text
stringlengths
0
1.43M
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 86/QĐ UBND Bình Phước, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 282/QĐ TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48 CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định số 165/2008/QĐ TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21 CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới; Quyết định số 1427/QĐ TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người giai đoạn 2011 2015; Căn cứ Chỉ thị số 05/CT BCA V28 ngày 30/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác Công an triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020; Căn cứ Thông báo số 902/TB/TT BCĐ ngày 27/6/2005 của Thường trực Ban Chỉ đạo các Nghị quyết liên tịch và kết quả cuộc họp Ban Chỉ đạo Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT và kiện toàn Ban Chỉ đạo các Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với UBTUMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên; Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 84/TTr CAT PV11 ngày 02/12/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gồm các ông (bà): 1. Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban 2. PCT UBND tỉnh phụ trách Khối Văn xã Phó trưởng Ban 3. GĐ Công an tỉnh Phó trưởng Ban TT 4. GĐ Sở LĐ TB&XH Phó trưởng Ban 5. PGĐ Công an tỉnh phụ trách phong trào Thành viên 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thành viên 7. CHT BCHQS tỉnh Thành viên 8. CHT BCH BĐBP tỉnh Thành viên 9. GĐ Sở Tài chính Thành viên 10.GĐ Sở Tư pháp Thành viên 11. GĐ Sở NN&PTNT Thành viên 12. GĐ Sở KH&ĐT Thành viên 13. GĐ Sở GD&ĐT Thành viên 14. GĐ Sở Nội vụ Thành viên 15. GĐ Sở VH TT&DL Thành viên 16. GĐ Đài PT TH tỉnh Thành viên Mời Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh tham gia Phó trưởng Ban Chỉ đạo và các ông (bà) sau đây tham gia làm thành viên Ban Chỉ đạo: 1. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ 2. Chánh án TAND tỉnh 3. Viện trưởng VKSND tỉnh 4. Tổng biên tập Báo Bình Phước 5. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh 6. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh. 7. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh 8. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh 9. Bí thư Tỉnh đoàn Giúp việc cho Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đặt tại Văn phòng Công an tỉnh. Điều 2: Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: 1. Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; phòng, chống tội phạm mua, bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và quy định của pháp luật. 2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phòng, chống các loại tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong từng giai đoạn để chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện. 3. Tham mưu, đề xuất HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chương trình phòng, chống các loại tội phạm và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 4. Định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chương trình phòng, chống các loại tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để báo cáo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo. 5. Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ án nghiêm trọng về an ninh chính trị, kinh tế, tham nhũng, trật tự an toàn xã hội, các vụ án ma tuý, các vụ vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hóa, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông. 6. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phó trưởng Ban Chỉ đạo thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều hành các công việc của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo uỷ quyền hoặc đi vắng. Điều 3: 1. Công an tỉnh Thường trực Ban Chỉ đạo: Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo Quyết định phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban Chỉ đạo; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp hoạt động của Ban Chỉ đạo; Quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cho phù hợp, hoạt động đạt hiệu quả. Trực tiếp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Trưởng Ban Chỉ đạo trên lĩnh vực phòng, chống mại dâm; công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng. Điều 4: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này thay thế Quyết định số 568/QĐ UBND ngày 16/3/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày ký./. CHỦ TỊCH Trương Tấn Thiệu (...TRUNCATED)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 138/QĐ UBND Thanh Hóa, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo; Căn cứ Quyết định số 2209/QĐ UBND ngày 11/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập Đề án Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1961/SVHTTDL NVVH ngày 08 tháng 12 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020, theo các nội dung sau: I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH 1. Mục tiêu chung: Quy hoạch hệ thống quảng cáo trực quan ngoài trời, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời theo đúng quy định, góp phần phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ dân sinh; đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho các đô thị và quảng bá phát triển du lịch. Xác định cụ thể vị trí đất đai, không gian sử dụng, quy mô, hình thức và nội dung của các cụm bảng quảng cáo trên các tuyến quốc lộ, vị trí treo băng zôn, trạm bảng tin, quảng cáo rao vặt và các hình thức quảng cáo ngoài trời khác; trên cơ sở đó trình cấp có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất sử dụng lâu dài, phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch vùng, lĩnh vực và quy mô phát triển đô thị; không phá vỡ kiến trúc cảnh quan và không gian đô thị, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập và phát triển; tiếp cận và áp dụng công nghệ quảng cáo tiên tiến hiện đại, tương xứng và phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với đặc điểm dân cư, phong tục, tập quán của từng địa phương. 2. Mục tiêu cụ thể: 2.1. Xây dựng hệ thống bảng cổ động trực quan: Giai đoạn 2011 2015: Rà soát hệ thống bảng cổ động trực quan, băng zôn, trạm bảng tin, bảng hộp đèn trên cột điện và dải phân cách các hình thức quảng cáo ngoài trời khác, phục vụ công tác tuyên truyền đã có ở các trung tâm (thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ...) để điều chỉnh cho phù hợp với Quy hoạch. Xây dựng mới hệ thống bảng cổ động trực quan ở trung tâm thành phố Thanh Hóa dọc Đại lộ Lê Lợi, đường Quốc lộ 1A phần đi qua thành phố Thanh Hóa, Khu đô thị mới phía Đông, phía Tây và từ cửa ô của thành phố đi trung tâm các huyện, thị xã. Xây dựng hệ thống bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện tại trục đường Đại lộ Lê Lợi và tuyến Quốc lộ 1A đi qua thành phố Thanh Hóa. Xây dựng các bảng cổ động trực quan, trạm bảng tin, theo các đường chính của cấp xã, phường, thôn, khu dân cư. Xây dựng 03 bảng cổ động trực quan tuyên truyền có nội dung tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại tại 03 điểm giáp ranh các tỉnh: Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình (kinh phí lấy từ nguồn ngân sách). Giai đoạn 2016 2020: Thực hiện hệ thống bảng cổ động trực quan tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị dọc theo các tuyến đường mới, các khu đô thị mới hình thành. Tiếp cận và đưa công nghệ tuyên truyền hiện đại và nâng cấp các bảng cổ động trực quan, phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị. Xây dựng các bảng cổ động trực quan đồng bộ, đúng quy định, kích thước, kiểu dáng, an toàn, mỹ quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Xây dựng hệ thống bảng quảng cáo ngoài trời: Giai đoạn 2011 2015: Giữ nguyên hiện trạng các bảng tấm lớn đã cấp giấy phép, hàng năm, trong quá trình gia hạn sẽ thực hiện điều chỉnh về vị trí, diện tích, khoảng cách giữa các bảng theo quy hoạch được duyệt. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tiếp tục cấp phép và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư bảng tấm lớn dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và các trục đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, các giao lộ thu hút các doanh nghiệp quảng cáo. Xây dựng hệ thống quảng cáo bảng hộp đèn tại dải phân cách một số tuyến đường, tuyến phố thuộc thành phố Thanh Hóa và tại trung tâm một số huyện. Xây dựng Bảng quảng cáo bảng điện tử (LED) tại Trung tâm Thành phố, Khu đô thị phía Bắc, Khu đô thị phía Nam, Quảng trường Lê Lợi và một số vị trí thuận lợi khác. Bảng quảng cáo (dưới 40m2) được thực hiện tại siêu thị, giao lộ, trung tâm thương mại, một số tuyến đường nội thị. Thực hiện xây dựng quy hoạch chi tiết theo phương thức xã hội hóa các điểm treo băng zôn trong nội thành thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và một số trung tâm huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Quảng cáo rao vặt được thực hiện theo phương thức xã hội hóa tại các điểm nhạy cảm thu hút cao độ sự quan tâm của công chúng như: Tại khu vực nhà văn hóa, khu vực các nút, điểm giao thông, khu vực chợ đầu mối... Giai đoạn 2016 2020: Hoàn chỉnh toàn tuyến Quốc lộ 1A toàn bộ hệ thống bảng quảng cáo tấm lớn đúng kích thước theo quy hoạch, bảo đảm mỗi bảng quảng cáo là một công trình đầu tư khai thác trong nhiều năm. Hoàn thiện và thực hiện quy hoạch đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và một số tuyến đường thu hút được hiệu quả quảng cáo cao, đưa công nghệ quảng cáo hiện đại, tiên tiến vào lắp đặt và vận hành. Đưa công nghệ quảng cáo mới (hình ảnh cuộn, thay hình, quảng cáo di động) vào các bảng quảng cáo tấm lớn. II. NỘI DUNG QUY HOẠCH 1. Nguyên tắc quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời. Việc xen lẫn tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị với quảng cáo ngoài trời trên cùng một diện tích, phải có nội dung phù hợp và được phép của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Ưu tiên các vị trí tốt nhất (lưu lượng người đi, các đầu mối giao thông, các giao lộ, điểm tiếp giáp với các tỉnh bạn, không được che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông) cho việc tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thực hiện việc tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị quảng cáo ngoài trời ở những vị trí thích hợp đã quy hoạch, không làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu dân cư, đô thị; phải đạt được hiệu quả tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và hiệu quả kinh tế khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Đảm bảo tính kế thừa, duy trì hệ thống tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời hiện tại đã được cấp phép. Việc gia hạn, cấp mới giấy phép thực hiện quảng cáo sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với nội dung quy hoạch và theo lộ trình thích hợp. 2. Đối tượng: Hệ thống bảng cổ động trực quan, băng zôn, bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện, trạm bảng tin phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bảng quảng cáo tấm lớn, bảng quảng cáo tấm nhỏ. Băng zôn. Quảng cáo bảng hộp đèn. Bảng hộp đèn dải phân cách, trên cột điện. Quảng cáo tại các sạp báo, nhà chờ xe buýt, điểm bán vé xe buýt và cabin điện thoại công cộng. Quảng cáo bằng bảng điện tử Led. Các hình thức bảng quảng cáo áp tường nhà. Các loại hình quảng cáo ngoài trời khác. 3. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Các trung tâm chính trị kinh tế xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thôn, khu dân cư. Các trục đường chính cấp quốc gia đi qua địa bàn tỉnh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thôn, khu dân cư. Các cụm, khu công nghiệp hiện có và dự kiến trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hệ thống các nhà văn hóa từ tỉnh đến khu dân cư. Các khu đô thị cũ, mới và một số điểm thích hợp tại một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà dân có nhu cầu. 4. Địa điểm, hình thức, phương tiện không được phép quảng cáo: Ngoài những địa điểm, hình thức, phương tiện đã được quy định tại Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ và Thông tư số 43/2003/TT BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo không được: Quảng cáo ngoài trời tại các trường học, bệnh viện; Trên nóc nhà, mái nhà, mặt nước hồ ở khu đô thị; Phát tán các loại tờ rơi, tờ gấp trên đường phố; Dán tờ rơi, áp phích, in số điện thoại trên tường nhà, tường rào, trên cây... 5. Các hoạt động quảng cáo không cần giấy phép: Quảng cáo trên dù che, xe đẩy, thùng hàng, cờ dây, trong siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng. Phải tuân theo quy định của pháp luật và pháp luật về quảng cáo đảm bảo các điều kiện sau: + Quảng cáo trên các loại xe đẩy, thùng hàng trên xe không được dùng âm thanh để quảng cáo (Bằng lời nói trực tiếp hoặc bằng cassette thu âm, phát các bản nhạc). + Các loại dù che, cờ dây, tờ rơi, mẫu giới thiệu sản phẩm chỉ được đặt trong khuôn viên của nơi kinh doanh, địa điểm tổ chức. Quảng cáo rao vặt: + Quảng cáo trong các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa hoặc các chương trình vui chơi giải trí thực hiện theo quy định tại: Điều 13 Pháp lệnh quảng cáo, Điều 13 Nghị định số 24/2003/NĐ CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết ban hành Pháp lệnh quảng cáo khoản 9 mục II Thông tư số 43/2003/TT BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ CP của Chính phủ và khoản 4 Thông tư số 79/2005/TT BVHTT ngày 8/12/2005 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT BVHTT ngày 16/7/2003. 