text
stringlengths
105
3.23k
tổng quan bệnh bóng đè Bóng đè, ma đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây được xem không là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và tạo giấc ngủ đủ giấc.
triệu chứng bệnh bóng đè Các dấu hiệu và triệu chứng của bóng đè bao gồm: Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm. Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ. Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút. Tỉnh táo. Không thể nói trong khi bị bóng đè. Có ảo giác và cảm giác sợ hãi. Cảm thấy áp lực lên ngực. Khó thở. Cảm giác như cái chết đang đến gần. Đổ mồ hôi. Đau đầu, đau cơ và hoang tưởng. Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng.
tổng quan bệnh buồng trứng đa nang Hội chứng buồng trứng đa nang có tên tiếng anh là Polycystic Ovary Syndrome liên quan đến rối loạn cân bằng hormone và lượng insulin trong cơ thể do mất cân bằng lượng hormone do buồng trứng sản xuất. Buồng trứng đa nang là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ ở độ tuổi nào, đặc biệt là phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và gây ra các bệnh nghiêm trọng khác. Buồng trứng đa nang: là tình trạng buồng trứng của người bệnh to ra và chứa các nang bao quanh trứng, khiến cho buồng trứng không đảm nhiệm đúng chức năng và không hoạt động theo chu kỳ một cách đều đặn.
triệu chứng bệnh buồng trứng đa nang Các dấu hiệu và triệu chứng của buồng trứng đa nang thường phát triển và xuất hiện vào thời gian đầu của chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi dậy thì. Đôi khi buồng trứng đa nang phát triển chậm hơn do khi người bệnh tăng cân nhiều thì mới phát triển bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng buồng trứng đa nang rất đa dạng. Nếu có ít nhất 2 dấu hiệu sau thì sẽ được chẩn đoán là buồng trứng đa nang: Chu kỳ kinh nguyệt không đều và kéo dài là dấu hiệu phổ biến của buồng trứng đa nang. Dư thừa lượng androgen: Đây là hormone nam giới được đánh giá thông qua khám thực thể như mọc lông quá mức ở mặt và cơ thể, mụn trứng cá và đôi khi có hói đầu theo kiểu của nam giới. Các tình trạng nên có thể nặng lên nếu như người bệnh béo phì.
tổng quan bệnh bỏng Bệnh bỏng hay phỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bệnh bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi. Phân loại độ nặng của bệnh bỏng: Bỏng nông: +Bỏng độ I: Viêm da cấp vô khuẩn. + Bỏng độ II: Bỏng biểu bì. + Bỏng độ III: Bỏng trung bì. Bỏng sâu: + Bỏng độ IV: Bỏng toàn bộ lớp da. + Bỏng độ V: Bỏng các lớp sâu dưới lớp cân nông. + Bỏng sâu tức bỏng từ độ IV trở lên cần phẫu thuật ghép da.
triệu chứng bệnh bỏng Các triệu chứng phổ biến của bỏng bao gồm: Bỏng độ I: đỏ da, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô, bong tróc khi lành vết bỏng. Bỏng độ II: xuất hiện bóng nước, sau đó da rất đỏ và đau. Một số bóng nước vỡ làm cho vết thương trông rất ướt. Theo thời gian, mô dạng vảy mềm và dày (dịch tiết sợi huyết) có thể phát triển trên vết thương. Bỏng độ III trở lên: vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, cháy đen, màu nâu sẫm, da lở và lồi cơ, bóng nước không vỡ.
tổng quan bệnh câm Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ. Câm điếc bẩm sinh bệnh học: Câm điếc bẩm sinh có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do nguyên nhân mắc phải khi mẹ mang thai trong ba tháng đầu hoặc cũng có thể kết hợp cả hai vừa do di truyền vừa do mắc phải. Câm là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ, do trẻ bị điếc ngay từ khi sinh ra nên không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên trẻ không thể nói và gây câm.
triệu chứng bệnh câm Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: bé không cử động tay chân, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ. Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: không phân biệt được tiếng nói của cha mẹ, có tiếng nói nhưng không xác định được hướng giọng nói. Trẻ từ 5-9 tháng:không thể hiểu ý người lớn đưa ra, ví dụ mẹ kêu bé vẫy tay để chào tạm biệt nhưng bé không có phản ứng làm theo. Trẻ 10-12 tháng tuổi:ở độ tuổi này bé bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên như bố, mẹ, ông, bà...hoặc từ đơn giản khác. Ngoài ra trẻ không có phản ứng với âm thanh hoặc không có phản ứng khi nghe gọi tên mình. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì cần nghĩ đến trẻ có thể bị điếc bẩm sinh hay khả năng nghe của trẻ kém là một trong những nguyên do gây câm bẩm sinh.
tổng quan bệnh cao huyết áp ở trẻ em Cao huyết áp ở trẻ em không dễ dàng chẩn đoán như cao huyết áp đối với người lớn mà phải dựa vào giới tính, chiều cao và số huyết áp của trẻ. Cao huyết áp ở trẻ em là khi trẻ có huyết áp bằng hay cao hơn 95% so với những trẻ em cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao. Cụ thể hơn, ở những độ tuổi khác nhau thì cao huyết áp ở trẻ em cũng được xác định khác nhau: Trẻ em từ 3- 6 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 116/76 mmHg. Trẻ em từ 7- 10 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 122/78 mmHg. Trẻ em từ 11- 13 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 126/82 mmHg. Trẻ em từ 14- 16 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 136/86 mmHg. Trẻ em từ 16- 19 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mmHg.
triệu chứng bệnh cao huyết áp ở trẻ em Cũng giống như cao huyết áp ở người lớn, bênh cao huyết áp ở trẻ em thường ít có triệu chứng điển hình và vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng. Các triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em thường gặp như: Nhức đầu. Nôn ói. Chóng mặt. Mặt đỏ bừng. Vã mồ hôi. Hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra theo cơn. Giảm thị lực. Mệt mỏi. Hôn mê sâu. Phù ngoại biên. Co giật do cao huyết áp. Những trẻ em bị cao huyết áp nhưng không được chữa trị kịp thời thường có biểu hiện: Suy tim, Suy thận, Tai biến mạch máu não.
tổng quan bệnh chấn thương dây chằng chéo sau Chấn thương dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament) xảy ra ít thường xuyên hơn so với chấn thương dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament). Dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước kết nối xương đùi với xương chày, nếu một trong hai dây chằng bị rách sẽ gây đau, sưng và dáng đi bất thường.
triệu chứng bệnh chấn thương dây chằng chéo sau Các triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo sau có thể gặp như sau: Mức độ đau nhẹ đến vừa ở đầu gối có thể khiến người bệnh phải đi khập khiễng hoặc đi lại khó khăn. Sưng khớp gối xảy ra sớm trong vòng vài giờ sau khi chấn thương. Cảm giác khớp gối bị lỏng giống như bị rời ra.
tổng quan bệnh chấn thương lách Chấn thương lách là tình trạng thường gặp nhiều nhất trong các ca chấn thương bụng kín do tai nạn giao thông, té ngã hoặc va chạm khi chơi thể thao, bị hành hung. Vỡ lách thường gây chảy máu vào ổ bụng, mức độ chảy máu tùy thuộc vào cơ chế chấn thương và độ vỡ nặng nhẹ.
triệu chứng bệnh chấn thương lách Các biểu hiện thường gặp của một chấn thương lách bao gồm: Đau ở phần trên bên trái của bụng, đau tự nhiên hoặc khi chạm vào. Bệnh nhân hoa mắt, lẫn lộn, ngất xỉu xuất hiện sau một chấn thương vùng bụng-ngực trái. Vùng bụng trên bên trái có thể có vết thương chảy máu hoặc không có vết thương nhưng không loại trừ chảy máu trong ổ bụng do vỡ lách.
tổng quan bệnh chân voi Bệnh chân voi hay còn được gọi là phù chân voi là biến chứng của nhiễm giun chỉ bạch huyết. Bệnh lưu hành chủ yếu ở các nước nóng ẩm và xảy ra do muỗi truyền ấu trùng giun chỉ sang người. Giun chỉ ký sinh ở hệ thống bạch huyết từ đó là tổn thương các bạch mạch gây ứ dịch tại các chi phù to lên nên được gọi là bệnh phù chân voi. Chữa bệnh chân voi tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh, chủ yếu điều trị có tác dụng tốt vào giai đoạn sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm này bệnh thường dễ bị bỏ qua do các biểu hiện bệnh âm thầm. Với giai đoạn muộn đặc biệt khi đã có các biến chứng về mạch kết quả điều trị thường hạn chế, tùy trường hợp có thể phẫu thuật.
triệu chứng bệnh chân voi Bệnh chân voi là biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn biến chứng của nhiễm giun chỉ. Triệu chứng của bệnh chân voi phụ thuộc vào từng giai đoạn như sau: Giai đoạn ủ bệnh: là thời gian được tính từ khi ấu trùng giun được đưa vào cơ thể đến khi phát triển thành giun trưởng thành. Tiếp theo là giai đoạn khởi bệnh: biểu hiện các triệu chứng không rõ rành tùy thuộc vào từng trường hợp và dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh nhân thường xuất hiện sốt, viêm mạch ở các chân nách hoặc vùng bẹn kèm theo nổi hạch. Cuối cùng là giai đoạn toàn phát: giai đoạn này hệ thống mạch bạch huyết đã bị tổn thương dẫn đến các biến chứng. Biểu hiện của giai đoạn toàn phát/biến chứng: Xuất hiện phù chân voi. Bệnh nhân sẽ có các đợt phù xuất hiện liên tục, da dần dần trở nên dày, phù dần từ dưới lên trên. Viêm bộ phận sinh dục: gồm viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn, tràn dịch màng tinh. Các trường hợp nặng, bộ phận sinh dục có thể phù to như bìu voi, vú voi nhưng không đỏ và hoàn toàn không đau (nên được gọi là phù voi). Tiểu ra dưỡng chấp: nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, nhưng để lâu không lắng, đôi khi có thể có lẫn máu.
