source
stringlengths
0
15
title
stringlengths
1
255
sapo
stringlengths
0
2k
cates
sequence
publish
unknown
text_content
stringlengths
0
43.5k
Hà Tĩnh
'Hóa giải' bất cập về lắp đặt bó vỉa hè ở thành phố Hà Tĩnh
Những bó vỉa hè được làm đúng quy chuẩn nhưng lại không phù hợp với thực tiễn nên gây bất tiện cho sinh hoạt của người dân. Để 'hóa giải' vấn đề đó, TP Hà Tĩnh đã ban hành mẫu bó vỉa mới và đang nỗ lực từng bước thay thế bó vỉa hè trên các tuyến phố.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-05T01:29:00"
“Hóa giải” bất cậpDo công tác quy hoạch hệ thống đường đô thị chưa kịp thời nên thời gian qua, vỉa hè trên địa bàn TP Hà Tĩnh chưa đồng bộ. Trong đó, ở nhiều tuyến phố, bó vỉa hè được xây quá cao so với mặt đường, gây khó khăn cho việc đi lại của các hộ dân cư ngụ 2 bên đường. Để “đối phó” với “bất tiện” này, nhiều hộ dân đã tự phá bó vỉa để cải tạo lại; một số hộ dân lại tự ý lắp các tấm đan, lưới thép, đúc bê tông lấn ra lòng đường nhằm thuận tiện cho xe lên xuống.Mẫu bó vỉa mới có mặt vát phù hợp với sinh hoạt của người dân, thuận tiện cho xe lên xuống.Nhận thấy những bất cập trong thiết kế bó vỉa, thời gian qua, TP Hà Tĩnh đã nỗ lực khắc phục và thay thế bó vỉa mới. Tại Nghị quyết 16 của HĐND thành phố ban hành ngày 27/12/2016 về một số chính sách hỗ trợ xây dựng đô thị văn minh, UBND thành phố thực hiện hỗ trợ 150.000 đồng/m đối với những hộ dân thực hiện thay thế bó vỉa.Đặc biệt, tại Kế hoạch 42 ngày 13/3/2017, TP Hà Tĩnh đã ban hành mẫu bó vỉa chuẩn của địa phương. Ngay sau đó, TP Hà Tĩnh đã ra quân lập lại trật tự đô thị. Các bậc lên xuống do người dân tự ý xây lên nay được đập dỡ, vỉa hè được lát lại. Cùng với đó, mẫu bó vỉa vát vừa thuận tiện cho người dân, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị được áp dụng rộng rãi.Có mặt trên cung đường Phan Đình Phùng, Hải Thượng Lãn Ông, Xuân Diệu, Nguyễn Du…, đã có sự đổi thay rõ nét. Những khối bê tông được đúc lấn ra lòng đường hay những tấm đan, lưới thép được người dân dùng cho xe lên xuống, nay đã được dỡ bỏ. Thay vào đó là những bó vỉa mới đồng bộ vừa thuận tiện cho xe lên xuống, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, lại vừa không ảnh hưởng đến việc thoát nước mặt mỗi khi mưa xuống.Bó vỉa mới không chỉ đảm bảo mỹ quan đô thị mà còn thuận lợi cho việc thoát nước mặt mỗi khi mưa xuống, góp phần giảm ngập úng cho đô thị Hà TĩnhBà Ngô Thị Thắm ở đường Xuân Diệu (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Gia đình tôi kinh doanh, buôn bán ở mặt đường nên khi chủ trương thay bó vỉa mới thuận tiện hơn thì rất đồng tình. Với 16m bó vỉa thay mới, chúng tôi được thành phố hỗ trợ một nửa kinh phí, còn lại là gia đình tự nguyện đóng góp”.Cần xã hội hóaÔng Nguyễn Đức Hải - Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị UBND thành phố Hà Tĩnh chia sẻ: “Trong năm 2017, TP Hà Tĩnh đã làm mới 30 tuyến phố bằng bó vỉa vát. Bó vỉa hè mới vừa thuận tiện cho sinh hoạt của người dân, lại vừa tạo mỹ quan đô thị. Còn lại 55 tuyến phố khác vì kinh phí hạn hẹp nên thành phố vẫn chưa thực hiện cải tạo, nâng cấp. Dự kiến, trong thời gian tới, địa phương sẽ huy động mọi nguồn lực để triển khai xây dựng vỉa hè, phá bỏ những bậc lên xuống do người dân tự ý xây để làm lại bó vỉa theo đúng mẫu mới của thành phố”.Đường Nguyễn Du "thay áo mới" bằng bó vỉa vát.Trong lộ trình xây dựng TP Hà Tĩnh đạt đô thị loại II, việc thay thế bó vỉa hè nhằm đảm bảo mỹ quan và phù hợp với đời sống đô thị là một giải pháp kịp thời của UBND thành phố. Ông Lê Quang Đức - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh nhấn mạnh: “Khó khăn nhất hiện nay là thiếu kinh phí. Vì vậy, bên cạnh việc vận dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 16 của HĐND thành phố, chúng tôi huy động nguồn đóng góp của bà con nhân dân. Theo lộ trình, năm 2018, thành phố sẽ cải tạo những vỉa hè và bó vỉa của 30 tuyến phố và dự kiến năm 2019 sẽ phổ cập bó vỉa mới trên tất cả các tuyến phố. Riêng tại các khu dân cư, chúng tôi tuyên truyền tận các hộ dân để trong quá trình xây dựng nhà ở, người dân áp dụng mẫu bó vỉa mới đảm bảo đúng quy chuẩn mỹ quan đô thị”.Phan Trâm
Giao Thông
Miễn, giảm phí cho người dân sống gần trạm BOT QL18
Người dân TP. Cẩm Phả sẽ được miễn, giảm phí khi qua trạm BOT QL18, đoạn Hạ Long - Mông Dương.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-19T09:03:00"
Trạm thu phí dự án BOT Hạ Long - Mông Dương nằm trên địa bàn TP. Cẩm Phả (Ảnh: Thanh niên)Thông tin từ Công ty CP BOT Biên Cương, chủ đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương (Quảng Ninh) cho biết: Công ty đã có công văn gửi UBND TP. Cẩm Phả đề nghị phối hợp lập danh sách các phương tiện của người dân nằm trong khu vực miễn phí sử dụng đường bộ khi qua các trạm thu giá thuộc tuyến đường này.Theo công văn của Công ty CP BOT Biên Cương, người dân thuộc 7 phường của TP. Cẩm Phả sẽ được miễn vé khi đi qua trạm thu phí QL18 đoạn Hạ Long – Mông Dương gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông. Các phương tiện trong diện miễn giảm sẽ được cấp “Thẻ ưu tiên mua vé 0 đồng” trước ngày 30/1/2018. Công ty CP Biên Cương cũng sẽ giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với 10.000 đồng/lượt cho người dân của 9 xã, phường còn lại trên địa bàn Cẩm Phả là: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Cộng Hòa và Dương Huy.Ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch UBND TP. Cẩm Phả cho biết: Trong tháng 1/2018, UBND TP. Cẩm Phả sẽ phối hợp với chủ đầu tư thống kê các phương tiện thuộc diện ưu tiên kể trên.Được biết, dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương được đầu tư theo hình thức BOT có tổng mức gần 2.000 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường BOT thứ 2 tại Quảng Ninh đi vào hoạt động.Trước đó từ ngày 1/11/2017, trạm thu phí QL18 đoạn Hạ Long – Uông Bí cũng đã miễn giảm 100% phí qua trạm cho người dân thuộc một số phường lân cận. Trần Huyền
Thanh Tra
Tăng hạn mức đất ở cho gia đình bà Uông
Đến nay, nội dung ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được hỗ trợ tiền tái định cư tự tìm 150.000.000 đồng/hộ chính chủ không còn cơ sở để xem xét, giải quyết.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-12-11T04:50:00"
Ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông (ủy quyền cho bà Ngô Thị Toán khiếu nại) trú tại tổ 3, khu cầu Trắng, phường Đại Yên, TP Hạ Long, khiếu nại Quyết định số 5320/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của Chủ tịch UBND TP Hạ Long về việc giải quyết khiếu nại của ông, bà liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT với 3 nội dung: Không đồng ý với đơn giá bồi thường 1.170.000 đồng/m2 đất ở, đề nghị bồi thường phần diện tích 400m2 đất ở thuộc thửa 01/159/ĐC theo đơn giá 3.070.000 đồng/m2; đề nghị được nhận hỗ trợ tiền tái định cư tự tìm 150.000.000 đồng/hộ chính chủ hoặc các hộ chung quyền; đề nghị được tăng hạn mức đất ở vì gia đình có đơn xin cấp đất ở ngày 1/9/1979 được UBND xã Đại Yên xác nhận.Ngày 13/4/2017, Chủ tịch UBND TP Hạ Long ban hành Quyết định số 5320/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của bà Ngô Thị Toán (nhận ủy quyền của ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông) với nội dung giữ nguyên Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 “về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương”; không chấp nhận khiếu nại của bà Ngô Thị Toán.Ngày 26/7/2017, đoàn xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đối thoại với bà Ngô Thị Toán và đại diện của UBND TP Hạ Long.Bà Ngô Thị Toán đồng ý với nội dung báo cáo xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường.Đại diện UBND TP Hạ Long giữ nguyên quan điểm đã giải quyết tại Quyết định số 5320/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của Chủ tịch UBND TP Hạ Long.Đại diện UBND phường Đại Yên giữ nguyên quan điểm tại bản chứng nhận nguồn gốc nhà đất tại Văn bản số 337/UBND của UBND phường Đại Yên và không có quan điểm gì đối với nội dung thứ 3 trong báo cáo kết quả xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường.Theo nhận định và kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, thửa đất của hộ gia đình ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông có 1 cạnh duy nhất bám đường nhánh dưới 3m.Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh “về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đoạn đi qua địa bàn TP Hạ Long” quy định: “Giá đất bồi thường của các vị trí bám đường nhánh từ 2m đến dưới 3m - đường vào Cái Mắm đoạn từ đường 18A đến giáp Việt Hưng là 1.170.000 đồng/m2”.Theo quy định trên, việc UBND TP Hạ Long phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với thửa đất của gia đình ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông theo đơn giá bồi thường là 1.170.000 đồng/m2 đất ở là đúng quy định. Việc ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được bồi thường đất ở theo giá 3.070.000 đồng/m2 không có cơ sở để xem xét, giải quyết.Ngày 12/10/2017, UBND TP Hạ Long đã ban hành Quyết định số 8526/QĐ-UBND giao ô đất tái định cư số 15, lô L2L1 thuộc khu tái định cư khu 7, khu 8, phường Hà Khẩu cho hộ ông Lập, bà Uông. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, nội dung ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được hỗ trợ tiền tái định cư tự tìm 150.000.000 đồng/hộ chính chủ không còn cơ sở để xem xét, giải quyết.Ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được tăng hạn mức đất ở vì gia đình có đơn xin cấp đất ở ngày 1/9/1979 và trong đơn đã được UBND xã Đại Yên trước đây xác nhận.Theo quy định tại Khoản 6, Điều 18, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định: “Đơn đề nghị được sử dụng đất được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 1/7/1980” là một trong những loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013. Do vậy, theo quy định tại Khoản 2, Điều 103, Luật Đất đai năm 2013 thì hộ ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông được xác định lại diện tích đất ở đối với thửa đất số 01, tờ bản đồ địa chính số 159 phường Đại Yên.Từ những nhận định và căn cứ trên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện đã chấp nhận nội dung khiếu nại của ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông đề nghị được tăng hạn mức đất ở vì gia đình có đơn xin cấp đất ở ngày 1/9/1979, trong đơn đã được UBND xã Đại Yên huyện Hoành Bồ (nay là UBND phường Đại Yên, TP Hạ Long) xác nhận.Không chấp nhận nội đung khiếu nại của ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông về đề nghị bồi thường phần diện tích 400m2 đất ở thuộc thửa 01/159/ĐC theo đơn giá 3.070.000 đồng/m2.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh giao UBND TP Hạ Long căn cứ Khoản 2, Điều 103, Luật Đất đai năm 2013 và Điểm b, Khoản 5, Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, xác định lại diện tích đất ở đối với thửa đất số 01, tờ bản đồ dịa chính số 159 phường Đại Yên cho gia đình ông, bà Nguyễn Văn Lập - Lê Thị Uông theo đúng quy định.Linh Linh
NLĐ
7 tỉnh, thành sai phạm đất đai hơn 8.300 tỉ đồng
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án gần 4.000 tỉ đồng
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-04T23:11:00"
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai sau khi đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị giai đoạn 2013-2016 tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP HCM, thị xã Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Kết quả kiểm toán cho thấy nhiều sai sót, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất.Theo báo cáo, việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém. Điều này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần do trùng lắp quy hoạch với các dự án khác hoặc không phù hợp với quy hoạch chung.Nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Hà NộiKTNN cho rằng điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại các thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung. Đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao tầng theo quy định; tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh. Việc điều chỉnh quy hoạch không căn cứ vào quy hoạch chung đã làm mật độ và số lượng dân số tăng, gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục.Ngoài ra, các địa phương nêu trên không lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà ban hành văn bản công nhận chủ đầu tư theo hình thức chỉ định. Một số địa phương còn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số dự án không đúng đối tượng theo quy định của Chính phủ; cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị nhưng không bảo đảm thủ tục và cơ sở pháp lý; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thương mại dịch vụ có thời hạn sử dụng đất lâu dài…Đặc biệt, KTNN đã phát hiện nhiều sai sót, hạn chế trong việc xác định giá đất. Cụ thể, các địa phương giao đất theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giá tiền sử dụng đất.KTNN chỉ rõ một số chủ đầu tư dự án chưa tuân thủ các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chưa tuân thủ quy hoạch xây dựng. Đặc biệt, một số dự án triển khai trước khi được cấp giấy phép hoặc vi phạm về giấy phép xây dựng. Một số dự án chưa được xác định, thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng đã đầu tư hoàn thiện và chuyển nhượng, bàn giao căn hộ cho người mua đưa vào sử dụng. Ngoài ra, các địa phương còn xảy ra tình trạng mới tạm nộp tiền sử dụng đất, chưa phê duyệt giá đất để hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án được kiểm toán là gần 4.000 tỉ đồng. Đồng thời, KTNN kiến nghị các địa phương xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm mà cơ quan này tạm xác định là hơn 4.300 tỉ đồng.Bài và ảnh: MINH CHIẾN
Lao Động
Quảng Ninh ngăn chặn xe tải chở gần 800 kg cá bị phân hủy
Ngày 30.12, Công an thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng đối với Nguyễn Văn Toán (xã Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng) và tiến hành tiêu hủy gần 800kg cá chim đông lạnh đang bốc mùi hôi thối.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2017-12-30T03:54:00"
Lái xe Toán và số cá nhập lậu bốc mùi bị công an Cẩm Phả phát hiện, ngăn chặn. Ảnh : CAQN Trước đó, vào hồi 2h30 ngày 23.12, trên quốc lộ 18A, thuộc địa phận phường Mông Dương, Công an thành phố Cẩm Phả đã kiểm tra, phát hiện xe ôtô biển kiểm soát 16M-3454 do Nguyễn Văn Toán điều khiển vận chuyển 750kg cá chim đông lạnh đang trong quá trình phân hủy.Số cá chim bốc mùi hôi thối được đối tượng tuồn vào các tỉnh tiêu thụ. Ảnh: CAQNNguyễn Văn Toán không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa trên. Toán cho biết, số cá trên được nhập lậu từ Trung Quốc, trị giá trên 18 triệu đồng.Ngay sau khi hoàn tất thủ tục, Công an thành phố Cẩm Phả đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm trong vụ việc theo quy định của pháp luật.T.N.D
Khỏe 365
Có được từ chối ra tòa làm nhân chứng?
Tôi có chứng kiến một vụ đâm nhau của hai gia đình hàng xóm và công an đã lấy lời khai, tôi có ký tên vào biên bản lời khai này rồi.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-28T07:35:00"
Mới đây tôi lại nhận được giấy triệu tập của tòa án mời lên dự tòa, tôi không muốn đi vì sau khi cho lời khai, một bên hàng xóm có vẻ rất tức giận, nhiều lần chửi bới bóng gió rằng tôi "không biết gì mà nói tầm bậy".Tôi không muốn dính dáng vụ việc này vì sợ trả thù, tôi không muốn ra tòa. Tôi có thể từ chối đến tòa hay không? Nếu tôi không đến tòa thì liệu có bị xử lý gì hay không?(Nguyễn Mỹ - P.Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM)Luật sư Nguyễn Đức Lâm - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Q.Phú Nhuận, TP.HCM:Theo quy định luật hình sự, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.- Người làm chứng có quyền:a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.- Người làm chứng có nghĩa vụ:a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.- Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.Trường hợp của bạn Mỹ: bạn đã được cơ quan tố tụng xác định là người làm chứng thì bạn có các quyền về yêu cầu bảo vệ an toàn và nghĩa vụ phải tham gia làm chứng trong quá trình tố tụng.Khi bạn đã được tòa triệu tập tham dự thì bạn phải chấp hành.Nếu bạn có đã có lời khai của người làm chứng đầy đủ và có đơn đề nghị tòa xét xử vắng mặt người làm chứng thì tòa xem xét. Việc vắng mặt của bạn tại tòa phải đáp ứng 2 điều kiện đó là: có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của bạn không gây trở ngại cho việc xét xử.Việc vắng mặt của bạn tại tòa sẽ do tòa quyết định. Nếu Tòa đã triệu tập bạn đến tòa vì nếu bạn vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử thì bạn phải đến. Nếu không thì bạn sẽ bị dẫn giải theo quy định pháp luật.Theo Tuổi trẻ
Đất Việt
BOT: Sở hữu chéo, tham nhũng 'lấy mỡ nó rán nó'
BOT làm tăng mối quan ngại sở hữu chéo, hình thành quan hệ 'cánh hẩu', tạo tham nhũng nghiêm trọng.
[ "Kinh tế" ]
"2017-12-27T00:29:00"
BOT Cai LậyGS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, thu hút đầu tư BOT đầu tiên được thực hiện với các dự án trong ngành điện.Nhiều dự án đã thành công như: BOT nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, tiếp đến là các dự án BOT nhà máy điện Hải Dương, nhà máy điện BOT Mông Dương (Quảng Ninh)...Tuy nhiên, cũng có những dự án đã bị thất bại do quá trình thực hiện nhà đầu tư phải đối chọi với lợi ích nhóm, làm cho chi phí đầu vào cao, trong khi giá thành bán ra lại thấp, không đủ bù đắp chi phí, không đảm bảo lợi nhuận, nhà đầu tư bỏ cuộc. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư ngoại e ngại, không muốn đầu tư vào Việt Nam.Tại thời điểm hiện tại, BOT từ phương thức thu hút FDI đã được vận dụng vào đầu tư trong nước với các biến tướng rất da dạng.Trong đó, giao cả những dự án BOT cho doanh nghiệp quốc doanh, giao BOT cho cả những doanh nghiệp mới, không có vốn, không công nghệ, không kinh nghiệm tham gia đầu tư BOT, thậm chí còn đảm nhận những dự án với nguồn vốn rất lớn hàng trăm, hàng tỷ USD. Theo vị chuyên gia, việc áp dụng tùy tiện trong thu hút BOT xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính.Thứ nhất là nhóm nguyên nhân về chính sách và pháp luật. Ông cho rằng, cần phải sửa đổi lại Nghị định số 77 của Chính phủ trong đó quy định về đầu tư BOT trong nước.Cụ thể, việc quy định cho doanh nghiệp nhà nước tham gia BOT là chủ trương không đúng, tạo sơ sở trong sử dụng vốn nhà nước. Hơn nữa, BOT là hình thức huy động vốn tư nhân, trong khi doanh nghiệp nhà nước là đầu đầu tư theo luật đầu tư công, do đó, hai loại hình đầu tư này cần phải có hai thiết chế luật pháp và cơ chế quản lý khác nhau.Tiếp đến, việc vận dụng BOT để thu hút vốn nước ngoài vào BOT trong nước khi chưa có kinh nghiệm về hình thành, phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án tạo ra lỗ hổng lớn về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư, tạo điều kiện để hình thành "quan hệ cánh hẩu", lợi dụng sơ hở, yếu kém của bộ máy nhà nước để trục lợi, gây thất thoát vốn đầu tư.Vấn đề nữa, việc giao thẩm quyền cho các bộ và chính quyền địa phương cấp phép dự án chưa đủ minh bạch, công khai, chưa rõ trách nhiệm kể cả của nhà đầu tư và cơ quan quản lý dẫn tới tình trạng chậm trễ, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật thường xuyên xảy ra nhưng không xử lý được.Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn quốc gia về định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng ngành cũng chưa được xây dựng kỹ lưỡng để làm căn cứ khi ban hành giá thầu và xét tuyển nhà thầu."Phần lớn dự án BOT do doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo hình thức "lấy mỡ nó rõ nó"; một số ít dự án BOT tư nhân thực hiện hoặc liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng.Tình trạng trên theo đánh giá là khá phổ biến, tạo nên khoảng trống về pháp luật đối với việc quản lý vốn đầu tư công, xuất hiện và gia tăng đến mức đáng lo ngại về "sở hữu chéo", hình thành "quan hệ cánh hẩu" từ người và cơ quan quyết định đầu tư - người và cơ quan chủ trì đấu thầu - chủ đầu tư - chủ ngân hàng, gây lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng", vị GS thẳng thắn.Thứ hai là về chủ trương đầu tư. Có rất nhiều dự án được đầu tư do chủ trương không đúng, lựa chọn địa điểm, quy mô, phương thức không thích hợp nên đã gây lãng phí lớn.Những dự án này chủ yếu do các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước đề xuất với Bộ chủ quản trình lên Chính phủ.Ông nói thẳng, trước khi thực hiện trình lên Chính phủ các cơ quan này đã trải qua cả một giai đoạn "chạy dự án", tìm mọi cách để lọt được vào danh mục dự án đầu tư. Trong khi người phê duyệt lại chủ quan, chủ yếu dựa vào đề xuất của bộ phận tham mưu."Cần xây dựng cơ chế mới trong việc đề ra chủ trương đầu tư dựa trên cơ sở đề xuất danh mục dự án của các bộ, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước... Đối với những dự án này phải thành lập Hội đồng tư vấn phản biện độc lập, lập danh mục dự án phải dựa trên cơ sở khoa học và khách quan", GS Nguyễn Mại kiến nghị.BOT: Tạo những kẽ hở để lách luật dựng trạm thu phí?Đối với nhóm thứ ba, nhóm lựa chọn nhà đầu tư, vị chuyên gia cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Thời gian qua tại nhiều dự án khâu này được thể hiện quá dễ dãi, cơ quan nhà nước thì thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, một phần bị yếu tố lợi ích chi phối dẫn tới tình trạng chọn người nhà, họ hàng, hoặc móc ngoặc, hối lộ nhau để được chỉ định thầu."Tới đây, cần phải đưa ra quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí nhà đầu tư tham gia; áp dụng cơ chế đấu thầu công khai; hội đồng đấu thầu phải có sự tham gia của các chuyên gia độc lập...", ông Mại chỉ rõ.Đề cập tiếp tới nhóm nguyên nhân thứ tư, đó là khâu giám sát, thanh tra, GS Nguyễn Mại cho rằng đây là khâu rất yếu."Hầu hết việc giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu vẫn chỉ thực hiện khi đã xảy ra sự cố. Do đó, cần phải có giải pháp, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phát hiện sự cố kịp thời; Hình thành cơ chế giám sát độc lập; quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước khi xử lý các vấn đề đã được phát hiện.Đặc biệt là đối với việc xử lý sai phạm trong các hợp đồng đầu tư, những nhà đầu tư vi phạm hợp đồng nghiêm trọng", ông Mại chỉ rõ.Lam An
Tiền Phong
Tòa Tối cao Malaysia tiếp tục xét xử Đoàn Thị Hương
Quá trình xét xử nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah trong vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol đã tiếp tục vào thứ Hai, 22/1, sau khi tạm nghỉ 7 tuần.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-22T08:13:30"
Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa Tối cao Shah Alam (Kuala Lumpur, Malaysia) hôm nay, 22/1. Ảnh: APTheo ABC News, trong phiên xét xử ngày 22/1, các công tố viên đã mời 3 kỹ thuật viên từ sân bay Kuala Lumpur – nơi nạn nhân Kim Chol bị sát hại và khách sạn sân bay đến tòa, để làm chứng về tính xác thực của các đoạn video trích xuất từ camera an ninh.Cụ thể, các nhân chứng khai rằng đã trích xuất các hình ảnh có liên quan đến vụ án từ máy chủ, sau đó sao chép các đoạn phim này vào đĩa. Chỉ khi được xác thực, các cảnh quay từ camera an ninh mới có thể được chính thức công nhận là bằng chứng trong vụ án.Cũng theo lời nhân chứng, các cảnh quay gốc trong máy chủ đã được xóa tự động sau 30 ngày.Ông Gooi Soon Seng – luật sư bào chữa cho nghi phạm Siti Aisyah phản bác: “Toàn bộ vụ án dựa vào các cảnh quay từ camera an ninh và dấu vết của chất độc thần kinh VX. Vì vậy, tính xác thực của các đoạn phim này là cực kì quan trọng. Tuy nhiên, họ đã tiếp cận các bằng chứng này một cách vô cùng đơn giản mà không tìm hiểu xem các nữ nghi phạm có động cơ gì.”Theo ông Gooi, vụ sát hại công dân Kim Chol là một vụ ám sát chính trị. Tuy nhiên, các quan chức Malaysia chưa từng xác nhận chính quyền Triều Tiên có liên quan đến cái chết của Kim. Phía Malaysia khẳng định không muốn phiên xử bị chính trị hóa.Quá trình xét xử Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3. Thẩm phán có thể sẽ ra phán quyết vào quý hai năm sau.Nếu thẩm phán tòa tối cao xác định Hương và Siti không phạm tội, hai nghi phạm này sẽ được thả tự do. Ngược lại, nếu thẩm phán đưa ra phán quyết khác, các luật sư sẽ tiếp tục được mời đến tòa và quá trình xét xử sẽ kéo dài thêm vài tháng.Đoàn Thị Hương (28 tuổi, người Việt Nam) và Siti Aisyah (25 tuổi, người Indonesia) cùng một số nghi phạm khác bị cáo buộc sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol (được cho là Kim Jong-nam) tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2. Hương và Siti là bị bắt giữ vào thời điểm hiện tại.Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương từng một mực khẳng định mình vô tội vì bị bốn người đàn ông lừa tham gia vụ tấn công nạn nhân Kim Chol. Hai cô gái trẻ cho rằng mình chỉ đang tham gia trò đùa vô hại của một chương trình truyền hình thực tế.Nếu bị tuyên có tội, Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah sẽ phải đối mặt với án tử hình.Minh HạnhTheo ABC News
VOV
Vận chuyển hơn 10kg pháo nổ trên xe khách
Đối tượng Trịnh Văn Lưu là hành khách đi xe ô tô khai nhận đang vận chuyển số pháo trên về Nam Định bán kiếm lời.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2017-12-24T07:07:00"
Vào lúc 14h30 ngày 23/12, tại km 170+300 quốc lộ 18 thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Tổ công tác thuộc Đội tuần tra kiểm soát số 2 (Phòng PC67, Công an tỉnh Quảng Ninh) kiểm tra xe khách đã phát hiện trong cốp xe một ba lô có chứa pháo.Đối tượng vận chuyển pháo lậu Phát hiện xe khách biển kiểm soát 14B-008.93 do lái xe Trang Văn Thắng (SN 1984, trú tại Hoàn Lão - Bố Trạch, Quảng Bình) điều khiển đi hướng Móng Cái - Hạ Long có dấu hiệu vi phạm giao thông, Tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe.Trong quá trình kiểm tra phát hiện tại cốp xe bên phải có ba lô bên trong có 10 hộp pháo giàn loại 36 lỗ có trọng lượng 10,3 kg.Qua đấu tranh, một đối tượng tên Trịnh Văn Lưu (SN 1995, hộ khẩu tại Nhân Trạch, Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định) là hành khách đi xe ô tô khai nhận đang vận chuyển số pháo trên về Nam Định bán kiếm lời.Cơ quan chức năng đã bàn giao đối tượng và tang vật cho công an thành phố Cẩm Phả xử lý theo luật định./.Thanh Hưng/VOV-Đông Bắc
Pháp Luật Plus
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng: Cần sự thẳng thắn, chân thành từ tâm can các doanh nghiệp
Ngày 24/1, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
[ "Kinh tế" ]
"2018-01-24T08:44:00"
Tham dự buổi đối thoại gồm có lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cùng hơn 135 Doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận thành tích đóng góp lớn lao của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó đáng kể nhất là đóng góp số thu ngân sách trên 1.000 tỉ đồng (trong tổng số 1.543,2 tỷ đồng), góp công to lớn trong mốc GRDP 7,02% của tỉnh.Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh, tại Hội nghị này, tinh thần đối thoại phải: “Thực sự chân thành, thẳng thắn”, Hội nghị cần những điều thẳng thật, từ tâm can các doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương,từ chính những người dân về trách nhiệm của cơ quan, chính quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng phát iểu tại Hội nghị.Sau Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp ngày 14/4/2017, UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều văn bản tập trung vào việc thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện cơ bản các chỉ số PCI, tạo dựng môi trường khởi nghiệp thật sự cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã thu được những thành tựu to lớn, kết thúc năm 2017, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 7,02% (đây là năm đầu tiên đạt chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh); GRDP bình quân đầu người/năm đạt 23,5 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đạt được một số kết quả bước đầu.Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh cùng hơn 135 Doanh nghiệp.Trong năm, tỉnh Cao Bằng thu hút được 38 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh với tổng số vốn đăng ký trên 1.764 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt trên 803 triệu USD; doanh thu từ du lịch đạt 189,2 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước đạt 1.543,2 tỷ đồng, tăng 37,8% so với dự toán Trung ương giao, tăng 14,3% so với dự toán HĐND tỉnh giao (đây là mức thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay).Trong năm 2017, thành lập mới 144 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 1.825 tỷ đồng; thành lập mới 21 hợp tác xã với tổng vốn đăng ký 20 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận 32 dự án đầu tư với tổng vốn trên 9.238 tỷ đồng.Kết quả cụ thể của việc cải thiện thủ tục hành chính đối việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp: áp dụng cơ chế một cửa liên thông và cơ quan đăng ký kinh doanh đã giúp giảm thời gian thành lập mới doanh nghiệp xuống còn hai ngày, thay đổi thời gian đăng ký kinh doanh còn 2 ngày, bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư ban hành theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 đã kê rõ thủ tục và thành phần hồ sơ; công bố toàn bộ các thủ tục hành chính tại các trung tâm tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa, một cửa liên thông giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.Thành phố Cao Bằng trên đường Hội nhập, phát triểnTăng cường tính năng động của lãnh đạo tỉnh trong việc xúc tiến mở rộng thị trường, kết nối thương nhân xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản qua các cửa khẩu; hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất non nước Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu nhằm quảng bá, đầu tư vào du lịch.Công khai đúng các quy định pháp luật tại các trụ sở và các trang web của các cơ quan, đơn vị, địa phương về quy hoạch sử dụng đất và các thông tin kèm theo; triển khai cung cấp 965 dịch vụ công trực tuyến, cập nhật liên tục thông tin trên cổng thông tin của tỉnh và các trang điện tử công, đã làm giảm thời gian thực hiện các quy định nhà nước, giảm chi phí không chính thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động.Thác Bản Giốc, học ngọc quý của tỉnh Cao Bằng.Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, buổi đối thoại sẽ chỉ dừng lại khi hết ý kiến, và sẽ không dừng tại hội nghị này mà sẽ tiếp tục đối thoại, trao đổi, góp ý, hiến kế cho công tác chỉ đạo UBND tỉnh bằng nhiều hình thức, đơn lẻ, theo nhóm hoặc theo ngành..., UBND tỉnh sẽ liên tục lắng nghe để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hấp dẫn.Hưởng ứng chủ trương tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền của lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng, Trước thời điểm diễn ra hội nghị, phía doanh nghiệp đã mang đến buổi đối thoại 85 ý kiến, kiến nghị, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào 4 chủ đề chính gồm: Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Về cải tạo môi trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo; Về giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.Xuân Thái
GD&TĐ
Hứa thưởng U23 Việt Nam - chậm thì phải nhắc
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, phóng viên đặt câu hỏi một số doanh nghiệp có hứa tặng thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam nhưng đến nay đội tuyển vẫn chưa nhận được. Dư luận lo ngại đây là chiêu PR đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2018-02-03T07:19:12"
Ảnh minh họa/internetLiên quan đến vấn đề này Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay: Vừa rồi chúng ta có một niềm vui rất lớn, niềm tự hào của bóng đá Việt Nam khi là Á quân của giải vô địch bóng đá U23 châu Á. Khi Thủ tướng dự Hội nghị ở Ấn Độ, các nguyên thủ các quốc gia đều chúc mừng Việt Nam.Chúng ta đều nhìn thấy, tại trận chung kết đội tuyển U23 Việt Nam thi đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các cầu thủ đã khiến chúng ta rơi nước mắt. Đó phải là một tinh thần kỉ luật cao, tính đoàn kết cao thì mới làm được như vậy.Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Ngày 28/1 vừa rồi, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đưa nhiều mức tiền thưởng, đây là nguồn động viên rất lớn với các cầu thủ trẻ... Tính sơ bộ lúc đó, theo báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì số tiền thưởng khoảng 26 tỉ, vật chất là khoảng 14 tỉ. Tổng cộng khoảng hơn 40 tỉ đồng. Số tiền thưởng đã công bố và đã nói là phải làm.“Tôi đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục nhắc các đơn vị đã công bố tiền thưởng. Ví dụ như Trường Hải hứa tặng Huấn luyện viên Park Hang-seo một xe ô tô thì phải thực hiện. Nếu làm việc không đúng thời hạn, làm chậm thì phải nhắc.Ngay như các thành viên Chính phủ ai có tâm ủng hộ thì ủng hộ ngay, làm rất đàng hoàng. Bởi đây là niềm tự hào của chúng ta thì chúng ta phải làm có trách nhiệm” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.Còn theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, việc hứa thưởng hoàn toàn là tự nguyện và chủ động của các cá nhân, doanh nghiệp. Việc này tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ.“Vì vậy, chúng tôi cho rằng không nên quá sốt ruột mà nên đợi kết quả công bố chính thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã hứa thưởng. Khi chúng tôi có thông tin chính thức về số tiền thưởng so với tuyên bố thực tế và việc chi trả tiền thưởng thì chúng tôi sẽ có thông báo chính thức” – Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nói."Về việc trình diễn phản cảm đón tiếp cầu thủ U23 Việt Nam, Người Phát ngôn của Bộ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cung cấp thông tin chính thức tới các cơ quan thông tấn báo chí. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã gặp trực tiếp đơn vị sai phạm là Vietjet. Chúng tôi đã có đề nghị Tổng cục hàng không xử lý theo quy định của pháp luật. Về phía Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chắc chắn sẽ phối hợp, tiếp tục xử lý theo đúng quy định pháp luật" -Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy.Minh Phong
Tiền Phong
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về vụ 'kiốt bám đường trăm tỷ'?
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có văn bản chính thức liên quan đến vụ việc quy hoạch kiốt bám mặt đường Nguyễn Hoàng và 10 điểm khác trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo đó, Sở này đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm nếu thực hiện, phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, giao thông, môi trường và đảm bảo không phát sinh đơn thư, tranh chấp, khiếu kiện.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-24T03:05:33"
Dãy kiốt trên đường Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ LiêmCụ thể, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND quận Nam Từ Liêm liên quan đến vấn đề một số vị trí xây dựng hệ thống chợ kinh doanh thực phẩm sạch mà Tiền Phong phản ánh thời gian qua.Văn bản cũng được gửi đến UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản, một số sở ngành (Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Giao thông Vận tải) và gửi phúc đáp Báo Tiền phong.Trong văn bản, Sở Tài nguyên và Môi trường nêu các nội dung liên quan đến sự việc. Theo đó, đề xuất xây dựng 11 khu kinh doanh thực phẩm sạch được UBND quận Nam Từ Liêm đưa ra vào tháng 12/2016. Sau đó, tháng 2/2017, Sở Công Thương có văn bản "hoàn toàn nhất trí với chủ trương" này.Tháng 4/2017, UBND TP Hà Nội giao Sở nguyên và Môi trường chủ trì rà soát, kiểm tra. Sau khi kiểm tra quy hoạch sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ ra chỉ có 5/11 điểm phù hợp quy hoạch.Sau đó, một cuộc họp liên ngành đã được tổ chức. Trong đó, Sở Quy hoạch kiến trúc có ý kiến: "Việc đề xuất hệ thống chợ kinh doanh thực phẩm của quận Nam Từ Liêm, các điểm có chức năng là đơn vị công cộng ở, làng xóm hiện có có thể xem xét và chấp thuận phù hợp với quy hoạch xây dựng (11 điểm)".Từ đó, liên ngành thống nhất với đề xuất của quận Nam Từ Liêm và Sở Tài nguyên và Môi trường ra văn bản báo cáo thành phố. Sau đó, UBND TP ra văn bản chấp thuận về nguyên tắc và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Công thương hướng dẫn UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.Tại văn bản gửi UBND quận Nam Từ Liêm và các ban ngành nêu trên, căn cứ vào tình hình thực tế và phản ánh của Báo Tiền Phong, Sở Tài nguyên và Môi trường "đề nghị UBND Nam Từ Liêm căn cứ vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông, môi trường trên địa bàn quận, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương và các sở ngành chức năng lập đề án...". Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị việc xây dựng các kiốt kinh doanh thực phẩm sạch này cần đảm bảo không phát sinh đơn thư, tranh chấp, khiếu kiện.Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra tại các khu vực quy hoạch kiốt thực phẩm sạch.Trước đó, Tiền Phong liên tục phản ánh về những bất cập trong việc quy hoạch 11 điểm kiốt bán thực phẩm sạch trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, trong đó đáng chú ý là dãy kiốt dài hàng trăm mét cạnh đường Nguyễn Hoàng vừa hoàn thành với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Các chuyên gia cho hay, việc quy hoạch các kiốt bám đường không phù hợp với bộ mặt đô thị hiện đại, gây ách tắc giao thông.Trong khi đó, hiện nay, trên phần diện tích đang quy hoạch kiốt trên đường Nguyễn Hoàng đang là đất nông nghiệp nhưng đã phát sinh và tồn tại hàng loạt kiốt trái phép.Bảo An
Pháp Luật Plus
Biệt thự 5 tầng 1 tum không phép ở Phú Xuyên, Hà Nội: Sẽ xử lý, kiểm điểm cán bộ xã do thiếu trách nhiệm
UBND huyện Phú Xuyên giao UBND xã Phú Yên và cấp Ủy chính quyền thôn Giẽ Hạ giám sát, quản lý chặt chẽ không để hộ ông Túc phát sinh vi phạm...
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-27T01:20:00"
Báo PLVN đã có bài phản ánh về việc hộ ông Đỗ Quang Túc (thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) xây dựng ngôi biệt thự “đồ sộ” 5 tầng, 1 tum không có giấy phép và lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ, hành lang đê sông Giẽ Hạ (nhánh sông Nhuệ).Biệt thự “đồ sộ” không phép xây dựng cạnh sông Giẽ Hạ (nhánh sông Nhuệ).Được biết, ngày 11/4/2017, ông Trần Công Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cùng với các phòng chuyên môn: TN&MT; Thanh tra xây dựng; Phòng Kinh tế; Xí nghiệp thủy lợi đã về UBND xã Phú Yên để làm việc với lãnh đạo xã Phú Yên và thôn Giẽ Hạ về việc xử lý công trình vi phạm của hộ ông Túc.Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Tài - Phó Chủ tịch xã Phú Yên cho biết, hộ ông Túc đang xây dựng phần móng công trình nằm hoàn toàn trên nền công trình cũ đã xây dựng năm 2003 (diện tích xây dựng mới giảm so với công trình cũ);Vị trí thửa đất của hộ ông Túc phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt không vi phạm hành lang đường 428a, không vi phạm hành lang sông Giẽ, không gây cản trở dòng chảy...Tuy nhiên tại buổi làm việc, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên lại có ý kiến hoàn toàn trái ngược, cho rằng: Đối với phần diện tích móng xây dựng vi phạm vào hành lang đường Tỉnh lộ 428 thì UBND xã phải lập hồ sơ xử lý vi phạm và tổ chức cưỡng chế, giải tỏa theo quy định.Đối với phần diện tích móng đã xây dựng nằm trong khuôn viên diện tích đất cũ đã sử dụng từ năm 2003 (theo thông tin của thôn) thì UBND xã đình chỉ xây dựng và quản lý chặt chẽ. UBND xã lập hồ sơ, rà soát quy hoạch xin ý kiến của cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định...Ông Trần Công Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận: Gia đình ông Túc xây dựng đã được UBND xã chấp thuận.Tuy nhiên gia đình ông Túc xây dựng móng nhà vượt diện tích là vi phạm quy định của pháp luật; yêu cầu hộ ông Túc dừng thi công; phê bình UBND xã; cán bộ địa chính xây dựng xã; cán bộ Thanh tra xây dựng phụ trách xã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, trật tự xây dựng để vi phạm, không xử lý kịp thời…;Giao Đội Thanh tra xây dựng huyện, UBND xã Phú Yên và cấp Ủy chính quyền thôn Giẽ Hạ giám sát, quản lý chặt chẽ không để hộ ông Túc phát sinh vi phạm...Như vậy, ngay từ khi hộ gia đình ông Túc chuẩn bị đổ trần tầng 1, các ngành chức năng của huyện Phú Xuyên đã về kiểm tra, làm việc với lãnh đạo xã Phú Yên để đưa ra hướng xử lý.Tuy nhiên, khi làm việc với phóng viên, ông Dương Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phú Yên lại cho rằng, UBND huyện Phú Xuyên cho phép hợp thức công trình sai phạm của hộ ông Túc, vì vậy UBND xã không xử lý được sai phạm?Trao đổi với phóng viên, ông Trần Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết: “Khi phát hiện công trình xây dựng sai phạm của hộ gia đình ông Túc, tôi đã chỉ đạo UBND xã đình chỉ thi công cho đến khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý và yêu cầu xã lập hồ sơ xử lý sai phạm, đồng thời yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với UBND xã và các cán bộ có liên quan.Còn xã bảo huyện cho hợp thức là không đúng...”. Đến ngày 5/12/2017, ông Trần Công Thành đã dẫn đầu đoàn công tác của UBND huyện Phú Xuyên đã tiếp tục về làm việc với UBND xã Phú Yên cùng lãnh đạo thôn Giẽ Hạ về việc để công trình nhà ở của hộ ông Túc xây dựng sai phạm lên tới 5 tầng, 1 tum.Tại buổi làm việc, ông Dương Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Phú Yên báo cáo UBND xã đã hoàn thiện hồ sơ phần diện tích đất lấn chiếm 29,7m2 để trình UBND huyện công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Túc.Tuy nhiên, ông Trần Công Thành kết luận: “Hộ ông Túc đã chấp hành một phần tại kết luận ngày 11/4/2017 nhưng sau 4 tháng ông Túc lại tiếp tục xây dựng vi phạm 29,7m2 đất, mặc dù đã được UBND xã và thôn thông qua nhất trí xử lý theo Quyết định số 12 của thành phố nhưng chưa được UBND huyện phê duyệt.Giao cho UBND xã phối hợp với các ngành chức năng của huyện hoàn thiện hồ sơ cưỡng chế trên phần đất vi phạm 29,7m2 ; đồng thời phê bình UBND xã, cán bộ Địa chính, cán bộ Thanh tra xây dựng xã thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát công trình xây dựng sai phạm của hộ ông Túc...“Để công trình hộ ông Túc xây dựng sai phạm đến 5 tầng, 1 tum như hiện nay là trách nhiệm của UBND xã Phú Yên là chính, còn UBND huyện chỉ là phối hợp xử lý.Sắp tới chúng tôi sẽ yêu cầu xử lý trách nhiệm rõ từng người, đồng thời sẽ tổ chức cưỡng chế phần công trình sai phạm này”, ông Thành quả quyết. Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.Trần Sơn
Pháp Luật VN
Hải Phòng: Lộ diện hàng loạt 'ông lớn' coi trời bằng vung
Thời gian qua, Báo Pháp luật Việt Nam có đăng tải bài viết phản ánh việc một số doanh nghiệp đã ngang nhiên “xẻ thịt” hành lang đê biển tại quận Dương Kinh để xây dựng công trình kiên cố, phục vụ mục đích kinh doanh. Sự việc vi phạm diễn ra nhiều năm và đã bị cơ quan quản lý đê điều “tuýt còi” nhưng tiếp diễn ngày càng nghiêm trọng.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-04-25T03:55:00"
Công ty Bê tông & Phát triển hạ tầng Dương KinhTrong đó 2 doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng nhất là Cty Bê tông và Phát triển hạ tầng Dương Kinh và Cty Bê tông và Vật liệu xây dựng Hải Phòng. Khi Báo PLVN phản ánh về sự việc này, Chủ tịch UBND quận Dương Kinh đã chỉ đạo xử lý vi phạm của 2 DN trên. Tuy nhiên, không chỉ tại thời điểm đó mà cho đến cả hiện tại, các hoạt động vi phạm không có dấu hiệu giảm dần mà ngày càng trở nên nghiêm trọng.Sau những phản ánh của Báo PLVN, Sở NN&PTNT Hải Phòng đã vào cuộc và kiểm tra. Ngày 10/3/2017, Sở NN&PTNT ban hành Văn bản số 341/SNN-ĐĐ về việc kiểm tra, xác minh nội dung báo nêu. Theo kết quả kiểm tra, xác minh của cơ quan chức năng thì những vi phạm pháp luật về đê điều như Báo PLVN phản ánh là sự thật đang nhức nhối bên các dòng sông chảy qua Hải Phòng.Nổi bật cũng những vi phạm này là khu bãi ngoài đê biển I, khu vực cửa sông Lạch Tray, phường Hải Thành, quận Dương Kinh. Từ lâu khu bãi này đã được một số doanh nghiệp sử dụng để làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, chất đốt và sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn. Trong quá trình sử dụng, các chủ sử dụng đất đã san lấp tôn cao mặt bằng, xây dựng công trình, nhà xưởng, bến neo đậu phương tiện thủy để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trước đây, các bãi lấn chiếm hành lang đê được hình thành từ việc san lấp đầm nuôi trồng thủy sản.Theo kết quả rà soát của cơ quan chức năng, các DN đang vi phạm hành lang đê gồm: Cty CP Bê tông và phát triển hạ tầng Dương Kinh; Cty CP Bê tông và Vật liệu xây dựng Hải Phòng. Số liệu đo đạc, kiểm tra diện tích mặt bằng mà hai doanh nghiệp này sử dụng lớn hơn so với diện tích ban đầu. Trong khi đó, quy hoạch sử dụng đất của quận Dương Kinh đã được phê duyệt tại khu vực này là dải cây xanh. Do vậy, việc san lấp mặt bằng, tập kết vật liệu, xây dựng công trình và tự ý chuyển nhượng đất và tài sản của các DN nêu trên là vi phạm quy định pháp luật về đất đai, đê điều và quy hoạch xây dựng.Để giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, đê điều quy hoạch xây dựng tại khu vực trên, tại Văn bản số 341/SNN-ĐĐ nói trên, Sở NN&PTNT TP đề nghị UBND TP Hải Phòng giao Sở TN&MT chủ trì kiểm tra việc giao đất, sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chấp hành nghĩa vụ của chủ sử dụng đất đối với các doanh nghiệp, kết luận và đề xuất xử lý sai phạm. Giao UBND quận Dương Kinh tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các DN thực hiện di dời, giải tỏa bãi tập kết, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn trong hành lang bảo vệ đê, tháo dỡ các công trình trái phép, xử lý dứt điểm hành vi vi phạm để báo cáo UBND thành phố.Ngoài 2 DN nói trên, kết quả kiểm tra vi phạm còn phát hiện 14 DN và cá nhân đang tiến hành lập bến bãi xây dựng công trình trên phường Hải Thành, quận Dương Kinh. Trong đó có các “ông lớn” là Cty TNHH xây dựng và vận tải Hoàng Trường, Cty CP xây dựng thương mại và dịch vụ vận tải Đăng Khoa, Cty TNHH Thảo Vũ Hằng, Cty vật liệu Thiên Long, Cty TNHH XD và dịch vụ hạ tầng Dương Kinh, Cty TNHH Anh Thư, Cty TNHH Nga Thăng, Cty TNHH Hảo Cương, Cty TNHH Hô Toàn, Cty TNHH Hào Hưng, Cty CP Thương binh Trường Sơn và ông Phạm Văn Hưng.Đầu năm 2017, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã ban hành chỉ thị về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang đê, mở bến bãi trái pháp luật trên các tuyến sông chạy qua địa bàn TP Hải Phòng. Với hàng loạt “ông lớn” đã và đang bức tử hành lang đê như Báo PLVN phản ánh và các cơ quan chức năng đã kiểm tra, liệu TP Hải Phòng có thể ra tay để ngăn chặn?Nhóm PV
Infonet
Phổi đen xì do làm việc trong hầm mỏ khai thác than đá
Theo thống kê của Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế số công nhân mắc các bệnh về đường hô hấp ngày một nhiều lên. Trong đó, thứ bệnh tật ám ảnh người thợ lò nhất là bụi phổi.