6. Quy định đối với biển hiệu: Biển hiệu được đặt tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân hình thức nội dung thể hiện và vị trí đặt biển hiệu phải tuân theo đúng quy định tại Điều 22 Chương VI Quy chế hoạt động Văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ và tuân theo các quy định sau: Trên biển hiệu chỉ được thể hiện Logo (Biểu tượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, không được quảng cáo bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào. Biểu tượng không được vượt quá 1/4 diện tích biển hiệu). Kích thước biển hiệu: Chiều cao tối đa 1,5m chiều dài không được vượt quá chiều ngang của mặt tiền công trình. Số lượng biển hiệu: Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng, trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập. Với tổ chức, cá nhân khác chỉ được đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc. Đối với cao ốc văn phòng có nhiều cơ quan, tổ chức đặt văn phòng thì mỗi cơ quan tổ chức chỉ được đặt một biển hiệu. Vị trí đặt biển: Biển hiệu chỉ được viết đặt sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Biển hiệu phải được đặt ốp sát vào ban công tầng một hoặc trên mái hiên (đối với tầng trệt, mép dưới của biển hiệu đặt trùng với mép dưới của sân ban công tầng một hoặc mái hiên. Biển hiệu và thiết bị chiếu sáng không được lấn chiếm không gian công cộng và không được đặt trên vỉa hè). Đối với cao ốc có nhiều cơ quan, tổ chức đặt văn phòng thì khu vực đặt biển hiệu của cơ quan tổ chức nằm trong khuôn viên của cao ốc kích thước và vị trí đặt biển hiệu do đơn vị quản lí cao ốc quy định nhưng phải đảm bảo mĩ quan, an toàn. 7. Xây dựng hệ thống quảng cáo cổ động trực quan: Bảng cổ động trực quan: + Địa điểm: Tại các tuyến đường quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện, liên xã và một số vị trí thuận lợi phát huy hiệu quả trong nội thành thành phố Thanh Hóa và trung tâm các huyện, thị, xã, phường, thị trấn, thị tứ. Khu vực ngoài hành lang các tuyến đường: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đã được chấm điểm quy hoạch. Trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ giáp ranh với tỉnh Nghệ An, Hòa Bình, Ninh Bình. Khu vực nhà văn hóa, trung tâm huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn, thị tứ. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh. Thực hiện quảng cáo ngoài trời được thỏa thuận giữa đơn vị thực hiện quảng cáo với cơ quan quản lý bảng nhưng không quá 50% diện tích trên cùng một mặt bảng. + Kích thước: Diện tích mặt bảng được quy định từ 60m2/mặt đến 200m2/mặt với kích thước: 12m (dài) x 5m (rộng) hoặc 15m (dài) x 8m (rộng) hoặc 20m (dài) x 10m (rộng). + Chất liệu: Khung sắt hoặc inox, hoặc bê tông, mặt bạt. + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền cổ động. + Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Chiều cao được thiết kế phù hợp với vị trí dựng bảng sau khảo sát và được cấp phép tối đa không quá 25m (So với mặt đường). + Kiểu dáng của bảng: Bảng có 01 cột trụ tròn bọc thép chống rỉ và có hệ thống chiếu sáng tiêu chuẩn với chế độ bật tự động từ 19h0' đến 23h30' hàng ngày (nếu có nhu cầu). Băng zôn: + Địa điểm: Đường phố, trung tâm huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn, thị tứ. (Được phép treo ngang qua đường giao thông). Trụ sở các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. + Kích thước: 8,0m (dài) x 1,0m (rộng) hoặc 5,0m (dài) x 1,0m (rộng). + Chất liệu: Vải hoặc bạt in màu đỏ. + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ chính trị. + Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước. Bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện: + Địa điểm: Khu vực có vị trí thuận lợi nhất trên các trục đường chính liên tỉnh, liên huyện, liên xã. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh. Thực hiện quảng cáo ngoài trời theo hình thức xã hội hóa phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhưng không quá 80% thời gian dành cho quảng cáo ngoài trời hoặc không quá 30% diện tích mặt bảng hộp đèn cho cả hai mặt bảng hộp đèn. + Kích thước: Diện tích bảng hộp đèn trên dải phân cách, trên cột điện được thống nhất theo kích thước quy định phù hợp trên một trục đường phải đảm bảo thẩm mĩ, an toàn giao thông. Bảng hộp đèn trên cột điện thống nhất kích thước chuẩn là 1,5m (dài) x 0,7m (cao) x 0,2m (rộng). Chiều cao của bảng hộp đèn tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng hộp đèn phải phù hợp với địa hình, đảm bảo thẩm mỹ, an toàn giao thông. + Chất liệu: Khung sắt, inox, bạt... + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ chính trị và thời gian quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật. + Nguồn vốn: Xã hội hóa. Trạm bảng tin: + Địa điểm: Trung tâm các xã, phường, thị trấn, thị tứ. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Khu vực có vị trí thuận lợi nhất của nhà văn hóa huyện, xã, phường, thôn, khu dân cư. + Nội dung: Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. Thực hiện quảng cáo ngoài trời theo thỏa thuận bằng văn bản giữa đơn vị thực hiện quảng cáo với đơn vị quản lý trạm, bảng tin nhưng không quá 20% diện tích 01 mặt. Kích thước: Diện tích mặt bảng tin 15,0m2 tỉ lệ 5,0m (cao) x 3,0m (dài) hoặc 4,5m2 tỉ lệ 3m (cao) x 1,5m (dài) chiều cao của bảng tin thiết kế phù hợp với địa hình. + Chất liệu: Bê tông, xây gạch, mái ngói. Khung sắt, inox, mái tôn. + Thời gian: Theo từng đợt phục vụ nhiệm vụ chính trị và thời gian quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật. + Nguồn vốn: Xã hội hóa. 8. Xây dựng hệ thống quảng cáo ngoài trời: 8.1. Quảng cáo bảng tấm lớn: Thống nhất kiểu dáng: Bảng quảng cáo tấm lớn có một trụ. Đảm bảo tiêu chí mỹ thuật, với sự đảm bảo của hệ thống kết cấu có tính toán kỹ lưỡng (bảng tính kết cấu) về sự chịu lực của bảng với các tác động bên ngoài (như tác động gió, tải trọng tự thân). Diện tích chiếm đất nhỏ nhất về thân trụ cũng như giải pháp móng đem lại hiệu quả kinh tế và diện tích chiếm đất. Diện tích bảng quảng cáo: Trong khu vực đường liên tỉnh, cao tốc diện tích mặt bảng tối đa cho phép là 200m2 với tỷ lệ mặt bảng là 20m (dài) x 10m (cao) (chiều dài mặt bảng bằng 2 lần chiều cao mặt bảng). Tại các tuyến đường liên huyện hoặc tuyến đường liên xã diện tích mặt bảng tối đa cho phép 120m2 với tỉ lệ bảng là 15m (dài) x 8m (cao) (chiều dài bảng tỉ lệ với chiều cao mặt bảng). Tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp mỗi doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đặt một vị trí bảng quảng cáo cho sản phẩm theo đúng đăng ký kinh doanh. Diện tích mặt bảng tối đa cho phép 120m2 với tỉ lệ bảng 15m (dài) x 8m (cao). Diện tích bảng được tính toán và đưa ra tiêu chuẩn dựa trên thực tế các bảng quảng cáo đang có trên trong từng khu vực cũng như đặc điểm vị trí địa lí, mật độ tham gia giao thông của các phương tiện, sự tương tác của các kiến trúc khác với bảng quảng cáo. Việc đưa ra một diện tích mặt bảng đồng nhất trên từ khu vực vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, vừa đảm bảo lượng thông tin quảng cáo, đồng thời quản lý dễ dàng trong việc cấp phép... Chiều cao chân cột (tính từ cốt mặt đường đến mép dưới của bảng): Tại các tuyến đường liên tỉnh, cao tốc chiều cao thân cột bảng quảng cáo được phép dựng tối đa là: 15m. Tại các tuyến đường liên huyện hoặc tuyến đường liên xã chiều cao thân cột bảng quảng cáo được phép dựng tối đa là: 10m. Tại các vị trí trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiều cao thân cột bảng quảng cáo được phép dựng tối đa là: 10m. Chiều