Unnamed: 0
int64 0
19.4k
| full_text
stringlengths 2
1.06M
| title
stringlengths 1
60
| url
stringlengths 71
216
| attribute
stringlengths 261
1.23k
|
---|---|---|---|---|
0 | BỘ TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6905/TBKBNN Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024
THÔNG BÁO
TỶ GIÁ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ THÁNG 12 NĂM 2024
Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐTTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước
trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 328/2016/TTBTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 72/2021/TTBTC ngày 17/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 328/2016/TTBTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước;
Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại
tệ tháng 12 năm 2024, áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước như sau:
1. Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ (USD) tháng 12 năm 2024
là 1 USD = 24.277 đồng.
2. Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác của tháng 12 năm
2024 được thực hiện theo phụ lục đính kèm công văn này.
3. Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ:
Quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.
Quy đổi và hạch toán kế toán của Kho bạc Nhà nước.
Đề nghị các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thụ hưởng ngân
sách nhà nước căn cứ vào tỷ giá được thông báo để hạch toán và báo cáo thu chi
ngoại tệ theo chế độ quy định./.
Nơi nhận:
VPQH, VPCP, VP CTN;
Viện KSNDTC, Tòa án NDTC;
VP TW Đảng, Ban đối ngoại TW Đảng;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP,
cơ quan TW của các đoàn thể;
Tổng cục Thuế;
Tổng cục Hải quan;
NH PT VN;
Kiểm toán nhà nước;
KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
STC các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Các Cục, Vụ trực thuộc BTC;
Lưu: VT; QLNQ (210 bản). TỔNG GIÁM ĐỐC
Trần Quân
PHỤ LỤC
THÔNG BÁO TỶ GIÁ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ THÁNG 12 NĂM 2024
(Kèm theo Thông báo số 6905/TBKBNN ngày 29/11/2024 của Kho bạc Nhà nước)
STT Tên ngoại tệ Ngoại tệ Tỷ giá Ngoại tệ/VNĐ
1 UAE DIRHAM AED 6.609
2 AFGHAN AFGHANI AFN 358
3 LEK ALL 262
4 ARMENIAN DRAM AMD 62
5 NETH.ANTILLIAN GUILDER ANG 13.639
6 ANGOLAN KWANZA AOA 27
7 KWANZA REAJUSTADO AOR 27
8 ARGENTINE PESO ARS 24
9 AUSTRALIAN DOLLAR AUD 15.848
10 ARUBAN GUILDER AWG 13.639
11 AZERBAIJANIAN MANAT AZN 14.281
12 CONVERTIBLE MARKS BAM 13.123
13 BARBADOS DOLLAR BBD 12.139
14 TAKA BDT 204
15 LEV BGN 13.123
16 BAHARAINI DINAR BHD 63.887
17 BURUNDI FRANC BIF 8
18 BERMUDIAN DOLLAR BMD 24.277
19 BRUNEI DOLLAR BND 18.117
20 BOLIVIANO BOB 3.539
21 MVDOL BOV 3.539
22 BRAZILIAN REAL BRL 4.212
23 BAHAMIAN DOLLAR BSD 24.277
24 NGULTRUM BTN 287
25 PULA BWP 1.780
26 BELARUSIAN RUBLE BYR 1
27 BELIZE DOLLAR BZD 12.199
28 CANADIAN DOLLAR CAD 17.402
29 FRANC CONGOLAIS CDF 9
30 UNIDADES DE FOMENTO CLF 809.233
31 CHILEAN PESO CLP 25
32 YAN RENMINBI CNY 3.372
33 COLOMBIAN PESO COP 5
34 COSTA RICAN COLON CRC 48
35 CZECH KORUNA CZK 1.016
36 CUBAN PESO CUP 1.012
37 CAPE VERDE ESCUDO CVE 233
38 CZECH KORUNA CSK 1.016
39 SWISS FRANC CHF 27.667
40 EAST GERMAN MARK DDM 10.936
41 DEUTSCH MARK DEM 10.936
42 DJIBOUTI FRANC DJF 137
43 DANISH KRONE DKK 3.472
44 DOMINICAN PESO DOP 403
45 ALGERIAN DINAR DZD 183
46 SUCRE ECS 1
47 UNIDAD DE VALOR CONSTANTE ECV 1
48 EGYPTIAN POUND EGP 490
49 NAKFA ERN 1.618
50 ETHIOPIAN BIRR ETB 196
51 EURO EUR 25.898
52 FIJI DOLLAR FJD 10.510
53 FALKLAND ISLANDS POUND FKP 19.267
54 FRENCH FRANC FRF 3.267
55 POUND STERLING GBP 31.066
56 LARI GEL 8.925
57 CEDI GHC 3
58 DALASI GMD 339
59 GUINEA FRANC GNF 3
60 QUETZAL GTQ 3.149
61 GUINEA BISSAU PESO GWP
62 GUYANA DOLLAR GYD 117
63 GIBRALTAR POUND GIP 19.267
64 HONGKONG DOLLAR HKD 3.121
65 LEMPIRA HNL 967
66 KUNA HRK 3.448
67 GOURDE HTG 186
68 FORINT HUF 62
69 RUPIAH IDR 2
70 NEW ISRAELI SHEKEL ILS 6.670
71 INDIAN RUPEE INR 288
72 IRAQI DINAR IQD 19
73 IRANIAN RIAL IRR 1
74 ICELAND KRONA ISK 177
75 JAMACAN DOLLAR JMD 155
76 JORDANIAN DINAR JOD 34.193
77 YEN JPY 157
78 KENYAN SMILING KES 188
79 SOM KGS 280
80 COMORO FRANC KMF 52
81 NORTH KOREAN WON KPW 187
82 WON KRW 17
83 KUWAITI DINAR KWD 78.313
84 CAYMAN ISLANDS DOLLAR KYD 29.249
85 TENGE KZT 47
86 RIEL KHR 6
87 KIP LAK 1
88 LIBIAN POUND LBP
89 SRILANCA RUPEE LKR 84
90 LIBERIAN DOLLAR LRD 136
91 LOTI LSL 1.343
92 LITHUANIAN LITAS LTL 8.518
93 LUXEMBOURG FRANC LUF 531
94 LEBANESE DINAR LYD 4.975
95 MOROCCAN DIRHAM MAD 2.430
96 MOLDOVAN LEU MDL 1.332
97 MALAGASY ARIARY MGA 5
98 DENAR MKD 418
99 KYAT MMK 12
100 TUGRIK MNT 7
101 PATACA MOP 3.031
102 OUGUIYA MRO 68
103 MAURITUS RUPEE MUR 524
104 RUFIYAA MVR 1.574
105 KWACHA MWK 14
106 MAXICAN PESO MXN 1.188
107 MEX.UNIDAD DE INVERSIOR MXV 9.869
108 MALAYSIAN RINGGIT MYR 5.478
109 MOZAMBICAN METICAL MZN 384
110 NAMIBIA DOLLAR NAD 1.343
111 CORDOBA ORO NIO 663
112 NOR WEGIAN KRONE NOK 2.197
113 NEPALESE RUPEE NPR 180
114 NEWZELAND DOLLAR NZD 14.373
115 NAIRA NGN 15
116 RIAL OMANI OMR 63.887
117 BALBOA PAB 24.277
118 NUEVO SOL PEN 6.491
119 KINA PGK 5.921
120 PAKISTAN RUPEE PKR 87
121 ZLOTY PLN 5.960
122 GUARANI PYG 3
123 PHILIPINE PESO PHP 414
124 QATARI RIAL QAR 6.688
125 RÚP CHUYỂN NHƯỢNG RCN 24.277
126 LEU RON 5.165
127 RUSSIAN RUBLE (NEW) RUB 246
128 RWANDA FRANC RWF 18
129 SAUDI RYAL SAR 6.457
130 SOLOMON ISLANDS DOLLAR SBD 2.836
131 SEYCHELLESS RUPEE SCR 1.782
132 SUDANESE DINAR SDD 121
133 SDR SDR
134 SWEDISH KRONA SEK 2.238
135 SINGAPORE DOLLAR SGD 18.187
136 ST. HELENA POUND SHP 19.116
137 SLOVAKKORUNA SKK 1.127
138 LEONE SLL 1
139 SOMA SHILING SOS 43
140 SURINAME DOLLAR SRD 692
141 DOBRA STD 1
142 EL SALVADOR COLON SVC 2.775
143 SYRIAN POUND SYP 2
144 LILANGENI SZL 1.345
145 TAJIKISTANI SOMONI TJS 2.238
146 MANAT TMM 2
147 TUNISIAN DINAR TND 7.732
148 PAANGA TOP 9.950
149 TRINIDAD &TOBACO DOLLAR TTD 3.607
150 NEW TAIWAN DOLLAR TWD 751
151 TANZANIAN SHILLING TZS 9
152 BAHT THB 707
153 NEW TURKISH LIRA TRY 707
154 HRYVNIA UAH 584
155 UGANDA SHILING UGX 7
156 RUP XO VIET USR 225
157 PESO URUGUAYO UYU 567
158 UZBEKISTAN SUM UZS 2
159 BOLIVAR VEF
160 VATU VUV 209
161 TALA WST 8.518
162 CFA FRANC BE AC XAF 39
163 EAST CARIBEAN DOLLAR XCD 8.991
164 CFA FRANC BEAC XOF 39
165 CFP FRANC XPF 216
166 YEMENI RIAL YER 97
167 RAND ZAD 1.343
168 RAND ZAR 1.343
169 KWACHA ZMK 5
| Thông báo 6905/TB-KBNN | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-bao-6905-TB-KBNN-2024-Ty-gia-hach-toan-ngoai-te-thang-12-635137.aspx | {'official_number': ['6905/TB-KBNN'], 'document_info': ['Thông báo 6905/TB-KBNN về Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 12 năm 2024 do Kho bạc Nhà nước ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['kho bạc nhà nước', ''], 'signer': ['Trần Quân'], 'document_type': ['Thông báo'], 'document_field': ['Tiền tệ - Ngân hàng'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
1 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 17509/BTCHCSN
V/v ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế khi Nhà nước đóng điều chỉnh mức lương cơ sở Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo phản ánh của một số địa phương, việc thực hiện xác định số tiền ngân sách
nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách
nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) khi Nhà nước điều chỉnh mức
lương cơ sở còn có cách hiểu khác nhau. Để bảo đảm việc thực hiện được thống
nhất, Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
1. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế:
a) Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện hàng tháng tương ứng với
mức đóng BHYT và mức lương cơ sở hiện hành; thời gian hỗ trợ được tính theo
thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT (thời gian này được căn cứ vào quyết định
phê duyệt của cấp có thẩm quyền).
b) Căn cứ số tiền đóng BHYT đã được xác định, cơ quan Tài chính thực hiện
chuyển kinh phí vào quỹ BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng cấp quản lý mỗi
quý một lần theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch số
09/2009/TTLTBYTBTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện bảo hiểm y tế. Trong thời gian thực hiện thẻ BHYT, nếu Nhà nước điều
chỉnh tăng mức lương cơ sở thì cơ quan Tài chính thực hiện cấp bổ sung phần
chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở tăng thêm, mức đóng BHYT
theo quy định và thời gian sử dụng còn lại của thẻ BHYT.
Ví dụ 1 : Ông Vũ Mạnh Chữ là người thuộc hộ gia đình nghèo, được cơ quan
Bảo hiểm xã hội cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng 12 tháng (thời hạn sử dụng
ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013). Số tiền ngân sách
nhà nước đóng BHYT được xác định như sau:
Từ ngày 01/01/2013 đến 30/06/2013 tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ
sở 1.050.000 đồng/tháng (4,5% x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng).
Từ ngày 01/7/2013 đến 31/12/2013 tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ sở
1.150.000 đồng/tháng (4,5% x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng).
Trường hợp đầu năm 2013, cơ quan Tài chính đã cấp kinh phí một lần và cấp đủ
cho 12 tháng theo mức lương cơ sở 1.050.000 đồng thì cơ quan Tài chính vẫn
phải cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở
tăng thêm theo Nghị định số 66/2013/NĐCP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, mức
đóng BHYT theo quy định và thời gian 6 tháng còn lại ghi trên thẻ BHYT; số
tiền cấp bổ sung là 27.000 đồng:
4,5% x 6 tháng x (1.150.000 đồng 1.050.000 đồng)
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm
y tế:
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 705/QĐTTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng
người thuộc hộ gia đình cận nghèo, kể từ ngày 01/01/2013, ngân sách nhà nước
hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận
nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Trường hợp này, người thuộc hộ gia đình cận
nghèo không phải đóng BHYT nên số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực
hiện hàng tháng như đối với đối tượng được nhà nước đóng BHYT nêu tại điểm 1
công văn này. Khi Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở thì cơ quan Tài
chính thực hiện cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức
lương cơ sở tăng thêm, mức đóng BHYT theo quy định và thời gian sử dụng còn
lại của thẻ BHYT.
3. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo
hiểm y tế:
a) Trường hợp đối tượng thực hiện đóng BHYT 6 tháng một lần hoặc một lần cho
cả năm:
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLTBYTBTC, khi Nhà nước
điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải đóng bổ sung phần chênh lệch mức
đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở. Theo đó, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ
cũng phải được tính 6 tháng một lần hoặc một lần cho cả năm, khi Nhà nước điều
chỉnh mức lương cơ sở thì không phải hỗ trợ bổ sung phần chênh lệch mức đóng
do điều chỉnh mức lương cơ sở.
Ví dụ 2: Chị Nguyễn Lan Phương là sinh viên, thuộc đối tượng được ngân
sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT. Tháng 9/2012, chị Phương thực hiện
đóng BHYT một lần cho cả năm học và được cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ
ngày 01/9/2012 đến ngày 31/8/2013.
Số tiền chị Phương đóng một lần cho cả năm tại thời điểm tháng 9/2012 là
264.600 đồng (3% x 1.050.000 đồng/tháng x 12 tháng x 70%).
Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ là 113.400 đồng (3% x 1.050.000
đồng/tháng x 12 tháng x 30%).
Ngày 27/6/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2013/NĐCP quy định mức
lương cơ sở là 1.150.000 đồng, thực hiện từ ngày 01/7/2013. Trong trường hợp
này, chị Phương và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch
mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở cho 02 tháng còn lại.
b) Trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình và được giảm trừ mức đóng BHYT:
Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT
BYTBTC ngày 14/8/2009, trường hợp người tham gia BHYT được Nhà nước hỗ trợ
một phần mức đóng BHYT thì số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được tính theo
mức đóng cụ thể của từng người trong hộ gia đình. Số tiền đối tượng tham
gia đóng, ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện một lần cho cả năm và được
tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm tham gia đóng BHYT. Do vậy, nếu Nhà
nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở sau thời điểm người tham gia BHYT đã đóng
tiền thì người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần
chênh lệnh mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở.
Cơ quan Tài chính căn cứ số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT cho
đối tượng do cơ quan Bảo hiểm xã hội báo cáo, mỗi quý một lần chuyển kinh phí
vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch số
09/2009/TTLTBYTBTC ngày 14/8/2009.
Đề nghị Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ Y tế;
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Các Vụ: NSNN, PC, Vụ I;
Lưu: VT, HCSN (140b) KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
| Công văn 17509/BTC-HCSN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bao-hiem/Cong-van-17509-BTC-HCSN-nam-2013-NSNN-dong-dong-BHYT-dieu-chinh-muc-luong-co-so-219744.aspx | {'official_number': ['17509/BTC-HCSN'], 'document_info': ['Công văn 17509/BTC-HCSN năm 2013 ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế khi Nhà nước đóng điều chỉnh mức lương cơ sở do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Nguyễn Thị Minh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/12/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
2 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 749/KHUBND Quảng Bình, ngày 09 tháng 5 năm 2022
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 407/QĐTTG NGÀY 30/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH CÓ TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN
XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2022
2027” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 407/QĐTTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong
quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 2027”, UBND
tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với các
nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại
Quyết định số 407/QĐTTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu
các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố; sự tham gia của tổ chức,
doanh nghiệp và người dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy vai trò của các cơ quan
thông tin, báo chí trong thực hiện truyền thông chính sách, pháp luật; quán
triệt các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình
thực hiện.
2. Yêu cầu
Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Quyết định số
407/QĐTTg ngày 30/3/2022, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng
tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ,
có chất lượng và hiệu quả.
Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối
hợp phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung,
tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
phát sinh; tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
II. NỘI DUNG
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai
trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố chủ động quán triệt, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận
thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông các chính sách có
tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác
nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
bằng nhiều hình thức phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tổ
chức, doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn; phát huy vai trò, trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị trong vận động, khuyến khích Nhân dân quan tâm, tham gia
đóng góp ý kiến đối với dự thảo chính sách.
b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên;
Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Hội Luật gia tỉnh; Đoàn
Luật sư tỉnh tổ chức quán triệt nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan
trọng của công tác này bằng hình thức phù hợp cho cán bộ, công chức, các tổ
chức, cá nhân.
2. Phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo
văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính
sách
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật căn cứ nội dung, tính
chất dự thảo chính sách và yêu cầu thực tiễn chủ động, kịp thời xây dựng Kế
hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm; phối hợp với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bảo đảm các biện pháp an ninh, an toàn thông tin trong
quá trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức tiếp nhận, xử lý
thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện về truyền thông dự thảo chính sách
a) Ở cấp tỉnh
Hàng năm, căn cứ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật trung ương; chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật của tỉnh và yêu cầu thực tiễn, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật tỉnh chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện truyền thông về dự thảo chính sách
thuộc phạm vi Đề án tại địa phương mình.
b) Ở cấp huyện
Hàng năm, căn cứ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật tỉnh; chương trình/kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật của địa phương và yêu cầu thực tiễn, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật cấp huyện chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện truyền thông về dự thảo
chính sách thuộc phạm vi Đề án tại địa phương mình.
4. Xây dựng nội dung truyền thông và thời điểm truyền thông dự thảo chính
sách
a) Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật xây dựng tài liệu, nội
dung truyền thông dự thảo chính sách bảo đảm đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, hình
thức phong phú, sinh động để đăng tải trên Cổng/Trang Thông tin điện tử các cơ
quan, đơn vị, địa phương và cung cấp cho các cơ quan thông tin, báo chí phục
vụ hoạt động truyền thông dự thảo chính sách.
b) Nội dung truyền thông dự thảo chính sách gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
Sự cần thiết ban hành chính sách; mục đích, quan điểm xây dựng chính sách;
phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của chính sách;
Nội dung cơ bản của chính sách;
Nội dung mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ so với quy định hiện
hành về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh
nghiệp; chú trọng các vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau;
Các nội dung khác cần thông tin rộng rãi đến người dân, tổ chức, doanh
nghiệp và toàn xã hội (nếu có).
c) Thời điểm truyền thông dự thảo chính sách được thực hiện ngay từ khi cơ
quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến đề nghị xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
5. Tổ chức triển khai các hình thức truyền thông về dự thảo chính sách
Căn cứ vào điều kiện, yêu cầu thực tiễn và đối tượng, địa bàn cụ thể, cơ quan,
đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phối hợp với các
cơ quan thông tin, báo chí ở địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức truyền thông dự thảo chính
sách, cụ thể như sau:
a) Truyền thông về dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng
Phát huy vai trò của cơ quan quản lý thông tin, báo chí trong lãnh đạo, chỉ
đạo, định hướng cơ quan thông tin, báo chí tham gia truyền thông dự thảo chính
sách thông qua việc xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin
vào khung giờ thu hút khán, thính giả để truyền thông về dự thảo chính sách
trên Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, Cổng Thông tin
điện tử Quảng Bình và cơ quan thông tin, báo chí của các cơ quan, tổ chức ở
địa phương.
b) Xây dựng, đăng tải tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng, địa
bàn để cung cấp thông tin dự thảo chính sách cho người dân, tổ chức, doanh
nghiệp.
c) Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp,
trực tuyến, họp báo để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ
quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp; chú trọng phát huy đội ngũ báo cáo
viên pháp luật các cấp, luật sư, luật gia, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên
pháp luật, các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn và đại
diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến chính sách này
tham gia đóng góp ý kiến.
d) Tổ chức truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở thông qua hệ
thống loa truyền thanh cơ sở, niêm yết tại bảng tin tại khu dân cư, lồng ghép
trong các loại hình văn hóa cơ sở và các hình thức phù hợp khác.
đ) Thực hiện việc chia sẻ để đăng tải thông tin nội dung dự thảo chính sách;
Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm trên Cổng Thông tin
điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, các ứng dụng phần mềm về phổ
biến, giáo dục pháp luật với Cổng/Trang thông tin điện tử/chuyên mục PBGDPL
của cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm thống nhất, liên thông, cập nhật,
tăng cường tương tác với người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
e) Tổ chức truyền thông thông qua các ứng dụng mạng xã hội và hình thức truyền
thông phù hợp khác.
6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện truyền thông dự thảo chính
sách
a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập
huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí
ở địa phương về kiến thức, kỹ năng truyền thông, xử lý thông tin khi thực hiện
truyền thông dự thảo chính sách, nhất là những vấn đề khó, có nhiều ý kiến
khác nhau.
b) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn
cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ các ban của Hội đồng nhân
dân cùng cấp, công chức pháp chế các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện
tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cùng cấp và tuyên truyền viên pháp
luật cấp xã thuộc phạm vi quản lý về kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo
chính sách để thực hiện truyền thông chủ động, linh hoạt, hiệu quả.
7. Huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính
sách
a) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách theo quy định
tại Quyết định số 407/QĐTTg ngày 30/2/2022.
c) Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, hỗ trợ nguồn lực
để tổ chức các hoạt động truyền thông về dự thảo chính sách theo quy định của
pháp luật.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân
sách nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Các sở, ngành, đoàn thể và địa phương căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, nội dung và
khối lượng công việc được phân công theo Kế hoạch và quy định của Luật Ngân
sách nhà nước để xây dựng dự toán và bố trí kinh phí hằng năm để thực hiện Kế
hoạch thuộc phạm vi quản lý.
Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các
chương trình; đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để
thực hiện nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
Theo dõi, đôn đốc, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án tại địa
phương; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; thực hiện đề
xuất khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công
tác này; hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp
phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và nhiệm vụ của Cơ quan
Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh trong việc chủ
trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức, địa phương tham mưu Hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động
truyền thông dự thảo chính sách.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông về
dự thảo chính sách theo quy định.
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo công tác tuyên truyền, định
hướng cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông chính sách và xử lý
các vấn đề phát sinh trong hoạt động này bảo đảm thống nhất theo quy định tại
Quyết định số 238QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối
hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực
thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, giải quyết các
vấn đề nổi cộm Nhân dân quan tâm.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí
kinh phí thường xuyên để thực hiện Kế hoạch này từ nguồn ngân sách nhà nước
cấp hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên,
Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực
hiện Đề án; tăng cường các hoạt động truyền thông của các cơ quan thông tin,
báo chí trực thuộc về nội dung dự thảo chính sách cũng như vai trò, ý nghĩa
của công tác này; khuyến khích, huy động các thành viên, hội viên và Nhân dân
nâng cao nhận thức, tiếp nhận thông tin và tích cực tham gia góp ý, phản biện
về dự thảo chính sách.
5. Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình có trách nhiệm
tổ chức truyền thông về các dự thảo chính sách theo quy định; xây dựng các
chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút đông đảo
khán, thính giả để truyền thông về dự thảo chính sách trên báo, đài bảo đảm
chất lượng, hiệu quả.
6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh
Chủ trì, chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, địa phương
xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng
năm của cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Hàng năm, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch và điều kiện thực tiễn, chủ
động ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện và bố trí kinh phí triển khai tại
địa phương; giao Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp chủ
trì chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động truyền thông chính sách
tại địa phương.
8. Chế độ thông tin, báo cáo
Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế
hoạch này định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Sở Tư pháp để
tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật tỉnh (nội dung báo cáo lồng ghép trong báo cáo công tác tư pháp hàng
năm theo quy định)./.
Nơi nhận:
HĐ PHCTPBGDPL Chính phủ;
Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
UB MTTQVN tỉnh;
Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
Ban pháp chế HĐND tỉnh;
Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, NCVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
| Kế hoạch 749/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-749-KH-UBND-2022-truyen-thong-chinh-sach-tac-dong-lon-trong-xay-dung-van-ban-quy-pham-Quang-Binh-529410.aspx | {'official_number': ['749/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Bình', ''], 'signer': ['Hồ An Phong'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/05/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
3 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 189/KHUBND Quảng Trị, ngày 29 tháng 11 năm 2021
KẾ HOẠCH
ĐẢM BẢO TỔ CHỨC SẢN XUẤT, THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN THÍCH ỨNG
AN TOÀN VỚI DIỄN BIẾN CỦA DỊCH COVID19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho người dân và doanh nghiệp, chủ động ứng
phó, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 đến sản xuất, lưu thông, tiêu
thụ nông sản, tăng cường công tác liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ các mặt
hàng nông sản của tỉnh trong trạng thái “bình thường mới", Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu
thụ nông sản thích ứng an toàn với diễn biến của dịch Covid19 trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường thích ứng, linh hoạt nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại ở mức thấp
nhất trong tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông sản
của tỉnh trước tác động của đại dịch Covid19.
Tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thúc đẩy doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân
thay đổi phương thức, tổ chức sản xuất các mặt hàng nông sản theo nhu cầu thị
trường trong tỉnh, trong vùng, trong nước và định hướng xuất khẩu.
2. Yêu cầu
Đảm bảo ổn định tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến và tiêu thụ
nông sản của tỉnh thích ứng với diễn biến dịch bệnh Covid19.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, kịp
thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Đảm bảo việc ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch
đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm duy trì mức tăng trưởng của ngành
đạt 33,5%, tiếp tục khẳng định vị thế nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế
trong bối cảnh toàn tỉnh đang đẩy mạnh công tác tái thiết, phục hồi nền kinh
tế do ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh.
2. Đảm bảo không có sự chậm trễ, tắc nghẽn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong quá
trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của
người dân trên địa bàn tỉnh.
3. Ổn định sản xuất thích ứng với dịch bệnh Covid19 nhằm đảm bảo an sinh xã
hội và phát triển sinh kế cho người dân.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về công tác thông tin, tuyên truyền
Tuyên truyền kịp thời về tình hình dịch bệnh, chủ trương, chính sách, quy
định của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan về phòng, chống dịch
bệnh; củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ổn định sản
xuất, kinh doanh; nhân rộng những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, kinh
nghiệm hay gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Vận động người tiêu dùng Quảng Trị chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông
sản của tỉnh.
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên nhiều hình thức, kênh thông tin,
phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết,
chung sức tiêu thụ nông sản của tỉnh.
2. Về tổ chức sản xuất
Rà soát kế hoạch sản xuất đảm bảo gắn với kế hoạch tiêu thụ nông sản thích
ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh (xác định quy mô
sản xuất phù hợp, sản xuất rải vụ, trái vụ, chuyển đổi đối tượng cây trồng,
vật nuôi phù hợp với thị trường...).
Rà soát, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho mùa vụ sản xuất tiếp theo: Nhu cầu
giống cây trồng vật nuôi, máy móc thiết bị, vật tư đầu vào, khả năng cung
ứng,...; dự kiến những khó khăn, vướng mắc; kiến nghị với các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết, tháo gỡ.
Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông suốt công tác vận chuyển,
cung ứng vật tư thiết yếu, giống cây trồng, vật nuôi để tổ chức sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid19.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các sinh vật gây
hại trên cây trồng, vật nuôi. Chủ động thực hiện các chương trình giám sát dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất cấm...để đảm bảo yêu cầu về an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để định hướng sản xuất phù hợp;
khuyến cáo nông dân, hợp tác xã/tổ hợp tác liên kết hợp tác với doanh nghiệp
trong sản xuất và tiêu thụ; đồng thời phổ biến sâu rộng cho nông dân ứng dụng
đồng bộ các biện pháp về cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
để tổ chức sản xuất đảm bảo thời vụ, thích ứng với biến đổi khí hậu, quy trình
kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn, thực hành nông nghiệp tốt, thích ứng với
tình hình dịch bệnh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm
các trường hợp tăng giá, găm hàng, đầu cơ vật tư nông nghiệp để thu lợi bất
chính.
3. Đảm bảo thu hoạch, vận chuyển nông sản
Hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển nông sản trong trường hợp hộ gia đình, hợp tác
xã, doanh nghiệp trong vùng phong tỏa, khu vực cách ly y tế tạm thời có sản
phẩm cần phải thu hoạch ngay.
Thống kê những tổ chức, cá nhân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế tạm
thời cần hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông sản; Chủ động đề
nghị các lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ, lực lượng công an,
quân sự địa phương và các tổ chức, đoàn thể khác hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển
nhưng đảm bảo về phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp không thể huy động được
lực lượng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có phương án hỗ trợ phù hợp.
4. Đảm bảo bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản
Tăng cường hướng dẫn bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, đảm bảo các tiêu
chí an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các phân khúc thị
trường tiêu thụ.
Hướng dẫn bảo quản lạnh đối với sản phẩm cây trồng, bảo quản cấp đông đối
với sản phẩm vật nuôi khi gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản.
Tăng cường chế biến các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Nhâm
Dần 2022 và các dịp lễ khác.
Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông sản đổi mới công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sơ chế, chế biến, đảm
bảo chất lượng sản phẩm, rút ngắn tiến độ sản xuất, giảm bớt chi phí bảo quản
và bảo vệ môi trường.
5. Đảm bảo tiêu thụ nông sản
Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm đã đạt
được các chứng nhận sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, chứng nhận sản xuất
tiên tiến, sản phẩm OCOP thực hiện tiêu thụ qua các kênh:
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm thông
qua các kênh phân phối (siêu thị, cửa hàng nông sản thực phẩm, cửa hàng tiện
ích, các nhà phân phối...);
+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng nông sản, cửa hàng
tiện ích...tăng thêm điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của
tỉnh trên cơ sở phải đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh;
+ Đào tạo, tập huấn cho hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh các kỹ năng
cần thiết để tiêu thụ nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ
đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử: Tiki, Sendo, Shopee, Voso,
Postmark...;
+ Phối hợp với Tổ Công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để tiêu thụ sản
phẩm của tỉnh;
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các chương
trình xúc tiến thương mại như hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu (trực tuyến
hoặc trực tiếp), sàn thương mại điện tử; Thiết lập các nhóm Facebook, Zalo các
cấp để giới thiệu, cung cấp sản phẩm nông sản đến từng người dân.
Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm có sản lượng lớn cần sự tham gia của
các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu:
+ Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các mặt hàng nông
sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu (trực tiếp và trực tuyến). Xúc
tiến, mời gọi các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đến tỉnh khảo sát,
liên kết, ký kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản.
+ Hỗ trợ tối đa thương lái vào địa bàn thu mua, đảm bảo tiêu thụ nông sản
trên địa bàn được thuận lợi nhưng phải đảm bảo điều kiện phòng dịch Covid19
theo quy định.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người điều khiển phương tiện vận tải và người
tham gia vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa vận chuyển hàng hóa nông sản của tỉnh đi
tiêu thụ, các thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua nông sản của tỉnh
trong điều kiện đảm bảo yêu cầu về điều kiện phòng chống dịch theo quy định.
6. Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nông sản
Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 105/NQCP ngày 09/9/2021 của Chính phủ
về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch
Covid19.
7. Kinh phí thực hiện
Kinh phí tổ chức triển khai thực được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước theo phân
cấp ngân sách hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động hợp
pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chịu trách nhiệm làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, theo dõi,
báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này.
Chủ trì triển khai các giải pháp tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông
sản. Triển khai giải pháp sơ chế, chế biến các ngành hàng thuộc lĩnh vực quản
lý. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, không để đứt gãy sản xuất.
2. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan triển
khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh
được thuận lợi, phù hợp với diễn biến, tình hình dịch Covid19.
Triển khai các giải pháp đảm bảo bảo quản, sơ chế, chế biến các ngành hàng
thuộc lĩnh vực quản lý.
3. Sở Y tế:
Hướng dẫn cụ thể các địa phương về việc xét nghiệm và các điều kiện cần
thiết đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh để sớm được tham gia lưu thông và các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Chỉ đạo hướng dẫn các quy định, biện pháp phòng dịch cho các tài xế, nhân
viên đi theo phương tiện vận chuyển, các tổ chức cá nhân hỗ trợ công tác thu
hoạch, đến thu mua, tiêu thụ hàng hóa, nông sản tại địa bàn.
4. Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ
được giao phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đúng quy định.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Hội, Đoàn
thể: tăng cường công tác vận động, tuyên truyền hội viên, nhân dân cùng
chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản thích ứng an toàn trong điều kiện dịch bệnh
Covid19 trên địa bàn tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Thực hiện rà soát, thống kê và thông tin sản lượng nông sản sản xuất trên
địa bàn, sản lượng dự kiến thu hoạch theo từng thời điểm, nhu cầu kết nối tiêu
thụ báo cáo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT để phối hợp, hỗ trợ kết nối
tiêu thụ.
Chủ trì và phối hợp thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch này.
(Chi tiết nội dung thực hiện Kế hoạch theo Phụ lục đính kèm).
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc
triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn,
vướng mắc kịp thời phản ánh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
CT, các PCT UBND tỉnh;
UBMTTQ tỉnh;
Các cơ quan, đơn vị TW trên địa bàn;
Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
UBND huyện, thị xã, thành phố;
CVP, các PVP UBND tỉnh;
Lưu: VT, NNP. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Sỹ Đồng
PHỤ LỤC:
NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO TỔ CHỨC SẢN XUẤT, THU HOẠCH, CHẾ
BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN THÍCH ỨNG AN TOÀN VỚI DIỄN BIẾN CỦA DỊCH COVID19
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Kế hoạch số: 189/KHUBND ngày 29/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT Nội dung, nhiệm vụ Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp
1 Công tác tuyên truyền:
1.1 Tuyên truyền kịp thời về tình hình dịch bệnh, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan về phòng, chống dịch bệnh; củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ổn định sản xuất kinh doanh; nhân rộng những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, kinh nghiệm hay gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh. Sở Thông tin và Truyền thông Sở Y tế UBND huyện, thị xã, thành phố
1.2 Vận động người tiêu dùng Quảng Trị chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Mời UBMT Tổ quốc tỉnh Sở Công Thương Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố
1.3 Tập trung tuyên truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết, chung sức tiêu thụ nông sản của tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông Sở Công Thương UBND huyện, thị xã, thành phố
2 Về tổ chức sản xuất
2.1 Rà soát kế hoạch sản xuất đảm bảo gắn với kế hoạch tiêu thụ nông sản thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh (Xác định quy mô sản xuất phù hợp, sản xuất rải vụ, trái vụ, chuyển đổi đối tượng cây trồng con nuôi phù hợp với thị trường...). UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT
2.2 Rà soát, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho mùa vụ sản xuất tiếp theo như: Giống cây trồng vật nuôi, máy móc thiết bị, vật tư đầu vào, khả năng cung ứng; dự kiến những khó khăn, vướng mắc; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ. UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT
2.3 Theo dõi chặt chẽ diễn biến và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các sinh vật gây hại trên cây trồng, vật nuôi. Chủ động thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh để đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố
2.4 Theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để định hướng sản xuất phù hợp: khuyến cáo nông dân, hợp tác xã/tổ hợp tác liên kết hợp tác với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ; đồng thời, phổ biến sâu rộng cho nông dân ứng dụng đồng bộ các biện pháp về cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tổ chức sản xuất đảm bảo thời vụ, thích ứng với biến đổi khí hậu, với tình hình dịch bệnh, kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn, thực hành nông nghiệp tốt Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố
2.5 Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông suốt công tác vận chuyển, cung ứng vật tư thiết yếu, giống cây trồng con nuôi để tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid19 Sở Giao thông vận tải Sở Y tế Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố
2.6 Tăng cường công tác thanhkiểm tra vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá, găm hàng, đầu cơ vật tư nông nghiệp để thu lợi bất chính. Sở Nông nghiệp và PTNT Cục Quản lý thị trường Công an tỉnh UBND huyện, thị xã, thành phố
3 Đảm bảo thu hoạch, vận chuyển nông sản:
Hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển nông sản trong trường hợp hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng phong tỏa, khu vực cách ly y tế tạm thời có sản phẩm cần phải thu hoạch ngay: Lập danh sách thống kê những tổ chức, cá nhân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế tạm thời cần hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông sản; Chủ động đề nghị các lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ, lực lượng quân sự địa phương hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển nhưng đảm bảo về phòng, chống dịch. Trường hợp không thể huy động được lực lượng, báo cáo UBND tỉnh. UBND huyện, thị xã, thành phố Ban Chỉ huy quân sự các cấp Đoàn Thanh niên, lực lượng dân quân tự vệ
4 Đảm bảo bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản:
4.1 Tăng cường hướng dẫn bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các phân khúc thị trường tiêu thụ. Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Công Thương UBND huyện, thị xã, thành phố
4.2 Hướng dẫn bảo quản lạnh đối với sản phẩm cây trồng, bảo quản cấp đông đối với sản phẩm vật nuôi khi gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố
4.3 Tăng cường chế biến các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Nhâm Dần. UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Công thương
4.4 Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông sản đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động chế biến, đảm bảo chất lượng sản phẩm, rút ngắn tiến độ sản xuất, giảm bớt chi phí bảo quản và bảo vệ môi trường. Sở Công Thương Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố
5 Đảm bảo tiêu thụ nông sản:
5.1 Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm đã đạt được các chứng nhận sản xuất an toàn thực phẩm, chứng nhận sản xuất tiên tiến, sản phẩm OCOP tiêu thụ qua các kênh:
Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phân phối (siêu thị, cửa hàng nông sản thực phẩm, cửa hàng tiện ích, các nhà phân phối...). Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. UBND huyện, thị xã, thành phố
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng nông sản, cửa hàng tiện ích... tăng thêm điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh trên cơ sở phải đảm bảo an toàn thực phẩm; Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. UBND huyện, thị xã, thành phố
Đào tạo, tập huấn cho hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh các kỹ năng cần thiết để tiêu thụ nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ đưa các sản phẩm lên các sàn Thương mại điện tử: Tiki, Sendo, Shopee, Voso, Postmart,.... Sở Thông tin và Truyền thông Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố,
Phối hợp với Tổ Công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua trang Web kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ htx.cooplink.com.vn để tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Thông tin và Truyền thông Sở Công thương UBND huyện, thị xã, thành phố
Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu (trực tuyến hoặc trực tiếp), sàn thương mại điện tử. Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. UBND huyện, thị xã, thành phố
Thiết lập các nhóm Facebook, Zalo các cấp để giới thiệu, cung cấp sản phẩm nông sản đến từng người dân. UBND huyện, thị xã, thành phố Các tổ chức, đoàn thể chính trịxã hội
5.2 Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm có sản lượng lớn cần sự tham gia của các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu:
+ Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu (trực tiếp và trực tuyến). Xúc tiến, mời gọi các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đến tỉnh khảo sát, liên kết, ký kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố
+ Hỗ trợ tối đa thương lái vào địa bàn thu mua, đảm bảo tiêu thụ nông sản trên địa bàn được thuận lợi nhưng phải đảm bảo phòng dịch Covid19 theo quy định. UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Y tế Sở Giao thông vận tải
+ Tạo điều kiện thuận lợi người điều khiển phương tiện vận tải và người tham gia vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa vận chuyển hàng hóa nông sản của tỉnh đi tiêu thụ, các thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua nông sản của tỉnh trong điều kiện đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch theo quy định. Sở Giao thông Vận tải Sở Y tế UBND huyện, thị xã, thành phố
6 Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nông sản:
Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 105/NQCP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid19. Đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh Sở Lao động Thương binh và xã hội Sở Giao thông Vận tải Sở Công Thương Sở Y tế Sở Tài chính Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sở Tài nguyên và môi trường. UBND các huyện, thị xã, thành phố
| Kế hoạch 189/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Ke-hoach-189-KH-UBND-2021-dam-bao-tieu-thu-nong-san-an-toan-dich-COVID-19-Quang-Tri-522432.aspx | {'official_number': ['189/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2021 đảm bảo tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản thích ứng an toàn với diễn biến của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Trị', ''], 'signer': ['Hà Sỹ Đồng'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Lĩnh vực khác'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/11/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
4 | VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 05/VBHNVPQH Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2023
LUẬT
ĐƯỜNG SẮT
Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đường sắt[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và
phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao
thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên
quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho phương tiện giao thông đường
sắt và phương tiện giao thông đường bộ.
2. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao
thông đường sắt.
3. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường
sắt được chạy vào khu gian và được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu
cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường.
4. Công lệnh tải trọng là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một
trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao
thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến
đường sắt.
5. Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao
thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
6. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải
đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đềpô, hệ thống
thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống
cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
7. Công trình công nghiệp đường sắt là công trình được xây dựng để phục vụ
cho các hoạt động sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông
đường sắt; sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường
sắt.
8. Đềpô là nơi tập kết tàu để bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện các tác
nghiệp kỹ thuật khác.
9. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ
quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
10. Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ
thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.
11. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh,
vượt, đón, trả khách, xếp, dỡ hàng hóa, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các
dịch vụ khác.
12. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có khối lượng vượt quá tải
trọng cho phép của toa xe hoặc khi xếp lên toa xe có tổng khối lượng hàng hóa
và toa xe vượt quá tải trọng quy định của công lệnh tải trọng đã được công bố.
13. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên toa xe có kích
thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, khổ giới hạn và chiều dài toa xe của khổ
đường tương ứng.
14. Hoạt động đường sắt là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
quy hoạch, kinh doanh đường sắt, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
và các hoạt động khác có liên quan.
15. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
16. Ke ga là công trình đường sắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách
lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa.
17. Khổ đường sắt là khoảng cách ngắn nhất giữa hai má trong của đường ray.
18. Khu gian là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ vị trí xác
định tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga
gần nhất của ga phía bên kia.
19. Khu đoạn là tập hợp một số khu gian và ga đường sắt kế tiếp nhau phù
hợp với tác nghiệp chạy tàu.
20. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là việc thực hiện một, một số hoặc
toàn bộ hoạt động đầu tư, sử dụng, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền khai
thác kết cấu hạ tầng đường sắt để phục vụ hoạt động vận tải đường sắt và các
dịch vụ thương mại khác nhằm mục đích sinh lợi.
21. Kinh doanh vận tải đường sắt là việc thực hiện vận chuyển hành khách,
hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi.
22. Kinh doanh đường sắt đô thị là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ
các công đoạn từ đầu tư đến vận chuyển hành khách trong đô thị nhằm mục đích
sinh lợi.
23. Lối đi tự mở là đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt do tổ chức, cá
nhân tự xây dựng và khai thác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
24. Nút giao cùng mức là nơi có hai hoặc nhiều đường giao thông giao nhau
trên cùng một mặt bằng.
25. Nút giao khác mức là nơi có hai hoặc nhiều đường giao thông giao nhau
không cùng một mặt bằng.
26. Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên
dùng di chuyển trên đường sắt.
27. Tuyến đường sắt là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường
sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.
28. Tàu là phương tiện giao thông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe
hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di
chuyển trên đường sắt.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
1. Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an
toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân,
phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình
giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và
đồng bộ.
3. Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
4. Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh
doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
5. Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt
1. Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo
vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông
vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả
nước.
2. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt.
3. Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công
trình công nghiệp đường sắt.
4. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để
phát triển đường sắt hiện đại.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát
triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.
6. Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
và hằng năm với tỷ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường
sắt quốc gia theo quy hoạch.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển
giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho
giao thông vận tải đường sắt.
Điều 6. Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt
1. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh
doanh đường sắt đô thị và công nghiệp đường sắt là các ngành, nghề ưu đãi đầu
tư.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu
hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; miễn tiền thuê đất đối với diện
tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công
nghiệp đường sắt;
b) Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay
tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo
lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối
với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
đầu tư mua sắm phương tiện giao thông đường sắt, máy móc, thiết bị phục vụ duy
tu bảo dưỡng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt;
c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô
thị, công nghiệp đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế,
phương tiện giao thông đường sắt, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc,
thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy
móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây
dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được.
3. Tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia,
đường sắt đô thị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng
đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được dành riêng dải
tần số vô tuyến điện phục vụ công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt
và hệ thống cung cấp điện sức kéo phục vụ chạy tàu.
Điều 7. Quy hoạch mạng lưới đường sắt[2]
1. Quy hoạch mạng lưới đường sắt là quy hoạch ngành quốc gia, làm cơ sở định
hướng đầu tư, phát triển, khai thác mạng lưới đường sắt.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường sắt trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Điều 7a. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt[3]
1. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt là quy hoạch có tính chất kỹ
thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng
lưới đường sắt, được lập cho tuyến đường sắt quốc gia, ga đường sắt quốc gia
trong đô thị, ga đầu mối đường sắt quốc gia, ga liên vận quốc tế.
2. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các
điểm khống chế chính, các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt; vị trí các ga,
đềpô;
b) Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa,
hàng hải, hàng không; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch,
khu công nghiệp, khu chế xuất;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy
hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
d) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Việc công bố công khai quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt được thực
hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đường sắt.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ
chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường
sắt.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về đường sắt
1. Hợp tác quốc tế về đường sắt phải bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ và lợi ích quốc gia; đáp ứng yêu cầu về hội nhập quốc tế; tuân thủ
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế đối với kết nối khu vực và quốc tế, kinh
doanh vận tải đường sắt; đầu tư phát triển, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường
sắt; phát triển công nghiệp đường sắt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo đảm thuận
tiện, nhanh chóng trong việc thông quan tại ga liên vận quốc tế.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt.
3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống
hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái
phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp
hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
5. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để
dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường
sắt.
6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm;
vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
7. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng
ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ
nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông
đường sắt.
8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình
đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
9. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên
xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa
các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra
ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức
năng đang thi hành nhiệm vụ.
10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường
sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
11. Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
12. Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga,
lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ
cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi
hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
13. Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
14. Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an
toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở
hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử
dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ
điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
15. Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối,
chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
16. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
17. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp
luật cấm sử dụng.
Chương II
KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 10. Hệ thống đường sắt Việt Nam
1. Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị
và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng
kinh tế và liên vận quốc tế;
b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ
cận;
c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định
như sau:
a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia
do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt
đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị;
b) Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc
gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh;
trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt
quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều
chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này.
3. Thẩm quyền quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; quyết định đưa
tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt vào khai thác; dừng khai thác, tháo dỡ tuyến
được quy định như sau:
a) Chính phủ quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt và tháo dỡ tuyến,
đoạn tuyến, ga đường sắt;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa vào khai thác, dừng khai
thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào khai thác, dừng khai
thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị;
d) Chủ đầu tư quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến,
ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư.
Điều 11. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu bao gồm
công trình, hạng mục công trình đường sắt hoặc công trình phụ trợ khác trực
tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là
tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
2. Trách nhiệm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư:
a) Chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý tài
sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công;
b) Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu
đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở
hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị;
d) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng, khai thác, bảo
vệ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc
chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân tự quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại
khoản 1 Điều này; quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà
nước đầu tư.
Điều 12. Đất dành cho đường sắt
1. Đất dành cho đường sắt bao gồm:
a) Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
b) Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
c) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Việc sử dụng đất dành cho đường sắt được quy định như sau:
a) Đất dành cho đường sắt được dùng để xây dựng công trình đường sắt và bảo
đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trường hợp đất dành cho đường sắt phải sử dụng kết hợp để xây dựng công
trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế xã hội không thể bố trí
ngoài phạm vi đất này thì không được làm ảnh hưởng đến công trình đường sắt,
an toàn giao thông đường sắt và khi thực hiện phải được cấp phép theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng
đường sắt có trách nhiệm sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.
3. Quản lý đất dành cho đường sắt được quy định như sau:
a) Việc quản lý đất dành cho đường sắt do cơ quan quản lý nhà nước chịu trách
nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được
giao quản lý đất dùng để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo
vệ công trình đường sắt; quản lý việc sử dụng đất dành cho đường sắt theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Ủy ban nhân dân các cấp quản lý đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch,
đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Đất dành cho đường sắt trong phạm vi đất cảng hàng không, sân bay dân dụng,
cảng biển được quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 13. Cấp kỹ thuật đường sắt
1. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng được phân
thành các cấp kỹ thuật đường sắt. Mỗi cấp kỹ thuật đường sắt có tiêu chuẩn
tương ứng.
2. Việc tổ chức lập, thẩm định, công bố tiêu chuẩn về cấp kỹ thuật đường sắt
thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 14. Khổ đường sắt
1. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia
có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
2. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm.
Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực
dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông
vận tải.
Điều 15. Kết nối ray các tuyến đường sắt
1. Vị trí kết nối ray các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt.
2. Chỉ đường sắt quốc gia mới được kết nối ray với đường sắt nước ngoài. Thủ
tướng Chính phủ quyết định việc kết nối ray giữa đường sắt quốc gia với đường
sắt nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực
hiện việc kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt
quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.
4. Tổ chức, cá nhân quyết định việc kết nối ray đường sắt chuyên dùng với
đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư.
Điều 16. Ga đường sắt
1. Ga đường sắt được phân loại như sau:
a) Ga hành khách để đón, trả khách, thực hiện dịch vụ liên quan đến vận tải
hành khách, tác nghiệp kỹ thuật và kinh doanh dịch vụ thương mại khác;
b) Ga hàng hóa để giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hóa, thực hiện dịch vụ
khác liên quan đến vận tải hàng hóa và tác nghiệp kỹ thuật;
c) Ga kỹ thuật để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu;
d) Ga hỗn hợp có chức năng của 02 hoặc 03 loại ga quy định tại các điểm a, b
và c khoản này.
2. Ga đường sắt phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Tùy theo cấp kỹ thuật ga, ga đường sắt gồm có nhà ga, quảng trường, kho,
bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và công
trình khác có liên quan đến hoạt động đường sắt;
b) Ga đường sắt phải có tên ga và thông tin, chỉ dẫn cho khách hàng. Tên ga
không trùng nhau và phù hợp với địa danh, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục
của địa phương. Tại các ga trên đường sắt quốc gia trong đô thị loại III trở
lên, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế phải bố trí nơi làm việc cho cơ quan quản
lý nhà nước hoạt động thường xuyên có liên quan đến hoạt động đường sắt theo
quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phải có hệ thống thoát hiểm; hệ thống pḥòng cháy và chữa cháy; hệ thống
cấp điện, chiếu sáng, thông gió; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống bảo đảm vệ
sinh môi trường và yêu cầu kỹ thuật khác của nhà ga;
d) Ga hành khách phải có công trình, thiết bị chỉ dẫn tiếp cận cho người
khuyết tật và đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật; hệ thống
điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế;
đ) Ga liên vận quốc tế, ga trung tâm phải có kiến trúc mang đặc trưng lịch sử,
bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, vùng miền. Ga đường sắt tốc độ
cao phải có thiết bị kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn;
e) Tại các ga đường sắt quốc gia, ga đường sắt đô thị được phép xây dựng công
trình kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng.
3. Phạm vi ga theo chiều dọc được xác định bởi dải đất từ vị trí xác định tín
hiệu vào ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga phía bên kia;
theo chiều ngang ga được xác định bởi khoảng đất phía trong tường rào ga hoặc
mốc chỉ giới ga theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật ga đường sắt.
Điều 17. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ
1. Đường sắt giao nhau với đường sắt phải giao khác mức, trừ trường hợp đường
sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt chuyên dùng.
2. Đường sắt giao nhau với đường bộ phải xây dựng nút giao khác mức trong các
trường hợp sau đây:
a) Đường sắt có tốc độ thiết kế từ 100 km/h trở lên giao nhau với đường bộ;
b) Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau
với đường bộ đô thị;
c) Đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ, trừ đường xe điện bánh sắt.
3. Chủ đầu tư xây dựng đường sắt mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao
khác mức theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chủ đầu tư xây dựng
đường bộ mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định
tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi chưa có đủ
điều kiện tổ chức giao khác mức thì Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp kinh
doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, cá nhân có nhu
cầu giao thông qua đường sắt phải tuân theo những quy định sau đây:
a) Nơi xây dựng đường ngang phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Nơi không được phép xây dựng đường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài
hành lang an toàn giao thông đường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao
khác mức gần nhất.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về:
a) Đường ngang, giao thông tại khu vực đường ngang; việc cấp, gia hạn Giấy
phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang;
b) Cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung;
c) Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên
đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm
giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
6. Chính phủ quy định việc xử lý các vị trí đường sắt giao nhau với đường sắt, đường sắt giao nhau với đường bộ không phù hợp với quy định của Luật này, các lối đi tự mở và lộ trình thực hiện.
Điều 18. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau
1. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm
đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia; trường hợp địa
hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng
công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt
đường bộ từ 03 m trở lên.
2. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song chồng lên nhau thì khoảng
cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường bộ phía dưới hoặc
đỉnh ray đường sắt phía dưới đến điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu phía trên
phải bằng chiều cao bảo đảm an toàn giao thông của công trình phía dưới.
Điều 19. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt
1. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm:
a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu;
c) Biển báo;
d) Rào, chắn;
đ) Cọc mốc chỉ giới;
e) Các báo hiệu khác.
2. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy
đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; bảo đảm thường xuyên hoạt động
tốt.
Mục 2. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 20. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới, đổi
mới công nghệ, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của
pháp luật.
2. Việc góp vốn nhà nước tham gia vào dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hình thức đối tác công tư trong thời
gian xây dựng hoặc kéo dài suốt vòng đời dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng
và công bố dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt thuộc thẩm quyền quản lý
theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Kết cấu hạ tầng đường sắt đưa vào khai thác phải được bảo trì theo quy
định của pháp luật.
2. Trách nhiệm quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như
sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ
tầng đường sắt quốc gia; tổ chức quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
quốc gia do Nhà nước đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
đường sắt đô thị; tổ chức quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do
Nhà nước đầu tư;
c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện bảo trì kết cấu
hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật khi được
giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;
d) Tổ chức, cá nhân tự quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu
tư theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước
đầu tư được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn thu từ khai thác kết
cấu hạ tầng đường sắt và nguồn thu khác được sử dụng theo quy định của pháp
luật.
2. Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng nguồn tài chính được bố trí cho
công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu
tư.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng nguồn tài chính được bố trí cho
công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư.
4. Tổ chức, cá nhân tự tổ chức quản lý, sử dụng nguồn tài chính của mình cho
công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư.
Mục 3. BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 23. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm: các hoạt động nhằm bảo
đảm an toàn cho công trình đường sắt; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên
tai, tai nạn; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công
trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao
thông đường sắt.
2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng
không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản
lý, bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt
và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, bao gồm:
a) Phạm vi bảo vệ đường sắt;
b) Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
c) Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;
d) Phạm vi bảo vệ ga, đềpô đường sắt;
đ) Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường
sắt;
e) Phạm vi bảo vệ các công trình đường sắt khác.
3. Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng
không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ đường sắt để
bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần
thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông.
4. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở
vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt:
a) Việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác
ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an
toàn của công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt;
b) Trường hợp việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt
động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt nhưng có khả năng ảnh
hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải
đường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và
tiến hành hoạt động khác phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình
đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt;
c) Chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành
hoạt động khác phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình
đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau đây trong việc bảo vệ kết cấu hạ
tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi có đường sắt đi qua tổ chức bảo vệ công trình đường sắt đặc biệt quan
trọng;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý,
bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ
chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng
đường sắt và an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn;
b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý,
bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt hoạt
động thông suốt, an toàn;
b) Trường hợp đất dành cho đường sắt bị xâm phạm phải kịp thời ngăn chặn, đồng
thời báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để hoạt động giao thông
vận tải phải thực hiện đúng quy định về bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường
sắt.
5. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, tham
gia ứng cứu khi công trình đường sắt bị hư hỏng. Khi phát hiện công trình
đường sắt bị hư hỏng hoặc hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải kịp
thời báo cho Ủy ban nhân dân, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường
sắt hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. Người nhận được tin báo phải kịp thời
thực hiện các biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Điều 25. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ
tầng đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố,
thiên tai bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt được Nhà nước giao, cho
thuê hoặc chuyển nhượng;
b) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống
thiên tai.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả
sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy
định của pháp luật.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan
thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ
tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan
thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ
tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện
phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai trong hoạt động đường sắt
theo quy định của pháp luật.
Chương III
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG SẮT, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Mục 1. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG SẮT
Điều 26. Công nghiệp đường sắt
1. Công nghiệp đường sắt bao gồm:
a) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt;
b) Sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt.
2. Chính phủ quy định Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên
dùng cho đường sắt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 27. Yêu cầu về phát triển công nghiệp đường sắt
1.[4] Phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt và chiến lược phát triển công
nghiệp Việt Nam theo từng thời kỳ.
2. Đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ vận tải đường
sắt và bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Đầu tư dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ cho công nghiệp đường
sắt phải bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại.
Điều 28. Đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư,
phát triển công nghiệp đường sắt.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt kết nối từ
đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đến các cơ sở công nghiệp đường sắt theo
quy hoạch.
3. Doanh nghiệp công nghiệp đường sắt tự đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ
tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt trong phạm vi cơ sở công
nghiệp đường sắt.
Điều 29. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn
nhân lực, chuyển giao công nghệ trong công nghiệp đường sắt
1. Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ đường sắt phải bảo đảm tiên tiến, khả
năng làm chủ và phát triển công nghệ.
2.[5] Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp đường sắt phải phù hợp
với quy hoạch mạng lưới đường sắt và đồng bộ với công nghệ được chuyển giao.
3. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo phát
triển nguồn nhân lực phải tuân thủ quy định của pháp luật về giáo dục, giáo
dục nghề nghiệp, pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao
công nghệ.
Mục 2. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 30. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường
sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các
điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có
thẩm quyền cấp;
c) Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương
tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm
quyền cấp còn hiệu lực.
2. Phương tiện giao thông đường sắt khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt
được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 31. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt khi đáp ứng các yêu cầu sau đây thì được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:
a) Có nguồn gốc hợp pháp;
b) Đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2. Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay
đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường
sắt phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông
đường sắt theo tên chủ sở hữu mới.
4. Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy
chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký trong các
trường hợp sau đây:
a) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường
sắt;
b) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá hủy.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc cấp, cấp lại, thu hồi, xóa
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
Điều 32. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp hoặc hoán cải, phục hồi
phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng
nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông
đường sắt.
2. Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng phải
bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ và được tổ chức đăng
kiểm Việt Nam định kỳ kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
3. Chủ phương tiện giao thông đường sắt chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng
bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của tổ chức đăng kiểm.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường của phương tiện;
b) Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm;
c) Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên;
d) Kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
Điều 33. Thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an
toàn trên phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng và phục vụ công tác quản
lý; ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố
trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc;
b) Có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết để phục vụ khách hàng, thiết bị an
toàn, dụng cụ thoát hiểm; thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy; thuốc sơ
cấp cứu và thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này.
Điều 34. Điều kiện nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu để tham gia giao thông đường
sắt phải bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam
và phải được tổ chức đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
2. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt phải thực hiện theo quy
định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương IV
NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU
Điều 35. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau
đây:
a) Trưởng tàu;
b) Lái tàu, phụ lái tàu;
c) Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga;
d) Trực ban chạy tàu ga;
đ) Trưởng dồn;
e) Nhân viên gác ghi;
g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;
h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;
i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung;
k) Các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt.
2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải có các
điều kiện sau đây:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp
luật;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn
sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có
giấy phép lái tàu.
3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách
nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt;
b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; chấp hành các quy định, chỉ
thị của cấp trên;
c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
a) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt
trực tiếp phục vụ chạy tàu;
b) Nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân
viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
c) Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại điểm k khoản 1
Điều này.
Điều 36. Giấy phép lái tàu
1. Giấy phép lái tàu được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông
đường sắt theo quy định của Luật này.
2. Người được cấp giấy phép lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông
đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu.
3. Người được cấp giấy phép lái tàu phải có các điều kiện sau đây:
a) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi
đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
b) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do
cơ sở đào tạo cấp;
c) Có thời gian làm phụ lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải;
d) Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định
trong giấy phép lái tàu.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, nội dung, quy trình
sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu.
Chương V
TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƯỜNG SẮT
Mục 1. TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 37. Tín hiệu giao thông đường sắt
1. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham
gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu trên tàu và tín hiệu dưới mặt đất, biển báo
hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều
kiện chạy tàu, dồn tàu, dừng tàu.
2. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng,
bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu suất chạy tàu.
3. Nhân viên đường sắt và người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu
giao thông đường sắt.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tín hiệu giao thông
đường sắt.
Điều 38. Quy tắc giao thông đường sắt
1. Quy tắc giao thông đường sắt bao gồm các quy định về chỉ huy chạy tàu, lập
tàu, dồn tàu, chạy tàu, tránh tàu, vượt tàu, dừng tàu, lùi tàu.
2. Quy định về chỉ huy chạy tàu:
a) Việc chạy tàu ở mỗi khu đoạn chỉ do một nhân viên điều độ chạy tàu tuyến
chỉ huy. Mệnh lệnh chạy tàu phải được thực hiện thông qua sự chỉ huy của nhân
viên điều độ chạy tàu tuyến. Điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng
tàu, lái tàu phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh chỉ huy của nhân viên điều độ
chạy tàu tuyến;
b) Trong phạm vi ga đường sắt, điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga
là người chỉ huy chạy tàu. Trưởng tàu, lái tàu phải tuân theo mệnh lệnh của
người chỉ huy chạy tàu hoặc tuân theo biểu thị của tín hiệu;
c) Trên tàu, trưởng tàu là người chỉ huy cao nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn;
d) Trên tàu không bố trí trưởng tàu, đầu máy chạy đơn, tàu đường sắt đô thị,
lái tàu là người chỉ huy cao nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn.
3. Quy định về lập tàu:
a) Việc lập tàu phải theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường sắt;
b) Toa xe phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thì mới được
ghép nối.
4. Quy định về dồn tàu:
a) Dồn tàu là việc di chuyển đầu máy, toa xe từ vị trí này sang vị trí khác
trong phạm vi ga đường sắt, khu gian. Dồn tàu phải thực hiện theo kế hoạch của
trực ban chạy tàu ga;
b) Trong quá trình dồn tàu, lái tàu phải tuân theo sự điều khiển của trưởng
dồn.
5. Quy định về chạy tàu:
a) Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây:
Điều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của
trực ban chạy tàu ga.
Chỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu.
Chỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín
hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga.
Điều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
Trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không
được rời vị trí làm việc;
b) Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe
hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt.
6. Quy định về tránh, vượt tàu:
a) Việc tránh, vượt tàu phải thực hiện tại ga đường sắt;
b) Lái tàu thực hiện việc tránh, vượt tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt
chuyên dùng theo lệnh của trực ban chạy tàu ga; trên đường sắt đô thị theo
lệnh của điều độ chạy tàu đường sắt đô thị.
7. Quy định về dừng tàu, lùi tàu:
Lái tàu phải dừng tàu khi thấy có tín hiệu dừng; khi phát hiện tình huống đe
dọa đến an toàn chạy tàu hoặc nhận được tín hiệu dừng tàu khẩn cấp thì được
phép dừng tàu hoặc lùi tàu khẩn cấp. Trường hợp dừng tàu, lùi tàu khẩn cấp,
trưởng tàu, lái tàu có trách nhiệm thông báo cho nhà ga theo quy định.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này.
Điều 39. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
1. Tại đường ngang, cầu chung, phương tiện giao thông vận tải đường sắt được
quyền ưu tiên.
2. Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, cầu chung, hầm; phải
bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.
3. Người tham gia giao thông đường bộ khi đi qua đường ngang, cầu chung phải
thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và của Luật này.
4. Tại đường ngang, cầu chung có người gác, khi đèn tín hiệu không hoạt động
hoặc báo hiệu sai quy định, chắn đường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường
ngang, nhân viên gác cầu chung phải điều hành giao thông.
Mục 2. BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Điều 40. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt
1. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt bao gồm:
a) Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân trong
hoạt động giao thông vận tải đường sắt;
b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên
đường sắt;
c) Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống hành vi phá hoại công trình đường
sắt và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trên đường sắt và tại điểm giao
cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông vận tải đường sắt.
3. Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được
phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt có trách
nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Lực lượng Công an
và chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua, trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao
thông vận tải đường sắt. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong hoạt
động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Điều 41. Điều hành giao thông vận tải đường sắt
1. Điều hành giao thông vận tải đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc sau
đây:
a) Tập trung, thống nhất; tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố;
b) Bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ
chạy tàu;
c) Bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
2. Điều hành giao thông vận tải đường sắt bao gồm các nội dung sau đây:
a) Lập, phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu;
b) Tổ chức chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo
đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy định về tín hiệu giao thông đường sắt,
quy tắc giao thông đường sắt và mệnh lệnh chạy tàu;
c) Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt;
d) Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông
vận tải đường sắt;
đ) Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt
quốc tế;
e) Lưu trữ dữ liệu liên quan đến công tác điều hành theo quy định của pháp
luật.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều hành giao thông vận tải
đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về điều hành giao thông vận tải đường
sắt đô thị.
Điều 42. Tải trọng, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ chạy tàu
1. Tải trọng đoàn tàu khai thác không được vượt tải trọng cho phép quy định
trong công lệnh tải trọng cho từng khu đoạn, tuyến đường sắt.
2. Công lệnh tải trọng được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật, khả năng
chịu lực của công trình và thiết bị cầu đường.
3. Công lệnh tốc độ được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật cho phép,
khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao
thông đường sắt.
4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố công
lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đoạn, tuyến đường sắt được giao kinh
doanh.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự xây dựng, công bố công
lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị
chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải
trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị.
Điều 43. Biểu đồ chạy tàu
1. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hằng
năm, hằng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ
chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, bảo đảm an
toàn giao thông đường sắt và công bố công khai.
2. Việc xây dựng biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Nhu cầu của doanh nghiệp vận tải về thời gian vận tải, khối lượng hàng hóa,
số lượng hành khách và chất lượng vận tải; tuyến vận tải, các ga đi, ga dừng
và ga đến;
b) Năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt và của phương tiện vận tải đường
sắt;
c) Yêu cầu về thời gian cho việc bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt;
d) Thứ tự ưu tiên các tàu chạy trên cùng một tuyến.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố biểu
đồ chạy tàu trên tuyến đường sắt do mình quản lý theo quy định.
4. Thẩm quyền quy định về xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc xây dựng, công bố biểu đồ
chạy tàu và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên
đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia,
đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu và
tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt đô
thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia.
Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông
đường sắt
1. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, tổ chức, cá nhân có liên quan
phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu dừng tàu khẩn cấp;
b) Trưởng tàu tổ chức phân công nhân viên đường sắt và người có mặt tại nơi
xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người
bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt
hoặc ga đường sắt gần nhất.
Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng, trưởng tàu lập biên bản báo cáo về vụ
tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, trưởng tàu tiếp tục cho tàu chạy
sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm
việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tổ chức điều hành hoặc ga đường sắt khi nhận được tin báo phải có trách
nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý,
giải quyết tai nạn đường sắt;
d) Cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo về
tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải
quyết.
2. Đối với đoàn tàu không bố trí trưởng tàu, khi xảy ra tai nạn giao thông
đường sắt, ngoài việc dừng tàu khẩn cấp thì lái tàu phải thực hiện các nhiệm
vụ của trưởng tàu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp tàu,
đường sắt không bị hư hỏng, lái tàu chỉ được phép tiếp tục cho tàu chạy sau
khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử nhân viên đường sắt khác thay
mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn
giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường
hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.
4. Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp
người bị nạn, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp có
người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả
năng chôn cất thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ
chức chôn cất.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt
và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông
đường sắt.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc giải quyết sự cố, tai nạn
giao thông đường sắt; phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông
đường sắt.
Điều 45. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt
1. Người phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn
giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga đường sắt, đơn
vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất biết để
có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo
hiệu dừng tàu.
2. Tổ chức, cá nhân nhận được tin báo hoặc tín hiệu dừng tàu phải có ngay
biện pháp xử lý bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt và thông báo cho
đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt biết để chủ động phối hợp
với các đơn vị có liên quan nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi gây sự cố cản trở, mất an toàn giao thông vận
tải đường sắt phải bị xử lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
Điều 46. Bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp
kinh doanh đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có trách nhiệm tổ chức bảo vệ trật tự,
an toàn trong hoạt động đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp; chủ
động phối hợp với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân để phòng ngừa, ngăn chặn và
giải quyết theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về đường sắt và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Lực lượng bảo vệ trên tàu được tổ chức trong doanh nghiệp kinh doanh vận
tải đường sắt trên các mạng đường sắt quốc gia.
3. Chính phủ quy định về tổ chức, trang phục, phù hiệu, nhiệm vụ, quyền hạn
của lực lượng bảo vệ trên tàu. Việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ
trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu thực hiện theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 47. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường
sắt của lực lượng Công an
1. Lực lượng Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường sắt theo
quy định của pháp luật;
b) Điều tra xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt và xử lý hành vi
vi phạm pháp luật về giao thông đường sắt;
c) Chủ trì, phối hợp với thanh tra giao thông, lực lượng bảo vệ đường sắt và
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an
toàn trong hoạt động đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, nội dung kiểm tra, kiểm soát xử lý
vi phạm và điều tra xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Điều 48. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường
sắt của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp
có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau đây:
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn
giao thông đường sắt;
2. Khi giao đất, cho thuê đất dọc ngoài hành lang an toàn giao thông đường
sắt phải bố trí đất để xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui, hàng rào để bảo
đảm an toàn giao thông đường sắt;
3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao
thông đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
4. Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn giao thông tại lối đi tự mở;
giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có theo lộ trình; chịu trách nhiệm trong
việc phát sinh lối đi tự mở mới;
5. Bảo đảm kinh phí để thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong
phạm vi trách nhiệm của địa phương;
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
theo quy định của pháp luật;
7. Tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 44
của Luật này;
8. Người đứng đầu địa phương nơi có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm
khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn mình quản lý theo quy
định của pháp luật.
Chương VI
KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT
Mục 1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT
Điều 49. Hoạt động kinh doanh đường sắt
1. Kinh doanh đường sắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh
doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị.
2. Kinh doanh đường sắt là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Mục 2. KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 50. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được giao, cho thuê hoặc
chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cho doanh nghiệp
để kinh doanh theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư hoặc
do tổ chức, cá nhân khác đầu tư để hoạt động kinh doanh phải trả tiền sử dụng
kết cấu hạ tầng đường sắt.
Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường
sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kết cấu hạ tầng đường
sắt phải thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng
đường sắt;
c) Xây dựng và trình duyệt giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà
nước đầu tư trong phạm vi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;
d) Tạm đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an
toàn chạy tàu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
đ) Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư
hỏng do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc tổ chức, cá
nhân khác gây ra;
e) Được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý sử dụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của
pháp luật;
b) Duy trì trạng thái kỹ thuật, chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt đã công
bố bảo đảm giao thông đường sắt luôn an toàn, thông suốt;
c) Xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu
trên các tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn để làm cơ sở cho việc chạy tàu;
d) Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt quốc
gia, đường sắt đô thị khi được Nhà nước giao. Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà
nước về đường sắt và khách hàng thông tin về dịch vụ điều hành giao thông vận
tải đường sắt và năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt khi có yêu cầu;
đ) Thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy
tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố, nhân viên
điều hành giao thông vận tải đường sắt, khách hàng sử dụng kết cấu hạ tầng
đường sắt;
e) Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và lệnh chạy tàu đặc biệt do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
g) Khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền khai thác mà tài
sản kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng do lỗi chủ quan của mình, doanh
nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trách nhiệm tự khôi phục;
h) Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mục 3. KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Điều 52. Kinh doanh vận tải đường sắt
1. Kinh doanh vận tải đường sắt gồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và
hàng hóa trên đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý và
hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường
sắt quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về vận tải đường sắt trên đường sắt đô
thị.
Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao
thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận
tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy
định;
c) Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an
toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ
tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
d) Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng
đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh
tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;
b) Ưu tiên thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Phải ngừng chạy tàu khi nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết
cấu hạ tầng đường sắt;
d) Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ điều hành giao thông
vận tải đường sắt cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
đ) Bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu trong quá trình khai thác;
e) Chịu sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với doanh
nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc phòng, chống sự cố,
thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
g) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị
vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ cho việc
xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng
cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý
1. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp
kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành khách, hành lý,
theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách,
hành lý từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý xác định
quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình
thức khác mà hai bên thỏa thuận.
2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách.
Vé hành khách do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phát hành theo quy
định của pháp luật.
Điều 55. Hợp đồng vận tải hàng hóa
1. Hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh
vận tải đường sắt với người thuê vận tải, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận
tải đường sắt nhận vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng
hóa cho người nhận hàng được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng vận tải hàng
hóa xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn
bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
2. Hóa đơn gửi hàng hóa là bộ phận của hợp đồng vận tải do doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt phát hành theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp
kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm lập hóa đơn và giao cho người thuê
vận tải sau khi người thuê vận tải giao hàng hóa; có chữ ký của người thuê vận
tải hoặc người được người thuê vận tải ủy quyền. Hóa đơn gửi hàng hóa là chứng
từ giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người
thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.
3. Hóa đơn gửi hàng hóa phải ghi rõ loại hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa;
số lượng, khối lượng hàng hóa; nơi giao hàng hóa, nơi nhận hàng hóa, tên và
địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; giá vận tải và
các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải
đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận ghi vào hóa đơn gửi hàng hóa; xác
nhận của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về tình trạng hàng hóa nhận
vận tải.
Điều 56. Giá vận tải đường sắt
1.[6] Giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa trên đường sắt quốc gia do
doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định; giá vận tải hành khách,
hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá theo quy
định của pháp luật về giá; giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh
nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định.
2. Giá vận tải đường sắt phải được niêm yết tại ga đường sắt và công bố công
khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử
của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng.
3. Giá vận tải hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận
tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận.
4. Chính phủ quy định việc miễn, giảm giá vận tải hành khách cho đối tượng
chính sách xã hội.
Điều 57. Vận tải quốc tế
1. Vận tải quốc tế là vận tải từ Việt Nam đến nước ngoài, vận tải từ nước
ngoài đến Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam đến nước thứ ba bằng đường sắt.
2. Hoạt động vận tải quốc tế bằng đường sắt phải đáp ứng quy định của điều
ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Điều 58. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
1. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt là vận tải người, hàng hóa và trang
thiết bị để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, dịch bệnh,
thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng, an ninh.
2. Vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội là vận tải hành khách trên tuyến,
đoạn tuyến, khu đoạn đường sắt nhằm phục vụ cộng đồng dân cư của một khu vực
lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung và việc vận tải này theo cơ
chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm thực hiện vận tải
phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và được hỗ trợ theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Điều 59. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành
khách; phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách.
2. Vé hành khách, giấy tờ đi tàu là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3. Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm.
Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận
chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại
theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có)
theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh
vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
d) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khỏe theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người;
b) Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Điều 61. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
1. Người thuê vận tải có các quyền sau đây:
a) Thay đổi hợp đồng vận tải hàng hóa kể cả khi hàng hóa đã giao cho doanh
nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc hàng hóa đã xếp lên toa xe và chịu
chi phí phát sinh do thay đổi hợp đồng vận tải;
b) Chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người có
quyền nhận hàng trước đó; được thay đổi địa điểm giao hàng hoặc yêu cầu vận
chuyển hàng hóa trở lại nơi gửi hàng và phải chịu mọi chi phí phát sinh do
thay đổi người nhận hàng và địa điểm giao hàng;
c) Được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng
hoặc giảm chất lượng, quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh
doanh vận tải đường sắt gây ra theo quy định của pháp luật.
2. Người thuê vận tải có các nghĩa vụ sau đây:
a) Kê khai hàng hóa trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó;
b) Trả tiền vận tải đúng thời hạn, hình thức thanh toán đã thỏa thuận trong
hợp đồng;
c) Thực hiện việc đóng gói hàng hóa và các điều kiện vận chuyển hàng hóa theo
hướng dẫn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
d) Giao hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn,
địa điểm;
đ) Cung cấp giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết khác về hàng hóa;
e) Bồi thường thiệt hại do việc kê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt
hại cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc thiệt hại khác do lỗi
của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Vận tải hàng nguy hiểm
1. Hàng nguy hiểm là hàng khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy
hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường.
2. Việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của
pháp luật về vận tải hàng nguy hiểm và bảo vệ môi trường.
3. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ
thuật mới được vận tải hàng nguy hiểm.
4. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và điều kiện xếp, dỡ, vận tải
hàng nguy hiểm trên đường sắt.
Điều 63. Vận tải động vật sống
Vận tải động vật sống trên đường sắt phải tuân theo các quy định của pháp luật
về an toàn, vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
Điều 64. Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia
1. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải có người áp
tải.
2. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải bảo đảm vệ
sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và có đủ giấy tờ theo quy định của pháp
luật.
Điều 65. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường,
siêu trọng phải có phương án tổ chức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an
toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu
trọng trên đường sắt.
Mục 4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT
Điều 66. Phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy
tàu là khoản tiền phải trả khi sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp
liên quan đến chạy tàu để được chạy tàu trong ga, trên tuyến hoặc khu đoạn
đường sắt.
a) Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu áp
dụng đối với phương thức giao sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà
nước đầu tư.
b) Giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu áp
dụng đối với phương thức cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn quyền sử dụng
tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư.
2. Giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy
tàu là khoản tiền phải trả để được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt không
trực tiếp liên quan đến chạy tàu.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về phí,
giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư.
Điều 67. Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt
1. Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt là khoản tiền phải trả
khi sử dụng dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt để chạy tàu trong
ga, trên tuyến hoặc khu đoạn đường sắt.
2. Thẩm quyền định giá được quy định như sau:
a)[7] Bộ Giao thông vận tải định giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải
đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của
pháp luật về giá;
b) Tổ chức, cá nhân quyết định giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường
sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư.
Điều 68. Hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong việc thực
hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
1. Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong trường hợp vận
tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp
đủ chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
### 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 69. Quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc Nhà nước giao, cho thuê hoặc
chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu
tư
Nguồn thu từ việc Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn đối
với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được quản lý, sử dụng
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Chương VII
ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Điều 70. Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị
1.[8] Phát triển đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh, quy hoạch đô thị và tạo động lực cho quá trình phát triển đô thị.
2. Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải khác trong đô thị để chuyên chở
hành khách. Công trình đường sắt đô thị phải được đấu nối không gian và đấu
nối kỹ thuật với các công trình lân cận, đáp ứng tính đồng bộ theo quy hoạch
đô thị.
3. Công trình, phương tiện, thiết bị đường sắt đô thị phải đáp ứng yêu cầu
kinh tế, kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng, chống
cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.
4. Hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau
đây:
a) Không được trồng cây, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành
lang;
b) Phải được cách ly để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;
c) Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phòng chống, cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.
5. Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho
người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Điều 71. Các loại hình đường sắt đô thị
1. Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt
đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe
điện bánh sắt.
2. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
các loại hình đường sắt đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 72. Chính sách phát triển đường sắt đô thị
1. Các chính sách quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước huy động các nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một
trong những loại hình giao thông chủ yếu ở các đô thị lớn.
3. Nhà nước hỗ trợ cho kinh doanh đường sắt đô thị.
Điều 73. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đầu tư, xây
dựng, quản lý đường sắt đô thị
1. Tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác đường sắt đô thị trên địa bàn
quản lý.
2. Quyết định áp dụng tiêu chuẩn cho đường sắt đô thị.
3. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô
thị.
4. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách
hỗ trợ giá vận tải đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
Điều 74. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng
đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định tại Điều
51 và Điều 53 của Luật này.
2. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 75. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
1. Kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với
loại hình đường sắt đô thị được đầu tư.
2. Hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được điều khiển, giám sát tập trung,
ổn định và có khả năng dự phòng để không làm gián đoạn chạy tàu.
3. Hệ thống quản lý điều hành chạy tàu phải theo phương thức tập trung.
### 4. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu
bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Điều 76. Hệ thống kiểm soát vé
1. Hệ thống kiểm soát vé sử dụng công nghệ hiện đại, đồng nhất và có khả năng
kết nối với hệ thống kiểm soát vé của các loại hình giao thông khác.
2. Thiết bị của hệ thống kiểm soát vé phải bảo đảm ngăn ngừa, hạn chế hành
động phá hoại, truy cập trái phép.
3. Hệ thống kiểm soát vé phải bảo đảm dễ tiếp cận và sử dụng, an toàn cho
hành khách, nhân viên đường sắt.
Điều 77. Quản lý an toàn đường sắt đô thị
1. Đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác
phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng
nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị.
2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải xây dựng và duy trì hệ thống
quản lý an toàn và được cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn
vận hành đường sắt đô thị.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện đánh giá, chứng
nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và cấp Giấy chứng nhận thẩm
định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị, Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống
quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.
Chương VIII
ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO
Điều 78. Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao
1. Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng
điểm và phương thức vận tải khác.
2. Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi
trường.
3. Phải được nghiên cứu tổng thể toàn tuyến và tổ chức xây dựng theo nhu cầu
vận tải, khả năng huy động vốn.
4. Công trình và phương tiện, thiết bị đường sắt tốc độ cao phải đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về phòng,
chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.
5. Phải duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác
chạy tàu an toàn.
6. Đất dành cho đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt phải được cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng để quản
lý, chuẩn bị đầu tư xây dựng.
7. Hành lang an toàn của đường sắt tốc độ cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt,
tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép.
8. Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho
người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
9. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ phù hợp với kế
hoạch xây dựng và đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, khai thác.
Điều 79. Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao
1. Các chính sách quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý,
bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao.
3. Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng
điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
4. Phát triển đường sắt tốc độ cao đồng bộ, hiện đại.
Điều 80. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao
1. Kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng
với loại hình đường sắt tốc độ cao được đầu tư.
2. Hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được điều khiển, giám sát tập trung,
ổn định và có khả năng dự phòng để không làm gián đoạn chạy tàu.
3. Hệ thống quản lý điều hành chạy tàu phải theo phương thức tập trung.
### 4. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu
bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Điều 81. Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt tốc
độ cao do Nhà nước đầu tư.
2. Nhà đầu tư bảo đảm kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt tốc
độ cao do mình đầu tư.
3. Việc tổ chức khai thác đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm an toàn, thuận
tiện, hiệu quả.
Điều 82. Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao
1. Đường sắt tốc độ cao xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai
thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.
2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tốc độ cao phải xây dựng và duy trì hệ
thống quản lý an toàn.
Chương IX
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 83. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt
1.[9] Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt, quy hoạch
tuyến đường sắt, ga đường sắt và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của
pháp luật về quy hoạch; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách
phát triển đường sắt.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành
đường sắt.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt.
4. Quản lý việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; công bố đóng, mở
ga, tuyến đường sắt.
5. Quản lý vốn đầu tư công đầu tư trong lĩnh vực đường sắt; quản lý công tác
bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
6. Quản lý hoạt động vận tải đường sắt và hoạt động điều hành giao thông vận
tải đường sắt.
7. Quản lý việc tổ chức bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động đường sắt; tổ
chức quản lý và bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn tàu thực hiện nhiệm vụ
đặc biệt.
8. Quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và điều tra sự
cố, tai nạn giao thông đường sắt.
9. Cấp, cấp lại, công nhận, thu hồi, xóa chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng
nhận liên quan đến hoạt động đường sắt.
10. Tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường
sắt.
11. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động đường sắt.
12. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường sắt.
13. Quản lý giá, phí và lệ phí trong hoạt động đường sắt.
14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật trong hoạt động đường sắt.
Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
2. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động đường sắt.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước
về đường sắt.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
Điều 85. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt
1. Mọi tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đường sắt có trách nhiệm tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt cho cán bộ, công chức, viên
chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý của mình; phối hợp với chính quyền địa
phương các cấp nơi có đường sắt đi qua tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp
hành pháp luật về đường sắt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật về
đường sắt cho Nhân dân tại địa phương.
3. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về đường sắt thường xuyên, rộng rãi đến người dân.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo
việc giáo dục pháp luật về đường sắt trong các cơ sở giáo dục.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân
dân thực hiện pháp luật về đường sắt.
Chương X
# ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[10]
Điều 86. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu
lực thi hành.
Điều 87. Quy định chuyển tiếp
1. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đã được phê duyệt trước
thời điểm Luật này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động
tiếp theo chưa được thực hiện thì thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Đối với những vị trí kết nối ray các tuyến đường sắt đang tồn tại đến
trước thời điểm Luật này có hiệu lực mà chưa thực hiện được theo quy định tại
khoản 1 Điều 15 của Luật này thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường
sắt phải có biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu.
3. Đối với những vị trí đường sắt giao nhau cùng mức với đường sắt đang tồn
tại đến trước thời điểm Luật này có hiệu lực mà chưa thực hiện được theo quy
định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ
tầng đường sắt phải có biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu.
4. Đối với những lối đi tự mở tồn tại đến trước thời điểm Luật này có hiệu
lực mà chưa thực hiện được theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 của Luật
này thì Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước
liên quan và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện biện
pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ./.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM
Bùi Văn Cường
[1] Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan
đến quy hoạch có căn cứ ban hành như sau:
“ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy
hoạch của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, Bộ luật Hàng hải Việt Nam
số 95/2015/QH13, Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, Luật Giao thông đường thủy
nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
48/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14, Luật Đất đai số
45/2013/QH13, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Luật Khoáng sản số
60/2010/QH12, Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13, Luật Đa dạng sinh học
số 20/2008/QH12, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13,
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13, Luật Đê điều số
79/2006/QH11, Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, Luật Năng lượng nguyên tử số
18/2008/QH12, Luật Đo lường số 04/2011/QH13, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật số 68/2006/QH11, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12,
Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, Luật Xuất bản số 19/2012/QH13,
Luật Báo chí số 103/2016/QH13, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số
30/2013/QH13, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí số 44/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
21/2017/QH14, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 71/2014/QH13, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12, Luật Điện ảnh số
62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12,
Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13,
Luật Dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
19/2000/QH10 và Luật số 10/2008/QH12, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 92/2015/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội
số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13 và Luật số
97/2015/QH13, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Luật Giám
định tư pháp số 13/2012/QH13 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số
59/2010/QH12. ”.
Luật Giá số 16/2023/QH15 có căn cứ ban hành như sau:
“ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Giá. ”.
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật
số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[3] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật số
35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật
số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật
số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 73
của Luật Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
[7] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 73
của Luật Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
[8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật
số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật
số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[10] Điều 31 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật
có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy
định như sau:
“ Điều 31.Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. ”.
Điều 74 và Điều 75 của Luật Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2024 quy định như sau:
“ Điều 74. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2026. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm
2025, hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 01 thành viên có một trong các
chứng nhận chuyên môn sau đây:
a) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá;
b) Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá;
d) Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
3. Luật Giá số 11/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 61/2014/QH13, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 07/2022/QH15 (sau đây gọi
chung là Luật Giá số 11/2012/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu
lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 75 của Luật này.
Điều 75. Quy định chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các
doanh nghiệp thẩm định giá đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13 phải bảo đảm
điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này. Sau
thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp thẩm định giá không bảo đảm điều kiện kinh
doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của Luật này, Bộ Tài chính thực
hiện thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
.
2. Người được cấp thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Luật Giá số
11/2012/QH13 thì được tiếp tục đăng ký hành nghề thẩm định giá trong lĩnh vực
thẩm định giá tài sản và thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định của Luật
này. ”.
| Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Van-ban-hop-nhat-05-VBHN-VPQH-2023-Luat-Duong-sat-588951.aspx | {'official_number': ['05/VBHN-VPQH'], 'document_info': ['Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Đường sắt do Văn phòng Quốc hội ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng quốc hội', ''], 'signer': ['Bùi Văn Cường'], 'document_type': ['Văn bản hợp nhất'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/08/2023', 'effective_date': '', 'enforced_date': '27/11/2023', 'note': ''} |
5 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5628/BTCTCHQ
V/v hoàn thuế, không thu thuế loại hình tạm nhập tái chế Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn:
(Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội)
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Trả lời công văn số 18/2014/CVNS ngày 27/02/2014 của Công ty TNHH thủ công mỹ
nghệ và nội thất Ngọc Sơn về việc thủ tục hoàn thuế, không thu thuế loại hình
tạm nhập tái chế đồ mỹ nghệ, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 55, Khoản 7 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TTBTC
quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Bộ Tài chính giao Cục Hải quan thành phố Hà Nội kiểm tra cụ thể số hàng hóa là
đồ thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn, và
xử lý như sau:
1/ Trường hợp kết quả kiểm tra xác định hàng hóa nhập khẩu đúng là hàng hóa
trước đây Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn đã xuất khẩu;
hàng hóa nhập khẩu trả lại chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa
hoặc sử dụng ở nước ngoài; hàng hóa tái nhập được sản xuất từ toàn bộ nguyên
liệu nội địa, thì công ty không phải nộp thuế nhập khẩu cho số hàng tái nhập
khẩu trở lại để tái chế.
2/ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu trả lại được sản xuất từ một phần nguyên liệu
có nguồn gốc nhập khẩu, thì xử lý như sau:
2.1. Trường hợp công ty nhập khẩu để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất:
Nếu cơ quan hải quan đã hoàn thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc công ty chưa nộp thuế đối với phần nguyên
liệu, vật tư này thì khi tái nhập, nếu quá 275 ngày mà chưa tái xuất công ty
phải kê khai nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cấu
thành trong sản phẩm xuất khẩu bị trả lại. Khi tái xuất sẽ được hoàn lại tiền
thuế nhập khẩu đã nộp.
Nếu cơ quan hải quan chưa hoàn thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu thì khi tái nhập hàng hóa doanh nghiệp
không phải nộp thuế.
2.2. Trường hợp công ty kê khai là nhập khẩu để sửa chữa, tái chế sau đó tái
xuất nhưng thực tế không tái xuất mà chuyển tiêu thụ nội địa thì xử lý như
sau:
Nếu cơ quan hải quan đã hoàn thuế cho phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu hoặc công ty chưa nộp thuế đối với phần
nguyên liệu, vật tư này thì doanh nghiệp phải nộp lại thuế nhập khẩu cho phần
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu này tái nhập
chuyển tiêu thụ nội địa và nộp tiền chậm nộp thuế theo quy định.
Nếu cơ quan hải quan chưa hoàn thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu thì khi tái nhập hàng hóa doanh nghiệp
không phải nộp thuế.
Bộ Tài chính thông báo để Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn,
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế (BTC);
Lưu: VT, TCHQ (46 bản). TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
| Công văn 5628/BTC-TCHQ | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5628-BTC-TCHQ-nam-2014-hoan-thue-khong-thu-thue-loai-hinh-tam-nhap-tai-che-do-my-nghe-228469.aspx | {'official_number': ['5628/BTC-TCHQ'], 'document_info': ['Công văn 5628/BTC-TCHQ năm 2014 về hoàn thuế, không thu thuế loại hình tạm nhập tái chế đồ mỹ nghệ do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Hoàng Việt Cường'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/04/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
6 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 21/NQHĐND Bạc Liêu, ngày 12 tháng 7 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT NĂM 2025 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20
tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 08/TTrHĐND ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh “về chương trình giám sát năm 2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh”;
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất chương trình giám sát năm 2025 của Hội đồng nhân dân
tỉnh, như sau:
I. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TẠI KỲ HỌP:
1. Tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2025:
Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình
hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; thu, chi ngân sách; công
tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm 2025,... Báo cáo công tác của
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh 6 tháng đầu năm và xem xét
các báo cáo chuyên đề khác theo quy định của pháp luật.
Xem xét báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thường lệ
giữa năm 2025.
Xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Xem xét các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn.
2. Tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2025:
Hội đồng nhân dân xem xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước;
báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
năm 2025,... Báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án
Dân sự tỉnh và xem xét các báo cáo chuyên đề khác theo quy định của pháp luật.
Xem xét báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thường lệ
cuối năm 2025.
Xem xét các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn.
II. VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ:
Năm 2025, Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định
của pháp luật trong công tác cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2021 2024.
Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập
Đoàn giám sát chuyên đề; quyết định phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội
dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát và báo cáo kết quả giám sát với Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ
đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết theo
quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu Khóa X, Kỳ họp thứ 17
thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực thi hành./.
Nơi nhận:
UBTVQH (báo cáo);
Chính phủ (báo cáo);
Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
TT. HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
Lưu (NH). CHỦ TỊCH
Lữ Văn Hùng
| Nghị quyết 21/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-21-NQ-HDND-2024-chuong-trinh-giam-sat-cua-Hoi-dong-nhan-dan-Bac-Lieu-631904.aspx | {'official_number': ['21/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2024 về Chương trình giám sát năm 2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bạc Liêu', ''], 'signer': ['Lữ Văn Hùng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/07/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
7 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 390/QĐUBND Quảng Ninh, ngày 30 tháng 01 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY
THẾ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN THUỘC PHẠM
VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số
92/2017/ NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số292/QĐBGDĐT ngày 16/01/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và thủ tục hành chính được
thay thế lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc
phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 176/TTrSGDĐT ngày
17/01/2024 và ý kiến của thành viên UBND tỉnh tại Văn bản số 248/VP.UBNDNC
ngày 23/01/2023 của Văn phòng UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố thủ tục hành chính mới ban hành và thủ tục hành chính thay
thế lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm
vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh (Có danh mục
và nội dung thủ tục hành chính kèm theo).
Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ danh mục thủ tục hành chính đã
được công bố, cung cấp nội dung thủ tục hành chính cho Trung tâm Phục vụ hành
chính công tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố; Phối hợp với
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh xây dựng để phê duyệt quy trình giải
quyết thủ tục hành chính chi tiết đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2015 để tin học hóa việc giải quyết thủ tục hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ thủ
tục số 2, phần VI, mục B được ban hành tại Quyết định số 1450/QĐUBND ngày
31/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Tường Huy
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 390/QĐUBND ngày 30/01/2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh)
TT Lĩnh vực/Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Hình thức thực hiện qua dịch vụ BCCI Cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần
Nhận hồ sơ Trả kết quả
TTHC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (01 TTHC)
1 Đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện 24 ngày Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Không Thông tư số 25/2023/TTBGDĐT ngày 27/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh Có Có Toàn trình
PHỤ LỤC II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ
THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 390/QĐUBND ngày 30/01/2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh)
TT Tên thủ tục hành chính được thay thế Tên thủ tục hành chính thay thế Thời hạn giải quyết (ngày làm việc) Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Hình thức thực hiện qua dịch vụ BCCI
Tiếp nhận hồ sơ Trà kết quả
TTHC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN (01 TTHC)
1 Quy trình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”cấp xã Đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã 24 ngày Trung tâm Hành chính công cấp huyện Không Thông tư số 25/2023/TT BGDĐT ngày 27/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh Có Có
| Quyết định 390/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-390-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Giao-duc-Dao-tao-So-Giao-duc-Quang-Ninh-603137.aspx | {'official_number': ['390/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới; thay thế lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ninh', ''], 'signer': ['Cao Tường Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/01/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
8 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2401/QĐUBND Quảng Nam, ngày 11 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14/11/2022;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18/01/2024;
Căn cứ Nghị định số166/2013/NĐCP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định về
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi
tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số40/2023/NĐCP ngày 27/6/2023 của Chính phủ Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 quy định chi
tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số114/2018/NĐCP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an
toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Nghị định số19/2020/NĐCP ngày 12/2/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử
lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm;
Căn cứ Nghị định số 11 8/2021/NĐCP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số03/2022/NĐCP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê
điều;
Căn cứ Thông tư số05/2018/TTBNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy
lợi; Thông tư số 03/2022/TTBNNPTNT ngày 16/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
05/2018/TTBNNPTNT ngày 15/5/2018;
Căn cứ Quyết định số01/2019/QĐUBND ngày 05/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam
Ban hành Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 307/TTrSNN &PTNT.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác
phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Giám
đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn; Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công
trình thủy lợi Quảng Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
TT TU, TT HĐND tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
UBMTTQVN tỉnh;
CPVP;
Lưu: VT, TH, NCKS, KTN.
D:Dropboxminh tam bNam 2024Quyet dinh10 09 ban hanh Quy che phoi hop trong xu ly vi pham cong trinh thuy loi.doc TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quang Bửu
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THỦY LỢI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2401/QĐUBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nội dung, trách nhiệm phối hợp trong công tác phòng
ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi đối với các công trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Giao thông vận tải, Sở Tư pháp, Công an tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp
huyện).
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã).
4. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Nam, Chi
cục Thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác phòng
ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực thủy lợi đối với các
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về thủy lợi, xử lý vi phạm hành chính
và các quy định khác có liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo vệ công
trình thủy lợi.
2. Bảo đảm sự thống nhất, không chồng chéo trong quản lý nhà nước về công tác
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi phải được
phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm, đảm bảo đúng quy trình. Mọi
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục triệt để theo quy
định của pháp luật.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
THỦY LỢI
Mục 1. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA
Điều 4. Phối hợp trong công tác tuyên truyền
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện, UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan triển khai công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
b) Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các biện pháp, giải pháp (công trình và
phi công trình) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm pháp
luật về thủy lợi.
2. UBND cấp huyện
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ
đạo tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi
trên địa bàn.
3. UBND cấp xã
a) Chủ trì, phối hợp với tổ chức khai thác công trình thủy lợi để thông tin,
tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định của pháp luật về thủy lợi.
b) Định kỳ phát các tin, bài về tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm
pháp luật về thủy lợi trên đài truyền thanh cấp xã.
4. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Nam
a) Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế
thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ
và chuẩn bị tài liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được cấp có thẩm quyền giao
khai thác.
b) Phối hợp cung cấp các tin, bài, tài liệu liên quan đến vi phạm và xử lý vi
phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được cấp có thẩm
quyền giao khai thác để UBND cấp xã phát trên đài truyền thanh.
c) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 5. Phối hợp trong công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Nam chủ
trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình thủy lợi được
giao khai thác lập kế hoạch, công bố công khai phương án cắm mốc chỉ giới đã
được UBND tỉnh phê duyệt và giao quản lý; tổ chức, triển khai cắm mốc chỉ giới
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên thực địa và thông báo cho UBND cấp xã
nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ mốc; có trách nhiệm trực tiếp
quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới và lưu trữ hồ sơ cắm mốc; hằng năm tổ chức kiểm
tra, bảo trì mốc chỉ giới, khôi phục các mốc chỉ giới bị mất hoặc sai lệch so
với hồ sơ cắm mốc chỉ giới được phê duyệt.
2. UBND cấp huyện chủ trì tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi cho các công trình được UBND tỉnh giao UBND cấp huyện làm chủ sở hữu.
3. UBND cấp xã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình
thủy lợi Quảng Nam, các tổ chức thủy lợi cơ sở bảo vệ các mốc chỉ giới phạm vi
bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp
với các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện hằng năm tổ chức kiểm tra việc thực
hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ngoài thực địa.
Điều 6. Phối hợp trong công tác kiểm tra và lập hồ sơ vi phạm
1. Nguyên tắc chung
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi, các tác động tự nhiên (như: mưa lũ gây
sạt, trượt mái kênh mương; thấm lớn đập hồ chứa; cây cối, vật cản làm giảm khả
năng thoát lũ các công trình,...) hoặc các trường hợp cố ý (xả nước thải không
đúng quy định vào công trình thủy lợi, gây ô nhiễm nguồn nước…) gây tổn hại
hoặc đe dọa đến an toàn của công trình thủy lợi phải báo ngay cho tổ chức, cá
nhân khai thác, quản lý công trình thủy lợi hoặc UBND nơi gần nhất.
Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác bảo vệ công trình thủy lợi phải có biện
pháp ngăn chặn hoặc phối hợp với UBND cấp xã để ngăn chặn kịp thời và kiến
nghị xử lý hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. UBND các
cấp có trách nhiệm ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về thủy
lợi trên địa bàn quản lý.
2. Đối với công trình thủy lợi
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng năm, chỉ đạo Chi cục Thủy lợi
xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý hoặc tổ chức thanh tra đột xuất để phát hiện, ngăn chặn,
xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thì
lập biên bản báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
b) Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam và các tổ chức
thủy lợi cơ sở: Thực hiện trách nhiệm của chủ thể khai thác công trình thủy
lợi theo quy định của pháp luật; xây dựng trình phê duyệt và thực hiện phương
án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định. Phối hợp với UBND cấp xã nơi xảy
ra hành vi vi phạm tiến hành lập biên bản làm việc ghi nhận sự việc vi phạm
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được giao quản lý (trường hợp người
vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì phải thực hiện
theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 118/2021/NĐ CP ngày
23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Xử lý vi phạm hành chính và báo cáo cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy
định của pháp luật.
c) UBND cấp huyện: Thực hiện trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về
bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017,
Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020, đồng thời chỉ đạo các
phòng chuyên môn nghiên cứu xem xét trong quá trình thẩm định, cấp giấy phép
môi trường đối với các cơ sở phải tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 2 Điều
7 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo
các phòng chuyên môn, Chủ tịch UBND cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối
với các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản
lý theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
d) UBND cấp xã: Thực hiện trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn
theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc thẩm quyền
quản lý, phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi
Quảng Nam và các tổ chức thủy lợi cơ sở trong việc kiểm tra và xác lập biên
bản làm việc tại hiện trường để ghi nhận sự việc, hành vi vi phạm pháp luật
của tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Lập biên bản vi
phạm hành chính và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các công trình thủy
lợi trên địa bàn quản lý.
đ) Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an cấp huyện, Công an
cấp xã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Công ty TNHH một thành
viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam kiểm tra các công trình thủy lợi phát hiện,
xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi theo thẩm quyền.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty TNHH một thành
viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam và tổ chức thủy lợi cơ sở xem xét, đánh giá
nguồn thải vào môi trường nước mặt (trong đó có công trình thủy lợi) phải được
quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước
mặt. Không được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước
thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công
bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có
phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi
trường nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần
hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải hoặc trường hợp dự án
đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu
vực bị ô nhiễm theo đúng quy định.
4. Sở Xây dựng: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
về thoát nước và xử lý nước thải đô thị; khu dân cư nông thôn tập trung và khu
công nghiệp trên địa bàn.
5. Các Sở, ngành có liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao, cử cán bộ, công chức, viên chức có năng lực tham gia cùng đoàn liên
ngành về công tác kiểm tra, thanh tra các hành vi vi phạm pháp luật về thủy
lợi theo chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc theo đề nghị của UBND cấp huyện, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
MỤC 2. CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 7. Phối hợp trong công tác xử lý vi phạm
1. Chủ tịch UBND cấp xã
a) Khi nhận được hồ sơ vi phạm (Biên bản làm việc ghi nhận vi phạm pháp luật
về thủy lợi tại hiện trường, các văn bản kiến nghị xử lý vi phạm) do các Chi
nhánh Thủy lợi, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi; tổ
chức thủy lợi cơ sở; các tổ chức, cá nhân được cấp thẩm quyền giao quản lý,
khai thác công trình thủy lợi chuyển đến; Chủ tịch UBND cấp xã kịp thời chỉ
đạo các lực lượng của xã kiểm tra, xác minh vi phạm, lập biên bản vi phạm hành
chính và tiến hành các trình tự, thủ tục xử lý theo các quy định của Luật Xử
lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Xử phạt vi phạm hành chính về thủy lợi theo thẩm quyền quy định tại Luật Xử
lý vi phạm hành chính; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính, Nghị định số 03/2022/NĐCP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy
lợi. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì lập hồ sơ, chuyển vụ việc cho người có
thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện
a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND cấp xã, cơ quan Công an và các lực lượng
chức năng thuộc thẩm quyền, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi
đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Khi nhận được hồ sơ vụ việc vi phạm và đề nghị xử lý của UBND cấp xã, Chủ
tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện
tiến hành các trình tự, thủ tục xử lý theo quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính và các văn bản khác quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh và
tham mưu xử lý nếu thuộc thẩm quyền cấp huyện hoặc chỉ đạo UBND cấp xã xử lý
theo thẩm quyền.
d) Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về thủy lợi theo đúng thẩm quyền quy
định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 03/2022/NĐCP ngày
06/01/2022 của Chính phủ. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì lập hợp hồ sơ,
chuyển vụ việc cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp, tổ chức họp liên ngành để phối hợp
xử lý.
đ) Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc, giám sát xử lý vi
phạm pháp luật về thủy lợi trên địa bàn quản lý.
3. Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam
a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, các Chi nhánh Thủy lợi trực thuộc phối hợp
chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong quá trình kiểm
tra, xác minh biên bản vi phạm hành chính về thủy lợi. Theo dõi, nắm bắt tình
hình xử lý vi phạm và kịp thời có văn bản kiến nghị UBND cấp xã, UBND cấp
huyện tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Theo dõi, tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy
lợi xảy ra trên các hệ thống công trình thủy lợi được giao trách nhiệm khai
thác.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện nhiệm vụ là chủ quản lý các công trình thủy lợi đối với các công
trình do UBND tỉnh làm chủ sở hữu như sau:
a) Chỉ đạo thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tiếp nhận thông tin, hồ
sơ vụ việc vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Trường hợp
vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt thì
hồ sơ vụ việc phải được chuyển ngay cho cấp có thẩm quyền xử phạt để tiến hành
xử phạt.
b) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh đôn đốc UBND cấp
huyện xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi.
c) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành về thủy lợi và xử lý vi phạm theo quy định của pháp
luật.
d) Đề nghị UBND các cấp xem xét, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật
về thủy lợi khi nhận được báo cáo đề nghị của Công ty TNHH một thành viên Khai
thác thủy lợi Quảng Nam, Chi cục Thủy lợi, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
đ) Đối với công trình do UBND cấp huyện làm chủ sở hữu, chủ quản lý: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp trong công tác xử lý vi phạm; theo
dõi, tổng hợp tình hình xử lý vi phạm của chính quyền địa phương.
5. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo Công an huyện, Công an xã; các đơn vị, lực lượng, phòng, ban chuyên
môn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Công ty TNHH một thành viên
Khai thác thủy lợi Quảng Nam xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp
luật.
b) Xử phạt các vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
theo đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, lập hồ sơ vụ việc, báo cáo
Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo quy định.
6. Các Sở, ngành có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh
vực quản lý, chủ trì tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá
nhân thuộc thẩm quyền quản lý và xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm theo
quy định của pháp luật.
7. Chính quyền các địa phương (UBND cấp huyện, cấp xã), người đứng đầu các
địa phương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, trước quy
định của pháp luật nếu không xử lý kịp thời các vi phạm lấn chiếm hành lang
bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý.
Điều 9. Phối hợp trong công tác cưỡng chế, khắc phục hậu quả
1. Các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy lợi
nếu không tự nguyện chấp hành và đã quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do người có
thẩm quyền ban hành thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ
quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì bị cưỡng chế.
2. UBND cấp xã
a) Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức, thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả theo thẩm quyền và theo
phân công của Chủ tịch UBND cấp huyện.
b) Chỉ đạo, phân công các lực lượng cấp xã, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền
quản lý của UBND cấp xã phối hợp xây dựng kế hoạch, thực hiện cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả theo đề nghị của
người có thẩm quyền.
c) Phối hợp các phòng chuyên môn cấp huyện, các Chi nhánh Thủy lợi để xác định
mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang thoát lũ; các vấn
đề kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình làm cơ sở cho việc cưỡng chế khắc
phục hậu quả vi phạm hành chính.
d) Khi cần thiết báo cáo UBND cấp huyện để hỗ trợ lực lượng tham gia cưỡng chế
giải tỏa vi phạm.
3. UBND cấp huyện
a) Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo thẩm quyền.
b) Chỉ đạo, phân công các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền quản lý, xây dựng
kế hoạch, thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
khắc phục hậu quả vi phạm theo đề nghị của người có thẩm quyền.
c) Phối hợp Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam, Chi cục
Thủy lợi để xác định mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các vấn
đề kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình làm cơ sở cho việc cưỡng chế khắc
phục hậu quả vi phạm hành chính.
4. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi
a) Chỉ đạo, phân công các phòng chuyên môn, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền
quản lý phối hợp với UBND cấp xã trong việc tổ chức cưỡng chế khắc phục hậu
quả để giải tỏa các vi phạm.
b) Xác định mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; vấn đề chuyên môn
kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình thủy lợi để làm cơ sở cho việc tổ
chức cưỡng chế giải tỏa vi phạm.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi
phối hợp với UBND cấp xã, UBND cấp huyện trong việc tổ chức cưỡng chế, khắc
phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi.
b) Giao Chi cục Thủy lợi phối hợp các phòng chuyên môn cấp huyện, các bộ phận
chức năng cấp xã, xác định mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi,
các vấn đề kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình làm cơ sở cho việc cưỡng
chế khắc phục hậu quả để giải tỏa các vi phạm.
Điều 10. Phối hợp trong công tác theo dõi tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
pháp luật về thủy lợi.
1. UBND cấp xã
Tổ chức thực hiện theo dõi tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về
thủy lợi xảy ra trên địa bàn quản lý để chủ động trong việc tổng hợp báo cáo
khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về sự chính
xác của số liệu do mình cung cấp.
2. UBND cấp huyện: Đôn đốc UBND cấp xã việc theo dõi tình hình vi phạm pháp
luật và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn quản lý.
3. Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam: Thường xuyên
theo dõi, cập nhật tình hình vi phạm pháp luật về thủy lợi đối với các công
trình được giao chủ khai thác; chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã rà soát, phân
loại, thống kê số liệu vi phạm pháp luật về thủy lợi để chủ động trong việc
tổng hợp báo cáo khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
4. Chi cục Thủy lợi: Tổ chức thực hiện theo dõi tình hình vi phạm và phối hợp
với Thanh tra Sở xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi thuộc phạm vi quản lý.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, cơ quan,
đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này theo đúng quy định của pháp
luật.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì theo dõi, tổng hợp
những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Quy chế này để
hướng dẫn thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
| Quyết định 2401/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Quyet-dinh-2401-QD-UBND-2024-Quy-che-phoi-hop-cong-tac-phong-ngua-vi-pham-thuy-loi-Quang-Nam-627838.aspx | {'official_number': ['2401/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2401/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Nam', ''], 'signer': ['Hoàng Quốc Khánh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Vi phạm hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
9 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 267/QĐUBND Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 02 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH
VỰC DU LỊCH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI
### CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị
định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông
tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 134/QĐBVHTTDL ngày 16/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
trong lĩnh vực Du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 34/2023/QĐUBND ngày 24/8/2023 của UBND tỉnh ban hành
Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh
Quảng Ngãi; Quyết định số 44/2022/QĐUBND ngày 24/12/2022 của UBND tỉnh ban
hành Quy chế về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số
359/TTrSVHTTDL ngày 27/02 /2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính (TTHC)
được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Du lịch thuộc thẩm quyền quản lý và giải
quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Thực hiện cập nhật các TTHC được công bố tại Quyết định này vào Cơ sở dữ
liệu quốc gia về TTHC theo quy định.
b) Xây dựng nội dung cụ thể của từng TTHC được công bố: Gửi và phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông thiết lập lên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
tỉnh; gửi Văn phòng UBND tỉnh để theo dõi, kiểm soát nội dung thực hiện.
c) Cập nhật, đăng tải công khai, đầy đủ Danh mục, nội dung cụ thể TTHC trên
Trang thông tin điện tử thành phần của Sở.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ Quyết định này cập
nhật, đăng tải công khai dữ liệu nội dung cụ thể của TTHC trên Hệ thống thông
tin giải quyết TTHC tỉnh theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Danh mục TTHC
tương ứng được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 24/QĐUBND ngày
05/01/2024 không được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này vẫn giữ nguyên hiệu
lực thi hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
Cục Kiểm soát TTHCVPCP;
CT, các PCT UBND tỉnh;
VPUB: PCVP, KGVX, CBTH;
Lưu: VT, TTHC(tt). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tuấn
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH
QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số: 267/QĐUBND ngày 29/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Ngãi)
I. LĨNH VỰC DU LỊCH
STT Mã số thủ tục hành chính Tên thủ tục hành chính Địa điểm, cách thức thực hiện Tên văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi, bổ sung Ghi chú
1 2.001628 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn. Thông tư số 33/2018/TT BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
2 2.001616 Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn. Thông tư số 33/2018/TT BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
3 2.001622 Thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn. Thông tư số 33/2018/TT BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
4 1.001440 Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn Thông tư số 33/2018/TTBTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
5 1.004628 Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn. Thông tư số 33/2018/TTBTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
6 1.004623 Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn. Thông tư số 33/2018/TT BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.
7 1.001432 Thủ tục cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính; Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn. Thông tư số 33/2018/TT BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp đối thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.
8 1.004614 Thủ tục cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quả giải quyết tại: Trung tâm Phục vụ Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh (Địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thông qua các hình thức sau: Trực tiếp. Qua dịch vụ bưu chính. Qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.quangngai.gov.vn; https://dichvucong.gov.vn. Thông tư số 33/2018/TT BTC 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Quy định mức thu phí, lệ phí cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.
| Quyết định 267/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-267-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Du-lich-So-Van-hoa-Quang-Ngai-619925.aspx | {'official_number': ['267/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Du lịch thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ngãi', ''], 'signer': ['Trần Hoàng Tuấn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/02/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
10 | TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 06/GSQLGQ2
V/v bảo quản, lưu giữ hàng hóa trong Khu TMCN Kim Thành Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
Trả lời công văn số 2229/HQLCNV ngày 4/12/2013 của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
liên quan đến đề nghị của Công ty TNHH Thương mại Lương Hà về việc cho phép
doanh nghiệp đưa máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ nội địa vào Khu TMCN Kim
Thành để bảo quản, lưu giữ, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như
sau:
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 108/2006/NĐCP ngày
22/9/2006 của Chính phủ thì nhà đầu tư phải tuân thủ quy định của pháp luật về
đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung văn bản đăng ký đầu tư,
nội dung Giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy, hoạt động bảo quản, lưu giữ hàng hóa
tại Văn phòng cho thuê, khu trưng bày, gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm
tại Khu TMCN Kim Thành của Công ty TNHH Thương mại Lương Hà là không phù hợp
với mục tiêu ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Lào Cai được
biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, GQ2 (3b) KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trịnh Đình Kính
| Công văn 06/GSQL-GQ2 | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-06-GSQL-GQ2-nam-2014-bao-quan-luu-giu-hang-hoa-khu-TMCN-Kim-Thanh-218227.aspx | {'official_number': ['06/GSQL-GQ2'], 'document_info': ['Công văn 06/GSQL-GQ2 năm 2014 bảo quản, lưu giữ hàng hóa trong Khu TMCN Kim Thành do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Giám sát quản lý về hải quan', ''], 'signer': ['Trịnh Đình Kính'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
11 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 11/2024/NQHĐND Bắc Kạn, ngày 30 tháng 10 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 20/2022/NQHĐND NGÀY 10 THÁNG
12 NĂM 2022 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH MỨC CHUẨN TRỢ GIÚP XÃ HỘI; MỨC
TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÓ KHĂN KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 23 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số20/2021/NĐCP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy
định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số76/2024/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐCP ngày 15 tháng 3 năm
2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số02/2021/TTBLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 20/2021/NĐCP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét Tờ trình số 183/TTrUBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 20/2022/NQHĐND
ngày 10 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn trợ
giúp xã hội; mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng
khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra số 174/BCBVHXH ngày
23 tháng 10 năm 2024 của Ban Văn hóa Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số20/2022/NQHĐND ngày
10 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã
hội; mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khó
khăn khác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
1. Bãi bỏ Điều 2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
Mức trợ giúp xã hội được thực hiện theo mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại
Nghị định số 76/2024/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐCP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của
Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã
hội.
2. Bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Trường hợp mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo các văn
bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế”.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 23 (kỳ họp
chuyên đề) thông qua ngày 30 tháng 10 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày 09
tháng 11 năm 2024./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
VPCP, VPCTN;
Các Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài chính;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
Vụ Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội);
TT Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh;
TT. Huyện (Thành ủy), HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố;
Trung tâm Công báo Tin học tỉnh;
LĐVP;
Các phòng thuộc Văn phòng;
Lưu: VT, HS. CHỦ TỊCH
Phương Thị Thanh
| Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-11-2024-NQ-HDND-sua-doi-Nghi-quyet-20-2022-NQ-HDND-Bac-Kan-630452.aspx | {'official_number': ['11/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội; mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bắc Kạn', ''], 'signer': ['Phương Thị Thanh'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
12 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 215/QĐUBND Đắk Nông, ngày 21 tháng 02 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI; SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ
BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 2022
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quyết
định số 261/QĐBVHTTDL ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và
thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Điện ảnh thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số
04/TTrSVHTTDL ngày 06 tháng 01 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính ban
hành mới; sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh cập nhật thành phần hồ sơ, trình tự thực
hiện đối với các thủ tục hành chính ban hành mới; sửa đổi, bổ sung kèm theo
Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu Cổng Dịch vụ công tỉnh và xóa bỏ các thủ tục
hành chính bị bãi bỏ ban hành kèm theo Quyết định này trên Hệ thống thông tin
giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; niêm yết, công khai tại Trung tâm Phục vụ
Hành chính công theo quy định.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Quy trình nội bộ thực hiện các
thủ tục hành chính mới ban hành kèm theo Quyết định này, trình Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt theo quy định; công khai thủ tục hành chính trên Trang thông
tin điện tử.
Giao UBND cấp huyện, UBND cấp xã niêm yết, công khai thủ tục hành chính tại Bộ
phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã và trên Trang Thông tin điện
tử của đơn vị theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các
các thủ tục hành chính có liên quan ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ
UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục
hành chuẩn hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KSTTHCVPCP
CT, các PCT UBND tỉnh;
Các PCVP UBND tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, TTHCC, NC(La). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Chiến
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI; SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN
QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 215/QĐUBND ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Nông)
A. TTHC ĐƯỢC BÃI BỎ: 09 TTHC
STT Mã TTHC Tên thủ tục hành chính Quyết định bãi bỏ TTHC Lĩnh vực Cấp thực hiện
1 1.004659 Thủ tục công nhận lại “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Văn hóa cơ sở Cấp tỉnh
2 1.003017 Thủ tục Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu) Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện ảnh Cấp tỉnh
3 1.003035 Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim ( Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu; Cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện: + Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến; + Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến) Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện ảnh Cấp tỉnh
4 1.003608 Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu cấp tỉnh Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lĩnh vực Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chuyên ngành văn hóa Cấp tỉnh
5 1.004646 Thủ tục công nhận lần đầu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Văn hóa cơ sở Cấp huyện
6 1.004644 Thủ tục công nhận lại Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Văn hóa cơ sở Cấp huyện
7 1.004634 Thủ tục công nhận lần đầu Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Văn hóa cơ sở Cấp huyện
8 1.004622 Thủ tục công nhận lại Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Văn hóa cơ sở Cấp huyện
9 1.004648 Thủ tục công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Văn hóa cơ sở Cấp huyện
B. TTHC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG: 11 TTHC.
Stt Mã TTHC Tên thủ tục hành chính Quyết định sửa đổi, bổ sung Nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Cấp thực hiện
1 1.004639 Thủ tục cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý Văn hóa cơ sở Cấp tỉnh
2 1.004666 Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý Văn hóa cơ sở Cấp tỉnh
3 1.004662 Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý Văn hóa cơ sở Cấp tỉnh
4 2.001628 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý Lữ hành Cấp tỉnh
5 2.001616 Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý Lữ hành Cấp tỉnh
6 2.001622 Thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý Lữ hành Cấp tỉnh
7 2.001589 Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp giải thể Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý Lữ hành Cấp tỉnh
8 1.001440 Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phần hồ sơ Lữ hành Cấp tỉnh
9 1.003240 Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trình tự thực hiện Lữ hành Cấp tỉnh
10 1.004628 Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phần hồ sơ Lữ hành Cấp tỉnh
11 1.003784 Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao Quyết định số 261/QĐBVHTTDL ngày 15/02/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kết quả của việc thực hiện; Căn cứ pháp lý. Điện ảnh Cấp tỉnh
12 1.011454 Thủ tục cấp Giấy phép phân loại phim Quyết định số 261/QĐBVHTTDL ngày 15/02/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ pháp lý. Điện ảnh Cấp tỉnh
C. TTHC CÔNG BỐ MỚI: 07 TTHC
STT Mã TTHC Tên thủ tục hành chính Quyết định công bố Lĩnh vực Cấp thực hiện
1 1.001376 Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thi đua khen thưởng Cấp tỉnh
2 1.001108 Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thi đua khen thưởng Cấp tỉnh
3 1.001032 Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thi đua khen thưởng Cấp tỉnh
4 1.000971 Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thi đua khen thưởng Cấp tỉnh
5 1.000871 Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thi đua khen thưởng Cấp tỉnh
6 1.000564 Thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật Quyết định số 3684/QĐBVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thi đua khen thưởng Cấp tỉnh
Tổng số: 27 TTHC (09 TTHC bãi bỏ; 12 TTHC sửa đổi, bổ sung; 06 TTHC
Công bố mới).
| Quyết định 215/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-215-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-thuoc-quan-ly-So-Van-hoa-Dak-Nong-560711.aspx | {'official_number': ['215/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 215/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Nông', ''], 'signer': ['Lê Văn Chiến'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/02/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
13 | BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI/CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 7210/BCTCNNg
V/v xuất khẩu tinh quặng Zircon < 65% Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2013
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
Phúc đáp công văn số 2824/UBNDKTN ngày 22 tháng 7 năm 2013 của quý Ủy ban đề
nghị cho phép xuất khẩu 8.500 tấn tinh quặng zircon có hàm lượng ZrO2 < 65%
của Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận, Bộ Công Thương có ý
kiến như sau:
Theo kết quả kiểm tra của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận tại Biên bản làm việc
ngày 23 tháng 02 năm 2013, hiện tại Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại
Bình Thuận đang tồn kho 3.162,5 tấn tinh quặng zircon có hàm lượng ZrO2 < 65%
(đuôi quặng zircon) và 35.526,89 tấn quặng thô titan (khoáng vật nặng), Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận đề nghị cho phép Công ty CP Đầu tư khoáng sản và
Thương mại Bình Thuận xuất khẩu 8.500 tấn tinh quặng zircon có hàm lượng ZrO2
< 65% (bao gồm 3.162,5 tấn đang tồn kho và 5.329 tấn dự kiến thu hồi khi tuyển
35.526,89 tấn quặng thô titan).
Với cơ sở nêu trên, xét thực tế trong nước không có nhu cầu tiêu thụ và chưa
có công nghệ để nâng hàm lượng của loại sản phẩm tinh quặng zircon nêu trên,
nếu đổ thải sẽ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường; để tận thu giá trị tài
nguyên, đồng thời tăng kim ngạch xuất khẩu; căn cứ Điều 6 Thông tư 41/2012/TT
BCT của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản, Bộ Công Thương thống
nhất với ý kiến của quý Ủy ban để Công ty CP Đầu tư và Thương mại Bình Thuận
xuất khẩu 3.162 tấn tinh quặng zircon có hàm lượng ZrO2 < 65% hiện đang tồn
kho, việc giải quyết số lượng tinh quặng zircon dự kiến thu hồi trong khối
lượng 35.526,89 tấn quặng thô titan đang tồn kho sẽ xem xét sau trên cơ sở
tuyển tách thực tế.
Để việc xuất khẩu đạt mục tiêu đề ra, đề nghị quý Ủy ban chỉ đạo cơ quan chức
năng giám sát chặt chẽ việc xuất khẩu, chỉ xuất khẩu tinh quặng zircon do
chính Công ty thu hồi được trong quá trình khai thác, chế biến hợp pháp và
hiện đang tồn kho.
Đề nghị quý Ủy ban hướng dẫn Công ty CP Đầu tư và Thương mại Bình Thuận nghiên
cứu và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Tổng cục Hải quan;
Sở CT tỉnh Bình Thuận;
Công ty CPĐTKS&TM Bình Thuận;
Lưu VT, CNNg. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Dương Quang
| Công văn 7210/BCT-CNNg | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-7210-BCT-CNNg-nam-2013-xuat-khau-tinh-quang-Zircon-be-hon-65-204399.aspx | {'official_number': ['7210/BCT-CNNg'], 'document_info': ['Công văn 7210/BCT-CNNg năm 2013 xuất khẩu tinh quặng Zircon < 65% do Bộ Công thương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Lê Dương Quang'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/08/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
14 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 03/2020/QĐUBND Hải Phòng, ngày 0 7 tháng 02 năm 20 20
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức ch í nh quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Ch í nh phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đ ấ t đai 2013; Nghị định số
01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Ch í nh phủ sửa đổi, b ổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định s ố
102/20 1 7/NĐ CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Ch í nh phủ về đăng k ý
biện pháp bảo đảm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/20 1 4/TTLTBTNMTBNV ngày 28 tháng 8 năm
2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng d ẫ n chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủ y
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông
tư liên tịch số 15/2015/TTLTBTNMTBNVBTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài ch í nh hướng d ẫ n chức năng,
nhiệm vụ, quy ề n hạn, cơ cấu t ổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng
Đăng k ý đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số 24/20 1 4/TTBTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa ch í nh; Thông tư s ố 34/20 1
4/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về xây dựng, quản l ý , khai thác hệ th ố ng thông tin đ ấ t đai; Thông
tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một s ố điều của Nghị định 43/2014/NĐCP và Nghị
định số 44/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Ch í nh phủ; Thông tư liên tịch số
88/2016/TTLT/BTCBTNMT ngày 22 tháng 6 n ă m 2016 của Bộ Tài chính, Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình t ự ; thủ tục ti ế p nhận,
luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đ ấ t đai của người sử dụng
đ ấ t; Thông tư số 27/2018/TTBTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thống kê, ki ể m kê đ ấ t đai và lập
bản đ ồ hiện trạng sử dụng đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình s ố
732/TTrSTN &MT ngày 30/12/2019, B á o cáo thẩm định số 79/BCTĐSTP ngày
23/12/2015 v à số 32/BCTĐSTP ngày 19/6/2019 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong hoạt
động của Văn phòng Đăng ký đất đai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 03 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở:
Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư
pháp; Cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Các Bộ: TNMT, NV, TC;
Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT);
Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
TTTU, TTHĐND TP;
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
CT, các PCT UBND TP;
Cổng Thông tin điện tử TP;
Công báo TP; Báo Hải Phòng;
Đài PT&TH Hải Phòng;
CVP, các PCVP;
Phòng NN,TN&MT;
CV: ĐC2;
Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2020/QĐUBND ngày 07 /02/2020 của Ủy
ban nhân dân thành phố H ả i Phòng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường,
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị có
liên quan đối với hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai trong việc giải
quyết thủ tục hành chính: Đăng ký đất đai; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là
Giấy chứng nhận); đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; xây
dựng, quản lý, khai thác, lưu trữ, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở
dữ liệu đất đai và các nội dung quản lý đất đai khác theo quy định trên địa
bàn thành phố thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đăng ký đất
đai.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai; cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã; các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh
bạch.
2. Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của công chức, viên chức; nội dung, thời hạn,
cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
Điều 4. Các nhiệm vụ phối hợp thực hiện
1. Thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký, cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại
Giấy chứng nhận; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
2. Công tác lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, biến động về quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Công tác xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và cập nhật cơ sở dữ liệu
đất đai.
4. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
5. Thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
mục 1. phối hợp thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký, cấp lần đầu,
cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền
với đất
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng Đăng
ký đất đai để quản lý khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và
Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013.
2. Chỉ đạo Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và chuyển cho Văn phòng
Đăng ký đất đai để quản lý khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 64
và Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013 (trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản
1 Điều 65 Luật Đất đai).
3. Chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai
trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần
đầu; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
4. Ký hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất) và
cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp được ủy quyền theo Khoản 1 Điều 105
Luật Đất đai năm 2013 và thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường theo
quy định tại Khoản 3 Điều 105 Luật Đất đai năm 2013, Khoản 1 Điều 37 Nghị định
số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều, khoản của Luật Đất đai.
5. Đính chính nội dung sai sót vào Giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền.
6. Chỉ đạo, kiểm tra Văn phòng Đăng ký đất đai trong việc tổ chức thực hiện
bảo đảm các nội dung trong Quy chế này.
Điều 6. Trách nhiệm của Chi cục Quản lý đất đai
1. Thực hiện các thủ tục và hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép, gia hạn sử dụng đất và luân
chuyển đến Văn phòng Đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
theo quy định.
2. Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều
kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án phát
triển nhà ở và gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra; gửi
thông báo, sơ đồ nhà đất đã kiểm tra và hồ sơ kèm theo cho Văn phòng Đăng ký
đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua đối với các trường hợp đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật; chủ trì việc đăng công khai kết quả
kiểm tra trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài
nguyên và Môi trường.
Điều 7. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai
1. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai:
a) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ
chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao:
Lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và trình Sở Tài nguyên và
Môi trường ký Hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê
đất) và cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
Lập hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và trình Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
Lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác nhận
nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp mới Giấy chứng nhận (nếu phải cấp mới hoặc có nhu cầu cấp mới Giấy
chứng nhận theo quy định) cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở
hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
Đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án phát triển nhà ở:
+ Lập hồ sơ cấp đổi, cấp lại và trình Sở Tài nguyên và Môi trường cấp đổi,
cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
+ Lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác nhận
nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp mới Giấy chứng nhận (nếu phải cấp mới hoặc có nhu cầu cấp mới Giấy
chứng nhận theo quy định) cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
Đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất không thuộc dự án phát triển nhà
ở:
+ Lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác nhận
nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp mới Giấy chứng nhận (nếu phải cấp mới hoặc có nhu cầu cấp mới Giấy
chứng nhận theo quy định) cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với
đất nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều này nhận chuyển quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất của tổ chức ;
+ Kiểm tra hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận do Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai lập và trình Sở Tài nguyên và Môi trường cấp đổi, cấp lại Giấy
chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nêu tại
Điểm b Khoản 1 Điều này;
+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (trừ
trường hợp nhận chuy ể n quy ề n sử dụng đất, tài sản g ắ n liền với
đất của tổ chức) do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai lập và ký xác nhận
nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp mới Giấy chứng nhận (nếu phải cấp mới hoặc có nhu cầu cấp mới theo
quy định) cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nêu tại
Điểm b Khoản 1 Điều này; trong trường hợp cần thiết Văn phòng Đăng ký đất đai
có thể giao Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các quận, huyện thực hiện ký
xác nhận một số nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp phù hợp với số
lượng người làm việc, cơ sở vật chất, khối lượng công việc và điều kiện thực
tế của các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai về
chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc trả lời công văn, giải quyết
các vướng mắc và các nội dung khác liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành
chính cho đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.
2. Trách nhiệm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai:
Lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và chuyển Phòng Tài nguyên
và Môi trường kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;
Lập, hoàn thiện hồ sơ và tờ trình cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, luân
chuyển đến Văn phòng Đăng ký đất đai kiểm tra, trình Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam đối với các trường hợp thửa đất, tài sản gắn
liền với đất không thuộc dự án phát triển nhà ở;
Lập hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (trừ trường
hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, tài s ả n gắn li ề n với đất của t ổ
chức do Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện) và tờ trình, luân chuyển đến
Văn phòng Đăng ký đất đai kiểm tra, ký xác nhận nội dung thay đổi vào Giấy
chứng nhận đã cấp hoặc trình Sở Tài nguyên và Môi trường cấp mới Giấy chứng
nhận (nếu phải cấp mới hoặc có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận theo quy định)
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam đối với
các trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất không thuộc dự án phát triển
nhà ở; thực hiện ký xác nhận một số nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận đã
cấp đối với các trường hợp được Văn phòng Đăng ký đất đai giao;
Chịu trách nhiệm và thực hiện theo chỉ đạo của Văn phòng Đăng ký đất đai về
chuyên môn, nghiệp vụ;
Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính
cho đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Xây dựng; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng; các sở, ngành, đơn vị khác có liên quan
1. Trả lời nội dung tham vấn của Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn
phòng Đăng ký đất đai về các thông tin quy hoạch, tài sản gắn liền với đất;
hành lang bảo vệ an toàn công trình và các nội dung liên quan khác thuộc lĩnh
vực quản lý (trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được
văn bản tham vấn).
2. Phối hợp cung cấp thông tin, giải quyết các vướng mắc liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Điều 9. Trách nhiệm của Cục Thuế thành phố; Chi cục Thuế khu vực; Chi cục
Thuế quận, huyện
1. Tiếp nhận hồ sơ và thông tin địa chính của Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi
nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai gửi đến để xác định nghĩa vụ tài chính. Trong
thời hạn không quá 05 ngày làm việc theo quy định, cơ quan Thuế có trách nhiệm
xác định và phát hành Thông báo nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất, sở
hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp và gửi thông báo cho người sử dụng đất,
chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định, đồng thời gửi 01 (một) bản cho Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai.
2. Theo dõi việc ghi nợ, trả nợ nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp
được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của người sử dụng đất do Văn
phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến.
3. Phối hợp giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài
chính của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi thực hiện
các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng Đăng ký
đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để quản lý khi Nhà nước thu
hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013.
2. Chỉ đạo Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và chuyển cho Văn phòng Đăng ký
đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để quản lý khi Nhà nước thu
hồi đất theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013 (trừ
trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai).
3. Bố trí nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu; cấp mới,
cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền
với đất cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
tại Việt Nam tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp
huyện (trừ các trường hợp trong dự án phát triển nhà ở).
4. Cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất thuộc thẩm quyền theo quy định.
5. Đính chính nội dung sai sót vào Giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền.
6. Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát
hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, bàn giao về Chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai để lưu trữ, quản lý, cập nhật, chỉnh lý theo quy định.
7. Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong
thời gian không quá 05 ngày làm việc) có văn bản làm rõ hồ sơ cấp Giấy chứng
nhận cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai có văn bản tham
vấn các nội dung về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nguồn gốc, tình trạng
tranh chấp, sự phù hợp quy hoạch) và các nội dung khác có liên quan.
8. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, đơn
vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện các công việc theo quy định tại Điểm g, Điểm h Điều 31; Điểm đ,
Điểm e Điều 32; Khoản 2 Điều 60, Khoản 2 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐCP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật
Đất đai.
2. Xác định nguồn gốc đất đai phục vụ việc lập phương án, bồi thường, hỗ trợ,
giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn.
3. Phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất
đai trong việc xây dựng kế hoạch đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, giải quyết các
vướng mắc trong thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
4. Thường xuyên kiểm tra theo dõi việc quản lý, sử dụng đất tại địa phương,
phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của
pháp luật.
Mục 2. PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC LẬP, CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, BIẾN
ĐỘNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI
ĐẤT
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tổ chức việc thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.
2. Chỉ đạo thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, hồ sơ địa
chính theo quy định.
3. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố để phân bổ kinh phí cho công tác quản
lý, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố.
4. Chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở có liên quan thực hiện các nội dung:
a) Cung cấp hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
cùng bản trích đo hoặc trích lục địa chính thửa đất, khu đất (bản giấy và bản
số) đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân
thành phố cho Văn phòng Đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý;
b) Cung cấp Quyết định thu hồi đất và Giấy chứng nhận (bản gốc) đã thu hồi cho
Văn phòng Đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý biến động;
Điều 13. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai
1. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai:
Tổ chức lập, quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính theo quy
định đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu
tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký;
Cung cấp bản sao Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai (dạng số
hoặc dạng giấy) và các tài liệu khác có liên quan cho Ủy ban nhân dân cấp xã
sử dụng khi có yêu cầu;
Cung cấp bản sao Giấy chứng nhận và Trích lục hoặc Trích đo thửa đất sau
khi thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động
theo thẩm quyền cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và Ủy ban nhân dân cấp
xã.
2. Trách nhiệm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai:
Thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều này đối với đối tượng sử
dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất
thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi
nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ
địa chính, hồ sơ địa chính theo quy định;
b) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và các Cơ quan, đơn vị liên quan
trong việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng mà phải thu hồi Giấy chứng
nhận; chuyển đầy đủ hồ sơ (Quyết định thu hồi đất, Giấy chứng nhận (bản gốc)
và các tài liệu có liên quan đến thủ tục hành chính) đối với những trường hợp
thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho Văn phòng Đăng
ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để quản lý, cập nhật, chỉnh
lý;
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Cập nhật, chỉnh lý trên bản sao bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và các
tài liệu khác có liên quan theo quy định;
Cung cấp thông tin tình hình biến động đất đai trên địa bàn cho Văn phòng
Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý bản
đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
Mục 3. PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ CẬP
NHẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Điều 15. Trách nhiệm của sở Tài nguyên và Môi trường
1. Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong phạm vi toàn thành
phố trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai quản lý, khai thác và cập nhật cơ sở dữ
liệu đất đai trên địa bàn thành phố.
3. Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai
trên địa bàn thành phố.
4. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý vận hành cơ sở dữ
liệu đất đai trên địa bàn thành phố.
5. Chỉ đạo các Phòng, đơn vị thuộc sở thực hiện các nội dung:
a) Cung cấp hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (bản giấy và bản số) đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho Văn phòng Đăng ký đất đai để cập nhật vào
cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Chuyển hồ sơ cùng bản trích đo địa chính thửa đất, khu đất (bản giấy và bản
số) đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền thẩm định, giải quyết cho Văn
phòng Đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý.
Điều 16. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai
1. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai:
a) Chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố;
b) Cập nhật, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai đối với các thửa đất
của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
c) Thực hiện cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định;
d) Xây dựng phương án, mức thu phí và lệ phí trong việc cung cấp thông tin đất
đai, thực hiện cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định;
đ) Dự kiến nhu cầu, xây dựng kế hoạch duy trì hoạt động cơ sở dữ liệu đất đai
hàng năm;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, vận hành, khai thác và cập nhật cơ sở dữ
liệu đất đai đối với các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
2. Trách nhiệm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai:
a) Cung cấp các thông tin, số liệu, tài liệu phục vụ công tác xây dựng cơ sở
dữ liệu đất đai;
b) Cập nhật, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai đối với các thửa đất
của đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn
liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký;
c) Thực hiện cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai thực hiện công tác cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai
tại cấp huyện.
2. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý vận hành cơ sở dữ
liệu đất đai tại địa phương.
Mục 4. PHỐI HỢP TRONG THỰC HIỆN VIỆC THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện: Thống kê đất đai, kiểm
kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố; kiểm kê đất đai
chuyên đề; phối hợp thực hiện thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, an
ninh; kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các cấp.
2. Thuê đơn vị tư vấn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất theo quy định, bảo đảm yêu cầu chất lượng và thời gian thực
hiện ở địa phương; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn về quản lý đất đai, quản lý
biển và hải đảo và quản lý môi trường trực thuộc phối hợp thực hiện việc thống
kê, kiểm kê đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích, đất các
khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và đất ngập nước ở địa phương.
