id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
0
258k
19820812
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820812
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1872
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1872 là cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 22, được tổ chức vào Thứ Ba, ngày 5 tháng 11 năm 1872. Bất chấp sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa, Tổng thống đương nhiệm Ulysses S. Grant đã đánh bại ứng cử viên Đảng Cộng hòa Tự do (được chống lưng bởi Đảng Dân chủ) Horace Greeley. Grant đã được nhất trí tái đề cử tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1872, nhưng các đối thủ trong đảng của ông đã thành lập Đảng Cộng hòa Tự do và tổ chức một đại hội của riêng họ. Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa Tự do năm 1872 sau cùng đã đề cử Greeley, một nhà báo từ New York, và soạn thảo một bản cương lĩnh kêu gọi cải cách dân vụ và chấm dứt Tái thiết. Các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ tin rằng hy vọng duy nhất của họ để đánh bại Grant là cùng nhau đoàn kết để ủng hộ Greeley, và Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ năm 1872 đã đề cử liên danh mà Đảng Cộng hòa Tự do đã đề cử trước đó. Dù được chống lưng bởi liên minh giữa Đảng Cộng hòa Tự do và Đảng Dân chủ, Greeley là một nhà vận động chính trị tồi và Grant, do đó, vẫn được yêu thích rộng rãi. Grant đã giành chiến thắng cách biệt trong chiến dịch tái tranh cử của mình, thắng 31 trong số 37 bang, bao gồm một số bang miền Nam sẽ không bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa cho đến tận thế kỷ 20. Grant sẽ là người đương nhiệm cuối cùng thắng cử hai nhiệm kỳ liên tiếp cho đến tận khi William McKinley giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1900, và cách biệt phần trăm phiếu phổ thông của ông là 11,8% là cách biệt lớn nhất từ năm 1856 đến năm 1904. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1872, sau khi số phiếu phổ thông được kiểm đếm, nhưng trước khi Đại cử tri đoàn nhóm họp, Greeley qua đời. Kết quả là các đại cử tri theo lý thuyết trước đó phải bầu cho Greeley đã buộc phải bỏ phiếu cho 4 ứng cử viên khác cho chức tổng thống và 8 ứng cử viên cho chức Phó Tổng thống. Cuộc bầu cử năm 1872 cũng là lần duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mà một ứng cử viên Tổng thống từ 2 đảng lớn qua đời trong cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử này đã xác lập kỷ lục về chuỗi chiến thắng lâu nhất của Đảng Cộng hòa trong lịch sử Hoa Kỳ với 4 cuộc bầu cử, một kỷ lục sẽ được lập một lần nữa bởi đảng Cộng hòa vào năm 1908. Bản thân Grant là 1 trong 4 Tổng thống Đảng Cộng hòa duy nhất đã phục vụ trọn vẹn 2 nhiệm kỳ, những người còn lại là Dwight D. Eisenhower, Ronald Reagan và George W. Bush. Tại đại hội, Đảng Cộng hòa đã đề cử Tổng thống Ulysses S. Grant ra tái tranh cử chức Tổng thống, nhưng lại đề cử Thượng nghị sĩ Henry Wilson từ Massachusetts tranh chức Phó Tổng thống thay vì Phó Tổng thống đương nhiệm Schuyler Colfax, mặc dù cả hai đều dính líu đến vụ bê bối Credit Mobilier nổ ra 2 tháng sau khi đại hội của Đảng Cộng hòa bế mạc. Một số người khác, vốn đã trở nên mệt mỏi với nạn tham nhũng tràn lan trong nội bộ chính quyền Grant, đã quyết định cùng nhau thành lập Đảng Cộng hòa Tự do. Với hy vọng đánh bại Grant, Đảng Dân chủ đã ủng hộ cho các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Tự do. Một nhóm những đảng viên Cộng hòa bất đồng chính kiến có ảnh hưởng đã rời khỏi đảng để thành lập Đảng Cộng hòa Tự do vào năm 1870. Tại đại hội toàn quốc duy nhất của đảng, được tổ chức ở Cincinnati năm 1872, biên tập viên tờ "New York Tribune" cựu Dân biểu Horace Greeley được đề cử làm Tổng thống ở lần bỏ phiếu thứ 6, đánh bại Charles Francis Adams. Sau đó, Thống đốc Missouri Benjamin Gratz Brown được đề cử làm Phó Tổng thống trong lần bỏ phiếu thứ hai. Đại hội triệu tập tại Baltimore, Maryland, từ ngày 9 đến 10 tháng 7. Vì mong muốn đánh bại Ulysses S. Grant dâng cao, Đảng Dân chủ quyết định đề cử liên danh Greeley/Brown của Đảng Cộng hòa Tự do và thông qua cương lĩnh của họ. Greeley nhận được 686 trong số 732 phiếu bầu từ đại biểu, trong khi Brown nhận được 713. Thông qua cương lĩnh của Đảng Cộng hòa Tự do tức là Đảng Dân chủ đã chấp nhận chiến lược Khởi hành Mới, chiến lược đã bác bỏ cương lĩnh chống Tái thiết ban hành năm năm 1868. Họ nhận ra rằng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, họ phải nhìn về tương lai chứ không thể mãi luẩn quẩn với các vấn đề liên quan đến Nội chiến. Họ cũng nhận ra rằng họ sẽ chỉ phân tán số phiếu chống Grant nếu họ đề cử một ứng cử viên không phải Greeley. Tuy nhiên, Greeley nổi tiếng từ lâu là một nhân vật chống đối Đảng Dân chủ tích cực nhất, do đó đã làm giảm mức độ ủng hộ của các đảng viên Đảng Dân chủ với ứng cử viên Tổng thống của chính họ. Một số đảng viên Đảng Dân chủ lo lắng rằng việc ủng hộ Greeley sẽ khiến đảng sụp đổ ngay lập tức, giống như việc Đảng Whig trên bờ vực sụp đổ đã hoàn toàn sụp đổ sau khi ủng hộ ứng cử viên của Nhất Vô Sở Tri Millard Fillmore vào năm 1856, mặc dù những người khác cảm thấy rằng Đảng Dân chủ đang ở vị thế mạnh hơn nhiều so với trường hợp của đảng Whig. Hơn nữa, đảng Whig dường như đã sụp đổ trước năm 1856 và nhiều người còn dự đoán (chính xác, như đã xảy ra) rằng Đảng Cộng hòa Tự do sẽ không tồn tại lâu dài do không khác biệt gì nhiều về mặt tư tưởng với Đảng Cộng hòa. Một nhóm người do James A. Bayard lãnh đạo đã tìm cách đề cử một liên danh khác với liên danh của Đảng Cộng hòa Tự do, nhưng phần lớn họ sau cùng cũng đồng ý ủng hộ Greeley. Đại hội, chỉ kéo dài 6 giờ trong 2 ngày, là đại hội của đảng lớn ngắn nhất trong lịch sử. Đảng Cộng hòa Tự do và Đảng Dân chủ sau đó hoạt động cùng dưới một tên ở tất cả các bang ngoại trừ Louisiana và Texas. Ở những bang mà đảng Cộng hòa mạnh hơn, đảng Cộng hòa Tự do hoạt động sôi nổi hơn; trong khi ở những bang mà Đảng Dân chủ mạnh hơn, Đảng Dân chủ hoạt động tích cực hơn. Ngay cả các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ như Thomas F. Bayard, vốn phản đổi Greeley, sau cùng cũng ủng hộ Greeley. Các ứng cử viên Tổng thống: Đảng Cải cách Lao động chỉ mới được thành lập vào năm 1870 bởi Đại hội Liên đoàn Lao động Quốc gia với hy vọng nó sẽ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống năm 1872. Trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 1872, đảng đã tổ chức nhiều chi nhánh cấp tiểu bang và đạt được chút thành công. Một trong những chiến thắng quan trọng của nó là thành lập một liên minh đa số với Đảng Dân chủ tại Hạ viện New Hampshire vào năm 1871, trong đó William Gove, thành viên của đảng này, được bầu làm Chủ tịch. Đại hội toàn quốc đầu tiên của đảng được tổ chức tại Columbus, Ohio vào ngày 22 tháng 2 năm 1872. Ban đầu, đã có khá nhiều tranh luận về việc liệu đảng có nên thực sự đề cử bất kỳ ai cho chức vụ Tổng thống vào thời điểm đó hay không, hay họ nên đợi Đảng Cộng hòa Tự do đề cử liên danh của mình trước. Sau cùng, họ đề cử David Davis làm Tổng thống do ông đang dẫn đầu các cuộc thăm dò của Đảng Cộng hòa Tự do vào thời điểm đó. Joel Parker, Thống đốc New Jersey, được đề cử làm Phó Tổng thống. Mặc dù Davis không từ chối đề cử chức Tổng thống của đảng Cải cách Lao động, nhưng ông đã quyết định ưu tiên giành được đề cử Đảng Cộng hòa Tự do hơn, để ít nhất ông có thể được họ bảo trợ chống lưng. Sau đại hội của đảng Cộng hòa Tự do, ông không giành được đề cử Tổng thống nên đã điện báo cho đảng Cải cách Lao động và thông báo cho họ về ý định rút lui hoàn toàn khỏi cuộc bầu cử. Sau đó, Joel Parker tiếp bước Davis và cũng rút lui. Dại hội thứ hai được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 tại Philadelphia, nơi họ quyết định rằng thay vì phạm sai lầm tương tự một lần nữa, đảng sẽ hợp tác với Đảng Dân chủ Thẳng thắn mới thành lập gần đây. Sau cuộc bầu cử, các chi nhánh cấp tiểu bang của đảng ngày càng ít hoạt động hơn, và đến năm sau, đảng này giải tán. Hoạt động của đảng Cải cách Lao động vẫn tiếp tục đến năm 1878, khi các đảng viên Cải cách Lao động và Đồng bạc Xanh, cùng với các đảng khác, thành lập Đảng Quốc gia. Không muốn ủng hộ liên danh của đảng Dân chủ (Greeley/Brown), một nhóm hầu hết là đảng viên Đảng Dân chủ từ miền Nam đã tổ chức cái mà họ gọi là "đại hội" Đảng Dân chủ Thẳng thắn ở Louisville, Kentucky, vào ngày 11 tháng 8 năm 1872. Họ đề cử Charles O'Conor làm Tổng thống, người đã từ chối đề cử của họ qua điện tín; John Quincy Adams II cho chức Phó Tổng thống. Do không có thời gian để chọn người thay thế, đảng vẫn đề cử hai ứng cử viên. Họ nhận được 0,36% số phiếu phổ thông và không có phiếu trong Đại cử tri đoàn. Victoria Woodhull được công nhận là người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống. Bà được đề cử làm Tổng thống bởi Đảng Quyền Bình đẳng nhỏ. Frederick Doulass đã được đề cử làm Phó Tổng thống, mặc dù ông không tham dự Đại hội nhưng vẫn chấp nhận đề cử của đảng và đóng vai trò tích cực trong chiến dịch tranh cử. Chính quyền của Grant và những đảng viên Đảng Cộng hòa Cấp tiến của ông đã bị cáo buộc tham nhũng tràn lan, và Đảng Cộng hòa Tự do yêu cầu cải cách dân vụ và chấm dứt quá trình Tái thiết, bao gồm cả việc rút quân đội liên bang khỏi miền Nam. Cả Đảng Cộng hòa Tự do và Đảng Dân chủ đều thất vọng về ứng cử viên Greeley của họ. Là một nhà vận động kém cỏi với ít kinh nghiệm chính trị, sự nghiệp biên tập báo chí của Greeley đã khiến các đối thủ của ông có nhiều cơ hội để tấn công. Với những ký ức về những chiến thắng của mình trong Nội chiến, Grant dường như vẫn được công chúng yêu mến. Grant cũng có một ngân sách lớn cho chiến dịch của mình. Một nhà sử học từng nói rằng, "Chưa bao giờ một ứng cử viên nhận được nhiều tiền từ những người giàu có nhiều như Grant." Phần lớn quỹ chiến dịch của Grant đến từ các doanh nhân, bao gồm Jay Cooke, Cornelius Vanderbilt, Alexander Turney Stewart, Henry Hilton và John Astor. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Hiệp hội Quốc gia về Quyền Bầu cử của phụ nữ (NWSA) và Hiệp hội Quyền Bầu cử của Phụ nữ Hoa Kỳ (AWSA) thành lập vào năm 1869. Do đó, các cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử của phụ nữ trở nên phổ biến hơn. NWSA tổ chức hội nghị thường niên tại Thành phố New York vào ngày 9 tháng 5 năm 1872. Một số đại biểu đã ủng hộ Victoria Woodhull, người đã dành cả năm kể từ cuộc họp thường niên trước đó của NWSA để đi tới các vùng lân cận của Thành phố New York và phát biểu về lý do tại sao phụ nữ nên được phép bỏ phiếu. Các đại biểu đã chọn Victoria Woodhull ra tranh cử Tổng thống và Frederick Douglass làm Phó Tổng thống. Ông ấy đã không tham dự đại hội và không bao giờ chấp nhận đề cử, mặc dù ông ấy sẽ phục vụ với tư cách là Đại cử tri bầu Tổng thống trong Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ cho bang New York. Woodhull đã có một loạt bài phát biểu xung quanh Thành phố New York trong chiến dịch tranh cử. Tài chính của bà ấy rất eo hẹp, và buộc phải vay tiền từ những người ủng hộ dù không thể trả lại cho họ. Vào một ngày trước cuộc bầu cử, Woodhull đã bị bắt vì "xuất bản một tờ báo tục tĩu" và vì vậy không thể bỏ phiếu cho chính mình. Woodhull thực ra chắc chắn không đủ tư cách để trở thành Tổng thống vào Ngày nhậm chức 4 tháng 3 năm 1873, không phải vì bà là phụ nữ, mà vì bà sẽ không đạt đến độ tuổi tối thiểu để trở thành Tổng thống theo quy định của Hiến pháp là 35 cho đến ngày 23 tháng 9 năm 1873; các nhà sử học do đó đã tranh luận về việc có nên coi các hoạt động của cô ấy là một chiến dịch bầu cử thực sự hay không. Woodhull và Douglass không được liệt kê trong "Kết quả Bầu cử" bên dưới, vì liên danh này nhận được số phiếu phổ thông không đáng kể và không nhận được bất kỳ phiếu đại cử tri nào. Ngoài ra, một số phụ nữ đã cố gắng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Susan B. Anthony đã bị bắt khi bà đang cố gắng bỏ phiếu và bị phạt 100 đô la trong một phiên tòa sau đó. Grant đã tái đắc cử một cách dễ dàng trước Greeley, với cách biệt tỷ lệ phiếu phổ thông là 11,8% tương ứng với 763.000 phiếu bầu. Grant cũng thắng phiếu Đại cử tri đoàn với 286 phiếu; trong khi Greeley giành được 66 phiếu đại cử tri. Greeley qua đời vào ngày 29 tháng 11 năm 1872, 24 ngày sau cuộc bầu cử nhưng trước khi bất kỳ đại cử tri nào đáng lý phải bầu cho ông (từ Texas, Missouri, Kentucky, Tennessee, Georgia và Maryland) có thể nhóm họp và bỏ phiếu. Sau đó, 63 đại cử tri đáng ra phải bầu cho Greeley đã bỏ phiếu cho các đảng viên Đảng Dân chủ khác: 18 người trong số họ bỏ phiếu bầu Tổng thống cho đồng tranh cử của Greeley, Benjamin Gratz Brown, và 45 người bỏ phiếu bầu Tổng thống cho 3 người không phải là ứng cử viên. Trong số 2.171 quận, Grant thắng 1.335 trong khi Greeley thắng 833. Ba quận được chia đều giữa Grant và Greeley. Trong phiên họp chung của Quốc hội để kiểm phiếu đại cử tri vào ngày 12 tháng 2 năm 1873, 5 bang đã phản đối kết quả bầu cử tại bang họ. Tuy nhiên, không giống như những phản đối sẽ được đưa ra vào năm 1877, những phản đối này sau cùng không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử này là lần cuối cùng mà Arkansas bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa cho đến năm 1972, và là cuộc bầu cử cuối cùng Arkansas bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ cho đến năm 1968. Alabama và Mississippi sẽ không bầu cho Đảng Cộng hòa cho đến năm 1964, và họ sẽ không bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ cho đến năm 1948. Bắc Carolina và Virginia sẽ không bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa cho đến năm 1928. West Virginia, Delaware và New Jersey sẽ không bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa cho đến năm 1896. "Những ứng cử viên này đã nhận được phiếu bầu từ các Đại cử tri vốn phải bầu cho Horace Greeley, người đã chết trước khi đại cử tri bỏ phiếu." "Nguồn được sử dụng không đủ dữ liệu để xác định liên danh thắng 4 phiếu đại cử tri ở Missouri; do đó, các liên danh có thể được liệt kê với số phiếu đại cử tri tối thiểu và tối đa có thể giành được." Nguồn: Dữ liệu từWalter Dean Burnham, "Presidential ballots, 1836–1892" (Johns Hopkins University Press, 1955) pp 247–57. Màu đỏ biểu thị bang đảng viên Cộng hòa Ulysses S. Grant thắng; Xanh biểu thị bang đảng viên Cộng hòa Tự do/Dân chủ Horace Greeley thắng. Các bang có tỷ lệ chiến thắng dưới 1% (19 phiếu đại cử tri) Các bang có tỷ lệ chiến thắng từ 1% đến 5% (32 phiếu đại cử tri) Các bang có tỷ lệ chiến thắng 5% đến 10% (133 phiếu đại cử tri): Mặc dù tổ chức cấp quốc gia của đảng sụp đổ sau năm 1872, một số thành viên Đảng Cộng hòa Tự do vẫn tiếp tục phục vụ trong Quốc hội sau cuộc bầu cử năm 1872. Hầu hết các Dân biểu Đảng Cộng hòa Tự do cuối cùng đã gia nhập Đảng Dân chủ. Bên ngoài miền Nam, một số Đảng viên Đảng Cộng hòa Tự do tìm cách thành lập một đảng mới đối lập với Đảng Cộng hòa, nhưng Đảng viên Đảng Dân chủ không muốn rời đảng của họ và ngay cả những đảng tương đối thành công như Đảng Cải cách của Wisconsin sau cùng cũng sụp đổ. Ngay cả Đảng Cộng hòa Tự do Missouri vô cùng nổi tiếng cũng sụp đổ khi Đảng Dân chủ trở lại là đảng đối lập chính với Đảng Cộng hòa. Trong những năm tiếp theo, các đảng viên Cộng hòa Tự do trước đây đã trở thành thành viên có uy tín của cả hai đảng lớn.
19820814
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820814
Sara Zahedi
Sara Zahedi (sinh 1981 tại Tehran) là một nhà toán học người Iran gốc Thụy Điển làm việc trong lĩnh vực tính toán động lực học chất lỏng và giữ chức phó giáo sư về giải tích số tại Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Thụy Điển. Bà là một trong mười người đoạt giải và là nữ chủ nhân duy nhất Giải thưởng của Hiệp hội Toán học Châu Âu năm 2016 "cho nghiên cứu nổi bật của bà đối với việc phát triển và phân tích các thuật toán số cho các phương trình vi phân từng phần, tập trung vào các ứng dụng cho các bài toán hình học biến đổi động". Chủ đề bài thuyết trình Giải thưởng EMS của Sara Zahedi là nghiên cứu gần đây của bà về phương pháp CutFEM để giải các bài toán động lực học chất lỏng với hình dạng biên thay đổi, chẳng hạn như phát sinh khi mô phỏng động lực học của hệ hai chất lỏng không thể trộn lẫn. Phương pháp này kết hợp các phương pháp thiết lập mức độ để biểu diễn các miền ranh giới khi cắt qua một lưới thống nhất nằm dưới, cùng với các kỹ thuật mô phỏng số có thể thích ứng với hình học phức tạp của các ô lưới được cắt bởi các ranh giới này. Khi Zahedi mười tuổi, việc cha bà bị giết bởi chế độ sau Cách mạng Iran đã thúc đẩy mẹ bà gửi bà sang Thụy Điển tị nạn một mình và chỉ gia nhập lại với bà vài năm sau đó. Bà bị cuốn hút vào toán học một phần vì bà hiểu toán học tốt hơn tiếng Thụy Điển, và cơ học chất lỏng bởi các ứng dụng trong thế giới thực của nó. Bà lấy bằng thạc sĩ tại KTH năm 2006 và bằng tiến sĩ năm 2011; luận án của bà, "Phương pháp số cho các bài toán giao diện chất lỏng (Numerical Methods for Fluid Interface Problems)", được chỉ dẫn bởi Gunilla Kreiss. Sau khi hoàn thành nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Uppsala, bà trở lại KTH với tư cách là trợ lý giáo sư năm 2014.
19820817
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820817
Farideh Firoozbakht
Farideh Firoozbakht ( – ) là một nhà toán học người Iran. Bà đã đề xuất giả thuyết Firoozbakht về phân phối số nguyên tố năm 1982. Bà từng học ngành dược và sau đó học toán tại Đại học Isfahan và giảng dạy toán học tại các trường đại học Iran, bao gồm cả Đại học Isfahan.
19820818
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820818
S. L. Hakimi
Seifollah Louis Hakimi (1932 – ) là một nhà toán học người Mỹ gốc Iran, sinh ra tại Iran, giáo sư danh dự tại Đại học Northwestern, nơi ông chủ trì khoa kỹ thuật điện từ năm 1973 đến năm 1978. Ông là chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Điện tại Đại học California, Davis, từ năm 1986 đến năm 1996. Hakimi nhận bằng tiến sỹ từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign năm 1959, dưới sự giám sát của Mac Van Valkenburg. Ông có hơn 100 hậu duệ học thuật, hầu hết trong số họ là thông qua học trò của ông là Narsingh Deo. Ông được biết đến với việc mô tả các chuỗi bậc của đồ thị vô hướng, với việc xây dựng bài toán cây Steiner trên các mạng lưới, và công trình của ông về các bài toán vị trí cơ sở trên mạng.
19820821
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820821
Rachanun Mahawan
Rachanun Mahawan (tiếng Thái: ฟิล์ม รชานันท์ มหาวรรณ์, sinh ngày 14 tháng 7 năm 2000) còn có nghệ danh là Film, là một diễn viên người Thái Lan trực thuộc GMMTV. Cô bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình khi giành chiến thắng trong cuộc thi 'GO ON GIRL & GUY: Star Search' (2019) và kí hợp đồng với GMMTV. Cô bắt đầu diễn xuất khi đóng vai phụ "Earn" trong bộ phim vào năm 2020 Rachanun sinh ra tại thủ đô Bangkok, Thái Lan vào ngày 14 tháng 7 năm 2000. Vào tháng 12 năm 2022, cô tốt nghiệp Khoa Kiến trúc, Chi nhánh Nghệ thuật Midea tại Đại học Công nghệ King Mongkut Thonburi. Năm 2019, Rachanun đã tham gia chương trình truyền hình thực tế 'GO ON GIRL & GUY: Star Search' do Clean & Clear tài trợ, giành chiến thắng cùng với một thí sinh khác - Nattawat Finkler (Patrick), sau đó cô đã ký hợp đồng độc quyền với GMMTV và xuất hiện trên Dark Blue Kiss với vai diễn khách mời "Namwan". Năm 2020, cô ra mắt với vai phụ đầu tiên khi đóng vai "Earn" trong bộ phim . Vào ngày 10 tháng 10 năm 2022, The Three GentleBros được phát sóng trên GMM25, cô góp mặt với tư cách là vai chính "View". Ngày 27 tháng 4 năm 2023, My Precious, bộ phim dựa trên tác phẩm You Are the Apple of My Eye, là phim điện ảnh đầu tiên được sản xuất bởi GMMTV được khởi chiếu sau 3 năm trì hoãn do Đại dịch Covid-19, cô góp mặt với vai chính "Lin", hợp tác với bạn diễn Korapat Kirdpan.
19820831
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820831
Giải thưởng sách Quốc gia 2018
Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ 1 được tổ chức trong năm 2018. Giải thưởng được chia thành 2 hạng mục sách hay và sách đẹp. Có tổng cộng 35 cuốn sách được trao giải, bao gồm: Giải A Hạng mục sách hay (3): Giải A Hạng mục Sách đẹp (3): Giải B Hạng mục sách hay (9): Giải B Hạng mục sách đẹp (5): Giải C Hạng mục sách đẹp (5): Giải C Hạng mục sách hay (10):
19820832
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820832
Giải thưởng sách Quốc gia 2019
Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ 2 được tổ chức trong năm 2019. Có tổng cộng 27 cuốn sách được trao giải, bao gồm::
19820833
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820833
Giải thưởng sách Quốc gia 2020
Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ 3 được tổ chức trong năm 2020. Có tổng cộng 27 cuốn sách được trao giải, bao gồm:
19820834
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820834
Giải thưởng sách Quốc gia 2021
Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ 4 được tổ chức trong năm 2021. Có tổng cộng 24 cuốn sách được trao giải, bao gồm:
19820835
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820835
Giải thưởng sách Quốc gia 2022
Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ 5 được tổ chức trong năm 2022. Có tổng cộng 26 cuốn sách được trao giải, bao gồm:
19820860
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820860
Wilberforce (mèo)
Wilberforce ( – 19 tháng 5 năm 1988) là một chú mèo sống ở số 10 phố Downing được thuê làm Trưởng quan Bắt Chuột tại Văn phòng Nội các từ năm 1973 đến năm 1987. Wilberforce đã phục vụ trong bốn nhiệm kỳ thủ tướng: Edward Heath, Harold Wilson, James Callaghan và Margaret Thatcher. Trong cáo phó được công bố ngay sau khi con mèo mất, Wilberforce được mệnh danh là "chú mèo bắt chuột giỏi nhất nước Anh". Wilberforce là một con mèo mướp đực tám tuần tuổi màu trắng được chi nhánh Hounslow của RSPCA nhận nuôi vào năm 1973. Nó được chỉ định làm con mèo của người quản lý văn phòng Phố Downing để đối phó với việc cắn phá của chuột và nhận tiền trợ cấp. Con mèo được đặt tên là "Wilberforce" để vinh danh William Wilberforce người theo chủ nghĩa bãi nô người Anh. Các bức thư thăm hỏi và những lời chúc may mắn gửi đến con mèo được nhân viên Phố Downing hồi âm. Mặc dù giữ vai trò Trưởng quan Bắt Chuột tại Văn phòng Nội các, nhưng Wilberforce hiếm khi đến bắt chuột tại Văn phòng Nội các, thay vào đó nó thích đến Văn phòng Scotland, 11 phố Downing và Văn phòng Đối ngoại. Cựu Thư ký Báo chí Phố Downing Bernard Ingham cho biết, Thủ tướng Margaret Thatcher từng mua cho Wilberforce "một hộp cá mòi tại một siêu thị ở Moskva". Theo "The Daily Telegraph", Margaret Thatcher chọn cá mòi vì "không có gì khác để mua". Wilberforce thường đều đặn ngủ trên và dưới bàn làm việc của Ingham, điều này khiến Ingham khó chịu vì ông mắc bệnh hen suyễn. Khi những con vịt từ Công viên St. James gần đó có trứng sắp nở, Thatcher cho người đưa Wilberforce ra khỏi nơi đó. Trong lúc BBC tường thuật về cuộc tổng tuyển cử năm 1983, Esther Rantzen đã cầm Wilberforce và giới thiệu với khán giả. Về tuổi thọ của Wilberforce, vào năm 1985, tờ "Sunday Mirror" tuyên bố Wilberforce "dường như tồn tại mãi mãi"; vào tháng 12 năm 1986, trước cuộc tổng tuyển cử năm 1987, tờ "Lincolnshire Echo" viết: Wilberforce nghỉ hưu vào ngày 3 tháng 4 năm 1987, sau 14 năm phục vụ dưới bốn nhiệm kỳ thủ tướng khác nhau. Wilberforce đến sống ở Essex với một người trông nom đã nghỉ hưu từ Số 10 phố Downing; trước khi chú mèo rời đi, Thatcher đã tặng Wilberforce một món quà. Wilberforce mất vào ngày 19 tháng 5 năm 1988, ở tuổi 15. Thời điểm Wilberforce mất, Edward Heath đang ở Tokyo, ông nói "rất tiếc vì cư dân lâu nhất đã qua đời". Harold Wilson, người "cực kỳ thích" Wilberforce, bày tỏ sự thương tiếc của ông; vợ của James Callaghan, Audrey được cho là bị "sốc". Thatcher được thông báo về cái chết của Wilberforce vào cuối cuộc họp Nội các, bà cho biết là "rất buồn". Trong nhiều câu chuyện trên báo và cáo phó đưa tin về cái chết của nó, Wilberforce được mệnh danh là "chú mèo bắt chuột giỏi nhất nước Anh". Wilberforce được chôn cất gần nhà hưu trí.
19820888
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820888
Thanh trừng
Trong lịch sử, tôn giáo và chính trị học, thanh trừng là hành động cách chức hoặc hành quyết những người bị coi là không mong muốn của những người nắm quyền từ chính phủ, tổ chức khác, lãnh đạo nhóm của họ hoặc toàn xã hội. Một nhóm thực hiện nỗ lực như vậy được coi là tự thanh trừng. Các cuộc thanh trừng có thể diễn ra dưới hình thức bất bạo động hoặc bạo lực. Trong trường hợp bất bạo động, mục tiêu thường đơn giản là cách chức những người bị thanh trừng, trong khi với hình thức bạo lực, những người bị thanh trừng sẽ bị bỏ tù, lưu đày hoặc giết. Trong các vụ thảm sát Thượng Hải (1927) và Đêm của những con dao dài (1934), việc lãnh đạo của một đảng chính trị chống lại một bộ phận hoặc nhóm cụ thể trong đảng và thủ tiêu các thành viên của đảng thường được gọi là "thanh trừng". Trong khi đó, các sự kiện trục xuất hàng loạt với lý do phân biệt chủng tộc và bài ngoại, như Sự kiện trục xuất người Tatar Krym (1944), thì không phải là "thanh trừng". Mặc dù các cuộc thanh trừng đột ngột và bạo lực thường đáng chú ý, hầu hết các cuộc thanh trừng không liên quan đến hành quyết hoặc bỏ tù ngay lập tức, ví dụ như các cuộc thanh trừng lớn định kỳ của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc trên cơ sở của sự thờ ơ hoặc lơ là, hay việc Dịch vụ dân sự Đức thanh trừng người Do Thái và những người bất đồng chính kiến trong những năm 1933–1934. Chủ tịch Mao Trạch Đông và các cộng sự của ông đã thanh trừng phần lớn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Tổng Bí thư lúc bấy giờ Đặng Tiểu Bình, từ năm 1966 như một phần của Đại Cách mạng Văn hóa vô sản. Ở các quốc gia theo Tư tưởng Mao Trạch Đông, các bản án thường liên quan đến lao động khổ sai trong các trại "laogai" và hành quyết. Đặng Tiểu Bình sau đó đã nổi tiếng vì đã trở lại nắm quyền sau nhiều lần bị thanh trừng.
19820891
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820891
Datex II
Datex II hoặc Datex2 là một tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu nhằm trao đổi thông tin giao thông giữa các trung tâm quản lý giao thông, nhà cung cấp dịch vụ giao thông, nhà điều hành giao thông và đối tác truyền thông. Nó bao gồm ví dụ về các sự cố hoặc tai nạn giao thông, công trường đường hiện tại và các sự kiện liên quan đến giao thông đặc biệt khác. Những dữ liệu này được trình bày dưới dạng định dạng XML và được mô hình hóa bằng UML. Tiêu chuẩn này được phát triển bởi cơ quan kỹ thuật Hệ thống Vận chuyển Thông minh "Intelligent transport systems" (CEN/TC 278) của Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu. Tiêu chuẩn bao gồm 12 phần:
19820892
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820892
Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Thụy Điển
Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: "Svenska damfotbollslandslaget") là đội tuyển đại diện cho Thụy Điển tại các giải đấu bóng đá nữ quốc tế và được quản lý bởi Hiệp hội bóng đá Thụy Điển (SvFF). Thụy Điển được công nhận là một trong những đội tuyển nữ xuất sắc nhất thế giới. Đội đã có một lần giành chức vô địch tại Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu vào năm 1984, bên cạnh đó là ba lần giành ngôi á quân vào các năm 1987, 1995 và 2001. Tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới, thành tích tốt nhất của đội là vị trí á quân năm 2003. Ngoài ra, đội cũng có bốn lần giành hạng ba vào các năm 1991, 2011, 2019 và 2023. Cho đến nay, Thụy Điển đã tham dự mười Giải vô địch châu Âu, tám Giải vô địch thế giới và sáu Thế vận hội Mùa hè. Đội hình các cầu thủ được triệu tập tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023. Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng.
19820894
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820894
Ai wa Katsu
Ai wa Katsu (はつ, nghĩa đen là "Tình yêu sẽ chiến thắng") là một bài hát do ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Nhật Bản sáng tác và thu âm, được phát hành dưới dạng đĩa đơn thứ tám của nghệ sĩ vào tháng 9 năm 1990. Ban đầu nó được giới thiệu trong album "" của anh ấy "(がだった。 "Giấc mơ của tôi là cầu nguyện bóng chày."), phát hành một tháng trước khi đĩa đơn ra mắt. Bài hát đã trở thành bản hit đầu tiên của nghệ sĩ biểu diễn và là đĩa đơn thành công nhất với doanh số hơn 2 triệu bản, đồng thời được coi là bài hát đặc trưng của anh ấy. "Ai wa Katsu" đã đứng đầu bảng xếp hạng Oricon trong 8 tuần, đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách đĩa đơn bán chạy nhất của đất nước năm 1991. Doanh số của đĩa đơn này đã vượt qua con số 2 triệu trong suốt 52 tuần tồn tại trên bảng xếp hạng.
19820898
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820898
Keymark
Keymark là một con dấu, chứng nhận tự nguyện của châu Âu, thể hiện sự tuân thủ theo Tiêu chuẩn châu Âu (EN). Nó thuộc sở hữu của CEN, Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu, và CENELEC, Ủy ban Tiêu chuẩn kỹ thuật điện châu Âu. Keymark là con dấu châu Âu dựa trên nguyên tắc "một tiêu chuẩn, một thử nghiệm, được chấp nhận ở mọi nơi". Nó được vận hành bởi các cơ quan chứng nhận đã được ủy quyền bởi CEN hoặc CENELEC và được cấp phép dựa trên EN 45011 (Hướng dẫn 65 ISO/IEC) bởi một bên ký kết thỏa thuận đa phía (MLA) của Hiệp hội Hợp tác Châu Âu về Chứng nhận (EA). Điều kiện tiên quyết cho việc chứng nhận là sự thiết lập và hoạt động của kiểm soát sản xuất nhà máy liên quan đến sản phẩm (FPC), có xem xét các yếu tố của loạt Tiêu chuẩn ISO 9000 và quy trình của dây chuyền sản xuất liên quan từ nguyên liệu thô đến sản phẩm hoàn thành và lưu trữ sản phẩm. FPC phải là một phần không thể tách rời của hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất, nếu có. Một ví dụ về việc áp dụng biểu tượng Keymark chính là Solar Keymark.
