title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Lý giải việc nhiều vụ kiện chủ tịch tỉnh ra tòa chưa được thi hành án
Theo Bộ Tư pháp, còn nhiều bản án, quyết định của tòa về vụ án hành chính đã có hiệu lực nhưng chưa được thi hành xong, trong đó không ít bản án người phải thi hành án là UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn thuộc lĩnh vực tư pháp.Trong lĩnh vực theo dõi thi hành án hành chính, Bộ trưởng Tư pháp cho biết từ 1/10/2023 đến hết tháng 3/2024, tòa án các cấp đã chuyển giao cho các cơ quan thi hành án dân sự 1.387 bản án, quyết định hành chính.Nhận định về việc tham gia tố tụng của chủ tịch UBND hoặc người được chủ tịch UBND ủy quyền, Bộ trưởng Tư pháp đánh giá việc này "chưa nghiêm túc".Ông cho biết nhiều vụ việc, người bị kiện là các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính Nhà nước chưa thực hiện nghiêm quy định về việc tham gia đối thoại, tham gia phiên tòa, cung cấp tài liệu, chứng cứ và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước trước tòa án.Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long (Ảnh: Hồng Phong).Đáng lưu ý, còn nhiều bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành xong, trong đó có không ít bản án người phải thi hành án là UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó cũng có những vụ đã tồn đọng nhiều năm nhưng chưa được tổ chức thi hành dứt điểm.Nêu đích danh địa chỉ của những tồn tại này, Bộ trưởng Tư pháp đề cập đến các địa phương như TPHCM, Hà Nội, Đắk Lắk, Kiên Giang, Phú Yên, Bình Thuận, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam…Cũng theo Bộ trưởng Lê Thành Long, nhiều vụ việc tòa án đã ra quyết định buộc thi hành án, viện kiểm sát kiến nghị, cơ quan thi hành án cũng đôn đốc, kiến nghị xem xét trách nhiệm, nhưng chưa có trường hợp nào người phải thi hành án là cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền, bị xem xét, xử lý trách nhiệm do chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án.Lý giải tồn tại này, ông Long cho rằng do việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính ở một số địa phương vẫn chưa nghiêm túc.Đáng lưu ý, có những bản án thuộc trách nhiệm thi hành của UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh nhưng một số địa phương chưa tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tháo gỡ hoặc báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của cấp có thẩm quyền.Bên cạnh đó, việc tham gia tố tụng của chủ tịch UBND hoặc người được chủ tịch UBND ủy quyền chưa thực hiện nghiêm túc, một phần khác do khối lượng công việc quản lý Nhà nước tại một số địa phương rất lớn, dẫn đến khó khăn trong việc ủy quyền và sắp xếp công việc để tham gia tố tụng.Nêu thống kê, Bộ trưởng Tư pháp cho hay, các bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính chưa thi hành xong hầu hết liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai.Ông nhận định đây là lĩnh vực hết sức phức tạp, các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện thường kéo dài nhiều năm, đã qua nhiều cấp, nhiều ngành giải quyết, hiện trạng quản lý, sử dụng đất đã có nhiều biến động; trong khi hệ thống các quy định của pháp luật đất đai cũng có nhiều thay đổi.Chưa kể, các vụ án hành chính tòa án đưa ra xét xử thường có nội dung phức tạp, tại các buổi đối thoại hoặc phiên tòa, người bị kiện và người khởi kiện không thể hòa giải, đối thoại thành do nhiều nguyên nhân, từ đó dẫn đến quá trình tổ chức thi hành các bản án thuộc các vụ việc này cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.Đề cập đến giải pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh sẽ tham mưu làm việc và kiểm tra liên ngành về công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính tại các địa phương có số lượng vụ việc thi hành án hành chính lớn, phức tạp, kéo dài.Ông đề nghị làm rõ nguyên nhân, kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp chậm thi hành hoặc không thi hành bản án, quyết định của tòa án.
Vĩnh Phúc trình Chính phủ sáp nhập 28 đơn vị hành chính cấp xã
28 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp ở tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến cử tri, với tỷ lệ đồng ý trên 91,6%. UBND tỉnh đã trình Chính phủ đề án sắp xếp.
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc, từ nay tới năm 2025 không có đơn vị hành chính cấp huyện nào ở tỉnh thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.Vĩnh Phúc có 6 huyện, thành phố có đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, gồm: Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Sông Lô, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên.Tỉnh này sẽ thực hiện sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 16 xã không bảo đảm tiêu chuẩn, không có yếu tố đặc thù sáp nhập với 12 xã liền kề) để thành lập 13 đơn vị hành chính mới gồm: 9 xã, 1 phường, 3 thị trấn.Sau sáp nhập, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 121 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 88 xã, 15 phường, 18 thị trấn - giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.Thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc dự kiến sáp nhập phường Trưng Trắc và phường Trưng Nhị thành phường mới Hai Bà Trưng (Ảnh: Bách Xanh).Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đến nay 28 cấp xã thuộc diện sáp nhập đã hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến cử tri, với tỷ lệ đồng ý chủ trương đạt trên 91,6%.Cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và có tờ trình trình Chính phủ theo quy định.Nói về khó khăn trong việc sắp xếp, lãnh đạo Sở Nội vụ Vĩnh Phúc nhận định tập trung ở việc bố trí cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách.Trong đó, khó nhất là bố trí đội ngũ cán bộ cấp xã vì theo quy định trưởng các tổ chức chính trị - xã hội sau sắp xếp chỉ được bố trí 1 người, trong khi đó trưởng một số tổ chức chính trị - xã hội chưa bảo đảm điều kiện để sát hạch, tiếp nhận sang công chức theo quy định.Ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói để xây dựng thành công Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, tỉnh đã chủ động xin ý kiến tham vấn từ các bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính.Nhờ có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, sự đồng thuận của người dân và các điều kiện bảo đảm khác, Vĩnh Phúc đã đạt được kết quả tích cực như hiện nay.Với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc tin tưởng địa phương sẽ thực hiện đề án một cách bài bản, khoa học nhất, tạo nền tảng vững chắc, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đề ra.Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.236 km2 (theo niên giám thống kê năm 2021). Tỉnh có 41 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: 2 thành phố (Vĩnh Yên và Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên).
Đưa vụ án ở Bộ Công Thương và Tập đoàn Phúc Sơn vào báo cáo gửi Quốc hội
Vụ Đưa, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn hay vụ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ ở Bộ Công Thương, được VKSND Tối cao đưa vào báo cáo gửi Quốc hội.
Những nội dung này có trong báo cáo công tác ngành kiểm sát, được Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí ký gửi Quốc hội.Từ ngày 1/10/2023 đến 31/3/2024, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết đã khởi tố mới 468 vụ liên quan tội phạm tham nhũng, chức vụ (tăng 2%).Theo ông Trí, các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.Đặc biệt, nhiều vụ liên quan đến các bộ, ngành, địa phương, có sự cấu kết chặt chẽ, tinh vi giữa cán bộ Nhà nước với các công ty, doanh nghiệp tư nhân, trong các lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, kinh doanh xăng dầu.Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí (Ảnh: Hồng Phong).Báo cáo dẫn chứng vụ Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan; Vụ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.VKSND Tối cao cũng nhắc đến vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil...Để đấu tranh và xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết VKSND Tối cao đề ra nhiều giải pháp, trong đó lưu ý việc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nhất là các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.Điển hình, vụ Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á; Vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Vụ Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB…Theo ông Trí, ngành kiểm sát đã tham mưu xử lý nghiêm kẻ chủ mưu, cầm đầu; khoan hồng với những người biết ăn năn, hối cải, tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.Báo cáo việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, ông Lê Minh Trí cho biết 6 tháng qua, thi hành án dân sự đã thu hồi hơn 10.135 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 18,8%).Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp bảo đảm để thu hồi hơn 29.602 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 4,22%).Ngoài ra, các cơ quan tố tụng còn tạm giữ, kê biên, tạm ngừng giao dịch nhiều tài sản khác.VKSND Tối cao dẫn chứng một số vụ án có tỷ lệ thu hồi tài sản cao, như vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh và các đơn vị có liên quan, các bị can tự nguyện nộp 8.645 tỷ đồng.Hay Vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, quá trình khám xét, Cơ quan An ninh điều tra đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng...VKSND Tối cao đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong việc áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế, theo ông Lê Minh Trí.
Nhiều cán bộ ngành công an, kiểm sát, tòa án bị điều tra về tội nhận hối lộ
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố điều tra 6 bị can là công chức trong ngành về tội Nhận hối lộ. 4 công chức ngành tòa án và 26 cựu cán bộ ngành công an cũng bị khởi tố về tội danh tương tự.
Thông tin này được đề cập trong báo cáo gửi Quốc hội về công tác của ngành kiểm sát, do Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí ký.Theo ông Lê Minh Trí, trong kỳ báo cáo từ 1/10/2023 đến 31/3/2024, riêng tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đã khởi tố mới 36 vụ (tăng 24,1%). Trong đó, chủ yếu liên quan các hành vi nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản...Nhiều vi phạm trong hoạt động tư pháp cũng được Viện trưởng Lê Minh Trí đề cập trong báo cáo gửi Quốc hội khi đánh giá cụ thể về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tư pháp của từng cơ quan tố tụng.Ông Trí cho biết qua hoạt động kiểm sát điều tra, cơ quan điều tra các cấp và cơ sở giam giữ còn để xảy ra những vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự.Bên cạnh đó, VKSND Tối cao báo cáo còn tình trạng người bị tạm giữ, người bị tạm giam trốn, chết do tự sát, cất giấu, sử dụng vật cấm tại nơi giam giữ, trong đó có sự giúp sức của cán bộ, chiến sĩ…Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí (Ảnh: Hồng Phong).Theo thống kê của VKSND Tối cao, trong 6 tháng qua, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thụ lý, điều tra 33 vụ với 71 bị can nguyên là công chức ngành Công an để xử lý về các tội: Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Giả mạo trong công tác; Dùng nhục hình; Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc.Trong số này, có 26 bị can bị truy tố về tội Nhận hối lộ.Ngành kiểm sát đã phát hiện một số vi phạm, thiếu sót của công chức, kiểm sát viên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã khởi tố điều tra 3 vụ với 6 bị can là công chức ngành KSND về tội Nhận hối lộ.Trong hoạt động xét xử, ngành kiểm sát đã phát hiện một số tòa án còn để xảy ra những vi phạm pháp luật, như vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử, hoãn phiên tòa; gửi, tống đạt bản án, quyết định của Tòa án; nhiều bản án, quyết định có vi phạm, sai sót…Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã thụ lý, điều tra 6 vụ với 6 bị can là công chức ngành Tòa án về các tội: Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc. Trong số này, có 4 vụ với 4 bị can nhận hối lộ.Trong hoạt động thi hành án dân sự, hành chính, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng cho hay còn để xảy ra một số vi phạm pháp luật.Trong kỳ, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao thụ lý, điều tra 11 vụ với 11 bị can là công chức Cơ quan Thi hành án dân sự về các tội: Tham ô tài sản; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng... Trong đó, có 3 vụ với 3 bị can phạm tội tham ô tài sản.Đề cập đến công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao, Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định 6 tháng qua, cơ quan này đã chủ động đề ra biện pháp nâng cao chất lượng, hoạt động của Cơ quan điều tra và điều tra viên của đơn vị.Việc này góp phần chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm thực thi đúng pháp luật.Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố điều tra nhiều vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp và tham nhũng trong hoạt động tư pháp được dư luận xã hội quan tâm.Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thụ lý điều tra 64 vụ với 123 bị can, tăng 39,1% về số vụ và tăng 68,5% về số bị can. Trong số này, có 46 vụ với 89 bị can về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp, chiếm 71,9%.Ông Lê Minh Trí khẳng định hoạt động điều tra đúng quy định pháp luật, không để xảy ra oan, sai và đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội.
Việt Nam làm tốt hơn các nước đã được công nhận là nền kinh tế thị trường
Tại phiên điều trần của Bộ Thương mại Mỹ, phía Việt Nam nhấn mạnh nền kinh tế Việt Nam đang làm tốt hơn so với nhiều nền kinh tế đã được công nhận quy chế kinh tế thị trường.
"Chúng tôi hoan nghênh Bộ Thương mại Mỹ tổ chức phiên điều trần về công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam ngày 8/5 vừa qua", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết tại họp báo chiều 9/5. Bà Hằng nhấn mạnh đây là một bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.Tại phiên điều trần, phía Việt Nam cũng nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường. Đoàn cũng nhấn mạnh nền kinh tế Việt Nam thậm chí làm tốt hơn so với nhiều nền kinh tế đã được công nhận quy chế kinh tế thị trường.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết đến nay có 72 nước đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Người phát ngôn Phạm Thu Hằng dẫn số liệu đến nay, 72 nước đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…Việt Nam cũng tham gia 16 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, với hơn 60 đối tác, trải rộng khắp các châu lục.Bà Hằng khẳng định việc Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam góp phần cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Việt Nam lên tiếng về báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ
Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam, được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024.