3. Kiểm tra, nghiệm thu kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của thành phố trước
khi trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Ký xác nhận các biểu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử
dụng đất của thành phố.
5. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Biểu 01/TKĐĐ Thống kê, kiểm
kê định kỳ diện tích đất đai (mẫu Biểu theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo
Thông tư số 27/2018/TTBTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất), bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất
đai của thành phố gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 19. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai
1. Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các
thửa đất có biến động về đất đai đã thực hiện xong thủ tục hành chính trong kỳ
thống kê, kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thống kê,
kiểm kê đất đai (trừ các đơn vị cấp xã đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và
được sử dụng đồng bộ ở các cấp).
2. Kiểm tra kết quả thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiếp
nhận.
3. Giúp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Phê duyệt kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp huyện; báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện gửi Sở Tài
nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố;
b) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung:
Tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp huyện; kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện ở cấp xã;
Kiểm tra, nghiệm thu, xử lý (nếu có) kết quả thực hiện thống kê, kiểm kê
đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã trước khi tiếp nhận; kiểm
tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của cấp huyện trước khi trình Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
Ký xác nhận các biểu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của cấp huyện; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Biểu 01/TKĐĐ
Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo
quy định; ký biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp xã; báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất của địa phương gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Mục 5. PHỐI HỢP TRONG THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN
VỚI ĐẤT
Điều 21. Trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký đất đai
1. Thực hiện việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
2. Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về công tác đăng ký thế chấp quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gửi Sở Tư pháp
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy
định.
Điều 22. Trách nhiệm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
1. Thực hiện việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
theo địa bàn quản lý.
2. Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về công tác đăng ký thế chấp quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gửi Văn phòng
Đăng ký đất đai để tổng hợp, báo cáo Sở Tư pháp.
3. Cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo thẩm quyền đăng ký cho các tổ chức, cá nhân
có liên quan theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan chịu
trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Các nội dung khác không đề cập trong Quy chế được thực hiện theo quy định
của pháp luật hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời
phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
| Quyết định 03/2020/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-03-2020-QD-UBND-Quy-che-phoi-hop-hoat-dong-Van-phong-Dang-ky-dat-dai-Hai-Phong-434627.aspx | {'official_number': ['03/2020/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 03/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai do thành phố Hải Phòng ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hải Phòng', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Tùng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/02/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
15 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 47/2017/QĐUBND Hải Phòng, ngày 2 9 tháng 12 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
C ăn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 n ă m
2015;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐCP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước
và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐCP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TTBXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐCP ngày 06/8/2014 củ a
Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở X â y dựng tại Văn bản số 86/TTrSXD ngày
23/12/2015, Văn bản số 4235/TTrSXD ngày 13/12/2017 và Báo cáo thẩm định của
Sở Tư pháp s ố 72/BCTĐSTP ngày 16/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động thoát
nước đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố; các tổ chức, cá nhân liên quan
căn cứ Quyết định, thi hành./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Xây dựng;
Cục KTVB QPPL Bộ Tư pháp;
TTTU, TT HĐNDTP;
Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng;
CT, Các PCT UBND thành phố;
VPTU, VP UBND thành phố;
Sở Tư pháp;
Đài PTTH HP, Báo HP, Báo ANHP;
Cổng TTĐTTP, Công báo TP;
Như Điều 3;
CPVP;
Các CV UBND TP;
Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 47 /2017/QĐUBND ngày 29 /12/2017 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các khu
vực đô thị, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là khu
công nghiệp), khu dân cư nông thôn tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; Tổ
chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước đô thị, xử lý
nước thải trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Ngoài việc áp dụng các quy định
trong văn bản này, còn phải áp dụng các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐCP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải (sau đây gọi tắt là Nghị định số 80/2014/NĐCP); Ngoài
ra, một số từ ngữ, khái niệm khác được hiểu như sau:
1. Giếng kiểm tra là một thành phần của hệ thống thoát nước, xây dựng ở cuối
hệ thống mạng lưới thoát nước của hộ gia đình hoặc cơ quan, tổ chức trước khi
đổ vào hệ thống cống chung của thành phố đặt ở trong chỉ giới xây dựng.
2. Xử lý nước thải phi tập trung là một trong các giải pháp xử lý nước thải
cho các khu vực chưa được kết nối hoặc điều kiện thực tế không cho phép kết
nối với hệ thống xử lý tập trung. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ
thuật theo quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Điều 4. Thành phần, chức năng, phân loại và lựa chọn hệ thống thoát nước
1. Hệ thống thoát nước đô thị bao gồm: Hệ thống thoát nước thải và hệ thống
thoát nước mưa.
2. Hệ thống thoát nước đô thị phải có đầy đủ các bộ phận hay công trình,
thiết bị phù hợp sau đây:
a) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển nước
mưa.
b) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển nước
thải.
c) Giếng kiểm tra, giếng thăm, cửa thu nước lề đường, cửa tràn tách nước.
d) Trạm bơm nước thải, nước mưa; cống liên quan đến trạm bơm.
e) Hồ điều hoà và kênh mương.
f) Cửa xả nước mưa hoặc nước thải đã xử lý vào môi trường.
g) Nhà máy xử lý nước thải, phòng thí nghiệm.
h) Công trình xử lý bùn cặn.
i) Cánh phai ngăn triều.
3. Hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo các chức năng:
a) Thu gom nước mưa trên toàn diện tích đô thị.
b) Thu gom nước thải từ nơi phát sinh.
c) Dẫn, chuyển tải nước thải đến các công trình xử lý, khử trùng.
d) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả nước thải ra
nguồn tiếp nhận.
e) Xử lý, tái sử dụng cặn, các chất chứa trong nước thải và cặn.
f) Đảm bảo thoát nước một cách nhanh chóng tất cả các loại nước thải, nước mưa
khỏi phạm vi đô thị, khu dân cư để tránh ngập úng.
4. Phân loại hệ thống thoát nước đô thị:
Hệ thống thoát nước được chia làm hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát
nước riêng và hệ thống thoát nước nửa riêng theo quy định tại khoản 10, Điều 2
Nghị định số 80/2014/NĐCP.
5. Lựa chọn loại hệ thống thoát nước
Lựa chọn hệ thống thoát nước đô thị (chung, riêng, nửa riêng) phải căn cứ vào
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường cụ thể của từng địa bàn,
đảm bảo các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và môi trường:
a) Đối với các khu quy hoạch và xây dựng mới, khu công nghiệp và khu kinh tế
bắt buộc đầu tư hệ thống thoát nước riêng.
b) Đối với các khu vực cũ đã được đầu tư hệ thống thoát nước chung nhưng chưa
hoàn chỉnh, khi tiến hành nâng cấp thì ưu tiên lựa chọn hệ thống thoát nước
nửa riêng.
c) Đối với các khu vực còn lại thì tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa
phương tổ chức lựa chọn loại hệ thống thoát nước phù hợp.
Điều 5. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước
Ủy ban nhân dân thành phố là chủ sở hữu các công trình thoát nước, xử lý nước
thải trên địa bàn thành phố theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 80/2014/NĐ
CP và phân cấp như sau:
1. Phân cấp cho Sở Xây dựng là chủ sở hữu hệ thống thoát nước đô thị khu vực
các quận trên địa bàn thành phố và các khu đô thị trên địa bàn các huyện theo
yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện là chủ sở hữu hệ thống thoát nước trên
địa bàn các huyện trên địa bàn thành phố trừ các hệ thống thoát nước được quy
định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Quy định về đấu nối và miễn trừ đấu nối hệ thống thoát nước
1. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống
thu gom nước mưa, nước thải hoặc tại những khu vực đã được đầu tư xây dựng và
đưa vào vận hành hệ thống thoát nước là đối tượng bắt buộc phải đấu nối vào hệ
thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối. Các
trường hợp được miễn trừ đấu nối thực hiện theo Khoản 2 Điều 35 Nghị định số
80/2014/NĐCP.
2. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu dân cư nông thôn tập trung, làng
nghề, cụm công nghiệp và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô
thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân
theo các quy định đấu nối của hệ thống thoát nước đô thị.
3. Các hộ thoát nước (trừ hộ thoát nước gia đình) chỉ được phép thực hiện đấu
nối vào hệ thống thoát nước sau khi đã có văn bản thỏa thuận đấu nối vào hệ
thống thoát nước với đơn vị thoát nước. Sau khi đơn vị thoát nước có văn bản
thỏa thuận đấu nối theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Nghị định số
80/2014/NĐCP, hộ thoát nước ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước với đơn vị
thoát nước theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 80/2014/NĐCP và Phụ lục 2
của Thông tư số 04/2015/TTBXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐCP. Các văn bản thỏa thuận đấu
nối và hợp đồng dịch vụ thoát nước phải được gửi về Sở Xây dựng để theo dõi và
quản lý.
4. Cao độ của điểm đấu nối phải thấp hơn cao độ các công trình của các hộ
thoát nước nhằm đảm bảo nước từ hệ thống thoát nước chung không chảy ngược
lại.
5. Vị trí hộp đấu nối được thực hiện theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định số
80/2014/NĐCP, nhằm đảm bảo ổn định, an toàn cho điểm đấu nối; đồng thời thuận
lợi cho việc kiểm tra, giám sát, bảo trì khi cần thiết, tránh rò rỉ nước thải.
Đơn vị thoát nước tổ chức thực hiện thiết kế, xây dựng, sửa chữa hộp đấu nối.
6. Hộ thoát nước tự lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, tự chịu chi phí để tổ
chức thi công cải tạo và đấu nối hệ thống thoát nước trong chỉ giới đất được
giao quản lý đến điểm đấu nối, hoàn trả nguyên trạng mặt bằng công cộng đã sử
dụng, sau khi thi công (nếu có).
7. Các hộ thoát nước đều được cung cấp:
a) Một vị trí đấu nối chung cho cả nước thải và nước mưa nếu thuộc lưu vực của
hệ thống thoát nước chung.
b) Một vị trí đấu nối vào cống thoát nước thải và một vị trí đấu nối vào cống
thoát nước mưa nếu thuộc lưu vực của hệ thống thoát nước riêng.
Điều 7. Quy định về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải
Về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải vào hệ thống thoát nước
chung thực hiện theo Điều 4 Nghị định số 80/2014/NĐCP, Điều 37 và Điều 38
Nghị định số 38/2015/NĐCP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
Điều 8. Quản lý bùn thải của hệ thống thoát nước, bùn thải từ bể tự hoại các
hộ thoát nước
Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2015/TTBXD ngày 03/4/2015
của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐCP
và các quy định sau:
1. Các hộ thoát nước trong quá trình sử dụng bể tự hoại, tùy theo các thông
số thiết kế của bể, định kỳ phải làm sạch và hút cặn bể tự hoại.
2. Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ
gia đình, cơ quan hành chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả
theo hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ.
3. Các phương tiện, trang thiết bị thông hút, thu gom và vận chuyển bùn bể tự
hoại phải là các phương tiện chuyên dụng được phép hoạt động theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về giao thông.
Điều 9. Quy định về xử lý nước thải tập trung và phi tập trung
1. Nước thải tại các đô thị, khu, cụm công nghiệp phải được thu gom vào hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung.
2. Quản lý, xử lý nước thải phi tập trung được thực hiện theo quy định tại
Điều 23 Nghị định số 80/2014/NĐCP và Điều 1 Thông tư số 04/2015/TTBXD ngày
03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
80/2014/NĐCP.
Chương II
QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ VÀ BẢO VỆ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC
Điều 10. Quy hoạch về chuyên ngành thoát nước
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 80/2014/NĐCP và quy định
như sau: Quy hoạch thoát nước là quy hoạch chuyên ngành, việc lập quy hoạch về
chuyên ngành thoát nước trên địa bàn thành phố phải phù hợp với quy hoạch
chung, quy hoạch thoát nước vùng, thoát nước đô thị, quy hoạch cao độ nền trên
địa bàn thành phố.
Điều 11. Quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố
Thực hiện theo quy định từ Điều 17 đến Điều 26 của Nghị định số 80/2014/NĐCP
và các quy định như sau:
1. Đối với các dự án, công trình xây dựng mới hệ thống thoát nước phải đấu
nối vào hệ thống thoát nước đô thị:
a) Hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
trước khi thực hiện phải có văn bản thỏa thuận của đơn vị thoát nước về điểm
đấu nối vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố. Đơn vị thoát nước phải
báo cáo về Sở Xây dựng các điểm đấu nối này.
b) Trước khi thi công, chủ đầu tư phải hoàn thiện các thủ tục về đấu nối vào
hệ thống thoát nước. Việc thi công điểm đấu nối phải do đơn vị thoát nước thực
hiện hoặc do nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của đơn vị thoát nước và các
đơn vị có liên quan. Việc thi công đấu nối phải bảo đảm đúng quy định và văn
bản thỏa thuận đấu nối thoát nước. Sau khi đấu nối xong phải có biên bản
nghiệm thu thi công đấu nối. Sau khi thi công xong hệ thống thoát nước của dự
án trên địa bàn các quận, chủ đầu tư phải bàn giao cho Ủy ban nhân dân thành
phố để Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Xây dựng chủ trì tổ chức quản lý.
Đối với địa bàn các huyện, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao lại cho chính
quyền địa phương hoặc tự tổ chức quản lý.
2. Đối với hệ thống thoát nước đang sử dụng:
a) Định kỳ kiểm tra độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống
để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới;
Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa
chữa mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới; Thực hiện quan
trắc chất lượng nước thải trong hệ thống phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi
trường.
b) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ
thuật quản lý, vận hành theo quy định.
c) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.
3. Quản lý cao độ hệ thống thoát nước.
a) Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định và lập quy trình quản lý cao độ
mực nước các hồ điều hoà, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng
tiêu thoát, điều hoà nước mưa, chống ngập úng, bảo vệ môi trường và tạo cảnh
quan đô thị.
b) Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa.
c) Cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu
hợp pháp.
d) Các cơ quan; đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh, mương, rãnh có
liên quan đến việc thoát nước đô thị có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thoát
nước trong việc đảm bảo yêu cầu về cao độ nhằm thoát nước, chống ngập úng đô
thị.
e) Việc điều tiết mực nước của các công trình thoát nước trên địa bàn các
huyện nhằm mục đích phục vụ thủy lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn.
f) Vận hành các công trình thoát nước qua đê (cống qua đê, đường ống, trạm bơm
...) phải tuân theo quy định luật pháp về đê điều và các quy định về khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi.
g) Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến các hệ thống thoát nước
thành phố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải thống nhất với Sở Xây
dựng và Ủy ban nhân dân huyện theo địa bàn quản lý tại Điều 5 của Quy định này
trong công tác điều tiết mực nước của hệ thống thoát nước thành phố.
4. Quản lý hệ thống thoát nước mưa và tái sử dụng nước mưa
a) Các cơ quan được phân cấp theo Điều 5 của Quy định này chỉ đạo đơn vị thoát
nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ đối với các tuyến mương, cống, giếng
trên địa bàn được giao quản lý.
b) Đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước
có trách nhiệm:
Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá
trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng các công trình thuộc mạng lưới, đề
xuất phương án bổ sung, thay thế, sửa chữa.
Xây dựng quy trình vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước mưa và tái
sử dụng nước mưa.
5. Quản lý, khai thác hồ điều hòa:
a) Sở Xây dựng chỉ đạo đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ
đối với các hồ điều hòa nằm trong các khu đô thị, công viên công cộng của
thành phố. Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành,
bảo trì, bảo vệ đối với các hồ điều hòa nằm trên địa bàn huyện.
b) Đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ hồ điều hòa có trách
nhiệm:
Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá
trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hồ điều hòa.
Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng hồ điều hoà của các hộ thoát
nước tuân thủ theo các quy định để đảm bảo chức năng điều hoà nước mưa và môi
trường; Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, đảm bảo tốt nhiệm vụ tiêu
thoát nước khi có mưa và các yêu cầu khác.
Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh bờ kè hồ.
Xây dựng quy trình vận hành, bảo trì, bảo vệ, sử dụng hồ điều hòa.
c) Các Sở, Ngành chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp
luật đối với các hoạt động liên quan đến hồ điều hòa và mương tiêu thoát nước
mưa, phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về cao độ mực
nước nhằm thoát nước chống ngập úng đô thị.
6. Bảo trì hệ thống thoát nước thành phố
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm: Thực hiện công tác vận hành thường xuyên,
cải tạo, sửa chữa, vét bùn hệ thống thoát nước theo các quy định hiện hành của
nhà nước và theo hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan được phân cấp theo Điều 5
của Quy định này.
Điều 12. Phạm vi bảo vệ hệ thống thoát nước
Phạm vi bảo vệ các công trình thoát nước trên địa bàn thành phố được xác định
bởi mốc giới bảo vệ. Việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc
giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa được thực hiện theo
Chương II Thông tư 10/2016/TTBXD ngày 15/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về
cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
Điều 13. Chống phá hoại, lấn chiếm, xả rác, đất đá, phế thải vào hệ thống
thoát nước
Đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ các công trình thoát
nước thuộc hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố có trách nhiệm bảo vệ,
kiểm tra, phát hiện và phối hợp với các quận, huyện, chính quyền địa phương,
Thanh tra xây dựng, các ngành, các cấp có liên quan, xử lý các hành vi phá
hoại, lấn chiếm, xây dựng trái phép, xả rác, đất đá, phế thải vào hệ thống
thoát nước.
Chương III
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ
LÝ NƯỚC THẢI
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị thoát nước
1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau:
a) Ký hợp đồng dịch vụ với hộ thoát nước (trừ các hộ gia đình) và thực hiện
mọi hoạt động theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết.
b) Đề nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, các định mức kinh tế kỹ thuật có liên
quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải.
c) Đề xuất các quy hoạch; kế hoạch thực hiện quy hoạch; cải tạo, mở rộng và
đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải.
d) Từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước và xử lý nước thải nếu chất
lượng công trình không đảm bảo theo quy định hoặc xây dựng không đúng theo quy
hoạch chung về thoát nước.
e) Báo cáo với chủ sở hữu, các cơ quan hữu quan có thẩm quyền xử lý các vi
phạm của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước và
xử lý nước thải; được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo
quy định của pháp luật.
f) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ sau:
a) Cung cấp, duy trì ổn định dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải cho các hộ
thoát nước đảm bảo về chất lượng và số lượng theo hợp đồng dịch vụ đã ký.
b) Quản lý tài sản, hồ sơ tài sản, thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng; quản lý
các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống trong phạm vi mình cung cấp dịch vụ
thoát nước.
c) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải, đảm bảo việc thu gom, xử lý và xả nước vào môi trường theo quy
định; sửa chữa kịp thời các sự cố, hư hỏng.
d) Bồi thường thiệt hại gây ra cho hộ thoát nước theo thỏa thuận ghi trong hợp
đồng dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.
e) Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh có liên quan đến dịch vụ
thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm sự hài lòng cao nhất của hộ thoát nước.
f) Bảo vệ an toàn, đảm bảo vận hành tiết kiệm, hiệu quả trong công tác vận
hành, bảo trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.
g) Chỉ định rõ vị trí đấu nối trong trường hợp giải quyết miễn trừ đấu nối
hoặc cho phép hai hộ thoát nước hoặc nhiều hơn được đấu nối vào cùng một vị
trí đấu nối.
h) Kiểm soát việc xây dựng đúng quy cách đường ống nối từ giếng kiểm tra của
hộ thoát nước ra tới hộp đấu nối kể cả chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi
công công trình.
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra hoạt
động thoát nước trên địa bàn đô thị trên địa bàn thành phố; tổ chức quản lý,
vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước tại đô thị trên địa bàn thành
phố.
2. Tổ chức lập, thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng, thoát
nước đô thị trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
3. Ký hợp đồng quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước, các
nội dung bổ sung, điều chỉnh của hợp đồng quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ
hệ thống thoát nước trên địa bàn được giao quản lý theo Khoản 1 Điều 5 của Quy
định này.
4. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư dài hạn, ngắn hạn, cải tạo, nâng cấp hệ thống
thoát nước thành phố.
5. Có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đã được Ủy ban nhân dân
thành phố giao để thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch trong
lĩnh vực thoát nước.
6. Chủ trì, phối hợp xây dựng định mức, đơn giá cho công tác quản lý, vận
hành, bảo trì và bảo vệ hệ thống thoát nước thành phố.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thuê đơn vị tư vấn
lập, thẩm tra phương án giá dịch vụ thoát nước đối với hệ thống thoát nước
được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; Đối với nguồn vốn khác thực hiện theo
Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐCP.
8. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện tham mưu cho Ủy ban
nhân dân thành phố thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số:
38/2015/NĐCP ngày 24/4/3015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
9. Hướng dẫn thực hiện theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức
chuyên ngành liên quan đến việc quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thoát nước
thành phố.
10. Chỉ đạo các đơn vị thoát nước tổ chức thực hiện các công tác:
a) Tiếp nhận vận hành, bảo trì, bảo vệ các công trình thuộc hệ thống thoát
nước thành phố.
b) Tổ chức lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ hệ thống thoát nước thành phố.
c) Tổ chức lập kế hoạch, số lượng, khối lượng, dự toán thu chi hàng năm về vận
hành, bảo trì, cải tạo sửa chữa và bảo vệ hệ thống thoát nước thành phố.
11. Quản lý chất lượng xây dựng công trình của các dự án đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước trên địa bàn thành phố theo quy định.
12. Trong công tác quản lý, vận hành, bảo trì, cải tạo, sửa chữa công trình
thoát nước do mình quản lý có tác động đến các công trình giao thông (như nền,
mặt đường, vỉa hè...) thì phối hợp với Sở Giao thông vận tải yêu cầu các đơn
vị có liên quan sửa chữa cải tạo các công trình thoát nước đồng thời hoàn trả
hiện trạng nền mặt đường, vỉa hè và các công trình khác của kết cấu công trình
giao thông.
13. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở xây dựng thực hiện:
a) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm đến hệ thống thoát nước của thành phố theo
quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, công an thành phố, thanh tra chuyên
ngành về tài nguyên môi trường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
liên quan đến hệ thống thoát nước thành phố.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương liên quan đến
thực hiện quản lý nguồn xả thải, kiểm soát ô nhiễm, thẩm định hồ sơ trình Ủy
ban nhân dân thành phố cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường và tài nguyên nước theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
2. Lập, đề xuất các dự án nghiên cứu, các biện pháp duy trì, bảo vệ môi
trường, đánh giá tác động môi trường của các dự án liên quan đến hệ thống
thoát nước thành phố.
3. Chủ trì thực hiện theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 44 của Nghị
định 38/2015/NĐCP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế
liệu.
4. Chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường phối
hợp với các ngành, các cấp kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định
của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép xả nước thải
vào công trình thủy lợi; điều tiết mực nước của các công trình thoát nước trên
địa bàn các huyện nhằm mục đích phục vụ thủy lợi và tiêu thoát nước thuộc địa
bàn quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan,
đơn vị có liên quan trong công tác chỉ đạo thực hiện các quy định của nhà nước
về lĩnh vực bảo vệ đê điều, phòng chống bão lụt nhằm đảm bảo yêu cầu tiêu
thoát nước của toàn bộ hệ thống thoát nước thành phố.
3. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy định về thoát
nước nông thôn trên địa bàn thành phố.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Cân đối nguồn vốn và khả năng bố trí vốn thực hiện các dự án thoát nước
trên địa bàn thành phố. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố các dự án
đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố.
2. Hàng năm tổng hợp, cân đối nhu cầu vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn
vốn khác, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch bố trí vốn cho
công tác quy hoạch, xây dựng các dự án công hình thoát nước và xử lý nước thải
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Là đầu mối đăng ký với các Bộ, ngành Trung ương kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước
thải.
4. Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt danh mục các dự án đầu
tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp,
làng nghề để kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm
định dự toán thu chi dịch vụ công cộng đô thị về thoát nước hàng năm và bố trí
nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế
hoạch trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định và theo quy định tại Điều 41
Nghị định số 80/2014/NĐCP.
Điều 20. Trách nhiệm của Công an thành phố
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về
thoát nước theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của Ban quản lý Khu kinh tế
1. Tổ chức, chỉ đạo lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trong
các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
2. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải do mình quản lý: Lựa chọn đơn vị thoát nước, ký kết và thực hiện hợp đồng
với đơn vị được lựa chọn; chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập phương án giá
dịch vụ thoát nước, gửi Sở Xây dựng và Sở Tài chính lấy ý kiến theo quy định
tại khoản 3, Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐCP.
3. Kiểm tra việc xây dựng theo quy hoạch của các nhà đầu tư kinh doanh hạ
tầng; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan chức năng xử lý vi phạm về môi trường
đối với các hộ thoát nước trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
4. Chịu trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải trong các khu công nghiệp.
5. Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý chất
lượng xây dựng công trình của các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước
thuộc địa bàn quản lý. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng
và các cơ quan liên quan xem xét vị trí phù hợp quy hoạch đối với hồ sơ xin
cấp Giấy phép xả nước thải của hệ thống thoát nước thải trong khu kinh tế, các
khu công nghiệp do mình quản lý theo quy định.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm: Tổ chức quản lý, vận hành, bảo
trì, bảo vệ, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn
được giao quản lý: lựa chọn đơn vị thoát nước, lập giá dự toán hợp đồng quản
lý, vận hành gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt,
ký kết và thực hiện hợp đồng với đơn vị được lựa chọn.
2. Ủy ban nhân dân các quận phối hợp với Sở Xây dựng và đơn vị thoát nước
quản lý, bảo vệ các công trình thoát nước đô thị trên địa bàn quận.
3. Phòng có chức năng quản lý xây dựng là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy
ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thoát nước trên
địa bàn:
a) Cung cấp thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
thoát nước.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát
nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng xây dựng theo quy hoạch và thực hiện các quy
định về quản lý thoát nước và xử lý nước thải.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của
pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải; báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân
dân cấp huyện khi phát hiện các hành vi vi phạm về hoạt động thoát nước trên
địa bàn để xử lý theo quy định.
4. Giám sát, quan trắc, định kỳ phân tích chất lượng nước thải sau xử lý,
phối hợp cùng với Công an thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra chuyên ngành để
kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong phạm vi
thẩm quyền và địa bàn quản lý.
5. Tổ chức quản lý việc sử dụng đất xây dựng công trình hệ thống thoát nước
trên địa bàn quản lý.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Công thương
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
trên địa bàn thành phố có trách nhiệm tổ chức, quản lý, vận hành, bảo trì, bảo
vệ hệ thống thoát nước cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn
1. Tổ chức thực hiện các công tác quản lý trật tự, vệ sinh, môi trường liên
quan đến các công trình thoát nước trên địa bàn theo thẩm quyền; tổ chức công
tác tuyên truyền, phổ biến quy định này và vận động các tổ chức, cá nhân trên
địa bàn nghiêm túc thực hiện.
2. Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi thẩm
quyền và địa bàn quản lý.
3. Chỉ đạo các lực lượng thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thường
xuyên kiểm tra phát hiện và đình chỉ kịp thời các vi phạm, lập hồ sơ vi phạm
chuyển đơn vị thoát nước và cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Điều 25. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền và
tổ chức tuyên truyền để nâng cao ý thức các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
thoát nước trên địa bàn thành phố.
Điều 26. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân huyện và các đơn vị liên
quan trong công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và phát triển hệ thống
thoát nước trên địa bàn theo Điều 5 của Quy định này.
2. Phối hợp với chủ đầu tư hệ thống thoát nước và các đơn vị liên quan để có
phương án thi công, có phương án vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước
dọc theo đường giao thông do mình quản lý.
3. Trong công tác quản lý, vận hành, bảo trì, cải tạo, sửa chữa công trình
đường bộ do mình quản lý có tác động đến các công trình của hệ thống thoát
nước (như giếng thu, thăm) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với
Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện yêu cầu các đơn vị có liên quan cải
tạo, sửa chữa các công trình thoát nước như: xây cổ giếng thu, giếng thăm, sửa
chữa các giếng hỏng, cống sập để đảm bảo tính đồng bộ với kết cấu công trình
giao thông.
Điều 27. Trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan
Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành theo
quy định của pháp luật đối với các hoạt động thoát nước.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28. Điều khoản thi hành
1. Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
đơn vị thoát nước soạn thảo và ký hợp đồng quản lý, vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng, bảo vệ hệ thống thoát nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều
5 Quy định này.
2. Giám đốc các Ban, Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện và Thủ trưởng các đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức, triển
khai thực hiện quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề vướng mắc hoặc chưa
phù hợp, các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến tới Sở Xây dựng để xem xét, tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định, sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.
| Quyết định 47/2017/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-47-2017-QD-UBND-quan-ly-hoat-dong-thoat-nuoc-do-thi-Hai-Phong-401819.aspx | {'official_number': ['47/2017/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 47/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hải Phòng', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Tùng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/12/2017', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
16 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3780/TCTCS
V/v: chính sách thuế TNDN. Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2014
Kính gửi: Công ty Cơ Điện lạnh Đà Nẵng Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh
(Địa chỉ: Đường số 10, KCN Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)
Trả lời công văn số 112/CVCDL14 ngày 30/06/2014 của Công ty Cơ Điện lạnh Đà
Nẵng Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh (Công ty) về việc chính sách thuế TNDN,
Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 04/2009/NĐCP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về
ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường quy định: Tổ chức có dự án đầu tư
mới; dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi
trường; dự án đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường thuộc đối tượng áp
dụng của Nghị định.
Tại Danh mục các hoạt động, sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường được ưu
đãi, hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định số 04/2009/NĐCP nêu trên quy định:
Tại điểm 8 mục II Phần A quy định danh mục các hoạt động bảo vệ môi trường
được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ bao gồm: “Chuyển giao công nghệ thân thiện với
môi trường.”
Tại điểm 5 Mục II Phần B quy định Danh mục các hoạt động bảo vệ môi trường
được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm: “Áp dụng công nghệ giảm thiểu khí thải gây hiệu
ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon”.
Tại Điều 13 Nghị định số 04/2009/NĐCP nêu trên quy định:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại mục II phần
A và mục II phần B của Danh mục được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐCP ngày 26/12/2013 của Chính phủ,
khoản 7 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy
định thu nhập được miễn thuế TNDN bao gồm:
“Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa
học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt
Nam.
Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ
trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính
trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai
mục đích.”
Dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam, giai đoạn 1” (Dự
án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo công văn số 1964/TTgQHQT ngày
19/11/2012 và Bộ Tài nguyên & Môi Trường phê duyệt theo Quyết định số 1242/QĐ
BTNMT ngày 6/8/2012 là dự án ODA không hoàn lại, không được Nhà nước cấp vốn
đối ứng với mục đích chủ yếu là giúp Việt Nam loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các
chất HCFC (là chất được sử dụng trong: sản xuất điều hòa không khí, thiết bị
cấp đông cho các kho lạnh thủy sản, các máy làm đá, sửa chữa bảo dưỡng, sản
xuất xốp cách nhiệt... ở Việt Nam) theo đúng lộ trình loại trừ các chất này
theo Nghị định thư Montreal mà Việt Nam là thành viên tham gia.
Tại Phần (iv) điểm a mục V Văn kiện Dự án kèm theo Quyết định số 1242/QĐBTNMT
nêu trên quy định về việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi công
nghệ (công nghệ cyclopentane thay thế cho công nghệ sử dụng HCFC141b trong
sản xuất xốp cách nhiệt) trong đó Công ty là một trong số các doanh nghiệp sản
xuất xốp được Dự án tài trợ.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp ngày 25/1/2014, Công ty và Ban Quản lý dự
án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam, giai đoạn 1” ký Hiệp
định tài trợ số TF012705/FSG9/2014 Searee để Công ty tham gia thực hiện Dự
án nêu trên và nhận được khoản tiền tài trợ bằng nguồn vốn viện trợ ODA không
hoàn lại để mua sắm thiết bị, dây chuyền sản xuất tấm cách nhiệt sử dụng công
nghệ Cyclopentane thay thế cho dây chuyền sản xuất tấm cách nhiệt sử dụng các
chất HCFC giúp thân thiện hơn với môi trường, giảm thiểu khí thải gây phá hủy
tầng ôzôn nằm trong lộ trình thực hiện Dự án loại bỏ hoàn toàn công nghệ sử
dụng các HCFC ở Việt Nam theo quy định của Nghị định thư Montreal mà Việt Nam
là thành viên tham gia thì khoản tài trợ nêu trên được sử dụng cho hoạt động
xã hội (bảo vệ môi trường) tại Việt Nam nên Công ty được miễn thuế TNDN đối
với khoản thu nhập này theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số
218/2013/NĐCP, Thông tư số 78/2014/TTBTC nêu trên; Nếu Công ty sử dụng không
đúng mục đích khoản tài trợ trên thì phải tính, nộp thuế TNDN tính trên phần
sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty Cơ Điện lạnh Đà Nẵng Công ty cổ phần Kỹ
Nghệ Lạnh biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục Thuế TP Đà Nẵng;
Vụ CST, PC (BTC);
Vụ PC (TCT);
Lưu: VT, CS (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 3780/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-3780-TCT-CS-nam-2014-chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-251510.aspx | {'official_number': ['3780/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3780/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
17 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 49/2024/QĐUBND Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ ĐẤT VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ
THỂ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT THEO PHƯƠNG PHÁP THẶNG DƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15,
Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và
Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;
Căn cứ Nghị định số71/2024/NĐCP ngày 27/6/2024 của Chính phủ quy định về giá
đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
693/TTrSTNMT ngày 04/11/2024 và Văn bản số 4967/STNMTQLĐĐ ngày 06/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về các yếu tố ảnh hưởng
đến giá đất và một số chỉ tiêu cụ thể để xác định giá đất theo phương pháp
thặng dư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 14/11/2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
UBND các huyện, thành phố;
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
Trung tâm Thông tin tỉnh;
Công báo Thái Nguyên;
Báo Thái Nguyên, Đài PTTH TN;
Cổng TTĐT tỉnh;
Lưu: VT, KT, TH, CNN&XD, NC, KGVX.
Quangla.634.QĐ.2024 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Tiến
QUY ĐỊNH
VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ ĐẤT VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ
ĐẤT THEO PHƯƠNG PHÁP THẶNG DƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Quyết định số 49/2024/QĐUBND ngày 14 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này Quy định về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất và một số chỉ tiêu
cụ thể để xác định giá đất theo phương pháp thặng dư trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan, người có
thẩm quyền xác định, thẩm định, quyết định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
2. Các tổ chức thực hiện định giá đất, cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá
đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất
1.1. Đối với đất phi nông nghiệp
a) Vị trí, địa điểm thửa đất, khu đất: Khoảng cách đến trung tâm hành chính,
trung tâm thương mại, chợ, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đào tạo, công viên, khu
vui chơi giải trí, khu tham quan du lịch.
b) Điều kiện về giao thông: Độ rộng, kết cấu mặt đường; tiếp giáp với 1 hoặc
nhiều mặt đường; điều kiện kết nối giao thông trong khu vực.
c) Điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện: Đảm bảo cấp điện, cấp thoát nước,
đồng bộ với hạ tầng trong khu vực.
d) Diện tích, kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất: Diện tích, độ rộng
mặt tiền, chiều sâu, hình thể thửa đất, khu đất.
đ) Các yếu tố liên quan đến quy hoạch xây dựng gồm: Hệ số sử dụng đất, mật độ
xây dựng, giới hạn về chiều cao công trình xây dựng, giới hạn số tầng hầm được
xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt (nếu có).
e) Hiện trạng môi trường, an ninh: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí,
tiếng ồn; tình trạng an ninh trong khu vực.
g) Thời hạn sử dụng đất: Thời hạn được giao đất, cho thuê đất, thời hạn sử
dụng đất còn lại.
h) Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất: Thửa đất tiếp giáp với mặt thoáng;
đối diện công viên cây xanh, hồ nước, chợ, trung tâm thương mại; bị đường đâm
vào; đối diện khu nghĩa trang, nghĩa địa, bãi rác, khu xử lý chất thải và các
yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế, truyền thống
văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
1.2. Đối với đất nông nghiệp
a) Năng suất cây trồng, vật nuôi.
b) Vị trí, đặc điểm thửa đất, khu đất: Khoảng cách gần nhất đến nơi sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm.
c) Điều kiện giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Độ rộng, kết cấu
mặt đường; điều kiện về địa hình; điều kiện kết nối giao thông trong khu vực.
d) Thời hạn sử dụng đất, trừ đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia
đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức
nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất.
đ) Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất: Điều kiện canh tác, tưới tiêu, thổ
nhưỡng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế,
truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
2. Mức độ chênh lệch tối đa của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất để xác định
mức tương đồng nhất định là 30% nhưng phải đảm bảo quy định tại khoản 8 Điều 4
Nghị định số 71/2024/NĐCP ngày 27/6/2024 của Chính phủ.
3. Cách thức điều chỉnh đối với từng mức độ chênh lệch của từng yếu tố ảnh
hưởng đến giá đất:
a) Điều chỉnh tỷ lệ so sánh của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất giữa thửa
đất, khu đất cần định giá với các thửa đất so sánh tăng lên hoặc giảm xuống
dựa vào việc đánh giá lợi thế theo mục đích sử dụng đất và đặc điểm, mục tiêu
của từng dự án. Khi xác định giá đất cho Dự án hoặc khu đất có nhiều ô, thửa
đất với các yếu tố về diện tích, kích thước khác nhau thì lấy một ô, thửa đại
diện có diện tích, kích thước phổ biến nhất để so sánh, làm cơ sở xác định giá
cho các ô, thửa còn lại có các yếu tố khác tương đồng.
b) Cách thức điều chỉnh đối với một số yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất cụ
thể như sau:
Các thửa đất có vị trí góc tiếp giáp 2 mặt đường: Giá đất tăng 10% (1,1
lần) so với các lô đất chỉ tiếp giáp 1 mặt đường cùng vị trí.
Các thửa đất đối diện công viên cây xanh, hồ nước, chợ, trung tâm thương
mại; các thửa đất tiếp giáp 1 mặt đường và 1 mặt thoáng: Giá đất tăng 5% (1,05
lần) so với các lô đất chỉ tiếp giáp 1 mặt đường cùng vị trí.
Các thửa đất bị đường đâm vào; các thửa đất đối diện hoặc tiếp giáp khu
nghĩa trang, nghĩa địa, bãi rác, khu xử lý chất thải: Giá đất giảm 10% (0,9
lần) so với các lô đất chỉ tiếp giáp 1 mặt đường cùng vị trí.
Điều 4. Một số chỉ tiêu cụ thể để xác định giá đất theo phương pháp thặng
dư
1. Tỷ lệ lấp đầy
a) Đối với trường hợp cho thuê văn phòng, thương mại dịch vụ, nhà xưởng, kho
bãi, dịch vụ tầng hầm, bãi để xe, dịch vụ thể thao và các loại hình dịch vụ
thương mại khác không bao gồm các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản
1 Điều này.
Đối với địa bàn các phường: Tỷ lệ lấp đầy trong năm đầu tiên phát sinh
doanh thu là 50%, các năm tiếp theo tăng 10%/năm cho đến khi đạt mức tối đa là
90% và giữ ổn định đến hết thời gian thực hiện dự án.
Đối với địa bàn các xã, thị trấn: Tỷ lệ lấp đầy trong năm đầu tiên phát
sinh doanh thu là 50%, các năm tiếp theo tăng 10%/năm cho đến khi đạt mức tối
đa là 80% và giữ ổn định đến hết thời gian thực hiện dự án.
b) Đối với trường hợp kinh doanh khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ dịch
vụ: Tỷ lệ lấp đầy trong năm đầu tiên phát sinh doanh thu là 50%, các năm tiếp
theo tăng 5%/năm cho đến khi đạt mức tối đa là 70% và giữ ổn định đến hết thời
gian thực hiện dự án.
c) Đối với bãi để xe trong khu, cụm công nghiệp
Tỷ lệ lấp đầy từng năm bằng 80% tổng tỷ lệ bán hàng, đến khi đạt mức tối đa là
80% thì giữ ổn định đến hết thời gian thực hiện dự án.
2. Chi phí kinh doanh
a) Chi phí tiếp thị, quảng cáo, bán hàng
Chi phí tiếp thị, quảng cáo, bán hàng được tính bằng 1% doanh thu của dự án.
b) Chi phí quản lý vận hành
Đối với loại hình khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ dịch vụ: Chi phí
quản lý vận hành cho dịch vụ lưu trú bằng 35% doanh thu dịch vụ lưu trú
hàng năm.
Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ thể thao: Chi phí quản lý vận hành
bằng 70% doanh thu hàng năm.
Đối với loại hình kinh doanh bãi để xe: Chi phí quản lý vận hành bằng
5% doanh thu hàng năm.
Đối với loại hình cho thuê nhà xưởng, văn phòng, sàn thương mại dịch vụ:
Chi phí quản lý vận hành bằng 10% doanh thu hàng năm.
Đối với các Dự án khác mang tính chất đặc thù ngành, nghề: Chi phí quản lý
vận hành do tổ chức thực hiện định giá đất thu thập thông tin của các dự án
đầu tư cùng mục đích sử dụng đất chính để đề xuất nhưng không vượt quá 50%
doanh thu hàng năm. Trường hợp vượt quá 50% hoặc không thu thập được thông
tin của các dự án đầu tư cùng mục đích sử dụng đất chính thì xác định bằng
50% doanh thu hàng năm.
3. Chi phí lãi vay, lợi nhuận của nhà đầu tư
Chi phí lãi vay, lợi nhuận của nhà đầu tư có tính đến vốn chủ sở hữu, rủi ro
trong kinh doanh được tính bằng 15% của tổng chi phí quy định tại điểm a, điểm
b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 71/2024/NĐCP của Chính phủ và giá trị của thửa
đất, khu đất cần định giá.
4. Thời gian bán hàng, thời điểm bắt đầu bán hàng, tỷ lệ bán hàng, thời gian
xây dựng, tiến độ xây dựng
a) Trường hợp trong các văn bản về chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ mời thầu thực
hiện dự án đầu tư hoặc quyết định phê duyệt, chấp thuận dự án đầu tư đã thể
hiện đầy đủ thời gian bán hàng, thời điểm bắt đầu bán hàng, kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ, thời gian xây dựng, tiến độ xây dựng thì căn cứ vào chủ trương
đầu tư hoặc hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư hoặc quyết định phê duyệt,
chấp thuận dự án đầu tư để ước tính doanh thu phát triển của dự án.
b) Trường hợp trong các văn bản về chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ mời thầu thực
hiện dự án đầu tư hoặc quyết định phê duyệt, chấp thuận dự án đầu tư chỉ xác
định được thời gian xây dựng mà không xác định được các chỉ tiêu khác thì áp
dụng các chỉ tiêu quy định tại điểm d khoản này căn cứ theo chỉ tiêu "Thời
gian xây dựng".
Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định số
71/2024/NĐCP của Chính phủ thì chỉ tiêu "Thời gian xây dựng" được xác định
trên cơ sở phân bổ thời gian xây dựng (làm tròn năm) dựa trên tỷ lệ diện tích
trong từng quyết định giao đất, cho thuê đất với diện tích toàn bộ dự án.
Trường hợp sau khi xác định được thời gian xây dựng mà không có chỉ tiêu
"Thời gian xây dựng" tương ứng tại điểm d khoản này thì áp dụng các chỉ tiêu
quy định tại điểm d khoản này căn cứ theo chỉ tiêu "Quy mô".
c) Trường hợp trong các văn bản về chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ mời thầu thực
hiện dự án đầu tư hoặc quyết định phê duyệt, chấp thuận dự án đầu tư chưa xác
định thời gian bán hàng, thời điểm bắt đầu bán hàng, thời gian xây dựng, tiến
độ xây dựng hoặc có xác định thời gian xây dựng cho cả dự án nhưng không quy
định cụ thể thời gian xây dựng cho từng nhóm mục đích sử dụng đất cần xác định
giá đối với Dự án có nhiều nhóm mục đích sử dụng thì áp dụng các chỉ tiêu quy
định tại điểm d khoản này căn cứ theo chỉ tiêu "Quy mô".
Quy mô được xác định theo tổng diện tích có đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
hoặc tổng diện tích sàn xây dựng công trình của toàn bộ dự án hoặc theo từng
khu vực, giai đoạn của dự án. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản 8 Điều 6 Nghị định số 71/2024/NĐCP của Chính phủ thì chỉ tiêu "Quy mô"
được xác định theo diện tích trong từng quyết định giao đất, cho thuê đất.
d) Các chỉ tiêu thời gian bán hàng, thời điểm bắt đầu bán hàng, tỷ lệ bán
hàng, thời gian xây dựng, tiến độ xây dựng được quy định như sau:
Thời gian xây dựng, thời điểm bắt đầu bán hàng được tính kể từ ngày được giao
đất, cho thuê đất; Thời gian bán hàng được tính kể từ thời điểm bắt đầu bán
hàng.
d1) Đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở, biệt thự, đất ở liền
kề, trừ các trường hợp quy định tại tiết d2 điểm này
Quy mô Thời gian xây dựng Tiến độ xây dựng
(% lần lượt theo từng năm) Thời gian bán hàng Thời điểm bắt đầu bán hàng Tỷ lệ bán hàng
(% lần lượt theo từng năm)
Hạ tầng kỹ thuật Nhà xây thô(nếu có)
Dưới 5 ha 2 năm 100 6040 2 năm Từ năm thứ hai 6040
Từ 5 ha đến 20 ha 3 năm 7030 403030 3 năm Từ năm thứ hai 403030
Trên 20 ha 4 năm 403030 30302020 4 năm Từ năm thứ hai 30302020
d2) Đối với các dự án có nhà chung cư, nhà cao tầng hỗn hợp (ở, dịch vụ thương
mại)
Quy mô Thời gian xây dựng Tiến độ xây dựng
(% lần lượt theo từng năm) Thời gian bán hàng Thời điểm bắt đầu bán hàng Tỷ lệ bán hàng
(% lần lượt theo từng năm)
Đối với căn hộ chung cư Đối với sàn TMDV
Dưới 50.000 m2 sàn xây dựng 2 năm 6040 2 năm Từ năm thứ nhất Từ năm thứ hai 4060
Từ 50.000 đến 200.000 m2 sàn xây dựng 3 năm 403030 3 năm Từ năm thứ nhất Từ năm thứ ba 303040
Trên 200.000 m2 sàn xây dựng 4 năm 30302020 4 năm Từ năm thứ nhất Từ năm thứ tư 20203030
d3) Đối với các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu công nghệ cao; khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ thông tin tập trung
Quy mô Thời gian xây dựng Tiến độ xây dựng
(% lần lượt theo từng năm) Thời gian bán hàng Thời điểm bắt đầu bán hàng Tỷ lệ bán hàng
(% lần lượt theo từng năm)
Dưới 20 ha 2 năm 7030 2 năm Từ năm thứ hai 7030
Từ 20 ha đến dưới 200 ha 3 năm 403030 3 năm Từ năm thứ hai 403030
Trên 200 ha 4 năm 40302010 4 năm Từ năm thứ hai 40302010
d4) Đối với các dự án cho thuê văn phòng, sàn thương mại dịch vụ; kinh doanh
khách sạn, dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng và các loại hình dịch vụ khác.
Thời gian bán hàng được xác định theo thời hạn thuê đất ghi trong Quyết định
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Quy mô Thời gian xây dựng Tiến độ xây dựng
(% lần lượt theo từng năm) Thời điểm bắt đầu bán hàng
Hạ tầng kỹ thuật Công trình trên đất
Dưới 30.000 m2 sàn xây dựng 2 năm 100 7030 Từ năm thứ hai
Từ 30.000 m2 sàn xây dựng trở lên 3 năm 7030 403030 Từ năm thứ ba
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai căn cứ các chỉ tiêu tại Quy định này
để tổ chức thực hiện xây dựng phương án giá đất theo quy định.
2. Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, Hội đồng thẩm định giá đất cấp huyện; Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố; tổ chức thực hiện định giá đất và các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện theo quy định.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nguồn thông tin có trách nhiệm phối
hợp, cung cấp thông tin để phục vụ công tác định giá đất theo quy định và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình cung cấp.
4. UBND cấp huyện, cấp xã nơi có đất cần xác định giá có trách nhiệm phối hợp
và chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với tổ chức thực hiện định giá
đất trong việc khảo sát, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên
quan đến công tác xác định giá đất, đảm bảo việc khảo sát, thu thập thông tin
đầy đủ, kịp thời, làm cơ sở cho việc xây dựng phương án giá đất theo đúng các
quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện định giá đất chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác, đầy đủ, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn định giá đất;
chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin để áp dụng phương
pháp định giá đất và cơ sở tính toán, đề xuất trong phương án giá đất.
6. Chủ đầu tư các Dự án cần xác định giá đất có trách nhiệm cung cấp đầy đủ
các hồ sơ liên quan cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai để phục vụ công
tác xác định giá đất theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy
ra chậm trễ trong việc xác định giá do không cung cấp đầy đủ hồ sơ, thiếu sự
phối hợp trong quá trình thực hiện.
| Quyết định 49/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-49-2024-QD-UBND-cac-yeu-to-anh-huong-den-gia-dat-theo-phuong-phap-thang-du-Thai-Nguyen-632954.aspx | {'official_number': ['49/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 49/2024/QĐ-UBND quy định về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất và chỉ tiêu cụ thể xác định giá đất theo phương pháp thặng dư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thái Nguyên', ''], 'signer': ['Lê Quang Tiến'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
18 | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số: 178QĐ/TW Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2024
QUY ĐỊNH
VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY
DỰNG PHÁP LUẬT
Căn cứ Điều lệ Đảng;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí
thư khóa XIII,
Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền, lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực trong công tác xây dựng pháp luật như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Quy định này áp dụng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật và tổ chức, cá
nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Công tác xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có
thẩm quyền trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua,
điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham
gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là thẩm quyền của cấp ủy, tổ
chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.
3. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là việc sử dụng cơ
chế, biện pháp nhằm bảo đảm cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện nghiêm
nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật; phòng ngừa,
ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nhất là hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong
công tác xây dựng pháp luật.
4. Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có
thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ,
quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.
5. Lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi tham
nhũng của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật cố ý lồng
ghép, đưa vào hoặc không đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật các quy định
với mục đích phục vụ, đáp ứng hoặc bảo vệ lợi ích riêng của một nhóm người
hoặc lợi ích cục bộ của cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp mà lợi ích
đó có tính chất không chính đáng, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi
ích của Nhân dân.
6. Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm
quyền trong công tác xây dựng pháp luật suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, quy chế của cơ quan, điều lệ của tổ chức trong công tác xây dựng
pháp luật.
7. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật
bao gồm:
a) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề
nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp
luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm
định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
b) Đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền hoặc được giao
trách nhiệm trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua,
điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham
gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong công tác xây dựng pháp luật
1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện
của Đảng trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các cơ chế, biện pháp kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây
dựng pháp luật; chủ động phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và
xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham
nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; bảo vệ đảng viên, cán bộ,
công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm vì lợi ích chung.
3. Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ
quan, tổ chức, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây
dựng pháp luật.
4. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; không làm cản trở
sự chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, đồng bộ, thống
nhất, khả thi trong công tác xây dựng pháp luật.
5. Bảo đảm sự giám sát, phản biện, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ
chức xã hội khác và Nhân dân theo quy định.
Điều 4. Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong công tác xây dựng pháp luật
1. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông
qua các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong
công tác xây dựng pháp luật.
b) Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác xây dựng
pháp luật.
c) Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân
dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ,
cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
d) Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong công tác xây dựng pháp luật.
đ) Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội
khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.
e) Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp
luật trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ
trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
a) Thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp
luật quy định tại Khoản 1, Điều này.
b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm, cục bộ, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi. Thường xuyên giám
sát, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy
phạm pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực,
lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và kịp thời ban hành,
sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm
pháp luật; tiếp tục hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các
quy định có liên quan; cụ thể hoá về đối tượng, phương thức tham gia phản
biện, góp ý kiến xây dựng pháp luật.
c) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đảng
viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
d) Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ
chức; trách nhiệm giải trình; kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện quy tắc
ứng xử; ứng dụng khoa học công nghệ và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
khác trong cơ quan, tổ chức theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
đ) Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực,
lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bằng các biện pháp kỷ
luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo
quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
e) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây
dựng pháp luật; xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí kinh phí phù hợp cho công tác
xây dựng pháp luật.
3. Cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
trong công tác xây dựng pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây
dựng pháp luật theo Quy định này, quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà
nước để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Chương II
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY
DỰNG PHÁP LUẬT
Điều 5. Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật
1. Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có
nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ; cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ,
thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục
đích lợi ích nhóm, cục bộ.
2. Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình
thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong
công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội
dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.
3. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây
dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện
lợi ích nhóm, cục bộ.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để
định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội
dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.
5. Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi
trong công tác xây dựng pháp luật.
6. Các hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ khác trong công tác xây dựng
pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 6. Các hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
1. Cố ý không chấp hành nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong công
tác xây dựng pháp luật hoặc cố ý che giấu, báo cáo không trung thực với cơ
quan có thẩm quyền về tình hình thực tiễn, về nội dung ý kiến góp ý của cơ
quan, tổ chức, cá nhân hoặc cố ý đưa những nội dung mới vào dự thảo văn bản
khác với những chính sách hoặc nội dung đã được cấp có thẩm quyền thông qua mà
không báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền dẫn đến văn bản quy phạm pháp luật
không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp hoặc tính thống nhất với hệ thống
pháp luật hoặc có nhiều sơ hở và bị lợi dụng gây ra thiệt hại cho Nhà nước, tổ
chức, cá nhân.
2. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng
pháp luật; bao che, cố ý không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực
tiếp quản lý trong công tác xây dựng pháp luật.
3. Sử dụng trái quy định tài chính, tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ, viện trợ trong công tác xây dựng pháp luật.
4. Móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ
hội, bất mãn chính trị nhằm tuyên truyền tư tưởng, quan điểm trái với chủ
trương, quy định của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thu thập, chuyển
giao cho nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân khác trái quy định của pháp luật các
thông tin, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; lợi dụng việc
phản ánh, góp ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật để
chống phá Đảng và Nhà nước.
5. Các hành vi tiêu cực khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 7. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong công tác xây dựng pháp luật
1. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy định về công
tác xây dựng pháp luật; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy, tổ chức
đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật;
lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, quy định
của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định của
Đảng về công tác xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm trình tự, thủ tục chặt chẽ,
khoa học, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
a) Báo cáo xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng theo quy định tại
Điều 14 của Quy định này và chỉ đạo thực hiện theo ý kiến của cơ quan có thẩm
quyền của Đảng. Đối với cơ quan dân cử, đảng đoàn, tổ chức đảng các cơ quan
hữu quan thuộc cơ quan dân cử có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các đại biểu
dân cử chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng
trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý và xem xét thông qua các dự án,
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
b) Cho ý kiến đối với vấn đề mà cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chủ trì soạn
thảo, cơ quan có trách nhiệm xin ý kiến theo quy định tại Điều 14 của Quy định
này.
4. Lãnh đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi
ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Thường xuyên tự kiểm tra
và chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi lãnh đạo,
chỉ đạo của mình, cơ quan tham mưu, giúp việc, cơ quan cấp dưới và đảng viên,
cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trong công tác xây dựng pháp
luật. Tổ chức kiểm điểm, đánh giá đảng viên, cấp ủy định kỳ, hằng năm hoặc đột
xuất việc thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Kịp
thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
5. Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà
cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo có chứa nội dung trái pháp
luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ thì phải kịp thời chỉ đạo xem xét, làm rõ,
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung
hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban
hành văn bản.
6. Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, tố cáo về hành vi tham
nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Bảo
vệ và khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo trung
thực hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ và hành vi vi phạm
khác trong công tác xây dựng pháp luật.
7. Lãnh đạo, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật; miễn nhiệm, điều
động hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với những người có năng lực chuyên
môn không đáp ứng yêu cầu trong công tác xây dựng pháp luật.
8. Cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, giám sát, xử lý hành vi tham
nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về việc lãnh đạo cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền bảo đảm tiến độ, chất lượng, tuân thủ trình tự, thủ tục
trong công tác xây dựng pháp luật; chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, trừ trường
hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 của Quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước
cấp ủy, tổ chức đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng
pháp luật.
2. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi trái với các quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật.
3. Thể hiện rõ chính kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, được bảo
lưu ý kiến trong công tác xây dựng pháp luật. Chịu trách nhiệm cá nhân và chịu
trách nhiệm liên đới cùng với cấp ủy, tổ chức đảng khi để xảy ra tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, trừ trường
hợp không được lấy ý kiến hoặc đã có ý kiến không đồng ý.
Điều 9. Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật
Ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 8 của Quy định này, người
đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công
tác xây dựng pháp luật còn phải thực hiện:
1. Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện quy định tại Điều 7 của Quy định
này.
2. Thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác xây dựng
pháp luật theo quy định của Đảng, chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng
cấp trên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác xây dựng pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công
tác xây dựng pháp luật
1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây
dựng pháp luật
a) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hình dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban
hành văn bản về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản.
b) Ban soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm
trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo về tiến độ, chất lượng dự án, dự thảo
văn bản.
c) Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách
nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo; việc nghiên cứu,
giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia trong quá trình chỉnh lý văn bản; chất
lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
d) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật
chịu trách nhiệm về nội dung đề nghị, kiến nghị của mình. Cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội về đề
nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách
nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội.
đ) Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về thời hạn, kết quả thẩm định đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
e) Cơ quan chủ trì thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có
thẩm quyền ban hành văn bản về thời hạn, kết quả thẩm tra đề nghị, kiến nghị
xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; cơ quan tham
gia thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban
hành văn bản về thời hạn, kết quả tham gia thẩm tra đề nghị, kiến nghị xây
dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực mà cơ
quan mình phụ trách.
g) Cơ quan, tổ chức chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tiếp thu,
chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền ban hành văn bản về nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật.
h) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thông qua, điều chỉnh chương trình
xây dựng pháp luật, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về
tiến độ, chất lượng văn bản do mình ban hành.
2. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng
pháp luật:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước trong công tác xây dựng pháp luật.
b) Chỉ đạo báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực cho cấp ủy, tổ chức đảng, tập
thể lãnh đạo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những nội dung quan
trọng, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật và phương án, quan điểm xử lý.
c) Chỉ đạo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công
tác xây dựng pháp luật.
d) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Xử lý các trường hợp
xung đột lợi ích trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định. Kịp thời
phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh, báo cáo và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
đ) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm
quyền; khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật
hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực thì phải kịp thời chỉ đạo,
xem xét, làm rõ, đình chỉ hoặc đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ
sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã
ban hành văn bản.
e) Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi
ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp
quản lý, giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp
phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật,
trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 của Quy định này.
g) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm về việc không
hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 1, Điều này.
Điều 11. Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức
1. Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tham mưu, đề xuất
trong công tác xây dựng pháp luật:
a) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đối với nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng
pháp luật.
b) Nắm vững chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tình hình thực tiễn về các vấn đề có liên
quan đến chính sách mà mình tham mưu, đề xuất. Bảo đảm khách quan, minh bạch,
công tâm, kịp thời, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu, đề xuất về
công tác xây dựng pháp luật.
c) Chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất và được bảo lưu ý kiến trong
công tác xây dựng pháp luật
d) Kịp thời báo cáo lãnh đạo xử lý trong trường hợp còn ý kiến khác nhau và
biết có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp
luật.
đ) Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi phát hiện có dấu hiệu tham
nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện, lắng
nghe ý kiến của Nhân dân, phản ánh, kiến nghị, tố giác, tố cáo, cung cấp thông
tin, tài liệu cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về hành vi tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật, hành vi bao
che, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong
công tác xây dựng pháp luật. Nghiêm cấm đảng viên, cán bộ, công chức, viên
chức xuyên tạc, vu khống, bịa đặt, cố ý phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin
không đúng sự thật cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác
1. Tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố
cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ
trong công tác xây dựng pháp luật và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định
của pháp luật. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để
vu khống, bịa đặt, cố ý phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin không đúng sự thật
cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
2. Nghiêm cấm đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật và
các tổ chức, cá nhân khác hối lộ, mua chuộc, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc
dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân để tác động, can thiệp, gây áp lực đến cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm có
được lợi ích nhóm, cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo
chí, tổ chức xã hội khác và Nhân dân thực hiện việc giám sát, góp ý, phản biện
xã hội, tham gia xây dựng pháp luật theo quy định của pháp luật. Trường hợp
phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác
xây dựng pháp luật, hành vi bao che, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, tiêu
cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật thì kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý và giám sát việc thực hiện kiến nghị xử lý theo quy
định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng về nội
dung văn bản quy phạm pháp luật
1. Cấp ủy, tổ chức đảng, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp
luật có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền của Đảng theo
phân cấp quản lý đối với các vấn đề lớn sau đây của dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật:
a) Dự kiến những định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, định hướng
chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội, dự kiến chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh hằng năm.
b) Quan điểm và nội dung về những vấn đề quan trọng liên quan đến thể chế
chính trị, thể chế kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tổ chức bộ máy nhà
nước, quyền con người, quyền công dân trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật.
c) Quan điểm và nội dung về những vấn đề cơ bản còn có ý kiến khác nhau giữa
các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền liên quan đến đường lối, chủ trương,
chính sách mới, quan trọng hoặc cơ chế, chính sách đặc thù theo nghị quyết của
Đảng trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Việc xin ý kiến đối với các vấn đề lớn của dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án, dự thảo Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết có chứa quy
phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ
Quốc hội, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, Đảng đoàn
Quốc hội có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc trình
Bộ Chính trị báo cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đối với dự án, dự thảo Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết có chứa quy phạm
pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa trình Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, nếu xét thấy cần thiết, các Ban cán sự đảng; Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có trách
nhiệm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc trình Bộ Chính trị báo
cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung trong Đảng.
b) Ban cán sự đảng Chính phủ có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị
hoặc Ban Bí thư đối với dự thảo nghị định quy định về các vấn đề cần thiết
thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều
kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh. Đối với các dự thảo nghị định khác,
nếu xét thấy cần thiết, Ban cán sự đảng Chính phủ có trách nhiệm xin ý kiến Bộ
Chính trị hoặc Ban Bí thư.
c) Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không thuộc các trường hợp
quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, tổ chức đảng hoặc lãnh đạo của cơ
quan xây dựng, ban hành văn bản có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến cấp ủy, tổ
chức đảng có thẩm quyền theo phân cấp quản lý.
3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng có trách nhiệm cho ý kiến kịp thời về những
nội dung được xin ý kiến.
Chương III
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây
dựng pháp luật
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm,
cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy
định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn
vị.
Những hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công
tác xây dựng pháp luật chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ và các
quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức
đoàn thể để xử lý cho phù hợp.
Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền
phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang đảm nhiệm,
thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bố trí công tác liên
quan đến hoạt động xây dựng pháp luật.
2. Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải
chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật,
không được giữ lại để xử lý nội bộ.
Điều 16. Xử lý trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu
cực trong công tác xây dựng pháp luật
1. Đối với tổ chức:
Cấp ủy, tổ chức đảng để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm, cục bộ thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo thì xử lý
theo quy định của Đảng.
2. Đối với lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Người đứng đầu, thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, thành viên tập thể lãnh
đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực,
lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật tại cơ quan, tổ chức,
đơn vị, phạm vi công việc mình được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách thì
xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan,
tổ chức, đơn vị.
b) Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại
trừ trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
Không được xin ý kiến hoặc đã có ý kiến không đồng ý với nội dung có tính
chất tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật.
Đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 5, Điều
7 và Điểm đ, Khoản 2, Điều 10 để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và không để
xảy ra hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật về
khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm vì lợi ích chung.
c) Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn,
giảm trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
Đã lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 5, Điều 7 và Điểm
đ, Khoản 2, Điều 10 để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Thuộc trường hợp được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm theo quy định của
pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động khai báo vi phạm
và xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường
hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
d) Lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng
trách nhiệm trong trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật mà không lãnh đạo, chỉ đạo áp
dụng biện pháp quy định tại Khoản 5, Điều 7 và Điểm đ, Khoản 2, Điều 10 hoặc
các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham
nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác
xây dựng pháp luật lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, xây dựng chương trình,
kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định này.
2. Đảng đoàn Quốc hội, các Ban cán sự đảng: Chính phủ, Toà án nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi chức
năng, quyền hạn của mình chỉ đạo rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm
đồng bộ, thống nhất với Quy định này; thường xuyên chỉ đạo rà soát, hệ thống
hóa văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra công
tác xây dựng pháp luật nhằm phát hiện sơ hở, bất cập có nguy cơ phát sinh tham
nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật để kịp
thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
3. Ủy ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy
định này; xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử
lý kỷ luật tập thể, cá nhân vi phạm.
4. Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương chỉ
đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế về tổ chức
bộ máy, cán bộ, chế độ, chính sách, kinh phí trong công tác xây dựng pháp luật
bảo đảm đúng, đầy đủ, kịp thời và đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế theo đúng
chủ trương, quy định của Đảng.
5. Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương có trách nhiệm nắm, trao
đổi tình hình về âm mưu, phương thức, thủ đoạn tác động chuyển hoá nội bộ
thông qua hoạt động xây dựng pháp luật của các thế lực thù địch, phản động;
phương thức, thủ đoạn tội phạm tham nhũng, hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm, cục
bộ trong xây dựng pháp luật.
6. Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình nghiên cứu, tham
mưu hoàn thiện cơ chế tham gia ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây
dựng pháp luật; đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý các trường hợp vi
phạm được phát hiện qua giám sát và phản ánh của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và Nhân dân.
7. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ
đạo nghiên cứu, phổ biến, quán triệt và tuyên truyền việc thực hiện Quy định
này.
8. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy
định này; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Quy định này có hiệu lực thì
xem xét xử lý theo Quy định số 69QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và các văn bản khác
có liên quan.
Trong quá trình thực hiện Quy định, nếu phát hiện có vướng mắc và cần bổ sung,
sửa đổi thì Ban Nội chính Trung ương báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Lương Cường
| Quy định 178-QĐ/TW | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-178-QD-TW-2024-kiem-soat-quyen-luc-phong-chong-tham-nhung-trong-xay-dung-phap-luat-619137.aspx | {'official_number': ['178-QĐ/TW'], 'document_info': ['Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật do Ban Chấp hành Trung ương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Ban Chấp hành Trung ương', ''], 'signer': ['Lương Cường'], 'document_type': ['Quy định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/06/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 529/QĐUBND Trà Vinh, ngày 18 tháng 3 năm 202 1
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ MỚI DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HÓA THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy
định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số 820/QĐBVHTTDL ngày 09/3/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực
văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo Tờ trình của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố mới kèm theo Quyết định này Danh mục 04 (bốn) thủ
tục hành chính (TTHC) lĩnh vực văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết
định số 1831/QĐUBND ngày 13/9/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố mới
và bãi bỏ TTHC lĩnh vực văn hóa cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 3. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ Quyết định này
thông báo và đăng tải công khai danh mục TTHC thực hiện tại Bộ phận một cửa,
danh mục TTHC thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, danh mục TTHC thực
hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 thuộc phạm vi, chức năng quản lý. Truy
cập địa chỉ http://csdl.dichvucong.vn để khai thác, sử dụng dữ liệu thủ tục
hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, cung cấp nội dung thủ
tục hành chính cho Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và niêm yết, công
khai theo quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Bình
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI LĨNH VỰC VĂN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Kèm theo Quyết định số 529 /QĐUBND ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
DANH MỤC TTHC CÔNG BỐ MỚI
STT Tên TTHC Mức độ cung cấp dịch vụ Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả Cách thức thực hiện Căn cứ pháp lý
Mức 2 Mức 3 Mức 4
# A
VĂN HÓA
# I
Văn hóa cơ sở
1 Cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke X 4 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Trà Vinh 1. Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: a) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke: Từ 01 đến 03 phòng: 4.000.000 đồng/giấy. Từ 04 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy. Từ 06 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy. 2.Tại khu vực khác Từ 01 đến 03 phòng: 2.000.000 đồng/giấy. Từ 04 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy. Từ 06 phòng trở lên: 6.000.000 đồng/giấy. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trà Vinh. Qua dịch vụ bưu chính công ích. Qua Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Trà Vinh tại website: https://dichvucong.travinh.gov.vn/ Nghị định số 54/2019/NĐCP ngày 19/6/2019 của Chính phủ; Thông tư số 01/2021/TTBTC ngày 07/01/2021 của Bộ Tài chính.
2
# Cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường
X 4 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Trà Vinh 1. Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 15.000.000 đồng/giấy. 2.Tại khu vực khác: 10.000.000 đồng/giấy. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trà Vinh. Qua dịch vụ bưu chính công ích. Qua Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Trà Vinh tại website: https://dichvucong.travinh.gov.vn/ Nghị định số 54/2019/NĐCP ngày 19/6/2019 của Chính phủ; Thông tư số 01/2021/TTBTC ngày 07/01/2021 của Bộ Tài chính.
3
# Cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
X 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Trà Vinh 1.Đối với trường hợp tăng thêm phòng a)Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 2.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 12.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định. b)Tại khu vực khác 1.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 6.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định. 2. Đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu 500.000 đồng/giấy. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trà Vinh. Qua dịch vụ bưu chính công ích. Qua Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Trà Vinh tại website: https://dichvucong.travinh.gov.vn/ Nghị định số 54/2019/NĐCP ngày 19/6/2019 của Chính phủ; Thông tư số 01/2021/TTBTC ngày 07/01/2021 của Bộ Tài chính.
4
# Cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường
X 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Trà Vinh Đối vớitrường hợp thay đổi chủ sở hữu : 500.000 đồng/giấy. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trà Vinh. Qua dịch vụ bưu chính công ích. Qua Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Trà Vinh tại website: https://dichvucong.travinh.gov.vn/ Nghị định số 54/2019/NĐCP ngày 19/6/2019 của Chính phủ; Thông tư số 01/2021/TTBTC ngày 07/01/2021 của Bộ Tài chính.
| Quyết định 529/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-529-QD-UBND-2021-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-van-hoa-So-Van-hoa-tinh-Tra-Vinh-479240.aspx | {'official_number': ['529/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2021 công bố mới Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Trà Vinh', ''], 'signer': ['Lê Thanh Bình'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/03/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
20 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2565/QĐUBND Nam Định, ngày 21 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
V/V CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO
DỤC, ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3278/QĐBGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực
giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2221/TTr
SGDĐT ngày 18/11/2024 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 10 thủ tục hành chính sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ
tục hành chính đã được công bố tại Quyết định này theo quy định.
Bãi bỏ các nội dung công bố đối với các thủ tục hành chính được công bố tại số
thứ tự: 49, 50, 51, 52, 53, 54, 57, 58, 59, 60 mục A Phụ lục kèm theo Quyết
định số 1754/QĐUBND ngày 17/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và các
đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
VPCP (Cục KSTTHC);
Cổng TTĐT tỉnh; Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
Lưu: VP1, VP11. CHỦ TỊCH
Phạm Đình Nghị
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
VỚI NƯỚC NGOÀI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số: 2565/QĐUBND ngày 21 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Nam Định)
TT Tên TTHC Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý
1 Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không Nghị định số 86/2018/NĐ CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ; Nghị định số 124/2024/NĐ CP ngày 05/10/2024 của Chính phủ.
2 Phê duyệt liên kết giáo dục Tối thiểu là 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp). Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không
3 Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết giáo dục 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì thời gian giải quyết tối thiểu là 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt việc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp). Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không Nghị định số 86/2018/NĐ CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ; Nghị định số 124/2024/NĐ CP ngày 05/10/2024 của Chính phủ.
4 Chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục theo đề nghị của các bên liên kết 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không Nghị định số 86/2018/NĐ CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ; Nghị định số 124/2024/NĐ CP ngày 05/10/2024 của Chính phủ.
5 Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không
6 Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không
7 Cho phép hoạt động giáo dục đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định đối với trường hợp dạy chương trình giáo dục của nước ngoài cho học sinh Việt Nam. 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với những trường hợp còn lại. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không Nghị định số 86/2018/NĐ CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ; Nghị định số 124/2024/NĐ CP ngày 05/10/2024 của Chính phủ.
8 Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với: cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không
9 Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không Nghị định số 86/2018/NĐ CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ; Nghị định số 124/2024/NĐ CP ngày 05/10/2024 của Chính phủ.
10 Chấm dứt hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN tỉnh Không
| Quyết định 2565/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2565-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-dao-tao-nuoc-ngoai-So-Giao-duc-Nam-Dinh-632462.aspx | {'official_number': ['2565/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2565/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo với nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Nam Định', ''], 'signer': ['Phạm Đình Nghị'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
21 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4487/TCTCS
V/v thuế GTGT. Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh;
Chi nhánh Công ty cổ phần chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu tại thành
phố Hồ Chí Minh.
(Đ/c: L15 Khu Dân Cư 13C, đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP. HCM)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 27/CV.CNCTY ngày 6/8/2014 của Chi nhánh
Công ty cổ phần chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu tại thành phố Hồ Chí
Minh đề nghị hướng dẫn vướng mắc về việc kê khai, khấu trừ thuế GTGT phát sinh
giữa chi nhánh và trụ sở chính. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như
sau:
Tại điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 6/11/2013 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày
22/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn về khai thuế GTGT: “Trường hợp người nộp
thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp
thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia
tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực
thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai
thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế...
Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã
đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua
hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của
cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT”.
Tại khoản 7 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính quy định về thuế suất thuế GTGT 5% như sau:
“7. Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế
biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại
khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến
thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh,
phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia
cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm
đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%”.
Tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy
định về thuế suất thuế GTGT 10% như sau: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng
hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này”.
Căn cứ Điều 14 và Điều 15 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ
Tài chính quy định về nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp Công ty cổ phần chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa
Vũng Tàu (trụ sở chính tại Bà Rịa Vũng Tàu) có mua, bán hàng hóa với các
Chi nhánh trực thuộc khác tỉnh, thành phố hoặc giữa các Chi nhánh có hoạt động
mua bán hàng hóa, phát sinh hóa đơn GTGT thì phải có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt đối với hàng hóa có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên để
được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp Công ty và các Chi nhánh
không có hoạt động mua bán hàng hóa, không phát sinh doanh thu thì không xuất
hóa đơn và không kê khai, nộp thuế.
Đối với hàng hóa mua, bán là nông, lâm, thủy sản đã qua chế biến thực hiện
theo hướng dẫn tại Thông tư số 219/2013/TTBTC nêu trên và các văn bản hướng
dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Công ty
cổ phần chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu tại thành phố Hồ Chí Minh được
biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PC, CSTBTC;
Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;
Vụ PC, KK TCT;
Lưu: VT, CS (2b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 4487/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4487-TCT-CS-ke-khai-khau-tru-thue-gia-tri-gia-tang-2014-321108.aspx | {'official_number': ['4487/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4487/TCT-CS năm 2014 về kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng phát sinh giữa chi nhánh và trụ sở chính do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/10/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
22 | TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1780/TXNKQLN
V/v thay thế công văn 1664/TXNKQLN Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
Công ty TNHH Hiệp Sinh.
(Xã An Thạnh, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương)
Ngày 03/10/2013, Tổng cục Hải quan có công văn số 1664/TXNKQLN về việc xác
nhận tình trạng nợ thuế cho Công ty TNHH Hiệp Sinh như sau: Căn cứ kết quả
tra cứu số liệu trên hệ thống KT559 ngày 02/10/2013 tại Tổng cục Hải quan thì
tính đến thời điểm 12h11 phút ngày 02/10/2013, Công ty TNHH Hiệp Sinh, MST:
3700223367 không còn nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN liên quan đến hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày 15/10/2013, Tổng cục Hải quan nhận
được công văn số 3459/HQBDTXNK (bản Fax) của Hải quan tỉnh Bình Dương về việc
nợ thuế của Công ty TNHH Hiệp Sinh. Theo báo cáo của đơn vị thì:
Nợ thuế trên hệ thống KT559: 0
Nợ thuế ngoài hệ thống KT559: 2.103.600 đồng.
Căn cứ Điều 54 Luật Quản lý thuế, Khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Quản lý thuế, đề nghị Công ty khẩn trương hoàn thành nghĩa vụ nộp khoản tiền
thuế còn nợ trước khi giải thể.
Công văn này thay thế công văn cố 1664/TXNKQLN ngày 03/10/2013 của Tổng cục
Hải quan.
Cục Thuế XNK Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Hiệp Sinh và Cục
Hải quan các tỉnh, thành phố được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Ban Quản lý rủi ro (để phối hợp thực hiện);
Cục thuế Tỉnh Bình Dương (để phối hợp thực hiện);
Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Bình Dương (để phối hợp thực hiện);
Địa chỉ nhận công văn trả lời: Lô 3Khu Công nghiệp Việt HươngThuận Giao
Thuận AnBình Dương (Công ty Sundia Bình Dương 2);
Điện thoại liên hệ: C.Thủy 0902927792 0650.3833539;
Lưu: VT, QLN (3b) KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Tuấn
| Công văn 1780/TNXK-QLN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-1780-TNXK-QLN-nam-2013-thay-the-cong-van-1664-TXNK-QLN-no-thue-xuat-nhap-khau-210302.aspx | {'official_number': ['1780/TNXK-QLN'], 'document_info': ['Công văn 1780/2013/TNXK-QLN thay thế công văn 1664/TXNK-QLN do Cục thuế xuất nhập khẩu ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục thuế xuất nhập khẩu', ''], 'signer': ['Nguyễn Hoàng Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/10/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
23 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 05/2015/QĐUBND Ninh Bình, ngày 11 tháng 03 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) ĐỂ TÍNH ĐƠN GIÁ THUÊ ĐẤT TRẢ TIỀN HÀNG
NĂM KHÔNG THÔNG QUA HÌNH THỨC ĐẤU GIÁ; TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ
THUÊ ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC, ĐƠN GIÁ THUÊ ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 77/2014/TTBTC ngày 16/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐCP ngày 15 tháng 05 năm 2014
của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 19/TTrSTC ngày
03/02/2015 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 17/BCSTP ngày 29/01/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất trả tiền
hàng năm không thông qua hình thức đấu giá; tỷ lệ phần trăm (%) để xác định
đơn giá thuê đất có mặt nước, đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:
1. Tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm không thông
qua hình thức đấu giá theo từng khu vực, mục đích và lĩnh vực sử dụng đất được
quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
2. Tỷ lệ phần trăm (%) để xác định đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước
thuộc nhóm đất quy định tại Điều 10 Luật Đất đai:
Đơn giá thuê đất hàng năm, đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê đối với phần diện tích đất có mặt nước được xác định bằng 50%
đơn giá thuê đất hàng năm hoặc đơn giá thuê đất thu một lần cho cả thời gian
thuê của loại đất có vị trí liền kề có cùng mục đích sử dụng.
3. Tỷ lệ % để xác định đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm (không phải
là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất):
a) Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, đơn giá thuê đất được xác
định bằng 10% đơn giá thuê đất trên bề mặt với hình thức thuê đất trả tiền
thuê đất hàng năm có cùng mục đích sử dụng;
b) Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, đơn
giá thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê được xác định bằng 10% đơn giá
thuê đất trên bề mặt với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê có cùng mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng đất.
Điều 2. Tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 1 của Quyết định này được áp
dụng kể từ ngày 01/01/2015.
Căn cứ giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, Bảng giá đất, hệ số
điều chỉnh giá đất và mức tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 1 Quyết định
này, Cục trưởng Cục thuế tỉnh xác định đơn giá thuê đất để tính tiền thuê đất
đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài; Chi cục trưởng Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã xác
định đơn giá thuê đất để tính tiền thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Dự án thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm trước ngày Quyết định này có hiệu
lực thi hành và đang trong thời gian ổn định đơn giá thuê đất nhưng đơn giá
thuê đất đang nộp cao hơn đơn giá thuê đất tính theo tỷ lệ phần trăm (%) quy
định tại Quyết định này thì được thực hiện điều chỉnh lại đơn giá thuê đất
tính theo tỷ lệ % quy định tại Điều 1 Quyết định này nếu người thuê đất có đề
nghị bằng văn bản. Cơ quan thuế chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan
xác định lại đơn giá thuê đất; thời điểm xác định lại và bắt đầu ổn định đơn
giá thuê đất được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và
thay thế các Quyết định số 05/2011/QĐUBND ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh Ninh
Bình ban hành Đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Quyết định số
02/2014/QĐUBND ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình v/v Ban hành đơn giá
thuê đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tập trung
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính,
Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công thương; Cục
trưởng Cục thuế tỉnh; Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như điều 4;
Bộ Tài chính;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Cục kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
UBMTTQVN tỉnh;
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Website Chính phủ;
Công báo tỉnh;
Lưu: VT, VP3, VP4, VP5. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Quốc Trị
PHỤ LỤC
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) TÍNH ĐƠN GIÁ THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2015/QĐ UBND ngày 11/3/2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình)
STT Khu vực, địa bàn cho thuê đất và mục đích sử dụng đất thuê Tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất (%) Ghi chú
I Đất ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tập trung
1 Đất thuộc khu vực các phường thuộc Thành phố Ninh Bình 1,2 Trừ đất tại các khu vực, lĩnh vực và mục đích sử dụng quy định tại Mục II, Mục III Phục lục này
2 Đất thuộc khu vực các xã thuộc Thành phố Ninh Bình, các phường thuộc thị xã Tam Điệp và thị trấn thuộc các huyện 1,1
3 Đất thuộc các xã còn lại (trừ các xã tại điểm 4 mục này) 1,0
4 Đất thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ 0,5
II Đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề tập trung
1 Đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung (trừ khu vực tại điểm 2 mục này) 0,75 Trừ đất tại các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định ở Mục III Phục lục này
2 Đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ 0,5
III Đất theo mục đích, lĩnh vực sử dụng
Đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. 0,5
| Quyết định 05/2015/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-05-2015-QD-UBND-don-gia-thue-dat-tra-tien-hang-nam-don-gia-thue-dat-co-mat-nuoc-Ninh-Binh-268542.aspx | {'official_number': ['05/2015/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 05/2015/QĐ-UBND về tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm không thông qua hình thức đấu giá; tỷ lệ phần trăm (%) để xác định đơn giá thuê đất có mặt nước, đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Ninh Bình', ''], 'signer': ['Đinh Quốc Trị'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/03/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
24 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3845/TCHQVNACCS
V/v hướng dẫn áp dụng ân hạn thuế cho doanh nghiệp trên VNACCS Hà Nội , ngày 14 tháng 04 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Qua thực tế triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, tại một số đơn vị hải quan có
phát sinh vướng mắc về xét ân hạn thuế 275 ngày đối với doanh nghiệp nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu do Hệ thống VNACCS chưa có đủ
thông tin để xác định các doanh nghiệp đủ/không đủ điều kiện được áp dụng thời
hạn nộp thuế 275 ngày. Để thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan hướng dẫn
các đơn vị thực hiện như sau:
Trên Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman) hiện tại đã tự động đánh giá một số
điều kiện để xác định doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày
theo quy định tại khoản 1 điều 20 Thông tư 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của
Bộ Tài chính (gọi tắt là điều kiện ân hạn thuế). Tuy nhiên, hệ thống không thể
tự động đánh giá doanh nghiệp đối với 02 điều kiện dưới đây:
+ Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu của người nộp
thuế, không phải cơ sở đi thuê trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
+ Doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên liệu vật tư
nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.
Vì vậy, để hệ thống tự động đánh giá, xác định các doanh nghiệp đủ điều kiện
ân hạn thuế, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các công việc sau:
1. Đề nghị doanh nghiệp trong diện được ân hạn thuế phải có văn bản cam kết
02 nội dung nêu trên (cam kết về cơ sở sản xuất thực hiện theo mẫu số 18/CSSX
SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 128/2013/TTBTC ngày
10/09/2013 của Bộ Tài chính; cam kết về chứng từ thanh toán thực hiện theo mẫu
đính kèm công văn này).
Khi nhận được văn bản cam kết của doanh nghiệp, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi
tiếp nhận tờ khai tiến hành nhập thông tin cam kết của doanh nghiệp vào chức
năng Hồ sơ doanh nghiệp (Mục “nhập thông tin cam kết”) trên Hệ thống Riskman.
Thông tin này sẽ tự động có hiệu lực trên hệ thống VNACCS kể từ ngày hôm sau.
2. Trên cơ sở các cam kết trên của doanh nghiệp, nếu kiểm tra, phát hiện
không đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện xử lý theo quy định tại điểm
c.4 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TTBTC.
3. Trước mắt, kể từ nay đến hết ngày 18/4/2014, để giải quyết kịp thời vướng
mắc, đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức rà soát các doanh nghiệp
đủ điều kiện được ân hạn thuế (theo quy định tại khoản 1 điều 20 Thông tư
128/2013/TTBTC), yêu cầu doanh nghiệp có văn bản cam kết đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định, lập danh sách gồm tên và mã số doanh nghiệp gửi về Tổng
cục (qua Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan) kèm file dữ liệu để đưa
trực tiếp vào hệ thống VNACCS.
Mọi thông tin, vướng mắc cần trao đổi đề nghị liên hệ các đồng chí: Lê Đức
Thành (sđt: 0912629487, email: [email protected]); Doãn Ngọc Hà (sđt:
0913546095, email: doanngocha.customs@gmail.com); Chu Hồng Anh (sđt:
0912474355, email: anhcth64@gmail.com).
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và triển
khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Tổng cục trưởng (để b/c);
Lưu: VT, VNACCS. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
Tên Tổ chức/doanh nghiệp…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
…., ngày … tháng … năm …..
BẢN CAM KẾT VỀ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
(để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định tạikhoản 1 Điều
20 Thông tư số 128/2013/TTBTC )
Kính gửi: Chi cục Hải quan ……. thuộc Cục Hải quan …………
I. Thông tin đơn vị cam kết
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức:
2. Mã số thuế:
3. Địa chỉ trụ sở chính:
4. Ngành nghề sản xuất (ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy
chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư):
II.Nội dung cam kết:
Căn cứ quy định tại điểm a.5 khoản 1 Điều 20, a.5 khoản 1 Điều 117 Thông tư
128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính;
Tổ chức/doanh nghiệp cam kết thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và nộp xuất trình, lưu giữ
chứng từ thanh toán qua ngân hàng cùng hồ sơ hải quan theo quy định của các tờ
khai đăng ký từ ngày ….đến ngày....
Trường hợp Hợp đồng/Phụ lục hợp đồng có thỏa thuận thanh toán trả chậm, tổ
chức/doanh nghiệp cam kết thực hiện thanh toán qua ngân hàng và nộp chứng từ
thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu
thuế.
Tổ chức/Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung cam
kết trên. Trường hợp có thay đổi các thông tin trên, Tổ chức/Doanh nghiệp sẽ
thực hiện khai và cam kết lại.
Nơi nhận: …….. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức/doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
| Công văn 3845/TCHQ-VNACCS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-3845-TCHQ-VNACCS-2014-huong-dan-ap-dung-an-han-thue-cho-doanh-nghiep-tren-VNACCS-226315.aspx | {'official_number': ['3845/TCHQ-VNACCS'], 'document_info': ['Công văn 3845/TCHQ-VNACCS năm 2014 hướng dẫn áp dụng ân hạn thuế cho doanh nghiệp trên VNACCS do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí, Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/04/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
25 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2260/QĐUBND Phú Thọ, ngày 13 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC CÂY TRỒNG LÂU NĂM ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT
TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số112/2024/NĐCP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết về đất trồng lúa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản
số 1810/SNNTT &BVTV ngày 01 tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2025; chi tiết tại Phụ lục kèm
theo Quyết định này.
Việc chuyển đổi cây trồng lâu năm trên đất trồng lúa phải đảm bảo các nguyên
tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt và khoản 1 Điều 6 Nghị
định số 112/2024/NĐCP ngày 11 tháng 9 năm 2024.
Điều 2. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâu năm trên
đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ đúng Quy định của Luật Trồng trọt và các quy
định pháp luật hiện hành;
Tổng hợp, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất
trồng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2025 báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, trước ngày
25 tháng 11 năm 2024;
Hằng năm rà soát, tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ
sung, sửa đổi danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên
đất trồng lúa phù hợp với tình hình thực tế.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:
Căn cứ danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định này và Kế hoạch chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh,
chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Kế hoạch cụ thể trên địa bàn quản lý làm cơ sở
triển khai thực hiện theo quy định;
Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trên đất trồng lúa thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo phát huy hiệu quả
và tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài Nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và
các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Hải
PHỤ LỤC:
DANH MỤC CÂY TRỒNG LÂU NĂM ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số: 2260/QĐUBND ngày 13 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT Loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa Loại đất lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâu năm
1 Cây bưởi Đất trồng lúa còn lại
2 Cây ổi Đất trồng lúa còn lại
3 Cây nho Đất trồng lúa còn lại
4 Cây táo Đất trồng lúa còn lại
| Quyết định 2260/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-2260-QD-UBND-2024-danh-muc-cay-trong-lau-nam-duoc-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-Phu-Tho-632015.aspx | {'official_number': ['2260/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2260/QĐ-UBND năm 2024 về Danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2025'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Phú Thọ', ''], 'signer': ['Nguyễn Thanh Hải'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lĩnh vực khác'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
26 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 17/2022/QĐUBND Nam Định, ngày 08 tháng 7 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC RÀ SOÁT, CÔNG BỐ CÔNG KHAI DANH MỤC CÁC THỬA ĐẤT NHỎ
HẸP DO NHÀ NƯỚC TRỰC TIẾP QUẢN LÝ, VIỆC LẤY Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÀ CÔNG KHAI VIỆC
GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH
CÔNG CỘNG HOẶC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT LIỀN KỀ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; số 44/2014/NĐCP ngày
15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất; số 45/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm
2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; số 46/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm
2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; số 01/2017/NĐCP ngày 06
tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai; số 148/2020/NĐCP ngày 18 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một
số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1930/TTrSTNMT
ngày 20/6/2022; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 729/BCSTP ngày
15/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc rà soát, công bố
công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc
lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa
đất nhỏ hẹp để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao đất, cho thuê đất cho
người sử dụng đất liền kề trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm
2022.
Điều 3.Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài nguyên & Môi trường;
Bộ Tư pháp (Cục KTrVB);
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Như Điều 3;
Công báo tỉnh;
Cổng TTĐT tỉnh, Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
Lưu: VP1, VP3. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Dũng
QUY ĐỊNH
VIỆC RÀ SOÁT, CÔNG BỐ CÔNG KHAI DANH MỤC CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP DO NHÀ NƯỚC TRỰC
TIẾP QUẢN LÝ, VIỆC LẤY Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÀ CÔNG KHAI VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ
ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH CÔNG CỘNG HOẶC GIAO
ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT LIỀN KỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số: 17/2022/QĐUBND ngày 08/7/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Nam Định)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất
nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai
việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp để sử dụng vào mục
đích công cộng hoặc giao đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề trên
địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Nam Định (sau đây gọi là Ủy ban
nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là
Ủy ban nhân dân cấp xã).
2. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan
đến việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp.
Điều 3. Tiêu chí
Tiêu chí xác định các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý thực hiện theo quy
định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐCP ngày 18/12/2020 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Chương II
VIỆC RÀ SOÁT, CÔNG BỐ CÔNG KHAI, LẤY Ý KIẾN NGƯỜI DÂN DANH MỤC CÁC THỬA ĐẤT
VÀ CÔNG KHAI VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
Điều 4. Rà soát các thửa đất
Quý IV hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào các tiêu chí đối với các
thửa đất nhỏ hẹp tại Điều 3 Quy định này thực hiện rà soát danh mục các thửa
đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý (theo Biểu mẫu 01 kèm theo Quyết
định này).
Điều 5. Công bố công khai, lấy ý kiến người dân danh mục các thửa đất
1. Căn cứ vào Kết quả rà soát tại Điều 4 Quy định này, Ủy ban nhân cấp xã có
trách nhiệm tổng hợp, thực hiện niêm yết công khai Danh mục các thửa đất nhỏ
hẹp địa phương đang quản lý tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, tại các
điểm dân cư hoặc Tổ dân phố hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên
phương tiện truyền thanh địa phương về danh mục các thửa đất này.
2. Tổ chức công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp trên phương tiện thông tin
đại chúng ở địa phương và niêm yết công khai là 30 ngày liên tục tại trụ sở
UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có thửa đất nhỏ hẹp
để lấy ý kiến người dân (có biên bản niêm yết công khai và kết thúc công
khai). Nội dung công khai gồm: Số thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất, tính
pháp lý của thửa đất, người sử dụng đất liền kề, bản vẽ vị trí, ranh giới của
thửa đất; đồng thời gửi văn bản lấy ý kiến của người sử dụng đất liền kề về
nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp dự kiến giao đất, cho thuê đất.
3. Sau khi kết thúc công khai tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm lập biên bản kết thúc việc niêm yết công khai, tổng hợp số lượng
người sử dụng đất liền kề có nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp; ý kiến đóng góp
của người dân bằng văn bản và ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến
không đồng ý và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Điều 6. Trình, phê duyệt danh mục các thửa đất
1. Căn cứ vào báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện
có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng cấp phối hợp với
các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát để tổng hợp danh
mục các thửa đất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Trong đó, việc thẩm
định ưu tiên sử dụng các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý vào mục đích
công cộng. Trường hợp không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện
việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền
kề.
Điều 7. Thực hiện công khai các thửa đất nhỏ hẹp trước khi giao đất, cho
thuê đất
1. Căn cứ vào kết quả phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng ký vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm
(hoặc đăng ký bổ sung Kế hoạch sử dụng đất hàng năm) để báo cáo Sở Tài nguyên
và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo đúng quy định.
2. Sau khi Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp
huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất thực hiện công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng quy
định và công khai việc quản lý, sử dụng đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do
Nhà nước trực tiếp quản lý tại trụ sở (theo Biểu mẫu 02 kèm theo Quyết định
này), phương tiện truyền thanh địa phương về danh mục các thửa đất này để
người sử dụng đất biết, tham gia ý kiến và đăng ký nhu cầu sử dụng đất theo
đúng quy định.
3. Sau thời gian 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày niêm yết, đăng thông
báo việc công khai tại khoản 2 Quy định này; Phòng Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, các đơn vị có liên quan lập
biên bản kết thúc niêm yết, công khai và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện kết thúc việc niêm yết và thực hiện các nội dung sau:
a) Đối với các thửa đất sử dụng vào mục đích công cộng: Ủy ban nhân dân cấp
huyện có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị, địa phương quản lý và tổ chức thực
hiện theo đúng quy định.
b) Đối với các thửa đất mà người đăng ký nhu cầu sử dụng đất là hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư thì Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban
nhân dân cấp huyện thực hiện giao đất, cho thuê đất theo Điều 8 Quy định này
và các quy định hiện hành.
c) Đối với các thửa đất mà người đăng ký nhu cầu sử dụng đất là tổ chức, Phòng
Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức đăng ký nhu cầu sử dụng đất
biết để liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Điều 8 Quy định này
và các quy định hiện hành.
Điều 8. Việc giao đất, cho thuê đất và quản lý sử dụng đất
1. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều 14 a được bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐCP.
2. Thời hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 a
được bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐCP.
3. Giá đất được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 a được bổ sung
tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐCP.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý, sử dụng các thửa
đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý theo đúng quy định của pháp luật và
quy định này.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đối với các tổ chức khi có
nhu cầu sử dụng các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý.
c) Căn cứ Kết quả báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý, sử dụng đất quỹ đất này trước ngày 30
tháng 12 hàng năm.
2. Các sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan liên quan để thực hiện các công
việc liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do
Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất liền kề
lập hồ sơ giao đất, thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật; trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng
thuê đất đối với trường hợp thuê đất thuộc thẩm quyền.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà
nước trực tiếp quản lý, tổ chức lấy ý kiến người dân và công khai việc giao
đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp tại địa phương để sử dụng vào
mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề. Trường
hợp phải bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì lập hồ sơ, trình UBND
tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
c) Thường xuyên chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời theo thẩm
quyền các hành vi vi phạm pháp luật đất đai trong quá trình quản lý, sử dụng
đất đối với quỹ đất này.
d) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về
quản lý, sử dụng đối với quỹ đất này.
đ) Hàng năm (trước ngày 15 tháng 12 hàng năm) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình, quản lý sử dụng đối
với quỹ đất này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thực hiện việc công bố, công khai các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý,
tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về các ý kiến của người dân nơi có
đất, người sử dụng đất liền kề.
b) Quản lý chặt chẽ các thửa đất đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý nhưng chưa
được giao đất, cho thê đất trên địa bàn, không để lấn chiếm đất đai.
Điều 10. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
Người được giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước
quản lý phải thực hiện đăng ký hợp thửa, ký hợp đồng thuê đất (nếu có), lập
thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai sau khi có
quyết định giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đối
với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định hiện
hành.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá
nhân phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi
trường) để xem xét quyết định./.
Biểu mẫu 01
DANH MỤC CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP DO NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ TẠI (CẤP XÃ), (CẤP
HUYỆN)
(Kèm theo Quyết định số: 17/2022/QĐUBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định)
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/XÃ.....
DANH MỤC CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP DO NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ TẠI HUYỆN (XÃ).....
STT Địa điểm (Số tờ, số thửa, vị trí) Diện tích Hiện trạng sử dụng đất Quy hoạch Ghi chú
1
2
…
…………..
Người thực hiện
Ký tên ….., Ngày ….tháng…năm…
TM. UBND CẤP HUYỆN (XÃ)
CHỦ TỊCH
Ký tên (đóng dấu)
Biểu mẫu 02
CÔNG KHAI VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP DO NHÀ NƯỚC
QUẢN LÝ TẠI (CẤP XÃ), (CẤP HUYỆN)
(Kèm theo Quyết định số: 17/2022/QĐUBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định)
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/XÃ.....
CÔNG KHAI VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP DO NHÀ NƯỚC
QUẢN LÝ TẠI HUYỆN (XÃ)....
STT Địa điểm (Số tờ, số thửa, vị trí) Diện tích Hiện trạng sử dụng đất Quy hoạch Hình thức giao đất, cho thuê đất Mục đích sử dụng đất Ghi chú
1
2
…
…………..
Người thực hiện
Ký tên ….., Ngày ….tháng…năm…
TM. UBND CẤP HUYỆN (XÃ)
CHỦ TỊCH
Ký tên (đóng dấu)
| Quyết định 17/2022/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-17-2022-QD-UBND-ra-soat-thua-dat-nho-hep-Nha-nuoc-quan-ly-Nam-Dinh-522561.aspx | {'official_number': ['17/2022/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 17/2022/QĐ-UBND quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề trên địa bàn tỉnh Nam Định'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Nam Định', ''], 'signer': ['Trần Anh Dũng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/07/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
27 | QUỐC HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Luật số: 24/2012/QH13 Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐIỆN LỰC
Căn cứHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật điện lực số
28/2004/QH11,
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực như sau:
1. Bổ sung khoản 17 và khoản 18 vào Điều 3 như sau:
“17. Giá bán buôn điện là giá bán điện của đơn vị điện lực này bán cho đơn
vị điện lực khác để bán lại.
18. Giá bán lẻ điện là giá bán điện của đơn vị điện lực bán cho khách hàng
sử dụng điện.”
2. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1; sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều
4 như sau:
“1a. Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo
và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện lực, sử dụng
điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ
môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng thiết bị
hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện lực.
4. Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng
tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà
máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.”
3. Khoản 1 và khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch chuyên ngành bao gồm quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương. Quy hoạch phát triển điện lực được lập, phê duyệt để
làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực và được điều chỉnh phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Quy hoạch phát triển
điện lực phải hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện gồm
cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và có tính đến quy hoạch khác có
liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được
lập trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương
và phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lập cho từng giai
đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.”
4. Bổ sung Điều 8a vào sau Điều 8 như sau:
“Điều 8a. Nội dung quy hoạch phát triển điện lực
1. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia bao gồm những nội dung chính sau
đây:
a) Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội và hệ thống năng lượng
quốc gia trong giai đoạn quy hoạch;
b) Dự báo nhu cầu điện;
c) Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, khả năng khai thác, khả năng xuất
nhập khẩu năng lượng; đánh giá khả năng trao đổi điện giữa các vùng, miền; dự
báo giá nhiên liệu cho sản xuất điện;
d) Chương trình phát triển điện lực quốc gia bao gồm chương trình chi tiết cho
phát triển nguồn điện, phát triển lưới điện, liên kết lưới điện với các nước
trong khu vực, phát triển điện nông thôn, phát triển nguồn năng lượng mới,
năng lượng tái tạo và các nội dung khác liên quan;
đ) Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cho chương trình phát triển điện
lực quốc gia, phân tích kinh tế tài chính chương trình phát triển điện lực
quốc gia;
e) Bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai;
g) Dự kiến quỹ đất cho công trình điện lực;
h) Cơ chế, chính sách, giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình phát triển
điện lực quốc gia trong giai đoạn quy hoạch.
2. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao
gồm những nội dung chính sau đây:
a) Quy hoạch, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn quy hoạch;
b) Dự báo nhu cầu điện chi tiết cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh trong giai đoạn quy hoạch;
c) Đánh giá tiềm năng phát triển các nguồn điện tại địa phương bao gồm cả
nguồn điện sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khả năng trao đổi điện
năng với các khu vực lân cận;
d) Đánh giá hiện trạng cung cấp điện tại địa phương, đặc biệt là vùng có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Chương trình phát triển nguồn, lưới điện của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương cho các giai đoạn lập quy hoạch; thiết kế sơ đồ phát triển lưới
điện chi tiết cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
e) Bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai;
g) Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cho phương án quy hoạch phát
triển điện được chọn, phân tích kinh tế tài chính phương án được chọn;
h) Dự kiến quỹ đất cho công trình điện lực;
i) Cơ chế chính sách, giải pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn quy hoạch.”
5. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 9 và nội dung khoản 1, khoản 2 Điều 9 như sau:
“Điều 9. Lập, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện
lực
1. Bộ Công thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt; quy định
cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch phát
triển điện lực và hướng dẫn lập kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo
dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương đã được phê duyệt.”
6. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đầu tư phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực.
Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện
khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điện lực trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt quy hoạch cho phép.”
7. Điểm đ khoản 1 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Tổ chức kiểm toán năng lượng điện theo định kỳ và thực hiện các giải pháp
điều chỉnh sau khi có kết luận kiểm toán theo quy định của pháp luật về sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.”
8. Khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, cơ cấu ngành điện để hình thành và
phát triển các cấp độ thị trường điện lực; quy định lộ trình phát triển thị
trường điện lực, rà soát và điều chỉnh đẩy nhanh lộ trình phù hợp với tình
hình kinh tế xã hội theo từng thời kỳ.”
9. Khoản 6 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện
thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên,
bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm
ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về
thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.”
10. Khoản 2 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thiết bị đo đếm điện phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường và được kiểm
định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường.”
11. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 25 và nội dung khoản 1, khoản 2 Điều 25 như
sau:
“Điều 25. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện
1. Chỉ những tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã đăng ký hoặc được
chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường mới được phép kiểm định, hiệu
chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện.
2. Bên bán điện có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
thiết bị đo đếm điện theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định của pháp luật về
đo lường.”
12. Điểm c khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà
nước và an ninh năng lượng quốc gia.”
13. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1; sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4
Điều 29 như sau:
“1a. Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
3. Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng;
Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ
chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với
tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ.
4. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu
giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị
trường điện lực.”
14. Bổ sung khoản 6 vào Điều 30 như sau:
“6. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.”
15. Các khoản 1, 2 và 3 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức
giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ
điện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị
trường điện lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức
giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ
điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự
biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước
sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp
luật về giá.
2. Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá
dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều
hành giao dịch thị trường điện lực do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng;
cơ quan điều tiết điện lực thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng
Bộ Tài chính phê duyệt theo sự phân công của Chính phủ, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập
khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ
phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành
giao dịch thị trường điện lực.
3. Giá phát điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn, giá bán buôn điện do
các đơn vị điện lực thỏa thuận nhưng không được vượt quá khung giá phát điện,
khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4; bổ sung khoản 5 vào Điều 32 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực
hoạt động điện lực.
4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép đối với từng lĩnh vực
hoạt động điện lực.
5. Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung
và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện
lực.”
17. Điểm a khoản 2 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành nhà máy điện, lưới
điện; đối với nhà máy thủy điện còn phải tuân thủ quy định về an toàn đập thủy
điện và vận hành hồ chứa nước;”
18. Điểm c khoản 1 Điều 44 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Định giá bán trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo quy định tại
khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của
Luật này.”
19. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 49; bổ sung khoản 4 vào Điều 49 như sau:
“Điều 49. Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, kết thúc sử
dụng công trình điện lực và các công trình khác
4. Khi không còn khai thác, sử dụng thì công trình điện lực phải được xử lý,
quản lý bảo đảm an toàn theo quy định của Chính phủ.”
20. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Nhà máy điện, trạm phát điện phải được bảo vệ nghiêm ngặt, xung quanh phải
có tường rào bảo vệ, biển báo an toàn về điện, về phòng cháy, chữa cháy; những
người không có nhiệm vụ không được phép vào nhà máy điện, trạm phát điện.
Hồ chứa nước, đập thủy điện và các công trình phụ trợ phục vụ nhà máy thủy
điện phải được xây dựng, quản lý, bảo vệ bảo đảm an toàn vận hành nhà máy thủy
điện và vùng hạ du. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm đập thủy điện, lòng hồ,
làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến khả năng phát điện.”
21. Bổ sung Điều 59a vào sau Điều 59 như sau:
“Điều 59a. Xử lý sự cố điện
1. Trường hợp xảy ra sự cố điện, đơn vị điện lực trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp xảy ra sự cố điện nghiêm trọng đến mức thảm họa lớn thì việc
ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó phải thực hiện
theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.”
22. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 62. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo
1. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực nối lưới
điện quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối
lưới điện quốc gia được thực hiện như sau:
a) Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt do đơn vị điện lực có liên quan xây
dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với cơ chế hỗ trợ giá bán lẻ
điện cho mục đích sinh hoạt tại khu vực này do Thủ tướng Chính phủ quy định;
b) Các loại giá điện khác do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, có lợi
nhuận hợp lý cho đơn vị điện lực trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan điều
tiết điện lực.”
23. Sửa đổi, bổ sung các điểm đ, g và k khoản 1; bổ sung điểm m và điểm n
khoản 1; sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 66 như sau:
“đ) Xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh
giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về
giá điện;
g) Quy định khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, phê duyệt giá truyền
tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống
điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực;
k) Kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh và thực hiện giá điện;
m) Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị
mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;
n) Kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp
luật.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan điều tiết điện lực.”
24. Điều 67 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 67. Thanh tra chuyên ngành điện lực
Thanh tra chuyên ngành điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh
tra.”
Điều 2.
1. Sửa đổi một số từ ngữ của Luật điện lực như sau:
a) Thay cụm từ “quy hoạch phát triển điện lực địa phương” bằng cụm từ “quy
hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” tại khoản 2
Điều 10;
b) Thay cụm từ “phi dịch vụ phụ trợ” bằng cụm từ “giá dịch vụ phụ trợ” tại
điểm h khoản 1 Điều 21; thay cụm từ “các loại phí dịch vụ” bằng cụm từ “giá
dịch vụ phụ trợ” tại điểm b khoản 2 Điều 21;
c) Thay cụm từ “phí truyền tải điện” bằng cụm từ “giá truyền tải điện” tại
điểm b khoản 1 Điều 40;
d) Thay từ “quy phạm bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” tại khoản 4 Điều 11;
điểm b khoản 2 Điều 28 khoản 2 Điều 34; điểm đ khoản 1 Điều 39; điểm d khoản 1
Điều 40; điểm đ khoản 1 Điều 41; điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 45;
điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều 54; khoản 7 và khoản 8 Điều 55; các khoản 1, 2,
3 và 7 Điều 57; khoản 1 Điều 64;
đ) Thay cụm từ “quy phạm kỹ thuật” bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” tại khoản
12 Điều 3; khoản 5 Điều 55;
e) Thay cụm từ “Bộ Công nghiệp” bằng cụm từ “Bộ Công thương” tại khoản 7 Điều
3; khoản 4 Điều 10; khoản 5 Điều 11; khoản 3 Điều 13; khoản 3 Điều 21; điểm b
khoản 1 Điều 34; khoản 1 và khoản 2 Điều 38; khoản 1 và khoản 2 Điều 56; khoản
5 Điều 59; khoản 3 Điều 61; khoản 4 Điều 64; khoản 2 và khoản 3 Điều 65.
2. Bãi bỏ từ “thứ tự” tại khoản 1 Điều 18; bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 41;
điểm e khoản 1 Điều 66 của Luật điện lực.
3. Bổ sung từ “minh bạch” vào sau cụm từ “Bảo đảm công khai” tại khoản 1 Điều
17 của Luật điện lực.
4. Bổ sung cụm từ “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy
định của pháp luật” vào sau cụm từ “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 24; vào cuối điểm i khoản 2 Điều 39, điểm e khoản
2 Điều 40 và điểm c khoản 2 Điều 41 của Luật điện lực.
5. Bổ sung từ “biên giới” vào sau cụm từ “nông thôn, miền núi” tại tên Chương
VIII; tên các điều 60, 61 và 64; các khoản 1, 3 và 4 Điều 60; khoản 4 Điều 61;
các khoản 1, 2 và 4 Điều 64 của Luật điện lực.
Điều 3.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các
điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
| Luật 24/2012/QH13 | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-dien-luc-sua-doi-2012-24-2012-QH13-152717.aspx | {'official_number': ['24/2012/QH13'], 'document_info': ['Luật điện lực sửa đổi 2012'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Quốc hội', ''], 'signer': ['Nguyễn Sinh Hùng'], 'document_type': ['Luật'], 'document_field': ['Thương mại, Tài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '20/11/2012', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '24/12/2012', 'note': ''} |
28 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4662/TCTCS
V/v thuế GTGT Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2024
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh;
Công ty CP Thực phẩm Anh Khải Ký.
(Địa chỉ: 92 Nguyễn Thị Tú, KP1, P. Bình Hưng Hòa B, Quận Tân Bình, TP. Hồ
Chí Minh).
Trả lời văn bản số 01/2024/CV ngày 6/8/2024 của Công ty CP Thực phẩm Anh Khai
Ký về thuế GTGT, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 13 Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội khóa 12 về
đối tượng không chịu thuế;
Căn cứ khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT;
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
Căn cứ Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 219/2013/TTBTC quy định về thuế suất 5%
và 10%;
Căn cứ khoản 1, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TTBTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài
chính sửa đổi Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 (đã
được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TTBTC ngày 25/8/2014 và Thông
tư số 151/2014/TTBTC ngày 10/10/2014).
Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, trường hợp Công ty cổ phần Thực phẩm
Anh Khải Ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán thực phẩm (thịt, cá,
rau củ quả, gia vị...) :
Đối với mặt hàng thịt, cá, rau củ quả là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường, nếu Công ty bán cho cơ sở giáo dục (không phải là doanh nghiệp) để chế
biến phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của học sinh thì phải kê khai, tính nộp thuế
GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư Thông tư số
219/2013/TTBTC.
Đối với mặt hàng thịt, cá, rau củ quả là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường, nếu Công ty bán cho doanh nghiệp thì không phải kê khai, tính nộp thuế
GTGT.
Đối với các mặt hàng khác, việc áp dụng thuế suất thuế GTGT theo từng mặt hàng
Công ty bán ra.
Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và Công ty CP Thực
phẩm Anh Khái Ký được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Phó TCT Đặng Ngọc Minh (để báo cáo);
Vụ PC; KK (TCT);
Website TCT;
Lưu: VT, CS (4b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Phạm Thị Minh Hiền
| Công văn 4662/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4662-TCT-CS-2024-thue-gia-tri-gia-tang-628333.aspx | {'official_number': ['4662/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4662/TCT-CS năm 2024 về Thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Phạm Thị Minh Hiền'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
29 | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2105/QĐUBND Phú Thọ, ngày 05 tháng 10 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC: GIÁM ĐỊNH
TƯ PHÁP XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG; NHÀ Ở; THÍ NGHIỆM
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị
định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐCP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện
thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Thông tư 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 117/TTrSXD ngày
02/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt kèm theo Quyết định này 08 quy trình nội bộ giải
quyết tục hành chính lĩnh vực: Giám định tư pháp xây dựng; quản lý chất lượng
công trình xây dựng; nhà ở; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thuộc thẩm quyền
giải quyết của cấp tỉnh.
Điều 2.Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông trên cơ sở quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành
chính được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, xây dựng mới, sửa đổi hoặc bãi
bỏ quy trình điện tử đối với việc giải quyết thủ tục hành chính; cập nhật đầy
đủ, chính xác, kịp thời trên Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính của tỉnh.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Thay thế nội dung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính: số 01 mục
II; số 04 mục V; số 03 mục VII Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số
3325/QĐUBND ngày 21/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Thông tin và
Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Cục KSTTHC VPCP;
Bộ Xây dựng;
CT, các PCT UBND tỉnh;
CVP, PCVP (Ô. Bảo);
VNPT Phú Thọ;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Trung tâm Phục vụ HCC;
Chuyên viên: NC1,3,4; XD1;
Lưu: VT, NC2. CHỦ TỊCH
Bùi Văn Quang
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC: GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG; NHÀ Ở; THÍ NGHIỆM CHUYÊN
NGÀNH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2105/QĐUBND ngày 05 tháng 10 năm 2023 của
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
PHẦN 1
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT Tên thủ tục hành chính Trang
I LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG
1 Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
2 Miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
II LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1 Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương
III LĨNH VỰC NHÀ Ở
1 Thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án không sử dụng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 6 Điều 99 của Luật PPP số 64/2020/QH14 trên phạm vi địa bàn.
IV LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
1 Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp: Cấp lần đầu hoặc Giấy chứng nhận hết hạn mà tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có nhu cầu tiếp tục hoạt động);
2 Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin hoặc tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng xin dừng thực hiện một số chỉ tiêu trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng);
3 Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa chỉ, tên của tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp);
4 Bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa điểm đặt phòng thí nghiệm hoặc thay đổi, bổ sung, sửa đổi chỉ tiêu thí nghiệm, tiêu chuẩn thí nghiệm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng).
PHẦN II
NỘI DUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG
1. Thủ tục Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa
phương
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 1 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0,5 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ; lấy ý kiến Sở Tư pháp 9 ngày
Bước 3.1 Thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo phòng xem xét văn bản lấy ý kiến của Sở Tư pháp Công chức được phân công 1 ngày
Bước 3.2 Kiểm tra hồ sơ thẩm định, trình Lãnh đạo Sở ký văn bản lấy ý kiến của Sở Tư pháp Lãnh đạo phòng chuyên môn 0.5 ngày
Bước 3.3 Ký phê duyệt hồ sơ, văn bản lấy ý kiến Lãnh đạo Sở 1 ngày
Bước 3.4 Vào sổ văn bản, đóng dấu, gửi Sở Tư pháp Văn thư Sở Xây dựng 0.5 ngày
Bước 3.5 Xin ý kiến của Sở Tư pháp Sở Tư pháp 5 ngày
Bước 3.6 Thẩm định hồ sơ, tổng hợp ý kiến của Sở Tư pháp Công chức được phân công 1 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả; xây dựng dự thảo báo cáo, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 5 Phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo Sở 01 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 8 Văn phòng UBND tỉnh TH1: 7 ngày TH2: 17 ngày
Bước 8.1 Kiểm tra, tiếp nhận, chuyển xử lý hồ sơ. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 8.2 Xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo VP UBND tỉnh phê duyệt. Chuyên viên theo dõi lĩnh vực 3,5 ngày
Bước 8.3 Duyệt hồ sơ, trình lãnh đạo UBND tỉnh ký. Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh 1 ngày
Bước 8.4 Ký hồ sơ, chuyển Văn thư Văn phòng UBND tỉnh để phát hành. Trường hợp 1: Từ chối thì thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do Trường hớp 2: Đồng ý ra quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo UBND tỉnh 1 ngày
Trường hợp 1: Từ chối thì thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu
rõ lý do
Bước 8.5 Phát hành văn bản Thông báo từ chối Văn thư Văn phòng UBND tỉnh 0,5 ngày
Bước 8.6 Trả kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Trường hợp 2:Đồng ý ra quyết định bổ nhiệm
Bước 8.5 Phát hành văn bản Quyết định bổ nhiệm Văn thư Văn phòng UBND tỉnh 0,5 ngày
Bước 8.6 Trả kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 8.7 Văn phòng UBND tỉnh: Cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng (trong trường hợp được bổ nhiệm) và Trả kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh 10 ngày
Bước 9 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC TH1: 20 ngày TH2: 30 ngày
2. Thủ tục Miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa
phương
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 0.5 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0,25 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,25 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ; lấy ý kiến Sở Tư pháp 3 ngày
Bước 3.1 Thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo phòng xem xét văn bản lấy ý kiến của Sở Tư pháp Công chức được phân công 0,25 ngày
Bước 3.2 Kiểm tra hồ sơ thẩm định, trình Lãnh đạo Sở ký văn bản lấy ý kiến của Sở Tư pháp Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,25 ngày
Bước 3.3 Ký phê duyệt hồ sơ, văn bản lấy ý kiến Lãnh đạo Sở 0,25 ngày
Bước 3.4 Vào sổ văn bản, đóng dấu, gửi Sở Tư pháp Văn thư Sở Xây dựng 0,25 ngày
Bước 3.5 Xin ý kiến của Sở Tư pháp Sở Tư pháp 1,75 ngày
Bước 3.6 Thẩm định hồ sơ, tổng hợp ý kiến của Sở Tư pháp Công chức được phân công 0,25 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả; xây dựng dự thảo báo cáo, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 5 Phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo Sở 0,5 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 8 Văn phòng UBND tỉnh 4 ngày
Bước 8.1 Kiểm tra, tiếp nhận, chuyển xử lý hồ sơ. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 8.2 Xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo VP UBND tỉnh phê duyệt. Chuyên viên theo dõi lĩnh vực 1 ngày
Bước 8.3 Duyệt hồ sơ, trình lãnh đạo UBND tỉnh ký. Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh 0,5 ngày
Bước 8.4 Ký hồ sơ, chuyển Văn thư Văn phòng UBND tỉnh để phát hành. Lãnh đạo UBND tỉnh 1 ngày
Bước 8.5 Phát hành văn bản (Quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng) Văn thư Văn phòng UBND tỉnh 0,5 ngày
Bước 8.6 Trả kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 9 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC 10 ngày
II. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Thủ tục Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan
chuyên môn về xây dựng tại địa phương
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 1 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0,5 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Công chức được phân công 15 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng Lãnh đạo phòng chuyên môn 1 ngày
Bước 5 Phê duyệt thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng Lãnh đạo Sở 02 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC 20 ngày
III. LĨNH VỰC NHÀ Ở
1. Thủ tục Thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây
dựng theo dự án không sử dụng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1
Điều 53 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b
khoản 6 Điều 99 của Luật PPP số 64/2020/QH14 trên phạm vi địa bàn.
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 1 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0,5 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Công chức được phân công 25 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 1 ngày
Bước 5 Phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo Sở 02 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC 30 ngày
IV. LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
1. Thủ tục Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng (trong trường hợp: Cấp lần đầu hoặc Giấy chứng nhận hết hạn mà
tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có nhu cầu tiếp tục hoạt
động)
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 1 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0.5 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0.5 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ; tham mưu các bước thực hiện Công chức được phân công 15 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 1 ngày
Bước 5 Phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo Sở 02 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC (Thời gian giải quyết TTHC là 20 ngày không kể thời gian khắc phục các nội dung trong biên bản đánh giá thực tế của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng) 20 ngày
2. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng (còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông
tin hoặc tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng xin dừng thực hiện
một số chỉ tiêu trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng).
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 1 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0.5 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0.5 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ; tham mưu các bước thực hiện Công chức được phân công 1,5 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 5 Phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo Sở 1 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC 05 ngày
3. Thủ tục Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng thay đổi địa chỉ, tên của tổ chức trong Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp)
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 1 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0.5 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0.5 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ; tham mưu các bước thực hiện Công chức được phân công 1,5 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 5 Phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo Sở 1 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC 05 ngày
4. Thủ tục Bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng thay đổi địa điểm đặt phòng thí nghiệm hoặc thay đổi, bổ
sung, sửa đổi chỉ tiêu thí nghiệm, tiêu chuẩn thí nghiệm trong Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng)
STT Trình tự/Nội dung công việc Trách nhiệm giải quyết Thời gian thực hiện
Bước 1 Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quét (Scan), lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ phân công xử lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC 0,5 ngày
Bước 2 Phân công xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ 1 ngày
Bước 2.1 Phân công phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo Sở 0.5 ngày
Bước 2.2 Phân công công chức của phòng xem xét, thẩm định hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 0.5 ngày
Bước 3 Thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ; tham mưu các bước thực hiện Công chức được phân công 15 ngày
Bước 4 Tổng hợp kết quả, trình Lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo phòng chuyên môn 1 ngày
Bước 5 Phê duyệt kết quả thẩm định/thẩm tra, xác minh hồ sơ Lãnh đạo Sở 02 ngày
Bước 6 Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ, phát hành, chuyển hồ sơ giải quyết TTHC cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ HCC Văn thư, công chức phòng chuyên môn 0,5 ngày
Bước 7 Xác nhận trên phần mềm về kết quả đã có, số hóa kết quả giải quyết TTHC; thông báo trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng tại Trung tâm Phục vụ HCC
Tổng thời gian giải quyết TTHC
(Thời gian giải quyết TTHC là 20 ngày không kể thời gian khắc phục các nội dung trong biên bản đánh giá thực tế của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng) 20 ngày
| Quyết định 2105/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2105-QD-UBND-2023-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-Giam-dinh-tu-phap-nganh-xay-dung-Phu-Tho-583080.aspx | {'official_number': ['2105/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2105/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết tục hành chính lĩnh vực: Giám định tư pháp xây dựng; quản lý chất lượng công trình xây dựng; nhà ở; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh do tỉnh Phú Thọ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Phú Thọ', ''], 'signer': ['Bùi Văn Quang'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/10/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
30 | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 69/VBHNBGTVT Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2023
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRONG LĨNH
VỰC ĐƯỜNG BỘ
Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai
trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 03 năm 2019 được sửa
đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 36/2020/TTBGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về
chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15
tháng 02 năm 2021.
2. Thông tư số 43/2021/TTBGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT
BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường
bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
3. Thông tư số 22/2023/TTBGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT
BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường
bộ.
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐCP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐCP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy
định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐCP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ[1].
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong
lĩnh vực đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài trên
lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả
thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Sạt lở đường bộ là hiện tượng nền đường bộ, ta luy âm, ta luy dương của
đường bộ bị biến dạng, hư hỏng do thiên tai gây ra.
2. Công trình phòng, chống thiên tai đường bộ là những công trình được xây
dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của thiên
tai đối với công trình đường bộ, nhà làm việc, kho, xưởng hoặc phục vụ việc dự
báo, cảnh báo, chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai.
2a.[2](được bãi bỏ)
3.[3] Cơ quan quản lý đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ;
cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau
đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân
cấp xã.
4. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ là
doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được nhà nước giao
đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ.
5. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các tổ chức, cá nhân thực hiện
quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hợp đồng ký
với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan được nhà nước giao
quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì công trình đường
bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công
trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực
hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên
tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ[4]
1.[5] Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và
cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai và Điều 4 Nghị
định số 30/2017/NĐCP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức,
hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ
chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng
phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục
hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
3. Các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch
đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại
chỗ “Lực lượng tại chỗ Chỉ huy tại chỗ Vật tư, hậu cần tại chỗ Thiết bị
tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc
phục trong thời gian ngắn nhất.
4. Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống và khắc phục
hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường
bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và
khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.
Chương II
PHÒNG NGỪA THIÊN TAI
Điều 5. Nội dung phòng ngừa thiên tai
Các cơ quan quản lý đường bộ, Ban quản lý dự án, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư
xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ theo nhiệm vụ được giao, có
trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên
tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao
thông vận tải đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công
trình khi thiên tai xảy ra.
2. Trong phạm vi quản lý của đơn vị, phải thường xuyên kiểm tra; đánh giá mức
độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ hoặc các công trình có liên quan
đến phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nếu phát hiện
hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trong trường hợp
vượt quá khả năng của đơn vị, phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp
để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão.
3. Chỉ đạo xây dựng “Phương án phòng ngừa thiên tai” của nhà thầu thi công
công trình, nhà thầu bảo trì đường đang khai thác và các đơn vị khác có liên
quan. Phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh
hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện
vận tải đường bộ; lập phương án và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung
sau:
a) Các biện pháp gia cố, sửa chữa, che, chắn, neo, buộc, chống, đỡ, chêm,
chèn, hãm để bảo vệ công trình, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;
b) Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu
nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;
c) Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng thiên tai gây hậu quả sạt lở
đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;
d) Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;
đ) Xây dựng các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự
cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;
e) Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ, sự cố,
thiên tai; quan trắc tình hình thực tế của thiên tai đối với công trình; theo
dõi khả năng chịu tác động của sự cố, thiên tai đối với công trình và trang
thiết bị;
g) Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy
ra. Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông
tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy
ra.
4. Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai của các
đơn vị trực thuộc, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu.
5. Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về kỹ năng xử lý thông
tin trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn.
6. Chỉ huy hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai và cứu nạn của đơn vị.
7. Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến của thiên tai.
Điều 6. Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng
mới
1.[6] (được bãi bỏ)
2. Trong quá trình khảo sát, thiết kế cần phải tuân thủ quy định trong các
Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, trên cơ sở những yêu cầu sau:
a) Nghiên cứu địa hình, địa mạo của khu vực xây dựng công trình và lưu vực, sự
hình thành các công trình ở thượng lưu có tác động đến công trình đường bộ.
Thu thập đầy đủ các số liệu thống kê về lượng mưa, lưu lượng dòng chảy, mực
nước dâng, sự xâm thực của sóng, thủy triều vùng gần biển, áp lực gió; nghiên
cứu về tình hình sự cố, thiên tai của khu vực, các số liệu lịch sử, khoan thăm
dò địa chất khu vực xây dựng công trình để làm cơ sở cho công tác thiết kế;
b) Lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, vật liệu, loại kết cấu thích hợp để
hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai;
c) Tính toán thủy văn theo lưu lượng thiết kế; tính toán thiết kế công trình
theo cường độ gió bảo đảm tính ổn định chống gió, bão của tổng thể công trình
cũng như từng kết cấu riêng biệt; thiết kế theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn có tính
tới ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và khu vực; ảnh hưởng của các
công trình thủy lợi, thủy điện, nông ngư nghiệp cùng các tác động do phá hủy
môi trường sinh thái của con người như chặt phá rừng, khai thác nguyên vật
liệu làm thay đổi môi trường trong khu vực xây dựng;
d) Khi thiết kế khẩu độ cầu, phải hạn chế việc thu hẹp dòng chảy tự nhiên của
sông, suối để không ảnh hưởng đến việc thoát lũ, không gây xói lở mố, trụ cầu.
Phải tính toán chiều sâu xói lở dưới chân trụ, mố cầu để xác định cao độ đặt
móng sâu hơn cao độ đáy sông sau khi xói một độ sâu an toàn tùy theo loại
móng. Cần thiết kế kè chỉnh hướng dòng chảy, lát mái ta luy đất đắp tứ nón và
đường vào cầu, xây dựng các trụ chống va gần các trụ cầu để gạt cây và vật
trôi không cho va thẳng vào trụ cầu;
đ) Đối với các công trình đường, phải tính toán đầy đủ các rãnh thoát nước
(rãnh dọc, rãnh ngang, rãnh đỉnh) với diện tích thoát nước và kết cấu đủ cho
lưu lượng, vận tốc nước thông qua lúc có mưa, lũ lớn;
e) Cao độ nền đường bộ phải cao hơn mực nước tính toán cao nhất khi có thiên
tai. Trong trường hợp phải chấp nhận có những thời điểm để nước tràn qua nền
đường thì phải có thiết kế đặc biệt để bảo vệ đoạn đường đó như lát mái và lề
đường chống xói lở, đất nền đường cần được gia cố để chịu được tải trọng xe
chạy qua trong điều kiện đất nền no nước;
g) Mái ta luy phải có độ dốc bảo đảm ổn định trong trường hợp bất lợi khi có
lụt, bão, mưa lớn, nước mặt và nước ngầm tác động;
h) Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mái tạo ra các công trình có khả năng
chịu được tác động của sự cố, thiên tai. Nghiên cứu những quy luật thủy văn,
thủy lực của sông, quy luật thiên tai của từng vùng, miền để đề xuất việc áp
dụng các loại kết cấu hợp lý chống được sự cố, thiên tai.
Điều 7. Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang thi công xây dựng
1. Công trình có thời gian thi công kéo dài, phải có phương án phòng ngừa tác
hại của thiên tai nhằm bảo đảm an toàn khối lượng đã thi công, bảo đảm an toàn
giao thông và an toàn cho công trình phụ trợ, trang thiết bị thi công, kho bãi
chứa vật liệu, nhà xưởng, nhà sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên.
2. Chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải mua bảo hiểm cho người, thiết bị máy
móc và công trình xây dựng ít nhất bằng mức chi bảo hiểm đã duyệt trong tổng
mức đầu tư xây dựng công trình.
3. Phòng ngừa thiên tai trong giai đoạn thiết kế tổ chức thi công và chuẩn bị
thi công
a) Cơ sở để thiết kế tổ chức thi công và tổng tiến độ phải xuất phát từ các số
liệu điều tra khảo sát thực tế của khu vực và có xét đến kế hoạch phòng, chống
thiên tai;
b) Tổng tiến độ phải hợp lý, không thi công dàn trải, kéo dài, đặc biệt là các
hạng mục công trình dưới nước và các vùng dễ ngập nước;
c) Khu vực công trường phải bố trí hợp lý, an toàn cao nhất về khả năng chống
thiên tai. Nhà xưởng, kho bãi chứa vật liệu phải bố trí ở nơi cao, không ngập
nước và phải được chằng buộc để không bị sập đổ khi gặp gió, bão;
d) Các trang thiết bị thi công phải được bảo quản an toàn, các phương tiện nổi
phải có âu giấu hoặc nơi khuất gió để neo giữ khi mưa bão;
đ) Phương án phòng ngừa thiên tai của nhà thầu thi công, nhà thầu quản lý, bảo
trì đường bộ phải gửi đến Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn cấp huyện và cơ quan quản lý đường bộ để có sự chỉ đạo, phối hợp hiệu quả
trong phòng, chống thiên tai.
4. Phòng ngừa thiên tai trong quá trình thi công và hoàn thành công trình
a) Thi công công trình phải tuân thủ theo quy trình, bảo đảm an toàn giao
thông khi thi công các công trình liên quan đến đường bộ đang khai thác theo
phương án, biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được
duyệt;
b) Không vứt, bỏ vật liệu phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thi công xong
phải thanh thải lòng sông để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao
thông thủy;
c) Khi có thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người và
phương tiện thiết bị; tiến hành kiểm tra tình hình thực tế của công trình và
đôn đốc các bộ phận thực hiện phương án phòng chống thiên tai;
d) Phải hạ thấp các thiết bị trên cao, đưa các phương tiện dưới sông vào nơi
khuất gió và neo chằng chắc chắn; thu dọn vật liệu gọn gàng, đưa thiết bị vào
bãi, chuẩn bị vật tư ứng cứu, sửa chữa những hư hỏng công trình đường bộ để
bảo đảm giao thông an toàn êm thuận trong mọi tình huống;
đ) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư cần thiết để
tham gia việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo yêu cầu, lệnh
điều động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 8. Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang sử dụng, khai thác
1. Đối với công trình cầu nhỏ và cống
a) Đối với cầu nhỏ: phải khai thông dòng chảy kể cả thượng lưu và hạ lưu để
bảo đảm thoát nước tốt. Các bộ phận dễ xói lở như tứ nón, đường đầu cầu, chân
mố trụ, sân tiêu năng cần được sửa chữa và gia cố trước mùa mưa, bão;
b) Đối với cống: phải khơi thông hố tụ, lòng cống, kể cả trước và trong mùa
mưa bão, gia cố tường đầu, sân tiêu năng; cống nằm ở vị trí có đá, cây trôi
thì phải có biện pháp gia cường chống đất đá, cây trôi lấp cống.
2. Đối với công trình cầu trung và cầu lớn
a) Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo quy định cũng như tiến
hành sửa chữa, gia cố hàng năm, đặc biệt là các bộ phận dễ hư hỏng do mưa, lũ;
b) Đối với cầu ở vùng có đá, cây trôi: phải thường xuyên kiểm tra gỡ bỏ cây và
rác, không để bám vào thân trụ, đáy dầm;
c) Đối với dòng sông, suối có thay đổi dòng chảy: cần có biện pháp chỉnh nắn
dòng và gia cố hai bờ, mố cầu hợp lý;
d) Đối với cầu lớn: phải thường xuyên theo dõi tốc độ gió trên cầu; trường hợp
tốc độ gió trên cầu lớn hơn cấp gió theo quy định của thiết kế, phải kịp thời
đóng cầu (tạm dừng lưu thông) và thông báo phân luồng giao thông để bảo đảm an
toàn cho người, phương tiện.
3. Đối với nền đường bộ: mái ta luy nền đường, lề đường được phát cỏ, san bạt
đúng độ dốc thiết kế; những nơi địa chất mái ta luy không ổn định, cần phải
làm kè hoặc gia cố mái dốc, những nơi nền đường thường xuyên bị ngập nước phải
được gia cố lề, mái ta luy và kết cấu mặt đường phải bằng vật liệu phù hợp.
4. Đối với rãnh thoát nước (bao gồm rãnh dọc, rãnh đỉnh, bậc nước và dốc
nước): phải làm sạch cây cỏ, vét bùn, đá, bảo đảm thoát nước tốt. Các hư hỏng
của rãnh làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước phải được sửa chữa trước mùa
mưa, lũ.
5. Đối với đường tràn, ngầm: phải được vá sửa chữa mặt, ta luy, sân tiêu năng
thượng lưu, hạ lưu và sơn sửa hệ thống báo hiệu, cọc tiêu, cột thủy chí và có
lực lượng ứng trực hai đầu ngầm khi nước ngập để điều hành giao thông. Khi
nước rút, phải kiểm tra tình trạng đường tràn, ngầm, chỉ lưu thông khi bảo đảm
an toàn.
6. Đối với hệ nổi, cầu phao, phà và ca nô
a) Phải cố định chặt các đồ vật trên phương tiện bảo đảm không bị xô, lăn, đổ
vỡ hoặc dịch chuyển trong quá trình vận hành phương tiện;
b) Bảo đảm độ kín nước của các nắp boong. Thành và đáy phà, phao, ca nô không
bị thủng, không bị hở;
c) Bảo đảm phương tiện luôn hoạt động tốt, hệ thống bơm hút đủ khả năng bơm
hút khô hầm, phương tiện, các boong hở đủ lỗ thoát nước và thoát nước tốt;
d) Các âu giấu, hệ neo giữ đầy đủ để giấu phà, phao khi thiên tai xảy ra;
đ) Bố trí đầy đủ thiết bị cứu sinh, cứu hỏa.
7. Đối với hầm đường bộ, hầm chui
a) Đối với các công trình hầm đường bộ quan trọng: thực hiện các biện pháp
phòng ngừa khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với quy mô công trình, trường
hợp có quy chế quản lý hoạt động riêng thì thực hiện theo quy định tại quy chế
đó;
b) Thường xuyên tiến hành kiểm tra để kịp thời sửa chữa, gia cố các bộ phận dễ
hư hỏng do tác động của thiên tai như: hệ thống điện, hệ thống máy bơm, tiêu
thoát nước, chống xói lở, đá lăn và cây trôi ở hai đầu hầm. Phải xây dựng
phương án dự phòng khi xảy ra tình trạng mất điện, nước mưa quá mức dự báo
tràn vào hầm gây ngập hầm.
Chương III
ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
Điều 9. Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1.[7] Căn cứ vào dự báo, cảnh báo loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro thiên
tai, diễn biến thiên tai, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Cục Đường bộ Việt
Nam (đối với hệ thống quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với đoạn tuyến quốc
lộ được giao quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với hệ thống đường địa
phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư
trên hệ thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền)
chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (dưới đây viết
tắt là Ban Chỉ huy PCTT&TKCN) của ngành đường bộ phải thường trực 24/24 giờ để
theo dõi sát diễn biến tình hình sự cố, thiên tai; căn cứ vào mức độ nguy
hiểm, ảnh hưởng của thiên tai, điều kiện địa hình và tình hình thực tế để lựa
chọn, áp dụng các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù
hợp, kịp thời; trực tiếp chỉ đạo hoặc tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị,
chỉ đạo, điều hành bộ máy của mình thực hiện giải pháp ứng phó sự cố, thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn đề ra.
3. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác
công trình đường bộ phải hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai
được giao trước mùa mưa, bão.
4. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai,
sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải và Ban Chỉ
huy PCTT&TKCN Cục Đường bộ Việt Nam[8], các Khu Quản lý đường bộ[9], Sở Giao
thông vận tải, Ban quản lý dự án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn được giao, có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó sự
cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện
thực tế của địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Bộ Giao thông
vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam[10] (đối với hệ thống quốc lộ) và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) để phối hợp chỉ đạo ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
b) Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa
phương chủ động tổ chức công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
trên địa bàn;
c) Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và
chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo.
5. Khi thiên tai xảy ra, các cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, đơn
vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ,
theo phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ được giao phải thực hiện các biện pháp ứng
phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề ra, bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước, của nhân dân;
b) Gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình xảy ra sự cố
để làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ. Trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của đơn vị mình thì
phải báo cáo, đề xuất ngay lên các cơ quan có thẩm quyền để được sự hỗ trợ cần
thiết;
c) Khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy
hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ cần triển khai việc hạn chế,
phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại;
d) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người,
phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy
cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy;
đ) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
e) Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của địa phương trong việc thực hiện hoạt
động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa
bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt
nghiêm trọng;
g) Phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực xảy ra sự cố,
thiên tai;
h) Chấp hành chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, huy động khẩn cấp về
nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng
phó với thiên tai;
i) Dừng việc ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi thấy tình hình
nguy hiểm có thể xảy ra với người và phương tiện, thiết bị thực hiện nhiệm vụ
ứng phó thiên tai; đồng thời chỉ huy phong tỏa khu vực để bảo đảm an toàn.
6. Các cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ khi điều
động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng được giao quản lý
để ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phải lập đầy đủ các thủ tục
điều động, chứng từ giao nhận vật tư theo quy định của pháp luật để làm căn cứ
cho việc thanh toán và hoàn trả.