19820908
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820908
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Champions League 2023-24
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Champions League 2023–24 bắt đầu từ ngày 27 tháng 6 và kết thúc vào ngày 30 tháng 8 năm 2023. Có tổng cộng 52 đội thi đấu ở hệ thống vòng loại của UEFA Champions League 2023–24, bao gồm giai đoạn vòng loại và vòng play-off, với 42 đội ở Nhóm các đội vô địch và 10 đội ở Nhóm các đội không vô địch. 6 đội thắng ở vòng play-off (4 đội từ Nhóm các đội vô địch, 2 đội từ Nhóm các đội không vô địch) đi tiếp vào vòng bảng, để cùng với 26 đội tham dự vào vòng bảng. Thời gian là CEST (), như được liệt kê bởi UEFA (giờ địa phương, nếu khác nhau thì nằm trong ngoặc đơn). <section begin=PR /> Vòng sơ loại bao gồm hai trận bán kết vào ngày 27 tháng 6 năm 2022 và trận chung kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2023. Lễ bốc thăm cho vòng sơ loại được tổ chức vào ngày 13 tháng 6 năm 2023.<section end=PR /> <section begin=PR /> Đội thắng của trận chung kết vòng sơ loại đi tiếp vào vòng loại thứ nhất. Các đội thua của các trận bán kết và chung kết được chuyển qua vòng loại thứ hai Europa Conference League Nhóm các đội vô địch. <section begin=Q1 /> Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ nhất được tổ chức vào ngày 20 tháng 6 năm 2023.<section end=Q1 /> <section begin=Q1 /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng 7, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 7 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng loại thứ hai Nhóm các đội vô địch. 13 trong số 15 đội thua được chuyển qua vòng loại thứ hai Europa Conference League Nhóm các đội vô địch và 2 đội thua nhận suất đặc cách và được chuyển qua vòng loại thứ ba Europa Conference League Nhóm các đội vô địch. Ghi chú <section end=Q1 /> "BK Häcken thắng với tổng tỷ số 5–1." "Ludogorets Razgrad thắng với tổng tỷ số 4–2." "Breiðablik thắng với tổng tỷ số 3–1." "Žalgiris thắng với tổng tỷ số 2–1." "KÍ thắng với tổng tỷ số 3–0." "Olimpija Ljubljana thắng với tổng tỷ số 4–2." "HJK thắng với tổng tỷ số 3–2." "Qarabağ thắng với tổng tỷ số 6–1." "Raków Częstochowa thắng với tổng tỷ số 4–0." "Slovan Bratislava thắng với tổng tỷ số 3–1." "Sheriff Tiraspol thắng với tổng tỷ số 3–1." "Maccabi Haifa thắng với tổng tỷ số 6–1." "Tổng tỷ số 3–3. Zrinjski Mostar thắng 4–3 trên chấm luân lưu." "BATE Borisov thắng với tổng tỷ số 3–1." "Astana thắng với tổng tỷ số 3–2." <section begin=Q2 /> Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ hai được tổ chức vào ngày 21 tháng 6 năm 2023.<section end=Q2 /> <section begin=Q2 /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 25 và 26 July, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 1 và 2 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng loại thứ ba thuộc nhóm tương ứng của họ. Đội thua thuộc Nhóm các đội vô địch được chuyển qua vòng loại thứ ba Europa League Nhóm các đội vô địch, trong khi đội thua thuộc Nhóm các đội không vô địch được chuyển qua vòng loại thứ ba Europa League Nhóm chính. "Galatasaray thắng với tổng tỷ số 3–2." "Olimpija Ljubljana thắng với tổng tỷ số 3–2." "Raków Częstochowa thắng với tổng tỷ số 4–3." "Tổng tỷ số 3–3. KÍ thắng 4–3 trên chấm phạt đền." "Molde thắng với tổng tỷ số 2–1." "Copenhagen thắng với tổng tỷ số 8–3." "Maccabi Haifa thắng với tổng tỷ số 4–2." "Aris Limassol thắng với tổng tỷ số 11–5." "Slovan Bratislava thắng với tổng tỷ số 3–2." "Dinamo Zagreb thắng với tổng tỷ số 6–0." "Panathinaikos thắng với tổng tỷ số 5–3." "Tổng tỷ số 3–3. Servette thắng 4–1 trên chấm phạt đền." <section begin=Q3 /> Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ ba được tổ chức vào ngày 24 tháng 7 năm 2023.<section end=Q3 /> <section begin=Q3 /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 8, 9 và 15 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 15 và 19 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng play-off thuộc nhóm tương ứng của họ. Đội thua thuộc Nhóm các đội vô địch được chuyển qua vòng play-off Europa League, trong khi đội thua thuộc Nhóm các đội không vô địch được chuyển qua vòng bảng Europa League. Ghi chú <section end=Q3 /> "Raków Częstochowa thắng với tổng tỷ số 3–1." "Maccabi Haifa thắng với tổng tỷ số 5–2." "AEK Athens thắng với tổng tỷ số 4–3." "Galatasaray thắng với tổng tỷ số 4–0." "Tổng tỷ số 3–3. Copenhagen thắng 4–2 trên chấm luân lưu." "Molde thắng với tổng tỷ số 3–2." "Braga thắng với tổng tỷ số 7–1." "Rangers thắng với tổng tỷ số 3–2." "Tổng tỷ số 2–2. Panathinaikos thắng 5–3 trên chấm luân lưu." "PSV Eindhoven thắng với tổng tỷ số 7–2." <section begin=PO /> Lễ bốc thăm cho vòng play-off được tổ chức vào ngày 7 tháng 8 năm 2023.<section end=PO /> <section begin=PO /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 22 và 23 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 29 và 30 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng bảng. Đội thua được chuyển qua vòng bảng Europa League. "Young Boys thắng với tổng tỷ số 3–0." "Antwerp thắng với tổng tỷ số 3–1." "Copenhagen thắng với tổng tỷ số 2–1." "Galatasaray thắng với tổng tỷ số 5–3." "PSV Eindhoven thắng với tổng tỷ số 7–3." "Braga thắng với tổng tỷ số 3–1."
19820910
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820910
Tiêu chuẩn Châu Âu
Tiêu chuẩn Chau Âu (thỉnh thoảng còn gọi là Euronorm, viết tắt là EN, từ tên tiếng Đức ("Chuẩn European")) là các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê chuẩn bởi một trong ba tổ chức tiêu chuẩn Châu Âu: Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (CEN), Ủy ban Tiêu chuẩn kỹ thuật điện Châu Âu (CENELEC), hoặc Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI). Tất cả các Tiêu chuẩn Châu Âu (EN) được thiết kế và tạo ra bởi tất cả các bên liên quan thông qua quy trình minh bạch, cởi mở và đồng thuận. Các Tiêu chuẩn Châu Âu là một thành phần cốt lõi của Thị trường chung Châu Âu. Chúng rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và có tính minh bạch cao trong số các nhà sản xuất trong và ngoài lãnh thổ châu Âu. Một tiêu chuẩn đại diện cho một thông số kỹ thuật mẫu, một giải pháp kỹ thuật mà thị trường có thể thực hiện giao dịch dựa vào đó. Các Tiêu chuẩn Châu Âu phải được chuyển thành tiêu chuẩn quốc gia tại tất cả các quốc gia thành viên EU. Điều này đảm bảo rằng nhà sản xuất dễ dàng tiếp cận thị trường của tất cả các quốc gia châu Âu này khi áp dụng Tiêu chuẩn Châu Âu. Các quốc gia thành viên cũng phải rút bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia xung đột nào: Tiêu chuẩn EN thay thế bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia nào. Các tổ chức được công nhận theo quy định của EU nhằm xác lập tiêu chuẩn bao gồm CEN, CENELEC và ETSI. Xu hướng hiện tại ở Châu Âu hướng tới sự hòa hợp các tiêu chuẩn quốc gia dưới bộ tiêu chuẩn thống nhất Euronorm. Tại đây, Euronorm trở thành tương đương của một tiêu chuẩn quốc gia tại tất cả các quốc gia thành viên và thay thế bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia xung đột nào trước đó. Việc gán số bắt đầu với EN 1 (Bếp dầu với đốt hơi). Các khoảng số được xác định trước sau đây là một ngoại lệ. Since standards are updated as needed (they are reviewed for currency approximately every five years), it is useful to specify a version. The year of origin is added after the standard, separated by a colon, example: EN 50126:1999. In addition to the EN standards mentioned, there are also the EN ISO standards with the numbers ISO 1 to 59999 and the EN IEC standards from IEC 60000 to 79999, as well as EN standards outside the defined number ranges. When an EN is adopted by a national standards body into the national body of standards, it is given the status of a national standard (e.g. German Institute for Standardisation (DIN), Austrian Standards International (ÖNORM), Austrian Standards International (SN)). The name is then prefixed by the country-specific abbreviation (e.g. ÖNORM EN ...), and the number of the European standard is usually adopted, e.g. DIN EN ISO 2338:1998 or ÖNORM EN ISO 9001:2000. Các Tiêu chuẩn Châu Âu có thể được tìm thấy trên các danh mục Catalogue tương ứng của các Cơ quan Tiêu chuẩn Châu Âu (CEN, CENELEC và ETSI). Các phiên bản quốc gia của các Tiêu chuẩn châu Âu có thể được tìm thấy trên các danh mục Catalogue tương ứng của các Cơ quan Tiêu chuẩn hóa Quốc gia. CEN là một trong ba Tổ chức Tiêu chuẩn Châu Âu và phát triển tiêu chuẩn cho nhiều loại sản phẩm, vật liệu, dịch vụ và quy trình khác nhau. Một số lĩnh vực mà CEN phổ quát bao gồm thiết bị và dịch vụ vận chuyển, hóa chất, xây dựng, sản phẩm tiêu dùng, quốc phòng và an ninh, năng lượng, thực phẩm và thức ăn gia súc, sức khỏe và an toàn, chăm sóc sức khỏe, ngành công nghệ số, máy móc hoặc dịch vụ. CEN áp dụng các tiêu chuẩn ISO tại châu Âu thông qua tiền tố "EN ISO" (xem thêm Hiệp định Vienna). Các tiêu chuẩn CEN thường được đề cập trong pháp luật và chính sách châu Âu, như trong trường hợp của các Tiêu chuẩn Châu Âu CENELEC hoặc ETSI.
19820917
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820917
EN 3
Tiêu chuẩn Châu Âu EN 3 quy định các yêu cầu cho bình chữa cháy di động. Tuân thủ tiêu chuẩn là yêu cầu pháp lý cho việc cấu tạo tất cả các bình chữa cháy trong Liên minh Châu Âu. Tiêu chuẩn đã được công bố thành 10 phần: EN 3-1, EN 3-2, EN 3-4 và EN 3-5 đã bị rút lại và được thay thế bằng EN 3-7, EN 3-8 và EN 3-9. EN 3-6 đã bị rút lại và được thay thế bằng EN 3-10.
19820923
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820923
Concerto cho piano tay trái (Ravel)
Concerto cho piano tay trái cung Rê trưởng là một tác phẩm âm nhạc được sáng tác bởi Maurice Ravel trong khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1930 cùng lúc với bản concerto piano cung Rê trưởng của ông. Tác phẩm được đặt hàng bởi nghệ sĩ dương cầm người Áo Paul Wittgenstein, người đã mất cánh tay phải trong Thế chiến thứ nhất. Bản concerto được công diễn lần đầu vào ngày 5 tháng 1 năm 1932, trong đó Wittgenstein là nghệ sĩ độc tấu biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Viên. Tác phẩm được ủy đặt hàng bởi Paul Wittgenstein, một nghệ sĩ biểu diễn dương cầm. Ông là người bị mất cánh tay phải trong Thế chiến thứ nhất. Để chuẩn bị sáng tác, Ravel đã nghiên cứu một số tác phẩm viết cho đàn piano một tay, bao gồm "Six Études pour la main gauche" (6 khúc luyện tập cho tay trái) (Op. 135) của Camille Saint-Saëns, bản chuyển soạn của Leopold Godowsky cho tay trái từ 2 quyển khúc luyện tập của Frédéric Chopin (Op. 10 và 25), "Ecole de la main gauche" (tạm dịch là ""Trường phái tay trái"") của Carl Czerny (Op. 399), "24 études pour la main gauche" (Op. 718, "24 khúc luyện tập cho tay trái"), "Fantaisie cung la giáng trưởng" (Op. 76 No. 1) của Charles-Valentin Alkan và "Khúc dạo đầu và Nocturne cho tay trái" (Op. 9) của Alexander Scriabin. Wittgenstein đã có buổi công diễn tác phẩm với Robert Heger và Dàn nhạc giao hưởng Viên vào ngày 5 tháng 1 năm 1932. Ravel ban đầu muốn Arturo Toscanini là người chỉ huy tác phẩm nhưng sau đó Toscanini đã từ chối. Nghệ sĩ piano người Pháp đầu tiên biểu diễn tác phẩm là Jacques Février, cũng do Ravel lựa chọn. Một tài liệu đã trích dẫn lại lời nói của Ravel rằng bản nhạc chỉ có một chương nhưng một nguồn khác thì cho rằng tác phẩm được chia thành hai chương được liên kết với nhau. Theo Marie-Noëlle Masson, tác phẩm lại có cấu trúc ba phần: chậm–nhanh–chậm, thay vì nhanh–chậm–nhanh thông thường. Mặc dù lúc đầu, Wittgenstein không ưa nhịp điệu và hòa âm chịu có chịu ảnh hưởng từ nhạc jazz, nhưng ông dần dần tỏ ra thích thú với bản concerto này. Khi Ravel lần đầu tiên nghe ông chơi bản concerto tại một buổi hòa nhạc riêng ở đại sứ quán Pháp ở Viên, ông thậm chí đã tỏ ra rất tức giận. Sau đó, Wittgenstein đồng ý biểu diễn bản concerto như đã viết, và hai người đàn ông đã dung hoà lại những bất đồng của họ, "nhưng toàn bộ tình tiết đều để lại cục đắng trong miệng của cả đôi bên". Vào tháng 5 năm 1930, Ravel đã có bất đồng lớn với Arturo Toscanini về nhịp độ chính xác cho "Boléro" (khi đó Toscanini đã chỉ huy tác phẩm quá nhanh so với ý muốn của Ravel. Ravel đã nói rằng Toscanini hoặc là chỉ huy nó ở tốc độ chậm hơn mà ông làm, hoặc tốt nhất không chỉ huy nữa). Vào tháng 9, Ravel cố gắng hàn gắn mối quan hệ và mời Toscanini chỉ huy buổi công diễn thế giới bản concerto cho piano dành cho tay trái, nhưng nhạc trưởng đã từ chối. Ngay cả trước khi công diễn, vào năm 1931, Alfred Cortot đã biên soạn lại bản nhạc thành concerto piano hai tay và dàn nhạc; tuy nhiên Ravel không chấp nhận và đã cấm xuất bản hoặc biểu diễn nó. Cortot phớt lờ và biểu diễn phần chuyển soạn của bản thân mình, điều này khiến cho Ravel phải viết tâm thư gửi đến nhiều nhạc trưởng để cầu xin đừng mời Cortot chơi bản concerto cho hai tay. Sau khi Ravel qua đời vào năm 1937, Cortot tiếp tục biểu diễn bản chuyển soạn và thậm chí còn thu âm với Charles Munch chỉ huy Dàn nhạc Nhạc viện Paris. Roger Muraro cũng đã chơi bản nhạc này trong Cuộc thi Tchaikovsky Quốc tế năm 1986. Tác phẩm giúp anh giành được vị trí thứ tư trong cuộc thi piano.
19820942
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820942
Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng và Hàng không Châu Âu
Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng và Hàng không Châu Âu ("AeroSpace and Defence Industries Association of Europe)" (ASD) là một hiệp hội thương mại cho hãng sản xuất hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng và an ninh tại Châu Âu. Theo tổ chức, nó đại diện cho hơn 3.000 công ty tại 17 quốc gia. Tổ chức được thành lập vào năm 2004 thông qua việc sáp nhập Hiệp hội Công nghiệp Không gian Châu Âu (Eurospace), Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Châu Âu (AECMA) và Nhóm Công nghiệp Quốc phòng Châu Âu (EDIG). Tổ chức hoạt động như một nhóm vận động và động viên chính sách cho ngành công nghiệp trong cơ cấu Liên minh châu Âu, đặc biệt là Cơ quan Quốc phòng Châu Âu, Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu và Cơ quan Chương trình Vũ trụ Châu Âu. Tổ chức chịu trách nhiệm duy trì tiêu chuẩn ASD-STE100 Simplified Technical English (STE) cho tài liệu kỹ thuật hàng không vũ trụ.
19820960
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820960
Calci ferricyanide
Calci ferricyanide là một hợp chất vô cơ thuộc loại muối phức của calci và acid ferricyanic có công thức hóa học Ca[Fe(CN)] – tinh thể màu đỏ, tan trong nước. Có một số cách sau để điều chế calci ferricyanide: Calci ferricyanide tạo thành tinh thể ngậm nước Ca[Fe(CN)]·12HO – tinh thể hình kim màu đỏ, dễ tan trong nước. Hợp chất ổn định trong không khí khô khi đun nóng đến 100 °C và trong dung dịch nước lạnh. Tuy nhiên, khi đun sôi trong dung dịch nước, nó bị phân hủy với sự giải phóng acid hydrocyanic, calci hydroxide và kết tủa sắt(III) oxide. Calci ferricyanide là thành phần của chất xúc tác cho phản ứng trùng hợp epoxide.
19820962
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820962
Các ngày lễ tại Ukraina
Sau đây là các ngày lễ tại Ukraina. Trước khi Giáo hội Chính thống giáo Ukraina và Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina chuyển sang lịch Julius Cải cách vào tháng 9 năm 2023, tất cả các ngày lễ tôn giáo được cử hành theo lịch Julius, kể từ đó Lễ Giáng Sinh được cử hành chính thức vào ngày tháng 12. Từ năm 2017 đến 2022 Lễ Giáng Sinh được cử hành tại Ukraina vào hai ngày khác nhau, 7 tháng 1 (ngày theo lịch Julius) và 25 tháng 12 (theo lịch Gregorius và lịch Julius Cải cách). Từ năm 2023, Lễ Giáng Sinh chỉ được cử hành chính thức tại Ukraina vào ngày 25 tháng 12. Khi một ngày lễ công cộng rơi vào cuối tuần (tức thứ Bảy và Chủ nhật), ngày làm việc sau đó (tức thứ Hai) chuyển thành một ngày nghỉ. Nếu chỉ có một hoặc hai ngày làm việc giữa ngày nghỉ lễ và một ngày nghỉ khác thì Nội các Bộ trưởng Ukraina thường đưa ra khuyến nghị để tránh khoảng cách này bằng cách chuyển những ngày làm việc này sang một ngày thứ Bảy nhất định (nghĩa là để có những kỳ nghỉ không bị gián đoạn, nhưng để bù đắp điều này bằng cách làm việc vào một ngày nghỉ khác). Thông thường những khuyến nghị như vậy chỉ liên quan đến những nhân viên có ngày nghỉ hàng tuần là thứ bảy và chủ nhật.
19820965
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820965
Cháy rừng tại Hawaii 2023
Đầu tháng 8 năm 2023, một loạt vụ cháy rừng đã bùng phát ở bang Hawaii của Hoa Kỳ, chủ yếu là trên đảo Maui. Các đám cháy do gió đã buộc người dân phải sơ tán, gây thiệt hại trên diện rộng và giết chết ít nhất 110 người ở thị trấn Lāhainā; 1.500 người vẫn mất tích. Sự gia tăng của các vụ cháy rừng được cho là do điều kiện khô ráo, gió giật được tạo ra bởi khu vực áp suất cao hoạt động mạnh ở phía bắc Hawaiʻi và bão Dora ở phía nam. Tuyên bố khẩn cấp đã được thông qua vào ngày 8 tháng 8, cho phép chính quyền thực hiện một số hành động, bao gồm kích hoạt Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hawaii, hành động thích hợp của giám đốc Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Hawaii và Ban Quản trị Tình trạng Khẩn cấp, và chi tiêu quỹ thu nhập chung của tiểu bang để hỗ trợ thiệt hại do đám cháy tạo ra. Đến ngày 9 tháng 8, chính quyền bang Hawaii ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn bang. Ngày 10 tháng 8, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành tuyên bố thảm họa lớn cấp liên bang. Kể từ ngày 12 tháng 8, số người chết trong vụ cháy Lāhainā biến nó trở thành vụ cháy rừng chết chóc nhất ở Hoa Kỳ kể từ vụ cháy Cloquet năm 1918, vượt qua vụ hỏa hoạn Camp năm 2018 với 85 người được xác nhận thiệt mạng. Chỉ riêng vụ cháy Lāhainā, Trung tâm Thảm họa Thái Bình Dương (PDC) và Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) ước tính hơn 2.200 tòa nhà đã bị phá hủy, phần lớn là khu dân cư trong tự nhiên và bao gồm cả nhiều địa danh lịch sử ở Lāhainā. Thiệt hại do vụ cháy gây ra ước tính khoảng 5,52 tỷ USD.
19820966
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820966
Layover (album)
Layover (viết cách điệu là Layo(v)er) là album phòng thu đầu tay sắp tới của nam ca sĩ người Hàn Quốc và là thành viên của nhóm nhạc BTS V. Album dự kiến sẽ được Big Hit Music phát hành vào ngày 8 tháng 9 năm 2023. Vào tháng 6 năm 2022, nhóm nhạc nam BTS đã phát hành album tuyển tập đầu tay mang tên "Proof". Sau khi phát hành, nhóm thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Cho đến năm 2023, những thành viên khác của nhóm bao gồm có J-Hope, Jin, RM, Jimin, Suga và Jungkook đều đã ra mắt các tác phẩm solo cho riêng mình. Trong thời gian hoạt động với BTS, V cũng từng phát hành các tác phẩm solo trước đây như "Winter Bear", "Sweet Night" hay "Chirstmas Tree". Đa số là để làm nhạc phim cho những loạt phim truyền hinh như "Tầng lớp Itaewon" hay "Mùa hè yêu dấu của chúng ta". Vào ngày 2 tháng 8 năm 2023, V được công bố là đang hợp tác với Min Hee-jin, giám đốc sáng tạo của nhóm nhạc NewJeans để chuẩn bị cho dự án đầu tay sắp tới. Ngay sau đó, Big Hit Music đã công bố album trên mạng xã hội vào ngày 8 tháng 8 kèm theo một video giới thiệu và ngày phát hành của nó. Danh sách bài hát cũng được thông báo sẽ có tổng cộng sáu ca khúc cùng với một bản nhạc phụ khác và tất cả đều có một video âm nhạc cho riêng chúng. Video âm nhạc đầu tiên của ca khúc "Love Me Again" đã được ra mắt vào ngày 9 tháng 8 năm 2023. Ngày hôm sau, video âm nhạc tiếp theo cho ca khúc "Rainy Days" cũng được phát hành trên nền tảng YouTube. Theo thông cáo của Big Hit, album phần lớn chịu ảnh hưởng từ các thể loại nhạc R&B xen kẽ với những yếu tố nhạc pop. Các bài hát trong album bắt đầu từ những âm hưởng R&B đầy sâu lắng như "Blue", "Love Me Again" và "For Us" cho đến phong cách nhạc soul đầy lãng mạn mang âm hưởng từ những năm 70 từ bài "Slow Dancing".
19820970
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820970
Bữa ăn chính
Bữa ăn chính ("Dinner") là bữa ăn thịnh soạn nhất và trang trọng nhất diễn ra trong ngày theo quan niệm nhiều nền văn hóa phương Tây. Trong lịch sử, bữa ăn thịnh soạn nhất thường được ăn vào khoảng giữa trưa và được gọi là bữa ăn tối ("Dinner"). Đặc biệt là trong giới thượng lưu, phong cách ăn uống dần dần di cư đến những vũng đất mới cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Trong tiếng Anh thì từ Dinner có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nền văn hóa, và có thể có nghĩa là một bữa ăn với khối lượng thức ăn bất kỳ được ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt, đôi khi thuật ngữ bữa ăn chính vẫn được dùng trong bữa ăn trưa hoặc đầu giờ chiều trong những dịp đặc biệt, chẳng hạn như bữa tối Giáng sinh. Ở vùng khí hậu nóng, bữa ăn chính có nhiều khả năng được ăn vào buổi tối, sau khi nhiệt độ giảm xuống tạo cảm giác dễ chịu khoan khoái. Ở Châu Âu, người ta bắt đầu ăn tối muộn hơn trong ngày trong những năm 1700, do sự phát triển trong thực tiễn công việc, điều kiện ánh sáng, tình trạng tài chính và thay đổi văn hóa. Trong nhiều cách sử dụng hiện đại, thuật ngữ "bữa ăn chính" dùng để chỉ bữa tối, hiện nay thường là bữa ăn thịnh soạn nhất trong ngày ở hầu hết các nền văn hóa phương Tây. Khi ý nghĩa này được sử dụng, các bữa ăn trước đó thường được gọi là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa và có lẽ là tiệc trà. Thời gian ăn tối ở Hoa Kỳ muộn nhất lúc 6:19 chiều, theo phân tích khảo sát sử dụng thời gian của người Mỹ, với hầu hết các hộ gia đình ăn chính trong khoảng thời gian từ 5:07 chiều và 8:19 tối Theo dữ liệu từ năm 2018 đến năm 2022, người dân các bang ăn sớm nhất là Pennsylvania (cao điểm 5:37 chiều) và Maine (cao điểm 5:40 chiều), trong khi người dân các bang ăn muộn nhất là Texas và Mississippi (cả 7: 02 giờ chiều cao điểm) và Washington, D.C., ăn lúc 7:10 tối lúc cao điểm. Một cuộc khảo sát của Jacob's Creek, một nhà sản xuất rượu của Úc, cho thấy thời gian dùng bữa tối trung bình ở Vương quốc Anh là 7:47 tối.
19820971
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820971
Sáo đá xanh của Mozart
Trong khoảng ba năm, nhà soạn nhạc Wolfgang Amadeus Mozart đã nuôi một con sáo đá xanh làm thú cưng. Con vật này được nhớ đến vì giai thoại cách mà Mozart mua nó về, và vì việc Mozart làm hẳn một tang lễ cho con vật để tưởng niệm khi nó lìa đời. Đây cũng được xem là một ví dụ về tình cảm của nhà soạn nhạc nói chung đối với các loài chim. Ghi chép đầu tiên về con chim sáo đá này là dòng ghi chép của Mozart trong sổ chi tiêu khi ông mua sáo đá xanh vào ngày 27 tháng 5 năm 1784: \relative a' { \set Staff.midiInstrument = #"recorder" \set Score.tempoHideNote = ##t \tempo 4 = 145 \key g \major \time 2/2 \partial 4 b8 c </score> Dòng nhạc mà Mozart ghi lại trong cuốn sách khá tương đồng với những ô nhịp mở đầu của chương thứ ba trong bản Concerto cho piano số 17 cung sol trưởng, K. 453 mà Mozart đã hoàn thành vài tuần trước đó (ngày 12 tháng 4). Có thể Mozart đã dạy con chim hót giai điệu này trong cửa hàng thú cưng, hoặc bất cứ nơi nào mà ông mua nó. Theo bản ký âm của Mozart, dường như con sáo đá xanh đã hót nhầm một dấu mắt ngỗng vào nhịp cuối cùng của ô nhịp đầy đủ đầu tiên, và hát nốt sol thăng thay vì sol thường ở ô nhịp sau. Nếu sửa lỗi thì giai điệu đúng sẽ là: \relative a' { \set Staff.midiInstrument = #"recorder" \set Score.tempoHideNote = ##t \tempo 4 = 145 \key g \major \time 2/2 \partial 4 b8 c </score> Mozart có lẽ đã không đùa giỡn khi ông thực hiện việc ký âm những gì con chim hót, bởi vì chim sáo đá được biết đến là loài chim có khả năng bắt chước giọng hát rất tốt. 2 nhà ghi chép tiểu sử Meredith J. West và Andrew P. King cho rằng nhiều yếu tố trong "A Musical Joke" (1787) của Mozart cũng "mang dấu ấn giọng hát của một con chim sáo". Con chim mà Mozart mang về nhà đã sống như một con vật cưng trong gia đình ông trong ba năm và nó lìa đời vào ngày 4 tháng 6 năm 1787. Các ghi chép của Georg Nikolaus von Nissen (chồng thứ hai của Constanze, vợ của Mozart) với mục đích viết tiểu sử của ông về nhà soạn nhạc đã mô tả nghi lễ tưởng niệm như sau:Khi con chim lìa đời, ông [Mozart] tổ chức một đám tang, trong đó tất cả những ai có thể hát đều phải tham gia, che mạng kín mặt – làm một kiểu tưởng niệm, văn bia viết bằng thơ ngắn.Franz Niemetschek, người đã phỏng vấn Constanze và mô tả lại sự kiện tương tự:Ông ấy [Mozart] thường tự viết thơ; chủ yếu là loại thơ hài hước. [fn.:] Đây là một trường hợp, trong số những trường hợp khác, khi con chim sáo cưng qua đời, ông đã đặt một tấm bia đàng hoàng trong khu vườn thuê của mình, và trên đó ông đã viết một dòng chữ. Ông ấy rất thích động vật, và – đặc biệt – là các loài chim.Bài thơ tang lễ của Mozart được dịch bởi Robert Spaethling sang tiếng Anh bản ngữ như sau:<poem lang="de" style="float:left;">Hier ruht ein lieber Narr, Ein Vogel Staar. Noch in den besten Jahren Mußt er erfahren Des Todes bittern Schmerz. Mir blut't das Herz, Wenn ich daran gedenke. O Leser! schenke Auch du ein Thränchen ihm. Er war nicht schlimm; Nur war er etwas munter, Doch auch mitunter Ein lieber loser Schalk, Und drum kein Dalk. Ich wett', er ist schon oben, Um mich zu loben Für diesen Freundschaftsdienst Ohne Gewinnst. Denn wie er unvermuthet Sich hat verblutet, Dacht er nicht an den Mann, Der so schön reimen kann. —June 4, 1787. Mozart</poem><poem style="margin-left:1em; float:left;">Here rests a bird called Starling, A foolish little Darling. He was still in his prime When he ran out of time, And my sweet little friend Came to a bitter end, Creating a terrible smart Deep in my heart. Gentle Reader! Shed a tear, For he was dear, Sometimes a bit too jolly And, at times, quite folly, But nevermore A bore. I bet he is now up on high Praising my friendship to the sky, Which I render Without tender; For when he took his sudden leave, Which brought to me such grief, He was not thinking of the man Who writes and rhymes as no one can.</poem> Các nhà ghi chép tiểu sử West và King nhấn mạnh rằng những con sáo đá xanh có sự thân thiết chặt chẽ với những người nuôi giữ chúng, và thường khiến chủ nhân của chúng gắn bó với chúng. Vì vậy, sự bày tỏ nỗi buồn của Mozart, mặc dù hài hước, nhưng cũng có thể khá chân thành. Spaethling cung cấp thêm một số thông tin khác:Bài thơ của Mozart về cái chết của con chim cưng yêu quý của ông ... mang sự hài hước, buồn vui lẫn lộn và tự suy ngẫm về thời điểm mất mát và nỗi đau lớn. Cha của ông ấy đã qua đời, một người bạn thân của ông đã chết trẻ, và bản thân người đàn ông này có mối liên quan sâu sắc với "Don Giovanni", vở nhạc kịch bi thảm nhất của ông. Có bằng chứng cho thấy con sáo mà Mozart mua được năm 1784 dường như không phải là con chim cưng duy nhất mà ông thích bầu bạn. Năm 14 tuổi, Mozart viết thư từ Napoli gửi về nhà cho chị gái Nannerl ở Salzburg (ngày 19 tháng 5 năm 1770) khi ông đang trên đường đi du lịch với cha mình là Leopold:Chị ơi, cho em biết ngài Chim Hoàng Yến thế nào? Ngài vẫn cất tiếng ca chứ? Ngài còn hót không? Chị có biết tại sao em lại nghĩ về chim hoàng yến không? Bởi vì có một vị trong phòng chờ của em và bố đang tạo ra những âm thanh nhỏ giống như của chúng em.Một lá thư sau đó, do Nannerl viết cho mẹ cô tại nhà ở Salzburg khi bà đến thăm München năm 1775 cùng với Wolfgang và Leopold, chỉ ra những con chim khác trong ngôi nhà thời thơ ấu của Mozart:Cảm ơn Chúa, chúng con vẫn sống khá no ấm. Con hy vọng rằng mẹ cũng sống rất tốt. Một câu hỏi nhỏ, là chim hoàng yến, bạc má và chim oanh còn sống hay họ đã để những con chim chết đói?Một câu chuyện buồn từ năm 1791 được người viết tiểu sử của Mozart Hermann Abert kể lại, liên quan đến một con chim hoàng yến khác có thể là kế tục của chim sáo đá, đang ở trong gia đình Mozart khi nhà soạn nhạc nằm trên giường bệnh.Ông ta cùng cực phải miễn cưỡng đồng ý đưa con chim hoàng yến cưng của mình đi, trước hết là sang phòng bên cạnh, sau đó thậm chí là xa hơn nữa, vì ông không thể chịu nổi tiếng hót của nó nữa.
