date
stringlengths
10
10
abstract
stringlengths
100
642
tags
sequencelengths
1
8
md_content
stringlengths
3.82k
20.6k
title
stringlengths
19
100
08/11/2023
Các chương trình tiêm chủng vắc xin thường nhắm đến mục tiêu chính là trẻ em (Chương trình tiêm chủng mở rộng), tuy nhiên trên thực tế hiện nay, người lớn cũng phải đối diện với nguy cơ nhiễm phải tất cả những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng vắc xin. Tất cả các bệnh truyền nhiễm đều có thể gây ra gánh nặng về bệnh tật, biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe và thậm chí cả nguy cơ tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là danh sách các loại vắc xin cho người lớn mà tất cả chúng ta cần quan tâm, tiêm ngừa nhằm bảo vệ sức khỏe.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin" ]
Tất cả trẻ em và người lớn được tiêm [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đồng nghĩa với việc tham gia vào việc xây dựng một cộng đồng miễn dịch mạnh mẽ - hay tạo được "Miễn dịch cộng đồng". Việc này giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật trong xã hội. Sự quan trọng của việc tiêm vắc xin cho người lớn ------------------------------------------------- Hàng triệu người trên thế giới mất đi mạng sống hàng năm do các bệnh truyền nhiễm, dù có thể dễ dàng ngăn ngừa nó bằng việc tiêm phòng vắc xin. Các ước tính cho thấy rằng sử dụng vắc xin có thể ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu trường hợp tử vong do những bệnh này trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc tiêm phòng vắc xin cho người lớn vẫn chưa được chú trọng đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của các loại vắc xin cho người lớn vẫn còn kém. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 10% người đã được tiêm phòng khi còn trẻ cần phải tiêm lại sau khi trưởng thành, bởi tính miễn dịch của nhiều loại vắc xin có thể giảm đi theo thời gian, chẳng hạn như: Vắc xin uốn ván, vắc xin ho gà, vắc xin bạch hầu... ![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_07402d7fe0.jpg) *Tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và đóng góp vào sự bảo vệ cho toàn bộ cộng đồng* Trẻ em và người lớn chích ngừa không chỉ là một biện pháp tích cực và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tật cho bản thân mà còn đóng góp vào sự an toàn của cả gia đình và toàn bộ cộng đồng. Mỗi người tiêm phòng góp phần xây dựng một cộng đồng có miễn dịch cao hơn, giúp giảm tỷ lệ lưu hành, mắc phải [các bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) đồng thời làm giảm bớt hậu quả và biến chứng cũng như gánh nặng của tất cả các bệnh đó đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Do đó, đối với mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như có bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... hãy ưu tiên tiêm vắc xin để bảo vệ chính mình và đóng góp vào sự bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ cộng đồng. Các loại vắc xin cho người lớn ------------------------------ ### Vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà dễ lây và lây nhanh qua hô hấp, dịch tiết. Uốn ván dễ dàng thâm nhập qua các vết thương trên da, niêm mạc. Tất cả đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc biệt là với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới nhân mạng. Adacel là loại vắc xin được đánh giá cao cho hiệu quả phòng ngừa các bệnh trên, nhằm tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu cho chúng ta trước bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, thông qua việc tiêm theo liệu trình cơ bản hay nhắc lại, dành cho người từ 4 đến 64 tuổi. Đây là một loại vắc xin kết hợp, đa giá bao gồm ba thành phần chính: Giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố bạch hầu với liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào. Tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang thực hiện tiêm [vắc xin Adacel](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/adacel-vaccine-giai-phap-phong-ngua-bach-hau-uon-van-ho-ga.html) để phòng ngừa 3 căn bệnh nguy hiểm này với giá khoảng 685.000VND. ### Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục do virus HPV, các loại U nhú, sùi sinh dục, niêm mạc Nhiễm virus HPV ngoài việc gây [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html)còn dẫn đến nhiều loại ung thư nguy hiểm khác ở cả nam và nữ, bao gồm ung thư vòm họng, âm đạo, hậu môn… cũng như gây ra các tình trạng u nhú, sùi sinh dục, hậu môn... Tiêm vắc xin phòng virus HPV giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và các tổn thương tiền ung thư, bao gồm các loại [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) như: Gardasil 9, ngừa 9 tuýp 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 hay Gardasil 4 ngừa 4 tuýp 6, 11, 16 và 18. Vắc xin đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo ra miễn dịch mạnh mẽ. ![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_1_092cf66fc0.jpg) *Vắc xin Gardasil 4, 9 giúp phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm do virus HPV* Hiện nay, các loại vắc xin cho người lớn phòng bệnh nguy hiểm do virus HPV bao gồm: * [Vắc xin Gardasil 4](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-gardasil-4-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet.html) (Mỹ) với giá khoảng 1.780.000VND tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu. * [Vắc xin Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html) (Mỹ) với giá khoảng 2.940.000VND tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu. Trong đó, vắc xin Gardasil 9 dành cho cả nam giới và nữ giới từ 9 tuổi trở lên, giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm và mụn cóc, sùi sinh dục cho hiệu quả cao lên đến 94%. Có thể nói, đây chính là nhóm vắc xin duy nhất hiện nay, có khả năng, hiệu quả ngăn ngừa các bệnh Ung thư. ### Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản [Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, lên đến 30%. Khi mắc phải bệnh, có 50% trường hợp sống sót, nhưng thường để lại những di chứng nặng nề như bị tổn thương não vĩnh viễn, di chứng về vận động và tâm thần. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể được phòng ngừa đặc hiệu bằng việc tiêm vắc xin. Vắc xin Viêm não Nhật bản đã được thực hiện trong chương trình tiêm chủng ở nước ta. Nhờ sử dụng vắc xin, trong nhiều năm qua, số lượng ca mắc viêm não Nhật Bản đã giảm rất đáng kể. Những biến chứng có thể xảy ra khi người lớn mắc viêm não Nhật Bản bao gồm: Liệt hoặc liệt tứ chi, mất khả năng ngôn ngữ... Do đó, người lớn nên tự mình tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản để bảo vệ bản thân, đặc biệt là trong trường hợp sống tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Hiện nay, các công nghệ hiện đại đã góp phần tạo ra những vắc xin thế hệ mới, đảm bảo an toàn, hiệu quả như Imojev (sản xuất tại Thái Lan- Công nghệ gen ARN là công nghệ duy nhất cho tới nay đoạt giải Nobel cho vắc xin thuộc lĩnh vực Y Sinh học), Jeev (Sản xuất tại Ấn độ - Nuôi cấy trong tế bào Vero). Hiện tại, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai tiêm các loại vắc xin cho người lớn phòng căn bệnh này bao gồm: * JEVAX 1 ML với giá khoảng 165.000VND. * [IMOJEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) với giá khoảng 715.000VND. * JEEV 3MCG 0.5 ML với giá khoảng 389.000VND. ### Vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella Sởi, quai bị và rubella là các bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây truyền nhanh, và mạnh (Hệ số lây nhiễm rất cao) chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: * Sởi có thể gây viêm thanh quản, viêm phế quản, hoặc gây ra các biến chứng trên hệ thần kinh như: Viêm màng não hoặc viêm tủy cấp... đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch tạm thời, qua đó bội nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác - "Hậu sởi" chính là biến chứng thường gặp mà chúng ta đã biết tới. * Quai bị có thể gây viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, dẫn đến vô sinh. Ngoài ra trên phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, thai lưu, sinh non... * Rubella có thể gây sảy thai, thai chết lưu, thai non... và đặc biệt là các dị tật bẩm sinh (CRS - Congenital Rubella Syndrom) ở trẻ sơ sinh như: Điếc, đục thủy tinh thể, bệnh tim, tật mắt nhỏ, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ... ![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_2_edbd6d917c.jpg) *PRIORIX 0.5 ML VIAL 1'S là một trong những loại vắc xin quan trọng cho người lớn để phòng sởi, quai bị, rubella* Chủ động tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và đóng góp vào sự bảo vệ cho toàn bộ cộng đồng - Tạo miễn dịch cộng đồng - là việc mà tất cả chúng ta cần tham gia và thực hiện. Hiện tại, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai các loại vắc xin phòng những căn bệnh này bao gồm: * PRIORIX 0.5 ML VIAL 1'S với giá khoảng 415.000VND. * [MMR II](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html) với giá khoảng 327.000VND. ### Vắc xin phòng bệnh cúm mùa Virus Cúm luôn đột biến, biến đổi hàng năm, do vậy vắc xin phòng bệnh Cúm cần được tiêm nhắc hàng năm nhằm đáp ứng đặc hiệu với các chủng Cúm biến đổi đó. Nó không chỉ gây ra triệu chứng như: Sốt cao đột ngột, cảm giác ớn lạnh, ho khan, tức ngực, khó thở... mà còn làm tình trạng nặng lên của các bệnh lý nền có sẵn như: Hen suyễn, nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm phế quản, ngoài ra có thể dẫn đến tử vong dễ dàng nếu nhiễm bệnh Cúm thể ác tính, hoặc không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị, can thiệp y tế kịp thời. Đặc biệt, với phụ nữ dự định mang thai hoặc đang mang thai, người lớn tuổi, trẻ em nhỏ, dưới 5 tuổi... nên tiêm nhắc Cúm hàng năm để giảm các gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh Cúm gây nên. Một số loại vắc xin phòng cúm dành cho người lớn tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, bao gồm: * IVACFLU-S 0,5 ML với giá khoảng 185.000VND. * VAXIGRIP TETRA với giá khoảng 333.000VND. * [INFLUVAC TETRA](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vacxin-influvac-tetra-va-nhung-thac-mac-thuong-gap.html) với giá khoảng 333.000VND. ### Vắc xin phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn Phế cầu khuẩn là một loại vi khuẩn gây bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề thậm chí có thể đối diện nguy cơ tử vong. Phế cầu lây nhiễm qua đường hô hấp, cư trú trong vùng hầu họng, lây lan qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi và các dịch tiết trên bề mặt. Người bình thường nhiễm phế cầu có tỷ lệ tử vong 10 - 20% do các biến chứng thường gặp như: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em và người già, có thể lên tới 50%. Hiện nay, một số chủng phế cầu đã kháng thuốc, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, phức tạp, kéo dài và tốn kém. Do đó, cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng ngừa cả đặc hiệu (tiêm vắc xin) lẫn không đặc hiệu (sử dụng khẩu trang, chất sát khuẩn, khoảng cách...) để phòng ngừa hoặc hạn chế lây nhiễm bệnh. [Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) là loại vắc xin có công nghệ, thế hệ mới có khả năng phòng ngừa đặc hiệu và hiệu quả các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra như: Nhiễm khuẩn máu, Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa... Vắc xin Prevenar 13 tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đang có giá khoảng 1.280.000VND. ### Vắc xin phòng thủy đậu Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lây nhiễm nhanh và mạnh qua hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết chứa mầm bệnh từ người nhiễm bệnh. Bệnh thường lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần với người bệnh, đặc biệt là qua các phần tử khí dung đường hô hấp, dịch tiết từ mũi, họng chứa virus gây bệnh. Các dịch bề mặt nơi tiếp xúc khác như: Quần áo hoặc ga trải giường có dính dịch từ những phỏng trên da vỡ hoặc từ mũi, họng của người bệnh cũng là những đường lây lan của bệnh. Hiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả và đặc hiệu nhất là sử dụng vắc xin. Hiện tại, tại tất cả trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai các loại vắc xin phòng căn bệnh này bao gồm: * VARICELLA-GCC với giá khoảng 690.000VND. * VARIVAX với giá khoảng 980.000VND. * VARILRIX với giá khoảng 935.000VND. ![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_5_f21f4ca5af.jpg) *VARIVAX được đánh giá khá cao để giúp phòng bệnh thủy đậu* ### Vắc xin phòng uốn ván Ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất là vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh uốn ván đã hiện diện ở tất cả khắp các tỉnh thành. Mọi chúng ta, bất kể mọi lứa tuổi, đều có nguy cơ có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người có nguy cơ cao tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh như: Nông dân, nhân viên chăn nuôi và những người sử dụng chất gây nghiện. Để tự bảo vệ khỏi bệnh uốn ván một cách đặc hiệu và hiệu quả nhất, mỗi bản thân chúng ta nên chủ động thực hiện việc tiêm vắc xin ngừa bệnh uốn ván. Hiện nay, tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang thực hiện tiêm vắc xin có chứa thành phần ngừa bệnh uốn ván như: Uốn ván hấp phụ (TT) 0,5 ml/ống có giá 144.00 đồng, hoặc Td (Bạch hầu Uốn ván) có giá 174.000 đồng và Adacel (ngừa bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván) có giá 685.000 đồng. ### Viêm màng não do vi khuẩn mô cầu [Viêm màng não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là bệnh lây nhiễm nhanh và mạnh qua đường hô hấp. Khi nhiễm bệnh, biểu hiện các triệu chứng sớm rất dễ nhầm lẫn với bệnh Cúm thông thường như: Sốt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, đau họng, nhức đầu và những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì diễn biến nhanh chóng và dễ dàng gây tử vong nhanh chóng trong vài giờ ở thể tối cấp. [Vắc xin Menactra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-menactra-giup-phong-benh-viem-mang-nao-mo-cau.html) đã được khẳng định trong hiệu quả phòng ngừa đặc hiệu bệnh viêm màng não do Não mô cầu trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vắc xin Menactra có khả năng bảo vệ khỏi cả bốn nhóm huyết thanh gây bệnh A, C, Y và W-135, được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng và người lớn đến 55 tuổi. Vắc xin Menactra tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đang có giá khoảng 1.250.000VND. ### Vắc xin phòng viêm gan B và viêm gan A. [Viêm gan siêu vi B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường máu như tiêm chích ma túy chung, quan hệ tình dục không có biện pháp phòng ngừa, mẹ truyền cho con, tiêm truyền các chế phẩm liên quan đến máu bị nhiễm bệnh... Hơn nữa, Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm Viêm gan B khá cao trên thế giới ( Theo Cục y tế dự phòng Việt nam VN CDC: Khoảng 10 -20 % dân số có HBsAg dương tính). Hậu quả của nhiễm Viêm gan B gây viêm gan cấp, viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Viêm gan A lại lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Sẽ rất nguy hiểm nếu bị nhiễm viêm gan A ở thể tối cấp với các triệu chứng rầm rộ như Sốt, Vàng mắt, Vàng da, tổn thương nghiêm trọng tế bào gan. Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi A và B là một biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho những người không có kháng thể hoặc có lượng kháng thể suy giảm không đủ để bảo vệ cơ thể. Hiện tại, tại Việt Nam, có nhiều loại vắc xin phòng viêm gan A, B, bao gồm: * [TWINRIX](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-twinrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b.html) với giá khoảng 635.000VND (ngừa cả Viêm gan A và B). * GENE HBVAX 1 ml với giá khoảng 215.000VND (ngừa viêm gan B). * [HEBERBIOVAC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vaccine-phong-viem-gan-b-heberbiovac-1ml.html) 1 ml với giá khoảng 210.000VND (ngừa viêm gan B). Bảng giá tiêm lẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm. ### Vắc xin phòng bệnh Thương Hàn Thương hàn là một bệnh do vi khuẩn lây truyền qua đường tiêu hóa. Chúng ta hoàn toàn có thể bị lây nhiễm từ nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm bệnh. Biểu hiện bệnh bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng nổi bật như Sốt cao, liên tục, rối loạn tiêu hóa, đào ban vùng hố chậu phải... Việc chẩn đoán và điều trị thường dễ bị nhầm lẫn với các căn nguyên khác. Ngoài ra, vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn Thương hàn cũng là vấn đề khó khăn và đầy thách thức. Trong một số vụ ngộ độc với độc tố của vi khuẩn Thương hàn, đã có 1 số trẻ phải nhập viện, thậm chí xảy ra tử vong tại các thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà nội. Việc chủng ngừa bằng vắc xin là phương pháp đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất nhằm tránh những biến cố bất lợi do vi khuẩn Thương hàn gây ra. Tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đặc biệt vắc xin phòng ngừa bệnh Thương hàn - Typhim - sản xuất tại Pháp với giá khoảng 310.00/liều. ### Vắc xin phòng bệnh Tả Bệnh Tả là một bệnh do vi khuẩn Tả gây nên, rất dễ lây truyền qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn lây nhiễm cho người lành qua thực phẩm, nước bị nhiễm khuẩn. Sau khi nhiễm bệnh, chúng ta thường có các triệu chứng sôi bụng, đầy bụng, nôn, tiêu chảy liên tục, về sau phân toàn nước, có thể có sốt nhẹ nhưng hiếm gặp, rối loạn nước, điện giải làm cô đặc máu... Đặc biệt nguy hiểm với thể Tả tối cấp, có thể tử vong trong 1 đến 3 giờ sau khi rơi vào trụy tim, mạch. Gần đây nhất vào năm 2008, tại Hà nội xảy ra vụ dịch Tả sau đợt ngập lụt trên diện rộng. Đã có hàng trăm người bị nhiễm bệnh, phải nhập viện điều trị tích cực. Vắc xin Tả là vắc xin bất hoạt, dạng uống, đã được Việt Nam sản xuất và là đây phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả, tốt và rẻ nhất nhằm tránh những biến cố bất lợi do bệnh Tả gây nên. Vắc xin Tả - mOrcvax - đã hiện diện tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, với giá khoảng 160.000 đồng/liều. Tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Để thuận tiện cho việc thăm khám và tiêm chủng, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất. ![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_7_dfe18e430c.jpg) *Đăng ký tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe toàn diện* Chú ý khi đi tiêm chủng đối với người lớn ----------------------------------------- Để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn, người đi tiêm cần tuân thủ các hướng dẫn sau: * Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng (nếu có). * Chia sẻ, cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại với bác sĩ trong quá trình thăm khám, sàng lọc, bao gồm: Các bệnh đã từng mắc, các bệnh đang mắc, loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị đang sử dụng; các loại thuốc hoặc vắc xin đã tiêm, uống trong vòng 4 tuần gần đây, các phản ứng của cơ thể trước đó khi tiêm thuốc hoặc vắc xin, cũng như bất kỳ phản ứng nào hoặc dị ứng đã xảy ra do các nguyên nhân khác... * Phụ nữ nên thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai. * Cân nhắc có người đi cùng nếu sức khỏe của bạn đang quá yếu. * Được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm để được chăm sóc, phát hiện và xử trí các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra. Vui lòng thông báo cho bất cứ nhân viên nào tại trung tâm tiêm chủng nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như: Buồn nôn, thở nhanh, ho khan, phát ban da,... * Tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu có sưng đau ở vị trí tiêm chích hoặc phản ứng khác, bạn nên liên hệ với trung tâm tiêm chủng hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được. phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời, tốt nhất. Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm, giúp giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí điều trị y tế và tỷ lệ tử vong. Kể từ khi vắc xin xuất hiện, được lưu hành, đã có rất nhiều bệnh nguy hiểm đã được ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả. Hay Vắc xin đã giúp Nhân loại sống Thọ hơn, và khỏe mạnh hơn. Do đó, bạn cần nắm bắt đầy đủ thông tin [các loại vắc xin cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html) và chủ động thực hiện lịch tiêm ngừa để phòng bệnh cho bản thân nói riêng cũng như thân nhân và cho toàn xã hội nói chung.
Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng
08/11/2023
Chủng ngừa Vắc xin là phương thức tạo miễn dịch chủ động để thu được miễn dịch đặc hiệu. Việc tiêm chủng vắc xin được dành cho mọi lứa tuổi, từ khi mới sinh ra cho tới người trưởng thành và người cao tuổi. Đặc biệt lứa tuổi nhỏ, thường được ưu tiên tiêm ngừa nhiều nhóm vắc xin để giúp em bé phòng tránh được các bệnh lý dễ lây nhiễm, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài cũng như ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ. Vắc xin phối hợp 6 bệnh trong 1 mũi tiêm (Vắc xin đa giá - Vắc xin 6 trong 1) thường được các bậc cha, mẹ lựa chọn. Vậy vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Chủng ngừa là quá trình một người được tao ra miễn dịch đặc hiệu, chủ động thông qua việc tiêm vắc xin nhằm chống lại các bệnh lý mà các kháng nguyên có trong thành phần vắc xin là đại diện. vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người được tiêm qua 3 cơ chế: Nhận diện, Hoạt hóa, và Hiệu quả (Đáp ứng) nhằm loại bỏ kháng nguyên - đại diện cho các căn nguyên gây bệnh, từ đó giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa, chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật đó. Từ khi triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc vào năm 1994, Việt Nam đã thành công loại trừ gần như hoàn toàn bệnh Bại liệt cũng như giảm được đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván... vắc xin 6 trong 1 ra đời với mục đích giảm thiểu số mũi tiêm so với tiêm chủng vắc xin từng bệnh đơn lẻ, mà vẫn đảm bảo tính sinh miễn dịch đặc hiệu, hiệu quả cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu vắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu qua bài viết sau. Vắc xin 6 trong 1 có thể phòng bệnh lý nào? ------------------------------------------- Trước khi giải đáp cho thắc mắc vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu một số bệnh lý mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng tránh được. Cụ thể: ### Viêm gan siêu vi B Theo Cục Y tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), nước ta có tỷ lệ mắc [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) cao, tỷ lệ dương tính HBsAg - (Hepatitis B surface Antigen) dao động từ 15 - 20% trên 1 số nhóm dân cư như phụ nữ mang thai, người hiến máu... Viêm gan vi rút B có đường lây bản chất là qua đường máu, cụ thể là lây truyền Mẹ - con, Tình dục, Tiêm chích, sử dụng máu và các chế phẩm máu bị nhiễm... Đặc biệt với đường lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, bú sữa mẹ, nếu trẻ không được thực hiện dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con thì nguy cơ em bé bị nhiễm và 90%, đưa đến khả năng tiến triển thành viêm gan mãn tính, xơ gan thậm chí là Ung thư gan sau này. Việc chích ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B là cực kì quan trọng cho việc phòng tránh lây nhiễm vi rút viêm gan B của trẻ cũng như cho cả cộng đồng. ![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_2_ca1435a580.jpg) *Vắc xin 6 trong 1 có thể phòng viêm gan siêu vi B* ### Bạch hầu [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, dịch tiết từ người nhiễm bệnh bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Các triệu chứng của bệnh là tình trạng nhiễm trùng, xuất hiện những giả mạc, mảng trắng ở vùng hầu họng, thanh quản và mũi, khiến trẻ không thở được và đồng thời độc tố của Bach hầu có thể gây ra biến chứng nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim, tỷ lệ tử vong từ 5% - 10%. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở họng, thanh quản, hạch dưới hàm. ### Ho gà Ho gà là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, dịch xuất tiết của người nhiễm... gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Một trong những triệu chứng nguy hiểm khi trẻ mắc ho gà (đặc biệt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi) là ngưng thở, ức chế trung tâm hô hấp, gây đe dọa tính mạng, ở trẻ lớn triệu chứng ho có thể kéo dài lên đến 100 ngày. Biến chứng khác của Ho gà: Viêm phổi, viêm tai giữa. Di chứng cơ học của ho nặng, đột ngột như: Xuất huyết dưới kết mạc mắt, nặng lên hay gây thoát vị thành bụng, thoát vị bẹn, thậm chí gãy xương sườn... rất hiếm gặp tai biến mạch não, co giật,… ### Bại liệt [Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường tiêu hóa bởi virus Polio. Virus này có thể xâm nhập vào các hạch bạch huyết, sau đó là vào hệ thần kinh trung ương, khiến cho các tế bào thần kinh vận động của vỏ não và các tế bào sừng trước tủy sống bị tổn thương, dẫn đến hội chứng liệt mềm. Bại liệt có thể liệt cơ hô hấp hoặc liệt tủy sống dẫn đến tử vong hoặc tàn tật suốt đời. ### Uốn ván Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, gây ra bởi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Vi khuẩn uốn ván tồn tại bền vững và lâu dài khi ở dạng Nha bào. Chúng xâm nhập qua các vết thương trên da, niêm mạc, khi mắc bệnh, bệnh nhân bị tấn công bởi cả nội độc tố và ngoại độc tố, biểu hiện bằng các triệu chứng đau và co cứng ưu thế các cơ duỗi, chính bởi vậy nên cơ thể bị uốn cong lên như "tấm ván", co giật toàn thân, bởi não và hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, dẫn đến ngưng thở, suy hô hấp và tử vong. ![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_3_6efab98128.jpg) *Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao* ### Viêm phổi và viêm màng não mủ do HiB Đây là bệnh do vi khuẩn Hib gây nên, lây qua đường hô hấp, dịch xuất tiết. Các bệnh phổ biến do Hib gây nên bao gồm: Viêm Phổi, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm khớp, Viêm mô tế bào... những căn bệnh này có thể gây tử vong cao cũng như để lại một số di chứng nặng nề như não úng thủy, tay chân yếu, chậm phát triển tâm thần vận động, giảm thính lực... Vắc xin 6 trong 1 có những ưu điểm gì? -------------------------------------- Nếu việc tiêm chủng phòng 6 bệnh trên được thực hiện từng mũi riêng lẻ sẽ khiến trẻ chịu gánh nặng số mũi tiêm, cũng như số lần hứng chịu thương tổn đau do tiêm và tiêu tốn thêm thời gian, chi phí của ba, mẹ, người thân những khi phải đưa bé tới nơi chủng ngừa. Quan trọng là việc được tiêm vắc xin sớm, kịp thời sẽ giúp em bé có được miễn dịch để phòng bệnh trong thời gian nhanh nhất. Với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong cuộc sống, các loại vắc xin đa giá như 3, 5 hay 6 vắc xin trong 1 mũi tiêm được ra đời. Tất cả những loại vắc xin này đều đã được chứng minh, kiểm nghiệm bằng dữ liệu, số liệu thông qua các nghiên cứu khoa học rất có giá trị là: An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh. Và việc phối hợp nhiều vắc xin trong 1 mũi tiêm có hiệu quả miễn dịch phòng bệnh tương đương với tiêm riêng lẻ từng mũi. Lợi ích rõ ràng của mũi vắc xin đa giá 6 trong 1 là giúp cho trẻ giảm được số lần tiêm từ 6 mũi xuống chỉ còn 1 mũi. Hiện nay vắc xin đa giá 5 trong 1 sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm phòng ngừa 5 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib và viêm gan B. Đây là vắc xin được miễn phí hoàn toàn và bạn có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa ở các trạm y tế, trung tâm y tế tại địa phương. Với vắc xin đa giá 6 trong 1 hiện được cung cấp tại các cơ sở dịch vụ tiêm chủng, đồng nghĩa với việc bạn phải trả phí. Cả 2 loại vắc xin trên đều có hiệu quả tạo miễn dịch phòng bệnh, nhưng vì thành phần kháng nguyên ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là vô bào (Vắc xin bất hoạt bán phần) còn trong vắc xin đa giá 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng là dạng bất hoạt toàn thể (Toàn tế bào) nên dường như các phản ứng sau tiêm của vắc xin dịch vụ trẻ sẽ gặp ít hơn. Vì vậy, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như sự thuận tiện mà cha mẹ có thể lựa chọn loại vắc xin giúp trẻ, để có phương án phù hợp và tốt nhất. Ngoài ra, khi đến tiêm chủng vắc xin 6 trong 1 tại các trung tâm, bạn sẽ được các bác sĩ chia sẻ thông tin, giải đáp, trao đổi, tư vấn cũng như lên lịch tiêm phối hợp với các vắc xin phòng bệnh khác như: Ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, Rotavirus,... để bảo vệ tốt hơn nữa giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác. ![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_0_ad8e579843.jpg) *Kháng nguyên ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là vô bào nên trẻ sẽ ít sốt hơn* Vắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu? -------------------------------- Trên thị trường hiện nay có 2 loại vắc xin 6 trong 1 là: * Vắc xin Infanrix Hexa: Được sản xuất tại Bỉ và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. * Vắc xin Hexaxim: Được sản xuất tại Pháp. Trẻ sơ sinh thực hiện tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 theo lịch tiêm như sau: * 3 mũi cơ bản lần lượt ở mốc tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Có thể chỉ định sớm nhất từ 6 tuần tuổi. * Mũi 4 tiêm nhắc lại khi trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi. Lưu ý: * Trong trường hợp mũi 3 tiêm trễ, lúc trẻ trên 12 tháng thì khoảng cách mũi nhắc tối thiểu với mũi 3 là 6 tháng. * Hoàn thành mũi nhắc trước 24 tháng tuổi. Trong trường hợp vì nhiều lý do mà tiêm chủng chưa đúng lịch thì cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm bù (đuổi) càng sớm càng tốt để đảm bảo tính sinh miễn dịch phòng bệnh. Trong tình huống bất khả kháng như hết loại vắc xin này, trẻ vẫn có thể tiếp tục tiêm mũi tiếp theo lịch với loại vắc xin khác mà có thành phần kháng nguyên tương đương, để đạt được hiệu quả miễn dịch phòng bệnh. Hiện nay, tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), trên toàn quốc, vắc xin đa giá Infanrix Hexa và Hexaxim 6 trong 1 có giá 1.020.000 VND, giá có thể thay đổi tùy thời điểm. Quy trình tiêm chủng vắc xin tại các trung tâm tiêm chủng Long Châu được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y Tế: Đảm bảo toàn bộ khách hàng được thăm khám sàng lọc, chỉ định, tiêm chủng và theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm. Đồng thời với phong cách phục vụ và cung cấp dịch vụ tốt nhất, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ làm thỏa mãn nhu cầu tiêm chủng vắc xin của mọi khách hàng. ![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_4_fbc281c757.jpg) *vắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu? Tại Long Châu, vắc xin 6 trong 1 có giá 1.020.000 VND* Thông qua chia sẻ của bài viết giúp chúng ta hiểu rõ hơn vắc xin đa giá 6 trong 1 phòng được những bệnh lý nào, cũng như biết được [vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-gia-bao-nhieu.html). Việc tiêm vắc xin đúng, đủ lịch, giúp kích thích cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu, chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân chúng ta nói riêng, cũng như thân nhân, gia đình và toàn bộ cộng đồng nói chung.
Giải đáp: Vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu?
08/11/2023
Từ khi vacxin 6 trong 1 có mặt trên thị trường, không ít các bậc cha mẹ đã tin tưởng lựa chọn loại vacxin này nhằm bảo vệ, phòng ngừa cho con của mình. Vậy vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? Cần lưu ý những gì sau khi tiêm chủng?
[ "Vacxin", "Tiêm chủng" ]
Để bảo vệ sức khỏe cho con em mình ngay từ khi sinh ra thì tiêm vacxin là điều không thể bỏ qua. Chỉ cần tiêm đủ số mũi theo phác đồ, vacxin có thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, vô cùng an toàn và tiện lợi, trong đó có vacxin 6 trong 1. Hãy cùng tìm hiểu vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi và lịch tiêm như thế nào qua bài viết sau. Tại sao trẻ cần được tiêm vacxin? --------------------------------- Để trả lời cho câu hỏi vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi, trước tiên ta cần tìm hiểu vì sao trẻ cần được tiêm chủng cũng như hiểu rõ hơn về sự hình thành miễn dịch khi tiêm chủng vacxin. Nguyên nhân trẻ em cần được tiêm chủng vacxin có thể kể đến như: * Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh thì trẻ dễ mắc bệnh hơn những trẻ lớn và người lớn. * Tiếp xúc không chọn lọc: Trẻ còn quá nhỏ nên không nhận biết được những yếu tố nguy cơ gây bệnh, không hạn chế tiếp xúc hay tiếp xúc những mầm bệnh từ môi trường xung quanh. * Một số [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) có xu hướng ngày càng tăng, làm cho trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều đặc biệt là những trẻ không được chủng ngừa. * Khả năng giải quyết một số bệnh của y học hiện đại còn hạn chế. ![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_0_950b0607aa.jpg) *Tiêm vacxin cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm* Cơ chế hoạt động của vacxin --------------------------- Vacxin là chế phẩm mang tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế, điều chế lại để đảm bảo độ an toàn cần thiết. Khi vacxin vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ không gây ra các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh mà sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch (kháng thể) chống lại tác nhân gây bệnh. Vacxin nâng cao khả năng kháng, chống lại bệnh tật của cơ thể. Khi vacxin được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch cơ thể sẽ xem vacxin là một vật lạ nên sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, tạo nên trí nhớ của hệ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân gây bệnh thật sự xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ sử dụng trí nhớ có được khi tiêm vacxin để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để tiêm vacxin đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tiêm vào đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng số lần tiêm và tiêm lặp lại theo đúng phác đồ, lịch tiêm chủng. Vacxin 6 trong 1 ngừa những bệnh nào? ------------------------------------- Vacxin 6 trong 1 là một loại vacxin phối hợp thế mới, có thể phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm như: ### Bạch hầu Tác nhân gây bệnh [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) chính là vi khuẩn hiếu khí gram dương Corynebacterium diphtheriae, gây ra nhiễm trùng cấp tính ở trẻ với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, khàn tiếng, ho, xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà bám chặt, lan nhanh ở vòm hầu, mũi, tuyến hạnh nhân,… ### Ho gà Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis và đối tượng thường mắc phải là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng. Triệu chứng viêm long đường hô hấp kéo dài, ho thành từng cơn, mỗi cơn dài 15 - 20 tiếng ho liên tiếp, có thể gây ngưng thở, tím tái do thiếu oxy. ![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_2_d5b762eec9.jpg) *Vacxin 6 trong 1 phòng ngừa được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh* ### Uốn ván Tác nhân gây bệnh chính là Clostridium gây triệu chứng là những cơn co cứng, cứng hàm gây há miệng khó khăn, cứng cơ nhai, cơ cổ, những cơn co cứng khi bị kích thích bởi ánh sáng hay tiếng động mạnh. ### Bại liệt Tác nhân chính gây bệnh là virus đường ruột Polio chủ yếu lây qua đường phân miệng, gây triệu chứng nguy hiểm như liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp, mất vận động ở chân, tay, lưng. ### Viêm gan B Tác nhân chính gây bệnh là virus HBV. Triệu chứng của bệnh không điển hình và diễn tiến rất thầm lặng, gây tổn hại gan một cách từ từ và sẽ có những đợt bùng phát cấp sau này. ### Các bệnh gây ra bởi HiB Tác nhân chính là vi khuẩn gram âm Haemophilus influenzae type B gây ra các bệnh như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? ------------------------------ Hiện nay vacxin 6 trong 1 có hai loại là Infanrix Hexa được sản xuất tại Bỉ (loại phổ biến và thường được sử dụng ở Việt Nam) và Hexaxim được sản xuất tại Pháp. Theo phác đồ hiện tại, lịch tiêm chủng vacxin 6 trong 1 như sau: * **Gồm 3 mũi chính:** Trẻ sẽ tiêm lần lượt ở 2, 3, 4 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là một tháng tuổi. * **Mũi nhắc lại (mũi thứ 4):** Trẻ sẽ được tiêm ở 16 - 18 tháng tuổi. Vacxin 6 trong 1 là vacxin dành cho trẻ có độ tuổi từ 2 - 24 tháng tuổi, vì thế nên hoàn thành phác đồ tiêm trước 24 tháng tuổi để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Nếu bạn đang có ý định tiêm chủng loại vacxin này cho trẻ thì có thể tham khảo tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), cả hai loại vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa và Hexaxim được cung cấp với giá 1.020.000 VND. Giá này có thể dao động tùy theo thời điểm cụ thể. ![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_3_27de97a556.jpg) *Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi là thắc mắc của nhiều phụ huynh* Các lưu ý khi tiêm chủng vacxin 6 trong 1 ----------------------------------------- Các trường hợp chống chỉ định: * Trẻ có tiền sử sốc và phản ứng nặng sau khi tiêm vacxin lần trước (có cùng thành phần). * Trẻ có tình trạng suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,... * Trẻ bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay HIV). * Các chống chỉ định khác nhau do nhà sản xuất đưa ra theo từng loại vacxin. Các trường hợp tạm hoãn tiêm vacxin: * Trẻ mắc các bệnh cấp tính, nhiễm trùng cấp tính. * Trẻ sốt cao hoặc trẻ bị hạ thân nhiệt. * Trẻ đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị trong vòng 14 bằng thuốc [Corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html). * Trẻ có cân nặng dưới 2000g. Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để trả lời cho thắc mắc [vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-tiem-may-mui-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem-chung.html). Qua bài viết trên, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về vai trò vacxin nói chung và vacxin 6 trong 1 nói riêng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuân thủ tiêm đúng và đủ số mũi theo lịch tiêm chủng sẽ giúp việc phòng bệnh hiệu quả tốt hơn.
Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? Một số lưu ý sau khi tiêm chủng
07/11/2023
Vắc xin hoạt động bằng cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu nhằm khu trú, tiêu diệt, và thải loại tác nhân gây bệnh. Qua đó, vắc xin giúp người được tiêm ngừa không bị nhiễm bệnh, hoặc nếu nhiễm sẽ giảm gánh nặng, cũng như tử vong do bệnh tật gây ra. Hiện nay, Vắc xin được bào chế theo những phương cách khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vắc xin được bào chế dạng bất hoạt và có nên tiêm vắc xin bất hoạt hay không?
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng" ]
Vắc xin (vắc-xin) bất hoạt được sử dụng để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm thường gặp nguy hiểm. vắc xin bất hoạt là gì? ----------------------- Vắc xin ([Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html)) bất hoạt là sản phẩm của quá trình sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus, trong môi trường thích hợp. Sau khi vi sinh vật đã phát triển, trưởng thành hoàn toàn, chúng ta sử dụng các phương pháp như: Nhiệt độ, hóa chất hoặc tia xạ để tiêu diệt, suy yếu nhằm làm cho các tác nhân gây bệnh trở nên không hoạt động (dạng bất hoạt). Mặc dù ở trạng thái bất hoạt chúng vẫn bao gồm nhiều thành phần có khả năng kích thích, sinh miễn dịch. Khi vào cơ thể, kháng nguyên từ các tác nhân gây bệnh này sẽ được các tế bào trình diện kháng nguyên (APC - *Antigen Presenting Cell* ) nhận diện và đưa đến các hạch bạch huyết. Trong quá trình vận chuyển này, các tác nhân gây bệnh sẽ được enzyme phân cắt thành các đoạn peptide, được gọi là epitope. Các epitope này sẽ kết hợp với phân tử MHC (M*ajor Histocompatibility Complex) -* Phức hợp phù hợp tổ chức chính *-* để tạo thành phức hợp peptide-MHC trên bề mặt của các tế bào miễn dịch. ![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_e0e8c3f139.jpg) *Vắc xin bất hoạt là sản phẩm của quá trình sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh* Sau đó, phức hợp này sẽ được tế bào T ở hạch bạch huyết nhận diện thông qua thụ thể tế bào T, từ đó kích thích phản ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên thông qua miễn dịch dịch thể tạo kháng thể hoặc miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình này tạo ra "Tính nhớ miễn dịch" giúp cơ thể chuẩn bị để đối phó với mầm bệnh cụ thể đó trong tương lai một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Phân loại vắc xin bất hoạt -------------------------- Để tạo ra vắc xin bất hoạt, chúng ta tiến hành nuôi cấy virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác trong điều kiện thích hợp nhằm giúp chúng phát triển, trưởng thành tốt nhất, sau đó sử dụng hóa chất hoặc nhiệt độ để làm cho chúng trở nên bất hoạt (Tiêu diệt hoặc giảm độc lực). Bằng các công nghệ, tiến hành tách lấy cả một vi sinh vật hoặc một phần của tác nhân gây bệnh để tạo ra vắc xin. Có 2 loại chính của vắc xin bất hoạt đó là: ### Vắc xin bất hoạt toàn thể (Toàn tế bào) Quy trình sản xuất loại vắc xin này diễn ra như sau: Tác nhân gây bệnh được nuôi cấy cho đến khi phát triển, trưởng thành hoàn chỉnh. Sau đó, sử dụng hóa chất hoặc nhiệt độ tác động để làm cho chúng trở nên bất hoạt. Khi đó tác nhân gây bệnh không còn khả năng gây bệnh nhưng vắc xin vẫn kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu nhằm ngăn ngừa bệnh. Do không phải là loại vắc xin sống, vắc xin này thường an toàn và có thể sử dụng cho những người có [hệ miễn dịch suy giảm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, việc tiêm nhắc là cần thiết. Một số ví dụ về loại vắc xin bất hoạt phổ biến bao gồm: Vắc xin tả, bại liệt, cúm, viêm gan A, thương hàn, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), dại. ![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_1_4cea8ccc5e.jpg) *vắc xin bất hoạt hiện đang có 2 loại chính* ### Vắc xin dưới đơn vị (Tiểu đơn vị) Vắc xin dưới đơn vị, tương tự với vắc xin bất hoạt toàn thể, không chứa tác nhân gây bệnh sống, đảm bảo an toàn và loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng là vắc xin dưới đơn vị chỉ bao gồm một phần của vi sinh vật gây bệnh nhưng vẫn chứa các thành phần kháng nguyên cần thiết để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu. Do đó, quy trình sản xuất vắc xin dưới đơn vị phức tạp hơn, đòi hỏi các công nghệ bào chế phải thực hiện các quy trình chính xác để xác định lượng kháng nguyên cần thiết, đủ để kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin dưới đơn vị có thể được chia thành một số dạng khác nhau, bao gồm: Vắc xin dưới đơn vị liên hợp, vắc xin dưới đơn vị có bản chất protein và vắc xin polysaccharide. Một số ví dụ về các loại vắc xin dưới đơn vị phổ biến bao gồm: Vắc xin phòng viêm gan B, [vắc xin phòng phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu, [vắc xin phòng HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-hoat-dong-nhu-the-nao-vac-xin-hpv-tiem-may-mui.html) và vắc xin phòng zona. Đánh giá về vắc xin bất hoạt ---------------------------- Tính an toàn: Vắc xin bất hoạt được bào chế từ tác nhân gây bệnh không hoạt động cho nên đảm bảo tính an toàn, đồng thời vắc xin đảm bảo tính KHÔNG thể gây bệnh. Cũng bởi vậy nên vắc xin này còn được sử dụng cho những người có hệ miễn dịch suy giảm mắc phải hoặc nguyên phát. Tính hiệu quả: Những vắc xin được bào chế dạng bất hoạt đều có tính sinh miễn dịch thông qua hai con đường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, tuy nhiên ưu thế chủ yếu theo con đường miễn dịch dịch thể, nghĩa là tạo ra kháng thể đặc hiệu. Chính vì vậy, nên vắc xin được bào chế dạng bất hoạt, thường phải tiêm nhắc lại. Ngày nay, nhiều vắc xin bất hoạt được bào chế bằng các công nghệ mới, hiện đại, như cộng hợp với các thành phần mà tính sinh miễn dịch tốt, bền vững đã giải quyết được vấn đề trên. Vắc xin Phế cầu cộng hợp, Viêm màng não do não mô cầu cộng hợp,... là những ví dụ cụ thể. ![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_2_25a1e0fad0.jpg) *Như các loại vắc xin khác, vắc xin bất hoạt cũng có ưu nhược điểm nhất định* Vắc xin bất hoạt chứa các thành phần là toàn bộ hay 1 phần của vi sinh vật đã không còn khả năng hoạt động gây bệnh , nên điều kiện bảo quản, lưu trữ, vận chuyển không cần nghiêm ngặt như với các vắc xin khác. Điều này giúp vắc xin bất hoạt có thể vận chuyển đến những vùng khó tiếp cận, thiếu trang thiết bị bảo quản hiện đại. Tuy vậy, các cơ sở, công ty bào chế, vận hành, sản xuất vắc xin lại đòi hỏi nghiêm ngặt về các tiêu chí của "An toàn sinh học" trong quá trình nuôi cấy, phát triển vi sinh vật. Có nên tiêm vắc xin bất hoạt hay không? --------------------------------------- Trong danh sách các loại vắc xin, vắc xin bất hoạt được coi là loại vắc xin an toàn và phù hợp cho mọi khách hàng bao gồm: Trẻ em, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc phải hoặc nguyên phát. Vắc xin bất hoạt có rất nhiều ưu điểm và đang được sử dụng rộng rãi. Tất cả các loại vắc xin trải qua quá trình tiến hành rất nhiều nghiên cứu lâm sàng có giá trị khoa học rất cao, đánh giá, kiểm tra, bởi các cơ quan quản lý, chuyên môn cực kỳ khắt khe, nghiêm ngặt để đảm bảo tính An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh. Các vắc xin bất hoạt phải được cấp phép trước mới được đưa vào sản xuất, sử dụng. Quá trình đánh giá về tính An toàn, hiệu quả... còn được tiếp tục ghi nhận, đánh sau khi lưu hành. Tuy nhiên, vì vắc xin là một chế phẩm sinh học, nên khi tiêm vắc xin, có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây tổn hại về sức khỏe lâu dài. Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin bao gồm: * Phản ứng tại chỗ như: Sưng, đau, nóng hoặc đỏ tại vị trí tiêm. * Phản ứng toàn thân như: Sốt, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), chán ăn,... * Rất hiếmxảy ra các biến cố nặng sau khi tiêm chủng, ví dụ như: Sốt cao khó kiểm soát, phản ứng phản vệ như khó thở, co giật, tím tái, li bì, mày đay diện rộng và nhanh,... Tất cả những biến cố này cần được chẩn đoán, xử trí kịp thời để tránh tổn hại đến sức khỏe của người được tiêm. ![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_3_a133a46d20.jpg) *Đa số phản ứng phụ vắc xin bất hoạt thường chỉ là những hiện tượng nhẹ* Với thông tin được chia sẻ trên về vắc xin bất hoạt đã giúp bạn hiểu chi tiết thêm về cách thức bào chế, hoạt động của loại vắc xin này trong việc ngăn ngừa, phòng bệnh. Hiện nay, tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc là những cơ sở đảm bảo cung cấp dịch vụ tiêm chủng có chất lượng tốt nhất, với đội ngũ chuyên gia, bác sỹ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, phục vụ tận tình, chu đáo. Các bậc cha mẹ có thể yên tâm lựa chọn để tiêm chủng cho con em mình cũng như cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra bạn có thể đặt câu hỏi hay đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được tư vấn chuyên sâu hơn. Xem thêm: * [*Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html) * [*Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html) * [*Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html)
Vắc xin bất hoạt là gì? Có nên tiêm hay không?
07/11/2023
Hiện nay, vắc xin Menactra đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cho mục đích phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Loại vắc xin này được đánh giá khá cao và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ đối mặt với các biến chứng bệnh nguy hiểm. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại vắc xin này.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "phòng bệnh" ]
Vắc xin Menactra được sử dụng để khuyến nghị việc xây dựng miễn dịch tự nhiên và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng do Neisseria meningitidis (vi khuẩn gây viêm màng não) các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra, như các bệnh: Nhiễm trùng máu, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html)… Bệnh viêm màng não mô cầu là bệnh gì? ------------------------------------- [Viêm màng não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra thông qua đường hô hấp. Bệnh này thường tái phát trong cả năm, tuy nhiên, có thể lan rộng vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân dựa trên dữ liệu từ Viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết tỷ lệ mắc bệnh là 2.3 trên mỗi 100,000 người. Não mô cầu hiện được chia thành 4 nhóm chính là: A, B, C và D. Trong số đó, não mô cầu nhóm A là thường thấy nhất tại nước ta. Ngoài ra, còn có những nhóm huyết thanh khác có thể gây bệnh này, bao gồm: W-135, X, Y và Z mặc dù có ít độc lực hơn nhưng nhóm vi khuẩn này vẫn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Rất may, bệnh viêm màng não mô cầu có thể hoàn toàn điều trị nếu được phát hiện kịp thời và tiếp cận điều trị đúng cách, với tỷ lệ khỏi bệnh thường dao động từ 85% đến 95%. ![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_daf54db67b.jpg) *Vắc xin Menactra được đánh giá cao trong việc phòng bệnh viêm màng não mô cầu* Tổng quan vắc xin Menactra -------------------------- Vắc xin Menactra, sản xuất bởi hãng [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) hàng đầu thế giới tại Mỹ. Vắc xin Menactra có khả năng bảo vệ khỏi cả bốn nhóm huyết thanh gây bệnh A, C, Y và W-135, được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng và người lớn dưới 55 tuổi. Phác đồ tiêm như sau: * Cho trẻ từ 9 đến 23 tháng tuổi: Tiêm 2 liều vắc xin cách nhau ít nhất 3 tháng. * Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn dưới 55 tuổi: Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất. * Đối với nhóm người trong độ tuổi từ 15 đến 55 có nguy cơ cao mắc bệnh, có thể được đề xuất tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 4 năm kể từ mũi tiêm trước đó. Vắc xin Menactra được khuyến nghị tiêm bắp, ưu tiên là vào mặt trước - bên ngoài của đùi hoặc khu vực cơ delta, tùy thuộc vào độ tuổi và khối cơ của người tiêm. Không tiêm Menactra vào tĩnh mạch hoặc dưới da và trong da. Vắc xin cần được lưu trữ ở khoảng nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C và không được phép đông băng. Khoảng cách tiêm giữa vắc xin Menactra và các loại vắc xin khác --------------------------------------------------------------- * Các loại [Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html), 5in1, 4in1 hoặc DPT có thể tiêm cùng ngày hoặc nếu tiêm 4 loại vắc xin đó trước, thì khuyến khích chờ ít nhất 6 tháng trước khi tiêm vacine Menactra. Nếu đã tiêm vắc xin Menactra trước, không có hạn chế về thời gian cho việc tiêm 4 loại vắc xin kia. * Cách thời gian giữa mũi tiêm VA - Mengoc - BC nên ít nhất là 2 tháng. * Khi tiêm vắc xin Prevenar 13, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm Prevenar 13 trước khi tiêm Menactra, với khoảng cách ít nhất là 1 tháng. * Trẻ dưới 18 tuổi không nên tiêm cùng ngày cả vắc xin Typhim và Menactra. Vắc xin Menactra mang nhiều ưu điểm quan trọng, không chỉ bảo vệ khỏi nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh hơn, mà còn cho phép tiêm phòng sớm ở trẻ, giúp xây dựng miễn dịch từ sớm. Ngoài ra, nó được đánh giá là an toàn hơn với ít tác dụng phụ. Lịch tiêm phòng dễ dàng ghi nhớ và đặc biệt hiệu quả với mức độ bảo vệ cao hơn, bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm do cả 4 nhóm vi khuẩn A, C, Y và W-135 gây ra. ![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_1_ad55e0fd5c.jpg) *Cần chú ý khoảng cách tiêm giữa vắc xin Menactra và các loại vắc xin khác* Tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin Menactra ------------------------------------------------------ Sau khi tiêm vắc xin Menactra để phòng ngừa bệnh, thường xuất hiện những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không đòi hỏi điều trị đặc biệt. Đây là biểu hiện của sự phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và có thể bao gồm: * Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi: Có thể có triệu chứng như nhạy cảm ở vị trí tiêm và một số biểu hiện cáu kỉnh. * Trẻ từ 2 tuổi đến 10 tuổi: Các triệu chứng thường bao gồm đau tại vị trí tiêm, cáu kỉnh, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), thay đổi trong thói quen ngủ và cảm thấy [chán ăn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chan-an-1011.html). * Người từ 11 tuổi đến 55 tuổi: Có thể xuất hiện đau tại vị trí tiêm, đau đầu và cảm giác [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html). Các phản ứng sau tiêm này có thể xảy ra trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng. Chống chỉ định vắc xin Menactra ------------------------------- * Người đã từng phản ứng quá mẫn toàn bộ đối với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bất kể là sau một lần tiêm vắc xin này hoặc một loại vắc xin khác chứa cùng một thành phần trước đây. * Người được chẩn đoán mắc [hội chứng Guillain-Barré](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) (GBS) và những người có tình trạng nhạy cảm bất thường hoặc liệt, do có nguy cơ cao hơn bị GBS sau khi tiêm Menactra. Trước khi quyết định sử dụng vắc xin, cần xem xét cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tiềm tàng. * Người đang trong tình trạng sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc đang trong quá trình tiến triển của một phản ứng dị ứng. * Mặc dù hiếm khi xảy ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau liều tiêm đầu tiên, cần ngưng việc tiêm liều thứ hai. ![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_2_08f3b23f8f.jpg) *Chống chỉ định Vắc xin Menactra cho người bị sốt* Cẩn trọng khi sử dụng vắc xin Menactra -------------------------------------- * Trong trường hợp phụ nữ [mang thai,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm vắc xin Menactra. Việc này cần được xem xét một cách cẩn trọng và chỉ nên thực hiện nếu thật sự cần thiết. * Luôn phải sẵn sàng thiết bị và phác đồ để ứng phó với các tình huống sốc phản vệ sau khi tiêm. * Các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm, thiếu hụt bổ thể, hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không phản ứng đầy đủ với vắc xin. Cần xem xét cẩn thận việc sử dụng vắc xin đối với nhóm người này. * Tương tự như với tất cả các vắc xin tiêm bắp cơ khác, cần thận trọng khi sử dụng vắc xin này cho người bị giảm tiểu cầu hoặc có rối loạn đông máu, do có thể gây ra tình trạng chảy máu sau khi tiêm. Tiêm vắc xin Menactra ở đâu? ---------------------------- Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là địa chỉ đáng tin cậy chuyên về dịch vụ tiêm chủng, cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất và nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu, bao gồm: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên môn cao, đảm bảo quá trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho mọi người. Hiện giá tiêm chủng vắc xin Menactra tại trung tâm tiêm chủng Long Châu khoảng 1.250.000VND và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Để thuận tiện cho việc thăm khám và tiêm chủng, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất. ![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_3_54e4dde310.jpg) *Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa điểm tiêm phòng vắc xin Menactra đáng tin cậy* Trên đây là những thông tin mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ về [vắc xin Menactra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-menactra-giup-phong-benh-viem-mang-nao-mo-cau.html) để giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này cũng như đối tượng nên tiêm, lịch trình tiêm phù hợp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy theo dõi tình trạng sau tiêm của bạn hoặc người thân để phát hiện kịp thời bất thường, và nhờ sự can thiệp của chuyên viên tiêm chủng để được xử lý y tế đúng đắn. Xem thêm: [Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) [Giá vắc xin viêm màng não mô cầu ACYW bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vac-xin-viem-mang-nao-mo-cau-acyw-bao-nhieu-58358.html)
Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu
08/11/2023
Bệnh thủy đậu là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới và có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vacxin chính là cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất. Trong bài viết này sẽ chia sẻ về vacxin Varilrix - loại vacxin thủy đậu duy nhất có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "thủy đậu" ]
Việc đưa vacxin phòng bệnh thủy đậu vào chương trình tiêm chủng quốc gia đã làm giảm gánh nặng bệnh thủy đậu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết này sẽ trình bày tổng quan về bệnh, các loại vacxin ngừa bệnh thủy đậu phổ biến được sử dụng ở Việt Nam và cũng như các đơn vị tiêm chủng uy tín. Tổng quan về bệnh thủy đậu -------------------------- [Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (hay còn gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan qua đường hô hấp, dịch tiết,... do virus Herpes loại 3 - Varicella-zoster gây ra. Ở Việt Nam, bệnh thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm và tỷ lệ lây nhiễm toàn cầu là trên 90%. ### Tìm hiểu sơ lược về virus Varicella-zoster Virus Varicella-zoster là một loại virus Herpes tuýp 3, hướng thần kinh phổ biến ở người. Nó là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiên phát dẫn đến bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus nằm trong Hạch cảm giác và khi sức đề kháng suy yếu thì nó tái hoạt động nhiễm trùng gây ra [bệnh Zona thần kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-bi-zona-than-kinh-la-gi-va-cach-phong-ngua.html) (hay còn gọi là Herpes zoster - Giời leo). Bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn người lớn, nhưng vẫn không loại trừ trường hợp người trưởng thành mắc bệnh. Một khi người trưởng thành mắc bệnh có thể bệnh nặng hơn ở trẻ. Trong khi đó, bệnh Zona thì thường xuất hiện ở người già hay người bị suy giảm miễn dịch. Nó là loại virus duy nhất ở người có khả năng nhân lên trong động mạch não và gây ra bệnh mạch máu. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh [mất trí nhớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-tri-nho-850.html) thông qua tái hoạt động virus bằng cách tích tụ các mảng amyloid, phát triển đám rối sợi thần kinh, từ đó gây chết tế bào não. ![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_2_2ce0690528.png) *Cấu trúc virus Varicella-zoster* ### Con đường lây truyền Thủy đậu lây lan qua giọt bắn (ho, hắt hơi) của người bệnh trong không khí hoặc lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với dịch mụn nước truyền nhiễm. Thời gian ủ bệnh thông thường là 10 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu cho đến khi phát bệnh thủy đậu. Bệnh nhân thủy đậu có khả năng lây nhiễm từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban và khả năng lây nhiễm kéo dài cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy hoàn toàn. ![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_3_83a4600038.png) *Thủy đậu lây truyền qua không khí và tiếp xúc* ### Triệu chứng của bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu thường biểu hiện ở mức độ nhẹ nhưng vẫn có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Sốt và phát ban đỏ ngứa là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Nốt ban đỏ có kích thước lớn dần cỡ hạt đậu phát triển thành các nốt sẩn, mụn nước trong, mụn mủ vàng và đóng vảy. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh có thể kèm theo có các triệu chứng như mệt mỏi, viêm họng và đau đầu kéo dài từ 5 đến 7 ngày. ![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_4_27b94cdf8e.jpeg) *Các triệu chứng của bệnh thủy đậu* Hầu hết các trường hợp thủy đậu nặng xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch như bệnh ung thư, người ghép tạng hoặc tủy xương, bệnh tự miễn dịch, HIV/AIDS, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai (có thể lây cho thai nhi trong bụng mẹ) và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như [nhiễm trùng máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html), viêm phổi, viêm não và nhiễm trùng da. Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho thai nhi như bệnh về thần kinh, bệnh về mắt và thiểu sản chi,... Tìm hiểu các loại vacxin phòng bệnh thủy đậu -------------------------------------------- Phương pháp hiệu quả nhất hiện nay để phòng thủy đậu chính là tiêm vacxin theo lịch. Vacxin thủy đậu được giới thiệu lần đầu tiên là vacxin thủy đậu sống giảm độc lực chủng Oka. Cho đến nay, nhân loại đã phát minh ra nhiều loại vacxin thủy đậu khác nhau, trong đó có 3 loại được sử rộng rãi trên thị trường Việt Nam và trên toàn cầu là: * **Vacxin Varilrix** được phát triển bởi GlaxoSmithKline - công ty dược phẩm hàng đầu thế giới của Anh và sản xuất ở Bỉ. * **Vacxin Varivax** được phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ) và sản xuất tại Mỹ. * **Vacxin Varicella** được cung cấp bởi công ty Chữ thập Xanh (Green Cross) của Hàn Quốc. Trong đó, Varilrix là loại vắc xin thủy đậu đầu tiên được bán trên thị trường, được bào chế ở dạng bột đông khô. Hiệu quả của vacxin Varilrix ---------------------------- Cho đến nay, trẻ em được tiêm hai liều vacxin thủy đậu đã cho thấy hiệu quả trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch với virus Varicella-zoster giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tự nhiên trong ít nhất vài thập kỷ. Tương tự như các loại vacxin chủng Oka khác, Varilrix được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo miễn dịch tốt ở cả trẻ em và người lớn bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) và người có hệ miễn dịch bình thường. Tiêm chủng định kỳ cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi bằng vacxin thủy đậu sống giảm độc lực đã được chứng minh làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và các biến chứng nặng do thủy đậu ở trẻ được tiêm chủng. Vacxin Varilrix là vacxin duy nhất tại Việt Nam được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi, trong khi các loại khác từ 12 tháng tuổi mới có thể tiêm. Lịch tiêm vacxin Varilrix như sau: * Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi có thể tiêm mũi 1 và sau ít nhất 3 tháng tiến hành tiêm mũi 2. * Trẻ từ 13 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng. ![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_5_1fed37bf0e.jpeg) *Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhất* Tiêm vacxin Varilrix ở đâu? --------------------------- Việc lựa chọn đơn vị tiêm chủng rất quan trọng, bạn nên chọn những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng vacxin. Tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc là một lựa chọn không thể bỏ qua. Tại đây, các loại vắc xin luôn được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Quy trình vận chuyển và lưu trữ cho đến tay khách hàng luôn đảm bảo điều kiện bảo quản nghiêm ngặt của vacxin. Nhân viên y tế thực hiện tiêm chủng cho khách hàng đã được cấp chứng nhận an toàn tiêm chủng. Bên cạnh đó, Long Châu còn cung cấp đa gói tiêm chủng với nhiều mức giá ưu đãi cho từng lứa tuổi hay tiêm chủng theo nhóm, gia đình. Với vacxin Varilrix tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, giá cả sẽ dao động trong khoảng 920.000 đồng. ![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_6_7c35f0902f.png) *Lựa chọn Long Châu - lựa chọn an tâm* Quy trình tiêm vacxin Varilrix ------------------------------ Trước khi tiêm, bạn sẽ được khám sức khỏe sàng lọc và cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh cho nhân viên y tế để xem xét có đủ điều kiện tiêm chủng hay không và được tư vấn về loại vacxin phù hợp nhất với lứa tuổi, nhu cầu của bạn. Nếu bạn không thuộc diện chống chỉ định tiêm Varilrix thì nhân viên y tế tiến hành thực hiện tiêm chủng theo quy trình chuẩn của Bộ Y Tế nói chung và của từng đơn vị tiêm chủng nói riêng. Sau khi tiêm vacxin Varilrix, bạn sẽ được theo dõi khoảng 30 phút tại trung tâm, đơn vị tiêm chủng đểphát hiện và xử trí bất cứ phản ứng sau tiêm nào có thể xảy ra như sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, thậm chí các phản ứng nặng như co giật, li bì, khó thở,... Sau khi về nhà, bạn có thể cảm thấy đau nhức chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, sốt, phát ban do vacxin,... Bạn không cần quá lo lắng vì đây có thể chỉ là các dấu hiệu, triệu chứng sau tiêm thường gặp, thường bình phục hoàn toàn sau 1 hay vài ngày. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ với trung tâm tiêm chủng hoặc tổng đài để được hỗ trợ kịp thời và tốt nhất. Cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu là chủng ngừa bằng vacxin thủy đậu [Varilrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varilrix-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau-som-cho-tre.html). Thực hiện chủng ngừa đúng lịch sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho mỗi chúng ta với bệnh thủy đậu nói riêng và các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc xin khác nói chung. Đồng thời với việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu được thực hiện tốt, cũng sẽ tạo ra Miễn dịch cộng đồng để cùng chung tay tiến tới xóa bỏ căn bệnh thủy đậu.
Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ
07/11/2023
Các bệnh do HIB gây ra nằm ở đường hô hấp trên (phổi và phế quản) khá nguy hiểm và dễ lây lan nhất ở nhóm đối tượng trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi khi chưa tiêm vacxin phòng ngừa bệnh.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "viêm màng não", "Bệnh viêm phổi ở trẻ em" ]
Vi khuẩn HIB thuộc nhóm vi khuẩn nguy hiểm và dễ lây lan hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi,... cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu không được tiêm chủng phòng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể hơn để giúp bạn đọc hiểu hơn về mức độ nguy hiểm cũng như các bệnh do HIB gây ra, mọi người cùng xem qua để chủ động bảo vệ con trước các biến chứng do bệnh gây ra nhé! Mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HIB đối với cơ thể con người ---------------------------------------------------------- Vi khuẩn HIB xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ khi trẻ hít phải những giọt nước bọt từ người bệnh trong không khí, hơn nữa các triệu chứng ban đầu của bệnh do HIB gây ra thường không rõ ràng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ lây lan trong cộng đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm do HIB gây ra như viêm màng não, viêm phổi,... Trong đó bệnh [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do HIB gây ra có đến hơn 30% để lại di chứng vĩnh viễn cho não bộ gây rối loạn tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thêm nữa đứa trẻ đã từng mắc bệnh do HIB gây ra thì cũng có khả năng sẽ tái nhiễm thêm một lần nữa hoặc gây biến chứng. Vì thế việc thực hiện tiêm ngừa bệnh do HIB cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất. ![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_1_c593f9415d.jpg) *Hình dạng của vi khuẩn HIB - nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về hô hấp* Vi khuẩn HIB gây ra các bệnh lý nào? ------------------------------------ Trước khi có vacxin phòng ngừa vi khuẩn HIB thì đây chính là nỗi ám ảnh hàng đầu đối với nhóm trẻ dưới 4 tuổi khi gây ra căn bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Trong đó có thể kể đến các bệnh có độ phát nhanh do vi khuẩn HIB gây ra như: * Viêm màng não; * Viêm nắp thanh quản; * [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html); * Viêm mô tế bào thường ở mặt; * Viêm xương và khớp. Nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh do HIB nhất ------------------------------------------ Bên cạnh nhóm trẻ em dưới 4 tuổi thì có thêm những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh như: * Người mắc các bệnh khác như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. * Người bị nhiễm HIV/AIDS. * Người đang ghép tủy hoặc điều trị ung thư. ![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_2_d142f2525a.jpg) *Trẻ em dưới 4 tuổi thuộc nhóm đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh do HIB* Biểu hiện phổ biến nhận diện bệnh do vi khuẩn HIB ------------------------------------------------- Trong các bệnh lý nguy hiểm mà HIB gây ra thì viêm màng não, viêm phổi, viêm tủy xương và viêm nắp thanh quản là phổ biến và dễ tiến triển nặng nhất rơi vào nhóm trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là từ 4 tháng đến 18 tháng tuổi. Càng nguy hiểm hơn khi bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, chỉ đến khi trở nặng thì bố mẹ mới phát hiện thì lúc này trẻ đã đứng trước nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng khó lường. Những trường hợp trẻ có kèm theo các triệu chứng thì các dấu hiệu sẽ cụ thể như sau: * **Viêm màng não:** Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, phát sốt và có dấu hiệu rối loạn về ý thức, cảm xúc. * **Viêm tủy xương:** Có triệu chứng sưng, viêm và đau ở phần xương. * **Viêm phổi:** Trẻ bị hành sốt, ớn lạnh, hơi thở gấp, suy hô hấp và ho lõm lồng ngực. * **Viêm nắp thanh quản:** Có dấu hiệu khó thở, chảy nước dãi, sốt cao và bứt rứt. Nhận biết được [vi khuẩn HIB nguy hiểm thế nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html), khi thấy con bắt đầu có các biểu hiện trên thì các bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức trước khi bệnh trở nặng. Bệnh được chẩn đoán và điều trị bằng cách nào? ---------------------------------------------- Nếu nghi ngờ cơ thể nhiễm vi khuẩn HIB thì nên thăm khám ngay lập tức để có chẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ bằng cách dựa vào các triệu chứng trên cơ thể hoặc thực hiện một số xét nghiệm để tìm vi khuẩn như máu hoặc dịch não tủy. Song song với đó, cách điều trị những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn HIB cũng được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu như Cotrimoxazol, Ampicillin,... Có thể phòng ngừa các bệnh do HIB gây ra bằng vacxin nào? --------------------------------------------------------- Như đã đề cập, các bệnh do HIB có tính lây lan rất nhanh qua đồ vật, đồ chơi mà trẻ thường cầm nắm hoặc ngậm, do đó bên cạnh việc vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ thì các bố mẹ cần phải chủ động phòng ngừa bệnh viêm màng não do HIB gây ra bằng cách tiêm phòng vacxin cho con. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có [vacxin 6 trong 1 ngừa các bệnh do HIB gây ra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) từ Pháp và Bỉ dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi có thể kể đến như viêm gan B, bệnh viêm phổi, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, ho gà và viêm màng não. Hiện tại, giá vắc xin là 1.020.000đ và có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Việc tiêm chủng chủ động chính là cách điều trị tốt nhất trước khi các triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị nhập khẩu và cung cấp các loại vacxin mới nhất từ các nhà sản xuất trên thế giới, đến với Long Châu khách hàng có thể tùy ý lựa chọn các dịch vụ tiêm ngừa theo nhu cầu như tiêm lẻ, tiêm theo gói, đặt vacxin online,... ![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_3_e8a648a133.jpg) *Lựa chọn tiêm ngừa các bệnh do HIB gây ra tại trung tâm tiêm chủng Long Châu* Nhóm đối tượng trẻ em dưới 4 tuổi thường có nguy cơ cao mắc [các bệnh do HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-benh-do-hib-gay-ra-co-the-phong-ngua-bang-vacxin-nao.html) gây ra, vì thế các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu sớm các gói vacxin chống lại vi khuẩn HIB gây ra để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng bệnh tốt nhất.
Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào?
07/11/2023
Việc tiêm vắc xin phòng dại trước và sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể tạo kháng thể. Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại vắc xin phòng bệnh dại với nguồn gốc và giá cả khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về vắc xin phòng dại Verorab - một trong những vắc xin dại thế hệ mới phổ biến hiện nay.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm phòng dại" ]
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn cần phải điều trị dự phòng bằng vắc xin phòng dại. Đồng thời có khoảng 60.000 - 70.000 người chết do [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html), đa số được báo cáo từ các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống. Vắc xin phòng dại là gì? ------------------------ Vắc xin phòng dại là loại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) chứa độc tố protein của virus dại đã được làm mất tính độc hại và được sử dụng để phòng ngừa bệnh dại. Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể bạn sẽ phản ứng với protein này bằng cách sản xuất kháng thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây được xem là một trong những biện pháp [phòng chống bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chong-benh-dai-kinh-nghiem-a-z-65188.html) hiệu quả nhất hiện nay. ![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_1_53d9a7491c.jpg) *Tiêm vắc xin một trong những biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay* Bên cạnh khả năng phòng ngừa bệnh dại, việc tiêm vắc xin dại còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như: * Hiệu quả lâu dài: Một số loại vắc xin phòng bệnh dại có hiệu quả lâu dài, thời gian kéo dài nhiều năm đến cả đời nên bạn không cần phải tiêm lại nhiều lần. * Giảm chi phí điều trị: Nếu bạn bị nhiễm bệnh dại và cần điều trị, chi phí sẽ rất đắt đỏ và phức tạp. Việc tiêm vắc xin phòng dại là một giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn nhiều. * Phòng ngừa khả năng tử vong do bệnh dại: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dại rất nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin phòng dại sẽ giúp tránh nguy cơ này. * Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm phòng bệnh dại giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh dại. Tổng quan về vắc xin phòng dại Verorab ---------------------------------------- Vắc xin phòng dại Verorab được sản xuất bởi Sanofi Pasteur - tập đoàn hàng đầu về dược phẩm và chế phẩm sinh học của Pháp. Sản phẩm được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Loại vắc xin này có thể dùng trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại. Ưu điểm của loại vắc xin này là tính miễn dịch và an toàn cao, hiệu giá kháng thể sau khi tiêm cao gấp 10 lần so với vắc xin thế hệ thứ nhất và hầu như không xuất hiện những biến chứng kèm theo ở hệ thần kinh trung ương. ![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_fc52e7d062.jpg) *Vắc xin Verorab được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn* Quy cách đóng gói: Hộp 5 lọ, lọ 1 liều vắc xin đông khô và 5 ống, ống 0,5ml dung môi, hoàn nguyên thành hỗn dịch tiêm. Dạng bào chế: * Vắc xin phòng dại Verorab có dạng bột đông khô cùng dung môi, hoàn nguyên thành hỗn dịch tiêm. * Trước khi hoàn nguyên bột đông khô đồng chất và có dạng viên nhỏ màu trắng. * Sau khi được hoàn nguyên, vắc xin phòng dại Verorab trở thành hỗn dịch trong suốt, đồng nhất. Cách bảo quản: * Vắc xin Verorab được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 8ºC. * Không được để đông băng. * Bảo quản trong hộp tránh ánh nắng chiếu vào. Liều dùng vắc xin phòng dại Verorab ----------------------------------- ### Tiêm bắp * Thực hiện tiêm bắp với liều 0.5ml vắc xin Verorab đã hoàn nguyên. * Thường tiêm ở mặt trước - bên đùi ở trẻ em và tiêm ở vùng cơ Delta ở cánh tay với người lớn. * Lưu ý không tiêm ở vùng mông. ### Tiêm trong da * Thực hiện tiêm với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (tương đương 1/5 liều tiêm bắp). * Tiêm ở vị trí cánh tay hay cẳng tay. ![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_2_31f73829d6.jpg) *Vị trí tiêm vắc xin phòng dại Verorab là ở cánh tay hay cẳng tay* Lịch tiêm vắc xin phòng dại Verorab ----------------------------------- Lịch tiêm vắc xin phòng dại Verorab được áp dụng tùy theo tình trạng tiêm ngừa, miễn dịch đối với bệnh dại và miễn dịch của bệnh nhân. Cụ thể: ### Tiêm dự phòng * Liều cơ bản: Tiêm 3 liều vắc xin phòng dại Verorab vào các ngày 0, 7 và 28 qua hình thức tiêm bắp. * Tiêm nhắc lại: Tiêm nhắc lại sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm thực hiện tiêm lại một lần. ### Tiêm sau phơi nhiễm Với người chưa tiêm dự phòng: * Tiêm bắp vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần tiêm Immunoglobulin dại kết hợp. * Tiêm trong da theo phác đồ 2 vị trí “2-2-2-0-1-1”. Hai mũi tiêm trong da ở hai vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7. Một mũi tiêm trong da vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90. Với người đã tiêm dự phòng: * Nếu đã tiêm vắc xin trước phơi nhiễm ít hơn 5 năm: Tiêm nhắc lại hai liều vào ngày 0 và 3. * Nếu đã tiêm vắc xin trước phơi nhiễm quá 5 năm, không đều hoặc không chắc chắn thì tiêm lại từ đầu với phác đồ giống với người chưa tiêm vắc xin phòng dại. * Trường hợp bệnh nhân bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) thì cần bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm đầy đủ. Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng dại Verorab ----------------------------------------------- Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm vắc xin phòng dại Verorab gồm các phản ứng tại chỗ tiêm như: Đau, sưng, đỏ da cùng một số phản ứng toàn thân bao gồm: * Cảm giác mệt mỏi; * Đau đầu, chóng mặt; * Sốt, run rẩy, ngất; * Có thể bị đau nhức xương khớp, [đau cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-co-bap-1352.html); * Tình trạng rối loạn dạ dày, ruột gây cảm giác [đau bụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-bung-994.html), buồn nôn; * [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. ![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_3_9051ebd462.jpg) *Đau đầu, chóng mặt có thể là tác dụng phụ sau khi tiêm Verorab* Lưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab ---------------------------------------- * Lưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab cho các đối tượng bị dị ứng với neomycin. * Không nên tiêm cùng vị trí hay dùng chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin. * Không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu. * Với phụ nữ có thai và cho con bú: Nên trì hoãn lịch tiêm nếu tiêm dự phòng trước phơi nhiễm. Trường hợp tiêm sau phơi nhiễm với mục đích dự phòng thì nhóm đối tượng này không thuộc chống chỉ định. * Cẩn trọng khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab với những người bị [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-tinh-trang-giam-tieu-cau-an-gi-de-tang-tieu-cau-nhanh-nhat-63751.html) hoặc rối loạn đông máu. * Không được tiêm trong da ở những trường hợp sau: Người bệnh đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (gồm cả corticoid), thuốc Chloroquin; trường hợp bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ hoặc người đến khám trễ sau khi bị vết thương. Tiêm vắc xin phòng dại Verorab ở đâu? Giá thành bao nhiêu? ---------------------------------------------------------- Giá tham khảo của vắc xin phòng dại Verorab rơi vào khoảng 415.000VND và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các trung tâm, cơ sở chuyên khoa để thực hiện tiêm phòng dại theo đúng phác đồ tiêu chuẩn. Trung tâm tiêm chủng Long Châu là một trong những địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn, tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất và được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm với quy trình tiêm đảm bảo đủ các bước nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tiêm. Do đó, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiêm phòng vắc xin Verorab cũng như nhiều loại vắc xin khác theo yêu cầu. ![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_4_a6b2a5c0e1.jpg) *Đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng dại Verorab tại trung tâm tiêm chủng Long Châu* Có thể thấy thực hiện tiêm phòng [vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) là phương pháp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh dại một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các tác dụng phụ sau khi tiêm để tìm gặp bác sĩ hỗ trợ và xử trí kịp thời nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường bạn nhé! Xem thêm: [Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-abhayrab.html) [Tiêm phòng dại cho người có tác dụng bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html)
Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab
07/11/2023
Là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm nên phòng ngừa bệnh dại là cách tốt nhất giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho người có nguy cơ mắc bệnh. Nằm trong nhóm các loại vắc xin dại thế hệ mới được đánh giá an toàn và hiệu quả cao, vắc xin phòng dại Abhayrab được khuyến cáo tiêm chủng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin về loại vắc xin này.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm vắc xin" ]
Vắc xin Abhayrab là vắc xin phòng dại tế bào vero tinh chế, được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm cho người ở mọi lứa tuổi nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại. Tại sao phải tiêm phòng dại? ---------------------------- Virus bệnh dại lây chủ yếu qua tuyến nước bọt thông qua vết thương, vết cắn, vết cào, liếm của động vật sang người. Thời gian ủ bệnh thường sẽ kéo dài từ 2 - 12 tuần. Khoảng thời gian này dài hay ngắn còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, khoảng cách từ vết cắn đến não, vị trí vết cắn có liên quan đến dây thần kinh hay không. Triệu chứng ban đầu của [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) thường không rõ ràng, một số biểu hiện thoáng qua bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sốt, có cảm giác khó chịu tại vết cắn… Nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị từ sớm, triệu chứng bệnh dại có thể toàn phát ra toàn cơ thể với các biểu hiện như: Liệt cơ hoặc viêm não, sợ gió, sợ nước… Đồng thời khả năng tử vong có thể xảy ra nếu những triệu chứng này kéo dài trên 6 ngày sau đó. ![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_57e3cfd7ca.jpeg) *Tiêm phòng dại nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này* Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật hay người đều dẫn đến tử vong. Tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh dại. Do đó, tiêm vắc xin phòng dại được xem là biện pháp ngừa bệnh duy nhất, mang lại hiệu quả cao khi bị các loại động vật như: Chó, mèo… cắn. Thông tin chung về vắc xin phòng dại Abhayrab --------------------------------------------- Vắc xin Abhayrab là vắc xin phòng bệnh dại tế bào vero tinh chế do công ty Human Biological Institute của Ấn Độ sản xuất. Hiện nay, Abhayrab được nhập khẩu về Việt Nam và được sử dụng rộng rãi tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ. Loại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) này có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em để dự phòng và điều trị sau khi bị phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn). Ngoài ra vắc xin phòng dại Abhayrab còn được khuyến khích tiêm cho các đối tượng có nguy cơ cao như: * Nhân viên y tế, bác sĩ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm. * Người làm việc trong sở thú, trong rừng, thợ săn… * Người tiếp xúc thường xuyên với động vật. * Người có nhiều vật nuôi như: Chó, mèo trong nhà. ### Thành phần * Thành phần vắc xin phòng dại Abhayrab bột đông khô trong mỗi liều đơn: Vắc xin dại chủng L.Pasteur 2601/Vero được nhân giống trên tế bào vero, được bất hoạt bằng beta-propiolactone. Hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc lớn hơn 2,5 UI (đơn vị quốc tế). Tá dược gồm: [Maltose](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/maltose); Human Serum albumin và Thiomersal có vai trò là chất bảo quản. * Thành phần ống dung môi hoàn nguyên: NaCl 0,9 %, nước cất pha tiêm vừa đủ 0,5ml. ![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_1_8045eebce3.jpeg) *Vắc xin phòng dại Abhayrab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cả người lớn và trẻ em* ### Quy cách đóng gói * Hộp 1 lọ vắc xin đông khô, 1 lọ dung môi hoàn nguyên và 1 bơm kim tiêm vô trùng. * Hộp 10 lọ vắc xin đông khô, 10 lọ dung môi hoàn nguyên và 10 bơm kim tiêm vô trùng. * Hộp 50 lọ vắc xin đông khô và 100 lọ dung môi hoàn nguyên. ### Cách dùng Bệnh dại là bệnh gây chết người cực kỳ nguy hiểm, vì vậy vắc xin phòng dại không có giới hạn tuổi tác. Abhayrab có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Vắc xin phòng dại Abhayrab thường được chỉ định tiêm bắp. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay còn trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi. Lưu ý không được tiêm vào vùng mông. Một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da, tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay. Cách dùng: Hoàn nguyên vắc xin phòng dại Abhayrab với dung môi đi kèm, nên dùng vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên. Không được bảo quản lại vắc xin đã hoàn nguyên để dùng lại sau này. Nếu có thắc mắc xung quanh về cách dùng bạn có thể tham khảo thông tin tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được nhân viên tư vấn và giải đáp nhanh nhất. ### Liều dùng * Liều tiêm bắp: 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên. * Liều tiêm trong da: Một liều sử dụng là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên. Lịch tiêm phòng vắc xin phòng dại Abhayrab ------------------------------------------ ### Tiêm với mục đích dự phòng * Lịch tiêm cơ bản: Tiêm bắp 3 liều cơ bản (0,5ml/liều) theo phác đồ 0, 7, 28 ngày hoặc 0, 7, 21 ngày. * Lịch tiêm nhắc lại: Khoảng 1 năm sau tiêm mũi nhắc thứ 4. * Các mũi tiêm nhắc sau đó: Cứ 5 năm tiêm 1 lần. ![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_2_1e726883d9.jpeg) *Chú ý tiêm vắc xin phòng dại Abhayrab theo liều lượng đã khuyến cáo* ### Tiêm vắc xin dự phòng sau phơi nhiễm Phác đồ tiêm bắp: Người lớn và trẻ em đều tiêm liều 0,5ml. Cụ thể: * Người chưa tiêm dự phòng, người đã tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ hoặc quá 5 năm chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 5 liều cơ bản vào ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14, ngày 28. Nếu cần thiết có thể tiêm thêm mũi thứ 6 lúc 90 ngày. * Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: Tiêm 2 liều theo lịch vào ngày 0 và ngày 3. Phác đồ tiêm trong da: Tiêm liều 0,1ml. Cụ thể: * Người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người đã tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ hoặc đã quá 5 năm chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm trong da 2 liều tại 2 vị trí khác nhau theo lịch: 0, 3, 7, 28 ngày (Phác đồ 2-2-2-2). * Người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 2 liều 0,1ml theo lịch ngày 0 và ngày 3. Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin Abhayrab ------------------------------------- ### Chống chỉ định * Không tiêm bắp ở người [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-tinh-trang-giam-tieu-cau-an-gi-de-tang-tieu-cau-nhanh-nhat-63751.html) hoặc rối loạn chảy máu. * Đối với tiêm dự phòng: Không tiêm cho người đang sốt, nhiễm trùng nặng; người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin; người có bệnh cấp tính hoặc mãn tính trong giai đoạn đang tiến triển. ### Thận trọng * Không dùng đồng thời Abhayrab với các thuốc gây ức chế miễn dịch (corticosteroid) vì có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ của vắc xin. * Những trường hợp bị phơi nhiễm nặng như: Vị trí cắn gần đầu, vết cắn nặng nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại. * Việc điều trị không đúng, không đủ phác đồ, trì hoãn thời điểm điều trị sau phơi nhiễm có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại. * Cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sốc phản vệ sau khi tiêm. * Sau khi tiêm Abhayrab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Đau, ngứa chỗ tiêm, sốt, chóng mặt, đau đầu, mày đay, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) (hiếm gặp). ![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_4_369feb5a9a.jpeg) *Trung tâm tiêm chủng Long Châu là điểm đến tiêm phòng đáng tin cậy* Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe và phòng tránh lây nhiễm các bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh dại, Trung tâm tiêm chủng Long Châu đã triển khai dịch vụ tiêm chủng vắc xin trọn gói và theo yêu cầu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tiêm phòng của bệnh nhân. Vắc xin phòng dại Abhayrab hiện đang có mặt tại hệ thống Trung tâm tiêm chủng Long Châu với giá thành khoảng 315.000VND (giá tiêm lẻ mang tính tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm). Nếu đang quan tâm đến việc tiêm phòng vắc xin dại và muốn biết mức giá chi tiết hãy liên hệ ngay với trung tâm để được tư vấn chi tiết. Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về vắc xin Abhayrab và [tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-viec-tiem-vaccine-phong-ngua-benh-dai.html). Việc tiêm [vắc xin phòng dại Abhayrab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-abhayrab.html) không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lan truyền của bệnh dại cộng đồng. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng dại trước và sau phơi nhiễm theo đúng phác đồ quy định có thể đảm bảo hiệu quả bảo vệ của vắc xin tránh sự lây nhiễm của virus dại ở mức tối đa. Xem thêm: [Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) [Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-co-anh-huong-gi-khong.html)
Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab
07/11/2023
Bệnh thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, thường gặp nhiều ở trẻ em và ảnh hưởng đến việc học, đi làm của người bệnh. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về bệnh, vacxin thủy đậu Varivax của Mỹ và các bước cần phải làm trước, trong và sau khi tiêm vacxin.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu" ]
Hiện tại ở Việt Nam có 3 loại vacxin phòng thủy đậu được sử dụng phổ biến nhất bao gồm Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ). Trong bài viết này sẽ tập trung đề cập về vacxin Varivax và nơi tiêm chủng uy tín bạn có thể tin tưởng. Bệnh thủy đậu là gì? -------------------- ### Nguyên nhân [Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh do virus Varicella-zoster gây ra. Virus Varicella zoster là một loại virus herpes phổ biến ở người, gây ra hai bệnh riêng biệt là thủy đậu nguyên phát và herpes zoster (hay còn gọi là bệnh zona - do sự tái hoạt động của virus tiềm ẩn). Virus Varicella xuất hiện gần như tất cả các nước trên toàn thế giới. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông và mùa xuân. ![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_2_a707d31731.jpg) *Varicella-zoster virus - thủ phạm gây bệnh thủy đậu* ### Con đường lây truyền Virus Varicella lây truyền từ người sang người thông qua việc hít phải các giọt chứa virus từ hành động hắt hơi, ho của người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp dịch mụn nước truyền nhiễm từ các vết tổn thương trên da. Do đó, thủy đậu là một trong các bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, với tỷ lệ tấn công thứ cấp khoảng 90% khi tiếp xúc với nguồn lây. ### Triệu chứng Thủy đậu là bệnh lành tính và thường tự khỏi, nó là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc phải và thường sẽ nặng hơn trẻ. Bệnh được chẩn đoán dựa trên hai triệu chứng đặc trưng là phát ban giống mụn nước và [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html). Những vết phát ban trên da tạo thành các mụn nước nhỏ, ngứa và đóng vảy. Vị trí xuất hiện có thể bắt đầu ở ngực, lưng và mặt sau đó lan rộng. Kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, viêm họng và đau đầu kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Khoảng thời gian ủ bệnh là khoảng hai tuần và 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc virus sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tuy nói là lành tính nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nặng bao gồm nhiễm trùng thứ cấp, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html) và nhiễm trùng da do vi khuẩn ở thanh thiếu niên, người lớn và các đối tượng bị suy giảm miễn dịch. ![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_3_306c72d6a9.jpg) *Các triệu chứng của bệnh thủy đậu* ### Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin phòng thủy đậu? Trước khi có vacxin, bệnh thủy đậu đã làm 10.500 đến 13.000 người phải nhập viện và 100 đến 150 người chết mỗi năm. Từ khi có vacxin, số ca mắc, ca nhập viện và tử vong giảm đáng kể. Vacxin giống như xây dựng một hàng rào bảo vệ tốt cho cơ thể khỏi virus thủy đậu. Việc tiêm vacxin định kỳ đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu, phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh và là cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu. Vacxin Varivax có nguồn gốc như thế nào? ---------------------------------------- [Vacxin Varivax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-vang-de-tiem-vacxin-phong-thuy-dau-varivax.html) là một trong 3 loại vacxin được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Varivax được nghiên cứu, phát triển và sản xuất ở Hoa Kỳ với cơ chế là vacxin chứa virus Varicella còn sống nhưng đã bị giảm độc lực để không thể gây hại hay gây bệnh cho cơ thể nhưng vẫn có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Sau khi Varivax được tiêm vào cơ thể khỏe mạnh sẽ gây ra cả phản ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T, từ đó tạo ra kháng thể đặc hiệu ([miễn dịch đặc hiệu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mien-dich-dac-hieu-co-tac-dung-phong-tranh-benh-tat-ra-sao-70190.html)) cho virus thủy đậu. ![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_4_e133070801.jpg) *Vacxin Varivax phát triển khả năng miễn dịch, phòng bệnh thủy đậu* Các bước cần chuẩn bị khi tiêm vacxin thủy đậu Varivax ------------------------------------------------------ ### Trước khi tiêm * Bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin bệnh thủy đậu và các trường hợp không nên tiêm vacxin Varivax. Nói với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, việc này giúp cho bạn tránh khỏi nguy cơ [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html) với các thành phần trong vacxin và bảo vệ sức khỏe của bạn. * Tham khảo các loại vacxin hiện có và xem xét loại nào phù hợp với độ tuổi cũng như kinh tế gia đình. * Lựa chọn chỗ tiêm uy tín để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng vacxin. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một lựa chọn không thể bỏ qua. Bạn có thể yên tâm khi lựa chọn Long Châu bởi vì các loại vacxin luôn được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, quy trình vận chuyển nghiêm ngặt, đảm bảo điều kiện bảo quản của vacxin từ khi vận chuyển đến lưu trữ. Các bác sĩ tiêm chủng tại Long Châu đều đạt chứng nhận an toàn tiêm chủng của viện Pasteur. Ngoài ra, còn có rất nhiều ưu đãi và các gói vacxin phù hợp cho từng đối tượng với giá tốt. Với vacxin Varivax, giá cả sẽ dao động trong khoảng 700.000 đồng. ![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_5_cc01e4e890.jpg) *Trung tâm Tiêm chủng Long Châu - nơi uy tín gửi trọn niềm tin* * Điều quan trọng không thể thiếu là chăm sóc bản thân trước khi tiêm. Bạn nên đi ngủ sớm và uống đủ nước trước khi tiêm để có một trạng thái tốt nhất cho ngày đi tiêm. ### Lịch tiêm vacxin Varivax Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): * **Trẻ dưới 13 tuổi** nên tiêm hai liều với liều đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai dành cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi. * **Người từ 13 tuổi trở lên** chưa mắc thủy đậu hay chưa tiêm vacxin bao giờ thì nên tiêm hai liều cách nhau 1 tháng. ### Sau khi tiêm Sau khi tiêm, bạn nên ở lại để theo dõi trong khoảng 15 phút để đảm bảo bạn không xảy ra phản ứng tức thời bất kỳ nào. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm ở mức độ nhẹ đến trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Biểu hiện phổ biến nhất là đau nhức hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm. Trường hợp hiếm gặp hơn là phản ứng nhẹ bao gồm sốt và phát ban dạng thủy đậu nhẹ liên quan đến vắc xin. Ở mức độ phản ứng vừa phải có thể gây sốt co giật ở mức độ nhẹ (có biểu hiện giật mình hoặc nhìn chằm chằm), nhiễm trùng đường hô hấp trên, với các triệu chứng ho, đau ngực và khó thở. Trường hợp cực kỳ hiếm gặp có thể gây các phản ứng nghiêm trọng như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-do-virus-184.html), số lượng tế bào máu thấp và phản ứng não nghiêm trọng. ![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_6_c70622913c.jpg) *Đợi 15 phút sau khi tiêm để theo dõi* Đối với các triệu chứng nhẹ như đau nhức chỗ tiêm, bạn có thể khắc phục bằng cách chườm khăn ẩm, mát để giảm bớt khó chịu tại chỗ tiêm. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nếu cần, không tự ý dùng thuốc sau tiêm. Tiêm chủng định kỳ giúp tăng miễn dịch chống lại bệnh, góp phần giảm chi phí điều trị nếu mắc bệnh thủy đậu và khi có ngày nhiều người được tiêm vacxin ngừa bệnh thủy đậu thì toàn bộ cộng đồng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn. Vì vậy, khi bạn và gia đình được tiêm chủng, bạn đang giúp bản thân và cộng đồng được khỏe mạnh.
Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax
07/11/2023
Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin thủy đậu và lịch tiêm của mỗi loại ra sao? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
[ "thủy đậu", "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuy-dau-herpes-la-gi-40940.html) là căn bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan, có thể diễn tiến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Theo Bộ Y tế, bệnh thủy đậu có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc xin. Vậy vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin thủy đậu? Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp trong bài viết này nhé! Cơ chế hoạt động của vắc xin thủy đậu ------------------------------------- Trước khi tìm hiểu vắc xin thủy đậu có mấy loại, cần nắm được cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. Trên thực tế, cơ thể sau khi bị bệnh thủy đậu sẽ tự tạo ra kháng thể tự nhiên để chống lại sự tấn công của virus. Vì vậy, người từng bị thủy đậu thường rất hiếm khi bị tái phát lại lần 2, ngay cả khi có tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh. ![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_3_1c43c3c722.jpg) *Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể* Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp để tạo miễn dịch cho cơ thể, còn gọi là tạo miễn dịch chủ động. Điều này có nghĩa là co thể sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định để chống lại virus gây bệnh giống như sau khi nhiễm bệnh tự nhiên. Về bản chất, vắc xin thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc lực. Virus sau khi phân lập sẽ trải qua nhiều lần nuôi cấy trong tế bào của chuột thí nghiệm. Quá trình làm sẽ làm giảm độc tính của virus nhưng vẫn sẽ đảm bảo duy trì khả năng tạo ra kháng thể. Sau đó, virus biến đổi sẽ được thanh lọc và xử lý thành dạng bột đông khô để sử dụng. Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Phác đồ tiêm chủng cụ thể của mỗi loại -------------------------------------------------------------------- Việc nắm rõ các loại vắc xin thủy đậu và phác đồ tiêm chủng của mỗi loại sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy [vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) có mấy loại? Hiện tại, có 3 loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến, bao gồm: ### Vắc xin thủy đậu Varicella (Hàn Quốc) * Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi 1 có thể tiêm khi trẻ được tối thiểu 12 tháng tuổi. Mũi 2 cách tối thiểu 3 tháng hoặc nên tiêm vào giai đoạn trẻ từ 4 - 6 tuổi. * Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiêm khi đủ 13 tuổi trở lên. Mũi 2 nên tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. * Phụ nữ trước khi mang thai: Cần chủ động hoàn thành các mũi tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) ít nhất 3 tháng. ![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_4_eb423f47af.jpg) *Varicella là một trong những loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay* ### Vắc xin thủy đậu Varivax (Mỹ) * Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều vắc xin Varivax 0,5ml duy nhất. Mũi 2 cần cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. * Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 cần tiêm liều 0,5ml khi trẻ đủ 13 tuổi trở lên. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 4 - 8 tuần với liều 0,5ml. ### Vắc xin thủy đậu Varilrix (Bỉ) * Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 tiêm khi trẻ đủ từ 9 tháng trở lên. mũi 2 cần tiêm cách mũi 1 ít nhất 6 tuần. * Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 có thể tim khi trẻ vừa đủ 13 tuổi trở lên. Mũi thứ 2 nên cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 6 tuần. * Phụ nữ trước khi mang thai: Cần chủ động [tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html) vắc xin thủy đậu đầy đủ ít nhất 3 tháng trước khi có bầu. Những trường hợp nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu ------------------------------------------------ Theo khuyến cáo của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ, tất cả những người khỏe mạnh (cả người lớn và trẻ em) chưa có miễn dịch với thủy đậu đều cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế (2016), vắc xin thủy đậu được chỉ định cho trẻ từ 1 tuổi đến 12 tuổi chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster. Trước đây, bệnh thủy đậu đã từng gây ra nhiều đợt dịch trong trường học, ký túc xá và doanh trại quân đội do đặc tính dễ lây lan. Sau khi vắc xin thủy đậu ra đời và được đưa vào sử dụng, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số cũng giảm đi đáng kể. Các đợt dịch bùng phát gần như không còn xảy ra và bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong cộng đồng. Đây là kết quả của miễn dịch cộng đồng được tạo ra thông qua việc tiêm vắc xin (hơn 90% dân số có đề kháng với bệnh thủy đậu). ![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_2_ca1295a227.jpg) *Vắc xin thủy đậu cho các trường hợp chưa có kháng thể với Herpes zoster* Những điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu ---------------------------------------------------- Để các loại vắc xin thủy đậu phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh, trước khi tiêm chủng cần phải lưu ý một số vấn đề sau: * Cần chủ động tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh ít nhất 1 tháng để giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh. * Tuân theo lịch tiêm vắc xin bổ sung (mũi nhắc lại) nếu cần thiết để tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể. * Không nên chủ quan với bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. * Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với thành phần vắc xin hoặc từng bị [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau tiêm chủng. * Tránh tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ có vấn đề sức khỏe khiến hệ miễn dịch suy yếu, hoặc đang điều trị các bệnh nền như ung thư, hóa trị, bệnh lao, rối loạn đông máu,... * Hoãn tiêm vắc xin nếu trẻ đang bị ho, sốt hoặc viêm nhiễm,... nên cho trẻ tiêm lại khi sức khỏe ổn định. * Sau tiêm vắc xin, tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh trong khoảng ít nhất 6 tuần. * Theo dõi tình trạng sức khỏe ít nhất 30 phút sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn. * Giữ vệ sinh sạch sẽ tại vị trí tiêm và không nên bôi, chườm đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vết tiêm. * Chọn trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình tiêm chủng. Hiện tại, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin thủy đậu cho trẻ em và người lớn với mức giá giao động từ 690.000 - 935.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm). Khi lựa chọn các dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng vì toàn bộ các loại vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng trực tiếp tại các hãng sản xuất hàng đầu thế giới. Đi kèm với mức giá tốt và dịch vụ chăm sóc tận tình, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Trên đây là bài viết tổng hợp về một số loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến cũng như những điều cần lưu ý khi tiêm phòng để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp được cho câu hỏi [vắc xin thủy đậu có mấy loại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-may-loai-nhung-dieu-can-luu-y-khi-tiem.html) và có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm
07/11/2023
Lo lắng về trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không có thể là một điều mà nhiều bậc phụ huynh quan ngại. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về khả năng viêm phổi sau tiêm vắc xin phòng phế cầu ở trẻ em.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Viêm phổi ở trẻ em thường là một bệnh phổ biến và chiếm một tỷ lệ cao trong số các nguyên nhân gây tử vong do bệnh hô hấp cấp tính. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhưng thường thấy nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 0 đến 5 tuổi. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu để bảo vệ con là điều rất quan trọng. Một trong những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đặt ra vẫn là liệu trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không. Cùng tìm hiểu ngay. Tổng quan về viêm phổi do phế cầu khuẩn --------------------------------------- Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu là tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng tại phổi, gây tổn thương [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html). Bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_1_6be773d1a8.jpg) *Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ* [Viêm phổi do phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-viem-phoi-do-phe-cau-la-gi-co-nguy-hiem-khong.html) ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề hơn nữa trên trẻ nhỏ, người cao tuổi, cũng như những người đang mắc các bệnh lý mãn tính hoặc đang trong quá trình điều trị, làm giảm khả năng miễn dịch của họ chống lại nhiễm trùng. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ rệt nguy cơ nhiễm trùng do phế cầu khuẩn tăng gấp bốn lần khi có bệnh lý mạn tính nền như [bệnh tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), bệnh phổi, bệnh tim hoặc tình trạng nghiện rượu, và tăng cao hơn ở những người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm do ung thư hoặc nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html)... Tại sao nên tiêm ngừa vắc xin Phế cầu khuẩn cho trẻ? ---------------------------------------------------- Bệnh do Phế cầu khuẩn được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sử dụng vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh phế cầu khuẩn. Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn có tác động tích cực đối với những bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn và viêm phổi do phế cầu khuẩn trên toàn thế giới. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm tuổi dưới 2, có hệ miễn dịch non trẻ và chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn Phế cầu. Các bệnh như: Viêm phổi, [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), Viêm tai giữa, Nhiễm khuẩn huyết... có thể xuất hiện do vi khuẩn phế cầu gây nên. Trong tình huống xấu nhất, các bệnh do nhiễm vi khuẩn phế cầu có thể gây tử vong hoặc phải chịu gánh nặng bệnh tật, di chứng nặng nề như điếc, khiếm thị hoặc các vấn đề về phát triển trí tuệ... ![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_2_211cb548b0.jpg) *Tiêm ngừa phế cầu khuẩn giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng* Tiêm [vắc xin phòng bệnh do Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả để giúp trẻ nhỏ tránh bệnh tật do vi khuẩn Phế cầu gây bệnh. Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu kích thích hệ miễn dịch tạo ra miễn dịch đặc hiệu nhằm chống lại, không nhiễm vi khuẩn hoặc nếu nhiễm, sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và tử vong. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu rộng rãi sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng, góp phần ngăn ngừa việc lây lan vi khuẩn này trong cả gia đình, cũng như toàn xã hội. Qua đó, cũng giúp phòng tránh bệnh tật do Phế cầu cho những người vì nhiều lý do mà không thể tiếp cận được vắc xin. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những bé có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn Phế cầu (như có các bệnh lý mạn tính liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc miễn dịch suy giảm) được khuyến nghị tiêm đúng và đủ lịch [vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html). Tuy nhiên, trước khi quyết định tiêm vắc xin, cha mẹ nên chia sẻ, cung cấp thông tin, tham vấn với bác sĩ trong quá trình thăm khám sàng lọc, chỉ định để có lịch tiêm, số mũi tiêm phù hợp nhằm đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Trẻ nên tiêm loại vắc xin phế cầu khuẩn nào? -------------------------------------------- Do tính chất nguy hiểm của vi khuẩn Phế cầu, việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên, đầy đủ là vô cùng quan trọng để củng cố hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh một cách đặc hiệu và hiệu quả. Mặc dù vậy, một số phụ huynh vẫn đang băn khoăn [nên tiêm vắc xin phòng phế cầu 10 hay 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-phe-cau-10-hay-13-cho-tre-co-the-tiem-ca-hai-loai-vac-xin-khong-1.html). Theo các hướng dẫn, khuyến cáo của các tổ chức Y tế, hiệp hội Y khoa uy tín như Cục Y Tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Châu Âu (E CDC)... cả vắc xin phòng phế cầu 10 (Synflorix) và phế cầu 13 (Prevenar) đều có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do Phế cầu khuẩn có thể gây ra. [Vắc xin phòng phế cầu 10 Synflorix (Bỉ)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi (trước khi trẻ đầy 6 tuổi), trong khi vắc xin phòng phế cầu 13 là Prevenar 13 (Bỉ), dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến người lớn, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có các bệnh lý nền mạn tính. Việc tiêm vắc xin phòng phế cầu đúng và đủ lịch, sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vì thế, các bậc cha mẹ đều có thể cân nhắc, lựa chon cho con vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu Synflorix hoặc Prevenar. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? --------------------------------------- Phần này chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi trẻ đã tiêm vắc xin ngừa bệnh Phế cầu, có bị viêm phổi không? Trên thực tế, Phế cầu khuẩn là căn nguyên hàng đầu gây ra Viêm Phổi và các bệnh lý khác như Viêm tai giữa, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết... Việc tiêm vắc xin ngừa Phế cầu sẽ giúp phòng ngừa đặc hiệu căn nguyên do vi khuẩn Phế cầu. Ngoài ra một số vắc xin khác cũng góp phần ngăn ngừa đặc hiệu những căn nguyên hay gây Viêm phổi như Hib (Haemophilus Influenzae type B), Cúm, Viêm màng não do não mô cầu... Tuy nhiên, Viêm phổi còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra nữa. Ví dụ như Liên cầu, Tụ cầu vàng, Trực khuẩn mủ xanh.... Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, chúng ta vẫn có thể bị Viêm Phổi do các căn nguyên khác gây ra. Do đó, bất cứ khi nào em bé có biểu hiện của Viêm phổi như sốt, ho, khạc đờm xanh vàng, khó thở... bố mẹ cần đưa bé thăm khám, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả theo từng căn nguyên đó. ![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_3_5cda7b7f83.jpg) *Nhiều bố mẹ lo lắng trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không* Xin nhấn mạnh lại, việc tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu không chỉ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu thu được chống lại vi khuẩn phế cầu, mà còn bảo vệ cơ thể phòng tránh các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra. Đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, và những người có bệnh lý nền. Cách phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn? ------------------------------------------- Phòng ngừa viêm phổi do phế cầu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh và tăng cường sức khỏe cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh này. Dưới đây là các cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh: **Phòng ngừa đặc hiệu:** Tiêm vắc xin: Tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của Phế cầu. Theo khuyến cáo, hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC)... trẻ từ 6 tuần tuổi nên được tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu. **Phòng bệnh không đặc hiệu:** * Hạn chế tiếp xúc: Giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh và sử dụng [khẩu trang](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/khau-trang) thường xuyên và đúng cách để ngăn chặn sự lây nhiễm, đặc biệt khi xung quanh có người mắc bệnh. * Vệ sinh tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh. * Vệ sinh môi trường: Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường như lau dọn, thông gió, và sát trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên để ngăn chặn lây lan bệnh. * Tăng cường sức khỏe: Duy trì chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giữ môi trường sống sạch sẽ và thoáng đãng là cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh. ![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_4_1a22ccc1e2.jpg) *Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh* Hy vọng, qua bài viết chia sẻ trên đã giúp phụ huynh trả lời được cho câu hỏi [trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html). Viêm phổi không chỉ do phế cầu khuẩn gây nên mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu giúp bé tránh được những bệnh tật, biến chứng nguy hiểm không ngờ do Phế cầu gây nên. Xem thêm: [Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html) [Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)
Tổng quan viêm phổi do Phế cầu: Trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Phế cầu có bị viêm phổi không?
06/11/2023
Ngoài các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván,... vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng là một trong những vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm. Vấn đề về tiêm ngừa bệnh do phế cầu khuẩn như thế nào? Lịch tiêm và cơ sở tiêm chủng vắc xin nào uy tín? cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu" ]
Phế cầu khuẩn (***Streptococcus pneumoniae**)* là vi khuẩn gây nên nhiều bệnh lý như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang... trên mọi độ tuổi, nhưng đặc biệt với trẻ em (dưới 5 tuổi), người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch mắc phải hay nguyên phát, phẫu thuật cắt lách, nghiện rượu, hút thuốc lá - thuốc lào... thì nguy cơ cao hơn phải chịu gánh nặng bệnh tật, biến chứng thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Để ngăn chặn vi khuẩn này gây bệnh bằng cách tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu, chỉ duy nhất tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn là phương pháp tốt nhất, đồng thời với chi phí thấp nhất mà đạt được hiệu quả tối đa. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại vắc xin ngừa bệnh Phế cầu khuẩn và nên [tiêm vắc xin ngừa phế cầu khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html) để bảo vệ chúng ta tối ưu nhất. Nên tiêm mũi vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho trẻ không? -------------------------------------------------------------- Những bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), viêm tai giữa,... do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại nhiều gánh nặng bệnh tật, biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chúng ta, đặc biệt là trên trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính Phế cầu khuẩn tước đi tính mạng của hơn 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển. [Viêm phổi do Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-viem-phoi-do-phe-cau-la-gi-co-nguy-hiem-khong.html) *S. pneumoniae* là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do viêm phổi trên toàn cầu. Nó gây ra nhiều ca tử vong hơn tất cả các căn nguyên khác cộng lại trong năm 2016. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các quốc gia ở Châu Phi và Châu Á. Như vậy, bệnh do Phế cầu khuẩn có sức tàn phá không kém so với Covid-19, bởi vậy viêm phổi do Phế cầu khuẩn vẫn đang là mối nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn cầu. ![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_1_ad2f20e1e3.jpg) *Cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ ngay khi đến độ tuổi tiêm phòng* Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ (US CDC), cứ 1 trong 12 trẻ em và 1 trong 6 người lớn tuổi bị viêm màng não do Phế cầu khuẩn sẽ bị thiệt mạng. Những người sống sót có thể gặp các biến chứng về lâu dài, như mất thính giác hoặc chậm phát triển. Cũng theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ (US CDC), nhờ có sự can thiệp của vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi xâm lấn ở trẻ dưới 5 tuổi: * Giảm đến 95% trên toàn bộ trẻ. * Đặc biệt, giảm tới 99% số bệnh nhi bởi tác động hiệu quả của vắc xin phế cầu 13 chủng huyết thanh (PCV 13- Prevenar 13 là đại diện có mặt tại Việt Nam). Vắc xin phòng Phế cầu khuẩn đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh do Phế cầu khuẩn gây ra. Chính bởi vậy, Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật châu Âu, Bộ Y tế... khuyến cáo cha mẹ nên tiêm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) cho trẻ ngay khi đến độ tuổi tiêm phòng theo đúng lịch và lứa tuổi. Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? ----------------------------------------- Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng các bệnh do [Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) đang phổ biến, đó là vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ). ### Vắc xin Synflorix (PCV10) Vắc xin Synflorix chứa thành phần kháng nguyên phòng ngừa 10 chủng huyết thanh bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F của vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vắc xin Synflorix sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. ![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_2_80c8277ae3.jpg)### Vắc xin Prevenar 13 (PCV13) Vắc xin Prevenar 13 ngăn ngừa 13 tuýp huyết thanh của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra, bao gồm type 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. [Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) dùng được cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, cũng như người lớn. ![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_3_c96b2e09da.jpg)Tiêm phế cầu khi nào, số mũi tiêm cho từng giai đoạn? ----------------------------------------------------- Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn thường được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Vắc xin được tiêm tại vùng cơ delta ở cánh tay hoặc mặt trước - bên đùi, tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Cụ thể, lịch tiêm theo độ tuổi vắc xin ngừa bệnh do phế cầu được chia sẻ như dưới đây, xin mời bố mẹ tham khảo và đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh nhé: ### Trẻ 6 tuần đến 6 tháng tuổi Trẻ ở độ tuổi này thường được khuyến nghị thực hiện một trong hai liệu pháp tiêm vắc xin: Liệu pháp 3 mũi cơ bản hoặc 2 mũi cơ bản. **Vắc xin Synflorix (PCV10)** Lịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi). * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng. Lịch tiêm 2 mũi cơ bản bao gồm: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi). * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 2 tháng. * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng với khoảng cách là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng. **Vắc xin Prevenar 13 (PCV13)** Lịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi). * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 8 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng. Lịch tiêm 2 mũi cơ bản bao gồm: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 2 tháng tuổi. * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 2 tháng. * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng với khoảng cách là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng. Lưu ý: Nếu trẻ đã tiêm đủ lịch của [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), có thể tiêm nhắc 1 mũi Prevenar với khoảng cách tối thiểu 2 tháng với mũi cuối của Synflorix. ![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_4_870994041c.jpg) *Tiêm phế cầu khi nào và số mũi khác nhau ở từng giai đoạn của bé* ### Trẻ sinh non Synflorix - Trẻ [sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/de-non-332.html) từ 27 tuần tuổi thai có lịch tiêm: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi). * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 6 tháng. Prevenar - Trẻ sinh non dưới 37 tuần tuổi thai có lịch tiêm: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi). * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần). * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 8 tháng. ### Đối với trẻ nhỏ từ 7 - 11 tháng chưa từng tiêm vắc xin phế cầu **Vắc xin Synflorix** Lịch tiêm gồm 3 mũi: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7 tháng tuổi. * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng. * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, sau 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng. **Vắc xin Prevenar 13** Lịch tiêm gồm 3 mũi: * Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7 tháng tuổi. * Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng. * Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, sau 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng. ### Trẻ từ 12 tháng tuổi **Vắc xin Synflorix** Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi. Khoảng cách là 2 tháng. **Vắc xin Prevenar 13** Trẻ từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách tối thiểu là 2 tháng. Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất. ![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_5_cbe1ddac30.jpg) *Trẻ 24 tháng đến 5 tuổi cần tiêm đúng 2 liều vắc xin phòng phế cầu* Bố mẹ cần lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho con ------------------------------------------------------------------- Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên là quan trọng và cần được tiêm đúng độ tuổi phù hợp. Bố mẹ cần ghi chép lịch tiêm theo khuyến cáo để chuẩn bị, lên kế hoạch tiêm trọn vẹn vắc xin phòng bệnh cho con một cách đúng đắn. Một số điểm quan trọng mà bố mẹ cần chú ý bao gồm: * Trẻ mắc rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu không nên được tiêm vắc xin phòng Phế cầu khuẩn. * Trẻ đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy giảm cũng không nên tiêm vắc xin phòng phế cầu. * Bố mẹ cần chờ đủ 72 giờ và tìm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ sinh non chưa đủ 28 tuần tuổi. * Trẻ nếu đau, sốt hoặc mắc các bệnh lý cấp tính cần được bác sĩ kiểm tra và tư vấn trước khi tiêm vắc xin phòng phế cầu. * Luôn tiêm đúng lịch và liều lượng được khuyến nghị, cũng như theo dõi để nhận biết các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm như sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, dị ứng, phát ban,... Thông tin trên cung cấp giải đáp các thông tin về lịch tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho bé và thời điểm tiêm phế cầu khi nào là hợp lý. Bố mẹ cần tham khảo, hiểu lịch tiêm và thời gian phù hợp để tiêm vắc xin. Ngoài ra, tìm hiểu, lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín và chất lượng sẽ mang lại sự yên tâm hơn về sức khỏe của bé sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng như tất cả các loại vắc xin khác. Hiện tại, tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho mọi độ tuổi. Với độ uy tín, nhân viên tận tâm, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé. Xem thêm: [Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html)
Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?
06/11/2023
Quai bị là một bệnh lý nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em. Mặc dù tỷ lệ phát triển các biến chứng của bệnh này khá thấp, nhưng chúng có thể gây hại nghiêm trọng không chỉ cho khả năng sinh sản mà còn đe dọa đến sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng quai bị trở nên vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "Vắc xin quai bị" ]
Hiện nay, các biện pháp phòng ngừa và tiêm phòng đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong số những vắc xin quan trọng đó, vắc xin phòng [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-quai-bi-la-gi-cach-dieu-tri-va-cham-soc-ngan-ngua-bien-chung-nguy-hiem-71472.html) là một loại vắc xin không thể bỏ qua. Cùng Long Châu tìm hiểu về lợi ích vắc xin này mang lại và những lưu ý cần thiết cho sức khỏe. Tiêm vắc xin phòng quai bị mang lại lợi ích gì? ----------------------------------------------- Hiện nay, vẫn chưa có một loại vắc xin phòng ngừa quai bị độc lập. Tại Việt Nam, người ta thường sử dụng vắc xin kép MMR, một loại vắc xin kết hợp có khả năng phòng ngừa cùng lúc ba loại bệnh, bao gồm sởi, quai bị và rubella. Trên toàn thế giới, có một loại vắc xin khác là vắc xin MMRV (sởi, quai bị, rubella, và [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-benh-thuy-dau-den-tu-dau-40266.html)), nhưng việc sử dụng nó không phổ biến rộng rãi do có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như: Sốt cao và co giật. Vắc xin phòng quai bị chứa các dạng virus quai bị đã được suy yếu và không thể gây bệnh cho con người. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể, nó kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại virus. Những kháng thể này hình thành một "lớp khiên" bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus trong tương lai, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh. Việc tiêm phòng quai bị có các tác dụng sau: * Phòng ngừa bệnh quai bị: Vắc xin giúp tạo sự miễn dịch cho cơ thể chống lại virus quai bị, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. * Giảm độ nghiêm trọng của bệnh: Trong trường hợp nhiễm bệnh, việc đã được tiêm vắc xin có thể giúp làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh quai bị. * Phòng ngừa biến chứng: Bệnh quai bị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vắc xin có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng này. * Bảo vệ cộng đồng: Việc tiêm vắc xin quai bị không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn đóng góp vào việc ngăn ngừa sự lây lan của virus trong cộng đồng, bảo vệ những người có thể trạng yếu hoặc không thể tiêm vắc xin. ![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_2_65dc694fde.jpg) *Tiêm vắc xin giúp tạo sự miễn dịch cho cơ thể chống lại virus quai bị* Việc tiêm phòng quai bị là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả và đặc biệt được khuyến cáo cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Tiêm vắc xin phòng quai bị rồi thì có mắc bệnh quai bị nữa không? ----------------------------------------------------------------- Tiêm vắc xin phòng quai bị rồi thì có thể bị nữa không? Vì vắc xin phòng quai bị được kết hợp với vắc xin sởi và [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), nên hiệu quả của việc bảo vệ bệnh dao động trong khoảng 90 - 95%. Mặc dù không đảm bảo ngăn hoàn toàn bệnh quai bị, nhưng vắc xin làm cho bệnh trở nên nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn đối với những người đã được tiêm vắc xin. Khi bạn được tiêm phòng, hệ miễn dịch của cơ thể đã được chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện và tiêu diệt virus quai bị nếu nó xâm nhập. Điều này có nghĩa rằng, khi bạn thực sự nhiễm bệnh, hệ miễn dịch sẽ phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn trong việc chống lại virus và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh gây ra. Tuy nhiên, khả năng hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng với vắc xin có thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi khi tiêm, loại vắc xin sử dụng, tình trạng sức khỏe cá nhân, chất lượng vắc xin, quá trình bảo quản vắc xin và kỹ thuật tiêm chủng của chuyên viên y tế. Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng quai bị --------------------------------------------------- ### Những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng quai bị Các hiện tượng phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng quai bị thường không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng phản ứng phụ thường gặp bao gồm: * Sưng, đau, và đỏ ở vị trí tiêm, có thể kèm theo đau cơ. * Đau đầu, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), và sốt nhẹ. * Các phản ứng dị ứng như: Nôn và phá ban. Hầu hết những triệu chứng này thường tự giảm đi sau 48 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn trải qua các phản ứng nghiêm trọng như: Sốt cao và co giật, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. ![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_3_62ff4a5ed6.jpg) *Đau đầu là triệu chứng phản ứng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin phòng quai bị* ### Những đối tượng không nên tiêm vắc xin phòng quai bị Mặc dù vắc xin phòng quai bị rất an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên tiêm vắc xin MMR, chẳng hạn: * Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin MMR. * Người đã trải qua phản ứng sau khi tiêm lần đầu vắc xin MMR hoặc có tiền sử không đáp ứng với vắc xin. * Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú. Cần chờ ít nhất 3 tháng sau khi tiêm vắc xin MMR mới nên thụ thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. * Những người có các rối loạn liên quan đến giảm tiểu cầu hoặc chứng đông máu cũng cần thận trọng khi quyết định tiêm vắc xin phòng quai bị. ### Khi tiêm phòng quai bị cho trẻ cần lưu ý những gì? Một số lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin phòng quai bị cho trẻ nhỏ bao gồm: * Tiêm càng sớm càng tốt để giúp trẻ phát triển sức đề kháng đối với bệnh. * Thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm. Trò chuyện với bác sĩ về bệnh sử và tiền sử dị ứng của trẻ. Trẻ không nên được tiêm phòng khi đang sốt hoặc ốm. * Sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ nên theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng như: Sốt cao kéo dài, nôn mửa nhiều hoặc [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), hãy liên hệ với cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn và chăm sóc. * Đảm bảo trẻ uống đủ nước và được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin. * Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh quai bị để ngăn ngừa lây nhiễm. Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ lây lan của bệnh. ![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_4_dd23ec5d1c.jpg) *Đảm bảo trẻ uống đủ nước và được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin* Việc tuân theo các quy tắc và lưu ý này sẽ giúp đảm bảo rằng việc tiêm vắc xin phòng quai bị được thực hiện an toàn và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe mọi người khỏi căn bệnh này. Hãy chọn [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng. Trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, vắc xin phòng Sởi – Quai Bị – Rubella đang được tiêm lẻ với giá khoảng 327.000đ - 415.000đ. Giá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất. [Vắc xin phòng quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-ve-vac-xin-phong-quai-bi-ma-ban-nen-biet.html) đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ cũng như người lớn. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin quai bị là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Vì quai bị có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cha mẹ cần tập trung vào việc tiêm vắc xin từ sớm để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Hãy hành động ngay từ đầu, thay vì chờ đợi cho đến khi bệnh đã xảy ra.
Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết
06/11/2023
Phế cầu khuẩn là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng do loại vi khuẩn này. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị cho các bậc phụ huynh tiêm phòng vắc xin phòng bệnh như Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu" ]
Bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng người mắc phải các bệnh như viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu gây ra ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều này làm nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng về cách phòng ngừa bệnh cho con. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều loại vắc xin như [Pneumo 23 và Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-prevenar-13.html) có khả năng giảm thiểu nguy cơ này. Tổng quan về vi khuẩn phế cầu ----------------------------- Vi khuẩn phế cầu, còn gọi là Streptococcus pneumoniae, là một loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm cao và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, nhóm trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi loại vi khuẩn này, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, và nhiều bệnh lý khác. Vì lý do này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích cha mẹ cho con cái tiêm các loại vắc xin như [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), Pneumo 23 và Prevenar 13 phòng bệnh. ![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_1_ea64f0dc8f.jpg) *WHO khuyến khích cha mẹ cho con cái tiêm các loại vắc xin phế cầu như Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13* Theo thống kê, hàng năm có khoảng năm trăm triệu trẻ em trên toàn cầu mất mạng do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Điều này cho thấy không chỉ khả năng lây nhiễm cao mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Không chỉ trẻ em, người già cũng là đối tượng dễ bị tấn công và gây ra bệnh do vi khuẩn phế cầu. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là cách giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh do vi khuẩn này gây ra. So sánh hai loại vắc xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 --------------------------------------------------- Vắc xin Pneumo 23 và Prevenar 13 là hai loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh phế cầu do [vi khuẩn phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) gây ra, nhưng chúng có một số khác biệt quan trọng về cấu trúc, tác dụng phòng bệnh và đối tượng sử dụng. Dưới đây là một so sánh giữa hai loại vắc xin này: ### Xuất xứ * **Pneumo 23:** Được sản xuất bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur tại Pháp * **Prevenar 13:** Là sản phẩm của tập đoàn dược phẩm và công ty chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới - Pfizer, có trụ sở tại Hoa Kỳ. [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) được sản xuất tại Bỉ. ### Số chủng phế cầu được bảo vệ * **Pneumo 23:** Bảo vệ khỏi 23 chủng phế cầu khác nhau. * **Prevenar 13:** Bảo vệ khỏi 13 chủng phế cầu khác nhau. ![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_2_454c55870a.jpg) *Vắc xin Pneumo 23 là loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh phế cầu* ### Đối tượng sử dụng **Pneumo 23:** Vắc xin Pneumo 23 được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, nó cũng được đề xuất cho các đối tượng sau đây, đặc biệt là: * Người cao tuổi trên 65 tuổi, đặc biệt là những người cư trú tại các trung tâm dưỡng lão hoặc cơ sở từ thiện. * Các cá nhân có sự suy giảm miễn dịch hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch yếu, bao gồm những người đã phẫu thuật cắt lách, mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hoặc bị hội chứng thận hư. * Những người thường xuyên phải nhập viện hoặc có các bệnh mãn tính như [tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), viêm phế quản mạn, thiểu năng hô hấp, [bệnh tắc nghẽn mãn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phoi-tac-nghen-man-tinh-164.html), suy tim, nghiện rượu hoặc nghiện thuốc lá. * Những người mắc bệnh rò dịch não tủy. **Prevenar 13:** Các đối tượng sử dụng vắc xin phế cầu khuẩn 13 bao gồm: * Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên. * Người trưởng thành. * Người cao tuổi và những người mắc các bệnh mãn tính như [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), bệnh tiểu đường, bệnh lao phổi, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. ### Liều tiêm * **Pneumo 23:** Thường chỉ cần tiêm một mũi. * **Prevenar 13:** Thường cần tiêm một loạt liều, thường là 2, 3, hoặc 4 liều, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm. ### Thời điểm tiêm phòng * **Pneumo 23:** Có thể sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. * **Prevenar 13:** Thường được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên. ### Thời gian bảo vệ * **Pneumo 23:** Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, tác dụng bảo vệ có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm. * **Prevenar 13:** Tác dụng bảo vệ kéo dài từ 3 đến 5 năm hoặc hơn, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm. ![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_3_2b219daefc.jpg) *Prevenar 13 thường được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên* Tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phế cầu ------------------------------------------------------- Mặc dù [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý cho trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Mặc dù các phản ứng này thường không gây nguy hại đến tính mạng, nhưng cần phải được theo dõi trong khoảng 30 phút - 1 giờ sau tiêm. Các tác dụng phụ có thể bao gồm: * Tại vị trí tiêm, có thể xuất hiện sưng, đau, ửng đỏ, đau đầu, chóng mặt hoặc sốt nhẹ (thân nhiệt tăng khoảng 38 độ C). Để kiểm tra nhiệt độ chính xác của trẻ dưới 2 tuổi, nên kiểm tra ở vùng hậu môn. Trong vài ngày sau tiêm, trẻ có thể trở nên chán ăn hoặc không muốn ăn. Các trường hợp này thường chiếm một tỷ lệ khoảng 10%. * Vùng tiêm có thể trở nên chai cứng, và nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 39 độ C (chiếm tỷ lệ từ 5 - 10% trường hợp). * Trẻ có thể quấy khóc và [nôn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html) sau khi tiêm. * Trẻ có thể trải qua tiêu chảy, buồn nôn thường xuyên và quấy khóc. Tại vị trí tiêm có thể xuất hiện u máu hoặc chảy máu và sưng tấy. Một số trường hợp ở trẻ sơ sinh có thể gây ra ngưng thở, sốt cao trên 40 độ C. Tuy những tác dụng phụ này thường xảy ra hiếm. * Có thể xảy ra [viêm da dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-di-ung-1187.html), phát ban, co giật, hoặc giảm sức mạnh cơ, mặc dù chúng thường xảy ra hiếm. ![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_4_efaed4bc98.jpg) *Trẻ có thể quấy khóc và nôn sau khi tiêm* Mặc dù tác dụng phụ do vắc xin gây ra thường ít gặp, nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi tiêm cho trẻ. Sau tiêm, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi trong vòng 2 - 3 giờ. Cũng cần phải theo dõi các biểu hiện bất thường của trẻ trong những ngày sau tiêm để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời. Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn ​​Pneumo 23 và Prevenar 13. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin cho tất cả đối tượng là quan trọng, vì vắc xin giúp ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn. Hiện tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là trung tâm uy tín, có các loại vắc xin phế cầu. Ba mẹ có thể đưa bé đến trực tiếp trung tâm để được tư vấn rõ hơn. Xem thêm: [So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-synflorix.html) [Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/synflorix-tiem-chung-voi-viem-nao-nhat-ban-duoc-khong.html)
So sánh hai loại vắc xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13
06/11/2023
Bài viết giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những điều mẹ cần biết khi tiêm Synflorix cho con nhỏ tập trung đề cập đến tầm quan trọng của việc hiểu rõ về chi phí liên quan đến vắc xin Synflorix và những thông tin quan trọng mà các bậc phụ huynh cần phải biết khi quyết định bảo vệ sức khỏe của con cái, hãy cùng tìm hiểu nhé.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Hiện nay, vấn đề sức khỏe của trẻ em ngày càng được quan tâm hơn nữa. Việc hiểu rõ về giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những điều các bậc cha, mẹ cần biết khi quyết định tiêm Synflorix cho con nhỏ là vô cùng quan trọng. Được biết đến là một vắc xin đặc hiệu bảo vệ nhằm chống lại nhiễm khuẩn phế cầu, Synflorix không chỉ mang lại sự đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu mà còn là một quyết định đầu tư vào tương lai cho sự khỏe mạnh của cả gia đình cũng như toàn xã hội. Thông tin về vắc xin ngừa bệnh do phế cầu khuẩn - Synflorix ----------------------------------------------------------- Synflorix là vắc xin có chứa các bộ phận của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae, còn gọi là phế cầu khuẩn). Nó được sử dụng để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi chống lại bệnh xâm lấn như: V[iêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) (nhiễm trùng phổi), Viêm màng não, V[iêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), Nhiễm trùng huyết... do S. pneumoniae gây ra. Bệnh xâm lấn là do vi khuẩn tấn công, lây lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết), [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) (nhiễm trùng màng quanh não và cột sống), Viêm phổi, Viêm họng... Giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những thông tin cơ bản về Synflorix ----------------------------------------------------------------------- [Vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix 0,5 ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, bào chế từ 1 phần của vi khuẩn Phế cầu, có tác dụng kích thích cơ thể người được tiêm tạo miễn dịch đặc hiệu nhằm ngăn ngừa các bệnh do nhiễm Phế cầu khuẩn gây nên. Giá vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix tại tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có giá dao động từ 1.035.000 đến 1.200.000 đồng tùy thuộc vào thời điểm và luôn có sẵn, vậy nên bạn chỉ cần đặt lịch và đến khám là trẻ hoàn toàn có thể được tiếp nhận ngay vắc xin. ![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_1_c83e7764bf.jpg) *Giá vắc xin Synflorix cho trẻ em tùy theo thời điểm* Vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix 0,5 ml chứa “vắc xin liên hợp polysaccharide phế cầu khuẩn” giúp cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu bằng ba giai đoạn: Nhận biết - trình diện, Hoạt hóa và Hiệu quả nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh là Phế cầu khuẩn (Kháng nguyên có trong vắc xin). Lịch tiêm chủng Synflorix cho trẻ em ------------------------------------ **Trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi. * Liều 1 có thể tiêm cho trẻ từ lúc 6 tuần tuổi. * Liều thứ 2 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 1. * Liều thứ 3 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 2. * Liều nhắc lại được chỉ định ít nhất sau 6 tháng kể từ liều 3. ***Trẻ sinh non** (*Từ 28 tuần đến dưới 37 tuần tuổi)**:** Lịch tiêm mũi phế cầu cho bé tương tự cho trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi. **Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 3 mũi. * Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. * Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng. * Mũi nhắc lại: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm vào năm thứ 2, cần cách mũi 2 ít nhất 2 tháng. **Trẻ 1 - 5 tuổi:** Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng. Tuy nhiên, trẻ em dưới 6 tháng tuổi có các tình trạng dễ mắc các bệnh xâm lấn này, chẳng hạn như trẻ nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), [bệnh hồng cầu hình liềm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-hong-cau-hinh-luoi-liem-48025.html) hoặc có các vấn đề về chức năng lách... nên tiêm ba liều, sau đó là liều nhắc lại. ![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_2_1b4d523700.jpg) *Bố mẹ cần tuân thủ lịch tiêm Synflorix cho trẻ* Ngoài việc hiểu rõ lịch tiêm Synflorix cho trẻ các bậc cha, mẹ cần tham khảo kỹ những địa điểm, trung tâm tiêm chủng vắc xin uy tín, chất lượng nhằm giúp đạt được hiệu quả tốt nhất và phòng tránh bị trục lợi. Một số điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin Synflorix ------------------------------------------------ Ngoài việc quan tâm đến giá vắc xin Synflorix cho trẻ em, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến các vấn đề sau đây khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix cho trẻ: **Trước khi tiêm chủng:** Chia sẻ, cung cấp đầy đủ thông tin, cũng như các tài liệu liên quan tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn, thăm khám sàng lọc, chỉ định lịch tiêm phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. **Sau tiêm ngừa:** * Sau khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix, em bé có thể xuất hiện một số phản ứng sau tiêm. Thường gặp nhất là tại chỗ tiêm xuất hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Ít hơn là phản ứng sốt. Ngoài ra em bé còn có thể có mất vị giác, cảm giác [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html)... các dấu hiệu, triệu chứng sẽ giảm dần và bình phục hoàn toàn theo thời gian thông thường là 1 - vài ngày. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài hoặc không giảm, trẻ cần đưa tới các cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất. * Ngất xỉu sau tiêm: Một số trường hợp có thể gặp tình trạng ngất xỉu sau khi tiêm, tuy nhiên, nó rất hiếm khi xảy ra. ![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_3_ad561d6729.jpg) *Tiêm vắc xin phế cầu Synflorix có gây một ít tác dụng phụ không đáng lo ngại* * Trường hợp cần cân nhắc: Đối với trẻ có các điều kiện như suy giảm miễn dịch nặng, suy giảm [bạch cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bach-cau-la-gi-bach-cau-co-nhiem-vu-gi.html), trẻ sinh non dưới 28 tuần, hay trẻ có rối loạn đông máu... cần thực hiện thăm khám sàng lọc, hội chẩn bác sĩ chuyên khoa... trước khi quyết định tiêm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html). Qua chia sẻ bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp giúp bạn những thông tin về [giá vắc xin Synflorix cho trẻ em](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html) và những lưu ý cần thiết khi tiêm. Tiêm vắc xin đúng nơi, đúng thời điểm sẽ giúp bé được bảo vệ đặc hiệu khỏi các bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên, qua đó bố mẹ luôn an tâm sức khoẻ của con mình, hãy đặt lịch tiêm tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc ngay bây giờ vì chúng tôi luôn có sẵn vắc xin Synflorix nói riêng, các loại vắc xin khác nói chung và cung cấp tốt nhất dịch vụ tiêm chủng. Hãy dành sự ưu tiên cho con của mình để đầu tư sức khoẻ trong tương lai các con, bố mẹ nhé! Xem thêm: * [Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html) * [vắc xin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html)
Giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ
07/11/2023
Vacxin thủy đậu là mũi tiêm quan trọng mà các chị em phụ nữ cần thực hiện trước khi mang bầu. Vậy tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? Nếu các chị em đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tìm hiểu ngay trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "Bệnh thủy đậu", "Mang thai" ]
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html). Vì vậy, tiêm vacxin thủy đậu là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? Tại sao phải tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai? ----------------------------------------------------- Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh có thể lây từ người bệnh 2 ngày trước khi xuất hiện mụn nước cho đến khi mụn nước khô và bong vảy. Bệnh có thể được miễn nhiễm đối với những người đã từng mắc bệnh trước đó hoặc đã được tiêm phòng. [Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuy-dau-herpes-la-gi-40940.html) đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm gan, viêm não, viêm phổi hay thậm chí là tử vong. Đối với thai nhi: * **Nếu mẹ bị bệnh ở tuần thứ 8 - 28 của thai kỳ:** Mặc dù ít bị ảnh hưởng nhưng thai nhi vẫn có nguy cơ (<1%) mắc các hội chứng varicella bẩm sinh, dị tật não, mắt, tay chân, ruột và bàng quang. * **Nếu mẹ bị bệnh từ tuần thứ 28 - 36 của thai kỳ:** Virus có khả năng lây truyền sang thai nhi và không gây triệu chứng. Virus này có thể tái hoạt động ở trẻ trong vài năm đầu đời và gây ra bệnh Zona. * **Nếu mẹ bị thủy đậu 7 ngày trước hoặc sau sinh:** Trẻ có nguy cơ bị thủy đậu sơ sinh với các biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi và tỷ lệ tử vong cao. ![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_3_034ed38c85.jpg) *Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất* Vì vậy, việc quan tâm tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được là điều rất cần thiết. Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất cho mẹ bầu. Vì vậy, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và đang dự định kết hôn hoặc có kế hoạch sinh con nên chủ động tiêm phòng sớm để tránh được các rủi ro có thể xảy ra. Tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? ----------------------------------------------- [Vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau-sau-khi-tiem-40507.html) là loại vắc xin sống, được sản xuất từ virus giảm độc lực nên có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn sẽ thấp hơn so với nhiễm bệnh tự nhiên. Do đó, phụ nữ cần phải thực hiện tiêm phòng thủy đậu trước khi 3 tháng để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất. Sau khi tiêm phòng, vắc xin thủy đậu sẽ cần khoảng 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng sau tiêm. Vì vậy, nếu không kịp tiêm trước 3 tháng thì thời gian tối thiểu cần đảm bảo là 1 tháng. Lịch tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai -------------------------------------------- Để đảm bảo sức kháng trong thai kỳ, các chị em phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai với 2 mũi vắc-xin. Trong đó, mũi 1 có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào và mũi 2 sẽ cách mũi 1: * Ít nhất 1 tháng đối với vắc xin Varicella (Hàn Quốc) và Varivax (Mỹ). * Ít nhất 6 tháng đối với vắc xin Varilrix (Bỉ). Các chị em cần lưu ý nên hoàn tất đủ 2 mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Nếu bạn đã tiêm 1 mũi khi còn nhỏ, chỉ cần tiêm bổ sung 1 mũi nhắc lại trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng là đủ. ![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_2_d8bf6d7cd0.jpg) *Phụ nữ nên hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi mang bầu ít nhất 3 tháng là tốt nhất* Những trường hợp không nên tiêm vắc xin thủy đậu ------------------------------------------------ Ngoài việc tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được, các chị em cũng cần biết những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Các trường hợp này bao gồm: * Người bị nhiễm HIV/AIDS; * Phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang thai trong vòng 1 tháng; * Người mắc [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), rối loạn chức năng gan thận, bệnh về bạch cầu hoặc ung thư; * Người bị suy giảm hệ miễn dịch tế bào; * Người đang bị sốt hoặc [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), dị ứng; * Người có tiền sử bị co giật hoặc sốc phản vệ trong những lần tiêm trước đó; * Người đang trong quá trình điều trị bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch bằng thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các căn bệnh đang mắc phải để quyết định xem có nên tiêm phòng thủy đậu hay không. Hiệu quả của vắc xin phòng ngừa thủy đậu ---------------------------------------- Các thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng trước khi vắc xin được cấp phép đã cho thấy rằng, việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu sẽ cho hiệu quả ngăn ngừa đến 98% các dạng thủy đậu và 100% chống lại bệnh thủy đậu nghiêm trọng. Tuy nhiên theo các nghiên cứu sau khi được cấp phép, hiệu quả giảm xuống còn 92% đối với tất cả các dạng thủy đậu. Liên quan đến thời gian bảo vệ, vắc xin sống thường cho khả năng miễn dịch lâu dài. Với vắc xin thủy đậu, sẽ cho khả năng chủng ngừa ít nhất là 10 - 20 năm sau khi tiêm chủng. Vì vậy, hãy tới các cơ sở uy tín để thảo luận về việc tiêm mũi nhắc lại và đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Mới tiêm vắc xin thủy đậu xong thì biết có thai, có sao không? -------------------------------------------------------------- Khi hay tin mang thai sau khi mới tiêm thủy đậu, các mẹ không nên quá lo lắng mà đưa ra quyết định vội vàng. Thay vào đó, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa và duy trì việc khám thai định kỳ để được theo dõi thường xuyên. ![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_1_2edae1d838.png) *Tham khảo ý kiến bác sĩ và tuần thủ lịch khám thai định kỳ để được theo dõi thường xuyên* Vắc xin ngừa thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc lực, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khả năng này rất thấp và hiện chưa ghi nhận trường hợp thai nhi dị tật bẩm sinh nào. Nguy cơ và biến chứng do vắc xin thủy đậu gây ra cho thai nhi cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc mẹ bầu bị nhiễm thủy đậu trong thời gian thai kỳ. Tiêm phòng thủy đậu trước khi kết hôn hoặc chuẩn bị mang thai có vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con. Điều quan trọng là tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng đáng tin cậy để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vacxin thế hệ mới nhất. Các loại vắc xin thủy đậu mới và cả những loại vắc xin quan trọng khác đều được nhập từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Không chỉ vậy, Trung tâm tiêm chủng Long Châu còn có rất nhiều ưu đãi và cung cấp đa dạng các gói vacxin phù hợp với từng đối tượng với giá tốt nhất. Hiện tại, vacxin thủy đậu đang có mức giá giao động từ 690.000 - 935.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm). Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các chị em giải đáp được cho thắc mắc tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được nhé!
Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?
06/11/2023
Hiện nay, nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, và viêm phổi do vi khuẩn phế cầu ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh phế cầu cho trẻ được khuyến nghị và ủng hộ bởi WHO. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ có thể chưa tường tận hiểu biết về các loại vắc xin phòng bệnh phế cầu Pneumo 23 và Synflorix.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu" ]
Vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý đe dọa tính mạng bệnh nhân, bao gồm viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm trùng huyết, cũng như viêm xoang và viêm tai giữa. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu, như [Pneumo 23 và Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-synflorix.html), là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với các bệnh lý mà vi khuẩn phế cầu gây ra. Sự nguy hiểm của vi khuẩn phế cầu --------------------------------- Vi khuẩn phế cầu đã và đang gây tử vong cho hàng trăm nghìn trẻ em trên toàn cầu mỗi năm. Khi bị nhiễm vi khuẩn phế cầu, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm đe doạ tính mạng, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các bệnh viêm xoang và viêm tai giữa,... Do đó, việc chủng ngừa phế cầu khuẩn từ sớm được coi là một biện pháp tối quan trọng và hiệu quả để ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm như đã nêu trên. Hiện có ba loại vắc xin phòng bệnh phế cầu đang được sử dụng để thực hiện chương trình chủng ngừa, đó là [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html), Pneumo 23 và Synflorix. ![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_1_1571dc2281.jpg) *Ba loại vắc xin phòng bệnh phế cầu là Prevenar 13, Pneumo 23 và Synflorix* Có bao nhiêu loại vắc xin phế cầu --------------------------------- Có một số loại vắc xin phòng bệnh phế cầu khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu phòng ngừa. Dưới đây là các loại [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) phổ biến: * **Vắc xin Synflorix (PCV10):** Loại vắc xin này phòng được 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau và thường được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi. Nó có nguồn gốc từ Bỉ và có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm phổi và viêm tai giữa. * **Vắc xin Pneumo 23 (PPSV23):** Loại vắc xin này phòng được 23 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Nó được sản xuất tại công ty Sanofi Pasteur (Pháp). Thường chỉ cần một mũi tiêm (nếu hệ miễn dịch giảm, có thể tiêm một mũi nhắc lại) và thường được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nó không phòng được bệnh viêm phổi và [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html). * **Vắc xin Prevenar 13:** Loại vắc xin này phòng được 13 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Nó được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ. Prevenar 13 là một dòng vắc xin thế hệ mới, hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, và [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) do vi khuẩn phế cầu. Nó có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên cũng như cho người lớn. ![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_2_cdd2e9937b.jpg) *Vắc xin Synflorix (PCV10) là loại vắc xin này phòng được 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau* So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix ----------------------------------------------- Vắc xin Pneumo 23 và Synflorix đều được sử dụng để ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn phế cầu, nhưng chúng có các điểm khác nhau về cách hoạt động, loại vi khuẩn mà chúng bảo vệ, và đối tượng chỉ định. Dưới đây là một so sánh giữa hai loại vắc xin này: **Xuất xứ:** * **Vắc xin Pneumo 23:** Vắc xin này là sản phẩm của công ty Sanofi Pasteur, một công ty dược phẩm có trụ sở tại Pháp. * **Vắc xin Synflorix:** Vắc xin này được sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline (GSK), một tập đoàn dược phẩm có nguồn gốc từ Bỉ. **Cách hoạt động:** * **Vắc xin Pneumo 23:** Đây là một loại vắc xin polysaccharide polyvalent, tức là nó chứa các đoạn polysaccharide (chất từ vi khuẩn) để kích thích miễn dịch. Vắc xin Pneumo 23 bảo vệ khỏi 23 loại phế cầu khuẩn phổ biến. * **Vắc xin Synflorix:** Đây là một loại vắc xin protein-conjugate polyvalent. Nó chứa các loại polysaccharide từ vi khuẩn phế cầu được gắn kết với protein để tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) bảo vệ khỏi 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. **Loại vi khuẩn bảo vệ:** * **Vắc xin Pneumo 23:** Bảo vệ khỏi 23 loại phế cầu khuẩn phổ biến, bao gồm cả các chủng gây bệnh nguy hiểm. * **Vắc xin Synflorix:** Vắc xin Synflorix là một loại vắc xin phòng ngừa các bệnh được gây ra bởi vi khuẩn phế cầu. Nó chứa 10 typ kháng nguyên phổ biến của vi khuẩn phế cầu, bao gồm các loại 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin Synflorix kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các loại vi khuẩn phế cầu này. Điều này có nghĩa rằng khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào cơ thể sau này, các kháng thể đã được tạo ra từ vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý. **Liều lượng và lịch tiêm chủng :** * **Vắc xin Pneumo 23:** Thường chỉ cần một mũi tiêm, và sau đó có thể cần tiêm lại sau khoảng 5 - 10 năm, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm. * **Vắc xin Synflorix:** Có nhiều mũi tiêm theo lịch trình cụ thể cho từng độ tuổi. Thường là 3 mũi tiêm chính và 1 mũi tiêm nhắc lại sau 6 tháng. **Đối tượng chỉ định:** * **Vắc xin Pneumo 23:** Thường được đề xuất cho những người 2 tuổi trở lên và đặc biệt cho những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh, như người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý cơ địa. * **Vắc xin Synflorix:** Tạo miễn dịch chủ động chống lại [vi khuẩn phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ngoài ra, có thể xem xét tiêm cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh phế cầu xâm lấn, như bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn chức năng lá lách, hoặc [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html). ![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_4_8cb8c67a32.jpg) So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix Lựa chọn giữa hai loại vắc xin này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, hãy đến [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được bác sĩ tư vấn và quyết định nên tiêm vắc xin nào giữa Pneumo 23 và Synflorix nhé! Xem thêm: [Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html) [Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)
So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix
06/11/2023
Chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi. Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Mặc dù chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đến các trung tâm tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của bé.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu" ]
Trong thời gian gần đây, tăng cường sức khỏe cho trẻ em đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Bộ Y tế đã thực hiện nhiều nỗ lực để cung cấp hướng dẫn và thông tin về các mũi tiêm vắc-xin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ đã được triển khai và đạt được những thành tựu đáng kể. Bài viết này sẽ giúp bạn có đáp án cho câu hỏi [mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-la-gi-mui-phe-cau-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html). Ba mẹ hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé! Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? -------------------------------------- Tiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế quan trọng được triển khai tại Việt Nam kể từ năm 1981. Chương trình này nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi. Mục tiêu của tiêm chủng mở rộng là đẩy lùi bệnh tật và cung cấp cho trẻ nhỏ sức đề kháng cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. ![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tmui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_1iem_chung_mo_rong_khong_Cropped_4c42f8080e.jpg) *Tiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế quan trọng của Việt Nam từ năm 1981* Chương trình tiêm chủng mở rộng đã chứng minh tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em bằng cách cung cấp vắc-xin phòng ngừa cho 12 loại bệnh khác nhau. Tiêm chủng là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo trẻ nhỏ được bảo vệ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), viêm não Nhật Bản, viêm gan B, và nhiều bệnh khác. Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? ---------------------------------------------- Nếu bạn thắc mắc mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Thì câu trả lời đưa ra là hiện tại mũi phế cầu chưa được đưa vào trong tiêm chủng mở rộng. Có bốn loại vắc-xin dự kiến sẽ được thêm vào chương trình tiêm chủng mở rộng theo Nghị quyết 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về Lộ trình tăng lượng vắc-xin trong giai đoạn 2021 - 2030. Các loại vắc-xin này bao gồm vắc-xin phòng bệnh [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html), vắc-xin phòng bệnh do phế cầu, vắc-xin phòng bệnh [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), và vắc-xin phòng bệnh cúm mùa. Theo kế hoạch, vắc-xin phòng bệnh do virus Rota đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2022. Còn lại, ba loại [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), ung thư cổ tử cung và cúm mùa dự kiến sẽ được thêm vào chương trình tương ứng vào năm 2025, 2026 và 2030. ![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_2_f44bfaa718.jpg) *Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?* Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan để cấp kinh phí mua vắc-xin và tổ chức thực hiện theo lộ trình thêm vắc-xin vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Chương trình tiêm chủng mở rộng có những loại vắc-xin nào? ---------------------------------------------------------- Đến đây câu hỏi mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không đã có câu trả lời. Vậy thì danh sách các loại vắc-xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hiện nay có những loại vắc-xin nào? * **Vắc-xin phòng bệnh lao:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thương đến hệ hô hấp và có thể gây tử vong. * **Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B:** Loại vắc-xin này giúp bảo vệ người tiêm khỏi bị [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), một bệnh có thể gây viêm gan mãn tính và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. * **Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu:** Đây là vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến cổ họng, hầu và khu vực quanh nó. * **Vắc-xin phòng bệnh ho gà:** Loại vắc-xin này giúp ngăn ngừa bệnh ho gà, một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn. * **Vắc-xin phòng bệnh uốn ván:** Vắc-xin này giúp bảo vệ khỏi bệnh uốn ván, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. * **Vắc-xin phòng bệnh bại liệt:** Đây là vắc-xin phòng bệnh bại liệt, một bệnh truyền nhiễm gây bại liệt và có thể gây khó khăn trong việc di chuyển và làm việc. * **Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib). * **Vắc-xin phòng bệnh sởi:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa bệnh sởi, một bệnh lây truyền dễ lan tỏa trong cộng đồng và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. * **Vắc-xin phòng bệnh Rubella:** Loại vắc-xin này giúp ngăn ngừa [bệnh Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), một bệnh truyền nhiễm thường gây các triệu chứng ban đỏ và viêm khớp. * **Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản:** Vắc-xin này giúp ngăn ngừa [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html), một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. * **Vắc-xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao):** Loại vắc-xin này được áp dụng ở những vùng có nguy cơ cao để ngăn ngừa bệnh tả, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. * **Vắc-xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao):** Vắc-xin này được sử dụng ở những vùng có nguy cơ cao để ngăn ngừa bệnh [thương hàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuong-han-151.html), một bệnh truyền nhiễm thường gây ra bởi vi khuẩn và có triệu chứng sốt và hậu môn sưng đau. ![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_3_3f29368f92.jpg) *Hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng có những loại vắc-xin nào?* Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nhằm đảm bảo rằng cộng đồng được bảo vệ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau và giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Ba mẹ hiện đã có câu trả lời cho việc liệu mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Mặc dù hiện nay mũi tiêm phòng phế cầu chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể đến các cơ sở tiêm vacxin có uy tín như [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế để tiêm cho bé để đảm bảo sức khỏe và sự bảo vệ cho sức khỏe của con yêu. Xem thêm: [Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html) [Những ai nên tiêm vắc xin phế cầu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html)
Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?
06/11/2023
Vắc xin Synflorix là sản phẩm nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ). Vắc xin Synflorix giúp đề phòng 10 tuýp huyết thanh của vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh như: Viêm Phổi, Viêm họng, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm tai giữa cấp... Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá và giải đáp thắc mắc Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không nhé!
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Vắc xin Synflorix được sử dụng để phòng ngừa các loại bệnh như: Viêm phổi, Viêm tai giữa, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết... do vi khuẩn phế cầu gây ra. [Vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) này được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và có các lịch tiêm, số mũi tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi tiêm của trẻ. Tuy nhiên rất nhiều ba mẹ băn khoăn rằng [Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html). Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thắc mắc này nhé! Thông tin về vắc xin Synflorix ------------------------------ Vắc xin Synflorix là một sản phẩm của công ty Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ) được sử dụng để tạo miễn dịch cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, nhằm phòng ngừa một loạt các bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vắc xin này bao gồm các thành phần để chống lại các tuýp huyết thanh của phế cầu bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F. ![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_1_60c397d813.jpg) *Vắc xin Synflorix là một sản phẩm của công ty Glaxo SmithKline (Bỉ)* Các căn bệnh mà [vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) giúp phòng ngừa đều có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và người lớn. Dưới đây là các bệnh và hậu quả tiềm ẩn: * **Viêm màng não:** [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) gây ra bởi phế cầu khuẩn có thể rất nguy hiểm và khó phát hiện. Triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, nôn ói, và đặc biệt ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu, triệu chứng như chán ăn kém, sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại các biến chứng, di chứng nặng nề. * **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu có khả năng gây [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Nó có thể lây truyền qua không khí và dễ xảy ra trong môi trường đông đúc như lớp học hoặc nơi sống chung. Viêm phổi có thể gây ra nhiều triệu chứng không dễ dàng chẩn đoán và điều trị. * **Nhiễm trùng huyết:** Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào máu, dẫn đến tình trạng [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). Bệnh này đe dọa sức khỏe nghiêm trọng vì nó có thể tạo ổ di bệnh ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể gây tử vong. * **Viêm tai giữa:** [Viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn đến viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mạn tính, và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và thính lực. Vắc xin Synflorix có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đặc hiệu do vi khuẩn Phế cầu gây nên các bệnh này, đặc biệt là đối với trẻ em. Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? ------------------------------------------------- Nhiều người đã tỏ ra quan tâm và thắc mắc về việc vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Theo thông tin của nhà sản xuất vắc xin, Synflorix được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một nhu cầu lớn từ phía người lớn và trẻ trên 5 tuổi trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm gây ra bởi [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Nhiều trường hợp, bao gồm những người mắc bệnh phổi như: Lao phổi, Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), [tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), hoặc bệnh áp huyết cao, đã được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh. ![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_2_feb6aad501.jpg) *Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?* Từ nhu cầu đó, hiện nay trên thị trường có hai loại vắc xin khác được sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn để bảo vệ khỏi bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, đó là [Pneumo 23 và Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-prevenar-13.html). **Vắc xin Pneumo 23:** * **Xuất xứ:** Vắc xin Pneumo 23 được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur (Pháp). * **Chỉ định:** Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do phế cầu khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi, viêm tai giữa, và nhiễm trùng huyết ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin Pneumo 23 còn được chỉ định cho người cao tuổi, những người có nguy cơ miễn dịch giảm, người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, [bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phoi-tac-nghen-man-tinh-164.html) (COPD), và nhiều trường hợp khác. **Vắc xin Prevenar 13:** * **Xuất xứ:** Vắc xin Prevenar-13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học, Pfizer (Mỹ). Nó được sản xuất tại Bỉ. * **Chỉ định:** Prevenar 13 là một loại vắc xin thế hệ mới, được sử dụng để phòng ngừa một loạt các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, và nhiễm trùng huyết. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và được sử dụng cho người lớn. Với sự ra đời của những loại vắc xin này, người lớn và trẻ em trên 5 tuổi có lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho mình, phòng tránh các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cụ thể sẽ được quyết định theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám sàng lọc, tư vấn để đảm bảo đạt hiệu quả và an toàn tốt nhất. Lịch tiêm chủng ngừa vắc xin Synflorix cho bé --------------------------------------------- Tới đây chắc các bậc cha mẹ đã trả lời được câu hỏi liệu Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Dưới đây là lịch tiêm chủng ngừa cho trẻ dựa vào từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ: **Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi:** Có hai lịch tiêm cơ bản để chọn lựa: **Liệu trình 3 + 1 (được khuyến cáo để đạt hiệu quả tối ưu):** * **Mũi 1:** Tiêm lúc trẻ 6 tuần - 2 tháng tuổi. * **Mũi 2:** Tối thiểu 1 tháng sau mũi 1. * **Mũi 3:** Tối thiểu 1 tháng sau mũi 2. * **Mũi nhắc:** Tối thiểu 6 tháng sau mũi 3. **Liệu trình 2 + 1 (được sử dụng để thay thế phác đồ 3 + 1):** * **Mũi 1:** Tiêm lúc trẻ 6 tuần tuổi - 2 tháng tuổi. * **Mũi 2:** Tối thiểu 2 tháng sau mũi 1. * **Mũi nhắc:** Tối thiểu 6 tháng sau mũi 2. **Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm có 3 mũi * Mũi 1: Trong độ tuổi 7 - 11 tháng. * Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất `1 tháng. * Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 6 tháng. **Trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi:** Lịch tiêm có 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng. Không cần tiêm liều nhắc lại. ![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_3_fa7bbfa0c8.jpg) *Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi có hai phác đồ tiêm để ba mẹ chọn lựa* Những điều lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix --------------------------------------------------- Có một số điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh như Synflorix, đặc biệt tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ: **Tuổi và tình trạng sức khỏe:** Vắc xin cần được tiêm theo đúng liệu trình cho từng độ tuổi để có kết quả phòng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải lưu ý, bao gồm: * Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html). * Có các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu hoặc giảm bạch cầu. * Trẻ sinh non dưới 28 tuần. Trong những trường hợp này, việc quyết định tiêm vắc xin cần phải được thảo luận và lấy ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. **Phản ứng phụ:** Sau khi tiêm có thể xảy ra một số phản ứng phụ, bao gồm: * Những triệu chứng thường gặp như quấy khóc, chán ăn, sốt nhẹ hoặc sưng vùng tiêm. * Những triệu chứng hiếm gặp như [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), dị ứng, hoặc nôn trớ. * Nếu trẻ trải qua bất kỳ triệu chứng bất thường sau tiêm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử trí thích hợp. ![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_4_3c9f439066.jpg) *Sau khi tiêm trẻ có thể xảy ra một số phản ứng phụ như chán ăn, sốt nhẹ* **Theo dõi và quản lý:** Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau khi tiêm, cha mẹ cần tuân thủ các quy tắc sau: * Theo quy định của Bộ y tế, Trẻ được theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút. * Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường khác như: Sốt, quấy khóc liên tục, phát ban, khó thở, tím tái, co giật... trong vòng 24 giờ sau tiêm. * Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nặng như: Sốt cao không hạ nhiệt độ khi dùng thuốc hạ sốt, co giật, khó thở, tím tái, biểu hiện dị ứng nặng... hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tốt nhất. Những biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc tiêm vắc xin Synflorix, phòng bệnh Phế cầu cho trẻ. Đến đây chắc các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi “Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?”. Để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, cha mẹ có thể tham khảo và đưa trẻ đến tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chua-benh/tiem-chung) trên toàn quốc để được các bác sĩ tư vấn, kiểm tra tình trạng sức khỏe, và tiêm vắc xin phòng bệnh Synflorix để đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất. Xem thêm: [*Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html) [*Giá thuốc Synflorix cho trẻ em là bao nhiêu?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html)
Giải đáp y khoa: Vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?
06/11/2023
Vi khuẩn phế cầu gây nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ, đặc biệt làm suy yếu hệ miễn dịch. Để bảo vệ sức khỏe của con yêu, cha mẹ cần tiêm vacxin phòng bệnh phế cầu cho trẻ từ sớm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin về vấn đề tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu" ]
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm trùng phổi, viêm tai giữa, và nhiễm khuẩn huyết. Chính vì vậy, tiêm vacxin phế cầu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn. Nhiều người thắc mắc [tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html). Hãy cùng tìm hiểu nhé! Vacxin phế cầu là gì? --------------------- [Vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho sức khỏe trẻ. Loại vacxin này giúp tạo sự kháng cự trong cơ thể chống lại các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vacxin phế cầu thường được tiêm vào cơ delta ở cánh tay hoặc bên đùi của trẻ. Có hai loại vacxin phế cầu phổ biến: * [**Vacxin phế cầu Synflorix**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html)**:** Ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khác nhau, bao gồm viêm tai giữa và viêm phổi. Thích hợp cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. * [**Vacxin phế cầu Prevenar 13**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html)**:** Ngăn ngừa 13 chủng phế cầu khác nhau và bảo vệ khỏi viêm phổi, viêm tai, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và cả người lớn. Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? -------------------------------------------- Nếu bạn đang thắc mắc tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng thì Nhà thuốc Long Châu xin trả lời là vacxin phế cầu không có tác dụng ngay sau khi tiêm. Thường cần một thời gian để hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và phát triển sự bảo vệ. Thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vacxin cũng như cá nhân từng người. Điều này có nghĩa rằng trẻ có thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong giai đoạn ban đầu sau tiêm. ![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_2_af48c3ae3c.jpg) *Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?* Một số loại vacxin phế cầu cần một loạt các mũi tiêm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thời gian cách giữa các mũi tiêm trong loạt vacxin này cũng được quy định để đảm bảo sự phát triển của miễn dịch. Sau khi hoàn thành toàn bộ lịch tiêm, thường cần một thời gian để cơ thể xây dựng sự bảo vệ đầy đủ. Tùy thuộc vào loại vacxin và độ tuổi của người tiêm, tác dụng của vacxin có thể bắt đầu phát huy từ vài tuần đến vài tháng sau tiêm. Trong trường hợp cụ thể, bạn nên tham khảo với bác sĩ để biết thời gian cụ thể cho loại vacxin bạn đang quan tâm. Tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm vacxin phế cầu ----------------------------------------------------- Các tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm [vacxin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) bao gồm: **Thường gặp (tỷ lệ từ 10% trở lên):** * Trẻ có thể trải qua giai đoạn chán ăn, chóng mặt. * Vùng tiêm có thể sưng, đỏ, đau. * Sốt có thể xảy ra khi nhiệt độ đo ở nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi vượt qua 38 độ C. **Thường gặp (tỷ lệ từ 1 - 10%):** * Có thể xuất hiện chai cứng tại vị trí tiêm. * Sốt cao hơn (đo ở nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi). * Sốt từ 38 độ C trở lên (đo ở nhiệt độ hậu môn đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi). **Phản ứng không thường gặp (tỷ lệ từ 0,1 - 1%):** * Trẻ có thể trải qua trạng thái quấy khóc bất thường, tiêu chảy, nôn mửa. * Có khả năng xuất hiện u máu tại nơi tiêm, chảy máu, và sưng nhỏ. * Có thể xảy ra biểu hiện ngưng thở ở trẻ sơ sinh. * Sốt có thể cao hơn 40 độ C, đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi hoặc cao hơn 39 độ C ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. **Phản ứng hiếm gặp (tỷ lệ 0,01 - 0,1%):** * Trẻ có thể trải qua viêm da dị ứng, viêm da không điển hình, chàm. * Có khả năng xảy ra co giật do lên cơn sốt, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), nổi mề đay. * Có thể gây giảm trương lực cơ và giảm đáp ứng. Các tác dụng phụ này đòi hỏi theo dõi và điều trị kịp thời tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm vacxin. ![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_1_a40bef334a.jpg) *Vacxin phế cầu là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho sức khỏe trẻ* Những điều lưu ý khi cho trẻ tiêm vacxin phế cầu ------------------------------------------------ Việc tiêm vacxin phòng phế cầu rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), viêm màng não và [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). Nhất là đối với trẻ em có hệ thống miễn dịch yếu, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Một số điều quan trọng cần xem xét khi tiêm vacxin cho trẻ: * Trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch không nên tiêm vacxin, vì tiêm có thể làm giảm kháng nguyên của cơ thể. * Trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc chảy máu sau khi tiêm bắp không nên tiêm vacxin. * Trường hợp trẻ sinh non dưới 28 tuần cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ tiêm vacxin trong trường hợp này cần được theo dõi trong vòng 48 - 72 giờ để phòng trường hợp [suy hô hấp cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html) hoặc ngừng thở. * Trẻ đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính không nên tiêm vacxin. * Trẻ có dị ứng với thành phần vacxin cần thảo luận với bác sĩ. * Sau khi tiêm, trẻ cần ở lại nơi tiêm trong ít nhất 1 giờ để theo dõi. Thường thì sau tiêm, trẻ có thể trải qua biểu hiện như sốt nhẹ, quấy khóc, đau nhức tại vùng tiêm, và biếng ăn. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức. * Cha mẹ nên lựa chọn cơ sở tiêm vacxin có uy tín. Hiện nay, [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế. Cha mẹ có thể tin tưởng đưa con thăm khám và tiêm vacxin tại trung tâm tiêm chủng Long Châu. ![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_3_e262566d74.jpg) *Việc tiêm vacxin phòng phế cầu rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ* Cha mẹ cần lên kế hoạch tiêm vacxin cho con sớm và tuân thủ các quy định để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về vấn đề tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng. Xem thêm: [*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html) [*Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-la-gi-mui-phe-cau-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html)
Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? Tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm
06/11/2023
Loại vắc xin nào cũng có thể gây ra phản ứng phụ, không ngoại trừ vắc xin thủy đậu. Vậy, những phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm là gì? Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu" ]
Tiêm vắc xin thủy đậu giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, sau khi tiêm rất có thể cơ thể bạn sẽ gặp phải một số các phản ứng phụ. Nếu chưa biết những phản ứng phụ đó là gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết và trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?”. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu ------------------------- [Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là bệnh do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra, đây là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân, khi thời tiết ẩm ướt. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 - 14 ngày, sau khoảng thời gian này, một số dấu hiệu sẽ xuất hiện trên cơ thể như phát ban phồng rộp, ngứa ngáy, người bệnh cảm thấy [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) và sốt. Thủy đậu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh dễ dàng lây lan từ người sang người nếu như người đó chưa bao giờ bị mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng vắc xin. Các virus thủy đậu sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài khi người bệnh nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho,... Và khi hít phải không khí có chứa các giọt bắn này chắc chắn người bình thường sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua sự tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng sinh hoạt có dính virus gây bệnh. Nếu như trong quá trình mang thai, các mẹ bầu bị thủy đậu thì thai nhi trong bụng cũng sẽ bị lây bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là rất quan trọng và cần thiết. ![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_1_aebbc89e8f.png) *Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhiều nhất là ở đối tượng trẻ em* Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng phụ sau tiêm ---------------------------------------------------------------- Có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu là VARIVAX, VARICELLA-GCC, VARILRIX được sản xuất bởi 3 nước khác nhau (Hàn Quốc, Mỹ, Bỉ). Điểm chung của các loại vắc xin này là sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu. Phần lớn, [vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) an toàn cho hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, giống như các loại thuốc khác, vắc xin cũng có tác dụng phụ khi sử dụng. Tỷ lệ xảy ra một số phản ứng phụ sau khi tiêm liều vắc xin thứ nhất cao hơn liều thứ hai. Các phản ứng bao gồm: * Các cơ bị đau nhức, sưng đỏ hoặc bầm tím xung quanh vị trí tiêm. * Bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), phát ban nhẹ ở trên da. Triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi tiêm khoảng 2 tuần. * Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, đau họng, buồn nôn. * Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, có thể bị mất ngủ. * Đau dạ dày, bị [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html). Như vậy, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể bị sốt, đi kèm theo là một số các triệu chứng khác. Các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như dị ứng hay [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), nhiễm trùng phổi và gan, viêm màng não hay co giật có thể xảy ra nhưng các trường hợp này cực kỳ hiếm. Xác suất xảy ra chỉ khoảng 1/1 triệu người được tiêm chủng. Cần lưu ý, riêng với phụ nữ có thai hoặc người có bệnh lý nền ở mức độ nhẹ, nặng khác nhau nên thực hiện tiêm vào đúng thời điểm đã được lên lịch. Tìm hiểu kỹ về các thành phần có trong vắc xin thủy đậu, nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào thì bạn không nên tiêm vắc xin để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. ![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_2_0c44acf624.png) *Sốt là phản ứng có thể gặp sau khi tiêm thủy đậu* Một số lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu -------------------------------------------- Một số điều bạn sẽ cần lưu ý trước khi tiêm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, nhất là với đối tượng trẻ em như sau: * Liên hệ với bác sĩ để lên lịch tiêm phù hợp với thể trạng của bản thân hoặc cho trẻ. * Thông báo cho nhân viên y tế biết về tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý nền như ung thư, [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html), bệnh lao, đang hóa trị,... Phần lớn, các trường hợp này sẽ không được chỉ định thực hiện tiêm phòng. * Hoãn tiêm thủy đậu nếu như đang trong tình trạng mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính, sốt cao, hoặc vừa mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời gian hồi sức. * Hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh thủy đậu trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm. * Sau khi tiêm, hãy ở lại trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu không có bất cứ biểu hiện gì bất thường, hãy về nhà và tiếp tục nghỉ ngơi theo dõi ít nhất 24 giờ. * Không bôi hay đắp bất cứ gì lên vết tiêm. * Nếu có các triệu chứng bất thường như [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), sốt cao, cơ thể tím tái và không tiếp nhận thuốc hạ sốt thì nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết. Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, thăm khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm để không gặp phải các biến chứng không mong muốn. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn đang có ý định tiêm vắc xin phòng bệnh với giá thành hợp lí giao động từ 600.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ mỗi mũi vắc xin. Cam kết vắc xin chuẩn, chính hãng, đầy đủ các chủng loại, dịch vụ tiêm uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. ![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_3_eb25b90b4b.png) *Ghi nhớ một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trước khi tiêm vắc xin* Cuối cùng, sốt chính là một phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, phản ứng này sẽ không xảy ra ở tất cả mọi người, tùy từng trường hợp, thể trạng mà các phản ứng phụ sẽ khác nhau hoặc không xảy ra. Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “[Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-thuy-dau-co-sot-khong-mot-so-phan-ung-sau-khi-tiem-ma-ban-nen-biet.html)?”. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ có ích đối với bạn đọc. Xem thêm: [Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hien-tiem-vac-xin-thuy-dau-co-bi-nua-khong.html) [Vắc xin thuỷ đậu tiêm mấy mũi?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-thac-mac-vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui.html)
Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm mà bạn nên biết
05/11/2023
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Cúm", "Tiêm phòng cúm" ]
Hãy cùng tìm hiểu bệnh Cúm và vắc xin tiêm phòng Cúm qua bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu. Bệnh Cúm là gì? --------------- Bệnh cúm là bệnh lây nhiễm rất nhanh và mạnh, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Trong mỗi vụ dịch có khoảng 30 - 60% số cá thể không được tiêm phòng có thể bị mắc bệnh. Vi rút Cúm có khả năng tái tổ hợp, trao đổi các chất liệu di truyền giữa các chủng khác nhau, do đó sự đột biến, biến đổi xảy ra liên tục. Các chủng Cúm hay gây bệnh là: Cúm A (H3N2, H1N1), Cúm B (Yamagata, Victoria), và Cúm C thường kết hợp với Cúm A hoặc tự gây bệnh. Biểu hiện thường gặp của Bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm có thể diễn tiến nặng trên những người có bệnh lý nền: Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết... hoặc Người già, Trẻ em dưới 5 tuổi, Phụ nữ mang thai.... ![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_1_982f410259.png) *Bệnh cúm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không tiêm ngừa phòng tránh* Phòng ngừa bệnh Cúm ------------------- Không đặc hiệu: Sử dụng thường xuyên khẩu trang đúng cách, các dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách.... Đặc hiệu: Tiêm phòng vắc xin Cúm hàng năm. Vì sao nên tiêm phòng vắc xin Cúm? ---------------------------------- Tiêm vắc xin cúm là một biện pháp cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân, đồng thời tránh lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Virus cúm mùa lây lan rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người có sức khỏe yếu và người ở độ tuổi cao. Trong lịch sử, cúm mùa đã gây ra những đại dịch lây lan kinh hoàng, đặc biệt là đại dịch năm 1918 tại Tây Ban Nha, đã cướp đi mạng sống của khoảng 50 triệu người. Những nghiên cứu dịch tễ gần đây cho thấy rằng căn bệnh cúm mùa sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, mà sẽ tiếp tục phát triển và biến chủng để thích nghi với các kháng thể tồn tại trong cơ thể. Cúm mùa có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), xơ hóa phổi và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc ngừng tim đột ngột. Tiêm vắc xin cúm giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm mùa. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của triệu chứng cúm mùa. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin cũng giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho người khác nhờ tạo miễn dịch cộng đồng. Vắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu? -------------------------------------- Các vắc xin cúm thường có hiệu lực bảo vệ cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ này thường chỉ kéo dài trong khoảng 6 - 12 tháng do vi rút cúm thường biến đổi và thay đổi kháng nguyên liên tục theo chu kỳ hàng năm. Do đó, các vắc xin ngừa cúm được tiêm phòng trong một năm có thể không còn tác dụng vào năm tiếp theo. Chính vì vậy, chúng ta cần nên tiêm vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai... để đảm bảo tính tương đồng giữa chủng virus cúm đang lưu hành và chủng virus cúm có trong vắc xin. Thông thường, vắc xin cúm không có hiệu quả ngay lập tức, mà cần khoảng 1- 2 tuần sau tiêm, vắc xin mới bắt đầu có tác dụng bảo vệ bạn khỏi một số loại virus cúm. Một số triệu chứng sau khi tiêm vắc xin cúm ------------------------------------------- Sau khi thực hiện tiêm vắc xin cúm sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ thường gặp, nhưng thường không kéo dài lâu ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin: * Đau nhức, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm: Đây là tác dụng phụ thông thường và thường kéo dài trong 1 - 2 ngày. * [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ: Một số người có thể xuất hiện cơn sốt nhẹ sau tiêm vắc xin. Do đó, bạn cần nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi đủ để giúp sức đề kháng cơ thể tốt. Sốt này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng sức khỏe. * Đau cơ, khó chịu: Đau cơ và khó chịu cũng là tác dụng phụ phổ biến. Bạn cần nên nghỉ ngơi và chỉ thực hiện các động tác nhẹ tránh tác động đến vị trí tiêm. ![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_2_b4a15ee043.jpg) *Sau khi tiêm ngừa cúm thường xuất hiện tình trạng sốt nhẹ* Tiêm vắc xin cúm giá bao nhiêu? ------------------------------- Hiện nay, có nhiều loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vacxin-cum-cua-phap-hay-ha-lan-luu-y-khi-tiem-vacxin-cum.html) cúm mùa đang được phân phối trên thị trường. Hầu hết các loại vắc xin này đều đã được kiểm định và đánh giá về chất lượng, độ an toàn trước khi được tung ra sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay: * vắc xin Vaxigrip Tetra của Pháp. * vắc xin Influvac của Hà Lan. * vắc xin Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, mức giá bán lẻ tham khảo với mỗi loại vắc xin cúm cụ thể như sau: * Giá tiêm vắc xin cúm mùa Vaxigrip Tetra của Pháp: 333.000đ/liều. * Giá tiêm vắc xin cúm mùa Influvac của Hà Lan: 333.000đ/liều. * Giá tiêm vắc xin cúm mùa Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam: 185.000đ/liều. Bảng giá tiêm lẻ vắc xin cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu, bao gồm: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… bạn nên liên hệ trực tiếp số điện thoại trung tâm tiêm chủng: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất. ![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_3_501e9eb163.png) *Tiêm ngừa cúm giúp bạn phòng tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra* Những ai nên tiêm vắc xin Cúm? ------------------------------ Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC Hoa kỳ.... những đối tượng dưới đây cần nên chủ động tiêm vắc xin cúm ngừa bệnh: * Phụ nữ mang thai. * Trẻ em từ 6 tháng tuổi. * Người lớn trên 64 tuổi. * Những người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/14-loai-vac-xin-ngua-viem-phoi-cho-nguoi-lon-va-tre-em-ban-can-biet.html) mãn tính, suy giảm hệ miễn dịch do đang điều trị bệnh hoặc đang mắc bệnh HIV. Bên cạnh đó, cũng có một số đối tượng không được khuyến nghị tiêm vắc xin Cúm: * Những người quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin Cúm. * Những người đang trong tình trạng sốt hoặc sốt cao hoặc bị mắc bệnh cấp tính. * Những người bị dị ứng nặng với trứng Gà, Thịt Gà. Chỉ nên tiêm tại cơ sở y tế và cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ. * Những người đã từng mắc hội chứng Guillain-Barré trong khoảng thời gian 6 tuần sau khi tiêm vắc xin cúm. Vắc xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu không? ------------------------------------------ Cúm có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Bởi sự suy giảm hệ miễn dịch trên phụ nữ trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh Cúm mùa. Do đó, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ gánh nặng bệnh tật hoặc tử vong do bệnh Cúm. Việc tiêm vắc xin cúm mùa giúp cơ thể kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh Cúm. Những kháng thể này có thể bảo vệ thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, đồng thời giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời, sau khi chào đời qua Miễn dịch thụ động tự nhiên của Mẹ, . Bởi vì trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch chưa đảm bảo sinh kháng thể để tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm. Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, những kháng thể cũng có thể được truyền cho con qua sữa mẹ. Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “[tiêm vắc xin cúm có giá bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-la-benh-gi-tiem-vaccine-cum-bao-nhieu-tien.html)”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về bệnh cúm, đồng thời cân nhắc tiêm ngừa để giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng cường và bảo vệ sức khỏe tối ưu nhé.