tổng quan bệnh chốc mép Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao, thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Người bị chốc mép thường biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Các nốt phỏng vỡ và đóng vảy màu vàng mật ong.
triệu chứng bệnh chốc mép Triệu chứng lâm sàng kinh điển của bệnh chốc mép là các mụn nước xuất hiện trên da, quanh miệng, mũi và ở tay chân. Các mụn nước này dễ vỡ, rỉ nước và sau đó vài ngày đóng vảy màu vàng nâu. Lúc đầu các mụn nước thường chỉ xuất hiện quanh mũi và miệng, về sau lan đến các vùng khác của cơ thể thông qua tiếp xúc bằng tay, hoặc lây từ áo quần và khăn tắm. Người bệnh thường chỉ ngứa và đau nhẹ. Thể bệnh nặng hơn của chốc mép là ecthyma khi tổn thương lan sâu xuống trong da. Biểu hiện của thể ecthyma là các bọng nước lớn, chứa nhiều dịch, đau, sau khi vỡ tiến triển thành các vết loét sâu.
tổng quan bệnh chửa ở vết mổ Chửa tại vết mổ là bệnh lý mà do một bất thường nào đó, trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó. Khi mổ đẻ lần đầu, vết sẹo mổ cũ làm cơ tử cung tại đó không thể co giãn và mềm mại như cơ tử cung bình thường. Việc túi thai phát triển tại vị trí cơ bị tổn thương và diện tích chật hẹp hết sức nguy hiểm gây ra rất nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là vỡ tử cung, rách vết mổ và dẫn đến sự phát triển không bình thường và nguy cơ sảy thai cao.
triệu chứng bệnh chửa ở vết mổ Việc phát hiện bệnh chủ yếu qua khám thai định kỳ nên hầu như không có triệu chứng điển hình. Khi đã xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức. Một số biểu hiện có thể xuất hiện như: Chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo. Trường hợp người bệnh số lần mổ đẻ càng cao thì nguy cơ mắc chửa ở vết mổ càng cao.
tổng quan bệnh cơ tim Bệnh cơ tim là nhóm các bệnh về cơ tim rất quan trọng và không đồng nhất, chiếm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Nhóm các bệnh về cơ tim có liên quan đến rối loạn chức năng cơ học và chức năng điện học hoặc kết hợp cả hai, thường xuất hiện phì đại hay giãn tâm thất không phù hợp. Bệnh cơ tim ảnh hưởng có thể giới hạn chủ yếu ở tim (bệnh cơ tim nguyên phát) hay hình thành một phần rối loạn toàn thân tổng quát (bệnh cơ tim thứ phát). Bệnh cơ tim là bệnh mô tả sự bất thường tình trạng của cơ tim, là loại bệnh tim tiến triển làm cho tim giãn nở, dày lên hoặc cứng lại. Có ba loại bệnh cơ tim thường gặp nhất là bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế. Bệnh cơ tim giãn nở: là dạng bệnh cơ tim phổ biến nhất, thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh cơ tim giãn nở xảy ra khi tâm thất trái, buồng tim chính chịu trách nhiệm bơm máu đi nuôi cơ thể, bị giãn to, làm cho tim không thể bơm máu hiệu quả. Bệnh cơ tim giãn thường là hậu quả của một số bệnh như: bệnh tăng huyết áp lâu dài, bệnh mạch vành tim, hóa trị liệu, nghiện ma túy hoặc nghiện rượu. Trong một số trường hợp có thể không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh cơ tim phì đại: là sự dày lên bất thường của thành cơ tim, xảy ra chủ yếu ở thành tâm thất trái. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, và thường liên quan đến yếu tố gia đình, do có chứa gen đột biến gây cơ tim phì đại. Những người bệnh mắc cơ tim phì đại khi chụp X - quang sẽ thể hiện tim to, do đó thường được gọi là bóng tim to. Bệnh cơ tim hạn chế: là tình trạng buồng tâm thất không có đủ khả năng giãn ra để được đổ đầy máu làm giảm chức năng tâm trương. Đây là loại bệnh cơ tim ít gặp, thường do bệnh xơ hóa nội mạc cơ tim gây ra.
triệu chứng bệnh cơ tim Trong giai đoạn đầu của bệnh cơ tim, bệnh nhân có thể không có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào. Nhưng đến khi bệnh tiến triển, những triệu chứng sau có thể xuất hiện: Khó thở khi gắng sức. Ho khi nằm xuống. Phù chi dưới, mắt cá chân và bàn chân. Mệt mỏi. Rối loạn nhịp tim, tim đập bất thường, phản ứng của mạch máu khi tập thể dục. Đau tức ngực, đánh trống ngực, cảm thấy chèn ép ở ngực. Chóng mặt, cảm thấy choáng váng và có thể bị ngất xỉu. Nếu hình thành cục máu đông ở tâm thất trái giãn ra và cục máu đông này có thể sẽ bị vỡ và làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, dẫn tới đột quỵ. Cục máu động cũng có thể làm chặn lưu lượng máu đến các cơ quan trong ổ bụng. Đột tử.
tổng quan bệnh crohn Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng viêm do bệnh Crohn gây ra thường lan sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới vừa đau đớn và vừa suy nhược, và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
triệu chứng bệnh crohn Crohn là bệnh viêm mạn tính mô hạt của đường ống tiêu hóa, nhưng chủ yếu ở đoạn cuối ruột non, tuy nhiên có thể gặp ở tất cả các vị trí khác của đường ống tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Người mắc bệnh có thể có những khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh khiến họ nghĩ tình trạng bệnh Crohn đã thuyên giảm. Khi bệnh ở thể hoạt động có các triệu chứng điển hình như sau: Tiêu chảy. Sốt. Mệt mỏi. Đau bụng và chuột rút. Có máu trong phân do có bệnh Crohn đại tràng. Loét miệng. Giảm thèm ăn và giảm cân. Đau gần hoặc xung quanh hậu môn. Những người bị bệnh Crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như: Viêm da, mắt và khớp. Viêm gan hoặc viêm đường ống mật. Trẻ chậm lớn hoặc chậm phát triển các đặc tính sinh dục ở tuổi dậy thì.
tổng quan bệnh cường lách Cường lách là hội chứng gây ra do sự to lên của lách và sự sụt giảm các tế bào máu bao gồm hồng cầu và bạch cầu. Chứng cường lách có các đặc điểm: Tế bào máu một dòng hay cả ba dòng bị giảm. Tủy xương tăng hoạt động hoặc bình thường. Lách to.
triệu chứng bệnh cường lách Triệu chứng cường lách bao gồm: Cảm giác no sớm mặc dù ăn rất ít. Cảm thấy đầy hơi. Đau vùng hạ sườn trái, có thể lan lên vai trái. Sốt cao. Người yếu ớt, mệt mỏi, xanh xao. Hồi hộp, đánh trống ngực. Lách to. Dễ bị bầm tím, chảy máu. Bướu miệng, chân và bàn chân. Thiếu máu.
tổng quan bệnh cận thị Cận thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc làm cho người cận thị chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần mà không thể nhìn thấy các vật ở xa. Cận thị nhẹ gọi là cận thị thấp, cận thị nặng gọi là cận thị cao. Với người bị cận thị cao thì có nguy cơ phát triển thành bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể so với người bị cận thị thấp hoặc trung bình. Ngoài ra, người bị cận thị dễ dẫn đến biến chứng bong võng mạc. Người bệnh cần kiểm tra khám thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng hơn.
triệu chứng bệnh cận thị Triệu chứng cận thị gồm có: Hình ảnh nhìn xa thấy bị mờ, nhòe, không rõ; chỉ nhìn gần được như đọc sách báo, xem ti vi ngồi gần. Mỏi mắt, thường phải nheo mắt khi nhìn xa. Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt.