cao đề xuất trên cũng được tính toán và đưa ra tiêu chuẩn dựa vào thực tế các bảng quảng cáo đang có trên trong từng khu vực. Dựa trên cơ sở tính toán về trường nhìn của mắt người, góc nhìn tốt nhất đối với mắt người trong một trường bình thường là 27 độ nhìn thẳng, và 60 độ với khoảng cách lớn, nhìn xiên (từ lề đường bên này qua lề đường bên kia) đề án đã đề xuất chiều cao chân cột như trên. (Vì tại mỗi khu vực và điểm nhìn có trường nhìn khác nhau do bị ảnh hưởng của vật cản, hiện trạng khu vực, các đoạn đường cong nên đề xuất trong đề án là đề xuất chung nhất để đảm bảo các yếu tố nêu trên). Khoảng cách giữa hai bảng: Khoảng cách giữa hai bảng quảng cáo tấm lớn liên tiếp tại các tuyến đường là từ 150m > 300m: Việc đưa ra 1 tiêu chuẩn như trên về khoảng cách giữa các bảng quảng cáo tại các tuyến đường cao tốc là để đảm bảo về tính mỹ quan đô thị, tính hiệu quả thông tin quảng cáo và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý cấp phép quảng cáo. Cũng như các tiêu chí khi đề xuất chiều cao cho bảng tại các tuyến đường, khoảng cách đề xuất đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người tham gia giao thông và các phương tiện tham gia giao thông, các bảng quảng cáo vẫn đạt được hiệu quả nhất định. Tiêu chí về việc đặt bảng: Khoảng cách của bảng phải cách mép chỉ giới đường đỏ là 25m. Khoảng cách được tính toán và đề xuất dựa trên việc đề xuất diện tích mặt bảng, chiều cao bảng, để đảm bảo về thông tin quảng cáo và an toàn giao thông cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, và không tách rời việc đảm bảo mỹ quan đô thị. Vị trí đặt bảng quảng cáo: Vị trí đặt bảng quảng cáo tấm lớn được thực hiện theo đúng điểm đã được quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt. Đối với các vị trí không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo các tiêu chí về bảng tấm lớn thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền. 8.2. Băng zôn: Địa điểm: Chỉ được treo từ mái hiên trở vào đối với cửa hàng, cửa hiệu hoặc trong khuôn viên diễn ra liên hoan, hội nghị, hội thảo, hội chợ, khai trương, chiêu sinh, khuyến mãi, trưng bày, triển lãm, giới thiệu hàng hóa, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Đối với cửa hàng, cửa hiệu được treo không quá 02 (hai) băng rôn trong một đợt quảng cáo. Trên vỉa hè, dải phân cách phải treo đúng vào các vị trí đã quy hoạch đã được phê duyệt. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chương trình khuyến mại, tuyển sinh và các nội dung pháp luật không cấm. Chỉ được quảng cáo cho các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, hội chợ, khai trương, chiêu sinh khuyến mãi, trưng bày, triển lãm, giới thiệu hàng hóa, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí... và các nội dung mà pháp luật không cấm. Nội dung băng rôn phải ghi rõ tên đơn vị tổ chức thực hiện, số giấy phép, thời hạn treo. Kích thước: Băng zôn: 8,0m x 1,0m hoặc 5,0 x 1,0m. Chất liệu: Vải màu, bạt phun sơn. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.3. Bảng bạt thả, bảng gắn khung, bảng hộp chuyển hình, bảng đèn Neon Sign, bảng nan chớp lật (Trivision) và các hình thức tương tự bằng hình thức áp tường nhà. Địa điểm: Đối với bảng quảng cáo đặt tại các công trình, nhà ở trong thành phố, trung tâm huyện, thị. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chương trình khuyến mại và các nội dung pháp luật không cấm. Kích thước: Chiều cao bảng không quá 06m, chiều dài bảng không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng. Đối với công trình nhà 05 tầng trở xuống (không kể tum) phải ốp mặt tường bên hông nhà chiều cao của bảng không được nhô lên quá sàn mái là 1,5m. Đối với công trình, nhà ở 05 tầng trở lên thì phải ốp toàn bộ vào mặt tường bên hông. Chất liệu: Khung sắt chống rỉ hoặc inox, mặt bạt phun sơn hoặc gỗ, sắt, tôn. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.4. Quảng cáo bằng màn hình điện tử LED, Pano night vision: Địa điểm: Các vị trí đã được quy hoạch tại tuyến đường chính thuộc trung tâm các huyện, thành phố. Nội dung: 30% thời lượng phát hình cho tuyên truyền cổ động trực quan trong các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh. Giới thiệu sản phẩm hàng hóa. Hình thức bảng: Bảng một cột. Chiều cao từ mặt đường đến mép trên của biển tối đa không được vượt quá 20m Diện tích bảng 60m2. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Âm thanh: Chỉ được phát hình không phát tiếng. Nguồn vốn: + Ngân sách nhà nước, xã hội hóa. + Nếu tư nhân tham gia thì số vốn góp 30%, nhà nước 70%; nếu liên doanh 50/50 theo tổng giá trị dựng màn hình điện tử. (Đối với hình thức Quảng cáo bằng màn hình Tivi, LCD. Các vị trí đặt, nội dung phát hình phải được chấp thuận và cho phép của các cấp có thẩm quyền). 8.5. Quảng cáo tại các sạp bán báo, nhà chờ xe buýt, điểm bán vé xe buýt, cabin điện thoại công cộng: Địa điểm. Các vị trí hiện có trong thành phố, thị trấn, thị tứ.... Không được quảng cáo trên nóc sạp bán báo, nhà chờ xe buýt, nóc điểm bán vé xe buýt, nóc cabin điện thoại công cộng. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa. Kích thước: Diện tích dành cho quảng cáo không được vượt quá diện tích bề mặt của sạp bán báo, nhà chờ xe buýt, cabin điện thoại công cộng. Chất liệu: Vẽ trên tôn, sơn, bạt phun hoặc chất liệu khác. Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.6. Quảng cáo tại dải phân cách trên cột điện: Địa điểm: Tại các điểm theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Cách tối thiểu 60m được lắp dựng một bảng hộp đèn. Chiều ngang tối đa của bảng hộp đèn không được vượt quá chiều ngang của dải phân cách. Bảng hộp đèn đặt tại thân cột chiếu sáng phải đảm bảo đúng quy định về hành lang an toàn giao thông. Nội dung: Giới thiệu sản phẩm hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm Kích thước: Diện tích bảng hộp đèn được thống nhất một kích thước trên một trục đường đối với bảng hộp đèn trên dải phân cách đảm bảo thẩm mĩ, an toàn giao thông. Bảng hộp đèn trên cột điện thống nhất kích thước chuẩn là 1,5m (dài) x 0,7m (cao) x 0,2m (dầy). Chiều cao của bảng hộp đèn so với mặt đường phải phù hợp với địa hình đảm bảo thẩm mỹ, an toàn giao thông. Chất liệu: Bảng hộp khung sắt, Inox, bạt... Thời gian: Theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn: Đơn vị xin phép thực hiện quảng cáo. 8.7. Quảng cáo trên các vật đặc biệt, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước: Phải chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo; đảm bảo an toàn và cảnh quan môi trường. 