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 9/5, báo chí đề nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam về Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024 của Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) vừa công bố. Trả lời, bà Phạm Thu Hằng nêu rõ Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân."Tại Việt Nam, không có ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật. Điều này được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp của Việt Nam năm 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng như được tôn trọng trên thực tế", bà Hằng nhấn mạnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời tại họp báo thường kỳ chiều 9/5 (Ảnh: Hà Mỹ).Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao.Đây cũng là đánh giá, nhận xét của các nước tham gia phiên đối thoại về báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc."Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam, được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ", bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục trao đổi với phía Mỹ về vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau để đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững giữa Việt Nam và Mỹ. Cùng liên quan đến các báo cáo của quốc tế, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhận được câu hỏi đề nghị bình luận về việc tuần qua, Tổ chức Phóng viên không biên giới đưa ra chỉ số tự do báo chí năm 2024, trong đó xếp Việt Nam thứ 174/180 quốc gia về vùng lãnh thổ. Theo bà Phạm Thu Hằng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin.Điều này được quy định rất rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 cũng như những văn bản pháp luật khác của Việt Nam.Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này đều được các nước ghi nhận, đánh giá cao, được trình bày rõ ràng, toàn diện, minh bạch trong báo cáo quốc gia về bảo vệ thúc đẩy quyền con người của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV."Tuy nhiên một số tổ chức cố tình đưa ra những luận điệu vu cáo, định kiến nhắm vào Việt Nam nhằm âm mưu phá hoại sự phát triển kinh tế xã hội, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Chúng tôi kiên quyết phản đối", theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. 
Báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương trong tháng 5
Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương trong tháng 5, để làm cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai chế độ tiền lương mới.
Nội dung này được Chính phủ đề cập trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4 vừa ban hành.Liên quan nội dung cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương trong tháng 5.Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27 của Trung ương, kể từ ngày 1/7.Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết một số khó khăn, vướng mắc khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương sáp nhập huyện, xã và hoàn thành trước 30/9.Toàn cảnh một phiên họp Chính phủ thường kỳ (Ảnh: Đoàn Bắc).Chính phủ cũng giao các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục thực hiện sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Với các bộ, cơ quan, địa phương chưa hoàn thành phê duyệt vị trí việc làm, cần khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm đối với các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.Bên cạnh đó, Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng Quyết định của Thủ tướng ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổng cục; thẩm định để các bộ, cơ quan hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng xem xét, quyết định.Với dự báo tình hình còn diễn biến phức tạp, khó lường thời gian tới, Chính phủ tiếp tục quán triệt phương châm chỉ đạo, điều hành đã được xác định từ đầu năm và tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn; giữ vững bản lĩnh, kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội... là mục tiêu xuyên suốt được Chính phủ đặt ra.Về những vấn đề thiết thực, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước."Kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; sẵn sàng phương án cung ứng, huy động tất cả các nguồn điện có thể, chủ động trong trường hợp cần thiết để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, nhất là thời gian cao điểm nắng nóng", nghị quyết của Chính phủ nêu rõ.Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, dự án liên vùng, liên tỉnh.Tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, nhất là trong các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, cũng là nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ nhấn mạnh.Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho người dân được mua nhà ở xã hội.
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La nêu khó khăn khi sáp nhập cấp xã
Ngày 9/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh có buổi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Sơn La.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh giai đoạn 2023-2025 tỉnh thực hiện sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 13 đơn vị (giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã).Đến cuối tháng 3 vừa qua, 28 đơn vị cấp xã này đã tổ chức xong lấy ý kiến cử tri với tổng số cử tri đồng ý đạt trên 91,6%.Đại diện Sở Nội vụ Vĩnh Phúc nói việc bố trí cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách đang gặp một số khó khăn.Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc thông tin với đoàn công tác Bộ Tư pháp (Ảnh: An Như).Trong khi đó, ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La thông tin, địa phương có 3 đơn vị hành chính cấp xã bắt buộc phải sắp xếp. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai lập quy hoạch chung xây dựng đô thị, phân loại đô thị với các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sáp nhập.Sơn La là tỉnh miền núi, các đơn vị hành chính bị chia cắt bởi các núi đá, mật độ dân cư, trình độ phát triển và cơ sở hạ tầng không đồng đều, nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống.Việc yêu cầu các đơn vị hành chính đô thị dự kiến hình thành sau sắp xếp phải có hồ sơ Đề án phân loại đô thị trước khi trình hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, theo ông Minh, rất khó để đảm bảo tiến độ đặt ra (thời hạn gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ chậm nhất là ngày 30/6).Vì thế, lãnh đạo tỉnh Sơn La đề nghị Bộ Nội vụ sớm thẩm định và trình cấp thẩm quyền quyết định đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh này để tổ chức triển khai đảm bảo tiến độ.Với tỉnh Phú Thọ, ông Phan Trọng Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phản ánh đã xin chủ trương của Trung ương để 3 huyện sắp xếp trong giai đoạn sau.Ở cấp xã, Phú Thọ có 80 đơn vị hành chính phải sắp xếp từ nay tới 2025 (53 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp và 27 xã liền kề) thành 32 xã mới.Đến nay, Phú Thọ đã thực hiện xong lấy ý kiến cử tri, nhiều nơi trên 90% đồng thuận.Để sáp nhập 80 xã, thị trấn giai đoạn từ nay tới 2025, UBND tỉnh Phú Thọ trước đó dự toán tổng kinh phí thực hiện 98,8 tỷ đồng. Trong ảnh, thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Ảnh: Toàn Vũ).Làm việc với đoàn công tác, lãnh đạo Phú Thọ cũng nêu khó khăn trong sắp xếp cán bộ cấp xã, bởi họ đều được đào tạo rất cơ bản, năng lực thực tiễn tốt, trong khi ngân sách địa phương đang khó khăn, khó cân đối. Tài sản công gồm trụ sở xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… không giải quyết được ngay và nếu nóng vội sẽ dẫn đến lãng phí.Tỉnh Phú Thọ kiến nghị Bộ Nội vụ, các bộ, ngành Trung ương xem xét cho phép 3 huyện và 14 xã đặc thù sẽ sắp xếp trong giai đoạn 2026-2030.Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị các tỉnh đẩy nhanh tiến độ, xây dựng đề án đúng lộ trình. Đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh (Ảnh: An Như).Đặc biệt, bà Oanh yêu cầu việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các tỉnh căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trình HĐND cùng cấp ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư.Các địa phương được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan để có hướng dẫn kịp thời về phương án sắp xếp, công tác quy hoạch đô thị, xử lý tài sản công đạt hiệu quả, đúng quy định.
Vụ 11 ngư dân mất tích ở Quảng Bình: Đề nghị Trung Quốc phối hợp tìm kiếm
Liên quan vụ 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp nạn trên biển, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo đơn vị liên quan đề nghị Trung Quốc tăng cường phương tiện, lực lượng phối hợp tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Thông tin được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra chiều 9/5, khi trả lời câu hỏi của báo chí, đề nghị cung cấp thông tin vụ tàu cá ở Quảng Bình gặp nạn trên biển gần đây và công tác bảo hộ công dân. Bà Hằng dẫn thông tin của các cơ quan chức năng cho biết ngày 2-3/5, 4 tàu cá của tỉnh Quảng Bình cùng 24 ngư dân gặp nạn trên biển.Các lực lượng chức năng cũng như tàu cá của Việt Nam đã phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc tích cực tìm kiếm cứu nạn các ngư dân."Cho đến nay, thông tin mà chúng tôi có được, các lực lượng đã cứu được 13 ngư dân, tìm thấy 1 ngư dân thiệt mạng và đang tích cực tìm kiếm 10 ngư dân còn lại", bà Hằng nói.Một số ngư dân trên các tàu cá bị chìm trên biển được đưa về bờ, hiện 10 người vẫn mất tích (Ảnh: Hoài Nam).Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, cũng như chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thông tin cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc, đề nghị Trung Quốc tăng cường cử các lực lượng cần thiết để tiến hành cứu nạn, tìm kiếm các ngư dân đang mất tích.Bà Phạm Thu Hằng cho biết đến nay, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cử phương tiện phối hợp với Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm.Cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc để tích cực tìm kiếm cứu nạn ngư dân, theo dõi cập nhật tình hình vụ việc và sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân tạm thời.Cơ quan chức năng vẫn đang triển khai các phương án tìm kiếm ngư dân mất tích (Ảnh: Hoài Nam).Trước đó vào khoảng 14h ngày 2/5, một tàu cá Quảng Bình mang số hiệu QB 92699 TS, do ông Nguyễn Đức Trung, trú huyện Bố Trạch (Quảng Bình) làm chủ cũng chìm trên biển. Một thuyền viên trên tàu được tàu cá địa phương cứu sống, 6 thuyền viên còn lại đang mất tích.Đến đêm 3/5, một tàu cá khác mang số hiệu QB 98614-TS bị mất liên lạc trên biển, trên tàu có 5 thuyền viên. Cũng trong đêm này, hai tàu cá QB 93712-TS và QB 92101-TS gặp nạn và chìm trên biển. 12 ngư dân trên 2 tàu cá này được các tàu địa phương phát hiện, cứu kịp thời để đưa vào bờ. Tuy nhiên vì sức khỏe yếu, chủ tàu QB 93712-TS là ông P.V.T., trú huyện Bố Trạch đã tử vong.Như vậy, đến nay đã có 13 ngư dân trên 4 tàu cá gặp nạn đã được cứu, 1 người tử vong, 10 người còn lại đang mất tích.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin đánh giá tác động của kênh Phù Nam Techo
"Chúng tôi mong muốn Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ đủ thông tin về dự án kênh đào Phù Nam Techo", theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/5, báo chí dẫn thông tin trong một cuộc họp gần đây tại Campuchia, Phó Thủ tướng Campuchia khẳng định nước này không lơ là cung cấp thông tin về kênh đào Phù Nam Techo cho VIệt Nam, cả chính thức và không chính thức.Lãnh đạo Chính phủ nước này cũng cho biết 5m3/s tương đương 0,053% lưu lượng sông Mekong và khẳng định kênh đào thậm chí còn góp phần giảm nhẹ lũ lụt ở miền Nam Việt Nam.Báo chí đề nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bình luận và cung cấp thêm thông tin liên quan dự án trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng (Ảnh: Mạnh Quân).Trả lời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết những thông tin liên quan kênh đào Phù Nam Techo mà Việt Nam có được cho đến thời điểm này chưa đủ để có thể đánh giá cụ thể về mức độ tác động của dự án."Vì vậy, như đã phát biểu, chúng tôi mong muốn phía Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ đầy đủ thông tin về dự án, tiến hành đánh giá chi tiết tác động của dự án với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong", bà Hằng nói. Đồng thời, Việt Nam đề nghị có những biện pháp quản lý chung dài hạn, bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia ven sông, quản lý sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước sông Mekong. Đồ họa về dự án kênh đào Phù Nam Techo, đường màu đỏ là phần kênh đào sẽ xây dựng, đường màu xanh là một phần sông Bassac hiện có (Đồ họa: Straits Times).Trước đó tại cuộc họp báo ở Campuchia ngày 6/5, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol cho biết nước này có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban hỗn hợp biết trước khi tiến hành công việc xây dựng, nhưng không bắt buộc phải tham vấn trước hoặc phải có thỏa thuận cụ thể với các nước thành viên Ủy hội sông Mekong. Ông Sun Chanthol nhấn mạnh Chính phủ nước này không lơ là trách nhiệm chia sẻ thông tin về dự án cả chính thức và không chính thức.Ông cho biết, nếu được yêu cầu, Campuchia sẽ cung cấp thêm thông tin cho Ủy hội sông Mekong, nhưng không có nghĩa vụ pháp lý phải làm như vậy. "Nếu các vị cần thông tin, hãy đề nghị Ủy hội sông Mekong", ông nói.Ông Chanthol nói rằng, Campuchia đã thực hiện trách nhiệm theo Hiệp định Mekong năm 1995 bằng việc thông báo dự án kênh đào Phù Nam Techo cho Ủy hội sông Mekong vào tháng 8 năm ngoái.Tuy nhiên, Ủy hội cho biết Campuchia đã không chia sẻ nghiên cứu khả thi của kênh đào mặc dù nhiều bên đề nghị và Ủy hội đã hai lần gửi thư đề nghị chính thức vào tháng 8 và tháng 10 năm ngoái.Ông Chanthol cũng cho hay, lưu lượng nước qua kênh đào dự kiến chỉ 5m3/s, tương đương 0,053% lưu lượng sông Mekong.Theo lãnh đạo Chính phủ Campuchia, con kênh sẽ được sử dụng để tưới tiêu trên đất liền và đánh bắt cá. Ông cho biết tuyến đường ngắn hơn của kênh đào ra biển dành cho sà lan và tàu từ và đến Phnom Penh chở hàng dệt may và nguyên liệu thô, điều này sẽ làm giảm phát thải khí nhà kính.Ông nói thêm, dự án có sự tham gia của nhiều tổ chức như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong, Công ty TNHH Tư vấn Vận tải Đường thủy - công ty con của Công ty Xây dựng Vận tải Trung Quốc (CCCC).