tổng quan bệnh chậm nói Chậm nói là một phần của chậm phát triển ngôn ngữ là dạng chậm phát triển phổ biến nhất của trẻ em, là khi lời nói vẫn phát triển đúng theo trình tự nhưng với tốc độ chậm hơn. Tỷ lệ mắc phải của tình trạng chậm nói xấp xỉ khoảng 20% cao hơn hẳn các dạng chậm phát triển về vận động, nhận thức hay về cảm xúc và kĩ năng xã hội. Chậm phát triển lời nói của trẻ có nhiều biểu hiện đa dạng, phụ thuộc vào từng lứa tuổi khác nhau. Những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ được đánh giá dựa vào số từ mà trẻ có thể nói được, hiểu và thực hiện theo yêu cầu của người khác, sử dụng từ ngữ để diễn đạt mong muốn của mình, nhận biết được các đồ vật xung quanh,…
triệu chứng bệnh chậm nói Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói như sau: +Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: Không đáp ứng với tiếng động là biểu hiện đáng lưu tâm, cảnh báo cho một tình trạng chậm nói sau này. +Trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi: Không bi bô, phát ra các phụ âm như p, b, m, n. Không biết nói một từ nào, chẳng hạn (ma ma) hay (ba ba). Không giao tiếp với người khác kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó. Không phản ứng khi được gọi tên mình. Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu. Không hiểu và phản ứng với các từ như (không), (chào bé) và (bai bai). Thờ ơ với thế giới xung quanh. +Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi: Chưa thể nói được 6 từ. Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể như mắt, tai, mũi, đầu khi được hỏi. Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào (lời nói, cử chỉ,…) kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn. Chưa nói được các từ đơn như (mẹ), (bế). Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ (Đừng ngồi). Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi. +Trẻ từ 2 đến 3 tuổi: Chưa thể nói được 15 từ. Không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác. Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu đơn giản như (Mẹ bế), (cho con đồ chơi). Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn như (con muốn ăn không?), (mẹ đi đâu rồi?). Không biết cách chơi với đồ chơi hay tự chơi với chính mình. Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác. Không thể nối hai từ với nhau. Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng với trẻ trong nhà như bát thìa, áo quần,…+Trẻ trên 3 tuổi: Không sử dụng được đại từ nhân xưng như (con), (mẹ), (bố), …Không thể ghép các từ thành câu ngắn. Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn như (Lấy giầy của con và đặt lên giá), (Trưa nay con muốn ăn gì?). Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu. Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó. Không đặt câu hỏi. Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện. Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác. Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ. Một số bé còn có biểu hiện rối loạn hành vi vì không thể hiện được điều mình muốn nói.
tổng quan bệnh chấn thương dây chằng chéo trước Chấn thương dây chằng chéo trước là vết rách hoặc bong gân của dây chằng chéo trước, một trong những dây chằng chính ở đầu gối. Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra nhất trong các môn thể thao liên quan đến việc dừng đột ngột hoặc thay đổi hướng đột ngột khi nhảy lên và tiếp đất như bóng rổ, bóng đá và trượt tuyết.
triệu chứng bệnh chấn thương dây chằng chéo trước Các triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo trước gối thường bao gồm: Một tiếng (rắc) lớn hoặc cảm giác (popping) ở đầu gối. Người bệnh đau dữ dội và không thể tiếp tục hoạt động. Sưng nhanh. Mất phạm vi cử động của khớp. Lỏng gối với các triệu chứng như người bệnh có cảm giác chân yếu khi di chuyển, gặp khó khăn hoặc không đứng trụ một chân khi đứng lên ở bên chân bị chấn thương.
tổng quan bệnh chấn thương sọ não Chấn thương sọ não thường xảy ra do một cú đánh mạnh hoặc va đập vào đầu hoặc cơ thể. Một vật thể xuyên qua mô não như một viên đạn hoặc mảnh vỡ của hộp sọ cũng có thể gây chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não nhẹ có thể ảnh hưởng tạm thời đến các tế bào não của của người bệnh, tuy nhiên khi chấn thương sọ não nặng có thể dẫn đến bầm tím, rách mô, chảy máu và các tổn thương thực thể khác cho não. Từ những tổn thương này có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
triệu chứng bệnh chấn thương sọ não Chấn thương sọ não có thể có tác động rộng lớn về thể chất và tâm lý. Một số dấu hiệu có thể xuất hiện ngay sau khi chấn thương, trong khi những dấu hiệu khác có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau đó. +Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương sọ não nhẹ có thể bao gồm: Mất ý thức trong vài giây đến vài phút. Không mất ý thức, nhưng choáng váng, bối rối hoặc mất phương hướng. Đau đầu. Buồn nôn hoặc nôn. Mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Khó khăn về lời nói. Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường. Chóng mặt hoặc mất thăng bằng. Các vấn đề về cảm giác, như mờ mắt, ù tai, cảm thấy mùi vị khó chịu trong miệng hoặc thay đổi khả năng ngửi. Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh. Thay đổi tâm trạng. Cảm thấy chán nản hay lo lắng. +Chấn thương sọ não nặng và trung bình có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của chấn thương nhẹ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vài giờ đầu đến vài ngày sau chấn thương đầu: Mất ý thức từ vài phút đến vài giờ. Nhức đầu dai dẳng. Nhiều lần bị nôn hoặc buồn nôn. Co giật. Chất lỏng trong suốt chảy ra từ mũi hoặc tai. Không tự thức dậy từ khi ngủ. Yếu hoặc tê ở ngón tay và ngón chân. Mất khả năng phối hợp tay chân. Nhầm lẫn. Kích động, muốn đánh nhau hoặc hành vi bất thường khác. Nói lắp. Hôn mê và các rối loạn ý thức khác. +Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chấn thương não có thể không thể giao tiếp bằng đầu, có vấn đề cảm giác, nhầm lẫn. Ở một đứa trẻ bị chấn thương sọ não, bố mẹ có thể quan sát bằng cách như sau: Thay đổi thói quen ăn uống. Khó chịu bất thường. Khóc dai dẳng và không thể dỗ cho trẻ ngừng khóc. Thay đổi khả năng chú ý. Thay đổi thói quen ngủ. Động kinh. Tâm trạng buồn hay thất vọng. Buồn ngủ. Không thích chơi với đồ chơi hoặc hoạt động yêu thích trước đó.
tổng quan bệnh cháy rận Chấy rận thuộc loài động vật ký sinh trùng, kích thước nhỏ. Chúng thường ký sinh trên cơ thể người hoặc động vật và hút máu để tồn tại. Ở người, chúng lây lan qua tiếp xúc, qua quần áo. Khi hút máu chúng gây viêm da (sưng, đỏ, ngứa) gọi là bệnh chấy rận, Các bệnh chấy rận hay gặp ở người gồm có: Bệnh chấy rận ở da đầu người. Bệnh chấy rận sống ở trên da, lông mi, lông mày, lông ngực, lông mu. Bệnh chấy rận sống trên quần áo, giường chiếu di chuyển lên người và hút máu.
triệu chứng bệnh cháy rận Những dấu hiệu của bệnh chấy rận có thể gặp như sau: Đau, ngứa dữ dội kèm mẩn đỏ tại các nơi có chấy rận trên cơ thể như da, da đầu...Có cảm giác có ký sinh trùng di chuyển trên da, lông, tóc..Phát hiện chấy rận hoặc trứng chấy rận tại các nơi như da đầu, lông, tóc, quần áo của người bệnh. Chấy rận khi trưởng thành có kích thước như hạt mè, có thể quan sát được bằng mắt thường.
tổng quan bệnh chốc đầu Bệnh chốc đầu (bệnh nấm ở cằm và bệnh nấm da đầu) là một tình trạng nhiễm trùng nông do nhiễm nấm với đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Bệnh còn có tên là sâu tròn do nấm tạo nên các vết tròn trên da, thường phẳng ở trung tâm và gờ nhô cao lên. Loại nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu, làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc. Bệnh chốc đầu ở trẻ sơ sinh: Cần phân biệt chốc đầu ở trẻ sơ sinh do chốc đầu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn gây nên. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc lây lan sang trẻ khác. Bệnh phát triển mạnh vào mùa hè khi thời tiết nóng dần lên. Do đó, khi trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu cần nhanh chóng cho trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời.
triệu chứng bệnh chốc đầu Những dấu hiệu của bệnh chốc đầu có thể gặp như sau: Xuất hiện các mảng ngứa trên đầu, các mảng tóc có thể tróc ra khỏi da đầu, để lại vảy kèm theo đau da đầu. Nếu không điều trị kịp thời, khu vực này sẽ lan rộng và lớn dần ra. Các triệu chứng khác như sốt, tóc giòn, sưng hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng lên tạo nên những vết sưng cứng và chảy mủ. Những vết này sẽ làm người bệnh có các điểm hói và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
tổng quan bệnh co thắt thực quản Co thắt thực quản là tình trạng cơ trơn của thực quản co giãn không hiệu quả, cản trở quá trình thức ăn di chuyển từ miệng xuống dạ dày. Phân loại co thắt thực quản theo vị trí có 2 loại: co thắt thực quản trên và co thắt thực quản dưới. Một cách phân loại khác của bệnh co thắt thực quản thường được sử dụng hơn là co thắt thực quản lan tỏa và co thắt thực quản cục bộ.
triệu chứng bệnh co thắt thực quản Triệu chứng co thắt thực quản không đặc trưng nên dễ làm người bệnh chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác của đường tiêu hóa. Một số triệu chứng giúp gợi ý bệnh nhân đang mắc bệnh co thắt thực quản là: Khó nuốt và đau tức ngực khi nuốt: đây là triệu chứng nổi bật nhất. Buồn nôn, nôn mửa: các cơ thực quản hoạt động không hiệu quả, co giãn lộn xộn có thể gây ra cảm giác buồn nôn và đẩy thức ăn ngược từ thực quản lên miệng gây nôn. Ợ nóng, ợ hơi. Ho, thở khò khè. Hôi miệng. Bệnh kéo dài ảnh hưởng nhiều đến tổng trạng của người bệnh, gây sụt cân do người bệnh ăn uống khó khăn và đau khi ăn.
tổng quan bệnh còi xương Còi xương là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Vùng dịch tễ hay gặp trẻ em còi xương là miền núi, nơi sương mù nhiều, ít ánh nắng. Do đó dẫn đến việc tổng hợp vitamin D bị thiếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa của Canxi và Photpho, là những nguyên liệu cần thiết tạo nên bộ khung xương.