Cúm là bệnh gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền?
06/11/2023
Thủy đậu đã từng là bệnh lý khá phổ biến vì đặc tính lây lan dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện của vắc xin mà bệnh lý này đã giảm đáng kể. Vậy, tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu" ]
Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả cộng đồng khỏi bệnh lý thủy đậu. Nhưng, liệu vắc xin có giúp ngăn ngừa bệnh 100% hay không? Tiêm vắc xin rồi thì có khả năng bị nữa hay không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số thông tin về bệnh thủy đậu và trả lời cho câu hỏi “Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?”. Bệnh thủy đậu là gì? -------------------- [Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra, virus này có tên gọi là Varicella virus. Bệnh có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em và cả người lớn. Thời điểm bệnh thủy đậu phổ biến nhất thường là vào mùa xuân lúc thời tiết mưa phùn ẩm ướt. Bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng rõ rệt như xuất hiện các nốt phồng (chứa nước) khắp cơ thể, không ngoại trừ niêm mạc lưỡi và miệng. Do đó, việc tìm hiểu thêm về căn bệnh này là cần thiết để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Thủy đậu sẽ lây từ người sang người thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc các giọt bắn phát ra từ đường hô hấp (như khi hắt hơi, ho, nói chuyện) hoặc từ các chất dịch bên trong các nốt phồng bị vỡ ra. Bệnh cũng có thể lây qua các vật dụng đã bị nhiễm chất dịch từ các nốt phồng. Vì vậy, cần lưu ý tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh thủy đậu. ![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_1_c293bb8ca7.png) *Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh* Đối tượng nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu ----------------------------------------- Bệnh thủy đậu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là với những đối tượng như trẻ em, phụ nữ và những người có hệ miễn dịch kém. Cụ thể: * Trẻ em: Trẻ em nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu. Mũi thứ nhất từ 12 - 15 tháng tuổi và mũi thứ hai từ 4 - 6 tuổi. * Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm theo chỉ định của bác sĩ, tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 8 tuần tùy từng loại vắc xin. * Phụ nữ có kế hoạch mang thai: Bạn nên thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng để giúp phòng ngừa bệnh và bảo vệ thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. * Những người có miễn dịch kém: Nếu bạn có hệ miễn dịch kém thì nên chủ động tiêm vắc xin thủy đậu. Một số các loại vắc xin khác cũng sẽ được tiêm cùng thời điểm với vắc xin thủy đậu như vắc xin sởi, [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html), rubella. Hãy thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng để chủ động bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ riêng thủy đậu. Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không? -------------------------------------- “Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?” là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra sau khi thực hiện tiêm thủy đậu. Vắc xin có thể giúp phòng ngừa bệnh tuyệt đối hay không? Sau khi bạn thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu, nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ giảm một cách đáng kể và phần lớn là không bị mắc bệnh hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Dẫu vậy, vắc xin sẽ không thể ngăn ngừa bệnh thủy đậu 100%. Một số trường hợp vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu sau khi đã tiêm phòng vắc xin nhưng các biểu hiện bệnh sẽ nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn. Tiêm vắc xin thủy đậu sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus thủy đậu và tạo sự miễn dịch giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của virus. Chính vì thế, mặc dù không thể ngăn bệnh hoàn toàn nhưng tiêm vắc xin thủy đậu vẫn là việc rất quan trọng và cần thiết để phòng ngừa bệnh thủy đậu, bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Không chỉ thế, vắc xin còn bảo vệ cho cả cộng đồng, giúp giảm thiểu tối đa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. ![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_2_44ae19420c.png) *Tiêm vắc xin sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh* Những trường hợp chống chỉ định với vắc xin ------------------------------------------- Vắc xin có thể tiêm cho hầu hết mọi người nhưng cũng có một số trường hợp cần hoãn hoặc không nên tiêm vắc xin. Một số trường hợp như: * Bị [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html): Không nên thực hiện tiêm nếu bạn bị dị ứng nặng với các thành phần của vắc xin. * Phụ nữ đang mang thai: Vắc xin được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai, nếu bạn đang mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm. * Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch bị suy giảm do mắc bệnh lý nền hoặc đang điều trị bệnh ung thư, [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html),... cũng không nên tiêm vắc xin vì rất có thể vắc xin sẽ không phát huy được hiệu quả phòng bệnh. * Bị suy giảm tiểu cầu hoặc đang dùng corticosteroid: Thảo luận với bác sĩ trước khi có ý định tiêm vắc xin thủy đậu nếu lượng tiểu cầu của bạn đang bị suy giảm hoặc bạn đang dùng corticosteroid với liều lượng cao. ![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_3_050c71b4a3.png) *Chống chỉ định đối với những người dị ứng với thành phần của vắc xin* Nên tiêm vắc xin thủy đậu ở đâu? -------------------------------- Việc lựa chọn địa chỉ tiêm vắc xin uy tín sẽ giúp bảo vệ cho sức khỏe khỏi các nguy cơ, biến chứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - địa chỉ tiêm chủng uy tín hàng đầu. Trung tâm sẽ cung cấp cho bạn các gói tiêm bệnh thủy đậu với đa dạng chủng vắc xin từ các nước khác nhau như Hàn Quốc (vắc xin VARICELLA-GCC), Bỉ (VARILRIX) và Mỹ (VARIVAX) với giá thành chỉ từ 600.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ/1 mũi vắc xin (giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm). Cam kết tuân thủ đầy đủ các bước như khám sàng lọc, giải đáp thắc mắc cho đối tượng thực hiện tiêm chủng,... trước khi tiêm, theo dõi sức khỏe cho người thực hiện tiêm sau khi tiêm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn đây là điểm đến khi tiêm chủng bởi vắc xin luôn đảm bảo chính hãng 100%. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn cũng có thể liên hệ với trung tâm để được tư vấn kỹ càng hơn. Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin bệnh thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “Thực hiện [tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hien-tiem-vac-xin-thuy-dau-co-bi-nua-khong.html)?”. Tiêm vắc xin thủy đậu rồi vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp, triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn và không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Hãy đảm bảo thực hiện tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình và cả cộng đồng khỏi sự lây lan của các bệnh lý nguy hiểm.
Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?
06/11/2023
Vi khuẩn Phế cầu là một trong những loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là trẻ có hệ miễn dịch yếu. Vi khuẩn phế cầu có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên kích thích việc tiêm mũi phế cầu cho bé để tạo sự miễn dịch đáng tin cậy và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vi khuẩn phế cầu.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Hiện nay, tiêm [vắc xin Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, tốt nhất để chủ động phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, như Viêm phổi, Viêm màng não, Viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng máu... đặc biệt ở trẻ nhỏ. [Mũi vắc xin Phế cầu cho bé](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-mui-phe-cau-cho-be-khong-lich-tiem-mui-phe-cau-cho-be.html) đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ. Phế cầu khuẩn là gì? -------------------- Phế cầu khuẩn, còn gọi là Streptococcus pneumoniae, là một loại vi khuẩn gây bệnh. Chúng thường gây ra các bệnh như [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), Viêm màng não,Viêm tai giữa,Viêm xoang, nhiễm trùng huyết... Phế cầu khuẩn phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi. [Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) đe dọa sức khoẻ trẻ nhỏ: * Cứ khoảng 20 giây, viêm phổi do phế cầu có thể làm thiệt mạng một đứa trẻ. * Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) ở trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 80%), với tới 15% trẻ em tử vong dù đã được điều trị và cấp cứu tích cực. * Vi khuẩn phế cầu làm tăng tỷ lệ tử vong do [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) ở trẻ nhỏ. * Phế cầu vẫn đang là một mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Thậm chí sau khi điều trị tích cực, di chứng để lại do phế cầu vẫn rất nặng nề. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin ngừa vi khuẩn phế cầu là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ khỏi nguy cơ từ loại vi khuẩn nguy hiểm này. ![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_1_f9b81df49f.jpg) *Phế cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em và người già* Nên tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ không? --------------------------------------------- Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ dưới 2 tuổi, thường có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị nhiễm vi khuẩn phế cầu. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html). Trong các tình huống nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những tác động về sức khỏe kéo dài, ví dụ như [khiếm thị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khiem-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-khiem-thi.html), điếc hoặc các vấn đề về phát triển trí tuệ. Mũi vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu cho bé là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Vắc xin này giúp hệ miễn dịch của trẻ tạo ra miễn dịch đặc hiệu nhằm chống lại việc nhiễm vi khuẩn, hoặc nếu nhiễm, gây bệnh thì làm giảm nguy cơ chịu gánh nặng bệnh tật, cũng như tử vong. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu rộng rãi còn đóng vai trò tạo miễn dịch cộng đồng giúp, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong gia đình, xã hội. Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn phế cầu (như trẻ có bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc hệ miễn dịch suy giảm), việc tiêm vắc xin phòng phế cầu lại càng trở lên quan trọng hơn nữa. Sự thảo luận, tư vấn, cũng như thăm khám, sàng lọc của bác sĩ với các bậc phụ huynh, người bảo trợ... cho bé sẽ quyết định đến lịch tiêm, số mũi tiêm vắc xin đảm bảo phù hợp và tốt nhất. ![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_2_152bae1406.jpg) *Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không?* Lịch tiêm mũi phế cầu cho bé ---------------------------- Hiện có hai loại vắc xin phòng phế cầu được sử dụng rộng rãi, đó là Synflorix và Prevenar 13. ### vắc xin Synflorix V[ắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trẻ được tiêm ở vùng cơ delta cánh tay hoặc mặt trước của đùi tùy theo độ tuổi. Lịch tiêm chính thống cho trẻ như sau: **Trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi. * Liều 1 có thể tiêm cho trẻ từ lúc 6 tuần tuổi. * Liều thứ 2 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 1. * Liều thứ 3 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 2. * Liều nhắc lại được chỉ định ít nhất sau 6 tháng kể từ liều 3. **Trẻ sinh non** (Từ 28 tuần đến dưới 37 tuần tuổi)**:** Lịch tiêm mũi phế cầu cho bé tương tự cho trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi. **Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 3 mũi. * Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. * Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng. * Mũi nhắc lại: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm vào năm thứ 2, cần cách mũi 2 ít nhất 2 tháng. **Trẻ 1 - 5 tuổi:** Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng. ![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_3_088d762617.jpg) *vắc xin Synflorix được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi* ### Vắc xin Prevenar 13 V[ắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) phòng các bệnh phế cầu gây nguy hiểm cho trẻ và người lớn, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, [viêm tai giữa cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-tai-giua-cap-va-nhung-dieu-can-biet-57267.html), nhiễm khuẩn máu... Người có thể sử dụng vắc xin này bao gồm trẻ từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành và người cao tuổi hoặc người có các bệnh mãn tính như tắc nghẽn phổi mạn tính, lao phổi, bệnh tim mạch, đái tháo đường (tiểu đường) và nhiều trường hợp khác. Lịch tiêm vắc xin cho trẻ có thể được thực hiện theo các cách sau: **Trẻ từ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi. * Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. * Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu sau 1 tháng. * Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu sau 1 tháng. * Mũi nhắc lại: Tiêm cách mũi 3 ít nhất 8 tháng. Nếu trẻ tiêm mũi nhắc lúc trên 1 tuổi thì cần cách mũi 3 ít nhất là 2 tháng. **Trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm mũi phế cầu cho bé trước đó):** * Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. * Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu sau 1 tháng. * Mũi nhắc lại: Tiêm cách tối thiểu mũi 2 từ 6 tháng. Nếu trẻ trên 1 tuổi, thì khoảng cách với mũi 2 ít nhất là từ 2 tháng. **Trẻ từ 12 - 23 tháng tuổi:** Lịch tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. **Trẻ từ 24 tháng tuổi đến người lớn:** Tiêm 1 mũi duy nhất. Việc tiêm vắc xin phế cầu cần tuân thủ đúng độ tuổi, liều lượng và lịch tiêm được khuyến nghị sẽ đảm bảo phát huy tối đa công dụng của vắc xin, qua đó bảo vệ tối ưu cho người được chủng ngừa. Sau khi tiêm, cha mẹ, thân nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe của người được tiêm để phát hiện bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào nhằm giúp chẩn đoán, xử trí kịp thời, tốt nhất những phản ứng sau tiêm nếu có. Tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc luôn sẵn sàng cung cấp tốt nhất các dịch vụ tiêm chủng vắc xin Phế cầu nói riêng và toàn bộ các vắc xin khác nói chung. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về mũi vắc xin phòng ngừa bệnh do Phế cầu. Chúc bạn sức khỏe. Xem thêm: [Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html) [Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html)
Có nên tiêm mũi vắc xin ngừa Phế cầu cho bé không? Lịch tiêm thế nào?
06/11/2023
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, tính chất lây nhiễm nhanh và manh, chính vì vậy Cúm thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm phòng cúm đúng cách là phương pháp đặc hiệu ngăn ngừa nhiễm bệnh Cúm, và nếu mắc bệnh sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong... Vậy vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
[ "Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Cúm", "Tiêm chủng" ]
[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là một loại bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh và mạnh, bệnh có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong. Việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh Cúm. Cúm là bệnh gì? --------------- Cúm do virus cúm (Influenza virus) gây ra, đây là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hàng năm có khoảng 5 - 10% người lớn và 20 - 30% trẻ em trên toàn cầu mắc cúm. Điều này dẫn đến hàng nửa triệu ca tử vong mỗi năm do các vấn đề liên quan đến cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng từ 1 đến 1,8 triệu người mắc cúm mùa. ![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_0407f9599a.jpg) *Cúm có thể tự khỏi nhưng ở một số người lại gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng* Cúm có thể tự khỏi, nhưng cũng có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở những người mắc bệnh mạn tính về Tim mạch, Hô hấp, Thận - Tiết niệu, thiếu máu, bệnh chuyển hóa... Bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, và đặc biệt các thể Cúm ác tính, nguy cơ tử vong rất cao. Trước khi tìm hiểu về vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Hãy điểm qua về các chủng loại virus cúm đang được biết đến. Các chủng cúm được ghi nhận từ trước đến nay là: A, B, C và D. Trong đó, chủng [cúm A và cúm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-a-va-cum-b-khac-nhau-nhu-the-nao-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-cum-68371.html) thường gặp ở người, chủng cúm C gây ra bệnh nhẹ và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Chủng cúm D không ảnh hưởng đến người, mà thường gây bệnh ở gia súc. * Chủng cúm A: Chiếm khoảng 75% số ca nhiễm cúm ở người và có thể gây ra các đợt dịch lớn khác nhau. Các đại dịch cúm toàn cầu đã được ghi nhận trong lịch sử, ví dụ như: cúm A (H3N2) và cúm A (H1N1) và Cúm gia cầm (H5N1)... * Chủng cúm B: Chủng cúm B có thể được phân thành hai dòng chính là dòng B/Yamagata và dòng B/Victoria. Chủng cúm B có tỷ lệ 25% số ca nhiễm cúm mùa hàng năm và có khả năng lây truyền mạnh từ người này sang người khác. Mặc dù ít gây ra đại dịch, chủng cúm B vẫn có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng nếu diễn biến xấu. * Chủng cúm C: Chủng cúm C ít phổ biến hơn và ít nguy hiểm hơn so với chủng cúm A và B. Bệnh do cúm C không gây ra các đợt dịch ở người. * Chủng cúm D: Chủng cúm D chủ yếu gây bệnh trên gia súc và chưa được xác định gây bệnh ở người. Virus cúm D có cấu trúc và tính chất tương tự như virus cúm C. ![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_1_702298bb2d.jpg) *Chủng cúm A và cúm B là chủng cúm thường gặp ở người* Lý do mỗi người cần tiêm vắc xin cúm ------------------------------------ Việc tiêm phòng vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để đề phòng bệnh Cúm. Các loại vắc xin Cúm giúp ngăn ngừa mắc bệnh, hoặc nếu nhiễm bệnh thì giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm. Hiệu quả của vắc xin Cúm phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng bệnh tật, miễn dịch của người được tiêm, và tính sinh miễn dịch các thành phần kháng nguyên Cúm trong vắc xin và các chủng virus Cúm đang hoạt động. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin cúm có thể giảm đến 70 - 80% tỷ lệ tử vong do cúm và hiệu suất bảo vệ có thể lên tới 80 - 90%. Những người có nguy cơ cao mắc cúm và gặp nguy cơ nhiễm cúm biến chứng nên xem xét việc tiêm vắc xin cúm hàng năm, bao gồm: * Trẻ em từ 6 đến dưới 5 tuổi và người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. * Ngườicó các bệnh lý nền như: Bệnh Tim mạch, bệnh Phổi mãn tính, Hen suyễn, bệnh chuyển hóa (như tiểu đường), bệnh thận mãn tính hoặc có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải hay nguyên phát. * Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai (ngăn ngừa bị Cúm khi mang thai, và bảo vệ cho thai nhi, hoặc em bé dưới 6 tháng tuổi). * Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn lây nhiễm Cúm như nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm... Bạn cũng cần tìm hiểu [lưu ý trước khi tiêm phòng cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-luu-y-truoc-khi-tiem-phong-cum-62654.html) để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. ![vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_lich_tiem_vac_xin_phong_cum_4347b99123.jpg) *Hiệu quả của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng miễn dịch,...* vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? -------------------------------------------- vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Các vắc xin phòng cúm thường đạt hiệu quả bảo vệ cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, các loại virus cúm thường đột biến, biến đổi và thay đổi kháng nguyên liên tục. Do đó, các loại vắc xin Cúm sử dụng trong một mùa cúm có thể không còn hiệu quả vào năm tiếp theo. Chính vì lý do này, chúng ta nên tiêm vắc xin Cúm hàng năm, đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền Tim mạch, Hô hấp, Chuyển hóa... hoặc người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, suy giảm miễn dịch... để đảm bảo sự hiệu quả của Vắc xin Cúm. Câu hỏi phổ biến khác là [tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-cum-sau-bao-lau-thi-co-tac-dung-bao-lau-thi-can-tiem-nhac-lai-vac-xin-cum.html)? vắc xin cúm không có hiệu quả ngay lập tức, mà thường cần khoảng 1- 2 tuần sau tiêm để vắc xin bắt đầu bảo vệ bạn khỏi virus cúm có trong vắc xin Cúm. Lịch tiêm vắc xin phòng cúm --------------------------- Ngoài các thắc mắc "vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Có thể dùng vắc xin phòng bệnh cúm lâu dài không?" thì lịch tiêm vắc xin phòng cúm cũng là một thông tin mà bạn cần phải quan tâm, cụ thể đối với: * Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi, chưa từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng. Tiếp theo, tiêm nhắc hàng năm. * Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 1 mũi với liều lượng 0.5ml. Sau đó tiến hành tiêm nhắc hàng năm. ![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_3_21bf8d4891.jpg) *Vắc xin phòng cúm cần thực hiện tiêm nhắc lại hằng năm* Ngoài ra, để tự bảo vệ bản thân khỏi cúm, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung, không đặc hiệu sau: * Tuân thủ vệ sinh cá nhân bằng cách giữ sạch và rửa tay thường xuyên với xà phòng, đồng thời che miệng khi hắt hơi. Cần quan tâm đến việc vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý. * Bảo đảm cơ thể được giữ ấm bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Hãy kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. * Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người mắc cúm hoặc trường hợp có triệu chứng cúm. * Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng các loại thuốc kháng virus như Tamiflu mà hãy tuân theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ. * Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như: Ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin về: [vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.html) Hiện tại giá tiêm chủng phòng bệnh cúm mùa tại trung tâm tiêm chủng Long Châu khoảng từ 158.000VND đến 333.000VND tùy theo loại vắc xin, giá tiêm lẻ có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Nếu bạn đang có ý định tiêm phòng cúm thì có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).
Vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Lịch tiêm vắc xin phòng cúm
06/11/2023
Việc tiêm mũi vắc-xin phòng phế cầu tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi của trẻ, yếu tố sức khỏe, và khuyến nghị của các chuyên gia y tế. Nhiều ba mẹ thắc mắc liệu có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không. Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi một số căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn phế cầu.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu" ]
Vắc-xin phòng phế cầu là một trong những mũi tiêm mà các chuyên gia y tế khuyến nghị phụ huynh cân nhắc tiêm cho trẻ từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn có thắc mắc liệu [có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html). Dưới đây là một số thông tin quan trọng Nhà thuốc Long Châu cung cấp về việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu mà bố mẹ nên hiểu rõ. Vắc-xin phòng phế cầu khuẩn là gì? ---------------------------------- Vắc-xin phòng [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) là một loại vắc-xin được phát triển để bảo vệ khỏi vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và có các phác đồ tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Ở Việt Nam, có hai loại vắc-xin phòng phế cầu chính: * **Vắc-xin phòng phế cầu Synflorix (PCV10):** Loại vắc-xin này được thiết kế để bảo vệ khỏi 10 chủng khác nhau của vi khuẩn phế cầu. Vắc-xin Synflorix được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ngoài việc phòng ngừa phế cầu, loại vắc-xin này còn giúp phòng ngừa viêm tai giữa và viêm phổi. * **Vắc-xin Prevenar 13:** Loại vắc-xin này được thiết kế để phòng ngừa một loạt các bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra, có nguy cơ nguy hiểm cho trẻ em và người lớn. Prevenar 13 cung cấp sự bảo vệ chống lại 13 chủng khác nhau của vi khuẩn phế cầu. ![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_1_99f454d1b5.jpg) *Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi* Vắc-xin phòng phế cầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm mà vi khuẩn phế cầu có thể gây ra. Việc lựa chọn loại vắc-xin phù hợp cho trẻ cần thảo luận với bác sĩ của bạn để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ. Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? ----------------------------------------- Để quyết định liệu có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không, chúng ta cần tìm hiểu về những lợi ích mà việc tiêm phòng này mang lại. Vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập vào cơ thể, có khả năng lây lan và tấn công các vùng khác nhau. Khi chúng xâm nhập vào các cơ quan quan trọng như hệ tuần hoàn máu, não, và phổi, chúng gây ra những triệu chứng bệnh lý, như sốt, [cảm lạnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cam-lanh-583.html), ho, đau ngực, thở nhanh, khó thở, và nhiều triệu chứng khác. Mặc dù những triệu chứng này có thể không quá nghiêm trọng ban đầu nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm điếc, mù lòa, động kinh và nhiều biến chứng khác. ![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_2_389431300f.jpg) *Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?* Vì vậy, việc tiêm phòng phế cầu khuẩn là một biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừng hầu hết các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm: * **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu thường là nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ em và người cao tuổi, chiếm đến 60 - 80% các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng của viêm phổi bao gồm ho, cảm lạnh, thở nhanh, sưng đau ngực, và suy kiệt. * **Viêm màng não:** Viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, từ 5 - 15%, ngay cả khi điều trị kịp thời. Triệu chứng của viêm màng não bao gồm sốt, đau đầu, cổ cứng, buồn nôn, nôn mửa, và hôn mê. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. * **Viêm tai giữa:** Vi khuẩn phế cầu có thể lan sang tai giữa, gây viêm nhiễm và ứ đọng dịch trong tai. Viêm tai giữa là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, và nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. * **Viêm xoang:** Viêm xoang là một biến chứng khá nhẹ hơn so với các bệnh lý khác do phế cầu khuẩn gây ra. Triệu chứng của viêm xoang bao gồm đau mặt, nghẹt mũi, đau đầu, và chảy mũi màu vàng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm xoang có thể trở nghiêm trọng. * **Viêm nội tâm mạc:** Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm nhiễm của các màng ngoài tim và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, như van tim bất thường, xuất huyết, lách to, và những triệu chứng khác. ![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_3_e460e9f50b.jpg) *Tiêm phòng phế cầu khuẩn là một biện pháp giúp ngăn các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra* Hơn nữa, việc tiêm [vắc-xin phòng phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) chỉ cần thực hiện theo lịch tiêm đúng phác đồ, và vắc-xin giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn phế cầu. Điều này có nghĩa là việc tiêm vắc-xin này cung cấp sự bảo vệ cho suốt đời, vì vi khuẩn phế cầu không thay đổi nhanh chóng như virus. Những trường hợp nên và không nên tiêm mũi phế cầu -------------------------------------------------- Đến đây chắc ba mẹ đã tự trả lời được câu hỏi có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không. Tuy nhiên không phải khi nào cũng tiêm mũi phế cầu cho bé được. Mỗi loại vắc-xin, bao gồm vắc-xin phòng phế cầu, cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng trước khi tiêm. Vắc-xin phòng phế cầu được ưu tiên cho các trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trước khi quyết định tiêm, cả phụ huynh và bác sĩ nên xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ nên tiêm vắc-xin khi không có triệu chứng sốt hoặc vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Các trường hợp không nên tiêm gồm: * Trẻ có nguy cơ bị chảy máu sau khi tiêm bắp như trẻ bị [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giam-tieu-cau-la-benh-ly-nguy-hiem-nhung-co-chua-duoc-khong-65002.html) hoặc có các vấn đề về đông máu. * Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch. * Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi cần được quan sát kỹ trong vòng 48 - 72 giờ sau tiêm. * Trẻ có các bệnh lý cấp tính hoặc sốt đột ngột không nên tiêm vắc-xin. * Trẻ có tiền sử dị ứng đối với các thành phần của vắc-xin cần được theo dõi kỹ để phòng ngừa dị ứng sau tiêm. * Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhưng nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. ![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_4_9c0bb31af5.jpg) *Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch không nên tiêm vắc-xin phế cầu* Để đảm bảo hiệu quả tối đa và an toàn khi tiêm vắc-xin phòng phế cầu, cần tuân theo đúng độ tuổi, liều tiêm, và lịch tiêm mà bác sĩ đã khuyên. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế. Cha mẹ có thể đến trực tiếp để bác sĩ tư vấn nhé. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã trả lời cho các ba mẹ câu hỏi có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không.
Giải đáp thắc mắc: Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?
05/11/2023
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết… hoặc trên người già, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những điều cần nên biết khi tiêm phòng Cúm cho trẻ nhé.
[ "Cúm", "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Sức đề kháng của trẻ còn kém, chưa thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh Cúm. Hơn nữa, bệnh Cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế nên, cha mẹ cần thực hiện tiêm phòng Cúm cho trẻ nhanh chóng. Bệnh Cúm là gì? --------------- Cúm là một bệnh lý phổ biến xuất hiện chủ yếu trong mùa đông và thường do chủng virus Cúm như A (H3N2), A (H1N1), [Cúm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-cum-b-la-gi-bi-cum-b-bao-lau-thi-khoi-67437.html) (Yamagata, Victoria) và Cúm C gây ra. Bệnh Cúm lây nhiễm thông qua đường hô hấp, chủ yếu lây nhiễm do các giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi và họng qua hắt hơi hoặc ho (Phần tử khí dung). Ngoài ra, virus Cúm có thể tồn tại trên các bề mặt và vật dụng hàng ngày mà người bệnh đã tiếp xúc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh Cúm bằng cách chạm tay vào các bề mặt có chứa virus gây bệnh và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Biểu hiện thường gặp của Bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm đặc biệt có thể diễn tiến nặng trên trẻ em dưới 5 tuổi. ![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_1_0d20750f9c.jpg) *Bệnh Cúm là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp* Vì sao nên tiêm phòng Cúm cho trẻ hàng năm? ------------------------------------------- [Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/can-lam-gi-khi-co-dau-hieu-dau-tien-cua-benh-cum-53602.html) là một bệnh lây truyền rất dễ nhiễm phải, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch chưa trưởng thành như trẻ em. Việc tiêm phòng Cúm cho trẻ là điều rất cần thiết mà các bậc cha mẹ nên quan tâm, đặc biệt là khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi. Cúm thường xuất hiện theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông. Bệnh này có khả năng biến đổi, tạo ra các chủng virus mới, dễ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho trẻ cần thực hiện hàng năm một lần để bảo vệ sức khỏe của trẻ tối đa nhất có thể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh Cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Thời điểm tiêm phòng Cúm cho trẻ -------------------------------- Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và chỉ nhận được miễn dịch được chuyển giao từ mẹ qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, sau đó giảm dần sau khoảng 6 tháng. Vì thế nên, trẻ từ 6 tháng tuổi tiêm vắc xin Cúm là rất cần thiết. Liều tiêm phòng Cúm cho trẻ em và người lớn được chỉ định như sau: * Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến trước 9 tuổi: Tiêm 2 liều, cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc hàng năm liều 0.5 ml. * Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm hàng năm liều 0.5 ml. ![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_2_acaf794fdc.jpg) *Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể tiêm vắc xin Cúm* Tiêm phòng Cúm cho trẻ em ở đâu? -------------------------------- Ở Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, chi phí tiêm phòng Cúm cho trẻ được niêm yết minh bạch rõ ràng. Có sẵn 3 loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vacxin-cum-cua-phap-hay-ha-lan-luu-y-khi-tiem-vacxin-cum.html) phòng Cúm cơ bản với giá tiêm lẻ như sau: * Vắc xin Vaxigrip Tetra (xuất xứ Pháp): 333.000 đồng/liều. * Vắc xin Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan): 333.000 đồng/liều. Bảng giá tiêm lẻ vắc xin Cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Ngoài việc tiêm phòng Cúm, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cũng xây dựng các gói tiêm chủng đa dạng nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ. Các gói tiêm chủng được thiết kế phù hợp với từng nhóm trẻ theo độ tuổi, bao gồm nhiều loại vắc xin cần thiết trong mỗi giai đoạn. Điều này giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc tiêm lẻ từng loại vắc xin khác. Tiêm phòng Cúm khi mang thai có được không? ------------------------------------------- Việc tiêm vắc xin phòng Cúm trước khi mang thai có thể bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và cho cả sự phát triển của thai nhi. Vắc xin giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai và đề cao khả năng phòng ngừa bệnh Cúm. Đồng thời, việc tiêm vắc xin Cúm còn tạo hệ miễn dịch cho thai nhi ngay sau khi chào đời bằng miễn dịch đặc hiệu từ mẹ truyền sang con qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, bảo vệ bé tránh khỏi bệnh Cúm trong khoảng thời gian khi trẻ còn quá nhỏ, hệ miễn dịch còn rất "non trẻ". Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin Cúm cho cả trẻ em và người lớn. Trước khi tiêm, trẻ em sẽ được thăm khám và sàng lọc sức khỏe kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn về loại vắc xin cần thiết, lên phác đồ tiêm phù hợp, đồng thời giải thích về các phản ứng phụ có thể xảy ra và cách chăm sóc bé sau tiêm phòng tại nhà. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ được tiêm phòng một cách an toàn và hiệu quả. ![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_3_ea2a208c07.jpg) *Mẹ bầu khi mang thai cần nên tiêm phòng Cúm* Trẻ em nào không nên tiêm phòng Cúm? ------------------------------------ Dù vắc xin Cúm là một biện pháp cần thiết để phòng ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ em không nên tiêm phòng vắc xin Cúm. Đây là những trường hợp không nên tiêm vắc xin Cúm: * Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Vắc xin Cúm thường không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bởi do hệ miễn dịch của trẻ còn đang phát triển và chưa đảm bảo kích thích trẻ sinh miễn dịch đặc hiệu với vắc xin Cúm. * Trẻ từng gặp phản ứng nghiêm trọng với vắc xin Cúm trước đây. * Trẻ từng bị hội chứng [Guillain-Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html): Hội chứng Guillain-Barre là một tình trạng nghiêm trọng và việc tiêm vắc-xin Cúm cần được xem xét kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế. * Trẻ đang trong tình trạng sốt hoặc đang ốm: Nếu trẻ đang trong tình trạng không khỏe hoặc có sốt, việc tiêm vắc xin Cúm nên được hoãn lại cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn. * Trẻ dị ứng nặng với trứng gà, thịt gà. Việc tiêm chủng vắc xin Cúm chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ và sự cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ. Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những điều cần nên biết khi [tiêm phòng Cúm cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-nen-tiem-phong-cum-cho-tre-la-khi-nao.html). Hy vọng rằng qua bài viết này, các cha mẹ có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức trong việc cân nhắc tiêm phòng vắc xin Cúm cho trẻ nhé!
Thời điểm nên tiêm phòng Cúm cho trẻ là khi nào?
06/11/2023
Vắc xin đa giá 6 trong 1 có thể là một lựa chọn tốt nhất cho bé trong những ngày tháng đầu đời, sau khi sinh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin về các bệnh lý mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng ngừa được, bao nhiêu loại vắc xin 6 trong 1 và những lưu ý cần biết khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vắc xin nhằm phục vụ cho tất cả các khách hàng ở mọi độ tuổi khác nhau. Để lựa chọn đúng vắc xin, phù với điều kiện sức khỏe, lứa tuổi hay khả năng tài chính... cũng là những vấn đề chúng ta cần xem xét, cân nhắc trước khi quyết định. Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vắc xin 6 trong 1 luôn dành được nhiều sự quan tâm của quý phụ huynh. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vắc xin 6 trong 1 qua bài viết dưới đây. Vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa được những bệnh lý nào? ---------------------------------------------------- Trẻ em là đối tượng đặc biệt với hệ miễn dịch còn non trẻ và chưa hoàn thiện. Do vậy, việc giúp em bé tạo được miễn dịch đặc hiệu thu được nhằm phòng tránh các bệnh lý mà hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin là cấp thiết và cần thực hiện từ khi trẻ sinh ra. Toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, ở mỗi một độ tuổi phù hợp, cần được hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu với mỗi một bệnh lý, trẻ cần tiêm 1 loại vắc xin thì số mũi và số lần tiêm trở thành gánh nặng của trẻ. Chưa kể, một số loại bệnh lý cần tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh. Với mong muốn hạn chế số mũi tiêm, tiết kiệm thời gian, chi phí của phụ huynh, và dựa vào ứng dụng công nghệ, khoa học hiện đại vào trong cuộc sống, đó chính là sự ra đời của các vắc xin tổ hợp, chứa nhiều thành phần kháng nguyên khác nhau để phòng ngừa được nhiều bệnh khác nhau gọi là vắc xin đa giá. Hiện nay, vắc xin phối hợp ngừa được nhiều bệnh nhất là vắc xin 6 trong 1. Vậy vắc xin 6 trong 1 ngăn ngừa được những bệnh gì? ![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_1_72badf601c.jpg) *Tiêm phòng cho trẻ là cách phòng bệnh tốt nhất* Vắc xin 6 trong 1 là vắc xin phối hợp được dùng phổ biến trong chương trình tiêm chủng dịch vụ với tác dụng ngừa được 6 bệnh lý nguy hiểm, bao gồm: * **Bệnh bạch hầu:** [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) dễ lây nhiễm qua hô hấp, dịch tiết của người nhiễm. Biến chứng: Nhiễm trùng, nhiễm độc, tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh... tỷ lệ tử vong 5% - 10%. * **Bệnh ho gà:** Ngừa bệnh Ho gà, dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết từ bệnh nhân Ho gà. Biến chứng: Ngưng thở, ức chế trung tâm hô hấp, viêm phổi nặng, thoát vị, tai biến mạch não... có khả năng dẫn đến tử vong. * **Bệnh uốn ván:** Ngay từ khi sinh ra, trẻ có thể bị vi khuẩn uốn ván tấn công, tỷ lệ tử vong lên tới 90% với thể uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh uốn ván: Tấn công bằng cả Nội độc tố và Ngoại độc tố, gây tổn thương cơ cấp, tổn thương hệ thần kinh, hô hấp, nguy cơ tử vong khi ngưng thở, suy hô hấp. Vậy nên, tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Uốn ván được chỉ định tiêm cho phụ nữ khi mang thai, trẻ em và cả người lớn. * **Bệnh bại liệt:** Ngừa bệnh bại liệt, là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Biến chứng: Tấn công hệ thần kinh, gây liệt do tổn thương não và tủy sống, nguy cơ tử vong cao và nếu khỏi để lại rất nhiều di chứng nặng nề. * **Bệnh viêm gan siêu vi B:** Ngừa bệnh viêm gan B, bản chất là bệnh lây qua đường máu. Các đường lây cơ bản bao gồm: Mẹ truyền cho con, Tình duch, tiêm chích chung, sử dụng máu và các chế phẩm máu bị nhiễm viêm gan B. Biến chứng: Bệnh lý này thường âm thầm tiến triển, không có triệu chứng rõ ràng, khi phát hiện ra bệnh thường đã là giai đoạn muộn, nguy hiểm như: Viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, nguy hiểm nhất là ung thư gan. * **Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B - HiB:** Vi khuẩn này lây qua hô hấp. Thường gây bệnh: Viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-viem-mang-nao-do-haemophilus-169.html), nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa... để lại di chứng chậm phát triển vận động, ngôn ngữ,... thậm chí bệnh do Hib có thể là nguyên nhân gây tử vong. Vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm trên, nên thường được các bậc phụ huynh lựa chọn tiêm phòng cho trẻ nhỏ. ![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_2_549c9700fd.jpg) *Tại Việt Nam có mấy loại vắc xin 6 trong 1* Các loại vắc xin 6 trong 1 -------------------------- Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có 2 loại vắc xin đa giá 6 trong 1, đến từ 2 hãng sản xuất khác nhau: * **Vắc xin Infanrix Hexa:** Thuộc hãng GSK, được sản xuất tại Bỉ. Vắc xin này được bào chế ở hỗn hợp huyền dịch (phòng ngừa 5 loại bệnh trừ bệnh do vi khuẩn HiB) và bột đông khô (phòng ngừa bệnh do vi khuẩn HiB). Bột HiB sẽ được pha với huyền dịch trước khi tiêm. Vắc xin này đã được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2006, theo diện tiêm dịch vụ. * **Vắc xin Hexaxim:** Thuộc hãng Sanofi Pasteur, sản xuất tại Pháp. Dạng bào chế của vắc xin này là dạng hỗn hợp tiêm pha sẵn trong xi lanh. Dạng bào chế giúp giảm thiểu các thao tác của nhân viên y tế, tránh bị nhiễm khuẩn do thao tác, đồng thời, đảm bảo chính xác liều lượng mỗi mũi tiêm. Vắc xin này được phê duyệt, lưu hành tại Việt Nam từ năm 2018, và cũng theo diện tiêm dịch vụ. Vắc xin 6 trong 1 cần được tiêm đúng và đủ theo [lịch tiêm chủng dành cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vacxin-cho-tre-duoi-24-thang-tuoi-phu-huynh-can-tham-khao.html) mới phát huy tối đa hiệu quả phòng ngừa bệnh. Lịch tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi (Tuổi tối thiểu để tiêm mũi đầu tiên là 06 tuần tuổi) và 1 mũi nhắc lại khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi. Giữa các mũi tiêm nên cách tối thiểu là 1 tháng. Và phụ huynh cần lưu ý thời gian hoàn thành tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nên trước khi trẻ đạt 24 tháng tuổi. Hiện nay, tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc đã có đầy đủ cả 2 loại vắc xin 6 trong 1, đảm bảo nhu cầu tiêm ngừa cho các bé. Đồng thời, khi lựa chọn tiêm tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu, các bé sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám sàng lọc, tư vấn, chia sẻ và giải đáp thắc mắc chi tiết cho phụ huynh trước khi tiêm. Sau khi được nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện kĩ thuật tiêm êm ái, nhẹ nhàng ít đau, bé sẽ được theo dõi nhằm phát hiện, xử trí kịp thời và tốt nhất tất cả các phản ứng sau khi tiêm tại trung tâm. Theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y Tế, tất cả khách hàng đều được theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm chủng. Đồng thời, trung tâm tiêm chủng Long châu luôn hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho phụ huynh khi có bất kỳ lo lắng, băn khoăn về chất lượng dịch vụ cũng như phản ứng sau tiêm của trẻ. ![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_3_bdca806dcb.jpg) *Tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu đã có cả 2 vắc xin 6 trong 1* Lưu ý cần biết khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ ------------------------------------------------- Vắc xin 6 trong 1 thường được tiêm tại phía trước hoặc bên bắp đùi của trẻ. vắc xin này có độ an toàn và hiệu quả cao cho trẻ, có tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian cho phụ huynh. Nhưng trước khi cho trẻ đi tiêm người, phụ huynh cần quan tâm đến những vấn đề dưới đây: * Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín: Khi lựa chọn địa điểm tiêm chủng, phụ huynh nên tham khảo những vấn đề như quy trình tiêm tại cơ sở, điều kiện bảo quản vắc xin, khả năng xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng của trung tâm đặc biệt là mức độ thỏa mãn, hài lòng khi sử dụng dịch vụ. * Lựa chọn loại vắc xin sẽ tiêm ngừa cho trẻ: Để biết chi tiết về các loại vắc xin, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp các địa điểm tiêm chủng để được tư vấn. * Chuẩn bị và mang theo tất cả các sổ, tài liệu tiêm chủng liên quan của bé. * Quan sát và theo dõi sức khỏe của trẻ trước khi tiêm, nếu có bất thường cần thông báo với bác sĩ khi khám sàng lọc. * Trước khi tiêm, bác sĩ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ, phụ huynh phối hợp, chia sẻ toàn bộ thông tin về tình trạng sức khỏe, dị ứng, tiền sử bệnh, điều trị bệnh nếu có của trẻ với bác sĩ. * Trước khi tiêm, phụ huynh nên yêu cầu nhân viên y tế thông báo về loại vắc xin sẽ tiêm cho trẻ, phụ huynh xác nhận chính xác loại vắc xin trẻ được tiêm. * Phụ huynh cần được biết các tác dụng phụ có thể có, hướng theo dõi, cách xử lý trong các trường hợp cần thiết từ nhân viên y tế. * Sau khi tiêm xong, trẻ cần ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi [phản ứng sau khi tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) nếu có để kịp thời xử lý. Theo quy định của Bộ Y Tế, khoảng thời gian tối thiểu ở lại địa điểm tiêm chủng sau khi tiêm là 30 phút. * Tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ khi đã về nhà. Nếu cảm thấy bất thường, nên liên hệ lại cơ sở tiêm chủng để được tư vấn, hướng dẫn xử trí kịp thời và tốt nhất. ![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_4_244893f35a.jpg) *Phụ huynh liên hệ trung tâm tiêm chủng để được tư vấn lựa chọn vắc xin 6 trong 1* [Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) là loại vắc xin đang được ưu tiên sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ nhờ tính an toàn, hiệu quả và tiện dụng của nó. Nhưng phụ huynh cần lưu ý, nên tiêm cho trẻ đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng mà Bộ Y tế, cũng như các tổ chức Y tế uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (US CDC)... khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin 6 trong 1 và những điều cần biết
05/11/2023
Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml được nghiên cứu và phát triển bởi Biological E. Limited, hãng dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Vaccine được phát triển để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Viêm não nhật bản", "Lịch tiêm chủng" ]
Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml là loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản được phát triển bởi hãng dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Jeev là loại vaccine tinh khiết, bất hoạt nuôi cấy trên tế bào Vero. Sản phẩm đã được tiền thẩm định bởi WHO và được tiêm chủng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông tin về vaccine phòng viêm não Nhật Bản Jeev ------------------------------------------------- Jeev có nguồn gốc từ Ấn Độ, được phát triển bởi Biological E. Limited - Một hãng dược phẩm hàng đầu. Jeev cùng với hai loại vaccine IXIARO, JESPECT đều được sử dụng phổ biến trong tiêm chủng ở các nước phát triển. Hiện nay, loại vaccine này đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của người dân Việt Nam. ### Vaccine chống chỉ định * Người bị dị ứng và nghi ngờ dị ứng với các thành phần của vaccine. * Nếu sau khi tiêm mũi 1 có dấu hiệu quá mẫn với vaccine thì cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ. * Phụ nữ mang thai, đang cho con bú. * Người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) bẩm sinh. ![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_1_897e9cfed1.png) *Thông tin về vaccine Jeev 3mcg/0.5ml phòng bệnh viêm não Nhật Bản* ### Hàm lượng, điều kiện bảo quản * Vaccine Jeev có dạng hỗn dịch, màu trắng trong và chứa trong lọ thủy tinh. * Jeev có hàm lượng 3mcg/0.5ml và 6mcg/0.5ml. * Điều kiện bảo quản từ 2 - 8 ℃, không để đông đá, tránh ánh sáng mặt trời. ### Đường tiêm và tương tác thuốc Vaccine Jeeev được chỉ định tiêm ở bắp, không được tiêm vào tĩnh mạch trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, vaccine Jeev 3mcg/0.5ml, 6mcg/0.5ml có thể tiêm đồng thời với vaccine phòng bệnh khác với điều kiện phải tiêm ở các vị trí chi khác. Lưu ý: Không được trộn lẫn loại vaccine này với các loại thuốc khác khi tiêm. ### Tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine Jeev Khi tiêm chủng vaccine cơ thể sẽ có một vài phản ứng phụ sau tiêm như: Sưng, đau, xuất hiện quầng đỏ tại vị trí tiêm, ban đỏ, sốt, quấy khóc, giảm sự thèm ăn… Lưu ý: Sau khi tiêm nếu có các biểu hiện bất thường khác và có dấu hiệu trở nặng, hãy đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi. Đối tượng, liều tiêm và lịch tiêm vaccine Jeev ---------------------------------------------- Tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch, đúng mũi giúp khắc chế virus viêm não Nhật Bản hiệu quả. [Tiêm chủng vaccine đúng tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi.html), đúng cách sẽ hạn chế những rủi ro từ biến chứng thần kinh, vận động. Đối tượng tiêm vaccine có độ tuổi từ ≥ 1 tuổi đến ≤ 49 tuổi. Mỗi đối tượng tiêm sẽ có liều tiêm khác nhau như: * Đối với trẻ em ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi sử dụng liều tiêm 3mcg/0.5ml. * Đối với trẻ và người lớn ≥ 3 tuổi đến ≤ 49 tuổi sử dụng liều tiêm 6mcg/0.5ml. Tham khảo lịch tiêm đối với vaccine phòng viêm não Nhật Bản Jeev dưới đây: * Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm, liều lượng tương ứng với độ tuổi. * Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Khuyến cáo: Nên tiêm mũi nhắc lại để duy trì và tăng cường hệ miễn dịch. Mũi nhắc lại sẽ được tiêm dựa trên tình hình dịch tễ bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html). ![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_2_c310791f9e.jpg) *Đối tượng, liều tiêm và lịch tiêm vaccine* Ưu điểm và nhược điểm của vaccine Jeev -------------------------------------- Để trở thành loại vaccine được nhiều người tin dùng, Jeev có những ưu và nhược điểm nổi bật như: **Ưu điểm:** * Là vaccine bất hoạt nuôi cấy từ tế bào Vero, tá chất nhôm, không chứa chất gây dị ứng Gelatin và các thành phần có nguồn gốc từ động vật. Vì vậy, Jeev được đánh giá là an toàn với trẻ nhỏ. * Jeev không có nguy cơ đảo ngược thành phần virus độc hại nên có khả năng phòng chống bệnh hiệu quả. * Vaccine có dạng lỏng, vì vậy sẽ dễ sử dụng hơn so với dạng đông khô. * Vaccine có hiệu quả trong phòng virus gây bệnh viêm não Nhật Bản. **Nhược điểm:** Giống như hầu hết các loại vaccine khác, Jeev cũng mang lại nhiều phản ứng phụ không mong muốn sau tiêm. Các phản ứng này thường diễn ra trong vòng 3 ngày đầu tiên sau tiêm, chỉ gây khó chịu và phản ứng sẽ biến mất trong vài ngày. ![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_2_e06b1b6ef2.jpg) *Vaccine Jeev có nhiều ưu điểm và được đánh giá là an toàn* Vì sao nên tiêm vaccine Jeev 3mcg/0.5ml sớm cho trẻ? ---------------------------------------------------- Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đối với bệnh viêm não Nhật Bản chúng ta nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh thường gặp ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong cao (25 - 30%). Theo một vài dữ liệu cho biết khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh thường có di chứng về thần kinh nặng nề. Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml là liều lượng dành cho trẻ từ ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng sớm để phòng bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhé. Đăng ký tiêm chủng vaccine Jeev phòng viêm não Nhật Bản ở đâu? -------------------------------------------------------------- Bạn có thể đăng ký tiêm chủng vaccine Jeev tại hầu hết các phòng tiêm chủng, bệnh viện, phòng khám… Bạn cũng có thể đăng ký tiêm vaccine tại trung tâm tiêm chủng Long Châu. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiêm chủng có các loại vaccine thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Khi tiêm chủng tại Long Châu, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm khám và tư vấn miễn phí. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, xử trí tốt các tình huống y tế. Hệ thống trung tâm tiêm chủng hiện đại, sạch sẽ với đầy đủ cơ sở vật chất. Nếu bạn đang phân vân không biết nên tiêm vaccine Jeev 3mcg/0.5ml cho trẻ ở đâu thì có thể đăng ký tại Long Châu qua các bước sau: * Truy cập trang thông tin tiêm chủng của Long Châu [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung)! * Chọn mục Đăng ký & đặt lịch tiêm chủng, sau đó điền đầy đủ thông tin bao gồm: Họ tên, ngày sinh, số điện thoại người liên hệ, địa điểm tiêm, loại vaccine, ngày & giờ hẹn tiêm. * Sau khi điền đầy đủ thông tin, hãy click chọn Đăng ký & đặt lịch để gửi thông tin về trung tâm tiêm chủng Long Châu. Khi nhận được thông tin đăng ký chúng tôi sẽ tiến hành xác nhận lại thông tin thông qua điện thoại một lần nữa. ![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_3_e5e97eaf96.jpg) *Đăng ký tiêm vaccine Jeev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu* Gói tiêm vaccine Jeev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu giá bao nhiêu? ----------------------------------------------------------------------- Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml được Long Châu nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ và bảo quản với nhiệt độ từ 2 - 8 độ C, theo đúng tiêu chuẩn. Tùy theo từng thời điểm mà giá của vaccine Jeev sẽ có sự thay đổi, do đó để có được mức giá chính xác nhất, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6928. Hoặc bạn hãy đến các trung tâm tiêm chủng Long Châu gần nhất để được tư vấn. Hãy chủ động tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bài viết trên là những thông tin về [vaccine Jeev 3mcg/0.5ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-jeev-3mcg-0-5ml-an-do-phong-benh-viem-nao-nhat-ban.html) (Ấn Độ) mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích về vaccine Jeev cũng như địa điểm đăng ký tiêm chủng.
Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản
05/11/2023
Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào là thắc mắc của nhiều người. Kể từ khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng được Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất vào năm 1981, chương trình này đã nhanh chóng được Việt Nam coi là một trong những chương trình ưu tiên quốc gia của đất nước.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI) ban đầu được thành lập vào năm 1974 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với mục tiêu cung cấp phổ quát tiêm chủng cho trẻ em phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi và bệnh lao. Kể từ khi được thông qua vào năm 1981, EPI ở Việt Nam đã diễn ra nhanh chóng và thành công được triển khai. Vậy tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào? Lịch tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào? ---------------------------------------------- Theo khuyến nghị năm 2015, [Tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) bao gồm những mũi nào được trình bày dưới đây, bao gồm: * Vắc xin phòng bệnh lao (BCG) được tiêm một mũi càng sớm càng tốt sau khi sinh. * Liều HepB (vắc xin phòng bệnh viêm gan B) sơ sinh càng sớm càng tốt sau khi sinh với 1 mũi tiêm. * Quinvaxem (DTP-Hep B-Hib): Gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus cúm loại b tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi, tiêm 3 mũi. * Bệnh bại liệt (OPV) được tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm 3 mũi. * Sởi được tiêm 2 mũi vào tháng thứ 9 và tháng thứ 18 của trẻ. * Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): Liều tăng cường DPT là 1 mũi tiêm vào lúc trẻ được 18 tháng. * [Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) tiêm liều thứ nhất khi trẻ được 12 tháng và sau đó 2 tuần tiêm mũi thứ 2, mũi thứ 3 tiêm vào lúc trẻ được 24 tháng. * Bệnh tả tiêm 2 mũi vào tuổi thứ 2 và tuổi thứ 5. * Bệnh thương hàn tiêm 1 mũi khi trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi. * Uốn ván: Tiêm ở đối tượng phụ nữ đến tuổi sinh đẻ từ 15 đến 45 tuổi (thời điểm phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con một cách tự nhiên hoặc thời điểm phụ nữ có kinh nguyệt) ít nhất 2 mũi. ![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_1_11779837d2.jpg) *Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào là thắc mắc của nhiều phụ huynh* Vì sao cần tiêm chủng ở trẻ em? ------------------------------- Trẻ em là ưu tiên hàng đầu trong việc mở rộng các chương trình tiêm chủng. Nhiều bà mẹ hoài nghi về lợi ích của chương trình do lo ngại về sức khỏe của con mình. Theo đó, tiêm chủng sẽ mang lại cho trẻ em những lợi ích như sau: * Giúp bảo vệ trẻ khỏi các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) nguy hiểm. * Giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng hoặc tử vong. * Giảm thiểu sự bùng phát của nhiều dịch bệnh. * Tiêm vắc xin giúp hệ thống miễn dịch của trẻ sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh trong lần tấn công tiếp theo. * Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho các bệnh truyền nhiễm như [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), bại liệt, sởi, viêm gan B. Vì vậy, việc tiêm phòng là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé và giúp bé phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu y học, gần 85% trẻ được tiêm chủng có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh nguy hiểm, trong khi số trẻ chưa được tiêm chủng thấp hơn rất nhiều. Việc mở rộng tiêm chủng cho trẻ em có thể giúp bảo vệ những người có hệ thống miễn dịch yếu nhất, điều này cũng có nghĩa là giữ cho toàn bộ cộng đồng được khỏe mạnh và an toàn. Do việc mở rộng tiêm chủng nên nhiều bệnh đã được kiểm soát như [bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html), viêm não Nhật Bản,... Ngoài ra, việc mở rộng tiêm chủng còn có thể giúp gia đình và xã hội tiết kiệm một phần lớn chi phí điều trị bệnh. Khi dịch bệnh được kiểm soát, các dịch vụ y tế sẽ không bị quá tải thường xuyên, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực đất nước phát triển. ![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_2_0cf54d6787.jpg) *Việc mở rộng tiêm chủng có thể giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ* Những trường hợp nào không nên tiêm chủng? ------------------------------------------ Khi đã có thông tin về tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào, vậy cũng cần chú ý đến những trường hợp không nên tiêm ở trẻ. Tuy việc tiêm chủng mở rộng là cần thiết nhưng không phải lúc nào trẻ em cũng đủ điều kiện để tuân thủ lịch tiêm chủng và vẫn có một số chống chỉ định và trì hoãn đối với trẻ có triệu chứng như sau: **Đối với trẻ sơ sinh:** * Trẻ sốt trên 37,5 độ C. * Nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống dưới 35,5 độ C. * Nhịp tim bất thường hoặc xuất hiện tiếng tim bệnh lý. * Dấu hiệu ý thức bất thường (ngủ nhiều hoặc quấy khóc liên tục, bú, uống kém...). * Trẻ em có cân nặng dưới 2000 gram có những chống chỉ định khác. **Đối với trẻ trên 1 tuổi:** * Trẻ bị sốc hoặc có phản ứng nặng với lần tiêm chủng trước đó. * Có bệnh tiến triển cấp tính hoặc mãn tính. * Hiện đang hoặc đã điều trị liệu pháp corticosteroid/gamma globulin. * Trẻ sốt trên 37,5 độ C. * Thân nhiệt của trẻ thấp hơn hoặc bằng 35,5 độ C. * Nhịp tim bất thường. * Nhịp thở nhanh. * Ý thức bất thường và các chống chỉ định khác. ![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_3_4723e58c90.jpg) *Không nên tiêm khi trẻ đang biểu hiện của sốt* Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào cung cấp các loại vaccine thế hệ mới nhất của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Tiêm chủng Long Châu cung cấp một số dịch vụ tiêm chủng linh hoạt tùy theo nhu cầu của Quý Khách. Để tiết kiệm thời gian tại điểm làm thủ tục và tận dụng nhiều ưu đãi khác, bạn vui lòng tham khảo giá hoặc đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về [tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-bao-gom-nhung-mui-nao.html). Chương trình tiêm chủng mở rộng rất cần thiết ở trẻ để bảo vệ sức khỏe về sau. Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo lịch tiêm chủng để có dự phòng sức khỏe kịp thời cho trẻ.
Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?
05/11/2023
Vắc xin Imojev (Thái Lan) là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới. Vắc xin Imojev dành cho những đối tượng nào? Đăng ký tiêm chủng ở đâu uy tín?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Vắc xin Imojev (Thái Lan) là loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, dành cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Đây là loại vắc xin thế hệ mới được sản xuất tại Thái Lan bởi Sanofi Pasteur. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thông tin vắc xin ở bài viết dưới nhé. Thông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan) -------------------------------------- Imojev là vắc xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp và được nuôi cấy trên tế bào Vero để tạo miễn dịch chủ động với bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html). Vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Sanofi Pasteur (Pháp). Tác dụng chủ yếu của loại vắc xin này chính là khắc chế, phòng chống virus gây bệnh viêm não Nhật Bản. Sở dĩ có cái tên Imojev (Thái Lan) là do vắc xin này được sản xuất tại nhà máy Sanofi Pasteur tại Thái Lan. Vắc xin được đặt tên theo nước sản xuất là Thái Lan để phân biệt với vắc xin Imojev (Pháp) trước đó. Imojev (Thái Lan) được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ năm 2019 và trở thành một trong những lựa chọn khi tiêm chủng cùng với Jevax, Jeev… Vắc xin Imojev được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên với liều lượng 0.5ml/liều. ![Thông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_1_a41bc2a4c4.jpg) *Thông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản* Lịch tiêm, liều lượng sử dụng và chống chỉ định ----------------------------------------------- Vắc xin Imojev (Thái Lan) mang nhiều ưu điểm vượt trội và được sử dụng rất phổ biến trong tiêm chủng. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm và hiệu quả nhờ khả năng tạo hệ miễn dịch nhanh, lâu dài. Vì vậy, hãy chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để phòng bệnh tốt nhất. Vắc xin Imojev được tiêm với liều lượng 0.5ml/liều với 2 mũi cơ bản. * Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm, dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. * Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi 1 đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi. Riêng trẻ từ 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất. Lưu ý: Trường hợp đã tiêm 1 mũi Jevax trước đó thì cần trao đổi với bác sĩ để có phác đồ tiêm phù hợp. Vắc xin chống chỉ định với: * Người có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với các thành phần có trong vắc xin. * Người bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch tế bào. * Người bị nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html) có triệu chứng. * Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú. Tiêm vắc xin Imojev có an toàn không? ------------------------------------- Qua các thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Imojev (Thái Lan) được nhiều chuyên gia đánh giá là an toàn và có hiệu quả phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt. Tuy nhiên, vắc xin Imojev cũng sẽ có những phản ứng phụ sau tiêm tương tự như các loại vắc xin khác. Một số biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin như: Đau nhức, mệt mỏi, khó chịu, sốt… Trường hợp bị dị ứng với thành phần thuốc, người bệnh sẽ có dấu hiệu [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Vì vậy, sau khi tiêm người bệnh sẽ được giữ lại theo dõi trong vòng 30 phút. Nếu sau khi về nhà mới có dấu hiệu sốc phản vệ thì cần đưa người bệnh đến phòng khám gần nhất để được theo dõi. Lưu ý: Phải hoãn tiêm khi người bệnh có dấu hiệu bị bệnh cấp tính hoặc đang bị sốt. ![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_2_95d374e7ab.jpg) *Tiêm vắc xin Imojev có an toàn không?* Một số lưu ý khi tiêm vắc xin Imojev ------------------------------------ Khi tiêm vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản, cả người bệnh và bác sĩ cần lưu ý một số vấn đề sau: Đối với bác sĩ: * Tuyệt đối không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu. * Đối với những người đang điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân trong hoặc trên 14 ngày. Sau khi ngưng điều trị cần chờ ít nhất 1 tháng hoặc đến khi phục hồi chức năng miễn dịch mới có thể tiêm vắc xin Imojev. * Tiêm tại mặt trước và bên đùi hoặc vùng cơ Delta của cánh tay đối với trẻ từ 9 - 24 tháng tuổi. Đối với bệnh nhân (người nhà bệnh nhân): Cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người nhà cần theo dõi bệnh nhân trong thời gian đầu sau tiêm (khoảng trong 1 - 3 ngày đầu). Tương tác thuốc: * Khi tiêm vắc xin Imojev cùng với các vắc xin khác phải tiêm ở các vị trí khác nhau. * Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin Imojev cùng lúc với vắc xin phòng sởi, quai bị và rubella. * Trường hợp với sống có nguy cơ mắc [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) cao thì có thể cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên tiêm cùng lúc vắc xin Imojev với vắc xin sởi. ![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_3_cbe5024d6a.jpg) *Tuyệt đối không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu* Tiêm vắc xin Imojev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu ------------------------------------------------------ Trung tâm tiêm chủng Long Châu là đơn vị tiêm chủng vắc xin Imojev (Thái Lan) tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi là đơn vị cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới từ các hãng dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Imojev được nhập khẩu trực tiếp từ Sanofi Pasteur tại Thái Lan. Khi lựa chọn tiêm chủng tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm bởi chúng tôi: * Có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp; có chuyên môn cao; giàu kinh nghiệm; thăm khám và tư vấn miễn phí. * Trẻ sẽ được tư vấn loại vắc xin phù hợp, bên cạnh đó là tư vấn phác đồ tiêm chủng chi tiết nhất. * Bệnh nhân được theo dõi trước, trong và sau khi tiêm vắc xin một cách chặt chẽ. Đảm bảo kịp thời xử trí các tình huống, sự cố y tế xảy ra khi tiêm chủng. * Hệ thống trung tâm tiêm chủng chất lượng cao, trang bị đầy đủ thiết bị y tế, cơ sở vật chất, mang lại sự hài lòng với khách hàng. ![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_3_e63eb01a80.jpg) *Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại Quận 10, TP.HCM* Bảng giá tiêm vắc xin Imojev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu --------------------------------------------------------------- Hiện nay, mức giá tiêm vắc xin Imojev thường dao động từ khoảng 700.000VNĐ trở lên. Tùy vào từng thời điểm mà mức giá của vắc xin sẽ có sự khác nhau. Để biết được mức giá chính xác theo từng gói tiêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6928. Quy trình đăng ký tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu --------------------------------------------------------------- Bạn đang quan tâm đến gói tiêm chủng vắc xin Imojev (Thái Lan) tại trung tâm tiêm chủng Long Châu? Hãy theo dõi quy trình đăng ký tiêm chủng vắc xin tại Long Châu dưới đây: * Đăng ký trực tiếp tại các trung tâm tiêm chủng của Long Châu hoặc đăng ký online. * Trước khi tiêm: Khám sàng lọc, thông báo và giải đáp thắc mắc về vắc xin Imojev. * Trong quá trình tiêm: Nhân viên y tế kiểm tra vắc xin, bơm tiêm, dung môi và dụng cụ trước khi sử dụng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm vắc xin theo đúng liều lượng, đúng chỉ định và đúng đường tiêm. * Sau khi tiêm: Theo dõi người bệnh trong vòng 30 phút đầu tiên, xử lý các chất thải y tế sau khi tiêm chủng theo đúng quy định. Bài viết trên là những thông tin cần thiết về [vắc xin Imojev (Thái Lan)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-imojev-thai-lan-thong-tin-dia-diem-dang-ky-tiem-chung.html) mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn.
Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng
05/11/2023
Vắc xin phế cầu giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh mà phế cầu có thể gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai, nhiễm trùng huyết,... Đây là biện pháp giúp bảo vệ hệ hô hấp và phổi cho cả trẻ em và người lớn sau khi tiêm chủng.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng" ]
Phế cầu (Streptococcus Pneumoniae) là vi khuẩn thường cư trú tại vùng tị hầu, gây bệnh khi đường hô hấp bị tổn thương, đặc biệt đối với trẻ em có hệ miễn dịch yếu, dễ phát triển các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên tiêm vắc xin phế cầu là phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất cho tất cả chúng ta. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về loại vắc xin này. Thông tin về vắc xin phế cầu ---------------------------- Vắc xin phòng bệnh do phế cầu kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại sự lây nhiễm, mắc bệnh của [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Vắc xin phế cầu là giải pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất trong việc nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe một cách đặc hiệu khỏi các bệnh lý, cũng như biến chứng do phế cầu khuẩn gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, và người có bệnh lý nền. Hiện nay, tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng bệnh phế cầu phổ biến: * Vắc xin Synflorix (Hay còn gọi là Phế cầu 10 - PCV 10): Được sản xuất bởi công ty Glaxosmithkline (GSK) tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 10 tuýp huyết thanh do phế cầu khuẩn gây các bệnh nguy hiểm như [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,... * Vắc xin Prevenar 13 (Phế cầu 13 - PCV 13): Được phát triển bởi công ty Pfizer tại Mỹ và sản xuất tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 13 tuýp huyết thanh của phế cầu khuẩn ngăn ngừa gây bệnh [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính và nguy hiểm khác. Trẻ em từ 2 tháng tuổi (có thể tiêm từ 6 tuần tuổi) trở lên đến dưới 6 tuổi (Với vắc xin Syflorix) hoặc cả trẻ em độ tuổi trên và người lớn (Vắc xin Prevenar 13) đều được tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu. Mũi vắc xin này thường được tiêm vào vùng cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước - bên đùi của trẻ. ![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_1_142ff24b9f.jpg) *Vắc xin phòng phế cầu chống lại sự lây nhiễm của phế cầu khuẩn* Vi khuẩn phế cầu có thể cư trú trong hầu họng của trẻ em và người lớn, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hệ hô hấp bị tổn thương, hoặc khả năng miễn dịch suy giảm, vi khuẩn này có thể tấn công gây ra nhiều bệnh lý. Tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu là một phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm: * Viêm phổi; viêm Phế quản, viêm màng phổi có mủ. * [Viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html); * Viêm xoang; * Viêm màng não mủ; * [Bệnh nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). * Viêm màng ngoài tim; * Viêm khớp... Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? ---------------------------- Những người cần được khuyến nghị tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn: * Trẻ dưới 5 tuổi: Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh do phế cầu gây ra. Với những em bé mới chào đời, hệ miễn dịch non trẻ và chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh, do đó nếu không được chủng ngừa, nguy cơ rất cao nhiễm và mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh do phế cầu. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh với hệ thống miễn dịch yếu, giúp họ phòng tránh nhiễm vi khuẩn phế cầu một cách hiệu quả. * Người trên 65 tuổi: Hệ thống miễn dịch thường suy giảm khi lớn tuổi, dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm và mắc bệnh do phế cầu khuẩn, khả năng chống lại nhiễm trùng viêm phổi kém hiệu quả. Vì vậy, tất cả người lớn trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu. * Người có suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh: Trên nền hệ thống miễn dịch suy giảm, làm giảm khả năng chống lại các bệnh [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) như viêm phổi. * Những người mắc các bệnh lý nền về tim mạch, tiểu đường, COPD, [hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html) hoặc khí phế thũng: Các bệnh lý nền trên góp phần làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi. * Người phải trải qua hóa trị liệu, cấy ghép tạng, nhiễm HIV/AIDS: Hệ thống miễn dịch của những người bị suy giảm, bởi vậy nguy cơ viêm phổi tăng cao. * Người hút thuốc lá: Hút thuốc có thể gây tổn thương cho hệ thống lông mao phổi, làm giảm khả năng lọc vi trùng và bụi bẩn. * Người nghiện rượu nặng: Việc uống rượu quá mức có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. * Người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc bị bệnh nghiêm trọng: Trạng thái này có thể làm yếu đi hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị viêm phổi. * Những người có bệnh lý về huyết học như hồng cầu hình liềm, bệnh máu ác tính, ghép tủy... * Phẫu thuật cấy ghép ốc tai, cắt lách... ![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_2_ca455f2183.jpg) *Trẻ em 2 tháng tuổi trở lên và người lớn đều được vắc xin phế cầu* Không phải tất cả ai cũng đều phù hợp để tiêm vắc xin phòng phế cầu. Đặc biệt những người thuộc diện dưới đây không nên tiêm vắc xin phòng phế cầu bao gồm: * Người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html): Nếu xuất hiện các dấu hiệu như dị ứng, ngứa, nổi mày đay, phát ban, khó thở, co giật, tím tái... sau khi tiêm vắc xin phế cầu cần chia sẻ, thông báo với bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo an toàn. * Người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh nặng: Trong trường hợp sốt cao, viêm đường hô hấp hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu cần hoãn đến khi khỏi hoàn toàn, tuân theo chỉ định của bác sĩ. * Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Hiện chưa có đủ dữ liệu để đánh giá tác động của vắc xin phòng phế cầu đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh đang bú do đó sẽ không chỉ định cho những người thuộc diện này, tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy vắc xin ngừa bệnh Phế cầu không thấy tác dụng có hại trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản. Lịch tiêm phế cầu ----------------- Tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ được điều chỉnh để phù hợp. ### Vắc xin Phế cầu 10-Synflorix Đối với trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi. * Mũi 1: Tiêm từ sớm nhất ở 6 tuần tuổi. * Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. * Mũi 3: Cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng. * Mũi 4: Cách mũi 3 ít nhất 6 tháng. ![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_4_43880d14a7.jpg) *Tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ khác nhau* Đối với trẻ từ 7 tháng đến dưới 12 tháng, chưa tiêm vắc xin phòng phế cầu trước đó: Lịch tiêm gồm 3 mũi. * Mũi 1: Từ 7 tháng tuổi. * Mũi 2: Cách mũi đầu 1 tháng. * Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi, chưa tiêm vắc xin phòng phế cầu trước đó: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. ### Phế cầu 13 - Prevenar 13 Trẻ từ 6 tuần tuổi - 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi. * Mũi 1: Từ 6 tuần tới 6 tháng. * Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng. * Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 1 tháng. * Mũi 4: Sau mũi 3 ít nhất 8 tháng. Trẻ từ 7 đến 11 tháng: Lịch tiêm gồm 3 mũi. * Mũi 1: Từ 7 đến 11 tháng tuổi. * Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng. * Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 6 tháng. Trẻ từ 12 đến 23 tháng: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. Trẻ từ 24 tháng trở lên và người lớn: Lịch tiêm chỉ gồm 1 mũi duy nhất. Tác dụng phụ khi tiêm phòng phế cầu ----------------------------------- Mặc dù vắc xin phòng phế cầu có khả năng ngăn chặn nhiều căn bệnh do phế cầu cho cả trẻ em lẫn người lớn, việc tiêm vắc xin này vẫn có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm. Theo quy định của Bộ Y Tế, chúng ta cần ở lại để theo dõi ít nhất 30 phút, nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm không mong muốn xảy ra. các Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cần theo dõi trong khoảng 30 phút - 1 giờ sau khi tiêm. Một số phản ứng sau tiêm vắc xin bao gồm: Thường gặp: Tỷ lệ trên 1/100 liều. * Tại vị trí tiêm: Sưng, nóng, đỏ, đau; * Chóng mặt, bứt rứt, quấy khóc; * Sốt trên 38 độ C (thân nhiệt tăng trên 37,5 độ C). Để kiểm tra chính xác nhiệt độ của trẻ dưới 2 tuổi, nên đo ở vùng hậu môn; * Chán ăn hoặc không thèm ăn, chiếm khoảng 10%; * Nôn, tiêu chảy; * Chai cứng tại chỗ tiêm; * Giảm vận động do đau, sưng nề vùng tiêm; * Nổi hạch tại vùng tiêm. Ít hoặc hiếm gặp: Tỷ lệ dưới 1/100 liều. * Sốt trên 39 độ C; * Quấy khóc, ngừng thở trên trẻ sinh rất non; * Cơn giảm trương lực, đáp ứng HHE (Hypotonic Hyporesponsive Episodes); * Sưng lan tỏa chi tới các khớp lân cận; * Tụ máu tại chỗ tiêm; * Chai cứng có đường kính trên 7 cm; * Nổi hạch tại vùng tiêm; * Các phản ứng dị ứng nặng: Mày đay nhanh, diện rộng, tím tái, khó thở, co giật, phù mạch... ![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_3_fc8daf66d4.jpg) *Sốt là một trong những tác dụng phụ khi tiêm phòng phế cầu* Mặc dù các vắc xin nói chung, và vắc xin ngừa bệnh Phế cầu nói riêng đều đạt các tiêu chí An toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh, tuy nhiên chúng ta sau khi tiêm ngoài việc theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút, nên tiếp tục được theo dõi trong 24 giờ nhằm phát hiện sớm để được xử trí kịp thời những bất thường sau tiêm chủng. Giá tiêm vắc xin phế cầu ------------------------ Nhiều cha mẹ không chỉ quan tâm đến lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu mà còn lo ngại về chi phí tiêm chủng. Thực tế cho thấy, không có một mức giá cố định cho việc tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu do nó thay đổi tùy thuộc vào khu vực, thời điểm... và còn phụ thuộc vào loại vắc xin được sử dụng và số lượng mũi tiêm cần thiết. Hiện tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phế cầu Synflorix và Prevernar 13 với giá cả hợp lý tùy theo thời điểm trong khoảng trên 1.000.000đ 1 mũi. Dưới đây là những thông tin cơ bản về vắc xin phế cầu và những điều cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin, quý phụ huynh có thể liên hệ với Long Châu để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Xem thêm: [Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html) [Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html)
Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì?
05/11/2023
Vacxin Infanrix Hexa – một loại vacxin 6 trong 1 của Bỉ đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ưu điểm nổi trội của vacxin này là giúp giảm số lần tiêm cho trẻ nhỏ, giảm bớt sự đau đớn, tiết kiệm thời gian và đồng thời cung cấp một mức bảo vệ tốt hơn cho trẻ so với việc tiêm từng loại vacxin riêng lẻ.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Bài viết này sẽ giới thiệu về vacxin Infanrix Hexa, một loại vacxin 6 trong 1 đang được sử dụng rộng rãi để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu điểm, số mũi tiêm, công dụng và tác dụng phụ có thể gặp phải mà các bậc phụ huynh cần biết. Ưu điểm của vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ ------------------------------------------------- Infanrix Hexa là một loại [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) tiên tiến, được thiết kế với những ưu điểm vượt trội trong việc phòng ngừa đồng thời 6 loại bệnh nguy hiểm chỉ bằng một mũi tiêm. Các bệnh mà vacxin này bảo vệ bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các loại viêm màng não mủ, cùng viêm phổi do H.Influenzae týp B (Hib). Bằng cách tích hợp tất cả những thành phần này vào một vacxin duy nhất, nó giúp giảm số lượng mũi tiêm cần thiết, từ đó giảm thiểu cảm giác đau đớn cho bé khi phải tiêm quá nhiều lần. ![Ưu điểm của Infanrix Hexa là có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm chỉ trong một mũi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_1_ec196a307e.jpg) *Ưu điểm của Infanrix Hexa là có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm* Các bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm thường gặp có thể là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, ở Việt Nam, trẻ em dưới 1 tuổi được xem là nhóm dễ mắc các bệnh truyền nhiễm này. Vacxin 6 trong 1 có nhiều ưu điểm quan trọng: * Thứ nhất, nó giảm số lần tiêm chủng cho trẻ, tiết kiệm thời gian và chi phí. * Thứ hai, thành phần của vacxin bao gồm ho gà vô bào giúp giảm tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng. Vacxin 6 trong 1 của Bỉ tiêm mấy mũi? ------------------------------------- Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi còn phụ thuộc vào phác đồ tiêm mà bạn lựa chọn. Có thể thực hiện một trong các phác đồ tiêm sau đây: * **Lịch tiêm chủng cơ bản:** Gồm 3 mũi 0,5ml tiêm vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Thời gian ít nhất giữa mỗi mũi là 1 tháng. * **Lịch tiêm chủng cơ bản (đối với trẻ đã được tiêm viêm gan B sơ sinh):** Gồm 3 mũi 0,5 ml tiêm vào đúng thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi. * **Lịch tiêm chủng cơ bản 2 mũi:** Tiêm đúng vào thời điểm bé 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi (theo lịch 3 và 5 tháng tuổi). * **Tiêm nhắc lại:** Nếu lựa chọn phác đồ 2 mũi (3, 5 tháng tuổi), thì mũi nhắc lại (mũi 3) cách mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng, tốt nhất vào thời điểm từ 11 - 13 tháng tuổi. Nếu lựa chọn phác đồ 3 mũi, thì mũi nhắc lại (mũi 4) được tiêm cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng tuổi, tốt nhất là hoàn thiện tiêm mũi thứ 4 trước khi trẻ đạt 18 tháng tuổi. Hiện tại, ở [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), giá của một mũi tiêm Infanrix Hexa là 1.020.000 VND, tuy nhiên giá có thể dao động tùy thời điểm. Công dụng chính của vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa -------------------------------------------------- Vacxin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, khuyến nghị sản xuất và tạo ra [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) chống lại sáu loại bệnh đang được bảo vệ. Khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, độc tố hoặc virus gây bệnh này tự nhiên, các kháng thể đã được tạo ra thông qua việc tiêm vacxin cho phép hệ thống miễn dịch nhanh chóng nhận diện, tấn công và ngăn chúng gây bệnh. Vì vậy, việc tiêm vacxin là một biện pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi họ tiếp xúc với nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm. Vacxin 6 trong 1 của Bỉ đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm, mà nếu mắc phải có thể dẫn đến tử vong. Các bệnh này bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, và các bệnh do vi khuẩn H.Influenzae tuýp B gây viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html). ![Viêm màng não là một trong những bệnh nguy hiểm mà vacxin 6 trong 1 của Bỉ có thể phòng ngừa được](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_2_f8e3545d69.jpg) *Viêm màng não là một bệnh nguy hiểm mà vacxin 6 trong 1 của Bỉ có thể phòng ngừa được* Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vacxin 6 trong 1 của Bỉ ------------------------------------------------------------ Với những lợi ích phòng bệnh mà vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ mang lại, đây là một trong những loại vacxin thường được khuyến cáo tiêm phòng. Tuy nhiên, sau khi tiêm vacxin này, trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: * Mệt mỏi; * Sốt ≥ 38 độ C; * [Nôn mửa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html); * Tiêu chảy; * Viêm da; * Ngủ không yên; * Co thắt phế quản; * Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên; * Quấy khóc không bình thường; * Co giật (có hoặc không có sốt); * Đau và sưng đỏ tại nơi tiêm; * Sưng lan tỏa tại vùng cánh tay tiêm vacxin và đôi khi lan đến các khớp gần kề; * Mày đay (nhìn thấy ở các loại vacxin khác của GSK có chứa thành phần ho gà-DTPa). Các tác dụng phụ kể trên dựa vào kết quả thử nghiệm lâm sàng của của vacxin 6 trong 1 của Bỉ, không phải trẻ nào sau khi tiêm cũng gặp phải những tác dụng phụ này. ![Sốt và mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm vacxin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_3_02f630165d.jpg) *Sốt và mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm* Infanrix Hexa Tính an toàn của vacxin Infanrix Hexa được thể hiện dựa trên thông tin từ hơn 16.000 trẻ. Như đã quan sát từ vacxin DTPa và vacxin kết hợp chứa DTPa, đã được báo cáo về sự gia tăng phản ứng tại nơi tiêm và sốt sau khi tiêm vacxin 6 trong 1 của Bỉ so với tiêm chủng cơ bản. Các tác dụng phụ bao gồm: * [Sưng hạch bạch huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sung-hach-bach-huyet-909.html); * Giảm tiểu cầu; * Phản ứng dị ứng; * Suy sụp hoặc trạng thái giống sốc; * Phản ứng sưng lan rộng; * Sưng tại vùng cánh tay tiêm vacxin; * Xuất hiện mụn nước tại nơi tiêm. Phản ứng sưng sau mũi sau tiêm nhắc lại thường thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ tiêm chủng cơ bản bằng vacxin ho gà không tế bào so với trẻ tiêm chủng cơ bản bằng vacxin ho gà toàn tế bào. Thường thì phản ứng sưng có thể giảm tự nhiên sau khoảng 4 ngày. Lưu ý quan trọng trước khi tiêm Infanrix Hexa cho trẻ ----------------------------------------------------- Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho các bậc phụ huynh trước khi cho trẻ đi tiêm chủng: * Khi trẻ bị sốt cao kéo dài, việc tiêm vacxin 6 trong 1 nên được hoãn lại. Nếu trẻ thể hiện cùng lúc các triệu chứng liên quan đến vacxin chứa thành phần ho gà, việc sử dụng vacxin này cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định tiêm. * Infanrix Hexa chứa ít neomycin và polymyxin, vì vậy, đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp đã biết mình dị ứng với hai loại kháng sinh này. * Mặc dù không có chống chỉ định về việc sử dụng vacxin này cho trẻ có tiền sử [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) do sốt, tiền sử gia đình có tình trạng co giật hoặc về hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhưng trẻ có tiền sử co giật do sốt cần được theo dõi cẩn thận sau khi tiêm vacxin, bởi có thể xảy ra tác dụng phụ trong 2 đến 3 ngày sau tiêm. * Suy giảm miễn dịch do virus HIV không được cho là chống chỉ định. Tuy nhiên, bệnh nhân có miễn dịch suy giảm có thể không đạt được đáp ứng miễn dịch như mong đợi sau khi tiêm chủng. * Cần lưu ý rằng không phải tất cả các trẻ sau khi tiêm vacxin đều đạt được đáp ứng miễn dịch bảo vệ. vacxin 6 trong 1 cũng có thể tiêm cho trẻ đẻ non, tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch thường yếu hơn và hiệu quả bảo vệ chưa được xác định rõ qua nghiên cứu lâm sàng. ![Trẻ có tiền sử co giật cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế và phải theo dõi cẩn thận sau khi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_4_df2231a929.jpg) *Trẻ có tiền sử co giật cần tham khảo ý kiến bác sĩ và phải theo dõi cẩn thận sau khi tiêm* Hiện nay Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều loại vacxin, bao gồm vacxin 6 trong 1 và nhiều vacxin khác nhằm tăng cường hệ miễn dịch trẻ em. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin cung cấp ở đây đã giúp quý vị hiểu rõ về vacxin [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) và các lưu ý quan trọng trước khi cho trẻ tiêm loại vacxin này.
Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ: Ưu điểm, công dụng và tác dụng phụ
05/11/2023
Viêm gan A và B là 2 căn bệnh ở gan có nguy cơ lây nhiễm cao và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dù vậy, 2 bệnh lý này toàn hoàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin Twinrix.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm vắc xin" ]
Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người bị [viêm gan do virus](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-virus-va-nhung-thong-tin-can-biet.html) cao nhất thế giới với khoảng 10 - 15% dân số. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư gan, căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 và là một trong những gánh nặng bệnh tật rất lớn hiện nay. Trong đó, phổ biến nhất là viêm gan A và viêm gan B. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như suy giảm chức năng gan, xơ gan, [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html). Bên cạnh đó, virus viêm gan rất dễ lây lan nếu không có biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B cho người lớn và trẻ em càng sớm càng tốt chính là giải pháp tốt nhất bảo vệ cơ thể tránh xa 2 căn bệnh này. Vắc xin Twinrix có gì đặc biệt? ------------------------------- Hiện nay đang lưu hành rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B với nguồn gốc, phác đồ và hiệu quả bảo vệ khác nhau như Engerix B, Euvax B, Twinrix, [Avaxim 80U](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-avaxim-phong-ngua-benh-viem-gan-a-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html). Trong đó, chỉ có duy nhất vắc xin Twinrix là vắc xin phối hợp có khả năng phòng được cả 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B cùng lúc chỉ với 1 mũi tiêm. Bạn có thể lựa chọn tiêm vắc xin riêng biệt hoặc tiêm vắc xin phối hợp tùy nhu cầu và điều kiện sức khỏe. ![Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_88f4ed3ce2.jpg) *Vắc xin kết hợp Twinrix giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với tiêm lẻ* Vắc xin Twinrix được nghiên cứu và sản xuất bởi Glaxosmithkline (GSK), tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu đến từ Bỉ. Đây cũng là đơn vị sản xuất các loại vắc xin khác như vắc xin Rota, [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), vắc xin hạch hầu - ho gà - uốn ván,... Vắc xin Twinrix được tạo thành từ kháng nguyên tinh khiết bất hoạt của virus viêm gan A, B. Sau khi [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) chứa kháng nguyên bất hoạt của virus được tiêm vào, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tạo ra đồng thời 2 loại kháng thể chống lại những virus này. Do đó, những người đã tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng do bệnh gây ra. Đối tượng và lịch tiêm vắc xin Twinrix -------------------------------------- Vắc xin Twinrix phòng bệnh [viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html), B được chỉ định cho trẻ em từ 1 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tiêm càng sớm càng tốt bao gồm: * Nhân viên làm trong ngành y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, mẫu máu hay bệnh phẩm; * Công an, lính cứu hỏa; * Người bị bệnh máu khó đông; * Người đang chạy thận; * Người sống chung hoặc thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với người bị viêm gan A, B; * Người thường xuyên dùng chất kích thích. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định với vắc xin này như người nhạy cảm với một trong những thành phần của vắc xin. Ngoài ra, người đang bị sốt cao, phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên cân nhắc trước khi tiêm. Vắc xin phòng viêm gan A, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) thường tiêm bắp với liều 1ml. Dưới đây là phác đồ và lịch tiêm cụ thể cho từng đối tượng. ### Lịch tiêm vắc xin Twinrix cho trẻ từ 1 tuổi Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 16 tuổi cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên có thể tiêm ngay khi trẻ 1 tuổi hoặc bất cứ lúc nào tùy ý. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tiêm sớm nhất có thể. Mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 6 tháng. ![Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_1_803274eb29.jpeg) *Trẻ em có thể được bảo vệ sớm khỏi viêm gan A, B bằng vắc xin từ khi 1 tuổi* Lưu ý, với những trẻ đang [tiêm vắc xin 6in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) hoặc 5in1 thì lịch tiêm Twinrix cần giữ khoảng cách tối thiểu 1 tháng. ### Lịch tiêm vắc xin Twinrix cho người lớn từ 16 tuổi trở lên Để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa, người từ 16 tuổi trở lên cần tiêm 3 mũi vắc xin Twinrix, cụ thể: * Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên; * Mũi 2: Cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng; * Mũi 3: Cách mũi đầu tiên ít nhất 6 tháng. ![tim-hieu-ve-vac-xin-tTìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 3winrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_2_10fd7b72b9.jpg) *Người lớn cần tiêm theo phác đồ 3 mũi* Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin Twinrix ------------------------------------------------ Cũng như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm Twinrix người tiêm có thể gặp những phản ứng cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch với vắc xin như: * Phản ứng tại chỗ tiêm gồm đau, sưng, ửng đỏ; * Phản ứng toàn thân như sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi…; * Phản ứng hiếm gặp khác gồm chán ăn, hạ huyết áp, [đau cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-co-bap-1352.html), [đau khớp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-khop-phan-ung-co-the-sau-khi-tiem-vac-xin-co-dang-lo-51180.html)… Hầu hết các phản ứng trên là bình thường và sẽ tự hết sau khoảng 2 - 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Trường hợp các phản ứng nghiêm trọng hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc tới các cơ sở y tế gần nhất được thăm khám kịp thời. Chi phí tiêm vắc xin Twinrix ---------------------------- Tiêm vắc xin Twinrix 1ml là cách tối ưu nhất hiện nay để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm virus viêm gan A, B. Trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin Twinrix (Bỉ) cho người lớn và trẻ em với giá khoảng 635.000 đồng, giá này có thể thay đổi tùy vào thời điểm bạn đăng ký tiêm chủng. Lựa chọn tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc xin bởi toàn bộ vắc xin sử dụng tại đây đều được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin hàng đầu trên thế giới. Trên đây là những thông tin chi tiết về phác đồ, lịch tiêm, tác dụng phụ không mong muốn và chi phí tham khảo của [vắc xin Twinrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-twinrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b.html). Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của tiêm chủng vắc xin, đồng thời lựa chọn được cơ sở tiêm chủng uy tín, chất lượng cho bản thân và gia đình. Xem thêm: [Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html) [Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-nen-tiem-vac-xin-phong-benh-viem-gan-a-khi-nao-nen-tiem.html)
Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B
04/11/2023
Hiện tại ở Việt Nam, có hai loại vacxin 6 trong 1 cho trẻ, đó là vacxin Infanrix Hexa của Bỉ và Hexaxim của Pháp, cả hai đều đảm bảo an toàn, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và tránh việc phải tiêm nhiều lần cho trẻ. Vậy vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Vacxin 6 trong 1 là một loại vacxin kết hợp thế hệ mới, hiện đang phổ biến trên toàn cầu và tại Việt Nam. Sự kết hợp này giúp trẻ có chỉ cần tiêm một mũi nhưng có sức đề kháng với 6 bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn có thắc mắc về việc chọn loại vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn và liệu có nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hiểm không? Vacxin 6 trong 1 phòng những bệnh gì? ------------------------------------- Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ dàng mắc bệnh và sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhờ sự phát triển của y học, nhiều loại vacxin đã được phát triển để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, các phụ huynh thường quan tâm và đưa con em đi tiêm các loại vacxin 6 trong 1 để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Hiện tại, ở Việt Nam, có hai loại [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) đang được phân phối, đó là vacxin Hexaxim của Pháp và vacxin Infanrix Hexa của Bỉ. Các loại vacxin kết hợp này có khả năng đồng thời bảo vệ trẻ khỏi 6 căn bệnh nguy hiểm như: Viêm gan và viêm não mủ do Hib gây ra, ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B. ![Bại liệt là một trong những bệnh mà vacxin 6 trong 1 có thể phòng ngừa](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vacxin_6_trong_1_cua_Bi_hay_Phap_tot_hon_1_78ccdb134a.jpg) *Bại liệt là một trong những bệnh mà vacxin 6 trong 1 có thể phòng ngừa* Những căn bệnh này đều là những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong và tác động xấu đối với sức khỏe trẻ em nếu không được tiêm phòng. Khi tiêm vacxin, cơ thể sẽ phát triển kháng thể miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tốt hơn. Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn? ----------------------------------------- Hiện nay, các cơ sở tiêm chủng đang tư vấn vacxin 6 trong 1, bao gồm hai loại: * Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa được sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK) tại Bỉ. * Vacxin 6 trong 1 Hexaxim được sản xuất bởi Sanofi Pasteur tại Pháp. Cả hai loại vacxin này đều có khả năng phòng tránh 6 loại bệnh truyền nhiễm. Nếu một loại vacxin bị thiếu hụt, có thể sử dụng loại khác thay thế, hoặc thay thế cả vacxin 5 trong 1 trong chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html). Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về quốc gia sản xuất, thành phần kháng nguyên ho gà và dạng bào chế. * **Vacxin Infanrix Hexa 6 trong 1 của Bỉ:** Được sản xuất dưới dạng bột khô HiB và huyền dịch, bao gồm thành phần kháng nguyên như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B. Trước khi tiêm, cần phải kết hợp bột khô HiB với huyền dịch để tạo thành vacxin đã pha, được gọi là pha hoàn nguyên vacxin. Vacxin Infanrix Hexa chứa kháng nguyên ho gà không nằm trong tế bào, bao gồm 3 thành phần kháng nguyên: Độc tố ho gà PT, ngưng kết tố hồng cầu dạng sợi là FHA và PRN. * **Vacxin Hexaxim 6 trong 1 của Pháp:** Được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm sẵn sàng, đã được nạp sẵn vào ống tiêm, sẵn sàng để sử dụng, nhằm giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng cho trẻ, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm, và đảm bảo sự chính xác về liều lượng trong mỗi mũi tiêm. Bổ sung, vacxin này chứa hai thành phần kháng nguyên quan trọng, đó là PT và FHA, liên quan đến viêm phế quản và [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html). ![vacxin 6 trong 1 của bỉ hay pháp tốt hơn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_cua_bi_hay_phap_tot_hon_lich_tiem_vacxin_6_trong_1_cho_be_1_3ef98957c7.jpg) *Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn là thắc mắc của nhiều phụ huynh* Tại thời điểm viết bài, giá của vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đều có giá 1.020.000 VND, tuy nhiên giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Cả hai đều rất thuận tiện, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn cho bé và tránh phải đưa bé đi tiêm từng mũi cho từng bệnh riêng lẻ. Tuy nhiên, vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn không quá quan trọng, quan trọng hơn là tuân theo lịch tiêm, đảm bảo đủ liều tiêm theo hướng dẫn, chọn nơi tiêm có uy tín để đảm bảo chất lượng vacxin, thực hiện kiểm tra sàng lọc cho trẻ và tư vấn đầy đủ cho gia đình trước khi tiêm. Đồng thời, lựa chọn một cơ sở tiêm chủng có khả năng cấp cứu nếu có phản ứng phụ sau tiêm. Lịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé --------------------------------- Dù là vacxin của Bỉ hay Pháp thì lịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé đều theo quy định như sau: * **Mũi 1:** Tiêm khi trẻ đạt 2 tháng tuổi. * **Mũi 2:** Cách mũi tiêm đầu tiên 1 tháng. * **Mũi 3:** Cách mũi tiêm thứ hai 1 tháng. * **Mũi nhắc lại:** Cách mũi tiêm thứ ba 1 năm. Mặc dù có khả năng thay thế hai loại vacxin này cho nhau nhưng nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng chỉ một loại vacxin trong một liệu trình tiêm. Đặc biệt cần tuân thủ chính xác lịch tiêm và số lượng mũi tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc tạo miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Không nên tiêm quá sớm khi trẻ chưa đủ 2 tháng tuổi hoặc trước lịch hẹn với bác sĩ, để đảm bảo hiệu quả của vacxin. Toàn bộ liệu trình tiêm vacxin 6 trong 1 phải hoàn thành trước khi trẻ đạt 24 tháng tuổi. ![Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh nhưng song song đó, phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm cho trẻ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vacxin_6_trong_1_cua_Bi_hay_Phap_tot_hon_4_3ae84dcfb1.jpg) *Cần tuân thủ chính xác lịch tiêm và số lượng mũi tiêm cho trẻ* Trẻ không nên được tiêm vacxin 6 trong 1 trong những trường hợp sau: * Trẻ có sự suy giảm miễn dịch. * Trẻ đang mắc bệnh cảm cúm, sốt cao hoặc các bệnh cấp tính khác. * Trẻ đã có sốt hoặc cơn co giật trong vòng 3 ngày trước ngày tiêm. * Trẻ đã từng phản ứng [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi tiêm các loại vacxin khác như bại liệt, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bạch hầu, viêm màng não do Hib. * Trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vacxin. * Trước khi tiêm vacxin 6 trong 1, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe tại cơ sở tiêm chủng. Phụ huynh nên đem theo sổ khám bệnh, sổ tiêm chủng và tiền sử bệnh lý, thuốc điều trị để bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm. Điều này giúp ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm vacxin 6 trong 1. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 6 trong 1 ------------------------------------------ Sau khi tiêm vacxin 6 trong 1, việc chăm sóc trẻ là quan trọng để đảm bảo sức khỏe và thoải mái cho bé. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 6 trong 1: * **Giữ trẻ ở lại tại nơi tiêm chủng:** Hãy cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Các y tá hoặc bác sĩ sẽ theo dõi để kiểm tra xem có phản ứng phụ nào xuất hiện hay không. Đây là thời gian quan trọng để phát hiện và xử lý kịp thời mọi vấn đề có thể xảy ra. * **Theo dõi triệu chứng:** Sau khi trẻ về nhà, bạn nên theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm. Quan sát xem có xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), da tím tái, từ chối ăn hoặc bú, quấy khóc mạnh mẽ và liên tục. * **Nhiệt độ cơ thể:** Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ nếu cần thiết. Nếu trẻ có sốt, hãy sử dụng các biện pháp để hạ sốt được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà sản xuất vacxin. * **Ấm áp và thoải mái:** Đảm bảo trẻ được giữ ấm, thoải mái và có đủ giấc ngủ. Cung cấp nước uống hoặc sữa cho trẻ nếu cần. * **Không chạm vào chỗ tiêm:** Tránh chạm vào hoặc xoa bóp khu vực tiêm của trẻ. Không đắp thuốc hoặc sử dụng các biện pháp điều trị khác vào chỗ tiêm, tránh làm tổn thương da. ![vacxin 6 trong 1 của bỉ hay pháp tốt hơn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_cua_bi_hay_phap_tot_hon_lich_tiem_vacxin_6_trong_1_cho_be_4_d9ec45361d.jpg) *Cần theo dõi nhiệt độ cho trẻ sau khi tiêm vacxin* Trên đây là một số thông tin về [vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-hay-phap-tot-hon-lich-tiem-vacxin-6-trong-1-cho-be.html). Vacxin 6 trong 1 dù là của Bỉ hay Pháp thì đều là một trong những loại vacxin quan trọng nhất giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm cùng lúc. Vì vậy, cha mẹ nên tuân thủ lịch tiêm vacxin cho bé một cách tuyệt đối, không được bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào.
Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn? Lịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé
05/11/2023
Imojev là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới dành cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi. Với ưu điểm vượt trội so với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ cũ, Imojev đã được lưu hành và tiêm chủng rộng rãi trên cả nước từ năm 2019.
[ "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Vacxin" ]
[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một trong những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, gây ra nhiều di chứng cho người bệnh. Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh vào thời điểm mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Viêm não Nhật Bản lây từ người sang người qua trung gian muỗi Culex. Đặc điểm lâm sàng của viêm não Nhật Bản là hội chứng nhiễm độc, nhiễm trùng toàn thân nặng cùng sự phát triển của viêm não tủy nặng. Bệnh viêm não đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể gây nên những tổn thương nặng nề ở hệ thần kinh trung ương. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng. Trường hợp may mắn sống sót, tỷ lệ gặp di chứng lên tới 50%. Người bệnh có thể bị thần kinh, liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ, mất ngôn ngữ, bại não… những di chứng này sẽ theo họ suốt cả cuộc đời. Sự ra đời của các loại [vaccine viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-khi-tiem-can-luu-y-nhung-gi.html) như Jevax, Imojev không chỉ giảm nguy cơ nhiễm bệnh, vắc xin còn giúp giảm tỷ lệ di chứng tối ưu và đặc hiệu nhất. Vì sao người lớn và trẻ em cần được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản? ------------------------------------------------------------------- Ai cũng có thể là “nạn nhân” của muỗi Culex gây viêm não Nhật Bản, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi. Trong đó, độ tuổi có nguy cơ cao nhất trong khoảng từ 2 đến tuổi do miễn dịch còn non yếu. Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện từ sớm do triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý cấp tính khác. Triệu chứng của viêm não Nhật Bản thường gặp gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn, đau khớp, cứng gáy, [rối loạn ý thức](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-nhan-thuc.html), liệt chi,… Bệnh diễn biến rất nhanh và có thể chuyển biến nặng sang co giật, hôn mê, thậm chí gây tử vong chỉ sau vài ngày mắc bệnh. ![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_1_31c5b506e8.png) *Rất nhiều trường hợp trẻ gặp di chứng nặng nề do chưa tiêm hoặc không tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản* Nguy hiểm hơn, viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể phòng ngừa bên ngoài bằng các biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt như ngủ màn, phun hóa chất diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa, chuồng trại sạch sẽ, phát quang bụi rậm, cống rãnh… Tuy nhiên, cách này thường không triệt để và mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ khi đủ tuổi. Vắc xin có khả năng bảo vệ lên tới 95%, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí cho gia đình, xã hội. Vắc xin Imojev thế hệ mới có ưu điểm gì? Có an toàn không? ---------------------------------------------------------- Hiện nay trên thị trường đang lưu hành 3 loại vắc xin từ các hãng sản xuất khác nhau bao gồm Imojev, [Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) và [JEEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-jeev-3mcg-0-5ml-an-do-phong-benh-viem-nao-nhat-ban.html). Trong đó, vắc xin Imojev thế hệ mới được nhiều người lựa chọn bởi nhiều ưu điểm vượt trội. ### Ưu điểm của vắc xin thế hệ mới Ưu điểm đầu tiên của Imojev chính là độ tuổi tiêm chủng. Imojev có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi giúp bảo vệ trẻ sớm hơn so với các vắc xin khác khi phải chờ trẻ đủ 12 tháng tuổi. ![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_95dfbcdff2.jpg) *Với vắc xin thế hệ mới Imojev trẻ chỉ cần tiêm 2 mũi là hoàn thành phác đồ bảo vệ* Bên cạnh đó, phác đồ tiêm Imojev khá đơn giản với 1 liều duy nhất ở người lớn trên 18 tuổi và 2 liều với trẻ em từ 9 tháng tuổi là hoàn thành. Trong khi đó, nếu lựa chọn Jevax trẻ sẽ phải tiêm 3 mũi và tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến khi 15 tuổi. Điều này không chỉ khiến tốn kém nhiều chi phí, công sức mà còn có thể khiến nhiều người quên mất lịch tiêm, giảm khả năng bảo vệ. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của Imojev so với vắc xin Jevax và cũng là điểm cộng để nhiều người lựa chọn vắc xin này. ### Vắc xin Imojev thế hệ mới có an toàn không? Vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản do Sanofi (Pháp) sản xuất được đánh giá là an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Mức độ an toàn của vắc xin trong thực tế còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sức khỏe người được tiêm, chất lượng vắc xin, bảo quản,… Tuy nhiên, bất kỳ vắc xin nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ toàn thân hoặc tại chỗ cho người được tiêm. Do vậy, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, bạn nên lựa chọn các cơ sở tiêm chủng uy tín, có sẵn các phương tiện cấp cứu để giảm biến cố nếu xảy ra [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Phác đồ và lịch tiêm vắc xin Imojev ----------------------------------- Vắc xin Imojev được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn với phác đồ gồm 2 liều cơ bản: * Với trẻ em (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào): Mũi đầu tiên nên tiêm càng sớm càng tốt khi trẻ đủ từ 9 tháng tuổi. Mũi 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 năm. * Người trưởng thành từ 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào): Tiêm 1 mũi duy nhất. ![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_2_58c4e07209.jpg) *Trẻ cần được tiêm đầy đủ, đúng lịch để phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ* Imojev là vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp thường được tiêm với liều 0,5ml. Vị trí tiêm tại mặt trước hoặc mặt bên của đùi (với trẻ dưới 2 tuổi) hay vùng cơ Delta ở cánh tay (với trẻ trên 2 tuổi và người lớn). Tiêm vắc xin Imojev ở đâu, giá bao nhiêu tiền? ---------------------------------------------- Vắc xin Imojev không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên bạn có thể tiêm vắc xin này tại các trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc. Trong đó, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với hệ thống tiêm chủng rộng khắp cả nước, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại sẽ là một gợi ý địa chỉ tiêm chủng an toàn, chất lượng dành cho bạn và gia đình. Với vắc xin Imojev, chi phí tham khảo khi tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là khoảng 715.000 đồng (mức giá này có thể thay đổi tùy thời điểm). Viêm não Nhật Bản vẫn có thể để lại di chứng thần kinh cả đời ngay cả khi được cứu sống. Vì thế, hãy bảo vệ trẻ bằng cách cho trẻ tiêm đầy đủ [vắc xin Imojev](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) ngay khi trẻ tròn 9 tháng tuổi ba mẹ nhé. Xem thêm: [Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-imojev-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html) [Tiêm chủng phòng ngừa: Viêm não Nhật bản tiêm mấy mũi?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-phong-ngua-viem-nao-nhat-ban-tiem-may-mui.html)
Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới
03/11/2023
Uốn ván là một loại bệnh lý thường được bác sĩ khuyến cáo tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai. Nhưng đôi khi, có một số trường hợp sau tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa, liệu tình trạng này có đáng lo ngại không?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Vacxin uốn ván" ]
Tiêm vắc xin uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhưng nếu sau khi tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa thì có nguy hiểm không? Nên xử lý tình trạng này như thế nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây. Tại sao mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván? -------------------------------------- [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh cấp tính do vi khuẩn Clostridium tetani tấn công và để lại ngoại độc tố của vi khuẩn trong cơ thể người. Triệu chứng đặc trưng của uốn ván là cơn co cứng ở cơ, kèm theo cơn đau dữ dội. Xuất phát từ cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy sau đó là co cứng cơ toàn thân. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván lên tới 90%, đối với trẻ sơ sinh, khoảng 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván sẽ tử vong. Nên việc tiêm theo đúng phác đồ phòng bệnh uốn ván là cực kỳ cần thiết. ![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_1_5944ecd62a.jpg) *Tiêm vắc xin uốn ván là cực kỳ cần thiết* Uốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cực kỳ cao nhưng đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nên biện pháp phòng chống bệnh uốn ván được tích cực tìm kiếm. Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong đất, kim loại gỉ sét, phân, môi trường xung quanh nên tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mang mầm bệnh. Đặc biệt, phụ nữ có thai, trong quá trình chuyển dạ, là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván. Tiêm vắc xin là cách phòng chống tốt nhất bệnh lý uốn ván, với hiệu quả phòng bệnh lên tới 95%. Khi tiêm vắc xin, kháng thể chống lại bệnh uốn ván hình thành trong cơ thể mẹ, sẽ được truyền qua thai nhi. Nên từ khi mới sinh ra, trong cơ thể trẻ đã có sẵn kháng thể chống bệnh uốn ván, điển hình là bệnh [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html), từ đó bảo vệ được bé lúc mới chào đời. Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa có nguy hiểm không? -------------------------------------------------------- Hầu như tất cả các loại vắc xin đều có một số phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin. Tùy từng loại vắc xin mà các phản ứng này có thể nặng hay nhẹ. [Vắc xin uốn ván có một số tác dụng phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau.html) điển hình như: * Đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm. * Mệt mỏi, sốt nhẹ. * Đau cơ, khó chịu. Những phản ứng này thường nhẹ và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Sau khoảng 1 - 2 ngày những triệu chứng này sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đáp ứng với vắc xin, kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tạo kháng thể ngừa bệnh. Vậy nên tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và phản ứng sau tiêm ngày càng trợ nặng, cản trở hoạt động thường ngày thì mẹ bầu cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ. ![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào? -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_2_a4758b19bd.jpg) *Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa là phản ứng bình thường của cơ thể* Ngoài những phản ứng bình thường như trên, cũng có những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm cần được cấp cứu kịp thời. Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin uốn ván cần được lưu ý như: * Phản ứng dị ứng: Khó thở, sưng nặng mặt, môi, họng. * Ngứa toàn thân. * Tim đập nhanh, chóng mặt, [suy nhược cơ thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-nhuoc-co-the-701.html). * Đau dữ dội, xuất huyết tại vị trí tiêm. Những triệu chứng nguy hiểm trên cần được chăm sóc, cấp cứu ngay lập tức. Nếu mẹ bầu sau khi tiêm có phản ứng bất thường như trên, hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng gần nhất để được hỗ trợ. Cách xử lý khi bị sưng và ngứa do tiêm vắc xin uốn ván ------------------------------------------------------ Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải phản ứng nghiêm trọng cần được cấp cứu và điều trị. Nhưng cảm giác sưng và ngứa có thể gây khó chịu, nếu có thể, mẹ bầu tham khảo chuyên viên y tế tại cơ sở tiêm chủng về tình trạng này để được tư vấn, hỗ trợ cách tốt nhất. Nếu không thuận tiện, mẹ bầu có thể thực hiện biện pháp sau: * Chườm lạnh: Sử dụng túi đá nhỏ chườm quanh vết tiêm trong vòng 30 giây và ngưng trong vòng 5 giây, lặp lại các thao tác này trong khoảng 20 - 30 phút. * Chườm nóng: Sau 24 giờ tiêm vắc xin và tiến hành chườm lạnh, mẹ bầu vẫn còn sưng và ngứa, nên đổi qua chườm nóng. Dùng túi nước ấm, chườm xung quanh vị trí tiêm với khoảng thời gian tương tự chườm lạnh. * Trong khoảng 20 - 30 phút sau khi tiêm, tiến hành massage vùng da xung quanh vết tiêm, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng hiệu quả. * Lưu ý: Khi chườm nóng, chườm lạnh, không chườm ngay vào vị trí tiêm, cũng như không sử dụng các biện pháp dân gian chưa được chứng minh, cụ thể là: Đắp lát khoai tây, dùng nước vôi,... xoa, đắp, chườm lên vị trí tiêm, vì khả năng gây kích ứng khá cao. ![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào? - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_3_ccc66ae5e6.jpg) *Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu để bảo vệ cả mẹ và bé* Tiêm vắc xin uốn ván là cách bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Vắc xin uốn ván chỉ đảm bảo hiệu quả khi mẹ bầu tuân thủ lịch tiêm uốn ván khi mang thai, đảm bảo đủ số mũi vắc xin uốn ván. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là trung tâm tiêm chủng uy tín và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Hiện nay trung tâm đã có vắc xin phòng uốn ván và luôn đảm bảo hỗ trợ tận tình cho từng khách hàng. [Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-bi-sung-va-ngua-nen-xu-ly-nhu-the-nao.html) là phản ứng bình thường của cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch, tạo kháng thể chống lại bệnh. Mẹ bầu và gia đình nên lưu lại cách xử lý cũng như các phản ứng nghiêm trọng cần được điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?
03/11/2023
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm vắc xin phòng Cúm cho bà bầu trong thời kỳ mang thai rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé, bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ nhưng điều cần lưu ý khi tiêm Vacxin Cúm cho mẹ bầu.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng" ]
Trước khi mang thai, phụ nữ nên ưu tiên tiêm phòng bệnh Cúm để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, việc tiêm phòng vắc xin Cúm khi mang thai vẫn chưa được bà bầu quan tâm nhiều, bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu nhé. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu -------------------------------------------------------------- Thiên chức làm mẹ là điều tuyệt vời nhất của bất cứ phụ nữ nào, tuy nhiên khi mang thai, hệ miễn dịch của sản phụ bị suy giảm tạm thời. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, phụ nữ có bầu thường phải chịu hệ quả gánh nặng bệnh tật, cũng như tử vong do rất nhiều bệnh lý mang đến. Bệnh Cúm nói riêng là 1 trong những căn bệnh có khả năng gây tổn hại tới sức khỏe của người mẹ, lẫn em bé khi còn trong bụng mẹ. ![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_1_f8455e310d.jpg) *Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu còn giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu* Tiêm vắc xin Cúm đúng lịch cho phụ nữ trước khi mang thai, hoặc trong khi có thai mang lại lợi ích gấp đôi là có thể bảo vệ cả mẹ bầu và thai nhi. Mặt khác, trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng vắc xin Cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Vì vậy, Khi người mẹ được tiêm phòng vắc xin Cúm đúng lịch lúc mang thai hoặc trước khi có em bé, các kháng thể ngừa bệnh Cúm được tạo ra trong cơ thể người mẹ sẽ được truyền sang con qua rau thai, hoặc khi em bé bú sữa mẹ, qua con đường miễn dịch thụ động tự nhiên. Những kháng thể này sẽ trợ giúp em bé phòng chống bệnh Cúm cho đến khi bé có thể được tiêm phòng vắc xin Cúm đầu tiên lúc 6 tháng tuổi. Mẹ bầu tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai có an toàn không? --------------------------------------------------------------- Tất cả những dữ liệu nghiên cứu khoa học, đã chỉ ra rằng lợi ích tiêm ngừa vắc xin Cúm đều mang lại hiệu quả to lớn cho cả mẹ và em bé trong bụng mẹ. Do đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ (US CDC), và các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khác đều khuyến cáo rằng bất kỳ phụ nữ đang mang thai nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Cúm. Tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh Cúm và các vấn đề sức khỏe khác. Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi... khi mang thai khiến bà bầu dễ bị bệnh cúm nặng hơn. Tiêm phòng cúm cũng làm giảm khoảng 40% khả năng phụ nữ mang thai phải nhập viện vì cúm. Ngoài ra, tiêm vắc xin ngừa bệnh Cúm giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của thai nhi do bệnh Cúm. Bị sốt do bệnh Cúm sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ [dị tật bẩm sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-tat-tim-bam-sinh-la-gi-phong-ngua-di-tat-tim-bam-sinh-o-tre.html) và các vấn đề tổn hại sức khỏe khác của thai nhi. Những tác dụng phụ thường gặp phải khi tiêm vắc xin phòng cúm cho mẹ bầu ------------------------------------------------------------------------ Các tác dụng phụ phổ biến nhất mà người mang thai gặp phải cũng giống như những tác dụng phụ mà người bình thường gặp phải khi tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm. Chúng thường có triệu chứng nhẹ, không để lại bất cứ tổn hại sức khỏe về lâu dài nào và có bao gồm một trong những triệu chứng sau: * Sưng, đau, nóng, đỏ tại vị trí tiêm; * Đau đầu; * Sốt nhẹ; * Đau cơ; * buồn nôn; * Mệt mỏi. ![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_2_9e9ad0dcf6.jpg) *Tác dụng phụ sau tiêm có phản ứng nhẹ và không quá nghiêm trọng* Nếu xảy ra tác dụng phụ, chúng thường bắt đầu ngay sau khi tiêm và thường kéo dài 1 - 2 ngày. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy liên hệ với các trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn xử trí tại nhà, hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Nếu sốt cao, từ 38,5 độ trở lên hoặc đau nhiều, có thể sử dụng Paracetamol, vì độ an toàn của thuốc đã được khẳng định khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Nó sẽ giúp mẹ bầu và bé tránh bị sốt. Không dùng ibuprofen trừ khi được bác sĩ sản khoa chỉ định. Thông thường, tác dụng phụ sau tiêm có phản ứng nhẹ và không quá nghiêm trọng, nhanh chóng bình phục sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, cực kì hiếm gặp các phản ứng nặng có biểu hiện như: Co giật, tím tái, khó thở, mày đay nhanh, rộng trong thời gian ngắn....trong trường hợp đó, mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất. Tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu nên thực hiện vào tháng thứ mấy của thai kỳ? ----------------------------------------------------------------------------------- Các dữ liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tiêm vắc xin cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ là an toàn, từ vài tuần đầu tiên cho đến ngày dự sinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Tốt nhất nên tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu khi mang thai trước mùa cúm (tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi có vắc xin. Nếu bạn mắc một tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ biến chứng cúm, chẳng hạn như hen suyễn hoặc bệnh tim, bạn nên cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng cúm thật sớm để chuẩn bị cơ thể khoẻ mạnh trong mùa cúm. ![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_3_f1d4760275.jpg) *Vắc xin cúm có thể tiêm bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ* Những phụ nữ đã tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai cũng truyền lại một số khả năng bảo vệ cho con của họ, kéo dài trong vài tháng đầu đời. Việc tiêm vắc xin cúm là an toàn cho những phụ nữ đang cho con bú nếu họ đủ điều kiện. Bị cúm khi mang thai phải làm sao? ---------------------------------- Trong trường hợp nghi ngờ mình bị cúm khi đang mang thai hoặc mới mang thai (từ 2 tuần trở lên) thì nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ sản khoa khám. Các triệu chứng cúm thường là: * Sốt hoặc nóng người; * Cảm thấy ớn lạnh; * Đau nhức cơ thể; * Đau đầu; * Mệt mỏi ho hoặc đau họng; * Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus sau khi khám tổng quan cho mẹ bầu. Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng cúm. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc vẫn kéo dài tới 4 - 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng cúm. Thuốc kháng virus không chữa khỏi bệnh cúm nhưng có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giúp các ông bố bà mẹ nhận ra tầm quan trọng của việc [tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-cum-cho-ba-bau-va-nhung-dieu-can-luu-y.html) trong thời kỳ mang thai là quan trọng như thế nào, vậy nên các ông bố cần tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu càng sớm càng tốt nhé.
Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý
04/11/2023
Hiện nay, việc sử dụng vắc xin Influvac Tetra để phòng ngừa đặc hiệu bệnh cúm là một biện pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh Cúm, và nếu nhiễm bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm gây nên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại vắc xin này cùng với nhà thuốc Long Châu trong bài viết dưới đây.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Vắc xin Influvac Tetra, do hãng Abbott - Hà Lan sản xuất, được phát triển để phòng ngừa bệnh Cúm gây ra bởi virus [Cúm A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-a.html) (bao gồm chủng H1N1 và H3N2) và virus Cúm B (bao gồm chủng Yamagata và Victoria). Vắc xin này dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt là người cao tuổi trên 65, người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Chuyển hóa... và phụ nữ mang thai. Tổng quan về vắc xin Influvac Tetra ----------------------------------- Influvac Tetra là vắc xin được sử dụng để ngăn ngừa đặc hiệu bệnh Cúm. Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích tính sinh miễn dịch thuộc hệ miễn dịch của cơ thể nhằm giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh Cúm, hoặc nếu bị bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong. Virus cúm luôn đột biến, biến đổi kháng nguyên, do đó mỗi năm vắc xin Influvac Tetra đều được thay đổi để đáp ứng phù hợp với các chủng Cúm mới lưu hành. chứa các loại virus mới. Chính vì vậy, việc tiêm phòng Cúm được tiêm nhắc hàng năm để đảm bảo được phòng ngừa bệnh Cúm tốt nhất. ![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_2_c6dc1ee67d.jpg) *Influvac Tetra giúp ngăn ngừa bệnh cúm* Vắc xin Influvac Tetra tiêm nhắc đúng lịch hàng năm sẽ bảo vệ bạn phòng ngừa được bốn chủng virus Cúm có trong thành phần tạo kháng nguyên của vắc xin. Đồng nghĩa, Influvac Tetra không bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm do các chủng virus Cúm khác gây ra. Vắc xin Influvac Tetra có liều lượng 0.5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tùy theo độ tuổi mà có lịch tiêm phù hợp như trình bày dưới đây: * Trẻ từ 6 tháng tới dưới 9 tháng: Năm đầu tiên tiêm 2 mũi, Khoảng cách giữa 2 mũi là 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc hàng năm. * Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm nhắc hàng năm duy nhất 1 mũi. Cần lưu ý điều gì trước khi tiêm Influvac Tetra? ------------------------------------------------ Một vài trường hợp không tiêm được vắc xin Influvac Tetra nếu: * Bị dị ứng nặng (Phản ứng phản vệ nặng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Influvac. Đặc biệt nếu dị ứng nặng với trứng gà, hoặc thịt gà, bạn chỉ nên được cân nhắc rất kĩ lợi ích và nguy cơ, đồng thời bạn nếu có chỉ định tiêm, phải được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ. * Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng. * Nếu đang mắc bệnh hô hấp cấp tính hoặc bị các bệnh truyền nhiễm đang hoạt động khác. Việc tiêm chủng Influvac sẽ trì hoãn tới khi được các bệnh đó được điều trị ổn định. * Người mắc [hội chứng Guillain-Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) trong vòng 1 năm kể từ lần tiêm phòng cúm trước đó. ![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_1_d45dece85a.png) *Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng không nên tiêm Influvac Tetra* Có tác dụng phụ khi tiêm Influvac Tetra không? ---------------------------------------------- Sau khi tiêm xong vắc xin Influvac, theo quy định chung của Bộ Y Tế, bạn sẽ được theo dõi trực tiếp tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Vui lòng thông báo cho bác sĩ, điều dưỡng, hoặc tư vấn viên bất kì các dấu hiệu, triệu chứng bất thường của bạn. Tất cả các loại thuốc, chế phẩm sinh học, vắc xin... đều có thể có phản ứng phụ. Với vắc xin Influvac Tetra, hầu hết các tác dụng không mong muốn đều nhẹ, tại chỗ như sưng, nóng, đỏ và đau, và thường hết trong vòng vài ngày, không để lại bất cứ biến cố sức khỏe về lâu dài. Tuy nhiên, rất hiếm xảy ra biến cố nặng như sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, Co giật, khó thở, li bì, tím tái.... Nếu bạn hoặc người nhà bạn sau tiêm, có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào ở trên, cần phải được đưa ngay tới bất kì cơ sở y tế nào gần nhất để chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh nguy hại tới sức khỏe. ![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_3_e844e74611.jpg) *Tất cả các loại thuốc vắc xin đều có thể gây nên tác dụng phụ* Các phản ứng sau tiêm thường gặp như sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm. Ngoài ra, các dấu hiệu toàn thân có thể gặp như nhức đầu, mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau nhức cơ và khớp. Các tác dụng phụ khác được báo cáo ở trẻ em: * Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn. * Khó chịu, buồn ngủ, sốt. * Tác dụng phụ nghiêm trọng. Nên tiêm cúm vào thời điểm nào? ------------------------------- Bệnh Cúm thường xuất hiện vào mùa Đông, do vậy chúng ta nên tiêm ngừa Influvac Tetra vào thời điểm trước đó. Thông thường sau tiêm khoảng 1 -2 tuần, vắc xin mới bắt đầu có hiệu lực ngăn ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, Việt nam có khí hậu Nhiệt đới gió mùa, nên chúng ta hoàn toàn có thể tiêm nhắc ngừa Cúm bất cứ thời điểm nào trong năm, để chủ động phòng ngừa đặc hiệu bệnh Cúm. Phụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh phổi nặng hoặc bệnh ức chế miễn dịch và những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của họ về việc tiêm phòng sớm hơn. Influvac Tetra có giá bao nhiêu? -------------------------------- Hiện tại vắc xin Influvac Tetra được cung cấp và sử dụng tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc. Vắc xin Influvac nói riêng và tất cả các loại vắc xin khác tại Long Châu luôn được đảm bảo về chất lượng, xuất xứ cũng như quá trình lưu trữ, bảo quản, vận chuyển đạt chuẩn GSP. Mức giá vắc xin Influvac Tetra tại Long Châu được cập nhật liên tục và thường xuyên tùy theo điểm, dao động từ 300.000đ đến 350.000đ. Một vài thắc mắc liên quan tới loại vắc xin này ----------------------------------------------- Các thắc mắc liên quan tới loại vắc xin Influvac Tetra. ### Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm theo mùa hay không? Với phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch suy giảm tạm thời, cho nên nguy cơ bị gánh nặng bệnh tật và thương tổn do bệnh Cúm cao hơn người bình thường. Đặc biệt nếu bị bệnh Cúm trong 3 tháng đầu của thai kì, rất nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, thai nhi còn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bệnh Cúm. Tiêm vắc xin cúm đã được chứng minh có khả năng làm giảm khoảng một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến Cúm ở phụ nữ mang thai. ![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_4_eebbde8f79.jpg) *Phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp phòng chống cảm cúm cho trẻ* Tiêm phòng cúm có thể làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm của phụ nữ mang thai. Hơn nữa, phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp cho thai nhi và em bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh khi truyền kháng thể ngừa Cúm qua nhau thai và bú sữa mẹ. ### Có thể dùng Influvac Tetra khi đang cho con bú không? Influvac Tetra có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, thảo luận với mẹ bé trước khi chỉ định tiêm vắc xin. ### Có thể dùng Influvac Tetra nếu đang dùng các loại thuốc khác không? Nếu bạn đang sử dụng bất kì thuốc, chế phẩm sinh học hay thực phẩm chức năng... bạn vui lòng thông báo cho bác sĩ khi thăm khám, sàng lọc để Bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng về tương tác với vắc xin, sau đó sẽ quyết định xem bạn nên được tiêm hay trì hoãn. ### Có thể uống rượu sau khi tiêm Influvac Tetra không? Không có dữ liệu về tương tác giữa chất có cồn (Rượu, Bia) với vắc xin Influvac, tuy nhiên bạn có thể cần thảo luận với Bác sĩ trong quá trình thăm khám, sàng lọc sức khỏe để nhằm đưa ra quyết định, hướng dẫn có lợi cho bạn nhất. Trên đây là một số thông tin cần biết để có cái nhìn tổng quan về vắc xin [Influvac Tetra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vacxin-influvac-tetra-va-nhung-thac-mac-thuong-gap.html). Hy vọng thông tin này có thể hữu ích cho bạn. Hãy thực hiện tiêm ngừa vắc xin Cúm Influvac để giúp thân nhân, bản thân bạn, cũng như góp sức tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa bệnh Cúm.
Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp
04/11/2023
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp vào mùa đông do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Vậy nên việc tiêm vắc xin Cúm là phương pháp phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất. Bài viết này nói về thông tin vắc xin Cúm phòng ngừa loại Cúm nào và những biện pháp phòng tránh bệnh Cúm.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Nhiều người cho rằng bệnh Cúm là bệnh cảm thông thường. Trên thực tế, có nhiều chủng virus Cúm gây nên bệnh Cúm. Có nhiều người chưa rõ tiêm vắc xin cúm mang lại lợi ích như thế nào? Và vắc xin Cúm có thể phòng ngừa loại chủng Cúm nào? Những cách phòng tránh bệnh cúm là gì? Cùng tìm hiểu ngay. Tại sao nên tiêm phòng cúm? --------------------------- Lợi ích việc tiêm [vắc xin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) là giúp bạn tránh bị nhiễm vi rút Cúm. Khi đó, vắc xin Cúm cũng đã giúp ngăn ngừa bệnh Cúm lây sang người khác từ bạn. Mỗi khi chúng ta bị nhiễm virus Cúm, hoàn toàn chúng ta có thể đã lây nhiễm vi rút Cúm sang cho những người khác xung quanh, nhưng người tiếp xúc gần... mặc dù phải mấy vài ngày sau đó, chính chúng ta mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau nhức người, cơ khớp... ![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_cua_vacxin_9e853f622e.png) *Vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào?* Việc tiêm vắc xin cúm hàng năm, đúng lịch sẽ mang lại lợi ích to lớn, đáng kể cho những người có nguy cơ bị gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. Điển hình như những người mắc bệnh Hen suyễn, [COPD](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-53175.html), bệnh mạn tính hệ Tim, mạch, Thận - Tiết niệu, Nội tiết - chuyển hóa... ngoài ra là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi đều có nhiều khả năng bị bệnh nặng hơn, phải nhập viện hoặc thậm chí nếu ở thể Cúm ác tính có thể tử vong. Hơn nữa, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, việc tiêm phòng vắc xin Cúm có thể bảo vệ bạn, thai nhi và con bạn trong sáu tháng đầu đời sau khi sinh. Vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào? ------------------------------------ Tiêm phòng cúm là cách phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất để bảo vệ bạn khỏi bệnh Cúm và các biến chứng. Ngoài ra, Nếu chẳng may, bạn bị bệnh Cúm, việc tiêm phòng vắc xin Cúm làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm. Tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Cúm đúng lịch hàng năm, tùy theo loại mà bảo vệ chống lại 3 hoặc 4 chủng virus Cúm khác nhau. Cụ thể: * Vắc xin VAXIGRIP TETRA, INFLUVAC TETRA phòng chống được 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A là [A/H1N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-h1n1-436.html), A/H3N2 và 2 chủng cúm B là Yamagata, Victoria. * IVACFLU-S 0,5ML phòng chống được 3 chủng cúm, gồm 2 chủng cúm A là A/H1N1, A/H3N2 và 1 chủng cúm nhóm B. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm là gì? ------------------------------------------------------------------ Hiệu quả của vắc xin [Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) (hoặc khả năng bảo vệ chúng trước một chủng Cúm gây bệnh) có thể khác nhau tùy theo mùa do tính đột biến, biến đổi của vi rút Cúm xảy ra thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, khả năng bảo vệ có thể khác nhau tùy thuộc vào người được tiêm chủng. Hiệu quả của vắc xin Cúm có thể khác nhau và phụ thuộc vào: * Sức khỏe và tuổi của người tiêm phòng cúm. * Sự phù hợp của vắc xin với các chủng Cúm lưu hành. ![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_2_caad2c984a.jpg) *Hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm có thể khác nhau tùy theo mùa* Khi vắc xin Cúm không phù hợp với một số chủng virus Cúm gây bệnh trong cộng đồng, việc tiêm vắc xin có thể mang lại rất ít hoặc không có hiệu quả, tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tật do các chủng virus Cúm đó gây ra. Do vậy việc sản xuất Vắc xin Cúm phải phù hợp với các chủng Cúm gây bệnh lưu hành, việc tiêm phòng sẽ mang lại lợi ích đáng kể bằng cách ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng. Giảm nguy cơ mắc bệnh cúm bằng những phương pháp không đặc hiệu khác -------------------------------------------------------------------- Vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất cho tất cả chúng ta chống lại bệnh Cúm. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều có thể thực hiện nhiều phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và nhiễm vi rút Cúm và các loại virus, vi khuẩn khác. Biện pháp phòng ngừa có thể dễ dàng thực hiện như sau: * Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ít nhất 20 giây mỗi lần. Sử dụng chất khử trùng có chứa cồn nếu không có xà phòng và nước. * Giữ bàn tay của bạn tránh xa khuôn mặt của bạn. Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. * Tránh đám đông. Bệnh cúm lây lan dễ dàng ở những nơi tụ tập đông người, chẳng hạn như ở trường học hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng. Tránh đám đông khi bệnh cúm đang lây lan trong khu vực của bạn. * Che miệng khi ho và [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html). Che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó rửa tay. * Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường chạm vào, chẳng hạn như điện thoại, máy tính, công tắc đèn và tay nắm cửa. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm khi chạm vào bề mặt có virus trên đó rồi chạm vào mặt bạn. * Thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và tránh căng thẳng. * Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh nếu có thể. Nếu bị bệnh cúm, bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm bằng cách ở nhà và tránh xa những người khác. Tiếp tục ở nhà cho đến khi hết sốt ít nhất 24 giờ. ![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_3_e3244a21da.jpg) *Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm* Như vậy, tiêm vắc xin cúm là phương pháp đặc hiệu ngăn ngừa mắc bệnh Cúm, hoặc ít hơn là giảm các biến chứng của bệnh. Việc thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu này góp phần bảo vệ chúng ta khỏi bệnh Cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi [vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-cum-phong-ngua-loai-cum-nao-yeu-to-anh-huong-den-hieu-qua-cua-vacxin.html)? Những biện pháp phòng ngừa cúm cho cả gia đình. Chúc bạn có sức khỏe tốt.
Vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin
25/09/2023
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây qua nhiều đường khác nhau. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy, việc hiểu rõ về con đường lây bệnh và cách phòng ngừa bệnh lao phổi là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu những tác động nguy hiểm của căn bệnh này.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng" ]
Bệnh [lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-lao-phoi-51046.html) là một căn bệnh đáng sợ có thể lây qua nhiều con đường khác nhau, người nhiễm bệnh sẽ không biết mình nhiễm bệnh lao phổi khi nào cho đến khi bệnh trở nên diễn biến nặng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh lao phổi là bệnh gì? ------------------------- Bệnh lao phổi là một biến chứng của bệnh lao, đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi. ![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_1_b61fdaaff2.png) *Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra* ### Nguyên nhân gây bệnh lao phổi [Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/diem-mat-cac-nguyen-nhan-lao-phoi-va-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-55062.html) là sự lây nhiễm của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người mắc bệnh lao phổi hoặc từ các nguồn lây nhiễm khác như động vật hoặc môi trường. Khi một người nhiễm vi khuẩn lao, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ thống hô hấp, sinh sôi và tấn công các mô và cơ quan trong phổi. Bệnh lao phổi nếu không được điều trị có thể gây tử vong. Nguy cơ lây nhiễm bệnh lao phổi cao đối với những người có các yếu tố nguy cơ như HIV/AIDS, hóa trị, xạ trị ung thư, trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn. ### Dấu hiệu bệnh lao phổi Bệnh lao phổi có thể có nhiều dấu hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lao phổi: **Dấu hiệu lâm sàng:** * Ho kéo dài, [ho khan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-khan-646.html), thường kéo dài hơn 3 tuần. * Ho ra đờm có máu. * Đau ngực khi thở. * Mệt mỏi, suy nhược cơ thể. * Sốt và đổ mồ hôi khi về đêm. **Các dấu hiệu khác:** * Giảm cân mà không rõ nguyên nhân. * Hụt hơi, khó thở. * Sưng hạch bạch huyết. * Viêm màng phổi. ![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_2_4d92b71f69.png) *Ho kéo dài là dấu hiệu thường thấy của bệnh lao phổi* Bệnh lao phổi lây qua đường nào? -------------------------------- Bệnh lao phổi có thể lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí. Dưới đây là chi tiết về các con đường lây bệnh của bệnh lao phổi: * **Lây trực tiếp từ người mắc bệnh:** Khi một người mắc bệnh lao phổi, vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm trực tiếp vào đường hô hấp của người khác như tiếp xúc gần, [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html), nói chuyện hoặc khi người khác hít thở không khí chứa vi khuẩn lao mà người mắc bệnh phát ra. Điều này còn có thể xảy ra trong môi trường đông người, các không gian hẹp như xe buýt, phòng họp, hoặc nhà ở chung. * **Lây từ động vật:** Mặc dù rất hiếm, nhưng vi khuẩn lao cũng có thể lây từ một số động vật bằng cách tiếp xúc trực tiếp với mô hoặc chất bài tiết từ động vật nhiễm vi khuẩn lao. * **Nhiễm từ phân tử vi khuẩn trong không khí:** Khi vi khuẩn lao được phát tán vào không khí, chúng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn dưới dạng các phân tử nhỏ. Những phân tử này có thể lưu thông trong không khí trong một khoảng cách xa hơn và được hít vào hệ thống hô hấp của những người khác. Cách phòng ngừa bệnh lao phổi ----------------------------- Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm và phát triển bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi mà bạn nên lưu ý: * Tiêm [vaccine lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vaccine-lao-phoi-51072.html) BCG là cách phòng chống hiệu quả bệnh lao phổi. Vaccine BCG có chứa vi khuẩn bệnh lao nhưng được làm suy yếu đi để bảo vệ cơ thể. Vaccine này thường được tiêm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ một lần và không tiêm nhắc lại. * Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với nước hoặc xà phòng trước và sau khi ăn. Che miệng khi hắt hơi và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh. * Bệnh nhân lao phổi nên hạn chế lây nhiễm cho người khác bằng cách không đến những nơi đông người, không khạc nhổ bừa bãi, không ngủ cùng phòng hoặc ăn uống chung với người khác. * Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh như ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ nghỉ đầy đủ, tránh căng thẳng và không sử dụng rượu bia, thuốc lá… * Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc, bên cạnh đó cần phải thăm khám sức khỏe theo định kỳ để phòng ngừa bệnh lao. ![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_3_d39de3e81b.png) *Che miệng khi hắt hơi để hạn chế lây truyền vi khuẩn* Ngoài vaccine BCG, gần đây thế giới đang nghiên cứu một loại vaccine mới có tên là M72. Đây là một loại vaccine đang phát triển để phòng ngừa lao phổi và đã được thử nghiệm trong các nghiên cứu lâm sàng. Vaccine M72 được sử dụng cho người lớn, được tạo ra từ các protein lấy từ vi khuẩn để kích hoạt một phản ứng miễn dịch bệnh lao phổi cho cơ thể. Tuy nhiên, việc áp dụng vaccine M72 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được phổ biến rộng rãi. Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh lao phổi lây qua đường nào và [cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-lao-phoi-lay-qua-duong-nao-cach-phong-ngua-benh-lao-phoi-hieu-qua.html). Hi vọng, qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó giúp bạn có thể phòng tránh được bệnh cho chính bản thân và những người thân trong gia đình của mình.
Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả?
02/11/2023
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm chủng vắc xin Cúm là quan trọng đối với tất cả mọi người và đặc biệt trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi. Nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Việc tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy cơ tử vong có thể xảy ra. Trẻ em thường dễ mắc bệnh Cúm, vì thế việc tiêm phòng vắc xin Cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng sẽ đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất. Nhiều mẹ vẫn chưa biết rõ về vai trò của vắc xin Cúm và [vắc xin Cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-cum-cho-tre-6-thang-tuoi-gia-bao-nhieu.html). Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này. Thông tin về bệnh cúm --------------------- Cúm là một loại virus hô hấp, lây bệnh truyền nhiễm cấp tính nhanh và mạnh, biểu hiện có thể sốt, ho, đau nhức cơ thể và ở trẻ em còn có thể biểu hiện là nôn mửa và tiêu chảy. Các [biến chứng của bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-bien-chung-nguy-hiem-benh-cum-mua-ma-ban-can-biet-45515.html) có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, mất nước, làm trầm trọng thêm một số tình trạng bệnh lý và thậm chí tử vong gặp trong những trường hợp mắc Cúm ác tính. [Bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) xảy ra chủ yếu vào những tháng mùa đông. Do tính chất đột biến, biến đổi của virus Cúm, nên mỗi năm các ca nhiễm bệnh Cúm đều có thể do các chủng virus Cúm khác nhau gây ra. Đôi khi một trong những chủng này có thể gây ra một đợt bùng phát lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn (ví dụ như đợt bùng phát cúm lợn H1N1 năm 2009). ![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_2_fea6b411dd.jpg) *Cúm là một loại virus hô hấp truyền nhiễm có thể gây sốt, ho, đau nhức cơ thể* Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm. Cúm thường bắt đầu bằng sốt đột ngột và có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau: * Đau mỏi người, cơ khớp. * Đau đầu; * Ho hoặc thở khò khè, khó thở. * Đau rát họng và sổ mũi; * Mệt mỏi, uể oải; * Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trẻ em có nên tiêm phòng cúm không? ----------------------------------- Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa bao giờ tiêm phòng cúm sẽ cần tiêm 2 liều vắc xin, cách nhau ít nhất 4 tuần, sau đó tiêm nhắc mũi vắc xin Cúm hàng năm. Những người đã từng tiêm một hoặc nhiều liều vắc xin Cúm theo mùa thông thường trước đây hoặc trẻ em từ 9 tuổi trở lên sẽ chỉ cần tiêm 1 liều mỗi năm. vắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, bao gồm cả những trẻ: * Từ 6 tháng đến 5 tuổi. * Bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính (chẳng hạn như loạn sản phế quản phổi, xơ nang, [hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html)) đủ nghiêm trọng và đang được theo dõi y tế thường xuyên. * Mắc các bệnh mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch, ung thư, HIV hoặc điều trị thuốc gây ức chế miễn dịch. * Mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh chuyển hóa khác. * Mắc bệnh thận mãn tính. * Bị [thiếu máu mãn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/canh-giac-voi-benh-thieu-mau-man-tinh-23866.html) hoặc rối loạn máu. * Bị rối loạn thần kinh mãn tính hoặc rối loạn phát triển thần kinh. * Béo phì nặng (chỉ số khối cơ thể ≥40). * Người đang mang thai. * Phải dùng axit acetylsalicylic (ASA hoặc Aspirin) hàng ngày. * Sống trong một cơ sở chăm sóc bệnh mãn tính, hoặc trung tâm dưỡng lão. * Sống với người có nguy cơ cao bị bệnh Cúm. ![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_1_4454c87b54.jpg) *Trẻ trên 6 tháng nên tiêm vắc xin cúm để ngăn chặn các biến chứng không mông muốn* Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng do Cúm - chẳng hạn như sốt cao, co giật và viêm phổi... Nếu bạn có con nhỏ dưới 5 tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe, mọi người sống trong nhà nên tiêm phòng Cúm, hay chúng ta đã chủ động tạo ra được "miễn dịch cộng đồng bệnh Cúm" trong căn nhà của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng hơn nữa, nếu bạn có con dưới 6 tháng tuổi hoặc nếu một thành viên trong gia đình bạn đang mang thai. Những người chăm sóc, hoặc thường xuyên tiếp xúc với trẻ dưới 5 tuổi cũng nên được chủng ngừa. Vai trò của vắc xin phòng cúm ----------------------------- Với những người đã được vắc xin Cúm đúng lịch, sẽ giúp ngăn ngừa không nhiễm bệnh Cúm, hoặc nếu có bị nhiễm sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật, tỷ lệ nhập viện, thậm chí làm giảm tỷ lệ tử vong. Tiêm vắc xin Cúm không chỉ bảo vệ bạn khỏi bệnh Cúm. Nó cũng góp phần giúp bảo vệ mọi người và cộng đồng xung quanh bạn - Đây chính là cách tạo ra "Miễn dịch cộng đồng". Vắc xin cúm làm cho cơ thể ít có nguy cơ mắc bệnh Cúm hơn và do đó ít có khả năng lây lan bệnh Cúm hơn. Tiêm vắc xin Cúm là cách tuyệt vời để bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh Cúm, chẳng hạn như người già, trẻ sơ sinh và những người mắc các bệnh lý như hen suyễn. Mỗi năm có hàng nghìn người chết vì Cúm và tiêm vắc xin Cúm là một cách giúp ngăn ngừa điều đó. vắc xin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu? -------------------------------------------------- Quay trở lại câu hỏi chính đặt ra ở đầu bài là vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có đầy đủ vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi với giá tham khảo: * INFLUVAC TETRA xuất xứ từ Hà Lan: Giá dao động hơn 300.000đ đến 350.000đ tùy thời điểm. * VAXIGRIP TETRA từ Pháp: Giá dao động hơn 300.000đ đến 350.000đ tùy thời điểm. ![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_3_038c8524ab.jpg) *vắc xin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu?* Để biết chính xác giá tại thời điểm hiện tại tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc hoặc qua hotline 18006928 (miễn phí) để được tư vấn bạn nhé. vắc xin tại Long Châu đảm bảo được nhập khẩu từ các công ty uy tín, nổi tiếng hàng đầu thế giới, hơn nữa chuỗi bảo quản , cung ứng, vận chuyển đạt chuẩn GSP, và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y Tế. Nên các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn tiêm chủng tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ba mẹ tìm được câu trả lời cho thắc mắc về vai trò của vắc xin Cúm và vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu? Ba mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ đầy đủ và đúng lịch. Điều đó sẽ giúp trẻ phòng ngừa loại bệnh phổ biến này, đồng thời tránh lây nhiễm cho những người xung quanh trong cộng đồng.
Vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?
02/11/2023
Các triệu chứng và những vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm vacxin cúm là điều bố mẹ cần nắm được để biết cách chăm sóc cho con. Vậy sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không, những việc nên làm để cơ thể nhanh hồi phục là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Việc tiêm vacxin cúm hàng năm là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa dịch cúm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa và các dịch bệnh đang hoành hành. Do đó, việc tiêm vacxin cúm là cần thiết ở mọi độ tuổi. Nhiều người không biết nên chăm sóc cơ thể như thế nào sau khi tiêm vacxin. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Chăm sóc cơ thể như thế nào cho hợp lý sau khi tiêm. Tác dụng phụ của vacxin cúm --------------------------- [Vacxin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) có thể gây ra các tác dụng phụ. Chúng thường nhẹ và chỉ kéo dài một hoặc hai ngày. Việc gặp các tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin là điều bình thường. Nó cho thấy vacxin đang dạy cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn cách tự bảo vệ khỏi căn bệnh này. Nhưng không phải ai cũng bị tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường nhẹ và có thể bao gồm: * Phản ứng tại chỗ tiêm: Người ta thường quan sát thấy các triệu chứng tại chỗ tiêm, bao gồm đau, đỏ, nóng và sưng. * Khó chịu trong cơ thể : Một số người có thể bị đau nhức cơ thể trong vài ngày sau khi tiêm phòng cúm. Sự khó chịu này là một phản ứng bình thường khi cơ thể bạn tạo ra các kháng thể bảo vệ để chống lại virus cúm tiềm ẩn trong mùa cúm. * Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu: Đôi khi, mọi người có thể cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu ngay sau khi tiêm phòng cúm. Đây có thể là phản ứng với kim tiêm hoặc [tụt huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giup-ban-hieu-ro-hon-ve-hien-tuong-tut-huyet-ap-38666.html) trong quá trình tiêm chủng. * Sốt nhẹ: Sốt nhẹ là tác dụng phụ thường gặp của việc tiêm phòng cúm nhưng thường hết trong vòng một hoặc hai ngày. Cơn sốt nhẹ này là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang phản ứng với vacxin, chuẩn bị chống lại virus cúm. ![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_1_0c167503ae.jpg) *Sốt nhẹ là tác dụng phụ thường gặp của tiêm phòng cúm* Những tác dụng phụ thường gặp này ít nghiêm trọng hơn nhiều so với việc phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng liên quan đến bệnh cúm và chúng thường biến mất trong vòng vài ngày. Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? ------------------------------------------------- Hầu hết các loại thuốc sẽ không ảnh hưởng đến vacxin cúm của bạn hoặc gây ra vấn đề gì sau khi bạn tiêm phòng. Một số loại thuốc như thuốc chống virus và thuốc ức chế miễn dịch, có thể làm đảo lộn phản ứng miễn dịch do tiêm phòng cúm. Nếu bạn dùng thuốc, chẳng hạn như [steroid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/steroid-la-gi-tim-hieu-ve-cong-dung-va-tac-dung-phu-cua-steroid.html), có thể ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ về thời gian dùng thuốc. Họ có thể khuyên bạn nên chọn thời điểm uống thuốc để vacxin cúm có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. ![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_2_e134769ed0.jpg) *Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không?* Mặc dù một số chuyên gia cho biết thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau và nhức tại chỗ tiêm vacxin, các nhà nghiên cứu khác cho rằng những loại thuốc này có thể làm loãng hoặc làm suy yếu tác dụng bảo vệ của vacxin. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chăm sóc cơ thể sau khi tiêm phòng cúm -------------------------------------- Phần trên đã làm rõ được câu hỏi sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không. Còn chăm sóc cơ thể như thế nào để hạn chế và giảm bớt triệu chứng sau tiêm vacxin cúm. Không có bất kỳ loại thực phẩm nào cần phải hạn chế sau khi tiêm phòng cúm. Vì vậy, chỉ cần lắng nghe cơ thể bạn và ghi nhớ những phương pháp dưới đây tốt nhất. ### Uống đủ nước Sự cân bằng tốt giữa chất lỏng và chất dinh dưỡng sẽ rất tốt cho hệ thống miễn dịch làm quen với vacxin cúm và bắt đầu xây dựng khả năng bảo vệ. Ngoài ra, một trong những tác động có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm là nhức đầu nhẹ. Tình trạng mất nước có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đầu nói trên. Uống đủ nước vào ngày hôm trước, ngày tiêm và ngày sau khi tiêm phòng cúm là một biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng đau đầu. ### Bổ sung thêm Prebiotic và Probiotic Thực phẩm tốt cho đường ruột có chứa [Prebiotic và Probiotic](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-prebiotic-va-probiotic-47833.html) có thể giúp vacxin đạt hiệu quả hơn. Cố gắng ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua và thực phẩm lên men (chẳng hạn như kim chi, dưa cải bắp và kombucha) để tăng cường vi khuẩn đường ruột tốt. ![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_3_2ccb4bbe72.jpg) *Bổ sung thêm Prebiotic và Probiotic để tăng cường vi khuẩn đường ruột* ### Không tập thể dục thể thao với cường độ cao Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên mọi người nên cân nhắc giảm hoạt động thể chất trong những ngày sau khi tiêm chủng. Nên tránh tập luyện cường độ cao ngay sau khi tiêm, vì các bài tập cường độ cao có thể làm tăng đau cánh tay hoặc đau nhức ở chỗ tiêm. Cho cơ thể bạn thời gian để phục hồi và tập trung vào các hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp ngăn ngừa sự khó chịu tiềm ẩn và đảm bảo rằng việc tiêm phòng cúm sẽ bảo vệ bạn một cách hiệu quả khỏi virus cúm. Bài viết trên đây đã làm rõ vấn đề [sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-cum-co-uong-thuoc-duoc-khong-cach-cham-soc-sau-tiem.html) và cách chăm sóc cơ thể sau tiêm. Hy vọng bạn biết cần làm gì cũng như những lưu ý khi theo dõi sức khỏe sau tiêm sẽ giúp bạn giảm khó chịu và nhanh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm
03/11/2023
Vắc xin Cúm là liệu pháp được thực hiện nhằm ngăn ngừa bệnh Cúm, đặc biệt trên trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền... sẽ không nhiễm bệnh, hoặc nếu nhiễm giúp giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? Nhà thuốc Long Châu nhận được rất nhiều câu hỏi với nội dung như trên, bài viết này sẽ giúp bố mẹ trả lời con có sốt sau tiêm không, những dấu hiệu có thể xảy ra với con nhỏ sau khi tiêm và cách phòng chống nhé.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Vắc xin Cúm giống như bất kỳ loại chế phẩm sinh học, hay dược phẩm nào, đều có công dụng và các phản ứng bất lợi, tuy nhiên, hầu hết các phản ứng sau tiêm vắc xin nếu có, thường rất nhẹ, và nhanh chóng phục hồi, không để lại di chứng. Hầu hết trẻ em đều ổn sau khi tiêm ngừa. Tác dụng phụ thường ở mức tối thiểu và kéo dài dưới 24 giờ và một điều chắc hẳn rất nhiều bố mẹ đều quan tâm là liệu sau tiêm vắc xin Cúm, trẻ có bị sốt không? Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ những lưu ý và cách chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau khi tiêm nhé. Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? ----------------------------------------- Vắc xin Cúm giúp kích thích hệ miễn dịch tạo miễn dịch đặc hiệu chống lại vi rút Cúm. Tuy vậy, để được phê duyệt cho sản xuất, lưu hành vắc xin Cúm, các công ty, nhà sản xuất đã phải trải qua rất nhiều bước nghiêm ngặt, khắt khe trong quá trình phê duyệt. Bất cứ vắc xin nào cũng phải đạt tiêu chí: An Toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh thể hiện bằng các nghiên cứu khoa học rất có giá trị, mới được cấp phép. Tuy nhiên, vắc xin Cúm vẫn có 1 tỷ lệ nhất định các phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm. Thông thường hay gặp nhất (Tỷ lệ trên 1/100 liều) là phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau nhẹ, sốt nhẹ, đau đầu. Ít và hiếm gặp (Tỷ lệ dưới 1/100 liều tiêm) là có thể có sốt cao, ít đáp ứng thuốc hạ sốt, co giật, khó thở, li bì, mày đay cấp... Vậy nên, sau khi tiêm [vắc xin Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html), hệ miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ phản ứng, có thể sốt nhẹ hoặc rất ít gặp và hiếm gặp là sốt cao. Qua đây, Bố mẹ đã hiểu rõ về phản ứng sau tiêm vắc xin Cúm và không cần phải lo lắng. ![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_1_fae4f2b408.jpg) *Nhiều bố mẹ lo lắng không biết tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không?* Có rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc: Phải chăng việc con mình không bị sốt có nghĩa là vắc xin không có tác dụng? Đây là quan điểm hoàn toàn chưa chính xác, điều quan trọng nhất là Vắc xin Cúm kích thích hệ miễn dịch của em bé tạo được miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa bệnh Cúm. Sẽ là lý tưởng nhất nếu không có bất cứ phản ứng sau tiêm chủng. Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bố, mẹ trả lời cho vấn đề: “Tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không?”. Tại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng Cúm? ------------------------------------------ Vắc xin Cúm được bào chế dưới dạng bất hoạt, điều đó có nghĩa là tùy thuộc vào công nghệ sản xuất vắc xin Cúm mà thành phần chính của vắc xin là toàn bộ Vi rút Cúm hay chỉ một phần của Vi rút Cúm (Vắc xin tiểu đơn vị - đại điện là Influvac Tetra, Vaxigrip Tetra, Ivacflu - S). Sốt có thể xảy ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với kháng nguyên, hoặc thành phần khác như tá dược có trong vắc xin. Tỷ lệ sốt trên trẻ em tiêm vắc xin Cúm Vaxigrip lần lượt là 20,4 %, 11,2% ở các lứa tuổi 6 tháng đến 36 tháng và 3 đến 8 tuổi. Với vắc xin Influvac Tetra, tỷ lệ sốt gặp ở trẻ em từ dưới 1/10 đến 1/100 liều tiêm. Tất cả các vắc xin Cúm đều ghi nhận với tuổi càng cao thì phản ứng sốt tỷ lệ càng thấp. Đồng thời,với các yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe về tiêu chuẩn bào chế, lưu hành vắc xin phải luôn luôn đảm bảo tính An toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh. Như vậy, sốt sau khi tiêm phòng không có nghĩa là trẻ thực sự bị bệnh Cúm hoặc mũi tiêm không an toàn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Việt Nam (VN CDC), tiêm vắc xin Cúm có thể làm giảm khả năng mắc [bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) từ 40 đến 60%. Và ngay cả khi trẻ bị nhiễm bệnh Cúm, vắc xin có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do bệnh gây ra cho trẻ em. Có nên cho con uống thuốc trước khi đi tiêm Cúm để ngừa sốt sau khi tiêm không? ------------------------------------------------------------------------------- Câu trả lời là tuyệt đối không. Các nghiên cứu so sánh đối chứng về việc dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm chủng vắc xin thì có tính sinh miễn dịch thấp hơn so với những người không được dùng thuốc. Do đó, không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của trẻ đối với tính sinh miễn dịch của vắc xin. ![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_2_ee08667326.jpg) *Không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi tiêm vắc xin* Rất nhiều bố mẹ đều thắc mắc tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không và muốn con mình không bị sốt cao, tiền sử có [sốt cao co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sot-co-giat-o-tre-em-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-tre.html)... nên thường có suy nghĩ cho con uống thuốc hạ sốt trước khi đi tiêm Cúm, điều đó là hoàn toàn không đúng và phi khoa học, bố mẹ nên trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình thăm khám sàng lọc với bác sĩ khi tiêm Cúm cho trẻ nhé. Chăm sóc trẻ nhỏ sau tiêm Cúm đúng cách --------------------------------------- Đôi khi trẻ có phản ứng nhẹ sau khi tiêm, chẳng hạn hay gặp nhất là sưng, đau tại chỗ tiêm, hoặc ít gặp hơn là [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), sốt. Nhiều bố mẹ thường lo lắng và luôn đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tiêm Cúm có bị "sốc thuốc" - Phản ứng phản vệ - không, tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không, trẻ có biếng ăn không,... Bố mẹ yên tâm nhé, những phản ứng trên hoàn toàn bình thường, chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau tiêm là được nhé: * Đọc thông tin về vắc xin và tìm hiểu về các tác dụng phụ mà con bạn có thể gặp phải. * Dùng khăn ẩm, mát để giúp giảm mẩn đỏ, đau nhức hoặc sưng tấy tại chỗ được tiêm. * Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-loai-thuoc-ha-sot-va-mot-so-phuong-phap-ha-sot-khac-tai-nha.html) theo chỉ định của bác sĩ. * Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Việc một số trẻ ăn ít hơn trong 24 giờ sau khi tiêm chủng là điều bình thường. * Hãy chú ý nhiều hơn đến con bạn trong vài ngày. Nếu thấy con có những triệu chứng bất thường, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ. ![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_3_f6819d7f5f.jpg) *Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ* Cách để phòng ngừa bệnh Cúm khi chăm sóc con nhỏ ------------------------------------------------ Khi chăm sóc con nhỏ, đặc biệt lúc bản thân bố mẹ đang bị ốm, cảm Cúm thì bố mẹ cần lưu ý những điều sau để không lây bệnh cho con: **Phòng ngừa đặc hiệu:** Tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh Cúm. **Phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu:** * Nếu chúng ta có các triệu chứng Cúm, hãy tránh tiếp xúc với người khác khi có thể, kể cả trẻ mà bạn chăm sóc. Khi đó, chúng ta sẽ nhờ người thân có sức khỏe tốt chăm sóc trẻ để hạn chế tiếp xúc với trẻ. * Khi ho và [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html) cần che miệng để không vô tình làm phát tán vi rút bắn ra xung quanh. * Rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường khác. * Hạn chế không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Vi rút thường lây lan theo cách này. * Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, đặc biệt là khi có người bị bệnh Cúm. Bài viết trên đã giúp các bố mẹ trả lời được câu hỏi: “[Tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-cum-cho-tre-co-bi-sot-khong-nhung-luu-y-can-thiet-de-phong-cum-cho-con-nho.html)?” và hàng loạt lưu ý để bố mẹ chăm sóc con thật tốt. Nếu bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.
Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? Biện pháp phòng bệnh Cúm cho trẻ
14/09/2023
Tiêm uốn ván là sự chuẩn bị quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm bởi khả năng gây tử vong cao của nó ở cả phụ nữ mang thai và thai nhi. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván luôn được WHO khuyến cáo ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, dù có thai hay không. Vậy [trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truoc-khi-tiem-uon-van-ba-bau-co-duoc-an-khong.html)? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết này. Tại sao khi mang thai cần tiêm phòng uốn ván? --------------------------------------------- Vi khuẩn [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) thường được biết đến với tên khoa học là Clostridium tetani sinh sống ở ngoài tự nhiên. Mặc dù hiện nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, kháng sinh có thể chữa được hầu hết các tình trạng nhiễm khuẩn nhưng lại có vẻ trở nên vô hiệu trước căn bệnh này. Nguyên nhân là do vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hở và tiết độc tố vào máu người nhiễm. Loại dịch độc tố này sẽ tấn công hệ thần kinh của vật chủ gây ra các cơn co cứng cơ - dấu hiệu đặc trưng của bệnh uốn ván. Ngoài ra, bào tử của vi khuẩn này có khả năng chịu được nhiệt và đề kháng hóa chất, gây ra trở ngại khi chữa trị bệnh uốn ván. Điều này gây ra mối đe dọa tính mạng ở thai nhi và bà bầu nếu không may mắc phải. Uốn ván có thể xuất hiện trong quá trình sinh nở. Ở giai đoạn này, cả mẹ bầu và con đều có vết thương hở, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Việc tiêm [vắc xin phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) giúp sản sinh kháng thể trong cơ thể mẹ và truyền sang cho thai nhi qua dây rốn, bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi vi khuẩn gây hại. Ngừa uốn ván đặc biệt quan trọng trong hành trình mang thai, khi hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai trở nên suy yếu hơn so với mức bình thường. Đến thời điểm hiện tại, việc chích ngừa uốn ván là một biện pháp cực kỳ quan trọng và không thể nào thiếu trong thai kỳ. Theo khuyến nghị của WHO, tiêm vắc xin phòng uốn ván nên được thực hiện ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bất kể có mang thai hay không. Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? ----------------------------------------------- Nhiều thai phụ vẫn thắc mắc liệu trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không. Việc kiêng cử ăn uống trước khi thăm khám sức khỏe định kỳ thường là thói quen của hầu hết bà bầu. Bởi thức ăn có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của mẹ bầu khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, khi thực hiện tiêm phòng uốn ván, bà bầu nên ăn uống nhẹ. Bởi điều này giúp nạp năng lượng cho cơ thể trước khi tiêm phòng. Ngoài ra, ăn nhẹ trước khi tiêm cũng giảm nguy cơ hạ huyết áp hoặc có những phản ứng sốc phản vệ không mong muốn đối với cơ thể người mẹ. Vậy để trả lời cho câu hỏi trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không thì câu trả lời là hoàn toàn có. Thay vì nhịn ăn, bà bầu có thể lựa chọn các thực phẩm nhẹ bụng dễ tiêu để ăn trước để tăng cường sức khỏe trước khi tiêm uốn ván. ![Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_ba_bau_co_duoc_an_khong_1_64ba1a5a05.jpg) *Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? Có thể ăn nhẹ* Sau khi tiêm uốn ván, bà bầu nên kiêng gì? ------------------------------------------ Bên cạnh những thắc mắc về vấn đề trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không, phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý đến những vấn đề kiêng kỵ sau khi tiêm uốn ván. Theo khuyến cáo, thai phụ nên kiêng một số điều sau: * Không sử dụng các chất kích thích hay thức uống có cồn như rượu, bia: Đây không chỉ là khuyến cáo chung cho tất cả phụ nữ mang thai mà còn đặc biệt quan trọng đối với các mẹ bầu sau khi tiêm uốn ván. Bởi chính những thức uống này có thể làm suy giảm miễn dịch vốn đã yếu của các thai phụ. * Hạn chế vận động mạnh: Sau khi tiêm uốn ván, bà bầu có thể gặp các phản ứng sau tiêm như đau nhức cơ. Lúc này, thai phụ cần nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh để lấy lại sức. * Tránh gây nhiễm trùng vết tiêm: Mẹ bầu cũng cần lưu ý kĩ hạn chế gây nhiễm trùng nơi tiêm. Bởi đây là vết thương hở có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. ![Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_ba_bau_co_duoc_an_khong_2_c55aaa75f0.jpg) *Bà bầu lưu ý không dùng thức uống có cồn sau khi tiêm uốn ván* Những triệu chứng lạ sau tiêm uốn ván ở bà bầu có nguy hiểm không? ------------------------------------------------------------------ Trong thời kỳ tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều bà bầu có thể trải qua một số [triệu chứng sau tiêm uốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-xong-bi-buon-non-va-cac-trieu-chung-khac-ma-ba-bau-nen-biet-43604.html) ván không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, và thậm chí có một số trường hợp gặp sốt nhẹ. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá nhiều vì đây là những phản ứng bình thường của cơ thể. Các chuyên gia y tế cho rằng đây là hiện tượng hệ miễn dịch của bạn đang sản sinh ra kháng thể ngừa bệnh uốn ván. Bà bầu cũng nên theo dõi những biểu hiện của cơ thể ở giai đoạn sau khi tiêm vắc xin. Nếu phát hiện ra bất kì triệu chứng nào bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn cách xử trí sớm nhất. ![Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_ba_bau_co_duoc_an_khong_3_b177202275.jpg) *Bà bầu có thể sốt nhẹ sau khi tiêm uốn ván* Tóm lại, [tiêm ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html) giúp bảo vệ sức khỏe ở cả mẹ và bé. Để trả lời cho câu hỏi trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không thì câu trả lời là hoàn toàn có. Việc ăn nhẹ trước khi tiêm phòng giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe để sản sinh kháng thể hiệu quả hơn. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không. Theo dõi thêm các bài viết mới của [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) để cập nhật kiến thức về thai kỳ và sức khỏe sinh sản nhé!
Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không?
14/09/2023
Tiêm uốn ván là bước chuẩn bị quan trọng để có thai kỳ khỏe mạnh. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Ngừa uốn ván là một trong những mũi vắc xin quan trọng mà bất kì phụ nữ mang thai nào cũng nên tiêm phòng trước khi sinh. Bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức cần thiết, phụ nữ mang thai cũng nên tham khảo về việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thời điểm cũng như địa chỉ tiêm ngừa uốn ván uy tín nhé! Uốn ván là bệnh gì? ------------------- Uốn ván là một chứng bệnh nguy hiểm với khả năng gây tử vong cao khi không may mắc phải. Nguyên nhân gây [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) cho người là ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường xuất hiện trong đất, bụi bẩn và chất thải động vật. Khi chưa có sự xuất hiện của vắc xin phòng uốn ván, hằng năm có khoảng 500 nghìn trẻ sơ sinh tử vong do mắc uốn ván. Theo đó, nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh khi bị truyền vi khuẩn uốn ván từ mẹ lên đến 95%. Bởi sức đề kháng của trẻ còn non nớt, việc đối phó với căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn rủi ro cao. Người mắc uốn ván có thể có các dấu hiệu như co cứng cơ toàn thân, thường khởi phát ở phần hầu họng - thanh quản dẫn đến việc khó nói và khó nhai. Triệu chứng sẽ tăng dần và liên tục trong vòng 1 - 7 ngày đầu tiên, các cơn co cứng cơ sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Vì sao cần tiêm ngừa uốn ván khi mang thai? ------------------------------------------- Bệnh uốn ván rất khó điều trị vì bào tử của loại vi khuẩn này thường có khả năng chịu nhiệt cao và đề kháng với đa số các loại thuốc. Các đối tượng có vết thương hở thường có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván hơn, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ hay trẻ vừa mới sinh qua vết cắt rốn,… Không những vậy, bệnh uốn ván có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không điều trị kịp thời. Các trường hợp nhiễm uốn ván khi sinh nở thường ghi nhận các dấu hiệu [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-trieu-chung-suy-ho-hap-cap-thuong-gap-51575.html), động kinh, nhiễm khuẩn, suy thận cấp,… Có thể nói, tiêm uốn ván là bước chuẩn bị rất quan trọng để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi trong khoảng thời gian này, thai phụ rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Trong khi đó, thai nhi lại chủ yếu dựa vào khả năng che chở, bảo bọc của người mẹ. Nếu sức khỏe của mẹ bị suy yếu, thai nhi cũng chịu nhiều tác động xấu, thậm chí dẫn đến nguy cơ [thai chết lưu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thai-chet-luu-500.html). Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi, mẹ bầu cần tuân thủ lịch tiêm ngừa uốn ván đầy đủ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần lưu ý tìm hiểu về việc tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM để đảm bảo chất lượng mũi tiêm, tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra. ![Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_dau_thi_tot_trong_TP_HCM_thi_tot_1_73e0a40e9a.jpg) *Mẹ bầu dễ mắc uốn ván trong quá trình sinh nở* Các loại vắc xin được sử dụng hiện nay -------------------------------------- Hiện nay có các loại vắc xin ngừa uốn ván thông dụng sau để phụ nữ mang thai có thể lựa chọn: * Vắc xin Adacel: Được nghiên cứu và sản xuất tại Canada với sự kết hợp của 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào. * Vắc xin Boostrix (Bỉ): Tương tự như vắc xin Adacel, loại vắc xin Boostrix cũng dùng để phòng ngừa 3 loại bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván. Đây là sinh phẩm được phát triển bởi tập đoàn GSK - một tập đoàn hàng đầu thế giới về mảng dược phẩm và chế phẩm sinh học. * Vắc xin Tetraxim: Phòng ngừa 3 bệnh nêu trên và bệnh bại liệt. * Vắc xin Pentaxim 5 in 1: Phòng ngừa 5 bệnh gồm 4 bệnh kể trên và bệnh viêm phổi - viêm màng não. * Vắc xin Infanrix Hexa: Phòng ngừa được 6 bệnh, trong đó có thêm bệnh [viêm gan siêu vi B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html). ![Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_dau_thi_tot_trong_TP_HCM_thi_tot_2_5fa1219274.jpg) *Vắc xin Infanrix Hexa có khả năng giúp mẹ bầu phòng ngừa 6 loại bệnh* Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? --------------------------------------------------- Tiêm vắc xin uốn ván ở đâu trong TP.HCM thì tốt hẳn là thắc mắc của nhiều người. Mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau về các cơ sở y tế uy tín tại TP.HCM để tiêm ngừa uốn ván. ### Viện Pasteur TP.HCM Địa chỉ: số 167 đường Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Số điện thoại: 028 3823 0352 Viện Pastur TP.HCM đã nổi danh từ lâu như một địa chỉ tiêm chủng uy tín bậc nhất tại khu vực miền Nam nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng. Đơn vị dưới sự đề xuất phát triển của Bộ Y Tế về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sẽ là ưu tiên hàng đầu cho các mẹ bầu có nhu cầu tiêm uốn ván. ### Bệnh viện Hùng Vương Địa chỉ: Số 128 đường Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM Số điện thoại: 028 3855 8532 Bệnh viện Hùng Vương cũng được mệnh danh là bệnh viện phụ sản với lịch sử phát triển lâu đời tại TP.HCM. Ở đây cung cấp không chỉ các dịch vụ liên quan đến thai sản, sinh nở mà còn các gói tiêm chủng uốn ván uy tín dành cho bà bầu. ### Bệnh viện Từ Dũ Địa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM Số điện thoại: 028 3931 1314 Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM là bệnh viện phụ sản hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng bậc nhất trong lĩnh vực điều trị vô sinh và hiếm muộn. Nơi đây quy tụ các y bác sĩ giỏi nhất với kinh nghiệm dày dặn. Đơn vị còn có kho trữ lạnh vắc xin hiện đại và dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP. ![Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_dau_thi_tot_trong_TP_HCM_thi_tot_3_50a0401bf1.jpeg) *Tiêm phòng uốn ván khi mang thai ở đâu trong TP.HCM? Bà bầu có thể tham khảo các bệnh viện phụ sản* Tóm lại, tiêm ngừa vắc xin uốn ván không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp thai nhi được phát triển toàn diện. Với sự tiên tiến của nền khoa học kĩ thuật, các loại vắc xin ngừa uốn ván ngày một đa dạng hơn với nhiều mức giá tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Để trả lời cho câu hỏi [tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-dau-trong-tp-hcm-thi-tot.html) trong TP.HCM thì tốt, bạn có thể tham khảo địa chỉ của một số cơ sở y tế nêu trên. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt. Theo dõi thêm các bài viết mới của [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) để cập nhật thêm kiến thức để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần của bạn và cả người thân xung quanh nhé!
Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt?