Đến 2030, Việt Nam có 10 doanh nhân lọt danh sách tỷ phú USD thế giới
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66 nhằm thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.Việc này nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội đối với vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp.Nghị quyết cũng xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cùng chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị.Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với các doanh nhân Việt Nam hồi tháng 10/2023 (Ảnh: Đoàn Bắc).Trong nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát huy vai trò mở đường dẫn dắt các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.Chính phủ kỳ vọng khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 32-38% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; khoảng 20-25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và 30-35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ.Số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới tăng 10% mỗi năm cũng là một mục tiêu đề ra.Đáng chú ý, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.Đến năm 2045, Chính phủ nêu định hướng phấn đấu một số doanh nhân làm chủ các tập đoàn có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành một số chuỗi giá trị của Việt Nam trong các ngành ưu tiên, có thế mạnh của đất nước.Cùng với đó, Chính phủ mong muốn hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế.Hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đưa ra để hiện thực hóa các mục tiêu này, trong đó có việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.Chính phủ cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến.Bên cạnh nhiệm vụ phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Chính phủ yêu cầu xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, khối lượng nội dung trình tại kỳ họp thứ 7 rất lớn, dự kiến thông qua 10 luật, 3 nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật và quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chủ trì họp giao ban giữa lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tổng kết công tác tháng 4, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm những tháng tiếp theo.Ông Trần Thanh Mẫn cho biết trong tháng 4 và đầu tháng 5, khối lượng công việc rất lớn, gồm cả các nhiệm vụ theo kế hoạch và nhiệm vụ đột xuất phát sinh, song các cơ quan đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt.Theo đó, các đơn vị đã kịp thời tham mưu chuẩn bị và tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 7, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Nghĩa Đức).Các đơn vị cũng tập trung cao độ để tham mưu, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7; tham mưu chuẩn bị tốt phiên họp chuyên đề pháp luật và phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xem xét, một số nội dung khác theo thẩm quyền.Đề cập nhiệm vụ trong tháng 5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý cần ưu tiên, tập trung tối đa, mọi mặt để chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kỳ họp thứ 7.Với các nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và đủ điều kiện trình Quốc hội, ông Mẫn đề nghị  khẩn trương hoàn thiện tài liệu hoặc đôn đốc cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện để gửi đến đại biểu Quốc hội.Đối với một số nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 33 tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì phối hợp với các cơ quan chủ trì thẩm tra để tham mưu xây dựng Báo cáo của Đảng đoàn Quốc hội, báo cáo Bộ Chính trị ngay sau khi kết thúc phiên họp.Cho biết, khối lượng nội dung trình tại Kỳ họp thứ 7 rất lớn (dự kiến thông qua 10 luật, 3 nghị quyết, cho ý kiến về 11 dự án luật và xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội nghiên cứu tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng dự kiến chương trình kỳ họp khoa học, chặt chẽ, hợp lý, tính khả thi cao.Các cơ quan chủ trì nội dung cần chủ động, xây dựng kế hoạch cụ thể về tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết để bảo đảm tiến độ, chất lượng các nội dung trình Quốc hội thông qua.Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Nghĩa Đức).Theo thông tin cập nhật của Văn phòng Quốc hội, đến hết ngày 8/5, mới có 4/13 nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua, đã gửi tờ trình, 13/13 nội dung chưa gửi Báo cáo giải trình, thẩm tra.Đối với nội dung trình Quốc hội cho ý kiến, mới có 6/11 nội dung đã gửi Tờ trình; 11/11 nội dung chưa gửi Báo cáo thẩm tra.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý kỳ họp thứ 7 phải khắc phục cho được việc gửi tài liệu chậm. Theo đó, Chính phủ cần bảo đảm gửi ngay tất cả báo cáo liên quan cho đại biểu Quốc hội và tiếp tục gửi khi có báo cáo điều chỉnh, bổ sung."Tinh thần là có tài liệu gì phải cập nhật, gửi ngay để đại biểu Quốc hội có thông tin và nghiên cứu trước, các cơ quan quán triệt tinh thần "không chờ, phải có sự chủ động từ sớm, từ xa", ông Mẫn yêu cầu.Bên cạnh đó, ông lưu ý khẩn trương hoàn thành việc xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn theo tiến độ đề ra; đôn đốc các cơ quan gửi báo cáo và tham mưu, phục vụ tốt hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7.
Luật Đất đai có hiệu lực sớm nửa năm để giải quyết các vấn đề nóng
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc sớm thi hành Luật Đất đai cũng như thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá sẽ góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doanh nghiệp.
Ngày 9/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương nghe báo cáo, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7 (sớm hơn so với quy định trong Luật là 1/1/2025), và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác về đất đai.Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào ngày 1/7/2024 và Dự thảo nghị quyết về phân cấp cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh đang được khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục và tiến độ đặt ra.Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương (Ảnh: Minh Khôi).Với Dự thảo nghị quyết thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối tượng thực hiện là dự án đầu tư công nhóm B, C đang vướng mắc do các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, đề xuất.Về Dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải đất ở, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môii trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh chính sách này nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án sử dụng đất sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ… đã được Nhà nước điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành đất ở.Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất ưu tiên thực hiện thí điểm đối với khu vực đô thị, khu vực quy hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc xây dựng các nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai sẽ góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doanh nghiệp.Tinh thần xây dựng nghị quyết được Phó Thủ tướng quán triệt là phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm soát, giám sát, bảo đảm điều kiện thực thi.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng trong triển khai dự án đầu tư, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương đề xuất danh mục cụ thể dự án nhóm B, C theo tiêu chí, hoặc những dự án cần tách công tác giải phóng mặt bằng để đưa vào nghị quyết thí điểm.Các địa phương cũng chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.Liên quan chính sách thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải đất ở, Phó Thủ tướng lưu ý phạm vi thực hiện là đất thuộc những cơ sở thương mại, dịch vụ, sản xuất trong đô thị thuộc diện phải di dời do ô nhiễm, ùn tắc giao thông... phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng.
Thủ tướng: "Đất có vị trí đẹp phải ưu tiên cho sản xuất, kinh doanh"
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng dành những vùng đất, vị trí đẹp và có lợi thế cho sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.
Định hướng này được Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý khi phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, sáng 9/5.Hà Nội cần đẩy nhanh hệ thống tàu điện, quy hoạch hai bên sông HồngTại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (Ảnh: Đoàn Bắc).Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhấn mạnh vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển, du lịch.Muốn phát triển vùng, ông Chính cho rằng vai trò Thủ đô Hà Nội là quan trọng nhất. Do đó, Hà Nội phải triển khai nhanh nhất hệ thống tàu điện metro để giải được bài toán vận chuyển hành khách; quan tâm cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hai bên sông Hồng; kết nối Hà Nội với phía Nam để giải quyết mạch máu giao thông vì các cửa ngõ thường xuyên bị ùn tắc.Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên đánh giá Quy hoạch vùng tạo ra khí thế cho vùng, nếu chỉ giới hạn phạm vi địa phương, nhiều sức mạnh của vùng sẽ bị hạn chế.Ông Thiên cho rằng nếu hoàn thiện được tuyến hành lang ven biển, vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ phát triển nhanh. Bên cạnh đó, vị chuyên gia gợi mở vùng Đồng bằng sông Hồng cần có hình mẫu phát triển quốc gia vượt trước, do đó cần thiết lập Khu thương mại tự do thế hệ mới ở Quảng Ninh, Hải Phòng để nâng cao năng lực cạnh tranh.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng được xây dựng với tư duy mới, tầm nhìn mới, cách làm mới, niềm tin mới để tạo ra giá trị mới.Định hướng này cũng nhằm tìm ra, thúc đẩy phát triển tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng và chỉ rõ những mâu thuẫn, hạn chế, để đưa ra giải pháp hóa giải, khắc phục.Khái quát nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, song Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò của vùng, đặc biệt là về văn hóa.Theo Thủ tướng, vùng có 3 cái thiếu: Thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế đột phá và thiếu nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp.12 từ khóa cho vùng Đồng bằng sông HồngThời gian tới, người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ 12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong triển khai Quy hoạch và phát triển, liên kết vùng, là: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện quy hoạch vùng một cách thực chất, hiệu quả, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trong đó, ông lưu ý đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là tăng thu, tiết kiệm chi, thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược, lấy vốn đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.Lãnh đạo Chính phủ gợi ý các địa phương xây dựng cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu và giám sát thực hiện quy hoạch… "Những vùng đất, vị trí đẹp, có lợi thế phải ưu tiên dành cho sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân", Thủ tướng định hướng.Nhấn mạnh trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, Thủ tướng dẫn chứng trong giải phóng mặt bằng cho các dự án, nếu chỉ còn một hộ dân chưa di dời, bí thư, chủ tịch tỉnh cũng phải tới gặp gỡ, đối thoại trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.Thủ tướng nghe đại diện Bộ KH&ĐT báo cáo về bản đồ quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng (Ảnh: Đoàn Bắc).Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng, hoàn thành trong quý II; tập trung cơ cấu lại các ngành kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có thế mạnh; ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa lớn, có tính kết nối quốc tế, liên vùng và hướng biển.Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực (nhất là nhân lực bán dẫn), thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…Mục tiêu quan trọng, theo người đứng đầu Chính phủ, là phải thu hút được những nhà đầu tư chiến lược.
4 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng có hạ tầng tốt nhất cả nước
Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh là 4 địa phương vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá có cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước. Trong đó, tỉnh dẫn đầu về hạ tầng là Quảng Ninh.
Thông tin này được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra tại Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng. Hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 9/5.Sau một năm thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh nhiều kết quả tích cực.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của vùng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế (sau vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Con số này gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước (cả nước tăng 5,05%).Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).Quy mô nền kinh tế đạt hơn 3.100 tỷ đồng - chiếm 30,1% GDP cả nước, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế (sau vùng Đông Nam Bộ 30,2%). GRDP bình quân đầu người đạt 131,9 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ 166 triệu đồng).Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước (vùng Đông Nam Bộ ước đạt 689.000 tỷ đồng).Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD (đứng trên vùng Đông Nam Bộ 11,394 tỷ USD).Quý I/2024, GRDP bình quân của vùng đạt 6,2% (bình quân cả nước 5,66%), thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 94.000 tỷ đồng, bằng 30,37% dự toán (311.000 tỷ đồng).Đặc biệt, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận định chất lượng cơ sở hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng được cải thiện.Có 4/11 địa phương trong vùng thuộc top 10 tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước (Quảng Ninh dẫn đầu cả nước, Hà Nội đứng thứ 4, Hải Phòng thứ 7, Bắc Ninh thứ 8).Thông tin thêm về cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết trong 20 dự án quan trọng mang ý nghĩa liên kết vùng, có 7 dự án đã khởi công.7 dự án này gồm: Đường Vành đai 4 vùng Thủ đô; đường Vành đai 5 vùng Thủ đô (đã triển khai một số đoạn qua các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình); cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B Quảng Ninh - Lạng Sơn, đoạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nâng cấp, mở rộng Nhà ga hành khách quốc tế T2 sân bay Nội Bài; Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; Cải tạo, nâng cấp tĩnh không cầu Đuống trên tuyến đường thủy số 1 từ Hải Phòng - Quảng Ninh - Việt Trì; các bến cảng số 3, 4, 5, 6, 7, 8 tại cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (Ảnh: Quân Đỗ).8 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư gồm: Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; Đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến; Tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (đoạn Hà Nội - Vinh); Tuyến đường sắt vành đai phía Đông từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng; Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; Tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Đầu tư xây dựng Nhà ga T2 sân bay Cát Bi.Các dự án còn lại đang được nghiên cứu, triển khai trong thời gian tới.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm, một số dự án quy mô lớn của vùng đã được Thủ tướng chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực ngân sách Trung ương để triển khai là đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình)…
Hơn 300 cảnh vệ tham gia bảo vệ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Để phục vụ cho sự kiện quan trọng trên, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ huy động trên 300 cán bộ, chiến sĩ cùng khối lượng lớn phương tiện kỹ thuật hiện đại, công cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Điện Biên.