Trường hợp đã điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng
đến hiện trường để ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhưng sự cố
không xảy ra thì lập biên bản tại chỗ và mời đại diện cơ quan quản lý đường
bộ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hiện
trường, tham gia xác nhận biên bản làm cơ sở cho việc thanh toán. Khu Quản lý
đường bộ[11], Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, thẩm định và thanh
toán hoặc đề nghị thanh toán cho đơn vị theo quy định.
Điều 9a. Công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn
cấp về thiên tai[12]
1. Thẩm quyền quyết định
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố và kết thúc tình huống
khẩn cấp về thiên tai đối với hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc; Ban Chỉ
huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết
định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai;
b)[13] Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với công trình đường bộ
trên hệ thống đường địa phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo
phương thức đối tác công tư trên hệ thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
là cơ quan có thẩm quyền; Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về giao thông đường bộ của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố
tình huống khẩn cấp về thiên tai.
2. Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
a) Thời điểm bắt đầu, diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai hoặc sự cố;
hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do ảnh hưởng của thiên tai; mức độ
hư hỏng đối với công trình; thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy
ra;
b) Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả
nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố
công trình gây ra;
c) Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực
hiện ứng phó và khắc phục hậu quả.
3. Công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai
Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu
trình người có thẩm quyền tại khoản 1 Điều này ban hành quyết định công bố kết
thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Điều 10. Hoạt động phối hợp trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn
1. Hoạt động phối hợp cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai
xảy ra bao gồm:
a) Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm;
b) Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;
c) Huy động người, vật tư, trang thiết bị để tham gia cứu chữa người bị nạn
khi cần thiết.
2. Trách nhiệm phối hợp cứu nạn được quy định như sau:
a) Các Khu Quản lý đường bộ[14], Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án, chủ
đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ
chủ động cứu nạn và có trách nhiệm tham gia tìm kiếm, cứu nạn theo sự huy động
của cơ quan có thẩm quyền;
b) Lực lượng ứng phó sự cố, thiên tai trực tiếp tại hiện trường phải phát huy
hết năng lực cứu người bị nạn (nếu có) nhanh chóng thoát khỏi khu vực, tình
trạng nguy hiểm; trong trường hợp vượt quá khả năng phải thông báo ngay cho
các lực lượng chuyên nghiệp tìm kiếm, cứu nạn hoặc cấp cứu y tế gần nhất; đồng
thời, sẵn sàng phối hợp khi có yêu cầu;
c) Các Khu Quản lý đường bộ[15], Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án, chủ
đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ
có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động cứu nạn thuộc phạm vi quản lý;
trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ
huy PCTT & TKCN Cục Đường bộ Việt Nam[16] và Ban chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao
thông vận tải.
3. Khi xảy ra thiên tai gây hư hỏng công trình đường bộ, làm ùn tắc giao
thông, các Khu Quản lý đường bộ[17], Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án
chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường
bộ, trong phạm vi trách nhiệm được giao, phải nhanh chóng phối hợp cùng Ban
Chỉ huy PCTT & TKCN cấp huyện xác minh thiệt hại, hư hỏng và đề xuất phương án
khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông theo quy định trong thời gian
ngắn nhất; báo cáo cấp trên có thẩm quyền, thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng để mọi người biết và phòng tránh.
4. Lực lượng Thanh tra đường bộ phải chủ động tích cực phối hợp với các lực
lượng chức năng khác trong công tác điều hành, phân luồng giao thông, tham gia
bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực.
Chương IV
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Điều 11. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông[18]
1. Tìm kiếm, cứu người bị nạn; tìm kiếm, cứu hộ phương tiện, tài sản của nhà
nước, của nhân dân bị chìm đắm, vùi lấp do tác động của thiên tai.
2. Tham gia việc cứu trợ, ổn định đời sống của người dân vùng bị thiên tai
hoặc vùng bị cô lập giao thông đường bộ do thiên tai.
3. Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao
thông đường bộ.
4. Sửa chữa, khôi phục hoạt động của trang, thiết bị thi công thuộc tài sản
công.
5. Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu
vực bị tác động của sự cố, thiên tai.
Điều 11a. Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai[19]
1.[20] Cấp có thẩm quyền quyết định triển khai dự án khẩn cấp phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai bằng quyết định công bố tình huống khẩn cấp về
thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
2. Thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp:
a) Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam[21] quyết định đối với hệ thống quốc lộ,
đường bộ cao tốc thuộc trách nhiệm quản lý, bảo trì của Bộ Giao thông vận tải
(trừ trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản này); Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Cục
Đường bộ Việt Nam[22] tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam[23] quyết
định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đối với hệ thống đường địa
phương thuộc phạm vi quản lý;
c) Người đứng đầu Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải
quyết định đối với công trình đường bộ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp do Bộ
Giao thông vận tải là người quyết định đầu tư, là chủ đầu tư;
d) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương Đại diện chủ sở hữu quyết định đối với
công trình đường bộ do Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản
lý, khai thác công trình đường bộ quản lý.
3. Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp có các nội dung chính như sau:
a) Mục đích xây dựng, địa điểm xây dựng;
b) Người được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình;
c) Thực hiện xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao
thông theo quy định tại Điều 13 Thông tư này (đối với công trình đường bộ đang
khai thác). Các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp
luật về xây dựng, về phòng, chống thiên tai (đối với dự án đầu tư, xây dựng
đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo);
d) Thời gian xây dựng công trình;
đ) Dự kiến chi phí, nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên
quan.
4. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định
toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng công trình khẩn cấp, gồm:
a) Giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, giám sát,
thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình
khẩn cấp;
b) Sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, lập và trình phê
duyệt hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Điều 12. Bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai
1.[24] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với công trình
đường bộ đang khai thác: là hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn
tắc, bảo đảm giao thông, sửa chữa, khôi phục công trình đường bộ bị hư hỏng do
thiên tai gây ra, được thực hiện ngay sau khi thiên tai suy yếu hoặc thời tiết
trở lại bình thường, với mục tiêu khôi phục nhanh nhất hoạt động giao thông
thông suốt, an toàn
2.[25] (được bãi bỏ)
3.[26] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang
thi công đối với dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo
a) Trên tuyến hoặc đoạn tuyến đường bộ được giao để thực hiện dự án, Chủ đầu
tư, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả thiên tai
gây ra đối với toàn bộ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ (bao
gồm cả các hạng mục không là hạng mục dự án);
b) Khi có thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư thông báo
cho chính quyền hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
cấp huyện và các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại để
tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả thiệt hại theo quy định của pháp luật về xây
dựng, về phòng, chống thiên tai và quy định tại Thông tư này;
c) Trường hợp thiệt hại lớn hoặc hư hỏng hạng mục không phải là hạng mục của
dự án, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại
do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
4.[27] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang
thi công đối với dự án bảo trì đường bộ
a) Theo phạm vi thi công được giao, nhà thầu thi công thông báo cho Chủ đầu tư
hoặc Nhà đầu tư, cơ quan bảo hiểm, chính quyền hoặc Ban Chỉ huy phòng, chống
thiên tai cấp huyện, các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định
thiệt hại do thiên tai gây ra và lập phương án khắc phục làm cơ sở cho cơ quan
bảo hiểm bồi thường (trường hợp mua bảo hiểm công trình);
b) Trường hợp không mua bảo hiểm hoặc mua bảo hiểm nhưng có hư hại lớn, vượt
quá kinh phí bảo hiểm, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính
kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Trường hợp xảy ra hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi thi công
được giao, nhưng hạng mục bị hư hỏng không phải là hạng mục của dự án, công
trình đang thi công, Cơ quan quản lý đường bộ và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng
thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực
hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này.
5.[28] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ
đã bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng và đang trong thời gian bảo hành
a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án đã bàn giao,
bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ, Nhà thầu quản lý,
bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách
nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này;
b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi
thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ thông báo cho Chủ đầu tư và đơn vị
có liên quan có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân và
trách nhiệm sửa chữa hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân và trách
nhiệm sửa chữa hư hỏng, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên
nhân hư hỏng để xác định nguyên nhân, trách nhiệm sửa chữa, khắc phục hư hỏng;
Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Cơ quan quản lý đường bộ
và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình
đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông
tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc
trách nhiệm bảo hành của dự án, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức ngay việc
sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo đảm chất lượng gây mất an
toàn giao thông.
6.[29] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ
đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong thời gian bảo hành
a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án, bị hư hỏng
khi thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm khắc
phục, sửa chữa ngay các thiệt hại theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư
này;
b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi
thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP thông báo cho Cơ quan
quản lý đường bộ có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân
gây hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân hư hỏng, Nhà đầu tư, Doanh
nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân hư hỏng để xác
định nguồn kinh phí thực hiện sửa chữa, khắc phục hư hỏng;
Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp
dự án PPP chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông
tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc
trách nhiệm bảo hành của dự án, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách
nhiệm tổ chức ngay việc sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo
đảm chất lượng gây mất an toàn giao thông.
Điều 13. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với
công trình đường bộ đang khai thác[30]
1. Khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông Khi thiên
tai xảy ra gây ảnh hưởng, làm gián đoạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao
thông, theo phương châm “bốn tại chỗ” quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Phòng,
chống thiên tai, Cơ quan quản lý đường bộ, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường
xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm khắc phục ngay
hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đường bộ. Hoạt động này
gồm một hoặc một số nhiệm vụ sau:
a) Cử người chốt trực, căng dây, rào chắn, cắm biển báo hiệu tạm hai đầu đoạn
tuyến bị hư hại; thu dọn, san, sửa để bảo đảm giao thông tối thiểu 01 làn đi
lại an toàn. Những đoạn đường hoặc công trình bị hư hại nặng phải làm rào
chắn, có người gác chỉ huy, điều khiển giao thông, tổ chức phân luồng bảo đảm
giao thông và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp
chiều sâu ngập nước lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh phải cắm cọc tiêu, cắm phao
tiêu, cột thủy chí, phối hợp với chính quyền địa phương làm rào chắn, phân
luồng hoặc cấm phương tiện qua lại, hoặc điều tiết giao thông và cảnh báo khác
nếu cần;
b) Cột điện, cây đổ xuống đường; bùn, đất, đá, sỏi cuội, cây, rác trôi tràn
nền, mặt đường, lấp tắc hệ thống thoát nước gây cản trở dòng chảy của cống,
rãnh, dưới cầu: tập trung cưa, chặt, thu dọn cây đổ, di chuyển cột điện ra
khỏi phạm vi mặt đường; hót dọn nền, mặt đường; khơi thông lòng cống, rãnh,
sông, suối dưới cầu để thông xe an toàn;
c) Sạt lở đất, đá ta luy dương xuống nền, mặt đường: đào, cậy phá các tảng đá
kém ổn định, hót dọn sụt lở ta luy dương; khi cần gia cố ổn định chân ta luy
dương thì sử dụng kè rọ thép đá hộc hoặc vật liệu phù hợp với điều kiện thực
tế trên địa bàn để giữ ổn định nhằm lưu thông xe ngay một cách an toàn;
d) Sạt lở ta luy âm, lún sụt lấn vào nền, mặt đường: tùy theo địa hình thực
tế, thực hiện xếp kè rọ thép đá hộc hoặc dùng cọc thép hình hoặc cọc cừ tạo
tường chắn chống sụt, hoặc sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa bằng vật liệu
phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn; khi sạt lở ta luy âm, bề rộng mặt
đường còn lại ≤ 3,0 m, thực hiện lấp rãnh tạm thời hoặc xén vào chân ta luy
dương đạt bề rộng mặt đường ≥ 4,0 m để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho
thông xe bình thường;
đ) Cầu nhỏ, cống, ngầm, tràn, đường cứu nạn, hệ thống thoát nước bị xói trôi,
sạt lở, bong bật, ngập úng cục bộ, các trường hợp hư hỏng khác gây ảnh hưởng
đến hoạt động giao thông trên đường bộ, an toàn công trình: thực hiện khơi
thông, vét bùn, đất, đá bảo đảm thoát nước; gia cố các hư hỏng bằng một hoặc
một số vật liệu, như: bê tông xi măng, bê tông cốt thép, rọ thép đá hộc hoặc
vật liệu phù hợp điều kiện thực tế của địa bàn để lưu thông xe một cách an
toàn;
e) Trường hợp mặt đường bị sình lún, ổ gà, hư hỏng cục bộ; lề đường bị xói
trôi: xử lý hư hỏng cục bộ, san gạt, bảo đảm êm thuận mặt đường; gia cố lề
đường bằng rọ thép đá hộc hoặc vật liệu phù hợp điều kiện thực tế trên địa bàn
để lưu thông xe một cách an toàn;
g) Hệ thống báo hiệu đường bộ, phòng vệ an toàn giao thông bị đổ, hư hỏng: sửa
chữa, thay thế, bổ sung ngay để hướng dẫn, bảo đảm giao thông được an toàn,
thông suốt;
h) Trường hợp khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông
quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản này
vượt quá khả năng thực hiện của đơn vị, theo phạm vi, trách nhiệm quản lý, nhà
thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ
báo cáo Khu Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải huy động thêm các đơn
vị để khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra.
2. Sửa chữa hư hỏng, khôi phục công trình đường bộ
Khi thiên tai xảy ra gây hư hỏng công trình đường bộ phải khắc phục ngay hậu
quả để khôi phục hoạt động giao thông, khôi phục một phần hoặc toàn bộ công
trình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của công trình trước khi bị hư hỏng
thì cấp có thẩm quyền quyết định triển khai dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc
phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 11a của Thông tư này. Hoạt động
này gồm một hoặc một số nhiệm vụ sau:
a) Ta luy dương bị sạt trượt và xuất hiện vết nứt cung trượt, tình trạng đá bị
nứt, đá rơi, đá lăn rơi xuống đường và còn nguy cơ tiếp tục sạt lở, tiếp tục
trôi, trượt: tiến hành cắt cơ, hạ tải giảm bớt một phần hoặc toàn bộ cung
trượt, hoặc phủ lưới thép có các neo ghim vào mái ta luy đá, mở đường tránh
cục bộ để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho thông xe bình thường;
b) Sạt, lở ta luy âm ăn sâu vào mặt đường và còn nguy cơ tiếp tục sạt lở, tiếp
tục trôi, trượt dẫn đến đứt đường: tùy thuộc địa hình và địa chất, dùng cọc
bằng thép hình đóng tạo tường chắn chống sụt, kết hợp kè rọ thép đá hộc hoặc
mở đường tạm vào phía ta luy dương để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho
thông xe bình thường;
c) Mặt đường bị lún sụt, cao su, sình lún, ổ gà dày đặc, lún vệt bánh xe, nứt,
vỡ mặt đường: san gạt, bảo đảm êm thuận mặt đường; sau khi thời tiết cho phép
khắc phục ngay bằng vật liệu phù hợp hoặc hoàn trả lại kết cấu cũ, hoặc kết
cấu tương đương và hệ thống an toàn giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao
thông, an toàn công trình, phù hợp với điều kiện khai thác;
d) Sập hoặc xói trôi đường tràn, ngầm, cống; các trường hợp hư hỏng khác của
công trình đường bộ có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của
nhiều người dân: sửa chữa, gia cường công trình hoặc mở đường tránh cục bộ để
thông xe tạm, hoặc bắc cầu tạm để thông xe tuyến chính, sau đó hoàn thiện cho
thông xe bình thường;
đ) Sập hầm đường bộ; trôi, sập cầu đường bộ; xói trôi đứt một đoạn đường: xây
dựng đường tránh cục bộ hoặc cầu tạm để thông xe tạm thời, sau đó hoàn thiện
cho thông xe bình thường;
e) Ngoài các giải pháp sửa chữa hư hỏng, khôi phục công trình đường bộ quy
định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản này, cấp có thẩm quyền
được bổ sung các giải pháp sửa chữa khác trong Lệnh xây dựng công trình khẩn
cấp nhằm xử lý kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra.
3. Căn cứ vào kết quả, hiện trạng khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc,
bảo đảm giao thông theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g khoản 1 Điều này, cấp có thẩm quyền tiếp tục xử lý như sau:
a) Công trình đường bộ vẫn còn hoặc tiếp tục bị hư hỏng nhưng chưa cần khôi
phục ngay lại theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của công trình trước khi bị hư hỏng,
cơ quan quản lý đường bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định thực
hiện sửa chữa đột xuất công trình theo quy định tại Thông tư số 37/2018/TT
BGTVT ngày 07 tháng 06 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
b) Công trình đường bộ vẫn còn hoặc tiếp tục bị hư hỏng và cần phải khôi phục
ngay lại theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của công trình trước khi bị hư hỏng, cơ
quan quản lý đường bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định triển khai
dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại
Điều 11a của Thông tư này. Các công việc đã thực hiện khắc phục hậu quả thiên
tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm
c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều này được phê duyệt trong hồ sơ
hoàn thành dự án;
c) Trường hợp hoạt động giao thông vẫn còn hoặc tiếp tục bị gián đoạn mà việc
khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông có dự kiến chi
phí với tổng giá trị vượt quá hạn mức quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định
số 63/2014/NĐCP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, theo phạm vi, trách
nhiệm quản lý, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác
công trình đường bộ phải báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải
để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định triển khai dự án khẩn cấp
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 11a của Thông
tư này. Các công việc đã thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc,
bảo đảm giao thông theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g khoản 1 Điều này được phê duyệt trong hồ sơ hoàn thành dự án.
Điều 14. Hồ sơ hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm
giao thông; hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai[31]
1. Tổ chức lập, soát xét hồ sơ:
a) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản
lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường bộ địa phương,
công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên hệ
thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền;
c) Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công
trình đường bộ đối với công trình đường bộ được giao quản lý;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thi công trên hiện
trường, cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này có trách
nhiệm gửi Hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này để
thẩm định, phê duyệt.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ:
a) Cục Đường bộ Việt Nam đối với quốc lộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường địa phương, công
trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên hệ
thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền;
c) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương đại diện chủ sở hữu quyết định đối với
công trình đường bộ do doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản
lý, khai thác công trình đường bộ quản lý;
d) Thời gian thẩm định hồ sơ và phê duyệt hoặc thông báo kết quả là 30 ngày,
kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Thành phần hồ sơ hoàn thành khắc phục thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm
giao thông, gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập hồ sơ;
b) Thuyết minh phương án khắc phục hậu quả thiên tai;
c) Văn bản về thông tin thiên tai, chỉ đạo điều hành, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai, như: công điện, lệnh điều động, văn bản chỉ đạo của cơ quan có
thẩm quyền;
d) Báo cáo ban đầu kèm theo một số ảnh chụp về tình hình thiệt hại do thiên
tai gây ra của cơ quan lập hồ sơ, cơ quan, đơn vị khác có liên quan;
đ) Biên bản xác nhận khối lượng đã thực hiện kèm theo bản kê chi tiết;
e) Bản vẽ hoàn công;
g) Dự toán kinh phí cho khắc phục thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông
đã thực hiện, kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;
h) Biên bản xác minh thiệt hại lập tại hiện trường (gồm các thông tin: vị trí,
lý trình; mô tả, đánh giá mức độ thiệt hại, hư hỏng công trình đường bộ; sơ bộ
khối lượng hư hỏng; đề xuất phương án xử lý, khắc phục). Biên bản được lập có
sự tham gia của Cơ quan quản lý đường bộ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện hoặc
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra thiệt hại;
i) Các bản vẽ kỹ thuật thi công thể hiện khối lượng, kết cấu công trình tạm;
k) Nhật ký thi công xây dựng công trình và một số hình ảnh ghi nhận quá trình
thi công xây dựng công trình, bảng chấm công trực điều tiết, phân luồng bảo
đảm giao thông.
4. Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này không bao gồm các khối lượng công
việc đã được xác định giá trị trong hợp đồng bảo dưỡng thường xuyên của nhà
thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình với cơ
quan có thẩm quyền.
5. Thành phần Hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập hồ sơ, Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về
thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của cấp có thẩm quyền;
b) Các thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm
g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 3 Điều này.
6. Đối với công trình đường bộ được đầu tư xây dựng và khai thác theo phương
thức BOT và các phương thức hợp đồng dự án PPP khác: doanh nghiệp đầu tư xây
dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ lập hồ sơ hoàn thành khắc phục
thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông hoặc dự án khẩn cấp phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện thỏa thuận với Cơ quan có thẩm quyền
trong giai đoạn kinh doanh, khai thác theo quy định của pháp luật và hợp đồng
dự án; hồ sơ được lập trên cơ sở phù hợp với quy định tại khoản 3, khoản 4,
khoản 5 Điều này.
7. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ lập hồ sơ hoàn thành khắc
phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông hoặc dự án khẩn cấp
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính chính xác của hồ sơ
Chương V
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ DỰ PHÒNG VÀ KINH PHÍ
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
Điều 15. Quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng
1. Vật tư, trang thiết bị dự phòng cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai
a) Vật tư, trang thiết bị chủ yếu bao gồm: trang bị bảo hộ lao động, áo phao,
đèn pin, bao tải, vải bạt, đá hộc, đá dăm, rọ thép, dây cáp, dây thép, dây
thừng, búa, cuốc, xẻng, nhựa đường, xi măng, xăng, dầu, dầm cầu các loại, cọc
thép, cọc bê tông, biển báo, rào chắn, hộ lan; máy phát điện, máy bơm, máy
hàn, kích, thiết bị thông tin liên lạc hữu tuyến và vô tuyến;
b) Trang thiết bị, vật tư dự phòng được bố trí, lưu giữ, bảo quản tại các kho
chứa tài sản dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai. Bộ Giao thông vận
tải quyết định việc thành lập, vị trí đặt và tiêu chuẩn khung của kho chứa tài
sản dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai trên cơ sở đề xuất của Cục
Đường bộ Việt Nam[32].
2. Phương tiện thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
a) Phương tiện chủ yếu bao gồm: phà, cần cẩu cứu hộ, cần cẩu thi công bốc xếp,
xe chuyên dùng cứu nạn, xe chuyên dùng cứu hộ, xe tải, ca nô, búa đóng cọc,
máy xúc, máy ủi;
b) Cục Đường bộ Việt Nam[33], các Khu Quản lý đường bộ[34], Sở Giao thông vận
tải các địa phương xây dựng phương án điều động phương tiện tham gia phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Thẩm quyền điều động phương tiện, vật tư dự phòng
a) Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải, Trưởng Ban chỉ huy
PCTT&TKCN Cục Đường bộ Việt Nam[35] có thẩm quyền điều động vật tư, phương
tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên hệ thống quốc lộ; hoặc hỗ trợ, chi viện cho
các địa phương theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên
tai;
b) Giám đốc Khu Quản lý đường bộ[36] có thẩm quyền điều động vật tư, phương
tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn trên quốc lộ được giao quản lý;
c)[37] Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều
động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc thẩm quyền quản lý để
kịp thời ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các hệ thống đường địa
phương;
d) Cơ quan tham mưu giúp việc cho người có thẩm quyền quy định tại các điểm a,
b, c Khoản này, sau khi thực hiện việc điều động vật tư, phương tiện, trang
thiết bị dự phòng có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh, quyết toán theo
quy định.
4. Quản lý, bảo trì trang thiết bị, vật tư dự phòng
a)[38] Đối với hệ thống quốc lộ
Hàng năm, các Khu Quản lý đường bộ[39] có trách nhiệm quản lý, trông coi, bảo
dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng; lập dự toán kinh phí thực hiện trình
Cục Đường bộ Việt Nam[40]. Cục Đường bộ Việt Nam[41] rà soát, lập nhu cầu sản
xuất, mua sắm, sửa chữa, dự trữ trang thiết bị, vật tư dự phòng và dự toán cho
công tác bảo trì, bảo vệ các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng, trình
Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước ngày 30 tháng 6 hàng năm;
b)[42] Đối với các hệ thống đường địa phương
Việc quản lý, trông coi, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng theo quy
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Các đơn vị quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm mở sổ sách để hạch
toán, theo dõi và quản lý tình hình sử dụng tài sản, trang thiết bị, vật tư dự
phòng theo quy định. Hết năm, đơn vị có trách nhiệm báo cáo kê khai biến động
về tài sản, trang thiết bị, vật tư dự phòng và thực hiện công tác quyết toán
năm theo quy định hiện hành.
Điều 16. Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả
thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
1. Nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế đường bộ do ngân sách nhà nước bảo
đảm theo quy định.
2. Nguồn ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
của địa phương theo quy định.
3. Nguồn của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình
đường bộ.
4. Nguồn kinh phí được chi trả từ hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng
(nếu có).
5. Các khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài khi
thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí
1. Nguồn kinh phí phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực
đường bộ được quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp
luật.
2. Kinh phí phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ do Trung
ương quản lý được sử dụng chi cho những nội dung sau:
a)[43] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ đang khai thác
do Trung ương quản lý;
b) Chi cho hoạt động thường xuyên cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận
tải, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Cục Đường bộ Việt Nam[44];
c) Chi sản xuất, mua sắm, sửa chữa vật tư dự phòng, trang thiết bị phục vụ
công tác phòng, chống thiên tai;
d) Chi bảo quản, sửa chữa kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng;
đ) Chi phí thuê phương tiện, chi phí sửa chữa phương tiện (nếu bị hư hỏng do
nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền của Cục Đường bộ
Việt Nam[45], Sở Giao thông vận tải;
e) Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến ứng phó sự cố, thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm, khi phân bổ và giao dự toán, Bộ Giao thông vận tải trích để lại
2% tổng dự toán chi được giao để chi cho các nhiệm vụ đột xuất về phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp đến hết ngày 30 tháng 9 năm kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải chưa
phân bổ hết cho các nhiệm vụ đột xuất về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên
tai thì được phân bổ và giao dự toán cho các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế
đường bộ còn lại.
4. Việc sử dụng kinh phí của địa phương cho công tác khắc phục hậu quả thiên
tai đối với hệ thống đường bộ địa phương được thực hiện theo quy định của Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Nguồn kinh phí cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai của doanh nghiệp
đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ (đối với các dự án
đầu tư theo hình thức BOT và các hình thức hợp đồng dự án khác) được đưa vào
phương án tài chính của công trình và được quyết toán theo quy định.
Chương VI
TRỰC PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA
Điều 18. Trực phòng, chống thiên tai
1. Thời gian trực
a)[46] Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện
theo quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động
làm các công việc có tính chất đặc biệt trong công tác phòng, chống thiên tai;
b) Tùy theo tình hình thiên tai và thời gian nghỉ lễ, tết, Trưởng Ban Chỉ huy
PCTT & TKCN các cấp quyết định số lượng người trực, điều chỉnh chế độ trực
theo thời gian quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối tượng trực
a) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao thông vận
tải;
b) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Cục Đường bộ Việt
Nam[47].
3. Nhiệm vụ của ca trực
a) Giúp Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có
liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, như: diễn
biến thời tiết, mưa, lũ, bão và các thiên tai khác thuộc trách nhiệm đơn vị;
diễn biến các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; tình hình
tổ chức lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và huy động nguồn
lực để đối phó với thiên tai (bao gồm nhân lực, vật tư, phương tiện, trang
thiết bị);
b) Tiếp nhận các chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự
cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên
tai, Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp trên để kịp thời thông báo đến các đơn vị
trực thuộc;
c) Tham mưu cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn,
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp
trên trong việc tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên
tai gây ra trong địa bàn quản lý, xử lý các sự cố công trình phòng chống thiên
tai, tổ chức điều động các lực lượng để chi viện các địa phương theo lệnh của
Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp trên;
d) Tổng hợp tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi
phụ trách để báo cáo với Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp trên theo định kỳ và sau
khi kết thúc mỗi đợt thiên tai hoặc theo yêu cầu đột xuất của Chính phủ, Ban
Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Điều 19. Chế độ đối với người tham gia trực, người được huy động tham gia
hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
1. Người làm nhiệm vụ trực, người được huy động tham gia hoạt động phòng,
chống và khắc phục hậu quả thiên tai (tại trụ sở và tại hiện trường) được
hưởng chế độ trực, trợ cấp, làm thêm giờ theo quy định.
2. Người có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện,
trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh
toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc hoàn trả, bồi thường
thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy định.
Điều 20. Quy định về chế độ báo cáo trong phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai
Thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quy
định sau:
1. Khi xảy ra thiên tai thì tùy theo mức độ xảy ra, Khu Quản lý đường bộ[48]
(đối với quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với công trình đường bộ được
giao quản lý), Ban Quản lý dự án (đối với Dự án đang thi công, công trình đang
trong thời gian bảo hành), Doanh nghiệp Đầu tư xây dựng và Quản lý khai thác
công trình đường bộ (đối với các công trình đường bộ đầu tư xây dựng và khai
thác theo hình thức BOT và các hình thức hợp đồng dự án khác) phải báo cáo về
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam[49] như
sau:
a) Báo cáo trực tiếp: là báo cáo tình hình diễn biến thiên tai qua điện thoại
thường trực, điện thoại di động hoặc truyền dữ liệu, hình ảnh qua công nghệ
viễn thông những sự cố, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng xảy ra đối với hoạt
động giao thông vận tải đường bộ, đe dọa tính mạng của nhân dân để có ngay
biện pháp xử lý tình huống;
b) Báo cáo ngày qua thư điện tử: là báo cáo bằng văn bản gửi qua thư điện tử,
fax trước 8 giờ sáng và trước 16 giờ chiều hàng ngày trong suốt thời gian có
thiên tai để nắm bắt chính xác diễn biến tình hình và kịp thời chỉ đạo các
biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên.
2. Báo cáo nhanh: là báo cáo bằng văn bản do các cơ quan, đơn vị lập ngay sau
khi kết thúc đợt thiên tai và gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp trên để báo cáo về
tình hình thiệt hại, tình trạng bị ảnh hưởng và phương án xử lý, đề xuất (nếu
có).
3. Báo cáo đột xuất: khi nhận được văn bản yêu cầu báo cáo đột xuất của các
cơ quan phòng, chống thiên tai cấp trên thì các cơ quan, đơn vị nhận được văn
bản có trách nhiệm báo cáo theo các nội dung và thời gian yêu cầu để phục vụ
các nhiệm vụ công tác phòng, chống thiên tai.
4[50]. Chế độ báo cáo thực hiện như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác phòng, chống thiên tai.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo năm về công tác phòng, chống thiên tai
kèm theo Kế hoạch phòng, chống thiên tai của năm sau và những kiến nghị, đề
xuất (nếu có).
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Cục Đường bộ Việt
Nam[51].
d) Cơ quan nhận báo cáo: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải.
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản
giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một
trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ
thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng năm.
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo
cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Điều 21. Công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên
tai
1. Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam[52] lập kế hoạch
kiểm tra và triển khai thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản lý, bảo
quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các cơ quan, đơn vị liên
quan.
Để đối phó với các diễn biến bất ngờ của thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ
Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Cục Đường bộ Việt Nam[53] và các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra đột xuất nhằm đôn đốc và
chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, vi phạm để tăng cường hiệu quả của công tác
quản lý nhà nước về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Các Khu Quản lý đường bộ[54], Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án,
doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ và điều kiện đặc thù của địa bàn quản lý chủ động tổ
chức thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định
của pháp luật về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản
lý, bảo quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các đơn vị trực
thuộc và các doanh nghiệp, nhà thầu thi công công trình đường bộ trên địa bàn
thuộc phạm vi quản lý.
3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan phải chỉ đạo thực hiện việc
kiểm tra và tự kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai phù
hợp với nhiệm vụ được giao.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[55]
Điều 22. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 03 năm 2019 và thay thế Thông
tư số 30/2010/TTBGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường
bộ.
2. Đối với các Hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1
đã được lập và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định nhưng chưa được phê duyệt
trước ngày 28 tháng 03 năm 2019 thì việc thẩm định, phê duyệt tiếp tục được
thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 30/2010/TTBGTVT ngày 01 tháng
10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục
Đường bộ Việt Nam[56], Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
Bộ trưởng (để b/c);
Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
Lưu: VT, PC (02). XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
PHỤ LỤC[57]
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Báo cáo công tác phòng, chống thiên tai
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ: .....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../...... ………., ngày ... tháng ... năm ..…...
BÁO CÁO KINH PHÍ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI BĐGT
BƯỚC 1 TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ NĂM ...
Kính gửi: ......
Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư.............., ………….. (tên cơ
quan, đơn vị)……….. báo cáo công tác phòng, chống thiên tai như sau:
TT Quốc lộ Địa phận tỉnh Kinh phí khắc phục Ghi chú
1 QL.1
2 QL.2
3 …
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký tên) THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
[1] Thông tư số 36/2020/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư
quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ có căn cứ ban hành
như sau:
“Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐCP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐCP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy
định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt
Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường
bộ.”
Thông tư số 43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐCP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy
định tổ chức, hoạt động ứng phó, sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐCP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐCP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.”
Thông tư số 22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐCP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy
định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐCP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐCP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐCP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐCP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục
Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.”
[2] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm a Điều 2 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[4] Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của
Thông tư số 43/2021/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Thông
tư số 43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[6] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 43/2021/TT
BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11
tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác
phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[8] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường bộ
Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TT
BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11
tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác
phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu
lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[9] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[10] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[11] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[12] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số
43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[13] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông
tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[14] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[15] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[16] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[17] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[18] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số
43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[19] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số
43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022 và tên Điều này được sửa đổi theo quy
định tại khoản a, Điều 8 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục
hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08
năm 2023.
[20] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b, khoản 8, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[21] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 1
của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[22] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[23] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 1
của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[24] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[25] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b Điều 2 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[26] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số
43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[27] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số
43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[28] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số
43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[29] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số
43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[30] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[31] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[32] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[33] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[34] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[35] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[36] Cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Giám
đốc Khu Quản lý Đường bộ Việt Nam”theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Thông
tư số 22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[37] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 1 của Thông
tư số 43/2021/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[38] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 của Thông
tư số 43/2021/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[39] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[40] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[41] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[42] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 của Thông
tư số 43/2021/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.
[43] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[44] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[45] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[46] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13, Điều 1 của
Thông tư số 22/2023/TT BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[47] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[48] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[49] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[50] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 6 của Thông tư
36/2020/TTBGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
sửa đổi Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ do
Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[51] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[52] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[53] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục Đường
bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 của Thông tư số
22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công
tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[54] Cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Khu Quản lý đường
bộ”theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày
13 tháng 08 năm 2023.
[55] Điều 10 của Thông tư số 36/2020/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có
hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành
phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 4 và Điều 5 của Thông tư số 43/2021/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả
thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022
quy định như sau:
“Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng Cục trưởng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải – Xây dựng Lào Cai, Thủ
trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này./.”
Điều 3 của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong
lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023 quy định như
sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Các hạng mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông
bước 1 đã hoặc đang thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc
lập, soát xét, thẩm định và phê duyệt hồ sơ hoàn thành tiếp tục được thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung một
số điều tại Thông tư số 43/2021/TTBGTVT).
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục
Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao
thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao
thông vận tải Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
[56] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm
từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam”theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 1
của Thông tư số 22/2023/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2019/TTBGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh
vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 08 năm 2023.
[57] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư số
36/2020/TTBGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế
độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02
năm 2021.
| Văn bản hợp nhất 69/VBHN-BGTVT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Van-ban-hop-nhat-69-VBHN-BGTVT-2023-Thong-tu-phong-chong-hau-qua-thien-tai-duong-bo-590081.aspx | {'official_number': ['69/VBHN-BGTVT'], 'document_info': ['Văn bản hợp nhất 69/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất Thông tư quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Lê Đình Thọ'], 'document_type': ['Văn bản hợp nhất'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/12/2023', 'effective_date': '', 'enforced_date': '21/12/2023', 'note': ''} |
31 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 7082/TCHQTXNK
V/v hồ sơ xóa nợ thuế Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời công văn số 1992/HQHCM ngày 05/6/2014 của Cục Hải quan thành phố Hồ
Chí Minh về việc xóa tiền nợ thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến
như sau:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 179/2013/TTBTC ngày 02/12/2013 của Bộ
Tài chính, hồ sơ xóa nợ gồm:
“1. Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người
nộp thuế.
2. Quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền. Quyết định giải thể là bản
chính hoặc bản sao có chữ ký, đóng dấu của cơ quan ban hành quyết định hoặc
của cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp thất lạc quyết định này thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố về việc doanh nghiệp nhà nước đã giải thể và không còn hoạt
động.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nhà nước đã giải thể, cơ
quan hải quan chưa có quyết định giải thể doanh nghiệp thì Cục Hải quan TP. Hồ
Chí Minh đề nghị Cục Thuế địa phương cung cấp bản sao quyết định giải thể hoặc
đề nghị UBND thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nhà nước đã giải thể và
không còn hoạt động để hoàn thiện hồ sơ xóa nợ.
Việc xác định cơ quan cấp trên có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp đề nghị
Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh căn cứ hồ sơ nhập khẩu, đăng ký kinh doanh,
mã số thuế của doanh nghiệp để xác định (DN thuộc UBND thì quyết định giải thể
thuộc UBND, DN thuộc Bộ thì quyết định giải thể thuộc Bộ).
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, TXNK, QLN, Tĩnh (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Hải Trang
| Công văn 7082/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-7082-TCHQ-TXNK-nam-2014-ho-so-xoa-no-thue-235875.aspx | {'official_number': ['7082/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 7082/TCHQ-TXNK năm 2014 về hồ sơ xóa nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Hải Trang'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
32 | BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 10152/BCTDKT
V/v triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2024
Kính gửi: Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam, Hoá chất Việt Nam.
Ngày 07 tháng 02 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
165/QĐTTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược năng lượng hydrogen). Theo đó,
Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị
liên quan để thực hiện thành công Chiến lược năng lượng hydrogen.
Với vai trò là cơ quan đầu mối theo dõi việc triển khai Chiến lược năng lượng
hydrogen, Bộ Công Thương đề nghị quý Cơ quan:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao
tại Quyết định số 165/QĐTTg ngày 07 tháng 02 năm 2024, bảo đảm tiến độ, chất
lượng, hiệu quả.
2. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ
giao tại Quyết định số 165/QĐTTg ngày 07 tháng 02 năm 2024, gửi Bộ Công
Thương trước ngày 26 tháng 12 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.
Bộ Công Thương trân trọng cám ơn quý Cơ quan./.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để b/c);
VPCP;
Lưu: VT, DKT. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Long
| Công văn 10152/BCT-DKT | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Tai-nguyen-Moi-truong/Cong-van-10152-BCT-DKT-2024-thuc-hien-Chien-luoc-phat-trien-nang-luong-hydrogen-den-2030-635178.aspx | {'official_number': ['10152/BCT-DKT'], 'document_info': ['Công văn 10152/BCT-DKT năm 2024 thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Công Thương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Nguyễn Hoàng Long'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
33 | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 7516/BGDĐTNGCBQLGD
V/v thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
Phúc đáp Công văn số 5930/KBNNKSC ngày 18/10/2024 của Kho bạc Nhà nước về
việc đề nghị hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo trong thời
gian nghỉ ốm đau, thai sản không vượt quá quy định Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có ý kiến như sau:
Điểm b khoản 2 mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLTBGDĐTBNVBTC ngày
23/01/2005 của liên bộ Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 244/2005/QĐTTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế
độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục công lập quy định: Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được
tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau: “… Thời gian nghỉ ốm đau,
thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội[1] hiện
hành”.
Từ 01/01/2007, tên gọi Điều lệ bảo hiểm xã hội đã được thay thế bởi Luật BHXH,
Luật BHXH quy định chế độ thai sản là BHXH bắt buộc. Về nội dung quy định chế
độ thai sản: Luật BHXH 2014 (đang có hiệu lực thi hành) có mục riêng về chế độ
thai sản (mục 2 Chương III), bên cạnh đó còn có các văn bản liên quan[2] quy
định về chế độ thai sản đối với người lao động. Luật BHXH không điều chỉnh
những vấn đề liên quan đến phụ cấp ưu đãi người lao động trong các ngành nghề.
Quy định về phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các
cơ sở giáo dục công lập là nội dung được quy định tại Quyết định
244/2005/QĐ0TTg, Thông tư số 01/2006/TTLTBGDĐTBNVBTC, là những văn bản đang
còn hiệu lực thi hành.
Căn cứ vào các văn bản nêu trên, Bộ GDĐT nhận thấy không có sự xung đột trong
việc áp dụng pháp luật về BHXH và về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để b/c);
TT Phạm Ngọc Thưởng (để b/c);
Lưu: VT, NGCBQLGD. TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC NHÀ GIÁO VÀ
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Vũ Minh Đức
[1] Luật Bảo hiểm Xã hội 2014
[2] Nghị định 115/2015/NĐCP, Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH, Thông tư
06/2021/TTBLĐTBXH
| Công văn 7516/BGDĐT-NGCBQLGD | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Lao-dong-Tien-luong/Cong-van-7516-BGDDT-NGCBQLGD-2024-che-do-phu-cap-uu-dai-nha-giao-trong-thoi-gian-nghi-om-dau-634140.aspx | {'official_number': ['7516/BGDĐT-NGCBQLGD'], 'document_info': ['Công văn 7516/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2024 thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giáo dục và Đào tạo', ''], 'signer': ['Vũ Minh Đức'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
34 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5156/TCTTNCN
V/v Chính sách thuế TNCN. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Bình Định
Trả lời công văn số 1715/CTTNCN ngày 06/10/2014 của Cục thuế tỉnh Bình Định
về việc đề nghị thẩm định lại cách tính thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập
từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về chính sách thuế thu nhập cá nhân
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4645/TCTTNCN ngày
27/10/2013 và Công văn số 1905/TCTTNCN ngày 23/5/2014 hướng dẫn chính sách
thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp Ông Võ Vinh Ca chuyển nhượng vốn cho
bà Phan Thị Kim Thoa.
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Định thực hiện đúng quy định của chính sách pháp
luật về thuế.
2. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế
Tại Khoản 1, Điều 8 Luật Quản lý thuế quy định:
“Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế
Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.”
Tại Quyết định số 108/QĐBTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc
Tổng cục Thuế:
“15. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân
có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu
thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện
trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà
nước.”
Căn cứ quy định nêu trên, việc thu thuế là trách nhiệm của Cục Thuế (trừ
trường hợp khi thanh tra, kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mới
thực hiện chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra). Đề nghị Cục Thuế tỉnh
Bình Định căn cứ quy định hiện hành nêu trên để thực hiện nhiệm vụ thu thuế
theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Bình Định được biết.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ Pháp chế (TCT);
Website Tổng cục Thuế;
Lưu: VT, TNCN(2b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 5156/TCT-TNCN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-5156-TCT-TNCN-2014-chinh-sach-thue-thu-nhap-ca-nhan-258279.aspx | {'official_number': ['5156/TCT-TNCN'], 'document_info': ['Công văn 5156/TCT-TNCN năm 2014 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '20/11/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
35 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 48/2024/QĐUBND Điện Biên, ngày 25 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 18/2021/QĐUBND NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN QUY ĐỊNH XÉT TẶNG HUY HIỆU “VÌ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN TỈNH ĐIỆN BIÊN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật thi đua, Khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5
năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐCP ngày 25
tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12
năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2024/NQHĐND ngày 11 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Điện Biên Quy định xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây
dựng và phát triển tỉnh Điện Biên”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định
Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 18/2021/QĐUBND ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Điện Biên Quy định xét tặng Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng
và phát triển tỉnh Điện Biên”.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2024.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ, Tài chính;
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ;
Vụ Pháp chế các Bộ: Nội vụ, Tài chính;
Cục Kiểm tra VB QPPL Bộ Tư pháp;
TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
Lãnh đạo UBND tỉnh;
Như Điều 2;
Báo Điện Biên Phủ;
Trung tâm TTHNNK tỉnh;
Lưu: VT, KSTT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Thành Đô
| Quyết định 48/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-48-2024-QD-UBND-bai-bo-Quyet-dinh-18-2021-QD-UBND-Dien-Bien-634299.aspx | {'official_number': ['48/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 48/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 18/2021/QĐ-UBND quy định xét tặng Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên”'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Điện Biên', ''], 'signer': ['Lê Thành Đô'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
36 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 57/NQCP Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2015
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 7 NĂM 2015
CHÍNH PHỦ
Căn cứLuật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số08/2012/NĐCP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban
hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng
Chính phủ tại phiên họp tháng 7 năm 2015, tổ chức ngày 31 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT NGHỊ:
1. Về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2015, tình hình thực
hiện Nghị quyết số 01/NQCP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ
Tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng tiếp tục chuyển biến tích cực và
đạt kết quả trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được
kiểm soát ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng đạt khá; mặt bằng lãi suất, tỷ giá
ổn định. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục
phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao. Sản xuất nông nghiệp tuy gặp hạn hán kéo
dài và mưa lũ bất thường ở một số địa phương nhưng vẫn tương đối ổn định. Khu
vực dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tăng cao; số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng. Giải ngân vốn
FDI, vốn ODA và vay ưu đãi đạt mức khá cao. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng;
nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ đầu tư sản xuất, kinh
doanh và xuất khẩu tăng. Số doanh nghiệp và số vốn đăng ký thành lập mới tăng
cao, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể giảm. An sinh xã hội tiếp tục
được bảo đảm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công
tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được tăng cường. Công tác đối ngoại
được chú trọng và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức:
Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, thủy sản đạt thấp; huy động vốn cho
đầu tư phát triển kinh tế xã hội còn khó khăn; tiến độ sắp xếp, đổi mới, cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm so với yêu cầu; thiên tai, hạn hán kéo dài
và mưa lũ bất thường đã tác động lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống Nhân
dân; tội phạm nghiêm trọng ở một số địa phương còn xảy ra nhiều. Tình hình
kinh tế thế giới và an ninh khu vực Biển Đông còn diễn biến phức tạp, khó
lường...
Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan và địa phương tiếp tục bám sát mục tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQCP
ngày 03 tháng 01 năm 2015, Nghị quyết số 19/NQCP ngày 12 tháng 3 năm 2015 và
các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, tổ chức triển khai đồng bộ, có
hiệu quả các giải pháp; đồng thời, từng Bộ, ngành, địa phương cần lựa chọn
lĩnh vực trọng điểm, quyết liệt triển khai, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu
đã đề ra cho năm 2015. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chú trọng
thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế và các đề án tái cơ cấu ngành,
lĩnh vực đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển
khai các giải pháp sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014
2015 theo kế hoạch đề ra; đồng thời, tập trung thực hiện một số giải pháp cụ
thể sau:
Các ngành, các cấp huy động lực lượng tích cực khắc phục hậu quả đợt mưa lũ
xảy ra ở tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh miền núi phía Bắc, giúp nhân dân sớm
ổn định sản xuất và đời sống. Chủ động phòng, chống, ứng phó với diễn biến
phức tạp của thiên tai, tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tại các
vùng bị mưa lũ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh
tế thế giới và trong nước, chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ
chính sách tiền tệ để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế; điều hành tăng
trưởng tín dụng đi đôi với bảo đảm chất lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, kiểm
soát chặt chẽ tín dụng đối với một số lĩnh vực rủi ro cao. Đẩy nhanh tiến
trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, đồng thời tập trung
triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát nợ xấu để hoàn thành mục tiêu
đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3% vào cuối năm 2015.
Bộ Tài chính tăng cường chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tài chính ngân
sách, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nước năm 2015 và chủ động ứng phó
với diễn biến giá dầu thế giới. Triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý
thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chuyển giá và xử lý nợ
đọng thuế. Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công, cơ cấu lại nợ công;
quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ và kiểm soát việc bảo
đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Tiếp tục thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ huy động trái phiếu Chính phủ năm 2015 theo kế hoạch. Chủ
trì, phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế nghiên cứu,
báo cáo Chính phủ xem xét việc giao nhiệm vụ quản lý giá sữa dành cho trẻ em
dưới 6 tuổi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Bộ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương
khẩn trương xây dựng Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 2020
trình Chính phủ cho ý kiến trước khi báo cáo Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10.
Rà soát tình hình và tiến độ thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, xử lý dứt điểm
các vướng mắc trong phân bổ và thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm 2015. Đổi
mới chính sách, đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực
xã hội cho đầu tư phát triển.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục
triển khai các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, phát triển
kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm nội địa. Tập trung
triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất
khẩu; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.
Tích cực phổ biến, tuyên truyền nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam đã và chuẩn bị ký kết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa các
cơ hội, thuận lợi cũng như thấy rõ những khó khăn, thách thức để từng bước
khắc phục trong thực thi các Hiệp định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai quyết liệt Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên theo dõi
sát diễn biến cung cầu thị trường, khai thác tối đa thị trường trong nước,
đồng thời tranh thủ khai thác các ưu đãi về thuế đối với mặt hàng nông sản từ
các Hiệp định Thương mại Tự do đã ký kết và chuẩn bị ký kết để kịp thời có các
giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm,
thủy sản. Tiếp tục đôn đốc triển khai các hoạt động liên kết tiêu thụ nông
sản, tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản
xuất; phối hợp với các địa phương xây dựng các mô hình điểm về kinh tế hợp tác
và liên kết sản xuất, trước mắt tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu có lợi
thế. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, vật tư nông nghiệp và an
toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông,
lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ
uy tín, thương hiệu hàng Việt Nam. Khẩn trương rà soát, chuyển đổi một phần
rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất, phát huy hiệu quả kinh tế gắn
với việc sắp xếp lại các nông lâm trường. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời
tiết, lượng mưa, mực nước các sông suối, vận hành các hồ chứa, chủ động triển
khai các phương án phòng, chống lụt bão.
Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động các
biện pháp phòng, chống dịch trong mùa bão lũ. Phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Triển khai các
giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phối hợp với Bộ Tài chính ban
hành Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; đẩy nhanh tiến độ
xây dựng cơ sở 2 của 05 bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến cuối để sớm đưa vào
sử dụng nhằm giảm quá tải bệnh viện; đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người
bệnh”. Nghiên cứu, đề xuất chính sách dân số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội trong giai đoạn tới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa
phương tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch Việt Nam đã nêu trong các Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Ngoại giao
tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mở rộng diện được miễn thị thực đối với công dân
một số nước để thúc đẩy phát triển du lịch. Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao theo kế hoạch đã đề ra.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa
XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo triển khai hiệu
quả công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2015 và kế hoạch công tác năm
học mới 2015 2016.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan,
đoàn thể, địa phương nắm tình hình đời sống người dân ở các địa phương bị ảnh
hưởng bởi thiên tai, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ có biện pháp hỗ trợ,
bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân. Thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng
đối tượng các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và các chính sách ưu
đãi đối với người có công với cách mạng; tiếp tục phối hợp với Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẩn trương hoàn thành nội dung của chương
trình phối hợp tổng rà soát chính sách đối với người có công; kiểm tra, đôn
đốc, hướng dẫn các địa phương xử lý các hồ sơ còn tồn đọng. Triển khai đồng bộ
các giải pháp về cơ chế, chính sách, huy động lồng ghép các nguồn lực để đào
tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt chú trọng giải
quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường và lao động nông
thôn.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương
chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tải trọng xe ô tô. Đôn đốc đẩy nhanh tiến
độ thi công xây dựng các công trình, dự án giao thông trọng điểm.
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chỉ đạo lực lượng tăng cường phối hợp nắm tình
hình, chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời mọi hoạt
động chống phá, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh, an toàn các tuyến
biên giới. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và phương tiện tham gia phòng, chống
khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn. Bộ Quốc phòng chỉ đạo
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển
khai dự án về cơ sở dữ liệu dân cư và đẩy mạnh tin học hóa trong lĩnh vực giáo
dục, y tế để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn và phát triển các dịch vụ
hành chính công.
Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương chủ động nắm chắc tình hình, kịp
thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an ninh,
trật tự tại cơ sở; tiếp tục triển khai quyết liệt kế hoạch tấn công, trấn áp
tội phạm; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiềm chế gia tăng các loại tội phạm,
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là trong dịp diễn ra
Đại hội Đảng các cấp và kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 29.
Bộ Ngoại giao và Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong giải quyết cấp thị thực, tiến tới thực hiện việc cấp thị thực điện tử.
Bộ Ngoại giao tăng cường các hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ chủ quyền đất nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung triển khai Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo
chí tập trung thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các giải pháp chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xử lý kịp thời những thông tin
sai sự thật, chống phá, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và Nhân dân.
2. Về Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2011 2015 và đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016 2020
Chính phủ thống nhất với Báo cáo số 5316/BCBKHĐT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2011 2015, định hướng xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia 2016
2020 và kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 2020.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan
tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ và Hội đồng thẩm định Nhà nước, hoàn
chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 2020; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016 2020, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo
cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa
ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội.
3. Về dự thảo Nghị quyết về Chính phủ điện tử
Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông,
Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ tại
phiên họp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, gửi xin ý kiến thành viên Chính phủ,
trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 8 năm 2015.
4. Về thực hiện thí điểm bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ công te nơ khu vực
cảng biển Cái Mép Thị Vải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện thí điểm bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ công
te nơ tại các cảng biển khu vực Cái Mép Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
bằng biện pháp định giá tối thiểu. Thời gian thí điểm chậm nhất đến ngày 30
tháng 6 năm 2017. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải hướng dẫn mức giá tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế.
Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
Tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện bình ổn giá dịch
vụ bốc dỡ công te nơ khu vực cảng biển Cái Mép Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu và các cảng biển lớn trong cả nước, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo
cấp có thẩm quyền theo quy định.
Khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp nâng cao hiệu
quả khai thác, sử dụng các cảng biển thuộc nhóm cảng biển số 5 và các cảng
biển khu vực Cái Mép Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm khai thác lợi thế
của cảng biển nước sâu, phát huy chức năng cảng trung chuyển quốc tế; đồng
thời thực hiện phát triển hệ thống cảng biển theo Quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐTTg ngày 24 tháng 6 năm
2014.
5. Về tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát
viên tại mỗi cấp Viện Kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên
của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Chính phủ cơ bản thống nhất với đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về:
tổng biên chế của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp như đã được Ủy ban Thường vụ
Quốc hội giao tại Nghị quyết số 522e/NQUBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012; số
lượng, cơ cấu các ngạch Kiểm sát viên mỗi cấp và số lượng, cơ cấu ngạch Điều
tra viên như hiện có. Đồng thời, đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao báo
cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế
của ngành kiểm sát; tiếp tục hoàn thiện Đề án vị trí việc làm báo cáo cấp có
thẩm quyền quyết định, trên cơ sở đó xác định hợp lý cơ cấu tỉ lệ các ngạch
Kiểm sát viên, Điều tra viên.
Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu
ý kiến thành viên Chính phủ, dự thảo văn bản của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Nội
vụ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường
vụ Quốc hội.
6. Về dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn
phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ,
chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật. Giao Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội.
7. Về dự án Luật dược (sửa đổi)
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và
các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn
thiện dự án Luật, trong đó quy định nội dung: giao Chính phủ quy định cụ thể
trách nhiệm hướng dẫn nguyên tắc xác định trường hợp có biến động bất thường
về giá thuốc và trường hợp mặt bằng giá thuốc biến động ảnh hưởng đến ổn định
kinh tế xã hội. Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự án Luật này trước khi
trình Quốc hội.
8. Về dự án Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan
tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Pháp lệnh,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý của TTgCP, PTTg;
Tổng thư ký HĐGDQG; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; TGĐ cổng
TTĐT;
Lưu: Văn thư, TH (3b).B TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
| Nghị quyết 57/NQ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-57-NQ-CP-ve-phien-hop-Chinh-phu-thuong-ky-thang-7-nam-2015-285144.aspx | {'official_number': ['57/NQ-CP'], 'document_info': ['Nghị quyết 57/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2015'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Tấn Dũng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Thương mại, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/08/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '18/08/2015', 'note': ''} |
37 | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6613/VPCPKTTH
V/v Triển khai thực hiện Quyết định số 03/2011/QĐTTg Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2014
Kính gửi: Bộ Tài chính;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 10690/BTCTCNH ngày 01 tháng 8
năm 2014 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 03/2011/QĐTTg ngày 10
tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến
như sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện điểm 1 công văn số
4223/VPCPKTTH ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tổng hợp, đánh giá kết quả và các vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay
vốn tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp xử lý phù
hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2015.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Thủ tướng Chính phủ;
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
VPCP: BTCN, các PCN; các Trợ lý Thủ tướng; các Vụ: TH, TKBT; TGĐ cổng TTĐT;
Lưu: VT, KTTH (3). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng
| Công văn 6613/VPCP-KTTH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-6613-VPCP-KTTH-2014-thuc-hien-03-2011-QD-TTg-bao-lanh-doanh-nghiep-vay-von-ngan-hang-thuong-mai-247621.aspx | {'official_number': ['6613/VPCP-KTTH'], 'document_info': ['Công văn 6613/VPCP-KTTH năm 2014 Triển khai thực hiện Quyết định 03/2011/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Tùng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
38 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1076/TCTTNCN
V/v điều chỉnh quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài. Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1002/CTKTT1 ngày 13/02/2015 của Cục Thuế
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc điều chỉnh quyết toán thuế thu nhập cá nhân của
người nước ngoài. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 111/2013/TTBTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn:
“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày
đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào
chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông
hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất
cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá
nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam...
…
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản
này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá
nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá
nhân cư trú tại Việt Nam.
…”
Tại điểm e.2, khoản 2, Điều 26, Thông tư số 111/2013/TTBTC ngày 15/8/2013 của
Bộ Tài chính hướng dẫn:
“e.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền
công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch
đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu
tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày
thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là
ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, số thuế còn phải nộp trong năm
tính thuế thứ 2 được xác định như sau:
Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2 = Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 Số thuế tính trùng được trừ
Trong đó:
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 = Thu nhập tính thuế của năm tính thuế thứ 2 x Thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần
Số thuế tính trùng được trừ = Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất x Số tháng tính trùng
12
…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp ông Dedigama Thivanka Suresh là người
lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc từ ngày 06/07/2013 đến 19/9/2014,
trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 06/7/2013 đến 05/7/2014) ông có mặt trên
183 ngày thì được coi là cá nhân cư trú tại Việt Nam, khi quyết toán thuế thu
nhập cá nhân năm tính thuế đầu tiên thì áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng
phần.
Năm tính thuế thứ hai (từ 01/01/2014 đến 19/9/2014) nếu ông Dedigama Thivanka
Suresh đủ điều kiện là cá nhân cư trú tại Việt Nam, khi quyết toán thuế thu
nhập cá nhân thì được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Nếu Ông không
đủ điều kiện là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì được áp dụng theo Biểu thuế
toàn phần với thuế suất 20% thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khi
quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PC; HTQT;
Website Tổng cục Thuế;
Lưu: VT, TNCN. TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QL THUẾ TNCN
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Duy Minh
| Công văn 1076/TCT-TNCN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-1076-TCT-TNCN-2015-dieu-chinh-quyet-toan-thue-thu-nhap-ca-nhan-cua-nguoi-nuoc-ngoai-270044.aspx | {'official_number': ['1076/TCT-TNCN'], 'document_info': ['Công văn 1076/TCT-TNCN năm 2015 điều chỉnh quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Nguyễn Duy Minh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/03/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
39 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 17/2022/QĐUBND Hà Nam, ngày 23 tháng 6 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO
ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐCP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm
2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐCP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ
quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
Căn cứ Thông tư số 11/2021/TTBLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở
Lao động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Lao
động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở
Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý
nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo
dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động;
người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã
hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo
phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các văn bản
khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi
quản lý của Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp
huyện;
d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội; dự thảo quyết định quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội (nếu có);
đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và
theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh theo phân công;
b) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã
hội.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng
dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước được giao của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
4. Về lĩnh vực việc làm:
a) Tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng
năm, dự án, đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao
động, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động
tại Việt Nam theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; thu thập, lưu trữ, tổng
hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và quản lý thông tin thị trường lao động của
địa phương;
b) Hướng dẫn và thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của
pháp luật; tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch
vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp
luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận
không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy
phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật lao động;
đ) Quản lý tổ chức được Sở Lao động Thương binh và Xã hội phân cấp, ủy
quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về tuyển dụng, quản lý người lao
động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;
e) Thực hiện quản lý nhà nước về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng:
a) Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;
b) Xác nhận việc đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp
đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước
ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối
với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động
trực tiếp giao kết;
c) Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử
dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước
lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề
nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài;
d) Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội
tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.
6. Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm):
a) Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở địa phương
sau khi được phê duyệt; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ giáo dục nghề
nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề
nghiệp;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ
quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh, các hội thi
có liên quan đến người học các chương trình giáo dục nghề nghiệp;
d) Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên
trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận
trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp,
trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi
nhuận; việc thành lập, đình chỉ hoạt động phân hiệu của trường trung cấp; việc
công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, việc công
nhận, miễn nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Thực hiện
việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ,
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt
động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo
dục nghề nghiệp và doanh nghiệp;
đ) Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và
các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ
trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối
với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ
và các đối tượng chính sách khác.
7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao
động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc,
thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao
động và đình công, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại,
bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; giải thể, phá sản doanh
nghiệp; trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước;
b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương trong
khu vực sản xuất kinh doanh;
c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nữ và bảo
đảm bình đẳng giới, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao
động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động
khác;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại
lao động tại địa phương;
đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động về việc
đăng ký và quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức của
người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công
hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công
hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị trong đó đề xuất phương án xử
lý (nếu có) với các bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm
xã hội thuộc thẩm quyền;
c) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo
hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất;
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan
triển khai tổ chức thực hiện tuyên truyền bảo hiểm xã hội trên địa bàn phù hợp
với đặc điểm của từng nhóm đối tượng tại địa phương trên cơ sở Kế hoạch tuyên
truyền bảo hiểm xã hội theo từng giai đoạn do Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội phê duyệt.
9. Về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi địa
phương; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục
công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động tại địa phương;
c) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài
liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
d) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao
động làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại các vụ tai
nạn lao động và phối hợp với ngành y tế điều tra bệnh nghề nghiệp theo đề nghị
của cơ quan bảo hiểm xã hội;
đ) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn; tổ chức thu thập , lưu trữ thông tin về
tình hình tai nạn lao động; công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và
sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra tại địa
phương;
e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300
giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao
động trên địa bàn quản lý.
10. Về lĩnh vực người có công:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có
công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
b) Triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng
người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; quản
lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn;
c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ
theo phân công hoặc phân cấp; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ
liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;
d) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách,
chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ;
đ) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.
11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, giảm
nghèo; chế độ, chính sách và pháp luật đối với người cao tuổi, người khuyết
tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp và các
đối tượng bảo trợ xã hội khác;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững theo thẩm quyền; các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội,
người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm
nghèo, y tế lao động xã hội và các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ
xã hội;
c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch
vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở
trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình;
d) Tổng hợp, thống kê số liệu về đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi,
người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí,
người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
12. Về lĩnh vực trẻ em:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế
hoạch, mô hình, dự án về: bảo vệ trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề
về trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em;
Tháng hành động vì trẻ em;
b) Điều phối thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa
phương; đề xuất việc bố trí, vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của
trẻ em và bảo vệ trẻ em tại địa phương; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở
cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; hỗ trợ, can thiệp đối với
trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
c) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp
luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi địa phương
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây dựng báo cáo
hằng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề
về trẻ em của địa phương;
d) Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, hỗ trợ giảm
tác hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách,
giải pháp phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai
nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng theo phân công
hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ
nạn nhân theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh;
d) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy; về
phòng, ngừa tệ nạn mại dâm.
14. Về lĩnh vực bình đẳng giới:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp
luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại
địa phương;
b) Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo
lực trên cơ sở giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tham mưu tổ chức
thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo
lực trên cơ sở giới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, mô
hình, dự án về bình đẳng giới; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng
ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
15. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc
phạm vi chuyên ngành, lĩnh vực.
16. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công
hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức
danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ;
xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý
nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở Lao động
Thương binh và Xã hội theo mục tiêu, chương trình cải cách hành chính của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
21. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết
khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp
luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh.
22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công
và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động Thương binh và Xã
hội.
23. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội.
24. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ
công tác của các đơn vị thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
theo quy định tại Thông tư này và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị
trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và
chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với
công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của
pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
26. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định
của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
27. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Sở Lao động Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
a) Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội là Ủy viên Uỷ ban nhân dân
tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu sở do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân
tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở, giúp Giám đốc sở thực hiện một
hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám
đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy nhiệm thay Giám đốc
sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng
đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen
thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác
đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng (bao gồm công tác pháp chế);
b) Thanh tra;
c) Phòng Kế hoạch Tài chính;
d) Phòng Người có công;
đ) Phòng Việc làm An toàn lao động;
e) Phòng Lao động Tiền lương Bảo hiểm xã hội;
f) Phòng Giáo dục nghề nghiệp;
g) Phòng Bảo trợ và Phòng chống tệ nạn xã hội;
h) Phòng Trẻ em và Bình đẳng giới.
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
a) Trường Cao đẳng nghề Hà Nam;
b) Trường Trung cấp nghề Công nghệ Hà Nam;
c) Trung tâm Công tác xã hội;
d) Trung tâm Dịch vụ việc làm;
đ) Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và Phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Hà
Nam;
e) Trung tâm Nuôi dưỡng Thương bệnh binh nặng và Điều dưỡng người có công tỉnh
Hà Nam.
4. Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
Biên chế công chức và số lượng người làm việc của Sở Lao động Thương binh và
Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm. Căn cứ các quy
định hiện hành của Nhà nước về quản lý biên chế công chức, viên chức, hàng năm
Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng các vị trí việc làm và cơ cấu
công chức, viên chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và quyết định biên
chế công chức, viên chức đảm bảo đủ biên chế công chức, viên chức theo vị trí
việc làm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Tổ chức thực hiện.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022 và thay thế
Quyết định số 11/2016/QĐUBND ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh
và Xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4; để b/c;
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; để b/c;
Bộ Nội vụ; để b/c;
Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; để b/c;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; để b/c;
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
VPUB: LĐVP, NC, KGVX;
Lưu: VT, NC(T). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trương Quốc Huy
| Quyết định 17/2022/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-17-2022-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-cua-So-Lao-dong-Ha-Nam-526728.aspx | {'official_number': ['17/2022/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 17/2022/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hà Nam', ''], 'signer': ['Trương Quốc Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/06/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
40 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2426/QĐUBND Hưng Yên, ngày 07 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ÁP DỤNG HÌNH THỨC, QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC
BIỆT THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 29 LUẬT ĐẤU THẦU SỐ 22/2023/QH15 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐCP ngày 27 tháng 2 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà
thầu;
Căn cứ Chỉ thị số 24/CTTT ngày 29 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ
đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu;
Căn cứ Kết luận cuộc họp Giao ban Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh ngày 04/11/2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 3125/TTr
SKHĐT ngày 28 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về các gói thầu thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân
dân tỉnh được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu và quy trình
lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh khi áp dụng hình thức lựa chọn
nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với các gói thầu thuộc phạm vi quản lý
của Ủy ban nhân dân tỉnh và được quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1
Điều 29 Luật Đấu thầu.
Điều 3. Các gói thầu được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường
hợp đặc biệt
Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định
tại khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu đối với các gói thầu không thể lựa chọn nhà
thầu theo quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật Đấu
thầu, bao gồm:
1. Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của
Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc
tế;
2. Gói thầu về đào tạo chuyên sâu cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập do cơ sở đào tạo nước ngoài trực tiếp thực hiện tại nước ngoài; mua vé máy
bay cho đoàn đi công tác trong nước và quốc tế; gói thầu đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ, công chức do cần thiết phải mời cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được
cơ quan có thẩm quyền giao;
3. Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, bao gồm:
tuyên truyền trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình và phương
tiện thông tin đại chúng khác trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh
phí tuyên truyền trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan này để thực hiện; tổ
chức chương trình nghệ thuật đặc biệt; hợp tác sản xuất phim;
4. Gói thầu sản xuất và lắp đặt sân khấu phục vụ sản xuất chương trình phát
sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện; thuê địa điểm để tổ chức sản xuất, ghi
hình chương trình mang tính nghệ thuật cao;
5. Gói thầu cung cấp dịch vụ in ấn, cung cấp tem, biên lai, niêm phong theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế, hải quan; gói thầu mua chó nghiệp vụ,
đào tạo chó nghiệp vụ, mua ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ
để huấn luyện chó nghiệp vụ.
Điều 4. Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc
biệt
Căn cứ Quyết định này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ
chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 83 Nghị định
số 24/2024/NĐCP ngày 27/02/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, cụ thể:
1. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định
này, thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định số 24/2024/NĐCP.
2. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2 đến khoản 5
Điều 3 của Quyết định này, trừ gói thầu quy định tại khoản 3 Điều này, thực
hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Nghị định số 24/2024/NĐCP.
3. Đối với gói thầu mua vé máy bay cho đoàn đi công tác trong nước và quốc tế
theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định này, thực hiện theo quy định tại
khoản 5 Điều 83 Nghị định số 24/2024/NĐCP.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Người quyết định mua sắm chịu trách nhiệm về tính minh bạch; khi phê duyệt
dự toán, giá gói thầu phải phù hợp với quy định của pháp luật, định mức chi,
bảo đảm tiết kiệm, tránh gây thất thoát, lãng phí và đem lại hiệu quả kinh tế
khi thực hiện mua sắm và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đấu
thầu trong phạm vi quản lý của mình.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ
tịch UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
Trung tâm THCB;
Lưu: VT, THV. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Lê Huy
| Quyết định 2426/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-2426-QD-UBND-2024-ap-dung-hinh-thuc-lua-chon-nha-thau-truong-hop-dac-biet-Hung-Yen-634314.aspx | {'official_number': ['2426/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2024 áp dụng hình thức, quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu 2023 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hưng Yên', ''], 'signer': ['Nguyễn Lê Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
41 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 33/2024/QĐUBND Quảng Bình, ngày 31 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017; Luật Thủy sản ngày 21 tháng
11 năm 2017; Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018; Luật Chăn nuôi ngày 19
tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ
chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 3063/TTrSNN ngày 31 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đơn giá bồi thường thiệt
hại về cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2024.
2. Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 22/2021/QĐ
UBND ngày 28/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức bồi thường,
hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản, phần lăng, mộ và chi phí di
chuyển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 46/2022/QĐUBND ngày
11/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
mức bồi thường, hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản, phần lăng, mộ
và chi phí di chuyển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định
số 22/2021/QĐUBND ngày 28/7/2021 hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các
sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như điều 3;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
Vụ pháp chế Bộ NN&PTNT;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
UBMTTQVN tỉnh;
VPUBND tỉnh;
Trung tâm Tin học Công báo tỉnh;
Lưu: VT, KT.LCT TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Ngọc Lâm
QUY ĐỊNH
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 33/2024/QĐUBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định chi tiết khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai năm 2024 về đơn
giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, nông nghiệp, tài
chính; cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2024 khi Nhà
nước thu hồi đất; người sở hữu cây trồng, vật nuôi trên đất bị thu hồi.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại đối với
cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 3. Đơn giá bồi thường
1. Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng được quy định tại Phụ lục I
kèm theo Quy định này.
2. Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi được quy định tại Phụ lục II
kèm theo Quy định này.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng đơn giá bồi thường
1. Đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi được xem xét điều
chỉnh trong trường hợp có nội dung chưa phù hợp, mới phát sinh hoặc các yếu tố
hình thành đơn giá có biến động tăng hoặc giảm từ 20% trở lên.
2. Đối với các loại cây trồng, vật nuôi khác không có trong quy định này thì
căn cứ vào loại cây trồng, vật nuôi tương đương để xác định mức bồi thường.
Trường hợp không có loại cây trồng, vật nuôi tương đương thì tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ trì phối hợp với chủ đầu tư khảo sát
giá thị trường tại thời điểm hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định
giá trị tài sản, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ quyết định sau khi có sự thống nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để xác định mức bồi thường phù hợp.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các dự án, công trình đã có quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ nhưng chưa thực hiện việc chi trả bồi thường, hỗ trợ hoặc đang
thực hiện việc chi trả bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt
trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các
phương án bồi thường, hỗ trợ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các dự án, công trình đang lập phương án bồi thường hoặc đã lập
phương án nhưng chưa có quyết định phê duyệt phương án bồi thường của cấp có
thẩm quyền thì được điều chỉnh thực hiện theo Quy định này.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành
có liên quan theo dõi, kiểm tra, thực hiện Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, đơn
vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét Quyết định sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật
nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình)
TT TÊN TÀI SẢN ĐVT ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG
A CÂY HẰNG NĂM
1 Lúa Đồng/m2 5.200
2 Ngô Đồng/m2 5.000
3 Khoai lang lấy củ Đồng/m2 18.500
4 Lạc Đồng/m2 9.500
5 Hành tím Đồng/m2 14.000
6 Ớt Đồng/m2 5.500
7 Tỏi Đồng/m2 24.100
8 Đậu xanh Đồng/m2 4.700
9 Cây vừng (mè) Đồng/m2 5.700
10 Dưa hấu Đồng/m2 23.500
11 Cây Su su Đồng/m2 16.300
12 Cây Mía Đồng/m2 8.400
13 Dưa lưới, dưa vàng Đồng/m2 70.000
14 Rau ăn lá (cải) Đồng/m2 24.600
15 Rau ăn lá (mồng tơi) Đồng/m2 24.900
16 Rau ăn lá (rau dền) Đồng/m2 16.900
17 Rau ăn lá (bắp cải, súp lơ, cải thảo) Đồng/m2 16.100
18 Rau ăn củ (su hào) Đồng/m2 10.000
19 Cà chua Đồng/m2 11.600
20 Dưa chuột Đồng/m2 14.100
21 Mướp đắng Đồng/m2 13.100
22 Bầu Đồng/m2 16.100
23 Bí xanh Đồng/m2 11.300
24 Đậu quả Đồng/m2 14.300
25 Gừng Đồng/m2 24.000
26 Nghệ Đồng/m2 5.100
27 Cay Sắn (Mỳ) Đồng/m2 5.100
28 Sả Đồng/m2 10.800
29 Sen lấy hạt Đồng/m2 18.600
30 Cây dược liệu, hương liệu hằng năm (cà gai leo, xạ đen, thìa canh....) Đồng/m2 6.900
31 Cây hằng năm khác chưa phân vào đâu (cỏ nhung, ngô cây,...) Đồng/m2 6.100
B CÂY ĂN TRÁI
1 Bưởi
Cây mới trồng Đồng/cây 98.700
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 242.100
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 381.800
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 528.800
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 681.400
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 18.000
2 Chanh, Cam, Quýt
Cây mới trồng Đồng/cây 82.400
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 182.600
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 274.600
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 368.200
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 464.500
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 25.000
3 Chanh leo
Cây mới trồng Đồng/cây 60.000
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 127.600
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 181.700
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 15.000
4 Chuối
Cây mới trồng Đồng/cây 50.200
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 107.800
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 149.400
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 10.000
5 Dứa
Cây mới trồng Đồng/bụi 8.900
Cây 01 năm tuổi Đồng/bụi 15.900
Cây 02 năm tuổi Đồng/bụi 18.300
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 8.500
6 Đu đủ
Cây mới trồng Đồng/bụi 45.200
Cây 01 năm tuổi Đồng/bụi 96.800
Cây 02 năm tuổi Đồng/bụi 137.900
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 12.000
7 Mít
Cây mới trồng Đồng/cây 95.300
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 246.400
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 294.100
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 556.200
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 726.800
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 13.000
8 Nhãn, vải
Cây mới trồng Đồng/cây 92.000
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 233.000
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 369.800
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 504.300
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 649.700
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 32.000
9 Hồng không hạt
Cây mới trồng Đồng/cây 74.700
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 176.600
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 275.700
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 374.100
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 478.700
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 30.000
10 Thanh long
Cây mới trồng Đồng/trụ 243.000
Cây 01 năm tuổi Đồng/trụ 362.400
Cây 02 năm tuổi Đồng/trụ 453.300
Cây 03 năm tuổi Đồng/trụ 568.400
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 20.000
11 Mãng cầu
Cây mới trồng Đồng/cây 45.600
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 109.100
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 170.400
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 228.100
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 297.800
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 30.000
12 Vú sữa
Cây mới trồng Đồng/cây 161.400
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 678.600
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 1.192.100
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 1.736.300
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 2.317.400
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 35.000
13 Xoài
Cây mới trồng Đồng/cây 100.300
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 242.000
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 380.000
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 522.800
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 844.300
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 23.000
14 Lê, Mận, Đào
Cây mới trồng Đồng/cây 95.300
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 235.100
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 371.400
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 506.900
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 649.000
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 35.000
15 Nho
Cây mới trồng Đồng/cây 159.100
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 205.900
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 248.500
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 289.700
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 73.000
C CÂY CÔNG NGHIỆP
1 Hồ tiêu
Cây mới trồng Đồng/cây 216.600
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 296.200
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 340.500
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 386.400
Cây trong thời kỳ thu hoạch (tính theo đơn giá hạt khô) Đồng/kg 143.500
2 Cà phê
Cây mới trồng Đồng/cây 55.500
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 135.500
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 190.600
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 234.600
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 109.000
3 Cao su
Cây mới trồng Đồng/cây 73.700
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 176.500
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 275.200
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 374.900
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 475.800
Cây 05 năm tuổi Đồng/cây 576.800
Cây 06 năm tuổi Đồng/cây 677.800
Cây 07 năm tuổi Đồng/cây 741.300
Cây trong thời kỳ thu hoạch (tính theo đơn giá mủ nước quy khô) Đồng/kg 47.000
4 Chè
Cây mới trồng Đồng/cây 9.500
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 20.200
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 26.800
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 33.400
Cây trong thời kỳ thu hoạch (tính theo đơn giá lá tươi) Đồng/kg 10.500
5 Điều (Đào lộn hột)
Cây mới trồng Đồng/cây 64.500
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 167.100
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 256.900
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 349.000
Cây trong thời kỳ thu hoạch (tính theo đơn giá hạt tươi) Đồng/kg
6 Quế
Cây mới trồng Đồng/cây 22.600
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 27.800
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 34.100
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 40.300
Cây trong thời kỳ thu hoạch (tính theo đơn giá vỏ tươi) Đồng/kg 25.000
7 Dừa
Cây mới trồng Đồng/cây 100.000
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 262.700
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 417.800
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 573.000
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 732.900
Cây trong thời kỳ thu hoạch (tính theo đơn giá quả tươi) Đồng/kg 8.500
D CÂY LÂM NGHIỆP
I Cây trồng đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản (đường kính ≤ 10cm)
a Cây sinh trưởng nhanh
1 Cây ngập mặn: Bần, Đước, Sú, Vẹt
Cây mới trồng (chiều cao< 1m) Đồng/cây 26.600
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 29.600
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 33.200
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 35.700
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 37.500
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 39.300
2 Keo các loại: Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 16.700
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 22.500
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 30.500
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 38.300
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8 cm Đồng/cây 39.600
Cây đường kính 8cm <Φ ≤ 10cm Đồng/cây 41.000
Đối với cây tái sinh giá bằng 80% mức giá trên Đồng/cây
3 Tràm gió
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 19.300
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 21.800
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 23.800
Cây đường kính 4cm > Φ ≤ 6cm 1 Đồng/cây 24.500
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 24.700
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 24.800
4 Phi lao
Cây mới trồng (chiều cao< 1m) Đồng/cây 16.100
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 19.900
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 25.200
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 30.300
Cây đường kính 6cm< Φ ≤ 8cm Đồng/cây 31.100
Cây đường kính 8cm< Φ ≤ 10cm Đồng/cây 31.900
5 Bạch đàn
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 18.300
Cây đường kính Φ ≤ 2 cm Đồng/cây 24.900
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 33.900
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 42.800
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 44.400
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 46.000
6 Xoan
Cây mới trồng (chiều cao< 1m) Đồng/cây 22.600
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 29.300
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 38.300
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 47.200
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 48.900
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 50.500
7 Cây Thừng mực (Mớc)
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 29.500
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 37.600
Cây đường kính 2cm< Φ ≤ 4cm Đồng/cây 53.300
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 68.700
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 72.000
Cây đường kính 8cm< Φ ≤ 10cm Đồng/cây 75.200
b Cây sinh trưởng chậm
1 Xà cừ
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 45.500
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 58.800
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 93.700
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 110.800
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 127.900
Cây đường kính 8cm< Φ ≤ 10cm Đồng/cây 134.500
2 Giáng hương, Huê, Trầm hương
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 32.200
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 45.600
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 80.500
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6 cm Đồng/cây 97.600
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 114.800
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 121.300
3 Sao đen
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 51.600
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 71.200
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 123.500
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 149.100
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 174.600
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 185.300
4 Giẻ gai
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 39.100
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 52.400
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 87.300
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 104.400
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 121.500
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 128.000
5 Huỳnh
Cây mới trồng (chiều cao<1m) Đồng/cây 33.900
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 43.800
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 69.100
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 81.500
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 94.000
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 100.200
6 Lim xanh
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 33.800
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 43.700
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 69.100
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 81.500
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 94.000
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 98.300
7 Giổi
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 48.800
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 62.100
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 97.000
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 114.100
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 131.200
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 137.800
8 Lát hoa
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 35.600
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 49.300
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 84.200
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 101.300
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 118.400
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 125.000
9 Trám trắng, Trám đen
Cây mới trồng (chiều cao < 1m) Đồng/cây 36.500
Cây đường kính Φ ≤ 2cm Đồng/cây 56.200
Cây đường kính 2cm < Φ ≤ 4cm Đồng/cây 108.400
Cây đường kính 4cm < Φ ≤ 6cm Đồng/cây 134.000
Cây đường kính 6cm < Φ ≤ 8cm Đồng/cây 159.600
Cây đường kính 8cm < Φ ≤ 10cm Đồng/cây 170.300
10 Thông nhựa
Cây mới trồng Đồng/cây 27.300
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 38.100
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 52.100
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 65.900
Cây 04 năm tuổi Đồng/cây 79.500
Cây 05 năm tuổi Đồng/cây 93.200
Cây 06 năm tuổi Đồng/cây 95.600
Cây 07 năm tuổi Đồng/cây 98.000
Cây trong thời kỳ thu hoạch Đồng/kg 18.800
II Cây ở thời kỳ thu hoạch (đường kính > 10cm)
1 Nhóm I
Cây đường kính 10cm < Φ ≤ 15cm Đồng/cây 394.400
Cây đường kính 15cm < Φ ≤ 20cm Đồng/cây 875.700
Cây đường kính 20cm < Φ ≤ 25cm Đồng/cây 1.636.900
Cây đường kính 25cm < Φ ≤ 30cm Đồng/cây 4.674.900
Cây đường kính 30cm < Φ ≤ 35cm Đồng/cây 7.089.200
Cây đường kính 35cm < Φ ≤ 40cm Đồng/cây 10.129.063
Cây đường kính 40cm < Φ ≤ 50cm Đồng/cây 15.963.600
Cây đường kính Φ > 50cm Đồng/cây 39.248.900
2 Nhóm II
Cây đường kính 10cm < Φ ≤ 15 cm Đồng/cây 267.700
Cây đường kính 15cm < Φ ≤ 20cm Đồng/cây 635.200
Cây đường kính 20cm < Φ ≤ 25 cm Đồng/cây 1.211.300
Cây đường kính 25cm < Φ ≤ 30cm Đồng/cây 3.075.000
Cây đường kính 30cm < Φ ≤ 35cm Đồng/cây 4.722.700
Cây đường kính 35cm < Φ ≤ 40cm Đồng/cây 6.820.700
Cây đường kính 40cm < Φ ≤ 50cm Đồng/cây 10.894.900
Cây đường kính Φ > 50cm Đồng/cây 25.619.100
3 Nhóm III
Cây đường kính 10cm < Φ ≤ 15cm Đồng/cây 228.300
Cây đường kính 15cm < Φ ≤ 20cm Đồng/cây 525.300
Cây đường kính 20cm < Φ ≤ 25cm Đồng/cây 979.100
Cây đường kính 25cm < Φ ≤ 30cm Đồng/cây 2.405.400
Cây đường kính 30cm < Φ ≤ 35cm Đồng/cây 3.639.600
Cây đường kính 35cm < Φ ≤ 40cm Đồng/cây 5.189.800
Cây đường kính 40cm < Φ ≤ 50cm Đồng/cây 8.156.800
Cây đường kính Φ > 50cm Đồng/cây 19.427.200
4 Nhóm IV
Cây đường kính 10cm < Φ ≤ 15 cm Đồng/cây 152.600
Cây đường kính 15cm < Φ ≤ 20cm Đồng/cây 348.400
Cây đường kính 20cm < Φ ≤ 25cm Đồng/cây 645.300
Cây đường kính 25cm< Φ ≤ 30cm Đồng/cây 1.890.000
Cây đường kính 30cm < Φ ≤ 35 cm Đồng/cây 2.847.500
Cây đường kính 35cm< Φ ≤ 40cm Đồng/cây 4.045.200
Cây đường kính 40cm< Φ ≤ 50cm Đồng/cây 6.327.100
Cây đường kính Φ > 50cm Đồng/cây 11.476.7000
5 Nhóm V
Cây đường kính 10cm< Φ ≤ 15 cm Đồng/cây 99.700
Cây đường kính 15cm< Φ ≤ 20cm Đồng/cây 231.700
Cây đường kính 20cm< Φ ≤ 25cm Đồng/cây 435.100
Cây đường kính 25cm< Φ ≤ 30cm Đồng/cây 1.043.700
Cây đường kính 30cm< Φ ≤ 35 cm Đồng/cây 1.586.700
Cây đường kính 35cm < Φ ≤ 40cm Đồng/cây 2.272.300
Cây đường kính 40cm < Φ ≤ 50cm Đồng/cây 3.590.200
Cây đường kính Φ > 50cm Đồng/cây 9.998.200
6 Nhóm VI đến VIII
Cây đường kính 10cm < Φ ≤ 15cm Đồng/cây 96.600
Cây đường kính 15cm < Φ ≤ 20cm Đồng/cây 204.200
Cây đường kính 20cm < Φ ≤ 25cm Đồng/cây 346.300
Cây đường kính 25cm < Φ ≤ 30cm Đồng/cây 740.500
Cây đường kính 30cm < Φ ≤ 35cm Đồng/cây 1.110.700
Cây đường kính 35cm < Φ ≤ 40cm Đồng/cây 1.413.400
Cây đường kính 40cm < Φ ≤ 50cm Đồng/cây 2.482.000
Cây đường kính Φ > 50cm Đồng/cây 6.963.600
E CÂY LÂU NĂM KHÁC
1 Bồ kết
Cây mới trồng Đồng/cây 20.200
Cây chuẩn bị ra quả Đồng/cây 150.500
Cây đã có quả Đồng/cây 198.900
2 Mát
Cây mới trồng Đồng/cây 6.100
Cây cao từ 30 cm đến 50 cm Đồng/cây 20.200
Cây cao > 50 cm đến dưới 1m Đồng/cây 33.700
Cây cao > 1m Đồng/cây 80.900
Cây sắp ra quả Đồng/cây 358.400
Cây đã có quả Đồng/cây 717.900
3 Trầu
Cây cao ≤ 1 m Đồng/bụi 20.200
Cây cao > 1 m Đồng/bụi 39.300
4 Sim
Cây mới trồng (dưới 1 năm) đồng/bụi 101.100
Cây từ 1 năm đến 3 năm đồng/bụi 134.800
Cây trồng trên 3 năm đòng/bụi 168.500
5 Tre, Mai, vầu, Luồng, Hóp, Mây
Bụi < 5 cây Đồng/bụi 54.400
Bụi ≥ 5 10 cây Đồng/bụi 80.300
Bụi > 10 20 cây Đồng/bụi 119.900
Bụi > 20 30 cây Đồng/bụi 181.700
Bụi > 30 40 cây Đồng/bụi 281.800
Bụi > 40 50 cây Đồng/bụi 363.300
Tre lấy măng loại mới trồng Đồng/bụi 54.400
Tre lấy măng đã thu hoạch Đồng/bụi 195.300
Hóp ≥ 20 cây/bụi Đồng/bụi 59.300
Hóp < 20 cây/bụi Đồng/bụi 34.600
6 Cọ (Trọ)
Cây mới trồng Đồng/cây 20.800
Cây trồng < 3 năm Đồng/cây 32.100
Cây trồng ≥ 3 năm Đồng/cây 55.600
7 Cau
Cây mới trồng Đồng/cây 51.300
Cây 01 năm tuổi Đồng/cây 97.200
Cây 02 năm tuổi Đồng/cây 129.600
Cây 03 năm tuổi Đồng/cây 162.000
Cây trong thời kỳ thu hoạch (Đơn giá tính cau tươi) Đồng/kg 25.000
F CÂY BÓNG MÁT, CÂY CẢNH
1 Hàng rào cây xanh
Hàng rào cây xanh trồng bình thường Đồng/m 19.500
Hàng rào cây xanh có tạo hình Đồng/m 51.900
2 Sung, Đào, Ngọc Lan, Liễu... (và các loài cây tương tự)
Cây mới trồng cây cao ≤ 50 cm Đồng/cây 18.200
Cây đường kính ≤ 10 cm Đồng/cây 53.100
Cây đường kính Φ > 10 cm đến Φ ≤ 15 cm Đồng/cây 119.400
Cây đường kính Φ > 15 cm Đồng/cây 179.200
3 Cây hoa ngắn ngày các loại (Cúc, Vạn thọ, Đồng tiền, Mào gà .......)
Cây mới trồng Đồng/bụi 3.400
Cây sắp có hoa Đồng/bụi 7.300
Cây đang có hoa Đồng/bụi 20.600
4 Mai cảnh
Cây mới trồng Đồng/cây 28.400
Cây cao < 50 cm Đồng/cây 50.600
Cây cao > 50 cm đến ≤ 1 m Đồng/cây 58.400
Cây cao > 1m Đồng/cây 79.100
Cây đường kính gốc 5 10 cm Đồng/cây 458.400
Cây đường kính gốc trên 10cm Đồng/cây 1.198.800
5 Thiên tuế, Vạn tuế
Cây mới trồng, chưa có thân (phần nhô trên mặt đất) Đồng/bụi 84.300
Cây đã có thân, chiều cao thân ≤ 20 cm. Đồng/bụi 123.600
Cây đã có thân, chiều cao thân > 20cm 50 cm. Đồng/bụi 198.900
Cây đã có thân, chiều cao thân > 50 70cm Đồng/bụi 506.700
Cây đã có thân, chiều cao thân > 70cm Đồng/bụi 633.700
6 Mưng, Tùng bách tản, lội... và các loài cây thân gỗ tương tự dựng để trồng làm bóng mát, cây cảnh tương tự
Cây mới trồng từ hạt Đồng/cây 9.600
Cây mới trồng dâm cành <1 năm Đồng/cây 64.000
Cây mới trồng từ cây non Đồng/cây 40.800
Cây cao 2m đường kính Φ ≤ 10 cm Đồng/cây 540.000
Cây đường kính Φ > 10 cm đến ≤ 30 cm Đồng/cây 1.090.000
Cây đường kính Φ > 30 cm Đồng/cây 2.740.000
Riêng sanh, si, đa, đề giá bằng 50% mức giá trên
7 Cau cảnh (Cau phú quý, Cau Hawai)
Cây có < 3 cây/bụi, chiều cao < 2m Đồng/bụi 49.400
Cây có < 3 cây, chiều cao ≥ 2m Đồng/bụi 74.200
Cây bụi > 3 cây, chiều cao ≤ 2m Đồng/bụi 179.200
Cây bụi > 3 cây, chiều cao > 2m Đồng/bụi 354.700
8 Cau vua
Cây mới trồng Đồng/cây 74.200
Cây đường kính Φ < 20 cm Đồng/cây 309.000
Cây 20 cm ≤ đường kính Φ ≤ 40 cm Đồng/cây 494.300
Cây đường kính Φ > 40 cm Đồng/cây 865.100
9 Ngâu (nếu trồng thành hàng rào thì thực hiện theo Mục 1)
Cây cao < 1m Đồng/cây 48.300
Cây cao từ 1m trở lên Đồng/cây 69.200
10 Các loại cây cảnh trồng dạng bụi: Hồng, Đinh lăng,.......
Cây mới trồng Đồng/bụi 10.100
Cây < 1 năm (cao dưới 0,5m) Đồng/bụi 20.800
Cây ≥ 1 năm (cao ≥ 0,5m) Đồng/bụi 29.700
11 Các loại cây cảnh trồng đường viền, trồng thảm
Cỏ Nhật Bản Đồng/m2 61.800
Hoa lá, Sam cảnh Đồng/m2 39.000
Hoa Mười giờ Đồng/m2 39.000
12 Các loại cây bóng mát: Bàng, Phượng, Bằng lăng, Hoa sữa, Ngô đằng....
Cây mới trồng cao < 50 cm Đồng/cây 14.400
Cây cao ≤ 1m Đồng/cây 36.400
Cây cao > 1m đến dưới 2 năm Đồng/cây 51.700
Cây trồng ≥ 2 năm đến dưới 4 năm Đồng/cây 159.500
Cây trồng ≥ 4 năm Đồng/cây 198.900
13 Mộc hương
Cây mới trồng cây cao ≤ 50 cm Đồng/cây 85.000
Cây đường kính Φ ≤ 10 cm Đồng/cây 1.037.500
Cây đường kính Φ > 10 cm đến Φ ≤ 15 cm Đồng/cây 3.750.000
Cây đường kính Φ > 15 cm Đồng/cây 10.000.000
14 Nguyệt quế, nhất chi mai
Cây mới trồng Đồng/cây 29.800
Cây cao ≤ 50 cm Đồng/cây 128.800
Cây cao > 50 cm đến ≤ 1 m Đồng/cây 380.000
Cây cao > 1m Đồng/cây 987.500
15 Cọ dầu
Cây mới trồng Đồng/cây 48.300
Cây cao ≤ 50 cm Đồng/cây 86.300
Cây cao > 50 cm đến ≤ 1 m Đồng/cây 280.000
Cây cao > 1m đến < 2m Đồng/cây 1.312.500
Cây cao trên 2m Đồng/cây 2.550.000
16 Duỗi
Cây mới trồng Đồng/cây 15.000
Cây đường kính Φ ≤ 10 cm Đồng/cây 283.300
Cây đường kính Φ > 10 cm đến ≤ 30 cm Đồng/cây 1.833.300
Cây đường kính Φ > 30 cm Đồng/cây 4.733.300
17 Bàng Đài Loan
Cây mới trồng Đồng/cây 9.700
Cây cao ≤ 50 cm Đồng/cây 192.000
Cây đường kính Φ ≤ 10 cm Đồng/cây 580.000
Cây đường kính Φ > 10 cm đến Φ ≤ 15 cm Đồng/cây 1.460.000
Cây đường kính Φ > 15 cm Đồng/cây 2.650.000
18 Hoàng yến
Cây mới trồng Đồng/cây 33.800
Cây cao ≤ 50 cm Đồng/cây 325.000
Cây cao > 50 cm đến ≤ 1,5 m Đồng/cây 1.037.500
Cây cao > 1,5m Đồng/cây 3.150.000
19 Cây chòi mòi
Cây mới trồng cây cao ≤ 50 cm Đồng/cây 90.000
Cây đường kính Φ ≤ 10 cm Đồng/cây 862.500
Cây đường kính > 10 cm đến Φ ≤ 15 cm Đồng/cây 1.775.000
Cây đường kính Φ > 15 cm Đồng/cây 3.775.000
Ghi chú: Phương pháp đo đường kính cây được thực hiện như sau:
Cây có chiều cao dưới 02m: Đường kính được đo tại điểm giữa chiều cao
cây.
Cây cao từ 02m trở lên: Đo tại điểm cách mặt đất 1,3m (riêng đối với các
loài cây có hệ rễ mọc bên trên mặt đất, nước như một số loại cây ngập mặn thì
đường kính thân cây đo tại vị trí cách có rễ 1,3m).
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật
nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình)
TT Hình thức/Đối tượng nuôi Thời gian nuôi (ngày) Đơn vị Đơn giá bồi thường
I Nuôi trồng thủy sản
1 Tôm sú
1.1 Nuôi quảng canh cải tiến 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 12.700
Từ 100 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 17.400
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 23.200
1.2 Nuôi bán thâm canh 180
Dưới 60 ngày Đồng/m2 17.500
Từ 60 ngày đến 120 ngày Đồng/m2 31.100
Từ 121 ngày đến 180 ngày Đồng/m2 37.100
1.3 Nuôi thâm canh 180
Dưới 60 ngày Đồng/m2 22.700
Từ 60 ngày đến 120 ngày Đồng/m2 40.900
Từ 121 ngày đến 180 ngày Đồng/m2 47.000
2 Tôm thẻ chân trắng 150
2.1 Nuôi hai giai đoạn
Dưới 30 ngày (thời gian nuôi GĐ1) Đồng/m2 158.200
Từ 30 ngày đến 100 ngày Đồng/m2 282.600
Từ 101 ngày đến 150 ngày Đồng/m2 350.800
2.2 Nuôi thâm canh
Dưới 50 ngày Đồng/m2 53.400
Từ 50 ngày đến 100 ngày Đồng/m2 89.300
Từ 101 ngày đến 150 ngày Đồng/m2 116.400
3 Cua biển 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 17.800
Từ 100 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 28.200
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 39.200
4 Ốc hương 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 188.400
Từ 100 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 272.300
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 329.500
5 Cá chẽm, cá hồng mỹ (cá vược) 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 35.600
Từ 100 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 50.200
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 74.900
6 Cá đối 240
Dưới 80 ngày Đồng/m2 37.900
Từ 80 ngày đến 160 ngày Đồng/m2 127.500
Từ 161 ngày đến 240 ngày Đồng/m2 139.900
7 Tôm càng xanh
7.7 Nuôi xen canh với lúa 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 7.000
Từ 101 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 9.000
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 12.200
7.2 Nuôi thâm canh 180
Dưới 60 ngày Đồng/m2 43.300
Từ 60 ngày đến 120 ngày Đồng/m2 59.500
Từ 121 ngày đến 180 ngày Đồng/m2 81.200
8 Cá rô phi, cá diêu hồng 240
8.1 Nuôi bán thâm canh
Dưới 80 ngày Đồng/m2 19.000
Từ 80 ngày đến 160 ngày Đồng/m2 28.100
Từ 161 ngày đến 240 ngày Đồng/m2 38.600
8.2 Nuôi thâm canh
Dưới 80 ngày Đồng/m2 48.200
Từ 80 ngày đến 160 ngày Đồng/m2 84.200
Từ 161 ngày đến 240 ngày Đồng/m2 120.200
9 Cá trắm đen 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 30.300
Từ 100 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 52.500
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 73.100
10 Cá trắm cỏ 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 45.000
Từ 100 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 85.500
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 108.200
11 Cá rô đồng 240
Dưới 80 ngày Đồng/m2 117.100
Từ 80 ngày đến 160 ngày Đồng/m2 158.500
Từ 161 ngày đến 240 ngày Đồng/m2 185.300
12 Cá chim trắng 300
Dưới 100 ngày Đồng/m2 73.600
Từ 100 ngày đến 200 ngày Đồng/m2 111.600
Từ 201 ngày đến 300 ngày Đồng/m2 135.000
13 Cá lóc 240
Dưới 80 ngày Đồng/m2 99.800
Từ 80 ngày đến 160 ngày Đồng/m2 185.100
Từ 161 ngày đến 240 ngày Đồng/m2 251.600
14 Ếch 180
Dưới 60 ngày Đồng/m2 295.000
Từ 60 ngày đến 120 ngày Đồng/m2 577.500
Từ 121 ngày đến 180 ngày Đồng/m2 839.200
15 Ba ba 540
Dưới 180 ngày Đồng/m2 205.300
Từ 180 ngày đến 360 ngày Đồng/m2 317.300
Từ 361 ngày đến 540 ngày Đồng/m2 424.000
Ghi chú: Đối với ao nuôi ghép thì đơn giá được tính theo giá của đối tượng
nuôi chính
II Động vật không thể di chuyển
1 Chim Yến Đồng/kg 28.000.000
| Quyết định 33/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-33-2024-QD-UBND-don-gia-boi-thuong-thiet-hai-cay-trong-khi-Nha-nuoc-thu-hoi-dat-Quang-Binh-630822.aspx | {'official_number': ['33/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 33/2024/QĐ-UBND về Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Bình', ''], 'signer': ['Đoàn Ngọc Lâm'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
42 | BỘ TƯ PHÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 05/2011/TTBTP Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM,
HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ BIÊN TÀI SẢN THI HÀNH ÁN THEO PHƯƠNG THỨC TRỰC
TIẾP, BƯU ĐIỆN, FAX, THƯ ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH, TÀI SẢN CỦA
CỤC ĐĂNG KÝ QUỐC GIA GIAO DỊCH BẢO ĐẢM THUỘC BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số65/2005/NĐCP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy
định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐCP ngày
02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê
tài chính;
Căn cứ Nghị định số163/2006/NĐCP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về
giao dịch bảo đảm;
Căn cứ Nghị định số83/2010/NĐCP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về
đăng ký giao dịch bảo đảm;
Căn cứ Nghị định số93/2008/NĐCP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về
đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê
biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện
tử, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao
dịch bảo đảm, hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên
bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng chuyển giao
quyền đòi nợ và thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, cung cấp thông tin
về tài sản kê biên được thực hiện theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax,
thư điện tử tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc
gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm Đăng ký).
Điều 2. Các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng và thông báo việc
kê biên
1. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm (trừ bảo lãnh và tín chấp) bao gồm các
trường hợp sau đây:
1.1. Thế chấp tài sản, bao gồm cả thế chấp tài sản hình thành trong tương lai,
cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ;
1.2. Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm nêu tại điểm
1.1 khoản 1 Điều này;
1.3. Văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm đối với giao dịch bảo đảm đã
đăng ký.
2. Việc đăng ký hợp đồng (trừ hợp đồng thuê mua tàu bay dân dụng) bao gồm các
loại hợp đồng sau đây:
2.1. Hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán (gọi
chung là hợp đồng mua trả chậm, trả dần) quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị
định số 163/2006/NĐCP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 163/2006/NĐCP);
2.2. Hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên quy định tại khoản 2
Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐCP, bao gồm:
a) Hợp đồng có thời hạn thuê tài sản từ một năm trở lên;
b) Hợp đồng có thời hạn thuê tài sản dưới một năm, nhưng các bên giao kết hợp
đồng thỏa thuận về việc gia hạn và tổng thời hạn thuê (bao gồm cả thời hạn gia
hạn) từ một năm trở lên;
2.3. Hợp đồng cho thuê tài chính quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số
65/2005/NĐCP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐCP ngày 02 tháng 5 năm 2001
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính;
2.4. Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, bao gồm quyền đòi nợ hiện có hoặc
quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.
3. Việc kê biên tài sản mà theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên phải
thông báo cho Trung tâm Đăng ký khi ra quyết định kê biên đối với các tài sản
quy định tại Điều 3 của Thông tư này, trừ các trường hợp sau đây:
3.1. Tài sản kê biên đã được giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản
hoặc đã được bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án;
3.2. Tổng giá trị tài sản theo quyết định kê biên (không bao gồm các tài sản
nêu tại điểm 3.1 khoản này) do Chấp hành viên tạm tính dưới 30 tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 3. Tài sản thuộc trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm và thông báo việc
kê biên
Các tài sản thuộc trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm và thông báo việc kê
biên bao gồm:
1. Ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; các phương
tiện giao thông đường sắt;
2. Tàu cá, các phương tiện giao thông đường thủy nội địa;
3. Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng, các hàng hóa khác, kim khí quý, đá quý;
4. Tiền Việt Nam, ngoại tệ;
5. Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ
quỹ, séc và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá
được thành tiền và được phép giao dịch;
6. Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền
đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ, các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của
bên bảo đảm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác (trừ quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở);
7. Quyền tài sản đối với phần vốn trong doanh nghiệp, dự án;
8. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, chi phí san lấp, giải tỏa, giải
phóng mặt bằng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định
của pháp luật;
9. Lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm hoặc các
lợi ích khác thu được từ tài sản bảo đảm nêu tại Điều này;
10. Các động sản khác theo quy định tại khoản 2 Điều 174 của Bộ luật Dân sự;
11. Các tài sản gắn liền với đất không thuộc thẩm quyền đăng ký của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như: tài
sản gắn liền với đất được xây dựng trên nhiều thửa đất (tài sản liên tuyến);
nhà ở, công trình xây dựng làm bằng các vật liệu tạm thời (tranh, tre, nứa,
lá, đất); các công trình phụ trợ như nhà để xe, nhà bếp, nhà thép tiền chế,
khung nhà xưởng, nhà kho; giếng nước; giếng khoan; giàn khoan; bể nước; sân;
tường rào; cột điện; trạm điện; trạm bơm, hệ thống phát, tải điện; hệ thống
hoặc đường ống cấp thoát nước sinh hoạt; đường nội bộ và các công trình phụ
trợ khác.
Điều 4. Phạm vi thẩm quyền của Trung tâm Đăng ký
1. Trung tâm Đăng ký có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch
bảo đảm; đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo
lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài
chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ; thông báo việc kê biên tài sản thi
hành án và cung cấp thông tin về tài sản kê biên (sau đây gọi là đăng ký,
thông báo, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc
kê biên) theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước, không phân
biệt thẩm quyền theo địa giới hành chính nơi Trung tâm Đăng ký đặt trụ sở.
2. Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn một trong các Trung tâm Đăng ký thực
hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng và thông
báo việc kê biên.
3. Việc đăng ký, thông báo và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp
đồng, thông báo việc kê biên tại các Trung tâm Đăng ký có giá trị pháp lý như
nhau.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký
1. Khi thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê
biên, Trung tâm Đăng ký có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.1. Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng và thông báo việc kê biên theo đúng
thứ tự tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên trong Sổ
tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông
tin;
1.2. Cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, kết quả thông báo việc kê biên
có xác nhận của Trung tâm Đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu;
1.3. Cấp bản sao của văn bản chứng nhận nội dung đăng ký có xác nhận của Trung
tâm Đăng ký nếu cá nhân, tổ chức có yêu cầu;
1.4. Thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm;
1.5. Thu lệ phí đăng ký; trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện thông báo
việc kê biên thì không phải nộp lệ phí đăng ký;
1.6. Từ chối đăng ký khi một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11
Nghị định số 83/2010/NĐCP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký
giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 83/2010/NĐCP);
1.7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bảo quản các thông tin đã được đăng ký;
1.8. Sửa chữa sai sót về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên
do lỗi của người thực hiện đăng ký;
1.9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện việc cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài
sản kê biên, Trung tâm Đăng ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
2.1. Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên được
lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê
biên tài sản thi hành án (sau đây gọi là Cơ sở dữ liệu) theo đúng thời hạn quy
định tại Điều 44 Nghị định số 83/2010/NĐCP;
2.2. Thu phí cung cấp thông tin của cá nhân, tổ chức; trong trường hợp người
yêu cầu cung cấp thông tin là Chấp hành viên thì không phải nộp phí cung cấp
thông tin;
2.3. Từ chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê
biên khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số
83/2010/NĐCP.
Điều 6. Người yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp
đồng, người có trách nhiệm thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản
kê biên
1. Trường hợp đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng:
1.1. Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm
hoặc Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh
nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc người được một trong các
chủ thể này ủy quyền. Trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm
thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký
thay đổi.
1.2. Người yêu cầu đăng ký hợp đồng là một trong các bên hoặc các bên tham gia
hợp đồng hoặc người được một trong các bên hoặc các bên tham gia hợp đồng ủy
quyền. Trong trường hợp thay đổi một trong các bên tham gia hợp đồng thì bên
tham gia hợp đồng mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi.
1.3. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo
đảm và hợp đồng.
2. Trường hợp thông báo việc kê biên tài sản thi hành án:
2.1. Người có trách nhiệm thông báo việc kê biên tài sản thi hành án là Chấp
hành viên ra quyết định kê biên hoặc Chấp hành viên được Cơ quan thi hành án
phân công thực hiện việc thông báo.
2.2. Người yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên thi hành án có thể là
Chấp hành viên hoặc cá nhân, tổ chức khác.
Điều 7. Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê
biên tài sản thi hành án
1. Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài
sản thi hành án là thời điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm,
hợp đồng, văn bản thông báo việc kê biên tài sản thi hành án được nhập vào Cơ
sở dữ liệu.
2. Trong các trường hợp sau đây thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp
đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án là thời điểm nội dung đơn yêu
cầu đăng ký thay đổi, văn bản yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo được nhập
vào Cơ sở dữ liệu.
2.1. Thay đổi do sai sót về kê khai tài sản bảo đảm hoặc tên của bên bảo đảm,
số giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm; yêu cầu đăng ký bổ sung
tài sản bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới; yêu cầu thay đổi số
hợp đồng và thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm;
2.2. Sai sót về kê khai tài sản; sửa chữa sai sót do kê khai không đúng theo
hướng dẫn tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này; thay đổi tên, số của giấy tờ
xác định tư cách pháp lý của bên mua trả chậm, trả dần, bên thuê tài sản, bên
thuê tài chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ hoặc yêu cầu đăng ký bổ sung tài
sản;
2.3. Sửa chữa sai sót khi kê khai về tài sản kê biên, sai sót khi kê khai về
tên, số của giấy tờ xác định tư cách pháp lý của người phải thi hành án do kê
khai không đúng theo hướng dẫn tại Điều 8 của Thông tư này hoặc yêu cầu thông
báo về việc bổ sung tài sản kê biên.
3. Trong trường hợp đăng ký thay đổi các nội dung khác đã đăng ký, yêu cầu
sửa chữa sai sót do lỗi của người thực hiện đăng ký thì thời điểm đăng ký giao
dịch bảo đảm, hợp đồng được xác định là thời điểm đăng ký ban đầu.
4. Trong trường hợp yêu cầu thay đổi nội dung khác đã thông báo thì thời điểm
có hiệu lực của thông báo nêu trên là thời điểm thông báo ban đầu.
Điều 8. Kê khai thông tin về các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng,
Chấp hành viên thực hiện việc thông báo và người phải thi hành án
1. Tại mục "Người yêu cầu đăng ký" của mẫu đơn yêu cầu đăng ký, việc kê khai
thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
1.1. Kê khai bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng Tổ quản lý,
thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào
tình trạng phá sản trong trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm;
1.2. Kê khai một trong các bên tham gia hợp đồng trong trường hợp đăng ký hợp
đồng;
1.3. Kê khai người có trách nhiệm thông báo việc kê biên tài sản theo quy định
của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 trong trường hợp thông báo việc kê biên
tài sản thi hành án.
2. Thông tin về bên bảo đảm, bên mua, bên thuê tài sản, bên thuê tài chính,
bên chuyển giao quyền đòi nợ, người phải thi hành án (sau đây gọi là bên bảo
đảm) được kê khai như sau:
2.1. Đối với cá nhân là công dân Việt Nam thì phải kê khai đầy đủ họ và tên,
số Chứng minh nhân dân theo đúng nội dung ghi trên Chứng minh nhân dân;
2.2. Đối với cá nhân là người nước ngoài thì phải kê khai đầy đủ họ và tên, số
Hộ chiếu theo đúng nội dung ghi trên Hộ chiếu;
2.3. Đối với cá nhân là người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam thì phải kê
khai đầy đủ họ và tên, số Thẻ thường trú theo đúng nội dung ghi trên Thẻ
thường trú;
2.4. Đối với tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam có đăng ký kinh
doanh, nhà đầu tư nước ngoài thì phải kê khai tên và mã số thuế do cơ quan
thuế cấp. Đối với tổ chức không có đăng ký kinh doanh thì kê khai tên đã đăng
ký theo quy định của pháp luật;
2.5. Đối với tổ chức được thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài thì
kê khai tên được đăng ký tại cơ quan nước ngoài có thẩm quyền. Trong trường
hợp tên được đăng ký của tổ chức không viết bằng chữ Latinh thì kê khai tên
giao dịch bằng tiếng Anh.
3. Thông tin về bên nhận bảo đảm, bên bán, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê
tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ, Chấp hành viên thực hiện việc
thông báo (sau đây gọi là bên nhận bảo đảm) được kê khai như sau:
3.1. Tên của bên nhận bảo đảm;
3.2. Địa chỉ của bên nhận bảo đảm.
Điều 9. Ký đơn yêu cầu đăng ký
1. Đơn yêu cầu đăng ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của tổ chức,
cá nhân là các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc người được tổ
chức, cá nhân đó ủy quyền; Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc người
được ủy quyền, trong trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là
người yêu cầu đăng ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn yêu cầu đăng ký chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của một trong các bên
tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc người được một trong các bên này ủy
quyền trong các trường hợp sau đây:
2.1. Trong trường hợp một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng
không chịu ký vào đơn yêu cầu đăng ký thì người yêu cầu đăng ký nộp bản sao
văn bản về giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh căn cứ của việc
đăng ký kèm theo đơn yêu cầu đăng ký (01 bản);
2.2. Trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm, rút bớt tài
sản bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng
ký giao dịch bảo đảm thì đơn yêu cầu đăng ký chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có)
của bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng
ký;
2.3. Trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về bên bán trả chậm, trả dần,
bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi
nợ hoặc người được các bên nêu trên ủy quyền thì đơn yêu cầu đăng ký chỉ cần
chữ ký, con dấu (nếu có) của chính các bên đó.
Điều 10. Thời điểm tiếp nhận đơn đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên
Thời điểm Trung tâm Đăng ký tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo
việc kê biên tài sản là căn cứ để xác định thứ tự cập nhật thông tin vào Cơ sở
dữ liệu được xác định như sau:
1. Trường hợp đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên tài sản
được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện thì thời điểm tiếp nhận đơn,
văn bản được xác định là thời điểm nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo
hợp lệ.
2. Trường hợp đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên tài sản
được nộp qua fax, thư điện tử thì thời điểm tiếp nhận đơn, văn bản được xác
định là thời điểm đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo hợp lệ được gửi đến
máy fax, máy tính tiếp nhận đơn, văn bản của Trung tâm Đăng ký.
Điều 11. Lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin
Mức lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin và các trường hợp miễn, giảm lệ phí
đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê
biên thi hành án được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.
Điều 12. Phương thức nộp phí, lệ phí
1. Phương thức thanh toán lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin giao dịch
bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên áp dụng đối với khách hàng thường xuyên
gồm:
1.1. Nộp trực tiếp tại một trong các Trung tâm Đăng ký;
1.2. Nộp tiền vào tài khoản của Trung tâm Đăng ký mở tại ngân hàng;
1.3. Thanh toán ủy nhiệm thu, thanh toán ủy nhiệm chi qua Kho bạc Nhà nước
hoặc thanh toán từ số tiền tạm ứng đã nộp vào tài khoản của Trung tâm Đăng ký.
Việc nộp lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin theo phương thức ủy nhiệm thu
hoặc ủy nhiệm chi được thực hiện theo thông báo thanh toán định kỳ hàng tháng.
Khách hàng phải thanh toán đầy đủ lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin hàng
tháng chậm nhất vào ngày 20 của tháng kế tiếp.
2. Khách hàng không thường xuyên thực hiện việc thanh toán lệ phí đăng ký,
phí cung cấp thông tin theo phương thức quy định tại một trong các điểm 1.1 và
điểm 1.2 khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán lệ phí đăng ký,
phí cung cấp thông tin hoặc không nộp phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường
xuyên theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì Cục Đăng ký quốc gia giao
dịch bảo đảm sẽ tạm khóa mã khách hàng thường xuyên. Trong thời hạn 3 tháng kể
từ ngày mã khách hàng thường xuyên bị tạm khóa, nếu khách hàng thường xuyên
vẫn không thanh toán lệ phí, phí thì Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm sẽ
khóa mã khách hàng thường xuyên và chỉ kích hoạt lại mã khách hàng thường
xuyên khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ lệ phí, phí.
Chương 2.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ
BIÊN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, TÀI SẢN KÊ BIÊN THI
HÀNH ÁN
MỤC 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC
KÊ BIÊN
Điều 13. Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo
việc kê biên
1. Người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bản đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo
đảm, hợp đồng, Chấp hành viên nộp một (01) bản văn bản thông báo việc kê biên
tài sản thi hành án cho Trung tâm Đăng ký.
2. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại Điều 18 Nghị định số
83/2010/NĐCP, người thực hiện đăng ký thực hiện các công việc sau đây:
2.1. Kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn, văn bản thông báo. Trong trường
hợp đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo không thuộc một trong các trường
hợp từ chối quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 11 Nghị định số
83/2010/NĐCP thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn, văn bản
thông báo (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký,
văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin và cấp Phiếu hẹn trả kết quả
cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên trong trường hợp đơn yêu cầu đăng
ký, văn bản thông báo được nộp trực tiếp;
2.2. Nhập thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên
tài sản thi hành án vào Cơ sở dữ liệu;
2.3. Trả văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung
tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số
83/2010/NĐCP cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên (nếu có yêu cầu).
3. Đối với văn bản thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, trong trường
hợp người thực hiện đăng ký phát hiện có giao dịch, hợp đồng được đăng ký theo
tên của người phải thi hành án trong thời gian từ khi Chấp hành viên xác minh
về tài sản dự định kê biên đến khi Trung tâm Đăng ký nhận được văn bản thông
báo việc kê biên tài sản thì Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho Chấp
hành viên về các giao dịch, hợp đồng đó cùng với việc trả kết quả văn bản
thông báo việc kê biên tài sản.
4. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên đã gửi đơn yêu cầu
đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên nhưng sau đó phát hiện đơn yêu cầu,
văn bản thông báo đó trùng với đơn yêu cầu đã đăng ký và văn bản thông báo đã
thông báo trước đó thì người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên nộp một (01) bản
đơn yêu cầu xóa đăng ký, văn bản yêu cầu xóa thông báo cho Trung tâm Đăng ký.
Trình tự, thủ tục xóa đăng ký, xóa thông báo được thực hiện theo hướng dẫn tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 17 của Thông tư này.
Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản
bảo đảm
1. Người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bản đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông
báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho Trung tâm Đăng ký.
2. Sau khi nhận đơn yêu cầu đăng ký, người thực hiện đăng ký thực hiện các
công việc theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này.
Trung tâm Đăng ký gửi văn bản chứng nhận nội dung đăng ký có xác nhận của
Trung tâm Đăng ký về việc xử lý tài sản của bên bảo đảm cho các bên có liên
quan sau đây (nếu có) theo địa chỉ được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu: bên cùng
nhận bảo đảm bằng tài sản của bên bảo đảm; bên bán tài sản trả chậm, trả dần
cho bên bảo đảm; bên cho bên bảo đảm thuê tài sản; bên cho bên bảo đảm thuê
tài chính; bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bảo đảm.
3. Căn cứ vào phạm vi tài sản bảo đảm đã được xử lý, các bên có liên quan
thực hiện đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký (rút bớt tài
sản bảo đảm) theo hướng dẫn tại Điều 15 của Thông tư này hoặc thực hiện việc
xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng dẫn tại Điều 17 của Thông tư này.
4. Trong trường hợp các bên thỏa thuận không xử lý tài sản bảo đảm sau khi đã
gửi đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo thì người yêu cầu đăng ký nộp một
(01) bản đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thông báo đã đăng ký cho Trung
tâm Đăng ký. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện theo hướng dẫn
tại Điều 15 của Thông tư này.
Điều 15. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm, hợp
đồng đã đăng ký, nội dung đã thông báo về tài sản kê biên thi hành án
1. Người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên nộp một (01) bản đơn yêu cầu đăng ký
thay đổi, văn bản yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo khi có một trong các
căn cứ sau đây:
1.1. Rút bớt, bổ sung, thay thế một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm,
hợp đồng, người phải thi hành án; thay đổi tên, số giấy tờ xác định tư cách
pháp lý của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng và của người phải thi
hành án;
1.2. Rút bớt, bổ sung tài sản trong giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký mà
không ký kết hợp đồng bảo đảm mới; rút bớt, bổ sung tài sản trong văn bản
thông báo việc kê biên tài sản;
1.3. Thay đổi biện pháp bảo đảm đối với tài sản bảo đảm đã đăng ký;
1.4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ
trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển
trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong
tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã ghi số khung khi đăng ký giao
dịch bảo đảm;
1.5. Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký,
văn bản thông báo việc kê biên;
1.6. Thay đổi nội dung khác đã đăng ký, thông báo.
2. Người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bản đơn yêu cầu đăng ký thay đổi, Chấp
hành viên nộp một (01) bản văn bản yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo cho
Trung tâm Đăng ký.
3. Sau khi nhận đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc văn bản
yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo, người thực hiện đăng ký thực hiện các
công việc theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này.
4. Trong trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm, số giấy tờ xác định tư
cách pháp lý của bên nhận bảo đảm hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều
giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì người yêu cầu đăng ký có thể nộp một (01) bộ
hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi tên hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm đối với tất
cả các giao dịch bảo đảm đó. Hồ sơ đăng ký gồm có:
4.1. Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký;
4.2. Văn bản ủy quyền (nếu có);
4.3. Danh mục các giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký.
Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3
Điều này.
Điều 16. Trình tự, thủ tục sửa chữa sai sót về giao dịch bảo đảm, hợp đồng
đã đăng ký, thông báo việc kê biên tài sản do lỗi của người thực hiện đăng
ký
1. Trong trường hợp người thực hiện đăng ký phát hiện trong Cơ sở dữ liệu có
sai sót về nội dung đã đăng ký, thông báo do lỗi của người thực hiện đăng ký
thì người thực hiện đăng ký phải kịp thời báo cáo Giám đốc Trung tâm Đăng ký
xem xét, quyết định việc chỉnh lý thông tin và gửi văn bản thông báo về việc
chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên đã thông báo
theo địa chỉ ghi trên đơn yêu cầu đăng ký và văn bản thông báo việc kê biên.
2. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên phát hiện có sai
sót về nội dung đã đăng ký, thông báo do lỗi của người thực hiện đăng ký thì
người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên nộp một (01) bản đơn yêu cầu sửa chữa
sai sót nội dung đã đăng ký hoặc văn bản yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã
thông báo cho Trung tâm Đăng ký.
3. Sau khi nhận đơn, văn bản yêu cầu sửa chữa sai sót, người thực hiện đăng
ký thực hiện các công việc theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư
này.
Điều 17. Trình tự, thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, xóa
thông báo việc kê biên tài sản thi hành án
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số
83/2010/NĐCP, người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bản đơn yêu cầu xóa đăng ký
cho Trung tâm Đăng ký.
2. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày giải tỏa việc kê
biên tài sản hoặc hoàn tất việc xử lý tài sản kê biên, Chấp hành viên phải gửi
một (01) bản văn bản yêu cầu xóa thông báo việc kê biên tài sản thi hành án
cho Trung tâm Đăng ký.
3. Sau khi nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản yêu cầu xóa thông báo, người
thực hiện đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư
này.
Trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm hoặc người được bên
bảo đảm ủy quyền hoặc bên mua tài sản trả chậm, trả dần, bên thuê tài sản, bên
thuê tài chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người được ủy quyền, người
phải thi hành án thì người thực hiện đăng ký gửi cho bên nhận bảo đảm hoặc bên
bán tài sản trả chậm, trả dần, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính,
bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ, cơ quan thi hành án dân sự một (01) bản văn
bản chứng nhận nội dung xóa đăng ký, xóa thông báo theo địa chỉ ghi trên đơn
hoặc văn bản thông báo việc kê biên.
Điều 18. Thủ tục tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông
báo việc kê biên qua thư điện tử
1. Người yêu cầu đăng ký gửi đơn yêu cầu đăng ký. Chấp hành viên gửi văn bản
thông báo việc kê biên tài sản thi hành án qua thư điện tử ở dạng dữ liệu đính
kèm (định dạng file ảnh) và dạng dữ liệu ký tự (định dạng file text).
2. Khi xử lý đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo thì người thực hiện đăng
ký lưu giữ thư điện tử có nội dung yêu cầu đăng ký, thông báo của khách hàng.
3. Sau khi hoàn thành việc đăng ký, Trung tâm Đăng ký thực hiện các công việc
sau đây:
3.1. Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên về
việc đã hoàn thành đăng ký, thông báo;
3.2. Trả văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung
tâm Đăng ký, nếu người yêu cầu đăng ký hoặc Chấp hành viên có yêu cầu.
MỤC 2. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, TÀI SẢN KÊ BIÊN
THI HÀNH ÁN
Điều 19. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã
đăng ký, thông tin về tài sản kê biên để thi hành án
1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Trung tâm Đăng ký cung cấp thông tin về
giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu
để làm cơ sở chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến tài sản
là động sản.
2. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản dự định kê
biên trước khi ra quyết định kê biên tài sản để thi hành nghĩa vụ của người
phải thi hành án với các nội dung sau đây:
2.1. Tài sản đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
2.2. Tài sản mà người phải thi hành án mua trả chậm, trả dần và bên bán có bảo
lưu quyền sở hữu;
2.3. Tài sản mà người phải thi hành án thuê có thời hạn từ một năm trở lên
hoặc là tài sản thuê tài chính;
2.4. Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
Điều 20. Tiêu chí tìm kiếm thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản
kê biên
1. Thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên được tìm kiếm
theo giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm, bên mua, bên thuê tài
sản, bên thuê tài chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ, người phải thi hành án
(sau đây gọi là bên bảo đảm):
1.1. Trường hợp bên bảo đảm là công dân Việt Nam thì tiêu chí tìm kiếm thông
tin là họ và tên, số Chứng minh nhân dân.
1.2. Trường hợp bên bảo đảm là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam
có đăng ký kinh doanh hoặc nhà đầu tư nước ngoài thì tiêu chí tìm kiếm thông
tin là mã số thuế của tổ chức hoặc nhà đầu tư nước ngoài đó.
1.3. Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân nước ngoài thì tiêu chí tìm kiếm là họ
và tên, số Hộ chiếu của cá nhân đó; người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam
thì tiêu chí tìm kiếm thông tin là họ và tên, số Thẻ thường trú của người đó.
1.4. Trường hợp bên bảo đảm là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam
không có đăng ký kinh doanh thì tiêu chí tìm kiếm thông tin là tên đã được
đăng ký theo quy định của pháp luật của tổ chức đó.
1.5. Trường hợp bên bảo đảm là tổ chức được thành lập, hoạt động theo pháp
luật nước ngoài thì tiêu chí tìm kiếm thông tin là tên đã được đăng ký tại cơ
quan nước ngoài có thẩm quyền của tổ chức đó.
2. Thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên được tìm kiếm
theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới.
3. Thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên được tìm kiếm
theo số đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản
thi hành án.
Điều 21. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng
đã đăng ký, thông tin về tài sản kê biên để thi hành án
1. Người yêu cầu cung cấp thông tin, Chấp hành viên nộp một (01) bản đơn, văn
bản yêu cầu cung cấp thông tin cho Trung tâm Đăng ký.
2. Sau khi nhận đơn, văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, người thực hiện đăng
ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn, văn bản đó.
Nếu đơn yêu cầu đăng ký, văn bản yêu cầu cung cấp thông tin không thuộc một
trong các trường hợp từ chối quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 Nghị
định số 83/2010/NĐCP thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn, văn
bản (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn
bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Trung tâm Đăng ký cấp văn bản cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm,
hợp đồng đã đăng ký cho người yêu cầu cung cấp thông tin hoặc văn bản cung cấp
thông tin cho Chấp hành viên hoặc cá nhân, tổ chức có yêu cầu trong thời hạn
được quy định tại Điều 44 Nghị định số 83/2010/NĐCP.
4. Việc tiếp nhận, giải quyết đơn, văn bản yêu cầu cung cấp thông tin qua thư
điện tử được thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2011 và thay thế các
Thông tư sau đây:
1.1. Thông tư số 06/2006/TTBTP ngày 28/9/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số
vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao
dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia
giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
1.2. Thông tư số 03/2007/TTBTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung
một số quy định của Thông tư số 06/2006/TTBTP ngày 28/9/2006 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp
thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
1.3. Thông tư số 04/2007/TTBTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về
thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua
trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp
đồng chuyển giao quyền đòi nợ;
1.4. Thông tư số 07/2007/TTBTP ngày 09/10/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về
thông báo việc kê biên tài sản thi hành án và cung cấp thông tin về tài sản kê
biên tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia
giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:
2.1. Số tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp
thông tin;
2.2. Các mẫu đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, văn bản thông
báo việc kê biên tài sản thi hành án và phụ lục;
2.3. Văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, thông báo của Trung tâm Đăng ký;
2.4. Đơn yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê
biên;
2.5. Văn bản cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký,
thông tin về tài sản kê kiên để thi hành án của Trung tâm Đăng ký;
2.6. Đơn yêu cầu đăng ký khách hàng thường xuyên;
2.7. Đơn yêu cầu thay đổi thông tin về khách hàng thường xuyên;
2.8. Đơn yêu cầu cấp mã cá nhân đối với các giao dịch bảo đảm, hợp đồng được
đăng ký, thông báo việc kê biên được thông báo tại Trung tâm Đăng ký trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
2.9. Đơn yêu cầu thay đổi mã cá nhân;
2.10. Phiếu hẹn trả kết quả đăng ký.
Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trong trường hợp các giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên
đã được đăng ký, thông báo trước ngày Nghị định số 83/2010/NĐCP có hiệu lực
thi hành và đến ngày 09/9/2010 (ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số
83/2010/NĐCP) vẫn còn hiệu lực, thì tổ chức, cá nhân không phải thực hiện
đăng ký, thông báo gia hạn, mà việc đăng ký, thông báo đương nhiên có hiệu lực
cho đến khi tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu xóa đăng ký, văn bản yêu cầu xóa
thông báo theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 83/2010/NĐCP.
2, Việc công nhận và cấp mã số khách hàng thường xuyên được thực hiện theo Quy
chế cấp, quản lý, sử dụng mã số khách hàng thường xuyên và tài khoản đăng ký
trực tuyến của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã được công nhận tư cách khách hàng thường
xuyên trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Cục Đăng ký quốc gia
giao dịch bảo đảm có trách nhiệm rà soát, tổng hợp và thông báo mã số khách
hàng thường xuyên cho tổ chức, cá nhân để thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo
đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên theo hướng dẫn của Thông tư này.
3. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp
đồng, Chấp hành viên đã thực hiện thông báo việc kê biên tài sản thi hành án
theo một trong các phương thức trực tiếp, bưu điện, fax hoặc thư điện tử, mà
có yêu cầu thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, thông báo việc kê biên
theo phương thức trực tuyến thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số
22/2010/TTBTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp
thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài
sản thi hành án.
4. Đối với trường hợp các giao dịch bảo đảm, hợp đồng được đăng ký hoặc văn
bản thông báo việc kê biên được thông báo tại một trong các Trung tâm Đăng ký
trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
4.1. Nếu thông tin về bên bảo đảm, bên mua, bên thuê tài sản, bên thuê tài
chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ, người phải thi hành án là công dân Việt
Nam được kê khai theo Chứng minh sỹ quan, Chứng minh quân đội đối với quân
nhân, Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân, Giấy chứng minh an ninh nhân dân,
Giấy chứng nhận công nhân, nhân viên trong lực lượng Công an nhân dân thì khi
Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng ký
thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, thông báo việc kê biên thì phải kê
khai thông tin theo Chứng minh nhân dân.
4.2. Nếu có yêu cầu đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, thông báo
việc kê biên theo phương thức trực tuyến thì được Cục Đăng ký quốc gia giao
dịch bảo đảm cấp mã cá nhân của giao dịch bảo đảm, hợp đồng, văn bản thông báo
việc kê biên đó.
5. Trong trường hợp thông báo việc kê biên tài sản thi hành án thì khi ra
quyết định kê biên tài sản, Chấp hành viên phải thông báo ngay việc kê biên
tài sản cho Trung tâm Đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 13 của
Thông tư này.
Đối với thi hành án cấp quân khu, thi hành án dân sự tại các địa phương thuộc
nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà không thể thông báo ngay việc kê biên tài sản
cho Trung tâm Đăng ký thì thời hạn này được tăng thêm, nhưng không quá năm
(05) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định kê biên tài sản.
Trong trường hợp gửi văn bản thông báo việc kê biên tài sản cho Trung tâm Đăng
ký theo đường bưu điện thì thời hạn năm ngày được tính theo dấu xác nhận gửi
đi của Bưu điện.
6. Đối với địa phương được lựa chọn thí điểm tổ chức, hoạt động thừa phát lại
thì trình tự, thủ tục thông báo việc kê biên tài sản và tìm hiểu thông tin về
tài sản kê biên của Thừa phát lại cũng được thực hiện theo các quy định tại
Thông tư này.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng
ký, thông báo, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo
việc kê biên tài sản thi hành án tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản
theo quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ
chức phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
Bộ trưởng (để báo cáo);
Văn phòng Chính phủ;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Các Thứ trưởng (để biết);
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Website Chính phủ;
Công báo (02 bản);
Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
Lưu: VT, Cục ĐKQGGDBĐ. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
Mẫu số 01
![](00120266files/image001.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ BIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại.................................... PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn: Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/…. Cán bộ tiếp nhận (ký
và ghi rõ họ, tên):
u Thông tin chung 1.1. Loại hình đăng ký: □ Giao dịch bảo đảm □ Hợp đồng □ Văn bản thông báo việc kê biên
1.2. Người yêu cầu đăng ký:
□ Bên bảo đảm □ Bên nhận bảo đảm □ Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
□ Chấp hành viên □ Người được ủy quyền
1.3. Mã số KHTX (nếu có):
....................................................
.........................................................
1.4. Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ:
....................................................................................
1.5. Nhận kết quả đăng ký: □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
....................................................
.........................................
□ Phương thức khác (sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký):
....................................................
...................................
1.6. □ Yêu cầu cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận kết quả đăng ký ()
1.7. □ Yêu cầu cung cấp thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký ()
1.8. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết
đơn ():
Họ và tên:............ ........................ Số điện thoại:
.................................. Thư điện tử: .....................
v Bên bảo đảm Tên đầy đủ (v iết chữ IN HOA) : ............. .................................................... ..................................... ............. .................................................... ....................................................................................... Mã số KHTX (nếu có)............................... ....................................................................................... Địa chỉ ............................... .............................................................................................................. □ CMND □ Hộ chiếu □ Số Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số ..................................do
....................................... cấp ngày ……./……./………
□ Quy mô của bên bảo đảm ()
........................................................................................................................................................
w Bên nhận bảo đảm Tên đầy đủ (v iết chữ IN HOA) : ............. .................................................... ..................................... ............. .................................................... ....................................................................................... Mã số KHTX (nếu có)............................... ....................................................................................... Địa chỉ ............................... .............................................................................................................. □ CMND □ Hộ chiếu □ Số Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số .................................................do
....................................... cấp ngày ……./……./………
xMô tả tài sản bảo đảm 4.1. Áp dụng đối với mọi tài sản bảo đảm, bao gồm cả phương tiện giao thông cơ giới (nếu không mô tả theo số khung của phương tiện) ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ 4.2. Mô tả tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới theo số khung của phương tiện (nếu kê khai tại điểm này thì không kê khai tại điểm 4.1): TT Loại phương tiện giao thông cơ giới () Nhãn hiệu Số khung
(Ghi đầy đủ các số và chữ cái) Ghi chú
yGiao dịch bảo đảm, hợp đồng Số
...............................................ký ngày ….. tháng ….. năm ………
z Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:
Phụ lục số 01 gồm ............. trang Phụ lục số 02 gồm ............. trang Phụ lục số 03 gồm ............. trang Văn bản ủy quyền Giao dịch bảo đảm, hợp đồng Chứng từ nộp lệ phí đăng ký, phí yêu cầu cung cấp thông tin Người thực hiện đăng ký kiểm tra □ □ □ □ □ □
{Người yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn này
là trung thực, phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm,
hợp đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê
khai.
BÊN BẢO ĐẢM
(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
c) Không bắt buộc phải kê khai tại các mục đánh dấu (); phải kê khai tại các
mục còn lại.
d) Tại điểm 1.3: Nếu người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên và thanh
toán lệ phí đăng ký đối với đơn yêu cầu này theo định kỳ hàng tháng thì phải
kê khai Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm cấp.
đ) Tại điểm 1.4: Nếu người yêu cầu đăng ký không phải là khách hàng thường
xuyên thì phải kê khai Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ.
e) Tại điểm 1.5: Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong ba ô vuông tại điểm này hoặc đánh dấu vào ô vuông “Qua đường bưu điện”,
nhưng không kê khai về tên và địa chỉ người nhận thì kết quả đăng ký được trả
trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
2. Kê khai tại mụcvvà mụcw(các bên tham gia giao dịch bảo
đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên)
a) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân là khách hàng thường xuyên chỉ kê khai
tên và Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
cấp thì cũng được coi là hợp lệ.
b) Việc kê khai tên, số giấy tờ xác định tư cách pháp lý (Chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu, Mã số thuế…) của các bên tham gia giao dịch bảo đảm thực hiện theo
hướng dẫn tại Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011.
c) Tại dấu () của mục v : Nếu người yêu cầu đăng ký tích vào ô “Yêu cầu
cung cấp thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký” để lựa chọn cung cấp thông
tin thì phải trả phí cung cấp thông tin.
d) Trong trường hợp không còn chỗ để kê khai về các bên tham gia giao dịch bảo
đảm thì sử dụng Phụ lục số 01.
đ) Tùy từng loại hình đăng ký, việc kê khai bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm
tại mục v và mục w được hiểu như sau:
Kê khai về bên bảo đảm gồm: Bên bảo đảm, bên mua, bên thuê tài sản, bên
thuê tài chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người phải thi hành án.
Kê khai về bên nhận bảo đảm gồm: Bên nhận bảo đảm, bên bán, bên cho thuê
tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ hoặc Chấp
hành viên.
3. Kê khai tại mục x Tài sản bảo đảm
a) Trường hợp có nhiều tài sản bảo đảm khác nhau, nhưng có thể mô tả chung
theo tính chất, đặc điểm các các tài sản đó thì người yêu cầu đăng ký có quyền
lựa chọn mô tả chung về những tài sản đó hoặc mô tả chi tiết về từng tài sản.
b) Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới: có thể mô tả
chung tại điểm 4.1 (ví dụ: toàn bộ các phương tiện giao thông cơ giới tại Cửa
hàng X; 10 chiếc xe ô tô Ford màu trắng, sản xuất năm 2005 là tài sản của ông
Nguyễn Văn X…) hoặc mô tả chi tiết tại điểm 4.2.
c) Trường hợp tại điểm 4.1 không đủ để kê khai thì sử dụng Phụ lục số 02;
trường hợp tại điểm 4.2 không đủ để kê khai thì sử dụng Phụ lục số 03 để tiếp
tục kê khai.
4. Kê khai tại mụcy: Mỗi đơn yêu cầu chỉ đăng ký một giao dịch
bảo đảm (một hợp đồng và các phụ lục của hợp đồng đó, nếu có).
Mẫu số 02
![](00120266files/image001.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐÃ ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại.................................... PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn: Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/…. Cán bộ tiếp nhận (ký
và ghi rõ họ, tên):
u Thông tin chung 1.1. Người yêu cầu đăng ký: □ Bên bảo đảm □ Bên nhận bảo đảm □ Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
□ Chấp hành viên □ Người được ủy quyền
1.2. Mã số KHTX (nếu có): ....................................................
....................................................
