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ với tăng trương lực giao cảm và suy giảm đáp ứng phó giao cảm</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn hô hấp: đặc trưng của rối loạn nhịp thở khi tỉnh táo xảy ra ở 60-80% bệnh nhân RTT, bao gồm các đợt tăng thông khí với giảm CO2 đồng thời xen kẽ với giảm thông khí và / hoặc ngừng thở.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến 80% số bệnh nhân RTT. Các triệu chứng thường là thời gian ngủ không đều, bao gồm thời gian thức hoặc ngủ kéo dài, thức giấc vào ban đêm định kỳ kèm theo hành vi gây rối (như khóc, la hét, cười) và viết tắt tổng số giấc ngủ ban đêm với số lượng giấc ngủ ban ngày tăng lên</p> <p style="text-align: justify;">- Các rối loạn khác: Táo bón, tiểu không tự chủ là những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mắc RTT</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_hoi-chung-rett-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy giảm chức năng nhận thức gặp hầu hết trẻ RTT.</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phân tích AND</p> <p style="text-align: justify;">+ Cần lấy mẫu máu để phân tích ADN nhằm xác định các đột biến của MECP2 ở một bé gái có các dấu hiệu đặc trưng của RTT. Cũng nên được xem xét ở trẻ sơ sinh nam bị bệnh não nặng. Chẩn đoán RTT ( MECP2 dương tính) được thực hiện nếu một đột biến MECP2 gây bệnh được tìm thấy và đáp ứng các tiêu chí lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với những người có kết quả phân tích âm tính cho các đột biến gây bệnh đã biết trong MECP2 , xét nghiệm di truyền thêm nên bao gồm phân tích các đột biến trong FOXG1 (nếu có các đặc điểm của biến thể bẩm sinh) và CDKL5 (nếu có các đặc điểm của biến thể động kinh sớm)</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ não (MRI) cung cấp hình ảnh bất thường về nhu mô não.</p> <p style="text-align: justify;">- Ghi điện não (EEG) có thể hữu ích trong việc đánh giá RTT, mặc dù nó không được sử dụng để chẩn đoán. Điện não đồ luôn bất thường trong RTT và cho thấy những thay đổi đặc trưng. Chúng bao gồm các hoạt động kịch phát khu trú, hoặc lan tỏa, sự xuất hiện của hoạt động chậm chủ yếu ở vùng trán-trung tâm</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Rett</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần được chăm sóc y tế thường xuyên bởi nhiều chuyên khoa.</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện tại không có phương pháp điều trị khỏi nhưng chúng có thể giúp kiểm soát một số dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng rối loạn này, chẳng hạn như động kinh, cứng cơ, các rối loạn về hô hấp, giấc ngủ, đường tiêu hóa hoặc tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu: Trong một số trường hợp, vật lý trị liệu cũng có thể giúp duy trì chuyển động, tạo tư thế ngồi thích hợp và cải thiện kỹ năng đi bộ, thăng bằng và tính linh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Các thiết bị y tế trợ: nẹp bàn chân, nạng hỗ trợ di chuyển.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp ngôn ngữ: có thể giúp cải thiện cuộc sống của trẻ bằng cách dạy những cách giao tiếp phi ngôn ngữ và giúp tương tác xã hội.</p> <p style="text-align: justify;">- Hỗ trợ dinh dưỡng: là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bình thường và cải thiện khả năng trí tuệ, thể chất và xã hội. Một số trẻ em có thể cần được cho ăn qua một ống sonde dạ dày.</p> <p style="text-align: justify;">- Dịch vụ hỗ trợ: Các dịch vụ học tập, xã hội và đào tạo việc làm có thể giúp hòa nhập vào các hoạt động của trường học, cơ quan và xã hội.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_hoi-chung-rett-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hiện&nbsp;tại không có phương pháp điều trị bệnh ReTT</em></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-rett-sijoq
Bệnh tuyến giáp do thiếu iot
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh tuyến giáp do thiếu iot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Iod là một yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tuy nhu cầu iod hàng ngày rất ít, nhưng nếu thiếu iod thì lại gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ thể. Đối với trẻ dưới 6 tháng chỉ cần 40mcg/ngày, trẻ trên 6 tháng khoảng 150 -&nbsp;200mcg/ngày, người lớn từ khoảng 250 -&nbsp;750mcg/ngày. Iod được bổ sung vào cơ thể chủ yếu qua chế độ ăn như muối iod, các lọa hải sản, rau xanh,… Tuy nhiên việc chế biến không đúng cách có thể gây giảm lượng ioid trong thực phẩm và gây thiếu iod.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu Iod sẽ gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là tuyến giáp như hội chứng thiếu Iod bẩm sinh, bướu giáp địa phương, suy giáp do thiếu Iod…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Hội chứng thiếu Iod bẩm sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Còn được gọi là bệnh đần địa phương. Tỷ lệ gặp ở trẻ sơ sinh dao động từ 0.2 - 0.4%. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi nhận tại Iran với tỷ lệ mắc 1/581 và tỷ lệ mắc thấp nhất là ở người da đen không phải góc Tây Ban Nha với tỷ lệ 1/11.000.Căn bệnh này có thể gây nên khuyết tật trí tuệ ở trẻ, tuy nhiện, khuyết tật này hoàn toàn có thể phòng ngừa được.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý này được mô tả lần đầu vào khoảng thế kỉ. Một số du khách và bác sĩ mô tả về những khu làng với nhiều người đần độn, chủ yếu ở những thung lũng trong dãy Alps. Tuy nhiên vào thời điểm đó họ cho rằng nguyên nhân do khí trệ hoặc do nguồn nước.</p> <p style="text-align: justify;">Tại Thụy Sĩ thế kỉ 18 - 19, nơi đây trữ lượng Iod khá thấp do đó tỷ lệ mắc hội chứng thiếu Iod bẩm sinh rất cao, thậm chí có những thời gian hội chứng này được cho rằng do di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">Sang đầu thế kì 20, các nhà khoa học đã phát hiện ra mối quan hệ nhân quả giữa thiếu Iod và suy giảm trí tuệ, và đến hiện nay căn bệnh này đã gần như được loại bỏ hoàn toàn tại những nước phát triển.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Bướu giáp địa phương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh còn được gọi với tên khác là bướu cổ đơn thuần hay bướu giáp bình giáp. Bệnh được mô tả vào năm 2700 trước công nguyên với các ghi nhận triệu chứng vùng cổ to lên rõ rệt. Người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng bọt biển để điều trị chứng “sưng cổ” này một cách khá hiệu quả. Tuy nhiên phải đến năm 1811 Bernard Courtois trong quá trình đốt bọt biển để sản xuất thuốc súng đã phát hiện một khí màu tím kết tinh trên bề mặt lạnh, chất kết tinh được gửi đến nhà khoa học Gay Lussac.&nbsp; Gay Lussac xác nhận đây là một nguyên tố mới và đặt tên là Iod có nghĩa là màu tím theo tiếng Hy Lạp.</p> <p style="text-align: justify;">1813 Coindet, một bác sĩ tại Thụy Sỹ đã để xuất sử dụng Iod để điều trị, tuy nhiên phương pháp điều trị này gây nên một làn sóng tranh cãi kéo dài sang đầu thế kỉ 20. Từ năm 1922, Thụy Sỹ bắt đầu đưa vào chương trình muối Iod, sau đó chương trình này được lan rộng ra toàn thế giới giúp tỷ lệ mắc bướu cổ do thiếu giảm nhanh chóng, bệnh lý này gần như đã được kiểm soát hoàn toàn ở các nước phát triển.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Suy giáp do thiếu Iod ở người trưởng thành</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng thiếu Iod kéo dài, vượt quá khả năng bù trừ của tuyến giáp sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp. Bệnh lý này găp nhiều hơn ở nữ giới trưởng thành và thường tập trung theo khu vực.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày nay, cùngvới chương trình đưa muối Iod vào bữa ăn thì tỷ lệ suy giáp di thiếu Iod đã giảm đáng kể, chỉ còn lẻ tẻ ở một vài khu vực miền núi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh tuyến giáp do thiếu iot" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_benh-tuyen-giap-do-thieu-iot.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả tuyến giáp trong cơ thể con người</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh tuyến giáp do thiếu iot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Hội chứng thiếu Iod bẩm sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân được biết có liên quan đến vùng bướu cổ địa phương và chỉ xảy ra ở vùng thiếu hụt iod nặng. Iod có trong khá nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên phân bố Iod ở các khu vực khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Iod có nhiều trong nước biển, Iod sẽ bị khử thảnh Iod nguyên tố đi vào khí quyển sau đó đi vào đất theo mưa. Các vùng đất liền xa biển, vùng núi hoặc vùng lũ lụt nhiều hàm lượng Iod trong đất thấp hơn các vùng khác, do đó, nếu không được bổ sung thêm thì nguy cơ thiếu Iod sẽ cao hơn các khu vực khác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.&nbsp;Bướu giáp địa phương</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bướu giáp địa phương thường do thiếu Iod trong thức ăn hoặc nước uống.Tuy nhiên không phải tất cả các những người sống trong vùng thiếu Iod đều mắc bướu cổ và có cả những người không sống trong vùng dịch tễ nhưng vẫn mắc bướu cổ. Do đó, cơ chế bệnh sinh của bệnh lý này ngoài yếu tố môi trường (thiếu Iod ) còn có thể có yếu tố di truyền tham gia vào.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3.&nbsp;Suy giáp do thiếu Iod ở người trưởng thành</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dưới tác động của TSH, Iod sẽ được tăng cường vận chuyểnđến tuyến giáp. Tại đây, Iod sẽ được oxy hóa và gắn vào Thyroglobulin tạo thành MIT và DIT. Các MIT và DIT sẽ trùng hợp với nhau để tạo thành các hormon tuyến giáp. Quá trình sản xuất hormon tuyến giáp có sự điều hòa theo cơ chế thể dịch từ TSH đến tuyến giáp và ngược lại từ hormon tuyến giáp feedback ngược lên tuyến yên (TSH).</p> <p style="text-align: justify;">Khi thiếu Iod, quá trình tổng hợp các hormon sẽ giảm, kéo theo nồng độ các hormon trong máu giảm, việc này sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết TSH. Dưới tác đông của TSH các tế bào nang tuyến giáp tăng sinh làm tuyến giáp nở to ra để tăng bắt Iod và tăng tổng hợp hormon. Nếu tình trạng thiếu Iod kéo dài, vượt quá khả năng đáp ứng của tuyến giáp sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh tuyến giáp do thiếu iot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Hội chứng thiếu Iod bẩm sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện thường gặp của trẻ có thiếu iod bẩm sinh là vàng da kéo dài, tóc thưa, yếu, dễ gãy, đầu to, mặt thô, chân tay ngắn, táo bón kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ như trẻ ngủ nhiều, chậm lẫy, bò, ngồi hoặc đi, chậm mọc răng, chậm liền thóp sau. Mức độ chậm phát triển tăng dần theo tuổi, chậm biết đi, chậm lớn, chậm nói, chậm đến trường hoặc không đi học được.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn về hình thái: trẻ có đầu to, chân tay ngắn hơn bình thường,.</p> <p style="text-align: justify;">- Bộ mặt phù niêm: hai mắt xa nhau, mũi tẹt, lưỡi dày…</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm: TSH tăng cao, FT4, FT3 giảm thấp</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Bướu giáp địa phương</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, người bệnh vô tình phát hiện ra hoặc người xung quanh phát hiện ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn bướu to gây chèn ép sẽ có các triệu chứng như:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chèn ép khí quản: khó thở</p> <p style="text-align: justify;">+ Chèn ép thực quản: nuốt nghẹn, nuốt vướng</p> <p style="text-align: justify;">+ Chèn ép dây thần kinh quặt ngược: nói khàn</p> <p style="text-align: justify;">+ Chèn ép tĩnh mạch chủ trên: phù áo khoác.</p> <p style="text-align: justify;">- Khám: Tuyến giáp to, thường to lan tỏa, một số trường hợp dạng nốt, ranh giới rõ, không dính vào da, di động tốt theo nhịp nuốt, ấn không đau, mật độ mềm trong trường hợp bướu to lan tỏa, mật độ chắc trong trường hợp bướu giáp thể nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại mức độ bướu cổ</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:132px;"> <p style="text-align: center;">ĐỘ</p> </td> <td style="width:487px;"> <p align="center">ĐẶC ĐIỂM</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:132px;"> <p style="text-align: center;">0</p> </td> <td style="width:487px;"> <p>Tuyến giáp không lớn</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:132px;"> <p style="text-align: center;">I</p> </td> <td style="width:487px;"> <p>Bướu phát triển bằng sờ nắn nhưng không nhìn thấy khi cổ bệnh nhân ở tư thế bình thường.</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:132px;"> <p style="text-align: center;">II</p> </td> <td style="width:487px;"> <p>Bướu giáp ngoài phát hiện qua sờ nắn còn có thể nhìn thấy ở tư thế cổ bình thường.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: TSH, T3/FT3, T3/FT4 trong giới hạn bình thường hoặc T3/T4 có tăng cao nhẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tuyến giáp: có thể đánh giá kích thước, mật độ am của tuyến giáp, các rối loạn cấu trúc khác kèm theo như nhân, nang...và theo dõi trong quá trình điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Xạ hình tuyến giáp: giúp chẩn đoán trong trường hợp bướu giáp thể nhân, giúp chẩn đoán phân biệt với nhân nóng.</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang: giúp chẩn đoán trong trường hợp có chèn ép khí quản, chèn ép trung thất.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp CLVT, cộng hưởng từ: giúp chẩn đoán trong trường hợp bướu giáp lạc chỗ, bướu giáp có chèn ép các cơ quan xung quanh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Suy giáp do thiếu Iod ở người trưởng thành</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Suy giáp do thiếu Iod cũng gây các triệu chứng gần giống như suy giáp do các nguyên nhânkhác.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện da, niêm mạc: da khô, lạnh, dễ bong vảy, tóc khô, dễ gãy rụng, móng tay móng chân dễ mủn nát. Trường hợp nặng có biểu hiện phù niêm: mặt tròn, phù mí mắt, gò má tím, môi dày, ngón tay ngón chân thô, cứng, lưỡi dày…</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện tâm thần kinh: giảm tập trung, giảm khả năng làm việc, thờ ơ, trầm cảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện tim mạch: nhịp tim chậm, huyết áp thấp (thường là huyết áp tâm thu), có thể gặp suy tim, tràn dịch màng ngoài tim.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện tiêu hóa: táo bón kéo dài, khô miệng.</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện chuyển hóa: sợ lạnh, tăng cân bất thường,</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện khác: rong kinh, vô sinh, giảm hoat động tình dục,đau cơ, mỏi cơ…</p> <p style="text-align: justify;">- Tại tuyến giáp: tuyến giáp to, ranh giới rõ, không dính vào da, di động theo nhịp nuốt, mật độ mềm, không đau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng tuyến giáp: TSH tăng, T3/FT3, T4/FT4 giảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Tồng phân tích tế bào máu: thiếu máu</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn mỡ máu: tăng cholesterol, LDL-cholesterol</p> <p style="text-align: justify;">- Định lượng Iod máu, Iod niệu thấp</p> <p style="text-align: justify;">- Đo độ tập trung Iod giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Đo chuyển hóa cơ sở giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm tuyến giáp: đánh giá kích thước, mật độ tuyến giáp và các rối loạn cấu trúc khác kèm theo nếu có.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lý tuyến giáp cần được phát hiện và điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-tuyen-giap-do-thieu-iot-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh lý tuyến giáp cần được phát hiện và điều trị từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh tuyến giáp do thiếu iot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng thiếu iod bẩm sinh chia làm 2 thể:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thể phù niêm: biểu hiện là phù niêm, chậm phát triển tinh thần, vận động và chậm dậy thì, nhưng trẻ không bị câm điếc. Xét nghiệm: TSH tăng cao, T4,T3 trong máu giảm thấp. Độ tập trung iod tăng cao tại tuyến giáp.</li> <li style="text-align: justify;">Thể thần kinh: Có đặc điểm tổn thương của tiểu não, co cứng cơ, câm và điếc kèm theo chậm phát triển tinh thần.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh tuyến giáp do thiếu iot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Các phụ nữ mang thai nên được kiểm tra tuyến giáp định kì, đặc biệt các phụ nữ nguy cơ cao như có mắc bệnh tuyến giáp hoặc gia đình có người thân thế hệ thứ nhất mắc bệnh tuyến giáp.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ sơ sinh nên được sàng lọc bệnh tuyến giáp qua xét nghiệm máu gót chân.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh tuyến giáp do thiếu iot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1.&nbsp;Hội chứng thiếu Iod bẩm sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Suy giáp thứ phát trong các bệnh cảnh khác</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loan hình thái, trí tuệ trong Down, Klinfelter, Turner….</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.&nbsp;Bướu giáp địa phương</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Basedow giai đoạn cường giáp nhẹ: cũng có tuyến giáp to lan tỏa. Cần khai thác kĩ các triệu chứng khác của Basedow cũng như làm xét nghiệm kháng thể đặc hiệu của Basedow.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm tuyến giáp Hashimoto giai đoạn bình giáp: mật độ tuyến giáp trong Hashimot thường chắc. Tuy nhiên vẫn cần làm thêm kháng thể đặc hiệu của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Ung thư tuyến giáp: trong bướu giáp thể nốt cần phân biệt với ung thư tuyến giáp qua chọc tế bào bằng kim nhỏ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-tuyen-giap-do-thieu-iot-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh tuyến giáp do thiếu iot</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Hội chứng thiếu Iod bẩm sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mục tiêu: đưa về tình trạng bình giáp càng nhanh càng tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên tắc: đưa hormon thay thế suốt đời.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị cụ thể: Thyroxin viên đóng hàm lượng 50 - 100microgam, uống trước ăn sáng 30 phút - 1 giờ. Liều lượng theo cân nặng, điều chỉnh liều theo kết quả xét nghiệm hormon.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.&nbsp;Bướu giáp địa phương</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ức chế tuyến giáp bằng Thyroxine. Tuy nhiên thuốc chỉ mang lại hiệu quả tốt ở người trẻ tuổi, bướu giáp thể lan tỏa không quá lớn và bệnh mới phát hiện. Khi dừng thuốc kích thước tuyến giáp lại trở lại kích thước như trước điều trị, do đó cần sử dụng lâu dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật: không được khuyến khích do sẽ chuyển thành suy giáp sau phẫu thuật. Chỉ sử dụng trong trường hợp cần giải phóng chèn ép mà thất bại với Thyroxine.</p> <p style="text-align: justify;">- Iod phóng xạ: chỉ sử dụng trong trường hợp bướu giáp quá lớn nhưng chống chỉ định phẫu thuật hoặc thất bại với phãu thuật. Không sử dụng I131 cho người trẻ, hoặc bướu giáp lớn sau xương ức.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3.&nbsp;Suy giáp do thiếu Iod ở người trưởng thành</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung Iod vào chế độ ăn hàng ngày</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng hormon thay thế:</p> <p style="text-align: justify;">+ Levothyroxin (L-T4).&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Liothyronin (L-T3).&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Liotrix (L-T4 + L-T3).&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Dược phẩm tự nhiên và sinh học.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Tinh chất tuyến giáp và thyroglobulin.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-tuyen-giap-do-thieu-iot-ssouj
Dậy thì muộn
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dậy thì là giai đoạn chuyển đổi sinh lý từ nhi đồng sang thời kỳ thành niên, đây là giai đoạn hết sức quan trọng mà trẻ em nào cũng trải qua. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, các cơ quan sinh dục và đặc tính sinh dục thứ phát của trẻ sẽ phát triển. Theo nhiều nghiên cứu, tuổi dậy thì bắt đầu trung bình với các trẻ gái là từ 8-13 tuổi và trẻ trai thì từ 9-14 tuổi. Dấu hiệu quan trọng nhất khi bước vào tuổi dậy thì với trẻ gái là lần xuất kinh đầu tiên và trẻ trai là lần đầu xuất tinh hay “mộng tinh”. Ngoài ra rất nhiều sự thay đổi về ngoại hình của trẻ khi bước vào giai đoạn này:</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ gái: Ngực phát triển, phát triển bộ sinh dục sinh dục ngoài, phát triển lông mu, lông nách, phát triển chiều cao nhiều</p> <p style="text-align: justify;">- Ở trẻ trai:&nbsp;Tinh hoàn, dương vật to, lông mu, lông nách phát triển, “vỡ giọng” tiếng nói trầm khan, chiều cao phát triển nhanh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Khái niệm dậy thì muộn</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dậy thì muộn" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_day-thi-muon-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dậy thì muộn</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong thời đại phát triển như hiện nay, truyền thông và các bố mẹ đều rất quan tâm tới liệu con mình có dậy thì sớm hay không. Nhưng ngược lại, rất nhiều phụ huynh lại lo lắng con mình dậy thì muộn và điều họ lo lắng nhất là khi dậy thì muộn có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và sức khỏe sinh sản của các bạn nhỏ sau này hay không.</p> <p style="text-align: justify;">Dậy thì muộn là khái niệm chỉ tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm như thông thường. Khi trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa dấu hiện những dấu hiệu thay đổi của dậy thì thì được xem là dậy thì muộn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ gái</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Do di truyền: Có thể di truyền từ bố mẹ</p> <p style="text-align: justify;">- Liên quan đến buồng trứng:&nbsp;Nguyên nhân có thể do rối loạn hoạt động của trục nội tiết dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng: thiếu hormone tăng trưởng, thiếu hormone tuyến yên FSH, LH; bệnh lý suy buồng trứng sớm như bất thường bộ nhiễm sắc thể XO&nbsp;(hội chứng Turner) hoặc gặp ở những bệnh nhân điều trị ung thư… Đây là những nguyên nhân dẫn tới suy giảm, không hoạt động của buồng trứng gât dậy thì muộn ở trẻ gái.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bất thường bộ nhiễm sắc thể XO&nbsp;(hội chứng Turner) gây dậy thì muộn" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_20190512_141743_588877_hoi-chung-turner.max-1800x1800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bất thường bộ nhiễm sắc thể XO&nbsp;(hội chứng Turner) gây dậy thì muộn</em></p> <p style="text-align: justify;">- Khối lượng mỡ của cơ thể giảm: Gặp ở những trẻ gái hoạt động nhiều như vận động viên thể thao, diễn viên múa ba lê; những trẻ gái mắc chứng biếng ăn, bệnh lý mạn tính làm cho chất béo, khối lượng mỡ trong cơ thể giảm cũng có thể dậy thì muộn.</p> <p style="text-align: justify;">- Do thể trạng: Do thể chất, một số bé sẽ dậy thì muộn hơn so với lứa tuổi thông thường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở trẻ trai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Do di truyền: Có tới 70%&nbsp;trong số những bé trai được chẩn đoán dậy thì muộn là&nbsp; do di truyền từ bố mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Do thiếu hụt nội tiết:&nbsp;Do thiếu hụt hormone thì tình trạng này sẽ xuất hiện ngay từ khi bé trai được sinh ra: dương vật bất thường có thể là nhỏ hơn. Ví dụ thiếu hụt hormone IGD giúp điều hòa tuyến sinh dục gây tình trạng thiếu LH và FSH.</p> <p style="text-align: justify;">- Liên quan tới tinh hoàn:&nbsp;Những vấn đề, sự bất thường ở tinh hoàn, tiền sử đã từng phẫu thuật ở tinh hoàn, điều trị ung thư, đều làm cho bé trai dậy thì muộn hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Mắc bệnh mạn tính: Ở những trẻ Những bé trai mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, thiếu máu hồng cầu liềm hoặc xơ nang thường dễ bị dậy thì muộn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dậy thì muộn là khi trẻ dấu hiệu các dấu hiệu dậy thì chậm so với thông thường và cũng có những dấu hiệu để cha mẹ có thể lưu ý cho con.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dậy thì ở bé gái</strong>&nbsp;bắt đầu khi trục nội tiết sinh sản bắt đầu hoạt động, tuyến yên sản xuất 2&nbsp; hormone:&nbsp;LH và FSH, hai hormone &nbsp;này có tác dụng khiến các nang noãn của buồng trứng được chọn lọc và phát triển &nbsp;hàng tháng&nbsp; tiết ra nội tiết nữ là estrogen và phóng noãn vào thời điểm trước kỳ kinh sau khoảng 2 tuần. Sau rụng trứng 2 tuần do nội tiết sụt giảm gây bong niêm mạc tử cung và gây ra kinh. Tiền dậy thì ở em bé gái sẽ giúp cơ quan sinh dục ngoài như vú, lông mu, lông nách phát triển. Và cột mốc dậy thì chính thức được đánh dấu bằng sự xuất hiện của kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau đó 2-3 năm. Thời gian cho giai đoạn này ở bé gái là khoảng từ 8-13 tuổi.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dậy thì muộn là khi trẻ dấu hiệu các dấu hiệu dậy thì chậm so với thông thường" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_day-thi-muon-4.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dậy thì muộn là khi trẻ dấu hiệu các dấu hiệu dậy thì chậm so với thông thường</em></p> <p style="text-align: justify;">Nếu sau 14 tuổi mà bé gái không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào hoặc sau 16 tuổi vẫn không có kinh thì được cho là dậy thì muộn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dậy thì ở bé trai</strong> cũng bắt đầu khi tuyến yên tiết nhiều hơn hormone LH và hormone FSH. Những hormone này kích thích tinh hoàn phát triển và sản sinh ra hormone nam giới là testosterone. Các dấu hiệu dậy thì ở nam giới là sự tăng trưởng vượt trôi về chiều cao thường ngay trong năm đầu tiên khoảng 14-15 tuổi. Bên cạnh đó là sự phát triển hệ cơ bắp, vai, cân nặng tăng, thay đổi thanh quản to rộng làm cho thay đổi giọng nói, mọc râu ria mép, lông vùng sinh dục, cơ quan sinh dục tinh hoàn, dương vật phát triển. Dậy thì ở trẻ trai cũng được đánh dấu bởi lần xuất tinh đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu sau 15 tuổi trẻ không hề có bất cứ dấu hiệu thay đổi nào kể trên, kết hợp với kiểm tra tinh hoàn và dương vật của trẻ không thấy phát triển thì trẻ được coi là dậy thì muộn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với trẻ gái</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thường dậy thì muộn có thể ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ tuy nhiên mức độ có thể khác nhau. Trẻ sẽ lo lắng, tự ti khi thấy mình không giống các bạn, thậm chí trẻ có thể tự tìm hiểu và lo lắng về khả năng sinh sản của bản thân sau này. Cha mẹ cần là người động viên con, nêú không có nguyên nhân thực thế bất thường thì cần tâm sự, trao đổi, chia sẻ để trẻ hiểu để trẻ không mặc cảm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với trẻ trai</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở trẻ trai chậm dậy thì là chiều cao thấp hơn so với bạn cùng lứa và đây cũng là nguyên nhân làm trẻ mặc cảm, rối loạn tâm lý so với các bạn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ vẫn có thể phát triển đuổi kịp bạn vào những năm sau nếu được theo dõi sát và điều trị kịp thời.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dậy thì muộn ở bé trai" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_day_thi_muon_co_nguy_hiem_ko.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Dậy thì muộn ở bé trai&nbsp;ảnh hưởng tới sự phát triển cơ quan sinh dục như dương vật, tinh hoàn và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh lý tình dục, sinh sản của trẻ sau này</em></p> <p style="text-align: justify;">Một số trường hợp dậy thì muộn ảnh hưởng tới sự phát triển cơ quan sinh dục như dương vật, tinh hoàn và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh lý tình dục, sinh sản của trẻ sau này. Cha mẹ cần theo dõi và khi phát hiện trẻ dậy thì muộn cần lưu ý cho trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Liên quan tới di truyền</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn hoạt động trục&nbsp;nội tiết</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">- Hoạt động quá mức như thể dục thể thao, vận động viên chuyên nghiệp</p> <p style="text-align: justify;">- Suy dinh dưỡng do rối loạn hành vi ăn uống hoặc do kém hấp thu ở các bệnh mãn tính</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cha mẹ cần quan tâm sát tới các con để phát hiện sớm kịp thời khi con có dấu hiệu dậy thì chậm để có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Với các con khi phát hiện mình dậy thì muộn hoặc có những dấu hiệu khác các bạn đừng ngại ngần hãy chia sẻ với cha mẹ. Cha mẹ sẽ đồng hành cùng các con để giúp các con phát triển hoàn thiện nhất.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cha mẹ sẽ đồng hành cùng các con để giúp các con phát triển hoàn thiện nhất." src="/ImagePath\images\20210915/20210915_day-thi-muon-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cha mẹ sẽ đồng hành cùng các con để giúp các con phát triển hoàn thiện nhất.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ cần đánh giá tổng quan tiền sử gia đình, quá sinh sinh và phát triển của trẻ kết hợp với thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm thăm dò để tìm nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiền sử</strong>: của gia đình, bố mẹ, của trẻ. Bác sĩ cần tìm hiểu các bệnh lý di truyền có liên quan, quá trình sinh của trẻ như suy dinh dưỡng bào thai, sinh non; quá trình phát triển của trẻ, chế độ hành vi ăn uống, bệnh lý mắc phải; trẻ có tập thể thao cường độ quá cao gây trì hoãn quá trình dậy thì của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thăm khám lâm sàng</strong>: Bác sĩ cần khám sức khỏe tổng quát, khám kỹ cơ quan sinh dục ngoài, các dấu hiệu của dậy thì: ngực, hệ thống lông, cơ quan sinh dục ngoài… của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các xét nghiệm cận lâm sàng tìm nguyên nhân</strong>:<br> - Xét nghiệm máu: Tổng phân tích máu, vi chất, sinh hóa máu chức năng các cơ quan, đánh giá các horome tăng trưởng, hormone các tuyến như tuyến yên, tuyến giáp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu đánh giá&nbsp;horome tăng trưởng ở trẻ&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_benh-vien-da-khoa-Medlatec-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu đánh giá&nbsp;horome tăng trưởng ở trẻ&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Nhiễm sắc thể đồ: Loại trừ các rối loạn về di truyền</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp X-quang: Đánh giá tuổi xương cho trẻ</p> <p style="text-align: justify;">+ Siêu âm kiểm tra tử cung - buồng trứng với trẻ gái, tinh hoàn hệ thống sinh dục nam của trẻ trai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra tuyến yên nếu nghi ngờ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Dậy thì muộn</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Ở bé gái</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Khi liên quan đến thể chất: Có thể bổ sung cho trẻ 4 - 6 tháng hormone estrogen để thúc đẩy quá trình dậy thì được diễn ra sớm hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu do lượng mỡ cơ thể giảm: Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cân phù hợp lứa tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">- Do suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hụt hormone: Bổ sung estrogen liều thấp và định kỳ 6 tháng sẽ tăng liều lên. Sau 12 - 18 tháng, bác sĩ sẽ bổ sung tiếp hormone progestin và sau vài tháng sẽ dừng progestin 1 - 2 ngày. Bác sĩ cần trao đổi với cha mẹ về khả năng sinh sản của trẻ sau này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ở bé trai</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc tiêm trong vài tháng để kích thích chiều cao và sự phát triển cơ quan sinh dục</p> <p style="text-align: justify;">- Với trẻ mắc chứng thiếu hụt hormone IGD hoặc dương vật bị tổn thương: Bổ sung testosterone là lựa chọn đầu tay. Liều sử dụng sẽ tăng theo thời gian và cần tiếp tục bổ sung khi trẻ đã trưởng thành.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trị liệu tâm lý</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dậy thì là một cột mốc trưởng thành vô cùng quan trọng với trẻ nên thường đa số trẻ dậy thì muộn đều mặc cảm, tự ti so với bạn bè. Cha mẹ cần quan tâm chia sẻ với trẻ, tập trung vào những thế mạnh của trẻ để trẻ tự tin hơn. Khi phát hiện trẻ dậy thì muộn cha mẹ cần đưa trẻ đi khám một cách tự nhiên nhất, tránh làm trẻ hoang mang lo sợ và đồng hành với trẻ nếu cần điều trị.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="Cha mẹ cần quan tâm chia sẻ với trẻ, tập trung vào những thế mạnh của trẻ để trẻ tự tin hơn" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_day-thi-muon-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cha mẹ cần quan tâm chia sẻ với trẻ, tập trung vào những thế mạnh của trẻ để trẻ tự tin hơn</em></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/day-thi-muon-sgjby
Bệnh hệ thần kinh tự chủ
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh hệ thần kinh tự chủ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hệ thần kinh tự chủ hay hệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System - ANS)&nbsp;chi phối hoạt động chức năng của: cơ tim, cơ trơn trong mạch máu, nội tạng và các tuyến trong cơ thể con người.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hệ thần kinh tự chủ hay hệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System - ANS)" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_53Yz8U7.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hệ thần kinh tự chủ hay hệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System - ANS)</em></p> <p style="text-align: justify;">ANS được chia hai hệ thần kinh: hệ thần kinh giao cảm (Sympathetic nervous system - SNS) và hệ thần kinh phó giao cảm (Parasympathetic Nervous System - PSNS). Về chức năng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm là trái ngược nhau nhưng sự hoạt động nhịp nhàng của chúng sẽ giúp cơ thể người thích nghi với hoạt động sống.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh hệ thần kinh tự chủ hay rối loạn thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System Dysfunction - ANSD) được hiểu là sự mất cân bằng trong hoạt động chức năng của hai hệ thống thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, sự mất cân bằng này có thể mang tính chất tạm thời hoặc kéo dài và tiếp tục tăng nặng hơn đi theo thời gian. Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh, một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh hệ thần kinh tự chủ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh thần kinh tự được gây nên bởi số nguyên nhân phổ biến sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường theo thời gian có thể gây tổn thương toàn bộ hệ thần kinh trong đó có ANS. Tổn thương này càng trầm trọng hơn&nbsp;khi Glucose máu không được kiểm soát tốt, là nguyên nhân phổ biến nhất của ANSD.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh tự miễn dịch: được hiểu là hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh các kháng thể chống lại chính cơ thể đó, trong đó có cả hệ thần kinh bao gồm cả hệ thần kinh thực vật, điển hình là: lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Guillain-barré...</p> <p style="text-align: justify;">- Trong hội chứng cận ung thư (paraneoplastic): đáp ứng bất thường của hệ thống miễn dịch xảy ra có thể là một nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh: như thuốc trong hóa trị (điều trị ung thư)…</p> <p style="text-align: justify;">- Một số vi rút và vi khuẩn:&nbsp;HIV, vi rút gây viêm gan B,C, giang&nbsp;mai….</p> <p style="text-align: justify;">- Một số bệnh lý thần kinh di truyền: rối loạn thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền ….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh hệ thần kinh tự chủ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng của bệnh thần kinh tự chủ có thể ở các mức độ khác nhau, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Chóng mặt và ngất tư thế đứng, thường sảy ra khi thay đổi tư thế từ nằm, ngồi chuyển sang đứng do huyết áp giảm đột ngộ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chóng mặt và ngất tư thế đứng" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20191023_120511_178267_chong-mat.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chóng mặt và ngất tư thế đứng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các rối loạn về tiết niệu có thể là: tiểu khó, tiểu không tự chủ, bí tiểu, tiểu không hết bãi... nhưng không do nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu, nguyên nhân chèn ép như phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang. Các rối loạn này có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.</p> <p style="text-align: justify;">- Khó khăn trong chức năng tình dục bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Phụ nữ: khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái …</p> <p style="text-align: justify;">+ Nam giới: rối loạn cương dương, rối loạn về xuất tinh ....</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về tiêu hóa khá đa dạng: cảm giác đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ chua, triệu chứng này do rối loạn chức năng ruột.</p> <p style="text-align: justify;">- Những bất thường về tiết mồ hôi: có thể tăng tiết mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, gây khó chịu cho người bệnh thậm chí có thể ảnh hưởng tới công việc.</p> <p style="text-align: justify;">- Phản ứng của đồng tử chậm chạp khi thay đổi từ môi trường sáng sang tối hoặc ngược lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn nhịp tim: thường là tăng nhịp tim với cảm giác hồi hộp đánh trống ngực</p> <p style="text-align: justify;">- Run tay, thường ít khi run chân, không run thân mình, run có xu hướng giữ nguyên theo thời gian, tăng lên khi hồ hộp lo lắng, biến mất khi ngủ</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Một số rối loạn chức năng tự chủ được quy thành hội chứng trên lâm sàng</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (Postural orthostatic tachycardia syndrome-POTS)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ thường có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới, tại Mỹ nó ảnh hưởng tới 1-3 triệu người, có thể gặp ở mọi lứa tuổi</p> <p style="text-align: justify;">- Nó có thể xuất hện độc lập hoặc kết hợp triệu chứng các bệnh lý khác.....</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng là bệnh nhân thay đổi từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng cũng gây tăng nhịp tim đột ngột có thể tăng lên đến trên 30 nhip/phút.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ngất do thần kinh-tuần hoàn (NCS) hay ngất vận mạch</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên ngất. Nguyên nhân do rối loạn hệ thần kinh thực vật nên nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm quá mức, gây giảm cung cấp oxy và máu cho não gây nên ngất, đây là triệu chứng tạm thời có thể hồi phục sau vài phút. Bệnh nhân thường xuất hiện ở tư thế đứng kèm theo tiền triệu như: đau đầu, chóng mặt, hồi hộp đánh trông ngực, khó thở.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Teo đa hệ thống (MSA)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây là bệnh lý hiếm gặp thường gặp ở người ngoài 40 tuổi và thời gian sống thêm thường 5-10 năm từ khi được chẩn đoán</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh có triệu chứng gần giống Parkinson nhưng không đáp ứng levodopa với triệu trứng: giảm động, mất ổn định tư thế, run, tăng trương lực cơ…</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng tiểu não: rối tầm, quá tầm, khó thợ hiện động tác nhanh …</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng rối loạn thần kinh thưc vật.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thần kinh cảm giác và tự chủ di truyền (Hereditary sensory and autonomic neuropathies - HSAN)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- HSAN là một nhóm bện lý thần kinh di truyền hiếm gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng là mất cảm giác đau, không cảm nhận được nóng - lạnh, mất cảm giác rung. Tùy tuýp khác nhau có triệu chứng lâm sàng kèm theo khác như: rối loạn nhận thức, giảm tiết mồ hôi…</p> <p style="text-align: justify;">- HSAN được chia thành 5 nhóm khác theo độ tuổi mắc bệnh, các kiểu di truyền và các triệu chứng lam sàng điển hình.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Holmes - Adie (HAS)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam và chưa rõ nguyên nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Đồng tử của người HAS thường lớn hơn so với bình thường, đồng tử phản xạ co lại rất chậm khi kích thịch ánh sáng (bình thường đồng tử sẽ co lại khi tiếp xúc ánh sáng và giãn dần ra trong phòng tối).</p> <p style="text-align: justify;">- HAS còn có triệu chứng mất hoặc giảm phản xạ gân cơ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các loại khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các loại rối loạn chức năng thần kinh thực vật do tác dụng phụ một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư…), chấn thương hoặc bệnh tật (bệnh parkinson…).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh hệ thần kinh tự chủ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để giảm nguy cơ mắc rối loạn thần kinh thực vật cần có lối sống lành mạnh, bao gồm các khuyến nghị sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20190418_183026_203473_22.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tránh chất kích thích thần kinh: rượu, bia, cafein…</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị mắc bệnh tự miễn (nếu mắc).</p> <p style="text-align: justify;">- Dự phòng yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được với tăng huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì cân nặng hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Luyện tập thể dục thể thao theo lứa tuổi và giới tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh lo lắng căng thẳng.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh hệ thần kinh tự chủ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các thăm dò cận lâm sàng chỉ có ý nghĩa loại trừ trong chẩn đoán phân biệt ANSD với các bệnh tổn thương thực thể tại chỗ khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu: như tổng phân tích tế bào máu, glucose và Hba1c, chức năng: gan, thận, tuyến giáp, định lượng cortisol máu</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xet-nghiem-mau-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nước tiểu: trong rối loạn thần kinh thực vật có những rối loạn chức năng bàng quang nên cần xét nghiệm loại trừ và xét nghiệm theo dõi nhiễm trung tiết niệu hay gặp đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm dò về tim mạch như điện tim, siêu âm tim…</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm bàng quang đánh giá thể tích nước tiểu tồn dư, đánh giá thành bằng quang, vấn đề tiền liệt tuyến…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh hệ thần kinh tự chủ</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tổn thương dây thần kinh bệnh lý rối loạn thần kinh thực vât thường không thể phục hồi. Chẩn đoán sớm và điều trị tình trạng cơ bản có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Do đó, cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ANS ở các mức độ khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị các triệu chứng tiêu hóa</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi chế độ ăn - uống: tăng cường chất xơ, hạn chế thức ăn giàu mỡ trong chế độ ăn, không uống rượu và chất kích thích khác. Các thuốc được sử dụng bổ sung chất xơ: Citrucel, metamucil... Để tránh đầy hơi và chướng bụng cần bổ xung chất xơ từ từ, tăng dần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt=" Thay đổi chế độ ăn - uống: tăng cường chất xơ, hạn chế thức ăn giàu mỡ" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_1595568491-36-thumbnail-width640height480.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thay đổi chế độ ăn - uống: tăng cường chất xơ, hạn chế thức ăn giàu mỡ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc để giúp dạ dày nhanh trống rỗng: metoclopramide, trimebutine… tác dụng lên nhu động của đường tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giảm táo bón: thuốc nhuận tràng trong trường hợp có táo bón, chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, hạn chế ngồi lâu.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị tiêu chảy: thuốc có tác dụng phục hồi nhu động đường tiêu hóa,nhóm thuốc giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng tiết niệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thay đổi thói quen uống nước và đi tiểu: tạo thói quen uống nước và đi tiêu vào những khung giờ cố định giúp cải thiện chức năng bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị rối loạn chức năng bàng quang: Vesicare …</p> <p style="text-align: justify;">- Thông tiểu: đặt ống dẫn qua niệu đạo trong một số trường hợp nặng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn chức năng tình dục</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đối với nam giới:</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc điều trị rối loạn cương dương: sildenafil (Viagra) …. có thể duy trì sự cương cứng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra: hạ huyết áp tư thế,&nbsp; đau đầu, đau bụng và thay đổi thị lực màu sắc.</p> <p style="text-align: justify;">- Đối với phụ nữ:</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm tiết dịch âm đạo: có thể sử dụng gel</p> <p style="text-align: justify;">+ Phụ nữ tiền mãn kinh có nhu cầu tình dục thấp: Flibanserin (Addyi)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn về tim mạch</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn nhiều muối, nhiều nước (chống chỉ định bệnh nhân suy tim): có thể giúp cải thiện triệu chứng tụt huyết áo tư thế. Tuy nhiên không khuyến khích vì có nguy cơ gây ra nhiều rối loạn khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc để tăng huyết áp: Ngất xỉu hoặc chóng mặt khi đứng lên có thể phải dùng thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Fludrocortisone: tác dụng giữ muối, giúp điều hòa huyết áp.</p> <p style="text-align: justify;">+ Midodrine (Orvaten) và droxidopa (Northera) có thể giúp tăng huyết áp. Nhưng cũng có thể gây ra huyết áp cao khi nằm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Pyridostigmine (Mestinon) có thể giúp giữ huyết áp ổn định khi đứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc để điều chỉnh nhịp tim: Thuốc chẹn beta giao cảm chỉ định trong trường hợp nhịp nhanh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đổ mồ hôi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tăng tiết quá nhiều mồ hôi cần điều trị thuốc làm giảm tiết mồ hôi: Glycopyrrolate có thể làm giảm tiết mồ hôi nhưng có thể giảm tiết các tuyến khác gây: khô miệng, bí tiểu, mờ mắt. Do vậy, khi sử dụng cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc để kiểm soát chứng run:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng cholinergic:&nbsp; trihexyphenidy, benztropine …</p> <p style="text-align: justify;">- Botulinum A (Botox) tiêm tại chỗ.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc an thần kinh: alprazolam, clonazepam ..</p> <p style="text-align: justify;">Tóm lại, rối loạn thần kinh thực vật được hiểu là sự mất cân bằng trong hoạt động chức năng của hai hệ thống thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Triệu chứng lam sàng khá đa dạng dễ chuẩn đoán bệnh nhầm bệnh lý thần kinh khác. Hiện nay, bệnh không thể điều trị triệt để. Chẩn đoán sớm và điều tri đúng hướng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-he-than-kinh-tu-chu-sstkd
Bệnh Huntington
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh Huntington</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh múa giật Huntington là một bệnh có tinh chất di truyền, nguyên nhân là do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ gây ra, tuy nhiên, có tới 10% trường hợp là do&nbsp;<a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99t_bi%E1%BA%BFn_sinh_h%E1%BB%8Dc" title="Đột biến sinh học">đột biến</a>&nbsp;mới.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh múa giật Huntington là một bệnh có tinh chất di truyền, nguyên nhân là do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ gây ra" src="/ImagePath/images/20210815/20210815_benh-hungtinton.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh múa giật Huntington là một bệnh có tinh chất di truyền, nguyên nhân là do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ gây ra</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dịch tễ: Bệnh Huntington thường khởi phát trong những năm 30 hoặc 40 tuổi, cũng có thể khởi phát sớm hoặc muộn hơn. Bệnh Huntington thiếu niên được định nghĩa là trường hợp bệnh khởi phát trước 20 tuổi. Khi bệnh khởi phát sớm thường dẫn đến một số biểu hiện khác và tiến triển bệnh nhanh hơn.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh Huntington</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Bệnh Huntington gây ra bởi&nbsp;bất thường <strong>khiếm khuyết di truyền đơn gen</strong>, do một đột biến gen trội nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường. Bệnh có tính chất di truyền tức là khi bố hoặc mẹ có mang gene bệnh Huntington có thể di truyền bản sao gen bệnh (gene đột biến) hoặc bản sao gene lành cho con vì vậy, mỗi đứa trẻ trong gia đình có đến 50% nguy cơ thừa hưởng gen gây rối loạn di truyền.Gen&nbsp;<i>Huntingtin</i>&nbsp;cung cấp thông tin di truyền cho một loại protein còn được gọi là "hunttin" từ cha, mẹ.&nbsp;Sự mở rộng của bộ ba CAG (<a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Cytosine" title="Cytosine">cytosine</a>&nbsp;-&nbsp;<a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Adenine" title="Adenine">adenine</a>&nbsp;-&nbsp;<a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Guanine" title="Guanine">guanine</a>) lặp lại trong gen mã hóa protein Huntingtin dẫn đến bất thường một protein, dần dần làm hỏng các tế bào trong não.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210815/20210815_Dot-bien-gen-1280x720.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Bệnh Huntington gây ra bởi&nbsp;bất thường <strong>khiếm khuyết di truyền đơn gen</strong>, do một đột biến gen trội nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh Huntington</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bệnh múa giật Huntington khá đa dạng, bao gồm: Các rối loạn vận động, tâm lý hoặc nhận thức. Các triệu chứng bệnh có thể thể hiện ở các mức độ khác nhau dẫn đến những rối loạn nổi trội và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động chức năng cơ&nbsp; quan.</p> <p style="text-align: justify;">Các biểu hiện rối loạn chính: Vận động, tâm lí, nhận thức</p> <p style="text-align: justify;">- Các rối loạn vận động: Các vận động không tự chủ vơí các khiếm khuyết vận động: động tác múa giật, động tác múa vờn, cơ cứng cơ, rối loạn trương lực cơ, mất ổn định tư thế, mất thăng bằng, rối loạn nuốt, khó khăn trong phát âm…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các biểu hiện rối loạn chính của bệnh Huntington: Vận động, tâm lí, nhận thức" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_benh-Huntington-3.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các biểu hiện rối loạn chính của bệnh Huntington: Vận động, tâm lí, nhận thức</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Rối loạn tâm lí: Hay gặp nhất là tình trạng trầm cảm với biểu hiện khó kiểm soát cảm xúc nóng giận buồn bã vố cớ, thờ ơ, giảm thích thú với công việc, mất ngủ….Ngoài ra còn có thể gặp tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, ám ảnh cưỡng chế…</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Rối loạn nhận thức: thuộc kiểu dưới vỏ, liên quan nhiều với bất thường về hoạt động hệ trán thể vân. Theo Lieberman và cộng sự có 90% bẹnh nhân Hungtington bị sa trí tuệ, tuổi trung bình 48,3 và có 24% bệnh nhân có sa sút trí tuệ trước khi xuất hiện các triệu chứng về vận động. Biểu hiện: suy giảm trí nhớ tường thuật, doạt động tâm thần vận động chậm chạp, giảm khả năng tập trung, suy giảm nhận thức thị giác trong hkoong gian 3 chiều, suy giảm khả năng học tập</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh Huntington</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Sau khi khởi phát bệnh Huntington, khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân&nbsp; diễn biến xấu dần, tốc độ và thời gian tiến triển của bệnh sẽ thay đổi tùy từng cá thể. Tuy nhiên, thời gian khởi phát của bệnh càng sớm thì tiên lưỡng bệnh càng xấu.Trung bình thời gian từ khi bệnh khởi phát cho tới khi tử vong là khoảng 10-30 năm nhưng nếu Hungtinton chẩn đoán giai đoạn thiếu niên thì đời sống thường ngắn hơn, có thể chỉ trong vòng 10 năm.</p> <p style="text-align: justify;">- Gia đình và những người chăm sóc có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường hỗ trợ người bệnh Huntington, giúp người bệnh tránh các yếu tố căng thẳng và xoay sở trước những thử thách hành vi và nhận thức, đối phó với những thách thức của bệnh tật.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Gia đình và những người chăm sóc có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường hỗ trợ người bệnh Huntington" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_huntington-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Gia đình và những người chăm sóc có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường hỗ trợ người bệnh Huntington</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trầm cảm lâm sàng liên quan đến bệnh có thể tăng nguy cơ tự tử vì vậy rất nguy hiểm. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân Huntington thường cần giúp đỡ ở tất cả các hoạt động sống và chăm sóc thường ngày, bệnh nhân thường nằm liệt giường tuy nhiên vẫn có thể hiểu ngôn ngữ và nhận ra mọi người.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh Huntington</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Hungtinton là bệnh thuộc nhóm bệnh di truyền do đó để phòng ngừa bệnh cần hạn chế tối đa nhất xác xuất di truyền cho con cháu đời sau bằng cách khi trong gia đình có bệnh nhân Hungtinton thì cần cân nhắc các xét nghiệm gene di truyền và chọn lựa kế hoạch hóa gia đình. Các xét nghiệm gene tiền sinh hoặc thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng hay trứng nhận từ người khác có thể cần đặt ra để giảm thiểu tối đa khả năng di truyền gen bệnh cho các thể hệ sau.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm gene di truyền để chẩn đoán bệnh Huntington và hạn chế di truyền bệnh cho đời sau" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_hungtington-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm gene di truyền để chẩn đoán bệnh Huntington và hạn chế di truyền bệnh cho đời sau</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Huntington</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh cần khai thác kĩ về tiền sử gia đình, tiến hành khám tổng quát, thăm khám tâm – thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Về nội dung khám: Cần đánh giá khai thác các triệu chứng vè vận động cảm giác (cơ lực, trương lực cơ, các động tác bất thường…), đánh giá tâm thần ( khả năng nhận thức, test sa sút trí tuệ, khả năng ứng phó …)</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp cận lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp; Hình ảnh sọ não: CT sọ não, MRI sọ não giúp loại trừ các tổn thương nhu mô não có thể gây triệu chứng gần thương tự bệnh lí Hungtinton.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não chẩn đoán bệnh Huntington" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_20200328_nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-04.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não chẩn đoán bệnh Huntington</em></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm sinh hóa cơ bản: Loại trừ các rối loạn chuyển hóa (đường, điện giải, ….)</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm gene di truyền để xác định gene bệnh Hungtinton giúp khẳng định chẩn đoán người mang gene bệnh đặc biệt trong các trường hợp không rõ tiền sử gia đình hoặc chưa có người nào trong gia đình từng được xét nghiệm di truyền để chẩn đoán.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Huntington</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cho đến hiện tại, mặc dù đã có những tiến bộ của khoa học kĩ thuật song vẫn không có điều trị đặc hiệu thay đổi tiến trình của bệnh Huntington mà vấn đề điều trị đặt ra giúp cải thiện triệu chứng bệnh, các can thiệp trên nhiều mặt có thể giúp bệnh nhân thích nghi với sự thay đổi khả năng bản thân trong một khoảng thời gian nhất định.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc điều trị một vài triệu chứng có thể gây ra tác dụng phụ làm các triệu chứng khác diễn biến xấu hơn do đó luôn cần theo dõi sát trong quá trình điều trị. Các mục tiêu và kế hoạch chữa trị luôn cần được đánh giá lại và cập nhật phù hợp với từng giai đoạn và từng bệnh nhân.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190926_115722_628232_thuoc.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bác sĩ sẽ chỉ định để điều trị rối loạn vận động</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị rối loạn vận động</strong>:</p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị rối loạn vận động bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tetrabenazine (Xenazine): Thuốc này giúp ức chế tình trạng múa giật hay co giật không tự ý tuy nhiên tác dụng phụ không mong muốn nguy hiểm là nguy cơ làm tệ thêm hay kích hoạt trầm cảm hoặc các bệnh tâm thần khác.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc chống loạn thần (Chlorpromazine và Haloperidol): Thuốc giúp giảm bớt triệu chứng múa giật, tuy nhiên có thể có tác dụng phụ không mong muốn là làm tệ hơn hiện tượng cứng cơ, rối loạn trương lực cơ.</li> <li style="text-align: justify;">Một số loại thuốc khác giúp ức chế co giật như: Levetiracetam, Amantadine và Clonazepam (Klonopin). Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm tệ hơn hoạt động nhận thức trong bệnh Huntington và gây buồn ngủ, gây hội chứng chân không yên và đổi màu da,&nbsp;buồn nôn, khó tiêu và thay đổi tính khí/tâm trạng.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc điều trị rối loạn tâm thần: Sẽ thay đổi phụ thuộc vào rối loạn và triệu chứng</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc chống trầm cảm&nbsp;(Antidepressants)&nbsp;ví dụ như: Citalopram (Celexa, Lexapro), Fluoxetine (Prozac, Sarafem), và Sertraline (Zoloft). Các tác dụng phụ có thể gồm: buồn nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, hạ huyết áp.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc chống loạn thần Antipsychotic drugs<strong>)</strong>&nbsp;như: Quetiapine (Seroquel), Risperidol (Risperdal) và Olanzapine (Zyprexa) có thể ức chế bộc phát bạo lực, kích thích và các triệu chứng rối loạn tính khí, tâm thần khác. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây các rối loạn vận động khác không mong muốn.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc ổn định tính khí (Mood-stabilizing drugs):&nbsp;Có thể giúp ngăn ngừa những đợt hung cảm, trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực, bao gồm: Thuốc chống co giật, như Valproate (Depacon), Carbamazepine (Carbatrol, Epitol, Equetro) và Lamotrigine (Lamictal). Các tác dụng phụ thường gặp gồm: tăng cân, run và vấn đề về tiêu hóa.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>- Các biện pháp không dùng thuốc</strong>: Ngoài việc điều trị bằng thuốc có thể sử dụng các biện pháp khác như ngôn ngữ trị liệu, vật lí trị liệu, hoạt động trị liệu để giúp một bệnh nhân Hungtinton và gia đình có thể kiểm soát hành vi, lên kế hoạch ứng phó, kiểm soát kì vọng sống trong quá trình tiến triển bệnh và hỗ trợ giao tiếp hiệu quả giữa những thành viên gia đình.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-hungtinton-sqfey
Bụi phổi silic
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bụi phổi silic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Silic</strong> là tinh thể nhỏ, có hình dạng màu sắc giống như pha lê, có thể tìm thấy trong đá, cát hoặc quặng khoáng sản như thạch anh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bụi phổi silic</strong> (<em>tiếng Anh: Silicosis</em>) nằm trong nhóm bệnh phổi do nhiễm bụi. Đây là loại bệnh vô cùng nguy hiểm vì hệ hô hấp của người mắc có thể bị tổn thương nghiêm trọng do những hạt bụi silic xâm nhập, tích tụ lâu ngày trong phổi mà không đào thải ra ngoài được.</p> <p style="text-align: justify;">Tuỳ thuộc vào nồng độ của bụi silic trong không khí mà bệnh nhân hít phải, các chuyên gia y tế chia bệnh này thành 3 loại như sau:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;"><strong>Cấp tính:</strong> Bệnh phát triển sau thời gian khoảng vài tuần đến vài năm tiếp xúc, hít phải bụi silic tại môi trường sinh sống hoặc làm việc. Bệnh phát triển rất nhanh khi phổi viêm nặng, chứa đầy chất lỏng và gây khó thở nghiêm trọng, lượng oxy trong máu của bệnh nhân rất thấp.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;"><strong>Mạn tính: </strong>Tình trạng này sẽ xảy ra sau một khoảng thời gian dài (10 - 30 năm) người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các bụi silic ở nồng độ thấp trong môi trường làm việc. Thường bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng nhưng thông qua việc chụp X-quang có thể sẽ phát hiện ra tình trạng nhiễm trùng của phổi. Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh này đó là bệnh nhân bị sưng phổi, sưng hạch bạch huyết ở ngực gây khó khăn cho việc hô hấp của người bệnh.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;"><strong>Bệnh tiến triển:</strong> xảy ra khi người bệnh thường xuyên làm việc trong môi trường có nồng độ bụi silic cao trong khoảng thời gian từ 5 - 10 năm. Biểu hiện là bệnh nhân bị sưng phổi, các dấu hiệu khác cũng xuất hiện nhanh hơn so với cấp độ mạn tính.&nbsp;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm bụi là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic" src="/ImagePath/images/20210604/20210604_benh-bui-phoi-sillic.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm bụi là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra còn có một loại bệnh bụi phổi ít gặp khác được gọi là <strong>bệnh phổi silic</strong> phức tạp (hay được biết đến với cái tên <strong>bụi phổi tụ huyết</strong>), hình thành nên nhiều vết sần lớn hơn 1cm và để lại nhiều sẹo ở phổi. Những nốt sần nhỏ sẽ hợp lại với nhau và tạo nên những nốt sần viêm lớn hơn. Nếu người bệnh còn mắc các bệnh viêm phổi khác như lao, ung thư phổi nhiễm nấm, nhiễm khuẩn mycobacteria không lao thì tình trạng trên sẽ ngày càng trầm trọng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó phải kể đến một số loại bệnh bụi phổi khác cũng thường gặp đó là bệnh bụi phổi than (đối tượng mắc thường là những công nhân lao động trong ngành than), bệnh phổi amiang, bệnh phổi bông (những người làm trong xưởng dệt hay bị mắc),... Điểm chung của các bệnh này đó là nguyên nhân gây bệnh do hít phải các hạt bụi nhỏ trong quá trình làm việc. Hầu hết sau này đều sẽ dẫn đến nguy cơ bị suy hô hấp nếu bệnh không được phát hiện cũng như được điều trị kịp thời, đúng cách.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bụi phổi silic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bản chất các hạt bụi silic là rất giống với tinh thể pha lê nên khi người bệnh hít phải các hạt bụi này qua đường miệng hoặc mũi, chúng sẽ như những lưỡi dao nhỏ cắt vào phổi gây ra các vết sẹo tại đây. Phổi khi đã bị tổn thương như vậy trong thời gian dài sẽ không thể tự mở và tự đóng lại, khiến bệnh nhân rất khó khăn trong việc tự thở.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bụi phổi silic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Khi bệnh mới khởi phát, triệu chứng của bệnh khá khó để phát hiện và thường được tìm ra trong các đợt thăm khám sức khỏe định kỳ khi chụp X-quang phổi, thấy có nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng có một số biểu hiện người bệnh cần lưu ý như sau:</p> <ul> <li>Cảm giác khó thở</li> <li>Bị hụt hơi</li> <li>Ho dai dẳng, có khi ho kèm theo đờm</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210604/20210604_ho-khac-dom-keo-dai-bieu-hien-benh-gi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ho có đờm&nbsp;là một trong những&nbsp;triệu chúng bệnh bụi phổi silic</em></p> <p>Lâu dần khi bệnh nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác bao gồm:</p> <ul> <li>Biểu hiện sốt</li> <li>Ho khạc, đờm có màu đen (đặc biệt hay gặp ở công nhân ngành than)</li> <li>Cơ thể mệt mỏi</li> <li>Sụt cân bất thường</li> <li>Ngực cảm thấy đau, khó chịu, tức ngực</li> <li>Đổ mồ hôi về đêm</li> <li>Môi chuyển màu xanh xao</li> <li>Chân sưng phù</li> <li>Suy hô hấp</li> <li>Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính: bệnh nhân bị khó thở đột ngột, tiến triển nhanh kèm theo sốt, có thể bị tử vong nhanh chỉ trong vòng vài tháng.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bụi phổi silic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bụi phổi silic</strong> thường gặp ở những người trung niên tầm 40 tuổi trở lên. Lý do là vì những người này sau nhiều năm tiếp xúc với bụi silic thì mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh. <strong>Bệnh bụi phổi silic</strong> hiện nay không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn, ngay cả khi người bệnh đã ngừng làm việc tại môi trường có nhiều bụi silic.</p> <p style="text-align: justify;">Đối tượng mắc bệnh thường làm việc tại các mỏ đá, nhà máy hoặc mỏ quặng, cụ thể như sau:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Khai thác, tán, nghiền, sàng lọc, đẽo mài các loại đá có chứa bụi silic tự do</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Khai thác khoáng sản</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Làm công việc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Sản xuất nhựa đường, thuỷ tinh, bê tông, đồ gốm, gạch chịu lửa,...</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Làm nhẵn hoặc làm sạch các vật bằng tia cát</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bụi phổi silic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Thủ phạm gây ra bệnh là do các hạt bụi silic. Vì vậy để phòng ngừa <strong>bệnh bụi phổi silic</strong>, nếu bạn làm việc trong môi trường có nhiều loại bụi silic thì cần hạn chế tối đa khả năng cũng như khả năng tiếp xúc với bụi này, bao gồm:</p> <p>Biện pháp cá nhân</p> <ul> <li style="padding-bottom:6px">Sử dụng mặt nạ lọc bụi và quần áo bảo hộ khi làm việc. Chọn loại mặt nạ có chất liệu nhẹ không gây kích ứng da, có thể hít thở dễ dàng và không bị cọ xát</li> <li style="padding-bottom:6px">Không tổ chức ăn uống tại nơi làm việc chứa nhiều bụi silic. Ăn tại khu vực riêng biệt, trước khi ăn cần rửa tay, rửa mặt dội sạch các hạt bụi silic bám trên bề mặt da</li> <li style="padding-bottom:6px">Sau khi làm việc xong cần tắm rửa sạch sẽ</li> </ul> <p>Biện pháp kỹ thuật</p> <ul> <li style="padding-bottom:6px">Thực hiện quá trình sản xuất trong chu trình kín và có lắp đặt máy hút gió</li> <li style="padding-bottom:6px">Tổ chức kiểm tra điều kiện môi trường làm việc thường xuyên</li> <li style="padding-bottom:6px">Cần vận dụng phương pháp làm ướt vật liệu để cắt, mài hoặc bào vật liệu nhằm hạn chế những hạt bụi silic bay trong không khí</li> <li style="padding-bottom:6px">Cơ giới hoá sản xuất để giảm bớt sự tiếp xúc giữa người lao động và vật liệu, tránh lao động gắng sức khiến bụi có khả năng cao xâm nhập vào phổi</li> <li style="padding-bottom:6px">Nên nổ mìn vào cuối ngày, cuối ca lao động</li> <li style="padding-bottom:6px">Che đậy những máy móc phát sinh nhiều bụi, chú ý đến các hệ thống thoáng gió&nbsp;</li> </ul> <p>Biện pháp y tế:</p> <ul> <li>Có chế độ khám chữa bệnh cho công nhân ít nhất 6 tháng 1 lần tại các xưởng, hầm mỏ trong ngành công nghiệp nhiều bụi</li> <li>Đảm bảo vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ</li> </ul> <p>Còn đối với những người không lao động trong các môi trường chứa nhiều bụi silic, để phòng tránh bệnh này cần thực hiện những việc như sau:</p> <ul> <li>Nên tiêm vắc xin phòng cúm và phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn 1 năm 1 lần</li> <li>Nâng cao thể chất bằng cách chăm chỉ vận động, thường xuyên tập thể dục điều độ, không nên tập gắng sức</li> <li>Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và duy trì cân nặng phù hợp</li> </ul> <p><img alt="" src="/ckfinder/userfiles/images/_bui-phoi-silic-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Mặc bảo hộ lao động đúng cách phòng khói bụi</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bụi phổi silic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Đầu tiên là khám lâm sàng để thu thập tư liệu để chẩn đoán về triệu chứng, lối sống, môi trường làm việc của bệnh nhân như: các thông tin về nhịp thở của bệnh nhân khi nghỉ ngơi và trong lúc tập thể dục. Ngoài ra, tiểu sử môi trường làm việc và khả năng bệnh nhân có thường xuyên tiếp xúc với bụi silic không cũng sẽ được bác sĩ khai thác. Do vậy, người bệnh khi đến thăm khám cần lưu ý để cung cấp các thông tin như sau cho bác sĩ để việc chẩn đoán được chính xác hơn:</p> <ul> <li style="padding-bottom:6px">Những biểu hiện bất thường về hô hấp bệnh nhân đang gặp phải và thời điểm những triệu chứng này bắt đầu xuất hiện, kéo dài đến bây giờ</li> <li style="padding-bottom:6px">Những biện pháp đã từng được bệnh nhân áp dụng để kiểm soát, hạn chế các triệu chứng trên</li> <li style="padding-bottom:6px">Công việc người bệnh đã và đang làm là gì, trong khoảng thời gian bao lâu và tính chất của từng công việc như thế nào,...</li> <li style="padding-bottom:6px">Các chất bệnh nhân từng tiếp xúc tại nơi làm việc. Khi đó có sử dụng đồ bảo hộ lao động hay không</li> <li style="padding-bottom:6px">Người bệnh có hút thuốc lá lâu năm hay không</li> <li style="padding-bottom:6px">Cung cấp các hồ sơ bệnh án trước đây, gồm phim chụp X-quang phổi, phim chụp CT để phát hiện tổn thương ở phổi từ trước.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Phim X-quang phổi giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210604/20210604_hinh-anh-chup-xquang-bui-phoi-sillic.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phim X-quang phổi giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">Trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân, nếu nghi ngờ bệnh nhân có thể đã mắc bệnh bụi phổi silic, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để khẳng định xem trong phổi bệnh nhân có tồn tại hạt bụi silic hay không, bao gồm:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Chụp X-quang hoặc chụp CT phổi để bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng, mức độ tổn thương của phổi để xem bệnh nhân có bị bệnh hay không</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Kiểm tra chức năng phổi để đánh giá khả năng hô hấp của phổi. Phép đo này được thực hiện bằng 2 phép thử riêng biệt đó là: phép đo khí dung - khả năng khuếch tán. Kết quả sẽ được dùng để đo độ tổn thương của phổi bệnh nhân</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Phương pháp nội soi phế quản: Ống nội soi phế quản là loại ống nhỏ, mềm gắn máy quay phim ở đầu sẽ được đưa qua miệng hoặc mũi thông đến khí quản và phổi. Biện pháp nội soi sẽ giúp thu được hình ảnh của phổi rõ nét nhất. Ngoài ra trong quá trình nội soi phế quản bác sĩ cũng có thể lấy thêm các mẫu mô và chất lỏng.</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Xét nghiệm dịch đờm: Chất nhầy sẽ được lấy ra từ cổ họng bệnh nhân để làm xét nghiệm, phân tích</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Phẫu thuật sinh thiết phổi: Bác sĩ gây mê toàn thân để phẫu thuật lồng ngực, lấy mẫu mô phổi bệnh nhân để xét nghiệm</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi silic thông qua việc khám lâm sàng, chụp Xquang tim phổi hay chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, đo chức năng hô hấp, cùng các xét nghiệm đờm hoặc xét nghiệm máu&nbsp; chuyên sâu khác.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bụi phổi silic</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như ở trên đã đề cập, <strong>bệnh bụi phổi silic</strong> không có khả năng được chữa khỏi hoàn toàn vì bệnh này tiến triển âm thầm ở trong thời gian khá dài nên phổi không thể phục hồi. Mọi phương pháp điều trị được áp dụng là nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định để thực hiện các phương pháp điều trị như sau:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Dùng thuốc giãn phế quản để giảm viêm, tăng khẩu kính đường thở</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đeo mặt nạ oxy để tăng lượng oxy trong máu cũng như bơm thêm không khí vào phổi</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Sớm bỏ thuốc lá nếu bạn đã duy trì thói quen này qua nhiều năm. Hút thuốc lá có khả năng gây ung thư phổi và nếu bệnh nhân đã bị bệnh bụi phổi silic thì sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng hiện tại</li> <li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Nếu bệnh ngày càng nặng và nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật ghép phổi</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trường hợp những bệnh nhân bị bụi phổi silic sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh lao cao hơn. Do đó người bệnh nếu bị <strong>bụi phổi silic</strong> nên xét nghiệm lao thường xuyên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Để điều trị bệnh bụi phổi silic</strong>, các bác sĩ của <b>Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC</b>&nbsp;thường điều trị nội trú từng đợt với các thuốc chống viêm, giãn phế quản, hỗ trợ Oxy nếu nồng độ Oxy trong máu giảm thấp, điều trị kháng sinh trong các đợt bội nhiễm. Đồng thời sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập phục hồi chức năng phổi, hỗ trợ bệnh nhân cai thuốc lá nếu có thói quen hút thuốc lá hàng ngày. Đồng thời bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ tầm soát các bệnh phổi khác như lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi,... và các bệnh toàn thân khác để điều trị cho bệnh nhân một cách toàn diện nhất.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Danh sách các triệu chứng:</strong></h2> <ul> <li style="text-align: justify;">Cảm giác khó thở</li> <li style="text-align: justify;">Bị hụt hơi</li> <li style="text-align: justify;">Ho dai dẳng, có khi ho kèm theo đờm</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Lâu dần khi bệnh nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biểu hiện sốt</li> <li style="text-align: justify;">Ho khạc, đờm có màu đen (đặc biệt hay gặp ở công nhân ngành than)</li> <li style="text-align: justify;">Cơ thể mệt mỏi</li> <li style="text-align: justify;">Sụt cân bất thường</li> <li style="text-align: justify;">Ngực cảm thấy đau, khó chịu, tức ngực</li> <li style="text-align: justify;">Đổ mồ hôi về đêm</li> <li style="text-align: justify;">Môi chuyển màu xanh xao</li> <li style="text-align: justify;">Chân sưng phù</li> <li style="text-align: justify;">Suy hô hấp</li> <li style="text-align: justify;">Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính: bệnh nhân bị khó thở đột ngột, tiến triển nhanh kèm theo sốt, có thể bị tử vong nhanh chỉ trong vòng vài tháng.</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-bui-phoi-silic-sqxiy
Bệnh Basedown