19820972
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820972
Makeba (bài hát)
Makeba là bài hát do ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Pháp, Jain thể hiện và ra mắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2015 từ album phòng thu đầu tay của cô, "Zanaka" (2015). Do cô tự viết lời, bài hát đã được sản xuất bởi cộng tác viên lâu năm, Maxim Nucci. Phần điệp khúc của bài hát sử dụng mẫu âm thanh từ ca khúc năm 1978, "Me and the Gang" của nghệ sĩ chơi nhạc cụ gõ, nhạc sĩ, người dàn dựng và nhà sản xuất thu âm người Mỹ, Hamilton Bohannon. Bài hát đạt được vị trí thứ 7 - vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng French Singles Chart. Bài hát này để tưởng niệm thần tượng của cô là Miriam Makeba, hay còn được gọi là "Mama Africa", một ca sĩ, diễn viên, đại sứ thiện chí cho Liên Hợp Quốc và nhà hoạt động nhân quyền người Nam Phi. Tháng 6 năm 2023, "Makeba" đã nhận được sự nổi tiếng trở lại do tính lan truyền mà nó đạt được trên nền tảng mạng xã hội TikTok. Bài hát đã được sử dụng trong các quảng cáo của Marshalls và Levi's. Chương trình truyền hình thực tế của Úc, "I'm a Celebrity...Get Me Out of Here!" sử dụng bài hát cho phần hình hiệu. Kể từ năm 2019 & 2021, nó cũng được sử dụng làm chủ đề giới thiệu cho phạm vi phủ sóng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh của Amazon Prime Video's tại Vương quốc Anh và Ligue 1 ở Pháp. Video âm nhạc dài 3 phút 43 giây cho bài hát "Makeba" được ra mắt vào tháng 11 năm 2015, trên kênh YouTube chính thức của Jain. Video mở đầu bằng khung cuối cùng của bài hát "Come" cũng từ album "Zanaka", khi cô vò nát khung hình từ máy ảnh như thể nó là một tờ giấy và đi về phía bên phải màn hình. Khi Jain xoay các nút trên sàn âm thanh, các cột điện trên đường dựng lên hoặc hạ xuống, và các tòa nhà mọc lên và hạ xuống. Video âm nhạc được quay ở Nam Phi, đã được đề cử cho Giải Grammy.
19820973
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820973
Natri diacetat
Natri diacetat, natri biacetat hoặc natri hydro acetat là một hợp chất hóa học có công thức NaH(CHO). Hợp chất này là muối natri của acid acetic và là một chất rắn không màu được sử dụng trong gia vị. Hợp chất này cũng được sử dụng như một chất kháng vi sinh vật. Natri diacetat hình thành khi trung hòa một nửa dung dịch acid acetic, sau đó làm bay hơi dung dịch. Hợp chất này có thể được xem như là kết quả khi kết hợp một base với một acid liên hợp của nó thông qua liên kết hydro, được gọi là , một hiệu ứng làm tăng tính acid của acid acetic trong dung dịch đậm đặc: Được mô tả là muối acid natri của acid acetic, natri diacetat được mô tả chính xác nhất là hợp chất natri của anion có liên kết hydro (CHCO)H. Khoảng cách giữa hai phân tử oxy là khoảng 2,47 ångström. Hợp chất này không được hòa tan đáng kể trong các dung dịch nhưng hình thành các tinh thể ổn định. Natri diacetat là một chất phụ gia thực phẩm với số E là E262 và được sử dụng để tạo hương vị muối và giấm.
19820976
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820976
Lịch Jalali
Lịch Jalali là một bộ lịch mặt trời được biên soạn trong thời kỳ cai trị của Jalaluddin Malik-Shah I nhà Seljuk, theo chỉ thị của Nizam al-Mulk, thông qua việc sử dụng các quan sát được thực hiện tại các thành phố Isfahan (thủ phủ của Đế quốc Seljuk), Rey và Nishapur. Các biến thể của bộ lịch Jalali vẫn được sử dụng ở Iran và Afghanistan cho tới ngày nay. Tại Iran, các tên gọi của cung Hoàng Đạo được sử dụng, trong khi tại Afghanistan, các tên gốc tiếng Ả Rập được sử dụng. Bộ lịch thêm khoảng 1 ngày vào lịch Julius mỗi 128 năm. Lịch Jalali nhiệt đới (), thừa hưởng một số khía cạnh từ lịch Yazdgerdi, đã được vương triều Sultan Seljuk Jalal al-Din Malik Shah I (đặt theo tên của ngài) chấp thuận áp dụng vào ngày 15 tháng 3 năm 1079, dựa trên các đề xuất của một ủy ban các nhà thiên văn, bao gồm Omar Khayyam, tại đài thiên văn hoàng gia ở thủ đô Isfahan. Việc tính toán số tháng dựa trên sự dịch chuyển của mặt trời qua các cung hoàng đạo. Bộ lịch đã được sử dụng trong tám thế kỷ. Nó được khai sinh ra là do sự bất mãn với hiện tượng trôi dạt theo mùa trong lịch Hồi giáo do lịch này là lịch âm thay vì là lịch dương; một năm âm có 354 ngày, mặc dù được xem là chấp nhận được đối với người dân du mục sa mạc, nhưng lại không thể như thế được đối với người dân định cư trồng trọt, do đó lịch Iran là một trong số các bộ lịch không phải lịch âm, được nhiều người Hồi giáo định cư thừa hưởng sử dụng cho mục đích nông nghiệp (những bộ lịch khác bao gồm lịch Coptic, lịch Julius và các lịch Semitic ở Miền Cận Đông). Sultan Jalal đã uỷ nhiệm dự án này vào năm 1073. Công trình được hoàn thành trước cái chết của quốc vương Sultan vào năm 1092, sau sự kiện đó, đài thiên văn đã bị bỏ hoang. Một năm được tính kể từ thời điểm ngày Xuân Phân (Nowruz), và mỗi tháng được xác định qua việc mặt trời đi qua vùng cung hoàng đạo tương ứng, một hệ thống kết hợp những cải tiến từ hệ thống Ấn Độ thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên của Surya Siddhanta ("Surya" = mặt trời, "Siddhanta" = phân tích), đồng thời cũng là cơ sở của hầu hết các bộ lịch Hindu. Vì thời gian mặt trời đi qua có thể biến đổi trong khoảng 24 giờ, độ dài của các tháng biến đổi nhẹ qua các năm khác nhau (mỗi tháng có thể từ 29 đến 32 ngày). Ví dụ, các tháng trong hai năm cuối cùng của lịch Jalali là: Bởi vì các tháng được tính toán dựa trên thời gian chính xác theo sự dịch chuyển của mặt trời đi qua các vùng cung hoàng đạo, sự trôi dạt theo mùa không bao giờ vượt quá một ngày, và cũng không cần thiết có năm nhuận trong lịch Jalali. Tuy nhiên, lịch này rất khó tính toán; nó đòi hỏi tính toán thiên văn một cách toàn vẹn và các quan sát thực tế nhằm xác định sự di chuyển rõ ràng của Mặt Trời. Một số người cho rằng các phương pháp đơn giản hóa được giới thiệu trong những năm qua có thể đã cho ra đời một hệ thống với tám ngày nhuận trong mỗi chu kỳ 33 năm. (Quy tắc khác biệt, chẳng hạn như chu kỳ 2820 năm, cũng từng được cho là do Khayyam đề xuất.) Tuy nhiên, lịch Jalali nguyên bản, dựa trên các quan sát (hoặc dự đoán) về sự dịch chuyển của Mặt Trời, sẽ không cần đến năm nhuận hoặc điều chỉnh theo mùa. Do sự biến đổi về độ dài các tháng và cũng như những khó khăn trong việc tính toán chính bộ lịch, lịch Iran đã được điều chỉnh để đơn giản hóa các khía cạnh này vào năm 1925 (1304 AP), kết quả là sự ra đời của bộ lịch dương Hijri.
19820985
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820985
AIM-95 Agile
Tên lửa AIM-95 Agile là một loại tên lửa không đối không do Hải quân Mỹ phát triển và trang bị cho F-14 Tomcat, thay cho tên lửa AIM-9 Sidewinder. Trong khi đó, Không quân Mỹ cũng phát triển tên lửa không đối không AIM-82 để trang bị cho máy bay tiêm kích hạng nặng F-15 Eagle, nhưng sau đó đã hủy bỏ chương trình phát triển và tham gia chung dự án tên lửa Agile. Sau cùng, các phiên bản cải tiến của tên lửa Sidewinder đã đạt được tính năng đủ để không cần phải trang bị thêm một loại tên lửa mới do đó chương trình tên lửa Agile bị hủy bỏ. Các tên lửa không đối không tầm nhiệt thời kỳ đầu có hai đặc điểm làm giới hạn chúng trong chiến đấu. Đầu tiên là đầu dò nhiệt của tên lửa không có đủ độ nhạy cần thiết, và chúng chỉ có thể bám theo mục tiêu phát ra nhiệt lượng rất mạnh. Trong thực tiễn, điều này đồng nghĩa với động cơ của máy bay đối thủ phải luôn hiện rõ trong trường nhìn của tên lửa khi bắn tên lửa. Ngoài ra Phạm vi quan sát (FOV) của tên lửa không đủ rộng, khiến tên lửa chỉ có thể "nhìn thấy" được mục tiêu ở phía trước tên lửa. Những giới hạn này càng thể hiện rõ qua Chiến tranh Việt Nam, khi các tên lửa hồng ngoại đời đầu như AIM-4 Falcon và AIM-9 Sidewinder có tỉ lệ bắn hạ máy bay đối phương lần lượt là 9 và 14%. Phần lớn nguyên nhân là do sự thật là phi công phải được dẫn đường bằng radar hay sở chỉ huy đánh chặn mặt đất (ground-controlled interception), để đặt máy bay đánh chặn bay đến ở vị trí đối diện với máy bay đối phương, nhưng không nhất thiết là ở cùng hướng. Trong những tình huống như trên, đầu dò trên tên lửa có khả năng bắt được tín hiệu nhiệt từ động cơ máy bay đối phương, khi tín hiệu đủ lớn sẽ đưa ra chỉ thị khóa mục tiêu cho phi công, nhưng tên lửa không đủ khả năng bám mục tiêu sau khi phóng đi do mục tiêu sẽ ra ngoài phạm vi quan sát của đầu dò tên lửa khi tên lửa vừa bay khỏi ray phóng. Trước kết quả thực chiến quá tệ của tên lửa hồng ngoại đời đầu, Hải quân và Không quân Mỹ đã đưa ra giáo trình huấn luyện mới cho phi công trong đó nhấn mạnh tới việc cơ động máy bay đến vị trí đón lõng trước khi phóng tên lửa, từ đó máy bay tấn công sẽ có khả năng vừa ở vị trí phía sau máy bay địch vừa bay cùng hướng với mục tiêu. Điều này sẽ giúp tối đa khả năng mục tiêu vẫn ở trong tầm nhìn đầu dò của tên lửa sau khi tên lửa được phóng đi. Tuy nhiên, việc cơ động như vậy sẽ làm mất thời gian và khó chuẩn bị trước, và trong quá trình không chiến, sẽ có rất nhiều tình huống mà mục tiêu sẽ bay cắt ngang qua trước mặt máy bay ta. Trong trường hợp này, buộc phải bổ sung các khẩu pháo tự động cho máy bay tiêm kích. Cuối những năm 1960s, Hải quân Mỹ bắt đầu chương trình phát triển Grumman F-14 Tomcat, có tính năng cao cấp hơn rất nhiều so với F-4 Phantoms. Tomcat ban đầu được sử dụng trong mạng lưới Fleet Air Defense (FAD) mà dựa trên tên lửa phòng không hạm tàu sân bay và radar tàu sân bay có cự ly phát hiện rất lớn, cho phép máy bay tiêm kích F-14 có khả năng tấn công máy bay đối phương từ cự ly . Trong khi hệ thống FAD vẫn còn đang được phát triển, các kinh nghiệm thu được qua chiến tranh Việt Nam cho thấy các cuộc không chiến tầm xa không khả thi, cho thấy sự giới hạn về mặt chiến thuật. Yêu cầu về việc cải thiện khả năng cơ động được đặt ra và chiếc F-14 ra đời dựa trên những phát triển này. Đồng thời, cũng rõ ràng là cần phải trang bị một loại tên lửa tầm xa mới tốt hơn để máy bay không cần phải tiến vào trong tầm quá gần với mục tiêu. Do có kết quả thực chiến của tên lửa tầm ngắn Sidewinder không mấy sáng sủa, cơ quan phát triển nó là China Lake Naval Weapons Center bắt đầu bước vào phát triển một loại tên lửa không đối không tầm gần mới thay thế cho Sidewinder. Thiết kế mới này sẽ có đầu dò mới cho phép tên lửa khóa được mục tiêu từ mọi góc độ, bao gồm cả mục tiêu ở phía trước, đồng thời cải thiện khả năng cơ động giúp tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu ngay cả khi nó rẽ ngoặt gấp, và có động cơ lớn, mạnh hơn giúp nó có tầm bắn lớn hơn trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa Agile được trang bị đầu dò hồng ngoại cho phép nó phóng và quên. Đầu dò có khả năng khóa mục tiêu qua mũ phi công Helmet Mounted Sight (HMS), cho phép phóng tên lửa dù cho mục tiêu không nằm trước mặt, khiến việc chiếm lĩnh vị trí để bắn tên lửa trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn với vòi phun điều chỉnh hướng lực đẩy cũng giúp nó có khả năng cơ động lớn hơn nhiều so với tên lửa Sidewinder. Trong khi Hải quân Mỹ phát triển chương trình máy bay tiêm kích thử nghiệm của Hải quân (VFX), Không quân Mỹ cũng phát triển chương trình F-X concept, vốn bao gồm gần như tất cả các yêu cầu kỹ thuật giống như VFX. Và nó cũng bao gồm cả việc phát triển tên lửa mới phù hợp là AIM-82. Do cả hai loại tên lửa đều có tính năng gần tương đương nhau, nên cuối cùng AIM-82 bị hủy bỏ để tập trung vào phát triển tên lửa Agile. Phiên bản AIM-95A được tiến hành bắn thử nghiệm tại China Lake và tham gia cả chương trình thử nghiệm liên hợp ACEVAL/AIMVAL Joint Test & Evaluation trên máy bay F-14 và F-15 tại căn cứ không quân Nellis từ năm 1975 đến năm 1978. Do chi phí quá cao nên dự án phát triển đã bị hủy bỏ năm 1975. Thay vào đó, một phiên bản mới của tên lửa Sidewinder được phát triển để trang bị cho cả Hải quân và Không quân Mỹ. Mặc dù nó ban đầu chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng trên thực tế, tên lửa AIM-9 vẫn còn đang trong trang bị quân đội Mỹ hiện nay. Trong khi chương trình tên lửa AIM-95 vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, Không quân Hoàng gia Anh cũng có nhu cầu về một loại tên lửa mới có khả năng thao diễn cao. Tuy nhiên những nghiên cứu của các kỹ sư người Anh đưa đến việc chế tạo một loại tên lửa nhỏ hơn với tầm bắn ngắn hơn nhiều. Những nghiên cứu dẫn đến concept Taildog, mà sau này trở thành SRAAM, về sau cũng bị khai tử do quân đội Anh lựa chọn Skyflash. Liên Xô cũng bắt đầu phát triển tên lửa SRM tiên tiến với động cơ thay đổi lực đẩy vector và kết quả là sự ra đời của tên lửa R-73/AA-11 Archer trang bị trên MiG-29 vào năm 1985. NATO biết được tính năng và mức độ tiên tiến của R-73 sau khi nước Đức thống nhất và bắt đầu nỗ lực để cải thiện chất lượng tên lửa không đối không của mình bằng chương trình phát triển tên lửa hồng ngoại IRIS-T, AIM-9X và MICA.
19820986
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820986
Giáo phận Busan
Giáo phận Busan (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma có tòa giám mục đặt tại Busan, Hàn Quốc. Lãnh đạo đương nhiệm của giáo phận là Giám mục Giuse Son Sam-seok. Địa giới giáo phận bao gồm: Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm của giáo phận được đặt tại thành phố Busan. Giáo phận bao phủ diện tích 3.300 km² và được chia thành 125 giáo xứ. Hạt Đại diện Tông tòa Busan được thành lập vào ngày 21/1/1957 theo tông sắc "Quandoquidem novas" của Giáo hoàng Piô XII trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Taiku (hiện là Tổng giáo phận Daegu). Vào ngày 10/3/1962 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận khi hàng giáo phẩm Hàn Quốc được thiết lập theo tông sắc "Fertile Evangelii semen" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Vào ngày 15/2/1966 một phần lãnh thổ của giáo phận được tách ra để thành lập Giáo phận Masan. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2020, giáo phận có 460.003 giáo dân trên dân số tổng cộng 5.562.110, chiếm 8,3%.
19820999
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19820999
I Still Believe (bài hát của Brenda K. Starr)
“I Still Believe” là một bài hát được sáng tác bởi Antonina Armato và Giuseppe Cantarelli, ban đầu do ca sĩ nhạc pop Brenda K. Starr thực hiện và thu âm cho album phòng thu thứ hai mang chính tên bà (1987). “I Still Believe” là một bản R&B ballad nói về việc một nữ ca sĩ có lòng tin rằng một ngày nào đó cô và bạn trai cũ của mình sẽ yêu nhau một lần nữa. Bài hát này là bản hit lớn nhất của Brenda K. Starr tại Hoa Kỳ, trở thành một trong 20 bài hát đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc "Billboard" Hot 100 và được coi là bài hát trứ danh của bà. “I Still Believe” được ca sĩ Mariah Carey hát lại cho album #1’s (1998) của cô và sau đó trở thành một đĩa đơn (1999). Ngoài ra bài hát còn được ca sĩ nhạc cantopop Lâm Ức Liên (Sandy Lam) hát lại và thu âm vào năm 1989. Sau khi Brenda K. Starr phát hành bản thu âm đầu tiên, “I Want Your Love”, vào năm 1985 và chưa đạt được tiếng vang như mong muốn, bà tiếp tục thực hiện và phát hành bài hát “I Still Believe”, tác phẩm thứ hai trong sự nghiệp của mình, vào năm 1987 cho album Brenda K. Starr. Bài hát do Eumir Deodato phổ nhạc và do Antonina Armato và Giuseppe Cantarelli sáng tác cũng như soạn lời. Tác phẩm này là một bản nhạc ballad trữ tình với nội dung dựa trên câu truyện có thực về mối tình của nhạc sĩ Armato: Bà từng từ chối lời cầu hôn của bạn trai mình vì cảm thấy chưa đúng thời điểm cho lắm. Điều này đã khiến cho người bạn trai không hài lòng và cho bà hai lựa chọn: hoặc là kết hôn với anh ấy, hoặc là chia tay. Mặc dù Armato rất yêu bạn trai của mình, bà vẫn kiện định và cặp đôi chính thức chia tay. Để xoa dịu nỗi buồn của mình, bà đã cùng với Cantarelli sáng tác và soạn lời cho bài hát “I Still Believe”. Justin M. Kantor của Allmusic đã dành nhiều lời khen và đánh giá đây là một bài hát được thể hiện với “cảm xúc chân thành, say đắm và đầy kịch tính”. Bài hát là được phát hành dưới dạng đĩa đơn cho album Brenda K. Starr vào năm 1988 và đạt đến đỉnh điểm khi leo lên thứ hạng 13 trên bảng xếp hạng Hot 100 của tạp chí Billboard, trở thành bài hát đầu tiên cũng như duy nhất của Brenda K. Starr từng lọt vào top 20 trên bảng xếp hạng Hot 100. Video âm nhạc của bài hát xoay canh các phân cảnh ca sĩ Starr hát trong một nhà kho và phân cảnh bà bắt gặp nhiều cặp đôi với cử chỉ lãng mạn khi đang dạo phố. Bên cạnh bản tiếng Anh, Starr còn cho ra đời bản thu âm bằng tiếng Tây Ban Nha mang tên "Yo Creo En Ti” và cho phát hành dưới dạng đĩa đơn. Năm 1998, Starr thực hiện một phiên bản mang phong cách salsa của bài hát với tên gọi "I Still Believe/Creo en Ti" cho album "No Lo Voy a Olvidar" của mình. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha từng đạt đến cực điểm là thứ hạng 20 trên bảng xếp hạng Tropical Airplay cũng của tạp chí Billboard. Khi thực hiện album tổng hợp đầu tiên trong sự nghiệp của mình, "#1’s", Mariah Carey đã quyết định trình bày lại bài hát “I Still Believe” để tri ân đến ca sĩ Brenda K. Starr – người đã giúp sự nghiệp ca hát của cô khởi sắc thông qua việc giao bản thu thử của Carey đến tay Tommy Mottola, giám đốc hãng CBS Records, về sau ông là người đã ký kết hợp đồng thu âm chính thức với ca sĩ Carey. Cô nói thêm rằng: "Bài hát này gợi nhớ rằng trước đây không lâu, tôi từng là một thiếu nữ với gia tài không là gì khác ngoài một bản thu demo, giọng hát và khả năng sáng tác nhạc. Brenda K. Starr đối đãi tôi như một "minh tinh" và đã cho tôi cơ hội để thể hiện mình". Khi được phỏng vấn trên kênh "Entertainment Tonight", cô đã có đôi lời bày tỏ rằng:Tôi cảm thấy thật vui vì tôi đã có cơ hội trình bày lại bài hát “I Still Believe” cho album "#1’s" và đây là tác phẩm đầu tiên tôi hát với tư cách là một ca sĩ chuyên nghiệp. Tôi từng được đi lưu diễn cùng Brenda [K. Starr]. Hồi đó tôi chỉ là một cô gái gầy gò, không có tiền, và cô ấy đã luôn che chở và đối xử tốt với tôi. Cô ấy đã chọn tôi vào vị trí hát phụ hoạ [cho cô ấy] sau buổi thử giọng, thường mang quần áo và đồ ăn cho tôi và chăm sóc tôi như một người chị cả. Tôi biết đa phần sẽ không có ai lo cho tôi ân cần đến như thế. Một điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là cô ấy đã tin tưởng tôi, và việc thuyết phục một người nào đó để nghe nhạc của bạn là một việc rất khó nhằn. […] Cô ấy thật sự tuyệt vời và luôn hỗ trợ tôi trong mọi tình huống. Tôi yêu bài hát này. Và giờ khi tôi cất lời hát bài hát ấy, mọi kỷ niệm về cô ấy lại ùa về trong tâm trí tôi. Bài hát “I Still Believe” là đĩa đơn thứ hai được phát hành cho album "#1’s" vào ngày 8 tháng 2 năm 1999 tại Hoa Kỳ. Tại Vương quốc Anh, bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn CD (2 chiếc) và đĩa đơn cassette (1 chiếc) vào ngày 29 tháng 3 năm 1999. Bản hát lại của Mariah Carey mang phong cách pop và R&B, do cô cùng Stevie J và Mike Mason phối nhạc. Theo công ty phát hành âm nhạc EMI Music Publishing, bản nhạc được sáng tác theo cung Sol trưởng, với nhịp độ 59 phách trong một phút, tức là với tốc độ chậm vừa phải. Ca sĩ Carey thể hiện phần hát với quãng giọng G – D.
19821001
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821001
Lassi
Sữa chua Lassi là một loại đồ uống làm từ sữa chua của Ấn Độ với độ đặc sệt giống như sinh tố. Sữa chua Lassi được gọi là ""thức uống làm từ sữa chua truyền thống và phổ biến nhất"" ở Ấn Độ. Món đồ uống này cũng được mô tả là dạng sữa chua sệt ""được yêu thích nhất và phổ biến nhất ở Punjab"" hoặc còn được mệnh danh là ""đồ uống mùa hè được yêu thích nhất"" và ""thức uống giải nhiệt của Punjab"". Lassi có nguồn gốc từ vùng Punjab của tiểu lục địa Ấn Độ. Trong tiếng Punjabi thì từ "lassi" có nghĩa là sữa chua trộn với nước trong. Lassi được chế biến bằng cách trộn sữa chua, nước và gia vị. Ở Punjab thì sữa chua theo truyền thống được làm từ sữa trâu. Tuy nhiên, các biến tấu của Lassi có thể được chuẩn bị theo những cách khác nhau. Gia vị của món này gồm rau thì là và bạch đậu khấu cũng chính là những gia vị phổ biến nhất được thêm vào món thức uống này. Lassi theo truyền thống được đựng và dọn ra trong một chiếc cốc bằng đất sét được gọi là Kulhar
19821029
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821029
Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2023–24
Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2023–24, () là mùa giải thứ 30 của V.League 2. Đây là mùa giải đầu tiên có thời gian tổ chức thi đấu từ năm trước đến năm sau. Giải dự kiến bắt đầu vào ngày 20 tháng 10 năm 2023 và kết thúc vào ngày 29 tháng 6 năm 2024. Xuống hạng từ V.League 1 – 2023 Thăng hạng từ giải Hạng Nhì 2023 Thăng hạng lên V.League 1 – 2023–24 Xuống hạng đến giải Hạng Nhì 2023–24
19821032
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821032
Giải bóng đá Cúp Quốc gia 2023–24
Giải bóng đá Cúp Quốc gia 2023-24 (tiếng Anh: "2023-24 Vietnamese National Football Cup") là mùa giải thứ 32 của Giải bóng đá Cúp Quốc gia, dự kiến diễn ra từ ngày 24 tháng 10 năm 2023 đến ngày 7 tháng 7 năm 2024. Đây là mùa giải đầu tiên có thời gian tổ chức thi đấu từ năm trước đến năm sau. Giải đấu quy tụ 14 câu lạc bộ V.League 1 và 12 đội bóng V.League 2 cùng nhau tranh tài. Câu lạc bộ vô địch sẽ giành quyền tham dự trận Siêu cúp bóng đá Việt Nam 2024.
19821035
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821035
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2021-2026 gồm 18 ủy viên được bầu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XIII.
19821037
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821037
Moving
Moving (Tiếng Hàn: 무빙) là tên một bộ phim truyền hình Hàn Quốc của đạo diễn Park In-jae, hiện đang được phát sóng. Đây là một bộ phim kịch bản gốc của Disney+ với sự tham gia diễn xuất của Ryu Seung-ryong, Han Hyo-joo, Jo In-sung, Cha Tae-hyun, Ryoo Seung-bum, Kim Sung-kyun, Lee Jung-ha, Go Youn-jung, và Kim Do-hoon. Dựa trên một webtoon cùng tên của Kang Full, bộ phim về đề tài siêu tự nhiên này kể về ba học sinh trung học sở hữu siêu năng lực và phụ huynh của chúng, những người đã biết điểm đặc biệt của con em mình. Bộ phim lên sóng ngày 9 tháng 8 năm 2023. Bộ phim được chuyển thể từ webtoon cùng tên của tác giả Kang Full. Vào ngày 9 tháng 9 năm 2020, nguồn tin cho biết Jo In-sung đã nhận lời mời tham gia phim. Tháng 8 năm 2021, thông tin cho biết bộ phim có kinh phí sản xuất là 50 tỉ ₩, thực hiện bởi hãng Studio & New. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2021, hãng Disney+ thông báo Moving sẽ là chương trình truyền hình trụ cột của họ ở thị trường châu Á. Vào tháng 2 năm 2021, thông báo cho biết do sự khác biệt giữa hai nhà đồng sản xuất JTBC và Next Entertainment World, cho nên việc hợp tác sản xuất sẽ bị hủy và đạo diễn Park In-je sẽ thay thế đạo diễn Mo Wan-il. Vào ngày 29 tháng 10, 2021, dàn diễn viên đã được hé lộ thông qua việc công bố hình ảnh và địa điểm đọc kịch bản. Sau khi hoàn thành việc tuyển chọn diễn viên vào ngày 23 tháng 8, bộ phim bắt đầu bấm máy vào ngày 26 tháng 8, 2021. "Moving" đã phát sóng 7 tập đầu tiên trên Disney+ vào ngày 9 tháng 8, 2023.
19821040
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821040
Ga Gosaek
Ga Gosaek (Tiếng Hàn: 고색역, Hanja: 古索驛) là ga tàu điện ngầm trên Tuyến Suin–Bundang, nằm ở Gosaek-dong, Gwonseon-gu, Suwon-si, Gyeonggi-do.
19821042
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821042
Iod trifluoride
Iod trifluoride là một hợp chất halogen có công thức hóa học IF. Nó là chất rắn màu vàng phân hủy ở nhiệt độ trên −28 °C. Hợp chất này có thể được tổng hợp từ các nguyên tố, nhưng phải cẩn thận để tránh sự hình thành của IF. F phản ứng với I để tạo ra IF ở −45 °C trong CClF. Ngoài ra, ở nhiệt độ thấp, có thể sử dụng phản ứng fluor hóa I + 3XeF → 2IF + 3Xe. Không có nhiều thông tin về iod trifluoride vì nó rất không ổn định. Nguyên tử iod của iod trifluoride có năm cặp electron, trong đó có hai cặp đơn và phân tử có hình chữ T như dự đoán của Lý thuyết VSEPR.
19821046
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821046
Ga Omokcheon
Ga Omokcheon (Đại học Nữ sinh Suwon) (Tiếng Hàn: 오목천역, Hanja: 梧木川驛) là ga tàu điện ngầm trên Tuyến Suin–Bundang, nằm ở Omokcheon-dong, Gwonseon-gu, Suwon-si, Gyeonggi-do.
19821047
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821047
Tổng tuyển cử Nhật Bản 1993
19821048
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821048
VTV Cup 2023
Giải bóng chuyền nữ Quốc tế VTV Cup Ferroli 2023 là giải bóng chuyền nữ quốc tế lần thứ 17 của VTV Cup do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Nhà tài trợ cho mùa giải này là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ferroli Asean. Giải đấu được tổ chức từ ngày 19 tháng 8 đến ngày 26 tháng 8 năm 2023 ở Lào Cai, Việt Nam. Mùa giải này đánh dấu sự trở lại của VTV Cup sau 3 năm vắng bóng do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19. Đây cũng là kỳ VTV Cup đầu tiên áp dụng công nghệ Video Challenge Eyes để hỗ trợ cho các trọng tài. Danh sách 6 đội bóng tham dự giải đấu. ! colspan="12" bgcolor="#B0D3FB" align="left" | ! colspan="12" bgcolor="#B0D3FB" align="left" | ! colspan="12" bgcolor="#B0D3FB" align="left" | ! colspan="12" bgcolor="#B0D3FB" align="left" | Các trận đấu của Giải bóng chuyền nữ Quốc tế VTV Cup Ferroli 2023 được phát sóng truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, VTV5, ứng dụng VTVGo và kênh YouTube VTV Thể Thao của Đài Truyền hình Việt Nam.
19821058
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821058
Sĩ Cát Xạ
Sĩ Cát Xạ (chữ Hán: 士吉射; ?—?), còn được gọi là Phạm Cát Xạ (范吉射), là một nhân vật quân sự và chính trị của nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Nguyên là họ là Kỳ (祁), tộc Sĩ (士), lấy tên thái ấp Phạm (范) làm họ, tên là Cát Xạ (吉射), thụy hiệu là Chiêu (昭), nên còn được gọi là Phạm Chiêu tử (范昭子), là con trai của Phạm Hiến tử Sĩ Ưởng, vị tông chủ thứ tư của Phạm thị. Năm 501 trước Công nguyên, Sĩ Ưởng chết, Sĩ Cát Xạ kế vị tông chủ tộc Phạm, cũng như chức vụ Hạ quân tá của cha trong quân đội nước Tấn. Năm Chu Kính vương thứ 23 (497 TrCN), Sĩ Cát Xạ cùng với Trung Hành Dần (tức Trung Hành Văn tử), không phục Triệu Ưởng (Triệu Giản tử), giết chết đại phu Hàm Đan Triệu Ngọ, công kích Triệu thị. Triệu Ưởng liên kết với Ngụy Xỉ (Ngụy Tương tử), Trí Lịch (Trí Văn tử), Hàn Bất Tín (Hàn Giản tử), phản kích lại Phạm thị, Trung Hành thị. Sĩ Cát Xạ cùng với Trung Hành Dần thất bại, chạy trốn đến Triều Ca. Sĩ Cát Xạ cùng Trung Hành Dần liên kết với Tề Cảnh công, Tống Cảnh công, Vệ Linh công, thậm chí cả Chu Kính vương, tương trợ. Năm sau, Triệu Ưởng suất lĩnh quân đội tấn công Triều Ca trogn 6 năm ròng. Năm Chu Kính vương thứ 30 (490 TrCN), Triệu Ưởng cuối cùng đã giành chiến thắng. Sĩ Cát Xạ và Trung Hành Dẩn đào tầu đến nước Tề, Phạm thị mất địa vị trong Lục khanh. Tương truyền, mẹ của Sĩ Cát Xạ từng than rằng: ""Phạm thị diệt vong, ắt trong tay con trai ta"".
19821065
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821065
Giáo phận Hàm Hưng
Giáo phận Hàm Hưng (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Bắc Triều Tiên. Địa giới giáo phận bao gồm các tỉnh Hamgyong Bắc và Hamgyong Nam ở Bắc Triều Tiên. Tòa giám mục được đặt tại thành phố Hàm Hưng. Hạt Đại diện Tông tòa Wonsan (Ouen-san) được thành lập vào ngày 5/8/1920 theo tông chỉ "Concreditum Nobis" của Giáo hoàng Biển Đức XV, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Seoul (nay là Tổng giáo phận Seoul). Vào tháng 7/1928, một phần lãnh thổ của Hạt Đại diện Tông tòa được tách ra để thành lập Giáo hội sui iuris Ilan (nay là Hạt Phủ doãn Tông tòa Giai Mộc Tư) và Hạt Phủ doãn Tông tòa Duyên Cát (nay là Giáo phận Duyên Cát) ở Trung Quốc. Vào nầy 12/1/1940, Hạt Đại diện Tông tòa đã đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Kanko, đồng thời một phần lãnh thổ được tách ra để thành lập Đan viện Tòng thổ Tokwon theo tông sắc "Libenter Romanus Pontifex" của Giáo hoàng Piô XII. Kể từ thời điểm này Hạt Đại diện Tông tòa được giao cho một Giám quản Tông tòa quản lí. Hạt Đại diện Tông tòa đã đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Hàm Hưng (Hamhung) vào ngày 12/7/1950. Vào ngày 10/3/1962, mặc dù Hạt Đại diện Tông tòa đã trống tòa nhiều năm vì chiến tranh và phong trào đàn áp người Công giáo, Hạt Đại diện Tông tòa đã được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Fertile Evangelii semen" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Từ năm 2005 chức Giám quản Tông tòa của giáo phận được trao cho các Giám mục Giáo phận Ch'unch'on (nay là Giáo phận Chuncheon), nhưng các hoạt động tôn giáo trên phần lãnh thổ của giáo phận cũng như toàn bộ Bắc Triều Tiên bị ngăn cấm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ.
19821066
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821066
Abstract Wikipedia
Abstract Wikipedia là dự án đang được phát triển của Wikimedia Foundation nhằm mục đích sử dụng Wikifunctions để tạo ra phiên bản Wikipedia không phụ thuộc vào ngôn ngữ bằng cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc của nó. Dự án tổng thể này do nhà đồng sáng lập Wikidata là Denny Vrandečić nghỉ ra trong tài liệu làm việc của Google vào tháng 4 năm 2020, được đề xuất chính thức vào tháng 5 năm 2020 (với tên gọi "Wikilambda"), và được hội đồng quản trị của Wikimedia Foundation phê duyệt vào tháng 7 năm 2020 dưới cái tên "Abstract Wikipedia". Tháng 3 năm 2021, Vrandečić đã công bố tổng quan về hệ thống này trong bài viết "Xây dựng Wikipedia đa ngôn ngữ" vào tháng 4 năm 2021 trên tập san khoa học máy tính "Communications of the ACM".