9. Thiết kế mẫu: Mục đích: Tạo bộ mẫu cho tất cả các loại hình quảng cáo đảm bảo tính thống nhất, bản sắc dân tộc, phát huy có hiệu quả. Phương pháp: Kế thừa những mô hình đã và đang được triển khai có kết quả để thiết kế bảng, bảng mẫu cho các khu vực của tỉnh (đặc biệt là khu vực nhạy cảm). Phụ lục kèm theo, gồm 2 loại hình: + Loại hình không cấp giấy phép; + Loại hình cấp giấy phép. 10. Lập sơ đồ quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời: Lập sơ đồ quy hoạch bảng cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời, băng zôn, bảng hộp đèn trên dải phân cách trên cột đèn, trạm bản tin tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện, thành phố, phường, xã, thị trấn, thị tứ, thôn, làng, khu dân cư. Lập sơ đồ quy hoạch bảng, băng zôn quảng cáo ngoài trời của trung tâm thành phố, phường, xã, thị trấn. Các tuyến đường đã hoàn chỉnh, lập sơ đồ xác định vị trí đã có bảng tuyên truyền quảng cáo hiện tại, vị trí quy hoạch cho dựng bảng; sơ đồ các bảng không nằm trong quy hoạch (để có hướng giải quyết hợp lý). Tại các nơi đã được quy hoạch nhưng chưa hoàn thành thi công, cần xác định quy mô, tính nguyên tắc để xây dựng các vị trí dựng bảng quảng cáo ngoài trời. Tại các tuyến đường nội thành, nội thị, trong quá trình xây dựng quy hoạch không chấm điểm cố định mà đề ra nguyên tắc để xác định vị trí, quy mô dựng bảng sao cho phù hợp với cảnh quan đô thị. Tại các khu công nghiệp, quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời được thực hiện theo hướng xác định vị trí bảng quảng cáo ngoài trời, hệ thống bảng chỉ dẫn nội bộ. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về tuyên truyền: Tiếp tục tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh Quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan để cá nhân, tổ chức hiểu được lợi ích đối với đời sống xã hội trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công khai Quy hoạch tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời đã được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời nắm bắt những nội dung chủ yếu của quy hoạch: Khu vực dựng bảng, cơ chế chính sách, kích thước các loại bảng... để thực thi có hiệu quả. 2. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chương trình về đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nghiệp vụ tuyên truyền cổ động cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp quảng cáo. Cử cán bộ đi tập huấn tập trung ở một số trung tâm đào tạo chuyên ngành về quản lý, tuyên truyền, quảng cáo. 3. Cơ chế huy động vốn: 3.1. Đối với bảng cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị: Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho quảng cáo tuyên truyền cổ động và quảng cáo ngoài trời để phân cấp nguồn vốn, phân kỳ đầu tư chia làm ba giai đoạn (Chủ yếu hai giai đoạn 2011 2013 và 2013 2015, giai đoạn từ 2016 2020 chỉ là định hướng). Giai đoạn I: Từ 2011 2013: Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành phố: 7 vị trí Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn huyện thị: 48 vị trí Giai đoạn II: Từ 2013 2015: Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành phố: 10 vị trí Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn huyện thị: 68 vị trí Giai đoạn III: Từ 2016 2020 Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành phố: 8 vị trí Bảng tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn huyện thị: 85 vị trí. 3.2. Đối với bảng tấm lớn: Các bảng tấm lớn thường xuyên tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị hàng năm Nhà nước bỏ kinh phí xây dựng 100%. Các bảng tấm lớn còn lại cho phép tổ chức, cá nhân đầu tư 100% kinh phí xây dựng, được hưởng quyền lợi ưu đãi và trách nhiệm như sau: + Ưu đãi về giá thuê đất; thời hạn thuê đất từ 05 năm đến 50 năm. + Trách nhiệm: Ngoài thời lượng thực hiện quảng cáo đã được cấp giấy phép. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Nhà nước khi có yêu cầu (gồm các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị tối đa không quá 15 ngày cho 1 lần tuyên truyền) và hỗ trợ kinh phí in ấn sản phẩm tuyên truyền. 3.3. Đối với quảng cáo ngoài trời tăng nguồn vốn tài trợ và cho phép các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư cho mục đích phát triển quảng cáo. 3.4. Nhà nước tạo cơ chế để khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cột trụ để treo băng rôn, trạm bảng tin để thực hiện quảng cáo rao vặt như tờ rơi, áp phích. 4. Xác định nhu cầu về đất cho tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời: Trên cơ sở xác định cụ thể các vị trí đất đai, quy mô, kích thước, không gian, chất liệu tạo thành hệ thống bảng cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời, băng rôn, bảng hộp đèn trên dải phân cách và trên cột điện, trạm bảng tin từ tỉnh đến thôn, làng, khu dân cư; để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng bảng cổ động trực quan, quảng cáo tấm lớn tại các tuyến quốc lộ, tuyến đường cao tốc đã được quy hoạch thu hút các nhà đầu tư xây dựng phương tiện quảng cáo hiện đại, lâu dài. Về quyền sử dụng đất: Được cấp quyền sử dụng đất (hợp đồng sử dụng đất lâu dài tối đa là 50 năm) để liên doanh, liên kết với các công ty quảng cáo xây dựng bảng tấm lớn. 5. Xây dựng điểm: Xây dựng thí điểm 02 bảng tuyên truyền cổ động trực quan quảng cáo tấm lớn ở các vị trí thuận lợi tiếp giáp với tỉnh Nghệ An và Ninh Bình trên tuyến Quốc lộ 1A, bằng nguồn xã hội hóa để phục vụ tuyên truyền và cho các doanh nghiệp khai thác quảng cáo vào các thời điểm thích hợp. Đây là hai bảng tấm lớn làm mẫu theo quy hoạch đã được duyệt. Lựa chọn thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn xây dựng các vị trí bảng quảng cáo tấm lớn với kiểu dáng 02 hoặc 03 mặt với kích thước bảng từ 60m2/mặt đến 120m2/mặt. Xây dựng xã hội hóa các điểm treo băng rôn, Bảng hộp đèn trên dải phân cách trên cột điện, trạm bản tin, quảng cáo rao vặt theo đúng những vị trí đã được quy hoạch. Lựa chọn mỗi một huyện, thành phố xây dựng một trạm, một bảng tin bằng nguồn vốn xã hội hóa. 6. Xác định vị trí: + Đối với các vị trí hiện tại trong quy hoạch. Các vị trí đã quy hoạch muốn thực hiện quảng cáo chỉ cần sự đồng ý của UBND xã, phường và các thủ tục liên quan tiến hành xin phép. + Đối với những vị trí không có trong quy hoạch. Trường hợp đối với nhà, đất tư nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì hợp đồng thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo phải có chứng thực của UBND xã, phường đối với hình thức bảng áp tường nhà. Trường hợp đối với đất tư nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp đồng thuê địa điểm phải được UBND cấp xã, phường xác nhận và phải có sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện, thị xã, thành phố đối với xây dựng bảng quảng cáo. Trường hợp đối với nhà đất do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu quản lý thì hợp đồng thuê địa điểm quảng cáo chỉ cần sự đồng ý của hai bên. Trường hợp địa điểm quảng cáo do các Sở, ngành quản lý thì hợp đồng thuê địa điểm quảng cáo phải được thỏa thuận bằng văn bản của Sở, ngành đó. Trường hợp địa điểm quảng cáo đặt trên đất nông nghiệp, đất canh tác thì phải có chứng thực của UBND xã, phường và phải được sự đồng ý bằng văn bản của UBND huyện, thị xã, thành phố (được quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật Đất đai). 