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh Basedown</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Basedow là một bệnh cường giáp</strong> do tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến sản xuất hormon tuyến giáp nhiều hơn bình thường, gia tăng nồng độ hormon trong máu, gây nên các tổn hại về mô và chuyển hóa.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh được Caleb Parry mô tả lần đầu vào năm 1786, sau đó được bác sĩ Ailen Robert Graves và bác sĩ người Đức Karl Adolph von Basedow mô tả năm 1835 và 1840. Do đó ngoài tên Basedow thì bệnh còn được gọi là bệnh Graves hay bệnh Parry.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng hay gặp nhất ở độ tuổi 21-40, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Tùy theo từng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ gấp 5-9 lần nam. Trong những năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân cũng như cơ chế bệnh sinh của basedow. Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cơ chế bệnh sinh của bệnh có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_benh-basedow.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Basedow</em></p> <p><strong>Sinh lý tiết hormon tuyến giáp</strong></p> <p>Vùng dưới đồi tiết ra một hormon tripeptid là TRH (thyrotropin-releasing hormon). TRH kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và tiết TSH (thyroid stimulating hormon). TSH là một glycoprotein có tác dụng kích thích tuyến giáp tăng sinh và giải phóng thyroxin (T4) và triiodthyronin (T3). T3 và T4 là hai hormon chính của tuyến giáp tham gia vào điều hòa hoạt động của cơ thể. Hai hormon khi lưu hành trong máu tồn tai dưới hai dạng: dạng tự do (FT3 và FT4) và dạng liên kết với protein máu BG (thyroxine-binding globuline) và bị bất hoạt. Chỉ có T3 và T4 tự do là dạng hoạt động, chúng gắn vào receptor ở nhân tế bào làm tăng chuyển hóa tế bào và làm tăng tiết catecholamin. Hoạt tính của T3 mạnh hơn T4 khoảng 5 lần, tuy nhiên tuyến giáp tiết chủ yếu là T4. 85% lượng T3 ở ngoại vi là do T4 chuyển thành.</p> <p>Ngoài ảnh hưởng lên chuyển hóa tế bào, T3 và T4 còn có tác dụng feedback ngược lên tuyến yên để điều hòa tiết TSH.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh Basedown</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo cơ chế bình thường, TSH sau khi được tiết ra sẽ đến tuyến giáp gắn vào Receptor của nó trên màng tế bào, kích thích tế bào tuyến giáp tăng sinh và sản xuất hormon.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh Basedow người ta tìm thấy tự kháng thể IgG lưu hành trong tuần hoàn và đến gắn với Receptor của TSH tại tuyến giáp, hoạt hóa các receptor này gây ra kích thích tăng trưởng tuyến giáp và tăng sản sinh hormon tuyến giáp. Ngoài ra kháng thể này sau khi kết hợp với Thyroglobulin tạo thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể sẽ di chuyến đến hốc mắt, chúng kết hợp với cơ hốc mắt gây viêm cơ. Kèm theo tình trạng phù nề, tăng sinh tổ chức liên kết, thâm nhiễm lympho B và tương bào, ứ đọng mucopolysarcarid và một số acid có tính hút nước, hậu quả là gây lồi mắt. Quá trình này được kích hoạt bởi stress, nhiễm khuẩn, chửa đẻ, và thường kết hợp với các bệnh tự miễn khác. Các yếu tố này tác động lên cơ địa có liên quan HLA-B8, kích hoạt quá trình rối loạn miễn dịch bao gồm giảm số lượng và hoạt động tế bào lympho T ức chế, tăng tế bào T hỗ trợ. Các tế bào lympho T hỗ trợ một mặt sản xuất ra interferon γ (IFNγ), mặt khác kích thích tế bào lympho B đặc hiệu sản xuất ra các tự kháng thể kích thích tuyến giáp mà quan trọng nhất là kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb). Đây là kháng thể kích thích tế bào tuyến giáp tăng tổng hợp và giải phóng hormon vào máu gây cường chức năng ở người bệnh Basedow</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh Basedown</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Basedow gây ảnh hưởng lên hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó một số cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất gồm hệ thần kinh, tim mạch, tuyến giáp, mắt, da và cơ, một số tuyến nội tiết và rối loạn chuyển hóa, điều hòa thân nhiệt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Rối loạn điều hòa thân nhiệt và chuyển hóa</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh mau đói, ăn nhiều nhưng vẫn gày sút cân nhanh</p> <p style="text-align: justify;">- Da nóng, sợ lạnh, nhiều mồ hôi, da luôn ấm và ẩm</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng 50% số trường hợp có tiêu chảy không kèm đau bụng. Triệu chứng này là do tăng nhu động ruột và giảm tiết dịch đường tiêu hóa</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh còn gây rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, protid và lipid biểu hiện bằng tăng đường máu, giảm mỡ máu mà chủ yếu là cholesterol</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tim mạch</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện tại tim mạch là kết quả của 3 tác động: tác đông trực tiếp của hormon tuyến giáp lên tế bào cơ tim gây tăng hoạt động của tế bào, tác động gián tiếp thông qua tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và tác động ở ngoại biên làm tăng tiêu thụ oxy và giãn mạch.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biểu hiện của tim tăng động</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20190330_093406_043278_hoi-hop-danh-trong-.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện của tim tăng động</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thấy hồi hộp trống ngực. Tim đập nhanh, mạnh, nhịp tim đa số &gt;100 chu kì/ phút, thậm chí có thể có cơn nhịp nhanh trên thất. Một số trường hợp nhiễm độc giáp nặng, đặc biệt ở người già có thể&nbsp; gặp triệu chứng rung nhĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Mạch quay căng, nảy mạnh. Huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương bình thường hoặc giảm</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Suy tim: tim đập nhanh và kéo dài lâu dần sẽ dẫn đến suy tim. Tình trạng này thường xuất hiện ở người cao tuổi và những người có bệnh tim mạch từ trước.</li> <li style="text-align: justify;">Hội chứng suy vành: tim tăng hoạt động do đó nhu cầu oxy của cơ tim tăng theo. Khi cơ thể không thể đáp ứng sẽ gây ra cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể xuất hiện cả khi gắng sức và khi&nbsp; nghỉ ngơi. Triệu chứng này sẽ hết khi trở về bình giáp.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng thần kinh cơ</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có run tay biên độ thấp, tần số run cao, run chủ yếu ở đầu ngón tay, ngoài ra có thể run cả môi, lưỡi, ngón chân.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thấy mệt mỏi, yếu có. Một số trường hợp có thể liêt chu kì, hay xảy ra với nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">- Da lúc đỏ lúc tái do giãn mạch từng lúc, vã mồ hôi nhiều.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tâm thần kinh</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi, dễ xúc động, dễ cáu gắt, hay lo lắng</p> <p style="text-align: justify;">- Mất ngủ, có thể gặp chóng mặt, sợ ánh sáng</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tâm thần rất hiếm gặp, có thể biểu hiện lú lẫn, hoang tưởng.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Bướu tuyến giáp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bướu to lan tòa cả hai thùy tỳ từng mức độ, mật độ mềm, ranh giới rõ, không có biểu hiện viêm tuyến giáp.</p> <p style="text-align: justify;">- Bướu giáp trong Basedow là bướu mạch, có thể sờ thấy rung miu, nghe thấy thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục, chủ yếu ở cực trên của tuyến giáp.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Biểu hiện bệnh mắt Basedow</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Khoảng 50% bệnh nhân Basedow có biểu hiện mắt trên lâm sàng. Các triệu chứng tai mắt có thể xuất hiện độc lập, không biểu hiện cùng triệu chứng các cơ quan khác. Đa số các trường hợp biểu hiện cả hai bên mắt, khoảng 10-20% trường hợp chỉ xuất hiện một bên&nbsp; mắt. Các biểu hiện tại mắt có thể thuyên giảm hoặc hết khi bệnh ổn đinh, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ các triệu chứng tồn tại kéo dài. Các triệu chứng gồm:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_benh-basedow.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lồi mắt ở bệnh nhân basedow</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lồi mắt, hở khe mi, mất phối hợp động tác giữa nhãn cầu và các cơ vận nhãn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhức mắt, cộm mắt như có bụi, chảy nước mắt, hoặc đau nhức hốc mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số ít có thể có nhìn đôi</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Rối loạn chức năng một số tuyến nội tiết</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tuyến sinh duc</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ở nữ có thể gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít. Trường hợp nặng có thể gây teo tử cung, teo buồng trứng và teo tuyến sữa</li> <li style="text-align: justify;">Ở nam gây giảm ham muốn tình dục, vú to hoặc chảy sữa.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Tuyến thượng thận: tình trạng cường giá kéo dài có thể ức chế tuyến thượng thận gây suy giảm hoạt động của tuyến với biểu hiện mệt mỏi, vô lực, xạm da...</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Một số biểu hiện ít gặp:</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phù niêm trước xương chày: mảng sần cứng, màu cam, xuất hiện ở mặt trước xương chày.</p> <p style="text-align: justify;">- To đầu chi do tuyến giáp: biểu hiện đầu ngón tay ngón chân to, đôi khi có ngón tay dùi trống</p> <p style="text-align: justify;">- Vết bạch biến ở da</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm quanh khớp vai do Basedow</p> <ul> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh Basedown</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh không tự khỏi mà bắt buộc phải điều trị. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gặp các biến chứng:</p> <p style="text-align: justify;">- Suy tim</p> <p style="text-align: justify;">- Rung nhĩ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn bão giáp.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm gan, sau đó có thể xơ gan.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Song thị, mất thị lực (mù) do lồi mắt.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_mat-loi-exophthalmos.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Song thị, mất thị lực (mù) do lồi mắt.&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">- Suy giáp hoặc ung thư hóa liên quan đến điều trị.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Basedown</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3><strong>Yếu tố nguy cơ</strong></h3> <p>Bệnh Basedow không có nguyên nhân cụ thể nhưng có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ xuất hiện bệnh như:</p> <p>- Các bệnh tự miễn dịch: đái tháo đường type 1, viêm tuyến giáp Hashimoto,...</p> <p>- Chấn thương tâm lý (các stress kéo dài)</p> <p>- Thay đổi sinh lý, nội tiết: chửa đẻ, dậy thì</p> <p>- Nhiễm phóng xạ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Basedown</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm cận lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Định lượng hormon tuyến giáp</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Xét&nbsp; nghiệm T3, T4, FT3, FT4 đề tăng, TSH giảm, có trường hơp TSH thấp không định lượng được.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Định lượng tự kháng thể</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Tự kháng thể kích thích receptor TSH (TrAb) tăng trong 80-90% các trường hợp. Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh TrAb có 3 thành phần với tác động khác nhau là kích thích (TRSAb - TSH Receptor Stimulating Antibody), ức chế (TRBAb – TSH Receptor Binding Antibody) và trung tính (TRNAb – TSH Receptor Neutral Antibody). Tương ứng cũng có 3 kháng thể là kích thích (TSAb, TSI – Thyroid Stimulating Antibody, Thyroid Stimulating Imunoglobulin), ức chế (TBAb – Thyroid Binding Antibody) và trung tính (TNAb – Thyroid Neutral Antibody), trong đó TNAb không làm ảnh hưởng đến sự rối loạn miễn dịch của tuyến giáp. Do đó định lượng TSI có đô đặc hiệu trong chẩn đoán Basedow cao hơn so với định lượng TrAb.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, trong Basedow một số tự kháng thể khác cũng tăng nhưng với mức độ tăng và độ đặc hiệu thấp hơn như Anti-Tg, anti-TPO.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Đo độ tập trung Iod</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ số hấp thu Iod tăng ở các thời điểm so với người bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Độ hấp thu Iod tăng nhanh, tăng sớm ở các giờ đầu, tăng cao nhất ở thời điểm 6-8 giờ sau đó giảm nhanh tao thành góc thoát trên đồ thị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Một số xét nghiệm khác</em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đo chuyển hóa cơ bản thấy chuyển hóa cơ bản tăng</li> <li style="text-align: justify;">Nồng độ glucose máu tăng, cholesterol giảm.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Siêu âm tuyến giáp</em></strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_sieu-am-tuyen-giap-trong-kham-va-dieu-tri-benh-05.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Siêu âm tuyến giáp tại BVĐK MEDLATEC</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hình ảnh siêu âm tuyến giáp của bệnh Basedow thường là tuyến giáp to lan toả cả hai thùy kèm theo tăng sinh mạch</li> <li style="text-align: justify;">Ngoài ra siêu âm tuyến giáp còn cho biết những tổn thương khác của tuyến giáp như nhân, nang tuyến giáp.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Basedown</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thuốc&nbsp;ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại: gồm 2 nhóm</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nhóm Thiouracil: thường dùng nhất là P.T.U 50mg</li> <li style="text-align: justify;">Nhóm Imidazol: thường dùng là Methimazzol và Carbimazol</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nhóm imidazol tác dụng mạnh hơn nhóm thiouracil 7 lần và tác dụng kéo dài hơn 4 lần. Do đó nhóm imidazol có thể dùng 1 lần/ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế tác dụng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tại tuyến giáp:&nbsp;(1) Ngăn cản sự hữu cơ hóa iod bằng cách ức chế gắn iod với thyroglobulin; (2) Ngăn cản sự hình thành và kết hợp của monoiodotyrosin và diiodotyrosin để tạo ra (T3, T4); (3) Biến đổi cấu trúc và kìm hãm tổng hợp thyroglobulin.</li> <li style="text-align: justify;">Ngoài tuyến giáp: (1) ức chế miễn dịch thể hiện bằng giảm trình diện kháng nguyên, giảm prostaglandin và cytokin được tế bào tuyến giáp giải phóng ra, ức chế hình thành gốc tự do trong tế bào lympho T và B; (2) ngăn cản sự chuyển từ T4 thành T3 ở ngoại vi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Liều lượng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn tấn công: kéo dài 6-8 tuần.</li> </ul> <p>Methimazol: 20-30mg/ngày chia 2 lần</p> <p>P.T.U 200-300mg/ngày chia làm 3 lần</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn duy trì: kéo dài 18-24 tháng. Giảm liều 1-2 tháng/ lần. Methmazol giảm mỗi lần 5-10mg, liều duy trì 5-10mg. P.T.U giảm mỗi lần 50-100mg, liều duy trì 50-100mg.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn ngừng thuốc: đạt bình giáp kéo dài nhiều tháng, liều thuốc duy trì nhò và hoăc TrAb về bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng tổng hợp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Dị ứng</li> <li style="text-align: justify;">Giảm bạch cầu. Nếu BC &lt;4 G/L/ hoặc BC TT&lt;45% cần ngừng thuốc</li> <li style="text-align: justify;">Rối loạn tiêu hóa: ít gặp</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Bướu tuyến giáp lạc chỗ, đặc biệt với bướu sau lồng ngực.</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm độc ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú.</li> <li style="text-align: justify;">Suy gan, suy thận nặng.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý dạ dày - tá tràng.</li> <li style="text-align: justify;">Di ứng thuốc</li> <li style="text-align: justify;">Giảm bạch cầu máu</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Iod vô cơ</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế tác dụng:&nbsp;</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ức chế gắn iod với thyroglobulin dẫn đến giảm sự kết hợp monoiodotyrosin và diiodotyrosin và hậu quả là giảm tổng hợp T3, T4.</li> <li style="text-align: justify;">Giảm sự phóng thích hormon tuyến giáp vào máu.</li> <li style="text-align: justify;">Làm giảm sự tưới máu ở tuyến giáp đưa mô giáp về trạng thái nghỉ ngơi.</li> <li style="text-align: justify;">Ức chế chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Liều dùng: Dung dịch iod 1%&nbsp; 20 - 60 giọt (25 - 75,9mg), (1ml dung dịch lugol 1% tương ứng 20 giọt có chứa 25,3 mg iod). Uống với sữa, nước, 2-3 lần/ngày vào bữa ăn chính.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Basedow mức độ nhẹ.</li> <li style="text-align: justify;">Phối hợp để điều trị cơn cường giáp cấp: chống lại sự phóng thích hormon giáp vào máu.</li> <li style="text-align: justify;">Chuẩn bị cho phẫu thuật tuyến giáp: 2 tuần trước và 1 tuần sau phẫu thuật, tác dụng giảm tưới máu và bớt chảy máu lúc mổ, làm mô giáp chắc lại.</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh có bệnh lý ở gan, tăng men gan.</li> <li style="text-align: justify;">Có bệnh tim kèm theo, cần hạ nhanh nồng độ hormon giáp.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Thuốc chẹn beta giao cảm</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Dùng phối hợp với thuốc KGTTH trong giai đoạn tấn công</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng: ức chế hệ TK giao cảm nên làm giảm nhanh một số triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp...Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ức chế chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">- Chống chỉ định: hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Liều lượng: Propranolol: 20-80mg mỗi 6-8h, bisoprolol 2.5-5mg mỗi 24h, metoprolol 25-50mg mỗi 24h.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Phối hợp thuốc KGTTH với Thyroxin</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Duy trì TSH ở mức thấp</li> <li style="text-align: justify;">Giảm nguy cơ suy giáp do thuốc KGTTH</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Liều dùng: 1.8mcg/kg, điều chỉnh liều theo xét nghiệm hormon.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Corticoid</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Chỉ định dùng khi:</p> <p style="text-align: justify;">- Có chỉ định áp dụng bổ sung các biện pháp điều trị lồi mắt, khi đó dùng liều cao đường uống hoặc tiêm truyền, thậm chí dùng liều xung.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng phối hợp khi xuất hiện cơn bão giáp.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Khi người bệnh có dị ứng với thuốc kháng giáp tổng hợp.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị phù niêm trước xương chày.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị lồi mắt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định:</p> <p style="text-align: justify;">+ Độ lồi mắt trên 21 mm.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Lồi mắt không thuyên giảm mà tiếp tục tiến triển khi đã bình giáp.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Viêm mức độ nặng hoặc loét giác mạc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh nhìn đôi hoặc giảm thị lực &lt; 8/10.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">+ Lý do thẩm mỹ (không phải chỉ đinh tuyệt đối).</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều trị tại chỗ: băng mắt nếu cần thiết, dùng các dung dịch chống khô mắt. Nằm đầu cao</p> <p style="text-align: justify;">+ Ức chế miễn dich bằng corticoid liều cao. Có thể phối hợp với Cyclophosphamid, Cyclosporin A…</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc lợi tiểu</p> <p style="text-align: justify;">+ Phối hopwk KGTTH với thyroxin</p> <p style="text-align: justify;">+ Chiếu xạ hốc mắt</p> <p style="text-align: justify;">+ Phẫu thuật</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Một số thuốc khác</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Thuốc an thần</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc bảo vệ tế bào gan</p> <p style="text-align: justify;">- Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Kali.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị phẫu thuật</strong></h3> <p style="text-align: center;"><img alt="Phẫu thuật bệnh nhân Basedow" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_benh-basedow-19.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật bệnh nhân Basedow</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Chỉ định</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa kết quả hạn chế, hay tái phát.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Bướu giáp quá to.</p> <p style="text-align: justify;">- Basedow ở trẻ em điều trị bằng nội khoa không có kết quả.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai (tháng thứ 3 - 4) và trong thời gian cho con bú.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Không có điều kiện điều trị nội khoa.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Chuẩn bị bệnh nhân</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp sau 2 - 3 tháng để đưa người bệnh về trạng thái bình giáp, hoặc dùng carbimazol liều cao 50 - 60mg/ngày trong một tháng trước mổ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Iod: dung dịch lugol 1% liều lượng 30 – 60 giọt/ ngày, cho 2 - 3 tuần trước khi mổ, corticoid 20 - 30mg/ngày trước phẫu thuật 1 - 2 tuần.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu sử dụng chẹn beta giao cảm thì phải ngừng thuốc trước phẫu thuật 7 - 10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Phương pháp mổ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cắt gần toàn bộ tuyến giáp</p> <p style="text-align: justify;">- Chú ý tránh cắt vào tuyến cận giáp</p> <p style="text-align: justify;"><em>Biến chứng trong và sau mổ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cơn cường giáp cấp trong mổ</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu tuyến giáp sau mổ</p> <p style="text-align: justify;">- Khàn tiếng do tổn thương dây thần kinh quặt ngược</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ calci do cắt tuyến cận giáp</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giáp sau mổ</p> <p style="text-align: justify;">- Tái phát sau mổ</p> <p style="text-align: justify;">- Tử vong (rất ít gặp)</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị Iod phóng xạ (I 131)</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><em>Chỉ định</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa thời gian dài không có kết quả.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Người bệnh &gt; 40 tuổi có bướu không lớn lắm.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Tái phát sau phẫu thuật.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh Basedow có suy tim nặng không dùng được kháng giáp tổng hợp dài ngày hoặc không phẫu thuật được.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có thể điều trị bằng iốt phóng xạ khi mắc basedow" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_iod-phong-xa.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có thể điều trị bằng iốt phóng xạ khi mắc basedow</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Chống chỉ định</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai, đang cho con bú.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Bướu nhân, bướu sau lồng ngực.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ bạch cầu thường xuyên</p> <p style="text-align: justify;"><em>Chuẩn bị bệnh nhân</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân được dùng thuốc KGTTH để đạt bình giáp hoặc thuyên giảm tình trạng bệnh</p> <p style="text-align: justify;">- Ngừng thuốc KGTTH trước khi xạ 5-7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Đo độ tập trung IOd để xác định liều xạ</p> <p style="text-align: justify;">- Ngừng thuốc hoặc chế phẩm chứa iod trước khi xạ 2-3 tuần</p> <p style="text-align: justify;"><em>Biến chứng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cơn bão giáp trong khi xạ</p> <p style="text-align: justify;">- Suy giáp tạm thời hoặc vĩnh viễn</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm bạch cầu máu.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-basedown-sendz
Bệnh hoại tử vô mạch
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh hoại tử vô mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Hoại tử vô mạch (Osteonecrosis) là một tình trạng thoái hóa xương đặc trưng bởi hoại tử các thành phần tế bào của xương diễn ra thứ phát do việc cung cấp máu dưới sụn bị gián đoạn. Bệnh còn được gọi với các tên: hoại tử vô khuẩn, hoại tử xương do thiếu máu cục bộ. Hoại tử vô mạch thường xuất hiện ở các chỏm xương tại các khớp chịu trọng lượng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến sự phá hủy xương dưới sụn gây xep chỏm, phá hủy toàn bộ khớp.</p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_20191118_111814_483193_20190529_090726_131.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Hoại tử vô mạch (Osteonecrosis) là một tình trạng thoái hóa xương đặc trưng bởi hoại tử các thành phần tế bào của xương diễn ra thứ phát do việc cung cấp máu dưới sụn bị gián đoạn</em></p> <p style="text-align: justify;">Hoại tử vô mạch thường gặp nhất ở chỏm xương đùi, song cũng được tìm thấy ở chỏm xương cánh tay, khớp gối,… ít thấy ở các xương nhỏ, xương dẹt. Hoại tử vô mạch tương đối phổ biến. 10% tổn thương khớp háng ở Mỹ là do hoại tử vô mạch chỏm xương đùi gây ra. Nam giới có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hoại tử vô mạch</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh hoại tử vô mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Sinh lý bệnh đặc trưng trong hoại tử vô mạch là thiếu máu cục bộ dẫn đến tổn thương xương. Các yếu tố gây tình trạng thiếu máu cục bộ trong hoại tử vô mạch đã được nghiên cứu bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Gián đoạn mạch máu</em></strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Xương, đặc biệt là chỏm xương được cung cấp dinh dưỡng bởi các mạch máu. Khi có yếu tố tác động như gãy xương, trật khớp, chấn thương mạch máu sau phẫu thuật sẽ gây đứt gãy tổn thương các mạch máu tương ứng. Ví dụ gãy trong cổ xương đùi có thể gây chấn thương trực tiếp cho các mạch cung cấp máu cho xương dưới sụn, hậu quả có khoảng 10-25% người bị hoại tử vô mạch sau gãy cổ xương đùi. Trật khớp háng cũng có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp mạch máu cho chỏm xương đùi. Động mạch mũ đùi sâu có thể bị chấn thương trong quá trình trật khớp (đặc biệt là trật khớp háng sau).</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Tắc nội mạch</em></strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Sự gián đoạn dòng chảy của mạch máu đến chỏm xương đùi có thể xảy ra do tắc nghẽn nội mạch. Nhiều căn nguyên có thể gây ra tắc nghẽn này, cụ thể là tắc mạch do cục máu đông, tắc mạch do mỡ, tắc mạch khí.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh hồng cầu hình liềm gây ra bởi một đột biến di truyền trong chuỗi beta của hemoglobin, tạo ra một hemoglobin bất thường. Các tế bào hình liềm dễ dính vào nhau hơn và gây tắc nghẽn dòng máu, đặc biệt là ở những vùng dòng chảy thấp của mạch máu như động mạch mũ của chỏm xương đùi. Tỷ lệ hoại tử vô mạch ở bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm dao động từ 11-37%. Bất thường về yếu tố đông máu cũng liên quan đến hoại tử vô mạch của chỏm xương đùi. Các khiếm khuyết di truyền dẫn đến giảm tiêu sợi huyết hoặc tăng đông máu có thể dẫn đến tăng hình thành huyết khối và làm suy giảm lưu lượng máu trong hệ tuần hoàn. Ngoài cục máu đông, các cục mỡ hoặc khí cũng có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Tắc mạch khí thường gặp ở những thợ lặn hoặc công nhân làm ở hầm mỏ, khiến những đối tượng này có tỷ lệ mắc hoại tử vô mạch cao hơn.</p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hoai-tu-vo-mach-chom-xuong-dui-1.jpeg"></p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: center;"><em>Gãy trong cổ xương đùi có thể gây chấn thương trực tiếp cho các mạch cung cấp máu cho xương dưới sụn, hậu quả có khoảng 10-25% người bị hoại tử vô mạch sau gãy cổ xương đùi</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Nén nội mạch ngoại vi (nén mạch máu do áp lực từ bên ngoài mạch)</em></strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Khi có áp lực từ bên ngoài mạch máu tác động vào, dòng máu đi trong mạch có thể giảm dần, gây thiếu máu cục bộ. Đây là cơ chế thường gặp gây hoại tử vô mạch ở người sử dụng rượu và corticosteroid. Việc sử dụng rượu và corticoid đã được chứng minh làm tăng kích thước tế bào mỡ, các nguyên bào xương chứa nhiều mỡ cũng tăng kích thước làm tăng thể tích và áp lực khoang ngoài mạch máu.</p> <p style="text-align: justify;">Những người sử dụng corticoid với liều từ 10mg/ngày (đường uống) có nguy có tiến triển thành hoại tử vô mạch gấp 4,6 lần. 10-40% người nghiện rượu mắc hoại tử vô mạch chỏm xương đùi. Ước tính, nguy cơ hoại tử vô mạch ở người uống rượu 400ml/tuần là 9,8 lần, nguy cơ này tăng lên 17,9 ở người uống 1000ml/tuần.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương tế bào trực tiếp </em></strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Những người bệnh điều trị hóa trị, xạ trị, chấn thương nhiệt, dùng corticoid hoặc hút thuốc sẽ có nguy cơ tổn thương xương và mạch máu gây tình trạng hoại tử vô mạch.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Các nguyên nhân khác</em></strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tăng lipid máu, tăng acid uric máu, viêm tụy, bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch đều được coi là nguyên nhân tiềm ẩn gây hoại tử vô mạch chỏm xương đùi.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Cơ chế bệnh sinh</em></strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Hoại tử vô mạch được đặc trưng bởi mô hình chết tế bào, tiêu hủy xương và tái tạo xương mới phức tapj. Trong giai đoạn đầu, biểu hiện thường gặp là hoại tử các tế bào xương, thoái hóa mỡ, phù tủy do tình trạng thiếu máu cục bộ. Hoại tử tế bào xương xảy ra sau khoảng 2-3 giờ thiếu oxy và có biểu hiện trên mô học sau 24-72 giờ. Để phản ứng lại quá trình này, các mạch máu xung quanh giãn ra, tăng tuần hoàn mao mạch (ở&nbsp; các mạch máu không bị tổn thương), các tế bào đến và thực hiện quá trình sửa chữa (bao gồm tiêu các tế bào xương chết và thay thế nó bằng các tế bào mới). Xương sống mới hình thành phủ một lớp lên xương chết. Tại các bè xương dưới sụn, quá trình tiêu xương diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình tạo xương, dẫn đến xương bị loại bỏ nhiều hơn, mất tính toàn vẹn cấu trúc bè xương, làm gãy xương dưới sụn. Quá trình sửa chữa gây ra tình trạng biến dạng xương, mất tính toàn vẹn cấu trúc và gãy xương dưới sụn, dẫn đến xẹp chỏm xương</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh hoại tử vô mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ol> <li style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></li> </ol> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Hoại tử vô mạch được chia thành hai nhóm chính, nhóm liên quan chấn thương và nhóm không liên quan chấn thương.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Đau</em></strong></li> </ul> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Đau là nguyên nhân thường gặp nhất khiến người bệnh đi khám. Tuy nhiên, quá trình hoại tử vô mạch đã diễn ra từ lâu trước đó. Trong giai đoạn đầu người bệnh thường không có biểu hiện bất thường, hoặc có thể đau nhẹ thoáng qua và tự khôi phục. Đến giai đoạn sau, người bệnh bắt đầu xuất hiện đau rõ ràng. Tính chất đau khác biệt ở các bệnh nhân khác nhau. Ơ người hoại tử vô mạch không do chấn thương thường đau kiểu cơ học, đau tăng khi đi lại vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể đau tăng về đêm.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Thay đổi dáng đi, hạn chế vận động</em></strong></li> </ul> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Với tổn thương chỏm xương đùi và đầu dưới xương đùi, người bệnh có thể thấy dáng đi khập khiễng, các vận động của khớp liên quan giảm.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng toàn thân</em></strong></li> </ul> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Trong hoại tử vô mạch triệu chứng toàn thân hầu như không thay đổi do tình trạng hoại tử chỏm. Tình trạng toàn thân thay đổi chủ yếu do các bệnh lý đi kèm như: lạm dụng rượu, lạm dụng corticoid, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh ác tính, …</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Khám </em></strong></li> </ul> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Khám lâm sàng có thể không có bất thường tại hệ cơ xương khớp trong giai đoạn đầu. Sau đó, bác sĩ có thể thấy tình trạng hạn chế vận động thụ động các khớp, cứng khớp, đau khi vận động của bệnh nhân.</p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Khi thăm khám lâm sàng bác sĩ cần chú ý đến các tiền sử của người bệnh như: chấn thương, sử dụng rượu, các bệnh lý kèm theo…</p> <ol> <li style="text-align: justify;" value="2"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></li> </ol> <ol style="list-style-type:lower-alpha;"> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm</em></strong></li> </ol> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Xét nghiệm không có giá trị chẩn đoán xác định bệnh song có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt, lựa chọn thuốc cho người bệnh.</p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Các xét nghiệm cần làm ở người bệnh theo dõi hoại tử vô mạch là: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, chỉ số viêm, calci, vitamin D, phosphor, phosphatase kiềm, men gan, chức năng thận. Ngoài ra, tùy các bệnh lý cần chẩn đoán phân biệt có thể làm thêm acid uric, chỉ số thấp khớp RF, anti CCP…</p> <ol style="list-style-type:lower-alpha;"> <li style="text-align: justify;" value="2"><strong><em>Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></li> </ol> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Xquang</em></strong></li> </ul> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Xquang là chỉ định ban đầu, thường quy để đánh giá tình trạng xương cho những người bệnh chẩn đoán hoại tử vô mạch.</p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Xquang thường được chụp với hai tư thế thẳng và nghiêng, có thể chụp chếch. Với các vị trí tổn thương khác nhau, Xquang được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Ở giai đoạn đầu, hình ảnh Xquang có thể hoàn toàn bình thường do các tổn thương chưa đủ lớn. Sau đó, có thể thấy hình ảnh tiêu xương dưới sụn (dấu hiệu lưỡi liềm), xẹp chỏm xương, hẹp khe khớp.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Cộng hưởng từ</em></strong></li> </ul> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Cộng hưởng từ là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hoại tử vô mạch. Ngoài chẩn đoán, cộng hưởng từ còn hỗ trợ chẩn đoán phân biệt, cũng như phân loại giai đoạn hoại tử, định hướng cho điều trị lâm sàng. Trong giai đoạn sớm, cộng hưởng từ phát hiện tổn thương mạch máu. Sau đó là tình trạng nhồi máu xương, tiêu xương, xẹp bề mặt sụn, hẹp khe khớp.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Cắt lớp vi tính</em></strong></li> </ul> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Cắt lớp vi tính không phát hiện được tổn thương mạch máu và phần mềm trong hoại tử vô mạch, song có thể phát hiện được tổn thương xương sớm (thưa xương). Tuy nhiên, phương pháp này độ nhạy và độ đặc hiệu kém hơn cộng hưởng từ nên ít được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị hoại tử vô mạch.</p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;"><img height="251" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_0964EDE0-775B-480E-B153-1A49A1CF069A.0\msohtmlclip1\01\clip_image002.png" width="592"></p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;"><em>Hình ảnh trăng khuyết (tổn thương tiêu xương dưới sụn) trên chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, Xquang thường quy</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh hoại tử vô mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tránh rượu, thuốc lá</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế sử dụng thuốc có chứa corticoid</p> <p style="text-align: justify;">- Hạn chế chấn thương</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì cân nặng ổn định.</p> <p style="text-align: justify;">-<img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Quy-dinh-cua-phap-luat-ve-boi-thuong-thiet-hai-do-su-dung-chat-kich-thich.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hạn chế rượu bia là một trong những biện pháp ngừa bệnh hiệu quả</em></p> <p style="text-align: center;">&nbsp;</p> <p><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="margin-left:9.0pt;">Tiên lượng cho bệnh hoại tử vô mạch thường kém bất kể chiến lược xử trí ban đầu là gì. Tiến triển của bệnh bao gồm đau dai dẳng, suy nhược và phá hủy khớp không thể sửa chữa. Đặc biệt, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi tiên lượng nặng hơn, với 81% bệnh nhân thất bại với điều trị bảo tồn, cần phải phẫu thuật tạo hình khớp. Một khi bệnh nhân phải đối mặt với sự khởi phát của hoại tử vô mạch, có khả năng cao là bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và gây biến chứng.</p> <p style="margin-left:9.0pt;">Giải nén lõi và ghép xương có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hoại tử vô mạch ở chỏm xương đùi. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh tiến triển nặng hoặc thất bại của các liệu pháp bảo tồn khớp, cần phải phẫu thuật tạo hình khớp háng toàn phần nhưng phẫu thuật này cũng có những nguy cơ biến chứng nhất định. Các biến chứng sau phẫu thuật thường gặp đối với bệnh hoại tử vô mạch bao gồm: nhiễm trùng vết mổ, tổn thương mạch máu thần kinh, cứng khớp.</p> <p style="margin-left:9.0pt;">Các bệnh đi kèm của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng sau mổ. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm được thay toàn bộ khớp do hoại tử vô mạch có thời gian nằm viện kéo dài hơn, tăng khả năng bị suy thận cấp, thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong nói chung cao hơn.</p> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"><strong>Tài liệu tham khảo</strong></div> <ol> <li>Lespasio MJ, Sodhi N, Mont MA. Osteonecrosis of the Hip: A Primer. Perm J. 2019;23</li> <li>Brown TD, Baker KJ, Brand RA. Structural consequences of subchondral bone involvement in segmental osteonecrosis of the femoral head. J Orthop Res. 1992;10(1):79–87. doi: 10.1002/jor.1100100110.</li> <li>Mücke T, Krestan CR, Mitchell DA, Kirschke JS, Wutzl A. Bisphosphonate and Medication-Related Osteonecrosis of the Jaw: A Review. Semin Musculoskelet Radiol. 2016 Jul;20(3):305-314.</li> <li>Meixel AJ, Hauswald H, Delorme S, Jobke B. From radiation osteitis to osteoradionecrosis: incidence and MR morphology of radiation-induced sacral pathologies following pelvic radiotherapy. Eur Radiol. 2018 Aug;28(8):3550-3559.</li> <li>Cohen-Rosenblum A, Cui Q. Osteonecrosis of the Femoral Head. Orthop Clin North Am. 2019 Apr;50(2):139-149.</li> <li>Chiodo CP, Herbst SA. Osteonecrosis of the talus. Foot Ankle Clin. 2004 Dec;9(4):745-55,&nbsp;</li> </ol> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh hoại tử vô mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán hoại tử vô mạch dựa vào hình ảnh cộng hưởng từ vị trí tổn thương. Các triệu chứng lâm sàng và tiền sử có giá trị gợi ý chẩn đoán.</p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hoai-tu-vo-mach-chom-xuong-dui-3.jpeg"><br> <em>Hình ảnh bệnh hoại tử vô mạch trên phim chụp</em></p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong><br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Hội chứng phù tủy xương (hay còn gọi là chứng loãng xương thoáng qua)<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Bệnh Paget<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Viêm bao hoạt dịch<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Thoái hóa khớp<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Hoại tử xương<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Viêm xương tủy xương<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Loãng xương<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Viêm khớp dạng thấp<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Nhiễm khuẩn khớp<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Chấn thương phần mềm<br> •&nbsp;&nbsp; &nbsp;Gãy xương dưới sụn</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh hoại tử vô mạch</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Không dùng thuốc</em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tránh tì đè tại vùng tổn thương, hạn chế vận động mạnh, dùng nạng hỗ trợ nếu cần thiết</li> <li style="text-align: justify;">Tập phục hồi chức năng.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị bệnh lý nền ổn định, tránh rượu, thuốc lá</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Dùng thuốc</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Chống viêm giảm đau không steroid: Điều trị triệu chứng đau của người bệnh. Thuốc không nên dùng kéo dài, chỉ dùng vừa đủ để người bệnh giảm các triệu chứng lâm sàng.</li> <li style="text-align: justify;">Calci và vitamin D. Nên bổ sung đủ calci và vitamin D cho những người bị hoại tử vô mạch. Đây là nguyên liệu giúp cho quá trình tạo xương. Khi thiếu calci, vitamin D, quá trình tổn thương của hoại tử vô mạch có thể diễn ra nhanh hơn</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc chống hủy xương Biphosphonat. Thuốc có tác dụng giảm hoạt động của hủy cốt bào, giảm tổn thương xương.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Trong hoại tử vô mạch, đặc biệt hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, đa phần bệnh nhân sẽ đến giai đoạn cần can thiệp ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa chủ yếu là chỉnh trục, thay khớp nhân tạo, giải nén khớp. Điều trị ngoại khoa giúp giải quyết triệt để hơn nội khoa. Chỉ định điều trị ngoại khoa phụ thuộc vào giai đoạn tổn thương (chính xác hơn khi đánh giá bằng cộng hưởng từ), biến chứng của bệnh, thể trạng bệnh nhân, điều kiện kinh tế.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-hoai-tu-vo-mach-stbmt
Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Niệu đạo là ống nối giữa bàng quang và lỗ sáo - lỗ đái, niệu đạo giúp nước tiểu đào thải từ bang quang ra ngoài cơ thẻ. Ở nam giới, niệu đạo còn có tác dụng phóng tinh dịch từ túi tinh ra khỏi cơ thể, gọi là hiện tượng xuất tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm các triệu chứng bao gồm hiện tượng chảy dịch, chảy mủ từ trong lỗ niệu đạo của nam giới, tiểu buốt rắt, tiểu khó được gọi là hội chứng tiết dịch niệu đạo. Nguyên nhân tiết dịch thường do viêm nhiễm và nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng như chít hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn hoặc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, vô sinh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu" src="/ImagePath/images/20210907/20210907_chay-mu-nieu-dao.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu</em></p> <p><strong>Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có 62 triệu ca mặc mới lậu cầu, riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á là 29 triệu ca. Theo báo cáo hàng năm, Việt Nam có khoảng hơn 3.000 ca, còn tính cả những con số ca bệnh lậu không được thống kê cho không được chẩn đoán đúng hoặc người bệnh tự điều trị, điều trị tại cơ sở Y tế không chính qui có thể lên tới hàng chục ngìn ca/ năm. Nhiều yếu tố nguy cơ nhưng chủ yếu liên quan tới hành vi tình dục và bệnh lây cũng chủ yếu qua quan hệ tình dục. Với nam giới sau một lần quan hệ tình dục với người nữ bị bệnh, tỷ lệ mắc lậu là 20-30%.&nbsp;Nhưng một người phụ nữ quan hệ với người nam bị bệnh lậu thì tỷ lệ mắc bệnh lại cao hơn nhiều là 60-80%.</p> <p style="text-align: justify;">Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dân thành thì mắc bệnh cao hơn, một số nhóm có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt cao như người nghiện ma túy, gái mại dâm, khách làng chơi. Nhóm người mang vi khuẩn nhưng không có triệu chứng là đối tượng quan trọng trong dịch tễ học làm cho bệnh lây lan, chẩn đoán chậm và gây tình trạng xuất hiện những chủng lậu kháng kháng sinh như Penixilin vào những năm 1970 hay ở Việt Nam hiện nay các nhà nghiên cứu đã thấy xuất hiện các chủng lậu cầu kháng kháng sinh mới thuộc họ Quinolone</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây tiết dịch niệu đạo hay viêm niệu đạo ở nam giới hay gặp nhất là do vi khuẩn lậu&nbsp;(N. gonorrhoeae)&nbsp;gây ra. Ngoài ra có một số tác nhân khác như vi khuẩn Chlamydia, tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí, E.Coli… Các yếu tố nguy cơ khác như hẹp bao qui đầu, kích ứng với chất diệt tinh trùng trong bao cao su, sữa tắm không phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lậu cầu được Neisser đã phân lập thành công vào năm 1879 và được đặt tên là&nbsp;Neisseria gonorhoeae. Bệnh thường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục do nhiễm khuẩn khuẩn song cầu Gram (-)&nbsp;Neisseria gonorhoeae.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lậu cầu được Neisser" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_vi-khuan-lau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lậu cầu được Neisser</em></p> <p style="text-align: justify;">Tăng tiết dịch niệu đạo, viêm niệu đạo do lậu cầu ở nam giới thường biểu hiện cấp. Lậu cũng có thể nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác như mắt, hậu môn… Hiện tại có thuốc điều trị đặc hiệu với lậu và vấn đề quan trong là tránh các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn lậu có hình thái đặc biệt, là vi khuẩn hình cầu dẹt hình hạt cà phê có trục dài song song nhau bắt màu Gram âm nên gọi là song cầu Gram (-) Neisseria gonorhoeae. Vi khuẩn không di động, phát triển thành đôi với mặt dẹt quay vào nhau và không tạo nha bào. Một số đặc điểm vi sinh của lậu cầu:</p> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn có chiều dài khoảng 1,6mm, chiều rộng là 0,8mm, khoảng cách giữa hai vi khuẩn cùng cặp là 0,1mm.</p> <p style="text-align: justify;">- Nằm trong bạch cầu đa nhân và bắt màu Gram âm.</p> <p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn xếp từng cặp, thành hình hạt cà phê.</p> <p style="text-align: justify;">- Sức đề kháng của lậu cầu yếu: chỉ tồn tại một vài giờ khi ra ngoài cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc loại tương tự. Môi trường hay sử dụng hiện nay là môi trường Thayer-Martin.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Kellogg và cộng sự đã phân lập thành công được 4 chủng lậu cầu và trong đó hai chủng có thể gây bệnh cho người. So với các vi khuẩn khác thì lậu cầu rất nhạy cảm với kháng sinh. Theo thời gian, lậu cầu cũng đã hình thành nhiều chủng lậu cầu kháng kháng sinh như: penixillin, quinolon… Thực hành lâm sàng bác sĩ thường thấy bệnh nhân mắc lậu bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác nên phải dùng kháng sinh kết hợp hoặc điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia,&nbsp;Ureaplasma, Mycoplasma, trùng roi, nấm…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng tăng tiết dịch niệu đạo thường gặp gồm:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Đau buốt dọc đường niệu đạo khi tiểu</li> <li style="text-align: justify;">Tiết dịch mủ từ miệng sáo</li> <li style="text-align: justify;">Tiểu nhiều lần</li> <li style="text-align: justify;">Tiểu xong vẫn có cảm giác mót tiểu, tiểu chưa hết</li> <li style="text-align: justify;">Đau ở bộ phận sinh dục</li> <li style="text-align: justify;">Đau vùng lung dưới, bụng dưới</li> <li style="text-align: justify;">Đau khi quan hệ tình dục</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau buốt dọc đường niệu đạo khi tiểu" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_tiet-dich-nieu-dao-do-lau-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau buốt dọc đường niệu đạo khi tiểu</em></p> <p style="text-align: justify;">Tiết dịch niệu đạo do lậu cầu thường có triệu chứng chảy mủ từ đầu dương vật và một số triệu chứng rối loạn tiểu tiện, sưng đau bộ phận sinh dục. Nguyên nhân thường do quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu và tỷ lệ nam giới mắc bệnh là 20-30%. Thời gian ủ bệnh từ 1 ngày đến 2 tuần, thường là 2-5 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Trong đó 85% viêm niệu đạo do lậu sẽ biểu hiện cấp tính với các triệu chứng rầm rộ như tiểu buốt tiểu mủ, miệng sáo nề đỏ. Tính chất mủ thường xanh, vàng, số lượng nhiều. 25% số nam giới mắc lậu sẽ không có triệu chứng hoặc dấu hiệu không rõ, có thể chỉ là tăng tiết dịch niệu đạo, dịch trong số lượng không đáng kể. Nhóm này chính là đối tượng chính gây lây lan bệnh trong cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng tiết dịch do lậu cầu thường chia cấp và mạn tính:</strong></p> <h4 style="text-align: justify;"><strong>- Hội chứng lậu cấp tính</strong></h4> <ul> <li style="text-align: justify;">Biểu hiện bệnh rầm rồ, tiểu buốt tiểu mủ xanh, tiểu nóng rát, nề đỏ miệng sáo.</li> <li style="text-align: justify;">Đau khi quan hệ khi xuất tinh</li> </ul> <p style="text-align: justify;">​-&nbsp;<strong>Hội chứng lậu mãn tính</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tăng tiết dịch niệu đạo vào buổi sang ngủ dậy</li> <li style="text-align: justify;">Tiểu nóng rát, ngứa dọc niệu đạo</li> <li style="text-align: justify;">Đau lưng, đau bụng dưới âm ỉ</li> <li style="text-align: justify;">Nước tiểu đục hoặc có mủ</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lậu hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, những bệnh nhân có triệu chứng không rõ, hoặc điều trị không đủ, không đúng phác đồ thì các triệu chứng rầm rộ cấp tính có thể giảm nhưng vi khuẩn có thể vẫn tồn tại và gây viêm sâu hơn gây biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm các tuyến như Cowper, tiền liệt tuyến, viêm túi tinh…Trong đó biến chứng phổ biến nhất là viêm mào tinh hoàn. Cho tới khi phân lập và nuôi cấy được vi khuẩn làm kháng sinh đồ, tìm ra kháng sinh đặc hiệu thì tỷ lệ bệnh lậu có biến chứng khá cao khoảng 20%, hiện nay thì tỷ lệ này đã giảm nhiều hơn. Hiện nay, viêm mào tinh hoàn thường tìm thấy tác nhân Chlamydia hơn do triệu chứng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng phổ biến nhất là viêm mào tinh hoàn" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_viem-mao-tinh-hoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biến chứng phổ biến nhất là viêm mào tinh hoàn</em></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, viêm mào tinh hoàn thường do&nbsp;Chlamydia trachomatis&nbsp;hơn là do lậu do nhiễm Chlamydia đa số triệu chứng không điển hình nên bệnh nhân không được điều trị. Biến chứng có thể gặp là viêm niệu đạo, sưng đau tinh hoàn, bìu. Những biến chứng nặng như chít hẹp niệu đạo, áp xe sinh dục ngày càng hiếm gặp.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm chẩn đoán</strong></h3> <p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy dịch niệu đạo</p> <p style="text-align: justify;">Nuôi cấy trong môi trường phù hợp để mọc vi khuẩn giúp chẩn đoán chính xác và làm kháng sinh đồ giúp cho công tác điều trị được tốt. Hiện nay, được dùng nhiều nhất là môi trường thạch Thayer-Martin có chứa Vancomycin. Nuôi cấy lậu cầu ở các môi trường thì tỷ lệ dương tính ở nam giới khoảng 80-95% tuỳ vào vị trí lấy mẫu. Ví dụ lấy ở niệu đạo thì tỷ lệ dương tính có thể tới 100% nhưng tại các vị trí khác như họng, hậu môn thì có thể thấp hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Soi tươi dịch niệu đạo nhuộm Gram</p> <p style="text-align: justify;">Nếu soi thấy hình ảnh song cầu Gram âm hình hạt cà phê điển hình nằm trong bạch cầu đa nhân thì có thể kết luận dương tính. Nhưng nếu chỉ thấy hình ảnh song cầu nằm ngoài bạch cầu hoặc trong bạch cầu đa nhân nhưng hình ảnh song cầu không điển hình thì phải xem lại.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Soi tươi dịch niệu đạo nhuộm Gram" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Soi tươi dịch niệu đạo nhuộm Gram</em></p> <p style="text-align: justify;">- PCR&nbsp;(polymerase chain reaction)</p> <p style="text-align: justify;">Kỹ thuật PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu với chẩn đoán lậu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam giới cần dựa vào tiền sử quan hệ tình dục của bệnh nhân, triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm: soi tươi thấy song cầu Gram âm trong bạch cầu đa nhân hoặc xét nghiệm nuôi cấy hoặc PCR dương tính với vi khuẩn lậu cầu.</p> <p style="text-align: justify;">Để có kết quả xét nghiệm chính xác cần hướng dẫn KH lấy mẫu dịch niệu đạo vào buổi sang ngay khi mới ngủ dậy. Các xét nghiệm có thể soi tươi dịch nhuộm Gram âm hoặc tiến hành cấy dịch hoặc xét nghiệm PCR nếu soi tươi không thấy song cầu Gram âm. Riêng với vi khuẩn Chlamydia, Mycoplasma, nuôi cấy sẽ khó khăn hơn do Chlamydia chưa được nuôi cấy ở môi trường nhân tạo trong khi môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi khuẩn Mycoplasma còn hạn chế. Khi đó, chúng ta sẽ sử dụng xét nghiệm PCR để cho kết quả chính xác nhất.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt với một số các tác nhân gây viêm niệu đạo khác:</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>- Nhiễm Chlamydia trachomatis</strong></em>: Đây là tác nhân thường gặp nhất trong các bệnh lây qua quan hệ tình dục, nó có tỷ lệ đồng nhiễm với lậu cầu tới 30%. &nbsp;Thời gian ủ dài hơn từ 1-3 tuần. Triệu chứng hay gặp là nóng rát, ngứa, dấm dứt khó chịu dọc niệu đạo. Ít gặp triệu chứng ra mủ, ra dịch niệu đạo hoặc ra dịch rất ít, ít khi đái buốt. Xét nghiệm: test nhanh hoặc PCR với Chlamydia dương tính, lậu âm tính.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>- Trùng roi âm đạo</strong></em>&nbsp;<em>(Trichomonas vaginalis): Triệu chứng thường gặp là: ngứa, dịch nhiều bọt, có thể</em> đái buốt. Xét nghiệm soi tươi tìm trùng roi dương tính.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>- Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasm: </strong></em>Biểu hiện triệu chứng gần giống nhiễm Chlamydia. Hiện nay xét nghiệm xác định đã xác định được tại bệnh viện Medlatec với PCR tìm 12 tác nhân lây qua quan hệ tình dục cùng với Chlamydia và lậu cầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng tiết dịch niệu đạo do lậu</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị sớm</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị đúng phác đồ</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị đồng nhiễm cả vi khuẩn Chlamydia</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị cả bạn tình.</li> <li style="text-align: justify;">Tuân thủ điều trị: không sử dung rượu bia và chất kích thích và kiêng quan hệ trong quá trình điều trị.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm giang mai và HIV trước và sau khi điều trị để sàng lọc hai bệnh này.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Phác đồ</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Các thuốc có thể sử dụng:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;"><em>-&nbsp;</em>Cefixime 400 mg, uống liều duy nhất, hoặc</p> <p style="text-align: justify;">- Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất, hoặc<br> <br> - Ceftriaxone 250 mg, tiêm bắp liều duy nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chú ý ở Việt Nam đã xuất hiện lậu cầu kháng kháng sinh thuộc nhóm Quinolone, Penixilin, Kanamycin.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Phối hợp điều trị Chlamydia</strong></em><br> <br> Lựa chọn đầu tay:</p> <p style="text-align: justify;">- Azithromycin 1 g, uống liều duy nhất, hoặc</p> <p style="text-align: justify;">- Doxycycline 100 mg, uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày&nbsp;<br> <br> Các lựa chọn khác:</p> <p style="text-align: justify;">- Tetracycline 500 mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc</p> <p style="text-align: justify;">- Amoxycillin 500 mg, uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc</p> <p style="text-align: justify;">- Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, uống sau ăn</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, uống sau ăn" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_tiet-dich-nieu-dao-do-lau-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Erythromycin 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, uống sau ăn</em></p> <p style="text-align: justify;">(Doxycycline và tetracycline không dùng cho trẻ dưới 7 tuổi, Ofloxacin không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi; các kháng sinh này cũng không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho người cho con bú).</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-tiet-dich-nieu-dao-do-lau-sejhm
Bệnh suy thượng thận nguyên phát
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh suy thượng thận nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh Addíon hay còn goi là suy tuyến thượng thận nguyên phát (suy tuyến thượng thận tiên phát) là tình trạng bệnh lý do phá hủy lớp vỏ của tuyến thượng thận do nhiều nguyê nhân khác nhau gây sự giảm sút nồng độ của Glucocorticoid hoặc mineralcorticoid hoặc cả hai.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý được lấy theo tên của bác sĩ Thomas</p> <p style="text-align: justify;">Addison, một bác sĩ y khoa người Anh, là người đầu tiên mô tả các triệu chứng của bệnh lý này vào năm 1855 khi ông theo dõi và điều trị 06 bệnh nhân có sự phá hủy tuyến thượng thận do lao. Lúc đầu bệnh lý này được gọi là “ bệnh nám da”, về sau bệnh lý được đặt theo tên bác sĩ Addison</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi, cả nam và nữ nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ tuổi trung niên với tỷ lệ khoảng 0.9-1.4/10.000 người.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả tuyến thượng thận trong cơ thể con người" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_suy-thuong-than-nguyen-phat.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả tuyến thượng thận trong cơ thể con người</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh suy thượng thận nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vào những năm 1855 khi bác sĩ Addison lần đầu tiên mô tả bệnh thì nguyên nhân chủ yếu là do lao tuyến thượng thận. Tuy nhiên, như hiện nay lao tuyến thượng thận chỉ chiếm 7 - 20% các trường hợp, còn lại 70 - 90% các trường họp là do bệnh lý tự miễn. Một số nhỏ trường hợp xuất hiện bệnh do ung thư tuyến thượng thận hoặc ung thư di căn đến tuyến, do các nguyên nhân bệnh lý truyền nhiễm khác hoặc do xuất huyết, nhồi máu tuyến thượng thận. Một số thuốc cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Phá hủy tuyến thượng thận do bệnh lý tự miễn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này, chiếm 70-90% các trường hợp. Cơ chế miễn dịch tham gia vào quá trình bệnh lý này bao gồm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.</p> <p style="text-align: justify;">- Hệ thống miễn dịch thường tấn công vào các enzym . Enzym thường gặp nhất là 21- hydroxylase.</p> <p style="text-align: justify;">- 50 - 65% các bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận do nguyên nhân tự miễn có mắc một hay nhiều bệnh lý tự miễn khác. Đa số các rối loạn này nằm trong hội chứng tự miễn đa tuyến type 1 và type 2. Các bệnh nhân mắc bệnh Celiac có nguy cơ mắc suy tuyến thượng thận cao gấp 11 lần những bệnh nhân khỏe mạnh bình thường khác. Tuy nhiên, một số bệnh có tính chất tự miễn thường gặp như đái tháo đường type 1, bệnh Basedow hay viêm tuyến giáp Hashimoto dường như rất ít liên quan đến bệnh lý này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Nguyên nhân do lao tuyến thượng thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Lao tuyến thượng thận thường là tổn thương thứ phát sau lao ở các cơ quan khác như lao phổi, lao màng phổi,…</p> <p style="text-align: justify;">- Đây là nguyên nhân cơ bản gây bệnh Addison trong giai đoạn thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên hiện nay, bệnh lý lao đã được kiểm soát tốt ở đa số các nước phát triển nên nguyên nhân suy tuyến thượng thận do lao hiện rất ít gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở các bệnh nhân lao tuyến thượng thận thường thấy kích thước tuyến to hơn bình thường và vôi hóa trong tuyến. Tuy nhiên, việc không phì đại tuyến và không có vôi hóa cũng không loại trừ được nhiễm lao tuyến thượng thận.</p> <p style="text-align: justify;">- Việc phục hồi lại chức năng tuyến thượng thận sau điều trị lao ổn định tỷ lệ thấp. Đa số là tổn thương không hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Nhiễm nấm</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm một số loại nấm có thể gây nên tình trạng phá hủy tuyến thượng thận và gây bệnh Addison. Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm nấm Histoplasmosis và blastomycosis.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong tổn thương do nấm tuyến thượng thận cũng phì đại và có vôi hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng tuyến có thể phục hồi sau điều trị nấm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Nhiễm HIV</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương tuyến thượng thận trong HIV có thể do virus, do nhiễm trùng cơ hội.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Một số nhiễm trùng khác</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Giang mai</p> <p style="text-align: justify;">- Sán máng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>6. Tổn thương mạch máu tuyến thượng thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Một nguyên nhân có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận nguyên phát chính là nguyên nhân liên quan đến mạch máu nuôi dưỡng.Tình trạng xuất huyết tuyến thượng thận, nhồi máu tuyến thượng thận hoặc huyết khối tĩnh mạch của tuyến thượng thận. Trong những nguyên nhân này thì xuất huyết tại tuyến thượng thận là nguyên nhân hay gặp nhất</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất huyết tuyến thượng thận thường hay gặp nhất trong hội chứng Hội chứng Waterhouse-Friderichse. Đây là một nhiễm khuẩn nặng, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, đông máu rải rác trong lòng mạch, suy vỏ tuyến thượng thận và cuối cùng là tử vong. Tác nhân thường gặp nhất của hội chứng này là vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis. Ngoài ra một số vi khuẩn khác cũng có thể gây nên hội chứng này như trưc khuẩn mủ xanh, E.coli, H.Influenzae.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tại tuyến thượng thận như tình trạng sử dụng thuốc chống đông, chấn thương vùng bụng, sau phẫu thuật hay sau nhiễm khuẩn huyết,…</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế của xuất huyết tuyến thượng thận hiện vẫn chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho&nbsp; rằng hiện tượng này liên quan đến tình trạng gia tăng lượng máu đến tuyến thượng thận do đáp ứng với tình trạng tăng ACTH do stress bệnh lý.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>7. Do ung thư di căn</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ các bệnh lý ác tính gây di căn tại tuyến thượng thận là khá cao. Khoàng 40 - 60% các bệnh nhân ung thư phổi và ung thư vú có di căn đến tuyến thượng thận, tỷ lệ này khoảng 14 - 20% ở các bệnh nhân ung thư dạ dày.</p> <p style="text-align: justify;">- Một đặc điểm chung của các bệnh nhân suy tuyến thượng thận do ung thư di căn là các triệu chứng thường không rõ ràng, bệnh nhân cũng nhầm tưởng rằng đấy là các triệu chứng do ung thư.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>8. Do thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc có thể gây nên tình trạng suy tuyến thượng thận tiên phát, tuy nhiên chủ yếu trên những đối tượng có dự trữ cortisol thấp.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc làm giảm tổng hợp cortisol như thuốc chống nấm: ketoconazol, fluconazol…</p> <p style="text-align: justify;">- Một số thuốc làm đẩy nhanh quá trình thoái giáng của cortisol như rifampicin, metotane…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>9. Nguyên nhân di truyền</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp suy tuyến thượng thận có liên quan đến đột biến gen gây rối loạn hoạt động của enzym Hydroxylase.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt enzym 21-Hydroxylase liên quan đến đột biến gen &nbsp;CYP21A2.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt enzym 11- beta Hydroxylase do đột biến gen CYP11B1.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu hụt enzym 17-alpha Hydroxylase do đột biến gen CYP17A1.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Suy tuyến thượng thận nguyên phát cần được phát hiện và điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_suy-thuong-than-nguyen-phat-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Suy tuyến thượng thận nguyên phát cần được phát hiện và điều trị từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh suy thượng thận nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý thường diễn biến từ từ trong giai đoạn đầu. Thông thường, khi tuyến thượng thận bị tổn thương khoảng 90%, mất khả năng làm việc bù trừ thì các triệu chứng mới rõ ràng hoặc trong một số trường hợp có các bệnh lý cấp tính, cơ thể cần huy đông một lượng cortisol nhiều hơn để cơ thể chống lại stress bệnh tật.</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp nhất. Mệt cả ngày, tăng lên về chiều tối hoặc gắng sức. Người luôn có cảm giác uể oải, không muốn hoạt động.</p> <p style="text-align: justify;">- Gày sút cân: tùy từng người mà mức độ gày sút cân khác nhau. Gày sút cân do nguyên nhân mất nước, do ăn kém vì mệt mỏi, do tình trạng rối loạn tiêu hóa.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tiêu hóa:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chán ăn, ăn kém ngon miệng</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau bụng, vị trí đau thường không rõ ràng, có trường hợp đau bụng dữ dội.</p> <p style="text-align: justify;">+ Buồn nôn, nôn ra thức ăn lẫn dịch dạ dày.</p> <p style="text-align: justify;">- Xạm da, niêm mạc:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xạm da gây cảm giác răng trắng hơn so với bình thường</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Tình trạng xạm xuất hiện ở cả da và niêm mạc. Trên da thường xuất hiện nhiều hơn, sậm hơn ở những vùng da hở có tiếp xúc với ánh nắng, vùng nếp gấp, vùng da hay cọ sát. Những bệnh nhân này thường có màu da nâu đồng khá điển hình.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các vị trí niêm mạc như niêm mạc má, lợi cũng có những điểm đen.</p> <p style="text-align: justify;">- Hạ huyết áp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đây là triệu chứng thường gặp nhưng khá khó nhận biết và chẩn đoán. Muốn chẩn đoán đôi khi phải dựa trên huyết áp nền của bệnh nhân trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bệnh nhân thường có cơn hạ huyết áp tư thế.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Trầm cảm</p> <p style="text-align: justify;">+ Lãnh cảm ở phụ nữ, suy sinh dục ở nam giới</p> <p style="text-align: justify;">+ Kém tập trung, giảm khả năng làm việc</p> <p style="text-align: justify;">+ Đau cơ, chuột rút.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hạ đường máu: thường gặp ở trẻ em.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.1. Xét nghiệm chung</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Công thức máu: thiếu máu nhẹ, thiếu máu nhược sắc, bạch cầu trung tính giảm, bạch cầu ái toan tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện giải đồ: natri máu giảm, Kali máu tăng</p> <p style="text-align: justify;">- Glucose máu giảm</p> <p style="text-align: justify;">- Chức năng thận: ure và creatinin tăng nhẹ, thường do cô đặc máu</p> <p style="text-align: justify;">- Điện tâm đồ: điện thế ở các chuyển đạo thấp</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang tim phổi: tim kích thước nhỏ hơn bình thường, tim có hình giọt nước</p> <p style="text-align: justify;">- Xquang ổ bụng: hình ảnh vôi hóa tuyến thượng thận (thường gặp trong lao tuyến thượng thận)</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.2. Xét nghiệm hormon tuyến thượng thận</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cortisol máu 8h giảm</p> <p style="text-align: justify;">- 17-OH corticosteroid trong nước tiểu giảm, thường thấp hơn 3mg/24h (xét nghiệm nước tiểu 24h)</p> <p style="text-align: justify;">- 17 cetosteroid nước tiểu thấp hơn 5mg/24h ở nam và 3mg/24h ở nữ.</p> <p style="text-align: justify;">- Aldosterol máu giảm</p> <p style="text-align: justify;">- ACTH máu tăng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.3. Một số nghiệm pháp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp Synacthen nhanh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Lấy máu định lượng Cortisol lúc 8h</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêm bắp cho bệnh nhân 1 ống synacthen 250 microgam</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm tra lại Cortisol sau 1 giờ</p> <p style="text-align: justify;">+ Kết quả: cortisol máu không tăng hoặc tăng rất ít=&gt;suy tuyến thượng thận nguyên phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp Synacthen chậm</p> <p style="text-align: justify;">+ Lấy máu định lượng Cortisol lúc 8h</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiêm bắp cho bệnh nhân 1 ống synacthen 1 mg</p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm tra lại Cortisol sau 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ và 5 giờ</p> <p style="text-align: justify;">+ Kết quả: nếu Cortisol không tăng =&gt; suy tuyến thượng thận ngyên phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp Robinson</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân không ăn uống sau 12h đêm, sáng hôm sau đi tiểu hết hoặc đặt sonde tiểu</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân được uống 15ml/kg lúc 8h</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo số lượng nước tiểu các thời điểm 8h-11h-12h, đo tỷ trọng nước tiểu</p> <p style="text-align: justify;">+ Kết quả: sau 3 giờ lượng nước tiểu &lt;2/3 lượng nước uống vào và tỷ trọng nước tiểu &gt;1.005=&gt;Addison.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nghiệm pháp ít dùng: Test ức chế tiết cortisol, test gây hạ đường máu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tuyến thượng thận cần được bảo vệ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_suy-thuong-than-nguyen-phat-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tuyến thượng thận cần được bảo vệ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh suy thượng thận nguyên phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Điều trị suy tuyến thượng thận mạn, mức độ nhẹ và trung bình</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc nhằm thay thế lượng cortisol thiếu hụt</p> <p style="text-align: justify;">- Hydrocortisol viên 10mg liều 0.5-1mg/kg, chia liều 1/3 sáng, 1/3 chiều. Cần tăng ít nhất 10% liều khi có bệnh lý cấp tính, stress.</p> <p style="text-align: justify;">- 9 alpha fluorohydrocortison, viên 50 microgam. Uống 1-2 viên/ ngày vào buổi sáng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị suy tuyến thượng thận cấp</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng Hydrocortisol lọ tiêm 100mg, tiêm tĩnh mạch 100mg mỗi 6 giờ. Khi ổn định giảm liều còn 50mg mỗi 6h.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi hết tình trạng suy thượng thận cấp, chuyển sang điều trị duy trì như suy tuyến thượng thận mạn thể nhẹ và trung bình.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-suy-thuong-than-nguyen-phat-sshie
Hẹp niệu đạo
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hẹp niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hẹp niệu đạo là bệnh lý thường gặp sau những biến chứng hay di chứng do tổn thương niệu đạo gây ra một cách trực tiếp hay gián tiếp. Các yếu tố chủ yếu gây hẹp niệu đạo thường là sau chấn thương, sau điều trị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Tùy mức độ tổn thương của hẹp niệu đạo mà bệnh nhân được đưa ra hướng xử trí phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh hẹp niệu đạo thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, do đặc điểm cấu trúc giải phẫu niệu đạo của nam giới dài hơn của nữ giới. Bệnh nếu không được điều trị sớm, kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống đặc biệt khả năng quan hệ tình dục cũng sẽ bị ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu cơ quan sinh dục nam</strong></p> <p style="text-align: justify;">Về cấu tạo giải phẫu: niệu đạo ở nam giới được bắt đầu từ lỗ niệu đạo ở phía trong cổ bàng quang, chạy xuống xuyên qua tuyến tiền liệt, rồi đi qua hoành chậu hông, hoành niệu dục, tiếp sau đó đi ra phía trước, rồi lên trên để đi vào hành xốp, đoạn đi trong vật xốp của dương vật rồi mở ra ngoài lỗ niệu đạo ở đỉnh bao quy đầu gọi là miệng sáo.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giải phẫu cơ quan sinh dục nam" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_hep-nieu-dao-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giải phẫu cơ quan sinh dục nam</em></p> <p style="text-align: justify;">1. Theo giải phẫu niệu đạo được chia làm 3 đoạn:</p> <p style="text-align: justify;">Niệu đạo tiền liệt tuyến, niệu đạo màng và niệu đạo xốp, trong niệu đạo xốp bao gồm đoạn niệu đạo hành và niệu đạo đoạn dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Niệu đạo tuyến tiền liệt</p> <p style="text-align: justify;">Đây là đoạn rộng nhất và giãn nhất của niệu đạo. Nó đi từ cổ bàng quang rồi xuyên qua tuyến tiền liệt, tuy nhiên nó không chạy theo trục của tuyến, mà đi theo một đường cong nhẹ đi lồi ra sau và lệch về phía trước. Cấp máu cho đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt là động mạch bàng quang dưới và động mạch trực tràng giữa.</p> <p style="text-align: justify;">+ Niệu đạo màng</p> <p style="text-align: justify;">Đây là đoạn ngắn nhất và ít giãn nhất của niệu đạo, thường là vị trí dễ bị hẹp nhất. Đường đi của đoạn niệu đạo màng là đi từ đỉnh tuyến tiền liệt xuyên qua hoành niệu dục đi ra phía trước tới đoạn hành xốp của dương vật, cách khớp mu 2.5 cm và nó được bao quanh bởi cơ thắt niệu đạo. Đi ra khỏi hoành niệu dục ở thành sau của niệu đạo thì nó đi vào vật xốp, tuy nhiên ở thành trước còn 1 phần nằm ở phía ngoài vật xốp, đây là đoạn mà thường dễ bị thủng khi thực hiện thao tác thông niệu đạo bằng ống thông sắt. Cấp máu cho đoạn niệu đạo màng là động mạch hành dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">+ Niệu đạo xốp</p> <p style="text-align: justify;">Đây là đoạn dài nhất so với các đoạn còn lại của niệu đạo dương vật ở nam giới, nó đi trong vật xốp của dương vật. Niệu đạo xốp bắt đầu từ dưới màng đáy chậu, liên tiếp với niệu đạo màng, thì đoạn niệu đạo xốp hướng ra trước tới trước bờ dưới khớp mu cách khoảng 3 cm thì nó cong xuống dưới theo phần tự do của dương vật. Niệu đạo xốp có đường kính khoảng 5mm, nó hẹp đều trừ 2 chỗ phình. Cấp máu cho đoạn niệu đạo xốp là động mạch niệu đạo và nhánh của động mạch sâu và động mạch mu dương vật.</p> <p style="text-align: justify;">2. Theo phương diện phẫu thuật:</p> <p style="text-align: justify;">Niệu đạo được chia thành 2 đoạn là đoạn niệu đạo trước và đoạn niệu đạo sau</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn niệu đạo trước bao quanh bởi vật xốp chia làm 2 phần, phần di động hay còn gọi là đoạn niệu đạo dương vật, phần cố định hay còn gọi niệu đạo hành. Đoạn niệu đạo trước có chiều dài khoảng 12 - 15cm.</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn niệu đạo sau được cơ thắt vân bọc quanh và nó đi qua cân đáy chậu. Nó cũng chia làm 2 đoạn là đoạn niệu đạo mang có chiều dài khoảng 2cm và đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt có chiều dài khoảng 3cm.</p> <p style="text-align: justify;">Đường kính trung bình của niệu đạo thường là 4 - 6mm, nó sẽ giãn rộng 9 - 10mm khi được nong bởi các dụng cụ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hẹp niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Do di chứng của chấn thương: như sau chấn thương gây đứt niệu đạo hay những chấn thương ở vùng tiểu khung gây vỡ xương chậu làm đứt niệu đạo đoạn tuyến tiền liệt hay đoạn màng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân hẹp niệu đạo do điều trị: thường là sau điều trị các phẫu thuật liên quan cơ quan tiết niệu sinh dục như tán sỏi ngược dòng, mổ u xơ tuyến tiền liệt qua nội soi, lấy sỏi niệu đạo,… hay những thủ thuật can thiệp như đặt sonde tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo do ung thư đường tiết niệu: hiếm gặp.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo do viêm nhiễm khuẩn: thường gặp nhất là vi khuẩn lậu, do vi khuẩn lao gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, thận, bàng quang,… Ngoài ra còn do các vi khuẩn bên ngoài vào do chít hẹp bao quy đầu bẩm sinh hay mắc phải.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lậu là một trong những nguyên nhân gây hẹp niệu đạo" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hep-nieu-dao-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lậu là một trong những nguyên nhân gây hẹp niệu đạo</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo ở trẻ em thường gặp sau phẫu thuật tạo hình dị tật bẩm sinh của niệu đạo như lỗ đái lệch thấp, lún dương vật,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hẹp niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo do chấn thương:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở đoạn niệu đạo trước do cơ chế chấn thương gây giập nát tổn thương hoàn toàn hoặc không hoàn toàn nên đa phần gây hẹp niệu đạo đoạn tầng sinh môn và niệu đạo màng do niêm mạc niệu đạo bị xơ hóa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng hẹp niệu đạo ở nam giới" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hep-nieu-dao.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng hẹp niệu đạo ở nam giới</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Ở đoạn niệu đạo sau cũng đa phần tổn thương khu trú ở đoạn niệu đạo màng và đoạn tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo do nhiễm khuẩn: tổn thương do lậu cầu thì đa phần rải rác nhiều đoạn với các mức độ khác nhau và thường hẹp hình chuỗi. Còn tổn thương do vi khuẩn lao thì tổn thương thành từng đám cứng, và co rúm lại hay gặp ở đoạn niệu đạo hành và niệu đạo tuyến tiền liệt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hẹp niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng sau điều trị:</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo tái phát.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Áp xe quanh niệu đạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hẹp niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Tiền sử: Chấn thương niệu đạo, điều trị lậu, điều trị lao sinh dục,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng chính là tiểu khó, thường nam giới khi đi tiểu phải rặn, tia tiểu yếu và nhỏ giọt, tiểu không hết bãi, tiểu xong không thoải mái.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra có thể thấy bí tiểu, hay hiện tượng dò nước tiểu.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở nam giới bị hẹp niệu đạo là bí tiểu" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hep-nieu-dao-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở nam giới bị hẹp niệu đạo là bí tiểu</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi khám lâm sàng có thể phát hiện được vị trí và mức độ hẹp. Nhiều bệnh nhân bí tiểu cấp sẽ có cầu bàng quang, có thể thấy khối lồi to căng tức vùng hạ vị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cận lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu cơ bản: tổng phân tích, chức năng gan, chức năng thận, CRP,…</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- X-quang niệu đạo ngược dòng hoặc xuôi dòng: mục đích xác định chính xác đoạn hẹp, mức độ hẹp niệu đạo, các nguyên nhân như sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, túi thừa,…</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm ổ bụng: Đánh giá tình trạng bàng quang, tuyến tiền liệt.</p> <p style="text-align: justify;">- Niệu động học: Đánh giá mức độ tắc nghẽn.</p> <p style="text-align: justify;">- Nội soi niệu đạo bằng ống mềm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo do bất thường ở van niệu đạo với đặc điểm là bẩm sinh từ nhỏ, đặt thông tiểu dễ dàng, chụp UCR để phát hiện tổn thương là ở van niệu đạo, sỏi niệu đạo ngược dòng thấy tổn thương ở van niệu đạo. Điều trị đơn giản chỉ cần phẫu thuật nội soi cắt đốt van.</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến với triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều lần về đêm, hay gặp ở nam giới lớn tuổi. Siêu âm tuyến tiền liệt to phì đại chèn ép cổ bàng quang. Điều trị nội khoa và ngoại khoa khi nội khoa không kết quả.</p> <p style="text-align: justify;">- Hẹp cổ bàng quang: đa phần là gặp sau phẫu thuật tuyến tiền liệt do phì đại lành tính gây ra tình trạng viêm xơ cổ bàng quang. Triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tia</p> <p style="text-align: justify;">tiểu yếu, dùng que nong niệu đạo không vào hết mà dừng lại ở vị trí cổ bàng quang. Chụp X-quang niệu đạo ngược dòng thấy thuốc không vào hết bàng quang.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hẹp niệu đạo</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Nội khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Áp dụng cho các trường hợp có biến chứng viêm nhiễm khuẩn, áp xe, rò nước tiểu hay bí tiểu cấp thì cần được mở dẫn lưu bàng quang trên xương mu kết hợp điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ. Sau đó kết hợp điều trị ngoại khoa giải quyết nguyên nhân là vị trí hẹp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Các phương pháp điều trị can thiệp - ngoại khoa</strong></p> <p style="text-align: justify;">+ Nong niệu đạo:</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ định: thực hiện thăm dò trong trường hợp nghi ngờ có hẹp niệu đạo, hay điều trị hẹp niệu đạo trong trường hợp có xơ hóa.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nong niệu đạo ở nam giới" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hep-nieu-quan-5.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nong niệu đạo ở nam giới</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên tắc: Nong từ que có số nhỏ tới que có số lớn hơn, không nên nong ngược lại do có nguy cơ gây chấn thương rách niệu đạo. Nong định kỳ nhiều lần không được cố nong một lần cũng dễ gây sang chấn tổn thương nặng hơn. Mỗi lần nong không được nong quá 3 số và không được gây chảy máu niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện nay có các kỹ thuật với các dụng cụ nong khác nhau như: nong bằng que Benique, nong bằng que Filiform và follower, nong niệu đạo bằng que nong mềm,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Kỹ thuật nội soi cắt phía trong niệu đạo:</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí cắt thường là vị trí 12h, sau đó sonde đặt niệu đạo được lưu trên bệnh nhân từ 7 - 10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ thành công của phương pháp này thấp chỉ khoảng 30%, tuy nhiên ở một số vị trí tỷ lệ thành công cao hơn khoảng 75% như hẹp ở đoạn niệu đạo hành và có ít dải xơ.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngày nay kỹ thuật này sử dụng các loại dao thế hệ mới với các ưu điểm vượt trội như không làm tổn thương các mô xung quanh, chỉ tập trung làm bốc hơi mô sẹo như là cắt bằng laser CO2, Argon,…</p> <p style="text-align: justify;">+ Với Hẹp niệu đạo trước: hiện nay đa số được phẫu thuật theo phương pháp nối tận - tận của Marion. Kỹ thuật này là cắt bỏ đoạn niệu đạo bị hẹp rồi nối tận tận, tuy nhiên đoạn hẹp không quá 2cm để chỗ bị nối không quá căng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Với hẹp niệu đạo sau thì hiện nay có thể mổ theo 3 phương pháp là nối tận-tận hay phương pháp Solovov- Badenoch hay phương pháp Turner Warwhich là mổ 2 thì. Thì 1: lộn da bìu cuốn thành ống niệu đạo nối với đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt, thì 2 là đóng 2 đầu niệu đạo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chăm sóc sau mổ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc : Kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề sau mổ.</p> <p style="text-align: justify;">- Chăm sóc thay băng hàng ngày vết dẫn lưu or vết mổ trên da bụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Kẹp sonde dẫn lưu cho tập phản xạ tiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Bơm rửa niệu đạo, bàng quang hang ngày tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Có thể rút sonde tiểu vào ngày thứ 10 - 12 tùy tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà có thể rút sonde tiểu sớm hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Đóng dẫn lưu bằng quang trên xương mu với những trường hợp có mở dẫn lưu trong phẫu thuật cấp cứu.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hep-nieu-dao-sfkwi