[ "Đời sống", "Sức khỏe - Y tế" ]
"2017-12-23T01:36:00"
Phổi đen vì bụi than Ám ảnh phổi đen vì bụiAnh Nguyễn Ngọc Đ. 34 tuổi, quê Đông Hưng, Thái Bình là công nhân mỏ từ năm 19 tuổi, anh tham gia khai thác mỏ tại mỏ than Mông Dương, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Làm thợ mỏ tai nạn rình rập, vất vả ai cũng biết điều đó nhưng mọi người đều chấp nhận bởi một phần đó là công việc kiếm ra thu nhập có thể nuôi cả gia đình.Năm 2014, sau hơn 10 năm gắn bỏ với vùng mỏ, anh Đ đành giã từ bởi vì căn bệnh bụi phổi nhiễm phải trong quá trình làm việc. Anh Đ kể anh thường xuyên ho, cảm giác khó thở và giống biết bao đồng nghiệp của anh việc rửa phổi phải thực hiện thường xuyên, mỗi lần rửa anh phải cùng vợ khăn gói lên bệnh viện ở Hà Nội. Trên phim X-quang cho thấy rõ hình ảnh bụi phổi và rải rác tổn thương xơ hóa ở hai thùy phổi. Sau khi rửa phổi, bác sĩ cho biết anh bị nặng quá, bụi lấy ra từ phổi được bác sĩ giữ lại anh Đ cũng không dám nhìn, sợ hãi. Điều anh sợ nhất đó là những biến chứng do bụi phổi gây ra có thể gây ra ung thư phổi.Sau đó, anh Đ đã quyết định xin nghỉ công việc khai thác mỏ và chuyển qua nghề khác.Tại trung tâm y tế của Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam, đã tiếp nhận và rửa phổi cho hàng nghìn công nhân. Mỗi lần lọc, các bác sĩ phải dùng tới 12 lít nước mới rửa được một lá phổi, nước chảy ra đen ngòm như nước than. Trung bình, một ca phẫu thuật sẽ kéo dài từ 4-6 tiếng với kíp phục vụ gồm 6 người. Điều trị cho một trường hợp súc rửa phổi thường phải mất từ 15-25 ngày.Công nhân khai thác than đá hầu như mắc bệnh về phổi Ths.BS. Nguyễn Đình Trung - Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp – Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế cho biết đối với công nhân làm việc tại các hầm mỏ đã được chứng minh có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than từ những năm 1831 với tên gọi “bệnh phổi đen ở công nhân than”. Kể từ đó đến nay ở các nước trên thế giới đã ghi nhận bệnh bụi phổi – than làm một bệnh mắc phải ở những công nhân khai thác than và một số nghiên cứu được công bố tại Anh, Mỹ ... đã chứng minh rõ ràng mối liên quan giữa sự tiếp xúc của công nhân khai thác than với bụi than và gây nên bệnh bụi phổi-than.Bệnh bụi phổi - than là bệnh nghề nghiệp của các nước trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc và tại Mỹ qua thời gian lâu dài từ 1865 đến năm 1977 bệnh bụi phổi - than đã chính thức được công nhận là bệnh nghề nghiệp được bồi thường và năm 1981 luật thuế thu nhập đã chấp nhận đánh thuế sức khỏe vào than để lấy kinh phí bồi thường cho những người mắc bệnh bụi phổi - than trong quá trình làm việc.BS Trung cho biết ở Việt Nam, những năm 60 bệnh Bụi phổi - Silic đã được xác định ở thợ mỏ và một số ngành nghề tiếp xúc với bụi silic như thợ đúc, gạch chịu lửa, xay khoáng sản…Năm 1976, bệnh này mới được công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, ước tính trong cả nước có trên nửa triệu công nhân tiếp xúc với bụi và đã có hơn 20.000 người mắc bệnh, trong số những bệnh nhân này có nhiều người mắc bệnh bụi phổi - than nhưng chưa được công nhận mà chủ yếu các công nhân được giám định bệnh bụi phổi-silíc.Hiện nay, bác sĩ Trung cho biết một số lượng khá lớn công nhân làm việc tại ngành than được phát hiện mắc bệnh bụi phổi, những công nhân được giám định này rất khó khăn khi tiến hành giám định vì đa số các kết quả đo môi trường tại các mỏ than có tỷ lệ silíc tự do trong bụi rất thấp và cơ quan Bảo hiểm xã hội không chấp nhận để tiến hành cấp sổ bảo hiểm cho những công nhân này.Trong năm 1998 Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường đã có các buổi làm việc với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh để làm sao đảm bảo được quyền lợi cho người công nhân ngành than và một thời gian dài chúng ta đã chấp nhận bệnh bụi phổi - than là bệnh bụi phổi - silíc.Việc xác định công nhân tiếp xúc với môi trường lao động bị ô nhiễm bụi than và mắc bệnh bụi phổi - than đã được chứng minh ở các nước khác từ rất sớm, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho công nhân tiếp xúc với bụi than tại Việt Nam bệnh bụi phổi than đã được công nhận từ năm 2014. Đến nay, BHYT đã chi trả cho 34 nhóm bệnh nghề nghiệp điều này giúp người lao động trong ngành mỏ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.Khánh Ngọc
Lao Động
Đột phá hạ tầng giao thông ở Quảng Ninh:Hình mẫu hợp tác công - tư
Hầu hết các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính đột phá cao tại Quảng Ninh đều có dấu ấn của những nhà đầu tư tư nhân, bởi ngân sách Nhà nước khó một mình gánh nổi.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-26T11:45:00"
Thi công cầu Bạch Đằng, thuộc tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Đỗ Phương Quảng Ninh hiện là tỉnh duy nhất được Chính phủ giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đầu tư, quản lý đường cao tốc và hàng không theo hình thức đối tác công - tư (PPP).Bỏ 1 đồng, thu hút 8,3 đồngTheo ông Trương Mạnh Hùng - Phó Trưởng ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) Quảng Ninh, 5 năm qua, Quảng Ninh bỏ 1 đồng ngân sách làm vốn “mồi” thì thu hút được 8,3 đồng ngoài ngân sách cho phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội, du lịch. Ước tính số tiền thu hút ngoài ngân sách lên tới 190.000 tỉ đồng. Nhờ đó, tỉ lệ đầu tư công ngày một giảm, từ 60% năm 2010 xuống còn 37% năm 2015. Trong đó, đầu tư từ khu vực tư nhân tăng lên rõ rệt - chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư.Ông Vũ Văn Khánh - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ninh - cho biết, với cách làm như vậy, không chỉ tất cả những công trình giao thông trọng điểm đều được làm nhanh, gọn và phát huy hiệu quả ngay sau đầu tư, mà còn nhờ đó, Quảng Ninh dành thêm được nhiều nguồn vốn ngân sách cho các công trình văn hóa, an sinh xã hội khác. Cũng theo ông Khánh, chỉ tính riêng nguồn vốn các nhà đầu tư tư nhân bỏ ra làm các dự án giao thông trọng điểm tại Quảng Ninh từ năm 2013 - 2017 đã lên tới trên 35.000 tỉ đồng.“Năm 2018, sẽ có thêm dự án giao thông lớn - cao tốc Vân Đồn - Hạ Long, với tổng vốn đầu tư 16.000 tỉ đồng; chưa kể một loạt các cảng biển đang trong kế hoạch xây dựng. Vì thế, thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, theo mô hình PPP (hợp tác công - tư) là hướng đi tất yếu” - ông Khánh chia sẻ.Liên quan đến những ý kiến về một số dự án BOT trên Quốc lộ 18, gồm: Hạ Long - Mông Dương, Hạ Long - Uông Bí, ông Khánh cho rằng, nếu cứ đợi nguồn vốn ngân sách thì có lẽ đến giờ vẫn chưa làm được, trong khi tuyến đường quá nhỏ, lưu lượng xe quá lớn, khiến luôn xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Vấn đề là tính toán hợp lý để đảm bảo quyền lợi của cả Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.Hợp tác hai “nhà”Cho đến nay, Quảng Ninh là địa phương duy nhất được Chính phủ giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đầu tư, quản lý đường cao tốc và hàng không theo hình thức PPP. Do hầu hết các dự án hạ tầng giao thông chiến lược đều cần vốn đầu tư rất lớn, nên Quảng Ninh phối hợp với các nhà đầu tư cùng làm, nhằm san sẻ gánh nặng tài chính cho cả hai bên.Theo kế hoạch ban đầu, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (dài 25km) là một dự án, giao cho một liên danh các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do số vốn quá lớn - trên 13.000 tỉ đồng, nên sau đó được tách ra làm 2. Trong đó, Quảng Ninh đầu tư 6.400 tỉ đồng để làm đoạn đường 19.8km; cầu Bạch Đằng và đường dẫn từ cầu này tới cao tốc Hải Phòng - Hà Nội do liên danh các nhà đầu tư thực hiện, với số vốn 7.500 tỉ đồng, theo hình thức BOT.Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cũng được triển khai theo hình thức BOT tương tự. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là khoảng 14.000 tỉ đồng, một mình nhà đầu tư khó “gánh” nổi bởi không có khả năng hoàn vốn. Vì thế, Quảng Ninh xin Chính phủ, các bộ, ngành cho phép ứng 4.000 tỉ để giải phóng mặt bằng.Với Dự án Cảng hàng không Vân Đồn, vốn đầu tư 7.500 tỉ đồng, tỉnh Quảng Ninh cũng bỏ ra 700 tỉ đồng để làm công tác giải phóng mặt bằng.Theo Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh Vũ Văn Khánh, trong các dự án PPP về hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đảm nhận phần giải phóng mặt bằng bởi đây là khâu khó khăn nhất của bất kỳ dự án nào.Ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh - cho biết, với những dự án lớn, Quảng Ninh luôn ưu tiên dành nguồn vốn để giải phóng mặt bằng, giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công.“Nếu tiến hành giải phóng mặt bằng chậm trong khi vốn đã cho vay thì rủi ro rất cao. Vì thế, công tác giải phóng mặt bằng ở các dự án lớn của Quảng Ninh được giải quyết rất nhanh” - ông Đọc chia sẻ.Linh Anh
Phụ Nữ VN
Rúng động nước Mỹ vụ bác sĩ 'yêu râu xanh' hại đời 160 phụ nữ
Cựu bác sĩ đội tuyển thể dục dụng cụ Mỹ Larry Nassar (54 tuổi) vừa bị đưa ra xét xử với tội danh xâm hại tình dục hơn 160 phụ nữ và lưu trữ ảnh khiêu dâm. Đây là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử làng thể thao của Mỹ.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
"2018-01-25T11:11:00"
Những vụ xâm hại tình dục đen tối nhất lịch sử thể thao MỹPhiên xử ngày 24/1 khép lại 7 ngày xử án tại thành phố Lansing, bang Michigan (Mỹ), trong đó 160 cô gái đã dũng cảm đứng ra làm chứng chống tay bác sĩ biến thái Larry Nassar, trong đó có nhiều vận động viên thể dục dụng cụ từng đoạt thành tích cao ở đấu trường quốc tế. Larry Nassar bị đưa ra xét xử Kyle Stephens là người đầu tiên ra tòa làm nhân chứng trong vụ xét xử tội xâm hại tình dục của Nassar. Những người có mặt tại phiên tòa đã khóc khi nghe Stephens kể lại cách mà Nassar đã thuyết phục cha mẹ cô rằng cô nói dối về chuyện bị xâm hại. Kyle Stephens tố cáo tên bác sĩ Larry Nassar tại tòa Trong phiên tòa tại Lansing (Michigan, Mỹ), Stephens đối chất với Nassar và nói: “Ông đã thuyết phục cha mẹ tôi rằng tôi là một kẻ nói dối. Ông đã xâm hại cơ thể tôi trong 6 năm để thỏa mãn nhu cầu tình dục của ông. Đó là điều không thể tha thứ. Có thể là bây giờ thì ông đã biết, những bé gái nhỏ sẽ không nhỏ dại mãi. Chúng đã trưởng thành, trở thành những người phụ nữ mạnh mẽ và quay lại hủy diệt thế giới của ông”. Stephens trình bày với tòa rằng để lấy lại tinh thần cho chính mình, cô đã buộc bản thân phải vượt qua chuyện bị xâm hại từng bước một để vượt qua tình cảnh là kẻ nói dối, trầm cảm, căm phẫn khi liên tục bị Nassar lạm xâm hại từ năm mới 6 tuổi cho đến 12 tuổi.Các cựu vận động viên thể dục dụng cụ Olympic của Mỹ là Aly Raisman, McKayla Maroney và Gabby Douglas cũng đã tố Nassar lạm dụng tình dục họ khi được ông điều trị các chấn thương. Nữ vận động viên McKayla Maroney được tên bác sĩ Larry Nassar kiểm tra sau một lần bị chấn thương Nữ vận động viên McKayla Maroney đã tiết lộ về những năm tháng ám ảnh bị Nassar xâm hại. Cô đã bị tên bác sĩ Nassar giở trò từ năm 13 tuổi và nó kéo dài trong suốt sự nghiệp. Thậm chí, khi cô đang tham gia các giải lớn như Olympic, giải Vô địch thế giới, tên bác sĩ này cũng không tha: Đó là lúc tại giải vô địch thế giới năm 2011, nơi cô đoạt huy chương vàng và cả khi đang tranh tài tại Olympic 2012 mà cô đoạt huy chương vàng đồng đội và huy chương bạc cá nhân... Vận động viên Simone Biles dũng cảm lên tiếng Vận động viên đoạt 4 huy chương vàng Olympic 2016 Simone Biles cũng tiết lộ việc bị Nassar xâm hại. Một nạn nhân khác là Jessica Thomashow (17 tuổi) tố cáo việc mình đã bị Nassar lạm dụng từ lúc 9 tuổi cho đến 14 tuổi. Thomashow kể lúc cô bị chấn thương mắt cá chân năm 12 tuổi, Nassar đã sờ soạng, giày vò cơ thể cô sau khi yêu cầu cha cô ra ngoài đợi. Thomashow đau đớn nói tại tòa: “Mỗi khi tôi nhìn thấy bàn tay nam giới thì hình ảnh ghê tởm của năm đó lại hiện về. Chúng khiến tôi sợ hãi và bị đe dọa. Những gì ông đã làm với tôi thật quá sức tưởng tượng. Ông đã thao túng tôi và cả gia đình tôi”. Bà mẹ Donna Markham đau khổ kể về nguyên nhân cái chết của con gái Một bà mẹ có tên là Donna Markham đã nức nở kể lại chuyện con gái mình là Chelsey tự tử năm 2009 sau nhiều năm bị Nassar xâm hại với danh nghĩa kiểm tra sức khỏe. Bà Markham cho biết con gái của mình đã suy sụp sau chuyện đó và rồi sa vào nghiện ngập, tìm đến cái chết để giải thoát khỏi bàn tay nhơ nhớp của Nassar.Vỏ bọc hoàn hảo của tên bác sĩ ‘vô lương tâm”Tên bác sĩ bỉ ổi Nassar đã từng làm việc tại Đại học Michigan State. Ông ta làm bác sĩ đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia USA Gymnastics trong gần 20 năm, suốt 4 kỳ thế vận hội trước khi bị sa thải năm 2015. Trong thời gian đó, hắn kiếm đủ mọi cách để thỏa mãn dục vọng thấp hèn của mình bằng cách hại đời bao thế hệ nữ vận động viên Olympic. Tên bác sĩ bỉ ổi Larry Nassar Nassar thừa nhận đã quấy rối tình dục các bé gái, đa phần là dưới hình thức điều trị y tế trong thời gian làm việc cho Đội tuyển thể dục dụng cụ Mỹ.Tên bác sĩ Nassar đã thừa nhận hành vi xâm hại của mình đối với hàng trăm em nhỏ. Hắn đã mua lòng tin các cô gái trẻ bằng bánh kẹo, huy chương Olympic và những lời động viên có cánh giữa lúc họ đang phải chịu áp lực lớn từ huấn luyện viên. Larry Nassar bị cảnh sát giải đi Hồi cuối năm 2017, tên bác sĩ “ma ám” này đã bị tuyên án 60 năm tù giam vì tội xâm hại nhiều cô gái và lưu nhiều hình ảnh khiêu dâm trẻ em trên máy tính của mình. Các nhà điều tra phát hiện hơn 37.000 hình ảnh khiêu dâm trẻ em trên máy tính của Nassar năm 2016, bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi.Tại phiên tòa ngày 24/1, nữ thẩm phán Rosemarie Aquilina nhận định cựu bác sĩ Larry Nassar đã thực hiện hành vi xâm hại đáng khinh bỉ khi tìm mọi thủ đoạn để thao túng nạn nhân. Trong số 150 nạn nhân của Nassar có nhiều cô gái chưa đến tuổi trưởng thành vào thời điểm bị xâm hại. “Ông không xứng đáng bước chân ra khỏi nhà tù mãi mãi về sau. Ông đã không làm gì để kiềm chế dục vọng của mình. Bất cứ nơi đâu có mặt ông cũng mang lại sự hủy diệt đối với những người dễ bị tổn thương. Các nạn nhân mất cả đời để chữa lành nỗi đau trong khi ông ta sẽ phải dành cả đời mình ở phía sau song sắt để nghĩ về những tội ác là lấy đi tuổi thơ của các em”, bà Aquilina nói. Nữ thẩm phán Rosemarie Aquilina kết tội Larry Nassar Theo thẩm phán Rosemarie Aquilina, gã Nassar có thể bị tòa tuyên nhiều mức án từ 40 đến 175 năm tù với 7 tội danh nghiêm trọng.Còn công tố viên Angela Povilaitis mô tả Nassar phát hiện ra môn thể dục dụng cụ là "nơi hoàn hảo" cho hành vi đồi bại của hắn vì các nạn nhân xem hắn là "Chúa trời" trong môn thể thao này. "Chỉ có một cái đầu dâm dục bệnh hoạn mới có thể xâm hại một đứa trẻ với sự có mặt của phụ huynh ngay trong phòng, mới có thể làm như vậy trong khi các cô gái trẻ khác đang chờ tới lượt mình. Khi thực hiện hành vi đồi bại, gã đã dùng tấm trải hoặc thân người để che tầm nhìn của người lớn trong phòng", công tố viên Povilaitis lên án gay gắt. Nhu Thụy USA Today, New York Post, CNN
Giao Thông
Quảng Ninh: Nổ mìn làm đường, hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng
Hơn 100 hộ dân tại P.Việt Hưng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh đang phải sống trong cảnh nhà cửa bị rạn nứt nghiêm trọng do hoạt động thi công nổ mìn thực hiện dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-12-08T09:50:00"
Đại công trường nổ mìn khiến hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởngTừ đầu năm 2017, việc nổ mìn để phục vụ làm đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn được triển khai thì đời sống hằng ngày của người dân tại phường Việt Hưng, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng rất nhiều, từ vấn đề đời sống sinh hoạt bị đảo lộn đến ô nhiễm môi trường,…Thông tin từ UBND phường Việt Hưng, sáng 8/12, số hộ dân bị ảnh hưởng là 150 hộ thuộc khu Vạn Yên, khu 6, khu 12 và khu 13.Theo phản ánh của người dân, khu vực này đang cho thi công nổ mìn để thực hiện dự án đường cao tốc. Mỗi lần mìn nổ, một lượng lớn khói bụi, đá dăm bay về phía các hộ dân sống liền kề. Rung chấn từ những quả mìn khiến nhiều người hoảng hốt, nhà của họ bị nứt vỡ cửa kính, tụt mái ngói, những vết nứt kéo dài hàng mét trên tường nhà, nền gạch bị bong tróc, phồng rộp, có những khe nứt to bằng ngón tay út. Người dân nơi đây phải che bạt tạm bợ trong nhà"Họ nổ mìn gần nhà dân quá, có nhà chưa đến 200m, rồi khi họ nổ mìn không hề quây bạt khiến khói bụi bay mù mịt, đất đá bay vào nhà dân, bục cả mái tôn, vỡ cả nền gạch, vết nứt trên tường cứ chằng chịt. Không biết là chúng tôi bị đá bay vào nhà bao nhiêu lần rồi” - Chị N.T.T.T sống tại khu 12, phường Việt Hưng bức xúc.Trước tình trạng nhà cửa bị rạn nứt nghiêm trọng gần một năm nay nhưng chưa được giải quyết, nhiều hộ dân đã tập trung tại khu vực trước khai trường nổ mìn làm đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn để phản đối việc thi công.Cụ N.T.B xuống chơi với con gái ở tổ 1, khu 12, phường Việt Hưng kể, có một buổi chiều, cụ đang ôm cháu nằm trên giường thì bất ngờ có tiếng nổ lớn, khiến chiếc giường cụ nằm bị rung lên, kéo theo đó là đất đá từ đâu rơi xuống khiến khuôn mặt cụ bị chảy nhiều máu. Lo lắng cho con cháu sống trong tình cảnh cứ nổ mìn là đất đá văng vào nhà nên cụ N.T.B đã kê giường, mang chăn chiếu xuống ngủ tại trước cổng khai trường nhằm phản đối việc nổ mìn.“Tôi xuống đó nằm để không cho họ nổ mìn, cứ nổ mìn là đất đá lại văng lên rất nguy hiểm, bởi chính tôi đã từng bị đất đá văng vào mặt rồi.” - Cụ N.T.B nói.“Cả đời ky cóp xây dựng được cái nhà, không khang trang những cũng là chỗ che nắng, che mưa của cả gia đình, nên tôi đành phải nghỉ để đòi hỏi quyền lợi. Nhỡ may sau này công trình hoàn thành mà nhà sập thì chúng tôi biết kêu ai.” - Chị N.T.N, trú tại tổ 1 khu 12 phường Việt Hưng ngậm ngùi chia sẻ. Đá bay vào nhà dân, bục cả mái tôn...Theo quy định, hoạt động nổ mìn với khoảng cách tối thiểu cách nhà dân 200m, và phải báo trước cho người dân được biết, phải đo độ rung chấn để điều chỉnh lượng thuốc nổ (Quyết định số 2134/QĐ-KTAT năm 2005 của Bộ Công thương). Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì phía thi công đã không thực hiện nghiêm mà cho nổ mìn với khoảng cách rất gần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân.Anh N.V.L tổ 1 khu Vạn Yên chia sẻ: “Đất đá nhà tôi còn đầy trên mái nhà, giờ chỉ che tạm bợ những chỗ bị đá văng thủng, chứ làm lại thì phải dỡ cả mái ra mất. Mà cái chúng tôi lo là khói bụi với sự độc hại của việc đánh mìn gây ra. Thử hỏi cả năm nay rồi, cứ ở đây như thế này có bị ảnh hưởng hay không? Đã vậy họ nổ mìn còn không thèm báo trước thì chúng tôi biết đường nào mà tránh”.Liên quan tới vấn đề trên, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Ngô Văn Ích – Chủ tịch phường Việt Hưng đã cung cấp các tài liệu, văn bản, quyết định liên quan đến vấn đề trên. Cụ thể, sau khi sự việc nổ mìn làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân xảy ra, chính quyền địa phương đã báo cáo thành phố Hạ Long để có phương hướng giải quyết. Ngày 1/12/2017 vừa qua UBND TP. Hạ Long đã có Quyết định số 343/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác giải quyết kiến nghị của các hộ dân liên quan đến việc thi công nổ mìn tại phường Việt Hưng dự án Đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long – Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT."Đến thời điểm hiện tại, UBND phường Việt Hưng đang tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đi kiểm đếm, đánh giá thiệt hại của người dân." Ông Ngô Văn Ích chia sẻ thêm.Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này. Trần Huyền
Dân Việt
Quảng Ninh: Thêm một trạm BOT miễn phí cho người dân sống gần trạm
Chủ đầu tư Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn: Hạ Long – Mông Dương vừa có công văn gửi UBND TP.Cẩm Phả đề nghị phối hợp lập danh sách các phương tiện của người dân nằm trong khu vực miễn phí sử dụng đường bộ khi qua các trạm thu giá thuộc tuyến đường này.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-18T05:46:00"
Theo công văn của Công ty CP BOT Biên Cương, người dân thuộc 7 phường của TP,Cẩm Phả sẽ được miễn vé khi đi qua trạm thu phí Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương gồm: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông. Các phương tiện trong diện miễn giảm sẽ được cấp “Thẻ ưu tiên mua vé 0 đồng trước ngày 30.1.2018.Trạm thu phí dự án BOT Hạ Long - Mông Dương nằm trên địa bàn TP.Cẩm Phả.Việc miễn giảm phí cho người dân các phường nói trên sẽ được thực hiện dưới hình thức sử dụng thẻ ưu tiên mua vé 0 đồng. Các loại phương tiện được giảm giá gồm: Xe buýt chạy tuyến cố định, xe cơ quan nhà nước có trụ sở làm việc tại Cẩm Phả, xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi thuộc 7 phường trên.Các loại xe tải chở hàng của người dân và doanh nghiệp thuộc 7 phường trên không được miễn giảm.Tuyến đường Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương được nâng cấp theo hình thức BOT.Ngay sau khi có công văn của BOT Biên Cương, UBND TP.Cẩm Phả đã chỉ đạo các phường và các cơ quan chức năng liên quan thông tin đến người dân thuộc diện được miễn phí để thực hiện mua vé giá 0 đồng.Dự án đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương được đầu tư theo hình thức BOT có tổng mức gần 2.000 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường BOT thứ 2 tại Quảng Ninh đi vào hoạt động.Công văn của Công ty CP BOT Biên Cương.Trước đó từ ngày 1.11.2017, trạm thu phí Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Uông Bí cũng đã miễn giảm 100% phí qua trạm cho người dân thuộc một số phường lân cận.
Người Tiêu Dùng
Đà Nẵng: Quy hoạch 7 địa điểm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định phê duyệt 7 địa điểm quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.
[ "Kinh tế" ]
"2017-04-14T13:20:00"
Theo đó các địa điểm thuộc huyện Hòa Vang được chọn gồm: vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Ninh (40 ha, trồng rau, hoa, cây dược liệu); vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Phú (50 ha, trồng rau, hoa, cây dược liệu); Vùng chăn nuôi tập trung xã Hòa Khương (30 ha, chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao); Vùng chăn nuôi tập trung thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc (230 ha, chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao); Vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Khương (20 ha, sản xuất rau an toàn, dưa theo VietGAP, rau hữu cơ); Vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Phong - xã Hòa Khương (20 ha, sản xuất rau an toàn); Vùng nuôi tôm Trường Định, xã Hòa Liên (50 ha, nuôi trồng thủy sản nước lợ, tôm, cua).Nông nghiệp công nghệ cao được quy hoạch phát triển tại Đà Nẵng. Ảnh: InternetUBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thực hiện kêu gọi đầu tư; đồng thời giao Sở Xây dựng triển khai các thủ tục liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.Như đã biết, nông nghiệp công nghệ cao là một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế. Trước Đà Nẵng đã có rất nhiều địa phương như: TP.HCM, Hà Nội… xây dựng nền nông nghiệp công ứng dụng công nghệ cao.Chính phủ cũng cho thấy sự quan tâm cao tới lĩnh vực này khi cho biết dành gói tín dụng 100.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Thực tế, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, cùng với việc tiếp tục đầu tư tín dụng cho các dự án có hiệu quả về phát triển nông nghiệp nói chung, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết đã đăng ký gói tài trợ 10.000 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao với những ưu tiên về nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay và ưu đãi lãi suất thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác.Với sự quyết tâm cao độ từ Trung ương tới địa phương nông nghiệp công nghệ cao sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.N.Vũ
Đấu Thầu
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu
Xây dựng Vũng Tàu thành một thành phố dịch vụ du lịch, tài chính, thương mại, mang tầm vóc quốc gia, khu vực và quốc tế; phát triển mạnh về kinh tế biển và phấn đấu trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-09T09:07:33"
Một góc thành phố Vũng TàuThủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035 (tỷ lệ 1/10.000).Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Vũng Tàu, tổng diện tích đất tự nhiên là 15.000 ha.Yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu gồm: Rà soát định hướng phát triển các khu đô thị, quỹ đất phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy mô các khu vực chức năng, đánh giá tính phù hợp với xu thế và vận hội phát triển thực tế của thành phố Vũng Tàu.Bổ sung các nội dung mới về thiết kế đô thị, đánh giá môi trường chiến lược, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống không gian ngầm đô thị, chiếu sáng trang trí đô thị.Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển đô thị dựa trên hệ thống các phương pháp khoa học và cơ sở hiểu biết toàn diện về bảo tồn cảnh quan đô thị, khả năng cung ứng về hạ tầng kỹ thuật.Đảm bảo tính toàn diện, sáng tỏ và gợi mở về bức tranh phát triển để triển khai các công tác tiếp theo về lập Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị thành phố Vũng Tàu; xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển đô thị; cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, chi tiết trên địa bàn thành phố, nâng cấp xã Long Sơn lên phường, hấp dẫn đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển vào những mục tiêu ưu tiên.Rà soát, định hướng phát triển đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I; nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao trong đô thị.Nội dung hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu cần phân tích các lợi thế và hạn chế do vị trí tạo ra. Phân tích mức độ khai thác lợi thế vị trí mà Thành phố đã và chưa đạt được; phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước, vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng tỉnh và những ảnh hưởng qua lại của nó đối với vận hội phát triển đô thị tại Vũng Tàu.Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng, trong đó thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất đai; phân tích đánh giá vấn đề nhà ở và hệ thống hạ tầng xã hội; xác định các vùng bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích văn hóa lịch sử có giá trị, hành lang kỹ thuật quốc gia, vùng khoáng sản; nhận diện các vấn đề tồn tại về khai thác, sử dụng đất; lựa chọn quỹ đất phát triển đô thị.VGP
Nông Nghiệp
Huyện Mê Linh bao che xã đội trưởng chiếm đất?
Sau đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Mê Linh làm rõ các nội dung và phương án giải quyết theo quy định của pháp luật, xử lý ngay các sai phạm (nếu có) mà báo nêu.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-04-04T01:30:00"
Về vấn đề này, ngày 23/3/2017, UBND huyện Mê Linh đã có văn bản số 1467/UBND-TNMT trả lời Báo NNVN về việc sử dụng đất của hộ ông Bùi Văn Thể tại thôn Cư An, xã Tam Đồng.Nhà riêng của ông Bùi Văn Thể trên đất nghĩa trang liệt sỹ xã Tam ĐồngNội dung bài báo nêu rõ: Năm 1994, UBND xã Tam Đồng giao 129m2 đất (theo Quyết định ngày 20/10/1994 của UBND xã Tam Đồng) cho ông Bùi Văn Thể tại xứ đồng Dinh, thôn Cư An và ông Thể có nộp tiền cho UBND xã Tam Đồng là đúng, sau đó ông Thể đã bán cho bà Bùi Thị Số, hiện nay bà Bùi Thị Số đang sử dụng.Đối với diện tích theo Báo NNVN phản ánh ông Bùi Văn Thể có cung cấp biên bản giao đất (ghi ngày 20/2 nhưng không rõ năm do bị cháy). Tuy nhiên, ông Hoàng Anh Ninh là Phó Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ năm 1994 – 1999 cho rằng, chỉ giao cho ông Thể 1 suất đất diện tích 192m2 và khẳng định biên bản giao đất ngày 20/2 không giao cho ông Thể mặt bằng 12m rộng và 32m dài. Như vậy đối với vị trí này, UBND xã Tam Đồng đã kết luận hộ ông Thể chiếm gần 200m2 là có cơ sở, ông Thể đã làm nhà ở từ năm 2008.Theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-UBND năm 2014 thì vị trí thửa đất ông Thể và bà Số sử dụng được quy hoạch là đất ở; nhưng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới thì vị trí thửa đất ông Thể và bà Số đang sử dụng được quy hoạch là đất trồng cây xanh và làm đường giao thông.Vì vậy việc UBND xã Tam Đồng đề nghị cho phép hướng dẫn ông Thể kê khai, công nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng với quy định tại Điều 29, Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND thành phố.Việc hộ bà Số và ông Thể xây dựng nhà ở nhưng chưa được cấp phép xây dựng là không đúng quy định của Luật Xây dựng. Hiện nay, khu vực hộ ông Bùi Văn Thể đang sử dụng cùng 5 hộ tại khu đất này và 4 hộ đã xây dựng nhà ở kiên cố, sử dụng ổn định từ lâu. Bởi vậy, theo UBND huyện Mê Linh: “Việc quy hoạch khu vực trên là đất trôcây xanh không phù hợp và không thực hiện được”.Căn cứ Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 2, 4 Điều 19 Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội; UBND huyện Mê Linh đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép huyện căn cứ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 của huyện để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Bùi Văn Thể và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.Trước thông tin trên, dự luận đặt dấu hỏi: Liệu UBND huyện có bao che cho vị xã đội trưởng chiếm đất nghĩa trang làm nhà? Thiết nghĩ, UBND TP Hà Nội cần sớm vào cuộc để giải quyết dứt điểm vấn đề gây tranh cãi này.MINH PHÚC
Đất Việt
Sếp Cty cấp nước xây biệt thự chui: 'Làm rất công tâm'
Thừa nhận việc xây biệt thự của sếp Công ty Cấp nước Sóc Trăng sai hoàn toàn, UBND TP.Sóc Trăng cho biết sẽ hướng dẫn để ông Ngọ bổ sung thủ tục.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-04-28T12:52:00"
Liên quan đến thông tin vụ Tổng Giám đốc Công ty Cấp nước Sóc Trăng xây dựng biệt thự không phép, tin từ UBND TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, cơ quan chức năng thừa nhận việc xây dựng của ông Đặng Văn Ngọ là sai pháp luật.Theo nguồn tin trên, các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Sóc Trăng đang tranh thủ hoàn tất hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trình UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, UBND TP Sóc Trăng sẽ hoàn tất hồ sơ hợp thức hóa việc xây dựng của ông Đặng Văn Ngọ.Theo ông Trần Hoàng Hợp - Phó Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng, sau khi kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của TP Sóc Trăng được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, TP sẽ hướng dẫn ông Ngọ làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thủ tục xin giấy phép xây dựng.Ông Trần Hoàng Hợp, phó chủ tịch UBND TP. Sóc Trăng (người đứng) trong buổi làm việc với các sở ngành tỉnh Sóc Trăng xung quanh vụ biệt thư chui của ông Ngọ chiều 24/4 - Ảnh: TTOMặc dù thừa nhận ông Ngọ xây dựng trái quy định, nhưng UBND TP Sóc Trăng vẫn cho rằng, việc xử lý công trình nhà ở xây dựng không phép của ông Ngọ là đúng quy định pháp luật.Trước câu hỏi có hay không việc “giải cứu” khu đất của ông Ngọ bằng cách đưa vào chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn phường 8, ông Trần Hoàng Hợp khẳng định: “Chuyện này làm rất công tâm. Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, TP điều chỉnh theo hướng đề xuất quy hoạch đất ở tại tuyến đường kênh Thị Đội, chứ không riêng gì khu đất của ông Ngọ”.Điều đáng nói, việc đề xuất điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của UBND TP Sóc Trăng chưa đạt yêu cầu nên Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nhiều lần nhưng vẫn chưa xong.Về việc này, trước đó, chiều ngày 26/4, Đảng ủy Công ty Cấp nước Sóc Trăng đã tổ chức kiểm điểm ông Ngọ. Ông Nguyễn Văn Thống - chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy cho biết, tại cuộc họp, ông Ngọ đã thừa nhận sai sót trong việc xây nhà khi chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng và tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Đảng ủy công ty bỏ phiếu thống nhất với hình thức này.Căn biệt thự trong khuôn viên 6.500m2 của ông Ngọ - Ảnh: TTOCũng theo ông Thống, bước tiếp theo, Đảng ủy Khối doanh nghiệp sẽ tổ chức họp lấy ý kiến, sau đó, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy họp tập thể bỏ phiếu đưa ra hình thức kỷ luật.Như đã thông tin, cách đây hai năm, ông Ngọ mua khu đất trên đường Thị Đội với diện tích 6.500m². Đây là diện tích đất sản xuất nông nghiệp.Đầu năm 2016, ông Ngọ khởi công xây dựng biệt thự với những hạng mục hoành tráng, hiện sắp hoàn thành, nhưng chưa chuyển mục đích sử dụng và cũng chưa có giấy phép xây dựng.Chỉ đến khi công trình trị giá hàng chục tỷ đồng xây gần xong, dư luận báo chí phản ánh thì các cơ quan chức năng của TP Sóc Trăng và tỉnh Sóc Trăng mới “quyết liệt” vào cuộc.Thu Hoài (Tổng hợp)
Hà Tĩnh
Bộ TN&MT sẽ đánh giá trung thực ảnh hưởng của Dự án mỏ sắt Thạch Khê
Sáng 26/1, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về một số nội dung trong quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên, môi trường, biển, hải đảo trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng tiếp và làm việc với đoàn.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-26T06:46:00"
Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối đã được hoàn chỉnh, đã trình Bộ TN&MT và Chính phủ. Toàn tỉnh đã thực hiện cấp 5.570 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 248.789 ha (98%).Trong lĩnh vực khoáng sản, UBND tỉnh đã phê duyệt nhiều quy hoạch quan trọng, tổ chức thực hiện tốt công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Hiện, tỉnh cũng đang thực hiện dự án điều chỉnh tài nguyên nước.Giám đốc Sở TN&MT Võ Tá Đinh báo cáo tại buổi làm việcHà Tĩnh cũng đã phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường đến 2020, quy hoạch mạng lưới quan trắc; ban hành mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và giao các địa phương xây dựng đề án này.Sở TN&MT đã thực hiện quan trắc theo mạng lưới phê duyệt tại 17 điểm với tần suất 4 lần/năm để kiểm soát và giám sát chất lượng môi trường vùng ven biển. Ngoài ra, tỉnh còn thành lập 2 tổ công tác, chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại Formosa Hà Tĩnh; tích cực phối hợp với các đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường trong quá trình giám sát khắc phục vi phạm môi trường của Formosa.Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Vũ Trường Sơn: Đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, biển đảo của Hà Tĩnh.Thứ trưởng Bộ TN&MT đề nghị Hà Tĩnh có những giải pháp hài hòa thực hiện các mục tiêu, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường; quan tâm, góp ý hoàn thiện các thiết chế, văn bản tổng kết, dự thảo nghị định, luật, đề án… của ngành TN&MT từ thực tiễn của địa phương; tiếp tục quan tâm, đầu tư kinh phí tương xứng cho ngành. Về hệ thống quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục theo dõi, vận hành, đề nghị địa phương phối hợp tốt để thực hiện.Chia sẻ với quan ngại của chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh về mỏ sắt Thạch Khê, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh: Bộ sẽ thực hiện nghiêm túc đánh giá tổng thể ảnh hưởng của dự án về vấn đề môi trường để báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị; đề nghị địa phương hợp tác chặt chẽ để kết quả đánh giá đảm bảo chất lượng, trung thực nhất.Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng cảm ơn sự quan tâm của Bộ TN&MT trong thời gian qua, mong muốn tiếp tục giúp đỡ để Hà Tĩnh có cơ hội bứt phá trong những năm tiếp theo.Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN&MT quan tâm hỗ trợ tỉnh thực hiện quy hoạch vùng nhấn chìm khi các văn bản luật còn nhiều vướng mắc; đoàn công tác ghi nhận, chuyển tải ý kiến của địa phương đến các cơ quan Trung ương liên quan về Dự án mỏ sắt Thạch Khê.Bộ TN&MT tiếp tục quan tâm, có các ý kiến chỉ đạo về những vấn đề liên quan đến Dự án Formosa để tỉnh chủ động trong thực hiện. Hiện, tỉnh đã nghiên cứu các giải pháp tái chế xỉ tro từ các nhà máy nhiệt điện để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường giao thông… , mong muốn Bộ TN&MT có chủ trương ủng hộ.Dương Chiến
Tài Chính
Nhiều dự án trọng điểm nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2018
Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa ký và ban hành Quyết định số 1785/QĐ-KTNN, ngày 4/12/2017 về 'Kế hoạch kiểm toán năm 2018' của Kiểm toán Nhà nước.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2017-12-08T08:58:00"
Nhiều dự án trọng điểm ngành giao thông nằm trong kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Nguồn: InternetTheo kế hoạch kiểm toán năm 2018 vừa được công bố, hàng loạt dự án BOT giao thông được Kiểm toán Nhà nước lựa chọn. Cụ thể là: Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C; Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh.Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng lên kế hoạch kiểm toán các dự án giao thông theo hình thức BT, như: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến tránh TP. Bảo Lộc; Xây dựng nút giao Dầu Giây và mở rộng đoạn tuyến Quốc lộ 20; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1; Dự án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 - xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh La Sơn - Túy Loan; Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao khác mức tại điểm giao cắt Quốc lộ 48 với Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam; Dự án xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên; Dự án xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên...Ngoài ra, còn kiểm toán các dự án đường sắt, như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 – TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên); Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai; Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh; Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.Trong lĩnh vực kinh tế, năm 2018, Kiểm toán Nhà nước cũng tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, vốn, tài sản nhà nước năm 2017 tại hàng loạt tập đoàn, tổng công ty lớn, trong đó có Tổng Công ty Sông Đà; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro); Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel); Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Bưu điện Việt Nam; Dược Việt Nam; Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Bảo hiểm Bảo Minh; Bảo Việt Nhân thọ…Bên cạnh đó, kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài sản công của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa của tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; Kiểm toán việc xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2017.Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán công tác quản lý nợ công năm 2017 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển TP. Hà Nội và các dự án được ứng, thanh toán từ nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển giai đoạn 2013-2017; Hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang.Trong khi đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank) cũng nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2018 về báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, vốn, tài sản nhà nước năm 2017.Theo Anh Quyền/kinhtevadubao.vn
Giao Thông
Công an TP.HCM yêu cầu xác minh đơn tố giác Thành Bưởi vi phạm
Công an TP.HCM yêu cầu Công an quận 10 điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế của Công ty Thành Bưởi.
[ "Pháp luật" ]
"2017-05-19T01:13:00"
Xe Thành Bưởi nhận hàng tại khu vực 419 Lê Hồng PhongYêu cầu giải quyết đơn tố giác Thành BưởiThượng tá Vũ Như Hà, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vừa ký phiếu chuyển đơn đến Công an Q.10, yêu cầu đề nghị điều tra, xử lý việc Công ty TNHH Thành Bưởi có dấu hiệu kinh doanh vận tải trốn thuế tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM dưới hình thức xe khách trá hình bán vé lẻ, không xuất vé, không xuất hóa đơn. Đồng thời, xác minh tố cáo Công ty CP Giày Sài Gòn cho Công ty TNHH Thành Bưởi thuê đất tại địa chỉ này, sau đó hợp thức hóa bằng hình thức liên doanh là trái với quy định về quản lý đất công, nhằm thu lợi bất chính.Yêu cầu này được Công an TP đưa ra sau khi xem xét nội dung công văn ngày 11/3/2017 của Trung tâm Phát thanh truyền hình và điện ảnh Công an nhân dân, do Cục C46, Bộ Công an chuyển đến. Căn cứ tài liệu kèm theo, căn cứ thẩm quyền điều tra và quy định của Thông tư liên tịch số 06/2016 ngày 2/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài Chính, Bộ NN&PTNT, VKSND Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM chuyển hồ sơ trên đến Công an Q.10 để xem xét giải quyết theo quy định.Đề nghị thu hồi đất bến xe lậuTrước đó, UBND Q.10 đã kiến nghị thu hồi đất bến xe lậu Thành Bưởi tại 419 Lê Hồng Phong Q.10 để xây trường học. Bà Nguyễn Thị Thu Nga, Phó chủ tịch UBND Q.10 cho biết, việc hình thành, kinh doanh bến xe, bãi đỗ xe tại số 419 Lê Hồng Phong, P.2 là không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống bến bãi, gây bức xúc với cử tri, nhân dân trong khu vực.UBND Q.10 không đồng ý việc hình thành, kinh doanh bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn Q.10. Bà Nga cũng cho biết, UBND quận đã kiến nghị UBND TP xem xét thu hồi và giao lại diện tích đất 10.936.30m2 tại khu đất 419 Lê Hồng Phong, trước mắt thu hồi và bàn giao 4.500m2 nơi có bến xe Thành Bưởi để quận xây dựng trường THCS đạt chuẩn theo quy định, vì hiện nay các cụm liên phường 1, 2, 3, 9, 10, 11 không có trường THCS.Cũng theo bà Nga, ngày 13/12/2016, Sở TN&MT ban hành Quyết định 3425/QĐ-STNMT-TTr thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, môi trường và tài nguyên nước của Công ty CP Giày Sài Gòn đối với khu đất có diện tích 10.936.30m2 tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10.Hiện, đoàn thanh tra đã thông qua dự thảo báo cáo kết luận thanh tra, theo đó dự kiến các biện pháp xử lý: Lập thủ tục xử phạt VPHC đối với Công ty CP Giày Sài Gòn vì hành vi “tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất hàng năm”.Bà Nga cho rằng, cần yêu cầu Công ty CP Giày Sài Gòn chấm dứt ngay hành vi vi phạm, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định. Trường hợp Công ty CP Giày Sài Gòn tiếp tục sử dụng đất không đúng mục đích hoặc giảm nhu cầu sử dụng sẽ bị thu hồi. Trước đó, ngày 16/3/2007, UBND TP.HCM có Quyết định số 1027/QĐ-UBND cho Công ty CP Giày Sài Gòn sử dụng 10.936,3m2 đất tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10 để làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách, thời hạn thuê đất đến hết ngày 31/12/2020.Tòa án yêu cầu cung cấp thông tin thuế của Thành BưởiTrong một diễn biến khác liên quan đến vụ kiện “Tranh chấp bồi thường thiệt hại về danh dự và uy tín” giữa Công ty TNHH Thành Bưởi với Báo Giao thông, TAND quận 5 đã có Quyết định số 90 yêu cầu Cục Thuế TP.HCM cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện các quy định về thuế của Công ty TNHH Thành Bưởi.Theo đó, TAND quận 5 yêu cầu Cục Thuế TP.HCM cung cấp bản sao các tài liệu, chứng cứ gồm: Các kết luận thanh tra đối với hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty TNHH Thành Bưởi, trong đó có xác định các nghĩa vụ thuế của Công ty riêng đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng từ tháng 1/2012 đến nay. Tòa yêu cầu cung cấp các hồ sơ báo cáo thuế các năm 2014, 2015 và 2016 của Công ty TNHH Thành Bưởi đã nộp gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.TAND quận 5 cũng yêu cầu Cục Thuế TP.HCM cung cấp các tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng/quý từ năm 2012 đến nay của Công ty TNHH Thành Bưởi, cũng như báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn từ năm 2012 đến nay.TAND quận 5 yêu cầu Sở GTVT TP.HCM báo cáo tình hình hoạt động vận tải của Công ty TNHH Thành Bưởi trong các năm từ 2012 đến tháng 2/2017; Các thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển của Công ty TNHH Thành Bưởi theo mẫu Phụ lục số 34 của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT từ ngày 1/7/2015 đến tháng 3/2017.Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa đã có văn bản gửi Sở GTVT về việc tiếp nhận tin báo, xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB đối với Công ty TNHH Thành Bưởi.Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (Công ty Luật TNHH Diên Hồng)-người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho Báo Giao thông cũng đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP HCM, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Cục trưởng Cục Thuế TP. HCM đề nghị xem xét chỉ đạo làm rõ và xử lý các hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty TNHH Thành Bưởi theo quy định của pháp luật.Luật sư Uyên đã dẫn lại các bài báo của Báo Giao thông và nhiều báo khác phản ánh về hành vi lách luật của Thành Bưởi trong việc sử dụng xe hợp đồng để chở khách chạy tuyến cố định. Khi sử dụng xe hợp đồng vận chuyển khách mà không ký hợp đồng, không xuất chứng từ hợp lệ thì các khoản thu này sẽ không được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp, không đóng thuế giá trị gia tăng, không phản ánh đúng lợi nhuận của doanh nghiệp, không đóng đủ thuế thu nhập.Tuy nhiên, Công ty TNHH Thành Bưởi cho rằng, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế TP.HCM và Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tiến hành thanh tra và kết luận Công ty TNHH Thành Bưởi đã kê khai thuế đầy đủ theo quy định.Theo các quy định của Luật Quản lý thuế thì trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí trong việc quản lý thuế là “phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế”. Như vậy, việc xử lý vi phạm hành chính về thuế không chỉ phụ thuộc vào việc cơ quan quản lý thuế chủ động, trực tiếp phát hiện, mà còn có thể căn cứ vào thông tin phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân. Các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế của Công ty TNHH Thành Bưởi được các phương tiện truyền thông phản ánh đã nêu rất cụ thể.Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đề nghị Chủ tịch UBND TP.HCM, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế TP HCM xem xét chỉ đạo làm rõ và xử lý các hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty TNHH Thành Bưởi theo quy định của pháp luật.Yên Trang - Phan Tư
MT&CS
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá tổng thể dự án mỏ sắt Thạch Khê
Trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Trung, sáng 26/1, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ngành liên quan.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-26T23:30:00"
Thứ trưởng Trần Quý Kiên đề nghị Hà Tĩnh hợp tác chặt chẽ để kết quả đánh giá đảm bảo chất lượng, trung thực nhất dự án mỏ sắt Thạch KhêTheo báo cáo, công tác quản lý đất đai, đến nay, Hà Tĩnh đã thực hiện cấp 5.570 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 248.789 ha (98%). Đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối đã được hoàn chỉnh, đã trình Bộ TN&MT và Chính phủ.Trong lĩnh vực khoáng sản, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt nhiều quy hoạch quan trọng, tổ chức thực hiện tốt công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Hiện, tỉnh cũng đang thực hiện dự án điều chỉnh tài nguyên nước.Về lĩnh vực môi trường, Hà Tĩnh đã phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường đến 2020, quy hoạch mạng lưới quan trắc; ban hành mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và giao các địa phương xây dựng đề án này; Hà Tĩnh thành lập 2 tổ công tác kiểm soát môi trường tại formosa, chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường; tích cực phối hợp với các đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường trong quá trình giám sát khắc phục vi phạm môi trường của Formosa.Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã báo cáo với Thứ trưởng Trần Quý Kiên những khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, bảo vệ tài nguyên. Hà Tĩnh kiến nghị Bộ TN&MT quan tâm hỗ trợ tỉnh thực hiện quy hoạch vùng nhấn chìm khi các văn bản luật còn nhiều vướng mắc; Những quan ngại về dự án mỏ sắt Thạch Khê cần được xem xét; Quan tâm, có các ý kiến chỉ đạo về những vấn đề liên quan đến Dự án Formosa để tỉnh chủ động trong thực hiện.Toàn cảnh buổi làm việcPhát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, biển đảo của Hà Tĩnh.Thứ trưởng nhấn mạnh, Hà Tĩnh cần có những giải pháp hài hòa thực hiện các mục tiêu, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường; quan tâm, góp ý hoàn thiện các thiết chế, văn bản tổng kết, dự thảo nghị định, luật, đề án… của ngành TN&MT từ thực tiễn của địa phương; tiếp tục quan tâm, đầu tư kinh phí tương xứng cho ngành.Thứ trưởng Trần Quý Kiên cũng đề cập đến hệ thống quan trắc môi trường. Theo đó, Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục theo dõi, vận hành, đề nghị địa phương phối hợp tốt để thực hiện.Đối với đề xuất của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Dự án mỏ sắt Thạch Khê, Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định: Bộ sẽ thực hiện nghiêm túc đánh giá tổng thể ảnh hưởng của dự án về vấn đề môi trường để báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị; đề nghị địa phương hợp tác chặt chẽ để kết quả đánh giá đảm bảo chất lượng, trung thực nhất.Theo Monre
Dân Việt
Quảng Ninh đã làm được những gì để các địa phương học hỏi ?