triệu chứng bệnh còi xương Toàn thân: Trẻ bị còi xương thường có biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng. Tại xương: Trẻ bị còi xương có biểu hiện tại xương sọ: Thóp chậm liền (hơn 1 tuổi mà thóp còn rộng), bờ thóp mềm, vòng đầu to, có bướu trán, bướu đỉnh. Trẻ chậm mọc răng, răng sâu, mọc không đều nhau. Tại xương chi: Chi cong,vòng cổ chân, vòng cổ tay. Lồng ngực hình ngực gà, có thể có chuỗi hạt sườn. Hậu quả dẫn đến trẻ chậm phát triển vận động như muộn biết bò, muộn biết đi. Thần kinh: Trẻ bị còi xương thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy nhiều. Nếu bị nặng trẻ thường quấy khóc liên tục. Trong một vài trường hợp còi xương nặng có thể hạ Canxi máu khiến trẻ bị co giật, nôn nấc nhiều.
tổng quan bệnh cúm Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Người lớn trên 65 tuổi. Người bệnh ở viện dưỡng lão. Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh. Những người có hệ miễn dịch yếu. Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường. Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên.
triệu chứng bệnh cúm Ban đầu, cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột. Người dân hay gọi là bệnh cảm cúm, tuy nhiên 2 căn bệnh này khác nhau nhưng do dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá giống nhau, thường thì người bệnh tự điều trị theo kinh nghiệm truyền miệng mà ít khi đi đến bệnh viện. Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm: Sốt trên 38 độ C. Đau cơ bắp. Ớn lạnh. Đau đầu. Ho khan. Mệt mỏi. Nghẹt mũi. Viêm họng.
tổng quan bệnh căng cơ quá mức Căng cơ hoặc cơ bắp bị co kéo là một tình trạng khi các cơ bắp bị kéo giãn quá mức thậm chí bị rách. Đây là kết quả do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng. Bất kỳ cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo, nhưng phổ biến nhất là các cơ lưng dưới, cổ, vai và gân kheo. Tình trạng đau cơ, hay kéo căng cơ xảy ra khi cơ của bị dãn quá mức hoặc đứt rách cơ. Điều này thường là hậu quả của sự mệt mỏi, dùng hay vận động cơ quá mức và không hợp lí. Căng cơ có thể xuất hiện ở bất cứ cơ nào nhưng thường gặp nhất ở thắt lưng, cổ, vai và vùng khoeo ở sau đùi. Sự căng cơ có thể gây đau và giới hạn vận động ở nhóm cơ bị ảnh hưởng. Căng cơ từ nhẹ đến trung bình có thể điều trị hiệu quả tại nhà bằng cách chườm đá hay chườm nóng và thuốc kháng viêm. Căng cơ mức độ nặng hoặc bị rách cơ có thể sẽ cần những biện pháp điều trị can thiệp.
triệu chứng bệnh căng cơ quá mức Các triệu chứng của căng cơ bao gồm: Bị sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương. Đau khi nghỉ ngơi. Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó. Gân cơ bị yếu. Hạn chế sử dụng cơ bắp. Trường hợp căng cơ nhẹ, mặc dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, vẫn có thể sử dụng nó. Các trường hợp nặng khi cơ bị rách nghiêm trọng gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế hầu hết các cử động. Căng cơ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.
tổng quan bệnh chán ăn thần kinh Chán ăn tâm thần (tên tiếng Anh là Anorexia Nervosa) thuộc 1 trong 3 chứng rối loạn cho ăn và ăn uống đã được Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Thống Kê các Rối Loạn Tâm Thần (DSM) công nhận. Người bị mắc chứng chán ăn tâm thần có thể đặt mức hạn chế hà khắc cho lượng và loại thức ăn mà họ tiêu thụ. Họ có thể không thể duy trì cái được xem là cân nặng khỏe mạnh. Họ cũng có thể bị giảm một lượng cân nặng đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn. Kể cả khi những người mắc chứng chán ăn tâm thần đang bị thiếu cân thì họ sẽ vẫn có nỗi sợ hãi rất lớn về việc tăng cân hoặc bị béo. Những người mắc chứng chán ăn tâm thần cũng có thể tham gia vào việc ăn uống vô độ hoặc các hành vi bù.
triệu chứng bệnh chán ăn thần kinh Người mắc chứng rối loạn ăn uống có thể có các hành vi ăn uống rối loạn đi kèm với những nỗi lo lắng thái quá về cân nặng, hình dáng, việc ăn uống và hình ảnh cơ thể. Họ có thể biểu hiện tổng hợp các triệu chứng này: +Những dấu hiệu cảnh báo về thể chất: Giảm cân nhanh chóng hoặc thay đổi liên tục về cân nặng. Ngất xỉu hoặc chóng mặt. Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi và ngủ không ngon. Hầu như lúc nào cũng cảm thấy lạnh, kể cả khi thời tiết ấm. +Những dấu hiệu cảnh báo về tâm lý: Quá bận tâm về việc ăn uống, thực phẩm, hình thể và cân nặng. Cảm thấy lo lắng về các lần ăn uống. Cảm thấy mất kiểm soát về thực phẩm. Có suy nghĩ méo mó về hình ảnh cơ thể. Cảm thấy bị ám ảnh về hình thể, cân nặng và diện mạo. Những suy nghĩ khắt khe về thực phẩm là tốt hay xấu. Những thay đổi trong tình trạng cảm xúc và tâm lý (ví dụ: suy sụp, căng thẳng, lo lắng, cáu kỉnh, tự trọng thấp). Sử dụng thực phẩm làm nguồn vui (ví dụ: ăn như một cách để giải quyết sự buồn chán, căng thẳng hoặc suy sụp). Sử dụng thực phẩm làm cách trừng phạt bản thân (ví dụ: từ chối ăn vì suy sụp, căng thẳng hoặc các lý do cảm xúc khác). +Những dấu hiệu cảnh báo về hành vi: Hành vi ăn kiêng (ví dụ: nhịn ăn, tính calo, tránh các nhóm thực phẩm như chất béo và hy-đrát-các-bon). Ăn uống kín đáo và tránh các bữa ăn với người khác. Bằng chứng của háu ăn (ví dụ: sự biến mất của một khối lượng lớn thực phẩm). Những thay đổi trong phong cách ăn mặc (ví dụ: mặc quần áo rộng thùng thình). Tập thể dục cưỡng ép hoặc quá mức (ví dụ: tập thể dục trong thời tiết xấu, bất kể ốm đau, bị thương hay các sự kiện xã hội; và cảm thấy đau khổ nếu không thể tập thể dục). +Lập các danh sách thực phẩm tốt hoặc xấu: Bỗng nhiên không thích thực phẩm mà họ đã từng luôn thích trước đây. Những thói quen ám ảnh liên quan đến việc chuẩn bị đồ ăn và ăn uống mà các thói quen đó không phải là do truyền thống văn hóa. Sự nhạy cảm thái quá với những bình luận về hình thể, cân nặng, việc ăn uống và tập thể dục. Hành vi bí mật xung quanh thực phẩm (ví dụ: nói rằng họ đã ăn trong khi họ chưa ăn thực phẩm nào đó, giấu thực phẩm chưa ăn).
tổng quan bệnh chấn thương hàm mặt Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do tai nạn giao thông . Ở trẻ em, chấn thương hàm mặt có thể xảy ra do tai nạn sinh hoạt té ngã, do các vật dụng, đồ chơi sắc nhọn, hay cũng có thể do bị vật nuôi tấn công. Người cao tuổi có thể bị té ngã do choáng, liên quan đến các nguyên nhân toàn thân như tăng huyết áp, hạ đường huyết…Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt, mức độ chấn thương từ đơn giản đến phức tạp như: gãy xương ổ răng, gãy thân răng, chân răng; gãy xương gò má (gãy hàm gò má - cung tiếp ); gãy xương hàm dưới (vùng cằm, góc hàm, cành ngang, lồi cầu); gãy xương hàm trên…
triệu chứng bệnh chấn thương hàm mặt Đặc điểm của chấn thương hàm mặt được chia làm 2 phần: +Chấn thương phần mềm: Vết thương sây sát da: do vùng mặt tiếp xúc mạnh với vật nhám làm bong lớp thượng bì. Vết thương làm tổn thương các mao mạch gây chảy máu và đứt các đầu mút dây thần kinh cảm giác ở mặt da làm bệnh nhân rất đau. Vết thương đụng giập: do vật đầu tù đụng chạm tổn thương phần mềm gây xuất huyết và tụ máu dưới da. Khối tụ máu bầm tím làm sưng nề tổ chức và bệnh nhân đau. Khối tụ máu thường biến chuyển từ màu tím sang màu xanh, màu vàng đậm và thành màu vàng nhạt rồi mất đi. Vết thương rách da: Do vật sắc tác động gây rách da, hình thái tổn thương có thể đơn giản, phức tạp, từ nông đến sâu sát xương. Vết thương xuyên: do các vật nhọn xuyên qua tổ chức dưới da và thường tận cùng gây vỡ các hốc tự nhiên như xoang hàm trên, khoang miệng, hốc mũi...Vết thương do hoả khí: như đạn bắn vào... thường lỗ vào nhỏ, lỗ ra to, gây mất tổ chức, vết thương bị xé toác rộng. Vết thương thiếu hổng tổ chức: tổn thương gây mất tổ chức, có thể mất một diện da, cơ bám da hay xương hàm. Vết thương bỏng: có thể do lửa, nước sôi, hoá chất (acid). +Chấn thương xương (gãy xương hàm trên): Sưng nề nhanh ở tầng giữa mặt nhất là má và xung quanh ổ mắt, mức độ sưng nề tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Có khi chỉ sau một thời gian ngắn hai mắt đã bị che kín không thể mở được. Đau: đau ở vùng bị gãy xương, đau tăng khi há miệng, ngậm miệng, khi cắn chặt hai hàm răng với nhau. Đau có thể lan ra hai bên tai, lên thái dương, trong vòm khẩu cái. Chảy máu mũi: do tổn thương xoang hàm trên hay tổn thương xương chính mũi, sụn và niêm mạc trong mũi. Máu có thể chảy ra cửa mũi trước hay cửa mũi sau xuống họng. Song thị, nhìn mờ, mù hoàn toàn: do xương ổ mắt bị tổn thương chèn ép vào phần mềm, do phù nề trong ổ mắt. Nếu tổn thương thành trên xoang hàm có thể gây thoát vị tổ chức phần mềm quanh nhãn cầu vào xoang hàm gây lệch trục nhãn cầu, gây ra triệu chứng nhìn đôi (dấu hiệu song thị). Có thể mảnh vỡ xương ổ mắt phức tạp phía sâu gây chèn ép dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II) gây mù hoàn toàn. +Chấn thương xương (gãy xương hàm dưới): Đau, sưng nề nhanh vùng hàm dưới bị tổn thương, đau tăng khi vận động hàm dưới (há, ngậm miệng, nhai). Hạn chế hoặc không thể vận động được hàm dưới (do đau, sưng nề, do di lệch sai khớp cắn).