Sáng 7/5, lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức thành công, an toàn tại sân vận động Điện Biên (TP Điện Biên Phủ). Buổi lễ mang tầm quan trọng về chính trị, ngoại giao, với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế. Góp phần vào thành công trên có sự đóng góp đặc biệt quan trọng của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an).Là đơn vị chủ công trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch bảo vệ các hoạt động của lễ kỷ niệm.Đại tá Đỗ Xuân Tiệp (Phó Tư lệnh Cảnh vệ, ở giữa) kiểm tra công tác an ninh Lễ diễu binh, diễu hành tại Sân vận động Điện Biên sáng 7/5 (Ảnh: BTL Cảnh vệ).Lần đầu tiên thiết lập Trung tâm chỉ huy lâm thờiĐể phục vụ cho sự kiện quan trọng trên, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ huy động trên 300 cán bộ, chiến sĩ cùng khối lượng lớn phương tiện kỹ thuật hiện đại, công cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Điện Biên.Ngay từ tháng 5/2023, tức một năm trước, Bộ Tư lệnh đã tham mưu Tiểu ban an ninh, trật tự nhiều nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn nhằm tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.Trung tướng Trần Hải Quân (Tư lệnh Cảnh vệ) cho biết Bộ Tư lệnh đã tổ chức 7 đoàn công tác lên Điện Biên để thống nhất các nội dung liên quan, tiến hành khảo sát, đánh giá thực địa tuyến đường bộ phục vụ di chuyển lực lượng phương tiện từ Hà Nội lên Điện Biên và ngược lại; địa điểm tổ chức các hoạt động kỷ niệm; các địa điểm phục vụ công tác hậu cần chiến đấu, thông tin liên lạc, trung tâm in, cấp phát thẻ, phù hiệu lâm thời tại Điện Biên; các điểm dừng nghỉ an toàn, trú ẩn an toàn và y tế; các điểm cao phục vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ.Lực lượng cảnh vệ bảo vệ Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự buổi lễ (Ảnh: BTL Cảnh vệ).Với tính chất quan trọng của buổi lễ, lần đầu tiên, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thiết lập Trung tâm chỉ huy lâm thời, sử dụng xe xử lý tình huống đa chức năng phục vụ công tác bảo vệ.Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Tư lệnh cũng chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tổ chức luyện tập, diễn tập các phương án bảo vệ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tác chiến, xử lý tình huống nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn trên cả 3 không gian: Trên không, mặt đất và dưới lòng đất.Rút kinh nghiệm từ những lần diễn tậpĐiện Biên là một tỉnh miền núi, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, quá trình triển khai công tác bảo vệ, công tác hậu cần phục vụ đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của lực lượng cảnh vệ gặp rất nhiều khó khăn.Do đó, Phòng Hậu cần đã được lãnh đạo Bộ Tư lệnh giao trách nhiệm đảm bảo an toàn về người, vũ khí, công cụ, phương tiện... của Bộ Tư lệnh, không để hư hỏng, mất mát trong quá trình di chuyển, thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống đột xuất xảy ra.Theo Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, các thiết bị, máy móc phục vụ công tác bảo vệ rất hiện đại, phải được bảo quản trong điều kiện đảm bảo các yêu cầu về độ ẩm, nhiệt độ.Cán bộ chiến sĩ lực lượng đặc nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tham gia bảo vệ sự kiện (Ảnh: BTL Cảnh vệ).Trong khi đó, tuyến đường di chuyển từ Hà Nội đi Điện Biên dài, đèo dốc, sương mù dày đặc, độ ẩm cao, thời tiết mưa, nắng bất thường. Đồng thời, tại Điện Biên cũng không có các kho bảo quản thiết bị chuyên dụng.Trung tá Đỗ Thị Anh Cúc (Trưởng Phòng Kỹ thuật bảo vệ) chia sẻ, để đảm bảo an toàn các thiết bị kỹ thuật đơn vị đã phối hợp với Phòng Hậu cần lựa chọn cán bộ lái xe có nhiều kinh nghiệm đi đường đồi núi và yêu cầu di chuyển với tốc độ ổn định, tránh rung, xóc làm ảnh hưởng đến các linh kiện điện tử.Để khắc phục khó khăn không có kho bảo quản, Trung tá Cúc cho biết Phòng Hậu Cần và Công an tỉnh Điện Biên đã thiết lập các kho bảo quản dã chiến tại TP Điện Biên; cắt, cử cán bộ kỹ thuật vận hành, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất."Trong phương án kỹ thuật, đơn vị cũng đã mang dư các thiết bị kỹ thuật đề phòng tình huống phát sinh", Trưởng phòng Kỹ thuật bảo vệ nói.Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ an ninh, an toàn lễ kỷ niệm, đầu tháng 4 và đầu tháng 5, Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế đã tổ chức diễn tập, xử lý tình huống nghiệp vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ tham dự sự kiện bị khủng bố tấn công tại Hà Nội và Điện Biên.Cán bộ chiến sĩ cảnh vệ và quân đội hướng dẫn đại biểu là thương binh vào khu vực kiểm tra an ninh (Ảnh: BTL Cảnh vệ).Thượng tá Trần Thế Việt (Phó Trưởng phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế) cho biết, Điện Biên là tỉnh chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các sự kiện có quy mô lớn."Vì vậy, trong quá trình triển khai công tác bảo vệ, đơn vị đã chủ động hướng dẫn địa phương làm tốt công tác đảm bảo an ninh trên nguyên tắc vừa đảm bảo an ninh, an toàn đối tượng cảnh vệ; vừa tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia, thụ hưởng thụ trọn vẹn không khí vui tươi, phấn khởi của các hoạt động kỷ niệm", Thượng tá Việt chia sẻ.Với kinh nghiệm bảo vệ các sự kiện đặc biệt quan trọng của đất nước; đặc biệt với sự chủ động trong phương án, kế hoạch bảo vệ, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ, cùng lực lượng công an, quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn, góp phần làm nên thành công của các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thu hồi hơn 1.660 tỷ của 216 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Theo báo cáo của Chánh án TAND Tối cao, nửa đầu năm 2024, các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản với 216 bị cáo trong 69 vụ án kinh tế, tham nhũng. Tổng số tiền và tài sản thu hồi là hơn 1.660 tỷ.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình vừa có báo cáo gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác của các tòa án trong 6 tháng đầu năm.Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết các Tòa án triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh số lượng các loại vụ việc phải thụ lý, giải quyết vẫn tiếp tục tăng với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, nhất là các tội phạm ma túy, xâm phạm trật tự an toàn giao thông, tham nhũng, kinh tế, chức vụ, giết người, xâm hại tình dục trẻ em...Thu hồi hơn 1.660 tỷ, nộp khắc phục hậu quả 266 tỷ đồngVề kết quả giải quyết, xét xử các loại vụ việc, các Tòa án đã thụ lý gần 400.000 vụ việc, giải quyết gần 220.000 vụ việc, đạt tỷ lệ 54,68%. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ việc đã thụ lý tăng 28.508 vụ (tăng 7,7%); đã giải quyết tăng 18.185 vụ.Trong số đó, riêng với các vụ án hình sự, Tòa án đã thụ lý hơn 55.000 vụ với gần 110.000 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được gần 42.000 vụ với 78.046 bị cáo.Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình (Ảnh: Hồng Phong).Về thụ lý, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ, các Tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 2.862 vụ với 6.451 bị cáo; đã xét xử 1.910 vụ với 3.754 bị cáo (so với cùng kỳ năm 2023, thụ lý tăng 841 vụ với 1.853 bị cáo, xét xử tăng 695 vụ với 1.394 bị cáo).Theo thủ tục phúc thẩm, các Tòa án đã thụ lý 695 vụ với 1.337 bị cáo, đã xét xử 305 vụ với 597 bị cáo; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 13 vụ với 16 bị cáo, đã xét xử 4 vụ với 5 bị cáo.  Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ mà Tòa án đã xét xử chủ yếu phạm các tội về Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Sản xuất, buôn bán hàng cấm, Tham ô tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ..."Các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng biện pháp kê biên tài sản, biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung", theo báo cáo của Chánh án TAND Tối cao.Cùng với việc quyết định hình phạt, Tòa án cũng tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước đối với những khoản tiền nhận hối lộ, được hưởng lợi từ việc phạm tội hoặc phải bồi thường, khắc phục hậu quả đối với những khoản tiền bị thất thoát, chiếm đoạt.Báo cáo của Chánh án cho thấy các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 69 vụ với 216 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản trên 1.662 tỷ đồng; có 59 vụ với 188 bị cáo đã khắc phục hậu quả nộp lại tài sản đã chiếm đoạt trên 266 tỷ đồng.Xử nghiêm đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong các vụ án tham nhũngTòa án nhân dân tối cao đã tập trung chỉ đạo các Tòa án tổ chức xét xử nghiêm minh, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ, đúng pháp luật đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; các vụ án dư luận xã hội quan tâm.Bên cạnh đó, tòa án đã phối hợp tốt với liên ngành tố tụng ở Trung ương chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo như: vụ án Việt Á, Tân Hoàng Minh, vụ án chuyến bay giải cứu, vụ án xảy ra tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát...Bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Việt Á) trong phiên xét xử đại án Việt Á hồi đầu năm (Ảnh: Nam Phương).Đặc biệt, Chánh án Nguyễn Hòa Bình Đã xử lý nghiêm một số vụ án gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, gây bức xúc trong xã hội được dư luận đánh giá cao, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.Theo đánh giá của Chánh án,  việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội.Trong thời gian tới, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết tòa án sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xét xử các vụ án.Tinh thần được Chánh án nhấn mạnh là xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản cho Nhà nước.Bên cạnh đó, các tòa án sẽ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu công tác kê khai tài sản trong Tòa án nhân dân; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc
Tại cuộc gặp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc, hai bên nhất trí cho rằng quan hệ Việt - Trung chưa bao giờ phát triển sâu sắc, toàn diện, thực chất như hiện nay.
Chiều 8/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Trương Khánh Vĩ, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc.Thủ tướng chào mừng và cảm ơn Phó Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao sang Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).Thủ tướng nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Trong chiến công vang dội này có nhiều dấu ấn và đóng góp quan trọng của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, bạn bè quốc tế, đặc biệt là của Trung Quốc.Với truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng sự giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình, chí nghĩa của Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc.Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ (Ảnh: TTXVN).Bày tỏ vinh dự dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc sang tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trương Khánh Vĩ khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam, cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.Chiến thắng này có được là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của quân đội và nhân dân Việt Nam; cùng với đó là sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc.Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc Trương Khánh Vĩ nhất trí cho rằng quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua đã có bước phát triển rất tích cực, đặc biệt là sau các chuyến thăm lẫn nhau của hai Tổng Bí thư.Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước đã xác lập "định vị mới" cho quan hệ song phương, nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.Theo đó, quan hệ Việt - Trung chưa bao giờ phát triển sâu sắc, toàn diện, thực chất như hiện nay.   Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thời gian tới, hai bên tăng cường tiếp xúc cấp cao và thúc đẩy cơ chế hóa giao lưu, hợp tác (Ảnh: TTXVN).Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.Thủ tướng đề nghị thời gian tới, hai bên tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao và các cấp, thúc đẩy cơ chế hóa giao lưu, hợp tác; đẩy mạnh kết nối chiến lược, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác giữa hai nước.Trong đó, hai bên ưu tiên kết nối giao thông đường bộ, đường sắt tại khu vực các tỉnh biên giới, thí điểm cửa khẩu thông minh, thúc đẩy kết nối giữa Việt Nam với các chiến lược phát triển vùng của Trung Quốc, hợp tác phát triển trong các lĩnh vực mới nổi như phát triển xanh, kinh tế số, tăng cường hợp tác du lịch, giao lưu nhân văn...Cùng với đó là nỗ lực kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng và các vấn đề còn vướng mắc, củng cố nền tảng xã hội của quan hệ song phương, xây dựng đồng thuận trong nhân dân về phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ khẳng định Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn coi đây là phương hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, sẵn sàng thúc đẩy trao đổi cấp cao, tăng cường kết nối hạ tầng giao thông giữa hai nước...Ông Trương Khánh Vĩ đề nghị hai bên tập trung triển khai tốt các Thỏa thuận hợp tác giữa Nhân đại toàn quốc Trung Quốc với Quốc hội Việt Nam ký kết tháng 4/2024 vừa qua, làm sâu sắc hơn nữa giao lưu hữu nghị và hợp tác thiết thực giữa cơ quan lập pháp hai nước.Qua đó thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược không ngừng phát triển sâu rộng, thực chất hơn nữa trong thời gian tới.
Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ loạt dự án giao thông trọng điểm
Với việc thi công dự án giao thông trọng điểm, nhất là các tuyến đường cao tốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt không kéo dài tiến độ, ít nhất phải đảm bảo hoặc vượt tiến độ 3-6 tháng.