Tại hội nghị trực tuyến với các địa phương trong ngày 29.12.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh thời gian qua có nhiều sáng tạo trong huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Thủ tướng đề nghị các địa phương trong cả nước cần phải học tập cách làm của tỉnh Quảng Ninh…
[ "Kinh tế" ]
"2018-01-01T11:44:00"
Nơi không chỉ có thanNăm 2017, mặc dù công nghiệp khai khoáng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, lượng than tồn kho lớn, sản lượng khai thác than giảm nên chỉ số phát triển của ngành khai khoáng tăng trưởng âm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp - xây dựng, song lĩnh vực xây dựng và đặc biệt khu vực dịch vụ của Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao đã góp phần bù đắp sự giảm sút của công nghiệp khai khoáng, bảo đảm duy trì tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao và ổn định.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long (đứng giữa) chào đón các vị khách quốc tế đến "xông đất" Hạ Long trong ngày 1.1.2018. (Ảnh: Nguyễn Quý)Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, sản xuất than đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh (đóng góp 46,9% tổng thu ngân sách nội địa, chiếm 18,5% GRDP). Tuy nhiên, năm 2017 ngành than gặp nhiều khó khăn: Sản lượng than sạch giảm 0,9% cùng kỳ; lượng than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện chạy than giảm mạnh (4 triệu tấn) do ngành điện ưu tiên huy động các nhà máy thủy điện để khai thác tối đa nguồn nước; than cung cấp cho xi măng giảm 18,2%; giá thành than tăng cao (do thuế, phí, khai thác xuống sâu, tăng hệ số bóc đất, tăng cung độ vận chuyển...).Không những vậy, xuất khẩu than cám vào thị trường Trung Quốc gặp rào cản về mặt kỹ thuật; chủ trương của Chính phủ cho phép các đơn vị ngoài TKV, Tổng công ty Đông Bắc được phép cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện; lượng than sạch tồn kho lớn (trên 10 triệu tấn)...Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực (GRDP) của Quảng Ninh đạt 10,2%, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) ước đạt 122.576 tỷ đồng, tăng 10,8%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.528USD/người/năm, tăng 11,8% (năm 2016: 4.050USD).Các kỹ sư đang thực hiện giám sát kỹ thuật tại gói thầu xây dựng nhà ga, Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn. (Ảnh: Nguyễn Quý)Tổng số khách du lịch ước đạt 9 triệu 872 nghìn lượt, tăng 18% cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,28 triệu lượt, tăng 23%. Tổng doanh thu ngành du lịch đạt 17.885 tỷ đồng, tăng 30% cùng kỳ.Để có được những con số ấn tượng này, theo ông Nguyễn Văn Thành, là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành, khu vực, trong đó nổi bật nhất là khu vực dịch vụ. Năm 2017 là năm Quảng Ninh đã thực sự phát huy được lợi thế từ du lịch. Hoạt động du lịch có bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, môi trường kinh doanh du lịch được cải thiện; mở rộng thị trường, quảng bá xúc tiến, truyền thông du lịch hướng đến tính chuyên nghiệp. Nhiều dự án đầu tư về du lịch đã đưa vào khai thác, tạo dấu ấn đặc sắc, tăng sức hấp dẫn, lưu giữ du khách dài ngày hơn.Xây dựng "Nơi cần đến và đáng sống"Nếu đến Quảng Ninh vào thời điểm hiện tại, dễ nhận thấy nơi đây đang ngổn ngang với những đại công trường. Hàng loạt dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu kinh tế, chỉnh trang đô thị đã và đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Cẩm Hải - Vân Đồn, Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương, Cảng hàng không Vân Đồn, Dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với Khu công nghiệp - Nam Tiền Phong; Nút giao thông Loong Toòng…Chưa dừng lại, một số công trình, dự án trọng điểm như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, đường trục chính từ Cảng hàng không đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, Cảng khách Hòn Gai... đang chuẩn bị thủ tục đầu tư.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát việc xây dựng các công trình quan trọng tại Vân Đồn. (Ảnh: Minh Cương)Hàng loạt công trình nghìn tỷ đã và đang được xây dựng ở Quảng Ninh, góp phần đưa đất mỏ thành "Nơi cần đến và đáng sống" - thương hiệu mà địa phương này đang phấn đấu xây dựng.Cũng trong năm 2017, Quảng Ninh đã dồn sức tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Mọi chu trình đã được tiến hành khẩn trương và thận trọng, từ lấy ý kiến của cử tri, ý kiến của HĐND cấp xã, cấp huyện Vân Đồn, đến trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và báo cáo Hội đồng thẩm định Trung ương.Đồng thời, Quảng Ninh đã tích cực, chủ động tham gia cùng Bộ, ngành T.Ư xây dựng dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ngày 10.10.2017 Chính phủ đã có Tờ trình 411/TTr-CP trình Quốc hội xem xét dự án Luật.Phối cảnh dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.“Khi Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn được Quốc hội thông qua, sẽ góp phần tạo động lực, mô hình mới, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh trong những năm tiếp theo” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành khẳng định.Tỉnh Quảng Ninh đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong năm mới 2018. Đó là tiếp tục kế thừa những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được; hiệu ứng tích cực của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn sau khi được Quốc hội thông qua; cùng với các quy hoạch chiến lược, các dự án động lực sẽ phát huy mạnh mẽ; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; cùng với sự tích cực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân sẽ tạo ra thế và lực mới, những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.Nguyễn Quý
Đấu Thầu
Điểm tin kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu lớn ngày 03/01
Trong ngày 03/01/2018, trên phạm vi cả nước có 220 kế hoạch lựa chọn nhà thầu được công khai theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong đó có nhiều gói thầu dự kiến triển khai lựa chọn nhà thầu trong quý I, II/2018.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-05T01:00:00"
Ảnh InternetUBND TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu số 01 Xây lắp và thiết bị công trình di chuyển đường dây 110Kv vị trí cột điện số 02, 03 E5.5 nhánh rẽ Cẩm Phả; vị trí cột 55, 56 E5.1 T500 Quảng Ninh - Mông Dương để giải phóng mặt bằng thi công công trình đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn thuộc Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT trên địa bàn TP. Cẩm Phả, với giá gói thầu là 12.775.369.000 đồng.Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu thuộc Dự án Trạm radar sơ cấp, thứ cấp Nội Bài. Cụ thể: Gói thầu số 15 Xây dựng tháp radar và các hạng mục phụ trợ, với giá gói thầu là 30.425.841.345 đồng; Gói thầu số 10 Cung cấp và lắp đặt hệ thống radar, với giá gói thầu là 137.108.398.500 đồng; Gói thầu số 17 Cung cấp thiết bị trung thế, thiết bị điện, giám sát điều khiển, với giá gói thầu là 7.826.442.470 đồng; Gói thầu số 18 Cung cấp, lắp đặt hệ thống đường truyền, với giá gói thầu là 6.139.407.685 đồng; Gói thầu số 19 Cung cấp, lắp đặt hệ thống PCCC, với giá gói thầu là 3.101.870.407 đồng.Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình thuộc Dự án Xây dựng Trụ sở làm việc NHCSXH tỉnh Phú Yên và cơ sở đào tạo kết hợp khu nhà nghỉ cán bộ NHCSXH khu vực miền Trung - Tây Nguyên, với giá gói thầu là 1.173.118.000 đồng. Tổng mức đầu tư của Dự án là 60.000.000.000 đồng.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Xây dựng cầu tàu, tháo dỡ trụ neo, củng cố kè bờ kết hợp cầu tàu hiện có, cải tạo hệ thống neo đậu tránh trú bão; nạo vét luồng tàu, khu quay tàu, khu neo đậu tàu tránh trú bão; lắp đặt hệ thống phao tín hiệu; xây dựng đê chắn sóng; xây dựng nhà tiếp nhận thủy sản và mua sắm thiết bị phục vụ cảng cá, với giá gói thầu là 277.414.497.000 đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng cá Trân Châu tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng. Tổng mức đầu tư của Dự án là 297.324.000.000 đồng.Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu thuộc Dự án Đấu nối 110kV sau TBA 220kV Phong Điền. Cụ thể: Gói thầu CPC-ĐN110-220P.Điền-G01 Cung cấp dây dẫn, cáp quang, cách điện và phụ kiện, với giá gói thầu là 4.233.063.211 đồng; Gói thầu CPC-ĐN110-220P.Điền-G02 Cung cấp cột thép, với giá gói thầu là 7.394.262.388 đồng; Gói thầu CPC-ĐN110-220P.Điền-W01 Thi công xây dựng và thí nghiệm hiệu chỉnh công trình đấu nối 110kV sau TBA 220kV Phong Điền, với giá gói thầu là 10.585.603.309 đồng. Tổng mức đầu tư của Dự án là 40.432.000.000 đồng.
Thanh Tra
Không có chuyện “ém” hồ sơ sai phạm
Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc Nguyễn Anh Đức tại buổi họp báo liên quan tới tình hình quản lý đất đai, xây dựng tại xã Long Thượng mà Báo Thanh tra đã phản ánh trong thời gian qua.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-17T00:38:00"
PV Báo Thanh tra đặt câu hỏi tới đại diện UBND huyện Cần Giuộc tại buổi họp báo. Ảnh: CTXử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạmChiều 15/5/2017, UBND huyện Cần Giuộc đã tổ chức họp báo để thông tin các vấn đề liên quan về tình hình quản lý đất đai, xây dựng tại xã Long Thượng mà Báo Thanh tra đã phản ánh trong thời gian qua.Buổi họp báo do ông Nguyễn Anh Đức- Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc chủ trì với sự tham dự của đại diện Thường trực HĐND huyện và Thường trực Huyện ủy cùng nhiều phòng, ban chuyên môn của huyện Cần Giuộc.Mở đầu buổi họp báo, ông Nguyễn Anh Đức gửi lời cảm ơn đến Báo Thanh tra đã quan tâm, đưa tin về công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn xã Long Thượng, giúp địa phương rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý.ông Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc trao đổi thông tin với báo chí. Ảnh: CTTại buổi làm việc, ông Đức cho biết, sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Kết luận kiểm tra, UBND huyện Cần Giuộc đã ban hành quyết định về việc thành lập Đoàn Kiểm tra việc thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giuộc, Sở TN&MT tỉnh Long An về công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn xã Long Thượng.Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Đoàn Kiểm tra, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập Hội đồng Kỷ luật để xem xét kỷ luật ông Tạ Văn Ngon - Bí thư Đảng ủy xã Long Thượng, ông Huỳnh Quốc Thắng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Thượng. Ngoài ra, UBND huyện Cần Giuộc cũng đã tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể Phòng TN&MT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng.Căn cứ chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, kịp thời chấn chỉnh, phân rõ trách nhiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị… Đến nay, tình hình xây dựng, đất đai trên địa bàn huyện, xã Long Thượng cơ bản đảm bảo đi vào nề nếp, đúng quy định.Ông Đức cho biết thêm, "Hiện nay, UBND huyện đang tăng cường quản lý, xử lý các trường hợp đấu nối trái phép; đang củng cố hồ sơ cưỡng chế phá dỡ các trường hợp đấu nối đường nhánh với đường chính không phù hợp với quy hoạch giao thông, không đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, lập biên bản vi phạm trước ngày 25/5.Từ đầu năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 23 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng với số tiền gần 470 triệu đồng. Huyện đã thành lập Đoàn Công tác đến hỗ trợ xã Long Thượng củng cố công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng. Đến nay, Đoàn Công tác cùng UBND xã Long Thượng đang củng cố hồ sơ, chuẩn bị tổ chức cưỡng chế điểm với dự kiến 4 trường hợp vi phạm tại xã Long Thượng".Ông Đức cho biết, thời gian tới sẽ tổ chức cưỡng chế điểm với dự kiến 4 trường hợp vi phạm tại xã Long Thượng. Ảnh: CTÔng Đức nhấn mạnh, trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng theo hướng “tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai và xây dựng công trình trái phép đều phải xử lý nghiêm. Sau khi xử lý nếu việc tiếp tục sử dụng đất và công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan thì yêu cầu thực hiện đầy đủ thủ tục để tồn tại. Trường hợp không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất thì kiên quyết xử lý buộc tháo dỡ hoặc khôi phục lại hiện trạng như ban đầu".Chưa công khai kết luận với báo chíTại buổi họp báo, ông Nguyễn Anh Đức Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộckhẳng định không có chuyện UBND huyện “ém” thông tin sai phạm như báo chí đưa tin. Tuy nhiên, những yêu cầu về việc cung cấp Kết luận kiểm tra của Sở TN&MT và việc báo cáo việc thực hiện Kết luận kiểm tra mà PV Báo Thanh tra đề nghị tại nhiều buổi làm việc trước đó chưa được ông Đức công bố, cung cấp tại buổi họp báo.Trước thực trạng hàng trăm căn nhà đã được xây dựng và bán cho người dân không đảm bảo về cơ sở hạ tầng, không có hệ thống thoát nước, các vấn đề về môi trường và không đảm bảo phòng cháy chữa cháy thì sẽ xử lý thế nào? Liệu người dân có bị "đẩy ra đường" khi những công trình sai phạm bị cưỡng chế?Ông Đức cho biết, hiện cơ quan chức năng đang khảo sát, xử lý hạ tầng, đối với những nơi đã có người dân vào ở sẽ có báo cáo, hướng xử lý cụ thể. Vấn đề về môi trường sống đang làm ông Đức và nhiều đơn vị chuyên môn "đau đầu"... Đồng thời, ông Đức sẽ yêu cầu chủ đầu tư phối hợp xử lý hạ tầng và các vấn đề liên quan để đảm bảo môi trường sống cho người dân tại nhiều khu nhà ở xã Long Thượng.PV Báo Thanh tra đặt một số câu hỏi tại buổi họp báo. Ảnh: CTTại buổi làm việc, PV Báo Thanh tra đã đặt ra một số vấn đề: Thứ nhất, đề nghị cung cấp Kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về những sai phạm xảy ra tại xã Long Thượng; thứ hai, trước khi Sở TN&MT thành lập Đoàn Kiểm tra về việc quản lý, sử dụng đất tại xã Long Thượng thì UBND huyện có chỉ đạo cho Thanh tra huyện thành lập Đoàn Thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại xã Long Thượng không? Việc Sở TN&MT ban hành Kết luận kiểm tra có được coi như một Kết luận thanh tra?Ngoài ra, PV Báo Thanh tra cũng đề nghị được cung cấp hồ sơ về chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đối với 30 điểm phân lô của 1 tổ chức và 12 cá nhân mà Kết luận kiểm tra của Sở TN&MT đã nêu. Đồng thời, đề nghị làm rõ có không vấn đề “ưu ái” giải quyết nhanh những hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đối với 30 điểm phân lô như hồ sơ chuyển mục đích, tách thửa của các ông Nguyễn Thanh Trường (3 điểm), ông Vũ Văn Trang (4 điểm), ông Đoàn Trang Hữu Duy (2 điểm), ông Nguyễn Thanh Tân (4 điểm), ông Trần Anh Linh (4 điểm), ông Nguyễn Tấn Được (2 điểm), ông Vũ Anh Chiến (3 điểm)… mà trong Kết luận kiểm tra của Sở TN&MT không đề cập tới.Trả lời về những vấn đề mà Báo Thanh tra nêu, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết sẽ kiểm tra và thông tin lại sau.Liệu sau trường hợp ở xã Long Thượng thì có trường hợp thứ 2, thứ 3 tương tự như vậy không? Ảnh: CTTheo điều tra của PV Báo Thanh tra, vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, xây dựng xảy ra tại xã Long Thượng thời gian vừa qua không phải là mới, trước đó trên địa bàn huyện Cần Giuộc cũng đã xảy ra trường hợp tương tự và để lại hậu quả rất lớn về mặt quản lý Nhà nước, quy hoạch cũng như môi trường.Điều mà dư luận đang quan tâm hiện nay là UBND huyện Cần Giuộc sẽ rút ra được kinh nghiệm gì trong quản lý Nhà nước từ vụ việc xảy ra ở xã Long Thượng? Không thể cứ quanh năm, suốt tháng chạy theo các “đầu nậu” để xử lý hậu quả được. Liệu sau trường hợp ở xã Long Thượng thì có trường hợp thứ 2, thứ 3 tương tự như vậy không? Trách nhiệm của người đứng đầu sẽ như thế nào? Có tự nhận trách nhiệm trước người dân, trước dư luận? Hay cũng chỉ đưa một vài cán bộ cấp xã ra để kỷ luật?Đây cũng là những câu hỏi mà PV Báo Thanh tra đã đặt ra trong buổi họp báo đối với ông Nguyễn Anh Đức Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc phụ trách mảng địa chính, xây dựng và các ông là đại diện của Thường trực HDND huyện, Thường trực Huyện ủy.Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.Chu Tuấn
Pháp Luật VN
'Ép' dân chọn phương án xử lý diện tích đất lưu không': UBND tỉnh Phú Thọ cần vào cuộc
Việc UBND TP Việt Trì (Phú Thọ) liên tục thay đổi phương án chỉnh trang đô thị đường Hùng Vương đoạn A9-A11 phường Nông Trang khi chưa hề có ý kiến của các sở, ngành chức năng khiến các hộ dân nơi đây “sấp ngửa” và cho rằng, Thành ủy và UBND TP Việt Trì đang cố tình “ép” người dân, chứ chưa hề lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ…
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-15T03:52:00"
Chưa lắng nghe ý kiến người dânNhư Báo PLVN thời gian qua đã phản ánh về nguyện vọng của tập thể người dân tổ 15C khu 2B phường Nông Trang, TP Việt Trì về việc các hộ sử dụng diện tích lưu không trước cửa nhà gần 30 năm, không ảnh hưởng đến hành lang giao thông hay đến điều chỉnh quy hoạch chung TP Việt Trì đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015. Tuy nhiên, nguyện vọng của hàng chục hộ dân tại băng 1 đường Hùng Vương về việc được hợp thức hóa diện tích đất này theo quy định của Nhà nước đã không được xem xét một cách thỏa đáng.Ông Bùi Sơn Thủy – Giám đốc Sở Xây dựng, trả lời báo chí ngày 17/4/2017: Liên quan đến phản ánh của người dân phường Nông Trang về việc quy hoạch bãi đỗ xe, hay vườn hoa cây xanh và đèn chiếu sáng…, theo quy định, nếu là quy hoạch tỷ lệ 1/2000, thì phải được Sở Xây dựng thẩm định và quy hoạch tỷ lệ 1/500 phải có ý kiến của Sở Xây dựng. Tuy nhiên, đến nay Sở Xây dựng chưa nhận được văn bản nào của UBND TP Việc Trì về việc lấy ý kiến của Sở Xây dựng.Năm 1985, hàng chục hộ dân nói trên đều có biên bản và quyết định giao đất của UBND TP Việt Trì. Tuy nhiên, do vướng đường điện của Nhà máy liên hợp Dệt Vĩnh Phú, các hộ dân phải xây dựng cách đường điện 6m. Năm 1994, đường điện được di chuyển và từ đó đến nay, các hộ dân đã sử dụng diện tích lưu không này và hầu hết các hộ đã xây dựng cửa hàng, quán bán hàng mà không bị xử lý.Vào tháng 7, 8/2016, UBND phường Nông Trang đã đưa ra hai phương án để xử lý phần diện tích đất này để lấy ý kiến nhân dân: Phương án 1: hợp thức phần diện tích phía trước và nộp tiền sử dụng đất theo quy định, phần còn lại làm vỉa hè có độ rộng khoảng 8-10m; Phương án 2: Không hợp thức, giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn bộ để làm giao thông tĩnh.Các hộ dân đã có đơn gửi Thành ủy, UBND TP Việt Trì, Đảng ủy và UBND phường Nông Trang đề nghị thực hiện phương án 2, tức là xem xét hợp thức hóa cho người dân theo quy định của pháp luật.Ông Lê Sỹ Hồng – Phó Chủ tịch UBND TP Việt Trì: Thực hiện “Năm trật tự, văn minh đô thị 2017”, tất cả các hộ có mái che, mái vẩy, làm quán lấn chiếm vỉa hè lòng đường phải tháo dỡ. Đất lưu không này tồn tại từ rất lâu. Trong quá trình làm, tư vấn thiết kế đưa ra nhiều phương án. Trước khi phê duyệt phải xin ý kiến nhân dân, cộng đồng, các sở ban ngành liên quan, sau đó UBND thành phố mới phê duyệt. Trước khi phê duyệt phải xin ý kiến của Sở Xây dựng và các ngành đảm bảo đúng theo Luật quy hoạch đô thị.Sau đó, UBND phường Nông Trang và UBND TP Việt Trì đã có văn bản trả lời các hộ dân rằng: sau khi tổng hợp, báo cáo Thành ủy, UBND TP Việt Trì thì “đề nghị của các hộ dân không được chấp nhận”.Chính vì vậy, ngày 10/1 và ngày 23/2/2017, UBND phường Nông Trang đã có Thông báo tháo dỡ, GPMB…thực hiện chỉnh trang đô thị, thời gian từ 13/2 đến ngày 6/3/2017.Tuy nhiên, việc cưỡng chế này đã phải dừng lại do sự phản ứng của người dân. Ngay tại buổi đối thoại với người dân hôm đó, ông Lê Hồng Vân – Chủ tịch UBND TP Việt Trì cho rằng, UBND phường Nông Trang dừng cưỡng chế để có thời gian thảo luận các ngành, họp dân và nếu hợp thức phải báo cáo tỉnh.Mặc dù sau đó chưa lấy ý kiến các sở, ngành theo quy định nhưng ngày 13/4/2017 UBND phường Nông Trang đã niêm yết công khai lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về Dự án chỉnh trang đô thị đường Hùng Vương đoạn A9-A11 làm bãi đỗ xe, thời gian lấy ý kiến đến 13/5/2017.Khi người dân có đơn phản đối, UBND TP Việt Trì đã có thông báo “không làm bãi đỗ xe” và chuyển sang trồng cây xanh và làm đèn trang trí. Tuy nhiên, người dân tiếp tục đề nghị được hợp thức diện tích đất này theo quy định…UBND tỉnh Phú Thọ cần vào cuộcCác hộ dân cho rằng, UBND TP Việt Trì cần xem xét để cấp sổ đỏ cho các hộ phần đất đã sử dụng ổn định từ trước năm 1993, không tranh chấp và phù hợp với quy hoạch chung theo Điều 20, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ (trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất, việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch, nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch).“Đối chiếu với các quy định nêu trên các hộ chúng tôi đủ điều kiện để được cấp Sổ đỏ, vừa có lợi cho Nhà nước, vừa có lợi cho người sử dụng đất, vừa đúng với các quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người dân...”- bà Nguyễn Thị Kỳ Tổ trưởng Tổ 15C, khu 2B cho biết.Thiết nghĩ, UBND tỉnh Phú Thọ cần vào cuộc xem xét nguyện vọng trên đây của các hộ dân.Đặng Vũ
Pháp Luật VN
Con 'ma' có tên 'cận huyết' ở làng Kon K'riêng
Làng Kon K'riêng (xã Kon Pne, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai) nằm cách trung tâm xã 5 cây số đường rừng. Nơi đây vẫn tồn tại tục tắm bùn để đuổi 'ma rừng' và hủ tục hôn nhân cận huyết khiến nhiều cặp trai gái là anh em con cô cậu trở thành vợ chồng…
[ "Văn hóa" ]
"2018-02-05T04:14:00"
Làng Kon K’riêng vẫn tồn tại lễ X’trăng (đâm trâu)Tắm bùn để đuổi “ma rừng”Theo già làng A Khi, từ bao đời nay, làng Kon K’riêng vẫn tồn tại lễ X’trăng (đâm trâu) cúng Yàng Sơri (thần Lúa), Yàng Đắk (thần Nước), Yàng Kông (thần Núi), cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhiều sức khỏe. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người làng. Trong dịp lễ này, người dân trong làng phải ra suối tắm để thần Nước làm phép, thần sẽ đem lại may mắn cho từng người.“Trước khi nhảy xuống suối tắm, mình phải múc bùn dưới ruộng lúa và phân trâu đổ vào ổ con trâu thường nằm để tắm, bôi lên người. Mình phải làm con ma rừng, ma rừng bẩn lắm, nên xuống suối tắm để thần suối tẩy cái bẩn đi, con ma rừng sẽ ra khỏi người, cả năm mình sẽ khỏe mạnh”, già A Khi cho biết.Trong lễ X’trăng, già làng sẽ yêu cầu những người trong làng dắt con trâu trước đó đã nuôi béo tốt mang ra trước sân nhà rông để mổ lấy gan dâng lên. Mỗi năm tổ chức một lần nên việc làm lễ dâng gan cho thần được chuẩn bị chu đáo, con vật dùng để mổ phải là con đực, toàn thân phải đen trùi trũi. Nếu mổ gà thì gà phải to, nhưng riêng thần Lúa thì mổ gà con, vì bà con cho rằng thần thích ăn gan gà con.Con trâu đang được cột dưới gốc Gong (cây tre chôn xuống đất), bên cạnh là ống lồ ô đựng rượu, một cái tô để đựng gan. “Trâu dâng thần không quá già, quá non. Sừng trâu không dài quá hai gang tay. Lúc dâng gan trâu thì còn kèm theo gan gà, gan heo nữa”, ông Đinh Ka - Trưởng làng Kon K’riêng cho biết.Sau khi đâm trâu lấy gan xong, già làng sẽ làm lễ mời các vị thần theo cây Gong xuống hưởng lễ. Cây Gong được các nghệ nhân Bana làm rất khéo, trên đỉnh có nhiều vòng tròn, trong mỗi vòng tròn đều có dây thả thòng xuống đất, nếu thần nào không men theo thân cây xuống thì nắm dây tuột xuống.Sau đó, bên bếp lửa bập bùng, những chàng trai cô gái Bana ở tuổi đôi mươi khoác mặc trang phục truyền thống đủ màu sắc. Họ nắm tay ca hát suốt đêm, tiếng cồng chiêng ngân vang trong tiếng reo hò. Lúc này, trong nhà rông lớn, đàn ông, phụ nữ tuổi trung niên trở lên sẽ ngồi uống rượu cần, thưởng thức thịt trâu, thịt gà nướng.“Người làng chúng tôi rất mến khách, nên trong các lễ hội nếu có khách đến, chủ nhà mời khách thức ăn và rượu thì phải nếm trước để cho khách biết trong đồ ăn, thức uống không có độc. Ở đây, từ đứa trẻ đến thiếu nữ, người lớn tuổi, tất cả đều có thể uống rượu được”, ông Đinh Ka cho biết.Hy vọng con chữ sẽ giúp những đứa trẻ nơi đây thay đổi nhận thức về hôn nhân cận huyết Hủ tục hôn nhân cận huyếtỞ đây, chúng tôi được người dân kể rất nhiều câu chuyện vợ chồng có quan hệ cận huyết. Nhiều cặp mới cưới nhau, nhiều cặp đã bước sang tuổi ông, tuổi bà. Trước giờ ở đây con của anh, em trai không được lấy nhau. Con của chị, em gái cũng thế. Nhưng con của anh, em trai thì được lấy được con của chị, em gái và ngược lại.“Ở đây, con của hai anh em trai và con của chị em gái thì không được lấy nhau. Nhưng con của anh em trai với chị em gái và ngược lại thì có thể lấy nhau. Đó là tập tục đã có từ lâu, bây giờ già muốn bỏ lắm, nhưng người làng không chịu. Như cặp vợ chồng trẻ Đinh Ka và Đinh H’Lét, mẹ Đinh H’Lét là chị gái của bố Đinh Ka, hai đứa mới lấy nhau và vừa có đứa con đầu lòng”, già làng A Khi cho biết.“Trai làng cũng biết lấy vợ trong làng, có họ hàng là không tốt, cán bộ xã nói nhiều rồi. Nhưng phải đến làng khác, xa lắm mới lấy được vợ. Trai làng khác cũng không thích mình đưa con gái đẹp trong làng họ đi xa đâu”, Đinh Nai (20 tuổi) cho biết.Ông Trương Văn Tư - Bí thư Đảng ủy xã Kon Pne thở dài khi trò chuyện với chúng tôi về hủ tục kết hôn cận huyết trên địa bàn.“Hôn nhân cận huyết là một trong những hình thức của tục nối dây đã có ở làng Kon K’riêng từ thời xửa thời xưa. Đến ngày nay, bà con không hiểu biết về khoa học nên cứ mãi đắm chìm trong cơn mê đằng đẵng của hủ tục”, ông Tư nói.Ông Tư kể, ngày trước, để thực hiện tập tục hôn nhân cận huyết, cha mẹ thường ép con cái lấy con cô con cậu làm vợ làm chồng. Nhiều người lớn cũng bị cha mẹ ép kết hôn theo hình thức này bởi vì việc dựng vợ gả chồng cho thế hệ sau ngày đó chỉ vì vật chất, không phải vì tình yêu.Hiện nay, việc kết hôn theo hình thức này hầu hết không phải do cha mẹ ép buộc nữa mà do sự tự nguyện của đôi trẻ. Mà đôi trẻ đã yêu nhau thì dù cha mẹ không muốn cũng không tài nào ngăn cản.Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở làng Kon K’riêng xảy ra hôn nhân cận huyết không chỉ là phong tục lạc hậu mà còn do môi trường sống ở nơi hẻo lánh, biệt lập; do quan hệ đời sống anh em gần gũi nhau trong công việc, sinh hoạt và xuất phát từ một tổ tiên chung nên thường kết hôn gần. Việc này do trình độ, hiểu biết của người dân còn thấp.Do vậy, hướng giải quyết trước mắt là ngành chức năng cùng chính quyền đia phương phải chú trọng phát triển kinh tế, đời sống, nâng cao trình độ, nhận thức, phổ biến kiến thức cho người dân. Ngoài ra, cần phải điều tra, nghiên cứu cụ thể về các cuộc hôn nhân cận huyết để có phương pháp giải quyết và công bố rộng rãi kết quả cho người dân biết.Thắng Mỹ
Tin Tức TTXVN
Tháo điểm nghẽn về BOT giao thông - Bài 4: Kinh nghiệm từ Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương thành công trong thu hút đầu tư các dự án công trình giao thông theo hình thức BOT.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2017-12-16T02:52:00"
Với sự nỗ lực, quyết tâm và sáng tạo, tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao nhiệm vụ xây dựng đường cao tốc và Cảng hàng không. Đến nay, tổng số vốn xã hội hóa đầu tư công trình giao thông trên địa bàn đạt trên 30.000 tỷ đồng; trong đó có 4 dự án BOT giao thông đường bộ.Hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộQuảng Ninh đang kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn theo hình thức BOT như dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, dự án Cảng khách quốc tế Hòn Gai… nhằm nâng tổng số vốn xã hội hóa công trình giao thông trên địa bàn lên khoảng 60.000 tỷ đồng.Ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh nhận xét: Phương thức đầu tư dự án BOT giao thông là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài.Sau hơn 5 năm triển khai, đầu tư dự án BOT giao thông ở tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu thu được những kết quả khả quan, đáp ứng quy hoạch giao thông đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hệ thống cầu, đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn. Điển hình, dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (thuộc tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long), khi hoàn thành sẽ tạo thành tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.Trạm thu phí Đại Yên tại km97+050 trên Quốc lộ 18.Cụ thể, dự án góp phần giảm thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Ninh còn khoảng 1 giờ 45 phút (hiện tại đi qua Quốc lộ 18 - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 5 sẽ mất khoảng 3 giờ 45 phút), giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và thời gian đi lại của nhân dân, doanh nghiệp. Đồng thời góp phần thúc đẩy kết nối giao thương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như kết nối giao thương với quốc tế thông qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái.Đầu tư giao thông theo hình thức BOT đã góp phần giảm áp lực về nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho ngân sách Nhà nước do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa của nhân dân và doanh nghiệp.Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh cho hay: Đối với các công trình giao thông đang đầu tư theo hình thức BOT ở Quảng Ninh với tổng nguồn vốn thu hút trên 30.000 tỷ đồng, nếu sử dụng vốn đầu tư ngân sách của địa phương và Trung ương thì phải mất ít nhất 10 năm mới có thể đầu tư hoàn thành đồng bộ các công trình này.Đồng thời, nguồn ngân sách Nhà nước cũng không phải thực hiện duy tu, bảo dưỡng cho các công trình trong suốt thời gian thực khai thác của dự án theo hợp đồng. Ước tính, chỉ với 3 dự án đang triển khai thì tổng số tiền duy tu, bảo dưỡng trong quá trình khai thác khoảng 12.000 tỷ đồng.Theo ông Bùi Hồng Minh, việc triển khai đầu tư các dự án giao thông trọng điểm theo hình thức BOT và các dự án sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Khi các dự án giao thông hoàn thành Quảng Ninh sẽ cơ bản đồng bộ về kết cấu hạ tầng; trong đó có tuyến đường cao tốc, Cảng hàng không, Quốc lộ 18..., giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Quảng Ninh.Việc đầu tư hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm sẽ góp phần tạo ra nhiều phương thức giao thông trên địa bàn, giảm thời gian di chuyển để phát huy các thế mạnh tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh như: phát huy thế mạnh về du lịch với vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, du lịch tâm linh Yên Tử, Cái Bầu, Cửa Ông, hay phát huy thế mạnh của các cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Hoành Mô, Động Trung… trong phát triển kinh tế - xã hội.Nắm tâm tư, gỡ vướng mắcCông ty cổ phần BOT Đại Dương là doanh nghiệp thực hiện “Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí – Hạ Long theo hình thức BOT”, có chiều dài 30,1 km, vị trí đặt Trạm thu phí Đại Yên (thành phố Hạ Long) tại Km97+050/QL18 với tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Dự án trên đã được nghiệm thu hoàn thành và chuyển sang giai đoạn quản lý khai thác từ tháng 10/2014.Phó Giám đốc Công ty cổ phần BOT Đại Dương, Nguyễn Văn Duật cho biết, mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại dự án này được áp dụng theo quy định tại Thông tư 44/TT-BTC ngày 15/4/2014 của Bộ Tài chính và chưa điều chỉnh tăng lần nào.Theo ông Duật, giá vé sử dụng dịch vụ đường bộ qua Trạm thu phí Đại Yên hiện nay đang ở nhóm giá vé thấp nhất so với các dự án có tuyến đường đầu tư tương đồng.Tuy nhiên, tháng 9/2017, Công ty cổ phần BOT Đại Dương nhận được một số kiến nghị của một số người dân tại phường Đại Yên về việc miễn giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ.Kiến nghị này nhanh chóng được nhà đầu tư và chính quyền địa phương tiếp thu và trình với Bộ Giao thông Vận tải và được Bộ này chấp thuận. Theo đó, từ 0 giờ, ngày 1/11/2017, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận giảm 100% giá sử dụng dịch vụ đường bộ cho một số phương tiện của người dân có hộ khẩu thường trú tại hai phường Minh Thành (thị xã Quảng Yên) và phường Đại Yên (thành phố Hạ Long); giảm giá 100% cho phương tiện xe bus qua dự án và cho các xe công vụ của cơ quan nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn hai phường nêu trên.Ngoài ra, ở các thời điểm khác nhau, người dân địa phương đều có ý kiến với nhà đầu tư dự án BOT Đại Dương, như kiến nghị về việc điều chỉnh mở thêm dải phân cách giữa qua những khu vực đông dân cư, qua các khu chợ, trường học hoặc vào các khu nghĩa trang; kiến nghị bổ sung cầu vượt dân sinh, cầu đi bộ qua Quốc lộ 18 trên địa phận thành phố Uông Bí; kiến nghị về việc bổ sung hệ thống thoát nước hai bên Quốc lộ 18....Nhờ việc lắng nghe và có sự điều chỉnh hợp lý, đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân mà tình hình an ninh trật tự tại Trạm thu phí BOT Đại Yên được giữ vững, ổn định.Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Hồng Minh, tới đây Quảng Ninh sẽ đưa Trạm thu phí tại Km153 (phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả) thuộc dự án nâng cấp cải tạo tuyến Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương vào hoạt động.UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp với nhà đầu tư để làm việc với địa phương khu vực đặt trạm thu phí để giải quyết trước các kiến nghị của nhân dân trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhân dân - nhà đầu tư nhằm không phát sinh phức tạp, kiến nghị khi đưa công trình vào khai thác và thu phí hoàn vốn cho dự án.Bài 5: Đưa khu vực Tây Bắc gần hơn với Thủ đô Bài và ảnh: Văn Đức (TTXVN)
Thanh Niên
Trạm BOT quốc lộ 18 miễn, giảm phí cho người dân
Người dân thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh sẽ được chủ đầu tư miễn giảm phí khi qua trạm BOT quốc lộ 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-17T12:21:14"
Dự án BOT Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đã cơ bản hoàn thành - Ảnh Lã Nghĩa HiếuNgày 17.1, thông tin từ Công ty CP BOT Biên Cương, chủ đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương (Quảng Ninh), cho biết đã thống nhất phương án miễn giảm phí qua trạm cho người dân trên địa bàn.Theo đó, người dân có hộ khẩu tại 7 phường: Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả); xe buýt chạy tuyến cố định qua trạm; xe ô tô của cơ quan nhà nước có trụ sở làm việc tại thành phố Cẩm Phả, sẽ được miễn phí 100%.Công ty CP Biên Cương cũng sẽ giảm 70% phí qua trạm, tương ứng với 10.000 đồng/lượt cho người dân của 9 xã, phường còn lại trên địa bàn Cẩm Phả là Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Mông Dương, Cẩm Hải, Cộng Hòa và Dương Huy.Theo ghi nhận của PV, nhiều chủ phương tiện trên địa bàn thành phố Cẩm Phả tỏ ra đồng tình về mức miễn giảm trên. Anh Nguyễn Văn Duy, ở P.Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, cho biết: "Quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương được đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện hơn trước rất nhiều. Mức thu như vậy theo tôi là hợp lý".Ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả, cho biết trong tháng 1.2018, UBND thành phố Cẩm Phả sẽ phối hợp với chủ đầu tư thống kê các phương tiện thuộc diện ưu tiên kể trên.Như vậy, trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ có 5 tuyến đường có trạm thu phí BOT hoạt động, khiến mật độ các trạm thu phí BOT tại địa phương này trở nên dày đặc.Lã Nghĩa Hiếu
Chính Phủ
Tiền thưởng cho U23 Việt Nam: Sẽ thông tin chính thức
Trả lời phóng viên vấn đề liên quan đến tiền thưởng mà các đơn vị, doanh nghiệp đã công bố thưởng cho Đội tuyển bóng đá U23, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói kết quả đạt được của Đội tuyển là niềm tự hào của chúng ta, chúng ta phải làm có trách nhiệm.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2018-02-03T02:17:00"
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP tại cuộc họp báo chiều 2/2. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018 tổ chức vào chiều tối ngày 2/2, phóng viên báo Văn Hóa có hỏi: “Vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ đã biểu dương tinh thần của Đội tuyển U23 trong thi đấu bóng đá. Ngay sau đó, một số doanh nghiệp đã hứa thưởng tiền nhưng đến nay Đội tuyển U23 nhận được chưa nhiều. Điều này dẫn đến việc người dân lo ngại đây là chiêu PR đánh bóng tên tuổi, làm giảm niềm tin trong xã hội. Xin hỏi quan điểm của Chính phủ về việc này”?Đại diện Bộ VHTT&DL tại họp báo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nói: Chúng tôi thấy rằng việc hứa thưởng hoàn toàn là việc tự nguyện và chủ động của các cá nhân và các doanh nghiệp. Việc này tùy thuộc vào khả năng kinh tế của các cá nhân, doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng không nên quá sốt ruột mà nên đợi kết quả công bố chính thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã hứa thưởng.Khi có thông tin chính thức về số tiền thưởng so với tuyên bố thực tế và việc chi trả tiền thưởng, chúng tôi sẽ có thông báo chính thức.Nói thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết vừa rồi chúng ta có một niềm vui rất lớn, niềm tự hào của bóng đá Việt Nam. Khi Thủ tướng dự Hội nghị ở Ấn Độ (Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Ấn Độ, ngày 25/1), các nguyên thủ các quốc gia đều chúc mừng Việt Nam."Chúng ta đều nhìn thấy Đội tuyển U23 khi thi đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, đội tuyển trẻ đã khiến chúng ta rơi nước mắt. Đó là tinh thần kỉ luật cao, tính đoàn kết cao mới làm được như vậy. Ngày 28/1 vừa rồi, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đưa nhiều mức tiền thưởng, đây là nguồn động viên rất lớn với các cầu thủ trẻ... Tính sơ bộ lúc đó, theo báo cáo của Bộ VHTT&DL số tiền thưởng khoảng 26 tỷ đồng, vật chất là khoảng 14 tỷ đồng. Tổng cộng khoảng hơn 40 tỷ đồng. Số tiền đã công bố đã nói là phải làm", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ VHTT&DL tiếp tục nhắc các đơn vị đã công bố tiền thưởng. Ví dụ: Trường Hải hứa tặng HLV Park Hang-seo một xe ô tô thì phải thực hiện. Nếu làm việc không đúng thời hạn, làm chậm thì phải nhắc. Ngay như các thành viên Chính phủ ai có tâm ủng hộ thì ủng hộ ngay, làm rất đàng hoàng. Bởi đây là niềm tự hào của chúng ta thì chúng ta phải làm có trách nhiệm./.Nguyễn Văn
Đại Đoàn Kết
Thêm động lực cho doanh nghiệp
Trước lo ngại về điều kiện kinh doanh, giấy phép con sau khi bãi bỏ có nguy cơ được ban hành trở lại, lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định: Sẽ không có tình trạng phát sinh giấy phép con thay thế 675 các điều kiện kinh doanh mà Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cắt bỏ.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-05T00:50:07"
Nhiều giấy phép con được bãi bỏ đã đem lại động lực cho doanh nghiệp.Kiên quyết cắt bỏDư luận thời gian qua rất đồng thuận và đánh giá cao động thái của lãnh đạo Bộ Công thương trong việc kiên quyết cắt giảm trên 50% số điều kiện kinh doanh, giấy phép con trong lĩnh vực Bộ này quản lý.Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại rằng, liệu hành động kiên quyết của Bộ trưởng Bộ Công thương nói trên có nguy cơ quay trở lại với một hình thức nào đó.Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho khẳng định: “Sẽ không có tình trạng mọc ra giấy phép con thay thế 675 các điều kiện kinh doanh mà thời gian vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cắt bỏ”.Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc bỏ hơn 50% điều kiện kinh doanh mà Bộ Công thương đang quản lý chắc chắn doanh nghiệp (DN) không phải đến để làm thủ tục tại Bộ Công thương nữa.Việc bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép con trong thời gian qua được đánh giá là đã mang lại điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của DN. “Đột phá trên thể hiện ý chí của lãnh đạo, từ Bộ trưởng đến từng đơn vị liên quan và quan điểm của Bộ Công thương là kiên quyết cắt giảm và kiên quyết cải cách hành chính” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành Công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định 08 nhằm cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công thương đề xuất, tương đương 55% trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ này quản lý.Theo Nghị định này, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm theo thuộc 8 lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành cùa Bộ Công thương.Sẽ đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp Có thể khẳng định, Bộ Công thương là một trong những Bộ tiên phong thực hiện cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, giấy phép con theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.Điều này cho thấy Chính phủ cũng như các bộ, ngành đang quyết tâm rất cao trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy DN sản xuất, phát triển, hướng tới mục tiêu năm 2020 cả nước có 1 triệu DN.Mới đây nhất, tại buổi Họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều 2-2, tinh thần này tiếp tục được khẳng định lại một lần nữa.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ coi cải cách môi trường kinh doanh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trong đó cắt giảm chi phí, giấy phép con, phiền hà sách nhiễu đối với người dân là nhiệm vụ quan trọng nhất.Cũng theo ông Dũng, ngay trong ngày 2/2, Thủ tướng cũng đã ký điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm, theo đó, tinh thần của Chính phủ là giảm với 90% sản phẩm hàng hóa phải công bố an toàn thực phẩm.“Quan điểm của Chính phủ yêu cầu phân cấp mạnh cho cơ quan quản lý địa phương, xử lý chồng chéo giữa các bộ ngành với nhau, ngay cả trong nội bộ của bộ. Thủ tướng yêu cầu loại bỏ ngay việc một chiếc kẹo chocolate phải chịu 13 giấy phép con” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.Những hành động quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong việc đưa ra những quyết định cắt giảm điều kiện kinh doanh, giấy phép con tồn tại ở các bộ, ngành, các lĩnh vực kinh tế đang thể hiện ý chí quyết tâm cao của người đứng đầu Chính phủ.Từ những hành động quyết liệt này, chắc chắn cộng đồng DN sẽ có thêm động lực, thêm một luồng sinh khí mới để từ đó nỗ lực gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng sức cạnh tranh, hào hứng khởi nghiệp.Và như vậy, giới chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu đạt mức 1 triệu DN trong vòng 3 năm nữa (đến năm 2020) hoàn toàn trong tầm tay.Nhật Minh
Một Thế Giới
Thủ tướng trả lời chất vấn về việc thanh tra Dự án bán đảo Sơn Trà
Gửi chất vấn đến Thủ tướng, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nêu rõ, bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, sinh cảnh, đa dạng sinh học quý hiếm. Chính phủ đã quyết định là khu rừng cấm từ năm 1977 với diện tích 4.000 ha; là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1992 (4.439 ha); là khu bảo tồn đa dạng sinh học (3.871 ha). Vậy vì sao năm 2014 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định Sơn Trà là rừng đặc dụng diện tích còn 2.591 ha?