tổng quan bệnh chấn thương sụn chêm Sụn chêm nằm lót giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày là hai tấm sụn có đặc tính bền, dai, và đàn hồi gọi là sụn chêm. Có hai sụn chêm nằm ở phía trong và phía ngoài khớp gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Chấn thương sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao gây tổn thương một hoặc cả hai sụn chêm. rách sụn chêm là tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương sụn chêm. Rách sụn chêm có rất nhiều hình thái tùy thuộc vào vị trí, loại đường rách, mức độ tổn thương và với mỗi hình thái sẽ có cách điều trị khác nhau phù hợp. Ngoài ra kiểu tổn thương sụn chêm còn tùy thuộc theo tuổi, biểu hiện qua độ dày chắc và chất lượng lớp sụn của mặt khớp chày và đùi. Người trẻ mặt sụn khớp dày, đàn hồi, hấp thụ lực tốt nên thường thấy rách dọc. Người lớn trên 30 tuổi chất lượng sụn bắt đầu suy giảm, không hấp thu được các lực xoay nên cho ra hình dạng rách ngang hoặc rách chéo. Người già sụn khớp thoái hóa nhiều, lớp sụn mất đi, khe khớp gối hẹp lại, cử động lăn của lồi cầu trên mâm chày bị ma sát nhiều, nên thường gây rách nham nhở.
triệu chứng bệnh chấn thương sụn chêm Khi vừa mới chấn thương rách sụn chêm, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường. Thậm chí, người bị chấn thương rách sụn chêm khi chơi thể thao vẫn có thể tiếp tục luyện tập, thi đấu. Cơn đau bắt đầu xuất hiện sau 2 - 3 ngày, đầu gối sưng dần lên, vận động khó khăn và cảm giác mất linh hoạt gối. Dấu hiệu rách sụn chêm bao gồm: Có tiếng nổ khi sụn chêm bị rách. Đầu gối đau và sưng. Khớp gối bị kẹt. Khi vận động cảm giác có tiếng lục cục trong khớp. Gặp khó khăn trong đi lại, vận động. Khó co duỗi khớp gối. Cảm thấy đau nhức khi ấn vào khe khớp gối.
tổng quan bệnh chèn ép dây thần kinh thẹn Dây thần kinh thẹn chịu trách nhiệm chi phối cảm giác của vùng từ hậu môn tới cơ quan sinh dục ngoài (dương vật và âm vật) và vùng da giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, hay còn gọi là đáy chậu. Ngoài chức năng chi phối cảm giác, dây thần kinh thẹn cũng đảm nhiệm kiểm soát một số bộ phận của bàng quang (hay còn gọi là bóng đái) và khu vực hậu môn. Khi mắc bệnh này, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu do tê hoặc rát ở vùng dưới mông, nam giới đau ở bìu và dương vật, còn phụ nữ đau ở âm hộ, âm đạo và âm vật. Hậu quả dẫn tới ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, tinh thần và thể chất của người bệnh nếu như không được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời của bác sĩ giàu kinh nghiệm.
triệu chứng bệnh chèn ép dây thần kinh thẹn Người bệnh thường có triệu chứng đau dây thần kinh thẹn tại vùng chậu được mô tả như sau: Về cảm giác: Cảm giác nóng rát, đau nhói như bị kim châm ở vùng dưới của vùng mông do tê hoặc đau rát. Người bệnh nhạy cảm với cơn đau, cho dù chỉ chạm nhẹ hoặc mặc quần áo vào. Sưng ở vùng đáy chậu to bằng quả bóng tennis hoặc quả bóng chơi gôn. Đau khi quan hệ tình dục dẫn tới khó đạt cực khoái. Ngoài ra, đau dây thần kinh thẹn còn khiến người bệnh đột ngột muốn đi vệ sinh hoặc muốn đi vệ sinh nhiều hơn. Về tần suất đau: có thể kéo dài, nhưng đôi khi, triệu chứng này có thể nặng hơn hoặc đỡ đau hơn. Nếu như người bệnh đứng lên hoặc nằm thì sẽ đỡ đau, ngược lại, ngồi sẽ có cảm giác đau hơn.
tổng quan bệnh chóng mặt kịch phát lành tính Chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác di chuyển hay quay trong của bản thân hoặc đồ đạc xung quanh mà người bệnh thấy ở trạng thái động hay tĩnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt thường do gặp một số vấn đề ở tai trong. Những cơn chóng mặt này thường không kéo dài, chỉ thoáng qua. Đối với một số người, chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày hay vài tuần, sau đó có thể lại bị tái phát.
triệu chứng bệnh chóng mặt kịch phát lành tính Triệu chứng khi bị chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác xoay vòng hoặc nghiêng ngả. Hiện tượng này xảy ra khi di chuyển đầu theo một hướng nhất định như xoay đầu nhanh, cúi người xuống, lăn trên giường, chạy vòng tròn hoặc lật ngửa đầu ra sau. Chóng mặt kịch phát lành tính có thể kéo dài trong vòng một hoặc hai phút, hiện tượng này có thể kéo dài hơn. Tình trạng bệnh nhẹ hoặc nặng nhưng đủ để làm cho ta cảm thấy khó chịu như: Chóng mặt. Choáng. Đứng không vững. Cảm giác bản thân hay môi trường xung quanh đang di chuyển hoặc đang quay. Mất cân bằng. Mắt mờ kết hợp với cảm giác chóng mặt. Buồn nôn, ói mửa. Các giai đoạn chóng mặt kịch phát lành tính thường xảy ra bộc phát và biến mất sau đó, và thường đi kèm với chuyển động mắt bất thường. Tuy nhiên nếu những dấu hiệu này kéo dài và kèm theo một số triệu chứng khác như: Chóng mặt khác trước hoặc đau nhức đầu dữ dội. Sốt 38 độ C hoặc cao hơn. Có cảm giác nhìn đôi hoặc mất thị giác. Nghe kém. Nói chuyện khó khăn. Yếu cánh tay, chân. Mất ý thức. Té ngã hoặc gặp khó khăn khi đi bộ. Tê hoặc ngứa. Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc chậm.
tổng quan bệnh cơ tim phình đại Bệnh cơ tim phì đại được xếp vào nhóm bệnh lý của cơ tim. Nó không phải là sự phì đại cơ tim một cách sinh lý hay phì đại thứ phát như ở người tăng huyết áp lâu năm. Trong bệnh cơ tim phì đại, các thành thất trái dày một cách bất thường, đặc biệt là vách liên thất, có thể làm suy chức năng tâm trương, tắc nghẽn đường ra thất trái và có các rối loạn nhịp nguy hiểm.
triệu chứng bệnh cơ tim phình đại Bệnh cơ tim phì đại có thể không có triệu chứng, tình cờ phát hiện qua khám sức hoặc tầm soát ở gia đình có người bị bệnh. Các triệu chứng có thể có: Mệt mỏi: ở bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn ra rất kém làm giảm đổ đầy tâm trương (suy chức năng tâm trương), dẫn tới giảm cung lượng tim ra đại tuần hoàn gây nên triệu chứng mệt mỏi. Tình trạng này sẽ xấu hơn khi có rung nhĩ xảy ra. Đau ngực: vừa do tim phải làm việc nhiều hơn, vừa do thành tim dày làm mất cân bằng giữa nhu cầu của cơ tim và tưới máu mạch vành. Mạch vành giảm lưu lượng, nhất là ở thì tâm trương do cơ tim không giãn ra được (thì tưới máu chủ yếu). Trống ngực và ngất: có thể do rối loạn nhịp nhĩ, nhịp thất cũng có thể do tắc nghẽn đường ra thất trái làm giảm đột ngột máu ra đại tuần hoàn. Khi có tắc nghẽn đường ra thất trái gọi là bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Đột tử: do các rối loạn nhịp thất nguy hiểm và tắc nghẽn đường ra thất trái.