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.Nhấn mạnh mục tiêu đến 2025 phải hoàn thành 3.000km và đến 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc, Thủ tướng cho biết từ đầu nhiệm kỳ đến nay, 1.000km được hoàn thành là nỗ lực và là kinh nghiệm quý cho giai đoạn tới.Cũng nhờ vào thành quả này, người đứng đầu Chính phủ đánh giá các bộ, ngành, địa phương cùng nhà thầu cũng lớn mạnh hơn.Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng báo cáo tại cuộc họp (Ảnh: Đoàn Bắc).Báo cáo của Bộ GTVT cũng nhấn mạnh vừa qua, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài gần 80 km đã được khánh thành, cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đã thông xe đưa vào khai thác, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc cả nước lên hơn 2.000km. Đồng thời, cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng dài 60km cũng được khởi công.Nhiều dự án giao thông trọng điểm khác như các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, sân bay Long Thành, Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường vành đai 3 TPHCM, đường vành đai 4 vùng Thủ đô được đẩy nhanh tiến độ, nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ.Đặc biệt, với Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, các dự án thành phần cơ bản đáp ứng tiến độ. Trong đó, gói thầu nhà ga hành khách đang thi công phần bê tông cốt thép bảo đảm tiến độ yêu cầu và phấn đấu đến tháng 9 chuyển sang lắp dựng kết cấu thép mái; các gói thầu đường cất hạ cánh, tuyến giao thông kết nối đang triển khai đáp ứng tiến độ.Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm (Ảnh: Đoàn Bắc).Đề cập nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các địa phương liên quan cần tập trung làm tốt, khẩn trương trong công tác giải phóng mặt bằng, vì việc này quyết định tiến độ của các dự án.Ông đề nghị địa phương nào chưa làm xong giải phóng mặt bằng cho các dự án cao tốc, phải quyết liệt làm xong trong quý II/2024. Bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất để làm việc này, theo yêu cầu của Thủ tướng.Bên cạnh đó, ông giao Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn công tác làm việc với các tỉnh, thành phố để trong tháng 5, giải quyết tất cả thủ tục liên quan các mỏ nguyên vật liệu phục vụ san lấp.Về thủ tục các dự án, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND 45 tỉnh, thành phố có dự án đi qua rà soát, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ thay mặt Chính phủ giải quyết các thủ tục, nhất là với đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Bảo Lộc - Liên Khương, cao tốc Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Hòa Bình và đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội.Người đứng đầu Chính phủ quán triệt không được để các dự án kéo dài tiến độ, ít nhất phải bảo đảm hoặc phấn đấu vượt tiến độ 3-6 tháng.Đi kèm với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, nhất là các nhà thầu tư vấn thiết kế phải bám sát công trường; rà soát lại thủ tục, không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành nếu vướng mắc phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với các địa phương để giải quyết, tránh tình trạng giấy tờ qua lại.Liên quan các nhà thầu trong nước và ngoài nước, Thủ tướng quán triệt phải làm minh bạch, lựa chọn nhà thầu cho đúng.Lãnh đạo các địa phương phát biểu tại Phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).Lãnh đạo Chính phủ kêu gọi tinh thần làm việc "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "chỉ bàn làm, không bàn lùi" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.Tại phiên họp, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đều dành nhiều thời gian đề cập vấn đề tăng cường bảo đảm các nguồn nguyên vật liệu đào đắp nền các dự án.Lãnh đạo UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng, các bộ, ngành ưu tiên cân đối nguồn cát do dự án đường Vành đai 3 TPHCM, đồng thời kiến nghị đưa một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn vào danh mục của Ban Chỉ đạo để tiến độ được đẩy nhanh trong thời gian tới…
Đề nghị kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Bắc Giang, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, trong đó có các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà...
Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Văn phòng Chính phủ, Cơ quan Văn phòng Quốc hội, được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét trong kỳ họp 41 vừa diễn ra (ngày 6-7/5).Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ảnh: UBKTTW).Báo cáo này đề cập tên nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo được xác định có vi phạm.Trong đó gồm các ông: Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Dương Văn Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang; Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.Một số cá nhân khác có vi phạm và bị đề nghị kỷ luật gồm: Hồ Văn Điềm, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai; Lê Tuấn Hồng, nguyên Bí thư Huyện ủy Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và các ông: Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Chu Quốc Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Hoàng Văn Nhiệm, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc.Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, những cá nhân này đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Những người được nêu tên còn vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.Ông Phạm Thái Hà (Ảnh: Hồng Phong).Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định họ gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị công tác, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.Cơ quan kiểm tra của Đảng quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông: Chu Quốc Hải, Hoàng Văn Nhiệm.Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông: Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà,  Hồ Văn Điềm, Lê Tuấn Hồng, Nguyễn Văn Khước.Trước đó, ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam khi Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.Ông Mai Tiến Dũng bị cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Còn ông Phạm Thái Hà và Dương Văn Thái, cũng lần lượt bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ Thuận An.Ông Phạm Thái Hà bị Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam hôm 22/4, để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.Ông Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt giam hôm 1/5 với cáo buộc Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Bộ Công an cho biết tài liệu điều tra cho thấy trong giai đoạn từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2023, Tập đoàn Thuận An đã trực tiếp hoặc liên danh, tham gia và trúng 38 gói thầu tại 16 tỉnh, thành với tổng giá trị trên 23.000 tỷ đồng.Đặc biệt trong năm 2022-2023, Tập đoàn này phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng trị giá 18.000 tỷ, trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn của chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau Covid-19.Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, các bị can liên quan vụ Thuận An như Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Tập đoàn Thuận An), Phạm Thái Hà, Dương Văn Thái và nhiều bị can khác, đều khai báo với thái độ thành khẩn, khá chi tiết, làm rõ bản chất vụ án. Một số người chủ động khắc phục hậu quả, thiệt hại.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội
Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Vương Đình Huệ, ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động Quốc hội và Ủy ban TVQH cho đến khi bầu Chủ tịch Quốc hội mới.
Chiều 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Ảnh: Phạm Thắng).Trước đó, Quốc hội đã tiến hành quy trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.Ông Trần Thanh Mẫn sinh năm 1962, quê ở Hậu Giang, là Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân chính trị.Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII và là đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV, XV.Trong quá trình công tác, ông Mẫn có thời gian dài làm công tác Đoàn tại các tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ.Từ tháng 7/1994, ông Trần Thanh Mẫn làm Chánh Văn phòng, sau đó lần lượt nắm giữ các vị trí Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Cần Thơ.Ông Trần Thanh Mẫn cũng có hơn 4 năm làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ, trước khi giữ cương vị Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vào năm 2018.Tháng 4/2021, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV; được phân công làm Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Ba tháng sau, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, ông Trần Thanh Mẫn tái đắc cử chức Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và được phân công làm Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. 
Toàn văn thông cáo kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa XV
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội và cho thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa XV với ông Vương Đình Huệ, bãi nhiệm ĐBQH với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Tổng Thư ký Quốc hội vừa ban hành thông cáo về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV"Chiều 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.Kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa XV (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).- Xem xét việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn Thái thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.Sau khi nghe trình bày các tờ trình, ý kiến phát biểu của ông Vương Đình Huệ, Quốc hội đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và thông qua:- Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.- Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn Thái.
Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
Ông Dương Văn Thái, Bí thư Bắc Giang, bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 7. Việc này diễn ra chỉ một ngày sau khi Ủy ban TVQH đồng ý với đề nghị khởi tố, bắt giam ông Thái.
Theo quyết định được đưa ra tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 7 diễn ra chiều 2/5, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín và thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.Trước khi bị bãi nhiệm, ông Dương Văn Thái là Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.Điều 7 Hiến pháp năm 2013 quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND bị cử tri hoặc Quốc hội, HĐND bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.Trường hợp Quốc hội bãi nhiệm, việc này phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.Ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang (Ảnh: Quốc Chính).Một ngày trước, Tổng Thư ký Quốc hội phát hành thông cáo báo chí về việc cho phép khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn Thái.Theo thông báo của Tổng Thư ký Quốc hội, hôm 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1046, đồng ý đề nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV theo quy định của pháp luật.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng thời tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV, kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can.Ông Dương Văn Thái sinh năm 1970, quê ở Bắc Giang, có trình độ Tiến sĩ Kinh tế. Quá trình công tác của ông Dương Văn Thái trải qua nhiều vị trí tại tỉnh Bắc Giang.Ông từng là cán bộ Phòng Văn hóa thông tin Thể dục thể thao thị xã Bắc Giang; Phó Chi cục, Trưởng Chi cục Thuế thị xã Bắc Giang.Sau đó, ông lần lượt nắm giữ các vị trí lãnh đạo tại địa phương như Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND TP Bắc Giang; Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.Tháng 10/2020, ông Dương Văn Thái được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang khóa XIX nhiệm kỳ 2020-2025 và giữ cương vị đó cho đến nay.
Miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Vương Đình Huệ
Ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội và thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, theo quyết định được Quốc hội đưa ra sau khi bỏ phiếu kín tại kỳ họp bất thường lần thứ 7.
Chiều 2/5, Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ 7 theo triệu tập của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Sau khi nghe trình bày các báo cáo, tờ trình, Quốc hội đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín, thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng.Ông Vương Đình Huệ chính thức thôi chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV (Ảnh: Tiến Tuấn).Trước đó, ông Vương Đình Huệ đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, xin nghỉ công tác và được Ban Chấp hành Trung ương đồng ý.Tại Hội nghị Trung ương hôm 26/4, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.Ban Chấp hành Trung ương đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở. Ông Huệ được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Ông Huệ cũng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Hôm 22/4, trợ lý của ông Vương Đình Huệ là ông Phạm Thái Hà (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Quyết định khởi tố này nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.Ban Chấp hành Trung ương nhận định những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê ở Nghệ An. Ông là giáo sư, tiến sĩ Kinh tế.Ông là Ủy viên Trung ương bốn khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV và XV.Trải qua 22 năm công tác ở Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính), ông Huệ sau đó được bổ nhiệm làm Phó tổng Kiểm toán Nhà nước rồi Tổng kiểm toán Nhà nước, năm 2006.Ông giữ chức Bộ Trưởng Tài chính từ tháng 8/2011, đến tháng 12/2012 được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (kiêm nhiệm Bộ trưởng Tài chính đến tháng 5/2013). Từ tháng 4/2016, ông là Phó Thủ tướng.Bốn năm sau, ông Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau đó được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng.Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV (tháng 3/2021), ông Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Ba tháng sau đó, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV.
Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 7, xem xét công tác nhân sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa XV. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký ban hành thông cáo về dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa XV.Quyết định triệu tập kỳ họp quốc hội bất thường lần thứ 7 cũng đã được gửi tới các đại biểu Quốc hội. Kỳ họp sẽ diễn ra chiều 2/5 tại nhà Quốc hội.Việc triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường lần này để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội, căn cứ vào Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội.Các đại biểu Quốc hội khóa XV họp trong Hội trường Diên Hồng (Ảnh: Phạm Thắng).Trước đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hôm 26/4, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.Ban Chấp hành Trung ương đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở. Ông Huệ được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Ông Huệ cũng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nướcChủ tịch Quốc hội là chức danh do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, do đó, quy trình miễn nhiệm với ông Vương Đình Huệ sẽ do Quốc hội tiến hành.Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 7 diễn ra trong bối cảnh chỉ còn gần 20 ngày nữa là khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Với việc tổ chức kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội khóa XV sẽ có 7 kỳ họp bất thường kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XV. Đây là việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 78 năm hoạt động của Quốc hội Việt Nam - khi số kỳ họp bất thường bằng số kỳ họp bình thường.Hơn một tháng trước, kỳ họp bất thường lần thứ 6 diễn ra để tiến hành quy trình nhân sự thuộc thẩm quyền.Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã miễn nhiệm các chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh đối với ông Võ Văn Thưởng; đồng thời cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Thưởng.Quốc hội cũng đã bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cựu lãnh đạo: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
Nội dung này có trong thông cáo kỳ họp 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, diễn ra trong hai ngày 6 và 7/5.Tại kỳ họp này, cơ quan kiểm tra của Đảng đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng UBND TPHCM.Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng UBND TPHCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.Tập thể Đảng này cũng được xác định đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND Thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng ở các dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện.Nhiều tổ chức đảng, đảng viên liên quan đã bị xử lý kỷ luật, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.Những vi phạm đó, theo cơ quan kiểm tra của Đảng, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền TPHCM, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.Chỉ ra trách nhiệm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề cập trách nhiệm của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015; Ban cán sự đảng UBND Thành phố các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.Bên cạnh đó, những vi phạm trên còn có trách nhiệm cá nhân của các ông: Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; ông Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố, cùng một số tổ chức đảng, đảng viên khác.Ông Lê Thanh Hải (Ảnh: Hữu Khoa).Ủy ban Kiểm tra Trung ương vì thế quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND TPHCM các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 cùng Đảng ủy các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2015-2020; Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2010-2015.Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng với Đảng ủy các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.Cơ quan kiểm tra của Đảng đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015 và ông: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy, Ban cán sự đảng UBND TPHCM lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra; xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo thẩm quyền.Hồi tháng 3/2020, ông Lê Thanh Hải bị cách chức nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM giai đoạn 2010-2015.Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, ông Hải phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ và Thường trực Thành ủy (nhiệm kỳ 2010-2015) đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.Ông Lê Thanh Hải được xác định đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban thường vụ Thành ủy.Ngoài ra, với cương vị Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố (giai đoạn 2001-2006), ông Lê Thanh Hải đã trực tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của HĐND thành phố và quy định của pháp luật.
Thường trực Chính phủ nêu yêu cầu về xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp
Với nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp, Thường trực Chính phủ lưu ý nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh.
Đây là yêu cầu của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình xây dựng, trình ban hành và nội dung chính của Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA); cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.Theo Thường trực Chính phủ, nghị định này là cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các nguồn điện, nhất là các nguồn điện sạch và bền vững; huy động nguồn lực từ xã hội để phát triển nguồn điện, góp phần giảm áp lực phát triển nguồn điện lên Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.Bên cạnh đó, các cơ chế này cũng góp phần làm cho thị trường điện lực trở lên công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn.(Ảnh minh họa)Cho biết việc xây dựng các quy định đang chậm tiến độ, Thường trực Chính phủ lưu ý với Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, trong quá trình xây dựng nghị định cần nghiên cứu về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác; đánh giá tác động đến các chủ thể, nhất là EVN.Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước 15/5.Với 2 nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG, Thường trực Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu khuyến khích một cách thực chất, khả thi trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.Thường trực Chính phủ lưu ý rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo việc đề xuất chính sách không được sơ hở dẫn đến việc lợi dụng chính sách.Cụ thể, đối với Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, cần khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện này nhưng phải đi kèm điều kiện.Với Nghị định quy định cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG, Thường trực Chính phủ yêu cầu xác định rõ vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước trong đầu tư xây dựng và cung cấp hạ tầng dùng chung cho sản xuất, nhập khẩu, lưu trữ, phân phối khí và tác động của các chính sách, nhất là với giá và sản lượng…Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương hoàn thiện 2 nghị định trình Chính phủ trong tháng 5.