7. Xử lý tồn đọng: Đối với hình thức quảng cáo của các tổ chức, cá nhân không có giấy phép (đã hoặc chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền) thì tổ chức cá nhân đó phải tự tổ chức tháo dỡ toàn bộ những hình thức quảng cáo vi phạm. Thời hạn phải tự tháo dỡ căn cứ theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền chậm nhất 45 ngày. Sau thời hạn trên nếu tổ chức cá nhân không tự tháo dỡ Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc UBND cấp huyện ra Quyết định cưỡng chế tiến hành tháo dỡ. Toàn bộ kinh phí sẽ do các tổ chức thực hiện quảng cáo chịu trách nhiệm. Đồng thời cho phép doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn vị trí thuận lợi, nằm trong quy hoạch để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện quảng cáo. Đối với hình thức quảng cáo có giấy phép thực hiện quảng cáo đã hết hạn hoặc đang trong thời hạn trong giấy phép nhưng vi phạm về kiểu dáng kích thước, tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật và bảng dựng không nằm trong quy hoạch (do cấp phép khi chưa có quy hoạch), các doanh nghiệp quảng cáo được tiếp tục duy trì đến hết thời hạn của giấy phép thực hiện quảng cáo. Tổ chức cá nhân nếu có nhu cầu vẫn tiếp tục quảng cáo sẽ phải tự điều chỉnh lại hình thức quảng cáo theo đúng quy định và các tiêu chí của quy hoạch, trên cơ sở đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục xem xét cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức cá nhân đó. Sau 3 năm thực hiện quy hoạch, không còn bảng quảng cáo nằm ngoài quy hoạch. 8. Quản lý nhà nước về cấp phép: Sau khi Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố công khai “Quy hoạch quảng cáo ngoài trời tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 2015, định hướng năm 2020” và các chủ trương, cơ chế chính sách trên trang thông tin cơ sở của Sở và các website của tỉnh. Trên cơ sở đó, căn cứ quy định của pháp luật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép và phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý theo các nội dung sau: Quảng cáo bảng tấm lớn. Quảng cáo màn hình điện tử LED. Quảng cáo trên băng zôn. Quảng cáo trên các trạm bảng tin, quảng cáo rao vặt. Các bảng quảng cáo áp tường. Các hình thức quảng cáo trên dải phân cách, trên cột điện, nhà chờ, bán vé xe buýt, cabin điện thoại công cộng. Quảng cáo các lôgô trên các biển hiệu, hộp đèn. Một số hình thức quảng cáo khác theo quy định của pháp luật. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các hoạt động quảng cáo, là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh trực tiếp quản lý theo dõi thực hiện quy hoạch. Có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phổ biến công khai quy hoạch tới các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho các tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện quảng cáo theo đúng Quy hoạch và đúng theo quy định của pháp luật đồng thời gửi bản sao giấy phép thực hiện quảng cáo cho phòng Văn hóa Thông tin huyện, thị xã, thành phố để biết và quản lý công tác quảng cáo ở địa phương. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý sai phạm về hoạt động quảng cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước. Lập biên bản vi phạm hành chính, ra Quyết định xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép, quyết định cưỡng chế tháo dỡ các loại hình quảng cáo sai phạm. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Báo cáo định kỳ với UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo. 2. Các Sở: Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp & PTNT: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thỏa thuận đúng thời hạn quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT/BYT/BNN/BXD ngày 28/2/2007. 3. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công thương: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện Quy hoạch Quảng cáo được duyệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ. 4. UBND huyện, thị xã, thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, thực hiện các hoạt động quảng cáo trên địa bàn đảm bảo đúng Quy hoạch được duyệt; tổ chức kiểm tra, xử lý sai phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý, cưỡng chế các hoạt động quảng cáo trái phép; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở quản lý chuyên ngành, xây dựng và hướng dẫn thực hiện Quy hoạch quảng cáo được duyệt và các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo tại địa phương. Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung Quy hoạch được duyệt tại Quyết định này; chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện theo đúng Quy hoạch; định kỳ hàng năm, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc các Sở; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vương Văn Việt (...TRUNCATED)
BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 71 TB/TW Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2012 THÔNG BÁO VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG VỚI CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG Tại phiên họp ngày 4 1 2012, sau khi nghe Uỷ ban Kiểm tra Trung ương báo cáo về sơ kết việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức đảng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, Ban Bí thư đã kết luận như sau: 1 Thời gian qua, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã nghiêm túc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng. Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; thực hiện tốt hơn chức năng tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, công tác xây dựng đảng, công tác quản lý cán bộ, khen thưởng cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và những công việc quan trọng khác được kịp thời, đúng quy định; góp phần vào sự thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bầu cử Quốc hội khoá XIII và bầu cử hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2011 2016. Các đơn vị đã chủ động xây dựng và tham gia xây dựng các văn bản, đề án về công tác kiểm tra, giám sát để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cấp uỷ, tổ chức đảng đã kịp thời thống nhất trong việc thực hiện toàn diện, đúng phạm vi, nguyên tắc, các nội dung, trách nhiệm và phương pháp phối hợp được nêu trong Quy chế. Thường xuyên thông báo, trao đổi thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; chủ động phối hợp chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc phạm vi quản lý của các tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát; thực hiện hoặc đôn đốc thực hiện có kết quả các kết luận kiểm tra, thông báo kết quả giám sát, quyết định kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Mối quan hệ công tác giữa các cơ quan phối hợp ngày càng chặt chẽ và có những chuyển biến thực sự, giúp mỗi cơ quan nâng cao hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình. 2 Tuy nhiên, thời gian triển khai thực hiện Quy chế mới được 3 năm, kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Việc thực hiện nội dung, trách nhiệm, phương pháp phối hợp trong Quy chế có lúc, có việc chưa chặt chẽ, đầy đủ và chưa thường xuyên, như trao đổi thông tin, phát hiện dấu hiệu vi phạm để xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát chưa kịp thời; phối hợp xem xét giải