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-31T22:14:00"
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về việc thanh tra Dự án bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn sinh cảnh, đa dạng sinh học quý hiếm. Chính phủ đã quyết định là khu rừng cấm từ năm 1977 với diện tích 4.000 ha; là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1992 (4.439 ha); là khu bảo tồn đa dạng sinh học (3.871 ha). Vậy vì sao sau đó (năm 2014), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định Sơn Trà là rừng đặc dụng diện tích còn 2.591 ha?“Dù tất cả các quyết định trên của Chính phủ từ năm 1977 đến nay vẫn còn hiệu lực, xin cho biết việc chuyển Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia, diện tích 4.439 ha có phù hợp với pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học hay không?”, đại biểu Nghĩa nêu câu hỏi.Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho biết nhiều cử tri Đà Nẵng, nhà khoa học, chuyên gia đang kiến nghị hủy bỏ quyết định này, xin Chính phủ cho biết quan điểm? Đồng thời xin Chính phủ cho biết việc cấp phép phát triển du lịch, bất động sản ở Sơn Trà (6.000 phòng lưu trú, gần 2.000 biệt thự) đã được thanh tra đến đâu, đã có kết luận chưa?Trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ cho biết, việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2030 căn cứ vào nhiều văn bản pháp lý chính như: Quyết định số 41 của Thủ tướng thành lập Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà với diện tích 4.000 ha; Quyết định số 6758/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng, trong đó xác định diện tích rừng đặc dụng Sơn Trà là 2.591 ha; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 - 2015) của thành phố Đà Nẵng, trong đó đã quy định đất rừng đặc dụng tại quận Sơn Trà là 2.591 ha.Đặc biệt, tai Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 9.1.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: “Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439 ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.056 ha”.Bên cạnh đó, Điều 53 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 cho phép kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng và tuân theo các quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển và Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.Như vậy, theo các văn bản pháp luật trên, diện tích toàn bộ bán đảo Sơn Trà (4.439 ha) là khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhưng diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chỉ là 1.056 ha.Trong quy hoạch du lịch có nêu cụ thể là tổng diện tích các khu chức năng chỉ chiếm 553,6 ha, còn lại là diện tích dự trữ phát triển. Tuy nhiên ngay cả trên 553,6 ha này thì tổng số phòng lưu trú được xác định chỉ là khoảng 1.600.Do quy hoạch du lịch không đề cập đến vấn đề mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất (thuộc thẩm quyền của quy hoạch xây dựng) nên các chỉ tiêu này không được xác định, tuy nhiên với việc xác định ngưỡng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của du lịch Sơn Trà là 1.600 phòng thì ước tính tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình dịch vụ du lịch chỉ là khoảng 150.000 m2 (bằng 15 ha).Theo đó, diện tích chiếm đất của các công trình dịch vụ du lịch tối đa là 15 ha, trong trường hợp các công trình xây dựng 2, 3 tầng thì diện tích chiếm đất còn giảm hơn nữa. Với quy mô này thì hệ số sử dụng đất được kiểm soát gián tiếp thông qua chỉ tiêu phòng lưu trú là rất nhỏ (dưới 3%).Ngoài phần diện tích xây dựng và khuôn viên vườn hoa, cảnh quan thì phần còn lại được khuyến cáo giữ nguyên trạng.Trong quy hoạch du lịch cũng có tính toán sức chứa (đối với các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi xe đạp...) nhằm kiểm soát lượng khách tới tham quan và du lịch Sơn Trà để đảm bảo các hoạt động du lịch ở mức chấp nhận được với môi trường tự nhiên (khách du lịch được tự do vào Sơn Trà và lượng khách hoàn toàn có thể tăng đột biến vượt quá sức chịu tải môi trường của Sơn Trà trong tương lai gần).Quy hoạch cũng đề xuất có biện pháp giám sát, quan trắc các tác động của môi trường để có thể kịp thời điều chỉnh các quy định về kiểm soát sức chứa, về hoạt động của khách du lịch khi cần. Hiện nay, các phương tiện cơ giới cũng được phép đi lại tự do trên hầu hết các tuyến đường trên Sơn Trà (ngoại trừ các khu vực quốc phòng). Tuy nhiên, trong quy hoạch đề xuất hạn chế tối đa giao thông cơ giới, chỉ trên 3 tuyến đường (không khép kín), các tuyến còn lại chỉ cho phép đi bộ dã ngoại và đi xe đạp và chỉ với số lượng hạn chế tối đa trong ngày.Về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 9973/VPCP-V.I ngày 19.9.2017, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan (các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng) thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31.3.2018.Lam Thanh
Thanh Niên
Nếu có thể 'đổi vai'
Cái cần nhanh thì chậm, cái cần ổn định lại liên tục điều chỉnh..., nghịch lý này đã và đang làm khó người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kéo trì sự phát triển của đất nước.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-01T21:48:05"
Chi phí không chính thức là thực trạng nhức nhối tồn tại nhiều thập niên qua ở hầu hết các "cửa công". Chuyện phải lót tay, đi đêm... khi đi làm thủ tục đã trở thành "luật bất thành văn". Mấy năm gần đây, Chính phủ quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ, nhân viên cố tình nhũng nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp (DN). Nhiều cơ quan cũng tuyên bố, khẳng định đơn giản hóa thủ tục hành chính để ngăn chặn tệ "ăn vặt" của nhân viên thực thi nhưng thực trạng này vẫn tồn tại dai dẳng. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 cho thấy, có đến 66% DN cho biết phải nhờ đến “mối quan hệ” để được tiếp cận thông tin, tài liệu pháp lý và thông tin quy hoạch; 66% DN phải trả chi phí không chính thức cho các cơ quan nhà nước, tăng 2% so với năm 2014 và tăng 16% so với năm 2003.Tại hội nghị trực tuyến với ngành thuế ngày 31.1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hỏi thẳng Bộ trưởng Bộ Tài chính "cán bộ thuế có dám nói không với tiêu cực?" sau khi nêu thực trạng và nhận định, tình trạng tham nhũng, tham ô, ăn vặt trong ngành này đã làm xói mòn niềm tin của người dân, DN. Dai dẳng tương tự là các điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành phải quyết liệt cắt bỏ. Thực tế từ những năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30 về việc bãi bỏ các giấy phép con. Lúc đó, mới có khoảng 500 điều kiện kinh doanh; nhưng sau gần 2 thập niên, giấy phép cháu, giấy phép chắt đã mọc lên và đến nay có gần 6.000 điều kiện kinh doanh! Hay các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đã được chứng minh là vô lý, gây tốn kém cho DN nhưng cũng cắt mãi chưa hết.Đáng buồn là trong khi những vấn đề cần giảm nhanh, giảm mạnh như nói trên lại tồn tại dai dẳng; thì nhiều cơ chế, chính sách cần ổn định lại thay đổi liên tục khiến DN khốn đốn. Đơn cử việc thay đổi thuế GTGT từ 10% xuống 5% rồi 0% với một số mặt hàng thực phẩm chức năng đã khiến một số DN bỗng dưng thành con nợ của ngành thuế, vì đối tác không được hoàn thuế nên cũng không trả lại cho DN. Hay chính sách kiểm định, xác định tải trọng của xe container có đầu kéo, rơ moóc liên tục thay đổi khiến DN rơi vào tình cảnh “chạy đua” đầu tư sơ mi, rơ moóc mới cho phù hợp, không ít DN "sức cùng, lực kiệt". Đây chính là rủi ro chính sách mà các DN hết sức lo ngại. Thực tế, sự ổn định của chính sách là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của DN trong và ngoài nước để đầu tư hay không đầu tư, đầu tư nhiều hay ít, đầu tư vào VN hay thị trường khác...Nếu có thể "đổi vai", cắt bỏ tệ nhũng nhiễu, các điều kiện kinh doanh, những thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhanh chóng; còn chính sách giữ ổn định thì kinh tế VN hoàn toàn có thể trở thành con hổ mới của châu Á như Thủ tướng từng nói. N.H
Kiến Thức
Loạt siêu dự án triệu đô tại khu kinh tế Vân Đồn
Trở thành một trong ba đặc khu hành chính - kinh tế đầu tiên của cả nước, các dự án triệu USD đang đổ dồn về khu kinh tế Vân Đồn.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-12-25T06:45:00"
Một trong những dự án đáng chú ý nhất tại khu kinh tế Vân Đồn là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Baoquangninh. Sân bay quốc tế Vân Đồn có tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng, rộng 290 ha. Đây cũng là sân bay đầu tiên do một tỉnh tự đứng ra huy động vốn xây dựng. Ảnh: Zing.Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp tại Vân Đồn có quy mô hơn 2.500 nghìn ha bao gồm cả casino, sân golf, khách sạn 5 sao...với tổng số vốn 2,1 tỷ USD. Ảnh: Baoquangninh.Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương, dài 53,6km có tổng mức đầu tư 13.988 tỷ đồng. Dự kiến tuyến đường sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017. Ảnh: BlueVN.Dự án Khu phi thuế quan - khu công nghiệp sạch tại Khu kinh tế Vân Đồn tại xã Bình Dân (đảo Cái Bầu, Vân Đồn) có tổng vốn đầu tư dự kiến 27.300 - 31.500 tỷ đồng. Ảnh: Baohaiquan.Mục tiêu của dự án là xây dựng khu công nghiệp sạch với chính sách đặc biệt tự do về thuế nhằm phát huy lợi thế cảng hàng không, phát huy hiệu quả đầu tư vào Khu kinh tế Vân Đồn. Ảnh: TheLEADER.Dự án Cảng và khu đô thị Bắc Cái Bầu, phía Bắc đảo Cái Bầu, Vân Đồn với tổng vốn đầu tư dự kiến 25.200 tỷ đồng. Ảnh minh họa: QTV.Dự án Hồ chứa nước Đồng Dọng tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn có dung tích 9,52 triệu m3 với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Edu.Dự án Tổ hợp du lịch SonaSea Dragon Bay (giai đoạn 1), tổng vốn đầu tư dự kiến trên 4.950 tỷ đồng sẽ được khởi công vào đầu năm 2018. Ảnh: Vietnamcondotel.Ngoài ra còn có Furama Hạ Long Việt Nam Resort & Vilas quy mô khách sạn đẳng cấp 5 sao trên 1.120 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Vccinews.Video: Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Nguồn: VTV.Hoàng Minh (tổng hợp)
VietnamNet
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát các dự án ôm đất chậm triển khai
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-27T02:48:00"
Dự án “ôm đất” quá 3 năm vào tầm ngắmTheo đó, ông Chung yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi.Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018.Khu đất dự án BV Đa khoa Quang Trung “ôm” đất vàng chậm triển khai gần 8 năm bị kiến nghị thu hồi.Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu soát các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa triển khai thực hiện được (nhất là các dự án, công trình trọng điểm) và các trường hợp có quyết định thu hồi đất từ trước ngày 10/7/2014; làm rõ nguyên nhân và kế hoạch, biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018.Thành phố cũng yêu cầu các sở ngành phải rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý về đất đai để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục; bãi bỏ, điều chỉnh các thủ tục, nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài thời gian gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai.Đặc biệt, ông Chung yêu cầu Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở TN&MT, Sở Xây dựng tăng cường sự phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, hội đồng thẩm định giá đất để thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể, bảo đảm chính xác, chất lượng, kịp thời; thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá đất, nhà là các khu "đất vàng” sau khi rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất của Nhà nước để chống thất thu ngân sách và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.“Ôm” đất vàng cả thập kỷ Thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Nội hàng loạt dự án “ôm đất” cả thập kỷ nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai. Thậm chí nhiều dự án chủ đầu tư không thực hiện mà cho thuê sử dụng đất trái mục đích gây bức xúc cho người dân.Như dự án Bệnh viên Đa khoa Quang Trung đã chậm gần 8 năm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt.Theo tìm hiểu, dự án Bệnh viên Đa khoa Quang Trung được TP cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Cty CP Bệnh viện đa khoa Quang Trung ngày 4/10/2007. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có quy mô 500 giường, giai đoạn 2 là 700 giường nhằm xây dựng bệnh viện để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao (mang tính kinh doanh).Tuy nhiên, theo Kết luận thanh tra việc chấp hành luật đất đai đối với Cty CP Bệnh viện đa khoa Quang Trung được giao đất tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai để thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện đa khoan Quang Trung, dù đã được UBND TP cấp giấy chứng nhận, có quyết định cho thuê đất thực hiện dự án nhưng Cty CP Bệnh viên đa khoa Quang Trung – chủ đầu tư dự án, chưa thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư.Theo Sở TN&MT , việc dự án chậm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư có nguyên nhân chính do Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Quang Trung không chứng minh được năng lực và không bố trí được nguồn kinh phí để triển khai.Về dự án này, Sở TN&MT đã có đề xuất UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư lập hồ sơ thu hồi dự án.TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam cho rằng, nhìn vào thực trạng nội đô Hà Nội hiện nay, nhiều khu đất khi chuyển mục đích sử dụng để phát huy giá trị “đất vàng” do thiếu quản lý tiến độ xây dựng, chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng dân cư, nên “đất vàng” đã trở thành đất hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả, thậm chí bị biến tướng.Nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai, dự Khu đô thị mới Thịnh Liệt với trên 35 ha có quyết định của UBND TP. Hà Nội thu hồi đất từ năm 2004 giao cho Tổng Công ty Licogi làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, sau 14 năm, dự án vẫn dậm chân tại chỗ, khiến hàng trăm hộ dân trong diện bị thu hồi đất phải sống trong điều kiện không điện, không nước sạch, không hộ khẩu. Điều đáng nói, gần đây người dân ở đây càng bức xúc khi phản ánh tình trạng những phần diện tích đất đã giải phóng mặt bằng lại được cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng, trạm trộn bê tông để kiếm lời.Nêu lên thực trạng về việc “đất vàng” bị sử dụng kém hiệu quả, biến tướng, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh, đây là vấn đề nên quan tâm, giám sát chặt chẽ và có giải pháp xử lý quyết liệt.Hồng Khanh
TNMT
Sơn La dự kiến thu hơn 1.325 tỷ đồng từ đấu giá đất
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định 145/QĐ-UBND về kế hoạch khai thác quỹ đất để tạo nguồn thu từ đất năm 2018 trên địa bàn tỉnh.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-31T07:38:00"
Sơn La dự kiến thu hơn 1.325 tỷ đồng từ đấu giá đấtTheo đó, tổng số khu đất dự kiến đấu giá trong năm 2018 là 105 khu đất, số tiền thu khoảng hơn 1.325 tỷ đồng.Để triển khai tiến hành tạo quỹ đất sạch, tại các huyện, thành phố sẽ thành lập tổ công tác để rà soát, xác định quỹ đất sạch. Trên cơ sở các khu đất dự kiến tạo quỹ đất sạch và quy hoạch chi tiết được duyệt, tổ công tác rà soát, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất từng khu đất cho phù hợp với mục đích sau đó thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất. UBND các huyện, thành phố giao Phòng TN&MT chủ trì rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ thu hồi, chuyển mục đích sử dụng theo quy định.Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc Ban quản lý dự án huyện sẽ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. UBND các huyện triển khai các dự án để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phải di chuyển địa điểm; tiến hành thu hồi đất; xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất đấu giá; xác định giá đất cụ thể, giá đất khởi điểm để đấu giá đất; tổ chức đấu giá đất và cấp GCNQSDĐ theo kết quả trúng đấu giá. Hàng năm, UBND các huyện, thành phố đăng ký kế hoạch vay vốn; lập hồ sơ vay vốn gửi Quỹ phát triển đất tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch.Nguồn tạo quỹ đất sạch từ các loại đất, gồm: Quỹ đất đã thu hồi của các tổ chức, cá nhân; đất sản xuất nông nghiệp của các xã, bản, hợp tác xã đang quản lý, sử dụng; đất do các cơ quan, đơn vị giải thể, sáp nhập, chuyển địa điểm…; đất của các tổ chức kinh tế sử dụng hiệu quả thấp, các tổ chức có vi phạm pháp luật đất đai, đất hết thời hạn sử dụng đất nhưng không được gia hạn sử dụng, các tổ chức không còn nhu cầu sử dụng đất; các dự án khai thác quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ. Việc khai thác quỹ đất nhằm tạo ra quỹ đất sạch để giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá đất tăng nguồn thu cho ngân sách; góp phần chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Phụ Nữ VN
Bỏ thu khoản tự nguyện, phụ huynh lo sẽ có 'lách luật'
Biết thông tin Hà Nội bỏ quy định thu khoản đóng góp tự nguyện trong trường học, ngược với sự mừng rỡ khi được 'cởi trói' khỏi gánh nặng tiền trường lâu nay vẫn núp bóng thu tự nguyện, nhiều phụ huynh lo sẽ có sự 'lách luật'.
[ "Giáo dục" ]
"2018-01-31T02:59:00"
Nhiều phụ huynh bức xúc với những khoản thu tự nguyện đầu năm. Tranh minh họaMới đây, UBND TP Hà Nội quyết định bãi bỏ Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013 về thu và sử dụng các khoản thu khác trong cơ sở giáo dục. Quy định bãi bỏ khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 2/2018.Được hỏi về thông tin này, chị Nguyễn Ánh Hồng có con học ở trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội, chặc lưỡi: "Bỏ cho vui thôi chứ kiểu gì nhà trường cũng có cách “lách luật”. Mà việc ra quyết định bỏ thu khoản đóng góp tự nguyện trong trường học ở thời điểm này chẳng có ý nghĩa khi cuộc họp phụ huynh cuối kỳ 1 đã kết thúc, các khoản đóng góp đã “đâu vào đấy”.Chị Hồng cho biết, nhà trường có rất nhiều cách để huy động các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị cho lớp, cho trường. Như lớp con chị trước đây “hô hào” lắp máy điều hòa. Thế nhưng, khi xin phép nhà trường thì nhà trường nói đường điện yếu, phải lập bốt điện riêng. Lẽ ra việc xây dựng bốt điện là trách nhiệm của nhà nước thì nhà trường “nhân tiện” cơ hội này thu của mỗi học sinh hơn 1 triệu đồng. Tính ra, trường có hàng nghìn học sinh, số tiền thu về từ khoản thu tự nguyện này không ít. Cũng may, khi có phụ huynh lên tiếng, phòng GD-ĐT vào cuộc, trường đã dừng việc “lạm thu” này.Chị Hồng bức xúc, những khoản thu tự nguyện ở lớp vẫn diễn ra thường xuyên không chỉ ở lớp con chị mà ở nhiều nơi. “Năm nào, bạn bè tôi cũng than khi phải đóng tiền mua máy chiếu, mua bộ loa… Không kể quỹ lớp, riêng mỗi khoản thu mua sắm trang thiết bị này cũng ít nhất 500.000 đồng/học sinh. Mỗi lớp gần 60 học sinh, số tiền gần 30 triệu này thực sự sẽ chi vào khoản nào thì chẳng phụ huynh (ngoại trừ ban phụ huynh) nào biết được.Theo chị Hồng, không có chuyện Hà Nội nói bỏ khoản thu đóng góp tự nguyện trong trường học thì phụ huynh mừng, cảm thấy nhẹ gánh. Bởi, “họ kiểu gì cũng lách chứ không thì lấy khoản gì mà thu. Và lách như thế nào thì đợi cuộc họp phụ huynh đầu năm học tới sẽ biết”. Nếu chi thực sự để phục vụ học sinh thì nhiều phụ huynh ủng hộ. Minh họa: NOPCó con học trường làng (THCS Hoàng Liệt, Hà Nội) , không phải nộp nhiều khoản như các trường “trong phố”, chị Phan Thu Lý cho rằng, việc các khoản thu tự nguyện từ phụ huynh chủ yếu để tri ân các thầy cô giáo nhân các dịp lễ, Tết, mua các thiết bị phục vụ các con trong quá trình học tập.“Nếu không thu các khoản đó thì ban phụ huynh không biết hoạt động thế nào, không biết lấy đâu ra tiền để mua cho các con các thiết bị mà nhà trường chưa có khả năng trang bị. Vì vậy, nếu thu các khoản tự nguyện không nhiều quá để phục vụ các con thì vẫn nên duy trì”.Chị Lý cũng cho biết, lớp con chị vừa rồi cũng thu tiền để mua máy điều hòa. Thế nhưng, ban phụ huynh cũng tính toán rất chi li, cặn kẽ để thu của phụ huynh học sinh hợp lý. Theo chị Lý: “Bỏ mấy trăm nghìn đồng ra để các con được ấm vào mua đông, mát vào mùa hè thì ai cũng hoan hỉ. Chỉ cần để phục vụ cho con thì phụ huynh sẽ rất ủng hộ. Chỉ có điều, mọi khoản thu chi đều phải minh bạch, rõ ràng!”. Nhật Minh
TNMT
Bảo vệ nước dưới đất tại các đô thị lớn: Lần đầu tiên đô thị được điều tra cơ bản về nước dưới đất
Đề án 'Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn' do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia chủ trì thực hiện nhằm đánh giá nguồn nước dưới đất ở các đô thị lớn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất cho các đô thị lớn.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-29T13:02:00"
Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia phát biểu chỉ đạo Hội thảo chuyên môn đề án nước dưới đất tại các đô thị lớn tại Buôn Mê ThuộtCác cơ quan phối hợp thực hiện đề án bao gồm: Trường Đại Học Mỏ - Địa chất; Hội Địa chất thủy văn Việt Nam; Các Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Ban Mê Thuật, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Mỹ Tho.Bảo vệ nước dưới đất ở đô thị - vấn đề cấp thiếtTheo các chuyên gia, quá trình đô thị hóa ở nước ta đã và đang làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện môi trường và tài nguyên ở cả thành thị lẫn nông thôn. Tại một số đô thị, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng bởi các hoạt động công nghiệp, sản xuất năng lượng và giao thông. Ô nhiễm bởi khí thải, bụi đã đến mức báo động; ô nhiễm do chất thải rắn đang trở thành mối lo ngại của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên nước (ô nhiễm và cạn kiệt) đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính phát triển bền vững của các đô thị.Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho các đô thị đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng đời sống của người dân đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước, đô thị hóa, phát triển đô thị đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn tài nguyên nước dưới đất. Đó là: Khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác của nguồn nước, hoặc khai thác thiếu quy hoạch, không theo quy hoạch, thiếu đánh giá nguồn nước song vẫn khai thác làm suy giảm mực nước. Chưa xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nước dưới đất khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố.Kiểm tra công tác khoan lấy mẫu của Dự án tại quận Nam Từ Liêm, Hà NộiNhiều cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn ô nhiễm được xây dựng không theo quy hoạch được bố trí ngay trong đới cung cấp cho nước dưới đất và trong phạm vi ảnh hưởng của công trình khai thác là nguy cơ lớn gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.Lượng nước thải, rác thải ngày càng tăng song ở phần lớn các đô thị chưa có các hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Rác thải, nước thải chưa được thu gom tốt là nguy cơ ô nhiễm môi trường và nước dưới đất. Hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải thiếu hoàn chỉnh, xuống cấp, dễ gây ô nhiễm nước dưới đất.Tốc độ đô thị hóa tăng, diện tích cung cấp từ nước mưa cho nước dưới đất bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa tăng, các vỉa hè được bê tông hóa, các hồ bị san lấp.Đặc biệt, gần đây hệ thống các lỗ khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình phát triển mạnh là con đường dễ gây ô nhiễm nước dưới đất song chưa được quản lý.Bảo vệ nước dưới đất là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của các cấp và nhiều Bộ, ngành, và toàn dân. Nước dưới đất khi đã bị ô nhiễm, cạn kiệt, bị nhiễm mặn thì khôi phục nó là điều hết sức khó khăn và tốn kém về kinh phí. Vì vậy cần đặt vấn đề phòng ngừa, bảo vệ là chính.Để bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị cần phải có chương trình và giải pháp toàn diện về mọi mặt, trước hết cần hiểu biết về sự phân bố không gian của các tầng chứa nước, sự phân bố của các loại nước, trữ lượng và chất lượng của chúng để có các quy hoạch khai thác sử dụng nước một cách hợp lý; các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mở rộng phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch các công trình vệ sinh môi trường, như bố trí bãi thải, nghĩa trang,..., phát triển giao thông cần phải được tính toán, xem xét để không gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Đó chính là lý do mà đề án Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn được sớm triển khai tại một số đô thị lớn trong cả nước.Lần đầu tiên các đô thị được điều tra cơ bản về nước dưới đấtÔng Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia cho biết: Để triển khai giai đoạn 1 Dự án, ngay từ đầu năm 2017, Trung tâm đã tổ chức nhiều buổi hội nghị, hội thảo để rà soát tổng thể, điều chỉnh nội dung, khối lượng, dự toán của toàn đề án, trình Bộ và đã được Bộ TNMT phê duyệt tại Quyết định số 1247/QĐ-BTNMT. Trên cơ sở đó, Trung tâm đã lập dự toán chi tiết năm 2017 theo dự toán được giao. Trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm là tập trung thi công hoàn thành toàn bộ khối lượng các công việc còn lại của các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột và tiến hành lập báo cáo tổng kết mẫu 3 đô thị này làm cơ sở để tổng kết các đô thị còn lại và tổng kết toàn Đề án trong năm 2018. Tổ chức thi công có hiệu quả, đạt chất lượng cao tại các đô thị Thái Nguyên, Hải Dương, Cần Thơ, Vũng Tàu, Quy Nhơn và Mỹ Tho.Khảo sát thực địa Công trình khoan nghiên cứu cấu trúc địa chất thủy vănNhờ vậy, dự án đã đạt được một số kết quả được đánh giá cao. Đối với đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Buôn Mê Thuột: Hoàn thành toàn bộ nội dung, khối lượng công việc của Đề án đã được phê duyệt. Hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ đặt ra và đã được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở thông qua ngày 28/11/2017. Đây là bộ sản phẩm phục vụ hữu ích cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị này trong thời gian tới.Kết quả nổi bật, đó là, đã tổng hợp rà soát, cập nhật được toàn bộ các tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên nước dưới đất trên phạm vi thực hiện từ trước đến nay, tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết về tài nguyên nước dưới đất và các vấn đề cần bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất. Có thể nói đây là lần đầu tiên các đô thị này đầu tư một cách toàn diện, chi tiết và bài bản về điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất phục vụ hữu ích cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy các số liệu đánh giá về tài nguyên và trữ lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất của đề án có độ tin cậy cao.Bên cạnh đó, đã tính toán được các phương án và xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất tối ưu nhất cũng như xác lập kế hoạch, lộ trình khai thác bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.Theo ông Tống Ngọc Thanh, một kết quả hết sức quan trọng là đã tính toán và xây dựng quy hoạch vùng cấm, vùng hạn chế và vùng được phép khai thác nước dưới đất ở các đô thị. Trong đó, đã khoanh định các khu vực cần bảo vệ miền cấp, miền vận động và khu vực khai thác. Giám sát cả về số lượng và chất lượng đồng thời đưa ra các giải pháp, lộ trình cần phải thực hiện ngay trong thời gian tới. Xây dựng được bộ dữ liệu thông tin về tài nguyên nước dưới đất cho từng đô thị đồng bộ, có hệ thống, dễ tra cứu, phục vụ tốt cho công tác quản lý, giám sát các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước.Ngoài ra, các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất đưa ra cho các đô thị này đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực khi triển khai.Có thể nói, Đề án bảo vệ nước dưới đất ở đô thị với quy mô lớn và quan trọng, từ năm 2014- 2017 đã thực hiện một số nội dung theo đề án được phê duyệt tại 09 đô thị Hà Nội, Buôn Mê thuột, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Dương, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Cần Thơ và Vũng Tàu. “Năm 2018, sẽ tập trung thi công hoàn thành các đô thị còn lại và lập báo cáo tổng kết toàn đề án”- ông Tống Ngọc Thanh cho biết.
VietQ
Hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm sổ đỏ
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-09T22:45:00"
Độc giả Nguyễn Thi Hương (Hoàng Mai, Hà Nội ): Nhà tôi thuộc khu vực Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội, Đất nhà tôi đang ở là đất trước kia ông bà xin của hợp tác xã nhưng không có giấy tờ gì cả. Nhưng hàng năm gia đình vẫn đóng thuế đất nhà nước. Bây giờ gia đình muốn làm sổ đỏ thì cần những loại giấy tờ gì và chi phí bao nhiêu?Hồ sơ xin cấp sổ đỏ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện . Ảnh: InternetTrả lời:Trường hợp của bạn nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, căn cứ theo Điều 101 Luật đất đai 2013 như sau:“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”Việc sử dụng đất ổn định được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:“1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).”Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này bao gồm:- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).- Biên lai đóng thuế đất hàng năm.- Văn bản xác nhận của UBND xã về việc sử dụng ổn định lâu dài.- Văn bản xác nhận không tranh chấp của hộ gia đình xung quanh (có chữ ký của địa chính xã).- Sơ đồ thửa đất.Nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện.Luật sư Vũ Văn ToànĐoàn Luật sư Thành phố Hà Nội
Chính Phủ
8 nhiệm vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu về vấn đề phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
[ "Kinh tế" ]
"2018-01-31T10:46:00"
Ảnh minh họaĐể có các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26/9/2017 tại thành phố Cần Thơ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và sau đó đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, Chính phủ xác định tổ chức triển khai 8 nội dung, nhiệm vụ lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu.2. Rà soát điều chỉnh chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.3. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025, tập trung giải quyết nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngang tầm với các nước có nền nông nghiệp hiện đại cho ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo.4. Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.5. Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, có quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, không chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định; ưu tiên đầu tư phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven sông, ven biển.6. Rà soát quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với bối cảnh mới, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất; xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó chú ý đẩy mạnh hình thức đối tác công - tư.7. Xây dựng Đề án bảo vệ bờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian thoát lũ, xây dựng công trình giao thông kết hợp với đê điều. Bố trí, sắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch kết hợp xây dựng nông thôn mới.8. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-27 tháng 9 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập cơ bản các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển ĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL.Trong thời gian tới, Chính phủ sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu theo yêu cầu của Luật quy hoạch. Quy hoạch vùng được phê duyệt sẽ là cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch tỉnh, các Bộ, ngành triển khai các quy hoạch, kế hoạch thực hiện về nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng.Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng ĐBSCL, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng; đầu tư, hoàn chỉnh một số công trình quy mô lớn, tác động toàn vùng, như sớm đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, hoàn thành luồng tàu vận tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố).Hoàn chỉnh đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc và Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để thông qua tại Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV, tạo cơ sở pháp lý phát triển đảo Phú Quốc và trở thành động lực phát triển mới của ĐBSCL./.
TBKTSG
Kinh doanh xăng dầu: Bỏ quy hoạch cũng không dễ thở hơn
Hàng loạt điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi Bộ Công Thương quản lý đã được bãi bỏ như quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, từ quy hoạch đối với thương nhân đầu mối đến điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Vậy mà các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lại không hề xem đây là cơ hội thực sự được 'cởi trói' khỏi những rào cản.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-03T03:09:00"
Trên thực tế, việc bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ không tác động nhiều đến hướng phát triển kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xăng dầu lớn. Ảnh: NGUYỄN NAM Không chỉ vướng... quy hoạchTuần trước, Thủ tướng đã ký Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Trong đó, bãi bỏ quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu; điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu; điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu (bỏ điều kiện địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Đồng thời, bỏ luôn điều kiện cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó.Các thủ tục liên quan đến việc “phù hợp với quy hoạch” trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tác động nhiều nhất đến thương nhân đầu mối (có quyền xuất, nhập khẩu) và thương nhân bán lẻ. Với quy định mới này, các doanh nghiệp không còn phải đi xin giấy phép phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống (kho cảng xăng dầu đầu mối, kho xăng dầu dự trữ chiến lược và dự trữ lưu thông), phù hợp với quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu tại địa phương... như Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định.Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc bãi bỏ các điều kiện như trên không phải là bước đột phá của Bộ Công Thương. Lý do là Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua vài tháng trước đã loại bỏ những quy hoạch bất hợp lý của các bộ, ngành. Luật này chỉ cho phép Bộ Công Thương được ban hành quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt. Theo đó, quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu bị bãi bỏ là tất yếu.Quan trọng là trên thực tế, trong “rừng” điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay, có bỏ vài điều kiện không cần thiết, bất hợp lý như trên thì cũng còn hàng chục điều kiện khác buộc doanh nghiệp phải tuân thủ, chủ yếu nằm ở cấp địa phương. Nó khiến cho việc mở điểm bán lẻ vẫn hết sức khó khăn.Phát biểu tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cách đây hai tuần, Tổng giám đốc PV Oil Cao Hoài Dương cho biết: “Để mở được một cây xăng cần 28 con dấu”. Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại địa phương, công ty con của Petrolimex, nói với TBKTSG rằng để mở một cây xăng ở địa bàn của ông chắc chắn cần nhiều hơn con số 28 con dấu đã nêu ra ở trên. Đó là một trong những lý do khiến năm năm nay, doanh nghiệp này không thể mở thêm một điểm kinh doanh bán lẻ mới nào Chủ yếu vẫn sẽ là mua bán, sáp nhập thay vì mở mớiNghị định 83 hiện hành quy định điều kiện mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu tưởng như rất đơn giản. Điều 24 của nghị định này quy định địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nay điều kiện này đã được bỏ - NV). Cửa hàng phải thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân (đại lý/tổng đại lý/thương nhân nhượng quyền bán lẻ hoặc thương nhân có hệ thống phân phối). Ngoài ra, cửa hàng phải được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng. Cán bộ quản lý, nhân viên được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo về các nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường... Nếu hồ sơ đủ thì việc cấp phép tại sở công thương các địa phương diễn ra tối đa trong vòng từ 20-30 ngày.Tuy nhiên, trên thực tế, việc này không dễ dàng như vậy. Đúng là phải có gần 30 giấy tờ các loại dưới dạng chấp thuận/chứng nhận/xác nhận thì doanh nghiệp xăng dầu mới có thể có thêm một cây xăng mới. Ví dụ, phải có văn bản chấp thuận địa điểm của UBND xã, huyện cấp; giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy - chữa cháy do cơ quan công an phòng cháy - chữa cháy cấp; xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do UBND quận, huyện cấp và nhiều thủ tục chuyên ngành khác. Đó là lý do mà ở các địa phương nhỏ thì thời gian mở mới một cây xăng cũng phải mất hai năm. Còn tại TPHCM và Hà Nội, do yêu cầu an toàn đô thị, các cây xăng mở mới hầu hết đều tiến dần ra ngoại thành và các khu vực mới phát triển.Quan điểm của ông Cao Hoài Dương, dù quy hoạch có được bỏ hay không thì chủ yếu PV Oil vẫn sẽ tiến hành mua bán, sáp nhập (M&A) các điểm bán lẻ thay vì mở mới phải qua rất nhiều thủ tục, tốn kém thời gian, tiền bạc. Cả nước hiện có 29 đầu mối kinh doanh xăng dầu với hơn 14.000 cây xăng. Mục tiêu của PV Oil là trong vòng năm năm tới, sẽ M&A cộng với mở mới hơn 1.000 cây xăng (200 cây xăng/năm) để nhanh chóng phát triển thị phần bán lẻ.Với Petrolimex, doanh nghiệp hiện đã chiếm 48% thị phần, phát triển hệ thống bán lẻ theo hướng M&A cũng là ưu tiên lớn. Con số mà Petrolimex dự định sẽ mua lại mỗi năm, theo ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc tập đoàn này, là 70 cửa hàng/năm. Còn việc mở mới sẽ tập trung tại các dự án đường giao thông đang được đầu tư xây dựng hoặc các vị trí thuận lợi.Ngọc Lan
GĐ&XH
Hồi âm bài viết 'Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa: Nhiều hộ dân mòn mỏi chờ… sổ đỏ' Đề xuất tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Báo Gia đình & Xã hội nhận được Công văn số 2108/STNMT, ngày 5/5 của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thanh Hóa phản hồi về bài viết: “Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa: Nhiều hộ dân mòn mỏi chờ… sổ đỏ”. Theo đó, sau khi rà soát những nội dung Báo phản ánh, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa cấp sổ đỏ cho người dân.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-11T03:00:00"
Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa: Nhiều hộ dân mòn mỏi chờ… sổ đỏNgười dân thôn Phúc Ngọc (xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy) hy vọng sớm được là chủ sở hữu trên chính mảnh đất của mình. Ảnh: N.HưngNhư phản ánh, gần 10 năm trôi qua, UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện thu hồi đất phi nông nghiệp của Nông trường Phúc Do, Thống Nhất và Lâm trường Cẩm Thủy bàn giao lại cho chính quyền các xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy quản lý thì ngần ấy thời gian, hàng trăm hộ dân nơi đây phải sống trong cảnh chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 25/4, ông Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ký Công văn số 1726-CV/VPTU về việc kiểm tra, xử lý thông tin Báo Gia đình & Xã hội đã phản ánh.Thực hiện chỉ đạo trên, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, Sở đã phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Cục Thuế Thanh Hóa, UBND các huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân tổ chức hội nghị nhằm rà soát lại các văn bản, quy định của pháp luật. Sau khi rà soát các văn bản căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan nêu trên, Sở Tài nguyên & Môi trường đã có báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đất có nguồn gốc của nông, lâm trường quốc doanh giao đất cho người lao động trong các nông, lâm trường để làm nhà ở trước ngày 15/10/1993 như sau:Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được nông, lâm trường giao đất trước ngày 15/10/1993 mà có giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông, lâm trường để làm nhà ở (được lập trước ngày 15/10/1993) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được nông, lâm trường giao đất sử dụng vào mục đích đất ở, nhưng không có giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông, lâm trường để làm nhà (được lập trước ngày 15/10/1993) nay sử dụng ổn định, không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại địa phương, đã thu hồi đất giao lại cho địa phương quản lý, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thời điểm sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. Đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.Liên quan đến vụ việc này, ngày 4/5, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 2048/STNMT-CSĐĐ báo cáo và đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đất có nguồn gốc của nông, lâm trường quốc doanh giao đất cho người lao động trong nông, lâm trường để làm nhà ở trước ngày 15/10/1993.Ngọc HưngBáo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
KTĐT
Hà Nội: Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Công văn số 278/UBND-ĐT triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-24T10:59:00"
Công văn nêu rõ, ngày 3/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về chấn chỉnh tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.Để triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường công tác quản lý đất đai, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, tổ chức rà soát các văn bản quy định của UBND TP về quản lý đất đai trên địa bàn để kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy định đã ban hành nhưng không phù hợp hoặc đã hết hiệu lực; báo cáo UBND TP trong tháng 2 năm 2018. Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018.Sở TN&MT chủ trì, phối họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa triển khai thực hiện được (nhất là các dự án, công trình trọng điểm) và các trường hợp có quyết định thu hồi đất từ trước ngày 10/7/2014; làm rõ nguyên nhân và kế hoạch, biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018…Như Hương
QĐND
Hoàn thiện và hiện đại hóa công tác cải cách hành chính trong quân đội
'Mục tiêu của cải cách hành chính (CCHC) là phải rút ngắn được thời gian làm thủ tục, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức'. Đó là phát biểu của Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP), Trưởng ban CCHC BQP tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018.
[ "Xã hội" ]
"2018-01-29T15:20:00"
Từng bước hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật“Thời gian là vàng là bạc” nên chắc chắn rút ngắn thời gian sẽ giảm được chi phí. Thực tế thì việc đi lại, di chuyển, chờ đợi làm tăng chi phí phát sinh của rất nhiều cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp. Chưa kể đến những thiệt hại từ việc chậm trễ thi hành các quyết định vì còn vướng những thủ tục hành chính (TTHC). Công tác CCHC với mục tiêu đơn giản hóa các thủ tục, giảm những thủ tục rườm rà không cần thiết. Để xây dựng, giải quyết các TTHC hợp lý, chặt chẽ, khoa học, đúng trình tự pháp luật, cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các cấp, các ngành. Đặc biệt là công tác soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật từ các cơ quan có thẩm quyền. Càng rõ ràng, chi tiết càng bớt được những thủ tục trong quy trình thực thi sau này. Để tránh các quy trình phát sinh, các cấp, ngành cần thống nhất những nội dung có liên quan trong công tác phối hợp giải quyết.Thượng tướng Lê Chiêm cho rằng: “Việc tham gia đóng góp ý kiến, tiếp thu ý kiến từ các ngành chức năng trong xây dựng, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng. Công tác phối hợp phải chặt chẽ, thường xuyên. Chỉ như vậy, sau khi ban hành, việc thực thi mới không bị chồng chéo”.Cụ thể hóa mục tiêu này, BQP đã chỉ đạo quyết liệt, đề ra những giải pháp cụ thể. Các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc và hoàn thành các chương trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, BQP đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành 306 văn bản gồm: 10 nghị định của Chính phủ, 1 quyết định, 295 thông tư của BQP. Các văn bản được ban hành bảo đảm chất lượng và tiến độ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng (QS, QP). Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách đã rà soát 450 văn bản quy phạm pháp luật về QS, QP, cơ yếu; công bố 146 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 34 văn bản hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của BQP.Đại tá Hàn Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế BQP, cho biết: “Nhằm tinh giảm các TTHC, chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động của 58 TTHC, trình Bộ trưởng BQP công bố 57 thủ tục, bãi bỏ 46 thủ tục hết hiệu lực thuộc phạm vi quản lý của BQP”.Các cơ quan, đơn vị toàn quân thường xuyên rà soát các TTHC theo hướng đơn giản, thuận tiện và giảm chi phí cho đối tượng thực hiện; công bố, công khai các thủ tục để tăng tính minh bạch trong quá trình giải quyết. Kết quả nổi bật trong năm 2017 là việc triển khai xây dựng, áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại 207 cơ quan, đơn vị. Đây là hệ quy chuẩn tạo sự thống nhất, đồng bộ. Các TTHC được chuẩn hóa theo từng quy trình, giai đoạn.Tiên phong trong hiện đại hóa hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hiện đại hóa hành chính là nỗ lực lớn của BQP trong thực hiện CCHC. Tiên phong trong lĩnh vực này phải nói đến Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Bảo hiểm xã hội BQP. Đại tá Nguyễn Văn Định, Giám đốc Bảo hiểm xã hội BQP, chia sẻ: “Chỉ riêng đối tượng là thân nhân sĩ quan quân đội, Bảo hiểm xã hội BQP phải giải quyết 200 triệu lượt người trong năm 2017. Nếu không có chữ ký điện tử, các công cụ hỗ trợ về thương mại điện tử, việc xác thực sẽ rất khó khăn”.Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT giúp công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, thay đổi hồ sơ bảo hiểm, cập nhật theo định kỳ rất đơn giản, thuận tiện. Về mặt thời gian thì giảm một cách tối đa. Ví dụ, trước đây hằng năm cán bộ, sĩ quan phải kê khai bằng giấy; cơ quan chức năng lại phải tập hợp, thay đổi, so sánh và bổ sung những dữ liệu mới. Năm nay, mọi thao tác thông qua phần mềm điện tử. Khi nhập tên đối tượng, mọi thông tin được lưu trữ dễ dàng cập nhật, thay đổi...Đối với khách hàng của MB, Viettel, mọi giao dịch đã dần loại bỏ yếu tố cơ học. Mọi người chỉ cần thông qua tin nhắn SMS hay một thao tác click chuột có thể hoàn thành việc nộp tiền điện, trả phí gửi xe hay điều khiển các thiết bị đầu cuối có nối mạng. Giao dịch chuyển khoản, thanh toán thuận tiện khi không còn các thủ tục kê khai, xác nhận nhân thân hay bất kỳ loại giấy tờ rườm rà nào; cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đi lại trong quá trình làm các TTHC.TUẤN NAM
Hà Nội Mới
Công bố thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính mới; thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ; danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-01T00:55:00"
Theo quyết định, danh mục thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông là “Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin” (lĩnh vực báo chí). Thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, không thu tiền lệ phí.Một thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện là “Giấy phép xây dựng công trình cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động” (lĩnh vực viễn thông). Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ...Quyết định cũng nêu rõ 18 thủ tục hành chính được thay thế, 2 thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông.Hiền Thu
Doanh Nghiệp
Xây biệt thự 'chui' ở Sóc Trăng: Tổng Giám đốc bị kỷ luật Đảng
Ông Đặng văn Ngọ, Tổng giám đốc Công ty Cấp nước Sóc Trăng xây biệt thự trái phép trên đất nông nghiệp đã bị kỷ luật Đảng với hình thức “khiển trách”.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-11T23:49:39"
Ngày 11/5, Ủy Ban kiểm tra tỉnh ủy Sóc Trăng đã họp và thống nhất kỷ luật ông Đặng Văn Ngọ (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cấp nước Sóc Trăng) với hình thức “khiển trách” về mặt Đảng vì sai phạm khi xây dựng công trình không phép trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, theo tin tức trên báo Công an Nhân dân.Biệt thự của ông Ngọ xây trái phép trên đất nông nghiệp. Ảnh CANDNhư đã phản ánh, ông Đặng Văn Ngọ mua khu đất diện tích khoảng 6.500m² ở phường 8, TP Sóc Trăng. Đến đầu năm 2016, ông Ngọ cho xây dựng khu biệt thự với nhiều hạng mục hoành tráng nhưng không có giấy phép trên đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích sử dụng.Chỉ đến khi công trình trị giá hàng chục tỷ đồng xây gần xong, dư luận phản ánh thì các cơ quan chức năng của TP Sóc Trăng và tỉnh Sóc Trăng mới vào cuộc.Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết: “Việc ông Ngọ xây dựng trái phép là sai nên phải chịu hình thức kỷ luật “khiển trách” về mặt Đảng. Còn về mặt chính quyền thì sẽ do UBND tỉnh tiến hành”.Trước đó, ngày 25/4, trong cuộc họp Giao ban báo chí định kỳ quý I/2017 của tỉnh Sóc Trăng, trả lời báo chí, ông Trần Văn Trí, Phó chủ tịch UBND TP Sóc Trăng cho biết, thửa đất của ông Ngọ rộng trên 5.000m2, là đất trồng cây lâu năm, tọa lạc trên đường Kênh Thị Đội (trú tại khóm 7, phường 8, TP Sóc Trăng), báo Giao thông đưa tin.“Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của TP Sóc Trăng đã được UBND tỉnh phê duyệt, thửa đất này thuộc khu vực chưa được quy hoạch đất ở đô thị. Đầu năm 2016, TP Sóc Trăng đề xuất thay đổi quy hoạch thành đất ở tại tuyến đường Kênh Thị Đội”, ông Trí thông tin.Đồng thời, trong báo cáo kết luận số 77/BC-UBND của UBND TP Sóc Trăng, việc quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng đối với ông Đặng Văn Ngọ, xây dựng công trình không phép là đúng theo quy định hiện hành.Theo đó, vào khoảng đầu năm 2016, ông Ngọ cho khởi công xây dựng biệt thự với nhiều hạng mục hoành tráng. Tuy nhiên, khi công trình cơ bản được hoàn thành thì bị phanh phui, do chưa có sự cấp phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Công an Nhân dân, Giao thông)
VietnamNet
Lộ sai phạm đất đai hơn 8.300 tỷ đồng
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai sau khi đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị giai đoạn 2013-2016 tại 7 tỉnh, thành. Kết quả kiểm toán cho thấy công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều sai sót, hạn chế và bất cập.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-03T20:00:00"
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước khi kiểm toán việc quản lý đất tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa cho thấy, việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương này chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém. Điều này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần do trùng lắp quy hoạch với các dự án khác hoặc không phù hợp với quy hoạch chung.Quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết dự án phát triển nhà ở còn thiếu đồng bộ. Một số chỉ tiêu quy hoạch xây dựng chưa đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành như diện tích đất bố trí xây dựng trường học, trường mầm non, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ; bố trí đất làm bãi đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định; khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy chuẩn,...Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập. Ảnh minh họaMột số dự án phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch nhưng không tiếp thu đầy đủ ý kiến các bộ, ngành chức năng dẫn đến một số chỉ tiêu không phù hợp quy định; quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung.Điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại các thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung, còn bất cập. Đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao tầng theo quy định, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh. Điều này đã làm cho mật độ và số lượng dân số tăng. Đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư.Liên quan công tác giao đất, Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ một số địa phương không thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà ban hành văn bản công nhận chủ đầu tư theo hình thức chỉ đinh, vi phạm Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành,...Theo Kiểm toán Nhà nước, do giao đất theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giá tiền sử dụng đất nên không xác định được giá thị trường. Giá đất xác định theo các phương pháp do địa phương lựa chọn thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước.Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án được kiểm toán là gần 4.000 tỷ đồng; kiến nghị các địa phương xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm mà Kiểm toán Nhà nước tạm xác định là hơn 4.300 tỷ đồng.Từ kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất; giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, thuế Giá trị gia tăng chuyển nhượng bất động sản, quy hoạch, đất ở không hình thành đơn vị ở qua kết quả kiểm toán.Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu để hướng dẫn áp dụng một phương pháp xác định giá đất tối ưu nhằm tránh mỗi địa phương, đơn vị áp dụng tùy tiện các phương pháp khác nhau gây thất thu ngân sách.L.Bằng
Zing
CAS dỡ bỏ án phạt trọn đời với 28 VĐV Nga
Tòa án trọng tài thể thao CAS vừa dỡ bỏ lệnh cấm tham dự Olympic suốt đời với 28 VĐV của Nga bị cáo buộc dùng doping ở thế vận hội 2014.