Chuyển dạ kéo dài
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Chuyển dạ kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Chuyển dạ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của sản phụ. Khi quá trình này diễn ra sẽ tống hết các thành quả của sự thụ thai bao gồm màng ối, thai nhi, nhau thai và dây rốn ra ngoài tử cung của người mẹ. Khi chuyển dạ, tử cung của sản phụ sẽ co bóp theo đợt một cách nhịp nhàng, đủ cường độ và thời gian nhằm giúp cho cổ tử cung dần mở và giãn nở to ra, mở đường cho sự chào đời của thai nhi.</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với những sản phụ sinh con đầu lòng, trung bình một cuộc chuyển dạ phải mất từ 12 - 18 tiếng. Còn ở sản phụ sinh con thứ 2 thì thời gian chuyển dạ thường sẽ ngắn hơn, khoảng từ 8 - 12 giờ.&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Để phân biệt với cơn gò giả, cần dựa trên các đặc điểm sau của cơn chuyển dạ:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cơn co gây đau và xảy ra đều đặn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cơn co có thời gian và cường độ gia tăng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khoảng cách giữa các cơn co ngắn dần;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Các cơn co và đau có mối liên quan với nhau;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cơn co dẫn đến hiện tượng xoá mở cổ tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi thai xuống dần.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nếu sản phụ gặp các dấu hiệu sau thì có thể được chẩn đoán là đang trải qua quá trình chuyển dạ:&nbsp;</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bụng đau từng cơn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Âm đạo ra nhớt hồng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Xóa mở cổ tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Xuất hiện cơn co chuyển dạ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đầu ối thành lập.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một cuộc chuyển dạ được cho là kéo dài khi thời gian chuyển dạ diễn ra lâu hơn bình thường, trên 24 tiếng với các cơn co tử cung đều đặn. Nếu mẹ bầu mang đa thai thì hơn 16 giờ sẽ được coi là chuyển dạ kéo dài.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Chuyển dạ kéo dài khiến cho mẹ bầu chịu nhiều cơn co đau đớn" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_chuyen-da-keo-dai.png"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Chuyển dạ kéo dài khiến cho mẹ bầu chịu nhiều cơn co đau đớn</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Chuyển dạ kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Có nhiều lý do khiến cho quá trình chuyển dạ của sản phụ trở nên kéo dài hơn so với bình thường. Một số yếu tố gây ra tình trạng này đó là:</p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Tính chất cơn co:&nbsp;</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cơn co chính là dấu hiệu và yếu tố thúc đẩy chính của cuộc chuyển dạ. Khi cơn co gặp rối loạn sẽ gây nhiều khó khăn, có thể làm đình trệ hoặc kéo dài cuộc chuyển dạ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khi cơn co tử cung thưa hoặc giảm, không đủ trương lực cơ tử cung hoặc giảm cường độ cơn co cũng là nguyên nhân khiến quá&nbsp; trình chuyển dạ kéo dài.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Bản thân sản phụ:&nbsp;</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu hẹp;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Âm đạo chưa giãn nở đủ rộng để em bé chào đời;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bất thường bẩm sinh ở tử cung: tử cung kém phát triển, tử cung đôi;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đường sinh bị cản trở do u vùng chậu và đường sinh dục;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ có chỉ số cân nặng và khối cơ thể cao.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Thai nhi:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi thai bất thường;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai nhi có kích thước lớn hơn mức trung bình (trên 3.500 gram) được coi là to so với kích thước khung chậu bình thường của phụ nữ Việt Nam. Thai to khiến sản phụ khó sinh thường, khiến cơn chuyển dạ kéo dài;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vòng đầu thai nhi có chu vi lớn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Các dị dạng bẩm sinh ở thai nhi như bụng cóc, não úng thủy,... có thể khiến thai trở nên to hơn khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn.&nbsp;&nbsp;</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Chuyển dạ kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các triệu chứng sau rất có thể là dấu hiệu của một cơn chuyển dạ kéo dài:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thời gian chuyển dạ kéo dài trên 18 tiếng: đây là biểu hiện đặc trưng nhất;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đau vùng lưng và hai bên người, dần dần lan xuống đùi vì lưng bị chèn ép nhiều trong thời gian dài;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ trở nên kiệt sức, mệt mỏi, miệng khô và mất nước do phải thở bằng miệng khá lâu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kiệt sức, mất nước và căng thẳng khiến nhịp tim nhanh bất thường;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cơn đau chuyển dạ giảm dần theo thời gian vì các cơ đã trở nên đuối sức;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chạm vào thấy tử cung mềm và tử cung không giãn ra hoàn toàn khi cơn co thắt xảy ra.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="mẹ sẽ trải qua cơn co trong thời gian kéo dài" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_chuyen-da-keo-dai-2.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Mẹ sẽ trải qua cơn co trong thời gian kéo dài</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Chuyển dạ kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với sản phụ:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Băng huyết&nbsp; sau sinh;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhiễm trùng ối;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vỡ tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhiễm trùng huyết sau nhiễm trùng ối;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhiễm trùng hậu sản.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với thai nhi:&nbsp;</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Suy thai trong chuyển dạ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhiễm trùng sơ sinh do thai nhi hít thở và uống phải phân su, nước ối bẩn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nguy cơ bị tử vong chu sinh tăng cao nếu thời gian chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ do các nguyên nhân: ngạt, viêm phổi - hệ quả của nhiễm khuẩn buồng tử cung, sang chấn sau đẻ can thiệp;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngạt khi sinh: thiếu oxy cung cấp cho thai nhi dẫn đến trẻ bị bại não. Thời gian bé bị thiếu oxy càng lâu thì tổn thương sẽ càng nặng. Tình trạng ngạt khi sinh có thể bắt nguồn từ cơn chuyển dạ kéo dài: nhiễm trùng ối, sinh khó, băng huyết vì thai to,...</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Chuyển dạ kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ bị béo phì: thừa cân kết hợp với tình trạng cao huyết áp vào tiểu đường khi mang thai sẽ khiến cho thai nhi có kích thước lớn hơn bình thường. Bên cạnh đó, các vấn đề trên sẽ gây suy yếu thể chất của mẹ. Cân nặng thừa quá mức làm tăng lượng mỡ bám xung quanh âm đạo gây cản trở quá trình chuyển dạ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ quá gầy: nếu sản phụ bị thiếu chất khi mang thai, cơ thể gầy gò cũng là nguyên nhân làm cho cơn chuyển dạ không được diễn ra suôn sẻ. Do đó trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý bồi bổ thể chất, quan tâm tới chế độ dinh dưỡng một cách cân bằng và đầy đủ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tuổi tác: từ 20 - 30 là nhóm tuổi lý tưởng để người phụ nữ sinh nở. Cơ thể vẫn chưa phát triển đầy đủ để sẵn sàng mang thai trước hoặc sau khoảng thời gian này. Trong trường hợp các mẹ sinh con lần đầu khi đã hơn 40 tuổi thì cần phải có một thể trạng thật sự khỏe mạnh vì nguy cơ gặp các biến chứng như tiểu đường thai kỳ là rất cao và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây cũng là lứa tuổi có nhiều bất lợi trong quá trình mang thai và sinh nở khiến việc chuyển dạ có nguy cơ bị kéo dài</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Giảm khối lượng cơ bắp: nguyên nhân là do thiếu sự chủ động và thiếu vận động ở phụ nữ khi mang thai. Việc mang thai và chuyển dạ là một quá trình vất vả và tiêu tốn rất nhiều năng lượng của cơ thể. Điều này đòi hỏi các cơ bắp phải hoạt động thật tốt để phục vụ cho quá trình chuyển dạ. Do đó nếu khối lượng cơ bắp của sản phụ giảm hoặc suy yếu thì sẽ khiến cơn chuyển dạ kéo dài. Hiện tượng này ngày càng gia tăng ở xã hội hiện đại do lối sống lười vận động của phụ nữ trẻ.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Cơn co chuyển dạ kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_chuyen-da-keo-dai-1.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Cơn co chuyển dạ kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Chuyển dạ kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để hạn chế nguy cơ chuyển dạ kéo dài và các biến chứng do chuyển dạ kéo dài gây ra:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tránh cảm xúc lo âu, căng thẳng vì nếu mẹ bầu luôn giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái, tích cực sẽ giúp mẹ bầu duy trì một thai kỳ khỏe mạnh;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tạo dựng một lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, vận động thể dục một cách nhẹ nhàng theo lời khuyên của bác sĩ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thăm khám thai sản theo lịch hẹn định kỳ: các mẹ cần ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng đồng thời đi khám đều đặn nhằm phát hiện sớm các bất thường và rủi ro khi mang thai. Từ đó giúp điều chỉnh kịp thời bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn sao cho hợp lý và can thiệp các biện pháp y khoa nếu cần thiết.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Danh sách các triệu chứng:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thời gian chuyển dạ kéo dài trên 18 tiếng: đây là biểu hiện đặc trưng nhất;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đau vùng lưng và hai bên người, dần dần lan xuống đùi vì lưng bị chèn ép nhiều trong thời gian dài;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ trở nên kiệt sức, mệt mỏi, miệng khô và mất nước do phải thở bằng miệng khá lâu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kiệt sức, mất nước và căng thẳng khiến nhịp tim nhanh bất thường;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cơn đau chuyển dạ giảm dần theo thời gian vì các cơ đã trở nên đuối sức;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chạm vào thấy tử cung mềm và tử cung không giãn ra hoàn toàn khi cơn co thắt xảy ra.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Chuyển dạ kéo dài</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Cần phải xử lý ngay nếu một sản phụ đã chuyển dạ hơn 18 tiếng hoặc khi đã tới bệnh viện hơn 12 giờ mà chưa đẻ. Bác sĩ cần xem xét xử lý dựa trên các triệu chứng sau:</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có vấn đề về thai nhi;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có vấn đề về cơn co;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ có tình trạng toan hóa hoặc mất&nbsp; nước;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hiện tượng nhiễm khuẩn (sốt);</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sang chấn tâm lý;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vỡ ối;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Các bệnh lý nền sản phụ đang mắc phải;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kiểm tra độ xóa mở cổ tử cung;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ bị táo bón hoặc đang căng bàng quang.&nbsp;</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Sau đó bác sĩ sẽ chọn lựa phương án xử lý phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Sử dụng Oxytocin:</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Oxytocin là một loại hormone tổng hợp có thể được dùng để kích thích chuyển dạ, điều chỉnh và tăng cường các cơn gò tử cung. Khi được áp dụng đúng cách thì hormone này sẽ giúp quá trình chuyển dạ được đẩy nhanh hơn, khá hiệu quả khi dùng trong điều trị các trường hợp sản phụ phải trải qua cơn chuyển dạ kéo dài. Căn cứ vào từng tình trạng bệnh cảnh lâm sàng của từng sản phụ mà bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng Oxytocin.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Tia ối hoặc phá ối hay còn gọi là bấm ối:</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phương pháp này là thủ thuật làm vỡ màng ối của thai phụ thông qua tác động bằng ngón tay hoặc thiết bị chuyên dụng để quá trình chuyển dạ được diễn ra nhanh hơn. Khi tia ối hoặc phá ối được kết hợp với sử dụng Oxytocin sẽ có tác dụng tăng cường chuyển dạ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Dùng dụng cụ hỗ trợ sinh con là giác hút hoặc Forcep:&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thường áp dụng trong trường hợp thai phụ sinh con theo đường tự nhiên qua âm đạo, cụ thể là dùng trong giai đoạn sổ thai nếu mẹ có bệnh lý nội khoa kèm theo hoặc mẹ rặn yếu. Các dụng cụ này sẽ đạt hiệu quả rút ngắn thời gian sổ thai nếu được dùng đúng cách, nhưng ngược lại nếu áp dụng sai cách thì có thể khiến đường sinh dục của mẹ gặp chấn thương và gây sang chấn cho thai nhi.&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Phẫu thuật lấy thai:</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nếu đã điều chỉnh cơn gò tử cung bằng Oxytocin để cải thiện quá trình chuyển dạ kéo dài nhưng không thành công thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật lấy thai. Hoặc nếu như tiên lượng trước sinh của sản phụ có khả năng sinh khó hay không thể sinh tự nhiên được thì bác sĩ sản khoa sẽ quyết định phẫu thuật lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/chuyen-da-keo-dai-sfvef
Hội chứng ruột kích thích
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng ruột kích thích</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là IBS - viết tắt của irritable bowel syndrome) xảy ra khi ruột gặp vấn đề rối loạn chức năng, bệnh nhân&nbsp; &nbsp; &nbsp; bị tái phát nhiều lần nhưng khi đi khám và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng lại không phát hiện có các tổn&nbsp; &nbsp; &nbsp; thương hay bất thương nào cả về sinh hoá lẫn giải phẫu. Tại Việt Nam người ta thường gọi hội chứng này là viêm đại tràng chức năng, viêm&nbsp; &nbsp; đại tràng co thắt hoặc viêm đại tràng mạn tính.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng ruột kích thích" src="/ImagePath/images/20210907/20210907_hoi-chung-ruot-kich-thich.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng ruột kích thích</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý này là tình trạng khá phổ biến trên toàn thế giới, theo báo cáo ghi nhận khoảng 15 - 20% trường hợp dân số mắc phải hội chứng này.&nbsp; &nbsp; &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên trên thực tế, số người bị hội chứng ruột kích thích có thể cao hơn nhiều vì chỉ có khoảng 30% số người nhận thức được bệnh và đi&nbsp; &nbsp; khám. Thường thì phụ nữ có nguy cơ bị bệnh cao gấp 2 - 3 lần so với đàn ông và người trẻ dưới 45 tuổi là đối tượng dễ mắc hội chứng này.&nbsp; &nbsp; &nbsp; Tuy viêm đại tràng co thắt là hội chứng lành tính và không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng ruột kích thích</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cho tới nay vẫn chưa xác định được rõ ràng căn nguyên gây nên hội chứng ruột kích thích nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã liên hệ được một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ khiến bệnh nhân bị mắc hội chứng này, ví dụ như:</p> <p style="text-align: justify;">- Stress: những người phải học tập, làm việc trí não cường độ cao cũng dễ dẫn tới căng thẳng thần kinh, lo âu quá độ gây áp lực lên hệ tiêu hoá;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210907/20210907_hoi-chung-ruot-kich-thich-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;">Stress gây áp lực lên hệ tiêu hóa có thể gây hội chứng ruột kích thích</p> <p style="text-align: justify;">- Do bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá;</p> <p style="text-align: justify;">- Loại thực phẩm ăn phải: tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà khi ăn các loại thực phẩm gây kích ứng đối với ruột;</p> <p style="text-align: justify;">- Sự thay đổi về nồng độ hormone khi phụ nữ trải qua thời kỳ kinh nguyệt;</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng phụ của một số loại thuốc;</p> <p style="text-align: justify;">- Do yếu tố di truyền: trong gia đình có người thân bị hội chứng ruột kích thích;</p> <p style="text-align: justify;">- Vấn đề khác về sức khỏe tâm thần: hay bồn chồn, lo lắng, rối loạn nhân cách, trầm cảm,...</p> <p style="text-align: justify;">Nếu không có những yếu tố nguy cơ trên thì cũng không có nghĩa là không có khả năng bị bệnh. Do đó trong trường hợp người bệnh bị xuất hiện hội chứng ruột kích thích mà bản thân không trải qua các tác nhân trên thì cần đi khám để được chẩn đoán kỹ hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có 2 biểu hiện điển hình khi gặp hội chứng ruột kích thích mọi người cần lưu ý đó là: đau bụng, tiêu chảy và táo bón.&nbsp; Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Đau bụng:</strong> đau không rõ ràng&nbsp; và không cố định ở một vị trí cụ thể nào. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau ở dọc khung đại tràng, đặc biệt sẽ càng đau tại các thời điểm: ngay khi vừa ăn xong, hoặc thậm chí khi chưa kết thúc bữa ăn đã bị đau bụng, đau khi ăn phải thức ăn để lâu, thức ăn lạ, hay đau do bị lạnh bụng. Đau bụng có thể kéo dài trong 1 - 2 ngày nhưng cũng có trường hợp đau lâu ngày dai dẳng. Tần suất một tháng có thể đau bụng vài lần, có người thì nhiều tháng thì đau 1 lần;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Rối loạn đại tiện (Tiêu chảy và táo bón): </b>Bệnh nhân có thể có cả hai triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc một trong hai triệu chứng này.<b> </b>Phân khi bị táo bón thường xuất hiện lớp nhầy bọc ở bên ngoài, trong phân không thấy dấu hiệu lẫn máu, một số trường hợp có phân táo gây rách niêm mạc hậu môn hoặc rách búi trĩ có thể có lẫn máu. Trường hợp tiêu chảy có thể gặp phân nhão, phân lổn nhổn, phân sống hoặc phân lỏng nước.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể có cả hai triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc một trong hai triệu chứng này." src="/ImagePath\images\20210907/20210907_hoi-chung-ruot-kich-thich-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể có cả hai triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc một trong hai triệu chứng này.</em></p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh 3 dấu hiệu đặc trưng đã nêu, một số rối loạn dưới đây cũng có thể là cảnh báo của hội chứng này:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân mất ngủ;</p> <p style="text-align: justify;">- Bụng đầy hơi và luôn có cảm giác bị nặng bụng, khó chịu;</p> <p style="text-align: justify;">- Trung tiện nhiều, có cảm giác khi đại tiện thường không đi hết phân;</p> <p style="text-align: justify;">- Nhức đầu.</p> <p style="text-align: justify;">Những biểu hiện này không phải là triệu chứng đặc hiệu và cũng có khả năng thay đổi theo thời gian, ngoài ra còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống của người bệnh, đơn cử như nếu ăn phải thức ăn lạ không phù hợp với cơ địa thì ngay lập tức sẽ xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, nếu ngừng ăn thức ăn đó và kiêng khem đầy đủ thì các triệu chứng cũng sẽ giảm dần.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng ruột kích thích</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như ở trên đã đề cập, hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu điển hình bao gồm đau bụng, kèm theo rối loạn đại tiện. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước, rối loạn điện giản,... gây ảnh hưởng toàn thân như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau đầu, gầy sút cân, loạn khuẩn ruột,... Nếu tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày mà không có phương án điều trị thì phân sẽ bị ứ đọng trong đại tràng, dẫn tới tổn thương ruột và kéo theo các biến chứng nặng nề đường tiêu hóa cũng như toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh nhân còn hay bị đầy hơi, bí bách, đau quặn bụng,... gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt thường nhật cũng như công việc của người bệnh. Điều trị nếu không đúng cách thì bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần và để lại các biến chứng phiền toái như viêm đại tràng mạn tính, trĩ, và tiềm ẩn nguy cơ cho một bệnh lý ác tính đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng lớn đến đời sống bệnh nhân" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_hoi-chung-ruot-kich-thich-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng lớn đến đời sống bệnh nhân</em></p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó khi bị hội chứng ruột kích thích do thực phẩm không hợp thì bệnh nhân phải ăn uống kiêng khem khiến cho cơ thể bệnh nhân bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Lâu ngày thể trạng dễ bị mệt mỏi và suy nhược. Những người khi mắc viêm đại tràng co thắt dễ ảnh hưởng tới tâm lý, gây chán nản và lo âu vì bệnh không được chữa trị dứt điểm. Việc căng thẳng, lo âu này lại càng gây nặng hơn tình trạng hội chứng ruột kích thích, từ đó hình thành vòng xoắn bệnh lý của hội chứng này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng ruột kích thích</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là các đối tượng nằm trong nhóm có khả năng cao bị hội chứng ruột kích thích:</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân dưới 45 tuổi;</p> <p style="text-align: justify;">- Nữ giới có nguy cơ cao hơn đàn ông;</p> <p style="text-align: justify;">- Người hay không ổn định về mặt tâm lý, bị căng thẳng, lo âu trong thời gian dài, mắc bệnh trầm cảm;</p> <p style="text-align: justify;">- Ngày nay hội chứng ruột kích thích cũng thường xuyên xảy ra ở trẻ em do những áp lực từ gia đình và xã hội như kỳ vọng thi cử, học tập và các vấn đề liên quan tới chứng trầm cảm ngày càng gia tăng ở tuổi thanh thiếu niên sẽ dẫn tới hội chứng ruột kích thích ở đối tượng này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng ruột kích thích</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cũng là do chưa xác định rõ nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích nên chưa có phương pháp đặc hiệu để ngăn cản hiệu quả chứng bệnh này. Tuy vậy, mỗi người có thể tham khảo những biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, hợp lý: nên có thời gian biểu ăn cố định trong ngày, không ăn lệch bữa hoặc bỏ bữa;</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay, thực phẩm khó dung nạp lactose;</p> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung nhiều rau củ quả trong thực đơn hàng ngày;</p> <p style="text-align: justify;">- Uống nhiều nước, không nên uống những đồ có gas, chất kích thích như bia, rượu hay cà phê;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Uống nhiều nước lọc tinh khiết&nbsp;không nên uống những đồ có gas, chất kích thích như bia, rượu hay cà phê để phòng bệnh" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_hoi-chung-ruot-kich-thich-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Uống nhiều nước lọc tinh khiết&nbsp;không nên uống những đồ có gas, chất kích thích như bia, rượu hay cà phê để phòng bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Không nên ăn các đồ đã để quá lâu, quá hạn sử dụng, đồ bị nấm mốc do bảo quản ở điều kiện không tốt;</p> <p style="text-align: justify;">- Cần tránh những thực phẩm khó tiêu và dễ khiến bụng đầy hơi: hạt mít, khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường như xoài, cam, quýt,...;</p> <p style="text-align: justify;">- Dùng các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc chống tiêu chảy theo hướng dẫn của bác sĩ nếu mắc phải những triệu chứng này;</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên rèn luyện thể lực, bỏ ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục;</p> <p style="text-align: justify;">- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Tìm cách tạo niềm vui và cho phép cơ thể được nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi vì học tập và công việc.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tùy theo các triệu chứng bệnh nhân gặp phải mà bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc phù hợp. Các thuốc sau đây thường được sử dụng để áp dụng điều trị cho từng biểu hiện của hội chứng ruột kích thích, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Thuốc giảm đau: </b>có các loại thuốc có tác dụng chống co thắt loại hướng cơ như Duspatalin, Spasfon, No-spa...;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Thuốc chống tiêu chảy: </b>Imodium, Smecta, Actapulgite,...;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Thuốc chống táo bón: </b>các loại thuốc nhuận tràng phổ biến như Duphalac, Forlax, Tegaserod,...;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các loại thuốc nhuận tràng phổ biến như Duphalac" src="/ImagePath\images\20210907/20210907_hoi-chung-ruot-kich-thich-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các loại thuốc nhuận tràng phổ biến như Duphalac</em></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Thuốc chống sinh hơi: </b>Pepsane, Meteospasmyl,...;</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Thuốc diệt khuẩn đường ruột: </b>mặc dù vi khuẩn không phải là yếu tố có nhiều tác động trong hội chứng này nhưng cũng ít nhiều có tham gia. Bởi vì tình trạng táo bón và tiêu chảy sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, làm tăng hiện tượng trướng bụng và tiêu chảy hơn. Phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng này mà có thể áp dụng các nhóm kháng sinh khác nhau hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh.</p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;<b>Thuốc an thần:</b> Seduxen, Rotunda, Dogmatil,...</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị hội chứng ruột kích thích thì một điều quan trọng khác đó là bệnh nhân cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng:</p> <p style="text-align: justify;">- Cần tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: tôm, cua, cá, đặc biệt là các loại đồ ăn dễ gây nên hiện tượng đầy hơi, chướng bụng như: đồ uống có gas, khoai lang, rau củ (như bông cải xanh, bắp cải, bông cải trắng và trái cây sống);</p> <p style="text-align: justify;">- Không nên đưa thực phẩm chứa gluten vào trong thực đơn: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biểu hiện tiêu chảy của chứng ruột kích thích có liên quan tới gluten có trong lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Do đó cần ngưng tiêu thụ những thực phẩm này để chấm dứt tình trạng tiêu chảy;</p> <p style="text-align: justify;">- Không ăn nhóm thực phẩm FODMAPS: đây là những thức ăn có chứa loại đường lên men như lactose, fructose và các loại đường khác. Những đường này có trong các chế phẩm từ sữa, rau củ, ngũ cốc và trái cây. Đa phần&nbsp; những người bị hội chứng ruột kích thích thường bị thiếu hụt loại enzyme có tên lactase giúp phân giải đường lactose, do đó cần tránh ăn những thực phẩm có chứa loại đường này. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng nhạy cảm với tất cả các loại thực phẩm FODMAPS. Thay vì “tẩy chay” chúng, bạn có thể cắt giảm lượng thực phẩm này để làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, khi đã tập làm quen thì có thể bắt đầu tăng dần khẩu phần chứa loại thực phẩm này.</p> <p style="text-align: justify;">- Rèn luyện thói quen đi cầu: nên đi đại tiện theo giờ giấc. Để kích thích cảm giác đi ngoài, có thể thực hiện động tác xoa bóp bụng trước khi đại tiện.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-ruot-kich-thich-smfih
Bệnh lý thần kinh di truyền
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh lý thần kinh di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các bệnh thần kinh di ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi và trong một số trường hợp, các cơ quan khác; ở những bệnh nhân này.</p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh thần kinh di truyền nguyên phát chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi và tạo ra các triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh ngoại vi.</p> <p style="text-align: justify;">Các bệnh thần kinh ngoại biên di truyền đã được phân loại dựa trên các đặc điểm lâm sàng, phương thức di truyền, đặc điểm điện sinh lý, khiếm khuyết chuyển hóa, và sau đó dựa trên các locus di truyền cụ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Trong những năm gần đây, sự phát triển của y học nói chung đã xá định ngày càng nhiều những bệnh lý di truyền nói chung và bệnh lý thần kinh nói riêng.Với tỷ lệ lưu hành chung là 1: 2500 và có thể tăng khi y sinh học di truyền ngày càng phát triển.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các bệnh thần kinh di ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_benh-ly-than-kinh-tu-chu.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các bệnh thần kinh di ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Một số bệnh thần kinh di truyền thường gặp</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh xơ cột bên teo cơ (Charcot Marie Tooth - CMT)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Phần lớn các trường hợp CMT có liên quan đến các biến thể gây bệnh ở một trong bốn gen: PMP22 , MPZ , GJB1 và MFN2.</p> <p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ phổ biến ước tính chung của CMT là 40 trên 100.000/dân, thay đổi từ 10 đến 82 trên 100.000 dân tùy theo&nbsp; các báo cáo khoa học khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- CMT đã được phân loại từ loại 1 đến 7 và bao gồm ít nhất 30 rối loạn được phân biệt theo các triệu chứng lâm sàng, sinh lý thần kinh và di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thường khó được chẩn đoán giai đoạn sớm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền (Hereditary sensory and autonomic neuropathies - HSAN)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh được chia thành các tuýp nhỏ khác với đặc trưng là giảm hoặc mất cảm giác đau, cảm giác nóng - lạnh</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 1</p> <p style="text-align: justify;">Thường xuất hiện trước tuổi 20 và nặng dần theo thời gian, đây cũng là tuýp phổ biến nhất trong HSAN. Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 1 liên quan các đột biến trong gen SPTLC1</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 2</p> <p style="text-align: justify;">Các gen liên quan đến bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 2: Do đột biến ở gen ở 1 trong 2 gen WNK1, FAM134B với triệu chứng giống nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 3</p> <p style="text-align: justify;">Các gen liên quan đến bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 3: Các đột biến trong gen IKBKAP, &nbsp;một đột biến lặn trên NST thường gặp chủ yếu ở những người Do Thái gốc Đông Âu.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 4</p> <p style="text-align: justify;">Các gen liên quan đến bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 4: Các đột biến trong gen NTRK1.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 5</p> <p style="text-align: justify;">Các gen liên quan đến bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 5: Các đột biến trong gen NGF.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thần kinh trục khổng lồ (Giant axonal neuropathy - GAN)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- GAN là một rối loạn thoái hóa thần kinh nghiêm trọng của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, biểu hiện lâm sàng rõ ràng trong thời thơ ấu. Nó được truyền dưới dạng tính trạng lặn trên NST thường. Vị trí đột biện gen GAN nàm trền 16q24.1.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh teo cơ tủy sống (spinal muscular atrophy, SMA):</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh di truyền theo kiểu lặn theo nhiễm sắc thể thường. Đột biến gen SMN1, hoặc SMN2 (ít chức năng hơn) nằm trên 5q13.2.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thần kinh cánh tay di truyền (Hereditary brachial plexopathy</strong>)</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh này còn được gọi là chứng loạn dưỡng cơ thần kinh di truyền (HNA). HNA có liên quan đến đột biến gen SEPT9. Đặc điểm phát triển các triệu chứng NA được di truyền theo kiểu trội trên NST thường. Bệnh thường khởi phát lứa tuổi 20 - 30.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh lý thần kinh di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh xơ cột bên teo cơ (Charcot Marie Tooth - CMT)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi bệnh xuất hiện đầy đủ các triệu chứng, là giai đoạn muộn, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu và teo cơ: ở bàn tay, bàn chân thường xuất hiện đầu tiên. Lúc đầu biểu hiện yếu sức cơ và teo cơ ở một tay hoặc 1 chân, sau đó lan sang chi khác, đôi khi bệnh khởi phát cùng một lúc ở cả hai tay hoặc 2 chân nhưng mức độ không đều nhau. Giai đoạn nặng thấy thì yếu và teo cơ tứ chi rõ, cơ vùng cổ vùng mặt cũng teo rõ. Cơ hô hấp ít bị ảnh hưởng hơn, giai đoạn cuối mới có biểu hiện khó thở.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Yếu và teo cơ: ở bàn tay, bàn chân thường xuất hiện đầu tiên" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20210617_153929_509855_Teo_co.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Yếu và teo cơ: ở bàn tay, bàn chân thường xuất hiện đầu tiên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Rung giật bó sợi cơ (Fibrillations and fasciculation): giai đoạn đầu bệnh nhân tự cảm thấy rung giật các sợi cơ, bó cơ mà bệnh nhân không kiểm soát được. Sau đó giật bó sợi có này có thể nhìn thấy rõ ràng gây khó chịu cho bệnh nhân. Triệu chứng này thường gặp là các cơ: cánh tay, bả vai, đùi, đặc biệt thấy ở lưỡi</p> <p style="text-align: justify;">Những kích thích: gõ nhẹ vào cơ, khi duỗi cơ, kích thích nhiệt...có thể làm rung giật cơ rõ ràng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng tháp: tăng phản xạ gân xương rõ và có phản xạ bệnh lý bó tháp như: Dấu hiệu Babinski ở chi dưới, Hoffmann ở chi trên. Có thể thấy các phản xạ tự động ở miệng như phản xạ gan tay - cằm, phản xạ nút. Các&nbsp; triệu chứng này chứng&nbsp; minh trong CMT có tổn thương ở cả thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng hành não hoặc hội chứng liệt giả hành não: đa số trường hợp hội chứng này xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Biểu hiện lâm sàng bằng tổn thương dây IX, X: nói khó, nuốt nghẹn, sặc, màn hầu sa thấp, teo cơ và giảm vận động lưỡi (không thè dài lưỡi ra ngoài được),&nbsp;hàm dưới trễ xuống, miệng không ngậm kín được, nước dãi luôn chảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khi tổn thương nhân vận động dây V: teo các cơ nhai và giảm sức nhai.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ở giai đoạn cuối của bệnh có biểu hiện khó thở (thậm chí ngừng thở), nhịp tim chậm (có thể ngất, ngừng tim) do tổn thương nhân dây thực vật của dây X.</p> <p style="text-align: justify;">- Những triệu chứng ít gặp khác:</p> <p style="text-align: justify;">+ Các biểu hiện rối loạn tâm thần như: suy giảm nhận thức ...</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh không bao giờ có giảm cảm, mất cảm giác, nhưng có thể có dị cảm: tê bì, bòng rát, kiến bò...</p> <p style="text-align: justify;">- Điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh</p> <p style="text-align: justify;">+ Điện cơ giảm tốc độ dẫn truyền vận động các dây thần kinh ngoại vi trong khi tốc độ dẫn truyền cảm giác bình thường. Giảm tần số xuất hiện sóng F, sóng F đơn điệu về hình thái.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điện cơ đồ khi cơ nghỉ xuất hiện điện thế rung giật sợi cơ và bó sợ cơ, khi co cơ tối đa điện cơ có biểu hiện giảm số lượng đơn vị vận động, tăng biên độ đơn vị vận động gợi ý tổn thương nguồn gốc thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền (Hereditary sensory and autonomic neuropathies - HSAN)</strong></p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_benh-than-kinh-di-truyen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 1:</p> <p style="text-align: justify;">+ Khởi đầu bệnh nhân có cảm giác ngứa ran, giảm hoặc không khả năng cảm giác đau và cảm giác nóng lạnh thường ở chân và lòng bàn chân. Một số người bị ảnh hưởng không mất cảm giác, nhưng thay vào đó họ cảm thấy đau nhói ở chân và bàn chân của họ. Sau đó, các rối loạn về cảm giác có thể xuất hiện bàn tay, cánh tay, vai và bụng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Kèm theo có thể có vết loét trên bàn chân hoặc bàn tay của họ hoặc nhiễm trùng mô mềm của đầu ngón tay chậm lành. Do&nbsp; giảm hoặc không có cảm giác đau nên bệnh nhân thường chủ quan, các vết loét có thể bị nhiễm trùng là lan rộng</p> <p style="text-align: justify;">+ Hiếm khi bị mất thính lực do tổn thường thần kinh cảm giác</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 2:</p> <p style="text-align: justify;">+ Việc mất các tế bào thần kinh dẫn đến không có khả năng cảm nhận cảm giác đau, nhiệt độ và xúc giác và rối loạn hệ thần kinh thực vật (rối loạn nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa, tiết niệu…)</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 3:</p> <p style="text-align: justify;">+ Triệu chứng xuất hiện từ thời kỳ sơ sinh với biểu hiện: giảm trương lực cơ, chậm phát triển tâm thần vận động, khó giữ thăng bằng, mất nhận thức về đau, nóng và lạnh.</p> <p style="text-align: justify;">+ Suy giảm thị lực.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 4:</p> <p style="text-align: justify;">+ Vô cảm bẩm sinh với chứng đau, chứng sợ nước (không có khả năng tiết mồ hôi) và thiểu năng trí tuệ. Không có khả năng cảm nhận tất cả các cơn đau (kể cả đau nội tạng), dẫn đến tổn thương lặp đi lặp lại bao gồm: miệng tự cắt (cắn vào lưỡi, môi và niêm mạc miệng); cắn đầu ngón tay; bầm tím, sẹo và nhiễm trùng da; gãy nhiều xương (nhiều trong số đó không thể chữa lành đúng cách); và trật khớp tái phát nhiều lần dẫn đến biến dạng khớp.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền tuýp 5:</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân mất khả năng cảm thấy đau, nóng và lạnh xuất khi mới sinh hoặc trong thời kỳ sơ sinh. Kèm theo giảm hoặc mất cảm giác sâu: giác đau do chấn thương xương, dây chằng hoặc cơ, nên họ dễ mắc chấn thương mà không biết gây nguy hiểm tính mạng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh thần kinh trục khổng lồ (Giant axonal neuropathy - GAN)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tóc có xu hướng đỏ và cuộn chặt, trán cao, nước da trắng và lông mi dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương thần kinh ngoại vi cả vận động và cảm giác: liệt, teo cơ....</p> <p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh trung ương bao gồm rối loạn chức năng tiểu não: rối loạn thăng bằng...,</p> <p style="text-align: justify;">- Một số trường hợp có suy giảm nhận thức, rối loạn thị giác..</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tiến triển, thường tử vong vào lứa tuổi 30.</p> <p style="text-align: justify;">- Hình ảnh cộng hưởng từ não (MRI sọ não) cho thấy tổn thương chất trắng dưới vỏ, quanh não thất và tiểu não.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh teo cơ tủy sống (spinal muscular atrophy, SMA):</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Đặc trưng lâm sàng của SMA là yếu cơ có đặc điểm là cân xứng hai bên cơ thể,&nbsp;chủ yếu cơ thân mình và gốc chi,&nbsp; sau đó mới yếu cơ ngọn chi, không có rối loạn cảm giác</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thường chết vị suy hô hấp, mức độ nặng tăng dần cùng với sự mất chức năng của gen SMN1</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh SMA được chia 3 tuýp:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuýp I: nặng nhất, khởi phát triệu chứng ngay khi sinh hoặc giai đoạn sơ sinh. Trẻ không thể tự ngồi được, thường chết trước 2 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuýp II: trẻ có thể tự ngồi nhưng không thể tự đứng, đi được. Bệnh khởi phát trong năm đầu và tiến triển nặng dần, thường chết trước tuổi 25.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuýp III: bệnh khỏi phát thường từ sau 3 tuổi. Trẻ có thể tự đứng và đi được, tử vong khi đã lớn tuổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đám rối thần kinh cánh tay di truyền (Hereditary brachial plexopathy</strong>)</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu nhận biết là cơn đau khởi phát đột ngột ở một hoặc cả hai vai và /hoặc cánh tay.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh đám rối thần kinh cánh tay di truyền" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_nguyen-nhan-gay-benh-ly-dam-roi-than-kinh-canh-tay.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh đám rối thần kinh cánh tay di truyền</em></p> <p style="text-align: justify;">- Cơn đau được mô tả là sắc nét, nhức nhối, bỏng rát hoặc như dao đâm. Thang điểm đau có thể trên 7/10. Đau cũng có thể ảnh hưởng đến cổ và cánh tay, và bàn tay cùng bên với vai bị ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơn đau khi khởi phát thường liên tục, dữ dội và nặng hơn vào buổi tối hoặc ban đêm. Sau đó cơn đau liên tục có thể giảm đi và có thể không còn đau khi vai và /hoặc cánh tay được nghỉ ngơi và đau tăng khi vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước vào giai đoạn liệt và teo cơ ở các mức độ khác nhau, có thể có dị cảm trên da (ngứa, tê bì, châm chích, bỏng rát..), thay đổi màu sắc da vai và cánh tay,....</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh lý thần kinh di truyền</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh lý thần kinh di truyền không có điều trị đặc hiệu chủ yếu điều trị triệu chứng cải chất lượng cuộc sống của bệnh nhân kéo dài thời gian sống, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bác sĩ tư&nbsp;vấn bệnh lý thần kinh di truyền tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_DSC_5719.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bác sĩ tư&nbsp;vấn bệnh lý thần kinh di truyền tại MEDLATEC</em></p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ly-than-kinh-di-truyen-srtpx
Hội chứng Tourette
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Tourette</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Tourette là một rối loạn phát triển tâm lý - thần kinh phổ biến, được đặc trưng bởi sự lặp lại các vận động và âm thanh không chủ ý thường bắt đầu từ thời thơ ấu.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ mắc hội chứng Tourette có thể mắc thêm các bệnh tâm thần kinh kèm theo như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu và rối loạn chống đối (ODD). Tiên lượng cho hội chứng Tourette nói chung là tích cực, vì&nbsp; thường thuyên giảm khi trưởng thành, nhưng các tình trạng tâm thần kinh khác có thể vẫn tồn tại.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh tâm thần kinh kèm theo như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_rốiloạntăngđộnggiảmchúý.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh tâm thần kinh kèm theo như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)</em></p> <p style="text-align: justify;">- Giáo dục của giáo viên và người chăm sóc có thể có tác động tích cực đến kết quả điều trị của một đứa trẻ đang đấu tranh với hội chứng Tourette</p> <p style="text-align: justify;">- Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM – 5) được cập nhật gần đây, là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ảnh hưởng đến 1% dân số. Nam giới thường bị ảnh hưởng hơn nữ giới với tỷ lệ từ 3: 1 đến 4: 1</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Tourette</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù có một số lượng lớn các nghiên cứu di truyền, không có gen gây bệnh đơn lẻ hoặc thậm chí nhiều gen gây bệnh cho TS được xác định. Trong một số trường hợp, sự di truyền từ&nbsp; từ cả cha, mẹ cho con là rõ ràng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các nghiên cứu đã biết được rằng trẻ em bị GTS có tiền sử gia đình là 52%. Họ có họ hàng cấp một với TS với nguy cơ mắc gấp 10 lần dân số chung, và tỷ lệ cùng mắc ở các cặp song sinh đồng hợp tử so với các cặp song sinh dị hợp tử là 5:1</p> <p style="text-align: justify;">- Mặc dù cơ sở di truyền vẫn còn chưa thật rõ ràng, một số locus đã được xác định là là có khả năng gây TS. Việc phát hiện ra một đột biến trong gen SLITRK1 trên nhiễm sắc thể 13q31.1 là một bước tiến lớn trong việc tìm kiếm gen TS. Các SLITRK1 gen được thể hiện ở các vùng não liên quan đến TS (vỏ não, hồi hải mã, đồi thị, cầu nhạt, và tiểu não). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ptotein mã hóa bỏi gen này bị thay đổi dẫn đến rối loạn hành vi thần kinh phức tạp như thế nào. Đột biến này dường như là một nguyên nhân hiếm gặp của TS vì nó chưa được tìm thấy trong hàng trăm bệnh nhân TS được xét nghiệm.</p> <p style="text-align: justify;">- Một nguyên nhân di truyền hiếm gặp khác có thể xảy ra của TS là đột biến gen HDC trên nhiễm sắc thể 15q21-q22, di truyền trội trên NST thường của TS. Các HDC mã hóa gen cho decarboxylase L-histidine, đó là enzyme hạn chế tỷ lệ xúc tác sinh tổng hợp histamine từ histidine. Trong hệ thống thần kinh trung ương, các tế bào thần kinh histaminergic nằm ở vùng dưới đồi phía sau nhưng có các kết nối trục rộng rãi với các vùng não khác. Những phát hiện này cho thấy khả năng sử dụng thao tác dược lý đối với sự dẫn truyền thần kinh histaminergic để điều trị TS. Tuy nhiên, vẫn chưa biết làm thế nào những bất thường về histamine có thể gây ra hoặc góp phần vào các triệu chứng TS.</p> <p style="text-align: justify;">- Hút thuốc ở bà mẹ trước khi sinh có thể làm tăng nguy cơ TS.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Tourette</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Ticss</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ticss là dấu hiệu lâm sàng của TS. Ticss đã được coi là không chủ động, nhưng Ticss có thể bị chủ động kiềm chế trong một vài phút. Hầu hết bệnh nhân TS cũng có các vấn đề đi kèm như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại Tics:&nbsp; Các Ticss trong TS có thể được phân loại là vận động và âm thanh</p> <p style="text-align: justify;">+ Tics vận động:</p> <p style="text-align: justify;">Các vận động đơn giản bao gồm nháy mắt, nhăn mặt, nhún vai và giật đầu.</p> <p style="text-align: justify;">Các vận động phức tạp liên quan đến chuỗi các chuyển động phối hợp, bao gồm dáng đi kỳ dị, đá, nhảy, chuyển động cơ thể, gãi, cử chỉ quyến rũ, copropraxia (cử chỉ tục tĩu) và echopraxia (bắt chước cử chỉ).</p> <p style="text-align: justify;">+ Tics âm thanh:</p> <p style="text-align: justify;">Âm sắc đơn giản bao gồm rên rỉ, sủa, rên rỉ, hắng giọng, đánh hơi, thở rít và các tiếng ồn khác.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tics âm thanh:" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_Ticsâmthanh.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tics âm thanh:</em></p> <p style="text-align: justify;">Các âm điệu phức tạp bao gồm coprolalia (từ tục tĩu), echolalia (lặp lại các từ) và palilalia (lặp lại một cụm từ hoặc từ với tốc độ ngày càng tăng). Coprolalia xảy ra trong ít hơn 20 phần trăm trường hợp và thường ở dạng nói tục tĩu (ngôn ngữ thô tục, thường mang ý nghĩa tình dục hoặc khinh miệt)</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian khởi phát TS thường từ 2 đến 15 năm, mặc dù trong một số hiếm trường hợp, chẩn đoán có thể bị trì hoãn đến 21 năm. Tuổi khởi phát trung bình là khoảng 6 tuổi , và rối loạn biểu hiện đầy đủ ở tuổi 11 là&nbsp; 96% bệnh nhân. Mức độ nghiêm trọng của Tics thường đạt đến đỉnh điểm trong độ tuổi từ 10 đến 12 tuổi, sau đó là sự cải thiện phần lớn trong độ tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành. Ước chừng một phần ba số Tics biến mất hoàn toàn, một phần ba cải thiện và một phần ba tiếp tục mà không giảm</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đi kèm</strong>: Hầu hết bệnh nhân TS có một hoặc nhiều vấn đề bệnh đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">- Các tình trạng bệnh đi kèm bao gồm ADHD, OCD, hành vi ám ảnh cưỡng chế , rối loạn học tập và rối loạn hành vi&nbsp; . Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh đi kèm có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi như rối loạn giấc, hành vi tự gây thương tích và các vấn đề về kiểm soát cơn giận. Các biểu hiện về vận động và âm thanh thường xuyên hơn ở các bé trai, trong khi các bé gái có nhiều khả năng mắc các vấn đề về hành vi như OCD. Chỉ khoảng 1/10 bệnh nhân TS không có bệnh lý đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tăng động giảm chú ý: ADHD ảnh hưởng đến 30 - 60% TS. Các triệu chứng của ADHD thường xuất hiện từ 2-3 năm trước khi bắt đầu xuất hiện Tics . Sự hiện diện của ADHD ở TS có liên quan đến những khó khăn trong việc lập kế hoạch, trí nhớ làm việc, sự chú ý thị giác, giảm khả năng học tập, và giảm chức năng khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD):&nbsp; OCD ảnh hưởng đến 10 - 50 % bệnh nhân có TS. Các triệu chứng thường xuất hiện vài năm sau khi bắt đầu có Tics và thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các cưỡng chế hoặc nghi thức có thể bao gồm đếm lặp đi lặp lại, sắp xếp, tích trữ, chạm, gõ, xoa và kiểm tra lỗi. Bệnh nhân có thể có những suy nghĩ kỳ quái, thôi thúc, suy ngẫm hoặc hình ảnh về bản chất hung hăng, tình dục hoặc tôn giáo. Những người không có TS bị OCD thường có các hành vi cưỡng chế liên quan đến ô nhiễm và làm sạch.</p> <p style="text-align: justify;">Biểu thức OCD trong TS có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các Ticss để chúng xảy ra theo một cách thức và thứ tự cụ thể (ví dụ: một số lần nhất định, đối xứng, liên quan đến cả hai bên của cơ thể) .</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề về hành vi và tâm lý xã hội khác:&nbsp; Ngoài ADHD và OCD, bệnh nhân TS có nguy cơ cao mắc một số vấn đề về hành vi và tâm lý xã hội, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn lo âu: tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu suốt đời là khoảng 30 % bệnh nhân TS</p> <p style="text-align: justify;">+ Trầm cảm và nguy cơ tự sát:Trong một nghiên cứu bệnh chứng, trẻ em có TS (n = 1337) có nguy cơ phát triển trầm cảm cao hơn nhiều so với nhóm chứng. Một nghiên cứu bệnh chứng khác trên 7736 bệnh nhân bị TS và rối loạn Tics mãn tính cho thấy TS có liên quan đến tăng nguy cơ tự tử&nbsp; và cố gắng tự tử. Nguy cơ tự tử tăng lên ở những đối tượng từng có ý định tự tử trước đó và những người có Tics dai dẳng ngoài độ tuổi thanh niên.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các hành vi gây rối: Các đợt bùng phát hành vi, các cơn thịnh nộ, và gây hấn là những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân TS. Trong báo cáo trên 1374 bệnh nhân có TS, tỷ lệ phổ biến suốt đời của các hành vi gây rối là khoảng 30%. Những giai đoạn này, cũng như các hành vi gây rối khác liên quan đến TS (ví dụ: ngôn ngữ tục tĩu, chửi thề, chửi bới hoặc cử chỉ, các vấn đề kiểm soát xung động, ám ảnh không phù hợp) có thể làm tăng nguy cơ bị xử lý kỷ luật pháp lý, nhưng tỷ lệ hành vi phạm tội phổ biến ở bệnh nhân TS dường như hiếm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khiếm khuyết học tập và kết quả học tập kém: Các yếu tố góp phần bao gồm ADHD, OCD... và tác dụng phụ của thuốc. Một nghiên cứu thuần tập từ Thụy Điển với hơn hai triệu cá nhân cho thấy rằng các đối tượng được chẩn đoán mắc chứng TS hoặc rối loạn Tics mãn tính (n = 3590) có nhiều khả năng bị sa sút trong học tập ở tất cả các cấp học.</p> <p style="text-align: justify;">+ Rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân TS thường có các triệu chứng về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ đi kèm, bao gồm mất ngủ, buồn ngủ quá mức vào ban ngày, rối loạn kích thích (ví dụ: mộng du, buồn ngủ, ngủ kinh hoàng, đái dầm) và chứng nghiến răng. Rối loạn vận động vẫn tồn tại trong khi ngủ ở đa số bệnh nhân, chủ yếu là khi ngủ chuyển động mắt nhanh (REM).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hình ảnh thần kinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính não thường quy (CT) và chụp cộng hưởng từ não (MRI) không có gì đáng chú ý ở bệnh nhân TS</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính não thường quy (CT)" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_chup-ct-128-day-02.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính não thường quy (CT)</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Tourette</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng . Tiêu chí của Nhóm Nghiên cứu Phân loại Hội chứng Tourette để chẩn đoán xác định TS như sau :</p> <p style="text-align: justify;">- Cả Tics vận động và Tics âm thanh phải xuất hiện tại một thời điểm nào đó trong thời gian bị bệnh, mặc dù không nhất thiết phải đồng thời</p> <p style="text-align: justify;">- Tics phải xảy ra nhiều lần trong ngày, gần như mỗi ngày hoặc không liên tục trong khoảng thời gian hơn một năm</p> <p style="text-align: justify;">- Vị trí giải phẫu, số lượng, tần suất, loại, độ phức tạp hoặc mức độ nghiêm trọng của Tics phải thay đổi theo thời gian</p> <p style="text-align: justify;">- Bắt đầu Tics trước 21 tuổi ( DSM-5 yêu cầu bắt đầu Tics trước 18 tuổi)</p> <p style="text-align: justify;">- Các vận động và âm thanh không chủ ý đó, không được giải thích do tình trạng bệnh lý khác (hoặc do tác động sinh lý của các chất theo DSM-5 )</p> <p style="text-align: justify;">- Tics vận động, Tics âm thanh hoặc cả hai phải có sự chứng kiến ​​của người giám định đáng tin cậy vào một thời điểm nào đó trong thời gian bị bệnh hoặc được ghi lại bằng băng video</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Tourette</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện tại không có cách chữa trị đặc hiệu cho hội chứng Tourette. Điều trị nhằm mục đích kiểm soát cơn đau hoặc giảm các triệu chứng</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc ngăn chặn hoặc làm giảm triệu chứng Tics: Fluphenazine, haloperidol, risperidone và pimozide</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc tiêm Botulinum (Botox) tiêm vào cơ bị ảnh hưởng có thể giúp làm giảm cơn giật do làm liệt cơ tạm thời</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị ADHD: Các chất kích thích như methylphenidate và thuốc có chứa dextroamphetamine có thể giúp tăng sự chú ý và tập trung. Tuy nhiên các loại thuốc điều trị ADHD có thể làm trầm trọng thêm chứng Tics.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine&nbsp; có thể giúp kiểm soát các triệu chứng OCD.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trị liệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp hành vi: Can thiệp hành vi nhận thức cho Tics.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Can thiệp hành vi nhận thức cho Tics." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_CanthiệphànhvinhậnthứcchoTics..jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Can thiệp hành vi nhận thức cho Tics.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tâm lý trị liệu có thể giúp giải quyết TS&nbsp; và rối loạn khác, chẳng hạn như ADHD, ám ảnh, trầm cảm hoặc lo lắng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng hội chứng Tourette</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ước chừng một phần ba số Tics biến mất hoàn toàn, một phần ba cải thiện và một phần ba tiếp tục mà không giảm</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-tourette-swunp
Hội chứng Parkinson thứ phát
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng Parkinson thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Parkinson thứ phát là nhóm các triệu chứng tương tự Parkinson nhưng do 1 nguyên nhân cụ thể gây nên các triệu chứng này.</p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng này bao gồm những triệu chứng chủ yếu: run, giảm động, tăng trương lực cơ, mất ốn định tư thế. Những triệu chứng này cũng có thể là kết quả của các rối loạn thoái hóa thần kinh khác, cũng như các tổn thương não cụ thể, chấn thương đầu, thuốc, rối loạn chuyển hóa chuyển hóa và tiếp xúc với chất độc.</p> <p style="text-align: justify;">Rất nhiều trường hợp h và bệnh Parkinson vô căn có thể không thể phân biệt được về mặt lâm sàng. Tuy nhiên bệnh Parkinson thường đáp ứng với liệu pháp levodopa nhưng hội chứng Parkinson có thể không đáp ứng với liệu pháp levodopa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do thuốc (Drug-induced parkinsonism)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ chính xác của hội chứng Parkinson do thuốc là không rõ ràng vì các triệu chứng thường ít được nhận biết và chẩn đoán sai, ngay cả bởi các nhà thần kinh học.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson mạch máu (VP)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trong tổng số các trường hợp parkinson nói chung, hội chứng Parkinson mạch máu chiếm khoảng 2,5-5%.</p> <p style="text-align: justify;">- Parkinson mạch máu là kết quả của một tình trạng tổn thương mạch máu nhỏ dẫn đến sự tiến triển của các triệu chứng.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do độc tố </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Một nghiên cứu địa lý được thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy&nbsp;có mối tương quan giữa các khu vực ở Hoa Kỳ có sự gia tăng phát thải mangan từ các ngành công nghiệp và tỷ lệ mắc bệnh parkinson do mangan gây ra cao. Couper là người đầu tiên báo cáo bệnh parkinson do mangan gây ra vào năm 1837, ở những công nhân bị phơi nhiễm với mangan dioxide làm việc trong một nhà máy nghiền quặng mangan.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210917/20210917_tai-sao-thuong-xuyen-tiep-xuc-voi-mangan-co-the-gay-benh-parkinson11563159254.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tỷ lệ mắc bệnh parkinson do mangan gây ra cao</em></p> <p style="text-align: justify;">- Mangan: xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với mangan, như đã thấy ở những người thợ mỏ. Khi tiếp xúc với một lượng mangan thấp, các thay đổi hành vi có thể đảo ngược có thể xuất hiện như hung hăng, khó chịu và ảo giác. Khi tiếp xúc mangan trong một thời gian dài, tổn thương thần kinh sẽ xảy ra. Có các triệu chứng ngoại tháp, đáp ứng với levodopa. Sự hiện diện của tổn thương lan tỏa nhiều hơn đối với não không đáp ứng với levodopa dẫn đến rối loạn vận động. Các vị trí chủ yếu liên quan bao gồm nhân cầu nhạt (globus pallidus) và liềm đen (substantia nigra ).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do chấn thương não mạn tính.</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nó là kết quả của sự mất tế bào thần kinh, sự hiện diện của các mảng lão hóa, sẹo mô não và tổn thương trục lan tỏa, tất cả đều do chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Nó thường xuất hiện ở những cá nhân tham gia vào các môn thể thao tiếp xúc như đấu vật, bóng bầu dục và phổ biến nhất là quyền anh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do u não</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Krauss, ông đã báo cáo rằng trong tổng số bệnh nhân có khối u não, 0,3% có biểu hiện của bệnh parkinson.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng Parkinson thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gậy Hội chứng Parkinson thứ phát bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Do thuốc</p> <p style="text-align: justify;">- Do bệnh lý mạch máu</p> <p style="text-align: justify;">- Do độc tố</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương não mạn tính</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng</p> <p style="text-align: justify;">- U não</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do thuốc (Drug-induced parkinsonism)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế&nbsp; gây bệnh:&nbsp;Các thuốc gây ức chế các thụ thể dopamine D2 và làm gián đoạn quá trình truyền dopamine được biết là nguyên nhân gây ra bệnh parkinson thứ phát. Các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của hội chứng Parkinson &nbsp;do thuốc bao gồm đường dùng, hiệu lực và liều lượng của thuốc được sử dụng. Những người đang sử dụng thuốc được sử dụng qua đường tiêm bắp có nhiều khả năng phát triển Hội chứng Parkinson&nbsp;do thuốc hơn. Hội chứng Parkinson &nbsp;thường xảy ra ở liều cao hơn, vì sự ức chế thụ thể dopamine D2 xảy ra ở liều cao hơn.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Các thuốc thường liên quan hội chứng Parkinson do thuốc bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ nhất: Hội chứng Parkinson do thuốc đã được quan sát chủ yếu với các thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên như thuốc có hiệu lực cao như fluphenazine, haloperidol, trifluoperazine. Thuốc có hiệu lực thấp chlorpromazine và thioridazine, là những nguyên nhân ít được biết đến của Hội chứng Parkinson do thuốc. Trong tổng số những người dùng thuốc chống loạn thần điển hình, 80% trong số họ có các triệu chứng ngoại tháp (EPS).</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai hay còn được gọi là thuốc chống loạn thần không điển hình. Nhìn chung, những loại thuốc này có nguy cơ thấp hơn so với thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên vì chúng có ái lực ít hơn với các thụ thể D2. Risperidone, ziprasidone và olanzapine dễ gây ra bệnh parkinson do thuốc hơn so với quetiapine và clozapine.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc chống nôn như metoclopramide, domperidone có tác dụng bất hoạt các thụ thể D2 ở ruột. Đồng thời, những loại thuốc này bất hoạt các thụ thể D2 trong tủy sống, do đó mang lại tác dụng chống nôn. Các tác dụng phụ của tăng prolactin máu và EPS cũng xảy ra khi các thụ thể D2 trung ương cũng bị chặn. Metoclopramide thường liên quan đến rối loạn vận động do thuốc.&nbsp; Trong số các loại thuốc này, domperidone có ít nguy cơ gây hội chứng Parkinson do thuốc hơn, vì nó không thể vượt qua hàng rào máu não, nhưng các báo cáo cho thấy sự xuất hiện của bệnh parkinson có thể hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc làm suy giảm dopamine: Thuốc ức chế thụ thể monoamine loại 2 (VMAT2)&nbsp; như tetrabenazine và Reserpine dẫn đến giảm sự hấp thu dopamine vào các túi tiền synap. Hoạt động này dẫn đến giảm mức dopamine. Reserpine có hiệu lực gấp 10-20 lần so với tetrabenazine.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các loại thuốc khác: Có báo cáo về Hội chứng Parkinson do axit valproic (thuốc chống động kinh) gây ra. Giả thuyết được đề xuất là có axit gamma-aminobutyric (GABA) ức chế dopamine vận chuyển đến hạch nền.&nbsp; Rất hiếm khi các loại thuốc như lithium, thuốc chống trầm cảm như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và thuốc chẹn kênh canxi có thể dẫn đến hội chứng Parkinson &nbsp;do thuốc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson mạch máu (VP)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiều nghiên cứu khác nhau đã báo cáo rằng tiền sử bệnh mạch máu não thiếu máu cục bộ là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh parkinson và xảy ra thường xuyên hơn khi thiếu máu cục bộ chất trắng dưới vỏ, các hạch vùng đáy, đồi thị và phần trên thân não so với nhồi máu vỏ não.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210917/20210917_2609_thieu-mau-nao-cuc-bo-va-nhoi-mau-nao-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiền sử bệnh mạch máu não thiếu máu cục bộ là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh parkinson</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Parkinson mạch máu thường là hậu quả nhồi máu vi mạch, nhồi máu mạch máu nhỏ, và rất hiếm khi nhồi máu mạch lớn. Nhồi máu lỗ khuyết thường xuất hiện nhiều hơn ở hạch nền và đồi thị và có khi chỉ thấy trên vi thể được là nguyên nhân chính dẫn đến Hội chứng Parkinson &nbsp;do mạch máu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng Parkinson thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do thuốc (Drug-induced parkinsonism)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng hội chứng Parkinson &nbsp;do thuốc bao gồm các triệu chứng tương tự như trong bệnh parkinson như run, tăng trương lực cơ và rối loạn vận động.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson mạch máu (VP)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh xuất hiện triệu chứng và tiến triển khác nhau tùy theo từng bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân VP có đặc điểm là sớm không ổn định về dáng đi và tư thế. Tư thế bệnh nhân không vững và giữ thăng bằng cũng kém. Chi dưới có xu hướng co cứng hơn là cứng đờ kèm theo tăng phản xạ gân xương chủ yếu ở đầu gối và có đáp ứng phản xạ Babinski.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân VP có đặc điểm là sớm không ổn định về dáng đi và tư thế" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_benh-parkinson-o-nguoi-cao-tuoi-trieu-chung-va-cach-dieu-tri11565946858(1).jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân VP có đặc điểm là sớm không ổn định về dáng đi và tư thế</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Đôi khi ở một vài trường hợp có thể thấy chi trên cũng bị ảnh hưởng nhẹ kèm tăng phản xạ gân xương nhưng không bị run.</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số bệnh nhân có suy giảm nhận thức, giảm khứu giác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do độc tố</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có triệu chứng điển hình rối loạn vận động, tăng trương lực cơ thay đổi tính cách, ảo giác. Tiền sử tiếp xúc độc chất là rất quan trọng.</p> <p style="text-align: justify;">- Đáp ứng với levodopa giai đoạn đầu, sau đó nhanh chóng không đáp ứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do u não</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hầu hết những bệnh nhân này ban đầu có các triệu chứng của bệnh parkinson so với các triệu chứng khác của khối u, dẫn đến chẩn đoán muộn.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ chế mà các khối u não dẫn đến sự phát triển các đặc điểm của bệnh parkinson bao gồm chèn ép hạch nền và hạch dưới da dẫn đến phá hủy đường dẫn truyền, phù nề não do khối u gây giảm tưới máu và thâm nhiễm bởi khối u.</p> <p style="text-align: justify;">- Các tài liệu cho thấy hầu hết các bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u khi giải quyết các đặc điểm của bệnh parkinson.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng (ví dụ: viêm não tự miễn dịch, HIV / AIDS, giang mai thần kinh, bệnh não đa ổ tiến triển, bệnh toxoplasma...).</p> <p style="text-align: justify;">- Tất cả các hội chứng này có thể có các đặc điểm của bệnh parkinson có phản ứng không đầy đủ với levodopa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng Parkinson thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do thuốc (Drug-induced parkinsonism)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nguy cơ bệnh nhân mắc hội chứng parkinson do thuốc tăng theo tuổi tác, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở những người từ 60 đến 80 tuổi. Điều này có thể là do tế bào dopamine và sự vận chuyển dopamine giảm theo tuổi tác, tuy nhiên còn nhiều tranh cãi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Parkinson thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson mạch máu (VP)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- CT / MRI sọ não có thể giúp tiết lộ vị trí nhồi máu, nhưng chúng không thể kết luận chẩn đoán.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT / MRI sọ não có thể giúp tiết lộ vị trí nhồi máu" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chup-ct-10.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp CT / MRI sọ não có thể giúp tiết lộ vị trí nhồi máu</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng Parkinson thứ phát</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson do thuốc (Drug-induced parkinsonism)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Loại bỏ thuốc gây hội chứng Parkinson do thuốc là biện pháp chính trong điều trị để giải quyết các triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Những bệnh nhân có tình trạng tâm thần cơ bản có thể được bắt đầu thay thế bằng thuốc chống loạn thần không điển hình, vì những loại thuốc này có ít nguy cơ mắc hội chứng Parkinson do thuốc hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng cholinergic như benztropine và trihexyphenidyl là những lựa chọn thường xuyên để điều trị hội chứng Parkinson do thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu thuốc kháng cholinergic không hiệu quả, có thể dùng amantadine với liều 100 mg x 2 lần hoặc 3 lần / ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp sốc điện cũng là một lựa chọn khi tất cả các phương thức điều trị khác không giải quyết được các triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng Parkinson mạch máu (VP)</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Levodopa là phương pháp điều trị chính cho VP, với liều lên đến 1000 mg mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc chống kết tập tiểu cầu ( aspirin hoặc clopidogrel) phối hợp statin cũng là một lựa chọn khi chụp MRI gợi ý nhồi máu chất trắng lớn.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt của hội chứng Parkinson với:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Teo đa hệ thống: Nó biểu hiện bằng các triệu chứng tự chủ như hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn cương dương ở nam giới và tiểu không kiểm soát cùng với các triệu chứng vận động của bệnh parkinson.</p> <p style="text-align: justify;">- Chứng sa sút trí tuệ với thể Lewy:&nbsp;có các đặc điểm của cả rối loạn chức năng nhận thức và bệnh parkinson.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chứng sa sút trí tuệ với thể Lewy" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_ChứngsasúttrítuệvớithểLewy.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chứng sa sút trí tuệ với thể Lewy</em></p> <p style="text-align: justify;">Nó biểu hiện đặc trưng bởi nhận thức xen kẽ như mức độ tỉnh táo và tập trung khác nhau, sự hiện diện của ảo giác thị giác và rối loạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh cùng với các triệu chứng vận động của bệnh parkinson.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh liệt trên nhân tiến triển: Biểu hiện của nó là liệt nhìn thẳng đứng cùng với giảm tốc độ chớp mắt do loạn trương lực mi mắt. Nó cũng thể hiện tư thế không ổn định dẫn đến tăng nguy cơ ngã.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-parkinson-thu-phat-sdalu
Bệnh Lyme
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây ra bệnh Lyme là do một loại xoắn khuẩn hình quả xoan có tên gọi khoa học là Borrelia burgdorferi. Loại xoắn khuẩn này ký sinh trên bọ chét và những con bọ này sống trên cơ thể động vật, sau đó lây bệnh sang người thông qua những vết đốt.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Lyme&nbsp;do một loại xoắn khuẩn hình quả xoan có tên gọi khoa học là Borrelia burgdorferi&nbsp;lây bệnh sang người thông qua những vết đốt" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_benh-lyme-1280x720.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh Lyme&nbsp;do một loại xoắn khuẩn hình quả xoan có tên gọi khoa học là Borrelia burgdorferi&nbsp;lây bệnh sang người thông qua những vết đốt</em></p> <p style="text-align: justify;">Khu vực châu Á là nơi hoành hành của bệnh Lyme. Theo như báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 300.000 được chẩn đoán mắc bệnh Lyme. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh Lyme được cho là cao hơn gấp 6 lần so với số người nhiễm HIV/AIDS, và cao hơn gấp 1,5 lần số bệnh nhân nữ mắc ung thư vú. Mùa cao điểm của bệnh Lyme bùng phát thường vào tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, nhưng cũng có khi bệnh xuất hiện quanh năm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế các loại vi khuẩn gây bệnh Lyme phân bố tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Ví dụ như bệnh Lyme tại Hoa Kỳ là do vi khuẩn Borrelia mayonii và Borrelia burgdorferi gây nên, còn tại khu vực châu Á và châu Âu thì là do 2 loại Borrelia garinii và Borrelia afzelii lây truyền bệnh Lyme.</p> <p style="text-align: justify;">Trên cơ thể hươu nai thường chứa các con bọ chét mang mầm bệnh, thông qua các vết cắn, bọ chét sẽ lây bệnh cho con người. Sau khi xâm nhập qua da, vi khuẩn sẽ đi vào máu và thông thường những con bọ chét này phải mất từ 36 - 48 giờ để gắn trên cơ thể người thì sẽ có đủ thời gian cũng như khả năng truyền bệnh Lyme. Do đó, việc phát hiện và loại bỏ bọ chét trên da càng sớm sẽ càng có cơ hội ngăn ngừa mắc bệnh Lyme.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Biểu hiện sớm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi bị bọ chét đốt, trên da chúng ta có thể xuất hiện một vết cắn sưng nhỏ, có màu đỏ rất giống vết đốt của muỗi và không phải là một dấu hiệu điển hình của riêng bệnh Lyme. Tuy nhiên các biểu hiện sau đây có thể xuất hiện trong vòng 1 tháng kể từ khi chúng ta bị nhiễm bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Phát ban: thường xảy ra từ 3 - 30 ngày sau khi bị bọ cắn. Ban đỏ lan chậm trên cơ thể trong nhiều ngày, và phạm vi lan rộng có thể lên đến 12 inch (tầm 30cm). Các vết ban thường không gây đau hoặc ngứa, nhưng khi chạm vào có thể thấy âm ấm.</p> <p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu khác: cơ thể mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức mỏi cơ, sưng hạch và cứng cổ có thể kèm theo với biểu hiện phát ban.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ban đỏ lan chậm trên cơ thể trong nhiều ngày, và phạm vi lan rộng có thể lên đến 12 inch" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-lyme.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ban đỏ lan chậm trên cơ thể trong nhiều ngày, và phạm vi lan rộng có thể lên đến 12 inch</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Các biểu hiện ở giai đoạn muộn hơn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nếu không điều trị các dấu hiệu sớm sẽ khiến cho các triệu chứng khác có cơ hội xuất hiện thêm trong vài tuần hoặc vài tháng tiếp theo. Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Phát ban lan rộng sang những bộ phận khác trên cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau khớp: các cơn đau và sưng viêm khớp nghiêm trọng có thể xảy ra ở vị trí đầu gối hoặc chuyển dần sang những khớp khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Gặp vấn đề về thần kinh: trong vòng vài tuần, vài tháng hoặc có khi tới vài năm sau khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể phải đối mặt với chứng tê liệt tạm thời một bên mặt, viêm màng não, tê bì hoặc yếu chân tay, hạn chế trong cử động cơ bắp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Các biểu hiện ít gặp hơn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có những trường hợp bệnh nhân sau vài tuần bị nhiễm khuẩn lại phát hiện những bệnh như:</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm gan.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm mắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề bất thường về tim như nhịp tim không đều.</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi nặng.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bạn nghi ngờ bản thân đã bị bọ chét cắn, đồng thời xuất hiện những biểu hiện đặc trưng của bệnh Lyme, đặc biệt là bạn cũng đang sống trong vùng lưu hành bệnh thì hãy chủ động đi khám. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả cao và cơ hội hồi phục lớn hơn rất nhiều.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nếu không nhận ra và chữa trị sớm, bệnh Lyme hoàn toàn có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh về thần kinh, liệt cơ mặt, khó tập trung, suy giảm trí nhớ.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối.</p> <p style="text-align: justify;">- Thính giác bị ảnh hưởng, nghe khó.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thính giác bị ảnh hưởng, nghe khó là biến chứng của bệnh Lyme" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-lyme-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thính giác bị ảnh hưởng, nghe khó là biến chứng của bệnh Lyme</em></p> <p style="text-align: justify;">- Vấn đề về tim, nhịp tim không đều.</p> <p style="text-align: justify;">- Tầm nhìn hạn chế, nhạy cảm với ánh sáng.</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bọ chét gây bệnh Lyme được tìm thấy trên những loại cây mọc gần mặt đất như cỏ, bụi rậm. Chúng có kích thước nhỏ bé, có thể leo lên cơ thể động vật hoặc những người đi qua chạm phải các bụi cây có bọ chét. Những con nhỏ chỉ bằng một dấu chấm được gọi là ấu trùng, còn những con to hơn một chút gọi là con nhộng, kích thước lớn bằng hạt của cây anh túc thường có khả năng chích con người.</p> <p style="text-align: justify;">Loại to hơn được gọi là bọ chét trưởng thành, chúng thường gây bệnh ở các loài động vật và nguy cơ gây bệnh cho người không cao bằng các con nhộng do kích thước của những con trưởng thành thường lớn, dễ bị phát hiện và gỡ ra. Khi bọ chét cắn vật chủ, các vi khuẩn sẽ theo vết cắn xâm nhập vào cơ thể vật chủ và thông thường phải mất 48 tiếng để con người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Vì thế để chặn đứng sự lây nhiễm này, cần phải gỡ chúng ra sau khi bị cắn càng nhanh càng tốt.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh Lyme ở người, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Những người sinh sống hoặc hay phải làm việc tại nơi có nhiều cỏ, khu vực rừng rậm. Đặc biệt trẻ em và người lớn dành nhiều thời gian vui chơi, làm việc ngoài trời cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Những người sinh sống hoặc hay phải làm việc tại nơi có nhiều cỏ, khu vực rừng rậm" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-lyme-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Những người sinh sống hoặc hay phải làm việc tại nơi có nhiều cỏ, khu vực rừng rậm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Không mặc quần áo dài tay che kín cơ thể khi đang ở trong khu vực có nhiều bọ chét khiến chúng có cơ hội đậu lên người.</p> <p style="text-align: justify;">- Không phát hiện và loại bỏ bọ chét trên da đúng cách hoặc kịp thời. Nếu loại bỏ bọ chét trong vòng 2 ngày kể từ khi bị cắn thì nguy cơ bị mắc bệnh Lyme sẽ thấp hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là những phương pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Lyme hiệu quả:</p> <p style="text-align: justify;">- Trang bị quần áo dài, tất, mũ, găng tay khi phải đi tới những nơi nhiều bụi cỏ, cây cối. Cố gắng đi bộ ở con đường mòn, tránh đi vào nơi rậm rạp.</p> <p style="text-align: justify;">- Thường xuyên dọn dẹp, cắt cỏ xung quanh nơi ở. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, khô ráo ở nơi thông thoáng và nhiều nắng để ngăn những loài gặm nhấm có bọ chét xâm nhập.</p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc chống côn trùng. Tham khảo kỹ độ an toàn trước khi dùng loại thuốc này.</p> <p style="text-align: justify;">- Luôn kiểm tra cơ thể, quần áo, trẻ em và cả thú cưng để tiêu diệt bọ chét nếu có. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng hoặc sữa tắm diệt khuẩn mỗi ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu thấy bọ chét bám trên da, hãy loại bỏ chúng bằng cách lấy nhíp gắp ra, không được bóp nát bọ chét mà hãy cho bọ vào cồn, hoặc xả vào bồn vệ sinh, sau đó sát trùng vết cắn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán bệnh Lyme thường gặp khó khăn do hơi khó để xác định rõ những triệu chứng. Bác sĩ có thể dựa vào các yếu tố và biện pháp sau đây để chẩn đoán bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">- Khai thác các thông tin của bệnh nhân như: nơi sinh sống và làm việc có nhiều cây cối hay không, có hay phải làm việc ở ngoài trời, có tiếp xúc với bọ chét hay không?</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm kháng thể: đây là biện pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh Lyme. Mẫu bệnh sẽ được lấy từ chất dịch trong cột sống hoặc ở khớp. Xét nghiệm kháng thể để phát hiện bệnh Lyme có 2 loại:</p> <p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzym (ELISA): đây là xét nghiệm nhanh chóng được sử dụng phổ biến nhất.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzym (ELISA): đây là xét nghiệm nhanh chóng được sử dụng phổ biến nhất." src="/ImagePath\images\20210909/20210909_xetnghiemchandoan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzym (ELISA): đây là xét nghiệm nhanh chóng được sử dụng phổ biến nhất.</em></p> <p style="text-align: justify;">+ Kiểm tra blot Western: xét nghiệm này cũng hữu ích trong chẩn đoán bệnh Lyme, đồng thời giúp xác nhận kết quả của xét nghiệm ELISA, thường dùng trong trường hợp xác định bệnh Lyme mạn tính.</p> <p style="text-align: justify;">Nên thực hiện xét nghiệm kháng thể theo quy trình 2 bước: xét nghiệm ELISA trước sau đó là blot Western. Đối với tất cả các trường hợp có kết quả dương tính hoặc dương tính không rõ ràng khi xét nghiệm ELISA, cần tiến hành làm thêm xét nghiệm Western blot.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm phản ứng chuỗi PCR: nhằm phát hiện DNA của vi khuẩn gây bệnh Lyme. Nếu đã đang áp dụng kháng sinh trong điều trị bệnh Lyme nhưng tình hình bệnh không được cải thiện thì có thể sử dụng xét nghiệm PCR. Do đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và chi phí tốn kém nên xét nghiệm PCR ít được áp dụng hơn so với xét nghiệm kháng thể. Bên cạnh đó xét nghiệm PCR cũng có nguy cơ trả ra kết quả dương tính giả.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Lyme</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, kháng sinh là biện pháp chủ yếu được sử dụng để chữa bệnh Lyme. Điều trị càng được áp dụng sớm thì càng tăng cơ hội phục hồi, biến chứng nhờ đó cũng được hạn chế.</p> <p style="text-align: justify;">Cách dùng kháng sinh trong điều trị bệnh Lyme:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Kháng sinh đường uống:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Dùng cho bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu bị bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Phân loại đối tượng:</p> <p style="text-align: justify;">- Người lớn: 1 trong 3 loại: doxycycline, cefuroxime hoặc amoxicillin.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em trên 8 tuổi: doxycycline.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: cefuroxime hoặc amoxicillin.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian sử dụng: trung bình một đợt điều trị kéo dài từ 14 - 21 ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nếu gặp biến chứng về thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian sử dụng: 14 - 28 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">- Công dụng: giúp loại bỏ nhiễm trùng nhưng phải mất một thời gian dài để hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng phụ:</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm lượng bạch cầu.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị tiêu chảy từ nhẹ đến nặng.</p> <p style="text-align: justify;">- Bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng với các loại sinh vật kháng kháng sinh khác không liên quan tới bệnh Lyme.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Lưu ý sau khi dùng thuốc:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sau khi điều trị bằng kháng sinh, có một số trường hợp bệnh nhân vẫn biểu hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ. Đây được gọi là hội chứng bệnh sau Lyme và vẫn chưa có biện pháp gì để cải thiện tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;">Nhìn chung, kháng sinh là phương pháp điều trị duy nhất hiện nay đem lại hiệu quả cao nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm, với điều kiện là phải dùng đúng liều, đúng cách và đủ thời gian. Tuy đã có các phương pháp khác điều trị thay thế nhưng vẫn chưa chứng minh được tính hiệu quả và an toàn, cần được nghiên cứu thêm.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-lyme-shmlj