19821071
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821071
Lôi vũ
Lôi Vũ là một vở kịch được viết vào năm 1933 bởi nhà viết kịch Trung Quốc Tào Ngu. Đây là một trong những tác phẩm kịch nổi tiếng nhất của Trung Quốc trong thời kỳ trước Chiến tranh Trung–Nhật. Vở kịch Giông tố lần đầu tiên được đăng trên tạp chí Văn học, Quý báo Văn học. Ngay sau khi xuất bản, vở kịch đã được dàn dựng ở Tế Nam, và sau đó, vào năm 1935, ở Thượng Hải và ở Tokyo, cả hai đều được đón nhận nồng nhiệt. Năm 1936, Giông tố ra mắt tại Nam Kinh, do chính Tào Ngu đóng vai chính. Chủ đề của Lôi Vũ là những tác động tai hại của chủ nghĩa truyền thống cứng nhắc và thói đạo đức giả đối với gia tộc họ Chu giàu có, hiện đại, có phần Tây hóa. Cụ thể, cốt truyện của Lôi Vũ tập trung vào sự tàn phá về tâm lý và thể chất của gia đình họ Chu do loạn luân và áp bức, gây ra bởi tộc trưởng suy đồi và đồi bại về mặt đạo đức, Chu Phác Viên, một doanh nhân giàu có.
19821077
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821077
Ү
Ue hay U thẳng (Ү ү, chữ nghiêng: "Ү" "ү") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Nó là một dạng của chữ cái Kirin U (У у "У" "у") với một đường gạch thẳng đứng ở giữa, thay vì một đường chéo ở giữa. Trong khi chữ cái Kirin U giống với chữ cái Latinh Y viết thường ("y"), thay vào đó, Ue sử dụng hình dạng của chữ cái Latinh Y viết hoa ("Y"), với mỗi chữ cái được đặt cao hơn hoặc thấp hơn cho mỗi dạng chữ của nó. Dạng chữ thường giống với dạng chữ thường của chữ cái Hy Lạp Gamma. Ue được sử dụng bảng chữ cái tiếng Bashkir, tiếng Buryat, tiếng Kalmyk, tiếng Kazakh, tiếng Kyrgyz, tiếng Mông Cổ, tiếng Turkmen, tiếng Tatar và các ngôn ngữ khác. Nó thường đại diện cho các âm /y/ và /ʏ/, ngoại trừ trong tiếng Mông Cổ nó đại diện cho âm /u/. Ở tiếng Tuva và tiếng Kyrgyz, chữ cái Kirin này có thể được viết dưới dạng nguyên âm đôi.
19821078
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821078
Yamada Misuzu
Trong những năm trung học, Yamada là thành viên của câu lạc bộ bắn cung và phát thanh của trường. Cô lần đầu tham gia vào lĩnh vực lồng tiếng vào năm 2015 trong lúc học năm thứ hai trung học, cô được chọn đại diện tỉnh Tottori trong một cuộc thi lồng tiếng toàn quốc. Trước khi bắt đầu sự nghiệp lồng tiếng, cô làm giáo viên nhà trẻ ở Tokyo. Cô là thành viên công ty quản lý tài năng Link Plan sau khi được đào tạo tại một khóa học lồng tiếng do công ty Pro-Fit quản lý. Năm 2021, Yamada lần đầu lồng tiếng cho nhân vật chính Nagumo Kōshi trong loạt anime "Megami-ryō no Ryōbo-kun". Năm sau, cô được chọn vào vai Weronika trong thương hiệu đa phương tiện "D4DJ", Weronika là thành viên của đơn vị Abyssmare. Cùng năm, cô có buổi giao lưu với học sinh tiểu học ở Tokyo về công việc lồng tiếng. Năm 2023, cô được chọn lồng tiếng nhân vật Arnest Flaming trong "Eiyū Kyōshitsu" và Michela McFarlane trong "Nanatsu no Maken ga Shihai Suru". Yamada có sở thích theo dõi các buổi biểu diễn nhạc kịch, gấp giấy origami và kendama. Cô có chứng chỉ giảng dạy và đủ khả năng dạy nhà trẻ và mẫu giáo.
19821080
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821080
Tổng giáo phận Adelaide
Tổng giáo phận Adelaide (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma với tòa giám mục đặt tại Adelaide, Nam Úc. Nhà thờ chính tòa Thánh Phanxicô Xaviê, Adelaide là nơi đặt ngai tòa Tổng giám mục Adelaide Hạt Đại diện Tông tòa Adelaide được thành lập vào ngày 5/4/1842 trên phần lãnh thổ được tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa New Holland và các vùng đất của Van Diemen (sau trở thành Giáo hội Tổng giáo phận Sydney), cả hai đều là các vùng lãnh thổ truyền giáo tiền giáo phận. Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành Giáo phận Adelaide hai tuần sau vào ngày 22/4/1842, 6 năm sau khi Công giáo cập bến Glenelg. Vào năm 1845 một phần lãnh thổ được tách ra để thành lập Hạt Đại diện Tông tòa King George Sounde - The Sound, tuy nhiên địa giới đã trở lại như cũ vào năm 1847 khi Hạt Đại diện Tông tòa bị giải thể. Vào ngày 10/5/1887, giáo phận Adelaide được nâng cấp thành một tổng giáo phận, đồng thời một phần lãnh thổ được tách ra để thành lập Giáo phận Port Augusta. Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đếm thăm giáo phận vào tháng 11/1986. Vào ngày 19/3/2020, Patrick O'Regan đã được Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục thứ 12 của Adelaide. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2020, giáo phận có 278.300 giáo dân trên dân số tổng cộng 1.534.120, chiếm 18,14%.
19821082
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821082
Brom dioxide
Brom dioxide là hợp chất hóa học bao gồm brom và oxy với công thức BrO. Hợp chất này tạo thành các tinh thể màu vàng đến vàng cam không ổn định. Brom dioxide được R. Schwarz và M. Schmeißer cô lập lần đầu tiên vào năm 1937 và được cho là có vai trò quan trọng trong phản ứng của brom với ozon trong khí quyển. Nó có tính chất tương tự như chlor dioxide. Brom dioxide được tạo thành khi cho dòng điện chạy qua hỗn hợp khí brom và khí oxy ở nhiệt độ và áp suất thấp. Brom dioxide cũng có thể được hình thành bằng cách xử lý khí brom với ozon trong trichlorofluoromethan ở -50 °C. Khi trộn với base (điển hình là NaOH), brom dioxide tạo ra anion bromide và bromat:
19821083
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821083
Paollo Madeira
Paollo Madeira Oliveira (8 tháng 7 năm 1996 - 12 tháng 8 năm 2023) còn được gọi với cái tên Paollo là một cố cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Bồ Đào Nha gốc Brasil thi đấu cho câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai ở vị trí tiền đạo trung tâm. Paollo sinh năm 1996 tại Brasil. Năm 8 tuổi, anh chuyển đến Bồ Đào Nha sinh sống. Trước khi thi đấu tại Việt Nam, Paollo thi đấu cho một vài câu lạc bộ tại Bồ Đào Nha. Mùa giải 2022, Paollo gia nhập câu lạc bộ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh theo dạng cho mượn. Ở đây, anh ra sân 23 trận, ghi tới 8 bàn, góp công không nhỏ giúp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh trụ hạng thành công. Do không thể tìm được tiếng nói chung trong bản hợp đồng mùa giải 2023, Paollo chọn ra đi và thử việc tại Hoàng Anh Gia Lai. Sau đó, anh đã thử việc thành công. Mùa giải này anh thi đấu 15 trận, ghi 6 bàn thắng. Kết thúc trận đấu trên sân Vinh với câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An , toàn đội được phép xả trại. Tuy nhiên, trên đường về từ Buôn Ma Thuột về Pleiku (chạy trên Quốc lộ 14, huớng từ Đắk Lắk về Gia Lai), khi qua đoạn huyện Chư Pưh, ô tô của đội bất ngờ bị một xe tải phía sau tông mạnh, đẩy dồn về một xe tải khác phía trước. Tại hiện trường, ô tô bị kẹp giữa hai xe tải, bẹp dí và hư hỏng nặng. Trong số 3 thành viên tử vong của đội (gồm bác sĩ Đào Trọng Trí, trợ lý HLV Dương Minh Ninh và anh) bị kẹt trong xe, tài xế xe tải phải lùi ra, phá cửa và đưa họ ra ngoài. Được biết, sau trận gặp Sông Lam Nghệ An, do không thể tìm được chuyến bay thẳng về Pleiku, cả đội buộc phải bay về Buôn Ma Thuột. Tại đây, anh cùng 2 thành viên khác của đội trở về Pleiku thì gặp tai nạn giao thông và không thể qua khỏi. Hiện tại, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã hoàn tất các thủ tục để đưa anh về Bồ Đào Nha thành công, để gia đình sẽ tổ chức tang lễ đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
19821084
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821084
Cho con
Cho con là một ca khúc thiếu nhi được viết bởi nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Cùng với một số bài hát cho thiếu nhi khác, "Cho con" được coi là một trong những ca khúc thiếu nhi được công chúng Việt Nam đón nhận của ông. Tác phẩm đã được đưa vào danh sách "50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX" của báo Thiếu niên Tiền Phong và đoạt giải thưởng "bài hát hay nhất" của Đài tiếng nói Việt Nam. Bài hát "Cho con" được sáng tác từ sau những năm 1970 khi Phạm Trọng Cầu trở về Việt Nam khi ông hoàn thành xong chuyến du học tại Paris, Pháp. "Cho con" là ca khúc viết cho thiếu nhi được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Tuấn Dũng. Theo nhiều bài báo cho rằng, bài hát có tựa đề "Cho con" nhưng thực ra là để dành cho tất cả mọi người, có nội dung là những lời yêu thương của cha mẹ dành cho con cái của mình, đồng thời nhắc nhở mỗi người nên biết sống xứng đáng với sự trong sáng của con trẻ và nâng niu những "mầm non" của đất nước". "Cho con" có cấu trúc 1 đoạn phức, bài có 3 câu theo cấu trúc không cân phương. Xuyên suốt toàn bộ bài, tác giả chỉ sử dụng một âm hình phù hợp với câu thơ 5 chữ, đồng thời chỉ sử dụng một thủ pháp phát triển âm hình là giữ nguyên tiết tấu, thay đổi cao độ nhằm phù hợp với tiếng Việt. Kết cấu bài thơ so với kết cấu âm nhạc gần như tuơng đuơng nhau. Về tiết tấu, ông sử dụng nhịp như một loại nhịp phân ba, được xem là điều mới mẻ trong âm nhạc Việt Nam thời bấy giờ. Ngoài ra, ông còn sử dụng thủ pháp hòa thanh để phát triển giai điệu, cũng là thủ pháp trước đó không có trong dân ca người Việt. Mở đầu mỗi tiết nhạc là một nền hòa thanh khác nhau, mỗi nền hòa thanh đó lại biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau của bài hát. Ngay sau khi sáng tác, "Cho con" được công chúng Việt Nam đón nhận một cách rộng rãi trên khắp cả nước. Bài hát này được chọn mở đầu cho nhiều chương trình âm nhạc lớn. Dù được quần chúng tỏ ra yêu thích vì sự "dễ hiểu, dễ tiếp thu và lôi cuốn" nhưng các nhà nghiên cứu âm nhạc trong giới chuyên môn cho rằng kết cấu "quá phức tạp" và chưa thống nhất với nhau về cách phân chia cấu trúc. Cùng với một số tác phẩm âm nhạc khác mà Phạm Trọng Cầu viết như "Mùa thu không trở lại", "Trường làng tôi" dù có sức ảnh hưởng lâu dài thì "Cho con" mới được xem là tác phẩm đạt đến "đỉnh cao" âm nhạc thiếu nhi của ông. "Cho con" đã được giải thưởng của Đài Tiếng nói Việt Nam cho hạng mục "Bài hát hay nhất" đồng thời được đưa vào danh sách "50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX" do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức bình chọn năm 1999. Năm 2021, ca khúc được dịch song ngữ tiếng Anh trong dự án "Nhạc thiếu nhi song ngữ"(Bilingual Songs for Kids) của nhiều dịch giả Việt Nam. Cùng năm, con gái của nữ ca sĩ Đoan Trang cũng đã cho ra mắt một video ca nhạc mang tên "Cho con" và hát bài hát này.
19821087
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821087
Ác nhân
Ác nhân (tiếng Anh: villain) hay ác nữ (villainess) còn được gọi là kẻ xấu, mũ đen (black hat) là kiểu nhân vật cổ điển trong các tác phẩm văn học, hư cấu hoặc trong các câu chuyện lịch sử. Random House Unabridged Dictionary định nghĩa về kiểu nhân vật này là: "kẻ tạo ra chuỗi các sự kiện độc ác quan trọng trong cốt truyện; một kẻ xấu xa, vô lại; hay đơn giản là một kẻ làm những việc ác hoặc liên quan đến những tội ác". Đối lập với một ác nhân là một anh hùng. Mục đích của các nhân vật ác nhân là tạo ra sự đối lập với các nhân vật anh hùng, những người được định nghĩa là đại diện cho chính nghĩa, lương thiện, dũng cảm và luôn chiến đấu vì hòa bình thế giới; trong khi ác nhân được định nghĩa là những kẻ ích kỷ, xấu xa, ngạo mạn, độc ác và xảo quyệt, phô trương hành vi cô đạo đức nhằm chống lại chính nghĩa. Thuật ngữ villain trong tiếng Anh được bắt nguồn từ tiếng Anh cổ và tiếng Pháp cổ, từ này lại bắt nguồn từ tiếng Hậu Latin dùng để chỉ những người bị ràng buộc vào đất của biệt thự và làm việc tại đồn điền thời Hậu cổ đại ở Ý hoặc Gaul. Villain sau đó chuyển sàn "villein", dùng để chỉ một người có địa vị thấp hơn hiệp sĩ, ngụ ý là thiếu tinh thần hiệp sĩ và lịch sự. Tất cả các hành động không hào hiệp hoặc xấu xa (chẳng hạn như phản bội, hãm hiếp hoặc giết người...), sau cùng được quy về nghĩa chung là một kẻ ác như bây giờ. Ác nhân trong các tác phẩm hiện đại và hậu hiện đại không phải lúc nào cũng giống với ác nhân trong văn học cổ điển, vì các ranh giới đạo đức thường bị thể hiện rất mờ nhạt gây cảm giác mơ hồ hoặc bị ảnh hưởng bởi bối cảnh lịch sử và tư tưởng văn hóa. Thông thường, việc phân biệt anh hùng và ác nhân trong các tài liệu này không rõ ràng.
19821098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821098
Trường Trung học phổ thông chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
Trường Trung học phổ thông chuyên Huỳnh Mẫn Đạt là một trường trung học phổ thông công lập tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thuộc hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên tại Việt Nam đặt dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trường thành lập năm 1989 với tên gọi ban đầu là Trường cấp ba Huỳnh Mẫn Đạt, sau được định hướng phát triển thành trường trung học phổ thông chuyên nên được đổi tên thành Trường Trung học phổ thông chuyên Huỳnh Mẫn Đạt. Đây là trường trung học phổ thông chuyên duy nhất ở tỉnh Kiên Giang hiện nay và được định hướng trở thành cơ sở giáo dục trung học phổ thông hàng đầu của tỉnh và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trường được đặt tên theo danh nhân, nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt. Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ra đời vào năm 1989 theo đề xuất của Sở GD&ĐT Tỉnh Kiên Giang. Thời gian đầu, trường mang tên Trường cấp ba Huỳnh Mẫn Đạt. Sau đó, Sở GD&ĐT Tỉnh Kiên Giang nhận thấy việc cần thiết phải có một trường chuyên nên đã đổi tên như hiện nay. Trường thực hiện chính sách tuyển sinh thông qua kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm dưới chỉ đạo của Sở GD&ĐT Tỉnh Kiên Giang. Mỗi thí sinh dự kì thi phải thi đủ 3 môn bắt buộc (Ngữ Văn, Toán và tiếng Anh) cùng với một bài thi chuyên. Trường có 11 lớp với 10 lớp chuyên và 1 lớp không chuyên. Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt tọa lạc ở lô E4-5 đường Trần Công Án, phường Vĩnh Lạc, Thành Phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Khuôn viên trường bao gồm: - Hai dãy nhà học A và nhà học B. Mỗi dãy nhà 1 trệt 3 lầu. Mỗi dãy nhà học có một hội trường sinh hoạt chung. - 1 phòng truyền thống ở nhà học B - 1 phòng tư vấn học dường, 1 phòng y tế, 1 phòng lưu trữ, 1 phòng BM Văn, 3 phòng thực hành tin học, 1 thư viện, 1 phòng Giáo viên và 1 phòng Đoàn Thanh Niên, 8 nhà vệ sinh. - Trường có 1 sân thể thao và sân chào cờ sinh hoạt chung. Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt có 1 ban giám hiệu và 8 tổ chuyên môn gồm Tổ Toán, Tổ Lý-Tin-KT, Tổ Hóa Học, Tổ Sinh-TD, Tổ Ngữ Văn, Tổ Sử-Địa-CD, Tổ Tiếng Anh và Tổ Văn Phòng. Năm 2017, Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt nhận cờ thi đua Chính phủ. Trong năm học 2017-2018, đã mang lại nhiều thành tích cho trường trong việc giảng dạy khi không có học sinh nằm ở mức hạnh kiểm trung bình, yếu. Lượng học sinh giỏi trong năm này (chiếm 53,49%) và 471 học sinh đạt mức Khá (chiếm 45,07%). Tỉ lệ khá giỏi đạt 98,56% tương đương tăng 3,31%. Trường có 123 giải cấp Tỉnh, trong đó 74 giải Học Sinh Giỏi. Học sinh giỏi cấp Quốc gia đạt 11 giải. Trường cũng đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi cấp tỉnh và cấp quốc gia khác. Ngoài ra, học sinh trường đã đạt những thành tích như: Nguyễn Phúc Vỹ Hào - thí sinh Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22, giành vòng nguyệt quế cuọc thi tuần 2 tháng 1 quý 3. Trương Phương Nga lớp 11 chuyên Sinh, tham dự Miss Teen United tại ấn độ và giành ngôi vị quán quân. Năm 2023, dự án "Nghiên cứu điều chế hydrogel tiêm tại chỗ từ alginate và cao chiết lá cây hồng sim định hướng trong chữa lành vết thương" của học sinh Nguyễn Thành Khoa được chọn dự thi tham gia Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế - ISEF 2023.
19821101
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821101
Blau (Donau)
Sông Blau là một con sông dài trên 22 km ở rìa phía nam của Schwäbischen Alb, ở phía đông của Baden-Württemberg. Nó chảy vào bên trái và ở hướng tây bắc của sông Donau ở thành phố Ulm. Sông Blau xuất phát từ Blautopf ở Blaubeuren thuộc Alb-Donau-Kreis. Chưa đầy 300 mét sau nguồn của nó ở Blautopf, Blau chảy từ bên phải của phần phía trên, phía tây nam của thung lũng vào Ach, vốn đã dài khoảng mười km và cũng bắt nguồn từ một con suối đá vôi. Kết hợp với sông này, đầu tiên nó chảy qua Blaubeuren và khu vực Gerhausen cũng thuộc xã. Sau đó nó đi vào khu vực đô thị Blaustein chạy theo hướng đông-đông bắc và liên tiếp đi qua hai quận Arnegg ở bên phải và Herrlingen ở chân dốc bên trái. Đây là nơi Kleine Lauter, cũng bắt nguồn từ một con suối đá vôi lớn, chảy vào. Khu vực Klingenstein nằm ở vùng ngập lũ bên phải và trên sườn dốc ở đó. Sau đó, sông Blau quay về phía đông nam và chạy qua Ehrenstein. Ngay trước ranh giới thành phố Ulm, kênh Blau rẽ nhánh sang bên phải.
19821118
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821118
Manchester United F.C. mùa bóng 2023–24
Mùa giải 2023–24 là mùa giải thứ 32 của Manchester United tại Premier League và là mùa thứ 49 liên tiếp thi đấu ở giải đấu cao nhất của bóng đá Anh. Ngoài ra, câu lạc bộ còn tham gia thi đấu tại FA Cup, EFL Cup và UEFA Champions League. Lịch thi đấu Premier League 2023–24 được công bố vào ngày 15 tháng 6 năm 2023. Với tư cách là một đội bóng ở Premier League, United sẽ tham dự Cúp FA 2023–24 ở vòng ba vào tháng 1 năm 2024. Vì United đang tham dự các giải đấu thuộc UEFA vào mùa 2023–24, nên họ sẽ tham dự Cúp EFL 2023–24 ở vòng thứ ba vào tháng 9. Họ bước vào giải với tư cách là đương kim vô địch của giải đấu. Về thứ ba tại Ngoại hạng Anh 2022–23, United đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League 2023–24. Họ sẽ tham gia tranh tài ở vòng bảng, được bốc thăm vào ngày 31 tháng 8 năm 2023, với United ở nhóm 2 cùng với á quân La Liga 2022–23 Real Madrid, 2022–23 UEFA Champions League á quân Inter Milan, á quân 2022–23 Bundesliga Borussia Dortmund, 2022–23 La Liga hạng ba Atlético Madrid, Hạng ba 2022–23 Bundesliga RB Leipzig, á quân Ngoại hạng Bồ Đào Nha 2022–23 Porto và á quân Ngoại hạng Anh 2022–23 Arsenal.
19821137
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821137
Tân Hợi (định hướng)
Tân Hợi có thể là một trong số các địa danh sau đây:
19821142
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821142
Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 khu vực châu Á
Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 khu vực châu Á là một phần của Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) 2002, được diễn ra giữa các đội bóng là thành viên của FIFA và AFC. Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) được phân bổ 4,5 suất (không tính suất của nước chủ nhà) tham dự FIFA World Cup 2002. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước chủ nhà, do đó AFC còn lại 2,5 suất được phân bổ. 39 đội sẽ tranh tài để chọn ra 2,5 suất tham dự FIFA World Cup 2002. , , không tham dự vòng loại. Có tổng cộng 3 vòng như sau: Iran thắng với tổng tỉ số 4–0 và giành quyền tham dự vòng play-off liên lục địa. Có 4 đội thuộc AFC giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002:
19821143
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821143
Tòa án Hiến pháp (Áo)
Tòa án Hiến pháp Áo () là cơ quan giám sát hiến pháp của Áo. Tòa án Hiến pháp có nhiệm vụ giám sát tính hợp hiến của luật, quyết định của một vài tòa án khác, tính hợp pháp của nghị định và những văn bản khác; phân định thẩm quyền giữa các tòa án, giữa tòa án và chính quyền, giữa chính quyền liên bang và chính quyền bang; giải quyết khiếu nại bầu cử; truy cứu trách nhiệm của quan chức; và xem xét trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Tòa án Hiến pháp gồm 14 thẩm phán và sáu thành viên dự khuyết do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Chính phủ, Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Theo quy định, Tòa án Hiến pháp phải họp toàn thể và nghe ý kiến của hai bên nhưng thực tế là Tòa án Hiến pháp phân công xét xử cho một ban thẩm phán gồm năm hoặc chín thẩm phán. Tòa án Hiến pháp nghị án kín đối với phần lớn các vụ án. Quyết định của Tòa án Hiến pháp thường súc tích và hàn lâm. Tòa án Hiến pháp giải quyết trách nhiệm bồi thường của nhà nước Áo. Tòa án Hiến pháp phân định thẩm quyền giữa: Cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm quyền lợi vì một cơ quan nhà nước chiếm thẩm quyền của một cơ quan nhà nước khác có quyền thay mặt cơ quan nhà nước đó khiếu kiện cơ quan nhà nước kia. Trường hợp hai cơ quan nhà nước đùn đẩy thẩm quyền cho nhau thì cá nhân, pháp nhân có quyền yêu cầu Tòa án Hiến pháp xác định thẩm quyền thuộc về cơ quan nhà nước nào và yêu cầu cơ quan nhà nước đó thực hiện thẩm quyền. Chính quyền liên bang và chính quyền tỉnh có thể yêu cầu Tòa án Hiến pháp phân định thẩm quyền giữa hai bên trong một tình huống giả định trước khi xảy ra tranh chấp thực tế. Trường hợp Nghị viện đang xem xét một dự án luật có thể xâm phạm thẩm quyền của các tỉnh thì Chính phủ có thể yêu cầu Tòa án Hiến pháp xem xét dự án luật đó. Chính phủ có thể yêu cầu Tòa án Hiến pháp xem xét dự thảo nghị định, văn bản pháp luật khác của Chính phủ. Chính quyền tỉnh cũng có thể yêu cầu Tòa án Hiến pháp xem xét văn bản của tỉnh. Quyết định của Tòa án Hiến pháp được đăng trên công báo, có hiệu lực tối cao, và ràng buộc chính Tòa án Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Áo: luật và điều ước quốc tế đã được Nghị viện ban hành như luật phải phù hợp với hiến pháp; nghị định và điều ước quốc tế thông thường phải phù hợp với luật; văn bản pháp luật cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật cấp trên. Ví dụ: một biển báo giao thông phải phù hợp với cả Luật Giao thông đường bộ và quy định của Bộ Công thương. Áo là một liên bang, các tỉnh đều có hiến pháp riêng nên luật tỉnh phải phù hợp với hiến pháp tỉnh và hiến pháp quốc gia. Tòa án Hiến pháp không giám sát pháp luật Áo có phù hợp với luật Liên minh châu Âu không. Luật, nghị định vi hiến bị hủy bỏ từ thời điểm quyết định của Tòa án Hiến pháp có hiệu lực. Thông thường quyết định của Tòa án Hiến pháp có hiệu lực sau khi được công bố nhưng Tòa án Hiến pháp có quyền cho thời gian ân hạn cho phép tiếp tục thi hành đạo luật vi hiến. Đối với nghị định thì thời gian ân hạn có thể kéo dài đến sáu tháng, đối với luật thì đến 18 tháng. Trường hợp một nghị định có hiệu lực như một đạo luật thì Tòa án Hiến pháp có thể cho ân hạn đến 18 tháng. Tòa án Hiến pháp được quy định quyết định có hiệu lực hồi tố. Tòa án Hiến pháp không có quyền hủy bỏ một điều ước quốc tế vì Áo không được đơn phương hủy bỏ một điều ước quốc tế nhưng có thể yêu cầu chính quyền ngưng thi hành điều ước đó. Trường hợp ngưng thi hành sẽ dẫn tới Áo vi phạm nghĩa vụ điều ước thì chính quyền có trách nhiệm đàm phán sửa đổi điều ước hoặc rút khỏi điều ước. Giống như đối với luật, nghị định, Tòa án Hiến pháp có thể cho thời gian ân hạn cho phép tiếp tục thi hành điều ước. Đối với điều ước sửa đổi hiến pháp Liên minh châu Âu thì thời gian ân hạn có thể kéo dài đến hai năm, đối với những điều ước khác thì thời gian ân hạn là một năm. Cá nhân, pháp nhân có quyền khiếu nại luật tại Tòa án Hiến pháp khi có căn cứ cho rằng luật đó xâm phạm quyền lợi của mình mà không còn biện pháp giải quyết nào khác. Tùy luật, nghị định hoặc điều ước mà chính quyền liên bang, chính quyền địa phương hoặc một tập thể nghị sĩ liên bang hoặc địa phương có thể khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp. Một tòa án sơ thẩm áp dụng một luật trong quá trình xét xử có thể khiếu nại luật đó lên Tòa án Hiến pháp. Các bên tham gia tố tụng chỉ được khiếu nại luật được áp dụng trong phiên tòa lên Tòa án Hiến pháp sau khi đã có bản án, quyết định của tòa án. Cá nhân, pháp nhân có quyền khiếu kiện quyết định của tòa án hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền lợi của mình. Trường hợp Tòa án Hiến pháp hủy bỏ quyết định của tòa án hành chính thì phải tổ chức xét xử lại. Có thể khiếu nại về kết quả bầu cử, trưng cầu ý dân lên Tòa án Hiến pháp. Kết quả bầu cử thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Hiến pháp gồm bầu cử tổng thống, Hạ nghị viện, Thượng nghị viện, Nghị viện châu Âu, hội đồng tỉnh, thành phố, địa phương, thống đốc tỉnh, thị trưởng, chủ tịch địa phương. Trường hợp có căn cứ cho rằng đã có vi phạm luật bầu cử mà có thể ảnh hưởng đến kết quả thì Tòa án Hiến pháp có quyền yêu cầu kiểm phiếu lại hoặc hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần kết quả bầu cử. Tòa án Hiến pháp bắt buộc phải hủy bỏ kết quả bầu cử nếu người khiếu nại chứng minh rằng vi phạm thật sự ảnh hưởng đến kết quả. Năm 2016, Tòa án Hiến pháp hủy bỏ kết quả bầu cử tổng thống sau khi bên thất cử khiếu nại rằng có bất thường trong công tác bầu cử mặc dù không có căn cứ cho rằng những bất thường này khiến cho bên khiếu nại thất cử. Tòa án Hiến pháp thi hành luật bầu cử khá nghiêm ngặt và đã hủy bỏ kết quả bầu cử trên nguyên tắc vì có bất thường trong công tác bầu cử mặc dù không ảnh hưởng đến kết quả. Ví dụ: năm 1995, Tòa án Hiến pháp yêu cầu tổ chức lại bầu cử Hạ nghị viện tại thị trấn Reutte vì Bộ trưởng Gia đình Sonja Moser đã đi bỏ phiếu trong lúc thăm quê nhà mặc dù nơi đăng ký bỏ phiếu của bà là Viên chứ không phải Reutte. Cán bộ trông coi khu vực bỏ phiếu biết bà không có tên trên danh sách cử tri nhưng quyết định làm ngơ. Tòa án Hiến pháp luận tội một số quan chức bị đàn hặc vì sai phạm trong khi thi hành chức vụ. Tổng thống chỉ bị đàn hặc trong trường hợp vi phạm hiến pháp. Hạ nghị viện quyết định đàn hặc thành viên Chính phủ. Chính phủ quyết định đàn hặc hầu hết những quan chức khác. Thành viên chính quyền tỉnh bị Hạ nghị viện, Chính phủ hoặc hội đồng tỉnh đàn hặc tùy theo tính chất sai phạm. Tổng thống chỉ có thể bị Nghị viện trong một phiên họp chung đàn hặc. Trường hợp quan chức bị kết tội thì Tòa án Hiến pháp cách chức quan chức đó. Tội nhẹ thì Tòa án Hiến pháp chỉ đơn thuần lưu ý về sai phạm đó. Tội nặng thì Tòa án Hiến pháp có quyền tước quyền chính trị của quan chức, cấm giữ chức vụ khác trong tương lai trong một thời hạn nhất định. Tòa án Hiến pháp gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 12 thẩm phán và sáu thành viên dự khuyết. Thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Chính phủ, Hạ nghị viện hoặc Thượng nghị viện: Thẩm phán Tòa án Hiến pháp phải có bằng cử nhân luật và đã hành nghề cần phải có bằng cử nhân luật ít nhất mười năm nhưng không cần phải là luật sư. Thẩm phán do Chính phủ đề nghị bổ nhiệm phải là người trong ngạch thẩm phán (), công chức () hoặc giáo sư (). Người trong ngạch thẩm phán được định nghĩa là luật gia đã được đào tạo làm thẩm phán và đã trúng tuyển kỳ thi chọn thẩm phán nhưng không nhất thiết phải là thẩm phán. Thành viên Tòa án Hiến pháp không được kiêm nhiệm chức vụ trong chính quyền, cơ quan lập pháp liên bang, tỉnh hoặc cán bộ của một đảng chính trị. Ngoài quy định này ra thì không có quy định nào khác về xung đột lợi ích. Thành viên Tòa án Hiến pháp được làm thành viên hội đồng quản trị của một công ty đại chúng, kể cả công ty có kinh doanh với chính quyền; thậm chí họ được làm luật sư cho những công ty bị khởi kiện tại tòa. Thẩm phán, thành viên dự khuyết phải hưu trí trước khi hết ngày cuối cùng trong năm lên 70 tuổi. Thẩm phán, thành viên dự khuyết có thể bị cách chức vì lý do chính đáng nếu hai phần ba số thành viên Tòa án Hiến pháp biểu quyết tán thành. Tòa án Hiến pháp xét xử theo nguyên tắc tranh tụng và thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Trên nguyên tắc, phiên xét xử của Tòa án Hiến pháp là công khai. Trước tiên đơn khiếu nại được giao cho một thẩm phán nghiên cứu sơ bộ với sự trợ giúp của một văn phòng gồm khoảng 80 chuyên viên, trợ lý. Sau khi có báo cáo sơ bộ thì Tòa án Hiến pháp công bố ngày xét xử, tranh luận trên công báo. Chủ tịch Tòa án Hiến pháp chủ trì phiên xét xử, trường hợp vắng mặt thì phó chủ tịch chủ trì, trường hợp vắng mặt cả hai thì thẩm phán thâm niên nhất chủ trì. Tòa án Hiến pháp mở phiên xét xử và nghe báo cáo sơ bộ trước, rồi sau đó đến phần tranh luận của hai bên. Sau khi nghe tranh luận thì Tòa án Hiến pháp nghị án rồi tuyên án. Thực tế là có nhiều ngoại lệ đối với yêu cầu phải xét xử công khai, nghe tranh luận của hai bên. Tòa án Hiến pháp hiếm khi tuyên án mà thường chỉ gửi quyết định qua bưu điện đến các bên sau khi nghị án xong. Ban đầu Tòa án Hiến pháp phải họp toàn thể, có tất cả các thẩm phán tham dự thì mới được xét xử, nghị án nhưng hiện nay tùy tính chất vụ việc mà năm hoặc chín thẩm phán sẽ tham gia xét xử, phần lớn số vụ án do năm thẩm phán xem xét. Rất ít vụ án được đưa ra toàn thể Tòa án Hiến pháp xét xử. Tòa án Hiến pháp quyết định theo quá nửa số thẩm phán có mặt. Chủ tịch chỉ được biểu quyết trong trường hợp biểu quyết hòa. Quyết định của Tòa án Hiến pháp thường súc tích và hàn lâm, tổng cộng từ năm đến 50 trang giấy, nhận định của Tòa án Hiến pháp chỉ chiếm hai đến mười trang giấy. Tòa án Hiến pháp không công bố ý kiến phản đối hay đồng thuận của các thẩm phán. Đối tượng độc giả của Tòa án Hiến pháp là giới luật gia chứ không phải công chúng nên Tòa án Hiến pháp thường không giải thích những quyết định trước, những ấn phẩm học thuật được dẫn ra trong quyết định mà chỉ đưa vào mục tham khảo. Năm 1950, Tòa án Hiến pháp thụ lý 303 vụ việc. Năm 1981, Tòa án Hiến pháp thụ lý 694 vụ việc. Năm 2012, Tòa án Hiến pháp phải thụ lý 4674 vụ việc mà một nửa là về xâm phạm quyền lợi trong quyết định hành chính. Từ năm 2015, thẩm quyền của ngạch tòa án hành chính được mở rộng đáng kể, Tòa án Hiến pháp không còn phải sơ thẩm những vụ án hành chính như thế này. Một phần lớn lượng công việc của Tòa án Hiến pháp là phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền bởi hiến pháp quy định một chế độ liên bang trên lý thuyết nhưng thực tiễn thì lại là một nhà nước đơn nhất. Tiền thân của Tòa án Hiến pháp là Tòa án Đế quốc do Hiến pháp tháng Mười Hai thành lập. Tòa án Đế quốc có nhiệm vụ phân định thẩm quyền giữa tòa án và chính quyền, giữa các địa phương và giữa địa phương với trung ương; giải quyết yêu cầu trách nhiệm bồi thường nhà nước giữa các địa phương, giữa địa phương và trung ương và giữa cá nhân, pháp nhân với chính quyền; xem xét khiếu nại của dân về việc bị xâm phạm quyền lợi. Tuy nhiên, Tòa án Đế quốc chỉ được tuyên bố chính quyền đã xâm phạm quyền lợi của dân mà không có quyền hủy bỏ quyết định đó. Tòa án Đế quốc không có quyền giám sát tính hợp hiến của luật. Ngoài ra, Hiến pháp tháng Mười Hai thành lập Tòa án Nhà nước, có nhiệm vụ truy cứu trách nhiệm chính trị của các bộ trưởng nhằm kiểm soát quyền lực của hoàng đế. Theo Luật trách nhiệm bộ trưởng năm 1867, sắc lệnh của hoàng đế phải được bộ trưởng tiếp ký nên trách nhiệm thuộc về bộ trưởng đó, buộc bộ trưởng phải giám sát hoạt động của hoàng đế. Hiến pháp tháng Mười Hai xác định lại rằng không được truy cứu trách nhiệm đối với hoàng đế, trách nhiệm hình sự thuộc về bộ trưởng đã tiếp ký văn bản vi phạm pháp luật. Cả hai tòa án tồn tại cho đến khi Đế quốc Áo-Hung sụp đổ vào năm 1918 tuy không có bộ trưởng nào bị đưa ra Tòa án Nhà nước xét xử. Sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã thì chính phủ lâm thời của nhà nước Áo mới giải thể Tòa án Nhà nước, tạm thời giao lại nhiệm vụ, quyền hạn cho một ủy ban đặc biệt của Quốc hội lâm thời. Tòa án Đế quốc được đổi tên thành Tòa án Hiến pháp và tiếp quản nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhà nước cũ. Chính phủ lâm thời quy định cho Tòa án Hiến pháp quyền hủy bỏ một quyết định hành chính vi hiến; trước đó Tòa án Hiến pháp chỉ được lưu ý tính vi hiến của một quyết định hành chính. Chính phủ lâm thời thành lập Tòa án Bầu cử () với nhiệm vụ giải quyết khiếu nại về cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến sắp tới. Năm 1920, Quốc hội Lập hiến ban hành hiến pháp mới, chính thức quy định Tòa án Hiến pháp có quyền xem xét tính hợp hiến của luật và hủy bỏ luật vi hiến. Tòa án Bầu cử bị giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn giao lại cho Tòa án Hiến pháp. Cá nhân, pháp nhân chưa có quyền khiếu kiện luật lên Tòa án Hiến pháp và Tòa án Hiến pháp chưa được giám sát hiến pháp đối với điều ước quốc tế. Hiến pháp năm 1920 quy định chủ tịch, phó chủ tịch, một nửa số thẩm phán và một nửa số thành viên dự khuyết của Tòa án Hiến pháp do Hạ nghị viện bầu ra, Thượng nghị viện bầu ra nửa số thẩm phán, thành viên dự khuyết còn lại. Không có quy định cấm thẩm phán kiêm nhiệm chức vụ khác hay yêu cầu thẩm phán phải có bằng cử nhân luật. Các đảng chính trị của Áo thỏa thuận với nhau phân chia số thẩm phán, thành viên Tòa án Hiến pháp ngay từ tháng 2 năm 1919, hơn 20 tháng trước khi hiến pháp bắt đầu có hiệu lực. Phong trào phát xít Áo Heimwehr chủ trương thay đổi chế độ chính trị của Áo theo hướng Phát xít Ý, độc tài Hung, mục tiêu là tập trung quyền hạn vào tay tổng thống và phân quyền từ trung ương về các tỉnh. Từ năm 1929, phong trào Heimwehr đủ lớn mạnh để ép các đảng phái dân chủ thương lượng về cải cách hiến pháp. Nhằm biện hộ cho việc tước quyền bổ nhiệm thành viên Tòa án Hiến pháp khỏi Nghị viện, giao lại cho tổng thống, phong trào Heimwehr lập luận rằng cần phải "phi chính trị hóa" Tòa án Hiến pháp. Phong trào Heimwehr và các đảng phái dân chủ sau cùng thỏa hiệp như sau: Tất cả các thành viên của Tòa án Hiến pháp, kể cả Hans Kelsen là cha đẻ của Hiến pháp năm 1920, đều bị miễn nhiệm và thay thế. Từ đầu năm 1932, phong trào Heimwehr đã kiểm soát được Chính phủ nhưng các đảng phái đối lập trong Hạ nghị viện vẫn có thể gây sức ép với chính quyền. Ngày 4 tháng 3 năm 1933, cả ba chủ tịch của Hạ nghị viện đều từ chức mà nội quy lại không dự liệu Hạ nghị viện được tiến hành công việc mà không có chủ tịch. Chính quyền phát xít bèn tuyên bố Hạ nghị viện đã "tự giải tán" và chỉ đạo cảnh sát ngăn các nghị sĩ nhóm họp lại. Phe đối lập lập tức khiếu kiện lên Tòa án Hiến pháp nhưng chính quyền sử dụng quyền khẩn cấp quy định Tòa án Hiến pháp chỉ được họp nếu tất cả thành viên đều có mặt, rồi chỉ đạo những thẩm phán thân chính quyền từ chức. Hiến pháp phát xít năm 1934 hợp nhất Tòa án Hiến pháp và Tòa án Hành chính Tối cao thành Tòa án Liên bang. Về pháp lý thì Tòa án Liên bang duy trì quyền giám sát hiến pháp đối với luật, nghị định, văn bản pháp luật nhưng thực tế là các thành viên đều do chính quyền bổ nhiệm và chính quyền có thể tùy ý thông qua luật hiến pháp hủy bỏ quyết định của Tòa án Liên bang. Tòa án Liên bang tiếp tục hoạt động sau khi Áo bị sáp nhập vào Đức Quốc Xã từ năm 1938 cho đến năm 1945. Sau khi Áo được giải phóng vào năm 1945, chính phủ lâm thời Đệ nhị Cộng hòa tái lập Tòa án Hiến pháp với quy chế bổ nhiệm từ năm 1929. Hai Đảng Dân chủ Xã hội Áo và Đảng Nhân dân Áo nhanh chóng thỏa thuận với nhau về thành phần của Tòa án Hiến pháp. Mỗi đảng cát cứ một số lượng thẩm phán riêng: thẩm phán theo Đảng Dân chủ Xã hội mà hưu trí thì sẽ bổ nhiệm thẩm phán khác theo Đảng Dân chủ Xã hội thay thế, tương tự đối với thẩm phán theo Đảng Nhân dân Áo. Tuy nhiên, lần này Tòa án Hiến pháp xét xử công bằng, độc lập với những quyết định mang tính thuyết phục cao, thường không can thiệp vào những vấn đề chính trị nhạy cảm. Thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp về sau được mở rộng. Năm 1958, Tòa án Hiến pháp được trao quyền giám sát bầu cử tỉnh, bầu cử địa phương. Từ năm 1974, Tòa án Hiến pháp có quyền xem xét tính hợp hiến, tính hợp pháp của điều ước quốc tế. Trong cùng năm, cá nhân, pháp nhân được trao quyền khiếu kiện luật, nghị định lên Tòa án Hiến pháp.