Nghiên cứu cơ chế thu hồi tài sản bị chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội
Bộ Tư pháp yêu cầu khắc phục bất cập, vướng mắc trong kê biên tài sản, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản; nghiên cứu cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội.
Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp vừa ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.Kế hoạch yêu cầu kịp thời thông tin, lan tỏa cách làm hay trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lĩnh vực thi hành án dân sự và hoạt động khác có liên quan.Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái (Ảnh: Kim Quy).Tổng cục Thi hành án dân sự phải yêu cầu các cơ quan thi hành án xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được phân công phù hợp với thực tiễn. Tổng kết thi hành Luật Thi hành án dân sự cũng như các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.Đặc biệt phải rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thuộc chức năng của Bộ, ngành tư pháp.Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập, vướng mắc pháp luật trong kê biên tài sản để thi hành án, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản để thi hành án; nghiên cứu khả năng xây dựng cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội.Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ quy trình thi hành án từ thủ tục ra quyết định, thông báo, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế và xử lý tiền, tài sản thi hành án bảo đảm theo các nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Điều 3 Quy định số 132-QĐ/TW.Đề xuất tham mưu giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp theo dõi, chỉ đạo.Trao đổi với phóng viên Dân trí mới đây, Tổng cục trưởng Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái khẳng định đã xây dựng kịch bản thu hồi tài sản chi tiết cho các vụ đại án Vạn Thịnh Phát, FLC, Tân Hoàng Minh, Việt Á… để có biện pháp bố trí nguồn lực phù hợp (Ảnh: Hải Long)."Không để xảy ra hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền quản lý", kế hoạch nhấn mạnh. Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp cũng chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận công chức làm công tác thi hành án dân sự. Năm 2023, kết quả thi hành án dân sự đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng, trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế - tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.6 tháng đầu năm nay (tính từ tháng 10/2023 đến hết tháng 3/2024 theo quy định của ngành), công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực.Toàn ngành thi hành án đã thi hành xong trên 242.300 việc và gần 47.600 tỷ đồng. Trong đó, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 1.177 việc với hơn 10.000 tỷ đồng. 
Cụ ông "trốn nhà" đi Điện Biên: Tôi chỉ mong thắp 1 nén hương cho đồng đội
Một gia đình tại Yên Bái "tá hỏa" khi người cha là cựu chiến binh 94 tuổi bỗng biến mất. Đăng tin tìm kiếm khắp nơi, họ mới biết cụ đã tự tìm đường đến Điện Biên và được người dân địa phương tiếp đón.
Câu chuyện được bà Nguyễn Thị Nho, một người dân tại Tổ 13 phường Mường Thanh chia sẻ với phóng viên.Ngày 5/5, con gái bà Nho (công tác tại Hội cựu chiến binh tỉnh Điện Biên) đã đưa về cho mẹ một cụ ông mặc quân phục cũ kỹ, tuổi hơn 90. Qua hỏi thăm, bà Nho được biết ông cụ tên Đặng Đức Sính, cựu chiến binh Đại đoàn 304 từng chiến đấu tại Điện Biên Phủ.Bà Nho đón cụ Sính về nhà, lo chỗ ăn ở và chăm sóc cụ như người thân (Ảnh: Hữu Khoa).Cụ Sính nhà ở Văn Chấn, Yên Bái. Do con cái bận không thể đưa lên Điện Biên, cụ đã "trốn nhà", tự bắt xe đến thành phố Điện Biên Phủ. Khi đến nơi, cụ vào gặp cơ quan chỉ huy quân sự địa phương rồi được giới thiệu sang Hội cựu chiến binh tỉnh.Sau khi hỏi thăm thông tin, Hội cựu chiến binh đã xin cho cụ một tấm thẻ đại biểu để vào khán đài sân vận động dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ."Cụ rất muốn lên Điện Biên, nhưng các con cụ đang làm bộ đội, giáo viên, không thể xin nghỉ để đưa bố đi được. Cụ bảo 'trừ ông trời cấm, còn không ai cấm được bố khi bố muốn quay trở lại Điện Biên", bà Nho kể lại với phóng viên. Ông Sính thắp nén hương cho đồng đội tại nghĩa trang Đồi A1 (Ảnh: Hữu Khoa).Theo xác minh từ phía huyện Văn Chấn, cụ Đặng Đức Sính sinh năm 1930, nhập ngũ năm 1953 tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 9, Đại đoàn 304.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 9 góp phần cùng đơn vị bạn bắt sống toàn bộ quân địch ở cứ điểm Hồng Cúm (phân khu nam).Chia sẻ với phóng viên, cụ Sính cho biết vào thời điểm diễn ra chiến dịch, cụ là chiến sĩ nuôi quân. Vị cựu binh đã trải qua những ký ức đau lòng như khi mang cơm cho đồng đội thì anh em đã hy sinh gần hết.Mong mỏi lớn nhất của cụ Sính khi lên tới Điện Biên là được vào nghĩa trang liệt sĩ để thắp một nén hương cho đồng đội. Với sự giúp đỡ của gia đình bà Hồng, người cựu chiến binh đã đạt được mong ước này. Dù mới gặp lần đầu, gia đình bà Nguyễn Thị Nho đã coi cụ Sính như người thân trong nhà. Bà lo cho cụ nơi ăn nghỉ, đưa cụ đi tham quan các di tích tại Điện Biên Phủ vào ngày 6/5.Gia đình cụ Sính tại Yên Bái sau khi biết sự việc đã gọi điện cho bà Nho. Trao đổi qua điện thoại, họ an tâm hơn khi biết cụ ông đã được gia đình đón tiếp chu đáo.Dự kiến vào sáng 8/5, gia đình bà Nho sẽ đưa cụ Sính ra bến xe để trở về Yên Bái.
Việt Nam đối thoại với quốc tế về nhân quyền
Đoàn đại biểu Việt Nam do lãnh đạo Bộ Ngoại giao dẫn đầu đã tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Phiên đối thoại diễn ra ngày 7/5, tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneve (Thụy Sỹ). Cùng tham gia đoàn có đại diện Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Ngoại giao, Công an, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư; cùng Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.Phiên rà soát UPR về Việt Nam cũng được các nước quan tâm cao với hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn, thực chất. Một số nước chúc mừng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt thay mặt đoàn Việt Nam trình bày báo cáo quốc gia tại phiên đối thoại (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo quốc gia của Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ lòng tự hào của đoàn Việt Nam khi đối thoại với các nước đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính tại Trụ sở Liên Hợp Quốc.Đây chính là nơi chứng kiến quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve năm 1954, những sự kiện lịch sử quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Việt Nam và nhiều dân tộc trên thế giới.Đoàn Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu để đất nước có được ngày hôm nay.Khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết với chủ trương coi con người là trung tâm, mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước, Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng.Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế.Các quyền y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, internet, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên Hợp Quốc xếp hạng liên tục được cải thiện.Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số và thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền con người.Phiên rà soát UPR về Việt Nam nhận được sự quan tâm cao của các nước thành viên Liên Hợp Quốc (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Tại phiên rà soát, các nước ghi nhận chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.Nhiều nước hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.Đoàn Việt Nam khẳng định những ưu tiên của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, trong đó có xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người, tăng cường giáo dục về quyền con người…Được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thành lập từ năm 2008 và tiến hành định kỳ 4-5 năm một lần, UPR là cơ chế liên chính phủ với nhiệm vụ rà soát tổng thể tình hình nhân quyền tại tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch và xây dựng.Đồng thời, đoàn Việt Nam trả lời nhiều câu hỏi, cung cấp thêm thông tin về các vấn đề được các nước quan tâm, trong đó có nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh, bao trùm, phát triển của internet và mạng xã hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động...Cùng với đó là những thông tin liên quan vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do học thuật, gia nhập và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phòng chống mua bán người, thực hiện Công ước chống tra tấn, hỗ trợ người dân tộc thiểu số…Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt.Đoàn nhấn mạnh không có một mô hình chung cho tất cả các nước, mỗi nước tùy theo đặc thù, điều kiện của mình sẽ có con đường phát triển riêng. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn để xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản.Tại phiên đối thoại, Việt Nam nhận được khoảng 300 khuyến nghị với nội dung đa dạng, đề cập đến tất cả các lĩnh vực quyền con người.Sau phiên đối thoại, ngày 10/5, Nhóm công tác về UPR của Hội đồng Nhân quyền sẽ họp để xem xét thông qua Báo cáo về kết quả rà soát UPR đối với Việt Nam, trình Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chính thức thông qua tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vào tháng 9, tháng 10 năm nay. 
Tiếp tục thí điểm, khẩn trương luật hóa hoạt động của xe điện 4 bánh
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Công an sớm thể chế hóa các quy định về hoạt động của xe điện 4 bánh vào trong Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Sáng 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.Theo báo cáo của Bộ GTVT, Luật Giao thông đường bộ chưa có quy định về xe 4 bánh chạy bằng điện và hoạt động vận tải chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế của phương tiện này.Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, đến nay cả nước có 35 địa phương được Thủ tướng đồng ý cho thí điểm hoạt động đối với xe điện 4 bánh phục vụ chở khách du lịch trong phạm vi hạn chế, với 118 đơn vị và 3.488 phương tiện.Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm (Ảnh: Minh Khôi).Qua đánh giá cho thấy, việc sử dụng xe điện 4 bánh chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế tạo sự văn minh, thuận tiện trong công tác phục vụ du lịch, đồng thời thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Tốc độ di chuyển phương tiện thấp nên bảo đảm an toàn khi lưu thông.Tuy nhiên, loại phương tiện này chưa được quy định trong Luật Giao thông đường bộ nên việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật, áp biểu tính các loại thuế, phí liên quan… đều có khó khăn cho cả cơ quan Nhà nước cũng như doanh nghiệp.Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, cho biết tại một số địa phương còn có tình trạng hoạt động tự phát, phương tiện không đủ giấy tờ để đăng ký, đăng kiểm theo quy định.Việc quản lý phạm vi hoạt động và xử phạt vi phạm giao thông của xe điện 4 bánh, theo ông Đức, còn rất khó khăn, đã xảy ra một số vụ tai nạn.Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Ảnh: Minh Khôi).Vừa qua, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương để bổ sung quy định quản lý hoạt động xe điện 4 bánh vào Dự thảo Luật Đường bộ, Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, hoạt động xe 4 bánh chạy bằng điện chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế đã đáp ứng nhu cầu cuộc sống, theo xu hướng giao thông xanh.Ông lưu ý Bộ GTVT, Bộ Công an cần sớm tổng kết để thể chế hóa các chính sách, quy định, thực tiễn vào trong Dự thảo Luật Đường bộ, Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, chỉ ra những vướng mắc, tồn tại cần điều chỉnh, khắc phục."Việc xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, thừa nhận, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, đánh giá chất lượng của loại phương tiện này ở các nước phát triển", Phó Thủ tướng nêu quan điểm.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (Ảnh: Minh Khôi).Ông giao các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện ngay sau khi Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua.Đối với việc tiếp tục thí điểm hoạt động xe điện 4 bánh, Phó Thủ tướng yêu cầu các phương tiện phải bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, đánh giá chất lượng của các nước phát triển; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của Việt Nam.Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương chịu trách nhiệm cấp phép đăng ký, cụ thể hóa phạm vi hoạt động của xe điện 4 bánh. Tổ chức, đơn vị đang khai thác, sử dụng, quản lý xe điện 4 bánh cũng phải chịu trách nhiệm về phạm vi hoạt động thực tế của loại phương tiện này.
Ông Nguyễn Văn Chung giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh này.
Chiều 4/5, tại tỉnh Đắk Lắk, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.Tại buổi lễ, ông Phạm Quốc Hưng, Phó Chánh án TAND tối cao đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk đối với ông Nguyễn Văn Chung (54 tuổi, Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk).Ông Nguyễn Văn Chung (bên trái) được bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk (Ảnh: Uy Nguyễn).Ông Chung được bổ nhiệm thay cho ông Nguyễn Duy Hữu, Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk nghỉ hưu theo chế độ.Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Quốc Hưng mong muốn trong cương vị công tác mới, tân Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, không ngừng phấn đấu, tìm tòi, học hỏi, nâng cao trách nhiệm trong công tác, đoàn kết cùng với tập thể TAND tỉnh Đắk Lắk hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Sau khi nhận quyết định bổ nhiệm, ông Nguyễn Văn Chung bày tỏ niềm vinh dự khi được Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TAND tối cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng TAND tỉnh tin tưởng, tín nhiệm giao phó nhiệm vụ.Tân Chánh án TAND tỉnh cho biết, bản thân sẽ không ngừng học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cùng tập thể đơn vị khi thực thi mọi công việc được phân công.