Hiện tượng Raynaud
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hiện tượng Raynaud</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Năm 1862, Maurine Raynaud lần đầu tiên mô tả hiện tượng “thiếu máu cục bộ tứ chi” là kết quả của “sự gia tăng kích thích dẫn đến hoạt hóa mạch máu”. Đến nay, Raynaud được định nghĩa là phản ứng sinh lý quá mức của đầu chi khi tiếp xúc với lạnh hoặc căng thẳng về cảm xúc với biểu hiện kinh điển qua 3 giai đoạn: ngón tay chuyển sang màu trắng (thiếu máu cục bộ) sau đó tím tái và cuối cùng là đỏ (tưới máu trở lại).</p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_HiệntượngRaynaud1.jpg"></p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Hiện tượng Raynaud được chia làm hai nhóm chính: Raynaud nguyên phát và Raynaud thứ phát.</em></p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Hiện tượng Raynaud được chia làm hai nhóm chính: Raynaud nguyên phát và Raynaud thứ phát. Raynaud nguyên phát là hiện tượng lành tính gây ra bởi thay đổi chức năng mạch máu hoặc lớp nội mạc của chúng, các tổn thương mô có thể phục hồi. Ngược lại, hiện tượng Raynaud thứ phát xảy ra do một bệnh lý có từ trước (xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống. viêm mạch hệ thống…) gây ra các tổn thương không hồi phục như loét đầu chi, hoại tử thậm chí phải cắt cụt chi. Ở hầu hết người bệnh, hiện tượng Raynaud là nguyên phát. Tuy nhiên một vấn đề cần chú ý là hiện tượng Raynaud có thể khởi đầu đơn độc với chẩn đoán là Raynaud nguyên phát, sau đó vài tháng đến vài năm mới xuất hiện các biểu hiện khác thể hiện tình trạng Raynaud thứ phát. Một phân tích tổng hợp trên 640 bệnh nhân Raynaud nguyên phát cho thấy 13% cuối cùng đã phát triển thành bệnh mô liên kết. Một nghiên cứu khác cho thấy 15–20% bệnh nhân có hiện tượng Raynaud có tự kháng thể, bất thường về giường mao mạch móng tay hoặc cả hai và những người ban đầu không đáp ứng các tiêu chí về bệnh mô liên kết đã phát triển thành bệnh mô liên kết xác định thường trong vòng hai năm.</p> <p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Tỷ lệ mắc Raynaud khác nhau ở các quần thể khác nhau. Các cuộc khảo sát cộng đồng ước tính bệnh Raynaud có thể xuất hiện ở 5–20% phụ nữ và 4–14% nam giới. Tỷ lệ hiện mắc ở những người trên 60 tuổi là 0,1–1%. Raynaud có xu hướng phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ tuổi và có thể mang tính chất gia đình.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hiện tượng Raynaud</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>a. Nguyên nhân</em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Raynaud nguyên phát: không tìm thấy căn nguyên</li> <li style="text-align: justify;">Raynaud thứ phát</li> </ul> <ul> <li style="text-align: justify;">Bệnh mô liên kết: Xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ tự miễn, hội chứng Sjogren, viêm mạch hệ thống…</li> <li style="text-align: justify;">Chèn ép mạch máu ngoại vi</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh mạch máu lớn: Xơ vữa động mạch, Viêm huyết khối tắc nghẽn (bệnh Buerger)</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nội mạc mạch máu và các tình trạng khác liên quan đến tăng độ nhớt hoặc suy giảm tưới máu vi mạch: Paraproteinaemia, cryoglobulinaemia,&nbsp; Cryofibrinogenaemia, bệnh ác tính, đa hồng cầu…</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc: Chẹn beta, clonidine, Ergotamine, vinyl clorua,</li> <li style="text-align: justify;">Hội chứng rung bàn tay – cánh tay</li> <li style="text-align: justify;">Nguyên nhân khác: Suy giáp, hội chứng ống cổ tay, đau xơ cơ…</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>b. Cơ chế bệnh sinh</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện tượng Raynaud xảy ra khi sự cân bằng mong manh giữa giãn mạch và co mạch bị rối loạn, trong đó co mạch chiếm ưu thế. Sự rối loạn này xảy ra do bất thường mạch máu(lớp nội mạc), bất thường thần kinh, bất thường lòng mạch,…</p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_HiệntượngRaynaud2.jpg"></p> <p style="margin-left: 27pt; text-align: center;"><em>Hiện tượng Raynaud xảy ra khi sự cân bằng mong manh giữa giãn mạch và co mạch bị rối loạn, trong đó co mạch chiếm ưu thế.</em></p> <p style="text-align: justify;">Bất thường mạch máu (thường gặp ở Raynaud thứ phát). Lớp nội mạc mạch máu tăng tiết các chất gây co mạch (endothelin -1 và angiotensin-2), giảm tiết các chất giãn mạch (NO, prostaglandin…) kèm theo bất thường cấu trúc nội mạch làm mạch máu dễ co thắt, gây thiếu máu cục bộ.</p> <p style="text-align: justify;">Bất thường thần kinh (gặp ở cả Raynaud nguyên phát và thứ phát). Ở người mắc Raynaud có sự gia tăng nhạy cảm thụ thể alpha-2 adrenergic trong các mạch dẫn đến phản ứng co mạch đáp ứng nhạy hơn với nhiệt độ lạnh và căng thẳng cảm xúc. Các thụ thể alpha-2 adrenergic có trên cơ trơn tiểu động mạch và bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh giao cảm.</p> <p style="text-align: justify;">Bất thường lòng mạch (gặp ở Raynaud thứ phát). Ở một số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tăng độ nhớt, ví dụ bệnh Waldenstrom macroglobulinaemia (một loại ung thư hạch) các yếu tố nội mạch là nguyên nhân của hiện tượng Raynaud. Trong số các yếu tố nội mạch, tăng hoạt hóa tiểu cầu được chú ý nhiều nhất. Bên cạnh đó, quá trình tiêu sợi huyết lỗi, tăng tạo thrombin, giảm khả năng biến dạng của hồng cầu, hoạt hóa tế bào bạch cầu và tăng độ nhớt đều có vai trò. Khi tiểu cầu bị hoạt hóa sẽ kích hoạt các yếu tố như VEGF, serotonin, TGF-β… gây co mạch, tăng sinh xơ.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân khác (không rõ ràng): yếu tố di truyền, tác dụng của estrogen.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hiện tượng Raynaud</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hiệntượngRaynaud5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hiện tượng Raynaud có sự thay đổi màu sắc da qua 3 giai đoạn.</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; Hiện tượng Raynaud được mô tả cổ điển với sự thay đổi màu sắc da qua 3 giai đoạn: ban đầu là màu trắng hoặc xanh xao (giai đoạn thiếu&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; máu cục bộ), sau đó là xanh lam hoặc tím tái (giai đoạn khử oxy), cuối cùng là đỏ (giai đoạn tái tưới máu).</p> <p style="margin-left:9.0pt;">Hiện tượng Raynaud thường xuất hiện ở tay nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến ngón chân, mũi, dái tai hoặc núm vú. Nó có thể bắt đầu ở một ngón tay và lan rộng đối xứng sang các ngón khác, nhưng thường không ảnh hưởng đến ngón tay cái. Hiện tượng Raynaud điển hình thường diễn ra dưới 1 giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng Raynaud có thể xuất hiện đối xứng hoặc không đối xứng, thường xuyên hoặc không thường xuyên. Kèm theo đó có thể thấy sẹo rỗ đầu ngón tay, hoại tử chi.</p> <p><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p style="margin-left:9.0pt;">Các kết quả cận lâm sàng giúp khẳng định chẩn đoán và tìm nguyên nhân của hiện tượng Raynaud.</p> <p style="margin-left:9.0pt;"><strong><em>Nội soi giường mao mạch móng tay:</em></strong> Các mao mạch giãn, xếp lộn xộn, có thể thấy hình ảnh xuất huyết.</p> <p style="margin-left:9.0pt;"><strong><em>Đo nhiệt bằng tia hồng ngoại (Thermography).</em></strong> Phương pháp này giúp phân biệt Raynaud nguyên phát với Raynaud thứ phát do xơ cứng bì. Tuy nhiên, nó là một kỹ thuật đắt tiền nên ít được sử dụng trên lâm sàng khám chữa bệnh. Khi nhiệt độ đầu ngón tay và mu bàn tay chênh lệch &gt;1°C ở nhiệt độ phòng 30°C thì khả năng cao người bệnh mắc Raynaud thứ phát sau xơ cứng bì.</p> <p style="margin-left:9.0pt;"><em>Hình ảnh mô tả phương pháp Thermography. Hình phía trên là bàn tay của người bị Raynaud nguyên phát, hình phía dưới là bàn tay của người bị Raynaud thứ phát do xơ cứng bì. Bàn tay bên trái được chụp ở 23°C, và bàn tay bên phải được chụp ở 30°C. Mặc dù ở cả hai bệnh nhân, các đầu ngón tay lạnh hơn mu bàn tay ở 23°C, gradient nhiệt độ này được bình thường hóa ở 30°C ở các ngón tay của bệnh nhân Raynaud nguyên phát, trong khi đó bệnh nhân xơ cứng bì thì không.</em></p> <p style="margin-left:9.0pt;">Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, máu lắng, CRP, kháng thể kháng nhân, các tự kháng thể khác, hormone tuyến giáp. Các xét nghiệm này bình thường ở người bệnh Raynaud nguyên phát. Với người mắc Raynaud thứ phát tùy nguyên nhân mà các xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh cho kết quả tương ứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hiện tượng Raynaud</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giống phần điều trị chung. Người bệnh cần tránh các yếu tố làm khởi phát hoặc nặng hơn hiện tượng Raynaud</p> <p><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="margin-left:9.0pt;">Hiện tượng Raynaud nguyên phát có tiên lượng tốt do các tổn thương mô có hồi phục. Bệnh có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có 13% người bệnh Raynaud nguyên phát tiến triển thành Raynaud thứ phát, do vậy cần theo dõi và kiểm tra định kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">Raynaud thứ phát có tiến lượng kém hơn do tổn thương các mô không phục hồi. Loét đầu chi, thiếu máu, hoại tử chi, nhiễm khuẩn phần mềm, viêm xương tủy xương là những biến chứng thường gặp và có thể phải cắt cụt chi nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh đó Raynaud thứ phát hay đi kèm với các bệnh mô liên kết có tiên lượng xấu như xơ cứng bì. Người bệnh không tử vong do hiện tượng Raynaud nhưng tử vong do các tổn thương cơ quan khác kèm theo (phổi, thận, tim…) của bệnh lý nền.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hiện tượng Raynaud</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán hiện tượng Raynaud</em></strong></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hiệntượngRaynaud6.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán Raynaud là một chẩn đoán lâm sàng qua&nbsp;sự thay đổi màu sắc da.</em></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán Raynaud là một chẩn đoán lâm sàng. Hiện tượng Raynaud được mô tả cổ điển với sự thay đổi màu sắc da qua 3 giai đoạn: ban đầu là màu trắng hoặc xanh xao (giai đoạn thiếu máu cục bộ), sau đó là xanh lam hoặc tím tái (giai đoạn khử oxy), cuối cùng là đỏ (giai đoạn tái tưới máu). Người bệnh cần trả lời 3 câu hỏi:</p> <p style="text-align: justify;">1. Các ngón tay của bạn có nhạy cảm bất thường với cái lạnh không?</p> <p style="text-align: justify;">2. Ngón tay của bạn có đổi màu khi gặp nhiệt độ lạnh không?</p> <p style="text-align: justify;">3. Chúng chuyển sang màu trắng, xanh lam hay cả hai?</p> <p style="text-align: justify;">Nếu câu trả lời của người bệnh là có cho cả 3 câu hỏi trên, bác sĩ được chẩn đoán xác định là Raynaud.</p> <p style="text-align: justify;">Phương pháp Thermography cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu ngón tay và mu bàn tay &gt;1°C ở nhiệt độ thấp cũng là cơ sở để bác sỹ chẩn đoán hiện tượng Raynaud.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán nguyên nhân</em></strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán Raynaud nguyên phát hay thứ phát phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;">Trong Raynaud nguyên phát, các biểu hiện thường đối xứng, từng đợt, không thường xuyên, không có bằng chứng của bệnh mạch máu ngoại vi. Người bệnh thường âm tính với các tự kháng thể, dấu hiệu viêm bình thường. Không có bằng chứng về tổn thương hoại tử chi, sẹo rỗ.</p> <p style="text-align: justify;">Ngược lại, các bệnh nhân bị Raynaud thứ phát sẽ mô tả các đợt co thắt mạch thường xuyên hơn, đau đớn, thường không đối xứng và có thể dẫn đến loét đầu chi. Những vết loét thường để lại sẹo hoặc vết rỗ hoặc có thể tiến triển thành hoại tử đầu chi. Các vết loét đầu chi có thể bị nhiễm trùng thứ phát, dẫn đến viêm tủy xương và có thể cần can thiệp phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ của Raynaud thứ phát bao gồm: tuổi khởi phát lớn hơn 40 tuổi, giới tính nam, loét đầu chi, triệu chứng không đối xứng, các dấu hiệu thiếu máu cục bộ đầu ngón tay và ngón chân, và nội soi có bất thường mao mạch giường máu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <ul> <li>Hội chứng ngón tay xanh tự phát cấp tính (tụ máu ngón tay kịch phát)</li> <li>Tắc mạch máu ngoại vi</li> <li>Bệnh thần kinh ngoại vi</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hiện tượng Raynaud</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị chung: </em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giữ ấm, tránh nhiệt độ lạnh (đi tất, mặc quần áo ấm, sống ở vùng khí hậu nhiệt đới….)</li> <li style="text-align: justify;">Cai thuốc lá, hạn chế cà phê</li> <li style="text-align: justify;">Tập thể dục thường xuyên. Tránh các động tác rung tay chân.</li> <li style="text-align: justify;">Tránh các loại thuốc có khả năng gây co mạch: Chẹn beta, amphetamine, methylphenidate…</li> </ul> <ol style="list-style-type:lower-alpha;"> <li style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị Raynaud nguyên phát</em></strong></li> </ol> <p style="margin-left: 0.75in; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_HiệntượngRaynaud4.jpg"></p> <p style="margin-left: 0.75in; text-align: center;"><em>Chỉ định dùng thuốc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị thay đổi lối sống.</em></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ định dùng thuốc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị thay đổi lối sống. Các loại thuốc giúp giãn mạch bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc chẹn kênh calci (loại nonDPH). Thuốc chẹn kênh calci là lựa chọn hàng đầu cho hiện tượng Raynaud. Thuốc có tác dụng trực tiếp đến cơ trơn thành mạch và ức chế kết tập tiểu cầu. Một đánh giá của Cochrane về các thuốc chẹn kênh canxi đối với bệnh Raynaud nguyên phát ho thấy tần suất các cơn co thắt mạch giảm khoảng 1,7 cơn mỗi người mỗi tuần. Nifedipine được sử dụng phổ biến nhất và được nghiên cứu nhiều nhất. Các thuốc chẹn kênh canxi khác được chứng minh là có tác dụng bao gồm nisoldipine, amlodipine, felodipine và isradipine. Verapamil được chứng minh là không có hiệu quả. Khi dùng thuốc chẹn kênh calci cần chú ý huyết áp cũng như các nguy cơ tim mạch của người bệnh. Chống chỉ định dùng chẹn kênh calci loại non DPH cho người bệnh có hạ huyết áp, phù ngoại vi, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nó cũng nên tránh ở những bệnh nhân bị hẹp eo động mạch chủ nặng, bệnh cơ tim phì đại và tăng áp động mạch phổi nặng.</p> <p style="text-align: justify;">Chất ức chế PDE5. Các chất ức chế PDE5 làm tăng tổng hợp NO và tăng tác dụng của NO bằng cách ức chế sự thoái hóa của GMP vòng (cGMP). NO gây giãn cơ trơn bằng cách kích thích guanylate cyclase hòa tan và tăng cGMP. Thuốc ngoài tác dụng lên hiện tượng Raynaud còn có tác dụng giảm áp lực động mạch phổi, là lựa chọn ưu tiên cho các bệnh nhân xơ cứng bì vừa có hiện tượng Raynaud vừa có tăng áp lực động mạch phổi. Các thuốc trong nhóm này bao gồm: sildenafil, vardenafil và tadalafil.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc uống khác (tác dụng chưa rõ ràng): losartan, fluoxetine và prazosin.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc giãn mạch tại chỗ. Các miếng dán glyceryl trinitrate (GTN) có thể được kê đơn vì tác dụng giãn mạch toàn thân, nhưng dung nạp kém.</p> <p style="text-align: justify;">Liệu pháp prostanoid qua đường tĩnh mạch. Thường ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân có biến chứng loét, thiếu máu đầu chi nghiêm trọng.</p> <ol style="list-style-type:lower-alpha;"> <li style="text-align: justify;" value="2"><strong><em>Điều trị Raynaud thứ phát</em></strong></li> </ol> <p style="text-align: justify;">Điều trị nguyên nhân, bệnh lý nền gây hiện tượng Raynaud.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc giãn mạch: Các thuốc giống điều trị Raynaud nguyên phát. Nếu không đáp ứng, sử dụng nhóm ức chế ET1 (Bosentan). Thuốc được cấp phép để ngăn ngừa loét đầu chi tái phát ở bệnh nhân xơ cứng bì.</p> <p style="text-align: justify;">Giảm đau, kháng sinh: Khi người bệnh đau nhiều do thiếu máu cần sử dụng giảm đau theo bậc thang giảm đau của tổ chức y tế thế giới. Nếu các vết loét nhiễm khuẩn hoặc hoại tử ướt cần sử dụng kháng sinh điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật: Cắt cụt chi trong trường hợp hoại tử. Cắt giao cảm lồng ngực để giảm nhạy cảm với lạnh.</p> <p style="text-align: justify;"><u>Biện pháp khác:</u> Tiêm độc tố botulium đang được nghiên cứu cho kết quả khả quan, châm cứu, laser.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hien-tuong-raynaud-sogxu
Hội chứng XYY
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng XYY</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng XYY&nbsp;lần đầu tiên được biết đến vào năm 1960 còn được gọi là hội chứng siêu nam. Ở người nam bình thường sẽ có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 46XY, cặp NST giới tính gồm 1 NST X và 1 NST Y. Tuy nhiên,&nbsp;khi mắc hội chứng XYY hay hội chứng Jacobs thì bệnh nhân sẽ có thêm 1 NST Y là bộ NST sẽ là 47XYY. Đây là tình trạng Trisomy NST giới tính, hiếm gặp hơn hội chứng Klinefelter 47 XXY.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hội chứng XYY" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_47-xyy-syndrome-jacobs-8.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng XYY</em></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện của bệnh nhân mắc hội chứng XYY rất khác nhau, có những người có ít biểu hiện. Tuy nhiên, có người lại bị tinh hoàn lớn (macroorchidism), hình thể cao lớn, đầu to bất thường và hypertelorism (khoảng cách giữa hai bộ phận cơ thể tăng, điển hình là hai mắt xa nhau). Nhiều bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, tự kỷ và động kinh. Có những người được chẩn đoán khi đi khám vô sinh và độ tuổi chẩn đoán trung bình theo một số báo cáo là 17 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc hội chứng XYY xảy ra ở khoảng 1/1000 trẻ trai mới sinh, tương đối hiếm và tỷ lệ này ổn định trên toàn thế giới.&nbsp;Chẩn đoán thường bị trì hoãn, độ tuổi chẩn đoán trung bình khoảng 17 tuổi. Do biểu hiện bệnh thường nhẹ nên ước tính khoảng 85% &nbsp;nam giới XYY thực sự không bao giờ được.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng XYY</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân của hội chứng Jacobs là do rối loạn trong &nbsp;sự phân chia nhiễm sắc thể khi hình thành trước sinh, kết quả là có thêm 1 NST Y. Người mắc hội chứng sẽ có 47 NST, cặp giới tính là 3 chiếc XYY.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Người mắc hội chứng sẽ có 47 NST, cặp giới tính là 3 chiếc XYY" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_Hoi-chung-jacobs-la-gi-001.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Người mắc hội chứng sẽ có 47 NST, cặp giới tính là 3 chiếc XYY</em></p> <p style="text-align: justify;">Một dạng ít phổ biến hơn là thể khảm 46, XY / 47, XYY, phát sinh trong quá trình phát triển phôi giai đoạn sớm.&nbsp;Nguyên nhân của thể khảm là do liên kết phân bào sau hợp tử gây ra.&nbsp;Những đột biến này thường xảy ra một cách ngẫu nhiên và thường không rõ liệu có bất kỳ nguyên nhân nào của bố mẹ cho những đột biến này hay không.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng XYY</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng Jacobs là một bất thường di truyền tương đối hiếm gặp, trong đó nam giới nhận thêm một nhiễm sắc thể Y từ người bố của mình. Nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán do các triệu chứng nhẹ, bệnh thường làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý kèm theo như hen suyễn, rối loạn co giật, rối loạn tự kỷ, khuyết tật học tập và các vấn đề về hành vi. Các triệu chứng ở những người mắc hội chứng XYY:&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Thể chất</em></strong></p> <p>Trẻ mắc hội chứng XYY sẽ có sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng và phát triển thể chất. Chiều cao khi trưởng thành sẽ cao hơn mức chung bình của dân số chung khoảng 7 cm, thường vượt quá 180 cm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ mắc hội chứng XYY sẽ có sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng và phát triển thể chất" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_phuong-phap-tang-chieu-cao-den-40-tuoi-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ mắc hội chứng XYY sẽ có sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng và phát triển thể chất</em></p> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân này thường có rối loạn thần kinh (macrocephaly) như đầu to bất thường. Ở những người mắc hội chứng XYY thường có chu vi hộp sọ lớn hơn. Mặc dù chứng rối loạn thần kinh (macrocephaly)&nbsp;thường không gây ra các biến chứng trầm trọng nhưng nó có thể hình thành các cơn co giật, rối loạn chức năng của vỏ não hoặc rối loạn phát triển.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Bất thường cơ xương</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Những người nam XYY có những bất thường liên quan đến cấu trúc xương và tốc độ tăng trưởng thể chất. Một trong số đó có thể là một số cơ bắp giảm bất thường. Điều này gây ra các biến chứng khác nhau như: không có khả năng phối hợp giữa cơ bắp và vận động, kiểm soát đầu hoặc các chi kém.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Thay đổi thần kinh</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Người mắc hội chứng XYY có thể có các loại thay đổi liên quan đến thần kinh: sự run rẩy là hiện diện của một chuyển động không tự chủ của cơ bắp, ảnh hưởng đến hoạt động bàn tay và cánh tay. Đôi khi nó cũng có thể ảnh hưởng đến đầu hoặc tới giọng nói. Có thể là không kiểm soát được một số cơ nào đó như: hành động chớp mắt, liên quan nét mặt. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng tới việc tiếp thu các kỹ năng vận động hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Vấn đề học tập</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Những trẻ mắc hội chứng XYY thường bị ảnh hưởng tới học tập: nhận thức kém, ngôn ngữ phát triển chậm, thường chậm nói và gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn, kỹ năng giao tiếp kém, chứng khó đọc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Thay đổi cảm xúc và hành vi</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Nam giới XYY thường có tính khí bùng nổ, hành vi bốc đồng và thách thức, tính cách hiếu động và thường có hành vi chống đối xã hội.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Rối loạn chức năng sinh dục</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Đa số nam giới mắc hội chứng XYY vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Nhưng một số ít trẻ mắc hội chứng XYY có thể bị giảm chức năng tuyến sinh dục hoặc lượng hormone nam testosterone thấp, suy tinh hoàn và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, dậy thì muộn, vú và ngực có thể phát triển. Đến tuổi trưởng thành thường ham muốn tình dục giảm, số lượng tinh trùng giảm, có thể vô sinh. &nbsp;số người mắc hội chứng XYY vẫn có khả năng sinh sản bình thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng XYY</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc hội chứng XYY ngày nay tỷ lệ được chẩn đoán ngày càng tăng và nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác cũng gia tăng. Các bệnh bao gồm: hen suyễn, rối loạn co giật và chứng run.&nbsp;Nhiều bệnh nhân này cũng có những nguy cơ khuyết tật học tập, rối loạn tự kỷ và chậm nói. Bệnh nhân&nbsp;47 XYY có các bất thường về cơ quan sinh dục, tiết niệu như: giảm sản bìu, hẹp bao quy đầu, đái dắt....&nbsp;Một số người có thể bị vô sinh do tinh hoàn suy và không có tinh trùng. Một số nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng những bệnh nhân XYY khó kiểm soát xung động và khó điều hòa cảm xúc, hành vi hung hăng.&nbsp;Những nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra những người đàn ông mắc hội chứng XYY có nguy cơ tội phạm tăng hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân mắc hội chứng XYY ngày nay tỷ lệ được chẩn đoán ngày càng tăng và nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác cũng gia tăng" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_hoi-chung-xyy-9.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân mắc hội chứng XYY ngày nay tỷ lệ được chẩn đoán ngày càng tăng và nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác cũng gia tăng</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng XYY</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa thai nhi mắc hội chứng XYY thì phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi sinh sản 20-35 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Tất cả phụ nữ đặc biệt người sau 35 tuổi, khi mang thai cần sàng lọc trước sinh để có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ kịp thời khi thai nhi mắc bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng XYY</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn trước sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn và có độ chính xác khá cao trong việc phát hiện các thể dị bội nhiễm sắc thể giới tính là NIPT dựa trên phân tích AND tự do của thai nhi.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết gai rau hoặc chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh xâm lấn và do đó hiện nay thường không phải lựa chọn đầu tay nếu không có yếu tố nguy cơ. Phương pháp giúp phân lập chính xác bộ NST của thai nhi để chẩn đoán thai nhi mắc XYY.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sinh thiết gai rau hoặc chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh xâm lấn" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190603_094242_685559_sinh-thiet-gai-nhau.max-1800x1800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sinh thiết gai rau hoặc chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh xâm lấn</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn sau khi sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định được thực hiện bằng cách sử dụng phân tích karyotype từ một mẫu máu của bệnh nhân.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Nam giới XYY đang được khám hiếm muộn cần được phân tích tinh dịch đồ, siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm máu về hormone sinh sản.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Marfan: Cũng là một căn bệnh mà người mắc có tầm vóc cao. Nhưng hội chứng Marfan là rối loạn mô liên kết, trái ngược với XYY, thường biểu hiện các bất thường về tim mạch: giãn gốc động mạch chủ và sa van hai lá.&nbsp;Kiểm tra tim mạch, xác định sự hiện diện của đột biến gen fibrillin-1 để loại trừ hội chứng Marfan.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Sotos là một tình trạng khác cần loại trừ.&nbsp;Hội chứng Sotos, còn được gọi là chứng não khổng lồ, là một di truyền hiếm gặp do đột biến gen NSD1 trên nhiễm sắc thể số 5.&nbsp;Hội chứng cũng có các triệu chứng như: tăng trưởng quá mức, đầu to bất thường, khuyết tật học tập, giảm trương lực cơ và rối loạn co giật.&nbsp;Hội chứng Sotos được loại trừ thông qua phân tích gen.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Klinefelter cũng nên được xem xét.&nbsp;Bệnh này có bộ NST 47, XXY.&nbsp;Các đặc điểm chính: tầm vóc cao, nữ hóa tuyến vú, tinh hoàn nhỏ, khuyết tật học tập và đôi khi là vô sinh.&nbsp;&nbsp;Tình trạng này cũng được loại trừ thông qua phân tích gen.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng XYY</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Điều trị hội chứng này chỉ mang tính hỗ trợ và phải chú ý đến các bệnh đi kèm của bệnh nhân,... Bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ các nguồn giáo dục bổ sung hoặc đặc biệt nếu bệnh nhân có khuyết tật học tập và được chẩn đoán sớm sẽ được các chuyên gia hỗ trợ sớm về ngôn ngữ, tư duy, học tập. Điều trị y tế thích hợp cho bất kỳ tình trạng bệnh đi kèm nào như hen suyễn, rối loạn co giật, rối loạn tự kỷ, cần được khám và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nam giới bị vô sinh cần được thăm khám lâm sàng và đánh giá toàn diện bởi các bác sĩ nội tiết sinh sản có trình độ chuyên môn. Cần đánh giá sự phát triển cơ quan sinh dục, sự mất cân bằng nội tiết tố có hay không để hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân. Những bệnh nhân khó có con do số lượng và chất lượng tinh trùng giảm có thể cần tư vấn các phương pháp thụ tinh ống nghiệm và hỗ trợ sinh sản.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán sớm bất thường NST XYY từ tuần thứ 10 với xét nghiệm NIPT" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20210507_091202_814349_Xet_nghiem_NIPT.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán sớm bất thường NST XYY từ tuần thứ 10 với xét nghiệm NIPT</em></p> <p style="text-align: justify;">Đa số các bệnh nhân mắc hội chứng Jacobs đều có thể sống lâu và hạnh phúc giống như mọi người.&nbsp;Thực tế cho thấy có đến 85% bệnh nhân XYY không bao giờ được chẩn đoán. Đó là một minh chứng cho thấy các triệu chứng của bệnh nhân thường mơ hồ, nhẹ và có thể có nhiều biểu hiện kiểu hình.&nbsp;Các gia đình có trẻ em mắc hội chứng Jacob nên cho con trai của họ được tham gia các lớp giáo dục đặc biệt hoặc liệu pháp ngôn ngữ để cải thiện khả năng học tập nhẹ và chậm nói. Cần trao đổi để con biết con vẫn có thể phát triển có gia đình và thậm chí vẫn có khả năng sinh sản và có con được.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc hội chứng XYY thường tuổi thọ giảm khoảng 10 năm so với người đồng tuổi không mắc bệnh. Nguyên nhân do nam giới 47 XYY có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: phổi, thần kinh, như hen suyễn, rối loạn co giật, cũng như các vấn đề về hành vi và khó kiểm soát một số cơ.&nbsp;Bất chấp điều đó, nhiều người đàn ông mắc hội chứng Jacobs vẫn có cuộc sống bình thường như những người đàn ông khác.&nbsp;Nhiều nam giới vẫn có khả năng sinh sản mặc dù nam XYY có tăng nguy cơ bất thường về tinh hoàn và tinh trùng.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-xyy-simzw
Hội chứng HELLP
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng HELLP</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng HELLP được coi là biến chứng của tiền sản giật - sản giật khi không được điều trị kịp thời, được coi là một biến chứng sản khoa nặng nề thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ. Hội chứng HELLP thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ. Từ những năm 1922, xuất hiện nhiều báo cáo y khoa về triệu chứng tan máu và giảm tiểu cầu trong bệnh lý sản giật. Nhưng phải đến năm 1982, lần đầu tiên hội chứng HELLP được mô tả bởi Weinstein là viết tắt của các chữ cái đầu tên tiếng anh của: H- Hemolysis (tan máu), EL- Elevated liver enzymes (tăng men gan) và LP: Low platelets (số lượng tiểu cầu giảm).</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Hội chứng HELLP thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_20190705_051618_116430_20170614_080316_402.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Hội chứng HELLP thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Kể từ khi hội chứng này được giới thiệu, các trường hợp được y văn ghi nhận ngày càng nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh có thể thay đổi theo chủng tộc, địa lý, vùng lãnh thổ. Một số báo cáo tỷ mắc hội chứng HELLP ở thai phụ bị tiền sản giật từ 10-20%. Tới 50% các trường hợp được chẩn đoán bệnh khi thai 27-36 tuần, một số ít được phát hiện mắc hội chứng HELLP rất sớm khi thai mới 17-20 tuần và có khoảng 30% lại xảy ở thời điểm sau sinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p> <p>Theo tiêu chuẩn phân loại Tennessee với hội chứng HELLP chia hội chứng HELLP toàn phần và hội chứng HELLP bán phần dựa trên 3 tiêu chí:</p> <p>(1) Tan máu : Bất thường trên phiến đồ máu ngoại vi, Latic dehyrogenase (LDH) tăng &gt; 600 IU/L và Bilirubin &gt; 1,2mg/dL.</p> <p>(2) Tăng men gan: AST hoặc ALT ≥ 70 U/L</p> <p>(3) Tiểu cầu giảm: &lt; 100.000/mm3.</p> <p>Bệnh nhân không có đủ các tiêu chí trên được chẩn đoán là hội chứng HELLP bán phần.</p> <p>Theo phân loại của Mississippi. Phân loại này dựa vào vào số lượng tiểu cầu, nên hiện tại vẫn được sử dụng phổ biến:</p> <p>• Độ 1: Tiểu cầu ≤ 50.000/mL, GOT/ GPT≥ 70 IU/L, LDH ≥ 600 IU/L</p> <p>• Độ 2: Tiểu cầu 50.000/mL – 100.000/mL, AST/ALT ≥ 70 IU/L, LDH ≥ 600IU/L • Độ 3: Tiểu cầu 100.000/mL – 150.000/mL, AST/ ALT ≥ 40 IU/L, LDH ≥ 600 IU/L</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng HELLP</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cho tới nay, nguyên nhân chính xác của hội chứng HELLP chưa được xác định rõ. Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng đông máu là yếu tố quan. HELLP chứng là biến chứng của tiền sản giật nặng, của tăng huyết áp. Tới 10-20% thai phụ tiền sản giật có biến chứng hội chứng HELLP.</p> <p style="text-align: justify;">Tiền sản giật xuất hiện và tiến triển trong thai kỳ là do sự mất cân bằng giữa giãn mạch, chống ngưng tập tiểu cầu (prostacyclin, NO) và chất co mạch, tổng hợp (thromboxan A2, endothelin). Sự mất cân bằng này dẫn đến co mạch, tăng kết dính, độ tập trung tiểu cầu tăng, hoạt hóa nội mạch do thrombin gây tình trạng đông máu với lắng đọng sợi fibrin, rối loạn nội mô và kích hoạt quá trình đông máu nội mạch dẫn tới đông máu lan tỏa nội mạch(DIC). Quá trình này diễn ra nhanh có thể trong vài giờ dẫn đến rối loạn đông máu, biến chứng xuất huyết gây tử vong và suy đa phủ tạng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng HELLP</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng liên quan chặt chẽ với tiền sản giật, sản giật, có thể gây ra những hậu quả rất nặng nếu không đươc phát hiện và điều trị sớm: rối loạn đông máu, đông máu rải rác lòng mạch, suy đa tạng: gan, thận, tan máu- xuất huyết: phù phổi, phù não, chảy máu tụ máu dưới bao gan; tràn dịch đa màng, suy hô hấp cấp tính, rau bong non có thể gây tử vong cả mẹ và thai nhi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:</p> <p style="text-align: justify;">Lí do chính đe dọa tính mạng của mẹ là vỡ gan, xuất huyết não, phù não. Với thai nhi là rau bong non, sinh non, sinh sớm.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Lí do chính đe dọa tính mạng của mẹ là vỡ gan, xuất huyết não, phù não. Với thai nhi là rau bong non, sinh non, sinh sớm." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20200504_091033_873097_Hinh_chup_Citi.max-1800x1800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Lí do chính đe dọa tính mạng của mẹ là vỡ gan, xuất huyết não, phù não. Với thai nhi là rau bong non, sinh non, sinh sớm.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng HELLP</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hội chứng HELLP mặc dù hiếm gặp chỉ chiếm dưới 1% tổng thai kỳ chung, nhưng là một biến chứng sản khoa rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người mẹ và thai nhi. Hội chứng này thường xảy ra trong quý ba thai kỳ, nhưng có thể gặp những trường hợp được chẩn đoán sớm hơn thậm chí trước 20 tuần hoặc có thể gặp sau sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Đối tượng nguy cơ cao dễ mắc hội chứng HELLP:</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có tiền sử tiền sản giật ở thai kỳ trước</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ trên 35 tuổi</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Thai phụ trên 35 tuổi" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_co-thai-sau-35-tuoi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Thai phụ trên 35 tuổi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử hoặc mắc bệnh tiểu đường/bệnh lý thận</p> <p style="text-align: justify;">- Cao huyết áp thai kỳ</p> <p style="text-align: justify;">- Thể trạng béo phì</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hội chứng HELLP</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Do nguyên nhân gây nên hội chứng HELLP hiện nay chưa được chứng minh rõ nên không thể phòng ngừa theo nguyên nhân. Tuy nhiên, thai phụ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh như: Đề phòng các bệnh lý tiểu đường/ thận/ huyết áp cao; kiểm soát cân nặng, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, chế độ ăn đầy đủ cân bằng dinh dưỡng như hạn chế tinh bột, chất béo, thức ăn nhanh.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bạn có tiền sử thai kỳ trước tiền sản giật hoặc cao huyết cao thai kỳ thì lần khám thai này cần trao đổi với bác sĩ, thăm khám, quản lý thai đầy đủ theo lịch hẹn, không thể bỏ qua đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu. Trường hợp nếu có bất thường như đau đầu, đau vùng thượng vị, mắt nhìn mờ… bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ phát hiện loại trừ sớm hội chứng HELLP hoặc điều trị can thiệp kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng HELLP</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Triệu chứng cơ năng </strong></em>của hội chứng HELLP có nhiều biểu hiện, các triệu chứng cũng không điển hình, và ở mỗi bệnh nhân lại khác nhau , rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác như dạ dày, cảm cúm...bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng cân do phù toàn thân, sưng phù tay và vùng mặt</p> <p style="text-align: justify;">- Đau mỏi cơ vùng vai, cổ</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Đau mỏi cơ vùng vai, cổ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_ba-bau-bi-nhuc-moi-vai-gay.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau mỏi cơ vùng vai, cổ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng thượng vị, hạ sườn phải</p> <p style="text-align: justify;">- Buồn nôn, nôn</p> <p style="text-align: justify;">- Mệt</p> <p style="text-align: justify;">- Đau khi hít thở sâu</p> <p style="text-align: justify;">- Đau đầu và rối loạn thị giác</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Thăm khám và cận lâm sàng:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Khi nghi ngờ hội chứng HELPP, bác sĩ thăm khám đánh giá mức độ phù, tăng huyết áp cho thai phụ. Một loại các xét nghiệm cần được chỉ định để giúp chẩn đoán và loại trừ bệnh lý khác, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">-Xét nghiệm tổng phân tích máu, đánh giá số lượng tiểu cầu, hồng cầu</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh hóa máu đánh giá: men gan, thận, LDH…</p> <p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích nước tiểu xác định protein niệu</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm ổ bụng, MRI đánh giá tụ máu bao gan/ vỡ gan có hay không.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Tiêu chẩn chẩn đoán chính:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tan máu:</strong> Nguyên nhân do sự vận chuyển tế bào hồng cầu trong lòng mạch bị tổn thương làm hồng cầu bị vỡ hình thành các mảnh hồng cầu hoặc hồng cầu biến dạng, có thể quan sát hiện tượng này trên tiêu bản máu đàn. Các chỉ số như haptoglobin, bilirubin và LDH đều tăng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tăng men gan:</strong> Nguyên nhân do tình trạng thiếu máu gan dẫn đến tổn thương các tế bào gan. Đây cũng là lí do gây đau vùng thượng vị, đau hạ sườn phải, bệnh nhân có thể xuất hiện vàng da, triệu chứng nôn, buồn nôn. Xét nghiệm men gan AST/ ALT tăng cao, thậm chí có thể dẫn tới chảy máu gan, tụ máu dưới bao gan(1%), thậm chí vỡ gan chảy máu vào ổ bụng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giảm số lượng tiểu cầu:</strong> Sự tổn thương nội mạch và co thắt mạch, nguyên nhân do sự mất cân đối, rối loạn nội mô, của serotonin và thromboxane A2 làm tăng ngưng tập tiểu cầu.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">Những triệu chứng cơ năng của hội chứng HELLP như kể trên không đặc hiệu và có thể dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác có thể gặp khi mang thai: bệnh lý gan- mật như viêm gan, viêm túi mật; viêm dạ dày, viêm ruột; bệnh lý của dòng tế bào máu: giảm tiểu cầu; bệnh lý tự miễn: lupus, hội chứng kháng kháng thể phospholipid…</p> <p style="text-align: justify;">Thực hành lâm sàng, bác sĩ cần khai thác thêm tiền sử bệnh tật, các triệu chứng liên quan. Cần chỉ định thêm các chỉ số xét nghiệm máu, các thăm dò cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.a</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng HELLP</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>(1) Điều trị bảo tồn </strong>(≥ 48 giờ) thường được cân nhắc trong trường hợp thai chưa đủ 34 tuần và tình trạng người mẹ ổn định.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>(2) Đình chỉ thai nghén:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi được chẩn đoán hội chứng HELLP thì cách tốt nhất để bệnh thuyên giảm là chấm dứt thai kỳ lấy thai nhi ra khỏi người mẹ. Tuy nhiên, việc khi nào quyết định chấm dứt thai kỳ hay theo dõi tiếp và theo dõi bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào từng trường hợp cụ thể: tuổi thai, sức khỏe, tình trạng người mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Với trường hợp thai quá non tháng( dưới 26 tuần), một số chuyên gia cho rằng nên trì hoãn kéo dài thời gian chờ đợi thai phát triển thêm nhưng phương án này mạo hiểm và có nhiều rủi ro đe dọa cả tính mạng người mẹ và thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi thai dưới 24 tuần sẽ đình chỉ thai nghén ngay</p> <p style="text-align: justify;">- Thai sau 34 tuần thì chỉ định đình chỉ thai nghén ngay nếu tình trạng hội chứng HELLP đe dọa tính mạng thai phụ hoặc thai nhi.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Đình chỉ thai nghén" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_cam-cum-trong-thai-ky-nguy-hiem-hon-ban-nghi-cam-cum-khi-mang-thai-1484379016-width600height400-min.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Đình chỉ thai nghén</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>(3) Nếu các triệu chứng hội chứng HELLP nhẹ </strong>hoặc nếu mang thai dưới 34 tuần, bác sĩ có thể điều trị bằng cách:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm soát co giật</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm soát hô hấp.</strong></p> <p style="text-align: justify;">Magnesium: Được sử dụng trong tiền sản giật(để dự phòng) hoặc trong sản giật(để điều trị chống co giật). Liều dùng có thể tới 4 -6 g IV bolus / 20 phút, truyền tĩnh mạch 1 -3 g/h. Với liều khuyến cáo sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra có thể dùng diazepam nhưng hiệu quả của magnesium tốt hơn dizepam và phenytoin.Cần thận trọng nếu dùng với bệnh nhân suy thận.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tăng huyết áp:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các thuốc nên lựa chọn là: dòng chẹn kênh canxi như: nifedipine, methyldopa, oxprenolol. Trong cơn tăng huyết áp có thể sử dụng: labetalol, hydralazine truyền tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Prostacyline:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Truyền Prostacyline tĩnh mạch giúp giãn mạch tốt, tác dụng mạnh chống ngưng tập tiểu cầu, được sử dụng cho những trường hợp giảm số lượng tiểu cầu và khi điều trị cho kết quả tốt trên lâm sàng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ketanserin:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ketanserin có thể làm mất tác dụng của serotonin, giảm co mạch, giảm tổn thương nội mạch và giảm tập trung tiểu cầu. Sử dụng ketanserin so với hydralzin hay ketanserin cho thấy hiệu quả hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lọc huyết tương ( Plasma exchange therapy):</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đây là phương pháp điều trị xâm nhập, giá cao và tồn tại nhiều nguy cơ. Hiện nay lọc huyết tương chưa được khuyến cáo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Corticosteroid:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thường mục đích sử dụng giúp trưởng thành phổi cho thai nhi trong trường hợp phải mổ lấy thai cấp cứ khi có biến chứng về đông máu, và giảm tiểu cầu, giảm mức độ thương tổn gan.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-hellp-scpfl
Glocom nguyên phát góc mở
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Glocom nguyên phát góc mở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc mở là tình trạng bệnh mà trong đó góc tiền phòng của mắt không bị đóng góc, không tìm thấy nguyên nhân gây tăng nhãn áp nhưng vẫn có sự mất dần các tế bào hạch võng mạc, đặc trưng bởi tổn hại thị trường và lõm gai thị. Nguyên nhân thường gặp nhất của những tổn thương này là do nhãn áp tăng cao. Bên cạnh đó rối loạn vận mạch cũng là một yếu tố quan trọng gây chết các tế bào hạch võng mạc. Ngoài ra, một số yếu tố khác như rối loạn chuyển hóa, dị ứng – miễn dịch cũng được một số nghiên cứu đề cập tới trong thời gian gần đây</p> <p style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc mở là hình thái glocom thường gặp ở người da đen hơn người da trắng, thường gặp ở châu Âu, châu Mĩ hơn ở châu Á. Bệnh gặp chủ yếu ở người trên 50 tuổi, nhưng ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa tuổi trung bình thường gặp của bệnh. Nguy cơ bị glocom tăng lên theo tuổi và đạt tỉ lệ khoảng 15% ở những người trên 80 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Ở những người trong gia đình có bệnh nhân glocom, tỉ lệ glocom nguyên phát góc mở cao hơn. Phương thức di truyền còn chưa rõ ràng, có khả năng bệnh di truyền theo nhiều gen và còn chịu ảnh hưởng các yếu tố của môi trường.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Glocom nguyên phát góc mở" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_disc_hemorrhage_glaucoma_high_vi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Glocom nguyên phát góc mở</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>PHÂN LOẠI</strong></p> <p style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc mở được chia làm 3 loại chính:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Glocom nguyên phát góc mở có nhãn áp cao</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Glocom nhãn áp bình thường</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhãn áp cao đơn thuần</li> </ul> <p><strong>1. Glocom nguyên phát góc mở có nhãn áp cao</strong></p> <p>- Glocom nguyên phát góc mở có nhãn áp cao thường được gọi ngắn gọn hơn là glocom nguyên phát góc mở.</p> <p>- Bệnh thường gây tổn thương cả hai mắt nhưng mức độ tiến triển lại ít khi đồng đều, thường có một mắt nặng hơn mắt bên kia.</p> <p>- Glocom góc mở tiến triển âm thầm, các triệu chứng thường rất kín đáo. Thỉnh thoảng bệnh nhân thấy có cảm giác hơi tức mắt, nhìn mờ như có sương mỏng trước mắt vào buổi sáng. Nhiều trường hợp không hề có dấu hiệu cơ năng nào, bênh nhân được phát trong những hoàn cảnh rất tình cờ.</p> <p>- Khám sinh hiển vi bán phần trước hầu như không phát hiện được điều gì bất thường chỉ ở giai đoạn cuối mới thấy đồng tử giãn và mất phản xạ với ánh sáng.</p> <p>- Soi đáy mắt là động tác khám rất quan trọng để phát hiện những tổn thương đầu dây thần kinh thị giác do glocom.</p> <p><strong>Các khám nghiệm chức năng mắt </strong></p> <p>- Nhãn áp: Trên 24 mmHg với nhãn áp kế Maclakov 10g hoặc trên 21 mmHg với nhãn áp kế Goldmann</p> <p>- Thị trường: Tổn thương điển hình của glocom là ám điểm hình cung cạnh tâm. Ở những giai đoạn sau thị trường thu hẹp dần.</p> <p><strong>Các khám nghiệm chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p>- Chụp sợi thần kinh thị giác: Bó thái dương trên và thái dương dưới suy giảm, đôi khi biến mất hoàn toàn.</p> <p>- Chụp cắt lớp võng mạc kết quang (OCT): Phân tích chiều dày lớp sợi thần kinh quanh gai thị, đánh giá lớp tế bào hạch quanh hoàng điểm, quy luật ISNT.</p> <p>- Khám đáy mắt quét laser đồng tiêu (CSLO): Phân tích hình ảnh không gian ba chiều của gai thị.</p> <p>- Đo độ phân cực bằng laser quét (SLP): Dựng lại hình ảnh gián tiếp của chiều dày lớp sợi thần kinh.</p> <p><strong>2. Glocom nhãn áp bình thường</strong></p> <p>- Bệnh nhân có đầy đủ các tổn thương điển hình của thị trường và gai thị nhưng nhãn áp không bao giờ cao ngay cả khi làm thử nghiệm. Khám toàn thân một cách hệ thống có thể phát hiện những bệnh lý của hệ tuần hoàn như chứng co thắt, migrain, nhồi máu cơ tim, vi nhồi máu não, đái tháo đường, bệnh tự miễn…</p> <p>- Cần phân biệt glocom nhãn áp không cao với những trường hợp nhãn áp cao dao động nhất là khi đỉnh nhãn áp tăng cao về đêm rất khó bắt được nhãn áp cao khi chỉ đo nhãn áp trong giờ làm việc. Mặt khác nếu giác mạc quá mỏng trị số nhãn áp đo được sẽ thấp hơn nhãn áp thật. Do vậy trước khi khẳng định chẩn đoán glocom nhãn không cao bệnh nhân cần được đo chiều dày giác mạc và theo dõi nhãn áp trong suốt 24 giờ.</p> <p><strong>3. Nhãn áp cao đơn thuần</strong></p> <p>- Mặc dù nhãn áp cao bất thường nhưng lại không có tổn hại của thị trường và gai thị kèm theo. Có những ý kiến cho rằng đây chỉ là giai đoạn sớm của glocom sau 5 năm theo dõi.</p> <p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">- Đo chiều dày giác mạc là hết sức cần thiết vì khi giác mạc dày hơn 550 µm nhãn áp đo được sẽ cao hơn áp lực thật trong nhãn cầu làm chúng ta nhầm tưởng rằng bệnh nhân có nhãn áp cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Glocom nguyên phát góc mở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Glocom là một biến đổi bệnh lý của thị thần kinh dẫn tới giảm thị lực. Có nhiều thuyết chứng minh bản chất bệnh lý của glocom nhưng phần lớn các trường hợp chưa xác định được bệnh căn chính xác.</p> <p style="text-align: justify;">Vai trò của thị thần kinh là truyền tín hiệu thị giác đến não. Biến đổi thị thần kinh trong glocom không chỉ ảnh hưởng đến hình thái thần kinh mà còn ảnh hưởng tới cả chức năng. Biến đổi do glocom gây tổn hại các sợi thần kinh, cuối cùng dẫn tới biến đổi thị trường. Bản chất của biến đổi của glocom là chậm và tăng dần trong hầu hết các trường hợp.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, có 2 thuyết được dùng để giải thích sinh lý bệnh của glocom được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Thuyết thứ nhất là thuyết cơ học, thuyết này giải thích tốt nhất tổn hại thị thần kinh xảy ra do các lực cơ học như tăng nhãn áp. Thuyết thứ hai là thuyết mạch máu, thuyết này cho rằng những bất thường lưu lượng máu góp phần vào sự xuất hiện glocom và mô tả tốt nhất glocom nhãn áp bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Trong hình thái glocom nguyên phát góc mở, người ta còn chưa hiểu rõ cơ chế gây bệnh, nhưng nhận thấy có một số bệnh có mối liên quan mật thiết với glocom nguyên phát góc mở, như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Cận thị:</strong> glocom nguyên phát góc mở thường xảy ra hơn ở những người cận thị. Sự phối hợp của 2 bệnh này có thể làm phức tạp thêm việc chẩn đoán và điều trị.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_can-thi1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>glocom nguyên phát góc mở thường xảy ra hơn ở những người cận thị.</em></p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc</strong></li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Bệnh đái tháo đường</strong></li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><strong>Bệnh tim mạch</strong></li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-tim-mach-thuong-gap-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh tim mạch</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Glocom nguyên phát góc mở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><b>Theo dõi và quản lý bệnh nhân Glocom</b></p> <p style="text-align: justify;">Quãng thời gian giữa các lần khám ngắn hay dài tùy theo tình trạng nhãn áp, gai thị và thị trường của bệnh nhân. Ngay cả khi nhãn áp điều chỉnh tốt vẫn cần đo nhãn áp và khám đáy mắt 1 – 3 tháng / 1 lần, đo thị trường, OCT 6 tháng / 1 lần và chụp ảnh gai thị 1 năm / 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">1. Các hình thức quản lý bệnh nhân</p> <p style="text-align: justify;">Dixpanxe (Dispanser) glocom là một hình thái tổ chức y tế tiến bộ, một mô hình tổ chức có trách nhiệm quản lý bệnh nhân glocom tại cộng đồng, từ cơ sở tới trung ương với các hình thức:</p> <p style="text-align: justify;">1.1.Tuyên truyền</p> <p style="text-align: justify;">Tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân về những triệu chứng ưu tiên và rõ rệt nhất của bệnh glocom và các tác hại của bệnh thông qua các hình thức tuyên truyền như viết báo, phát thanh qua mạng lưới thông tin đại chúng (đài, vô tuyến truyền hình), tranh ảnh, tờ rơi, áp phích.</p> <p style="text-align: justify;">1.2. Phát hiện sớm</p> <p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân tới khám mắt từ 35-40 trở lên cần được đo nhãn áp. Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ cần được đo nhãn áp thường xuyên, theo dõi nhiều lần trong ngày.</p> <p style="text-align: justify;">1.3. Quản lý</p> <p style="text-align: justify;">Tại địa phương, việc quản lý bệnh nhân glocom cần được thực hiện một cách chu đáo. Đối tượng quản lý là những bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán bị glocom thuộc mọi hình thái, ở mọi giai đoạn phát triển đã, đang được điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">1.4. Điều trị</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều trị phải tuân thủ theo phác đồ, thống nhất giữa điều trị nội trú và ngoại trú. Chú ý đến các bệnh toàn thân, hướng dẫn về chế độ lao động thích hợp với tình trạng chức năng thị giác vá mức độ điều chỉnh nhãn áp, chế độ sinh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">2. Phát hiện tiến triển bệnh glocom</p> <p style="text-align: justify;">Nhãn áp, biến đổi thị trường và thay đổi của đầu thị thần kinh là những dấu hiệu quan trọng giúp đánh giá tiến triển bệnh glocom. Ngoài ra, các dấu hiệu như thị lực, tình trạng góc tiền phòng, biến đổi của vùng bọng thấm sau phãu thuật, … cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp xác định tiến triển của bệnh glocom, giúp đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn.</p> <p style="text-align: justify;">2.1. Nhãn áp</p> <p style="text-align: justify;">Đo nhãn áp tại mỗi lần người bệnh đến khám, xác định biến đổi nhãn áp trong ngày giúp đánh giá được mức nhãn áp đích tại mỗi thời điểm bệnh. Do đa số các thuốc và các phương pháp điều trị đều nhằm tác động vào nhãn áp nên kết quả hạ nhãn áp là kết quả trực tiếp nói lên hiệu quả điều trị. Bất cứ sự biến đổi nhãn áp tăng trên mức nhãn áp đích, dao động nhãn áp tăng trên 5 mmHg đều cần có sự điều chỉnh thêm của chế độ điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">2.2. Thị trường</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương thị trường là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời do nguyên nhân lão hóa theo tuổi, sự tự chết của tế bào hoặc do các bệnh lý gây tổn thương lớp sợi thần kinh thị giác. Có nhiều cách đánh giá tiến triển của tổn thương thị trường trong bệnh glocom như so sánh bản ghi tổng hợp giữa các lần đo thị trường (Overview printout), bản ghi biểu đồ so sánh các chỉ số thị trường (Change analysis printout), phân tích khả năng biến đổi do glocom (Glaucoma change probability analysis) và sử dụng phần mềm GPA (Glaucoma progression analysis). Trên lâm sàng hiện nay, việc sử dụng phần mềm GPA được cho là cách theo dõi tiến triển glocom chính xác và tiện dụng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Các bước tiến hành theo dõi tiến triển tổn thương thị trường glocom bằng ứng dụng phần mềm GPA</p> <p style="text-align: justify;">-Bước 1: Thiết lập dữ liệu cơ bản (số liệu về các điểm tổn thương khư trú trên thị trường (Pattern deviation plot)). Nếu bệnh nhân đã được đo thị trường từ 3 lần trở lên, phần mềm GPA sẽ thiết lập dữ liệu cơ bản của bệnh nhân dựa trên số liệu của 2 bản ghi thị trường đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">-Bước 2: Các số liệu từ bản ghi thị trường mới sẽ được so sánh với số liệu cơ bản vừa được thiết lập (so sánh số liệu trên Pattern deviation plot). Lập bản ghi chỉ số khác biệt (DB) giữa bản ghi mới và số liệu cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">-Bước 3: So sánh các số liệu vừa thu được tại từng điểm tổn thương với dữ liệu lưu trữ trong máy tính ( dữ liệu của các bệnh nhân glocom không có tiến triển bệnh, cùng lứa tuổi). Hiển thị sự khác biệt của từng điểm trên thị trường theo ký hiệu quy ước để đánh giá tiến triển như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Ʌ&nbsp; tiến triển với mức ý nghĩa 95%</p> <p style="text-align: justify;"><img height="20" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.png" width="22">+&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 2 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;"><img height="20" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.png" width="21">+&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 3 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; X&nbsp;&nbsp; không đánh giá được sự biến đổi có ý nghĩa thống kê hay không</p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chí để xác định tổn thương thị trường tiến triển là khi:</p> <p style="text-align: justify;">+Đo thị trường ít nhất 3 lần</p> <p style="text-align: justify;">+Mỗi lần khám mới được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản đầu tiên</p> <p style="text-align: justify;">+ Các lần khám sau, số liệu được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản và 2 lần khám thị trường gần nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Phần mềm GPA sẽ cảnh cáo tiến triển tổn thương thị trường theo các mức:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có tiến triển “possible progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng Ʌ</p> <p style="text-align: justify;"><img height="20" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.png" width="21">+ Có xu hướng tiến triển “likely progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, chỉ số VFI (visual field index) cho biết % chức năng thị trường còn lại của từng thời điểm. Chỉ số này giúp đánh giá tiến triển cho các trường hợp tổn thương thị trường nặng hoặc tổn thương lan tỏa.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại giai đoạn của Glocom theo VFI:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 0 (chưa bị glocom): VFI &gt; 90%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 1 (sớm): VFI ≥ 82%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 2 (trung bình): 63-81%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 3 (nặng):43-62%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 4 (trầm trọng): 23-42%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 5 (mù): &lt; 22%</li> </ul> <p style="text-align: justify;">. Tốc độ tổn hại TT (đơn vị: dB/tháng hoặc năm) = Chênh lệch MD giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám (tháng/năm).</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức chậm khi tổn hại dưới 0,2db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 150 năm)</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức trung bình khi tổn hại từ 0,2-2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 15 năm)</p> <p style="text-align: justify;">2.3. Đầu thị thần kinh</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên lâm sàng:</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Phân loại xu hướng tổn thương đầu thị thần kinh DDLS (Disc Damage Likelihood Scale) mới do Spaeth đề xuất đã khắc phục những nhược điểm của cách đánh giá tỉ lệ C/D đơn thuần vì đã chú trọng diện tích viền thần kinh và hiệu chỉnh kết quả đánh giá tổn thương đầu thị thần kinh theo kích thước gai thị. Đồng thời DDLS cũng bao phủ toàn bộ tiến trình của tổn thương đĩa thị thông qua việc phân chia chi tiết tới những giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ngoài DDLS, các hệ thống phân loại khác của của Armaly, Read – Spaeth, Shiose, Richardson, Nesterov, Jonas cũng đã và đang được tiếp tục nghiên cứu. <img alt="Description: https://media.bacsinoitru.vn/2018/01/23/Table1.jpg" height="393" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image004.jpg" width="624"></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên kết quả chụp OCT:</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo GPA (Guided Progression Analysis): Lớp sợi thần kinh quanh gai được đánh giá là có tổn hại khi độ dày trung bình hoặc độ dày ở 1 múi giờ giảm trên 20µm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại RNFL (đơn vị µm/tháng) = Chênh lệch độ dày của RNFL giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám(tháng).</p> <p style="text-align: justify;">3.Tần suất khám lại cho bệnh nhân glocom</p> <p style="text-align: justify;">Tần số khám lại và khoảng cách giữa các lần khám lại tùy thuộc vào mức nhãn áp, mức tổn thương của bệnh, tốc độ tổn hại của thị trường và thần kinh thị giác.</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều chỉnh để đạt được mức nhãn áp yêu cầu cần được thực hiện nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu việc đánh giá nhãn áp thường xuyên với khoảng cách một vài ngày hết sức quan trọng . Khi nhãn áp đã đạt được mức ổn định, tần suất và khoảng cách thời gian đến khám lại có thể được đánh giá dựa vào mức tổn thương và tốc độ tổn thương thị trường vào thời điểm được khám.</p> <p style="text-align: justify;">Thời gian hẹn người khám bệnh lại dựa trên các nguyên tắc sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Nhắc nhở người bệnh đi khám lại mắt ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu của glocom như đau đỏ, nhức, nhìn mờ như qua màn sương mù, cảm giá căng tức mắt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hẹn người bệnh điều trị nội khoa dựa theo thời lượng của thuốc hạ NA để đảm bảo điều trị không ngừng vì hết thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">+Đối với người bệnh mới mổ mắt – hẹn khám lại sau xuất viện 1 tuần. Sau đó nếu mắt yên, NA điều chỉnh tốt – khám lại sau 1 tháng trong 3 tháng đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+Người bệnh có NA điều chỉnh ổn định sau mổ: Hẹn khám 3 tháng / 1lần trong năm đầu, sau đó 6 tháng/1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có nguy cơ cao mất chức năng thị giác, NA dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh glocom tiếp tục tiến triển: Hẹn khám định kỳ 1 tháng 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với những đối tượng nghi ngờ có bệnh glocom: Nếu kết quả khám xét, thử nghiệm âm tính thì hẹn tái khám, tiến hành thử nghiệm lại khoảng nửa năm một lần. Sau 1,5 năm theo dõi bệnh glocom không được xác định thì có thể ngừng quản lý nhưng căn dặn đối tượng đó đi khám lại bất kỳ lúc nào khi có những dấu hiệu của glocom.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Glocom nguyên phát góc mở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Tiền sử</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Khai thác tiền sử gia đình mắc bệnh glocom; tiền sử dùng corticosteroid toàn thân và tại chỗ, tiền sử các bệnh toàn thân. Những trường hợp có tiền sử gia đình, tiền sử sử dụng thuốc có chứa corticosteroid, tiền sử đái tháo đường, cao huyết áp, … nên đi khám, soi đáy mắt và đo nhãn áp định kì, thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Khám mắt</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Phát hiện các trường hợp có cấu trúc giải phẫu nhãn cầu, bệnh lý dễ tạo điều kiện gây xuất hiện bệnh glocom: cận thị, giác mạc mỏng, lõm đĩa thị rộng, chênh lệch độ lõm đĩa thị giữa hai mắt</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_photo_2018-09-25_09-56-16.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phát hiện các trường hợp có cấu trúc giải phẫu nhãn cầu, bệnh lý dễ tạo điều kiện gây xuất hiện bệnh glocom.</em></p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>3. Đo nhãn áp</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Trong bộ ba triệu chứng đặc hiệu của glocom, nhãn áp là yếu tố quan trọng, được biết đến nhiều nhất và có thể can thiệp bằng các phương pháp điều trị nội và khoa ngoại.</p> <p style="text-align: justify;">Người có nhãn áp ở mức &gt; 23 mmHg (đo nhãn áp kế Maclakov) kèm theo các cảm giác chủ quan, triệu chứng khách quan đặc hiệu của glocom (đau nửa đầu hoặc cả hai bên, mờ mắt, tức mắt, nhìn quầng tán sắc xanh đỏ…).</p> <p style="text-align: justify;">Người có nhãn áp hai mắt chênh lệch quá 5 mmHg.</p> <p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn sớm của bệnh glocom nhãn áp không phải khi nào cũng cao, mức độ nhãn áp lên xuống thất thường. Do đó, đối với những bệnh nhân có nhãn áp nằm trong khoảng nghi ngờ nên đo nhãn áp nhiều lần trong ngày và theo dõi thường xuyên từ 3-7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Tất cả những người trên 35 tuổi cần được đo nhãn áp hàng năm để tầm soát bệnh glocom nguyên phát góc mở và các hình thái glocom kín đáo khác.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>4. Khám đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc và đầu dây thần kinh thị giác</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Soi đáy mắt cho phép phát hiện những tổn thương đặc hiệu của bệnh glocom như lõm teo đĩa thị giác, bạc màu và giảm viền thần kinh, tổn thương lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị giác, chuyển hướng, gãy khúc đường đi của mạch máu, xuất huyết võng mạc dọc theo các sợi trục thần kinh hoặc cạnh đĩa thị.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>5. Khám thị trường</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Khám thị trường để phát hiện những tổn thương đặc hiệu của bệnh glocom. Ở giai đoạn sớm của bệnh, thị trường có thể chưa tổn thương. Biểu hiện tổn thương sớm của thị trường bao gồm các hình thái: tổn hại lan tỏa, tổn hại không đồng đều, khuyết phía mũi, ám điểm hình cung, mở rộng điểm mù, ám điểm đơn độc cạnh trung tâm.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều trường hợp khi bệnh còn ở giai đoạn sớm đã xuát hiện những tổn thương rải rác ở vùng thị trường trung tâm. Những tổn thương này có thể phát hiện được bằng kết quả đo thị trường kế tự động Humphrey.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Những tổn thương thị trường chia làm 5 giai đoạn:</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 1:</em></strong> Xuất hiện những tổn thương tương đối ở vùng Bjerrum. Đối với thị trường kế động, tổn thương biểu hiện như sự co hẹp của những đường đồng cảm tới khoảng 50 độ chu biên kể từ điểm định thị. Đối với thị trường kế tĩnh, tổn thương có thể xuất hiện một hoặc nhiều ám điểm nhỏ ở vùng này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 2:</em></strong> Mở rộng những ám điểm có sẵn ở vùng Bjerrum hoặc những ám điểm sẵn có này liên kết với nhau thành một ám điểm lớn. Trong hai giai đoạn này, tổn thương thị trường thường xuất hiện ở phía mũi và có thể được biểu hiện như mở rộng của điểm mù. Giai đoạn này gây thu hẹp thị trường chu biên chưa vượt quá 50 độ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 3:</em></strong> Xuất hiện một ám điểm hình cung Bjerrum hoàn hảo với khuyết thị trường về phía mũi điển hình của Ronne. Thu hẹp thị trường chu biên tới 15 độ kể từ điểm định thị.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 4:</em></strong> Tổn thương mở rộng ra thành hình vòng hoặc nửa vòng khu trú một đảo thị giác ở trung tâm cũng như ở chu biên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 5:</em></strong> Thị trường trung tâm cũng bị tổn thương, chỉ còn lại một phần thị trường ở phía thái dương.</p> <p style="text-align: justify;">6. Khám đánh giá góc tiền phòng</p> <p style="text-align: justify;">Soi góc tiền phòng là một nghiệm pháp cho phép xác định hình ảnh của góc tiền phòng, từ đó có thể chẩn đoán cũng như định hướng điều trị bệnh glocom một cách chính xác.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân độ góc tiền phòng:</strong> Hiện nay tại Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến bảng phân loại Shaffer, trong đó phân độ góc tiền phòng được dựa vào độ mở rộng của góc và cấu trúc góc có thể quan sát được.</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:642px;" width="642"> <tbody> <tr> <td style="width:84px;"> <p style="text-align: justify;">Phân loại</p> </td> <td style="width:90px;"> <p style="text-align: justify;">Độ mở góc</p> </td> <td style="width:78px;"> <p style="text-align: justify;">Độ của góc</p> </td> <td style="width:265px;"> <p style="text-align: justify;">Cấu trúc góc nhìn được</p> </td> <td style="width:126px;"> <p style="text-align: justify;">Khả năng</p> <p style="text-align: justify;">đóng góc</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p style="text-align: justify;">Độ 4</p> </td> <td style="width:90px;"> <p style="text-align: justify;">Mở rộng</p> </td> <td style="width:78px;"> <p style="text-align: justify;">45-35º</p> </td> <td style="width:265px;"> <p style="text-align: justify;">Thấy toàn bộ chi tiết góc tới dải thể mi</p> </td> <td style="width:126px;"> <p style="text-align: justify;">Không có</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p style="text-align: justify;">Độ 3</p> </td> <td style="width:90px;"> <p style="text-align: justify;">Mở</p> </td> <td style="width:78px;"> <p style="text-align: justify;">35-20º</p> </td> <td style="width:265px;"> <p style="text-align: justify;">Thấy chi tiết góc tới cựa củng giác mạc, không thấy dải thể mi</p> </td> <td style="width:126px;"> <p style="text-align: justify;">Không có</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p style="text-align: justify;">Độ 2</p> </td> <td style="width:90px;"> <p style="text-align: justify;">Hẹp</p> </td> <td style="width:78px;"> <p style="text-align: justify;">20-10º</p> </td> <td style="width:265px;"> <p style="text-align: justify;">Thấy chi tiết góc tới dải bè, không thấy dải thể mi và cựa củng mạc</p> </td> <td style="width:126px;"> <p style="text-align: justify;">Có thể đóng</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p style="text-align: justify;">Độ 1</p> </td> <td style="width:90px;"> <p style="text-align: justify;">Rất hẹp</p> </td> <td style="width:78px;"> <p style="text-align: justify;">20-10º</p> </td> <td style="width:265px;"> <p style="text-align: justify;">Chỉ thấy vòng Schwalbe</p> </td> <td style="width:126px;"> <p style="text-align: justify;">Rất có thể đóng</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:84px;"> <p style="text-align: justify;">Độ 0</p> </td> <td style="width:90px;"> <p style="text-align: justify;">Đóng</p> </td> <td style="width:78px;"> <p style="text-align: justify;">20-10º</p> </td> <td style="width:265px;"> <p style="text-align: justify;">Không thấy cấu trúc góc</p> </td> <td style="width:126px;"> <p style="text-align: justify;">Đóng</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>7. Chụp cắt lớp đĩa thị, lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị(OTC)</strong></p> <p style="text-align: justify;">OTC giúp chẩn đoán xác định glocom ở giai đoạn sớm khi tổn thương lớp sợi thần kinh phù hợp với kết quả thị trường về vị trí và mức độ tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Tìm dấu hiệu biến đổi quy luật ISNT: độ dày lớp viền thần kinh quanh gai thị tuân theo quy luật ISNT (độ dày giảm dần từ dưới -&gt; trên -&gt; mũi -&gt; thái dương) nhưng trong bênh glocom, lớp viền thần kinh quanh gai thị phía trên và dưới thường bị mỏng đi trước khiến không duy trì được quy luật ISNT và quan sát được trên kết quả OCT).</p> <p style="text-align: justify;"><strong>8. Chụp đáy mắt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ghi lại hình ảnh đĩa thị giác để phân tích tổn thương và so sánh kết quả giữa các lần theo dõi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>9. Nghiệm pháp phát hiện sớm glocom</strong></p> <p style="text-align: justify;">Có hai loại nghiệm pháp: tăng tải và giảm tải. Các nghiệm pháp tạo nên điều kiện gây chuyển dịch trạng thái của mắt sang hướng xấu hoặc tốt lên trong một giới hạn thời gian. Các nghiệm pháp này cho phép rút ngắn giai đoạn nghi ngờ, giảm lo âu cho người bệnh, rút ngắn thời gian theo dõi, đặc biệt những bệnh nhân không có điều kiện nằm viện có thể chỉ định làm thử nghiệm pháp phát hiện sớm glocom. Các nghiệm pháp thường được sử dụng trong phát hiện sớm glocom bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Glocom góc đóng: Nghiệm pháp buồng tối, tra Homatropine, nghiệm pháp bịt mắt, cúi đầu. Ngoài ra, có thể kết hợp các nghiệm pháp với chụp OCT phần trước nhãn cầu, khám UBM để đánh giá sự biến đổi về hình dạng góc tiền phòng sau khi làm nghiệm pháp.</p> <p style="text-align: justify;">- Glocom góc mở: Nghiệm pháp uống nước (uống 1 lít nước và đo nhãn áp sau 10, 15, 30, 60 phút ), nghiệm pháp uống nước kết hợp nghiệm pháp tra Homatropine hoặc nghiệm pháp cúi đầu.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Glocom nguyên phát góc mở</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Glocom nguyên phát góc mở</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thuốc là lựa chọn đầu tiên cho glocom góc mở nguyên phát, nếu không kết quả mới chuyển điều trị laser hoặc phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>a) </strong><strong>Điều trị thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bắt đầu bằng một loại thuốc tra mắt. Nếu không hiệu quả thì đổi&nbsp; thuốc khác. Nếu dùng một thuốc không hạ được nhãn áp thì dùng 2 hoặc 3 thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">- Kiểm soát được nhãn áp suốt 24 giờ trong ngày.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b) </strong><strong>Điều trị laser</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ được coi là một biên pháp trì hoãn khi bệnh nhân chưa có điều kiện phẫu thuật. Kỹ thuật áp dụng là laser tạo hình bè hoặc tạo hình bè chọn lọc.</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng hạ nhãn áp giảm dần theo thời gian. Sau 10 năm theo dõi nhãn áp chỉ duy trì ở 10 – 20% bệnh nhân.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200307_022242_788481_momat.max-800x800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Điều trị laser</em></p> <p style="text-align: justify;">- Đôi khi lại có tác dụng trái ngược do vùng bè bị phá hủy gây khó khăn cho thoát thủy dịch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>c) </strong><strong>Phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cắt bè: Là phẫu thuật được chỉ định rộng rãi nhất. Trên bệnh nhân trẻ hoặc tăng nhãn áp tái phát cần dùng chất chống chuyển hóa kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt củng mạc sâu không xuyên thủng: An toàn, ít biến chứng. Kết quả lâu dài cần nghiên cứu thêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Van dẫn lưu: Chỉ định với những trường hợp đã phẫu thuật lỗ rò nhiều lần thất bại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Glocom nhãn áp bình thường</strong></p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù nhãn áp không cao nhưng các nghiên cứu đều cho thấy tiến triển tổn hại thị trường có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm không được điều trị và nhóm được điều trị hạ nhãn áp 30 % so với ban đầu. Do vậy với hình thái glocom này mục tiêu điều trị vẫn là hạ 30 % trị số nhãn áp. Không có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về tiến triển thị trường giữa những bệnh nhân hạ được 30 % nhãn áp so với những bệnh nhân hạ được trên 30 % trị số này.</p> <p style="text-align: justify;">Cách điều trị và theo dõi cũng giống như với glocom góc mở nguyên phát. <strong><em>Lưu ý laser tạo hình bè không có tác dụng với glocom nhãn áp bình thường.</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Nhãn áp cao đơn thuần</strong></p> <p style="text-align: justify;">Là những trường hợp có nhãn áp cao hơn giới hạn bình thường nhưng không có tổn thương của thị trường và đầu dây thần kinh thị giác.</p> <p style="text-align: justify;">Trường hợp nhãn áp tăng giới hạn (&lt;32 mmHg) và không có những yếu tố nguy cơ kèm theo thì không cần điều trị nhưng phải theo dõi định kỳ 6 tháng / 1 lần. Những trường hợp còn lại phải điều trị như glocom góc mở.</p> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"> <h3><strong>Tài liệu tham khảo</strong></h3> <p>1. Bệnh Glocom<strong> – </strong>Hội nhãn khoa Mĩ – Người dịch TS Nguyễn Đức Anh – Bộ môn Mắt Đại học Y Hà Nội</p> <p>2. Phác đồ điều trị bệnh mắt – Bệnh viện mắt TP HCM – NXB Y học – năm 2018</p> <p>3. Hướng dẫn về Glocom – Hội Nhãn khoa Việt Nam – NXB Y học – năm 2014</p> <p>4. Asia Pracific glaucoma Guidelines, Thirth edition</p> <p>5. Bài giảng lớp CKI “Ứng dụng thị trường trong Glocom” – ĐH Y&nbsp; Hà Nội – 2018</p> <p>6. Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019&nbsp;</p> </div> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-glocom-nguyen-phat-goc-mo-snvfv