tổng quan bệnh còn ống động mạch Bệnh lí tim bẩm sinh là những bệnh lí tim mạch không hiếm gặp nhưng tương đối phức tạp và vẫn còn nhiều gánh nặng và thách thức với y học. Một trong những bệnh lí tim bẩm sinh hay gặp nhất và tương đối đơn giản là còn ống động mạch. Ống động mạch là một cấu trúc bẩm sinh nối thân động mạch phổi và động mạch chủ xuống. Vị trí nối ở cách chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái 5-10mm. Trong thời kì bào thai, phổi chưa hoạt động, sức cản phổi cao, máu từ thất phải vào hệ tuần hoàn phổi ít, chủ yếu qua ống động mạch vào động mạch chủ. Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong khoảng 10-15 giờ sau khi sinh và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ 2-3 tuần tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng ống động mạch. Nếu ống động mạch không được đóng trong thời kì này sẽ gây ra tật còn ống động mạch.
triệu chứng bệnh còn ống động mạch Ở mỗi lứa tuổi, triệu chứng của còn ống động mạch sẽ khác nhau. Từ 3-6 tuần tuổi trẻ có thể biểu hiện thở nhanh, vã mồ hôi, khó khăn khi ăn, ăn kém, giảm cân. Trẻ hay bị ho khan, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi. Nếu ống động mạch nhỏ, có thể trẻ sẽ không biểu hiện triệu chứng cho tới lúc lớn, chỉ tình cơ phát hiện được khi có tiếng thổi ở vùng tim. Người trưởng thành còn ống động mạch, thường đi khám vì triệu chứng của suy tim (khó thở khi gắng sức, có cơn khó thở về đêm..), rối loạn nhịp tim. Triệu chứng tím (xuất hiện ở chi dưới) gặp khi shunt đã đảo chiều, dòng máu không còn từ động mạch chủ sang động mạch phổi qua ống động mạch nữa mà ngược lại đi từ động mạch phổi sang động mạch chủ.
tổng quan bệnh cường kinh Cường kinh là tình trạng máu kinh nguyệt ra ồ ạt và kéo dài liên tục nhiều ngày ở phụ nữ, kể cả phụ nữ trẻ chưa hình thành chu kỳ rụng trứng và phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh. Cường kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người phụ nữ, là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
triệu chứng bệnh cường kinh Những triệu chứng của cường kinh thường gặp là: Máu kinh ra nhiều khiến bệnh nhân phải thay băng liên tục hàng giờ. Máu ra nhiều, đông thành cục. Có thể kèm theo rong kinh ( kéo dài thời gian hành kinh trên 7 ngày).
tổng quan bệnh dại Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại (thường là chó, mèo, khỉ...), đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong.
triệu chứng bệnh dại Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2-8 tuần sau khi bị động vật cắn. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, suy nhược, tê liệt, co thắt cơ, nuốt khó, co giật. Tử vong thường xảy ra trong vòng chưa đầy một tuần do liệt hô hấp. Giai đoạn tiền triệu chứng: thường kéo dài 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập. Giai đoạn viêm não: triệu chứng của bệnh dại thường là mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động, sợ nước. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp...Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.
tổng quan bệnh dậy thì sớm ở nữ Dậy thì sớm ở nữ hay còn được nhắc đến với tên dậy thì sớm bé gái là tình trạng độ tuổi dậy thì của các bé gái đến sớm hơn. Dậy thì sớm ở bé gái được xác định là dậy thì khởi phát trước 8 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này chỉ mang tính tương đối và đang còn là vấn đề gây tranh cãi của nhiều chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi nói trên, những người khác lại nói rằng làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ nào cần được điều trị.
triệu chứng bệnh dậy thì sớm ở nữ Nhiều người thường cho rằng dấu hiệu dậy thì ở nữ là hành kinh tuy nhiên thời điểm dậy thì không phải tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt , mà tính từ khi cơ thể mọc lông mu, ngực, âm vật phát triển. Vì thế, nhiều bé gái có kinh nguyệt ở độ tuổi 12-13 nhưng đã có dấu hiệu mọc lông mu, phát triển ngực ở những năm trước đấy. Cá biệt có những bé gái khoảng 8 tuổi hoặc bé hơn đã dậy thì với các dấu hiệu phát dục như ngực to, có kinh nguyệt. Sự tăng chiều cao, cân nặng có thể dễ dàng nhận thấy ở các trẻ dậy thì sớm. Trong suốt thời kỳ dậy thì xương liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm chúng ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp.
tổng quan bệnh dị ứng thời tiết Dị ứng thời tiết là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 30 độ C, trung bình khoảng 25 độ. Trung tâm điều nhiệt ở trên não giúp cho cơ thể thích nghi khi có sự thay đổi nhiệt độ. Nhưng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể. Có thể chia dị ứng thời tiết ra làm hai loại: Dị ứng thời tiết nóng và Dị ứng thời tiết lạnh. Dị ứng thời tiết nóng: vào mùa hè, trong những ngày nắng cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước. Điều này làm cho bệnh cảnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn. Dị ứng thời tiết lạnh: vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 20 độ C, không khí hanh khô làm làn da trở nên thô ráp hoặc những ngày mưa ẩm ướt đều có thể thúc đẩy dị ứng thời tiết xuất hiện.
triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết Biểu hiện ngoài da của dị ứng thời tiết bao gồm: Da nổi các ban đỏ, kèm ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ. Người bệnh thường thấy khó chịu, bị làm phiền. Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết. Nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm đến tính mạng, nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Bệnh cảnh này gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.
tổng quan bệnh do amip Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (như gan, não, ...). Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực.
triệu chứng bệnh do amip Thời gian ủ bệnh: có thể kéo dài từ 1-2 tuần cho đến 3 tháng. Bệnh khởi phát có thể từ từ hoặc cấp tính. Người bệnh ban đầu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, đau bụng, … thường không sốt hoặc sốt nhẹ. Thời kỳ toàn phát, bệnh biểu hiện với 3 triệu chứng chủ yếu là: Đau quặn bụng. Mót rặn, đi ngoài giả (bệnh nhân mót rặn, buồn đi đại tiện nhưng lại không có phân). Đi tiêu nhiều lần, phân nhầy lẫn máu. +Thể cấp tính: thường gặp hội chứng lỵ bao gồm đau bụng, mót rặn và đi tiêu phân nhầy máu. Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi tiêu, đau buốt hậu môn kèm cảm giác mót rặn dữ dội. Đi tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ít phân, nhưng đi nhiều lần trong ngày. +Thể nhẹ: đi tiêu phân nhầy máu vài lần mỗi ngày, ít mệt mỏi. +Thể trung bình: bệnh nhân mệt nhiều, đi tiêu khoảng 5-15 lần mỗi ngày. +Thể nặng: bệnh nhân suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng, cảm giác mót rặn và đau bụng nhiều, đi tiêu phân nhầy máu >15 lần/ngày. +Thể bán cấp: Bệnh nhân đau bụng ít, tiêu chảy phân lỏng ít nhầy nhớt, ít khi có cảm giác mót rặn, đôi khi có táo bón. +Thể mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính hay bán cấp, bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Lúc này chức năng đại tràng không còn nữa, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn: đau bụng lâm râm, liên tục và rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn, thể trạng suy nhược, biếng ăn, sụt cân.
tổng quan bệnh dậy thì muộn Dậy thì muộn là khi đến 16 tuổi trẻ vẫn chưa có những biểu hiện thay đổi của cơ thể, trẻ nữ không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào hoặc không có kinh nguyệt, trẻ nam chưa có những đặc điểm sinh dục thứ phát (cao hơn, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản to rộng ra hơn nên tiếng nói trở nên trầm đục, hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, có khi còn là râu quai nón, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu).
triệu chứng bệnh dậy thì muộn Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng dậy thì muộn mà ảnh hưởng của nó đến tâm, sinh lý của trẻ là khác nhau. Biểu hiện của dậy thì muộn dễ nhận thấy ở các bạn gái là sự xấu hổ với bạn bè đồng lứa và sự lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, nhìn chung, dậy thì muộn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn gái khi trưởng thành. Sau khi dậy thì, bạn gái sẽ vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Với bạn nam, dậy thì muộn mà không điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất. Hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo - ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh nam cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn. Khi bị dậy thì muộn, trẻ thường tách ra khỏi tập thể, các rối loạn tâm lý xuất hiện, trẻ trở nên trầm cảm, không giao tiếp.
tổng quan bệnh dị dạng mạch não Dị dạng mạch máu não (A brain arteriovenous malformation - viết tắt là AVM) là hiện tượng các mạch máu bất thường và rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch nên không cung cấp máu cho nhu mô não, ngoài ra các dị dạng mạch máu dễ bị vỡ gây chảy máu não. Đây là bệnh bẩm sinh và rất nguy hiểm. Dị dạng mạch máu não có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi mạch máu dị dạng bị vỡ, dẫn đến xuất huyết não. Trong khoảng một nửa số dị dạng mạch máu não, xuất huyết là dấu hiệu đầu tiên.