14/09/2023
Tiêm uốn ván là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé. Vậy tiêm uốn ván về con đạp nhiều thì có sao không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Tiêm phòng vắc xin uốn ván là bước chuẩn bị cần thiết cho mẹ bầu trước giai đoạn sinh nở. Tuy nhiên, nhiều sản phụ cảm thấy lo ngại về các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là ở thai nhi. Vậy [tiêm uốn ván về con đạp nhiều](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-ve-con-dap-nhieu-co-sao-khong.html) có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé! Tiêm uốn ván có quan trọng không? --------------------------------- [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, được gây ra bởi trực khuẩn uốn ván, Clostridium tetani. Đặc điểm nguy hiểm của bệnh này chính là sự tổng hợp và tiết ra ngoại độc tố uốn ván. Ngoại độc tố này có khả năng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng của uốn ván. Một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải uốn ván là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở. Trong quá trình này, chính vết thương hở ngoài da đã tạo điều kiện cho sự nhiễm uốn ván. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html), những vết thương này có thể trở thành cửa ngõ cho trực khuẩn uốn ván vào cơ thể gây ra bệnh. Trẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời cũng có nguy cơ nhiễm uốn ván qua đường rốn trong trường hợp mẹ bị uốn ván. Trong trường hợp này, vùng rốn của trẻ bị cắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập dễ dàng vào cơ thể. Nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh khi mắc uốn ván có thể lên đến 95% bởi hệ miễn dịch lúc này còn quá non nớt. Uốn ván sơ sinh có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm: * Trẻ bỏ bú: Uốn ván có thể làm cho trẻ sơ sinh trở nên khó chịu khi bú mà không rõ nguyên nhân. * Khít hàm: Trẻ có thể có triệu chứng khít hàm, làm cho việc mở miệng trở nên khó khăn. * Co cứng toàn thân: Một trong những biểu hiện rõ ràng của uốn ván là sự co cứng toàn thân, làm cho trẻ khó di chuyển và thậm chí gây ra cảm giác đau đớn. * Có thể gây gãy xương và khó thở: [Uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gãy xương do co cứng cơ bắp và khó thở. Có thể thấy, tiêm uốn ván là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn bệnh uốn ván trong giai đoạn mang thai. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị tổn thương do bệnh uốn ván. Luôn tuân thủ lịch tiêm uốn ván và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn tốt nhất cho cả mẹ và con. ![Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_ve_con_dap_nhieu_co_sao_khong_1_fa921140e1.jpg) *Tiêm uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé* Tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không? ----------------------------------- Nhiều mẹ bầu lo rằng việc tiêm uốn ván có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. ### Ảnh hưởng mẹ bầu Thông thường, mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm thường gặp như [sốt nhẹ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-bi-sot-nen-xu-tri-the-nao.html), đau buốt hay sưng phồng tại vị trí tiêm. Bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm bởi đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi được tiêm vắc xin. Tình trạng này sẽ tự động khỏi và dần biến mất sau 3 - 4 ngày. ### Ảnh hưởng thai nhi Nhiều sản phụ lo ngại rằng việc đưa chất lạ vào người, kể cả vắc xin cũng có những ảnh hưởng đến con. Thực tế cho thấy, tiêm phòng uốn ván chỉ có khả năng tạo kháng thể cho mẹ nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ. Từ đó, trẻ khi vừa sinh ra cũng giảm nguy cơ mắc uốn ván khi cắt dây rốn. Tiêm vắc xin ngừa uốn ván có thể nói hoàn toàn không tác động đến thai nhi. Ngược lại, đây còn là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả con và mẹ trong quá trình sinh nở. Các tài liệu khoa học cũng đã chứng minh được tính an toàn của vắc xin trên thai nhi nên mẹ bầu có thể yên tâm nhé! Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? ------------------------------------------- Như đã giải thích, tiêm uốn ván đã được nghiên cứu về bằng chứng an toàn ở thai nhi. Vậy tại sao nhiều phụ nữ mang thai tiêm uốn ván về con đạp nhiều? Liệu đây có là những phải phản ứng sau tiêm của trẻ không là thắc mắc của nhiều thai phụ. Thực tế thì việc tiêm uốn ván vào cơ thể của mẹ sẽ giúp sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván. Trẻ cũng thông qua đường rốn mà nhận được các loại kháng thể này từ trong bụng mẹ. Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi giai đoạn thai kỳ được cho phép tiêm phòng uốn ván cũng là lúc con đã đạt được sự phát triển và khỏe mạnh nhất định. Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có thể là do những mối bận tâm về sức khỏe của thai nhi ở các mẹ bầu. Tâm lý lo cho con khiến mẹ dễ cảm thấy hoài nghi và tập trung quan sát các động thái của con nhiều hơn. Con đạp nhiều vào giai đoạn này chỉ chứng minh được sự phát triển toàn diện của thai nhi mà không tiềm ẩn bất kì rủi ro nào. ![Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_ve_con_dap_nhieu_co_sao_khong_2_9fad1e5ff6.jpg) *Nhiều phụ nữ quan ngại rằng tiêm uốn ván về con đạp nhiều* Khi nào là thời điểm tốt nhất để tiêm uốn ván cho bà bầu? --------------------------------------------------------- Khoảng thời gian từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 28 của thai kỳ sẽ là mốc thời điểm lý tưởng cho mẹ bầu để tiêm ngừa uốn ván. Bởi lúc này thai nhi đã phát triển và đủ khả năng để nhận được kháng thể uốn ván từ mẹ thông qua dây rốn. Đây cũng là giai đoạn mà hệ thống miễn dịch của thai nhi đang dần một hoàn thiện hơn, đảm bảo toàn diện hơn về mặt thể chất. Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả, việc tiêm uốn ván trong thai kỳ nên được thảo luận và nhận được tư vấn cụ thể từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra lịch tiêm phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và tiến trình thai kỳ. Hãy luôn tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế để đảm bảo rằng bạn và thai nhi được bảo vệ tốt nhất khỏi nguy cơ mắc uốn ván. ![Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_ve_con_dap_nhieu_co_sao_khong_3_09a5eb051d.jpg) *Tiêm uốn ván cho bà bầu nên được thực hiện ở tuần 22 - 28* Tóm lại, tiêm ngừa [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) ở bà bầu giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và phát triển toàn diện của bé. Tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu nên được thực hiện ở tuần 22 - 28 của thai kỳ. Khoa học đã chứng minh tiêm uốn ván hoàn toàn an toàn cho thai nhi. Hiện tượng tiêm uốn ván về con đạp nhiều chỉ là những mối lo lắng thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc tiêm uốn ván về con đạp nhiều. Theo dõi thêm các bài viết mới của [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) để cập nhật thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé!
Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không?
11/09/2023
Vaccine phòng viêm gan B là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực y tế, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của virus viêm gan B. Tuy nhiên, như những dược phẩm khác, sau khi tiêm viêm gan B vẫn có thể xảy ra những phản ứng không mong muốn.
[ "Viêm gan b", "Tai biến", "Vacxin" ]
[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) là một căn bệnh đặc biệt đáng lo ngại vì nó thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn sớm. Điều này có nghĩa là một số người có thể bị nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết và bệnh có thể biến chuyển thành những giai đoạn nguy hiểm hơn. Vì vậy, cách ngăn ngừa tốt nhất chính là tiêm phòng vaccine viêm gan B. Định nghĩa về vaccine viêm gan B -------------------------------- Vaccine viêm gan B là một loại vaccine tái tổ hợp, được tạo ra bằng cách sử dụng kỹ thuật di truyền để sản xuất kháng nguyên HBsAg. HBsAg là một kháng nguyên được tổng hợp từ nấm men hoặc tế bào động vật. Vaccine viêm gan B có dạng đơn giá, không gây nhiễm và có thể được tiêm một liều hoặc nhiều liều tùy thuộc vào quy trình sản xuất. Vaccine này có khả năng ngăn ngừa virus viêm gan B cũng như các biến chứng như [xơ gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/xo-gan-415.html) và ung thư gan. Do cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm vaccine được khuyến nghị cho tất cả mọi người. ![Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_gan_b_ma_ban_co_the_gap_1_37551db1d5.png) *Vaccine viêm gan B là vaccine giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B* Một số phản ứng sau tiêm vaccine viêm gan B mà bạn có thể gặp ------------------------------------------------------------- [Vaccine viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh viêm gan B cho người lớn và trẻ em. Loại vaccine này được chỉ định sử dụng theo đường tiêm bắp. Sau khi tiêm vaccine viêm gan B, có một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra, bao gồm: * **Phản ứng tại chỗ:** Bao gồm sốt nhẹ, sưng, đỏ, nóng và đau tại vị trí tiêm. Những triệu chứng này thường tự giảm trong vòng 2 ngày. * **Tác dụng phụ hiếm gặp:** Bao gồm sốt trên 38,8 độ C, cảm giác khó chịu, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ trên da. * **Tác dụng phụ rất hiếm gặp:** Bao gồm viêm dây thần kinh, viêm dây thần kinh mắt, liệt mặt, hội chứng Guillain-Barré, và các tác dụng phụ nặng hơn như làm bệnh xơ cứng rải rác... Bên cạnh đó, các tác động khác có thể xảy ra sau tiêm viêm gan B bao gồm: * **Rối loạn hệ thống lympho và máu:** Rất hiếm gặp, nhưng có thể gây bệnh lý hạch bạch huyết và giảm tiểu cầu. * **Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa:** Thường gặp, có thể gây mất cảm giác ngon miệng, nếu nặng có thể gây tai biến. * **Rối loạn tâm thần:** Thường gặp, dễ gây cáu gắt. * **Rối loạn hệ thần kinh:** Thường gặp, có thể gây đau đầu, ngủ gà và chóng mặt. Hiếm gặp, có thể gây rối loạn cảm giác, liệt, co giật, viêm não và các bệnh về thần kinh. * **Rối loạn tiêu hóa:** Thường gặp, bao gồm buồn nôn, nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. * **Rối loạn tổ chức dưới da và da:** Hiếm gặp, có thể gây phát ban, ngứa, nổi mày đay và các vấn đề về mạch máu và da như phù nề mao mạch thần kinh, lichen hóa và ban đỏ đa hình. * **Rối loạn mô liên kết và cơ xương:** Hiếm gặp, có thể gây đau cơ và đau khớp, viêm khớp và yếu cơ. * **Các tác động toàn thân và tại chỗ tiêm:** Thường gặp, bao gồm đau, đỏ và sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, chai cứng và sốt. Hiếm gặp, có thể gây các biểu hiện giống cúm. * **Nhiễm trùng và ký sinh trùng:** Có thể gây viêm màng não. * **Rối loạn hệ thống miễn dịch:** Gây ra phản ứng quá mẫn và dị ứng, bao gồm triệu chứng giả sốc và giả bệnh huyết thanh. * **Rối loạn tim mạch:** Có thể gây hạ huyết áp và viêm mạch. Gia đình cần thông báo ngay cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vaccine viêm gan B, ví dụ như sưng, sốt, hoặc bất kỳ phản ứng khác, để được tư vấn và hỗ trợ xử lý kịp thời. ![Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_gan_b_ma_ban_co_the_gap_2_0d98396b69.png) *Các biến chứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine viêm gan B rất hiếm gặp* Cách theo dõi và nhận biết sớm phản ứng sau tiêm vaccine viêm gan B ------------------------------------------------------------------- Dưới đây là một số cách theo dõi và nhận biết sớm phản ứng sau khi tiêm vaccine viêm gan B: * **Theo dõi triệu chứng:** Quan sát cơ thể của bạn sau khi tiêm vaccine. Lưu ý các triệu chứng như [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), sưng môi, mặt hoặc họng, tim đập nhanh, hoặc bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào khác. * **Liên hệ với nhân viên y tế:** Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau tiêm vaccine, hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay lập tức. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá và xử lý tình huống. * **Ghi lại thông tin:** Nếu bạn phát hiện bất kỳ phản ứng phụ sau tiêm vaccine, hãy ghi lại thông tin chi tiết về các triệu chứng, thời gian xảy ra và mức độ nghiêm trọng. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá và điều tra sau này. Những biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh viêm gan B --------------------------------------------------- Ngoài tiêm vaccine viêm gan B, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây: * Tránh chia sẻ kim tiêm, vật cắt mài hoặc các vật dụng cá nhân khác có thể gây chảy máu. * Sử dụng [bao cao su](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bao-cao-su-la-gi-tai-sao-can-su-dung-bao-cao-su-dung-cach-43926.html) trong các quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm qua tình dục. * Hạn chế tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng cơ thể của người khác, đặc biệt trong trường hợp có vết thương hở. * Đảm bảo các quy trình vệ sinh an toàn khi làm việc trong môi trường y tế hoặc các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với máu. * Nếu bạn có nguy cơ tiếp xúc với viêm gan B, hãy thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu cần. * Để bảo vệ sức khỏe gan, hạn chế tiếp xúc với các chất gây hại như rượu, thuốc lá, và các chất độc hại khác. * Hãy xây dựng một chế độ ăn uống cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn. ![Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_gan_b_ma_ban_co_the_gap_3_457aebb6c2.png) *Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục tránh có thể tránh được các bệnh xã hội khác* Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về các [phản ứng sau tiêm viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-viem-gan-b-ma-ban-co-the-gap.html) mà bạn có thể gặp phải. Hy vọng rằng thông tin đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiêm ngừa vaccine viêm gan B, cũng như chủ động trong việc xử lý các phản ứng sau tiêm nhé!
Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp
25/08/2023
Trong cuộc sống, việc tiếp xúc với chó và bị chó cắn là điều rất dễ xảy ra. Sau khi bị chó cắn, mọi người thường lo lắng không biết nên xử lý ra sao. Câu hỏi thường đặt ra là liệu bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? Tìm hiểu câu trả lời tại đây với nhà thuốc Long Châu nhé.
[ "tiêm phòng", "Vacxin", "Chó cắn", "động vật cắn" ]
Vết cắn của động vật, đặc biệt là chó có thể mang theo nguy cơ lây nhiễm bệnh, trong đó phổ biến nhất là nhiễm bệnh dại. Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được xử lý đúng cách. Khi bạn bị chó cắn, việc tiêm ngừa dại và các biện pháp liên quan cần nên được thực hiện sớm để ngăn ngừa bệnh dại phát triển. Vậy bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? Bệnh dại là gì? --------------- [Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) là một bệnh nhiễm virus cấp tính tác động lên hệ thần kinh trung ương của con người và các động vật có vú. Bệnh này do virus dại (virus Rhabdoviridae thuộc chi Lyssavirus) gây ra. Virus dại thường lây lan qua mắt, niêm mạc hoặc da bị tổn thương khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh. ![Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_cho_can_1_thang_co_tiem_phong_duoc_khong2_9949bd2ea4.jpg) *Bệnh dại lây lan khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh* Những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh dại gồm [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), đau đầu, suy nhược, tê liệt cơ bắp, khó nuốt và sau đó tiến triển thành các cơn co giật mạnh mẽ. Bệnh có khả năng gây tử vong cao, thường chỉ trong vòng một vài ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Có hai dạng của bệnh dại, và mỗi dạng sẽ có những triệu chứng riêng biệt: * Dạng cuồng: Ở dạng này, người bệnh thường trở nên hung dữ, tăng động, kích động và có những nỗi sợ đặc biệt như sợ gió, sợ nước, sợ tiếng ồn và sợ ánh sáng. Một số trường hợp có thể gặp rối loạn hệ thần kinh thực vật, thể hiện qua tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp và vã mồ hôi. Sau vài ngày từ khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tim ngừng hoạt động. * Dạng liệt: Dạng này có thời gian diễn tiến lâu hơn so với dạng cuồng. Các cơ bị nhiễm virus sẽ dần tê liệt và bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn hôn mê trước khi tử vong. [Phòng ngừa bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chong-benh-dai-kinh-nghiem-a-z-65188.html) bao gồm tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúc với động vật có khả năng nhiễm bệnh. Vậy bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không hay phải tiêm ngay lập tức? Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? -------------------------------------------- Nhiều người thường đặt câu hỏi bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? Như chúng ta đã biết, thời gian ủ bệnh dại có thể biến đổi từ vài ngày đến vài tháng, trong một số trường hợp có thể kéo dài tới một năm. Tuy nhiên, từ khi phát bệnh đến lúc tử vong thường chỉ kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng từ 2 đến 8 tuần sau khi bị động vật cắn. Sau khi bị chó cắn, cần tiêm phòng dại bất kể thời gian nào. Tuy nhiên, việc tiêm phòng dại nên được thực hiện sớm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh dại. Vì vậy, trong tình huống bạn bị chó cắn và đã trôi qua một tháng, tốt nhất là bạn nên đến một cơ sở tiêm chủng có vắc-xin phòng dại. Tại đó, bạn sẽ được tư vấn về phác đồ tiêm phù hợp để bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm virus dại. ![Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_cho_can_1_thang_co_tiem_phong_duoc_khong3_64c7095b75.jpg) *Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?* Cần phải làm gì sau khi bị chó cắn? ----------------------------------- Trước khi tìm hiểu về thời gian tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, việc thực hiện sơ cứu tại chỗ ngay sau vụ việc là rất quan trọng. Dưới đây là cách thực hiện sơ cứu cho vết thương do chó cắn: * Rửa sạch và sát trùng khu vực bị cắn: Vết thương do chó cắn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm trong khoảng 10 - 15 phút. Thao tác này giúp giảm nguy cơ [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) và loại bỏ một phần lượng virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể. Khi rửa vết thương, cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và không nên chà xát mạnh. Tiếp theo, sử dụng cồn 70 độ hoặc dung dịch [povidone iodine 10%](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/dung-dich-povidine-10-pharmedic-sat-khuan-ngoai-da-chai-90ml-2557.html) để sát trùng vết thương. * Cầm máu khi bị chó cắn: Đặt một miếng [gạc y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/bang-gac-vo-trung-young-wound-dressing-6x10cm-30279.html) lên vết thương, sau đó sử dụng băng vô trùng để băng bó. Nếu vết thương chảy nhiều máu và phun ra dưới dạng tia máu, có thể sử dụng dây thun để quấn quanh vùng da gần đó để cầm máu. ![Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_cho_can_1_thang_co_tiem_phong_duoc_khong4_7818f60183.jpg) *Nên xử lý kĩ vết thương bị chó cắn để hạn chế nhiễm trùng* Trường hợp vết thương nhẹ bạn có thể tự xử lý tại nhà thông qua việc rửa vết thương và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng. Nhưng nếu nạn nhân có các biểu hiện như máu chảy không ngừng, vết thương gây đau nhức, có dấu hiệu nhiễm trùng thì nên đưa họ đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tóm lại, chúng ta đã có câu trả lời và giải thích cho câu hỏi [bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-bi-cho-can-1-thang-co-tiem-phong-duoc-khong.html). Việc bị chó cắn không nên chủ quan dù đã trải qua được một thời gian. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, việc sơ cứu và tiêm phòng dại cần được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dù sau một tháng hay bất kỳ khoảng thời gian nào sau khi bị cắn, tiêm ngừa phòng dại vẫn là biện pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của chúng ta. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách xử lý vết thương sau khi bị chó cắn. *Xem thêm:* * [*Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-cho-can-co-phai-tiem-uon-van-khong.html) * [*Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm vi khuẩn uốn ván*](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html)
Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?
10/09/2023
Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm đối với tất cả mọi người, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. HIện nay đã có vacxin tiêm phòng, tuy nhiên đối với phụ nữ có thai thì nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu hết về vấn đề này. Mẹ mang thai 37 tuần tiêm uốn ván được không là vấn đề được rất nhiều người mang ra bàn luận.
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin" ]
Bệnh uốn ván (hay còn gọi là bệnh uốn ván viêm màng não) là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh uốn ván có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như sốt, đau đầu, cơn co giật và thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế. Phụ nữ có thai là đối tượng nhảy cảm và cần được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bàn luận về chủ đề thai phụ 37 tuần tiêm uốn ván được không. Bệnh uốn ván và những điều cần biết ----------------------------------- Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Bệnh rất nguy hiểm và bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Phụ nữ khi mang thai cũng cần được tiêm ngừa để tránh gây ảnh hưởng cho cả mẹ lẫn con. ### Uốn ván là gì? Bệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là tình trạng nhiễm độc, nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Ngoại độc tố của vi khuẩn này thường tấn công hệ thần kinh cơ và có thể gây ra tình trạng [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Các triệu chứng dễ nhìn thấy của bệnh bao gồm: * Triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên và dễ nhận biết là cứng hàm biểu hiện là hai hàm của bệnh nhân cứng và dính chặt vào nhau, triệu chứng ngày xuất hiện càng ngắn thì bệnh càng nghiêm trọng. * Sau khi có biểu hiện cứng hàm, bệnh nhân xuất hiện co cứng các cơ, thường theo lộ trình từ các cơ vùng đầu mặt cổ lan xuống ngực bụng. Trên nền co cứng, bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật, đôi khi co thắt thanh quản gây tím tái, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html). ![Bệnh uốn ván và tiêm phòng - Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Benh_uon_van_va_tiem_phong_Thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_1_80e7a1b5e2.png) *Bệnh uốn ván gây ra tình trạng co giật khi phát bệnh* Bệnh uốn ván có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây các rối loạn đối với hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, cơ xương khớp, nhiễm trùng... May mắn thay, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh uốn ván hiệu quả, có tác dụng kiểm soát và giảm tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu. ### Bao lâu thì cần tiêm uốn ván một lần? Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng uốn ván càng trở nên quan trọng. Thời gian tiêm phòng sẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tùy thuộc vào phụ nữ mang thai đã tiêm phòng trước đó, đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin trước đó hay chưa và số lần mang thai của thai phụ. Tác dụng của tiêm phòng uốn ván ------------------------------- Tiêm phòng uốn ván có tác dụng chính là bảo vệ người được tiêm khỏi bệnh uốn ván. Phụ nữ khi mang thai là giai đoạn cơ thể bị suy yếu, khả năng kháng bệnh tự nhiên của mẹ bị giảm đi. Trong khi đó, thai nhi lại chưa có sức đề kháng mà phải lớn lên và phát triển nhờ bào thai của mẹ. Do đó việc mẹ tiêm phòng đầy đủ chính là cách phòng bệnh chủ động giúp bảo vệ cả người mẹ và thai. ![Bệnh uốn ván và tiêm phòng - Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Benh_uon_van_va_tiem_phong_Thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_2_8a8302ddf0.png) *Tiêm phòng uốn ván là cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh* Tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu ----------------------------- Việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người mẹ và thai nhi. Các loại vắc xin uốn ván đã được phát triển và thử nghiệm để đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ đáng kể. Việc tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ, mà còn bảo vệ cho thai nhi. Mẹ mang thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? --------------------------------------------- Với phụ nữ có thai, việc tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu nhưng chưa tiêm phòng ván trong vòng 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi vắc xin uốn váng. Mũi tiêm đầu tiên thường được tiêm vào khoảng trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Như vậy thai 37 tuần thì không được tiêm uốn ván nữa vì nguyên tắc tiêm uốn ván là trước khi sinh 1 tháng. ![Giải đáp: Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_3_781d9f70df.png) *37 tuần tiêm uốn ván được không? Khi mẹ mang thai đến tuần 37 thì không nên tiêm uốn ván nữa* [Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) thường được tiêm trong giai đoạn mang thai và việc tiêm phòng cần được thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhằm đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu trong giai đoạn quá muộn của thai kỳ có thể cần được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Qua bài viết, bạn đọc đã được Nhà thuốc Long Châu cung cấp thông tin về bệnh uốn ván và giải đáp thắc mắc mẹ mang thai [37 tuần tiêm uốn ván được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thai-37-tuan-tiem-uon-van-duoc-khong.html). Trong mọi trường hợp, việc tiêm uốn ván cho trẻ cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ.
Giải đáp: Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không?
25/08/2023
Tiêm ngừa các loại bệnh trong quá trình mang thai là rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên nếu mang thai đến lần 2 lần 3 thì có cần tiêm ngừa nữa hay không vẫn là điều nhiều mẹ thắc mắc. Tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề mang thai lần lần 3 tiêm uốn ván khi nào tại đây nhé. 
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "An toàn khi mang thai" ]
Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ có thể giúp tạo miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ cả bạn và thai nhi. Tuy nhiên, liệu bạn nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần thứ 3 hay không thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Vậy mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Tại sao bà bầu cần tiêm uốn ván? -------------------------------- [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Clostridium tetani là loại trực khuẩn Gram dương, tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt thường được tìm thấy ở vùng nông thôn, nơi tiếp xúc nhiều với hoạt động nông nghiệp và xử lý chất thải gia súc. Chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương nhiễm trùng, vết cắt hay thậm chí cả thông qua tiêm chích. Khi đã tiếp xúc với cơ thể, chúng xâm nhập qua máu và hệ thống bạch huyết, từ đó tiếp cận các tổ chức thần kinh và sản xuất ra một ngoại độc tố gọi là tetanus exotoxin, gây nên triệu chứng của bệnh uốn ván cấp tính ở con người. Vắc-xin uốn ván là một dạng biến đổi của độc tố, độc tính của vi khuẩn đã bị giảm khi tiêm vào cơ thể, nó kích thích cơ thể sản xuất kháng thể đặc biệt. Điều này tạo ra một hệ thống miễn dịch chủ động, phòng ngừa tác động của vi khuẩn uốn ván. Kháng thể này cũng có khả năng được truyền từ mẹ sang thai nhi qua dây rốn, đóng vai trò ngăn ngừa việc nhiễm trùng uốn ván rốn do vi khuẩn xâm nhập qua dây rốn khi thai nhi được sinh ra. ![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong2_7c53323f66.jpg) *Tiêm uốn ván để ngăn ngừa bệnh lây cho em bé trong quá trình cắt dây rốn* Có cần thiết phải tiêm uốn ván khi mang thai lần 3? --------------------------------------------------- Như mang thai lần 1 và lần 2, việc tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai lần 3 vẫn là một yếu tố cần thiết. Thực hiện việc này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trước nguy cơ mắc bệnh uốn ván trong các giai đoạn quan trọng như chuyển dạ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng uốn ván nhiễm trùng khi cắt dây rốn. Các chuyên gia cho biết hiệu quả của mũi tiêm uốn ván kéo dài khoảng 10 năm. Trong lần mang thai đầu tiên, mẹ bầu thường được yêu cầu tiêm 3 mũi uốn ván. Khi đến lần mang thai thứ 2, việc tiêm vắc-xin phụ thuộc vào thời gian mũi cuối cùng tiêm trước đó. Nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm chưa đầy 5 năm, chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại. Ngược lại, nếu thời gian mũi cuối cùng tiêm lần trước đã qua hơn 5 năm, mẹ bầu cần tiêm đủ 2 mũi nhắc lại. Trong lần mang thai thứ 3 này, việc tiêm uốn ván vẫn dựa trên lịch sử tiêm trước đó, số lượng mũi tiêm và lịch trình có thể thay đổi so với lần 1 và lần 2. Điều này thường được đánh giá cụ thể bởi chuyên gia y tế để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của vắc-xin. Vậy nên, khi mang thai lần 3 mẹ bầu vẫn nên tiêm ngừa uốn ván, nhưng mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào là điều khiến nhiều chị em thắc mắc. ![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong3_c667a19c4d.jpg) *Nên tiêm ngừa uốn ván ở lần mang thai thứ 3* Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? ------------------------------------- Việc [tiêm vắc-xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html) trong lần mang thai thứ 3 sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa các lần tiêm trong thai kỳ trước. Nếu lần tiêm cuối cùng mà các mẹ đã tiêm cách đây ít hơn 10 năm, thì không cần tiêm liều nhắc lại trong lần mang thai này. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm để xác định mức kháng thể còn lại trong cơ thể cũng là một lựa chọn thông minh. Và hầu hết các bệnh viện đều cung cấp dịch vụ này. Trong trường hợp lần tiêm cuối cùng đã cách đây hơn 10 năm, khi mang thai lần 3, bạn cần tiêm 2 liều nhắc lại. Liều đầu tiên nên được tiêm vào tuần thứ 20 của thai kỳ và sau đó 1 tháng sẽ tiêm liều thứ 2. Tiêm đúng lịch trình sẽ tăng mức độ bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi khỏi bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ mang thai. Qua đó, chúng ta đã có được câu trả lời cho vấn đề mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào. ![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong_Cropped_1_fe0a815021.jpg) *Lịch tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ khi mang thai* Các loại vắc-xin cần tiêm ở lần mang thứ 3 ------------------------------------------ Trong trường hợp các lần mang thai trước đó đã được tiêm phòng bằng các loại vắc-xin tạo miễn dịch kéo dài thì lần mang thai thứ ba không cần tiêm lại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không nhớ liệu mình đã tiêm những loại vắc-xin này chưa, việc làm xét nghiệm máu định lượng kháng thể IgG là rất cần thiết. Nếu nồng độ [IgG](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vai-tro-cua-khang-the-igg-trong-he-thong-mien-dich-69934.html) trong máu đạt mức đủ cao, mẹ bầu có thể bỏ qua việc tiêm mũi nhắc lại. Ngược lại, nếu nồng độ kháng thể không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi một đợt tấn công vi khuẩn mới thì mẹ bầu cần tiêm thêm để bổ sung miễn dịch. Tóm lại, việc tiêm phòng cho các bà bầu mang thai lần thứ 3 tập trung chủ yếu vào: * Vắc-xin uốn ván: Đây là một trong những vắc-xin quan trọng để ngăn ngừa bệnh uốn ván do vi trùng Clostridium tetani gây ra. Vắc-xin uốn ván giúp tạo miễn dịch phòng ngừa chống lại độc tố uốn ván, nguy cơ gây co giật và tử vong. Thường thì mẹ bầu sẽ được tiêm các mũi uốn ván trong các lần mang thai trước để tạo miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, trong trường hợp cách đây hơn 10 năm kể từ lần tiêm cuối cùng, mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi uốn ván nhắc lại. * Vắc-xin cúm: Vắc-xin cúm giúp ngăn ngừa [bệnh cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html), một bệnh viêm nhiễm dịch đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Mẹ bầu cần tiêm vắc-xin cúm mỗi năm một lần để duy trì miễn dịch chống lại các biến thể cúm mới. ![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong5_bb439fc03e.jpg) *Lần mang thai thứ 3 thường được khuyến cáo tiêm vắc-xin uốn ván và cúm* Như vậy thông qua bài viết trên, hy vọng các mẹ bầu có thể biết được [mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mang-thai-lan-3-tiem-uon-van-khi-nao-co-can-thiet-khong.html). Việc tiêm ngừa uốn ván rất quan trọng trong quá trình mang thai. Do đó, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết rõ hơn về các vắc-xin cần tiêm trong lần mang thai thứ 3 nhé. *Xem thêm:* [*Tiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html)
Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không?
03/11/2023
Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 cho trẻ nhỏ nằm trong chiến dịch Tiêm chủng mở rộng của nước ta. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. 
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 hiện đang được sử dụng miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Những thông tin dưới đây sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu thêm về vaccine 5 trong 1 và đưa ra một số lời khuyên để phụ huynh lưu ý về loại vaccine này. Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đề phòng những bệnh nào? ----------------------------------------------------- Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 là vaccine tổng hợp, gồm có 5 thành phần giúp phòng chống 5 bệnh lý bao gồm: ### Bệnh bạch hầu [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra, với các triệu chứng viêm giả mạc màu trắng ngà hoặc xám. Nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm cơ tim, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng. ### Ho gà Ho gà là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng là ho dai dẳng. Sau khi ho, người bệnh thường tím tái và thở khò khè. Những cơn ho dữ dội kéo dài ở trẻ khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao, ngạt thở dẫn đến tử vong. ### Uốn ván [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Clostridiumtetani giải phóng độc tố gây cứng cơ, co thắt cơ đau đớn và thậm chí tử vong. Triệu chứng nhận biết của bệnh là những cơn co cứng cơ hàm, cơ nhai, đến các cơ ở chi kèm theo những cơn co giật, cơn đau khó chịu. ![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 11](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_1_1941b47fb8.jpg) *Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 là vaccine tổng hợp giúp phòng chống 5 bệnh lý khác nhau* ### Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib Vi khuẩn Hib có thể gây phù não do viêm, dẫn đến một số hậu quả như chậm phát triển trí tuệ, điếc, động kinh, bại não hoặc mù một phần. Hib hiếm khi ảnh hưởng đến các mô như mắt và miệng, cũng như tim, phổi, máu, xương và khớp. ### Bệnh thứ 5 phụ thuộc vào loại vaccine Ngoài 4 bệnh nêu trên, mỗi loại vaccine 5 trong 1 còn bảo vệ chống lại một bệnh khác. Ví dụ, vaccine Pentaxim 5 trong 1 bảo vệ chống lại bệnh bại liệt. Nguyên nhân gây bệnh này là do nhiễm virus bại liệt đường ruột. Nó có thể lây truyền qua đường phân - miệng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động của lưng, chân và tay, liệt hành tủy, liệt tủy sống, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. [Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-phong-nhung-benh-nao.html) giúp phòng ngừa viêm gan B. Những căn bệnh nêu trên không chỉ dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà ngay cả khi được chữa khỏi cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Có nguy cơ không hồi phục và tử vong cao. Di chứng thần kinh và vận động thường gặp nhất ở trẻ em. Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 ở trẻ em như thế nào? -------------------------------------------------- Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đúng lịch là phương pháp để trẻ có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Vaccine 5 trong 1 cần được tiêm 3 liều cách nhau ít nhất một tháng. Trẻ em thường có thể tiêm chủng vaccine 5 trong 1 từ 2 tháng tuổi. Phụ huynh nên bám sát lịch trình và đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. ![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 12](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_2_796a7c69fe.jpg) *Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đúng lịch giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả* Nếu tiêm chủng muộn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nhiều căn bệnh thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi hoàn thành 3 mũi tiêm chủng chính, cha mẹ nên cẩn thận và tiêm nhắc lại cho bé những mũi tiêm chủng bổ sung để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ. Thời điểm thích hợp để tiêm nhắc lại là khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi. Khi cho trẻ tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 cần lưu ý những gì? ------------------------------------------------------------ Nếu trước ngày tiêm, trẻ có tình trạng tiêu chảy nhẹ, ho hay sổ mũi không kèm sốt thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine được. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: * Trước tiêm nên cho trẻ ăn no và sau tiêm trẻ ăn uống bình thường. * Phụ huynh cần thông báo về tiền sử mắc bệnh, dị ứng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ cho bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. * Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng và thường xuyên theo dõi các biểu hiện tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm chủng. * Hiện tượng sốt nhẹ, sưng đỏ tại vết tiêm là các [phản ứng sau tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-xu-ly-cac-phan-ung-sau-tiem-chung-cua-tre-60728.html) của trẻ, cha mẹ không cần quá lo lắng. Lưu ý không sử dụng các biện pháp dân gian như chườm đắp khoai tây lên vết tiêm, điều này có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. * Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm như sốt cao, quấy khóc nhiều, co giật, bỏ bú mẹ, khó thở, tím tái,... cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. ![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 13](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_3_ddac0453a2.jpg) *Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng* Hiện nay, [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có cung cấp dịch vụ tiêm chủng vaccine cho trẻ nhỏ và người lớn, linh hoạt tùy theo nhu cầu của khách hàng bao gồm tiêm chủng lẻ, tiêm theo gói,... Tất cả các loại vaccine đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về [tiêm chủng mở rộng 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-tiem-chung-mo-rong-5-trong-1.html). Đây là một trong những vaccine cần tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Vì vậy cần tham khảo lịch tiêm chủng để có dự phòng sức khỏe kịp thời. Cùng Nhà thuốc Long Châu để theo dõi những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 1
19/08/2023
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu cũng là thắc mắc của nhiều gia đình có em bé cũng như gia đình có mong muốn, kế hoạch sẽ sinh em bé. Để hỗ trợ các gia đình chuẩn bị tốt hơn cho quá trình mang thai thì Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tiêm uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu ở bài viết dưới đây.
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin" ]
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và kế hoạch tiêm phòng cho bà bầu như thế nào để đảm bảo hiệu lực của mũi tiêm phòng cũng như để gia đình chuẩn bị sẵn chi phí cho việc tiêm phòng cho mẹ bầu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về chủ đề chích ngừa uốn ván bao nhiêu tiền. Vai trò của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ----------------------------------------- Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số thông tin về vai trò của việc tiêm uốn ván cho bà bầu. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những biện pháp bảo vệ mẹ và bé khỏi vi khuẩn [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html). Mọi đối tượng đều cần tiêm phòng bệnh uốn ván đặc biệt là bà bầu. Bởi vì đối với các bệnh truyền nhiễm như uốn ván, mẹ bầu rất dễ mắc phải bởi vì hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm. Theo WHO, việc tiêm phòng trước và trong quá trình mang thai là biện pháp tốt nhất hiện nay để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Khi mẹ tiêm phòng vaccine đầy đủ, khi chào đời bé có thể được nhận hệ miễn dịch thụ động từ người mẹ, hạn chế việc bé bị uốn ván khi cắt dây rốn. Và chắc chắn rằng, các mũi tiêm phòng dành cho mẹ bầu sẽ rất an toàn đối với tính mạng hay sức khỏe của mẹ và bé trong khi mang thai và cả khi bé chào đời. ![Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và địa điểm tiêm phòng tại Việt Nam - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_uon_van_cho_ba_bau_gia_bao_nhieu_va_dia_diem_tiem_phong_tai_viet_nam_1_a134bb61df.jpg) *Tiêm phòng uốn ván có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu* Thời điểm bà bầu cần tiêm phòng uốn ván --------------------------------------- Bà bầu hay gia đình người mang thai cần chủ động tìm hiểu về các loại [vaccine dành cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-cho-ba-bau-vao-thang-thu-may.html), trong đó có vaccine phòng uốn ván. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai thì nếu một thai phụ trước đó chưa từng được tiêm vaccine thì cần tiến hành tiêm phòng hai liều vaccine uốn ván: * **Liều thứ nhất:** Tiêm vào thời điểm bất kỳ của thai kỳ. * **Liều thứ hai:** Cách liều thứ nhất một tháng và cách thời điểm dự sinh ít nhất là hai tuần. Hai liều vaccine này về cơ bản sẽ có thể bảo vệ phụ nữ trong khoảng 1 đến 3 năm. Sau đó, liều thứ ba được khuyến cáo nên được tiêm nhắc lại vào khoảng 6 tháng sau khi tiêm liều thứ hai để có thể tăng cường bảo vệ, phòng bệnh uốn ván lên đến ít nhất là 5 năm. Sau ba liều trên, phụ nữ cần tiến hành tiêm thêm 2 mũi nữa trong hai năm sau đó hoặc trong 2 lần mang thai kế tiếp. Như vậy, tổng số mũi tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh sản là 5 mũi. Vaccine phòng bệnh uốn ván cần được bảo quản lạnh. Khi tiêm, tiêm bắp thịt với mỗi liều 0,5 ml. Cơ thể mẹ bầu sẽ sinh ra kháng thể chống lại uốn ván sau khi tiêm khoảng hơn 2 tuần. Những kháng thể này sẽ đươc truyền sang thai nhi. Chính vì thế, cả mẹ và bé sẽ đều được bảo vệ toàn diện nếu không may virus uốn ván xâm nhập. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu ------------------------------------------- [Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-uon-van-ba-bau-vao-thang-thu-may-43566.html) giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào loại vaccine tích hợp phòng ngừa được bao nhiêu loại bệnh, cũng như phụ thuộc vào quốc gia sản xuất vaccine đó. Nhưng loại vaccine nào cũng sẽ đảm bảo được sự an toàn cho mẹ và bé. Chi phí tiêm vaccine cũng phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm, nên bảng giá dưới đây mẹ bầu chỉ nên tham khảo, để biết chính xác, mẹ bầu nên liên hệ trực tiếp với địa điểm tiêm phòng để có con số chính xác nhất. * Đối với vaccine tích hợp 6.1 (phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, bại liệt và viêm gan B) sẽ có giá trong khoảng trên 1.000.000 VNĐ. * Đối với vaccine tích hợp 4.1 (phòng ngừa bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván và bệnh bại liệt) xuất xứ từ Pháp sẽ có giá khoảng 550.000 VNĐ. * Đối với vaccine tích hợp 3.1 (phòng ngừa [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bệnh uốn ván và bệnh ho gà) xuất xứ từ Canada sẽ có giá khoảng 680.000 VNĐ. * Đối với vaccine tích hợp 2.1 (phòng ngừa bạch hầu và uốn ván) xuất xứ tại Việt Nam sẽ có giá khoảng 174.000 VNĐ. ![Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và địa điểm tiêm phòng tại Việt Nam - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_uon_van_cho_ba_bau_gia_bao_nhieu_va_dia_diem_tiem_phong_tai_viet_nam_2_c58aa68177.jpg) *Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu còn tùy vào từng thời điểm trong năm* Giá tiêm phòng trên chưa bao gồm giá phí khám với bác sĩ hay các dịch vụ khác. Tiêm vaccine có nhiều mức giá phù hợp với đa số gia đình có thể chi trả được. Vì vậy, bà bầu cần chủ động tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh uốn ván đầy nguy hiểm. Đặc biệt là các gia đình có môi trường sống gần vườn tược hay các công trình xây dựng. Địa điểm tiêm phòng uốn ván cho bà bầu -------------------------------------- Việc tiêm phòng rất quan trọng nên bạn phải chọn những cơ sở tiêm phòng chất lượng đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vaccine. Tại Việt Nam nói chung, tiêm phòng uốn ván có thể được tiêm tại các trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện tuyến quận, huyện, thành phố,... Ngoài ra, Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng để bạn tham khảo. Đăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay: Mời quý khách [đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác: * Trung tâm tiêm chủng Long Châu quận 7. Địa chỉ: Số 224 Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, Quận 7. * Trung tâm tiêm chủng Long Châu TP Thủ Đức. Địa chỉ: Số 580 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức. Tư vấn ngay: 1800 6928 - nhánh phím số 2. Bà bầu cần lưu ý điều gì sau khi tiêm vaccine? ---------------------------------------------- Tương tự như khi tiêm các loại vaccine khác, bà bầu sau khi tiêm uốn ván cũng có thể xảy ra [tình trạng sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-bi-sot-nen-xu-tri-the-nao.html). Mẹ bầu và gia đình không cần quá lo lắng vì đây là phản ứng rất bình thường của cơ thể khi tiếp nhận vaccine. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đang hoạt động tích cực để tạo ra kháng thể chống lại virus và duy trì khả năng ứng phó mỗi khi cần thiết. Mẹ bầu có thể sử dụng khăn để chườm hạ sốt, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức đề kháng. Đối với trường hợp có phản ứng sưng hay dị ứng tại chỗ tiêm, mẹ bầu cũng không cần lo lắng vì đây cũng là một trong những phản ứng bình thường sau khi tiêm vaccine và sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. ![Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và địa điểm tiêm phòng tại Việt Nam -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_uon_van_cho_ba_bau_gia_bao_nhieu_va_dia_diem_tiem_phong_tai_viet_nam_3_419ac9b643.jpg) *Bà bầu có thể sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine uốn ván* [Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nên bạn cần tìm hiểu về loại vaccine cũng như địa điểm tiêm vaccine để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu? Một số lưu ý sau khi tiêm
19/08/2023
Bà bầu mang thai lần 2 thường chủ quan đã có kinh nghiệm của lần mang thai trước đó mà không tìm hiểu kĩ như trước. Vì thế bà bầu có thể không biết được tầm quan trọng của việc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2. Vấn đề này sẽ được Nhà thuốc Long Châu sẽ giải thích trong bài viết dưới đây.
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Uốn ván là bệnh cấp tính khá nguy hiểm vì đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, việc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cũng quan trọng như với bà bầu mang thai lần đầu tiên. Bà bầu cần tìm hiểu kỹ về các quy định, hướng dẫn tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 --------------------------------------------------- [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao từ 25 - 90%. Đặc biệt tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh uốn ván rốn lên tới 95%. Đối với bà bầu, uốn ván cực kì nguy hiểm khi tấn công trong lúc chuyển dạ. Do đó, việc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cũng cực kỳ cần thiết để bà bầu tự bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe thai nhi. Sau 1 - 2 năm, hiệu lực của vaccine đã giảm xuống, chính vì thế nên việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cũng quan trọng không kém mang thai lần đầu. Bà bầu và gia đình nên chủ động tìm hiểu thêm về vaccine uốn ván để lựa chọn thời điểm tiến hành tiêm phòng phù hợp. ![Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/8_12_1_32a7beb97c.jpg) *Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani cực kỳ nguy hiểm với bà bầu* Chi phí khi tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 --------------------------------------------------- Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu hiện nay cũng rất phổ biến trên nhiều địa điểm tiêm chủng từ các trạm y tế phường đến các [trung tâm tiêm chủng vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) dịch vụ. Vaccine uốn ván thường được tích hợp với các bệnh trong cùng 1 mũi vaccine như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt,... Và hiện nay cũng có khá nhiều loại vaccine tiêm phòng uốn ván kết hợp với phòng ngừa 2 - 3 - 4 - 6 loại bệnh khác, [chi phí tiêm vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-vacxin-uon-van-cho-ba-bau-thoi-gian-va-dia-diem-tiem-phong-43667.html) sẽ phụ thuộc số bệnh tích hợp trong cùng 1 loại vaccine và xuất xứ của vaccine. * Đối với vaccine 6.1 (tích hợp ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B) sẽ giao động trong khoảng 1.000.000 VNĐ. * Đối với vaccine 4.1 (tích hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt) xuất xứ từ Pháp sẽ khoảng 550.000 VNĐ. * Đối với vaccine 3.1 (tích hợp bạch hầu, uốn ván, ho gà) xuất xứ từ Canada sẽ khoảng 680.000 VNĐ. * Đối với vaccine 2.1 (phòng ngừa bạch hầu và uốn ván) xuất xứ tại Việt Nam sẽ khoảng 174.000 VNĐ. Tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình, bà bầu có thể lựa chọn loại vaccine phù hợp. Lưu ý, giá của vaccine có thể thay đổi theo từng thời điểm đồng thời cũng sẽ thay đổi theo chất lượng dịch vụ của từng địa điểm tiêm phòng. Bạn có thể tham khảo nhiều địa điểm tiêm phòng để chọn được nơi phù hợp nhất. Sự khác nhau giữa tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 và lần đầu -------------------------------------------------------------------- Thời điểm [tiêm vaccine cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-cho-ba-bau-vao-thang-thu-may.html) cũng rất quan trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi. Vậy bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào thì tốt nhất? Sẽ có sự khác nhau giữa lịch tiêm tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2 với mang thai lần đầu. Cũng như bầu đứa thứ 2 tiêm mấy mũi uốn ván cũng phụ thuộc vào thời điểm tiêm ngừa lần cuối cùng và mọi điều được trả lời chi tiết dưới đây: * [Lịch tiêm cho thai phụ lần đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-cho-thai-phu-co-con-lan-dau-46317.html), chưa tiêm bất kỳ mũi vaccine uốn ván nào thì bà bầu nên tuân thủ tiêm đủ 2 mũi vaccine. Mũi vaccine đầu tiên được tiến hành khi mẹ bầu trong tuần thai thứ 21 - 22 (tháng thứ 4 - 5). Mũi tiếp theo sẽ được tiêm sau đó tối thiểu 30 ngày và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng, tức là mũi thứ 2 sẽ được tiêm vào tháng 6 - 7 - 8 của thai kì. * Đối với mẹ bầu đã tiêm vaccine vào lần đầu mang thai chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine thì khi mang thai lần 2, mẹ bầu nên tiêm đủ 2 mũi ngừa uốn ván như lần đầu. Mũi đầu tiên sẽ tiêm vào thời điểm 4 - 5 tháng của thai kỳ, mũi thứ 2 sẽ được tiêm trong khoảng thời gian giữa sau khi tiêm mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng. * Đối với mẹ bầu đã tiêm vaccine vào lần đầu mang thai chưa đầy 5 năm hay khi tiêm đủ 2 mũi vaccine uốn ván sau khi sinh thì cần tiêm 1 mũi ngừa uốn ván khi thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ. * Trường hợp mẹ đã tiêm phòng 3 - 4 mũi vaccine uốn ván mà lần tiêm cuối cùng cách trên 1 năm thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ. * Trường hợp mẹ đã tiêm đủ 5 mũi vaccine uốn ván, không cần tiêm bổ sung nữa nếu mũi tiêm cuối cùng cách đây dưới 10 năm. Trên 10 năm thì mẹ bầu nên tiêm nhắc lại 1 mũi để đảm bảo hiệu lực của vaccine. ![Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/8_12_2_54660cc51e.jpg) *Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cần thực hiện vào thời điểm phù hợp* Một số lưu ý cho bà bầu khi tiêm phòng uốn ván ---------------------------------------------- Mẹ bầu nên đảm bảo những điều sau trước khi tiêm phòng: * Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc đảm bảo sức khỏe định kỳ của bà bầu là thật sự cần thiết. * Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Đảm bảo các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu để không rơi vào tình trạng bà bầu thừa cân hay thừa chất này nhưng lại thiếu các chất cần thiết khác. * Thói quen sống lành mạnh: Bà bầu cần có một thói quen sống lành mạnh, tinh thần thoải mái để giảm căng thẳng trong quá trình mang thai. Khi đi tiêm phòng, bà bầu cần lưu ý những điều sau: * Vaccine uốn ván có thể gây đau, buốt, có thể sưng tại vị trí tiêm. Nếu bà bầu có sốt nhẹ khi về nhà thì đây cũng là triệu chứng bình thường, có thể tự hết nếu nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. * Cần có lịch tiêm phòng uốn ván phù hợp, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi, nhạy cảm, nên tiêm phòng uốn ván vào 3 tháng giữa thai kỳ để tốt nhất. * Khai báo đầy đủ các bệnh, dị ứng nếu bà bầu có. * Tuân thủ những lời khuyên, lời dặn của bác sĩ trong quá trình tiêm cũng như quá trình mang thai. * Nên đi tiêm phòng có người thân đi cùng, để hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như thể chất cho bà bầu. * Và lưu ý, cần hỏi rõ, ghi nhớ những triệu chứng bình thường và bất thường của tiêm phòng uốn ván để xử trí kịp thời nếu có phản ứng bất thường trên bà bầu. ![Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/8_12_3_c6d50fe2d2.jpg) *Bà bầu trước khi tiêm phòng uốn ván cần kiểm tra sức khỏe định kỳ trước đó* [Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-can-tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-2.html) là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu cần tuân thủ theo lịch tiêm phòng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, ngoài ra, nên chuẩn bị trước những kiến thức liên quan đến tiêm phòng uốn ván và lựa chọn địa điểm tiêm phòng phù hợp, uy tín.
Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2?
25/08/2023
Nhu cầu nuôi thú cưng ngày càng được phổ biến ở nhiều gia đình. Tuy nhiên trong quá trình chơi đùa với chó, ta không thể tránh khỏi việc bị chó cắn. Chó đã được tiêm ngừa đầy đủ hoặc chưa thì rất khó để biết nếu đó không phải chó của mình. Vậy bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?
[ "uốn ván", "Chó cắn", "động vật cắn", "Vacxin", "tiêm phòng" ]
Chó cắn có thể là một trong những nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh nguy hiểm. Căn bệnh mà con người có thể mắc phải sau khi bị chó cắn là uốn ván hoặc bệnh dại. Chính vì thế, không ít người đã đặt ra câu hỏi: "Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?". Có cần thiết phải đi tiêm không? Uốn ván là gì? -------------- [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng. Bệnh này do độc tố tetanospasmin, tiết ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh uốn ván thường xuất hiện ở các vùng nông thôn và đặc biệt phổ biến ở những nước không có chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao mắc bệnh uốn ván trong các nước này. ![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong2_03f833f1b3.jpg) *Uốn ván có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời* Thường bệnh uốn ván phát triển sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai hoặc sinh đẻ. Khi bị nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là trong trường hợp [uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html), tử vong có thể lên đến hơn 95%. Vi khuẩn này phát triển tại vùng vết thương trong điều kiện ít oxi hóa, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công hệ thần kinh, gây co cứng cơ và các cơn co giật. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 đến 21 ngày, sau đó các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện. Tử vong thường xảy ra do [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim. Bị chó cắn có nguy hiểm không? ------------------------------ Trước khi tìm hiểu về việc bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không, chúng ta cần biết một số trường hợp có thể xảy ra sau khi bị cắn. Bị chó cắn có thể gây ra nguy hiểm không chỉ về mặt thương tích vật lý, mà còn về khả năng lây nhiễm các bệnh nguy hiểm từ chó sang con người. Dưới đây là một số trường hợp có khả năng xảy ra khi bị chó cắn: * Vết thương vật lý: Vết thương từ chó cắn có thể gây ra tổn thương cho da, mô cơ bắp, dây thần kinh và xương. Đối với những vết thương nghiêm trọng có thể cần đến sự can thiệp y tế để xử lý và điều trị. * Nhiễm trùng: Gây ra nhiễm trùng nếu vi khuẩn từ miệng chó xâm nhập vào vùng bị thương. Nhiễm trùng có thể gây sưng, đỏ, đau và có thể lan rộng sang các phần khác của cơ thể. Có nguy cơ gây hoại tử hoặc bại liệt. * [Bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html): Chó cắn có thể truyền nhiễm các loại bệnh như uốn ván, [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) và nhiều bệnh khác cho con người thông qua vết cắn. * Tác động tâm lý: Dẫn đến tác động tâm lý tiêu cực, khiến người bị cắn có thể sợ hãi và căng thẳng sau sự việc. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ với động vật và tạo ra cảm giác không an toàn trong môi trường có chó, gây ra nỗi sợ ám ảnh về loài chó. ![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong3_c48bc560ea.jpg) *Bị chó cắn rất dễ lây nhiễm các loại bệnh sang người* Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? -------------------------------------- Tiêm ngừa uốn ván là quá trình tiêm vào cơ thể một liều vắc xin chứa vi khuẩn uốn ván đã được xử lý hóa học. Mục tiêu của việc này là kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại vi khuẩn Poliovirus gây ra bệnh uốn ván. Việc tiêm ngừa uốn ván giúp cơ thể phát triển khả năng tự bảo vệ khỏi bệnh, giảm nguy cơ mắc uốn ván và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Khi bị động vật cắn và có chảy máu, việc xử trí vết cắn cùng với việc tiêm phòng dại (dù đã tiêm phòng dại cho chó) và tiêm vaccine uốn ván phụ thuộc vào việc đã tiêm vaccine uốn ván như thế nào. Nếu đã tiêm đủ các liều vaccine phòng uốn ván vào các tháng 2, 3, 4 và 18, và đã được nhắc lại tiêm vaccine uốn ván khi 4 - 6 tuổi, thì việc tiêm vaccine uốn ván không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn đã tiêm vắc xin lần cuối cách đây hơn năm năm thì nên tiêm để đảm bảo sự an toàn cho cơ thể. ![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong4_0dae445d9f.jpg) *Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?* Các phương pháp xử lý sau khi bị chó cắn ---------------------------------------- Sau khi bị chó cắn, bạn cần thực hiện một số bước xử lý cơ bản để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn: * Rửa vết thương: Rửa vùng bị cắn bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 5 phút để làm sạch vi khuẩn có thể có trên vết thương. Sau đó sử dụng [cồn y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/con-va-nuoc-sat-trung) để rửa sạch lại vết thương. * Cầm máu: Nếu vết cắn có chảy máu, bạn có thể dùng miếng gạc sạch để áp lên vết thương và nhẹ nhàng ấn xuống để ngừng chảy máu. Tránh đụng mạnh vùng vết thương vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. ![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong5_07198a4dde.jpg) *Sát trùng và rửa sạch kĩ vết thương sau khi bị chó cắn* * Khám bác sĩ: Sau khi xử lý cơ bản, bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra và đánh giá tình trạng vết thương. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho tình huống của bạn. * Thông báo về tình trạng chó cắn: Nếu bạn biết chó có chủ, hãy thông báo cho chủ chó về sự cố để họ có thể kiểm tra và đảm bảo chó đã được tiêm vaccine phòng dại đầy đủ. * Tiêm vaccine phòng uốn ván và phòng dại: Dựa trên tình huống cụ thể, bác sĩ có thể quyết định tiêm vaccine phòng uốn ván và phòng dại để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bạn. Thông qua bài viết trên, [nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) hy vọng có thể đưa ra cho bạn được lời khuyên về việc [bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-cho-can-co-phai-tiem-uon-van-khong.html). Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có được hướng xử lý tốt nhất và hiệu quả nhất. *Xem thêm:* [*Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-bi-cho-can-1-thang-co-tiem-phong-duoc-khong.html)
Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?
18/08/2023
Tiêm phòng uốn ván là một trong những điều bắt buộc để mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất sau sinh. Tiêm uốn ván có những lưu ý như trường hợp nào nên tiêm? Tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu? Mang thai lần 2 lên tiêm không?
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin" ]
Uốn ván là bệnh liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn họ Clostridium gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiễm trùng khi cắt dây rốn, gây ra hiện tượng tăng trương lực cơ toàn thân như cơn co cứng, co giật thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được phát hiện tình trạng bệnh và được điều trị kịp thời. Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở nên tiêm vắc xin uốn ván để phòng ngừa tốt nhất bệnh uốn ván cho cả mẹ và con. Thông thường, liệu trình tiêm phòng uốn ván gồm 2 mũi tiêm, vậy nên tiêm khi nào? Tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là hợp lý? Tìm hiểu chung về bệnh uốn ván ------------------------------ Để hiểu bệnh uốn ván là gì? Tại sao nên tiêm phòng uốn ván? Có thể phát hiện bản thân có đang bị uốn ván không để kịp thời tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Sau đây là một số thông tin cơ bản về bệnh uốn ván mà bạn nên biết. ### Nguồn gốc và nguyên nhân uốn ván [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm. Do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra khi gặp điều kiện thuận lợi như vết thương hở trong điều kiện yếm khí. Vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra ngoại độc tố Tetanus exotoxin, chất độc này di chuyển từ vết thương vào máu hoặc bạch huyết để đến dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào hệ thần kinh trung ương của vật chủ, gây ra các cơn tăng trương lực cơ như co thắt cơ, cơn đau và các vấn đề về hô hấp. ![Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_nen_tiem_uon_van_mui_2_cach_mui_1_bao_lau_1_d9e3a66794.jpg) *Bệnh uốn ván do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra* ### Triệu chứng ứng với các thời kỳ bệnh **Thời kỳ ủ bệnh:** Là thời điểm từ lúc có vết thương đến lúc xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh, mà thường thấy nhất là cứng hàm. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2 ngày đến 2 tháng, nhưng thường gặp nhất là từ 8 ngày, trường hợp ngắn hơn (<7 ngày) thì bệnh thường nặng và có nguy cơ tử vong cao hơn. **Thời kỳ khởi phát bệnh:** Thường từ 1 ngày đến 7 ngày, triệu chứng chuyển biến từ cứng hàm đến xuất hiện cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt hầu họng - thanh quản. Triệu chứng có thể có là cứng hàm, mỏi hàm, khó nói, khó nuốt, khó nhai đến khó há miệng tăng dần và liên tục, bệnh trở nặng hơn khi bệnh nhân bị co cứng các cơ mặt, gáy, lưng, bụng, liên sườn, chi trên và chi dưới. Thời gian khởi phát của thời kỳ này càng ngắn (<2 ngày) bệnh sẽ càng nặng. Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi phát từ tuần thứ 2 sau khi sinh với các dấu hiệu: Trẻ bỏ bú, cứng cơ. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. ![Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_nen_tiem_uon_van_mui_2_cach_mui_1_bao_lau_2_183a29425e.jpg) *Trẻ bỏ bú là dấu hiệu mắc bệnh uốn ván* **Thời kỳ toàn phát:** Thời kỳ này kéo dài từ 1-3 tuần, với các biểu hiện như: Co thắt cơ toàn thân liên tục, co thắt thanh quản, hầu họng và các cơ vòng dẫn đến tình trạng khó thở khó nuốt, bí đại tiện và tiểu tiện, thậm chí dẫn đến ngừng tim. Ngoài ra bệnh nhân còn bị rối loạn thần kinh thực vật và [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dong-kinh-621.html). **Thời kỳ lui bệnh:** Khi các cơn co thắt toàn thân hay cơn co thắt thanh quản, hậu họng giảm dần; miệng mở rộng trở lại được, phản xạ nuốt dễ dàng hơn. Thời kỳ lui bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là hợp lý? ---------------------------------------------------- Tiêm phòng uốn ván là việc làm cần thiết cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản vì nguy cơ tử vong rất cao đối với phụ nữ có thai và [uốn ván trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-tre-so-sinh-la-benh-gi-43585.html). Hầu hết phụ nữ mang thai hiện nay chưa được tiêm phòng uốn ván và chưa có hiểu biết nhất định về việc tiêm phòng vắc xin uốn ván như 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu thì hợp lý? Có thể tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 2 tháng được không? Tùy vào từng đối tượng và loại vắc xin có [lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-uon-van-ron-cho-me-bau-day-du-nhat-43583.html) hợp lý. Nhưng thường được chia thành 3 nhóm là phụ nữ chưa được tiêm phòng để có miễn dịch với uốn ván, phụ nữ mang thai lần thứ 2 và phụ nữ đã được tiêm phòng uốn ván trước đó. **Đối với phụ nữ chưa được tiêm phòng uốn ván:** Cần tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt nhưng các mẹ nên tránh 3 tháng đầu thai kỳ vì khi đó cơ thể của mẹ vẫn chưa ổn định. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng là khi thai đủ 25 tuần. Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi một bao lâu? Tốt nhất nên tiêm mũi 2 nên cách mũi 1 khoảng 1 tháng. ![Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_nen_tiem_uon_van_mui_2_cach_mui_1_bao_lau_3_5d1522f466.jpg) *Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là thắc mắc của nhiều người* **Đối với phụ nữ mang thai lần thứ 2:** * Trường hợp thai lần thứ 2 cách lần 1 dưới 5 năm và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván: Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất khi thai được 24 tuần tuổi. * Trường hợp thai lần thứ 2 cách lần 1 trên 5 năm và chỉ tiêm phòng uốn ván 1 mũi ở lần mang thai 1: Cần tiêm đủ 2 mũi như ở lần 1. **Đối với phụ nữ đã tiêm phòng 5 mũi uốn ván từ trước:** * Nếu thời gian tiêm phòng quá 10 năm: Nên tiêm phòng uốn ván 2 mũi như mang thai lần 1. * Nếu thời gian tiêm phòng không quá 10 năm: Không cần tiêm phòng lại. Nên lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván ----------------------------------- Ngoài thắc mắc nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu, bạn cũng cần quan tâm đến những điều cần lưu ý khi tiêm phòng uốn ván, cụ thể: * Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván không chỉ có mẹ bầu mà còn có người làm nông, người dọn dẹp vệ sinh, công nhân xây dựng hay công nhân công trường, người [suy giảm hệ miễn dịch.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/6-dau-hieu-canh-bao-he-mien-dich-bi-suy-giam-ma-ban-bo-qua-40584.html) * Nên kiêng một số thứ như: Rượu, bia, chất kích thích; hoạt động mạnh; hoạt động dễ làm nhiễm trùng vết thương. * Người tiêm có thể mắc một số triệu chứng sau tiêm như: Sốt nhẹ, đau và sưng tại chỗ tiêm,... Nhưng nếu thấy có dấu hiệu nghiêm trọng nào xuất hiện phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất. * Phụ nữ có thai khi đi tiêm phòng nên mang theo sổ khám thai để cán bộ y tế có thể theo dõi và tiêm phòng uốn ván dựa vào tuần tuổi của trẻ và số lần mang thai. * Trong thời kỳ mang thai chỉ nên tiêm phòng uốn ván theo quy định của Bộ Y Tế. Hi vọng bài viết này trả lời được câu hỏi nên [tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-nen-tiem-uon-van-mui-2-cach-mui-1-bao-lau-1.html) và cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về bệnh uốn ván. Việc chủ động tiêm phòng uốn ván đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ cơ thể của bạn và bé khỏi căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này.
Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?
12/08/2023
Tiêm vacxin viêm não Nhật Bản đúng lịch và đủ liều là cách an toàn, hiệu quả và tốt nhất để phòng chống viêm não Nhật Bản, hạn chế những di chứng vận động và thần kinh của bệnh viêm não Nhật Bản. Một số người sau khi tiêm viêm não Nhật Bản thắc mắc “Liệu tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?”
[ "Viêm não nhật bản", "Vacxin", "Tiêm chủng" ]
Sốt là phản ứng phụ có thể xuất hiện khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản, đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Cùng tìm hiểu xem tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không và những thông tin hữu ích để xử trí một cách an toàn và hiệu quả. Vacxin viêm não Nhật Bản ------------------------ [Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) có thể dự phòng bằng vacxin một cách hiệu quả và an toàn. Vacxin viêm não Nhật Bản là vacxin tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Khi vào cơ thể, vacxin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chủ động tiêu diệt virus gây bệnh viêm não Nhật Bản. Có 4 loại vacxin: * Vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột. * Vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào Vero. * Vacxin sống giảm độc lực. * Vacxin sống tái tổ hợp. Tại Việt Nam, có 2 loại là vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột và vacxin sống tái tổ hợp. Và vacxin được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột. ![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_2_e7ddecd5a3.jpg) *Tiêm vacxin là cách hiệu quả nhất phòng viêm não Nhật Bản* Vì sao cần tiêm vacxin viêm não Nhật Bản ---------------------------------------- Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, tỷ lệ tử vong khá cao 25 - 35% mặc dù tỷ lệ mắc chỉ dưới 1%. Có đến 50% người có nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn trong số 65 - 75% người có thể sống sót. Do vậy, ta có thể thấy được sự nguy hiểm đến tính mạng là cao và nặng nề. Thời gian phục hồi đối với bệnh nhân tiên lượng tốt có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm chứ không tính bằng tuần, ngày. Chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, viêm não Nhật Bản đã có thể phòng bệnh bằng vacxin. Do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vacxin đầy đủ, đúng lịch. Những bệnh nhân viêm não Nhật Bản có khả năng tử vong trong 7 ngày đầu khi người bệnh lâm vào hôn mê sâu, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân hồi phục có thể để lại những di chứng nặng nề như rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng giao tiếp. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phổi, viêm phế quản và những tai biến có thể gặp trong quá trình điều trị như bị viêm bể thận, [viêm bàng quang](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-bang-quang-366.html), rối loạn dinh dưỡng, loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu. Những di chứng sớm có thể có như: Mất ngôn ngữ, múa giật, bại hoặc liệt nửa người, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ nghiêm trọng. Những di chứng muộn có thể có như nghe kém hoặc điếc, động kinh, rối loạn tâm thần… Trước khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) và chương trình tiêm chủng dịch vụ (TCDV) triển khai tiêm vacxin viêm não Nhật bản thì virus viêm não Nhật Bản từng là nguyên nhân chiếm đến 25 - 30% số ca bệnh và có tỷ lệ di chứng, tử vong ở mức cao. Hiện nay sau khi vacxin được triển khai rộng rãi và được hưởng ứng tích cực thì tỷ lệ này đã giảm rõ rệt. Chính vì vậy hãy bảo vệ cho bản thân và gia đình bằng cách tiêm phòng vacxin đầy đủ. Lịch tiêm viêm não Nhật Bản --------------------------- Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản bất kể độ tuổi hay đối tượng nào. Tuy nhiên trẻ từ 2 - 6 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất. Có 2 loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng tại Việt Nam là vacxin Imojev (Pháp - sản xuất tại Thái Lan) cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn với độ an toàn và hiệu quả cao và vacxin Jevax (Việt Nam) cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn. ![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_3_3ee90da70e.png) *Tiêm chủng đúng phác đồ để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.* Vacxin Jevax được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn với lịch tiêm chủng như sau: * Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên * Mũi 2: 1 - 2 tuần sau mũi 1 * Mũi 3: 1 năm sau mũi 2. Vacxin Imojev được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ từ 9 tháng tuổi với lịch tiêm như sau: Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi: * Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên. * Mũi 2: 1 năm sau mũi 1 * Người từ 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất. Với vacxin Imojev, không cần tiêm nhắc lại thêm sau đó đối với trẻ đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng. Có thể sử dụng vacxin thế hệ mới để tiêm nhắc một mũi duy nhất đối với trẻ đã hoàn thành lịch tiêm vacxin viêm não Nhật Bản cơ bản với 3 liều trong chương trình tiêm chủng mở rộng và không cần tiêm nhắc lại sau đó. Tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không? ------------------------------------------ Các tác dụng phụ do tiêm vacxin viêm não Nhật Bản thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Sau khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản có thể gặp các phản ứng nhẹ như: * Đau khi chạm, sưng hoặc đỏ tấy ở vị trí tiêm vacxin. * Sốt thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. * [Nhức đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html), đau cơ dấu hiệu này thường gặp ở người trưởng thành. ![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_4_7b5f6143e3.jpg) *Tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?* Như vậy sau tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có thể có sốt, đau ở vị trí tiêm. Tuy nhiên chúng có thể tự giới hạn nên không cần phải lo lắng quá nhiều. Cách xử trí khi sốt sau tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 ---------------------------------------------------- [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) là tác dụng phụ thường gặp ở trẻ hơn so với người lớn, đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Khi phát hiện cơ thể trẻ nóng lên bố mẹ cần cặp nhiệt độ cho trẻ và theo dõi thân nhiệt. Nếu trẻ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C thì chỉ cần dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Bên cạnh đó nên cho trẻ nằm ở nơi tránh gió, thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Nếu trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Khi sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên uống đủ nước và cho trẻ bú sữa nhiều cữ trong ngày. Khi sốt vẫn có thể tắm bằng nước ấm trong phòng kín và lau khô không để bị nhiễm lạnh, vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp sau khi đã thực hiện các cách trên mà vẫn không hạ sốt nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp nhất. Trên đây là những chia sẻ về việc [tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-viem-nao-nhat-ban-mui-2-co-sot-khong.html) và đã giải đáp thắc mắc về tác dụng phụ sau tiêm phòng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn chăm sóc cho bản thân và gia đình tốt nhất.
Góc giải đáp: Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không?
10/08/2023
Tiêm vaccine phòng viêm gan B là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm các bệnh về gan. Đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai thì tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai, đảm bảo an toàn cho thai nhi?
[ "Phòng bệnh viêm gan b", "Viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh về gan", "Bệnh gan" ]
Việc tiêm phòng viêm gan B không chỉ ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan mà còn phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan khác. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng liệu sau khi tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau. Tìm hiểu về viêm gan B ---------------------- ### Tổng quan về viêm gan B [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh mãn tính này là một loại virus có tên là virus viêm gan B. Với khả năng lây lan nhanh chóng, bệnh viêm gan B đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng, việc tiêm phòng vaccine viêm gan B là một biện pháp cần thiết. Khi bị nhiễm virus viêm gan B, cơ thể sẽ phải đối mặt với sự tác động nghiêm trọng lên chức năng gan. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính. Khi đó, nguy cơ mắc các bệnh như suy gan, [xơ gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/xo-gan-415.html) và thậm chí là ung thư gan tăng lên đáng kể. ![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_viem_gan_bi_an_o_tre_em_1652340780661957150765_Cropped_849208d331.jpg) *Viêm gan B có khả năng lây lan rất nhanh* ### Vaccine viêm gan B Vaccine viêm gan B là một dạng vaccine tái tổ hợp, được phát triển thông qua công nghệ di truyền và nghiên cứu của các chuyên gia y tế. Đây là một phương pháp tiên tiến sản xuất vaccine, trong đó, một thành phần quan trọng là HBsAg - kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. HBsAg được tạo ra từ tế bào động vật và cũng có thể tìm thấy trong nấm men. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine này sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus viêm gan B. Ngoài ra, vaccine còn có khả năng ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh như xơ gan và [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-quan-ve-ung-thu-gan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-chuan-doan-benh-54596.html). Thực tế đã chứng minh rằng vaccine viêm gan B có hiệu quả đối với những người chưa từng nhiễm bệnh. Do đó, việc tiêm phòng viêm gan B nên diễn ra càng sớm càng tốt, giúp ngăn chặn virus viêm gan B xâm nhập cơ thể. * **Đối với người lớn:** Thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm vaccine. Nếu kết quả dương tính với viêm gan B, vaccine có thể không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kết quả âm tính thì nên tiêm vaccine ngay. Trong trường hợp cơ thể đã tự tạo kháng thể chống virus, việc tiêm vaccine có thể không cần thiết. * **Trẻ em:** Đối với trẻ sơ sinh, việc tiêm vaccine phòng viêm gan B nên được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đặc biệt, nếu người mẹ mắc viêm gan B, việc tiêm sớm có thể giúp ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Các liều tiêm tiếp theo sẽ được thực hiện vào 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng tuổi, sau đó tiêm một liều nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vaccine phòng ngừa gan B để được tư vấn cụ thể và đảm bảo tuân thủ lịch tiêm phòng thích hợp. ![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20191118_100952_150194_vacxin_max_1800x1800_Cropped_5bb4f4eeda.jpg) *Vaccine viêm gan có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh gan* Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? ---------------------------------------- ### Có nên tiêm vaccine viêm gan B trước khi mang thai hay không? Viêm gan B là một căn bệnh có thể được lây truyền từ mẹ sang con, chính vì vậy, những người phụ nữ có ý định mang thai cần xem xét việc tiêm [vaccine phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html). Dưới đây là một số lý do tại sao việc tiêm phòng vaccine trước khi mang thai là quan trọng: * **Nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi:** Nếu mẹ bị viêm gan B, tỷ lệ con sinh ra bị nhiễm viêm gan B là rất cao. * **Hệ miễn dịch yếu:** Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus. * **An toàn cho mẹ và bé:** Mặc dù chưa có chứng minh rõ ràng về việc vaccine viêm gan B không an toàn cho mẹ và bé, tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau tiêm có thể xảy ra tình trạng như sốt và nóng tại chỗ tiêm. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, việc tiêm phòng vaccine trước khi mang thai là một phương pháp tốt. Tóm lại, việc tiêm phòng vaccine viêm gan B trước khi mang thai là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. ![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/VIEM_GAN_B_Cropped_3ba17aca4d.jpg) *Nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai* ### Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? Các nghiên cứu cho thấy việc tiêm vaccine phòng viêm gan B nên được thực hiện ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng khoảng cách từ 1 đến 3 tháng cũng có thể được coi là thời gian an toàn và vaccine không ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Lịch tiêm vaccine cho người lớn có thể chọn một trong hai phương án sau: * **Tiêm 3 mũi:** Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng và mũi thứ ba cách mũi thứ hai khoảng 5 tháng. * **Tiêm 4 mũi:** Tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau khoảng 1 tháng và mũi cuối cùng tiêm sau 12 tháng kể từ mũi thứ ba. Sau 5 năm, nên thực hiện các xét nghiệm viêm gan B và tiêm một liều nhắc lại. Tuy nhiên, lịch tiêm này nên được tuân theo theo hướng dẫn của bác sĩ, vì từng trường hợp có thể có các chỉ định khác nhau. Trong trường hợp bạn đang trong quá trình tiêm vaccine và phát hiện đã mang thai, bạn nên ngưng tiêm và thực hiện việc theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sau khi sinh, bạn có thể tiếp tục tiêm những mũi vaccine còn thiếu nếu đảm bảo các yếu tố về mặt sức khỏe. ![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_mang_thai_can_chuan_bi_gi_chelaferrforte_1_Cropped_85266cd5b4.jpg) *Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai?* Những lưu ý khi tiêm vaccine viêm gan B --------------------------------------- Trong quá trình tiêm phòng vaccine viêm gan B, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: * **Xét nghiệm nhiễm virus:** Trước khi quyết định tiêm vaccine, nên tiến hành xét nghiệm để kiểm tra xem có nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu chưa nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn về lịch trình tiêm phòng cụ thể. Trong trường hợp đã nhiễm bệnh, việc tuân thủ phác đồ điều trị rất quan trọng để kiểm soát và giảm khả năng lây nhiễm sang thai nhi. * **Theo dõi sau tiêm:** Sau khi tiêm vaccine, nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng cơ thể. Điều này giúp phát hiện và đối phó kịp thời với bất kỳ phản ứng phụ nào, đặc biệt là nguy cơ [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). * **Hiệu quả và định lượng kháng thể:** Vaccine viêm gan B có hiệu quả lên đến khoảng 90%, nhưng mức độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Trong trường hợp đã tiêm phòng trong thời gian dài và có ý định mang thai, nên thăm khám bác sĩ để cân nhắc việc chích ngừa bổ sung. Tóm lại, phụ nữ có thể tiêm phòng vaccine ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Hãy tuân thủ lịch tiêm đã đề ra và thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để đảm bảo việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao và an toàn. Hy vọng bạn đã tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi "[Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phu-nu-tiem-viem-gan-b-sau-bao-lau-thi-co-thai.html)?" qua bài viết trên!
Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai?
19/08/2023
Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là đối với các mẹ bầu và trẻ sơ sinh vì tỉ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao. Chính vì thế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là rất quan trọng. Vậy bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là tốt nhất?
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Mắc uốn ván trong quá trình sinh sản là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh uốn ván ở phụ nữ và trẻ sơ sinh. Cách tốt nhất để phòng ngừa là tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Việc hiểu rõ bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào và những điều nên lưu ý đối với đối tượng này rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tìm hiểu về bệnh uốn ván ------------------------ Bệnh uốn ván là một bệnh rất nguy hiểm, gây cho người bệnh nhiều hệ lụy và có thể dẫn đến tử vong. Hiểu rõ về bệnh và cách phòng tránh là rất cần thiết. ### Bệnh uốn ván là gì? [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra bằng cách xâm nhập qua vết thương hở, từ đó ngoại độc tố tetanospasmin của vi khuẩn tiết ra sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến hệ thần kinh trung ương của vật chủ và gây ra các tình trạng bệnh như co thắt các cơ, đau và các vấn đề về hô hấp. ![Trả lời câu hỏi: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý? - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_cau_hoi_ba_bau_tiem_phong_uon_van_khi_nao_la_hop_ly_1_d6a3fe4b5a.jpg) *Vi khuẩn uốn ván thâm nhập qua vết thương* ### Các triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh uốn ván Hiện tại vẫn chưa có vẫn chưa có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán được sự hiện diện của vi khuẩn uốn ván ở người, việc chẩn đoán thường được dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Tùy thuộc triệu chứng mà bác sĩ sẽ xác định được thời kỳ bệnh mà người bệnh hiện mắc phải. * **Thời kỳ ủ bệnh:** Từ lúc có vết thương đến triệu chứng đầu tiên của bệnh như cứng hàm và hiện tượng này sẽ tăng lên nếu được kích thích. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 2 ngày đến 2 tháng. * **Thời kỳ khởi phát:** Triệu chứng chuyển từ cứng hàm thành xuất hiện các cơn co giật trên nền co cứng và tăng lên khi nhận được kích thích, ngoài ra bệnh nhân còn biểu hiện các cơn co thắt hầu họng - thanh quản. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 1 - 7 ngày. * **Thời kỳ toàn phát:** Các cơn co giật tăng lên thành co giật toàn thân liên tục khiến người bệnh rất đau, co thắt các nhóm cơ lẻ như thanh quản, hầu họng, cơ vòng khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt, bí đại - tiểu tiện. * **Thời kỳ lui bệnh:** Tình trạng co giật được giảm dần, các triệu chứng giảm bớt, bệnh nhân dần nuốt được, dễ thở và dễ đại - tiểu tiện hơn. ### Làm gì để phòng ngừa bệnh uốn ván tốt nhất? Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa uốn ván mà bạn có thể tham khảo: * Tiêm phòng vacxin uốn ván theo hướng dẫn của Bộ Y Tế đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. * Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường. * Sơ cứu vết thương đúng cách và ngay khi có vết thương. * Nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. * Khám sức khỏe định kỳ. Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý nhất? ------------------------------------------------- Mẹ và bé có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván khi sinh vì có thể nhiễm khuẩn từ dụng cụ cắt rốn, tay người đỡ đẻ, băng gạc không đảm bảo vô trùng. Hoặc sau khi đẻ, trẻ không được vệ sinh rốn sạch sẽ hay băng đầu rốn không được vô trùng khiến cho trẻ mắc [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-uon-van-ron-o-tre-em-43613.html). Tuy hiện nay đã có huyết thanh chống uốn ván nhưng việc điều trị vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả, tỷ lệ tử vong do uốn ván hiện nay vẫn trên 80% vậy nên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tiêm vacxin uốn ván là một trong những [điều cần lưu ý trước khi mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-luu-y-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-43252.html). Sau khi mẹ tiêm vacxin uốn ván kháng thể sẽ được truyền sang con, như vậy cả mẹ và con đều được bảo vệ an toàn. ![Trả lời câu hỏi: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý? - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_cau_hoi_ba_bau_tiem_phong_uon_van_khi_nao_la_hop_ly_2_90f26f92a6.jpg) *Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là thắc mắc của nhiều người* Theo quy định về tiêm phòng, bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào thì được hướng dẫn tùy theo trường hợp, nhưng phải thỏa các điều kiện như thời gian tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi phải phải tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày. **Với bà bầu mang thai lần đầu và hoàn toàn chưa tiêm phòng uốn ván:** Tiêm mũi 1 vào thời điểm thai đủ 24 tuần và mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng. **Với bà bầu mang thai lần 2:** * Khoảng cách lần mang thai thứ 2 trên 5 năm so với lần trước đó hoặc chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván ở lần mang thai đầu: Bà bầu nên tiêm 2 mũi uốn ván như lần đầu. * Khoảng cách lần mang thai thứ 2 dưới 5 năm và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi ở lần mang thai trước đó: Chỉ lần tiêm 2 mũi ở lần mang thai thứ 2 và thời gian tiêm ngừa tối thiểu phải trước khi sinh 1 tháng, các mẹ có thể tham khảo là khi thai nhi đủ 24 tuần tuổi. Bộ Y Tế quy định trong thời kỳ mang thai, các mẹ chỉ nên tiêm phòng uốn ván theo quy định và không được tiêm các mũi khác. Và khuyến cáo khoảng thời gian phù hợp nhất để tiêm phòng và vào 3 tháng giữa thai kỳ, vì 3 tháng đầu thai chưa ổn định và mẹ còn hay bị [ốm nghén](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/om-nghen-1308.html) vào thời kỳ này. Những địa điểm tiêm phòng uốn ván uy tín ---------------------------------------- Việc tiêm phòng uốn ván có thể ở các địa điểm như: Trung tâm Y tế dự phòng, các trạm y tế xã - phường nơi mẹ bầu sinh sống, các bệnh viện đa khoa hay bệnh viện sản, các Trung tâm tiêm chủng,... Nhưng tốt nhất, mẹ bầu nên chọn những nơi uy tín, có chứng nhận của Bộ Y Tế về tiêm chủng, cụ thể là bệnh uốn ván và tham khảo ý kiến của bác sĩ về [lịch tiêm phòng cho thai phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-cho-thai-phu-co-con-lan-dau-46317.html). Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng để bạn tham khảo. Đăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay: Mời quý khách [đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác: * Trung tâm tiêm chủng Long Châu quận 7. Địa chỉ: Số 224 Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, Quận 7. * Trung tâm tiêm chủng Long Châu TP Thủ Đức. Địa chỉ: Số 580 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức. Tư vấn ngay: 1800 6928 - nhánh phím số 2. Việc tiêm vacxin uốn ván có thể có một số tác dụng phụ như sưng, đau tại chỗ tiêm, sốt,... Đây chỉ là những triệu chứng thông thường sau khi tiêm, các mẹ có thể an tâm vì tác dụng nguy hiểm sau tiêm gần như không có. Mẹ bầu có thể chườm mát tại vị trí tiêm để giảm cảm giác đau nhức. ![Trả lời câu hỏi: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý? - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_cau_hoi_ba_bau_tiem_phong_uon_van_khi_nao_la_hop_ly_3_4f5e926691.png) *Sốt là triệu chứng bình thường sau khi tiêm vacxin uốn ván* Việc tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hy vọng bài viết vừa rồi giải đáp được những thắc mắc như [bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-ba-bau-tiem-phong-uon-van-khi-nao-la-hop-ly.html), giá cả và những điều lưu ý khi tiêm phòng vacxin uốn ván.
Giải đáp: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý?
11/08/2023
Tiêm vắc xin ngừa uốn ván là một trong những cách hiệu quả để giúp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào nhé!