Giãn phế quản
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Giãn phế quản là khi phế quản bị giãn rộng không còn tính đàn hồi. Sau những lần bị tổn thương thì trên phế quản tồn tại nhiều vết sẹo. Giãn phế quản chính là kết quả của những tình trạng sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng phế quản;</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố khiến dịch nhầy đọng lại trên thành phế quản;</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố khiến thành phế quản bị tổn thương.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giãn phế quản là khi phế quản bị giãn rộng không còn tính đàn hồi" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_gian-phe-quan-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giãn phế quản là khi phế quản bị giãn rộng không còn tính đàn hồi</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi xảy ra tình trạng giãn phế quản thì lúc này phế quản đã mất đi khả năng tự làm sạch dịch nhầy. Dịch nhầy tích tụ nhiều và lâu ngày sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dần dần khiến khu vực này bị nhiễm trùng và tái phát nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;">Giãn phế quản có thể để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến phổi và sức khỏe của bệnh nhân. Do đó cần biết được căn nguyên gây giãn phế quản và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để chấm dứt tình trạng này.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Các thương tổn tồn tại trên thành phế quản chính là yếu tố chính dẫn đến hiện tượng giãn phế quản. Nguyên nhân của các vết tổn thương này có thể là do các bệnh lý như:</p> <p>- Phổi bị nhiễm nấm;</p> <p>- Sởi hoặc ho gà;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các thương tổn tồn tại trên thành phế quản chính là yếu tố chính dẫn đến hiện tượng giãn phế quản" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ho-ga.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các thương tổn tồn tại trên thành phế quản chính là yếu tố chính dẫn đến hiện tượng giãn phế quản</em></p> <p style="text-align: justify;">- Viêm phổi nặng;</p> <p>- Lao phổi.</p> <p>Ngoài ra phải kể đến một số yếu tố làm gia tăng khả năng nhiễm trùng phổi, gây giãn phế quản đó là:</p> <p>- Bệnh nhân bị mắc hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS;</p> <p>- Nhung mao trong lòng phế quản gặp rối loạn vận động;</p> <p>- Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn,...;</p> <p>- Hiện tượng dị ứng đối với một loại nấm có tên là Aspergillus;</p> <p>- Người bệnh bị xơ nang: chiếm 50% nguyên nhân các ca bệnh giãn phế quản ở Mỹ;</p> <p>- Bệnh nhân bị sặc thức ăn, chất lỏng, sặc nước bọt hoặc thức ăn ở dưới dạ dày bị trào vào phổi. Những chất lạ bị hít vào sẽ làm viêm đường thở, gây nên giãn phế quản;</p> <p>- Do các khối u lành tính;</p> <p>- Đối với thai nhi trong bụng mẹ: bé có thể gặp các bất thường trong quá trình cấu tạo phổi và dẫn đến bệnh giãn phế quản bẩm sinh</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các tổn thương ở phế quản gây nên giãn phế quản sẽ bắt đầu từ lứa tuổi còn trẻ. Sau này những biểu hiện của giãn phế quản sẽ xuất hiện sau nhiều năm, khi bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi tái đi tái lại nhiều lần.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các dấu hiệu thường thấy của giãn phế quản bao gồm:</strong></p> <p style="text-align: justify;">-&nbsp;Bệnh nhân ho nhiều, ho thường xuyên kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng nhiều năm;</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_gian-phe-quan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân ho nhiều, ho thường xuyên kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng nhiều năm</em></p> <p style="text-align: justify;">- Có thể xuất hiện nhiều đờm hoặc có lẫn máu khi ho;</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ thể mệt mỏi;</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác đau ngực;</p> <p style="text-align: justify;">- Thở ngắn, khi thở có tiếng rít;</p> <p style="text-align: justify;">- Da ở móng tay và dưới móng chân bị dày lên;</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể nghe thấy những tiếng phổi bất thường nếu bác sĩ thực hiện nghe phổi của bệnh nhân;</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em khi bị giãn phế quản có thể bị sụt cân hoặc chậm lớn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Nếu bệnh giãn phế quản được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể kiềm chế sự phát triển của bệnh. Còn nếu chẩn đoán ở giai đoạn muộn, hay đã phát hiện được bệnh nhưng không tuân theo hướng dẫn điều trị, chữa trị không đúng cách sẽ khiến cho ổ giãn phế quản lan rộng, gây ra bội nhiễm tái diễn, lâu dài người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đó là:</p> <p>- Mủ màng phổi, áp xe phổi, xơ phổi, viêm phổi tái phát;</p> <p>- Xẹp phổi: là khi một hay nhiều phần của phổi bị xẹp, hoạt động bất thường. Điều này khiến cho người bệnh bị thở gấp, da và môi tím tái, nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh;</p> <p>- Khí phế thũng, mủ phế quảni khiến bệnh nhân bị khó thở;</p> <p>- Suy hô hấp nghiêm trọng: tình trạng phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, không chỉ khi vận động mà ngay cả khi nghỉ ngơi. Suy hô hấp khiến cho bệnh nhân thở nặng, thở gấp, da, môi tím tái, hay buồn ngủ, gặp ảo giác;</p> <p>- Ho ra máu nặng: tình trạng này vô cùng nguy hiểm vì nếu ho ra máu quá nhiều có thể khiến bệnh nhân ngạt thở vì các cục máu lấp đầy đường thở;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giãn phế quản có thể gây ho ra máu" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ho-ra-mau.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giãn phế quản có thể gây ho ra máu</em></p> <p>- Ảnh hưởng chức năng tim, suy tim: bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, tình trạng này không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh giãn phế quản có thể lây hoặc không lây cho người khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trường hợp bệnh nhân có thể lây cho người khác khi:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh giãn phế quản của bệnh nhân hình thành do sự viêm hoại tử phế quản. Nguyên nhân là do nhiễm trùng phổi hoặc nhiễm trùng phế quản tái phát giống như bệnh cúm, sởi, hay ho gà,...</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trường hợp bệnh nhân sẽ không lây bệnh cho người khác nếu:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị giãn phế quản bẩm sinh (có thể là từ lúc trong bụng mẹ phổi ngoại vi đã phát triển kém), hoặc bị giãn phế quản di truyền thì sẽ không lây ra cộng đồng, nhưng có thể vẫn sẽ bị di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị giãn phế quản do tiếp xúc và làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại trong thời gian dài, khiến cho phế quản bị tổn thương mòn, giãn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân bị giãn phế quản do tiếp xúc và làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại trong thời gian dài" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hoa-chat-doc-hai-1492738653.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân bị giãn phế quản do tiếp xúc và làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại trong thời gian dài</em></p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra người bệnh có thể có các u, dị vật gây chèn ép phế quản, làm phế quản phải tăng áp lực thường xuyên do bị chít hẹp khiến cho phế quản bị giãn. Khi các trường hợp này xuất hiện bội nhiễm rất có khả năng sẽ lây sang cho người khác.</p> <p style="text-align: justify;">Như vậy, nếu bệnh nhân bị giãn phế quản do bẩm sinh hoặc di truyền trong gia đình không phát sinh nhiễm trùng thì sẽ không lây cho người khác. Còn nếu bắt nguồn từ virus thì sẽ khiến cho bệnh lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Thông thường những bệnh nhân đã có tiền sử bị tổn thương phôi, hoặc có khả năng cao bị nhiễm trùng phổi hay phế quản thì sẽ có nguy cơ cao bị bệnh giãn phế quản.</p> <p>Bệnh giãn phế quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ em nam sẽ dễ bị hơn trẻ em nữ. Tuy nhiên nếu tính tổng quát mọi độ tuổi thì nữ giới mắc bệnh này chiếm ⅔.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Cần thực hiện tiêm phòng các bệnh như sởi, ho gà cho trẻ em để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm các biến chứng liên quan như giãn phế quản;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần thực hiện tiêm phòng các bệnh như sởi, ho gà cho trẻ em để hạn chế nguy cơ mắc bệnh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_tiem-vacxin.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần thực hiện tiêm phòng các bệnh như sởi, ho gà cho trẻ em để hạn chế nguy cơ mắc bệnh</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tránh các nơi có nhiều hoá chất độc hại, thuốc lá, khí gas để tránh hít phải gây giãn phế quản;</p> <p style="text-align: justify;">- Tránh để các dị vật lọt vào đường thở. Nếu không may mắc phải dị vật cần không tự loại bỏ được cần đến ngay các cơ sở y tế để lấy ra;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Một người bị nghi ngờ mắc giãn phế quản nếu ho thường xuyên và có nhiều đờm. Chẩn đoán lâm sàng không đủ để kết luận bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định loại bệnh hô hấp mà bệnh nhân mắc phải, nguyên nhân là gì và mức độ tổn thương phế quản là bao nhiêu.</p> <p>Một số xét nghiệm cần thực hiện đó là:</p> <p>- Chụp X-quang: cho phép hiển thị hình ảnh của phổi và phế quản để tìm ra điểm bất thường;</p> <p>- Chụp CT lồng ngực: Kỹ thuật này thường được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh giãn phế quản, cung cấp hình ảnh của tổ chức trong lồng ngực và hệ thống đường dẫn khí;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán bệnh giãn phế quản bằng phương pháp chụp CT lồng ngực tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Chup-CT-128-day.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán bệnh giãn phế quản bằng phương pháp chụp CT lồng ngực tại MEDLATEC</em></p> <p>- Xét nghiệm máu: để kiểm tra xem giãn phế quản có liên quan đến bệnh lý miễn dịch hay không và kiểm tra tác nhân gây nhiễm trùng là gì;</p> <p>- Xét nghiệm chức năng hô hấp: kiểm tra tình trạng hoạt động của phổi và mức độ thương tổn của phổi;</p> <p>- Biện pháp cấy đờm: Để tìm kiếm dấu vết của vi khuẩn hoặc nấm có tồn tại trong dịch đờm hay không;</p> <p>- Xác định nguyên nhân giãn phế quản có phải là do nhiễm nấm Aspergillus phế quản, phổi dị ứng bằng biện pháp lẩy da hoặc xét nghiệm máu;</p> <p>- Các xét nghiệm khác: thực hiện để kiểm tra các bệnh lý khác như xơ nang, nhiễm khuẩn Mycobacteria, rối loạn vận động nhung mao nguyên phát,...;</p> <p>- Nếu bệnh giãn phế quản không đáp ứng với điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi phế quản: phương pháp này sử dụng một đường ống mềm nhỏ, đầu ống có gắn camera và đèn đưa vào người bệnh nhân qua đường miệng hoặc mũi. Kỹ thuật này cho phép quan sát hình ảnh bên trong phế quản, giúp phát hiện ra các khu vực bị tổn thương hoặc bị chảy máu, phát hiện ra tình trạng tắc đường thở.</p> <p>Việc chẩn đoán giãn phế quản đòi hỏi phải có máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy với độ phân giải cao để phân biệt với các tình trạng bệnh phổi khác. Vì vậy bệnh viện Medlatec hoàn toàn có thể chẩn đoán được bệnh giãn phế quản dựa vào máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy và đội ngũ bác sĩ lâm sàng cũng như bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Giãn phế quản</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>Mục đích của việc điều trị giãn phế quản:</strong></p> <p>- Ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp;</p> <p>- Điều trị các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng sống;</p> <p>- Phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.</p> <p>Thông thường để điều trị bệnh giãn phế quản, người bệnh sẽ được dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Nếu bệnh nhân bị chảy máu nhiều, hoặc giãn phế quản khu trú ở một khu vực thì có thể xem xét tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu giãn phế quản nặng gây suy hô hấp thì bệnh nhân sẽ phải dùng biện pháp thở oxy.</p> <p><b>Những nhóm thuốc được dùng trong điều trị giãn phế quản:</b></p> <p>- Thuốc làm loãng đờm: giúp làm sạch đường thở, bệnh nhân dễ khạc đờm hơn;</p> <p>- Thuốc kháng sinh: Được dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản do bội nhiễm vi khuẩn. Để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn, kháng sinh được dùng thường là ở dạng uống. Còn kháng sinh ở dạng tiêm và liệu pháp kháng sinh sử dụng trong thời gian dài (3 tháng trở lên) thì được dùng trong trường hợp đáp ứng không tốt kháng sinh đường uống;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc kháng sinh: Được dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản do bội nhiễm vi khuẩn" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thuoc-khang-sinh.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc kháng sinh: Được dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản do bội nhiễm vi khuẩn</em></p> <p>- Thuốc giãn phế quản: giúp làm giãn các cơ đường thở, nhờ đó bệnh nhân sẽ dễ thở hơn. Đa phần các thuốc điều trị giãn phế quản thường ở dạng thuốc hít hoặc sương mịn. Loại thuốc này có thể được chỉ định sử dụng trước khi tiến hành phương pháp vật lý trị liệu.</p> <p><b>Phương pháp vật lý trị liệu:</b></p> <p>- Liệu pháp thông đờm: Làm sạch đường thở bằng cách giúp làm loãng đờm để bệnh nhân khạc ra dễ dàng. Thực hiện bằng cách vỗ tay vào ngực, lưng bệnh nhân và có thể do nhân viên y tế hoặc thành viên gia đình đã được hướng dẫn thực hiện;</p> <p>- Tiến hành các bài tập phục hồi chức năng hô hấp;</p> <p>- Xịt Corticoid: bác sĩ có thể kê thuốc corticoid dạng xịt để giúp bệnh nhân giảm tình trạng viêm khi bệnh nhân bị hen kèm theo cơn thở khò khè;</p> <p>- Liệu pháp thở oxy: sử dụng mặt nạ thở để nâng cao nồng độ oxy trong máu, thực hiện tại nhà hoặc ở bệnh viện;</p> <p>- Biện pháp phẫu thuật: thực hiện sau khi các biện pháp đã dùng không có hiệu quả. Nếu giãn phế quản ở mức nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện ghép phổi, thay thế cho phần phổi bị bệnh.</p> <p>Tại BVĐK MEDLATEC&nbsp;đã khám, chẩn đoán điều trị và hiện đang quản lý rất nhiều bệnh nhân giãn phế quản. Các bệnh nhân điều trị ngoại trú sẽ tái khám định kỳ để đánh giá lại phổi thường xuyên cũng như xử trí các vấn đề phát sinh. Nhiều bệnh nhân nặng haowjc có bội nhiễm phổi sẽ được điều trị nội trú.</p> <hr> <div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;"><strong>Tài liệu tham khảo:&nbsp;</strong> <ul> <li>Bệnh giãn phế quản | Vinmec</li> </ul> </div> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/gian-phe-quan-sewlm
Hỗ trợ sinh bằng forceps
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hỗ trợ sinh bằng forceps</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với những trường hợp sản phụ sinh con theo đường tự nhiên qua ngả âm đạo sẽ có 3 giai đoạn trong cuộc chuyển dạ. Trong đó quan quan trọng nhất là giai đoạn sổ thai (giai đoạn 2) là lúc sản phụ phải dùng sức để rặn kết hợp với các cơn co tử cung để em bé được tống xuất ra ngoài.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Giai đoạn này tốt nhất&nbsp; chỉ nên kéo dài trong tầm 30 phút vì nếu giai đoạn sổ thai kéo dài hơn khoảng thời gian này sẽ khiến thai nhi gặp nhiều bất lợi như bị ngạt, hoặc nếu mẹ có sẵn các bệnh lý như hen suyễn, suy tim, có vết mổ cũ mà phải gắng sức quá nhiều khi rặn sinh sẽ làm tăng cao nguy cơ biến chứng cho các bệnh lý trên.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Chính vì thế, thường ở những ca sinh khó thì bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ sinh ví dụ như giác hút hoặc dùng kẹp forceps để giúp cho quá trình sinh nở của sản phụ diễn ra bớt khó khăn hơn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Forceps là một dụng cụ gồm có 2 cành tách biệt với nhau, đặc điểm giống thìa rỗng và 2 cành này khi đặt lên đầu của thai nhi sẽ khớp vào với nhau bởi một cái khóa. Sau đó bác sĩ sẽ dùng tay tác động lên forceps nhằm kẹp, xoay đồng thời kéo thai nhi ra ngoài âm đạo và đảm bảo không gây sang chấn cho cả mẹ và bé. Sau khi đã thành công kéo được đầu em bé ra ngoài, bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành các bước đỡ sinh tiếp theo là vai, thân và 2 chi dưới của thai nhi.&nbsp;&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Lợi ích của việc áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh cho mẹ bằng forceps:</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ở các trường hợp thông thường, khi ngôi thai đã di chuyển xuống thấp, hỗ trợ sinh bằng forceps không đòi hỏi phải bỏ ra quá nhiều thời gian để chuẩn bị và thời gian để thực hiện cũng nhanh chóng hơn so với phẫu thuật mổ lấy thai. Bằng việc nhờ tới sự trợ giúp của forceps khi sinh ngả âm đạo, sản phụ có thể tránh được ca sinh mổ. Bởi vì sinh mổ được coi là một cuộc đại phẫu và sản phụ sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi thực hiện như nguy cơ chảy nhiều máu, nhiễm trùng, các biến chứng do thủ thuật gây tê hoặc gây mê. Ngoài ra, sinh ngả âm đạo sẽ có thời gian hồi phục ngắn hơn so với sinh mổ.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả hỗ trợ sinh bằng forceps" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_ho-tro-sinh-bang-forceps-2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả hỗ trợ sinh bằng forceps</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hỗ trợ sinh bằng forceps</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong><meta charset="utf-8">Những rủi ro có thể gặp khi hỗ trợ sinh bằng forceps</strong></p> <p dir="ltr"><strong>1. Thai phụ có thể gặp những biến chứng gì?&nbsp;</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sau khi sinh sản phụ có thể sẽ có biểu hiện đau ở đáy chậu, vùng mô giữa âm đạo và hậu môn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chấn thương tầng sinh môn: đây là biến chứng hay gặp nhất sau khi sinh có hỗ trợ bằng kẹp forceps. Đối với forceps eo dưới thì có khoảng 13% các bà mẹ bị rách tầng sinh môn độ 3 - 4;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chấn thương ở niệu đạo hoặc bàng quang;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chấn thương các cơ đáy chậu và đám rối thần kinh dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ sau sinh;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Các cơ và dây chằng ở cơ quan vùng chậu suy yếu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vỡ tử cung: nhau thai và em bé có khả năng bị đẩy vào khoang bụng của mẹ khi thành tử cung bị rách;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhiễm trùng hậu sản;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sau khi can thiệp bằng forceps có thể gây mất máu: đây thường là hệ quả do chấn thương nặng nề tầng sinh môn. Tỷ lệ sản phụ phải truyền máu sau sinh sẽ cao hơn nhiều (chiếm 4,2%) so với đẻ thường (0,4%) và mổ thai không biến chứng (1,4%). Trong trường hợp mất máu nặng có thể dẫn tới sốc giảm thể tích.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các nguy cơ trên đều là những biến chứng có thể xảy ra đối với các trường hợp sinh con qua ngả âm đạo nói chung nhưng những bà mẹ phải sử dụng biện pháp sinh giúp bằng forceps có tỷ lệ chịu rủi ro cao hơn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bên cạnh đó trước khi đặt kẹp forceps, bác sĩ có thể phải tiến hành rạch tầng sinh môn để thủ thuật được thực hiện dễ dàng hơn.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2. Các nguy cơ đối với thai nhi</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Mặc dù sinh nhờ sự trợ giúp của kẹp forceps có thể dẫn tới một số tai biến nguy hiểm cho sản phụ nhưng lại ít gây ảnh hưởng xấu tới em bé. Một số rủi ro thai nhi có thể gặp bao gồm:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Áp lực từ kẹp gây nên các chấn thương nhỏ trên bề mặt: va đập, trầy xước trên mặt hoặc đầu và mất tới vài tuần mới có thể lành;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sau khi sinh đầu bé bị sưng và biến dạng nhưng triệu chứng này có thể biến mất trong khoảng từ 1- 2 ngày;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tụ máu dưới da đầu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chấn thương thần kinh do kẹp, tạm thời gây rạn da;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kẹp forceps cũng có thể tạo nên các vết cắt&nbsp; và chảy máu trên da bé;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Liệt đám rối thần kinh cánh tay;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Liệt dây thần kinh sọ VII;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tổn thương bên trong (hiếm gặp).</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Khi chuyển dạ mẹ trải qua nhiều cơn đau đớn" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chuyen-da-keo-dai.png"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Khi chuyển dạ mẹ trải qua nhiều cơn đau đớn</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hỗ trợ sinh bằng forceps</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Khi nào thì chỉ định hỗ trợ sinh bằng forceps</p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Về phía sản phụ:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đã gắng sức rặn nhưng thai không sổ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mẹ phải tránh rặn vì mắc các bệnh lý như sản giật, tiền sản giật nặng, có sẹo mổ cũ trong tử cung, bệnh lý nội khoa (phổi, tim, thận, thần kinh,...);</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tầng sinh môn không giãn nở, rắn hoặc có sẹo cũ xơ chai.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Về phía thai nhi:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai suy;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai ngôi mông;</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Điều kiện để tiến hành sinh giúp bằng forceps:&nbsp;</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Người tiến hành kỹ thuật này phải có kinh nghiệm sinh giúp bằng kẹp forceps;</p> </li> </ul> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bệnh nhân đã hiểu rõ và đồng ý thực hiện thủ thuật;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ đã quá mệt vì rặn đẻ và có nguy cơ buông xuôi nếu không sử dụng kẹp forceps;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có phòng phẫu thuật và dụng cụ hỗ trợ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có biện pháp gây tê và giảm đau đầy đủ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Màng ối đã vỡ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bàng quang rỗng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cổ tử cung đã mở trọn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đầu của thai nhi đã lọt;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khung chậu của mẹ và khối lượng thai nhi phải tương xứng, tránh trường hợp bé bị kẹt vai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đã xác định rõ ngôi và kiểu thế của thai nhi.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Cần ngừng thủ thuật nếu:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khó đặt kẹp forceps;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khi kéo đầu của thai nhi không xuống dễ dàng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sau 3 lần kéo sản phụ không có dấu hiệu sổ thai.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Chống chỉ định với các trường hợp sau:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai nhi mắc các bệnh lý: bệnh lý về máu (alloimmune thrombocytopenia, hemophilia), bệnh lý mô liên kết (hội chứng Marfan và Ehlers-Danlos), bệnh tạo xương bất toàn hay bệnh lý về sọ não</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi thai bất thường (ngôi trán, ngôi mặt);</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đầu không lọt hoặc bất đối xứng.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Hỗ trợ sinh bằng forceps" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ho-tro-sinh-bang-forceps.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Hỗ trợ sinh bằng forceps</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hỗ trợ sinh bằng forceps</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Sản phụ cần lưu ý những gì sau khi sinh bằng forceps</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trong quá trình sinh nở có sự hỗ trợ của forceps nếu sản phụ bị rách âm đạo hoặc phải rạch tầng sinh môn thì vết thương này có thể sẽ bị đau kéo dài đến vài tuần. Vết rách càng lớn sẽ càng mất nhiều thời gian hơn để chúng lành hẳn. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, đau nhiều hơn, đại tiện không tự chủ, có biểu hiện nhiễm trùng thì các mẹ cần đi tái khám để được kiểm tra sức khỏe và xử lý sớm các tình trạng này.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Sau khi sinh, chị em phụ nữ có thể cải thiện triệu chứng sưng và đau bằng cách áp dụng những biện pháp sau:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen và Acetaminophen. Trong đó khuyến khích dùng Ibuprofen nếu mẹ đang cho con bú;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sau khi đi vệ sinh nên ngâm rửa tầng sinh môn bằng nước ấm và lau khô;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nếu vùng tầng sinh môn có dấu hiệu bị sưng đỏ thì mẹ có thể chườm lạnh;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khi ngồi nên kê thêm một chiếc đêm hoặc gối mềm xuống dưới mông để giảm cảm giác khó chịu.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hỗ trợ sinh bằng forceps</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Các bước tiến hành hỗ trợ sinh bằng forceps&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Ekip thực hiện thủ thuật:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bác sĩ, y sĩ, chuyên khoa sản, nữ hộ sinh.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Trước khi thực hiện cần khám lại toàn thân và tư vấn cho sản phụ và gia đình;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thực hiện quy trình đảm bảo diệt khuẩn như khi thực hiện phẫu thuật.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Sản phụ:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ được nằm ở tư thế sản khoa, 2 đùi mở rộng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mẹ cần nằm yên, nhịp thở đều, không rặn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sát khuẩn tầng sinh môn và vùng âm hộ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thông tiểu cho sản phụ trước khi thực hiện đỡ đẻ.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;"><strong>Các bước thực hiện:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đảm bảo sản phụ phải được thăm khám kỹ trước khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ sinh, sản phụ đủ điều kiện làm forceps như: tình trạng tầng sinh môn, độ mở cổ tử cung và đo cơn co tử cung,...; ngoài ra cần đánh giá thai nhi: xác định ngôi thai, kiểu thế của thai nhi, đo tim thai, đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi,...</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đặt 2 cành forceps, sau đó khớp 2 cành với nhau và kéo. Sử dụng sức của cẳng tay để kéo từ từ theo cơ chế đẻ, tốt nhất là phải phối hợp với sức rặn của sản phụ trong cơn co trừ khi chống chỉ định rặn. Có thể rạch tầng sinh môn giữa 2 cành forceps;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tháo cành forceps: khi lưỡng đỉnh của thai nhi đã lọt qua âm hộ thì ngưng kéo và tháo cành. Cành nào đặt sau thì rút ra trước, cành nào đặt trước thì lấy ra sau. Đỡ thai nhi tương tự như lúc đỡ đẻ thông thường; Chú ý, khi tháo hai cành của forceps cần tránh làm tổn thương thai nhi cũng như đường âm đạo và tầng sinh môn của sản phụ.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kiểm tra mức độ tổn thương của tầng sinh môn và âm đạo;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khâu các vết rách và tầng sinh môn.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Các lưu ý khi trợ sinh bằng forceps:</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đặt kẹp phải đặt đúng phần đầu thai nhi, hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương. Nếu kỹ thuật đặt không đúng cách có thể khiến cho đầu đứa trẻ phải chịu áp lực lớn thậm chí dẫn tới chảy máu não, sưng não, tổn thương não, biến dạng xương mặt, động kinh,...</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Trong trường hợp sản phụ được chỉ định hỗ trợ sinh bằng forceps do mắc các bệnh về tim, tiền sản giật, tăng huyết áp,... thì trước khi làm thủ thuật cần phải được điều trị nội khoa thích hợp;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nên giúp sản phụ giảm đau bằng cách gây tê tại chỗ, gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Chỉ nên rặn khi 2 bướu đỉnh của thai nhi đã lọt ra khỏi âm hộ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hiện nay, do sự phát triển của y học, việc hỗ trợ sinh bằng forceps ít được áp dụng hơn nhưng bác sĩ vẫn cần phải sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Nhiều khi bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật lấy thai thay vì tiến hành hỗ trợ sinh bằng forceps do việc mổ có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro trong khi sinh so với việc dùng forceps trong điều kiện hiện tại của sản phụ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Theo dõi sát sản phụ sau sinh: nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, lượng máu.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ho-tro-sinh-bang-forceps-snaio
Đau đầu Migraine
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đau đầu Migraine</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đau đầu Migraine (hay đau nửa đầu Migraine, đau đầu vận mạch, Migraine ) là dạng đau đầu nguyên phát thường gặp nhất chiếm 20% các trường hợp đau đầu với tỷ lệ gặp khoảng 10 - 12% trong dân số.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau đầu Migraine" src="/ImagePath/images/20210826/20210826_dau-dau-migraine.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau đầu Migraine</em></p> <p style="text-align: justify;">Bệnh thường gặp ở nữ với tỉ lệ nam:nữ = 1:3, có thể khởi phát trong giai đoạn dậy thì hoặc tuổi thanh niên, tăng giảm về tần suất và độ nặng trong những năm tiếp theo, tỷ lệ mắc nhiều nhất ở lứa tuổi 30-40 tuổi và thấp nhất sau 60 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Các nghiên cứu cho thấy có tính chất gia đình trong bệnh Migraine. &nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại chuẩn Quốc tế về các rối loạn đau đầu (ICHD) của Hiệp hội Quốc tế về Bệnh Đau đầu (International Headache Society -&nbsp; HIS), được tái bản năm 2004 (ICHD-2), Migraine gồm 7 nhóm sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Migraine không có dấu hiệu báo cơn (Migraine không aura): thường chiếm đến 80% Mi</p> <p style="text-align: justify;">- Migraine có dấu hiệu báo cơn (Migraine có aura): thường chiếm đến 15% Migraine.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đau đầu Migraine</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh: cơ chế bệnh sinh phức tạp đến nay còn chưa được biết rõ, từ trước đến nay ta vẫn coi đau đầu Migraine là do rối loạn vận mạch: tiền triệu là giai đoạn co mạch, giai đoạn toàn phát có hiện tượng giãn mạch. Thực tế yếu tố mạch máu chỉ đóng 1 phần trong bệnh sinh. Trong cơ chế bệnh sinh Migraine còn có liên quan đến bất thường cấu trúc não, bất thường sinh hóa ở não, và có yếu tố di truyền…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu này có xuất hiện của tính chất di truyền&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Dau-dau-nguyen-nhan.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu này có xuất hiện của tính chất di truyền&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu cho thấy có tính chất gia đình trong bệnh Migraine (Trong nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy 50% trường hợp có tiền sử gia đình). Khiếm khuyết di truyền (bệnh trên gen trội nhiễm sác thể thường số 19) đã được xác định là nguyên nhân của Migraine liệt nửa người có yếu tố gia đình.</p> <p style="text-align: justify;">Serotonin: là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kiểm soát tính khí, cảm nhận đau, hành vi tình dục, giấc ngủ, cũng như sự co giãn mạch máu... Nồng độ serotonin thấp trong não có thể dẫn đến quá trình co giãn mạch máu và kích hoạt cơn đau nửa đầu. Nghiên cứu thấy khởi đầu cơn Migraine nồng độ serotonin trong máu có xu hướng giảm hơn so bình thường. Các thuốc làm giảm nồng độ serotonin có xu hướng làm nặng tình trạng Migraine sẵn có, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin tăng nồng độ serotonin cũng được đưa vào điều trị Migraine</p> <p style="text-align: justify;">Estrogen tăng ở phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ và giao động trong chu kỳ kinh nguyệt, điều này giải thích Migraine thường gặp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và giảm dần sau mãn kinh</p> <p style="text-align: justify;">Ánh sáng, tiếng ồn lớn, mùi (thức ăn, phấn hoa ..), căng thẳng stress, chấn thương vùng đầu, chất kích thích, thay đổi thời tiết là các yếu tố thúc đẩy cơn Migraine</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đau đầu Migraine</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Aura (dấu hiệu báo cơn) là các triệu chứng xảy ra ngay trước khởi phát hoặc vào lúc khởi phát cơn đau nửa đầu, thường xuất hiện tăng dần không quá 1 giờ rồi thoái biến hoàn toàn. Dấu hiệu báo cơn này gồm : các triệu chứng thị giác (ánh sáng hoặc điểm nhấp nhánh , mất thị giác ...), cảm giác (kim châm, tê bì) hoặc vận động (liệt nửa người).</p> <p>- Đau nửa đầu liên quan đến động mạch nền: trong đó đau đầu đi kèm với các triệu chứng như: loạng choạng, chóng mặt, ù tai, nôn, buồn nôn,&nbsp; nhưng không bị rối loạn vận động.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_dau-dau-migraine1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau nửa đầu liên quan đến động mạch nền</em></p> <p>- Hội chứng chu kỳ ở trẻ em thường xảy ra trước đau nửa đầu bao gồm nôn mửa theo chu kỳ (thỉnh thoảng có giai đoạn bị nôn nhiều), đau bụng liên quan đến đau nửa đầu (đau bụng, thường đi kèm với buồn nôn), và chóng mặt kịch phát lành tính ở trẻ em (thỉnh thoảng bị chóng mặt).</p> <p>- Đau nửa đầu võng mạc liên quan đến đau nửa đầu đi kèm rối loạn thị giác, đôi khi mất thị giác tạm thời 1 bên mắt.</p> <p>- Biến chứng của đau nửa đầu Migraine: đau đầu kèm theo co giật hay tổn thương não.</p> <p>- Khả năng đau nửa đầu Migraine: các triệu chứng có một số đặc điểm của đau nửa đầu nhưng chưa đủ bằng chứng để kết luận là đau nửa đầu một cách chắc chắn và cũng không giải thích bằng một nguyên nhân khác hợp lý.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Đau đầu Migraine</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Trạng thái Migraine</strong>: các cơn đau nửa đầu xảy ra liên tục làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc và hoạt động xã hội của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu não Migraine</strong>: Theo nhiều nghiên cứu đa trung tâm đã tìm ra mối liên quan nhất định giữa Migraine &nbsp;và nguy cơ nhồi máu não, mối liên quan này đặc biệt rõ rệt ở những người hút thuốc lá, phụ nữ trẻ tuổi, nhất là những người sử dụng thuốc tránh thai đường uống. Cơ chế bệnh học để giải thích mối liên quan này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên việc điều trị làm giảm tần suất cơn đau đầu Migraine &nbsp;nhằm giảm nguy cơ nhồi máu não.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây ra nhồi máu não&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_3-dau-hieu-moi-sang-bao-hieu-nhoi-mau-nao-ma-ban-khong-nen-bo-qua.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><i>Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây ra nhồi máu não&nbsp;</i></p> <p style="text-align: justify;">Việc dùng thuốc cắt cơn (giảm đau..), thuốc điều trị phòng ngừa có thể làm phụ thuộc thuốc (đặc biệt nhóm giảm đau có opioid), tăng độc tính lên gan, thận,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Đau đầu Migraine</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần có thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày: Nên có thói quen ngủ vào giờ cố định (tốt nhất khoảng 22h) và thức dậy vào giờ cố định ngủ trưa 15-30 phút. Tránh để mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, cuộc sống vì đây là một trong những yếu tố khiến bệnh dễ khởi phát, cũng như làm cho người đã mắc nặng thêm tình trạng đau đầu.</p> <p style="text-align: justify;">Có chế độ ăn uống khoa học: Không nên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, tránh lạm dụng các thực phẩm như socola, bột ngọt, phô-mai.... Cần chế độ ăn đúng giờ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có chế độ ăn uống khoa học" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_ung-thu-tuyen-giap3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có chế độ ăn uống khoa học</em></p> <p style="text-align: justify;">Hạn chế ở những nơi ô nhiễm tiếng ồn, môi trường có nhiều ánh sáng chói, hạn chế chất gây mùi mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Hạn chế sử dụng các thuốc gây giãn mạch máu hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen nếu có thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đau đầu Migraine</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán Migraine</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán đựa theo hướng dẫn chẩn đoán ICHD-2.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Tiêu chuẩn chấn đoán Migraine không aura:</strong></p> <ol style="list-style-type:upper-alpha;"> <li style="text-align: justify;">Ít nhất 5 cơn thoả mãn tiêu chuẩn từ Bà D.</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Cơn kéo dài từ 4 - 72h (Không điều trị hoặc điều trị không thành công).</li> <li style="text-align: justify;">&nbsp;Đau đầu có ít nhất 2 trong số 4 đặc điểm sau:</li> </ol> <ul> <li>Đau 1 bên</li> <li>Có tính chất mạch đập</li> <li>Mức độ đau từ trung bình đến nặng</li> <li>Đau bị tăng nặng bởi các hoạt động gắng sức (leo cầu thang, đi bộ)</li> </ul> <ol style="list-style-type:upper-alpha;"> <li style="text-align: justify;" value="4">Trong cơn đau có ít nhất 1 trong các biểu hiện sau:</li> </ol> <ul> <li>Nôn hoặc buồn nôn;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_dau-dau-migraine2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nôn hoặc buồn nôn</em></p> <ul> <li>Sợ ánh sáng và sợ tiếng động;</li> </ul> <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;E. Không thể được giải thích tốt hơn bằng một chẩn đoán khác trong ICHD;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Tiêu chuẩn chấn đoán Migraine có aura:</strong></p> <ol style="list-style-type:upper-alpha;"> <li style="text-align: justify;">Ít nhất 2 cơn thoả mãn tiêu chuẩn B và C.</li> <li style="text-align: justify;">Ít nhất 1 trong các triệu chứng Aura sau, có hồi phục hoàn toàn.</li> </ol> <ul> <li>Thị giác</li> <li>Cảm giác</li> <li>Lời nói và/hoặc ngôn ngữ</li> <li>Vận động</li> <li>Thân não</li> <li>Võng mạc</li> <li>Ít nhất 2 trong 4 đặc điểm sau:</li> </ul> <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;C. Có ít nhất 1 triệu chứng Aura lan toả nặng dần từ trên 5 phút và/hoặc có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng diễn ra nối tiếp nhau.</p> <ul> <li>Mỗi cơn Aura đơn độc kéo dài từ 5-60 phút.</li> <li>Ít nhất có 1 triệu chứng aura là 1 bên (thất ngôn luôn được xem là triệu chứng 1 bên, nói khó có thể xem hoặc không xem là 1 bên).</li> <li>Triệu chứng Aura kèm theo hoặc được theo sau bởi cơn đau đầu (trong vòng 60 phút sau khi aura sảy ra).</li> <li style="text-align: justify;">Không thể được giải thích tốt hơn bằng một chẩn đoán khác trong ICHD, cần loại trừ cơn TIA.</li> </ul> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Để chẩn đoán Migraine chỉ cần dựa vào khám lâm sàng thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán, không bất thường khám thần kinh và loại trừ các bệnh lý gây đau đầu tương tự. Các phương pháp cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đo thị lực, nội soi tai mũi họng….) đưa vào để loại trừ nguyên nhân khác gây đau đầu.</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"><strong>* Chẩn đoán phân biệt&nbsp;</strong></p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Các đau đầu nguyên phát</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Đau đầu căn nguyên tâm lý (đau đầu căng thẳng, đau đầu căng cơ): thường xuất hiện cuối ngày làm việc, ít khi xuất hiện ngày nghỉ ngơi, tính chất đau như bóp chặt quanh đầu, không sợ ánh sáng, không sợ tiếng động trong cơn đau.</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Đau đầu chuỗi (đau đầu Cluster, đau đầu cụm): thường gặp ở nam, cơn đau dữ dội xuất hiện theo chu kỳ, hay thành chuỗi kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và thường theo sau đó là một giai đoạn thuyên giảm. Chỉ xuất hiện đau 1 bên có kèm theo xung huyết kết mạc mắt một bên, chảy nước mắt, ngạt mũi chảy nước mũi, sụp Migraine và co đồng tử trong 30% trường hợp.</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Các dạng đau đầu đau đầu thứ phát cấp tính: xuất huyết màng não, nhồi máu não, xuất huyết não, huyết khối tĩnh mạch não, u hoặc apxe não; viêm não màng não … Các dạng đau đầu này thường biểu hiện cấp tính, kéo dài cả ngày và có dấu hiệu thần kinh khu trú (co giật, liệt vật động....). Và trên chuẩn đoán hình ảnh (cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính não – mạch não) sẽ thấy tổn thương thực tổn.</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Đau thần kinh chẩm: Đau nhức, đau rát và đau nhói thường bắt đầu từ vùng gáy, chẩm lan lên đỉnh đầu-thái dương và có thể đau lan sang phía sau mang tai, thường gặp 1 bên , có thể 2 bên. Da đầu có thể trở nên nhạy cảm đau và thậm chí chải tóc, gió thổi cũng có thể làm tăng cơn đau. Không nôn, không buồn nôn , không sợ ánh sáng, tiếng động trong cơn đau.</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Viêm động mạch thái dương: thường gặp phụ nữ trên 50, đau vùng thái dương thường về đêm, động mạch thái dương sờ thấy cứng, không đập, có biến đổi màu sắc da vùng động mạch thái dương nông và thường kèm theo suy giảm&nbsp; thị giác. Xét nghiệm máu chỉ số máu lắng tăng cao.</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img alt="Việc thực hiện xét nghiệm sẽ cho phép chẩn đoán chính xác hơn&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_xet-nghiem.jpg"></p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><em>Việc thực hiện xét nghiệm sẽ cho phép chẩn đoán chính xác hơn&nbsp;</em></p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Đau đầu bệnh lý chuyên khoa mắt: glocom (kèm theo suy giảm thị lực tiến triển), viêm mũi xoang (kèm theo chảy nước mũi, dịch viêm, không sợ ánh sáng, không sợ tiếng động..).</p> <p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">- Đau đầu Migraine có aura cần loại trừ với cơn tai biến mạch máu não thoảng qua (TIA): các thiếu sót thần kinh (mù 1 mắt, yếu nửa người, rối loạn cảm giác nửa người, rối loạn ngôn ngữ) xuất hiện đột ngột, tồn tại không quá 24h (thường dưới 10 phút) có xu hướng nặng dần do vậy những triệu chứng này mới xuất hiện những lần đầu thì cần đặt ra chẩn đoán cơn TIA, không được nghĩ ngay tới Migraine có aura.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đau đầu Migraine</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 0.25in;">Bao gồm:&nbsp; Điều trị cắt cơn và&nbsp;điều trị phòng ngừa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>1. Điều trị cắt cơn</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Nguyên tắc chung quan trọng: Điều trị cắt cơn càng sớm càng đem lại hiệu quả cao</p> <p style="text-align: justify;">- Chọn thuốc dựa vào:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Mức độ nặng của cơn đau.</li> <li style="text-align: justify;">Yếu tố khởi phát cơn đau: Tránh yếu tố này trong sinh hoạt hoặc công việc hàng ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Có kèm theo nôn hay buồn nôn không: lựa chọn đường uống, đặt trực tràng hay đường tiêm.</li> <li style="text-align: justify;">Theo cơ địa bệnh nhân: Tiền sử dị ứng, bệnh nội khoa khác.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Với các cơn đau mức độ nhẹ và trung bình</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nếu không có nôn hay buồn nôn sử dụng thuốc giảm đau đơn giảm hoặc giảm đau phối hợp (Acetaminnophen, NSAID ..).</li> <li style="text-align: justify;">Nếu kèm theo nôn dùng thêm thuốc chống nôn đặt trực tràng hoặc đường uống.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu có chống chỉ định Acetaminnophen, NSAID thì có thể dùng Các thuốc cắt cơn đặc hiệu (Ergotamin, Triptans) dạng uống hoặc sịt mũi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Với các cơn đau mức độ trung bình tới nặng</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nếu không có nôn hay buồn nôn: sử dụng nhóm cắt cơn đặc hiệu hoặc dạng cắt cơn VD: Naproxen-Zolmitriptans.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu kèm theo nôn nhiều, cơn Migraine &nbsp;nặng nên được điều trị bằng dạng tiêm dưới da (sumatriptans) hoặc dạng xịt mũi (sumatriptans), các thuốc chống nôn ngoài đường miệng và Dihydroergotamin ngoài miệng.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Uống thuốc điều trị là phương pháp được nhiều người chọn lựa sửa dụng&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_uong-thuoc-dieu-tri.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Uống thuốc điều trị là phương pháp được nhiều người chọn lựa sửa dụng&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>2. Điều trị dự phòng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Nguyên tắc chung quan trọng</em><em> trước khi điều trị cần xem xét:</em></strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tần suất xuất hiện cơn: thường điều trị khi các cơn đau xảy ra ít nhất 3-4 lần trong một tháng, dau đầu cường độ nặng hoặc kéo dài điều trị cắt cơn không hiệu quả. Cơn đau đầu làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc và hoạt động xã hội của bệnh nhân.</li> <li style="text-align: justify;">Cần thảo luận lợi ích và nguy cơ của việc điều trị phòng ngừa. Điều trị dự phòng thường tiếp túc kéo dài 6 tháng nếu bệnh nhân không còn cơn (giảm dần liều và ngưng thuốc nếu có thể). Điều trị liều thấp nhất và hiệu quả cao nhất, tăng dần liều nếu chưa đáp ứng hiệu quả.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân, bệnh kèm theo, nguy cơ tác dụng phụ của thuốc (cá thể hóa điều trị).</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Các thuốc thường được sử dụng trong dự phòng cơn Mi</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhóm chẹn Beta (Atenolol, metoprolol, propranolol): làm tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, do đó làm giảm quá trình dãn mạch của Migraine . Các thuốc chẹn beta là hiệu quả nhất khi tần suất đau đầu thấp nhưng cường độ nặng, mạch nhanh. Chống chỉ định khi có hen, trầm cảm, suy tim,…</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline …) hoặc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine: làm tăng nồng độ serotonin trong máu và dịch não tủy, ức chế dẫn truyền tín hiệu đau. Hiệu quả nhất khi tần suất đau đầu tương đối nhiều nhưng không rất nặng, đặc biệt nếu bệnh nhân kèm mất ngủ, bệnh nhân trầm cảm. Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ: bí tiểu, táo bón, khô miệng, hạ huyết áp tư thế,…</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc chẹn kênh calci (flunarizine, cinarizine…) có hiệu quả thường được sử dụng. Chống chỉ định bệnh nhân Parkinson.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc chống động kinh (Valproat, topiramat..) Được chứng minh hiệu tốt trong điều trị đặc biệt bệnh nhân có kèm theo bệnh động kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Các kháng thể đơn dòng đang được nghiên cứu mở ra hướng mới trong đều trị dự phòng Migriane.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/dau-dau-migraine-suefh
Bệnh do Chlamydia psittaci
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh do Chlamydia psittaci (psittacosis, ornithosis)</strong> có căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn <strong><em>Chlamydia psittaci</em>;</strong> lây truyền bệnh cho con người chủ yếu từ loài chim. Bệnh có thể có biểu hiện toàn thân. Bệnh do Chlamydia psittaci có ở khắp các khu vực trên thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, châu Âu, khu vực Trung Đông và Australia. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh chính xác của bệnh do Chlamydia psittaci còn chưa rõ ràng do thiếu các xét nghiệm thường quy cũng như tính đồng nhất của các xét nghiệm chẩn đoán. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ không triệu chứng đến suy đa tạng, dẫn đến tử vong. Phụ nữ có thai mắc bệnh do Chlamydia psittaci có thể gây nguy hiểm tính mạng, gây sảy thai.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh minh họa&nbsp;Chlamydia psittaci (psittacosis, ornithosis)" src="/ImagePath/images/20210806/20210806_Chlamydia_psittaci_shutterstock_776532088-850x567.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh minh họa&nbsp;Chlamydia psittaci (psittacosis, ornithosis)</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Căn nguyên gây bệnh psittacosis là <em>Chlamydia psittaci</em>, là vi khuẩn nội bào bắt buộc. Hiện tại, có 10 kiểu gen đã biết dựa trên giải trình tự gen của lớp protein bên ngoài của vi khuẩn - <em>ompA</em>. Mỗi kiểu gen sở hữu đặc điểm và độc lực riêng; đôi khi, có sự trùng hợp giữa các kiểu gen.</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi bị người bệnh hít phải, vi khuẩn <em>Chlamydia psittaci</em> sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô đường hô hấp và nhân lên. Hình ảnh đại thể cho thấy có tổn thương thủy phổi, thường xuất huyết. Trên hình ảnh vi thể có thể thấy dịch tiết gồm fibrin, bạch cầu đa nhân và xuất huyết; khoảng kẽ thâm nhiêm cả bạch cầu đa nhân và lympho bào. Vi khuẩn <em>Chlamydia psittaci</em> tác động lên cả phế quản, phế nang và cả thùy phổi. Có thể có hoại tử biểu mô phế quản, huyết khối mao mạch, hoại tử phế nang.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chlamydia psittaci sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô đường hô hấp và nhân lên" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_y81OfZG.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chlamydia psittaci sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô đường hô hấp và nhân lên</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh do Chlamydia psittaci thường xuất hiện ở người trẻ và độ tuổi trung niên, với biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu rõ rệt và ho khan. Đôi khi, nhiễm bệnh do Chlamydia psittaci có thể không có triệu chứng. Bệnh nhân nhiễm <em>Chlamydia psittaci</em> thường có tiền sử tiếp xúc với loài chim trước đó. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 14 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 39 ngày. Các triệu chứng ít gặp hơn gồm có viêm họng, tiêu chảy và thay đổi ý thức.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu rõ rệt và ho khan" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_ba-bau-bi-sot-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu rõ rệt và ho khan</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi thăm khám, phần lớn bệnh nhân có tổn thương phổi, nghe phổi có rale; đôi khi có thể phát hiện tràn dịch màng phổi, gan, lách to. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân nhiễm <em>Chlamydia psittaci</em> có thể có các biến chứng toàn thân như suy hô hấp, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương hệ thần kinh trung ương (như viêm màng não, viêm não, hội chứng Guillain-Barre,…), viêm khớp phản ứng, tiêu cơ vân cấp, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,…</p> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai nhiễm Chlamydia psittaci có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt ở tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Các biến chứng như suy thận, suy gan và rối loạn đông máu có thể khiến thai phụ tử vong. Vi khuẩn có thể qua rau thai và gây suy thai trong tử cung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nhiễm <em>Chlamydia psittaci</em> tiến triển nặng có thể có các biến chứng toàn thân như suy hô hấp, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương hệ thần kinh trung ương (như viêm màng não, viêm não, hội chứng Guillain-Barre,…), viêm khớp phản ứng, tiêu cơ vân cấp, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,…</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biến chứng phổi: Bệnh nhân có thể có suy hô hấp, cần thông khí nhân tạo và tử vong. Bệnh nhân viêm phổi nặng thường đi kèm tổn thương thần kinh trung ương, biến chứng thận và đường tiêu hóa.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể có suy hô hấp và tử vong" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_20191030_031917_785999_Suy-Ho-Hap-Cap.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể có suy hô hấp và tử vong</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Biến chứng thận: Bệnh nhân thường có protein niệu và thiểu niệu. Một số trường hợp có thể viêm ống thận cấp, viêm thận kẽ, viêm cầu thận cấp,…</li> <li style="text-align: justify;">Biến chứng huyết học: Hội chứng thực bào máu, huyết khối giảm tiểu cầu</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương gan: Viêm gan, hoàng đảm,…</li> <li style="text-align: justify;">Biến chứng thần kinh trung ương: Bệnh nhân có thể có viêm não, viêm màng não, rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ. Có thể phát hiện DNA của Chlamydia trong dịch não tủy. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm <em>Chlamydia psittaci</em> có thể viêm màng bồ đào, liệt dây thần kinh sọ số 4,6,7 và 12; nhìn đôi, điếc thoáng qua, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Gullain-Barre,…</li> <li style="text-align: justify;">Hệ thống cơ xương khớp: có thể gây viêm khớp nhỏ và lớn, viêm đa khớp đối xứng, viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter), tiêu cơ vân cấp.</li> <li style="text-align: justify;">Biểu hiện da: xuất hiện chứng đỏ da, hồng ban đa dạng, hồng ban vòng, viêm mô mỡ dưới da,…</li> <li style="text-align: justify;">Viêm kết mạc mạn tính</li> <li style="text-align: justify;">Biến chứng tim mạch: Viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim thường hiếm khi xuất hiện.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nhiễm Chlamydia psittaci gây nguy hiểm đến phụ nữ có thai, đặc biệt ở tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Các biến chứng như suy thận, suy gan và rối loạn đông máu có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Vi khuẩn có thể qua rau thai và gây tình trạng suy thai trong tử cung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Loài chim được coi là nguồn chứa vi khuẩn chính. Bệnh thường xuất hiện rải rác; tuy nhiên, dịch bệnh cũng có thể xảy ra khi con người tiếp xúc với chim nhiễm bệnh. <em>Chlamydia psittaci</em> được ghi nhận ở hơn 30 loài gia cầm, chim khác nhau như gà tây, gà lôi, đà điểu và chim cánh cụt; trong đó, vẹt là loài dễ mắc bệnh nhất. Một số loài chim di cư cũng có thể mang theo mầm bệnh. Thời gian ủ bệnh ở chim rất đa dạng, từ 3 ngày với tình trạng cấp tính đến hàng năm với các đợt nhiễm bệnh tái phát. Chim mắc bệnh <em>Chlamydia psittaci</em> có thể không có triệu chứng hoặc xuất hiện lờ đờ, chán ăn, xù lông, chảy nước mắt, mũi hoặc tiêu chảy và có thể mất nước, chết nhanh sau đó. Vi khuẩn có ở phân, nước tiểu và dịch tiết đường hô hấp. Khi phân khô, vi khuẩn có thể tồn tại ở dạng giọt bắn hay lây truyền qua không khí; thậm chí vi khuẩn đã khô vẫn có thể tồn tại nhiều tháng ở nhiệt độ phòng. Do đó, lây truyền không nhất thiết qua tiếp xúc trực tiếp.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Loài chim được coi là nguồn chứa vi khuẩn chính." src="/ImagePath\images\20210806/20210806_psittacosis-619402640.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Loài chim được coi là nguồn chứa vi khuẩn chính.</em></p> <p style="text-align: justify;">Con người thường nhiễm bệnh khi hít phải vi khuẩn <em>Chlamydia psittaci</em> ở phân khô ở bụi lông chim hay khi chim đập cánh trong lồng. Vệ sinh chuồng chim thường tăng nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, có thể nhiễm bệnh khi bị chim cắn, tiếp xúc miệng với mỏ chim hay tiếp xúc thoáng qua như đến các vườn thú.</p> <p style="text-align: justify;">Lây truyền bệnh Chlamydia psittaci từ các động vật khác sang con người thường ít hơn. Một số động vật có thể mang mầm bệnh <em>Chlamydia psittaci</em> như cừu, dê, chó, gia súc, ngựa, biểu hiện là thiếu rau thai, sảy thai, viêm đường hô hấp mạn tính. Tiếp xúc với dịch lúc sinh đẻ và nhau thai các động vật nhiễm bệnh này có thể lây truyền bệnh cho con người. Lây truyền từ người sang người cũng có thể xảy ra,</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh do Chlamydia psittaci có tiền sử tiếp xúc với loài chim. Dịch bệnh thường xảy ra ở các của hàng thú nuôi, khu vực nuôi chim, chăn nuôi gia cầm, dịch vụ thú y,…Mặc dù có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, bệnh phổ biến nhất ở người trẻ và độ tuổi trung niên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh do Chlamydia psittaci có tiền sử tiếp xúc với loài chim." src="/ImagePath\images\20210806/20210806_benh-psittacosis.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh do Chlamydia psittaci có tiền sử tiếp xúc với loài chim.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện tại chưa có vắc-xin phòng bệnh Chlamydia psittaci. Nhiều cơ quan y tế yêu cầu các bác sĩ lâm sàng báo cáo các ca mắc bệnh do Chlamydia psittaci. Các báo cáo giúp phát hiện ổ dịch, phát hiện sớm và điều trị các loài chim là nguồn lây nhiễm. Từ đó, phát hiện các trường hợp người tiếp xúc để cảnh báo nguy cơ nhiễm bệnh; đồng thời, cách ly và điều trị các loài chim mắc bệnh <em>Chlamydia psittaci</em>, tránh lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;">Điều kiện vệ sinh kém ở nơi giữ các loài chim có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Sử dụng biện pháp phòng hộ như găng tay, khẩu trang, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động các khu vực này là rất cần thiết.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần nghĩ đến chẩn đoán bệnh do Chlamydia psittaci khi có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu (sốt, đau đầu, đau mỏi cơ, ho khan) và có tiền sử tiếp xúc với chim. Nếu bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi, đau đầu nhiều, lách to và không đáp ứng với điều trị kháng sinh nhóm beta-lactam cũng góp phần gợi ý chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm giúp chấn đoán bệnh do Chlamydia psittaci, bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Huyết thanh chẩn đoán: Do nuôi cấy vi khuẩn thường khó và nguy hiểm, huyết thanh chẩn đoán là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán bệnh do <em>Chlamydia psittaci</em>. Có hai phương pháp chẩn đoán huyết thanh gồm phản ứng vi miễn dịch huỳnh quang và phản ứng cố định bổ thể. Phản ứng cố định bổ thể có thể ứng dụng rộng rãi nhưng không thể phân biệt các chủng Chlamydia với nhau. Ngược lại, phản ứng vi miễn dịch huỳnh quang có độ nhạy và độ đặc hiệu cao với <em>C.psittaci</em> nhưng chỉ có thể làm ở các phòng xét nghiệm đặc hiệu.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm PCR phát hiện C.psittaci" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_20200720_xet-nghiem-mau-medlatec-05.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm PCR phát hiện C.psittaci</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Kỹ thuật kháng thể đơn dòng: Kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp có thể ứng dụng để làm test nhanh.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm PCR phát hiện <em>C.psittaci</em></li> <li style="text-align: justify;">Nuôi cấy vi khuẩn <em>Chlamydia psittaci</em> từ bệnh phẩm đờm, dịch màng phổi, bệnh phẩm sinh thiết tạng thường không được khuyến cáo, trừ khi ở phòng xét nghiệm chuyên biệt do nguy cơ cao khi nuôi cấy và lây truyền qua giọt bắn.</li> <li style="text-align: justify;">Xét nghiệm công thức máu thường có số lượng bạch cầu bình thường; nhưng xét nghiệm máu lắng và CRP thường tăng.</li> <li style="text-align: justify;">Xquang phổi thường có tổn thương ở thùy phổi; đôi khi có tràn dịch màng phổi. Trên phim chụp CT ngực, có thể thấy hình ảnh kính mờ.</li> <li style="text-align: justify;">Dịch não tủy: Có thể có tăng protein dịch não tủy.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt bệnh do Chlamydia psittaci với các căn nguyên gây viêm phổi không điển hình khác (gồm nhiễm <em>Chlamydia pneumonia</em>, <em>Mycoplasma pneumonia</em> và <em>Legionella</em>). Nếu bệnh nhân chỉ có sốt mà không có các dấu hiệu khu trú, triệu chứng cúm, viêm màng ngoài tim, viêm mạch, cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm <em>Coxiella burnetti</em>, nhiễm Leptospira,…Ngược lại, với trường hợp biểu hiện ngoài phổi là chủ yếu, cần phân biệt với các căn nguyên gây viêm dạ dày ruột, viêm gan, viêm não, màng não,….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh do Chlamydia psittaci </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Kháng sinh nhóm tetracycline được ưu tiên trong điều trị nhiễm Chlamydia psittaci; tuy nhiên, cũng có thể lựa chọn thay thế bằng macrolide trong trường hợp viêm phổi cộng đồng và không có bằng chứng vi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Kháng sinh nhóm tetracyclines: Với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh <em>Chlamydia psittaci</em> ở mức độ nhẹ đến vừa, có thể lựa chọn doxycycline đường uống (100mg/lần x 02 lần/ngày) hoặc dùng đường tĩnh mạch trong những trường hợp bệnh nhân nặng. Thời gian điều trị thường từ 7 đến 10 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Kháng sinh nhóm macrolides (như erythromycin, azithromycin,…) thường được lựa chọn thay thế khi bệnh nhân có chống chỉ định với tetracyclines, và tình trạng bệnh nhẹ và trung bình. Thời gian điều trị trong 5 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có thể sử dụng các kháng sinh như chloramphenicol, rifampin, ofloxacin để điều trị bệnh do <em>Chlamydia psittaci</em>.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-chlamydia-psittaci-satyv
Đa thai
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Đa thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa thai là tình trạng mang thai từ 2 thai nhi trở lên (2 thai, 3 thai, 4 thai…)</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng sảy thai sớm hay gặp ở đa thai, vì vậy tỷ lệ đa thai giảm dần so với tuổi thai. Theo những tài liệu thống kê lại thì tỷ lệ đa thai chỉ còn khoảng 1% ở mức tuổi thai 20 tuần.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Tình trạng sảy thai sớm hay gặp ở đa thai, vì vậy tỷ lệ đa thai giảm dần so với tuổi thai" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_dau-hieu-say-thai-chinh-xac.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Tình trạng sảy thai sớm hay gặp ở đa thai, vì vậy tỷ lệ đa thai giảm dần so với tuổi thai</em></p> <p style="text-align: justify;">Trong số đa thai thì đa thai 1 noãn có tỷ lệ thường là con số ít biến động trên toàn thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ sinh đôi hai noãn lại cho thấy có sự biến động nhiều ở những chủng tộc khác nhau, tính chất di truyền, thay đổi theo tuổi của bà mẹ, cũng như số lần sinh đẻ của bà mẹ… Ngày nay, việc sử dụng các thuốc kích thích phóng noãn để hỗ trợ sinh sản khiến cho tỷ lệ đa thai do nhiều noãn khác nhau tăng lên một cách đột biến.</p> <p style="text-align: justify;">Không chỉ có trường hợp đa thai mà các thai cùng phát triển trong tử cung, người ta còn thấy những trường hợp chửa ngoài tử cung cũng xuất hiện tình trạng đa thai, hoặc trường hợp đa thai mà thấy cả thai trong buồng tử cung và ngoài buồng tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ tử vong chu sinh trong đa thai cao thường do các nguyên nhân như: sảy thai, đẻ non, dị dạng thai, thai kém phát triển trong tử cung, hội chứng truyền máu, nhiễm độc thai nghén và tăng huyết áp, rau tiền đạo, rau bong non, sa dây rau, thai mắc nhau, đa ối, ngôi thai bất thường…</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dựa vào nguồn gốc phát sinh: chia ra đa thai một noãn và đa thai nhiều noãn.</p> <p style="text-align: justify;">- Song thai 2 noãn: là do hai noãn được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau tạo thành hai thai riêng biệt, 2 thai này cùng ở trong một buồng tử cung. Song thai 2 noãn chắc chắn sẽ có hai buồng ối, hai bánh rau . Tỷ lệ gặp khoảng 2/3 số trường hợp song thai. Song thai hai noãn thì có thể cùng hoặc không cùng giới tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Song thai một noãn do 1 noãn thụ tinh với 1 tinh trùng. Khi phân chia thành các phôi khác nhau, tùy từng thời điểm phân chia sẽ chia thành các loại song thai 1 noãn khác nhau. Tỷ lệ gặp song thai một noãn chiễm khoảng 1/3 số trường hợp song thai trên thực tế. Song thai một noãn thì luôn cùng giới tính và cùng bộ nhiễm sắc thể.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nếu sự phân chia trước 72 giờ đầu sau thụ tinh: thời điểm này lớp ngoài của túi phôi thì trung sản mạc chưa được hình thành vì vậy sẽ phát triển thành 2 trung sản mạc và 2 nội sản mạc. Thực tế có thể gặp song thai cùng bánh rau hoặc 2 bánh rau. Đây là loại song thai 1 noãn có số lượng bánh rau và buồng ối là 2. Tỷ lệ gặp từ 18-36%.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu phân chia xảy ra trong khoảng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 sau thụ tinh: Lúc này trung sản mạc đã hình thành nhưng chưa hình thành màng ối, vì vậy hai thai sẽ phát triển trong hai buồng ối riêng biệt nhưng chung bánh rau. Loại sinh đôi này phát triển từ 1 noãn có chung trung sản mạc và phát triển 2 nội sản mạc riêng biệt (song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối). Tỷ lệ gặp khoảng 70% trong số song thai một noãn. Loại song thai này có rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai (ví dụ: hội chứng truyền máu).</li> <li style="text-align: justify;">Nếu sự phân chia xảy ra từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 sau khi thụ tinh: thời điểm này nội sản mạc đã hình thành, hai thai sẽ phát triển chung buồng ối, chung bánh rau. Đó là sinh đôi một noãn, có chung trung sản mạc và nội sản mạc. Tỷ lệ gặp khoảng 2% số song thai một noãn.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu sự phân chia xảy ra muộn hơn nữa (sau ngày thứ 13), lúc này đĩa phôi đã được hình thành. Hai thai sẽ không được phân chia hoàn toàn và sẽ bị dính vào nhau (có thể dính đầu, ngực, bụng hoặc thai trong thai…). Tỷ lệ gặp khoảng 1% trong số song thai một noãn.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Đa thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Do di truyền: tỷ lệ đa thai sẽ hay gặp hơn ở những gia đình đã có sinh đa thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở bà mẹ đã từng sinh đa thai thì những lần mang thai sau cũng sẽ có thể tiếp tục đa thai, tần suất gặp đa thai là cao hơn những bà mẹ khác.</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ trên 40 tuổi và đẻ nhiều lần thì khả năng đa thai cao hơn.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Phụ nữ trên 40 tuổi và đẻ nhiều lần thì khả năng đa thai cao hơn." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_phu-nu-suy-nghi-nhieu.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Phụ nữ trên 40 tuổi và đẻ nhiều lần thì khả năng đa thai cao hơn.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chủng tộc: khả năng sinh đôi hay gặp nhất ở phụ nữ Mỹ gốc Phi. Phụ nữ người Mỹ gốc Á và người Mỹ bản địa có tỷ lệ sinh đôi thấp nhất.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố làm tăng khả năng đa thai trong những năm gần đây là việc sử dụng các thuốc kích thích rụng trứng (Clomiphen citrat, FSH), phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm IVF…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Đa thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1. Triệu chứng cơ năng:</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình, tiền sử những lần đẻ đa thai trước đó, dùng thuốc kích trứng, điều trị vô sinh…</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu nghén: nghén nhiều hơn so với lần thai trước hoặc so với người khác cùng tuổi thai.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Dấu hiệu nghén: nghén nhiều hơn so với lần thai trước hoặc so với người khác cùng tuổi thai." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190611_064910_574220_om-nghen-la-gi.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Dấu hiệu nghén: nghén nhiều hơn so với lần thai trước hoặc so với người khác cùng tuổi thai.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tử cung to nhanh: tử cung to nhanh hơn so với tuổi thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Cử động thai: thai phụ cảm thấy thai máy đạp nhiều hơn, và nhiều nơi trên khắp ổ bụng.</p> <p style="text-align: justify;">- Phù: thường phù 2 chi dưới sớm do tuần hoàn ngoại vi bị cản trở bởi sự chèn ép của tử cung to quá mức.</p> <p style="text-align: justify;">2. Triệu chứng thực thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Bụng to hơn tuổi thai (cả vòng bụng và chiều cao tử cung đều lớn hơn so với tuổi thai)</p> <p style="text-align: justify;">- Sờ nắn thấy nhiều cực đầu hoặc nhiều cực mông.</p> <p style="text-align: justify;">- Nghe thấy nhiều ổ tim thai.</p> <p style="text-align: justify;">3. Thăm âm đạo:</p> <p style="text-align: justify;">Là phương pháp thăm khám bổ sung trong những tuần cuối thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">Khi chưa chuyển dạ, cổ tử cung còn đóng, có thể xác định được cực đầu hay cực mông của thai nhi khi thăm khám qua túi cùng.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể sờ thấy các cực của thai nhi khi cổ tử cung trong giai đoạn chuyển dạ thực sự, các phần của thai nhi thường nhỏ hơn so với kích thước tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">4. Các phương pháp thăm dò khác:</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm: đây là phương pháp thăm dò không xâm lấn, không gây hại cho thai, độ chính xác cao. Có thể phát hiện đa thai sớm nhất là nếu máy có dùng doppler tim thai.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể phát hiện đa thai trên siêu âm ở tuổi thai 6-9 tuần (thấy sự hiện diện của 2 túi thai riêng biệt là song thai 2 noãn)</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm mốc 10-14 tuần thấy dấu hiệu lambda ở vị trí tiếp giáp của 2 màng ối và 2 bánh rau (2 bánh rau có thể nằm sát nhau do đó có thể giống với hình ảnh 1 bánh rau chung cho 2 thai) thì là biểu hiện của song thai 2 noãn.</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm nếu thấy 2 thai khác giới tính thì chắc chắn là song thai 2 noãn.</p> <p style="text-align: justify;">- Chụp X-Quang bụng: có thể phát hiện đa thai từ tuần thai 18 khi xương thai nhi đã có điểm cốt hóa, tuy nhiên việc sử dụng tia X đã có bằng chứng gây hại cho thai vì vậy hiện nay không còn sử dụng phương pháp này để chẩn đoán đa thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm sinh hóa: lượng hCG, lactogen rau thai, nồng độ alpha-feto-protein huyết thanh…tăng hơn so với đơn thai nhưng không thể phân biệt rõ ràng sự hiện diện của một hay nhiều thai trong tử cung.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Đa thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa thai dẫn đến gia tăng mạnh các tai biến sản khoa, bệnh lý sơ sinh, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, dị tật bẩm sinh, sinh non và những khó khăn về tài chính, tâm lý…</p> <p style="text-align: justify;">Đa thai có tác động sinh lý đến cả mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật, bất thường rau thai, sinh non, sinh mổ và băng huyết sau sinh. Thai nhi có nhiều nguy cơ mắc các dị tật về hình thái và di truyền, bất thường về tăng trưởng, sinh non…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Đa thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán: siêu âm có vai trò quan trọng nhất trong chẩn đoán đa thai.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt: thai to, một thai và đa ối, một thai và u nang buồng trứng, một thai và u xơ tử cung, chửa trứng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Đa thai</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Khi đang có thai: sản phụ cần có kế hoạch khám thai và được quản lý thai nghén chặt chẽ ngay từ những ngày đầu có thai, siêu âm thai theo lịch hẹn và khi bất thường để kiểm tra sự phát triển của các thai, phát hiện các biến chứng của đa thai (như hội chứng truyền máu, một thai chết…), lao động, nghỉ ngơi hợp lý. Tại những thời điểm khám thai cần được phát hiện sớm tình trạng nhiễm độc thai nghén, đái tháo đường thai kỳ… để xử trí ngay và tích cực tránh xảy ra các tai biến sản khoa đáng tiếc. Sản phụ có thể cần hỗ trợ các thuốc giảm co bóp tử cung, hỗ trợ tiêm thuốc giúp phổi thai nhi trưởng thành sớm trong trường hợp có nguy cơ đẻ non.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi chuyển dạ đẻ: cần có một kíp đỡ đẻ và chăm sóc sơ sinh đảm bảo.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Khi chuyển dạ đẻ: cần có một kíp đỡ đẻ và chăm sóc sơ sinh đảm bảo." src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190703_084605_582197_cac-giai-doan-cua-qua.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khi chuyển dạ đẻ: cần có một kíp đỡ đẻ và chăm sóc sơ sinh đảm bảo.</em></p> <p style="text-align: justify;">Nhất thiết cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện về hồi sức sơ sinh, dụng cụ can thiệp lấy thai, đặt đường truyền để tăng co khi có chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;">Đỡ đẻ song thai có điều đặc biệt là cần phải có 2 người để khi người thứ nhất đỡ cho thai thứ nhất ra thì người thứ 2 sẽ khám lại ngay và chuẩn bị đỡ đẻ thai thứ 2.</p> <p style="text-align: justify;">Đỡ đẻ song thai cần chú ý kiểm tra bánh rau thật kỹ tránh để sót rau, và phải kiểm soát tử cung ngay khi có chỉ định.</p> <p style="text-align: justify;">- Mổ lấy thai: mổ lấy thai trong trường hợp:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Hai cực đầu của hai ngôi chỏm cùng xuống một lúc.</li> <li style="text-align: justify;">Thai thứ nhất là ngôi ngược, mắc cằm vào đầu thai thứ hai mà không đẩy được đầu thai thứ hai lên trên.</li> <li style="text-align: justify;">Thai thứ nhất bị suy, sa dây rau không đẩy lên được.</li> <li style="text-align: justify;">Hai thai dính vào nhau nếu thấy đẻ đường dưới có thể gây sang chấn nặng nề cho mẹ.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngày nay, nhiều trường hợp đa thai do sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, với các yếu tố xã hội, dinh dưỡng tốt nên thai to, bệnh lý mẹ do song thai (như tiền sản giật), biến chứng của song thai… khiến cho tỷ lệ mổ đẻ song thai ngày một tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thời kỳ hậu sản: Theo dõi hậu sản phát hiện đờ tử cung và các chấn thương của đường sinh dục sau đẻ là hết sức cần thiết. Do đặc điểm của đa thai khiến tử cung bị căng giãn quá mức trong cả thai kỳ, kết hợp với chuyển dạ thường lâu hơn so với đẻ một thai nên dễ bị đờ tử cung. Các thuốc tăng co tử cung và kiểm soát tử cung tốt sẽ giúp hạn chế tình trạng này.</p> <p style="text-align: justify;">Để có đủ sữa nuôi con và hồi phục sức khỏe nhanh sau sinh thì sản phụ cần phải được nghỉ ngơi và ăn uống dinh dưỡng tốt. Phát hiện sớm nhiễm khuẩn hậu sản thông qua sự theo dõi sản dịch,co hồi tử cung, dấu hiệu sinh tồn của sản phụ. Chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh chống suy hô hấp, chống hạ thân nhiệt, chống hạ đường huyết, chống nhiễm khuẩn sơ sinh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/da-thai-svbsj
Bệnh lý tuyến bartholin