quyết tố cáo, khiếu nại, xử lý kỷ luật có trường hợp còn để kéo dài và còn chồng chéo trong thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; việc phối hợp theo dõi, giám sát trong công tác cán bộ một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, nhất là trong việc thẩm định, đánh giá, đề nghị bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Việc phối hợp chỉ đạo điều tra, giải quyết đối với một số vụ việc vi phạm pháp luật của các cơ quan tố tụng còn chậm, ảnh hưởng đến việc phối hợp trong xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật, hạn chế tác dụng giáo dục, răn đe đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Có những vấn đề nảy sinh trong thực tế do chưa được quy định trong Quy chế phối hợp nên còn lúng túng, chưa chủ động trong việc thông báo, trao đổi thông tin về tổ chức đảng, đảng viên không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Nhận thức của một số cấp uỷ viên, thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn và cán bộ chủ chốt ở các tổ chức có Quy chế phối hợp chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tác dụng của Quy chế phối hợp nên chưa chủ động quan tâm thực hiện việc phối hợp theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chưa chủ động, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Quy chế. Một số tổ chức đảng và cấp uỷ viên, uỷ viên ban cán sự đảng, đảng đoàn chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện các nội dung của Quy chế, nên việc chỉ đạo chưa sâu sát, kịp thời, chưa chủ động tham gia thực hiện hoặc chỉ đạo việc phối hợp thực hiện theo sự phân công. Có nội dung của Quy chế phối hợp chưa phù hợp với tình hình thực tế, nên có lúc, có việc còn khó khăn trong thực hiện phối hợp với các tổ chức đảng, đơn vị có liên quan. Các đơn vị chức năng của hai cơ quan phối hợp chưa thực hiện tốt tham mưu, giúp lãnh đạo hai cơ quan trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện phối hợp, nên có lúc, có việc còn chậm và chưa cụ thể. 3 Để thực hiện tốt việc phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương nơi có Quy chế phối hợp và Ban Chỉ đạo Trung ương để phòng, chống tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng trong tình hình hiện nay, Ban Bí thư yêu cầu thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 3.1. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với các tổ chức đảng có liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả việc phối hợp giữa hai cơ quan trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chương trình công tác toàn khoá XI của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các cơ quan phối hợp. 3.2 Nâng cao chất lượng phối hợp tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong xây dựng, thực hiện các đề án; chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác xây dựng đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng nói riêng. 3.3 Các đảng đoàn, ban cán sự đảng coi trọng việc lãnh đạo công tác kiểm tra trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng theo đúng quy định trong Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI (ban hành kèm theo Quyết định số 46 QĐ/TW, ngày 1 11 2011 của Ban Chấp hành Trung ương) và tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với cơ quan mình. 4 Giao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan có Quy chế phối hợp nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan cho phù hợp với Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng và tình hình thực tế, trình Ban Bí thư xem xét, quyết định. 5 Định kỳ hằng năm, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan phối hợp tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, bàn biện pháp tiếp tục thực hiện có kết quả và báo cáo Ban Bí thư. T/M BAN BÍ THƯ Lê Hồng Anh (...TRUNCATED)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 03/2012/QĐ UBND Thủ Dầu Một, ngày 12 tháng 01 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BTTTT BCA ngày 28 tháng 11 năm 2008 của liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 01/TTr STTTT ngày 03 tháng 11 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Văn Nhị QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2012/QĐ UBND ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh là mạng truyền dẫn tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (IP/MPLS) sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh do các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các doanh nghiệp viễn thông được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cho phép xây dựng, vận hành (sau đây viết tắt là Mạng chuyên dùng). 2. An toàn thông tin bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng. 3. Đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng là các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh có điểm kết nối vào Mạng chuyên dùng. Chương II QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH MẠNG CHUYÊN DÙNG Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng 1. Mạng chuyên dùng phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng máy tính và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng, an toàn (24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần); được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình quản lý, vận hành và sử dụng. 2. Chi phí sử dụng Mạng chuyên dùng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị sử dụng mạng thông qua Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh, theo nhu cầu và mức độ sử dụng thực tế của từng đơn vị trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. Điều 5. Quyền và trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông 1. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho Mạng chuyên dùng thực hiện các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cơ sở hạ tầng; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cơ sở hạ tầng trong hoạt động của Mạng chuyên dùng. 2. Phối hợp với Công an tỉnh để bảo đảm an ninh thông tin, thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin trong hoạt động của Mạng chuyên dùng. 3. Thành lập Nhóm ứng cứu sự cố máy tính (CSIRT) tại Sở Thông tin và Truyền thông để làm đầu mối liên hệ với Cơ quan điều phối ứng cứu sự cố máy tính của Bộ Thông tin và Truyền thông và liên kết với các CSIRT của các cơ quan, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh nhằm ứng cứu kịp thời khi xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin trong hệ thống Mạng chuyên dùng. 4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền quy định kết nối và lập dự toán chi phí sử dụng Mạng chuyên dùng. Điều 6. Quyền và trách nhiệm của Công an tỉnh 1. Chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an ninh thông tin, phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong Mạng chuyên dùng; kiểm tra và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin trong hoạt động của Mạng chuyên dùng. 2. Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức thuộc Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng; kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng trong Mạng chuyên dùng. 3. Các đơn vị chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Công an tỉnh khi phát hiện các thông tin, tài liệu, dữ liệu, đồ vật liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 151/2005/NĐ CP ngày 14 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan và cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia phải thực hiện các quy định sau đây: a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu, đồ vật liên quan. b) Thực hiện theo thẩm quyền các biện pháp thu giữ, sao chép thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu, đồ vật, một phần hoặc toàn bộ hệ thống thiết bị liên quan. c) Ngăn cản việc truy nhập hệ thống thiết bị, mạng lưới và sử dụng dịch vụ. d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. đ) Hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các tổ chức quản lý, khai thác Mạng chuyên dùng phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Điều 7. Quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các doanh nghiệp viễn thông khác khi được phép xây dựng, vận hành Mạng chuyên dùng 1. Các doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ đường truyền kết nối của Mạng chuyên dùng phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các đơn vị sử dụng mạng, bảo đảm các yêu cầu về dung lượng, tốc độ, chất lượng dịch vụ mạng và an toàn thông tin theo quy định. 2. Xây dựng các quy định về quản lý, điều hành khai thác, khắc phục sự cố, bảo dưỡng đường truyền kết nối của Mạng chuyên dùng do doanh nghiệp vận hành, khai thác và bảo vệ. Triển khai các giải pháp và hệ thống thiết bị dự phòng để bảo đảm cơ sở hạ tầng Mạng chuyên dùng hoạt động liên tục và an toàn. 3. Thiết lập đầu mối, số điện thoại liên lạc để hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự cố và giải quyết khiếu nại của các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng trên địa bàn tỉnh tới cấp huyện. 4. Xây dựng và công bố danh mục các dịch vụ được cung cấp trên Mạng chuyên dùng do doanh nghiệp mình cung cấp. 5. Xây dựng quy định chi tiết các nội dung hợp đồng mẫu và tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng với đơn vị được giao quản lý vận hành, sử dụng Mạng chuyên dùng phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh do doanh nghiệp mình cung cấp. 6. Định kỳ báo cáo với Sở Thông tin và Truyền thông (06 tháng/lần, trước ngày 10 của tháng báo cáo định kỳ) và đột xuất theo yêu cầu về tình hình hoạt động của Mạng chuyên dùng. 7. Báo cáo ngay cho Sở Thông tin và Truyền thông để nhận chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố đối với Mạng chuyên dùng hoặc các sự cố cần tổ chức ứng cứu thông tin. Chương III SỬ DỤNG MẠNG CHUYÊN DÙNG Điều 8. Trách nhiệm đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng 1. Quản lý, khai thác và bảo đảm hoạt động liên tục của thiết bị mạng điểm kết nối đặt tại cơ quan mình theo biên bản bàn giao thiết bị. 2. Chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin truyền đưa trên Mạng chuyên dùng theo đúng quy định pháp luật. 3. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên Mạng chuyên dùng theo đúng các quy định tại Điều 10 của Thông tư số 23/2011/TT BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 4. Không thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị liên quan đến Mạng chuyên dùng không thuộc thẩm quyền, gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống Mạng chuyên dùng. 5. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan như: a) Hệ thống tường lửa của đơn vị đối với Mạng chuyên dùng; b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của cơ quan được thiết lập (nếu có) trên nền tảng Mạng chuyên dùng; c) Quản lý các tên miền của cơ quan; d) Sở hữu và quản lý các chính sách kết nối Internet của riêng cơ quan thông qua Mạng chuyên dùng; đ) Ghi lại các sự cố, lỗi xảy ra về kết nối Mạng chuyên dùng, về an toàn, bảo mật thông tin; trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông quản lý, vận hành Mạng chuyên dùng để phối hợp khắc phục kịp thời, nhanh chóng. 6. Đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số với Ban Cơ yếu Chính phủ để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin trên Mạng chuyên dùng. 7. Trong trường hợp có kế hoạch nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng nội bộ có ảnh hưởng đến Mạng chuyên dùng, cần thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông quản lý, vận hành Mạng chuyên dùng trước tối thiểu 05 ngày làm việc để bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể Mạng chuyên dùng. 8. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn thông tin. 9. Phải xây dựng quy chế nội bộ về việc bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị mình quản lý và có cán bộ phụ trách quản lý an toàn thông tin. Hàng năm phải lập kinh phí trong các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị để đầu tư thiết bị và triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin. 10. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo cho Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình khai thác, sử dụng và công tác bảo đảm an toàn thông tin Mạng chuyên dùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình. Điều 9. Trách nhiệm của cá nhân sử dụng Mạng chuyên dùng 1. Người sử dụng (thuộc các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng) khi kết nối vào Mạng chuyên dùng phải tuyệt đối tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng. 2. Khi sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền để giải quyết. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành 1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Quy định này cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các đơn vị này quản lý, khai thác hiệu quả Mạng chuyên dùng. 2. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng Mạng chuyên dùng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra việc chấp hành tại đơn vị theo đúng nội dung của Quy định này. Điều 11. Điều khoản thi hành Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các đơn vị, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh, đề xuất ý kiến về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. (...TRUNCATED)
"BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ DƯỢC\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập T(...TRUNCATED)
"ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập T(...TRUNCATED)
"UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc(...TRUNCATED)
"VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh(...TRUNCATED)
"BỘ NGOẠI GIAO\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc\(...TRUNCATED)
"BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG\nĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM\nSố: 32 HD/BTGTW\nHà Nội, ngày(...TRUNCATED)

No dataset card yet

New: Create and edit this dataset card directly on the website!

Contribute a Dataset Card
Downloads last month
0
Add dataset card