1.3. Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ:
....................................................
...........................
1.4. Nhận kết quả đăng ký: □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký, hoặc
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
....................................................
.........................................
□ Phương thức khác (sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký):
....................................................
...................................
1.5. □ Yêu cầu cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận kết quả đăng ký ()
1.6. () Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải
quyết đơn:
Họ và
tên:..........................................................................................
.........................................
Số điện thoại: ....................................... Thư điện tử:
....................................... ..........................
v Số đơn đăng ký giao dịch bảo đảm/hợp đồng/thông báo việc kê biên:
..................................... Mã cá nhân
....................................................
.................................................... .........................
wNội dung thay đổi 3.1. Nội dung yêu cầu thay đổi □ Thay đổi tên của các
bên, thay đổi giấy tờ xác định tư cách pháp lý của một hay các bên: Kê khai
tiếp tại điểm 3.4 □ Thay đổi các bên (rút bớt, thay thế hoặc bổ sung): Kê
khai tại điểm 3.3 và/hoặc điểm 3.4 □ Thay đổi tài sản (rút bớt hoặc bổ sung
tài sản mà không ký HĐ mới): Kê khai tiếp tại điểm 3.2 và/hoặc điểm 3.4 □
Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai: Kê khai tiếp tại điểm 3.4 □
Thay đổi các nội dung khác đã đăng ký: Kê khai tiếp tại điểm 3.4
3.2. Kê khai thay đổi liên quan đến phương tiện giao thông cơ giới được mô tả theo số khung: TT Loại phương tiện giao thông cơ giới () Nhãn hiệu Số khung
(Ghi đầy đủ các số và chữ cái) Ghi chú
(Là tài sản mới bổ sung hay rút bớt)
3.3. Kê khai bên tham gia giao dịch bảo đảm mới (do thay thế, bổ sung): £
Bên bảo đảm; £ Bên nhận bảo đảm
Tên đầy đủ (v iết chữ IN HOA) : .............
....................................................
.....................................
.................................................................
.......................................................................................
Mã số KHTX (nếu có)...............................
.......................................................................................
Địa chỉ ...............................
..............................................................................................................
............. ....................................................
.......................................................................................
□ CMND □ Hộ chiếu □ Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số ..........................do ....................................... cấp
ngày ……./……./………
3.4. Kê khai nội dung thay đổi khác: .............
....................................................
.......................................................................................
............. ....................................................
.......................................................................................
............. ....................................................
.......................................................................................
............. ....................................................
.......................................................................................
x Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:
Phụ lục số 01 gồm ............. trang Phụ lục số 02 gồm ............. trang Phụ lục số 03 gồm ............. trang Văn bản ủy quyền gồm ............. trang Giao dịch bảo đảm, hợp đồng gồm ............. trang Chứng từ nộp lệ phí đăng ký, phí yêu cầu cung cấp thông tin Người thực hiện đăng ký kiểm tra □ □ □ □ □ □
yNgười yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn yêu
cầu đăng ký này là trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về
các thông tin đã kê khai.
BÊN BẢO ĐẢM
(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
c) Không bắt buộc phải kê khai tại các mục đánh dấu (); phải kê khai tại các
mục còn lại.
d) Tại điểm 1.2: Nếu người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên và thanh
toán lệ phí đăng ký đối với đơn yêu cầu này theo định kỳ hàng tháng thì phải
kê khai Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm cấp.
đ) Tại điểm 1.3: Nếu người yêu cầu đăng ký không phải là khách hàng thường
xuyên thì phải kê khai Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ.
e) Tại điểm 1.4: Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong ba ô vuông tại điểm này hoặc đánh dấu vào ô vuông “Qua đường bưu điện”,
nhưng không kê khai về tên và địa chỉ người nhận thì kết quả đăng ký được trả
trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
2. Kê khai tại mụcv Giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc
kê biên đã đăng ký, thông báo: Kê khai về số đơn và mã cá nhân của giao dịch
bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký hoặc thông báo việc kê biên đã thông báo do cơ
quan đăng ký cấp.
3. Kê khai tại mục w Nội dung thay đổi
3.1. Tại điểm 3.1: Đánh dấu vào ô vuông tương ứng với nội dung yêu cầu thay
đổi.
3.2. Thay đổi tên, số của giấy tờ xác định tư cách pháp lý của các bên (thay
đổi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ: thay đổi do sáp
nhập hoặc chia tách doanh nghiệp, thay đổi ngành nghề kinh doanh…): Kê khai về
tên và số giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên đó theo đúng trong đơn yêu
cầu đăng ký có nội dung cần thay đổi, đồng thời kê khai về tên hoặc (và) số
giấy tờ xác định tư cách pháp lý yêu cầu thay đổi tại điểm 3.4 (Ví dụ: Nguyễn
Văn A, số CMND 123. Yêu cầu thay đổi số CMND là 234 hoặc yêu cầu thay đổi tên
là Nguyễn Văn B).
3.3. Thay đổi về các bên:
a) Nếu nội dung thay đổi là rút bớt hoặc thay thế bên tham gia giao dịch bảo
đảm thì chỉ phải kê khai về tên của bên rút bớt hoặc thay thế tại điểm 3.4,
theo đúng tên trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký.
b) Nếu nội dung thay đổi là bổ sung bên tham gia giao dịch bảo đảm thì phải kê
khai đầy đủ thông tin về bên bổ sung tại điểm 3.3. Việc kê khai về bên bổ sung
thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm a và b mục 2 phần Hướng dẫn kê khai của
Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên (Mẫu
số 01).
3.4. Thay đổi tài sản:
a) Nếu nội dung thay đổi là rút bớt tài sản bảo đảm (rút một hoặc một số tài
sản bảo đảm) thì kê khai về tài sản rút bớt theo đúng nội dung đã mô tả về tài
sản đó trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký. Nếu tài sản bảo đảm là phương tiện
giao thông cơ giới và được mô tả theo số khung của phương tiện trong giao dịch
bảo đảm đã đăng ký thì mô tả về tài sản rút bớt tại điểm 3.2. Nếu tài sản bảo
đảm là tài sản khác và phương tiện giao thông cơ giới, nhưng không được mô tả
theo số khung của phương tiện trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì mô tả về
tài sản rút bớt tại điểm 3.4.
b) Nếu nội dung thay đổi là bổ sung tài sản bảo đảm thì mô tả về tài sản bổ
sung theo những nội dung tương tự như hướng dẫn tại các điểm a và b mục 3 phần
Hướng dẫn kê khai của Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông
báo việc kê biên (Mẫu số 01). Tài sản bổ sung được kê khai tại điểm 3.4.
Trong trường hợp mô tả chi tiết tài sản bổ sung là phương tiện giao thông cơ
giới theo số khung thì mô tả về phương tiện tại điểm 3.2
c) Trong trường hợp nội dung thay đổi là thay thế tài sản bảo đảm thì kê khai
về tài sản bị thay thế theo hướng dẫn tại điểm 3.4.a của mục này và mô tả về
tài sản được thay thế theo hướng dẫn tại điểm 3.4.b của mục này.
d) Ghi rõ nội dung thay đổi là rút bớt hay bổ sung tại cột Ghi chú, nếu mô tả
về tài sản thay đổi tại điểm 3.2; tại phần mô tả về tài sản thay đổi, nếu mô
tả về tài sản thay đổi tại điểm 3.4.
3.5. Thay đổi các nội dung khác: Kê khai đồng thời về nội dung bị thay đổi và
nội dung thay đổi tại điểm 3.4.
3.6. Nếu phần kê khai tại điểm 3.2 không đủ thì sử dụng Phụ lục số 03, nếu
phần kê khai tại điểm 3.3 không đủ thì sử dụng Phụ lục số 01, nếu phần kê khai
tại điểm 3.4 không đủ thì sử dụng Phụ lục số 02 để tiếp tục kê khai về nội
dung thay đổi.
Mẫu số 03
![](00120266files/image001.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại.................................... PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn: Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/…. Cán bộ tiếp nhận (ký
và ghi rõ họ, tên):
u Thông tin chung 1.1. Người yêu cầu: □ Bên bảo đảm □ Bên nhận bảo đảm □ Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
□ Chấp hành viên □ Người được ủy quyền
1.2. Nhận kết quả đăng ký: □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký, hoặc
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
.............................................................................................
□ Phương thức khác (sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký):
....................................................
...................................
1.3. □ Yêu cầu cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận kết quả đăng ký ()
1.4. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết
đơn ():
Họ và
tên:..........................................................................................
.........................................
Số điện thoại: ....................................... Thư điện tử:
....................................... ..........................
v Giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên đã đăng ký, thông
báo Số đơn đăng ký giao dịch bảo đảm/hợp đồng/văn bản thông báo việc kê
biên:............................... Mã cá nhân .......................
......................... .......................
.........................................................
w Kèm theo đơn yêu cầu gồm có: Văn bản ủy quyền Người thực hiện đăng ký kiểm tra □
xNgười yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn yêu
cầu này là trung thực, đầy đủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về
các thông tin đã kê khai.
BÊN BẢO ĐẢM
(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
c) Không bắt buộc phải kê khai tại các mục đánh dấu (); phải kê khai tại các
mục còn lại.
d) Tại điểm 1.2: Trong trường người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong ba ô vuông tại điểm này hoặc đánh dấu vào ô vuông “Qua đường bưu điện”,
nhưng không kê khai về tên và địa chỉ người nhận thì kết quả đăng ký được trả
trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
2. Kê khai tại mụcv Giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc
kê biên đã đăng ký, thông báo: Kê khai về số đơn và mã cá nhân của giao dịch
bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký hoặc thông báo việc kê biên đã thông báo do cơ
quan đăng ký cấp.
Mẫu số 04
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại.................................... PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn: Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/…. Cán bộ tiếp nhận (ký
và ghi rõ họ, tên):
u Thông tin chung 1.1. Người yêu cầu đăng ký: □ Người yêu cầu đăng ký:
□ Bên bảo đảm □ Chấp hành viên □ Bên nhận bảo đảm □ Người được ủy quyền □ Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
1.2. Mã số KHTX (nếu có): ....................................................
....................................................
1.3. Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ:
....................................................
...........................
1.4. Nhận kết quả đăng ký: □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký, hoặc
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
....................................................
.........................................
□ Phương thức khác (sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký):
....................................................
...................................
1.5. □ Yêu cầu cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận kết quả đăng ký ()
1.6. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết
đơn ():
Họ và tên:............
..............................................................................
.........................................
Số điện thoại: ....................................... Thư điện tử:
....................................... ..........................
v Giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký Số đơn đăng ký giao dịch bảo đảm,
hợp đồng: .......................... .......................
......................... Mã cá nhân
....................................................
.................................................... .........................
wTài sản bảo đảm bị xử lý 3.1. □ Xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm 3.2. □ Xử
lý một phần tài sản bảo đảm, gồm:
Mô tả tài sản bị xử lý: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Mô tả tài sản bị xử lý là phương tiện giao thông cơ giới theo số khung: TT Loại phương tiện () Nhãn hiệu Số khung
3.3. Phương thức xử lý:
.................................................................................................................
.................................................................
.......................................................................................
3.4. Thời gian xử lý:
.................................................................
......................................................
3.5. Địa điểm xử lý:
.................................................................
........................................................
x Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:
Phụ lục số 02 gồm ............. trang Phụ lục số 03 gồm ............. trang Văn bản ủy quyền gồm ............. trang Chứng từ nộp lệ phí đăng ký, phí yêu cầu cung cấp thông tin Người thực hiện đăng ký kiểm tra □ □ □ □
yNgười yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn
yêu cầu đăng ký này là trung thực, đầy đủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các thông tin đã kê khai.
BÊN BẢO ĐẢM
(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
c) Không bắt buộc phải kê khai tại các mục đánh dấu (); phải kê khai tại các
mục còn lại.
d) Tại điểm 1.2: Nếu người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên và thanh
toán lệ phí đăng ký đối với đơn yêu cầu này theo định kỳ hàng tháng thì phải
kê khai Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm cấp.
đ) Tại điểm 1.3: Nếu người yêu cầu đăng ký không phải là khách hàng thường
xuyên thì phải kê khai Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ.
e) Tại điểm 1.4: Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong ba ô vuông tại điểm này hoặc đánh dấu vào ô vuông “Qua đường bưu điện”,
nhưng không kê khai về tên và địa chỉ người nhận thì kết quả đăng ký được trả
trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
2. Kê khai tại mụcv Giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký: Kê
khai về số đơn và mã cá nhân của giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký hoặc
thông báo việc kê biên đã thông báo do cơ quan đăng ký cấp.
3. Kê khai tại mụcw Tài sản bảo đảm bị xử lý
a) Đánh dấu vào ô vuông tại điểm 3.1 hoặc điểm 3.2 để xác định yêu cầu xử lý
toàn bộ hay một phần tài sản bảo đảm.
b) Trong trường hợp yêu cầu xử lý một phần tài sản bảo đảm (điểm 3.2) thì phải
kê khai về tài sản bị xử lý theo đúng nội dung đã mô tả về tài sản đó tại đơn
yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên đã được
giải quyết.
c) Nếu phần “Mô tả tài sản bị xử lý” không đủ thì sử dụng Phụ lục số 02 hoặc
Phụ lục số 03 để tiếp tục mô tả về tài sản bị xử lý.
Mẫu số 05
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU
SỬA CHỮA SAI SÓT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại.................................... PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn: Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/…. Cán bộ tiếp nhận (ký
và ghi rõ họ, tên):
u Thông tin chung □ Loại hình đăng ký:
□ Giao dịch bảo đảm □ Hợp đồng □ Văn bản thông báo việc kê biên
□ Người yêu cầu:
□ Bên bảo đảm □ Chấp hành viên □ Bên nhận bảo đảm □ Người được ủy quyền □ Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
1.3. Mã số KHTX (nếu có): ....................................................
....................................................
1.4. Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ:
....................................................
...........................
1.5. Nhận kết quả đăng ký: □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
....................................................
.........................................
□ Phương thức khác (sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký):
.......................................................................................
1.6. □ Yêu cầu cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận kết quả đăng ký ()
1.7. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết
đơn ():
Họ và tên:....................................... Số điện thoại: .............
Thư điện tử: ....................................
v Giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên đã đăng ký, thông
báo Số đơn đăng ký giao dịch bảo đảm/hợp đồng/văn bản thông báo việc kê
biên: .......................... Mã cá nhân
....................................................
.................................................... .........................
wNội dung sửa chữa sai sót (kê khai về nội dung sai sót và nội dung yêu
cầu sửa chữa):
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
x Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:
Phụ lục số 02 gồm ............. trang Văn bản ủy quyền Chứng từ nộp lệ phí đăng ký Người thực hiện đăng ký kiểm tra □ □ □
y Người yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn yêu
cầu đăng ký này là trung thực, đầy đủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các thông tin đã kê khai.
BÊN BẢO ĐẢM
(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
c) Không bắt buộc phải kê khai tại các mục đánh dấu (); phải kê khai tại các
mục còn lại.
d) Tại điểm 1.3: Nếu người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên và thanh
toán lệ phí đăng ký đối với đơn yêu cầu này theo định kỳ hàng tháng thì phải
kê khai Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm cấp.
đ) Tại điểm 1.4: Nếu người yêu cầu đăng ký không phải là khách hàng thường
xuyên thì phải kê khai Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ.
e) Tại điểm 1.5: Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong ba ô vuông tại điểm này hoặc đánh dấu vào ô vuông “Qua đường bưu điện”,
nhưng không kê khai về tên và địa chỉ người nhận thì kết quả đăng ký được trả
trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
2. Kê khai tại mụcv Giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc
kê biên đã đăng ký, thông báo
Kê khai về số đơn và mã cá nhân của giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký
hoặc thông báo việc kê biên đã thông báo do cơ quan đăng ký cấp.
3. Kê khai tại mụcw Nội dung sửa chữa sai sót
Kê khai về nội dung sai sót (theo đúng nội dung tại đơn yêu cầu đăng ký có
nội dung sai sót) và nội dung yêu cầu sửa chữa.
Mỗi nội dung sai sót và nội dung yêu cầu sửa chữa phải đánh số thứ tự và
được kê khai cách nhau 01 dòng (ví dụ, 01. nội dung “A” sửa thành “A1”; 02.
“xe ô tô màu xanh” sửa thành “xe ô tô màu vàng”).
Nếu phần kê khai tại mục w không đủ thì sử dụng Phụ lục số 02 để tiếp tục
kê khai về nội dung sửa chữa sai sót.
Mẫu số 06
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU CẤP BẢN SAO CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại.................................... PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn: Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/…. Cán bộ tiếp nhận (ký
và ghi rõ họ, tên):
u Phương thức nhận bản sao □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký □ Qua đường bưu
điện (theo tên và địa chỉ kê khai tại mục v đơn này)
v Người yêu cầu cấp bản sao 2.1. Tên đầy đủ: (viết chữ IN HOA)
..................................................................................................
....................................................
....................................................................................................
2.2. Mã số KHTX (nếu có)....................................................
......................................................... 2.3. Số biên lai/Số
tài khoản/Số thẻ ghi nợ: ..........................
......................................................... 2.4. Địa chỉ
.................................
....................................................................................................
2.5. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết
đơn () Họ và tên: .................................
.....................................................................................................
Số điện thoại: .................................
.................................................Thư điện tử
...........................
wYêu cầu cấp bản sao đơn: TT Số đơn Số lượng bản sao yêu cầu cung cấp
x Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:
Chứng từ nộp phí cấp bản sao đơn Người thực hiện đăng ký kiểm tra □
NGƯỜI YÊU CẦU CẤP BẢN SAO
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
c) Không bắt buộc phải kê khai tại các mục đánh dấu (); phải kê khai tại các
mục còn lại.
d) Tại điểm 2.2: Nếu người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên và thanh
toán lệ phí đăng ký đối với đơn yêu cầu này theo định kỳ hàng tháng thì phải
kê khai Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm cấp.
đ) Tại điểm 2.3: Nếu người yêu cầu đăng ký không phải là khách hàng thường
xuyên thì phải kê khai Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ.
e) Tại mục u, trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong hai ô vuông tại điểm này thì bản sao đơn có chứng nhận của Trung tâm
Đăng ký được trả trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
2. Kê khai tại mụcw Yêu cầu cấp bản sao đơn
Kê khai tại các cột tương ứng, cụ thể: Kê khai về số đơn của đơn yêu cầu cấp
bản sao và kê khai về số lượng bản sao cần được cung cấp.
Mẫu số 07
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO
VIỆC KÊ BIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại.................................... PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn: Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/…. Cán bộ tiếp nhận (ký
và ghi rõ họ, tên):
u Thông tin chung □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký □ Qua đường bưu điện
(Theo tên và địa chỉ kê khai tại mục v đơn này)
v Người yêu cầu cung cấp thông tin 2.1. Tên đầy đủ: (viết chữ IN HOA)
..................................
..............................................................
....................................................
....................................................
............................................... 2.2. Mã số KHTX (nếu có):
....................................................
........................................................ 2.3. Số biên lai/Số
tài khoản/Số thẻ ghi nợ: ....................................................
............................... 2.4. Địa chỉ:
.................................
....................................................
............................................... 2.5. Người để cơ quan đăng ký
liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết đơn (): Họ và tên:
....................................... Số điện thoại:
.......................... Thư điện tử: ..........................
wYêu cầu cung cấp thông tin theo giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm: Tên đầy đủ: (viết chữ IN HOA) .................................. .................................................................... ......................................................................................................................................................... Địa chỉ ............................................................................................................................................. .................................................... .................................................................................................... □ CMND □ Hộ chiếu □ Số Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số ...............................................do
....................................... cấp ngày ……./……./………
x Yêu cầu cung cấp thông tin theo số khung của phương tiện giao thông cơ
giới
.........................................................................................................................................................
yYêu cầu cung cấp thông tin theo số đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp
đồng, thông báo việc kê biên
.........................................................................................................................................................
z Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:
Chứng từ nộp phí cung cấp thông tin Người thực hiện đăng ký kiểm tra □
NGƯỜI YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Hướng dẫn chung
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
c) Không bắt buộc phải kê khai tại các mục đánh dấu (); phải kê khai tại các
mục còn lại.
d) Tại mục u, trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong hai ô vuông tại điểm này thì kết quả cung cấp thông tin được trả trực
tiếp tại cơ quan đăng ký.
2. Kê khai tại mụcv Người yêu cầu cung cấp thông tin
a) Tại điểm 2.2: Nếu người yêu cầu cung cấp thông tin là khách hàng thường
xuyên và thanh toán phí cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng thì phải kê khai
Mã số khách hàng thường xuyên do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm cấp.
b) Tại điểm 2.3: Nếu người yêu cầu cung cấp thông tin không phải là khách hàng
thường xuyên thì phải kê khai Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ.
3. Kê khai tại mụcw Yêu cầu cung cấp thông tin theo giấy tờ xác
định tư cách pháp lý của bên bảo đảm
Việc kê khai tên, số giấy tờ xác định tư cách pháp lý (Chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu, mã số thuế…) của bên bảo đảm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011.
Mẫu số 08
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ KHÁCH HÀNG THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
Kính gửi:Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp
1. Thông tin về cá nhân (tổ chức) yêu cầu đăng ký là khách hàng thường
xuyên
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA):
.....................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
...................................................................................................................................
Giấy tờ xác định tư cách pháp lý (ghi cụ thể loại giấy):
................................................
Số: .......................... do
...................................................... cấp ngày ….. / ….. /
………
Số điện thoại:.......................... Số
fax:......................................................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu có):
.......................................................................................
2. Về phương thức thanh toán lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin và số
tài khoản
Phương thức thanh toán: □ Ủy nhiệm thu □ Ủy nhiệm chi
Số tài khoản (được sử dụng để chuyển lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông
tin vào tài khoản của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản, nơi tiếp nhận đơn
yêu cầu):
................................................................................
3. Cam kết của cá nhân (tổ chức) yêu cầu đăng ký là khách hàng thường
xuyên
3.1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm do pháp luật quy định đối với
khách hàng thường xuyên.
3.2. Thông tin được kê khai tại Đơn yêu cầu này là đúng sự thực.
Cá nhân (tổ chức) yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên
Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu (nếu có)
Mẫu số 09
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU THAY ĐỔI THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
Kính gửi:Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp
1. Thông tin tổ chức đăng ký về cá nhân, tổ chức là khách hàng thường
xuyên
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA):
.....................................................................................
....................................................................... Mã số
KHTX........................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
...................................................................................................................................
Giấy tờ xác định tư cách pháp lý (ghi cụ thể loại giấy):
................................................
Số: .......................... do
...................................................... cấp ngày ….. / ….. /
………
2. Nội dung
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Lời cam đoan
Cá nhân, tổ chức được đại diện bởi người có thẩm quyền ký tên dưới đây cam
đoan những nội dung kê khai trong Đơn yêu cầu này là đúng sự thực.
Đại diện của tổ chức
(hoặc người yêu cầu đăng ký)
Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
a) Nội dung kê khai phải rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Kê khai tại mụcv
Trong trường hợp thay đổi thông tin đã đăng ký thì ghi rõ lý do thay đổi
(ví dụ: CMND được cấp mới số .............do .......................... cấp
ngày ….. / ….. / ………)
Trong trường hợp chấm dứt tư cách khách hàng thường xuyên thì ghi: Yêu cầu
chấm dứt tư cách khách hàng thường xuyên từ ngày ….. tháng ….. năm ………
Trong trường hợp kích hoạt lại mã khách hàng thường xuyên thì ghi: Yêu cầu
kích hoạt lại mã khách hàng thường xuyên.
Mẫu số 10
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU CẤP MÃ CÁ NHÂN
(Áp dụng đối với các giao dịch bảo đảm, hợp đồng được đăng ký, thông báo
việc kê biên được thông báo tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản trước
ngày Thông tư số 05/2011/TTBTP có hiệu lực thi hành)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại
.........................
1. Thông tin về người yêu cầu cấp mã cá nhân
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA):
...................................................................................
...................................................................................................................................
Mã số KHTX (nếu có)
................................................................................................
Địa chỉ:
.....................................................................................................................
...................................................................................................................................
Số điện thoại: .................................................... Số
fax:..........................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu
có):........................................................................................
2. Thông tin về giao dịch, hợp đồng, văn bản thông báo cần được cấp mã cá
nhân
2.1. Loại hình đăng ký □ Giao dịch bảo đảm □ Hợp đồng □ Văn bản thông báo việc kê biên
2.2. Số đơn đã được cấp: .................................. ngày ….. tháng …..
năm ………
2.3. Phương thức nhận kết quả:
□ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
.................................................................
.................................................................
........................................................................................
□ Qua thư điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận):
..........................................................................................
2.4. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết
đơn ()
Họ và tên: ........................................Số điện thoại:
................................ Thư điện tử......................
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
1. Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
2. Tại điểm 2.3: Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào
một trong ba ô vuông tại điểm này hoặc đánh dấu vào ô vuông “Qua đường bưu
điện”, nhưng không kê khai về tên và địa chỉ người nhận thì kết quả đăng ký
được trả trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
Mẫu số 11
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU THAY ĐỔI MÃ CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
Kính gửi:Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại
.........................
1. Thông tin về người yêu cầu thay đổi mã cá nhân
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA):
...................................................................................
...................................................................................................................................
Giấy tờ xác định tư cách pháp lý (ghi cụ thể loại giấy):
..................................................
Số: .......................... do .......................... cấp ngày ….. /
….. / ………........................
Mã số KHTX (nếu có)
................................................................................................
Địa chỉ:
.....................................................................................................................
...................................................................................................................................
Số điện thoại: .................................................... Số
fax:..........................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu
có):........................................................................................
2. Thông tin đã đăng ký, thông báo về giao dịch, hợp đồng, văn bản thông
báo
2.1. Loại hình đăng ký □ Giao dịch bảo đảm □ Hợp đồng □ Văn bản thông báo việc kê biên
2.2. Số đơn đã được cấp: .................................. ngày ….. tháng …..
năm ………
2.3. Mã cá nhân đã được cấp:
.........................................................................................................
2.4. Phương thức nhận kết quả:
□ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
.................................................................
.................................................................
........................................................................................
□ Qua thư điện tử (ghi rõ địa chỉ nhận):
..........................................................................................
2.5. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết
đơn ()
Họ và tên: ........................................Số điện thoại:
................................ Thư điện tử......................
3. Lời cam đoan
Cá nhân, tổ chức được đại diện bởi người có thẩm quyền ký tên dưới đây cam
đoan những nội dung kê khai trong Đơn yêu cầu này là đúng sự thực.
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
a) Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.
b) Tại điểm 2.4: Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký không đánh dấu vào một
trong ba ô vuông tại điểm này hoặc đánh dấu vào ô vuông “Qua đường bưu điện”,
nhưng không kê khai về tên và địa chỉ người nhận thì kết quả đăng ký được trả
trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
Mẫu số 12
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ BIÊN
TÀI SẢN THI HÀNH ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
Theo Đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo số: ..........................
được Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tiếp nhận vào ................giờ
..........phút, ngày ….. tháng ….. năm ………
TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH, TÀI SẢN TẠI .......................... CHỨNG
NHẬN
1. Nội dung đăng ký, thông báo việc kê biên đã được cập nhật vào Cơ sở dữ
liệu về giao dịch bảo đảm, có số đăng ký là .........................., hiệu
lực đăng ký từ ……. giờ …… phút, ngày ….. tháng ….. năm ……… và được Trung tâm
Đăng ký giao dịch, tài sản gửi kèm theo Giấy chứng nhận
(.......................... trang).
2. Người yêu cầu đăng ký (người có trách nhiệm thông báo việc kê
biên):.....................
...................................................................................................................................
Mã số KHTX (nếu
có).................................................................................................
Địa chỉ:
.....................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Bên bảo
đảm:..........................................................................................................
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý số .......................... do
.......................................
....................................................................................
cấp ngày ………/……../...........
4. Mã cá
nhân:.............................................................................................................
(Người yêu cầu đăng ký hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc bảo mật thông tin
liên quan đến Mã cá nhân do cơ quan đăng ký cấp).
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 13
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
VĂN BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ
BIÊN TÀI SẢN THI HÀNH ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
Theo Đơn (văn bản) yêu cầu cung cấp thông tin có số thứ tự tiếp nhận:
.......................... và thời điểm tiếp nhận là................giờ
..........phút, ngày ….. tháng ….. năm ………
Người yêu cầu cung cấp thông tin là
............................................................................
Địa chỉ liên
hệ:.............................................................................................................
TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH, TÀI SẢN TẠI .......................... CHỨNG
NHẬN
1. Việc tra cứu thông tin được thực hiện theo tiêu chí sau đây:
□ Giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm
Tên bên bảo
đảm:......................................................................................................
Số .......................... do
......................................................... cấp ngày ……../………/
□ Phương tiện giao thông cơ giới có số khung:
...........................................................
□ Số đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên thi hành án
...........
...................................................................................................................................
2. Thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản
thi hành án lúc ................giờ ..........phút, ngày ….. tháng ….. năm ………
(gồm ..................trang)
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 14
![](00120266files/image002.gif) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
PHIẾU HẸN TRẢ KẾT QUẢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
Họ và
tên:....................................................................................................................
Chức vụ, đơn vị công
tác:............................................................................................
Đã tiếp nhận hồ sơ của:
Ông (bà):
....................................................................................................................
Địa chỉ liên
hệ:.............................................................................................................
Sổ tiếp nhận là ..........................; thời gian tiếp nhận: …….. giờ
………phút, ngày ….. tháng ….. năm ………
Văn bản, giấy tờ tiếp nhận gồm:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Thời gian trả kết quả: ………… giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………
Xin trân trọng cảm ơn./.
NGƯỜI TIẾP NHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỔ TIẾP NHẬN ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ, VĂN BẢN THÔNG
BÁO VÀ YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN (Ban hành kèm theo Thông tư số
05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp) TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ :
………………………………………….. …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………
Quyển số: ............../............/ Mở sổ ngày ….. tháng ….. năm ……… Khóa
sổ ngày ….. tháng ….. năm ………
Số TT Thời điểm tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin Số đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin Nội dung đăng ký, thông báo (VD: lần đầu/thay đổi/xóa đăng ký/VB thông báo...) Người nộp đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin Cán bộ tiếp nhận Ghi chú
Giờ phút Ngày, tháng, năm
Trang số……./Tổng số………..trang
Phụ lục số 01
PHỤ LỤC CÁC BÊN THAM GIA GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ
BIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Phụ lục này là một phần gắn liền với Đơn yêu cầu đăng ký số:
.........................
u □Bên bảo đảm □Bên nhận bảo đảm
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA)
...........................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Mã số KHTX (nếu có)
.......................................................................................................................
Địa chỉ:
..............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
□ CMND □ Hộ chiếu □ Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số .................................................. do
................................................. cấp ngày ……../……./…….
v □Bên bảo đảm □Bên nhận bảo đảm
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA)
...........................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Mã số KHTX (nếu có)
.......................................................................................................................
Địa chỉ:
..............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
□ CMND □ Hộ chiếu □ Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số .................................................. do
................................................. cấp ngày ……../……./…….
w □Bên bảo đảm □Bên nhận bảo đảm
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA)
...........................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Mã số KHTX (nếu có)
.......................................................................................................................
Địa chỉ:
..............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
□ CMND □ Hộ chiếu □ Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số .................................................. do
................................................. cấp ngày ……../……./…….
x □ Bên bảo đảm □ Bên nhận bảo đảm
Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA)
...........................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Mã số KHTX (nếu có)
.......................................................................................................................
Địa chỉ:
..............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
□ CMND □ Hộ chiếu □ Thẻ thường trú □ Mã số thuế
Số .................................................. do
................................................. cấp ngày ……../……./…….
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang …../…… (tổng số trang phụ lục)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
Tùy từng loại hình đăng ký, việc kê khai bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm được
hiểu như sau:
Kê khai về bên bảo đảm gồm: Bên bảo đảm, bên mua, bên thuê tài sản, bên
thuê tài chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người phải thi hành án.
Kê khai về bên nhận bảo đảm gồm: Bên nhận bảo đảm, bên bán, bên cho thuê
tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ hoặc Chấp
hành viên.
Phụ lục số 02
PHỤ LỤC
(DÙNG ĐỂ MÔ TẢ TÀI SẢN BẢO ĐẢM, BAO GỒM CẢ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI
NHƯNG KHÔNG MÔ TẢ THEO SỐ KHUNG HOẶC ĐỂ KÊ KHAI NHỮNG NỘI DUNG KHÁC)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Phụ lục này là một phần gắn liền với Đơn yêu cầu đăng ký số:
.........................
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang …../…… (tổng số trang phụ lục)
Phụ lục số 03
PHỤ LỤC
(DÙNG ĐỂ MÔ TẢ THEO SỐ KHUNG CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Phụ lục này là một phần gắn liền với
Đơn yêu cầu đăng ký số: .........................
TT Loại phương tiện ()Nhãn hiệu Số khung
(Ghi đầy đủ các số và chữ cái) () Ghi chú
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang …../…… (tổng số trang phụ lục)
Phụ lục số 04
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG ĐÃ ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TTBTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư
pháp)
PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Phụ lục này là một phần gắn liền với
Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đăng ký số: .........................
TT Số đơn Mã cá nhân () Ghi chú
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang …../…… (tổng số trang phụ lục)
| Thông tư 05/2011/TT-BTP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-05-2011-TT-BTP-huong-dan-dang-ky-cung-cap-thong-tin-giao-dich-bao-dam-120266.aspx | {'official_number': ['05/2011/TT-BTP'], 'document_info': ['Thông tư 05/2011/TT-BTP hướng dẫn đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm do Bộ Tư pháp ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tư pháp', ''], 'signer': ['Đinh Trung Tụng'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Quyền dân sự'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/02/2011', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '05/04/2011', 'note': ''} |
43 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2309/QĐUBND Sóc Trăng, ngày 01 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính Phủ về thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 61/2028/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ
về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 279/TTrSNN ngày 27/9/2024 và Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Sóc Trăng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành
lĩnh vực Trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Sóc Trăng.
Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và
các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, tỉnh Sóc Trăng và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
Cổng TTĐT tỉnh;
Trung tâm PVHCC;
Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hoàng Nghiệp
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2309/QĐUBND ngày 01/10/2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Số thứ tự Tên thủ tục hành chính Số trang
Nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên.
Tổng số: 01 thủ tục.
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục: Nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất
hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đối với công trình có diện tích đất
chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận quyết định giao đất, cho thuê đất của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để
sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến tới Trung tâm Phục vụ hành
chính công tỉnh Sóc Trăng (số 19, Trần Hưng Đạo, phường 3, Tp. Sóc Trăng, tỉnh
Sóc Trăng) đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền.
Bước 2: Tiếp nhận, trả lời hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, công chức,
viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành
chính công kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần;
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử:
trong thời hạn 01 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và
Môi trường xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo
quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Bước 3: Thẩm định hồ sơ và xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được Bản kê khai hợp lệ, Sở Tài nguyên
và Môi trường thẩm định và ban hành văn bản xác nhận diện tích đất chuyên
trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định
số 112/2024/NĐCP gửi đến Sở Tài chính để xác định số tiền phải nộp.
+ Bước 4: Sở Tài chính xác định số tiền phải nộp
Trong thời hạn 05 ngày, Sở Tài chính căn cứ văn bản xác nhận diện tích đất
chuyên trồng lúa của Sở Tài nguyên và Môi trường, bảng giá loại đất trồng lúa
tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền quy định,
cơ quan tài chính cấp tỉnh xác định số tiền phải nộp theo mẫu tại Phụ lục XIII
ban hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐCP gửi Sở Tài nguyên và Môi trường
và người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
+ Bước 5: Người được giao đất, cho thuê đất thực hiện nộp tiền
Trong thời hạn 30 ngày, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện
trách nhiệm nộp tiền tại cơ quan kho bạc theo thông báo của Sở Tài chính.
Sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo của Sở Tài chính; người được nhà
nước giao đất, cho thuê đất chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền để Nhà nước bổ
sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa thì phải nộp thêm tiền chậm nộp. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian
tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền phải nộp để Nhà nước
bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa chậm nộp;
Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát
sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền đã nộp vào ngân sách
nhà nước;
Người nộp tiền tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại điểm a, điểm b
khoản 4 Điều 13 Nghị định số 112/2024/NĐCP và nộp vào ngân sách nhà nước theo
quy định. Người nộp tiền phải nộp tiền chậm nộp được miễn tiền chậm nộp trong
trường hợp bất khả kháng như bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa,
dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Trung
tâm Phục vụ hành chính công (Số 19, Trần Hưng Đạo, Phường 3, thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng) hoặc qua môi trường điện tử.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm: Bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển mục đích
sử dụng sang đất phi nông nghiệp theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo
Nghị định số 112/2024/NĐCP .
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
+ Văn bản thông báo xác định số tiền phải nộp gửi người được nhà nước giao
đất, cho thuê đất: 12 ngày, kể từ ngày nhận được Bản kê khai hợp lệ.
+ Nộp tiền tại cơ quan kho bạc: 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của
Sở Tài chính.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân (Người được
nhà nước giao đất, cho thuê đất).
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc
Trăng.
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Tài chính tỉnh và các sở ngành có liên quan.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại
Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐCP .
+ Văn bản xác định số tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa
bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục XIII ban
hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐCP .
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển mục đích sử dụng sang đất
phi nông nghiệp theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số
112/2024/NĐCP .
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 13 Nghị định số 112/2024/NĐCP ngày 11/9/2024 của Chính phủ Quy định chi
tiết về đất trồng lúa.
Phụ lục XI
MẪU BẢN KÊ KHAI DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SANG
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số112/2024/NĐCP ngày 11/9/2024 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
........, ngày... tháng...năm...
BẢN KÊ KHAI
Diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông
nghiệp
Kính gửi:
........................................................................
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất kê khai:...
2. Địa chỉ:
3. Tổng diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng
sang đất phi nông nghiệp:... ha
4. Địa điểm thu hồi đất:
Vị trí/Địa điểm đất Diện tích
(ha, m2) Ghi chú
Vị trí 1: số thửa ...; số tờ bản đồ ...; xã (phường, thị trấn) ...; huyện (thị xã, thành phố) ...
Vị trí 2: số thửa ...; số tờ bản đồ ...; xã (phường, thị trấn)...; huyện (thị xã, thành phố)
Vị trí 3: số thửa ...; số tờ bản đồ ...; xã (phường, thị trấn)...; huyện (thị xã, thành phố)...
......................................................................................................
Tổng diện tích
Đề nghị ... (cơ quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh/huyện) xác định diện
tích đất chuyên trồng lúa chuyển sang mục đích phi nông nghiệp để... (ghi rõ
tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ
tài chính theo quy định.
NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC
GIAO ĐẤT CHO THUÊ ĐẤT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (nếu có))
Phụ lục XII
MẪU VĂN BẢN XÁC NHẬN DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA PHẢI NỘP TIỀN
(Kèm theo Nghị định số112/2024/NĐCP ngày 11/9/2024 của Chính phủ)
CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
TỈNH/TP/QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số:………. .................., ngày ... tháng ... năm ..…...
Kính gửi: Cơ quan tài chính
Căn cứ quy định tại Nghị định số112/2024/NĐCP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của
Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa;
Căn cứ vào Bản kê khai đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển
sang đất phi nông nghiệp của ... (ghi rõ tên cơ quan, người được nhà nước giao
đất, cho thuê đất)
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh/huyện) ... xác nhận diện tích đất
chuyên trồng lúa chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để thực hiện
công trình/dự án ... (ghi rõ tên công trình) là...ha, thuộc địa điểm ...
(ghi rõ địa điểm diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển đổi).
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh/huyện) gửi cơ quan Tài chính (cấp
tỉnh/huyện) làm căn cứ xác định số tiền phải nộp của cơ quan, người được nhà
nước giao đất, cho thuê đất.
Nơi nhận:
Như trên;
Tổ chức, cá nhân;
Lưu: VT. CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH/TP/QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ
(Ký, họ tên và đóng dấu)
Phụ lục XIII
MẪU VĂN BẢN XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN ĐỂ NHÀ NƯỚC BỔ SUNG DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG
LÚA BỊ MẤT HOẶC TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số112/2024/NĐCP ngày 11/9/2024 của Chính phủ)
CƠ QUAN TÀI CHÍNH TỈNH/TP/QUẬN/HUYỆN/TX
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số:……….
V/v thông báo số tiền phải nộp để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa .................., ngày ... tháng ... năm ..…...
Kính gửi: ....................................
Căn cứ Nghị định số112/2024/NĐCP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ Quy
định chi tiết về đất trồng lúa;
Căn cứ Quyết định số .../QĐUBND ngày ... tháng ... năm của Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành phố về mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
Căn cứ văn bản số ... (cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh/ huyện);
Cơ quan Tài chính cấp tỉnh/huyện thông báo số tiền phải nộp, như sau:
1. Tên cơ quan/người được nhà nước giao đất, cho thuê đất phải nộp tiền:...
2. Số tiền phải nộp: ... đồng (Bằng chữ:)
....................................
Số tiền = Diện tích (ha) x giá đất (đồng) x tỷ lệ nộp (%) theo quyết định
số..., ngày... tháng... năm ...của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản này, ... (tên cơ
quan/người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) có trách nhiệm nộp số tiền
nêu trên tại Kho bạc Nhà nước theo Tài khoản: ...; Chương: ... (là chương của
đơn vị nộp tiền nếu có); tiểu mục: ....
Nơi nhận:
Như trên;
UBND tỉnh/huyện;
Cục thuế tỉnh/huyện;
Lưu: VT. CƠ QUAN TÀI CHÍNH TỈNH/TP/QUẬN/HUYỆN/TX
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
| Quyết định 2309/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2309-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Trong-trot-So-Tai-nguyen-Soc-Trang-631442.aspx | {'official_number': ['2309/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2309/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Sóc Trăng', ''], 'signer': ['Lâm Hoàng Nghiệp'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
44 | BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 45/TWPCTT
V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2021 và kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2021
Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ
Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 173/QĐTTg ngày
13/02/2019 về việc tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2021 và
kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai Việt Nam
(22/5/194622/5/2021),
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Ban Chỉ đạo) đề nghị các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức một số hoạt động hưởng ứng phù hợp với
diễn biến của dịch bệnh Covid19 với những nội dung cụ thể như sau:
1. Chủ đề Tuần lễ Quốc gia năm 2021 là “Chung tay xây dựng xã hội an toàn
trước thiên tai”.
2. Mục tiêu: nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và
sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai, đặc biệt là mùa mưa bão năm
2021; tăng cường công tác thông tin, truyền thông mục đích ý nghĩa của Tuần lễ
Quốc gia và Ngày truyền thống phòng chống thiên tai và nâng cao năng lực, kỹ
năng chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai của người dân.
3. Thời gian thực hiện: trong tháng 5 năm 2021.
4. Nội dung thực hiện:
Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số hoạt động
hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia và kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống phòng chống
thiên tai phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế: Hội nghị trực tuyến toàn
quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chương trình
“Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai”; tổ chức các hội nghị, hội
thảo, các sự kiện truyền thông, tuyên truyền qua các hệ thống truyền hình,
truyền thanh, loa phát thanh, báo chí, mạng xã hội và các tài liệu tuyên
truyền phù hợp tại; rà soát và ban hành phương án ứng phó với thiên tai tại
các cấp...
(Khung kế hoạch gửi kèm theo văn bản)
5. Kinh phí: các cơ quan, đơn vị chủ động cân đối, bố trí từ các nguồn: ngân
sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác hoặc huy động từ nguồn vốn
xã hội hóa.
Ban Chỉ đạo đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ
Quốc gia đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện nghiêm các chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID19.
Báo cáo kết quả triển khai hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia gửi về Ban chỉ đạo (qua
Văn phòng thường trực BCĐ) trước ngày 15/6/2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ./.
Nơi nhận:
Như trên;
Phó Thủ tướng Chính phủ Trưởng ban (để b/c);
Bộ trưởng Phó TBTT (để b/c);
Lưu VP, TTCĐ. KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Trần Quang Hoài
KHUNG KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM
2021 CHỦ ĐỀ “CHUNG TAY XÂY DỰNG XÃ HỘI AN TOÀN TRƯỚC THIÊN TAI”
(Kèm theo Công văn số 45/TWPCTT ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Ban Chỉ đạo
TWPCTT)
STT Nội dung Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian thực hiện
I BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
1 Trình ban hành Thư và Kỷ niệm chương của Chủ tịch Nước gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam (22/5/1946 22/5/2021) BCĐ TW về PCTT Văn phòng Chủ tịch nước Tháng 5
2 Tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021. BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương. Tháng 5
3 Mít tinh chương trình truyền hình trực tiếp “Vì một xã hội an toàn trước thiên tai (Đón nhận Huân chương Độc lập hạng 3) BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương. Tháng 5
4 Tổng kết phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” giai đoạn 20162020” và phát động phong trào thi đua giai đoạn 2021 2025. BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương. Tháng 5
5 Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị Quyết 76/NQCP của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai; 01 năm thực hiện Chỉ thị 42CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống thiên tai. BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương. Tháng 5
6 Triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2020 2025. BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương. Tháng 5
7 Tổng kết cuộc thi “Sáng tác lời mới về công tác phòng chống thiên tai theo các làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền”, công diễn tại nhà hát chèo. BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương. Tháng 5 (trao giải)
8 Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông hưởng ứng Tuần lễ: BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương; các cơ quan thông tấn báo chí Tháng 5
8.1 Truyền thông trên truyền hình: Xây dựng và tuyên truyền về tuần lễ Quốc gia và kỷ niệm 75 năm truyền thống PCTT trên đài truyền hình Việt nam và các kênh truyền hình khác:
Phim tài liệu: “Phòng chống thiên tai Việt Nam 75 năm thành tựu và thách thức ” Tháng 5
Xây dựng và phát sóng 10 tập ký sự trên VTV2: Đắp đê ngăn lũ Thông điệp từ lịch sử Theo những triền đê Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa Điều tiết mặn ngọt ở Đồng bằng Sông Cửu Long Phòng chống thiên tai hiệu quả bắt đầu từ công tác dự báo, chuẩn bị Công tác phòng chống thiên tai dựa vào nhân dân (Công tác phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng) Tương thân tương ái trong PCTT tính cách của người Việt Bác Hồ với công tác trị thủy (tầm nhìn của Bác Hồ với công tác trị thủy) Ứng phó thiên tai Tầm nhìn từ các công trình thủy lợi mới (phần 1) Ứng phó thiên tai Tầm nhìn từ các công trình thủy lợi mới (phần 2) Tháng 5
Phóng sự: 03 phóng sự về kỷ niệm 75 năm phòng chống thiên tai Việt Nam và Tuần lễ Quốc gia PCTT năm 2021. Tháng 5
8.2 Truyền thông trên các cơ quan báo chí, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về PCTT: BCĐ TW về PCTT VTV, VTC, VOV, các cơ quan thông tấn báo chí, mạng xã hội Tháng 5
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhân dịp 75 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai Việt Nam trên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Tháng 5
Tăng cường truyền thông về công tác phòng chống thiên tai trên một số tờ báo (báo in và báo điện tử). Tháng 5
8.3 Xây dựng các tài liệu truyền thông/ hướng dẫn kỹ thuật: 03 cuốn sách, 03 cuốn cẩm nang, 14 cuốn sổ tay và 03 tuyển tập: BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương Tháng 5
Sách: Phòng chống thiên tai Việt Nam 75 năm thành tựu và thách thức (19462021); Công tác phòng chống thiên tai tại Việt Nam qua các thời kỳ; Lịch sử đê điều Tháng 5
Cẩm nang: Phòng chống bão; Phòng chống lũ, lụt; Phòng chống lũ quét, lũ bùn đá. Tháng 5
Sổ tay: Hướng dẫn công tác quản lý đê điều dành cho Lãnh đạo Hạt Quản lý đê; Hướng dẫn quản lý đê điều dành cho cán bộ quản lý đê chuyên trách; Hướng dẫn PCTT cho Hộ gia đình; Hướng dẫn cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã; Hướng dẫn Ban chỉ huy PCTT cấp tỉnh; Hướng dẫn Ban chỉ huy PCTT cấp huyện; Hướng dẫn cho Ban chỉ huy PCTT cấp xã; Làm nhà vùng lũ; Hướng dẫn công tác truyền thông trong PCTT; Hướng dẫn thiết kế, thi công công trình phòng chống sạt lở; Kinh nghiệm ứng phó với các cơn bão lớn; Hướng dẫn ứng phó với các trận lũ lớn; Hướng dẫn công tác PCTT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Hướng dẫn công tác PCTT cho trường học. Tháng; 5
Tuyển tập: Ứng dụng công nghệ không gian; Ứng dụng công nghệ vật liệu trong XD công trình PCTT; Ứng dụng công nghệ về thông tin, thiết bị và hậu cần trong công tác PCTT. Tháng 5
8.4 Truyền thông thông qua mạng xã hội: Chương trình giao lưu trực tuyến trên facebook về Tuần lễ QG PCTT và kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống. BCĐ TW về PCTT Facebook Tháng 5
9 Treo pano, băng rôn với các khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia PCTT, ngày truyền thống PCTT (22/5) tại trụ sở Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo. BCĐ TW về PCTT Các đài truyền hình, đài truyền thanh và các cơ quan báo chí trung ương. Tháng 5
10 Chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai, đặc biệt là trong mùa mưa bão năm 2021; BCĐ TW về PCTT BCH PCTT và TKCN bộ, ngành, địa phương. Tháng 5
II BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN MỘT SỐ BỘ, NGÀNH VÀ TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI LIÊN QUAN
1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, treo băng rôn, khẩu hiệu về chủ đề Tuần lễ Quốc gia PCTT năm 2021 và kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam tại trụ sở Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các bộ, ngành. Các bộ, ngành. Tháng 5
2 Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông phù hợp tới thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN và các cơ quan trực thuộc của các bộ, ngành và các cấp tổ chức chính trịxã hội. Các bộ, ngành và một số tổ chức chính trị xã hội trung ương có liên quan Tháng 5
3 Tổ chức rà soát, xây dựng và ban hành kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai của các bộ, ngành, các tổ chức. Các bộ, ngành, địa phương Tháng 5
III ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1 Chỉ đạo Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương như: hội nghị, hội thảo, tổ chức các sự kiện truyền thông, treo pano, băng rôn với các thông điệp tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia PCTT và kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai ... tại trụ sở cơ quan PCTT và TKCN các cấp. UBND tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương Tháng 5
2 Đẩy mạnh thông tin, truyền thông thông qua hệ thống đài truyền hình, truyền thanh, cơ quan báo chí địa phương và Trang thông tin PCTT tỉnh, huyện, xã (facebook) Về chủ đề, mục đích ý nghĩa của Tuần lễ Quốc gia 2021, 75 năm ngày truyền thống PCTT; Thư của Chủ tịch nước; tăng cường phổ biến tuyên truyền các tài liệu, ấn phẩm truyền thông do Ban Chỉ đạo và địa phương xây dựng; các nội dung trọng điểm của công tác PCTT tại địa phương. UBND tỉnh Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp Tháng 5
3 Ban hành kế hoạch triển khai hưởng ứng TLQG và kỷ niệm 75 năm PCTT tại địa phương; Tổ chức rà soát, hoàn thiện và ban hành kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai tại các cấp UBND tỉnh Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp Tháng 5
4 Chia sẻ và phổ biến tài liệu đến các cấp chính quyền và người dân UBND tỉnh Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp Tháng 5
5 Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (qua Văn phòng thường trực). UBND tỉnh Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp 15/6/2021
Ghi chú:
Tài liệu phục vụ công tác thông tin truyền thông trong Tuần lễ Quốc gia
PCTT năm 2021 sẽ được Ban Chỉ đạo cập nhật trước ngày 05/5/2021 tại địa chỉ
sau: http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/tailieutruyenthongphuc
vucachoatdonghuongungtuanlequocgiapcttnam2021va.aspx
hoặc
https://drive.google.com/drive/folders/le4mOEeFmvKtyEEnlhn6NfC9ZRqYszR6?usp=sharing
Thông tin chi tiết liên hệ: đồng chí Đào Văn Minh, điện thoại 0977.087.648,
email: [email protected].
| Công văn 45/TWPCTT | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Tai-nguyen-Moi-truong/Cong-van-45-TWPCTT-2021-to-chuc-hoat-dong-huong-ung-Tuan-le-Quoc-gia-phong-chong-thien-tai-537523.aspx | {'official_number': ['45/TWPCTT'], 'document_info': ['Công văn 45/TWPCTT tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2021 và kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai', ''], 'signer': ['Trần Quang Hoài'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/04/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
45 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2248/QĐUBND Bình Định, ngày 09 tháng 6 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TÂY SƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2035
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Quy
hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy
hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số37/2010/NĐCP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về việc lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Nghị định số 38/2010/NĐ
CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
đô thị; Nghị định số39/2010/NĐCP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý
không gian xây dựng ngầm đô thị;
Căn cứ Nghị định số72/2019/NĐCP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐCP ngày 07/4/2010 của
Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị
định số 44/2015/NĐCP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số12/2016/TTBXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về
hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy
hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số1672/QĐTTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Căn cứ Văn bản số 1514/BXDQHKT ngày 01/4/2020 của Bộ Xây dựng về việc góp ý
đồ án Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Tây Sơn tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Căn cứ Kết luận số 263KL/TU ngày 29/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và
theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 173/TTrSXD ngày 03/6/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch chung với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung xây dựng đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến
năm 2035.
2. Phạm vi và giai đoạn lập quy hoạch:
a) Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Tây Sơn, giới cận như sau:
Phía Bắc giáp: Huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phù Cát;
Phía Nam giáp: Huyện Vân Canh;
Phía Đông giáp: Huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn;
Phía Tây giáp: Thị xã An Khê;
Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng: 69.296 ha (692,96km2).
b) Giai đoạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025; giai đoạn dài
hạn đến năm 2035.
3. Tính chất, mục tiêu quy hoạch:
Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035; Quy
hoạch đô thị Tây Sơn phát triển theo hướng đô thị du lịch, thương mại, dịch
vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao…
Phát triển Tây Sơn trở thành đô thị loại IV với vai trò là một đô thị trung
tâm phía Tây của tiểu vùng số 1 của tỉnh Bình Định; đến năm 2025, cơ bản đạt
tiêu chí đô thị loại IV, đến năm 2035 trở thành thị xã Tây Sơn với hệ thống hạ
tầng kỹ thuật hiện đại, kinh tế phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, bảo
đảm an ninh quốc phòng.
4. Nội dung quy hoạch:
a) Quy mô lập quy hoạch và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Quy mô dân số dự
báo qua các giai đoạn:
− Đến năm 2025, dân số đô thị khoảng 130.000 135.000 người, trong đó:
+ Dân số nội thị khoảng 100.000 101.000 người;
+ Dân số ngoại thị khoảng 30.000 34.000 người.
− Đến năm 2035, dân số đô thị khoảng 145.000 150.000 người, trong đó:
+ Dân số nội thị khoảng 110.000 111.500 người.
+ Dân số ngoại thị khoảng : 35.000 38.500 người.
− Chỉ tiêu sử dụng đất dân dụng dự báo 78 90m2/người, cụ thể như sau:
+ Đất đơn vị ở : 45 50m2/người;
+ Đất công trình công cộng cấp đô thị : 7 9 m2/người;
+ Đất công viên, cây xanh : 9 m2/người;
+ Đất giao thông, HTKT cấp đô thị : 17 18m2/người.
− Các chỉ tiêu về hệ thống HTKT:
+ Đất giao thông tỷ lệ 12 15% , mật độ đường 68 km/km2,
+ Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: 100120 lít/ng.ngđ.
+ Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp 2036 m3/ha. Ng.đ
+ Tiêu chuẩn xử lý nước thải tối thiểu đạt 80% lưu lượng nước cấp.
+ Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt 350500 W/người; cấp điện công nghiệp 2036
kW/ha.
+ Chất thải rắn sinh hoạt dự kiến 1/kg.ng.ngđ; CTR Công nghiệp dự kiến khoảng
0,5 tấn/ha/ng.đ
b) Mô hình phát triển đô thị:
− Lấy sông Kôn, Quốc lộ 19, Quốc lộ 19B làm không gian chủ đạo để xây dựng và
phát triển đô thị.
− Cực phát triển phía Tây: khu vực Tây Giang, là cực phát triển cho cụm xã Tây
Thuận, Vĩnh An, một phần Bình Tường;
− Vùng trung tâm đô thị: Là lõi đô thị Phú Phong hiện hữu mở rộng và khu vực
bờ Bắc sông Kôn gồm các khu vực xã Bình Thành, Bình Hòa.
− Cực phát triển phía Đông Bắc, trung tâm là khu vực Mỹ Yên thuộc xã Tây
Bình, là cực phát triển của các xã Tây Vinh, Tây An, Bình Tân và Bình Thuận.
− Khu vực Bình Nghi là cực phát triển mới gắn liền với khu vực công nghiệp
phía Nam Quốc lộ 19.
c) Nội dung quy hoạch sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên đô thị Tây
Sơn là 69.296 ha; quy hoạch đến năm 2035 như sau:
− Đất xây dựng đô thị: Bao gồm đất dân dụng và ngoài dân dụng, tổng diện tích
khoảng 6.823 ha, hình thành các phường nội thị trong tương lai và hình thành
khu vực sản xuất công nghiệp ở phía Nam Quốc lộ 19, trong đó:
+ Đất dân dụng: Đất đơn vị ở, công viên cây xanh đô thị, công cộng cấp đô
thị, giao thông HTKT cấp đô thị...) diện tích khoảng 1.290 ha.
+ Đất ngoài dân dụng: Diện tích khoảng 5.533 ha.
− Đất nông nghiệp: Hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp năng suất cao. Tổng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 17.576 ha.
− Thiết lập các hành lang cây xanh cảnh quan theo quy hoạch để tạo các hành
lang thoát nước cho toàn đô thị, diện tích khoảng 1.442 ha.
5. Định hướng tổ chức không gian:
a) Định hướng không gian nội thị và ngoại thị:
− Đến năm 2025: Đô thị Tây Sơn đạt chuẩn đô thị loại IV, khu vực nội thị gồm 9
xã, thị trấn để phát triển thành đô thị và sẽ trở thành phường khi đô thị Tây
Sơn trở thành thị xã và 6 xã ngoại thị còn lại, cụ thể:
+ 09 xã, thị trấn: Tây Giang, thị trấn Phú Phong, Bình Tường, Tây Phú, Tây
Xuân, Bình Nghi, Bình Thành, Bình Hòa và Tây Bình;
+ 06 xã còn lại: Tây Thuận, Vĩnh An, Bình Thuận, Bình Tân, Tây An và Tây
Vinh.
− Đến 2035, củng cố hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát triển ổn
định cơ cấu hành chính nội ngoại thị, không phát sinh đơn vị hành chính mới.
b) Định hướng các trung tâm chuyên ngành:
− Trung tâm hành chính đô thị: Giữ nguyên vị trí hiện nay, hiện nay cơ bản đã
đủ tiêu chuẩn để đáp ứng các chỉ tiêu đô thị loại IV;
− Trung tâm dịch vụ và phát triển công nghiệp: Thuộc khu vực phát triển công
nghiệp ở phía Nam Quốc lộ 19 tại Bình Nghi;
− Trung tâm dịch vụ vận tải đô thị vận tải cấp vùng: Tại khu vực phía Nam, khu
vực ngã tư đường vào Hầm Hô và tuyến tránh phía Nam dự kiến;
− Trung tâm TMDV tại khu vực thị trấn Phú Phong hiện nay, thuộc khối Phú Xuân
ở phía Bắc cầu Đồng Sim;
− Hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ cấp tiểu vùng ở khu vực cực phát
triển phía Tây (Tây Giang Đồng Phó) và khu vực cực phát triển phía Đông Bắc
(Mỹ Yên Tây Bình) để phục vụ cho khu vực phía Tây và bờ Bắc Sông Kôn.
− Trung tâm thể dục thể thao kết hợp công viên cấp đô thị: Tại khu vực Phú
Xuân Phú Phong;
− Trung tâm giáo dục cấp đô thị: Là khu vực Trường Trung học phổ thông và
Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay, nâng cấp quy mô và cơ sở vật chất
trong giai đoạn sau 2025.
− Trung tâm y tế là khu vực Bệnh viện đa khoa Phú Phong mở rộng thêm quy mô về
phía Đông theo QHCT khu dân cư ngã 3 đường Nguyễn Huệ và Quốc lộ 19.
c) Phân vùng cảnh quan, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế
đô thị:
Vùng phát triển đô thị và phát triển công nghiệp: Là khu vực nội thị hiện
nay và khu vực các trung tâm xã dự kiến trở thành đô thị như Tây Bình, Bình
Hòa, Bình Thành, Bình Nghi, Tây Xuân, Tây Phú, Bình Tường, Tây Giang. Kiểm
soát nghiêm ngặt quá trình phát triển và xây dựng có tính toán đầy đủ đến các
hướng phát triển và hành lang thoát lũ. Các khu vực phát triển công nghiệp
phía Nam Quốc lộ 19.
Vùng phát triển nông nghiệp, nông thôn và cảnh quan nông nghiệp: Là khu vực
canh tác nông nghiệp còn lại sau khi đã cân nhắc các khu vực dành cho phát
triển đô thị. Các khu vực nông nghiệp và nông thôn, cảnh quan nông nghiệp dần
hình thành đầy đủ các yếu tố liên quan với nhau gồm mặt nước, khu sản xuất,
khu xóm làng, khu chuyên canh sản phẩm chuyên biệt có yếu tố du lịch (nếu có).
Vùng bảo tồn, ổn định và kiểm soát tuyệt đối môi trường: Khu vực rừng hiện
nay và khu vực có độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở cao khi mưa lớn kéo dài; khu vực
ven sông, lưu vực thoát nước dọc 2 bên sông và kênh thoát; khu vực dân cư hiện
đang nằm trong hành lang thoát nước.
Tập trung kiểm soát ở vùng lõi trung tâm các khu vực tập trung ven tuyến
QL19, 19B, Hùng Vương, khu vực thị trấn Phú Phong và vùng phụ cận, các dự phát
triển mới theo định hướng, mật độ xây dựng giảm dần ra các khu vực ngoại thị
và nông thôn;
Kiểm soát tầng cao xây dựng theo các tiêu chí: Các công trình cao tầng,
khối tích lớn bố trí trên các trục đường lớn và các ngã tư; trong các khu dân
cư đô thị tầng cao không quá 8 tầng; khu vực có các công trình trong bán kính
300m tính từ bảo tàng Quang Trung hiện nay có chiều cao không quá 5 tầng; hành
lang bảo vệ, bảo tồn các công trình di tích văn hóa lịch sử gồm: Đài Kính
Thiên, Đền thờ Bùi Thị Xuân, Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc, Gò Lăng…. và các
công trình khác tại khu vực quy hoạch tuân thủ các quy định về bảo vệ và bảo
tồn theo Luật Di sản văn hóa và các quy định có liên quan.
6. Phân khu đô thị:
a) Khu vực phát triển số 1:
Là khu vực trung tâm của đô thị phát triển trên cơ sở thị trấn Phú Phong
hiện nay, mở rộng về khu vực Phú Văn, Phú Xuân và Nam Hùng Vương, có diện tích
tự nhiên khoảng 2.950ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 27.900 người.
Phát triển đô thị mới theo hướng lấp đầy dải dân cư dọc Quốc lộ 19B, bố trí
hệ thống đường ngang để phát triển có chiều sâu khu vực đô thị; hoàn thiện hệ
thống HTKT và HTXH tại khu vực, phát triển các khu vực thương mại và dân cư
mật độ cao tại cửa ngõ.
b) Khu vực phát triển số 2:
Là khu vực đô thị gắn liền với khu vực công nghiệp phía Nam Quốc lộ 19 tại
xã Bình Nghi và Tây Xuân, diện tích khoảng 2.800 2.900 ha; dân số khoảng
18.500 người.
Tính chất chức năng: Là khu vực phát triển hỗ trợ cho khu vực công nghiệp
phía Nam Quốc lộ 19.
c) Khu vực phát triển số 3:
Là khu vực Mỹ Yên mở rộng thuộc xã Tây Bình. Phát triển theo hướng xây dựng
trung tâm xã Tây Bình hiện nay thành trung tâm phường dự kiến với đầy đủ hệ
thống HTKT và HTXH đồng bộ; diện tích khoảng 1.300 1.350 ha, dân số khoảng
9.000 người;
Phát triển các công trình công cộng cấp tiểu vùng, hình thành cực phát
triển phía Đông Bắc của đô thị, các công trình công cộng gồm Bến xe khách khu
vực phía Bắc, Chợ, TTTM khu vực và nâng cấp trường THPT tại khu trung tâm; gắn
kết phát triển kinh tếxã hội với thị xã An Nhơn.
d) Khu vực phát triển số 4:
Là khu vực phát triển đô thị hóa có trọng điểm: Trong giai đoạn từ nay đến
năm 2025 gồm Bình Hòa, Bình Thành và khu vực phía Bắc của thị trấn Phú Phong;
diện tích khoảng 3.100 3.150 ha, dân số khoảng 27.000 người;
Là khu vực phát triển mới, theo hướng đô thị hoá, bổ sung cơ cấu hành chính
phường nội thị vào giai đoạn đến năm 2025 cho toàn đô thị.
đ) Khu vực phát triển số 5:
Là khu vực trung tâm xã Bình Tường kết hợp với khu vực phía Tây (Hòa Lạc)
của thị trấn Phú Phong, diện tích khoảng 1.800 1.850 ha, dân số khoảng
14.500 người
Là khu vực đô thị hóa, gắn kết khu vực Tây Giang và trung tâm thị trấn Phú
Phong hiện nay; phát triển các khu vực xây dựng thuận lợi ven Quốc lộ 19 (phía
Nam); phát triển các mô hình du lịch sinh thái kết hợp với trang trại gia
đình, canh tác nông nghiệp hữu cơ và kỹ thuật cao ở phía Bắc sông Kôn và mặt
nước đập dâng Văn Phong; phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn trở thành phường nội thị đến giai đoạn thành
lập đô thị Tây Sơn.
e) Khu vực phát triển số 6:
Là cực phát triển phía Tây của đô thị và là cửa ngõ của huyện Vĩnh Thạnh
(trục ĐT 637) và tỉnh Bình Định (trục QL19); quy mô khoảng 6.300 6.350 ha,
quy mô dân số khoảng 14.300 14.500 người.
Phát triển mật độ cao khu vực Đồng Phó, mở rộng về phía Nam, kết nối với
khu vực định hướng phát triển công nghiệp trên tuyến đường vào thôn Nam Giang
hiện nay, tăng cường cầu Hữu Giang về phía bờ Bắc sông Kôn.
Hoàn thiện hệ thống HTKT và HTXH theo tiêu chí phường nội thị.
g) Khu vực phát triển số 7:
Vị trí: Là khu vực phát triển có dân cư của các xã Bình Tân, Bình Thuận,
Tây Vinh, Tây An; diện tích khoảng 6.450 6.500 ha, dân số khoảng 29.500
30.000 người.
Tính chất chức năng: là khu vực phát triển dân cư nông thôn, phát triển
nông nghiệp và nông nghiệp đô thị, đảm bảo không gian tiêu thoát lũ cho toàn
đô thị.
h) Khu vực phát triển số 8 và 9: quy mô khoảng 32.950 33.000 ha
Là khu vực nông lâm nghiệp có chức năng bảo vệ, ổn định núi rừng và môi
trường, chống xói mòn sạt lở đất và thoát lũ; khu vực rừng cảnh quan phía Nam:
là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn.
Khai thác du lịch cảnh quan sinh thái khu vực Hầm Hô, Thác Đổ, Hồ Thuận
Ninh…; lồng ghép, kết hợp với du lịch di tích, làng nghề trên địa bàn toàn đô
thị.
7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Hệ thống giao thông:
− Giao thông đối ngoại:
+ Tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam; tuyến Quy Nhơn Pleiku: cập nhập hướng
tuyến, lộ giới theo quy hoạch phát triển hệ thống giao thông Quốc gia.
+ Quốc lộ 19, 19B: Đoạn ngoài đô thị lộ giới 45m chưa bao gồm đường gom, đoạn
qua đô thị lộ giới 30m.
+ Cải tạo và nâng cấp tuyến kết nối hiện nay từ UBND xã Bình Thành đến ĐH.25
và xây dựng cầu vượt sông Kôn dự kiến (Bình Tường Bình Thành dài khoảng
1,5km đã bao gồm đường dẫn), đạt chuẩn cấp 3 đồng bằng thành tuyến tránh ở
phía Bắc đô thị;
+ Cải tạo nâng cấp tuyến từ QL19 qua đỉnh đập Văn Phong và kết nối vào tuyến
tránh phía Bắc đô thị, hỗ trợ giao thông lưu thông hai bờ sông Kôn.
+ Tuyến tránh đô thị phía Nam: Làm mới tuyến ở phía Nam đô thị từ KCN Bình
Nghi lên tới đường huyện ĐH25 (đường vào Vĩnh An dài khoảng 18 km, đạt chuẩn
cấp 3 đồng bằng).
+ Đường ĐT 638, ĐT 636, ĐT 637 lộ giới theo dự án đường. Tuyến ĐT 636 (Gò Bồi
Lai Nghi), quy hoạch điều chỉnh lộ giới là 30m, đoạn trong đô thị có lộ giới
24m.
− Giao thông đô thị: Các tuyến đường chính đô thị khác có lộ giới từ 14m, 20m;
24m; 30m.
+ Giữ vị trí bến xe khách phía Nam đô thị nằm trên giao lộ giữa tuyến đường
tránh phía Nam và tuyến Phú Phong đi Hầm Hô, quy mô là bến xe loại III, quy mô
2,5ha;
+ Bến xe hiện nay sẽ chuyển thành bến xe buýt và công trình thương mại dịch
vụ phụ trợ;
+ Quy hoạch bến xe tại khu vực xã Tây Bình, quy mô bến loại III, diện tích
khoảng 1,5ha;
+ Quy hoạch bến xe Đồng Phó quy mô diện tích 1,5ha.
− Hệ thống cầu kết nối không gian phía Nam và Bắc sông Kôn qua 07 cầu, bao gồm
cầu hiện hữu và cầu mới: cầu Hữu Giang (mới), Đập dâng Văn Phong (đã có), cầu
Bình Tường Bình Thành (mới), cầu Kiên Mỹ cũ sẽ cải tạo thành cầu cảnh quan;
cầu Kiên Mỹ hiện hữu, Đập dâng Phú Phong (mới) và cầu Bình Nghi Bình Hòa
(mới).
b) San nền, thoát nước mặt:
− Cốt san nền Hsn ≥ 20m. Đối với khu vực có cao độ < 20.0m, đắp nền toàn bộ
khu vực xây dựng mới và hoàn thiện các khu vực đã xây dựng theo quy hoạch.
Chiều cao đắp trung bình từ: 1.0m3.0m. Đối với khu vực có cao độ ≥ 20.0m cân
bằng đào đắp tại chỗ, tạo hướng dốc xuống các sông, suối hiện hữu.
− Giữ nguyên, mở rộng các hành lang thoát nước chính của đô thị bao gồm hành
lang sông Kôn, hành lang sông Quéo hồ Thuận Ninh, hành lang suối Đồng Sim,
suối Nước Xanh, sông Đồng Tre, hành lang sông Kút.
− Tạo khoảng đệm và kè mềm các khu vực có không gian và khẩu độ thoát lớn, các
khu vực đô thị, các khu chức năng quan trọng có giải pháp kè cứng.
c) Cấp nước:
− Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2035 khoảng 54.600 m3/ngày đêm.
− Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 100 120 lít/người.ngày.đêm.
− Nguồn cấp: Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt, các nhà máy nước ngầm hiện nay
nâng cấp công suất không quá 3.000 m3/ng.đ. Triển khai các nguồn cấp nước Phú
Phong lên 20.000 m3/ngđ cấp cho khu vực trung tâm và công nghiệp phía Nam Quốc
lộ 19, Nhà máy nước Tây Giang quy mô 10.000 m3/ng.đ cấp cho khu vực Tây Giang
và công nghiệp dự kiến, xây dựng mới nhà máy nước phía Bắc khu vực Bình Hòa
giai đoạn 1: 5000 m3/ngđ lấy nguồn từ kênh Văn Phong, cung cấp cho các xã và
khu vực phía Đông Bắc của đô thị. Từng bước đóng cửa các nhà máy nước khai
thác từ nước ngầm, chuyển sang thành trạm bơm tăng áp.
d) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn (CTR) và nghĩa trang:
− Tổng nhu cầu thoát nước bẩn đô thị khoảng 38.000m3/ng.đ. Xây dựng hệ thống
thu gom nước thải riêng với nước mưa.
− Tổng lượng chất thải rắn đến năm 2035 là 450 tấn ngày. Chất thải rắn thu gom
và đưa về xử lý tại khu xử lý xã Tây Xuân.
− Xây dựng khu xử lý rác Bắc Tây Sơn thuộc xã Bình Thuận, quy mô 6 8ha.
− CTR công nghiệp được thu gom và xử lý tại khu xử lý tập trung xã Cát Nhơn,
huyện Phù Cát.
− Xử lý nước thải:
+ Khu vực trung tâm xây dựng 02 nhà máy xử lý nước thải;
+ 01 tại bờ Nam sông Kôn ở phía Đông suối Đồng Sim, công suất 5.000m3/ngày
đêm;
+ 01 tại bờ Bắc sông Kôn, công suất 2.000m3/ngày đêm;
+ Các khu vực còn lại gồm: Tây Bình khoảng 1.000m3/ngày đêm; Bình Tường
khoảng 1.000m3/ngày đêm; Tây Giang khoảng 1.000m3/ngày đêm.
đ) Cấp điện:
− Nguồn điện tổng công suất điện dự kiến đến năm 2035 là 173,21 Mw.
− Nguồn điện hiện nay đô thị Tây Sơn được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia
thông qua trạm biến áp 110/22kv Đồng Phó công suất 1x25mVa và trạm Gò Dừa tại
Phú Văn Phú Phong.
− Dự kiến nâng công suất trạm biến áp Đồng Phó lên 110/22kV 2x40mVa để đủ
cung cấp điện trên địa bàn đô thị Tây Sơn.
− Riêng khu công nghiệp trên địa bàn đô thị Tây Sơn cần cấp nguồn điện riêng,
dự kiến xây dựng trạm biến áp 110/22kv 2x63mVa để đảm bảo cấp điện cho khu
công nghiệp.
e) Thông tin liên lạc:
− Tuyến cáp điện thoại, cáp internet, cáp truyền hình trong các khu vực trung
tâm, có yêu cầu về không gian kiến trúc cao phải đi ngầm trong gen kỹ thuật;
các khu vực khác từng bước ngầm hóa.
− Đối với hệ thống viễn thông thụ động sẽ được xem xét cụ thể trong các đồ án
quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 và các đồ án quy hoạch chi tiết.
8. Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chung xây dựng: kèm
theo hồ sơ quy hoạch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Quyết định này làm căn cứ để quản lý quy hoạch, làm cơ sở để lập các đồ án
quy hoạch tiếp theo, triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.
2. Giao Sở Xây dựng chủ trì tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch duyệt;
theo dõi, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch, thực hiện các dự án đầu
tư, đảm bảo kết nối đồng bộ khu vực quy hoạch.
3. Giao UBND huyện Tây Sơn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ
chức rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nội dung đồ án quy
hoạch chung xây dựng này để đầu tư xây dựng theo quy định; phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với đồ
án quy hoạch xây dựng được duyệt.
Trong quá trình triển khai các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND huyện
Tây Sơn có liên quan đến quy hoạch xây dựng này phải lấy ý kiến thống nhất Sở
Xây dựng để đảm bảo sự đồng bộ chung cho toàn đô thị.
4. Giao các sở, ban, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chịu
trách nhiệm cập nhật nội dung đồ án quy hoạch để quản lý và thực hiện quy
hoạch theo quy định.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 1153/QĐUBND ngày 02/4/2015
của UBND tỉnh.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường,
Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
CT, PCT UBND tỉnh;
CVP, PVPQT;
Lưu: VT, K4, K14. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Cao Thắng
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 2248/QĐUBND ngày 09/6/2020 của UBND tỉnh Bình Định)
Bảng cân bằng sử dụng đất
STT HẠNG MỤC ĐẾN NĂM 2025 Dân số 130.000 135.000 ĐẾN NĂM 2035 Dân số 145.000 150.000
Diện tích (ha) Chỉ tiêu (m 2/người) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Chỉ tiêu (m 2/người) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên (I)+(II) 69,296.00 100.00 69,236.00 100.00
I Đất xây dựng đô thị 5,816.91 8.39 6,823.81 9.86
II Đất khác 63,479.09 91.61 62,412.19 90.14
I Đất xây dựng đô thị 5,816.91 6,823.81
I.1 Đất dân dụng 1,053.00 78.00 1.52 1,290.00 90.00 1.86
1 Đất đơn vị ở 607.50 45.00 750.00 50.00
2 Đất CTCC đô thị 81.00 6.00 120.00 8.00
3 Đất giáo dục (THPT) 13.50 1.00 15.00 1.00
4 Đất cây xanh cấp đô thị TDTT 121.50 9.00 135.00 9.00
5 Đất GT HTKT (Giao thông tính đến đường khu vực ) 229.50 17.00 270.00 18.00
I.2 Đất ngoài dân dụng 4,763.91 6.87 5,533.81 86.00 7.99
1 Đất giao thông đối ngoại (QL19,QL19B, Cao Tốc các ĐT, ĐH...) 124.56 494.46
2 Đất an ninh quốc phòng 2,871.37 2,871.37
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 32.51 32.51
4 Đất di tích danh thắng 49.09 49.09
5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 135.06 135.06
6 Đất phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp 1,401.60 1,801.60
7 Đất cơ quan, công trình sự nghiệp ngoài dân dụng 124.48 124.48
8 Đất HTKT đầu mối (BCVT, XLCT, TRẠM 110kV, nhà máy nước) 25.24 25.24
II Đất khác 63,479.09 91.61 62,412.19 90.14
1 Đất KDC nông thôn 544.00 160.00 598.68 160.00
2 Đất cây xanh chuyên đề (hành lang cảnh quan canh tác NN theo sông suối) 1,442.69 1,442.69
3 Đất nông nghiệp 18,152.47 17,576.58
4 Đất lâm nghiệp 40,123.50 39,783.50
5 Đất sông suối, MNCD 2,287.95 2,287.95
6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 180.00 180.00
7 Đất phi nông nghiệp khác (hành lang điện phía nam đi các nơi) 59.50 446.09
8 Đất chưa sử dụng 688.98 96.70
| Quyết định 2248/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-2248-QD-UBND-2020-do-an-Quy-hoach-chung-xay-dung-do-thi-Tay-Son-Binh-Dinh-599912.aspx | {'official_number': ['2248/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2248/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Định', ''], 'signer': ['Phan Cao Thắng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/06/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
46 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 776/QĐBTC Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số87/2017/NĐCP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Quyết định số1484/QĐBTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Thông báo số16/TBVPCP ngày 28/01/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận
Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban
Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 ngày 25 tháng 12 năm 2022;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ
Tài chính năm 2023.
Điều 2. Quyết định này cụ thể hóa một số nhiệm vụ được giao tại Thông báo
số 16/TBVPCP ngày 28/01/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận Hội nghị sơ
kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về
chuyển đổi số năm 2022 ngày 25 tháng 12 năm 2022; Quyết định số của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hoạt động của ban chỉ đạo chuyển đổi số
của Bộ Tài chính năm 2023; Quyết định số 1484/QĐBTC ngày 27/7/2022 về việc
ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; một số
nhiệm vụ Bộ Tài chính được phân công thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin
và Truyền thông tại công văn số 5406/BTTTTCĐSQG ngày 03/11/2022 về việc hướng
dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023.
Điều 3. Tổ chức thực hiện: Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính,
Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có liên quan
chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
Như Điều 3 (để thực hiện);
Các thứ trưởng (để theo dõi);
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (để b/c);
Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
Lưu: VT, THTK. BỘ TRƯỞNG
Hồ Đức Phớc
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 776/QĐBTC ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Bộ Tài
chính)
PHẦN I:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022
I. Tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra năm 2022
Ngày 26/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1961/QĐBTC
về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2022. Sau một
thời gian triển khai, Bộ Tài chính đã phấn đấu, cơ bản hoàn thành một số mục
tiêu trọng tâm phù hợp theo lộ trình của Bộ Chính trị, Chính phủ về chuyển đổi
số trong năm 2022, cụ thể:
Bộ Tài chính cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào
người dân, doanh nghiệp cần.
100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
100% dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính được thiết kế, thiết kế lại nhằm
tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người
dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ.
100% cổng dịch vụ công của Bộ Tài chính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả
năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động
quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.
100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn áp dụng
quy định về hóa đơn điện tử.
II. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2022.
Để đạt được mục tiêu trên, một số nhiệm vụ trọng tâm Bộ Tài chính đã hoàn
thành triển khai trong năm 2022 như:
1. Nhận thức số:
1.1. Ngày chuyển đổi số: Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1959/QĐ
BTC ngày 26/9/2022 về việc phê duyệt ngày chuyển đổi số của Bộ Tài chính,
trong đó lấy ngày 10/10 hàng năm (theo ngày chuyển đổi số quốc gia) làm ngày
chuyển đổi số của Bộ Tài chính để đảm bảo tính nhất quán, tạo sự lan truyền
hưởng ứng chung của ngày chuyển đổi số quốc gia.
1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số: Ngày
17/11/2022, Bộ Tài chính đã tổ chức hội thảo triển lãm chuyển đổi số ngành Tài
chính (VDF Vietnam Digital Finance) với sự tham gia của đại diện các Bộ,
ngành, Sở Tài chính các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, các công ty,
doanh nghiệp cung cấp các giải pháp chuyển đổi số nhằm chia sẻ trao đổi kinh
nghiệm về chuyển đổi số trong ngành Tài chính. Trong tháng 12/2022, Bộ Tài
chính (Cục Tin học và Thống kê tài chính) đã tổ chức các buổi hội thảo lớn
như: “Trao đổi với đối tác về chuyển đổi số, trước mắt hội thảo “Giới thiệu
một số giải pháp phục vụ công tác chuyển đổi số của ngành Tài chính” do VNPT
chủ trì thực hiện; phiên họp của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Tổng cục Hải quan
với sự tham gia của các đơn vị Thuộc Bộ Tài chính, Cục CĐSQG Bộ TTTT, các
chuyên gia Hải quan Nhật bản, Hàn quốc, các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT (tập
đoàn Viễn thông quân đội Viettel).
1.3. Kênh truyền thông "Chuyển đổi số quốc gia": Về hoạt động tuyên
truyền trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính cũng như của các đơn vị thuộc
Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Ngày
Chuyển đổi số quốc gia, hiển thị bộ nhận diện, biểu trưng của Ngày Chuyển đổi
số quốc gia trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và cổng thông tin của
các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính như Thuế, Hải quan, Kho bạc, Chứng khoán để
hưởng ứng sự kiện ngày chuyển đổi số quốc gia (theo hướng dẫn của Bộ TTTT tại
trang https://onetouch.mic.gov.vn/dxd/) bao gồm logo, backdrop, băng rôn,
standee, photobooth, avatar frame ...
2. Thể chế số:
2.1. Kế hoạch chuyển đổi số:
Trong năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐBTC ngày
27/7/2022 về việc phê duyệt kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm
2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1960/QĐBTC ngày 26/9/2022 về
việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động của ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài
chính năm 2022; Quyết định số 1961/QĐBTC ngày 26/9/2022 về việc phê duyệt Kế
hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2022.
2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022
Trong năm 2022, Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính với trưởng ban chỉ
đạo là Bộ trưởng Bộ Tài chính, các thành viên ban chỉ đạo đã tích cực giám
sát, đôn đốc theo dõi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ về
chuyển đổi số một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong công tác chỉ đạo, điều
hành. Định kỳ hàng tháng, nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ Tài chính đã được lồng
ghép thành một nội dung trong các cuộc họp giao ban của lãnh đạo Bộ Tài chính
để rà soát, đôn đốc kịp thời các nhiệm vụ tại Quyết định số 1484/QĐBTC, Quyết
định số 1960/QĐBTC, Quyết định số 1961/QĐBTC, các văn bản chỉ đạo điều hành
của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an về Chuyển đổi số và
được Chính phủ đánh giá cao.
2.3. Nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới quy trình, nghiệp vụ ngành tài
chính phù hợp với mô hình kinh tế số: Bộ Tài chính (Viện Chiến lược và
Chính sách Tài chính) đang tổng hợp báo cáo của các đơn vị, dự kiến sau khi rà
soát tổng hợp nội dung, sản phẩm của Đề án sẽ là Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về Chương trình hành động của Bộ Tài chính về đổi mới quy trình,
nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số.
3. Hạ tầng số:
Triển khai hệ thống đám mây tại Bộ Tài chính và các đơn vị Tổng cục phục vụ
cho các ứng dụng của Bộ, đơn vị Tổng cục (trừ các ứng dụng đặc thù): Hệ
thống điện toán đám mây được xây dựng nhằm nâng cao được công tác quản lý, tổ
chức, triển khai cũng như công tác kế hoạch nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng
tính toán của Bộ để đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc. Hệ thống Điện toán đám
mây Bộ Tài chính giúp kiện toàn, tối ưu toàn hệ thống hạ tầng công nghệ thông
tin, nâng cao tính sẵn sàng, đồng bộ giữa mở rộng hệ thống tính toán với hệ
thống bảo mật. Mở ra một hướng mới trong công tác quản lý, sử dụng hệ thống hạ
tầng công nghệ thông tin. Các nội dung triển khai ở giai đoạn đầu là nền tảng
cơ bản, bắt buộc phải làm trước khi triển khai các ứng dụng điện toán đám mây
tại Bộ Tài chính. Hệ thống ĐTĐM Bộ Tài Chính được triển khai theo hướng mở, có
khả năng phục vụ cho việc kết nối tới ĐTĐM của các phân hệ thành một hệ thống
ĐTĐM toàn ngành Tài chính. Từ đó có thể quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
tính toán linh hoạt trong toàn ngành Tài chính (huy động tài nguyên của các
đơn vị phục vụ nhu cầu cài đặt ứng dụng của Bộ hoặc ngược lại). Hiện tại, Bộ
Tài chính đang triển khai các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư nhiệm vụ.
4. Dữ liệu số
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính: Bộ trưởng Bộ Tài chính đã
phê duyệt Quyết định số 2376/QĐBTC ngày 01/11/2016 về việc phê duyệt Đề án
“Xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính” và Quyết định số 585/QĐBTC ngày
3/4/2019 về việc phê duyệt Kiến trúc CSDL quốc gia về Tài chính. Theo đó quốc
gia về Tài chính được xây dựng đáp ứng nhu cầu về tiếp cận, khai thác thông
tin, dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách,
quản lý và điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đảm bảo tính kịp
thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. CSDL quốc gia về
Tài chính là cốt lõi, trung tâm của Hệ thống thông tin tài chính quốc gia.
Thông tin dữ liệu trong CSDL quốc gia về Tài chính sẽ là kho thông tin tri
thức được quản lý và khai thác theo các phương thức quản lý và khai thác của
một nguồn lực kinh tế trong nền kinh tế mới kinh tế tri thức. Bộ Tài chính
đã ký hợp đồng ngày 30/12/2022 và đang thực hiện triển khai xây dựng hệ thống.
Ngoài việc triển khai CSDL quốc gia về tài chính, Bộ Tài chính đã triển khai
các CSDL chuyên ngành trong đó đã có 10 CSDL chuyên ngành hoàn thành xây dựng
và đưa vào triển khai sử dụng gồm: Quản lý Thu, chi ngân sách nhà nước; Quản
lý Thuế; Quản lý Kho bạc; Quản lý Hải quan; Quản lý Chứng khoán; Quản lý Tài
sản công; Quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Danh mục điện tử
dùng chung ngành tài chính; Quản lý giá, Quản lý bảo hiểm. 02 CSDL chuyên
ngành hiện đang tổ chức hoàn thiện dự kiến hoàn thành trong năm 2023 gồm: Quản
lý nợ; Quản lý dự trữ.
5. Nền tảng số:
Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Tài chính (FDXP) đảm bảo kết nối
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ, kết nối với Nền tảng tích
hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP): Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp
dùng chung ngành Tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ
liệu số giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các bộ,
ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ
CP ngày 9 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu
số của cơ quan Nhà nước và Quyết định số 2366/QĐBTC ngày 31/12/2020 của Bộ
Tài chính ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số; đến năm 2025.
Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung ngành Tài chính được phát triển, hoàn
chỉnh đóng vai trò là “huyết mạch dữ liệu” của ngành Tài chính, phục vụ xây
dựng phát triển Tài chính điện tử hướng tới Tài chính số. Hiện tại một số dữ
liệu ngành tài chính đang được trao đổi qua Hệ thống KCDTC (Hệ thống....); Qua
trục XROAD (Dữ liệu DVC, Dữ liệu báo cáo, dữ liệu VBĐH) hoặc trao đổi qua
Webservis. Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành tài chính (FDXP) quản lý
tập trung đã được Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ tại Quyết định
số 2841/QĐBTC ngày 29/12/2022 và dự kiến tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm
2023.
6. Nhân lực số:
Ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức
thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và
xã hội số để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số146/QĐTTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Văn bản số 489/BTTTTTHH
ngày 17/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó đặc biệt chú trọng
tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định
và hoạch định chính sách; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng,
tập huấn cho mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh
nghiệp sử dụng các nền tảng số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường
số: Ngày 29/7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1506/QĐBTC
về việc phê duyệt Chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyển
đổi số, trong đó xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo từ tháng 9 đến tháng
10/2022. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã hoàn thành triển khai khóa
đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, trong đó đã hoàn
thành tổ chức đào tạo cho 20 lớp trên cả nước tại 9 Tỉnh/Thành phố (Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Hải phòng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Thanh Hóa, Đắc Lắk,
Khánh Hòa).
7. An toàn thông tin: Bộ Tài chính thường xuyên thực hiện các hoạt động
nhằm duy trì, đảm bảo an toàn thông tin mạng tại cơ quan Bộ được thực hiện
tốt, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin. Cơ quan Bộ Tài chính đã đảm
bảo triển khai đủ 4 lớp an toàn thông tin theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Công tác xác định cấp độ an
toàn hệ thống thông tin tại cơ quan Bộ đã cơ bản hoàn thành. Các báo cáo về an
toàn thông tin định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ được thực hiện đầy đủ; Công tác quản
lý thuê bao chứng thư số được thực hiện theo đúng Quy chế quản lý, sử dụng
chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính (ban hành theo Quyết định số 2140/QĐ
BTC ngày 21/12/2020); đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của các đơn vị tại cơ
quan Bộ Tài chính (chương trình Quản lý văn bản và điều hành, dịch vụ công
trực tuyến của Kho bạc Nhà nước). Trong năm 2022, Bộ Tài chính đã tiếp nhận
trên 100 cảnh báo an toàn thông tin từ Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Viettel, các nhà sản xuất phần mềm, phần cứng CNTT. Các cảnh báo đã
được phân tích mức độ liên quan, ảnh hưởng đến hệ thống CNTT của Bộ Tài chính
và hướng dẫn cho các đơn vị thuộc Bộ, Cục để xử lý.
8. Chính phủ số
Bộ Tài chính (Cục Tin học và Thống kê tài chính) đã tổ chức triển khai hướng
dẫn các đơn vị trong ngành Tài chính thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số đảm
bảo tuân thủ kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số theo Quyết định số
2366/QĐBTC ngày 31/12/2020 (tuân thủ kiến trúc về nghiệp vụ, kiến trúc về dữ
liệu, kiến trúc về hạ tầng, kiến trúc về ứng dụng, kiến trúc về an toàn bảo
mật ...), đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu
theo định hướng của Chính phủ tại Nghị định số 47/2020/NĐCP quy định về kết
nối chia sẻ dữ liệu trong cơ quan Nhà nước. Đến nay các đơn vị trong ngành Tài
chính đang thực hiện đảm bảo có hiệu quả. Ngoài khung kiến trúc chung của Bộ
Tài chính, các đơn vị tổng cục thuộc Bộ Tài chính đã ban hành Khung kiến trúc
riêng theo từng lĩnh vực (Quyết định số 2425/QĐTCHQ ngày 21/9/2021 về việc
ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số; Quyết định số 2739/QĐKBNN
ngày 04/6/2021 về việc ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Kho bạc số; Đối
với lĩnh vực thuế hiện Tổng cục Thuế đang trong quá trình xây dựng và thực
hiện ...)
9. Kinh tế số và xã hội số:
Bộ Tài chính đã hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc (63/63
Tỉnh/Thành) từ 21/04/2022. Nền tảng hóa đơn điện tử đã góp phần chuyển đổi
cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ
quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi,
giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp; đẩy mạnh sự phát
triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng
phát triển chung của thế giới; triển khai hóa đơn điện tử là một trong các nội
dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển
đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác;
Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội như tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn
lực và bảo vệ môi trường. Kết quả đến hết ngày 30/6/2022, 100% doanh nghiệp,
tổ chức (851.372 đơn vị) và 100% hộ, cá nhân kinh doanh (65.576 hộ, cá
nhân kinh doanh) theo phương pháp kê khai đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn
điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐCP. Tính đến ngày 29/01/2023, số lượng
hóa đơn điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là 2,81 tỷ hóa đơn điện
tử (trong đó 744 triệu hóa đơn điện tử có mã và 2,1 tỷ hóa đơn điện tử
không mã).
10. Kinh phí thực hiện: Hàng năm bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định
về việc phê duyệt Kế hoạch, danh mục dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin
(đồng thời là các nhiệm vụ về chuyển đổi số của Bộ Tài chính). Theo đó, trong
năm 2022, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2527/QĐBTC ngày 29/12/2021
về việc phê duyệt Kế hoạch, danh mục dự toán triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin năm 2022.
PHẦN II:
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. Căn cứ lập kế hoạch
Căn cứ Quyết định số 1484/QĐBTC ngày 27/7/2022 của Bộ Tài chính về việc phê
duyệt Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐTTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu phục vụ phát
triển KTXH và chuyển đổi số quốc gia;
Căn cứ Thông báo kết luận hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng
kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022;
Quyết định số của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hoạt động
của ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2023;
Căn cứ công văn số 5406/BTTTTCĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi
số năm 2023.
II. Mục tiêu
Bộ Tài chính đặt ra một số mục tiêu cơ bản trong năm 2023, cụ thể
100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử
của Bộ Tài chính được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện
diện bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính được
kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình đủ điều kiện, liên quan
tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc
gia.
Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; các
hệ thống thông tin của Bộ Tài chính có liên quan đến người dân, doanh nghiệp
đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu
trữ tại các CSDL quốc gia không phải cung cấp lại.
Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục
hành chính của Bộ Tài chính.
100% Bộ phận 1 cửa được ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục
hành chính.
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 107/QĐBTC ngày
28/01/2022 về việc ban hành kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai Quyết định số
06/QĐTTg ngày 06/01/2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân
cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn
20222025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN đúng kế
hoạch, lộ trình triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban chỉ đạo quốc
gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương
mại (Ủy ban 1899).
100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính và
giữa Bộ Tài chính với các cơ quan nhà nước khác được thực hiện dưới dạng điện
tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của
pháp luật.
90% hồ sơ công việc tại Bộ Tài chính được xử lý trên môi trường mạng (trừ
hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức được lưu trữ, quản lý dưới 7 dạng
hồ sơ điện tử.
CSDL quốc gia về tài chính và các CSDL chuyên ngành được đưa vào khai thác
vận hành hiệu quả.
100% hệ thống có triển khai giám sát, an toàn, an ninh mạng (SOC)
III. Nhiệm vụ, giải pháp
1. Về tuyên truyền phổ biến quán triệt các hoạt động của Ủy ban quốc gia về
chuyển đổi số:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận
thức cho người dân và toàn xã hội về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển
đổi số nói chung và Bộ Tài chính số nói riêng, các hoạt động của Ủy ban quốc
gia chuyển đổi số và ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính (có thể thông
qua nhiều hình thức như đăng tải trên cổng thông tin điện tử, tổ chức các hội
thảo hội nghị chuyên đề với người dân doanh nghiệp để phổ biến kiến thức, kỹ
năng về chuyển đổi số hoặc thông qua nhiều hoạt động xã hội hóa khác).
2. Về hoàn thiện cơ chế chính sách:
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới quy trình, nghiệp vụ ngành tài
chính phù hợp với mô hình kinh tế số, xã hội số.
3. Về các nhiệm vụ, giải pháp
Cụ thể hóa các nhiệm vụ giải pháp tại Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo
chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2022 (phụ lục chi tiết nhiệm vụ kèm theo
Quyết định).
IV. Kinh phí thực hiện
Là kinh phí được duyệt tại Kế hoạch 05 năm ứng dụng công nghệ thông tin giai
đoạn 20212025 của Cơ quan Bộ Tài chính, các Tổng cục và các đơn vị khác thuộc
Bộ.
V. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại kế hoạch này. Trường
hợp cần thiết, thủ trưởng các đơn vị xem xét, báo cáo Lãnh đạo Bộ, Ban chỉ đạo
chuyển đổi số Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, hoặc điều
chỉnh bổ sung tiến độ triển khai khi có các vấn đề phát sinh.
Về chế độ báo cáo: Các đơn vị thực hiện báo cáo theo chế độ báo cáo đã được
Quy định tại Quyết định số 1484/QĐBTC ngày 27/7/2022 của Bộ Tài chính về việc
ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030.
Về triển khai các nhiệm vụ cụ thể:
+ Trường hợp có các thông tin dự họp, báo cáo đột xuất, báo cáo gấp theo yêu
cầu của Chính phủ, lãnh đạo Bộ, ngoài việc gửi văn bản giấy, thành viên ban
chỉ đạo và tổ giúp việc chuyển đổi số của Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra
email thường xuyên để nhận thông tin dự họp, yêu cầu cung cấp báo cáo từ ban
chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính.
+ Các đơn vị lồng ghép báo cáo về chuyển đổi số thành một nội dung trong báo
cáo của đơn vị để phục vụ báo cáo lãnh đạo Bộ tại các cuộc họp giao ban hàng
tháng.
2. Cục Tin học và Thống kê tài chính
Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các thông tin từ các đơn vị, báo cáo
lãnh đạo Bộ về kết quả chuyển đổi số tại các cuộc họp giao ban hàng tháng.
VI. Danh mục các nhiệm vụ, dự án
Chi tiết danh mục các dự án nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 tại Phụ lục 02 kèm
theo Kế hoạch
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ
(Kèm theo Quyết định số 776/QĐBTC ngày 12/4/2023 của Bộ Tài chính)
STT Tên nhiệm vụ Đơn vị chủ trì Mục tiêu đầu tư Tổng mức Kinh phí đã bố trí/dự kiến Nguồn vốn Đơn vị phối hợp Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
A Các nhiệm vụ chuyển tiếp
I Hoàn thiện cơ chế chính sách
1 Nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới quy trình, nghiệp vụ ngành tài chính phù hợp với mô hình kinh tế số. Viện CL&CSTC Các đơn vị liên quan Tổng hợp ý kiến các đơn vị Tổng hợp ý kiến các đơn vị Tổng hợp ý kiến các đơn vị Trình bộ ban hành Quyết định về chương trình hành động
II Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
1 Về phát triển hạ tầng số
Triển khai hệ thống đám mây tại Bộ Tài chính và các đơn vị Tổng cục phục vụ cho các ứng dụng của Bộ, đơn vị Tổng cục (trừ các ứng dụng đặc thù) Cục THTK Đối với cơ quan Bộ: Triển khai, áp dụng ĐTĐM để quy hoạch, sử dụng hệ thống hạ tầng CNTT Bộ Tài chính khoa học, hiệu quả. Từ đó, nâng cao hiệu năng, công năng của hệ thống CNTT tại cơ quan Bộ. Hệ thống ĐTĐM Bộ Tài chính sẽ triển khai theo từng giai đoạn, từng bước chắc chắn đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý, cung cấp hạ tầng (máy chủ, lưu trữ, sao lưu, mạng kết nối, bảo mật,..) tập trung cho ứng dụng, CSDL của cơ quan Bộ. 50,8 tỷ Các đơn vị liên quan Trình Bộ (qua Cục KHTC) phê duyệt chủ trương đầu tư, DMDT Tổ chức triển khai công việc theo đúng trình tự, quy định (sau khi được bố trí DMDT)
2 Về phát triển các nền tảng, hệ thống
Triển khai nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Tài chính (FDXP) đảm bảo kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Cục THTK Các đơn vị liên quan Xây dựng YCKT Xây dựng YCKT Xây dựng YCKT Xây dựng YCKT Trình phê duyệt KHLCNT Trình phê duyệt KHLCNT Trình phê duyệt KHLCNT Tổ chức lựa chọn nhà thầu Tổ chức lựa chọn nhà thầu Tổ chức lựa chọn nhà thầu Tổ chức lựa chọn nhà thầu Ký hợp đồng, triển khai hợp đồng
3 Phát triển dữ liệu
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính. Tiếp tục triển khai và hoàn thiện các CSDL chuyên ngành theo Quyết định số 2575/QĐBTC ngày 15/12/2017 về việc Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Tài chính Cục THTK Các đơn vị liên quan Tổ chức lựa chọn nhà thầu Tổ chức lựa chọn nhà thầu Ký hợp đồng Triển khai hợp đồng
4 Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số
Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo Bộ Tài chính Cục THTK Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu Nghị định 09/2019/NĐCP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước 52 tỷ đồng Nguồn NSNN và các nguồn kinh phí hợp pháp khác Các đơn vị liên quan Trình phê duyệt CTĐT Trình phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ Xây dựng YCKT Xây dựng YCKT Trình phê duyệt KHLCNT Trình phê duyệt KHLCNT Phê duyệt KHLCNT Phát hành HSMT
Xây dựng đề án Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số (VDBAS) phiên bản 1.0 theo các cải tiến về chính sách mức ban hành Nghị định, Thông tư (giai đoạn 20232026). KBNN Xây dựng Kho bạc dựa trên dữ liệu số, tập trung vào dữ liệu số theo hướng đẩy mạnh việc liên kết liên thông dữ liệu điện tử với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương; tiếp tục mở rộng cung cấp các dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của KBNN; từng bước chia sẻ dữ liệu mở ; đồng thời triển khai các dịch vụ cơ bản về phân tích rủi ro hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành dựa vào dữ liệu. 795 tỷ đồng Nguồn thu hoạt động nghiệp vụ và nguồn quỹ phát triển hoạt động ngành của KBNN và các nguồn khác. Bộ và các đơn vị tham mưu cho Bộ cho ý kiến về đề án, KBNN hoàn thiện Đề án theo yêu cầu của Bộ, Bộ phê duyệt đề án. Trình bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn và trình, duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cho dự án đầu tư công Trình, duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và kế hoạch vốn năm cho dự án đầu tư công.
Xây dựng và triển khai hệ thống CNTT thực hiện hải quan số đáp ứng nghiệp vụ trong thông quan TCHQ Xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng nghiệp vụ thông quan Các đơn vị liên quan Trình phê duyệt CTĐT Tổ chức, triển khai công việc theo đúng trình tự quy định (sau khi phê duyệt CTĐT)
5 Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng
Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng cho UBCKNN, TCDTNN, KBNN UBCKNN, KBNN
KBNN Thuê nhân sự, phần cứng, phần mềm, dịch vụ nhằm thực hiện: Giám sát an toàn hệ thống thông tin tại KBNN trung ương và 63 KBNN cấp tỉnh cho khoảng 350 thiết bị mạng/bảo mật và 1004 máy chủ, máy trạm (24 giờ/7 ngày). Thiết lập kết nối, chia sẻ thông tin giữa hệ thống giám sát an toàn hệ thống thông tin của KBNN với Trung tâm giám sát an toàn thông tin do Bộ Tài chính quản lý. Đào tạo, tập huấn diễn tập thực chiến và xây dựng quy trình ứng cứu sự cố An toàn thông tin tại Kho bạc Nhà nước (mỗi năm tổ chức diễn tập 01 lần). 32,375 tỷ đồng Nguồn thu hoạt động nghiệp vụ và nguồn quỹ phát triển hoạt động ngành của KBNN và các nguồn khác. Xây dựng Kế hoạch thuê dịch vụ Trình thẩm định KH thuê Phê duyệt KH thuê Trình bổ sung dự toán Xây dựng YCKT Tổ chức lựa chọn nhà thầu
UBCKNN Nghiên cứu các giải pháp nhằm phục vụ xây dựng và triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng: sẽ tiếp tục phối
B Các nhiệm vụ mới
I Về tuyên truyền phổ biến quán triệt các hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số
1 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số nói chung và Bộ Tài chính số nói riêng, các hoạt động của Ủy ban quốc gia chuyển đổi số và ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính (có thể thông qua nhiều hình thức như đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội, tổ chức các hội thảo hội nghị chuyên đề với người dân doanh nghiệp để phổ biến kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số hoặc thông qua nhiều hoạt động xã hội hóa khác). Triển khai bộ nhận diện ngày chuyển đổi số hàng năm, Tăng cường truyền thông toàn xã hội về lợi ích của chuyển đổi số theo yêu cầu của Chính phủ tại Quyết định số 146/QĐTTg VPB Các đơn vị liên quan Thực hiện khi có các hoạt động phát sinh
II Hoàn thiện cơ chế chính sách
Xây dựng Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia TCHQ Hoàn thiện các thủ tục xây dựng Nghị định (Dự thảo, tổ chức xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, người dân doanh nghiệp, tổng hợp ý kiến và trình Chính phủ ban hành)
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp chính sách tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao (theo phạm vi chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tài chính) như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; an toàn thông tin, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hóa số; y tế; giáo dục và đào tạo. Vụ CST Cục THTK và các đơn vị liên quan Tổ chức nghiên cứu
Ban hành Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao hiệu quả, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm lệ phí nếu thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đến từng đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Cục THTK TCT, TCHQ, KBNN, UBCKNN, TCDTNN, Vụ CST Nghiên cứu xây dựng kế hoạch
Nghiên cứu chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số Vụ CST Các đơn vị liên quan Thực hiện nghiên cứu
Thúc đẩy hoạt động bảo hiểm rủi ro cho chuyển đổi số, an toàn, an ninh và giao dịch trên không gian mạng Cục QLBH Các đơn vị liên quan Thực hiện khi có phát sinh
Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí lệ phí đối với hoạt động cung cấp, kết nối chia sẻ dữ liệu của cơ quan Nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp và người dân, tạo nguồn thu hợp pháp để duy trì, phát triển dữ liệu Vụ CST Các đơn vị liên quan Thực hiện khi có phát sinh yêu cầu mới từ Chính phủ
Nghiên cứu xây dựng phát triển thị trường bảo hiểm an toàn thông tin mạng nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức phục hồi tài chính khi xảy ra sự cố an ninh mạng Cục QLBH Các đơn vị liên quan Thực hiện nghiên cứu
Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp trích lập Quỹ khoa học công nghệ và sử dụng Quỹ này để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số doanh nghiệp. Nới lỏng và đơn giản hóa các quy định về trích lập và chỉ tiêu Quỹ khoa học công nghệ cho mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp Cục TCDN Các đơn vị liên quan Thực hiện nghiên cứu
Báo cáo đánh giá đề xuất việc liên thông các hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý chuyên ngành và quản lý nội bộ tại Tổng cục DTNN TCDTNN Nguồn NSNN Nghiên cứu xây dựng nội dung báo cáo Hoàn thành
Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐCP và Nghị định số 107/2021/NĐCP, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. THTK, VPB Triển khai cả năm
Chuẩn hóa chế độ báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 09/2019/NĐCP và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. THTK VPB Triển khai cả năm
Hợp nhất và nâng cấp Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử Bộ Tài chính, đảm bảo thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia qua cơ chế đăng nhập một lần từ Cổng dịch vụ công quốc gia THTK VPB Triển khai cả năm
Hoàn thiện thể chế chính sách phục vụ triển khai đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về CSDL quốc gia về dân cư THTK Các đơn vị liên quan Phối hợp với Bộ Công an triển khai và thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ
III Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
1 Về phát triển hạ tầng số
Chuyển đổi từ Ipv4 sang Ipv6: Thuê đơn vị tư vấn, triển khai IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin. Thử nghiệm công nghệ Ipv6. Thực hiện chuyển đổi từ IPV4 sang IPV6 cho các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin kết nối ra internet và ứng dụng nội bộ của các đơn vị ngành Tài chính. THTK Quy hoạch tổng thể IPv6 cho cơ quan Bộ và phần kết nối trong Hạ tầng truyền thông ngành Tài chính Thực hiện từng bước chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 ở mức kết nối mạng. Xây dựng, triển khai, vận hành ứng dụng tại cơ quan Bộ trên nền tảng IPv6 Năm 2022, đã thực hiện thành công mức mạng chuyển từ IPv4 sang IPv6 cho cổng điện tử của Bộ ngoài internet Các đơn vị liên quan Nghiên cứu công nghệ, giải pháp. Tiếp tục thử nghiệm chuyển mức mạng từ IPv4 sang IPv6 cho một số ứng dụng quan trọng của Bộ có kết nối internet Làm việc với các đơn vị tư vấn để xây dựng yêu cầu công việc phục vụ việc thuê đơn vị tư vấn, đơn vị triển khai chuyển đổi mức mạng từ IPv4 sang IPv6 cho mạng cơ quan Bộ và các kết nối trong HTTT ngành Tài chính
2 Về phát triển các nền tảng, hệ thống
Triển khai nền tảng Mobile App ngành tài chính THTK Các đơn vị liên quan Nghiên cứu giải pháp và triển khai thử nghiệm
4 Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số
Xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro TCT Xây dựng dự án, hoàn thiện trình bộ phê duyệt Tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; Ký hợp đồng với nhà thầu và thực hiện triển khai phần mềm
Thay thế hệ thống quản lý Thuế tập trung đáp ứng thái thiết kế quy trình nghiệp vụ TCT Xây dựng dự án, hoàn thiện trình bộ phê duyệt Tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; Ký hợp đồng với nhà thầu và thực hiện triển khai phần mềm
Phát triển nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế, cho phép mỗi cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với cơ quan thuế TCT Hoàn thành phát triển
Trang bị bản quyền hệ thống phần mềm trợ lý ảo (Chatbot) và dịch vụ triển khai THTK Xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng
Ứng dụng các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 trong triển khai xây dựng nghiệp vụ DTQG đáp ứng yêu cầu kết nối, cung cấp, khai thác dữ liệu chính xác, kịp thời TCDTNN 47,206 tỷ đồng Nguồn NSNN Hoàn thiện hệ thống nghiệp vụ DTQG Hoàn thành xây dựng hệ thống
6 Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số và một số nhiệm vụ khác
1 Tiếp tục triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số cho toàn bộ các cán bộ trong ngành Tài chính theo Quyết định 146/QĐTTg Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính THTK Tổ chức triển khai theo chương trình, yêu cầu của lãnh đạo Bộ
2 Triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong năm 2023 theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công An để thực hiện có hiệu quả đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về CSDL quốc gia về dân cư Cục THTK Các đơn vị liên quan Phối hợp với Bộ Công an triển khai và thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ
3 Bố trí kinh phí cho các hoạt động phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Vụ NSNN, Vụ HCSN Các đơn vị liên quan Bố trí kinh phí thường xuyên cho các Bộ, ngành theo quy định của Luật NSNN khi đơn vị xây dựng nhu cầu dự toán
| Quyết định 776/QĐ-BTC | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-776-QD-BTC-2023-Ke-hoach-Chuyen-doi-so-cua-Bo-Tai-chinh-563016.aspx | {'official_number': ['776/QĐ-BTC'], 'document_info': ['Quyết định 776/QĐ-BTC về Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2023'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Hồ Đức Phớc'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/04/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
47 | BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5742/BYTVPB1
V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2024
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh
Bộ Y tế nhận được Công văn số 655/BDN ngày 02/8/2024 của Ban Dân nguyện Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới
sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó cử tri tỉnh Quảng Ninh có kiến
nghị: “ Từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở tăng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Do
đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình cũng tăng lên, trong khi đời sống của
đại bộ phận Nhân dân ở nhiều nơi còn khó khăn. Kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu,
đánh giá để có giải pháp hỗ trợ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định theo hướng giảm hoặc giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế cho người đóng bảo
hiểm y tế hộ gia đình ”.
Sau khi nghiên cứu nội dung kiến nghị và rà soát các văn bản liên quan, Bộ Y
tế xin trả lời như sau:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng tối đa
bằng 6% mức tiền lương hoặc tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp
thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở. Trên cơ sở quy định của Luật, Nghị định số
146/2018/NĐCP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, mức đóng bảo
hiểm y tế là 4,5%.
Dựa trên phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, Quốc hội và Chính
phủ đã quy định mức đóng bảo hiểm y tế dựa trên điều kiện phát triển kinh tế
xã hội của đất nước và khả năng đóng góp của nhà nước, doanh nghiệp, người lao
động và người dân. Để khuyến khích và hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế,
Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐCP và Nghị định số 75/2023/NĐCP
ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
146/2018/NĐCP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi
hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã quy định các mức đóng và hỗ trợ
đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số,
người sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nông,
lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Đối với nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; điểm e, khoản 1 Điều 7
Nghị định số 146/2018/NĐCP quy định mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của
người thứ nhất.
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Hiện nay, GDP bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 4.284 USD/năm. Với phạm
vi quyền lợi bảo hiểm y tế được hưởng tương đối đầy đủ, mức đóng bảo hiểm y tế
hiện tại được đánh giá là tương đối thấp so với các nước có điều kiện phát
triển kinh tế xã hội tương đồng. Vì vậy, Bộ Y tế mong cử tri thấu hiểu và
ủng hộ chính sách bảo hiểm y tế của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia bảo
hiểm y tế để đảm bảo tài chính khi ốm đau, bệnh tật.
Bộ Y tế trân trọng kính gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh để biết,
thông tin tới cử tri.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
Như trên;
Ban Dân nguyện UBTVQH;
VPCP: QHĐP, TH;
VPQH;
Các đ/c Thứ trưởng BYT;
BYT: BH;
Cổng TTĐT Bộ Y tế (để đăng tải);
Lưu: VT, VPB1. BỘ TRƯỞNG
Đào Hồng Lan
| Công văn 5742/BYT-VPB1 | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-5742-BYT-VPB1-2024-tra-loi-kien-nghi-cua-cu-tri-tinh-Quang-Ninh-truoc-Ky-hop-thu-7-627675.aspx | {'official_number': ['5742/BYT-VPB1'], 'document_info': ['Công văn 5742/BYT-VPB1 năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV do Bộ Y tế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Y tế', ''], 'signer': ['Đào Hồng Lan'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/09/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
48 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3809/TCTCS
V/v: chính sách thu tiền sử dụng đất. Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn;
Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Phong Tân An.
(Đ/c: Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn)
Trả lời Công văn số 821/CTTHNVDT ngày 07/07/2014 của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và
Công văn số 09/TPTA DA ngày 05/08/2014 của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Phong
Tân An về chính sách thu tiền sử dụng đất, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐCP ngày 19/12/2013 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy
định:
Tại khoản 1 Điều 5 quy định:
“1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước
giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó”
Tại khoản 1 Điều 8 quy định:
“1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được miễn nộp tiền sử dụng đất
khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định
này”
Tại khoản 1 Điều 20 quy định:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2014”
Căn cứ các quy định nêu trên, việc miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại
Nghị định số 210/2013/NĐCP của Chính phủ chỉ xem xét đối với trường hợp nhà
đầu tư được Nhà nước giao đất và có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi.
Theo đó, trường hợp Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Phong Tân An được Nhà nước cho
thuê đất và chuyển đổi mục đích để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản
xuất miến dong theo Quyết định số 2413/QĐUBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh
Bắc Kạn. Doanh nghiệp được UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép chuyển đổi hình thức sử
dụng đất từ thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang giao đất có thu tiền sử
dụng đất theo Quyết định số 665/QĐUBND ngày 23/04/2014 thì Doanh nghiệp tư
nhân Tuấn Phong Tân An không thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo
quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 210/2013/NĐCP của
Chính phủ nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ CST, Cục QLCS BTC;
Vụ PCTCT (01b);
Lưu: VT, CS (03b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 3809/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3809-TCT-CS-nam-2014-chinh-sach-thu-tien-su-dung-dat-251514.aspx | {'official_number': ['3809/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3809/TCT-CS năm 2014 về chính sách thu tiền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
49 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 394/NQHĐND Sơn La, ngày 29 tháng 10 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) TÍNH ĐƠN GIÁ THUÊ ĐẤT HẰNG NĂM TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SƠN LA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ 24
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số103/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy
định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
Xét Tờ trình số 207/TTrUBND ngày 19 tháng 10 năm 2024, Báo cáo số 543/BC
UBND ngày 25 tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 911/BCKTNS
ngày 27 tháng 10 năm 2024 của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh
và thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất mức tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất hằng năm
trên địa bàn tỉnh Sơn La đối với các mục đích sử dụng đất tại khoản 2, khoản 3
Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 (thực hiện theo quy định tại tiết a khoản 1, Điều
26 Nghị định số 103/2024/NĐCP ngày 27/02/2024 của Chính phủ quy định về tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất), như sau:
1. Đất thuộc các phường, thị trấn của thành phố Sơn La, các huyện Mộc
Châu, Mai Sơn, Phù Yên: 2,5%.
2. Đất thuộc các xã, thị trấn Khu vực I theo quyết định phân cấp khu vực
hiện hành của cấp có thẩm quyền (trừ quy định tại Khoản 1 Điều này): 2,0%.
3. Đất thuộc các xã Khu vực II, III theo quyết định phân cấp khu vực hiện
hành của cấp có thẩm quyền (trừ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này);
0,5%.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND
tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Việc phân loại khu vực III, Khu vực II, Khu vực I thực hiện theo Quyết
định số 861/QĐTTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh
sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 20212025.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, kỳ họp chuyên đề thứ 24 thông
qua ngày 29 tháng 10 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
Ủy ban thường vụ Quốc Hội; Chính phủ;
Bộ Tài chính;
TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH & HĐND, UBND tỉnh;
Các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh;
TT Thành ủy, huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố;
Trung tâm: Thông tin, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh;
Lưu VT, KTNS. CHỦ TỊCH
Nguyễn Thái Hưng
| Nghị quyết 394/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-394-NQ-HDND-2024-quy-dinh-muc-ty-le-phan-tram-tinh-don-gia-thue-dat-hang-nam-Son-La-629656.aspx | {'official_number': ['394/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 394/NQ-HĐND năm 2024 quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất hàng năm trên địa bàn tỉnh Sơn La'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Sơn La', ''], 'signer': ['Nguyễn Thái Hưng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
50 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5232/TCHQVNACCS
V/v hướng dẫn khai báo trên hệ thống VNACCS Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014
Kính gửi: Tổng công ty Đức Giang CTCP.
(Đ/c: Số 59 phố Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội)
Trả lời công văn số 130/2014/TCTĐG ngày 17/04/2014 của Tổng công ty Đức Giang
CTCP về vướng mắc khi triển khai phần mềm VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan có
ý kiến như sau:
1. Vướng mắc chỉ tiêu khai báo “Mã xác định thời hạn nộp thuế”:
Đối với chỉ tiêu thông tin này, tùy vào từng trường hợp cụ thể người khai hải
quan lựa chọn mã khai báo phù hợp. Nếu thuộc đối tượng ân hạn thuế 275 ngày
thì chọn mã “C”.
Trường hợp Công ty xác định thuộc đối tượng ân hạn thuế 275 ngày theo Điều 20
Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, đề nghị Công ty
liên hệ Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Cục Hải quan Hải Phòng
để được xét ân hạn thuế và thực hiện khai báo như hướng dẫn ở trên.
2. Vướng mắc in tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu luồng xanh:
Việc in tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu luồng xanh đã được quy định rõ tại khoản
(a) điểm 1 công văn số 5665/BTCTCHQ ngày 29/4/2014 của Bộ Tài chính: “Đối với
tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu luồng xanh đã được quyết định thông quan, giải
phóng hàng, người khai hải quan tự in tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) trên hệ thống để xuất trình cho công
chức bộ phận giám sát tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa xác nhận hàng
qua khu vực giám sát, ký và đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của
trang đầu tiên tờ khai”.
Tuy nhiên, do phần mềm giám sát của cơ quan Hải quan chưa hoạt động ổn định
trong thời gian đầu triển khai và để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
giao nhận hàng hóa tại cảng, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại
điểm 2 công văn số 4415/TCHQVNACCS ngày 23/4/2014 và điểm 14 công văn số
4613/TCHQVNACCS ngày 26/4/2014 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, công chức Hải
quan thuộc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai sẽ in tờ khai (trừ thông tin
chi tiết dòng hàng), đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ
lục kèm theo Quyết định 988/QĐTCHQ, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên
cùng bên phải của trang đầu tiên tờ khai in để người khai hải quan mang trực
tiếp hồ sơ đến Bộ phận giám sát cổng, kho khu vực giám sát hải quan để thực
hiện thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát. Trường hợp hàng hóa vận
chuyển bằng container, lập Bảng kê số số hiệu container đính kèm tờ khai và
đóng dấu giáp lai Tờ khai và Bảng kê giao cho người khai hải quan để xuất
trình tại khu vực giám sát.
3. Vướng mắc khai báo nguyên liệu tự cung ứng trong nước đối với loại hình
xuất gia công E52:
Trường hợp nguyên liệu, vật tư doanh nghiệp tự cung ứng từ nguồn trong nước
không có trong Biểu thuế xuất khẩu (có thuế xuất khẩu bằng 0%) khi thực hiện
hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, sản xuất hàng xuất khẩu doanh
nghiệp không phải kê khai bản kê nguyên liệu tự cung ứng khi đăng ký tờ khai
xuất khẩu sản phẩm và không thanh khoản, quyết toán đối với nguyên liệu, vật
tư tự cung ứng nêu trên với cơ quan Hải quan (điểm 4 công văn số 5665/BTCTCHQ
ngày 29/4/2014 của Bộ Tài chính).
Trường hợp nguyên liệu, vật tư doanh nghiệp tự cung ứng từ nguồn trong nước
có thuế xuất khẩu: Người khai hải quan khai báo thông tin về nguyên liệu tự
cung ứng và tính thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu tự cung ứng có thuế xuất
khẩu trên phụ lục Tờ khai hàng hóa xuất khẩu ban hành theo Thông tư số
15/2012/TTBTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính, gửi phụ lục tờ khai hàng hóa
xuất khẩu bằng tệp tin đính kèm đến hệ thống VNACCS thông qua nghiệp vụ HYS và
nộp bản giấy phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi đăng
ký tờ khai (khoản (a) điểm 12 công văn số 4613/TCHQVNACCS ngày 26/4/2014 của
Tổng cục Hải quan).
Tổng cục Hải quan có ý kiến trên, trả lời để Công ty biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục HQ TP. Hải Phòng (để thực hiện);
Lưu: VT, VNACCS (5b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 5232/TCHQ-VNACCS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5232-TCHQ-VNACCS-2014-huong-dan-khai-bao-tren-he-thong-VNACCS-229688.aspx | {'official_number': ['5232/TCHQ-VNACCS'], 'document_info': ['Công văn 5232/TCHQ-VNACCS năm 2014 hướng dẫn khai báo trên hệ thống VNACCS do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí, Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/05/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
51 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 12/2024/NQHĐND Tiền Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TIỀN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019, Luật Đất đai ngày 18 tháng
01 năm 2024, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 6 năm 2024 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất
động sản và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐCP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Xét Tờ trình số 395/TTrUBND ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh dự thảo Nghị quyết về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân
chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Báo cáo thẩm tra số 479/BCHĐND ngày
28 tháng 11 năm 2024 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.
Điều 2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao nhận thức về thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị các cấp trên địa bàn thực hiện tuyên truyền, quán
triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm triển khai Luật Thực hiện dân chủ
ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến 100% cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Qua đó, vận động
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư thực hiện
nghiêm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Đa dạng các hình thức tổ chức, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
từng cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng mô hình, phương pháp tuyên truyền phù
hợp với đặc điểm ngành, lĩnh vực phụ trách, đảm bảo thực chất, hiệu quả, tạo
sức lan tỏa trong Nhân dân;
c) Tăng cường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở
cơ sở nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bảo đảm công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho
người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ
sở
a) Người được giao phụ trách, tham mưu thực hiện dân chủ ở cơ sở phải tích cực
học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, được tập huấn,
bồi dưỡng về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định;
b) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chủ động xây dựng kế hoạch phối
hợp các cơ sở đào tạo định kỳ tập huấn, bồi dưỡng cho người được giao nhiệm vụ
tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở;
c) Thường xuyên bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao trình
độ, khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng công nghệ thông tin về thực hiện dân
chủ ở cơ sở trong tình hình mới.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách ở
xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu phố bảo đảm thực hiện đầy đủ trách nhiệm được
giao; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã,
cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện công khai, minh bạch những nội dung
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định; kịp thời giải
quyết những kiến nghị, phản ánh chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và Nhân dân trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ
chức, đơn vị mình; có trách nhiệm tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và Nhân dân bàn, tham gia ý kiến, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung đã được quyết định trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực
hiện dân chủ đại diện; mở rộng dân chủ trực tiếp; nêu cao tinh thần phục vụ,
tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân;
b) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân tích cực, tham gia
ý kiến, bàn và quyết định các nội dung được xin ý kiến nhằm bảo đảm quyền, lợi
ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân; gương mẫu,
nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất;
c) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm Luật Tiếp
công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định pháp luật; tăng cường tiếp xúc,
đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị
với người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
d) Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân
dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; lựa chọn, bố trí những người có phẩm
chất, năng lực tốt, được tín nhiệm làm công tác Thanh tra nhân dân, công tác
Giám sát đầu tư của cộng đồng;
đ) Các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn bảo đảm
điều kiện cần thiết theo quy định để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu
tư của cộng đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy hiệu quả hoạt
động tại cơ sở;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,
ở ấp, khu phố nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được
giao theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy mức độ thực
hiện dân chủ ở cơ sở để đánh giá xếp loại hằng năm đối với cơ quan, tổ chức,
đơn vị và cá nhân theo phân cấp quản lý cán bộ.
4. Bảo đảm trang bị phương tiện kỹ thuật và các điều kiện cần thiết cho việc
tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền
điện tử, chính quyền số, xã hội số
a) Bố trí trang thiết bị hiện đại, có kết nối mạng internet để nâng cao hiệu
quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là trong việc tổ chức thực hiện dân
chủ ở cơ sở;
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ số trong hoạt
động chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính
quyền số, xã hội số;
c) Vận dụng, phát huy ưu thế của mạng nội bộ, Cổng thông tin điện tử, Trang
thông tin điện tử, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật
trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ và người dân tham gia góp ý xây
dựng chính quyền.
5. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, bảo đảm chế độ thông
tin, báo cáo về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ
sở; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ
chức thực hiện; xử lý nghiêm minh tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật
về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Bảo đảm thực hiện nghiêm chế độ báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ
tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
6. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích
trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử
lý nghiêm cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, cá nhân vi phạm pháp luật về
thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đăng ký xây dựng các mô hình điển hình về thực
hiện dân chủ ở cơ sở theo từng loại hình gắn với tiêu chuẩn công nhận các mô
hình điển hình thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; làm tốt công
tác phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo
thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến
trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhất là người lao động trực tiếp, người
có uy tín ảnh hưởng trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ
sở.
7. Đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán, bảo đảm kinh phí thực hiện dân chủ ở
cơ sở trên địa bàn tỉnh theo quy định Luật Ngân sách nhà nước;
b) Thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để phục vụ công
tác thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân
tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa X, Kỳ họp thứ 15
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2025./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp;
Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
Kiểm toán Nhà nước khu vực IX;
Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
UBND, UB. MTTQVN tỉnh;
Các Ban của HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Văn phòng: Tỉnh ủy, ĐĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
TT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
TT. HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
Trung tâm Tin học Công báo tỉnh;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Châu Thị Mỹ Phương
| Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-12-2024-NQ-HDND-bien-phap-bao-dam-thuc-hien-dan-chu-o-co-so-Tien-Giang-636057.aspx | {'official_number': ['12/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND quy định biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tiền Giang', ''], 'signer': ['Châu Thị Mỹ Phương'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Quyền dân sự'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
52 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 05/2012/TTBTC Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2009/NĐCP NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2009 VÀ NGHỊ
ĐỊNH SỐ 113 /2011/NĐCP NGÀY 8 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2009/NĐCP NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2009 QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm
2008;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị
định số 113 /2011/NĐCP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐCP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3
năm 2009 và Nghị định số 113 /2011/NĐCP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính
phủ như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm
2009 và Nghị định số 113/2011/NĐCP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm
2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được thực hiện theo quy định tại
Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 2 Nghị định số
26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ, khoản 1 Điều 1 Nghị định
số 113/2011/NĐCP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống thuộc đối
tượng chịu thuế TTĐB: Trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập
tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc
nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với
sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh).
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác
cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu bao gồm:
1.1. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước
ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô
dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.
Cơ sở có hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này
phải có hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ thể như sau:
Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước ngoài.
Hoá đơn bán hàng hoá xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công.
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu
sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức
thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng.
Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền
đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán
chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh
toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ
thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài
qua ngân hàng.
1.2. Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái
nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa
phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập
khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hoá này phải
nộp thuế TTĐB.
1.3. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất
khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
Cơ sở sản xuất có hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB quy định
tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng hoá đã thực tế xuất khẩu như
sau:
Hợp đồng mua bán hàng hoá để xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối
với trường hợp uỷ thác xuất khẩu giữa cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh xuất
khẩu.
Hóa đơn bán hàng, giao hàng uỷ thác xuất khẩu.
Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặc từng phần) hợp đồng bán hàng hoá
để xuất khẩu, biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu thể hiện rõ các nội
dung sau:
Tên, số lượng, chủng loại, mặt hàng, giá bán của hàng hoá đã thực tế xuất
khẩu; hình thức thanh toán; số tiền và số, ngày chứng từ thanh toán hàng hoá
xuất khẩu qua ngân hàng của người mua nước ngoài cho cơ sở xuất khẩu; số tiền
và số, ngày của chứng từ thanh toán giữa cơ sở sản xuất với cơ sở xuất khẩu
hoặc cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày của hợp đồng xuất khẩu, bản sao tờ
khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Đối với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác xuất khẩu để xuất khẩu
nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải
kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi tiêu thụ (bán) trong nước.
1.4. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Cơ sở có hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm phải có đủ
thủ tục:
Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan về hàng hoá đã
xuất khẩu.
Bảng kê hàng bán tại hội chợ triển lãm.
Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hoá bán tại hội chợ triển lãm, trường
hợp bán hàng thu tiền mặt có giá trị trên mức quy định thì phải khai báo với
cơ quan Hải quan, có chứng từ nộp tiền vào ngân hàng theo quy định hiện hành.
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
2.1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao
gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng
nhập khẩu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt; hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến
tranh, thiên tai, dịch bệnh.
b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân.
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp
luật.
2.2. Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng
hóa chuyển khẩu, bao gồm:
a) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu
Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục
xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu
Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
c) Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp
định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ
quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.
d) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa
khẩu Việt Nam.
2.3. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn
không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái
xuất khẩu.
Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn
không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái
nhập khẩu.
2.4. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong
thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm
nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai
mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt
theo quy định của pháp luật.
2.5. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại
giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.
2.6. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá
nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt
Nam.
2.7. Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo
quy định của pháp luật.
3. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội
địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá
được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới
24 chỗ.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các
trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được thực hiện như quy định
về giải quyết không thu thuế, miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB
khi nhập khẩu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu dùng vào mục
đích khác thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu.
4. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
hành khách và kinh doanh du lịch.
Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
nhưng sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành
khách và kinh doanh du lịch thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền nhập khẩu chuyển đổi mục đích nêu trên
phải kê khai nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền được sản xuất trong nước chuyển đổi mục
đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB theo giá trị còn lại sau khi trừ giá
trị đã khấu hao theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
5. Đối với xe ô tô quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt là các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu
thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến
điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình lưu động; xe thiết kế vừa có chỗ
ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui
chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông
và các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao
thông do Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ
thể.
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô có thiết kế chỉ dùng để chạy trong khu vui
chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông
thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại khoản 5 Điều này
phải xuất trình cho cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu hồ sơ, thủ tục
sau:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng minh cơ sở nhập khẩu có
chức năng kinh doanh khu vui chơi, giải trí, thể thao (có chữ ký, đóng dấu của
cơ sở nhập khẩu).
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu ghi rõ trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu nội dung:
“xe ô tô được thiết kế, chế tạo chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí,
thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông”. Cơ sở nhập khẩu
phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ nhập khẩu.
Cơ quan Hải quan nơi cơ sở kinh doanh nhập khẩu đăng ký mở Tờ khai hàng hóa
nhập khẩu kiểm tra hàng hóa và không thu thuế TTĐB mặt hàng nêu trên, không
cấp Tờ khai xác nhận nguồn gốc xe nhập khẩu cho cơ sở kinh doanh nhập khẩu.
Trường hợp xe ô tô có thiết kế chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể
thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông không phải chịu thuế
TTĐB, cơ sở nhập khẩu đã làm thủ tục nhập khẩu như hướng dẫn tại khoản 5 Điều
này với cơ quan Hải quan, nếu thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu,
không sử dụng trong khu vui chơi, giải trí, thể thao và là loại xe ô tô thuộc
đối tượng chịu thuế TTĐB thì cơ sở nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB với
cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhập khẩu không khai báo với cơ
quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để nộp thuế TTĐB do thay đổi mục đích
sử dụng so với khi nhập khẩu thì cơ sở nhập khẩu sẽ bị xử phạt theo quy định
của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Napta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và
các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất
xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu;
Napta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các
chế phẩm khác do cơ sở sản xuất ra napta (naphtha), condensate, chế phẩm tái
hợp (reformade component) và các chế phẩm khác trực tiếp bán ra cho cơ sở sản
xuất khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng ).
Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB theo quy định tại điểm này phải
đáp ứng hồ sơ, thủ tục:
a) Đối với trường hợp cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu, cơ sở phải
xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập
khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở sản xuất nhập khẩu) và Bản cam kết
của người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất nhập khẩu về các loại
hàng hoá là napta (naptha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade
component) và các chế phẩm khác nhập khẩu được sử dụng làm nguyên liệu để sản
xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng);
Đối với trường hợp cơ sở sản xuất trong nước trực tiếp bán ra cho cơ sở khác
để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) là: Hợp đồng
mua bán hàng hóa; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên mua hàng
(có chữ ký, đóng dấu của bên mua hàng) và Bản cam kết của người đại diện theo
pháp luật của bên mua về hàng hoá là napta (naptha), condensate, chế phẩm tái
hợp (reformade component) và các chế phẩm khác được bên mua hàng sử dụng làm
nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng);
b) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Cơ sở sản xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc trường hợp không phải chịu thuế
TTĐB theo quy định tại khoản 6 Điều này nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê
khai nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp cơ sở sản xuất napta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp
(reformade component) và các chế phẩm khác trong nước trực tiếp bán cho các cơ
sở khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) thì
khi xuất hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế
TTĐB.
Cơ sở sản xuất sản phẩm mua hàng trực tiếp từ cơ sở sản xuất napta (naphtha),
condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác thuộc
trường hợp không phải chịu thuế TTĐB theo quy định tại khoản 6 Điều này nếu
tiêu thụ (bán ra) trong nước hoặc xuất dùng vào mục đích khác thì cơ sở mua
hàng phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các loại hàng hoá này khi tiêu thụ
(bán ra) trong nước hoặc xuất dùng vào mục đích khác.
Riêng đối với trường hợp cơ sở sản xuất nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ các
nhà sản xuất trong nước napta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp
(reformade component) và các chế phẩm khác để làm nguyên liệu sản xuất đồng
thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu thì các cơ sở sản xuất xăng, dầu
thực hiện nộp, trả thuế TTĐB khi mua nguyên liệu. Số thuế TTĐB mà cơ sở sản
xuất đã nộp hoặc đã trả được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
Ví dụ 1: Công ty cổ phần lọc hoá dầu A nhập khẩu condensate để làm nguyên liệu
sản xuất ra xăng, dầu diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty A thực
hiện nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu condensate. Số thuế TTĐB mà công ty A đã nộp
đối với nguyên liệu condensate này được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8
Thông tư này.
Ví dụ 2: Công ty cổ phần lọc hoá dầu B mua condensate từ Công ty Dầu khí C
trực tiếp sản xuất ra condensate để làm nguyên liệu sản xuất ra xăng, dầu
diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty B thanh toán cho Công ty C
theo giá đã bao gồm thuế TTĐB. Số thuế TTĐB mà Công ty B đã trả cho Công ty C
được Công ty B khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
7. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của
nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa,
tàu, thuyền, tàu bay.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu; uỷ thác nhập khẩu hệ thống điều hoà
trung tâm trên 90.000 BTU hoặc cơ sở kinh doanh nhập khẩu ký hợp đồng với nhà
thầu lắp đặt thiết bị trong nước về việc cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm
trên 90.000 BTU; việc giao hàng tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình (hệ
thống điều hòa này được nhập khẩu thành nhiều lần nhiều chuyến) để không phải
tính nộp thuế TTĐB đối với từng lần nhập khẩu là các chi tiết của thiết bị
nhập khẩu như cục nóng hoặc cục lạnh thì hồ sơ cần xuất trình với cơ quan hải
quan gồm:
Hợp đồng nhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ
thác nhập khẩu) hoặc hợp đồng mua bán (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của
doanh nghiệp nhập khẩu) hệ thống điều hòa trung tâm với nhà thầu thi công
trong nước; trong hợp đồng phải thể hiện đây là thiết bị đồng bộ có công suất
trên 90.000 BTU được nhập khẩu nguyên chiếc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết của thiết bị nhập khẩu.
Sơ đồ kết nối hệ thống điều hòa trung tâm có xác nhận của đơn vị nhập khẩu
và nhà thầu thi công (trong trường hợp có nhà thầu thi công).
Chứng thư giám định về công suất và tính đồng bộ của thiết bị nhập khẩu,
đồng thời các bộ phận tách rời (cục nóng, cục lạnh) hoặc nhóm các bộ phận tách
rời của thiết bị không thể tự hoạt động độc lập do cơ quan giám định có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật cấp.
Trường hợp từng bộ phận tách rời hoặc một số bộ phận tách rời lắp được thành
một máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh, có công suất từ 90.000 BTU trở xuống
hoạt động độc lập không cần kết nối với hệ thống thì từng bộ phận này vẫn phải
chịu thuế TTĐB.
Bản cam kết của cơ sở kinh doanh nhập khẩu về việc sử dụng hàng nhập khẩu
đúng mục đích và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
Căn cứ vào hồ sơ xuất trình của cơ sở kinh doanh, cơ quan hải quan lập phiếu
theo dõi trừ lùi như phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này để theo dõi quản lý.
Điều 4. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:
1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật
Hợp tác xã.
1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội nghề
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp
tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư);
các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không
thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác
có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để
xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh
xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu
phải kê khai và nộp đủ thuế TTĐB.