[ "Thể thao" ]
"2018-02-02T07:08:00"
Tờ New York Times đưa tin, ngoài việc dỡ bỏ án phạt cấm thi đấu trọn đời với 28 VĐV Nga, Tòa án trọng tài thể theo (CAS) còn khôi phục 7 bộ huy chương của nước chủ nhà Thế vận hội mùa đông Soczi 2014, trong đó có môn trượt băng nằm sấp và trượt băng xuyên quốc gia 50 km đều của nam giới.Có 39 đơn kháng án được gửi đến nhưng chỉ có 28 trong số đó được chấp thuận. 28 VĐV được dỡ án phạt có cơ hội tham dự Thế vận hội mùa đông 2018 tại Pyeongchang, Hàn Quốc diễn ra từ ngày 9/2 đến 25/2 sắp tới.Nhiều VĐV Nga được CAS gỡ bỏ án phạt cấm thi đấu do không đủ bằng chứng buộc tội.Tổng thư ký CAS, ông Matthieu Reeb cho biết: "Quyết định này không đồng nghĩa với việc 28 VĐV đó vô tội. Nhưng do không đủ bằng chứng, các biện pháp trừng phạt được bãi bỏ và kết quả cá nhân của họ tại Soczi cũng được khôi phục".Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đồng tình nhưng cũng mặt khác cũng lo ngại phán quyết của CAS sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc chiến chống doping trong tương lai của làng thể thao.Chia sẻ về quyết định của tòa án trọng tài thể thao, tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: "Tôi rất hài lòng. Phán quyết này khẳng định phần lớn VĐV của chúng tôi là những người trong sạch".Chính phủ nước Nga từng bị cáo buộc bao che VĐV sử dụng doping tại Olympic Soczi 2014.Trước đó, Ủy ban Olympic quốc tế từng tước quyền tham dự Olympic của nước Nga vì những cáo buộc về một dự án bao che doping do chính phủ nước này thao túng tại Thế vận hội mùa đông Soczi 2014. Các VĐV Nga có thể tham dự Thế vận hội nhưng sẽ trên danh nghĩa một VĐV trung lập. Quốc ca của Nga sẽ không được phát nếu VĐV đó giành huy chương vàng.Mãi đến ngày 28/1 vừa qua, IOC đã chính thức mời 169 vận động viên Nga tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 tại Hàn Quốc.Dũng Sĩ (theo New York Times)
VietnamPlus
Cắt bỏ hơn 50% điều kiện kinh doanh: Sẽ không mọc thêm giấy phép con
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc cắt 675 điều kiện kinh doanh là sự nỗ lực của ngành trong việc thực hiện cải cách hành chính, cũng như hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-01T11:14:00"
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Đức Duy/Vietnam+)Với trên 50% các điều kiện đầu tư và kinh doanh được bãi bỏ, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định việc làm trên không phải để lấy thành tích.Trước đó, ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 - 2018.Theo Quyết định này, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm. Con số này nhiều hơn khoảng 60 điều kiện so với dự kiến ban đầu và chiếm khoảng 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh mà Bộ Công Thương đang quản lý.Trao đổi với báo chí chiều ngày 2/1, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc cắt 675 điều kiện kinh doanh là sự nỗ lực của ngành Công Thương trong việc thực hiện cải cách hành chính, cũng như nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng bác bỏ những nghi ngờ về tính hình thức của quyết định này, đồng thời khẳng định "Sẽ không có tình trạng mọc ra giấy phép con thay thế 675 các điều kiện kinh doanh mà thời gian vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cắt bỏ."Nói rõ hơn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc bỏ đi hơn 50% điều kiện kinh doanh mà Bộ Công Thương đang quản lý chắc chắn doanh nghiệp không phải đến để làm thủ tục tại Bộ Công Thương nữa và việc làm này sẽ mang lại điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp"Để đi đến sự đột phá trên, thể hiện ý chí của lãnh đạo, từ Bộ trưởng đến từng đơn vị liên quan và quan điểm của Bộ Công Thương là kiên quyết cắt giảm và kiên quyết cải cách hành chính," Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 ngành Công Thương diễn ra sáng 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định để cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh, tương đương 55% trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công Thương quản lý.Theo Nghị định này, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm theo thuộc 8 lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành cùa Bộ Công Thương./.Đức Duy (Vietnam+)
TG&VN
Ấn Độ: Sét lớn làm hơn 30 người thương vong
Ngày 31/7, giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 21 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương do sét đánh tại miền Đông Ấn Độ, trong bối cảnh nhiều khu vực rộng lớn của quốc gia Nam Á này đang hứng chịu các trận lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.
[ "Xã hội", "Môi trường - Khí hậu" ]
"2017-08-01T01:49:00"
Theo thống kê, 18 người đã thiệt mạng tại bang Odisha, trong khi 3 nạn nhân còn lại ở bang Jharkhand. Đa số các nạn nhân đều bị sét đánh khi đang làm việc ngoài đồng. Cơ quan khí tượng quốc gia Ấn Độ cảnh báo sẽ có thêm các cơn bão mang theo sét trong ngày 1/8.Bang Odisha đang phải hứng chịu cảnh lụt lội gây thiệt hại nặng nề khi có thêm 3 thi thể được tìm thấy tại quận Jajpur, nâng tổng số người thiệt mạng do lũ lụt tại đây lên 7 người trong 48 giờ qua. Tại các bang khác của Ấn Độ, mưa lớn đã làm hư hại đường sá, mạng lưới điện với khoảng 700 người ghi nhận thiệt mạng trên cả nước.Mưa lớn kèm theo sấm sét đe dọa đến tính mạng người dân. (Nguồn: Odisha Samaya)Kể từ khi đợt gió mùa bắt đầu vào tháng 6, khoảng 20 bang của Ấn Độ đã chịu thiệt hại do mưa bão. Tại bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, 213 người thiệt mạng do lụt lội trong những tuần qua. Trong khi đó, tại bang Tây Bengal, con số này là 31 người. Kể từ tháng 4, lở đất và lũ quét tại các bang Arunachal Pradesh và Assam đã khiến nhiều người thiệt mạng. Trong khi đó, bang Bihar cũng ghi nhận gần 140 người thiệt mạng do sét đánh kể từ tháng 5.Cùng ngày, tại Rome, do ảnh hưởng của luồng không khí nóng đến từ châu Phi, toàn bộ Italy cũng như thủ đô Rome tiếp tục phải đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục mới.Cơ quan Dự báo khí tượng Quốc gia cho hay nhiệt độ trong tuần này sẽ tăng liên tục lên đến 40 độ C tại các địa phương dọc sông Pô thuộc Vùng Emilia-Romagna, Tuscany, Umbria, Marches, Abruzzo và Lazio; thậm chí lên đến 42 - 43 độ C tại đảo Sardinia ở Nam Italy. Độ ẩm trung bình tại một số khu vực duyên hải cũng sẽ tăng cao.Tại khu vực miền Nam Italy, ảnh hưởng của luồng không khí nóng sẽ đặc biệt rõ vào nửa cuối tuần. Tại các thành phố lớn, nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm cũng không xuống thấp hơn 25-26 độ C. Ngay cả ở các khu vực miền núi như dãy Alpes ở độ cao 1.000m, nhiệt độ cũng lên tới 31-32 độ C; băng tuyết sẽ chỉ còn xuất hiện ở độ cao 4.300 - 4.500m.Theo chuyên gia dự báo khí tượng, hiện tượng nắng nóng này sẽ xuất hiện không chỉ trong mùa Hè 2017 mà tiếp tục diễn biến phức tạp trong các năm tới. Tình hình khô hạn vẫn tiếp tục tại nội địa Italy dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nhiều thành phố lớn. Mực nước tại các hồ trữ nước tự nhiên, các con sông đều được ghi nhận ở mức thấp. Bên cạnh đó, các lực lượng cứu hộ cũng phải ứng trực liên tục trước tình trạng cháy rừng.(theo TTXVN)
Tài Chính
Chủ động đón nhận 'kinh tế chia sẻ'
'Kinh tế chia sẻ' không còn là khái niệm mới mẻ với thế giới và ngay cả với Việt Nam. Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của năm 2018, Chính phủ đã nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về sự cần thiết xây dựng Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ. Nếu không có gì thay đổi, Đề án này sẽ được trình Chính phủ vào tháng 6 tới.
[ "Kinh tế", "Kinh doanh" ]
"2018-02-05T06:24:00"
Ảnh minh họa. Nguồn: InternetKhông chỉ là Uber, GrabỞ Việt Nam, khái niệm “kinh tế chia sẻ” xuất hiện và trở nên phổ biến hơn từ khi Công ty Uber và Grab bắt đầu cung ứng dịch vụ taxi công nghệ. Tuy nhiên, “kinh tế chia sẻ” được hiểu rộng hơn, theo nghĩa là một mô hình kết nối để những người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau. Ví dụ, một người lắp đặt tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà nhưng không sử dụng hết năng lượng và bán phần thừa để hòa vào lưới điện.Nền móng cho sự xuất hiện của mô hình “kinh tế chia sẻ” là sự phát triển nhanh chóng của internet. Nếu như cách đây 10 năm, khái niệm “kinh tế chia sẻ” rất mờ nhạt thì bây giờ nó đã trở thành trào lưu. Muốn đi đâu, chỉ cần mở ứng dụng Uber trên điện thoại thông minh.Muốn cho thuê hay muốn thuê chỗ ở trên khắp thế giới, hãy tìm đến Airbnb - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ). Muốn nghe nhạc, thay vì phải mua đĩa hay tải các bản nhạc số, chỉ cần đăng ký vào dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify hay Pandora. Ở lĩnh vực thời trang, RenttheRunway sẽ giúp chia sẻ áo quần tùy theo phong cách và thiết kế ưa thích, cứ mặc rồi trả lại.Cần bảo trì sửa chữa nhà cửa, mua một món quà… thì lên mạng vào trang Taskrabbit.com, hay Neighborhood.net, đưa ra yêu cầu và sẽ có người rành công việc ấy đáp ứng, dĩ nhiên với một khoản phí... Hàng nghìn thương hiệu của nền kinh tế chia sẻ đã phát triển và lan ra toàn cầu với tốc độ chóng mặt chưa từng có, cả về quy mô kinh doanh lẫn vốn và giá trị thương hiệu. Theo đánh giá của PwC, đến năm 2025, “kinh tế chia sẻ” toàn cầu ước tính sẽ có doanh thu khoảng 335 tỷ USD.Tuy nhiên, song song với sự lớn mạnh ngoạn mục của “kinh tế chia sẻ”, là cuộc tranh cãi chưa có hồi kết. Như chuyện tranh cãi về quy định pháp lý của hoạt động đi nhờ xe Uber, hay thuê nhà Airbnb mà báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Nhiều nơi đã cấm Uber vì hoạt động vi phạm “quy định” nhưng một số nơi sau đó lại bãi bỏ lệnh cấm.Trong khi đó Uber vẫn phát triển và giá trị công ty vẫn không ngừng tăng chóng mặt. Điều này cho thấy, việc chưa có đầy đủ quy định hay luật lệ trong việc quản lý và phương thức kinh doanh dường như không có gì cản trở được bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế chia sẻ.Tiềm năng cho Việt NamTuy “kinh tế chia sẻ” chưa thực sự phát triển ở Việt Nam nhưng lại được đánh giá là có tiềm năng lớn. Một khảo sát của Công ty Nielsen cho thấy, cứ bốn người Việt được hỏi thì có ba người cho biết thích ý tưởng về mô hình này. 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ. Chỉ có 18% từ chối chia sẻ tài sản cá nhân của mình.Trước khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý tưởng xây dựng Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ, Vụ Kinh tế - Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) đã có một báo cáo liên quan tới vấn đề này. Qua nghiên cứu bước đầu, báo cáo đưa ra nhận định: “Kinh tế chia sẻ” đang là xu hướng mới song hành cùng cuộc cách mạng về công nghệ thông tin trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số (digital lconomy), là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp tại nhiều quốc gia và được ví như “con gà đẻ trứng vàng” mới cho nhiều nền kinh tế. Trên thực tế, mô hình này vẫn còn nhiều không gian rộng lớn để phát triển và lấp đầy những khoảng trống của các thị trường kinh doanh truyền thống hiện tại.Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, “kinh tế chia sẻ” là mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu lớn (big data), nó quá mới mẻ để có cách quản lý thích hợp, thay cho những biện pháp kiểm toán truyền thống. Các công ty theo mô hình này đang đưa ra những tuyên bố mà cơ quan chức năng sẽ mất rất nhiều thời gian để kiểm chứng dựa trên các cuộc điều tra độc lập. Bên cạnh đó, việc quản lý thuế đối với mô hình “kinh tế chia sẻ” cũng gặp rất nhiều khó khăn, để việc quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này có hiệu quả đòi hỏi các cơ quan thuế phải có những chính sách linh hoạt và điều chỉnh kịp thời.Các chuyên gia cho rằng, “kinh tế chia sẻ” là thách thức hay vận hội tùy thuộc vào tư duy quản lý nhà nước. Diện mạo mới này sẽ mở ra cơ hội cho nền kinh tế phát triển nếu quản lý nhà nước theo kịp nó, luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng NHQuang & Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam nhận định.Tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2018, Chính phủ đã nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về sự cần thiết xây dựng Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, làm việc với các bộ, ngành liên quan… hoàn thiện Đề án, lấy ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước, trình Chính phủ trong tháng 6/2018.Đây là sự chuẩn bị cần thiết để có chính sách quản lý phù hợp, khai thác những yếu tố tích cực và ngăn chặn những yếu tố tiêu cực của “kinh tế chia sẻ”, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh để mô hình này phát triển. Động thái này còn thể hiện tinh thần chủ động đón đầu các xu hướng mới của nền kinh tế trong cuộc cách mạng 4.0 của Chính phủ và các bộ, ngành.Theo Vy Hương/daibieunhandan.vn
TBKTSG
Tồn đọng hàng loạt sổ đỏ chưa được cấp
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu thì chỉ có thể giải quyết cấp được cho khoảng 25% trường hợp.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-09-06T12:25:00"
Một dãy nhà tại huyện Nhà Bè, TPHCM chỉ có chung một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: TLTheo công văn số 433/BTNMT-TCQLĐĐ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành rà soát, thống kê, phân loại các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận lần đầu theo từng loại đất. Đồng thời, bộ chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp tồn đọng mà pháp luật đã có quy định giải quyết, đưa vào xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý chặt chẽ.Bộ này đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc giải quyết cấp giấy chứng nhận lần đầu tại Hà Nội và TPHCM. Kết quả kiểm tra cho thấy trong số các trường hợp tồn đọng thì chỉ có thể giải quyết cấp được cho khoảng 25%.Phần lớn các trường hợp còn lại không giải quyết được hoặc chưa thể giải quyết ngay được do giao đất trái thẩm quyền và đất lấn, chiếm. Trong khi đó, tiền sử dụng đất phải thu đối với các trường hợp này theo giá đất hiện nay quá lớn, đặc biệt, quy định về việc người sử dụng đất chỉ được hưởng một lần hạn mức công nhận đất ở, diện tích còn lại phải nộp tiền nên nhiều hộ dân không đủ khả năng để thực hiện.Ngoài ra, nhiều trường hợp giao đất trái thẩm quyền có sự so bì với người được cấp giấy chứng nhận trước đó không phải đóng tiền (trước đây sử dụng đất trước ngày 15-10-1993 theo quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP không phải đóng tiền nhưng nay theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP phải đóng 40% tiền sử dụng đất nếu không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền).Một lý do khác, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận như đất không có giấy tờ theo quy định và hiện đang có tranh chấp. Một số trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và mua bán bằng giấy tờ viết tay từ ngày 1-1-2008 trở về sau, hoặc hiện trạng sử dụng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, đất đang trong khu vực có thông báo hoặc quyết định thu hồi.Đặc biệt, nhiều trường hợp nằm trong khu vực có thông báo, quyết định thu hồi đất đã nhiều năm để thực hiện các công trình, dự án, bản án (chủ yếu ở các đô thị lớn) nhưng không thực hiện, trong khi địa phương cũng không có điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch này.Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện và có nhu cầu cấp giấy (có đủ khả năng tài chính nộp để cấp được cấp giấy). Các trường hợp còn lại không cấp giấy chứng nhận thì yêu cầu địa phương chỉ đạo việc đăng ký đất đai theo quy định của Luật Đất đai.Bộ cũng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp nghiên cứu sửa đổi quy định về xác định hạn mức đất ở đối với trường hợp người dân đang sử dụng nhiều thửa đất theo hướng xác định hạn mức đất ở để tính tiền sử dụng đất được thực hiện đối với từng thửa đất và giá đất áp dụng là giá do UBND cấp tỉnh quy định.Đối với các trường hợp giao đất trái thẩm quyền trước ngày 15-10-1993 thì không phải đóng tiền sử dụng đất để bảo đảm kế thừa quy định của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Các trường hợp còn lại đang sử dụng đất khi tính tiền sử dụng đất thì áp dụng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.“Các địa phương cần rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch sử dụng đất đối với những khu vực đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất nhưng quá 3 năm không thực hiện để có thể cấp giấy chứng nhận cho người dân”, văn bản nêu rõ.Cao Ban
Người Đô Thị
Trữ nước cho ĐBSCL qua mô hình sinh kế dựa vào nước lũ
Ngày 26.1.2018, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và ban ngành ba tỉnh Đồng Tháp, Long An và An Giang vừa khởi động dự án thí điểm mô hình sinh kế dựa vào lũ, nhằm hỗ trợ chiến lược trữ nước tại ĐBSCL.
[ "Xã hội", "Môi trường - Khí hậu" ]
"2018-01-27T07:16:00"
Dự án có tổng kinh phí 550.000 USD, và được thực hiện trong 3 năm.Dự án sẽ tập huấn và hỗ trợ các hộ nông dân tại Đồng Tháp, Long An và An Giang để triển khai mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ với chi phí thấp và hiệu quả về kinh tế, nhằm thay thế cho canh tác lúa vụ ba.Dự kiến, dự án sẽ đầu tư vào khoảng 450 ha diện tích đất để làm mô hình sinh kế, từ đó giúp bảo tồn và phục hồi khả năng hấp thu nước, khoảng 6,7 triệu m3 mỗi năm.Theo đó, kết quả dự án sẽ được mở rộng ra toàn vùng đồng bằng thông qua phương pháp tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất, nguồn nước và chiến lược trữ lũ cho ĐBSCL của Bộ Tài nguyên môi trường.Việc mở rộng thí điểm này có tham vọng sẽ phục hồi khả năng hấp thu 4 tỉ m3 nước lũ đã bị thất thoát trong thập kỷ từ năm 2000 – 2011, do nhiều khu vực đê bao tại đây đã được xây dựng để ngăn chặn nước lũ (nhằm tăng cường lúa vụ hai và vụ ba trong năm).Tin ảnh: L.Quỳnh
Tổ Quốc
Đà Nẵng: Bất thường trong điều chỉnh quy hoạch tại khu Đông Nam Đài tưởng niệm
Cùng một khu đất Đông Nam Đài tưởng niệm nhưng chính quyền Đà Nẵng lại hành xử bất thường! Các hộ mua đất trước thì bị thu hồi, còn những doanh nghiệp đến sau thì được “ưu ái” cho phân lô, bán nền.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-09T06:05:00"
Đà Nẵng đang mùa lễ hội pháo hoa quốc tế nên thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến với thành phố biển này. Vì pháo hoa là “đặc sản” của Đà Nẵng nên thu hút nhiều nhà đầu tư đến đầu tư ở Đà Nẵng, trong đó có lĩnh vực bất động sản, nhà hàng, khách sạn…Trong một lần tình cờ, phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc gặp một số nhà đầu tư đã mua 65 lô đất tại Khu Đông Nam Đài tưởng niệm (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng). Theo họ, có thể sang mùa lễ hội pháo hoa năm sau và nhiều năm nữa, vị trí bắn pháo hoa sẽ được thay đổi, di chuyển từ cảng Sông Hàn (cũ) về địa điểm mới là phía Đông Nam Đài tưởng niệm.Nếu đúng như thế thì những nhà đầu tư này như “mở cờ trong bụng” vì họ đã đầu tư mua đất nhiều năm nay, chuẩn bị có vị trí đắc địa để xây nhà hàng, khách sạn…thu hút du khách xem lễ hội pháo hoa.Tuy nhiên, những nhà đầu tư này đang “méo mặt” vì những quyết định khó hiểu của chính quyền Đà Nẵng khiến họ lao đao trong mấy năm trở lại đây. Quá bức bách, 32 hộ dân là chủ sở hữu của 65 lô đất tại Khu Đông Nam Đài tưởng niệm làm đơn khiếu nại và kêu cứu khẩn cấp gửi lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo Đà Nẵng.32 nhà đầu tư mua tổng cộng 65 lô đất với diện tích 3,2 ha khu Đông Nam Đài tưởng niệm đã được cấp sổ đỏ nhưng không hiểu vì sao chính quyền Đà Nẵng lại muốn thu hồi "vì mục đích công cộng"!?.Theo bà Tôn Nữ Diệu Lan (SN 1953, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng), năm 2008, khi có Quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch sử dụng đất công viên tại khu vực Đông Nam Đài tưởng niệm, bà Lan đã mua 2 lô. Cùng thời điểm đó, các nhà đầu tư khác cũng mua tổng cộng 65 lô đất với diện tích khoảng 3,2 ha của Công ty Nam Việt Á và được UBND TP Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài (sổ đỏ - PV) với mục đích: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.Tuy nhiên, đến ngày 7/3/2013, UBND TP Đà Nẵng ra quyết định số 1708 về việc phê duyệt Tổng mặt bằng Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Công viên văn hóa và vui chơi giải trí với tổng diện tích là 846.632m2, bao gồm cả lô đất của bà Lan và 64 lô đất của 32 nhà đầu tư khác."Tháng 5/2013, UBND quận Hải Châu đã ra quyết định thu hồi 65 lô đất này để giao cho nhà đầu tư khác mà không hề có bất cứ cuộc họp nào hay gặp gỡ trao đổi, thỏa thuận nào về các phương án đền bù.Sau đó, chúng tôi nhiều lần gửi đơn khiếu nại, kêu cứu đến các cấp yêu cầu UBND TP Đà Nẵng phải thực hiện đúng quy định và trình tự của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi chưa nhận được bất cứ sự trả lời nào của các cơ quan chức năng", bà Lan cho biết.Theo bà Lan, vào ngày 7/4/2017, UBND phường Hòa Cường Bắc gọi điện thoại cho 32 nhà đầu tư tới để nghe công bố Quyết định 725/QĐ-UBND ngày 8/2/2017 “Về việc phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết TL 1/500 khu công viên công cộng tại khu vực Đông Nam Đài tưởng niệm” mà không hề có sự trao đổi, thảo luận hay thỏa thuận nào.“Đây là một việc làm hết sức vô nguyên tắc, bất chấp pháp luật, thể hiện rõ ý đồ “lách luật” để giao đất hợp pháp của chúng tôi cho nhà đầu tư khác”, bà Lan cho biết và khẳng định bà và 32 người khác đã mua đất tại đây là hoàn toàn hợp pháp, đúng với quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2008 và hoàn toàn sử dụng đúng mục đích là kinh doanh thương mại – dịch vụ.1.650m2 đất mà ông Nguyễn Hữu Thùy mua, đã có sổ với mục đích làm khu du lịch cũng bị thành phố đòi thu hồi "vì mục đích công cộng"!?.Ông Nguyễn Hữu Thùy (một nhà đầu tư, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) bức xúc: "Vợ chồng tôi mua 1.650m2 đất, đã làm sổ đỏ và chúng tôi đã đầu tư xây dựng một vườn cây cảnh, ao cá… với mục đích định làm khu du lịch nhưng đùng một cái thành phố có quyết định thu hồi, đền bù với giá rất rẻ.Chúng tôi yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi. UBND TP Đà Nẵng cần hủy ngay Quyết định số 1708 năm 2013, các QĐ thu hồi đất của UBND quận Hải Châu năm 2015 và quyết định 725/ QĐ- UBND ngày 8/2/2017. Nếu thực hiện việc thu hồi đất của chúng tôi thì bắt buộc phải thực hiện đúng, đủ theo trình tự và quy định của pháp luật về đất đai. Yêu cầu thanh tra và làm rõ tất cả các dự án nằm trong khu vực công viên Đài tưởng niệm đã được Thành phố Đà Nẵng giao đất trong suốt thời gian qua”.Theo tìm hiểu của phóng viên, cùng nằm trong khu vực Đài tưởng niệm đã được Thủ tướng phê duyệt làm khu dịch vụ thương mại, nhưng sau khi 32 nhà đầu tư đã mua 65 lô đất với diện tích 3,2ha đất, chưa làm được gì thì bị đe dọa thu hồi. Nhưng nhìn qua bên cạnh khu này thì có một quyết định bất thường của chính quyền Đà Nẵng.Đó là ngày 21/4/2017, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã ký Quyết định số 2174 Phê duyệt điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết TL1/500 khu phức hợp Halla Jade Residence (Cty TNHH Kreves Halle Land) với quy mô “Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch 88.412m2”. Quyết định nêu rõ quy hoạch xây dựng khu đô thị gồm các hạng mục: đất xây dựng công trình cao tầng, đất nhà ở chia lô liền kề, đất xây dựng căn hộ cao tầng – khách sạn…Khi có Quyết định 2174 này, Công ty TNHH Kreves Halle Land đã “khoanh lô, bán nền”, tổ chức rao bán rầm rộ và đã nhận tiền đặt cọc giữ chỗ của nhiều khách hàng mua đất với nhiều tỷ đồng.Điều này cho thấy, cùng nằm trong khu vực Đài tưởng niệm, nhưng 65 lô đất của 32 nhà đầu tư trước thì bị thu hồi vì “mục đích công cộng”? Còn những nhà đầu tư sau thì được “ưu ái” cho phân lô, bán nền với giá đất cao ngất ngưởng.Biển quảng cáo bán đất nền được treo nhan nhản khu vực Đông Nam Đài tưởng niệm. Đáng chú ý, trong ảnh là khu vực trước đây được quy hoạch là đất thư viện, nhưng hiện nay đất thư viện không còn mà đã được chia lô, bán nền.Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc, Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Đào (nguyên đại biểu HĐND TP Đà Nẵng) cho biết năm 2012, theo quy hoạch, khu vực này cũng đã có quy hoạch một thư viện khoảng 3,6ha nhưng khi giao cho nhà đầu tư khác thì bị thu lại còn 1,5ha mà đưa vào trong góc gần chỗ siêu thị Lotte Mart Đà Nẵng.“Tại nhiều kỳ họp HĐND TP, từ năm 2012 đến 2015, Đại biểu HĐND đã kiến nghị khẩn thiết giữ nguyên diện tích đất để làm thư viện, dành đất để làm khu công viên văn hóa cho người Đà Nẵng, xây dựng văn hóa đọc gắn liền với thư viện... vì thiết chế văn hóa cho người dân TP còn quá nghèo nàn. Thế nhưng diện tích đất dành cho thư viện vẫn bị thu hẹp và đến nay thì 1,5 ha chật hẹp dành cho thư viện ấy tại khu Đông Nam Đài tưởng niệm cũng không còn”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Đào chia sẻ.Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Đào dẫn chứng đất nước Singapore để so sánh: Trong khi Singapore có diện tích nhỏ hơn Đà Nẵng, dân số đông hơn và khách du lịch cũng nhiều hơn. Nhưng họ đã dành ưu tiên đất cho thiết chế văn hóa nhất là thư viện. Họ dành những vị trí thuận lợi nhất để xây thư viện giúp người dân tiếp cận dễ dàng.“Họ đã có đến 63 thư viện quốc gia, người dân có thể mượn sách ở thư viện thứ nhất và trả sách ở thư viện cuối cùng. Họ không chỉ xây thư viện mà còn mua tài nguyên sách, tài nguyên khoa học mỗi năm cho nhân dân. Còn chúng ta thì...”, TS Nguyễn Thị Anh Đào bỏ lửng câu nói và thở dài.Báo Điện tử Tổ Quốc tiếp tục thông tin về sự việc này.
Dân Việt
Bán 'rẻ' đất cho NĐT, 7 địa phương gây thất thoát gần 4.000 tỷ đồng
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 8.323 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu NSNN của các dự án được kiểm toán là 3.978 tỷ đồng, kiến nghị các địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP.HCM… xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm được tạm xác định là 4.337 tỷ đồng.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-05T06:00:00"
Hà Nội, TP.HCM và 5 địa phương khác gây thất thoát NSNN gần 4.000 tỷ đồng vì bán đất giá rẻ hơn giá thị trường cho nhà đầu tư (Ảnh minh họa)Bán đất giá rẻ gây thất thoát NSNNKiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai sau khi đã kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị giai đoạn 2013-2016 tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP HCM, thị xã Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa).Theo đó, tại 7 địa phương mà KTNN tiến hành kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị gồm Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP.HCM, thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, TP. Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa đều cho thấy, việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các địa phương này chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém.Điều này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần do trùng lắp quy hoạch với các dự án khác hoặc không phù hợp với quy hoạch chung.Đáng lưu ý là về việc xác định giá đất. Cụ thể theo cơ quan kiểm toán, việc giao đất thực hiện các dự án chủ yếu theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giá tiền sử dụng đất nên không xác định được giá thị trường.Đặc biệt, giá đất xác định theo các phương pháp do các địa phương lựa chọn thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước.Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 36 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn xác định giá đất thì có 5 phương pháp xác định giá đất. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi địa phương áp dụng một phương pháp xác định giá đất khác nhau, hoặc áp dụng cùng một phương pháp nhưng cách hiểu khác nhau dẫn đến xác định số tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách khác nhau.Thậm chí, tại cùng một địa phương còn có chênh lệch lớn về giá trị khu đất khi áp dụng các phương pháp khác nhau dẫn đến thất thoát ngân sách.Ngoài ra, việc xác định giá đất của các địa phương còn nhiều sai sót, hạn chế gây thất thoát ngân sách nhà nước, như áp dụng phương pháp xác định giá đất không phù hợp, áp dụng sai thời điểm, không kịp thời xác định nghĩa vụ tài chính hoặc điều chỉnh lại đơn giá tính tiền sử dụng thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất làm tăng giá trị tiền sử dụng đất nhưng chưa kiểm tra, rà soát để xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung của chủ đầu tư…Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước của các dự án được kiểm toán là gần 4.000 tỉ đồng. Đồng thời, KTNN kiến nghị các địa phương xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm mà cơ quan này tạm xác định là hơn 4.300 tỉ đồng.Quy hoạch thiếu đồng bộVề công tác quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị, KTNN chỉ rõ, quy hoạch chi tiết dự án phát triển nhà ở còn thiếu đồng bộ. Một số chỉ tiêu quy hoạch xây dựng chưa đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định hiện hành như diện tích đất bố trí xây dựng trường học, trường mầm non, y tế không đủ nhu cầu tại chỗ; bố trí đất làm bãi đỗ xe, cây xanh thiếu so với quy định; khoảng cách giữa các dãy nhà cao tầng chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy chuẩn...Nhiều dự án quy hoạch xây dựng khu đô thị còn thiếu đồng bộ (Ảnh minh họa)“Một số dự án phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch nhưng không tiếp thu đầy đủ ý kiến các bộ, ngành chức năng dẫn đến một số chỉ tiêu không phù hợp quy định; quy hoạch 1/500 không tuân thủ quy hoạch 1/2000 được duyệt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung.Điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại các thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung, còn bất cập. Đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao tầng theo quy định, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh. Điều này đã làm cho mật độ và số lượng dân số tăng. Đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư”, báo cáo của KTNN nêu.Hoàng Nhật
Nông Nghiệp
Để quê lúa vươn lên từ nông nghiệp
Để đưa “Quê hương năm tấn” phát triển dựa trên thế mạnh nông nghiệp và tài nguyên con người, ông Nguyễn Hồng Diên– Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chia sẻ với PV NNVN 5 đột phá chiến lược và 3 giải pháp trọng tâm...
[ "Kinh tế" ]
"2017-04-07T00:30:00"
10.000 ha đất nông nghiệp đang chờ nhà đầu tưĐể đưa “Quê hương năm tấn” phát triển dựa trên thế mạnh nông nghiệp và tài nguyên con người, ông Nguyễn Hồng Diên– Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chia sẻ với PV NNVN 5 đột phá chiến lược và 3 giải pháp trọng tâm để hiện thực hóa mục tiêu này.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên đường về thăm vùng sản xuất nông nghiệp tại Thái Bình.Nhân rộng mô hình từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/nămTheo Chủ tịch Nguyễn Hồng Diên, muốn xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, mang bản sắc riêng, Thái Bình đã vạch ra 5 hướng đột phá chiến lược.Trước hết, phải xây dựng và nhân rộng bằng được những mô hình sản xuất nông nghiệp giá trị cao trên các vùng sinh thái. Thực tế, ở Thái Bình đã bước đầu hình thành các vùng chuyên canh các cây trồng giá trị cao, các vùng luân canh nhiều vụ có giá trị sản xuất lên tới 300 – 500 triệu đồng/năm, thậm chí trên 1 tỷ đồng/năm/ha.Ví dụ như mô hình trồng cây vụ đông trên đất lúa tại xã hồng Lý (Vũ Thư); mô hình trồng cây dược liệu tại xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ); mô hình trồng hoa, cây cảnh cho giá trị rất cao tại xã Minh Tân (Đông Hưng); mô hình luân canh cà rốt và một số loại rau màu trên vùng đất bãi tại các huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư…Hướng đột phá thứ hai là tập trung xây dựng, hình thành các điểm mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Việc áp dụng công nghệ cao sẽ đòi hỏi suất đầu tư rất lớn, năng lực con người phải rất tốt để quản lý và làm chủ được công nghệ trong khi ở Thái Bình hạn chế về nguồn lực đầu tư.Do vậy, trước mắt cần ưu tiên tập trung thử nghiệm một số mô hình “Công nghiệp hóa nông nghiệp” trên cánh đồng mở, trong đó ứng dụng các qui trình công nghệ theo dây chuyền sản xuất khép kín, cho phép sử dụng cơ khí hóa, điện khí hóa hầu hết các khâu sản xuất như trong sản xuất công nghiệp, áp dụng tổng hợp các kỹ thuật tiên tiến, và ứng dụng công tác quản trị sản xuất theo tiêu chuẩn để tăng năng suất và giá trị sản xuất.Muốn làm được điều đó, dứt khoát phải thực hiện hướng đột phá thứ ba, đó là tập trung đào tạo nhân lực quản trị và nhân lực đáp ứng cho nền nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề trong nước với mức không quá 3,0 triệu đồng/người/khóa học.Hướng đột phá thứ tư là thu hút các nhà đầu tư vào để phát triển các khu/cụm công nghiệp phục vụ nông nghiệp, ví dụ như công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất phân vi sinh, chế biến nông sản và các sản phẩm từ gạo, thực phẩm... Và, cuối cùng là khai thác du lịch trong nông nghiệp, nông thôn.Ví dụ như du lịch đồng quê, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái. Tỉnh Thái Bình đã làm thí điểm dịch vụ này tại huyện Vũ Thư và thấy rằng, người nước ngoài và học sinh, sinh viên các thành phố rất có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm.Sáng tạo trong tích tụ ruộng đấtĐể thực hiện được 5 hướng đột phá trên, vị Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã đưa ra 3 giải pháp trọng tâm. Trước hết, phải rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở đồng đất hiện có. Sau đó, tỉnh sẽ điều chỉnh lại quy hoạch, định rõ các vùng sản xuất tập trung: chuyên lúa, lúa xen màu, màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... Quy hoạch là cơ sở để đầu tư mạng lưới giao thông, thủy lợi nội đồng, đáp ứng được nhu cầu của vùng sản xuất.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy chế biến gạo của Cty ThaiBinh Seed.Giải pháp trọng tâm thứ hai là phải tích tụ được đất đai. Thái Bình có hướng đi riêng trong tích tụ đất đai để không vi phạm luật pháp hiện hành nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư và mong mỏi của người dân. Cả hệ thống chính trị tập trung vào việc vận động người dân tự nguyện ủy quyền quản lý sử dụng đất nông nghiệp của mình cho chính quyền xã. Trên cơ sở đó, xã sẽ đứng ra ký hợp đồng cho thuê đất với thời hạn từ 20 - 30 năm trở lên. Đơn giá thuê đất được tính bằng địa tô chênh lệch của mỗi vùng sinh thái.Ví dụ, hiệu quả mà người dân thu được sau khi trừ tất cả các chi phí trên đơn vị diện tích còn được bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ trả cho người dân bấy nhiêu, thời gian trả vào đúng vụ thu hoạch. Như vậy, người dân không sợ viễn cảnh “người cày mất ruộng” mà vẫn thu được hiệu quả kinh tế từ đơn vị diện tích đất nông nghiệp của mình.Và, để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, trong cam kết giữa người dân với chính quyền và giữa chính quyền với doanh nghiệp bắt buộc phải thể hiện nội dung: sau 5 năm sẽ điều chỉnh đơn giá thuê đất, mỗi lần điều chỉnh lên hoặc xuống không quá 5%.Ông Nguyễn Hồng Diên cho rằng, khi quỹ đất manh mún của những người nông dân được giao cho doanh nghiệp sản xuất thì chính nông dân sẽ có cơ hội trở thành một xã viên, một công nhân trong HTX hoặc doanh nghiệp. Tất nhiên, những xã viên/công nhân này phải có trình độ tương xứng với yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng. Họ phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng và kiến thức.Một bộ lao động dôi dư còn lại, các địa phương sẽ có chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại các vùng nông thôn. Các doanh nghiệp này phải có nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật ở trình độ vừa phải và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường để tạo nhiều việc làm. Số còn lại sẽ được chuyển đổi việc làm bằng phát triển nghề, các làng nghề và các sản phẩm dịch vụ khác.Giải pháp quan trọng thứ ba là làm tốt công tác truyền thông. Phải kiên trì vận động, tuyên truyền để đả thông tư tưởng của người dân, của cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành. Truyền thông phải làm sao cho cán bộ, người dân hiểu được và tự giác ủng hộ.Ví dụ, trong quá trình tích tụ đất đai, cả trăm, cả ngàn hộ dân trong một cánh đồng thể nào cũng có những hộ chưa đồng tình. Họ chưa hiểu được ích lợi từ việc tích tụ ruộng đất. Trong trường hợp đó, các cấp chính quyền địa phương phải “ra mặt” để đàm phán, thậm chí sẵn sàng đổi cho họ một diện tích đất tương ứng tốt hơn để tích tụ được cánh đồng liền vùng, liền thửa đủ lớn cho doanh nghiệp đầu tư.Cơ chế tích tụ đất đai này, người dân trên toàn tỉnh đã chấp thuận cho thuê khoảng 10.000 ha đất canh tác lúa và lúa xen màu. Chỉ chờ có doanh nghiệp đầu tư, chúng tôi sẽ kết nối để họ thuê đất thuận lợi. Hy vọng rằng, những mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả của doanh nghiệp chính là đầu tàu để kéo toàn ngành nông nghiệp của Thái Bình phát triển mạnh mẽ.Những “siêu dự án” đổ bộ về Thái BìnhHiện có 5 tập đoàn lớn ở ngoài tỉnh đã “rót” vốn hoặc đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Thái Bình. Và, trong nội tại “tỉnh lúa” cũng đã có không ít doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng thành công những cánh đồng lớn hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tích tụ đất đai.1.Tập đoàn TH là doanh nghiệp “nổ phát súng đầu” khi vừa chính thức khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả hữu cơ và lúa chất lượng cao với quy mô đầu tư khoảng 3.500 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng. Tập đoàn đầu tư sản xuất theo chuỗi từ xây dựng vườn ươm, trồng trọt, chiết xuất, thu hái thành phẩm, xử lý và đóng gói, phân phối sản phẩm.Điểm nhấn mới của dự án là kết hợp sản phẩm nông nghiệp và du lịch. Đây sẽ là dự án đầu tiên của Tập đoàn TH thiết kế theo chiến lược đầu tư vào nông nghiệp sạch, hữu cơ ứng dụng công nghệ cao đưa tới tay người tiêu dùng những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, vì sức khỏe cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng GDP cho ngành nông nghiệp.Ngoài ra, TH cũng dự kiến sẽ đầu tư nhà máy ép dầu gạo và nhà máy chế biến khoai tây quy mô lớn xuất khẩu sang thị trường Nga.2.Hai năm trở lại đây, Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Hiện tại Hòa Phát đang có một trang trại khổng lồ nuôi bò thịt của Úc với quy mô 2 vạn con/năm. Trang trại này đã đi vào hoạt động được 8 tháng và xuất chuồng được 4 lứa với tổng đàn khoảng 1 vạn con.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm trại nuôi bò Úc của Tập đoàn Hòa Phát tại Thái Bình.Trang trại bò của Hòa Phát luôn có khoảng 7.000 – 8.000 con bò. Hiện tại, Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ trao Quyết định chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp này tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, nông thôn vào ngày 8/4 tới đây.Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Phát cũng đầu tư xây dựng trại lợn giống với hàng vạn con nái ngoại giống gốc ông bà, bố mẹ của Đan Mạch ở xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy trên diện tích 50 ha.3.Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) đã nghiên cứu và chính thức có đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình thuê khoảng 1.000 – 1.200 ha đất để lập nhà máy sản xuất máy cơ khí phục vụ nông nghiệp (máy cày, máy kéo, máy thu hoạch...).Ngoài sản xuất cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, THACO cũng sẽ hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời để lấn sân sang mảng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất phân vi sinh nhằm tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi dư thừa của ngành chăn nuôi, đồng thời sản xuất gạo hàng hóa tại huyện Quỳnh Phụ. Thông tin bước đầu, hai “ông lớn” này cũng sẽ kết hợp với nhau để hình thành nên một doanh nghiệp có tên là Trường Lộc.4.Tập đoàn Geleximco do ông Vũ Văn Tiền làm Chủ tịch HĐQT (là người quê ở huyện Tiền Hải), cũng đầu tư mô hình nuôi tôm công nghệ cao và lúa chất lượng cao xuất khẩu với quy mô lớn tại tỉnh Thái Bình.Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Diên cũng đã làm việc với lãnh đạo Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Doanh nghiệp này đã nghiên cứu và thống nhất triển khai mô hình trồng rau, màu phục vụ chế biến, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trên địa bàn tỉnh với diện tích khoảng 200 ha tập trung theo hình thức thuê ruộng của nông dân. Bên cạnh đó, có 2 nhà đầu tư của Hưng Yên cũng ngỏ ý muốn thuê từ 200 – 500 ha để trồng chuối xuất khẩu.Với xu hướng đầu tư trên, hi vọng bộ mặt nông nghiệp của tỉnh Thái Bình sẽ có những chuyển động. Và cũng thông qua những “siêu dự án” này, nông dân Thái Bình sẽ có mô hình học tập tốt để đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, phương thức quản lý, tạo nên phong trào khởi nghiệp nông nghiệp lan tỏa rộng khắp.Thái Bình ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trên giàn khí canh để sản xuất khoai tây giống sạch bệnh chất lượng cao.Chiếc cần nào “câu” nhà đầu tư?Không hô hào kêu gọi với những lời lẽ sáo rỗng cho có, tỉnh Thái Bình đã ban hành rất nhiều cơ chế ưu đãi hỗ trợ đặc biệt để thu hút tối đa vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo đột phá mạnh mẽ trong tương lai.Để liệt kê hết những chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Thái Bình thì sẽ tốn nhiều giấy mực. Bởi vậy, NNVN xin điểm lại một số cơ chế hỗ trợ quan trọng nhất.Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư với quy mô chăn nuôi thường xuyên tập trung từ 1.000 con trở lên đối với lợn thịt (hoặc từ 500 con trở lên đối với trâu, bò, dê; hoặc từ 200 con đối với bò thịt cao sản nhập ngoại; hoặc từ 500 con đối với bò sữa cao sản) được UBND tỉnh hỗ trợ 3,0 tỷ đồng/dự án.Riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ nêu trên, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5,0 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục này.Về hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm với công suất giết mổ một ngày đêm của mỗi dự án phải đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ thấp nhất 2,0 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa Japonica xuất khẩu tại Thái Bình đạt hiệu quả kinh tế cao.Đối với các dự án có công suất giết mổ lớn hơn thì mức hỗ trợ được tăng tương ứng. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ nêu trên, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 5,0 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục nàyĐối với doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nông, làm, thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương. Hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm với mức 1.500 đồng/tấn/km...Con số ấn tượng3.500 héc taLà diện tích đất trồng lúa được tỉnh Thái Bình dự kiến chuyển đổi sang trồng cây thức ăn chăn nuôi (ngô, cỏ voi, cỏ khác...) và cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.80.000 tấnLà sản lượng ngao thu hoạch hằng năm của xấp xỉ 3.000 ha nuôi ngao trên địa bàn tỉnh Thái Bình (chiếm 50% sản lượng ngao toàn quốc). Vùng nuôi ngao được Bộ NN-PTNT, Bộ KH- CN xác định là vùng “gao sạch”, mỗi năm xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc trên 10.000 tấn.192 xãLà số địa phương đã có quy hoạch các vùng/điểm cho phát triển chăn nuôi, thủy sản. Trong đó có 41 vùng quy hoạch có diện tích 25 ha trở lên, tổng diện tích hơn 1.400 ha; 80 điểm/vùng quy hoạch diện tích từ 10 – 25 ha, tổng diện tích gần 1.200 ha...1.000.000 ngườiLà số lao động trong độ tuổi lao động, trong đó lao động khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 49,5%; tỷ lệ lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ lao động được đào tạo làm nông nghiệp chiếm 10-20%. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông hHng, nông dân có truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo trong sản xuất.MINH PHÚC - VĂN THÙY
CAĐN
Thủ tướng đồng ý phân cấp tối đa cho TP Hồ Chí Minh
Ngày 6-9, tại trụ sở Chính phủ, Ban cán sự Đảng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020 và các cơ chế chính sách đặc thù của TPHCM.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-09-07T00:33:00"
Ngày 6-9, tại trụ sở Chính phủ, Ban cán sự Đảng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020 và các cơ chế chính sách đặc thù của TPHCM. Các ý kiến tại cuộc làm việc đều nhất trí đánh giá về vị trí, vai trò quan trọng của TPHCM đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau 30 năm đổi mới, TPHCM đạt thành tựu to lớn, toàn diện, góp phần vào thành tựu chung của vùng và cả nước.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khoảng 10 năm trở lại đây, sự vượt trội của Thành phố so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, có mặt tụt hậu. Từ nguy cơ này, đặt ra vấn đề là phải có cơ chế, chính sách vượt trội, đặc thù cho TPHCM, trong khi TPHCM đang trên chặng đường hướng đến là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á như Nghị quyết 16 đưa ra.Thủ tướng nhất trí cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển trên địa bàn, nhất là tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố tầm nhìn 2025 – 2030, trong đó cần quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các thể chế, chính sách để tăng cường phát triển vùng, liên kết vùng, trong đó tập trung vào liên kết hạ tầng.Thủ tướng nhất trí cần có cơ chế, chính sách đặc thù để TPHCM phát triển nhanh, bền vững hơn với tinh thần “Thành phố vì cả nước, cả nước vì Thành phố”. Trong đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc TPHCM cần được phân cấp, phân quyền tối đa, tạo sự chủ động, sáng tạo đối với Thành phố gắn với đề cao trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương trong quản lý điều hành kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đối với những vấn đề liên quan đến thẩm quyền Quốc hội thì tổng hợp, đề xuất, những vấn đề mới phát sinh thì xin đề xuất làm thí điểm.VGP
Đại Đoàn Kết
Tháo gỡ vướng mắc để hút doanh nghiệp Nhật Bản
TP Hồ Chí Minh hiện là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước với tổng số vốn đăng ký trong 11 tháng qua là 5,68 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-02T00:55:00"
Hiện Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 6 tại TP Hồ Chí Minh với 1.110 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt 3,95 tỷ USD. Mặc dù vậy, vẫn có những vướng mắc về mặt chính sách, thủ tục mà các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản thấy rằng cần phải sớm tháo gỡ.Được biết các DN Nhật đánh giá cao sự chuyển biến trong cách áp dụng các quy định về thị thực (Visa), giấy phép lao động cho chuyên gia của DN ngoại, tăng giới hạn tổng số giờ làm thêm. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh (JBAH) có bày tỏ gặp khó khăn với quy định về khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề ít nhất 5% trên thang, bảng lương và có nguyện vọng bãi bỏ quy định trên…Q.Định - Q.Minh
Người Tiêu Dùng
Đề xuất 'lạ' của Trung tâm phát triển quỹ đất Đà Nẵng
Không đồng tình với đề xuất của Trung tâm Phát triển quỹ đất Đà Nẵng (CV334/BC-TTPTQĐ, ngày 20/6/2017) trong việc đấu giá quyền sử dụng đất rẻo có diện tích 25m2 tại mặt tiền đường 2/9, quận Hải Châu, ông Nguyễn Ngọc Mân làm đơn cứu xét gửi khắp nơi để xin được mua rẻo đất này.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-05T01:18:00"
Quyết định thu hồi đất của UBND TP Đà Nẵng năm 2002 (ảnh T.M)Theo ông Nguyễn Ngọc Mân, ông có căn nhà cấp 4 tại số 12 Lê Quí Đôn. Năm 2002, Thành phố có quyết định thu hồi 13,7 m2 để mở rộng đường Lê Quí Đôn, nên diện tích bị thu hẹp chỉ còn lại 37m2. Do không đủ diện tích tối thiểu để cải tạo, xây dựng nhà đảm bảo chỗ ở ổn định, ông Mân đã có đơn xin di dời Trạm biến áp 400kVA-22/0,4kV Tiểu La 2 (tiếp giáp phía đông căn nhà của ông) ra lề đường, với nguyện vọng được giao quyền sử dụng phần đất rẻo có diện tích khoảng 25m2 do di dời Trạm biến áp mà có.Được sự đồng ý của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và sự cho phép của UBND quận Hải Châu, gia đình ông đã bỏ ra 92 triệu đồng để di dời Trạm biến áp. Đồng thời, ông gửi đơn đến Trung tâm phát triển quỹ đất TP xin được nhận quyền sử dụng khoảng đất rẻo nói trên từ tháng 10/2016.Liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng rẻo đất, UBND Phường Bình Thuận và UBND quận Hải Châu đều có ý kiến thống nhất, đề nghị chuyển nhượng quyền sử dụng đất rẻo cho hộ ông Nguyễn Ngọc Mân do đất của ông Mân bị nhà nước thu hồi chỉ còn 37m2 và ông đã bỏ kinh phí để di dời trạm biến áp.Sở Xây dựng cũng có công văn số 4964/SXD-QLQH ngày 08/06/2017 khẳng định “Trường hợp ông Mân được nhận quyền sử dụng rẻo đất nêu trên để hợp thửa sẽ giải quyết được vấn đề diện tích nhỏ, vì vậy có đủ điều kiện diện tích để xây dựng nhà từ 3 tầng trở lên, phù hợp với cảnh quan khu vực”.Báo cáo số 334/BC-TTPTQĐ ngày 20/06/2017 của Trung tâm phát triển quỹ đất (ảnh T.M)Thế nhưng, tại báo cáo số 334/BC-TTPTQĐ ngày 20/06/2017, Trung tâm phát triển quỹ đất vẫn đề nghị UBND TP.Đà Nẵng cho phép tổ chức đấu giá quyền sử dụng rẻo đất 25m2.Theo Trung tâm phát triển quỹ đất, việc đấu giá rẻo đất 25m2 là để tránh khiếu nại, khiếu kiện sau này. Do hộ ông Trần Công Mạnh có 3 lô đất B14, B15, B16 (đường 2/9) liền kề ở phía Nam của rẻo đất 25m2 cũng muốn nhận quyền sử dụng đất đối với rẻo đất 25m2 trên.Ông Nguyễn Ngọc Mân cho hay, ngày 14/07/2017, UBND TP. Đà Nẵng ra Quyết định số 3862 qui định, việc đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với rẻo đất có diện tích, cạnh thửa đất từ 40 m2 trở lên, không tính diện tích khoảng lùi và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3m đối với khu vực quận Hải Châu, quận Thanh Khê. Việc Trung tâm Phát triển quỹ đất Đà Nẵng đề xuất đấu giá quyền sử dụng đất rẻo có diện tích 25m2 tại đường 2/9 quận Hải Châu như vậy là bất hợp lý, không xem xét những cống hiến của gia đình ông đã nhường đất để thành phố thu hồi làm công trình công cộng phục vụ toàn xã hội; và gia đình ông đã mất khá nhiều thời gian và kinh phí để di dời Trạm biến áp ra vỉa hè mới xuất hiện khoảng đất rẻo này.25m2 đất rẻo (phần gạch chéo) được yêu cầu đấu giá trong khi quy định của TP là 40m2 (ảnh T.M)Ông Mân phân tích, rẻo đất 25m2 hợp thửa vào 37 m2 đất nhà ông thì sẽ tạo nên lô đất hình chữ nhật khoảng 60 m2, giải quyết được hiện trạng nhà có diện tích nhỏ và sẽ đảm bảo cảnh quan khu vực như đề nghị của Sở Xây dựng.Nếu giao 25m2 đất cho hộ ông Mạnh như một thửa đất độc lập thì trái với qui định số 3862/QĐ-UBND ngày 14/07/2017 của UBND thành phố; nếu hợp thửa vào đất ông Mạnh thì sẽ tạo nên một “chiếc sừng” nhô ra phía ngoài lô đất, làm xấu đi cảnh quan khu vực, xấu đi hình ảnh của thành phố mà bao nhiêu năm qua cán bộ và nhân dân thành phố đã và đang dày công xây dựng.Ông Mân bức xúc nói: ông Trần Công Mạnh là chủ sở hữu của 3 lô đất liền kề ở mặt tiền đường 2/9, hà cớ gì “tranh giành” đến cùng 25m2 đất rẻo trong khi vợ chồng ông Mân nhiều lần gặp ông Mạnh để thương lượng.Ông Nguyễn Ngọc Mân cho hay, ông gửi hồ sơ xin giao đất rẻo đến Trung tâm phát triển quỹ đất từ tháng 10/2016. Nhưng hơn 15 tháng qua Trung tâm không hề có ý kiến giải quyết kiến nghị công dân.Thiên Minh
MT&CS
Đẩy nhanh việc hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2017
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 433/BTNMTTCQLĐĐ ngày 20/3/2017 yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, thống kê, phân loại các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận lần đầu theo từng loại đất; đồng thời khẩn trương chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp tồn đọng mà pháp luật đã có quy định giải quyết, đưa vào xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, Bộ đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc giải quyết cấp giấy chứng nhận lần đầu tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-09-03T00:14:00"
Kết quả kiểm tra cho thấy trong số các trường hợp còn tồn đọng thì chỉ có thể giải quyết cấp được cho khoảng 25% các trường hợp. Phần lớn các trường hợp còn lại không giải quyết được hoặc chưa thể giải quyết ngay được với các lý do sau đây, thứ nhất, theo quy định của pháp luật đất đai thì người sử dụng đất được cấp giấy nếu có nhu cầu thể hiện ở việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai; các trường hợp tồn đọng còn lại chủ yếu là giao trái thẩm quyền và đất lấn, chiếm.Trong khi đó tiền sử dụng đất phải thu đối với các trường hợp này theo giá đất hiện nay là quá lớn, đặc biệt là quy định về việc người sử dụng đất chỉ được hưởng một lần hạn mức công nhận đất ở, diện tích còn lại phải nộp tiền nên nhiều hộ dân không đủ kinh tế để thực hiện.Nhiều trường hợp giao đất trái thẩm quyền có sự so bì với người được cấp giấy chứng nhận trước đó không phải đóng tiền (trước đây sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 theo quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP không phải đóng tiền nhưng nay theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP phải đóng 40% tiền sử dụng đất nếu không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền).Thứ hai, nhiều trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận như đất không có giấy tờ theo quy định và hiện đang có tranh chấp; đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và mua bán bằng giấy tờ viết tay từ ngày 01/01/2008 trở về sau hoặc hiện trạng sử dụng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; đất đang trong khu vực có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất.Đặc biệt nhiều trường hợp nằm trong khu vực có thông báo, quyết định thu hồi đất đã nhiều năm để thực hiện các công trình, dự án, bản án (chủ yếu ở đô thị lớn như Hà Nội) nhưng không thực hiện, địa phương cũng không có điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch này. Đất của người dân trong khu vực đất nông, lâm trường nhưng chưa thực hiện xong việc đo đạc, cắm mốc nông lâm trường để bàn giao cho địa phương thực hiện cấp giấy chứng nhận.Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện và có nhu cầu cấp giấy (có đủ khả năng tài chính nộp để cấp được cấp giấy). Các trường hợp còn lại không cấp giấy chứng nhận thì yêu cầu địa phương chỉ đạo khẩn trương việc đăng ký đất đai theo quy định của Luật Đất đai. Thời gian vừa qua, Bộ đã phối hợp với Bộ Xây dựng tham mưu cho Chính phủ quy định các giấy tờ về quyền sử dụng đất để cấp giấy phép xây dựng. Do đó, việc người sử dụng đất được đăng ký đất đai và có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì sẽ có cơ sở được cấp phép xây dựng nhà ở theo quy định nhằm ổn định cuộc sống.Song song với đó, Bộ cũng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi quy định về xác định hạn mức đất ở đối với trường hợp người dân đang sử dụng nhiều thửa đất theo hướng xác định hạn mức đất ở để tính tiền sử dụng đất được thực hiện đối với từng thửa đất và giá đất áp dụng là giá do UBND cấp tỉnh quy định; Các trường hợp giao đất trái thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 thì không phải đóng tiền sử dụng đất để bảo đảm kế thừa quy định của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Các trường hợp còn lại đang sử dụng đất khi tính tiền sử dụng đất thì áp dụng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.Các địa phương cần rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch sử dụng đất đối với những khu vực đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất nhưng quá 3 năm không thực hiện để có thể cấp giấy chứng nhận cho người dân.Theo BTNMT
Lao Động
Mục tiêu sức khỏe toàn dân có đạt được nếu áp thuế nước ngọt?
Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo lần 2 Luật sửa đổi các Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) và xuất khẩu, nhập khẩu và giữ nguyên quan điểm: Bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt.
[ "Kinh tế" ]
"2018-01-30T04:31:00"
Đánh thuế tiêu thụ nước ngọt có ga không phải là giải pháp để giảm béo phì, tiểu đường. Ảnh: PV Tuy nhiên, việc áp thuế nước ngọt như rượu, bia, thuốc lá liệu có bảo đảm tính công bằng, bình đẳng là câu hỏi được đặt ra trước khi luật thuế mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2019.Nước ngọt sẽ chịu thuế như rượu, bia, thuốc láSau khi dự thảo lần 1, Luật sửa đổi các luật thuế GTGT, TTĐB, TNDN, TNCN và xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Tài chính gửi đi lấy ý kiến các bộ ngành, trong đó có đề xuất áp thuế TTĐB với nước ngọt, nhiều ý kiến không đồng tình đã được phản hồi tới Bộ Tài chính. Tuy nhiên, tại dự thảo lần 2, Bộ Tài chính vẫn kiên định giữ quan điểm: “Bổ sung nước ngọt có đường, trừ sữa vào đối tượng chịu thuế TTĐB”. Nếu dự luật thuế này được thông qua, người tiêu dùng sẽ phải trả thuế tương ứng với 22% giá trị của mỗi sản phẩm nước ngọt (bao gồm 12% thuế GTGT và 10% thuế TTĐB). Mức thuế này được đề xuất áp dụng từ năm 2019. Theo quan điểm của Bộ Tài chính, “đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu về phát triển KTXH, trong đó có nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe cho người dân”.Đánh thuế nước ngọt, còn nhiều băn khoănTại tọa đàm “Xu hướng điều chỉnh chính sách thuế hiện nay trên thế giới - Một số hàm ý cho Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội, ông Wayne Barford - cố vấn cao cấp, Trung tâm Đầu tư và thuế quốc tế (ITIC) - cho biết: “Nghiên cứu về việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát ở 157 quốc gia cho thấy, đây không phải là xu hướng phổ biến. Trên thế giới, chỉ có 40 quốc gia áp dụng thuế này và tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có 4 quốc gia (Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei) chiếm khoảng 2,2% dân số khu vực. Ngay cả những nước phát triển đang đối mặt với tỷ lệ người béo phì tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Úc, New Zealand, Canada,... cũng không áp thuế TTĐB đối với nước ngọt. Các quốc gia này cho rằng, áp thuế đối với nước ngọt không phải là giải pháp để giảm hay ngăn chặn các căn bệnh này, trong khi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có đối với ngành công nghiệp nước giải khát và kinh tế địa phương.Hàn Quốc và Canada lựa chọn sử dụng những biện pháp quy định về nhãn mác của các sản phẩm thức ăn và đồ uống. Các hoạt động đào tạo và những nỗ lực nhằm kêu gọi các nhà sản xuất giảm lượng đường trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm dành cho trẻ em.Mặc dù đang phải đối mặt với tỷ lệ thừa cân, béo phì và tiểu đường tăng nhanh, Chính phủ Úc “vẫn tiếp tục kiên quyết phản đối áp dụng bất kỳ khoản thuế đối với đồ uống có đường hoặc các thực phẩm không lành mạnh khác”. Trợ lý Bộ trưởng Y tế Úc cho biết, áp thuế TTĐB đối với nước ngọt là vấn đề thuộc “phạm trù đạo đức” và “can thiệp sâu vào đời sống người dân”. Ông tranh luận: “Điều quan trọng đối với tất cả những người đề xuất áp thuế đối với đường, chất béo, bất cứ loại thuế nào, sẽ chỉ làm cho dân chúng tức giận mà sẽ không làm thay đổi thói quen ăn uống của họ. Đây là sự sống còn hàng ngày, là vấn đề lựa chọn cá nhân vượt trên các vấn đề kinh tế”.Chính phủ New Zealand đã bác bỏ sự cần thiết phải áp thuế TTĐB đối với nước ngọt và cho rằng, họ không có kế hoạch bổ sung bất kỳ chính sách thuế TTĐB nào trong tương lai. Một số nước như Đan Mạch và Indonesia là những nước đã từng áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt trong một thời gian dài nhưng đều đã phải bãi bỏ loạt thuế này do không hiệu quả, nhất là trong việc ngăn ngừa các căn bệnh béo phì và tiểu đường. Thái Lan và Brunei là 2 quốc gia đã áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt trong nhiều năm, nhưng tỷ lệ người bị bệnh béo phì và tiểu đường vẫn liên tục tăng.Khá nhiều quốc gia có quan điểm cho rằng, thay vì áp dụng chính sách thuế TTĐB với nước ngọt, họ áp dụng các chính sách nhằm giảm lượng đường và chất béo trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, ban hành các quy định về dán nhãn ghi rõ thành phần dinh dưỡng và khuyến cáo đối với các sản phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về dinh dưỡng, về chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vận động và rèn luyện thể lực.Hiện nay, Bộ Tài chính cũng chưa có đánh giá cụ thể hơn về việc, liệu việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt có thể giúp làm giảm hoặc làm chậm tốc độ tăng tỷ lệ béo phì ở Việt Nam hay không và nếu giảm thì mức độ là bao nhiêu. Đây là yếu tố quan trọng để cân nhắc về hiệu quả của chính sách thuế này.Hà AnhVBA kiến nghị không áp thuế TTĐB với nước ngọtHiệp hội Bia- Rượu- NGK Việt Nam (VBA) kiến nghị: Không áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm nước ngọt khi chưa có những cơ sở biện chứng rõ ràng về tính hiệu quả của chính sách thuế này trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng; Thúc đẩy truyền thông và giáo dục sức khỏe; Thực hiện dán mã màu mã hóa trên bao bì thực phẩm đối với những thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất béo, đường và muối cao để người tiêu dùng nhận biết được hàm lượng các chất này. Trong trường hợp áp dụng các chính sách thuế vì lý do bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thì cân nhắc việc áp dụng thuế TTĐB đối với toàn bộ thực phẩm có chứa chất béo, đường và muối ở mức vượt ngưỡng có thể gây nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng (như mở rộng danh mục thực phẩm theo CODEX)…Hà Anh
Chính Phủ
Đà Nẵng quy hoạch 7 vùng nông nghiệp công nghệ cao
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt 7 địa điểm quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố.
[ "Kinh tế" ]
"2017-04-15T11:07:00"
Theo đó, các địa điểm được quy hoạch đều thuộc huyện Hòa Vang. Cụ thể, có 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rau, hoa, cây dược liệu tại xã Hòa Ninh (40 ha) và tại xã Hòa Phú (50 ha); 2 vùng chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao tại xã Hòa Khương (30 ha) và thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc (230 ha); 2 vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Khương (20 ha) và xã Hòa Phong - Hòa Khương (20 ha); vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ, tôm, cua tại xã Hòa Liên (50 ha).UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thực hiện kêu gọi đầu tư; đồng thời giao Sở Xây dựng triển khai các thủ tục liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.Hiện nay, tại Đà Nẵng, các dự án phát triển nông nghiệp chủ yếu tập trung tại huyện Hòa Vang. Trên địa bàn đã có một số dự án sản xuất nông sản sạch, ứng dụng công nghệ cao như dự án sản xuất rau an toàn tại thôn Nam Thành (xã Hòa Thanh) của Công ty CP Hapras với diện tích 7,5 ha; dự án trồng nghệ vàng, đinh lăng trên diện tích 10 ha của Công ty CP Dược Danapha tại thôn Đồng Lăng (xã Hòa Phú); dự án trồng bưởi da xanh của Công ty Bách Phương tại xã Hòa Ninh…Sắp tới, UBND TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội nghị “Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao TP. Đà Nẵng gắn kết với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế và thách thức trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.Hội nghị này cũng sẽ quảng bá, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế quan tâm lựa chọn, quyết định đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương.Minh Trang
ANTT
PNR: Đổi tên nhưng 'vận' chưa hề sáng
Kết quả kinh doanh năm 2017, CTCP Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVR) ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 6.7 tỷ đồng.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-05T07:01:00"
Công ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam được thành lập với tên ban đầu là Công ty Cổ phần Dầu khí Tản Viên, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 17/11/2006.Đến tháng 02/2008, Công ty cổ phần Dầu khí Tản Viên đổi tên thành Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR), với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103034347 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Tây cấp.Tuy nhiên không hiểu vì sao đến nay nhận diện tên của công ty vẫn là Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam. PVR có kết quả kinh doanh hết sức “lẹt đẹt” mấy năm gần đây, cổ phiếu PVR đã bị hủy niêm yết từ 26/5/2017 do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trên BCTC kiểm toán năm 2016. Hiện PVR đang giao dịch trên sàn UpCOM.Năm 2017, doanh thu thuần của PVR đạt mức 48 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với năm 2017. Tuy nhiên, chi phí giá vốn trong năm tăng từ 38 tỷ lên mức 45.5 tỷ đồng kéo biên lợi nhuận gộp của PVR giảm so với năm 2016, chỉ đạt 5%. Chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp của PVR giảm so với cùng kỳ năm trước ở mức gần 4 tỷ đồng. Kết quả cả năm, PVR ghi nhận lỗ ròng hơn 6.7 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2016 PVR lỗ ròng tới gần 12 tỷ đồng.PVR cho hay, do chuẩn mực kế toán số 14, trong giai đoạn này Công ty chưa được ghi nhận doanh thu từ các dự án CT10 – 11 Văn Phú. Ngoài ra trong năm 2017, PVR chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Việt Hưng với số tiền 51 tỷ đồng và thu được lợi nhuận gộp của Dự án là 2.53 tỷ đồng. Nhưng trong năm Công ty đã trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục (EFI), Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX), CTCP Khách sạn Dầu khí Lam Kinh, CTCP Đầu tư Thương mại Dầu khí – IDICO (PXL), CTCP Đầu tư PV2, CTCP Đầu tư Phát triển An Bình với giá trị là 4.33 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới gần 4 tỷ đồng, vượt quá mức lợi nhuận gộp khiến PVR phải tiếp tục ghi nhận kết quả lỗ.Như vậy, đây là năm thứ ba liên tiếp PVR ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ. Năm 2015 và 2016, PVR ghi nhận lỗ ròng lần lượt là 27 tỷ đồng và gần 12 tỷ đồng. Như vậy, lỗ lũy kế của PVR đã lên tới trên 66 tỷ đồng.Mai An (t/h)
TBDN
Chính phủ kiến tạo: Động lực đến từ niềm tin!
Những thành công của đất nước trong suốt một năm qua về phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tăng trưởng GDP đạt 6,81%, đều có dấu ấn từ những kiến tạo của Chính phủ. Sang năm mới và những năm tiếp theo, người dân, doanh nghiệp tiếp tục hy vọng về những đổi thay tốt đẹp hơn từ những quyết sách, hành động của một Chính phủ 'nói đi đôi với làm'.
[ "Kinh tế" ]
"2018-01-30T02:56:00"
Những thành tựu đáng ghi nhậnCách đây gần hai năm, tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ vừa được kiện toàn (phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 tổ chức ngày 4 và 5/5/2016), Thủ tướng đã có định hướng phương thức chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là "phải chuyển từ phương thức mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, phục vụ; quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí". Lời khẳng định của Thủ tướng đã mang đến niềm vui, hy vọng cho hàng triệu người dân, doanh nghiệp.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.Tuy nhiên, những thách thức mà Chính phủ mới phải đối mặt không hề nhỏ, như nền kinh tế đất nước chịu tác động bất ổn về chính trị và suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu nên nợ công còn ở mức cao, kinh tế phục hồi chậm, tốc độ tăng GDP thấp, nguy cơ lạm phát tăng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chưa đạt; việc bảo vệ môi trường còn yếu kém, đời sống nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vùng bị ô nhiễm môi trường biển, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, vấn đề thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan trên thị trường tiêu dùng…Trước tình hình đó, đã có nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng. Nhưng nỗi lo lắng ấy đang dần được xua tan khi những thành tựu bước đầu sau hơn một năm hoạt động của Chính phủ mới đang được người dân, doanh nghiệp trong nước, đối tác quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.Ngay từ đầu năm 2017, việc triển khai hai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và Nghị quyết 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tiếp tục được triển khai rốt ráo. Trái với lo ngại “đánh trống bỏ dùi”, chính quyền các cấp thực sự bắt tay vào hành động, thực hiện được những thành công bước đầu đáng khích lệ.Trước hết phải kể đến việc Bộ Công thương bãi bỏ gần 700 điều kiện kinh doanh, chiếm đến hơn một nửa số điều kiện mà bộ này quản lý. Cùng với đó, các bộ ngành khác cũng tốc lực triển khai nhiều hoạt động rất đáng ghi nhận. Đầu tháng 12, Bộ Xây dựng đề xuất bãi bỏ 41,3% tổng số ĐKKD, đơn giản hóa 43,7% ĐKKD thuộc trách nhiệm của Bộ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất bỏ 34,2% ĐKKD và cắt giảm 56,5% thủ tục hành chính do mình quản lý.Chuyên gia kinh tế đánh giá, những điều kiện kinh doanh được bãi bỏ có thể chưa tạo ra ngay được cú hích cho nền kinh tế, nhưng về dài hạn, đây chắc chắn là một bước đi vô cùng tích cực. Bởi, Chính phủ đã giúp xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường cho hàng loạt các ngành nghề, tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động kinh doanh – sản xuất có lợi nhuận.Một vấn đề lớn mang dấu ấn của Chính phủ kiến tạo mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy đó là việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Mặc dù quá trình CPH DNNN đã chững lại đáng kể trong vòng gần chục năm trở lại đây, nhưng trong suốt một năm qua, CPH DNN lại trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Sự kiện nhà nước đã hoàn thành việc thoái gần 60% vốn tại hãng bia lớn nhất Việt Nam là Sabeco, với giá trị lên đến 4.8 tỷ đô la trong những ngày cuối cùng của năm đã thực sự gây ấn tượng mạnh.Nêu ý kiến về sự việc này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, trông đợi vào một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, người dân đang nhìn vào quá trình bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn như Sabeco. Và thành công của phiên đấu giá cổ phiếu Sabeco ngày 18/12 cho thấy Chính phủ đã “nói đi đôi với làm”. Cùng với đó, quá trình CPH các DNNN như PVN, EVN,… cũng đang rục rịch bắt đầu. Đây chính là hành động mạnh mẽ nhất cho cam kết nhà nước không kinh doanh những gì tư nhân có thể thực hiện, không “bán bia bán sữa” như tuyên bố trước đó.Sẽ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơnÔng Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, sở dĩ năm 2017 có kết quả tăng trưởng GDP ấn tượng là do bộ máy chính trị từ Đảng, Nhà nước cho đến Chính phủ đều đã và đang thực hiện đúng những cam kết của mình, trong đó cam kết quan trọng là xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch chống tham nhũng. “Như vậy có thể nói động lực lớn nhất là đến từ niềm tin”, ông Đông khẳng định.Nhận xét về những thành tựu mà Chính phủ Việt Nam đạt được trong suốt thời gian qua, Đại sứ Anh tại Việt Nam Giles Lever, cho hay từ khi Chính phủ Việt Nam chuyển hướng điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Chính phủ đạt được nhiều bước tiến khi đặt trọng tâm vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường Chính phủ điện tử. Ngoài ra, Chính phủ đã phản ứng nhanh nhạy với những vấn đề phát sinh do dư luận phản ánh, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời. Chia sẻ ý kiến của mình, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới cho biết: “Chúng tôi chúc mừng Chính phủ Việt Nam với những thành tựu quan trọng đạt được trong năm 2017. Việt Nam đã ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp, tỷ giá ổn định và vị thế quốc tế ngày càng cao. Tôi cũng chúc mừng Việt Nam đã đạt được một số thành quả trong cải cách hành chính, ngân hàng, đầu tư công, xử lý nợ xấu”.Ngoài ra, các đối tác quốc tế cũng nhận định rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố Chính phủ kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, không phải kiểm soát bằng mệnh lệnh là khuôn khổ tốt để Việt Nam tiến xa hơn. Phó chủ tịch phòng thương mại Mỹ phụ trách khu vực châu Á James W. Fatheree nhận xét: “Việt Nam thể hiện năng lực của một nền kinh tế năng động, cơ hội. Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Chúng tôi hi vọng với những nỗ lực và cam kết Việt Nam trong năm 2017 sẽ đóng góp cho việc giải quyết các thách thức mới”.Có thể nói, những thành công ấn tượng của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tăng trưởng GDP 6,81%, cao nhất trong nhiều năm, đều có dấu ấn của một Chính phủ kiến tạo. Bước sang năm mới 2018, theo người đứng đầu Chính phủ, tinh thần Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, để Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, hiện đại hơn.Thu Ba
Đất Việt
Thái Bình xin phá rừng: Phát triển lấn biển là tất yếu
“Muốn phát triển kinh tế phải làm công nghiệp phát triển ra biển là tất yếu. Đó cũng là việc như lớp trước đã làm là quai đê lấn biển".
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-19T10:13:00"
Đó là khẳng định của ông Lại Văn Hoàn - Chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Bình, trên báo Tuổi Trẻ, ngày 19/5, khi trả lời về dự án lấn 320ha biển lấy mặt bằng làm công nghiệp, trong đó sẽ xóa bỏ 150ha rừng ngập mặn tại Thái Bình.Qua bài học Formosa, không chọn công nghiệp gây ô nhiễmTheo ông Hoàn, trước mắt chủ đầu tư phải kiểm tra lại toàn bộ quá trình triển khai, rà soát lại từng mục và kiểm tra lại tất cả các nội dung đã thực hiện trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo lãnh đạo tỉnh ngay trong tuần này.Riêng với việc phá bỏ 150ha rừng ngập mặn để phát triển công nghiệp, ông Hoàn nhấn mạnh chủ trương của Thái Bình là phát triển kinh tế về phía biển, vì Thái Bình đất chật người đông, quỹ đất trong nội đồng phải dành cho đảm bảo an ninh lương thực.Ông Lại Văn Hoàn - Chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Bình. Ảnh TTOCòn với loại hình công nghiệp, phải là công nghiệp không gây ô nhiễm, ít tác động đến môi trường sinh thái. Dịch vụ cũng chủ yếu là trung chuyển hàng hóa khu vực ven biển."Qua bài học từ Formosa, Thái Bình khẳng định không bao giờ đánh đổi môi trường yên lành này bằng sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần", ông Hoàn khẳng định."Hàng trăm năm nay vẫn lấn biển"Trong khi đó, cũng trao đổi với báo chí, ông Đặng Văn Thái - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển NN-PTNT tỉnh Thái Bình, chủ đầu tư dự án nói rõ về mức độ tác động khi phải phá bỏ 150ha rừng ngập mặn có chức năng phòng hộ đê.Ông Thái phân tích: "Tại Thái Bình hàng trăm năm nay đều lấn biển, thường cứ 30 năm một lần. Từ 2014 tỉnh chủ trương quai đê lấn biển từ đoạn 26+700 đến 31+700, có chiều dài 4km ở đê biển huyện Thái Thụy. Việc phát triển tuyến đê mới đã được Bộ NN-PTNT đồng ý, được Chính phủ phê duyệt qua các năm 2014-2015".Khi xác định phá bỏ 150ha rừng ngập mặn được trồng từ 30 năm nay, năm 2014 khi làm việc với Bộ NN-PTNT về việc quai đê lấn biển và làm đê mới. Khi đó Bộ đã có khuyến cáo chỉ làm khi và chỉ khi phần rừng phía ngoài đê mới còn lại 240m. Từ năm đó đến nay, hiện trạng rừng tính từ đê mới nếu làm ra đến vị trí rừng hiện có, nơi thấp nhất là 300m, nơi lớn nhất là 350m.150ha rừng ngập mặn được đề nghị phá bỏ để tạo mặt bằng làm khu công nghiệp. Ảnh TTONhư vậy, diện tích rừng hiện có phía ngoài đê mới đã đáp ứng được yêu cầu đầu tiên là an toàn cho đê, tiếp nữa là chống được sóng. Vì diện tích rừng còn vượt hơn so với khuyến cáo của Bộ NN-PTNT nên tỉnh mới đồng ý cho nghiên cứu.Ngoài ra, tỉnh cũng đã phê duyệt kế hoạch sẽ trồng thay thế 150ha rừng bị phá ở phía ngoài đê mới.Chính phủ chưa phê duyệt mục đích sử dụng đấtTrong một diễn biến liên quan, cũng theo ông Thái, về mặt quy hoạch sử dụng đất, tỉnh đã trình lên Bộ TN-MT xin điều chỉnh quy hoạch trong giai đoạn 2016-2020, tức là xin chuyển từ đất rừng sang đất công nghiệp. Theo tôi được biết thì đến nay chưa được Chính phủ duyệt cho chuyển mục đích diện tích đất này.Còn trong thực hiện thì tỉnh đã chỉ đạo thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Tuy nhiên, đúng là trong hồ sơ nộp cho Bộ TN-MT lần một để hội đồng thẩm định họp chỉ báo cáo có 80 hộ bị ảnh hưởng.Nhưng trong giải trình và báo cáo lại, đã có bổ sung những sai lệch này cho đúng số hộ bị ảnh hưởng của hai xã hiện nay là 354 hộ.Nói về chất lượng báo cáo ĐTM thấp, ông Thái giải thích: "Rõ ràng trong hồ sơ nộp lên có sai lệch về số hộ nuôi thủy sản, cái đó phải thừa nhận chất lượng công tác, đánh giá của đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện chưa tốt, nếu tốt đã không sai.Cái này chắc tỉnh sẽ nghiêm túc kiểm điểm các đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình".Trước việc, ĐTM mới chỉ tham vấn tới trưởng, phó thôn, theo ông Thái đã có thêm hai hộ có đầm nuôi trồng thủy sản. Còn hội đồng thẩm định có thể yêu cầu đơn vị tư vấn và chủ đầu tư bổ sung tham vấn vì đối tượng tham vấn chưa đại diện hết cho các tổ chức xã hội và dân cư nằm trong khu vực mà dự án tác động."Nếu Bộ yêu cầu tham vấn mở rộng, chúng tôi sẽ báo cáo tỉnh chỉ đạo tham vấn bổ sung cho đủ đối tượng cần phải tham vấn", ông Thái nói rõ.Trước đó, là đơn vị lập ĐTM của dự án trên, ông Đỗ Trần Chinh - Giám đốc Trung tâm quan trắc, phân tích TN-MT (Sở TN-MT Thái Bình), lại khẳng định làm mọi việc theo nguyên tắc thông qua chủ dự án, có vấn đề gì cứ trao đổi với chủ dự án, bên tôi là đơn vị làm thuê.Nói về những số liệu trong ĐTM, theo ông Chinh, không phải điều tra thực tế tại địa phương, mà do bên chủ dự án cung cấp. Cơ quan chỉ làm ĐTM trên cơ sở số liệu chủ dự án cung cấp."Chúng tôi có đi điều tra những việc đó đâu?", ông Chinh khẳng định.Sơn Ca (Tổng hợp)
SGĐT
Mua bán đất qua hợp đồng ký sẵn gửi tổ chức công chứng
Hỏi: - Tôi mua đất của bà Mai Thị B. Trước đó, bà B mua lại đất đó của ông Trần Văn K không có giấy tờ mua bán đất giữa ông K và bà B.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-01T01:00:00"
Hai bên chỉ giao kèo mua bán bằng văn bản đặt cọc và gửi lại hợp đồng mua bán mà ông K đã ký sẵn, gửi lại ở Văn phòng công chứng; hợp đồng ký sẵn chưa có điền tên người chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu tôi chuyển nhượng lô đất nói trên và trả đủ tiền cho bà B thì tôi sẽ được ghi tên vào hợp đồng đã làm sẵn nội dung mua bán gửi ở Văn phòng công chứng. Xin hỏi, quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất như vậy có đảm bảo không?Phan Công Thanh (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)Trả lời: - Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 quy định rõ về thủ tục công chứng. Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ công chứng, công chứng viên kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng và yêu cầu người yêu cầu công chứng sửa lại các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật, nếu có. Trước khi ký hợp đồng, người yêu cầu công chứng đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Sau khi đồng ý các điều khoản trong dự thảo hợp đồng, người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch và ký trước mặt công chứng viên.Như vậy, việc ông K ký sẵn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rồi gửi tại Văn phòng công chứng và để trống Bên nhận chuyển nhượng là không phù hợp với quy định pháp luật. Do đó, trường hợp của ông, không thể thực hiện việc công chứng được.Luật gia NGUYỄN VĂN KHÔI
Đất Việt
Báo Trung Quốc bình luận việc tăng cường viện trợ cho Campuchia
Trung Quốc trong thời gian gần đây đã cung cấp cho Quân đội Hoàng gia Campuchia từ quân trang cho tới vũ khí hạng nặng.
[ "Thế giới" ]
"2018-02-02T00:37:00"
Trang Sina của Trung Quốc dẫn lại nguồn tin từ Tạp chí Quốc phòng Jane's thông báo nước này sẽ cung cấp cho Lữ đoàn cận vệ số 70 - Quân đội Hoàng gia Campuchia số lượng lớn xe tăng và xe thiết giáp dự kiến lên tới 100 chiếc.Những phương tiện đầu tiên sẽ tới Phnom Penh vào tháng 3 này, tuy nhiên chủng loại chưa được tiết lộ.Sina thông tin thêm, từ năm 1956 Trung Quốc đã bắt đầu cung cấp sự hỗ trợ dài hạn về kinh tế và quân sự cho Campuchia, mặc dù quốc gia Đông Nam Á này còn nhận viện trợ từ Mỹ hay Nhật Bản nhưng quy mô không thể sánh với Bắc Kinh.Trong năm ngoái, phía Campuchia đã bãi bỏ các gói viện trợ của Mỹ được triển khai suốt một thời gian dài mà không đi kèm giải thích, đồng thời họ cũng hạn chế các hoạt động diễn tập hải quân song phương.Nhưng trái lại, theo Sina hợp tác quốc phòng Trung Quốc - Campuchia ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn.Quân đội Hoàng gia Campuchia đã nhận rất nhiều hàng quân sự có xuất xứ Trung QuốcHiện nay trang bị tiêu chuẩn của bộ binh Campuchia vẫn là súng trường tấn công Type 56 - phiên bản AK-47 do Trung Quốc sản xuất, ngoài ra còn có pháo phòng không Type 85, xe tăng hạng nhẹ Type 62, xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Type 81 và súng trường bullpup QBZ-97.Không chỉ có vậy, gần đây Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia 1 tỷ USD trang thiết bị quân sự từ xe tải cho tới 12 trực thăng đa dụng Z-9 và 2 máy bay vận tải hạng nhẹ MA-60 cùng quân phục và trang bị cá nhân như giáp, mũ bảo hộ, mặt nạ phòng chống độc...Trung Quốc cũng là địa chỉ thường xuyên của các học viên quân sự Campuchia, khoảng 30% nhân lực của quân đội nước này được đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn trên đất Trung Quốc, quy mô khó một đối tác nào theo kịp.Binh lính Campuchia bên các xe tải quân sự do Trung Quốc cung cấpHỗ trợ của Trung Quốc rõ ràng giữ vai trò cực kỳ quan trọng, quy mô Quân đội Campuchia với 125.000 lính thương trực, 70.000 quân dự bị, 21 máy bay cánh cố định, 17 trực thăng 550 xe tăng, 300 xe bọc thép, 600 khẩu pháo các loại cùng 53 tàu chiến trong khi ngân sách quốc phòng hàng năm chỉ có 192 triệu USD, không đủ cho nhu cầu tối thiểu.Theo báo Trung Quốc, nếu không có các gói viện trợ của Trung Quốc, có lẽ Quân đội Hoàng gia Campuchia sẽ phải cắt giảm quy mô đi ít nhất là một nửa so với hiện tại, cho nên dễ hiểu vì sao Phnom Penh đang cực kỳ coi trong quan hệ hợp tác quốc phòng với Bắc Kinh.Trong tương lai, có thể Trung Quốc sẽ bàn giao cho Hải quân Campuchia một tàu chiến loại biên có chiều dài 140 m, cung cấp cho không quân nước này tiêm kích JF-17 và tên lửa phòng không tầm trung KS-1A, khiến sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc ngày càng lớn thêm.Tùng Dương
VietnamPlus
Nga giành lại 9 huy chương tại Olympic mùa Đông Sochi 2014
Ngày 1/2, Nga đã được đưa trở lại thứ hạng nhất trong bảng tổng sắp huy chương tại Olympic mùa Đông Sochi 2014, sau khi Tòa án Trọng tài thể thao dỡ bỏ lệnh cấm tham gia Olympic suốt đời với 28 VĐV.
[ "Thể thao" ]
"2018-02-01T14:16:00"
Đoàn vận động viên Nga ở Olympic mùa Đông Sochi 2014. (Nguồn: AP)Ngày 1/2, Nga đã được đưa trở lại thứ hạng nhất trong bảng tổng sắp huy chương tại Olympic mùa Đông Sochi 2014, sau khi Tòa án Trọng tài thể thao (CAS) dỡ bỏ lệnh cấm tham gia Olympic suốt đời đối với 28 trong tổng số 43 bị cáo buộc sử dụng doping tại mùa Olympic này.Đoàn vận động viên Nga ban đầu đã giành được 33 huy chương các loại tại Olympic Sochi, trong đó có 13 huy chương vàng, nhiều hơn Na Uy và Canada. Nhưng sau khi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) áp đặt trừng phạt, Nga đã tụt xuống vị trí thứ 4 trong bảng tổng sắp huy chương.Quyết định của CAS dỡ bỏ lệnh cấm đồng nghĩa với việc Nga có thể nhận lại 2 huy chương vàng, 6 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Về lý thuyết, số huy chương này sẽ đưa Nga trở lại ngôi vị đầu trong bảng tổng sắp huy chương tại Olympic Sochi 2014.Sau khi CAS công bố phán quyết trên của, IOC ra một tuyên bố nêu rõ việc tòa bãi bỏ lệnh cấm đối với 28 vận động viên Nga không có nghĩa là họ "tự động" được tham gia tranh tài tại Olympic mùa Đông PyeongChang 2018. Tuyên bố nêu rõ: "Không bị cấm không có nghĩa là tự động được đặc cách mời" tham gia Olympic 2018 tại Hàn Quốc./.(TTXVN/Vietnam+)
ĐTCK
Làm sao khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu?
Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì phải làm sao?