19821170
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821170
Nguyễn Chí Thành (trung tá)
Nguyễn Chí Thành (42 tuổi, quê Thái Bình), là một Trung tá Công an nhân dân Việt Nam. Ông hiện là Phó đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2023, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
19821189
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821189
Cúp vô địch các câu lạc bộ Ả Rập
Cúp vô địch các câu lạc bộ Ả Rập (, ) là một giải đấu giao hữu bóng đá thường niên cấp câu lạc bộ khu vực được tổ chức bởi Hoàng gia Ả Rập (UAFA) và được tranh tài bởi các câu lạc bộ hạng cao nhất từ thế giới Ả Rập. Giải đấu được tranh tài bởi tổng cộng 10 đội. Được thành lập vào năm 1981, giải đấu được tổ chức cùng với Arab Cup Winners' Cup và Arab Super Cup trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, cho đến khi Cup Winners' Cup và Super Cup được hợp nhất với Champions Cup vào năm 2002. Nhà vô địch đầu tiên của giải đấu là câu lạc bộ Iraq Al-Shorta, đội đã đánh bại đội Lebanon Nejmeh trong trận chung kết trận chung kết hai lượt năm 1982. Các câu lạc bộ Ả Rập Xê Út đã tích lũy được nhiều chiến thắng nhất, với chín chiến thắng. Danh hiệu này đã được 20 câu lạc bộ giành được, 8 trong số đó đã nhiều lần giành được danh hiệu này. Kể từ khi giải đấu được hợp nhất với Cup Winners' Cup, chỉ ES Sétif của Algeria giành được chiến thắng liên tiếp, bảo vệ thành công danh hiệu của họ vào năm 2008. Câu lạc bộ Iraq Al-Rasheed và câu lạc bộ Tunisia Espérance de Tunis chia sẻ kỷ lục giành nhiều danh hiệu nhất, với ba danh hiệu mỗi đội. Các nhà đương kim vô địch là Al-Nassr của Ả Rập Xê Út, đội đã giành chức vô địch đầu tiên tại 2023.
19821192
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821192
Liên Xô tẩy chay Liên Hợp Quốc
Liên Xô tẩy chay Liên Hợp Quốc từ ngày 13 tháng 1 đến ngày 1 tháng 8 năm 1950. Cuộc tẩy chay bắt nguồn từ tranh chấp về quyền đại diện của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Liên Xô yêu cầu rằng các đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) được tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong khi Liên Hợp Quốc công nhận các đại diện của Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi nỗ lực bầu cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thất bại, họ đã quyết định tẩy chay tổ chức này. Trung Quốc là thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc tại Hội nghị San Francisco năm 1945. Tham dự hội nghị vào tháng 4 năm 1945 có Tống Tử Văn, Ngụy Đạo Minh, Cố Duy Quân và Vương Sủng Huệ từ Quốc dân Đảng và Đổng Tất Vũ từ Đảng Cộng sản. Toàn bộ phái đoàn Trung Quốc đã có mặt tại hội nghị bế mạc vào tháng 6, và Chủ tịch Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã tham gia ký Hiến chương Liên Hợp Quốc vào tháng 8 năm 1945. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập chính phủ mới vào ngày 18 tháng 11 năm 1949, họ yêu cầu Liên Hợp Quốc công nhận họ là chính phủ Trung Quốc và trục xuất các đại diện của Trung Hoa Dân Quốc khỏi Liên Hợp Quốc. Cùng tháng, Liên Xô tán thành yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lập luận rằng Quốc dân Đảng chỉ kiểm soát một phần nhỏ Trung Quốc và từ chối tham gia ủy ban đầu tiên của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không được xem xét. Nhưng nghị quyết từ Úc về yêu cầu người dân Trung Quốc tự do lựa chọn thể chế chính trị của họ và không chịu ảnh hưởng của nước ngoài, đã được thông qua. Ngày 8 tháng 1 năm 1950, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai đã gửi một bức thư tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó ông yêu cầu Hội đồng Bảo an không công nhận hợp pháp hóa Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 10 tháng 1, Liên Xô chính thức đưa ra một kiến ​​nghị khai trừ các đại diện của Trung Hoa Dân Quốc khỏi Hội đồng Bảo an. Sau khi kiến ​​nghị của Liên Xô về việc bầu cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay vì Trung Hoa Dân Quốc không đạt được đa số vào ngày 13 tháng 1, đại sứ Liên Xô, Yakov Aleksandrovich Malik, rời khỏi cuộc họp và tuyên bố sẽ không trở lại chừng nào Tưởng Đình Phất, đại diện của Trung Hoa Dân Quốc, vẫn là thành viên của Hội đồng Bảo an và chưa được thay thế bởi đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Liên Xô đe dọa sẽ không thừa nhận bất kỳ quyết định nào của Hội đồng Bảo an chừng nào Trung Hoa Dân Quốc còn là một phần của các văn bản đó. Sau đó, Liên Xô cũng tẩy chay các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc mà có đại diện của Trung Hoa Dân Quốc. Trong cuộc tẩy chay của Liên Xô, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết cho phép triển khai quân đội Liên Hợp Quốc tới chiến tranh Triều Tiên nhằm bảo vệ Hàn Quốc chống lại các lực lượng cộng sản đang tiến quân của Triều Tiên. Liên Xô nghi ngờ tính hợp pháp của nghị quyết, vì theo quan điểm của họ, nó vốn chỉ được thông qua với sáu phiếu bầu, trong khi thực tế lại không có Liên Xô và cả Trung Quốc, bởi Liên Xô không công nhận phiếu bầu của Quốc dân Đảng trong Hội đồng Bảo an. Liên Xô lập luận rằng tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an phải được tham gia bất kỳ quyết định nào về một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, Tòa án Công lý Quốc tế phán quyết rằng việc một thành viên Hội đồng Bảo an vắng mặt trong phiên bỏ phiếu thì được coi là phiếu trắng và do đó nghị quyết là hợp pháp. Cuối tháng 7, Liên Xô thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Trygve Lie rằng vào ngày 1 tháng 8, Đại diện thường trực của Liên Xô Yakov Aleksandrovich Malik sẽ đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
19821196
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821196
Dendrochirus biocellatus
Dendrochirus biocellatus là một loài cá biển thuộc chi "Dendrochirus" trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1938. Tính từ định danh "biocellatus" trong tiếng Latinh có nghĩa là “có hai đốm to như mắt”, có lẽ hàm ý đề cập đến hai đốm đen lớn ở phía sau vây lưng mềm của loài cá này. "D. biocellatus" có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Line và Tuamotu, ngược lên phía bắc đến bờ nam Nhật Bản (tới bán đảo Kii) và quần đảo Mariana, giới hạn phía nam đến Tây Mascarene, các rạn san hô trên biển Timor (ngoài khơi tây bắc Úc) và Nouvelle-Calédonie. Ở bờ biển Việt Nam, "D. biocellatus" mới được ghi nhận trong vịnh Nha Trang và ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. "D. biocellatus" sống trên rạn san hô, đặc biệt là vùng nước trong với mật độ san hô dày, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 40 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "D. biocellatus" là 13 cm. Loài này có màu đỏ cam, thường có 3 dải sọc mờ trên thân. Phần đầu từ trước hốc mắt đến rìa nắp mang rất sẫm màu, gần như đen. Có vạch trắng trước mắt. Vây ngực và vây hậu môn có các dải sẫm và trắng xen nhau. Vây lưng mềm đặc biệt có 2 đốm tròn đen viền trắng giúp phân biệt với các loài khác trong chi "Dendrochirus". Vây đuôi trong mờ, có các hàng chấm đen. Có râu như xúc tu ở phía trước miệng. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây hậu môn: 5; Số tia vây ngực: 20–21. "D. biocellatus" dành cả ngày để trốn trong hang và hải miên, và chỉ ra ngoài vào ban đêm để kiếm ăn.
19821197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821197
Tác động của du lịch
Tác động của du lịch ("Impacts of tourism") chỉ về sự ảnh hưởng tác động của du lịch đến các yếu tố thiên nhiên, xã hội và cá nhân trên nhiều phương diện và khía cạnh. Du lịch tác động đến các điểm đến du lịch theo cả cách tích cực và tiêu cực, bao gồm các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Các lĩnh vực tác động du lịch được mô tả theo truyền thống là kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Khoảng 1,4 tỷ người đã đến thăm một quốc gia khác vào năm 2019, với chi tiêu của khách du lịch đóng góp khoảng 1,45 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Châu Âu cho đến nay là khu vực xuất phát và điểm đến chủ yếu của khách du lịch, chiếm 51% lượng khách đến và 48% khách du lịch vào năm 2019. Các tác động về mặt kinh tế của du lịch được ghi nhận bao gồm cải thiện doanh thu thuế, tăng thu nhập cá nhân, nâng cao mức sống và tạo thêm cơ hội việc làm. Các tác động văn hóa xã hội có liên quan đến sự tương tác giữa những người có nền tảng văn hóa, thái độ và hành vi khác nhau cũng như các mối quan hệ với của cải vật chất. Các tác động môi trường có thể được phân loại thành các tác động trực tiếp bao gồm suy thoái môi trường sống, suy thoái thảm thực vật, ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí, nguồn nước, mực nước ngầm, động vật hoang dã và những thay đổi trong hiện tượng tự nhiên và các tác động gián tiếp, chẳng hạn như tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên để cung cấp thực phẩm từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nước, ngoài ra còn gây ô nhiễm không khí và nước (bao gồm từ các chuyến bay, vận chuyển và sản xuất thực phẩm và đồ lưu niệm cho khách du lịch). Du lịch cũng có những tác động tích cực và tiêu cực đến sức khỏe của người dân địa phương (nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm). Các tác động tiêu cực ngắn hạn của du lịch đối với sức khỏe của người dân có liên quan đến mật độ khách du lịch, nguy cơ lây lan dịch bệnh, tai nạn giao thông, mức độ tội phạm cao hơn, cũng như tắc nghẽn giao thông, tình trạng đông đúc và các yếu tố gây căng thẳng và ngột ngạt khác. Ngoài ra, cư dân có thể cảm thấy lo lắng và trầm cảm liên quan đến nhận thức rủi ro của họ về tỷ lệ tử vong, mất an ninh lương thực, tiếp xúc với khách du lịch bị nhiễm bệnh, chứng kiến, tiêm nhiễm các hành vi, nói năng, ăn bận khác lạ của du khách, mà có thể gây tế nhị, phản cảm, điều này có thể dẫn đến kết quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần. Đồng thời, có những tác động tích cực lâu dài của du lịch đối với kết quả sức khỏe và hạnh phúc của cư dân thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe với những cảm xúc tích cực, sự mới lạ và các tương tác xã hội, các kinh nghiệm, trải nghiệm sống. Điểm đến du lịch được hưởng lợi từ những tác động tích cực, nếu có những cải thiện đối với môi trường tự nhiên, công viên quốc gia, hoặc cơ sở hạ tầng nhân tạo, nhà máy xử lý chất thải. Du lịch cung cấp các kích thích kinh tế để cho phép đa dạng hóa việc làm và tiềm năng thu nhập, và phát triển các nguồn lực trong cộng đồng. Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ có thể mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân địa phương và khách du lịch Trong khi đó, du lịch di sản tập trung vào lịch sử địa phương hoặc các sự kiện lịch sử xảy ra trong khu vực và có xu hướng thúc đẩy giáo dục. Ảnh hưởng tích cực của du lịch bắt đầu khi có sự gia tăng cơ hội việc làm cho người dân địa phương khi ngành du lịch trở nên phát triển hơn. Ngoài ra còn có sự gia tăng thu nhập bình quân lan rộng khắp cộng đồng khi du lịch được đầu tư trên diện rộng tạo cơ hội cho sự tham gia của cư dân xa gần trong vùng và ngoài vùng.
19821202
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821202
National Bank Open 2023 - Đơn nam
Jannik Sinner là nhà vô địch, đánh bại Alex de Minaur trong trận chung kết, 6–4, 6–1. Đây là danh hiệu ATP Tour Masters 1000 đầu tiên và là danh hiệu đơn ATP Tour thứ 8 của Sinner. Pablo Carreño Busta là đương kim vô địch, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu do chấn thương. 8 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. <section end=Finals />
19821206
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821206
National Bank Open 2023 - Đơn nữ
Jessica Pegula là nhà vô địch, đánh bại Liudmila Samsonova trong trận chung kết, 6–1, 6–0. Đây là danh hiệu WTA 1000 thứ 2 của Pegula. Do trời mưa, Samsonova đã phải thi đấu hai trận (vòng 3 và vòng tứ kết) vào thứ Sáu và hai trận nữa (bán kết và chung kết) vào Chủ Nhật. Cô cũng chỉ có hai tiếng nghỉ ngơi giữa trận bán kết và trận chung kết. Trong khi đó, Pegula thi đấu một trận mỗi ngày từ thứ Tư đến Chủ Nhật của giải đấu. Simona Halep là đương kim vô địch, nhưng không bảo vệ danh hiệu do đang bị tạm đình chỉ thi đấu vì vi phạm các quy tắc chống doping. Iga Świątek và Aryna Sabalenka cạnh tranh vị trí số 1 bảng xếp hạng đơn WTA. Świątek giữ nguyên thứ hạng sau khi vào vòng tứ kết. Đây là giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên của cựu tay vợt số 1 thế giới Caroline Wozniacki, người trước đó đã giải nghệ vào năm 2020. Cô thua ở vòng 2 trước Markéta Vondroušová. 8 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2.
19821207
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821207
Lê Hải Châu
Lê Hải Châu (1926-2022) là nhà giáo nhân dân Việt Nam và là tác giả của nhiều tập sách giáo khoa thuộc bộ môn Toán học. Trong những năm đầu tiên, ông là một trong những thầy giáo có đóng góp giúp đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế. Vào năm 2008, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Lê Hải Châu sinh ngày 5 tháng 2 năm 1926 tại xã Xuân Đan (nay là Đan Trường), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thời nhỏ, Lê Hải Châu lên sống ở thành phố Vinh (cách quê 12km) vì người cha làm công cho hãng SIFA (cụ Lê Đình Cư là một nhà kế toán giỏi, trong kháng chiến chống Pháp làm trưởng phòng kế toán Ty Thương nghiệp Nghệ An và sau hòa bình lập lại ở miền Bắc, được mời ra dạy ở Trường kế toán trung ương, Hà Nội). Ở Vinh, cậụ bé Lê Hải Châu có điều kiên học tập thuận lợi hơn ở quê nhà vì ở đây đã có đến bậc trung học với bằng thành chung (điplôme). Lê Hải Châu được học sớm và học giỏi, đặc biệt là môn toán, ở bậc tiểu học và sau đó ở bậc tú tài, ông từng học vượt một lớp. Sau khi đỗ bằng Thành chung tại trường Quốc học Vinh, Lê Hải Châu được gửi ra Hà Nôi học ban Tú tài. Theo học tại trường tư thục Gia Long, Lê Hải Châu đã học rút ngắn chương trình 2 năm của bậc Tú tài phần 1 xuống còn một năm học và nằm trong khoảng hai chục người thi đỗ trong số hàng ngàn thí sinh. Sau đó, ông xin vào học ban Tú tài toàn phần tại trường Bảo Hộ (trường Bưởi), nhưng bị từ chối vì thời đó trường chỉ dành cho người xứ Bắc. Sau đó, ông vào Huế học tiếp một năm tại trường chuyên khoa Khải Định để đoạt tấm bằng Tú tài toàn phần, trở thành một trong hai người đạt mức Tú tài đầu tiên của xã Đan Trường. Trong những năm 1946 đến 1955, ông giảng dạy bộ môn toán tại các Quốc học Vinh (nay là Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An), Trường Sư phạm Trung cấp Liên khu 4; Trường cấp 3 Lam Sơn (Thanh Hóa) và Trung học Nguyễn Công Trứ (Vinh); Trung học Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh). Thời gian giảng dạy về sau, Nhà nước đã cử ông đến Trường Sư phạm Cao cấp tại Nam Ninh, Trung Quốc để nâng cao trình độ. Ông cũng là người biên soạn bộ sách giáo khoa thuộc Ban Tu thư, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cộng tác cùng Hoàng Tụy, Lê Hải Châu đã biên soạn ra hàng chục đầu sách giáo khoa cung cấp cho các cấp học phổ thông nằm trong bộ môn Toán học. Từ năm 1957 - 1991, ông phụ trách công tác giảng dạy Toán cấp 3, bồi dưỡng học sinh giỏi Toán tại Vụ Giáo dục phổ thông cấp 2-3 (nay là Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ở Ban Tu thư, ông là một trong những tác giả đầu tiên của các sách giáo khoa toán học bậc Trung học, đặt nền móng cho hệ thống sách giáo khoa của nền giáo dục cách mạng hiện đại sau này và là tác giả của gần 50 sách tham khảo về toán học. Cùng với viêc soạn sách, ông trực tiếp dạy thí điểm tại các trường phổ thông cấp III Hà Nội (sau đổi là trường Việt - Đức), trường phổ thông cấp III Trưng Vương và trường cấp III Tân Trào. Ngoài ra ông còn được mời đi giảng toán bằng tiếng Pháp cho các thầy giáo Cămpuchia, Lào và Pháp (ở Paris). Ông được các đời Bộ trưởng (Nguyên Văn Huyên, Tạ Quang Bửu) giao cho việc tổ chức lớp chuyên toán cấp III đầu tiên tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và sau đó mở rộng đến các tỉnh nhằm đào tạo, bồi dưỡng tài năng toán học trẻ. Ông là người đầu tiên và đã 10 lần làm trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn dẫn dắt các tài năng toán trẻ Việt Nam đi dự các kỳ thi toán quốc tế kể từ năm 1974. Từ năm 1991, ông nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục miệt mài nghiên cứu, say mê, trăn trở với việc dạy toán và học toán ở các trường phổ thông. Ông mất ngày 30 tháng 1 năm 2022, thọ 97 tuổi. Vợ ông là bà Văn Thị Kim Oanh, giáo viên dạy môn Sinh học tại trường cấp 3 Lý Thường Kiệt (nay là trường PTTH Việt-Đức), Hà Nội. Con trai lớn là Lê Hải Khôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Toán học, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Con trai thứ hai là Lê Hải Thanh, nguyên Quản đốc phân xưởng tại Công ty Điện tử Hanel. Con trai út là Lê Hải An, Phó Giáo sư Tiến sĩ, cố Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
19821208
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821208
Siêu cúp Anh 2023
Siêu cúp Anh 2023 là trận đấu Siêu cúp Anh thứ 101, một trận đấu bóng đá thường niên trước mùa giải diễn ra giữa đội vô địch Ngoại hạng Anh mùa trước và đội vô địch Cúp FA mùa trước. Trận đấu diễn ra vào ngày 6 tháng 8 năm 2023 tại sân vận động Wembley. Do Manchester City đã vô địch cả hai giải đấu Ngoại hạng Anh và Cúp FA nên đối thủ của họ sẽ là á quân của Premier League mùa trước, Arsenal. Arsenal thắng 4–1 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1–1 trong 90 phút. Đây là chiếc cúp cạnh tranh đầu tiên của Arsenal kể từ khi giành được Siêu cúp Anh 2020, khiến Man City trở thành câu lạc bộ đầu tiên thua ba trận Community Shield liên tiếp kể từ trận thua của đối thủ cùng thành phố Man United từ năm 1998 đến 2001. Arsenal cũng trở thành đội vô địch Community Shield đầu tiên không vô địch Ngoại hạng Anh hay FA Cup mùa trước kể từ Manchester United năm 2010. Trận đấu ban đầu được lên kế hoạch bắt đầu lúc 17:30 BST, tuy nhiên điều này đã vấp phải sự chỉ trích từ những người hâm mộ Manchester City, những người phàn nàn về việc có thể bị gián đoạn việc di chuyển đến trận đấu. Do đó, Liên đoàn bóng đá Anh đã dời trận đấu bắt đầu sang 16:00 cùng ngày. Trận đấu được truyền hình trực tiếp trên ITV1 và ITVX. Liverpool là đương kim vô địch, nhưng họ không đủ điều kiện tham dự giải đấu này do không thể giành chức vô địch Premier League hoặc FA Cup. Manchester City đủ điều kiện tham dự Siêu cúp Anh 2023 với tư cách là đội vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2022–23. Câu lạc bộ sau đó đối đầu với kình địch địa phương Manchester United trong trận chung kết Cúp FA 2023, tất nhiên là để hoàn tất cú ăn ba châu lục. Manchester City đã đánh bại đội bóng của Erik ten Hag để giành FA Cup lần thứ bảy và kết quả là Arsenal đã đủ điều kiện tham dự FA Community Shield 2023 với tư cách á quân Premier League. Đây là trận tái đấu của FA Charity Shield 1934 và FA Community Shield 2014, Arsenal thắng lần lượt và . Arsenal là đội chủ nhà của trận đấu. Trận đấu trở lại sân nhà của bóng đá Anh trong năm 2023 sau khi năm kỷ niệm 100 năm thành lập giải được chuyển đến Sân vận động King Power của Leicester City do trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2022. Ở phút 77, Cole Palmer đưa Manchester City vượt lên dẫn trước sau khi anh nhận bóng bên cánh phải rồi cắt vào trong trước khi tung cú sút chân trái từ trong vòng cấm vào góc trái khung thành của Aaron Ramsdale. Leandro Trossard gỡ hòa cho Arsenal ở phút bù giờ thứ 11, sau khi anh ấy thực hiện một nỗ lực từ ngay trong vòng cấm, khiến hậu vệ Manuel Akanji phạm lỗi nặng, khiến thủ môn Stefan Ortega phạm sai lầm và đi vào lưới, trận đấu hòa 1-1 vào cuối trận và đưa trận đấu đến loạt sút luân lưu. Kevin De Bruyne và Rodri đều sút hỏng quả phạt đền và việc Fábio Vieira ghi bàn thắng quyết định ở góc trên bên trái giúp Arsenal giành được Community Shield lần thứ năm sau mười năm. <onlyinclude> </onlyinclude>
19821209
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821209
Vòng loại Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 2002
Vòng loại Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 2002 là giải đấu bóng đá nam dành cho độ tuổi dưới 19 nhằm xác định 11 đội tuyển tham dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 2002 cùng với chủ nhà Qatar. Tổng cộng 40 đội tuyển quốc gia thành viên của AFC đã tham dự vòng loại. Các cầu thủ sinh từ sau ngày 1 tháng 1 năm 1983 đủ điều kiện để tham gia giải đấu. Ở mỗi bảng, các đội thi đấu vòng tròn một lượt tại một địa điểm tập trung. Mười một đội đứng đầu bảng sẽ giành suất tham dự vòng chung kết.     Mười hai đội sau đây đủ điều kiện tham dự vòng chung kết.
19821229
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821229
National Bank Open 2023 - Đôi nam
Marcelo Arévalo và Jean-Julien Rojer là nhà vô địch, đánh bại Rajeev Ram và Joe Salisbury trong trận chung kết, 6–3, 6–1. Đây là danh hiệu ATP Tour Masters 1000 đầu tiên của Arévalo, và thứ 4 của Rojer. Wesley Koolhof và Neal Skupski là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước Hubert Hurkacz và Mate Pavić. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2. <section end=Finals />
19821237
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821237
Vườn quốc gia Yuraygir
<templatestyles src="Module:Infobox/styles.css"></templatestyles> Yuraygir là một công viên quốc gia ở New South Wales, Úc, tọa lạc về phía đông bắc của Sydney. Địa điểm này được thành lập vào năm 1980, là kết quả của việc sáp nhập và mở rộng của hai công viên quốc gia khác là Công viên quốc gia Angourie và Red Rock, cả hai đều được thành lập vào năm 1975. Vào thời điểm thành lập năm 1980, Yuraygir đã bị chia cắt và các lô đất đã được mua trong hai thập kỷ sau đó để hợp nhất các phân khu thành một khu vực được bảo vệ liền kề hơn. Đôi khi, những thương vụ mua lại này đòi hỏi sự đàm phán kéo dài (và có cả tranh chấp pháp lý) với chủ sở hữu đất. Cái tên của công viên là từ dịch phiên âm của bộ lạc bản địa sống trong khu vực, và trước đây đã được phiên âm thành những cái tên khác nhau như Jeigir, Jiegera, Jungai, Yagir, Yegera, Yegir, Yiegera và Youngai. Công viên Yuraygir bao gồm đường bờ biển, đồng thời là công viên ven biển lớn nhất ở New South Wales. Đường bộ ven biển Yuraygir đi ngang qua bờ biển, và mất bốn ngày để đi qua hết. Yuraygir có 48 bãi biển, trong đó có bãi biển Shelley được đánh giá cao dài . Có ba mươi loài động vật có vú đã được ghi nhận trong công viên, bao gồm "Aepyprymnus rufescens", mèo túi hổ ("Dasyurus maculatus"), "Phascogale tapoatafa" và "Petaurus norfolcensis." Đầm lầy và cây thạch nam ẩm là môi trường sống của loài "Pezoporus wallicus" và cú lợn đồng cỏ châu Úc ("Tyto longimembris") đang bị đe dọa. Các sinh vật gây hại hoang dã bao gồm lợn, mèo, chó, ngựa và cáo, trong khi cỏ dại có thể bao gồm "Baccharis halimifolia", "Chrysanthemoides monilifera," Bông ổi và "Pinus elliottii".