Chương II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ
Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng
dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi
trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được
xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán chưa có thuế GTGT Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định
của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo
pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
a) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua
các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc, thì giá làm căn cứ xác định giá tính
thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra
chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Cơ sở sản xuất bán hàng
thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá
làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế
GTGT và thuế bảo vệ môi trưòng (nếu có) do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ
hoa hồng.
b) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua
các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt
là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sản
xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh
doanh thương mại đó bán ra. Riêng mặt hàng xe ô tô, giá bán bình quân của cơ
sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô theo tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm được nhà sản xuất công bố đối với từng loại xe chưa bao gồm các
lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt
thêm theo yêu cầu của khách hàng.
Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh
thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế
ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
2. Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định
như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập
khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
3. Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế
GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ
giá trị vỏ bao bì.
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở
sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số
tiền đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào
doanh thu tính thuế TTĐB.
Ví dụ 3: Đối với bia hộp, năm 2012 giá bán của 1lít bia hộp chưa có thuế GTGT
là 20.000đ, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia (từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2012) là 45% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như
sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp = 20.000đ = 13.793đ
1+ 45%
Ví dụ 4: Quý II/2012, giá bán của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT là
120.000đ/két, thì giá tính thuế TTĐB xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 két bia = 120.000đ = 82.758đ
1+ 45%
Ví dụ 5: Quý III/2012, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B và có
thu tiền cược vỏ chai với mức 1.200đ/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là
1.200.000đ. Hết quý Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số vỏ chai
thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ
số lượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là
960.000đ, số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là 240.000đ
(200 vỏ chai x 1.200đ/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế
TTĐB.
4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở
giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng
thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa
có thuế TTĐB.
5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản
xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ
sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra chưa có
thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu
thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy
phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công
ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế
tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu
có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần,
không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng,
cho, khuyến mại là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng
loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
8. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản
xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế
TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường
(nếu có) và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT, thuế
bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế
TTĐB thấp hơn 10% so với giá bán trên thị trường thì giá tính thuế tiêu thụ
đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh
doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với một số dịch vụ quy định như sau:
a) Đối với kinh doanh gôn (bao gồm cả kinh doanh sân tập gôn) là doanh thu
chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé
tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người
giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu
khác liên quan đến chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh
doanh gôn. Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được
hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo,
nếu không khấu trừ thì cơ sở sẽ được hoàn theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh
doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các
trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ví dụ 6: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn,
ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì
các hàng hóa, dịch vụ này không phải chịu thuế TTĐB.
b) Đối với kinh doanh casinô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứ xác
định giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh casinô, trò chơi điện tử
có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa
có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi,
máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng.
c) Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là
doanh thu bán vé đặt cược trừ () tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa có
thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem các sự kiện giải trí gắn
với hoạt động đặt cược.
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mátxa và karaôkê, giá làm căn cứ xác định
giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ
trường, cơ sở mátxa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và
các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mátxa).
Ví dụ 7: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh
thu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là
100.000.000đ.
Giá tính thuế TTĐB = 100.000.000đ = 71.428.571đ
1 + 40%
đ) Đối với kinh doanh xổ số, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là
doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của
pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT).
10. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến
khoản 9 Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá
cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh
thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: Việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng
tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy
định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản
xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý
thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời
điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không
phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc
cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB
phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa,
kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc,
đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt
trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì
cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều
động nội bộ.
Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng
ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định.
Điều 6. Thuế suất thuế TTĐB
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số
27/2008/QH12, Điều 5 Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16/3/2009 của Chính phủ
và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐCP ngày 8/12/2011 của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại
dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp
thuế TTĐB theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch
vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định được theo
từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của
hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Chương III
HOÀN THUẾ, KHẤU TRỪ, GIẢM THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Điều 7. Hoàn thuế
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi
tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra
nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước
ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các
phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt
Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định
của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm
nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp
tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước
ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả
lại nước ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để
phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt,
khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít
hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất
có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp
đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định
của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà
được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB
phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải
nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế
TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế
nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực
hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước
ngoài.
2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu
được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu
dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thực hiện
đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền
giải quyết hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được thực hiện
theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định
của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải
thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh
nghiệp nhà nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị
cơ quan thuế hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa.
4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
c) Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp lớn hơn
số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định.
Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy định
tại khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật quản lý
thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 8. Khấu trừ thuế
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu
thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên
liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ
đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số
thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa
dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế
tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với
nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế
tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng
với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa
bán ra.
Điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:
Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng
hoá chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ
nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng
hoá do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh
của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng);
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
+ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua hàng. Số
thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá
tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá mua chưa có thuế GTGT (thể hiện trên hóa đơn GTGT) Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc
biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thức
sau:
Số thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB phải nộp của hàng hoá chịu thuế TTĐB xuất kho tiêu thụ trong kỳ Số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ
Ví dụ 8:
Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu
đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000
chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu
đã bán ra là 150 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
350 triệu đồng 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.
Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho
số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn
cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ xác định
theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB
được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên
liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản xuất
phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếp
quản lý cơ sở.
Điều 9. Giảm thuế
Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt số 27/2008/QH12.
Thủ tục, hồ sơ giảm thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định 113/2011/NĐCP có hiệu lực
thi hành (ngày 01/02/2012).
2.Thông tư này thay thế Thông tư số 64/2009/TTBTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16/3/2009 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế TTĐB và
hoàn, giảm thuế TTĐB đối với cơ sở kinh doanh.
2. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế TTĐB,
hoàn thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị,
cơ sở kinh doanh phản ánh về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội;
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Toà án nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
Cơ quan TW của các đoàn thể;
HĐND, UBND, Sở TC các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Cục thuế, cục Hải quan các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
Công báo;
Website Chính phủ;
Các đơn vị thuộc Bộ;
Website Bộ Tài chính;
Lưu: VT; TCT (VT, CS). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
PHỤ LỤC SỐ 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TTBTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3 năm
2009 và Nghị định số 113/2011/NĐCP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐCP ngày 16 tháng 3
năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt.)
PHIẾU THEO DÕI TRỪ LÙI CÁC CHI TIẾT NHẬP KHẨU CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG
TÂM CÓ CÔNG SUẤT TRÊN 90.000 BTU NHẬP KHẨU
Số tờ ….
Tờ số…..
1. Kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết nhập khẩu của hệ thống điều hòa
trung tâm có công suất trên 90.000 BTU nhập khẩu của hợp đồng số…... ; ngày …
tháng … năm ……………….
2. Tên tổ chức/cá nhân:.......................................... ; Mã số tổ
chức/cá nhân ..............
3. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá
nhân:..................................................................................
Số TT Số, ký hiệu, ngày tờ khai hải quan Tên hàng, quy cách phẩm chất Đơn vị tính Hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan Hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu Công chức hải quan thống kê, trừ lùi ký tên, đóng dấu công chức
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Cơ quan hải quan cấp Phiếu theo dõi, trừ lùi (Ký tên; đóng dấu)
Ghi chú:
Số tờ, tờ số và các tiêu chí tại các mục 1, 2, 3, 4 do Hải quan nơi cấp
phiếu theo dõi, trừ lùi ghi. Khi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi, nếu 01 phiếu gồm
nhiều tờ thì đơn vị Hải quan phải đóng dấu treo lên tất cả các tờ.
Số liệu tại các cột từ 1 đến 9 của Phiếu do Hải quan nơi làm thủ tục nhập
khẩu hàng hóa ghi.
Khi doanh nghiệp đã nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục đã đăng ký thì Chi
cục Hải quan cuối cùng thu lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi của doanh
nghiệp để nộp lại cho cơ quan hải quan nơi đăng ký ban đầu.
| Thông tư 05/2012/TT-BTC | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-05-2012-TT-BTC-huong-dan-Nghi-dinh-26-2009-ND-CP-134440.aspx | {'official_number': ['05/2012/TT-BTC'], 'document_info': ['Thông tư 05/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 26/2009/NĐ-CP và 113/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 26/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/01/2012', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '10/02/2012', 'note': ''} |
53 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 447/QĐUBND Hoà Bình, ngày 22 tháng 02 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ
BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 82/TTr
STNMT ngày 06/02/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện,
UBND cấp xã trên địa tỉnh Hoà Bình.
(Có danh mục thủ tục hành chính kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan có liên quan đăng tải đầy
đủ nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này
trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở, Ngành và
niêm yết, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Trung
tâm Hành chính công tỉnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo việc niêm yết công khai thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên Trang thông tin điện tử của
huyện và Trung tâm Hành chính công cấp huyện; Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả
của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của cấp xã.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNHTHUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 447 /QĐUBND ngày 22 tháng 02 năm 2018 của
Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình)
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Lĩnh vực đất đai
1 Điều chỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành trước 01/7/2004 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của người sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng đất lập hồ sơ để trình UBND tỉnh. 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ. 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có trách nhiệm phải gửi ý kiến đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Không quy định Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
2 Gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo 7 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định) Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/1/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017;
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
Lĩnh vực Môi trường
1 Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích 3 ngày UBND xã, thị trấn Không quy định Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Nghị định số 59/2017/NĐCP ngày 12/5/2017; Quyết định số 2518/QĐBTNMT ngày 17/10/2017.
B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT Mã số TTHC Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Tên văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi, bổ sung TTHC Căn cứ pháp lý
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Lĩnh vực đất đai
1 TTHBI280525TT Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 60 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai) UBND tỉnh Hòa Bình Không quy định Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
2 TTHBI280527TT Thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao 30 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn) Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Không quy định Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 30/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
3 TTHBI280528TT Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao 20 ngày (không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Không có Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 về sửa đổi , bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 30/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
4 TTHBI280529TT Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao 20 ngày (không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Không Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 về sửa đổi , bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 30/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
5 TTHBI280526TT Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Không Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 về sửa đổi , bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 30/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
6 TTHBI280534TT Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu 30 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Không quy định Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
7 TTHBI280539TT Đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý 15 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Đ/c: Số 485, đường Trần Hưng Đạo, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Không quy định Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
8 TTHBI280544TT Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 3 ngày đối với trường hợp xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; 3 ngày đối với trường hợp đăng ký, xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Đ/c: Số 485, đường Trần Hưng Đạo, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
9 TTHBI280546TT Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận 10 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017 Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017. Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
10 TTHBI280548TT Đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề 10 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
11 TTHBI280549TT Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế 7 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
12 TTHBI280626TT Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu 5 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
13 TTHBI280550TT Tách thửa hoặc hợp thửa đất 15 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
14 TTHBI280551TT Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 07 ngày. Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày. (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
15 TTHBI280630TT Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 10 ngày. (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
16 TTHBI280553TT Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp 10 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2014/TBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
17 TTHBI280554TT Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Không quy định Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Không Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
18 TTHBI280535TT Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu 30 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
19 TTHBI280536TT Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu 30 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
20 TTHBI280537TT Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất 30 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
21 TTHBI280538TT Đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp 15 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
22 TTHBI280540TT Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở 15 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính Lệ phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2014/TBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 76/2015/NĐCP ngày 10/9/2015 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/11/2015; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
23 TTHBI280541TT Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định 10 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định); Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính. Chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trả. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
24 TTHBI280542TT Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận 10 ngày đối với thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 03 ngày đối với thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất 05 ngày đối với thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng. (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
25 TTHBI280543TT Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm 30 ngày. Trong đó, 10 ngày cho thủ tục đăng ký biến động về mua, góp vốn tài sản và 20 ngày cho thủ tục thuê đất. (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
26 TTHBI280545TT Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất; đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp 10 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/1/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/1/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
27 TTHBI280547TT Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất 30 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
28 TTHBI280552TT Cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất 30 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
29 TTHBI280555TT Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền 10 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
30 TTHBI280556TT Chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất 10 ngày (Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
Lĩnh vực đất đai
1 TTHBI280634TT Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện 45 ngày. 55 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn; Trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai). Ủy ban nhân dân cấp huyện Không quy định Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
2 TTHBI280635TT Thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư 30 ngày Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Không quy định Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 0/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 30/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
3 TTHBI280636TT Giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất 20 ngày (không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất) 30 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Không Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 30/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
4 TTHBI280637TT Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). 25 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn. Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Không Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 30/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
5 TTHBI280631TT Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp 10 ngày 20 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2014/TBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
6 TTHBI280632TT Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện. Không quy định Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Không Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
7 TTHBI280612TT Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu 30 ngày 40 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
8 TTHBI280613TT Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp thửa đất gốc chưa được cấp Giấy chứng nhận 30 ngày 40 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Thông tư số 33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
9 TTHBI280614TT Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất 30 ngày 40 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính. Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2015/TTBTNMT ngày 27/01/2015; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
10 TTHBI280619TT Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm 30 ngày (10 ngày cho thủ tục đăng ký biến động về mua, góp vốn tài sản và 20 ngày cho thủ tục thuê đất) Tăng thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
11 TTHBI280623TT Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất 30 ngày 40 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn Trung tâm Hành chính công huyện, thành phố Lệ phí địa chính Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất (Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014; Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Thông tư số 02/2014/TTBTC ngày 02/01/2014; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017; Nghị quyết 40/2016/NQHĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh Hòa Bình.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
Lĩnh vực đất đai
1 TTHBI280644TT Hòa giải tranh chấp đất đai 45 ngày 60 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH khó khăn UBND cấp xã Không quy định Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 Luật đất đai 2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ; Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017; Quyết định 2555/QĐBTNMT ngày 20/10/2017.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00401313files/image001.gif)
| Quyết định 447/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-447-QD-UBND-2018-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Tai-nguyen-cap-huyen-xa-Hoa-Binh-401313.aspx | {'official_number': ['447/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 447/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, cấp huyện, cấp xã trên địa tỉnh Hòa Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hòa Bình', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Quang'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/02/2018', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
54 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 30/2024/QĐUBND Quảng Trị, ngày 03 tháng 12 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ, QUY MÔ, TỶ LỆ ĐỂ TÁCH PHẦN DIỆN TÍCH ĐẤT DO CƠ
QUAN, TỔ CHỨC CỦA NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ THÀNH DỰ ÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 16 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ
chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện
tích đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý quy định tại Điều 217 Luật
Đất đai mà phần diện tích đất này có trong diện tích đất thực hiện dự án phát
triển kinh tế xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất theo
Điều 127 Luật Đất đai thành dự án độc lập.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các nhà đầu tư quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân liên quan đến hoạt động đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc
tách phần diện tích đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý thành dự án
độc lập.
Điều 3. Các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách khu đất thành dự án
độc lập
1. Phần diện tích nằm trong khu đất thực hiện dự án đầu tư nếu đáp ứng đồng
thời tất cả các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ diện tích đất quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều này thì được xem xét để tách thành dự án độc lập.
2. Điều kiện, tiêu chí đối với phần diện tích đất để xem xét tách thành dự án
độc lập phải đáp ứng nội dung sau:
a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
b) Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Có ít nhất một mặt tiếp giáp đường giao thông hiện trạng (phải phù hợp với
quy hoạch) hoặc có quy hoạch đường giao thông cấp VI trở lên sau khi đã trừ
chỉ giới giao thông, xây dựng theo quy hoạch được duyệt (nếu có).
d) Phần diện tích nằm trong khu đất thực hiện dự án đầu tư phải liền vùng,
liền thửa và có thể tạo thành thửa đất hình vuông có chiều dài cạnh tối thiểu
là 30,0 m.
3. Quy mô, tỷ lệ diện tích đất để tách thành dự án độc lập:
a) Nhóm dự án thương mại, dịch vụ:
Đối với các dự án thực hiện tại khu vực đô thị: Tỷ lệ phần diện tích đất đủ
điều kiện tách thành dự án độc lập là từ 30% trở lên so với tổng diện tích khu
đất đề xuất thực hiện dự án và có diện tích tối thiểu là 1.000 m2.
Đối với các dự án thực hiện tại khu vực nông thôn: Tỷ lệ phần diện tích đất
đủ điều kiện tách thành dự án độc lập là từ 40% trở lên so với tổng diện tích
khu đất đề xuất thực hiện dự án và có diện tích tối thiểu là 2.000 m2.
b) Đối với các dự án không phải là dự án thương mại, dịch vụ: Tỷ lệ phần diện
tích đất đủ điều kiện tách thành dự án độc lập là từ 40% trở lên so với tổng
diện tích khu đất đề xuất thực hiện dự án và có diện tích tối thiểu là 2.000
m2.
4. Trường hợp tách khu đất đáp ứng các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ quy
định tại khoản 2, khoản 3 Điều này mà ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án
đã được quy hoạch hoặc phá vỡ các quy hoạch đã được phê duyệt thì cơ quan chủ
trì thẩm định dự án, danh mục dự án có sử dụng đất báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan, địa phương liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh:
a) Chủ trì, tổng hợp báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung liên
quan theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định khi tham mưu thủ tục
chấp thuận chủ trương đầu tư tách dự án độc lập đối với các dự án đầu tư thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định này; trong đó có nội
dung về đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc
đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan hướng
dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết
định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, có ý kiến bằng văn bản
gửi cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế
tỉnh) về các dự án đủ điều kiện, tiêu chí, quy mô và tỷ lệ diện tích đất để
tách phần diện tích đất quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định này thành dự án
độc lập khi tham gia ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Sở Xây dựng: Có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi
chức năng quản lý trong việc xác định điều kiện để tách thành dự án độc lập
khi tham gia thẩm định chủ trương đầu tư dự án.
4. Các sở, ngành có liên quan: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản
lý Khu kinh tế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia góp ý kiến các nội
dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành khi có văn bản đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Có ý kiến việc hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo kết nối hạ tầng
trong khu vực theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
sự phù hợp quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo phân cấp quản lý trong
việc xác định điều kiện để tách thành dự án độc lập khi tham gia thẩm định chủ
trương đầu tư dự án.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, xác nhận nguồn gốc đất, quá trình
sử dụng đất; báo cáo nguồn gốc đất, tài sản trên đất trong quá trình tiếp nhận
hồ sơ đề xuất dự án đầu tư.
6. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
a) Phối hợp với các cơ quan, ban ngành của quận, huyện cung cấp thông tin liên
quan diện tích đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý trong quá trình
tham gia ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư dự án.
b) Xác nhận nguồn gốc đất, loại đất, chủ sử dụng đất và xác định phần diện
tích đất theo quy định của pháp luật.
7. Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành và địa phương
rà soát nguồn gốc các thửa đất trong khu vực dự án và triển khai thực hiện
theo Quyết định này.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
2. Quyết định số 21/2022/QĐUBND ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Trị quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ phần diện tích đất
nằm trong khu đất thực hiện dự án đầu tư để tách thành dự án độc lập trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi
hành.
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp
tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị, Chủ đầu tư các dự án
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
Vụ Pháp chếBộ Tài nguyên và Môi trường;
Cục kiểm tra VBQPPLBộ Tư pháp;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Các PCVP UBND tỉnh;,
Lưu: VT, NC, KTTuấn. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Q. CHỦ TỊCH
Hà Sỹ Đồng
| Quyết định 30/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-30-2024-QD-UBND-ty-le-tach-phan-dien-tich-dat-thanh-du-an-doc-lap-Quang-Tri-635277.aspx | {'official_number': ['30/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 30/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý thành dự án độc lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Trị', ''], 'signer': ['Hà Sỹ Đồng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
55 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 748/QĐUBND Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÒNG, CHỐNG THIÊN
TAI TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Phòng thủ dân sự ngày 20/6/2023;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22/6/2023;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐCP ngày 06/07/2021 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an
toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐCP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quản lý, kết
nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 43/2015/TTLTBNNPTNTBKHĐT ngày 23/11/2015 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
Căn cứ Quyết định số 03/2019/QĐUBND ngày 21/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi ban hành Quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin thuộc lĩnh
vực công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng
Ngãi;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
4917/TTrSNNPTNT ngày 25/10/2024 và Công văn số 5346/SNNPTNTTL ngày
15/11/2024 và ý kiến thống nhất của Thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành Hệ
thống Cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn các cấp: tỉnh, huyện, xã (sau là Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự
các cấp: tỉnh, huyện, xã); Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Giám đốc Đơn vị
cung cấp dịch vụ; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
CT, PCT UBND tỉnh;
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
Công an tỉnh;
VPUB: PCVP, các phòng N/cứu;
Cổng TTĐT tỉnh;
Lưu: VT, KTN.Bảo582 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
QUY CHẾ
QUY CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH
QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 748/QĐUBND ngày 18/11/2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về quản lý, vận hành Hệ thống Cơ sở dữ liệu phòng, chống
thiên tai tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Hệ thống Cơ sở dữ liệu).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này được áp dụng cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn các cấp: tỉnh, huyện, xã hoặc Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các
cấp: tỉnh, huyện, xã (trong trường hợp Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự thành lập
theo quy định của pháp luật phòng thủ dân sự) (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ
huy), Văn phòng Thường trực/ Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy (sau đây gọi
tắt là Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy) và các sở, ban, ngành có liên quan
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia quản lý, vận hành và
sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
3. Tổ chức, cá nhân có sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
Điều 3. Mục đích ban hành quy chế
1. Bảo đảm công tác quản lý, vận hành, khai thác được thống nhất, có hiệu quả
và an toàn thông tin Hệ thống Cơ sở dữ liệu trên môi trường mạng.
2. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm thực hiện của các bên
trong công tác phối hợp về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống Cơ sở dữ liệu là tập hợp thông tin được xây dựng, cập nhật và duy
trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin của cơ quan, đơn vị và phục
vụ lợi ích công cộng.
2. Tài khoản (user name) và mật khẩu (password) đăng nhập được cấp cho mỗi
người sử dụng để truy cập và sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
Điều 5. Địa chỉ truy cập và thiết bị truy cập Hệ thống Cơ sở dữ liệu
1. Địa chỉ truy cập vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu:
a) Địa chỉ truy cập dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của
Ban Chỉ huy các cấp: tỉnh, huyện, xã và các sở, ban, ngành có liên quan:
https://csdlpctt.quangngai.gov.vn/login.aspx;
b) Địa chỉ truy cập dành cho các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, người dân:
https://csdlpctt.quangngai.gov.vn.
2. Thiết bị truy cập của người sử dụng phải được kết nối internet.
Điều 6. Tài khoản sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu
1. Tài khoản quản trị
Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy tỉnh được cấp 01 tài khoản quản trị có toàn
quyền để thực hiện việc quản trị mức cao nhất, hỗ trợ người sử dụng quản trị
Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
2. Tài khoản sử dụng
Ban Chỉ huy cấp huyện, cấp xã và các sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi có sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu: Được cấp mỗi cơ quan, đơn
vị 01 tài khoản sử dụng.
3. Đảm bảo an toàn đối với tài khoản sử dụng
a) Trong quá trình vận hành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chịu trách
nhiệm về bảo mật tài khoản được cấp, phải quy định trách nhiệm cho cá nhân cụ
thể trong việc quản lý, sử dụng tài khoản.
b) Trường hợp người được phân công quản lý, sử dụng tài khoản thay đổi vị trí
công tác, chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu phải thực hiện bàn giao tài
khoản sử dụng cho người được phân công tiếp nhận công việc.
c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản trên Hệ thống Cơ
sở dữ liệu phải sử dụng, quản lý tài khoản được cấp bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Cập nhật thông tin trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu
1. Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy cấp tỉnh cập nhật thông tin về các nội
dung thuộc quyền quản lý cấp tỉnh, cụ thể:
a) Phương án ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.
b) Kịch bản Ứng phó thiên tai cấp tỉnh.
c) Tổng hợp báo cáo của cấp huyện.
d) Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.
đ) Cập nhật tình hình mưa, lũ, bão.
2. Các sở, ban, ngành có liên quan cập nhật thông tin về các nội dung thuộc
quyền quản lý cơ quan, đơn vị, cụ thể:
a) Cập nhật các thông tin liên quan do sở, ban, ngành quản lý lên Hệ thống Cơ
sở dữ liệu.
b) Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra đối với lĩnh vực được được phân công
quản lý.
3. Ban Chỉ huy cấp huyện cập nhật thông tin về các nội dung thuộc quyền quản
lý, cụ thể:
a) Phương án Ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
b) Kịch bản Ứng phó thiên tai cấp huyện.
c) Xem xét, chấp thuận và tổng hợp báo cáo của cấp xã.
d) Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện.
4. Ban Chỉ huy cấp xã cập nhật thông tin về các nội dung thuộc quyền quản lý,
cụ thể:
a) Phương án Ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã.
b) Kịch bản Ứng phó thiên tai cấp xã.
c) Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn xã.
5. Các thông tin được tự động cập nhật
Lượng mưa tại các trạm đo mưa tự động, cao trình mực nước tại các trạm đo mực
nước tự động, mức ngập sâu tại các trạm cảnh báo ngập lụt tại các ngầm, tràn
trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Tần suất cập nhật dữ liệu
1. Phương án Ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
Cập nhật định kỳ 01 lần/năm (cấp xã hoàn thành trước 15/4, cấp huyện hoàn
thành trước 30/6, cấp tỉnh hoàn thành trước 30/8).
2. Kịch bản Ứng phó thiên tai
Khi có dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi về bão, lũ, sạt lở
đất nguy cơ xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn hoặc chỉ đạo của cấp có
thẩm quyền, Ban Chỉ huy các cấp: tỉnh, huyện, xã xây dựng kịch bản ứng phó
theo cấp độ rủi ro thiên tai. Ban Chỉ huy tỉnh hướng dẫn các địa phương xây
dựng Kịch bản Ứng phó thiên tai phù hợp với tình hình diễn biến thiên tai.
3. Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra
a) Báo cáo nhanh: Thực hiện báo cáo 01 lần/ ngày trong thời gian xảy ra thiên
tai. Ban Chỉ huy cấp xã lập và gửi báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt
hại do thiên tai gây ra lên Ban Chỉ huy cấp huyện trước 10 giờ hàng ngày. Ban
Chỉ huy cấp huyện tổng hợp và gửi báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt
hại do thiên tai gây ra lên Ban Chỉ huy tỉnh trước 15 giờ hàng ngày. Các sở,
ban, ngành có liên quan tổng hợp và gửi báo cáo nhanh tình hình thiên tai và
thiệt hại do thiên tai gây ra về Ban Chỉ huy tỉnh (qua Cơ quan giúp việc của
Ban Chỉ huy tỉnh) trước 15 giờ hàng ngày. Trong trường hợp thiên tai khẩn cấp,
thực hiện báo cáo nhanh theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (từ Báo cáo nhanh
số 2 trở đi được tổng hợp theo số liệu cộng dồn từ Báo cáo nhanh trước).
b) Báo cáo tổng hợp: Ban Chỉ huy cấp xã tổng hợp và gửi báo cáo tổng hợp tình
hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra lên Ban Chỉ huy cấp huyện chậm
nhất 08 ngày sau khi thiên tai kết thúc. Ban Chỉ huy cấp huyện tổng hợp và gửi
báo cáo tổng hợp tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra lên Ban
Chỉ huy tỉnh chậm nhất 10 ngày sau khi thiên tai kết thúc. Các sở, ban, ngành
có liên quan tổng hợp và gửi báo cáo tổng hợp tình hình thiên tai và thiệt hại
do thiên tai gây ra về Ban Chỉ huy tỉnh (qua Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy
tỉnh) chậm nhất 10 ngày sau khi thiên tai kết thúc. Trong trường hợp thiên tai
khẩn cấp, thực hiện báo cáo tổng hợp theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
4. Thông tin về trạm đo mực nước: Được cập nhật tự động 10 phút/lần/ngày.
5. Thông tin về trạm đo mưa: Được cập nhật tự động 01 giờ/ lần/ ngày.
6. Bản đồ ngập lụt: Đã được đăng tải và sẽ điều chỉnh khi có thay đổi.
7. Các thông tin: Công trình sơ tán, lực lượng phòng, chống thiên tai, điểm
sạt lở: Được cập nhật đồng thời với Phương án Ứng phó thiên tai hằng năm.
Điều 9. Hình thức cập nhật dữ liệu và báo cáo
1. Các đối tượng thuộc phạm vi triển khai Hệ thống Cơ sở dữ liệu thực hiện
cập nhật dữ liệu bằng cách nhập trực tiếp trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu hoặc
nhập từ tệp Excel (theo mẫu quy định) sau đó đăng tải trên Hệ thống Cơ sở dữ
liệu và đính kèm bản chụp PDF (có dấu đỏ của cơ quan, đơn vị ban hành) trên
Hệ thống Cơ sở dữ liệu (nếu có); đồng thời gửi qua Hệ thống quản lý văn bản và
điều hành (Office).
2. Thông tin, dữ liệu, báo cáo về phòng, chống thiên tai, sau khi được công
chức của các địa phương, cơ quan, đơn vị cập nhật vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu
cần được rà soát, đánh giá, phê duyệt của lãnh đạo cấp trên. Các sở, ban ngành
có liên quan, Ban Chỉ huy các cấp: huyện, xã chịu trách nhiệm về dữ liệu của
mình trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu, có sự đồng nhất về số liệu cập nhật vào Hệ
thống Cơ sở dữ liệu và báo cáo được ban hành.
Điều 10. Công khai dữ liệu
1. Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy tỉnh thiết lập các dữ liệu tự động công
khai trong Hệ thống Cơ sở dữ liệu gồm: thông tin trạm đo mưa; thông tin trạm
đo mực nước; thông tin trạm cảnh báo ngập tại tràn, ngầm, vùng ngập lụt; bản
đồ phân vùng ngập lụt trên các sông chính thuộc tỉnh và các thông tin liên
quan về phòng, chống thiên tai.
2. Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy tỉnh thực hiện rà soát, biên tập và công
khai các dữ liệu: Phương án sơ tán dân, kịch bản sơ tán dân phòng tránh bão,
lũ, sạt lở đất, lũ quét.
Điều 11. Khai thác thông tin, số liệu thông qua Hệ thống Cơ sở dữ liệu
1. Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy tỉnh là đầu mối chủ trì quản lý, khai
thác và sử dụng thông tin trong Hệ thống Cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin
về phòng chống thiên tai phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành
phòng chống thiên tai của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh và cập nhật
thông tin kịp thời, chính xác đến người dân.
2. Các cơ quan, đơn vị tham gia cung cấp, cập nhật thông tin, sử dụng Hệ
thống Cơ sở dữ liệu được phân quyền khai thác, sử dụng dữ liệu thuộc phạm vi
quản lý của cơ quan, đơn vị mình. Việc phân quyền, cho phép khai thác thông
tin dữ liệu từ Hệ thống Cơ sở dữ liệu do Ban Chỉ huy tỉnh quy định.
3. Không được phép sử dụng dữ liệu từ Hệ thống Cơ sở dữ liệu vào mục đích
kinh doanh mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các dữ
liệu đã được công khai trên hệ thống.
Điều 12. Thực hiện quản trị danh mục hệ thống
Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy tỉnh thực hiện quản lý vai trò của người
dùng, phân quyền phạm vi dữ liệu và các cấu hình danh mục để vận hành hệ
thống.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ban Chỉ huy tỉnh: Chỉ đạo Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy:
a) Quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
đảm bảo Hệ thống Cơ sở dữ liệu hoạt động thông suốt.
b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm và các sở, ban ngành có liên
quan trong việc hướng dẫn vận hành, sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu; nghiên cứu
giải pháp nâng cấp, cập nhật phần mềm và xây dựng ứng dụng trên điện thoại
thông minh (App mobile) để phổ biến rộng rãi thông tin phòng, chống thiên tai
đến các cấp chính quyền và người dân trong tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông báo đảm an toàn cho Hệ thống Cơ
sở dữ liệu theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng.
d) Tiếp nhận yêu cầu từ các địa phương, cơ quan, đơn vị, thực hiện hỗ trợ
người sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu về kỹ thuật công nghệ thông tin, xử lý
vướng mắc của các cơ quan, đơn vị trong quá trình sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ
liệu; kịp thời bổ sung, điều chỉnh các tài khoản truy cập theo quy định khi có
yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; định kỳ rà soát các tài khoản
truy cập Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
đ) Cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định vào Hệ thống
Cơ sở dữ liệu.
e) Đôn đốc các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện cập nhật thông tin đầy
đủ, chính xác và đúng thời gian quy định vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
g) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc cập nhật, khai
thác và quản lý, vận hành Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi tổ chức
quản lý vận hành hệ thống, cập nhật các thông tin kịp thời, chính xác; nghiên
cứu giải pháp nâng cấp, cập nhật phần mềm và xây dựng ứng dụng trên điện thoại
thông minh (App mobile) để phổ biến thông tin phòng, chống thiên tai đến các
cấp chính quyền và người dân trong tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ khi có yêu cầu, đảm bảo Hệ thống Cơ
sở dữ liệu được vận hành thông suốt, an toàn.
4. Các sở, ban, ngành liên quan
a) Cập nhật các thông tin liên quan do sở, ban, ngành quản lý lên Hệ thống Cơ
sở dữ liệu.
b) Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra đối với lĩnh vực được được phân công
quản lý.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn:
Chỉ đạo Ban Chỉ huy địa phương:
a) Phân công công chức cán bộ phụ trách công tác phòng, chống thiên tai của
địa phương để quản lý tài khoản Hệ thống Cơ sở dữ liệu được cung cấp.
b) Cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định về các thông
tin, dữ liệu vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu thuộc địa bàn quản lý, trong đó: cấp
xã nhập thông tin cơ sở dữ liệu cấp xã, cấp huyện tổng hợp thông tin dữ liệu
cấp xã và cập nhật bổ sung thông tin cơ sở dữ liệu cấp huyện.
c) Đôn đốc các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện cập nhật thông tin đầy
đủ, chính xác và đúng thời gian quy định vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
d) Chịu trách nhiệm đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật, cung cấp
trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu.
đ) Trường hợp đính chính thông tin, dữ liệu ngay sau khi báo cáo trên Hệ thống
Cơ sở dữ liệu (trong các tình huống có thiên tai xảy ra) thì phải thông báo
ngay cho bộ phận trực ban Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy cấp trên trực tiếp
biết để kịp thời xử lý, cập nhật, tổng hợp.
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Các địa phương, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực
hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Cơ quan giúp việc của Ban Chỉ huy tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc các địa phương, sở, ban, ngành có liên quan và các đơn vị trực
thuộc triển khai thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ
sung, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp, báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định./.
| Quyết định 748/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-748-QD-UBND-2024-Quy-che-quan-ly-He-thong-Co-so-du-lieu-phong-chong-thien-tai-Quang-Ngai-632471.aspx | {'official_number': ['748/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 748/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế quản lý, vận hành Hệ thống Cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ngãi', ''], 'signer': ['Trần Phước Hiền'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
56 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4170/TCTCS
V/v miễn thuế tài nguyên Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
Trả lời Công văn số 1640/CTTTHT ngày 27/08/2014 của Cục Thuế tỉnh Bình Phước
về miễn thuế tài nguyên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 7 Điều 2 Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 quy định.
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất”.
Tại điểm 1.5, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 105/2010/TTBTC ngày 23/07/2010
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và
hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐCP ngày 14/05/2010 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế tài nguyên quy định:
“Điều 9. Miễn, giảm thuế tài nguyên
1.5. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên
dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do
hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
ngành nghề tổ chức trại chăn nuôi, sản xuất con giống gia súc, thuộc lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp, có khai thác nước dưới đất (nước thiên nhiên) thì Tổng
cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuê tỉnh Bình Phước nêu tại Công văn
số 1640/CTTTHT ngày 27/08/2014 cụ thể như sau: các doanh nghiệp nêu trên
thuộc đối tượng được miễn thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác nước
thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động nông nghiệp theo quy định tại điểm 1.5,
khoản 1, Điều 9 Thông tư số 105/2010/TTBTC của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ: PCBTC, VCSTBTC;
Vụ Pháp chế TCT;
Lưu: VT, CS (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 4170/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4170-TCT-CS-nam-2014-mien-thue-tai-nguyen-251799.aspx | {'official_number': ['4170/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4170/TCT-CS năm 2014 về miễn thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
57 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 10809/TCHQTXNK
V/v hoàn thuế GTGT nộp nhầm, nộp thừa Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 2675/HQHCMTXNK ngày 23/07/2014 của
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về việc vướng mắc hoàn thuế giá trị gia tăng
(GTGT) nộp nhầm, nộp thừa, về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về đề nghị hướng dẫn rõ hơn khái niệm “nộp thừa tiền thuế GTGT”:
Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012
sửa đổi, bổ sung Điều 47 của Luật Quản lý thuế, điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị
định số 83/2013/NĐCP ngày 22/07/2013 của Chính phủ, điểm a khoản 1 Điều 26
Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính, thì: “1. Tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được coi
là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp ...”
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15/12/2005 của Chính
phủ, Điều 98 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính,
khoản 6 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính
thì thời điểm tính thuế (để xác định chính sách thuế, xác định thuế suất...)
là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đối chiếu các quy định nêu trên để thực
hiện.
2. Qua trao đổi trực tiếp với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan
thấy rằng trên thực tế tại địa phương đang có vướng mắc trong công tác phối
hợp phân định thẩm quyền hoàn thuế GTGT giữa hai cơ quan thuế và hải quan.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Tổng cục Thuế và sẽ có
hướng dẫn thực hiện thống nhất.
3. Lưu ý Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, ngày 25/8/2014, Bộ Tài chính đã ban
hành Thông tư số 119/2014/TTBTC (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2014),
trong đó, tại khoản 1 Điều 3 có quy định: “Cơ sở kinh doanh không phải nộp
thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu
nhưng bị phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại
này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định phải nộp thuế
GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị
phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này
trong nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định".
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh được biết.
Nơi nhận:
Như trên;
PTCT Nguyễn Dương Thái (để b/c);
Lưu: VT; TXNKCSM.Linh (03 bản). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Vũ Hồng Vân
| Công văn 10809/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-10809-TCHQ-TXNK-2014-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-nop-nham-nop-thua-Tong-cuc-Hai-quan-248082.aspx | {'official_number': ['10809/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 10809/TCHQ-TXNK năm 2014 về hoàn thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Hồng Vân'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
58 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2506/QĐUBND Quảng Trị, ngày 15 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA,
MỘT CỬA LIÊN THÔNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/ 2018 của Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018
của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2371/QĐUBND ngày 03/10/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về
việc Công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Quảng Trị;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 241/TTrSNN ngày 07/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (Có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn căn cứ Quy trình được phê duyệt, thiết lập quy trình điện
tử giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính tỉnh.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị
trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh;
Lưu: VT, NCT. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Sỹ Đồng
PHỤ LỤC 1
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 2506/QĐUBND ngày 15 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Trị)
A. Quy trình nội bộ TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh: 3 thủ
tục
Số TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Nội dung công việc và trình tự các bước thực hiện Thời gian chi tiết Đơn vị thực hiện Người thực hiện
I Lĩnh vực Chăn nuôi
1 Quyết định hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công 1.012833.H50 32 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 2 Tổ chức nghiệm thu dự án 20 ngày Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Bước 2a Kiểm tra hồ sơ, tham mưu thành lập Hội đồng nghiệm thu. 5 ngày Phòng Chăn nuôi Chi cục Chăn nuôi và Thú y Chuyên viên
Bước 2b Tổ chức nghiệm thu: Hội đồng tiến hành nghiệm thu ((kiểm tra thực địa trong trường hợp cần thiết). Lập biên bản nghiệm thu. Dự thảo Tờ trình Sở và dự thảo Quyết định hỗ trợ đầu tư của UBND tỉnh. 14 ngày Lãnh đạo phòng
Bước 2c Trình Sở Nông nghiệp và PTNT biên bản nghiệm thu, dự thảo tờ trình Sở, dự thảo Quyết định UBND tỉnh. 01 ngày Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lãnh đạo Chi cục
Bước 3 Rà soát hồ sơ, trình lãnh đạo Sở ký Tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư 02 ngày Phòng KHTCSở Nông nghiệp và PTNT Chuyên viên
Bước 4 Ban hành Tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư 1,5 ngày Sở Nông nghiệp và PTNT Lãnh đạo sở
Bước 5 Trình UBND tỉnh phê duyệt 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 6 UBND tỉnh phê duyệt Quyết định hỗ trợ đầu tư 07 ngày UBND tỉnh
Bước 7 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 8 Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức Không tính thời gian Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
2 Quyết định hỗ trợ đối với các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước 1.012834.H50 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 2 Tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định 11,5 ngày Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Bước 2a Kiểm tra hồ sơ, tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định 2 ngày Phòng Chăn nuôi Chi cục Chăn nuôi và Thủy Chuyên viên
Bước 2b Tổ chức thẩm định hồ sơ (kiểm tra thực tế nếu cần thiết): Tổ chức thẩm định. Lập biên bản thẩm định. Dự thảo Tờ trình Sở và dự thảo Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ của UBND tỉnh. 09 ngày Lãnh đạo phòng
Bước 2c Trình Sở Nông nghiệp và PTNT biên bản thẩm định, dự thảo tờ trình Sở, dự thảo Quyết định UBND tỉnh. 0,5 ngày Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lãnh đạo Chi cục
Bước 3 Rà soát hồ sơ, trình lãnh đạo Sở ký Tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ 01 ngày Phòng KHTCSở Nông nghiệp và PTNT Chuyên viên
Bước 4 Ban hành Tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ và trả hồ sơ cho phòng KHTC 01 ngày Sở Nông nghiệp và PTNT Lãnh đạo Sở
Bước 5 Trình UBND tỉnh phê duyệt 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 6 Ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ 05 ngày UBND Tỉnh
Bước 7 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 8 Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân Không tính thời gian Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
II Lĩnh vực Trồng trọt
1 Thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên. 1.012847.H50 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 2 Kiểm tra, xử lý hồ sơ 11 ngày Chi cục Trồng trọt và BVTV
Bước 2a Kiểm tra, Thẩm định và xử lý hồ sơ Lấy ý kiến của các cơ quan đơn vị liên quan (nếu có) 10 ngày Phòng trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và BVTV Chuyên viên
Bước 2b Soát xét hồ sơ 1 ngày Chi cục Trồng trọt và BVTV Lãnh đạo Chi cục
Bước 3 Dự thảo tờ trình tham mưu văn bản chấp thuận/không chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt 1,5 ngày Phòng KHTC, Sở Nông nghiệp và PTNT Chuyên viên
Bước 4 Phê duyệt tờ trình 01 ngày Sở Nông nghiệp và PTNT Lãnh đạo Sở
Bước 5 Trình UBND tỉnh phê duyệt 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 6 UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ; Ban hành văn bản chấp thuận/không chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt 05 ngày UBND tỉnh
Bước 7 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 8 Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân Không tính thời gian Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
B. Quy trình nội bộ TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của Sở Nông nghiệp và
PTNT: 1 thủ tục
Số TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Nội dung công việc và trình tự các bước thực hiện Thời gian chi tiết Đơn vị thực hiện Người thực hiện
I Lĩnh vực Chăn nuôi
1 Đề xuất hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công. 1.012832.H50 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 2 Kiểm tra hồ sơ, thẩm tra điều kiện hỗ trợ, dự kiến mức kinh phí hỗ trợ cho dự án 11 ngày Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Bước 2a Kiểm tra hồ sơ 2 ngày Phòng Chăn nuôi Chi cục Chăn nuôi và Thú y Chuyên viên
Bước 2b Thẩm tra điều kiện hỗ trợ: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, đơn vị có liên quan. Dự thảo văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư và văn bản đề xuất đăng ký kế hoạch đầu tư công. 8 ngày Lãnh đạo phòng
Bước 2c Trình Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư 1 ngày Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lãnh đạo Chi cục
Bước 3 Rà soát, trình lãnh đạo Sở ký văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư, văn bản đề xuất đăng ký kế hoạch đầu tư công. 1 ngày Phòng KHTC, Sở Nông nghiệp và PTNT Chuyên viên
Bước 4 Lãnh đạo Sở xem xét ký văn bản thẩm tra hỗ trợ đầu tư, văn bản đề xuất đăng ký kế hoạch đầu tư công và trả hồ sơ cho phòng KHTC 1 ngày Sở Nông nghiệp và PTNT Lãnh đạo Sở
Bước 5 Chuyển trả kết quả cho Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh 01 ngày Phòng KHTCSở Nông nghiệp và PTNT Chuyên viên
Bước 6 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
Bước 7 Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức Không tính thời gian Trung tâm PVHCC tỉnh Chuyên viên
PHỤ LỤC 2
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI
UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 2506/QĐUBND ngày 15 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Trị)
Số TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Nội dung công việc và trình tự các bước thực hiện Thời gian chi tiết Đơn vị thực hiện Người thực hiện
I Lĩnh vực Chăn nuôi
1 Hỗ trợ chi phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho đơn vị đã cung cấp vật tư phối giống, công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); chi phí liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước. 1.012836.H50 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
Bước 2 Kiểm tra hồ sơ, thẩm định hồ sơ, tổ chức nghiệm thu kết quả phối giống nhân tạo gia súc. 78 ngày Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế Chuyên viên
Bước 3 Trình hồ sơ gửi UBND huyện hỗ trợ kinh phí 02 ngày Lãnh đạo
Bước 4 Hỗ trợ kinh phí 9 ngày UBND huyện
Bước 5 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
Bước 6 Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức Không tính thời gian Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
2 Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác; chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước. 1.012837.H50 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
Bước 2 Kiểm tra hồ sơ, thẩm định hồ sơ. 18 ngày Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế Chuyên viên
Bước 3 Soát xét hồ sơ và trình hồ sơ gửi UBND huyện hỗ trợ kinh phí 01 ngày Lãnh đạo
Bước 4 Ký quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách 20 ngày UBND cấp huyện
Bước 5 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
Bước 6 Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức Không tính thời gian Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
II Lĩnh vực Trồng trọt
1 Thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn huyện. 1.012849.H50 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
Bước 2 Kiểm tra, Thẩm định và xử lý hồ sơ. Lấy ý kiến của các cơ quan đơn vị liên quan (nếu có) 12 ngày Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế Chuyên viên
Bước 3 Soát xét hồ sơ và trình UBND huyện phê duyệt phương án 02 ngày Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế Lãnh đạo
Bước 4 Phê duyệt hồ sơ, Ban hành văn bản chấp thuận/không chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt 05 ngày UBND huyện
Bước 5 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
Bước 6 Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện Chuyên viên
PHỤ LỤC 3
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI
UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 2506/QĐUBND ngày 15 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Trị)
Số TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Nội dung công việc và trình tự các bước thực hiện Thời gian chi tiết Đơn vị thực hiện Người thực hiện
I Lĩnh vực Lâm nghiệp
1 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa. 1.008004.000.00.00.H50 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp xã Công chức
Bước 2 Xử lý, thẩm định hồ sơ Dự thảo văn bản 3,5 ngày UBND xã Công chức chuyên môn
Bước 3 Lãnh đạo UBND cấp xã ký ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi 0,5 ngày UBND xã Lãnh đạo xã
Bước 4 Tiếp nhận kết quả 0,5 ngày Bộ phận Một cửa UBND cấp xã Công chức
Bước 5 Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức Không tính thời gian Bộ phận Một cửa UBND cấp xã Công chức
| Quyết định 2506/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2506-QD-UBND-2024-quy-trinh-thu-tuc-hanh-chinh-co-che-mot-cua-So-Nong-nghiep-Quang-Tri-631242.aspx | {'official_number': ['2506/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2506/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Trị', ''], 'signer': ['Hà Sỹ Đồng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
59 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3680/QĐUBND Bình Định, ngày 22 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC TƯ PHÁP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số1085/QĐTTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ
thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 2025;
Căn cứ Quyết định số3973/QĐUBND ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ của
các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2022 2025;
Căn cứ Công văn số5990/VPCPKSTT ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Chính
phủ về việc công bố, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 114/TTrSTP ngày 30
tháng 9 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Danh mục 04 thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành
chính nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở
Tư pháp (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
Bộ Tư pháp;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
LĐ VPUBND tỉnh;
UBND các xã, phường, thị trấn;
TT THCB, P. HC TC, TTPVHCC ;
Lưu: VT, K11, KSTT(C). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hải Giang
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
TƯ PHÁP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành theo Quyết định số: 3680/QĐUBND ngày 22/10/2024 của Chủ tịch UBND
tỉnh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
STT Tên thủ tục hành chính Cơ quan thực hiện
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP
TỈNH
1. Quyết định danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Sở Tư pháp
2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo thẩm quyền (Cấp tỉnh) Sở Tư pháp
3. Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của HĐND, UBND cấp tỉnh Sở Tư pháp
4. Cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Sở Tư pháp
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Quyết định danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi
tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trên cơ sở Thông báo của Bộ Tư pháp về danh mục các nội dung
giao cho địa phương quy định chi tiết tại các Luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ
tịch nước, UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan.
Bước 2: Các cơ quan thuộc UBND tỉnh gửi danh mục văn bản giao quy
định chi tiết đến Sở Tư pháp để tổng hợp.
Bước 3: Sở Tư pháp lập và trình Chủ tịch UBND tỉnh danh mục quyết định
của UBND cấp tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành danh mục quyết định của UBND tỉnh
quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
b) Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều
hành của UBND tỉnh (iDesk)
c) Thành phần hồ sơ: 01 bộ
Văn bản đề xuất của cơ quan có liên quan đến nội dung được giao quy định
chi tiết tại các Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Văn bản của Sở Tư pháp trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành danh mục quyết
định của UBND tỉnh quy định chi tiết (kèm theo Quyết định, Danh mục).
d) Thời hạn giải quyết: không quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định ban hành Danh mục văn
bản quy định chi tiết.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): thực hiện
theo đúng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày
14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5
Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐCP .
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm
2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
trái pháp luật theo thẩm quyền (Cấp tỉnh)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Tư pháp tiếp nhận văn bản (nghị quyết/quyết định) quy
phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp huyện gửi đến.
Bước 2: Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra và đề
xuất xử lý đối với văn bản có dấu trái pháp luật (nếu có).
Bước 3: Kết luận kiểm tra đối với văn bản trái pháp luật (nếu có).
b) Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều
hành của UBND tỉnh (iDesk)
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND
cấp huyện.
d) Thời hạn giải quyết: không quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, HĐND, UBND cấp
huyện.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền kết luận văn bản trái pháp luật: Sở Tư pháp. Trường
hợp văn bản được kiểm tra có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành,
lĩnh vực, địa bàn, đơn vị kiểm tra còn bảo lưu ý kiến thì Sở Tư pháp trình Chủ
tịch UBND tỉnh kết luận.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Ban pháp chế HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và cơ quan,
tổ chức có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kết luận kiểm tra văn bản trái
pháp luật (nếu có).
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy
định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm
2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định số 59/2024/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị
định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
Quyết định số 78/2017/QĐUBND ngày 18 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh ban
hành Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp
luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
3. Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của HĐND, UBND cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Định kỳ 05 năm một lần, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Bước 2: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ
được giao tiến hành hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do
đơn vị mình tham mưu ban hành và báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật cho Sở Tư pháp.
Bước 3: Sở Tư pháp tiếp nhận báo cáo của các đơn vị, thực hiện kiểm
tra lại và tổng hợp kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh
vực quản lý Nhà nước của HĐND, UBND cấp tỉnh; trình Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo
Quyết định công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh
vực quản lý Nhà nước của HĐND, UBND cấp tỉnh.
Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố kết quả hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của HĐND,
UBND cấp tỉnh.
b) Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều
hành của UBND tỉnh (iDesk)
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh
vực quản lý Nhà nước của HĐND, UBND cấp tỉnh, của các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh;
+ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý Nhà
nước của HĐND, UBND tỉnh trong kỳ hệ thống hóa;
+ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ
thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của HĐND, UBND tỉnh trong kỳ hệ thống hóa;
+ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần
thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của HĐND, UBND tỉnh trong kỳ hệ thống hóa;
+ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu
lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản
lý Nhà nước của HĐND, UBND tỉnh trong kỳ hệ thống hóa.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trước ngày 01 tháng 03 của năm sau kỳ hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Ban pháp chế HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và cơ quan,
tổ chức có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố kết quả hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của HĐND,
UBND cấp tỉnh.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ
(Mẫu số 03 Phụ lục IV Nghị định số 34/2016/NĐCP).
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần
(Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định số 34/2016/NĐCP).
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị
định số 34/2016/NĐCP).
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực,
sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới (Mẫu số 06 Phụ lục IV
Nghị định số 34/2016/NĐCP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy
định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm
2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định số 59/2024/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị
định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
Quyết định số 78/2017/QĐUBND ngày 18 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh ban
hành Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp
luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
1. Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong
kỳ hệ thống hóa (Mẫu số 03 và Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
số 34/2016/NĐCP), cụ thể:
Mẫu số 03
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của ....[ 1].... trong kỳ hệ thống hóa....
STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản Tên gọi của văn bản Lý do hết hiệu lực, ngưng hiệu lực Ngày hết hiệu lực, ngưng hiệu lực
I. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ
1.
2.
Tổng số:... văn bản
II. VĂN BẢN NGƯNG HIỆU LỰC TOÀN BỘ
1.
2.
Tổng số:... văn bản
1 Tên cơ quan hệ thống hóa văn bản.
Mẫu số 04
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của ....[ 1].... trong kỳ hệ thống hóa .......
STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên gọi của văn bản Nội dung, quy định hết hiệu lực, ngưng hiệu lực Lý do hết hiệu lực, ngưng hiệu lực Ngày hết hiệu lực, ngưng hiệu lực
I. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC MỘT PHẦN
1.
2.
Tổng số:... văn bản
II. VĂN BẢN NGƯNG HIỆU LỰC MỘT PHẦN
1.
2.
Tổng số:... văn bản
1 Tên cơ quan hệ thống hóa văn bản.
2. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực trong kỳ hệ thống hóa
theo Mẫu số 05 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐCP. Cụ thể:
Mẫu số 05
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
....[ 1].... trong kỳ hệ thống hóa ........
STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản Tên gọi của văn bản Thời điểm có hiệu lực Ghi chú 3
I. LĨNH VỰC...
1.
2.
......
II. LĨNH VỰC ...
1.
2.
.....
Tổng số:... văn bản
1 Tên cơ quan rà soát, hệ thống hóa văn bản.
3. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ việc thi hành, ngưng
hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong kỳ hệ
thống hóa theo Mẫu số 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số34/2016/NĐCP như
sau:
Mẫu số 06
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa
đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước của ....[ 1].... trong kỳ hệ thống hóa .......
STT Tên loại văn bản Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản 3 Tên gọi của văn bản Kiến nghị (đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) Nội dung kiến nghị/ Lý do kiến nghị Cơ quan/ đơn vị chủ trì soạn thảo Thời hạn xử lý hoặc kiến nghị xử lý/tình hình xây dựng
1.
2.
Tổng số: ... văn bản
1 Tên cơ quan rà soát, hệ thống hóa văn bản.
4. Cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh gửi nghị
quyết và quyết định đầy đủ, chính xác đến Sở Tư pháp.
Bước 2: Sở Tư pháp thực hiện đăng tải văn bản trên cơ sở dữ liệu quốc
gia về pháp luật.
b) Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều
hành của UBND tỉnh (iDesk)
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ: Quyết định, nghị quyết quy phạm pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối
với văn bản quy phạm pháp luật, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng
UBND tỉnh gửi nghị quyết và quyết định đầy đủ, chính xác văn bản giấy hoặc văn
bản điện tử có chữ ký số đến Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản do Văn
phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh cung cấp, Sở Tư pháp phải
thực hiện việc cập nhật, đăng tải văn bản trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp
luật. Trường hợp văn bản được ban hành để giải quyết các vấn đề phát sinh đột
xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh, trật
tự và có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành thì Sở Tư pháp thực
hiện đăng tải cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong vòng 02 ngày làm việc.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Văn phòng HĐND, UBND tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên
quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: nghị quyết và quyết định quy phạm
pháp luật được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Thực hiện
theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 14,
15, 16, 17 Nghị định số 52/2015/NĐCP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ
về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Nghị định số 52/2015/NĐCP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Cơ sở
dữ liệu quốc gia về pháp luật;
Quyết định số 24/2017/QĐUBND ngày 06 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Ban
hành Quy chế phối hợp trong việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật do Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu
quốc gia về pháp luật.
| Quyết định 3680/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3680-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Tu-phap-So-Tu-phap-Binh-Dinh-629357.aspx | {'official_number': ['3680/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3680/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Bình Định'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Định', ''], 'signer': ['Lâm Hải Giang'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
60 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2963/BTCTCHQ
V/v Hội Người mù Việt Nam tiếp nhận xe ô tô là quà tặng của Tùy viên Đại sứ quán Hy Lạp tại Hà Nội Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014
Kính gửi: Hội Người mù Việt Nam.
(Địa chỉ: 129B Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 788/VPCPKTTH
ngày 29/01/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc ghi tại trích yếu, Bộ Tài
chính có ý kiến như sau:
1. Hội Người mù Việt Nam được tiếp nhận chiếc xe ô tô hiệu RANAULT LAGUNA,
sản xuất năm 2003, số khung VF1BG0D0B28650175 do Ông Anastassios
Konstantinopoulos Tùy viên Đại sứ quán Hy Lạp trao tặng.
2. Về thủ tục cấp giấy phép chuyển nhượng và thủ tục chuyển nhượng chiếc xe ô
tô hiệu RANAULT LAGUNA thực hiện theo khoản 2, mục II Thông tư số 02/2001/TT
TCHQ ngày 29/5/2001 của Tổng cục Hải quan. Hội Người mù Việt Nam không phải kê
khai nộp thuế theo quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 9 Quyết định số
53/2013/QĐTTg ngày 13/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Hội Người mù Việt Nam liên hệ trực tiếp với Cục Hải quan thành phố Hà
Nội để được cấp giấy phép chuyển nhượng chiếc xe ô tô nêu trên theo quy định.
Bộ Tài chính thông báo nội dung trên để Hội Người mù Việt Nam được biết và
thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục Quản lý Công sản (để theo dõi, t/h);
Cục HQ TP Hà Nội (để t/h);
Lưu: VT, TCHQ (11b). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
| Công văn 2963/BTC-TCHQ | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-2963-BTC-TCHQ-Hoi-Nguoi-mu-Viet-Nam-tiep-nhan-xe-o-to-qua-tang-Tuy-vien-Dai-su-quan-Hy-Lap-223283.aspx | {'official_number': ['2963/BTC-TCHQ'], 'document_info': ['Công văn 2963/BTC-TCHQ năm 2014 về Hội Người mù Việt Nam tiếp nhận xe ô tô là quà tặng của Tùy viên Đại sứ quán Hy Lạp tại Hà Nội do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/03/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
61 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 36/2024/NQHĐND Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 12 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VIỆC MUA SẮM TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN KINH
PHÍ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật
tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐCP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà
thầu;
Xét Tờ trình số 12237/TTrUBND ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định thẩm quyềnquyết định việc
mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng
ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa
Thiên Huế; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách và ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của nhiệm vụ khoa học
và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi
quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế;
b) Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn
kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện mua sắm tài sản của nhiệm
vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí
thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ
của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với nguồn kinh phí khoa học và công
nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế (bao gồm việc mua sắm tại
cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân khác không thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên
Huế).
Điều 2. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định việc mua sắm tài sản (bao gồm
tài sản do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí) có giá trị trên 500
triệu đồng/01 gói thầu; quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên
01 tỷ đồng/01 gói thầu.
2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: Quyết định việc mua sắm tài sản (bao
gồm tài sản do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí) có giá trị từ 200
triệu đồng đến 500 triệu đồng/01 gói thầu; quyết định việc mua sắm hàng hóa,
dịch vụ có giá trị từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng/01 gói thầu.
3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ: Quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm
tài sản do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí) có giá trị dưới 200
triệu đồng/01 gói thầu.
Điều 3. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
thực hiện nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ cấp huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Quyết định việc mua sắm tài sản, hàng
hóa, dịch vụ (bao gồm tài sản do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí)
có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên/01 gói thầu;
2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ ứng
dụng, chuyển giao công nghệ: Quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch
vụ (bao gồm tài sản do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí) có giá trị
dưới 100 triệu đồng/01 gói thầu.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Quỹ
Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tài trợ
1. Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa
Thiên Huế: Quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm tài sản
do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí) có giá trị từ 100 triệu đồng
trở lên/01 gói thầu.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ: Quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm tài sản
do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí) có giá trị dưới 100 triệu
đồng/01 gói thầu trong phạm vi dự toán được Giám đốc Cơ quan điều hành Quỹ
Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu
và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn giám
sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, Kỳ họp
lần thứ 9 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực kể từ 20 tháng 12
năm 2024./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
UBTV Quốc hội; Chính phủ;
Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
Các Bộ: Tài chính; KH&CN;
Thường vụ Tỉnh ủy;
Đoàn ĐBQH tỉnh; UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
Các sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
TT HĐND, UBND các huyện, thị xã và TP. Huế;
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Công báo tỉnh;
VP: Lãnh đạo và các CV;
Lưu: VT, TH. CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu
| Nghị quyết 36/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-36-2024-NQ-HDND-tham-quyen-quyet-dinh-mua-sam-tai-san-nhiem-vu-khoa-hoc-Hue-635764.aspx | {'official_number': ['36/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 36/2024/NQ-HĐND quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thừa Thiên Huế', ''], 'signer': ['Lê Trường Lưu'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
62 | BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ
KHÁM, CH ỮA BỆNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh Phúc
Số: 1386/KCBPHCN&GĐ
V/v thực hiện quy định Thông tư số 46/2013/TTBYT Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
Y tế các Bộ, Ngành.
Ngày 31/12/2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2013/TTBYT quy định chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng (sau đây viết
tắt là Thông tư số 46/2013/TTBYT). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27 tháng
02 năm 2014. Tại Điều 26, Thông tư nêu trên có quy định: “Các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực
được phép tiếp tục hoạt động, nhưng phải thực hiện theo hình thức tổ chức của
cơ sở PHCN quy định tại Điều 2 Thông tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2015”.
Ngày 28/3/2014, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn số
256/KCBPHCN&GĐ đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ
đạo các Bệnh viện Điều dưỡngPhục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế thực hiện
các thủ tục cần thiết cho việc đổi tên thành Bệnh viện Phục hồi chức năng theo
quy định của Thông tư số 46/2013/TTBYT. Việc đổi tên Bệnh viện phải hoàn
thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Đến nay, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận được báo cáo của 10 bệnh viện Phục
hồi chức năng đã hoàn thành việc đổi tên, đó là bệnh viện PHCN các tỉnh: Bắc
Giang, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thái
Nguyên, Lâm Đồng, Thừa ThiênHuế.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các Bộ, Ngành khẩn trương
thực hiện các công việc sau:
1. Hoàn thành việc đổi tên Bệnh viện theo quy định của Thông tư 46/2013/TT
BYT trước ngày 31/12/2014.
2. Cử cán bộ học chuyên khoa Phục hồi chức năng theo các chức danh chuyên môn
quy định tại Điều 4, Thông tư 46/2013/TTBYT.
3. Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Thông tư 46/2013/TTBYT: “Ngoài các chức
danh chuyên môn quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này, việc chỉ định, tham
gia thực hiện PHCN còn có các chức danh chuyên môn về chấn thương chỉnh hình,
y học thể thao, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng và các chức
danh chuyên môn khác có kiến thức, kỹ năng về PHCN”.
Quy định về có kiến thức, kỹ năng về PHCN ở trên được hiểu là: Các đối tượng
này đã được đào tạo, tập huấn về PHCN và được giám đốc bệnh viện nơi đối tượng
công tác hoặc giám đốc bệnh viện PHCN xác nhận khả năng, phạm vi hoạt động
chuyên môn về PHCN và cho phép khám, chỉ định điều trị PHCN; Hoặc là các đối
tượng này có chứng chỉ hoặc có giấy chứng nhận đã được đào tạo, tập huấn về
PHCN với tổng thời gian tham gia các đợt đào tạo, tập huấn là 01 tháng (22
ngày làm việc) trở lên do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoặc Sở Y tế hoặc các
bệnh viện PHCN, trung tâm PHCN hoặc các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên có khoa
PHCN tổ chức.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thông báo để các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc
Bộ Y tế, Y tế các Bộ, Ngành và các cơ quan có liên quan biết, chỉ đạo các đơn
vị thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để báo cáo);
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên (để báo cáo);
Vụ BHYT;
Bảo hiểm XHVN;
BV. ĐDPHCN các tỉnh;
Lưu: VT, PHCN&GĐ. CỤC TRƯỞNG
Lương Ngọc Khuê
| Công văn 1386/KCB-PHCN&GĐ | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/The-thao-Y-te/Cong-van-1386-KCB-PHCN-GD-2014-thuc-hien-Thong-tu-46-2013-TT-BYT-274488.aspx | {'official_number': ['1386/KCB-PHCN&GĐ'], 'document_info': ['Công văn 1386/KCB-PHCN&GĐ năm 2014 về thực hiện quy định Thông tư 46/2013/TT-BYT do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Quản lý khám, chữa bệnh', ''], 'signer': ['Lương Ngọc Khuê'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/12/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
63 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 05/2017/NQHĐND Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 3 năm 2017
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN, BÁO
CÁO THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG, KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ NHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐCP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 250/2016/TTBTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 1599/TTrUBND ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
định đề án, báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới
đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm
định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; phí thẩm định đề án xả nước
thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách; ý kiến thảo luận của các đại biểu
Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới
đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung như sau:
1. Đối tượng nộp phí:
Các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
phép thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mức thu phí:
a) Đối với trường hợp thẩm định cấp phép lần đầu:
TT Nội dung Mức thu
(đồng)
1 Đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng dưới 200m3/ngày đêm 390.000
2 Đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày/đêm đến dưới 500m3/ngày đêm 1.100.000
3 Đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 500m3/ngày/đêm đến dưới 1000m3/ngày đêm 2.600.000
4 Đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 1.000m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm 4.700.000
b) Đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung và cấp lại giấy phép:
Mức thu phí thẩm định trong trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất bằng 50%
(năm mươi phần trăm) mức phí cấp giấy phép lần đầu.
Mức thu phí thẩm định trong trường hợp cấp lại giấy phép thăm dò đánh giá
trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất bằng 30% (ba mươi phần trăm) mức
phí cấp giấy phép lần đầu.
3. Cơ quan thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường, phí thẩm định được thu đủ
một lần tại thời điểm nộp hồ sơ.
4. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí:
Việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 120/2016/NĐCP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ, Thông tư số
250/2016/TTBTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính.
Cơ quan thu phí được để lại 90% để chi trả cho các hoạt động thu phí, 10%
nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Điều 2. Nghị quyết này thay thế quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác,
sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tại Nghị quyết số
7g/2009/NQCĐHĐND ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều
chỉnh, bổ sung một số loại phí và lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm
vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII, kỳ họp
chuyên đề lần thứ nhất thông qua ngày 31 tháng 3 năm 2017 và có hiệu lực kể từ
ngày 10 tháng 4 năm 2017./.
CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu
| Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-05-2017-NQ-HDND-muc-thu-nop-phi-su-dung-nuoc-duoi-dat-Thien-Hue-346519.aspx | {'official_number': ['05/2017/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thừa Thiên Huế', ''], 'signer': ['Lê Trường Lưu'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/03/2017', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
64 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2855/QĐUBND Thanh Hóa, ngày 18 tháng 7 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN; PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOẶC PHÒNG KINH TẾ
THUỘC UBND CẤP HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐCP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLTBNNPTNTBNV ngày 25/3/2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát
triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TTBNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Kết luận số 656KL/TU ngày 20/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp
xếp lại tổ chức bộ máy của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 743/SNVTCBC ngày
10/5/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa.
1. Vị trí, chức năng:
Thực hiện theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLTBNNPTNT
BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ; cụ
thể như sau:
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà
nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển
nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông
sản, lâm sản, thủy sản và muối; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền
của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu,
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
2.1. Trình UBND tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng
năm; chương trình, đề án, dự án về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy
sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với
nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; quy hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu quốc phòng, an
ninh của địa phương; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
được giao.
b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo
cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc UBND huyện; dự thảo quy định điều kiện,
tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của Phòng Kinh
tế thuộc UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2.2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức
thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch
UBND tỉnh.
c) Ban hành quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của
các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đặt tại địa bàn cấp
huyện với UBND cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với UBND
cấp xã.
2.3. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển,
chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
định mức kinh tế kỹ thuật về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy
sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an
toàn thực phẩm đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
được giao.
2.4. Về nông nghiệp (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y):
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án sử dụng đất dành cho trồng
trọt và chăn nuôi sau khi được phê duyệt và biện pháp chống thoái hóa, xói mòn
đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b) Tổ chức thực hiện công tác giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức
ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tư khác phục vụ
sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Giúp UBND tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến
sản phẩm nông nghiệp; thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, nuôi
trồng.
d) Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng, chống và khắc phục hậu quả
thiên tai, dịch bệnh động vật, thực vật đối với sản xuất nông nghiệp; hướng
dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, thực vật trên địa bàn
tỉnh theo quy định; thực hiện kiểm dịch cửa khẩu về động vật, thực vật theo
quy định.
đ) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y, các vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
trên địa bàn sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý về giết mổ động vật theo quy định của pháp luật.
g) Hướng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) trong nông nghiệp.
2.5. Về lâm nghiệp:
a) Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng của UBND cấp huyện.
b) Giúp UBND tỉnh quản lý và quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu
rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi
được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các
loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi được
phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,
chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ
chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ
chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rùng.
d) Giúp UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân
cư thôn, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy
định.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giống cây lâm nghiệp; tổ
chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa
bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống
cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo
quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng, chữa cháy rừng.
e) Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng
và thiết kế công trình lâm sinh; giúp UBND tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng
rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triển cây lâm
nghiệp phân tán theo quy định.
g) Hướng dẫn, kiểm tra: Việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch
khai thác cho chủ rừng là tổ chức và UBND cấp huyện sau khi được phê duyệt;
việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã
trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng,
phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý
lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.
2.6. Về diêm nghiệp: Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất, thu hoạch, bảo quản,
chế biến muối ở địa phương.
2.7. Về thủy sản:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy định pháp luật về nuôi trồng,
khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; hành lang cho các loài
thủy sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thủy sản; công bố bổ
sung những nội dung quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các
phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử
dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy sản được phép khai thác; mùa
vụ, ngư trường khai thác; khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có
thời hạn cho phù hợp với hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản của tỉnh.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định của UBND tỉnh về xác lập các
khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa của địa phương; quy chế quản
lý khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa do địa phương quản lý và
quy chế vùng khai thác thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên
khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
c) Tổ chức đánh giá nguồn lợi thủy sản; tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện
và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật.
d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy
định.
đ) Quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường
dùng trong thủy sản theo quy định.
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy
sản. Chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thủy sản của
cấp huyện và tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung.
g) Tham mưu và giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi
mặt nước biển thuộc địa phương quản lý để nuôi trồng thủy sản theo quy định.
h) Tổ chức kiểm tra chất lượng và kiểm dịch giống thủy sản ở các cơ sở sản
xuất giống thủy sản; tổ chức thực hiện phòng trừ và khắc phục hậu quả dịch
bệnh thủy sản trên địa bàn theo quy định.
i) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp quản lý tàu
cá, cảng cá, bến cá, tuyến bờ, khu neo đậu tránh, trú bão của tàu cá và đăng
kiểm, đăng ký tàu cá thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định pháp luật;
quy chế và tổ chức quản lý hoạt động của chợ thủy sản đầu mối.
k) Phối hợp với lực lượng Kiểm ngư của Trung ương tổ chức tuần tra, kiểm tra,
kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật.
2.8. Về thủy lợi:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của UBND tỉnh về phân cấp
quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, công trình thủy lợi và chương trình mục
tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra về việc
xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước thủy lợi; các công
trình thủy lợi thuộc nhiệm vụ của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện chương trình,
mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.
b) Thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng và phát
triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ
đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án, biện
pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo
quy định của pháp luật.
d) Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thủy lợi, tổ chức cắm mốc chỉ
giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công
trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp
V; việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo
quy định.
e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn theo quy định.
2.9. Về phát triển nông thôn:
a) Tổng hợp, trình UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích
phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn,
kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề,
làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã. Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
về phát triển nông thôn trên địa bàn.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định phân công, phân cấp thẩm
định các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông
nghiệp, nông thôn; kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát
triển nông thôn; việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ
gia đình và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện sau khi được phê duyệt.
c) Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã,
phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa bỏ cây có chứa chất gây
nghiện theo quy định; định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông
thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
đ) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu dân cư; xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
2.10. Về chế biến và thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và muối:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính
sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành
hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; chính sách phát triển cơ điện nông
nghiệp, ngành nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến, bảo quản đối
với các ngành hàng nông, lâm, thủy sản và muối; lĩnh vực cơ điện nông nghiệp,
ngành nghề, làng nghề nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở.
c) Thực hiện công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại nông sản, lâm
sản, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của Sở.
d) Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác xúc tiến thương mại đối với
sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối.
2.11. Về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm
đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
b) Thống kê, đánh giá, phân loại về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm,
thủy sản, muối.
c) Thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và
truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định.
d) Xử lý thực phẩm mất an toàn theo hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành và
quy định pháp luật.
đ) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, cấp giấy xác nhận
nội dung quảng cáo về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản thuộc phạm vi
quản lý theo quy định pháp luật.
e) Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công về chất lượng,
an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật.
2.12. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông theo quy định của pháp luật.
2.13. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và hoạt động phát
triển nông thôn tại địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ
bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản theo quy định của pháp luật.
2.14. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng kiểm, đăng ký,
cấp và thu hồi giấy phép, chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc phạm vi quản
lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân công, ủy quyền của UBND tỉnh và
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.15. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp, phát triển nông thôn; tổ chức công tác thống
kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, diễn biến rừng,
mặt nước nuôi trồng thủy sản và hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý
theo quy định.
2.16. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành theo quy định
của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự
án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy
lợi, diêm nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm
thực hiện các chương trình, dự án được giao.
2.17. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở
và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, quy định của pháp luật.
2.18. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công
lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản,
thủy lợi, phát triển nông thôn, phòng, chống thiên tai, chất lượng an toàn
thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối của tỉnh theo quy định
của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện.
2.19. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp và phát
triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
2.20. Thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo
phân công, phân cấp của UBND tỉnh đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào các
doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2.21. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thuộc UBND huyện, Phòng Kinh tế thuộc UBND quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã và kiểm tra việc thực hiện
quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức
nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với
UBND cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn xã với UBND cấp xã.
2.22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2.23. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật về nông
nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn,
phòng, chống thiên tai, chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm
sản, thủy sản và muối trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật hoặc
ủy quyền của UBND tỉnh.
2.24. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên
tai; bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn; sa mạc hóa; quản lý buôn bán các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2.25. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được UBND tỉnh phê
duyệt.
2.26. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của
văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn
chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của UBND
tỉnh.
2.27. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị
trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và
chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với
công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp
luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường,
thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy
sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an
toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.
2.28. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật, theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
2.29. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2.30. Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy
định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức và biên chế:
3.1. Lãnh đạo Sở:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Giám đốc và các Phó Giám đốc; số
lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Sở và các công việc được UBND, Chủ tịch UBND tỉnh phân công hoặc ủy quyền;
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND, UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu
của HĐND tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu HĐND tỉnh
về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với Giám đốc
Sở khác, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan có liên
quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở.
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một số mặt công tác,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm
điều hành các hoạt động của Sở.
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
theo tiêu chuẩn chức danh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân
chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính
sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo
quy định của pháp luật.
3.2. Cơ cấu tổ chức:
3.2.1. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng Sở.
b) Thanh tra Sở.
c) Phòng Kế hoạch, Tài chính.
d) Phòng Tổ chức cán bộ.
đ) Phòng Quản lý xây dựng công trình.
Văn phòng có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng; Thanh tra có Chánh
Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra; các phòng có Trưởng phòng và các Phó
trưởng phòng; số lượng cấp phó thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật
và của UBND tỉnh.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Thanh tra, Phó
Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Sở thực hiện theo
quy định của pháp luật và Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức, bộ
máy, cán bộ, công chức, viên chức hiện hành của UBND tỉnh.
3.2.2. Các Chi cục thuộc Sở, gồm 07 Chi cục:
a) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (có quyết định riêng, được thành lập
trên cơ sở tổ chức lại Phòng Trồng trọt và Chi cục Bảo vệ thực vật).
b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y (có quyết định riêng, được thành lập trên cơ sở
tổ chức lại Phòng Chăn nuôi và Chi cục Thú y).
c) Chi cục Kiểm lâm (có quyết định riêng, được thành lập trên cơ sở tổ chức
lại Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp).
d) Chi cục Thủy sản (có quyết định riêng, được thành lập trên cơ sở tổ chức
lại Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
Tàu thanh tra thủy sản và thanh tra viên thủy sản thuộc Thanh tra Sở).
đ) Chi cục Thủy lợi (có quyết định riêng, được thành lập trên cơ sở tổ chức
lại Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão và Chi cục Thủy lợi).
e) Chi cục Phát triển nông thôn (có quyết định riêng, được kiện toàn lại trên
cơ sở chuyển nhiệm vụ chế biến và thương mại nông, lâm, thủy sản và muối cho
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
g) Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (có quyết định riêng,
được kiện toàn lại trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ chế biến và thương mại nông,
lâm, thủy sản và muối của Chi cục Phát triển nông thôn).
Chi cục có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng; số lượng Phó Chi cục
trưởng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và của UBND tỉnh. Việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy
định của pháp luật và Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức, bộ máy,
cán bộ, công chức, viên chức hiện hành của UBND tỉnh.
3.2.3. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở, gồm 17 đơn vị:
a) Trung tâm Khuyến nông.
b) Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động; thực hiện tự chủ 100% kinh
phí hoạt động từ năm 2023.
c) Đoàn Quy hoạch và thiết kế Thủy lợi Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập
tự chủ vào năm 2021.
d) Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En.
đ) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
e) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.
g) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
h) Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.
i) Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát.
l) Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia.
m) Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng.
n) Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.
p) Ban Quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn (có quyết định riêng, được thành lập
trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lò và Ban Quản lý rừng
phòng hộ Na Mèo).
q) Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh (có quyết định riêng, được thành lập
trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Xuân, Ban Quản lý rừng phòng
hộ Sim và Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ).
r) Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân (có quyết định riêng, được thành lập
trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đan và Ban Quản lý rừng
phòng hộ đầu nguồn Sông Chu).
s) Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng.
t) Ban Quản lý cảng cá Lạch Hới.
u) Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc.
3.2.4. Các đơn vị khác:
a) Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới là tổ chức hành
chính thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh quản lý và tổ chức thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
b) Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai.
Trung tâm, Ban Quản lý có Giám đốc và các Phó Giám đốc, Đoàn có Trưởng đoàn và
các Phó Trưởng đoàn; số lượng cấp phó của các đơn vị nêu trên thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật và của UBND tỉnh. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám
đốc, Phó Giám đốc, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn thực hiện theo quy định của
pháp luật và Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức, bộ máy, cán bộ,
công chức, viên chức hiện hành của UBND tỉnh.
3.3. Biên chế công chức và số lượng người làm việc:
3.3.1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm
vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp
trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được
cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
3.3.2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm,
cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng
kế hoạch biên chế công chức, biên chế sự nghiệp theo quy định của pháp luật
bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế thuộc
UBND huyện, thị xã, thành phố.
1. Cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây
gọi chung là huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp và
phát triển nông thôn trên địa bàn huyện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hoặc Phòng Kinh tế; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
bộ máy và biên chế cụ thể do UBND cấp huyện quyết định theo quy định tại Điều
6, Điều 7 Chương II Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLTBNNPTNTBNV ngày
25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về
nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Chương II Thông tư
liên tịch số 14/2015/TTLTBNNPTNTBNV ngày 25/3/2015; Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế được bổ sung thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về lĩnh vực Thú y, Bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế có con dấu để
giao dịch và hoạt động.
3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế thuộc UBND
huyện, thị xã, thành phố có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng; số lượng Phó
Trưởng phòng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và của UBND tỉnh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc sắp xếp, bố trí biên chế, cán bộ, công chức, viên chức giữa
các phòng, ban, đơn vị trực thuộc trên cơ sở biên chế hiện có của các đơn vị
theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04/4/2014 của Chính phủ;
Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLTBNNPTNTBNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ; Thông tư số 15/2015/TTBNNPTNT ngày
26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định này. Đồng
thời, thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ
CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư
do sắp xếp lại tổ chức bộ máy.
b) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của
văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục, đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng
dẫn chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của UBND
tỉnh.
c) Tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập mới các chi cục,
các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các tổ
chức, đơn vị hiện có theo quy định hiện hành của pháp luật.
d) Chỉ đạo các tổ chức hành chính thuộc Sở xây dựng Đề án điều chỉnh danh mục
vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm và cơ cấu
ngạch công chức; các Chi cục có biên chế sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề
nghiệp viên chức và số lượng người làm việc, tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh
phê duyệt để thực hiện.
đ) Chỉ đạo Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn
xây dựng đề án tự chủ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm từ năm 2019
đến năm 2022 là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường
xuyên, đến năm 2023 tự đảm bảo chi thường xuyên và đến năm 2028 thực hiện cổ
phần hóa theo quy định.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm căn cứ Thông tư liên tịch
số 14/2015/TTLTBNNPTNTBNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Nội vụ; Thông tư số 15/2015/TTBNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định này, quyết định cụ thể vị
trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 4107/QĐUBND ngày 18/12/2008 của UBND tỉnh về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, UBND cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4 QĐ;
Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
Bộ Nội vụ (để b/c);
TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (để b/c);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Lưu: VT, THKH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Xứng
| Quyết định 2855/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2855-QD-UBND-2019-Chuc-nang-nhiem-vu-So-Nong-nghiep-Thanh-Hoa-530361.aspx | {'official_number': ['2855/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2855/QĐ-UBND năm 2019 về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thanh Hóa', ''], 'signer': ['Nguyễn Đình Xứng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/07/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
65 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 12495/BTCTCT
V/v: Hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với tiền thuế giả định, tiền nhà giả định. Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian qua Bộ Tài chính nhận được ý kiến của các tổ chức, cá nhân đề nghị
hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp công ty áp dụng
chính sách tiền thuế giả định, tiền nhà giả định khi xác định thu nhập chịu
thuế TNCN. Vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Tại khoản 4, Điều 7, Thông tư số 111/2013/TTBTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐCP của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế TNCN hướng dẫn:
“Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người
lao động theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế
thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ
lục số 02/PLTNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu
thuế. Cụ thể như sau:
a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận
cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao
động (nếu có) trừ () các khoản giảm trừ. Trường hợp trong các khoản trả thay
có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng
số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị (chưa
bao gồm tiền thuê nhà).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay Các khoản giảm trừ
Trong đó:
Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao
động nhận được hàng tháng.
Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do
người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ khoản
2, Điều 2, Thông tư này.
Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ
hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng
dẫn tại Điều 9 Thông tư này”.
Căn cứ hướng dẫn trên, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quy đổi để xác định thu
nhập chịu thuế trong một số trường hợp như sau:
1. Đối với tiền thuế giả định.
Trường hợp người sử dụng lao động (công ty) thực hiện chính sách cân bằng thuế
có khấu trừ thuế giả định trước khi trả thu nhập cho người lao động và nộp
thay thuế TNCN theo thực tế phát sinh cho người lao động thì thu nhập làm căn
cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế không gồm thuế giả định đã khấu trừ và
áp dụng theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7, Thông tư số 111/2013/TTBTC ngày
15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Sau khi tính số thuế thực tế phải nộp tại Việt Nam, người sử dụng lao động
thực hiện thanh toán cân bằng thuế, nếu có phát sinh khấu trừ thêm thuế giả
định hoặc hoàn lại số thuế giả định đã khấu trừ thì tính giảm hoặc tăng thu
nhập làm căn cứ quy đổi (thu nhập không gồm thuế giả định) của người lao động
tại thời điểm nhận được khoản tiền chênh lệch để xác định thu nhập chịu thuế
TNCN.
Ví dụ 1 tại Phụ lục đính kèm.
2. Đối với tiền nhà giả định.
Trường hợp người sử dụng lao động (công ty) thực hiện chính sách tiền nhà giả
định (khấu trừ tiền nhà giả định trước khi trả thu nhập và trả tiền nhà thực
tế phát sinh cho người lao động) thì thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu
nhập tính thuế không gồm tiền nhà giả định đã khấu trừ. Việc xác định tiền nhà
tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế bằng tiền nhà
thực tế phát sinh nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (không gồm
tiền thuê nhà thực tế phát sinh và tiền nhà giả định) và áp dụng quy đổi thu
nhập theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7, Thông tư số 111/2013/TTBTC ngày
15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Trong trường hợp người sử dụng lao động (công ty) đồng thời thực hiện khấu trừ
tiền thuế giả định, tiền nhà giả định và trả tiền nhà, tiền thuế TNCN thực tế
phát sinh tại Việt Nam thì thu nhập làm chủ dự án để quy đổi thành thu nhập
tính thuế không gồm tiền thuế giả định, tiền nhà giả định đã khấu trừ. Việc
xác định tiền nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính
thuế bằng tiền nhà thực tế phát sinh nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập
chịu thuế (không gồm tiền thuế giả định, tiền nhà giả định, tiền nhà thực tế
phát sinh) và áp dụng quy đổi thu nhập theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7,
Thông tư số 111/2013/TTBTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Ví dụ 2 tại Phụ lục đính kèm.
Bộ Tài chính thông báo để các Cục Thuế địa phương biết và hướng dẫn thực
hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để báo cáo);
Vụ PC, CST (BTC);
Vụ PC, CS, HTQT (TCT);
Website TCT;
Lưu: VT, TCT (VT, TNCN). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo công văn số: 12495/BTCTCT ngày 06/9/2014)
Ví dụ 1. Trường hợp Công ty áp dụng chính sách thuế giả định
Ông A quốc tịch Mỹ được tập đoàn X tại Mỹ bổ nhiệm sang công tác tại Việt Nam
3 năm bắt đầu từ tháng 1/2014 với thông tin về thu nhập hàng tháng tại Việt
Nam như sau:
STT. Nội dung Số tiền (triệu VNĐ/tháng)
1 Lương hàng tháng 215,00
2 Trợ cấp đời sống hàng tháng tại Việt Nam 33,00
3 Trợ cấp đi lại tại Việt Nam bằng tiền 10,00
4 Thuế giả định công ty khấu trừ, giữ lại và nộp thay thuế TNCN theo thực tế phát sinh từ tiền lương, tiền công cho ông A tại Việt Nam. Số thuế giả định hàng tháng là 75,25 triệu đồng 75,25
5 Ông A là cá nhân cư trú, không có người phụ thuộc, không phát sinh các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế TNCN của ông A tại Việt Nam được tính như sau:
STT. Nội dung Số tiền (triệu VNĐ/tháng)
1 Lương hàng tháng 215,00
2 Trợ cấp đời sống hàng tháng tại Việt Nam 33,00
3 Trợ cấp đi lại tại Việt Nam bằng tiền 10,00
4 Thuế giả định công ty khấu trừ, giữ lại và nộp thay thuế TNCN theo thực tế phát sinh từ tiền lương tiền công của ông A tại Việt Nam. Số thuế giả định hàng tháng là 75,25 triệu đồng 75,25
5 Giảm trừ gia cảnh cho bản thân 9,00
6 Thu nhập chưa có thuế TNCN làm căn cứ quy đổi [=(1)+(2)+(3)(4)(5)] 173,75
7 Thu nhập tính thuế 252,15
8 Thuế TNCN phải nộp tại Việt Nam 78,40
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo công văn số: 12495/BTCTCT ngày 06/9/2014)
Ví dụ 2. Trường hợp Công ty áp dụng chính sách tiền nhà giả định
Giả sử Ông A ở ví dụ 1 được thực hiện chính sách tiền nhà giả định theo quy
định của công ty. Theo đó, tiền nhà giả định hàng tháng công ty giữ lại là 40
triệu VNĐ, công ty trả tiền nhà thực tế phát sinh tại Việt Nam là 55 triệu
đồng/tháng.
Thuế TNCN của ông A tại Việt Nam được tính như sau:
STT. Nội dung Số tiền (triệu VNĐ/tháng)
1 Lương hàng tháng 215,00
2 Trợ cấp đời sống hàng tháng tại Việt Nam 33,00
3 Trợ cấp đi lại tại Việt Nam bằng tiền 10,00
4 Thuế giả định công ty giữ lại. Công ty nộp thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam từ tiền lương, tiền công thay cho ông A. Số thuế giả định hàng tháng là 75,25 triệu đồng 75,25
5 Tiền nhà giả định công ty giữ lại (được tính toán với giả định là ông A phải trả tiền thuê nhà tại Mỹ nếu vẫn làm việc ở Mỹ) 40,00
6 Tiền thuê nhà thực tế của ông A tại Việt Nam 55,00
7 Giảm trừ gia cảnh cho bản thân 9,00
8 Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập chịu thuế chưa có tiền thuê nhà [=(1)+(2)+(3)(4)(5)(7)] 133,75
9 Thu nhập đã quy đổi không gồm tiền thuê nhà 190,61
10 Tổng thu nhập chịu thuế không bao gồm tiền nhà [=(10)+(7)] 199,61
11 15% tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà) [=15% x(10)] 29,94
12 Tiền nhà chịu thuế 29,94
13 Tổng thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế [=(8)+(12)] 163,69
14 Tổng thu nhập tính thuế sau quy đổi 236,68
15 Thuế TNCN phải nộp tại Việt Nam 72,99
| Công văn 12495/BTC-TCT | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-12495-BTC-TCT-2014-thue-thu-nhap-ca-nhan-doi-voi-tien-thue-gia-dinh-tien-nha-gia-dinh-248874.aspx | {'official_number': ['12495/BTC-TCT'], 'document_info': ['Công văn 12495/BTC-TCT năm 2014 hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thuế giả định, tiền nhà giả định do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí, Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
66 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 852/QĐUBND Ninh Thuận, ngày 08 tháng 7 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số749/QĐTTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030";
Căn cứ Quyết định số942/QĐTTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn
2021 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số1813/QĐTTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
giai đoạn 20212025;
Căn cứ Quyết định số146/QĐTTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
Căn cứ Quyết định số411/QĐTTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số27/QĐUBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy
ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022;
Căn cứ Quyết định số922/QĐBTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và của quốc gia”;
Căn cứ Nghị quyết 09NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc
chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 20212025 tầm nhìn đến năm 2030;
Thực hiện Kế hoạch số 1297/KHBĐHCĐS ngày 30/03/2022 của Ban Điều hành Chuyển
đổi số tỉnh Ninh Thuận về triển khai thực hiện Chuyển đổi số năm 2022 trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại văn bản số
1615/STTTTCNTT &TT ngày 01/7/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi
số tỉnh Ninh Thuận, với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bộ chỉ số đánh giá, chuyển đổi số của tỉnh (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ số)
được xây dựng phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định
số 749/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 922/QĐBTTTT của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh
giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”.
Bộ chỉ số này mang tính tổng quát đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các sở,
ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã, bao gồm các chỉ số đánh giá về Nhận thức
số, Thể chế số, Hạ tầng số, Nhân lực số, An toàn thông tin mạng, Đô thị thông
minh và các lĩnh vực ưu tiên.
b) Mục tiêu cụ thể
Xây dựng được Bộ chỉ số xác định Chỉ số chuyển đổi số theo đặc điểm, tính
chất quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị.
Xác định được thang điểm, phương pháp đánh giá cho các chỉ số chính, chỉ số
thành phần và các tiêu chí.
Xây dựng và vận hành hệ thống phần mềm cho phép các cơ quan, đơn vị nhập
thông tin báo cáo trực tuyến, đồng thời cho phép tra cứu trực tuyến kết quả
đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị.
Hàng năm tổ chức triển khai xác định, công bố kết quả đánh giá chuyển đổi
số của các cơ quan, đơn vị.
Đánh giá được hiện trạng thực hiện chuyển đổi số hàng năm tại các cơ quan,
đơn vị; giúp các cơ quan, đơn vị nhìn nhận được sự tiến bộ của cơ quan, đơn vị
mình trong quá trình chuyển đổi số.
Xác định được các số liệu cần thiết để đánh giá được hiện trạng thực hiện
chuyển đổi số của tỉnh.
2. Yêu cầu
Bộ chỉ số phải bám sát nội dung Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng
tới Chính phủ số giai đoạn 20212025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc
gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
đồng thời có sự gắn kết, tham chiếu với các chỉ số có liên quan được sử dụng
trong các đánh giá của quốc tế.
Bộ chỉ số phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực
tế và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai chuyển đổi số hàng năm
của các cơ quan, đơn vị.
Tăng cường sự tham gia đánh giá của các tổ chức, cá nhân có chuyên môn
trong quá trình đánh giá chuyển đổi số.
Bộ chỉ số này có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với tình hình
thực tiễn.
Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất; sử dụng hệ
thống phần mềm hỗ trợ thu thập và tính toán các chỉ số chuyển đổi số để phục
vụ cho việc tính toán, cập nhật các chỉ số chuyển đổi số.
Đáp ứng tính thực tiễn, khả thi trong áp dụng, triển khai.
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh
Thu thập, tổng hợp theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm
của các cơ quan, đơn vị theo các chỉ tiêu, tiêu chí thành phần.
b) Đối tượng áp dụng
Áp dụng cho các sở, ban, ngành, địa phương cấp huyện, cấp xã cụ thể:
Đối với sở, ban, ngành cấp tỉnh áp dụng bộ chỉ số đánh giá cấp sở và các
lĩnh vực ưu tiên (nếu có) tại Phục lục 1.
Đối với địa phương cấp huyện, thành phố áp dụng bộ chỉ số đánh giá cấp
huyện tại Phục lục 2.
Đối với địa phương cấp xã, phường, thị trấn áp dụng bộ chỉ số đánh giá cấp
xã tại Phụ lục 3.
II. NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ CHUYỂN ĐỔI SỐ
1. Bộ chỉ số chuyển đổi số
Gồm có các thành phần như sau:
Cấp sở/ngành:
![](00563675files/image001.jpg)
+ Bảng chấm điểm cấp Sở: Nhận thức số, Thể chế số, Hạ tầng số, Nhân lực số,
An toàn thông tin mạng, Hoạt động chính quyền số.
+ Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Nông nghiệp, Tài nguyên và môi trường, Tài
chính Ngân hàng, Giao thông vận tải logistics, Giáo dục đào tạo, Y tế,
năng lượng, sản xuất công nghiệp, Xây dựng, Nội vụ, Tư pháp.
Cấp huyện:
![](00563675files/image002.jpg)
Bảng chấm điểm cấp Huyện: Nhận thức số, Thể chế số, Hạ tầng số, Nhân lực số,
An toàn thông tin mạng, Hoạt động chính quyền số, Hoạt động kinh tế số, Hoạt
động xã hội số, Đô thị thông minh.
Cấp xã:
![](00563675files/image003.jpg)
Bảng chấm điểm cấp xã: Nhận thức số, Thể chế số, Hạ tầng số, Nhân lực số, An
toàn thông tin mạng, Hoạt động chính quyền số, Hoạt động kinh tế số, Hoạt động
xã hội số, Đô thị thông minh.
Thuyết minh chi tiết cấu trúc và các Bảng Chỉ số chuyển đổi số tại các phục
lục kèm theo Quyết định này.
2. Thang điểm đánh giá
Đối với đơn vị Sở, ban ngành: Đánh giá theo tổng số điểm của cấp Sở và lĩnh
vực ưu tiên (nếu có) theo công thức:
![](00563675files/image004.jpg)
Trong đó:
+ A: Điểm chấm cấp Sở/ ban ngành
+ B: Điểm chấm từ lĩnh vực ưu tiên tương ứng của sở/ngành đó (nếu có)
+ C: Tổng điểm lĩnh vực ưu tiên (nếu có)
(Chi tiết xem tại Phụ lục 1)
Xếp hạng các đơn vị cấp sở theo thứ tự điểm từ cao đến thấp
Đối với địa phương cấp huyện:
Tổng điểm đánh giá Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp huyện là 880 điểm.
(Chi tiết xem tại Phụ lục 2)
Xếp hạng các đơn vị cấp huyện theo thứ tự điểm từ cao đến thấp
Đối với địa phương cấp xã:
Tổng điểm đánh giá Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp xã là 880 điểm.
(Chi tiết xem tại Phụ lục 3)
Xếp hạng các đơn vị cấp xã theo thứ tự điểm từ cao đến thấp
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn; theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành;
UBND cấp huyện, cấp xã triển khai rà soát, tập hợp số liệu, đánh giá, tự chấm
điểm đảm bảo đúng quy định và kế hoạch hàng năm.
b) Tổ chức kiểm tra xác thực số liệu, phân tích đánh giá, tham mưu cho Chủ
tịch UBND tỉnh quyết định công bố kết quả đánh giá.
c) Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ này đưa vào kế hoạch ngân sách
chi hàng năm của Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo cấp có thẩm quyền xem
xét phê duyệt.
d) Định kỳ rà soát và tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ số
thành phần cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở tổng kết thực tế triển khai
đánh giá mức độ chuyển đổi số và đề xuất của các cơ quan, đơn vị.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm báo
cáo số liệu chính xác theo đúng mẫu và thời gian quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp
huyện, chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như điều 2;
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thường trực Tỉnh ủy;
Lãnh đạo HĐND tỉnh;
Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
Thành viên Ban điều hành CĐS;
VPUB: LĐ, KTTH, VXNV;
Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Biên
PHỤ LỤC 1
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SỐ DÙNG CHO CẤP SỞ/BAN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 852/QĐUBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Chủ
tịch UBND tỉnh Ninh Thuận)
BẢNG CHẤM ĐIỂM CẤP SỞ/BAN NGÀNH
STT Chỉ số/Chỉ số thành phần Điểm tối đa
1 Nhận thức số 40
1.1 Người đứng đầu Sở, ban ngành có là thành viên của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh 10
1.2 Người đứng đầu Sở, ban ngành chủ trì, chỉ đạo chuyển đổi số của đơn vị 10
1.3 Sở, ban ngành có văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số lĩnh vực 10
1.4 Trang TTĐT của Sở, ban ngành có các bài viết về chuyển đổi số 10
2 Thể chế số 90
2.1 Nghị quyết chuyên đề hoặc lồng ghép văn bản tương đương của cấp uỷ về chuyển đổi số của Sở, ban ngành 5
2.2 Kế hoạch hành động 5 năm của Sở, ban ngành về chuyển đổi số 5
2.3 Kế hoạch hành động hằng năm của Sở, ban ngành về chuyển đổi số 10
2.4 Đã triển khai các nhiệm vụ đã được phê duyệt trong Kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 2.0 10
2.5 Tham gia đầy đủ hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm của tỉnh để phổ biến, quán triệt và giám sát tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử 10
2.6 Thực hiện theo Văn bản định kỳ hằng năm của tỉnh nhắc nhở, chấn chỉnh quản lý chi cho chuyển đổi số 10
2.7 Tham gia đầy đủ hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm của tỉnh để phổ biến, quán triệt công tác chi cho chuyển đổi số 10
2.8 Thực hiện theo chính sách của tỉnh về tỷ lệ chi Ngân sách nhà nước tối thiểu hằng năm cho chuyển đổi số 10
2.9 Thực hiện chính sách của tỉnh hoặc có sáng kiến mới để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) 10
2.10 Thực hiện chính sách của tỉnh hoặc có sáng kiến mới để khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số 10
3 Hạ tầng số 60
3.1 Sở, ban ngành đã kết nối với mạng Truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh 10
3.2 Sở, ban ngành có các ứng dụng chuyên ngành triển khai trên Trung tâm dữ liệu của tỉnh 30
3.3 Sở, ban ngành có sử dụng nền tảng số của tỉnh 20
4 Nhân lực số 30
4.1 Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số 10
4.2 Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng 10
4.3 Tỷ lệ công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số do tỉnh tổ chức 10
5 An toàn thông tin mạng 115
5.1 Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ 10
5.2 Số lượng hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt 10
5.3 Số lượng máy chủ của cơ quan nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc 10
5.4 Số lượng máy trạm của cơ quan nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc 10
5.5 Số lượng IP botnet được phát hiện, cảnh báo và xử lý, loại bỏ mã độc 5
5.6 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) 10
5.7 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT BTTTT ngày 24/4/2017 10
5.8 Số lượng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng 5
5.9 Số lượng các cuộc diễn tập được triển khai 5
5.10 Số lượng sự cố đã phát hiện trong cơ quan nhà nước 5
5.11 Số lượng sự cố đã xử lý trong cơ quan nhà nước 5
5.12 Tổng kinh phí chi cho an toàn thông tin (ATTT) 15
5.12.1 Kinh phí chung chi cho ATTT 5
5.12.2 Kinh phí giám sát ATTT 2
5.12.3 Kinh phí kiểm tra, đánh giá ATTT 2
5.12.4 Kinh phí diễn tập, ứng cứu sự cố ATTT 2
5.12.5 Kinh phí đào tạo, tập huấn ATTT 2
5.12.6 Kinh phí tuyên truyền nâng cao nhận thức ATTT 2
6 Hoạt động chính quyền số 165
6.1 Trang TTĐT của Sở, ban ngành đáp ứng yêu theo quy định 10
6.2 Sở, ban ngành có tham gia cung cấp dữ liệu mở (gồm 2 ý: 1 là có tham gia, 2: cung cấp trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh) 5
6.3 Sở, ban ngành có kết nối với LGSP để chia sẻ, khai thác dữ liệu có các CQNN khác sử dụng 5
6.4 Sở, ban ngành có sử dụng dịch vụ dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) 10
6.5 Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 hoặc toàn trình 10
6.6 Tỷ lệ DVCTT được điền sẵn thông tin 10
6.7 Tỷ lệ DVCTT được cá thể hóa 10
6.8 Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến 10
6.9 Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến 20
6.10 Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT 5
6.11 Sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung của tỉnh 10
6.12 Sử dụng nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất của tỉnh 10
6.13 Sở, ban ngành sử dụng nền tảng họp trực tuyến của tỉnh 10
6.14 Sử dụng nền tảng giám sát trực tuyến của tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước 10
6.15 Sử dụng nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp 10
6.16 Sử dụng nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức 10
6.17 Tổng chi Ngân sách nhà nước cho Chính quyền số của Sở, ban ngành 10
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC LĨNH VỰC ƯU TIÊN
STT Chỉ tiêu Điểm tối đa
I Du lịch 55
1 Số lượng sử dụng ứng dụng dịch vụ thông minh phục vụ du lịch hàng năm 5
2 Số lượng lượt truy cập trang web quảng bá du lịch hàng năm 5
3 Số lượng điểm du lịch được cung cấp trên trang web/ứng dụng 5
4 Số lượng bài viết, thông tin cập nhật hàng tháng trên trang web quảng bá du lịch 5
5 Tỉ lệ phủ sóng wifi miễn phí tại các điểm du lịch 5
6 Số lượng điểm du lịch cung cấp dịch vụ thực tế ảo 5
7 Tỷ lệ công tác quản lý liên quan đến du lịch được số hóa 5
8 Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm du lịch 5
9 Tỷ lệ bán vé tại các điểm du lịch, di tích dưới hình thức trực tuyến 5
10 Tỷ lệ số hóa di tích lịch sử, điểm du lịch phục vụ du khách 5
11 Tỷ lệ số hóa thống kê báo cáo về lưu lượng khách, thời gian cư trú… 5
II Nông nghiệp 35
1 Tỷ lệ hộ nông dân/hợp tác xã ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và cung ứng sản phẩm (Iot, drone, nông nghiệp thông minh...) 5
2 Tỷ lệ hộ nông dân/hợp tác xã sử dụng sàn TMĐT để mua sắm nguyên liệu sản xuất 5
3 Tỷ lệ nông sản phân phối qua các sàn TMĐT 5
4 Tỷ lệ nông sản có khả năng truy xuất nguồn gốc 5
5 Tỷ lệ hộ nông dân/hợp tác xã quảng bá sản phẩm thông qua nền tảng số, mạng xã hội 5
6 Tỷ lệ nông dân được đào tạo kỹ năng số 5
7 Số lượng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 5
III Tài nguyên và môi trường 25
1 Tỷ lệ cơ sở dữ liệu được xây dựng và cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn 5
2 Tỷ lệ thiết bị trong điều tra khảo sát, quan trắc, đo đạc sử dụng công nghệ số 5
3 Tỷ lệ thiết bị trong điều tra khảo sát, quan trắc, đo đạc được tích hợp giải pháp thông minh sử dụng công nghệ IoT 5
4 Tỷ lệ công tác giám sát, dự báo, cảnh báo dựa trên phân tích dữ liệu lớn theo thời gian thực 5
5 Tỷ lệ người lao động được đào tạo kỹ năng số 5
IV Tài chính ngân hàng 30
1 Tỷ lệ nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện trên môi trường số 5
2 Tỷ lệ người dân trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử 5
3 Tỷ lệ số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số (các kênh sử dụng kết nối internet) 5
4 Tỷ lệ tổ chức tín dụng có doanh thu từ các kênh số đạt trên 30% 5
5 Tỷ lệ quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, tiêu dùng của khách hàng cá nhân được số hóa, tự động 5
6 Tỷ lệ hồ sơ công việc tại các tổ chức tín dụng được xử lý và lưu trữ trên môi trường số 5
V Giao thông vận tải logistics 30
1 Số lượng camera giám sát giao thông được lắp đặt trên các tuyến đường 5
2 Tỷ lệ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ có triển khai hệ thống quản lý, điều hành giao thông(ITS) 5
3 Tỷ lệ số lượng trạm thu phí không dừng (ETC) trên địa bàn tỉnh 5
4 Tỷ lệ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các trạm thu phí 5
5 Số lượng doanh nghiệp vận tải trên địa bàn ứng dụng logistics vào hoạt động 5
6 Tỷ lệ phương tiện đường bộ, đường thủy có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 5
VI Giáo dục Đào tạo 55
1 Tỷ lệ giáo viên có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy trực tuyến 5
2 Tỷ lệ học sinh có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động học trực tuyến 5
3 Tỷ lệ học sinh sử dụng nền tảng học trực tuyến 5
4 Tỷ lệ số hóa nội dung chương trình giáo dục phổ thông 5
5 Tỷ lệ các cơ sở giáo dục cung cấp chương trình đào tạo từ xa, trực tuyến 5
6 Tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến 5
7 Tỉ trọng lớp học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học 5
8 Tỷ lệ giáo viên, học sinh được quản lý bằng hồ sơ số 5
9 Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông hàng năm 5
10 Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp thực hiện chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở) 5
11 Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở). 5
VII Y tế 35
1 Tỷ lệ các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt 5
2 Tỷ lệ các cơ sở triển khai giải pháp khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa 5
3 Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến 5
4 Tỷ lệ cán bộ y tế (Bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế) tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam 5
5 Tỷ lệ người dân được định danh y tế 5
6 Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử 5
7 Tỷ lệ các đơn vị cấp xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế 5
VIII Năng lượng 15
1 Tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền điện theo hình thức không dùng tiền mặt trong năm 5
2 Tỷ lệ sử dụng đồng hồ đo điện số có kết nối với hệ thống điện 5
3 Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng điện nhờ ứng dụng công nghệ số hàng năm 5
IX Sản xuất công nghiệp 20
1 Tỷ lệ ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp 5
2 Tỷ lệ nhà máy ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và vận hành 5
3 Xây dựng các ưu đãi cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực sản xuất 5
4 Xây dựng cơ chế ưu đãi mới cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp liên quan đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư nền tảng số cho hoạt động sản xuất 5
X Xây dựng 25
1 Tỷ lệ ứng dụng CSDL phục vụ công tác chuyên môn về quy hoạch xây dụng 5
2 Tỷ lệ ứng dụng CSDL phục vụ công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng 5
3 Tỷ lệ xây dựng CSDL về nhà ở, công sở, các dự án nhà ở thương mại… 5
4 Ứng dụng nền tảng GIS để xây dựng quy trình lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng 5
5 Ứng dụng nền tảng mô hình thông tin công trình (BIM) cho việc xây dựng quy trình nhận hồ sơ, thẩm định dự án xây dựng 5
XI Nội vụ 10
1 Tỷ lệ số hóa tài liệu lưu trữ điện tử phục vụ việc khai thác, sử dụng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân 5
2 Số hóa tài liệu lưu trữ có tần suất sử dụng cao đang bảo quản tại Kho lưu trữ lịch sử tỉnh 5
XII Tư pháp 10
1 Phát triển các ứng dụng, dịch vụ nghiệp vụ, chuyên ngành của ngành Tư pháp (phần mềm đấu giá tài sản trực tuyến, phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực…) 5
2 Triển khai cơ sở dữ liệu chuyên ngành tư pháp (hộ tịch, lý lịch tư pháp…) 5
XIII Kế hoạch và Đầu tư 35
1 Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP 5
2 Tỷ lệ số doanh nghiệp công nghệ số (Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông CNTT) hằng năm 5
3 Số lượng Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (01/KHBCĐCĐS ngày 12/7/2021) 5
4 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình chuyển đổi số của tỉnh (01/KHBCĐCĐS ngày 12/7/2021) 5
5 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số 5
6 Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn (một phần hay toàn phần) theo quy định tại Quyết định số 1970/QĐBTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. 5
7 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số (Quyết định số 304/QĐUBND ngày 17/3/2022 về ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20222025) 5
PHỤ LỤC 2
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SỐ DÙNG CHO CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 852/QĐUBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Chủ
tịch UBND tỉnh Ninh Thuận)
BẢNG CHẤM ĐIỂM CẤP HUYỆN
STT Chỉ số/Chỉ số thành phần Điểm tối đa
1 Nhận thức số 60
1.1 Người đứng đầu huyện có là thành viên của Ban chỉ đạo, điều hành Chuyển đổi số của tỉnh 10
1.2 Người đứng đầu huyện chủ trì, chỉ đạo chuyển đổi số của đơn vị 10
1.3 Văn bản chỉ đạo chuyên đề về chuyển đổi số do người đứng đầu cấp Huyện (Chủ tịch cấp Huyện) ký 10
1.4 Trang TTĐT của huyện có các bài viết tuyên truyền về chuyển đổi số 10
1.5 Hệ thống truyền thanh cơ sở có chuyên mục riêng về chuyển đổi số 10
1.6 Tần suất hệ thống truyền thanh cơ sở phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số 10
2 Thể chế số 90
2.1 Nghị quyết chuyên đề hoặc văn bản tương đương của cấp uỷ về chuyển đổi số của cấp Huyện 5
2.2 Kế hoạch hành động 5 năm của cấp Huyện về chuyển đổi số 5
2.3 Kế hoạch hành động hằng năm của cấp Huyện về chuyển đổi số 10
2.4 Triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử theo phiên bản mới nhất do Tỉnh ban hành 10
2.5 Tham gia đầy đủ hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm của tỉnh để phổ biến, quán triệt và giám sát tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử 10
2.6 Thực hiện theo Văn bản định kỳ hằng năm của tỉnh nhắc nhở, chấn chỉnh quản lý chi cho chuyển đổi số 10
2.7 Tham gia đầy đủ hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm của tỉnh để phổ biến, quán triệt công tác chi cho chuyển đổi số 10
2.8 Thực hiện theo chính sách của tỉnh về tỷ lệ chi Ngân sách nhà nước tối thiểu hằng năm cho chuyển đổi số 10
2.9 Thực hiện chính sách của tỉnh hoặc có sáng kiến mới để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) 10
2.10 Thực hiện chính sách của tỉnh hoặc có sáng kiến mới để khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số 10
3 Hạ tầng số 100
3.1 Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh 10
3.2 Tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh 10
3.3 Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang 10
3.4 Tỷ lệ UBND cấp huyện kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng 10
3.5 Huyện có các ứng dụng chuyên ngành triển khai trên Trung tâm dữ liệu của tỉnh 30
3.6 Huyện, thành phố có sử dụng nền tảng số của tỉnh 20
3.7 Mức độ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng số 10
4 Nhân lực số 60
4.1 Tổ công nghệ số cộng đồng đến mức xã 10
4.2 Tổ công nghệ số cộng đồng đến mức thôn, xóm 10
4.3 Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số 10
4.4 Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng 10
4.5 Tỷ lệ công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số 10
4.6 Tỷ lệ người lao động được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số 5
4.7 Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở). 5
5 An toàn thông tin mạng 100
5.1 Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ 10
5.2 Số lượng hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt 10
5.3 Số lượng máy chủ của cơ quan nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc 10
5.4 Số lượng máy trạm của cơ quan nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc 10
5.5 Số lượng IP botnet được phát hiện, cảnh báo và xử lý, loại bỏ mã độc 5
5.6 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) 10
5.7 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TTBTTTT ngày 24/4/2017 10
5.8 Số lượng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng 5
5.9 Số lượng các cuộc diễn tập được triển khai 5
5.10 Số lượng sự cố đã phát hiện trong cơ quan nhà nước 5
5.11 Số lượng sự cố đã xử lý trong cơ quan nhà nước 5
5.12 Tổng kinh phí chi cho an toàn thông tin (ATTT) 15
5.12.1 Kinh phí chung chi cho ATTT 5
5.12.2 Kinh phí giám sát ATTT 2
5.12.3 Kinh phí kiểm tra, đánh giá ATTT 2
5.12.4 Kinh phí diễn tập, ứng cứu sự cố ATTT 2
5.12.5 Kinh phí đào tạo, tập huấn ATTT 2
5.12.6 Kinh phí tuyên truyền nâng cao nhận thức ATTT 2
6 Hoạt động chính quyền số 170
6.1 Trang TTĐT của huyện đáp ứng yêu theo quy định 10
6.2 Huyện có tham gia cung cấp dữ liệu mở (gồm 2 ý: 1 là có tham gia, 2: cung cấp trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh) 5
6.3 Huyện có kết nối với LGSP để chia sẻ, khai thác dữ liệu có các CQNN khác sử dụng 5
6.4 Huyện có sử dụng dịch vụ dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) 10
6.5 Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 hoặc toàn trình 10
6.6 Tỷ lệ DVCTT được điền sẵn thông tin 10
6.7 Tỷ lệ DVCTT được cá thể hóa 10
6.8 Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến 10
6.9 Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến 20
6.10 Tỷ lệ tài khoản của người dân, doanh nghiệp có sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 trong năm 5
6.11 Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT 5
6.12 Sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung của tỉnh 10
6.13 Sử dụng nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất của tỉnh 10
6.14 Huyện, thành phố sử dụng nền tảng họp trực tuyến của tỉnh 10
6.15 Sử dụng nền tảng giám sát trực tuyến của tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước 10
6.16 Sử dụng nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp 10
6.17 Sử dụng nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức 10
6.18 Tổng chi Ngân sách nhà nước cho chính quyền số 10
7 Hoạt động kinh tế số 150
7.1 Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP 20
7.2 Số doanh nghiệp công nghệ số (Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông CNTT) 20
7.3 Số lượng doanh nghiệp nền tảng số 10
7.4 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx 20
7.5 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số 10
7.6 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử 10
7.7 Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử 10
7.8 Số điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định 10
7.9 Số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart 10
7.10 Số lượng tên miền .vn 10
7.11 Tổng kinh phí đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho kinh tế số 10
7.12 Tổng kinh phí chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước cho kinh tế số 10
8 Hoạt động xã hội số 150
8.1 Số lượng người dân có danh tính số/ tài khoản định danh điện tử 20
8.2 Số lượng người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác 20
8.3 Số lượng dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân 20
8.4 Số lượng hộ gia đình có địa chỉ số (trên tổng số hộ gia đình) 20
8.5 Số lượng người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông 10
8.6 Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xã hội số 20
8.7 Tổng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho xã hội số 20
8.8 Mức độ người dân được tham gia vào cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền 20
9 Đô thị thông minh 0
9.1 Ban hành kế hoạch triển khai đề án phát triển Đô thị thông minh 0
9.2 Ban hành kế hoạch triển khai kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh 0
9.3 Thực hiện đo lường chỉ số KPI phát triển Đô thị thông minh 0
PHỤ LỤC 3
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SỐ DÙNG CHO CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 852/QĐUBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Chủ
tịch UBND tỉnh Ninh Thuận)
BẢNG CHẤM ĐIỂM CẤP XÃ
STT Chỉ số/Chỉ số thành phần Điểm tối đa
1 Nhận thức số 60
1.1 Người đứng đầu Xã có là thành viên của Ban chỉ đạo, điều hành Chuyển đổi số của tỉnh 10
1.2 Người đứng đầu Xã chủ trì, chỉ đạo chuyển đổi số của đơn vị 10
1.3 Văn bản chỉ đạo chuyên đề về chuyển đổi số do người đứng đầu cấp Xã (Chủ tịch cấp Xã) ký 10
1.4 Trang TTĐT của Xã có các bài viết tuyên truyền về chuyển đổi số 10
1.5 Hệ thống truyền thanh cơ sở có chuyên mục riêng về chuyển đổi số 10
1.6 Tần suất hệ thống truyền thanh cơ sở phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số 10
2 Thể chế số 90
2.1 Nghị quyết chuyên đề hoặc văn bản tương đương của cấp uỷ về chuyển đổi số của cấp Xã 5
2.2 Kế hoạch hành động 5 năm của cấp Xã về chuyển đổi số 5
2.3 Kế hoạch hành động hằng năm của cấp Xã về chuyển đổi số 10
2.4 Triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử theo phiên bản mới nhất do Tỉnh ban hành 10
2.5 Tham gia đầy đủ hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm của tỉnh để phổ biến, quán triệt và giám sát tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử 10
2.6 Thực hiện theo Văn bản định kỳ hằng năm của tỉnh nhắc nhở, chấn chỉnh quản lý chi cho chuyển đổi số 10
2.7 Tham gia đầy đủ hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hằng năm của tỉnh để phổ biến, quán triệt công tác chi cho chuyển đổi số 10
2.8 Thực hiện theo chính sách của tỉnh về tỷ lệ chi Ngân sách nhà nước tối thiểu hằng năm cho chuyển đổi số 10
2.9 Thực hiện chính sách của tỉnh hoặc có sáng kiến mới để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) 10
2.10 Thực hiện chính sách của tỉnh hoặc có sáng kiến mới để khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số 10
3 Hạ tầng số 100
3.1 Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh 10
3.2 Tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh 10
3.3 Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang 10
3.4 Tỷ lệ UBND cấp xã kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng 10
3.5 Xã có các ứng dụng chuyên ngành triển khai trên Trung tâm dữ liệu của tỉnh 30
3.6 Xã, phường có sử dụng nền tảng số của tỉnh 20
3.7 Mức độ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng số 10
4 Nhân lực số 60
4.1 Tổ công nghệ số cộng đồng đến mức xã 10
4.2 Tổ công nghệ số cộng đồng đến mức thôn, xóm 10
4.3 Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số 10
4.4 Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng 10
4.5 Tỷ lệ công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số 10
4.6 Tỷ lệ người lao động được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số 5
4.7 Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở). 5
5 An toàn thông tin mạng 100
5.1 Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ 10
5.2 Số lượng hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt 10
5.3 Số lượng máy chủ của cơ quan nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc 10
5.4 Số lượng máy trạm của cơ quan nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc 10
5.5 Số lượng IP botnet được phát hiện, cảnh báo và xử lý, loại bỏ mã độc 5
5.6 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) 10
5.7 Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT BTTTT ngày 24/4/2017 10
5.8 Số lượng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng 5
5.9 Số lượng các cuộc diễn tập được triển khai 5
5.10 Số lượng sự cố đã phát hiện trong cơ quan nhà nước 5
5.11 Số lượng sự cố đã xử lý trong cơ quan nhà nước 5
5.12 Tổng kinh phí chi cho an toàn thông tin (ATTT) 15
5.12.1 Kinh phí chung chi cho ATTT 5
5.12.2 Kinh phí giám sát ATTT 2
5.12.3 Kinh phí kiểm tra, đánh giá ATTT 2
5.12.4 Kinh phí diễn tập, ứng cứu sự cố ATTT 2
5.12.5 Kinh phí đào tạo, tập huấn ATTT 2
5.12.6 Kinh phí tuyên truyền nâng cao nhận thức ATTT 2
6 Hoạt động chính quyền số 170
6.1 Trang TTĐT của Xã đáp ứng yêu theo quy định 10
6.2 Xã có tham gia cung cấp dữ liệu mở (gồm 2 ý: 1 là có tham gia, 2: cung cấp trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh) 5
6.3 Xã có kết nối với LGSP để chia sẻ, khai thác dữ liệu có các CQNN khác sử dụng 5
6.4 Xã có sử dụng dịch vụ dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) 10
6.5 Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 hoặc toàn trình 10
6.6 Tỷ lệ DVCTT được điền sẵn thông tin 10
6.7 Tỷ lệ DVCTT được cá thể hóa 10
6.8 Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến 10
6.9 Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến 20
6.10 Tỷ lệ tài khoản của người dân, doanh nghiệp có sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 trong năm 5
6.11 Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT 5
6.12 Sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung của tỉnh 10
6.13 Sử dụng nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất của tỉnh 10
6.14 Xã, phường sử dụng nền tảng họp trực tuyến của tỉnh 10
6.15 Sử dụng nền tảng giám sát trực tuyến của tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước 10
6.16 Sử dụng nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp 10
6.17 Sử dụng nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức 10
6.18 Tổng chi Ngân sách nhà nước cho chính quyền số 10
7 Hoạt động kinh tế số 150
7.1 Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP 20
7.2 Số doanh nghiệp công nghệ số (Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông CNTT) 20
7.3 Số lượng doanh nghiệp nền tảng số 10
7.4 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx 20
7.5 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số 10
7.6 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử 10
7.7 Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử 10
7.8 Số điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định 10
7.9 Số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart 10
7.10 Số lượng tên miền .vn 10
7.11 Tổng kinh phí đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho kinh tế số 10
7.12 Tổng kinh phí chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước cho kinh tế số 10
8 Hoạt động xã hội số 150
8.1 Số lượng người dân có danh tính số/ tài khoản định danh điện tử 20
8.2 Số lượng người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác 20
8.3 Số lượng dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân 20
8.4 Số lượng hộ gia đình có địa chỉ số (trên tổng số hộ gia đình) 20
8.5 Số lượng người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông 10
8.6 Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xã hội số 20
8.7 Tổng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho xã hội số 20
8.8 Mức độ người dân được tham gia vào cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền 20
9 Đô thị thông minh 0
9.1 Ban hành kế hoạch triển khai đề án phát triển Đô thị thông minh 0
9.2 Ban hành kế hoạch triển khai kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh 0
9.3 Thực hiện đo lường chỉ số KPI phát triển Đô thị thông minh 0
| Quyết định 852/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-852-QD-UBND-2022-Bo-chi-so-danh-gia-Chuyen-doi-so-Ninh-Thuan-563675.aspx | {'official_number': ['852/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 852/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Ninh Thuận', ''], 'signer': ['Nguyễn Long Biên'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/07/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
67 | BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 568/QĐQLD Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THUỐC CÓ CHỨNG MINH TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC ĐỢT 27
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số75/2017/NĐCP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số32/2018/TTBYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
Căn cứ Thông tư số15/2019/TTBYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;
Căn cứ ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên
liệu làm thuốc Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Đăng ký thuốc Cục Quản lý Dược,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thuốc có chứng minh
tương đương sinh học Đợt 27 gồm 22 thuốc.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh trực
thuộc Bộ Y tế; Giám đốc cơ sở sản xuất thuốc có thuốc được công bố tại Điều 1
và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ trưởng (để b/c);
Các Thứ trưởng (để b/c);
Cục trưởng (để b/c);
Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Cục Quân y Bộ Quốc phòng;
Cục Y tế Bộ Công an;
Cục Y tế giao thông vận tải Bộ GTVT;
Bộ Y tế: VPB, Cục QLYDCT, Cục QLKCB, Cục KHCNĐT, Thanh tra Bộ, Vụ PC, Vụ
BHYT, Vụ KHTC;
Viện KN thuốc TƯ, Viện KN thuốc TP. HCM;
Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam;
Cục QLD: P.QLKDD, P.QLCLT, P.PCCTra; P.QLGT, VPC;
Website của Cục QLD;
Lưu: VT, ĐKT (02 bản). KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Thành Lâm
DANH MỤC
THUỐC CÓ CHỨNG MINH TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC ĐỢT 27
(Ban hành kèm theo Quyết định số 568/QĐQLD ngày 04/10/2021 của Cục trưởng
Cục Quản lý Dược)
STT Tên thuốc Hoạt chất Hàm lượng Dạng bào chế Quy cách đóng gói Số đăng ký Cơ sở sản xuất Địa chỉ cơ sở sản xuất Nước sản xuất
1 Pechaunox Perindopril tertbutylamin 4 mg; Amlodipin (dưới dạng 13,87mg amlodipin besilate) 10mg 4mg; 10mg Viên nén Hôp 3 vỉ x 10 viên VN22894 21 Adamed Pharma S.A ul. Marszalka Józefa Pilsudskiego Street 5, 95 200 Pabianice Ba Lan Ba Lan
2 Pechaunox Perindopril tertbutylamin 4 mg; Amlodipin (dưới dạng 6,94 mg amlodipin besilate) 5 mg 4mg; 5mg Viên nén Hôp 3 vỉ x 10 viên VN22895 21 Adamed Pharma S.A ul. Marszalka Józefa Pilsudskiego Street 5, 95 200 Pabianice Ba Lan Ba Lan
3 Pechaunox Perindopril tert butylamin 8 mg; tháng Amlodipin (dưới dạng 6,94 mg amlodipin besilate) 5 mg 8mg; 5mg Viên nén Hôp 3 vỉ x 10 viên VN22896 21 Adamed Pharma S.A ul. Marszalka Józefa Pilsudskiego Street 5, 95 200 Pabianice Ba Lan Ba Lan
4 Pechaunox Perindopril tertbutylamin 8 mg; Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat 13,87 mg) 10 mg 8mg; 10mg Viên nén Hôp 3 vỉ x 10 viên VN22897 21 Adamed Pharma S.A ul. Marszalka Józefa Pilsudskiego Street 5, 95 200 Pabianice Ba Lan Ba Lan
5 Glanax 500 Cefuroxim (dưới dạng Cefuroxim axetil) 500 mg 500 mg Viên nén bao phim Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 3 vỉ x 10 viên VD35389 21 Công ty TNHH Dược phẩm Glomed Số 35 Đại Lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam Singapore, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Việt Nam
6 Becamlodin Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilate) 5mg Viên nang cứng Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên VD31037 18 Công ty Cổ phần Dược Becamex Đường NA6, KCN Mỹ Phước 2, Bến Cát, Bình Dương Việt Nam Việt Nam
7 Mefomid 500 Metformin hydroclorid 500mg Viên nén bao phim Hộp 5, 10 vỉ x 10 viên VD34973 21 Công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) 498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định Việt Nam Việt Nam
8 Lazibet MR 30 Gliclazid 30mg Viên nén phóng thích kéo dài Hộp 2 vỉ x 15 viên; Hộp 3 vỉ x 10 viên VD35289 21 Công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) 498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định Việt Nam Việt Nam
9 Cefixim 50mg Cefixim (dưới dạng Cefixim trihydrat) Mỗi gói 1g chứa: Cefixim (dưới dạng Cefixim trihydrat) 50mg Thuốc bột pha hỗn dịch uống Hộp 20, 50 gói x 1g VD35214 21 Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco 15 Đốc Binh Kiều, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Việt Nam
10 PANALGAN Effer 500 Paracetamol 500 mg Viên nén sủi bọt Hộp 2 vỉ, 4 vỉ x 4 viên. Hộp 2 tuýp x 10 viên; VD31630 19 Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long Số 150 đường 14 tháng 9, phường 5, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Việt Nam
11 Rapeed 20 Rabeprazol natri 20mg Viên nén bao tan trong ruột Hộp 3 vỉ x 10 viên VN21577 18 Alkem Laboratories Ltd. Village Thana, Baddi, Dist. Solan. (HP) India
12 Tenofovir Disoproxil Fumarat tablets 300mg Tenofovir disoproxil (dưới dạngTenofovir disoproxil fumarat) 300mg 300mg Viên nén bao phim Hộp 3 vỉ x 10 viên VN21058 18 Macleods Pharmaceutical Ltd. Plot No. 2527, Survey No. 366 Premier Industrial Estate, Kachigam, Daman 396210 (U.T) India
13 Pitator Tablets 2mg Pitavastatin calcium 2mg Viên nén bao phim Hộp 2 vỉ nhôm/ PVC/PVDC x 14 viên VN20588 17 Orient Pharma Co., Ltd. No. 8, Kehu 1st Road, Huwei Township, Yunlin County 63247 Taiwan
14 Egilok Metoprolol tartrat 25mg Viên nén Hộp 1 lọ 60 viên VN22910 21 Egis Pharmaceuticals Private Limited Company 9900 Kormend, Mátyás király út, 65 Hungary Hungary
15 Furocap 250 Cefuroxim (dưới dạng Cefuroxim axetil) Cefuroxim (dưới dạng Cefuroxim axetil 300,72mg) 250mg Viên nén bao phim Hộp 2 vỉ x 5 viên VD35084 21 Công ty cổ phần Pymepharco 166 170 Nguyễn Huệ, Thành phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên Việt Nam
16 Staclazide 80 Gliclazide 80mg 80mg Viên nén Hộp 6 vỉ x 10 viên VD35321 21 Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm Chi nhánh 1 Số 40 đại lộ tự do, khu công nghiệp Việt Nam Singapore, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Việt Nam
17 Azoget tablets 500mg Azithromycin (dưới dạng Azithromycin dihydrat) 500mg 500mg Viên nén bao phim Hộp 1 vỉ x 3 viên VN22702 21 Getz Pharma (Pvt) Ltd. Plot No. 2930/27 Korangi Industrial Area, Karachi India
18 GlizymM Gliclazide 80mg; Metformin hydrochloride 500mg 80mg; 500mg Viên nén Hộp 20 vỉ x 10 viên VN3343 21 M/s Panacea Biotec Pharma Ltd. Malpur, Baddi, Distt. Solan HP 173205 India
19 Indform 850 Metformin hydrochlorid 850mg Viên nén bao phim Hộp 4 vỉ x 14 viên (vỉ Alu PVC/PVdC trắng đục) VN22893 21 IndSwift Limited Off. NH221, Village Jawaharpur, Tehsil Derabassi, District SAS Nagar (Mohali), Punjab 140507 India India
20 Stimufer Metformin hydrochloride 750mg Viên nén phóng thích kéo dài Hộp 2 vỉ x 14 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VN22783 21 Athena Drug Delivery Solutions Pvt. Ltd. Plot No. A1 to A 5, MIDC, Chemical Zone, Ambemath (W), Thane 421 501 Maharashtra State India
21 Megazon Quetiapin (dưới dạng Quetiapin fumarat) 50mg Viên nén giải phóng kéo dài Hộp 3 vỉ x 10 viên VN22901 21 Pharmathen International S.A. Industrial Park Sapes Rodopi Perfecture, Block No5, Rodopi 69300 Greece
22 Eufexim 200 Cefixim 200 mg Viên nén bao phim Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD35201 21 Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun Số 521 khu phố An Lợi, phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Việt Nam
| Quyết định 568/QĐ-QLD | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-568-QD-QLD-2021-cong-bo-thuoc-co-chung-minh-tuong-duong-sinh-hoc-Dot-27-490580.aspx | {'official_number': ['568/QĐ-QLD'], 'document_info': ['Quyết định 568/QĐ-QLD năm 2021 công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đương sinh học Đợt 27 do Cục trưởng Cục Quản lý Dược ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Quản lý dược', ''], 'signer': ['Nguyễn Thành Lâm'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/10/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
68 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 786/QĐUBND Gia Lai, ngày 09 tháng 12 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC GỒM 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC
THÚ Y THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
tổ chức Chính quyền địa phương ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ
về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 15/2024/TTBNNPTNT ngày 20/11/2024 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TTBNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và
kiểm tra vệ sinh thú y;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 241/TTrSNNPTNT ngày 06/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục gồm 01 thủ tục hành chính
bị bãi bỏ trong lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn theo Quyết định số 4221/QĐBNNTY ngày 03/12/2024 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành
chính bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.
2. Bãi bỏ thủ tục hành chính số 48 mục VIII tại Phụ lục I và Quy trình nội bộ
giải quyết của thủ tục hành chính số 17 mục IX Phụ lục IV của Quyết định số
1130/QĐUBND ngày 28/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố
Danh mục và Phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết đối với 117 thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
18 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 11 thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trong lĩnh vực Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và thủ tục hành chính số 01 tại Phụ lục của
Quyết định số 583/QĐUBND ngày 03/11/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc công bố Danh mục gồm 02 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh
vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Trung tâm
Phục vụ hành chính công hủy công khai thủ tục hành chính bị bãi bỏ tại Trung
tâm Phục vụ hành chính công, trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ Cục Kiểm soát TTHC;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
CT, các PCT UBND tỉnh;
CVP, các PCVP UBND tỉnh;
Sở TTTT;
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, NC. CHỦ TỊCH
Rah Lan Chung
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 786/QĐUBND ngày 09 tháng 12 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT Mã TTHC Tên thủ tục hành chính Tên Văn bản quy phạm pháp luật quy định bãi bỏ TTHC
01 2.002132.000. 00.00.H21 Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y Thông tư số 15/2024/TTBNNPTNT ngày 20/11/2024 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TTBNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
| Quyết định 786/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-786-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-thu-y-So-Nong-nghiep-Gia-Lai-634979.aspx | {'official_number': ['786/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 786/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục gồm 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Gia Lai', ''], 'signer': ['Rah Lan Chung'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
69 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 51/2024/QĐUBND Quảng Ninh, ngày 25 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI THÔN, BẢN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5
năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐCP ngày
25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12
năm 2020 của chính phủ;
Căn cứ Nghị định số59/2023/NĐCP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Căn cứ Thông tư số04/2012/TTBNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Thông tư số
14/2018/TTBNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TTBNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Thông tư số 05/2022/TTBNV ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TTBNV ngày 31 tháng 8
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ
dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình 182/TTrSNV ngày 03/10/2024
và Báo cáo thẩm định số 285/BCSTP ngày 30/9/2024 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức, hoạt động và
phân loại thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/11/2024 và thay
thế Quyết định số 04/2022/QĐUBND ngày 20/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, bản, khu phố trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Quyết định số 48/2022/QĐUBND ngày 21/12/2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức,
hoạt động và phân loại thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ban
hành kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐUBND ngày 20/01/2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
Bộ Nội vụ (b/c);
Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp (b/c);
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
Như Điều 3 (thực hiện);
V0, TH5;
Lưu: VT, TH4. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Tường Huy
QUY CHẾ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI THÔN, BẢN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2024/QĐUBND ngày 25/10/2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, bản, khu phố
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Thôn, bản, khu phố thuộc xã, phường, thị trấn.
b) Trưởng thôn, bản, khu phố; Phó Trưởng thôn, bản, khu phố.
c) Cộng đồng dân cư tổ chức tại thôn, bản, khu phố và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Điều 2. Thôn, bản, khu phố
1. Thôn, bản, khu phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản
của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực
tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức Nhân
dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và nhiệm vụ của cấp trên giao.
2. Thôn, bản được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn, bản.
3. Khu phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là khu phố.
4. Tiếp tục duy trì mô hình Tổ nhân dân (xóm) trực thuộc thôn, bản, khu phố
đã được thành lập và đang hoạt động ổn định trên địa bàn một số địa phương
trong tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, bản, khu phố
1. Bảo đảm tính tự quản và phát huy hiệu quả hoạt động tự quản ở cộng đồng
dân cư;
2. Chấp hành sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, cấp ủy chi bộ thôn, bản, khu phố;
sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền địa phương ở cấp xã.
3. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định
số 61/2023/NĐCP ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; bảo đảm dân chủ, công khai, minh
bạch.
4. Không thực hiện chia tách các thôn, bản, khu phố đang hoạt động ổn định để
thành lập thôn, bản, khu phố mới; Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng,
quy hoạch giãn dân, di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có
địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì
điều kiện thành lập thôn, bản, khu phố mới có thể thấp hơn quy định. Trường
hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn, bản,
khu phố mới thì ghép vào thôn, bản, khu phố liền kề.
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, bản, khu phố không
bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định; khuyến khích sáp nhập các thôn, bản, khu phố
phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương để giảm đầu mối quản lý của
chính quyền địa phương ở cấp xã. Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, bản,
khu phố cần xem xét đến các yếu tố về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc,
tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt, vị trí địa lý, địa hình.
6. Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt
động của thôn, bản, khu phố.
7. Việc phân loại thôn, bản, khu phố phải đảm bảo tính thống nhất, khoa học,
công khai minh bạch, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn; phản ánh rõ
tính chất công việc, mức độ thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý đối với
từng loại thôn, bản, khu phố.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, BẢN, KHU PHỐ
Điều 4. Tổ chức của thôn, bản, khu phố
Tổ chức của thôn, bản, khu phố được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1
Thông tư số 14/2018/TTBNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 04/2012/TTBNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, cụ thể như sau:
1. Mỗi thôn, bản, khu phố có Trưởng thôn, bản, khu phố. Trường hợp cần thiết
thì bố trí 01 Phó Trưởng thôn, bản, khu phố.
2. Phó Trưởng thôn, bản, khu phố do Trưởng thôn, bản, khu phố lựa chọn giới
thiệu sau khi xin ý kiến cấp ủy, chi bộ đồng ý và thống nhất với Trưởng Ban
công tác Mặt trận thôn, bản, khu phố. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công
nhận, cho thôi làm Phó Trưởng thôn, bản, khu phố theo đề nghị của Trưởng thôn,
bản, khu phố.
Điều 5. Nội dung hoạt động của thôn, bản, khu phố
1. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống
văn hóa, phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm lo, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, giữ
gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân; phát huy truyền thống đền
ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái; tham gia, hưởng ứng các phong trào thi
đua, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị xã hội phát động, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước,
của địa phương.
2. Bàn, quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các
công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, thôn, bản, khu phố
do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc đóng góp một phần kinh phí, tài sản, công
sức; việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân
cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các
khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp
nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác; các công việc tự quản
khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật và
phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.
3. Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố.
4. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng.
5. Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; tham gia tự
quản giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường; giữ gìn và
phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương; thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản,
khu phố văn hóa; phòng, chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội.
6. Công khai thông tin về những nội dung chính quyền địa phương ở cấp xã phải
công khai theo quy định tại Mục 1, Chương II Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
kế hoạch thực hiện việc công khai thông tin của Ủy ban nhân dân cấp xã và chỉ
đạo tổ chức thực hiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Tham gia ý kiến đối với những nội dung theo quy định tại Điều 25 Luật Thực
hiện dân chủ ở cơ sở trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.
8. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung do Nhân dân bàn và quyết
định, việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực hiện chính sách, pháp
luật của chính quyền địa phương ở cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố theo quy định tại Mục
4, Chương II Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Điều 6. Các hình thức hoạt động của thôn, bản, khu phố
1. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 3 Nghị định
số 59/2023/NĐCP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (viết tắt là Nghị định số
59/2023/NĐCP).
2.Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình theo quy định tại Điều 4 Nghị
định số 59/2023/NĐCP .
3. Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và
được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn theo quy định tại Điều 5 Nghị định
số 59/2023/NĐCP .