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-03T00:22:00"
Trả lời:Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật Đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.Điều 502 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: 1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; 2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.Như vậy, Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 quy định hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phải bằng văn bản, được công chứng hoặc chứng thực và được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất mới phát sinh hiệu lực. Do đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chuyển nhượng bằng miệng hoặc không công chứng, chứng thực thì thì hợp đồng chuyển nhượng đó sẽ vô hiệu.Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường; Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.Theo đó, khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thỏa thuận được với nhau, các bên có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình. Theo Luật sư nguyễn thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBlaw Báo Đầu tư Bất động sản
SGĐT
'Tuýt còi' dự án chưa đủ điều kiện vẫn rao bán tại Long An
Sở Xây dựng tỉnh Long An vừa lập biên bản yêu cầu chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn phải chấn chỉnh, hoàn thiện các thủ tục theo quy định trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-05T02:39:00"
Đơn cử như qua kiểm tra dự án Khu dân cư Trần Anh Riverside (huyện Bến Lức, Long An), do CTCP Bất động sản Trần Anh làm chủ đầu tư, dù chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã nhận đặt cọc giữ chỗ. Tương tự, dự án Khu dân cư Bảo Ngọc Residence (xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, Long An), cũng bị “tuýt còi”, yêu cầu gỡ tất cả thông tin rao bán khi dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Theo Sở Xây dựng tỉnh Long An, “Quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh BĐS, Khu dân cư Trần Anh Riverside chưa đủ điều kiện được phép đưa vào kinh doanh. Do đó, đề nghị chủ đầu tư lập tức dừng thi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật và gỡ tất cả thông tin rao bán trên các trang đăng tin quảng cáo qua mạng xuống cho đến khi dự án đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Kinh doanh BĐS và Luật Đất đai. Tổ chức công bố quy hoạch bằng Pano tại dự án để người dân nắm biết và thực hiện các thủ tục pháp lý về cấp phép đầu tư hạ tầng dự án theo quy định”.Trao đổi với ĐTTC, đại diện các chủ đầu tư nói trên cho biết sau khi bị Sở Xây dựng Long An “nhắc nhở”, đến nay doanh nghiệp đã hoàn thiện pháp lý theo quy định, đặc biệt là dự án đã được duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, chủ đầu tư cũng đã ngưng thu tiền “giữ chỗ” từ khách hàng, trả lại tiền đã thu trước đó… để hoàn thành hạ tầng, pháp lý theo quy định.Bình Minh
Pháp Luật Net
Quận 2: Nhiều công trình xây dựng vi phạm hành lang an toàn đường sông
Hàng loạt công trình kè bờ sông, xây dựng nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, trường phim sai phép… với quy mô hoành tráng như thách thức luật pháp còn chính quyền địa phương lại 'làm thinh' trong việc xử lý.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-01T02:40:00"
Xây dựng lấn sông có hệ thốngPhản ánh tới Tòa soạn PhapluatNet, tại khu vực ven sông Sài Gòn, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 đang tồn tại hàng loạt công trình có dấu hiệu xây dựng không phép, sai phép, vi phạm hành lang an toàn đường sông với quy mô lớn.Nhiều người dân địa phương cho hay, các công trình được xây dựng sai phép cách đây hàng chục năm và đã đi vào hoạt động nhưng không bị chính quyền địa phương xử lý triệt để. Ngoài việc xây dựng sai phép, các nhà hàng, trường phim tại đây còn có dấu hiệu kinh doanh không phép.“Hầu hết các công trình ở dây đều cơi nới, kè bờ sông để phục vụ mục đích cá nhân, kinh doanh khiến mất an toàn đường sông, ảnh hưởng tới việc triển khai phòng chống lụt bão của địa phương”, một người dân phản ánh.Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, hiện tại dọc bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 có khoảng 10 công trình có dấu hiệu xây dựng sai phép, vi pham hành lang đường sông với quy mô lớn.Tại thời điểm ghi nhận, các công trình tại vị trí này vẫn đang hoạt động bình thường, không hề có dấu hiệu bị cưỡng chế, xử phạt.Hiện tại dọc bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 có khoảng 10 công trình có dấu hiệu xây dựng sai phép, vi pham hành lang đường sông với quy mô lớn.Chủ dầu tư chây ì hay chính quyền bất lựcĐể làm rõ các vấn đề xây dựng sai phép, vi phạm hành lang bờ sông như bạn đọc phản ánh, ngày 11/12/2017, phóng viên đã liên hệ UBND phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 tìm hiểu, xác minh thông tin.Sau khi tiếp nhận nội dung, ngày 29/12/2017, UBND phường Thạnh Mỹ Lợi đã có văn bản số 1493/UBND về việc cung cấp thông tin.Văn bản số 1493/UBND có nêu, vị trí tại địa chỉ số 39, 41, 43, 45- Khu làng họa sĩ Hàm Long nằm trong dự án Làng Nghệ nhân Hàm Long do các thành viên Hội Mỹ thuật thành phố nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân địa phương để làm dự án. Dự án được kiến trúc sư trưởng Thành phố chấp thuận địa điểm xây dựng tại Công văn số 13530/KTST- QH ngày 8/11/1999.Dự án được quy hoạch chi tiết 1/500 tại văn bản số 8219/KTST-BDd2 ngày 12/7/2000, hiện nay do Công ty CP Hàm Long làm chủ đầu tư.Tại văn bản số 1493/UBND nêu rõ: “ Năm 2006, một số thành viên thuộc dự án của Công ty CP Hàm Long đã gia cố bờ kè bằng cừ tràm và san lấp dất lấn sông trái phép và bị UBND quận 2 xử phạt vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu.Tuy nhiên các thành viên này không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính nói trên nên UBND quận 2 đã ban hành các quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính”.Cũng tại văn bản số 1493/UBND có nêu, ngày 9/10/2007, Đội quản lý trật tự đô thị có Kế hoạch số 310/KH- TTĐT về cưỡng chế tháo dỡ bờ kè, khôi phục lại hiện trạng đất trước khi san lấp thuộc khu Hàm Long tại phường Thạnh Mỹ Lợi. Kế hoạch này đã được UBND quận 2 phê duyệt và cưỡng chế ngày 18/10/2007.“Năm 2006 đến 2010, UBND phường Thạnh Mỹ Lợi và UBND quận 2 đã ban hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính và quyết định khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với các hộ dân xây dựng không phép trong khu Hàm Long”, văn bản số 1493/UBND nêu rõ.Tuy nhiên theo ghi nhận thực tế ngày 10/12/2017, thì tại khu vực các công trình này vẫn hoạt động bình thường, không hề có dấu hiệu bị cưỡng chế khôi phục hiện trạng.Do đó, người dân địa phương đặt ra nghi vấn có hay không sự tiếp tay của chính quyền địa phương đối với các công trình sai phép này?PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ viêc!P.V
Thanh Tra
Bắc Kạn: Nghỉ hưu vẫn được xét chuyển thành công chức cấp sở
Đó là một trong những tồn tại được Thanh tra Bộ Nội vụ chỉ ra qua thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lương trước thời hạn… trong cơ quan hành chính UBND tỉnh Bắc Kạn.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2018-02-02T02:27:00"
Trong việc áp dụng các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý, UBND tỉnh Bắc Kạn chưa ban hành đầy đủ văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện làm cơ sở thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.Đối với việc quản lý biên chế công chức, qua thanh tra phát hiện, năm 2015, UBND tỉnh Bắc Kạn không ban hành quyết định giao biên chế công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho các cơ quan, đơn vị là không đúng quy định Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 21/2010/NĐ-CP. Năm 2016, 2017, UBND tỉnh giao biên chế công chức cho UBND cấp huyện bao gồm cả biên chế sự nghiệp cho Phòng Kinh tế đô thị, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...Tại kỳ xét tuyển công chức năm 2014, UBND tỉnh quy định thêm điều kiện dự tuyển đối với người dự tuyển không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Kạn không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức.Bên cạnh đó, việc Sở Nội vụ ban hành thông báo tuyển dụng công chức cũng không đúng thẩm quyền theo quy định.Đoàn thanh tra phát hiện một số quy định không được UBND tỉnh thực hiện đúng như: Trưởng ban Kiểm tra sát hạch không trình Chủ tịch Hội đồng Xét tuyển quyết định lựa chọn đề phỏng vấn theo quy định; áp dụng phương pháp tính điểm đối với một số thí sinh đào tạo theo hệ thống tín chỉ không đúng với quy định tại kế hoạch tuyển dụng của UBND tỉnh. Hội đồng Xét tuyển công chức lập danh sách và thông báo công khai kết quả xét tuyển công chức là không đúng thẩm quyền. 4/37 quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức không đúng với vị trí được tuyển dụng.Kết thúc thanh tra trực tiếp, ngày 5/1/2018, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 6/QĐ-SNV về việc bổ nhiệm ngạch công chức phù hợp với vị trí được tuyển dụng đối với 1 trường hợp; 3 trường hợp còn lại đã giữ ngạch công chức trên 12 tháng và đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức hiện giữ...Đáng lưu ý, tại thời điểm thanh tra, hồ sơ công chức của một số trường hợp được tiếp nhận không qua thi và được xét chuyển từ cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên chưa có chứng chỉ quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.Đặc biệt, trường hợp ông Trần Xuân Đạt, công chức cấp xã đã có quyết định nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc ngay theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP nhưng sau đó lại có quyết định xét chuyển thành công chức cấp sở. Sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp, ngày 29/12/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2273/QĐ-UBND về việc hủy bỏ kết quả kiểm tra, sát hạch xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên đối với ông Trần Xuân Đạt.Một số công chức tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương đã đủ thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên (36 tháng) vẫn được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ là không đúng quy định tại Thông tư số 8/TT-BNV ngày 31/7/2013.Thậm chí, một số công chức đến thời điểm ban hành quyết định bổ nhiệm lại không còn đủ 5 năm công tác nhưng trong quyết định bổ nhiệm lại không ghi cụ thể thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.Hay một số công chức đã được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng tại thời điểm thanh tra vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.Nhiều cơ quan, đơn vị chưa thể hiện đầy đủ trình tự bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trong hồ sơ...Tại thời điểm thanh tra các cơ quan, đơn vị còn sử dụng 42 hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ là không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức; nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó và quản lý hồ sơ công chức.Yêu cầu bãi bỏ, hủy bỏ và thu hồi các quy định, quyết định về công tác cán bộ không đúng, không phù hợp, có sai phạm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình tuyển dụng công chức, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan chính quyền các cấp từ tháng 6/2012 đến nay.UBND tỉnh Bắc Kạn rà soát tiêu chuẩn ngạch đối với công chức hành chính để có kế hoạch cử công chức chưa đáp ứng đi đào tạo, bồi dưỡng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, cập nhật, bổ sung thường xuyên hồ sơ công chức, đặc biệt là văn bằng, chứng chỉ đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh.Có giải pháp giải quyết dứt điểm 42 lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan, đơn vị hành chính, báo cáo Bộ Nội vụ.Chấm dứt việc ký và sử dụng lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính Nhà nước.Phương Anh
Hà Nội Mới
Tặng thưởng U23 Việt Nam, các tổ chức, cá nhân 'đã nói là phải làm'
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp đã hứa thưởng cho đội U23 Việt Nam là phải thực hiện.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2018-02-02T13:10:00"
Chiều 2-2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2018. Cùng dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành để làm rõ những vấn đề được dư luận và báo chí quan tâm trong thời gian qua.Liên quan tới việc nhiều doanh nghiệp đã hứa thưởng đội U23 Việt Nam nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện lời hứa.Họp báo thường kỳ tháng 1-2018. Ảnh: H.VBà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch cho biết, việc hứa thưởng và chia thưởng là hoàn toàn tự nguyện của doanh nghiệp. Việc này cũng tùy vào khả năng kinh tế của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá sốt ruột, họ chưa chi thưởng, không phải là không chi thưởng.Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, ngay từ đầu năm 2018 chúng ta đã có niềm vui, tự hào của dân tộc. Khi Thủ tướng dự Hội nghị tại Ấn Độ, lãnh đạo các nước đều chúc mừng. Ngày 28-1, Thủ tướng đã đón Đội tuyển U23 Việt Nam.Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp và cá nhân đưa ra mức thưởng lớn cho U23 Việt Nam, được tổng hợp lại là 26 tỷ đồng tiền thưởng, kèm thưởng vật chất 14 tỷ đồng. Tổng giá trị thưởng là 40 tỷ đồng. Chúng ta phải xác định rõ, đã nói phải làm.Do vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có nhiệm vụ nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng. Ví dụ tôi đã nói với Công ty Trường Hải thực hiện việc thưởng xe Kia. Các đơn vị khác phải thực hiện nhiệm vụ đã hứa.Liên quan tới việc biểu diễn phản cảm trên chuyến bay của Vietjet khi đưa Đội tuyển U23 Việt Nam trở về, bà Trịnh Thị Thủy cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có cuộc gặp với đại diện lãnh đạo Vietjet, đã cùng với Cục Hàng không Việt Nam xử lý theo quy định pháp luật.Theo H.V/Báo Tin tức
Đại Đoàn Kết
Bãi bỏ đóng góp tự nguyện
Bắt đầu từ ngày 5/2, các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của TP Hà Nội sẽ không được phép thu tiền đóng góp tự nguyện. Nội dung này đã được đề cập tại Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND của UBND TP mới đây: bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/1/2013.
[ "Giáo dục" ]
"2018-01-29T02:15:32"
Quyết định 51 nói trên quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao.Trong đó, Điều 11 quy định việc thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Theo đó, khi ngân sách và khoản thu học phí chưa đáp ứng hết nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh. Nguyên tắc thu là “không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh”.Bên đóng góp cũng không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục, hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí góp cho nhà trường. Để được vận động, thu khoản đóng góp tự nguyện, nhà trường cần có sự thống nhất của Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp. Sau khi hoàn thành, trường phải niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán, tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường.Việc bãi bỏ Điều 11 này được kỳ vọng nhằm khắc phục tình trạng lạm thu, dưới danh xưng khoản thu tự nguyện.Ngoài việc bãi bỏ Điều 11, UBND TP nêu rõ các nội dung khác của Quy định kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND như thu, chi phục vụ bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm, nước uống; dạy thêm, học thêm, quà tặng, đồng phục trong nhà trường... giữ nguyên giá trị pháp lý.Thực tế những năm qua, các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường “lợi dụng” để lạm thu. Đầu năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định.Cũng dịp đầu năm học 2017- 2018, qua kiểm tra nóng các điểm lạm thu (tại 4 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh) từ phản ánh của dư luận, Thanh tra Bộ GD&ĐT phát hiện học sinh “cõng” trên 30 loại khoản thu tự nguyện khác nhau được các trường đặt ra. Cụ thể, học sinh chỉ phải đóng góp bắt buộc duy nhất một khoản là học phí, cộng thêm tiền bảo hiểm y tế (là khoản trường thu hộ), nhưng phải cõng thêm trên 30 loại khoản góp tự nguyện khác nhau.Qua thanh tra cho thấy, danh nghĩa là các khoản thu tự nguyện nhưng các nhà trường đã tự đứng ra tổ chức thu và áp một mức chung là sai quy định. Thanh tra Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường phải trả lại những khoản thu sai cho phụ huynh.Cho đến thời điểm này, đã có không ít cá nhân đứng đầu các cơ sở giáo dục trong cả nước bị xử lý do lạm quyền để lạm thu. Nhưng nếu chỉ giải quyết ở một phía, e là chưa đủ. Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh cho hay hiện có những gia đình do có điều kiện hơn mọi người một chút luôn cố đóng góp với mức cao để thày cô đặc biệt “quan tâm” hơn đến con mình, thậm chí mua quà để nhờ các cô thưởng cho con. Vô hình chung tạo nên một cuộc đua ngầm giữa các phụ huynh, gia đình nào không có điều kiện đành ngậm ngùi nhìn con mình bị… ghẻ lạnh. Như vậy, cần phải giải quyết triệt để tư tưởng “tự nguyện” thái quá từ phía phụ huynh học sinh.Thực hiện chỉ đạo của bộ GD&ĐT, năm học 2017- 2018, Hà Nội cũng là một trong những địa phương công bố đường dây nóng chống “lạm thu” trong trường học sớm nhất trong cả nước. Song theo phản ánh từ phía phụ huynh, hiện vẫn có những khoản thu không tự nguyện… không được, như: đóng 50.000/tháng để học môn “Kỹ năng sống “ (với học sinh lớp 1)- cho dù các cháu đã phải bắt buộc phải học cả ngày và đã phải đóng tiền học 2 buổi/ngày ở mục riêng. Có phụ huynh ngán ngẩm: Mang tiếng là tự nguyện thôi chứ thực ra không đóng thì không ổn, chẳng nhẽ cả lớp đóng còn con mình thì không đóng. Đến giờ học kỹ năng, các bạn học chẳng lẽ đành lòng nhìn con mình tha thẩn ngoài sân trường…Mong là việc bỏ các khoản thu tự nguyện, ngay từ học kỳ II năm học 2017 – 2018 sẽ được thực hiện triệt để hơn - bắt đầu tại Hà Nội. Người dân mong muốn những đường dây nóng phản ánh lạm thu trong trường học, tại Thủ đô và nhiều địa phương khác phải thực sự có phản hồi nóng, chứ không phải lập ra cho có.Minh Quang
Chính Phủ
Thu hồi đất đai, cần bồi thường thỏa đáng cho dân
Chiều ngày 27 và 28/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đã có các buổi tiếp xúc với cử tri một số huyện trên địa bàn.
[ "Kinh tế" ]
"2017-04-28T14:17:00"
Phó Thủ tướng Thường trực phát biểu với cử tri huyện Đức Hòa. Ảnh: VGP/Mạnh HùngTrong các buổi tiếp xúc, nhiều tồn tại trên địa bàn các địa phương thuộc các huyện Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức cũng như những vấn đề gây bức xúc dư luận trong nước đã được cử tri nêu ra và kiến nghị Quốc hội quan tâm giải quyết.Nhiều cử tri phản ánh công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn hiện còn nhiều bất cập. Ở một số nơi, nhà máy sản xuất công nghiệp đặt cạnh, thậm chí xen giữa các khu dân cư nên gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.Cử tri cũng kiến nghị chính quyền cần làm rõ quy hoạch sử dụng đất và thông tin để người dân biết được đâu là quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp, đâu là đất dành cho phát triển công nghiệp, đất hoang hóa... Cùng với đó, cần tăng cường giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai.Một vấn đề khác cũng được nhiều cử tri Long An phản ánh là tình trạng thu hồi đất để giao cho các doanh nghiệp với giá rẻ, nguyên nhân của nhiều "điểm nóng" hiện nay. Ngoài ra, cử tri cũng đề cập đến những vấn đề như tham nhũng lãng phí, quy hoạch sản xuất và chăn nuôi, bảo đảm đầu ra cho nông sản, chống hàng giả, nhất là hàng hóa đầu vào cho sản xuất nông nghiệp...Phát biểu tại các buổi tiếp xúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thông báo tóm tắt tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong những tháng đầu năm.Phó Thủ tướng Thường trực cho biết mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là do hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn và giá dầu thô giảm trong thời gian dài nên tăng trưởng quý đầu năm 2017 không như dự kiến, tuy nhiên, một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng đã đạt được những kết quả hết sức tích cực.Cụ thể, số du khách, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng, lao động việc làm, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm... Để hoàn thành mục tiêu năm 2017, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cao nhất để đạt kế hoạch tăng trưởng.Về vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của các nhà máy gần khu dân cư, Phó Thủ tướng nói có một giai đoạn, do kinh tế khó khăn, không chỉ Long An mà nhiều địa phương trong nước đã tập trung thu hút đầu tư nhưng đặt nhẹ yêu cầu về công nghệ, về môi trường.Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh mặc dù chúng ta vẫn coi trọng nguồn lực đầu tư nước ngoài nhưng hiện hầu hết các địa phương đều có chủ trương không chấp nhận thu hút đầu tư bằng mọi giá, không thu hút dự án có công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.Theo Phó Thủ tướng, với những dự án cũ, cần xắp xếp, quy hoạch lại, khuyến khích chủ đầu tư thay đổi công nghệ, cùng với đó, các cơ quan chức năng cũng cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường tại các khu sản xuất.Với những ý kiến lo ngại về nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu dự án Trung tâm Nhiệt điện Long An được thực hiện, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng hiện nay, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế là rất lớn, trong khi đó, nguồn điện năng như thủy điện thì gần như không còn để khai thác, còn phát triển thêm điện gió, điện mặt trời lại cần mức đầu tư rất lớn, giá thành cao. Do đó, nhiệt điện vẫn là một lựa chọn trong giai đoạn hiện nay.Tuy nhiên, quan điểm của Chính phủ là không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển, nhưng nếu nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ hiện đại, kiểm soát an toàn tuyệt đối về môi trường thì cũng cần xem xét cho phép đầu tư.Đối với vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai, Phó Thủ tướng cho biết tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê duyệt Luật Xây dựng. Hiện nhu cầu phát triển công nghiệp là rất lớn nhưng với từng tỉnh cần phải có quy hoạch đất phát triển công nghiệp. Nông nghiệp cũng vậy, xu thế là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, do đó rất cần phải có quy hoạch.Về triển khai dự án phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Long An quan tâm đến công tác thu hồi đất đai của bà con, cần bồi thường cho người dân nhanh, thỏa đáng, đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, không chỉ bồi thường, cần chú ý quan tâm vấn đề đến an sinh xã hội, đến đời sống của người dân sau khi thu hồi đất và các dịch vụ như y tế, giáo dục... đi kèm.Ảnh: VGP/Mạnh Hùng* Cũng trong ngày 28/4, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trao tặng 80 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học các huyệnThủ Thừa, Bến Lức, Đức Hòa.Mạnh Hùng
TBKTSG
Sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: còn lắm ngổn ngang
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại tính chuyện sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, dù cả hai luật này mới được sửa năm 2014. Dự thảo luật này vừa được công bố để lấy ý kiến đã đưa ra một số đề xuất đáng chú ý. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ngổn ngang cả về quan điểm và phương hướng thay đổi.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-01T03:54:00"
Dự kiến Luật Đầu tư mới bãi bỏ tiếp 21 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như dịch vụ logistics; vận tải biển; đại lý tàu biển; sản xuất, phát hành và phổ biến phim; du lịch lữ hành; biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; tổ chức thi người đẹp, người mẫu... Ảnh: HUỲNH CÔNG BÁ Tiếp tục cắt giảm 21 ngành nghề kinh doanh có điều kiệnBộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến Luật Đầu tư mới bãi bỏ tiếp 21 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như dịch vụ logistics; vận tải biển; đại lý tàu biển; sản xuất, phát hành và phổ biến phim; du lịch lữ hành; biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; tổ chức thi người đẹp, người mẫu...Có thể coi đây là một tín hiệu tích cực từ dự thảo luật bởi vấn đề không chỉ là sẽ cắt giảm bao nhiêu ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mà quan trọng hơn, dự thảo củng cố xu hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh và tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, giúp doanh nghiệp mạnh dạn gia nhập thị trường và yên tâm kinh doanh.Hy vọng cùng với quá trình dự thảo, sẽ có thêm nhiều tiếng nói từ các hiệp hội, doanh nghiệp để có thêm nhiều ngành nghề nữa được cắt giảm. Thời hạn góp vốn điều lệ: xưa ba năm, nay ba tháng, mai lại... ba năm?Một đề xuất đáng lưu ý của dự thảo luật là thời gian để cổ đông và thành viên góp vốn điều lệ công ty. Thời hạn dự kiến được nâng lên thành ba năm kể từ ngày công ty được thành lập. Lý do được đưa ra là thời hạn 90 ngày như theo Luật Doanh nghiệp 2014 hiện nay là quá ngắn, gây khó khăn cho các thành viên, cổ đông trong việc góp vốn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn. Đề xuất này có thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi.Thời hạn góp vốn được coi là công cụ để hạn chế tình trạng đăng ký vốn khống, vốn ảo như đã xảy ra sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 được ban hành. Với mục tiêu khơi dậy tinh thần lập nghiệp và khuyến khích thành lập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 1999 không quy định chặt chẽ thời hạn góp vốn này. Do vậy, có hiện tượng các doanh nghiệp ào ào đăng ký vốn khống, vốn ảo lên đến hàng vài chục tỉ đồng để giải quyết “cái khâu oai” dù chưa góp đồng nào. Trước tình trạng đó, Luật Doanh nghiệp 2005 siết thời hạn góp vốn trong công ty cổ phần xuống còn ba tháng kể từ ngày thành lập, nhưng vẫn cho phép thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được góp vốn điều lệ trong vòng ba năm. Luật Doanh nghiệp 2014 quyết liệt nhất khi quy định thời hạn góp vốn điều lệ là ba tháng, áp dụng cho cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Như một thói quen, luật siết quá thì doanh nghiệp than. Tuy nhiên phải nói thẳng rằng cần phải có một thời hạn cuối cùng cho việc góp vốn, bởi việc góp đủ vốn là nghĩa vụ cơ bản của thành viên góp vốn hoặc cổ đông và cũng là trách nhiệm của họ với các đối tác khi giao dịch với công ty. Việc dự thảo luật quay trở lại với phương án ba năm dường như quá dễ dãi và liệu có khuyến khích các thành viên, cổ đông “tay không bắt giặc”? Tôi cho rằng ba tháng thực sự rất ngắn nhưng ba năm lại quá dài. Dự thảo cần một thống kê về thời gian góp vốn thực tế của các doanh nghiệp trong thời gian qua để đưa ra một thời hạn hợp lý Đầu tư ra nước ngoài: Mở cửa để doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớnTrong một động thái mới, dự thảo luật yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nếu muốn đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc sử dụng đất tại các khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng.Điểm sáng trong dự thảo luật là Luật Đầu tư mới dự kiến bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hiện áp dụng với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Dự thảo thay thế cơ chế cấp phép trên bằng cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại ngân hàng. Cơ chế mới là cởi mở nhưng đi vào thực chất. Việc đầu tư ra nước ngoài, về thủ tục, sẽ chủ yếu được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà nguồn vốn sẽ được đầu tư, luật Việt Nam ít có ảnh hưởng trong việc đầu tư này. Cái mà Việt nam có thể kiểm soát là nguồn vốn xuất phát từ Việt Nam. Do vậy, quản lý nguồn vốn qua cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là chính xác và thông minh.Với cơ chế mới, doanh nghiệp Việt Nam được chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài và khi cần chuyển tiền ra nước ngoài thì đăng ký với ngân hàng mà không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như hiện nay.Tất nhiên sẽ có nhiều ý kiến phản đối đề xuất này của dự thảo luật, nhất là đứng từ góc độ kiểm soát ngoại hối. Lý do lớn nhất chính là lo sợ về việc “chảy máu ngoại tệ” - vốn khiến nhiều cơ quan quản lý nhà nước “ác cảm” với đầu tư ra nước ngoài. Sẽ cần một sự thay đổi lớn về tư tưởng để đề xuất này thành hiện thực. Cởi mở hơn đối với M&A vốn ngoại...Theo Luật Đầu tư 2014, khi muốn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải có được sự chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần trước khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài vẫn cần phải xin chấp thuận này khi họ muốn tăng mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tại Việt Nam, dù không làm tăng tỷ lệ sở hữu. Quy định như vậy của Luật Đầu tư 2014 là khá chặt, nhiều trường hợp có thể nói là không thực sự cần thiết.Khắc phục hạn chế của Luật Đầu tư 2014, dự thảo luật đã quy định rõ chỉ khi nào việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài mới phải xin chấp thuận cho việc góp vốn, mua cổ phần này. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các giao dịch mua bán- sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của nhà đầu tư nước ngoài và có thể giúp thị trường M&A sôi động hơn. ...Nhưng siết vì lý do an ninh quốc giaTrong một động thái mới, dự thảo luật yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nếu muốn đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc sử dụng đất tại các khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng. Có thể hiểu rằng an ninh quốc gia là lý do đứng đằng sau đề xuất mới này. Tôi cho rằng quy định này là phù hợp bởi Luật Đầu tư cũng cần một chốt chặn chính thức đối với những dự án có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Tuy vậy, tôi vẫn còn băn khoăn về tính hiệu quả khi sử dụng Luật Đầu tư để giải quyết các lo lắng về an ninh quốc gia. Về nguyên tắc, các vấn đề về an ninh quốc gia phải được điều chỉnh bởi luật về an ninh, chứ không phải luật về đầu tư. Ví dụ, theo dự thảo luật, việc xin chấp thuận trước khi đầu tư chỉ bắt buộc khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc sử dụng đất tại các khu vực nhạy cảm đến an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay, dù về pháp lý, do người Việt Nam làm chủ và hoàn toàn là doanh nghiệp trong nước, nhưng thực chất, nguồn vốn từ nước ngoài và do người nước ngoài quản lý. Nhờ khoác cái “áo” trong nước, việc đầu tư có yếu tố nước ngoài này dễ dàng thoát khỏi sự ràng buộc của Luật Đầu tư. Nói cách khác, Luật Đầu tư sẽ bất lực trong trường hợp này. Những trường hợp này chỉ có thể giải quyết bằng luật về an ninh quốc gia.Nguyễn Thị Nga - Nguyễn Thị Minh Thư
Pháp Luật Plus
Vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc ở huyện Đức Hòa, Long An: Nguyên đơn có 'phép phân thân'?
Vợ chồng ông Hùng đề nghị TAND tỉnh Long An xem xét lại bản án sơ thẩm của TAND huyện Đức Hòa, bác đơn khởi kiện của nguyên đơn.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-31T03:47:00"
Ông Nguyễn Tuấn Khanh (Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) xác nhận lúc 15h30 phút ngày 9/3/2017, ông Dương Tuấn Tú (SN 1974, ngụ quận Bình Tân, TP HCM) “đến UBND xã Đức Hòa Hạ”.Nhưng cùng thời điểm này, nhân viên Văn phòng Công chứng (VPCC) Đức Hòa lại xác nhận, chứng kiến ông Tú có mặt ở VPCC.Tờ “Đơn xin xác nhận” của ông Tú.Chuyển nhượng đất bất thành Ngày 22/08/2016, ông Dương Tuấn Tú (SN 1974, ngụ quận Bình Tân, TP HCM) và ông Đinh Ngọc Hùng (SN 1954, ngụ quận 11, TP HCM) ký “Hợp đồng đặt cọc” thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (diện tích 9.663m2 , thửa 43, 50 tờ bản đồ số 15 xã Đức Hòa Hạ, mang tên hộ gia đình ông Hùng) với giá 41,5 tỷ đồng. Cùng ngày, ông Tú đặt cọc cho ông Hùng 3 tỷ đồng.Đến ngày 09/9/2016 ông Tú chuyển tiếp 7 tỷ đồng vào tài khoản của vợ ông Hùng. Số tiền còn lại, ông Tú sẽ thanh toán ngay sau khi hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan công chứng ngày 09/03/2017.Theo đơn khởi kiện của ông Tú, ngày 09/3/2017, ông đã thông báo cho ông Hùng đến VPCC Đức Hòa lúc 14 giờ cùng ngày để ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng ông Hùng không đến với lý do, vợ ông Hùng (bà Nguyễn Thị Kim Quy) không đồng ý chuyển nhượng.Do đó, ông Tú đề nghị tòa án buộc ông Hùng, bà Quy phải trả 10 tỷ đồng và bồi thường 3 tỷ đồng do vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, theo ông Hùng thì vào ngày 09/3/2017, ông và ông Tú có gặp nhau tại Phòng Công chứng số 4, quận Tân Bình, TP HCM.Ông Hùng có thông báo về việc mình đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng đất nhưng do thửa đất thuộc quyền sử dụng của cả hộ gia đình nên cần phải có sự đồng ý của vợ và 5 người con.Vì vậy, hai bên chưa thể thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng tại Phòng Công chứng số 4. Bà Nguyễn Thị Kim Quy cho biết, việc ông Hùng tự ý ký “Hợp đồng đặt cọc” mà không có sự đồng ý các thành viên gia đình là vô hiệu.Thế nhưng, ông Tú vẫn cố tình chuyển tiền vào tài khoản của bà. Ngay khi biết chuyện này, bà đã yêu cầu ông Hùng trả lại. Việc ông Tú khởi kiện buộc vợ chồng bà phải liên đới bồi thường cho ông Tú 3 tỷ đồng là vô lý. Ngày 12/10/2017, TAND huyện Đức Hòa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.HĐXX (Chủ tọa là Thẩm phán Đỗ Bình An) đã căn cứ vào “Đơn xin xác nhận” của ông Tú và việc ông Tú đã chuyển tiền vào tài khoản của bà Quy để nhận định rằng, ông Hùng, bà Quy vi phạm “Hợp đồng đặt cọc”. HĐXX đã tuyên buộc ông Hùng, bà Quy phải trả cho ông Tú 10 tỷ đồng và phạt cọc 3 tỷ đồng.Phán quyết sơ thẩm thiếu căn cứ? Ngay sau đó, vợ chồng ông Hùng, bà Quy đã kháng cáo. Theo bị đơn thì bản án có nhiều sai phạm và thiếu căn cứ vì bên ký kết “Hợp đồng đặt cọc” chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải là 7 thành viên trong hộ gia đình.Ông Tú và ông Hùng biết rõ điều này nhưng vẫn tự ký hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của 6 thành viên còn lại nên phải xem là vô hiệu. Nhưng HĐXX vẫn chấp nhận “Hợp đồng đặt cọc” và cho rằng bị đơn vi phạm “Hợp đồng đặt cọc” là chưa đúng bản chất sự việc và quy định pháp luật.Ngoài ra, 6 thành viên trong gia đình ông Hùng cần được coi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhưng không được tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng Dân sự.Đối với chứng cứ là “Đơn xin xác nhận” của ông Tú đề ngày 09/3/2017 gửi UBND xã Đức Hòa Hạ và VPCC Đức Hòa với nội dung: “Đề nghị VPCC Đức Hòa và UBND xã Đức Hòa Hạ xác nhận rằng tôi đã có mặt tại Phòng Công chứng Đức Hòa và chuẩn bị đầy đủ tài chính để thực hiện theo thỏa thuận tại khoản 2 Điều 3 hợp đồng đặt cọc. Nhưng bên bán là ông Đinh Ngọc Hùng không có mặt để thực hiện hợp đồng…”.Sau đó, ông Nguyễn Trần Trọng Nhân (nhân viên VPCC) đã ký tên và xác nhận “Ngày 09/3/2017 tôi có chứng kiến ông Dương Tuấn Tú đến VPCC Đức Hòa từ 14 giờ và ở lại đến 15 giờ 30 phút”.Trong khi đó thì ông Nguyễn Tuấn Khanh (Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hòa Hạ) cũng xác nhận: “Vào lúc 15h30 phút cùng ngày 09/3/2017, ông Dương Tuấn Tú có đến UBND xã trình bày về việc ký kết hợp đồng thửa đất số 43, 50 tờ bản đồ số 15 xã Đức Hòa Hạ đối với ông Đinh Ngọc Hùng (có hợp đồng đặt cọc kèm theo) nhưng ông Đinh Ngọc Hùng không đến để tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc”.Ở hai địa điểm khác nhau nhưng cả nhân viên VPCC và Phó Chủ tịch UBND xã đều xác nhận ông Tú “có mặt” lúc 15h30 thì chẳng khác nào ông Tú có “phép phân thân”?Ngoài việc xác nhận của ông Nhân và ông Khanh không hợp lý thì nội dung xác nhận cũng phiến diện. Việc HĐXX sử dụng “Đơn xin xác nhận” này để làm chứng cứ buộc ông Hùng, bà Quy liệu có hợp lý?Tại phiên tòa, ông Tú có thừa nhận sáng 9/3/2017 có gặp ông Hùng tại Phòng Công chứng số 4 quận Tân Bình. Do chưa có sự đồng ý của 6 thành viên còn lại nên chưa thực hiện ký kết.Tuy nhiên, trong bản án, HĐXX lại không ghi nhận nội dung này là thiếu khách quan, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn.Từ những nội dung trên, vợ chồng ông Hùng đề nghị TAND tỉnh Long An xem xét lại bản án sơ thẩm của TAND huyện Đức Hòa, bác đơn khởi kiện của nguyên đơn.Duy Tùng
Lao Động
Loạt vận động viên Nga bị 'treo giò' Olympic được trắng án
Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) đã trả lời khiếu nại của 28 vận động viên Nga bằng việc hủy quyết định của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cấm họ suốt đời tham gia Thế vận hội do vi phạm quy tắc doping tại Olympic ở Sochi.
[ "Thể thao" ]
"2018-02-01T10:01:00"
Tổng thống Vladimir Putin gặp gỡ các vận động viên Nga tham dự Olympic PyeongChang. Ảnh: Reuters Thông cáo báo chí từ CAS được đưa ra chỉ hơn 1 tuần trước khi khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc.Trước đó, Ủy ban Olympic Quốc tế IOC xác nhận 43 vận động viên Nga tham gia Thế vận hội mùa Đông ở Sochi đã vi phạm quy tắc chống doping, bãi bỏ kết quả thi đấu Olympic 2014 của họ và cấm suốt đời không tham dự Thế vận hội. Nga bị tước mất 13 giải thưởng Olympic ở Sochi và vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng huy chương.Quyết định được thực hiện dựa trên kết quả làm việc của ủy ban IOC do Denis Oswald dẫn đầu, tham gia kiểm tra các mẫu doping của vận động viên Nga.Phán quyết của CAS đồng nghĩa với việc các vận động viên Nga nói trên có thể được tham dự Olympic mùa Đông ở PyeongChang, khai mạc vào ngày 9.2 tới.N.V
KTĐT
Có được chứng thực chữ ký hợp đồng chuyển nhượng đất ở nước ngoài?
Vừa qua, chồng tôi và một người bạn (định cư ở nước ngoài) ký kết hợp đồng mua bán một mảnh đất ở tại Việt Nam và dự định xin chứng thực chữ ký đối với hợp đồng mua bán này tại Đại sứ quán của Việt Nam tại nước chồng tôi định cư. Xin hỏi việc chứng thực này có đúng quy định của pháp luật không? – độc giả Hoàng Việt Hà, quận Ba Đình, Hà Nội gửi câu hỏi tới Báo Kinh tế&Đô thị.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-30T04:47:00"
Trả lời- Khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định: "Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam”.Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 24 và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì các giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng giao dịch không được chứng thực chữ ký trừ Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.Tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng thể hiện rõ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chỉ có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch.Như vậy, việc xin chứng thực chữ ký đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài là không đúng quy định của pháp luật hiện hành.Luật sư Nguyễn Hồng Quang - Giám đốc Công ty Luật Hồng Quang, Hà NộiCâu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vnKT&ĐT
PL&XH
TP Lào Cai: Cần làm rõ việc nhóm người lạ mặt chiếm giữ nhà trái phép
Nhiều tháng nay tại khu vực phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai xảy ra vụ việc hy hữu, chủ sở hữu ngôi nhà số 20A, đường Lê Khôi kéo dài, sau khi hoàn tất các thủ tục nhận chuyển nhượng hợp pháp nhưng không bước chân được vào ngôi nhà của mình. Lý do, nhà đang bị một nhóm người lạ mặt chiếm giữ.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-05T03:50:00"
Làm việc với phóng viên, vợ chồng anh Trần Tùng Lâm và chị Nguyễn Phương Thảo không khỏi bức xúc khi kể lại sự việc. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 3-8-2017, vợ chồng anh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 176 m2 đất và quyền sở hữu ngôi nhà bê tông cốt thép 3 tầng cùng tài sản gắn liền với đất, nằm tại: Lô C11; C12, đường K1, khu K30 (nay là số nhà 20A, đường Lê Khôi kéo dài), phường Phố Mới, TP. Lào Cai của Cty TNHH MTV Gia Thái Hòa do bà Trần Thị Mỹ Hạnh làm giám đốc.Nhà số 20A, đường Lê Khôi, phường Phố Mới của vợ chồng anh Lâm, chị Thảo nhiều tháng nay bị một nhóm người chiếm giữ trái phép. Ảnh: G.B.Việc này thể hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số công chứng 2923 tại Văn phòng công chứng số 1 tỉnh Lào Cai. Vợ chồng chị Thảo đã thực hiện trả tiền nhận chuyển nhượng nhà đất cho Cty TNHH MTV Gia Thái Hòa đầy đủ theo thỏa thuận.Ngày 17-08-2017, văn phòng đăng ký đất đai TP. Lào Cai đã đăng ký thay đổi sang tên cho vợ chồng chị Thảo trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền: Số BK 059052 do UBND tỉnh Lào Cai cấp ngày 03-10-2012.Ngày 30-09-2017, bà Trần Thị Mỹ Hạnh đã thay mặt Cty đến bàn giao nhà đất và tài sản gắn liền với đất cho vợ chồng chị Thảo. Khi vợ chồng chị Thảo vừa nhận nhà xong thì bất ngờ trước cửa nhà xuất hiện bà Vũ Thị Nga, trú tại tổ 1, phường Cốc Lếu cùng hàng chục thanh niên xông vào nhà và yêu cầu vợ chồng chị ra khỏi nhà.Lý do được bà Nga đưa ra là trước đó giữa bà và bà Hạnh từng có một bản hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất viết tay, không qua công chứng, có hiệu lực từ ngày 30-08-2016 đến ngày 30-11-2016. Thời điểm vợ chồng chị Thảo nhận nhà hợp đồng trên đã hết hiệu lực về thời gian.Trong khi yêu cầu nhóm người đi cùng bà Nga tôn trọng pháp luật, đi ra khỏi nhà của mình, anh Lâm đã bị hành hung phải đi cấp cứu. Đến giờ, nghĩa là sau hơn 4 tháng xảy ra sự việc nhóm người trên vẫn thay nhau cắt cử người ở tại ngôi nhà này.Phân tích sự việc, luật sư Phương Tuyến, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: Hợp đồng đặt cọc giữa bà Vũ Thị Nga với cá nhân bà Trần Thị Mỹ Hạnh hoàn toàn không còn giá trị pháp lý trong việc định đoạt ngôi nhà.Bởi vì, trước khi sang tên cho vợ chồng anh Lâm, chị Thảo, nhà số 20A, đường Lê Khôi kéo dài là tài sản của Cty TNHH một thành viên Gia Thái Hòa nên việc bà Hạnh với tư cách cá nhân đứng ra nhận tiền đặt cọc để bán nhà đất của Cty là không đúng quy định của pháp luật. Bà Nga có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc với bà Trần Thị Mỹ Hạnh chứ không có quyền định đoạt ngôi nhà.Theo quy định tại Điều 503 – Bộ luật dân sự thìviệc chuyển quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.Để làm rõ sự việc, chúng tôi đã có buổi làm việc với bà Phan Thị Minh, Phó giám đốc phụ trách chi nhánh văn phòng Đăng kí đất đai TP. Lào Cai. Bà Minh khẳng định mọi thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất lô số 11, C12, đường K1, nay là số nhà 20A, đường Lê Khôi, phường Phố Mới giữa Cty TNHH một thành viên thương mại Gia Thái Hòa là bên chuyển nhượng với vợ chồng anh chị Lâm, Thảo là bên nhận chuyển nhượng được thực hiện tại văn phòng Đăng kí đất đai hoàn toàn đúng pháp luật. Đến giờ ngôi nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng anh Lâm, chị Thảo.Tại UBND phường Phố Mới, một lãnh đạo phường khẳng định vợ chồng anh Lâm, chị Thảo mới là chủ nhân của nhà 20A, đường Lê Khôi. Vị cán bộ này cũng công nhận ngay trong ngày nhận nhà anh Lâm đã bị hành hung.Khi phóng viên thông tin sự việc, ngôi nhà trên nhiều ngày nay vẫn bị một nhóm người lạ mặt chiếm giữ, không cho vợ chồng anh Lâm vào nhà, vị cán bộ phường này cho biết chưa nhận được đơn tố cáo của vợ chồng anh Lâm, đồng thời gọi điện thoại cho Trưởng CA phường Phố Mới đề nghị phía công an kiểm tra hành chính ngay nhóm người lạ mặt trên.Tiếp tục phân tích sự việc, luật sư Phương Tuyến nhấn mạnh: Việc bà Vũ Thị Nga đã dựa vào hợp đồng đặt cọc, tổ chức đưa người đến gây áp lực, hành hung anh Trần Tùng Lâm và đẩy vợ chồng anh ra ngoài đường hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Hành vi trên của bà Nga và một số người cùng đi có dấu hiệu của tội “Cố ý gây thường tích”, quy định tại điều 134 – Bộ luật hình sự và tội “Chiếm giữ trái phép tài sản”, quy định tại điều 176 – Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực năm 2018.Được biết, sau khi nhận được đơn của vợ chồng anh Lâm, chị Thảo, CA tỉnh Lào Cai đã thụ lý vụ việc, đồng thời tiến hành làm việc với các bên liên quan.Báo PL&XH tiếp tục theo dõi sự việc và gửi tới bạn đọc những thông tin mới nhất.Gia Bảo
Gia Đình Mới
Nhật Bản: Một phụ nữ kiện chính phủ vì bị cưỡng bức triệt sản, đòi đền bù 2,2 tỉ đồng
Một phụ nữ Nhật bị bắt triệt sản vào những năm 70 của thế kỷ trước đã kiện chính phủ nước này – đây là vụ kiện đầu tiên ở Nhật có liên quan đến một đạo luật đã được bãi bỏ.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-31T22:15:00"
Người phụ nữ giấu tên là 1 trong số 25.000 người đã trải qua quy trình do một đạo luật ngày nay đã bị bài trừ: luật theo thuyết ưu sinh.Thuyết ưu sinh là "khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học - xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số" (Theo Wikipedia).Theo học thuyết này, các cá nhân có vấn đề về sức khỏe, mắc một số bệnh di truyền... có thể bị ‘sàng lọc’ bằng cách triệt sản, để không di truyền nguồn gen xấu cho các thế hệ sau.Ngày nay, thuyết ưu sinh được xem là một phong trào tàn bạo đã gây ra những xâm phạm quyền con người nghiêm trọng.Người phụ nữ đứng ra khởi kiện Chính phủ Nhật đã bị triệt sản năm 1972, khi bà được 15 tuổi. Bà phát hiện ra tài liệu y khoa chẩn đoán bà ‘có yếu tố di truyền về trí tuệ kém cỏi’.Bà nằm trong số 16.500 người đã bị triệt sản mà không hỏi ý kiến, một số người còn rất nhỏ, chỉ 9 tuổi vào thời điểm đó.Theo truyền thông Nhật, sau khi bị phẫu thuật triệt sản, người phụ nữ này thậm chí đã phải cắt bỏ buồng trứng do các vấn đề liên quan.“Tôi đã bị triệt sản trong khi không hề mong muốn điều đó’ – bà cho biết. Bà sẽ đòi 11 triệu Yen (tương đương hơn 2,2 tỷ đồng) do thiệt hại này.‘Chúng tôi đã có những ngày thật đau đớn... Chúng tôi đứng lên để làm cho xã hội tươi sáng hơn’ – chị gái của người phụ nữ này nói với một hãng truyền thông.Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật, ông Katsunobu Kato từ chối bình luận về trường hợp này.Một nhân viên của Bộ Y tế trả lời AFP rằng chính phủ nước này có thể sẽ gặp từng người trong vụ việc bị bắt buộc triệt sản, nhưng vẫn chưa có một kế hoạch chung để xử lý vấn đề này.Bộ luật theo thuyết ưu sinh đã được áp dụng ở Nhật từ năm 1948 cho đến tận năm 1996.Trước Nhật Bản, Chính phủ Đức, Thụy Điển – với các chính sách tương tự trong lịch sử, đã phải xin lỗi các nạn nhân và trả tiền đền bù. Theo BBCPhương Phương/GIADINHMOI.VN
Doanh Nghiệp
'Crimea sáp nhập vào Nga là do giới chức Ukraine chậm chễ'
Theo ông Sergey Kunitsyn, nhà lập pháp Ukraine, Kiev có thể giữ được bán đảo Crimea không sáp nhập vào Nga trong năm 2014 nếu Ukraine 'không chậm mất 1 tuần' trong việc lựa chọn người nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
[ "Thế giới" ]
"2018-01-29T08:38:00"
Phát biểu trên kênh truyền hình 12 Ukraine, nghị sĩ Ukraine Sergey Kunitsyn tiết lộ, ông từng xem xét vấn đề mở rộng các quyền ủy thác cho chính quyền Crimea và khả năng quay trở lại Hiến pháp năm 1992 để ngăn chặn việc bán đảo sáp nhập vào Liên bang Nga trong năm 2014."Tôi đã tới gặp Turchinov nói là ngay lập tức phải triệu tập các đại biểu Quốc hội, mở rộng mọi quyền ủy thác cho chính quyền Crimea, thông qua ngay trong lần đọc dự thảo thứ nhất, quay trở lại luật pháp năm 1992 vì chính quyền "hậu Maidan" đang còn yếu, cần có thêm thời gian và vô hiệu quả các cuộc trưng cầu dân ý", ông Sergey Kunitsyn chia sẻ.Một cậu bé cầm lá cờ Nga trong một lễ diễu hành tại thành phố Simferopol nhân kỷ niệm một năm Crimea sáp nhập Nga hôm 16/3. (Ảnh: Mashable.)"Đó là trao cho Crimea mọi thứ, ngoại trừ chủ quyền để kéo dài thời gian", ông cho biết.Theo nghị sĩ này, Kiev "đã chậm mất một tuần" vì không chọn được ai là người đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề này.Sputnik đưa tin, theo Hiến pháp năm 1992, cộng hòa Crimea là một nhà nước nằm trong thành phần Ukraine. Mối quan hệ giữa hai bên sẽ được xác định trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định. Crimea có tất cả các quyền hạn trên lãnh thổ của mình ngoại trừ những quyền ủy thác mà Crimea tự nguyện trao cho Ukraine.Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc là tiếng Nga và nước cộng hòa này có thể độc lập quan hệ với các quốc gia khác.Tháng Ba năm 1995, Quốc hội Ukraine đã bãi bỏ Hiến pháp năm 1992 và chức vụ tổng thống Crimea.Crimea đã tách khỏi Ukraine và gia nhập vào Liên bang Nga vào ngày 17/3/2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý. Ukraine, cũng như cộng đồng quốc tế, đã không thừa nhận động thái này, với việc Kiev hiện vẫn coi Crimea là một lãnh thổ bị chiếm đóng.Trong khi đó, giới chức Nga nhiều lần khẳng định, người dân Crimea đã quyết định sáp nhập vào Nga trong một tiến trình dân chủ và rằng cuộc trưng cầu dân ý này được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế.