19821238
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821238
Giáo phận Chiang Mai
Giáo phận Chiang Mai (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Thái Lan. Lãnh đạo đuơng nhiệm của giáo phận là Giám mục Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana. Địa giới giáo phận bao gồm các tỉnh Chiang Mai, Lampang (ngoại trừ huyện Ngao), Lamphun và Mae Hong Son ở Thái Lan. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm của giáo phận được đặt tại thành phố Chiang Mai. Giáo phận được chia thành 34 giáo xứ. Giáo hội Công giáo Chieng-Mai xuất hiện từ tháng 1/1931, khi hai linh mục của Hội Thừa sai Paris đến đây từ Bangkok. Trước đó đã có hai lần tiếp cận không thành, vào năm 1844 và 1914. Năm 1931, nhà thờ Thánh Tâm, nhà thờ đầu tiên của giáo phận đã được xây dựng, và đến năm 1959 nhà thờ này đã trở thành nhà thờ chính tòa của giáo phận. Hạt Phủ doãn Tông tòa Chieng-Mai được thành lập vào ngày 17/11/1959 theo tông sắc "Caelorum regnum" của Giáo hoàng Gioan XXIII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Bangkok (nay là Tổng giáo phận Bangkok). Giám mục người Pháp Lucien Bernard Lacoste thuộc Dòng Linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu Bétharram đã được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa giáo phận. Giám mục Lacoste là Giám mục chính tòa Giáo phận Đại Lý ở Trung Quốc, tuy nhiên ông đã không thể hoạt động tại đây vì ông đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ Trung Quốc vào năm 1952. Vào ngày 28/2/1965 một nhà thờ chính tòa thứ hai lớn hơn được xây dựng, và bổn mạng nhà thờ vẫn là Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vào ngày 18/12/1965 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Qui in fastigio" của Giáo hoàng Phaolô VI. Giám mục Lacoste tiếp tục giữ chức Giám quản Tông tòa giáo phận. Vào ngày 2/7/1969 giáo phận đã đổi tên thành như hiện tại theo nghị định "Cum Excellentissimus" của Bộ Truyền giáo. Vào ngày 20/6/1970 tỉnh Uttaradit đã được giáo phận trao cho Giáo phận Nakhon Sawan quản lí. Năm 1975, giáo phận lần đầu được trao cho một giám mục người Thái quản nhiệm, Rôbertô Ratna Bamrungtrakul. Vào ngày 30/10/1999 nhà thờ chính tòa thứ ba của giáo phận được xây dựng, trong đó bổn mạng nhà thờ vẫn là Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vào ngày 25/4/2018 một phần lãnh thổ giáo phận được tách ra để thành lập Giáo phận Chiang Rai. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, giáo phận có 55.601 giáo dân trên dân số tổng cộng 3.150.759, chiếm 1,8%.
19821239
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821239
National Bank Open 2023 - Đôi nữ
Shuko Aoyama và Ena Shibahara là nhà vô địch, đánh bại Desirae Krawczyk và Demi Schuurs trong trận chung kết, 6–4, 4–6, [13–11]. Coco Gauff và Jessica Pegula là đương kim vô địch, nhưng rút lui trước trận đấu vòng tứ kết. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2.
19821240
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821240
Tóc em đuôi gà
"Tóc em đuôi gà" là một ca khúc nhạc trẻ của nhạc sĩ Thế Hiển sáng tác năm 1995. Ngay sau khi sáng tác, ca khúc được thế hệ trẻ Việt Nam đón nhận thời bấy giờ và được nhiều ban nhạc biểu diễn. Ca sĩ Quang Linh cũng đã lấy tên bài hát để đặt cho một album ca nhạc của mình. Trong chương trình "Dấu ấn huyền thoại" phát sóng trên HTV7 năm 2021, Thế Hiển chia sẻ vào năm 1995, khi đi ngang qua đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh) qua Trường Trung học phổ thông Marie Curie, ông đi xe máy và bị một cô gái đạp xe đạp đi ngược chiều tông vào xe. Hai người cùng ngã ra đường. Cô gái tỏ ra xin lỗi Thế Hiển và được ông mời đi uống nước. Trên đường về, ông hồi tưởng lại việc ngày xưa bản thân cũng từng đạp xe để theo đuổi những cô nữ sinh của trường nên bài hát dần được hình thành ngay ngày hôm đó để tặng cho thế hệ trẻ là học sinh. Nhắc đến ca khúc này, Thế Hiển còn kể lại "Tóc em đuôi gà" được ông viết giữa lúc nhiều bạn trẻ đang chạy theo trào lưu nhuộm tóc. Tuy nhiên giữa trào lưu đó vẫn có không ít cô gái vẫn để kiểu tóc giản dị, buộc cao sau gáy mà ông mô tả "nhìn như cái đuôi gà". "Tóc em đuôi gà" được Thế Hiển biểu diễn lần đầu trong một chương trình ca nhạc ở Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bài hát đã từng có một thời được biểu diễn trên khắp các sân khấu lớn nhỏ trên toàn Việt Nam. Sau đó, ca sĩ Quang Linh xin sử dụng ca khúc này để thực hiện CD ca nhạc cho Hãng Phim Trẻ. "Tóc em đuôi gà" vẫn được xem là một trong những dấu mốc âm nhạc đặc biệt của Quang Linh. Chính nam ca sĩ cũng lấy tên bài hát để đặt cho một album ca nhạc của mình. Thế Hiển cho biết bản thân ông không nhớ đã hát ca khúc này bao nhiêu lần, khi tham gia nhiều đêm diễn vẫn được yêu cầu hát "tóc em đuôi gà". Tới năm 2022, ông vẫn nhận tiền tác quyền đều đặn với ca khúc này. Bản thân tên bài hát đã được sử dụng như một nội dung mang tính gây cười gán cho các ảnh chế mà nhiều báo điện tử tại Việt Nam đăng tải, thậm chí là việc so sánh với kiểu tóc của ca sĩ Đan Trường. Tại vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á, Lại Văn Sâm đã xin phép Thế Hiển chế lại lời ca khúc "Tóc em đuôi gà" để tặng huấn luyện viên người Hàn Quốc Park Hang-seo. Năm 2004, do bức xúc trước thái độ của Thế Hiển khi những nội dung trả lời của anh được đăng tải trên một số tờ báo, nhiều độc giả đã liên lạc với báo "Người Lao Động" và cung cấp cho báo đĩa nhạc có ca khúc nói trên cũng như nhiều tài liệu liên quan về tác giả tác phẩm mà theo họ là Thế Hiển đã bắt chước khi sáng tác ca khúc "Tóc em đuôi gà". Theo đó, các độc giả cho rằng ca khúc có nét tương đồng với tác phẩm "Taka Takata" do Paul Mauriat trình bày trong album "Après Toi 1972". Một độc giả khẳng định phần điệp khúc của "Tóc em đuôi gà" giống hoàn toàn với điệp khúc của "Taka Takata".
19821241
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821241
Generali Open Kitzbühel 2023
Generali Open Kitzbühel 2023 là một giải quần vợt thi đấu trên mặt sân đất nện ngoài trời. Đây là lần thứ 79 giải Austrian Open Kitzbühel được tổ chức, và là một phần của World Tour 250 trong ATP Tour 2023. Giải đấu diễn ra tại Tennis stadium Kitzbühel ở Kitzbühel, Áo, từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 năm 2023. Đặc cách: Bảo toàn thứ hạng: Miễn đặc biệt: Vượt qua vòng loại: Thua cuộc may mắn: Đặc cách:
19821245
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821245
Giáo phận Jeonju
Giáo phận Jeonju (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Hàn Quốc. Giáo phận nằm trong giáo tỉnh Gwangju, Hàn Quốc, tuy nhiên các hoạt động truyền giáo của giáo phận do Bộ Truyền giáo quản lí. Địa giới giáo phận bao gồm toàn bộ tỉnh Jeolla Bắc ở Hàn Quốc. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu của giáo phận được đặt tại thành phố Jeonju. Giáo phận được chia thành 109 giáo xứ. Hạt Phủ doãn Tông tòa Zenshu được thành lập vào ngày 13/4/1937 theo tông sắc "Quidquid ad Christi" của Giáo hoàng Piô XI trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Taiku (hiện là Tổng giáo phận Daegu). Hạt Phủ doãn Tông tòa đã đổi tên thành Hạt Phủ doãn Tông tòa Jeonju vào ngày 12/7/1950. Vào ngày 26/1/1957 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc "In apostolica praefectura"của Giáo hoàng Piô XII. Vào ngày 10/3/1962 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Fertile Evangelii semen" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Vào ngày 16/9/1983, giáo phận đã nhận bổn mạng là các thánh tử đạo Jeonju theo tông thư "Clara veluti" của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, giáo phận có 201.734 giáo dân trên dân số tổng cộng 1.804.104, chiếm 11,2%.
19821246
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821246
Giáo phận Masan
Giáo phận Masan (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Hàn Quốc. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Daegu. Địa giới giáo phận bao gồm toàn bộ tỉnh Gyeongsang Nam ở Hàn Quốc, ngoại trừ các thành phố Gimhae và Miryang. Tòa giám mục được đặt tại thành phố Masan, cũng là nơi đặt Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm của giáo phận. Giáo phận được chia thành 74 giáo xứ. Giáo phận được thành lập vào ngày 15/2/1966 theo tông sắc "Siquidem catholicae" của Giáo hoàng Phaolô VI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Giáo phận Busan. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, giáo phận có 181.943 giáo dân trên dân số tổng cộng 2.537.000, chiếm 7,2%.
19821247
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821247
Shaun Derry
Shaun Peter Derry (sinh ngày 6 tháng 12 năm 1977) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Anh. Ông từng dẫn dắt Notts County và Cambridge United, trước đó từng thi đấu cho Crystal Palace, Leeds United và Queens Park Rangers cùng những câu lạc bộ khác. Derry nổi tiếng với lối chơi rắn và xông xáo, vị trí sở trường của ông là tiền vệ phòng ngự nhưng Derry cũng có thể chơi như một hậu vệ phải.
19821251
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821251
Generali Open Kitzbühel 2023 - Đơn
Sebastián Báez là nhà vô địch, đánh bại Dominic Thiem trong trận chung kết, 6–3, 6–1. Đây là danh hiệu đơn ATP Tour thứ 3 của Báez. Đây cũng là lần đầu tiên Thiem vào trận chung kết ở một giải đấu ATP Tour sau ATP Finals 2020. Roberto Bautista Agut là đương kim vô địch, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2.
19821253
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821253
Generali Open Kitzbühel 2023 - Đôi
Alexander Erler và Lucas Miedler là nhà vô địch, đánh bại Gonzalo Escobar và Aleksandr Nedovyesov trong trận chung kết, 6–4, 6–4. Pedro Martínez và Lorenzo Sonego là đương kim vô địch, nhưng chọn không bảo vệ danh hiệu.
19821261
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821261
Thục Sơn kiếm hiệp truyện
Thục Sơn kiếm hiệp truyện () là tiểu thuyết tiên hiệp trường thiên chưa hoàn thành do nhà văn người Tứ Xuyên Hoàn Châu Lâu Chủ sáng tác vào năm 1932. Tác phẩm này về sau được dựng thành phim điện ảnh năm 1983 mang tên "Tân Thục Sơn kiếm hiệp". "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" là cuốn tiểu thuyết pha trộn thể loại thần thoại, chí quái, kiếm tiên và võ hiệp lấy Trung Quốc thời giả tưởng làm chủ đề. Hệ thống tư tưởng của nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ thuyết ba nhà Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Bối cảnh của câu chuyện trong tác phẩm này là hai phe chính tà sẽ có một trận quyết chiến - cuộc đấu kiếm Nga Mi lần thứ ba. Cuộc đấu kiếm này là trận so tài cuối cùng giữa hai phe chính đạo và tà đạo, và mọi thứ ân oán từ trước đến nay giữa đôi bên đều được giải quyết tại đây. Tiểu thuyết bao gồm phần tiền truyện, chính truyện, biệt truyện và hậu truyện, với 5 triệu chữ, và phần chính truyện có tổng cộng 329 hồi. Tác giả bắt đầu sáng tác từ năm 1930, mãi đến năm 1948 mới hoàn thành. Sau năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức lên nắm quyền kiểm soát đại lục, tác giả buộc phải ngừng cập nhật tác phẩm này. "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" được chuyển thể thành rất nhiều phiên bản, từ truyền hình cho đến điện ảnh:
19821263
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821263
Dendrochirus hemprichi
Dendrochirus hemprichi là một loài cá biển thuộc chi "Dendrochirus" trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2017. Từ định danh "hemprichi" được đặt theo tên của Wilhelm Friedrich Hemprich, nhà tự nhiên học kiêm nhà thám hiểm người Đức, nhằm vinh danh những đóng góp của ông cho ngành động vật học Biển Đỏ, cũng là nơi thu thập mẫu định danh của loài cá này. "D. hemprichi" có phân bố tập trung ở Tây Ấn Độ Dương, bao gồm Biển Đỏ, từ bờ nam bán đảo Ả Rập dọc theo Đông Phi đến Nam Phi, trải dài về phía đông đến Seychelles và Madagascar. "D. hemprichi" có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 70 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "D. hemprichi" là gần 11 cm. "D. hemprichi" nằm trong phức hợp loài "Dendrochirus brachypterus". "D. hemprichi" có thể được phân biệt với các loài trong phức hợp có ít hàng vảy hơn giữa gốc gai vây lưng cuối và đường bên. Hơn nữa, có sự khác biệt di truyền rõ ràng giữa "D. hemprichi" và "D". "brachypterus".
19821264
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821264
Tòa thượng phụ Lisboa
Tòa thượng phụ Lisboa (; ) là một tòa thượng phụ tổng giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Lisboa, thủ đô của Bồ Đào Nha. Ngai tòa giám mục của tòa thượng phụ được đặt tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Cả ở Lisboa. Tòa thượng phụ còn có ba Tiểu Vuơng cung thánh đường: Ở Lisboa có Vương cung thánh đường Đức Mẹ các Thánh tử đạo và Vương cung thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu Estrela; còn ở Mafra có Vương cung thánh đường Đức Mẹ và Thánh Antôn; và hai tu viện Di sản thế giới: Tu viện Dòng Thánh Jérôme ở Lisboa, và Tu viện Đức Bà Maria thành Alcobaça, ở Alcobaça.
19821267
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821267
Mạc Thiếu Thông
Mạc Thiếu Thông (Tên tiếng Anh : Max Mok hay còn gọi là Benny Mok) là một diễn viên, kiêm ca sĩ nổi tiếng Hồng Kông trong thập niên 80 và 90 thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông. Anh từng ghi giấu ấn tên tuổi bằng nhiều tác phẩm điện ảnh đình đám như: Người thái giám cuối cùng (1988) , Loạt phim Hoàng Phi Hồng (phần II, III, IV và V) trong vai Lương Khoan (từ 1992 đến 1994), Tình anh thợ cạo (1988) , Võ lâm thánh hỏa lệnh (1983) , Nỗi niềm trẻ mồ côi (1989) , Trà lầu Long Phụng (1990) ... Trong lĩnh vực ca hát, với vai trò ca sĩ, anh cũng đã phát hành 5 album và sở hữu nhiều bản hit tại làng nhạc Hồng Kông, Đài Loan trong thập niên 90. Anh cũng từng hợp tác với điện ảnh Việt Nam trong bộ phim hành động Kế hoạch 99(2000) của nhà sản xuất phim Lý Huỳnh, đóng cùng Lê Tư và Lý Hùng. Mạc Thiếu Thông sinh ngày 02 tháng 12 năm 1962 tại Hong Kong, nguyên quán tại quận Tam Thủy, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thời niên thiếu, anh từng theo học tại trường trung học Cao Lôi (ở phố Phúc Toàn, khu Tai Kok Tsui, Hồng Kông). Mạc Thiếu Thông sinh ra trong gia đình trung lưu và nề nếp tại Hồng Kông. Từ nhỏ Mạc Thiếu Thông mong muốn trở thành cảnh sát nên anh đã bắt đầu tập luyện Kung fu từ khi mới lên cấp 2 (12 tuổi) và đã ghi danh vào Học viện cảnh sát Hong Kong nhưng bị cha anh phản đối vì đó là một công việc vất vả và nguy hiểm. Cuối cùng anh đã từ bỏ giấc mơ trở thành cảnh sát và chuyển hướng sang gia nhập ngành giải trí. Gia đình anh có hai anh em trai, hai người cách nhau 10 tuổi . Sau khi cha qua đời, anh trở thành chủ kinh tế của gia đình, gia nhập làng giải trí từ năm 18 tuổi để giúp đỡ mẹ và nuôi em trai ăn học ở nước ngoài. Hiện em trai anh đang sống ở Los Angeles, Hoa Kỳ, còn mẹ thì đang sống ở Hồng Kông. Mạc Thiếu Thông gia nhập làng giải trí từ năm 1979 nhưng ban đầu gia đình chỉ chấp nhận cho anh xin làm thư ký của một công ty giải trí. Không lâu sau, đến tháng 4 năm 1980, anh tình cờ tham gia cuộc thi "Tìm kiếm Ngôi sao mới có đôi mắt to thông minh" trong vòng 3 tháng do "Đài truyền hình Á Châu" (ATV) tổ chức, nhờ có biểu hiện tốt và ngoại hình đẹp, sau khi cuộc thi kết thúc vào tháng 7 cùng năm đó anh đã được ký hợp đồng với đài truyền hình với thời hạn 2 năm. Ngay trong năm đó, anh đã có được vai diễn nặng ký đầu tiên trong bộ phim truyền hình cổ trang "Võ Hiệp Đế Nữ Hoa" được chuyển thể từ vở kịch Quảng Đông cùng tên, hợp tác với các tên tuổi hàng đầu lúc bấy giờ nhưː Lưu Tùng Nhân, Khương Đại Vệ, Mễ Tuyết, trong phim anh đóng vai Tả Vân Linh. Năm 1981, anh tiếp tục tham gia trong một số dự án truyền hình ăn khách bao gồmː "Khi IQ trưởng thành" (vai Cố Diệu Huy); "24 hương vị ngọt ngào" (hợp tác cùng Trương Quốc Vinh) trong vai nam sinh Lý Nhất Nam (Yor)... . Đến năm 1982, sau khi hết hạn hợp đồng với ATV, anh ký hợp đồng với hãng phim Thiệu thị huynh đệ, bắt đầu sự nghiệp đóng phim màn ảnh rộng. Nhờ ngoại hình sáng và khả năng diễn xuất tốt anh được hãng này tích cực lăng xê với nhiều vai diễn chính. Năm 1983, anh đóng vai Doãn Thiên Thù trong bộ phim " Võ Lâm Thánh Hỏa Lệnh ", ngay lập tức đã nổi tiếng và gây chú ý với truyền thông và khán giả yêu điện ảnh lúc bấy giờ. Thành công của bộ phim giúp anh được đề cử và thắng giải "Nam diễn viên mới xuất sắc nhất" tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 3 (tức Giải Kim Tượng Hồng Kông) khi chỉ mới 21 tuổi . Sau đó, anh liên tiếp góp mặt trong nhiều dự án điện ảnh đình đám chẳng hạn nhưː "Journey of the Doomed" (1985), "Magic Crystal" (1986) đóng cùng Lưu Đức Hoa và đả nữ Cynthia Rothrock... Đặc biệt, tác phẩm đưa anh lên đỉnh cao là "Người Thái Giám Cuối Cùng" (tựa tiếng Anhː Last Eunuch in China) sản xuất vào năm 1988. Đây là bộ phim kể về vị thái giám cuối cùng của triều đại nhà Thanh Lưu Lai Hỷ, do Trương Chí Lương đạo diễn, nhà sản xuất của bộ phim là ngôi sao võ thuật Hồng Kim Bảo. Thành công của bộ phim giúp tên tuổi anh lên như diều gặp gió và nhanh chóng được đề cử cho Hạng mục "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" tại các Giải thưởng điện ảnh uy tín nhưː Giải Kim Mã của Đài Loan lần thứ 24 và Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 8 vào năm 1989 cho vai diễn Thái giám Lai Hỷ. Kể từ sau thành công của vai diễn thái giám Lai Hỷ, danh tiếng của Mạc Thiếu Thông lại càng lên cao và trở thành ngôi sao hạng A được nhiều khán giả yêu thích tại khu vực Châu Á. Anh cũng là lựa chọn hàng đầu của nhiều đạo diễn nổi tiếng trong làng điện ảnh Hong Kong, trung bình mỗi năm anh đóng khoảng 6-10 phim. Anh liên tục tham gia nhiều dự án điện ảnh đình đám nhưː "Tình Anh Thợ Cạo" (1988) đóng cùng Trương Mẫn, Châu Tinh Trì, Trương Học Hữu; "Long Gia Tộc" (1988) cùng với Lưu Đức Hoa và Đàm Vịnh Lân; "Nỗi Niềm Trẻ Mồ Côi" (1989) cùng với Lưu Đức Hoa và La Mỹ Vy; "Trung nghĩa quần anh" (1989) với Lương Triều Vỹ, Trịnh Thiếu Thu... Song song với sự nghiệp đóng phim điện ảnh thì Mạc Thiếu Thông cũng tham gia một số dự án truyền hình tại Đài Loan, Hong Kong theo dạng ký hợp đồng từng đầu phim như Hiệp Khách Hành (1985), Ân Oán Giang Hồ (1988)... và tham gia các talkshow và gameshow của đài TVB. Trong thập niên 90, tên tuổi của Mạc Thiếu Thông vẫn giữ được sức nóng với nhiều fan hâm mộ khi anh liên tiếp tham gia các dự án phim ăn khách như: "Tráng Chí Hào Tình"(1990) (tựa tiếng Anhː "Whampoa Blues") anh vào vai một sinh viên của Học viện Quân sự Đài Loan; "Duy Ngã Độc Tôn" (1990) (tựa tiếng Anhː "An Eye for an Eye") đóng cặp cùng đệ nhất mỹ nhân Vương Tổ Hiền; "Đái Tử Hồng Lang" (1991) (tựa tiếng Anhː "Son on the Run") của đạo diễn Trần Mộc Thắng hợp tác với Ngô Mạnh Đạt, La Mỹ Vy; "Trà lầu Long Phụng" (1990) cùng với Châu Tinh Trì, Ngô Mạnh Đạt; "Anh Hùng Xa Lộ" (1991) cùng Trương Học Hữu, Lý Lệ Trân (1991); "Người Thái Giám Cuối Cùng 2: Ánh sáng trên Tử Cấm Thành "(1992)... Trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp, Mạc Thiếu Thông không chỉ là nam thần tượng được giới trẻ ưa thích nhờ vẻ ngoài điển trai và tài năng diễn xuất mà khả năng kungfu của anh còn thuộc hàng thượng thừa, anh được giới báo chí bình chọn là một trong những ngôi sao có màn trình diễn võ thuật đẹp mắt nhất khi những thế võ của anh luôn dứt khoát và mạnh mẽ. Đặc biệt, Mạc Thiếu Thông còn là một trong những diễn viên hành động hiếm hoi có khả năng tự thực hiện những cảnh quay mạo hiểm mà không cần người đóng thế. Chẳng hạn như trong bộ phim hài hành động "Trà lầu Long Phụng", anh đã đích thân thực hiện những pha hành động mạo hiểm, anh đã nhảy từ nhà cao tầng xuống và bị thương nặng ở cột sống thắt lưng phải tĩnh dưỡng hai năm, còn trong bộ phim "Nỗi Niềm Trẻ Mồ Côi", thì đích thân anh thực hiện cảnh đu dây nhảy từ tầng 6 xuống mặt đất suýt nữa bị văng ra khỏi tán cây. Kể từ năm 1992, anh đóng vai Lương Khoan, đệ tử của Hoàng Phi Hồng trong loạt phim về Hoàng phi Hồng (tựa tiếng Anhː"Once Upon A Time In China") của đạo diễn nổi tiếng Từ Khắc, hợp tác với Lý Liên Kiệt, Quan Chi Lâm, Chân Tử Đan...thay thế cho diễn viên kungfu Nguyên Bưu ở phần 1. Vai diễn này đã đưa anh lên đỉnh cao mới trong sự nghiệp điện ảnh. Anh tham gia loạt phim điện ảnh đình đám này từ phần 2 đến phần 5 kể từ năm 1992 đến năm 1994 bao gồm: "Hoàng Phi Hồng II: Nam nhi đương tự cường" (1992); "Hoàng Phi Hồng III: Sư vương tranh bá" (1993); "Hoàng Phi Hồng IV: Vương giả chi phong" (1993) và "Hoàng Phi Hồng V: Long thành tiêm bá" (1994). Trong đó, vai diễn Lương Khoan trong "Hoàng Phi Hồng II: Nam nhi đương tự cường" (1992) đã giúp anh nhận được đề cử tại nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín và giành được giải thưởng điện ảnh Kim Mã Đài Loan lần thứ 29 cho hạng mục "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất". Cũng trong giai đoạn này, anh bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực ca hát trở thành ca sĩ solo và đã phát hành 5 album kể từ năm 1992 đến 1995 bao gồm: " 半个情人 " ("Một nửa tình nhân") (1992), " 還是愛妳 " (" Vẫn còn yêu em ") (1993), " 與你相逢 " (" Tương phùng cùng em ") (1994), " 牽絆一生的愛 " (" Tình yêu một đời ") (1994) & " 你在九月离开 " (" Em ra đi vào tháng 9 ")(1995). Mặc dù không đạt được thành công rực rỡ như sự nghiệp điện ảnh, nhưng với vai trò ca sĩ Mạc Thiếu Thông cũng được khán giả rất yêu thích với nhiều bản hit tại các bảng xếp hạng âm nhạc và thu về một lượng fan hâm mộ không hề nhỏ khi phát hành các album nhạc. Hai bản hit nổi tiếng nhất của Mạc Thiếu Thông là: "Tương Phùng Cùng Em" và "Một Nửa Tình Nhân". Khoảng thời gian từ 1994 đến 1999, Mạc Thiếu Thông vẫn đều đặn đóng phim điện ảnh lẫn truyền hình cũng như tham gia các show truyền hình. Năm 1994, anh tham gia đóng chính bộ phim truyền hình về đề tài tâm lý xã hội "Thời đại phụ tử mới" của TVB, hợp tác với các diễn viên: Lương Tiểu Băng, Huỳnh Nhật Hoa, Trương Quốc Cường...vào vai Lý Thế Dân, bộ phim này rất được yêu thích tại nhiều quốc gia Châu Á bao gồm Việt Nam trong thập niên 90. Đến năm 1999, anh đã nhận lời tham gia dự án phim điện ảnh của Việt Nam "Kế hoạch 99" (hay còn có tên gọi là "Lưới Trời Lồng Lộng") của nhà sản xuất Lý Huỳnh, đóng cùng Lê Tư và diễn viên Việt Nam Lý Hùng. Sự kiện này đã trở thành"một cú nổ bom" đối với người hâm mộ và giới truyền thông vào thời điểm lúc đó . Cát sê cho 4 ngày quay tại Việt Nam lúc đó là khoảng hơn 100 ngàn đô la Mỹ, thái độ làm việc của anh được đánh giá là vô cùng chuyên nghiệp và thân thiện. Từ đầu thập niên 2000, do dính phải scandal ruồng bỏ con trai ruột sau khi chia tay nữ diễn viên Hồng Hân, nên hình ảnh của Mạc Thiếu Thông bị ảnh hưởng tại Hong Kong . Anh phải chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc đại lục để phát triển sự nghiệp. Anh bắt đầu tham gia đóng một số phim truyền hình tại đây như: "Đại túy hiệp"(2001), "Thiên hạ kỳ mưu"(2004), "Nhất Giang Xuân Thủy" (2005), "Hoàng Phi Hồng và Ngũ đại tài tử" (2006)... và tham gia một số vai khách mời trong các phim điện ảnh Hong Kong nhưː "Star Runner"(2003), "Love Is a Many Stupid Thing" (2004), "Run Papa Run" (2008)... Mặc dù anh cũng đạt được một số thành tựu nhất định nhưng tên tuổi không thể quay lại thời hoàng kim như trong thập niên 80,90 tại thị trường Hong Kong. Cho đến năm 2011, sự nghiệp đóng phim của anh bị chặn đứng khi dính phải scandal sử dụng cần sa. Kể từ đó anh gần như biến mất khỏi làng giải trí. Sau đó, anh chuyển qua đảm nhận vai trò đạo diễn phim tài liệu ngắn "A Man's Marathon" và phim tài liệu dài tập "Persistence and Dream". Tuy vậy, vào đầu năm 2012, bộ phim "Just Try Me" do Mạc Thiếu Thông đóng chính đã lọt vào danh sách rút gọn tại Liên hoan phim New York 2012 cho hạng mục Phim hay nhất. Năm 2016, anh sản xuất và viết kịch bản cho bộ phim kinh dị "Khoái Tiên" (tựa tiếng Anhː The Curse of Chopsticks). Những năm gần đây, anh chuyển hướng sang kinh doanh và mở tiệm trà tại Bắc Kinh và đi hát tại một số tụ điểm nhỏ lẻ để kiếm tiền do khó khăn về kinh tế, thỉnh thoảng tham gia đóng chính vài dự án điện ảnh tại Trung Quốc Đại Lục bao gồmː "Ác Linh Chi Môn" (2016), "Cổ Mộ Thú Ảnh" (2018), "The Ancient City of Loulan" (2022)... Mạc Thiếu Thông có đời sống cá nhân khá phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Năm 1982, anh dự định kết hôn với nữ diễn viên của đài ATV Tịnh Tử nhưng sau đó lại không thành. Sau đó, năm 1988 anh hẹn hò với nữ diễn viên mang hai dòng máu Nhật Trung Anna Ueyama sau khi hợp tác chung trong bộ phim hành động "Blood Call". Đến năm 1993, anh hẹn hò với nữ hoàng phim khiêu dâm Trần Bảo Liên nhưng sau 2 năm thì chia tay . Đến năm 1996, anh bắt đầu hẹn hò với nữ diễn viên Hồng Hân khi gặp nhau lần đầu tiên tại phim trường bộ phim "Vong mệnh thiên nhai" ("Bí Mật Tường Hạt Phủ"). Ban đầu Hồng Hân đã giấu nhẹm chuyện cô đã kết hôn với một tỷ phú Hong Kong.Sau đó, Hồng Hân ly dị để chính thức đến với Mạc Thiếu Thông. Tuy nhiên, sau 4 năm bên nhau, vào đầu thập niên 2000, hai người đã chính thức đường ai nấy đi vì tính cách không hợp, nhưng cả hai lại có chung với nhau một cậu con trai tên Mạc Cao Liêm (sau này đổi tên thành Trương Cao Liêm) ra đời vào ngày 24 tháng 8 năm 2000. Nhưng thời điểm đó anh nhất quyết không nhận con và không muốn kết hôn với Hồng Hân, hành động tuyệt tình của anh khiến nhiều fan hâm mộ cảm thấy thất vọng, sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình tượng tốt đẹp anh từng gây dựng, sự nghiệp của anh cũng lao dốc từ sau scandal này.Đến ngày 10 tháng 9 năm 2016, trên mạng xã hội weibo, anh đã đăng bức ảnh anh và mẹ đang bồng con trai lúc mới sinh, anh cho biết chính Hồng Hân mới là người chủ động chia tay và không cho anh gặp con trong nhiều năm qua. Năm 2011, Mạc Thiếu Thông kết hôn với một phụ nữ trẻ, nhỏ hơn anh 28 tuổi quê ở Đại Liên, Trung Quốc tên Tôn Vân Linh, có chung với nhau một cô con gái tên Mạc Chỉ Yên (sinh năm 2011) . Nhưng sau 5 năm, đến năm 2016, anh và vợ tuyên bố ly hôn và anh nhận toàn quyền nuôi con gái. Tuy vậy, vào ngày 07 tháng 08 năm 2023 anh đã chính thức lên tiếng bác bỏ tin đồn này và khẳng định mình vẫn đang sống hạnh phúc cùng vợ và con gái ở Bắc Kinh. Ngày 17 tháng 4 năm 2011, Mạc Thiếu Thông bị bắt tại nhà riêng ở Quận Triều Dương, Bắc Kinh, Trung Quốc. Vụ việc này đã gây chấn động làng giải trí Hoa Ngữ lúc bấy giờ.Anh khai với phía cảnh sát là anh không nghiện ma túy, vì nể bạn nên mới dùng thử. Mạc Thiếu Thông bị tạm giam 14 ngày, sau đó anh trở về Hong Kong để tổ chức họp báo. Vào ngày 9 tháng 5 năm 2011, anh tổ chức họp báo tại Hong Kong, đứng trước ống kính của truyền thông, anh thừa nhận lỗi lầm của mình cầu xin sự tha thứ nhưng không được khán giả bỏ qua. Kể từ đó, Mạc Thiếu Thông bị liệt vào danh sách đen của các nhà làm phim Hong Kong, sự nghiệp đóng phim bị đóng băng, anh phải rút lui khỏi giới điện ảnh. Mạc Thiếu Thông từng tham gia sự kiện " Hòa nhạc ủng hộ nền dân chủ Trung Quốc 1989 " (Concert For Democracy In China) cùng các nghệ sĩ đình đám khác của Hong Kong nhưː Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa, Mai Diễm Phương, Đặng Lệ Quân... để ủng hộ phong trào dân chủ của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 1989. Mạc Thiếu Thông là người theo đạo Phật và có niềm tin vào tín ngưỡng Phật giáo kể từ năm 1987 sau khi thoát chết trong gang tất trong một lần đua xe trái phép tại Vịnh Thanh Thủy nhờ vào lá bùa hộ mệnh giấu trong ví. Năm 2003, Mạc Thiếu Thông đã đến các vùng xa xôi ở Tây Tạng và dành 7 năm để quay bộ phim tài liệu dài tập "Nhật ký tâm linh và giấc mơ của Thiếu Thông", bộ phim đã ghi chép lại hành trình của Mạc Thiếu Thông tìm hiểu về văn minh Phật giáo tại Tây Tạng, Thanh Hải và nhiều nơi khác. Mặc dù có đời tư tranh cãi, nhưng Mạc Thiếu Thông lại là một trong những nghệ sĩ hoạt động từ thiện tích cực nhất của làng giải trí Hong Kong. Anh tự lập quỹ từ thiện mang tên mình và đã đi đến nhiều vùng xa xôi hẻo lánh tại Trung Quốc, Châu Phi... để tham gia công tác tình nguyện. Vào tháng 4 năm 2010, trận động đất Ngọc Thụ đã xảy ra ở tỉnh Thanh Hải, Mạc Thiếu Thông đã thành lập đội cứu trợ thiên tai mang tên "Shao Cong Caring Care Action",anh đã mời nhiều ngôi sao Hồng Kông cùng đến các vùng thiên tai để phân phát hàng hóa cứu trợ. Hoạt động của đội cứu trợ vẫn đang diễn ra cho đến ngày nay, nhưng phạm vi không chỉ giới hạn ở Trung Quốc Đại Lục.