Bộ Công an thông tin diễn biến mới về tiến độ điều tra vụ Phúc Sơn
Liên quan vụ Phúc Sơn, đến nay cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can. Trung tướng Tô Ân Xô cho biết so với tháng trước, số người bị bắt giam tăng thêm 6.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 chiều 4/5, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết đến nay cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam 23 bị can liên quan vụ Phúc Sơn.Con số này, theo ông Xô, tăng 6 bị can so với thông tin đã công bố tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng trước.Người phát ngôn Bộ Công an cho biết hiện nay, cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra mở rộng.Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an (Ảnh: Khương Trung).Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, lãnh đạo, cán bộ ở nhiều địa phương đã bị khởi tố, bắt giam thời gian qua.Trong đó, có ba lãnh đạo cấp cao của tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Phó bí thư thường trực Phạm Hoàng Anh, cựu Chủ tịch Lê Duy Thành. Cả ba người này cùng bị khởi tố để điều tra về tội Nhận hối lộ.Tại Quảng Ngãi, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam Chủ tịch tỉnh Đặng Văn Minh, hai cựu Chủ tịch tỉnh Cao Khoa và Lê Viết Chữ, cùng nhiều cán bộ sở ngành khác.Những người liên quan bị điều tra Nhận hối lộ hoặc Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng ông Đặng Trung Hoành, Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, bị bắt về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.Hồi cuối tháng 2, cảnh sát cũng bắt giam Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu Pháo), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sơn. Hậu "Pháo" bị cáo buộc đưa tiền cho nhiều người, trong đó riêng bị can Đặng Trung Hoành, Chánh văn phòng huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) nhận 64 tỷ đồng từ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn.
Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong vụ án xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết thông tin này khi trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí.Theo ông Xô, mở rộng vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan, ngày 30/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/5 (Ảnh: Khương Trung).Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt giam để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Bộ Công an đã phối hợp với các lực lượng liên quan thực hiện thủ tục tố tụng theo đúng quy định.Người phát ngôn Bộ Công an chia sẻ thêm, khi lãnh đạo Ban chuyên án báo cáo về một số vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khen ngợi với lực lượng công an quyết tâm, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực."Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục quyết tâm, quyết liệt hơn nữa theo tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật", Trung tướng Tô Ân Xô cho biết.Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Ảnh: Việt Hùng).Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, ông Mai Tiến Dũng từng hai lần bị kỷ luật.Hôm 27/1, Bộ Chính trị kỷ luật khiển trách ông Mai Tiến Dũng vì đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.Trước đó, giữa tháng 1/2023, Ban Bí thư quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, do vi phạm liên quan các chuyến bay giải cứu đưa công dân về nước trong dịch Covid-19.
Vụ Thuận An: Khởi tố cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, liên quan vụ Thuận An, theo Trung tướng Tô Ân Xô.
Thông tin này Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5.Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí về tiến độ điều tra vụ Thuận An, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết đến nay, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam 8 bị can. Và bị can mới nhất là cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái.Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an (Ảnh: Khương Trung).Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. "Thủ tục tố tụng được tiến hành vào ngày 1/5", ông Xô thông tin.Với vụ án này, tài liệu điều tra cho thấy trong giai đoạn từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2023, Tập đoàn Thuận An đã trực tiếp hoặc liên danh, tham gia và trúng 38 gói thầu tại 16 tỉnh, thành với tổng giá trị trên 23.000 tỷ đồng.Đặc biệt trong năm 2022-2023, Tập đoàn này phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng trị giá 18.000 tỷ, trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn của chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau Covid-19.Theo Trung tướng Tô Ân Xô, đến nay, các bị can liên quan vụ Thuận An như Nguyễn Duy Hưng, Phạm Thái Hà, Dương Văn Thái và nhiều bị can khác, đều khai báo với thái độ thành khẩn, khá chi tiết, làm rõ bản chất vụ án. Một số người chủ động khắc phục hậu quả, thiệt hại."Qua vụ án này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kêu gọi những ai mắc sai phạm vụ án kể trên hãy trung thực báo cáo với tổ chức hoặc tự thú để được hưởng khoan hồng", Người phát ngôn Bộ Công an kêu gọi.Ông Dương Văn Thái (Ảnh: Báo Bắc Giang).Ông Dương Văn Thái sinh năm 1970, quê ở Bắc Giang, là Tiến sĩ Kinh tế. Quá trình công tác của ông Dương Văn Thái trải qua nhiều vị trí tại tỉnh Bắc Giang.Tại kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa XV hôm 2/5, ông Dương Văn Thái bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành nghị quyết tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, đồng ý đề nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.Liên quan đến vụ Thuận An, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 7 bị can Trong đó, có 3 bị can liên quan ở Bắc Giang, gồm các ông: Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, Đàm Văn Cường (Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án) và Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang.Ông Nguyễn Văn Thạo cùng cấp phó Đàm Văn Cường bị bắt về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ, còn ông Hoàng Thế Du bị bắt về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.4 bị can còn lại gồm các nhân sự của Tập đoàn Thuận An và ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.Ông Hà bị khởi tố, bắt giam một ngày trước để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.Trước đó, hôm 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cũng bắt ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng giám đốc về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.Ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An sau đó cũng bị bắt về tội Đưa hối lộ.Sau khi khởi tố vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, C03 đã yêu cầu nhiều địa phương như Đắk Lắk, Phú Yên... cung cấp hồ sơ liên quan đến các gói thầu của Thuận An.Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm và thu hồi triệt để tài sản.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về "nước lấy dân làm gốc" trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
"Nước lấy dân làm gốc"(1) là một nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận sâu sắc và định hướng thực tiễn đặc biệt quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tư tưởng này cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Kế thừa, phát huy truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng, đề cao vai trò, sức mạnh của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"(2).Trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, nội hàm tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rất rõ, rất cụ thể trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân: "cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân,..."(3). Theo Người, mọi người dân đều có thể tham gia kháng chiến, không phân biệt giới tính, độ tuổi; tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, từ thô sơ đến hiện đại, bằng nhiều cách đánh khác nhau: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc"(4).Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng"(5). Đây là lời hiệu triệu, khích lệ tinh thần của nhân dân, của toàn dân tộc đồng lòng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Có thể khẳng định tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là cơ sở, nền tảng để Đảng ta vận dụng hình thành đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.Thấm nhuần tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đề ra đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, lấy lợi ích của quốc gia - dân tộc, lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu cao nhất để tập hợp lực lượng, tiến hành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định: "Trong điều kiện lịch sử mới, khi đã có chính quyền thống nhất quản lý cả nước tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bài học "lấy dân làm gốc" được nêu lên trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI chẳng những vẫn giữ nguyên giá trị mà còn có ý nghĩa đặc biệt"(6).Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 35 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 và 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Đảng ta rút ra 05 bài học kinh nghiệm; trong đó, bài học thứ hai đã chỉ rõ: "... phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"(7). Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về "nước lấy dân làm gốc", nhờ đó thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân và vận động ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Hiện nay, cùng với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có biến chuyển nhanh, diễn biến phức tạp,... tác động nhiều chiều đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta, với cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Ở trong nước, tình hình trên các vùng biển, đảo tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định; các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, chế độ, cuộc sống bình yên của nhân dân, v.v. Vì vậy, hơn bao giờ hết đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan tâm chăm lo, bồi dưỡng sức dân, khơi dậy, động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong tăng cường sức mạnh quốc phòng, trọng tâm là xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tập trung vào thực hiện tốt một số nội dung giải pháp chủ yếu sau.Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong vận dụng tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" của Người vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, ngành, địa phương, lực lượng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân trong nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về "nước lấy dân làm gốc" vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Vì vậy, trước hết, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục những vấn đề cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về "nước lấy dân làm gốc" trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Trong đó, tập trung vào những vấn đề về vai trò, sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước, nhất là đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân; những tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết số 44-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, v.v. Trên cơ sở đó, tiếp tục khẳng định sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của toàn dân; lực lượng bảo vệ Tổ quốc là lực lượng toàn dân; trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Bên cạnh đó, chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong vận dụng tư tưởng trên của Người vào sự nghiệp cách mạng; củng cố, tăng cường niềm tin với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Để đạt hiệu quả cao, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng, phương tiện thông tin đại chúng; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục theo chuyên đề. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng và toàn dân, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành.Hai là, chăm lo bồi dưỡng sức dân, tạo nền tảng, động lực mạnh mẽ xây dựng các tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Quán triệt tư tưởng "nước lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn chú trọng phát huy vai trò của nhân dân, của nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và luôn coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Thực hiện mục tiêu đó, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước tiếp tục chăm lo bồi dưỡng sức dân, nâng cao dân trí, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài cho đất nước. Trước hết, trên cơ sở tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước; giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Trong đó, hết sức chú trọng phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống của nhân dân. Đặc biệt, cần có chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,... thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước tăng cường quốc phòng, an ninh. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình thực hiện, cần khéo vận dụng những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,... để tích cực đổi mới cách tiếp cận xã hội, nhất là đối với những người yếu thế, người nghèo; tăng cường phối hợp, lồng ghép, ưu tiên các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong trợ giúp xã hội, v.v. Đây là vấn đề rất quan trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; từ đó, tạo đồng thuận cao, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong đó có xây dựng các tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.Ba là, tiếp tục khơi dậy, động viên toàn dân xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, trọng tâm là xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc. Đây vừa là một trong những nội dung trọng tâm, bao trùm, yêu cầu khách quan, vừa là mục tiêu xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong tình hình mới. Vì thế, việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là xây dựng "thế trận lòng dân" phải huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương, của cả hệ thống chính trị và toàn dân; trong đó, dựa vào dân, dân là gốc, phát huy sức mạnh của toàn dân là vấn đề rất quan trọng, mang tính nền tảng. Để làm được điều đó, trước hết cần phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia đóng góp của toàn dân trong xây dựng thế trận quan trong này. Trước mắt, cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quốc phòng ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường huy động các tiềm lực, sức mạnh của toàn dân xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố ngày càng vững chắc, có chiều sâu, tạo thế phòng thủ chung thống nhất trên từng khu vực, địa bàn và cả nước. Chú trọng huy động, tận dụng các nguồn lực, các tiềm năng, lợi thế trên từng khu vực, địa bàn để quy hoạch, xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ, các công trình trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, các công trình phòng thủ; phòng thủ dân sự; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn,… gắn với phương châm "4 tại chỗ"(8), v.v. Đồng thời, động viên, khuyến khích, phát huy vai trò của nhân dân tham gia thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở địa phương, cơ sở và các phong trào, cuộc vận động do Quân đội phát động cũng như phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc"; làm tốt công tác phối hợp giữa lực lượng Quân đội với Công an trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đề xuất và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính đột phá trong thực hiện công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt,... để huy động "tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân", xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc ngay từ cơ sở, tạo nền tảng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng,…"(9).Bốn là, phát huy sức mạnh của toàn dân trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, làm nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng vũ trang nhân dân được ra đời từ phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng; là lực lượng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, luôn mang trong mình bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Vì thế, muốn xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các cấp, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị; trong đó, sức mạnh của lòng dân, sức dân,... là vấn đề có tính nền tảng. Để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục cho các cấp, ngành, lực lượng và toàn dân nắm vững quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng cùng sự cần thiết và vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân đối với sự trường tồn, phát triển của đất nước, dân tộc, v.v. Trên cơ sở đó, động viên, huy động mọi nguồn lực trong dân; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong xây dựng lực lượng quan trọng này. Trước mắt, tập trung xây dựng lực lượng Quân đội, Công an thường trực, chính quy theo hướng "tinh, gọn, mạnh", vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu; lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp, có cơ cấu thành phần hợp lý, chất lượng cao. Cùng với đó, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; phát huy dân chủ quân sự, tăng cường đoàn kết cán binh,... góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tích cực huy động mọi nguồn lực (cả về vật chất và trí tuệ) của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân để nghiên cứu, sửa chữa, sản xuất và mua sắm các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cho lực lượng vũ trang. Đồng thời, sớm hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ trong Quân đội, Công an, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về "nước lấy dân làm gốc" vào xây dựng, củng cố quốc phòng, phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc "từ sớm, từ xa"._________________1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 501.2 - Sđd, Tập 10, tr. 453.3 - Sđd, Tập 3, tr. 539.4 - Sđd, Tập 4, tr. 534.5 - Sđd, Tập 15, tr. 412.6 - Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 48, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 177.7 - Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 27- 28.8 - Gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.9 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 226.Đại tá, PGS, TS. HOÀNG VĂN PHAI, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự
CSGT giúp đỡ bé trai 12 tuổi đi lạc từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội
Trong lúc làm nhiệm vụ, Đại úy Hưng phát hiện một bé trai 12 tuổi đi lạc ở Hà Nội đã đến hỏi, đưa cháu về đơn vị xác minh nhân thân rồi liên hệ với gia đình cháu ở Vĩnh Phúc đến đón cháu về an toàn.