Một Thế Giới
Sau TP.HCM, đến lượt Long An 'tuýt còi' vì rao bán đất nền trái phép
Dù chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy phép hạ tầng kỹ thuật nhưng một số chủ đầu tư vẫn xây nhà, rao bán đất nền trên các trang mạng, trang thông tin điện tử và còn nhận tiền đặt chỗ của khách hàng.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-02T07:39:00"
Trước tình trạng nhiều dự án vùng ven ăn theo sốt đất nền, rao bán rầm rộ khi chưa đủ điều kiện pháp lý, mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Long An đã kiểm tra chấn chỉnh, xử lý vi phạm.Theo đó, tại dự án khu dân cư Trần Anh Riverside (huyện Bến Lức), dù chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã nhận đặt cọc giữ chỗ. Hiện tại, công ty này còn triển khai xây dựng đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch.Dự án này có tổng diện tích đất khoảng 11,2ha do Công ty cổ phần Bất động sản Trần Anh làm chủ đầu tư, phần đất dự án này công ty nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ Công ty cổ phần sản xuất Thương mại Đông Dương. Khu dân cư trên cũng đã được UBND huyện Bến Lức phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.“Về mặt pháp lý đất đai, hiện Công ty đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, chưa được cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án.Như vậy, theo quy định tại Điều 9 luật Kinh doanh bất động sản thì dự án chưa đủ điều kiện được phép đưa vào kinh doanh. Do đó, đề nghị Công ty lập tức dừng thi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật và gỡ tất cả thông tin rao bán trên các trang đăng tin quảng cáo qua mạng thông tin điện tử xuống cho đến khi dự án đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật Kinh doanh Bất động sản và luật Đất đai. Tổ chức công bố quy hoạch bằng pano tại dự án để người dân nắm biết và thực hiện các thủ tục pháp lý về cấp phép đầu tư hạ tầng dự án theo quy định”, bà Đặng Thị Thúy Hà, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An thông tin.Tương tự, dự án khu dân cư Bảo Ngọc Residence của Công ty Trần Anh (xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa) cũng bị Sở Xây dựng tỉnh này “sờ gáy” và yêu cầu gỡ tất cả thông tin rao bán khi dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Qua khảo sát thực tế, hạ tầng dự án khu dân cư Bảo Ngọc Residence đã được đầu tư hoàn chỉnh khoảng 70%, còn lại khoảng 30% đang tiếp tục bồi thường. Một số lô nền chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật.Thế nhưng, Công ty Trần Anh vẫn xây dựng đầu tư hạ tầng một cách rầm rộ, thậm chí đã xây đổ cột bê tông xây dựng cả dãy nhà và đã quảng cáo, rao bán trên các trang mạng điện tử, thậm chí là nhận đặt cọc giữ chỗ cho 14 trường hợp.Vì vậy, Sở Xây dựng tỉnh Long An yêu cầu, đối với những lô nền chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa hoàn thành đầu tư hạ tầng, chủ đầu tư phải gỡ tất cả thông tin rao bán đến khi dự án đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật Kinh doanh Bất động sản và luật Đất đai.Phan Diệu
Hải Quan
Kiểm soát điều kiện kinh doanh là vấn đề quan trọng
Ông Phan Đức Hiếu (ảnh), Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trả lời phỏng vấn về Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
[ "Kinh tế" ]
"2018-01-31T03:38:37"
Một trong những văn bản đầu tiên Thủ tướng ký ban hành trong năm nay chính là Nghị định cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Bộ Công Thương. Ông đánh giá như thế nào về động thái này của Chính phủ? Tôi cho rằng đây một động thái rất quyết liệt của cả Thủ tướng và Bộ Công Thương, là một kết quả tích cực thể hiện hành động thực sự giống như thông điệp đầu năm của Chính phủ. Việc ban hành Nghị định số 08 là một hành động thực tế, và chỉ khi xã hội nhìn thấy được Nghị định 08 thì tất cả những cam kết tuyên bố trước đây mới thành hiện thực. Đây là hành động thiết thực nhất đầu tiên của các bộ, ngành trong việc thực thi Nghị quyết Chính phủ số 01, Nghị quyết 98 về cắt giảm điều kiện kinh doanh.Theo ông, Nghị định 08 sẽ tác động lan tỏa đến cộng đồng DN, xã hội như thế nào?Nghị định 08 được ban hành có tác động trực tiếp tới cộng đồng DN ở chỗ DN sẽ giảm ngay chi phí và thời gian trong làm thủ tục theo quy định trước đây. Theo tôi, nếu như từ trước đến nay cộng đồng DN có thể nghi ngại cho rằng Chính phủ chỉ mới dừng lại ở cam kết, tuyên ngôn, tuyên bố thì nay việc ban hành Nghị định 08 cho thấy Chính phủ nói và làm song song với nhau và các bộ cũng tương tự như vậy. Việc Chính phủ hành động một cách nhanh chóng và kịp thời như vậy sẽ làm tăng niềm tin của cộng đồng DN. Cùng với niềm tin ấy là sự tác động trực tiếp đến việc tạo ra một lượng DN mới gia nhập thị trường hoặc DN cũ đang hoạt động mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác.Công cuộc cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn đang diễn ra, nhưng cộng đồng DN vẫn lo ngại tình trạng mọc thêm các giấy phép con. Theo ông, cần làm gì để kiểm soát vấn đề này?Theo tôi, các bộ không nên dành thời gian tranh cãi về điều kiện kinh doanh mà phải có nghĩa vụ, trách nhiệm rà soát ở phạm vi rộng hơn. Các quy định nào đó bất hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí và thời gian cho DN, thì cái đó phải được bãi bỏ chứ không chỉ khu trú ở các điều kiện kinh doanh.Kiểm soát điều kiện kinh doanh là một vấn đề quan trọng. Sau khi cắt điều kiện kinh doanh này đi thì cũng không loại trừ hiện tượng sẽ bị mọc lại, hoặc là không mọc bằng cách này thì mọc bằng cách khác và vẫn tiếp tục xuất hiện thêm điều kiện kinh doanh mới. Đây là một bài toán rất khó. Theo tôi, để có giải pháp kiểm soát, trước mắt hàng năm cần công bố báo cáo, thống kê về sự xuất hiện mới, tổng kết đánh giá quy định về thực hiện điều kiện kinh doanh, từ đó cho thấy bức tranh tổng thể nó mọc ra hay mất đi.Về phía Chính phủ, hiện nay kiểm soát về điều kiện kinh doanh vẫn được áp dụng chung một quy trình thủ tục, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, không có riêng cho điều kiện kinh doanh, với khung chung áp bộ tiêu chí cho mọi loại văn bản, quy định mọi nội dung. Theo tôi, trong trường hợp này chưa đủ về công cụ, về điều kiện kinh doanh cần những bộ tiêu chí rõ ràng hơn, cụ thể hơn, và khác về những tiêu chí cần thiết hợp lý như ta tạm gọi là chung chung.Hiện nay, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng một Nghị định về điều kiện kinh doanh, nghị định này là cần thiết và nên sớm ban hành trong đầu năm 2018 và nên nhìn nhận Nghị định về điều kiện kinh doanh như là một công cụ bổ sung các công cụ cho Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để kiểm soát chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả hơn đối với riêng các quy định về điều kiện kinh doanh. Do vậy, cần sớm ban hành và cần quy định các công cụ, các bộ tiêu chí, giúp cho việc kiểm soát các quy định về điều kiện kinh doanh được tốt hơn. Các bộ, ngành cũng nên có mục tiêu trong việc kiểm soát điều kiện kinh doanh trong chính các bộ ngành. Nên tận dụng, giao thêm nhiệm vụ cho bộ phận hiện nay đang chủ trì chịu trách nhiệm rà soát điều kiện kinh doanh trong việc kiểm soát điều kiện kinh doanh khi các vụ, cục tham mưu dự thảo văn bản mới. Nên dùng chính bộ phận đang tham mưu cho mình làm người gác cổng.Trân trọng cảm ơn ông! Hoài Anh (thực hiện)
Hải Quan
Kiến nghị chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
Mới đây, Tổng cục Hải quan tiếp tục có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương về việc chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu từ trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-01T14:59:03"
Tổng cục Hải quan đề xuất chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu sang sau thông quan. Ảnh: minh họa Bộ Tài chính cho biết, tại công văn số 9008/VPCP-KTTH ngày 24/8/2017 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Tài chính: “Thống nhất với Bộ Công Thương để chỉ đạo cơ quan Hải quan cho phép DN được nộp kết quả kiểm tra, giám định chuyên ngành về hiệu suất năng lương sau thông quan đối với việc NK hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra hiệu suất năng lượng như đề nghị của Bộ Công Thương”.Triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng, tháng 9/2017, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất phương án, cách thức thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu từ trước khi thông quan sang sau khi thông quan đối với hàng hóa NK phải kiểm tra hiệu suất năng lượng, tuy nhiên, Bộ Tài chính chưa nhận được ý kiến trả lời của Bộ Công Thương.Trong khi đó, tại hội nghị đối thoại và chính sách và thủ tục hành chính thuế và hải quan do Bộ Tài chính tổ chức, tháng 11/2017, một số DN tiếp tục nêu khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, trong đó có kiểm tra hiệu suất năng lượng, đồng thời kiến nghị các bộ quản lý chuyên ngành triển khai các giải pháp đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro, chuyển kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan.Trước chỉ đạo của Phó Thủ tướng, cũng như vướng mắc của DN, Bộ Tài chính tiếp tục có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất, đối với hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu cơ quan Hải quan không yêu cầu DN phải nộp chứng từ liên quan đến kiểm tra, giám định về hiện suất năng lượng, kể cả bản đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng có xác nhận của cơ quan chức năng do Bộ Công Thương chỉ định.Ngoài ra, kiên quan đến Danh mục hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng luợng tổi thiểu theo quy định của Chính phủ tại Quyết định 78/2013/QĐ-TTg và Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 9/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Công Thương chi tiết rõ tên hàng hóa kèm theo mã số HS cụ thể phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản tháo gỡ vướng mắc cho DN liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực bộ này quản lý. Chẳng hạn, Thông tư 36/2016/TT-BCT thay thế Thông tư 07/2012/TT-BCT, theo đó chuyển thời điểm dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng sang sau thông quan; Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ quy định cấp Giấy phép NK tự động đối với mặt hàng thép; Thông tư 18/2017/TT-BCT đã bãi bỏ việc kiểm tra chất lượng đối với hơn 100 mặt hàng thép NK. N.Linh
Infonet
Hà Nội hủy dự án giữ đất 3 năm không triển khai: Điểm mặt dự án diện 'báo tử'
Lãnh đạo Hà Nội vừa yêu cầu các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện. Vậy, Hà Nội có bao nhiêu dự án nằm trong diện này?
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-01T00:00:00"
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Trong đó, yêu cầu kiểm tra, rà soát, hủy bỏ dự án ôm đất quá 3 năm chưa triển khai.Theo đó, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi.Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018.Trước yêu cầu đó, nhìn vào thực tại trên địa bàn Hà Nội đã và đang tồn tại nhiều dự án đã được quay tôn nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện.Một trong những diện tích khu đất của dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) đắp chiếu hơn chục năm qua được làm bãi đỗ xe....Đơn cử, ở địa bàn quận Hoàng Mai hiện nhiều dự án “ôm đất” cả chục năm trời không triển khai gây lãng phí như dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt với khoảng 35 ha được thành phố giao cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) làm chủ đầu tư.Cụ thể, ngày 10/8/2004 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4930/QĐ -UBND thu hồi 351.618m2 đất thuộc các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, quận Hoàng Mai giao cho Tổng công ty Licogi tổ chức điều tra lập phương án đến bù giải phóng mặt bằng chuẩn bị triển khai Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thịnh Liệt. Dự án được UBND thành phố chấp thuận giao Licogi làm chủ đầu tư thực hiện tại Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày 17/9/2007.Tuy nhiên, đến nay, sau hơn chục năm dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Đáng nói, khu đất chưa được thực hiện dự án đã bị “xẻ thịt” cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng… khiến người dân bức xúc.Ngoài ra, Hà Nội còn khá nhiều khu đất dự án cũng trong tình trạng nhiều năm không triển khai như khu đất rộng 28ha đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc gia thuộc phường Yên Hòa (Cầu Giấy) và Mễ Trì (Nam Từ Liêm), sau 10 năm vẫn “đắp chiếu”; Dự án Bệnh viên Đa khoa Quang Trung (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai), quy mô 700 giường bệnh chất lượng cao, giờ vẫn là bãi đất hoang dù đã chậm gần 8 năm so với tiến độ…Chính vì thế, khi trao đổi với PV Infonet, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam rất hoan nghênh khi lãnh đạo Hà Nội có quyết tâm yêu cầu rà soát, xử lý hàng loạt dự án “ôm” đất suốt nhiều năm nhưng chủ đầu tư vẫn không triển khai.Tuy nhiên, ông Liêm cũng lưu ý thành phố cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc “ôm” đất nhiều năm mà không thực hiện là gì để có phương án giải quyết hợp lý nhất.Đặc biệt, theo ông Liêm, thành phố cần có sẵn đáp án cho bài toán sau thu hồi hoặc quyết định hủy bỏ các dự án “ôm” đất đó thì sẽ làm gì, tránh lặp lại “vết xe đổ”, gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.Minh Thư
ĐTCK
Năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của Địa ốc Sài Gòn (SGR) giảm 58%
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (SGR – HOSE) vừa thông qua kết quả kinh doanh năm 2017 với doanh thu đạt 628,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 182,5 tỷ đồng, cả hai chỉ tiêu cùng giảm 58% so với năm 2016.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-01-29T05:46:17"
Với kết quả này, SGR mới chỉ hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu (1.209 tỷ đồng) và 91% kế hoạch lợi nhuận cả năm (200 tỷ đồng) đề ra.Trước đó, vào tháng 11/2017, SGR bất ngờ điều chỉnh giảm 42% kế hoạch doanh thu xuống còn 694 tỷ đồng. Như vậy, nếu so với kế hoạch điều chỉnh, Công ty cũng chưa hoàn thành kế hoạch năm (đạt 90,5%).Ngoài ra, HĐQT của SGR cũng thông qua việc chia cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 30% trích từ lợi nhuận năm 2017.Cùng với đó, SGR đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018, với mục tiêu doanh thu 1.099 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 314 tỷ đồng, lần lượt tăng 75% và 72% so với thực hiện năm 2017.Công ty cho biết, kế hoạch trên được đặt ra dựa trên việc Công ty dự kiến chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án Saigon Riverside, dự án Nhà ở xã hội Anh Phú Đông và các dự án khác trong năm 2018 với lãi ròng dự kiến 230 tỷ đồng.Chốt phiên giao dịch sáng hôm nay (29/1), cổ phiếu SGR giảm 0,3% xuống 34.200 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 8.510 đơn vị.Trước đó, cổ phiếu này đã có 4 phiên liên tiếp giảm sau khi thăng hoa trong 2 phiên đầu tiên tăng kịch trần khi chào sàn HOSE vào ngày 15/1.Thi Thơ
KTĐT
Bỏ thu tự nguyện trong trường học: Sẽ hết cảnh lạm thu?
Quyết định của UBND TP Hà Nội về việc bãi bỏ quy định thu, chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường nhận được sự đồng tình của phụ huynh học sinh. Nhiều người khấp khởi mừng bởi từ nay sẽ không còn phải chịu cảnh 'ngậm bồ hòn làm ngọt' khi nộp tiền 'tự nguyện' mà không hề tự nguyện.
[ "Giáo dục" ]
"2018-01-31T07:44:00"
Hà Nội đi đầu thực hiện Tại Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đã bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của TP, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao. Trong đó, Điều 11 có nội dung về thu, chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội trong giờ học. Ảnh: Phạm HùngQuy định nêu rõ: "Trong trường hợp ngân sách Nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường".Như vậy, kể từ ngày 5/2/2018, các trường công lập trên địa bàn Hà Nội, trừ các trường công lập chất lượng cao, sẽ không được phép thu các khoản đóng góp tự nguyện. Quy định này khiến nhiều phụ huynh vui mừng bởi tới đây không còn phải khốn khổ vì chuyện lạm thu.Thực tế nhiều năm qua, các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường lợi dụng để lạm thu. Đầu năm học 2017 - 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định. Trường Mầm non Đại Thịnh, Tiểu học Thanh Lâm (huyện Mê Linh) phải dừng các khoản thu xã hội hóa trường, lớp, sân trường và mua đồ chơi; trường Mầm non Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) dừng thu tiền mua tivi, cây xanh... THCS Văn Quán (quận Hà Đông), Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy) được yêu cầu trả lại tiền mua máy điều hòa...Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhiều trường thu sai đã bị khiển trách và yêu cầu trả tiền chophụ huynh.Ông Nguyễn Viết Cẩn – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, ngay sau khi có quyết định bãi bỏ của UBND TP, Sở sẽ có hướng dẫn chi tiết bằng văn bản tới các trường trên địa bàn.Sẽ áp dụng toàn quốcBày tỏ về quy định này, chị Nguyễn Bích Đào (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) cho biết: Vợ chồng tôi có 2 đứa con, một đứa học lớp 2, một đứa lớp 6, đồng lương công nhân eo hẹp, các khoản thu tự nguyện đầu năm học đối với gia đình tôi là vô cùng khó khăn. Với quy định này, hy vọng từ học kỳ 2 của năm học 2017 - 2018, chúng tôi sẽ không bị nặng gánh bởi các khoản thu tự nguyện như trước.Còn chị Trần Bích Thủy (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) cho rằng, quy định này đáng ra phải được thực hiện từ lâu. Hà Nội cũng như cả nước, đầu năm học nào cũng xảy ra chuyện lạm thu khiến phụ huynh vô cùng bức xúc. Hy vọng từ nay, các trường sẽ nghiêm túc thực hiện, không còn cảnh phụ huynh phải "méo mặt" khi đóng các khoản tự nguyện.Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết: Quy định về bãi bỏ thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường được áp dụng trong toàn quốc. Ông Khánh giải thích thêm, thời gian qua, nhiều trường thực hiện tự nguyện theo kiểu áp đặt là không đúng quy định. Việc thực hiện xã hội hóa, thu chi tự nguyện phải dựa theo Nghị định 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và đặc biệt là những hướng dẫn chi tiết trong Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.Như vậy, việc bãi bỏ Điều 11 này được kỳ vọng khắc phục tình trạng lạm thu, dưới danh xưng khoản thu tự nguyện như trước đây. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định tại các địa phương, đơn vị nào thực hiện sai quy định, người đứng đầu cơ sở sẽ bị xử lý nghiêm.Chúng tôi vô cùng phấn khởi khi Hà Nội đi đầu trong việc thực hiện bỏ thu khoản tự nguyện này. Phụ huynh sẵn sàng đóng góp, nhưng tất cả các khoản thu, chi cần được sử dụng đúng mục đích và quan trọng phải công khai, minh bạch. Thực tế, năm học nào cũng có những trường lạm thu, thiếu minh bạch khiến phụ huynh bức xúc.Chị Nguyễn Thu Lam (Cầu Giấy, Hà Nội)Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố đường dây nóng của Sở (0902139764) và của 30 quận, huyện để tiếp nhận các thông tin phản ánh thu sai quy định và mong nhận được các ý kiến phản ánh của phụ huynh. Những phụ huynh phản ánh sẽ được giữ kín về thông tin cá nhân, tránh lo ngại con em ở trường có thể bị trù dập, phân biệt đối xử.Tuệ Nhi
Lao Động
Quảng Ninh: Phát hiện 1 tấn cá đông lạnh nhập lậu đang phân hủy
Theo tin từ lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh ngày 3.1, cách đây vài giờ, lực lượng chức năng của Chi cục đã phát hiện, ngăn chặn một vụ vận chuyển cá đông lạnh nghi nhập lậu từ Trung Quốc.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2018-01-03T08:45:00"
Gần 800 kg cá chim bôc mùi nhập lậu bị các lực lượng chức năng bắt giữ vào chiều ngày 30.12. Ảnh: T.N.D Trên Quốc lộ 18, Đội QLTT số 8 Tiên Yên đã thu giữ và tiêu hủy 975kg cá đông lạnh từ chiếc xe tô tô 29B-093.81 do Nguyễn Văn Thạo điều khiển. Lái xe khai nhận đã thu mua gần biên giới và vận chuyển số cá ướp lạnh nêu trên về tiêu thụ tại các chợ thuộc khu vực Hạ Long.Cũng liên quan đến vận chuyển cá đông lạnh nhập lậu, chiều ngày 23.12.2017, trên quốc lộ 18A, thuộc địa phận phường Mông Dương, Công an thành phố Cẩm Phả đã kiểm tra, phát hiện xe ôtô biển kiểm soát 16M-3454 do Nguyễn Văn Toán điều khiển vận chuyển 750kg cá chim đông lạnh đang trong quá trình phân hủy.Cơ quan chức năng xử phạt hành chính 2 vụ và tiến hành tiêu hủy số cá bị phân hủy, đã bốc mùi hôi thối.T.N.D
Tiền Phong
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát, hủy bỏ dự án 'ôm đất' chậm triển khai
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-26T10:25:58"
Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) trên 35 ha do Tổng Công ty Licogi làm chủ đầu tư nhưng đến nay 14 năm vẫn chưa triển khai. Hủy các dự án “ôm đất” quá 3 năm chưa thực hiệnChủ tịch UBND TP Hà Nội , vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.Theo đó, ông Chung yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi.Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018.Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu soát các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa triển khai thực hiện được (nhất là các dự án, công trình trọng điểm) và các trường hợp có quyết định thu hồi đất từ trước ngày 10/7/2014; làm rõ nguyên nhân và kế hoạch, biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018.Thành phố cũng yêu cầu các sở ngành phải rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý về đất đai để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục; bãi bỏ, điều chỉnh các thủ tục, nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài thời gian gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai.Đặc biệt, ông Chung yêu cầu Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở TN&MT, Sở Xây dựng tăng cường sự phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, hội đồng thẩm định giá đất để thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể, bảo đảm chính xác, chất lượng, kịp thời; thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá đất, nhà là các khu "đất vàng” sau khi rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất của Nhà nước để chống thất thu ngân sách và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.Hàng loạt dự án “ôm đất” cả thập kỷ không thực hiện Theo đánh giá, hiện nay trên địa bàn Hà Nội hàng loạt dự án “ôm đất” cả thập kỷ nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai. Thậm chí nhiều dự án chủ đầu tư không thực hiện mà cho thuê sử dụng đất trái mục đích gây bức xúc cho người dân.Chẳng hạn, trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện nhiều dự án “ôm đất” cả chục năm trời không triển khai gây khiếu kiện, bức xúc cho người dân. Đơn cử, Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) với trên 35 ha có quyết định của UBND TP. Hà Nội thu hồi đất từ năm 2004 giao cho Tổng Công ty Licogi làm chủ đầu tư.Tuy nhiên, đến nay, sau 14 năm, dự án vẫn dậm chân tại chỗ, khiến hàng trăm hộ dân trong diện bị thu hồi đất phải sống trong điều kiện không điện, không nước sạch, không hộ khẩu. Điều đáng nói, gần đây người dân ở đây càng bức xúc khi những phần diện tích đất đã GPMB lại được cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng, trạm trộn bê tông “tùm lum” để kiếm lời.“Dự án được giao 14 năm nay nhưng chủ đầu tư không thực hiện dù dân đã đề nghị thu hồi dự án mà họ tìm cách điều chỉnh quy hoạch, cho thuê bát nháo. Thậm chí chúng tôi còn được biết hiện chủ đầu tư đang liên kết, bán dự án cho đối tác bên ngoài trong khi cuộc sống của nhiều hộ dân khố khốn bao năm bởi dự án treo”, ông Lê Văn Khánh, người dân ở phường Thịnh Liệt bức xúc.Nhiều dự án "ôm đất" khi những không triển khai mà còn được chủ đầu tư cho thuê, sử dụng sai mục đích. Thậm chí, chủ đầu tư còn tìm cách liên kết hoặc bán lại dự án gây nhiều bức xúc cho người dân.Không chỉ các dự án nhà ở, khu đô thị mới, tại quận Hoàng Mai, Dự án Bệnh viện “vẽ” nghìn tỷ quy mô hàng trăm giường hoành tráng tại vị trí đất “vàng” đến nay vẫn đắp chiếu cả thập kỷ. Cụ thể, năm 2008, UBND TP Hà Nội có quyết định thu hồi 35.957m2 đất tại phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) giao cho Cty CP bệnh viện đa khoa Quang Trung để xây dựng BV đa khoa Quang Trung, với tiến độ đề ra là 18 tháng.Thế nhưng, lãnh đạo UBND phường Yên Sở cho hay, đến nay dự án vẫn nằm trên giấy. “Dự án này liên quan gần 300 hộ dân bị thu hồi đất nhưng đã kéo dài nhiều năm. Đến nay dù được quận phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB nhưng doanh nghiệp chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện. Quận và Sở TN-MT cũng đã có văn bản đề nghị thành phố thu hồi dự án vì kéo dài quá lâu”, vị cán bộ cho biết.Theo Sở TN&MT qua thanh tra cũng cho thấy, nhiều chủ đầu tư “ôm đất” không chứng minh được năng lực và kinh phí để thực hiện dự án. “Việc chậm thực hiện dự án đầu tư xây dựng BV Đa khoa Quang Trung của Cty CP Bệnh viện Đa khoa Quang Trung nguyên nhân chính là do Cty không chứng minh được năng lực; không bố trí được nguồn kinh phí để triển khai dự án”, Thanh tra Sở TN&MT nhấn mạnh.Đại diện các quận nơi có các dự án “ôm đất” nhưng không triển khai cho hay, đa số là những dự án có quy mô lớn được thành phố phê duyệt, nhưng việc nhà đầu tư chậm triển khai ảnh hưởng rất lớn đến địa phương. “Nhà đầu tư được thành phố giao đất nhưng họ không triển khai trong khi dân bị thu hồi đất liên tục có kiến nghị yêu cầu quận phải giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ. Vì vậy chúng tôi mong muốn thành phố có những biện pháp mạnh xử lý hoặc thu hồi lại các dự án đắp chiếu để giao cho chủ đầu tư khác có năng lực thực hiện”, vị cán bộ quận Hoàng Mai nói.Tú Anh
GĐ&XH
Dự án Bảo Ngọc Residence bị Sở Xây dựng Long An 'tuýt còi'
Theo đó, Sở Xây dựng Long An yêu cầu chủ đầu tư phải gỡ bỏ tất cả thông tin rao bán trên các trang đăng tin quảng cáo qua mạng thông tin điện tử cho đến khi dự án Bảo Ngọc Residence đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-30T12:24:00"
Mới đây, Sở Xây dựng Long An có văn bản số 72/TB –SXD thông báo nội dung cuộc họp về việc khảo sát thực tế dự án Khu dân cư Hiển Vinh và Cụm dân cư Mỹ Hạnh Nam trên địa bàn huyện Đức Hòa (Long An).Theo văn bản này, Cụm dân cư Mỹ Hạnh Nam có tên thương mại là dự án Bảo Ngọc Residence (xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa), do Công ty Cổ phần Bất động sản Trần Anh làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô khoảng 12 ha, đã được UBND tỉnh thỏa thuận địa điểm cụm dân cư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500…Dự án Bảo Ngọc Residence chưa hoàn tất việc kê biên bồi thường và xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuậtTuy nhiên, về tiến độ dự án, Công ty Cổ phần Bất động sản Trần Anh mới đầu tư khoảng 70 % hạ tầng kỹ thuật, còn lại 30 % công ty này vẫn chưa hoàn tất việc kê biên bồi thường và đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được phê duyệt.Theo Sở Xây dựng Long An, đối với một số lô nền chưa được cấp GCNQSDĐ và chưa hoàn chỉnh việc đầu tư hạ hầng kỹ thuậ, sở này đề nghị chủ đầu tư phải chấn chỉnh và gỡ bỏ tất cả thông tin rao bán trên các trang đăng tin quảng cáo qua mạng thông tin điện tử cho đến khi dự án Bảo Ngọc Residence đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai.Dù bị Sở Xây dựng Long An “tuýt còi” thế nhưng vào thời điểm hiện tại thông tin về các hoạt động mua dự án Bảo Ngọc Residence vẫ tràn lan trên các trang mạng.Được biết, Trước đó UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp, rà soát nhằm chấn chỉnh hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn.Nguyễn Khoát
VnEconomy
Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần bảo đảm công bằng và bình đẳng
Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo lần 2 Luật sửa đổi các luật thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và xuất khẩu, nhập khẩu và giữ nguyên quan điểm: bổ sung thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt. Tuy nhiên, việc áp thuế này liệu có bảo đảm tính công bằng, bình đẳng là câu hỏi đang được đặt ra trước khi luật thuế mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2019.Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo lần 2 Luật sửa đổi các luật thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và xuất khẩu, nhập khẩu...
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-02T02:23:00"
Các thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao đến từ nhiều nguồn thực phẩm và đồ uống, không chỉ nước giải khát. Nước ngọt sẽ chịu thuế như rượu, bia, thuốc láSau khi dự thảo lần một Luật sửa đổi các luật thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Tài chính gửi đi lấy ý kiến các bộ ngành, trong đó có đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, nhiều ý kiến không đồng tình đã được phản hồi tới Bộ Tài chính.Tuy nhiên, tại dự thảo lần hai vừa hoàn thiện, Bộ Tài chính vẫn kiên định giữ quan điểm "Bổ sung nước ngọt có đường, trừ sữa, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt". Nếu dự luật thuế này được thông qua, người tiêu dùng sẽ phải trả thuế tương ứng với 22% giá trị của mỗi sản phẩm nước ngọt (bao gồm 12% thuế giá trị gia tăng và 10% thuế tiêu thụ đặc biệt).Mức thuế này được đề xuất áp dụng từ năm 2019. Theo quan điểm của Bộ Tài chính, "đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội đang đặt ra, trong đó có nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe cho người dân".Kinh nghiệm thế giới thế nào?Tại tọa đàm "Xu hướng điều chỉnh chính sách thuế hiện nay trên thế giới - Một số hàm ý cho Việt Nam" tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Wayne Barford - Cố vấn cao cấp, Trung tâm Đầu tư và thuế quốc tế (ITIC) cho biết: "Nghiên cứu về việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát ở 157 quốc gia cho thấy, đây không phải là xu hướng phổ biến trên thế giới và trong khu vực.Trên thế giới có 40 quốc gia áp dụng thuế này và tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có 4 quốc gia (Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei) chiếm khoảng 2,2% dân số trong khu vực, đang áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt.Ngay cả những nước phát triển đang đối mặt với tỷ lệ người béo phì tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Úc, New Zealand, Canada,... cũng không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt.Do có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau liên quan đến nguy cơ béo phì và tiểu đường, các quốc gia này cho rằng áp thuế đối với nước ngọt không phải là giải pháp để giảm hay ngăn chặn các căn bệnh này, trong khi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có đối với ngành công nghiệp nước giải khát và kinh tế địa phương.Hàn Quốc và Canada lựa chọn sử dụng những biện pháp quy định về nhãn mác của các sản phẩm thức ăn và đồ uống. Các hoạt động đào tạo và những nỗ lực nhằm kêu gọi các nhà sản xuất giảm lượng đường trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm dành cho trẻ em, cũng đang được đẩy mạnh.Ngoài ra, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt tương tự ở một số nước khác cũng đã không thành công. Ví dụ, Đan Mạch và Indonesia là những nước đã từng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt trong một thời gian dài nhưng đều đã phải bãi bỏ loạt thuế này do không có hiệu quả, nhất trong việc ngăn ngừa các căn bệnh béo phì.Nhiều quốc gia có quan điểm cho rằng việc áp thuế với nước ngọt không phải là giải pháp tốt nhằm giảm hay ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì. Vì vậy, thay vì áp dụng chính sách thuế này, họ áp dụng các chính sách nhằm giảm lượng đường và chất béo trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, ban hành các qui định về dán nhãn ghi rõ thành phần dinh dưỡng như calo, protein, chất béo, đường, cholesterol, và natri, khuyến cáo đối với các sản phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về dinh dưỡng, về chế độ ăn uống lành mạnh, về thói quen vận động và rèn luyện thể lực.Còn băn khoănTheo cơ quan soạn thảo, việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt được giải thích là nhằm hướng dẫn điều tiết tiêu dùng, nhằm phòng tránh các bệnh tiểu đường và béo phì cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, lợi ích công cộng và phù hợp với xu hướng sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (ở 40 nước) trên thế giới.Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, các mục tiêu mà dự thảo nêu trên là đúng đắn. Vấn đề là mức thuế, đối tượng và cách thức thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường cần cân nhắc sao cho có căn cứ khoa học và thực tế hợp lý, bám sát và đạt được mục tiêu đặt ra, tạo bình đẳng thị trường, đồng thuận xã hội và hiệu quả hành thu thuế cao, tránh cào bằng, thậm chí xung đột mục tiêu với chính các chính sách quản lý nhà nước khác hiện hành trong nước và thông lệ phổ biến trên thế giới….Đặc biệt, cần tránh những bất cập nổi bật khi phân biệt đối xử các mặt hàng, chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt sản phẩm nước ngọt, mà bỏ qua các sản phẩm có đường khác, và mặc định kết quả giảm béo phì chỉ nhờ đánh thuế nước ngọt khi chưa có các nghiên cứu toàn diện, và bằng chứng khoa học có sức thuyết phục cao."Điều đáng lưu ý là có sự thống nhất khá cao trong quan điểm của các bộ, ngành khi góp ý về dự thảo điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể hiện nay, Bộ Tài chính chưa có đánh giá tác động cụ thể có sức thuyết phục về việc đánh thuế ở mức 10% đối với nước ngọt sẽ làm giảm hoặc làm chậm tốc độ tăng tỷ lệ béo phì, tiểu đường ở Việt Nam là bao nhiêu.Bởi vậy, rõ ràng là cần đánh giá tác động như thế nào về mức thuế tiêu thụ đặc biệt đề xuất trên đây đến vấn đề bệnh béo phì, tiểu đường để có cơ sở cân nhắc về mức và hiệu quả của chính sách thuế thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ áp dụng, như đòi hỏi của quy trình xây dựng luật hiện hành", TS. Nguyễn Minh Phong nói.Thùy Linh
TNMT
Đắk Lắk: Ngành TN&MT góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương
Với chức năng, nhiệm vụ được giao Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-27T16:00:00"
Cải cách hành chính để quản lý tốt hơnNgành Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk xác định: Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý nhà nước của ngành cần có những cải cách để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Trong đó, hệ thống tổ chức bộ máy của ngành tiếp tục được củng cố, kiện toàn tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ để từng bước đáp ứng được yêu cầu triển khai nhiệm vụ và phục vụ người dân tổ chức và doanh nghiệp được tốt hơn.Về cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến, giảm được nhiều thủ tục trung gian và thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức và công dân trong việc giải quyết thủ tục về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Có được kết quả này, Sở TN&MT Đắk Lắk đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính như: Ban hành Nghị Quyết chuyên đề của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo trong công tác CCHC và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện đạt hiệu quả. Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được tăng cường nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính như: áp dụng công nghệ thông tin, rà soát đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết; chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và tinh thần trách nhiệm phục vụ người dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành.Trong năm 2017 số lượng hồ sơ được giải quyết thuộc thẩm quyền của Sở tăng hơn hai lần so với năm 2016 (năm 2016: 111.844 hồ sơ, năm 2017: 242.062 hồ sơ); 100% hồ sơ được tiếp nhận tại bộ phận một cửa thuộc Sở được giải quyết đúng và trước thời hạn; giảm số lượng và tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn trong Cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình cá nhân (năm 2016: số hồ sơ trễ hạn là 1.150 hồ sơ, chiếm 1,02%; năm 2017: số hồ sơ trễ hạn là 1.060 hồ sơ, chiếm 0,43%). Các hồ sơ bị trễ hẹn được đơn vị xin lỗi bằng văn bản gửi đến người dân với tinh thần cầu thị và sớm khắc phục.Ông Bùi Thanh Lam – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk nhấn mạnh: Toàn ngành sẽ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 và những năm tiếp theoĐẩy mạnh quản lý, hạn chế sai sótĐển công tác quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế những sai sót Sở đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, qua đó đã kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế, sai phạm, để xử lý, chấn chỉnh đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.Trong năm 2017, đã thành lập 19 Đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 77 tổ chức (tăng 46,15% so với năm 2016, đạt 90% kế hoạch). Trong đó tập trung vào các đơn vị sử dụng đất chậm tiến độ và có hành vi vi phạm; thanh tra các Dự án đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Kết luận thanh tra đã đề xuất UBND tỉnh thu hồi 7 dự án, với diện tích 4.225,42 ha đất và 431,92 ha rừng. Bên cạnh đó, các đoàn cũng đã thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai tại các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đối của 4 tổ chức, doanh nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột; 4 đơn vị tại 4 dự án đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với UBND huyện Krông Ana và Buôn Đôn. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 4 dự án thủy điện, 6 cơ sở sản xuất, kinh doanh và 7 bệnh viện; kiểm tra 08 đơn vị tại Tp.Buôn Ma Thuột về việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Qua đó xử phạt vi phạm hành chính 758 triệu đồng đối với 7 tổ chức.Đồng thời ngành cũng đã tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo không để tồn đọng, kéo dài. Trong tổng 233 đơn/119 vụ khiếu nại, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận, Sở đã tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo thẩm quyền 39 vụ/46 vụ, đạt 84,78%, (07 vụ đang trong thời hạn xem xét, xác minh, giải quyết). Số còn lại 73đơn/73 vụ Sở đã xử lý gửi đến UBND cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.Về công tác quản lý đất đai, Đắk Lắk đã hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2016. Ngành Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk đã Thực hiện hoàn thành lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020, tham mưu cho UBND tỉnh thông qua HĐND tỉnh và trình Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 cấp huyện, Phương án sử dụng đất của 12 Công ty nông nghiệp thực hiện cổ phần hóa, theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP Chính phủ. Như cty TNHH MTV cà phê Phước An; cty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, cty TNHH MTV cà phê Ea Pốc....Sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất của 88 tổ chức, diện tích 9.463,97ha; giao đất không thu tiền sử dụng đất cho 37 tổ chức, diện tích 3.439,1ha; 49 tổ chức thuê đất với diện tích 135,93ha...Đối với việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện được 16.704 Giấy chứng nhận lần đầu với diện tích 10.796 ha (vượt kế hoạch 10.796 ha/9000 ha), trong đó: cấp cho tổ chức 2.135 ha/120 giấy chứng nhận; hộ gia đình, cá nhân 8.661 ha/16584 Giấy chứng nhận, nâng tổng diện tích đất được cấp GCNQSD đất lần đầu là 988.209,8ha/1.042.793ha, đạt tỷ lệ 94,77% diện tích cần cấp.Tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ 2018Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, ông Bùi Thanh Lam – Giám đốc Sở TN&MT Đắk Lắk nêu rõ: Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian qua, Ngành Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường quán triệt các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk tăng công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lýĐặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Kịp thời tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh thể chế hóa cơ chế chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường sát với thực tế đời sống xã hội, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành; đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện, đồng bộ cơ chế chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường với các pháp luật khác có liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước của ngành, cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Phát biểu đánh giá về những đóng góp của Ngành Tài nguyên và Môi trường, đồng chí Y Giang Gry Niê Knơng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nêu rõ: Toàn ngành đã có sự phát triển khá toàn diện, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, qua đó góp phần tích cực vào kết quả và thành công chung trong công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.Đồng chí Y Giang nhấn mạnh: “Ngành Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh và theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Sở. Đồng thời triển khai thực hiện tốt các cuộc thanh tra đột xuất khi được cấp có thẩm quyền giao. Trong đó, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp và thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; Đẩy nhanh tiến độ Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các dự án nông, lâm nghiệp; những dự án có dấu hiệu vi phạm cần xử lý nghiêm. Đồng thời, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, không để tồn đọng kéo dài”.Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian đến, ông Bùi Thanh Lam – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk cho biết: Sỡ sẽ tập trung mọi nguồn lực của địa phương, tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đơn vị, tổ chức có liên quan để triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án trọng điểm của ngành đã được phê duyệt, để phục vụ cho nhu cầu công tác quản lý được tốt hơn./.
Đất Việt
Nếu cho làm lại, liệu Ukraine có giữ được Crimea trước Nga?
Một chính khách Ukraine mới đây đã tiết lộ việc chính quyền Kiev đã suýt giữ lại được bán đảo Crimea, không để lọt vào tay Nga.
[ "Thế giới" ]
"2018-01-29T06:49:00"
Chính quyền Kiev đối phó chậm, để Crimea lọt vào tay Nga Nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) Sergey Kunitsyn mới đây đã tiết lộ trên kênh truyền hình “112 Ukraine” cách mà chính quyền Kiev (chính quyền thân phương Tây mới được thành lập sau khi lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Viktor Yanukovych) có thể giữ được bán đảo Crimea (Crimean Peninsula) hồi năm 2014.Theo ông, vào thời điểm đó, nhà chức trách Ukraine đã từng xem xét vấn đề mở rộng các quyền ủy thác cho chính quyền Crimea và khả năng quay trở lại Hiến pháp năm 1992 để ngăn chặn việc bán đảo sáp nhập với Liên bang Nga."Tôi đã tới gặp Oleksandr Turchinov (khi đó là Tổng thống tạm quyền, kiêm Chủ tịch Quốc hội) nói là ngay lập tức phải triệu tập các đại biểu Verkhovna Rada, mở rộng mọi quyền ủy thác cho chính quyền Crimea, thông qua ngay trong lần đọc dự thảo thứ nhất, quay trở lại luật pháp năm 1992” - ông Sergey Kunitsyn tiết lộ.Theo ông này, trong khi ở bán đảo Crimea có sự hiện diện của quân Nga, mà chính quyền "hậu Maidan" đang còn yếu, nên họ cần có thêm thời gian để củng cố và tập hợp sức mạnh nhằm vô hiệu quả các cuộc trưng cầu dân ý.Do đó, ông này kiến nghị giải pháp là chính quyền Kiev “cần phải trao cho Crimea mọi thứ, ngoại trừ chủ quyền”, để kéo dài thời gian, ngăn chính quyền bán đảo trưng cầu dân ý về nền độc lập và sáp nhập vào Nga.Theo vị nghị sĩ này, Kiev "đã chậm mất một tuần" vì không chọn được ai là người đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề này.Dĩ nhiên là hành động chậm trễ này đã khiến Crimea một lần nữa trở lại Nga, sau kết quả trưng cầu dân ý, được tổ chức vào tháng 3/2014.Hơn 97% dân cư bán đảo tán thành ly khai khỏi Ukraine và đưa Crimea trở về với “đất mẹ” Nga. Và cho đến thời điểm này, có thể khẳng định là quốc ca Ukraine sẽ không bao giờ còn được cử hành trên bán đảo.Chính Maidan đã khiến Ukraine mất Crimea về tay NgaTuy nhiên, những tư liệu khác đã cho biết rằng, sau khi lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Viktor Yanukovych vào thời điểm tháng 2 năm 2014, giới lãnh đạo chính quyền lâm thời ở Kiev không định trao cho bán đảo này bất cứ quyền hạn nào mà ngược lại, còn sẵn sàng “tắm máu” Crimea.Theo biên bản thăm dò ý kiến mà cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ukraine, ông Yuri Ilyin lưu giữ lại, các chính trị gia Euromaidan đã chuẩn bị ngăn chặn một cách cứng rắn sự bất mãn ở Crimea và "Tắm trong máu" là số phận mà các nhà lãnh đạo Maidan sẽ chuẩn bị cho Crimea.Theo tài liệu này, tháng 2 năm 2014, ông Ilyin nhiều lần thông báo cho chính phủ mới về những nguy cơ đối với Ukraine trong trường hợp làm ngơ trước “sự bất mãn chính trị” ở Crimea nhưng chính phủ tạm quyền của ông Turchinov đã không có hành động nào để giữ lại bán đảo.Bán đảo Crimea đã tách khỏi Ukraine, sáp nhập vào Nga tháng 3/2014 Theo lời cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, phản ứng của các nhà lãnh đạo phe đối lập là "hung hăng" và "gây sốc". Chẳng hạn, ông Klitschko, người hiện đang là thị trưởng thủ đô Kiev, từng hứa rằng "sẽ đối xử với bán đảo thậm chí cứng rắn hơn so với Kiev".Ông Ilyin nhấn mạnh rằng, các chính trị gia Maidan đã không muốn giải quyết tình hình một cách hòa bình và chỉ muốn thực hiện kịch bản bạo lực để đối phó với người dân Crimea."Cho họ tắm máu và tất cả mọi người sẽ hiểu. Chúng ta sẽ bẻ gãy cái chổi phản kháng. Trong lĩnh vực này chúng ta có sự hỗ trợ mạnh mẽ…" - tài liệu ghi chép lời lãnh tụ đảng dân tộc cực đoan "Tự do" là ông Oleg Tyagnibok.Chính vì tâm trạng bài Nga, kích động chia rẽ dân tộc chiếm ưu thế trong Quốc hội và các đảng phái Ukraine vào thời điểm đó và cho tới cả hiện nay, việc bán đảo đã lọt vào tay Nga tháng 3/2014 là điều tất yếu. Và nếu có cho làm lại, chắc chắn chính quyền Kiev vẫn mất Crimea mà thôi!Crime trở về với Nga sau 60 năm được trao tặng cho UkraineNga và Crimea đã có lịch sử chung lâu dài. Bán đảo đã là của Nga vào năm 1783. Người Nga đã nhiều lần bảo vệ Crimea trong nhiều cuộc chiến đẫm máu chống Anh, Pháp và Đế chế Ottoman trong Chiến tranh Crimea và chống lại Đức quốc xã trong Thế chiến II.Vào năm 1954, lãnh tụ Liên Xô khi đó là ông Nikita Khrushchev đã mang bán đảo Crimea của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga “trao tặng” cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine - người “anh em” trong khuôn khổ Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô, tức Liên bang Xô viết). Hành động này được coi là là một bước đi thiếu trách nhiệm với nước Nga và rõ ràng không thể lường trước được hậu quả của nó.Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, theo Hiến pháp năm 1992, cộng hòa Crimea là một nhà nước nằm trong thành phần Ukraine. Mối quan hệ giữa hai bên sẽ được xác định trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định. Bán đảo có tất cả các quyền hạn trên lãnh thổ của mình ngoại trừ những quyền ủy thác mà Crimea tự nguyện trao cho Ukraine.Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc ở Crimea là tiếng Nga, đồng thời, nước cộng hòa này có thể độc lập quan hệ với các quốc gia khác.Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 1995 dưới thời Tổng thống Leonid Kuchma, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu hủy bỏ Hiến pháp năm 1992 và bãi bỏ chức vụ Tổng thống của Crimea.Tháng 2/2014, nhân dân Crimea đã đứng lên phản đối chính quyền thân phương Tây được dựng lên sau cuộc đảo chính trên Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev, lật đổ chính phủ hợp Hiến của ông Viktor Yannukovych.Và đến cuộc trưng cầu dân ý tháng 3/2014, đại đa số nhân dân Crimea đã bỏ phiếu thể hiện quyết tâm tách khỏi Ukraine, trở về với Nga sau 60 năm “lưu lạc”.Huy Bình
Dân Việt
Nêu cao tinh thần '5 rõ', Gia Lâm quyết năm nay về đích
“2017 là năm thực hiện kỷ cương hành chính, thành phố chỉ đạo huyện triển khai rất rõ nét và chúng tôi đã chủ động thay đổi phương pháp làm việc. Huyện phân công nhiệm vụ theo tinh thần là 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ đầu mối, rõ tiến độ thời gian và rõ hiệu quả. Với các giải pháp này, chúng tôi tin tưởng Gia Lâm sẽ trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2017” - ông Nguyễn Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) khẳng định.
[ "Kinh tế" ]
"2017-05-16T23:05:00"
Thực hiện đồng bộ nhiều giải phápKết thúc năm 2016, huyện Gia Lâm có 17/20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Để hoàn thành mục tiêu trở thành huyện NTM trong năm nay, ông Thuần cho biết, huyện đang tập trung vào các giải pháp cốt yếu để đưa 3 xã còn lại sớm về đích, gồm Ninh Hiệp, Trung Mầu và Lệ Chi.Nghề trồng rau an toàn đang mang lại thu nhập ổn định cho nông dân một số xã của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: H.ĐGia Lâm là huyện điển hình trong thực hiện quy hoạch sản xuất theo từng vùng đến từng xã, thôn, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tăng thu ngân sách cho huyện, tăng thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Huyện cần tập trung hơn nữa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương; đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất; đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phong phú, thiết thực để tạo sức mạnh, sự đồng thuận cao hơn trong nhân dân”.Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng“Hiện nay, các xã này còn 3 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí môi trường. Vì vậy, Gia Lâm đã xây dựng nghị quyết chuyên đề phân công, phân nhiệm các đồng chí lãnh đạo trong Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo UBND và các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM trực tiếp chỉ đạo, lên kế hoạch lộ trình bước đi từng tuần, từng tháng. Bên cạnh đó, huyện cũng đã lên quy hoạch bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện Chương trình xây dựng NTM không phải chỉ cho 3 xã trên mà triển khai tới 20 xã trên toàn huyện. Trong đó, huyện xác định một số vấn đề chính như làm rõ khó khăn chỗ nào, nguyên nhân ở đâu, từ đó tập trung giải quyết” – ông Thuần cho hay.“Riêng cá nhân tôi được giao phụ trách xã Lệ Chi. Tại đây còn 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn. Hàng tuần tôi trực tiếp về tận xã, mời ban chỉ đạo của xã, cùng phòng ban của huyện phụ trách, rà soát từng tiêu chí một, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để có biện pháp kịp thời. Nhờ thế mà đến nay việc xây dựng các tiêu chí đang có sự chuyển biến tích cực” – ông Thuần chia sẻ.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuấtNói thêm về kết quả phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện, ông Thuần cho hay: “Đến nay, huyện đã quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, qua đó giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích được nâng lên. Trước đây khi chưa thực hiện dồn điền đổi thửa, sản xuất tập trung, nông dân chỉ thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng/ha/năm, sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, giá trị thu nhập đã tăng lên 300 - 500 triệu đồng/ha”.Cũng theo ông Thuần, thời gian qua huyện đã quy hoạch lại vùng sản xuất, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó, đối với đất nông nghiệp huyện đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất theo vùng, với 8 vùng sản xuất gồm: Vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng lúa, vùng chăn nuôi, vùng trồng cây cảnh... Nhờ đó, việc kêu gọi người dân tham gia tổ, nhóm sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, trồng trọt đã dễ dàng hơn. Năm 2017, huyện có 4 mô hình thực hiện tích tụ ruộng đất, đó là vùng rau, cây ăn quả, cây giống, chăn nuôi tập trung.Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Thuần cũng thừa nhận trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, Gia Lâm gặp không ít khó khăn. Ví dụ như việc tích tụ ruộng đất trên địa bàn cũng vấp phải lực cản không nhỏ, đặc biệt là trong việc tạo sự đồng thuận từ các hộ nông dân. “Huyện đã lập ra các tổ, các nhóm ở các thôn làm công tác tư tưởng. Bên cạnh đó, huyện ban hành cơ chế hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp khi người dân tham gia tích tụ ruộng đất nhằm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, với 10 nội dung hỗ trợ. Trong đó, có sử dụng nguồn vốn của huyện cùng nguồn vốn của thành phố” – ông Thuần nói.Ông Lê Anh Quân – Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho hay: “Sau năm hơn 5 năm triển khai xây dựng NTM, diện mạo huyện Gia Lâm đã có nhiều đổi thay tích cực. Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất các ngành luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, đến hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã đạt 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 1,4%”.