19821269
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821269
Kang Kon
Kang Kon (, , phiên âm Hán Việt: "Khương Kiện"; 23 tháng 6 năm 1918 – 8 tháng 9 năm 1950), còn được phiên âm thành Kang Kŏn hay Gang Geon, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính khách Triều Tiên, hoạt động ở Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Ông từng giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, là sĩ quan cao cấp nhất của phía Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên. Nguyên tên ông là Kang Shin-tae (, , "Khương Tín Thái") sinh ngày 23 tháng 6 năm 1918, tại Sangju, Gyeongsangbuk-do (nay thuộc Hàn Quốc), Gia đình ông chuyển đến Cát Lâm, Mãn Châu khi ông còn nhỏ và ông đã lớn lên ở đó. Khi còn là một thiếu niên, ông đã hoạt động tích cực tuyển mộ quân du kích chống Nhật cho người bạn lâu năm của mình, Kim Il Sung, và được nhớ đến là người có chiều cao bất thường, vượt trội so với những người khác. Kang tham gia cuộc chiến tranh chống Nhật ở Mãn Châu năm 1932, bị truy bắt và trốn sang lãnh thổ Liên Xô vào đầu những năm 1940. Tại đây, ông trở thành một sĩ quan của Lữ đoàn Độc lập 88 Hồng quân, một đơn vị đặc biệt, bao gồm các binh sĩ Triều Tiên và Trung Quốc, cũng như người bạn Kim Il Sung. Mùa hè năm 1946, Kang từ Liên Xô trở về Triều Tiên để giúp thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên và đến năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng. Ông cũng là thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và là thành viên của Hội đồng Nhân dân Tối cao. Mặc dù Kang (và một số sĩ quan gốc Triều Tiên khác từng chiến đấu ở Mãn Châu) có trình độ quân sự tốt hơn Kim, nhưng Kim được khuyến khích nắm quyền lãnh đạo đất nước mới vì khả năng chính trị cũng như sự thân cận với phía Liên Xô. Trên cương vị Tổng tham mưu trưởng, Kang giữ vai trò quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch tấn công lãnh thổ Nam Triều Tiên với sự giúp đỡ của các nhà chiến lược chiến tranh Nga và ông cũng là người được chọn để lãnh đạo cuộc tấn công này. Kang được biết đến như một người lính tàn nhẫn, thể hiện qua các đội quân mà ông chỉ huy; họ hiếu chiến, mạo hiểm và khát khao một chiến thắng nhanh chóng trước ngày 15 tháng 8, như mục tiêu mà lãnh tụ Kim đề ra. Chiến tranh nổ ra, Kang Kon lãnh đạo các hoạt động tác chiến của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nhanh chóng tiến quân về phía đông nam tới Busan. Những nỗ lực quân sự của ông đã thành công và đã đẩy các lực lượng quân đội Hàn Quốc và Liên Hợp Quốc xuống Vành đai Pusan. Vào sáng ngày 4 tháng 8 năm 1950, Triều Tiên đã sẵn sàng giáng đòn cuối cùng và chiếm được khu vực do Liên Hợp Quốc kiểm soát cuối cùng trên bán đảo. Tuy nhiên, ngay vào sáng ngày 4 tháng 8, khi Trận chiến Vành đai Pusan bắt đầu, Kang đã bị thương khi sở chỉ huy tạm thời của ông (đóng trong một nhà máy đóng gói thịt bị bỏ hoang, do những bức tường bê tông dày, ban đầu được xây dựng để làm lạnh, che đỡ) bị một quả bom nặng 500 pound tấn công. bom. Vụ nổ đã giết chết 3 người và làm bị thương 8 người, một trong số đó là Kang. Khi đó, ông đang ở trong phòng radio để kiểm tra tin nhắn vào thời điểm vụ nổ xảy ra và bị thương ở đầu và gãy cẳng tay. Chỉ 4 ngày sau, ngày 8 tháng 9 năm 1950, Kang và một số người khác đã bị giết bởi một quả mìn ở Andong, Gyeongbuk, không xa quê hương của ông. Tài liệu phía Trung Quốc cho rằng ông bị tử thương do không kích. Tang lễ của ông được người bạn cũ Kim Il Sung tổ chức trọng thể tại Bình Nhưỡng 2 ngày sau khi ông tử thương. Ông được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Cộng hòa" và đích thân Kim Il-sung và Pak Hŏnyŏng khiêng quan tài di quan. Năm 1968, Kim Il Sung đã dựng một bức tượng cho Kang, và có một trường quân sự ở Bắc Triều Tiên mang tên ông, Học viện quân sự Kang Kon .
19821274
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821274
Murasaki Shikibu Nikki Emaki
Ngày nay, chỉ còn 4 cuộn vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn và được trưng bày trong 4 bộ sưu tập khác nhau: Hachisuka, Matsudaira, Hinohara (Tokyo), và Fujita (tại Bảo tàng Nghệ thuật Fujita, Osaka). Trong số các cuộc tranh còn tồn tại đó, cuộn tranh đầu tiên đã mô tả về buổi lễ mừng ngày chào đời cho Hoàng tử Atsunari (tức Atsuhira, sau này là Thiên hoàng Go-Ichijō) vào năm 1008 và cuộn tranh cuối cùng đã đề cập tới buổi lễ tương tự cho Hoàng tử Atsunaga (về sau là Thiên hoàng Go-Suzaku) năm 1009. Sự chênh lệch về thời gian này cũng cho ta thấy rằng bản nguyên gốc có chứa nhiều cuộn tranh hơn so với lượng cuộn tranh vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. là một tác phẩm ghi lại cuộc sống thường nhật của tác giả, đồng thời cũng là vị Nữ quan nổi tiếng sống vào thời Heian là Murasaki Shikibu, cũng là người đã sáng tác ra trường thiên tiểu thuyết Truyện kể Genji. Cuốn Nhật ký được cho là đã được viết trong khoảng thời gian từ năm 1008 đến năm 1010, phần lớn nhất trong tác phẩm chủ yếu xoay quanh việc Hoàng hậu Shōshi (hay Akiko) hạ sinh các vị Hoàng tử (về sau trở thành Thiên hoàng Go-Ichijō và Go-Suzaku) đi kèm những lễ hội liên quan, với các chi tiết nhỏ mô tả cuộc sống chốn hậu cung và mối quan hệ giữa Murasaki với những nữ quan khác, cũng như những văn sĩ cung đình như Izumi Shikibu, Akazome Emon và Sei Shōnagon. Nó cũng cho ta thấy những tình tiết sống động dưới thời đại nắm quyền của Fujiwara no Michinaga. Giống như tiểu thuyết "Genji", cuốn nhật ký cũng mô tả những cảm xúc và những mối quan hệ giữa người với người , đặc biệt hơn, nó đã mô tả sự ràng buộc giữa Murasaki Shikibu với "triều đình" riêng của Hoàng hậu Akiko, cũng như sự cô đơn và đau khổ sau cái chết của chồng bà vào năm 1001. Trong đó bao gồm cả những lời nhận xét của tác giả đối với những người có tầm ảnh hưởng cùng thời, những cách cư xử thiếu lịch thiệp của đàn ông (trong đó có cả Fujiwara no Michinaga) và phụ nữ thời bấy giờ với sự hạn chế về mặt kinh nghiệm và học thức của họ. Cuốn nhật ký được xem là một tuyệt tác của trường phái . Một bức emaki trong nhật ký của Murasaki Shikibu đã đề cập đến một tác phẩm khác có tên là , nhật ký của nhà thơ kiêm học giả Fujiwara no Teika. Theo cuốn nhật ký này, vào năm 1233, một số quý tộc thân cận với Thiên hoàng Go-Horikawa đã lên kế hoạch tạo ra một bức mới cho "Truyện kể Genji" (sau bức được vẽ vào thế kỉ 12, cũng là bức họa được biết tới nhiều nhất), kèm theo một tác phẩm khác thuộc thể loại nhật ký của Murasaki. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy những cuộn tranh mà Fujiwara no Teika đề cập tới là có thật, mặc dù tính nhất quán trong thời gian sản xuất những cuộn tranh ấy được xem là trường hợp khả thi, Những bức được xem là bằng chứng xác thực gồm có tác phẩm được thủ bút bởiFujiwara Nobuzane và những dòng chú thích của nhà thư pháp ưu tú . Có hai yếu tố cơ bản được tìm thấy trong các cuộn : Những người trong nhà sẽ có những hoạt động phổ biến trong giới quý tộc lúc bấy giờ như viết thư, chơi nhạc cụ, đối đáp văn thơ hay nói chuyện với những người khác; tiếp đó là cảnh khu vườn bên ngoài nơi họ đang sống. Vì lý do trên, Mason đã gọi những người trong là những người "bị ràng buộc ở trong nhà (house bound)". Hướng đọc cuộn tranh từ phải sang trái được thể hiện rất rõ thông qua bố cục của từng bức hình, và thường các chi tiết cao trào của cốt truyện sẽ tăng dần theo hướng từ phải sang trái; hay những sự việc chính sẽ được vẽ ở bên phải và kết quả/hậu quả của nó sẽ được vẽ ở bên trái . Về mặt phong cách, các bức luôn tuân thủ nguyên tắc của thể loại thuộc và điều này cũng tương tự với Nguyên Thị Vật Ngữ Hội Quyển (1120–1140) song cũng có những điểm khác nhau. Một chi tiết điển hình trong đó chính là những bức vẽ mô tả cuộc sống cung đình theo cách hoài cổ , vượt thời gian và được bảo tồn mọt cách tối đa, nhưng những chi tiết như phong cảnh và góc nhìn chiêm nghiệm về nó đã được khắc họa một cách thuần túy. Hình minh họa trong các tác phẩm thể loại này tương đối ngắn nếu so với nói về chiến tranh hay những câu chuyện dân gian, và theo lời Mason thì "tác phẩm đã nâng tầm hình ảnh biểu tượng cho các chi tiết hoa văn phi hình mẫu". Kỹ thuật vẽ đã được sử dụng phổ biến trong cung đình vào thế kỉ 12, cho đến ngày nay vẫn còn được sử dụng. Muốn làm ra sản phẩm phong cách này, người làm phải trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên, người ta sẽ phác thảo khung cảnh bằng mực Tàu (có thể được làm bởi một bậc thầy trong nghề), sau đó mực sẽ được đổ trên bề mặt của giấy theo thứ tự từ phông nền rộng lớn cho đến các chi tiết nhỏ. Cuối cùng, người ta sẽ vẽ thêm đường viền để tái tạo lại hình ảnh nhằm khắc họa các chi tiết rõ ràng hơn. Tuy nhiên, người ta cũng ghi nhận sự thay đổi về phong cách được thực hiện một lần nữa, bởi vì các sắc tố ở đó mờ nhạt hơn bình thường, và các sắc thái tinh tế đã được làm nổi bật bởi các đường viền đẹp được vẽ bằng mực. Ngoài ra, những chi tiết trang trí có thể được làm nổi bật với bụi vàng và đôi khi là bạc. Theo Mason, kĩ thuật này dường như được làm ít tỉ mỉ hơn so với quá khứ, ví dụ như những chi tiết có thể được tìm thấy trong việc khắc họa nội thất kiến trúc (chẳng hạn như cửa trượt và bình phong) với những chi tiết cụ thể cũng như nguyên liệu bột bạc được sử dụng ít thường xuyên hơn so với vàng. Những thay đổi về mặt văn hóa kể từ sau thời Heian đã dẫn đến việc mô tả những chuyển động cùng cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật một cách chân thực và sống động . Sau khi từ bỏ phong cách vào thời kỳ Heian, các hình đã được vẽ với những đặc điểm riêng lẻ và tâm trạng cảm xúc được thể hiện rõ ràng hơn . Một cách tổng quát hơn, M. Murase đã ghi chú rằng các đường nét cảm xúc đã được thay đổi một cách tinh tế hơn so với các cuộn tranh được vẽ vào thế kỉ 12 ; ví dụ như những căn phòng (hoặc là không gian nội cảnh, tùy thuộc vào ), trong những cung điện rộng lớn và có ít sự thân mật hoặc riêng tư hơn, và những quý tộc trong đó cũng có những bước đi tự nhiên và bạo dạn hơn. Khác với những cuộn tranh được vẽ thuở sơ khai như , với những kiến trúc và cảnh quan được sử dụng như những hình ảnh ẩn dụ "làm nền" cho cảm xúc con người , trong những cuộn tranh về sau, cảm xúc con người trong từng cuộn giấy hiện ra một cách trực tiếp thông qua biểu hiện trên gương mặt và cử chỉ, nó còn phụ thuộc vào vị trí của từng nhân vật trong các cảnh. Bên cạnh đó, những chi tiết kiến trúc khác như cột nhà, xà hay nền nhà vẫn tiếp tục được sử dụng để bày tỏ tâm trạng. Trong những cuộn tranh đó, phong cảnh sẽ tự đứng vững khi chúng tách rời khỏi cảm xúc của các nhân vật và còn có chức năng mới là nơi thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống cung đình. Giống như những bức khác, để vẽ ra những bức họa miêu tả những thứ có trong cuốn nhật ký của Murasaki Shikibu, người làm ra nó cần phải sử dụng kỹ năng , tức là kỹ năng phối cảnh theo chiều từ trên xuống nhằm đem lại cho người xem cái nhìn sâu sắc về tác phẩm . Hơn nữa, người ta cũng sử dụng các đường chéo để đánh dấu độ sâu của từng chi tiết. Nếu ta so sánh với những cuộn tranh đời đầu, trong những cuộn tranh đó, ta có thể thấy không gian riêng tư được mô tả với góc nhìn bình thường hơn thông qua những mành tre ()) được cuộn lại hay những không gian có tấm trượt () vốn được biểu hiện trong cuộn tranh kiểu cũ đã bị loại bỏ sau này. Tốc độ chuyển động của các nhân vật được cố tình làm chậm lại trong , về sau đã được đẩy lên khá nhanh với những bức họa mô tả một lần xuất hiện duy nhất trong thời gian và các sự kiện liên quan đến thời gian được định vị gần nhau trong các . Phong cách trang trí trong những bức vẽ cung đình () chịu ảnh hưởng từ những chủ đề văn học đã được thể hiện rõ trong những tác phẩm khác được vẽ vào thời kỳ Kamakura, như ( là bức minh họa cho tác phẩm"Câu chuyện Ise" ), (hay ) và cả những tác phẩm lãng mạn (ví dụ như tác phẩm " "). Cuộn tranh Emaki này đã vẽ lên cuộc sống thường nhật và những lễ hội diễn ra bên trong cung đình Heian, đôi khi trong đó có chứa những chi tiết như chơi trò chơi ven hồ, mặc dù có thể có những nhận thức khác nhau về điều này tùy thuộc vào từng thời điểm sản xuất. Tương tự như những cuộn tranh khác mô tả cuộc sống cung đình như hay , chúng đã cung cấp cho người xem kiến thức về kiến trúc theo phong cách (đặc biệt là về nội thất bên trong) với kiểu cách bài trí đặc trưng pha trộn giữa phong cách thời Đường với phong cách truyền thống của Nhật Bản. Một bức hoàn chỉnh thường chứa từ 10–12 cuộn tranh. Trước thời kỳ Edo (1603–1867), di sản tổ tiên của không hề được nhắc đến. Về sau, vào thời kỳ Minh Trị (1868–1911), người ta mới phát hiện ra bốn cuộn tranh còn sót lại, mỗi cuộn có chiều cao và dài khoảng . Tuy nhiên, chủ sở hữu của những cuộn tranh này cũng như tình trạng bảo quản của chúng đã bị thay đổi . Những phần còn lại chỉ chiếm 15% tổng dung lượng của toàn bộ cuốn nhật ký và được sắp xếp không theo một thứ tự nào cả. Chúng bao gồm 24 cảnh có độ rộng khác nhau, được phân bổ trong 3 cuộn tranh, 6 tờ tranh đơn lẻ và 2 cuộn tranh treo được trưng bày ở sáu địa điểm khác nhau: trong đó chỉ có 3 địa điểm trưng bày công cộng bao gồm Bảo tàng nghệ thuật Fujita, Bảo tàng Gotoh, Bảo tàng Quốc gia Tokyo cùng 3 bộ sưu tập tư nhân khác. Mỗi cuộn tranh đều bắt đầu bằng lời dẫn chuyện và thường có những lời miêu tả phong cảnh xung quanh xen lẫn với hình ảnh minh họa, và thường được kết thúc với một bức tranh hoàn chỉnh. Hình thức trình bày được chia làm 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất, một phần văn bản dài sẽ được chia làm 2 phần và trường hợp thứ 2, cuộn tranh Hachisuka sẽ có 3 phần hình minh họa không được phân tách bởi văn bản, và 2 phần văn bản độc lập sẽ không được tách rời mà sẽ được gắn liền thành một thể thống nhất . Các thứ tự thời gian chuyển cảnh trong một kiểu cũ kết hợp với một số giai thoại trong cuốn nhật ký nguyên gốc đều được thể hiện trong cuộn tranh Hachisuka. Được đặt tên theo chủ sở hữu trước đây của nó, tức gia tộc Hachisuka cai trị lãnh địa Tokushima thuộc tỉnh Awa, cuộn tranh này được coi là sản phẩm sở hữu tư nhân. Cuộn tranh này có chứa 8 bức họa và 7 đoạn văn bản dẫn truyện kéo dài khoảng 16 trang giấy. Đoạn lời dẫn thứ 3 trong tác phẩm dài tới mức nó đã được chia làm 2 phần và theo sau đó là 3 bức vẽ minh họa. Trong khi đó, đoạn dẫn truyện thứ 7 được thêm ngay sau đoạn thứ 6 mà không hề có bức tranh minh họa nào nằm giữa hai phần này. Toàn bộ cuộn tranh dài và được thừa nhận là Tài sản văn hóa quan trọng của đất nước. Các cảnh từ 1–5 tương ứng với phần tiếp theo của cuốn nhật ký và cũng là phần lâu đời nhất của tác phẩm gốc được thể hiện bởi bất kỳ cuộn tranh nào trong số 4 cuộn tranh . Các cảnh 6 và 7 tương ứng với những phần tiếp đó và xuất hiện trong nhật ký sau một vài cảnh được mô tả trong 3 cuộn tranh được bổ sung sau này. Cuộn tranh Hachisuka mở đầu với cảnh yến tiệc được sắp xếp bởi Hoàng hậu và được chủ trì bởi thống đốc tỉnh Ōmi vào ngày 13 tháng 9 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 14 tháng 10 năm 1004), vào buổi tối thứ 3 trong lễ kỉ niệm ngày sinh của Thân vương Atsuhira, sau là Thiên hoàng Go-Ichijō. Vào dịp này, sinh mẫu của Thân vương, tức Hoàng hậu Shōshi đã nhận được những món quà như trang phục và đồ dùng cho trẻ em. Trong bức tranh minh họa cảnh này, ta có thể thấy cảnh các quý tộc đứng trên ban công bên ngoài tẩm cung của Hoàng hậu . Cảnh 2 - 5 của cuộn tranh Hachisuka mô tả yến hội vào buổi tối ngày 15 tháng 9 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 16 tháng 10 năm 1008). Vào ngày đó, vị Nhiếp chính quan bạch cũng là ông ngoại của Hoàng tử mới sinh - Fujiwara no Michinaga đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh cho cháu trai mình. Trong cảnh thứ hai của , Murasaki Shikibu đã mô tả niềm vui và hạnh phúc của mọi người trong cung bao gồm cả người hầu, quan chức nhỏ và giới quý tộc. Bức Emaki đã khắc họa lên khung cảnh yến tiệc với hình ảnh những chiếc bàn với được đặt trong vườn, ánh trăng rằm tỏa sáng tuyệt đẹp và những ngọn đuốc làm cho khung cảnh sáng rực như ban ngày. Cũng có một bức vẽ khác ngay sau cảnh này Lời dẫn thứ ba được chia thành hai phần, theo sau là ba bức vẽ minh họa. Lời dẫn là những đoạn văn mô tả chi tiết về bữa tối của Hoàng hậu với các quan khách bao gồm tên của các thị nữ xuất thân cao quý cùng với cha của họ. Bức Emaki đã miêu tả những thị nữ không được chọn tham dự với bộ dạng "khóc lóc thảm thiết". Những người khác được phép tham gia buổi lễ bao gồm các (phụ nữ được chọn vì nhan sắc), (quan viên phụ trách giếng, nước tương và hầm băng), (những người hầu cận cài trâm lên tóc), (những người quản gia của Thiên hoàng, (người dọn dẹp) và người giữ cửa. Theo Murasaki Shikibu, buổi lễ có quá nhiều người tham gia đến mức khó có thể đi qua chỗ đông người ấy. Cảnh thứ tư tương đối ngắn với đoạn mô tả cảnh các thị nữ cấp cao rời khỏi tẩm cung của Hoàng hậu, một căn phòng được ngăn cách bởi rèm để bước vào khu vườn và thắp đuốc. Bức họa cũng cung cấp thêm cho người xem chi tiết, cũng như giải thích về trang phục của một trong những người hầu gái tham dự buổi tiệc đó là Nữ quan Oshikibu. Lời dẫn thứ năm dẫn dắt người xem đến phần tiếp theo của các sự kiện trước đó, cũng như kể lại cuộc trao đổi xã giao giữa các cung nữ và một nhà sư, người đã kể những câu chuyện tôn giáo và những câu chuyện khác xuyên đêm. Trong tấm Emaki, ta có thể thấy những lời Murasaki Shikibu nói với nhà sư ấy: ""Ngài không thể nhìn thấy thứ đáng yêu như vậy mỗi ngày được"", và nhà sư trả lời rằng: ""Thật vậy! Thật vậy!"" , sau đó vỗ tay mừng rỡ mà quên đi phép tắc Phật giáo của mình. Ta có thể thấy một linh mục lớn tuổi ở gần đường viền bên trái của bức tranh đang mở một tấm bình phong gấp mà bên ngoài có ba cung nữ đang ngồi. Trong đó, Murasaki Shikibu ngồi gần nhà sư nhất, ngay phía sau bức bình phong. Cảnh thứ sáu của cuộn tranh Hachisuka nói về một giai thoại được viết vào một ngày không xác định vào năm 1009. Đó là phần miêu tả về Nữ quan Saemon no Naishi, người mà Murasaki Shikibu không ưa. Trong cuốn nhật ký, nữ văn sĩ viết rằng Naishi là người đã lan truyền tin đồn rằng Murasaki Shikibu rất tự hào về việc học chữ Hán của mình (vào thời kỳ Heian, chỉ có nam giới mới được sử dụng Hán tự) và đặt cho Murasaki biệt danh là "Nữ quan biên chép của nước Nhật ". Trong giai thoại này, Murasaki Shikibu đã giải thích rằng bà học chữ Hán từ nhỏ và được dạy rằng phải khiêm tốn về việc học của mình, cũng như phải giữ điều đó làm bí mật trong suốt cuộc đời với nỗi sợ bị đánh giá bởi con mắt của người ngoài. Lời dẫn trong bức emaki cũng liên quan đến việc Hoàng hậu Shōshi lệnh cho Murasaki Shikibu đọc Hán tự và bà đã bí mật dạy cho Hoàng hậu về các tác phẩm thi ca của Bạch Cư Dị (đặc biệt là về một phần trong đó gọi là ). Tuy nhiên, Thiên hoàng và Nhiếp chính quan đã phát hiện ra điều này và gửi tặng cho Hoàng hậu rất nhiều tác phẩm thơ ca. Cảnh cuối cùng trong cuộn tranh Hachisuka là một cảnh được cắt ra từ cảnh múa Gosechi, một điệu múa cổ xưa được biểu diễn bởi các thiếu nữ trẻ đẹp để ăn mừng lễ hội mùa màng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Lời dẫn của emaki được mở đầu bằng những dòng miêu tả ngoại hình và trang phục của hai thiếu nữ trong đoàn vũ công và kết thúc là cảnh các vũ nữ ném quạt xuống khi một vị quan lục phẩm tiếp cận và lấy đi những chiếc quạt ấy. Trong nhật ký, Murasaki Shikibu viết rằng bà coi họ là những vũ nữ duyên dáng nhưng lại không giống các thiếu nữ chút nào . Sự kiện này được diễn ra cụ thể vào ngày 22 tháng 11 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 22 tháng 12 năm 1008). Bên cạnh những bức họa mô tả các cảnh được biểu hiện trong cuốn nhật ký, cuộn tranh Hachisuka còn chứa những bản vẽ mà các chi tiết của nó không liên quan đến bất kỳ lời dẫn nào trong cuộn tranh. Bức tranh thứ 5 trong cuộn tương ứng với một cảnh được miêu tả trong lời dẫn thứ hai trong cuộn tranh Hinohara, nơi nữ sĩ Murasaki Shikibu nhìn lại thời gian lần đầu tiên bà bước chân vào chốn cung đình. Bức tranh đã cho chúng ta thấy Murasaki Shikibu đang ở trong một căn phòng với cánh cửa "tsumado" (một loại cửa ván có bản lề) khép kín cùng với "shitomido" (cửa có lưới mắt cáo). Bên cạnh bà là chiếc đèn cố định nội thất kiểu cũ với cấu tạo từ một chiếc cột gỗ với chiếc đĩa đầy dầu với phần bấc ở trên đó ("tōdai"). Bức vẽ cuối cùng trong cuộn tranh Hachisuka không có bất cứ liên quan gì tới những lời dẫn trong những mảnh emaki còn tồn tại. Tuy nhiên, nội dung trong bức vẽ ấy có thể liên quan đến một cảnh xuất hiện trong nhật ký của Murasaki Shikibu với cảm xúc âu sầu của bà sau khi chồng mất, cũng như nỗi lo lắng về tương lai. Trong đó, nữ văn sĩ kể lại rằng bà đã nhìn lên ánh trăng với tâm trạng "vô vọng não nề" và cảm thấy cô đơn. Việc chơi đàn koto vào một buổi tối mát trời chỉ khiến bà sầu não hơn. Trong cảnh này cũng có một đoạn mô tả ngắn về căn phòng có chứa hai giá sách của bà , một chiếc giá đựng sách của chồng bà và kể từ khi ông qua đời, không còn ai chạm tới chúng lần nào nữa; chiếc còn lại dùng để đựng "những vần thơ lãng mạn và xưa cũ", có vẻ như chúng là tác phẩm của chính bà. Quang cảnh được mô tả vào khoảng thời gian không xác định, vào năm Kankō thứ 6 (1009). Có một bức tranh trong tấm emaki cho ta thấy Murasaki Shikibu đang chơi đàn koto trong một căn phòng trải chiếu tatami cùng với một nữ quan khác đang đi bộ bên ngoài ban công ("engawa"). Ban đầu, cuộn tranh thuộc quyền sở hữu của gia tộc , một gia tộc cai quản lãnh địa Tatebayashi thuộc tỉnh Kōzuke. Cuộn tranh bổ sung Fujita này bao gồm 5 đoạn lời dẫn chuyện cùng năm bức tranh xen kẽ nhau. Dựa trên di sản mà tổ tiên chủ sở hữu để lại trước đây mà đôi khi nó cũng được gọi là cuộn tranh cũ của nhà Akimoto. Ngoài ra, phần lời dẫn thứ 6 đã được bảo tồn từ một bản sao của bức emaki nguyên gốc vào thế kỉ 19. Cuộn tranh mở rộng có chiều dài , hiện đang được sở hữu bởi Bảo tàng nghệ thuật Fujita, Osaka và được coi là Quốc bảo của Nhật Bản kể từ ngày 28 tháng 6 năm 1956. Cuộn tranh mô tả quãng thời gian buổi tối vào ngày thứ 5 trong buổi lễ mừng ngày sinh của Thân vương Atsuhira, sau này là Thiên hoàng Go-Ichijō, và kết thúc với cảnh miêu tả nội thất trong tư dinh của Nhiếp quan Michinaga khi Thiên hoàng Ichijō tới thăm. Lấy bối cảnh ngay sau cảnh thứ 5 của cuộn tranh Hachisuka, bức vẽ đã mô tả một sự kiện vào tối ngày 15 tháng 9 năm Kankō thứ 5, (tức ngày 16 tháng 10 năm 1008), vào ngày Michinaga tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh cho Thân vương Atsuhira. Một số người đã làm thơ vào dịp này. Murasaki Shikibu sau đó đã ca ngợi tài đối đáp cũng như năng khiếu thi ca của Fujiwara no Kintō; mặc dù ông không hề tham gia vào việc trao đổi thơ ca vào tối hôm đó. Trong đêm ấy, Hoàng hậu đã tặng áo choàng và trang phục trẻ em cho những nữ quan có phẩm hàm cao nhất; lớp áo kimono lót cho các nữ quan tứ phẩm; và hakama cho những nữ phòng có địa vị thấp hơn hàm lục phẩm. Ngay sau cảnh vẽ trước chính là lời dẫn chuyện dẫn dắt người xem đến phần tiếp theo, với việc mô tả sự kiện trong ngày kế tiếp. Những người hầu trẻ tuổi, mặc trang phục màu trắng và ngồi trên chiếc thuyền với khung cảnh tràn ngập ánh trăng (vào ngày 16 tháng 9 năm Kankō thứ 5, tức ngày 17 tháng 10 năm 1008 dương lịch). Theo lời của Murasaki Shikibu, những nữ quan đã có cảm xúc ganh tị khi họ bị bỏ lại phía sau và không được lên thuyền. Tiếp nối cảnh trước là một khung cảnh mới cho ta thấy sự bối rối của mọi người ở trên thuyền khi xe bò kéo của các Nữ quan làm việc cho Thiên hoàng xuất hiện ở gần đó. Các nữ quan đã được Michinaga thết đãi nồng hậu và được nhận những món quà từ chính tay Nhiếp chính quan. Vào ngày 17 tháng 9 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 18 tháng 10 năm 1008), đích thân Thiên hoàng đã tổ chức buổi lễ vào ngày thứ 7 trong chuỗi sự kiện mừng ngày sinh của Thân vương Atsuhira. Những món quà trong buổi lễ đã được trao đổi giữa Thiên hoàng và các nữ quan. Trong suốt buổi tối diễn ra buổi lễ, ánh mắt Murasaki Shikibu đều đánh về phía Hoàng hậu, người có bộ dạng ủ rũ, gầy yếu và xanh xao đi rất nhiều. Theo lời của Murasaki Shikibu thì "mái tóc của Hoàng hậu nếu được cột lên sẽ đẹp hơn" ; tuy nhiên sau đó bà đã dừng mô tả vì thấy lời lẽ bình phẩm của mình quá khiếm nhã so với bậc "mẫu nghi thiên hạ" như Hoàng hậu Akiko. Sự kiện mô tả trong bản vẽ được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 13 tháng 10 năm Kankō thứ 5 đến buổi sáng ngày 16 ( từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 11 năm 1008 theo dương lịch). Cảnh trong cuộn tranh được mở đầu bằng việc trồng hoa cúc trước cửa dinh thự của Nhiếp chính Quan bạch Michinaga nhằm chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Thiên hoàng. Trong phần cảnh mô tả thứ hai, ta có thể thấy Murasaki Shikibu đang trầm ngâm về cuộc đời sầu muộn của mình với một "nỗi buồn sâu sắc", cùng với mong muốn có thể thích nghi với cuộc sống đó mà không cần phải suy nghĩ thêm nữa. Bà luôn dằn vặt rằng mình đã sống một cuộc đời đầy tội lỗi và mong muốn được hiến thân cho tôn giáo. Khi nhìn những con chim thủy điểu đang vui đùa vô tư trong hồ nước, nữ văn sĩ đã thủ bút một bài thơ waka: Phần lời dẫn thứ 6 trong cuộn tranh Fujita đã được bảo tồn dưới dạng một bản sao từ bản thảo gốc được viết bởi (1875–1975), nhà nghiên cứu và sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác của Nhật Bản, cũng là người đã tiến hành phục chế lại những văn tự cổ trong Genji Monogatari Emaki. Kể từ năm 1894, ông đã bắt đầu phục chế lại những đoạn dẫn chuyện trong Murasaki Shikibu Nikki Emaki. Những đoạn văn bản này không chứa bất kỳ hình ảnh minh họa nào và ngày nay là vật sở hữu của gia đình Tanaka. Cảnh được mô tả trong cuốn nhật ký nối tiếp cảnh thứ 5 trong cuộn tranh Fujita, nói về việc trao đổi thư từ giữa Murasaki Shikibu và một vị nữ quan tên là Koshosho. Việc bà gấp gáp phản hồi lại thư của đối phương đúng lúc mưa rào để không khiến người bên kia phải chờ đợi như "một vùng trời dữ tợn và đe dọa ", Murasaki Shikibu đã thêm những vần thơ sau đây vào lá thư của mình: Sau trời tối, bà liền nhận được hồi âm từ nữ quan Koshosho: Để thay đổi chủ đề viết, Murasaki Shikibu đã đề cập tới một sự kiện khác xảy ra cùng ngày, đó là việc Michinaga đi quan sát hai chiếc thuyền mới của ông, một chiếc được trang trí với hình rồng ở đầu mũi thuyên và chiếc còn lại được trang trí bằng đầu phượng hoàng, đã nhắc nhở nữ sĩ về những hình tượng sống động. Bức vẽ thể hiện điều đó trong emaki được vẽ theo sau phần lời dẫn thứ năm, thuộc phần cuối của cuộn tranh Fujita và trong bản gốc nó nằm trước cảnh dẫn thứ sáu, với việc minh họa cảnh chiêm ngưỡng những chiếc thuyền. Penelope Mason đã coi sự đa dạng trong những thành phần xuất hiện trong các tình tiết giống như những thứ đại diện cho sự hoài cổ vào thế kỉ 13, khi đó nội cung Hoàng gia Nhật Bản đã qua quá khứ hoàng kim của nó, mặc dù tác phẩm đã "khắc họa thoáng qua bản chất vui vẻ trong những khung cảnh tươi đẹp và lộng lẫy." Vào năm 1920, Morikawa Kanichirō (森川勘一郎, 1887–1980) đến từ Nagoya đã phát hiện ra một cuộn tranh gồm 5 mảnh bức vẽ của "Murasaki Shikibu Nikki Emaki," trong đó có chứa 5 bản vẽ và 5 đoạn dẫn truyện nằm đan xen nhau . Trước đây, cuộn tranh thuộc quyền sở hữu của gia tộc Matsudaira,gia tộc cai trị lãnh địa Saijō thuộc tỉnh Iyo, do đó, cuộn tranh này được tham khảo như là một "bản hiệu đính của gia tộc Matsudaira" và sau này nó còn được gọi là "Bản hiệu đính cũ của nhà Morikawa" (đừng nhầm lẫn với ấn bản Morikawa dưới đây đề cập trực tiếp đến gia tộc Morikawa ). Hai năm sau khi khám phá ra cuộn tranh, Morikawa đã bán nó cho một thương gia kiêm bậc thầy trà đạo đến từ vùng Niigata là Masuda Donō (益田鈍翁, 1847-1938, người