[ "uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Vacxin", "tiêm phòng" ]
[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn clostridium tetani gây ra. Độc tố do vi khuẩn này gây ra sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong. Tiêm phòng vắc xin ngừa uốn ván là cách tốt nhất để tránh căn bệnh này. Uốn ván nguy hiểm như thế nào? ------------------------------ Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do sự phát triển của ngoại độc tố từ trực khuẩn uốn ván. Khi trực khuẩn này xâm nhập vào vết thương, ngoại độc tố sẽ được giải phóng vào máu và tấn công cơ thể, gây ra tình trạng co cứng cơ cùng với những cơn co giật. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ gây tử vong cao, có thể lên tới hơn 95% đối với trẻ sơ sinh. ![Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viec_tiem_vac_xin_ngua_uon_van_quan_trong_nhu_the_nao_3_a721509c4b.jpg) *Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn clostridium tetani gây ra* Trực khuẩn uốn ván tồn tại ở khắp nơi như trong đất cát, bụi, phân bón gia súc và gia cầm, cống rãnh, các vật dụng rỉ sét hoặc các dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng kĩ. Sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương, các ổ nhiễm trùng sẽ bắt đầu hình thành và gây bệnh uốn ván. Thông thường, quá trình ủ bệnh thường kéo dài từ 4 đến 21 ngày. Trong khoảng thời gian này, nguy cơ tử vong cao do [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-suy-ho-hap-ma-ban-nen-biet-51544.html), ngừng tim và [rối loạn thần kinh thực vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-69688.html) là rất lớn. Một số dấu hiệu khi bị uốn ván như: * Cảm giác khó thở, khó nuốt và có thể dẫn đến viêm phổi; * Đau đầu, xuất hiện tình trạng co giật; * Khớp hàm, cổ và vai cương cứng, lâu dần có thể dẫn đến co thắt cơ bắp. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị triệt để uốn ván, tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng co thắt cơ bắp bằng cách sử dụng thuốc an thần. Cách tốt nhất để giúp phòng ngừa uốn ván là tiêm vắc xin ngừa uốn ván. Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào? ------------------------------------------------------ Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao đạt từ 25 - 90%, riêng trường hợp uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh đạt mức tử vong vượt qua 95% ở trẻ sơ sinh. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ và tiêm mũi nhắc lại là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Hiện nay, vắc xin uốn ván thường được bào chế kết hợp cùng các loại vắc xin khác vô cùng tiện lợi, giúp cha mẹ quản lý lịch tiêm cho con dễ dàng hơn. ![Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viec_tiem_vac_xin_ngua_uon_van_quan_trong_nhu_the_nao_1_1fdec26e5d.jpg) *Tiêm vắc xin ngừa uốn ván là biện giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay* Có thế thấy rằng, việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván là một biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin uốn ván chỉ mang lại hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định chứ không tạo miễn dịch trọn đời. Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin mũi nhắc lại là hoàn toàn cần thiết để giúp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu. Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin ngừa uốn ván? -------------------------------------------------- Tiêm vắc xin phòng uốn ván là điều cần thiết đối với tất cả mọi đối tượng. Không phân biệt tuổi tác hay giới tính, loại vắc xin này đều quan trọng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Loại vắc xin này sẽ giúp tạo hệ miễn dịch toàn diện giúp phòng ngừa bệnh uốn ván, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như: * Phụ nữ đang [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html); * Những người làm công việc vệ sinh môi trường, cống rãnh hay nước thải công cộng; * Người làm vườn hoặc làm việc tại trang trại, trại chăn nuôi hoặc nông trường; * Công nhân làm việc xây dựng công trình; * Thành viên trong bộ đội và thanh niên xung phong. ![Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viec_tiem_vac_xin_ngua_uon_van_quan_trong_nhu_the_nao_2_8d07a605dd.jpg) *Hầu hết mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn đều cần tiêm vắc xin uốn ván* Tóm lại, vắc xin phòng uốn ván cần được áp dụng rộng rãi, bảo vệ cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người ở trong các nhóm có nguy cơ cao về bệnh uốn ván. Nên tiêm phòng vắc xin uốn ván vào thời điểm nào là tốt nhất? ------------------------------------------------------------- Tùy vào từng nhóm đối tượng sẽ có thời điểm tiêm phòng vắc xin khác nhau: ### Đối với trẻ em * Trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi: Tiêm 3 mũi vắc xin 5 in 1 (gồm uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt và HIB) hoặc 6 in 1 (gồm uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt, HiB, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html)). * Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm nhắc lại mũi vắc xin uốn ván, ho gà, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) (5 in 1 hoặc 6 in 1). * Sau khoảng 5 - 10 năm: Tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván để tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể. ### Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi) * Phụ nữ mang thai lần đầu: Tiêm 2 mũi nếu chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm. * Phụ nữ mang thai lần thứ 2: Tiêm 1 mũi nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước. * Khoảng cách giữa hai lần mang thai trên 5 năm hoặc tiêm 1 liều ở lần mang thai trước: Tiêm lại 2 liều như mang thai lần đầu. ### Người có nguy cơ mắc uốn ván cao Đối với những công nhân xây dựng, người làm vườn, làm ở trang trại, bộ đội hay thanh niên xung phong, nên tiêm miễn dịch 3 liều trong 6 tháng để bảo vệ trong khoảng 5 năm. Sau 5 - 10 năm nên tiêm nhắc lại 1 liều để duy trì tác dụng phòng bệnh. ### Người có vết thương * Nếu đã tiêm đủ và đúng lịch hoặc tiêm lại trong 5 năm, không cần tiêm thêm; * Nếu đã tiêm quá 5 năm và nghi ngờ nhiễm uốn ván: Tiêm 0.5ml vắc xin; * Nếu tiền sử không rõ, tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0.5ml vắc xin. 2 tuần sau, tiêm 0.5ml vắc xin và 1 tháng sau tiêm liều thứ 3 với 0.5ml. Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin cơ bản, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc [tiêm vắc xin ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html) quan trọng như thế nào. Đồng thời, biết được thời điểm nào nên tiêm vắc xin mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng đối tượng nhé!
Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào?
10/08/2023
Tiêm vắc xin được xem là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan B – một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Vậy sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? Những thực phẩm nào cần kiêng sau khi tiêm?
[ "Viêm gan b", "Phòng bệnh viêm gan b", "Bệnh gan", "Bệnh về gan", "Vacxin" ]
Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin về viêm gan B, việc tiêm phòng viêm gan B cũng như những lưu ý sau khi tiêm ngừa viêm gan B. Trong đó giải đáp câu hỏi: Chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nhé! Tìm hiểu về bệnh viêm gan B --------------------------- [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-benh-viem-gan-b-la-gi-va-cach-phong-ngua-23668.html) là bệnh nhiễm trùng gan do vi rút (HBV) gây ra. Bệnh viêm gan B chia thành hai loại, bao gồm viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính. Viêm gan B cấp tính là một bệnh xảy ra trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi một người tiếp xúc với vi rút viêm gan B. Có một số người bị viêm gan B cấp tính hoàn toàn không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Nhưng cũng có trường hợp bệnh viêm gan B cấp tính có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn cần phải nhập viện để điều trị. Một số người bị viêm gan B cấp, đặc biệt là những người bị nhiễm bệnh ở độ tuổi trưởng thành, có khả năng tự loại bỏ vi rút nhờ hoạt động của hệ thống miễn dịch và cơ thể được phục hồi hoàn toàn sau vài tháng mà không để lại bất kỳ di chứng nào. ![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_1_f329fbbf4a.jpg) *Bệnh viêm gan B gây ra bởi vi rút HBV* Khi viêm gan B cấp tính dẫn đến nhiễm trùng suốt đời được gọi là viêm gan B mãn tính. Theo thời gian, viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương gan, xơ gan, và ung thư gan. Viêm gan B ảnh hưởng đến sức khỏe của khoảng 296 triệu người, trong đó có hơn 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại sao cần tiêm ngừa viêm gan B? --------------------------------- Tiêm ngừa là cách tốt nhất để [ngăn ngừa viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huong-dan-cach-phong-benh-viem-gan-b-hieu-qua-nhat-23799.html). Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm đồng thời phòng tránh các bệnh nguy hiểm về gan như xơ gan, suy gan và ung thư gan có xu hướng phát triển từ viêm gan B. Thực tế cho thấy triển khai chương trình tiêm chủng phổ cập cho trẻ sơ sinh diễn ra ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao đã có đóng góp hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc viêm gan B mãn tính, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ giảm có hiệu quả từ 10% xuống chỉ còn 1%, giảm 1/2 tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào gan trong nhóm trẻ 6 - 14 tuổi. Đối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan B? ---------------------------------------- Những đối tượng nên tiêm phòng [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) bao gồm: * Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm chủng * Những người có nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ tình dục: Người có bạn tình bị bệnh viêm gan B, người quan hệ tình dục với nhiều người trong vòng 6 tháng gần đây, người đang điều trị hoặc là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nam giới có quan hệ với người cùng giới. * Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với máu của người tiêm chích ma túy, người sống chung với người bị viêm gan B, người sống hoặc làm việc trong các cơ sở dành cho người khuyết tật chậm phát triển, nhân viên y tế hoặc người làm việc trong các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm máu khi làm việc, người chạy thận nhân tạo. * Những người mắc bệnh tiểu đường từ 19 - 59 tuổi (Người mắc bệnh tiểu đường từ 60 tuổi trở lên nên tham vấn ý kiến bác sĩ về việc có nên tiêm vắc xin hay không). * Du khách quốc tế đến các quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao nên lưu ý. * Người nhiễm virus viêm gan C. * Người mắc bệnh gan mãn tính. * Người nhiễm HIV. * Các đối tượng có nhu cầu tiêm phòng với mục đích bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi sự lây nhiễm của virus viêm gan B. ![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_2_a61cb122ee.jpg) *Tiêm ngừa vắc xin HBV là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh viêm gan B* Những lưu ý sau khi tiêm ngừa viêm gan B ---------------------------------------- Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc "Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không?". Sau tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch cần thời gian tương tác với vắc xin để hình thành kháng thể, vì vậy trong thời gian đó cần hạn chế những hành động ảnh hưởng sức khỏe. [Lưu ý sau khi tiêm vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-viem-gan-b-24753.html) như sau: ### Ngủ sớm và ngủ đủ giấc Thức khuya chưa bao giờ là thói quen có lợi cho sức khỏe, thức khuya ảnh hưởng xấu đến tâm lý, gây rối loạn trao đổi chất và hệ thống thần kinh, suy giảm thị lực… Điều này càng không tốt khi hệ miễn dịch đang cần hoạt động mạnh mẽ để hình thành kháng thể chống lại vi rút. Do đó, cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể ngủ đủ giấc, điều này giúp sức khỏe sau khi tiêm được hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, ngủ sớm và ngủ đủ giấc cũng là một thói quen tốt cần được duy trì lâu dài. ![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_3_df56195fe7.jpg) *Ngủ sớm và ngủ đủ giấc giúp sức khỏe sau tiêm hồi phục nhanh chóng* ### Tránh làm việc quá sức Tác dụng phụ và ảnh hưởng của vắc xin có thể làm sức khỏe của người tiêm giảm sút, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Trong thời gian này, người tiêm cần giữ gìn sức khỏe, ngủ sớm và ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể cũng như hồi phục sức khỏe sau khi tiêm. Ngược lại, việc cố gắng làm việc quá sức trước và sau khi tiêm trong thời gian dài, không những làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe mà còn làm tác dụng phụ sau khi tiêm diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, sắp xếp cân bằng giữa công việc và chăm sóc sức khỏe là cần thiết cho người tiêm. ### Tránh sử dụng rượu bia sau khi tiêm vắc xin viêm gan B Rượu bia được biết đến là [thực phẩm không tốt cho gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thuc-pham-khong-tot-cho-gan-nhieu-nguoi-con-chua-biet.html), gây nhiều tác động tiêu cực đến chức năng gan. Gan chính là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất khi sử dụng bia rượu. Người thường xuyên sử dụng hay nghiện rượu bia có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan cao hơn bình thường. ![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_4_228c9966b5.jpg) *Kiêng uống rượu bia ít nhất 3 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất* Theo các chuyên gia có khuyến cáo, người tiêm vắc xin viêm gan B không nên uống rượu bia cả trước và sau khi tiêm. Dù rằng vắc xin viêm gan B ít gây tác dụng phụ nhưng sự có mặt của rượu bia có thể làm triệu chứng sau tiêm trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn thế nữa, việc sử dụng rượu bia sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt tác dụng phụ của vắc xin với phản ứng do rượu bia gây nên. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc-xin, nên kiêng uống rượu bia ít nhất 3 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn hiểu rõ hơn khi [tiêm ngừa viêm gan B có uống rượu bia được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-chich-ngua-viem-gan-b-co-uong-bia-duoc-khong.html). Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tiêm viêm gan B để có được sức khỏe tốt nhất.-
Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không?
06/08/2023
Việc chăm sóc sức khỏe của trẻ luôn là một vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không ít người phụ huynh vẫn còn lo lắng và băn khoăn về việc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Liệu điều này có an toàn và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé?
[ "Viêm gan b", "Phòng bệnh viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh gan", "Bệnh về gan" ]
Thông thường, trẻ sơ sinh cần tiêm liều vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả phòng ngừa viêm gan B cao hơn. Vậy trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về việc tiêm mũi viêm gan B đối với trẻ sơ sinh, những lợi ích, rủi ro khi tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh cũng như những trường hợp không nên tiêm và các biện pháp phòng ngừa khác. Tìm hiểu về tình trạng viêm gan B ở trẻ --------------------------------------- ### Các con đường lây truyền virus viêm gan B? Virus [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có khả năng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác thông qua các con đường sau: **Từ mẹ sang con**: Chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh. Trong thời kỳ này, virus có thể truyền qua cơ thể mẹ sang thai nhi, gây nguy cơ lây bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh. **Lây truyền viêm gan B từ trẻ này qua trẻ khác**: Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều nơi như nhà, bệnh viện, lớp học và các môi trường giao tiếp khác. Trẻ em có thể bị nhiễm virus thông qua sự tiếp xúc với các vết thương, trầy xước trên da, hoặc dịch tiết và niêm mạc có chảy máu của những trẻ khác bị nhiễm viêm gan B. **Lây truyền qua** [**truyền máu**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-tac-truyen-mau-la-gi-cac-phan-ung-truyen-mau-nguy-hiem-nhu-the-nao-63558.html) **hoặc tiêm chích**: Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn tồn tại nguy cơ lây truyền virus viêm gan B qua truyền máu hoặc tiêm chích, đặc biệt là khi sử dụng chung các vật dụng không được vệ sinh đảm bảo. **Virus viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục**: Nếu có quan hệ tình dục không an toàn và nam giới hoặc nữ giới có trầy xước hoặc tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết khác của cơ thể, cũng có nguy cơ lây truyền virus viêm gan B. ![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_1_15e369abda.jpg) *viêm gan B có khả năng lây từ mẹ sang con* ### Trẻ không được tiêm mũi viêm gan b sơ sinh có sao không? Viêm gan B có thể gây viêm và hoại tử tế bào gan mãn tính hoặc cấp tính. Thống kê cho thấy trên toàn cầu có hơn 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B, trong đó có hơn 400 triệu người mắc viêm gan B mạn tính. Mỗi năm, dự kiến có khoảng 1 triệu người tử vong do xơ gan hoặc [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html). Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao, chiếm khoảng 10-20%. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B dao động từ 10-16%, và tỷ lệ trẻ em nhiễm virus này là từ 2-6%. Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan B. Do đó, việc tiêm mũi phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh rất quan trọng để chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm gan B. Đối với trẻ sơ sinh không được tiêm mũi viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Thực hiện mũi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu tiêm vắc-xin trong 24 giờ sau khi sinh, khả năng phòng bệnh có thể đạt từ 85-90%. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm sẽ giảm dần qua từng ngày và sau 7 ngày không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh, việc tiêm không còn hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và ngăn ngừa sự lây lan của viêm gan B, việc tiêm mũi phòng ngừa cho trẻ sơ sinh là một biện pháp quan trọng và cần thiết. ![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_2_853e10f715.jpg) *Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh* Tiêm mũi vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh ------------------------------------------------ ### Trẻ bị ảnh hưởng gì khi không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh? Trẻ sơ sinh không tiêm mũi viêm gan B có thể gặp những hậu quả không mong muốn. Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ lên đến 100%, đặc biệt là khi trẻ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai mà không được tiêm mũi viêm gan B khi sinh ra, nguy cơ chuyển sang viêm gan B mạn tính rất cao. Việc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ là biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe cho con mà còn giúp hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm virus viêm gan B sang những người chăm sóc cho trẻ. ![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_3_630256f277.jpg) *Việc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh là cần thiết* ### Các phản ứng không mong muốn khi tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết và được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu. Phương pháp này đã được nhiều nước áp dụng, được xem là an toàn. Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ hoặc một số ít trường hợp có thể gặp sốc phản vệ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B, các mẹ cần lưu ý: * Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm tại điểm tiêm chủng và theo dõi sát sao trong 24 giờ sau đó. * Thông thường sau khi tiêm, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn. Do đó, hãy quan tâm nhiều hơn đến con, không nên cho trẻ nằm bú hay cho ăn khi bé còn thức. * Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp sốt nhẹ hoặc đau tại chỗ tiêm bị sưng tấy. Lúc này, cần chườm mát hay cho bé bú nhiều hơn để hạ sốt. * Nên theo dõi trẻ kỹ càng, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), người tím tái hoặc khó thở, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Việc thực hiện đầy đủ các lời khuyên trên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé, giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B. ![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_4_e9f678234e.jpg) *Sau khi tiêm mũi viêm gan B trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn* Những trẻ sơ sinh nào không nên tiêm mũi viêm gan B? ---------------------------------------------------- Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm quá. Tuy nhiên, trong thực tế, tại các bệnh viện, việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ sau sinh vẫn được khuyến cáo thực hiện ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian để thích nghi với môi trường bên ngoài. Nếu trẻ khỏe mạnh, bú tốt và có da hồng, tiêm phòng vắc xin viêm gan B sớm sau sinh vẫn có thể được thực hiện an toàn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân, trẻ bị ngạt khi sinh hoặc đang ốm sốt hay mắc các bệnh [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html)...thì không nên tiêm mũi viêm gan B sơ sinh. Trẻ sơ sinh rất dễ lây nhiễm viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác từ mẹ, đòi hỏi cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho phụ huynh rằng [trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-khong-duoc-tiem-mui-viem-gan-b-so-sinh-co-sao-khong.html) có sao không. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không?
21/07/2023
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus Nipah thường xảy ra ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong cao và gây những di chứng tàn phế nặng nề. Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm ra câu trả lời đúng cho vấn đề: "Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?"
[ "Viêm não nhật bản", "Vacxin", "Tiêm chủng", "viêm não", "Bệnh về não" ]
Hiện nay chúng ta có thể chủ động phòng ngừa [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-viem-nao-nhat-ban-la-gi-42019.html) thông qua việc tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí tiêm phòng, liệu viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân, đòi hỏi chúng ta tìm hiểu kỹ hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết được vị trí tiêm thích hợp. Viêm não Nhật Bản là gì? ------------------------ Trước khi tìm hiểu về vấn đề viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh viêm não Nhật Bản là một loại nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương do virus. Năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện và đặt tên cho bệnh này là viêm não Nhật Bản. Viêm não Nhật Bản có thể gây nguy hiểm và nguy cơ tử vong cho cả người lớn và trẻ em. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, nó có thể để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là ở trẻ dưới 15 tuổi. Nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi, chiếm 75% trên tổng số người mắc bệnh. ![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_2_3624760c29.jpeg) *Nhóm tuổi có nguy cơ bị bệnh cao nhất là trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi* Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện suốt năm, nhưng thường bùng phát mạnh mẽ vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản, vì vậy việc tiêm phòng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh và các rủi ro liên quan. Điều này giúp bảo vệ trẻ em trước nguy cơ nhiễm virus và đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của trẻ. Các đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản ------------------------------------------- Bệnh viêm não Nhật Bản đang có mức lưu hành cao nhất tại các tỉnh đồng bằng và vùng trung du miền Bắc trong nước. Các khu vực ghi nhận các ổ dịch chủ yếu là những nơi có nền nông nghiệp phát triển, thường kết hợp trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, hoặc là vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều cây ăn quả và nuôi lợn. Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người, mà phải thông qua muỗi Culex làm trung gian. Muỗi này hút máu từ động vật mang virus, thường là lợn, sau đó truyền bệnh cho con người qua vết muỗi đốt. Muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản được gọi là véc tơ truyền bệnh. Việc ăn uống chung, sử dụng đồ dùng chung, và tiếp xúc gần gũi hàng ngày với người bệnh không có khả năng gây lây bệnh. ![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_3_09009bd31c.png) *Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền thông qua muỗi Culex* Vì sao phải tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản? ---------------------------------------------- Trong suốt 20 năm qua, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã kiểm soát và giám sát dịch bệnh, và kết quả cho thấy virus viêm não Nhật Bản từng chiếm đến 61,3% trong số các ca viêm não (trong những năm 90). Tuy nhiên, sau khi Việt Nam triển khai tiêm chủng [vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-va-viet-nam-dang-dung-loai-nao-42066.html) rộng rãi cho trẻ, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10 - 15%. Trước đó, số lượng ca nhiễm bệnh hàng năm lên tới khoảng 200 - 300 trường hợp. Ngay cả sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, họ có thể vẫn mắc các di chứng về thần kinh như: Liệt, chậm phát triển thần kinh, mất khả năng ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, và cử động bất thường ngoài ý muốn như: Run rẩy và gồng cứng người. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện các di chứng rất muộn như: Động kinh và bệnh [Parkinson](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/parkinson-27.html). Việc tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch là một biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả cho trẻ, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và các biến chứng nguy hiểm sau này. ![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_1_574747e7e5.jpeg) *Tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản giúp giảm nguy cơ bị bệnh* Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? --------------------------------------------------------- Quy trình tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thực hiện dưới da, và không bao giờ được tiến hành qua tuyến mạch. Cụ thể, vị trí tiêm phòng thường là cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước bên đùi. Tiêm viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân đều đem lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, vị trí tiêm phòng cụ thể sẽ tuân thủ chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện cho người được tiêm. Quá trình tiêm phòng đòi hỏi phải đảm bảo vô trùng. Tâm nút nhôm phải được sát trùng toàn bộ bằng cồn iot và không được mở nút cao su. Để đảm bảo vô trùng hoàn toàn, cần sử dụng kim tiêm và bơm tiêm một lần riêng biệt cho mỗi người, hoặc dùng bơm kim tiêm một lần duy nhất. Lọ vắc xin cần được lắc kỹ trước khi sử dụng và chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ với điều kiện bảo quản vô trùng ở nhiệt độ 2 - 8°C. Đối với những người có trạng thái [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) tốt, nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra để tăng cường bảo vệ. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật từ những năm tháng đầu đời. Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm sớm và đúng lịch để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trong những đợt cao điểm dịch bệnh. ![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_4_f33360cd3a.jpeg) *Sử dụng kim tiêm và bơm tiêm một lần* Những điều cần lưu ý sau khi tiêm viêm não Nhật Bản --------------------------------------------------- Ngoài vấn đề viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân thì các bạn cũng cần tìm hiểu sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nên lưu ý gì? Có một số lưu ý quan trọng để bạn chú ý và tuân thủ: * Giám sát sau tiêm: Thường thì sau khi tiêm phòng, cần ở lại chờ trong 30 phút để được theo dõi và đảm bảo không có phản ứng phụ nghiêm trọng. Hãy ở lại trong phòng chờ sau khi tiêm và thông báo ngay lập tức cho nhân viên y tế nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ. * Vệ sinh sạch sẽ: Để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, không nên đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm. Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên và nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, lau người bằng nước ấm và có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. * Cảm giác đau nhẹ và sưng: Có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ hoặc sưng tại vị trí tiêm. Đây là một phản ứng thông thường và thường sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn. * Dấu hiệu phản ứng phụ: Trong một số trường hợp hiếm, có thể xuất hiện dấu hiệu phản ứng phụ như: Sốt, mệt mỏi, hoặc dấu hiệu dị ứng như: [Phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), ngứa, khó thở. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc không thoải mái, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất. * Tiếp tục theo dõi: Hãy tiếp tục giám sát sức khỏe của bạn sau khi tiêm phòng và tuân thủ các lịch tiêm chủng đề ra bởi nhà cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo bảo vệ sức khỏe tối ưu. ![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_5_25c11121b8.jpeg) *Có thể xuất hiện dấu hiệu phản ứng phụ như: Sốt, mệt mỏi* Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản kịp thời, đủ và đúng liều lượng là vô cùng quan trọng. Tuân thủ những lưu ý sau khi tiêm phòng cũng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bé. Hy vọng rằng thông qua bài viết này có thể giải đáp thắc mắc "[viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-tiem-vac-xin-phong-viem-nao-nhat-ban-tiem-o-tay-hay-chan.html)?". Đồng thời, các bậc cha mẹ sẽ nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, tìm được cơ sở tiêm chủng chất lượng, hiệu quả, an toàn cho bé yêu của mình.
Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?
17/07/2023
Vi khuẩn HIB - nguyên nhân gây viêm phổi và viêm màng não mủ rất dễ lây lan và dễ lây truyền qua các giọt hô hấp. Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi có nguy cơ cao mắc phải hai loại bệnh này. Việc tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ vì thế trở nên vô cùng cấp thiết để bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh cũng như gặp phải nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
[ "viêm phổi", "Vacxin", "bệnh phổi", "Viêm màng não mủ" ]
Trước khi có vắc-xin, [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) là nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở 25% trẻ em bị ảnh hưởng và gần 1/4 trường hợp viêm màng não. Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề. Sự có mặt của vắc xin HIB, nhắm vào vi khuẩn Haemophilus influenzae loại b, đóng vai trò là biện pháp bảo vệ mạnh mẽ chống lại hai căn bệnh nghiêm trọng là viêm phổi và viêm màng não mà nó gây ra. Tổng quan về HIB - Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ ------------------------------------------------------------------ Mối đe dọa gây ra bởi vi khuẩn HIB là rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Loại vi khuẩn này dễ lây lan cũng như dễ dàng lây truyền khi hắt hơi, ho. Bất kỳ trẻ nào thiếu khả năng miễn dịch với bệnh đều dễ bị tổn thương. Do đó, việc tiêm vắc-xin sớm và toàn diện chống lại HIB là chìa khóa để phòng ngừa bệnh này ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Viêm màng não do HIB có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ, bao gồm di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ kém, khả năng học tập giảm sút... Kể từ khi áp dụng vắc-xin HIB, dữ liệu giám sát cho thấy các trường hợp viêm màng não liên quan đến HIB đã giảm. Chủng ngừa chống HIB đã cứu nhiều trẻ em khỏi nguy cơ [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và viêm màng não do HIB cùng các biến chứng đe dọa tính mạng liên quan. Dấu hiệu nhận biết viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra ----------------------------------------------------------- Các triệu chứng của viêm phổi và viêm màng não liên quan đến HIB khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện giống viêm đường hô hấp trên như sốt cao (trên 39°C), sổ mũi, ho. Những dấu hiệu ban đầu này rất dễ nhầm với cảm cúm, viêm mũi họng hay [viêm phế quản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phe-quan-1271.html) thông thường. ![Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_phong_viem_phoi_va_viem_mang_nao_mu_1_b0a9a52acc.jpg) *Triệu chứng viêm phổi và viêm màng não liên quan đến HIB thường là sốt cao* Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ em có thể biểu hiện các triệu chứng sau: * Rối loạn nhận thức và tầm nhìn; * Khóc bằng đôi mắt vô cảm; * Nôn và từ chối cho ăn; * Bệnh [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html); * Co giật, thờ ơ hoặc thậm chí hôn mê. Nhận thức về các triệu chứng này là rất quan trọng để nhanh chóng xác định và can thiệp kịp thời, giảm thiểu rủi ro liên quan đến viêm phổi và viêm màng não do HIB. Bằng cách hiểu những hậu quả nghiêm trọng của nhiễm trùng HIB, sức mạnh của vắc-xin trong việc tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ, chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ con mình khỏi những nguy cơ viêm phổi, viêm màng não và hậu quả suy nhược của chúng. Vắc-xin Hib có tác dụng gì? --------------------------- Như đã đề cập bên trên, các mối nguy hiểm do vi khuẩn HIB gây ra và khả năng lây truyền dễ dàng của chúng qua các giọt hô hấp đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng dễ bị nhiễm HIB của trẻ em. Đồ chơi dùng chung bị nhiễm vi khuẩn HIB càng làm trầm trọng thêm nguy cơ, đặc biệt là ở những nơi như nhà trẻ và trung tâm chăm sóc ban ngày. Để chống lại mối đe dọa nghiêm trọng này, các biện pháp chủ động, bao gồm thực hành vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, nên được kết hợp với việc tiêm vắc-xin HIB có hiệu quả cao. Kể từ khi đưa vắc-xin HIB vào các chương trình tiêm chủng quốc gia vào năm 2000, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến HIB, chẳng hạn như viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), đã giảm đáng kể. Sự thành công của vắc-xin đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh các bệnh ở trẻ em, với việc vi khuẩn HIB không còn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm màng não ở trẻ em. Thành tựu vang dội này cho thấy tác động sâu sắc của vắc-xin trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh HIB, bảo vệ trẻ em khỏi các biến chứng suy nhược và thậm chí ngăn ngừa các hậu quả gây tử vong. ![Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_phong_viem_phoi_va_viem_mang_nao_mu_3_d8e7cbbd9e.jpg) *Việc tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ là rất cần thiết* Vắc-xin HIB hoạt động như một lá chắn mạnh mẽ chống lại sự nguy hiểm của vi khuẩn HIB. Bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, nó chuẩn bị cho hệ thống miễn dịch nhận biết và chống lại mầm bệnh HIB xâm nhập. Cơ chế bảo vệ này làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HIB và sự phát triển sau đó của viêm phổi và viêm màng não cùng các bệnh liên quan đến HIB khác. Với việc thực hiện tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ thông qua vắc xin HIB, cha mẹ có thể yên tâm con được tăng cường sức đề kháng trước những nguy cơ do vi khuẩn HIB gây ra. Bằng cách tuân thủ các chương trình tiêm chủng quốc gia và tuân theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị, trẻ em sẽ được bảo vệ toàn diện, củng cố sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của trẻ. Các loại vắc xin tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ --------------------------------------------------------- Bản chất dễ lây lan của vi khuẩn HIB, cùng với sự phổ biến của chúng trong các môi trường chung như nhà trẻ và trường mẫu giáo, đòi hỏi phải có các biện pháp chủ động để bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra. Tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ do HIB gây ra là rất quan trọng với các loại vắc-xin có sẵn hiện nay bao gồm: ### Vắc xin Pentaxim 5 trong 1 và Infanrix Hexa 6 trong 1 Vắc xin Pentaxim 5 trong 1 và Infanrix Hexa 6 trong 1 mang lại khả năng phòng vệ mạnh mẽ chống lại nhiều bệnh. Các vắc-xin này không chỉ bảo vệ chống lại [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) và bại liệt mà còn bảo vệ chống lại bệnh viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra. Bằng cách kết hợp các loại vắc xin này thành một mũi tiêm duy nhất, trẻ em sẽ nhận được lợi ích của việc tiêm chủng nhiều lần đồng thời giảm thiểu sự khó chịu và tiết kiệm thời gian cho gia đình. ![Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_phong_viem_phoi_va_viem_mang_nao_mu_91ad4cca84.jpg) *Ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn HIB bằng các loại vắc-xin có sẵn hiện nay* ### Vắc xin Pentaxim và Infanrix Hexa Lịch tiêm chủng được khuyến cáo đối với vắc xin Pentaxim và Infanrix Hexa bao gồm việc tiêm vào lúc trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi, với một liều nhắc lại thường được tiêm vào lúc 16 - 18 tháng. Lịch trình này đảm bảo bảo vệ sớm và lâu dài chống lại các bệnh khác nhau, bao gồm viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra. ### Vắc xin Quimi-Hib Vắc xin Quimi-Hib chủ yếu được sử dụng để tiêm nhắc lại cho trẻ em trên 1 tuổi đã tiêm liều thứ tư của vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (chẳng hạn như Quinvaxem, Pentaxim hoặc Infanrix Hexa). Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc dịch vụ thường bao gồm các thành phần HIB trong các vắc xin phối hợp này. Do đó, trẻ đã tiêm đủ mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thì không cần tiêm Quimi-Hib nữa. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp cha mẹ hiểu thêm về bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB gây ra cùng những biến chứng nặng nề mà nó để lại. Bệnh có thể chủ động được bằng cách tiêm vắc xin HIB, do đó, việc [tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-phong-viem-phoi-va-viem-mang-nao-mu.html) nhất định cha mẹ không được lơ là. Thay vào đó, hãy tận dụng lợi thế của những loại vắc-xin mạnh mẽ này để bảo vệ con mình khỏi những rủi ro do vi khuẩn HIB gây ra. Hãy nhớ rằng, tiêm chủng là nền tảng của việc phòng ngừa bệnh tật, mang lại sự bảo vệ toàn diện và lâu dài cho sức khỏe của con bạn. Tham khảo thêm: [Viêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-phoi-bam-sinh-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua.html)
Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ
06/08/2023
Việc tiêm phòng viêm gan B đã trở thành một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ.
[ "Viên gan b", "Phòng bệnh viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh về gan", "Bệnh gan" ]
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về viêm gan B, con đường lây nhiễm và việc tiêm phòng viêm gan B hiệu quả. Đồng thời, bài viết cũng sẽ giải đáp những thắc mắc về việc tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé! Tìm hiểu về tiêm phòng viêm gan B --------------------------------- ### Bệnh viêm gan B là gì? [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một loại virus HBV gây ra làm tổn thương gan cấp tính và mạn tính, đồng thời dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm. Virus viêm gan B tồn tại trong máu và các chất dịch khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa, tinh dịch và dịch âm đạo. Tuy nhiên, để lây lan và tạo nên nguy cơ nhiễm trùng, virus cần phải tiếp xúc với cơ thể thông qua 3 con đường chính là máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. ![Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_1_ffc554f17e.jpg) *Virus HBV là nguyên nhân gây viêm gan B* ### Vắc xin viêm gan B là gì? Vắc xin viêm gan B hoạt động bằng cách kích thích cơ thể thông qua kháng nguyên HbsAg (một phần của virus HBV) - nguyên nhân gây nên viêm gan B. Loại vắc xin này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch sản xuất kháng thể đối phó với virus viêm gan B. Ngoài việc ngăn chặn sự lây truyền của virus, vắc xin còn có khả năng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như [xơ gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xo-gan-la-gi-cac-giai-doan-phat-trien-va-dau-hieu-nhan-biet-benh-som-47776.html) hay [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html). Vắc xin viêm gan B mang lại hiệu quả đối với những người chưa mắc bệnh. Do đó, việc tiêm phòng sớm giúp ngăn chặn khả năng xâm nhập của virus viêm gan B vào cơ thể. Tiêm phòng viêm gan B trong sức khoẻ sinh sản --------------------------------------------- ### Virus viêm gan B lây truyền như thế nào qua đường tình dục? Virus viêm gan B có khả năng lây truyền qua đường tình dục, chủ yếu thông qua tiếp xúc với các dịch lỏng như dịch âm đạo, tinh dịch hoặc máu của những người mắc bệnh. Sự nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục từ virus viêm gan B cao đáng kể. Các hình thức quan hệ tình dục có khả năng gây ra chảy máu hoặc tổn thương niêm mạc cơ thể càng tăng nguy cơ lây nhiễm bao gồm quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ đồng giới nam, quan hệ tình dục qua đường miệng, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau… ![Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_2_9b7234769a.jpg) *Virus viêm gan B lây qua đường tình dục là phổ biến* ### Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ? Trong thực tế, để đạt hiệu quả phòng ngừa viêm gan B tốt nhất, việc tiêm đủ 3 liều vắc xin là một điều quan trọng. Do đó, tỷ lệ nhiễm virus HBV qua hoạt động tình dục vẫn rất cao nếu chưa tiêm đủ liều. Sau 6 tháng kể từ khi tiêm liều thứ 3, cơ thể mới đủ khả năng miễn dịch lên đến 95%. Điều này làm giảm nguy cơ lây truyền virus HBV từ bạn tình một cách tối đa. Cơ thể sẽ tự động sản xuất kháng thể chống lại virus HBV nếu chúng xâm nhập. Trong trường hợp bạn chưa tiêm đủ 3 liều vaccine nhưng vẫn muốn có quan hệ tình dục, việc sử dụng bao cao su là rất quan trọng. Biện pháp này giúp hạn chế tiếp xúc với các chất lỏng như dịch âm đạo, tinh dịch hoặc máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus viêm gan B và [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-benh-pho-bien-lay-qua-duong-tinh-duc-nguy-hiem-47470.html) qua đường tình dục khác. Đặc biệt, phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm vắc xin ngăn ngừa viêm gan B trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Việc này đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Khoảng thời gian này cũng là thời điểm an toàn để vắc xin không có tác động tiêu cực đối với quá trình mang thai ![Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_3_0bb8db5853.jpg) *Sau khi tiêm phòng viêm gan B cần có thời gian để vắc xin phát huy tác dụng* Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B ---------------------------------------------- Tiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất cho những người nhiễm virus. Nếu tuân thủ lịch trình tiêm đầy đủ, vắc xin viêm gan B có khả năng bảo vệ lên tới 95% đối với cả người trưởng thành và trẻ em. Khi đạt độ tuổi khoảng 40, khả năng bảo vệ vẫn ở mức khoảng 90%. Thời gian hiệu quả của kháng thể HbsAb phụ thuộc vào từng người và thời gian tiêm chủng. Ngoài ra, để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi căn bệnh viêm gan B, mỗi người cần thực hiện các biện pháp sau: * Bổ sung kiến thức về virus viêm gan B. * Không quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ, trừ khi bạn chắc chắn rằng đối tác không mắc [HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hiv-la-gi-hiv-xam-nhap-vao-co-the-ton-tai-bao-lau-67647.html), HBV hoặc các bệnh truyền nhiễm khác qua đường tình dục. * Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ qua đường hậu môn hoặc âm đạo. * Khi thực hiện các thủ thuật y tế như phẫu thuật hoặc tiêm xăm tại cơ sở y tế, hãy đảm bảo cơ sở có uy tín và sử dụng dụng cụ được khử trùng sạch sẽ. Tránh sử dụng chung kim tiêm và khi cần phải sử dụng kim tiêm hãy đảm bảo kim tiêm vô trùng. * Kiểm tra khả năng bảo vệ từ kháng thể HbsAb và tiêm vắc xin viêm gan B trước khi đi du lịch đến các vùng có dịch. * Trong trường hợp mang thai, hãy xét nghiệm viêm gan B để có biện pháp can thiệp kịp thời và tránh lây nhiễm cho thai nhi. ![Tiêm phòng viêm gan b sau bao lâu thì được quan hệ? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_4_63ea9367d0.jpg) *Sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục* Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về việc [tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-viem-gan-b-co-quan-he-duoc-khong-nhung-dieu-can-biet.html). Lưu ý rằng nguy cơ nhiễm viêm gan B có thể tồn tại ở bất kỳ nơi nào, do đó, việc duy trì ý thức phòng ngừa và bảo vệ cho bản thân cùng gia đình là cực kỳ quan trọng.
Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ?
19/06/2023
Việc tiêm chủng cho trẻ là một vấn đề vô cùng cần thiết, có tác dụng vừa giúp trẻ phòng chống các loại bệnh nguy hiểm vừa tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với vacxin 5 trong 1 hay vacxin 6 trong 1 đều có chung một mục đích đó là giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Vậy vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?
[ "Vacxin", "Tiêm chủng", "tiêm phòng" ]
Ngày nay, việc tiêm chủng mở rộng đã tiến triển tiêm 12 loại vacxin cho trẻ. Dù là tiêm chủng miễn phí hay là dịch vụ đều có tác dụng ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm. Trong đó, không ít người đang thắc mắc loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thắc mắc này nhé. Tác dụng của việc tiêm chủng vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 ---------------------------------------------------------- Trước khi tìm hiểu về vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau thì hãy cùng Long Châu điểm qua một số tác dụng của việc tiêm chủng hai loại vacxin này nhé! Vacxin hỗn hợp ví dụ như vacxin 5 trong 1 hay 6 trong 1 - loại vacxin có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ có trong cùng 1 mũi tiêm. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), 6 loại bệnh nguy nguy hiểm đó là: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi hoặc viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra. Đây là những căn bệnh tỷ lệ mắc ở trẻ sơ sinh rất lớn, hậu quả mà nó để lại rất lớn, nguy cơ tử vong rất cao, hoặc để lại những di chứng về tâm thần kinh cũng như về vận động. Và từ khi trẻ em được tiêm chủng loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1, đã có tác dụng làm giảm hàng trăm, hàng nghìn lần tỷ lệ tử vong do các loại bệnh này gây ra. Cụ thể như sau: * Với vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa và vacxin 6 trong 1 Hexaxim sẽ phòng ngừa đủ 6 loại bệnh đó là bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các loại bệnh liên quan do HIB gây ra. * Vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ phòng ngừa các bệnh trên, ngoại trừ bệnh viêm gan B. Vì vậy, ngoài tiêm loại vacxin này trẻ cần được tiêm thêm vacxin viêm gan B. * Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five tương tự như vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ phòng ngừa các bệnh trên ngoại trừ bệnh bại liệt. Vì vậy, ngoài tiêm vacxin này thì trẻ cần uống thêm vacxin phòng ngừa [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html). Ngoài ra, hai loại vacxin hỗn này đều được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở nên, đồng thời đều cần phải tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ nhỏ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng, cộng thêm 1 mũi tiêm nhắc lại. ![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_1_5edc718b9c.jpg) *Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều cần tiêm mũi nhắc lại* Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? ---------------------------------------------- Về cơ bản vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều những mũi vacxin tổng hợp, các tác dụng ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm hay gặp có trong 1 mũi tiêm chủng. Vậy vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? ### Vacxin 5 trong 1 Vacxin 5 trong 1 khá phổ biến nhưng nhiều người chưa biết đến thông tin của chúng. Trên thị trường ngày nay vacxin 5 trong 1 có nhiều loại khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Nhà thuốc Long Châu cung cấp cho bạn đọc các thông tin như sau: * **Về tác dụng phòng chống bệnh:** Vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ phòng ngừa các bệnh trên, ngoại trừ bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html); vì vậy ngoài tiêm loại vacxin này trẻ cần được tiêm thêm vacxin viêm gan B. Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five tương tự như vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ phòng ngừa các bệnh trên ngoại trừ bệnh bại liệt; vì vậy ngoài tiêm vacxin này thì trẻ cần uống thêm vacxin phòng ngừa bại liệt. * **Về thành phần ho gà:** Vacxin ComBE Five là loại toàn tế bào, còn vacxin Pentaxim là loại vô bào. * **Về nơi sản xuất:** Vacxin 5 trong 1 Pentaxim là của Pháp và Canada, vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five là của Ấn Độ, vacxin 5 trong 1 Quinvaxem là của Hàn Quốc. Tuy nhiên vacxin Quinvaxem đã ngừng sản xuất. * **Về lịch tiêm:** Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng, mũi tiêm nhắc lại khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi. * **Về nơi tiêm:** Đối với vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five có thể tiêm chủng ở các sở y tế công lập hoặc các trạm y tế của xã, phường và thị trấn. Đối với vacxin 5 trong 1 Pentaxim tiêm dịch vụ ở các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập. * **Về chi phí:** Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five sẽ được tiêm miễn phí bởi vì đây là loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Còn vacxin 5 trong 1 Pentaxim có giá dao động từ 785.000 đồng. ### Vacxin 6 trong 1 Vậy còn vacxin 6 trong 1 thì sao? Chúng khác loại vacxin 5 trong 1 ở những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé! * **Về tác dụng phòng chống bệnh:** Với vacxin 6 trong 1 sẽ phòng ngừa đủ 6 loại bệnh đó là bạch hầu, ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html), bại liệt, bệnh viêm gan B và bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra. * **Về thành phần ho gà:** Đây là loại vô bào. * **Về nơi sản xuất:** Vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa là của Bỉ, vacxin 6 trong 1 Hexaxim là của Pháp. * **Về lịch tiêm:** Trẻ cũng được tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi, mũi tiêm nhắc lại khi trẻ từ 16 - 18 tháng tuổi. * **Về chi phí:** Tiêm vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa có giá dao động từ 915.000 đồng, còn vacxin 6 trong 1 Hexaxim có giá dao động từ 1.015.000 đồng. ![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_2_43c634854f.jpg) *Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau là thắc mắc của nhiều gia đình khi tiêm phòng cho trẻ* ### Phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 Vì vacxin ComBE Five thuộc loại thành phần ho gà toàn tế bào cho nên sau khi tiêm chủng sẽ có phản ứng nặng hơn so với tiêm vacxin chứa thành phần ho gà vô bào như: Vacxin Pentaxim, vacxin Infanrix hexa hoặc vacxin Hexaxim. Theo khuyến cáo của WHO, tất cả các trẻ đều cần phải tiêm chủng đầy đủ để phòng chống 6 bệnh nguy hiểm. Dù cho trẻ tiêm loại vacxin nào cũng cần phải cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi cơ bản trước 12 tháng tuổi. Trong trường hợp khi trẻ tiêm mũi hết thì những mũi sau trẻ có thể tiêm những loại vacxin còn lại. Và việc tiêm hỗn hợp các loại vacxin đã kể trên đều giúp trẻ phòng ngừa bệnh tốt. Một số lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1 cho trẻ ------------------------------------------------------------------ Khi đưa trẻ đi tiêm vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 cần lưu ý một số điều sau: * Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vacxin đúng thời hạn, không trì hoãn lịch tiêm chủng quốc gia. * Các bậc phụ huynh nên chọn lựa những cơ sở y tế thực hiện đầy đủ 4 quy trình tiêm chủng bao gồm: Khám sàng lọc trước khi tiêm, tiêm, theo dõi tình trạng sau tiêm và nhân viên y tế kiểm tra sức khoẻ sau khi tiêm chủng. * Khi trẻ có chỉ định tiêm chủng do 1 nguyên nhân nào đó, cần liên hệ ngay với đơn vị tiêm chủng để trẻ có thể được tiêm vacxin. * Khi đi tiêm vacxin cần mang đầy đủ giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng của trẻ bao gồm sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng. Ngoài ra nên mặc quần áo dễ cởi để tiện cho việc tiêm chủng của trẻ. * Sau khi tiêm xong nên cho trẻ ở lại trong vòng 30 phút để theo dõi tình trạng của trẻ. * Sau khi tiêm chủng khoảng một vài giờ mà trẻ bị sốt, cộng thêm tình trạng quấy khóc, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, chườm cho trẻ khăn ẩm để làm mát, tuyệt đối không được chườm đá hoặc nước lạnh. * Sau khi tiêm về, các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, lưu ý đo thân nhiệt của trẻ. Bên cạnh đó, còn phải phải theo dõi sức khoẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ ít nhất trong vòng 24 giờ. * Khi trẻ có những biểu hiện không ổn định sau tiêm chủng như: Sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), khó thở, người tím tái, quấy khóc dai dẳng và kéo dài… thì đưa ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời. * Không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi sức trẻ có vấn đề như cảm lạnh, sốt, vàng da, phát ban, chàm… ![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_3_2e7105fde9.jpg) *Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm chủng* Trên đây là một số thông tin việc tiêm chủng vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1. Hi vọng qua bài viết có thể giúp người đọc nắm rõ hơn về vấn đề [vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html). Dù là tiêm loại vacxin nào, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số điều trước và sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho con.
Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?
05/09/2023
Tùy từng loại vắc xin uốn và tùy từng đối tượng tiêm, lịch tiêm và liều tiêm được quy định khác nhau. Chúng ta cần tiêm đủ mũi để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vậy chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?
[ "tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván" ]
[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh gây ra bởi độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên là Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này phát triển trong điều kiện yếm khí và đặc trưng bởi những cơn co cứng cơ kèm cảm giác đau ở các mức độ khác nhau. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Đây là lý do mỗi người trong chúng ta nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhưng liệu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Tại sao nên tiêm phòng uốn ván? ------------------------------- Trước khi giải đáp tiêm uốn ván 1 mũi có được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu việc tiêm phòng uốn ván quan trọng thế nào. Việc tiêm phòng uốn ván là cần thiết đối với bất cứ ai trong chúng ta, không phân biệt lớn nhỏ. Lý do là: ### Uốn ván là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao Uốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, bệnh ập đến bất ngờ, gây triệu chứng nặng và diễn tiến nhanh chóng. Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani sinh ra một độc tố cực mạnh có tên là tetanospasmin. Sau khi người bệnh bị thương và bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, các triệu chứng bệnh sẽ khởi phát trong vòng 3 ngày đến 3 tuần. Triệu chứng đầu tiên của bệnh uốn ván có thể là cứng hàm, sau đó là cơ cứng các cơ toàn thân, co giật toàn thân. Cuối cùng, vi khuẩn uốn ván khiến người bệnh tử vong vì suy hô hấp, ngừng tim, rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong ở những người mắc uốn ván từ 25 - 90%. Trẻ em và người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất. ![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_1_ac0ddebc8a.jpg) *Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể người qua vết thương* ### Uốn ván dễ lây nhiễm Thông tin về việc tiêm phòng uốn ván nói chung và chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không nói riêng được nhiều người quan tâm vì đây cũng là bệnh dễ lây nhiễm. Vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong môi trường đất, chúng kháng hầu hết các loại [thuốc sát trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/thuoc-da-lieu/thuoc-khu-trung-and-sat-trung-da), chịu nhiệt tốt và có thể tồn tại trong môi trường 40 năm. Vi khuẩn uốn ván lây truyền qua các vết thương bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Vết thương bị nhiễm trùng uốn ván có thể là vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương nhỏ. Nhưng thống kê cho thấy những ca mắc uốn ván từ vết thương nhỏ có xu hướng gia tăng do người bệnh chủ quan hoặc không xử lý vết thương đúng cách. Đối tượng nào cần tiêm phòng uốn ván? ------------------------------------- Việc tiêm phòng uốn ván thực sự cần thiết vì mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Do vắc-xin uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời. Theo thống kê, nam giới trong độ tuổi trung niên hiện đang là đối tượng mắc uốn ván nhiều hơn cả. Lý do là bởi họ thường xuyên phải làm những công việc có nguy cơ cao và đây cũng là nhóm đối tượng ít được chích uốn ván nhất. Với những nhóm đối tượng sau nên tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh uốn ván: * **Phụ nữ mang thai:** [Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Theo thống kê, tỉ lệ tử vong do bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là trên 90%. Vi khuẩn dễ tấn công vào cơ thể của trẻ thông qua thao tác cắt rốn bằng các dụng cụ đỡ đẻ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng dễ mắc phải bệnh do trong quá trình chuyển dạ sinh nở. * **Người làm nông:** Đây là người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao, do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân gia súc, gia cầm,... có chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Trong khi làm việc, nếu các vết thương hở tiếp xúc với đất, cát dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. * **Công nhân xây dựng:** Đây cũng là đối tượng cần phải tiêm vắc xin uốn ván để đề phòng tai nạn nghề nghiệp. Tiêm uốn ván ngay trong 24 giờ cho những người vừa tiếp xúc với nguy cơ như sắt thép, kim loại,... ![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_2_1c5cbbd65d.jpg) *Các bác sĩ sẽ tư vấn liều tiêm và lịch tiêm phù hợp với từng đối tượng* Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? ------------------------------------ Quay trở lại với câu hỏi chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không, theo các chuyên gia, không có câu trả lời có hoặc không chính xác trong trường hợp này. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên chúng ta nên tiêm đủ mũi vắc xin theo hướng dẫn từ nhà sản xuất của từng loại. Không nên tiêm uốn ván 1 mũi vì chỉ khi tiêm đủ mũi, hiệu quả bảo vệ mới đạt mức cao nhất. Việc tiêm đầy đủ các mũi uốn ván có thể mang đến hiệu quả bảo vệ cao đến hơn 95% cho con người. Nếu chỉ tiêm một mũi, cơ thể vẫn có thể tạo ra miễn dịch. Nhưng miễn dịch được tạo ra từ mũi tiêm đầu tiên thường chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn nhất định. Lúc này, nguy cơ mắc uốn ván vẫn cao. Để có thể tạo miễn dịch suốt đời, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không những cần tiêm đủ số mũi mà còn nên tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm. Lịch tiêm và số mũi tiêm uốn ván -------------------------------- Vậy cần tiêm bao nhiêu mũi vắc xin uốn ván và lịch tiêm thế nào phụ thuộc vào từng đối tượng và từng loại vắc xin. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm phòng uốn ván như dưới đây: ### Với người có vết thương nhưng chưa từng tiêm phòng uốn ván Nhóm đối tượng này cần tiêm vắc xin uốn ván đủ 4 lần tiêm với 5 mũi tiêm gồm: * Mũi 1 và 2 cần tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị thương. Mũi 1 bệnh nhân sẽ được tiêm huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV và mũi 2 tiêm vắc xin VAT. Hai mũi đầu tiên cần tiêm trong cùng ngày vì cơ thể người bệnh sẽ sinh kháng thể sau 15 ngày tiêm vắc xin. Họ cần được tiêm huyết thanh để phòng bệnh tức thì. Khoảng sau 10 ngày huyết thanh hết tác dụng thì vắc xin đã đủ thời gian để giúp cơ thể sản sinh kháng thể. * Mũi vắc xin thứ 3 cần tiêm sau đó 30 ngày. * Mũi thứ 4 tiêm cách mũi thứ 2 khoảng 2 tháng. * Mũi thứ 5 cần tiêm sau mũi uốn ván thứ 4 khoảng 1 năm. Tiêm đủ 5 mũi vắc xin kể trên, cơ thể đã có thể sinh đủ kháng thể để phòng bệnh trong khoảng thời gian 5 năm. ![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_3_5ed25a78bc.jpg) *Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không đến đây bạn đã biết rồi chứ?* ### Với người tiêm vắc xin uốn ván dự phòng Nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm uốn ván dự phòng như người làm nông, công nhân xây dựng,... Loại vắc xin phù hợp với họ là vắc xin VAT với lịch tiêm mũi thứ nhất sớm nhất có thể. Mũi thứ 2 tiêm cách mũi đầu 30 ngày. Mũi thứ 3 tiêm cách mũi 2 từ nửa năm đến 1 năm. Mũi 4 tiêm cách mũi 1 khoảng 5 năm và mũi 5 tiêm cách mũi 1 khoảng 10 năm. ### Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ và thai phụ Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm đủ 5 mũi vắc xin là có thể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh lên đến 98 - 100% trong suốt độ tuổi sinh đẻ. Bà bầu tiêm uốn ván đủ 2 mũi là có thể bảo vệ mẹ và đảm bảo trẻ sơ sinh không bị uốn ván sau sinh. Để phòng bệnh suốt đời, thai phụ cần tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm. Ngay sau khi biết việc tiêm đủ số mũi tiêm vắc xin uốn ván quan trọng thế nào, bạn có thể đến các cơ sở uy tín để [tiêm uốn ván mũi thứ 2](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-mui-2-muon-co-sao-khong.html). Nếu tiêm mũi thứ 2 muộn hơn so với lịch chuẩn bạn cũng không cần quá lo lắng vì bên trong cơ thể đã có kháng thể. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp. Riêng phụ nữ mang thai cần lưu ý không tiêm bù mũi vắc xin uốn ván khi đã gần đến ngày sinh. Việc này để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng bởi các thành phần của vắc xin vào khi chào đời. ![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_4_25e8ca4c1c.jpg) *Phụ nữ mang thai không được tự ý tiêm bù vắc xin uốn ván* Qua bài viết này, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin về việc [chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong.html). Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính cực nguy hiểm. Chủ động tiêm phòng đầy đủ không chỉ là cách mỗi chúng ta tự bảo vệ minh. Đây còn là cách để tạo miễn dịch cộng đồng hiệu quả. Hãy đến các địa chỉ uy tín để tiêm phòng uốn ván đầy đủ nhất bạn nhé! Xem ngay: [Tiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html)
Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?
23/04/2023
Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh và có biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và gia đình là một trong những cách tốt nhất. Vậy có những loại vaccine cho người cao tuổi nào?
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin" ]
Tiêm vaccine là một cách bảo về sức khỏe hiệu quả, đặc biệt là cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Đâu là những loại vaccine cho người cao tuổi hiện nay và đâu là vaccine mà người cao tuổi nên tiêm? Hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết này của nhà thuốc Long Châu nhé! Vaccine là gì? -------------- Vaccine là chế phẩm có tính chất kháng nguyên, nguồn gốc từ loài vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương tự vi sinh vật gây bệnh, được bào chế và đảm bảo an toàn. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể tăng cường hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh trong tương lai. Nhờ có vaccine mà nhiều người tránh được những căn bệnh truyền nhiễm, người được tiêm chủng không bị mắc bệnh hay những di chứng của bệnh. ![Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_la_gi_nhung_loai_vaccine_cho_nguoi_cao_tuoi_1_70985cc625.jpg) *Tiêm vaccine là một trong những cách tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi* Hiện nay có 5 loại vaccine đó là: * **Vaccine giải độc tố:** Loại vaccine này được sản xuất từ ngoại độc tố của tác nhân gây bệnh, bằng cách làm mất tính độc và giữ nguyên được tính kháng nguyên. Khi vaccine tiến vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các kháng thể một cách tự nhiên. Ví dụ như vaccine bạch hầu, uốn ván... * **Vaccine bất hoạt (chết):** Được sản xuất từ vi sinh vật đã chết, việc sử dụng sẽ an toàn và ổn định hơn vaccine sống. Các kháng nguyên chủ yếu kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, vaccine bất hoạt đáp ứng yếu hơn nên phải chia thành nhiều đợt tiêm hoặc tiêm nhắc lại để duy trì. Ví dụ như vaccine ho gà, vaccine tả... * **Vaccine sống giảm động lực:** Sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống vi sinh vật gây bệnh đã làm giảm động lực và không còn khả năng gây bệnh. Vaccine sống thường tạo ra miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều. Ví dụ: Vaccine thương hàn, vaccine sởi... * **Vaccine tách chiết:** Kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật gây bệnh. * **Vaccine tái tổ hợp:** Với công nghệ hiện đại ngày nay, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có, được tách và tái tổ hợp vào E.coli hoặc một dòng tế bào thích hợp. Những loại vaccine cho người cao tuổi ------------------------------------- Hiện nay có rất nhiều loại vaccine phòng bệnh, Nhà thuốc Long Châu giới thiệu đến bạn đọc 6 loại vaccine cho người cao tuổi được dùng phổ biến. ![Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_la_gi_nhung_loai_vaccine_cho_nguoi_cao_tuoi_2_ac0d7fa2ef.jpg) *Những loại vaccine cho người cao tuổi phổ biến hiện nay* ### Vaccine phòng cúm [Bệnh cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Theo CDC Hoa Kỳ, khoảng 70 - 85% bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên tử vong liên quan đến cúm. CDC cũng khuyến cáo người cao tuổi nên đi tiêm vaccine cúm giúp tăng khả năng bất hoạt virus và tăng cường hệ miễn dịch. Tiêm phòng cúm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe gia đình và những người xung quanh, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. ### Vaccine COVID-19 Dịch bệnh COVID hiện nay vẫn đang tiến triển phức tạp với nhiều các biến chủng nguy hiểm. Bên cạnh trẻ em, phụ nữ có thai thì người cao tuổi cũng là đối tượng cần phải tiêm đầy đủ các mũi vaccine COVID-19 để giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng đường hô hấp nguy hiểm. ### Tdap - bạch hầu, uốn ván, ho gà Vaccine Tdap là một trong những vaccine cho người cao tuổi nên tiêm, loại vaccine này giúp cơ thể phòng ngừa 3 bệnh đó là bạch hầu, uốn ván và [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html). Trong đó, phòng ngừa ho gà rất quan trọng vì căn bệnh này có thể lây sang trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm với cơ thể. CDC cũng khuyến cáo rằng, người cao tuổi nên tiêm Tdap khoảng 10 năm/1 lần hoặc ít nhất 1 mũi chủng ngừa. ### Chủng ngừa zona Nếu bạn đã trên 50 tuổi và có tiền sử từng bị zona thì vẫn được khuyến cáo nên tiêm loại vaccine này. Mặc dù zona là căn bệnh hiếm gây tử vong, nhưng lại gây ra những tổn thương đau đớn khi bị bệnh và có thể có những biến chứng nguy hiểm. Với người cao tuổi hệ miễn dịch suy giảm khi mắc bệnh thì có thể sẽ phải nhập viện, chính vì thế hãy tiêm vaccine để tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhé! ### Vaccine phế cầu Trái ngược với ho gà thì phế cầu dễ lây từ trẻ em sang người lớn. Phế cầu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm não, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html)... Ngoài ra, ở trẻ em phế cầu còn gây bệnh nhẹ như viêm tai. Tuy nhiên ở người cao tuổi, khi nhiễm phế cầu sẽ gây viêm phổi có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. ### Vaccine MMR Vaccine MMR là tổ hợp vaccine ngừa sởi, [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html) và quai bị, được khuyến cáo nên tiêm trong độ tuổi từ 9 đến 64 tuổi ít nhất 1 - 2 liều. Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng khi mắc sởi, phải kể đến đó là viêm phổi, viêm não, viêm thanh quản, tiêu chảy... Biện pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên khi về già ----------------------------------------------------- Bên cạnh vaccine để phòng bệnh thì người cao tuổi cần kết hợp thêm những biện pháp khác để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các biện pháp đó chính là: * **Bổ sung vitamin C:** Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả mọng nước như cam, quýt, bưởi... * **Bổ sung kẽm:** Kẽm có vai trò quan trọng trong nhiều tế bào khác nhau, ví dụ như tế bào lympho hoạt động tốt nhờ có hàm lượng kẽm phù hợp. Bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc, các loạt hạt họ đậu... * **Sử dụng** [**thực phẩm giàu chất chống oxy hóa**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chat-chong-oxy-hoa-la-gi-nhung-thuc-pham-giau-chat-chong-oxy-hoa-63187.html)**:** Các chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể ở mức độ tế bào bằng cách vô hiệu hóa các chất có hại tiềm ẩn trong cơ thể. Các loại thực phẩm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt như cà tím, socola, việt quất, quả lựu... * **Tập thể dục:** Theo một nghiên cứu được công bố thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giảm tình trạng stress và căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn giúp trì hoãn các rối loạn chức năng liên quan đến tuổi tác. * **Duy trì tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi** cũng hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong đó, chất lượng giấc ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng với cơ thể. * **Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích:** Theo CDC, thuốc là cùng những chất kích thích tổn hại đến sự cân bằng của hệ miễn dịch. ![Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_la_gi_nhung_loai_vaccine_cho_nguoi_cao_tuoi_3_8a13e5dbc4.jpg) *Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tránh được stress, căng thẳng và mệt mỏi* Vaccine là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc về [vaccine cho người cao tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-la-gi-nhung-loai-vaccine-cho-nguoi-cao-tuoi.html) của các bạn đọc. Bên cạnh việc dùng vaccine, hãy kết hợp thêm những biện pháp khác để hệ miễn dịch của cơ thể được khỏe mạnh. **Ánh Vũ** ***Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn***
Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi
18/06/2023
Viêm gan C là bệnh lý nguy hiểm, do đó khi tiến hành xét nghiệm cần tuân thủ các quy định để đảm bảo kết quả được chính xác nhất. Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? Tiến hành làm xét nghiệm viêm gan C cần phải lưu ý những gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Thắc mắc này se· được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
[ "Bệnh về gan", "bệnh truyền nhiễm", "Bệnh gan", "Viêm gan c", "Vacxin" ]
Một số xét nghiệm cần thực hiện khi tiến hành xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C như là [xét nghiệm chức năng gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-xet-nghiem-chuc-nang-gan-pho-bien-nhat-hien-nay-67999.html), xét nghiệm kháng thể RNA của HCV, xét nghiệm genotype,... Vì vậy, xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? Mục đích của xét nghiệm viêm gan C là gì? ----------------------------------------- Xét nghiệm [viêm gan C](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-c-144.html) giúp chẩn đoán bệnh lý, đánh giá mức độ tổn thương gan và xác định giai đoạn của bệnh. Kết quả từ các xét nghiệm này còn giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển và đáp ứng với các phương pháp điều trị. Đối tượng nào cần xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C? -------------------------------------------------- [Xét nghiệm viêm gan C](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-viem-gan-c-giup-chan-doan-benh-som-65390.html) được thực hiện cho những đối tượng sau: * Người bị nghi ngờ phơi nhiễm virus, xuất hiện các triệu chứng của bệnh; * Tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh; * Người đang được theo dõi trong quá trình điều trị viêm gan C; * Quan hệ tình dục với người nhiễm virus. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này cho những đối tượng khác. ![Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_viem_gan_c_co_can_nhin_an_khong_1_bbfa0a9aca.jpeg) *Khi có các triệu chứng của viêm gan C nên tiến hành xét nghiệm* Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? ------------------------------------------- Theo các bác sĩ chuyên khoa, [xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-viem-gan-c-co-can-nhin-an-khong.html) còn phụ thuộc vào giai đoạn gan bị tổn thương. Tuy nhiên, khi tiến hành làm xét nghiệm này thì đều phải trải qua 2 giai đoạn: Kiểm tra viêm gan C cơ bản và kiểm tra gan chuyên sâu. Trường hợp cần làm xét nghiệm viêm gan C cơ bản để chuẩn đoán xem bạn có đang bị nhiễm virus viêm gan C hay không thì không cần phải nhịn ăn. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến nồng độ virus viêm gan C có trong cơ thể. Tuy nhiên, để theo dõi tiến triển của bệnh nhân khi điều trị viêm gan C, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm chức năng gan và xét nghiệm khác. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể được yêu cầu nhịn ăn trong khoảng thời gian 6 - 8 giờ trước khi xét nghiệm và tránh sử dụng rượu, bia, hoặc các chất kích thích. Bệnh nhân cũng cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng. Trước khi xét nghiệm viêm gan C cần chuẩn bị gì thêm? ----------------------------------------------------- Trước khi xét nghiệm gan C, bạn cần nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 6 - 8 giờ. Như đã nói ở trên, xét nghiệm sự hiện diện của virus (RNA) không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên, các xét nghiệm chuyên sâu về chức năng gan có thể bị sai lệch do các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, vì vậy bạn nên nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. Để chuẩn bị cho xét nghiệm viêm gan C, bạn cần lưu ý những thông tin sau đây: * Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng sớm để đảm bảo tính ổn định của nồng độ máu và chức năng gan. * Trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm, bạn cần ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị (nếu có). * Không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc cà phê trong vòng 8 giờ trước khi xét nghiệm. Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán viêm gan C ----------------------------------------------------- ### Xét nghiệm máu Việc [xét nghiệm máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-mau-co-may-loai-co-ban-co-can-thiet-khong-66487.html) được thực hiện để giúp bác sĩ xác định vật liệu di truyền (RNA) và kháng thể của virus viêm gan C (HCV). Đồng thời, xét nghiệm máu cũng cho phép xác định chủng virus gây bệnh và đánh giá khả năng phản ứng với biện pháp điều trị. Chính vì thế, trong quá trình xét nghiệm, các thông số đo lường bao gồm RNA, kháng thể của HCV và genotype (chủng virus gây bệnh) sẽ được đánh giá kỹ lưỡng. **Kiểm tra kháng thể của HCV** Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kháng thể của HCV sau 5 - 10 tuần nhiễm virus. Sự xuất hiện của kháng thể này cho thấy cơ thể đã phản ứng với virus gây bệnh bằng cách sản xuất kháng thể để kiểm soát và ức chế hoạt động của virus. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có nghĩa là người đó đang mắc bệnh viêm gan C do trong một số trường hợp, những người từng nhiễm virus này vẫn có thể tồn tại kháng thể. ![Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_viem_gan_c_co_can_nhin_an_khong_ccf9187095.jpeg) *Xét nghiệm viêm gan C sẽ tiến hành kiểm tra kháng thể HCV* **Kiểm tra RNA của HCV** Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra RNA của HCV để xác định số lượng virus trong máu và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Thông thường, xét nghiệm này được lặp lại sau 3 tháng điều trị. **Kiểm tra genotype (chủng virus gây bệnh)** Kiểm tra genotype của virus cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm gan C. Sau khi xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định chủng virus gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, virus HCV nhóm genotype 1 có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các nhóm khác. Với genotype 2 và 3, quá trình điều trị thường kéo dài hơn so với genotype 1. ### Xét nghiệm chức năng gan Sau khi được chẩn đoán mắc viêm gan C, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm chức năng gan để đánh giá tình trạng tổn thương của gan và loại trừ một số khả năng khác như u gan, ung thư, [sán lá gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-san-la-gan-75.html), hay [gan nhiễm mỡ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/gan-nhiem-mo-464.html). Việc kiểm tra này là rất quan trọng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị, giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của gan và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. **Xét nghiệm đánh giá chức năng gan** Xét nghiệm chức năng gan nhằm đánh giá mức độ tổn thương và chức năng hiện tại của gan thông qua xét nghiệm máu để xác định các chỉ số AST, ALT, GGT, ALP, Bilirubin. Các chỉ số này phản ánh mức độ hoạt động của men gan và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, xét nghiệm chức năng gan còn đo lường một số yếu tố khác như [Albumin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/albumin-la-gi-y-nghia-cua-xet-nghiem-albumin-voi-suc-khoe-con-nguoi-62707.html), protein tổng, L-Lactate dehydrogenase, thời gian đông máu để đánh giá chức năng toàn diện của gan. ![Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_viem_gan_c_co_can_nhin_an_khong_2_955bfc954b.jpg) *Xét nghiệm chức năng gan là không thể thiếu khi xét nghiệm viêm gan C* **Siêu âm gan** [Siêu âm gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sieu-am-gan-la-gi-phat-hien-duoc-benh-ly-gi-65647.html) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của gan. Chẩn đoán này giúp bác sĩ đánh giá tổn thương gan và phát hiện các bệnh lý khác như u gan, nang gan, áp xe gan, sán lá gan hay gan nhiễm mỡ. Trước khi thực hiện siêu âm gan, bệnh nhân cần ngừng sử dụng các thực phẩm khó tiêu, có nhiều gia vị và dầu mỡ trong vòng 1 tuần trước đó. Hơn nữa, bệnh nhân cũng cần đói nửa ngày từ 6-8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo kết quả của siêu âm gan được chính xác và đáng tin cậy. **Sinh thiết gan** [Sinh thiết gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-quan-nhung-dieu-can-biet-ve-sinh-thiet-gan-67819.html) được thực hiện bằng cách lấy một mẫu nhỏ mô gan để xét nghiệm, và được sử dụng để chẩn đoán nhiều loại bệnh như viêm gan mãn tính do siêu vi C, B, xơ gan ứ mật, gan ứ sắt, viêm gan, ung thư gan,... Trên đây là các thông tin về quá trình tiến hành xét nghiệm viêm gan C. Hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? Viêm gan C là một loại bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan nếu không được phát hiện kịp thời. Vì thế, việc chủ động phòng tránh các nguyên nhân gây viêm gan C là rất cần thiết. Nếu được chẩn đoán mắc viêm gan C, bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để có được kết quả tốt trong việc loại bỏ virus khỏi cơ thể. *Xem thêm:* [*Viêm gan C có chữa được không*](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-c-144.html)
Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không?
29/04/2023
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở nước ta. Viêm gan B lây truyền qua đường mẹ sang con, máu hoặc tình dục. Việc tiêm vacxin viêm gan B sẽ giúp cơ thể sản xuất kháng thể để phòng ngừa bệnh viêm gan B. Nhưng tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?
[ "Viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh viêm gan", "Viêm Gan" ]
Tiêm vacxin viêm gan B là một phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm virus HBV. Tuy nhiên nhiều người còn lo lắng liệu [tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-viem-gan-b-co-bi-lay-nua-khong.html). Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé. Viêm gan B là gì? ----------------- Viêm gan B là một bệnh lý do virus viêm gan B (HBV) gây ra, chúng tấn công gan và gây tổn thương gan. Viêm gan B là một trong những loại viêm gan truyền nhiễm nguy hiểm nhất, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html), xơ gan và suy gan. Các triệu chứng của viêm gan B có thể bao gồm sốt, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, vàng da và mắt, mất cảm giác thị giác cùng các triệu chứng khác liên quan đến gan. Để chẩn đoán và điều trị [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), cần phải thực hiện các xét nghiệm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. ![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong1_8204373464.jpg) *Virus viêm gan B tấn công khiến gan bị tổn thương* Viêm gan B lây nhiễm như thế nào? --------------------------------- Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm lây lan khá giống lây nhiễm HIV. Bệnh này lây truyền qua các đường: * Đường máu: Nếu như trên người có vết thương hở lại tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch mủ của cơ thể có nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây nhiễm rất cao. * Đường quan hệ tình dục: [Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chong-bi-viem-gan-b-co-lay-sang-vo-khong-cach-phong-chong-lay-nhiem-viem-gan-b-71008.html)?Bệnh có lây lan khi quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn đối với người nhiễm bệnh. * Đường mẹ sang con: Tình trạng lây nhiễm này còn phụ thuộc vào tình trạng viêm gan B của mẹ. Người mẹ có khả năng lây nhiễm qua cho con khi mẹ có [xét nghiệm HBeAg](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-hbeag-chan-doan-viem-gan-b-65391.html) (+) và/hoặc nồng độ HBV-DNA trong huyết thanh cao. ![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong3_4e4e7b6b71.png) *Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính* Vacxin viêm gan B có hiệu quả trong bao lâu? -------------------------------------------- [Vacxin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi bệnh viêm gan B trong một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, thời gian bảo vệ của vacxin sẽ khác nhau tùy theo từng người và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Theo các nghiên cứu, thời gian bảo vệ của vacxin có thể kéo dài từ 5 đến 20 năm. Để tăng hiệu quả bảo vệ của vacxin, các chuyên gia khuyến khích tiêm lại vacxin viêm gan B sau một khoảng thời gian nhất định, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Việc tiêm lại vacxin sẽ giúp cơ thể tiếp tục sản xuất kháng thể mới, hỗ trợ tăng cường khả năng bảo vệ chống lại virus viêm gan B. ![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong_5_8af55a4d78.jpeg) *Vacxin viêm gan B có hiệu quả kéo dài từ 5 đến 20 năm* Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? ------------------------------------------- Tiêm vacxin viêm gan B giúp phòng ngừa nhiễm viêm gan B đối với những người chưa mắc bệnh. Việc tiêm vacxin sẽ giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan B, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus. Tuy nhiên, vacxin không thể bảo vệ cơ thể hoàn toàn tránh khỏi bệnh viêm gan B và không có hiệu quả ngay lập tức sau khi tiêm nên không thể phòng ngừa hoàn toàn 100%. Có nhiều trường hợp khiến cho vacxin không đạt hiệu quả cao như: * Tiêm không đủ mũi hoặc không tiêm nhắc lại đúng thời gian theo phác đồ tiêm chủng. * Người bệnh không có khả năng đáp ứng hệ miễn dịch do bị [suy giảm hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-gay-suy-giam-suc-de-khang-va-bien-phap-khac-phu-hieu-qua-nhat-51093.html). * Vacxin tiêm ngừa không đạt chất lượng bởi nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do không được bảo quản đúng cách. Điều đó sẽ làm vacxin không còn đạt chất lượng và không tạo ra được kháng thể. ![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong6_e534f456b1.jpg) *Viêm gan B vẫn có thể lây nhiễm nếu tiêm không đủ mũi* Tuy vậy, người đã tiêm vacxin viêm gan B cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B, bao gồm hạn chế tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người nhiễm viêm gan B, [quan hệ tình dục an toàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quan-he-tinh-duc-an-toan-la-gi-phai-lam-gi-de-quan-he-tinh-duc-an-toan-1.html), sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích, dao cạo hoặc hộp đựng kim tiêm. Nếu có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm gan B, nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Việc tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không phụ thuộc vào nhiều yếu tố đã được liệt kê trong bài. Nên chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi phát hiện có dấu hiệu viêm gan B, bạn nên đi đến các trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm và điều trị. Xem thêm: * [*Cần phải kiêng gì sau khi tiêm viêm gan B*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/can-phai-kieng-gi-sau-khi-tiem-viem-gan-b-tiem-viem-gan-b-nen-an-gi.html) * [*Người bị viêm gan B có béo được không*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-nguoi-bi-viem-gan-b-co-beo-duoc-khong.html) * [*Thuốc điều trị viêm gan B có đặc điểm gì*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuoc-dieu-tri-viem-gan-b-co-dac-diem-gi-cac-loai-thuoc-viem-gan-b-pho-bien-68867.html)
Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?
03/05/2023
Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng nên đang trở thành mối lo ngại của người chăn nuôi và người tiêu dùng. Do đó, việc hiểu rõ về loại dịch bệnh này cùng với các dấu hiệu nhận biết bệnh là vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa bệnh cũng là biện pháp tối ưu nhất để giảm thiệt hại đến mức tối đa. Vậy đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa và dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin" ]
Ở nước ta, bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan rất nhanh và đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi cũng như làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trên một số phương diện nhất định. Vậy dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Bệnh dịch này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? -------------------------------- Dịch tả lợn châu Phi (ASF) là một [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) do một chủng virus gây bệnh [sốt xuất huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-xuat-huyet-dengue-155.html) gây ra. Bệnh truyền nhiễm này có tốc độ lây lan rất nhanh và xảy ra với tất cả các loại lợn, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ lợn chết đạt 100%. Virus gây ra bệnh lý này có sức đề kháng khá cao với môi trường bên ngoài. Trong trường hợp lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi đã khỏi bệnh, chúng vẫn có thể mang virus trong một thời gian dài và trở thành vật chủ mang trùng gây bệnh suốt đời. Virus gây ra [dịch tả lợn Châu Phi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dich-ta-lon-chau-phi-la-gi-ma-suc-tan-pha-khung-khiep-den-vay-43640.html) có thể sống được trong môi trường có nhiệt độ thấp và tồn tại trong thịt lợn sống (khoảng 3 - 6 tháng). Ở điều kiện nhiệt độ khoảng 70 độ C thì loại virus này sẽ bị tiêu diệt. Sở dĩ loại virus này có tốc độ lây lan rất nhanh và làm bùng phát thành dịch bệnh trên diện rộng trong thời gian dài là do sức đề kháng của chúng tương đối cao. Bệnh dịch tả Châu Phi được lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc một số [cơ quan đường tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-tieu-hoa-gom-nhung-co-quan-nao-an-gi-tot-cho-he-tieu-hoa-69632.html) khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật trung gian mang mầm bệnh như lợn đã nhiễm bệnh, phương tiện vận chuyển lợn... Dịch tả Châu Phi sẽ không lây sang người nhưng con người lại có thể là tác nhân làm phát tán bệnh dịch. ![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_1_b001416674.jpg) *Dịch tả lợn Châu Phi do một loại virus gây bệnh sốt xuất huyết gây ra* Thiệt hại mà bệnh dịch tả Châu Phi gây ra như thế nào? ------------------------------------------------------ Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào nước ta lần đầu tiên là vào thời điểm tháng 2/2019 và lây lan rất nhanh ra các tỉnh - thành phố trong cả nước, làm tiêu hủy hơn 6 triệu con lợn (bao gồm tất cả các giống lợn), đồng thời gây thiệt hại hơn 30 nghìn tỷ đồng về kinh tế. Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương trên cả nước. Như vậy thiệt hại mà loại dịch bệnh này gây ra là rất nặng nề. Nếu chưa có vắc xin để phòng ngừa thì nguy cơ cao dịch tả Châu Phi sẽ tiếp tục phát sinh và lây lan, dẫn đến mức độ thiệt hại sẽ tăng dần theo cấp số nhân. Vì vậy, vấn đề vắc xin dịch tả lợn Châu Phi đã được nghiên cứu và triển khai chưa đang được nhiều người quan tâm. Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để tìm câu trả lời nhé! ![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_2_4d1c0a37c2.jpg) *Dịch tả Châu Phi xâm nhập vào nước ta gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn* Vắc xin dịch tả lợn Châu Phi ---------------------------- Sau khi có thông tin chính xác về công bố của các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thành công chủng virus nhược độc gây bệnh tả lợn Châu Phi thì vào tháng 11/2019, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT) đã cử cán bộ Cục thú y sang Mỹ để gặp trực tiếp các chuyên gia Mỹ và họp bàn về kế hoạch nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng ngừa bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Từ 2/2020, dưới sự phối hợp của các chuyên gia Mỹ, nước ta đã chính thức nghiên cứu và sản xuất ra loại vắc xin phòng ngừa bệnh dịch này. Đến tháng 7/2020, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo xuống các bạn ngành bên dưới về việc nhập khẩu chủng virus nhược độc đã loại bỏ gen gây bệnh để đem về tiếp tục nghiên cứu và sản xuất vắc xin. Và đến tháng 9/2020, Công ty Navetco Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và cho thử nghiệm 5 lần tại phòng thí nghiệm. Loại vắc xin phòng ngừa dịch tả lợn Châu Phi đã được Bộ NN&PTNT Việt Nam chấp nhận sau khi được các nhà khoa học xem xét và đánh giá kỹ lưỡng về kết quả nghiên cứu cũng như quá trình sản xuất loại vắc xin này. Kết quả nghiên cứu này đã được đồng công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và Tạp chí Khoa học Thú y Việt Nam với cái tên được công bố là vắc xin NAVET - ASFVAC. Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc vắc xin dịch tả Châu Phi đã có hay chưa. Vào ngày 17/5/2022, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của Mỹ đã chính thức gửi công văn đến cục Thú y Việt Nam nhằm xác nhận rằng vắc xin NAVET - ASFVAC có đủ điều kiện về hiệu lực và độ an toàn. Đến chiều ngày 3/6/2022, Bộ NN&PTNT Việt Nam cũng công bố kết quả nghiên cứu và thông báo Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin dịch tả Châu Phi có tên thương mại là NAVET - ASFVAC. Mặt khác, trước khi triển khai mở rộng thương mại trên cả nước, Bộ NN&PTNT cùng với Cục Thú y nước ta đã chỉ đạo giám sát tiêm phòng NAVET - ASFVAC cho đàn lợn trong độ tuổi từ 8 - 10 tháng trong phạm vi hẹp với 600 nghìn liều [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html). Sau khi đàn lợn được tiêm phòng sẽ được theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng kết hợp với ghi chép đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe hàng ngày của chúng. ![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_3_15a42029eb.jpg) *NAVET - ASFVAC là vắc xin dịch tả lợn Châu Phi đang được Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm* Cách phòng tránh dịch tả Châu Phi --------------------------------- Như vậy, mặc dù đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi nhưng nó vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên cả nước, chủ yếu dùng để tiêm phòng giám sát. Hiện tại, nước ta vẫn đang thử nghiệm và khảo sát loại vắc xin này nên vẫn chưa được thương mại hóa toàn quốc. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh luôn là biện pháp tối ưu nhất, bằng cách: * Thường xuyên vệ sinh và sử dụng vôi bột hoặc hóa chất để sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, các địa điểm buôn bán, giết mổ lợn và chất thải của lợn. * Những người tham gia chăn nuôi lợn cũng cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lần tiếp xúc với chúng. * Phát hiện và cách ly lợn bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh. * Diệt các nguồn gây bệnh như muỗi, ruồi… nhằm tránh mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài. * Không mua bán lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc, không sử dụng lại thức ăn thừa hoặc chưa được nấu chín từ lợn. ![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_4_e2b5fc8fd2.jpg) *Không tiêu thụ thịt lợn không rõ nguồn gốc là một cách phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi* Tóm lại, đối với câu hỏi đã có [vắc xin dịch tả lợn Châu Phi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dich-ta-lon-chau-phi-la-benh-gi-da-co-vac-xin-dich-ta-lon-chau-phi-chua.html) chưa thì câu trả lời là có nhưng vẫn đang được thử và khảo nghiệm nên chưa được thương mại hóa. Do đó, người chăn nuôi nên chủ động phòng ngừa loại bệnh dịch này bằng việc áp dụng các biện pháp sinh học nhằm giảm thiểu hệ lụy có thể xảy ra. Hơn nữa, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tuy không tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng vẫn có thể gây tổn hại một cách gián tiếp. Vì thế, bản thân mỗi người cần phải chủ động ăn uống đảm bảo vệ sinh và lựa chọn thực phẩm an toàn với sức khỏe. **Ánh Vũ** ***Nguồn tham khảo: medlatec.vn***
Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa?
18/04/2023
Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn là một trong những biện pháp chăm sóc sức khỏe quan trọng giúp phòng ngừa cũng như giảm đáng kể các vấn đề sức khỏe do phế cầu khuẩn gây ra. Vậy việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn có cần thiết không? Những đối tượng nào nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà Thuốc Long Châu.
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin" ]
Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn có cần thiết không? Câu trả lời là có. Tuy vắc xin phế cầu không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm phổi, song loại vắc xin này lại có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh cũng như giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về vắc xin phế cầu nhé. Phế cầu khuẩn là gì? -------------------- Phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí lưỡng nghi, thuộc nhóm vi khuẩn gram dương, chứa hơn 90 loại huyết thanh, khu trú ở vùng mũi họng của cả những người khỏe mạnh và thường không gây bệnh. Ở trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch suy giảm, phế cầu khuẩn có thể phát triển và gây bệnh. Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra thường lây qua đường hô hấp khi va chạm hoặc tiếp xúc với người bệnh qua các hành động như ho, hắt hơi, hôn và sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Một số bệnh lý nghiêm trọng do phế cầu khuẩn gây ra bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng màng não, nhiễm trùng tai và [nhiễm khuẩn huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). Các triệu chứng của bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn thường khá mơ hồ với các mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm phế cầu khuẩn. Cụ thể: * [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html): Sốt, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), đau tức ngực, ho. Một số biến chứng hô hấp xảy ra có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. * Viêm tai giữa: Đau tai, có thể có dấu hiệu đỏ và sưng nề trong tai, suy giảm thính lực, khó ngủ, bứt dứt, trẻ quấy khóc. * Viêm xoang: Đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi kèm chảy nước mũi màu xanh hoặc màu vàng. * Nhiễm khuẩn huyết: Đau đầu, sốt cao kèm rét run, đau cơ, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html) ngoài da, ngủ gà, li bì… * [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html): Sốt cao, đau đầu, nôn, đau cứng cổ, ăn không ngon, rối loạn ý thức, ngủ gà và li bì, thậm chí có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. ![Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nhung_dieu_can_biet_ve_viec_tiem_vacxin_phe_cau_cho_nguoi_lon_1_deea93b2b3.jpg) *Streptococcus pneumoniae là phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi* Vắc xin phế cầu là gì? ---------------------- Vắc xin phế cầu là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn. Hiện nay có 3 loại vắc xin tiêm phòng phế cầu khuẩn bao gồm: * Vắc xin phế cầu Synflorix: Có nguồn gốc từ Bỉ với khả năng ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Vắc xin này nên tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tuần tuổi - 5 tuổi. * Vắc xin phế cầu Pneumo 23: Có nguồn gốc từ Pháp có tác dụng phòng ngừa 23 chủng phế cầu khác nhau. Song loại vắc xin này không phòng được bệnh viêm phổi và viêm tai giữa. Thường được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi. * Vắc xin Prevnar 13: Có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là dòng vắc xin thế hệ mới có tác dụng ngăn ngừa 13 chủng phế cầu khác nhau và giúp phòng ngừa các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng huyết. Loại vắc xin này sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và sử dụng được cho người lớn. Những đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu ----------------------------------------------------- Việc tiêm phòng vắc xin phế cầu đầy đủ không những giúp phòng tránh bệnh hiệu quả mà còn có tác dụng giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh tới hệ miễn dịch của cơ thể nói riêng và sức khỏe của người mắc bệnh nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng cần phải tiêm vắc xin phế cầu. Vậy đối tượng nào nên tiêm phòng và đối tượng nào không nên tiêm phòng? Các chuyên gia y tế khuyến cáo một số đối tượng sau nên tiêm vắc xin phế cầu: * Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Theo thời gian, hệ thống miễn dịch của người cao tuổi sẽ dần bị suy giảm do đó việc chống lại nhiễm trùng viêm phổi bị giảm sút. Do đó, người lớn trên 65 tuổi cần được tiêm vắc xin phế cầu. * Người có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng yếu dẫn đến khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng của cơ thể bị giảm. * Người mắc một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn hoặc COPD có thể bị suy yếu hệ thống miễn dịch từ đó dễ mắc viêm phổi và một số bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. * Hệ thống miễn dịch bị suy giảm ở một số người vừa trải qua hóa trị liệu, người cấy ghép tạng hoặc những người bị nhiễm HIV/AIDS. * Người hút thuốc lá trong thời gian dài gây tổn thương hệ thống lông mao của phổi. Khi lông mao bị tổn thương sẽ hạn chế việc ngăn chặn những mầm bệnh gây hại cho cơ thể. * Người nghiện rượu. Việc uống quá nhiều rượu có thể khiến hoạt động của các tế bào bạch cầu bị suy yếu. Điều này khiến cơ thể giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. * Người bệnh vừa trải qua các cuộc phẫu thuật lớn hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng đang nằm điều trị tại các khoa chăm sóc đặc biệt. ![Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nhung_dieu_can_biet_ve_viec_tiem_vacxin_phe_cau_cho_nguoi_lon_3_7aa04fa413.jpg) *Người già trên 65 tuổi cần được tiêm vacxin phế cầu* Những đối tượng có thể không cần tiêm vắc xin phế cầu bao gồm: * Nếu bạn là người trưởng thành trong độ tuổi 18 - 50 tuổi và khỏe mạnh, bạn có thể không cần tiêm loại vắc xin này. * Bên cạnh đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần có trong vắc xin phế cầu thì bạn cũng nên cân nhắc có nên tiêm phòng nữa không. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn --------------------------------------------------- Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn là điều rất cần thiết. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả, trước khi tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn, bạn cần nắm được một số lưu ý sau: * Tất cả các loại vắc xin chỉ có tác dụng phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Người tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh ngay sau đó. Tuy nhiên, khi mắc, tình trạng bệnh sẽ nhẹ hơn và quá trình khỏi bệnh cũng nhanh hơn so với người không tiêm vắc xin. * Trước khi tiêm vắc xin, bạn cần được khám sàng lọc trước tiêm, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn có tiêm được vắc xin hay không. * Khi tiêm vắc xin , cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Đối với những trường hợp cần tiêm cả 2 loại vắc xin phế cầu thì nên tiêm vắc xin PCV13 trước sau đó mới tiêm vắc xin PPSV23. Còn đối với những người bệnh có nguy cơ nhiễm phế cầu, khoảng cách giữa 2 liều tiêm phải đảm bảo cách nhau ít nhất 8 tuần. Đối với những trường hợp khác, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm ít nhất 1 năm. * Nếu bạn đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, bạn không nên tiêm vắc xin ngay mà nên dời lịch tiêm chủng sang thời gian khác, khi cơ thể đã hồi phục lại. * Sau khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sưng đau tại vị trí tiêm, có thể có sốt nhẹ, đau cơ bắp và có thể có cảm giác khó chịu, ăn không ngon, đau đầu và mệt mỏi. * Bạn nên ngồi lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút sau tiêm để theo dõi và phòng tránh trường hợp sốc phản vệ. * Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những cơ sở tiêm phòng uy tín để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng. ![Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nhung_dieu_can_biet_ve_viec_tiem_vacxin_phe_cau_cho_nguoi_lon_4_4e874f9cb9.jpg) *Khám sàng lọc là bước đầu trong công tác tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn* Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về việc [tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-viec-tiem-vac-xin-phe-cau-cho-nguoi-lon.html) mà Nhà Thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về phế cầu khuẩn, vắc xin phế cầu khuẩn, những đối tượng nên và không nên tiêm phòng cũng như một số lưu ý trước tiêm phòng. Hãy chia sẻ những kiến thức này đến mọi người xung quanh nếu thấy chúng hữu ích nhé.
Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn
27/04/2023
Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không là một vấn đề được rất nhiều bệnh nhân tim mạch quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều loại bệnh dịch mới tái phát lại như hiện nay. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!
[ "Bệnh tim mạch", "Vacxin" ]
Trong bối cảnh nhiều loại bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện hoặc tái bùng phát trở lại, việc phòng bệnh bằng vaccine là hết sức cần thiết để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Việc tiêm phòng đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mắc các bệnh mãn tính, trong đó bệnh tim mạch là một điển hình. Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm? Câu trả lời sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây. Sơ lược về vaccine ------------------ Tuy rằng tiêm phòng bằng vaccine là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay, nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về vaccine. ### Vaccine là gì? Vaccine là một loại chế phẩm sinh học có bản chất kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (toàn bộ cơ thể hoặc một cấu trúc đặc hiệu), được sử dụng để kích thích cơ thể hình thành miễn dịch đặc hiệu chủ động, giống miễn dịch tự nhiên, giúp tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh. Bản chất của vaccine là các tác nhân gây bệnh (tùy vào từng loại vaccine) đã bị làm cho suy yếu hoặc bất hoạt nên nó không thể gây bệnh. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện tác nhân đó là một kháng nguyên lạ và sẽ kích thích hệ thống miễn dịch hình thành kháng thể để trung hòa nó với cơ chế tương tự như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình này diễn ra trong vài tuần, người tiêm có thể bị sốt nhẹ, nhưng đây được coi là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể. Sau khi quá trình “bắt chước miễn dịch” này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho B có trí nhớ miễn dịch. Trong trường hợp khi cơ thể gặp lại tác nhân này một lần nữa (bị phơi nhiễm bệnh) thì hệ miễn dịch sẵn sàng đáp ứng, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân. ![Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_benh_tim_mach_co_tiem_vaccine_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_1_9d081ad58d.jpg) *Vaccine là phương pháp phòng bệnh hiệu quả* ### Phân loại vaccine Tất cả các loại vaccine đều có vai trò thúc đẩy hình thành hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên mỗi loại vaccine lại có một cách thức tác dụng khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng 4 loại vaccine sau: **Vaccine từ virus toàn phần:** Là loại vaccine sử dụng virus trong vai trò là một kháng nguyên để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Gồm 2 loại: * Vaccine sống giảm độc lực: Có nguồn gốc từ virus còn hoạt động nhưng đã bị làm cho yếu đi, có khả năng sinh trưởng nhưng không có khả năng gây bệnh. Loại vaccine này như một bản sao của tác nhân tự nhiên nên có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ như khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với tác nhân đó. Tuy nhiên loại vaccine này có thể không phù hợp với những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (ví dụ như HIV). Một số loại vaccine sống giảm động lực được sử dụng hiện nay như vaccine sởi, [Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), đậu mùa, quai bị, thủy đậu, lao, cúm… * Vaccine “bất hoạt”: Là loại vaccine mà trong đó, virus đã bị phá hủy vật chất di truyền nên không thể nhiễm vào tế bào và nhân lên. Loại vaccine này có tính an toàn cao hơn so với vaccine giảm độc lực và có thể sử dụng cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Một số vaccine bất hoạt được sử dụng phổ biến như cúm mùa, viêm gan A… **Vaccine tiểu đơn vị:** Là loại vaccine chứa một mảnh tinh khiết của tác nhân gây bệnh, được lựa chọn đặc biệt, có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Một số loại vaccine tiểu đơn vị: * Vaccine tiểu đơn vị protein: Chứa protein điển hình được tách ra từ tác nhân. Ví dụ như [vaccine phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html). * Vaccine polysaccharide: Chứa các chuỗi phân tử đường có trong thành tế bào của vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như vaccine phòng phế cầu. * Vaccine tiểu đơn vị liên hợp: Là sự kết hợp giữa chuỗi đường với protein mang để làm tăng khả năng miễn dịch. Hiện chỉ có vaccine COVID-19 được phát triển trong phân nhóm này. **Vaccine nucleic acid:** Là loại vaccine sử dụng vật liệu di truyền của tác nhân gây bệnh để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vật liệu di truyền có thể được sử dụng trong công nghệ này là ADN hoặc ARN, cả hai đều có khả năng tổng hợp protein, giúp cơ thể nhận biết protein ngoại lại từ tác nhân gây bệnh. Một số loại vaccine nucleic acid được sử dụng như HIV, COVID-19, Zika… **Vaccine sử dụng virus trung gian:** Là loại vaccine sử dụng một loại virus trung gian mang chất liệu di truyền để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Những loại virus trung gian được sử dụng là adenovirus, virus cảm lạnh thông thường… ![Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_benh_tim_mach_co_tiem_vaccine_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_2_e129345f3b.jpg) *Có rất nhiều loại vaccine được sử dụng hiện nay* Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? -------------------------------------------------- Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Câu trả lời ở đây là có. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), người bị bệnh tim mạch nên tiêm vaccine theo sự chỉ dẫn của bác sĩ của họ. Các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine phòng bệnh cúm mùa, vaccine phòng bệnh dại… đều có thể sử dụng cho bệnh nhân tim mạch. Mỗi năm có hàng nghìn bệnh nhân tim mạch tử vong không do nguyên nhân tim mạch mà do nguyên nhân từ các bệnh truyền nhiễm khác có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine. Bệnh tim mạch là bệnh mãn tính (bao gồm các bệnh van tim, [bệnh mạch vành](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-mach-vanh-598.html), [suy tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-tim-314.html)…) có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người bệnh. Vì thế người bị bệnh tim mạch có nguy cơ cao bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn người bình thường không tiêm vaccine. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ người bệnh khỏi các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như cúm mùa hay viêm phổi… là tiêm vaccine. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, tiêm vaccine phòng cúm mùa và phế cầu cho người bệnh suy tim làm giảm đáng kể số người bị suy tim tử vong vì cúm và viêm phổi (do phế cầu). Như vậy có nghĩa là, tiêm vaccine không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bị bệnh tim mạch mà còn giúp họ nâng cao miễn dịch, kéo dài tuổi thọ. Những loại vaccine được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh tim mạch bao gồm vaccine phòng cúm mùa, vaccine Tdap (phòng [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html), bạch hầu, ho gà), vaccine phòng ngừa phế cầu, vaccine phòng bệnh zona (bệnh thủy đậu) và vaccine COVID-19. Cần phải nhấn mạnh một điều là, tiêm vaccine không giúp người bệnh hoàn toàn không mắc bệnh, nhưng nó sẽ làm giảm các biến chứng nặng và giảm tỉ lệ tử vong so với những người không tiêm phòng. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không?" là hoàn toàn cần thiết. ![Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_benh_tim_mach_co_tiem_vaccine_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_3_e95e6bdf1f.jpg) *Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không?* Người bệnh tim mạch cần lưu ý gì khi tiêm vaccine? -------------------------------------------------- Người bị bệnh tim mạch khi đi tiêm vaccine cần lưu ý những điều sau: **Trước khi tiêm:** * Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm chủng, sổ khám bệnh, đơn thuốc (nếu có)... sử dụng trong thời gian gần đây. * Ăn uống đầy đủ trước khi tiêm chủng. Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích trước khi tiêm. * Chủ động thông báo với bác sĩ của bạn về việc tiêm chủng cũng như báo với nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng về những vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải gần đây như các thuốc đang sử dụng đặc biệt là các thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu ở người bệnh từng làm can thiệp tim mạch, tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng, tiền sử thai sản… Người bệnh có sử dụng warfarin cần được làm xét nghiệm INR trước khi tiêm, nếu INR ở dưới mức tối đa của khoảng điều trị thì có thể được tiêm bắp. * Chủ động tìm hiểu về các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra đối với người bệnh tim mạch. * Không sử dụng các loại thuốc giảm đau như NSAIDS, hoặc các thuốc có thành phần corticosteroid trước khi tiêm một tuần. **Sau khi tiêm:** * Bệnh nhân có thể bị bầm tím, đau, sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi… Đây là những phản ứng thông thường của cơ thể sau khi tiêm vaccine. Báo với bác sĩ của bạn nếu các phản ứng trở nên tồi tệ hơn. * Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn sau khi tiêm. * Ăn uống đầy đủ sau khi tiêm. **Những trường hợp không nên tiêm chủng:** * Những người đang mắc các bệnh cấp tính, hoặc bệnh mãn tính ở trong đợt cấp tính. * Những người bị hội chứng suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù * Người dùng corticoid trong vòng 14 ngày trước khi tiêm, bệnh nhân điều trị bằng hóa xạ trị. * Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu nặng. * Người có tiền sử phản vệ độ II trở lên với bất kì lần tiêm vaccine nào trước đó. **Những trường hợp nên trì hoãn tiêm chủng:** * Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên lạ như dị ứng phấn hoa, dị ứng hải sản, dị ứng kháng sinh hoặc dị ứng với những loại kháng nguyên lạ khác. * Người có bệnh nền, bệnh mạn tính nặng chưa được điều trị ổn định. * Người có bất thường về dấu hiệu sinh tồn: huyết áp cao hoặc thấp, nhịp thở nhanh trên 25 lần/phút, mạch nhanh trên 100 lần/phút hoặc chậm dưới 60 lần/phút Như vậy bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Người bị [bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-bi-benh-tim-mach-co-tiem-vaccine-duoc-khong-can-luu-y-nhung-gi-khi-tiem.html)?” Trên tất cả, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi ra quyết định tiêm chủng. Hi vọng bài viết trên đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các kiến thức về y học thường thức nhé. **Ánh Vũ** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm?
20/05/2023
Thông thường sau khi tiêm vaccine chúng ta thường được khuyên không nên sử dụng rượu bia. Liệu quan điểm này có chính xác không? Cùng tìm hiểu sau khi tiêm vaccine có uống bia được không?
[ "Giải rượu", "Giải rượu bia", "Bia", "Vacxin" ]
Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cho tới ngay việc tiêm các loại vaccine để phòng ngừa bệnh tật cũng luôn là sự ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Sau khi tiêm vaccine có thể sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để sản sinh kháng khể. Cũng vì vậy mà không ít người băn khoăn không biết tiêm vaccine có uống bia được không, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid - 19 đang hoành hành, việc tiêm vaccine covid đang dần trở thành một phần không thể thiếu. Chính vì vậy, để tìm đáp án cho vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tiêm vaccine có uống bia được không nói chung và chích ngừa covid có uống bia rượu được không nói riêng thông qua bài viết này. Tiêm vaccine xong có được uống bia không? ----------------------------------------- Hiện nay có rất nhiều người băn khoăn không biết mới tiêm vaccine có được uống bia không. Thông thường, việc uống một chút bia sau khi tiêm vaccine không gây tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả của vaccine hoặc quá trình miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo hiệu quả của vaccine các bạn cần lưu ý một số điểm sau: ![sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vaccine_co_uong_bia_duoc_khong_1_1aed8fe923.jpg) *Sau khi tiêm không nên sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác* * Không uống nhiều: Nếu các bạn quyết định uống bia sau khi tiêm vaccine, hãy đảm bảo bạn không uống quá mức và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế.Việc tiêu thụ cồn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy uống bia cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của bạn và giảm hiệu quả của vaccine. Do đó, tốt nhất là hạn chế việc uống cồn sau khi tiêm vaccine. * Tác dụng phụ: Một số loại vaccine có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau ở vị trí tiêm, mệt mỏi, hay nhức đầu. Việc uống bia sau tiêm vaccine có thể làm gia tăng những tác động này. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi uống bia nhất là khi bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau tiêm vaccine. Hãy lưu ý rằng các hướng dẫn và lời khuyên trên có thể thay đổi tùy theo loại vaccine cụ thể và hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để được tư vấn cụ thể và đáp ứng nhu cầu sức khỏe của bạn. Tiêm vaccine covid xong có được uống rượu không? ------------------------------------------------ Nếu đã tham khảo những chia sẻ trên của chúng tôi mà các bạn vẫn còn băn khoăn không biết chích ngừa covid có uống bia rượu được không hay sau tiêm vaccine covid có được uống bia không thì hãy tham khảo một số thông tin dưới đây. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có khuyến cáo sau khi tiêm [vaccine Covid - 19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-cac-loai-vaccine-covid-19-pho-bien-hien-nay-64152.html) cần hạn chế việc uống cồn nói chung và bia, rượu nói riêng trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù việc uống một ít rượu, bia sau tiêm vaccine không gây tác động tiêu cực lớn đến hiệu lực của vaccine việc không [sử dụng rượu, bia](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/meo-giup-ban-uong-ruou-bia-khong-say-46777.html) sau khi tiêm vacccine sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. ![sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vaccine_co_uong_bia_duoc_khong_3_7052fc2127.jpg) *Nhiều quốc gia khuyến cáo người dân không uống bia, rượu sau khi tiêm vaccine Covid - 19* Các lý do lý giải cho khuyến cáo của một số quốc gia về việc hạn chế sử dụng đồ uống có cồn sau khi tiêm vaccine COVID-19 bao gồm: * Hiệu quả của vaccine: Đồ uống cồn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm giảm hiệu lực của vaccine. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hỗ trợ quá trình miễn dịch, nên tránh tiếp xúc với các chất gây hại như cồn trong một khoảng thời gian ngắn sau tiêm vaccine. * Phản ứng phụ: Một số người có thể gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine Covid - 19 như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ và buồn nôn... Cồn sẽ có thể làm gia tăng những phản ứng này và làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu hơn. Sử dụng sản phẩm giải rượu để hạn chế tối đa tác động của cồn đối với cơ thể ---------------------------------------------------------------------------- Nếu các bạn đã uống rượu, bia quá nhiều và muốn đẩy lùi cũng như hạn chế tối đa các tác động xấu của cồn với cơ thể thì hãy tham khảo ngay sản phẩm [Nước giải rượu bia Lado Detox Nosamin Ladophar](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuc-pham-chuc-nang/ladodetox-nosamin-10-goi-x-15ml-ho-tro-giai-ruou-bia-bao-ve-te-bao-gan-37208.html) đang có bán tại chuỗi cửa hàng [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/). Với các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như dịch chiết trà xanh, cao đặc ưng bất bạc, cao đặc hoa actiso, cao đặc lá atiso, đảng sâm… sản phẩm sẽ giúp giải rượu, bia hiệu quả, giảm thiểu các tác động xấu của cồn với gan và cơ thể, giúp tỉnh rượu nhanh chóng. ![sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong 4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vaccine_co_uong_bia_duoc_khong_4_c9f1982803.jpg) *Hãy giải rượu đúng cách sau khi dùng rượu, bia để bảo vệ sức khỏe* Đặc biệt, sản phẩm được đóng gói dưới dạng túi nên rất dễ mang theo và sử dụng. Các bạn chỉ cần sử dụng một gói Nước giải rượu bia Lado Detox Nosamin vào khoảng 5 - 10 phút trước khi uống bia rượu và dùng thêm 1 gói sau khi uống bia rượu để bảo vệ lá gan và sức khỏe của mình. Lưu ý nếu các bạn mới tiêm vaccine hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có. Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan tới vấn đề [tiêm vaccine có uống bia được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong.html). Để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cũng như giúp vaccine có thể phát huy tối đa công dụng, hãy hạn chế sử dụng rượu, bia sau khi tiêm vaccine. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. **Thu Hòa** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Sau khi tiêm vaccine có uống bia được không?
05/04/2023
Việc chăm sóc cho người mắc bệnh quai bị vô cùng quan trọng trong việc tránh các biến chứng xấu xảy ra sau này. Hiện nay, có rất nhiều người đang thắc mắc vấn đề quai bị kiêng gió quạt không? Để tìm ra đáp án chính xác, trước hết chúng ta cần nắm bắt nguyên nhân và con đường lây lan bệnh.
[ "quai bị", "Virus quai bị", "Vacxin", "Triệu chứng quai bị" ]
Dân gian lưu truyền rằng những trường hợp mắc quai bị cần phải kiêng gió và không nên bật quạt khi chưa khỏi bệnh. Vậy vấn đề quai bị kiêng gió quạt không có thật sự đúng với khoa học hay chỉ làm lời truyền miệng từ ông bà ta? Hãy cùng tìm hiểu ở phần nội dung sau đây. Bệnh quai bị là gì? Vì sao người mắc quai bị cần kiêng gió quạt? ---------------------------------------------------------------- [Quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) là căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan bởi loại vi rút có tên Paramyxovirus. Người mắc quai bị thường bị sưng hàm, tuyến nước bọt bị viêm, cơ thể bị sốt gây mệt mỏi, khó chịu. Người mắc quai bị nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứng tiêu cực cho cơ như [viêm tinh hoàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quai-bi-dan-den-viem-tinh-hoan-bien-chung-nguy-hiem-ma-nguoi-benh-can-chu-y-43459.html) ở nam, viêm não và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Do đó, quá trình chữa trị cũng như kiêng cữ trong thời gian bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. ![Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/quai_bi_kieng_gio_quat_khong_nguyen_nhan_va_con_duong_lay_lan_benh_1_1_b6ea4f90a9.jpg)*Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan* Quan niệm quai bị kiêng nước, kiêng gió sẽ giúp bệnh mau lành bệnh hơn bắt nguồn từ thời ông bà ta để lại. Tuy nhiên, dù được lưu truyền qua nhiều đời thì những quan niệm này cũng cần phải được khoa học chứng minh để xác định vấn đề “Quai bị kiêng gió quạt không?” một cách cụ thể và chính xác nhất. Như chúng ta đã biết, người mắc quai bị có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên các loại virus, vi khuẩn rất dễ xâm nhập trong giai đoạn này. Việc thường xuyên tiếp xúc với gió hoặc nước sẽ khiến sức đề kháng của chúng ta ngày càng yếu dần. Sức đề kháng yếu, bạn sẽ rơi vào tình trạng mang trong mình nhiều căn bệnh cùng một lúc, thậm chí dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, đây là bệnh truyền nhiễm, việc ra gió sẽ phát tán virus, vi khuẩn vào không khí, dễ lây lan cho người khác. Tốt nhất, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nước và gió, hạn chế gặp người thân, bạn bè để không lây lan bệnh. Quai bị kiêng gió quạt không? ----------------------------- Một số người cũng băn khoăn, khi mắc quai bị vào mùa hè, cơ thể mệt mỏi, khó chịu do nhiều độ không khí tăng cao thì có nên mở quạt hay không? Như đã đề cập ở trên, việc kiêng cữ gió sẽ giúp bệnh nhanh lành, hạn chế phát tán virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc quai bị trong thời tiết quá nóng thì cũng có thể dùng quạt nhưng phải đảm bảo mở ở chế độ thấp nhất. Cần lưu ý, không nên dùng quạt quá lâu vì khiến bệnh thêm nặng, [virus quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-quai-bi-co-lay-khong-43329.html) gây bệnh dễ lây lan cho người khác. ![Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/quai_bi_kieng_gio_quat_khong_nguyen_nhan_va_con_duong_lay_lan_benh_2_1aa6b8dfac.jpg)*Người mắc quai bị nên kiêng gió quạt máy để lây bệnh cho bạn bè, người thân xung quanh* Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý quá trình điều trị bệnh mặc dù cần kiêng gió với nước nhưng cũng đừng quên vệ sinh thân thể của mình. Bạn có thể dùng khăn ấm để lau người, không nên tắm nước lạnh hoặc tắm ở nơi gió dễ dàng lùa vào. Chúng ta nên biết rằng việc kiêng cữ này không phải là tuyệt đối nhưng sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh diễn ra một cách tốt nhất. Người mắc quai bị cần kiêng thêm gì ngoài gió? ---------------------------------------------- Ngoài việc việc tìm ra đáp án cho câu hỏi quai bị kiêng gió quạt không thì chúng ta cũng cần chú ý tới những vấn đề sau để nhanh chóng khỏe mạnh hơn. * Không nên ăn những loại thực phẩm có nhiều axit. * Tránh các hoạt động mạnh, nên nằm nghỉ ngơi tại nhà. * Hạn chế đến những nơi đông người để ngăn ngừa việc lây lan bệnh. * Không nên tự ý mua các loại thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. * Không dùng các loại thực phẩm gây khó tiêu hoặc chế biến từ nếp. * Bồi dưỡng cho cơ thể mỗi ngày một ly nước cam để giúp cung cấp [vitamin C](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/vitamin-c) và tăng sức đề kháng. * Các loại thực phẩm dùng cho người mắc quai bị cần được nấu chín, mềm nhằm tránh làm tăng tình trạng đau nhức cơ hàm. ![Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/quai_bi_kieng_gio_quat_khong_nguyen_nhan_va_con_duong_lay_lan_benh_3_ca46945ac2.jpg)*Ngoài kiêng gió, người mắc quai bị cũng cần tránh các hoạt động mạnh* Tóm lại, người mắc quai bị cần tránh tiếp xúc với gió tự nhiên, chỉ sử dụng quạt trong trường hợp bất đắc dĩ do thời tiết. Và cũng cần lưu ý rằng khi dùng quạt thì hãy mở ở mức độ nhẹ, không hướng thẳng vào người hoặc bật quạt quá lâu. Nội dung trên đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc "[Quai bị kiêng gió quạt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quai-bi-kieng-gio-quat-khong-nguyen-nhan-va-con-duong-lay-lan-benh-73266.html)?". Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm bắt được cách chăm sóc sức khỏe phù hợp để không gây ra những tình huống xấu cho người bệnh. **Minh Hạnh** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh?
22/11/2022
Sau khi tiêm vaccine Pfizer, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu,… Các tác dụng phụ này diễn ra thường xuyên hơn với những người tiêm vaccine liều 2.
[ "Vacxin", "Vắc xin covid 19", "Tiêm vắc xin covid 19" ]
Tiêm vaccine Pfizer là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa Covid 19 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khá nhiều người còn băn khoăn lo lắng không biết tác dụng phụ của vaccine Pfizer là gì? có nguy hiểm không và nên làm gì để giảm bớt tác dụng phụ của loại vaccine này. Thấu hiểu được điều đó, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề tác dụng phụ của vaccine Pfizer. Cùng tìm hiểu nhé! **Tổng quan về vaccine Pfizer** ------------------------------- Vaccine Pfizer là sản phẩm được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm Pfizer( Mỹ) và công nghệ sinh học BioNTech (Đức). Sản phẩm đã được FDA Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận. ![Tác dụng phụ của vaccine pfizer có nguy hiểm không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_pfizer_co_nguy_hiem_khong_1_6224f7c0c4.jpg) *Vaccine Pfizer được tiêm rất phổ biến ở nước ta.* Ban đầu, những người từ 16 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine này. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 3 thì kết quả cho thấy, cả những trẻ từ 12 - 15 tuổi cũng có tác dụng với vaccine này. Hiệu quả của Pfrizer trong việc phòng người Covid 19 đạt 95%. Vaccine Pfizer là một trong những loại [vaccine phòng ngừa Covid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-chung-ngua-covid-19-va-nhung-dieu-can-luu-y-truoc-khi-tiem-48767.html) cho hiệu quả cao nhất và được tiến hành tiêm rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, khá nhiều người còn băn khoăn lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine Pfizer. **Các tác dụng phụ thường gặp của vaccine Pfizer là gì?** --------------------------------------------------------- Cũng giống như các loại vắc xin phòng Covid 19 khác, vắc xin Pfizer cũng có các tác dụng phụ nhất định tùy thuộc vào độ tuổi cũng như cơ địa từng người. Tác dụng phụ thường gặp nhất ở những người trẻ khi tiêm vaccine này chính là cảm giác đau tại vị trí tiêm, tiếp đó là cảm giác mệt mỏi, và có đến 75% thanh – thiếu niên bị đau đầu sau tiêm. 50% người bị ớn lạnh, 42% số người tiêm bị đau cơ. Ngoài ra, tác dụng phụ của vaccine Pfizer ít gặp hơn đó là tình trạng sốt, đau khớp, đau cơ chiếm từ 20 - 25% tổng số ca tiêm phòng. Kết quả này cũng cho thấy, tỷ lệ người bị tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Pfizer là ít hơn so với các trường hợp tiêm vaccine Moderna. ![Tác dụng phụ của vaccine pfizer có nguy hiểm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_pfizer_co_nguy_hiem_khong_2_3b41226280.jpg) *Đau đầu, sốt là tác dụng phụ thường gặp của vaccine Pfizer.* Các dấu hiệu như: Sốt, ho, khó chịu, đau cơ, mệt mỏi,… đều là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang đáp ứng với vaccine. Do đó, bạn không cần quá lo lắng, cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một vài ngày tiêm. **Tác dụng phụ nguy hiểm của vaccine Pfizer** --------------------------------------------- Trên thực tế, vẫn có 1 số ít các trường hợp bị tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine Pfizer. Các vấn đề nghiêm trọng đó có thể là: Khó thở, sốt cao, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), thậm chí tử vong. Những người tử vong sau tiêm phần lớn là ngoài 60 tuổi và đang mắc kèm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Bệnh tiểu đường, mỡ máu cao…. Độ tuổi trung bình tử vong là 75 tuổi và thời điểm tỷ lệ tử vong cao nhất là 1 – 10 ngày sau tiêm chủng, trong đó 2 ngày đầu sau tiêm là thời điểm số ca tử vong cao nhất. Kết quả khám nghiệm tử thi cũng cho thấy, nguyên nhân tử vong phần lớn là do ảnh hưởng của bệnh tim và tỷ lệ tử vong cao hơn sau khi tiêm mũi thứ 2. Bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi tỷ lệ tử vong do tác dụng phụ của vaccine Pfizer thấp hơn hẳn so với [vaccine Moderna](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-moderna-cua-nuoc-nao-san-xuat-gia-bao-nhieu-48492.html). Nhìn chung, tất cả các loại vaccine phòng ngừa Covid-19 để có những tác dụng phụ, điển hình là tình trạng mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt nhẹ, ớn lạnh,… Nếu bạn cũng gặp tình trạng này thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi đây là dấu hiệu cho thấy, cơ thể bạn đang dung nạp tốt và bắt đầu sản sinh kháng thể bảo vệ. Điều bạn cần làm là hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của chuyên gia và liên hệ hỗ trợ ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. ![Tác dụng phụ của vaccine pfizer có nguy hiểm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_pfizer_co_nguy_hiem_khong_3_d4f7cd8d46.jpg) *Liên hệ bác sĩ ngay khi có các triệu chứng gây nặng.* **Cách giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Pfizer** ------------------------------------------------------ Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi đại dịch Covid-19. Chính vì thế, bạn không nên trì hoãn việc tiêm vaccine vì bất kỳ lý do gì. Nếu lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine Pfizer, bạn hãy áp dụng các lời khuyên sau: * Luôn có người bên cạnh chăm sóc, theo dõi sau khi tiêm vaccine Pfizer. * Không uống rượu bia, các chất kích thích ít nhất 3 ngày sau tiêm. * Không đắp, bôi bất kỳ loại thuốc nào vào vị trí sưng đau. * Nếu bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) hay nới lỏng quần áo, chườm khăn ấp tại cổ, gáy, nách, bẹn để hạ sốt. Nếu sốt trên 38,5 độ thì cần uống thuốc hạ sốt. Nếu uống thuốc nhưng không hạ sốt, hãy liên hệ với nhân viên y tế. * Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại nước uống hoa quả, cháo, sữa, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. * Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu. * Nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. * Tránh lao động quá sức, mang vác vật nặng ít nhất 3 – 5 ngày sau tiêm. Mặc dù có tồn tại một số tác dụng phụ, nhưng so với đại dịch Covid thì Vaccine Pfizer vẫn là sự lựa chọn an toàn và bảo vệ bản thân tốt hơn nhiều so với việc nhập viện và tử vong. Chính vì vậy, hãy chủ động tiêm phòng theo đúng khuyến cáo của cơ quan Nhà nước để bảo vệ mình và gia đình tốt nhất nhé! **Lại Thảo** Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Tác dụng phụ của vaccine Pfizer có nguy hiểm không?
15/10/2022
Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết là những bệnh nguy hiểm mà nhiễm phế cầu khuẩn có thể gây ra và đe dọa tính mạng của những ai mắc phải. Tiêm phòng vacxin phòng phế cầu khuẩn chính là cách phòng bệnh hiệu quả. Có 2 loại vacxin ngừa phế cầu hiện nay là Synflorix và Prevenar 13. Vậy Synflorix có giá bao nhiêu và mũi tiêm này có thể phòng được những bệnh nào?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "vắc xin phế cầu" ]
Streptococcus Pneumoniae (phế cầu khuẩn) là tác nhân hàng đầu gây nhiều bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Vi khuẩn này thông thường tạm trú ở vùng hầu họng của cơ thể và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi, thường gặp nhất là trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và người cao tuổi có sức đề kháng yếu. May mắn là hiện nay đã có [vacxin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) để phòng bệnh, một loại điển hình trong số đó là vacxin Synflorix. Mũi tiêm Synflorix phòng những bệnh nào? ---------------------------------------- Phế cầu khuẩn có đến 90 loại khác nhau và hiện nay chưa có vacxin nào có khả năng phòng ngừa tất cả các loại này. Synflorix là vacxin của Bỉ ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau chủ yếu gây nên các bệnh nặng như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm tai giữa, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm khuẩn huyết,... ![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_1_c8c6d051fd.jpg) *Mũi tiêm Synflorix có thể phòng bệnh viêm phổi* Ngoài ra vacxin còn ngừa được [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html), một tác nhân gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại vacxin cộng hợp nên khả năng sinh miễn dịch rất cao vì vậy không cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần sau khi tiêm đủ phác đồ. Nhiều phụ huynh lo lắng khi tiêm phối hợp nhiều loại vacxin sẽ làm quá tải hệ thống miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên thực tế, hàng ngày trẻ em đã tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên lạ trong môi trường sống mà cơ thể trẻ vẫn đáp ứng được tốt. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy vacxin phế cầu có thể tiêm phối hợp với các vacxin phòng [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà (cả vô bào và toàn tế bào), uốn ván, bại liệt (cả đường tiêm và đường uống), vacxin phòng HiB, viêm gan B, tiêu chảy do Rotavirus, [vacxin phòng viêm màng não do não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vacxin-viem-mang-nao-mo-cau-bc-la-bao-nhieu-58209.html),... Phụ huynh yên tâm rằng các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như lịch sử tiêm chủng để biết cách phối hợp vacxin phù hợp cho trẻ. Ưu điểm của phối hợp vacxin là tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho cha mẹ, trẻ có cơ hội tiếp cận với vacxin sớm hơn dẫn đến phòng bệnh hiệu quả hơn. Ngoại trừ trẻ em, một số đối tượng khác cũng nên tiêm phòng phế cầu là: * Người lớn trên 65 tuổi. * Người có hệ thống miễn dịch suy yếu (ghép tạng, hóa trị liệu, HIV/AIDS),... * Người có các bệnh mạn tính như đái tháo đường ([tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html)), lao phổi, tâm phế mạn, hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). * Người bệnh trải qua phẫu thuật hoặc mắc các bệnh nặng, người đang điều trị thở máy tại các khoa hồi sức tích cực. * Người hút thuốc hoặc nghiện rượu trong nhiều năm * Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với người bệnh như nhân viên y tế, người chăm sóc trong viện dưỡng lão,... Người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất, tuy nhiên cần tiêm loại [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) vì Synflorix chỉ sử dụng được cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi. ![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_2_0604b8e86e.jpg) *Phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae* Mũi tiêm Synflorix tiêm khi trẻ mấy tháng? ------------------------------------------ Trong chương trình tiêm chủng mở rộng không có vacxin phế cầu, vì vậy chỉ khi cha mẹ chủ động tiêm chủng cho trẻ mới phòng ngừa được bệnh do phế cầu gây ra. Vacxin phế cầu Synflorix dùng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, đây là cách phòng bệnh sớm nhất cho trẻ vì độ tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý trong đó có các bệnh do [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Vậy vacxin phế cầu Synflorix tiêm mấy mũi? Tùy vào lứa tuổi của trẻ mà có những phác đồ tiêm khác nhau như sau: ### Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Tiêm 4 mũi * **Mũi 1:** Vào lúc 2 tháng tuổi. * **Mũi 2:** Vào 3 tháng tuổi. * **Mũi 3:** Vào 4 tháng tuổi. * **Mũi nhắc lại:** Sau 6 tháng kể từ mũi cuối. ### Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi và chưa từng được tiêm phòng vacxin trước đó * **Mũi 1:** Lần tiêm đầu tiên. * **Mũi 2:** Cách mũi đầu 1 tháng. * **Mũi nhắc lại:** Vào năm trẻ 2 tuổi và cách mũi thứ 2 ít nhất 2 tháng. ### Trẻ từ 12 - 23 tháng và trẻ từ 24 tháng - 5 tuổi chưa từng được tiêm phòng vacxin trước đó * **Mũi 1:** Lần tiêm đầu tiên. * **Mũi 2:** Cách mũi đầu 2 tháng. Các bậc phụ huynh nên cố gắng hoàn tất các mũi tiêm cho con theo phác đồ để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất và được bảo vệ trong một thời gian dài. Trong trường hợp trễ lịch tiêm hoặc bỏ lỡ những mũi tiêm trước đây thì trẻ không cần tiêm lại từ đầu mà theo phác đồ tiêm bổ sung để tiếp tục chủng ngừa. Khi trẻ hoàn tất phác đồ bổ sung thì hiệu quả bảo vệ vẫn là tối ưu. Phụ huynh nên giữ lại sổ tiêm chủng hoặc nhớ lịch sử tiêm chủng trước đây của trẻ để thông báo cho bác sĩ kịp thời. ![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_2_1df45b9108.jpg) *Synflorix chỉ sử dụng được cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi* Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? ------------------------------- Vacxin Synflorix tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện đang được niêm yết là 1.035.000 VND và mức giá này có thể thay đổi theo từng thời điểm. Trước khi tiêm vacxin, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ cho bạn về loại vacxin nên tiêm sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và từng tình trạng sức khỏe tại thời điểm trẻ đi tiêm. Chống chỉ định của vacxin là các đối tượng quá mẫn với bất kì thành phần nào trong vacxin hoặc có những phản ứng dị ứng trong lần tiêm chủng vacxin trước. Thận trọng khi sử dụng với trẻ đang sốt hoặc bị nhiễm trùng cấp tính, trường hợp này nên hoãn tiêm. Nếu trẻ có các triệu chứng nhẹ như ho ít, sổ mũi, không sốt và vẫn bú, ăn bình thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng để được khám sàng lọc trước tiêm và quyết định tình trạng sức khỏe của bé có tiêm chủng được hay không. Một số tác dụng không mong muốn của vacxin có thể là: * Các phản ứng tại chỗ thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở trẻ > 12 tháng tuổi so với trẻ nhỏ. * Ngoài ra trẻ có thể sốt > 38 độ C, đau sưng đỏ hoặc chai cứng chỗ tiêm. * Trẻ có thể bị kích thích, quấy khóc hoặc chán ăn. Cũng như các loại vacxin khác, sau khi tiêm ngừa Synflorix, phụ huynh nên để trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Trong vòng 24 giờ đầu phụ huynh cần tiếp tục theo dõi tình hình ăn, ngủ của con, quan sát xem trẻ có sốt, phát ban, sưng đau vị trí tiêm hay không để kịp thời phát hiện các phản ứng nặng của trẻ và đưa đến các cơ sở y tế. ![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_3_e846cab657.jpg) *Vacxin Synflorix phòng các bệnh do phế cầu khuẩn* Hiện nay tình trạng kháng kháng sinh của phế cầu khuẩn đang ngày càng tăng cao, dẫn đến việc điều trị bệnh kéo dài, tốn kém và khó khăn hơn khi không may mắc bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, việc phòng ngừa bệnh ngay từ sớm bằng vacxin cho những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ và người cao tuổi là vô cùng cần thiết. Hãy lựa chọn cơ sở uy tín tiêm ngừa [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) để phòng bệnh và bảo vệ cho sự phát triển của con bạn. ***Xem thêm:*** * [*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html) * [*Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html) * [*Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html)
Thông tin cần biết về vắc xin phế cầu Synflorix
24/10/2022
Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan B gây ra, loại virus này có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Dù có cùng cách thức truyền bệnh với virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV. Để hạn chế sự lây nhiễm của virus viêm gan B, cần ưu tiên phòng bệnh, trong đó tiêm vắc xin chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. 
[ "Viêm gan b", "Vacxin", "tiêm phòng" ]
Công dụng của vacxin viêm gan B và liều lượng tiêm đối với từng nhóm đối tượng như thế nào? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé. Công dụng của vacxin phòng viêm gan B ------------------------------------- Vacxin viêm gan B là một loại vacxin giúp ngăn ngừa bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và các hậu quả của bệnh ung thư gan, xơ gan. Vacxin phòng viêm gan B được khuyến cáo nên tiêm cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B. Việc tiêm chủng rộng vacxin phòng viêm gan B sẽ giúp kiểm soát bệnh viêm gan B và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan D do viêm gan D sẽ không xảy ra nếu không bị viêm gan B. Tuy nhiên cần lưu ý, việc tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm gan B sẽ không phòng được bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, viêm gan C. ![Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_viem_gan_b_3_5c032a9d54.jpg) *Vacxin viêm gan B là một loại vacxin giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B* Liều lượng và cách dùng vacxin phòng viêm gan B ----------------------------------------------- Ở Việt Nam, một mũi vacxin phòng viêm gan B sẽ được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu tiên. ### Lộ trình tiêm vacxin phòng nhiễm viêm gan B cho trẻ em Đối với trường hợp mẹ không nhiễm virus viêm gan B: * Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong 24 giờ đầu tiên sau khi trẻ vừa được sinh ra hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm. * Các liều tiếp theo 2, 3, 4 có thể sẽ được tiêm với vacxin phối hợp chứa thành phần viêm gan B, bắt đầu tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 28 ngày. * Liều cuối cùng nên tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi với vacxin 6 trong 1, các liều tiêm hoàn thành trước 24 tháng tuổi. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B: Trong giai đoạn mang thai, virus viêm gan B rất hiếm lây từ mẹ sang con. Sự lây nhiễm này thường xảy ra trong quá trình sinh nở, do đó, nếu [mẹ bị viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-bi-viem-gan-b-co-nen-cho-con-bu-khong-45186.html), cần tiêm vacxin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh, nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm. Nếu tiêm càng trễ, hiệu lực tiêm vacxin càng giảm. * Nếu tiêm vacxin trong vòng 24 giờ đầu sẽ phòng 85-90% khả năng lây nhiễm. * Nếu tiêm vacxin sang ngày hôm sau (trong 48 giờ), hiệu lực vacxin giảm 50 - 57% mỗi ngày. Trình tự tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ khi mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác độ: * Phác đồ 1: 0-1-2-12: Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất 12 giờ sau sinh, cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. Liều thứ 2, 3, 4 được tiêm lần lượt khi trẻ 1, 2, 12 tháng tuổi. * Phác đồ 2: 0-1-6-18: Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là sau sinh 12 giờ. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. Liều thứ 2, 3, 4 được tiêm lần lượt khi trẻ 1, 6, 18 tháng tuổi. Lưu ý rằng do tiêm vacxin viêm gan B không tạo ra miễn dịch suốt đời vì lượng kháng sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 5 năm cần cho trẻ thực hiện xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B. Nếu kháng thể HBsAb <10mlUI/ml thì cần tiêm lại vacxin để đảm bảo hiệu quả phòng nhiễm bệnh. ### Lộ trình tiêm vacxin phòng viêm gan B cho người lớn, trẻ lớn Thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm: Cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti HBs để xác định cơ thể bị nhiễm bệnh hay chưa. Nếu kết quả HBsAg này dương tính, nghĩa là bạn đã bị nhiễm viêm gan B, khi đó việc tiêm ngừa không còn hiệu quả nữa. Nếu kết quả anti HBs dương tính thì có thể bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó thì bạn không cần tiêm vacxin nữa. Còn nếu kết quả cho ra âm tính thì có thể bạn chưa mắc bệnh và cần tiêm vacxin để phòng bệnh. Phác đồ tiêm có thể chọn 1 trong 2 phác đồ: * Phác độ 0, 1, 6: Liều thứ 2 cách mũi đầu đầu tiên 1 tháng, liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng. * Phác đồ 0, 1, 2, 12 tiêm 3 liều cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 1 năm. ![Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20191127_010456_628341_tiem_tre_3_max_1800x1800_c362705a55.jpg) *Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong 24 giờ đầu tiên sau khi trẻ vừa được sinh ra* Thận trọng khi sử dụng vacxin phòng viêm gan B ---------------------------------------------- Những người bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-ret-157.html) hoặc nhiễm trùng cấp tính không nên tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên đối với trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì không chống chỉ định tiêm vacxin. Vì thời gian ủ bệnh của viêm gan B tương đối dài nên có thể bệnh nhân bị nhiễm virus trước khi tiêm phòng. Do đó, vacxin không có hiệu lực ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B trong trường hợp này. Sự đáp ứng miễn dịch vacxin viêm gan B phụ thuộc vào độ tuổi, có bị béo phì, đái tháo đường hay không, thói quen hút thuốc lá, người bị nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html). Đối với trường hợp đáp ứng miễn dịch yếu hơn thì nên cân nhắc tiêm thêm liều bổ sung. Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú thì không nên tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên, những phụ nữ có thai mà có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B có thể cân nhắc tiêm. Vacxin không chống chỉ định tiêm cho phụ nữ cho con bú. ![Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20190926_114513_220431_sot_max_1800x1800_076eabeb15.jpg) *Những người bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính không nên tiêm vacxin viêm gan B* Bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin về việc tiêm phòng viêm gan B. Bên cạnh việc tiêm vacxin, người bệnh nên thực hiện các phương pháp phòng bệnh đi kèm để tăng cường hiệu quả phòng bệnh như ăn uống khoa học, lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,... **Hoàng Trang** Nguồn tổng hợp
Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng
24/04/2022
Dị ứng thuốc tây là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi những phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc tây. Một số trường hợp dị ứng thuốc tây nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
[ "Vacxin", "dị ứng", "Tiêm chủng" ]
Trong Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế ban hành quy định rõ về các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, các đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng và các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng. Vậy dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. Tìm hiểu chung -------------- ### Vắc xin là gì? Vacxin là chế phẩm sinh học, để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn. Có 2 loại vacxin: * Vacxin nhược độc: Mầm bệnh bị làm yếu đi. * Vacxin chết: Mầm bệnh bị giết chết. ### Tiêm chủng là gì? Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin, sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch. Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vắc xin. Bằng việc tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Việt Nam đã đạt được các kết quả như thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005 nhờ thành công của tiêm chủng mở rộng. So sánh giữa năm 1985, năm bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng và năm 2009, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 543 lần, [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong-46463.html) giảm 433 lần, [Uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) giảm 69 lần… ![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_1_1b2dd1ee6d.jpg) *Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?* **Các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng** * Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: Sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở. * Người có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …). * Người bị suy giảm miễn dịch ([HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/kiem-soat-benh-hiv-aids-o-viet-nam-45149.html), bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống. * Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. **Các trường hợp tạm hoãn trong tiêm chủng** * Người bị mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. * Người sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách). * Người mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B. * Người đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày. * Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2 kg. * Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. **Một số lưu ý trước khi tiêm chủng** * Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sức khỏe. Nếu người đi tiêm đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, tiền sử dị ứng thuốc,… thì người đi tiêm cần xuất trình bằng chứng để chứng minh mình có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm. * Các chuyên gia y tế khuyến cáo người đi tiêm không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể. * Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng. * Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroid ngay trước khi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. * Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra. * Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng. * Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn). * Nên tiêm vào cánh tay không thuận, thường sẽ tiêm vào tay trái. * Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp. Dị ứng thuốc tây ---------------- [Dị ứng thuốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-chua-di-ung-thuoc-tay-hieu-qua-40630.html) là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của bạn với bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể. Bất kỳ loại thuốc nào - không kê đơn, kê đơn hoặc thảo dược - đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Tuy nhiên, dị ứng thuốc có nhiều khả năng xảy ra hơn với một số loại thuốc. Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc. Các phản ứng khác, đặc biệt là phát ban, có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Bên cạnh đó, dị ứng thuốc tây có thể gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh (như sốc phản vệ). Dị ứng thuốc đôi khi bị nhầm lẫn với một số tác dụng phụ của thuốc do dấu hiệu, triệu chứng tương tự nhau. Dị ứng thuốc cũng khác với ngộ độc thuốc do dùng thuốc quá liều. ![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_2_6dccb55d15.jpg) *Dị ứng thuốc tây là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch* **Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc tây?** Để điều trị dị ứng thuốc, nhân viên y tế thường dùng các loại thuốc kháng histamin (để làm giảm sự ngứa da, nổi mẩn), thoa corticosteroid vào da, các thuốc giãn phế quản để hạn chế những triệu chứng giống suyễn, tiêm epinephrine (adrenaline) để trị [shock phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Hiện tại không có cách gì để ngăn ngừa dị ứng thuốc tây, nếu bạn biết rằng bạn bị dị ứng với một loại thuốc nào đó thì cách tốt nhất để ngăn ngừa sự dị ứng thuốc tây là: * Tránh các chất gây dị ứng; * Mang theo bút tiêm epinephrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp; * Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamin khi xảy ra dị ứng; * Thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc tây mà bạn dị ứng khi đi khám bệnh. Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không? -------------------------------------------- Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế, trong các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng nêu trên không có trường hợp dị ứng thuốc tây. Vì vậy những người có tiền sử bị dị ứng thuốc tây (dù dị ứng nhẹ hay dị ứng nghiêm trọng) đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định. ![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_3_dfc9cbf2d7.jpg) *Dị ứng thuốc tây vẫn có thể tiêm vắc xin* Tuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn trước khi chỉ định tiêm vaccine cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng cần khai báo kỹ về tình trạng dị ứng để bác sĩ tiêm chủng cân nhắc việc có nên tiêm vắc xin hay không và nếu tiêm thì có kế hoạch theo dõi như thế nào trước khi chỉ định tiêm. Phản ứng quá mẫn nhanh và dị ứng nặng có thể xảy ra ngay sau chích hay trong vòng 4 tiếng sau chích với các triệu chứng như phát ban, mày đay, phù người, khò khè, khó thở. Vì vậy, để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vắc xin đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Do đó bạn nên thành thật khai báo tình trạng dị ứng thuốc tây khi sàng lọc trước tiêm vắc xin để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất. **Thu Hà** *Nguồn tham khảo: Tổng hợp*
Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?
18/01/2022
Các công ty dược phẩm trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu vaccine Covid-19 thế hệ thứ hai với nhiều ưu điểm hơn như giá thành rẻ, dễ phân phối và có thể chống lại nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2.
[ "Covid-19", "Vacxin", "Vắc xin covid 19" ]
Vaccine thế hệ mới được kỳ vọng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ nhiễm virus hiệu quả hơn, dễ bảo quản, vận chuyển và có thể sử dụng ở đường uống, xịt. ![Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/covid_19_1_2832_7075_2c67ab7172.jpg) *Thế giới đang kỳ vọng sản xuất loại vắc xin có thể sử dụng ở đường uống, xịt chứ không còn là tiêm* Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào? ------------------------------------------- Hôm 13/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi phát triển vaccine mới với khả năng chống lây nhiễm cao hơn, cho rằng tiêm nhiều liều tăng cường các vaccine hiện có không phải chiến lược bền vững. "Chiến lược tiêm chủng dựa vào các liều tăng cường lặp đi lặp lại của vaccine hiện có dường như không phù hợp hay bền vững", nhóm cố vấn WHO về chế phẩm vaccine Covid-19 (TAG-Co-VAC) ra tuyên bố hôm 11/1. Theo các chuyên gia WHO, nên phát triển vaccine mới không chỉ có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ trở nặng, tử vong mà còn bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ nhiễm virus hiệu quả hơn. Trong khi đó, sự xuất hiện của các biến chủng mới như Delta và Omicron cũng khiến giới khoa học công nhận nhu cầu mở rộng kho vũ khí của nhân loại. Họ cho rằng thế giới cần có các loại vaccine với công nghệ khác nhau để cung cấp khả năng miễn dịch mạnh mẽ. Đầu tiên, vaccine mới được kỳ vọng sẽ bảo vệ con người trong thời gian dài hơn so với vaccine thế hệ cũ. Nhiều dữ liệu cho thấy phản ứng miễn dịch của người (sau tiêm chủng hay nhiễm Covid tự nhiên) sẽ suy giảm theo thời gian. Phản ứng của tế bào T (tế bào miễn dịch) cũng giảm ở một mức độ nào đó. Công ty công nghệ sinh học Gritstone gần đây thử nghiệm lâm sàng vaccine dựa trên RNA tự khuếch đại (saRNA), dạng mới của công nghệ RNA. Vaccine giúp kích thích phản ứng tế bào T một cách bền vững, lâu dài để chống lại các vùng được bảo toàn của Covid và những chủng virus corona khác. Ngoài ra, saRNA tạo ra các bản sao của chính nó một lần bên trong các tế bào của cơ thể, tương tự mRNA nhưng với liều lượng nhỏ hơn 50-100 lần. Như vậy vaccine rẻ và dễ điều chế. Yêu cầu trữ lạnh, ở nhiệt độ âm sâu của vaccine tiên phong cũng gây trở ngại với các quốc gia thu nhập thấp. Hiện chỉ khoảng 46% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ. Các nhà khoa học mong muốn vaccine thế hệ tiếp theo bảo quản dễ dàng hơn. Akston Bioscience, công ty khởi nghiệp tại Mỹ chuyên về công nghệ y sinh, sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, giúp vận chuyển vaccine dễ dàng hơn tới các nước đang phát triển. Công ty khác là Ziccum đã phát triển công nghệ làm khô vaccine, chuyển chúng thành dạng bột để vận chuyển mà không cần tủ đông lạnh. Ziccum đang hợp tác với Johnson & Johnson để nghiên cứu thêm về phương pháp này. ![Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/merlin_182364291_c2d236d3_3fca_6630_5458_1642049296_b322fffc93.jpg) *Nhân viên đóng gói vaccine Covid-19 tại Viện Serum, Ấn Độ, tháng 1/2021* Vậy vaccine thế hệ thứ hai sẽ có những điểm đặc biệt gì? -------------------------------------------------------- Kỳ vọng tiếp theo đối với vaccine Covid-19 thế hệ thứ hai là tạo nhiều kháng thể với chất lượng tốt hơn. Năm 2020, các nhà khoa học của Novavax đã phát hiện ra chất bổ trợ (tá dược) mạnh mẽ gọi là Matrix-M, nguồn gốc từ cây Quillay, một loại cây thường xanh quý hiếm ở Chile. Trong thử nghiệm giai đoạn cuối, các nhà khoa học cho biết vaccine hiệu quả mạnh mẽ, ngăn ngừa cả Covid-19 và cúm. Vaccine Novavax dựa trên công nghệ protein, sử dụng các hạt nano nhọn, cùng hợp chất từ cây quillaja saponaria nhằm huy động tế bào miễn dịch đến vị trí tiêm. Tế bào miễn dịch ghi nhớ protein của virus để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập cơ thể sau này. Novavax hôm 14/6 thông báo vaccine của hãng đạt hiệu quả 100% trong ngăn ngừa ca bệnh vừa và nặng, 93% hiệu quả đối với một số biến thể. Đến 21/12, vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, trở thành loại [vaccine Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-covid-19-da-duoc-chinh-thuc-ap-dung-han-su-dung-khong-co-dinh-49501.html) thứ 10 trong danh sách của cơ quan. Theo Filip Dubovsky, Giám đốc y tế Novavax, chất bổ trợ Matrix-M giúp vaccine kích thích sản xuất kháng thể trung hòa chất lượng cao hơn. "Điều quan trọng không chỉ là kháng thể của bạn tăng đến mức nào, mà là nó vô hiệu hóa virus tốt đến đâu. Chúng tôi có dữ liệu từ nghiên cứu lâm sàng cho thấy vaccine (Novavax) tạo kháng thể trung hòa ở mức độ rất cao. Vì vậy, không chỉ nhận ra protein gai, chúng còn ngăn chặn virus lây lan", ông giải thích. Brian Ward, Giám đốc y tế công ty công nghệ sinh học Medicago, đối tác của Novavax, cho biết: "Vaccine mRNA tạo hiệu quả kháng thể cao hơn 2,5 đến 4 lần so với miễn dịch sau nhiễm Covid tự nhiên. Kháng thể từ vaccine của Novavax cao hơn 10-15 lần". ![Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cleanroom_protective_clothing_383a0361ac.jpg) *Kỳ vọng tiếp theo đối với vaccine Covid-19 thế hệ thứ hai là tạo nhiều kháng thể với chất lượng tốt hơn* Một số đơn vị hướng đến vaccine đường uống dễ dàng sử dụng. Vaxart đang đăng ký thử nghiệm giai đoạn hai vaccine dạng viên nén, tạo phản ứng kháng thể ở mũi, kỳ vọng ngăn chặn hiệu quả virus lây lan. Vaccine giúp giải quyết nỗi sợ kim tiêm của một số người. Dù tiềm năng, không phải canh bạc nào cũng thu về trái ngọt. Phát triển vaccine là ngành công nghiệp nổi tiếng bấp bênh. Những thành tựu của năm 2020 được đánh giá là chưa từng có tiền lệ. Song các chuyên gia cảnh báo điều này không có nghĩa đợt ra mắt vaccine thế hệ hai cũng có kết quả tốt đẹp. Sản phẩm của CureVac là một ví dụ. Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, vaccine gây thất vọng khi chỉ hiệu quả 47%. Hãng đang hợp tác với GSK để theo đuổi mục tiêu mới. Vaccine nhắm vào nhiều biến chủng Covid cùng lúc. Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, vaccine tạo ra lượng kháng thể gấp 10 lần so với phiên bản đầu tiên. Thất bại của CureVac cho thấy những thách thức mà công ty phát triển vaccine thế hệ hai phải đối mặt. Song di sản lớn nhất của các nghiên cứu là giúp thế giới chuẩn bị tốt hơn cho các đợt bùng phát trong tương lai - điều mà các nhà khoa học tin rằng không thể tránh khỏi, dựa trên xu hướng phát triển của dịch bệnh trong hai thập kỷ vừa qua. "Chúng ta đã trải qua ba lần virus corona hoành hành trong 20 năm: [SARS](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-dich-covid-19-nguy-hiem-hon-han-sars-45767.html) năm 2002, MERS năm 2012 và sau đó là Covid-19. Bất cứ ai đều đồng ý rằng sẽ có đợt bùng phát khác, chúng ta phải sẵn sàng đối đầu và làm tốt hơn", Andrew Allen, Giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Gritstone, nói. **Thủy Phan** Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?
25/07/2022
Tin vui trong lĩnh vực nghiên cứu vaccine cá nhân trong vài năm trở lại đây đó là: Thành công trong bước đầu nghiên cứu vaccine chống lại ung thư từ các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào ung thư.
[ "Vacxin" ]
Thế giới ngày càng thay đổi và phát triển, giờ đây trong lĩnh vực ung thư học đã cải tiến hơn rất nhiều, khám phá ra sự tồn tại của các neo-antigen dường như là một bước ngoặt lớn. Hãy cùng [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) tìm hiểu, theo dõi thành công trong bước đầu nghiên cứu vaccine chống ung thư qua bài viết dưới đây nhé! Hành trình nghiên cứu vaccine phòng chống ung thư ------------------------------------------------- ![Hành trình nghiên cứu vaccine phòng chống ung thư từ các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào ung thư 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_chong_ung_thu_1_9376cc1c7d.png) *Tìm tòi và nghiên cứu về vắc-xin phòng chống ung thư* Khác hẳn với lối mòn xưa điều trị truyền thống xưa cũ ở ung thư, vaccine phòng chống ung thư từ các kháng nguyên trên bề mặt tế bào ung thư được nghiên cứu, khai thác khả năng miễn dịch đặc hiệu cao của vật chủ dùng để tiêu diệt các tế bào khối u ác tính (các loại ung thư phổ biến như ung thư phổi, [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html), ung thư thận, ung thư não, miệng, máu v.v). Vaccine ung thư có thể thu thập và củng cố hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bằng cách nhận biết, tăng cường khả năng nhận dạng của tế bào miễn dịch để loại bỏ các tế bào ung thư ác tính, kháng nguyên được biểu hiện trên bề mặt tế bào ung thư. Những kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt khối u bao gồm các kháng nguyên phát sinh từ đột biến không đồng dạng hoặc đột biến tích hợp virus trong tế bào ác tính, những kháng nguyên này hoàn toàn không có ở những tế bào bình thường khác. Vắc xin điều trị ung thư hoạt động như thế nào? ----------------------------------------------- Những kháng nguyên trên bề mặt tế bào được tìm thấy, cơ thể sẽ cho là có hại gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch nhằm tấn công các kháng nguyên để loại bỏ chúng. Khi cơ thể đã hoàn thành xong bước phòng chống, từ đó hệ thống miễn dịch sẽ tự động ghi nhớ chống lại các kháng nguyên đó trong tương lai. Vaccine điều trị ung thư được biết đến hoạt động như một liều thuốc tăng cường khả năng tìm kiếm, tiêu diệt các kháng nguyên của hệ miễn dịch. Các kháng nguyên này chỉ xuất hiện đặc hiệu trên bề mặt ung thư, điều này không có ở các tế bào khỏe mạnh. Vaccine chống ung thư có khả năng chỉ đạo hệ thống miễn dịch tìm và loại bỏ các tế bào ung thư khi chứa các phần tử như kháng nguyên trên bề mặt của chúng. Những thách thức của việc sử dụng vắc xin điều trị là gì? --------------------------------------------------------- ![Những thách thức của việc sử dụng vắc xin điều trị là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_chong_ung_thu_2_1_6e648f999a.png) *Những khó khăn mà các bác sĩ trong quá trình nghiên cứu gặp phải* Vaccine chống ung thư là bước tiến triển đáng mừng trong công cuộc cải cách ung thư học, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi việc gặp khó khăn khi sử dụng, cũng chính vì một vài những lý do dưới đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vaccine điều trị ung thư có thể hoạt động tốt nhất ở khối u nhỏ, ung thư ở giai đoạn đầu. Đó là những lý do như sau: * Tế bào ung thư ức chế hệ thống miễn dịch: Đây là bước đầu xuất hiện của các tế bài ung thư, bắt đầu từ lúc này chúng sẽ phát triển, các nhà nghiên cứu đang tìm phương pháp khắc phục, có thể sử dụng chất bổ trợ thêm vào vaccine để cải thiện tình trạng này.Tuy nhiên việc sử dụng những phương pháp mới cũng gặp khá nhiều khó khăn, nếu không tương thích với cơ thể chủ thể dễ mắc bệnh dị ứng, hoặc các bệnh [viêm da do tiếp xúc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-do-tiep-xuc-538.html) với thuốc. * Tế bào ung thư bắt đầu từ các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể chủ thể: Các tế bào ung thư có thể cải trang rất thành thạo, ở những biến thể cải tiến chúng sẽ trông như được bao phủ bởi một lớp tế bào khỏe mạnh, chúng đánh lừa được hệ thống miễn dịch của chủ thể, khiến hệ thống miễn dịch lơ là và bỏ qua thay vì tấn công tiêu diệt. * Tế bào ung thư đã phát triển: Khi khối u lớn hơn hoặc ngày càng phát triển với kích thước to hơn thì rất khó để loại bỏ nếu chỉ sử dụng một loại vắc-xin, cần phải áp dụng thêm những phương pháp khác. * Lớn tuổi: Những người bị bệnh mà đã lớn tuổi thường có thể có hệ thống miễn dịch rất yếu. Chính cơ thể của họ không có phản ứng gì sau khi tiêm vacxin, điều này khiến hiệu suất của vacxin bị giảm đi đáng kể. * Tác động trực tiếp bởi phương pháp điều trị ung thư khác: Cơ thể người bệnh đã từng chịu phương pháp điều trị khác, nếu sử dụng phương pháp điều trị bằng vacxin cũng có thể làm giảm đi khả năng hoạt động của vacxin chống ung thư. Ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về vaccine phòng chống ung thư --------------------------------------------------------------------------- ![Ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về vaccine phòng chống ung thư 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_chong_ung_thu_3_103051b8fa.png) *Cùng thảo luận và đưa ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu* Những chuyên gia nghiên cứu về vaccine chống ung thư đã đưa ra rát nhiều ý kiến nhận xét khác nhau, nhưng đa số họ đều cho rằng để có được vaccine thành công. Bản thân phương pháp vaccine đó phải vượt qua được bài kiểm tra thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, chứng minh rằng nó có thể tự tạo ra khả năng miễn dịch đủ để kiểm soát được khối u (các khối u về ung thư như u xơ cổ tử cung, u não, [u trung thất](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/u-trung-that-422.html)...). Thời gian và chi phí cũng là một trong những điều đáng để tâm, nhóm nghiên cứu cần phải có thời gian từ 3 tháng trở lên để kiểm nghiệm ở mỗi người, để chứng minh là thành công. Nhà thuốc Long Châu mong rằng những thông tin về thành công bước đầu, trong [nghiên cứu vaccine cá nhân (personalized vaccine) chống ung thư từ các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào ung thư (neo-antigen)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thanh-cong-buoc-dau-trong-nghien-cuu-vaccine-ca-nhan-personalized-vaccine-chong-ung-thu-59081.html) ở bài viết trên đây. Sẽ giúp bạn đọc hiểu được những bước phát triển thay đổi nhanh chóng ở bệnh ung thư, cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. ***Minh Thúy*** ***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***
Thành công bước đầu trong nghiên cứu vaccine cá nhân (personalized vaccine) chống ung thư
01/06/2022
Vaccine (vắc-xin) còn được gọi là chủng ngừa, là những loại thuốc giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Chúng giúp huấn luyện hệ miễn dịch để nhận biết và tiêu diệt các tác nhân độc hại. Có 2 loại vaccine ung thư: Vaccine phòng ngừa và Vaccine điều trị. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn “Vaccine ung thư là gì?” nhé!
[ "Vacxin", "Ung thư", "Chăm sóc da" ]
Các bác sĩ cung cấp vaccine phòng ngừa cho người khỏe mạnh để ngăn chặn một số bệnh ung thư. Giống như vaccine cho bệnh thủy đậu hoặc cúm… Chúng bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus (siêu vi) gây bệnh. Vaccine điều trị ung thư là một loại liệu pháp miễn dịch. Các [vaccine ung thư](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vaccine-ung-thu-la-gi-55467.html) có tác dụng tăng cường hệ phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại một căn bệnh ung thư. Vaccine phòng ngừa ung thư là gì? --------------------------------- Chúng ta cần chủng ngừa trước khi virus lây nhiễm, vì khi đã lây thì vaccine không còn tác dụng. Có 2 loại vaccine phòng chống ung thư được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn: ### Vaccine HPV Vaccine bảo vệ chống lại virus Papilloma ở người (HPV). Nếu virus này viêm nhiễm kéo dài, nó có thể gây ra một số loại ung thư. Do vậy FDA đã phê chuẩn vaccine HPV để phòng ngừa: * [Ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ung-thu-co-tu-cung-co-chet-khong-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-44536.html), âm đạo và âm hộ. * Ung thư hậu môn. * Mụn cóc sinh dục. Lưu ý rằng ung thư vẫn có thể xảy ra ngay cả khi đã chủng ngừa. Và bạn cần tầm soát định kỳ nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao. Ngoài ra, HPV cũng có thể gây ra các bệnh ung thư khác mà FDA đã không phê chuẩn vaccine, chẳng hạn như ung thư miệng. ![Vaccine ung thư là gì?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_1_f1b4d514b1.jpg) *Vaccine ung thư là gì?* ### Vaccine viêm gan B Vaccine này ngăn ngừa nhiễm virus [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) (HBV). Nhiễm HBV lâu dài có thể gây ung thư gan. Hãy hỏi bác sĩ về việc liệu bạn có nên chủng ngừa HPV và/hoặc HBV hay không. ![Vaccine ung thư là gì?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_2_b5bc2c81e6.jpg) *Vaccine này ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B* Vaccine điều trị ung thư là gì? ------------------------------- Vaccine này được sử dụng cho người đã được chẩn đoán là mắc ung thư. Vaccine đang được kỳ vọng có thể: * Ngăn chặn ung thư trở lại. * Tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào vẫn còn trong cơ thể sau khi các phương pháp điều trị khác đã kết thúc. * Ngăn chặn khối u phát triển hoặc lan rộng. Cách vaccine điều trị ung thư hoạt động --------------------------------------- Chất kháng nguyên là các chất trên bề mặt tế bào không phải là một phần bình thường của cơ thể (chất lạ). Hệ miễn dịch tấn công (thường là loại bỏ) các kháng nguyên này. Điều này còn giúp hệ miễn dịch “nhớ” để giúp nó phản ứng với những kháng nguyên đó trong tương lai. Vaccine điều trị ung thư làm tăng khả năng nhận biết và tiêu diệt kháng nguyên liên quan tới ung thư của hệ miễn dịch. Thông thường, các tế bào ung thư có một số phân tử được gọi là kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt của chúng mà các tế bào khỏe mạnh không có. Khi các phân tử này được đưa vào người, các phân tử này sẽ kích thích và giúp hệ miễn dịch nhận biết, tiêu diệt các tế bào ung thư có các phân tử này trên bề mặt. Hầu hết vaccine ung thư cũng chứa tá dược là những chất có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch. Một số vaccine ung thư được điều chế cho từng bệnh nhân. Các loại vaccine này được sản xuất từ mẫu khối u của người đó. Điều này có nghĩa là cần phẫu thuật để có đủ mẫu khối u để tạo ra vaccine. Một số vaccine ung thư khác nhắm vào các kháng nguyên cụ thể và được đưa vào cơ thể bệnh nhân có khối u có những kháng nguyên đó. Hầu hết vaccine điều trị ung thư chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu qua các thử nghiệm lâm sàng. Đó là các nghiên cứu trên người liên quan đến các bệnh nhân tình nguyện, đồng ý tham gia sau khi hiểu rõ nguy cơ và lợi ích có thể có của liệu pháp mới. Thử nghiệm lâm sàng còn có yêu cầu khắt khe liên quan tới việc có đúng căn bệnh, giai đoạn bệnh và tổng trạng sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, trong năm 2010, FDA đã phê chuẩn [sipuleucel-T](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/sipuleucel-t) (Provenge) cho nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt di căn. Sipuleucel-T được điều chỉnh cho từng người thông qua một loạt các bước. * Đầu tiên, các tế bào bạch cầu được tách ra khỏi máu của người bệnh. * Sau đó, các tế bào bạch cầu được biến đổi trong phòng thí nghiệm. Để nhận biết và nhắm vào các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. * Tiếp theo, các tế bào này được đưa trở lại vào người qua tĩnh mạch, tương tự như khi truyền máu. Các tế bào đã được sửa đổi này sẽ “dạy” hệ miễn dịch tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. ![Vaccine ung thư là gì?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_3_802c343c6d.jpg) *Hầu hết vaccine ung thư cũng chứa tá dược là những chất có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch* Hạn chế của vaccine điều trị ung thư ------------------------------------ Phát triển vaccine điều trị ung thư hoạt động rất khó vì: * Các tế bào ung thư ức chế hệ miễn dịch. Đó là cách mà ung thư có thể phát triển ngay từ đầu. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng tá dược trong vaccine để cố gắng khắc phục vấn đề này. * Các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào khỏe mạnh của một người. Kết quả là hệ miễn dịch không nhận ra được sự khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường để tiêu diệt. * Các khối u lớn hoặc tiến triển rất khó loại bỏ bằng một loại vaccine. Đây là một trong nhiều lý do mà các bác sĩ thường kết hợp vaccine ung thư với phương pháp khác. * Bệnh nhân hoặc người già có thể có hệ miễn dịch yếu. Cơ thể của họ có thể không có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch đủ mạnh sau khi chủng ngừa. Điều này hạn chế hoạt động của vaccine. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị ung thư có thể “làm hỏng” hệ miễn dịch và hạn chế khả năng đáp ứng với vaccine. Vì những lý do này, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng vaccine điều trị có thể hoạt động tốt hơn khi khối u nhỏ, hoặc ung thư giai đoạn đầu. Vaccine và thử nghiệm lâm sàng ------------------------------ Thử nghiệm lâm sàng rất quan trọng để tìm hiểu thêm về vaccine ung thư. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm vaccine cho một số loại ung thư, bao gồm: ### Ung thư bàng quang Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu hiệu quả của một loại vaccine được chế tạo từ một loại virus được biến đổi để tấn công các tế bào có biểu hiện HER2/neu (dương tính). Những tế bào này sống trên bề mặt của một số khối u ung thư bàng quang. Virus có thể “dạy” hệ miễn dịch tìm và tiêu diệt các tế bào khối u này. Các nhà nghiên cứu cũng đang so sánh liệu pháp điều trị ung thư bàng quang tiêu chuẩn với phương pháp kết hợp giữa liệu pháp tiêu chuẩn trên và vaccine. ### U não Có rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm vaccine điều trị nhằm vào các phân tử nhất định trên bề mặt các tế bào u não. Một số tập trung vào ung thư não mới được chẩn đoán. Số khác tập trung vào ung thư tái phát. Một số nghiên cứu bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên. ### Ung thư vú Một số nghiên cứu đang thử nghiệm vaccine điều trị ung thư vú, dùng đơn lẻ hoặc với các liệu pháp khác. Vaccine phòng ngừa cũng đang được nghiên cứu. ![Vaccine ung thư là gì?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_4_c06296ab67.jpg) *Một số nghiên cứu đang thử nghiệm vaccine điều trị ung thư vú, dùng đơn lẻ hoặc với các liệu pháp khác* ### Ung thư cổ tử cung Nghiên cứu về vaccine điều trị trong các giai đoạn khác nhau của ung thư cổ tử cung cũng đang được tiến hành. ### Ung thư đại trực tràng Các nhà nghiên cứu đang tạo ra các vaccine điều trị khuyến khích cơ thể tấn công các tế bào với các kháng nguyên được cho là gây ung thư đại trực tràng. Chúng bao gồm CEA, MUC1, guanylyl cyclase C và NY-ESO-1. ### Ung thư thận Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một số vaccine ung thư để điều trị ung thư thận. Họ cũng đang thử nghiệm vaccine để ngăn ngừa tái phát. Một loại vaccine đang được chuẩn bị từ khối u bệnh nhân để đưa vào cơ thể sau phẫu thuật. Các loại vaccine khác tạo ra từ các protein được tìm thấy trên bề mặt tế bào ung thư thận hoặc các tế bào mạch máu trong khối u. ### Bệnh bạch cầu Các nghiên cứu vaccine điều trị cho nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau, như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) và lympho mãn tính (CLL). Một số có nghĩa là để giúp các phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như cấy ghép tế bào gốc, làm việc tốt hơn. Các loại vaccine khác được làm từ tế bào ung thư và các tế bào khác của bệnh nhân. Để giúp hệ miễn dịch nhận ra và tiêu diệt ung thư. ### Ung thư phổi Vaccine điều trị ung thư phổi trong các thử nghiệm lâm sàng hiện nay chủ yếu nhắm vào kháng nguyên định sẵn, bao gồm MAGE-3 và NY-ESO-1, được tìm thấy trong 42% và 30% ung thư phổi. Những loại khác nhắm vào các kháng nguyên như p53, survivin và MUC1. ![Vaccine ung thư là gì?5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_5_e4d478cb28.jpg) *Vaccine điều trị ung thư phổi trong các thử nghiệm lâm sàng hiện nay chủ yếu nhắm vào kháng nguyên định sẵn* ### Ung thư tế bào hắc tố da (Melanoma) Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một số vaccine, dùng đơn lẻ hoặc với các liệu pháp khác. Các tế bào ung thư bị phá hủy và kháng nguyên trong vaccine kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ác tính khác trong cơ thể. ### U tủy (Myeloma) Một số thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu vaccine ở những người bị đa u tủy gần thuyên giảm (near remission). Vaccine ở những người bị bệnh u tủy thể nhẹ (như smoldering) hoặc người cần phải cấy ghép tế bào gốc tự thân cũng đang được thử nghiệm. ### Ung thư tụy Một số vaccine điều trị được thiết kế để tăng cường đáp ứng của hệ miễn dịch đối với tế bào ung thư tụy. Các vaccine này dùng đơn lẻ hoặc dùng kèm liệu pháp khác. ### Ung thư tuyến tiền liệt Như đã nói ở trên, Sipuleucel-T là vaccine có thể sử dụng để điều trị cho nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt di căn. Bây giờ các nhà nghiên cứu đang muốn biết liệu vaccine này có giúp ích cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ít tiến triển hay không. Trên là một số thông tin về vaccine ung thư mà nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về vaccine ung thư cũng như các thử nghiệm lâm sàng trong việc điều trị ung thư. **Hoàng Yến** ***Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com***
Thắc mắc: Vaccine ung thư là gì?
19/04/2022
Vắc xin AstraZeneca là vắc xin có thể ngừa bệnh do COVID - 19 gây ra cho con người. Chỉ định dùng vắc xin Astra trong những trường hợp nào? Để sử dụng an toàn không bị dị ứng thuốc astra cần lưu ý những điều gì?
[ "Covid-19", "Vacxin", "dị ứng thuốc" ]
Vắc xin COVID - 19 cũng là một loại thuốc và cũng như bất kỳ thuốc hoặc vắc xin nào khác, sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm. Theo hãng AstraZeneca, vắc xin phòng COVID - 19 của họ tạo ra phản ứng miễn dịch tốt và ít gặp các triệu chứng dị ứng thuốc Astra. Những điều cần biết về thuốc astra ---------------------------------- [Vắc xin AstraZeneca](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ban-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-48584.html) là vắc xin phòng COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Vắc xin được sản xuất ở nhiều nước: Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản, Ấn Độ,… Tại Việt Nam, vắc xin COVID - 19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt tại quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/02/2021. Vắc-xin COVID - 19 AstraZeneca có mã di truyền thuộc một phần quan trọng của vi - rút SARS - CoV - 2 gọi là gai protein được loại vi-rút 'vật mang' cảm thông thường, vô hại (một loại adenovirus). Adenovirus đã được sửa đổi để nó không thể sinh sôi nẩy nở một khi đã vào được bên trong các tế bào, có nghĩa là nó không thể lây lan sang các tế bào khác và gây ra nhiễm trùng. ![di-ung-thuoc-astra 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_astra_1_a9e688bae6.jpg) *Vaccine Astrazeneca* ### Liều lượng và cách dùng thuốc astra Tại Việt Nam, vắc xin astra được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS - CoV - 2 gây ra. Đến nay, vắc xin này vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng vắc xin ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Lịch tiêm: Gồm 2 mũi: * Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm. * Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 đến 12 tuần. Liều lượng, đường tiêm: Tiêm bắp. Vắc xin dạng dung dịch, đóng 10 liều/1 lọ, mỗi liều 0,5ml. ### Trường hợp trì hoãn tiêm chủng * Người có tiền sử đã mắc [COVID-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-corona-hay-covid-19-la-gi-45285.html) trong vòng 6 tháng. * Người đang mắc bệnh cấp tính. * Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. ### Chống chỉ định tiêm * Tiền sử phản vệ với vắc xin phòng COVID - 19 cùng loại (lần trước). * Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất. Các triệu chứng dị ứng thuốc astra ---------------------------------- ### Phản ứng sau tiêm vắc xin AstraZeneca Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện sau khi dùng thuốc khoảng 1 giờ. Một số trường hợp dị ứng xuất hiện sau vài giờ, vài ngày dùng thuốc. Các triệu chứng dị ứng astra thường gặp như: * Rất phổ biến (≥ 10%) như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh. * Sưng và đỏ tại vị trí tiêm. ### Các tai biến nặng do dị ứng thuốc astra * [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) là một biểu hiện dị ứng trầm trọng, xảy ra với khoảng 1 trong một triệu người được tiêm vắc xin này: Run tay chân, vã mồ hôi, da tái, ớn lạnh; Khó thở, thở khò khè, tim đập nhanh hoặc ngã quỵ; Huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh; Tê mặt, tê bì tay chân, co quắp tay chân. * [Thuyên tắc huyết khối, giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-huyet-khoi-giam-tieu-cau-sau-tiem-vac-xin-covid-19-48478.html) có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin astra. Thuyên tắc huyết khối có thể xảy ra ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm não và bụng. Giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu. Các triệu chứng của tình trạng này chủ yếu bắt đầu trong thời gian từ 4 đến 20 ngày sau khi chủng ngừa: Hụt hơi, đau ngực, đau ở bụng dai dẳng, phù chân, nổi ban chấm đỏ li ti hoặc vết bầm không phải tại vết kim mà không rõ nguyên do. * Triệu chứng khác: Nhức đầu dữ dội, dai dẳng khác với nhức đầu “thông thường” và uống paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác không hết; Mắt mờ; yếu tay chân; co giật,... Khi sử dụng thuốc nếu có bất kỳ biểu hiện lạ, không bình thường cần trao đổi ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời. ![di-ung-thuoc-astra 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_astra_2_5d333f0071.png) *Sau khi tiêm vaccine có thể xảy ra phản ứng dị ứng thuốc astra* Làm gì khi bị dị ứng thuốc astra? --------------------------------- Hướng dẫn người được tiêm chủng khi có một trong các biểu hiện sau cần đến ngay cơ sở y tế. Các dấu hiệu xuất hiện trong vòng 1 – 2 ngày đầu sau tiêm: * Bệnh nhân choáng, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn. * Run tay chân, vã mồ hôi, da tái, ớn lạnh. * Miệng ngứa, sưng môi/lưỡi. * Tê mặt, tê bì tay chân, co quắp tay chân. * Da: Ngứa, phát ban/mẩn đỏ toàn thân, phù mặt. * Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, nôn khan, đau bụng/tiêu chảy. * Hô hấp: Tức ngực, khó thở, khò khè, cảm giác nghẹt thở. * Huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh. * Nổi hạch. Các dấu hiệu xuất hiện từ 4 – 28 ngày sau tiêm vắc xin: * Đau đầu dai dẳng, dữ dội. * Các triệu chứng thần kinh khu trú: Yếu, liệt tay chân. * Mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi. * Co giật. * Khó thở hoặc đau ngực. * Đau bụng dai dẳng. * Đau, phù phì dưới. * Chảy máu, xuất huyết da, đi ngoài phân đen. Nếu bị đau tại vết kim, bị sốt, nhức đầu hoặc bị đau nhức thân thể trong 1 – 2 ngày đầu sau khi chủng ngừa, người bệnh có thể uống paracetamol. Người bệnh không cần uống paracetamol hoặc ibuprofen trước khi chủng ngừa. Nếu bị sưng tại vết kim, người bệnh có thể chườm đá lạnh. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc astra --------------------------------------- Tương tự bất kỳ loại vắc xin nào khác, khi sử dụng thuốc astra, bạn có thể bị một số tác dụng phụ thường xảy ra sau khi tiêm như sau: * Đau, sưng, ê ẩm, đỏ hoặc ngứa tại vết kim, phát ban/mẩn đỏ toàn thân, phù mặt; * Mệt mỏi; * Nhức đầu; * Đau cơ; * Buồn nôn, nôn, nôn khan, đau bụng/tiêu chảy; * Sốt và ớn lạnh; * Cảm thấy không khỏe; * Đau khớp. Các tác dụng phụ ít xảy ra hơn sau khi tiêm vắc xin astra bao gồm: * Hạch bạch huyết lớn ra; * Đau các chi; * Chóng mặt; * Ăn bớt ngon miệng; * Đau ở bụng. Những tác dụng phụ này thường nhẹ, xuất hiện trong vòng một ngày sau khi tiêm chủng và sẽ hết trong vòng một hoặc hai ngày. Có thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm sau khi tiêm vắc-xin này so với khi tiêm các loại vắc-xin khác và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người tiêm chủng. Các triệu chứng này thường xảy ra hơn sau liều đầu tiên hơn so với liều thứ nhì. Bảo quản như thế nào để tránh bị dị ứng thuốc astra --------------------------------------------------- Trong quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển vắc xin, bảo quản là công đoạn đặc biệt quan trọng để đảm bảo chất lượng vắc xin khi đến tay người dùng. Nếu không có cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp, chất lượng vắc xin sẽ bị ảnh hưởng. Bảo quản thuốc astra ở nhiệt độ +2 đến +8 độ C. ![di-ung-thuoc-astra 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_astra_3_53645dd222.jpg) *Bảo quản tốt có thể giảm nguy cơ bị dị ứng thuốc astra* Vắc xin có hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất. Hạn dùng ghi tháng sử dụng đến ngày cuối cùng của tháng. Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ. Không lắc lọ vắc xin trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng ống và kim tiêm một lần, không tái sử dụng, rác thải y tế cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế, không bỏ y cụ sắc nhọn vào nơi chứa rác sinh hoạt. Thuốc astra dùng đường tiêm cần được tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các biểu hiện dị ứng do thuốc astra đem đến. **DS. Thu Hà** *Nguồn tham khảo: Tổng hợp*
Dị ứng thuốc AstraZeneca - những điều còn chưa biết
18/01/2022
Vaccine bất hoạt là một trong những loại vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều đặc tính giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
[ "Vacxin" ]
[Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-che-hoat-dong-cua-cac-loai-vaccine-49840.html) là một trong những thành tựu vĩ đại của nền y học hiện đại. Con người đẩy lùi và thanh toán được nhiều dịch bệnh là nhờ vaccine. Vaccine bất hoạt là gì? ----------------------- Vaccine bất hoạt được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus trong những môi trường thích hợp. Khi chúng đã phát triển đầy đủ, nhiệt, hóa chất hoặc tia xạ sẽ được sử dụng để phá hủy vật chất di truyền và "làm chết" các mầm bệnh này. Dù vật chất di truyền đã bị phá hủy, tác nhân gây bệnh vẫn chứa nhiều thành phần có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Khi đi vào cơ thể, kháng nguyên từ mầm bệnh sẽ được các tế bào trình diện kháng nguyên (APC) nhận diện và vận chuyển đến hạch bạch huyết. Trong quá trình vận chuyển, các tác nhân gây bệnh sẽ được enzyme phân cắt thành các đoạn peptide, gọi là epitope. Các epitope này sẽ liên kết với phân tử MHC để tạo ra phức hợp peptide-MHC trên bề mặt tế bào. Sau đó, phức hợp này được tế bào T ở hạch bạch huyết nhận diện nhờ các thụ thể tế bào T, từ đó kích thích phản ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên thông qua trung gian kháng thể hoặc qua trung gian tế bào. Quá trình này tạo ra "bộ nhớ miễn dịch" giúp cơ thể chống lại một mầm bệnh cụ thể, đồng thời cho phép hệ thống miễn dịch phản ứng nhanh và hiệu quả hơn khi tiếp xúc với mầm bệnh đó trong tương lai. ![Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v3_2674_1641527727_f924e1a469.png) *Mầm bệnh sẽ bị bất hoạt bằng nhiệt, hóa chất hoặc tia xạ* Ưu và nhược điểm của vaccine bất hoạt ------------------------------------- Nhìn chung, loại vaccine nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu so với các loại vaccine sống giảm độc lực (vaccine chứa các tác nhân gây bệnh còn sống nhưng bị làm cho suy yếu), hiệu lực bảo vệ của vaccine bất hoạt thường kém hơn. Điều này là do vaccine bất hoạt chỉ kích thích phản ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể nên phản ứng sẽ yếu và tồn tại trong thời gian ngắn hơn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao vaccine bất hoạt cần được tiêm thêm 3 - 4 liều nhắc lại để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, trong khi vaccine sống giảm độc lực chỉ cần 1 - 2 liều. Thêm vào đó, việc sản xuất vaccine bất hoạt cần cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn để nuôi cấy vi khuẩn và virus một cách an toàn, đồng thời cần thời gian tương đối dài hơn so với các loại vaccine khác. ![Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cleanroom_protective_clothing_387c709b3b.jpg) *Việc sản xuất vaccine bất hoạt cần cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn* Ngược lại, vaccine bất hoạt cũng mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên, vì mầm bệnh trong vaccine đã chết nên điều kiện bảo quản của vaccine bất hoạt sẽ không nghiêm ngặt như vaccine sống giảm độc lực. Việc này giúp vaccine có thể được vận chuyển đến những khu vực còn khó khăn, chưa có đủ trang thiết bị bảo quản hiện đại. Thứ hai, vaccine bất hoạt là mầm bệnh đã chết hoặc bất hoạt hoàn toàn nên không thể tái tạo và trở về dạng hoạt động để gây bệnh. Vì vậy, chúng sẽ phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Các loại vaccine bất hoạt phổ biến ---------------------------------- Có nhiều loại vaccine được nghiên cứu và phát triển theo công nghệ này như: vaccine viêm gan A, vaccine cúm (đường tiêm), vaccine bại liệt (đường tiêm), vaccine dại, vaccine ho gà. ![Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v4_9860_1641527727_Cropped_7822cd3051.png) *Vaccine ngừa viêm gan A có thể được bào chế bằng cách bất hoạt tác nhân gây bệnh* Công nghệ vaccine bất hoạt cũng đang được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19. Verocell và [Hayat - Vax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-hayat-vax-48873.html) là hai loại vaccine ngừa Covid-19 được bào chế bằng cách bất hoạt virus corona. **Thủy Phan** Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?