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh lý tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tuyến Bartholin phát hiện vào năm 1677 bởi nhà giải phẫu học người Hà Lan tên là Caspar Secundus Bartholin. Sau khi nghiên cứu về các tuyến trong vùng âm hộ - âm đạo của động vật thì nhà khoa học này đã nghiên cứu ra chúng.</p> <p style="text-align: justify;">Về giải phẫu và sinh lý của tuyến Bartholin: có 2 tuyến bartholin ở vị trí 4h và 8h vùng tiền đình của âm hộ, gần với màng trinh. Đây là tuyến tiết chất nhầy.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Tuyến bartholin có dạng hình cầu với đường kính khoảng 1cm (tương đối giống với hạt đậu), bên trong được lót bởi lớp tế bào trụ tiết nhầy. Với chức năng bài tiết chất nhầy ở vùng tiền đình thông qua một ống tuyến dài 2,5 cm, với bề mặt ống tuyến là các tế bào chuyển tiếp. Với vị trí ở nếp gấp giữa màng trinh và môi nhỏ của âm hộ là lỗ của ống tuyến và được lót bởi biểu mô lát.</p> <p style="text-align: justify;">- Thông thường, tuyến Bartholin bắt đầu hoạt động trên cơ thể khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Thông qua sự bài tiết chất nhầy của tuyến này sẽ có chức năng bôi trơn trong giao hợp và giúp giữ ẩm bề mặt âm hộ, bảo vệ “cô bé”.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, nang và áp xe tuyến Bartholin là một trong số những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo đó, hàng năm số lượng người mắc bệnh hoặc bị nang tuyến Bartholin chiếm tới 2% số bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện và phòng khám sản phụ khoa. Mặc dù, việc điều trị bệnh lý này đơn giản, thường được điều trị ngoại trú nhưng vấn đề tồn tại được quan tâm đó là sự tái phát, chẩn đoán và phân biệt nang tuyến với abscess và những tổn thương ác tính. Chính bởi thế, việc tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan tới tuyến Bartholin sẽ được cung cấp trong phần thông tin bên dưới đây.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Định nghĩa</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nang tuyến Bartholin được hình thành là do sự tắc nghẽn ống tuyến trong khi tuyến vẫn tiếp tục tiết ra chất nhầy, dẫn tới việc hình thành một nang có thành mỏng. Nguyên nhân gây nên sự tắc nghẽn ở ống tuyến có thể là do nhiễm trùng từ (vi khuẩn lậu cầu, chlamydia,...) phù nề gây nên chèn ép ống tuyến hoặc cũng có thể không do nguyên nhân nhiễm trùng như (tắc miệng ống tuyến) gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">Ở người bình thường không sờ nắn thấy được tuyến Bartholin vì nang tuyến có kích thước rất nhỏ khoảng 1cm&nbsp; như hạt đậu. Nhưng khi nang tuyến phình to, kích thước thay đổi từ vài cm đường kính đến chiếm toàn bộ môi lớn, do vậy có thể sờ nắn được.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả bệnh lý tuyến Bartholin" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_benh-ly-tuyen-bartholin.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả bệnh lý tuyến Bartholi</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh lý tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1.&nbsp;Nang tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">Gây nên nang tuyến Bartholin thường do lậu cầu, Chlamydia, hoặc các vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu,… từ viêm âm hộ nhiễm khuẩn lan đến tuyến Bartholin làm các ống tiết bị tắc, tuyến biến thành nang.</p> <p style="text-align: justify;">2.&nbsp;Áp xe nang tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng áp xe nang tuyến Bartholin chủ yếu do vi khuẩn lậu và Chlamydia. Tuy nhiên, hiện nay khoa học đã có nghiên cứu với những bằng chứng vi sinh học và kết luận rằng tác nhân gây áp xe nang tuyến Bartholin có thể do đến 67 loại vi khuẩn gây ra như: Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Clostridium perfringens,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh lý tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1. Nang tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">Nang tuyến Bartholin thường không có biểu hiện triệu chứng gì, trừ khi nang tăng kích thước hoặc bị nhiễm trùng sẽ có biểu hiện các triệu chứng như:</p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng âm hộ.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau khi giao hợp.</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác căng đầy ở vùng âm hộ.</p> <p style="text-align: justify;">- Gây khó chịu trong mọi tư thế:ngồi, đứng, đi lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi nang tuyến bị nhiễm trùng có thể nhìn thấy nang sưng to, tấy đỏ, sờ có cảm giác nóng, chạm vào đau.</p> <p style="text-align: justify;">Khi có các triệu chứng bất thường này, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe cũng như sức khỏe sinh sản, đảm bảo có một cơ thể luôn khỏe mạnh nhất.</p> <p style="text-align: justify;">2.&nbsp;Áp xe nang tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có sưng, nóng, đỏ, đau vùng nang tuyến bị nhiễm trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Đau tăng khi vận động, đi lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác tức vướng, khó chịu trong sinh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">- Kèm theo: ra nhiều khí hư bất thường, ra nhiều khí hư, đặc trắng hay xanh đục. Kèm theo tình trạng đái buốt, đái rắt.</p> <p style="text-align: justify;">- Toàn thân có sốt, thường là sốt nhẹ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đau nhức, vướng tức là khó chịu trong sinh hoạt ở chị em phụ nữ" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-ly-tuyen-bartholin-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau nhức, vướng tức là khó chịu trong sinh hoạt ở chị em phụ nữ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh lý tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1. Nang tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">Việc cần thiết phải chẩn đoán phân biệt nang tuyến Bartholin với các bệnh lý vùng âm hộ - âm đạo khác cũng có biểu hiện giống với nang tuyến Bartholin để có biện pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Hiện tượng tụ máu vùng âm hộ: đặc điểm của hiện tượng này thường xảy ra sau khi bị chấn thương thông thường trong những tư thế như ngã dạng chân, tai nạn sau khi chơi thể thao hoặc bị cưỡng hiếp,...</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện u xơ vùng âm hộ - âm đạo và hiện tượng này thường gặp nhất là ở vùng âm hộ. Những khối u xơ này thường không có dấu hiệu, triệu chứng với đặc điểm thường là u lành tính. Nhưng trong một vài trường hợp cũng có thể thoái hóa nhầy và chuyển biến thành khối u ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">- U mỡ có thể xuất hiện ở trên môi lớn và phần âm vật, đặc điểm của loại u này là u đặc, lành tính, có kích thường nhỏ xíu từ vài mm hoặc có thể lớn hơn tới vài cm.</p> <p style="text-align: justify;">- U tuyến mồ hôi, loại u này có thể phát triển trên cơ quan sinh dục ở cả môi nhỏ và môi lớn (thường gặp hơn). Là u lành tính hiếm gặp, u có kích thước nhỏ (2mm - 3cm) và lớn chậm. Trong trường hợp u có biểu hiện triệu chứng cần phải sinh thiết và phẫu thuật lấy u.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài u ra thì nang có chứa biểu bì ở vùng âm hộ cũng là một trong số các biểu hiện thường gặp, chúng có cơ chế tương tự như nang ở các vùng khác của cơ thể. Bên cạnh đó, loại nang này thường không có bất cứ triệu chứng nào, chúng lành tính và có khả năng di động tốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Nang nhầy tiền đình ở môi lớn, ở tiền đình và xung quanh âm vật, những tổn thương này thường nằm nông bên dưới da, nhỏ hơn khoảng 2cm với một bề mặt trơn láng và thường không gây nên bất kỳ triệu chứng nào cho cơ quan sinh dục cũng như cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">- Nang ống Nuck phát triển trong cơ quan sinh dục của phụ nữ ở môi lớn và phần đồi vệ nữ, loại nang này có thể biểu hiện giống với hiện tượng thoát vị bẹn, do đó việc thăm khám trực tiếp đặc biệt quan trọng.</p> <p style="text-align: justify;">- Nang tuyến Skenne, loại nang này nằm ngay bên cạnh lỗ tiểu, chúng lành tính và không có triệu chứng. Nhưng tới khi chúng đã phát triển thành u kích thước lớn hơn thì có thể gây rối loạn tiểu tiện.</p> <p style="text-align: justify;">- Bên cạnh đó, các loại tổn thương khác của vùng âm hộ có thể liệt kê như u ống tuyến mồ hôi, lạc nội mạc tử cung, u nguyên bào cơ, u cơ trơn, u mạch sừng hóa,... thường hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không có người mắc phải.</p> <p style="text-align: justify;">2.&nbsp;Ung thư tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">Ung thư nguyên phát của tuyến Bartholin có thể nói là một trong những bệnh lý phụ khoa hiếm gặp ở nữ giới, căn bệnh này chỉ chiếm khoảng 1% ung thư đường sinh dục ở nữ giới và chiếm khoảng 2 - 7% ung thư ở vùng âm hộ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Dù tỉ lệ % là rất ít nhưng chị em phụ nữ cũng không nên chủ quan bởi loại ung thư này có triệu chứng điển hình giống với abscess tuyến, đó là: có các khối u ở âm hộ, âm hộ có hoặc không có vết loét, luôn xuất hiện hiện tượng đau khi giao hợp,...</p> <p style="text-align: justify;">Do ung thư tuyến Bartholin thuộc một trong số những loại bệnh hiếm gặp nên các đặc điểm dịch tễ học của các yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này vẫn chưa được các nhà khoa học cho biết rõ. Tuy nhiên, thông thường một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến, đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Phụ nữ trung tuổi hoặc cao tuổi, cụ thể phụ nữ ở độ tuổi trên 50 tuổi mà có nang tuyến Bartholin thì sẽ có khả năng bị ung thư cao hơn những phụ nữ trẻ tuổi hay nói cách khác là dưới ngưỡng tuổi 50 này.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong cơ thể người phụ nữ đó có mắc ung thư gây nên khối u ung thư của những vùng mô lân cận hoặc từ những nơi khác di căn tới,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh lý tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Phòng ngừa nang tuyến Bartholin là một trong những việc làm đặc biệt quan trọng để chăm sóc sức khỏe cũng như sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ. Bởi hiện nay có khoảng 20% trường hợp những người có nang tuyến và áp xe Bartholin bị tái phát, chính bởi thế việc tìm hiểu các biện pháp dự phòng là đặc biệt quan trọng. Cụ thể:</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách thông qua sử dụng nước ấm để rửa sạch sẽ vùng kín, sau đó lau bằng khăn mềm ít nhất 1 - 2 lần/ngày. Đặc biệt hơn nữa ở trong những ngày hành kinh, cần thực hiện thay băng vệ sinh 3 - 4 giờ/lần, hãy ghi nhớ điều này vì nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi làm cho vùng kín có mùi và gây nên nhiễm khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó việc lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, phù hợp, có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh các nguy cơ gây kích ứng da cũng là điều quan trọng để phòng ngừa căn bệnh này. Cần tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa âm đạo, nước hoa âm đạo và xà phòng để vệ sinh ở bên trong âm đạo. Theo bác sĩ chuyên khoa, những sản phẩm này theo quảng cáo tưởng chừng sẽ giúp âm đạo sạch sẽ hơn, thơm tho hơn nhưng về bản chất thì ngược lại bởi chúng có chứa các chất hóa học độc hại làm mất cân bằng nồng độ pH của âm đạo, từ đó dễ gây viêm nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">- Nên lựa chọn đồ lót phù hợp với cơ thể, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc những đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester,... trong một thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn và sử dụng các biện pháp tránh an toàn khi quan hệ để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu chẳng may bị mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị triệt để.</p> <p style="text-align: justify;">- Quan sát các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như: khí hư, các triệu chứng gây khó chịu,… Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín cần đi khám sớm và được điều trị sớm.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nên uống đủ nước cho ocw thể mỗi ngày (từ 1.5 - 2 lít nước).</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Cần được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-ly-tuyen-bartholin-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cần được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh lý tuyến bartholin</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">1.&nbsp;Nang tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">Có 2 phương pháp hỗ trợ điều trị nang tuyến Bartholin, đó là:</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện rạch bóc nang tuyến, sau đó thực hiện khâu viền túi làm thông tuyến - kỹ thuật này được gọi là khâu thông túi bằng chỉ tự tiêu, hỗ trợ tái tạo nang tuyến hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">- Bóc tách toàn bộ nang tuyến được khâu các mũi rời nhau bằng chỉ tự tiêu. Đây được gọi là biện pháp cắt bỏ đi hoàn toàn nang tuyến. Khi thực hiện xong cần được kết hợp với kháng sinh và thuốc giảm đau, kháng viêm. Những mẫu mô sau khi được bóc tách ra trong quá trình thực hiện cần được gửi đi làm giải phẫu bệnh để xác định được bản chất của nang tuyến.</p> <p style="text-align: justify;">2.&nbsp;Áp xe nang tuyến Bartholin</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nội khoa tích cực trong 2 - 4 ngày : Kháng sinh toàn thân tùy theo tác nhân gây nhiễm trùng, kết hợp với giảm đau, chống viêm.</p> <p style="text-align: justify;">- Sau 24 - 48 giờ: bác sĩ sẽ tiến hành rạch khối áp xe của tuyến Bartholin để đặt penrose dẫn lưu. Tùy vào từng tình trạng bệnh nhân có thể cắt bỏ hoàn toàn tuyến Bartholin. Sau khi thực hiện thủ thuật, tiếp tục cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh bằng đường uống trong vòng 5 - 7 ngày.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ly-tuyen-bartholin-sndjj
Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</strong> bao gồm các <strong>bệnh prion ở hệ thần kinh trung ương</strong>. <strong>Prion</strong> là tác nhân gây bệnh mới, chưa được hiểu biết rõ ràng, gây bệnh nhiều cơ quan trong đó ảnh hưởng nhiều nhất ở não, tỉ lệ tử vong rất cao.</p> <p style="text-align: justify;">Một số prion gây bệnh đã được biết đến như <strong>bệnh bò điên</strong>, <strong>bệnh lý não xốp bán cấp</strong>, <strong>bệnh viêm toàn não xơ hóa bán cấp, bệnh Kuru, bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển,</strong>…</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210707/20210707_tim-hieu-nguyen-nhan-va-trieu-chung-pho-bien-cua-benh-bo-dien.png"></p> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của các bệnh này thường tiến triển nhanh với các triệu chứng như sa sút trí tuệ, rung giật cơ, hội chứng ngoại tháp, mất điều hòa động tác, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn tâm thần,… Theo tiến triển thời gian, các chức năng thần kinh và tâm thần bị rối loạn nặng, dần dẫn đến tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các yếu tố lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán như cộng hưởng từ sọ não, điện não đồ, dịch não tủy,… trong đó xét nghiệm phát hiện các prion bất thường trong thần kinh trung ương là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp điều trị vẫn là điều trị hỗ trợ và&nbsp; điều trị triệu chứng. Người bệnh thường tử vong sau khoảng 1-2 năm từ khi khởi phát bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Prion là gì? Cơ chế gây bệnh như thế nào? Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định chắc chắn có bao nhiêu loại prion. Thuật ngữ prion được viết tắt từ cụm từ chuyên ngành: <strong>Proteinaceous Infectious Particle - hạt truyền nhiễm protein </strong>(theo Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ).&nbsp; Bản chất prion là phân tử protein, ngoài ra không chứa thành phần nucleic acids nào (để mã hóa protein đó). Prion vẫn tồn tại trong cơ thể người khỏe mạnh và ít khi gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc lý do nào đó mà con người chưa giải thích rõ, các prion thay đổi cấu trúc, là các protein lệch tâm, cấu trúc xoắn bất thường, kích thước có thể nhỏ hơn rất nhiều lần so với các virus đã biết, tạo thành các prion bất thường (ký hiệu là PrP<sup>Sc</sup>), từ đó gây bệnh cho cả con người và động vật. Các bệnh do prion được biết đến như một số bệnh trên đa số đều ảnh hưởng đến cấu trúc cơ quan thần kinh, tiến triển nhanh và tỉ lệ tử vong rất cao cho cả người và động vật.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210707/20210707_prion.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cấu trúc lỗ “tế vi” hiển thị đặc tính phần mô bị nhiễm prion</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biểu hiện các bệnh đã nói trên đa dạng, tuy nhiên có đặc điểm chung là suy giảm chức năng thần kinh và tâm thần tiến triển nhanh, người bệnh thường tử vong sớm từ khi khởi phát triệu chứng. Biểu hiện trong một số bệnh như:</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bò điên</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Người bệnh suy giảm khả năng tập trung, trí nhớ, khả năng phán đoán, sa sút trí tuệ, bất thường về hành vi, mất ngôn ngữ, hội chứng thùy trán,… Bệnh nhân thờ ơ, triệu chứng trầm cảm là phổ biến, đôi khi dễ xúc động, lo lắng, rối loạn giấc ngủ (thường gặp là mất ngủ), trường hợp nặng hơn người bệnh có biểu hiện loạn thần, ảo giác, hoang tưởng.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210707/20210707_prion-12.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh bò điên</em></p> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng khác: Run giật cơ, bệnh nhân hay giật mình;</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện tổn thương tiểu não: rung giật nhãn cầu, mất điều hòa chức năng thăng bằng, chóng mặt,…</p> <p style="text-align: justify;">- Biểu hiện tổn thương tủy sống như: Co cứng cơ, tăng phản xạ,..;</p> <p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu ngoại tháp: giảm vận động, loạn trương lực cơ, cứng khớp,… có thể xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">Có sự khác nhau giữa bệnh nhân trẻ tuổi và lớn tuổi khi bị bệnh bò điên. Ở người trẻ, các biểu hiện về tâm thần (ví dụ trầm cảm) thường nổi bật hơn và diễn biến lâm sàng thường kéo dài hơn so với bệnh nhân lớn tuổi. Theo tiến triển thời gian, người bệnh ngày càng biểu hiện rối loạn chức năng thần kinh và tâm thần nhiều hơn, co cứng cơ và rung giật cơ ngày càng nhiều, thậm chí xuất hiện các cơn co giật.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Kuru</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Đã có giả thuyết cho rằng nghi lễ ăn thịt đồng loại tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây truyền từ người sang người. Người bệnh có biểu hiện triệu chứng khởi đầu thường là run các chi, mất điều hòa động tác, mất thăng bằng và không ổn định tư thế, người bệnh có biểu hiện rùng mình. Các rối loạn thị giác như nhìn mờ, song thị,… có thể gặp. Theo tiến triển thời gian, bệnh nhân mất khả năng vận động, rung giật cơ, múa vờn, co giật và ảnh hường hệ thần kinh thực vật. Người bệnh ngày càng biểu hiện rõ sa sút trí tuệ, thờ ơ, vô cảm với mọi sự việc xung quanh và thường tử vong trong khoảng 9-24 tháng kể từ khi khởi phát bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể gặp như loét tỳ đè do nằm lâu; bội nhiễm vi khuẩn như viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết; suy kiệt; mất phản xạ nuốt; người bệnh mất nhận thức hoàn toàn; sống cuộc sống thực vật; … cuối cùng là tử vong.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sống thực vật và tử vong&nbsp;" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_prion-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sống thực vật và tử vong&nbsp;</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cơ chế lây truyền các bệnh do prion còn chưa được hiểu biết rõ. Nhìn chung, bệnh không dễ lây truyền ở người qua các con đường thông thường như tiếp xúc, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường quan hệ tình dục,…</p> <p style="text-align: justify;">Một số ghi nhận con đường lây truyền như: Đa số là tự phát (ví dụ như bệnh bò điên tự phát ), có tính chất di truyền như người trong gia đình bị mắc bệnh hoặc có đột biến gen liên quan đến prion (ví dụ bệnh bò điên gia đình), trong quá trình tiếp xúc với mô nhiễm bệnh (phẫu thuật, cấy ghép tạng), có giả thuyết cho rằng lây truyền bệnh Kuku liên quan đến nghi lễ ăn thịt đồng loại ở một số bộ tộc,… Quan điểm ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh (ví dụ bệnh bò điên ở động vật) có thể gây bệnh cho người còn tranh cãi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chưa rõ cơ chế gây bệnh và đối tượng nguy cơ có thể xác định. Tuy nhiên, một số yếu tố có liên quan được xác định như: tuổi khởi phát trung bình khoảng 62 tuổi, ít xảy ra ở thanh niên hoặc người trên 80 tuổi; giới nam hay nữ đều có thể mắc bệnh; tiền sử mắc bệnh rối loạn tâm thần hoặc gia đình có người mắc bệnh; tiếp xúc với mô tạng bị nhiễm bệnh; sống cư trú trong các trang trại; tục lệ ăn thịt đồng loại; ….</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Fore, bộ tộc có nhiều người mắc bệnh prion do tục ăn thịt người gây ra" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_prion-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Fore, bộ tộc có nhiều người mắc bệnh prion do tục ăn thịt người gây ra</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu. <strong>Các biện pháp phòng bệnh </strong>chung<strong> </strong>như:</p> <p style="text-align: justify;">- Sống lành mạnh;</p> <p style="text-align: justify;">- Vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, tăng cường nâng cao sức khỏe;</p> <p style="text-align: justify;">- Thực hiện an toàn truyền máu;</p> <p style="text-align: justify;">- Đảm&nbsp;bảo kiểm soát nhiễm khuẩn khi thực hiện các phẫu thuật thủ thuật; có biểu hiện bệnh lý về thần kinh hoặc tâm thần cần đi khám sớm;…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ngoài các biểu hiện lâm sàng đã được mô tả, người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như đánh giá dịch não tủy, chụp cộng hưởng từ sọ não, điện não đồ.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bò điên&nbsp;</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh bò điên, có thể ghi nhận một số tổn thương như:</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Cộng hưởng từ sọ não</strong>: Trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh hiện nay, cộng hưởng từ sọ não (MRI sọ não) được cho là phương pháp hữu ích nhất trong chẩn đoán các bệnh nói trên. Bên cạnh đó, MRI giúp loại trừ một số nguyên nhân khác gây tổn thương tại hệ thần kinh trung ương. Độ nhạy và độ đặc hiệu của MRI thay đổi theo từng giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn sớm, ghi nhận sự tăng tín hiệu DWI tại vỏ não và/hoặc thể vân, có thể đối xứng hai bên. Giai đoạn tiếp theo thấy tăng tín hiệu tại vị trí tổn thương so với xung FLAIR. Ngoài tổn thương chất xám, bệnh bò điên có thể gây tổn thương chất trắng não trong giai đoạn sớm. Ở giai đoạn muộn, hình ảnh teo não rõ, giãn não thất nhiều, mất tín hiệu DWI tại vỏ não và hạch nền.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não" src="/ImagePath\images\20210707/20210707_chup-mri-u-nao-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não</em></p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Cắt lớp vi tính sọ não </strong>(<strong>CT sọ não</strong>): Không nhạy bằng MRI trong đánh giá tổn thương não, đặc biệt trong giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, CT giúp chẩn đoán loại trừ với tổn thương não trong một số bệnh khác như tai biến mạch máu não. Giai đoạn muộn, chụp CT thấy hình ảnh teo não và giãn não thất nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Chọc dịch não tủy</strong>: Biến đổi sinh hóa và tế bào không đặc hiệu, số lượng tế bào thường bình thường, có thể tăng nhẹ protein dịch não tủy nhưng không đặc hiệu, glucose dịch não tủy thường bình thường. Bên cạnh đó việc chọc dịch não tủy có thể làm xét nghệm RT-QUIC nhằm mục đích phát hiện lượng hoạt chất prion tối thiểu trong dịch não tủy. Độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau trong từng nghiên cứu, có thể lên đến 95% và 100%, tuy nhiên cần đánh giá với kích thước mẫu lớn hơn. Đây là kỹ thuật khó, hiện đại, cần máy móc và thiết bị kỹ thuật cao, tốn tiền và chỉ thực hiện được tại một số cơ sở y tế hiện đại.</p> <p style="text-align: justify;">- Protein 14-3-3 trong dịch não tủy được coi là xét nghiệm bổ trợ chẩn đoán. Xét nghiệm âm tính không loại trừ chẩn đoán, xét nghiệm dương tính cho biết khả năng xác suất cao bị mắc bệnh bò điên. Bên cạnh đó, xét nghiệm có thể dương tính giả trong một số bệnh thoái hóa thần kinh khác.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Điện não đồ</strong>: Có thể ghi nhận hình ảnh sóng nhọn có tính chất chu kỳ đặc trưng, có thể thoáng qua, thường xuất hiện trong giai đoạn muộn của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Sinh thiết não</strong>: Khó thực hiện.</p> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh&nbsp;Kuru</strong></h3> <p style="text-align: justify;">Trong bệnh Kuru: Chẩn đoán bệnh thường khó, tổn thương não trên MRI, dịch não tủy hoặc điện não đồ thường không đặc hiệu.</p> <p style="text-align: justify;">Việc phát hiện các prion bất thường bên ngoài hệ thần kinh trung ương vẫn còn đang tranh cãi và thách thức các nhà khoa học. Bệnh phẩm có thể là mẫu da, dịch hô hấp, dịch tủy xương, nước tiểu, máu,… Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có cơ sở khoa học đánh giá toàn diện lợi ích của xét nghiệm này.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán bệnh prion</strong> ở hệ thần kinh trung ương cần nghi ngờ ở những bệnh nhân có biểu hiện sa sút trí tuệ diễn biến nhanh trong thời gian ngắn, kèm theo các biểu hiện khác như rung giật cơ, mất điều hòa và phối hợp động tác, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác,…</p> <p style="text-align: justify;">Các chẩn đoán cận lâm sàng&nbsp;như: Cộng hưởng từ sọ não, điện não đồ, đánh giá dịch não tủy giúp hỗ trợ chẩn đoán. Mặc dù tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhóm bệnh này là phát hiện PrP<sup>Sc</sup> trong hệ thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh prion hệ thần kinh trung ương cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ thể lewy, viêm não tự miễn, rối loạn tâm thần khác,….</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh do virus không điển hình ở hệ thần kinh trung ương</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, vẫn không có các biện pháp điều trị đặc hiệu, tỉ lệ tử vong gần như 100%. Các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh cần hỗ trợ giao tiếp với những người xung quanh, sử dụng các dịch vụ xã hội hỗ trợ người bệnh thực hiện được nhu cầu chăm sóc bản thân hàng ngày, tư vấn cho gia đình hỗ trợ người bệnh những nhu cầu cơ bản đó.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị thuốc với các triệu chứng thần kinh như: Chống động kinh với các thuốc levetiracetam, valproate; giảm đau ; …</p> <p style="text-align: justify;">Một số biện pháp điều trị mới đang được nghiên cứu&nbsp;và đánh giá hiệu quả như: Thuốc giảm đau nonopioid thần kinh trung ương, pentosan polysulfate (được cho rằng có liên quan đến quá trình chuyển đổi prion bình thường thành các PrPSc gây bệnh), Doxycyclin,…</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-virus-khong-dien-hinh-o-he-than-kinh-trung-uong-swigu
Hẹp ống sống
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hẹp ống sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Ống sống là cấu trúc nằm sau cột sống, đây là khoang chứa tủy sống – thần kinh cột sống giúp chi phối hoạt động và cảm giác từ cổ xuống.</p> <p style="text-align: justify;">Hẹp ống sống là tình trạng các rễ thần kinh bị chèn ép bởi một số yếu tố bệnh lý, dẫn đến các triệu chứng như đau, tê, yếu. Tất cả các đoạn của cột sống đều có thể bị hẹp, trong đó hẹp tại đoạn cổ và đoạn thắt lưng là phổ biến nhất. Hầu hết trong đời mỗi người có ít nhất một lần đau liên quan đến cột sống, đa phần hồi phục mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, hẹp ống sống lại là chỉ định phổ biến nhất cho phẫu thuật cột sống ở những người trên 65 tuổi. Không có tiêu chuẩn khách quan duy nhất để xác định hẹp ống sống. Việc chẩn đoán dựa trên sự phối hợp các triệu chứng, dấu hiệu, phát hiện hình ảnh và các tình trạng bệnh lý nền đi kèm.</p> <p style="text-align: justify;">Hẹp ống sống thường gặp ở người lớn tuổi nhưng việc dự đoán cá nhân nào có thể phát triển tình trạng hẹp ống sống hay các triệu chứng là không thể. Tại Hoa Kỳ, hẹp ống sống rất thường gặp ở những người cao tuổi đến khám tại phòng khám. Hẹp ống sống có thể gặp ở các độ tuổi sớm hơn thường do dị tật bẩm sinh, còn ở người lớn tuổi thường do nguyên nhân thoái hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1/1000 người trên 65 tuổi và khoảng 5/1000 người trên 50 tuổi có khả năng bị hẹp ống sống. Tỷ lệ lưu hành của căn bệnh này được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 18 triệu người trong thập kỷ tới.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả hẹp ống sống" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_hep-ong-song.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh hẹp ống sống (đoạn màu đỏ) dẫn đến chèn ép trong khoang nội tủy (màu vàng)</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hẹp ống sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Nguyên nhân</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hẹp ống sống có thể do căn nguyên bẩm sinh hoặc mắc phải.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Căn nguyên bẩm sinh - Chiếm 9% các trường hợp hẹp ống sống. Một số nguyên nhân bẩm sinh phổ biến bao gồm: loạn sản xương, cuống sống ngắn, hoại tử xương, gù vẹo cột sống, rối loạn chức năng cột sống, sự phân hóa sớm của vòm đốt sống, hội chứng morquio, …</li> <li style="text-align: justify;">Căn nguyên mắc phải – Chiếm 91% còn lại. Hẹp ống sống mắc phải xảy ra chủ yếu do chấn thương, trượt đốt sống, thoái hóa, các khối u (u mỡ, nang hoạt dịch, u thần kinh,...), xơ hóa dây chằng, phình- thoát vị đĩa đệm, các bệnh lý như viêm cột sống dính khớp- viêm khớp dạng thấp… Đối với các trường hơp phẫu thuật cột sống, hẹp ống sống còn có thể do các dụng cụ cố định đốt sống.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ của hẹp ống sống:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Béo phì</li> <li style="text-align: justify;">Tuổi cao</li> <li style="text-align: justify;">Chấn thương cột sống</li> <li style="text-align: justify;">Thoái hóa cột sống, đĩa đệm</li> <li style="text-align: justify;">Có các bệnh lý kèm theo: viêm cột sống dính khớp, lao cột sống,…</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật cột sống</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Cơ chế bệnh sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng thần kinh như đau cột sống liên quan đến hẹp ống sống xảy ra phổ biến nhất do thiếu máu cục bộ hoặc do chèn ép cơ học các rễ thần kinh.</p> <p style="text-align: justify;">Sự gia tăng chèn ép nội tủy (khoang dưới nhện) do hẹp ống sống cũng có thể gián tiếp dẫn đến sự chèn ép cơ học của rễ thần kinh và gây tắc nghẽn tĩnh mạch, giảm lưu lượng máu động mạch và dẫn đến giảm dẫn truyền xung động ở rễ thần kinh. Khi các tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu bị chèn ép dẫn đến các biểu hiện đau, rối loạn cảm giác theo rễ thần kinh. Các triệu chứng này nặng lên khi người bệnh đi bộ hoặc đứng lâu do khi cột sống ở tư thế đứng thẳng sẽ gây áp lực dồn xuống làm các cấu trúc mềm tại cột sống bè ra và chèn ép nhiều hơn vào thần kinh. Đi bộ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng vì sự gia tăng nhu cầu oxy của các rễ thần kinh cột sống có thể vượt quá lưu lượng máu có sẵn, đặc biệt là trong trường hợp áp lực tăng cao trong khoang nội tủy.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hẹp ống sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đau là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân hẹp ống sống. Đây cũng là triệu chứng khiến người bệnh khó chịu cần đi khám cũng như là triệu chứng giúp bác sĩ theo dõi đáp ứng điều trị. Bệnh nhân đau âm ỉ, liên tục. Triệu chứng đau tăng lên khi người bệnh đứng lâu, thay đổi tư thế, ho hắt hơi,… Trong trường hợp điển hình, người bệnh đau lan dọc theo một đường đi nhất định tương ứng với đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép.</p> <p style="text-align: justify;">Tê bì, rối loạn cảm giác cũng là triệu chứng thường gặp trong bệnh lý hẹp ống sống. Tùy các vị trí ống sống bị hẹp mà người bệnh có thể có biểu hiện tê bì khác nhau. Ví dụ thoát vị đĩa đệm tại đốt sống cổ C6-C7 dẫn đến dấu hiệu tê bì dị cảm tại ngón 2 và ngón 3. Thoát vị C5-C6 lại dẫn đến yếu cơ gấp cẳng tay và dị cảm ở ngón cái. Hẹp ống sống tại thắt lưng L4-L5 có biểu hiện tê bì ngón cái và mu chân.</p> <p style="text-align: justify;">Yếu, liệt tay chân. Trong những trường hợp hẹp ống sống nặng, chèn ép nhiều vào tủy sống, người bệnh có thể yếu liệt tay chân, rối loạn dáng đi, tay chân vụng về.</p> <p style="text-align: justify;">Rối loạn cảm giác vùng bụng, giảm nhu động ruột, đại tiệu tiện không tự chủ là những biểu hiện ít gặp song thể hiện tình trạng hẹp ống sống nặng, cần can thiệp phẫu thuật gấp, tránh di chứng thần kinh không phục hồi về sau.</p> <p style="text-align: justify;">Khám lâm sàng người bệnh có thể mất đường cong sinh lý của cột sống, biến dạng cột sống (gù, vẹo…). Ấn tại chỗ người bệnh thường có điểm đau chói, đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tương ứng với vị trí chèn ép. Rối loạn cảm giác tại chỗ (dị cảm, giảm hoặc mất cảm giác), có thể tăng hoặc giảm phản xạ gân xương, mất khả năng co thắt cơ vòng… Các triệu chứng có thể khác nhau tùy người bệnh. Thậm chí, có nhiều trường hợp hẹp ống sống nhưng không có triệu chứng lâm sàng, chỉ phát hiện tình cờ qua chụp phim.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm không được dùng để chẩn đoán tình trạng hẹp ống sống, song có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân, bệnh lý kèm theo.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">X-quang cột sống</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Mặc dù việc xác định chẩn đoán hẹp ống sống bằng chụp X-quang có độ nhạy độ đặc hiệu không cao nhưng đây là phương pháp chụp nhanh chóng chi phí thấp, thuận tiện nên được chỉ định nhiều trên lâm sàng. Các yếu tố giúp chẩn đoán hẹp ống sống trên X-quang là: Hẹp khe đĩa đệm, vôi hóa dây chằng, phì đại khớp liên mấu, trượt đốt sống, gãy đốt sống… Chụp X-quang ở các tư thế khác nhau còn giúp đánh giá tình trạng mất vững cột sống kèm theo.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ (MRI)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ rất hữu ích để chẩn đoán hẹp ống sống và xác định mức độ thay đổi thoái hóa cũng như đo kích thước của ống sống. Tuy nhiên, mức độ hẹp ống sống trên cộng hưởng từ và triệu chứng lâm sàng của người bệnh có thể không tương xứng với nhau. MRI nên được sử dụng để xác định chẩn đoán ở những bệnh nhân bị đau cột sống dai dẳng hoặc đau lan tỏa, có dấu hiệu chèn ép thần kinh. Song, không nên được sử dụng cho mục đích sàng lọc (chụp cho người không có triệu chứng) vì tỷ lệ cao bệnh nhân không có triệu chứng ngay cả khi có hẹp ống sống trên cộng hưởng từ. Bên cạnh việc chẩn đoán hẹp ống sống và mức độ hẹp, cộng hưởng từ còn có giá trị chẩn đoán nguyên nhân gây hẹp như thoát vị đĩa đệm, khối u chèn ép, áp xe, …</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính (CLVT)</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính cũng là một phương tiện hình ảnh thường được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị hẹp ống sống, đặc biệt trong lập kế hoạch phẫu thuật cho người bệnh. Trước đây, chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang vào ống sống là phương pháp chụp có nhiều giá trị, thông tin cung cấp chính xác hơn. Tuy nhiên, ở phương pháp này có tính chất xâm lấn, kèm theo tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn nên ngày nay ít sử dụng.</p> <p style="text-align: justify;">Ở một số trường hợp cần đánh giá tổn thương xương hoặc có chống chỉ định với chụp MRI như có máy tạo nhịp tim thì CLVT là phương pháp ưu thế hơn.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Các phương pháp chẩn đoán khác</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Điện cơ có thể được bác sĩ chỉ định khi chẩn đoán bệnh lý thần kinh không chắc chắn ở những bệnh nhân có bệnh kèm theo như đái tháo đường, nghi ngờ yếu cơ do bệnh lý cơ.</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm doppler mạch. Có giá trị chẩn đoán loại trừ tình trạng hẹp tắc mạch, suy tĩnh mạch chi do những bệnh lý này có thể gây ra triệu chứng tê bì, rối loạn cảm giác cho người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tình trạng hẹp ống sống cần được thăm khám và điều trị từ sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_hep-ong-song-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tình trạng hẹp ống sống cần được thăm khám và điều trị từ sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hẹp ống sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hẹp ống sống là một nguyên nhân đáng kể gây ra đau và tàn tật. Khoảng 30% người bệnh hẹp ống sống cần phẫu thuật và 19% trong số đó phải phẫu thuật lần 2. Tuy bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây ra tàn tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị kịp thời, các bệnh nhân hẹp ống sống có thể bị liệt, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giảm không hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi cá nhân nên tập thể dục hàng ngày, tránh các tư thế xấu, hạn chế vận động gắng sức, quá tầm. Cần khám ngay khi có những triệu chứng bất thường.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hẹp ống sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để chẩn đoán hẹp ống sống. Việc chẩn đoán phụ thuộc vào khai thác tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng thăm khám được và hình ảnh chụp cột sống.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p> <p style="text-align: justify;">Các chẩn đoán phân biệt của hẹp ống sống bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Gãy cột sống thắt lưng không có chèn ép tủy.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh thoái hóa cột sống, đĩa đệm.</li> <li style="text-align: justify;">Đau thắt lưng kiểu cơ học (do sai tư thế, co cứng cơ).</li> <li style="text-align: justify;">Viêm khớp dạng thấp.</li> <li style="text-align: justify;">Viêm đốt sống.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý thần kinh đái tháo đường.</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh lý mạch máu chi.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="hẹp ống sống khi được chẩn đoán cần điều trị sớm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_hep-ong-song-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hẹp ống sống khi được chẩn đoán cần điều trị sớm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hẹp ống sống</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Điều trị không phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Điều trị không phẫu thuật thích hợp cho những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Các chiến lược điều trị thường được sử dụng bao gồm nghỉ ngơi tại giường trong khoảng thời gian ngắn khoảng 1 tuần, dùng thuốc (thuốc chống viêm, corticosteroid đường uống, thuốc giãn cơ, các chất tương tự prostaglandin E1, gabapentin), tập thể dục, vật lý trị liệu, nhiệt trị liệu, siêu âm, xoa bóp, kích thích điện và liệu pháp kéo giãn cột sống.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Có nhiều loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị hẹp ống sống. Các thử nghiệm cho thấy rằng một số loại thuốc, bao gồm prostaglandin, gabapentin và vitamin B1 giúp cải thiện cơn đau và khoảng cách đi bộ.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), paracetamol, thuốc giãn cơ, opioid cũng được kê đơn để giảm cơn đau trong hẹp ống sống.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Vật lý trị liệu</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị được chấp nhận cho hẹp ống sống. Các phương pháp điều trị liên quan đến vật lý trị liệu bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">Tập thể dục (aerobic, sức mạnh, tính linh hoạt)</p> <p style="text-align: justify;">Các bài tập cụ thể về gập thắt lưng (đạp xe)</p> <p style="text-align: justify;">Bài tập phối hợp cơ bắp</p> <p style="text-align: justify;">Bài tập thăng bằng</p> <p style="text-align: justify;">Đai nẹp cột sống</p> <p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị giảm đau: nhiệt, nước đá, kích thích điện, xoa bóp, siêu âm</p> <p style="text-align: justify;">Hướng dẫn tư thế sinh hoạt hàng ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Vai trò chính của vật lý trị liệu là có thể cải thiện chức năng cột sống của bệnh nhân. Đa phần bệnh nhân giảm đau và vận động cột sống tốt hơn sau vật lý trị liệu.</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tiêm</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tiêm steroid ngoài màng cứng là bước trung gian giữa phương pháp điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Hẹp ống sống có thể dẫn đến phù nề dây thần kinh do chèn ép vật lý lên mô thần kinh và viêm rễ thần kinh do thiếu máu cục bộ cục. Mục đích của việc tiêm steroid ngoài màng cứng cho chứng hẹp là gây ra tác dụng chống viêm mạnh để giảm phản ứng viêm và phù nề thông qua việc giảm sự di chuyển của bạch cầu, ức chế sản xuất và giải phóng cytokine, và ổn định màng tế bào. Chỉ định tiêm steroid ngoài màng cứng bao gồm đau cấp tính lan tỏa và ức chế thần kinh gây cản trở cuộc sống hàng ngày dù đã dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Điều trị phẫu thuật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp có chèn ép thần kinh nặng (yếu liệt tay chân, đại tiểu tiện không tự chủ…), các triệu chứng không cải thiện dù đã điều trị tích cực bằng các phương pháp khác trong ít nhất 2-3 tháng, cột sống mất vững.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên tắc của điều trị phẫu thuật là giải nén đủ các cấu trúc thần kinh. Sau khi giải nén, nếu cột sống mất vững do loại bỏ cấu trúc xương quá mức, các phẫu thuật viên sẽ cố định xương sống. Sau phẫu thuật, người bệnh cần đeo đai cột sống, tập phục hồi chức năng để giảm đau sau mổ và sớm lấy lại chức năng cột sống.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hep-ong-song-suftl
Áp xe vú
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Áp xe vú</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Áp xe vú là ổ chứa đầy mủ, xung quanh là mô viêm, được phát triển từ một ổ viêm ở vú. Áp xe vú đa số gặp ở phụ nữ sau sinh cho con bú; hiếm gặp ở phụ nữ thường. Ở phụ nữ nuôi con bú tỷ lệ từng bị áp xe vú chiếm 0,4 đến 11%. Một số nghiên cứu cho thấy áp xe vú gặp nhiều ở nhóm phụ nữ béo phì và người hút thuốc.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Áp xe vú là ổ chứa đầy mủ, xung quanh là mô viêm, được phát triển từ một ổ viêm ở vú" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_áp-xe-vú-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Áp xe vú là ổ chứa đầy mủ, xung quanh là mô viêm, được phát triển từ một ổ viêm ở vú</em></p> <h3><strong>Các loại áp xe vú</strong></h3> <p><strong>-&nbsp;Áp xe vú trong thời gian sau sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ mang thai lần đầu khi mẹ lớn tuổi hay tên 30 tuổi hoặc sinh con với thai già tháng(trên 41 tuần) và viêm vú là các yếu tố nguy cơ có thể dễ hình thành áp xe vú. Những phụ nữ nuôi con bú nhưng bị tắc tia sữa cũng dễ gây viêm tuyến vú và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng là áp xe vú.</p> <p><strong>- Áp xe vú không liên quan đến sau sinh hoặc cho con bú</strong></p> <p style="text-align: justify;">Loại áp xe này thường do nguyên nhân viêm xuất phát từ ngoài da hoặc qua các ống tuyến sữa.Ổ áp xe có thể được hình thành từ ngoại vi hoặc trong trung tâm vú. Những bệnh nhân có miễn dịch giảm, sức đề kháng kém hoặc dễ bị nhiễm yếu tố gây viêm như người bị tiểu đường, người hút thuốc có nguy cơ dễ bị áp xe vú này.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Áp xe vú</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trong áp xe vú, hay gặp nhất là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Tụ cầu vàng thường xuất hiện trên da và chúng có thể xâm nhập qua các vùng da bị tổn thương ở vú như: vết nứt quanh núm vú khi người phụ nữ cho con bú…chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn thường kèm xuất hiện ổ mủ. Tỷ lệ nhiễm tụ cầu chiếm đa số thì vấn đề kháng kháng sinh của tụ cầu cũng là vấn đề được bác sĩ lưu ý nhất khi điều trị áp xe vú. &nbsp;Sau tụ cầu là phế cầu, liên cầu, thương hàn, một số vi khuẩn kỵ khí thì ít gặp hơn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tụ cầu vàng là nguyên nhân hay gặp nhất gây áp xe vú" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ap-xe-vu-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tụ cầu vàng là nguyên nhân hay gặp nhất gây áp xe vú</em></p> <p style="text-align: justify;">Quá trình viêm cấp tính và nhiễm trùng ban đầu xảy ra cũng giống như ở những nơi khác trong cơ thể cũng có tính khu trú. Tuy nhiên, môi trường sữa ở vú và chính những đoạn ống tuyến sữa là môi trường giúp cho vi khuẩn phát triển nhanh, phát tán và lan rộng ra các vùng cân cận của mô vú. Bản chất mô vú lại là tổ chức liên kết lỏng lẻo và sự ứ đọng sữa làm cho sự nhiễm trùng tiến triển nhanh hơn qua mô đệm và hệ thống ống tuyến sữa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Áp xe vú</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với áp xe vú sau sinh, có hai giai đoạn người mẹ khi cho con bú dễ bị áp xe vú nhất:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tháng đầu tiên sau sinh khi mang thai lần đầu, thời điểm này người phụ nữ vừa mới làm quen với việc nuôi con bú và việc tiết sữa sau sinh. Người mẹ chưa có kinh nghiệm. Những việc như vệ sinh núm vú không sạch, cho con bú không đúng cách, không đúng tư thế dễ bị nứt núm vú tạo điều kiện hình thành áp xe vú.&nbsp;Khoảng 80% áp xe vú xảy ra trong tháng đầu ngay sau khi sinh.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn thứ 2 là thời điểm cai sữa. Khi cai sữa, chính sự ứ đọng sữa, căng sữa là yếu tố thuận lợi gây áp xe vú. &nbsp;</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra khi trẻ mọc răng, ngứa răng lợi, trẻ nghiến và cắn đầu ti khi mẹ cho bé bú cũng làm vú dễ chấn thương.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng chính của áp xe vú:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sốt cao, mệt mỏi, rét run</p> <p style="text-align: justify;">- Đau ở vú</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sưng đau vú là triệu chứng áp xe vú" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ap-xe-vu-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sưng đau vú là triệu chứng áp xe vú</em></p> <p style="text-align: justify;">- Vú bên đau sưng to rõ, nóng đỏ, ấn mềm có vùng lõm đau tăng</p> <p style="text-align: justify;">- Đau vùng nách cùng bên, xuất hiện hạch nách ấn đau</p> <p style="text-align: justify;">- Sữa vắt ra thấy có ánh vàng nhạt( do trong sữa có mủ)</p> <p style="text-align: justify;">- Siêu âm vú có hình ảnh nhiều ổ dịch không đồng nhất</p> <p style="text-align: justify;">- Bilan viêm: Tổng phân tích máu: bạch cầu cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng, CRP (C - reactive protein) tăng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chọc dò ổ viêm xuất hiện dịch mủ, cấy dịch tìm tác nhân gây viêm, làm kháng sinh đồ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Áp xe vú</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Có một số lưu ý phòng bệnh như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Sau sinh mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt, ngay thời điểm da kề da các bé đã có phản xạ tìm vú mẹ.</li> <li style="text-align: justify;">Vệ sinh núm vú đúng cách: có thể dùng khăn sạch ấm, lau núm vú nhẹ nhàng trước và sau khi cho con bú.</li> <li style="text-align: justify;">Trước khi cho bú, mẹ có thể massage vú nhẹ nhàng để các ống tuyến sữa dễ thông</li> <li style="text-align: justify;">Cho con bú thường xuyên, bú đúng cách và bú đúng tư thế.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Cho con bú thường xuyên, bú đúng cách và bú đúng tư thế" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ap-xe-vu-6.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Cho con bú thường xuyên, bú đúng cách và bú đúng tư thế</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cần cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, trường hợp bú không hết, mẹ cần vắt hết sữa thừa để tránh tắc tia sữa sau mỗi lần cho bú.</li> <li style="text-align: justify;">Nếu tắc tia sữa, người mẹ vẫn phải tích cực cho con bú, hút sữa,; chườm ấm hoặc chiếu đèn hồng ngoại để tránh tình trạng tắc nặng hơn. Nếu viêm nhiều cần tới gặp nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị sớm nhất tránh hình thành áp xe.</li> <li style="text-align: justify;">Hạn chế tình trạng làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là con đường vi khuẩn dễ xâm nhập vào vú nhất. Cần cho con bú đúng cách ngậm hết quầng thâm, tránh tình trạng gây nứt núm vú. Nên chọn áo ngực dành riêng cho mẹ bầu, loại mềm, không chật... để tránh gây tổn thương vú.</li> <li style="text-align: justify;">Hạn chế cai sữa đột ngột, nên giảm dần số lượng và số cữ bú cho bé từ từ.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Áp xe vú</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Nguyên tắc điều trị:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hạn chế nhiễm trùng và làm trống vú.&nbsp;Một số các phương pháp điều trị, tùy vào các giai đoạn viêm và áp xe. Các biện pháp chung bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc giảm đau</li> <li style="text-align: justify;">Chườm ấm/ massage vú</li> <li style="text-align: justify;">Kháng sinh chống tụ cầu</li> <li style="text-align: justify;">Chọc hút mủ</li> <li style="text-align: justify;">Chích rạch dẫn lưu ổ áp xe vú</li> <li style="text-align: justify;">Bú sữa mẹ và tiếp tục cho con bú</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Các biện pháp chung:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm dòng Ibuprofen được coi là hiệu quả nhất và cũng có tác dụng nhiều trong giảm viêm, chống phù nề.&nbsp;Ngoài ra, cũng có thể thay thế bằng giảm đau Paracetamol.&nbsp;Cần tránh sử dụng Tramadol và các opioid khác do chúng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương đối với trẻ sơ sinh khi thuốc qua sữa mẹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Chườm ấm, massage vú, sử dụng áo hỗ trợ cho ngực: Các phương pháp giúp giảm tắc sữa, tan khối do tắc tia sữa hình thành, áo hỗ trợ ngực giúp làm giãn dây chằng Cooper, giảm phù nề và làm vú bớt đau khi người mẹ di chuyển.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chườm ấm, massage vú, sử dụng áo hỗ trợ cho ngực" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_ap-xe-vu-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chườm ấm, massage vú, sử dụng áo hỗ trợ cho ngực</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Vai trò của kháng sinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc những yếu tố sau :</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc không gây hại cho em bé</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc cần được tiết ra, cô đặc và đạt nồng độ tốt trong sữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc phải duy trì hoạt tính trong pH có tính axit của sữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Các penicilin kháng beta lactamase đã được khuyến cáo trong điều trị viêm vú do phần lớn áp xe vú đều thấy có liên quan đến S. aureus.&nbsp;Kháng sinh có hiệu quả chống lại tụ cầu kháng penicillin thường được khuyến cáo hơn. Thuốc bao gồm flucloxacillin, cloxacillin, dicloxacillin... Bởi penicilin có tính axit nên chúng thường kém cô đặc trong sữa mẹ vì vậy penicillin thường đáp ứng tốt trong các trường hợp điều trị viêm mô tế bào, nhưng tỏ ra kém hiệu quả hơn trong điều trị viêm- áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú.</p> <p style="text-align: justify;">- Erythromycin là kháng sinh có tính kiềm, thuốc cô đặc tốt và vẫn hoạt động trong sữa mẹ. Mặc dù có một số chủng tụ cầu hiếm gặp kháng erythromycin, nhưng nó có thể là kháng sinh tốt nhất trong điều trị viêm tuyến vú liên quan đến tiết sữa.</p> <p style="text-align: justify;">- Cloxacillin và erythromycin đều an toàn cho trẻ sơ sinh, nhưng erythromycin gây phản ứng phụ nhiều hơn. Nên khi bệnh nhân bị dị ứng với penicillin thì cephalexin hoặc clindamycin có thể là lựa chọn thay thế cho erythromycin</p> <p style="text-align: justify;">- Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh: được khuyến cáo là 7- 10 ngày</p> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Chọc hút/ Chích áp xe dẫn lưu mủ:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Khi một ổ áp xe đã hình thành, chọc hút mủ, tốt nhất là dưới sự kiểm soát của siêu âm, hiện đã thay thế phẫu thuật mở như là phương pháp điều trị đầu tiên.&nbsp;Việc vắt hết sữa tự nhiên thường xuyên ở vú là một phần thiết yếu của việc điều trị. Chích áp- xe, dẫn lưu, chú ý phá vỡ các ổ mủ. Đường rạch theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ, rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin, đặt meches dẫn lưu, thay băng hàng ngày, đến khi hết mủ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>5. Bú sữa mẹ và tiếp tục cho con bú</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ do không có vấn đề gì ảnh hưởng tới bé. Sữa nếu không có lẫn mủ và máu vẫn có thể cho bé bú và không cần tiệt trùng.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ vắt sữa khi không thể cho bé bú trực tiếp được. Cần hút sữa thường xuyên tránh gây ứ đọng sữa cũng rất quan trọng trong điều trị. Trường hợp khó khăn, mẹ vắt sữa từ vú đang điều trị áp xe còn có thể tiếp tục cho con bú từ vú bên kia. Tất cả các hướng dẫn đều đồng thuận về việc người mẹ tiếp tục cho con bú sau điều trị viêm vú hay áp xe vú do những lợi ích vô cùng lớn đã được chứng minh từ sữa mẹ tới em bé.</p> <p style="text-align: justify;">- Nếu người mẹ từ bỏ, muốn cai sữa luôn cho con thì việc kìm hãm tiết sữa phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể kê các thuốc tiêu sữa. Thuốc ức chế tiết sữa hiệu quả nhất hiện nay có lẽ là cabergolamine, thuốc có hiệu quả khi chỉ cần dùng một liều duy nhất. Tốt hơn là bromocriptine 2,5 mg, biệt dược như Parlodel được kê hai lần mỗi ngày trong 14 ngày. Người mẹ nên cân nhắc khi quyết định dùng thuốc tiêu sữa vì một số phụ nữ có thể gặp tình trạng nôn, buồn nôn, cảm giác khó chịu, đau đầu… Tất cả những dấu hiệu này cộng với việc đang điều trị viêm áp xe vú có thể làm người mẹ stress, ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần của người mẹ.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ap-xe-vu-souwk
Giãn tĩnh mạch sau sinh
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Giãn tĩnh mạch sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><strong>1. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch là gì?</strong></p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Mạng lưới tĩnh mạch trong cơ thể thông thường sẽ ẩn dưới lớp da khó nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên trong một số trường hợp các tĩnh mạch bị phì đại và xoắn ngoằn ngoèo hiện rõ lên bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Hiện tượng này được gọi là tình trạng giãn tĩnh mạch, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn chứa đựng những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tình trạng giãn tĩnh mạch thường xuất hiện nhiều ở vùng chân hoặc vùng bụng dưới của phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch là do áp lực lên hệ tĩnh mạch quá lớn kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường người bệnh bị giãn tĩnh mạch hoặc có tĩnh mạch mạng nhện (một biến thể của giãn tĩnh mạch) không có biểu hiện triệu chứng khó chịu mà chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của vùng da đó. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp giãn tĩnh mạch gây đau nhức khó chịu, ngứa ngáy hoặc một số biểu hiện bất thường khác. Chính vì vậy, cần phải xử lý tình trạng giãn tĩnh mạch sớm nhất có thể, loại bỏ nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả giãn tĩnh mạch sau sinh" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_gian-tinh-mach-sau-sinh.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả giãn tĩnh mạch sau sinh</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2. Giãn tĩnh mạch ở phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo thống kê, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở những phụ nữ mang thai những tháng cuối trước khi sinh. Tỷ lệ mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch có thể lên tới 50%, tuy nhiên mức độ nặng nhẹ ở từng đối tượng là khác nhau.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phụ nữ mang thai những tháng đầu tiên thường ít có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, chỉ đến khi kích thước bụng mẹ bầu đã phát triển khá lớn mới có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch. Thông thường 3 tháng cuối cùng của thai kỳ là giai đoạn kích thước bào thai phát triển nhanh nhất, áp lực lên các tĩnh mạch vùng bụng do tử cung phát triển lớn hơn hoặc áp lực từ trọng lượng cơ thể lên 2 chi dưới chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ngoài triệu chứng xuất hiện các đường tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên da bụng, da chân gây mất thẩm mỹ cho người bệnh, mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch còn có nguy cơ bị đau nhức 2 chi dưới, cảm giác nặng chân, sưng phù chân,...</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với trường hợp mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch sau sinh hầu hết đều bắt nguồn từ khi đang mang thai không có biện pháp xử lý, thậm chí tình trạng bệnh còn chuyển biến nghiêm trọng hơn sau khi sinh kèm theo một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng giãn tĩnh mạch sau sinh đặc biệt phổ biến ở những phụ nữ từng có tiền sử bị suy giãn tĩnh mạch trước đó hoặc mắc bệnh béo phì trước khi mang thai.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Giãn tĩnh mạch sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Nguyên nhân sản phụ bị giãn tĩnh mạch khi mang thai và sau sinh thường bắt nguồn từ các yếu tố làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng bụng và vùng chi dưới. Cụ thể như sau:</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hormone sinh dục nữ tăng cao: Lượng hormone progesterone có xu hướng tăng cao khi phụ nữ mang thai, đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các tĩnh mạch bị giãn, phì đại và hình thành các tĩnh mạch mạng lưới hoặc tĩnh mạch sợi.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Lượng máu tăng đột ngột: Thông thường lượng máu trong hệ tĩnh mạch có thể chiếm tới 75% tổng lượng máu trong cơ thể, tuy nhiên trong giai đoạn thai kỳ lượng máu trong cơ thể người phụ nữ có thể tăng lên từ 20-30% vì vậy hệ thống tĩnh mạch có thể bị quá tải, tĩnh mạch có xu hướng bị giãn ra để vận chuyển máu.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Kích thước tử cung quá lớn: Ở những tháng thai kỳ cuối (khoảng 3 tháng trước khi sinh) kích thước tử cung có thể tăng nhanh đột ngột dẫn tới tình trạng áp lực tử cung chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch ở bụng gây giãn tĩnh mạch.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Yếu tố di truyền hoặc có tiền sử bị giãn tĩnh mạch trước đó: Nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sẽ cao hơn nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị/em gái từng bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch thì khả năng cao tình trạng này sẽ tiếp tục xuất hiện ở những lần mang thai tiếp theo.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mẹ bầu mang đa thai: Hầu hết những trường hợp sản phụ mang đa thai (có nhiều hơn 1 thai nhi trong bụng) đều có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ trọng lượng cơ thể mẹ bầu, kích thước tử cung đều lớn hơn so với mẹ bầu mang đơn thai, áp lực đè nén lên hệ thống tĩnh mạch ở vùng bụng bầu và 2 chi dưới sẽ cao hơn rất nhiều.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hiện tượng tăng động sinh lý: Đây là hiện tượng phổ biến trong những phụ nữ đang mang thai. Yếu tố này không chỉ gây giãn tĩnh mạch mà còn có thể khiến cơ thể dễ bị xuất huyết khối.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một số bệnh lý nền liên quan đến hệ thống mạch máu hoặc chế độ sinh hoạt của sản phụ không phù hợp cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai và sau khi sinh.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="giãn tĩnh mạch sau sinh" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_gian-tinh-mach-sau-sinh-2.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả chân bình thường và chân bị suy giãn tĩnh mạch</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Giãn tĩnh mạch sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thông thường, phụ nữ khi mang thai ở những tháng thai kỳ cuối dễ bị suy giãn tĩnh mạch ở bắp chân, đùi và bụng. Các biểu hiện ban đầu có thể không gây chú ý bởi triệu chứng xuất hiện không rõ ràng, chỉ có thể nhận biết bệnh khi phát hiện có các mạch máu màu xanh hiện rõ trên một vùng da. Nếu sản phụ không được tư vấn điều trị bệnh có thể khiến tình trạng giãn tĩnh mạch chuyển biến nghiêm trọng hơn, các triệu chứng bất thường có thể xuất hiện sau khi mẹ bầu sinh con như:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đau nhức ở chân, có thể sưng phù bàn chân.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mạng tĩnh mạch có thể sưng phù và nổi cộm lên bề mặt da.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Luôn có cảm giác nặng ở chân, cơn đau nhức xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh đứng quá lâu.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có cảm giác bị bỏng rát một số vùng da ở chân.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngứa tại các đường tĩnh mạch nổi cộm trên bề mặt da.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Viêm loét da gần khu vực mắt cá chân,...</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="giãn tĩnh mạch sau sinh ảnh hưởng tới thẩm mỹ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_gian-tinh-mach-sau-sinh-1.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Giãn tĩnh mạch sau sinh ảnh hưởng tới thẩm mỹ</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Giãn tĩnh mạch sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thông thường tình trạng giãn tĩnh mạch chỉ xuất hiện ở bụng mẹ bầu hoặc 2 chi dưới, tuy nhiên biểu hiện suy giãn tĩnh mạch cũng có thể xảy ra cả chi trên và vùng mặt. Trường hợp sản phụ bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ trong quá trình mang thai thì sau khi sinh con khoảng 3 tháng sẽ có dấu hiệu cải thiện rõ rệt triệu chứng bệnh. Trường hợp giãn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn cần được điều trị xử lý sớm nhằm giảm thiểu các triệu chứng bệnh gây khó chịu và hạn chế nguy cơ biến chứng xảy ra.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nếu sản phụ bị suy giãn tĩnh mạch mức độ không nguy hiểm có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bệnh bất thường nào, ngoài biểu hiện nổi rõ mạng lưới tĩnh mạch trên bề mặt da. Trường hợp suy giãn tĩnh mạch chuyển biến nặng hơn người bệnh có thể phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu như: Đau nhức tại vùng da bị giãn tĩnh mạch, chân bị sưng phù, có cảm giác bị bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu, lở loét da,...</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện ở phụ nữ bị giãn tĩnh mạch sau sinh:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Một số vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mức độ nặng: Sưng tấy, đau nhức, làn da bị thay đổi, lở loét chân, chảy máu nhiều, giãn lớn các tĩnh mạch nông gây phì đại biến dạng chân,...</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Người bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ gặp phải biến chứng dẫn tới viêm tĩnh mạch nông huyết khối: Các cục máu nhỏ hình thành gần bề mặt da do tình trạng giãn tĩnh mạch kéo dài không được xử lý. Nếu các cục máu đông này tiếp tục phát triển lớn hơn, rắn chắc hơn có thể khiến tĩnh mạch bị cứng do tắc nghẽn đường di chuyển của máu, các khu vực xung quanh cục máu đông có dấu hiệu sưng tấy đỏ, nóng, chạm vào thấy đau rát. Xuất hiện huyết khối tĩnh mạch nông có thể không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên bệnh nhân cần tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ nhằm chẩn đoán xác định nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm hơn - huyết khối tĩnh mạch sâu.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Huyết khối tĩnh mạch sâu: Đây là tình trạng xuất hiện khối máu đông tại các tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường phát triển ở chân. Khối huyết tĩnh mạch sâu thường xuất hiện một cách tiềm ẩn khó phát hiện bởi các dấu hiệu nhận biết không rõ ràng. Trường hợp không xuất hiện triệu chứng, một số triệu chứng có thể xuất hiện như đau ở mắt cá chân, đột ngột sưng đau tại một vị trí vùng cẳng chân hoặc đùi, có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ,... Khối huyết tĩnh mạch sâu nếu không được xử lý kịp thời có thể bị vỡ ra và di chuyển lên phía trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, tình trạng này được gọi là thuyên tắc động mạch phổi. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch không phải là nguyên nhân chính hình thành lên các khối huyết tĩnh mạch sâu nhưng sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của chúng.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Giãn tĩnh mạch sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần chú ý đến các vấn đề sau đây nhằm giảm thiểu nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ và sau khi sinh:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nên đi bộ thường xuyên hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Không nên hoạt động quá sức hoặc mang vác đồ nặng.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tập thói quen khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn một chút.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chọn trang phục rộng rãi nhằm hạn chế áp lực lên vùng bụng và chân.</p> </li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Giãn tĩnh mạch sau sinh</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr">Khi mẹ bầu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch thì cần phải liên hệ ngay tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất, loại bỏ nguy cơ hình thành biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng các biểu hiện triệu chứng có ảnh hưởng đến người bệnh, biểu hiện các tĩnh mạch trên các vùng da. Sau đó, biện pháp siêu âm có thể được chỉ định thực hiện nhằm xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch để lựa chọn phương hướng điều trị phù hợp nhất.</p> <p dir="ltr">Trường hợp suy giãn tĩnh mạch không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi một số hoạt động thường ngày, thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung một số loại thuốc hỗ trợ điều trị,...</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Điều chỉnh tư thế chân và bàn chân nhằm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch: Sản phụ bị suy giãn tĩnh mạch cần hạn chế đứng quá lâu, khi ngồi hoặc nằm cũng cố gắng giữ chân và bàn chân cao hơn một chút nahwmf giảm thiểu áp lực lên đôi chân. Ví dụ: dùng gối mềm kê dưới chân khi nằm ngủ, dùng 1 chiếc ghế thấp kê bàn chân cao lên một chút khi ngồi,...</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông máu tốt hơn: Những áp lực từ trọng lượng cơ thể và kích thước tử cung có thể chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chân và bụng, quá trình lưu thông máu bị cản trở dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy mẹ bầu nên lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập vung tay nhẹ nhàng,... hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả hơn.</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation">Chế độ ăn uống cần tăng cường các loại vitamin và khoáng chất nhằm loại bỏ các chất lỏng dư thừa, giảm phù nề.</p> </li> </ul> <p dir="ltr">Trường hợp sản phụ bị suy giãn tĩnh mạch mức độ nghiêm trọng hơn cần phải điều trị kết hợp cải thiện các triệu chứng khó chịu từ bệnh và điều trị thẩm mỹ làn da cho bệnh nhân (nếu người bệnh có nhu cầu).</p> <p dir="ltr">Biện pháp Sclerotherapy thường được chỉ định thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất. Đây là phương pháp gây xơ tĩnh mạch hay chích xơ tĩnh mạch, bác sĩ sử dụng một loại dung dịch tiêm trực tiếp vào vùng tĩnh mạch bị tổn thương nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/gian-tinh-mach-sau-sinh-spvtl
Hội chứng chân không yên
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng chân không yên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng chân không yên (RLS), còn được gọi là bệnh Willis - Ekbom (WED), là một rối loạn vận động phổ biến liên quan đến giấc ngủ, đặc trưng bởi cảm giác muốn di chuyển chân, bệnh nhân thường khó chịu hoặc không thoải mái khi không hoạt động, đặc biệt là vào buổi tối, và được nhẹ nhõm nhất thời khi cử động chân tay. Trong khi ngủ, hầu hết bệnh nhân RLS có các cử động chân tay đặc trưng, ​​được gọi là cử động chân tay theo chu kỳ khi ngủ, có thể có hoặc không liên quan đến sự kích thích khi ngủ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Trong khi ngủ, hầu hết bệnh nhân RLS có các cử động chân tay đặc trưng, ​​được gọi là cử động chân tay theo chu kỳ khi ngủ" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_lam-the-nao-de-ngu-ngon-hon-khi-mac-hoi-chung-chan-khong-yen11562041849.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Trong khi ngủ, hầu hết bệnh nhân RLS có các cử động chân tay đặc trưng, ​​được gọi là cử động chân tay theo chu kỳ khi ngủ</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng chân không yên ở các mức độ khác nhau xảy ra ở 5 -15% người lớn trong các nghiên cứu bao gồm chủ yếu dân số châu Âu và Bắc Mỹ. Tỷ lệ RLS thay đổi theo khu vực, dân tộc, giới tính và tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khu vực và dân tộc - Các quốc gia Bắc Âu có xu hướng ước tính tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, tiếp theo là các quốc gia Đức / Anglo - Saxon, và sau đó là các quốc gia Địa Trung Hải. Các nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã phát hiện ra tỷ lệ RLS phổ biến từ 2 đến 3%; ước tính thậm chí còn thấp hơn ở Đông Á (ví dụ: &lt;1% ở Singapore). RLS dường như hiếm ở Châu Phi (&lt;0,1%).</p> <p style="text-align: justify;">+ Giới tính: Nữ có tỷ lệ RLS cao hơn nam trong nhiều nghiên cứu. Hầu hết sự khác biệt dường như liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ RLS khi mang thai, và sự khác biệt về giới tính là rất ít khi so sánh phụ nữ không có thai với nam giới.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tuổi tác: RLS có thể xảy ra trong suốt cuộc đời, và hầu hết các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc ngày càng tăng khi tuổi cao. Tỷ lệ RLS ở trẻ em thấp hơn khoảng 50% so với người lớn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng chân không yên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cơ sở sinh lý bệnh của hội chứng chân không yên</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cơ sở sinh lý bệnh của hội RLS vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù các nghiên cứu đã xác định một loạt các bất thường về hệ thần kinh trung ương và ngoại vi ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn này. Không có bằng chứng cho thấy thoái hóa thần kinh đóng một vai trò trong cơ chế bệnh sinh RLS.</p> <p style="text-align: justify;">- Tương quan hệ thần kinh trung ương: Sự thay đổi liên quan nhất đến hệ thần kinh trung ương (CNS) ở bệnh nhân RLS là giảm dự trữ sắt trung ương. Những thay đổi trong hệ thống dopaminergic, sinh lý sinh học, chức năng đồi thị và các chất dẫn truyền thần kinh khác như glutamate và axit gamma - aminobutyric (GABA) cũng đã được liên quan.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sắt: Giảm dự trữ sắt ở thần kinh trung ương là một phát hiện chắc chắn và nhất quán trong RLS, ngay cả trong bối cảnh của các nghiên cứu về sắt toàn thân bình thường.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Giảm dự trữ sắt ở thần kinh trung ương là một phát hiện chắc chắn và nhất quán trong RLS" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thieu-mau-nao-nen-an-gi-khong-nen-an-gi.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Giảm dự trữ sắt ở thần kinh trung ương là một phát hiện chắc chắn và nhất quán trong RLS</em></p> <p style="text-align: justify;">Phát hiện này đã được chứng minh theo một số cách:</p> <p style="text-align: justify;">Ferritin trong dịch não tủy (CSF) thấp hơn trong các trường hợp RLS so với nhóm chứng, và các nghiên cứu chụp cộng hưởng từ chuyên biệt (MRI) cho thấy giảm dự trữ sắt trong thể vân, đồi thị và nhân đỏ.</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm thần kinh trung ương đã xác định được giảm phản âm do sắt ở vùng nền của bệnh nhân RLS. Ngoài ra, ferritin ty thể được gia tăng trong các tế bào thần kinh ở chất nền chứ không phải ở tế bào thần kinh đệm.</p> <p style="text-align: justify;">Các mẫu xét nghiệm tử thi của bệnh nhân RLS cho thấy khả năng bắt màu sắt và ferritin giảm, tăng khả năng bắt màu transferrin và giảm thụ thể transferrin.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hệ thống dopaminergic: Mối quan hệ giữa RLS và hệ thống dopaminergic của thần kinh trung ương rất phức tạp và chưa được hiểu đầy đủ. Mặc dù quan sát thấy rằng các triệu chứng RLS cải thiện với liệu pháp dopaminergic liên quan mạnh mẽ đến dopamine thần kinh trung ương trong cơ chế bệnh sinh của RLS, có rất ít bằng chứng bệnh lý cho thấy sự thiếu hụt dopaminergic thực sự trong thể vân hoặc vùng đệm của bệnh nhân mắc chứng rối loạn này .</p> <p style="text-align: justify;">+ Các chất dẫn truyền thần kinh khác: Dữ liệu sơ bộ đã liên quan đến một loạt các bất thường dẫn truyền thần kinh khác trong cơ chế bệnh sinh của RLS, bao gồm opioid nội sinh, glutamate và glutamine, adenosine, histamine và axit gamma -aminobutyric (GABA)</p> <p style="text-align: justify;">+ Các bất thường về đồi thị thường được báo cáo liên quan đến RLS: giảm hoạt động của chất chuyển hóa (giảm tỷ lệ N -acetylaspartate thành creatine) trong đồi thị. Các nghiên cứu MRI đã chỉ ra một cách không nhất quán là tăng kích thước đồi thị, và đôi khi giảm chất xám vỏ não ở bệnh nhân RLS.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh lý bệnh ngoại vi: Hệ thống thần kinh ngoại vi cũng có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của RLS nhưng chưa được biết rõ. Ngâm chân nước ấm hoặc lạnh có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bất thường về chức năng vi mạch ở chân cũng đã được chứng minh ở những người bị RLS, bao gồm thay đổi lưu lượng máu bắp ở chân, thiếu oxy ngoại vi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hội chứng chân không yên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Triệu chứng đặc trưng của RLS là cảm giác muốn di chuyển chân (và đôi khi cả cánh tay). Bệnh nhân thường khó chịu hoặc không thoải mái khi nằm yên. Các triệu chứng xuất hiện trong thời gian không hoạt động, nổi bật nhất vào buổi tối và thuyên giảm thoáng qua khi cử động. Nó thường được cảm nhận sâu bên trong chân, thường là giữa đầu gối và mắt cá chân.</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác có thể khó xác định đối với từng cá nhân, và các mô tả chủ quan có thể khá đa dạng. Các thuật ngữ phổ biến được những người bị RLS sử dụng để mô tả các triệu chứng của họ bao gồm: "cần di chuyển", "bò", "ngứa ran", "bồn chồn", "chuột rút", "co kéo," "điện giật", "căng thẳng, "" khó chịu "," đau "và" ngứa ".</p> <p style="text-align: justify;">- Cảm giác của RLS là khó chịu, nhưng không nhất thiết là đau đớn. Bệnh nhân thường phủ nhận rằng triệu chứng này có có tính chất dị cảm thường gặp trong bệnh thần kinh ngoại biên.</p> <p style="text-align: justify;">- Về cơ bản, tất cả các bệnh nhân khi đi bộ, các chuyển động hoặc vận động khác giúp cải thiện triệu chứng thoáng qua.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh nhân khi đi bộ, các chuyển động hoặc vận động khác giúp cải thiện triệu chứng thoáng qua" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20210814_luu-y-cho-benh-nhan-sau-phau-thuat-tim-3.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân khi đi bộ, các chuyển động hoặc vận động khác giúp cải thiện triệu chứng thoáng qua</em></p> <p style="text-align: justify;">- Các rối loạn thường gặp của RLS bao gồm mất ngủ, thức giấc về đêm, trầm cảm và lo lắng.</p> <p style="text-align: justify;">- Các đặc điểm lâm sàng điển hình của RLS xu hướng các triệu chứng nặng dần theo tuổi tác, cải thiện khi điều trị dopaminergic, các triệu chứng có thể được quan sát bởi người ngủ cùng thường xuyên.</p> <p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng ở cánh tay thường gặp trong RLS nặng, thường sau nhiều năm bị ở chân.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thăm dò cận lâm sàng</strong>: Không có thăm dò nào góp phần chẩn đoán khẳng định RLS mà chỉ phục vụ chủ yếu củng cố chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng chân không yên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình và di truyền: tiền sử gia đình có RLS trong 40 đến 60% các trường hợp. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về&nbsp;di truyền học trong RLS, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đột biến gen cụ thể nào được xác định.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiền sử gia đình có RLS trong 40 đến 60% các trường hợp" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_tien_su_gia_dinh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiền sử gia đình có RLS trong 40 đến 60% các trường hợp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Dự trữ sắt thấp&nbsp;-&nbsp;Giảm sắt trong hệ thần kinh trung ương (CNS) là một phát hiện nhất quán trong RLS.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong nhiều nghiên cứu, nồng độ ferritin huyết thanh thấp (&lt;45 - 50 ng/mL) tương quan với RLS. Mối liên quan dường như mạnh nhất ở những bệnh nhân RLS khởi phát lớn tuổi và ở những người không có tiền sử gia đình.</p> <p style="text-align: justify;">Thiếu máu không có mối liên hệ độc lập với RLS.Trong số bệnh nhân RLS và thiếu sắt, hầu hết không bị thiếu máu, dù những người hiến máu thường xuyên thường xuất hiện các triệu chứng RLS.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh lý kèm theo: Bệnh lý thần kinh liên quan đến đái tháo đường, rượu, amyloid, bệnh thần kinh vận động, bệnh bại liệt, xơ cứng rải rác có tỉ lệ bệnh nhân mắc RLS cao hơn nhóm khác trong quần thể. Tỷ lệ RLS được báo cáo khoảng 15 - 20% bệnh nhân Parkinson. Các triệu chứng RLS ở những bệnh nhân này thường không nghiêm trọng và có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của Parkinson. Không có bằng chứng cho thấy RLS là tiền thân của PD.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tủy sống: chấn thương, khối u tủy sống, tổn thương, tổn thương tủy sau nhiễm trùng ... có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của RLS. Các trường hợp RLS được thấy sau nhiều hơn các tổn thương tủy sống thoáng qua hoặc vĩnh viễn.</p> <p style="text-align: justify;">- Mang thai: RLS ảnh hưởng đến một phần tư số người trong suốt quá trình mang thai. Các triệu chứng có xu hướng gia tăng trong quá trình mang thai, đạt đỉnh điểm trong 3 tháng cuối thai kì và thuyên giảm ngay sau khi sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc được biết là làm trầm trọng thêm RLS hiện có bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc kháng histamine, đặc biệt là thuốc tác dụng trung ương (an thần), thuốc thế hệ đầu tiên như diphenhydramine , chlorpheniramine và hydroxyzine .</p> <p style="text-align: justify;">+ Thuốc đối kháng thụ thể dopamine , bao gồm thuốc chống loạn thần và nhiều loại thuốc chống nôn (ví dụ, prochlorperazine , chlorpromazine, metoclopramide).</p> <p style="text-align: justify;">+ Một số thuốc chống trầm cảm , bao gồm mirtazapine và có thể là thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế tái hấp thu serotonergic chọn lọc (SSRI), và chất ức chế tái hấp thu serotonin - norepinephrine (SNRI).</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng chân không yên</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung sắt được khuyến nghị ở những bệnh nhân RLS có mức ferritin huyết thanh lúc đói là ≤75 ng/mL. Chú ý Ferritin huyết thanh có thể tăng phản ứng ở những bệnh nhân bị viêm cấp tính hoặc mãn tính.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Bổ sung sắt được khuyến nghị ở những bệnh nhân RLS có mức ferritin huyết thanh lúc đói là ≤75 ng/mL" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thieu-mau-2.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Bổ sung sắt được khuyến nghị ở những bệnh nhân RLS có mức ferritin huyết thanh lúc đói là ≤75 ng/mL</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;+ Liệu pháp sắt không nên được chỉ định theo kinh nghiệm vì nó có thể dẫn đến tình trạng quá tải sắt, đặc biệt là ở những bệnh nhân Thalassemia chưa được sàng lọc trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">+ Điều quan trọng, bất kỳ người lớn nào bị thiếu sắt (ví dụ, mức ferritin huyết thanh &lt;30 ng/mL) nên được đánh giá để tìm nguyên nhân cơ bản, có thể bao gồm mất máu đường tiêu hóa, đặc biệt đối với người lớn trên 40 đến 50 tuổi hoặc tình trạng cản trở sự hấp thụ sắt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Sử dụng sắt: Bổ sung sắt có thể được cung cấp qua đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch (IV).</p> <p style="text-align: justify;">Sắt uống: Đối với hầu hết bệnh nhân, vì sắt uống dễ sử dụng hơn và an toàn hơn như ferrous sulfate (325 mg uống một lần mỗi ngày hoặc một lần mỗi ngày thứ hai, tốt nhất là trước khi đi ngủ). Sắt đã được kết hợp với vitamin C (100 đến 200 mg với mỗi liều sulfat sắt) hoặc một ly nhỏ nước cam.</p> <p style="text-align: justify;">Sắt đường tĩnh mạch: Liệu pháp sắt qua đường tĩnh mạch thường dành riêng cho những bệnh có tình trạng kém hấp thu, không dung nạp hoàn toàn với các chế phẩm sắt uống, các triệu chứng từ vừa đến nặng mặc dù đã dùng thử sắt uống , hoặc nhu cầu phản ứng nhanh hơn do mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">- Ở những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, liệu pháp điều trị không dùng thuốc có thể đủ để giảm triệu chứng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tránh các yếu tố làm trầm trọng thêm, bao gồm: cân nhắc việc ngừng sử dụng các loại thuốc có thể gây trầm trọng hơn triệu chứng của RLS, ngủ đủ giấc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Tập thể dục thường xuyên theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giảm lượng caffeine.</p> <p style="text-align: justify;">+ Để giảm triệu chứng: đi bộ, đi xe đạp, ngâm chân trong nước ấm và xoa bóp chân.</p> <p style="text-align: justify;">+ Các liệu pháp có thể có một số lợi ích bao gồm yoga và châm cứu.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-chan-khong-yen-stjbx