4. Hội nghị của cộng đồng dân cư được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào
thời gian cuối năm. Công tác chuẩn bị, trình tự tổ chức hội nghị được thực
hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 59/2023/NĐCP .
5. Các hình thức hoạt động khác: Ngoài các hình thức hoạt động quy định tại
khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình và điều kiện
thực tiễn thôn, bản, khu phố có thể hoạt động thông qua các hình thức tuyên
truyền, vận động Nhân dân và tổ chức các nội dung hoạt động của thôn, bản, khu
phố sau đây:
a) Hệ thống loa truyền thanh.
b) Trao đổi trực tiếp giữa Trưởng thôn, bản, khu phố, Phó Trưởng thôn, bản,
khu phố với đại diện hộ gia đình.
c) Gửi văn bản, tờ rơi, tờ gấp.
d) Thông qua hòm thư góp ý.
đ) Tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, các hoạt động sinh hoạt cộng
đồng, tổ chức kỷ niệm ngày hội truyền thống, các ngày lễ lớn của dân tộc, của
đất nước và địa phương, sinh hoạt truyền thống văn hóa, Tết cổ truyền dân
tộc...;
Điều 7. Các biện pháp chế tài đối với hộ gia đình không tham gia sinh hoạt
và không thực hiện nghĩa vụ tại thôn, bản, khu phố nơi cư trú
1. Các hộ gia đình vắng mặt sinh hoạt định kỳ 02 (hai) lần liên tiếp trở lên
hoặc vắng mặt sinh hoạt định kỳ 01 (một) lần và 01 (một) lần sinh hoạt đột
xuất liền kề thì Trưởng thôn, bản, khu phố nhắc nhở chủ hộ bằng các hình thức:
gặp gỡ trực tiếp; trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, bản, khu phố hoặc
qua ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do
thôn, bản, khu phố thống nhất thiết lập.
2. Trường hợp đã được nhắc nhở nhưng hộ gia đình đó vẫn vắng sinh hoạt hoặc
không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không kịp thời các nghĩa vụ theo quy
định thì Trưởng thôn, bản, khu phố góp ý, phê bình trước cuộc họp thôn, bản,
khu phố và không đủ điều kiện để bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
3. Trường hợp hộ gia đình có thành viên là cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị không cử người đại diện hộ gia đình
dự họp 03 (ba) buổi sinh hoạt liên tiếp mà không báo cáo lý do hoặc không thực
hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ theo quy định thì Trưởng thôn, bản, khu phố
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với cán bộ, công chức, viên chức) và Đảng
ủy cấp xã (đối với đảng viên) để có văn bản gửi cơ quan quản lý, sử dụng cán
bộ, đảng viên đó biết và xử lý theo quy định. Đồng thời báo cáo Chi ủy chi bộ
để ghi ý kiến vào nhận xét đảng viên về tham gia sinh hoạt nơi cư trú hoặc
nhận xét khi thực hiện quy trình công tác cán bộ (khi được cơ quan có thẩm
quyền quản lý cán bộ yêu cầu).
4. Trường hợp vì lý do khách quan, bất khả kháng không thể tham dự được thì
người đại diện hộ gia đình báo cáo Trưởng thôn, bản, khu phố.
Điều 8. Điều kiện thành lập thôn, bản, khu phố mới
Việc thành lập thôn, bản, khu phố mới phải đạt các điều kiện sau đây:
a) Quy mô số hộ gia đình:
Thôn, bản ở xã có từ 300 hộ gia đình trở lên; thôn, bản ở xã biên giới, hải
đảo có từ 100 hộ gia đình trở lên.
Khu phố ở phường, thị trấn có từ 350 hộ gia đình trở lên; khu phố ở phường,
thị trấn biên giới, hải đảo có từ 150 hộ gia đình trở lên.
b) Các điều kiện khác: cần có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu, phù
hợp với điều kiện thực tế để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định cuộc sống
của người dân.
2. Các trường hợp đặc thù
a) Thôn, bản, khu phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn
dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được cấp có thẩm
quyền phê duyệt hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới. Thôn,
bản, khu phố ở xã, phường, thị trấn biên giới, hải đảo, nơi có địa bàn rộng,
địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn cần thiết phải thành lập thôn,
bản, khu phố mới thì đảm bảo có từ 50 hộ gia đình trở lên đối với thôn, bản và
từ 100 hộ gia đình trở lên đối với khu phố.
b) Trường hợp ở khu vực biên giới, hải đảo cách xa đất liền, do việc di dân
hoặc để bảo vệ đường biên giới, chủ quyền biển đảo thì việc thành lập thôn,
bản, khu phố không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia đình nêu tại khoản 1
Điều này.
c) Thôn, bản, khu phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải
chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt
động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới
đơn vị hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập mới thôn, bản,
khu phố theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô số hộ gia đình thì thực
hiện ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.
Điều 9. Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, bản, khu phố
1. Sáp nhập thôn, bản, khu phố
a) Thôn, bản, khu phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình
quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này thì phải sáp nhập với thôn, bản, khu
phố liền kề.
b) Thôn, bản, khu phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên theo quy định
tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp
nhập.
c) Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, bản, khu phố cần xem xét đến các
yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng
dân cư tại địa phương.
d) Đề án sáp nhập thôn, bản, khu phố phải được trên 50% đại diện số hộ gia
đình của từng thôn, bản, khu phố sáp nhập tán thành.
2. Trường hợp giải thể thôn, bản, khu phố do Nhà nước thu hồi đất để giải
phóng mặt bằng hoặc do sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp
có thẩm quyền quyết định thì việc di dân, bố trí dân cư và giải quyết các vấn
đề liên quan khác được thực hiện theo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tên của thôn, bản, khu phố do thành lập mới hoặc sáp nhập không được trùng
với tên của thôn, bản, khu phố hiện có trong cùng một đơn vị hành chính cấp
xã. Việc đổi tên thôn, bản, khu phố được thực hiện theo nguyện vọng của Nhân
dân sinh sống tại thôn, bản, khu phố.
Điều 10. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn, bản, khu phố mới
1. Xin chủ trương và xây dựng Đề án thành lập thôn, bản, khu phố mới
Căn cứ yêu cầu thực tiễn công tác quản lý nhà nước ở địa phương; các nguyên
tắc quy định tại Điều 3 và điều kiện thành lập thôn, bản, khu phố mới tại Điều
8 Quy chế này, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trình
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương thành lập thôn, bản, khu phố mới.
Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đồng ý chủ trương thành lập, Ủy ban
nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập
thôn, bản, khu phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Sự cần thiết phải thành lập thôn, bản, khu phố mới.
b) Tên gọi của thôn, bản, khu phố mới.
c) Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn, bản, khu phố mới.
d) Các điều kiện khác quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế này.
đ) Đề xuất, kiến nghị.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến đại diện hộ gia đình trong khu
vực thành lập thôn, bản, khu phố mới về Đề án thành lập thôn, bản, khu phố
mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
3. Đề án thành lập thôn, bản, khu phố mới nếu được trên 50% đại diện số hộ
gia đình trong khu vực thành lập thôn, bản, khu phố mới tán thành thì Ủy ban
nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến đại diện hộ gia
đình) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời
hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp
xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, Đề án thành lập, biên bản lấy ý
kiến, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% đại diện số hộ gia đình trong khu vực
thành lập thôn, bản, khu phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức
lấy ý kiến lần thứ 2; nếu vẫn không được trên 50% đại diện số hộ gia đình tán
thành thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý
kiến lần thứ 2, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem
xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do
Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm
theo hồ sơ thành lập thôn, bản, khu phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở
Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Thời hạn thẩm định hồ sơ của
Sở Nội vụ không quá 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ
sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện (kèm theo Tờ trình và hồ sơ thành
lập thôn, bản, khu phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân
cấp huyện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này).
b) Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
c) Dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh; dự
thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập thôn, bản, khu phố mới.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành Nghị
quyết thành lập thôn, bản, khu phố mới.
Điều 11. Quy trình và hồ sơ sáp nhập, giải thể và đặt tên, đổi tên thôn,
bản, khu phố; chuyển thôn, bản thành khu phố
1. Quy trình và hồ sơ sáp nhập thôn, bản, khu phố được áp dụng thực hiện như
quy trình và hồ sơ thành lập thôn, bản, khu phố mới quy định tại Điều 10 Quy
chế này.
2. Chuyển thôn, bản thành khu phố trong trường hợp thành lập phường, thị trấn
từ đơn vị hành chính xã: căn cứ Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện
lập Tờ trình gửi Sở Nội vụ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
chuyển thôn, bản thành khu phố thuộc phường, thị trấn.
3. Giải thể thôn, bản, khu phố: sau khi thực hiện Phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Tờ trình kèm
theo danh sách các hộ gia đình thuộc thôn, bản, khu phố liên quan gửi Sở Nội
vụ thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định giải thể thôn, bản, khu phố.
4. Đặt tên, đổi tên thôn, bản, khu phố
a) Việc đặt tên thôn, bản, khu phố được thực hiện trong quy trình lập hồ sơ
thành lập thôn bản, khu phố mới, sáp nhập thôn, bản, khu phố.
b) Trình tự đổi tên thôn, bản, khu phố như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gồm: Tờ trình và Phương án đổi tên thôn, bản,
khu phố (phương án cần nêu rõ lý do đổi tên; tên gọi mới của thôn, bản, khu
phố sau khi đổi tên...) và tổ chức lấy ý kiến của đại diện hộ gia đình trong
thôn, bản, khu phố về phương án đổi tên; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên
bản lấy ý kiến.
Phương án đổi tên thôn, bản, khu phố nếu được trên 50% đại diện số hộ gia đình
tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng nhân dân
cấp xã thông qua; trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Nghị
quyết Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ trình
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trường hợp Phương án đổi tên thôn, bản, khu phố chưa được trên 50% đại diện số
hộ gia đình tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2;
nếu vẫn không được trên 50% đại diện số hộ gia đình tán thành thì trong thời
hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, Ủy ban
nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy
ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình kèm theo
hồ sơ gửi Sở Nội vụ thẩm định.
Trong thời hạn 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy
ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết về việc đổi
tên thôn, bản, khu phố.
Điều 12. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có
1. Trường hợp ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có theo quy định
tại khoản 4 Điều 3 Quy chế này, sau khi có quyết định về chủ trương của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án ghép cụm dân cư vào
thôn, bản, khu phố hiện có. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Sự cần thiết ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có.
b) Dân số (số hộ gia đình, nhân khẩu) của thôn, bản, khu phố sau khi ghép.
c) Đề xuất, kiến nghị.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của đại diện hộ gia đình trong
khu vực thực hiện ghép cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và thôn, bản, khu phố
hiện có) về Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có; tổng hợp các
ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
3. Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có nếu được trên 50% đại
diện số hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy
ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến đại diện hộ
gia đình) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong
thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% đại diện số hộ gia đình trong khu vực thực
hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến
lần thứ 2; nếu vẫn không được trên 50% đại diện số hộ gia đình trong khu vực
thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc
kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
4. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Nội vụ) gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có của Ủy ban nhân dân
cấp xã gồm: Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có; Biên bản lấy
ý kiến của toàn thể đại diện hộ gia đình.
5. Trong thời hạn 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do
Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, phòng Nội vụ có trách nhiệm trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện ban hành Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có, đồng
thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
Chương III
TRƯỞNG THÔN, BẢN, KHU PHỐ VÀ PHÓ TRƯỞNG THÔN, BẢN, KHU PHỐ
Điều 13. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, bản, khu phố
1. Là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, bản, khu
phố.
2. Là Đảng viên, có độ tuổi từ đủ 21 tuổi trở lên.
3. Có sức khỏe, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm
chất chính trị, đạo đức tốt, được Nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình
gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và các quy định của địa phương.
4. Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm, uy tín và phương pháp tổ
chức, vận động Nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân
cư và công việc cấp trên giao.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, bản, khu phố
Trưởng thôn, bản, khu phố là người được Nhân dân trực tiếp bầu ra; là người
đại diện cho cộng đồng dân cư tại thôn, bản, khu phố, có trách nhiệm tổ chức
Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao; chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cùng Phó Trưởng thôn, bản, khu phố (nếu có)
chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của thôn, bản, khu phố trước chính quyền
địa phương ở cấp xã, cấp ủy, cử tri và Nhân dân ở thôn, bản, khu phố theo quy
định của Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Nhiệm vụ của Trưởng thôn, bản, khu phố
a) Tổ chức thực hiện các công việc của thôn, bản, khu phố theo quy định tại
Điều 5 Quy chế này và các công việc khác được Nhân dân quyết định theo quy
định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Ủy ban nhân dân
cấp xã, sự lãnh đạo của chi bộ; trực tiếp báo cáo trước hội nghị của thôn,
bản, khu phố định kỳ 01 lần/năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
b) Tuyên truyền, vận động Nhân dân trong thôn, bản, khu phố thực hiện tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Luật Thực hiện
dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, bản, khu phố đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt; phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh; giảm
nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng đời sống văn
hóa; tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động do Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội phát động;
tổ chức kỷ niệm các ngày truyền thống, sinh hoạt văn hóa của thôn, bản, khu
phố và các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương,...
c) Tổ chức công khai thông tin về những nội dung chính quyền địa phương ở cấp
xã phải công khai; tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định các nội dung công việc
ở thôn, bản, khu phố; tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến đối với những nội
dung theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.
d) Triệu tập và chủ trì hội nghị của thôn, bản, khu phố; bảo đảm các nội dung
và hình thức hoạt động của thôn, bản, khu phố theo quy định tại Điều 5, Điều 6
Quy chế này.
đ) Lập biên bản về kết quả thảo luận, quyết định của Nhân dân đối với các công
việc của thôn, bản, khu phố; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, soạn thảo và ký các
văn bản thể hiện nội dung quyết định của cộng đồng dân cư dưới hình thức nghị
quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận đối với những nội dung
đã được Nhân dân bàn và quyết định. Lập biên bản về kết quả thảo luận, biểu
quyết của Nhân dân ở thôn, bản, khu phố đối với các công việc thuộc phạm vi
cấp xã; báo cáo kết quả với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
e) Phối hợp với Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội ở
thôn, bản, khu phố triển khai thực hiện công việc do các tổ chức này phát
động.
f) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền địa phương ở cấp xã giải quyết những
kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân trong thôn, bản, khu phố. Báo
cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về hành vi vi phạm pháp luật trong
thôn, bản, khu phố.
g) Tổ chức thực hiện, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá
nhân, các cơ quan có liên quan đóng trên địa bàn thực hiện quyết định của cộng
đồng dân cư trong phạm vi thôn, bản, khu phố; báo cáo kết quả thực hiện quyết
định của cộng đồng dân cư đến Nhân dân ở thôn, bản, khu phố và Ủy ban nhân dân
cấp xã. Đề xuất đưa ra cuộc họp để Nhân dân bàn, quyết định, sửa đổi, bổ sung,
thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư.
2. Quyền hạn của Trưởng thôn, bản, khu phố
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do Nhân dân trong thôn, bản, khu
phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, bản, khu phố thông qua và
bảo đảm các quy định của pháp luật, của cấp có thẩm quyền.
b) Được phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng thôn, bản, khu phố. Được cấp ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị xã hội cấp xã mời dự họp về các nội dung có liên quan; được bồi dưỡng,
tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức và hoạt động của thôn, bản, khu phố.
c) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của
cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng thôn, bản, khu phố
1. Phó Trưởng thôn, bản, khu phố là người giúp Trưởng thôn, bản, khu phố thực
hiện một số nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng thôn, bản, khu
phố về nhiệm vụ được giao; cùng Trưởng thôn, bản, khu phố chịu trách nhiệm tập
thể về hoạt động của thôn, bản, khu phố trước chính quyền địa phương ở cấp xã,
cấp ủy, cử tri và Nhân dân ở thôn, bản, khu phố theo quy định của Quy chế này
và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Phó Trưởng thôn, bản, khu phố thực hiện nhiệm vụ do Trưởng thôn, bản, khu
phố phân công; thay mặt Trưởng thôn, bản, khu phố điều hành, giải quyết công
việc khi được Trưởng thôn, bản, khu phố ủy quyền.
3. Được điều hành, giải quyết công việc khi Trưởng thôn, bản, khu phố ủy
quyền; được tham dự cuộc họp của chính quyền địa phương ở cấp xã khi được mời
hoặc được Trưởng thôn, bản, khu phố ủy quyền; được cung cấp thông tin, tài
liệu liên quan đến quản lý và hoạt động của thôn, bản, khu phố; được bồi
dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức và hoạt động của thôn, bản, khu
phố.
Điều 16. Mối quan hệ công tác của Trưởng thôn, bản, khu phố
1. Mối quan hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Thường xuyên liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức quán triệt,
triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
c) Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về
tình hình hoạt động của thôn, bản, khu phố và đề xuất biện pháp giải quyết khi
cần thiết, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
2. Mối quan hệ với chi bộ thôn, bản, khu phố: chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo
của chi bộ thôn, bản, khu phố.
3. Mối quan hệ với Trưởng Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị xã
hội của thôn, bản, khu phố
a) Phối hợp tổ chức, vận động Nhân dân tham gia các phong trào, cuộc vận động
do các tổ chức này phát động.
b) Phối hợp vận động Nhân dân tham gia hưởng ứng, thực hiện các nhiệm vụ chính
trị xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự
quản khác ở thôn, bản, khu phố.
4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức nhà nước đóng trên địa bàn và các thôn,
bản, khu phố giáp ranh, liền kề để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện
tốt các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.
5. Mối quan hệ với Nhân dân trong thôn, bản, khu phố
a) Quản lý, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các nội
dung hoạt động của thôn, bản, khu phố theo quy định; không để xảy ra mâu
thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ Nhân dân.
b) Đại diện Nhân dân phản ánh, đề xuất với chính quyền địa phương ở cấp xã và
cấp có thẩm quyền giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân
dân, chịu sự giám sát của Nhân dân trong thôn, bản, khu phố.
c) Tổ chức công khai với Nhân dân đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp
luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện các nội dung công khai của Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Điều 17. Quy trình bầu Trưởng thôn, bản, khu phố
Quy trình bầu Trưởng thôn, bản, khu phố thực hiện theo quy định tại Điều 6,
Điều 7 Nghị định số 59/2023/NĐCP cụ thể như sau:
1. Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, bản, khu phố
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định tổ chức
bầu Trưởng thôn, bản, khu phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ
chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của
cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, bản, khu phố.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định thành
lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân
cư để bầu Trưởng thôn, bản, khu phố sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp xã.
Tổ bầu cử gồm: Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu phố làm Tổ
trưởng; thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và đại
diện hộ gia đình ở thôn, bản, khu phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn,
bản, khu phố).
Các quyết định, danh sách đại diện hộ gia đình phải được thông báo đến Nhân
dân ở thôn, bản, khu phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng
của thôn, bản, khu phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình
thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày
bầu cử.
2. Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu phố tổ chức cuộc họp Ban
công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu phố dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng
thôn, bản, khu phố; báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, bản, khu phố để thống nhất
giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, bản, khu phố (việc cấp ủy
chi bộ thôn, bản, khu phố thống nhất giới thiệu nhân sự thực hiện theo quy
định và hướng dẫn của cấp ủy có thẩm quyền); tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt
trận ở thôn, bản, khu phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, bản, khu
phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người).
Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 kèm theo Nghị
định số 59/2023/NĐCP và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất 15 ngày
trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
3. Tiến hành bầu Trưởng thôn, bản, khu phố
Việc tổ chức bầu Trưởng thôn, bản, khu phố tại cuộc họp của cộng đồng dân cư
thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 59/2023/NĐCP , cụ thể như
sau:
a) Tổ bầu cử triệu tập và chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng
thôn, bản, khu phố.
b) Thành phần tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư được quy định tại khoản 1,
2 Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, gồm: Trưởng thôn, bản, khu phố, Ban
công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu phố, đại diện các hộ gia đình trong thôn,
bản, khu phố. Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp phải thuận lợi, phù hợp với
điều kiện thực tiễn để cộng đồng dân cư tham gia đầy đủ.
c) Thông tin về cuộc họp của cộng đồng dân cư theo Mẫu số 01 kèm Nghị định số
59/2023/NĐCP phải được thông báo đến thành phần tham dự ít nhất 02 ngày trước
khi tổ chức cuộc họp bằng một trong các hình thức sau: giấy mời, thông báo
trực tiếp đến từng hộ gia đình, qua hệ thống truyền thanh, điện thoại, các ứng
dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, bản,
khu phố thống nhất thiết lập và được niêm yết công khai tại nhà văn hóa, các
điểm sinh hoạt cộng đồng của cụm, thôn, bản, khu phố.
d) Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, bản, khu
phố.
Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương
trình cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký cuộc
họp. Thư ký cuộc họp được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham
dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý; Tổ trưởng Tổ bầu cử hoặc người được
phân công công bố các quyết định, văn bản liên quan theo chương trình cuộc
họp.
Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu phố giới thiệu danh sách người
ứng cử do Ban công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu phố đã thống nhất với cấp ủy
chi bộ thôn, bản, khu phố và đề nghị đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp tự
ứng cử hoặc đề cử người có đủ tiêu chuẩn điều kiện để tham gia bầu.
Kết thúc thảo luận, Tổ trưởng Tổ bầu cử tổng hợp các ý kiến thảo luận, đề xuất
những nội dung cần được biểu quyết và phương án biểu quyết bằng hình thức giơ
tay hoặc bỏ phiếu kín để người tham dự biểu quyết lựa chọn. Phương án được lựa
chọn khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết
đồng ý.
Biểu quyết đối với những nội dung đã được thảo luận: đối với hình thức biểu
quyết giơ tay, kết quả biểu quyết được kiểm đếm ngay tại thời điểm biểu quyết
và được ghi vào biên bản cuộc họp; Đối với hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu
kín, Tổ trưởng Tổ bầu cử đề xuất số lượng và danh sách Ban kiểm phiếu từ 03
đến 05 người (gồm Trưởng ban và các thành viên) để đại diện hộ gia đình tham
dự cuộc họp biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Ban kiểm phiếu được quyết định
khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng
ý. Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, cách ghi phiếu, bỏ phiếu và tiến hành phát
phiếu.
Sau khi kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu. Trong quá
trình kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu mời 02 đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp
chứng kiến việc kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu theo Mẫu số 02 kèm theo
Nghị định số 59/2023/NĐCP. Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu
tại cuộc họp. Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản và gửi kèm theo kết
quả bầu cử của cộng đồng dân cư đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp xã và lưu tại thôn, bản, khu phố.
Tổ trưởng Tổ bầu cử công bố kết quả bầu cử Trưởng thôn, bản, khu phố; kết quả
bầu cử của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng biên bản cuộc họp trong đó thể
hiện rõ nội dung quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 2
Điều 20 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Người trúng cử Trưởng thôn, bản, khu phố khi có trên 50% tổng số đại diện hộ
gia đình trong thôn, bản, khu phố tán thành. Người trúng cử Trưởng thôn, bản,
khu phố ra mắt cuộc họp. Nếu không xác định được người trúng cử thì nêu rõ lý
do không bầu được Trưởng thôn, bản, khu phố trong biên bản cuộc họp để báo cáo
Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc tổ chức bầu lại, thời gian tổ
chức bầu lại chậm nhất không quá 07 ngày kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.
Nếu tổ chức bầu lại mà vẫn không bầu được Trưởng thôn, bản, khu phố thì Ủy ban
nhân dân cấp xã thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết
định cử Trưởng thôn, bản, khu phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn,
bản, khu phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, bản, khu phố mới. Trong thời
hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, bản, khu phố lâm thời, Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định việc tiến hành bầu Trưởng thôn, bản, khu phố
mới.
Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, Tổ trưởng Tổ bầu cử có trách nhiệm hoàn thiện
hồ sơ cuộc họp, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, kết
quả bầu cử đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua theo Mẫu số 03 kèm
theo Nghị định số 59/2023/NĐCP phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật
Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Trường hợp thôn, bản, khu phố đã tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để
bầu Trưởng thôn, bản, khu phố mà không có đủ đại diện của số hộ gia đình tham
dự để có thể đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành tối thiểu trên 50% tổng số đại
diện hộ gia đình trong thôn, bản, khu phố thì tổ chức phát phiếu lấy ý kiến
đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến biểu quyết về bầu Trưởng thôn, bản, khu phố
theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2023/NĐCP .
5. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, bản, khu phố
a) Trưởng thôn, bản, khu phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi).
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, bản, khu phố thực hiện theo nhiệm kỳ của
Trưởng thôn, bản, khu phố.
Điều 18. Công nhận kết quả bầu Trưởng thôn, bản, khu phố
Việc công nhận kết quả bầu Trưởng thôn, bản, khu phố thực hiện theo quy định
tại Điều 8 Nghị định số 59/2023/NĐCP cụ thể như sau:
Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ ngày nhận được kết quả bầu cử đã được
cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết
định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, bản, khu phố hoặc quyết định bầu
lại; trường hợp không ban hành quyết định công nhận hoặc quyết định bầu lại
thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trưởng thôn, bản, khu phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 19. Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố
Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố thực hiện theo quy định tại
Điều 9 Nghị định số 59/2023/NĐCP cụ thể như sau:
1. Việc cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố được quyết định tại cuộc họp
của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp:
a) Người xin thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố vì lí do sức khỏe, hoàn cảnh
gia đình hoặc lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã nêu rõ lí do xin thôi.
b) Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, bản, khu phố
không còn được Nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền
làm chủ của Nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều
hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, của cấp có thẩm quyền, vi phạm pháp luật
nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50%
tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, bản, khu phố kiến nghị.
2. Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng
thôn, bản, khu phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số
59/2023/NĐCP .
3. Công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng
đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết
định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố. Trường hợp
không ban hành quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu
phố thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cuộc họp không thống nhất được việc cho thôi làm Trưởng thôn, bản,
khu phố thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định sau khi thống nhất với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng
thôn, bản, khu phố, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc tiến hành bầu
Trưởng thôn, bản, khu phố mới.
Trong thời gian khuyết Trưởng thôn, bản, khu phố, Ủy ban nhân dân cấp xã thống
nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định cử Trưởng thôn,
bản, khu phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, bản, khu phố cho đến
khi bầu được Trưởng thôn, bản, khu phố mới.
Điều 20. Kinh phí tổ chức bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố
Kinh phí tổ chức bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, bản, khu phố do ngân sách cấp
xã đảm bảo và được cân đối theo nhiệm kỳ.
Điều 21. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, bản, khu phố, Phó Trưởng
thôn, bản, khu phố
1. Trưởng thôn, bản, khu phố (Trưởng thôn, bản, khu phố lâm thời trong trường
hợp khuyết Trưởng thôn, bản, khu phố) là người hoạt động không chuyên trách ở
thôn, bản, khu phố, được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp thực hiện theo
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
2. Phó Trưởng thôn, bản, khu phố là người trực tiếp tham gia hoạt động ở
thôn, bản, khu phố, được hưởng hỗ trợ hàng tháng, mức hỗ trợ thực hiện theo
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
3. Trưởng thôn, bản, khu phố và Phó Trưởng thôn, bản, khu phố được đào tạo,
bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết; nếu hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm
khuyết điểm, không được Nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm thực
hiện cho thôi hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chương IV
PHÂN LOẠI THÔN, BẢN, KHU PHỐ
Điều 22. Phân loại và tiêu chí phân loại thôn, bản, khu phố
1. Thôn, bản, khu phố được phân làm 03 (ba) loại, cụ thể như sau:
a) Thôn, bản, khu phố loại I.
b) Thôn, bản, khu phố loại II.
c) Thôn, bản, khu phố loại III.
2. Tiêu chí phân loại gồm:
a) Số hộ gia đình.
b) Các yếu tố đặc thù.
Điều 23. Phương pháp xác định tiêu chí và cách tính điểm phân loại thôn,
bản, khu phố
1. Phương pháp xác định tiêu chí
a) Tiêu chí “hộ gia đình” được xác định theo đăng ký thường trú và đăng ký tạm
trú thường xuyên từ 06 tháng trở lên tại thôn, bản, khu phố tính đến thời điểm
lập hồ sơ theo quy định của pháp luật.
b) Tiêu chí “các yếu tố đặc thù” được xác định trên cơ sở các văn bản hiện
hành của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công nhận về diện tích tự nhiên;
danh sách thôn, bản đặc biệt khó khăn; thôn, bản, khu phố trọng điểm, phức tạp
về an ninh trật tự; số liệu điều tra, thống kê hộ nghèo, hộ gia đình là người
dân tộc thiểu số; hộ trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp hiện có trong thôn,
bản, khu phố để xác định.
c) Các tiêu chí được xác định tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề
với năm lập hồ sơ phân loại.
2. Cách tính điểm đối với thôn, bản ở xã
a) Tiêu chí hộ gia đình
Thôn, bản từ 300 hộ gia đình trở xuống; thôn, bản ở xã biên giới, hải đảo có
từ 100 hộ gia đình trở xuống được tính 30 điểm.
Thôn, bản có trên 300 hộ gia đình; thôn, bản ở xã biên giới, hải đảo có trên
100 hộ gia đình thì cứ tăng 05 hộ tính thêm 01 điểm nhưng tối đa không quá 50
điểm.
b) Tiêu chí các yếu tố đặc thù
Diện tích tự nhiên: Thôn, bản có diện tích tự nhiên từ 100 ha trở xuống được
tính 20 điểm, nếu trên 100 ha thì cứ 10 ha được tính thêm 01 điểm nhưng tối đa
không quá 30 điểm; Thôn, bản ở xã biên giới, hải đảo có diện tích tự nhiên từ
150 ha trở xuống được tính 20 điểm, nếu trên 150 ha thì cứ 15 ha được tính
thêm 01 điểm nhưng tối đa không quá 30 điểm.
Thôn, bản ở xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự tính 05 điểm.
Thôn, bản có từ 15% đến 30% số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số được tính
03 điểm, trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm nhưng tối đa không
quá 10 điểm; dưới 15% không tính điểm.
Thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% tổng số hộ trong thôn, bản được tính 05
điểm; từ 5% đến 10% được tính 04 điểm; trên 10% đen 20% được tính 03 điểm;
trên 20% không tính điểm.
3. Cách tính điểm đối với khu phố ở phường, thị trấn
a) Tiêu chí hộ gia đình
Khu phố có từ 350 hộ gia đình trở xuống; Khu phố ở phường, thị trấn biên giới,
hải đảo có từ 150 hộ gia đình trở xuống được tính 30 điểm.
Khu phố có trên 350 hộ gia đình; Khu phố ở phường, thị trấn biên giới, hải đảo
có trên 150 hộ gia đình thì cứ tăng 10 hộ tính thêm 01 điểm nhưng tối đa không
quá 50 điểm.
b) Tiêu chí các yếu tố đặc thù
Diện tích tự nhiên: Khu phố có diện tích tự nhiên từ 10 ha trở xuống được tính
15 điểm, nếu trên 10 ha thì cứ 01 ha được tính thêm 01 điểm nhưng tối đa không
quá 30 điểm; Khu phố ở phường, thị trấn biên giới, hải đảo có diện tích tự
nhiên từ 15 ha trở xuống được tính 15 điểm, nếu trên 15 ha thì cứ thêm 1,5 ha
được tính thêm 01 điểm nhưng tối đa không quá 30 điểm.
Khu phố ở phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự được tính
05 điểm.
Khu phố có tỷ lệ số hộ trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp dưới 30% tổng số hộ
của khu phố được tính 10 điểm; từ 30% đến 50% được tính 05 điểm; trên 50%
không tính điểm.
Khu phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% tổng số hộ trong khu phố được tính 05 điểm;
từ 5% đến 10% được tính 04 điểm; trên 10% đến 20% được tính 03 điểm; trên 20%
không tính điểm.
Điều 24. Khung điểm để phân loại thôn, bản, khu phố
1. Căn cứ tổng số điểm của các tiêu chí quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23
Quy chế này để phân loại thôn, bản, khu phố.
2. Phân loại thôn, bản, khu phố theo khung điểm sau:
a) Thôn, bản, khu phố loại I: Từ 75 điểm trở lên.
b) Thôn, bản, khu phố loại II: Từ 50 điểm đến dưới 75 điểm.
c) Thôn, bản, khu phố loại III: Dưới 50 điểm.
Điều 25. Trình tự, thẩm quyền và hồ sơ phân loại thôn, bản, khu phố
1. Ủy ban nhân dân cấp xã:
Xây dựng kế hoạch phân loại thôn, bản, khu phố và lập hồ sơ trình Ủy ban nhân
dân cấp huyện (qua phòng Nội vụ thẩm định), hồ sơ gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Văn bản thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã về việc phân
loại thôn, bản, khu phố trên địa bàn.
c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về các tiêu chí phân loại.
d) Biểu thống kê, tổng hợp các tiêu chí phân loại thôn, bản, khu phố theo mẫu:
Biểu 01A (đối với thôn, bản), Biểu 01B (đối với khu phố).
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Chậm nhất 08 (tám) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban
nhân dân cấp huyện có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Nội vụ thẩm định) hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và
Sở Nội vụ.
b) Hồ sơ phân loại thôn, bản, khu phố của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định
tại khoản 1 Điều này.
c) Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm theo biểu tổng hợp thẩm định phân
loại thôn, bản, khu phố trên địa bàn (Biểu 02).
3. Sở Nội vụ: Thẩm định hồ sơ phân loại thôn, bản, khu phố; phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định phân loại thôn, bản, khu phố trong thời hạn 08 (tám) ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Xem xét, quyết định phân loại thôn, bản,
khu phố trên địa bàn tỉnh.
Điều 26. Điều chỉnh phân loại thôn, bản, khu phố
1. Thực hiện điều chỉnh phân loại thôn, bản, khu phố trong trường hợp:
a) Thôn, bản, khu phố sau khi sáp nhập có sự thay đổi về quy mô số hộ gia đình
và các yếu tố đặc thù khác cần thiết phải điều chỉnh phân loại.
b) Thôn, bản, khu phố có biến động lớn về quy mô số hộ gia đình và các yếu tố
đặc thù khác cần thiết phải điều chỉnh phân loại.
c) Thành lập thôn, bản, khu phố mới.
2. Trình tự, thẩm quyền điều chỉnh, phân loại thôn, bản, khu phố thực hiện
theo quy định tại Điều 25 Quy chế này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Sở Nội vụ
1. Thẩm định hồ sơ thành lập, sáp nhập, đặt tên, đổi tên, phân loại thôn,
bản, khu phố; chuyển thôn, bản thành khu phố.
2. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị
quyết thành lập, sáp nhập, đặt tên, đổi tên, giải thể thôn, bản, khu phố. Phối
hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh
quy định mức phụ cấp hàng tháng, chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, bản,
khu phố; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân loại thôn,
bản, khu phố; quyết định chuyển thôn, bản thành khu phố thuộc phường, thị
trấn.
3. Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này;
định kỳ tổng hợp kiến nghị, đề xuất liên quan đến tổ chức và hoạt động của
thôn, bản, khu phố, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, điều chỉnh
phù hợp với tình hình thực tiễn.
Điều 28. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan
1. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tổ chức
triển khai, theo dõi, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung liên
quan đến tổ chức và hoạt động của thôn, bản, khu phố.
2. Phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định các tiêu chí phân loại thôn, bản, khu
phố, cụ thể:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định tiêu chí diện tích.
b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm định tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo.
c) Ban Dân tộc tỉnh thẩm định tiêu chí tỷ lệ hộ gia đình là người dân tộc
thiểu số.
d) Công an tỉnh thẩm định tiêu chí xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.
đ) Cục Thống kê tỉnh thẩm định về số hộ gia đình, tỷ lệ hộ trực tiếp sản xuất
nông, lâm nghiệp.
Điều 29. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Lập hồ sơ thành lập, sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên, phân loại thôn,
bản, khu phố, chuyển thôn, bản thành khu phố kèm theo văn bản trình Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
2. Xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành
Quyết định việc ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố.
3. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
nội dung về tổ chức và hoạt động của thôn, bản, khu phố.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn việc chi trả phụ cấp, giải quyết chế độ, chính sách đối
với người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia hoạt động ở
thôn, bản, khu phố theo quy định hiện hành.
5. Xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ,
kỹ năng đối với người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia
hoạt động ở thôn, bản, khu phố.
6. Định kỳ cuối năm (chậm nhất ngày 15 tháng 12 hàng năm) báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) về số lượng thôn, bản, khu phố; số lượng, chất lượng
đội ngũ người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia hoạt
động ở thôn, bản, khu phố hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
Điều 30. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Xây dựng Đề án thành lập, sáp nhập, đổi tên, đặt tên thôn, bản, khu phố,
ghép cụm dân cư vào thôn, bản, khu phố hiện có; kế hoạch, hồ sơ phân loại
thôn, bản, khu phố trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Quyết định công nhận, cho thôi Trưởng thôn, bản, khu phố, Phó trưởng thôn,
bản, khu phố theo quy định.
3. Chỉ đạo, điều hành và quản lý hoạt động của thôn, bản, khu phố theo quy
định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức giao ban hàng tháng với Trưởng thôn, bản, khu phố và công an xã,
phường, thị trấn để nắm bắt thông tin, chỉ đạo kịp thời các hoạt động tại
thôn, bản, khu phố.
5. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, định kỳ báo
cáo kết quả hoạt động của thôn, bản, khu phố và các kiến nghị, đề xuất cấp có
thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn.
6. Tổng hợp danh sách, thông báo cho cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ
đảng viên, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế này.
Điều 31. Tổ chức thực hiện
Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định, có trách nhiệm quán triệt, phổ biến,
tuyên truyền và tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, điều chỉnh đảm bảo phù hợp với
quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của địa phương./.
MẪU SỐ 1A
(Kèm theo Quyết định số 51/2024/QĐUBND ngày 25/10/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh)
BIỂU TỔNG HỢP TÍNH ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI THÔN, BẢN
(Kèm theo Tờ trình số …/TTrUBND ngày …/..../…… của UBND xã....)
TT Tên thôn Tiêu chí quy mô hộ gia đình Tiêu chí về các yếu tố đặc thù Tổng số điểm của các tiêu chí Đề xuất phân loại Ghi chú
Tổng điểm của các yếu tố đặc thù (tối đa 50 điểm) Tiêu chí diện tích tự nhiên Yếu tố An ninh trật tự Yếu tố hộ là người dân tộc thiểu số Yếu tố hộ nghèo
Tổng số hộ (hộ) Số điểm (tối đa 50 điểm) Tổng diện tích (ha) Tổng điểm (tối đa 30 điểm) Thôn phức tạp ANTT Số điểm Số hộ (hộ) Tỷ lệ % Số điểm Số hộ nghèo Tỷ lệ % Số điểm
1 2 3 4 5= 7+9+12+15 6 7 8 9 10 11=10/3 12 13 14 15 16=4+5 17 18
Ghi chú:
(1) Diện tích tự nhiên do cơ quan có thẩm quyền xác định theo sơ đồ thể hiện
vị trí địa lý của thôn, bản, khu phố;
(2) Hộ gia đình là người dân tộc thiểu số tính theo dân tộc của người đứng tên
chủ hộ;
(3) Các yếu tố về hộ nghèo, sự phức tạp về an ninh trật tự được xác định theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
MẪU SỐ 1B
(Kèm theo Quyết định số 51/2024/QĐUBND ngày 25/10/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh)
BIỂU TỔNG HỢP TÍNH ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI KHU PHỐ
(Kèm theo Tờ trình số …./TTrUBND ngày …. của UBND xã…..)
TT Tên khu phố Tiêu chí quy mô hộ gia đình Tiêu chí về các yếu tố đặc thù Tổng số điểm của các tiêu chí Đề xuất phân loại Ghi chú
Tổng điểm của các yếu tố đặc thù (tối đa 50 điểm) Tiêu chí diện tích tự nhiên Yếu tố An ninh trật tự Yếu tố cơ cấu hộ sản xuất nông nghiệp Yếu tố hộ nghèo
Tổng số hộ (hộ) Số điểm (tối đa 50 điểm) Tổng diện tích (ha) Tổng điểm (tối đa 30 điểm) Thôn phức tạp ANTT Số điểm Số hộ (hộ) Tỷ lệ% Số điểm Số hộ nghèo Tỷ lệ% Số điểm
1 2 3 4 5=7+9+12+15 6 7 8 9 10 11=10/3 12 13 14 15 16=4+5 17 18
Ghi chú:
(1) Diện tích tự nhiên do cơ quan có thẩm quyền xác định theo sơ đồ thể hiện
vị trí địa lý của thôn, bản, khu phố;
(2) Hộ trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp được xác định là hộ có thu nhập
chính (trên 50% tổng thu nhập) từ sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp;
(3) Các yếu tố về hộ nghèo, sự phức tạp về an ninh trật tự được xác định theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
MẪU SỐ 2
(Kèm theo Quyết định số 51/2024/QĐUBND ngày 25/10/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh)
BIỂU TỔNG HỢP THẨM ĐỊNH PHÂN LOẠI THÔN, BẢN, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, THỊ
XÃ, THÀNH PHỐ....
(Kèm theo Tờ trình số /TTrUBND ngày của UBND huyện, thị xã, thành
phố....)
TT Tên đơn vị cấp xã Tổng số thôn, bản, khu phố Số thôn, bản Đề xuất phân loại Số khu phố Đề xuất phân loại
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 1 Loại 2 Loại 3
Cộng
| Quyết định 51/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-51-2024-QD-UBND-Quy-che-to-chuc-hoat-dong-thon-ban-khu-pho-Quang-Ninh-629622.aspx | {'official_number': ['51/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 51/2024/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ninh', ''], 'signer': ['Cao Tường Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
70 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 106/TCHQGSQL
V/v vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2015
Kính gửi: Công ty Cổ phần tiếp vận AVINA.
(Đ/c: Số 39 Tô Ngọc Vân, Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội)
Trả lời công văn số 01/2014/CV của Công ty Cổ phần tiếp vận AVINA xin ý kiến
tháo gỡ vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu, để tạo thuận lợi cho Doanh
nghiệp, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005; Luật Hải quan năm 2014; Nghị định
187/2013/NĐCP ngày 20/11/2013; Nghị định 154/2005/NĐCP ngày 15/12/2005 của
Chính phủ:
1. Về việc chuyển tải đối với hàng hóa quá cảnh:
Thực hiện theo khoản 4 Điều 64 Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.
2. Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh chuyển tải:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 64 Luật Hải quan;
Điều 19 Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15/12/2005 của Chính phủ;
3. Về giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh chuyển tải:
Thực hiện theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật Hải quan năm 2014 và Điều
13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐCP; hướng dẫn tại Quy trình ban hành kèm
theo Quyết định số 2406/QĐTCHQ ngày 04/11/2011; Quy trình ban hành kèm theo
Quyết định số 2575/QĐTCHQ ngày 29/08/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan.
4. Công ty Cổ phần tiếp vận AVINA thực hiện:
a) Tuân thủ quy định tại Điều 40, Luật Hải quan năm 2014;
b) Đối với từng lô hàng cụ thể, Công ty Cổ phần Tiếp vận AVINA có văn bản đề
nghị gửi Chi cục HQCK Chalo trước thời điểm làm thủ tục quá cảnh, trong đó nêu
rõ mặt hàng quá cảnh, lý do chuyển tải, danh sách các phương tiện vận chuyển
được chuyển tải và các phương tiện thay thế.
c) Chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa trong quá trình thay đổi
phương tiện, vận chuyển hàng quá cảnh đến cửa khẩu xuất và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tình trạng hàng hóa;
5. Trách nhiệm Chi cục Hải quan CK Chalo và Chi cục Hải quan Cảng Vũng
Áng:
a) Chi Cục trưởng Chi cục HQCK Chalo căn cứ hồ sơ và các thông tin liên quan
tại thời điểm làm thủ tục quá cảnh để quyết định việc chuyển tải;
b) Chi cục Hải quan CK Chalo phối hợp chặt chẽ Chi cục Hải quan cảng Vũng Áng
để quản lý việc thay đổi phương tiện;
c) Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Hải quan năm 2014; khoản 5,
Điều 19 Nghị định số 154/NĐCP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty Cổ phần tiếp vận AVINA biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục HQ tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh (để thực hiện);
Lưu: VT, GSQL (03b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 106/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-106-TCHQ-GSQL-nam-2015-vuong-mac-hoat-dong-xuat-nhap-khau-262684.aspx | {'official_number': ['106/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 106/TCHQ-GSQL năm 2015 về vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/01/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
71 | QUỐC HỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 17/2003/QH11 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 17/2003/QH11 NGÀY 26
THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ THUỶ SẢN
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động thuỷ sản.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Luật này áp dụng đối với hoạt động thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước
quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá
trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển
thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ
sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản.
3. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm
phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản.
4. Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông,
hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
5. Ngư trường là vùng biển có nguồn lợi thuỷ sản tập trung được xác định để
tàu cá đến khai thác.
6. Đất để nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ,
đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven
sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại;
đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
7. Mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản là vùng nước biển được quy hoạch để
nuôi trồng thuỷ sản.
8. Giống thuỷ sản mới là giống thuỷ sản lần đầu tiên được nhập vào hoặc lần
đầu tiên được tạo ra ở Việt Nam.
9. Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác,
nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản.
10. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng
nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành
chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản.
11. Cá nhân trong Luật này là người trực tiếp hoạt động thuỷ sản hoặc người
đại diện của hộ gia đình đăng ký kinh doanh hoạt động thuỷ sản.
Điều 3. Sở hữu nguồn lợi thuỷ sản
Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất
quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp
luật.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản
1. Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Việc phát triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
2. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thuỷ
sản; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động
thuỷ sản.
3. Hoạt động thuỷ sản phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ
chủ quyền và lợi ích quốc gia trên sông, biển; tuân theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Phát triển thuỷ sản bền vững
1. Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thuỷ sản bền vững; khuyến khích,
tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn
lợi thuỷ sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nuôi trồng thuỷ
sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học và ứng
dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng
trong hoạt động thuỷ sản; phát triển nuôi trồng thuỷ sản sạch; đẩy mạnh hoạt
động khuyến ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thuỷ sản, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm về
người và tài sản trong hoạt động thuỷ sản, trừ trường hợp bắt buộc mua bảo
hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành
Thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong phạm
vi cả nước và của từng địa phương; bảo đảm việc xây dựng các công trình ven
sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến
nguồn lợi thuỷ sản.
4. Chính phủ xác định ranh giới vùng biển ven bờ trên cơ sở căn cứ vào độ
sâu, khoảng cách từ bờ biển và một số đặc điểm khác ở vùng biển ven bờ để phân
cấp cho địa phương có bờ biển tổ chức quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ gắn
với phát triển sản xuất, kinh doanh.
Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản
1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực
vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường
di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.
2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ
trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác
thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi
trồng.
3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã
được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo
tồn.
4. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường
sống của các loài thuỷ sản.
5. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm;
khai thác quá sản lượng cho phép.
6. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để
khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các
phương pháp có tính huỷ diệt khác.
7. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân
khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân
khác đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác ra dấu hiệu đang khai thác, trừ
trường hợp bất khả kháng.
8. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
9. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của các công trình
theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thuỷ nội địa và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
11. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được
giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Nuôi trồng giống thuỷ sản mới khi chưa được Bộ Thuỷ sản cho phép và
các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng.
13. Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở
hoạt động khai thác thuỷ sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngành,
nghề khác.
14. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng
để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo
quản thuỷ sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản.
15. Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các
vùng nước tự nhiên.
16. Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, cơ sở nuôi
trồng thuỷ sản, cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý
chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh.
17. Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thuỷ sản thuộc danh
mục cấm khai thác; thuỷ sản có xuất xứ ở vùng nuôi trồng trong thời gian bị
cấm thu hoạch; thuỷ sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho
phép; thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người, trừ
trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
18. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập
khẩu.
Chương 2:
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Điều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ
sản.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có các hoạt động khác
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản
phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp
luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có
liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản phải thực
hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương
pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài
thuỷ sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương.
Điều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
1. Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các
loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, các loài có giá
trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa
học để có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đầu tư sản
xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên và tạo ra các vùng cư
trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và
phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Thuỷ sản định kỳ công bố:
a) Danh mục các loài thuỷ sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài
thuỷ sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác có
thời hạn và thời gian cấm khai thác;
b) Các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác , ngư cụ bị cấm sử
dụng hoặc bị hạn chế sử dụng;
c) Chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụ
khai thác;
d) Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn.
4. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công
bố bổ sung những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này cho phù hợp với
thực tế hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương.
Điều 9. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn
biển
1. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học điển hình theo tiêu chuẩn quốc gia,
quốc tế, các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển được phân loại
thành vườn quốc gia; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên
nhiên thuỷ sinh.
2. Chính phủ ban hành tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu bảo tồn; quy
hoạch, xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo
tồn biển; ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và
quốc tế.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn được phân cấp
cho địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
3. Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thuỷ sản; có chính
sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu
tư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn; có chính sách hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp, tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dân cư trong khu bảo tồn.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa,
khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn.
Điều 10. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
1. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản được hình thành từ sự đóng góp của tổ chức,
cá nhân khai thác, nuôi trồng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ
sản; sự đóng góp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành, nghề có ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thuỷ sản; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong
nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; các nguồn thu khác theo quy định của pháp
luật.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính để tái tạo nguồn
lợi thuỷ sản; quy định cụ thể đối tượng, mức đóng góp và trường hợp được miễn,
giảm đóng góp vào quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Chương 3:
KHAI THÁC THUỶ SẢN
Điều 11. Nguyên tắc khai thác thuỷ sản
1. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự
nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo
quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại
và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và
phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù hợp
với các loài thuỷ sản được phép khai thác.
Điều 12. Khai thác thuỷ sản xa bờ
1. Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống
thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần, tổ
chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát
triển khai thác thuỷ sản xa bờ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khai thác thuỷ sản xa bờ được áp
dụng theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và được hưởng các chính sách ưu
đãi khác của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảm
thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định
của pháp luật về hàng hải.
4. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc
trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ. Nhà nước có chính sách khuyến khích
đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với
thuyền viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 13. Khai thác thuỷ sản ven bờ
1. Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
trong hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp
giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nghề nông, nghề rừng,
nghề dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ khi chuyển đổi sang khai thác
thuỷ sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thì được hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn,
giao đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ phải có phương tiện cứu sinh,
phương tiện theo dõi dự báo thời tiết; tuân theo các quy định của pháp luật về
giao thông đường thuỷ nội địa và pháp luật về hàng hải.
Điều 14. Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản
1. Nhà nước đầu tư cho điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và
xây dựng bản đồ về nguồn lợi thuỷ sản.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng
biển, ngư trường, vùng sông, hồ lớn; công bố ngư trường, vùng khai thác thuỷ
sản, xác định sản lượng khai thác cho phép hàng năm ở từng vùng biển, ngư
trường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ
sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Điều 15. Quản lý vùng khai thác thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, sông,
hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải tuân theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển, phân tuyến khai thác thuỷ sản;
phân công, phân cấp quản lý cho các bộ, ngành hữu quan và địa phương để bảo
đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt
động thuỷ sản trên các vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế vùng khai thác
thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi
quản lý của mình theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản; tổ chức cho nhân dân địa
phương thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
về thuỷ sản trong vùng khai thác thuỷ sản.
Điều 16. Giấy phép khai thác thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản,
trừ trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5
tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
2. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thuỷ sản bao gồm:
a) Nghề khai thác, ngư cụ khai thác;
b) Vùng, tuyến được phép khai thác;
c) Thời gian hoạt động khai thác;
d) Thời hạn của Giấy phép;
đ) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi
Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải
có các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản;
2. Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm;
3. Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp;
4. Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp
theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bị thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản
trong trường hợp sau đây:
1. Không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 17 của Luật này;
2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này về khai thác thuỷ sản hoặc
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn
của Giấy phép khai thác thuỷ sản;
3. Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản;
4. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy phép khai
thác thuỷ sản.
Điều 19. Báo cáo khai thác thuỷ sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác thuỷ sản phải báo cáo khai thác
thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá.
2. Đối với loại tàu cá mà theo quy định của Bộ Thuỷ sản thuyền trưởng phải có
bằng thuyền trưởng, thì khi hoạt động khai thác thuỷ sản thuyền trưởng có
trách nhiệm tổ chức thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành mẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung của nhật ký khai
thác thuỷ sản; nội dung, chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc báo cáo khai thác thuỷ
sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Điều 20. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Khai thác thuỷ sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời
tiết; được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản,
thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản.
3. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và
kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản.
4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận
biết theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.
6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an
ninh trên địa bàn khai thác.
7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thuỷ
sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật
về phòng, tránh thiên tai; phải có đủ trang thiết bị an toàn theo quy định của
pháp luật; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh, giảm nhẹ tác hại của
thiên tai; tham gia cứu hộ, cứu nạn.
2. Các cơ quan nhà nước có liên quan phải kịp thời tổ chức, áp dụng các biện
pháp để cứu người, tàu thuyền và các tài sản khác bị tai nạn, sự cố, thiên tai
trong khai thác thuỷ sản.
Chương 4:
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 23. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản
1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của quy hoạch tổng
thể phát triển ngành Thuỷ sản đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi cả
nước và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ vào quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ
sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết để trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Bộ Thuỷ sản.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng
nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi quản lý của mình để trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
3. Việc thay đổi, bổ sung quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải do cơ
quan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyết định.
Điều 24. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch;
b) Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về
nuôi trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy
định của pháp luật;
c) Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật về thú y.
2. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ
sở nuôi trồng thuỷ sản; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên
quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, tổ chức kiểm tra và
công nhận cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức bán thâm canh, thâm canh
đạt tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 25. Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
2. Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất để
nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hợp pháp của mình;
được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng, quốc
phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định của
pháp luật.
3. Được cơ quan chuyên ngành thuỷ sản phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển
giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản
mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thuỷ sản, thông báo về tình
hình môi trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thuỷ sản, thông tin về thị trường
thuỷ sản.
Điều 26. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
1. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước biển được giao,
cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho
nuôi trồng thuỷ sản.
2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt
nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thống
kê.
4. Giao lại đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 27. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản
1. Việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản phải tuân theo quy
định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản phải thực
hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 28. Giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
1. Việc giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện
theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao mặt nước
biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân sinh sống tại địa phương
trực tiếp nuôi trồng thuỷ sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi
trồng thuỷ sản được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận hoặc
phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật
này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo
dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt.
4. Đối với tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao mặt nước biển để nuôi trồng
thủy sản trước khi Luật này có hiệu lực thì được chuyển sang thuê khi hết thời
hạn được giao, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao mặt nước biển cho cơ quan nghiên cứu khoa
học về thuỷ sản theo quy hoạch, chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
6. Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản không quá 20
năm. Khi hết thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển, người sử dụng có nhu cầu
tiếp tục sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản mà Nhà nước không có nhu cầu thu hồi
thì người sử dụng được quyền tiếp tục sử dụng theo quyết định giao mặt nước
biển hoặc hợp đồng thuê mặt nước biển mới.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc giao, cho thuê và hạn mức diện tích mặt
nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
Điều 29. Thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần mặt nước biển đã
giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng không đúng mục đích;
b) Quá 24 tháng liền mà không sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trừ trường hợp
có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản không thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;
d) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản tự nguyện trả lại diện
tích được giao, thuê;
đ) Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng và an ninh.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ
sản thì có quyền thu hồi mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã giao, cho
thuê theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để
nuôi trồng thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản
ngoài các quyền quy định tại Điều 25 của Luật này còn có các quyền sau đây:
1. Cá nhân được giao mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được để thừa kế;
được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng mặt
nước biển để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ
sản mà trả tiền thuê mặt nước biển hàng năm có các quyền sau đây:
a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê
tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định
của pháp luật;
b) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được
thuê; người nhận tài sản đó nếu có yêu cầu được Nhà nước tiếp tục cho thuê mặt
nước biển để nuôi trồng thuỷ sản thì vẫn có các quyền quy định tại khoản này.
3. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ
sản đã trả trước tiền thuê mặt nước biển ít nhất là 10 năm có các quyền sau
đây:
a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê và tài sản thuộc sở
hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê tại tổ
chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp
luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng mặt nước biển cùng với tài sản thuộc sở hữu của
mình gắn liền với mặt nước biển được thuê. Cá nhân được để thừa kế quyền sử
dụng mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê theo quy định của pháp luật.
Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển đã
thuê để nuôi trồng thuỷ sản có các quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê cùng với tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển đã thuê để hợp tác sản xuất,
kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo
quy định của pháp luật;
d) Cho thuê lại quyền sử dụng mặt nước biển trong thời hạn thuê mặt nước biển.
Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện khi mặt nước biển đó đã được đầu tư theo
dự án và người thuê lại phải sử dụng mặt nước biển đó đúng mục đích.
Điều 31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng
thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản ngoài các nghĩa
vụ quy định tại Điều 26 của Luật này còn có các nghĩa vụ sau đây:
1. Sử dụng đúng ranh giới khu vực nuôi trồng, tuân theo quy định của pháp
luật về nuôi trồng thuỷ sản, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định
khác của pháp luật có liên quan;
2. Không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng mặt nước biển
xung quanh; thực hiện các quy định về an toàn cho người và tài sản.
Điều 32. Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản
tập trung theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản; đầu tư xây dựng
trạm quan trắc môi trường thuỷ sản, trạm kiểm soát dịch bệnh thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản ở vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
phải tuân theo các quy định của vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; tiêu chuẩn
kỹ thuật chuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật nuôi trồng
thuỷ sản và môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản quy định tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản,
tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản; ban hành
quy chế tổ chức, hoạt động của vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và thời gian
cấm thu hoạch để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý
vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
Điều 33. Giống thủy sản
1. Giống thủy sản để nuôi trồng, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản phải
bảo đảm chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ điều kiện
kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải bảo đảm sản xuất giống theo quy
định của tiêu chuẩn ngành.
3. Giống thủy sản mới, giống thuỷ sản lần đầu đưa vào nuôi trồng phải được Bộ
Thuỷ sản công nhận và cho phép đưa vào sản xuất, kinh doanh.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thuỷ sản quý hiếm,
tạo giống thuỷ sản mới; đầu tư xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản quốc gia.
Bộ Thuỷ sản phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng
giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống.
Điều 34. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
1. Giống thủy sản nhập khẩu phải qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật về
thú y và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Giống thuỷ sản mới nhập khẩu lần đầu phải được Bộ Thuỷ sản cho phép bằng
văn bản.
3. Giống thuỷ sản quá cảnh Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp
luật về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
4. Giống thuỷ sản xuất khẩu phải thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu chuyên
ngành thuỷ sản, trừ trường hợp trao đổi giống, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ
thuật, quà tặng và trường hợp đặc biệt khác do Bộ Thuỷ sản quy định.
Điều 35. Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng
thủy sản
1. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng
trong nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt
Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng
thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng
hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về
thú y, chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. Trường hợp không thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành
thuỷ sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm
nghiệm theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc,
hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo
quy định của Chính phủ; phải tuân theo các quy định của pháp luật về thú y,
chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
4. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng
thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản;
b) Quy định tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y dùng trong nuôi
trồng thuỷ sản;
c) Công bố danh mục thuốc, hoá chất được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấm
sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Điều 36. Phòng trừ dịch bệnh thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản phải áp dụng
các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản. Khi dịch bệnh thuỷ sản phát sinh
phải kịp thời có biện pháp xử lý và phải thông báo cho chính quyền địa phương
và cơ quan chuyên môn.
Thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh phải được xử lý theo quy định của pháp luật
về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện
phòng trừ dịch bệnh thuỷ sản. Việc quyết định công bố, bãi bỏ quyết định công
bố dịch bệnh thuỷ sản; công bố danh mục các bệnh thuỷ sản, dịch bệnh thuỷ sản
được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.
Chương 5:
TÀU CÁ VÀ CƠ SỞ DỊCH VỤ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN
Điều 37. Phát triển tàu cá
1. Việc phát triển tàu cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thuỷ
sản.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển tàu cá phù hợp với chiến
lược khai thác thuỷ sản xa bờ.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá phải thực hiện theo quy định của Chính
phủ.
Điều 38. Đóng mới, cải hoán tàu cá
1. Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện đăng kiểm phải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế tàu; tàu
cá được đóng mới, cải hoán phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ
thuật; tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Bộ Thuỷ sản cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá có
chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên; cơ quan quản lý nhà nước về
thuỷ sản cấp tỉnh cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu
cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá phải có đủ điều kiện
kinh doanh theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật; tiêu chuẩn
về bảo vệ môi trường của tàu cá.
Điều 39. Đăng kiểm tàu cá
1. Tàu cá phải được đăng kiểm, trừ các tàu cá có chiều dài đường nước thiết
kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất dưới 20 sức
ngựa.
2. Bộ Thuỷ sản tổ chức thống nhất thực hiện việc đăng kiểm tàu cá trong phạm
vi cả nước; thực hiện việc đăng kiểm đối với tàu cá có chiều dài đường nước
thiết kế từ 20 mét trở lên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc
đăng kiểm theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Thuỷ sản đối với tàu cá có chiều
dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
3. Cơ quan đăng kiểm tàu cá khi kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá phải tuân
theo hệ thống tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.
Điều 40. Đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá
1. Tàu cá phải được đăng ký; tên tàu, số đăng ký tàu phải được ghi
trên thân tàu theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
2. Chủ tàu cá phải đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu, có sổ danh bạ
thuyền viên và sổ thuyền viên theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý việc đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên
tàu cá, quy định chức danh thuyền viên tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiện
việc đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá của đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản, đơn
vị thuộc các bộ, ngành khác, đơn vị vũ trang nhân dân làm kinh tế; tàu cá của
Việt Nam khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu cá, thuyền
viên tàu cá của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, trừ tàu cá, thuyền
viên tàu cá quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 41. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá
1. Việc phát triển cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá phải phù
hợp với quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cảng cá, khu neo đậu trú bão
của tàu cá và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của bến cá; khuyến khích tổ
chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công
trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão
của tàu cá.
3. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành quy chế mẫu về quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão
của tàu cá; ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng cá, khu neo đậu trú bão của
tàu cá.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức và phân cấp quản lý cảng
cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá thuộc phạm vi quản lý của địa
phương.
Điều 42. Chợ thuỷ sản đầu mối
1. Chợ thuỷ sản đầu mối là nơi giao dịch bán buôn thuỷ sản, được đặt ở vùng
sản xuất thuỷ sản tập trung hoặc nơi tiêu thụ thuỷ sản với khối lượng lớn.
Việc phát triển chợ thuỷ sản đầu mối phải phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ thuỷ sản đầu mối; khuyến
khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản
lý chợ thuỷ sản đầu mối.
3. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành quy chế mẫu về quản lý chợ thuỷ sản đầu mối; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện quy chế quản lý chợ thuỷ sản đầu mối; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
của chợ thuỷ sản đầu mối.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy chế, tổ chức quản lý
hoạt động của chợ thuỷ sản đầu mối; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ
thuỷ sản đầu mối.
Chương 6:
CHẾ BIẾN, MUA BÁN, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỶ SẢN
Điều 43. Chế biến thuỷ sản
1. Việc phát triển cơ sở chế biến thuỷ sản phải phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành Thuỷ sản và địa phương.
2. Cơ sở chế biến thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch;
b) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ
thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất
lượng sản phẩm phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp phải có cán bộ,
nhân viên kỹ thuật có chuyên môn và trình độ phù hợp;
d) Phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện các quy định về bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm;
đ) Phải bảo đảm chất lượng đã công bố đối với sản phẩm xuất xưởng; phải tự
kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã công bố; thực hiện quy
chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật;
e) Không được sử dụng các loại phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để
bảo quản và chế biến thuỷ sản.
3. Nguyên liệu thuỷ sản đưa vào chế biến phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
tổ chức kiểm tra, công nhận cơ sở chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn; ban hành
tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh
môi trường trong chế biến thuỷ sản.
Điều 44. Bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản
1. Trên tàu cá, phương tiện vận tải thuỷ sản; cảng cá, bến cá, chợ thuỷ sản
đầu mối; cơ sở thu gom thuỷ sản, kho thuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sản phải áp
dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo quản nguyên liệu thuỷ sản và sản
phẩm thuỷ sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không
sử dụng phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để bảo quản nguyên liệu
thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản.
2. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Ban hành tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản
phẩm thuỷ sản;
b) Công bố danh mục phụ gia, hoá chất được sử dụng trong bảo quản nguyên liệu
thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản.
Điều 45. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển, chế biến,
xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về chất
lượng hàng hoá, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực
hiện các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu,
nhập khẩu và thực phẩm thuỷ sản tiêu dùng trong nước.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, xử lý kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất
và đưa ra thị trường sản phẩm thuỷ sản không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Điều 46. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản, phát triển
thị trường xuất khẩu thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản phải
tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
3. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện
chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản; tổ chức cung cấp thông
tin về thị trường, công nghệ chế biến, pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá thuỷ sản cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuỷ sản.
Chương 7:
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN
Điều 47. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt
động thuỷ sản với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình
đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp
luật quốc tế.
Điều 48. Phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tế trong hoạt động thuỷ sản với tổ
chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật; thu hút người Việt Nam
định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế đầu
tư, tham gia vào hoạt động thuỷ sản ở Việt Nam theo quy định của Luật này,
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2. Chính phủ thống nhất quản lý tàu cá Việt Nam hoạt động ở ngoài vùng biển
của Việt Nam và tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
Điều 49. Khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thuỷ sản ở vùng biển quốc tế, vùng
biển của quốc gia khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phải
tuân theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập, tuân theo các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật
có liên quan của Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà tàu cá đến khai thác.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ
sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam có trách nhiệm phổ biến pháp luật Việt Nam,
pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia mà tàu cá đến khai thác.
3. Chính phủ quy định cơ quan cấp phép, điều kiện, thủ tục cho tàu cá Việt
Nam đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam.
Điều 50. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam
1. Tàu cá nước ngoài được xem xét cho vào hoạt động trong vùng biển của Việt
Nam dựa trên khả năng sản lượng khai thác cho phép hàng năm, theo các hiệp
định song phương mà Việt Nam đã ký kết và tuân theo các điều khoản của Công
ước quốc tế về luật biển, điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập.
2. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động thuỷ sản và
phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
3. Tàu cá nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động thuỷ sản trong vùng biển
của Việt Nam mà vi phạm quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có
liên quan và tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam thì bị xử lý theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép
hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển của Việt
Nam.
Chương 8:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỶ SẢN
Điều 51. Nội dung quản lý nhà nước về thuỷ sản
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính
sách phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật về thuỷ sản.
3. Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn
lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ
sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển;
thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
4. Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản;
quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công
bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi
trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
5. Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh
vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền
trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu
cá nước ngoài.
6. Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y thuỷ
sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh
thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
7. Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản; hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Điều 52. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thuỷ sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y
tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi
nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Thuỷ sản thực hiện quản lý nhà
nước về thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thuỷ sản tại
địa phương theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Điều 53. Thanh tra thuỷ sản
1. Thanh tra thuỷ sản là thanh tra chuyên ngành về hoạt động thuỷ sản.
2. Thanh tra thuỷ sản được trang bị đồng phục, phù hiệu và những phương tiện
cần thiết để hoạt động.
3. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của thanh tra thuỷ sản.
Điều 54. Nhiệm vụ của thanh tra thuỷ sản
1. Thanh tra việc thi hành pháp luật về thuỷ sản; phát hiện, ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
2. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát của
các bộ, ngành và địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật về thuỷ sản.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả của quyết định thanh tra.
Điều 55. Thẩm quyền của thanh tra thuỷ sản
Cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản khi tiến hành thanh tra có các
quyền sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những
vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra và
tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
3. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ những hành vi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật hoặc những hoạt động có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng trong hoạt
động thuỷ sản;
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử
lý hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
Điều 56. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của thanh tra
thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu và
chấp hành quyết định của cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản; được
quyền khiếu nại quyết định của cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh tra thuỷ sản
thi hành nhiệm vụ.
Chương 9:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 57. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này được khen thưởng
theo quy định của pháp luật.
Điều 58. Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người có
hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 59. Khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật về thuỷ sản với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách
nhiệm giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương 10:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 60. Quy định chuyển tiếp
Các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các ngành, nghề
thuỷ sản; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, giao, cho
thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã cấp trước ngày Luật này có hiệu
lực mà các loại giấy tờ đó vẫn còn thời hạn và không thuộc các trường hợp cấm
theo quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành.
Điều 61. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Bãi bỏ Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 của Hội đồng
Nhà nước.
Điều 62. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Nguyễn Văn An (Đã ký)
| Luật 17/2003/QH11 | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Luat-Thuy-san-2003-17-2003-QH11-51687.aspx | {'official_number': ['17/2003/QH11'], 'document_info': ['Luật Thủy sản 2003'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Quốc hội', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn An'], 'document_type': ['Luật'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/11/2003', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '03/01/2004', 'note': ''} |
72 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2290/TCTCS
V/v: Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với tài nguyên khai thác trái phép. Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Trả lời Công văn số 605/CTTHNVDT ngày 05/03/2014 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về
quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai
thác tài nguyên trái phép, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 2 Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định đối tượng chịu thuế:
“1. K hoáng sản kim loại.
2. Khoáng sản không kim loại.
3. Dầu thô.
4. Khí thiên nhiên, khí than.
5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
8. Yến sào thiên nhiên.
9. Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.”
Tại Khoản 1 và Điểm 2.7 Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 105/2010/TTBTC ngày
23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài
nguyên và hướng dẫn thi hành nghị định số 50/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật thuế tài nguyên
quy định:
“1. Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc
đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư này bao gồm:
Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hay Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân khác, không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động,
có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam là
đối tượng nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế tài nguyên.
2. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể
như sau:
2.7. Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị
bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì
tổ chức được giao bán phải nộp thuế tài nguyên trước khi trích các khoản chi
phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy
định.
Tại Điều 2 và Điều 3, Chương I, Nghị định số 74/2011/NĐCP ngày 25/8/2011
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
“Điều 2. Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy
định tại Nghị định này là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim
loại và khoáng sản không kim loại.
Điều 3. Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức,
cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Căn cứ quy định trên, trường hợp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có phát sinh các
trường hợp tổ chức, cá nhân có khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng
sản) trái phép như khai thác không có giấy phép hoặc chưa đăng ký, chưa được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác khi giấy phép khai thác đã
hết hạn nhưng chưa nộp đơn xin gia hạn; khai thác vượt quá sản lượng cho phép
ghi trên giấy phép; khai thác ngoài khu vực được phép khai thác ghi trên giấy
phép thì:
1. Về thuế tài nguyên:
Trường hợp tài nguyên khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối
tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải
nộp thuế tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động
bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.
Trường hợp tài nguyên khai thác trái phép nêu trên thuộc đối tượng chịu
thuế tài nguyên thì tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài
nguyên đối với sản lượng tài nguyên thực tế đã khai thác trong kỳ theo quy
định.
2. Về phí bảo vệ môi trường:
Tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ
môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với số lượng khoáng sản thực tế
đã khai thác trong kỳ.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ CST, Vụ Pháp chế (BTC);
Vụ Pháp chế (TCT);
Lưu: VT, CS (03b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 2290/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-2290-TCT-CS-2014-thue-tai-nguyen-phi-bao-ve-moi-truong-khai-thac-trai-phep-237656.aspx | {'official_number': ['2290/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 2290/TCT-CS năm 2014 về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với tài nguyên khai thác trái phép do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
73 | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 06/2024/TTBGTVT Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2024
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC
Căn cứLuật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứLuật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số127/2007/NĐCP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số78/2018/NĐCP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐCP ngày 01 tháng 8 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số56/2022/NĐCP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Cục
trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về đường bộ cao tốc,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
đường bộ cao tốc.
Số hiệu: QCVN 115: 2024/BGTVT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đã được quyết định chủ trương
đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quy
định tại thời điểm quyết định chủ trương đầu tư;
b) Đối với các tuyến đường cao tốc có tốc độ thiết kế từ 80km/h trở xuống đang
khai thác trước ngày Thông tư này có hiệu lực, khi đầu tư nâng cấp, mở rộng
thì cho phép áp dụng các yếu tố kỹ thuật cho dự án đã được phê duyệt trước
ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục
trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ trưởng (để b/c);
Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
Công báo; Cổng TT ĐT Chính phủ;
Cổng TT ĐT Bộ GTVT;
Báo GT, Tạp chí GTVT;
Lưu: VT, KHCN&MT. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Duy Lâm
QCVN 115:2024/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC
National Technical Regulation on Expressway
Lời nói đầu
QCVN 115:2024 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc” do Cục Đường
cao tốc Việt Nam chủ trì soạn thảo, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường
trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành theo Thông tư số 06/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2024.
Mục lục
1. QUY ĐỊNH CHUNG
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC
National Technical Regulation on Expressway
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý trong đầu tư
xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc (trừ đường
cao tốc đô thị).
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc.
1.3 Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc
Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau:
Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h;
Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h;
Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó
khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60
km/h.
Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn
này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không
được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ
thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có
cấp tốc độ thiết kế trung gian.
1.4 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu được viện dẫn trong quy chuẩn này bao gồm:
QCVN 41: 2019/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ’’.
QCVN 43: 2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường
bộ”.
QCVN 074: 2023/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống công trình Hạ
tầng kỹ thuật Công trình giao thông đô thị”.
QCVN 66:2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng
xe”.
QCVN 02:2022/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên
dùng trong xây dựng”.
1.5 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.5.1 Đường bộ cao tốc
Là một cấp kỹ thuật của đường bộ, dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia
đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc
các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông
liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những
điểm nhất định.
1.5.2 Tốc độ thiết kế
Là giá trị vận tốc được dùng để tính toán, lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật của
đường bộ cao tốc.
1.5.3 Tốc độ khai thác cho phép
Là giá trị giới hạn tốc độ (tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu) cho phép phương
tiện tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.
1.5.4 Làn dừng xe khẩn cấp
Làn được thiết kế để làm nơi dừng đỗ tạm thời của các phương tiện gặp sự cố,
để các phương tiện cứu hộ, cứu nạn hoạt động; các phương tiện khác không được
chạy xe và không tự ý dừng xe ở làn dừng xe khẩn cấp, trừ xe ưu tiên.
1.5.5 Lưu lượng xe thiết kế
Là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một
đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai là năm thứ 20 kể từ
năm dự kiến hoàn thành đường bộ cao tốc đưa vào khai thác.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững,
phù hợp với điều kiện tự nhiên.
2.1.2 Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho
mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua
cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên;
hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc).
2.1.3 Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: Trung tâm quản lý,
điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử không
dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo
vệ.
2.1.4 Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc có thể được bố trí trên cùng một nền
đường hoặc hai chiều xe chạy được bố trí trên hai nền đường riêng biệt.
2.2 Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc
2.2.1 Số làn xe chạy được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế, nhưng
không ít hơn 02 làn xe cho mỗi chiều. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75 m
đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50 m đối với đường cấp 80.
2.2.2 Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường
cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80.
2.2.3 Dải giữa
2.2.3.1 Bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên
của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy đối với trường hợp mặt
cắt ngang đường cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường. Chiều rộng của
dải an toàn tối thiểu là 0,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu
0,50 m đối với đường cấp 80. Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an
toàn.
2.2.3.2 Trường hợp 02 chiều xe chạy được bố trí trên 02 nền đường riêng
biệt không có dải giữa, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và
lề đất. Dải an toàn có chiều rộng tối thiểu 1,00 m đối với đường cấp 120, cấp
100 và tối thiểu 0,75 m đối với đường cấp 80.
2.2.4 Chiều rộng lề đất tối thiểu 0,75 m, bề mặt được trồng cỏ hoặc dùng
các loại vật liệu khác để chống xói.
2.3 Mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc
2.3.1 Các cầu trên đường bộ cao tốc bố trí đủ các yếu tố mặt cắt ngang như
của tuyến chính. Đối với các cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có
trụ cao từ 50,00 m trở lên khi không bố trí làn dừng khẩn cấp, phải bố trí
đoạn chuyển tiếp từ mặt cắt đường vào phần cầu bị thu hẹp.
2.3.2 Mặt cắt ngang hầm trên đường bộ cao tốc
2.3.2.1 Mặt cắt ngang hầm bảo đảm chiều rộng để bố trí đầy đủ các yếu tố
mặt cắt ngang như của tuyến chính và phần dành cho người đi bộ (phục vụ công
tác bảo trì và thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp). Trường hợp các hầm không
bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí dải an toàn, chiều rộng của dải an
toàn theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.
2.3.2.2 Đối với hầm dài từ 1000,00 m trở lên khi không bố trí làn dừng
khẩn cấp phải bố trí vị trí dừng xe khẩn cấp có chiều dài tối thiểu 30,00 m
cách nhau tối đa 500,00 m, bề rộng vị trí dừng xe khẩn cấp theo cấp tốc độ
thiết kế của đường bộ cao tốc.
2.4 Chiều cao tĩnh không của đường bộ cao tốc tối thiểu 5,00 m.
2.5 Bố trí hệ thống đường gom, đường bên để bảo đảm việc đi lại cho người
dân khu vực bị ảnh hưởng, chia cắt bởi đường cao tốc.
2.6 Các yếu tố hình học đường bộ cao tốc
2.6.1 Các yếu tố hình học của đường bộ cao tốc phải đáp ứng các yêu cầu
được quy định tại Bảng 1 sau đây.
Bảng 1 Các trị số giới hạn thiết kế bình đồ và mặt cắt dọc
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Cấp tốc độ thiết kế (km/h)
1 Tốc độ thiết kế Vtk km/h 120 100 80
2 Độ dốc siêu cao (hay độ nghiêng một mái) lớn nhất isc không lớn hơn % 8 8 8
3 Bán kính tối thiểu Rmin tương ứng với isc = +8% m 650 450 240
(140)
4 Bán kính tương ứng với isc = +2% m 3000 2000 1300
(700)
5 Bán kính tối thiểu không cần cấu tạo siêu cao isc = 2% m 5500 4000 2500
(1500)
6 Chiều dài tối thiểu đường cong chuyển tiếp ứng với Rmin m 210 210 170
(150)
7 Tầm nhìn dừng xe tối thiểu m 210 160 110
(75)
8 Độ dốc dọc lên dốc lớn nhất % 4 5 6
9 Độ dốc dọc xuống dốc lớn nhất % 5,5 6 6
10 Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn m 12000 6000 3000
(1500)
11 Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường m 17000 10000 4500
(2000)
12 Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn m 4000 3000 2000
(1000)
13 Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu thông thường m 6000 4500 3000
(1500)
14 Chiều dài đường cong đứng tối thiểu giới hạn m 100 85 70
(50)
15 Chiều dài đường cong đứng tối thiểu thông thường m 250 210 170
(120)
1. Trị số trong ngoặc tương ứng với tốc độ thiết kế 60 km/h. 2. Chiều dài
đường cong chuyển tiếp phải được tính toán để bảo đảm an toàn, êm thuận. Không
phải bố trí đường cong chuyển tiếp tại các đường cong không cần cấu tạo siêu
cao.
2.6.2 Phải bảo đảm tầm nhìn cho các xe trên đường bộ cao tốc.
2.6.3 Quy định về dốc dọc.
2.6.3.1 Độ dốc dọc lớn nhất được quy định tại Bảng 1 tùy thuộc cấp đường
bộ cao tốc thiết kế.
2.6.3.2 Trên các đoạn nền đào phải thiết kế độ dốc dọc tối thiểu bằng 0,50
%.
2.6.3.3 Trên các đoạn chuyển tiếp có độ dốc ngang mặt đường dưới 1,00 %
phải thiết kế dốc dọc tối thiểu là 0,50 %.
2.6.3.4 Trong hầm độ dốc dọc tối thiểu là 0,30 %.
2.6.4 Phải bố trí đường cong đứng dạng tròn hoặc parabol tại các chỗ đổi
dốc.
2.7 Nút giao khác mức, đường nhánh ra, vào trên đường bộ cao tốc
2.7.1 Phải bố trí nút giao khác mức tại các vị trí đường bộ cao tốc giao
với các loại đường khác.
2.7.2 Trường hợp đường bộ cao tốc vượt trên các đường khác phải bảo đảm
tĩnh không (có xét đến quy hoạch trong tương lai) tương ứng với cấp kỹ thuật
của đường bên dưới.
2.7.3 Khoảng cách tối thiểu giữa các nút giao khác mức liên thông và các
chỗ ra, vào trên đường bộ cao tốc là 4,00 km. Khoảng cách giữa các vị trí nút
giao khác mức liên thông trên đường bộ cao tốc tối thiểu 10,00 km; ở gần các
thành phố lớn, khu đô thị lớn và khu chức năng quan trọng khoảng cách tối
thiểu 5,00 km.
2.7.4 Các thông số kỹ thuật áp dụng cho phạm vi nút giao khác mức liên
thông và các nhánh ra, vào đường bộ cao tốc.
2.7.4.1 Tốc độ thiết kế trên các đường nhánh thuộc phạm vi nút giao khác
mức liên thông được quy định tại Bảng 2 sau đây.
Bảng 2 Tốc độ thiết kế trên các đường nhánh thuộc phạm vi nút giao khác
mức liên thông
Đặc điểm nút giao khác mức liên thông Cấp tốc độ thiết kế (km/h)
120 100 80
Liên thông giữa đường bộ cao tốc với đường bộ cao tốc và đường cấp I, cấp II 80 ÷ 50 70 ÷ 40 60 ÷ 35
(50 ÷ 35)
Liên thông giữa đường bộ cao tốc với đường khác 60 ÷ 35 50 ÷ 35 40 ÷ 30
(35 ÷ 30)
Trị số trong ngoặc tương ứng với tốc độ thiết kế là 60 km/h.
2.7.4.2 Các yếu tố hình học của đường nhánh trong phạm vi chỗ giao khác
mức liên thông (bán kính đường cong, đường cong chuyển tiếp, siêu cao, độ mở
rộng, độ dốc dọc, đường cong đứng, tầm nhìn xe) phải bảo đảm yêu cầu tương ứng
với tốc độ thiết kế.
2.7.5 Phải bố trí đoạn tăng, giảm tốc phù hợp tại các nhánh vào, ra đường
bộ cao tốc.
2.8 Nền, mặt đường đường bộ cao tốc
2.8.1 Nền đường
2.8.1.1 Nền đường phải bảo đảm ổn định, duy trì được các kích thước hình
học, có đủ cường độ để chịu được các tác động của tải trọng xe và các yếu tố
thiên nhiên trong suốt thời gian sử dụng.
2.8.1.2 Nền đường phải tính toán, thiết kế xây dựng dựa trên các số liệu
khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn.
2.8.2 Mặt đường phải được thiết kế, xây dựng bảo đảm các yêu cầu về cường
độ, tính bền vững, độ nhám, độ bằng phẳng và khả năng thoát nước.
2.9 An toàn phòng hộ trên đường bộ cao tốc
2.9.1 Bố trí phòng hộ
2.9.1.1 Phải bố trí đồng bộ hệ thống phòng hộ bảo đảm an toàn giao thông
trên đường bộ cao tốc.
2.9.1.2 Phải bố trí hàng rào bảo vệ để ngăn cách người, gia súc hoặc thú
rừng qua đường.
2.9.2 Hệ thống báo hiệu trên đường bộ cao tốc được bố trí tuân thủ quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
2.9.3 Phải bố trí hệ thống vạch sơn dẫn hướng và kết hợp với việc bố trí
lan can phòng hộ hoặc cọc tiêu để bảo đảm an toàn khai thác.
2.9.4 Chống chói
2.9.4.1 Phải có biện pháp chống chói do đèn pha của xe chạy ngược chiều về
ban đêm.
2.9.4.2 Phải kiểm tra việc bảo đảm tầm nhìn ở các đoạn đường cong khi có
bố trí các giải pháp chống chói.
2.9.4.3 Trên đường bộ cao tốc có dải phân cách rộng từ 12,00 m trở lên
không cần có biện pháp chống chói.
2.9.5 Bố trí chiếu sáng trên đường bộ cao tốc tại các khu vực sau:
2.9.5.1 Khu vực có trạm thu phí.
2.9.5.2 Trong hầm.
2.9.5.3 Trong phạm vi các chỗ giao nhau liên thông trên đường bộ cao tốc.
2.9.6 Phải tính toán, bố trí tường chống ồn ở gần khu vực đông dân cư.
2.10 Quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ cao
tốc
2.10.1 Việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao
tốc thực hiện quy định tại Nghị định số 32/2014/NĐCP ngày 22/4/2014 của Chính
phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, được sửa đổi bổ
sung tại Nghị định số 25/2023/NĐCP ngày 19/5/2023 của Chính phủ và các Thông
tư hướng dẫn.
2.10.2 Tốc độ khai thác cho phép trên đường bộ cao tốc được xác định trên
cơ sở tốc độ thiết kế của tuyến đường bộ cao tốc, hiện trạng kỹ thuật của
đường bộ cao tốc, điều kiện thời tiết, khí hậu, lưu lượng, chủng loại phương
tiện tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.
2.10.3 Tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120
km/h. Tốc độ tối đa cho phép và tốc độ thiết kế không được chênh nhau quá 20
km/h; tốc độ tối đa cho phép của 02 đoạn tuyến liên tiếp không được chênh nhau
quá 20 km/h.
2.10.4 Bố trí quay đầu xe đối với phương tiện quá tải tại khu vực trạm
kiểm tra tải trọng xe.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1 Cục Đường cao tốc Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Quy
chuẩn này.
3.2 Đối với các vị trí nút giao liên thông, đường nhánh ra, vào trên đường
bộ cao tốc để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng không đáp
ứng khoảng cách tối thiểu quy định tại Điều 2.7.3 của Quy chuẩn này, Bộ Giao
thông vận tải xem xét quyết định đối với dự án thuộc thẩm quyền quản lý và các
dự án do địa phương quản lý theo đề xuất của địa phương.
3.3 Việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì các
đường bộ cao tốc tuân thủ theo các quy định trong Quy chuẩn này.
3.4 Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy
chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản
sửa đổi, bổ sung, thay thế./.
| Thông tư 06/2024/TT-BGTVT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Circular-06-2024-TT-BGTVT-National-Technical-Regulation-Expressway-607344.aspx | {'official_number': ['06/2024/TT-BGTVT'], 'document_info': ['Circular No. 06/2024/TT-BGTVT dated March 31, 2024 on National Technical Regulation on Expressway'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Nguyễn Duy Lâm'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/03/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
74 | TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 968/GSQLGQ3
V/v đề nghị hưởng chính sách đãi ngộ của chuyên gia của Bộ Y tế Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Ông Lê Văn Quý.
(Địa chỉ: 185 phố Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, HN)
Trả lời văn bản đề ngày 20/9/2013 của ông Lê Văn Quý về việc đề nghị xem xét
được hưởng chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc
theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam, Cục Giám sát quản lý về Hải quan
Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLTTCHQBNG
ngày 06/6/2000 của Tổng cục Hải quan và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Điều
4 Quyết định số 201/1999/QĐTTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một
số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan Hải quan không
có thẩm quyền xác nhận điều kiện cho hưởng chính sách đối với người Việt Nam ở
nước ngoài về nước làm việc theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam.
Đề nghị ông Lê Văn Quý căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
03/2000/TTLTTCHQBNG dẫn trên để thực hiện theo đúng quy định.
2. Xin lưu ý, căn cứ nội dung quy định tại Điều 4, Mục I Quyết định số
210/QĐTTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, quy định tại điểm a khoản
2 mục I Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLTTCHQBNG và mục I Thông tư liên
tịch số 03/2001/TTLTTCHQBNG ngày 21/6/2001 của Tổng cục Hải quan và Bộ Ngoại
giao thì Giấy xác nhận ông Lê Văn Quý là chuyên gia tư vấn tại công văn số
576/DPVP ngày 03/7/2013 của Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế (đơn vị trực thuộc Bộ
Y tế, không phải cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ) không đủ điều kiện để cơ
quan Hải quan xem xét, giải quyết cho ông Lê Văn Quý được tạm nhập khẩu miễn
thuế xe ô tô và các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân phục vụ cho công việc và
sinh hoạt trong thời gian ông Lê Văn Quý công tác tại Việt Nam.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan Tổng cục Hải quan trả lời nội dung trên để
ông Lê Văn Quý được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục HQTP Hà Nội (để theo dõi);
Lưu: VT, GQ3 (03b). KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Nhất Kha
| Công văn 968/GSQL-GQ3 | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-968-GSQL-GQ3-nam-2013-de-nghi-huong-chinh-sach-dai-ngo-Bo-Y-te-208966.aspx | {'official_number': ['968/GSQL-GQ3'], 'document_info': ['Công văn 968/GSQL-GQ3 năm 2013 đề nghị hưởng chính sách đãi ngộ của chuyên gia của Bộ Y tế do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Giám sát quản lý về hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Nhất Kha'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/10/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
75 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4317/TCTCS
V/v chính sách thuế TNDN Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH Bia Huế
(Địa chỉ: 243 Nguyễn Sinh Cung, Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế)
Trả lời công văn không số ngày 21/7/2014 của Công ty TNHH Bia Huế vướng mắc về
nghĩa vụ thuế liên quan đến việc chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 1 Điều 14 Chương IV Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/6/2014 của
Bộ Tài chính quy định:
“Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc
nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời
điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu
vốn.”
Tại khoản 2a Điều 14 Chương IV Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/6/2014
của Bộ Tài chính quy định:
“a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng Giá mua của phần vốn chuyển nhượng Chi phí chuyển nhượng
Trong đó:
Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển
nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
…
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan
thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ
quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có
chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với
phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn
định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác
định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế
hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian,
cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm
chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế
không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá
chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển
nhượng theo đúng quy định.
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá
trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu
đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc
chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan
thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp
như sau:
…
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ (đã được Bộ Tài
chính chấp thuận) có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng
và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường
hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp
bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng”.
Tại khoản 2c Điều 14 Chương IV Thông tư số 78/2014/TTBTC nêu trên quy
định:
“c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại
Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp
(gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực
hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai,
khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không
hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo
pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê
khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển
nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý thuế”.
Về chính sách thuế đối với chuyển nhượng vốn, tại công văn số 30705/CTHTr
ngày 23/6/2014 của Cục Thuế TP Hà Nội có hướng dẫn: “trường hợp Công ty
Carlsberg International A/S là doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhượng vốn góp
tại Nhà máy bia Đông Nam Á cho Công ty TNHH Bia Huế theo mô hình quản lý mới
nhằm tái cấu trúc tập đoàn thì Công ty TNHH Bia Huế có trách nhiệm xác định,
kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế TNDN phải nộp theo
hướng dẫn tại tiết b Khoản 8 Điều 12 Thông tư số 156/2013/TTBTC. Trường hợp
hợp đồng chuyển nhượng vốn không phát sinh thu nhập thì không phải nộp thuế
TNDN”.
Tại công văn số 3485/CTTTHT ngày 23/5/2014 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu có hướng dẫn: “trường hợp Công ty Carlsberg Breweries A/S (Công ty
CBAS/Nhà thầu nước ngoài) là cổ đông của Công ty cổ phần Bia Carlsberg Việt
NamVũng Tàu, khi Công ty CBAS có phát sinh hoạt động mua lại cổ phần trong
Công ty Cổ phần Bia Carlsberg Việt NamVũng Tàu, chuyển nhượng vốn cho Công ty
TNHH Bia Huế, thì Công ty (tại Việt Nam) phải thực hiện kê khai thuế TNCN,
TNDN từ chuyển nhượng vốn theo quy định tại Điều 12, Điều 16 Thông tư số
156/2013/TTBTC của Bộ Tài chính không phân biệt có hay không phát sinh thu
nhập. Trường hợp trong quá trình chuyển nhượng có phát sinh khoản chênh lệch
tỷ giá thì đây là khoản thu nhập có được từ chuyển nhượng vốn phải thực hiện
kê khai thuế TNCN, thuế TNDN theo quy định”.
Căn cứ quy định và trường hợp mà Công ty Carsberg Breweries A/S nêu trên, Cục
Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế tỉnh Bà RịaVũng Tàu đã có công văn hướng dẫn theo
quy định hiện hành. Theo đó, các Công ty nước ngoài là công ty con của tập
đoàn có chuyển nhượng vốn góp trong cùng tập đoàn cho Công ty TNHH Bia Huế thì
Công ty TNHH Bia Huế có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ
chức nước ngoài số thuế TNDN phải nộp theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp trong quá trình chuyển nhượng có phát
sinh thu nhập (kể cả thu nhập phát sinh từ chênh lệch tỷ giá) thì thu nhập này
thuộc đối tượng chịu thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty TNHH Bia Huế được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế;
Vụ PC TCT;
Lưu VT, CS (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 4317/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-4317-TCT-CS-nam-2014-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-lien-quan-chuyen-nhuong-von-nha-dau-tu-252978.aspx | {'official_number': ['4317/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4317/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Đầu tư, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/10/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
76 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 27/2003/NĐCP Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2003
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 27/2003/NĐCP NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2000/NĐCP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2000 QUY ĐỊNH CHI
TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09
tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục 1 của Nghị định số
24/2000/NĐCP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nghị định số 24/2000/NĐCP) như
sau:
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật
Đầu tư nước ngoài).
Nghị định này điều chỉnh các hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại
Việt Nam, bao gồm các hoạt động đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác
của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để trực tiếp tiến hành các hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi nhuận theo các hình thức của Luật Đầu
tư nước ngoài.
Các hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam đều phải tuân theo
các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định này và các văn bản quy phạm
pháp luật khác".
2. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước
đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định".
3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 6. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên
để tiến hành đầu tưư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với tổ chức, cá nhân
nước ngoài để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác
dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm
được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư nước
ngoài".
4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Khoản 1 được bổ sung thêm đoạn 2 như sau:
"Doanh nghiệp liên doanh bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được
thành lập tại Việt Nam liên doanh với các đối tượng nêu tại các điểm b, c và đ
khoản 2 Điều này".
Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung mục đ và bổ sung mục e như sau:
"đ) Doanh nghiệp liên doanh;
e) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài".
5. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 21. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
1. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
Nhà đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản
lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác
với nhau và/hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công
ty trách nhiệm hữu hạn, có tưư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được
thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư".
6. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 31. Tổ chức lại doanh nghiệp
1. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức đầu
tư (sau đây gọi chung là tổ chức lại doanh nghiệp) phải được cơ quan cấp Giấy
phép đầu tư chuẩn y theo các nội dung và thủ tục sau:
a) "Chia doanh nghiệp" là việc chia toàn bộ vốn bằng tiền và tài sản của một
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị chia) để thành
lập hai hoặc một số doanh nghiệp mới (gọi là doanh nghiệp được chia).
b) "Tách doanh nghiệp" là việc chuyển một phần vốn bằng tiền và tài sản của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (gọi là doanh nghiệp bị tách) để thành
lập thêm một hoặc một số doanh nghiệp mới (gọi là doanh nghiệp được tách).
c) "Sáp nhập doanh nghiệp" là việc một hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị sáp nhập) chuyển toàn bộ vốn bằng tiền và
tài sản của mình để sáp nhập vào một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
khác (gọi là doanh nghiệp nhận sáp nhập),
d) "Hợp nhất doanh nghiệp" là việc hai hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị hợp nhất) mang toàn bộ vốn bằng tiền và tài
sản của mình để hợp nhất với nhau chuyển thành một doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài mới (gọi là doanh nghiệp hợp nhất).
đ) "Chuyển đổi hình thức đầu tư" là việc dự án đã được cấp phép đầu tư theo
một hình thức của Luật Đầu tư nước ngoài chuyển đổi sang một hình thức đầu tư
khác của Luật Đầu tư nước ngoài".
Việc tổ chức lại doanh nghiệp phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị (đối
với doanh nghiệp liên doanh), hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài), hoặc các bên hợp doanh (đối với Hợp đồng hợp tác kinh
doanh).
Các doanh nghiệp tổ chức lại phải làm hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và 3
Điều này trình Cơ quan cấp phép đầu tư điều chỉnh Giấy phép đầu tư và/hoặc
thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới theo quy định của Luật Đầu
tư nước ngoài. Trường hợp chuyển thành doanh nghiệp Việt Nam thì phải đăng ký
theo một trong các loại hình doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị
định số 24/2000/NĐCP.
2. Hồ sơ đề nghị tổ chức tại doanh nghiệp gồm:
a) Đơn xin tổ chức tại doanh nghiệp;
b) Hồ sơ chuyển nhưượng vốn (đối với trưường hợp chuyển nhưượng vốn);
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc quyết định
của nhà đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài);
d) Điều lệ doanh nghiệp mới (trừ trưường hợp chuyển thành doanh nghiệp Việt
Nam) hoặc Điều lệ doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung;
đ) Hợp đồng liên doanh của doanh nghiệp mới hoặc Hợp đồng liên doanh sửa đổi,
bổ sung;
e) Hợp đồng sáp nhập hoặc hợp nhất giữa các doanh nghiệp;
g) Báo cáo tình hình hoạt động, tài chính của các doanh nghiệp trước khi được
tổ chức lại;
h) Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp;
i) Các tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất;
k) Các tài liệu khác khi cơ quan cấp Giấy phép đầu tư yêu cầu.
3. Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp có các nội dung chủ yếu nhưư
sau:
a) Tên, địa chỉ người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ các doanh nghiệp
trước và sau khi tổ chức lại doanh nghiệp;
b) Mục tiêu sản xuất, kinh doanh;
c) Phưương án sử dụng lao động;
d) Phưương án giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trước và
sau khi tổ chức lại doanh nghiệp;
đ) Thời hạn thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp.
4. Quyết định tổ chức lại doanh nghiệp được gửi đến các chủ nợ và người lao
động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
5. Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp
Giấy phép đầu tư ra quyết định chấp thuận việc tổ chức lại doanh nghiệp dưới
hình thức cấp Giấy phép đầu tưư. Trưường hợp không chấp thuận, cơ quan cấp
Giấy phép đầu tư phải có văn bản giải thích rõ lý do. Trường hợp doanh nghiệp
tổ chức lại đáp ứng điều kiện nêu tại điểm 2 khoản 22 Điều 1 Nghị định này thì
thực hiện thủ tục đăng ký cấp phép đầu tư".
7. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 32. Kế thừa quyền và nghĩa vụ sau khi tổ chức lại doanh nghiệp
1. Sau khi tổ chức lại doanh nghiệp và được cấp Giấy phép đầu tư, doanh
nghiệp mới kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũ, trừ trường hợp
các bên có thoả thuận khác được Cơ quan cấp phép đầu tư chấp thuận. Các quyền
và nghĩa vụ này được thực hiện theo phưương án giải quyết các quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp được nêu trong giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp
theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
2. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, địa bàn, quy mô và điều kiện đầu tư của các doanh
nghiệp tổ chức lại, các ưu đãi đối với các doanh nghiệp sau khi tổ chức lại sẽ
đương nhiên được áp dụng theo các quy định tương ứng của pháp luật hiện hành.
3. Các doanh nghiệp tổ chức lại thực hiện việc bố cáo thành lập và chấm dứt
hoạt động theo quy định tại Điều 27 và 38 Nghị định này".
8. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điểm b khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"b) Dự án sản xuất không thuộc loại các dự án nêu tại các khoản 2 và 3 Điều
này".
Điểm d khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"d) Doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp".
Điểm d khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"d) Doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công
nghệ cao; doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất".
Khoản 3 được bổ sung một đoạn vào cuối như sau:
"Điều kiện ưu đãi tại điểm (a) khoản 3 Điều này không áp dụng đối với dự án
sản xuất trong Khu công nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu dưới 50% sản phẩm, trừ
trường hợp dự án nêu trên đáp ứng 2 trong số các điều kiện nêu tại điểm a, b
và đ khoản 2 Điều này".
Bổ sung thêm khoản 7 như sau:
"7. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh
doanh đầu tư trong nhiều lĩnh vực và/hoặc đầu tư ở nhiều địa bàn khác nhau mà
có mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau, nếu hạch toán riêng thì
được áp dụng ưu đãi theo từng lĩnh vực và địa bàn; trường hợp không thể hạch
toán riêng thì áp dụng ưu đãi theo tỷ trọng vốn đầu tư".
9. Khoản 2 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Các dự án nêu tại khoản 2 Điều 46 Nghị định này được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm
dưới 50% và không đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a, b và đ khoản 2 Điều
46, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm, kể từ khi kinh doanh có
lãi.
b) Các dự án còn lại không nêu tại điểm a khoản 2 Điều này được miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp trong 02 năm, kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong
03 năm tiếp theo".
10. Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Khoản 5 và 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư vào dự án
thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục kèm theo
Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư,
linh kiện trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư sản xuất
linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu đối với
nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản
xuất".
Bổ sung thêm khoản 10 vào cuối Điều 57 như sau:
"10. Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để ban hành văn bản
hướng dẫn phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn
thuế nhập khẩu trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất nêu tại khoản 5 và 6
Điều này".
11. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 59. Giá tính thuế nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu áp dụng theo quy định tại
Điều 1 của Nghị định số 60/2002/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ
quy định về việc xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên
tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại".
12. Khoản 1 và 3 Điều 67 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được mua
ngoại tệ tại ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho các giao
dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định của pháp luật về
quản lý ngoại hối".
"3. Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng và một số dự án quan trọng khác trong trưường hợp các ngân hàng được phép
kinh doanh ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ nêu tại khoản 1 Điều
này".
13. Đoạn 1 khoản 2 Điều 81 được sửa đổi như sau:
"2. Giá trị công nghệ chuyển giao dùng để góp vốn do các bên thoả thuận".
14. Khoản 1 Điều 83 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp
tuyển dụng lao động Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật về lao
động".
15. Điều 84 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 84. Lương trả cho lao động Việt Nam
Mức lưương tối thiểu và lưương của lao động Việt Nam làm việc trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thực hiện theo quy
định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và trả bằng đồng Việt Nam".
16. Điều 85 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 85. Thuê đất, trả tiền thuê đất và nộp thuế sử dụng đất
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được Nhà nước
Việt Nam cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư và phải trả tiền thuê theo quy
định của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có nguồn
gốc do nhận chuyển nhượng hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà
tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng hoặc tiền sử dụng đất đã nộp không có
nguồn gốc từ ngân sách, thì không phải chuyển sang hình thức thuê đất, Bên
Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất theo pháp luật hiện hành".
17. Điều 88 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 88. Thẩm quyền quyết định cho thuê đất
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê đất đối với các dự án có vốn đầu
tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đất đai".
18. Điều 89 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 89. Bồi thường, giải phóng mặt bằng, hồ sơ thuê đất
1. Trưường hợp được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi có dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng
mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất. Chi phí bồi thường, giải toả
được tính vào vốn đầu tư của dự án. ủy ban nhân dân cấp tỉnh thoả thuận với
doanh nghiệp được thuê đất về nguồn tài chính để thực hiện việc bồi thường,
giải toả.
2. Trưường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Bên Việt
Nam có trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục
để được quyền sử dụng đất. Chi phí thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt
bằng được tính trong phần góp vốn của Bên Việt Nam hoặc do các Bên thoả thuận.
3. Đơn giá bồi thường thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.
4. Đối với dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tưư, việc xem
xét cho thuê đất được tiến hành đồng thời với việc xem xét cấp Giấy phép đầu
tưư.
5. Đối với các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư, tài liệu
liên quan đến đất kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các nội dung
sau:
a) Vị trí, diện tích đất sử dụng;
b) Giá tiền thuê đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị trên cơ sở khung giá
tiền thuê đất do Bộ Tài chính quy định;
c) Phưương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
6. Thủ tục, hồ sơ thuê đất, thuê lại đất thực hiện theo hưướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường".
19. Điều 92 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 92. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp giá trị quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại tổ
chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trả tiền thuê đất nhiều năm, nếu
thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 05 năm;
b) Doanh nghiệp liên doanh mà Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
đất, nếu thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn lại ít nhất 05 năm.
2. Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng
mặt bằng và tiền thuê đất đã trả trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử
dụng.
3. Hồ sơ và thủ tục thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".
20. Điều 95 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 95. Thẩm định quy hoạch và phưương án kiến trúc
Đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng: cầu, đường, sân bay, bến
cảng; các công trình công nghiệp thuộc nhóm A; cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp,
Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; khu đô thị, khu du lịch, khu vui chơi giải
trí; công trình biểu diễn nghệ thuật; công trình quảng cáo; nhà ở, khách sạn,
văn phòng và căn hộ; trường học; bệnh viện; công trình thể thao thì trong hồ
sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải kèm theo bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng công
trình.
Việc thẩm định quy hoạch tổng mặt bằng công trình được thực hiện trong quá
trình thẩm định dự án đầu tư".
21. Khoản 1 Điều 98 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về chất lượng công
trình; an toàn công trình; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; an toàn
lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ xây dựng công trình cũng nhưư trong
suốt thời gian sử dụng công trình".
22. Điều 105 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điểm b khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"b) Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hoặc quy hoạch sản phẩm đã được
duyệt. Trong trường hợp các quy hoạch trên chưa được duyệt, thì phải được sự
đồng ý của Bộ quản lý ngành".
Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, dự án thuộc diện đăng
ký cấp Giấy phép đầu tư phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Các dự án có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên;
b) Dự án đầu tư vào Khu công nghiệp không thuộc nhóm A, nhưng thuộc Danh mục
lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu
tư;~~~~
c) Thuộc lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư đến 05 triệu USD".
23. Điều 106 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 106. Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư ư
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư gồm:
a) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tưư;
b) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Văn bản xác nhận tưư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư được lập thành 03 bộ, trong đó ít nhất
có 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
3. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét hồ sơ xin đăng ký cấp Giấy phép đầu
tư, nếu đáp ứng đủ các điều kiện và thủ tục quy định tại Điều 105 và 106 Nghị
định này thì cấp Giấy phép đầu tư mà không cần xin ý kiến của bất kỳ cơ quan
nào khác.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ
quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo quyết định chấp thuận dưưới hình thức Giấy
phép đầu tư.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hưướng dẫn lập hồ sơ dự án đăng ký
cấp Giấy phép đầu tư"ư.
24. Khoản 2 Điều 112 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền liên quan
tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; trưường hợp có ý kiến khác nhau
phải báo cáo Thủ tưướng Chính phủ xem xét, quyết định. ủy ban nhân dân cấp
tỉnh không được ban hành các quy định ưu đãi về thuế, tài chính và các ưu đãi
khác vượt quá thẩm quyền của mình".
25. Điều 113 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 113. Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước
1. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan cấp phép đầu tư
trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn pháp lý hiện quản lý
nhà nước và chế độ phối hợp trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước
ngoài.
2. ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kịp thời các vấn đề thuộc
thẩm quyền và hưướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định tại
Giấy phép đầu tư và quy định của pháp luật. Trong quá trình xử lý, nếu các Bộ,
ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, thì
cần trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình đầu tư
nước ngoài cho các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, định kỳ làm việc
theo chế độ giao ban với các Bộ: Tài chính, Thưương mại, Tài nguyên và Môi
trường, Ngân hàng Nhà nước và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để xử lý
kịp thời các vấn đề phát sinh, giải quyết các vấn đề kiến nghị của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đề xuất những chính sách,
biện pháp cải thiện môi trưường đầu tư"ư.
26. Điểm a khoản 1 Điều 114 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Thủ tưướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm:
a) Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực:
Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu
đô thị, dự án BOT, BTO, BT;
Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng
không;
Hoạt động dầu khí;
Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
Xuất bản; dịch vụ in (trừ những dự án in tài liệu kỹ thuật; in bao bì, in
nhãn mác hàng hóa, in hoạ tiết thông thường trên hàng dệt may, da giầy), báo
chí; phát thanh, truyền hình; dịch vụ quảng cáo có gắn với phát hành quảng
cáo; hoạt động điện ảnh; biểu diễn nghệ thuật; kinh doanh trò chơi có thưởng;
cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục phổ thông, đào tạo các bậc cao đẳng, đại học,
trên đại học và tương đương; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho
người;
Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;
Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm;
Xây dựng nhà ở để bán;
Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh".
27. Khoản 2 Điều 115 được bổ sung thêm mục e và g như sau:
"e) Dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo;
g) Xây dựng và kinh doanh siêu thị".
28. Khoản 1 Điều 116 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố quy hoạch và danh mục dự án thu hút
đầu tư nước ngoài tại địa phưương sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư"ư.
29. Điều 117 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điểm a khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giải quyết các vấn đề trong quá trình
xúc tiến, hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư gồm:
a) Hưướng dẫn, phối hợp các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc
lập quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài;
xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; đề xuất việc cử cán bộ và đặt
đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại những khu vực và quốc gia có tiềm năng
đầu tư vào Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ; tiến hành các hoạt động xúc
tiến đầu tư".
Bổ sung thêm khoản 3 như sau:
"3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia và phối hợp với Bộ Tư pháp thường xuyên
thực hiện việc rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư
nước ngoài, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các
văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có giá trị pháp lý cao hơn".
30. Khoản 3 Điều 121 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Các quy định hiện hành mà ưưu đãi hơn các quy định tưương ứng trước đó,
thì sẽ đương nhiên được áp dụng. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư trên cơ sở đề
nghị của nhà đầu tư điều chỉnh Giấy phép đầu tư ưcho nhà đầu tư hưởng các ưu
đãi kể từ ngày các văn bản pháp luật hiện hành quy định những ưu đãi đó có
hiệu lực".
31. Khoản 3 Điều 123 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục khen thưởng được áp dụng theo quy định
của Chính phủ về thi đua, khen thưởng".
32. Các Điều 3 khoản 1 điểm a và b, Điều 46 khoản 2 điểm a và khoản 3 điểm b,
khoản 4 điểm a, Điều 48 khoản 4, Điều 57 khoản 8, Điều 79 khoản 4, Điều 81
khoản 3, Điều 82 khoản 2 và 4, Điều 87 khoản 2, Điều 90, Điều 113 khoản 3 và
Điều 117 khoản 1 điểm c được sửa đổi, bổ sung như sau:
Các Điều 3 khoản 1 điểm a và b, Điều 46 khoản 2 điểm a và khoản 3 điểm b,
khoản 4 điểm a, Điều 48 khoản 4, Điều 57 Khoản 8 thay cụm từ "Danh mục dự án
đặc biệt khuyến khích đầu tư" thành "Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích
đầu tư" và thay cụm từ "Danh mục dự án khuyến khích đầu tư" thành "Danh
mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư" ;
Điều 79 khoản 4 đoạn cuối, cụm từ "Tổng cục Hải quan" thay bằng cụm từ "Bộ Tài
chính";
Các Điều 81 khoản 3 đoạn cuối, Điều 82 khoản 2 và 4 và Điều 117 khoản 1 điểm
c, cụm từ "Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường" thay bằng cụm từ "Bộ Khoa học
và Công nghệ";
Các Điều 87 khoản 2 và Điều 113 khoản 3, cụm từ "Tổng cục Địa chính" thay bằng
cụm từ "Bộ Tài nguyên và Môi trường";
Điều 90 thay cụm từ "thời hạn" thành "thời điểm".
33. Phụ lục 1 của Nghị định số 24/2000/NĐCP được sửa đổi, bổ sung như Phụ
lục kèm theo Nghị định này.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy
định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký)
PHỤ LỤC I
I. DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẶC BIỆT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
Sản xuất, chế biến xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên;
Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong
nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên;
Sản xuất các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao;
Nuôi trồng nông, lâm, thủy sản;
Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép,
sắt xốp; luyện gang;
Sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực: khai thác dầu
khí, mỏ, năng lượng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ
gia công kim loại, thiết bị luyện kim;
Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất
trong y học;
Sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm;
Sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm; ứng dụng công nghệ mới về sinh
học; công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin;
Công nghiệp kỹ thuật cao;
Đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) chiếm 25% doanh thu;
Sản xuất thiết bị xử lý chất thải;
Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
Sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh;
Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
II. DANH MỤC LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
Thăm dò, khai thác và chế biến sâu khoáng sản;
Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;
Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều
nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên);
Sử dụng thường xuyên từ 500 lao động trở lên
Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ rừng tự nhiên trong nước), thuỷ sản từ
nguồn nguyên liệu trong nước;
Bảo quản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;
Phát triển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫn
khí, kho, cảng dầu;
Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn,
sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;
Sản xuất khí cụ điện trung, cao thế;
Sản xuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuất
máy, phụ tùng ngành động lực, thuỷ lực, máy áp lực;
Sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy
thi công xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;
Đóng tàu thuỷ; sản xuất động lực tàu thủy, thiết bị phụ tùng cho các tàu
vận tải, tàu đánh cá;
Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử;
Sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết bị tưới
tiêu;
Sản xuất thiết bị ngành dệt, may;
Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;
Sản xuất các loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có
phần giá trị gia tăng nội địa từ 40% trở lên;
Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, hoá
chất chuyên dùng;
Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;
Sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện,
cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, vật liệu chịu lửa, chất dẻo xây
dựng, sợi thuỷ tinh;
Sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ;
Sản xuất bột giấy;
Sản xuất tơ, sợi, vải đặc biệt dùng trong ngành công nghiệp;
Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cao cấp để sản xuất giầy, dép, quần áo xuất
khẩu;
Sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu;
Sản xuất nguyên liệu thuốc, sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu
chuẩn GMP quốc tế;
Cải tạo, phát triển nguồn năng lượng;
Vận tải hành khách công cộng;
Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga;
Xây dựng nhà máy sản xuất nước, hệ thống cấp thoát nước;
Xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao;
Dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp.
III. DANH MỤC ĐỊA BÀN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
STT Tỉnh/thành phố Mục A: Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn Mục B: Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
1 Hà Giang Toàn bộ các huyện và thị xã
2 Cao Bằng Toàn bộ các huyện và thị xã
3 Lai Châu Toàn bộ các huyện và thị xã
4 Lào Cai Toàn bộ các huyện và thị xã
5 Sơn La Toàn bộ các huyện và thị xã
6 Bắc Kạn Toàn bộ các huyện và thị xã
7 Tuyên Quang Toàn bộ các huyện và thị xã
8 Lạng Sơn Toàn bộ các huyện và thị xã
9 Yên Bái Toàn bộ các huyện và thị xã
10 Thái Nguyên Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên
11 Bắc Giang Toàn bộ các huyện và thị xã
12 Vĩnh Phúc Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên Các huyện không thuộc Mục A
13 Phú Thọ Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Việt Trì
14 Hoà Bình Toàn bộ các huyện và thị xã
15 Bắc Ninh Các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành
16 Hà Nội Huyện Sóc Sơn
17 Hà Tây Các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, ứng Hoà
18 Quảng Ninh Các huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Đông Triều và thị xã Móng Cái Huyện Yên Hưng và các thị xã: Cẩm Phả, Uông Bí
19 Hải Phòng Các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng
20 Hải Dương Huyện Chí Linh Toàn bộ các huyện không thuộc mục A
21 Hưng Yên Toàn bộ các huyện và thị xã
22 Thái Bình Toàn bộ các huyện và thị xã
23 Hà Nam Toàn bộ các huyện và thị xã
24 Nam Định Toàn bộ các huyện và thành phố Nam Định
25 Ninh Bình Các huyện: Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn Thị xã Tam Điệp và các huyện không thuộc mục A
26 Thanh Hoá Các huyện: Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hoá, Bá Thước, Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Quan Sơn, Mường Lát Các huyện không thuộc mục A
27 Nghệ An Các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Đô Lương Thị xã Cửa Lò và các huyện không thuộc mục A
28 Hà Tĩnh Toàn bộ các huyện Thị xã Hà Tĩnh
29 Quảng Bình Toàn bộ các huyện Thị xã Đồng Hới
30 Quảng Trị Thị xã Quảng Trị và các huyện Thị xã Đông Hà
31 Thừa Thiên Huế Toàn bộ các huyện Thành phố Huế
32 Đà Nẵng Huyện Hòa Vang và các quận: Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu
33 Quảng Nam Toàn bộ các huyện và thị xã Hội An Thị xã Tam Kỳ
34 Quảng Ngãi Toàn bộ các huyện Thị xã Quảng Ngãi
35 Bình Định Toàn bộ các huyện Thành phố Quy Nhơn
36 Phú Yên Toàn bộ các huyện Thị xã Tuy Hoà
37 Khánh Hoà Các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh Các huyện không thuộc mục A
38 Bình Thuận Toàn bộ các huyện Thành phố Phan Thiết
39 Ninh Thuận Toàn bộ các huyện Thị xã Phan Rang
40 Kon Tum Toàn bộ các huyện và thị xã
41 Gia Lai Toàn bộ các huyện và thị xã
42 Đắk Lắk Toàn bộ các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột
43 Lâm Đồng Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Đà Lạt
44 Đồng Nai Các huyện: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc
45 Bình Phước Toàn bộ các huyện và thị xã
46 Bình Dương Các huyện: Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dầu Tiếng
47 Tây Ninh Toàn bộ các huyện Thị xã Tây Ninh
48 Thành phố Hồ Chí Minh Các huyện: Cần Giờ, Củ Chi
49 Bà Rịa Vũng Tàu Các huyện: Long Đất, Xuyên Mộc,
50 Long An Toàn bộ các huyện Thị xã Tân An
51 Đồng Tháp Toàn bộ các huyện và thị xã
52 Tiền Giang Toàn bộ các huyện và thị xã Thành phố Mỹ Tho
53 Bến Tre Toàn bộ các huyện và thị xã
54 Vĩnh Long Toàn bộ các huyện và thị xã
55 Trà Vinh Toàn bộ các huyện và thị xã
56 An Giang Toàn bộ các huyện và thành phố Long Xuyên
57 Cần Thơ Toàn bộ các huyện và thị xã Thành phố Cần Thơ
58 Sóc Trăng Toàn bộ các huyện và thị xã
59 Bạc Liêu Toàn bộ các huyện và thị xã
60 Cà Mau Toàn bộ các huyện và thị xã
61 Kiên Giang Toàn bộ các huyện và thị xã
IV. DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Điều kiện về hình thức đầu tư:
1.1. Chỉ đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và Bên Việt Nam là
đơn vị chuyên ngành được phép kinh doanh lĩnh vực này:
Thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông; kinh
doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước, chuyển phát thư quốc tế;
Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình.
1.2. Chỉ đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp
liên doanh:
Khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm;
Vận tải hàng không, đường sắt, đường biển; vận tải hành khách công cộng;
xây dựng cảng, ga hàng không (trừ các dự án BOT, BTO, BT);
Kinh doanh dịch vụ hàng hải, hàng không;
Văn hoá (trừ những dự án in tài liệu kỹ thuật, in bao bì, in nhãn mác hàng
hoá, in trên hàng dệt may, da giầy; gia công vẽ xen phim hoạt hình bằng kỹ
thuật đồ hoạ vi tính; các khu vui chơi giải trí thể thao);
Trồng rừng (trừ việc trồng rừng gián tiếp thông qua các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thuộc rừng sản
xuất, rừng phòng hộ và nhà đầu tư hỗ trợ về vốn, giống, kỹ thuật, phân bón và
thu mua sản phẩm theo hợp đồng);
Du lịch lữ hành;
Sản xuất thuốc nổ công nghiệp;
Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật).
2. Điều kiện dự án gắn với đầu tư tạo nguồn nguyên liệu:
Sản xuất, chế biến sữa;
Sản xuất dầu thực vật, đường mía;
Chế biến gỗ (trừ dự án sử dụng gỗ nhập khẩu);
3. Dự án đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước và dự án
đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ: thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ.
V. DANH MỤC LĨNH VỰC KHÔNG CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
1. Các dự án gây nguy hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng và lợi ích công
cộng;
2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục
của Việt Nam
3. Các dự án gây tổn hại đến môi trường sinh thái; các dự án xử lý phế thải
độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam;
4. Sản xuất các loại hoá chất độc hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo
điều ước quốc tế.
| Nghị định 27/2003/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-27-2003-ND-CP-huong-dan-Luat-Dau-tu-nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam-sua-doi-Nghi-dinh-24-2000-ND-CP-50597.aspx | {'official_number': ['27/2003/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Phan Văn Khải'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/03/2003', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '22/04/2003', 'note': ''} |
77 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 35/2024/QĐUBND Tiền Giang, ngày 02 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ TRẤN VÀM LÁNG, HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH
TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số85/2020/NĐCP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;
Thực hiện Quyết định số1762/QĐTTg ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 20212030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Thực hiện Nghị quyết số16/NQHĐND ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Tiền Giang về thông qua Quy chế quản lý kiến trúc các thị trấn và các
đô thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông tại Tờ trình số 1870/TTr
UBND ngày 09/7/2024 về việc trình phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn
Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và Báo cáo th ẩ m định số
27 1 1/BCSXD ngày 09/8/2024 của Sở Xây dựng;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2859/TTrSXD ngày 20/8/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý kiến trúc thị
trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 10 năm 2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi
trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện Gò Công Đông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KTVBQPPL Bộ Tư pháp;
Bộ Xây dựng;
TT. Tỉnh ủy;
TT.HĐND tỉnh;
Các Ban: KTNS, VHXH;
UB MTTQVN tỉnh TG;
CT, các PCT UBND tỉnh;
VPUBND: CVP, các PCVP;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Báo Ấp bắc;
Đài PTTH tỉnh;
Công báo tỉnh;
Lưu: VT, P.KT(Hoàng). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Trọng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00628872files/image001.gif)
| Quyết định 35/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-35-2024-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-kien-truc-thi-tran-Vam-Lang-huyen-Go-Cong-Dong-Tien-Giang-628872.aspx | {'official_number': ['35/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 35/2024/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tiền Giang', ''], 'signer': ['Phạm Văn Trọng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
78 | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3645/QĐBTNMT Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC DỮ LIỆU MỞ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số68/2022/NĐCP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Căn cứ Nghị định số47/2020/NĐCP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về
quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 47/2024/NĐCP ngày 09 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy
định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì,
khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số85/2016/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về
bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Quyết định số749/QĐTTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số942/QĐTTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
giai đoạn 20212025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số142/QĐTTg ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên
môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Danh mục dữ liệu mở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (sau đây viết tắt là Danh mục dữ liệu mở) tại Phụ lục kèm
theo Quyết định này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Các đơn vị quản lý, cung cấp dữ liệu mở (cụ thể tại Phụ lục kèm theo)
a) Chủ trì thu thập, xây dựng, hoàn thiện, cập nhật, đăng tải, công bố để khai
thác, sử dụng dữ liệu mở thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý tại Phụ lục kèm theo
Quyết định này trên Cổng dữ liệu mở Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Chịu trách nhiệm về danh mục, nội dung, chất lượng và thực hiện các biện
pháp giám sát, bảo đảm an toàn thông tin trong việc công bố, cung cấp sử dụng
dữ liệu mở thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ tuyên truyền, hỗ
trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu mở.
d) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, cập nhật,
điều chỉnh Danh mục dữ liệu mở thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của đơn vị mình
(nếu có) gửi Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường để
tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét cập nhật Danh mục dữ liệu mở.
đ) Báo cáo Bộ (qua Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi
trường) theo định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất về tình
hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định này.
2. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường
a) Làm đơn vị đầu mối, phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật về công nghệ thông tin để
triển khai thực hiện tại Quyết định này.
b) Xây dựng, vận hành, duy trì Cổng dữ liệu mở Bộ Tài nguyên và Môi trường,
bảo đảm kỹ thuật việc quản lý, cập nhật, công bố, cung cấp dữ liệu mở; kết
nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dữ liệu quốc gia, với các hệ thống thông tin/cơ
sở dữ liệu liên quan của Bộ, ngành tài nguyên và môi trường.
c) Hỗ trợ kỹ thuật, giám sát, bảo đảm an toàn thông tin trong công bố, quản
lý, cập nhật, cung cấp dữ liệu mở trên Cổng dữ liệu mở Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
d) Tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục dữ liệu mở thuộc phạm vi quản lý
của Bộ, báo cáo Bộ trưởng xem xét, ban hành. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng về
tình hình, kết quả triển khai thực hiện Quyết định này hàng năm (trước ngày 20
tháng 12) hoặc đột xuất theo yêu cầu.
3. Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổng hợp, tham
mưu bố trí ngân sách theo quy định để triển khai việc xây dựng, hoàn thiện,
cập nhật, công bố sử dụng dữ liệu mở.
4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
a) Căn cứ Danh mục dữ liệu mở kèm theo Quyết định này, rà soát, đề xuất danh
mục dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân ban hành
trong Danh mục dữ liệu mở cấp tỉnh.
b) Phối hợp, tham gia thu thập, xây dựng, hoàn thiện, cập nhật, đăng tải, công
bố để khai thác, sử dụng dữ liệu theo Danh mục dữ liệu mở theo quy định.
5. Các tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường phải
tuân thủ các quy định về sử dụng dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài
nguyên môi trường, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
UBQG về CĐS (để b/c);
Các Bộ: Công an; Thông tin và Truyền thông;
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy (để b/c);
Các Thứ trưởng;
Lưu: VT, CĐS. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quý Kiên
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỮ LIỆU MỞ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 3645/QĐBTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT Tên tập dữ liệu Mô tả Đơn vị chủ trì cung cấp Thời gian cung cấp lần đầu Tần suất cập nhật, cung cấp Căn cứ xác định/Ghi chú
I Lĩnh vực đất đai
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt; báo cáo thuyết minh, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã được phê duyệt và file chụp bản gốc toàn văn của quyết định phê duyệt và báo cáo, bản đồ kèm theo. Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất. Năm 2025 05 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày Quy hoạch được phê duyệt) Điểm a khoản 1 Điều 24, điểm a khoản 3 Điều 75 Luật Đất đai năm 2024; điểm b khoản 1 Điều 58 Nghị định số 101/2024/NĐCP; điểm c khoản 6 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐCP.
2. Kết quả kiểm kê đất đai của cả nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ kiểm kê đất đai, ngày tháng năm phê duyệt; kết quả kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định phê duyệt và báo cáo, bản đồ kèm theo. Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai Năm 2025 05 năm (trước ngày 30 tháng 9 của năm kế tiếp của năm kiểm kê đất đai) Điểm b khoản 1 Điều 24, khoản 6 Điều 59 Luật Đất đai năm 2024, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
3. Kết quả thống kê đất đai của cả nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ thống kê đất đai, ngày tháng năm phê duyệt; kết quả thống kê đất đai hàng năm của cả nước và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định phê duyệt. Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai Năm 2025 Hàng năm (trước ngày 30 tháng 6 hàng năm) Điểm b khoản 1 Điều 24, khoản 6 Điều 59 Luật Đất đai năm 2024, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, phê duyệt.
4. Kết quả điều tra, đánh giá bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của cả nước, các vùng kinh tế xã hội. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ điều tra, đánh giá, ngày tháng năm phê duyệt; kết quả điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của cả nước, các vùng và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định phê duyệt và tài liệu, báo cáo, bản đồ liên quan kèm theo. Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất. Năm 2025 05 năm (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày kết quả điều tra được phê duyệt) Điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 55 Luật Đất đai năm 2024; điểm d khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 101/2024/NĐCP; điểm a khoản 6 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐCP; điểm d khoản 1 Điều 13 và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 101/2024/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, công bố.
5. Kết quả điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo chuyên đề. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ điều tra đánh giá, ngày tháng năm phê duyệt; kết quả điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo chuyên đề của cả nước, các vùng và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định phê duyệt Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất. Năm 2025 Hàng năm Điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 55 Luật Đất đai năm 2024, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
6. Diện tích đất bị thoái hóa. Dữ liệu cung cấp thông tin về: mã, tên, loại hình thoái hóa, loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng); diện tích bị thoái hóa (nhẹ, trung bình, nặng) theo loại hình thoái hóa, loại đất của từng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế xã hội. Năm 2025 5 năm Mã chỉ tiêu 2105 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 94/2022/NĐCP , sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, ban hành.
7. Danh sách Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã bị hủy. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành văn bản; danh sách Giấy chứng nhận bị hủy và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt, Giấy chứng nhận bị hủy kèm theo. Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai Năm 2025 Hàng năm Điểm d khoản 8 Điều 46 Nghị định số 101/2024/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, phê duyệt từ báo cáo của Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
8. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đất đai (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của giấy phép/quyết định/giấy xác nhận/…; tên, địa chỉ, … của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép/quyết định/ giấy xác nhận/… và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép/quyết định/giấy xác nhận/… Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
9. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai. Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai Năm 2024 Hàng năm Điều 225 Luật Đất đai năm 2024; điểm b khoản 1 Điều 58 Nghị định số 101/2024/NĐCP; khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐ CP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
II Lĩnh vực tài nguyên nước
10. Kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cấp phê duyệt; tên, nội dung chính kịch bản nguồn nước theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật Tài nguyên nước năm 2023, Điều 41 Nghị định số 53/2024/NĐ CP và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 Hàng năm Khoản 1 Điều 10 và Điều 35 Luật Tài nguyên nước năm 2023; Điều 41 Nghị định số 53/2024/NĐCP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
11. Kết quả kiểm kê tài nguyên nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ kiểm kê, ngày tháng năm, cấp phê duyệt; kết quả kiểm kê số lượng, chất lượng nước, khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước tự nhiên, nhân tạo; nước mưa; các công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất và nước biển; các công trình xả nước thải vào nguồn nước tính đến thời điểm thực hiện kiểm kê và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định phê duyệt kết quả Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 05 năm (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm kê được phê duyệt) Khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước năm 2023; khoản 4 Điều 6 và khoản 3 Điều 77 Nghị định số 53/2024/NĐCP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
12. Báo cáo tài nguyên nước quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ báo cáo, ngày tháng năm, cấp phê duyệt, nội dung chính của báo cáo theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 53/2024/NĐCP và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo tài nguyên nước quốc gia đã được phê duyệt, văn bản phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 5 năm (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày báo cáo được phê duyệt) Khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước năm 2023; Điều 7 Nghị định số 53/2024/NĐCP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
13. Kết quả hạch toán tài nguyên nước cho các lưu vực sông và quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ hạch toán, ngày tháng năm, cấp phê duyệt, nội dung kết quả hạch toán tài nguyên nước theo quy định tại Điều 73 Nghị định số 53/2024/NĐCP và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2035 Theo kỳ hạch toán Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2023; và mục 4 (từ Điều 70 đến Điều 75) Nghị định số 53/2024/NĐ CP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
14. Dòng chảy tối thiểu. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ, ngày tháng năm, cấp phê duyệt; nội dung dòng chảy tối thiểu trên sông, suối liên tỉnh, liên quốc gia và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 05 năm (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt) Điều 24 Luật Tài nguyên nước năm 2023, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ, ngày tháng năm, cấp phê duyệt; nội dung dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa quy định thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên nước và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định phê duyệt Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 Điều 24 Luật Tài nguyên nước năm 2023, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
15. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ quy hoạch, ngày tháng năm phê duyệt; báo cáo thuyết minh, bản đồ quy hoạch, nội dung của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định số 53/2024/NĐCP và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 05 năm hoặc điều chỉnh khi cần thiết (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) Điều 17, 18, 19 Luật Tài nguyên nước năm 2023; điểm b khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 53/2024/NĐ CP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
16. Chức năng nguồn nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ, ngày tháng năm, cấp phê duyệt; chức năng nguồn nước cơ bản theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 22 Luật Tài nguyên nước năm 2023 đối với nguồn nước mặt liên tỉnh và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 05 năm Khoản 5 Điều 22 Luật Tài nguyên nước năm 2023.
17. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ, ngày tháng năm phê duyệt; danh sách các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (mã, tên, vị trí, diện tích, …) và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 05 năm Khoản 6 Điều 26 Luật Tài nguyên nước năm 2023, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
18. Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt liên tỉnh (trên địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ, ngày tháng năm phê duyệt; danh sách các hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt liên tỉnh (mã, tên, vị trí, diện tích, …), nội dung Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định số 53/2024/NĐCP và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 Hàng năm (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày Danh mục được phê duyệt) Khoản 6 Điều 63 Luật Tài nguyên nước năm 2023; khoản 2 Điều 56 Nghị định số 53/2024/NĐCP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
19. Bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; nội dung bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 Hàng năm (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày bộ chỉ số được phê duyệt) Khoản 2 Điều 79 Luật Tài nguyên nước năm 2023, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
20. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ quy hoạch, ngày tháng năm, cấp phê duyệt; nội dung “Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 53/2024/NĐCP và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 10 năm hoặc điều chỉnh khi cần thiết (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) Khoản 4 Điều 9 Luật tài nguyên nước năm 2023; điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 53/2024/NĐ CP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực tài nguyên nước (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của giấy phép/quyết định cấp phép; tên, địa chỉ, … của tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất, xả thải vào nguồn nước và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép/quyết định cấp phép. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
22. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước. Cục Quản lý tài nguyên nước Năm 2025 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
III Lĩnh vực địa chất và khoáng sản
23. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ quy hoạch, ngày tháng năm ban hành và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Cục Địa chất Việt Nam Năm 2024 10 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) Khoản 2 Điều 15, Điều 10 Luật Khoáng sản năm 2010; khoản 4 Điều 12 Nghị định số 158/2016/NĐCP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
24. Danh mục di sản địa chất, công viên địa chất. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách di sản địa chất, công viên địa chất: tên, vị trí, diện tích khoanh định, năm thành lập, … và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt, công nhận. Cục Địa chất Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Điểm b khoản 8 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐ CP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, phê duyệt.
25. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ quy hoạch, ngày tháng năm ban hành và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản. Cục Khoáng sản Việt Nam Dự kiến 20252026 10 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) Khoản 2 Điều 15, Điều 10 Luật Khoáng sản năm 2010; khoản 4 Điều 12 Nghị định số 158/2016/NĐCP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
26. Danh mục khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ: ký hiệu, tên khoáng sản, tên vị trí, tọa độ, diện tích khu vực file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Cục Khoáng sản Việt Nam Dự kiến 20252026 Hàng năm Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 158/2016/NĐCP; điểm b khoản 8 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, phê duyệt.
27. Danh mục khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ: tên, vị trí, tọa độ, diện tích khoanh định và file chụp bản gốc quyết định phê duyệt danh mục khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ. Cục Địa chất Việt Nam Dự kiến 20252026 Hàng năm Điểm b khoản 8 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐ CP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, phê duyệt.
28. Danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách khu vực dự trữ khoáng sản: loại khoáng sản, tên, vị trí, tọa độ, diện tích khu vực, tổng tài nguyên, trữ lượng, thời gian, mức sâu dự trữ và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Cục Khoáng sản Việt Nam Dự kiến 20252026 Hàng năm Điểm c khoản 2 Điều 80, Điều 25, 29 Luật Khoáng sản năm 2010, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
29. Danh mục khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản chia theo loại khoáng sản, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tên, vị trí mỏ, điểm mỏ, tọa độ, diện tích khu vực và file chụp bản gốc quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản kèm theo phụ lục danh mục các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản. Cục Khoáng sản Việt Nam Dự kiến 20252026 10 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) Điểm c khoản 2 Điều 80, Điều 26, 10 Luật Khoáng sản năm 2010, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
30. Danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cơ quan ban hành; danh sách khu vực không đấu giá: tên, vị trí, tọa độ, diện tích khu vực và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Cục Khoáng sản Việt Nam Dự kiến 20252026 Hàng năm (trong thời gian 07 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt) Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
31. Danh mục khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành; danh sách khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tên, vị trí khu vực kèm theo số tuyến, diện tích, chiều dài khoanh định và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản. Cục Khoáng sản Việt Nam Dự kiến 20252026 Hàng năm Khoản 3 Điều 28 Luật Khoáng sản năm 2010, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
32. Danh mục khu vực khoáng sản thuộc đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; khu vực khoáng sản: tên, loại khoáng sản, vị trí, tọa độ, diện tích khoanh định, … và file chụp bản gốc quyết định phê duyệt đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân. Cục Địa chất Việt Nam Dự kiến 20252026 Hàng năm (trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đề án được phê duyệt) Điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định số 158/2016/NĐCP; khoản 1 Điều 2 Quyết định số 680/QĐTTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
33. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực địa chất, khoáng sản (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của giấy phép/quyết định cấp phép/giấy xác nhận; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, thăm dò khoáng sản, …, giao nộp, khai thác, sử dụng dữ liệu về địa chất, khoáng sản khoáng sản và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép/quyết định cấp phép/giấy xác nhận. Cục Địa chất Việt Nam; Cục Khoáng sản Việt Nam Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
34. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực địa chất, khoáng sản (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Cục Địa chất Việt Nam; Cục Khoáng sản Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
IV Lĩnh vực môi trường
35. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cấp ban hành, tên, kỳ quy hoạch và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Vụ Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2025 05 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh Điểm a khoản 9 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐ CP; điểm c khoản 9 Điều 151 Nghị định số 08/2022/NĐCP, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
36. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cấp ban hành, tên, kỳ quy hoạch và file chụp bản gốc toàn văn Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2025 05 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) Khoản 1 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; điểm c khoản 9 Điều 151 Nghị định số 08/2022/NĐ CP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
37. Danh mục quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt; kết quả thẩm định theo quy định tại mã thông tin NT.2.1 Mẫu số 01 Phụ lục V Thông tư số 02/2022/TT BTNMT (trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật) và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt kết quả thẩm định. Vụ Môi trường Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm (trong thời gian 05 ngày sau khi kết quả thẩm định được phê duyệt) Khoản 1 Điều 34, khoản 5 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Khoản 4 Điều 102 Nghị định số 08/2022/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành quyết định.
38. Chất lượng môi trường không khí. Dữ liệu cung cấp thông tin về: tên trạm quan trắc, địa chỉ, chỉ số chất lượng không khí (AQI VN 1h, AQI VN 24h), số ngày trong năm có các giá trị AQI VN theo thang chỉ số, số ngày trong năm có chất lượng không khí ở các mức. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 12, khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 6 Điều 102 Nghị định số 08/2022/NĐCP.
39. Chất lượng môi trường nước. Dữ liệu cung cấp thông tin về: tên trạm quan trắc, địa chỉ, chỉ số chất lượng nước (WQI VN), số đợt trong năm có chất lượng nước ở các mức. Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 6 Điều 102 Nghị định số 08/2022/NĐCP.
40. Sự cố môi trường. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cơ quan báo cáo; tên sự cố; khu vực, địa chỉ nơi xảy ra sự cố môi trường; nguyên nhân, loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường; phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật; biện pháp, kết quả khắc phục sự cố và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2026 Hàng quý/năm Khoản 2 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, khoản 8 Điều 102 Nghị định số 08/2022/NĐCP. Trong thời hạn 05 ngày sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành báo cáo hoặc sau khi sự cố được khắc phục.
41. Danh mục khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt; khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường: tên, địa chỉ/vị trí, diện tích, phạm vi, kết quả quan trắc, điều tra, cơ quan quản lý, chủ sở hữu, tình trạng xử lý ô nhiễm và file chụp bản gốc toàn văn kết quả quan trắc, điều tra, đánh giá. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2026 Hàng năm Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 08/2022/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá.