11/01/2022
Vaccine hoạt động bằng cách kích hoạt khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, mỗi loại vaccine sẽ có cơ chế tác động khác nhau.
[ "Vacxin" ]
Trong quá trình nghiên cứu để tạo ra một loại vaccine mới, các nhà khoa học sẽ cân nhắc đến nhiều yếu tố như cách hệ thống miễn dịch phản ứng với tác nhân gây bệnh, đối tượng cần tiêm phòng, công nghệ và cách tiếp cận tốt nhất để tạo ra vaccine. Dựa vào các yếu tố này, vaccine được chia ra thành nhiều loại với những cơ chế hoạt động khác nhau. Vaccine sống giảm độc lực ------------------------- Đúng như tên gọi, loại vaccine này có chứa các virus hoặc vi khuẩn gây bệnh còn sống nhưng được làm cho yếu đi hoặc giảm độc lực. Dù đã suy yếu nhưng vi sinh vật trong vaccine vẫn có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Phản ứng này được duy trì cho đến khi virus hoặc vi khuẩn được loại bỏ khỏi cơ thể, có nghĩa là các "tế bào nhớ" sẽ có nhiều thời gian hơn để chống lại sự phát triển của mầm bệnh. Vì vậy, vaccine sống giảm độc lực có khả năng bảo vệ cơ thể trọn đời chỉ với 1 - 2 liều. Tuy nhiên, chúng thường không phù hợp với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc người đã từng cấy ghép nội tạng. Một số vaccine sống giảm độc lực phổ biến có thể kể đến như: vaccine sởi, quai bị, rubella (vaccine phối hợp MMR), [vaccine ngừa rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine), vaccine đậu mùa, vaccine thủy đậu, vaccine sốt vàng. ![Cơ chế hoạt động của các loại vaccine1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v2_6596_1641526867_e8572ddcdb.png) *Vaccine sởi, quai bị, rubella thường được bào chế dưới dạng vaccine sống giảm độc lực* Vaccine bất hoạt ---------------- Với loại vaccine này, các nhà khoa học sẽ sử dụng hóa chất, nhiệt hoặc bức xạ để phá hủy vật chất di truyền của vi sinh vật gây bệnh, khiến chúng trở nên bất hoạt thay vì làm suy yếu hoặc giảm độc lực. Vaccine bất hoạt chỉ kích hoạt phản ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể, vì vậy phản ứng này sẽ yếu và tồn tại trong thời gian ngắn hơn so với khi tiêm vaccine sống giảm độc lực. Để khắc phục vấn đề trên, vaccine bất hoạt thường được tiêm nhắc lại 2 - 3 liều hoặc dùng cùng chất bổ trợ (chất kích thích hệ miễn dịch). Tuy nhiên, loại vaccine này có một ưu điểm là an toàn hơn khi sử dụng cho người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Vaccine ngừa viêm gan A, cúm, [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html), dại là các loại vaccine được bào chế theo phương pháp bất hoạt vi sinh vật. Vaccine dùng virus trung gian ----------------------------- Để tạo ra vaccine dùng virus trung gian, các nhà nghiên cứu sẽ đưa một thành phần cụ thể của virus gây bệnh (thường là protein) vào bên trong cấu trúc của một virus an toàn. Virus an toàn sẽ đóng vai trò như một vectơ giúp đưa protein của virus gây bệnh vào trong cơ thể. Lúc này, chính protein sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vaccine Ebola là một ví dụ điển hình của loại vaccine dùng virus trung gian. Hiện nay, công nghệ này cũng được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19. ![Cơ chế hoạt động của các loại vaccine2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v1_4168_1641526867_bfd47ca58d.png) *Vaccin AstraZeneca được sản xuất theo công nghệ virus trung gian* Vaccine tiểu đơn vị ------------------- Thay vì chứa toàn bộ virus hoặc vi khuẩn, vaccine tiểu đơn vị chỉ lựa chọn đặc biệt các mảnh tinh khiết (các tiểu đơn vị) có khả năng kích thích tế bào miễn dịch từ những mầm bệnh này để đưa vào cơ thể. Các tiểu đơn vị có thể là protein hoặc đường (polysaccharide). Hầu hết các loại vaccine trong lịch tiêm chủng cho trẻ em như vaccine ho gà, bạch hầu, uốn ván và viêm màng não mô cầu đều có thể được bào chế theo công nghệ này. Ngoài ra, một số vaccine khác cũng thuộc nhóm vaccine tiểu đơn vị như vaccine ngừa viêm gan B, zona, bệnh do HPV, phế cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Hib gây ra. Vaccine giải độc tố ------------------- Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn hoặc virus không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh mà là các độc tố mà chúng sản sinh ra. Chính lượng độc tố này sẽ đi vào máu và dẫn đến các triệu chứng của bệnh. Vaccine giải độc tố được bào chế dựa trên các độc tố mà mầm bệnh (đa số là vi khuẩn) sản sinh ra. Thay vì chống lại toàn bộ vi sinh vật, cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại các độc tố này. Một số vaccine ngừa bạch hầu và uốn ván có thể thuộc nhóm vaccine giải độc tố. Vaccine axit nucleic -------------------- Không sử dụng toàn bộ hoặc một phần của mầm bệnh như các loại vaccine khác, vaccine axit nucleic chỉ sử dụng chất liệu di truyền từ virus hoặc vi khuẩn để kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại chúng. Các chất liệu di truyền được sử dụng là DNA và mRNA của vi sinh vật. ![Cơ chế hoạt động của các loại vaccine3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_4832_1588662704_b144122d49.jpg) *Các chất liệu di truyền được sử dụng là DNA và mRNA của vi sinh vật* Vaccine loại này sẽ cung cấp các hướng dẫn để giúp tế bào cơ thể người tạo ra protein cụ thể (tương tự protein của mầm bệnh) mà hệ thống miễn dịch có thể nhận ra và đáp ứng. Đây là một kỹ thuật tương đối mới và hiện đang được sử dụng để phát triển vaccine chống lại nhiều bệnh lý khác nhau như HIV, zika... Đặc biệt, một số vaccine mRNA đã và được được cấp phép sử dụng để phòng ngừa [Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phat-hien-hieu-qua-tich-cuc-cua-vaccine-covid-19-pfizer-moderna-va-j-and-j-49110.html). **Thủy Phan** Nguồn Tham Khảo: Báo Vnexpress
Cơ chế hoạt động của các loại vaccine
07/10/2021
Lần đầu tiên sau nhiều năm WHO đã chính thức phê duyệt loại vaccine phòng ngừa bệnh sốt rét do muỗi gây ra, ước tính mỗi năm đã giết chế khoảng 400.000 người. Sau hơn 3 thập kỷ nghiên cứu và chờ đợi, tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD, cuối cùng chúng ta đã có thể tiêm phòng căn bệnh gây ám ảnh cho nhiều thế hệ này.
[ "sốt rét", "Vacxin" ]
Lục địa đen là nơi chịu gánh nặng lớn nhất của dịch [bệnh sốt rét](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-ret-157.html) trên toàn thế giới. Theo thông tin chính thức ngày 6/10 vừa qua, WHO đã chính thức khuyến nghị sử dụng vaccine Mosquirix được phát triển bởi GlaxoSmithKline Plc và các đối tác cho trẻ em châu Phi ở khu vực cận Sahara và những nơi có nguy cơ lây nhiễm sốt rét từ trung bình đến cao. Đây được đánh giá là một động thái có vai trò như một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Theo một nghiên cứu liên quan, tiêm vaccine chỉ ngăn ngừa được 4/10 trường hợp mắc sốt rét với trẻ được tiêm 4 liều. Tuy nhiên chủng ngừa kết hợp với các biện pháp khác vẫn có thể cứu sống được hàng trăm nghìn người mắc bệnh. Sau chương trình thử nghiệm ở châu Phi năm 2019, trọng tâm hiện tại chính là vaccine sẽ được tiếp cận đến nhiều người hơn. ![Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lan_dau_tien_vaccine_sot_ret_duoc_who_phe_duyet_sau_nhieu_nam_phat_trien1_f3913590e8.jpg)*Vaccine sốt rét đã được tiến hành nghiên cứu từ khoảng 30 năm trước.* Vaccine Mosquirix sẽ tiến hành tiêm 3 liều cho trẻ từ 5 tháng tuổi, các mũi cách nhau 1 tháng khi bé được 5-6-7 tháng tuổi. Trẻ sẽ được tiêm mũi tăng cường thứ 4 khi được 18 tháng tuổi. Sau khi tiến hành nghiên cứu lâm sàng, loại vaccine này đã được sử dụng phổ biến trong chương trình tiêm chủng đại trà tại Kenya, Malawi và Ghana. Theo báo cáo những nước đã tiêm 2.3 triệu mũi cho hơn 800.000 trẻ đã nâng cao tỷ lệ bảo vệ khỏi bệnh sốt rét lên đến 90% (trước đó ở mức 70%). Giám đốc WHO khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti cho biết khuyến nghị tiêm vaccine sốt rét của WHO đã mang đến một tia hy vọng mới cho cả lục địa đen, nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh. Bà momg mỏi nhiều trẻ em châu Phi sẽ được bảo vệ trước căn bệnh này và có tương lai phát triển thành người trưởng thành mạnh khỏe. Dựa theo một nghiên cứu được thực hiện trên 6.000 trẻ em công bố vào tháng 8 vừa qua cho thấy, kết hợp thuốc chống sốt rét với tiêm chủng đã giúp giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện khoảng 70% trong 3 năm. Theo thông tin ghi nhận, vaccine Mosquirix được WHO khuyến nghị đã nghiên cứu từ rất sớm vào năm 1984. The Guardian cũng cho biết thêm, hãng sản xuất GlaxoSmithKline đã cam kết cung cấp khoảng 15 triệu liều vaccine sốt rét Mosquirix mỗi năm. ![Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lan_dau_tien_vaccine_sot_ret_duoc_who_phe_duyet_sau_nhieu_nam_phat_trien2_adcd4c90ac.jpg)*Thử nghiệm lâm sàng tại nhiều nước ở châu Phi cho thấy kết quả khả quan của vaccine.* Phát triển sản phẩm ngừa sốt rét vốn là một mệnh đề nan giải với các nhà sản xuất vaccine, tuy nhiên giới nghiên cứu hiện nay cũng đã đạt đươc nhiều bước tiến lớn. Vốn dĩ các bệnh do ký sinh trùng gây nên đã rất phức tạp hơn nhiều so với các bệnh do vi khuẩn hoặc virus. Đầu năm 2021 cũng có một mũi tiêm phòng sốt rét được nghiên cứu tại Đại học Oxford đã đáp ứng được mục tiêu của WHO về công dụng hiệu quả hơn 75% ở giai đoạn giữa của một thử nghiệm. Ngoài ra BioNTech SE cũng đang phát triển vaccine ngừa bệnh sốt rét sau khi nghiên cứu thành công vaccine ngừa Covid-19 trong năm vừa qua. Nhờ quyết định phê duyệt vaccine Mosquirix của WHO mà việc phân phối vaccine rộng rãi ở các nước đói nghèo đã bước đầu dễ dàng hơn. Giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu WHO - tiến sĩ Pedro Alonso xem đây là sự kiện lịch sử, một bước tiến lớn về mặt khoa học khi tìm ra vaccine thế hệ đầu chống ký sinh trùng ở người. ![Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lan_dau_tien_vaccine_sot_ret_duoc_who_phe_duyet_sau_nhieu_nam_phat_trien3_f4086ad9e3.jpg)*Vaccine Mosquirix sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Phi.* Các bước tiếp theo sẽ là kế hoạch tài trợ để triển khai vaccine rộng rãi, quyết định của các nước liên quan có xem vaccine như là biện pháp chiến lược để kiểm soát sốt rét hay không. Nhìn chung, quyết định của WHO sẽ giúp hàng triệu trẻ em châu Phi có cơ hội được trưởng thành mạnh khỏe và tránh khỏi mối nguy hại của bệnh sốt rét. Theo báo cáo hằng năm có đến hơn 260.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì sốt rét ở châu Phi. **Thụy Anh** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển
07/01/2022
Thực hiện theo một số bước trước, trong và sau khi chủng ngừa để đảm bảo việc tiêm vắc xin mũi 3 mang lại hiệu quả tốt nhất.
[ "Vacxin", "Vắc xin covid 19", "Dịch corona", "Covid-19", "Virus corona" ]
Các chuyên gia khuyên không nên đợi một loại [vắc xin Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-uong-thuoc-ha-sot-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-khong-48952.html) nào đó, mà hãy tiêm vắc xin ngay khi có sẵn. Sau đây một số chuyên gia y tế đưa ra những chỉ dẫn về những gì nên và không nên làm trước, trong và sau khi tiêm vắc xin, theo Verywellhealth. Trước khi tiêm vắc xin mũi 3 ---------------------------- Nếu được, nên tiêm vắc xin vào cuối ngày hoặc thời điểm có thời gian nghỉ ngơi, theo Healthline. Một số điều cần lưu ý trước khi tiêm [vắc xin mũi 3](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-viec-tiem-vac-xin-mui-3-ngan-ngua-virus-sars-cov-2-49598.html), gồm: ### 1. Đừng dùng thuốc giảm đau Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Những loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, theo verywellhealth. Chúng ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch phản ứng với virus. Các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ là hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus. Tiến sĩ Kathryn A. Boling, chuyên gia y học gia đình tại Trung tâm Y tế Mercy (Mỹ), cho biết thuốc giảm đau kháng viêm sẽ làm chậm quá trình này. ### 2. Tránh dùng thuốc có steroid Tiến sĩ Boling cho biết, nên tránh dùng steroid 1 tuần trước khi tiêm phòng hoặc ngay sau khi tiêm vì steroid ức chế tình trạng viêm nhiễm rất nhiều. Vì steroid (còn gọi là cortisone hoặc corticosteroid) có tác dụng giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể cản trở khả năng cơ thể tạo ra phản ứng tốt với vắc xin. ![Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_thuoc_3919_c84d6da4d3.jpg) *Tránh dùng thuốc có steroid* ### 3. Giữ đủ nước Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể giúp kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra. Tiến sĩ Boling cho biết, nếu bị mất nước, bạn có thể bị chóng mặt và táo bón, điều này có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ khi tiêm vắc xin, theo Verywellhealth. ### 4. Nên tiêm ở tay không thuận Chuyên gia khuyên nên tiêm ở cánh tay không thuận vì nếu có tác dụng phụ đau cánh tay, sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày. Nếu cảm thấy khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau. Chỉ cần không uống trước khi tiêm. ![Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_thuoc1_1917_a318afc995.jpg) *Nên tiêm ở tay không thuận* Sau khi tiêm vắc xin mũi 3 -------------------------- ### 1. Biết trước về các tác dụng phụ Tốt nhất nên tìm hiểu để biết trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra, để nhận biết điều bất thường. Ghi lại các tác dụng phụ tác động lên bạn. ### 2. Không uống rượu Tiến sĩ Boling nói, không nên uống rượu vào ngày tiêm phòng vì rượu có thể làm giảm khả năng hình thành khả năng miễn dịch của bạn đối với virus. Có thể việc uống nhiều rượu kết hợp với tiêm chủng có thể góp phần vào sự phát triển của biến chứng gây cục máu đông hiếm gặp, theo Healthline. ### 3. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần Tác dụng phụ của vắc xin chỉ là tạm thời, không cần phải làm bất cứ điều gì trừ khi đặc biệt khó chịu. Có thể dùng Tylenol (acetaminophen) hoặc ibuprofen để giảm đau ở cánh tay. Cũng có thể chườm đá, theo Verywellhealth. ![Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/covid_19_1_2832_7075_f2d5ff82da.jpg) *Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần sau khi tiêm vacxin mũi 3* Tại sao nên uống nước trước khi tiêm vắc xin mũi 3? --------------------------------------------------- Việc uống nước trước khi tiêm vắc xin Covid-19 mặc dù không giúp tăng cường hiệu quả vắc xin nhưng sẽ giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ. Đó là tư vấn của tiến sĩ Amesh A.Adalja, học giả cấp cao của Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ). Tiến sĩ Amesh A.Adalja cho biết, nếu đi tiêm vắc xin trong tình trạng mất nước, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và có thể mất nước nhiều hơn sau tiêm, theo trang tin Health. Tiêm vắc xin Covid-19 mũi tăng cường sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như đau ở chỗ tiêm, sốt và mệt mỏi, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Tuy nhiên, CDC Mỹ khuyến cáo những trường hợp ngất xỉu sau khi tiêm chủng tuy hiếm nhưng cũng rất đáng lo ngại. “Tăng thể tích nội mạch bằng cách hydrat hóa (bổ sung phân tử nước) có thể ngăn ngừa việc ngất xỉu do rối loạn vận mạch”, Matt Blanchette, phát ngôn viên của CVS Health (Mỹ), nhận định trên trang tin Health. Theo bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giáo sư Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), mọi người sẽ có nhiều khả năng bị ngất xỉu khi cơ thể mất nước, việc cung cấp đủ nước cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy đỡ buồn nôn và dễ chịu hơn. Uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích và không gây hại hay ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin. Vì vậy, uống nước trước khi tiêm vắc xin là điều nên làm. **Thủy Phan** Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?
24/06/2021
Nhiều người lo ngại việc tiêm vắc xin có thể ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể, trong đó có việc làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới.
[ "Phòng ngừa dịch bệnh", "Vacxin", "Dịch corona" ]
Lo ngại vô sinh sau khi tiêm vắc xin Covid-19 không còn của riêng ai, cả phụ nữ lẫn đàn ông đều có những mối lo riêng. Đối với nam giới, nhiều người lo ngại việc tiêm vắc xin này có thể khiến tinh trùng bị suy giảm. Tuy nhiên, trong kết quả của một nghiên cứu mới đây được công bố trên chuyên san y khoa JAMA Network, cho thấy việc tiêm [vắc xin ngừa Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-hop-mot-so-vacxin-corona-hien-co-tren-the-gioi-48266.html) không gây suy giảm chất lượng tinh trùng của đàn ông. ![Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_covid_19_anh_huong_tinh_trung_cua_nam_gioi_1_fa12382768.jpg)*Nhiều người lo ngại tiêm vắc xin Covid-19 gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.* Cụ thể, để giải quyết lo ngại này, những nhà khoa học tại Trường Y Leonard M. Miller thuộc Đại học Miami (bang Florida, Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 45 tình nguyện viên nam khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 50, được tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna. Nghiên cứu thực hiện từ ngày 17.12.2020 đến ngày 12.1.2021. Các tình nguyện viên được khám sàng lọc sức khỏe để đảm bảo họ không có vấn đề gì về khả năng sinh sản. Mẫu tinh dịch được lấy 2 lần, lần thứ nhất là trước khi họ được tiêm mũi vắc xin đầu tiên; mẫu thứ 2 là sau 70 ngày kể từ khi tiêm mũi vắc xin thứ 2 - đây là khoảng thời gian để tái tạo tinh trùng, theo tờ USA Today ngày 21.6. ![Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_covid_19_anh_huong_tinh_trung_cua_nam_gioi_2_129bec7b11.jpg)*Tiêm vắc xin Covid-19 bảo vệ sức khỏe của mọi người.* Sau khi phân tích lượng tinh dịch, mật độ tinh trùng, khả năng vận động của tinh trùng cũng như tổng số lượng tinh trùng, những nhà khoa học nhận thấy các thông số sau tiêm ngừa đều không giảm đáng kể so với các mẫu được lấy trước đó. Trong nghiên cứu, có 8 người tình nguyện viên có số lượng tinh trùng thấp trước khi tiêm, nhưng mật độ tinh trùng là bình thường trong mẫu thử thứ hai được lấy sau khi tiêm vắc xin. Ông Jesse Ory - thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói rằng điều này không có nghĩa là vắc xin làm [tăng số lượng tinh trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-thuc-pham-tot-cho-tinh-trung-nam-gioi-47279.html) và với những người có mật độ tinh trùng thấp cũng không cần phải lo lắng rằng vắc xin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ. ![Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_covid_19_anh_huong_tinh_trung_cua_nam_gioi_3_9a3938e882.jpg)*Không có căn cứ chứng minh vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây vô sinh.* Dù lượng tình nguyện viên tham gia nghiên cứu không nhiều nhưng kết quả đạt được lại giống những gì giới chuyên gia dự đoán trước đó. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, không có bằng chứng cho thấy các loại vắc xin, kể cả vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây [vô sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/vo-sinh-508.html) cho nam giới và phụ nữ. Chủ nhiệm ban đạo đức tại Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ, Tiến sĩ Sigal Klipstein cho biết vắc xin Covid-19 không gây vô sinh, nhưng không có nghĩa bệnh nhân Covid-19 không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Số lượng tinh trùng ở nam giới có thể giảm khi bị sốt Covid kéo dài. “Việc tiêm vắc xin là an toàn và thậm chí còn giúp bảo vệ khả năng sinh sản vì nó bảo vệ bạn khỏi những tác động nghiêm trọng của Covid-19”, Bà Klipstein nói thêm. **Thụy Anh** ***Nguồn tham khảo: Báo Thanh Niên Online***
Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới
28/06/2021
Xét nghiệm tiền hôn nhân và đã tiêm ngừa các loại vắc-xin cần thiết trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những vắc-xin nên tiêm trước khi cưới qua bài viết sau. 
[ "tiêm phòng", "Vacxin" ]
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ suy yếu từ đó làm tăng nguy cơ mắc những bệnh trong thời gian mang thai, gây ra dị tật thai nhi. Vì thế hãy tiêm ngay những loại vacxin sau trước khi cưới để đảm bảo an toàn. Vắc xin phòng bệnh cúm ---------------------- ![Những vacxin nên tiêm trước khi cưới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_vacxin_nen_tiem_truoc_khi_cuoi_3_4071e8aaf0.jpg)*Những vacxin nên tiêm trước khi cưới* Cúm là căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp, đặc biệt là mẹ bầu với hệ thống miễn dịch suy yếu dễ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng khi mang thai do virus cúm. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, mẹ bầu dễ xuất hiện những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Nếu như không được tiêm phòng vacxin thì virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như chuyển dạ sớm và sinh non. Để hạn chế tình trạng này, chị em nên tiêm vắc xin cúm trước khi có ý định mang thai khoảng 1 tháng. Vacxin phòng ngừa 3 bệnh sởi, quai bị, Rubella ---------------------------------------------- ![Những vacxin nên tiêm trước khi cưới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_vacxin_nen_tiem_truoc_khi_cuoi_1_e3a0af7bce.jpg)*Nên xét nghiệm tiền hôn nhân và đã tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết* Nếu như trước đây chúng ta phải tiêm nhiều lần [vacxin sởi, quai bị, rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-soi-quai-bi-rubella-bao-nhieu-tien-41237.html) để phòng ngừa 3 bệnh trên thì hiện nay chỉ cần tiêm 1 mũi MMR - vắc-xin 3 trong 1. Điều này giúp tiết kiệm thời gian tiêm phòng cho mẹ, cũng như đảm bảo cho quá trình mang thai an toàn cũng như trẻ cũng được khỏe mạnh hơn. Chúng ta thường biết Rubella là căn bệnh rất thường gặp ở những phụ nữ mang thai, với những biến chứng nguy hiểm như gây dị tật bào thai, sảy thai (nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu) hoặc nếu 3 tháng cuối mẹ mắc bệnh Rubella sẽ di chứng cho trẻ như dị tật não, tim, mắt, tai... Vì thế mũi tiêm phòng là vô cùng quan trọng trước khi mang thai, và chúng ta có thể tiêm phòng trước khi cưới. Ngoài ra, sởi và quai bị cũng là bệnh mẹ dễ mắc do hệ miễn dịch bị suy yếu trong quá trình mang thai, từ đó khiến con dễ bị sinh non, sẩy thai. Nếu chúng ta không tiêm phòng quai bị trước khi mang thai thì chủng virus này cũng dễ gây viêm nhiễm buồng trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của chị em. Thời điểm tốt nhất để tiêm MMR 3 tháng trước khi mang thai, vừa giúp mẹ bầu đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi. Vacxin viêm gan B ----------------- ![Những vacxin nên tiêm trước khi cưới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_vacxin_nen_tiem_truoc_khi_cuoi_2_275cf81c9c.jpg)*Không những phụ nữ chuẩn bị mang thai mà người chồng cũng cần tiêm phòng* Viêm gan B là bệnh do siêu vi viêm gan B gây ra, rất dễ lây lan khi sinh hoạt chung trong gia đình. Nếu mẹ mắc bệnh này, tỷ lệ lây từ mẹ sang con rất cao, tuy không gây ra những biến chứng thai kỳ cho con sinh sẽ khiến con mang mầm bệnh trong người mãi mãi. Virus viêm gan B khi bùng phát sẽ khiến người bệnh bị suy gan cấp, xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa tăng tỉ lệ tử vong lên đến 90%. Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, mẹ nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nếu trong 1 tháng bạn không hoàn thành 3 mũi trước mang thai thì có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai, trước khi sinh 3 tháng là được. Ngoài ra không những phụ nữ chuẩn bị mang thai mà người chồng cũng cần tiêm phòng, gồm 3 mũi trong vòng 4 tháng tiêm, vì virus này có thể lây truyền qua máu đường tình dục nên nếu chồng mắc bệnh thì cũng sẽ lây truyền sang cho vợ. Trước khi tiêm vắc-xin viêm gan B thì bạn nên thực hiện xét nghiệm để xác định có bị nhiễm virus hay không, nếu như đã mắc bệnh thì không cần tiếp tục tiêm nữa. Vacxin thủy đậu --------------- Phụ nữ đang mang thai bị thủy đậu ở tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ thì bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao, nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì sẽ truyền nhiễm sang cho con khiến con mắc bệnh thủy đậu khi ngay vừa sinh ra. Vì thế việc tiêm [vacxin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-thuy-dau-o-dau-va-gia-tien-la-bao-nhieu-40244.html) trước khi mang thai không những bảo vệ sức khỏe cho mẹ mà đồng thời cũng tạo miễn dịch thụ động cho trẻ, tạo sức đề kháng ngay từ trong bụng mẹ, nhờ đó sẽ hạn chế nguy cơ trẻ thủy đậu sau khi chào đời. Vắc xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần 1, 2 tuần để phát huy tác dụng, vì thế mẹ cần tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng, vì cần tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Vacxin uốn ván -------------- Bệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, không phải cho mẹ bầu mà là mẹ sơ sinh. Theo thống kê của WHO, có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh. Vì thế khi mẹ tiêm vacxin này sẽ tạo kháng thể thụ động cho con, từ đó phòng ngừa nguy cơ tử vong do nhiễm trùng sơ sinh xảy ra thông qua các dụng cụ cắt rốn chưa tiệt trùng và gốc dây rốn khó lành. Vì thế, phụ nữ nên thực hiện việc tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước và sau khi mang thai để giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ gây bệnh. Trước khi mang thai, mẹ nên tiêm phòng khoảng 5 mũi. Nếu không hoàn thành kịp thì quá trình tiêm có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai, chỉ cần mũi tiêm vắc xin uốn ván cuối cùng phải tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. **Trúc** **Nguồn: Tổng Hợp**
Những vacxin nên tiêm trước khi cưới
15/05/2021
Nước ta đang áp dụng tiêm cho người dân hai loại vacxin corona để phòng ngừa đại dịch Covid-19 với chất lượng tốt nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu tên và cơ chế hoạt động của các loại vacxin này nhé.
[ "Vacxin" ]
Tiêm vacxin corona phòng ngừa Covid-19 là tiêm vào cơ thể những mảnh Protein có cơ chế hoạt động như virus thật, kích hoạt hệ miễn dịch bắt đầu sản sinh kháng thể để sau này có thể phát huy tác dụng khi gặp virus thật. Cùng tìm hiểu những loại vacxin corona hiện nay được sử dụng trên thế giới qua. Vacxin Messenger RNA -------------------- ![Tổng hợp những vacxin corona hiện nay ở Thế giới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_nhung_vacxin_corona_hien_nay_o_the_gioi_1_a72f587cfb.jpg)*Messenger RNA là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được phép sử dụng tại Hoa Kỳ* Đây là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được phép sử dụng tại Hoa Kỳ, giúp chống lại các bệnh lây nhiễm bằng cách đưa mầm bệnh yếu hoặc bất hoạt vào cơ thể chúng ta để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vacxin corona này không dùng virus còn sống gây bệnh COVID-19, thay vào đó chúng dạy các tế bào chúng ta cách tạo ra những mảnh protein kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra các kháng nguyên chống lại những [virus corona](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-corona-hay-covid-19-la-gi-45285.html) còn sống xâm nhập cơ thể chúng ta. Protein có trong Messenger RNA được gọi là "protein tăng đột biến", chúng thường được tìm thấy trên bề mặt virus gây ra bệnh COVID-19. Sau khi vacxin corona mRNA được tiêm bắp tay trên, chúng sẽ di chuyển vào trong trong tế bào miễn dịch, các tế bào của cơ thể dùng chúng để tạo ra mảnh protein sau đó sẽ phá hủy chúng, đó gọi là đề kháng, vì hệ miễn dịch của chúng ta nhận ra rằng protein đó không phải tự nhiên của cơ thể. Quá trình này sẽ hình thành nên kháng thể, và cuối cùng cơ thể đã học cách bảo vệ chống lại lây nhiễm trong tương lai. Vaccine Astrazeneca ------------------- ![Tổng hợp những vacxin corona hiện nay ở Thế giới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_nhung_vacxin_corona_hien_nay_o_the_gioi_3_2472332da1.jpg)*Vaccine Astrazeneca là loại vacxin corona được sử dụng phổ biến ở nước ta* Đây là loại vacxin corona được sử dụng phổ biến ở nước ta, với hơn 60 triệu liều vắc xin đã được nhập về và chuyển đến 4 điểm tiêm chủng gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 2 điểm ở Hải Dương. Bộ Y tế nước đã đã phê duyệt sử dụng vacxin Corona Astrazeneca cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ngoài Việt Nam, loại vacxin cũng đã được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến nay các khoảng 99% trường hợp tiêm vacxin corona AstraZeneca đều an toàn, tuy nhiên không khỏi tránh khỏi một số tác dụng phụ như gây ra phản ứng sốc phản vệ là [biến chứng đông máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-dong-mau-moi-do-nhiem-covid-19-45986.html) đang được nhiều nước xem xét. Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) ------------------------------------- Vacxin corona Sputnik V của Nga là vắc xin phòng COVID-19 thứ 2 được Việt Nam phê duyệt đến nay, nhưng là vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Vacxin này được sử dụng trong nhu cầu cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19, được tiêm thành 2 liều cách nhau trong vòng 1 tháng. Được nghiên cứu, sản xuất ở Trung tâm Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) ở JSC Generium, Liên Bang Nga, Gam-COVID-Vac có hiệu quả lên tới 91,6 % với những người trên 60 tuổi, sản sinh đến 98% các kháng thể chống lại virus SARS CoV-2. Hiện nay Sputnik V được hơn 50 quốc gia phê chuẩn sử dụng, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gồm vectơ, vacxin này mang gen mã hoá protein S của SARS-CoV-2, khi tiêm vào cơ thể người sẽ hỗ trợ hình thành kháng thể sau này. Nanocovax --------- ![Tổng hợp những vacxin corona hiện nay ở Thế giới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_nhung_vacxin_corona_hien_nay_o_the_gioi_2_2a1c5eac2c.jpg)*Nanocovax do Việt Nam sản xuất đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người* Nanocovax do Việt Nam sản xuất, đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người. Những đợt tiêm vacxin corona này với những tình nguyện viên đang được thực hiện với nhiều người tham gia, bước cuối cùng trong quá trình xác thực tính hiệu quả để có thể được công nhận trở thành vaccine phòng ngừa và kháng thể điều trị Covid-19. Về tính an toàn và hiệu quả sinh miễn dịch của Nanocovax, chúng đã được đã thử nghiệm nhiều lần trên chuột và khỉ, kết quả cho thấy kết quả khá khả quan. Những chú chuột này được vaccine và tiếp xúc với nCoV trong 14 ngày tuy nhiên vẫn không bị nhiễm virus, xét nghiệm dịch phổi âm tính nCoV. Một số tác dụng phụ được tìm thấy như kích ứng nhẹ tại chỗ tiêm bắp trong khoảng nửa tiếng, sau đó vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường và không có bất kỳ tổn thương nội tạng nào. Đây là loại vắc-xin công nghệ mới có thể mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ cùng với tính an toàn tốt hơn, chứa các kháng nguyên khác nhau của virus Covid-19 đã được làm yếu đi rất nhiều hoặc hoàn toàn bị bất hoạt. Vectơ virus ----------- Vectơ virus đã được nghiên cứu và sử dụng từ những năm 1970, không chỉ phòng bệnh do virus gây nên mà chúng còn có thể sử dụng để điều trị ung thư. Chúng còn được sử dụng để đối phó với tình trạng bùng phát Ebola, cũng như các bệnh truyền nhiễm khác như Zika, cúm và HIV. Vacxin corona này chứa các loại virus vô hại khác xâm nhập vào tế bào trong cơ thể chúng ta, từ đó cũng kích thích tế bào tạo ra các mảnh protein vô hại của virus gây ra bệnh COVID-19. Loại vacxin Corona này có thể tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, có thể mắc bệnh nền, tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Ông Thomas Triomphe - Phó chủ tịch Điều hành Sanofi kiêm Trưởng bộ phận Vắc-xin đã phát biểu rằng " Chủng virus corona SARS-Cov 2 gây ra đại dịch COVID-19 không đột biến thường xuyên và dù rằng chúng đột biến thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển và sản xuất vắc-xin. Tuy nhiên vacxin cũng không hoàn toàn là ​phương án quyết định để xóa sổ chủng virus Corona. Đây là mục tiêu đầy thách thức, vì những căn bệnh đang bùng nổ trở thành đại dịch vô cùng phức tạp và khó phòng ngừa hơn. **Trúc** **Nguồn: Tổng hợp**
Tổng hợp một số vacxin corona hiện có trên Thế giới
21/04/2020
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đến bệnh viện để tiêm phòng không nhỉ?
[ "tiêm phòng", "Vacxin" ]
Cha mẹ đều biết, phải tuân thủ lịch tiêm vắc-xin cho con mới đem lại hiệu quả tốt. Nhưng cũng có nhiều loại vắc-xin cũng có thể được trì hoãn lịch tiêm và có loại thì không thể, cùng tìm hiểu cụ thể nhé: **Tầm quan trọng của tiêm vắc-xin đúng lịch** --------------------------------------------- Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi...trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đúng lịch là rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với bệnh khác, không gây lo lắng cho gia đình và cộng đồng. Nếu trong thời điểm này trẻ bị ho hay sốt các phụ huynh sẽ rất hoảng sợ không biết triệu chứng này do Covid-19 hay do bệnh khác vì một số triệu chứng của nhiễm Covid-19 giống như cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác. ![Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tri_hoan_tiem_vac_xin_mua_dich_covid_co_duoc_khong_1_3ed308c32f.jpg)*Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, cha mẹ vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch.* Trong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn thiện vì vậy tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. Cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng tuân thủ đúng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra các phụ huynh luôn cập nhật thông tin đúng đủ về chủng Covid -19 này để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi Virus Corona. Những khu vực không có dịch các mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh những nơi tụ tập đông người, nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng cơ sở vật chất đảm bảo. **Những vắc xin không thể trì hoãn tiêm phòng** ----------------------------------------------- Trong đó có 4 loại vắc xin mẹ bắt buộc phải tiêm để đảm bảo sức khỏe cho con: * Vắc-xin viêm gan B: Sau khi trẻ sơ sinh ra đời, liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên được tiêm cho trẻ sơ sinh. * Tiêm vắc xin BCG: Khi trẻ được 28 ngày tuổi, bé sẽ được tiêm vắc xin BCG để phòng bệnh lao. Ngoài ra còn có hai loại vắc-xin phòng bệnh dại và tiêm phòng độc tố uốn ván cần được tiêm đúng lịch vì 2 vaccine này khi cần tiêm là không thể trì hoãn được. ![Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tri_hoan_tiem_vac_xin_mua_dich_covid_co_duoc_khong_2_6ebd96153a.jpg)*Vắc-xin viêm gan B và BCG là không thể trì hoãn vì sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé* Tất nhiên, nếu trẻ có tiền sử tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus Covid-19, bạn cần cho trẻ cách ly trong 14 ngày. Trong vòng 14 ngày, nếu trẻ bị sốt, bạn nên ngừng tiêm phòng. **Những loại vắc xin các bậc phụ huynh có thể trì hoãn tạm thời** ----------------------------------------------------------------- Vì hiện tại đang là thời điểm đặc biệt, để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, mẹ không nên cho trẻ đến những nơi đông người và có thể hoãn lịch tiêm chủng đối với một số loại vắc xin. Vắc-xin viêm não mô cầu AC. Bệnh viêm não do não mô cầu có thể trì hoãn tạm thời vì hiện tại không phải vụ dịch và theo quy luật 3 năm mới có dịch 1 lần. Trẻ 2 tuổi bắt đầu được tiêm và cứ 3 năm nhắc lại một lần * Thương hàn: bệnh này lây qua đường ăn uống, nếu giữ vệ sinh ăn chín uống nước đảm bảo là có thể hạn chế được bệnh này. Vaccin này nhắc lại 3 năm 1 lần * Viêm gan A: Bệnh lây qua đường ăn uống nên trong giai đoạn này có thể tạm hoãn * Vắc-xin HPV: Vaccin phòng ung thư cổ tử cung tuổi tiêm lý tưởng từ 9 đến 13 tuổi, như vậy việc trì hoãn tạm thời trong thời điểm này không ảnh hưởng đến trẻ Nếu phụ huynh không chắc chắn về loại vắc-xin có thể được hoãn lại, hãy tham khảo ý kiến của sở y tế hoặc các trung tâm phòng chống dịch bệnh tại địa phương. ![Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tri_hoan_tiem_vac_xin_mua_dich_covid_co_duoc_khong_3_56862da5d5.jpg)*Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định trì hoãn vắc-xin cho con* **Những lưu ý khi đưa bé tiêm phòng trong đợt dịch Covid-19\** -------------------------------------------------------------- **Cha mẹ hãy tuân thủ một số lưu ý khi đưa bé đi tiêm phòng với những vắc-xin không thể trì hoãn như sau:** * Trước khi tiêm chủng, hãy đo nhiệt độ của em bé và đánh giá sức khỏe của các thành viên đưa trẻ đi tiêm phòng. * Khi đưa con đi tiêm phòng, bạn cố gắng tránh đi các phương tiện giao thông công cộng và đi ô tô riêng. Hãy đeo khẩu trang trong suốt thời gian tiêm phòng. * Sau khi tiêm phòng, hãy cho bé trong khu vực sạch sẽ của cơ sở tiêm chủng trong 30 phút. * Không tắm cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm và chú ý đến vết tiêm của trẻ, nếu vết tiêm sưng to, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở ý tế. * Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể bị sốt, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời. **Thanh Hoa**
Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không?
17/06/2020
Tuân thủ lịch tiêm phòng trước và trong thời gian mang thai đảm bảo cho mẹ có hệ miễn dịch toàn diện để chăm sóc và bảo vệ cho con yêu. Nên chọn những chỗ tiêm uy tín để được hướng dẫn và tiêm ngừa đúng cách.
[ "Mang thai", "Vacxin" ]
Tiêm phòng trước khi sinh được các bác sĩ khuyến khích để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao nhờ thừa hưởng từ mẹ. Hãy cùng tìm hiểu lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu qua bài viết dưới đây nhé. Vì sao cần tiêm phòng trước khi mang thai? ------------------------------------------ ![Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_phong_cho_thai_phu_co_con_lan_dau_1_a812a7a0fb.jpg)*Tiêm phòng để hạn chế những nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm* Mẹ bầu và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như rubella, cảm cúm, sởi, thủy đậu… do hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu hơn so với những người bình thường. Ngoài việc phòng chống cho mẹ những bệnh này thì nếu tiêm phòng đầy đủ thì thai nhi sinh ra cũng khỏe mạnh hơn nhờ được thừa hưởng hệ miễn dịch thụ động từ mẹ, từ đó tránh được 1 số bệnh sau khi sinh. Nếu mẹ không được tiêm phòng đầy đủ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: * Mẹ mắc bệnh rubella thì có nguy cơ bị sảy thai, hoặc trẻ sinh ra sẽ bị dị dạng đầu to hoặc bị bệnh rubella bẩm sinh. * Bệnh quai bị, bệnh sởi, thủy đậu trong những tháng đầu mang thai thì có nguy cơ sảy thai, thai lưu cao, nếu như mắc vào những tháng cuối thai kỳ thì sẽ sinh ra sẽ xuất hiện những dị tật não, tim, tai, mắt. * Bệnh viêm gan B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, và nếu trẻ sinh ra mắc bệnh viêm gan B bẩm sinh dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, ung thư gan khi lớn lên sau này. Ngoài ra một số bệnh như cảm cúm, ho, sốt cũng do nguyên nhân mẹ không được tiêm phòng đầy đủ dẫn đến sức đề kháng kém. Những bệnh này tuy không gây dị tật cho thai nhi nhưng sẽ khiến mẹ mệt mỏi và mất sức do bệnh mà không thể dùng thuốc chữa trị. Với những nguyên nhân trên thì mẹ hãy chuẩn bị lịch tiêm phòng đầy đủ trước khi có quyết định muốn mang thai. Việc này rất an toàn cho sức khỏe, lại bảo vệ mẹ và con trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Trong quá trình mang thai có tiêm phòng được không? --------------------------------------------------- ![Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_phong_cho_thai_phu_co_con_lan_dau_3_1_e78f0ec05c.jpeg)*Khi mang thai mẹ vẫn có thể tiêm phòng nhé* Một số mẹ thắc mắc rằng liệu đang mang thai có tiêm phòng được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là mẹ tiêm phòng khi cần thiết và những vacxin được khuyến cáo nên tiêm trong thời gian rất an toàn. Chúng được chế tạo từ những loại virus bất hoạt nên không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng khi khu vực sống xuất hiện những ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là trong mùa cúm. Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu ------------------------------------------- ### Trước mang bầu ![Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_phong_cho_thai_phu_co_con_lan_dau_2_226b87dc42.jpg)*Những loại vacxin nên tiêm trước khi mang thai* Khi có kế hoạch mang thai thì mẹ nên đi tiêm ngừa trước 3-6 tháng. Những loại vacxin mẹ cần tiêm như sau: **Vắc-xin 3 trong 1:** Đây là mũi tiêm cần thiết và phổ biến nhất, chỉ [1 lần tiêm và có thể ngăn ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-soi-quai-bi-rubella-bao-nhieu-tien-41237.html) cho bà bầu hiện nay là sởi, quai bị, rubella. **Vắc-xin 6 trong 1:** Để an toàn hơn thì mẹ có thể chọn tiêm loại vacxin này để phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm bao gồm bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus Influenzae týp B (Hib) gây ra. Loại vacxin này cũng có tình an toàn cao, giảm bớt tác dụng phụ và cũng tiết kiệm thời gian cho mẹ. Với loại vacxin này thì mẹ nên tiêm 6 tháng trước khi mang thai nhé, và khi tiêm xong nhớ cẩn thận trong việc quan hệ vợ chồng để tránh có thai ngoài ý muốn. **Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung:** Nếu những mẹ chọn tiêm vacxin này trước khi mang thai thì nên có thời gian từ 6 tháng đến 1 năm vì loại vacxin này cần tiêm đến 3 mũi và cách nhau khoảng vài tháng. Ngoài ra, nếu mẹ bầu chưa hoàn thành các vacxin viêm gan A,B, cúm thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tiêm cùng với những loại vacxin kể trên. **Vắc xin uốn ván:** Chỉ phòng bệnh trong vòng 10 năm, vì vậy nếu mẹ qua thời gian này mẹ nên tiêm bổ sung thêm loại vacxin này trước khi mang thai để đảm bảo an toàn. ### Trong thời gian mang thai Nếu mẹ có thai mà chưa kịp tiêm phòng những loại vacxin kể trên, thì có 1 số loại vacxin khá an toàn mẹ có thể tiêm trong thời gian mang thai: * Tiêm vacxin uốn ván vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, và hoàn thành lịch tiêm vắc - xin chủng uốn ván tối thiểu trước ngày dự sinh 1 tháng. * Ngoài ra nếu mẹ m[ang thai vào mùa cúm thì cũng nên tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-phai-tiem-vacxin-ngua-cam-cum-hang-nam-41193.html), lưu ý là hãy chọn những vắc xin ngừa cúm được chế tạo từ những loại virus loại bất hoạt * Đối với những mẹ đã tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì có thể tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. **Trúc** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu
19/11/2020
Người cao tuổi là nhóm đối tượng đích mà vắc xin Covid-19 Việt Nam hướng tới. Nếu vắc xin không thể bảo vệ được nhóm nguy cơ cao này thì xem như vắc xin chưa toàn diện.
[ "Phòng ngừa dịch bệnh", "Dịch corona", "Virus corona", "Vacxin" ]
![Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_ai_se_duoc_thu_nghiem_vac_xin_covid_19_made_in_viet_nam_1_5c9bbf2fcf.jpg)*Vắc xin Covid-19 của Việt Nam phải đáp ứng an toàn với nhóm người có nguy cơ cao.* **Thách thức khi thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên khỉ** ------------------------------------------------------- Một trong 4 đơn vị chế tạo vắc xin Covid-19 của Việt Nam chính là Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech). Theo đại diện của đơn vị này, TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết sau khi [thử nghiệm vắc xin Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-covid-19-cua-viet-nam-da-phat-trien-toi-giai-doan-nao-47305.html) trên khỉ vào cuối tháng 10 vừa qua, công ty đang hướng đến mục tiêu tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người sau khi có đầy đủ số liệu từ các thí nghiệm trên động vật. TS Đạt cho biết thêm, thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật là công đoạn cần thiết nhằm có đủ các dữ liệu về hiệu quả miễn dịch, tính bảo vệ và tính an toàn của vắc xin, để có thể được cấp phép thử nghiệm lâm sàng trên người. Ngoài ra, các dữ kiện này cũng giúp nhà sản xuất vắc xin đi nhanh hơn khi tiến hành thử nghiệm trên người. ![Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_ai_se_duoc_thu_nghiem_vac_xin_covid_19_made_in_viet_nam_3_acf84b9689.jpg)*Loài khỉ vàng ở đảo Rều, Quảng Ninh được lựa chọn để thí nghiệm vắc xin Covid-19 của Vabiotech.* Tuy nhiên, ngay từ bước thử nghiệm vắc xin trên khỉ cũng đang có những thách thức. “Ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào đáp ứng đúng yêu cầu về mô hình đánh giá vắc xin trên động vật, đặc biệt đối với các động vật lớn như khỉ. Chúng tôi chỉ có thể tiêm, lấy máu và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên khỉ. Việc test thử thách vẫn sẽ phải thực hiện ở nước ngoài”, TS Đạt cho hay. Theo kế hoạch, Vabiotech sẽ sớm gửi vắc xin sang Mỹ để thực hiện test thử thách. Tuy nhiên, ngay cả ở Mỹ hiện nay cũng đang trong tình trạng thiếu các động vật linh trưởng như khỉ để thực hiện đánh giá này. Do đó, mô hình chuột hamster có thể sẽ được sử dụng thay thế. “Mô hình chuột hamster dù có một số điểm còn hạn chế so với khỉ, nhưng đây cũng là một mô hình khá tốt để đánh giá vắc xin Covid-19”, TS Đạt nhận định. **Đối tượng đích của vắc xin Covid-19** --------------------------------------- Từ thực tế có thể thấy, dịch Covid-19 chủ yếu tấn công mạnh mẽ vào những người thuộc nhóm đối tượng cao tuổi. Do đó, TS Đạt nhận định đây là nhóm đối tượng đích mà tất cả vắc xin Covid-19 đều phải hướng tới. “Điều minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của vắc xin Covid-19 chính là khả năng bảo vệ cho nhóm người cao tuổi. Nếu vắc xin không bảo vệ được nhóm người có nguy cơ cao thì có nghĩa là vắc xin chưa toàn diện. Do đó, bất cứ nhà sản xuất vắc xin nào hiện nay cũng đều phải minh chứng là sản phẩm của họ hiệu quả trên nhóm đối tượng đích này”, TS Đạt cho hay. ![Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_ai_se_duoc_thu_nghiem_vac_xin_covid_19_made_in_viet_nam_4_df3083b31d.jpg)*TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết, Vabiotech sẽ sớm gửi vắc xin sang Mỹ để thực hiện test thử thách.* Ngoài ra, chuyên gia này cũng cho biết, nhóm người cao tuổi sẽ là đối tượng được thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 ‘made in Vietnam’ trong tương lai. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm được thử nghiệm lâm sàng đầu tiên. Ông giải thích thêm: “Khi bước vào công đoạn thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm trên nhóm ít nguy cơ trước, tức là những người trong độ tuổi từ 18-59. Khi thấy không có xuất hiện tính mất an toàn trên nhóm này thì sẽ mở rộng nhóm đối tượng thử nghiệm. Đây cũng là quy trình thường quy trong các thử nghiệm vắc xin”. Một trong những khó khăn lớn nhất trong thử nghiệm lâm sàng chính là việc xây dựng cách thức đánh giá để vắc xin thể hiện được cả tính an toàn và hiệu quả bảo vệ. Nhưng việc đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin đòi hỏi được thực hiện trên các nhóm người có nguy cơ cao và các vùng đang lưu hành dịch. Như vậy mới đảm bảo số liệu thử nghiệm lâm sàng hoàn chỉnh để được cấp phép lưu hành vắc xin. Theo TS Đạt, đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin là vấn đề rất khó. Ngay cả với những loại vắc xin được cấp phép sớm trong trường hợp khẩn cấp như Sputnik V của Nga vẫn chưa thể sử dụng đại trà ngay được mà phải chờ kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, để có đủ minh chứng về hiệu quả bảo vệ. **Trần Trang** ***Nguồn tham khảo: Báo Dân Trí***
Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam'
09/09/2020
Ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện với bất kì ai, vì thế, ngay từ tuổi dậy thì bạn hãy chủ động tìm cách phòng tránh bệnh hiệu quả bằng các biện pháp tiêm ngừa vaccine.
[ "Tuổi dậy thì", "Ung thư", "Vacxin" ]
Hiện nay [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao ở phụ nữ. Vì thế, tiêm phòng là việc làm cần thiết, được nhiều chị em lựa chọn như biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh. Vậy tuổi dậy thì cần biết gì về việc tiêm ngừa vaccine ung thư cổ tử cung? ![Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_ung_thu_co_tu_cung_o_tuoi_day_thi_1_2e49cd5a4b.png)*Tiêm ngừa vaccine ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi.* **Khái quát chung về vắc xin ung thư cổ tử cung** ------------------------------------------------- Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư nguy hiểm thường gặp ở chị em. Theo thống kê thì trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao nhất là ở Mỹ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh chỉ bằng 1/3 ở Mỹ nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn 1,5 lần và tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung chỉ đứng sau ung thư vú. [Virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-hpv-gay-ung-thu-co-tu-cung-co-dung-khong-44646.html) có tên gọi tiếng anh là Human Papillomavirus là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Loại virus này lây nhiễm qua nhiều đường như tiếp xúc da, qua bộ phận sinh dục, qua miệng hoặc hậu môn. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng khi bị lây nhiễm vì không phải ai nhiễm virus này đều bị ung thư cổ tử cung. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh ung thư cổ tử cung, quá trình điều trị bệnh phức tạp, tốn kém và hiệu quả không cao. Nhưng bạn có thể tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung để phòng bệnh. Đây là biện pháp phòng bệnh được phụ nữ lựa chọn, có thể làm giảm đến 70% nguy cơ mắc bệnh. Để có lựa chọn tốt nhất khi tiêm phòng thì mọi người đặt ra câu hỏi vắc xin tử cung có mấy loại, đặc điểm của mỗi loại vắc xin trên. **Vắc xin ung thư cổ tử cung có mấy loại? Đặc điểm từng loại** -------------------------------------------------------------- Hiện nay Việt Nam sử dụng rộng rãi 2 loại vắc xin ung thư cổ tử cung là vắc xin Cervarix và vắc xin Gardasil. ### **Vắc xin Cervarix** * Vắc xin do nước Bỉ nghiên cứu. * Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18. * Đối tượng sử dụng: Phù hợp với phụ nữ trong độ tuổi từ 10 - 25 tuổi. * Lịch tiêm vắc xin: Tiêm 3 mũi với thời gian như sau: mũi đầu là ngày tiêm đầu tiên, mũi số 2 cách mũi đầu 1 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng. ### **Vắc xin Gardasil** * Có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ. * Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18. * Đối tượng sử dụng phù hợp trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi. * Lịch tiêm vắc xin: tiêm 3 mũi vắc xin với thời gian như sau: mũi đầu là ngày đầu tiên tiêm, mũi tiêm số 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng. Vắc xin ngoài có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, nó còn ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh dục do HPV gây ra như: * Ung thư âm hộ và âm đạo. * Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ (AIS). * Tân sinh nội biểu mô cổ tử cung (CIN) độ 2 và độ 3. * Tân sinh nội biểu mô âm hộ (VIN) độ 2 và độ 3. * Tân sinh nội biểu mô âm đạo (VaIN) độ 2 và độ 3. Thành phần cũng như hiệu quả mang lại và lịch tiêm của 2 loại vắc xin khác nhau. Nên khi lựa chọn vắc xin cần phải nghiên cứu thật kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Khả năng phòng ngừa của vắc xin Gardasil tốt hơn Cervarix nên giá thành cao hơn. Tùy vào điều kiện của chị em mà có thể đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Việc ngăn ngừa ung thư tử cung bằng vắc xin là điều mà các bác sĩ khuyên phụ nữ nên làm. ![Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_ung_thu_co_tu_cung_o_tuoi_day_thi_2_68400ec742.jpg)*Vaccine ung thư cổ tử cung có 2 loại được sử dụng rộng rãi.* **Đối tượng và độ tuổi áp dụng tiêm vắc xin trên** -------------------------------------------------- [Vắc xin ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-la-gi-doi-tuong-nao-nen-tiem-46972.html) tại Việt Nam được chỉ định sử dụng cho nữ giới với hiệu quả thu được tốt nhất trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi. Các bác sĩ khuyên các bạn nữ nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Mặc dù vắc xin ung thư cổ tử cung được chỉ định sử dụng cho nữ giới nhưng các bạn nam giới được các chuyên gia khuyên tiêm phòng trong độ tuổi dậy thì sẽ mang lại lợi ích nhất định. Theo trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ nên xem xét đưa việc phòng chống tiêm chủng vắc xin cho cả nam giới do tỷ lệ nam giới mắc bệnh liên quan tới virus HPV cao hơn nữ giới. Bên cạnh đó đối với phụ nữ xảy ra quan hệ tình dục trước khi tiêm phòng sẽ phải làm kiểm tra thực hiện xét nghiệm HPV và phụ nữ không được mang thai khi tiêm phòng, không bị dị ứng với thành phần vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính. ![Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_ung_thu_co_tu_cung_o_tuoi_day_thi_3_4f57fdbd74.jpg)*Nên thăm khám sức khỏe trước khi thực hiện tiêm vaccine.* **Những lưu ý chị em nên biết khi tiêm vắc xin** ------------------------------------------------ Ngoài những vấn đề vắc xin ung thư cổ tử có mấy loại cũng như đối tượng và độ tuổi áp dụng thì phụ nữ nên lưu ý một số điểm sau khi tiêm phòng vắc xin. * Phụ nữ trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung nên khám và làm các xét nghiệm sàng lọc sức khỏe. Trường hợp chưa quan hệ tình dục và không phản ứng với thành phần vắc xin thì không cần làm xét nghiệm. * Đối với trường hợp xảy ra quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa trong độ tuổi trên nhưng hiệu quả thu được sẽ không được tốt nhất. * Đối với phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin. Nếu trong quá trình tiêm phòng có thai thì nên dừng đến khi sinh con xong, thời gian để hoàn thành các mũi tiêm là 2 năm. * Việc tiêm phòng giúp chị em bớt phần nào nỗi lo ung thư. Vì vậy không nên chủ quan với bệnh ung thư cổ tử cung. Cần duy trì lối sống khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Với những lưu ý trên, các bạn nữ giới đặc biệt là những ai đang ở trong độ tuổi dậy thì nên lựa chọn địa chỉ thăm khám và tiêm phòng. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc tiêm vaccine để có hướng phòng bệnh hiệu quả nhất các bạn nhé! **Bảo Hân** ***Nguồn: Tổng hợp***
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì
04/06/2020
Các bậc cha mẹ có thể cầm theo đồ chơi mà con thích, chia sẻ rằng vaccine tốt cho sức khỏe… để bé không thấy lo lắng với chuyện tiêm phòng nữa.
[ "Vacxin", "tiêm phòng" ]
Dưới đây là một số bước mà phụ huynh cần chuẩn bị khi có quyết định đưa trẻ đi tiêm phòng. **Chuẩn bị trước tại nhà** -------------------------- Một số [lưu ý trước khi tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-soi-cho-tre-ma-me-nen-biet-41310.html) là cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản về [vaccine cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-can-tiem-vaccine-cum-dinh-ki-hang-nam-45453.html), nhất là những loại cho trẻ sơ sinh. Hãy đọc những tài liệu mà chúng ta nhận được từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe rồi liệt kê bất cứ câu hỏi nào để bác sĩ kịp thời giải đáp. Nhờ đó bạn sẽ được củng cố sự an tâm. Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên liệt kê danh sách các vaccine mà con bạn có thể cần. Đa số chúng đều là những thông tin thường thức có sẵn, bạn có thể tổng hợp từ các trang thông tin chính thống hoặc liên hệ trực tiếp chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ để xin ý kiến. Không phải loại nào cũng cần thiết với trẻ sơ sinh, đôi khi vaccine chỉ phù hợp vào độ tuổi lớn hơn. Nếu trước đó bé đã được thăm khám, tiếp nhận một số liều vaccine và có sẵn hồ sơ chủng ngừa cá nhân thì bạn có thể mang tới bác sĩ. Nhờ đó chúng ta có thể cập nhật cho bác sĩ biết chính xác những loại nào con đã dùng và tình trạng sức khỏe sau đó. Trước khi đi tiêm bạn có thể mang theo đồ chơi, sách hoặc chăn mà con yêu thích để an ủi khi tiêm. Nếu con đã lớn thì bạn có thể chia sẻ cho con hiểu vaccine vô cùng tốt cho sức khỏe nên không cần lo lắng. Đừng kể những câu chuyện đáng sợ hoặc đe dọa sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi hoặc thậm chí bật khóc khi nghe phải đi khám, gặp bác sĩ… ![Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_cach_nao_de_tran_an_be_khi_tiem_vaccine1_d4e90f800c.jpg)*Đừng kể những câu chuyện làm bé sợ hãi khi tiêm vaccine* **Khi đến trung tâm tiêm vaccine** ---------------------------------- Nếu vẫn còn thắc mắc về loại vaccine bé sắp tiêm thì bạn có thể hỏi bác sĩ để nắm rõ thông tin về rủi ro và lợi ích từng loại. Nếu bác sĩ không chủ động cung cấp thì phụ huynh có thể đề nghị được xem. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng ta nên đánh lạc hướng con bằng cách âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng hoặc hát. Hãy mỉm cười và giao tiếp với bé bằng ánh mắt để bé biết được rằng mọi thứ vẫn ổn. Một chiếc chăn có mùi quen thuộc sẽ giúp trẻ thấy thoải mái hơn, hoặc bạn cũng có thể an ủi cho với món đồ chơi hoặc cuốn sách yêu thích đã chuẩn bị sẵn. Trong quá trình tiêm hãy giữ bé ngồi yên trên đùi mình. Lúc đã hoàn tất các liều vaccine cần thiết cha mẹ cũng chớ quên động viên, khen ngợi sự dũng cảm của con khi ngoan ngoãn trong suốt quá trình. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được dỗ dành thông qua việc mẹ ôm ấp, quấn tã hoặc cho con bú. Những trẻ lớn hơn thì phụ huynh có thể chỉ ra những điều thú vị trong phòng tiêm để đánh lạc hướng. Hãy kể những mẩu truyện cười hoặc đọc truyện khi bé khóc. Tránh việc la mắng nếu con có dấu hiệu chống đối hoặc quấy khóc, thay vào đó bạn nên dỗ dành và động viên giúp con quên đi nỗi đau, sợ kim. Một số thanh thiếu niên sau khi tiêm phòng có thể xuất hiện tình trạng ngất xỉu. Do đó để phòng tránh thương tích có thể xảy đến, người mới tiếp nhận vaccine nên ngồi yên trong 15 phút. ![Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_cach_nao_de_tran_an_be_khi_tiem_vaccine2_2a04683b3f.jpeg)*Nên chuẩn bị trước gấu bông ưa thích để con bớt sợ* **Sau khi tiêm** ---------------- Xuất hiện một số phản ứng phụ mức độ nhẹ sau tiêm phòng ở trẻ là chuyện thường gặp. Đó là các biểu hiện như là đau, sưng tại chỗ tiêm; phát ban hoặc thậm chí nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt. Chúng đều là những phản ứng bình thường và sẽ sớm biến mất. Tuy nhiên nếu vẫn còn lo lắng khi thấy con xuất hiện các biểu hiện kể trên thì bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp giảm thiểu tác dụng phụ. Đọc các bảng thông tin về vaccine sẽ giúp phụ huynh nắm rõ tác dụng phụ có thể gặp phải để chuẩn bị trước tinh thần. Khi có biểu hiện sưng đỏ, đau, thì bạn hãy dùng một miếng vải ẩm hoặc chườm đá để giảm sưng. Nếu xuất hiện sốt trên 38,5 độ C và quấy khóc thì cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường với liều phù hợp cân nặng của trẻ. Cho con mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. ![Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_cach_nao_de_tran_an_be_khi_tiem_vaccine3_6c06d9fa69.jpg) *Sau khi tiêm xong hãy theo dõi biểu hiện của bé sau vài ngày* Một số trẻ có biểu hiện ăn ít hơn trong 24 tiếng đồng hồ sau tiêm là bình thường. Phụ huynh cần theo dõi biểu hiện sức khỏe của bé thêm vài ngày sau để đảm bảo con không còn sốt hay đau tại vết tiêm nữa. Trường hợp nếu có biểu hiện nghiêm trọng thì bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp kịp thời. **Thụy Anh** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine?
11/12/2020
Để chuẩn bị cho sự xuất hiện thiên thần nhỏ, các bà mẹ luôn có hàng trăm điều cần chuẩn bị, một trong số đó là tiêm phòng vaccine trước khi mang thai.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Tiêm phòng vaccine trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. **Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai** ------------------------------------------------------------------------ ### **Vaccine viêm gan B** Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến tại Việt Nam. [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, trong đó có thể lây từ mẹ sang con. Việc mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B và lây truyền cho con thì có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của trẻ. ![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_1_991cefcf7a.jpg)*Viêm gan B là bệnh phổ biến dễ lây lan từ mẹ sang con trong thai kì.* Thông thường, liều vaccine viêm gan B sẽ bao gồm 3 mũi tiêm cơ bản. Đối với những chị em đã từng tiêm phòng viêm gan B trước đây thì nên làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần thiết để tiêm mũi nhắc lại vaccine viêm gan B hay không. ### **Vaccine sởi - quai bị - rubella** Sởi - quai bị - rubella là 3 căn bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu, cơ thể trong thời kỳ nhạy cảm. Phụ nữ mang thai bị mắc 1 trong 3 bệnh này có thể dẫn đến tình trạng [dị tật bẩm sinh thai nhi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-di-tat-bam-sinh-thuong-gap-o-thai-nhi-46943.html) hoặc tác động không nhỏ đến sự phát triển về mặt tâm thần của trẻ sau này. Hiện nay, đã có loại vaccine 3in1 giúp phòng chống nhóm 3 bệnh sởi, quai bị và rubella chỉ với 1 mũi tiêm. Việc tiêm phòng vaccine 3in1 này cần được lưu ý kết thúc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. ![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_2_642327aefe.jpg)*Hiện nay đã có vắc-xin 3 trong 1 sởi quai bị rubella cho chị em.* ### **Vaccine cúm** Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính do virus Cúm gây ra. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp nên rất dễ mắc phải. Trường hợp mẹ bầu mắc cúm nặng có nguy cơ cao sảy thai, thai lưu. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine cúm trước khi mang thai. Việc này sẽ giúp tăng khả năng miễn nhiễm của thai phụ với virus từ 70 - 80% và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine cúm cũng được khuyến cáo nên tiêm nhắc lại hàng năm, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đang có mong muốn mang thai. ### **Vaccine thủy đậu** Thường những người đã từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm phòng trước đây sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp ngoại lệ có thể nhiễm lại. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe an toàn trước khi mang thai, người mẹ vẫn cần làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần tiêm nhắc lại [vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau-sau-khi-tiem-40507.html) hay không. Phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai thì cần đảm bảo tiêm phòng vaccine trước đó ít nhất 3 tháng. Trong quá trình mang thai cũng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn bệnh. Vaccine thủy đậu được xem là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không may mắc bệnh thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật như đầu nhỏ, ngắn chi, tâm thần chậm phát triển, sẹo ở da, hội chứng thủy đậu bẩm sinh,... Đặc biệt tỷ lệ tử vong của thai nhi tới 20 - 30% nếu mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh 5 ngày. **Lưu ý khi tiêm vaccine trước khi mang thai** ---------------------------------------------- Trước khi tiêm phòng vaccine chị em phụ nữ cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe lâm sàng cũng như khả năng miễn dịch với các loại bệnh. Từ đó đưa ra được loại vaccine phù hợp nhất. Hầu hết các loại vaccine đều cần được tiêm chủng hoàn tất trước khi mang thai từ 1 tới 3 tháng (tốt nhất là 3 tháng). Do đó, nếu đang có ý định mang thai thì bạn cần lưu ý sắp xếp thời gian tiêm phòng sao cho hợp lý và đảm bảo an toàn nhất. ![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_3_671660e6c2.jpg)*Chị em nên chủ động tiêm phòng trước 1-3 tháng khi có ý định mang thai.* Tiêm vaccine trước khi mang thai được chỉ định thường tương đối an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ với người cơ địa nhảy cảm. Những triệu chứng có thể bao gồm cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, vị trí tiêm sưng đau, hắt hơi, sổ mũi với mức độ nhẹ. Sau một vài ngày thì những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm và biến mất mà không cần điều trị hay sử dụng thuốc. Trường hợp có các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, sốt cao không thuyên giảm,... thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời. **Quên tiêm chủng trước khi mang thai có sao không?** ----------------------------------------------------- Việc lên kế hoạch tiêm chủng trước khi mang thai là rất cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng không tránh được trường hợp một số mẹ đã trót mang bầu trước khi tiêm chủng. Phương pháp duy nhất để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho mẹ và bé lúc này chính là: * Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và chăm sóc cơ thể bản thân thật tốt. Nghỉ ngơi, hoạt động thể thao đều đặn hợp lý. * Hạn chế tiếp xúc với đám đông, nơi bụi bặm, nhất là khi đang có dịch và mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. * Tắm rửa vệ sinh cơ thể, răng miệng, đường hô hấp thường xuyên sạch sẽ hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh. **Thanh Hoa** ***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***
Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai
13/07/2020
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu hình que (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh là chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ.
[ "bạch hầu", "Vacxin" ]
Vắc-xin bạch hầu gần như không có chống chỉ định tiêm chủng, do vậy, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều cần tiêm phòng bệnh bạch hầu. **Tình hình bệnh bạch hầu tại Việt Nam** ---------------------------------------- Theo báo cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, năm 2019, toàn quốc có tất cả 53 ca mắc [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), trong đó có 5 ca tử vong. Các trường hợp bệnh tập trung chủ yếu ở các khu vực miền núi thuộc miền Trung và Tây Nguyên, những nơi mà việc tiêm chủng đầy đủ chưa được bao phủ. Trong tháng 6/2020 này cũng vừa ghi nhận các ca bệnh bạch hầu ở cả trẻ em, trẻ lớn và người lớn tại Đắc Nông và TP.HCM. Tất cả người chưa được tiêm chủng ngừa bạch hầu đầy đủ đều có thể mắc bệnh. Bệnh bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua không khí, thông qua giọt bắn từ các dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân hoặc của người lành mang trùng. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. ![lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_vacxin_bach_hau_va_nhung_luu_y_quan_trong_1_e832d95b83.jpg)*Virus bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua không khí* Tất cả những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc xin bạch hầu đều có thể bị bệnh. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả vì có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong. **Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu** ----------------------------------- Tiêm vắc-xin bạch hầu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng bệnh bạch hầu. Với mục đích này, người ta sử dụng biến độc tố (toxoid) bạch hầu, chính là độc tố bạch hầu đã được làm mất các độc tính, bị hấp thụ trong nhôm hydroxyd. ![Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu và những lưu ý quan trọng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_vacxin_bach_hau_va_nhung_luu_y_quan_trong_2_14435b3d1e.jpg)*Tiêm vắc-xin phòng bạch hầu cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia.* Hiện nay, tại Việt Nam không có vắc-xin phòng bạch hầu đơn giá, chỉ có vắc-xin phòng bạch hầu phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu như: * Vắc-xin 6 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Infanrix hexa, Hexaxim). * [Vắc-xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-moi-duoc-dua-vao-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-43761.html) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b (Pentaxim), phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Combe Five, Quinvaxem. SII) * Vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim). * Vắc-xin 3 trong 1 phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT) * Vắc-xin 2 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập. **Đối tượng tiêm chủng** Vắc-xin phòng bạch hầu được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ và người lớn tùy theo từng loại vắc-xin. Chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng bạch hầu gần như không có, chỉ chống chỉ định nếu có phản ứng nặng với vắc-xin cùng thành phần ở lần tiêm trước hoặc dị ứng với thành phần của vắc-xin. **Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu** Tại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván; sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài. ![Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu và những lưu ý quan trọng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_vacxin_bach_hau_va_nhung_luu_y_quan_trong_3_48e974d7e9.jpg)*Phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu* Trẻ em cũng như người lớn cần được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo để có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu. **Những lưu ý quan trọng khi tiêm chủng vacxin bạch hầu** --------------------------------------------------------- Các phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng: Sau khi tiêm vắc-xin phòng bạch hầu có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như sốt, sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm và thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể như sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, phát ban trên da, khó thở, tím tái, trẻ quấy khóc liên tục, bú kém, bỏ bú, li bì, hôn mê... cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời. **Tiêm chủng rồi có nguy cơ bị bệnh bạch hầu hay không?** --------------------------------------------------------- Sau khi được tiêm chủng đầy đủ, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bạch hầu. Tuy vậy, có một số ít sau khi tiêm phòng không tạo kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu. Nguyên nhân có thể là không tuân thủ phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều, cũng có thể do suy giảm miễn dịch sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Một số trường hợp do tiêm vắc-xin đã quá lâu, nồng độ kháng thể trong máu giảm xuống thấp, không đủ khả năng bảo vệ thì cũng có thể bị mắc bệnh bạch hầu. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm. **Thanh Hoa** **Nguồn Tham khảo: Tổng hợp**
Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu và những lưu ý quan trọng
21/02/2020
Bệnh cúm là hiện tượng viêm đường hô hấp cấp tính do nhiều chủng loại virus cúm gây ra và có khả năng lây truyền rất cao. Từ lâu, đã có vaccine cúm có thể phòng được các chủng virus cúm mùa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoang mang có nên tiêm phòng vaccine định kì không?
[ "Vacxin", "Dịch cúm", "virus" ]
Do virus cúm liên tục biến đổi vì vậy việc tiêm phòng vaccine hàng năm là biện pháp phòng cúm mùa hiệu quả nhất. **Bệnh cúm có nguy hiểm không?** -------------------------------- Phần lớn người nhiễm bệnh sẽ khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng có nhiều trường hợp sẽ bị nặng hơn và có thể gây tử vong. Do đó, nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý khác thì bạn sẽ làm các triệu chứng của cúm sẽ trầm trọng hơn và có nguy cơ cao mắc biến chứng về cúm. **Các triệu chứng của cúm:** Bệnh cúm có 1 số triệu chứng, biểu hiện điển hình mà bạn dễ nhận biết như sau: * Sốt trên 38 độ C, kèm cảm thấy lạnh người, ớn lạnh * Ho * Đau họng * Nhức đầu * Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi * Đau cơ và hoặc đau toàn thân * Mệt mỏi * Nôn ói và tiêu chảy (biểu hiện này thường gặp ở trẻ hơn là ở người lớn) ![Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_vaccine_cum_dinh_ki_hang_nam_1_8683c0774d.jpg)*Bệnh cúm có 1 số triệu chứng, biểu hiện điển hình như sốt, ớn lạnh, đau đầu* **Vaccine cúm phát huy tác dụng trong bao lâu?** ------------------------------------------------ Khi tiêm vaccine cúm, cơ thể sẽ giúp sản sinh kháng thể bảo vệ chúng ta chống lại virus cúm và thông thường vaccine này sẽ chỉ phát huy công dụng trong thời gian là dưới 1 năm. Do virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên các nhà khoa học phải nghiên cứu và sản xuất vaccine cúm điều chỉnh những thành phần vaccine ngừa cúm mỗi năm phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành trên thế giới. Như vậy, chúng ta biết virus gây bệnh cúm biến đổi mỗi năm nên vaccine năm ngoái không bảo vệ bạn an toàn khỏi mắc cúm trong năm nay. Vì vậy, tiêm phòng cúm được khuyến khích tiêm ngừa mỗi năm. Bệnh cúm là bệnh dễ lây truyền và dễ bùng phát thành dịch. Nếu không điều trị đúng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang , viêm tai giữa hoặc có khả năng làm người bệnh tử vong. Vì vậy, tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm là khuyến nghị của các bác sĩ dành cho sức khoẻ của bạn và gia đình. **Cơ chế hoạt động của vaccine cúm trong cơ thể bạn?** ------------------------------------------------------ Vaccine chứa virus đã chết hoặc bị làm yếu, 2 tuần sau khi tiêm chúng vào cơ thể thì hệ miễn dịch của bạn sẽ tạo kháng thể để giúp ngăn ngừa virus gây bệnh cúm nói trên. Tuy nhiên, vaccine cúm không giúp bạn ngừa virus gây bệnh cảm dù bệnh cảm cũng có biểu hiện bệnh tương tự như cúm. **Nên tiêm vaccine cúm vào thời điểm nào trong năm?** ----------------------------------------------------- Chủng virus cúm thay đổi hàng năm nên cần tiêm vaccine cúm mùa trước khi vào mùa cúm của năm đó và nên tiêm càng sớm càng tốt khi có vaccine của năm đó. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu bệnh cúm cho thấy, dịch cúm thường xuất hiện quanh năm và đạt đỉnh vào tháng 3, 4, 9 và tháng 10 hàng năm. Nên bạn hãy chủ động tiêm trước mùa cúm khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Đối với phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai, tốt nhất nên tiêm vaccine phòng cúm trước khi có thai. Nếu đang trong dịch cúm mùa mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ. ![Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_vaccine_cum_dinh_ki_hang_nam_3_1_d1d7751896.jpg)*Nếu đang trong dịch cúm mùa mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ.* Phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ biến chứng cao do cúm gây ra và vaccine cúm là vaccine bất hoạt nên có thể tiêm khi mang thai. Đối với trẻ em là đối tượng dễ nhiễm virus cúm nên tiêm vaccine cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. **Đối tượng nào nên tiêm phòng cúm?** ------------------------------------- Virus này có thể gây cho mọi đối tượng, vì vậy trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là đều cần chích ngừa cúm. Những người nằm trong đối tượng nguy cơ biến chứng cao thì càng cần chủ động chích ngừa hơn như: * Người già từ 50 tuổi trở lên; * Người lớn hay trẻ em suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải (nhiễm HIV) hay được ghép tạng; * Trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày; * Phụ nữ có thai đang trong dịch cúm mùa; * Người ở độ tuổi bất kỳ nào có mắc các bệnh lý mạn tính; * Người sống cùng hoặc chăm sóc những người trong đối tượng nguy cơ cao bị biến chứng do cúm. ![Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_vaccine_cum_dinh_ki_hang_nam_2_94991dba0a.jpg)*Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cha mẹ nên chủ động cho con đi tiêm phòng cúm* **Lịch tiêm vaccine ngừa cúm mùa** Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vaccine cúm làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do cúm tới 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ cơ thể khoảng 80% – 90%. Vaccine phòng ngừa cúm mùa có thể tiêm bắt đầu với trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. **Lịch tiêm như sau:** * Trẻ từ 6 tháng tới 9 tuổi và chưa từng tiêm vaccine cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau, tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm 1 mũi nhắc lại hằng năm. * Trẻ lớn từ 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó, nhớ lịch tiêm nhắc lại hàng năm. Như vậy, virus cúm thường biến đổi kháng nguyên và vaccine chỉ có tác dụng phòng bệnh ngắn hơn 1 năm. Do đó, để phòng bệnh cúm mùa, mỗi người cần tiêm nhắc lại định kỳ mỗi năm 1 lần vaccine cúm với thành phần kháng nguyên thay đổi hàng năm. **Thanh Hoa**
Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm?
01/03/2019
Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bởi đa phần chúng ta sợ việc tiêm phòng khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến bé. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
[ "uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Trong thời kỳ mang thai việc tiêm phòng uốn ván được các bác sĩ và chuyên gia đánh giá là rất quan trọng. Bởi vì trong thời gian này, ai cũng sẽ muốn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thế nên hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ có thể xảy nếu mẹ bầu không tiêm vaccine để trả lời cho câu hỏi bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai cần phải tiêm phòng uốn ván? ---------------------------------------------------- Thủ phạm chính gây ra [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là trực khuẩn Clostridium Tetani. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra các độc tố gây nguy hiểm lên hệ thần kinh như co cứng cơ, co giật, động kinh,... Clostridium Tetani phát triển rất tốt ở những phần mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, chúng sẽ ủ bệnh trong cơ thể khoảng 10 ngày và có cơ chế sinh sôi một cách nhanh chóng. Uốn ván sẽ dễ gặp phải ở các mẹ không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau sinh nở. Trẻ sơ sinh sẽ dễ bị mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được tiêm chủng phòng ngừa bệnh, vì vậy, em bé sẽ không nhận được khả năng miễn dịch truyền từ mẹ sang. Do đó, khi mang thai hoặc ở trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ toàn diện cho cả mẹ và bé, đồng thời cũng là chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sinh con. ![bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/1_750f652902.jpg) *Phụ nữ nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ toàn diện cho cả mẹ và bé* Theo các chuyên gia và bác sĩ, [tiêm phòng bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-duoc-bao-lau-thi-het-tac-dung-43601.html) có thể giúp người mẹ tự tạo ra kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh trong khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng này cũng hỗ trợ cho trẻ và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Vaccine uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định và đánh giá an toàn cho cả mẹ và bé và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu nên nhanh chóng thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bà bầu không tiêm phòng uốn ván thì có sao không? ----------------------------------------------------- Hiện nay vẫn còn nhiều mẹ bầu lo lắng khi tiêm phòng uốn ván. Lý do phổ biến nhất là sợ tiêm phải vaccine giả hoặc các thành phần trong vaccine sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy, nhiều mẹ bầu lựa chọn không tiêm phòng vaccine uốn ván. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy toàn bộ vaccine chữa bệnh đã được kiểm tra và đảm bảo không chứa vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên lựa chọn các [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín để tránh tiêm phải vaccine giả và được tư vấn cụ thể trong quá trình tiêm. Việc bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu như không tiêm vaccine, ngoài nguy cơ mắc uốn ván cho bản thân người mẹ, thì trẻ vừa ra đời cũng có khả năng gặp phải nguy hiểm. Vì trực khuẩn gây bệnh có thể tiết độc tố vào những phần mô hoại tử của vết thương bẩn trong khi sinh, đặc biệt là ở phần dây rốn của bé. Tình trạng này còn được gọi là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh. Khi vi khuẩn uốn ván tấn công vào hệ thần kinh, sẽ làm cho các cơ bị đơ cứng, đồng thời, cũng sẽ xuất hiện các cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), thậm chí sản phụ có thể bị rối loạn thần kinh thực vật, ngừng tim hoặc suy hô hấp và thậm chí là dẫn đến tử vong. Vì thế, cơ thể còn yếu như trẻ sơ sinh thì bệnh uốn ván có thể gây tử vong một cách dễ dàng. Ở nước ta hiện nay tỉ lệ bà bầu mắc phải bệnh uốn ván không quá cao, nhưng không vì thế mà chủ quan, điều mẹ bầu cần làm là nhanh chóng tiêm ngừa uốn ván theo tư vấn của bác sĩ. ![bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_43aba93e7d.jpg) *Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không là thắc mắc của nhiều người* Tóm lại, để giải đáp cho thắc mắc bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không thì câu trả lời là có. Đây là một trong những loại vaccine cần tiêm ở bà bầu trong thai kỳ. Tiêm vaccine phòng uốn ván cho bà bầu như thế nào? -------------------------------------------------- Vaccine uốn ván cũng là mũi tiêm bắt buộc trong thai kỳ, vì nó có thể ngăn ngừa những nguy cơ mắc bệnh ở cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, vaccine lại là một phương pháp chủ động mà không quá tốn kém. Cho đến này uốn ván vẫn chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Nên bà bầu hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín để thực hiện tiêm phòng ngay. Có 2 loại vaccine phòng bệnh phổ biến. Đó là vaccine ngừa uốn ván thuần và [vaccine kết hợp 3 bệnh uốn ván - ho gà - bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html). Tùy theo tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia mà các mẹ bầu sẽ được tư vấn mũi tiêm phù hợp. Đối với phụ nữ lần đầu mang thai, chưa có lịch sử tiêm uốn ván thì sẽ được chỉ định tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiêm ngay vào lúc khi biết tin có thai. Còn mũi 2 tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo tốt nhất là mũi 2 tiêm cách mũi 1 tầm 1 tháng. Thường thì mũi 1 sẽ được tiêm trong tam cá nguyệt thứ hai. Bởi vì trong 3 tháng đầu thai vẫn còn chưa ổn định, thậm chí có nguy cơ sảy thai vì nhiều nguyên nhân. Do đó nếu tiêm phòng lúc này sẽ dễ bị hiểu lầm là do vaccine gây nên. Các cơ sở cũng khuyến khích nên tiêm cho mẹ bầu bầu vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đối với những mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi phòng chống vi khuẩn uốn ván trước đây, mũi cuối cách lúc mang thai chưa quá 10 năm, thì không cần phải tiêm lại. Bởi vì lúc này cơ thể người mẹ đã có khả năng miễn dịch với uốn ván lên đến 95%. Tuy nhiên, nếu mũi cuối đã tiêm quá 10 năm thì mẹ nên tiêm nhắc lại. ![bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/3_0c39cd0d80.jpg) *Bà bầu nên sớm tiêm phòng uốn ván để báo vệ cả mẹ và bé* Hiện nay, [giá của vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) cũng không quá mắc, phụ thuộc vào loại vaccine mà mẹ bầu chọn tiêm tích hợp phòng chống bao nhiêu bệnh và thời điểm tiêm. Tuy nhiên, giá chỉ dao động trong khoảng 100.000 đến hơn 1.000.000 đồng. Chính vì thế nên các mẹ bầu không nên phân vân về vấn đề bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không nữa. Bởi so với rủi ro có thể xảy đến thì việc tiêm phòng uốn ván là điều hoàn toàn cần thiết. Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã giải thích cho bạn về vấn đề [bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/neu-ba-bau-khong-tiem-phong-uon-van-co-sao-khong-43616.html)? Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được câu trả lời cho bản thân mình. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.
Giải đáp: Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?