Bệnh viêm lợi do mảng bám răng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh viêm lợi do mảng bám răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lợi là thành phần ngoài cùng của vùng quanh răng, lợi tiếp xúc với thức ăn, vi khuẩn, virus, nấm có trong miệng. Lợi có cấu trúc mô và hoạt động tế bào để tự bảo vệ chống lại các tác nhân tấn công, vì thế mô quanh răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi có sự mất cân bằng giữa hệ thống đề kháng của lợi và tấn công của vi khuẩn ở mảng bám răng sẽ xảy ra tình trạng viêm lợi.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh viêm lợi do mảng bám răng là bệnh răng miệng phổ biến, thường do vi khuẩn gây nên. Viêm là dạng thường gặp nhất của các bệnh lợi, viêm là do mảng bám vi khẩn gây ra và các yếu tố kích thích làm tích tụ mảng bám thường có trong môi trường miệng. Bệnh viêm lợi có thể xảy ra ở các lứa tuổi, không phân biệt giới tính nam hay nữ. Viêm lợi do mảng bám thường bắt đầu từ những vị trí dễ tích tụ mảng bám như mặt bên của răng, sau đó lan ra xung quanh.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_tut-loi-chan-rang-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh viêm lợi do mảng bám răng là bệnh răng miệng phổ biến, thường do vi khuẩn gây nên</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh viêm lợi do mảng bám răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm lợi mạn tính do mảng bám là sự tích tụ vi khuẩn tại mảng bám răng. Mảng bám răng là một màng mỏng, bám cặn trên mặt răng, dính vào mặt răng hoặc các mặt cứng trong miệng, dày từ 54 đến 2000µm. Mảng bám răng có hai loại là mảng bám răng trên lợi và mảng bám dưới lợi. Thành phần chủ yếu của mảng bám răng là vi khuẩn, có hơn 500 loài vi khuẩn khác nhau, trong đó tại vùng viêm lợi có 56% Gram dương, 44% Gram âm, hiếu khí 59%, kỵ khí 41%. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ trực tiếp bám lên màng vô khuẩn, chủ yếu là Gram dương như <em>Actinomyces viscosus</em> và <em>Streptococcus sanguis</em>, sinh sôi và phát triển, sau đó các vi khuẩn khác sẽ bám lên các vi khuẩn đã có trên mảng bám răng như <em>Prevotella intermedia</em>, <em>Porphyromonas gingivalis</em>…, từ đó các vi khuẩn sẽ phát triển và gây nên tình trạng viêm tại lợi.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh viêm lợi do mảng bám răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Lợi viêm sẽ có sự thay đổi về các đặc điểm: màu sắc, kích thước, hình dạng, mức độ săn chắc và chảy máu.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_sung-loi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lợi viêm sẽ có sự thay đổi về các đặc điểm: màu sắc, kích thước, hình dạng, mức độ săn chắc</em></p> <p><strong><em>Màu sắc</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Lợi bình thường có màu hồng nhạt, đôi khi có sắc tố melanin; khi lợi viêm sẽ có màu đỏ nhẹ hoặc đỏ rực.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Kích thước</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Lợi viêm có hiện tượng sưng nề lợi tự do cả mặt ngoài và trong, sưng nề nhiều làm tăng kích thước lợi, có thể có túi lợi giả.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Hình dạng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Lợi bình thường có hình vỏ sò, có rãnh lõm ở giữa mặt ngoài nhú lợi, bờ lợi trông như rìa lưỡi dao bao quanh bề mặt răng. Lợi viêm có hiện tượng phù nề bờ lợi và nhú lợi, bờ lợi nề trông như rìa lưỡi dao cùn, không còn hình dạng khum vỏ sò.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Mức độ săn chắc</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Bình thường lợi dính chắc, lợi tự do không nề. Khi viêm, lợi không còn săn chắc, khi thăm khám bằng dụng cụ sẽ thấy độ lõm kéo dài 30 giây mới trở về bình thường.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Chảy máu</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Chảy máu thường xảy ra khi có tình trạng viêm lợi, tủy mức độ sẽ chảy máu khi thăm khám hoặc chảy máu tự nhiên.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh viêm lợi do mảng bám răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm lợi mảng bám liên quan nội tiết</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Thai nghén</em></p> <p style="text-align: justify;">Thời kỳ thai nghén, lợi đáp ứng mạnh hơn với các kích thích vi khuẩn và sản phẩm đào thải của vi khuẩn, lợi phù nề đỏ, thay đổi hình dạng bờ lợi và nhú lợi, dễ chảy máu khi thăm khám. Viêm lợi mảng bám thường xuất hiện vào giai đoạn 2 của thai kỳ, giảm dần khi sinh con.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Dậy thì</em></p> <p style="text-align: justify;">Thời kỳ dậy thì có tăng các hormon estrogen và testosteron, lợi đáp ứng mạnh hơn với các tác nhân gây viêm.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Chu kỳ kinh nguyệt</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngày cuối của chu kỳ trước và vài ngày đầu chu kỳ sau có tăng tiết dịch lợi, phản ứng viêm tại lợi dễ hình thành hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm lợi mảng bám liên quan thiếu dinh dưỡng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Thiếu vitamin C</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi thiếu vitamin C, đáp ứng miễn dịch tại chỗ thay đổi, lợi nhạy cảm với các kích thích vi khuẩn hơn, lợi viêm có biểu hiện đỏ, sưng, không săn chắc, dễ chảy máu. Mức độ viêm không tương quan với mảng bám răng, khi mảng bám rất ít thì lợi vẫn viêm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm lợi mảng bám liên quan bệnh toàn thân</em></strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Bệnh đái tháo đường</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ em mắc đái tháo đường typ 1 dễ mắc viêm lợi hơn, khi bệnh đái tháo đường kiểm soát thì bệnh viêm lợi giảm.</p> <p style="text-align: justify;">- Người lớn mắc đái tháo đường dễ bị viêm quanh răng.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Ung thư bạch cầu và các bệnh ung thư máu khác</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh bạch cầu cấp ảnh hưởng đến lợi nhiều nhất, sự giảm bạch cầu trung tính theo chu kỳ 14 – 36 ngày liên quan đến sự xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng, tăng phản ứng viêm với các kích thích của vi khuẩn mảng bám và khởi phát đợt viêm quanh răng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Viêm lợi mảng bám liên quan với thuốc</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">3 loại thuốc liên quan trực tiếp đến sự quá phát của lợi (phì đại lợi) và các phản ứng viêm do mảng bám vi khuẩn đó là: thuốc điều trị động kinh phenytoin natri hoặc phenytoin epinutin, thuốc chống thải loại tổ chức ghép cyclosporin A, thuốc điều trị tăng huyết áp nifedipin. Phì đại lợi gặp ở các răng phía trước nhiều hơn răng sau, người trẻ phì đại lợi nhiều hơn người già. Lợi thay đổi hình dạng và kích thước nhú lợi, phì đại lan sang bờ lợi và lợi dính.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh viêm lợi do mảng bám răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Căn nguyên chính gây nên viêm lợi là mảng bám răng, tuy nhiên viêm lợi có thể dễ xuất hiện và tiến triển nhanh hơn khi có các yếu tố thuận lợi giúp mảng bám dễ bám lên bề mặt răng như: cao răng, rãnh lõm ở vùng cổ răng và chân răng, bề mặt chất hàn không trơn nhẵn, …</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Cao răng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Sự khoáng hóa mảng bám răng tạo ra cao răng, bề mặt cao răng không trơn láng bằng bệ mặt răng, vì thế vi khuẩn và glycoprotein trong nước bọt dễ bám lên hơn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Bất thường răng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Hình dạng răng bất thường như lồi men, các rãnh lõm bề mặt, núm phụ… làm tăng nguy cơ lưu giữ và khó làm sạch mảng bám răng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Miếng trám răng và phục hình răng sát lợi hoặc dưới lợi </em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Miếng trám răng không nhẵn hoặc phồng hơn so với răng ban đầu sẽ làm bám mùn thức ăn và vi khuẩn, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Thời gian tồn tại miếng trám hay phục hình càng kéo dài thì tổn thương do viêm ở vùng quanh răng càng nặng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Gãy vỡ chân răng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Gãy chéo răng và chân răng dưới lợi sẽ tăng tăng tích lũy mảng bám vi khuẩn, khó vệ sinh răng miệng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Tiêu cổ răng</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Tiêu cổ răng dưới lợi làm tích tụ mảng bám và khó vệ sinh răng mineegj</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Phanh môi bám cao</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Phanh môi bám cao sẽ dẫn đến tình trạng co kéo bong lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>- Ngách tiền đình nông</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng này do lợi dính hẹp, thường gặp ở nhóm răng cửa dưới và vùng mất răng, khi ngách tiền đình nông sẽ làm tăng nguy cơ gây bong lợi khỏi bề mặt răng, từ đó bám dính mảng bám, mùn thức ăn lên bề mặt răng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh viêm lợi do mảng bám răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở 90% dân số. Đây là bệnh lý hay tái phát, nếu không được điều trị đúng cách có thể gây hậu quả cho tổ chức quanh răng, từ đó gây lung lay và rụng răng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống.</p> <p style="text-align: justify;">Để phòng ngừa bệnh viêm lợi cần thực hiện các khuyến cáo sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Thăm khám răng miệng định kỳ 06 tháng/lần, bác sĩ sẽ phát hiện sớm và xử trí các vấn đề bệnh lý, tránh biến chứng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thăm khám răng miệng định kỳ 06 tháng/lần" src="/ckfinder/userfiles/images/_anh-chinh-RHM-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thăm khám răng miệng định kỳ 06 tháng/lần</em></p> <p style="text-align: justify;">- Lấy cao răng định kỳ 06 tháng/lần.</p> <p style="text-align: justify;">- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng xoay tròn với bàn chải lông mềm và kem chải răng ít nhất 2 lần/ngày, buổi sáng sau ăn sáng và buổi tối trước khi ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước lọc, nghỉ ngơi hợp lý.</p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm các vấn đề bất thường trong răng miệng để thăm khám và điều trị kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh viêm lợi do mảng bám răng </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị cơ bản</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Lấy cao răng định kỳ 06 tháng/lần để loại bỏ mảng bám răng, cao răng trên lợi và dưới lợi.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_1572233916-chay-mau-chan-rang-co-nguy-hiem-khong.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Lấy cao răng định kỳ 06 tháng/lần để loại bỏ mảng bám răng, cao răng trên lợi và dưới lợi.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ thuận lợi cho việc tích tụ và hình thảnh mảng bám răng, cao răng gây viêm lợi.</p> <p style="text-align: justify;">- Lợi phì đại hoặc u lợi ở phụ nữ mang thai: xử trí cắt bỏ và tạo hình lợi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị hỗ trợ</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn (Nước súc miệng betadine, Kin,...).</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị viêm lợi: thuốc bôi tại chỗ (metrogyl denta...) hoặc súc miệng.</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-loi-do-mang-bam-rang-skufp
Bụi phổi kết hợp với lao
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bụi phổi kết hợp với lao</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như chúng ta đã biết, <strong>bệnh lao</strong> là một bệnh nguy hiểm, đã từng được xếp vào một trong “tứ chứng nan y” trước đây. Hiện nay, tuy bệnh lao có thể được điều trị được nhưng tình hình dịch tễ vẫn rất phức tạp mà con người chưa thể kiểm soát hoàn toàn được nó.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bụi phổi Silic</strong> cũng là một bệnh khá đặc biệt, tiến triển không hồi phục và gây ra những hậu quả nặng nề cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Việc mắc lao ở người bệnh bụi phổi là một tình trạng bệnh đã nặng còn nặng thêm, khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn cũng như để lại những hậu quả khôn lường cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Vậy, ngày hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ mắc lao ở người bệnh bụi phổi nhé</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bụi phổi kết hợp với lao</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nguyên nhân mắc lao ở người bệnh bụi phổi.</p> <p style="text-align: justify;">Trước hết chúng ta cần tìm hiểu bệnh bụi phổi là gì và lao phổi là gì?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bụi phổi</strong> là bệnh gây ra do hít phải bụi than cacbon cao, hạt silic (trong than đá, than mỡ) trong thời gian dài (thường &gt; 20 năm). Vì vậy, bệnh thường gặp ở các công nhân làm việc trong mỏ than, khoáng sản, các công nhân trong phân xưởng sản xuất nhựa đường, làm cầu đường, bê tông, thủy tinh, công nhân trên công trường xay, nghiền, khoan đá và bê tông,... Các đại thực bào sẽ “ăn” các hạt bụi lắng đọng trong các phế nang tạo ra chuỗi phản ứng viêm, giải phóng các chất trung gian hóa học gây phá hủy dần các mô liên kết, sợi elastin, sợi collagen,... trong thời gian dài và dần để lại di chứng xơ phổi.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210616/20210616_benh-bui-phoi-silic.png"></p> <p style="text-align: justify;"><em>Bệnh bụi phổi silic</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh lao phổi</strong> là bệnh gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Đây là một bệnh truyền nhiễm và có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như: Phổi, cơ xương khớp, tai, hạch, ruột, màng não,... Trong đó thì lao ở phổi là thường gặp nhất, khoảng 80%.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, việc nhiễm lao không đồng nghĩa là mắc lao. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vi khuẩn lao sẽ đủ sức chống lại sự tấn công của hệ miễn dịch và sinh sôi nảy nở, phát bệnh nhanh chóng. Những người có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe thì phát bệnh chậm hơn, hoặc có thể không phát bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210616/20210616_benh-lao-phoi.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh lao phổi</em></p> <p style="text-align: justify;">Mắc lao ở người bệnh bụi phổi là tình trạng những công nhân bị bụi phổi bị mắc lao. Ở những bệnh nhân bị bị phổi, sức đề kháng của phổi sẽ kém hơn người bình thường nên việc nhiễm lao sẽ rất dễ tiến triển thành mắc lao. Tình trạng phổi bị xơ hóa, viêm mạn tính, giãn phế quản hay phế nang trong bệnh bụi phổi là điều kiện thuận lợi lý tưởng cho các vi trùng lao cư trú và phát triển.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bụi phổi kết hợp với lao</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Mắc lao ở người bệnh bụi phổi có triệu chứng chung của cả hai bệnh lao phổi và bụi phổi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bụi phổi giai đoạn đầu</strong> thường ít triệu chứng. các triệu chứng của bệnh thường do các vấn đề khác tác động, hoặc là biểu hiện của một bệnh khác chồng lấp cùng bệnh bụi phổi, ví dụ như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi hay lao phổi,...</p> <p style="text-align: justify;">Triệu chứng thường gặp nhất là ho, có thể trở thành mạn tính và triệu chứng này còn kéo dài ngay cả khi bệnh nhân không còn làm việc trong môi trường nhiều khói bụi hay thuốc lá. Thường bệnh nhân có ho khan nhưng đôi khi cũng có tình trạng ho ra đờm trắng hoặc đờm lẫn các hạt hoặc đám màu đen gọi là các hạt melanoptysis.</p> <p style="text-align: justify;">Giai đoạn sau của <strong>bệnh bụi phổi</strong> có thể xuất hiện triệu chứng hụt hơi, khó thở tăng dần. Nặng hơn có thể là tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải và có thể tiến triển thành các đợt suy hô hấp. Người bệnh suy kiệt dần, giảm cân, đau tức ngực và có thể xuất hiện sốt khi có bội nhiễm phổi</p> <p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của lao phổi tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh:</p> <p style="text-align: justify;">Ở thời kỳ ủ bệnh thường rất ít triệu chứng. Sức đề kháng của cơ thể là mấu chốt của việc kéo dài thời kỳ này. Rất khó phát hiện bệnh lao trong giai đoạn này bởi các triệu chứng rất nghèo nàn, thậm chí không có. Ở thời kỳ này lao phổi không lây.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh lao có thể gặp ở nhiều cơ quan nên sẽ có những triệu chứng đặc hiệu&nbsp; ở các cơ quan mắc lao. Các triệu chứng của lao phổi thường là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><a href="https://medlatec.vn/tin-tuc/ho-keo-dai-canh-bao-dau-hieu-cua-benh-gi-s195-n17842">Ho kéo dài</a> trên 3 tuần, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng. Ho có thể là ho khan hoặc có đờm, nguy hiểm nhất là ho ra máu. Ho kéo dài là triệu chứng điển hình của bệnh&nbsp; lao phổi.</li> <li style="text-align: justify;">Khó thở và đau ngực là những triệu chứng có thể xuất hiện.</li> <li style="text-align: justify;">Vã mồ hôi trộm về đêm.</li> <li style="text-align: justify;">Sốt dai dẳng về chiều cũng là một trong những triệu chứng điển hình của lao phổi</li> <li style="text-align: justify;">Gầy sút cân nhanh chóng trong vài tháng.</li> <li style="text-align: justify;">Mệt mỏi, suy kiệt.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trong các trường hợp người bệnh mắc lao tiềm ẩn, sẽ không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào mà người bệnh có thể cảm nhận được.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với mắc lao ở người bệnh bụi phổi, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm và nặng nề, rầm rộ hơn. Bởi vì bụi phổi là một bệnh nền, mắc lao ở người bệnh bụi phổi thường có tiến triển nặng và khó hồi phục hơn.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bụi phổi kết hợp với lao</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Biến chứng của mắc lao ở người bệnh bụi phổi là sự tổng hợp của các biến chứng gây ra bởi bệnh bụi phổi và bệnh lao. Những biến chứng này hiệp đồng và gây nặng hơn tình trạng bệnh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bụi phổi</strong> nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay còn gọi là COPD), nguy hiểm nhất là ung thư phổi.</p> <p style="text-align: justify;">Có nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ của bệnh bụi phổi với bệnh xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp và ung thư dạ dày. Và đương nhiên, người bệnh&nbsp; bụi phổi luôn được xếp vào nhóm những đối tượng có nguy cơ mắc lao cao nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Mắc lao ở người bệnh bụi phổi nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho phổi bị tổn thương ngày càng nặng nề gây ra các tình trạng ho ra máu, đau ngực, khó thở, thậm chí suy hô hấp và tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Mắc lao ở người bệnh bụi phổi khiến cơ thể suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém dần có thể khiến cho vi khuẩn lao lây lan ra khắp cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và chức năng của các cơ quan khác như tim mạch, tiêu hóa, thận, cơ xương khớp,...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bụi phổi kết hợp với lao</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như chúng ta đã biết, lao phổi là một bệnh lây nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">Bản thân bệnh bụi phổi không lây, nhưng nó có tính chất nghề nghiệp trên một nhóm công nhân cùng làm việc trong môi trường bụi than.</p> <p style="text-align: justify;">Vì vậy mắc lao ở người bệnh bụi phổi cũng sẽ rất dễ lây nhiễm cho những đồng nghiệp bị bụi phổi khác nếu như không sớm tìm ra người bệnh bụi phổi bị mắc lao.</p> <p style="text-align: justify;">Mắc lao ở người bệnh bụi phổi là khi người bệnh bụi phổi hít phải không khí chứa vi khuẩn lao. Khi đã xâm nhập được vào cơ thể, vi khuẩn lao sẽ đi theo đường máu tới các cơ quan và gây bệnh tại đó nếu gặp điều kiện thuận lợi. Phổi là cơ quan cửa ngõ và cũng là cơ quan dễ bị mắc lao nhất. Vì bụi phổi thường xuất hiện ở những công nhân ngành than làm việc lâu năm trong môi trường hầm mỏ và lại có xu hướng sống tập thể nên đây là một môi trường lý tưởng cho lao phát triển và lây nhiễm. Vì vậy, mắc lao ở người bệnh bụi phổi là cực kỳ nguy hiểm cho một tập thể công nhân làm việc cùng nhau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bụi phổi kết hợp với lao</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Việc chẩn đoán mắc lao ở người bệnh bụi phổi tương đối khó khăn. Bởi chúng ta cần phải chẩn đoán hai bệnh song song. Thường các bệnh nhân bụi phổi được chẩn đoán từ trước đó nếu có phát hiện ra bệnh lao thì sẽ dễ chẩn đoán hơn việc tìm ra bệnh nền bụi phổi từ một bệnh nhân mắc lao phổi. Vì vậy mà mắc lao ở người bệnh bụi phổi có thể bị bỏ&nbsp; sót khiến cho việc điều trị gặp khó khăn hoặc chưa triệt để.</p> <p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán mắc lao ở người bệnh bụi phổi sẽ cần hỏi kỹ tiền sử, khám xét kỹ trên lâm sàng và nhiều phương tiện máy móc cũng như xét nghiệm để chẩn đoán:</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210616/20210616_chup-x-quang-nguoi-bi-benh-lao.jpg"></p> <p style="text-align: justify;">Trước hết là cần giám định&nbsp; bệnh bụi phổi dựa vào tiền sử thời gian tiếp xúc với bụi than &gt; 20 năm, hình ảnh Xquang ngực hoặc CT lồng ngực có các nốt mờ tròn đều hoặc các đám mờ lớn, Đo chức năng hô hấp theo dõi rối loạn thông khí hạn chế hoặc hỗn hợp hạn chế - tắc nghẽn.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm khác đánh giá chức năng phổi không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhưng sẽ giúp cho bác sĩ lâm sàng đánh giá tình trạng chức năng phổi của các bệnh nhân có rối loạn thông khí hạn chế, tắc nghẽn hay hỗn hợp. Đối với các bệnh nhân này, việc định kỳ đo khả năng khuếch tán carbon monoxide (DLCO), xét nghiệm khí máu khi nghỉ ngơi và khi gắng sức là cần thiết để đánh giá tình trạng nặng của phổi cũng như sự tiến triển của bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Việc nội soi phế quản và sinh thiết phổi cũng được đặt ra khi việc chẩn đoán gặp khó khăn.</p> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán mắc lao ở người bụi phổi sẽ cần thêm các xét nghiệm đặc hiệu về lao. Hiện nay, để phát hiện lao có rất nhiều phương pháp được sử dụng thông qua việc xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm như: Xét nghiệm Quantiferon, Nhuộm soi tiêu bản đờm, nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường lỏng (MGIT), Xét nghiệm Gene-Xpert,...</p> <p style="text-align: justify;">Tại bệnh viện đa khoa Medlatec hiện đã có đầy đủ chuyên gia cũng như tất cả các phương tiện có thể chẩn đoán mắc lao ở người bệnh bụi phổi như chụp Xquang, CT Phổi, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm Quantiferon TB Gold Plus, soi đờm trực tiếp nhuộm huỳnh quang, xét nghiệm Gene Xpert, nuôi cấy MGIT.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bụi phổi kết hợp với lao</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thường thì ít có khuyến cáo phải điều trị ở các bệnh nhân bụi phổi, chủ yếu là hạn chế tiếp xúc với khói bụi độc hại, cai thuốc lá nếu có, phục hồi chức năng phổi và điều trị các đợt bệnh bội nhiễm. Các trường hợp bệnh nặng gây suy hô hấp sẽ cần phải điều trị tích cực bằng các phương pháp:</p> <ul> <li style="padding-bottom: 10px">Sử dụng các thuốc giãn phế quản phối hợp các thuốc long đờm để làm đường thở thông thoáng hơn, giúp bệnh nhân dễ thực hiện động tác hít thở hơn.</li> <li style="padding-bottom: 10px">Cai thuốc lá là một biện pháp tiên quyết cần thực hiện nếu muốn bệnh cải thiện. Bởi hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn thông khí tắc nghẽn gây khó thở.</li> <li style="padding-bottom: 10px">Thở Oxy nếu khó thở mạn tính. các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số chức năng hô&nbsp; hấp và khí máu để quyết định việc thở Oxy dài hạn tại nhà hoặc thở máy.</li> <li style="padding-bottom: 10px">Nếu tình trạng bệnh quá nặng nề hoặc phổi có nhiều kén khí hay các tổn thương lớn không hồi phục gây ảnh hưởng đến chức năng thông khí, các bác sĩ có thể xem xét chỉ định đặt van một chiều phế quản, phẫu thuật cắt thùy phổi hay cấy ghép phổi.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Thuốc điều trị trong mắc lao ở người bệnh bụi phổi cũng giống như điều trị lao ở các bệnh nhân mắc lao khác. Các thuốc đặc trị cũng gồm có 2 loại chính là thuốc chống lao thiết yếu ( 5 loại thuốc là: isoniazid, rifampicin, pyrazinamid, streptomycin, ethambutol) và thuốc chống lao hàng 2 (gồm các thuốc: kanamycin, amikacin, capreomycin; nhóm fluoroquinolones và một số thuốc khác)</p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp phát hiện lao tiềm ẩn ở người bệnh bụi phổi, việc điều trị sẽ gồm ít thuốc hơn với các phác đồ cụ thể theo các khuyến cáo mới nhất, trong vòng 6-9 tháng.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bui-phoi-ket-hop-voi-lao-sbosx
Glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Glocom thứ phát theo cơ chế hỗn hợp là tình trạng xuất hiện bệnh glocom mà lúc đầu gây tăng nhãn áp với góc tiền phòng mở về sau tăng nhãn áp do bị đóng góc tiền phòng.&nbsp;<br> Các bệnh lý mà thường dẫn tới glocom thứ phát theo cơ chế hỗn hợp bao gồm: các bệnh lý gây thiếu máu võng mạc, viêm màng bồ đào, u nội nhãn và chấn thương. Như vậy, có thể phân chia thành 4 loại hình thái glocom thứ phát theo cơ chế hỗn hợp:</p> <ul> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Glocom tân mạch</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Glocom do viêm màng bồ đào</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Glocom do chấn thương</li> <li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Glocom do u nội nhãn</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Glocom thứ phát theo cơ chế hỗn hợp" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_disc_hemorrhage_glaucoma_high_vi.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Glocom thứ phát theo cơ chế hỗn hợp</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 4.5pt; text-align: justify;">Nguyên nhân thường gặp gây bệnh glocom tân mạch là: bệnh võng mạc đái tháo đường, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, …</p> <p style="margin-left: 4.5pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_honhop.png"></p> <p style="margin-left: 4.5pt; text-align: center;"><em>Bệnh võng mạc đái tháo đường thường gây nên bệnh glocom tân mạch.</em></p> <p style="margin-left: 4.5pt; text-align: justify;">Võng mạc thiếu máu giải phóng nhiều yếu tố vận mạch và yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch (vascular endothelial growth factor - VEGF). Các yếu tố này tỏa lan ra tiền phòng kích thích mống mắt và góc tiền phòng tạo ra tân mạch. Tiếp đó mô xơ mạch tăng sinh trùm lên vùng bè gây tăng nhãn áp, lúc này góc còn mở. Ở giai đoạn muộn hơn, những tổ chức này co kéo gây dính góc tạo nên bệnh cảnh glôcôm góc đóng.</p> <p><strong>2. &nbsp;Glocom do viêm màng bồ đào</strong></p> <p><strong>2.1. Nguyên nhân - Sinh bệnh học</strong></p> <p>- Các dạng viêm màng bồ đào trước hoặc trung gian có thể gây bít tắc các khe kẽ vùng bè do các tế bào viêm, tủa protein hoặc do vùng bè bị viêm nhiễm phù nề. Trong trường hợp viêm nhiễm mạn tính, tổ chức sẹo, màng xơ mạch có thể dẫn đến bít tắc vùng bè. Quá trình viêm kéo dài gây dính chân mống mắt dẫn đến đóng góc.</p> <p>- Viêm mống mắt thể mi cấp tính gây dính góc tiền phòng, dính bít đồng tử, mống mắt vồng cao cũng có thể gây glôcôm đóng góc thứ phát.</p> <p>- Các nguyên nhân thường gặp là viêm mống mắt dị sắc Fuchs, viêm mống mắt do Herpes, zona, do xoắn khuẩn, bệnh sarcoidose, Behcet, viêm pars plana… tuy nhiên trong đa số trường hợp rất khó xác định được nguyên nhân.</p> <p><strong>3.Glôcôm thứ phát do chấn thương</strong></p> <p><strong>3.1. Nguyên nhân - Sinh bệnh học</strong></p> <p>- Chấn thương có thể gây tăng nhãn áp theo rất nhiều cơ chế khác nhau. Tắc nghẽn vùng bè do tế bào máu, tế bào viêm, xuất tiết viêm, chất thể thủy tinh, dịch kính làm thu hẹp các khe vung bè. Hiện tượng viêm phù và làm sẹo tại chính vùng bè cũng làm tăng cản trở sự lưu thông thủy dịch. Ngoài ra, các tổn thương thể thủy tinh, lùi góc tiền phòng cũng là những nguyên nhân dẫn đến tăng nhãn áp thứ phát sau chấn thương.</p> <p>- Tăng nhãn áp có thể xuất hiện ngay sau chấn thương nhưng cũng có thể xuất hiện sau vài tháng, thậm chí vài năm sau.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>CÁC KEYWORD TRIỆU CHỨNG </strong></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_glocomthuphat.jpg"> <em>Sợ ánh sáng.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhìn mờ</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm thị lực</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nhãn áp</p> <p style="text-align: justify;">- Căng tức mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy nước mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Sợ ánh sáng</p> <p style="text-align: justify;">- Tủa sau giác mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Phù giác mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Đồng tử giãn</p> <p style="text-align: justify;">- Dính góc tiền phòng</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất huyết tiền phòng</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền phòng nông</p> <p style="text-align: justify;">- Thoái hóa biểu mô sắc tố mống mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Phù gai thị</p> <p style="text-align: justify;">- Tân mạch&nbsp; mống mắt</p> <p style="text-align: justify;">- Tân mạch võng mạc</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm màng bồ đào</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng giả bong bao</p> <p style="text-align: justify;">- Hội chứng Posner – Schlossman</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh nhân đang trong cơn glocom cấp diễn thì nên cho bệnh nhân vào viện điều trị, đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc và hội chẩn có cần điều trị ngoại khoa hay không.</p> <p style="text-align: justify;">- Các trường hợp cần phẫu thuật thể thủy tinh, dịch kính, cắt mống mắt ngoại vi thì thực hiện chuyển tuyến cho bệnh nhân theo quy định.</p> <p style="text-align: justify;">- Với các nguyên nhân gây glocom thứ phát góc đóng không có nghẽn đồng tử mà chưa thể giải quyết được nguyên nhân sinh bệnh ngay thì cần giải thích cho người bệnh hiểu cơ chế và các yếu tố nguy cơ gây cơn glocom cấp diễn để người bệnh chủ động phòng ngừa, hướng dẫn người bệnh chế độ theo dõi định kỳ của bệnh glocom.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngày nay, ở các nước phát triển hình thức tổ chức quản lý bệnh nhân glocom theo mô hình Dispanser (DIXPANXE GLOCOM) đang chứng minh hiệu quả phòng ngừa mù lòa và tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Đây là một hình thái tổ chức y tế tiến bộ, một mô hình tổ chức có trách nhiệm quản lý bệnh nhân glocom tại cộng đồng, từ cơ sở tới trung ương với các hình thức:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tuyên truyền: Tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân về những triệu chứng ưu tiên và rõ rệt nhất của bệnh glocom và các tác hại của bệnh thông qua các hình thức tuyên truyền như viết báo, phát thanh qua mạng lưới thông tin đại chúng (đài, vô tuyến truyền hình), tranh ảnh, tờ rơi, áp phích.</li> <li style="text-align: justify;">Phát hiện sớm: Những bệnh nhân tới khám mắt từ 35-40 trở lên cần được đo nhãn áp. Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ cần được đo nhãn áp thường xuyên, theo dõi nhiều lần trong ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Quản lý: Tại địa phương, việc quản lý bệnh nhân glocom cần được thực hiện một cách chu đáo. Đối tượng quản lý là những bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán bị glocom thuộc mọi hình thái, ở mọi giai đoạn phát triển đã, đang được điều trị.</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị: Việc điều trị phải tuân thủ theo phác đồ, thống nhất giữa điều trị nội trú và ngoại trú. Chú ý đến các bệnh toàn thân, hướng dẫn về chế độ lao động thích hợp với tình trạng chức năng thị giác vá mức độ điều chỉnh nhãn áp, chế độ sinh hoạt.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân glocom theo mô hình dispanser giúp phát hiện tiến triển bệnh glocom. Nhãn áp, biến đổi thị trường và thay đổi của đầu thị thần kinh là những dấu hiệu quan trọng giúp đánh giá tiến triển bệnh glocom. Ngoài ra, các dấu hiệu như thị lực, tình trạng góc tiền phòng, biến đổi của vùng bọng thấm sau phãu thuật, … cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp xác định tiến triển của bệnh glocom, giúp đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Nhãn áp</em></li> </ul> <p style="margin-left: 0.2in; text-align: justify;">Đo nhãn áp tại mỗi lần người bệnh đến khám, xác định biến đổi nhãn áp trong ngày giúp đánh giá được mức nhãn áp đích tại mỗi thời điểm bệnh. Do đa số các thuốc và các phương pháp điều trị đều nhằm tác động vào nhãn áp nên kết quả hạ nhãn áp là kết quả trực tiếp nói lên hiệu quả điều trị. Bất cứ sự biến đổi nhãn áp tăng trên mức nhãn áp đích, dao động nhãn áp tăng trên 5 mmHg đều cần có sự điều chỉnh thêm của chế độ điều trị.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Thị trường</em></li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tổn thương thị trường là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời do nguyên nhân lão hóa theo tuổi, sự tự chết của tế bào hoặc do các bệnh lý gây tổn thương lớp sợi thần kinh thị giác. Có nhiều cách đánh giá tiến triển của tổn thương thị trường trong bệnh glocom như so sánh bản ghi tổng hợp giữa các lần đo thị trường (Overview printout), bản ghi biểu đồ so sánh các chỉ số thị trường (Change analysis printout), phân tích khả năng biến đổi do glocom (Glaucoma change probability analysis) và sử dụng phần mềm GPA (Glaucoma progression analysis). Trên lâm sàng hiện nay, việc sử dụng phần mềm GPA được cho là cách theo dõi tiến triển glocom chính xác và tiện dụng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Các bước tiến hành theo dõi tiến triển tổn thương thị trường glocom bằng ứng dụng phần mềm GPA</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 1: Thiết lập dữ liệu cơ bản (số liệu về các điểm tổn thương khư trú trên thị trường (Pattern deviation plot)). Nếu bệnh nhân đã được đo thị trường từ 3 lần trở lên, phần mềm GPA sẽ thiết lập dữ liệu cơ bản của bệnh nhân dựa trên số liệu của 2 bản ghi thị trường đầu tiên.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 2: Các số liệu từ bản ghi thị trường mới sẽ được so sánh với số liệu cơ bản vừa được thiết lập (so sánh số liệu trên Pattern deviation plot). Lập bản ghi chỉ số khác biệt (DB) giữa bản ghi mới và số liệu cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">- Bước 3: So sánh các số liệu vừa thu được tại từng điểm tổn thương với dữ liệu lưu trữ trong máy tính ( dữ liệu của các bệnh nhân glocom không có tiến triển bệnh, cùng lứa tuổi). Hiển thị sự khác biệt của từng điểm trên thị trường theo ký hiệu quy ước để đánh giá tiến triển như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Ʌ&nbsp;tiến triển với mức ý nghĩa 95%</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 2 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; Biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 3 lần khám thị trường liên tiếp</p> <p style="text-align: justify;">+&nbsp; X&nbsp;không đánh giá được sự biến đổi có ý nghĩa thống kê hay không</p> <p style="text-align: justify;">Tiêu chí để xác định tổn thương thị trường tiến triển là khi:</p> <p style="text-align: justify;">+ Đo thị trường ít nhất 3 lần</p> <p style="text-align: justify;">+ Mỗi lần khám mới được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản đầu tiên</p> <p style="text-align: justify;">+ Các lần khám sau, số liệu được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản và 2 lần khám thị trường gần nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Phần mềm GPA sẽ cảnh cáo tiến triển tổn thương thị trường theo các mức:</p> <p style="text-align: justify;">+ Có thể có tiến triển “possible progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng Ʌ</p> <p style="text-align: justify;">+ Có xu hướng tiến triển “likely progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, chỉ số VFI (visual field index) cho biết % chức năng thị trường còn lại của từng thời điểm. Chỉ số này giúp đánh giá tiến triển cho các trường hợp tổn thương thị trường nặng hoặc tổn thương lan tỏa.</p> <p style="text-align: justify;">Phân loại giai đoạn của Glocom theo VFI:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 0 (chưa bị glocom): VFI &gt; 90%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 1 (sớm): VFI ≥ 82%.</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 2 (trung bình): 63-81%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 3 (nặng):43-62%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 4 (trầm trọng): 23-42%</li> <li style="text-align: justify;">Giai đoạn 5 (mù): &lt; 22%</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại TT (đơn vị: dB/tháng hoặc năm) = Chênh lệch MD giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám (tháng/năm).</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức chậm khi tổn hại dưới 0,2db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 150 năm)</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức trung bình khi tổn hại từ 0,2-2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 15 năm)</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><em>Đầu thị thần kinh</em></li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên lâm sàng:</em></strong> Phân loại xu hướng tổn thương đầu thị thần kinh DDLS (Disc Damage Likelihood Scale) mới do Spaeth đề xuất đã khắc phục những nhược điểm của cách đánh giá tỉ lệ C/D đơn thuần vì đã chú trọng diện tích viền thần kinh và hiệu chỉnh kết quả đánh giá tổn thương đầu thị thần kinh theo kích thước gai thị. Đồng thời DDLS cũng bao phủ toàn bộ tiến trình của tổn thương đĩa thị thông qua việc phân chia chi tiết tới những giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ngoài DDLS, các hệ thống phân loại khác của của Armaly, Read – Spaeth, Shiose, Richardson, Nesterov, Jonas cũng đã và đang được tiếp tục nghiên cứu.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên kết quả chụp OCT:</em></strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo GPA (Guided Progression Analysis): Lớp sợi thần kinh quanh gai được đánh giá là có tổn hại khi độ dày trung bình hoặc độ dày ở 1 múi giờ giảm trên 20µm</p> <p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại RNFL (đơn vị µm/tháng) = Chênh lệch độ dày của RNFL giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám(tháng).</p> <p style="text-align: justify;">3.Tần suất khám lại cho bệnh nhân glocom</p> <p style="text-align: justify;">Tần số khám lại và khoảng cách giữa các lần khám lại tùy thuộc vào mức nhãn áp, mức tổn thương của bệnh, tốc độ tổn hại của thị trường và thần kinh thị giác.</p> <p style="text-align: justify;">Việc điều chỉnh để đạt được mức nhãn áp yêu cầu cần được thực hiện nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu việc đánh giá nhãn áp thường xuyên với khoảng cách một vài ngày hết sức quan trọng . Khi nhãn áp đã đạt được mức ổn định, tần suất và khoảng cách thời gian đến khám lại có thể được đánh giá dựa vào mức tổn thương và tốc độ tổn thương thị trường vào thời điểm được khám.</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Thời gian hẹn người khám bệnh lại dựa trên các nguyên tắc sau: </strong></li> </ul> <p style="text-align: justify;">+ Nhắc nhở người bệnh đi khám lại mắt ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu của glocom như đau đỏ, nhức, nhìn mờ như qua màn sương mù, cảm giá căng tức mắt.</p> <p style="text-align: justify;">+ Hẹn người bệnh điều trị nội khoa dựa theo thời lượng của thuốc hạ NA để đảm bảo điều trị không ngừng vì hết thuốc.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với người bệnh mới mổ mắt – hẹn khám lại sau xuất viện 1 tuần. Sau đó nếu mắt yên, NA điều chỉnh tốt – khám lại sau 1 tháng trong 3 tháng đầu.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có NA điều chỉnh ổn định sau mổ: Hẹn khám 3 tháng / 1lần trong năm đầu, sau đó 6 tháng/1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có nguy cơ cao mất chức năng thị giác, NA dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh glocom tiếp tục tiến triển: Hẹn khám định kỳ 1 tháng 1 lần.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đối với những đối tượng nghi ngờ có bệnh glocom: Nếu kết quả khám xét, thử nghiệm âm tính thì hẹn tái khám, tiến hành thử nghiệm lại khoảng nửa năm một lần. Sau 1,5 năm theo dõi bệnh glocom không được xác định thì có thể ngừng quản lý nhưng căn dặn đối tượng đó đi khám lại bất kỳ lúc nào khi có những dấu hiệu của glocom.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_thuphat2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các dấu hiệu lâm sàn, cận lâm sàng của bệnh phụ&nbsp;thuộc vào quá trình tiến triển của tân mạch.</em></p> <p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào quá trình tiến triển của tân mạch và được chia làm 4 giai đoạn:</p> <p style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 1: </strong>Không phát hiện được&nbsp; khi khám sinh hiển vi, chỉ phát hiện tân mạch khi chụp huỳnh quang mống mắt thấy tăng huỳnh quang trên một diện hẹp quanh bờ đồng tử. Trên thực tế lâm sàng hiếm khi phát hiện được bệnh ở giai đoạn này.</p> <p style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 2:</strong> Chủ yếu là các tân mao mạch phát triển từ đồng tử tiến về phía góc tiền phòng. Có thể quan sát được các tân mạch khi khám dưới sinh hiển vi và soi góc tiền phòng.</p> <p style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 3:</strong> Tân mạch phát triển đến vùng bè, tổ chức xơ phát triển xung quanh các tân mạch tạo thành một lớp màng xơ mạch phủ lên vùng bè làm thủy dịch không thấm qua được. Kết quả soi góc tiền phòng cho thấy góc vẫn còn mở, nhiều tân mạch trong góc tiền phòng kèm xơ mạch; nhãn áp trong giai đoạn này đã tăng khá cao.</p> <p style="text-align: justify;padding-bottom:6px"><strong>Giai đoạn 4:</strong> Là giai đoạn glôcôm tân mạch góc đóng do sự co kéo của lớp màng xơ mạch trên mống mắt và ở vùng góc tiền phòng gây đóng góc và dính góc không hồi phục. Giai đoạn này nhãn áp thường tăng rất cao, tiến triển nhanh chóng đến mất chức năng mắt. Soi góc tiền phòng thường quan sát thấy góc đóng hoàn toàn và xuất hiện các vị trí có dính góc tiền phòng.</p> <p><strong>2. &nbsp;Glôcôm do viêm màng bồ đào</strong></p> <p><strong>2.2. Chẩn đoán</strong></p> <p>- Tiền sử: đã hoặc đang điều trị viêm màng bố đào</p> <p>- Có dấu hiệu tăng nhãn áp kèm các triệu chứng điển hình của viêm màng bồ đào trước hoặc trung gian: đau nhức, sợ ánh sáng, giảm thị lực, cương tụ rìa, đồng tử co, dính mống mắt vào mặt trước thể thủy tinh, tủa sau giác mạc, tăng sắc tố vùng bè,… Tuy nhiên, các&nbsp;triệu chứng này có thể có biểu hiện rất nhẹ nên cần khám xét kỹ càng và không bỏ qua các triệu chứng chủ quan của người bệnh.</p> <p>-&nbsp; Ngoài việc phải chẩn đoán phân biệt giữa các hình thái khác nhau của glocom thứ phát theo cơ chế hỗn hợp thì cần chẩn đoán phân biệt glocom do viêm màng bồ đào với Hội chứng giả bong bao và Hội chứng Posner – Schlossman.</p> <p><strong>2.3. Cận lâm sàng</strong></p> <p>- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p>- OCT gai thị</p> <p>- Siêu âm UBM</p> <p><strong>3.Glôcôm thứ phát do chấn thương</strong></p> <p><strong>3.2. Chẩn đoán</strong></p> <p>- Tiền sử: chấn thương nhãn cầu, cần hỏi bệnh thật kỹ vì bệnh nhân có thể không nhớ ngay được các chấn thương đã quá lâu.</p> <p>- Triệu chứng: tăng nhãn áp, cương tụ rìa kèm theo các triệu chứng chủ quan như đau nhức, đỏ mắt, nhìn mờ.</p> <p>- Cần thực hiện việc khám xét mắt một cách tỉ mỉ, đầy đủ để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây tăng nhãn áp cũng như xác định được tổ chức bị tổn thương của mắt.</p> <p><strong>3.3. Cận lâm sàng</strong></p> <p>- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p>- OCT gai thị</p> <p>- Siêu âm UBM</p> <p>- Siêu âm nhãn cầu</p> <p>- CT-scan nhãn cầu (nếu cần thiết xác định tình trạng chấn thương)</p> <p><strong>4. Glôcôm do u nội nhãn</strong></p> <p><strong>4.2. Chẩn đoán</strong></p> <p>- Tiền sử: đã được chẩn đoán có khối u nội nhãn trước đây và chưa được điều trị</p> <p>- Triệu chứng: tăng nhãn áp, cương tụ rìa kèm theo các triệu chứng chủ quan như đau nhức, đỏ mắt, nhìn mờ.</p> <p>- Thực hiện khám mắt toàn diện từ trước ra sau, soi đáy mắt toàn bộ bao gồm cả vùng chu biên.</p> <p><strong>4.3. Cận lâm sàng</strong></p> <p>- Thị trường trung tâm 30-2 (hoặc 24-2)</p> <p>- OCT gai thị</p> <p>- Siêu âm UBM</p> <p>- Siêu âm nhãn cầu</p> <p>- Chụp mạch huỳnh quang đáy mắt</p> <p>- CT-scan nhãn cầu (nếu cần xác định vị trí khối u)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="margin-left: 4.5pt; text-align: justify;"><strong>1. Glocom tân mạch</strong></p> <p style="margin-left: 4.5pt; text-align: justify;"><strong>Điều trị: </strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cần tiến hành điều trị cấp cứu ngay khi phát hiện bệnh nhân có tình trạng tăng nhãn áp quá cao. Phối hợp điều trị bằng các loại thuốc hạ nhãn áp sẵn có như: Acetazolamid (uống), Timolol, Azopt (tra mắt), … với thuốc chống viêm có chứa corticosteroid, thuốc chống dính mống mắt (dung dịch Atropin tra mắt). Lưu ý: không nên dùng thuốc co đồng tử và prostaglandine vì nguy cơ gây nghẽn đồng tử và tăng phản ứng viêm, tăng dính góc tiền phòng.</p> <p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_glcocom.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có thể phối hợp điều trị bằng các loại thuốc hạ nhãn áp</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sau khi nhãn áp của bệnh nhân đã hạ, cần đánh giá lại toàn diện và chỉ định can thiệp điều trị bằng laser, tiêm nội nhãn (Avastin) hoặc phẫu thuật phù hợp với toàn trạng và tình trạng tại mắt của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">- Có nhiều phương pháp laser, phẫu thuật khác nhau để lựa chọn&nbsp;như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Laser quang đông võng mạc điều trị vùng thiếu máu</li> <li style="text-align: justify;">Lạnh đông võng mạc: Nếu môi trường trong suốt không cho phép laser</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật lỗ rò với thuốc chống chuyển hóa: Kết quả rất hạn chế</li> <li style="text-align: justify;">Van dẫn lưu: Có thể chỉ định sớm, khộng cần đợi khi phẫu thuật lỗ rò thất bại</li> <li style="text-align: justify;">Hủy thể mi là lựa chọn cuối cùng</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>2. &nbsp;Glocom do viêm màng bồ đào</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>2.4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị chống viêm toàn thân, tại chỗ.</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc hạ nhãn áp: Không dùng thuốc co đồng tử và prostaglandin</li> <li style="text-align: justify;">Chuyển viện nếu bệnh nhân có chỉ định laser hoặc phẫu thuật</li> <li style="text-align: justify;">Điều trị laser: Chỉ định laser iridotomy khi có nghẽn đồng tử, mống mắt vồng cao</li> <li style="text-align: justify;">Chỉ phẫu thuật khi viêm màng bồ đào đã ổn định nhưng nhãn áp vẫn tăng cao không đáp ứng với thuốc.</li> </ul> <ul> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật lỗ rò: Kết hợp thuốc chống chuyển hóa</li> <li style="text-align: justify;">Đặt van dẫn lưu</li> <li style="text-align: justify;">Hủy thể mi</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>3.Glocom thứ phát do chấn thương</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>3.4. Điều trị</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Điều trị chống viêm</li> <li style="text-align: justify;">Hạ nhãn áp bằng thuốc tại chỗ hoặc kết hợp toàn thân</li> <li style="text-align: justify;">Theo dõi nhãn áp lâu dài cho bệnh nhân chấn thương</li> <li style="text-align: justify;">Chuyển viện nếu bệnh nhân có chỉ định laser hoặc phẫu thuật</li> </ul> <ul> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật lỗ rò: Áp thuốc chống chuyển hóa hoặc không</li> <li style="text-align: justify;">Đặt van dẫn lưu hoặc hủy thể mi</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>4. Glocom do u nội nhãn</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>4.4. Điều trị</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Ưu tiên điều trị khối u nếu có thể, song song kết hợp sử dụng thuốc hạ nhãn áp tại chỗ và toàn thân.</p> <p style="text-align: justify;">- Không nên điều trị phẫu thuật lỗ rò cho các trường hợp có u ác tính.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp glocom gây đau và khối u không thể điều trị thì cần sử dụng các phương pháp diệt thể mi (laser, lạnh đông, điện đông) hoặc tiêm cồn hậu nhãn cầu.&nbsp;</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-glocom-thu-phat-co-che-hon-hop-slwji
Hở eo tử cung
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hở eo tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tử cung là một bộ phận vô cùng quan trọng trọng hệ thống cơ quan sinh dục nữ. Eo tử cung là phần tiếp nối giữa CTC và thân tử cung. Bình thường cổ tử cung chỉ dài 0,5 cm và đóng kín. Trong thai kỳ, đoạn eo tử cung vẫn đóng kín. Eo tử cung giãn dài ra và đến khi chuyển dạ, eo tử cung sẽ trở thành đoạn dưới tử cung có chiều dài khoảng 10 cm.</p> <p style="text-align: justify;">Khi các cơ đoạn của eo tử cung bị yếu gây mở cổ tử cung trước khi chuyển dạ được gọi là hở eo tử cung. Hở eo tử cung là nguyên nhân phổ biến gây sẩy thai liên tiếp trong ba tháng giữa của thai kỳ. Sẩy thai do hở eo tử cung có một số đặc điểm sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Khoảng từ tuần thai thứ 16 trở đi, khi áp lực trong buồng tử cung tăng dần đè lên đoạn eo tử cung, dẫn tới eo tử cung yếu đi và có thể làm cổ tử cung mở ra và thai bị sẩy ra ngoài. Đó là lí do vì sao sẩy thai do hở eo tử cung lại hay xảy ra ở quý 2 của thai kỳ.</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt=" Khoảng từ tuần thai thứ 16 trở đi, khi áp lực trong buồng tử cung tăng dần đè lên đoạn eo tử cung" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_ho-eo-co-tu-cung-khi-mang-thai-eragroupvn.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Khoảng từ tuần thai thứ 16 trở đi, khi áp lực trong buồng tử cung tăng dần đè lên đoạn eo tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thường là sẩy thai liên tiếp và tuổi thai lần sau nhỏ, sẩy sớm hơn lần trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Quá trình sẩy thai thường diễn ra nhanh, tự nhiên, đột ngột, hầu như không triệu chứng báo trước, , thậm chí tụt cả bọc thai -nhau - ối ra cùng lúc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ học</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số thống kê cho thấy tỷ lệ hở eo tử cung chiếm khoảng 0,5% số phụ nữ đang mang thai và ở nhóm phụ nữ có tiền sử sẩy thai 3 tháng giữa là khoảng 8%.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hở eo tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Hở eo tử cung thường xảy ra vào 3 tháng giữa thai kỳ. Hiện nay nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của hở eo tử cung vẫn chưa được làm rõ.Một vài giả thuyết được ủng hộ nhiều như do bẩm sinh hoặc liên quan tới một số yếu tố nguy cơ gây hở eo tử cung, bao gồm:</p> <p style="text-align: justify;">- Bất thường bẩm sinh cấu trúc giải phẫu eo tử cung, cổ tử cung</p> <p style="text-align: justify;">- Cổ tử cung bị rách, hở do nạo hút thai, nong gắp thai ở những lần phá thai trước</p> <p style="text-align: justify;">- Cổ tử cung bị rách trong những lần sinh trước</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật có liên quan đến cổ tử cung như: khoét chóp cổ tử cung, LEEP cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung …</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm cổ tử cung trong khi mang thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu elastin và collagen, phơi nhiễm diethylstilbestrol…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Hở eo tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Thường sẩy thai do hở eo tử cung thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng và thai phụ không để ý. Các triệu chứng nếu có cũng thường đến tuần thứ 14-16 thai kỳ mới xuất hiện vì khi đó áp lực tử cung mới đủ lớn để đè lên eo tử cung và gây tác động. Triệu chứng có thể gặp như: đau lưng, đau vùng chậu, co thắt bụng nhẹ, tiết dịch âm đạo nhiều, thay đổi tính chất dịch âm đạo, dịch có thể lẫn máu màu hồng, đỏ,…</p> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Triệu chứng có thể gặp như: đau lưng, đau vùng chậu, co thắt bụng nhẹ, tiết dịch âm đạo nhiều, thay đổi tính chất dịch âm đạo, dịch có thể lẫn máu màu hồng, đỏ,…" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20190404_153232_999848_cachgiamdauxuongchauo.max-800x800.jpg"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng có thể gặp như: đau lưng, đau vùng chậu, co thắt bụng nhẹ, tiết dịch âm đạo nhiều, thay đổi tính chất dịch âm đạo, dịch có thể lẫn máu màu hồng, đỏ,…</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi sẩy thai do hở eo tử cung đa số không có dấu hiệu báo trước: không có triệu chứng đau bụng hoặc đau không rõ ràng và thai phụ gần như không để ý cơn đau đó, sẩy thai tự nhiên, đột ngột, có thể sẩy cả bọc thai ra ngoài một cách nhanh chóng. Do đa phần thai nhi rất non tháng nên khó sống được sau sinh. Và với những thai phụ đã có tiền sử thì lần sẩy sau sẽ sớm hơn so với lần thai trước đó.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hở eo tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sinh non</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sẩy thai/ sinh non liên tiếp (≥ 2 lần) với đặc điểm sẩy tự nhiên, nhanh, không đau trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">- Sẩy thai ở 3 tháng giữa thai kì không rõ nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử có can thiệp thủ thuật như: nong cổ tử cung để nạo phá thai, rách cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung, LEEP cổ tử cung…</p> <p style="text-align: justify;">- Tử cung bất thường dị dạng như tử cung hai sừng, nhi tính…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Hở eo tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Tránh mang thai ngoài ý muốn, hạn chế can thiệp thủ thuật như nạo phá thai, nong cổ tử cung đặc biệt thai to.</li> <li style="text-align: justify;">Hạn chế can thiệp thủ thuật, phẫu thuật vào cổ tử cung</li> <li style="text-align: justify;">Với phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ đặc biệt không bỏ qua các mốc quan trọng, phát hiện sớm hở eo tử cung qua khám thai và siêu âm thai</li> </ul> <p style="text-align: center;"><em><img alt="Với phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ đặc biệt không bỏ qua các mốc quan trọng" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_lich-kham-thai-dinh-ky-cho-me-bau-2.png"> </em></p> <p style="text-align: center;"><em>Với phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ đặc biệt không bỏ qua các mốc quan trọng</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Những thai phụ có tiền sử sinh non, hở eo tử cung ở thai kỳ trước cần trao đổi cụ thể với bác sĩ ở lần khám thai này để được bác sĩ tư vấn, thăm khám kỹ, làm các xét nghiệm thăm dò để đánh giá, can thiệp khâu eo tử cung nếu có chỉ định để dự phòng sẩy thai, đẻ non.</li> <li style="text-align: justify;">Tuy hở eo tử cung không thể ngăn ngừa được nhưng thai phụ có thể thực hiện một số vấn đề để hạn chế nguy cơ và giúp có một thai kỳ vui khỏe:</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Bổ sung đầy đủ vitamin, tăng cường dinh dưỡng đủ các chất, sử dụng các thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.</p> <p style="text-align: justify;">- Cần kiểm soát cân nặng người mẹ trong quá trình mang thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong cả thai kỳ tăng cân lý tưởng là 10-12 kg. Trung bình 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg.</p> <p style="text-align: justify;">- Vai trò của siêu âm ngày càng quan trọng trong phát hiện bất thường hình thái học thai nhi và đo chiều dài cổ tử cung, đánh giá hình thái cổ tử cung để dự phòng sẩy thai/ sinh non. Chính vì thế, phụ nữ mang thai cần đi khám và siêu âm thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong thai kỳ nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, tức cài xuống hạ vị, ra máu, ra nước âm đạo bạn cần phải đến viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xử trí kịp thời.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hở eo tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán hở eo tử cung cần dựa vào hỏi bệnh, tiền sử, khám thực thể và xét nghiệm cận lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">(1) Tiền sử sản khoa:</p> <p style="text-align: justify;">+ Tiền sử sẩy thai hoặc đẻ non liên tiếp (14- 36 tuần) với đặc điểm chuyển dạ nhanh và không đau.</p> <p style="text-align: justify;">+ Có yếu tố nguy cơ hở eo tử cung: nong cổ tử cung, nạo hút thai, khoét chóp cổ tử cung, rách cổ tử cung, LEEP cổ tử cung, Tử cung/ cổ tử cung dị dạng bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">(2) Lâm sàng:</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ lâm sàng chẩn đoán sơ bộ hở eo tử cung nếu khám thực thể thấy cổ tử cung mở ở tuần thai 16 – 24 hoặc phát hiện qua siêu âm, đồng thời không thấy bệnh nhân có xuất hiện cơn co tử cung.Trường hợp nếu có cơn co thắt tử cung thì hướng tới chẩn đoán dọa sẩy thai/ sẩy thai/ sinh non.</p> <p style="text-align: justify;">(3) Trên siêu âm, chẩn đoán hở eo cổ tử cung khi:</p> <p style="text-align: justify;">- Đo chiều dài cổ tử cung &lt; 25 mm.</p> <p style="text-align: justify;">- Và/hoặc có sự thay đổi dần của cổ tử cung qua thăm khám và siêu âm ở tuổi thai trước 24 tuần, kèm yếu tố nguy cơ của hở eo tử cung.</p> <p style="text-align: justify;">- Lỗ trong cổ tử cung hình phễu (khảo sát ở 2 thời điểm có và không có áp lực lên buồng tử cung): có thể hình chữ T, Y, V, U.</p> <p style="text-align: justify;">- Đầu ối thành lập.</p> <p style="text-align: justify;">- Thấy sự hiện diện của phần thai nhi ở cổ tử cung hoặc ở âm đạo.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hở eo tử cung</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Khi thai phụ được chẩn đoán hở eo tử cung thì phương pháp điều trị chính là khâu eo tử cung. Phương pháp này được hai bác sĩ Shirodkar và Mc – Donald lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1950. Khâu eo tử cung giúp giảm tỷ lệ sảy thai/ đẻ non và có thể thực hiện qua đường âm đạo hoặc qua đường bụng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Khâu eo tử cung qua đường âm đạo: Phương pháp này thực hiện qua đường âm đạo, giúp cổ tử cung đóng kín bằng 1 sợi chỉ, là thủ thuật sản khoa phổ biến, đa số các bác sĩ chuyên khoa sản sau khi được đào tạo đều thực hiện được.</li> <li style="text-align: justify;">Khâu eo tử cung qua thành bụng: Kỹ thuật này được thực hiện trong 3 tháng đầu thai kì, không cần thực hiện lại ở lần mang thai sau. Tuy nhiên kỹ thuật này khó thực hiện hơn và bệnh nhân phải mổ lấy thai cũng như để lại vết sẹo trên thành bụng.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><em>Thời điểm khâu eo tử cung:</em></p> <p style="text-align: justify;">Thời điểm thực hiện tốt nhất là lúc thai 16- 20 tuần (tốt nhất là từ 16 -18 tuần). Thời điểm thích hợp nhất để khâu eo tử cung phụ thuộc vào tiền sử sản khoa của bệnh nhân, tuổi thai sẩy lần gần đây nhất của bạn.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Khâu eo tử cung được bác sĩ chỉ định khi:</em></p> <p style="text-align: justify;">- Được chẩn đoán hở eo tử cung</p> <p style="text-align: justify;">- Thai phụ có tiền sử khâu eo tử cung</p> <p style="text-align: justify;">- Tiền sử sẩy thai liên tiếp trên 2 lần không rõ nguyên nhân</p> <p style="text-align: justify;">- Song thai, đa thai mà chiều dài cổ tử cung &lt; 25 mm</p> <p style="text-align: justify;">- Thai có khả năng sống và không có dị tật bất thường.</p> <p style="text-align: justify;">- Khi chưa có chuyển dạ: không có cơn co tử cung, cổ tử cung mở &lt; 2cm và xóa &lt; 80%, đầu ối chưa thành lập.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Khâu eo tử cung" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_20191201_090436_589811_khau-vong-ctc.max-1800x1800.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Khâu eo tử cung</em></p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Chống chỉ định của khâu eo tử cung:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">- Tuổi thai nhi &gt;24 tuần</p> <p style="text-align: justify;">- Xuất hiện cơn co tử cung</p> <p style="text-align: justify;">- Thai lưu, thai bất thường</p> <p style="text-align: justify;">- Vỡ ối - Viêm, nhiễm trùng ối</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm sinh dục cấp.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Có 5 kỹ thuật khác nhau:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">+ Mc Donald.</p> <p style="text-align: justify;">+ Shirodkar.</p> <p style="text-align: justify;">+ Wurm.</p> <p style="text-align: justify;">+ Khâu qua thành bụng.</p> <p style="text-align: justify;">+ Lash.</p> <p style="text-align: justify;">- Phương pháp hay được các bác sĩ thực hiện là kỹ thuật Mc Donald:</p> <p style="text-align: justify;">+ Kỹ thuật này cần dùng chỉ không tiêu, bản rộng 5mm (Mercilene).</p> <p style="text-align: justify;">+ Các mũi khâu nằm sâu trong mô của cổ tử cung, vị trí khâu ngang lỗ trong lỗ trong</p> <p style="text-align: justify;">+ Mũi khâu cần tránh gây thủng màng ối và bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">+ Bốn mũi khâu ở cổ tử cung cổ tử cung làm thành một vòng chỉ thắt quanh và giúp cổ tử cung được đóng lại.</p> <p style="text-align: justify;">+ Để tránh siết chỉ quá mạnh, bác sĩ cần để ngón tay vào khi buộc nút chỉ.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Chú ý chăm sóc sau thủ thuật khâu vòng cổ tử cung:</strong></em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Nằm nghỉ tại giường ít nhất 12 tiếng</li> <li style="text-align: justify;">Theo dõi sát những dấu hiệu như: cơn co tử cung, đau bụng, sự ra máu-ra nước âm đạo.</li> <li style="text-align: justify;">Sử dụng kháng sinh dự phòng và thuốc giảm co cơ tử cung</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân được xuất viện khi không xuất hiện cơn co tử cung, không ra máu- ra nước âm đạo sau khi khâu 48 giờ.</li> <li style="text-align: justify;">Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh táo bón</li> <li style="text-align: justify;">Hạn chế vận động, đi lại trong tuần đầu tiên sau khâu eo tử cung</li> <li style="text-align: justify;">Kiêng giao hợp, đứng quá lâu, lao động nặng</li> <li style="text-align: justify;">Cắt chỉ khi thai trên 38 tuần hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ</li> <li style="text-align: justify;">Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa</li> <li style="text-align: justify;">Khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng, âm đạo ra máu ra nước, thai phụ cần đi khám ngay.</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ho-eo-tu-cung-stpma
Bệnh sán máng
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán máng do Theodor Bilharz phát hiện lần đầu năm 1972. Ký sinh trùng gây bệnh là sán máng thường ký sinh ở các loại ốc sên nước ngọt. Sự xuất hiện của các ấu trùng có đuôi (cercariae) từ ốc sên làm nguồn nước trở nên lây nhiễm. Người có thể mắc bệnh sau khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn, bị ấu trùng xâm nhập vào cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh sán máng cao nhất tại khu vực châu Phi hạ Sahara; đặc biệt tại khu vực nông thôn hay đô thị thiếu nguồn nước sạch, tạo điều kiện cho vật chủ trung gian là ốc sên phát triển.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sán máng do Theodor Bilharz phát hiện lần đầu năm 1972" src="/ImagePath/images/20210908/20210908_san-mang.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh sán máng do Theodor Bilharz phát hiện lần đầu năm 1972</em></p> <p style="text-align: justify;">Phần lớn bệnh nhân nhiễm sán máng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Diễn biến của bệnh phụ thuộc vào độ tuổi phơi nhiễm, mức độ phơi nhiễm, khả năng hình thành kháng thể của bệnh nhân và mẫn cảm di truyền. Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh xuất hiện do đáp ứng miễn dịch của cơ thể trong quá trình trứng sán di chuyển. Sán trưởng thành có thể được bao phủ bởi kháng thể của vật chủ, tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch và tồn tại kéo dài trong cơ thể con người. Quá trình di chuyển của trứng sán đến các mô gây viêm nhiễm và xơ hóa tổ chức. Trứng cũng có thể di chuyển qua hệ mạch tạng, hình thành huyết khối ở gan, phổi, lách, não và tủy sống; các vị trí ít gặp là da và khoang phúc mạc. Trứng sán sẽ tiết ra các protein và carbohydrates, gây ra các phản ứng miễn dịch và tăng bạch cầu ái toan:</p> <p style="text-align: justify;">- Tại ruột, viêm nhiễm gây loét, mất máu, hình thành sẹo</p> <p style="text-align: justify;">- Tại gan, xơ hóa khoảng cửa có thể gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch thực quản.</p> <p style="text-align: justify;">- Tại bàng quang, nhiễm sán máng gây viêm, loét, hình thành các polyp giả ở thành bàng quang, niệu quản, dễ nhầm lẫn với tổn thương ác tính. Ngoài ra, nhiễm sán máng mạn tính có liên quan đến ung thư bàng quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Quá trình di chuyển cúa sán và trứng sán đến não và tủy sống hiếm gặp nhưng có thể gây tình trạng nghiêm trọng, tăng tỷ lệ tử vong.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có 7 loại sán máng có thể gây bệnh cho con người. Ba loại chính là Schistosoma mansoni (châu Phi và Nam Mỹ), Schistosoma haematobium (châu Phi và Trung Đông) và Schistosoma japonicum (khu vực Đông Á). Trong đó, S.mansoni và S.japonicum thường gây triệu chứng đường tiêu hóa; trong khi, S.haematobium thường gây bệnh đường sinh dục tiết niệu. Các nhóm nhỏ khác gồm có Schistosoma mekongki, Schistosoma malayensis, Schistosoma intercalatum và Schistosoma guineensis. Đôi khi, có thể xuất hiện các chủng lai giữa các loài với nhau.</p> <p style="text-align: justify;">Vòng đời của sán máng phức tạp, bao gồm cả vật chủ trung gian và vật chủ chính. Trứng của sán máng có thể bị đào thải ra nguồn nước qua nước tiểu hay qua phân của người và động vật nhiễm bệnh. Trứng sau đó sẽ nở ra các ấu trùng có lông (miracidia), có khả năng di chuyến và xâm nhập vào vật chủ trung gian là các loài ốc sên. Trong ốc sên, sau khi ấu trùng trải qua hai giai đoạn là bào nang (sporocyst) và ấu trùng có đuôi (cercariae), tiếp tục ra ngoài môi trường nước sau 4 đến 6 tuần. Ấu trùng có đuôi có thể tồn tại trong môi trường nước 2 ngày; nhưng thường sẽ gây bệnh cho con người trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi rời khỏi ốc sên. Sau khi xâm nhập qua da người, ấu trùng sẽ mọc đuôi, (schistosomulae) theo dòng máu đến gan và trở thành sán trưởng thành sau 2 đến 4 tuần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các giai đoạn phát triển của sán máng" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_20200506_san-mang-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các giai đoạn phát triển của sán máng</em></p> <p style="text-align: justify;">Sán trưởng thành di chuyển ngược dòng hệ tĩnh mạch cửa đến hệ tĩnh mạch mạc treo của ruột non (S.japonicum, S.mekongi), đại tràng (S.mansoni, S.intercatalum), bàng quang (S.haematobium). Sau 1 đến 3 tháng, sán cái đẻ trứng; trứng sẽ theo nhu động của ruột non hoặc bàng quang, niệu quản và đào thải ra ngoài môi trường qua phân hoặc nước tiểu, bắt đấu một chu trình mới. Sán trưởng thành thường sống trong 5 đến 7 năm, nhưng cũng có thể kéo dài đến 30 năm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Đa phần các bệnh nhân mắc sán máng không có triệu chứng. Thông thường, các biểu hiện của nhiễm sán máng cấp tính (hội chứng Katayama) thường thấy ở những bệnh nhân không sống trong vùng dịch tễ, thường là khách du lịch do chưa có miễn dịch trước đó. Triệu chứng ngứa (Swimmer’s itch) có thể thấy ở cả khách du lịch và những người sống trong vùng dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn cấp: Bệnh nhân có thể xuất hiện phát ban ngứa (Swimmer’s itch) sau khi bơi ở vùng nước ngọt mang mầm bệnh. Tình trạng viêm da khu trú này thường ở bàn chân, bắp chân do phản ứng quá mẫn và có thể tiến triển thành mụn mủ, mày đay.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể xuất hiện phát ban ngứa" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_0008726_nhiem-san-mang_800.jpeg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể xuất hiện phát ban ngứa</em></p> <p style="text-align: justify;">Hội chứng nhiễm sán máng cấp tính (hội chứng Katayama) do phản ứng quá mẫn của cơ thể với kháng nguyên, thường xảy ra sau 3 đến 8 tuần kể từ khi nhiễm bệnh và trùng hợp với khoảng thời gian sán đẻ trứng, khi mức kháng nguyên tăng nhanh. Hội chứng này chủ yếu xảy ra trên các đối tượng chưa có miễn dịch từ trước. Bệnh nhân có biểu hiện sốt đột ngột, mày đay, phù mạch, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ho khan, tiêu chảy, đau bụng và đau đầu. Các triệu chứng này thường nhẹ và có thể tự hết sau vài ngày đến vài tuần. Đôi khi, xuất hiện một số triệu chứng dai dẳng như sụt cân, khó thở và tiêu chảy mạn tính. Các triệu chứng thần kinh như viêm não rất hiếm khi xuất hiện. Khi xét nghiệm, có thể thấy tăng bạch cầu ái toan (&gt;1000/microL) sau vài ngày khởi phát bệnh; bệnh nhân ho, khó thở có thể có hình ảnh thâm nhiễm phổi trên phim chụp X-quang.</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn mạn tính: Nhiễm sán máng mạn tính thường gặp ở những bệnh nhân sống trong các khu vực dịch tễ; tuy nhiên, giai đoạn mạn tính cũng có thể gặp ở khách du lịch, những người tiếp xúc trong thời gian ngắn. Các triệu chứng của giai đoạn mạn tính tiến triển từ từ, phụ thuộc vào tạng bị tổn thương. Thường gặp tổn thương ở đường ruột, gan, lách, đường niệu, phổi và hệ thần kinh trung ương. Các biểu hiện khác cũng có thể liên quan đến sán máng như suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương đường ruột: Bệnh nhân có thể đau bụng mạn tính hoặc từng đợt, ăn uống kém, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, loét đại tràng mạn tính có thể gây mất máu và thiếu máu thiếu sắt. Polyp ruột non và loạn sản, tắc ruột có thể xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Gan lách to do sán máng: Ở trẻ em, tổn thương gan chủ yếu là viêm không có xơ hóa xung quanh vị trí có trứng sán (quanh khoảng cửa trước xoang). Trên đối tượng người trưởng thành mắc bệnh mạn tính, tổn thương tiến triển thành xơ hóa quanh khoảng cửa. Bệnh nhân có tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gan to, giãn tĩnh mạch thực quản.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương phổi: Thường xuất hiện ở bệnh nhân có xơ hóa gan; tăng áp lực khoảng cửa làm xuất hiện shunt cửa-chủ, tạo điều kiện trứng sán vào vòng tuần hoàn phổi, gây huyết khối, tăng áp lực tĩnh mạch phổi, bệnh tim phổi</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương tiết niệu – sinh dục: Bệnh nhân có thể tiểu khó, tiểu ra máu, ra mủ ở giai đoạn sớm. Giai đoạn mạn tính, xuất hiện tình trạng loét, giả polyp ở bàng quang và thành niệu quản, dễ nhầm với tổn thương ác tính, ảnh hưởng lâu dài gây suy thận, ung thư bàng quang. Ngoài ra, nhiễm sán máng mạn tính có thể gây loét, phì đại âm hộ, âm đạo, cổ tử cung (ở nữ giới) hay ảnh hưởng đến tinh hoàn, tiền liệt tuyến (ở nam giới); gây vô sinh, tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.</p> <p style="text-align: justify;">- Tổn thương thần kinh: Các biến chứng thần kinh có thể xuất hiện như tổn thương tủy sống (viêm tủy cấp, đau chi dưới, liệt bàng quang, rối loạn chức năng đại tràng), tổn thương não (co giật, viêm não, viêm mạch máu não,…)</p> <p style="text-align: justify;">- Tăng nguy cơ nhiễm trùng khác như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm virus (HIV, viêm gan B, C,…), đồng nhiễm ký sinh trùng sốt rét (ở những nơi có dịch tễ cả 2 bệnh)</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người có thể mắc bệnh sau khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn, bị ấu trùng xâm nhập vào cơ thể. Ấu trùng sẽ chui qua da người khi đang bơi lội hoặc tắm trong nguồn nước bị lây nhiễm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ấu trùng sẽ chui qua da người khi đang bơi lội hoặc tắm trong nguồn nước bị lây nhiễm." src="/ImagePath\images\20210908/20210908_san-mang-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ấu trùng sẽ chui qua da người khi đang bơi lội hoặc tắm trong nguồn nước bị lây nhiễm.</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh sán máng cao nhất tại khu vực châu Phi hạ Sahara; đặc biệt tại khu vực nông thôn hay đô thị thiếu nguồn nước sạch, tạo điều kiện cho vật chủ trung gian là ốc sên phát triển. Văn hóa trồng lúa nước cũng là yếu tố quan trọng; do trâu có thể là nguồn mang mầm bệnh ở khu vực Đông Á hay Tây Phi. Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh khi tắm trong khu vực hồ, sông, suối có mang mầm bệnh. Nhiễm sán máng cũng có thể xảy ra ở các khách du lịch đến những nơi có dịch tễ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán máng bao gồm cung cấp nguồn nước sạch, điều trị bệnh nhân mắc bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm tiếp xúc với nguồn nước chứa mầm bệnh là biện pháp quan trọng để kiểm soát dịch bệnh. Các biện pháp gồm cung cấp nguồn nước sạch, vệ sinh tay sau khi tiếp xúc nguồn nước mang mầm bệnh, kiểm soát loài ốc mang mầm bệnh,…</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán và điều trị sớm cho bệnh nhân mắc sán máng giảm tỷ lệ mắc bệnh và tái nhiễm.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tăng bạch cầu ái toan trong máu thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm sán máng giai đoạn cấp; trong khi, bệnh nhân có tổn thương hệ thần kinh tăng bạch cầu ái toan dịch não tủy. Ngoài ra bệnh nhân có thiếu máu (do tổn thương đường ruột, đường niệu mạn tính), giảm tiểu cầu, tăng men gan (ở bệnh nhân tổn thương gan), có hồng cầu, bạch cầu niệu.</p> <p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán máng gồm xét nghiệm trực tiếp (phát hiện trứng sán trong phân, phát hiện kháng nguyên hay DNA của sán trong máu, nước tiểu và phân) và xét nghiệm gián tiếp (huyết thanh chẩn đoán)</p> <p style="text-align: justify;">- Soi phân tìm trứng sán là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm sán máng giai đoạn hoạt động. Tuy nhiên, độ nhạy của xét nghiệm này thấp, đặc biệt trong giai đoạn nhiễm cấp hay nhiễm bệnh nhẹ.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Soi phân tìm trứng sán là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm sán máng giai đoạn hoạt động" src="/ImagePath\images\20210908/20210908_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Soi phân tìm trứng sán là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm sán máng giai đoạn hoạt động</em></p> <p style="text-align: justify;">- Huyết thanh chẩn đoán sán máng: Được sử dụng khi không phát hiện được trứng sán trong phân; đặc biệt có giá trị khi sàng lọc khách du lịch trở về từ các vùng dịch tễ. Huyết thanh chẩn đoán thường âm tính trong giai đoạn cấp và dương tính sau hơn 6 đến 12 tuần kể từ khi phơi nhiễm. Xét nghiệm có thể phát hiện kháng thể trong máu trước khi phát hiện được trứng sán trong phân.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên trong máu, nước tiểu (CCA, CAA): Giúp chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm PCR phát hiện DNA của ký sinh trùng trong phân, nước tiểu, huyết thanh.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh thiết tổn thương ở ruột, bàng quang có thể phát hiện trứng sán máng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sán máng</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh sán máng cần được điều trị để hồi phục ở giai đoạn cấp, tránh các biến chứng giai đoạn mạn tính và ngăn ngừa tổn thương thần kinh trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn cấp: Nếu bệnh nhân biểu hiện hội chứng nhiễm sán máng cấp tính (sốt Katayama), thường xảy ra 3 đến 8 tuần sau nhiễm ký sinh trùng, điều trị giảm viêm bằng corticoid. Sau khi các triệu chứng cấp tính được giải quyết, điều trị bệnh nhân bằng praziquantel trong ít nhất 4 đến 6 tuần .</p> <p style="text-align: justify;">- Giai đoạn mạn tính: Bệnh nhân nhiễm sán máng cần được điều trị bằng praziquantel trong ít nhất 4 đến 6 tuần. Liều praziquantel từ 40 mg/kg (với S. haematobium, S. mansoni, S. intercalatum) đến 60 mg/kg (với S. japonicum, S. mekongi). Sau điều trị, cần tiếp tục theo dõi triệu chứng lâm sàng, bạch cầu ái toan cà theo dõi trứng sán trong phân hoặc nước tiểu. Nếu bạch cầu ái toan kéo dài 3 tháng sau điều trị cho thấy điều trị không đáp ứng hoặc nhiễm thêm ký sinh trùng khác.</p> <p style="text-align: justify;">Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện thần kinh do sán máng, cần điều trị ngay bằng corticoid để tránh phản ứng viêm gây tổn thương tế bào thần kinh.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-san-mang-sgoyp
Hỗ trợ sinh bằng giác hút