42. Danh mục khu vực ô nhiễm môi trường đất. Dữ liệu cung cấp thông tin về: tên khu vực, địa chỉ, loại khu vực, mức độ ô nhiễm, cơ quan quản lý, chủ sở hữu, diện tích, tình trạng xử lý ô nhiễm. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 3 Điều 15, khoản 4 Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐCP.
43. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực môi trường (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách giấy phép môi trường đã được cấp: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung cấp phép; tên, địa chỉ, … của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 2 Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
44. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục.
45. Danh mục sản phẩm, dịch vụ được cấp chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam. Dữ liệu cung cấp thông tin về: tên sản phẩm, dịch vụ, tổ chức/cá nhân sở hữu, địa chỉ, mã số, thông tin văn bản chứng nhận (số hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt danh mục sản phẩm, dịch vụ được cấp chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 150 Nghị định số 08/2022/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục.
46. Danh mục tổ chức, đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm của văn bản công bố; danh sách tên, địa chỉ tổ chức, đơn vị kèm theo mã, tên, loại,… tỷ lệ, quy cách sản phẩm, bao bì phải thực hiện tái chế và file chụp bản gốc toàn văn văn bản công bố. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Năm 2026 Hàng năm Khoản 6 Điều 79 Nghị định số 08/2022/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
47. Báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: mã, tên, kỳ báo cáo, ngày tháng năm, cơ quan ban hành và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường và các đơn vị có liên quan Năm 2024 Định kỳ 05 năm (Trước kỳ họp cuối năm của năm cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội) Điểm a khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, điểm h khoản 9 Điều 1 Nghị định số 68/2022/NĐ CP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
48. Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: tên, loại báo cáo, năm báo cáo, ngày tháng năm, cơ quan ban hành và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường và các đơn vị có liên quan Năm 2024 Hàng năm (Trước kỳ họp Quốc hội đầu tiên của năm tiếp theo) Điểm b khoản 4 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, điểm h khoản 9 Điều 1 Nghị định số 68/2022/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
49. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ quy hoạch, ngày tháng năm ban hành và file chụp bản gốc toàn văn quy hoạch. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2025 10 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) Điều 11 Luật Đa dạng sinh học năm 2018, điểm a khoản 10 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐCP, điểm c khoản 9 Điều 151 Nghị định số 08/2022/NĐCP, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh.
50. Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học. Dữ liệu cung cấp các thông tin về: số, ngày tháng năm ban hành, mã, tên, kỳ báo cáo và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2025 Hàng năm Điểm e khoản 10 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐ CP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
51. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (trừ giống cây trồng, vật nuôi). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: tên thông thường, tên khoa học, phân loại học (giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi), nhóm loài ưu tiên bảo vệ và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2024 3 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh Khoản 2 Điều 40 Luật Đa dạng sinh học năm 2018, sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
52. Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành; danh sách loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên: tên thông thường, tên khoa học, phân loại học (giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi), … và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 44 Luật Đa dạng sinh học năm 2018, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
53. Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành; danh sách loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên: tên thông thường, tên khoa học, phân loại học (giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi), … và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 44 Luật Đa dạng sinh học năm 2008, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
54. Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành; danh sách loài ngoại lai xâm hại: tên thông thường, tên khoa học, phân loại học (giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi), phân loại xâm hại, nguồn gốc loài ngoại lai xâm hại, khu vực phân bố, mức độ khả năng xâm hại, ... và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2024 Hàng năm Khoản 3 Điều 50, Điều 54 Luật Đa dạng sinh học năm 2018, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
55. Danh mục các di sản thiên nhiên. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên văn bản, ngày tháng năm, cơ quan/cấp ban hành; danh sách các di sản thiên nhiên: tên di sản thiên nhiên, địa chỉ, cơ quan quản lý, loại hình di sản thiên nhiên, tổng diện tích, ... và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2025 Hàng năm Theo yêu cầu thực tiễn và khả năng đáp ứng của cơ quan quản lý nhà nước.
56. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của giấy phép/quyết định cấp phép/…; tên, địa chỉ, … của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép/quyết định cấp phép/… và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép/quyết định cấp phép. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
57. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
58. Danh mục cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên văn bản công nhận cơ sở bảo tồn, ngày tháng năm, cơ quan/cấp ban hành; danh sách các cơ sở bảo tồn: tên, địa chỉ, loại hình cơ sở bảo tồn, chủ đầu tư, tổng diện tích và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Năm 2024 Hàng năm Theo yêu cầu thực tiễn và khả năng đáp ứng của cơ quan quản lý nhà nước.
V Lĩnh vực khí tượng thủy văn
59. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cơ quan dự báo; cường độ, cấp độ, vị trí, tọa độ hiện tại và dự báo diễn biến, thời hạn của loại bản tin (thời tiết, khí hậu, thủy văn, hải văn, …) kèm theo bản tin dự báo dưới dạng văn bản, bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Năm 2025 Hàng ngày/ tháng/ quý/năm Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 36/2016/NĐCP.
60. Thiên tai khí tượng thủy văn, tác hại của thiên tai khí tượng thủy văn. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm công bố; các đợt thiên tai và tác hại của thiên tai khí tượng thủy văn (loại thiên tai, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai, vị trí, tọa độ hiện tại và dự báo diễn biến, thời hạn, tác hại của thiên tai, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản công bố. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Năm 2025 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 36/2016/NĐCP, sau khi được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai công bố.
61. Kế hoạch tác động vào thời tiết. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên kế hoạch, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt; nội dung cơ bản của kế hoạch (theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn năm 2015) và file chụp bản gốc toàn văn kế hoạch. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Năm 2025 Hàng năm Khoản 4 Điều 41 Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
62. Mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt (số hiệu, tên, loại mốc giới kèm theo vị trí, năm hoàn thành, cơ quan lưu giữ, ...) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 38/2016/NĐCP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 48/2020/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án cắm mốc giới
63. Tiêu chuẩn quốc gia về khí tượng thủy văn. Dữ liệu cung cấp thông tin về: mã, số hiệu, tên, … và file chụp bản gốc toàn văn của tiêu chuẩn quốc gia về khí tượng thủy văn. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Năm 2024 Hàng năm Điểm h khoản 2 Điều 52 Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
64. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực khí tượng thủy văn (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của giấy phép/văn bản xác nhận/…; tên, địa chỉ, … của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép/văn bản xác nhận/… và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép/văn bản xác nhận/…. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
65. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
VI Lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý
66. Số liệu mạng lưới trọng lực quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về mạng lưới trọng lực quốc gia: Số hiệu điểm, tên điểm, đường đo, loại điểm, hệ quy chiếu, đơn vị tính toán bình sai, năm hoàn thành, cơ quan lưu giữ. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 10 năm Khoản 4 Điều 11 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, ban hành.
67. Số liệu mạng lưới độ cao quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về mạng lưới độ cao quốc gia: Số hiệu điểm, tên điểm, cấp hạng, hệ quy chiếu, đơn vị tính toán bình sai, năm hoàn thành, cơ quan lưu giữ. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 19 năm Khoản 4 Điều 11 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, ban hành.
68. Số liệu mạng lưới tọa độ quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về mạng lưới tọa độ quốc gia: Số hiệu điểm, tên điểm, cấp hạng, hệ quy chiếu, đơn vị tính toán bình sai, năm hoàn thành, cơ quan lưu giữ. Đang cung cấp Khi có dữ liệu đo đạc cập nhật
69. Số liệu mạng trạm định vị vệ tinh quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: Tên trạm, vĩ độ, kinh độ, độ cao, bán kính hoạt động (km), tần số radio. Năm 2024 Khi có dữ liệu đo đạc cập nhật
70. Danh mục địa danh đã được chuẩn hóa. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh mục các địa danh đã được chuẩn hóa kèm theo và file chụp bản gốc toàn văn văn bản hành. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 5 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
71. Dữ liệu về tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc và bản đồ. Dữ liệu cung cấp thông tin về: mã, số hiệu, tên, … và file chụp bản gốc toàn văn của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc và bản đồ. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 48, điểm b khoản 2 Điều 57 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
72. Danh mục dự án đầu tư khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia, trạm định vị vệ tinh chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt; danh sách các dự án đầu tư khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia, trạm định vị vệ tinh chuyên ngành và file chụp bản gốc toàn văn quyết định phê duyệt. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 27/2019/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
73. Dữ liệu về mốc giới, ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh sách mốc giới (số hiệu, tên, loại mốc giới kèm theo tên, phiên hiệu mảnh bản đồ, hệ quy chiếu, đơn vị tính toán bình sai, năm hoàn thành, cơ quan lưu giữ, ...) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 27/2019/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
74. Danh mục cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia các tỷ lệ: Phiên hiệu mảnh, tên mảnh, hệ tọa độ, múi chiếu, kinh tuyến trục, tỷ lệ thành lập, thời gian thành lập, cơ quan thành lập, cơ quan lưu giữ, khuôn dạng. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 05 năm Điều 39, điểm đ khoản 3 Điều 41 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018; khoản 2 Điều 21 Nghị định số 27/2019/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
75. Danh mục bản đồ địa hình quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ: Phiên hiệu mảnh, tên mảnh, hệ tọa độ, múi chiếu, kinh tuyến trục, tỷ lệ thành lập, thời gian thành lập, cơ quan thành lập, cơ quan lưu giữ, khuôn dạng. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 05 năm Điều 39, điểm đ khoản 3 Điều 41 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018; khoản 2 Điều 21 Nghị định số 27/2019/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
76. Danh mục ảnh hàng không. Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách ảnh hàng không các tỷ lệ: Tên khu chụp, tỷ lệ bay chụp, thời gian bay chụp, độ cao bay chụp, loại máy ảnh, kích thước phim, độ phủ dọc, độ phủ ngang, cơ quan bay chụp, cơ quan lưu giữ. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Khi có dữ liệu đo đạc cập nhật Điều 39, điểm đ khoản 3 Điều 41 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018; khoản 2 Điều 21 Nghị định số 27/2019/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
77. Danh mục bình đồ ảnh. Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách bình độ ảnh các tỷ lệ: Phiên hiệu mảnh, tỷ lệ, thời gian thành lập, cơ quan thành lập, tên dự án, kinh tuyến, tài liệu gốc, cơ quan lưu trữ. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Khi có dữ liệu đo đạc cập nhật Điều 39, điểm đ khoản 3 Điều 41 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
78. Danh mục bản đồ hành chính. Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách bản đồ hành chính: Phiên hiệu mảnh, tỷ lệ, thời gian thành lập, cơ quan lập, tên tỉnh, tên dự án, kinh tuyến, tài liệu gốc, cơ quan lưu trữ. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Hàng năm
79. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của giấy phép/quyết định/giấy xác nhận; tên, địa chỉ, … tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép/quyết định/giấy xác nhận và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép/quyết định/giấy xác nhận. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
80. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
VII Lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
81. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ, ngày tháng năm ban hành quy hoạch; nội dung cơ bản của quy hoạch (theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 27 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt Quy hoạch. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 10 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Quy hoạch được phê duyệt) Khoản 2 Điều 30 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch được Chính phủ phê duyệt.
82. Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ, ngày tháng năm ban hành chiến lược; nội dung cơ bản của chiến lược (theo quy định tại Điều 10 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt Chiến lược. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 20 năm hoặc khi cần thiết điều chỉnh (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Chiến lược được phê duyệt) Khoản 2 Điều 30 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 40/2016/NĐCP. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chiến lược được Chính phủ phê duyệt.
83. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành chương trình; nội dung cơ bản của chương trình (theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt Chương trình. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Chương trình được phê duyệt) Khoản 2 Điều 37 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
84. Danh mục khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải (mã, tên, vị trí khu vực…) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 3 Điều 43 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; điểm k khoản 13 Điều 1 Nghị định số 68/2022/NĐCP; khoản 1 Điều 66 Nghị định số 40/2016/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá.
85. Danh mục vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển, hải đảo. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (mã, tên, vị trí vùng, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả quan trắc, điều tra, đánh giá.
86. Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm phê duyệt; nội dung kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo kết quả đánh giá. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 50 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả.
87. Quan trắc, giám sát biển và đại dương. Dữ liệu cung cấp thông tin về các thông tin, dữ liệu thu được từ hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương (mã, tên, nội dung, ...). Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Điều 66 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, sau khi kết nối, thu nhận dữ liệu từ hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới.
88. Danh mục vùng biển ven bờ. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành văn bản; danh sách các vùng biển ven bờ (mã, tên, vị trí, diện tích, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Tháng 12 năm cuối chu kỳ 3 5 năm Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 40/2016/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố.
89. Danh mục điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành văn bản; danh sách điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam (mã, tên, vị trí, tọa độ, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Tháng 12 năm cuối chu kỳ 3 5 năm Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 40/2016/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố.
90. Danh mục khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành văn bản; danh sách các khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố (mã, tên, vị trí khu vực…) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 40/2016/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
91. Danh mục khu vực cấm nhận chìm ở biển. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành văn bản; danh sách các khu vực cấm nhận chìm ở biển (mã, tên, vị trí khu vực, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 1, 3 Điều 58 Nghị định số 40/2016/NĐCP, sau khi được cấp có thẩm quyền xác định, công bố
92. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của giấy phép/quyết định/giấy xác nhận; tên, địa chỉ, … của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép/quyết định/giấy xác nhận/… và file chụp bản gốc toàn văn của giấy phép/quyết định/giấy xác nhận/… Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
93. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
VIII Lĩnh vực biến đổi khí hậu
94. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam. Dữ liệu cung cấp thông tin về: tên, kỳ, nội dung cơ bản của kịch bản biến đổi khí hậu (theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Khí tượng thủy văn năm 2015) và file chụp bản gốc toàn văn kịch bản biến đổi khí hậu. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 05 năm hoặc khi cần thiết cập nhật, điều chỉnh Khoản 2 Điều 36 Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, điểm b khoản 14 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐ CP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, công bố.
95. Báo cáo minh bạch về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôdôn theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ báo cáo, ngày tháng năm, cơ quan ban hành, nội dung và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Biến đổi khí hậu Tháng 12/2024 02 năm Điều 96 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
96. Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ báo cáo, ngày tháng năm, cơ quan ban hành, nội dung chính (theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 01/2022/TTBTNMT) và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2026 Hàng năm Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 01/2022/TTBTNMT, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá, công bố.
97. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ báo cáo, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt, kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong kỳ (theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 17/2022/TTBTNMT) và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Biến đổi khí hậu Dự kiến 20252026 Hàng năm Điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 06/2022/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
98. Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ kiểm kê, ngày tháng năm, cơ quan ban hành, kết quả kiểm kê và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 02 năm Điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ CP, sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
99. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cấp lĩnh vực. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh sách các phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp lĩnh vực (mã, tên phương pháp, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Hàng năm Điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ CP, sau khi được Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu phê duyệt.
100. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành; danh sách các phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở (mã, tên phương pháp, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biến đổi khí hậu Dự kiến 20252026 Hàng năm Điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ CP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
101. Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính (mã, tên hệ số, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2022 Khi có hệ số phát thải khí nhà kính đặc trưng quốc gia mới, hoặc khi có hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cập nhật Điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ CP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
102. Danh sách các đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách các đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (tên, địa chỉ, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản công nhận. Cục Biến đổi khí hậu Dự kiến 20252026 Hàng năm Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 06/2022/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, công nhận.
103. Mức sản xuất và tiêu thụ cơ sở các chất HFC. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt văn bản; danh sách các chất HFC (mã, tên, ký hiệu, …) kèm theo mức sản xuất trung bình, mức tiêu thụ trung bình các chất HFC, … và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Theo giai đoạn Khoản 5 Điều 23, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 06/2022/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
104. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt văn bản; danh sách các chất HFC (mã, tên, ký hiệu, …) kèm theo tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt mức sản xuất cơ sở các chất HFC, … theo từng giai đoạn (quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2022/NĐ CP) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Theo giai đoạn Khoản 2, 5 Điều 23 Nghị định số 06/2022/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
105. Danh sách tổ chức đã hoàn thành đăng ký sử dụng chất được kiểm soát. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; danh sách các tổ chức đã hoàn thành đăng ký sử dụng chất được kiểm soát (tên, địa chỉ, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản ban hành. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 06/2022/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đánh giá.
106. Danh mục các mặt hàng có chứa chất được kiểm soát cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng có chứa chất được kiểm soát được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan ban hành; danh sách các mặt hàng có chứa chất được kiểm soát cấm hoặc được phép xuất khẩu, cấm nhập khẩu (mã, tên, ký hiệu mặt hàng/hàng hóa, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản ban hành. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 06/2022/NĐ CP, sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
107. Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; mã, tên, loại khí thải, nguồn phát thải, lượng khí thải hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người (tổng lượng khí thải (tấn khối) trên dân số bình quân năm (người)) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản ban hành. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2020 2 năm Mã chỉ tiêu 2008 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 97/2016/NĐCP , sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, ban hành.
108. Tiêu chuẩn quốc gia về biến đổi khí hậu. Dữ liệu cung cấp thông tin về: mã, số hiệu, tên, … và file chụp bản gốc toàn văn tiêu chuẩn quốc gia về biến đổi khí hậu. Cục Biến đổi khí hậu Dự kiến 20252026 Hàng năm Điểm h khoản 2 Điều 52 Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
109. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực biến đổi khí hậu (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của quyết định/giấy xác nhận/…; tên, địa chỉ, … tổ chức, cá nhân được cấp quyết định/giấy xác nhận/… và file chụp bản gốc toàn văn quyết định/giấy xác nhận/… Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
110. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực biến đổi khí hậu (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực biến đổi khí hậu. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
111. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, kỳ báo cáo, ngày tháng năm, cơ quan ban hành, nội dung chính và file bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Biến đổi khí hậu Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều VII Quyết định số 1055/QĐTTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá, công bố.
IX Lĩnh vực viễn thám
112. Dữ liệu báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ, đột xuất về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên báo cáo, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt; báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ, đột xuất về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám và file chụp bản gốc toàn văn báo cáo. Cục Viễn thám quốc gia Năm 2024 Hàng năm Điểm b khoản 15 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐ CP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
113. Siêu dữ liệu viễn thám của cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Dữ liệu cung cấp thông tin về siêu dữ liệu viễn thám đối với dữ liệu sản phẩm ảnh mức 2A, 3A và dữ liệu sản phẩm ảnh mức 3B theo quy định Thông tư số 09/2017/TTBTNMT . Cục Viễn thám quốc gia Năm 2024 Trước 31/12 hàng năm Điểm c khoản 15 Điều 2 Nghị định số 68/2022/NĐ CP; khoản 1 Điều 13, khoản 8 Điều 27 Nghị định số 03/2019/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, công bố.
114. Dữ liệu về ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm, cơ quan phê duyệt; ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám và file chụp bản gốc toàn văn văn bản phê duyệt. Cục Viễn thám quốc gia Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 03/2019/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt.
115. Dữ liệu về tiêu chuẩn quốc gia về viễn thám. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm ban hành; danh sách các tiêu chuẩn (mã, số hiệu, tên, …) và file chụp bản gốc toàn văn tiêu chuẩn quốc gia về viễn thám. Cục Viễn thám quốc gia Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 03/2019/NĐCP, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
116. Dữ liệu ảnh viễn thám. Dữ liệu cung cấp thông tin danh mục ảnh viễn thám chia theo loại dữ liệu ảnh, chia theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Số hiệu ảnh, loại ảnh, phạm vi phủ, thời gian thu/chụp, cơ quan lưu giữ. Cục Viễn thám quốc gia Năm 2024 Hàng năm Khoản 2 Điều 48, điểm c khoản 2 Điều 45 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
117. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực viễn thám (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách kết quả giải quyết thủ tục hành chính: số, ngày cấp, ngày hết hạn, nội dung trích yếu của biên bản/giấy xác nhận; tên, địa chỉ, … của tổ chức, cá nhân được cung cấp thông tin, dữ liệu về viễn thám và file chụp bản gốc toàn văn của biên bản/giấy xác nhận. Cục Viễn thám quốc gia Năm 2024 Hàng tháng/ quý/năm Khoản 6 Điều 3, Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
118. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực viễn thám. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm phê duyệt; danh mục thủ tục hành chính (mã, tên thủ tục hành chính; cơ quan giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; thành phần, số lượng hồ sơ; quy trình, trách nhiệm, thời gian giải quyết; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính (nếu có); …) và file chụp bản gốc toàn văn của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực viễn thám. Cục Viễn thám quốc gia Năm 2024 Hàng năm Khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 61/2018/NĐCP, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
X Thanh tra
119. Kết luận thanh tra thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, tên, ngày tháng năm ban hành; nội dung kết luận thanh tra; số tổ chức, cá nhân có vi phạm qua thanh tra; hình thức xử lý vi phạm … và file chụp bản gốc toàn văn của kết luận. Thanh tra Bộ Năm 2024 6 tháng; hàng năm (trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết luận thanh tra được ban hành) Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022, sau khi được cấp có thẩm quyền ký ban hành kết luận thanh tra.
XI Khoa học và công nghệ
120. Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Dữ liệu cung cấp thông tin về danh sách nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang thực hiện, bao gồm: tên nhiệm vụ, tổ chức chủ trì nhiệm vụ, họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả dự kiến, thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường Năm 2024 Hàng tháng Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 14/2014/TTBKHCN ngày 11 tháng 06 năm 2014; được sửa đổi bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 11/2023/TTBKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2023.
XII Kết quả đánh giá về giải quyết thủ tục hành chính
121. Kết quả đánh giá nội bộ về giải quyết thủ tục hành chính các lĩnh vực tài nguyên và môi trường (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, kỳ, ngày tháng năm báo cáo; nội dung kết quả đánh giá nội bộ (tên thủ tục hành chính, chất lượng giải quyết qua từng bộ phận theo quy định, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn trên tổng số hồ sơ tiếp nhận theo quy định, …) và file chụp bản gốc toàn văn kết quả đánh giá nội bộ về giải quyết thủ tục hành chính các lĩnh vực. Văn phòng Bộ Năm 2024 Hàng quý/năm Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 61/2018/NĐCP.
122. Kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính các lĩnh vực tài nguyên và môi trường (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, kỳ, ngày tháng năm báo cáo; nội dung kết quả của tổ chức, cá nhân (tên thủ tục hành chính, thời gian trả kết quả giải quyết, xử lý hồ sơ so với quy định hoặc yêu cầu của cơ quan, đơn vị chủ trì; tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính được công khai so với quy định; thời gian và chất lượng ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức đối với các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân; tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền, …) và file chụp bản gốc toàn văn kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính các lĩnh vực. Văn phòng Bộ Năm 2024 Hàng quý/năm Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 61/2018/NĐCP.
123. Kết quả xử lý phản ánh kiến nghị, khiếu nại tố cáo đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính các lĩnh vực tài nguyên và môi trường (thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Dữ liệu cung cấp thông tin về: số, ngày tháng năm ban hành văn bản; kết quả xử lý (danh sách đơn vị, cá nhân vi phạm kèm theo hình thức, mức độ xử lý, …) và file chụp bản gốc toàn văn văn bản kết quả xử lý phản ánh kiến nghị, khiếu nại tố cáo. Văn phòng Bộ Năm 2024 Hàng quý/năm Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 61/2018/NĐCP.
| Quyết định 3645/QĐ-BTNMT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-3645-QD-BTNMT-2024-Danh-muc-du-lieu-mo-thuoc-quan-ly-cua-Bo-Tai-nguyen-632257.aspx | {'official_number': ['3645/QĐ-BTNMT'], 'document_info': ['Quyết định 3645/QĐ-BTNMT năm 2024 về Danh mục dữ liệu mở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài nguyên và Môi trường', ''], 'signer': ['Trần Quý Kiên'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
79 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số : 40/2007/NĐCP Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2007
###### NGHỊ ĐỊNH
###### QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU
CHÍNH PHỦ
#### Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội Khoá
XI, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức
Thương mại thế giới của Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH
#### Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính
thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng áp dụng Nghị định này.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với
Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích các từ ngữ
1. “Trị giá giao dịch” là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải
thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được
điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. ''Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán" là tổng số tiền mà
người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho
người bán để mua hàng hóa nhập khẩu.
3. “Bán để xuất khẩu đến Việt Nam” là hoạt động thương mại trong đó có sự
chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển
quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
4. “Ngày xuất khẩu” sử dụng trong phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá
nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
tương tự là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn; đối với hàng
hoá vận chuyển bằng đường bộ thì “Ngày xuất khẩu” là ngày đăng ký tờ khai hải
quan.
5. “Cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Đối với loại
hình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông quốc tế thì “Cửa khẩu
nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên hợp đồng.
6. "Tham vấn" là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung
cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo
yêu cầu của người khai hải quan.
7. “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá giống nhau về mọi phương
diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng
một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền
của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
8. “Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về
mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các
nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau
trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà
sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được
nhập khẩu vào Việt Nam.
9. “Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất” sử dụng trong phương
pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ là mức giá mà hàng hoá
đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hoá
cho những người mua không có quan hệ đặc biệt với người bán hàng hoá, ở cấp độ
thương mại đầu tiên ngày sau khi nhập khẩu.
10. “Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu” trong phương pháp khấu trừ là ngày
mà hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu
bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu).
11. “Còn nguyên trạng như khi nhập khẩu” sử dụng trong phương pháp xác định
trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, là hàng hoá sau khi nhập khẩu không
bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công
dụng của hàng hoá hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hoá nhập khẩu.
12. “Hàng hoá cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” sử dụng trong phương pháp
xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, là những hàng hoá nằm trong
cùng một nhóm hoặc một khung nhóm hàng hoá do cùng một nhà sản xuất hay một
ngành công nghiệp sản xuất ra, và bao gồm cả mặt hàng giống hệt hoặc mặt hàng
tương tự.
13. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt khi:
a) Họ cùng là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác;
b) Họ là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh doanh được pháp luật
công nhận;
c) Họ là chủ và người làm thuê;
d) Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc ngược lại;
đ) Họ đều bị một bên thứ ba kiểm soát;
e) Họ cùng kiểm soát một bên thứ ba.
Một người có quyền kiểm soát người khác quy định tại các điểm d, đ, e khoản 9
Điều này là người có thể hạn chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với người kia.
g) Họ có mối quan hệ gia đình sau:
Vợ chồng;
Bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận;
Ông bà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
Cô chú bác và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
Anh chị em ruột;
Anh chị em dâu, rể.
h) Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu
có quyền biểu quyết của cả hai bên;
i) Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc
quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia
được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy
định từ điểm a đến điểm h trên đây.
Điều 3. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế
1. Thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày người khai hải quan đăng ký tờ
khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định thì thời điểm xác
định trị giá hải quan là ngày cơ quan hải quan xác định trị giá theo quy định
tại Nghị định này.
Trong thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan hải quan
có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định thì người
khai hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm mục đích
tính thuế
Trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắc và phương
pháp sau:
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất
(giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phương pháp xác định trị
giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này, bằng cách áp dụng
tuần tự từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính
thuế.
Trường hợp người khai hải quan có văn bản đề nghị thì trình tự áp dụng các
phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị
định này có thể thay đổi cho nhau.
3. Căn cứ vào nguyên tắc xác định trị giá tính thuế quy định tại khoản 2 Điều
này, Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng
hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng
sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay
đổi mục đích đã được miễn thuế trước đây;
b) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn;
c) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, gia công;
d) Hàng bảo hành và hàng khuyến mại;
đ) Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm:
Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới;
Hàng nhập khẩu của hành khách nhập cảnh; quà biếu, quà tặng, tài sản di
chuyển nhập khẩu vượt tiêu chuẩn (định mức) được miễn thuế;
Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, phát
chuyển nhanh.
e) Hàng hoá nhập khẩu đặc thù khác.
Điều 5. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê
1. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê được xác định
dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo các nguyên tắc và phương pháp
quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễn thuế hoặc không
xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trị
giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:
Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập
đầu tiên (giá CIF);
Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu xuất
(giá FOB, giá DAF).
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ trị
giá thống kê.
Điều 6. Cơ sở dữ liệu giá
1. Cơ sở dữ liệu giá là tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác
định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan
hoặc do cơ quan hải quan thu thập được tính đến thời điểm kiểm tra, xác định
trị giá tính thuế. Các thông tin này được lưu giữ, quản lý tại cơ quan hải
quan.
2. Cơ sở dữ liệu giá quy định khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng như một công
cụ đánh giá rủi ro và không được sử dụng để xác định trị giá hải quan đối với
hàng hoá nhập khẩu với vai trò là trị giá thay thế cho hàng nhập khẩu hay một
cơ chế để thiết lập giá tối thiểu.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu
giá có sẵn.
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Điều 7. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của
hàng hoá nhập khẩu
1. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch.
Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh
toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều
chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số
tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián
tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại. Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn
thương mại có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu phù hợp thông
lệ thương mại quốc tế, thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính
thuế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khấu trừ khoản giảm giá này ra
khỏi trị giá tính thuế.
b) Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi
trên hoá đơn thương mại, bao gồm:
Tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo
hiểm hàng hoá;
Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả
cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng
cách bù trừ nợ.
2. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao
dịch:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi
nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế sau:
Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt
Nam;
Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu;
Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản
thanh toán mà vì chúng không thể xác định được trị giá của hàng hoá cần xác
định trị giá tính thuế;
c) Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản
tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại,
không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định
này;
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối
quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
3. Chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
a) Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh
hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người
khai hải quan biết căn cứ đó.
b) Cơ quan hải quan tạo điều kiện để người khai hải quan cung cấp thêm thông
tin nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh
hưởng đến trị giá giao dịch. Nếu quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khai hải quan không cung cấp
thêm thông tin thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định
tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này.
c) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán được coi là không ảnh
hưởng đến trị giá giao dịch khi thoả mãn một trong hai điều kiện sau:
Kết quả kiểm tra giao dịch mua bán hàng nhập khẩu cho thấy giao dịch mua
bán đó được tiến hành như với những người mua không có quan hệ đặc biệt và mối
quan hệ đặc biệt đã không ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá;
Trị giá giao dịch xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng
được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc
sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế:
+ Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán
cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu
(người bán);
+ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác
định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
+ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác
định theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Điều 8. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của
hàng hoá nhập khẩu giống hệt
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế
theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giao
dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định trị giá tính thuế theo
quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải thoả mãn các điều kiện sau:
a) Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc
trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác
định trị giá tính thuế;
b) Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được
điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được
điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
c) Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển
hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống
như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này,
nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới
xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các
quy định về hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
4. Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ
hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá
tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về
cùng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 9. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của
hàng hoá nhập khẩu tương tự
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế
theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị
giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được xác định trị giá tính
thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Hàng hoá nhập khẩu tương tự phải thoả mãn các điều kiện sau:
a) Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc
trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác
định trị giá tính thuế;
b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được
điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được
điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển
hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống
như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này,
nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới
xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các
quy định về hàng hoá nhập khẩu tương tự.
4. Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ
hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì trị giá tính
thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng
điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 10. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế
theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này thì trị giá tính thuế
là trị giá khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của
hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự
trên thị trường Việt Nam trừ () đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi
nhập khẩu.
2. Giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo
những nguyên tắc sau:
a) Giá bán hàng hoá nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế
của hàng hoá nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế
của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá nhập khẩu tương tự còn nguyên
trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác định giá
bán thực tế;
b) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt;
c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá;
d) Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi
nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô
hàng đó.
3. Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá:
a) Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, các
khoản được khấu trừ gồm:
Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ
trên thị trường nội địa;
Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và
bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào
doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu;
Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.
b) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài
thì chi phí được trừ là hoa hồng bán hàng.
Trường hợp đại lý bán hàng được thương nhân nước ngoài uỷ quyền thực hiện một
số hoạt động có liên quan đến việc bán hàng sau khi nhập khẩu tại Việt Nam
ngoài hợp đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động này phát sinh tại
Việt Nam cũng được trừ trong phạm vi các chi phí đã được thoả thuận trong hợp
đồng.
Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép khấu trừ quy định tại khoản 3
Điều này phải phản ánh trung thực chi phí chung và lợi nhuận thực tế, phổ biến
trong kinh doanh ngành hàng đó.
4. Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì
cũng được xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều
này và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng
hoá.
Phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này sẽ không được áp
dụng khi:
Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên trạng như
khi nhập khẩu;
Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính
chất, công dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá
được bán ra trên thị trường Việt Nam.
Trường hợp sau khi gia công, chế biến hàng hoá nhập khẩu không còn nguyên
trạng như khi nhập khẩu, nhưng vẫn có thể xác định được chính xác giá trị tăng
thêm do quá trình gia công, chế biến thì trị giá tính thuế vẫn được xác định
theo quy định tại Điều này.
5. Số liệu phục vụ cho tính toán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu hay đại
diện cho người nhập khẩu cung cấp, trừ khi những số liệu này không nhất quán
với các số liệu thu thập được từ các giao dịch bán hàng nhập khẩu cùng phẩm
cấp hay cùng chủng loại tại Việt Nam.
Trường hợp số liệu của người nhập khẩu không nhất quán với số liệu thu thập
được từ những giao dịch bán hàng nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại
tại Việt Nam, thì việc khấu trừ khoản lợi nhuận và chi phí chung phải dựa trên
cơ sở các số liệu khách quan và định lượng được, ngoài thông tin do người nhập
khẩu hay đại diện của người nhập khẩu cung cấp.
6. Khoản chi phí, lợi nhuận quy định tại khoản 3, khoản 4 phải được ghi chép
và phản ánh trên sổ sách kế toán phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán
và phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính thuế quy định
tại Điều này.
Điều 11. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế
theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 10 Nghị định này thì trị giá
tính thuế là trị giá tính toán. Trị giá tính toán được xác định bao gồm các
khoản sau:
a) Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản
xuất hoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu, bao
gồm:
Các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13;
Trị giá của các hàng hoá hay dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13,
nếu những hàng hoá hay dịch vụ đó do người mua cung cấp trực tiếp hay gián
tiếp để sử dụng cho quá trình sản xuất hàng nhập khẩu.
Chỉ tính vào trị giá tính thuế trị giá của các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi
công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ
nếu các công việc đó được thực hiện ở Việt Nam và cần thiết cho quá trình sản
xuất hàng hoá nhập khẩu.
b) Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu;
c) Các chi phí điều chỉnh quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 13 Nghị định
này.
2. Khoản chi phí, lợi nhuận được sử dụng để tính toán trị giá tính thuế quy
định tại Điều này phải được xem xét một cách tổng thể.
3. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất
cung cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ
khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam.
4. Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ
sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên
lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều
này.
Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hoá cung cấp phục vụ xác
định trị giá tính thuế quy định tại Điều này có thể được thực hiện ngoài lãnh
thổ Việt Nam nếu:
a) Được sự đồng ý của nhà sản xuất và;
b) Phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước
có liên quan và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩm tra.
Điều 12. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế
theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 11 Nghị định này thì trị giá
tính thuế được xác định bằng phương pháp suy luận.
Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định
trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 11 và dừng ngay tại phương pháp
xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng đó phù hợp với các
quy định tại khoản 2 Điều này và phải dựa vào các tài liệu, số liệu, thông
tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.
2. Khi áp dụng phương pháp suy luận thì không được sử dụng các trị giá dưới
đây để xác định trị giá tính thuế:
a) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại đã được sản xuất tại
Việt Nam;
b) Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
c) Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến một nước khác;
d) Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ chi phí sản xuất của hàng hoá nhập khẩu quy
định tại Điều 11 Nghị định này;
đ) Giá tính thuế tối thiểu;
e) Các loại giá giả định;
g) Hệ thống xác định trị giá cho phép sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị
giá thay thế để làm trị giá tính thuế.
Điều 13. Các khoản điều chỉnh
1. Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế:
a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được tính
vào trị giá giao dịch:
Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;
Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu;
Bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá là các loại bao bì thường xuyên đi
kèm với hàng hoá như một điều kiện để bảo quản hay sử dụng hàng hoá, được phân
loại cùng với hàng hoá theo nguyên tắc phân loại và mã số hàng hoá hiện hành;
Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.
b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí
hoặc giảm giá để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, chưa
được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, bao gồm:
Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết
tương tự được đưa vào hàng hoá nhập khẩu;
Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để
sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập
khẩu;
Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ
thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần
thiết trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán
hàng hoá nhập khẩu;
d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá
nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu;
đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc vận
chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập;
e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập.
2. Các khoản dưới đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính
trong giá mua hàng nhập khẩu:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm:
chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;
b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;
c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua
hàng nhập khẩu;
d) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển
ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải
quan hàng hoá nhập khẩu;
đ) Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu,
bao gồm:
Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;
Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;
Chi phí tham gia hội trợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;
Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp
các chi phí này được thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần của
giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, do người mua trả cho người
bán thì sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao dịch;
Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu nếu chi phí này do người
mua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền
hàng.
e) Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người mua và có liên quan đến
việc mua hàng hoá nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng
đủ các điều kiện sau:
Thoả thuận tài chính được lập thành văn bản;
Trong trường hợp được yêu cầu, người khai hải quan chứng minh được là trị
giá khai báo chính là giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán và;
Lãi suất khai báo không vượt quá mức lãi suất phổ biến tại Việt Nam ở thời
điểm thoả thuận tài chính được thực hiện;
Có số liệu khách quan và định lượng được để khấu trừ khoản lãi này ra khỏi
giá đã thanh toán hoặc phải thanh toán.
3. Việc cộng thêm hoặc trừ đi các chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở các số liệu khách quan, có sẵn và định
lượng được, phù hợp với các quy định của pháp luật về kế toán.
4. Không được cộng thêm hay trừ đi bất cứ khoản nào khác ngoài các khoản quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
#### Chương 3:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN,TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có các quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác
định trị giá tính thuế đã cung cấp;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo, hướng dẫn việc xác định trị giá tính
thuế theo quy định tại Nghị định này;
c) Được tham vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
d) Khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan;
đ) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn
thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá
tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
e) Yêu cầu được thông quan hàng hoá sau khi đã nộp khoản bảo đảm quy định tại
Điều 16 Nghị định này.
2. Nghĩa vụ của người khai hải quan:
a) Tuân thủ nguyên tắc tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế; chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê
khai và kết quả xác định trị giá tính thuế của mình;
b) Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ
làm căn cứ xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
d) Nộp thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7
Điều 15 Nghị định này;
đ) Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế quy định tại
Nghị định này.
Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan
1. Hướng dẫn người khai hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại
Nghị định này.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan được tham vấn theo quy định
tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này; yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình
các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và các tài liệu có liên quan đến việc mua
bán hàng hoá để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá tính
thuế đã khai báo.
Trường hợp không chấp nhận việc chứng minh, giải trình về trị giá tính thuế
của người khai hải quan thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người
khai hải quan biết cơ sở, căn cứ của việc không chấp nhận.
3. Tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản ấn định thuế
theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cơ quan hải quan phải thông
báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết trị giá tính thuế, nguồn thông
tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính
thuế.
4. Giữ bí mật các thông tin do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến
việc xác định giá tính thuế, theo đề nghị của người khai hải quan và phù hợp
với quy định của pháp luật.
5. Xác định trị giá làm căn cứ tính khoản bảo đảm phục vụ cho việc thông quan
hàng hoá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
6. Kiểm tra việc khai báo và xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu của
người khai hải quan.
7. Xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị
giá tính thuế quy định tại Điều 4 Nghị định này trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương
pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này;
b) Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến
việc xác định trị giá tính thuế;
c) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính
trung thực, chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá
tính thuế.
8. Ấn định số thuế phải nộp theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy
định tại khoản 7 Điều này.
9. Thu thập, phân tích và quản lý thông tin cần thiết làm căn cứ kiểm tra,
xác định trị giá tính thuế.
Điều 16. Trì hoãn xác định trị giá tính thuế
1. Trong quá trình xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu, nếu cần
thiết phải trì hoãn ban hành quyết định cuối cùng về trị giá hải quan, người
nhập khẩu hàng hoá đó vẫn được phép lấy hàng ra khỏi phạm vi quản lý của cơ
quan hải quan; nếu người nhập khẩu, tuỳ theo yêu cầu nộp một khoản bảo đảm
dưới hình thức bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc những phương thức thích hợp
khác, ở mức đủ để bảo đảm cho việc nộp toàn bộ số thuế của hàng hoá đó.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức, hình thức, thủ tục áp dụng khoản bảo đảm
nêu tại khoản 1 Điều này.
Chương 4:
KHIẾU NẠI, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với quyết định về trị giá tính
thuế của cơ quan hải quan thì vẫn phải chấp hành quyết định đó, đồng thời có
quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện ra Toà
án theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 18. Xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế truy thu theo quyết định của cơ
quan hải quan, khi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra
phát hiện có hành vi gian lận, trốn thuế, trong thời hạn năm năm trở về trước,
tính từ ngày kiểm tra, phát hiện việc gian lận, trốn thuế.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính
chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Xử lý vi phạm đối với công chức hải quan hoặc cá nhân khác có liên
quan
Cán bộ, công chức hải quan và các cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm, vi
phạm quy định của Nghị định này, gây thiệt hại cho người khai hải quan thì
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
Chương 5:
### TỔ CHỨC THỰC HIỆN
### Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức việc thực hiện Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cung
cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ tài liệu liên quan đến việc thanh toán hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho việc kiểm tra, xác định trị giá tính
thuế.
3. Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan
thực hiện công tác chống gian lận thương mại qua giá.
4. Các hiệp hội, tổ chức kinh doanh và cá nhân có liên quan có trách nhiệm
cung cấp thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan
hải quan.
Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo
và thay thế Nghị định số 155/2005/NĐCP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Toà án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Học viện Hành chính Quốc gia;
VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, KTTH (5b). TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
| Nghị định 40/2007/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-40-2007-ND-CP-xac-dinh-tri-gia-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau-17031.aspx | {'official_number': ['40/2007/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 40/2007/NĐ-CP về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Tấn Dũng'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/03/2007', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '12/04/2007', 'note': ''} |
80 | TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 846/GSQLGQ2
V/v thanh lý hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp FDI Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH Comin Việt Nam
(địa chỉ: tầng 6, tòa nhà VG, ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)
Trả lời công văn số 100614/CV ngày 10/6/2014 của Công ty TNHH Comin Việt Nam
về việc thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
Cục Giám sát quản lý về Hải quan Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Khoản 4 Mục II Thông tư số 04/2007/TTBTM ngày 04/04/2007 của Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn cụ thể đối tượng, điều kiện thanh lý hàng
hóa nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Mục III Thông tư số 04/2007/TTBTM dẫn trên quy định về hồ sơ, thủ tục đối với
hoạt động thanh lý. Riêng việc thanh lý hàng nhập khẩu đã chịu thuế nhập khẩu
do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự quyết định trên cơ sở phù hợp với
điều kiện thanh lý hàng nhập khẩu nêu tại khoản c mục 4 Phần II Thông tư số
04/2007/TTBTM dẫn trên.
Thủ tục hải quan đối với hoạt động thanh lý hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Công ty nghiên cứu, thực hiện; trường hợp còn vướng mắc, đề nghị liên
hệ với Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai để được hướng dẫn.
Cục Giám sát quản lý về hải quan Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty biết,
thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, GQ2 (3b). KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Nhất Kha
| Công văn 846/GSQL-GQ2 | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-846-GSQL-GQ2-2014-thanh-ly-hang-hoa-nhap-khau-doanh-nghiep-FDI-238052.aspx | {'official_number': ['846/GSQL-GQ2'], 'document_info': ['Công văn 846/GSQL-GQ2 năm 2014 về thanh lý hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp FDI do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Giám sát quản lý về hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Nhất Kha'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
81 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2383/QĐUBND Sóc Trăng, ngày 07 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm
2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số2292/QĐBTC ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Quản lý công
sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số
4697/TTrSTC ngày 03 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành
lĩnh vực Quản lý công sản thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của
Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng.
Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và
các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Sở
Thông tin và Truyền thông, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
Các sở, ban, ngành tỉnh (để p/h);
UBND các huyện, TX, TP, tỉnh ST (để p/h);
Cổng TTĐT tỉnh;
Trung tâm PVHCC;
Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hoàng Nghiệp
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2383/QĐUBND ngày 07 tháng 10 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT Tên thủ tục hành chính Số trang
1 Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất
Tổng số: 01 thủ tục hành chính.
PHẦN II. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
01. Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch quản lý,
khai thác nhà, đất
Trình tự thực hiện:
+ Hàng năm, chậm nhất là ngày 31 tháng 10, tổ chức có chức năng quản lý, kinh
doanh nhà địa phương lập Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất, gửi Sở Tài
chính thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng (Số 19, Đường
Trần Hưng Đạo, Phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng); trường hợp tổ
chức quản lý, kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập có cơ quan quản lý
cấp trên thì tổ chức quản lý, kinh doanh nhà phải báo cáo cơ quan quản lý cấp
trên để tổng hợp, có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Tài chính thông qua Trung tâm
Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng (Số 19, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 3,
thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Trường hợp phải điều chỉnh Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất do phát sinh
các trường hợp thay đổi số lượng nhà, đất được giao quản lý, khai thác hoặc
thay đổi giữa các mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị
định số 108/2024/NĐCP ngày 23/8/2024 của Chính phủ, tổ chức quản lý, kinh
doanh nhà có trách nhiệm lập Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung.
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Kế hoạch quản lý, khai thác
nhà, đất theo quy định, Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Ủy ban nhân dân cấp huyện và
các cơ quan, đơn vị khác có liên quan (nếu cần) thẩm định sự phù hợp của nội
dung kế hoạch thực hiện của năm sau với các căn cứ xây dựng Kế hoạch quản lý,
khai thác nhà, đất của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà, trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính đến Sở Tài
chính thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng (Số 19, Đường
Trần Hưng Đạo, Phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) hoặc điện tử
trong trường hợp đã có chữ ký số qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính tỉnh Sóc Trăng theo địa chỉ dichvucong.soctrang.gov.vn.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ: Văn bản của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà địa
phương kèm Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất: 01 bản chính.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Kế
hoạch quản lý, khai thác nhà, đất hàng năm hoặc Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung
thì Sở Tài chính phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà
địa phương.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng.
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục
Thuế, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Kế hoạch
quản lý, khai thác nhà, đất.
Phí, lệ phí: Không có.
Tên, đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định số 108/2024/NĐCP ngày 23/8/2024 của Chính phủ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 108/2024/NĐCP ngày
23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất
là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng
quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Mẫu số 01
Tên cơ quan quản lý cấp trên/cơ quan đại diện chủ sở hữu:
....................................
Tên tổ chức quản lý, kinh doanh nhà:
........................................................................
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC NHÀ, ĐẤT
Năm: ............... (1)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA NĂM TRƯỚC NĂM LẬP KẾ HOẠCH
1. Nhà, đất được giao quản lý, khai thác
STT Địa chỉ nhà, đất Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ Năm xây dựng Năm đưa vào sử dụng Diện tích (m 2) Ghi chú
Đất Sàn xây dựng nhà Sàn sử dụng nhà
2. Diện tích nhà, đất bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm
thời: ........................ m2
3. Diện tích nhà, đất tạm quản lý trong thời gian chờ thực hiện xử lý:
....................................... m2.
4. Diện tích nhà (gắn với quyền sử dụng đất) cho thuê:
........................................................... m2.
5. Số tiền thu được từ khai thác nhà, đất và số tiền thu được do lắp đặt công
trình viễn thông trên nhà, đất:
................................................................................................................................
đồng.
6. Số tiền còn nợ đọng (nếu có):
...........................................................................................
đồng.
7. Số tiền nộp ngân sách nhà nước: .................................... đồng;
trong đó:
a) Tiền thuê đất:
...........................................................................................................................
b) Các khoản thuế, phí, lệ phí:
.....................................................................................................
c) Nghĩa vụ tài chính khác:
...........................................................................................................
8. Sự tuân thủ pháp luật và Hợp đồng thuê nhà của tổ chức, cá nhân thuê nhà.
9. Nội dung khác có liên quan (nếu có).
II. ƯỚC TÍNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA NĂM LẬP KẾ HOẠCH
(Lập theo các nội dung nêu tại Mục I nêu trên).
III. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC NHÀ, ĐẤT NĂM
.................................... 1
1. Nhà, đất được giao quản lý, khai thác (theo mẫu biểu tại điểm 1 mục I nêu
trên); gồm:
a) Nhà, đất đã được giao.
b) Dự kiến tăng, giảm quỹ nhà, đất được giao.
2. Diện tích nhà, đất dự kiến bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng
tạm thời: .......... m2.
3. Diện tích nhà, đất dự kiến tạm quản lý trong thời gian chờ thực hiện xử
lý: ......................... m2.
4. Diện tích nhà dự kiến cho thuê: .................................... m2;
trong đó:
a) Diện tích nhà đang trong thời hạn thuê:
........................................................................ m2;
b) Diện tích nhà gia hạn thời gian cho thuê:
...................................................................... m2;
c) Diện tích nhà cho thuê mới:
...........................................................................................
m2.
5. Phương thức cho thuê (ghi cụ thể: niêm yết giá/đấu giá).
6. Dự kiến số tiền thu được từ khai thác nhà, đất và số tiền thu được do lắp
đặt công trình viễn thông trên nhà, đất:
............................................................................................................đồng.
7. Dự kiến số tiền nộp ngân sách nhà nước:
.................................... đồng; trong đó:
a) Tiền thuê đất:
............................................................................................................
b) Các khoản thuế, phí, lệ phí:
.......................................................................................
c) Nghĩa vụ tài chính khác:
.............................................................................................
8. Kế hoạch thu hồi nợ đọng (nếu có).
9. Nội dung khác có liên quan (nếu có).
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU/NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KINH DOANH
NHÀ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
1 Ghi theo năm sau năm lập kế hoạch (ví dụ năm lập kế hoạch là năm 2024 thì
ghi “Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất năm 2025).
| Quyết định 2383/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2383-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-quan-ly-cong-san-So-Tai-chinh-Soc-Trang-630765.aspx | {'official_number': ['2383/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực quản lý công sản thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Sóc Trăng', ''], 'signer': ['Lâm Hoàng Nghiệp'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
82 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 17125/BTCCST
V/v hướng dẫn chính sách thuế đối với xăng sinh học E5RON92 (xăng E5) Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn
Trả lời công văn số 4845/BSRTCKT ngày 10/9/2014, công văn 4155/BSRTCKT ngày
5/8/2014 Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn đề nghị hướng dẫn việc thu điều
tiết và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học E5, Bộ Tài chính có ý
kiến như sau:
Căn cứ khoản 1, khoản 6 Điều 6 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt; Quyết định số
952/QĐTTg ngày 26/7/2012 và Quyết định số 2286/QĐTTg ngày 26/11/2013 của Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 952/QĐTTg ngày
26/7/2012 về một số cơ chế tài chính của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Lọc hóa dầu Bình Sơn; Thông tư số 24/2013/TTBTC ngày 01/3/2013 và Thông tư số
177/2013/TTBTC ngày 29/11/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2013/TTBTC
ngày 01/3/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu điều tiết đối với sản
phẩm lọc dầu và hóa dầu tiêu thụ trong nước của Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, Bộ Tài chính hướng dẫn tính thu điều tiết,
tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 như sau:
1. Về việc thu điều tiết đối với xăng E5
Mặt hàng xăng E5 được sản xuất, pha chế từ 95% xăng RON92 phối trộn với 5%
E100 biến tính nên 95% xăng RON92 có trong xăng E5 thuộc đối tượng thu điều
tiết. Số thu điều tiết được xác định bằng tổng số thu điều tiết của từng lần
xuất bán sản phẩm thực tế trong tháng.
Số thu điều tiết đối với xăng RON92 của từng lần xuất bán sản phẩm xăng E5
bằng (=) sản lượng xăng RON92 thu điều tiết nhân (x) giá tính thu điều tiết
nhân (x) tỷ lệ thu điều tiết tại thời điểm xuất bán sản phẩm.
Trong đó:
a) Sản lượng xăng RON92 thu điều tiết bằng (=) 95% sản lượng xăng E5 tiêu thụ
thực tế hàng tháng.
b) Về giá tính thu điều tiết:
Giá tính thu điều tiết được xác định theo giá xăng RON92 thực tế trên thị
trường tại thời điểm xuất bán xăng E5, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng,
thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và các khoản
thuế, phí phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp, không xác định được giá bán xăng RON92 thực tế tại thời điểm
tiêu thụ xăng E5 thì xác định theo giá bán xăng E5, chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và
các khoản thuế, phí phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
c) Về tỷ lệ thu điều tiết: Tỷ lệ thu điều tiết là chênh lệch giữa mức thuế
suất thuế nhập khẩu của sản phẩm xăng RON92 quy định tại thời điểm tiêu thụ
trừ () mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán đối với: xăng là 7%.
d) Về kê khai thu điều tiết: Thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo công văn
này.
2. Về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xăng RON92 dùng để
phối trộn xăng E5:
Công ty BRS sử dụng xăng RON92 tự sản xuất để phối trộn xăng E5. Tại thời điểm
bán xăng E5, công ty xác định giá tính thuế TTĐB đối với xăng RON92 dùng để
phối trộn xăng E5 như sau:
Giá tính thuế TTĐB bằng (=) đơn giá tính thuế TTĐB đối với xăng RON92 (lít)
nhân (x) sản lượng xăng RON92 dùng để phối trộn xăng E5 (lít). Trong đó:
+ Đơn giá tính thuế TTĐB đối với xăng RON92: Được xác định theo giá bán xăng
RON92 thực tế trên thị trường tại thời điểm tiêu thụ xăng E5 của công ty, chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế nhập khẩu và các khoản thuế, phí phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp không xác định được giá bán xăng RON92 thực tế tại thời điểm tiêu
thụ xăng E5 thì xác định theo giá bán xăng E5, chưa bao gồm thuế giá trị gia
tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và các
khoản thuế, phí phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
+ Sản lượng xăng RON92 dùng để phối trộn xăng E5 = 95% nhân (x) sản lượng
xăng E5 tiêu thụ (lít).
3. Về thời điểm xuất hóa đơn đối với xăng E5: Thực hiện theo hướng dẫn
tại công văn số 11306/BTCTCT ngày 25/8/2010 của Bộ Tài chính.
4. Về mã hàng hóa của xăng E5: Theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TTBTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính
thì mặt hàng xăng sinh học E5 thuộc mã hàng 2710.20.00 có mức thuế nhập khẩu
ưu đãi là 5%.
Công văn này thay thế Công văn số 9508/BTCCST ngày 14/7/2014 của Bộ Tài chính
về chính sách thuế đối với xăng E5.
Bộ Tài chính trả lời để Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn và các đơn vị,
cơ quan liên quan được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lãnh đạo Bộ (để b/c);
Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Tập đoàn dầu khí Việt Nam;
TCHQ, TCT;
Vụ Pháp chế;
Lưu: VT, Vụ CST (P.XNK) TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Lưu Đức Huy
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÁN RA CHỊU KHOẢN THU ĐIỀU TIẾT CỦA XĂNG
A92 TRONG XĂNG E5
(Kèm theo tờ khai khoản thu điều tiết đối với tỷ trọng sản lượng xăng RON92 có
trong xăng E5)
Kỳ tính thu: tháng …… năm…… Mẫu thu điều tiết đối với tỷ trọng sản lượng xăng RON92 có trong xăng E5
(Ban hành kèm theo công văn số 17125/BTCCST ngày 25/11/2014 của Bộ Tài
chính)
Người nộp khoản thu:
Mã số thuế:
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
TT Hóa đơn bán hàng Tên khách hàng Tên hàng hóa, dịch vụ Số lượng E5 Doanh thu chưa có thuế GTGT E5 Số lượng xăng RON92 (95% xăng E5) Doanh thu chưa có thuế GTGT xăng RON92 Doanh thu chưa có thuế BVMT Mức thuế BVMT Doanh thu chưa có thuế TTĐB (không có thuế GTGT, BVMT) Thuế suất thuế TTĐB Doanh thu có thuế NK (không có thuế GTGT, BVMT, TTĐB) Tỷ suất thuế NK Tỷ lệ điều tiết Số thu theo mức thuế NK hiện hành Số thu theo tỷ lệ điều tiết phải nộp trong kỳ
Ký hiệu Số Ngày, tháng, năm phát hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19)
I Sản phẩm lọc dầu
1 Xăng Ron92 trong E5
…
…
Tổng cộng:
………….., ngày ……. tháng …… năm …..
NGƯỜI NỘP KHOẢN THU hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP KHOẢN THU
| Công văn 17125/BTC-CST | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-17125-BTC-CST-nam-2014-huong-dan-chinh-sach-thue-xang-sinh-hoc-E5RON92-259143.aspx | {'official_number': ['17125/BTC-CST'], 'document_info': ['Công văn 17125/BTC-CST năm 2014 hướng dẫn chính sách thuế đối với xăng sinh học E5RON92 (xăng E5) do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Lưu Đức Huy'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/11/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
83 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 33/2012/NĐCP Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2012
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐCP NGÀY 21 THÁNG 4
NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI
Căn cứ Sắc lệnh số102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định
quyền lập hội;
Căn cứLuật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứBộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số45/2010/NĐCP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức,
hoạt động và quản lý hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 45/2010/NĐCP),
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số45/2010/NĐCP
1. Điểm b Khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 Nghị định
số 45/2010/NĐCP. Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động
thành lập hội gửi một bộ hồ sơ đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động
cả nước hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh,
huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy
quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội có phạm vi hoạt
động trong xã).
Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của
hội.”
2. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ
CP khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời
hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội;
trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.
3. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số
45/2010/NĐCP quyết định phê duyệt điều lệ hội khi điều lệ đã được đại hội
thông qua.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày đại hội kết thúc, ban lãnh
đạo hội gửi một bộ hồ sơ báo cáo kết quả đại hội theo quy định tại Điều 12
Nghị định số 45/2010/NĐCP và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ hội đến cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ,
hợp pháp theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP quyết định phê duyệt điều lệ.
Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP
có quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu, hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh
điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định phê duyệt”.
4. Bổ sung Điều 25a sau Điều 25 như sau:
“Điều 25a. Thủ tục, hồ sơ chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội
1. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội thực hiện theo quy định của Bộ
luật dân sự, Nghị định số 45/2010/NĐCP, các quy định pháp luật có liên quan
và nghị quyết đại hội của hội.
2. Thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội:
a) Hội thực hiện việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất gửi trực tiếp hoặc qua
bưu điện một bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP và cơ quan quản
lý nhà nước về lĩnh vực hội hoạt động;
b) Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP
xem xét, quyết định cho phép việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
c) Các hội chia, sáp nhập, hợp nhất (trừ trường hợp tách hội) chấm dứt tồn tại
và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP cho phép chia, sáp nhập, hợp nhất hội.
Các quyền và nghĩa vụ của hội chia, sáp nhập, hợp nhất được chuyển giao cho
các hội mới. Đối với trường hợp tách hội, thì hội tách và hội thành lập mới do
tách hội phải cùng nhau chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của hội trước
khi tách.
3. Hồ sơ chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội, gồm:
a) Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính);
b) Đề án chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội, trong đề án phải có phương án
giải quyết tài sản, tài chính, lao động, phân định chức năng, quyền hạn, lĩnh
vực hoạt động và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện (bản chính);
c) Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản
chính);
d) Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập, hợp nhất hội;
đ) Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách; sáp
nhập; hợp nhất hội. Ban lãnh đạo lâm thời do đại hội bầu, số lượng thành viên
do đại hội quyết định, ban lãnh đạo lâm thời tự giải thể sau khi đại hội bầu
ban lãnh đạo của hội;
e) Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm
thời (bản chính);
g) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia,
tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính).
4. Thu hồi con dấu
Việc thu hồi con dấu đối với các hội chia, sáp nhập, hợp nhất chấm dứt tồn
tại, hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP được thực hiện theo quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu và các quy định của pháp luật có liên
quan.
5. Tổ chức đại hội và phê duyệt điều lệ hội thành lập mới do chia, tách; sáp
nhập; hợp nhất hội
a) Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP cho
phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, các hội mới được hình thành phải tổ
chức đại hội để thông qua các nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định số
45/2010/NĐCP.
b) Các hội mới được hình thành do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất lập một bộ hồ
sơ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐCP gửi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐCP để xem xét, phê
duyệt điều lệ hội.”
5. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể
1. Lập hồ sơ tự giải thể, gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể hội (bản chính);
b) Nghị quyết giải thể hội (bản chính);
c) Bản kê tài sản, tài chính (bản chính);
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh
toán các khoản nợ (bản chính).
2. Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có
liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo Trung ương
đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước và liên tỉnh, năm số liên tiếp ở báo
địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
3. Giải quyết tài sản, tài chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định
số 45/2010/NĐCP và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày hội tự giải thể theo quy
định tại Điều 26 Nghị định số 45/2010/NĐCP, hội thực hiện các quy định tại
Khoản 2, Khoản 3 Điều này và gửi một bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số
45/2010/NĐCP và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chính hội hoạt động.”
Điều 2. Bãi bỏ các quy định
1. Bãi bỏ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 45/2010/NĐCP.
2. Bãi bỏ quy định tại Điều 4 và Điều 11 Thông tư số 11/2010/TTBNV ngày 26
tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số
45/2010/NĐCP .
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng có liên quan hướng
dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, TCCV (5b) TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
| Nghị định 33/2012/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-33-2012-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-45-2010-ND-CP-138019.aspx | {'official_number': ['33/2012/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Tấn Dũng'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/04/2012', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '26/04/2012', 'note': ''} |
84 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2585/QĐUBND Hải Dương, ngày 04 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số1085/QĐTTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước giai đoạn 20222025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2886/TTr
SGTVTP1 ngày 06 tháng 9 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 21 thủ tục hành chính nội bộ trong
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở
Giao thông vận tải. Chi tiết, có Phụ lục đính kèm.
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, công khai
thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của Sở; phối hợp Sở Thông tin
và Truyền thông công khai thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính của tỉnh đảm bảo đúng quy định. Thực hiện rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính, thời gian hoàn thành trước ngày 15/10/2024.
2. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đăng tải công khai thủ tục hành chính
trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cơ sở dữ liệu thủ tục
hành chính của UBND tỉnh đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Giám đốc
Trung tâm Phục vụ hành chính công; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KSTTHC (VPCP);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
LĐ VP UBND tỉnh:
Trung tâm CNTT;
Lưu: VT, TTPVHCC (01b). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Hùng
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐUBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Ghi chú
1. Phê duyệt kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Giao thông vận tải
2. Thỏa thuận quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn (trường hợp UBND cấp huyện, UBND cấp xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư) Đường bộ
3. Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
4. Phê duyệt Đề án “Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác” Đường bộ
5. Phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
6. Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
7. Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
8. Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
9. Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
10. Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về địa phương quản lý, xử lý Đường bộ
11. Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
12. Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại Đường bộ
13. Thu hồi tài sản để giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp Đường bộ
14. Thanh toán chi phí liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đường bộ
15. Quyết định tần suất khảo sát luồng đường thủy nội địa địa phương. Đường thủy nội địa
16. Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Đường thủy nội địa
17. Phê duyệt Đề án Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Đường thủy nội địa
18. Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại Đường thủy nội địa
19. Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Đường thủy nội địa
20. Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Đường thủy nội địa
21. Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ Đường thủy nội địa
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00628551files/image001.gif)
| Quyết định 2585/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2585-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-noi-bo-So-Giao-thong-van-tai-Hai-Duong-628551.aspx | {'official_number': ['2585/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2585/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hải Dương', ''], 'signer': ['Nguyễn Minh Hùng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
85 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3417/TCTDNL
V/v: kê khai, khấu trừ thuế GTGT. Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội;
Công ty TNHH Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội;
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.
Trả lời công văn số 849/TCTP4 ngày 11/7/2014 về việc hóa đơn GTGT của Tổng
công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và công văn số 30117/CTHTr của Cục
Thuế thành phố Hà Nội về việc kê khai, khấu trừ thuế GTGT, Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy
định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
“1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải
ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.”
Điểm b, Khoản 1 Điều 14 Chương 3 Thông tư số 153/2010/TTBTC ngày 28/9/2010 và
Thông tư số 64/2013/TTBTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định 51/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ,…”
Khoản 2, Điều 14 Chương 3 Thông tư số 153/2010/TTBTC và Thông tư số
64/2013/TTBTC nêu trên quy định:
“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao
công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Điều 15 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/1/2012 hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định số
123/2008/NĐCP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐCP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc
chứng từ nộp thuế giá trị giá tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các
tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài
kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào
(bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp
tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi
triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT...”
Tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TTBTC quy định về nguyên tắc khấu
trừ thuế GTGT đầu vào quy định:
“8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác
định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong
kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu
trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ
quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở
người nộp thuế.”
Căn cứ các quy định trên thì trường hợp Công ty TNHH Tổng công ty Điện lực
thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) ký hợp đồng ủy quyền chủ đầu tư dự án Hạ ngầm
tuyến đường dây 110kV Láng Hạ cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà
Nội, công trình đã được nghiệm thu hoàn thành bàn giao giữa hai bên và đưa vào
sử dụng thì Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội phải lập hóa đơn
GTGT đối với giá trị công trình đã nghiệm thu, bàn giao vào ngày nghiệm thu,
bàn giao công trình.
Theo báo cáo của Tổng công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, do có
sự thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây
dựng Láng Hạ Thanh Xuân (đơn vị trực tiếp thực hiện dự án) từ đơn vị sự
nghiệp kinh tế được UBND thành phố Hà Nội thành lập thuộc Tổng Công ty Đầu tư
và Phát triển nhà Hà Nội sang mô hình Ban quản lý dự án thuộc doanh nghiệp.
Mặt khác, dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị làm chủ đầu tư nên Tổng công
ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội phát sinh vướng mắc phải hỏi Cục Thuế Hà
Nội về việc lập hóa đơn giao cho các chủ đầu tư khác dẫn đến chậm lập hóa đơn
giao cho EVN Hà Nội. Do đó, đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội kiểm tra xác
định hóa đơn Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội xuất cho EVN Hà Nội
nếu tại thời điểm nghiệm thu bàn giao công trình cho EVN Hà Nội và đến thời
điểm hiện nay Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội còn được khấu trừ
thuế GTGT nên không chậm nộp tiền thuế đối với số thuế GTGT trên hóa đơn xuất
cho EVN Hà Nội và hóa đơn đảm bảo khớp đúng, đủ điều kiện về khấu trừ thuế
GTGT đầu vào theo quy định của pháp luật thuế thì EVN Hà Nội được kê khai,
khấu trừ thuế GTGT trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết
định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư và
Phát triển nhà Hà Nội, EVN Hà Nội biết và thực hiện.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ: CS, KK&KTT, PC (2b);
Lưu: VT, DNL (2b) KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 3417/TCT-DNL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3417-TCT-DNL-2014-ke-khai-khau-tru-thue-gia-tri-gia-tang-246654.aspx | {'official_number': ['3417/TCT-DNL'], 'document_info': ['Công văn 3417/TCT-DNL năm 2014 kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
86 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 857/TCTPC
V/v xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2015
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 1677/CTTT3 ngày 11/02/2015 của Cục Thuế
thành phố Hồ Chí Minh về việc xin ý kiến xử lý đối với vướng mắc qua công tác
thanh tra. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 98/2007/NĐCP ngày 07/6/2007
của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế:
“2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu
xử phạt là 05 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.”
Căn cứ Điều 24 Thông tư số 166/2013/TTBTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính
quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
“Điều 24. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm để
truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu xét thấy tổ chức,
cá nhân vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm
quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
2. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính về thuế, đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt, nếu hành
vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự, thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
thuế phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn
03 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ xử lý vi phạm
cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý; trường hợp đã
thi hành xong quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về thuế phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự để xử lý...”
Căn cứ Khoản 1, Điều 26 Thông tư số 166/2013/TTBTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài
chính:
“Điều 26. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
thuế và h ủy quyết định xử phạt
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong các trường
hợp sau đây:...
c) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Điều
4 Thông tư này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều
27 Thông tư này…
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.”
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh căn cứ vào hồ sơ vụ
việc cụ thể của Công ty TNHH Sài Gòn Precision để xác định hành vi vi phạm của
Công ty nêu trên thuộc hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của
Luật Quản lý thuế hay có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 161 Bộ luật
Hình sự để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Công ty TNHH Sài Gòn Precision có hành vi trốn thuế theo quy định
tại Điều 108 Luật Quản lý thuế, khi quá thời hiệu xử phạt thì Cục Thuế không
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưng ban hành quyết định áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả để truy thu số tiền thuế trốn vào ngân sách
nhà nước.
Trường hợp Cục Thuế xét thấy hành vi vi phạm của Công ty nêu trên có dấu hiệu
tội phạm quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt
chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý theo
quy định tại Điều 24 Thông tư số 166/2013/TTBTC.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, PC(2b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phi Vân Tuấn
| Công văn 857/TCT-PC | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-857-TCT-PC-2015-xu-ly-vi-pham-phap-luat-ve-thue-268527.aspx | {'official_number': ['857/TCT-PC'], 'document_info': ['Công văn 857/TCT-PC năm 2015 xử lý vi phạm pháp luật về thuế do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Phi Vân Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/03/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
87 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 64/2019/QĐUBND Ninh Thuận , ngày 08 tháng 11 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ
CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn c ứ Luật t ổ chức ch í nh quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản qu y phạm pháp luật ngày 22 th á ng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản c ô ng ngày 21 th á ng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 04/2019/NĐCP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Ch í nh phủ
Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
Thực hiện Công v ă n số 4379CV/TU ngày 04 tháng 10 năm 2019 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về việc thống nhất tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô t ô chuyên
dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh;
Thực hiện C ô ng văn số 112/HĐNDVP ngày 18 th á ng 9 năm 2019 của Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe
ô t ô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn v ị thuộc tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài ch í nh tại Tờ trình số 2849/TTrSTC ngày
22 tháng 10 năm 2019 và B á o cáo thẩm định số 1 366/BCSTP ngày 18 th á
ng 7 năm 2019 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm
bảo kinh phí hoạt động, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước ở cấp tỉnh (sau
đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
2. Riêng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư,
người đứng đầu đơn vị ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên
dùng (đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá) tại đơn vị.
Điều 3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc tỉnh Ninh Thuận
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc tỉnh Ninh Thuận theo biểu phụ lục đính kèm.
2. Tiêu chuẩn, định mức, mức giá quy định tại Khoản 1 Điều này là mức tối đa
làm cơ sở cho lập dự toán mua sắm phục vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn
vị.
a) Trường hợp giá mua xe ô tô chuyên dùng cao hơn không quá 5% so với mức giá
quy định tại Quyết định này, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Trường hợp giá mua xe ô tô chuyên dùng cao hơn từ trên 5% đến không quá 20%
so với mức giá quy định tại Quyết định này, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
(sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh).
c) Khi giá xe ô tô phổ biến trên thị trường tăng, giảm trên 20% so với các mức
giá quy định tại Quyết định này, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử
dụng xe ô tô chuyên dùng tại Quyết định này và các quy định của pháp luật có
liên quan để lập kế hoạch, dự toán ngân sách mua sắm phục vụ công tác đặc thù
của ngành và có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo đúng chế độ quy
định.
2. Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực
hiện Quyết định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề
nghị phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét quyết định.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2019 và bãi bỏ
Quyết định số 2104/QĐUBND ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc ban hành định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng; Quyết định
số 669/QĐUBND ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về
việc bổ sung tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban,
ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản);
Vụ Pháp chế Bộ Tài chính;
Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
TT. HĐND các huyện, thành phố;
Kho bạc nhà nước tỉnh;
Trung tâm CNTT và truyền thông;
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
VPUB: LĐ, chuyên viên;
Lưu: VT, KTTH.
LTP. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
PHỤ LỤC
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ
CHỨC THUỘC TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 64/2019/QĐUBND ngày 08/11/2019 của UBND tỉnh)
(ĐVT: Triệu đồng)
STT Tên đơn v ị Số lượng Chủng loại Mức giá tối đa Gh ichú
1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.1 Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn 01 Xe bán tải 900
1.2 Chi cục Thủy lợi 01 Xe bán tải 900
1.3 Chi cục Chăn nuôi và Thú y 01 Xe phòng chống dịch 1.100
1.4 Chi cục Kiểm lâm 05 Xe bán tải 900
1.5 BQL Rừng PHĐN Hồ Tân Giang 01 Xe bán tải 900
1.6 BQL Rừng PHĐN Hồ Sông Trâu 01 Xe bán tải 900
1.7 BQL Rừng PHĐN Krông Pha 01 Xe bán tải 900
1.8 Trung tâm Giống hải sản cấp 1 01 Xe đông lạnh 1.300 Vận chuyển cung cấp các loại giống thủy sản tươi sống trong và ngoài tỉnh
01 Xe bán tải 900 Vận chuyển vật tư, giống thủy sản tươi sống, máy móc thiết bị tập huấn chuyển giao công nghệ
1.9 BQL Rừng PHVB Thuận Nam 01 Xe bán tải 900 Tuần tra, kiểm soát truy quét, chống phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng
1.10 BQL rừng PHĐN Hồ Sông Sắt 01 Xe bán tải 900 Tuần tra, kiểm soát truy quét, chống phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng
1.11 BQL Khai thác các cảng cá 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra hệ thống công trình các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
1.12 Chi cục Thủy sản 01 Xe bán tải 900 Phục vụ công tác kiểm ngư, bắt các đối tượng sử dụng chất nổ, chất độc, sung điện đánh bắt hải sản; Thực hiện cảnh báo thẻ vàng của EU (đánh bắt bất hợp pháp); phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
1.13 Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi 01 Xe bán tải 900 Vận chuyển giống cây trồng, vật nuôi
1.14 Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản 01 Xe bán tải 900 Thanh tra, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm, điều tra thống kê các cơ sở kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp
1.15 Chi cục phát triển nông thôn 01 Xe bán tải 900 Tuyên truyền thành lập các HTX, kiểm tra các mô hình giảm nghèo, kiểm tra các hệ thống công trình
1.16 Trung tâm Khuyến nông 01 Xe bán tải 900 Tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thường xuyên kiểm tra các mô hình khuyến nông, vận chuyển thiết bị phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn
1.17 Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra đồng ruộng, sâu bệnh, dịch hại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; thanh tra kiểm tra tình hình buôn bán thuốc, phân bón, vật tư bảo vệ thực vật
2 Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch
2.1 Đoàn ca múa nhạc dân tộc 01 Xe 46 chỗ ngồi trở lên 3.000
01 Xe sân khấu lưu động 1.500
2.2 Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao 01 Xe 29 chỗ ngồi trở lên 1.600
2.3 Trung tâm Văn hóa tỉnh (Đội thông tin lưu động miền núi) 01 Xe 29 chỗ ngồi trở lên 1.600
01 Xe sân khấu lưu động 1.500
2.4 Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng 01 Xe bán tải hoán cải 900 Chủng loại theo QĐ 3053 BVHTTDL ngày 07/8/2017
2.5 Thư viện tỉnh 01 Xe thư viện lưu động 1.500
3 Sở Xây dựng
3.1 Thanh tra Sở 01 Xe bán tải 900
4 Sở Giao thông vận tải
4.1 Thanh tra Sở 01 Xe ô tô gắn biển hiệu Thanh tra giao thông 1.200 Xe phục vụ Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động
01 Xe ô tô kiểm tra tải trọng xe 1.000 Gắn hệ thống cân điện tử phục vụ Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động
05 Xe bán tải gắn biển hiệu Thanh tra giao thông 900 Xe phục vụ kiểm soát xử lý vi phạm
5 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
5.1 Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh 01 Xe cứu thương 1.000
5.2 Trung tâm Công tác Xã hội tỉnh 01 Xe cứu thương 1.000
5.3 Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh 01 Xe 29 chỗ 1.600
5.4 Trung tâm Công tác xã hội tỉnh 01 Xe 29 chỗ 1.600
6 S ởTài nguyên và Môi trư ờng
6.1 Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường 01 Xe bán tải 900
6.2 Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh 01 Xe bán tải 900
6.3 Chi cục Bảo vệ môi trường 01 Xe bán tải 900
7 Sở Công thương
7.1 Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại 01 Xe bán tải 900
8 Trường Cao đẳng nghề 10 Xe 05 chỗ 900 Có gắn thiết bị chấm điểm tự động
05 Xe tải 5,5 tấn trở lên 1.100 Có gắn thiết bị chấm điểm tự động
01 Xe khách 29 chỗ 1.900 Có gắn thiết bị chấm điểm tự động
01 Xe khách 45 chỗ 2.600 Có gắn thiết bị chấm điểm tự động
15 Xe 05 chỗ 600 Xe tập lái
05 Xe tải 5 tấn trở lên 600 Xe tập lái
9 Ban A n toàn giao thông tỉnh 01 Xe bán tải 900
10 Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông 01 Xe bán tải 900
11 BQL Vư ờn Qu ốc gia Phư ớc Bình
11.1 Ban quản lý VQG Phước Bình 01 Xe bán tải 02 cầu 900 Xe tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng
11.2 Hạt Kiểm lâm Ban quản lý VQG Phước Bình 01 Xe ô tô tải 2.5 tấn 600 Xe tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng
12 BQL Vườn Quốc gia Núi Chúa
12.1 Ban Quản lý VQG Núi Chúa 01 Xe bán tải 02 cầu 900 Xe tuần tra bảo vệ, PCCC rừng.
12.2 Hạt Kiểm lâm Ban quản lý VQG Núi Chúa 01 Xe ô tô tải 2.5 tấn 600 Xe tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng
13 Đài Phát thanh và Truyền hình
01 Xe tải 5,5 tấn 1.500 Gắn thiết bị sản xuất chương trình trực tiếp
01 Xe 16 chỗ 2.000 Gắn thiết bị sản xuất chương trình lưu động
01 Xe 7 chỗ 1.300 Gắn thiết bị sản xuất chương trình lưu động vùng sâu, vùng xa
14 UBND huyện Thuận Bắc
14.1 Văn phòng HĐNDUBND 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra xử lý trật tự đô thị
14.2 Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh 01 Xe bán tải 900
15 UBND huyện Ninh Hải
15.1 Văn phòng HĐNDUBND 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra xử lý trật tự đô thị
15.2 Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh 01 Xe bán tải 900
16 UBND huyện Thuận Nam
16.1 Văn phòng HĐNDUBND 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra xử lý trật tự đô thị
16.2 Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh 01 Xe bán tải 900
17 UBND huyện N inh Sơn
17.1 Văn phòng HĐNDUBND 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra xử lý trật tự đô thị
17.2 Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh 01 Xe bán tải 900
18 UBND huyện Ninh Phước
18.1 Văn phòng HĐNDUBND 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra xử lý trật tự đô thị
18.2 Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh 01 Xe bán tải 900
19 UBND huyện Bác Ái
19.1 Văn phòng HĐNDUBND 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra xử lý trật tự đô thị
19.2 Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh 01 Xe bán tải 900
20 UBND TP. Phan Rang Tháp Chàm
20.1 Văn phòng HĐNDUBND 01 Xe bán tải 900 Kiểm tra xử lý trật tự đô thị
20.2 Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh thành phố 01 Xe tải 6 tấn 1.100 Xe văn hóa thông tin tuyên truyền
20.3 Đội quản lý trật tự đô thị
01 Xe tải 6,7 tấn gắn thiết bị hút bùn 1.800 Xe hút bùn chân không
01 Xe tải 5,1 tấn gắn thiết bị hút bùn 1.800 Xe hút bùn chân không
01 Xe tải 5,1 tấn gắn thiết bị hút bùn 1.800 Xe hút bùn chân không
01 Xe tải 5,2 tấn gắn thiết bị thông tắc cống 1.800 Xe ô tô thông tắc cống (bơm nước áp lực caoThông tắc)
01 Xe tải 5,1 tấn gắn thiết bị hút bùn 1.800 Xe ô tô hút bùn, chất thải chân không
01 Xe tải dưới 2,5 tấn 400 Phục vụ công tác cưỡng chế thu hồi đất và quản lý trật tự đô thị
21 Hội Đồng nhân dân tỉnh 01 Xe bán tải 900 Phục vụ khảo sát, giám sát địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa
Tổng cộng 112
| Quyết định 64/2019/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-64-2019-QD-UBND-tieu-chuan-dinh-muc-su-dung-xe-o-to-chuyen-dung-Ninh-Thuan-431967.aspx | {'official_number': ['64/2019/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 64/2019/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Thuận'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Ninh Thuận', ''], 'signer': ['Lưu Xuân Vĩnh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/11/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
88 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 45/2024/QĐUBND Vĩnh Long, ngày 05 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ; DANH MỤC, THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN VÀ
TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH VĨNH LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số151/2017/NĐCP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 4 và khoản 2 Điều 13 Thông tư số23/2023/TTBTC
ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý,
tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản
cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 412/TTrSTC ngày 11
tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định danh mục tài sản cố định đặc thù; danh mục, thời
gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản
lý của tỉnh Vĩnh Long.
2. Các tài sản cố định khác không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quyết định
này thực hiện theo Thông tư số 23/2023/TTBTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản
cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho
doanh nghiệp quản lý không tính phần thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam,
các tổ chức chính trị xã hội (gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị), doanh nghiệp
được Nhà nước giao quản lý tài sản cố định không tính thành phần vốn Nhà nước
tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Vĩnh Long.
Điều 3. Quy định Danh mục tài sản cố định đặc thù; danh mục, thời gian tính
hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình
1. Danh mục tài sản cố định đặc thù chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Quyết
định này.
2. Danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình
chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên
ngành có trách nhiệm thường xuyên cập nhật và đề xuất với Sở Tài chính để tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục, thời gian tính
hao mòn và tỷ lệ hao mòn đối với tài sản được quy định tại Điều 3 Quyết định
này.
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan
tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện Quyết định này.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản cố định căn cứ các
nội dung quy định tại Quyết định này, thực hiện việc ghi số kế toán, hạch toán
theo dõi và quản lý tài sản theo đúng quy định.
Điều 5. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2024 và
thay thế Quyết định số 16/2019/QĐUBND ngày 13 tháng 8 năm 2019 quy định danh
mục, thời gian sử dụng tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình; Danh mục tài sản
cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Vĩnh Long.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh;
Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
Bộ Tài chính;
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VB QPPL);
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
CT các Phó CT UBND tỉnh;
UBMTTQ VN tỉnh;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
Sở Tư pháp;
Phòng Tổng hợp; Trung tâm Tin học Công báo;
Lưu: VT, 64 TH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Văn Chính
PHỤ LỤC I
DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2024/QĐUBND Ngày 08 tháng 11 năm 2024
của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
STT DANH MỤC
I Di tích được xếp hạng
1 Di tích cấp quốc gia
2 Di tích cấp tỉnh
II Hiện vật trưng bày trong bảo tàng
1 Di vật
2 Cổ vật
3 Bảo vật quốc gia
III Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập
PHỤ LỤC II
DANH MỤC, THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2024/QĐUBND Ngày 08 tháng 11 năm 2024
của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
STT Danh mục Thời gian tính hao mòn (năm) Tỷ lệ hao mòn (%/năm)
I Quyền tác giả
1 Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học 25 4
2 Quyền tác giả khác 25 4
II Quyền sở hữu công nghiệp
1 Kiểu dáng công nghiệp 15 6,67
2 Sáng chế 20 5
3 Giải pháp hữu ích 10 10
4 Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn 10 10
III Phần mềm ứng dụng
1 Phần mềm kế toán 5 20
2 Phần mềm cơ sở dữ liệu 5 20
3 Các phần mềm, nền tảng số 5 20
4 Phần mềm ứng dụng khác 5 20
IV Tài sản cố định vô hình khác 5 20
| Quyết định 45/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-45-2024-QD-UBND-danh-muc-tai-san-co-dinh-dac-thu-Vinh-Long-631692.aspx | {'official_number': ['45/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 45/2024/QĐ-UBND quy định danh mục tài sản cố định đặc thù; danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Vĩnh Long'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Vĩnh Long', ''], 'signer': ['Đặng Văn Chính'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
89 | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6860/VPCPPL
V/v Báo cáo nghiên cứu, rà soát các luật của Bộ Xây dựng Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022
Kính gửi: Bộ Xây dựng;
Bộ Tư pháp.
Về Báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát đề nghị xây dựng các Luật điều chỉnh
về: Quy hoạch đô thị và nông thôn (Báo cáo số 115/BCBXD ngày 29 tháng 9 năm
2022); Quản lý và phát triển đô thị (Báo cáo số 118/BCBXD ngày 30 tháng 9 năm
2022); Cấp, thoát nước (Báo cáo số 119/BCBXD ngày 30 tháng 9 năm 2022) của Bộ
Xây dựng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có ý kiến như sau:
1. Giao Bộ Tư pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu, rà soát các luật nêu trên báo
cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Ủy ban thường vụ Quốc hội theo
Quyết định số 2114/QĐTTg ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19KL/TW của Bộ Chính trị về Đề án
định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
2. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục
nghiên cứu, rà soát, thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật để trình Chính phủ các Đề nghị xây dựng Luật: (1) Luật Quy
hoạch đô thị và nông thôn trước ngày 10 tháng 12 năm 2022; (2) Luật Quản lý và
phát triển đô thị trước ngày 01 tháng 11 năm 2023; (3) Luật Cấp, thoát nước
trước ngày 01 tháng 11 năm 2023.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để b/c);
VPCP: BTCN, PCN Cao Huy, Các Vụ: CN, NN, QHĐP, TH;
Lưu: VT, PL (2b). KT.BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Cao Huy
| Công văn 6860/VPCP-PL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-6860-VPCP-PL-2022-bao-cao-nghien-cuu-cac-luat-cua-Bo-Xay-dung-554891.aspx | {'official_number': ['6860/VPCP-PL'], 'document_info': ['Công văn 6860/VPCP-PL năm 2022 báo cáo nghiên cứu, rà soát các luật của Bộ Xây dựng do Văn phòng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng Chính phủ', ''], 'signer': ['Cao Huy'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/10/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
90 | TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/NQĐCT Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2015
NGHỊ QUYẾT
CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ ĐẨY MẠNH ĐỐI THOẠI TẠI
CƠ SỞ KHU VỰC DOANH NGHIỆP
Đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và được
Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định số 60/2013/NĐCP ngày 19/6/2013. Mục
đích của đối thoại là nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa
người sử dụng lao động và người lao động, góp Phần xây dựng quan hệ lao động
hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Để các cấp công đoàn chủ động tham gia có hiệu quả việc tổ chức đối thoại
trong doanh nghiệp, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Nghị quyết về “Đẩy mạnh đối thoại tại cơ sở khu vực doanh nghiệp” với các nội
dung sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỐI THOẠI TRONG DOANH NGHIỆP
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 60/2013/NĐCP, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) đã ban hành các văn bản hướng dẫn; tổ chức,
triển khai quán triệt, tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp. Trên cơ sở hướng
dẫn của Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn đã tổ chức hàng trăm cuộc tuyên
truyền, tập huấn cho cán bộ công đoàn và người lao động. Phối hợp với chính
quyền, chuyên môn đồng cấp tiến hành tổ chức phổ biến, quán triệt đến người sử
dụng lao động về ý nghĩa, tác dụng của việc đối thoại tại nơi làm việc; một số
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố đã cụ thể hóa hướng dẫn của Tổng Liên đoàn,
tổ chức tập huấn kỹ năng về xây dựng quy chế, quy trình tổ chức đối thoại giúp
công đoàn cơ sở chủ động tham gia với người sử dụng lao động tổ chức đối
thoại; chỉ đạo làm mẫu, làm điểm tại một số doanh nghiệp, rút kinh nghiệm chỉ
đạo nhân rộng trên địa bàn.
Đến nay số doanh nghiệp thực hiện đối thoại có xu hướng ngày càng tăng, nội
dung hình thức đối thoại ngày càng đi vào thực chất. Vì vậy đối thoại tại
doanh nghiệp thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời giải
quyết được những vấn đề bức xúc của người lao động, xử lý những vướng mắc
trong sản xuất kinh doanh, góp Phần tăng cường sự hiểu biết, cảm thông và chia
sẻ giữa người lao động và người sử dụng lao động, thiết lập quan hệ lao động
hài hòa làm cho sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, đối thoại tại doanh nghiệp thời gian qua
vẫn còn một số tồn tại như: Số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chưa tổ chức
đối thoại còn chiếm tỷ lệ cao; việc thực hiện đối thoại chưa đúng trình tự,
thủ tục quy định của pháp luật. Năng lực cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế;
chưa chủ động trong chuẩn bị nội dung và đề xuất tổ chức đối thoại; nhiều nơi
chưa bầu được thành viên đối thoại, chưa xây dựng và ban hành quy chế đối
thoại; nhiều nội dung quy định về đối thoại tại doanh nghiệp trong Nghị định
số 60/2013/NĐCP chưa rõ, thiếu linh hoạt và cứng nhắc, làm cho việc thực hiện
khó khăn.
Nguyên nhân những tồn tại trên là do: Một số cấp ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố vẫn coi việc thực hiện quy chế dân chủ nói chung, tổ chức đối thoại
nói riêng là của Công đoàn, có biểu hiện “khoán trắng” cho Công đoàn, chưa
thường xuyên tuyên truyền, quán triệt quy định của pháp luật về đối thoại cho
người sử dụng lao động, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đối thoại tại
doanh nghiệp. Nhiều nơi chưa tổ chức tập huấn, trang bị kỹ năng đối thoại cho
cán bộ công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên trực tiếp chưa sâu sát cơ sở, chưa
hỗ trợ tư vấn giúp đỡ cơ sở khi gặp khó khăn, vướng mắc trong đối thoại. Một
số quy định của pháp luật về đối thoại còn chưa linh hoạt, cứng nhắc, chưa phù
hợp với thực tiễn.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
Đối thoại giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động nhằm tăng
cường sự hiểu biết và chia sẻ thông tin giữa các bên trong quan hệ lao động và
là yếu tố quan trọng góp Phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và
tiến bộ trong doanh nghiệp.
Đối thoại phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa
dạng và mềm dẻo. Ưu tiên đối thoại đột xuất và những vấn đề bức xúc, cấp thiết
liên quan tới người lao động và các bên trong quan hệ lao động.
Công đoàn phải luôn chủ động trong chuẩn bị nội dung đối thoại, đề xuất
hình thức đối thoại, kiểm tra giám sát thực hiện kết quả đối thoại. Đối thoại
phải kịp thời ngay khi phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng nhỏ.
2. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ
công đoàn, tạo chuyển biến tích cực về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đối
thoại tại doanh nghiệp.
Từng bước đưa đối thoại trở thành việc làm thường xuyên, chủ động của tổ
chức công đoàn.
Thông qua đối thoại, góp Phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và
tiến bộ tại doanh nghiệp, nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn.
3. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020
Phấn đấu có 100% số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn được tuyên truyền,
phổ biến các quy định của pháp luật về đối thoại tại doanh nghiệp.
Có 70% trở lên số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn xây dựng và ban hành
được quy chế đối thoại tại doanh nghiệp.
Phấn đấu có 90% trở lên số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, tổ chức hội
nghị người lao động, bầu được thành viên đối thoại và thành lập được tổ đối
thoại; 100% thành viên đối thoại được tập huấn kỹ năng đối thoại.
Có 100% số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức được đối thoại đột
xuất khi có vấn đề phát sinh.
III. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP
1. Chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, chuyên môn đồng cấp trong lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện đối thoại tại doanh nghiệp
Công đoàn các cấp thông qua Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
tham mưu cho cấp ủy đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các
quy định của pháp luật về đối thoại tại doanh nghiệp; kiểm tra giám sát việc
tổ chức thực hiện. Định kỳ báo cáo với cấp ủy đảng về tình hình thực hiện đối
thoại tại doanh nghiệp.
Phối hợp với chính quyền đồng cấp hàng năm có kế hoạch chỉ đạo việc tổ chức
đối thoại tại cơ sở; phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, thanh
tra doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật về tổ chức đối thoại tại nơi làm
việc.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức để cán bộ công đoàn cơ sở,
người lao động và người sử dụng lao động nhận thức được lợi ích và trách nhiệm
tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp
Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương, địa
phương và cơ sở để tuyên truyền chính sách, pháp luật, các văn bản hướng dẫn
của các Bộ, ngành, về đối thoại tại doanh nghiệp.
Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền về công tác đối thoại như biên
tập tờ gấp, sổ tay, bài viết, mẩu chuyện giúp người lao động, các bên trong
quan hệ lao động hiểu được ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của đối thoại
trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh
nghiệp.
Tổ chức để công đoàn cơ sở nơi thực hiện tốt đối thoại tại doanh nghiệp
tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm cho những nơi chưa tổ
chức đối thoại hoặc đối thoại chưa có hiệu quả.
3. Xây dựng, ban hành bộ tài liệu tập huấn kỹ năng tham gia đối thoại trang
bị cho cán bộ công đoàn cơ sở; không ngừng nâng cao chất lượng và năng lực cho
thành viên đối thoại và tổ đối thoại
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và tham khảo kinh nghiệm
trong và ngoài nước biên tập bộ tài liệu dùng cho tập huấn, vừa là cẩm nang
nhằm cung cấp cho cán bộ công đoàn kỹ năng đối thoại đạt được hiệu quả cao.
Để nâng cao chất lượng thành viên tham gia đối thoại, công đoàn cơ sở cần
phối hợp với người sử dụng lao động lựa chọn những người lao động có hiểu biết
về pháp luật lao động và công đoàn, chế độ chính sách đối với người lao động,
các nội quy, quy chế của doanh nghiệp; hiểu biết về tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đời sống, việc làm của người lao động và được người
lao động tín nhiệm; có khả năng thuyết trình, thuyết phục hoặc phản biện để
bầu làm thành viên đối thoại.
Tổ chức tập huấn chuyên sâu về kỹ năng đối thoại cho các thành viên đối
thoại; tổ chức các hội nghị, hội thảo, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm giữa
những đơn vị làm tốt và có nhiều kinh nghiệm đối thoại với đơn vị chưa có kinh
nghiệm để các thành viên đối thoại nắm bắt và tích lũy thông tin, kiến thức
đối thoại.
Căn cứ nội dung đối thoại để thành lập tổ đối thoại cho phù hợp, nhằm phát
huy cao nhất năng lực, trình độ và sở trường của từng thành viên tổ đối thoại
để đạt được Mục tiêu đề ra.
4. Công đoàn cơ sở chủ động đề xuất với người sử dụng lao động tổ chức đối
thoại
Đề xuất với người sử dụng lao động xây dựng và ban hành quy chế đối thoại.
Việc xây dựng quy chế đối thoại phải phù hợp với tình hình thực tế của doanh
nghiệp và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
Chủ động đề nghị công đoàn cấp trên tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình
chuẩn bị nội dung đối thoại và trong thời gian đối thoại.
Thường xuyên đi sâu đi sát lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người lao động,
tổ chức các kênh thông tin thu, nhận các kiến nghị và đề xuất của người lao
động liên quan đến nội dung đối thoại theo quy định pháp luật bảo đảm linh
hoạt, chính xác và kịp thời.
Chủ động chuẩn bị nội dung đối thoại, phân loại nội dung ưu tiên đối thoại
và đề nghị người sử dụng lao động tổ chức đối thoại. Đối với những vấn đề bức
xúc cần giải quyết ngay thì đề nghị tổ chức đối thoại đột xuất.
5. Tăng cường tổ chức tư vấn, giúp đỡ hỗ trợ công đoàn cơ sở trong quá
trình tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp
Công đoàn cấp trên, các Trung tâm tư vấn pháp luật của Công đoàn có trách
nhiệm hỗ trợ, tư vấn cho công đoàn cơ sở khi có yêu cầu. Khi cần thiết cử cán
bộ trực tiếp hỗ trợ công đoàn cơ sở khi cuộc đối thoại có nội dung phức tạp mà
công đoàn cơ sở thiếu thông tin để trao đổi với người sử dụng lao động.
Tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về đối thoại và cung cấp
thông tin, tài liệu cho các công đoàn cơ sở.
6. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ, tổng kết đánh giá
định kỳ, phát hiện điển hình tiên tiến phổ biến nhân rộng
Định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp
luật hiện hành về đối thoại tại doanh nghiệp. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc
thực hiện kết quả các kỳ đối thoại.
Các cấp công đoàn định kỳ sơ, tổng kết làm rõ những ưu điểm và tồn tại, hạn
chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức đối thoại. Phát hiện điển
hình tiên tiến kịp thời khen thưởng, biểu dương, phổ biến và nhân rộng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tham gia với Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở và các Bộ, ngành liên quan trong xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện chính sách, pháp luật về đối thoại tại doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo
triển khai thực hiện tốt quy định hiện hành về đối thoại tại doanh nghiệp.
Chỉ đạo công đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật
hiện hành về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung và tổ
chức đối thoại tại doanh nghiệp nói riêng.
Ban hành văn bản hướng dẫn công đoàn tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp.
Xây dựng và ban hành mẫu quy chế đối thoại; sổ tay đối thoại dành cho cán bộ
công đoàn cơ sở.
Tổ chức tập huấn, đào tạo giảng viên kiêm chức về kỹ năng đối thoại cho các
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương,
Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá các cấp công đoàn trong việc thực hiện quy định
của pháp luật và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn về đối thoại tại doanh nghiệp.
Định kỳ sơ, tổng kết đánh giá tình hình công đoàn tham gia tổ chức đối
thoại tại doanh nghiệp
2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và
tương đương; Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
Tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền đồng cấp có văn bản chỉ đạo đối với
các doanh nghiệp, người sử dụng lao động nghiêm túc thực hiện quy định của
pháp luật về đối thoại tại doanh nghiệp.
Phổ biến Nghị quyết tới các cấp công đoàn; căn cứ Nghị quyết này, xây dựng
Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết này để đưa Nghị quyết
vào thực tiễn hoạt động công đoàn.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ
công đoàn cơ sở trực thuộc năng lực và kỹ năng đối thoại. Lựa chọn tập thể, cá
nhân điển hình, tiêu biểu về tham gia tổ chức đối thoại để phổ biến kinh
nghiệm và nhân rộng.
Hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình công đoàn tham gia tổ chức đối thoại
tại các doanh nghiệp về Tổng Liên đoàn.
3. Các công đoàn cấp trên cơ sở
Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ công đoàn cơ sở chủ động tham gia, phối hợp với
người sử dụng lao động xây dựng, ban hành quy chế đối thoại, tổ chức đối thoại
định kỳ, đối thoại đột xuất tại doanh nghiệp bảo đảm thực chất, hiệu quả.
Tham gia cùng với công đoàn cấp trên tiến hành kiểm tra, khảo sát tình hình
công đoàn tham gia tổ chức đối thoại tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản
lý.
Đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, khi có yêu cầu của tập
thể người lao động, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm đại diện
cho tập thể người lao động tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ
chức đối thoại tại doanh nghiệp.
Định kỳ hàng năm báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp về kết quả công đoàn
tham gia đối thoại tại doanh nghiệp.
Nghị quyết này được triển khai thực hiện ở các cấp công đoàn. Trong quá trình
thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc thì liên hệ với Ban Chính sách Kinh tế xã
hội và Thi đua khen thưởng, Tổng Liên đoàn để được hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC TW (báo cáo)
Các Ủy viên ĐCT;
Các Ban, đơn vị thuộc TLĐ;
Các LĐLĐ tỉnh, TP trực thuộc TLĐ;
Các CĐ ngành TW và tương đương;
Lưu VP, CSKTXH&TĐKT. TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
| Nghị quyết 02/NQ-ĐCT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-quyet-02-NQ-DCT-2015-day-manh-doi-thoai-tai-co-so-khu-vuc-doanh-nghiep-314933.aspx | {'official_number': ['02/NQ-ĐCT'], 'document_info': ['Nghị quyết 02/NQ-ĐCT năm 2015 về đẩy mạnh đối thoại tại cơ sở khu vực doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam', ''], 'signer': ['Đặng Ngọc Tùng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '17/11/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
91 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 06/NQHĐND Nghệ An, ngày 12 tháng 7 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA, ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG
THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 58 LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQCP ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(20162020) tỉnh Nghệ An;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; số 01/2017/NĐCP ngày
06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi
hành Luật đất đai;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TTBTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
Xét Tờ trình số 4173/TTrUBND ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân
tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách; ý kiến thảo luận của Đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chuyển mục đích sử dụng 256,73 ha đất trồng lúa; 6,41 ha đất rừng
phòng hộ để thực hiện 216 công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có danh
mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao UBND tỉnh Nghệ An tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh,
các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
12 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực kể từ ngày được thông qua./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ (để báo cáo);
Bộ Tài nguyên và Môi trường (để báo cáo);
TT.Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự;
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Trung tâm Công báo tỉnh;
Website http://dbndnghean.vn;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Sơn
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/NQHĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Nghệ An)
Đơn vị tính: ha
TT Tên công trình, dự án Trong đó chuyển mục đích sử dụng Địa điểm thực hiện
Đất trồng lúa Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng
1 2 3 4 5 6
Tổng cộng có 216 công trình, dự án, diện tích 256,73 ha đất trồng lúa; 6,41 ha đất rừng phòng hộ
I Thành phố Vinh(15 công trình, dự án, diện tích 20,74 ha đất trồng lúa)
1 Mở rộng Cơ sở sản xuất kinh doanh và Văn phòng làm việc Công ty TNHH Hợp Mạnh 0,22 Xã Nghi Phú
2 Trung tâm kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp tại xã Hưng Đông 0,19 Xã Hưng Đông
3 Xây dựng Bệnh viện y học cổ truyền 0,65 Xã Hưng Đông
4 Khu thương mại và dịch vụ tổng hợp 0,50 Phường Đông Vĩnh
5 Chia lô đất ở dân cư tại xóm 1, xã Nghi Kim 0,46 Xã Nghi Kim
6 Tuyến đường dây trung thế cải tạo, chống quá tải lưới điện 380 Hưng Đông 373 Cửa Lò 0,06 Đông Vĩnh, Hưng Đông, Nghi Kim, Nghi Liên
7 Tuyến đường dây trung thế cải tạo, chống quá tải lưới điện 374 Hưng Đông 371 Nam Đàn 0,04 Đông Vĩnh, Hưng Đông, Hưng Chính
8 Chia lô đất ở xóm Ngũ Lộc, xã Hưng Lộc 3,33 Xã Hưng Lộc
9 Chia lô đất ở dân cư xen dắm xóm Đức Thịnh, xã Hưng Lộc 2,72 Xã Hưng Lộc
10 Mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Vinh 3,80 Xã Nghi Liên
11 Công trình Hạ tầng khu công viên cây xanh và chia lô đất ở dân cư tại xóm Mẫu Đơn 4,05 Xã Hưng Lộc
12 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư số 02 tại xã Nghi Đức phục vụ GPMB đường giao thông nối Vinh Cửa Lò (gđ1) (phần còn lại) 0,03 Xã Nghi Đức
13 Xây dựng Nghĩa trang xã Nghi Kim (phần còn lại) 0,30 Xã Nghi Kim
14 Mở rộng Nghĩa trang cát táng Cồn Túc tại xã Nghi Kim 3,69 Xã Nghi Kim
15 Mở rộng văn phòng làm việc kiêm giới thiệu sản phẩm và cơ sở gia công kinh doanh vật liệu xây dựng 0,70 Xã Hưng Đông
II Thị xã Cửa Lò(02 công trình, dự án, diện tích 0,13 ha đất trồng lúa)
1 Chia lô đất ở khối Bắc Hải, phường Nghi Thu 0,01 Phường Nghi Thu
2 Khu TĐC đường Trung tâm (đoạn phía bắc Đại học Vạn Xuân) 0,12 Phường Nghi Hương
III Huyện Nghi Lộc(22 công trình, dự án, diện tích 19,02 ha đất trồng lúa; 6,29 ha đất rừng phòng hộ)
1 Xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, gạch không nung, bê tông đúc sẵn 0,83 Xã Nghi Vạn
2 Chia lô đất ở dân cư (để đấu giá) tại xóm 12, xã Nghi Thuận 2,20 Xã Nghi Thuận
3 Khu tái định cư dân cư để giải phóng mặt bằng dự án Trạm nghiền xi măng Sông Lam 1,34 Xã Nghi Thiết
4 Chia lô đất ở dân cư xóm 1, xóm Ngư Phong, xóm 9, xóm 2, xóm 5, xóm 7, xóm 15, xóm 12, xóm 13, xóm 17, xóm 6, xóm 16, xóm 11, xóm 10 0,99 Xã Phúc Thọ
5 Nâng cấp hệ thống thủy lợi ngăn mặn chống hạn xã Nghi Vạn 0,70 Xã Nghi Vạn
6 Chia lô đất ở xóm 2, xóm 3, xóm 6, xóm 7, xóm 9, xóm 12 0,09 Xã Nghi Xá
7 Mở rộng sân vận động xã Nghi Vạn 0,60 Xã Nghi Vạn
8 Chia lô đất ở xóm 1,2,9,10,16 xã Nghi Phương 0,49 Xã Nghi Phương
9 Đường dây 22 kv cấp điện cho khu công nghiệp WHA Industrial Zon 1 Nghệ An (giai đoạn 1) 0,04 Xã Nghi Xá, Nghi Long
10 Chống quá tải khu vực các xã thuộc huyện Nghi Lộc 0,01 Xã Nghi Vạn
11 Chống quá tải khu vực thị xã Cửa Lò 0,01 Xã Nghi Thạch, Nghi Phong
12 Cải tạo Đường dây 380 Hưng Đông 373 Cửa Lò 0,08 Xã Nghi Trung, Nghi Hoa, Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Hợp, Nghi Khánh, TT Quán Hành
13 Xây dựng Chợ xã Nghi Thiết 0,40 Xã Nghi Thiết
14 Xây dựng sân vận động xã Nghi Thạch 1,33 Xã Nghi Thạch
15 Đường giao thông liên xóm 9, 10, 11, 12, xã Nghi Tiến 0,45 Xã Nghi Tiến
16 Trạm biên phòng Cửa khẩu Nghi Thiết 0,07 Xã Nghi Thiết
17 Xây dựng đường kết nối D4 với cảng xăng dầu DKC 4,00 Xã Nghi Thiết
18 Thao trường bắn của Ban chỉ huy quân sự huyện Nghi Lộc 6,22 Xã Nghi Yên
19 Mương tạm thoát nước nối từ kênh Long Thuận ra Sông Cấm 1,87 Xã Nghi Thuận
20 Đường dây và trạm biến áp 110 KV Nam Cấm 0,40 Xã Nghi Long
21 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 20172020 (xã Nghi Phương) 2,99 Xã Nghi Phương
22 Chia lô đất ở xóm 14, xã Nghi Văn 0,20 Xã Nghi Văn
IV Huyện Diễn Châu(35 công trình, dự án, diện tích 51,98 ha đất trồng lúa)
1 Xây dựng Trường mầm non xã Diễn Liên 0,88 Xã Diễn Liên
2 Xây dựng Nhà máy may xuất khẩu 3,30 Xã Diễn Mỹ
3 Xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ, nhà kho, bãi tập kết vật liệu cây dựng tại xã Diễn Yên 0,41 Xã Diễn Yên
4 Xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm và sản xuất đồ nội thất tại xã Diễn Phúc 0,48 Xã Diễn Phúc
5 Xây dựng Cửa hàng xăng dầu tại xã Diễn Bình 0,25 Xã Diễn Bình
6 Chia lô đất ở xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn 1,00 Xã Diễn Vạn
7 Xây dựng Nhà văn hóa xóm 8 xã Diễn Hạnh 0,25 Xã Diễn Hạnh
8 Chia lô đất ở dân cư vùng Rộc Kẽ, xóm 1, xóm 2 và vùng Đồng Tum xóm 9 xã Diễn Xuân 2,48 Xã Diễn Xuân
9 Chia lô đất ở dân cư vùng xóm 6 xã Diễn Đồng 2,92 Xã Diễn Đồng
10 Xây dựng Đường giao thông nối đường cứu hộ, cứu nạn (ĐH 256) với đường N2 xã Diễn Lợi 0,20 Xã Diễn Lợi
11 Chống quá tải lưới điện khu vực huyện Diễn Châu 0,01 Xã Diễn Trung
12 Chia lô đất ở vùng giữa Nam, Ao ông Đại xã Diễn Thái 0,62 Xã Diễn Thái
13 Chia lô đất ở vùng xen kẽ dân cư xã Diễn Thái 0,05 Xã Diễn Thái
14 Chia lô đất ở vùng giáp ông Cường; vùng Cồn Đền xóm 1,2 xã Diễn Thái 0,28 Xã Diễn Thái
15 Chia lô đất ở dân cư vùng Giếng Thùng xóm 3, vùng Đồng Nu xóm 7 Xã Diễn Yên 2,00 Xã Diễn Yên
16 Xây dựng đường giao thông nông thôn mới vào Trung tâm các xã: Diễn Lộc, Diễn Tân, Diễn Thọ, Diễn lợi 0,15 Xã Diễn Tân
17 Sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tưới, tiêu Bàu Ganh xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu 2,60 Xã Diễn Lâm
18 Cải tạo nâng cấp đường dây 371 Diễn Châu 371 Quỳnh Lưu và 371 Diễn Châu 371 Yên Thành 0,30 Diễn Phú, Thị Trấn, Diễn Hoa, Diễn Kỷ, Diễn Tháp, Diễn Hồng, Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Thái, Diễn Đồng, Diễn Xuân, Diễn kỷ
19 Mở rộng khuôn viên Trường Mầm non xã Diễn Nguyên 0,11 Xã Diễn Nguyên
20 Chia lô đất ở dân cư vùng xóm 1,2,4,5,6,7 xã Diễn Nguyên 2,02 Xã Diễn Nguyên
21 Chia lô đất ở xóm 2 và xóm Tràng Thân, xã Diễn Phúc 3,90 Xã Diễn Phúc
22 Đường giao thông chống ngập úng nối các xã Diễn Thịnh, Diễn Lộc, Diễn Thọ và Diễn Lợi (Cầu Thọ Lợi) 0,10 Xã Diễn Thọ và Diễn Lợi
23 Khu nhà ở và Dịch vụ thương mại tại xã Diễn Thành 3,00 Xã Diễn Thành
24 Chia lô đất ở xóm 15 xã Diễn Lộc 0,50 Xã Diễn Lộc
25 Xây dựng sân vận động xã Diễn Đồng 1,40 Xã Diễn Đồng
26 Mở rộng sân vận động xã Diễn Lợi 1,20 Xã Diễn Lợi
27 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam (vùng Đồng thủy sản, xóm 12 và xóm 23 xã Diễn Phú) 5,97 Xã Diễn Phú
28 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam (vùng Kỹ Thuật, xóm 13 xã Diễn Yên) 1,20 Xã Diễn Yên
29 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam (vùng Đồng Vệ xóm 2 xã Diễn Cát) 1,05 Xã Diễn Cát
30 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam (vùng Đền Hà xóm 5, xã Diễn Cát) 3,00 Xã Diễn Cát
31 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam (vùng Nương Tháng Cửa Nàng xóm 7 xã Diễn Cát) 2,00 Xã Diễn Cát
32 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông (vùng Mã Theo, Lung Lăng xóm 5 xã Diễn Phúc) 3,65 Xã Diễn Phúc
33 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông (vùng Giếng Cầu xóm 14 xã Diễn Đoài) 1,20 Xã Diễn Đoài
34 Khu TĐC phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam (vùng đồng Lò Ngói xóm 9 xã Diễn Đoài) 0,70 Xã Diễn Đoài
35 Chia lô đất ở dân cư tại xóm 7, xã Diễn Thắng 2,80 Xã Diễn Thắng
V Huyện Yên Thành(35 công trình, dự án, diện tích 35,61 ha đất trồng lúa)
1 Đấu giá đất thương mại dịch vụ tại thị trấn Yên Thành 0,45 Thị trấn Yên Thành
2 Khu tái định cư phục vụ GPMB đường cao tốc Bắc Nam và kênh Vách Bắc tại Đồng Sòi xã Đô Thành 9,50 Xã Đô Thành
3 Chia lô đất ở vùng Đồng Rộc Sàn xã Bảo Thành 0,30 Xã Bảo Thành
4 Chia lô đất ở Đồng Cung, Đồng Chẩm, xã Bảo Thảnh 1,00 Xã Bảo Thành
5 Chia lô đất ở vùng Trại xã, Canh Sơn, Đồng Cựa, Dầu Sơn xã Đức Thành 0,37 Xã Đức Thành
6 Chia lô đất ở vúng bờ đập Bai, sân bóng Nam Long, xóm bắc Sơn 0,44 Xã Long Thành
7 Xây dựng hệ thống lò đốt rác thải xóm Thanh Xuân xã Minh Thành 0,86 Xã Minh Thành
8 Chia lô đất ở vùng Hóc Muông, Ba Bày, Bụi Trần, xã Mỹ Thành 0,82 Xã Mỹ Thành
9 Chia lô đất ở vùng Ba Suốm xóm Vĩnh Tiến Nhân Thành 1,10 Xã Nhân Thành
10 Chia lô đất ở vùng đồng khảo nghiệm giống khối 3 thị trấn Yên Thành 0,36 Thị trấn Yên Thành
11 Chia lô đất ở vùng đồng cửa xóm 4, xã Viên Thành 0,50 Xã Viên Thành
12 Xây dựng Hệ thống lò đốt rác thải tại xã Tăng Thành 3,00 Xã Tăng Thành
13 Xây dựng Bãi đậu xe Giáo xứ Đức Lân 0,05 Xã Hậu Thành
14 XD nhà văn hóa xóm Quỳnh Khôi, xã Khánh Thành 0,10 Xã Khánh Thành
15 Đường cứu hộ, cứu nạn từ bờ tả Sông Sở, xã Phú Thành đi dọc kênh Vách Bắc đến Sông Bàu Chèn, xã Liên Thành 1,28 Xã Văn Thành
16 Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi băc Nghệ An Hạng Mục: Kênh Sông Đào 0,01 Xã Văn Thành
17 Xây dựng lò đốt rác thải, rác sinh hoạt xã Văn Thành 0,20 Xã Văn Thành
18 Cải tạo đường dây 376 Đô Lương 373 Yên Thành và 371 Diễn Châu 371 Yên Thành 0,20 Bắc, Trung, Nam, Liên, Công, Mỹ, Xuân, Long, Tăng, Hoa và Hợp Thành
19 Nâng cấp, gia cố hệ thống thoát lũ và đê chống lũ huyện Yên Thành 5,00 Hoa, Tăng, Nhân, Long, Vĩnh Thành
20 Chia lô đất ở Đồng Bàu, Cây Sanh, Cửa Trạm, Đồng Trúc, Cây Gừa xã Hùng Thành 0,30 Xã Hùng Thành
21 Chia lô đất ở vùng đồng Bờ Hồ, Vùng Cây Đa,vùng Trại Bùi xóm 6, Trung Thành 1,81 Trung Thành
22 Mở rộng đường vào chùa Gám và bãi đậu xe 0,60 Xuân Thành
23 Chia lô đất ở vùng Đập 2, Đồng Xã, Cửa Làng Tân Thành 0,58 Tân Thành
24 Chia lô đất ở Đồng Am xóm Đông Thịnh, Hồ Trồi 2 xóm Văn Thịnh xã Thịnh Thành 0,08 Thịnh Thành
25 Chia lô đất ở đồng Trén xóm 3 và xóm 4 thị trấn Yên Thành 1,60 Thị trấn
26 Chi lô đất ở vùng Bờ Sim xóm Nam Son xã Văn Thành 1,30 Văn Thành
27 Chia lô đất ở đấu giá Vùng đồng Cửa Nghè, xóm Đông Thịnh, xã Quang Thành 0,28 Xã Quang Thành
28 Chia lô đất ở đấu giá Chiệp Trên xã Hợp Thành 0,22 Xã Hợp Thành
29 Chia lô đất ở đấu giá xóm Trung Nhân xã Nhân Thành 0,93 Xã Nhân Thành
30 Chia lô đất ở đồng Cây Lim xã Hoa Thành 0,22 Xã Hoa Thành
31 Chia lô đất ở xóm Đông Thành xã Vĩnh Thành 0,15 Xã Vĩnh Thành
32 Chia lô đất ở (vùng Cưa Hương xóm Tiên Quang, vùng Đồng Am xóm Đông Thịnh, vùng Cửa Đình xóm Ân Quang) xã Tây Thành 0,75 Xã Tây Thành
33 Chia lô đất ở (văn hóa củ xóm Đồng Hoa; đồng Nhà Quan xóm Đồng Hoa; đồng Hồ Chinh xóm Trần Phú) xã Đồng Thành 0,60 Xã Đồng Thành
34 Chia lô đất ở (đồng Nhà Gấm) xã Bảo Thành 0,55 Xã Bảo Thành
35 Quỹ tín dụng nhân dân xã Viên Thành 0,10 Viên Thành
VI Huyện Quỳnh Lưu(19 công trình, dự án, diện tích 14,02 ha đất trồng lúa)
1 Mở rộng trạm bê tông thương phẩm công nghệ cao và gia công, lắp đặt, sửa chữa máy móc công trình, nông nghiệp, xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và trạm bê tông nhựa 1,70 Xã Quỳnh Giang
2 Xây dựng Trường mầm non quốc tế Việt Xô 0,50 Thị trấn cầu Giát
3 Khu kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ và dân dụng 0,83 Xã Quỳnh Hậu
4 Gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô 0,19 Xã Quỳnh Lâm
5 Siêu thị xe máy, nội thất và dịch vụ thương mại Đại Thành 0,30 Xã Quỳnh Hồng
6 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên xã Quỳnh Diễn, Quỳnh Giang, Diễn Đoài (huyện Diễn Châu) 0,18 Xã Quỳnh Giang
7 Cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ Quốc lộ 1A đến Cụm công nghiệp Quỳnh Hoa 0,12 Xã Quỳnh Hậu, Quỳnh Hoa
8 Mở rộng nghĩa địa Cồn Vẹt, xóm 11 0,28 Xã Quỳnh Hưng
9 Xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng xã Quỳnh Giang 0,25 Xã Quỳnh Giang
10 Chia lô đất ở dân cư khu vực Đồng Quan, xóm 5 1,85 Xã Quỳnh Hưng
11 Chia lô đất ở dân cư khu vực Giếng Mới, xóm 6; đồng cấp 3, xóm 2; đồng Thực vật, xóm 7; đồng Ngõ Minh, xóm 9 1,79 Xã Quỳnh Ngọc
12 Chia lô đất ở xóm 3A, xã Quỳnh Tam 0,60 Xã Quỳnh Tam
13 Đường giao thông nối các xã miền núi phía Tây huyện Quỳnh Lưu 0,10 Quỳnh Hoa, Quỳnh Văn, Quỳnh Tân
14 Khu tái định cư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, đoạn qua xã Quỳnh Mỹ (2 vị trí) 2,10 Xã Quỳnh Mỹ
15 Khu tái định cư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, đoạn qua xã Quỳnh Lâm (2 vị trí) 0,90 Xã Quỳnh Lâm
16 Khu tái định cư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, đoạn qua xã Quỳnh Hoa 0,08 Xã Quỳnh Hoa
17 Khu tái định cư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, đoạn qua xã Quỳnh Tân 0,16 Xã Quỳnh Tân
18 Cải tạo đường dây 371 Diễn Châu 371 Quỳnh Lưu 0,09 Quỳnh Giang, Quỳnh Lâm, Quỳnh Mỹ
19 Doanh trại Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Lưu 2,00 Xã Quỳnh Bá
VII Thị xã Hoàng Mai(11 công trình, dự án, diện tích 22,09 ha đất trồng lúa)
1 Khôi phục cải tạo tuyến đường tỉnh 537B thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý đường địa phương (LRAMP), tỉnh Nghệ An 0,20 Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên
2 Đấu giá chia lô đất ở khối 20 (vùng Cồn Sậy) phường Mai Hùng 2,00 Phường Mai Hùng
3 Tuyến đường từ khối 1 phường Mai Hùng đi xã Quỳnh Liên 0,40 Mai Hùng, Quỳnh Liên
4 Xây dựng Trường mầm non A 0,50 Xã Quỳnh Vinh
5 Đấu giá đất ở đô thị khối Yên Ninh (xứ đồng Cồn Căn, Tổ Quả, Nhà Thánh) phường Quỳnh Dị 5,00 Phường Quỳnh Dị
6 Chia lô đất ở khối 34 phường Mai Hùng 0,60 Phường Mai Hùng
7 Khu Tái định cư phục vụ GPMB Dự án xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông tại xã Quỳnh Vinh 9,80 Xã Quỳnh Vinh
8 Khu Tái định cư phục vụ GPMB Dự án xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông tại xã Quỳnh Trang 2,00 Xã Quỳnh Trang
9 Mở rộng Khu dịch vụ, nhà hàng khách sạn Sông Quỳnh 0,10 Phường Quỳnh Dị
10 Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Hoàng Mai 0,49 Phường Quỳnh Thiện
11 Đội Cảnh sát PC&CC chuyên nghiệp KCN Hoàng Mai 1,00 Phường Quỳnh Dị
VIII Thị xã Thái Hòa(07 công trình, dự án, diện tích 2,19 ha đất trồng lúa)
1 Đại lý Honda ô tô Tây Nghệ An 0,50 Phường Long Sơn
2 Trung tâm giới thiệu sản phẩm và dịch vụ sửa chữa bảo hành xe Toyota 0,45 Phường Long Sơn
3 Chống quá tải khu vực thị xã Thái Hòa; Chống quá tải khu vực thị trấn Quỳ, xã Đồng Hợphuyện Quỳ Hợp và Chống quá tải khu vực huyện Quỳ Châu 0,02 Xã Nghĩa Thuận; xã Đông Hiếu
4 Xây dựng Trụ sở làm việc Liên đoàn lao động thị xã Thái Hòa 0,12 Phường Long Sơn
5 Tuyến đường N2 thuộc hệ thống hạ tầng giao thông khu đô thị Thái Hòa 0,80 Phường Long Sơn
6 Xây dựng cây xăng dầu Hải Hà Thái Hòa 0,24 Xã Nghĩa Mỹ
7 Xây dựng văn phòng, thương mại và dịch vụ tổng hợp 0,06 Phường Long Sơn
IX Huyện Nghĩa Đàn(08 công trình, dự án, diện tích 12,67 ha đất trồng lúa)
1 Chia lô đất ở dân cư tại Khối Tân Minh, thị trấn Nghĩa Đàn 0,97 TT Nghĩa Đàn
2 Chia lô đấu giá đất ở xóm Nam Lộc, xã Nghĩa Long 1,00 Xã Nghĩa Long
3 Chia lô đấu giá đất ở xóm Khe Xài 2, xã Nghĩa Lộc 0,68 Xã Nghĩa Lộc
4 Chia lô đấu giá đất ở xóm 7 Xã Nghĩa An 0,30 Xã Nghĩa An
5 Chia lô đấu giá đất ở xóm Làng Đấn, xã Nghĩa Lâm 1,79 Xã Nghĩa Lâm
6 Chia lô đấu giá đất ở khối Tân Đức (vị trí 2) thị trấn Nghĩa Đàn 4,78 TT Nghĩa Đàn
7 Chia lô đấu giá đất ở xóm 4, xóm 6 xã Nghĩa Trung 2,30 Xã Nghĩa Trung
8 Chia lô đấu giá đất ở khối Tân Minh, Tân Đức thị trấn Nghĩa Đàn 0,85 TT Nghĩa Đàn
X Huyện Tân Kỳ(01 công trình, dự án, diện tích 1,80 ha đất trồng lúa)
Chia lô đất ở tại khối 4 thị trấn Tân Kỳ 1,80 Thị trấn
XI Huyện Quỳ Hợp(01 công trình, dự án, diện tích 0,02 ha đất trồng lúa)
Chống quá tải khu vực huyện Quỳ Hợp 0,02 Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Châu Đình, Châu Thái
XII Huyện Quỳ Châu(01 công trình, dự án, diện tích 3,50 ha đất trồng lúa)
Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Kẻ Nính 3,50 Xã Châu Hạnh
XIII Huyện Quế Phong(03 công trình, dự án, diện tích 0,51 ha đất trồng lúa)
1 Xây dựng nhà văn hóa cộng đồng bản Na Lịt 0,06 Xã Tri Lễ
2 Xây dựng cầu thay thế bản Na, xã Nậm Nhoóng (cầu thuộc tuyến đường bản Na) 0,20 Xã Nậm Nhoóng
3 Trường mầm non Kim Sơn (Mở rộng) 0,25 Xã Mường Nọc
XIV Huyện Anh Sơn(03 công trình, dự án, diện tích 0,70 ha đất trồng lúa)
1 Xây dựng nhà thờ thuộc Giáo xứ Quan Lãng 0,32 Xã Đỉnh Sơn
2 Mở rộng đường giao thông vào Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn (bổ sung) 0,20 Xã Hoa Sơn
3 Hồ chứa nước Cao Sơn tại xã Cao Sơn 0,18 Xã Cao Son
XV Huyện Đô Lương(14 công trình, dự án, diện tích 12,84 ha đất trồng lúa)
1 Xây dựng Trung tâm thương mại Lan Chi Đô Lương 2,60 Xã Văn Sơn
2 Chia lô đất ở dân cư tại vùng Seo Vang, xóm 11, xã Đà Sơn 0,50 Xã Đà Sơn
3 Chia lô đất ở dân cư tại vùng: Xen dăm xóm 5; Xen dăm 1 xóm 9; Xen dăm 2 xóm 9; Xen dấm xóm 10; Đồng Nền xóm 3; Xen dắm 1 xóm 15; Xen dắm 2 xóm 15 0,50 Xã Thịnh Sơn
4 Chia lô đất ở dân cư tại vùng Đồng Tran, xóm 4, xã Quang Sơn 0,50 Xã Quang Sơn
5 Xây dựng Nhà văn hóa, sân thể thao xóm 6, xã Đại Sơn (Vùng Cửa Giai) 0,65 Xã Đại Sơn
6 Xây dựng sân thể thao xóm 3, xã Đại Sơn (Vùng Đông Vạy) 0,18 Xã Đại Son
7 Xuất tuyến chống quá tải nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho ĐZ971E15,4 huyện Đô Lương 0,01 Xã Đông Sơn
8 Cải tạo đường dây 376 Đô Lương 373 Yên Thành 0,03 Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn
9 Chống quá tải và cải tạo lưới điện xã Nam Sơn 0,01 Xã Nam Sơn
10 Đường dây cấp điện cho trạm biến áp 110Kv Tân Kỳ 0,74 Xuân Sơn, Tân Sơn, Lạc Sơn, Thịnh Sơn, Văn Sơn, Đông Sơn, Hồng Sơn, Giang Sơn Đông
11 Xây dựng tuyến đường gom Quốc Lộ 7 tại Km33+080 (PT), huyện Đô Lương 0,69 Xã Yên Sơn, thị trấn Đô Lương
12 Chia lô đất ở vùng Đồng Du, xã Nam Sơn 1,60 Xã Nam Sơn
13 Mở rộng nâng cấp cửa hàng xăng dầu Yên Sơn 0,34 Xã Yên Sơn
14 Trường bắn Sư đoàn 324 giai đoạn 2 4,50 Xã Nhân Sơn
XVI Huyện Thanh Chương(07 công trình, dự án, diện tích 3,40 ha đất trồng lúa)
1 Chia lô đất ở vùng Cây Dừa xóm Hòa Trung, vùng Đồng Cây Sông xóm Hòa Nam 0,30 Xã Thanh Hòa
2 Chia lô đất ở vùng Nẩy cạn xóm 4, xã Xuân Tường 0,20 Xã Xuân Tường
3 Xây dựng Trường mầm non Cửa Chùa, xã Võ Liệt 0,35 Xã Võ Liệt
4 Sửa chữa tuyến đường từ QL46C đi vào trung tâm xã Thanh Xuân nối đường HCM 0,70 Thanh Lâm, Thanh Giang, Thanh Xuân
5 Xây dựng Chợ trâu bò xã Thanh Ngọc 0,60 Xã Thanh Ngọc
6 Nâng cấp, mở rộng chợ trung tâm xã Thanh Chi 0,60 Xã Thanh Chi
7 Chia lô đất ở vùng Tai Bàu, Cửa Bảng, xã Thanh Yên 0,65 Xã Thanh Yên
XVII Huyện Nam Đàn(10 công trình, dự án, diện tích 16,25 ha đất trồng lúa)
1 Xây dựng Trung tâm dịch vụ, thương mại tổng hợp và trưng bày sản phẩm quê hương tại xã Xuân Hòa 1,00 Xuân Hòa
2 Xây dựng cửa hàng xăng dầu Nam Phúc 0,27 Nam Phúc
3 Chia lô đất ở tại xã Kim Liên (Kẻ Sáo, Đa Choi) 0,92 Xã Kim Liên
4 Chống quá tải KV huyện Nam Đàn (các xã: Xuân Lâm, Vân Diên, Nam Thanh, Nam Xuân) 0,02 Xuân Lâm, Vân Diên, Nam Thanh, Nam Xuân
5 Mở rộng Nghĩa trang tại xã Nam Cường 0,44 Xã Nam Cường
6 Đường tránh thị trấn Nam Đàn 9,70 Vân Diên, Nam Thanh, Xuân Hòa
7 Mở rộng đường giao thông từ xã Vân Diên đến xã Nam Nghĩa 1,61 Nam Thanh, Nam Nghĩa
8 Cải tạo đường điện 374 Hưng Đông 371 Nam Đàn 0,09 Nam Giang, Kim Liên, Hùng Tiến, Nam Lĩnh, Xuân Hòa, Vân Diên, Thị trấn
9 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Nam Anh 0,20 Xã Nam Anh
10 Trụ sở Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ số 7 2,00 Xã Kim Liên
XVIII Huyện Hưng Nguyên(22 công trình, dự án, diện tích 39,27 ha đất trồng lúa; 0,12 ha đất rừng phòng hộ)
1 Khu kinh doanh DVTM, vận tải và kho bãi tại xã Hưng Thịnh 0,54 Xã Hưng Thịnh
2 Trung tâm kinh doanh tổng hợp dịch vụ và kho bãi 0,60 Xã Hưng Mỹ
3 Trung tâm kinh doanh vận tải, đại ký mua bán vật liệu, văn phòng làm việc và nhà kho 1,14 Xã Hưng Thịnh và Hưng Lợi
4 Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp 0,77 Xã Hưng Mỹ
5 Trung tâm kinh doanh tổng hợp dịch vụ và kho bãi 0,30 Xã Hưng Mỹ
6 Xây dựng Chùa Hưng Khánh 0,59 Xã Hưng Thông
7 Chia lô đất ở vùng Đội vườn xóm 1, Ao Bàu xóm 2, Đất Mượn xóm 2, 3, 6, xã Hưng Xá 1,38 Xã Hưng Xá
8 Chia lô đất ở vùng Cổ Bồng và vùng Cửa Chùa, xóm 4, Hưng Phúc 2,65 Xã Hưng Phúc
9 Chia lô đất ở tại xóm 11, xã Hưng Thông 1,50 Xã Hưng Thông
10 Chia lô đất ở tại vùng Ré, Bờ Sông, xóm 6, xã Hưng Tiến 1,70 Xã Hưng Tiến
11 Chia lô đất ở vùng Hồ Cá, Hầm Húc, xóm 1, xã Hưng Lợi 1,00 Xã Hưng Lợi
12 Chia lô đất ở vùng Ốc phía đông, đường huyện 8B, xã Hưng Xuân 0,98 Xã Hưng Xuân
13 Cải tạo, chống quá tải lưới điện 0,04 Hưng Đạo và thị trấn Hưng Nguyên
14 Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng 3,10 0,12 Hưng Tây
15 Tuyến đường trục chính từ Quốc lộ 46 đến trung tâm xã Hưng Mỹ 0,23 Xã Hưng Mỹ
16 Khu tái định cư dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Trung 5,22 Xã Hưng Trung
17 Khu tái định cư dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Yên Nam (2 vị trí) 3,95 Xã Hưng Yên Nam
18 Khu tái định cư dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Đạo 4,07 Xã Hưng Đạo
19 Khu tái định cư dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Tân (3 vị trí) 2,61 Xã Hưng Tân
20 Khu tái định cư dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Tiến (2 vị trí) 1,25 Xã Hưng Tiến
21 Khu tái định cư dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Thắng 2,06 Xã Hưng Thắng
22 Khu tái định cư dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Hưng Nguyên tại xã Hưng Phú (2 vị trí) 3,59 Xã Hưng Phú
Tổng cộng 256,73 6,41 0,00
| Nghị quyết 06/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-06-NQ-HDND-2019-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-trong-lua-theo-Luat-Dat-dai-Nghe-An-525935.aspx | {'official_number': ['06/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2019 chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai để thực hiện công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Nghệ An', ''], 'signer': ['Nguyễn Xuân Sơn'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/07/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
92 | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 45/2021/TTBGTVT Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRẠM THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ
Căn cứLuật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứLuật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 16 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số12/2017/NĐCP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Căn cứ Quyết định số19/2020/QĐTTg ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự
động không dừng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và Tổng Cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về hoạt động trạm
thu phí đường bộ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ trên mạng lưới đường
bộ ở Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trạm
thu phí đường bộ trên mạng lưới đường bộ ở Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Trạm thu phí đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm thu phí) là nơi thực hiện
việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông
đường bộ.
2. Đơn vị quản lý thu là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền chuyển giao quyền
thu hoặc cho phép thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
3. Đơn vị vận hành thu là tổ chức được Đơn vị quản lý thu giao nhiệm vụ hoặc
ký hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
tại trạm thu phí hoặc là Đơn vị quản lý thu trong trường hợp Đơn vị quản lý
thu tự thực hiện.
4. Nhà cung cấp dịch vụ thu là đơn vị được quy định tại khoản 7 Điều 3 Quyết
định số 19/2020/QĐTTg ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (sau
đây gọi tắt là Quyết định số 19/2020/QĐTTg) và được Đơn vị quản lý thu ký hợp
đồng dịch vụ để cung cấp dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử
không dừng.
5. Đơn vị vận hành hệ thống quản lý, giám sát thu là đơn vị được cơ quan có
thẩm quyền giao hoặc ủy quyền việc quản lý, vận hành hệ thống quản lý, giám
sát, khai thác dữ liệu thu.
6. Hạ tầng trạm thu phí bao gồm: nhà điều hành; giá long môn và cổng trạm thu
phí (nếu có); mặt đường và hệ thống điện chiếu sáng trong phạm vi trạm thu
phí; đảo phân làn (nếu có); cabin thu phí (nếu có); các trang bị an toàn và hệ
thống an toàn giao thông tại trạm thu phí.
7. Hệ thống phần mềm, thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí, trực tiếp tương tác
với phương tiện giao thông đi qua trạm (sau đây được gọi là hệ thống Front
End) bao gồm các thiết bị điện tử như đầu đọc thẻ, ăng ten, camera nhận dạng
biển số, thiết bị nhận diện xe vào trạm, barie tốc độ cao và các hệ thống
phần cứng, phần mềm, thiết bị tự động hóa khác. Hệ thống FrontEnd kết nối với
hệ thống BackEnd để gửi thông tin giao dịch và thu nhận thông tin của phương
tiện, thẻ đầu cuối.
8. Hệ thống điều hành trung tâm (sau đây được gọi là hệ thống BackEnd) bao
gồm các phân hệ, hệ thống phần cứng, phần mềm đặt tại Trung tâm dữ liệu, phục
vụ các yêu cầu kinh doanh và vận hành thiết yếu nhất của hệ thống thu phí tự
động không dừng. Hệ thống BackEnd thực hiện thu nhận, xử lý các giao dịch
được gửi về từ hệ thống FrontEnd và thực hiện các chức năng quản lý tài
khoản, khách hàng (chủ phương tiện), thẻ đầu cuối, phương tiện giao thông đăng
ký sử dụng thẻ đầu cuối, thanh toán bù trừ, báo cáo đối soát, kết nối với ngân
hàng và các nghiệp vụ quản lý, điều hành khác.
9. Hệ thống quản lý, giám sát thu là hệ thống phần mềm và hạ tầng công nghệ
thông tin có chức năng để quản lý, giám sát, khai thác dữ liệu lưu lượng và
doanh thu xe qua trạm thu phí.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động trạm thu phí đường bộ
1. Tiêu chí thành lập trạm thu phí đường bộ:
a) Phải đặt trong phạm vi của dự án (không áp dụng với phương thức thu phí quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này).
b) Phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của
dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.
c) Thực hiện hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và
sử dụng công nghệ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tiên tiến, hiện đại;
trường hợp áp dụng hình thức khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
d) Trường hợp trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đối tác công tư phải đảm bảo
hiệu quả đầu tư của dự án.
e) Công khai vị trí trạm thu phí trên phương tiện thông tin đại chúng trung
ương và địa phương; tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi đặt trạm thu phí kể
từ khi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Nguyên tắc hoạt động trạm thu phí đường bộ: Hoạt động trạm thu phí đường
bộ phải được công khai, minh bạch; bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân
của người sử dụng, chỉ cung cấp thông tin khi có sự đồng ý của người sử dụng
hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chương II
HOẠT ĐỘNG TRẠM THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Quản lý và tổ chức vận hành trạm thu phí
1. Đối với dự án xây dựng và vận hành theo phương thức đối tác công tư, hạ
tầng trạm thu phí, hệ thống FrontEnd là hạng mục của dự án cần được xây dựng
và hoàn thành trước khi Dự án đưa vào vận hành khai thác.
2. Đối với dự án xây dựng và vận hành theo hình thức khác tại khoản 1 Điều
này, trường hợp được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương thu phí đường bộ,
hạ tầng trạm thu phí thực hiện trong dự án, hoàn thành trước khi đưa vào vận
hành khai thác. Đơn vị quản lý thu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền hình thức
đầu tư.
3. Đối với dự án đang trong giai đoạn khai thác: Đơn vị quản lý thu đề xuất
hình thức tổ chức thu, nguồn kinh phí, hình thức đầu tư hệ thống FrontEnd với
cơ quan có thẩm quyền để quyết định.
Điều 6. Vận hành và bảo trì hệ thống BackEnd
1. Hệ thống BackEnd do Nhà cung cấp dịch vụ thu quản lý, vận hành khai thác,
bảo trì và được thu hồi vốn thông qua chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng
đường bộ điện tử không dừng.
2. Ngoài trung tâm dữ liệu được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định
số 19/2020/QĐTTg, hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không
dừng phải có trung tâm dữ liệu dự phòng hoặc hệ thống sao lưu dữ liệu cho
trung tâm dữ liệu. Trung tâm dữ liệu, trung tâm dữ liệu dự phòng hoặc hệ thống
sao lưu của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ diện tử không dừng được
Nhà cung cấp dịch vụ thu đặt (hoặc thuê đặt chỗ) tại trung tâm dữ liệu có mức
đảm bảo kỹ thuật đạt mức 3 trở lên được quy định tại Phụ lục A tiêu chuẩn TCVN
9250:2012 Trung tâm dữ liệu Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông; và phải
tuân thủ theo các quy định tại Thông tư số 03/2013/TTBTTTT ngày 22 tháng 01
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu.