Tối 8/5, Đội CSGT đường bộ số 15 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) đã giúp đỡ một bé trai 12 tuổi bị đi lạc từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội về với gia đình an toàn.Trước đó, khoảng 19h ngày 8/5, trong quá trình làm nhiệm vụ tại chốt Bắc cầu Thăng Long, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Đại úy Nguyễn Quốc Hưng, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 15 phát hiện một bé trai khoảng 12 tuổi, đi xe đạp màu xanh (hướng đường Võ Văn Kiệt đi cầu Thăng Long), có biểu hiện mệt mỏi, lo sợ tìm đường.Gia đình cháu bé vui mừng khi tìm lại được con trai (Ảnh: Công an cung cấp).Đại úy Nguyễn quốc Hưng đã nhanh chóng dừng xe, lại gần hỏi thăm và đưa cháu bé về trụ sở đơn vị để chăm sóc, xác minh nhân thân.Tại đây, cháu bé cho biết bản thân tên là L. (SN 2012, học trường THCS Tiền Châu ở Vĩnh Phúc). Cháu đạp xe về nhà nhưng trên đường đi bị lạc.Ngay lập tức, Đại úy Hưng đã báo cáo sự việc với ban chỉ huy đội và sau đó, Đội CSGT đường bộ số 15 đã chỉ đạo cán bộ chiến sỹ trong đơn vị, đăng tin tìm gia đình cháu ở các trang mạng thông tin đại chúng.Sau gần 2 giờ đăng tin, gia đình cháu bé đã liên hệ được với CSGT để nhận lại cháu.Gia đình cháu bé cho biết, do mắc lỗi với cô giáo nên cháu sợ bố mẹ mắng rồi tự ý bỏ nhà đi và bị lạc.Tại cơ quan công an, gặp lại con, chị Lê Thị Thu Hường (SN 1987, mẹ đẻ cháu L.) và anh Nguyễn Văn Tường (SN 1986, bố đẻ cháu L.) không giấu nổi sự vui mừng, xúc động bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ban chỉ huy Đội CSGT đường bộ số 15, đã giúp cháu bé về với gia đình an toàn.Gia đình cháu bé sau đó đã viết thư cảm ơn tới Giám đốc Công an TP Hà Nội, Phòng CSGT cùng toàn bộ cán bộ chiến sĩ Đội CSGT đường bộ số 15, đã giúp đỡ gia đình tìm được cháu bé.
Khách tây nhặt rác ở Đà Nẵng: "Tôi không hiểu sao lại vứt rác ra đường?"
"Tôi muốn gửi tới những người bạn Việt Nam, hy vọng các bạn đừng xả rác ra môi trường như thói quen xấu. Tôi không hiểu vì sao mọi người lại vứt rác ra đường trong khi có thể bỏ rác đúng nơi".
Đó là chia sẻ của ông Robinson (66 tuổi, người Canada, thành viên nhóm "Trash Hero Da Nang") trong một buổi chiều đi nhặt rác ở đường Lê Văn Duyệt, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.Vào thứ bảy hằng tuần, trên nhiều tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng xuất hiện hình ảnh nhóm khách nước ngoài chăm chỉ đi nhặt rác. Đó là các thành viên nhóm "Trash Hero Danang" do anh Benjamin Lawson (quốc tịch Mỹ) cùng vợ là chị Bùi Thị Linh thành lập tháng 9/2022.Một du khách nước ngoài nhặt rác trên đường Lê Văn Duyệt, quận Sơn Trà, Đà Nẵng (Ảnh: Việt Hằng).Ban đầu nhóm chỉ có khoảng 10 thành viên. Sau thời gian dài hoạt động, nhóm có thêm nhiều bạn trẻ là người nước ngoài đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng tham gia.Có những ngày có tới 50 người là thành viên nhóm cùng đi dọn rác, làm sạch môi trường."Có rất nhiều cách để làm thiện nguyện. Người khá giả thì giúp những hoàn cảnh khó khăn. Với những người không có điều kiện có thể thiện nguyện bằng cách bảo vệ môi trường. Đây là việc rất ý nghĩa, cũng là cách giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn", chị Mai Thị Kim Ánh (41 tuổi), người phụ trách nhóm, bộc bạch.Vợ chồng anh Taras Kurian và chị Anastasiya (người Nga) đều đặn hàng tuần tới tham gia dọn rác cùng nhóm (Ảnh: Việt Hằng).Để kết nối mọi người tham gia, nhóm tạo các sự kiện trên mạng xã hội, thông báo thời gian, địa điểm tập trung dọn rác. Những người xa lạ không quen biết, mang nhiều quốc tịch khác nhau, nhưng tất cả cùng vì một môi trường trong sạch.Ngày thứ bảy hàng tuần, họ dành ra một giờ đồng hồ cặm cụi làm việc cho tới khi những bao tải nặng trĩu, đầy ắp rác thải.Anh Dalton (30 tuổi, đến từ Mỹ) tâm sự: "Tôi tham gia tới nay đã hơn một năm rưỡi. Tôi yêu thành phố này nên tôi muốn giúp nơi đây trở nên sạch đẹp hơn, dù chỉ là một đóng góp nhỏ".Anh Robison (đến từ Mỹ) tự hào trong chiếc áo đồng phục của nhóm (Ảnh: Việt Hằng).Với anh Nguyễn Quang Hải (36 tuổi, trú thành phố Đà Nẵng), dọn dẹp rác thải là công việc đơn giản. Không chỉ riêng nhóm này mà bất kỳ nhóm nào bảo vệ môi trường nào anh cũng tham gia, chỉ vì anh muốn nơi đây thật sự là một "thành phố đáng sống" như mọi người thường nói.Chị Mai Thị Kim Ánh cho biết có người ở Hội An (Quảng Nam) cũng bắt xe qua Đà Nẵng để tham gia cùng nhóm. Cũng có ngày thời tiết xấu, mưa đổ ào ào nhưng nhóm vẫn mặc áo mưa cặm cụi đi nhặt rác.Chính tình cảm, ý thức vì môi trường của các bạn bè nước ngoài là động lực giúp chị Ánh luôn cố gắng duy trì hoạt động nhóm.Trong buổi nhặt rác thứ 70, nhóm có sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên phường Nại Hiên Đông, thành phố Đà Nẵng (Ảnh: Việt Hằng)."Trash Hero Danang ra đời với mong muốn lan tỏa đến với mọi người cùng yêu thương, bảo vệ môi trường. Yêu môi trường giống như yêu cuộc sống của mình, nói không với việc sử dụng các sản phẩm gây hại môi trường. Đặt thùng rác về nơi nó thuộc về, hành tinh của chúng ta sẽ trở nên xanh và đẹp hơn", chị Ánh nói.Dự định trong tương lai, nhóm hy vọng kêu gọi cộng đồng ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon, vật dụng gây hại cho môi trường; thay vào đó là những sản phẩm, vật dụng thân thiện với thiên nhiên. Địa điểm mà Trash Hero hoạt động thường sẽ là bãi biển, khu dân cư, chân cầu…, nơi nào nhiều rác, nơi đó sẽ xuất hiện "Trash Hero".Việt Hằng
Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Thanh Ba (Phú Thọ) diễn ra sôi nổi, liên tục.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất", thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, Phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Thanh Ba (Phú Thọ) diễn ra sôi nổi, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có bước phát triển mạnh mẽ, tạo động lực to lớn, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) LLVT huyện vươn lên hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Thực hiện Phong trào TĐQT, hàng năm công tác huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ đều đạt kết quả cao.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng (TĐKT) và Phong trào TĐQT, Đảng ủy, Ban CHQS huyện đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc Luật Thi đua- Khen thưởng (TĐKT), các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh Phong trào TĐQT và công tác TĐKT. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, đạt chất lượng, hiệu quả cao.Để công tác TĐKT và Phong trào TĐQT phát triển đúng hướng, với phương châm ba trực tiếp "Trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch, trực tiếp tổ chức phát động thi đua, trực tiếp kiểm tra đánh giá kết quả và bình xét khen thưởng", từ năm 2019 đến nay, Hội đồng TĐKT Ban CHQS huyện đã phát động 5 Phong trào TĐQT, 28 đợt thi đua cao điểm, đột kích; tích cực tham gia các cuộc vận động của các cấp, các ngành, hoạt động tuyên truyền kỷ niệm truyền thống, những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, Quân đội và đơn vị.Với tinh thần "Khổ luyện thành tài, miệt mài thành giỏi", "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu", bám sát phương châm "Cơ bản, thiết thực, vững chắc", nhiều phong trào, mô hình như: "Huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao", "Vượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện tập", "Tuần huấn luyện kiểu mẫu"... phát triển rộng khắp trong các đơn vị LLVT huyện, mang lại hiệu quả thiết thực, thôi thúc CB, CS khắc phục khó khăn, đổi mới, sáng tạo, giành nhiều thành tích, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu huấn luyện đã đề ra. Kết quả huấn luyện lực lượng thường trực hàng năm 100% đạt yêu cầu, trên 85% đạt khá, giỏi; huấn luyện dân quân tự vệ 100% đạt yêu cầu, có từ 76,8% trở lên đạt khá, giỏi. Từ thực tiễn, Phong trào TĐQT đã trực tiếp góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, "mẫu mực, tiêu biểu"; xây dựng cho CB, CS có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Qua công tác thi đua, các cơ quan, đơn vị thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng.Thực hiện có hiệu quả các đề án, quy chế, kế hoạch, chương trình giáo dục chính trị, tuyên truyền, phổ biến pháp luật hằng năm cho các đối tượng với nhiều hình thức, cách làm mới, sáng tạo như: "Tự soi, tự sửa", "Chi bộ 4 tốt", "Đảng bộ cơ sở 4 tốt", "Cán bộ, đảng viên 4 trách nhiệm"; triển khai quyết liệt khâu đột phá "Nâng cao năng lực, trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên" gắn với tọa đàm thực hiện tinh thần "7 dám" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Từ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong LLVT huyện luôn có khát vọng cống hiến, trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Liên tục từ năm 2021 đến nay, Đảng bộ Quân sự huyện đều hoành thành xuất sắc nhiệm vụ.Từ phong trào thi đua, Đảng ủy, Ban CHQS huyện tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện quan tâm bảo đảm ngân sách cho hoạt động quân sự, quốc phòng, xây dựng và hoạt động trong khu vực phòng thủ (KVPT) huyện; quy hoạch, xây dựng các công trình chiến đấu.Thanh Ba là một trong hai đơn vị đầu tiên trên địa bàn Quân khu 2 triển khai xây dựng sở chỉ huy trong căn cứ chiến đấu cấp huyện. Hàng năm, tổ chức diễn tập KVPT huyện và chỉ đạo diễn tập chiến đấu trong KVPT, diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp cơ sở theo đúng kế hoạch, sát thực tế, đạt kết quả cao, an toàn tuyệt đối.Trên cơ sở nắm chắc nội dung, chỉ tiêu Phong trào TĐQT đã tạo động lực thúc đẩy LLVT huyện thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng LLVT huyện vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu". Trong quá trình tổ chức huấn luyện luôn coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành là chính, sát với thực tế, sát đối tượng và địa bàn tác chiến, phù hợp với cách đánh, vũ khí trang bị hiện có trong biên chế của LLVT huyện.Phong trào TĐQT của LLVT huyện còn gắn liền với Phong trào thi đua "Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác dạy"; Phong trào "Xây dựng cơ quan, đơn vị chính quy, xanh, sạch, đẹp", thực hiện Cuộc vận động 50 quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, tiết kiệm và an toàn giao thông được CB, CS hưởng ứng tích cực, triển khai rộng khắp. Vũ khí, trang bị, khí tài, đạn dược luôn được bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng cho các nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của LLVT huyện.Đặc biệt, LLVT huyện đã tích cực tham gia các phong trào thi đua trọng điểm, đạt nhiều kết quả tích cực, nổi bật là Phong trào thi đua "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới". Trong 5 năm qua, LLVT huyện đã phối hợp với các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn đóng góp hơn 4.300 ngày công tham gia xây dựng nông thôn mới tại các xã, thị trấn; nạo vét 5,5km kênh mương nội đồng; làm mới 3,5km đường bê tông, củng cố, tu sửa, vệ sinh, chỉnh trang 250km đường giao thông. Hiện nay, toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 18 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Thanh Ba đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.Bằng việc triển khai toàn diện, đồng bộ với nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, công tác TĐKT và Phong trào TĐQT của LLVT huyện Thanh Ba đã, đang phát huy tính chủ động, sáng tạo, kịp thời cổ vũ tinh thần hăng hái, quyết tâm cao của CB, CS trong thực hiện nhiệm vụ. Dù trên thao trường, bãi tập hay ở cơ quan, đơn vị, từ các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy đến tổ chức quần chúng... đâu đâu cũng có phong trào thi đua, làm việc gì cũng thể hiện tinh thần Quyết thắng. Những thành tích đã đạt được của LLVT huyện Thanh Ba góp phần giữ vững, phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới; tiếp tục là động lực để CB, CS LLVT huyện nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Thượng tá Lê Hùng Mạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Thanh Ba
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
0
Edit dataset card