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hỗ trợ sinh bằng giác hút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trong quá trình sinh con bằng đường âm đạo, nhiều thai phụ đã gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí là bị kiệt sức. Để giúp sức cho sản phụ sinh nở dễ dàng&nbsp; hơn trong giai đoạn sổ thai, bác sĩ có thể áp dụng biện pháp sinh giúp bằng dụng cụ kẹp forceps hoặc giác hút.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trong đó biện pháp hỗ trợ sinh bằng giác hút hoạt động theo cơ chế là kéo hút đầu thai nhi ra khỏi âm đạo của mẹ bằng cách đặt một cái chén làm bằng kim loại hoặc chất liệu silastic lên đầu em bé. Dưới áp lực chân không tạo ra từ máy hút hoặc máy bơm bằng tay, bác sĩ sẽ kết hợp với cơn gò tử cung và sức rặn của sản phụ để kéo thai nhi ra ngoài. Thủ thuật này được thực hiện với điều kiện đầu của em bé đã di chuyển xuống thấp, lọt tới mức +2 hoặc +3 và có thể nhìn thấy tóc em bé khi khám âm đạo.&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Khi đầu của thai nhi đã sổ được toàn bộ ra ngoài thì bác sĩ sẽ khóa máy hút lại, trên đầu thai nhi nắp đặt sẽ tự động bung ra và sau đó vẫn tiếp tục thực hiện đỡ sinh các phần vai, thân, chi dưới như một ca sinh bình thường.&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tương tự như các thủ thuật y tế khác sử dụng trong quá trình sinh nở, biện pháp giác hút cũng có nguy cơ gây nên một số ảnh hưởng tới cả mẹ và bé nhưng các rủi ro này thường ít gặp, nếu có cũng không để lại những biến chứng quá nghiêm trọng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ưu điểm lớn nhất của việc vận dụng các kỹ thuật trợ sinh đường âm đạo (trong trường hợp này là dùng giác hút) là giúp tránh phải thực hiện sinh mổ đối với các ca sinh khó. Vì sinh mổ ít nhiều cũng gây ra các rủi ro nguy hiểm hơn so với sinh thường như các biến chứng xuất huyết nặng hoặc nhiễm trùng. Bên cạnh đó nếu sản phụ có kế hoạch sinh từ 2 con trở lên thì việc sinh thường sẽ giúp phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra khi sản phụ phải thực hiện phẫu thuật lấy thai nhiều lần.&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả hỗ trợ sinh bằng giác hút" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_ho-tro-sinh-bang-giac-hut.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả hỗ trợ sinh bằng giác hút</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hỗ trợ sinh bằng giác hút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Những ca sinh khó qua ngả âm đạo có khả năng sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng thủ thuật giác hút. Bên cạnh những lợi ích mà phương pháp này đem lại thì nó cũng có nguy cơ gây nên những biến chứng không mong muốn cho sản phụ và em bé.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>1. Đối với sản phụ</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bị rách đường sinh dục dưới;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Biểu hiện đau dưới đáy chậu sau khi sinh bằng giác hút;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đại tiện và tiểu tiện không tự chủ sau sinh;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bí tiểu, khó tiểu trong thời gian ngắn.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2. Đối với thai nhi</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương da đầu:&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đây là tổn thương phổ biến khi sinh bằng trợ giúp của giác hút. Ngay cả khi sinh thường thì mẹ cũng có thể nhận ra trên da đầu của bé có vết&nbsp; sưng nhỏ. Trong khi sinh, phần đầu của thai nhi sẽ phải chịu một áp lực lớn do đường dẫn sinh và cổ tử cung của mẹ gây nên do đầu là bộ phận đầu tiên đưa bé đi qua đường dẫn sinh. Nếu trong quá trình sinh, đầu em bé nằm nghiêng sang một bên thì vết sưng có thể nằm ở một bên đầu của bé. Chỉ trong khoảng từ 1 - 2 ngày sau sinh tình trạng sưng này có thể biến mất.&nbsp;</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ngoài ra, hỗ trợ sinh bằng giác hút cũng có nguy cơ tạo nên những vết xước nhỏ phía trên da đầu thai nhi. Nguyên nhân có thể là do thời gian sinh nở kéo dài hoặc giác hút được sử dụng quá nhiều lần để đưa bé ra ngoài. Đa phần các vết thương chủ yếu là nằm ở ngoài da và lành lại một cách nhanh chóng mà không để lại sẹo hoặc bất kỳ dấu vết lâu dài nào về sau.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trước đây thì phần lớn đầu giác hút được chế tạo từ kim loại, giải thích cho lý do tại sao đỉnh đầu của bé hay xuất hiện các vết sưng, bầm tím hoặc trầy xước nhẹ. Hiện nay phần lớn các giác hút được đổi sang làm bằng chất liệu silastic hoặc bằng nhựa để tránh gây sưng đầu cho bé.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Xuất huyết nội sọ:&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đây là biến chứng chảy máu bên trong hộp sọ, mặc dù rất ít gặp nhưng lại là một tai biến nguy hiểm khi thực hiện hỗ trợ sinh bằng giác hút. Việc áp dụng một lực hút lớn lên phần đầu của bé sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương các tĩnh mạch dưới da đầu, từ đó dẫn tới hiện tượng xuất huyết nội sọ, hậu quả là sau này bé có thể bị mất khả năng ngôn ngữ, mất trí nhớ hoặc mất khả năng di chuyển ở vùng bị ảnh hưởng.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Tụ máu:&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Máu hình thành dưới da sẽ tạo nên khối máu tụ. Tình trạng này diễn ra khi bị tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạch khiến cho máu bị tràn ra khỏi mạch máu, thấm vào các mô ở xung quanh. Trong quá trình sinh nở nếu sử dụng biện pháp giác hút để hỗ trợ thì có thể hình thành nên 2 loại khối máu tụ ở thai nhi đo slaf tự máu đầu và tụ máu dưới cân Galeal. Cụ thể như sau:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tụ máu đầu: xảy ra khi khoang phía dưới các sợi che phủ xương sọ bị chảy máu. May mắn thay là hiện tượng này không gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bé nhưng để tụ máu đầu biến mất thường phải mất từ 1 - 2 tuần. Khi bé bị tụ máu đầu sẽ không phải thực hiện phẫu thuật hay cần điều trị gì thêm;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tụ máu dưới cân Galeal: tình trạng này nghiêm trọng hơn tụ máu đầu, xảy ra khi xuất hiện dấu hiệu tụ máu ngay dưới da đầu. Bởi vì dưới da đầu là một khoảng trống rộng nên máu có nguy cơ tích tụ khá nhiều ở khu vực này và điều đó khiến cho hiện tượng tụ máu dưới cân Galeal trở thành biến chứng nghiêm trọng nhất khi trợ sinh bằng công cụ giác hút. Nếu lực hút của giác hút không tác động đủ mạnh để kéo đầu bé ra ngoài thì da đầu bé sẽ bị kéo và làm tách lớp mô dưới da đầu ra khỏi hộp sọ, gây tổn thương tới cách tĩnh mạch nằm phía dưới.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tuy nhiên hiện nay, nhờ việc thay thế chất liệu chế tạo giác hút thành nhựa và silastic nên đã giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc biến chứng tụ máu ở thai nhi.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Xuất huyết võng mạc:</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Là khi thai nhi bị chảy máu ở phía sau mắt và là tình trạng khá phổ biến ở trẻ mới sinh. Xuất huyết võng mạc không phải là một biến chứng nghiêm trọng, có thể nhanh chóng biến mất và không để lại hậu quả lâu dài. Chảy máu võng mạc vẫn chưa rõ là do nguyên nhân gì gây nên nhưng yếu tố sử dụng giác hút gây áp lực lên đầu thai nhi cũng có khả năng là tác nhân dẫn tới tình trạng này.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Chứng vàng da:</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Hiện tượng vàng da cũng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và có thể là do trong quá trình sinh nở mẹ đã phải dùng tới công cụ giác hút. Khi trong máu của thai nhi có một nồng độ lớn bilirubin sẽ khiến cho bé bị vàng da, vàng mắt. Đây là một loại sắc tố màu vàng hình thành do sự phá vỡ của các tế bào hồng cầu. Nếu áp lực giác hút gây nên quá lớn sẽ khiến cho các mạch máu bị tổn thương, máu rỉ ra tạo nên một vết bầm lớn (có màu xanh hoặc đen) ở trên da đầu thai nhi. Dần dần cơ thể sẽ hấp thụ lượng máu này từ vết bầm và khi các tế bào máu hồng cầu này bị phá vỡ sẽ giải phóng ra một lượng lớn bilirubin và thông thường gan sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.</p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tuy nhiên, khi mới chào đời gan của bé chưa được phát triển hoàn thiện hoặc khả năng loại bỏ bilirubin còn kém thì lượng bilirubin dư thừa trong máu sẽ lắng đọng lại và biểu thị trên da, dẫn đến sự ngả vàng của da và mắt. Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể tự hết trong khoảng 2 - 3 tuần nhưng có những trường hợp cần phải điều trị bằng liệu pháp ánh sáng từ 1 - 2 ngày.</p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả hỗ trợ sinh bằng giác hút" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ho-tro-sinh-bang-giac-hut-1.jpg"></p> <p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hỗ trợ sinh bằng giác hút</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>&nbsp;</p> <p><meta charset="utf-8"></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Các trường hợp cần được chỉ định hỗ trợ sinh bằng giác hút&nbsp;</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>1. Chỉ định</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Suy thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chuyển dạ giai đoạn 2 (giai đoạn rặn đẻ) kéo dài: con đầu từ 60 phút trở lên, con thứ là trên 30 phút. Đầu thai nhi ngừng di chuyển và có dấu hiệu bị mắc kẹt lại trong đường sinh;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khi quan ngại thai nhi xảy ra các bất thường ở tim thai trong quá trình chuyển dạ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mẹ bầu có biểu hiện kiệt sức khi sổ thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai phụ mắc các bệnh lý nội khoa như: tiền sản giật, tim mạch, thần kinh cơ,...;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đối với các trường hợp sản phụ không được rặn vì mắc các bệnh như hen phế quản, suy hô hấp, suy tim thì nên trợ sinh bằng kẹp forceps.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="qua thăm khám, tư vấn bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh phù hợp với mẹ" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_chuyen-da-keo-dai-1.jpg"></p> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Qua thăm khám, tư vấn bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh phù hợp đối với mẹ</em></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2. Chống chỉ định</strong></p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngôi thai bất thường: bé ở tư thế ngôi mặt hoặc ngôi trán;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai nhi có các bệnh lý: bệnh lý mô liên kết, bệnh tạo xương bất toàn, bệnh&nbsp; lý về máu;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đầu bé không lọt qua âm đạo hoặc lọt không đối xứng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Không hỗ trợ sinh bằng giác hút đối với thai nhi dưới 34 tuần bị nguy cơ xuất huyết não rất cao.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>3. Điều kiện để thực hiện sinh giúp bằng giác hút</strong></p> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bác sĩ chịu trách nhiệm tiến hành thủ thuật bắt buộc phải là người có kinh nghiệm trợ sinh bằng&nbsp; dụng cụ, kết hợp với các điều kiện dưới đây:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Màng ối của sản phụ đã vỡ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Cổ tử cung mở trọn;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thai nhi đã lọt đầu thai;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đã xác định rõ ràng ngôi thai và kiểu thế;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Trọng lượng em bé phải tương xứng với khung chậu của mẹ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bàng quang rỗng;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có chuẩn bị thuốc hỗ trợ giảm đau đầy đủ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có phòng mổ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đã được sự chấp thuận của bệnh nhân.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Cần dừng thực hiện thủ thuật khi:</p> <ul> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Gặp khó khăn trong việc đặt dụng cụ;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đầu thai không thể lọt xuống dễ dàng khi kéo;</p> </li> <li aria-level="1" dir="ltr"> <p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đã cố gắng thực hiện kéo 3 lần nhưng không sổ thai.</p> </li> </ul> <p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thủ thuật hỗ trợ sinh bằng giác hút có tác dụng giúp sản phụ sinh nở dễ dàng hơn nên cần phải tuân theo đúng nguyên tắc và thủ tục, cần đảm bảo đủ điều kiện mới tiến hành để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với cả thai nhi và sản phụ. Nếu không đủ điều kiện cho phép cần chấm dứt ngay thủ thuật hỗ trợ sinh, chuyển sang phương án xem xét mổ lấy thai để cả bé và mẹ đều được an toàn.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ho-tro-sinh-bang-giac-hut-stfnz
Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum là bệnh do các loài sán dây: sán dây cá và ấu trùng sán nhái gây bệnh, phát hiện lẻ tẻ tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Ký sinh trùng tìm thấy trong thịt một số loài động vật như thịt cá, thịt ếch, thịt nhái,… Con người là vật chủ phụ, tình cờ nhiễm bệnh, chủ yếu khi ăn thịt cá, ếch,.. sống hoặc chưa được nấu chín. Biểu hiện của bệnh đa dạng phong phú, có thể nhẹ đến các biến chứng nặng nguy hiểm tính mạng như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, tắc ruột. Chẩn đoán xác định bệnh khi phát hiện trứng Diphyllobothrium hoặc tìm thấy ấu trùng Sparganum trong các bệnh phẩm cơ thể. Praziquantel là thuốc diệt ký sinh trùng thường được sử dụng trong điều trị bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum là bệnh do các loài sán dây: sán dây cá và ấu trùng sán nhái gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_san.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum là bệnh do các loài sán dây: sán dây cá và ấu trùng sán nhái gây bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Diphyllobothrium hay còn được gọi là sán dây cá, thuộc ngành Plantyhelminthes, lớp Cestoda, bộ Pseudophyllidea, họ Diphyllobothriidae, chi Diphyllobothrium. Sán dây cá có khoảng hơn 20 loài khác nhau, trong đó loài gây bệnh được phát hiện và định danh được hay gặp nhất là Diphyllobothrium latum.</p> <p style="text-align: justify;">Kích thước của sán dây cá tương đối lớn, có thể dài đến hơn 1 m, cấu tạo cơ thể tương tự các sán dây khác gồm 3 phần, trong đó các đốt già thường chứa nhiều trứng. Trứng sán dây cá thường có hình trứng, phần cuối có núm nhỏ, giữa các loài Diphyllobothrium khó phân biệt được trứng của từng loài.</p> <p style="text-align: justify;">Sán dây cá có ba vật chủ: vật chủ trung gian thứ nhất là động vật thuộc bộ chân kiếm phù du, vật chủ tiếp theo thường là các loài cá nước ngọt và nước mặn khác nhau (ví dụ cá hồi). Ấu trùng sán dây cá có thể tìm thấy tại nhiều cơ quan bộ phận của vật chủ thứ hai như nội tạng, các khoang của cơ thể, thậm chí có thể bơi tự do trong cơ cá hồi. Con người là vật chủ trung gian thứ ba, nhiễm bệnh một cách ngẫu nhiên.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Sán dây cá có ba vật chủ trong đó có cá hồi" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_san-day-ca.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Sán dây cá có ba vật chủ trong đó có cá hồi</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sparganum hay còn được gọi là ấu trùng loài Spirometra (sán nhái). Trong các loài ấu trùng sán nhái gây bệnh hay gặp nhất là Sparganum mansoni, chúng có thể gặp tại một số khu vực trên thế giới, trong đó Châu Á hay gặp nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Cấu tạo của ấu trùng sán nhái gồm các đốt không phân đoạn, giống dải băng trắng, có thể dài vài chục cm, vùng đầu có các hấp khẩu giúp lấy dinh dưỡng của cơ thể vật chủ.</p> <p style="text-align: justify;">Sparganum có thể có nhiều vật chủ. Sán dây trưởng thành thường ký sinh tại chó và mèo, các loài giáp xác nước ngọt thường là vật chủ trung gian thứ nhất. Bò sát, động vật lưỡng cư, chim và một số loài động vật có vú là vật chủ trung gian thứ hai. Con người là vật chủ phụ, nhiễm bệnh một cách tình cờ. Sparganum gây bệnh ở người có thể tìm thấy tại nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như các khoang cơ thể, mắt, phổi, não,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh do sán dây cá có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất ở nam giới trung niên. Sán dây trưởng thành ký sinh và gây bệnh chủ yếu tại ruột, có thể gây tổn thương cấu trúc tế bào dẫn đến chức năng hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến nhu động ruột. Cơ thể có thể bị thiếu máu do ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như: người mệt mỏi, khó chịu, cảm giác ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, đau bụng kèm theo rối loạn đại tiện như tiêu chảy nhẹ, trường hợp nặng có thể dẫn tới các triệu chứng viêm ruột thừa bán cấp, viêm túi mật, viêm đường mật hoặc người bệnh có tắc ruột với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng quặn cơn, bí trung đại tiện,… Bệnh nhân tắc ruột nếu không xử lý kịp thời dẫn tới rối loạn nước và điện giải nặng, hoại tử ruột, viêm phúc mạc,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như: người mệt mỏi, khó chịu, cảm giác ăn không ngon" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_san-day-ca-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như: người mệt mỏi, khó chịu, cảm giác ăn không ngon</em></p> <p style="text-align: justify;">Sán dây cá có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Nguyên nhân do ruột bị ảnh hưởng cấu trúc và chức năng, hậu quả gây giảm hấp thu vitamin B12, một số cơ quan khác bị ảnh hưởng: người bệnh đau đầu, rối loạn cảm giác, khó tập trung,..; tổn thương ở mắt có thể gây viêm gây thần kinh thị giác biểu hiện đau mắt, thị lực giảm, có thể có sốt; bất thường về huyết học như thiếu máu hồng cầu to, thiểu vitamin B12, giảm tiểu cầu, bạch cầu ái toan tăng, thậm chí có thiếu máu ác tính; các biểu hiện về hô hấp như đau ngực, khó thở, ho kéo dài; một số người bệnh có thể có tổn thương da liễu, viêm lưỡi,…</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh ấu trùng sán nhái có triệu chứng lâm sàng đa dạng và phong phú. Bệnh có thể ủ bệnh trong rất nhiều năm mà không có triệu chứng gì đặc biệt. Người bệnh có thể có tổn thương da, ban đầu thường là ban đỏ, sau sẩn cao hơn bề mặt da lành, rải rác nhiều vị trí trên cơ thể, người bệnh thường có ngứa và thường ngãi nhiều, theo tiến triển thời gian người bệnh có thể hình thành các ổ áp xe mô dưới da, áp xe cơ ngực, đùi. Khi ấu trùng sán nhái di chuyển đến các cơ quan bộ phận khác, gây biểu hiện tùy từng cơ quan tổn thương. Ấu trùng có thể gây tổn thương, hình thành các khối u, thậm chí ổ áp xe tại vùng bẹn bìu, vùng bụng dưới, khoang chậu, bàng quang, phổi, não, phúc mạc, khoang màng phổi,… Một số người bệnh cấu trúc xương có thể bị phát hủy do sự xâm nhập của ký sinh trùng, có thể kèm theo tổn thương da. Bệnh ấu trùng sán nhái tại mắt có thể tổn thương mọi cấu trúc của ổ mắt, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu tại mắt, hạn chế vận động nhãn cầu, đau nhức mắt, trường hợp nặng hơn có viêm loét giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực, thậm chí dẫn tới mù lòa.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm sán dây cá có thể có các biến chứng như: thiếu hụt vitamin B12 nặng gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thiếu máu ác tính, viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm phúc mạc, tắc ruột, rối loạn nước -&nbsp;điện giải nặng,…</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm ấu trùng sán nhái có thể có các biến chứng như: viêm loét giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác, mù lòa, áp xe nhiều cơ quan, tổn thương não gây giảm chức năng thần kinh,...</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm ấu trùng sán nhái có thể có các biến chứng&nbsp;tổn thương não gây giảm chức năng thần kinh,..." src="/ImagePath\images\20210910/20210910_san-1.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nhiễm ấu trùng sán nhái có thể có các biến chứng&nbsp;tổn thương não gây giảm chức năng thần kinh,...</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Con đường lây bệnh chính của các loài sán dây cá trên là lây qua ăn uống. Sán dây cá lây nhiễm cho người bệnh khi họ ăn phải thịt các loài cá hoặc nội tạng cá tái, sống hoặc chưa được nấu chín.</p> <p style="text-align: justify;">Người bệnh nhiễm ấu trùng sán nhái khi ăn các loại thịt như thịt rắn, ếch, nhái,.. có chứa ký sinh trùng (ví dụ thịt tái, thịt sống chưa được nấu chín,..) hoặc sử dụng các nguồn nước không hợp vệ sinh có chứa ký sinh trùng sán nhái. Trường hợp ít gặp hơn có thể nhiễm bệnh khi sử dụng trực tiếp thịt động vật bị nhiễm ký sinh trùng đắp lên các vết thương, mắt,… hoặc tiếp xúc qua da, mũi với các nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng như tắm, bơi lội,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh do sán dây cá có thể gặp nhiều khu vực trên thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, khu vực biển Thái Bình Dương,… Bệnh do ấy trùng sán nhái gặp lẻ tẻ tại một số quốc gia và khu vực như ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Việt Nam (miền Bắc),… Một số yếu tố, nguy cơ, điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng gây bệnh như: sống trong điều kiện vệ sinh môi trường kém, điều kiện dân trí thấp, không thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn trong sinh hoạt và ăn uống, ăn các loại thịt cá, thịt ếch, thịt nhái,… sống hoặc chưa được nấu chín, sử dụng trực tiếp thịt rắn, thịt ếch,… đắp lên các vết thương; tắm rửa, bơi lội tại các khu vực nước bị nhiễm ký sinh trùng,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ăn các loại thịt cá, thịt ếch, thịt nhái,… sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm sán" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_san-day-ca-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ăn các loại thịt cá, thịt ếch, thịt nhái,… sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm sán</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Một số biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như: giáo dục và nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức; vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân tốt; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thực phẩm sạch, nguồn nước dùng sạch, không ăn thịt sống, thịt chưa được nấu chín, thịt tái; không sử dụng các thịt một số loài động vật đắp lên các vết thương; không bơi lội, tắm rửa, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm; không chăn nuôi thả rông, thực hiện xử lý xác động vật và chất thải của chúng đúng cách; cần chú ý khi du lịch đến các khu vực bệnh lưu hành; phát hiện sớm và điều trị đúng người bệnh,…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán bệnh do sán dây cá cần dựa vào nhiều yếu tố như khai thác dịch tễ, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, các bất thường xét nghiệm, trong đó xét nghiệm tìm trứng sán dây cá trong phân hoặc các bệnh phẩm khác là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định. Các dấu hiệu khác hỗ trợ hoặc gợi ý chẩn đoán như công thức máu thấy tăng số lượng bạch cầu ái toan, có thiếu máu hồng cầu to, xét nghiệm có thiếu hụt vitamin B12. Nội soi tiêu hóa, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, cộng hưởng từ ổ bụng có thể cho thấy các tổn thương nghi ngờ do ký sinh trùng. Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật y học hiện đại, xét nghiệm sinh học phân tử PCR rất hữu ích trong chẩn đoán nhiễm sán dây cá mặc dù chưa phổ biến tại nhiều cơ sở y tế, tuy nhiên cần nghiên cứu, đánh giá thêm.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ ổ bụng có thể cho thấy các tổn thương nghi ngờ do ký sinh trùng" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_chup-mri-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ ổ bụng có thể cho thấy các tổn thương nghi ngờ do ký sinh trùng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh do ấu trùng sán nhái chẩn đoán xác định khi tìm thấy Sparganum trong các bệnh phẩm cơ thể. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân có thể tìm thấy bằng chứng trên. Do đó, việc khai thác tiền sử dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng, các bất thường trên xét nghiệm rất quan trọng trong chẩn đoán. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính, cộng hưởng tử có thể gợi ý tổn thương cơ quan do ấu trùng. Một số người bệnh có xét nghiệm kháng thể IgG đặc hiệu với Sparganum trong huyết thanh hoặc dịch não tủy bằng kỹ thuật ELISA dương tính rất có giá trị trong chẩn đoán xác định bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán phân biệt bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum với một số bệnh như: bệnh do các loài ký sinh trùng khác tại cơ quan, tổn thương các cơ quan do các căn nguyên khác như vi khuẩn hoặc căn nguyên không phải do vi sinh vật.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sán Diphyllobothrium và Sparganum</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bệnh sán dây cá: thường khuyến cáo sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng là praziquantel nếu người bệnh không có chống chỉ định của việc dùng thuốc. Liều thường dùng là 25 mg/kg/ ngày đối với D.latum, có thể sử dụng liều 10 mg/kg/ ngày với một số loài sán dây cá khác. Tẩy sán một liều duy nhất. Phụ nữ có thai có thể sử dụng praziquantel trong điều trị sán dây cá. Cần chú ý một số tác dụng phụ của praziquantel như mệt mỏi, mày đay cấp, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể sốt.</p> <p style="text-align: justify;">Thuốc thay thế praziquantel có thể sử dụng là niclosamide liều duy nhất, ở người lớn thường dùng liều 2 g, trẻ nhỏ trên 6 tuổi liều 1 g.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Thường khuyến cáo sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng là praziquantel nếu người bệnh không có chống chỉ định của việc dùng thuốc" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_praziquantel-01.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thường khuyến cáo sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng là praziquantel nếu người bệnh không có chống chỉ định của việc dùng thuốc</em></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra người bệnh cần bổ sung lượng vitamin B12 thiếu hụt cho đến khi lượng huyết sắc tố và hồng cầu hồi phục.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh do ấu trùng sán nhái: kết hợp điều trị thuốc diệt ký sinh trùng với các biện pháp phẫu thuật gắp hoặc cắt bỏ các ký sinh trùng. Thuốc tẩy sán thường dùng là Praziquantel liều 60-75 mg/kg/ ngày trong 2 ngày. Cần phối hợp phẫu thuật loại bỏ hoặc gắp ký sinh trùng nhanh do chúng có thể di chuyển.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-san-diphyllobothrium-va-sparganum-ssvtq
Bệnh nấm da
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nấm da là một trong những bệnh nhiễm trùng da hay gặp, vi nấm gây nhiễm trùng ở mô keratin hóa như da,&nbsp;lông, tóc, móng,… Căn nguyên gây bệnh do các vi nấm ưa keratin gây ra, gây bệnh trên cả con người và động vật, tuy nhiên rất hiếm khi gây nhiễm bệnh tại các tạng. Các vị trí nhiễm trùng hay gặp là các vùng da kín, nhiều mồ hôi như nách, bẹn, thắt lưng, kẽ chân, tóc, móng,… Mặc dù ít khi gây nguy hiểm tính mạng người bệnh, tuy nhiên nhiễm nấm da thường gây bệnh trong khoảng thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nấm da&nbsp; ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh" src="/ImagePath/images/20210807/20210807_nam-da-2.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh nấm da&nbsp; ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh gồm khoảng trên 30 loài nấm, chủ yếu thuộc các chi <strong><em>Trichophyton</em>, <em>Epidermophyton</em>, <em>Microsporum</em></strong>, phân bố rộng rãi trên thế giới. Nhiệt độ thích hợp cho vi nấm phát triển khoảng 25 -&nbsp;30<sup>o</sup>C, các điều kiện thuận lợi khác như nhiệt độ cao, pH từ 6,9 – 7,2. Trên cơ thể người, vi nấm hay gặp tại những vùng da ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi, pH thuận lợi như bẹn, kẽ chân, thắt lưng, nách, trẻ nhỏ hay bị nấm tóc, … Trên hình ảnh vi thể thấy các sợi nấm có vách ngăn, không màu, hình thức sinh sản chủ yếu bằng các bào tử, một số loài có thể sinh sản hữu tính,…</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Có khoảng hơn 30 loài nấm gây bệnh nấm da&nbsp;chủ yếu thuộc các chi Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_nam-da-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Có khoảng hơn 30 loài nấm gây bệnh nấm da&nbsp;chủ yếu thuộc các chi Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p>Một số thể lâm sàng của bệnh nấm da hay gặp:</p> <h3><strong>Nấm da đầu</strong></h3> <p>Vi nấm chủ yếu gây bệnh ở tóc, ngoài ra da dầu cũng có thể bị bệnh. Có các dạng hình thái lâm sàng có thể gặp như nấm đầu mảng xám (vi nấm xâm nhập vào các nang tóc, phá vỡ sợi tóc, sinh sản nhiều bào tử bao lấy sợi tóc, hậu quả tóc xám đục, gãy, hình thành các mảng tròn và lan rộng dần,..); nấm đầu chấm đen (vi nấm cũng xâm nhập và làm sợi tóc bị yếu đi, đứt gãy ngay chân tóc, da đầu bị viêm nhiều chấm đen); nấm đầu lõm chén (vi nấm gây nhiễm trùng mạn tính vùng da đầu, tổn thương có hình lõm chén, tính chất bờ hơi gồ cao, không đều, chân tóc có thể có mủ, không bị đứt gãy nhưng kém bóng và có mùi hôi), nấm đầu mưng mủ ( vi nấm gây bệnh thường là T.mentagrophytes, M.canis; các nang tóc bị viêm mủ quanh chân tóc, hậu quả bị trụi tóc,…).</p> <h3><strong>Nấm kẽ chân, kẽ tay</strong></h3> <p style="text-align: center;"><img alt="Nấm kẽ chân tay" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_20210225_trieu-chung-nam-ke-chan-1.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nấm kẽ chân tay</em></p> <p>Hay gặp ở kẽ chân, thường liên quan đến việc đi giày và ra mồ hôi nhiều, lội nước nhiều, lội bùn nhiều,… Vị trí tổn thương hay gặp kẽ ngón 3-4, da vùng kẽ chân tay bị bợt trắng, ngứa, đôi khi xuất hiện mụn nước ở rìa ngón, da thương tổn bị trợt, loét, tạo vảy tiết, vùng tổn thương lan dần, bàn chân có thể sưng nề. Cơ thể có thể nổi hạch phản ứng lân cận.</p> <h3><strong>Nấm da tay chân</strong></h3> <p>Người bệnh thường có biểu hiện tăng sừng ở lòng bàn tay, chân</p> <h3><strong>Nấm móng</strong></h3> <p>Vi nấm gây bệnh hay gặp là Trichophyton&nbsp;và&nbsp;Epidermophyton, có thể gặp tổn thương một móng hoặc nhiều móng. Ban đầu thương tổn thường từ bờ tự do của móng, sau đó dày lên, vàng đục, móng bị biến dạng, có thể thấy các mảnh vụn cạo ra hơi vàng, theo tiến triển tổn thương lan dần, móng tách khỏi nền móng. Do hoạt động của người bệnh, tổn thương có thể lan từ móng này sang móng khác, dai dẳng nhiều ngày tháng và hay bị tái phát.</p> <h3><strong>Hắc lào</strong></h3> <p>Thường gặp nhiều vùng đùi, bẹn, thắt lưng, cổ,… Ban đầu tổn thương có hình ranh giới rõ, bờ viền, hơi đỏ, xuất hiện mụn nước nhỏ li ti xung quanh bờ viền, theo tiến triển thời gian lan rộng thành đám, kích thước có thể từ 1 cm đến mảng rộng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh hắc lào" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_20190831_114249_738782_nam-da-hac-lao.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bệnh hắc lào</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nấm da thường ít khi gây ảnh hưởng đến các cơ quan, tạng khác trong cơ thể, ít khi nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Một số các biến chứng có thể xảy ra như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ảnh hưởng đến thẩm mỹ;&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Tổn thương, chảy máu và tạo điều kiện thuận lợi bội nhiễm da;</li> <li style="text-align: justify;">Gây khó chịu cho người bệnh như ngứa, đau,..;</li> <li style="text-align: justify;">Tái phát…</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Nấm da&nbsp;gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_153210-dia-chi-kham-nam-da.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nấm da&nbsp;gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Vi nấm có thể lây truyền và gây bệnh theo nhiều cách. Con người có thể bị bệnh khi nhiễm các bào tử nấm trong không khí và môi trường khác như môi trường đất, nước,… , hoặc khi tiếp xúc với người bệnh, dùng chung đồ dùng, ….</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những người bị nấm da có thể bị nhiễm nấm" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_nam-da-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những người bị nấm da có thể bị nhiễm nấm</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, vi nấm gây bệnh phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia, khu vực có điều kiện khí hậu nóng ẩm. Với điều kiện độ ẩm cao và pH thích hợp, vi nấm dễ phát triển gây bệnh. Các vị trí trên da hay bị bệnh như vùng da ẩm ướt, nhiều mồ hôi, vùng da kín như nách, bẹn, kẽ chân, thắt lưng,… Ở trẻ nhỏ hay gặp nấm tóc. Các điều kiện thuận lợi khác như sống cùng gia đình, dùng chung đồ dùng với người bệnh, vệ sinh cá nhân và môi trường sống kém, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid, kháng sinh dài ngày, ….</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ở trẻ nhỏ hay gặp nấm tóc" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_nam-toc.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ở trẻ nhỏ hay gặp nấm tóc</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Cần áp dụng các biện pháp bảo vệ da, hạn chế làm da bị thương tổn, có vết xước; thường xuyên vệ sinh da, tránh ra nhiều mồ hôi, tắm giặt thường xuyên, giữ khô và sạch sẽ các vùng da kín và nhiều nếp gấp; vệ sinh da đầu, tóc thường xuyên, tránh bụi bẩn, tránh ẩm ướt, sử dụng dầu gội thích hợp,..; vệ sinh móng tay, móng chân, cắt tỉa gọn gàng; lựa chọn quần áo và giày dép phù hợp;…</p> <p style="text-align: justify;">Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi chật hẹp, ẩm ướt; không dùng chung đồ dùng và vật dụng cá nhân; người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách, xử lý chất thải đúng quy định, các đồ dùng vật dụng của người bệnh cần vệ sinh đúng, …</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng ngừa bệnh nấm da" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_nam-da-dau-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng ngừa bệnh nấm da</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện thương tổn trên lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên. Yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với người bệnh bị nấm da, nấm móng, các yếu tố thuận lợi khác,… Tổn thương trên lâm sàng đã mô tả trên. Các biện pháp, xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên bệnh nấm da có thể sử dụng như:</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Soi đèn Wood</strong>: Biện pháp đơn giản, hướng dẫn người bệnh vào buồng tối, chiếu đen Wood với tia cực tím, cách da đầu khoảng 15 – 30 cm, có thể thấy hình ảnh sợi tóc màu xanh trắng đục nếu bị nhiễm vi nấm <em>T.schoenleinii</em>, hoặc màu xanh vàng sáng nếu bị nhiễm vi nấm <em>M.audouinii, M.canis, M.ferrugineum,…</em></p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Cạo tổn thương da, tóc, móng,… nhuộm soi</strong>: Thường sử dụng kali hydroxit (KOH) với nồng độ từ 10 – 20%. Ưu điểm kết quả thường nhanh chóng, chi phí thấp và có thể áp dụng tại nhiều cơ sở y tế, trên hình ảnh nhuộm soi thấy các sợi nấm phân đoạn, cần chú ý phân biệt với nấm <em>Candida</em>. Nhược điểm yêu cầu lấy bệnh phẩm đúng cách, kinh nghiệm và kỹ thuật nhuộm soi của kỹ thuật viên cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Với các tổn thương nấm da, nên lấy bệnh phẩm tại vị trí viền thương tổn của các mảng bám, với tổn thương nấm da có mụn nước, mụn mủ, nên lấy bệnh phẩm ở vùng mái của các mụn nước,…</p> <p style="text-align: justify;">-<strong> Nuôi cấy và phân lập vi nấm</strong>: Môi trường thường được sử dụng là môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên thời gian trả kết quả thường lâu, có thể kéo dài từ 1 -&nbsp;3 tuần.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Nuôi cấy và phân lập vi nấm" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_nuoi-cay-nam.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Nuôi cấy và phân lập vi nấm</em></p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phản ứng PCR</strong>: Kỹ thuật hiện đại, đắt tiền, không sẵn có tại nhiều cơ sở y tế, mục đích giúp phát hiện DNA của vi nấm gây bệnh, thời gian trả kết quả thường sau 1 -&nbsp;2 ngày. Đây là kỹ thuật mới, hứa hẹn nhiều ưu điểm trong tương lai, đặc biệt với bệnh nấm móng.</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Mô bệnh học</strong>: Thường được chỉ định trong một số trường hợp khó chẩn đoán, hoặc trong 1 số trường hợp nấm móng. Bệnh phẩm thường được nhuộm PAS, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. &nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Một số các thử nghiệm khác như <strong>nuôi cấy vi nấm trên môi trường Dermatophute (DTM)</strong> hoặc <strong>sử dụng kính hiển vi huỳnh quang</strong> đã chứng minh hiệu quả trong một số nghiên cứu.</p> <p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt bệnh nấm da với một số thương tổn tại da, tóc, móng,… như viêm da, móng do vi khuẩn;&nbsp; các bệnh lý gây rụng tóc khác như một số bệnh tự miễn, …; viêm nang lông lan tỏa; loạn dưỡng móng; …</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Bệnh nấm da </h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Nguyên tắc điều trị: Sử dụng thuốc kháng nấm liên tục và đủ liều lượng, đủ thời gian, đa số là sử dụng thuốc điều trị nấm tại chỗ, trường hợp nhiễm trùng lan rộng, khó điều trị tại chỗ có thể chỉ định thuốc kháng nấm đường uống; kết hợp các yếu tố vệ sinh và chăm sóc tại chỗ; tuân thủ điều trị và áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế lây bệnh cho người khác;…</p> <p style="text-align: justify;">- Một số nhóm thuốc có thể chỉ định như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc mỡ: Benzosali, thuốc kháng nấm tại chỗ như miconazole, clotrimazole, ketoconazole,…;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc trị nấm da" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_benzosali-0.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Thuốc trị nấm da</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Thuốc uống: Griseofulvin, terbinafine ( là thuốc được đánh giá tốt trong điều trị nấm da, đặc biệt là nấm móng), nhóm Azole như, Itraconazole, Fluconazole … ;</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc nước như ASA, BSI,…</li> <li style="text-align: justify;">Cần chú ý tác dụng phụ của các thuốc kháng nấm trên các cơ quan khác khi sử dụng trong thời gian dài.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Thời gian điều trị phụ thuộc vào tổn thương và cá thể người bệnh, có thể kéo dài từ 7 ngày đến 12 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Phác đồ với nấm da đầu: có thể chỉ định terbinafine 250 mg/ngày với thời gian điều trị khoảng&nbsp;4 tuần, itraconazole 100mg/ngày với thời gian điều trị khoảng 4 tuần, griseofulvin 500mg/ngày trong khoảng 6 -&nbsp;8 tuần, kết hợp với điều trị tại chỗ.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Phác đồ điều trị với nấm da: Trường hợp nhẹ có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ, tổn thương da rộng và nhiều hơn có thể chỉ định thuốc bôi tại chỗ kết hợp thuốc chống nấm đường uống như Itraconazole 200 mg/ ngày trong 1 - 2 tuần, Terbinafine 250 mg/ ngày trong 2 -&nbsp;4 tuần, griseofulvin 500mg/ngày trong khoảng 4 -&nbsp;6 tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Điều trị nấm móng:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chỉ định thuốc chống nấm tại chỗ và đường uống, phối hợp với một số biện pháp điều trị khác như điều trị bằng laser, phẫu thuật,…&nbsp;</li> <li style="text-align: justify;">Chỉ định terbinafine 250 mg/ ngày trong 6 tuần với nấm móng tay và 12 tuần với nấm móng chân, kết hợp với điều trị tại chỗ như Efinaconazole, Tavaborole, Ciclopriox,... Itraconazole là lựa chọn thay thế cho Terbinafine với liều dùng 100 mg x 2 lần/ ngày trong&nbsp; 6 tuần với nấm móng tay, trong 12 tuần với nấm móng chân hoặc chỉ định liều ngắt quãng 200 mg x 2 lần/ ngày x 1 tuần/ tháng trong 2 tháng với nấm móng tay, trong 3 tháng với nấm móng chân.</li> <li style="text-align: justify;">Một số thuốc kháng nấm thay thế khác như Fluconazole, Griseofulvin, Posaconazole,...&nbsp; có hiệu quả trong một số nghiên cứu. Ketoconazole không được khuyến cáo trong điều trị nấm móng do nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc.</li> <li style="text-align: justify;">Phẫu thuật cắt bỏ móng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">- Cần tư vấn người bệnh tuân thủ điều trị và áp dụng các biện pháp phòng bệnh để tránh tái phát sau điều trị. Các liệu pháp kháng nấm dự phòng tái phát còn tranh cãi.</p> </div> </section> <hr> <div class="reference-documents"> <p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p> <ul><li>Elewski BE, Hughey LC, Sobera JO. Fungal diseases. In: Dermatology, 3rd ed, Bolognia JL, Jorizzo JL, Schaffer JV (Eds), Elsevier Limited, 2012. Vol 2, p.1251.</li><li>Van Zuuren EJ, Fedorowicz Z, El-Gohary M. Evidence-based topical treatments for tinea cruris and tinea corporis: a summary of a Cochrane systematic review. Br J Dermatol. 2015 Mar;172(3):616-41. Epub 2015 Feb 9.&nbsp;</li><li>Carla Andréa Avelar Pires, Natasha Ferreira Santos da Cruz. Clinical, epidemiological, and therapeutic profile of dermatophytosis. An. bras. dermatol. 89 (2), 2014</li><li>Solomon M, Greenbaum H . Toe Web Infection: Epidemiology and Risk Factors in a Large Cohort Study. Dermatology. 2020</li><li>Hawkins DM, Smidt AC&nbsp;. Superficial fungal infections in children. Pediatr Clin North Am. 2014 Apr;61(2):443-55. 2014</li></ul> </div> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nam-da-stbxp
Áp xe não
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể, não cũng giống như bộ nguồn trung tâm của một máy vi tính, đóng vai trò tiếp nhận, thu nạp đồng thời lưu trữ và xử lý các dữ liệu từ bên ngoài, sau đó thiết lập những phản hồi cho những dữ liệu này.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Áp xe não" src="/ImagePath/images/20210806/20210806_20200103_040950_032804_ap-xe.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Áp xe não</em></p> <p style="text-align: justify;">Não được sọ não, hệ miễn dịch và các lớp mô xung quanh bảo vệ khỏi sự nhiễm trùng.&nbsp; Mặc dù vậy, vòng bảo vệ này vẫn có thể bị chọc thủng bởi những vi khuẩn, vi sinh vật có hại gây tổn thương cho não. Não sẽ phản ứng lại với sự tấn công này thông qua việc hình thành những khoang trống, kích thước nhỏ và bên trong có chứa mủ. Đó là hiện tượng áp xe não.</p> <p style="text-align: justify;">Áp xe não gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng và có thể khiến cho bệnh nhân bị tử vong hoặc nếu đã qua cơn nguy kịch thì khả năng để lại di chứng nặng nề sau này là rất lớn. Tuy vậy, nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm tình trạng áp xe não thì mức độ di chứng và tỷ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể.</p> <p style="text-align: justify;">Các tác nhân như vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua những vết thương hở ở đầu hoặc nhiễm trùng ở những bộ phận khác có thể gây nên áp xe não. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của áp xe não là do nhiễm trùng phổi và tim. Ngoài ra áp xe não cũng có thể xảy ra nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng xoang hoặc tai, hoặc có ổ áp xe ở răng.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Theo như chúng tôi đã đề cập, thì các yếu tố như nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng chính là thủ phạm gây nên tình trạng áp xe não. Trước sự xâm nhập của những tác nhân này, phản ứng đầu tiên sẽ xuất hiện ở não là phần bị xâm nhập bị sưng, viêm, hình thành nên các ổ áp xe não chứa những thành phần sau: các tế bào não đã nhiễm bệnh, các sinh vật viêm, những tế bào bạch cầu còn sống và đã chết.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Các yếu tố như nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng chính là thủ phạm gây nên tình trạng áp xe não" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_20190417-170709-1555498883-155-2047-8800-1555499597.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Các yếu tố như nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng chính là thủ phạm gây nên tình trạng áp xe não</em></p> <p style="text-align: justify;">Những ổ áp xe này sau đó sẽ được một lớp màng bao bọc bên ngoài, nhằm cách ly nhiễm trùng và ngăn chặn nó lây lan sang những vùng mô khoẻ mạnh lân cận. Tuy nhiên, trong trường hợp ổ áp xe dần to lên sẽ gây chèn ép những khu vực não xung quanh nó. Ngược lại, hộp sọ không thể giãn nở theo ổ áp xe nên sẽ có hiện tượng ổ áp xe chèn vào các mạch máu não, gây cản trở máu và oxy đến cung cấp năng lượng cho não bộ, kết quả là các mô não khác cũng bị tổn thương và phá huỷ do áp xe.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Áp xe não có thể phát triển triệu chứng muộn trong vài tuần, nhưng cũng có trường hợp chúng xuất hiện một cách đột ngột, cụ thể là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bệnh bị sốt, ớn lạnh;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện của áp xe não" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_ba-bau-bi-sot-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện của áp xe não</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Cứng cổ, đặc biệt dễ xảy ra khi bị sốt và ớn lạnh;</li> <li style="text-align: justify;">Đột nhiên nói ít hơn trước;</li> <li style="text-align: justify;">Sức khỏe tâm thần thay đổi: thường xuyên bị nhầm lẫn, hay có cảm giác khó chịu và giảm khả năng phản xạ;</li> <li style="text-align: justify;">Tính cách và hành vi biến đổi bất thường;</li> <li style="text-align: justify;">Khả năng nhìn cũng bị thay đổi;</li> <li style="text-align: justify;">Nôn không rõ nguyên nhân;</li> <li style="text-align: justify;">Khả năng vận động giảm do mất chức năng của cơ bắp;</li> <li style="text-align: justify;">Tăng nhạy cảm với ánh sáng;</li> <li style="text-align: justify;">Các biểu hiện có thể gặp ở trẻ sơ sinh: nôn ói, phồng thóp, cơ cứng ở tay chân, khóc thét,...</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Khi gặp những biểu hiện trên đây, bệnh nhân cần phải được đưa ngay tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Spread" class=" "> <h2>Đường lây truyền Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế, áp xe não là một hiện tượng khá hiếm gặp do nhiều nguyên nhân. Cơ thể con người được bảo vệ bởi một hàng rào phòng thủ như mạng lưới các mạch máu, các tế bào miễn dịch “thiện chiến" có khả năng tiêu diệt, ngăn chặn những thành phần nguy hiểm đang tìm cách làm tổn thương cơ thể thông qua đường máu tấn công lên não bộ. Tuy nhiên nhiễm trùng vẫn có thể đánh bại hàng rào bảo vệ này để gây bệnh ở não.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Có 3 con đường chính để nhiễm trùng xâm lấn tới não, đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Do bệnh nhân gặp chấn thương hoặc do phẫu thuật;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Áp xe não là một hiện tượng khá hiếm gặp do nhiều nguyên nhân" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_20191030_031917_785999_Suy-Ho-Hap-Cap.max-800x800.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Áp xe não là một hiện tượng khá hiếm gặp do nhiều nguyên nhân</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Một bộ phận ở gần não bị nhiễm khuẩn khiến lây lan sang não;</li> <li style="text-align: justify;">Cơ quan khác bị nhiễm khuẩn và lây lan tới não.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu một nơi khác trong cơ thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, những sinh vật truyền nhiễm tại đây có thể trà trộn vào dòng máu, vượt qua hàng rào máu não và xâm nhập gây bệnh ở não. Tỷ lệ mầm bệnh di trú từ cơ quan khác của cơ thể vào não chiếm đến 43%. Điểm mấu chốt ở đây đó là bác sĩ cần xác định được loại vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc như thế nào để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tránh việc nhiễm trùng có thể tái phát trong tương lai.</p> <p style="text-align: justify;">Những người có một hệ miễn dịch kém sẽ tạo cơ hội cho áp xe não phát triển do nguy cơ nhiễm trùng máu ở những người này rất cao. Một người sẽ bị suy giảm hệ thống miễn dịch nếu họ thuộc các đối tượng sau đây:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người mắc HIV/AIDS;</li> <li style="text-align: justify;">Người bệnh đang tiếp nhận liệu pháp hoá trị;</li> <li style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đang phải điều trị bằng thuốc steroid trong thời gian dài;</li> <li style="text-align: justify;">Những người đã trải qua phẫu thuật ghép tạng, đồng thời đang phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống lại sự đào thải cơ quan nội tạng đã được cấy ghép.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Dưới đây là danh sách các bệnh nhiễm trùng thường gặp có thể gây nên áp xe não:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng ở phổi khác;</li> <li style="text-align: justify;">Viêm bàng quang;</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng vùng bụng, bao gồm: viêm vùng xương chậu, viêm phúc mạc;</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng van tim, viêm nội tâm mạc.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Trường hợp bệnh nhân bị áp xe não do bị nhiễm khuẩn từ những bộ phận ở gần như tai hoặc mũi, có thể bắt nguồn từ những bệnh như sau:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Viêm xoang;</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng tai giữa, viêm tai giữa;</li> <li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng xương sau tai, viêm xương chũm;</li> <li style="text-align: justify;">Vị trí của ổ áp xe có thể sẽ tuỳ theo vị trí và loại nhiễm trùng ban đầu.</li> </ul> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Áp xe não do các biến chứng vì chấn thương hoặc phẫu thuật gây nên:&nbsp;</strong></h3> <ul> <li style="text-align: justify;">Vỡ xương sọ do bị đánh vào đầu, những mảnh xương này có thể đâm trực tiếp vào tế bào não;</li> <li style="text-align: justify;">Chấn thương sọ não hoặc phẫu thuật thần kinh;</li> <li style="text-align: justify;">Trong não có chứa vật thể lạ như viên đạn, không loại bỏ sớm sẽ dẫn tới triệu chứng viêm.</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Áp xe não không loại trừ bất kỳ đối tượng nào nhưng một số nhóm người nhất định sau đây sẽ có khả năng cao bị áp xe não hơn so với người khác:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Người bị bệnh tim bẩm sinh;</li> <li style="text-align: justify;">Hệ miễn dịch suy yếu do mắc HIV/AIDS;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị viêm màng não;</li> <li style="text-align: justify;">Bệnh nhân ung thư hoặc mắc những bệnh mạn tính khác;</li> <li style="text-align: justify;">Gặp chấn thương đầu, vỡ hộp sọ;</li> <li style="text-align: justify;">Bị viêm tai giữa hoặc xoang mạn tính;</li> <li style="text-align: justify;">Những người phải dùng thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như thuốc chữa ung thư;</li> <li style="text-align: justify;">Các dị tật bẩm sinh cũng làm tăng cơ hội khiến cho các tác nhân gây bệnh như nấm, virus, vi khuẩn di chuyển vào não dễ dàng hơn qua đường ruột hoặc răng như tứ chứng Fallot,..</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Đối với những áp xe não có nguyên nhân xuất phát từ nhiễm trùng xoang phức tạp hoặc do vệ sinh răng miệng kém, người bệnh nên ý thức hơn trong việc giữ gìn sạch sẽ răng miệng, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa dính ở kẽ răng, đánh răng đúng cách, định kỳ đến khám nha sĩ để phòng ngừa và chữa trị những bệnh về răng miệng;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_ban-co-dang-cham-soc-rang-mieng-dung-cach-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc thông mũi để điều trị nhiễm trùng xoang. Khi những triệu chứng của nhiễm trùng răng và xoang vẫn kéo dài không khỏi, bệnh nhân cần đi khám để được điều trị bằng thuốc đúng cách;</p> <p style="text-align: justify;">- Phòng tránh bệnh HIV/AIDS bằng cách quan hệ tình dục an toàn. Nếu bị mắc HIV thì nguy cơ bị áp xe não rất cao.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh công tác đánh giá những triệu chứng (có thể có) cũng như khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, như xem gần đây người bệnh có bị chấn thương, hay bị nhiễm trùng nào không, có đang mắc các bệnh hoặc dùng thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch hay không. Ngoài ra, những xét nghiệm cần thiết bao gồm:</p> <ul> <li style="text-align: justify;"><b>Chụp CT hoặc MRI:</b>&nbsp;Để chẩn đoán, xác định xem có bao nhiêu ổ áp xe trong não;</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI áp xe não và u não" src="/ImagePath\images\20210806/20210806_Hình-ảnh-áp-xe-não-qua-chụp-MRI.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI áp xe não và u não</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><b>Xét nghiệm máu:</b>&nbsp;Kiểm tra nồng độ các tế bào bạch cầu, từ đó đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể;</li> <li style="text-align: justify;"><b>Kỹ thuật sinh thiết:</b>&nbsp;Thực hiện dưới hướng dẫn của máy CT - scanner, mục đích là để phân tích mẫu mủ được lấy ra</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Áp xe não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Với sự tiến bộ của khoa học hiện nay đã&nbsp; mở ra nhiều cơ hội cho những&nbsp; bệnh nhân bị áp xe não, khả năng hồi phục cũng cao hơn so với thời gian trước đây.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nếu bác sĩ nghi ngờ có ổ áp xe trong não bệnh nhân sẽ tiến hành kê đơn thuốc có kháng sinh phổ rộng, vì áp xe não rất nguy hiểm có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân nhanh chóng.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nếu xét nghiệm cho ra kết quả nhiễm trùng là do virus gây nên chứ không phải do vi khuẩn thì sẽ có sự điều chỉnh trong phác đồ điều trị để phù hợp hơn. Việc điều trị có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Số lượng các ổ áp xe;</li> <li style="text-align: justify;">Kích thước ổ áp xe;</li> <li style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây nên áp xe là gì;</li> <li style="text-align: justify;">Thể trạng của người bệnh.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Nếu kích cỡ của áp xe nhỏ (dưới 1 inch), bệnh nhân có thể áp dụng phương án điều trị bằng thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch, thuốc kháng virus hoặc thuốc chống nấm. Nếu áp xe lớn (trên 1 inch), lúc này bác sĩ sẽ tiến hành hút, dẫn lưu hoặc cắt bỏ nó. Còn nếu số lượng ổ áp xe nhiều hơn 1 thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.</p> <p style="text-align: justify;">Không chỉ chú trọng điều trị loại bỏ áp xe não, bệnh nhân còn phải điều trị những ổ nhiễm khuẩn nguyên phát khác trong cơ thể như nhiễm khuẩn tại mũi, phổi hoặc vùng bụng.&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật áp xe não đó là:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Ngày càng có dấu hiệu tăng áp lực hộp sọ;</li> <li style="text-align: justify;">Có khí trong ổ áp xe;</li> <li style="text-align: justify;">Ổ áp xe không đáp ứng với thuốc;</li> <li style="text-align: justify;">Ổ áp xe có nguy cơ bị vỡ</li> </ul> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ap-xe-nao-scuco
Hội chứng bại não
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Hội chứng bại não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bại não (Cerebral palsy - CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, do não bị tổn thương một phần không tiến triển, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động, ngôn ngữ, giác quan của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Tổn thương não có thể xuất hiện trước, trong hoặc ngay sau khi sinh và tồn tại cả đời. CP xảy ra từ 0.1-0.2% trẻ em và ảnh hưởng đến 15% trẻ sơ sinh non tháng. Biểu hiện lâm sàng ở các mức độ khác nhau giữa các cá thể.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Bại não (Cerebral palsy - CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_bai-nao.png"></p> <p style="text-align: center;"><em>Bại não (Cerebral palsy - CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh</em></p> <p style="text-align: justify;">Đa số bại não (85–90%) là bẩm sinh, phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân cụ thể.</p> <p>Có bốn loại CP chính</p> <p><strong>Bại não co cứng</strong></p> <p>Loại CP phổ biến nhất là CP co cứng. CP co cứng ảnh hưởng đến khoảng 80% những người bị CP. Người bị co cứng CP có tăng trương lực cơ.</p> <p>- Liệt nửa người:</p> <p>+ Liệt cứng chủ yếu ở chân, với cánh tay ít bị ảnh hưởng hơn hoặc không bị ảnh hưởng. Những người bị chứng liệt nửa người có thể gặp khó khăn khi đi lại vì cơ hông và cơ chân bị căng khiến chân họ kéo vào nhau, quay vào trong và bắt chéo ở đầu gối.</p> <p>+ Liệt cánh tay ưu thế nhiều hơn chân: ít ảnh hưởng đi lại hơn</p> <p>- Liệt tứ chi: là dạng CP cứng nghiêm trọng nhất và ảnh hưởng đến cả tứ chi, thân và mặt. Những người bị chứng liệt cứng tứ chi thường không thể đi lại và thường có các khuyết tật phát triển khác như thiểu năng trí tuệ, co giật (động kinh), hoặc các vấn đề về thị lực, thính giác hoặc lời nói.</p> <p><strong>Bại não do rối loạn vận động</strong></p> <p>Người mắc chứng CP loạn vận động có vấn đề trong việc kiểm soát cử động của bàn tay, cánh tay, bàn chân và chân, gây khó khăn cho việc ngồi và đi lại. Các vận động không thể kiểm soát được có thể chậm, quằn quại hoặc có thể nhanh, giật. Đôi khi mặt và lưỡi bị ảnh hưởng và người bệnh gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói chuyện. Một người mắc chứng rối loạn vận động CP có trương lực cơ có thể thay đổi trong ngày.</p> <p><strong>Bại não mất điều hòa</strong></p> <p>Những người có CP không điều hòa có vấn đề với sự cân bằng và phối hợp. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn với các chuyển động nhanh hoặc chuyển động cần nhiều sự kiểm soát, chẳng hạn như viết. Họ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàn tay, cánh tay của mình khi với lấy một thứ gì đó hoặc có thể rối loạn dáng đi.</p> <p><strong>Bại não hỗn hợp</strong></p> <p>- Phối hợp triệu chứng của nhiều loại CP, phổ biến nhất là CP co cứng - loạn vận động.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Hội chứng bại não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Bại não là do não phát triển không bình thường hoặc não đang phát triển bị tổn thương. Điều này thường xảy ra trong thời kì bào, nhưng nó có thể xảy ra khi mới sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được xác định. Một số nguyên nhân thường gặp:</p> <p style="text-align: justify;">- Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền: đột biến này thường xuất hiện trong quá trình bào thai hình thành và phát triển.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền gây bệnh bại não" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_di-truyen.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền gây bệnh bại não</em></p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu máu não ở thai nhi: nguyên nhân là giảm hoặc gián đoạn sự cung cấp máu cho não đang phát triển.</p> <p style="text-align: justify;">- Chảy máu não: có thể trong giai đoạn bào thai hoặc sau sinh.</p> <p style="text-align: justify;">- Viêm não ở trẻ: viêm não nhiễm khuẩn, viêm não tự miễn dịch ….</p> <p style="text-align: justify;">- Chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh: rơi từ trên giường, tai nạn...</p> <p style="text-align: justify;">- Thiếu oxy não liên quan đến chuyển dạ hoặc sinh khó: thường gặp trường hợp chuyển dạ kéo dài, mất cân đối thai nhi và khung chậu sản phụ…</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Complications" class=" "> <h2>Các biến chứng Hội chứng bại não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">- Bất thường phát triển hệ xương: co cứng là sự rút ngắn mô cơ do cơ bị siết chặt nghiêm trọng. Chứng co gây ảnh hưởng sự phát triển bình thường của xương: biến dạng xương, cong vẹo cột sốt, biến dạng khớp, trật khớp ….</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng áp lực nên khớp nên dễ gây các tổn thương khớp như thoái hóa khớp, viêm điểm bám gân ….</p> <p style="text-align: justify;">+ Tăng nguy loãng xương: gãy xương bệnh lý do mật độ xương thấp có thể do một số yếu tố như ít vận động, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và tác dụng phụ của thuốc điều trị</p> <p style="text-align: justify;">- Suy dinh dưỡng: đặc biệt là trẻ sơ sinh, các rối loạn chức năng bú và nuốt ảnh hường đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong một số trường hợp đặc biệt trẻ em hoặc người lớn cần một ống&nbsp; sonde dạ dày để có đủ dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ giảm mật độ xương …</p> <p style="text-align: justify;">- Rối loạn tâm thần: nguyên nhân của những rối loạn này có thể là: sự cô lập với xã hội, bản thân tổn thương não của bệnh nhi gây tâm thần thực tổn... Các vấn đề về rối loạn hành vi cũng có thể xảy ra.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Rối loạn tâm thần" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bai-nao-2.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Rối loạn tâm thần</em></p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh tim và phổi: Các rối về nuốt có thể dẫn đến các bệnh lý hô hấp, chẳng hạn như viêm phổi do hít phải. Tăng nguy cơ bệnh lý hô hấp và tim mạch do suy dinh dưỡng, hạn chế vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Trạng thái động kinh nếu bệnh nhân có cơn co giật không được kiểm soát được cơn giật, tình trạng này có thể gây tổn thương não mới.</p> <p style="text-align: justify;">- Các biến chứng khác bao gồm: rối loạn giấc ngủ, đau mãn tính, hỏng da, các vấn đề về đường ruột, các vấn đề về sức khỏe răng miệng, loét vùng tì đè...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" "> <h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng bại não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <h3 style="text-align: justify;"><strong>Một số yếu tố nguy cơ bại não</strong></h3> <p style="text-align: justify;"><strong>Sức khỏe sản phụ</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Sản phụ trong thời gian mang thai mắc một số nhiễm trùng (sản khoa hoặc toàn thân) hoặc tiếp xúc với độc chất (bắt nguồn từ công việc, môi trường sống…) sẽ làm tăng nguy cơ bại não cho thai nhi.</p> <p style="text-align: justify;">- Virus&nbsp;cự bào (Cytomegalovirus - CMV): CMV gây ra các triệu chứng giống như cúm và có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, nguy cơ cao hơn sẽ ở thai phụ lần đầu tiên mắc CMV và mắc CMV trong những tháng đầu thai kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh sởi Đức (rubella): hiện tại có thể phòng tránh được bằng tiêm vaccin phòng rubella trước khi mang thai</p> <p style="text-align: justify;">- Mụn rộp sinh dục: Nhiễm trùng này có thể qua được hàng rào máu - rau thai để truyền từ mẹ sang con khi mang thai, hoặc khi trẻ được sinh ra tự nhiên qua đường âm đạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh giang mai: đây là bệnh lây tryền qua đường tình dục có thể kèm theo đồng nhiễm lậu, vi rút viêm gan B, C và HIV.</p> <p style="text-align: justify;">- Bệnh ký sinh trùng: có thể có trong phân của động vật nhiễm bệnh như thú nuôi, trong thức ăn bị ô nhiễm</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm vi rút Zika:&nbsp;lây lan qua vết muỗi đốt có thể thành dịch.</p> <p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng trong tử cung bao gồm nhiễm trùng nhau thai hoặc màng thai.</p> <p style="text-align: justify;">- Các bệnh lý khác: rối loạn chức năng tuyến giáp, tiền sản giật, động kinh không kiểm soát được cơn khi mang thai.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh ở trẻ sơ sinh</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Cân nặng trẻ sau sinh thấp: trẻ sau sinh có trọng lượng dưới 5,5 pound (2,5 kg), cân nặng càng thấp thì nguy cơ bại anox càng cao.</p> <p style="text-align: justify;">- Đa thai: nguy cơ bại não tăng lên khi số lượng thai trong mỗi lần mang thai tăng lên. Nguy cơ này liên quan cân nặng mỗi trẻ, khả năng sinh non và yếu tố nguy cơ sức khỏe thai phụ. Trong một lần đa thai nếu có một thai nhi chết tăng nguy cơ bại não cho những thai nhi cong lại.</p> <p style="text-align: justify;">- Sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn. Trẻ sinh ra càng sớm, nguy cơ bại não càng lớn.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bai-nao-3.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Trẻ sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng khi chuyển dạ</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể làm tăng nguy cơ bại não như: ngạt...</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng bại não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm có thể được sử dụng khi định hướng các rối loạn về di truyền.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm gen&nbsp;định hướng các rối loạn về di truyền" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bai-nao-4.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm gen&nbsp;định hướng các rối loạn về di truyền</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh</p> <p style="text-align: justify;">+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não: để phát hiện tổn thương não gây CP hoặc bệnh lý phối hợp CP. Do chụp MRI sọ não cần bệnh nhi nằm yên và thời gian chụp tương đối lâu trong phòng kín, do vậy phần lớn trẻ cần được an thần trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">+ Siêu âm sọ não: Đước thực hiện trong thời kỳ sơ sinh qua thóp. Siêu âm không tạo ra hình ảnh chi tiết, nhưng nó có thể cung cấp đánh giá sơ bộ &nbsp;về não một cách nhanh chóng.</p> <p style="text-align: justify;">- Điện não đồ (EEG): EEG ghi lại hoạt động điện của não của trẻ bại não, được chỉ định khi có có giật hoặc nghi ngờ co giật, hoặc theo dõi cơn động kinh ở trẻ.</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng bại não</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Người bị bại não tùy mức độ bệnh mà có thể cần được chăm sóc suốt đời cùng với &nbsp;sự phối hợp nhân viên y tế nhiều chuyên khoa: chuyên khoa thần kinh nhi, dinh dưỡng, vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, bác sĩ tâm lý.</p> <p style="text-align: justify;">Không có cách chữa khỏi bại não. Tuy nhiên, có thể giúp cải thiện hoạt động hàng ngày. Lựa chọn dịch vụ chăm sóc sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và nhu cầu cụ thể của trẻ, và nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian. Cần can thiệp sớm có thể cải thiện kết quả.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thuốc</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ sử dụng để cải thiện các khả năng hoạt động, điều trị đau và kiểm soát các biến chứng</p> <p style="text-align: justify;">- Tiêm BotulinumtoxinA (Botox)&nbsp;khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm BotulinumtoxinA (Botox)&nbsp;khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_bai-nao-5.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tiêm BotulinumtoxinA (Botox)&nbsp;khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng</em></p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giãn cơ uống: baclofen…</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc an thần kinh: diazepam …</p> <p style="text-align: justify;">- Trong một số trường hợp đặc biệt baclofen được bơm vào tủy sống được kiểm soát bởi thiết bị y tế chuyên dụng đặt dưới da bụng (baclofen nội tủy).</p> <p style="text-align: justify;">- Thuốc giảm chảy nước dãi, một lựa chọn là tiêm Botox vào tuyến nước bọt khi lợi ích lớn hơn nguy cơ</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trị liệu</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Vật lý trị liệu: giúp tăng cường sức mạnh của các cơ, tăng tính linh hoạt các khớp,tăng khả năng giữ thăng bằng. Người chăm sóc cũng sẽ học cách chăm sóc an toàn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày của trẻ bại liệt tại nhà.</p> <p style="text-align: justify;">- Trẻ có thể nên dùng nẹp các thiết bị hỗ trợ khác để giúp cải thiện chức năng vận động.</p> <p style="text-align: justify;">- Thiết bị hỗ trợ di chuyển gồm khung tập đi, gậy(nạng) chống , hệ thống đứng, ghế ngồi, hoặc xe lăn điện để tái hòa nhập cộng đồng</p> <p style="text-align: justify;">- Liệu pháp ngôn ngữ: có thể giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ bào gồm cả ngôn ngữ kí hiệu. Nhà trị liệu cũng có thể hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị giao tiếp (như máy tính, bộ tổng hợp giọng nói), hỗ trợ giao tiếp cho người nhà với trẻ nhi (ngôn ngữ kí hiệu), cũng như các khó khăn khi ăn và nuốt.</p> <p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật chỉnh hình: trẻ bại não bị co cứng hoặc dị tật nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật, có thể cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Phẫu thuật chỉnh hình cũng có thể giúp trẻ CP sử dụng khung tập đi, nẹp hoặc nạng dễ dàng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">- Cắt sợi thần kinh (cắt đốt sống lưng có chọn lọc): một số trường hợp nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị, viêc cắt chọn lọc các dây thần kinh chi phối các cơ bị co cứng có thể hiệu quả gọi là phẫu thuật cắt bỏ thân rễ có chọn lọc.</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-bai-nao-slrax
Cơn thiếu mãu não thoáng qua
<div class="description"> <section id="disease-description" class=" "> <h2>Tổng quan Cơn thiếu mãu não thoáng qua</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Định nghĩa cổ điển của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là&nbsp;<em>những thiếu hụt thần kinh khu trú xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu kéo dài &lt; 24 giờ. Tuy nhiên hiện tại với các kĩ thuật y học tiên tiến, </em>nhiều tổn thương thiếu máu các giai đoạn có liên quan tới nhồi máu não mới ở những trường hợp triệu chứng kéo dài &lt;24 giờ được phát hiện. Do đó có những sự thay đổi trong thời gian xác định cơn thiếu máu não thoáng qua, cụ thể “<em>Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng</em>&nbsp;qua<em>&nbsp;là một giai đoạn rối loạn chức năng thần kinh ngắn do thiếu máu võng mạc hoặc thiếu máu não cục bộ, các triệu chứng thường kéo dài dưới 1 giờ, và không có bằng chứng của nhồi máu não</em></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_thieu-mau-nao-thoang-qua-co-nguy-hiem-khong.jpg"></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-causes" class=" "> <h2>Nguyên nhân Cơn thiếu mãu não thoáng qua</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Có 2 cơ chế chính:</p> <p style="text-align: justify;">+ Do nghẽn tắc nhánh động mạch&nbsp; não. Nguyên nhân hàng đầu do vữa xơ động mạch.</p> <p style="text-align: justify;">+ Do giảm lưu lượng tưới máu toàn thể hay cục bộ. Nguyên nhân do: hạ huyết áp thế đứng; các nguyên nhân gây chít hẹp hệ động mạch cảnh hoặc động mạch sống – nền; loạn nhịp tim; tăng độ nhớt của máu; “hội chứng cướp máu dưới đòn</p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Chóng-mặt-khi-thay-đổi-tư-thế-3-1024x768.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Do giảm lưu lượng tưới máu toàn thể hay cục bộ. Nguyên nhân do: hạ huyết áp thế đứng</em></p> </div> </section> <hr> <section id="disease-symptoms_free" class=" "> <h2>Triệu chứng Cơn thiếu mãu não thoáng qua</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng thiếu sót thần kinh diễn ra rất nhanh và tự hồi phục, thường kéo dài 2- 20 phút. Triệu chứng khá đa dạng phụ thuộc vào chức năng vùng tế bào não bị tổn thương</strong><strong>.</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Triệu chứng tổn thương hệ tuần hoàn não trước (hệ động mạch cảnh): mù, ám điểm 1 mắt thoáng qua, liệt nửa người, yếu liệt chi 1 bên, &nbsp;rối loạn cảm giác nửa người, rối loạn ngôn ngữ…</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_cham-cuu-liet-nua-nguoi(1)-1400x875.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng tổn thương hệ tuần hoàn não trước (hệ động mạch cảnh): mù, ám điểm 1 mắt thoáng qua, liệt nửa người</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Triệu chứng tổn thương hệ tuần hoàn não sau (hệ động mạch sống- nền): liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn nửa người, dị cảm nửa người, mất thị lực hoặc bán manh, thất điều, rối loạn trương lực cơ, mất phối hợp thăng bằng vận động….</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>+ <em>Cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ:</em></strong>&nbsp; giúp đánh giá các tổn thương tế bào não, phân biệt các nguyên nhân gây bênh khác: u não, viêm não, dị dạng mạch….</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>+ Xét nghiệm máu: phát hiện các tình trạng rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, </strong></em>&nbsp;rối loạn chuyển hóa lipid máu, các tình trạng tăng đông, đa hồng cầu ….làm tăng nguy cơ TIA</p> <p style="text-align: justify;">+ &nbsp;<em><strong>Điện tim:</strong></em>&nbsp;phát hiện các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ</p> <p style="text-align: justify;"><em>+<strong> Siêu âm tim</strong></em><strong>:</strong>&nbsp;phát hiện các tổn thương van tim, biểu hiện suy chức năng tim, huyết khối buồng tim có hay không…</p> <p style="text-align: justify;"><em>+<strong>Siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền:</strong></em>&nbsp;đánh giá các tổn thương vữa xơ động mạch, dày lớp nội trung mạc động mạch….</p> <p style="text-align: justify;"><em>+<strong>Siêu âm Doppler xuyên sọ:</strong></em>&nbsp;chỉ tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa. Cho phép đánh giá lưu lượng tuần hoàn ở các động mạch lớn trong não và động mạch mắt</p> </div> </section> <hr> <section id="disease-Prevent" class=" "> <h2>Phòng ngừa Cơn thiếu mãu não thoáng qua</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <p style="text-align: justify;">Tư vấn điều chỉnh thay đổi nề nếp sinh hoạt:</p> <ul> <li style="text-align: justify;">Tập thể dục: cần tập thể lực tối thiểu 150 phút (2,5 giờ) mỗi tuần với cường độ tập trung bình hoặc 75 phút (1 giờ 15 phút) mỗi tuần với cường độ cao</li> <li style="text-align: justify;">Chế độ ăn: giảm muối và tăng kali, ăn nhiều thức ăn rau xanh,hoa quả. Hạn chế thức ăn xào rán, hạn chế mỡ động vật, kiêng da nội tạng động vật…. Hạn chế bia, rượu, không hút thuốc lá.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_img-chu-loi-8.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Tập thể dục: cần tập thể lực tối thiểu 150 phút (2,5 giờ) mỗi tuần&nbsp;</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Béo phì: cần kiểm soát cân nặng,&nbsp; duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) 18,5-25.–</li> <li style="text-align: justify;">Khám sức khỏe định kì thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các yếu tố nguy cơ ( RLCH lipid, đái tháo đường, đa hồng cầu, tăng đông máu, rối loạn nhịp tim…). Tuân thủ điều trị yếu tố nguy cơ nếu có thể</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-diagnostic" class=" "> <h2>Các biện pháp chẩn đoán Cơn thiếu mãu não thoáng qua</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Đau nửa đầu (migraine):</strong>&nbsp;thường có tiền triệu, xuất hiện từng cơn lặp đi lặp lại, triệu chứng đau nửa đầu kèm&nbsp; buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động với tiến triển từ từ trong vòng 30 phút hoặc kéo dài hơn.</li> </ul> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200423_hay-bi-dau-dau-01.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20200423_hay-bi-dau-dau-01.jpg"></p> <p style="text-align: center;"><em>Đau nửa đầu (migraine)</em></p> <ul> <li style="text-align: justify;"><strong>Ngất:</strong>&nbsp;thường trên bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch. Đột ngột mất ý thức ngắn, không có các triệu chứng thần kinh khu trú khác.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Động kinh cục bộ:</strong>&nbsp;thường khởi phát khu trú ở một bộ phận rồi lan dần ra bộ phận khác, cơn xuất hiện có tính chất định hình và tái phát. Chẩn đoán phấn biệt dựa vào điện não đồ xuất hiện các đợt sóng kịch phát.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Cơn mất trí nhớ thoáng qua&nbsp;</strong>(transient global amnesia/TGA): đột ngột mất trí nhớ thuận chiều, trong cơn vẫn tỉnh, không hề có triệu chứng thần kinh khu trú, thường gặp ở người cao.</li> <li style="text-align: justify;"><strong>Cơn hạ đường huyết: biểu hiện thường kèm cảm giác đói cồn cào, run chi, vã mồ hôi… đáp ứng tốt với việc bổ sung đường bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, chẩn đoán nhanh bằng test kiểm tra đường máu, </strong>thường trên bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường đang được điều trị</li> </ul> </div> </section> <hr> <section id="disease-Treatment" class=" "> <h2>Các biện pháp điều trị Cơn thiếu mãu não thoáng qua</h2> <div class="body collapsible-target content-show"> <ul> <li style="text-align: justify;">Cơn thiếu máu não thoáng qua(CTMNTQ) là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ thiếu máu, các nghiên cứu quan sát gần đây tỉ lệ tái phát sớm sau cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ thiếu máu nhẹ cao hơn nhiều. Tỉ lệ khoảng 10-15% sau 90 ngày, cao hơn tỉ lệ tái phát sau đột quỵ thiếu máu nặng chỉ có từ 2%-6%. Do đó cần xử trí điều trị sớm và khảo sát các yếu tố nguy cơ để có kế hoạch điều trị dự phòng tốt.</li> </ul> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ sau khi bị cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua</strong></p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td colspan="2" style="width:410px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>Thang điểm ABCD2</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:277px;"> <p style="text-align: justify;">tuổi &gt; 60</p> </td> <td style="width:133px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 điểm</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:277px;"> <p style="text-align: justify;">huyết áp &gt;140/90 mmHg</p> </td> <td style="width:133px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 điểm</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:277px;"> <p style="text-align: justify;">triệu chứng lâm sàng</p> <p style="text-align: justify;">yếu liệt</p> <p style="text-align: justify;">rối loạn ngôn ngữ , không có yếu liệt</p> </td> <td style="width:133px;"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2 điểm</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1 điểm</strong></p> </td> </tr> <tr> <td style="width:277px;"> <p style="text-align: justify;">Thời gian kéo dài của triệu chứng</p> <p style="text-align: justify;">&gt; 60 phút</p> <p style="text-align: justify;">10-60 phút</p> </td> <td style="width:133px;"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">2 điểm</p> <p style="text-align: justify;">1điểm</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:277px;"> <p style="text-align: justify;">Đái tháo đường</p> </td> <td style="width:133px;"> <p style="text-align: justify;"><strong>1 điểm</strong></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="margin-left: 0.75in; text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nguy cơ đột quỵ trong vòng 3 tháng sau cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là 6,1% ở bệnh nhân 1 điểm ABCD2 và tới 22% ở bệnh nhân 7 điểm ABCD2.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị:</strong></p> <ul> <li style="text-align: justify;">Chống kết tập tiểu cầu: aspirin 50 – 325mg/ngày. Có thể thay thế bằng clopidogrel 75mg/ngày; cilostazon 100mg x 2 lần/ngày.</li> <li style="text-align: justify;">Kiểm soát huyết áp: duy trì huyết áp ở mức ≤ 140/90mmHg</li> <li style="text-align: justify;">Thuốc hạ lipid máu nhóm statin: có tác dụng hạ lipid máu, chậm tiến triển mảng vữa xơ và giảm nguy cơ đột quỵ.</li> <li style="text-align: justify;">Các bệnh nhân có loạn nhịp tim (đặc biệt rung nhĩ) cần được xử trí điều trị loạn nhịp.</li> </ul> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp hẹp mạch cảnh &gt; 70% trên siêu âm Doppler hoặc trên 60% trên phim chụp mạch số hóa xóa nền cần cân nhắc can thiệp đặt stent hoặc bóc tách lớp nội mạch</p> </div> </section> <hr> </div>
https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/con-thieu-mau-nao-thoang-qua-sdhnb