Điều 7. Vận hành và bảo trì hạ tầng trạm thu phí, hệ thống FrontEnd
Đơn vị vận hành thu thực hiện công tác vận hành và bảo trì hạ tầng trạm thu
phí và hệ thống FrontEnd theo nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng dịch vụ thu
với Đơn vị quản lý thu. Chi phí vận hành và bảo trì được lấy từ chi phí vận
hành thu phí và chi phí bảo trì, vận hành dự án trong giai đoạn vận hành, khai
thác hoặc chi phí hệ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng.
Điều 8. Thời gian làm việc, trang phục phù hiệu
1. Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày
nghỉ và ngày lễ (trừ những trường hợp dừng thu, tạm dừng thu khi có văn bản
của cấp có thẩm quyền).
2. Khi trạm thu phí phải ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng, Đơn vị
vận hành thu phải có biện pháp bảo đảm không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu
vực trạm thu phí; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Đơn vị quản lý thu và cơ
quan có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, đưa trạm thu phí vào hoạt động
trong thời gian sớm nhất.
3. Người lao động làm việc tại trạm thu phí phải mặc đồng phục trong khi thực
hiện nhiệm vụ. Mẫu đồng phục của người lao động tại trạm thu phí do Đơn vị vận
hành thu quyết định nhưng phải đảm bảo có phù hiệu, biểu trưng của Đơn vị vận
hành thu, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.
Điều 9. Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
1. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử
không dừng và hình thức một dừng.
a) Hình thức điện tử không dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
tự động, phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải dừng lại để trả
tiền sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí;
b) Hình thức một dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà khi
qua trạm thu phí, phương tiện giao thông đường bộ thực hiện một lần dừng khi
qua cửa kiểm soát làn thu phí để trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ;
2. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và
phương thức kín.
a) Phương thức mở là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền
tại trạm thu phí không phụ thuộc vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi
được trên đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà chỉ phụ thuộc vào
kiểu loại phương tiện;
b) Phương thức kín là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền
tại trạm thu phí dựa vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi được trên
đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và kiểu loại phương tiện.
3. Các đoạn tuyến cao tốc; các đoạn tuyến cao tốc nối tiếp nhau; các tuyến
cao tốc; các tuyến cao tốc liên kết với nhau được tổ chức thu thành một hệ
thống thu thực hiện theo phương thức kín.
4. Làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng
và hình thức một dừng) tại trạm thu phí được bố trí theo quy định tại điểm a,
điểm b khoản 3 Điều 5 Quyết định số 19/2020/QĐTTg.
5. Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cấp có
thẩm quyền quyết định trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc
trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 10. Dữ liệu thu
1. Dữ liệu thu bao gồm dữ liệu thông tin chủ phương tiện của hệ thống thu hệ
thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không dừng và dữ liệu về lịch sử giao
dịch thu.
2. Dữ liệu thông tin chủ phương tiện của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng
đường bộ điện tử không dừng bao gồm các thông tin sau:
a) Thông tin liên hệ của chủ phương tiện: Số chứng minh nhân dân, hoặc số thẻ
căn cước công dân, hoặc số hộ chiếu; mã số doanh nghiệp, địa chỉ nơi cư trú
hoặc địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại liên lạc và địa chỉ hộp thư điện tử
(nếu có) tiếp nhận chứng từ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không
dừng;
b) Mã số định danh của phương tiện giao thông đường bộ được nhận chi trả từ
tài khoản thu phí;
c) Tải trọng phương tiện, số chỗ ngồi, loại xe, biển kiểm soát xe.
3. Dữ liệu về lịch sử giao dịch thu phí bao gồm:
a) Các tập tin dữ liệu thông tin giao dịch khi phương tiện giao thông qua trạm
thu phí;
b) Các tập tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu phí, vé lượt, vé tháng, vé
quý;
c) Các tập tin video giám sát làn, giám sát cabin (nếu có), giám sát toàn
cảnh;
d) Các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí đường bộ
bao gồm: Hình ảnh chụp biển số đảm bảo đọc rõ biển số; hình ảnh chụp toàn cảnh
phương tiện lưu thông phải đảm bảo nhận được loại phương tiện;
đ) Thông tin số tiền trong tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và lịch
sử giao dịch của tài khoản thu của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
điện tử không dừng.
4. Dữ liệu thu phải tuân thủ theo quy định trong mục 5.3.5 TCVN 10849:2015
Hệ thống thu phí điện tử và các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Chế độ lưu dữ liệu thu
a) Lưu trữ tối thiểu 1 năm: Các tập tin video giám sát toàn cảnh, giám sát
cabin (nếu có);
b) Lưu trữ tối thiểu 5 năm: Các tập tin video giám sát làn; các tập tin hình
ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí;
c) Lưu trữ từ thời điểm đưa trạm thu phí vào hoạt động đến thời điểm sau 10
năm kể từ khi thanh lý hợp đồng PPP: Dữ liệu thông tin chủ phương tiện của hệ
thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng; các tập tin dữ
liệu thông tin giao dịch khi phương tiện giao thông qua trạm thu phí; các tập
tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, vé
lượt, vé tháng, vé quý.
Điều 11. Kết nối dữ liệu thu
1. Dữ liệu thu được kết nối theo quy định trong mục 5.3.6 TCVN 10849:2015 Hệ
thống thu phí điện tử và yêu cầu kết nối BackEnd giữa các Nhà cung cấp dịch
vụ thu.
2. Đối với dự án thực hiện phương thức kín, Đơn vị vận hành thu phải kết nối,
đồng bộ dữ liệu về lịch sử giao dịch thu phí lên hệ thống BackEnd của Nhà
cung cấp dịch vụ thu ngay khi phương tiện đi qua trạm thu phí đầu vào.
3. Các Nhà cung cấp dịch vụ thu phải đảm bảo cơ chế kết nối, chia sẻ, đồng bộ
dữ liệu trên nguyên tắc sẵn sàng, khả thi, thuận tiện, tránh trùng lặp, lãng
phí khi thực hiện quản lý, vận hành thu và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền. Chi phí kết nối dữ liệu thu giữa các BackEnd do các Nhà cung cấp dịch
vụ thu thỏa thuận với nhau, phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Các dữ liệu được nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư này phải được
kết nối về Hệ thống quản lý, giám sát thu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
5. Kết nối dữ liệu thu phải đảm bảo tốc độ truyền dẫn, tính dự phòng; đáp ứng
yêu cầu an ninh và bảo mật thông tin/dữ liệu theo các quy định được nêu trong
mục 5.3.7 TCVN 10849:2015 Hệ thống thu phí điện tử và các quy định hiện hành
về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin.
Điều 12. Quản lý, khai thác dữ liệu thu
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, khai thác dữ liệu thu của các trạm thu
phí đường bộ trên Hệ thống quản lý, giám sát thu của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam; khai thác dữ liệu thu điện tử không dừng thông qua tài khoản đăng nhập và
mật khẩu được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý
nhà nước của hệ thống Backend của Nhà cung cấp dịch vụ thu. Việc quản lý khai
thác dữ liệu phải thực hiện theo quy định pháp luật về bảo mật thông tin.
2. Sở Giao thông vận tải quản lý, khai thác dữ liệu thu của các trạm thu phí
đường bộ trên Hệ thống quản lý, giám sát thu của cơ quan có thẩm quyền (nếu
có); khai thác dữ liệu thu điện tử không dừng của các trạm thu phí đường bộ do
địa phương quản lý thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để
truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý nhà nước của hệ thống
BackEnd của Nhà cung cấp dịch vụ thu.
3. Nhà cung cấp dịch vụ thu quản lý dữ liệu thu điện tử không dừng trên hệ
thống BackEnd theo quy định của hợp đồng dịch vụ thu.
4. Đơn vị quản lý thu và Đơn vị vận hành thu quản lý dữ liệu thu theo hình
thức một dừng tại trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý.
5. Đơn vị quản lý thu và Đơn vị vận hành thu được khai thác dữ liệu thu điện
tử không dừng của các trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý thông qua tài khoản
đăng nhập được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin của hệ thống BackEnd
của Nhà cung cấp dịch vụ thu.
6. Chủ phương tiện được khai thác dữ liệu tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng
đường bộ (quy định tại Điều 14 Thông tư này) của chủ phương tiện trên hệ thống
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng thông qua tài khoản đăng
nhập được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin khách hàng của hệ thống
BackEnd của Nhà cung cấp dịch vụ thu.
Điều 13. Quản lý, giám sát hoạt động trạm thu phí đường bộ
1. Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu và Nhà cung cấp dịch vụ thu phải
có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm thu phí để
bảo đảm hoạt động thu đúng quy định; cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số
liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan đến
công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý các vấn đề liên quan
an ninh, an toàn giao thông trong quá trình khai thác.
2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động trạm thu phí
đường bộ bằng Hệ thống quản lý, giám sát thu hoặc các phương pháp nghiệp vụ
khác và xử lý vi phạm hoạt động của trạm thu phí theo quy định của pháp luật,
theo quy định của hợp đồng.
3. Hệ thống quản lý, giám sát thu có vai trò, chức năng cung cấp thông tin
phục vụ việc giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu
phí được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Các bên: Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu
có trách nhiệm phối hợp, cung cấp, cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý,
giám sát thu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
Chương III
QUẢN LÝ TIỀN THU
Điều 14. Mở và sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ của chủ
phương tiện
1. Mở tài khoản, sử dụng tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ thực
hiện theo Điều 10, Điều 11 Quyết định số 19/2020/QĐTTg.
2. Toàn bộ số tiền trong tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải
được quản lý độc lập và tách biệt với các khoản tiền khác của Nhà cung cấp
dịch vụ thu và chỉ được sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 3 Điều
này.
3. Tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được sử dụng để thực hiện các
giao dịch thu, chi sau đây:
a) Nhận tiền nộp vào tài khoản trả trước;
b) Thanh toán các khoản phải hoàn trả cho chủ phương tiện;
c) Chuyển trả cho các Đơn vị quản lý thu; chi trả dịch vụ thu tiền dịch vụ sử
dụng đường bộ điện tử không dừng cho Nhà cung cấp dịch vụ thu;
d) Nộp tiền vào ngân sách nhà nước tiền phạt theo quy định của pháp luật.
đ) Chi trả các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
(thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các
hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử
không dừng theo quy định.
5. Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ được gắn thẻ đầu cuối mà số
tiền trong tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không đủ để chi trả khi
qua làn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng thì phương tiện
phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp.
Điều 15. Trách nhiệm của Nhà cung cấp dịch vụ thu và Đơn vị quản lý thu
1. Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm:
a) Phát hành chứng từ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đúng đối tượng, đúng
giá trị cho từng đối tượng phải trả tại trạm thu phí; không được thu, gây cản
trở đối với các trường hợp không thuộc đối tượng trả tiền dịch vụ sử dụng
đường bộ theo quy định của pháp luật tại trạm thu phí, không được thay đổi mức
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ khi chưa có chấp thuận bằng văn bản của cơ
quan nhà nước;
b) Thực hiện kiểm toán doanh thu hàng năm theo quy định của pháp luật và hợp
đồng dịch vụ thu;
c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
để đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Hoàn trả doanh thu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cho Đơn vị quản lý thu
sau khi trừ đi giá dịch vụ của trạm thu phí theo Hợp đồng dịch vụ thu;
đ) Quản lý đối với toàn bộ số tiền của các chủ phương tiện nộp vào tài khoản
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của Nhà cung cấp dịch vụ thu theo quy định
của pháp luật;
e) Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho các khoản giá dịch vụ của trạm thu
phí đã thanh toán trong tháng và chuyển hóa đơn giá trị gia tăng cho Đơn vị
quản lý thu liên quan;
2. Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc sử dụng tài khoản thu tiền dịch vụ sử
dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm: biện pháp quản lý sử dụng tài
khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của Nhà cung cấp dịch vụ thu, có cam
kết/thỏa thuận với ngân hàng về việc quản lý sử dụng tài khoản thu tiền dịch
vụ sử dụng đường bộ của Nhà cung cấp dịch vụ thu;
b) Kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật;
c) Lập báo cáo doanh thu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và tình hình thu
tiền dịch vụ sử dụng đường bộ định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm và
báo cáo Cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
d) Kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận khoản doanh thu tiền dịch vụ sử dụng đường
bộ được Nhà cung cấp dịch vụ thu chuyển trả. Sử dụng khoản kinh phí này để
hoàn vốn cho hợp đồng PPP.
Điều 16. Đối soát số thu và chuyển tiền vào tài khoản thu tiền sử dụng dịch
vụ đường bộ; chứng từ, hóa đơn điện tử cho hoạt động thu
1. Đối soát số tiền chủ phương tiện đã nộp vào tài khoản trả trước: Hàng
ngày, Nhà cung cấp dịch vụ thu thực hiện đối soát số tiền chủ phương tiện đã
nộp vào tài khoản trả trước với ngân hàng, đại lý và các đơn vị trung gian
thanh toán. Hàng tháng, nếu số tiền trong tài khoản trả trước của chủ phương
tiện được tính lãi tiền gửi, Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm cộng số
lãi phát sinh trong tháng vào tài khoản trả trước của chủ phương tiện theo quy
định tính lãi của ngân hàng.
2. Đối soát số thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ giữa Nhà cung cấp dịch vụ
thu và Đơn vị quản lý thu được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Nhà cung cấp dịch vụ thu thực hiện đối soát số liệu thu tiền dịch vụ sử
dụng đường bộ hàng ngày ngay sau thời điểm chốt số liệu (24 giờ tính từ thời
điểm chốt số liệu trở về trước) với Đơn vị quản lý thu làm căn cứ xác nhận số
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đã thu được trong ngày, thời điểm chốt số
liệu được thống nhất trong hợp đồng cung cấp dịch vụ thu;
b) Trước ngày mùng 5 hàng tháng, Nhà cung cấp dịch vụ thu và Đơn vị quản lý
thu thực hiện đối soát và chốt công nợ cho tháng liền trước đó;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi năm tài chính, Nhà cung cấp
dịch vụ thu và Đơn vị quản lý thu thực hiện chốt công nợ và quyết toán cho năm
liền trước đó.
3. Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm xây dựng quy trình đối soát,
chuyển tiền phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định pháp luật có
liên quan.
4. Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm phối hợp với Nhà cung cấp dịch vụ thu để
thực hiện quy trình đối soát và khắc phục, điều chỉnh các lỗi, sai số phát
hiện được thông qua quá trình đối soát.
5. Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm công khai số thu hàng ngày, số
tiền các phương tiện còn nợ tại từng trạm thu phí (nếu có).
6. Hàng ngày, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm
kiểm tra, cập nhật số liệu chính xác trên Hệ thống quản lý, giám sát thu các
nội dung sau: Số tiền thu được, số tiền dịch vụ sử dụng đường bộ các phương
tiện còn nợ tại từng trạm thu phí, số tiền chuyển cho các dự án PPP (chi tiết
từng dự án),
số tiền còn giữ lại; doanh thu, lưu lượng và giải trình chênh lệch doanh thu,
lưu lượng.
Điều 17. Chuyển tiền thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và thanh toán chi phí
cung cấp dịch vụ
1. Trên cơ sở số liệu đã thống nhất sau khi thực hiện đối soát hàng ngày với
Đơn vị quản lý thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu chuyển toàn bộ số tiền thu dịch
vụ sử dụng đường bộ (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) tại mỗi trạm thu tiền
dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng cho Đơn vị quản lý thu sau khi trừ
đi chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng theo
hợp đồng dịch vụ thu giữa Nhà cung cấp dịch vụ thu và Doanh nghiệp dự án PPP.
Thời gian chuyển trả theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định số
19/2020/QĐTTg và hợp đồng dịch vụ thu giữa Nhà cung cấp dịch vụ thu và Doanh
nghiệp dự án PPP nhưng không vượt quá 12 giờ kể từ thời điểm chốt số liệu.
Trường hợp vào các ngày lễ, ngày nghỉ mà hệ thống ngân hàng nghỉ làm việc
không thực hiện được việc chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng thì sẽ chuyển
ngay (không quá 06 giờ) khi hệ thống ngân hàng làm việc trở lại.
2. Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm xây dựng quy trình thực hiện giao
dịch thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng; kê khai và nộp các
loại thuế trên phần thu dịch vụ sử dụng đường bộ giữ lại.
3. Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế theo quy
định của pháp luật về thuế.
Điều 18. Chi phí vận hành, chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
điện tử không dừng, chi phí giám sát hoạt động thu phí
1. Chi phí vận hành thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là các chi phí cần
thiết để hoàn thành các công việc thu tiền sử dụng đường bộ đối với phương
tiện tham gia giao thông đường bộ. Chi phí vận hành thu tiền dịch vụ sử dụng
đường bộ được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước ban hành hoặc hợp
đồng cung cấp dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng đã
ký kết.
2. Chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng là
khoản tiền mà Nhà cung cấp dịch vụ thu được hưởng để hoàn vốn cho đầu tư, xây
dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì dự án thu tiền dịch vụ sử dụng đường
bộ điện tử không dừng. Chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện
tử không dừng của mỗi trạm thu phí được xác định cụ thể tại Hợp đồng cung cấp
dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và được trích
trực tiếp từ doanh thu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư
xây dựng đường bộ có thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng sẽ được
điều chỉnh tùy theo quy định tại các điều khoản Hợp đồng cung cấp dịch vụ thu
tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng hoặc quy định của pháp luật
có liên quan.
3. Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm bố trí cán bộ thực hiện công tác kiểm tra
giám sát thu, đối soát số liệu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ với Nhà cung
cấp dịch vụ thu hoặc với Doanh nghiệp dự án PPP trong trường hợp thu liên
thông. Chi phí cho công tác kiểm tra giám sát thu, đối soát của Đơn vị quản lý
thu được lấy từ chi phí vận hành thu.
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức triển khai vận hành Hệ thống quản lý, giám sát
thu; lập, trình cơ quan quản lý cấp trên quyết định giao dự toán hàng năm từ
nguồn chi thường xuyên cho hoạt động kinh tế đường bộ theo quy định của Bộ Tài
chính.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THU
Điều 19. Trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ
1. Thực hiện trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ được quy
định tại Điều 22 Quyết định số 19/2020/QĐTTg.
2. Trả tiền sử dụng đường bộ theo quy định, chấp hành các quy định của cơ
quan có thẩm quyền và Đơn vị quản lý thu khi tham gia giao thông đường bộ trên
các tuyến đường có thu phí.
3. Chủ phương tiện giao thông đường bộ sử dụng vé tháng, vé quý phải dán thẻ
đầu cuối và thực hiện theo hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử
không dừng.
4. Chỉ được sử dụng duy nhất 01 thẻ đầu cuối cho 01 phương tiện tham gia giao
thông đường bộ. Trường hợp thẻ đầu cuối bị hư hỏng, sự cố làm ảnh hưởng đến
thiết bị của Nhà cung cấp dịch vụ thu hoặc tài khoản thu phí của chủ phương
tiện tham gia giao thông đường bộ; hoặc muốn đổi Nhà cung cấp dịch vụ thu chủ
phương tiện tham giao thông đường bộ liên hệ với Nhà cung cấp dịch vụ thu để
xử lý.
Điều 20. Trách nhiệm của Đơn vị quản lý thu
1. Chủ trì xây dựng và phê duyệt quy trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
phù hợp với hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại
trạm thu phí; quy định nội bộ về kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý sự cố trong
quá trình thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Thông báo công khai liên tục trước 05 ngày và niêm yết công khai tại trạm
thu phí khi bắt đầu tổ chức thu về thời điểm bắt đầu được thu tiền dịch vụ sử
dụng đường bộ, địa điểm trạm thu phí, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng
thu, mức thu và đối tượng được miễn, giảm tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong
trường hợp có thay đổi về mức thu, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng
thu, đơn vị thu phải thông báo công khai và niêm yết tương tự như khi bắt đầu
tổ chức thu trước 30 ngày (hoặc theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền). Hình
thức thông báo công khai bao gồm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng tại địa phương và Trung ương; đồng thời, gửi thông báo đến Hiệp hội Vận
tải ô tô Việt Nam.
Đối với dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trong suốt quá
trình thu, Đơn vị quản lý thu (hoặc ủy quyền cho Đơn vị vận hành thu) phải
công khai các thông tin trên biển báo điện tử (biển VMS) được gắn tại khu vực
nhà điều hành trạm thu phí, bao gồm: tên dự án, giá trị công trình dự án
(trong trường hợp dự án chưa được quyết toán thì công bố theo tổng mức đầu
tư), tổng thời gian được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu
thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước của trạm thu phí (số liệu
doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), số điện thoại
để tiếp nhận thông tin phản ánh.
3. Báo cáo thống kê, kế toán, hạch toán, quyết toán doanh thu, kê khai và nộp
các khoản thuế theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý tài sản được giao quản lý, tài sản nhận bàn giao từ nhà nước, tài
sản trạm thu phí hình thành trong quá trình đầu tư theo đúng quy định hiện
hành và hợp đồng đã ký với cơ quan có thẩm quyền.
5. Nộp tiền sử dụng tài sản nhà nước hoặc tiền thuê quyền khai thác tài sản
hạ tầng đường bộ (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng
tài sản công.
6. Bàn giao lại tài sản trạm thu phí cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị
được cơ quan có thẩm quyền chỉ định khi kết thúc hợp đồng. Tài sản bàn giao
phải trong trạng thái hoạt động bình thường theo quy định của hợp đồng.
7. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu, trừ thời gian thu của cơ quan
có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý
công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
8. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ
quan chức năng về các vấn đề liên quan đến công tác giám sát, thanh tra, kiểm
tra, điều tra, xử lý các vấn đề liên quan an ninh, an toàn giao thông trong
quá trình khai thác.
Điều 21. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành thu
1. Thực hiện nhiệm vụ được Đơn vị quản lý thu giao hoặc thực hiện theo hợp
đồng dịch vụ thu ký kết với Đơn vị quản lý thu. Phối hợp với các cơ quan chức
năng của địa phương nơi đặt trạm thu phí để giữ gìn an ninh, trật tự trong quá
trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông, tránh ùn
tắc giao thông, bảo đảm không xảy ra các hiện tượng tiêu cực, cản trở, gây
phiền hà trong hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm trong quá trình thu.
2. Quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động làm việc tại trạm
thu phí theo quy định của pháp luật.
3. Sao lưu dữ liệu thu theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này để phục
vụ công tác giám sát, hậu kiểm.
4. Chấp hành việc cơ quan có thẩm quyền lắp đặt thiết bị, phần mềm quản lý,
giám sát dữ liệu thu và chịu trách nhiệm phối hợp và đảm bảo kết nối trực
tuyến, ổn định và liên tục với Hệ thống quản lý, giám sát thu của cơ quan có
thẩm quyền và thực hiện các quy định tại Điều 13 Thông tư này.
5. Trong trường hợp hệ thống thiết bị công nghệ phục vụ công tác thu phí bị
trục trặc, hư hỏng, Đơn vị vận hành thu phải kịp thời có báo cáo cơ quan có
thẩm quyền hoặc báo cáo Đơn vị quản lý thu; đồng thời, khẩn trương khắc phục
các sự cố của hệ thống. Thời gian khắc phục sự cố không quá 48 giờ, kể từ thời
điểm hệ thống bị trục trặc, hư hỏng. Trong thời gian khắc phục sự cố, Đơn vị
vận hành thu phải thông báo công khai tại trạm và trên phương tiện truyền
thông, thông tin đại chúng; có biện pháp đảm bảo thu nhanh gọn, an toàn, tránh
ùn tắc giao thông và có biện pháp giám sát chống thất thoát doanh thu thu tiền
dịch vụ sử dụng đường bộ.
6. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực trạm thu phí; đảm bảo tuân thủ phương
án tổ chức giao thông trên tuyến đường đặt trạm thu phí do cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
7. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền hoặc
của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu tiền
dịch vụ sử dụng đường bộ.
8. Không để xảy ra các hành vi sau:
a) Gian lận tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoặc thông đồng gian lận trong hoạt
động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ;
b) Can thiệp vào hệ thống công nghệ thu, hệ thống giám sát, quản lý thu, hệ
thống thiết bị kiểm tra tải trọng phương tiện và tiêu cực trong lĩnh vực giám
sát tải trọng phương tiện; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu dịch
vụ sử dụng đường bộ;
c) Tổ chức bán vé, soát vé không kịp thời, sách nhiễu đối với người mua vé;
không bán đầy đủ hoặc hạn chế, giới hạn thời gian bán các loại vé tháng, vé
quý theo quy định; gây cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ tại khu vực trạm
thu phí; thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không đúng quy định;
d) Nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ mà không
giao vé hoặc giao vé không đúng chủng loại phương tiện lưu thông qua trạm thu
phí; để phương tiện giao thông đường bộ (đối tượng phải mua vé) không có vé đi
qua trạm thu phí;
đ) Không thực hiện việc bảo trì tài sản của trạm thu phí; tự ý tháo dỡ, thanh
lý, nhượng bán tài sản của trạm thu phí; không thực hiện việc hiệu chuẩn, kiểm
định đối với nhóm thiết bị cần phải thực hiện công tác hiệu chuẩn, kiểm định
theo quy định;
e) Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Hệ thống
quản lý, giám sát thu không đúng thực tế hoặc can thiệp vào phần mềm giám sát
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại
trạm thu phí.
9. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Đơn vị quản lý thu trong trường
hợp tạm dừng thu, dừng thu, trừ thời gian thu do lỗi của Đơn vị vận hành thu
hoặc các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng.
Điều 22. Trách nhiệm của Nhà cung cấp dịch vụ thu
1. Thực hiện trách nhiệm của Nhà cung cấp dịch vụ thu được quy định tại Điều
26 Quyết định số 19/2020/QĐTTg, trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan
có thẩm quyền.
2. Sao lưu dữ liệu thu theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này để phục
vụ công tác giám sát, hậu kiểm.
3. Đảm bảo chỉ số đánh giá hiệu năng vận hành (sau đây gọi tắt là KPI) hệ
thống kết nối liên thông và phối hợp giữa các Nhà cung cấp dịch vụ thu theo
quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đảm bảo chỉ số KPI hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử
không dừng tại các trạm thu phí phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm
quyền.
5. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền hoặc
của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu tiền
dịch vụ sử dụng đường bộ.
6. Phối hợp với Đơn vị vận hành hệ thống quản lý, giám sát thu thực hiện đối
soát dữ liệu thu hàng ngày trên hệ thống.
7. Không để xảy ra các hành vi sau:
a) Gian lận tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoặc thông đồng gian lận trong hoạt
động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ;
b) Can thiệp vào hệ thống công nghệ thu, hệ thống giám sát, quản lý thu, hệ
thống thiết bị kiểm tra tải trọng phương tiện và tiêu cực trong lĩnh vực giám
sát tải trọng phương tiện; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu sử
dụng đường bộ;
c) Sử dụng sai mục đích tiền trong tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường
bộ.
8. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Đơn vị quản lý thu trong trường
hợp tạm dừng thu, dừng thu, trừ thời gian thu do lỗi của Nhà cung cấp dịch vụ
thu hoặc các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng.
Điều 23. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống quản lý, giám sát thu
1. Bố trí đầy đủ cán bộ vận hành, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục Hệ
thống quản lý, giám sát thu.
2. Phối hợp với Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ
thu thực hiện đối soát dữ liệu thu trên Hệ thống quản lý, giám sát thu.
3. Thống nhất với Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch
vụ thu cung cấp báo cáo theo điểm a, khoản 1, Điều 25 Thông tư này hoặc báo
cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thông qua Hệ thống quản
lý, giám sát thu.
4. Tiếp nhận, báo cáo cấp có thẩm quyền các khiếu nại của Đơn vị quản lý thu,
Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu trong quá trình thực hiện.
5. Thông báo các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật của chủ phương tiện giao
thông đường bộ cho Đơn vị quản lý thu và các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật và các quy định của hợp đồng.
6. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp Hệ thống quản lý, giám sát thu bảo
đảm vận hành ổn định, liên tục.
7. Bảo đảm bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu thu theo quy định.
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống
quốc lộ, đường cao tốc thuộc hệ thống đường trung ương quản lý. Chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của hệ thống thu
tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và trạm thu phí trên hệ thống
đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống
đường địa phương; trên quốc lộ, đường cao tốc mà cơ quan có thẩm quyền là Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của hệ thống thu tiền dịch vụ sử
dụng đường bộ điện tử không dừng và trạm thu phí trên hệ thống đường bộ theo
quy định của pháp luật và Thông tư này.
Điều 25. Chế độ báo cáo
1. Đơn vị quản lý thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm thực hiện báo
cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm
quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu, quy định như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ về doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ, lưu
lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí và Báo cáo định kỳ việc
quản lý, sử dụng tài sản;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ, lưu lượng
phương tiện tham gia giao thông qua trạm; tình hình quản lý, sử dụng tài sản;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Đơn vị quản lý thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có
thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;
e) Thời hạn gửi báo cáo:
Báo cáo doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia
giao thông qua trạm thu phí: Báo cáo hàng tháng trước ngày 10 của tháng tiếp
theo; báo cáo 6 tháng đầu năm trước ngày 10 tháng 7 hàng năm; báo cáo năm
trước ngày 28 tháng 02 của năm tiếp theo.
Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: Báo cáo 6 tháng đầu năm trước ngày 10
tháng 7 hàng năm; báo cáo năm trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo.
g) Tần suất thực hiện báo cáo:
Báo cáo doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia
giao thông qua trạm thu phí: Báo cáo định kỳ hàng tháng, 6 tháng đầu năm và
hàng năm.
Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm và hàng
năm.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
Báo cáo hàng tháng: Từ ngày 01 đến hết tháng báo cáo;
Báo cáo 6 tháng đầu năm: Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 năm báo
cáo;
Báo cáo năm: Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo:
Báo cáo doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia
giao thông qua trạm thu phí: Theo Mẫu số 1 đến Mẫu số 7 của Phụ lục 3 ban hành
kèm theo Thông tư này;
Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: Theo Mẫu số 8 Phụ lục 3 ban hành kèm
theo Thông tư này.
2. Ngoài các báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 điều này, Đơn vị quản
lý thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao
nhiệm vụ quản lý công tác thu.
3. Đơn vị quản lý thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu chịu trách nhiệm về tính
chính xác của số liệu báo cáo. Riêng báo cáo cả năm về doanh thu dịch vụ sử
dụng đường bộ phải có kiểm toán độc lập kiểm toán hoặc xác nhận của cơ quan
thuế.
Chương V
TẠM DỪNG THU, DỪNG THU, TRỪ THỜI GIAN THU
Điều 26. Tạm dừng thu
1. Tạm dừng thu khi Doanh nghiệp dự án PPP, Đơn vị quản lý thu vi phạm chất
lượng bảo trì công trình đường bộ đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản
nhắc nhở 02 lần kèm theo thời hạn khắc phục. Chi tiết cụ thể về các hành vi vi
phạm chất lượng bảo trì công trình được quy định trong Phụ lục 4 ban hành kèm
theo Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi
trong văn bản tạm dừng cho đến khi Doanh nghiệp dự án PPP, Đơn vị quản lý thu
khắc phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày.
2. Tạm dừng thu khi Doanh nghiệp dự án PPP, Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận
hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an
toàn giao thông, ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến đường, đã được cơ quan
có thẩm quyền yêu cầu khắc phục 02 lần bằng văn bản kèm theo thời hạn khắc
phục nhưng không khắc phục hoặc chậm khắc phục. Thời gian tạm dừng thu được
tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi Doanh nghiệp dự
án PPP, Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu khắc
phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày.
3. Tạm dừng thu khi Đơn vị vận hành thu có các hành vi vi phạm điểm a, điểm b
khoản 8 Điều 21 Thông tư này, Nhà cung cấp dịch vụ thu có các hành vi vi phạm
điểm a, điểm b khoản 7 Điều 22 Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính
từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi Đơn vị vận hành
thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu khắc phục xong hậu quả của lỗi vi phạm và được
cơ quan có thẩm quyền có văn bản cho phép thu phí trở lại.
4. Tạm dừng thu khi Đơn vị vận hành thu có hành vi vi phạm khoản 4 Điều 21
Thông tư này, đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện ít nhất 02 lần
bằng văn bản kèm theo thời hạn khắc phục. Thời gian tạm dừng thu được tính từ
thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi Đơn vị vận hành thu
hoàn thành các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư này.
5. Tạm dừng thu khi hệ thống công nghệ, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bị trục trặc, hư hỏng không được khắc phục
kịp thời theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này, thời gian tạm dừng
thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi Đơn
vị vận hành thu khắc phục xong sự cố và được cơ quan có thẩm quyền có văn bản
cho phép thu phí trở lại.
6. Tạm dừng thu khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có
dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hoặc phục vụ an ninh, quốc phòng hoặc thực
hiện theo chủ trương, chính sách của Nhà nước.
7. Tạm dừng thu trong trường hợp Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu hoặc
Nhà cung cấp dịch vụ thu cố tình trì hoãn, không tuân thủ các quyết định của
cơ quan có thẩm quyền.
8. Các trường hợp tạm dừng thu không do lỗi của Đơn vị quản lý thu, Đơn vị
vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu được xử lý theo quy định của pháp luật
hoặc hợp đồng dịch vụ thu.
Điều 27. Dừng thu
1. Trường hợp dự án hết thời gian thu hoàn vốn theo hợp đồng, Đơn vị quản lý
thu phải chủ động dừng thu hoặc chấp hành quyết định dừng thu của của cơ quan
có thẩm quyền (hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản
lý công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ). Việc xác định thời gian dừng
thu được xác định theo hợp đồng thu của cơ quan có thẩm quyền với Đơn vị quản
lý thu hoặc hợp đồng với Doanh nghiệp dự án PPP.
2. Dừng thu phí trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 52 Luật Đầu
tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 28. Trừ thời gian thu
1. Trừ thời gian thu khi Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu không
thực hiện việc sao lưu dữ liệu thu hoặc sao lưu dữ liệu không đầy đủ theo quy
định tại Điều 10 của Thông tư này, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cấp
có thẩm quyền chấp thuận. Thời gian thu bị trừ là 02 ngày trong trường hợp
không sao lưu dữ liệu từ 10 đến 15 ngày; thời gian thu bị trừ là 04 ngày trong
trường hợp không sao lưu dữ liệu từ 16 ngày đến hết 30 ngày; đối với trường
hợp không sao lưu dữ liệu từ ngày 31 trở đi, cứ 05 ngày không sao lưu dữ liệu
thì thời gian thu bị trừ 02 ngày.
2. Trừ thời gian thu khi Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung
cấp dịch vụ thu không thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 25 Thông tư này
hoặc không nộp phí sử dụng tài sản nhà nước, không nộp tiền thuê quyền khai
thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định hiện hành khi cơ quan có thẩm
quyền có văn bản nhắc nhở 02 lần, mỗi lần cách nhau không dưới 05 ngày. Thời
gian thu bị trừ là 01 ngày trong trường hợp chậm nộp báo cáo từ 10 ngày đến 30
ngày; thời gian thu bị trừ 02 ngày trong trường hợp chậm nộp báo cáo từ 31
ngày đến 60 ngày; đối với trường hợp chậm nộp báo cáo từ 61 ngày trở đi, cứ 05
ngày chậm nộp báo cáo thì thời gian thu bị trừ 01 ngày.
Điều 29. Tổ chức tạm dừng thu, dừng thu, trừ thời gian thu
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm dừng thu, dừng thu hoặc trừ thời gian
thu:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định việc tạm dừng thu, dừng thu hoặc trừ
thời gian thu đối với các trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc
thuộc mạng lưới đường bộ do Trung ương quản lý;
b) Đối với các trạm thu phí trên hệ thống đường địa phương và các trạm thu phí
trên quốc lộ, đường cao tốc mà cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan có thẩm quyền của địa phương quyết
định việc tạm dừng thu, dừng thu hoặc trừ thời gian thu theo thẩm quyền.
2. Thời gian do việc tạm dừng thu trong các trường hợp quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều 26 Thông tư này không được
tính để kéo dài thời gian thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng đã
ký giữa cơ quan có thẩm quyền và Doanh nghiệp dự án PPP.
3. Doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được tính bằng doanh thu bình quân một
ngày của tháng sau liền kề sau khi tạm dừng thu. Đối với trường hợp Đơn vị vận
hành thu có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 21 Thông
tư này, Nhà cung cấp dịch vụ thu có hành vi vi phạm điểm a, điểm b khoản 7
Điều 22 Thông tư này ngoài việc bị tạm dừng thu theo quy định tại khoản 3 Điều
26 Thông tư này, doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được xác định bằng 03 lần
ngày có doanh thu cao nhất của tháng sau liền kề.
Doanh thu bình quân một ngày trong tháng là doanh thu bình quân một ngày của
tổng doanh thu vé lượt, vé tháng, vé quý được ghi nhận trong tháng.
4. Trong thời gian tạm dừng thu, Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà
cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn,
không được phép gây cản trở, ùn tắc giao thông và thông báo rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, cũng như công khai
tại trạm thu phí.
5. Các trường hợp trừ thời gian thu được tính trừ vào cuối thời điểm hoàn vốn
của dự án khi quyết toán hợp đồng dự án.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Xử lý chuyển tiếp
1. Đối với các hợp đồng dự án đang đàm phán, chưa ký kết, cơ quan thẩm quyền
căn cứ vào quy định của Thông tư này để rà soát điều chỉnh, cập nhật các điều
khoản liên quan trong hợp đồng dự án.
2. Đối với các trạm thu phí đã được xác định vị trí và ký kết hợp đồng, phụ
lục hợp đồng theo hình thức đối tác công tư đã ký trước ngày Thông tư này có
hiệu lực thì thực hiện theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký. Đối với chi phí
vận hành thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ từ thời điểm chuyển sang thu tiền
dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng thì thực hiện theo quy định tại
Thông tư này, các quy định khác có liên quan và Hợp đồng đã ký.
Điều 31. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 03 năm 2022 và thay
thế Thông tư số 15/2020/TTBGTVT ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Bộ Giao thông
vận tải quy định về hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung,
thay thế thì áp dụng các quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế
đó.
Điều 32. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân
kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp):
Bộ trưởng (đề b/c);
Các Thứ trưởng;
Công báo;
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
Báo GT, Tạp chí GTVT;
Lưu: VT, KCHTGT. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
PHỤ LỤC 1
VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CUNG CẤP THÔNG TIN, YÊU CẦU CUNG CẤP DỮ LIỆU VÀ VẬN HÀNH HỆ
THỐNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT THU, QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ VÀ KẾT QUẢ CỦA HỆ THỐNG QUẢN
LÝ, GIÁM SÁT THU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2021/TTBGTVT ngày 31/12 /2021 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Vai trò của Hệ thống quản lý, giám sát thu:
a) Thu nhận dữ liệu xe qua trạm theo thời gian thực của các phương tiện lưu
thông trên các trạm thu phí được kết nối, đồng bộ dữ liệu.
b) Truy xuất dữ liệu xe qua trạm bao gồm thời gian xe qua trạm, biển số, giá
vé, loại xe, hình ảnh xe qua trạm.
c) Tổng hợp, thống kê, phân tích các dữ liệu thu được theo yêu cầu đảm bảo sự
minh bạch trong thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Hệ thống quản lý, giám sát thu cung cấp các thông tin:
a) Tra cứu tức thời giao dịch của phương tiện qua trạm thu phí đường bộ thông
qua việc tra cứu theo biển số xe bất kỳ đảm bảo tính minh bạch, thu đúng thu
đủ tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định.
b) Tra cứu các giao dịch nghi vấn của phương tiện qua trạm để đối soát làm rõ
các giao dịch xe qua trạm.
c) Tra cứu các dữ liệu vé tháng, vé quý, xe miễn phí, xe miễn giảm, xe sử dụng
phí đường bộ toàn quốc, giao dịch bán vé bổ sung.
d) Tra cứu lưu lượng và doanh thu của các trạm thu phí.
e) Cung cấp thông tin về dự án bao gồm: Tên dự án, giá trị công trình dự án
(trong trường hợp dự án chưa được quyết toán thì công bố theo tổng mức đầu
tư), tổng thời gian được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu
thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước của trạm thu phí đường bộ.
f) Cung cấp các báo cáo tổng hợp từ dữ liệu thu thập theo yêu cầu của cấp có
thẩm quyền.
g) Thông tin trên Hệ thống quản lý, giám sát thu là thông tin chính thống của
cơ quan có thẩm quyền.
3. Yêu cầu đối với Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch
vụ thu về cung cấp dữ liệu và vận hành Hệ thống quản lý, giám sát thu:
a) Cung cấp, cập nhật dữ liệu xe vé tháng, xe vé quý, xe miễn giảm, xe miễn
phí (nếu có), giao dịch bán vé bổ sung (thu phí một dừng bán vé bổ sung, thu
phí không dừng tạo giao dịch qua luồng xử lý hậu kiểm, bất thường (gọi tắt là
giao dịch offline)), khai báo lưu lượng và doanh thu sau đối soát (bao gồm cả
các làn chưa được đồng bộ lên Hệ thống quản lý, giám sát thu), thống kê, giải
trình chênh lệch số liệu theo ca làm việc lên Hệ thống quản lý, giám sát thu
hàng ngày.
b) Bố trí nhân sự vận hành Hệ thống quản lý, giám sát thu, điều tra, giải
quyết truy vấn, đối soát, trả lời, giải trình (bằng video, hình ảnh, tài liệu
có liên quan) liên quan đến các giao dịch nghi vấn lên Hệ thống quản lý, giám
sát thu không quá 24 giờ kể từ thời điểm xe qua trạm thu phí.
c) Hạ tầng, phần mềm công nghệ thông tin tại trạm thu phí phải đảm bảo để
truyền dữ liệu: Biển số xe; loại xe, giá vé, thời gian giao dịch và ảnh xe qua
làn lên Hệ thống quản lý, giám sát thu.
4. Quy trình xử lý nghiệp vụ:
a) Cơ chế đối soát, xử lý giao dịch nghi vấn:
Yêu cầu Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu giải trình các giao
dịch liên quan tới thu sai mệnh giá.
Yêu cầu Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu phải giải trình toàn
bộ nghi vấn liên quan tới xe miễn phí, xe miễn giảm, xe trả trước, sai loại
xe.
Nếu giao dịch nghi vấn nào không giải trình thì có thể đề nghị truy thu
loại xe theo dữ liệu hiện có hoặc được cập nhật sau tại Hệ thống quản lý, giám
sát thu.
Những giao dịch nghi vấn thu sai giá tiền được thống kê và báo cáo cấp có
thẩm quyền xem xét, xử lý.
Đối với trường hợp xe chở hài cốt, xe chở người đi cấp cứu (không phải xe
cứu thương) là các trường hợp nghi vấn do có yếu tố tâm linh và mang tính nhân
đạo, cứu người khẩn cấp chỉ cần xác nhận của Trưởng ca/Trạm trưởng trạm thu
phí đường bộ.
Cách thức xử lý một số trường hợp do thiếu dữ liệu như sau:
+ Trạm thu phí đối soát trực quan để xác định xe nhóm 1, đơn vị vận hành Hệ
thống quản lý, giám sát thu phê duyệt các xe này (có thể tự phê duyệt không
cần trạm giải trình).
+ Đối với xe nhóm 2,3,4 tạm thời chấp nhận giá trị thu của trạm thu phí, khi
có dữ liệu đăng kiểm thì cập nhật dữ liệu để so sánh, đề nghị truy thu (nếu có
sai lệch loại xe).
+ Đối với xe trạm thu phí đường bộ thu là nhóm 5 không cần trạm giải trình,
mặc định chấp thuận.
b) Quy trình xử lý nghiệp vụ theo Bảng quy trình nghiệp vụ.
5. Kết quả sản phẩm của Hệ thống quản lý, giám sát thu:
a) Kết quả của Hệ thống quản lý, giám sát thu: Báo cáo kết quả khai báo lưu
lượng và doanh thu của trạm thu phí theo tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc đột
xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; Báo cáo số liệu đề nghị cấp có thẩm
quyền truy thu theo tháng, quý, 6 tháng, năm.
b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý dữ liệu, thông tin lưu lượng và doanh
thu xe qua trạm thu phí đường bộ do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm
quyền.
BẢNG QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TẠI HỆ THỐNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT THU
TT Tên nghiệp vụ Mô tả nghiệp vụ Nghiệp vụ xử lý của Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu Nghiệp vụ xử lý của Đơn vị vận hành Hệ thống quản lý, giám sát thu Ghi chú
I Xử lý giao dịch nghi vấn
1 Sai loại xe Nghi vấn sai loại xe xảy ra khi Hệ thống quản lý, giám sát thu phát hiện giao dịch xe qua mà loại xe trạm thu phí truyền về Hệ thống quản lý, giám sát thu khác với loại xe Hệ thống quản lý, giám sát thu nhập được (xe chuẩn đã được đơn vị vận hành kiểm tra; loại xe xác định dựa vào dữ liệu do Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp). Kiểm tra và giải trình các giao dịch nghi vấn trên hệ thống có trạng thái chưa giải trình/yêu cầu giải trình lại; Chủ động giải trình các giao dịch nghi vấn yêu cầu tại Hệ thống quản lý, giám sát thu; Khi giải trình cần nhập đầy đủ thông tin: biển số, nội dung giải trình và đính kèm hình ảnh giấy tờ liên quan chứng minh loại xe (Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận đăng kiểm ATKT và BVMT): + Đối với giao dịch nghi vấn theo hình thức thu phí một dừng: Trường hợp không có giấy tờ liên quan chứng minh loại xe cần nhập rõ lý do trong nội dung giải trình để đơn vị vận hành có căn cứ chấp thuận hoặc đưa vào giao dịch nghi vấn chờ xử lý. + Đối với giao dịch nghi vấn theo hình thức thu phí không dừng: Giải trình trường hợp sai loại xe do Nhà cung cấp dịch vụ thu cung cấp. + Chia sẻ, cung cấp dữ liệu thông tin xe chuẩn cho đơn vị vận hành cập nhật hoặc đồng bộ tự động lên hệ thống để giảm tối đa các nghi vấn sai loại xe. Kiểm tra thông tin giao dịch; Đối chiếu loại xe trạm gửi với dữ liệu loại xe có tại hệ thống; Xem thông tin trạm giải trình, kiểm tra nội dung giải trình, ảnh/video/văn bản đính kèm. Nếu đúng thì đồng ý bỏ qua giao dịch nghi vấn. Nếu sai, yêu cầu trạm giải trình lại; Cập nhật lại dữ liệu thông tin xe chuẩn lên hệ thống (biển số, loại xe) để lần các giao dịch về sau không còn phát hiện nghi vấn; Thực hiện đề nghị truy thu đối với các trường hợp giao dịch nghi vấn trạm đã chấp nhận hoặc trạm giải trình không đúng quy định; Xử lý, báo cáo các trường hợp nghi vấn do vướng mắc pháp lý, chưa đủ căn cứ để xác định nghi vấn; Chuyển giao dịch nghi vấn về trạng thái chờ xử lý đối với các trường hợp trạm giải trình nhưng chưa đính kèm các tài liệu chứng minh; Đồng ý không cần trạm giải trình các trường hợp cán bộ vận hành xác định được loại xe qua dữ liệu hình ảnh trạm gửi về hệ thống);
2 Sai xe trả trước Nghi vấn sai xe trả trước xảy ra khi hệ thống phát hiện giao dịch xe vé tháng/quý đi qua mà không tìm thấy trong danh sách xe vé tháng/quý hoặc có trong danh sách xe vé tháng/quý nhưng không còn hiệu lực hoặc thời gian vé tháng/quý sai. Kiểm tra và giải trình các giao dịch nghi vấn trên hệ thống có trạng thái chưa giải trình/yêu cầu giải trình lại; Chủ động giải trình các giao dịch nghi vấn yêu cầu tại Hệ thống quản lý, giám sát thu; Khi giải trình cần nhập đầy đủ thông tin: biển số, nội dung giải trình và đính kèm hình ảnh, tệp tin chứng minh là xe tháng/quý; Kiểm tra xe đã được thêm hoặc đồng bộ vào danh sách vé/tháng quý hay chưa; Thêm thủ công hoặc nhập xe vé tháng/quý lên hệ thống nếu chưa có; Kiểm tra trong trường hợp xe vé tháng/quý không tự động đồng bộ hoặc đồng bộ thiếu để có phương án xử lý, hậu kiểm lại các giao dịch nghi vấn liên quan. Kiểm tra thông tin giao dịch; Tìm kiếm vé trả trước trong kho vé tháng/quý (tìm kiếm theo biển số hoặc thẻ đầu cuối); Xem thông tin trạm giải trình, kiểm tra nội dung giải trình, ảnh/video/văn bản đính kèm. Nếu đúng thì đồng ý bỏ qua giao dịch nghi vấn. Nếu sai, yêu cầu trạm giải trình lại; Báo cáo đề nghị truy thu đối với các trường hợp giao dịch nghi vấn trạm đã chấp nhận hoặc trạm giải trình không đúng quy định; Xử lý, báo cáo các trường hợp nghi vấn do vướng mắc pháp lý, chưa đủ căn cứ để xác định nghi vấn; Chuyển giao dịch nghi vấn về trạng thái chờ xử lý đối với các trường hợp trạm giải trình nhưng chưa đính kèm các tài liệu chứng minh; Đồng ý không cần trạm giải trình các trường hợp cán bộ vận hành xác định được loại xe qua dữ liệu hình ảnh trạm gửi về hệ thống; Dữ liệu vé tháng quý là dữ liệu được đồng bộ tự động hoặc thêm thủ công trên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Hiện tại có 3 hình thức: Đối với các trạm nằm trong Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 1 theo hình thức Hợp đồng Xây dựng Sở hữu Kinh doanh (sau đây gọi tắt là dự án BOO1): Dữ liệu vé tháng/quý được đồng bộ tự động từ các trạm thu phí lên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Đối với các trạm nằm trong Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 theo hình thức Hợp đồng Xây dựng Sở hữu Kinh doanh (sau đây gọi tắt là dự án BOO2): Dữ liệu vé tháng/quý được đồng bộ từ Backend của Nhà cung cấp dịch vụ thu. Backend của Hệ thống quản lý, giám sát thu tự động đồng bộ dữ liệu từ Backend của Nhà cung cấp dịch vụ thu thông qua tài khoản được cung cấp. Hoặc dữ liệu vé tháng/quý cũng có thể do Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu thêm thủ công/nhập tập tin lên Hệ thống quản lý, giám sát thu.
3 Không phải xe miễn phí Nghi vấn không phải xe miễn phí xảy ra khi Hệ thống quản lý, giám sát thu phát hiện giao dịch xe qua mà trạm mở miễn phí đơn hoặc giá tiền và loại xe bằng 0 và biển số hoặc thẻ đầu cuối xe không tìm thấy trong các danh sách xe miễn phí nêu trên. Kiểm tra và giải trình các giao dịch nghi vấn trên hệ thống có trạng thái chưa giải trình/yêu cầu giải trình lại; Chủ động giải trình các giao dịch nghi vấn yêu cầu tại Hệ thống quản lý, giám sát thu; Khi giải trình cần nhập đầy đủ thông tin: biển số, nội dung giải trình và đính kèm hình ảnh, tệp tin chứng minh là xe thuộc diện miễn phí/ưu tiên; Kiểm tra xe đã được thêm hoặc đồng bộ vào danh sách xe miễn phí; Thêm thủ công hoặc nhập xe miễn phí lên hệ thống nếu chưa có; Kiểm tra trong trường hợp xe miễn phí không tự động đồng bộ hoặc đồng bộ thiếu để có phương án xử lý, hậu kiểm lại các giao dịch nghi vấn liên quan; Kiểm tra thông tin giao dịch; Tìm kiếm xe miễn phí (tìm kiếm theo biển số hoặc thẻ đầu cuối trong danh sách xe miễn phí, xe sử dụng vé toàn quốc, xe miễn giảm 100%); Xem thông tin trạm giải trình, kiểm tra nội dung giải trình, ảnh/video/văn bản đính kèm. Nếu đúng thì đồng ý bỏ qua giao dịch nghi vấn. Nếu sai, yêu cầu trạm giải trình lại; Báo cáo đề nghị truy thu đối với các trường hợp giao dịch nghi vấn trạm đã chấp nhận hoặc trạm giải trình không đúng quy định; Xử lý, báo cáo các trường hợp nghi vấn do vướng mắc pháp lý, chưa đủ căn cứ để xác định nghi vấn; Chuyển giao dịch nghi vấn về trạng thái chờ xử lý đối với các trường hợp trạm giải trình nhưng chưa đính kèm các tài liệu chứng minh; Đồng ý không cần trạm giải trình các trường hợp cán bộ vận hành xác định được loại xe qua dữ liệu hình ảnh, tài liệu trạm gửi về hệ thống; Dữ liệu xe miễn phí là dữ liệu được đồng bộ tự động hoặc thêm thủ công trên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Hiện tại có 4 hình thức: Đối với các trạm nằm trong dự án BOO1: Dữ liệu xe miễn phí được đồng bộ tự động từ các trạm thu phí lên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Đối với các trạm nằm trong dự án BOO2: Dữ liệu xe miễn phí được đồng bộ từ Backend của Nhà cung cấp dịch vụ thu. Backend của Hệ thống quản lý, giám sát thu tự động đồng bộ dữ liệu từ Backend của Nhà cung cấp dịch vụ thu thông qua tài khoản được cung cấp. Dữ liệu xe miễn phí cũng có thể do Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu thêm thủ công/nhập tập tin lên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Dữ liệu xe miễn phí được đơn vị vận hành nhập từ danh sách xe hộ đê do Tổng cục Phòng chống thiên tai cung cấp; hoặc dữ liệu được đơn vị vận hành thêm do thuộc đối tượng miễn giảm theo quy định; hoặc dữ liệu do đơn vị vận hành thêm các xe sử dụng phí đường bộ toàn quốc.
4 Không phải xe miễn giảm Nghi vấn không phải xe miễn giảm xảy ra khi hệ thống phát hiện giao dịch xe qua có hình thức thu là miễn giảm (giá tiền không đúng với bản giá vé tiêu chuẩn) và biển số hoặc thẻ đầu cuối xe không tìm thấy trong các danh sách xe giảm trên hệ thống. Kiểm tra và giải trình các giao dịch nghi vấn trên hệ thống có trạng thái chưa giải trình/yêu cầu giải trình lại; Chủ động giải trình các giao dịch nghi vấn yêu cầu tại Hệ thống quản lý, giám sát thu; Khi giải trình cần nhập đầy đủ thông tin: biển số, nội dung giải trình và đính kèm hình ảnh, tệp tin chứng minh là xe thuộc diện miễn giảm. Đối với các xe thuộc đối tượng giảm giá khi giải trình cần kèm theo văn bản, quyết định chấp thuận miễn giảm giá của cơ quan có thẩm quyền; Kiểm tra xe đã được thêm vào danh sách xe miễn giảm; Thêm thủ công hoặc nhập xe miễn giảm lên hệ thống nếu chưa có. Kiểm tra thông tin giao dịch; Tìm kiếm xe miễn giảm (tìm kiếm theo biển số hoặc thẻ đầu cuối trong danh sách xe miễn giảm); Xem thông tin trạm giải trình, kiểm tra nội dung giải trình, ảnh/video/văn bản đính kèm. Nếu đúng thì đồng ý bỏ qua nghi nghi vấn. Nếu sai, yêu cầu trạm giải trình lại; Báo cáo đề nghị truy thu đối với các trường hợp giao dịch nghi vấn trạm đã chấp nhận hoặc trạm giải trình không đúng quy định; Xử lý, báo cáo các trường hợp nghi vấn do vướng mắc pháp lý, chưa đủ căn cứ để xác định nghi vấn; Chuyển giao dịch nghi vấn về trạng thái chờ xử lý đối với các trường hợp trạm giải trình nhưng chưa đính kèm các tài liệu chứng minh; Đồng ý không cần trạm giải trình các trường hợp cán bộ vận hành xác định được loại xe qua dữ liệu hình ảnh trạm gửi về Hệ thống quản lý, giám sát thu; Dữ liệu xe miễn giảm là dữ liệu được đồng bộ tự động hoặc thêm thủ công trên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Hiện tại có 2 hình thức: Đối với các trạm nằm trong dự án BOO1: Thực hiện nhập tệp tin hoặc thêm thủ công xe miễn giảm lên hệ thống. Đối với các trạm nằm trong dự án BOO2: + Các trạm do Nhà cung cấp dịch vụ thu đầu tư hệ thống Forntend, Dữ liệu được đồng bộ từ Backend của Nhà cung cấp dịch vụ thu. Backend của Hệ thống quản lý, giám sát thu tự động đồng bộ dữ liệu từ Backend của Nhà cung cấp dịch vụ thu thông qua tài khoản được cung cấp. Do đó, với các trạm này phải thực nhập tệp tin hoặc thêm thủ công xe miễn giảm lên hệ thống.
5 Không nhận dạng được biển số xe Hiện tại yêu cầu KPI nhận dạng biển số các trạm là 91%. Các biển số không nhận dạng được do: Biển mờ, bẩn, bong tróc, mất phản quang, đèn lóa, xe đi nối đuôi…Do đó hệ thống đưa các giao dịch này vào loại nghi vấn không nhận dạng được biển số. Kiểm tra và giải trình các giao dịch nghi vấn trên hệ thống có trạng thái chưa giải trình/yêu cầu giải trình lại; Chủ động giải trình các giao dịch nghi vấn yêu cầu tại Hệ thống quản lý, giám sát thu; Khi giải trình cần nhập đầy đủ thông tin: biển số, nội dung giải trình và đính kèm hình ảnh, tệp tin chứng minh biển số xe. Kiểm tra thông tin giao dịch; Xem thông tin trạm giải trình, kiểm tra nội dung giải trình, ảnh/video/văn bản đính kèm. Nếu đúng thì đồng ý bỏ qua nghi nghi vấn. Nếu sai, yêu cầu trạm giải trình lại; Báo cáo đề nghị truy thu đối với các trường hợp giao dịch nghi vấn trạm đã chấp nhận hoặc trạm giải trình không đúng quy định; Xử lý, báo cáo các trường hợp nghi vấn do vướng mắc pháp lý, chưa đủ căn cứ để xác định nghi vấn; Chuyển giao dịch nghi vấn về trạng thái chờ xử lý đối với các trường hợp trạm giải trình nhưng chưa đính kèm các tài liệu chứng minh; Đồng ý không cần trạm giải trình các trường hợp cán bộ vận hành xác định được loại xe qua dữ liệu hình ảnh trạm gửi về hệ thống;
II Khai báo lưu lượng và doanh thu hàng ngày Khai báo lưu lượng và doanh thu hàng ngày trên hệ thống hàng ngày là cơ sở để cơ quan quản lý, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát được lưu lượng, doanh thu thực tế. Khai báo lưu lượng và doanh thu theo khung giờ (ca làm việc) ở từng trạm. Số liệu khai báo phải là số liệu sau đối soát, hậu kiểm. Khai báo các làn đồng bộ và cả các làn không được đồng bộ. Giái trình và kèm theo tài liệu chứng minh chênh lệch số liệu với Hệ thống quản lý, giám sát thu
III Khai báo dữ liệu bán vé bổ sung Các giao dịch bán vé bổ sung không được đồng bộ tự động lên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Các giao dịch này thông thường thực hiện sau khi xe đã qua làn thu phí. Do đó, để kiểm soát và làm căn cứ đối soát chênh lệch doanh thu, trạm phải thực hiện thêm các giao dịch bán vé bổ sung này lên Hệ thống quản lý, giám sát thu Thêm các giao dịch bán vé bổ sung (thu phí một dừng bán vé bổ sung, giao dịch offline…) là các giao dịch không được đồng bộ tự động lên Hệ thống quản lý, giám sát thu. Dữ liệu bán vé bổ sung bao gồm tất cả các làn đồng bộ và chưa đồng bộ.
PHỤ LỤC 2
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG VẬN HÀNH (KPI) HỆ THỐNG KẾT NỐI LIÊN THÔNG VÀ PHỐI
HỢP GIỮA HAI NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2021/TTBGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
1. Thời gian từ lúc hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không
dừng của Nhà cung cấp dịch vụ thu B gửi yêu cầu đến khi nhận được phản hồi từ
hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng của Nhà cung cấp
dịch vụ thu A là không quá 200ms (được gọi là giao dịch ONLINE). Sau khoảng
thời gian đó tính là lỗi để đưa vào luồng xử lý hậu kiểm, bất thường (sau đây
gọi tắt là giao dịch OFFLINE). Thời gian tạo giao dịch OFFLINE là tối đa 120
giờ (5 ngày) kể từ thời điểm phát sinh giao dịch xe qua trạm. Trường hợp phát
sinh quá 120 giờ cần thực hiện gọi điện cho khách hàng, và đưa vào trừ OFFLINE
khi khách hàng đồng ý (chứng minh video+ hình ảnh xe qua trạm).
2. Nhà cung cấp dịch vụ thu đảm bảo KPI kết nối liên thông giữa 2 Nhà cung
cấp dịch vụ thu và hệ thống FrontEnd tại trạm thu phí.
a) Mức độ ảnh hưởng khách hàng:
Thời gian gián đoạn dịch vụ (tháng): Thời gian tính từ khi hệ thống phát sinh
sự cố (sự cố hàng loạt) đến khi hệ thống được khôi phục, chỉ tiêu ≤ 120 phút
(chu kỳ đánh giá theo tháng).
b) Tốc độ xử lý giao dịch:
Tốc độ xử lý giao dịch đăng ký vào (gọi tắt là checkin): Thời gian xử lý
tính từ khi hệ thống nhận được bản tin yêu cầu xử lý giao dịch đến khi hệ
thống trả về kết quả xử lý giao dịch, chỉ tiêu ≤ 120 ms (chu kỳ đánh giá theo
tháng).
Tốc độ xử lý giao khác: Thời gian xử lý tính từ khi hệ thống nhận được bản
tin yêu cầu xử lý giao dịch đến khi hệ thống trả về kết quả xử lý giao dịch,
chỉ tiêu ≤ 200 ms (chu kỳ đánh giá theo tháng).
Tỷ lệ giao dịch đạt yêu cầu tốc độ xử lý: Tỷ lệ giao dịch đạt yêu cầu về
tốc độ xử lý, chỉ tiêu ≥ 99.80% (chỉ tiêu đánh giá theo tháng).
Thời gian giải phóng tiền đang giữ của khách hàng (gọi tắt là unhold) của
giao dịch giữ tiền: Sau 48h tính từ thời điểm giữ tiền (gọi tắt là hold) khi
xe qua trạm, nếu không nhận được lệnh xác nhận (commit) để trừ tiền thì hệ
thống tự động trả về số tiền đã giữ, chỉ tiêu = 48 giờ (chỉ tiêu đánh giá theo
ngày).
c) Giao dịch xử lý thành công:
Tỷ lệ giao dịch xử lý thành công: Tỷ lệ giao dịch xử lý thành công (không
bao gồm các giao dịch thực hiện trong thời gian hệ thống có sự cố hàng loạt),
chỉ tiêu ≥ 99.90% (chỉ tiêu đánh giá theo ngày).
d) Độ chính xác xử lý giao dịch:
Tỷ lệ giao dịch được xử lý chính xác: Tỷ lệ giao dịch được xử lý chính xác
là 100% (chỉ tiêu đánh giá theo ngày).
đ) Tần suất lỗi sau triển khai: Số lỗi phát sinh trên hệ thống, chỉ tiêu ≤ 1
lỗi (chỉ tiêu đánh giá theo tháng).
e) Thời gian xử lý sự cố:
Thời gian ứng cứu sự cố: Thời gian tính từ khi hệ thống phát sinh sự cố đến
khi hệ thống được khôi phục (bằng các phương án ngắn hạn hoặc dài hạn), chỉ
tiêu ≤ 120 phút (chỉ tiêu đánh giá theo tháng).
Thời gian khắc phục sự cố: Thời gian tính từ khi hệ thống phát sinh sự cố
đến khi hệ thống được khắc phục triệt để sự cố (bằng phương án dài hạn), chỉ
tiêu ≤ 15 ngày (chỉ tiêu đánh giá theo tháng).
Thời gian xử lý sự cố đơn lẻ: Thời gian tính từ khi nhận được thông tin
khiếu nại của khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ thu A chuyển sang Nhà cung cấp
dịch vụ thu B và ngược lại, chỉ tiêu ≤ 48h (chỉ tiêu đánh giá theo tháng).
g) Quy định về lưu trữ, đồng bộ cơ sở dữ liệu:
Thời gian lưu trữ dữ liệu xe qua trạm: Dữ liệu được lưu online trong vòng 6
tháng để có thể đối soát online. Hai bên có API giao tiếp để kiểm tra lịch sử
giao dịch quan trạm phục vụ mục đích đối soát, hậu kiểm, chỉ tiêu ≥ 6 tháng
(chỉ tiêu đánh giá theo năm).
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC HỒ SƠ, MẪU BIỂU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ DOANH THU DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ
VÀ LƯU LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2021/TTBGTVT ngày 31/12 /2021 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT Nội dung Báo cáo tháng Báo cáo 6 tháng Báo cáo năm
1 Mẫu số 01: Chi tiết thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ X X X
2 Mẫu số 02: Tổng hợp lưu lượng xe X X X
3 Mẫu số 03: Chi tiết các khoản thu khác từ dự án giai đoạn vận hành, khai thác X
4 Mẫu số 04: Chi tiết các khoản chi vận hành, bảo trì dự án X
5 Mẫu số 05: Chi tiết lãi suất tiền vay giai đoạn kinh doanh khai thác X
6 Mẫu số 06: Các chỉ tiêu tài chính khác giai đoạn kinh doanh khai thác X
7 Mẫu số 07: Thuyết minh báo cáo X
8 Mẫu số 08: Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán X
Mẫu số 01
CHI TIẾT THU PHÍ DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ
Giai đoạn:....................
Dự án:....................
Trạm thu phí:......................
Đơn vị tính (đồng)
TT Tên vé (chi tiết cho từng loại phương tiện) Đơn giá Số vé sử dụng Thành tiền
Tổng Số Hình thức thu không dừng (ETC) Hình thức thu một dừng (MTC) Tổng số Hình thức thu không dừng (ETC) Hình thức thu một dừng (MTC)
A 1 2 3=4+5 4 5 6=7+8 8=4x2 9=5x2
I Vé lượt
Xe …
....
II Vé tháng
Xe....
…
III Vé quý
Tổng cộng
Ghi chú: Báo cáo theo từng loại xe, loại vé; cột thành tiền cộng theo từng
loại vé và tổng cộng
Người lập biểu Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Mẫu số 02
BÁO CÁO LƯU LƯỢNG XE
Giai đoạn:.....................
Tên trạm thu phí, lý trình: ....
Ngày Hình thức thu Lưu lượng xe theo Hợp đồng (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án) Lưu lượng xe theo thực tế (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án) Ghi chú
Loại xe .... Cộng Loại xe... Cộng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) ….
1 ETC
MTC
2 ETC
MTC
...
...
Cộng ETC
MTC
Cộng
Ghi chú: Báo cáo 6 tháng và báo cáo năm: Cột ngày chuyển thành tháng.
Người lập biểu Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Mẫu số 03
CÁC KHOẢN THU KHÁC GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
Giai đoạn: …………..
TT Nội dung các khoản thu Số tiền
1
2
Cộng
Người lập biểu Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Mẫu số 04
CHI TIẾT CÁC KHOẢN CHI GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
Giai đoạn: ...................
TT Nội dung các khoản chi Số tiền theo hợp đồng dự án Số thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền Số thực hiện
1
2
Cộng
Người lập biểu Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Mẫu số 05
CHI TIẾT LÃI SUẤT TIỀN VAY GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
Giai đoạn: ...................
Ngày tháng năm áp dụng mức lãi suất Lãi suất vay theo hợp đồng dự án Lãi suất so sánh theo quy định hợp đồng dự án Lãi suất vay thực tế của Doanh nghiệp dự án PPP Lãi suất vay áp dụng
Người lập biểu Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Mẫu số 06
CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHÁC GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
Giai đoạn: ...................
TT Chỉ tiêu Quy định tại hợp đồng dự án Thực tế Mức áp dụng đề xuất
1 Tỷ lệ trượt giá
2 Tỷ lệ chi tổ chức thu
3 Tỷ lệ trích doanh thu cho thu không dừng
4 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
5 Tỷ lệ tăng trưởng lưu lượng
... ...
Người lập biểu Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Mẫu số 07
DOANH NGHIỆP DỰ ÁN PPP:
ĐƠN VỊ THU:
THUYẾT MINH BÁO CÁO
Giai đoạn:................
1. Tình hình giao thông (đánh giá tình giao thông trên toàn tuyến có xảy ra
ùn tắc không? Có phải mở làn thu để giảm ùn tắc không, nếu có ghi cụ thể thời
gian và nguyên nhân...);
2. Lưu lượng xe (lưu lượng xe tăng hay giảm, tăng giảm bao nhiêu %....);
3. Công tác quản lý, bảo trì dự án (Doanh nghiệp dự án PPP có thực hiện công
tác bảo trì dự án theo quy định về bảo trì đường bộ và hợp đồng dự án không;
có xây dựng quy trình bảo trì và lập kế hoạch bảo trì trình cơ quan có thẩm
quyền không? chi phí bảo trì cao hơn hay thấp hơn quy định tại hợp đồng,
nguyên nhân tăng, giảm chi phí bảo trì....);
4. Tình hình thu (công tác tổ chức thu, có ý kiến kiến nghị của người dân về
tình thu không, doanh thu tăng hay giảm, trong kỳ báo cáo có tăng giá vé
không…);
5. Lãi suất tiền vay thực tế tăng hay giảm bao nhiêu % so với hợp đồng, việc
theo dõi lãi suất vay của Doanh nghiệp dự án PPP ...;
6. Theo điều kiện của hợp đồng dự án có phải điều chỉnh phương án tài chính
không, nếu phải điều chỉnh ghi cụ thể theo quy định tại điều khoản nào, nội
dung quy định về điều chỉnh phương án tài chính và kiến nghị của Doanh nghiệp
dự án PPP như thế nào;
7. Kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra (nếu có ghi rõ số ngày tháng
năm của kết luận, biên bản thanh tra kiểm tra, Doanh nghiệp dự án PPP đã thực
hiện kiến nghị như thế nào);
8. Các nội dung khác.
Mẫu số 08
DOANH NGHIỆP DỰ ÁN PPP:
ĐƠN VỊ THU:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHẬN BÀN GIAO TỪ CƠ QUAN CÓ THẨM
QUYỀN
(từ ngày .../…/… đến ngày .../.../....)
Dự án:.....
Trạm thu phí: .......
A. Danh mục tài sản bàn giao
Ngày nhận bàn giao:
Đơn vị tính: Đồng
TT Tên tài sản Số lượng Nguyên giá Hao mòn trong năm Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại
A B 1 2 3 4 5=24
B. Tình hình nộp phí sử dụng tài sản
Đơn vị tính: Đồng
TT Nội dung Số tiền
1 Phí sử dụng tài sản các năm trước đã nộp
2 Phí sử dụng tài sản các năm trước chưa nộp chuyển sang
3 Phí sử dụng tài sản phải nộp trong năm
4 Phí sử dụng tài sản đã nộp trong năm
5 Phí sử dụng tài sản còn phải nộp chuyển năm sau
Người lập biểu Giám đốc
PHỤ LỤC 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số40/2021/TTBGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
Các hạng mục công việc vi phạm chất lượng bảo trì không được khắc phục kịp
thời phải tạm dừng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
TT Hạng mục công việc vi phạm chất lượng Mức độ vi phạm chất lượng bảo trì phải tạm dừng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
A Quốc lộ, đường tỉnh
I Đối với mặt đường nhựa
1 Mặt đường bị nứt: Nứt mai rùa; Nứt lưới lớn; Nứt đơn dọc và ngang; Nứt phản ánh; Nứt parabol. Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau: Tổng diện tích nứt mai rùa: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. Tổng diện tích nứt lưới lớn: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. 10 vệt (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài nứt dọc ≥300 m. 10 vệt (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài phản ánh ≥300 m. Tổng diện tích nứt parapol: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2, không có ổ gà, trồi lún.
2 Mặt đường bị lún vệt bánh xe Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng, lún vệt bánh xe ≥ 2,5cm (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng chiều dài các vệt, đoạn lún ≥ 500 m.
3 Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: Lún lõm cục bộ; Lồi lõm; Đẩy trồi nhựa, dồn nhựa (dạng sống trâu ≥5 cm); Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau: Tổng diện tích lún lõm cục bộ: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. Tổng diện tích lồi lõm: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 200 m2. Tổng diện tích đẩy trồi nhựa, dồn nhựa: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.
Lượn sóng; Tổng diện tích lượn sóng: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2.
Ổ gà (Sâu≥ 5 cm). Tổng diện tích ổ gà: chiếm 0,05% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 50 m2.
4 Mặt đường bị chảy nhựa Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng diện tích chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2
5 Mặt đường bị hư hỏng các dạng khác: Vệt cắt vá; Bong bật và bong tróc; Nứt vỡ mép mặt đường. Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau: 10 vệt nhưng không có ổ gà, trồi lún. Tổng diện tích bong bật và bong tróc: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. Tổng chiều dài mứt vỡ mép ≥ 200 m2 hoặc ≥ 500 m.
II Đối với mặt đường Bê tông xi măng (BTXM)
1 Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: rộp vỡ bề mặt; nứt vỡ góc tấm, nứt chia tấm, nứt om tấm; nứt rạn, bong mặt đường Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng số tấm hư hỏng ≥ 30 tấm hoặc ≥ 10% tổng diện tích phần đường BTXM.
2 Chênh cao độ giữa các tấm do lún (nền yếu, do xói lở vật liệu, hay do uốn vồng tấm); chênh cao giữa tấm bê tông mặt đường và lề đường Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và chiều dài chênh cao ≥ 100 m.
3 Hư hỏng khe nối, bong vỡ vật liệu khe nối; vết nứt thẳng, vết nứt vỡ Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và tổng chiều dài khe hư hỏng ≥ 100 m.
III Đối với các công trình phụ trợ khác
1 Sơn kẻ trên mặt đường Các chỉ tiêu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 4 và Bảng 5 TCVN 8791:2018 nhỏ hơn 70%.
2 Đối với cầu Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn, nguy cơ sập đổ.
3 Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc rãnh thoát nước quá 24 giờ mà không thực hiện các biện pháp thoát nước.
4 Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ Cây cối che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCCS 07:2013/TCĐBVN với tổng chiều dài vi phạm: chiếm 3% tổng chiều dài và tối đa không quá 300 m.
5 Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan ≥10% tổng số biển báo hoặc 5% biển cấm bị mờ không đảm bảo QCVN 41:2019, không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2018 ; ≥20% cọc tiêu, hộ lan bị hư hỏng mất tác dụng hoặc trên 20% sơn kẻ trên đường mờ không còn tác dụng.
6 Lề đường Chênh cao với mặt đường ≥50 mm với chiều dài ≥ 500 m hoặc chênh cao với mặt đường ≥ 100 mm với chiều dài ≥ 300 m.
B Đường cao tốc
1 Mặt đường bị hằn lún vệt bánh xe a) Tuyến đường có từ 5% chiều dài tuyến đường trở lên có vệt hằn lún, trong đó vị trí lún sâu ≥ 2,5 cm có chiều dài ≥ 150 md. b) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 2,5 cm lớn hơn 500 m. c) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 5 cm trên 100 m.
2 Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: ổ gà, sình lún gây mất an toàn Để xảy ra hư hỏng chiếm 0,01 % tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 30 m2 mà không khắc phục trong 24 giờ (trừ khi mưa bão) theo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện tại TCCS 17:2016/TCĐBVN và quy định liên quan khác.
3 Sơn kẻ trên mặt đường a) Các yêu cầu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 4 và Bảng 5 TCVN 8791:2018 nhỏ hơn 70% đối với các chỉ tiêu: Màu sắc, độ phát sáng, độ dính bám. b) Hoặc vi phạm Mục III Phần A.
4 Đối với cầu Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn.
5 Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc cống, rãnh thoát nước quá 24 giờ.
6 Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ Cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCCS 17:2016/TCĐBVN có chiều dài 150m.
7 Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan, đinh phản quang ≥ 3% biển báo không đảm bảo QCVN 41:2019 không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2018 ; ≥ 3% cọc tiêu, hộ lan , đinh phản quang bị hư hỏng mất tác dụng.
8 Lề đường Lề đường không đảm bảo kích thước hình học (sạt, xói lở ≥ 1/2 chiều rộng lề đường, sình lún, nhô cao hơn mép mặt đường h≥ 10 cm)
9 Các trường hợp khác Vi phạm bằng hoặc lớn hơn mức quy định tại Mục A Phụ lục này.
| Thông tư 45/2021/TT-BGTVT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-45-2021-TT-BGTVT-hoat-dong-tram-thu-phi-duong-bo-502706.aspx | {'official_number': ['45/2021/TT-BGTVT'], 'document_info': ['Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Lê Đình Thọ'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/12/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '22/02/2022', 'note': ''} |
93 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 50/2024/NQHĐND Quảng Ninh, ngày 06 tháng 12 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THANH LÝ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 23
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017; Nghị định số 140/2024/NĐCP
ngày 25 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;
Xét Tờ trình số 3352/TTrUBND ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định thanh
lý rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 171/BCHĐND
ngày 25 tháng 11 năm 2024 của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh
và ý kiến thảo luận, biểu quyết thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc sở hữu
toàn dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, như sau:
1. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi,
trách nhiệm quản lý theo phân cấp.
2. Các nội dung liên quan đến thanh lý rừng trồng được thực hiện theo Nghị
định số 140/2024/NĐCP ngày 25 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về
thanh lý rừng trồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo kiểm
tra, giám sát thực hiện thanh lý rừng trồng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy
định.
2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát
việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, Kỳ họp thứ
23 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
thông qua./.
Nơi nhận:
UBTV Quốc hội, Chính phủ (b/c);
Ban CTĐB của UBTV Quốc hội (b/c);
Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Bộ Tài chính (b/c);
TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV;
Các ban xây dựng Đảng và VP Tỉnh ủy;
UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
Trung tâm truyền thông tỉnh; Công báo tỉnh;
Lưu: VT, HĐ8. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vi Ngọc Bích
| Nghị quyết 50/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-quyet-50-2024-NQ-HDND-quy-dinh-tham-quyen-quyet-dinh-thanh-ly-rung-trong-Quang-Ninh-635440.aspx | {'official_number': ['50/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 50/2024/NQ-HĐND quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ninh', ''], 'signer': ['Vi Ngọc Bích'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
94 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 10922/KHUBND Khánh Hòa, ngày 30 tháng 9 năm 2024
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 876/QĐTTG NGÀY 22/7/2022 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM
PHÁT THẢI KHÍ CÁCBON VÀ KHÍ MÊTAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Triển khai thực hiện Quyết định số 876/QĐTTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm
phát thải khí cácbon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải; trên cơ sở
báo cáo, tham mưu của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 3082/SGTVT
QLVTPT&NL ngày 20/9/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Quyết định số 876/QĐTTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết
tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá
trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, đồng thời cũng là cơ hội để ngành
giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện
đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển tiên tiến của
thế giới.
2. Yêu cầu
Chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải có nền tảng là sự
chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ, cần dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa
học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Việc thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải cần
xây dựng lộ trình hợp lý, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, đảm bảo
tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực hiện thông qua các chương trình,
kế hoạch hành động cụ thể.
Đồng bộ với các Chương trình, Đề án về chuyển đổi xanh, phát triển xanh của
Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, của địa phương.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng
tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh
chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao
thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện
mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm
phát thải khí mêtan của Việt Nam.
Giai đoạn đến năm 2050: Phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực
hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao
thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí
nhà kính về “0” vào năm 2050.
III. NHIỆM VỤ VÀ LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH
1. Về đường bộ
a) Giai đoạn 2024 2030
Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ.
Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi
theo tiêu chí xanh.
b) Giai đoạn 2031 2050
Đến năm 2040: Từng bước hạn chế tiến tới dừng sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe
gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2050: Có 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi
công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn
bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc,
trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng
lượng xanh.
Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn
tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
2. Về đường sắt
Khuyến khích chuyển đổi trang thiết bị bốc, xếp tại các nhà ga trên địa bàn
tỉnh sang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh.
3. Về đường thủy nội địa
a) Giai đoạn 2024 2030
Khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội
địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Áp dụng tiêu chí cảng xanh, tuyến vận tải xanh làm cơ sở xây dựng cơ chế,
chính sách khuyến khích đầu tư mới cảng thủy nội địa xanh trên địa bàn tỉnh.
b) Giai đoạn 2031 2050
Tiếp tục khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện
thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Khuyến khích hoạt động đầu tư mới cảng thủy nội địa theo hướng phát triển
xanh.
Từ năm 2040: Có 100% phương tiện thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng
lượng xanh. Có 100% cảng, bến đường thủy nội địa xây dựng mới áp dụng tiêu chí
cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động chuyển dịch áp
dụng tiêu chí cảng xanh.
Đến năm 2050: Có 100% phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi
sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Có 100% trang thiết bị tại các cảng, bến
thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
4. Về hàng hải
a) Giai đoạn 2024 2030
Khuyến khích tàu biển trên địa bàn tỉnh hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ
các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và
Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của Tổ chức Hàng hải quốc
tế (IMO) từ năm 2025.
Khuyến khích chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng
lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới.
b) Giai đoạn 2031 2050
Tàu biển hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công
ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà
kính từ tàu biển của IMO.
Tàu biển đóng mới, hoán cải, nhập khẩu sau năm 2035 sử dụng điện, năng
lượng xanh; từ năm 2050 có 100% tàu biển hoạt động tuyến nội địa chuyển đổi
sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Từ năm 2031: Đầu tư phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng
xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ
sung.
Từ năm 2040: Thực hiện chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị tại các cảng
hiện hữu, các thiết bị báo hiệu hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có
các biện pháp tương đương.
Từ năm 2050: Tất cả các phương tiện, trang thiết bị tại cảng, các thiết bị
báo hiệu hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương
đương.
5. Về giao thông đô thị
a) Giai đoạn 2024 2030
Từ năm 2025: 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng
xanh.
Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt ít nhất 15%.
b) Giai đoạn 2031 2050
Từ năm 2031: Tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu
50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
Đến năm 2050: 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt ít nhất 20%.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch
Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật, cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng
lượng xanh, giảm phát thải khí cácbon và khí mêtan của ngành giao thông vận
tải phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển của tỉnh.
Khuyến khích, thu hút đầu tư chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
nhà kính đối với phương tiện giao thông, phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng
cung cấp năng lượng xanh...
2. Chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh
Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với
phương tiện vận tải; Áp dụng giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu
thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính.
Triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương và thực hiện việc ưu đãi,
hỗ trợ đầu tư liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà
kính đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; thu hút đầu
tư phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng cho phương tiện
giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh.
3. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh
Triển khai phát triển hạ tầng giao thông theo quy hoạch của tỉnh, chú trọng
phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện giao thông công cộng khối lượng lớn;
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phi cơ giới, điểm trông giữ phương tiện
kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác. Các công
trình giao thông (bến xe, bến tàu, bến cảng, nhà ga...) đảm bảo phát triển và
chuyển đổi theo tiêu chí xanh đúng quy định.
Xây dựng, hoàn thiện ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho
phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới;
rà soát, ban hành các quy định, tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị có đường dành
riêng cho xe đạp và xe đạp điện.
Phối hợp triển khai quy hoạch và xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp
năng lượng xanh cho phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính
Tổ chức khoa học, hợp lý các phương thức vận tải, thúc đẩy chuyển đổi
phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang các loại hình khác. Tăng cường
kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm
hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải
và chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành, khai thác
hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao thông vận tải.
Từng bước nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, thúc đẩy chuyển
đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông
công cộng.
5. Khoa học công nghệ
Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phương tiện,
thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải
khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh; đặc biệt chú trọng công nghệ, công
nghiệp hỗ trợ phát triển phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử
dụng điện, năng lượng xanh.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao
thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành giao thông
vận tải.
6. Phát triển nguồn nhân lực
Triển khai liên kết các trường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
hiện có của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh để sẵn sàng tiếp nhận
chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành phương tiện, hạ tầng giao thông công
nghệ mới không phát thải khí nhà kính.
Xây dựng, mở mới các ngành đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp dạy nghề về công nghệ phương tiện, năng lượng, kết cấu hạ tầng xanh.
7. Công tác truyền thông
Tổ chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách,
lợi ích của chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng
điện, năng lượng xanh.
(Chi tiết các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo nhiệm vụ được phân công chủ động,
nghiêm túc triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nội dung theo Kế hoạch này.
2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ
quan, đơn vị, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện có hiệu
quả Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các
bon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổng
hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện theo yêu
cầu.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh vướng mắc,
các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giao
thông vận tải) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ; (b/cáo)
Bộ GTVT; (b/cáo)
Thường trực Tỉnh ủy; (b/cáo)
Thường trực HĐND tỉnh;
Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
Các sở, ban, ngành tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh (A Hải);
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, TLe, TNg. KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hòa Nam
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁCBON VÀ KHÍ MÊTAN CỦA NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Kế hoạch số 10922/KHUBND ngày 30/9/2024 của UBND tỉnh)
TT Nhiệm vụ, đề án, dự án Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Nguồn lực Thời gian thực hiện
1 Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cácbon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải Các Sở, ngành chuyên môn Các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước Khi có yêu cầu
2 Tổ chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh Sở Giao thông vận tải Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước; Xã hội hóa Hàng năm
3 Đề xuất đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh và hệ thống hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp tại địa phương. UBND các huyện, thành phố, thị xã Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước; Xã hội hóa Hàng năm
4 Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải; Triển khai áp dụng giới hạn định mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính. Sở Giao thông vận tải Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Ngân sách Nhà nước, Xã hội hóa 20242030
5 Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; Tham mưu xây dựng hệ thống trạm sạc điện cho các phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh. Sở Giao thông vận tải Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng và đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước, Xã hội hóa 20242050
6 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước, Xã hội hóa Hàng năm
7 Triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương về việc ưu đãi, hỗ trợ đầu tư liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước Hàng năm
8 Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh, phối hợp triển khai phương án phát triển hệ thống trạm sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị trên địa bàn tỉnh. Sở Công thương Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Ngân sách Nhà nước, Xã hội hóa 20242050
9 Xây dựng, hoàn thiện phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới; Phối hợp xây dựng quy định, tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị có đường dành riêng cho xe đạp và xe đạp điện. Sở Xây dựng Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Ngân sách Nhà nước, Xã hội hóa 20242050
10 Tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường để thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát khí thải và khí mê tan; Xây dựng Kế hoạch bố trí quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng bãi đồ xe kết hợp sạc điện cho các phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường Các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước Hàng năm
11 Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh phù hợp với định hướng, quy hoạch của Tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ Sở Giao thông vận tải, các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước, Xã hội hóa Hàng năm
12 Phối hợp nghiên cứu, liên kết với các trường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung đẩy mạnh đào tạo về công nghệ phương tiện, năng lượng, kết cấu hạ tầng xanh. Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan Ngân sách Nhà nước, Xã hội hóa Hàng năm
| Kế hoạch 10922/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Ke-hoach-10922-KH-UBND-2024-thuc-hien-Quyet-dinh-876-QD-TTg-giam-phat-thai-khi-cac-bon-Khanh-Hoa-627937.aspx | {'official_number': ['10922/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 10922/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải do tỉnh Khánh Hòa ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Khánh Hòa', ''], 'signer': ['Trần Hòa Nam'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/09/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
95 | BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4198/LĐTBXHATLĐ
V/v thanh, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ở những nơi đông người. Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2014
Kính gửi: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội
Trong những ngày qua, thông tin báo chí đã phản ánh nhiều về các nguy cơ mất
an toàn lao động trong xây dựng các công trình tiếp giáp các khu đông dân cư,
nhất là trên các tuyến đường giao thông đông người đi lại, đặc biệt là vụ tai
nạn làm chết và bị thương người dân đi đường xảy ra ngày 6/11/2014 trong thi
công tuyến đường sắt trên cao Cát linh Hà Đông. Nhằm chấn chỉnh kịp thời
những hành vi vi phạm các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động ở những
nơi đông người, ngăn chặn tai nạn lao động, tai nạn có liên quan đến lao động,
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu Sở Lao động Thương binh và Xã
hội Hà Nội triển khai ngay một số việc sau đây:
1. Rà soát, tiến hành thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại những
nơi làm việc nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, nơi đông người, đặc biệt
là các công trình xây dựng tiếp giáp với các khu dân cư, các đường giao thông
đông người đi lại trên địa bàn thành phố Hà Nội; yêu cầu người sử dụng lao
động tạm đình chỉ ngay hoạt động và tiến hành khắc phục đối với những nơi
không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, có nguy cơ gây tai nạn lao động. Xử
phạt nghiêm những trường hợp không chấp hành. Đối với những trường hợp có dấu
hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về
an toàn ở những nơi đông người theo Điều 227 Bộ luật Hình sự, thì đề nghị Cơ
quan cảnh sát điều tra xem xét, khởi tố.
2. Tích cực tham gia phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra trong điều tra
các vụ tai nạn lao động, vi phạm về an toàn lao động, tai nạn có liên quan đến
lao động có dấu hiệu tội phạm khi có yêu cầu hoặc đề nghị của Cơ quan cảnh sát
điều tra, trong đó có vụ tai nạn nêu trên.
3. Khi có các sự việc nghiêm trọng xảy ra, tổ chức xử lý theo thẩm quyền và
báo cáo nhanh thông tin về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để có chỉ đạo
hỗ trợ xử lý kịp thời.
Đề nghị quý Sở tích cực thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, ATLĐ (03 bản). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
| Công văn 4198/LĐTBXH-ATLĐ | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Lao-dong-Tien-luong/Cong-van-4198-LDTBXH-ATLD-nam-2014-thanh-kiem-tra-an-toan-ve-sinh-lao-dong-noi-dong-nguoi-256612.aspx | {'official_number': ['4198/LĐTBXH-ATLĐ'], 'document_info': ['Công văn 4198/LĐTBXH-ATLĐ năm 2014 về thanh, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ở những nơi đông người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội', ''], 'signer': ['Doãn Mậu Diệp'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/11/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
96 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 342/TCTKK
V/v kê khai nộp thuế GTGT Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2015
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Ngày 27/11/2014 Tổng cục Thuế nhận được công văn số 7007/CTKTT1 và công văn
số 6575/CTKTT1 đề ngày 13/10/2014 của Cục Thuế Bà Rịa Vũng Tàu đề nghị hướng
dẫn vướng mắc về kê khai nộp thuế GTGT, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 13 Phần II Thông tư số 60/2007/TTBTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài
chính quy định: "Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở
địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực
thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá tri gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không
phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của
người nộp thuế. "
Khoản 1c Điều 10 Thông tư số 28/2011/TTBTC ngày 28/2/2011; Khoản lc Điều 11
Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khai
thuế GTGT
"c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương
cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ
sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị
trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh
doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp
thuế.”
Khoản lc, Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TTBTC ngày 26/12/2008; Khoản 1
Điều 14 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính quy định:
"1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia
tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng bị
tổn thất. "
Theo hồ sơ Cục Thuế cung cấp, về nguyên tắc, Chi nhánh Công ty TNHH MTV Tổng
Công ty Dầu Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động, được cấp mã số thuế, có con dấu, tài khoản ngân hàng, thực tế có
phát sinh doanh thu tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì Chi nhánh thực hiện kê
khai, nộp thuế GTGT trực tiếp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là đúng quy
định.
Giao Cục Thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiểm tra việc hạch toán, xuất hoá đơn và
đối chiếu số thuế GTGT đầu ra của Chi nhánh với thuế GTGT đầu vào Chi nhánh đã
kê khai khấu trừ, đề nghị hoàn thuế, đặc biệt là giai đoạn từ 08/2011 quý
4/2013 . Chi nhánh chỉ được kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với thuế
GTGT đầu vào phục vụ cho hoạt động sản kinh doanh của Chi nhánh (hoạt động chi
nhánh trực tiếp xuất hoá đơn GTGT đầu ra).
Tổng cục Thuế trả lời để các Cục Thuế biết và căn cứ thực tế hướng dẫn doanh
nghiệp thực hiện.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ CS; PC, DNL(TCT);
Lưu: VT, KK (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Đại Trí
| Công văn 342/TCT-KK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-342-TCT-KK-2015-khau-tru-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-dau-vao-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-265374.aspx | {'official_number': ['342/TCT-KK'], 'document_info': ['Công văn 342/TCT-KK năm 2015 về kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Nguyễn Đại Trí'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/01/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
97 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2285/QĐUBND Bến Tre, ngày 17 tháng 10 năm 201 9
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
TỈNH
CHỦ TỊCHỦYBAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành ch
í nh;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn th i hành một số q uy định của Nghị định số
61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ v ề thực hiện cơ ch
ế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
2519/TTrSLĐTBXH ngày 09 tháng 10 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 32 quy trình nội bộ liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động Thương binh và Xã
hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công triển khai thực
hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình nội bộ
được phê duyệt tại Quyết định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy trình điện
tử giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện
tử của tỉnh theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 61/2018/NĐCP và
hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Thông tư số 01/2018/TTVPCP.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông và các cá nhân, tổ chức có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ;
Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
Các PCVP.UBND tỉnh;
Phòng KSTT (HCT), TTPVHCC tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Cao Văn Trọng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
![](00434720files/image001.gif)
| Quyết định 2285/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-2285-QD-UBND-2019-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-ve-lao-dong-So-Lao-dong-Ben-Tre-434720.aspx | {'official_number': ['2285/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2285/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bến Tre', ''], 'signer': ['Cao Văn Trọng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '17/10/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
98 | BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 9244/TBBHXH TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2024
THÔNG BÁO
DANH SÁCH CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH NHẬN ĐĂNG KÝ KHÁM CHỮA BỆNH BHYT BAN ĐẦU CỦA
QUÝ I NĂM 2025
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐCP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế
(BHYT); Thông tư số 40/2015/TTBYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế Quy định đăng
ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh
BHYT;
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh thông báo Danh sách các cơ sở
khám chữa bệnh (KCB) nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu của Quý I năm 2025, như
sau:
1. Người tham gia BHYT là trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người già trên
80 tuổi, người được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn số 52HD/BTCTW được
đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu theo nguyện vọng (theo quy định tại Khoản 2,
Điều 9, Thông tư số 40/2015/TTBYT).
2. Viên chức, người lao động của bệnh viện được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu
tại bệnh viện nơi làm việc để tạo điều kiện thuận lợi về chăm sóc sức khoẻ và
tiết kiệm chi phí đi lại cho người tham gia.
3. Các đối tượng khác đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB
BHYT nhận đăng ký KCB ban đầu của Quý I năm 2025 (Phụ lục 1 đính kèm).
4. Người nước ngoài đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB
BHYT nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu cho người nước ngoài năm 2025 (Phụ lục 2
đính kèm).
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thông báo để người tham gia BHYT được
biết./.
Nơi nhận:
Sở Y tế, Sở LĐTB&XH (để phối hợp);
Các Đơn vị sử dụng lao động, cơ sở KCB, Đại lý thu BHYT, Trường học (để áp
dụng);
Người tham gia BHYT (để áp dụng);
Ban Giám đốc BHXH TP.HCM (để biết);
VP, các phòng nghiệp vụ (để thực hiện);
BHXH TP.Thủ Đức, Q, H (để thực hiện);
Website BHXH TP;
Lưu: VT, TST (Nhàn). KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Quốc Thanh
DANH SÁCH
CÁC CƠ SỞ KCB BHYT NHẬN ĐĂNG KÝ KCB BAN ĐẦU PHÂN THEO CƠ CẤU NHÓM ĐỐI TƯỢNG
QUÝ I NĂM 2025 (Phụ lục 1)
(Đính kèm theo Thông báo số 9244/TBBHXH ngày 09 tháng 12 năm 2024)
I. Các cơ sở KCB công lập tuyến Trung ương, bộ ngành khác
STT TÊN CƠ SỞ KCB MÃ KCB Địa chỉ Đăng ký KCB Ban Đầu GHI CHÚ
1 Bệnh viện Thống Nhất 79025 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ 7: Từ 6 giờ đến 16 giờ 30
2 Bệnh viện Quân Y 175 79034 786 Nguyễn Kiệm P. 3 Q. Gò vấp Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB Thứ 2 đến thứ 7: 05 giờ 30 đến 16 giờ 30. Tiếp nhận cho cán bộ, viên chức, huấn luyện viên, vận động viên, người lao động tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TPHCM (CV 455/BVKH ngày 21/02/2023 của BV 175)
II Các cơ sở KCB công lập tuyến tỉnh
STT TÊN CƠ SỞ KCB MÃ KCB Địa chỉ Đăng ký KCB Ban Đầu GHI CHÚ
1 Bệnh viện đa khoa Sài Gòn 79001 125 Lê Lợi Phường Bến Thành Quận 1 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng từ 6 giờ đến 20 giờ.
2 Bệnh viện 30/4 79011 09 Sư Vạn Hạnh P. 9 Q.5 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến thứ 6: Sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30
3 Bệnh viện An Bình 79012 146 An Bình Phường 7 Quận 5 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng trừ Hộ gia đình. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy từ 5 giờ 30 đến 21 giờ 30 Chủ Nhật từ 7 giờ đến 12 giờ
4 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 79013 468 Nguyễn Trãi Phường 8 Quận 5 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng trừ Hộ gia đình. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ, chiều từ 13 giờ đến 21 giờ 00
5 Bệnh viện Nguyễn Trãi 79014 314 Nguyễn Trãi Phường 8 Quận 5 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng trừ Hộ gia đình. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Sáng từ 7 giờ đến 16 giờ Thứ Bảy: 7 giờ đến 12 giờ.
6 Bệnh viện 7A 79016 466 Nguyễn Trãi Phường 8 Quận 5 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Sáng 6 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ đến 19 giờ.
7 Bệnh viện Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp 79020 313 Âu Dương Lân Phường 2 Quận 8 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Sáng từ 7 giờ đến 20 giờ 30.
8 Bệnh viện đa khoa Bưu Điện 79023 Lô B đường Thành Thái P15 Quận 10 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 6 giờ đến 16 giờ 30
9 Bệnh viện đa khoa Bưu Điện 79023 68 Nguyễn Duy Hiểu P. Thảo Điền Thành phố Thủ Đức Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 6 giờ đến 16 giờ 30
10 Bệnh viện nhân dân 115 79024 527 Sư Vạn Hạnh Phường 12 Quận 10 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30.
11 Bệnh viện Trưng Vương 79026 266 Lý Thường Kiệt Phường 14 Quận 10 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng trừ Hộ gia đình. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng từ 7 giờ đến đến 16 giờ 30 Thứ Bảy từ 7 giờ đến 12 giờ
12 Bệnh viện Nhân dân Gia Định 79030 01 Nơ Trang Long Phường 7 Q.Bình Thạnh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Nhận đăng ký KCB trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh sinh viên. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật từ 6 giờ đến 21 giờ; cấp cứu 24/7
13 Viện Y dược học dân tộc 79426 273 Nguyễn Văn Trỗi P. 10 Quận Phú Nhuận Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 6 giờ 30 đến 19 giờ. Thứ Bảy, Chủ Nhật: 7 giờ 30 đến 16 giờ 30
14 BV Chỉnh Hình Và Phục Hồi Chức Năng TP.HCM 79461 1A Lý Thường Kiệt, P.7, Q. Tân Bình Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: từ 7 giờ đến 16 giờ 30. Thứ Bảy: 7 giờ đến 11 giờ 30
15 Bệnh Viện Nhi đồng thành phố 79532 15 đường Cao Tốc Trung Lương, ấp 1 xã Tân Kiên huyện Bình Chánh Được đăng ký KCB trẻ em dưới 6 tuổi và học sinh dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ 2 đến Thứ Sáu: từ 7 giờ đến 16 giờ
III. Các cơ sở KCB tư nhân tương đương tuyến tỉnh:
STT TÊN CƠ SỞ KCB MÃ KCB Địa chỉ Đăng ký KCB Ban Đầu GHI CHÚ
1 Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn 79071 60 60 A Phan Xích Long Phường 1 Quận Phú Nhuận Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Sáng 6 giờ đến 19 giờ. Chủ Nhật: từ 6 giờ đến 12 giờ.
2 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh 79462 700 Sư Vạn Hạnh P 12 Quận 10 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: từ 7 giờ đến 17 giờ Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30.
3 Bệnh viện đa khoa Hồng Đức Chi nhánh III 79463 32/2 Thống Nhất Phường 10 Quận Gò Vấp Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 24/24 giờ
4 Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park 79525 720A Điện Biên Phủ P22 Quận Bình Thạnh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 30
IV. Các cơ sở KCB công lập tuyến quận, huyện:
STT TÊN CƠ SỞ KCB MÃ KCB Địa chỉ Đăng ký KCB Ban Đầu GHI CHÚ
1 Bệnh viện Quận 1 Cơ sở I 79051 338 Hai Bà Trưng Phường Tân Định Quận 1 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: từ 7 giờ đến 19 giờ Thứ Bảy từ 7 giờ đến 16 giờ 30
2 Bệnh viện Quận 1 Cơ sở II 79004 29A Cao Bá Nhạ Quận 1 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 7 giờ đến 19 giờ
3 Bệnh viện Quận 8 79021 82 Cao Lỗ Phường 4 Quận 8 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy từ 06 giờ 30 đến 20 giờ 30. Cấp cứu 24/24
4 Bệnh viện Quận 8 (PK Xóm Củi) 79053 379 Tùng Thiện Vương P.12 Quận 8 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7 giờ 30 đến 17 giờ
5 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức 79037 29 Phú Châu P. Tam Bình Thành phố Thủ Đức Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 24/24 giờ
6 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức Cơ sở Linh Tây 79571 18 Dương Văn Cam P. Linh Tây Thành phố Thủ Đức Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7 giờ 30 đến 16 giờ 30
7 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức Cơ sở Linh Xuân 79569 79 Quốc lộ 1K P. Linh Xuân Thành phố Thủ Đức Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 7 giờ đến 17 giờ
8 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức Cơ sở Bình Chiểu 79570 43 Bình Chiểu P. Bình Chiểu Thành phố Thủ Đức Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7 giờ đến 16 giờ 30
9 Bệnh viện Huyện Củ Chi 79039 Tỉnh lộ 7 Ấp Chợ Cũ Xã An Nhơn Tây H.Củ Chi Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Chủ Nhật: Sáng từ 7 giờ đến 21 giờ.
10 Phòng khám đa khoa Tân Quy trực thuộc BV huyện Củ Chi 79984 Tỉnh lộ 8, ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Chủ Nhật: Sáng từ 7 giờ đến 21 giờ.
11 Trung tâm y tế Quận 3 79009 114 116 Trần Quốc Thảo Phường 7 Quận 3 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật : Sáng 7 giờ đến 19 giờ 30
12 Bệnh viện Quận 4 79010 63 65 Bến Vân Đồn Phường 12 Quận 4 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhât: Sáng từ 7 giờ đến 12 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30.
13 Trung tâm y tế Quận 5 79015 644 Nguyễn Trãi Phường 11 Quận 5 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Sáng 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều 13 giờ đến 16 giờ 30, Thứ 7 từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30
14 Bệnh viện Quận 6 79017 Số 2D Đường Chợ Lớn Phường 11 Quận 6 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 6 giờ đến 20 giờ .
15 Bệnh viện Quận 7 79019 101 Nguyễn Thị Thập Tân Phú Quận 7 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại Quận 7. KCB 24/24 Thứ Hai đến Chủ Nhật (kể cả ngày lễ, tết)
16 Bệnh viện Lê Văn Việt 79022 387 Lê Văn Việt P. Tăng Nhơn Phú A Thành phố Thủ Đức Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại thành phố Thủ Đức. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhât; từ 06 giờ đến 21 giờ
17 Trung tâm y tế quận 10 Cơ sở 4 79027 571 Sư Vạn Hạnh Phường 13 Quận 10 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại Quận 10. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu từ: 7 giờ đến 16 giờ
18 Bệnh viện Quận 11 79028 72 đường số 5 CX Bình Thới Quận 11 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật (kcb xuyên suốt 24/24)
19 Bệnh viện Quận 12 79029 111 Đường Dương Thị Mười Phường Tân Chánh Hiệp Quận 12 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại Quận 12. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng từ 6 giờ đến 20 giờ. Cấp cứu và điều trị nội trú 24/24
20 Bệnh viện Quận Bình Thạnh 79031 112 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 Quận Bình Thạnh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại Quận Bình Thạnh. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 00 giờ đến 24 giờ.
21 Bệnh viện Quận Phú Nhuận 79032 274 Nguyễn Trọng Tuyển P. 8 Quận Phú Nhuận Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Khám chữa bệnh 24/24 giờ
22 Bệnh viện Quận Tân Bình 79033 605 Hoàng Văn Thụ Phường 4 Quận Tân Bình Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại Quận Tân Bình. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 6 giờ đến 19 giờ. Thứ bảy đến Chủ Nhật sáng 6 giờ 30 đến 11 giờ 30 Chiều 16 giờ 30 đến 19 giờ và Cấp cứu 24/24 giờ
23 Bệnh viện Quận Gò Vấp 79035 641 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại Quận Gò Vấp. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật : 6 giờ 30 đến 21 giờ, cấp cứu 24/24
24 Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức 79036 64 Lê Văn Chí KP 1 Linh Trung Thành phố Thủ Đức Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại thành phố Thủ Đức. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 6 giờ đến 21 giờ.
25 Bệnh viện Huyện Bình Chánh 79038 E95 Nguyễn Hữu Trí TT Tân Túc H.Bình Chánh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng từ 5 giờ đến 20 giờ 30
26 Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi 79040 Quốc lộ 22 đường Nguyễn Văn Hoài Ấp Bầu Tre 2 Xã An Hội Huyện Củ Chi Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: sáng từ 7 giờ đến 16 giờ 30.
27 Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn 79041 65/2B Bà Triệu TT Hóc Môn Huyện Hóc Môn Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 6 giờ đến 16 giờ 30.
28 Trung tâm y tế huyện Cần Giờ 79042 Ấp Miễu Xã Cần Thạnh Huyện Cần Giờ Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Sáng 7 giờ 30 đến 17 giờ.
29 Bệnh viện Huyện Nhà Bè 79045 281 A Lê Văn Lương Ấp 3 Xã Phước Kiểng H.Nhà Bè Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: từ 7 giờ đến đến 19 giờ Chủ Nhật: KCB cấp cứu 24/24 giờ
30 PK đa khoa trực thuộc TTYT ngành Cao su VN 79049 410 Trường Chinh Phường 13 Quận Tân Bình Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Từ 7 giờ đến 16 giờ 30.
31 Bệnh viện Quận 8 cơ sở 3 (Phòng khám đa khoa Rạch Cát) 79052 160 Mễ Cốc Phường 15 Quận 8 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ 2 đến Thứ 6: từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 00.
32 Bệnh viện Quận Tân Phú 79054 609611 Âu Cơ Phường Phú Trung Quận Tân Phú Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Được đăng ký mới và đổi nơi KCB cho tất cả đối tượng có nơi cư trú/tạm trú hoặc nơi đơn vị công tác, học tập tại Quận Tân Phú. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 24/24 giờ
33 Bệnh viện Quận Bình Tân 79055 809 Hương lộ 2 P.Bình Trị Đông A Quận Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Sáng từ 7 giờ đến 20 giờ. Thứ Bảy, Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 17 giờ
34 Bệnh viện Quân Dân Miền Đông 79057 50 Lê Văn Việt Phường Hiệp Phú Thành phố Thủ Đức Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB 24/24 giờ Tất cả các ngày trong tuần
35 Bệnh xá Sư đoàn 9 79061 Ấp Cây Sộp Xã Tân An Hội H. Củ Chi Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB 24/24 giờ kể cả các ngày trong tuần
36 Bệnh viện Lê Văn Thịnh 79075 130 Lê Văn Thịnh P. Bình Trưng Tây Thành phố Thủ Đức Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB 24/24 giờ Thứ Hai đến Chủ Nhật
37 Bệnh viện Giao thông Vận tải TP HCM 79076 72/3 Trần Quốc Toản p8 Quận 3 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Sáng từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30.
38 Trung tâm y tế Tân Cảng/ Tổng công ty Tân Cảng Sài gòn/ Quân chủng Hải Quân 79419 1295B Nguyễn Thị Định p Cát Lái Thành phố Thủ Đức Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB 24/24 giờ các ngày trong tuần
39 Bệnh viện Công An Thành phố Hồ Chí Minh 79540 126 Hải Thượng Lãng Ông P10 Quận 5 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: từ 7 giờ đến 17 giờ
40 Phòng khám ĐK thuộc khoa Khám bệnh Trung tâm y tế Quận Gò Vấp 79553 131 Nguyễn Thái Sơn Phường 7 Quận Gò Vấp Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 7 giờ đến 16 giờ 30
41 Phòng khám đa khoa thuộc trung tâm y tế Quận Tân Phú Cơ sở 1 79558 44 44 A Thống Nhất Phường Tân Thành Quận Tân Phú Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
42 Trung tâm y tế Quận Bình Thạnh Cơ sở 1 79573 99/6 Nơ Trang Long Phường 11 Quận Bình Thạnh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ đến 16 giờ 30.
43 Trung tâm Y tế quận Tân Bình Cơ sở 1 79574 12 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
44 Trung tâm y tế Quận Phú Nhuận Cơ sở 1 79576 23 Nguyễn Văn Đậu Phường 5 Quận Phú Nhuận Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ đến 21 giờ
45 Phòng khám đa khoa thuộc trung tâm y tế Quận 8 79581 170 Tùng Thiện Vương Phường 11 Quận 8 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
46 Phòng khám đa khoa thuộc trung tâm y tế Quận 7 79584 101 Nguyễn Thị Thập Tân Phú Quận 7 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7 giờ 30 đến 16 giờ 30
47 Phòng khám đa khoa thuộc trung tâm y tế Quận 11 79594 72A Đường số 5 CX Bình Thới P8 Quận 11 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7 giờ đến 17 giờ
48 Trung Tâm Y Tế Quận 6 79599 A14/1 Bà Hom P. 13 Quận 6 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 7 giờ 30 đến 17 giờ
49 Trung tâm Y tế Quận 4 Cơ sở 2 79601 51 Vĩnh Khánh P9 Quận 4 và 396/27 Nguyễn Tất Thành p 18 Quận 4 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
50 Phòng khám đa khoa thuộc trung tâm y tế Huyện Bình Chánh 79603 350 Tân Túc TT Tân Túc Huyện Bình Chánh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
51 Trung tâm Y tế Quận 1 Cơ sở 1 79611 0102 Đặng Tất, Phường Tân Định, Quận 1 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu từ 7 giờ đến 17 giờ
52 Trung Tâm Y Tế Quận 12 79612 495 Dương Thị Mười Kp 6 Phường Hiệp Thành Quận 12 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7 giờ đến 16 giờ 30
53 Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức Cơ sở 3 79627 02 Nguyễn Văn Lịch, P. Linh Tây, thành phố Thủ Đức Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
54 Trung Tâm Y Tế Huyện Hóc Môn 79640 75 đường Bà Triệu, khu phố 1, Thị Trấn Hóc Môn Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ 6: Từ 7 giờ đến 17 giờ
55 Trung Tâm Y Tế Huyện Nhà Bè 79729 Số 01, Đường 18, KDC Cotec, ấp 1, xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7 giờ đến 17 giờ
56 Trung tâm Y tế quận Bình Tân (Phòng khám đa khoa) 79996 1014/88/1 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu từ 8 giờ đến 16 giờ
V. Các cơ sở KCB tư nhân tương đương tuyến huyện:
STT TÊN CƠ SỞ KCB MÃ KCB Địa chỉ Đăng ký KCB Ban Đầu GHI CHÚ
1 Phòng khám đa khoa (thuộc CN Cty ĐT Khang Minh TTYK Kỳ Hòa) 79002 266268 Đường 3/2 Phường 12 Quận 10 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: sáng từ 7 giờ 30 đến 19 giờ. Chủ Nhật từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30
2 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Sài Gòn Tân Thuận) 79018 Lô HC2 Khu hành chính, đường Tân Thuận, KCX Tân Thuận, P.Tân Thuận Đông, Quận 7 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 7 giờ 30 đến 20 giờ
3 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH MTV PK đa khoa Lê Minh Xuân) 79046 B23/474 Trần Đại Nghĩa Tân Nhật H, Bình Chánh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 21 giờ
4 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH trang thiết bị y tế Kiều Tiên) 79047 323/3 Lê Quang Định P. 5 Q. Bình Thạnh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy ,Từ 7 giờ đến 19giờ.
5 Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An 79058 425 Kinh Dương Vương P. An Lạc Q. Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: từ 5 giờ đến 18 giờ. Chủ Nhật: từ 7 giờ đến 11 giờ.
6 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH PK đa khoa Sài Gòn) 79059 3A35 Tỉnh lộ 10 (Bà Hom nối dài) Xã Phạm Văn Hai H Bình Chánh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 7 giờ 30 đến 17 giờ.
7 Phòng khám đa khoa (Thuộc Cty TNHH TTYK Phước An) 79060 274 Huỳnh Tấn Phát P. Tân Thuận Tây Quận 7 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 6 giờ đến 20 giờ
8 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH PK đa khoa Vạn Phúc) 79062 1184 Lê Đức Thọ P.13 Quận Gò Vấp Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: từ 07 giờ đến 20 giờ. Chủ Nhật từ 07 giờ đến 17 giờ
9 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH Đầu Tư Và Dịch Vụ Việt Phước). 79064 772 Tân Kỳ Tân Quý P. Bình Hưng Hòa Quận Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng 7 giờ 30 đến 11 giờ, chiều 13 giờ 30 đến 20 giờ 30
10 Phòng khám đa khoa (Thuộc CN5 Cty TNHH TTYK Phước An) 79065 42 Đường 26 Phường 10 Quận 6 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 6 giờ đến 20 giờ
11 Phòng khám đa khoa (Thuộc CN6 Cty TNHH TTYK Phước An) 79066 197198 Tôn Thất Thuyết Phường 3 Quận 4 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ đến 19 giờ
12 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty CP PKĐK Thiên Ý Củ Chi) 79067 703 Khu phố 5 Quốc lộ 22 TT Củ Chi Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ đến 20 giờ.
13 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH Y khoa Quốc tế Thiên Phúc) 79068 741743 Quốc lộ 22 TT Củ Chi Huyện Củ Chi Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 6 giờ đến đến 21 giờ.
14 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH MTV PK đa khoa An Phúc) 79070 502 504 Nguyễn Chí Thanh, P.7, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Sáng từ 7 giờ đến đến 20 giờ Chủ Nhật từ 7 giờ đến 11 giờ 30.
15 Bệnh viện Quốc Ánh 79074 104110 Đường 54 KDC Tân Tạo P.TTạo Q. Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB 24/24 giờ các ngày trong tuần
16 Bệnh viện An Sinh 79437 10 Trần Huy Liệu P12 Quận Phú Nhuận Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ 30 đến đến 17 giờ
17 Phòng khám đa khoa (Thuộc CN2 Cty TNHH TTYK Phước An) 79457 686 688 đường 3/2 P.4 Quận 10 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 6 giờ đến đến 20 giờ
18 Bệnh viện đa khoa Đức Khang 79458 500 Ngô Gia Tự P.9 Quận 5 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng từ 7 giờ đến 24 giờ.
19 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH dịch vụ y tế Gentical Lạc Long Quân) 79459 951A CMT8 P.7 Quận Tân Bình Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ 30 đến 17 giờ Chủ Nhật: từ 7 giờ 30 đến 12 giờ
20 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Phòng khám đa khoa Thuận Mỹ Sài Gòn) 79464 04A Hoàng Việt Phường 4 Quận Tân Bình Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB 24/24 giờ hằng ngày
21 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH Bệnh viện quốc tế Queen) 79465 118 Bành Văn Trân P.7 Q. Tân Bình Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Sáng từ 7 giờ đến 19 giờ. Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 12 giờ
22 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH TTYK Hoàng Khang) 79469 285 Bà Hom Phường 13 Quận 6 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: sáng từ 7 giờ đến 20 giờ
23 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH PK đa khoa Sài Gòn TT khám bệnh số 2) 79473 132134 Lý Thái Tổ Phường 2 Quận 3 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: sáng từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
24 Phòng khám đa khoa (thuộc CP TTYK Thành Công) 79483 36 Tây Thạnh Phường Tây Thạnh Quận Tân Phú Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng từ 7 giờ 30 đến 20 giờ.
25 Phòng khám đa khoa (thuộc CN1 Công ty TNHH BV Đa Khoa Hoàn Hảo) 79485 1B đường Hoàng Hữu Nam KP Mỹ Thành P.Long Thạnh Mỹ Quận 9 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 6 giờ 30 đến 19 giờ
26 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH PK đa khoa quốc tế An Phú) 79486 251 A Lương Định Của Phường An Phú Tp Thủ Đức Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ đến 19 giờ 30
27 Bệnh viện đa khoa tư nhân Xuyên Á 79488 42 Quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ nhật: Sáng 5 giờ 00 đến 11 giờ 30, chiều 13 giờ đến 21 giờ
28 Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn 79489 171/3 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Q.12 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ đến 19 giờ Chủ Nhật từ 7 giờ đến 16 giờ.
29 Phòng khám đa khoa (thuộc công ty TNHH Y tế Đại Phước) 79490 829829A đường 3/2, P.7, Q.11 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 6 giờ đến 21 giờ Chủ Nhật: từ 6 giờ đến 12 giờ
30 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH PK đa khoa Phước Linh) 79493 210 Phạm Đăng Giảng P. Bình Hưng Hòa Quận Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ thứ Hai đến Chủ Nhật: 7 giờ đến 20 giờ kể cả các ngày lễ tết
31 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty CP PK đa khoa Thành An) 79494 1691 Tỉnh lộ 10 KP5 P.Tân Tạo A Quận Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 22 giờ
32 Phòng khám đa khoa (thuộc Chi nhánh 3Công ty TNHH Trung tâm Y khoa Phước An) 79497 104 Nguyễn Văn Đậu, Phường 7, Quận Bình Thạnh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 6 giờ đến 20 giờ
33 Bệnh viện quốc tế City 79505 Số 3 Đường 17A Phường Bình Trị Đông B Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 7 giờ 30 đến 16 giờ 30
34 Phòng khám đa khoa (thuộc công ty TNHH PK đa khoa Tân Quy) 79508 28/7 Ấp 1 xã Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ thứ Hai đến Chủ Nhật: 7 giờ đến 21 giờ
35 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH TM và DV PK đa khoa Nam Sài Gòn) 79512 D6/8 QL 1A Ấp 4 Xã Bình Chánh H. Bình Chánh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 7 giờ 30 đến 18 giờ
36 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty TNHH PK đa khoa Quốc Tế Hàng Xanh) 79513 395397 Điện Biên Phủ P, 25 Q. Bình Thạnh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứa Bảy: 7 giờ 30 đến 18 giờ
37 Phòng khám đa khoa (thuộc công ty TNHH PK đa khoa KCN Tân Tạo) 79514 4423 Nguyễn Cửu Phú KP4 P. Tân Tạo Quận Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 21 giờ.
38 Bệnh viện đa khoa Tân Hưng 79516 871 Trần Xuân Soạn P. Tân Hưng Quận 7 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 6 giờ 30 đến 16 giờ 30 Thứ Bảy: Từ 6 giờ 30 đến 12 giờ
39 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty cổ phần Trung tâm Y khoa Hoàn Mỹ Gò Vấp) 79517 501503 Nguyễn Oanh P. 17 Q Gò Vấp Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 21 giờ
40 Phòng khám đa khoa (thuộc công ty TNHH PK đa khoa Bắc Sài Gòn VN Clinic) 79520 189 Nguyễn Oanh Phường 10 Quận Gò Vấp Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 21 giờ
41 Phòng khám đa khoa (thuộc công ty TNHH Y Dược Thái Anh) 79521 134 Tân Hòa Đông Phường 14 Quận 6 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 7 giờ đến 21 giờ
42 Phòng khám đa khoa (thuộc công ty CP Y khoa CHAC 2) 79522 42 Đặng Văn Bi P. Bình Thọ Thành phố Thủ Đức Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB tứ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ 30 đến 20 giờ
43 Phòng khám đa khoa (Thuộc Cty TNHH PKĐK Quốc Tế Sài Gòn) 79530 09111315 Trịnh Văn Cấn Phường Cầu Ông Lãnh Quận 1 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30
44 Phòng khám đa khoa (Thuộc CN1 Cty TNHH TTYK Hợp Nhân) 79536 95A Phan Đăng Lưu Phường 7 Quận Phú Nhuận Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 6 giờ đến 19 giờ Chủ Nhật; Lễ và Tết 6 giờ đến 12 giờ
45 Phòng khám đa khoa (Thuộc Cty TNHH dịch vụ y tế và Phòng khám đa khoa Tâm An ) 79541 47/447/6 Huỳnh Tấn Phát KP 6 TT Nhà Bè Huyện Nhà Bè Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 6 giờ đến 21 giờ
46 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty Cổ phần Bệnh viện Y dược Sài Gòn) 79549 407 Đỗ Xuân Hợp Phường Phước Long B Quận 9 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 22 giờ
47 Chi nhánh Cty CP GREENBIZ (Phòng khám ĐK GALANT) 79557 104 Trần Bình Trọng Phường 5 Quận 5 Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 7 giờ đến 21 giờ.
48 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty TNHH Phong Tâm Phúc) 79559 464 Đường số 7 P. Bình Trị Đông B Quận Bình Tân Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 7 giờ đến 20 giờ.
49 Phòng khám đa khoa (Thuộc Cty TNHH PK đa khoa Nhơn Tâm) 79568 469 Nguyễn Văn Tạo Ấp 2 Xã Long Thới Huyện Nhà Bè Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 7 giờ đến 20 giờ 30
50 Phòng khám đa khoa thuộc CN1 Công ty TNHH Trung tâm trị liệu và Phục hồi Chức năng An Nhiên 79578 87 Trường Chinh Phường 12 Quận Tân Bình Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: từ 6 giờ đến 21 giờ Chủ Nhật: 6 giờ đến 12 giờ
51 Bệnh viện Gia An 115 79616 05 đường số 17A KP 11P Bình Trị Đông B Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 6 giờ đến 20 giờ
52 Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn 79619 88 đường số 8 KDC Trung Sơn Xã Bình Hưng Huyện Bình Chánh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB 24/24 giờ Tất cả các ngày trong tuần
53 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty Cổ phần dịch vụ Y tế và Thương mại Nhân Việt) 79632 189 đường Lê Văn Việt, phường Hiệp Phú, Quận 9 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 7 giờ đến 21 giờ.
54 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Quốc tế Golden Healthcare) 79634 37 Hoàng Hoa Thám Phường 13 Quận Tân Bình Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 7 giờ 30 đến 20 giờ.
55 Phòng khám đa khoa Khánh Tâm Công ty TNHH Y tế Thu An Khánh 79642 Số 1783A, Lê Văn Lương, Ấp 3, Xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ nhật: Từ 7 giờ 00 đến 21 giờ
56 Bệnh Viện ĐK Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức 79643 241 Quốc lộ 1K Phường Linh Xuân Thủ Đức Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 6 giờ đến 20 giờ Chủ Nhật: 7 giờ đến 12 giờ, bao gồm các ngày lễ tết và cấp cứu 24/24
57 Phòng khám ĐK (thuộc cty TNHH PKĐK Việt Mỹ Sài Gòn) 79646 983 tỉnh lộ 10, kp 8, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 6 giờ đến 21 giờ
58 Phòng khám đa khoa quốc tế Timec (thuộc Công ty CP chăm sóc y tế quốc tế Tecco) 79648 Tầng 1 (khối đế), Block FG Chung cư Tecco Town, 4449 Nguyễn Cửu Phú, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB tư Thứ Hai đến Chủ Nhật: 7 giờ đến 17 giờ 30
59 Phòng khám đa khoa Phú Đức (thuộc Công ty TNHH DV Y tế PKĐK Phú Đức 79668 838840 Nguyễn Chí Thanh, P4, Quận 11 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: từ 07 giờ đến 21 giờ 00
60 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh 79669 2B Phổ Quang P2 Tân Bình Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 6g30 đến 20 giờ; Chủ Nhật: 7 giờ đến 16 giờ 30
62 Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Y khoa Tam Bình Medic 79686 245 Đường Nguyễn Văn Tăng, Phường Long Thạnh Mỹ, Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 7 giờ đến 21 giờ
63 phòng khám đa khoa (thuộc SIM Medical center Chi nhánh Công ty Cổ phần SIM MED) 79706 RS05SH02, RS07SH01 Richstar Residence, số 239241 Hòa Bình, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng 7 giờ đến 21 giờ.
64 Phòng khám Đa khoa (Thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Phòng Khám Đa Khoa Thành An) 79709 740 742 744 746 Hương lộ 2 KP 6, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng từ 7 giờ đến 22 giờ
65 Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Văn Lang Healthcare Phòng khám đa khoa Văn Lang 79710 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 7 giờ 00 đến 17 giờ
66 Phòng khám đa khoa Thuộc Công ty TNHH Phòng khám Y dược Hồng Phúc 79711 761761 A Nguyễn Ảnh Thủ, Khu phố 4A, P. Tân Chánh Hiệp Quận 12 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 6 giờ 00 đến 22 giờ
67 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty Cổ phần Y khoa Loukas) 79712 269 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu Quận 3 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ 2 đến Chủ Nhật: từ 7 giờ 00 đến 19 giờ 00
68 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty Cổ phần phòng khám y học chứng cứ Doctor Check) 79719 429 Tô Hiến Thành, Phường 14 Quận 10 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Không nhận dưới 15 tuổi. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 4 giờ 00 đến 22 giờ 00
69 Phòng khám đa khoa Phước Lộc thuộc công ty TNHH Ngọc HuệTrung tâm Y Khoa Phước Lộc 79721 17đường số 5 KDC Him Lam, ấp 4 xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy: 7 giờ 00 đến 21 giờ
70 Chi nhánh II Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hồng Đức 79723 259 An Phú Đông, KP5, P.An Phú Đông, Quận 12 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 7 giờ 00 đến 21 giờ, cấp cứu 24/24
71 Bệnh viện Ngoại Khoa Sante 79725 11A Đinh Bộ Lĩnh Phường 24 Quận Bình Thạnh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Thứ Bảy từ 7 giờ đến 19 giờ
72 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty TNHH Y Dược Phúc Tâm An) 79739 3537 Lê Văn Quới P.Bình Trị Đông Quận Bình Tân Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ 2 đến Chủ nhật: từ 7 giờ 00 đến 21 giờ 00.
73 Phòng khám đa khoa 115 Y Dược (thuộc Công ty TNHH 115 Y Dược) 79742 D1/3 Nguyễn Thị Tú, Ấp 4, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. Thứ Hai đến Chủ Nhật từ 07 giờ 00 đến 21 giờ 00
74 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty Cổ Phần PKĐK Sài Gòn Quang Huy 1) 79744 22/5C Ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn Huyện Hóc Môn Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ 2 đến Chủ Nhật: từ 7 giờ 30 đến 19 giờ 30
75 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty TNHH Trung tâm Y khoa Việt Phước 2) 79752 F9/1 Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc B huyện Bình Chánh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ 2 đến Chủ Nhật: từ 7 giờ 30 đến 21 giờ 00
76 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Quận 8 79758 316C Phạm Hùng Phường 5 Quận 8 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ 2 đến Thứ Bảy: từ 6 giờ 30 đến 20 giờ 00 Chủ Nhật: từ 7 giờ đến 18 giờ Nội trú và cấp cứu KCB 24/7 (không nhận đăng ký KCB ban đầu đối với Nhi)
77 Phòng khám đa khoa thuộc Phòng khám đa khoa Tâm Anh Quận 7 Chi nhánh Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Tp.Hồ Chí Minh 79763 1.01+2.01+3.01+4.01 Khu chung cư kết hợp thương mại, văn phòng Sunrise City Lô W, số 25 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Quận 7. Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB Thứ Hai đến Thứ 7: từ 6 giờ 30 đến 20 giờ 00 Chủ Nhật: từ 7 giờ 00 đến 18 giờ 00 và KCB cấp cứu 24/7
78 Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Gia Định 79768 425427429 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 6 giờ đến 20 giờ và cấp cứu 24/24 giờ
79 Phòng khám đa khoa (thuộc Cty CP PK đa khoa Bắc Mỹ) 79797 139 Nguyễn Văn Tăng P. Long Thạnh Mỹ, Quận 9 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật từ 7 giờ đến 22 giờ
80 Phòng khám đa khoa (thuộc Công ty TNHH MTV Y khoa Meccare) 79977 578580 Hương Lộ 2 P. Bình Trị Đông B Quận Bình Tân Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Sáng từ 7 giờ đến 21 giờ
81 Phòng khám đa khoa (thuộc chi nhánh Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc) 79997 422424 Đường 3/2 P12 Quận 10 Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng. Không nhận đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng. KCB từ Thứ 2 đến Chủ Nhật: từ 7 giờ 30 đến 20 giờ 00
Ghi chú:Người tham gia BHYT đăng ký KCB tại các cơ sở KCB tư nhân sẽ
được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định hiện hành đang áp dụng tại các cơ sở
nhà nước.
| Thông báo 9244/TB-BHXH | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-bao-9244-TB-BHXH-2024-co-so-nhan-dang-ky-kham-chua-benh-Bao-hiem-y-te-Quy-I-Ho-Chi-Minh-637291.aspx | {'official_number': ['9244/TB-BHXH'], 'document_info': ['Thông báo 9244/TB-BHXH năm 2024 về Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu của Quý I năm 2025 do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh', ''], 'signer': ['Nguyễn Quốc Thanh'], 'document_type': ['Thông báo'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
99 | QUỐC HỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 05/1998/QH10 Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 1998
LUẬT
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT CỦA QUỐC HỘI SỐ 05/1998/QH10 NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 1998
Để hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người
tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất,
kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sau đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi;
đ) Xăng các loại, napta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và
các chế phẩm khác để pha chế xăng;
e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
g) Bài lá;
h) Vàng mã, hàng mã;
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường, mátxa, karaôkê;
b) Kinh doanh casinô (casino), trò chơi bằng máy giắcpót (jackpot);
c) Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;
d) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
Điều 2. Đối tượng nộp thuế
Tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh
doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế
Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật này không thuộc diện chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy
thác cho các cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu;
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người
trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
b) Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam;
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu trong
thời hạn chưa phải nộp thuế;
d) Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo chế độ quy định.
Điều 4. Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng
thời hạn theo quy định của Luật này.
2. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
thực hiện đúng các quy định của Luật này.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi
chức năng, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc
thi hành Luật này.
4. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc
thi hành Luật này.
Chương 2:
CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT
Điều 5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế và thuế suất.
Điều 6. Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại
nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu.
3. Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa sản xuất cùng loại
hoặc tương đương tại cùng thời điểm giao hàng.
4. Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu,
tặng là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
6. Đối với rượu sản xuất trong nước, kinh doanh casinô, trò chơi bằng máy
giắcpót, kinh doanh gôn, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt do Chính phủ quy
định cụ thể.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều
này bao gồm cả khoản thu thêm mà cơ sở được hưởng.
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh có mua, bán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại
tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt.
Điều 7. Thuế suất
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hóa
1. Thuốc lá điếu, xì gà
a) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà 65
b) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước 45
c) Thuốc lá điếu không có đầu lọc 25
2. Rượu
a) Rượu trên 40 o 70
b) Rượu từ 30 o đến 40 o 55
c) Rượu từ 20 o đến dưới 30o d) Rượu dưới 20 o, kể cả rượu chế biến từ hoa quả đ) Rượu thuốc 25 20 15
3. Bia a) Bia chai, bia tươi 75
b) Bia hộp c) Bia hơi 65 50
4. Ô tô
a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 100
b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 60
c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 30
5. Xăng các loại, napta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng 15
6. Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 20
7. Bài lá 30
8. Vàng mã, hàng mã 60
II Dịch vụ
1. Kinh doanh vũ trường, mátxa, karaôkê 20
2. Kinh doanh casinô (casino), trò chơi bằng máy giắcpót (jackpot) 25
3. Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe 20
4. Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn 20
Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ
sung danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt và báo cáo để Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất.
Chương 3:
ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
Điều 8. Đăng ký thuế
Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải
đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh theo quy định về
đăng ký thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.
Thời hạn đăng ký thuế chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi
ngành nghề kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải
khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi có những thay đổi
trên.
Điều 9. Đăng ký sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và hóa đơn, chứng từ
1. Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có sử dụng
nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa với cơ quan thuế nơi
sản xuất, kinh doanh chậm nhất không quá năm ngày kể từ khi sử dụng nhãn hiệu.
Khi thay đổi nhãn hiệu hàng hóa, cơ sở phải khai báo với cơ quan thuế chậm
nhất là năm ngày kể từ ngày thay đổi nhãn hiệu.
2. Việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ và vận chuyển hàng hóa chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Kê khai thuế
1. Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
phải kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt hàng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan
thuế trong thời hạn chậm nhất không quá mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh có số thuế tiêu thụ đặc biệt lớn thì kê khai
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt định kỳ năm ngày hoặc mười ngày một lần theo quy
định của cơ quan thuế.
Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở sản
xuất, kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
2. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa phải kê khai và nộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc
biệt theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan
thu thuế nhập khẩu.
3. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản
xuất được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nếu có
chứng từ hợp pháp.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suất khác nhau thì phải kê khai thuế tiêu thụ
đặc biệt theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không xác định được theo từng
mức thuế suất, thì phải tính theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ
mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của việc kê khai.
Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn việc kê khai.
Điều 11. Nộp thuế
Thuế tiêu thụ đặc biệt được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
1. Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước tại nơi sản xuất, kinh
doanh theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo thuế chậm nhất không quá
ngày hai mươi của tháng tiếp theo;
2. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu
thụ đặc biệt theo từng lần nhập khẩu.
Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa
nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu;
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.
Điều 12. Quyết toán thuế
Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải
thực hiện quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt hàng năm với cơ quan thuế. Năm
quyết toán thuế tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ
ngày kết thúc năm, cơ sở phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và
phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười
ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế
phải nộp của kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi
ngành nghề kinh doanh, cơ sở phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế
và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn bốn mươi lăm
ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá
sản và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn
mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số
thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 13
của Luật này.
Điều 13. Hoàn thuế
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế
tiêu thụ đặc biệt đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
2. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
3. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có
số thuế nộp thừa;
4. Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
Bộ Tài chính quy định cụ thể thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế theo
quy định tại Điều này.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế
Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế
theo đúng quy định của Luật này;
2. Thông báo cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế
theo đúng quy định; nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo mà đối tượng
nộp thuế chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số thuế phải nộp và số tiền
phạt chậm nộp theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 17 của Luật này; nếu đối
tượng nộp thuế vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có
quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật
này để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp
cưỡng chế nói trên mà đối tượng nộp thuế vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền
phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy
định của pháp luật;
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của đối tượng
nộp thuế để bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật;
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế;
5. Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ
tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế;
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp thuế và đối tượng
khác cung cấp theo chế độ quy định.
Điều 15. Quyền ấn định thuế
1. Cơ quan thuế ấn định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với đối tượng
nộp thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng
từ;
b) Không kê khai hoặc nộp tờ khai quá thời hạn quy định đã được thông báo; đã
nộp tờ khai nhưng kê khai không đúng các căn cứ để xác định số thuế tiêu thụ
đặc biệt;
c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần
thiết liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt;
d) Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động sản xuất,
kinh doanh của đối tượng nộp thuế hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở
sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề có quy mô kinh doanh tương đương để ấn
định số thuế phải nộp.
Chương 4:
GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Điều 16. Những trường hợp được xét giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó
khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ thì được xét giảm thuế, miễn
thuế.
2. Cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ đang hoạt động nếu nộp đủ thuế theo Biểu
thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 của Luật này mà bị lỗ, thì được xét
giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số lỗ trong năm xét giảm thuế và
thời hạn xét giảm thuế không quá năm năm, kể từ khi Luật này có hiệu lực.
3. Đối với cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước được giảm từ 60% đến
100% mức thuế suất theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 của
Luật này trong thời hạn năm năm đầu, kể từ khi Luật này có hiệu lực; nếu còn
tiếp tục bị lỗ thì có thể kéo dài thêm thời gian giảm thuế từ một đến năm năm.
4. Cơ sở kinh doanh gôn được giảm 30% mức thuế suất theo Biểu thuế tiêu thụ
đặc biệt quy định tại Điều 7 của Luật này trong thời hạn ba năm, kể từ khi
Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định cụ thể việc giảm thuế, miễn thuế tại Điều này.
Chương 5:
XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG
Điều 17. Xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì bị xử lý như sau:
1. Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết
toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ hóa đơn, chứng từ theo quy định tại các
điều 8, 9,10, 11 và 12 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
2. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết
định xử phạt về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp
chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định
của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến
năm lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng
khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử phạt về thuế
thì bị cưỡng chế bằng các biện pháp sau:
a) Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác,
kho bạc để nộp thuế, nộp phạt.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà
nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hóa, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số
tiền phạt còn thiếu.
Điều 18. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm về thuế
1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối
với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều
17 của Luật này.
2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp
dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và chuyển
hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
Điều 19. Xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác
1. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái
phép, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì phải hoàn trả đầy đủ cho Nhà nước
toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt và tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây
thiệt hại cho người nộp thuế thì việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo
quy định của pháp luật dân sự. Cán bộ thuế, cá nhân khác gây ra thiệt hại thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao
che cho người vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc có hành vi khác vi phạm
các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Khen thưởng
Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân
có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; đối tượng nộp
thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.
Chính phủ quy định cụ thể việc khen thưởng.
Chương 6:
KHIẾU NẠI, KHỞI KIỆN VÀ THỜI HIỆU
Điều 21. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về
thuế
1. Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi
hành không đúng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đơn khiếu nại được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời
hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán
bộ thuế, cơ quan thuế.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo đúng
thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải
quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 22 của Luật này mà chưa
được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp
hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết
khiếu nại về thuế
1. Cơ quan thuế nhận được khiếu nại về thuế phải giải quyết trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với những vụ việc phức tạp
thì thời hạn đó có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày; nếu vụ việc không
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ
quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời
hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
2. Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các
hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung
cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho
đối tượng nộp thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định của cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
4. Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế,
cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền
thuế trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự khai man,
trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế không đăng ký
kê khai nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi đối
tượng nộp thuế bắt đầu hoạt động.
5. Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại
về thuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại về thuế là quyết
định cuối cùng.
Chương 7:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23
Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong cả
nước.
Điều 24
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực
hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong cả nước.
Điều 25
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo
việc thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở địa
phương mình.
Chương 8:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Luật này thay thế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 30 tháng 6 năm 1990, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 05 tháng 7
năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
ngày 28 tháng 10 năm 1995.
Bãi bỏ các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp
luật khác kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử
lý các vi phạm về thuế tiêu thụ đặc biệt trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 được
thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các quy
định về thuế tiêu thụ đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Điều 27.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì thuế tiêu thụ đặc biệt được
thực hiện theo quy định tại điều ước quốc tế đó.
Điều 28.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998.
Nông Đức Mạnh (Đã ký)
| Luật 05/1998/QH10 | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Luat-Thue-tieu-thu-dac-biet-1998-05-1998-QH10-41676.aspx | {'official_number': ['05/1998/QH10'], 'document_info': ['Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Quốc hội', ''], 'signer': ['Nông Đức Mạnh'], 'document_type': ['Luật'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '20/05/1998', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '31/07/1998', 'note': ''} |