triệu chứng bệnh dị dạng mạch não Một số người bị dị dạng mạch máu não có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng khác ngoài chảy máu liên quan đến dị dạng mạch máu não. Ở những người không bị xuất huyết, các dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng mạch máu não có thể bao gồm: Động kinh. Nhức đầu hoặc đau ở một vùng đầu. Yếu cơ hoặc tê ở một bộ phận của cơ thể. Một số người có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào vị trí của dị dạng mạch máu não, bao gồm: Đau đầu dữ dội. Yếu, tê hoặc tê liệt. Mất thị lực. Nói khó. Nhầm lẫn hoặc không thể hiểu ý của người khác. Các triệu chứng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 đến 40 tuổi.
tổng quan bệnh dị ứng thực phẩm Bệnh dị ứng thực phẩm là bệnh khi phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả khi sử dụng một lượng rất nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ.
triệu chứng bệnh dị ứng thực phẩm Ngứa ran hoặc ngừa trong miệng; sưng môi, mặt, lưỡi và các bộ phận khác của cơ thể. Cơ thể bị phát ban, ngứa hoặc bị eczema. Cảm giác khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè. Có hiện tượng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc bị nôn mửa. Bị chóng mặt, choáng váng thậm chí ngất xỉu.
tổng quan bệnh do nocardia Nocardiosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Nocardia sống trong đất. Nếu hít phải, vi khuẩn có thể gây viêm phổi, dẫn đến nhiễm trùng máu và lan rộng nhiễm trùng đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này gọi là bệnh do Nocardia lan tỏa (disseminated nocardiosis). Những người bị suy giảm miễn dịch như đang bị ung thư, dùng thuốc steroids hay thuốc ức chế miễn dịch sẽ có nguy cơ bệnh lan tỏa khắp cơ quan. Nocardia cũng có thể gây nhiễm trên da thông qua đường vào là các vết cắt, các vết thương hở hoặc cào xước xảy ra trong quá trình làm việc trong vườn hoặc ngoài nhà. Nhiễm trùng da có thể khác biệt với các thể khác, gọi là thể da niêm (cutaneous nocardiosis). Phơi nhiễm do bệnh nghề nghiệp với đất, công trường, nơi phong cảnh, nông trang, gia tăng nguy cơ nhiễm thể bệnh ở da.
triệu chứng bệnh do nocardia Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến phổi, các triệu chứng có thể bao gồm: Cảm thấy đau ngực khi thở (có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ); Ho ra máu; Sốt; Đổ mồ hôi về đêm; Giảm cân. Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến não, các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt;Đau đầu; Nôn mửa; Động kinh. Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến da, các triệu chứng có thể bao gồm: Da bị lở loét; Da bị sưng, tấy đỏ; Xuất hiện những khối u lớn gọi là u nấm dọc theo các hạch bạch huyết.
tổng quan bệnh dậy thì sớm ở nam Phân loại dậy thì sớm: gồm 3 loại +Dậy thì sớm trung ương: Thường xảy ra do các bệnh lý hoặc các tổn thương trong não hoặc tủy sống như viêm não hay viêm màng não; các khối u trong não hay cột sống;...+Dậy thì sớm ngoại vi: thường ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. +Dậy thì sớm không hoàn toàn: Một đặc tính sinh dục nào đó phát triển sớm và riêng lẻ, thường không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm, nó bao gồm: tuyến vú phát triển sớm đơn độc (premature thelarche), lông mu hay lông nách phát triển sớm đơn độc (premature adrenarche), kinh nguyệt xuất hiện sớm đơn độc ( premature menarche). Dậy thì sớm ở nam đã được công bố từ rất lâu. Tại Việt Nam, tình trạng dậy thì sớm chỉ mới được quan tâm những năm gần đây và rất ít nghiên cứu được thực hiện.
triệu chứng bệnh dậy thì sớm ở nam Dương vật và tinh hoàn của trẻ phát triển. Tóc, lông nách và lông ở vùng kín bắt đầu xuất hiện. Tăng trưởng chiều cao khá nhanh ở bé trai, có thể nhận thấy rõ. Thay đổi giọng nói và khuôn mặt, rõ nhất là giọng nói càng ngày trở nên ồm và vang hay còn gọi là vỡ giọng. Mụn trứng cá xuất hiện nhiều trên khuôn mặt, chủ yếu là hai má và trán. Cơ thể trẻ bắt đầu có mùi.
tổng quan bệnh dị ứng sữa Dị ứng sữa là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong sữa động vật. Mặc dù trẻ có thể bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, tuy nhiên dị ứng sữa vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng ở trẻ. Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng sữa thường gặp nhất, ngoài ra cơ thể cũng có thể dị ứng với sữa của các động vật có vú khác như sữa dê, sữa cừu, sữa trâu,... Cơ thể có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại protein khác nhau, trong đó alpha protein S1-casein có trong sữa bò là tác nhân dị ứng phổ biến nhất. Trên thị trường hiện nay, phần lớn sữa công thức, sữa bột đều là sản phẩm của sữa bò. Vậy nên, tỷ lệ trẻ dị ứng sữa công thức, dị ứng sữa bột gia tăng cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng các chế phẩm làm từ sữa bò.
triệu chứng bệnh dị ứng sữa Các dấu hiệu dị ứng sữa có thể xảy ra sau khi uống sữa vài phút đến vài giờ. Các triệu chứng có thể nhẹ nhàng như phát ban, hay nặng nề với các triệu chứng khó thở, khò khè, nôn hay các rối loạn tiêu hóa khác, trầm trọng hơn cả là tình trạng sốc phản vệ do dị ứng sữa, đe dọa tính mạng bệnh nhân. +Các triệu chứng sớm của dị ứng sữa: Phát ban. Khò khè. Nôn mửa. Sốc phản vệ: đây là phản ứng nghiêm trọng của cơ thể với dị ứng nói chung và dị ứng sữa nói riêng. Nguyên nhân sốc phản vệ trong trường hợp này là do đường thở bị thu hẹp. Sốc thường xảy ra ngay sau khi bệnh nhân tiêu thụ sữa với các triệu chứng nguy hiểm như co thắt, phù nề đường hô hấp gây ra tình trạng khó thở; huyết áp của bệnh nhân có thể tụt nhanh; ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như ngứa, mặt đỏ bừng,... Nếu sốc phản vệ không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. +Các triệu chứng muộn của dị ứng sữa: Tiêu chảy, phân có thể lẫn máu. Co thắt bụng, đau bụng quặn. Ho, khó thở, khò khè. Chảy nước mũi, chảy nước mắt. Nổi mẩn trên da, ngứa ngáy khó chịu.
tổng quan bệnh dịch hạch Bệnh dịch hạch là bệnh lý truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh diễn tiến cấp tính với biểu hiện nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng nề. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vật trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam vector gây bệnh chính là bọ chét Xenopsylla cheopis sống ký sinh chủ yếu trên chuột. Trên lâm sàng bệnh dịch hạch được chia làm nhiều thể, bao gồm: thể hạch, thể phổi, thể não và thể nhiễm khuẩn huyết; trong đó thể hạch chiếm đa số với tỷ lệ hơn 90%.
triệu chứng bệnh dịch hạch Triệu chứng dịch hạch khác nhau theo từng thể lâm sàng. +Thể hạch: Giai đoạn ủ bệnh trung bình khoảng 2-5 ngày, có thể kéo dài từ vài giờ đến 8-10 ngày, người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng gì. Đến giai đoạn khởi phát, người bệnh đang khỏe mạnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, rét run, đau nhức khắp cả người, đau nhiều ở những vị trí sắp sưng hạch. Giai đoạn toàn phát xuất hiện sau giai đoạn khởi phát vài giờ hoặc 1-2 ngày. Biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn này là viêm hạch ở những vị trí liên quan đến khu vực bị bọ chét đốt và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề. Hạch viêm sưng to, rất đau, về sau thường hóa mủ và tự vỡ nếu không được điều trị sớm, chảy ra mủ lẫn máu. Vết thương lâu lãnh và thường để lại sẹo co rúm, mất thẩm mỹ. Các vị trí thường gặp nhất là vùng đùi bẹn, nách, cổ, dưới hàm và dọc cơ ức đòn chũm. Ở giai đoạn toàn phát, toàn thân bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc nhiễm trùng nặng: Sốt: thường sốt cao liên tục hoặc dao động. Bệnh càng nặng sốt càng cao. Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Li bì, hốt hoảng, có thể có mê sảng. Da niêm mạc xung huyết. Môi khô, lưỡi bẩn, trắng. Tim đập nhanh. Thở nhanh. Nước tiểu ít, đậm màu. Tiêu chảy. +Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết: Sốt cao, trên 40 độ, kèm rét run. Lích động, mê sảng hoặc li bì trong các trường hợp nặng hơn. Rối loạn hô hấp và tim mạch. Bụng chướng, tiêu chảy. Xuất huyết da, niêm mạc và các cơ quan. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chết trong vòng 1-2 ngày đầu, được gọi là dịch hạch tối cấp. +Dịch hạch thể phổi: Sốt rất cao, trên 40 độ, rét run. Mệt mỏi, nhức đầu. Mạch nhanh, huyết áp giảm. Khó thở, thở nhanh nông. Ho nhiều, có đờm và máu, chứa nhiều vi khuẩn. +Thể da: Bệnh dịch hạch thể da thường chỉ có biểu hiện lâm sàng tại chỗ. Các nốt dát xuất hiện tại vị trí vi khuẩn xâm nhập, sau tiến triển thành mụn nước rồi mụn mủ lẫn máu, bệnh nhân cảm thấy rất đau khi chạm vào. Da xung quanh mụn mủ xung huyết, thâm nhiễm, có gờ cao. Các mụn mủ vỡ để lại vết loét với đáy thâm nhiễm vàng, phủ vảy đen. Các vết loét này lâu lành và chậm liền sẹo.
tổng quan bệnh down Bệnh Down (hội chứng Down) là rối loạn nhiễm sắc thể di truyền phổ biến nhất, gây ra tình trạng mất khả năng học tập ở trẻ em. Tên hội chứng được đặt theo tên của John Langdon Down, một thầy thuốc đã mô tả hội chứng này vào năm 1866. Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Down trên toàn thế giới là khoảng 1:700, khoảng 8 triệu trẻ em sinh ra mắc hội chứng này.
triệu chứng bệnh down Trẻ mắc bệnh Down sẽ có những dấu hiệu thể chất điển hình dễ dàng nhận thấy: Mắt xếch. Mặt dẹt, trông khờ khạo. Mũi nhỏ và tẹt. Hình dáng tai bất thường. Đầu ngắn, bé. Gáy rộng, phẳng. Cổ ngắn, vai tròn. Miệng trề ra, luôn luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài. Chân, tay ngắn, to bè. Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh. Cơ và dây chằng yếu. Thiểu năng trí tuệ. Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng thường có những vấn đề sức khỏe liên quan như: Bệnh lý tim mạch: gặp ở khoảng 50% số trẻ mắc bệnh Down. Vấn đề đường ruột. Vấn đề thính giác và thị giác. Gia tăng nguy cơ bệnh bạch cầu và bệnh tuyến giáp. Nhạy cảm với những tác nhân gây các bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm phế quản.
tổng quan bệnh gai cột sống Gai cột sống là loại bệnh thoái hóa cột sống mà trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống gọi là gai xương. Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Bệnh gai cột sống phần lớn không gây ra các triệu chứng thật sự rõ ràng. Tuy nhiên khi đến giai đoạn các gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, đặc biệt là rễ thần kinh thì sẽ gây đau vai, đau thắt lưng hoặc tê tay ở người bệnh.
triệu chứng bệnh gai cột sống Các biểu hiện thông thường có thể gặp của gai cột sống là: Đau ở vùng cổ, thắt lưng đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển. Vị trí đau biểu hiện phần cột sống có vấn đề liên quan. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân. Cơ bắp tay chân có thể yếu đi. Cơ thể mất cân bằng. Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nguy kịch). Rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…).
tổng quan bệnh gãy xương mác Xương mác là một xương dài, nhỏ nhưng chắc chắn ở vùng cẳng chân, nằm phía ngoài và song song với xương chày. Đầu trên xương mác không khớp với đầu dưới xương đùi mà chỉ dính vào đầu trên xương chày. Thân xương mác có hình lăng trụ, bờ trong sắc nhọn là nơi bám của màng liên cốt. Xương mác cùng với xương chày giúp hỗ trợ cẳng chân, ổn định mắt cá chân và khớp gối. Gãy xương mác cẳng chân là tình trạng mất tính liên tục của xương, do áp lực tác động lên xương vượt quá sức tải của nó. Rạn xương mác cẳng chân xảy ra khi áp lực tác động lên xương không quá lớn. tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất.
triệu chứng bệnh gãy xương mác Triệu chứng lâm sàng của gãy xương mác bao gồm: Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương. Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy. Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được. Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch. Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh. Đau các xương và khớp khác có liên quan như xương chày, mắt cá ngoài.
tổng quan bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là bệnh di truyền liên quan đến mạch máu gây chảy máu nhiều, nhất là giãn mao mạch trên diện rộng. Bệnh thường khiến bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu và có thể tăng khả năng đột quỵ.
triệu chứng bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền Những triệu chứng điển hình của bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền như: Chảy máu cam: chảy máu cam lặp lại nhiều lần do giãn mao mạch trong mũi. Chảy máu cam xuất hiện thường xuyên mỗi ngày hoặc một lần trong tháng. Thường thì chảy máu cam sẽ xảy ra bắt đầu từ 12 tuổi. Đốm có màu đỏ đến tía, đường ren đỏ sẫm xuất hiện ở da cùng với các màng nhầy. Giãn mao mạch ở những bộ phận khác của cơ thể đặc biệt là nửa người trên như: mặt, ở trong miệng, môi, tai, kết mạc mắt, cánh tay, bàn tay, ngón tay và cả móng tay rất dễ nhận ra. Giãn mao mạch ở đường tiêu hóa với các triệu chứng lâm sàng như: phân đen, phân có máu. Thiếu máu ở bệnh nhân giãn mao mạch xuất huyết di truyền cũng xuất hiện. Dị tật động tĩnh mạch ở phổi cũng gặp ở bệnh nhân giãn mao mạch xuất huyết di truyền. Dị tật động tĩnh mạch ở não và tủy sống.
tổng quan bệnh giãn phế quản Giãn phế quản là một bệnh lý trong đó phế quản bị giãn rộng, mất sự đàn hồi và có nhiều vết sẹo sau những lần bị tổn thương. Giãn phế quản thường là kết quả của: Tình trạng nhiễm trùng phế quản. Các yếu tố gây tổn thương thành phế quản. Các yếu tố làm đọng dịch nhầy trên thành phế quản. Trong bệnh giãn phế quản, phế quản dần dần mất khả năng làm sạch dịch nhầy. Khi đó, dịch nhầy tích tụ lại và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng. Tình trạng này dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và tái đi tái lại.
triệu chứng bệnh giãn phế quản Những tổn thương ở phế quản dẫn đến giãn phế quản thường bắt đầu ở lứa tuổi trẻ em. Tuy nhiên các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ xuất hiện sau nhiều năm khi người bệnh bắt đầu có những tình trạng nhiễm trùng phổi tái đi tái lại:Ho thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhiều đờm. Thở ngắn và có tiếng rít. Đau ngực. Da dưới móng chân và móng tay dày lên. Các triệu chứng có thể nặng lên theo thời gian. Người bệnh có thể ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, cơ thể mệt mỏi. Trẻ em có thể giảm cân hoặc chậm lớn.
tổng quan bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng phổ biến, gặp 10-15% nam giới sau dậy thì và 40% trong số các bệnh nhân nam vô sinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có hoặc không rõ ràng, đặc biệt trong giai đoạn sớm. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân đến khám vì vô sinh và tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám. Cơ chế gây vô sinh trong bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự tăng nhiệt độ ở bìu so với bình thường, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh, gây giảm chất lượng tinh trùng thông qua việc giảm tính di động và biến đổi hình dạng của tinh trùng. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường đối mặt với các triệu chứng như đau tinh hoàn, theo thời gian sẽ thấy rõ các búi tĩnh mạch giãn ở da bìu, được ví như một túi giun, tinh hoàn thường ở trạng thái sưng và phù nề. Triệu chứng đau trong giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có đặc điểm sau: Đau thay đổi từ cảm giác khó chịu đến đau nhiều. Đau tăng khi đứng hay khi gắng sức, nặng lên về cuối ngày. Đau giảm khi nằm ngửa.
tổng quan bệnh giun kim Giun kim, tên khoa học Enterobius vermicularis, là một loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của người. Nhiễm giun kim là một trong những bệnh ký sinh trùng ở người khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác, nên việc phòng ngừa không hề đơn giản. Giun cái dài khoảng 10mm, giun đực thì nhỏ hơn. Giun kim có thể kí sinh trong đường tiêu hóa người, đôi khi đi lạc chỗ đến các cơ quan khác như cơ quan sinh dục, tiết niệu, hô hấp,...
triệu chứng bệnh giun kim Các triệu chứng dai dẳng thường gặp của bệnh bao gồm: +Triệu chứng tiêu hóa: Ngứa hậu môn: thường vào buổi tối, lúc đi ngủ do giun kim cái đẻ trứng ở rìa hậu môn. Bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, rìa hậu môn sưng đỏ. Rối loạn tiêu hóa: phân thường lỏng hoặc nát, có thể có nhầy, máu. Chán ăn, ăn không tiêu. Buồn nôn, nôn. Đau bụng âm ỉ. +Triệu chứng thần kinh: Cáu gắt, bứt rứt. Khó ngủ, khóc đêm. +Triệu chứng tiết niệu: Đái dầm ở trẻ. +Các triệu chứng khác của nhiễm giun kim: Giun kim có thể đi lạc chỗ vào đường sinh dục của cả nam lẫn nữ gây nên chứng di tinh ở nam, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung ở nữ (do mang theo vi sinh vật gây bệnh). Ngoài ra nhiễm giun kim có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Giun kim có thể đi lạc chỗ đến phổi, hốc mũi, thực quản,... biểu hiện các triệu chứng của viêm phổi, hốc mũi, viêm thực quản,...Viêm ruột thừa, thủng ruột là biến chứng của nhiễm giun kim.
tổng quan bệnh gout Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.
triệu chứng bệnh gout Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính: Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy. Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào. Khớp sưng đỏ. Vùng xung quanh khớp ấm lên. Hầu hết các biểu hiện của bệnhgout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần. Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn: U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn. Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác. Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.