đã cắt cuộn tranh ra làm 2 phần. Một phần thuộc bản hiệu đính với lời dẫn thứ 5 đã được truyền cho các thế hệ sau trong gia tộc Morikawa và hiện đang là bộ sưu tập riêng tư. Một năm sau, vào năm 1933, Donō đã tách riêng đoạn lời dẫn thứ 3 ra và định dạng lại tác phẩm dưới dạng tranh cuộn treo (hiện tại tác phẩm đang được quản lý bởi Bộ văn hóa Nhật Bản). Thông qua gia tộc Takanashi, ba cảnh còn lại (các cảnh số 1, 2, 4) đã được đóng khung vào năm 1934, một lần nữa lại bị đổi chủ sau khi nó được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Gotoh. Do đó, nó còn được biết với cái tên khác dựa trên bộ sưu tập là "bản hiệu đính Gotoh". Ngày nay, cuộn tranh của nhà Matsudaira đã được trưng bày ở 3 nơi khác nhau, một trong số đó là Quốc bảo và hai cuộn còn lại được xem là Tài sản Quốc gia quan trọng của nước Nhật. Trong khi cuộn tranh này không còn nguyên vẹn, người ta có thể đo được bản chế tác lại vào thế kỉ 20 dài khoảng . Ngoại trừ cảnh đầu tiên của bản phục chế Gotoh, cuộn tranh của gia tộc Matsudaira đã mô tả những sự kiện diễn ra vào ngày 1 tháng 11 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 1 tháng 12 năm 1008), đó là ngày "ika-no-iwai", tức lễ kỷ niệm 50 ngày sinh của Thân vương Atsuhira, về sau là Thiên hoàng Go-Ichijō. Bản hiệu đính Gotoh tương ứng với các cảnh 1, 2 và 4 trong cuộn tranh của gia tộc Matsudaira và đã được phân vùng từ cuộn gốc trong khoảng thời gian từ năm 1932 đến năm 1933 bởi Masuda Donō. Nó bao gồm 3 bức vẽ cùng với 3 đoạn chú thích được đóng khung riêng rẽ (có tất cả tổng cộng 6 phần trong cuộn tranh đó). Bộ cuộn tranh này đã được coi là Quốc bảo vào ngày on 28 tháng 6 năm 1956,và hiện tại tác phẩm đang được trưng bày tại bảo tàng Gotoh. Cảnh trong bức tranh trên diễn ra vào ngày 17 tháng 10 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 17 tháng 11 năm 1008), cho ta thấy hai kẻ say rượu đang cố gắng đột nhập vào nơi ở của Murasaki Shikibu sau khi bà đi ra ngoài và tận hưởng quang cảnh khu vườn. Trong bức tranh, ta có thể thấy Murasaki đã giữ cửa sổ bên trong nhà mình nhằm tránh mặt những người đàn ông. Người đầu tiên đến cung của bà là viên quan tổng quản (bên phải bức tranh), cũng là người đã mở phần trên của cánh cửa chéo trong nhà của Murasaki và hỏi xem có ai ở trong đó không. Theo lời của Murasaki Shikibu, ông ta dường như có ý định nhắm vào Hoàng hậu Akiko. Sanenari có thể đột nhập vào đây được là nhờ sự giúp sức của một vị quan tổng quản của các phi tần (có mối liên hệ với Akiko), tức người đã hỏi rằng: "Có ai ở đây không?" Murasaki thì thầm đáp lại, nhằm tránh đi bất cứ lời mời nào có thể coi là lời tán tỉnh. Cả hai vị quan này đều yêu cầu bà mở phần dưới cùng của cánh cửa ra. Vào thời kỳ Heian, việc một vị quan thượng cấp đột nhập vào nơi ở của những người thuộc cấp thấp hơn được coi là điều đáng hổ thẹn và có thể khiến họ mất thể diện; việc này chỉ có thể bao biện bằng cách nói rằng hai vị tỏng quản này vẫn còn rất trẻ . Ở góc trên bên trái, ta có thể thấy một thị nữ có tên là Saishō no Kimi, một người bạn của Murasaki. Khu vườn rộng lớn chiếm hơn nửa bức tranh trong khi nội cảnh chỉ chiếm một góc nhỏ được coi là một cách sắp xếp cảnh táo bạo. Theo lời của Penelope Mason thì "đây là một trong những cảnh buồn nhất và đẹp nhất trong cuộn tranh", diễn tả sự tương phản giữa vẻ đẹp của khu vườn tràn ngập ánh trăng và hồ nước trong veo với sự ngột ngạt, gò bó chốn cung đình. Cánh cửa shitomi cùng những vị quan tổng quản đã ngăn cách Murasaki Shikibu với thế giới bên ngoài, biến bà thành một tù nhân trong chính căn phòng của mình. Giống như những cảnh khác trừ cảnh đầu tiên của cuộn tranh Matsudaira, bức tranh này đã mô tả một sự kiện diễn ra vào ngày 1 tháng 11 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 1 tháng 12 năm 1008 dương lịch), vào ngày Ika-no-iwai kỷ niệm ngày sinh của Thân vương Atsuhira, sau này là Thiên hoàng Go-Ichijō. Bức vẽ cho ta thấy một căn phòng bên trong shinden được phân vùng bởi căn phòng kichō có vách ngăn được làm từ những thân cây mục nát. Hoàng hậu Shōshi đang bế đứa con mới sinh ở trên tay, mọi người có thể nhìn thấy bà đang ngồi ở trên cùng, trong khi các nữ quan đang phục vụ rất nhiều món ăn được dùng cho nghi lễ ở phía dưới. Bức tranh vẽ cảnh thứ 3 đã được trưng bày tại Bảo tàng Gotoh ban đầu thuộc về phân đoạn thứ 4 trong cuộn tranh của gia tộc Matsudaira. Do đó, ban đầu tác phẩm do Bộ Văn hóa Nhật Bản nắm giữ và tiếp đó là phân đoạn thứ 5 của cuộn tranh Matsudaira được sở hữu bởi gia tộc Morikawa. Giống như những mảnh tranh trước đó, cảnh trong bức tranh này đã mô tả về lễ Ika-no-iwai được tổ chức cho Thân vương Atsuhira. Trong bức tranh đó, ta có thể thấy cảnh tượng các quan viên quý tộc say xỉn đang đùa giỡn và tán tỉnh cung nữ. Bức tranh này đã được chú ý đến vì đã khắc họa từng khuôn mặt và biểu cảm đời thường của từng nhân vật theo cách sinh động và chân thực nhất . Đây là loại cuộn tranh chỉ chứa một bức vẽ kèm với lời dẫn phía sau. Ban đầu ,nó thuộc về cảnh 3 của cuộn tranh của gia tộc Matsudaira trước khi được định dạng lại dưới dạng tranh cuộn bởi Masuda Donō vào năm 1933. Tại một số thời điểm, nó đã thuộc quyền sở hữu của gia tộc Ōkura (大倉家), nhưng hiện tại nó đang được sở hữu bởi Cục Văn hóa Nhật Bản và được bảo quản bởi Bảo tàng Quốc gia Tokyo. Cuộn tranh này đã được công nhận là Tài sản Văn hóa quan trọng vào ngày 31 tháng 3 năm 1953. Giống như những cảnh trước và sau của cuộn tranh (tức cảnh 2 và 3 lấy từ bản hiệu đính Gotoh), tác phẩm hội họa này đã mô tả lễ kỷ niệm 50 ngày sinh của Thân vương Atsuhira, sau này là Thiên hoàng Go-Ichijō vào buổi tối ngày 1 tháng 11 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 1 tháng 12 năm 1008). Những nhân vật chính trong buổi lễ đều xuất hiện trong trang phục chỉn chu và bước vào một căn phòng được ngăn cách bởi những tấm kichō. Ông ngoại của Thân vương, tức Fujiwara no Michinaga ngồi ở phía dưới và làm nghi thức dâng bánh gạo (mochi) cho cháu trai mình như một nghi thức của buổi lễ. Vị nữ quan ngồi bên phải ông được cho là tác giả của cuốn nhật ký - Murasaki Shikibu. Bản vẽ cuối cùng trong 5 bản vẽ thuộc cuộn tranh gia tộc Matsudaira đã được phân chia vào năm 1932 và đã được gắn lại dưới dạng cuộn tranh treo. Đoạn tranh này rộng khoảng Tên của nó được đặt theo tên của chủ sở hữu giống với bản hiệu đính của gia tộc Morikawa. Cuộn tranh có chứa các đoạn đơn lẻ với những bức vẽ minh họa ngắn mô tả nội thất bên trong căn phòng truyền thống Nhật Bản với cửa trượt fusuma, chiếu tatami cùng một bức rèm. Giống với hầu hết những phân đoạn tranh khác ngoại trừ đoạn đầu tiên của các cuộn tranh khác, cảnh trong cuộn tranh đã mô tả một buổi lễ diễn ra vào buổi tối ngày 1 tháng 11 năm Kankō thứ 5 (tức ngày 1 tháng 12 năm 1008), vào dịp kỷ niệm 50 ngày sinh của Thân vương Atsuhira, tức Thiên hoàng Go-Ichijō sau này. Trong buổi tối đó, Murasaki Shikibu và Saishō no Kimi đã ẩn mình khỏi đêm tiệc rượu no say của các quý tộc, nhưng cuối cùng họ lại bị Michinaga, Saishō no Chūjō và những người khác tìm thấy. Ta có thể thấy bố cục bản vẽ trên đã bị chi phối bởi hình tượng đồ sộ Fujiwara no Michinaga với trang phục áo khoác và quần thổ cẩm được đặt ở giữa phòng, còn Murasaki Shikibu và Saishō no Kimi được đặt bên rìa bức vẽ và cúi đầu xuống để thể hiện sự tôn trọng. Khi phát hiện ra hai nữ quan đang lẩn trốn, Michinaga đã yêu cầu một trong hai người viết một bài thơ cho ông ta. Murasaki đã cảm thấy vô cùng sợ hãi và bất lực, và bà đã viết nên bài thơ waka sau: Mặc dù đang trong cơn say, Michinaga vẫn viết một bài thơ khác hồi đáp lại: Theo những lời của Murasaki viết trong nhật ký thì "bài thơ trên xuất phát từ mong muốn sâu thẳm nhất của ngài Nhiếp chính". Dựa vào chủ đề mà nữ sĩ đã đề cập, ta có thế nhận thấy rằng cảnh trong bản vẽ trên có nét tương đồng với bản hiệu đính Azumaya trong "Genji emaki" với khoảnh khắc các quan viên quý tộc yêu cầu thơ phản hồi từ một người phụ nữ. Phần cuộn tranh này đã được công nhận là Tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản vào ngày 19 tháng 7 năm 1952. Trước đây, cuộn tranh này thuộc quyền sở hữu của gia tộc Hisamatsu-Matsudaira, một nhánh của gia tộc Matsudaira nắm quyền cai trị lãnh địa Iyo-Matsuyama thời bấy giờ. Hiện tại, cuộn tranh đang thuộc về bộ sưu tập tư nhân của gia tộc Hinohara (日野原家, Nhật Dã Nguyên Gia). Do nguồn gốc di sản tổ tiên đa dạng, nó còn được gọi theo những cái tên khác nhau như "cuộn tranh cũ của gia tộc Hisamatsu" hoặc "cuộn tranh Hinohara". Cuộn tranh có chiều dài khoảng và bao gồm sáu phần lời dẫn chuyện xen kẽ với sáu bức tranh trải dài trên 13 trang giấy. Phần dẫn chuyện thứ tư tương đối dài và đã được chia đôi. Cuộn tranh Hinohara này đã được chỉ định là Tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản. Được đặt trong bối cảnh buổi tối ngày 29 tháng 12 năm Kankō thứ 5 (ngày 27 tháng 1 năm 1009), trong cảnh này, Murasaki Shikibu đã trở lại Hoàng cung sau chuyến thăm về nhà cha mẹ đẻ. Nhân dịp kỉ niệm ngày hồi cung ấy, nữ văn sĩ đã nhìn lại cuộc sống trước kia của mình với con mắt hoài cổ. Bà đã thì thầm những vần thơ waka này trong giấc ngủ và sự cô đơn: Bức vẽ đi kèm với lời dẫn chuyện đã cho người xem thấy cảnh tượng một người đàn ông đang đứng trên cầu thang của một ngôi nhà và hai người đàn ông khác đang đứng trên con thuyền ở bên ngoài. Phần tranh minh họa có sự kết nối với cảnh được mô tả trong lời dẫn chuyện mà hiện tại đang là phần tranh vẽ thứ năm trong cuộn tranh Hachisuka. Cảnh truyện trên diễn ra vào một ngày không xác định vào năm Kankō thứ 6 (1009) với cảnh nữ quan Murasaki ngủ say trong đêm, trong một căn phòng với cửa ra vào khép kín; một người đàn ông đã gõ cánh cửa ấy. Với nỗi sợ khi phải mở cửa, bà đã thức cả đêm mà không hề tạo ra tiếng động nào. Sáng hôm sau, vị khách buổi đêm ấy đã tiết lộ mình là Michinaga thông qua một bài thơ ông ta gửi cho bà. Bà đã phản hồi lại bằng những dòng sau: Các cảnh từ 4 đến 6 đã mô tả cho người xem về lễ kỷ niệm 50 năm ngày sinh của Thân vương Atsunaga, tức Thiên hoàng Go-Suzaku sau này. Buổi lễ được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 năm Kankō thứ 7 (tức ngày 1 tháng 2 năm 1010 dương lịch). Phần dẫn truyện thứ tư dài của văn bản được chia thành hai phần. Murasaki Shikibu đã đề cập ngắn gọn về mối quan hệ thân thiết giữa bà với một vị Nữ quan tên Kokosho và nói rằng bà đã ở chung với bằng hữu của mình trong một căn phòng được ngăn cách bởi vách ngăn "kichō" chỉ khi cả hai đều ở nhà. Hành vi này khiến Michinaga cho rằng họ đang ngồi lê đôi mách về người khác. Murasaki Shikibu sau đó mô tả chi tiết về các lễ hội trong ngày: về Hoàng hậu và các quan khách của bà, về trang phục cùng tên và chức danh của những người tham gia bao gồm Thiên hoàng, vị Thân vương mới sinh và các cung nữ. Lóa mắt trước sự hiện diện của họ, nữ sĩ đã trốn vào một căn phòng bên trong. Với tư cách là vú nuôi của vị Thân vương sơ sinh, vị phu nhân tên Nakadaka bế Thân vương trên tay và bước theo sau Thiên hoàng và Hoàng hậu. Murasaki Shikibu đã ca ngợi phong thái trang nghiêm, yên tĩnh và nghiêm túc của vị phu nhân ấy. Bức tranh liên quan đến cảnh này mô tả cảnh bốn cận thần trên ban công ( "engawa" ) của một ngôi nhà được xây dựng theo phong cách truyền thống Nhật Bản với những tấm vải rủ kín bên ngoài, những người đi qua không thể nhìn thấy những gì đang xảy ra bên trong. Bức tranh mô tả hai người đàn ông đang đi bộ, những người khác đang quỳ và dường như đang nói chuyện với một người bên trong tòa nhà hoặc đang đưa thứ gì đó cho người ở bên trong, còn hai người khác thì đang mang khay đựng cốc. Trong cảnh tiếp theo, ta có thể thấy những chiếc bục mà các nhân vật trong tranh thường ngồi, được che chắn bởi tấm rèm "misu", được mở ra và Murasaki Shikibu ghi chú thêm rằng chỉ có những người có địa vị cao và các nữ quan mới có thể ngồi trên những chiếc bục được đặt bên ngoài ban công. Những người có phẩm cấp thấp hơn sẽ ngồi ở những bậc thang phía dưới nơi các vị Hoàng thất đang ngồi và biểu diễn các loại nhạc cụ như đàn tỳ bà ("biwa"), đàn hạc ("koto") và sáo ("shō"). Bức tranh cũng đã khắc họa cảnh hai người phụ nữ quyền quý ngồi trên ban công và vén bức mành misu lên. Cả hai dường như đang tụ lại ở một góc và trò chuyện cùng nhau. Tiếp đó là một đoạn dẫn chuyện ngắn, với cảnh cuối cùng trong cuộn tranh và cùng là phần cuối cùng mà chúng ta biết của cuốn nhật ký. Những nhạc công chính thức được chọn để biểu diễn trong yến hội là những người ở bên ngoài, một trong số đó đã "phạm phải sai lầm ở những nốt nhạc và hơi huýt sáo". Một vị Hữu Đại thần đã phạm phải một lỗi sai trầm trọng khi tán dương một điệu đàn koto sáu dây. Những lời trong bức Emaki (và cả cuốn nhật ký) kết thúc với hình ảnh món quà gồm hai chiếc hộp đựng sáo của Michinaga. Hình ảnh đã cho ta thấy cảnh ba vị viên quan quý tộc ngồi ở dãy ban công phía bên ngoài. Bên trái bức vẽ là hình ảnh cây đàn "koto" truyền thống của Nhật ở trước mặt một trong những người đàn ông ấy, đầu của anh ta hướng về phía hai người còn lại, bọn họ đều đang tập trung vào thứ đang ở ngay trước mặt mình (có thể đó là những nhạc cụ).
19821276
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821276
Anoscopus albifrons
Anoscopus albifrons là một loài côn trùng trong họ Họ Rầy xanh. Loài này được Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758, trong ấn bản thứ 10 của cuốn sách "Systema Naturae" của ông. Nó phân bố trên khắp châu Âu, quần đảo Azores, một phần của Hoa Kỳ và Canada. Nó sinh sống ở những vùng đồng cỏ và trên cây thân thảo, có hoa lá rộng. "Anoscopus albifrons" có hai phân loài hiện được công nhận. Tuy nhiên, loài này không khác nhiều so với "A. limicola" và "A. duffieldi", và có khả năng là cùng loài với chúng. Nó tạo thành một quần thể giao phối với "limicola", và "duffieldi" có thể được coi là một phân loài thích nghi đặc biệt. Con đực "Anoscopus albifrons" dài 3–4 mm (0,12–0,16 in), trong khi con cái dài 4–5 mm (0,16–0,20 in). Giống như các loài khác trong chi "Anoscopus", "A. albifrons" có đỉnh đầu tròn và hoa văn đặc biệt. Tuy nhiên, cả con đực và con cái vẫn khó phân biệt, mặc dù đôi khi có thể xác định được con đực từ các bức ảnh. Con đực của loài này có các dải ngang màu nhạt thay đổi và chỉ có thể được phân biệt với "A. limicola", "A. albiger" và "A. duffieldi" bằng cách kiểm tra thể giao cấu của chúng. Con cái có màu hơi nâu và nhiều đốm, với các đặc điểm tương tự con cái của "A. duffieldi". Loài này có nguồn gốc từ châu Âu, được tìm thấy ở Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Latvia, Estonia, Vương quốc Anh và Đảo Man. Ngoài ra, nó đã được đưa đến Azores. "A. albifrons" cũng đã được du nhập vào Bắc Mỹ, ở vùng Ngũ Đại Hồ và Tây Bắc Thái Bình Dương.
19821278
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821278
Gian Piero Ventura
Gian Piero Ventura (; sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948) là huấn luyện viên bóng đá người Ý. Sự nghiệp thi đấu của ông với tư cách là một tiền vệ đã trải qua ở các giải đấu thấp hơn, không đạt được thành tích tại Sampdoria, nơi ông bắt đầu sự nghiệp huấn luyện của mình với đội trẻ vào năm 1976. Ông ra mắt tại Serie A với Cagliari vào năm 1998, và cũng huấn luyện Udinese, Messina, Bari, Torino và Chievo ở hạng đấu hàng đầu. Ventura là huấn luyện viên của Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý từ năm 2016 đến năm 2017. Ông đã bị sa thải khi họ không thể vượt qua vòng loại FIFA World Cup 2018, lần đầu tiên họ vắng mặt tại giải đấu kể từ năm 1958.
19821280
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821280
Tân Thục Sơn kiếm hiệp
Tân Thục Sơn kiếm hiệp () là bộ phim võ hiệp kỳ ảo siêu nhiên của Hồng Kông công chiếu năm 1983 do Từ Khắc đạo diễn và dựa trên cuốn tiểu thuyết tiên hiệp "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" của Hoàn Châu Lâu Chủ. Bộ phim gây tiếng vang vì đã kết hợp các yếu tố của điện ảnh hành động Hồng Kông với công nghệ hiệu ứng đặc biệt do nhóm nghệ sĩ phương Tây bao gồm Robert Blacack cung cấp. Phim này từng đem lại ảnh hưởng cho bộ phim Mỹ năm 1986 mang tên "Big Trouble in Little China". "Tân Thục Sơn kiếm hiệp" đã nhận được năm đề cử tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 3: Biên đạo hành động xuất sắc nhất cho Nguyên Khuê, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Lâm Thanh Hà, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất cho Trương Thúc Bình, Biên tập phim xuất sắc nhất cho Trương Diệu Tông và Hình ảnh xuất sắc nhất cho Hoàng Trọng Tiêu. Dưới thời Ngũ Hồ Thập lục quốc, nhiều quốc gia giao chiến ở Thục Sơn, lính trinh sát Địch Minh Kỳ từ Tây Thục tình cờ đi lạc vào khu vực cấm của Huyết Ma và được kiếm tiên phái Nam Hải là Đinh Dẫn cứu thoát. Địch Minh Kỳ cầu xin Đinh Dẫn chọn mình làm đồ đệ với lý do cứu nhân độ thế nhưng bị từ chối. Sau đó, Địch Minh Kỳ gặp được sư đệ của Đinh Dẫn là Hiểu Như với tư cách là trưởng môn phái Côn Luân, và đệ tử Nhất Chân, cùng hợp lực với Trường My đạo nhân, lão tổ phái Nga Mi, hòng trấn áp Huyết Ma, kết quả là Trường My đạo nhân đã sử dụng pháp bảo Kính Hạo Thiên để khuất phục Huyết Ma nhưng rốt cuộc Hiểu Như bị Huyết Ma đoạt lấy thân thể. Bốn người bèn trốn thoát khỏi hang động của Huyết Ma và đến tiên bảo Dao Trì điều trị vết thương, thế rồi nơi đây đã diễn ra một cuộc chiến khốc liệt. Cuối cùng, Đinh Dẫn bị Huyết Ma chiếm hữu thân xác, và Bảo Chủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đóng băng tiên bảo, chỉ có Nhất Chân, Địch Minh Kỳ và môn đồ tiên bảo là Nhược Lan thoát chết. Cả ba kết thành bạn thân rồi cùng nhau đến Đỉnh Thiên Đao để tìm kiếm tiên Lý Diệc Kỳ, thỉnh cầu vị này xuống núi lấy song kiếm màu tím và xanh lam cứu giúp dân tình đang gặp khổ nạn. Trong một bài báo trên "Fangoria" năm 1991 của Tim Paxton và Dave Todarello, "Tân Thục Sơn kiếm hiệp" được mệnh danh là "một bộ phim tự do đan xen giữa truyền thuyết và thần thoại Trung Quốc với FX đặc biệt của Hollywood và hành động theo kiểu truyện tranh. Đó là chuyến tàu lượn siêu tốc của kung fu, ma thuật, quái vật, hài hước, căng thẳng, cảnh tượng trực quan và những điều ghê rợn". Craig Lines của Den of Geek viết rằng "Tân Thục Sơn kiếm hiệp" "là một bộ phim quan trọng cho phong trào 'Làn sóng mới' của điện ảnh Hồng Kông đã cách mạng hóa ngành công nghiệp này vào cuối thập niên 1970", đặc trưng bởi "các nhà làm phim trẻ [những người] đã thoát khỏi hệ thống studio truyền thống để tạo ra những bộ phim kỳ lạ, tràn đầy năng lượng và mang tính thử nghiệm". Lines ca ngợi màn diễn xuất của các diễn viên và chỉ đạo võ thuật, đồng thời ghi nhận "thông điệp ấm áp, đầy tình cảm về lòng nhân ái và sự tán thưởng" của bộ phim này". "Tân Thục Sơn kiếm hiệp" được coi là có ảnh hưởng đến bộ phim năm 1986 "Big Trouble in Little China" của John Carpenter. Bản DVD tại Vương quốc Liên hiệp Anh của Hong Kong Legends có phần bình luận bằng âm thanh với Từ Khắc và nhà phê bình phim Bey Logan. Bản DVD tại Hồng Kông của Fortune Star Media có phiên bản tiếng Quảng Đông của đoạn giới thiệu phim, cũng như một cuộc phỏng vấn với nam diễn viên Nguyên Bưu.
19821283
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821283
Sonata số 8 cho dương cầm (Mozart)
Bản sonata cho piano số 8 cung La thứ , K. 310/300d là một bản sonata của Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác vào năm 1778. Tác phẩm này là bản sonata đầu tiên trong số hai bản sonata dành cho piano của Mozart được viết ở một điệu thứ (bản còn lại là số 14 cung đô thứ, K. 457). Tác phẩm được sáng tác vào mùa hè năm 1778, vào khoảng thời gian mẹ Mozart qua đời, một trong những thời điểm đen tối nhất trong cuộc đời của ông. Có rất ít thông tin về hoàn cảnh chính xác xung quanh việc sáng tác bản sonata số 8, không giống như bản Sonata số 7 cung đô trưởng trước đó, K. 309/284b vì tác phẩm này ít được đề cập trong thư từ của ông. Bản nhạc còn sót lại của sonata số 8 được viết từ cùng một loại giấy được sử dụng cho Bản giao hưởng số 31 cung Rê trưởng, K. 297/300a mà Mozart đã mua khi ở Paris. Bản sonata là một trong những sáng tác ít ỏi mà Mozart viết ở giọng thứ trong danh mục của Mozart. Được sáng tác cùng với Bản sonata cho vĩ cầm số 21 cung Mi thứ, K. 304/300c, có ý kiến cho rằng sự qua đời đột ngột của mẹ Mozart có thể đã dẫn đến tâm trạng u ám hơn trong những bản nhạc này. Tác phẩm thông thường trình diễn trong khoảng 22 phút, gồm ba chương:
19821285
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821285
Ga Sinpo (Incheon)
Ga Sinpo (Tiếng Hàn: 신포역, Hanja: 新浦驛) là ga tàu điện ngầm trên Tuyến Suin–Bundang, nằm ở Sa-dong, Jung-gu, Incheon.
19821303
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821303
Trò chơi gia tăng
Trò chơi gia tăng, còn được gọi là trò chơi nhấn, trò chơi nhấp chuột (trên máy tính) hoặc trò chơi chạm (trong các trò chơi di động), là những trò chơi video mà lối chơi bao gồm việc người chơi thực hiện các hành động đơn giản như nhấp lên màn hình một cách lặp đi lặp lại. Việc "cày" này giúp người chơi kiếm được tiền tệ trong trò chơi, tiền tệ này có thể được sử dụng để tăng tỷ lệ thu thập tiền tệ. Trong một số trò chơi, thậm chí việc nhấp trở nên không cần thiết tại một số thời điểm, vì trò chơi sẽ tự chơi, ngay cả khi người chơi không có mặt, vì vậy còn có tên gọi là trò chơi nhàn rỗi. Trong một trò chơi gia tăng, người chơi thực hiện các hành động đơn giản, thường là nhấp vào một nút hoặc đối tượng và nhận được tiền tệ như phần thưởng. Người chơi có thể sử dụng tiền tệ để mua các vật phẩm hoặc khả năng cho phép người chơi kiếm tiền nhanh hơn hoặc tự động mà không cần thực hiện hành động ban đầu. Một chủ đề phổ biến là cung cấp cho người chơi các nguồn thu nhập được hiển thị dưới dạng các tòa nhà như nhà máy hoặc trang trại. Những nguồn này tăng tỷ lệ sản xuất tiền tệ, nhưng những nguồn cấp cao hơn thường có giá cao hơn theo cấp số nhân, vì vậy việc nâng cấp giữa các cấp độ thường mất thời gian tương tự hoặc thậm chí càng ngày càng lâu hơn. Cơ chế này mang lại một trải nghiệm ít áp lực (người chơi không cần phải chơi liên tục), không có điều kiện thua, và sự tăng trưởng và phản hồi liên tục, lý tưởng cho các kiểu chơi trên mạng xã hội hoặc trên thiết bị di động, và thường dẫn đến tỷ lệ giữ chân người chơi rất cao. Nó thường dựa vào tăng trưởng theo cấp số nhân (hoặc có thể là tăng trưởng theo đa thức bậc cao), vốn bị hạn chế bởi quy luật hiệu suất giảm dần. Sự tăng trưởng nhanh chóng của chi phí, sức mạnh và phần thưởng là điều làm cho trò chơi gia tăng thú vị và đầy thoả mãn. Các trò chơi gia tăng thường xuyên kết hợp các con số rất lớn trong việc tính toán phần thưởng/sức mạnh, sử dụng ký hiệu khoa học (1x10), ngắn gọn (1M, 1T, v.v.), viết tắt (1a, 1b, 1aa, 1ab), hoặc từ mới được sáng tạo (ví dụ "duoquadragintillion"), đôi khi làm cho việc ghi lại điểm cao trở thành một vấn đề đối với máy chủ. Bản chất của cơ chế này liên quan đến một vòng lặp: người chơi đăng nhập, tiêu hết tiền tệ của họ và đăng xuất trong vài giờ. Điều này tương tự (hoặc thậm chí là xuất phát từ) khái niệm "tiền tệ năng lượng" trong các trò chơi xã hội, nơi người chơi nhận được một năng lượng mỗi giờ. Khác biệt là trong các trò chơi nhàn rỗi này, cơ chế này là tự nhiên, trong khi trong các trò chơi xã hội khác, nó là được tạo ra để hạn chế người chơi. Cơ chế này có thể được chấp nhận hơn đối với những người chơi chính không thích trò chơi xã hội. Nó kết hợp với hộp thoại trong thế giới thực (ví dụ: "Tôi hết tiền; tôi cần trở lại khi tôi có nhiều hơn.") và mang lại cho người chơi nhiều sự kiểm soát hơn về quyết định của họ. Cơ chế này cung cấp những khoảnh khắc vui vẻ trải dài trong suốt quá trình chơi, nhằm chống lại cảm giác nhàm chán. Cơ chế này cũng có thể liên quan đến cơ chế trước đó của việc cung cấp sức mạnh/phần thưởng hơn khi đạt được mục tiêu hoặc thành tựu, điều này dẫn đến quyết định tối ưu và hướng đi có ý nghĩa. Là một cơ chế trong giai đoạn cuối của trò chơi hoặc cơ chế nâng cao, một số trò chơi có hệ thống dựa trên việc thiết lập lại hoặc "New Game Plus", thuật ngữ được đặt bởi "Chrono Trigger" (1995), nơi người chơi thiết lập lại tiến trình trò chơi của họ và đạt được một loại tiền tệ khác (prestige). Loại tiền tệ mới này thường được sử dụng để nhận các phần thưởng chung mà không biến mất sau một lần thiết lập lại, cho phép người chơi tiến xa hơn so với lần thiết lập lại trước đó, hoặc để người chơi chơi lại trò chơi với sức mạnh lớn hơn, thường với một số lựa chọn khi khởi động lại. Điều này cuối cùng sẽ tạo ra một vòng lặp không giới hạn của trò chơi và nhiều chiến lược chơi khác nhau. Nó tạo ra một lớp lặp khác: người chơi chơi từ đầu. Tap Titans (2014, bởi Game Hive) là một trong những trò chơi tiên phong của cơ chế prestige trong các trò chơi di động. Cơ chế này thường là tùy chọn; người chơi có thể chọn "prestige" khi họ cảm thấy họ đã chạm tới một "bức tường" và cảm thấy tiến trình của họ đang bị chậm lại (so với chi phí). Cơ chế này mang lại cho người chơi cảm giác tiến triển nhanh chóng, mà cảm giác này rất đáng được thưởng thức. Một số trò chơi bao gồm nhiều tầng prestiging, từ đó tạo ra nội dung mới, siêu tiền tệ hoặc lối chơi khả dụng. "Realm Grinder" bởi Divine Games (2015), giới thiệu việc từ bỏ, tái sinh và thăng cấp. Các trò chơi gia tăng khác nhau về việc có điều kiện chiến thắng hay không: như trong trò chơi "Cookie Clicker", người chơi có thể chơi mãi mãi, trong khi các trò chơi như "Candy Box!" hoặc "Universal Paperclips" có các kết thúc có thể đạt được sau một số tiến trình nhất định. Được tiên phong bởi trò chơi "AdVenture Capitalist", nhà phát triển có thể bán các tính năng tăng cường cao cấp như thu nhập tiền tệ nay lập tức (thường là một phần trăm của tỷ lệ thu nhập hiện tại) hoặc đôi khi được gói gọn dưới dạng "time-warp" (đạt ngay x giờ thu nhập tương lai), bội số tăng cường vĩnh viễn sau mỗi lần trở lại ban đầu, trở lại ngay sau khi nâng cấp, bảo vệ chống lại các sự kiện xấu, hệ thống gacha (rút thăm ngẫu nhiên để nhận nhân vật hoặc phần thưởng vĩnh viễn), và tiền tệ sự kiện. Mặt khác, họ cũng có thể cung cấp quảng cáo để người chơi nhận được phần thưởng nhỏ, chẳng hạn như một khoản tiền nhỏ, gấp đôi thu nhập ngoại tuyến, một lượng nhỏ tiền tệ cao cấp, tăng cường mạnh trong thời gian ngắn/tăng cường nhỏ trong thời gian trung bình, điểm thăng cấp bổ sung sau mỗi lần nâng cấp, giảm trạng thái xấu, v.v. Theo Anthony Pecorella trong các cuộc nói chuyện tại hội nghị GDC của anh ấy, trò chơi nhàn rỗi đầu tiên được xem là "Progress Quest" (2002) bởi Eric Fredriksen, đây là một trò chơi nhại lại các chỉ số và tự động tấn công của MMORPG. Anh ấy lập luận rằng Kongregate là nền tảng ban đầu cho thể loại này, vì một số người chỉ muốn trò chuyện, vì vậy, trò chơi đầu tiên của thể loại này có tựa đề thích hợp là "Kongregate Chat" (24 tháng 7 năm 2007, bởi John Cooney), trong đó trò chơi chỉ tự chạy và mọi người chỉ trò chuyện trong phần trò chuyện của trò chơi. Trong khi một trong những trò chơi nhàn rỗi trực quan đầu tiên ("RPG sơ khai" theo Pecorella) là "Ayumilove's HackerStory v1" (2008, bởi Ayumilove), vốn là một trò nhại lại việc quét bot trong trò chơi "Maple Story", một trò chơi MMORPG nổi tiếng của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Những người tiên phong đầu tiên của trò chơi nhàn rỗi cũng thấy một số trò chơi nhại lại trò chơi nhàn rỗi, chẳng hạn như "Anti-Idle" (2009, bởi tukkun) có cả yếu tố của trò chơi hoạt động và trò chơi nhàn rỗi, đồng thời cực kỳ phức tạp, nội dung phong phú và được cập nhật liên tục; nó đã giúp phổ biến thể loại này. Một trò chơi nhàn rỗi trên nền tảng Facebook, được gọi là "Cow Clicker" (2010, bởi Ian Bogost), mà theo tác giả, "một lý thuyết châm biếm và có thể chơi được về "các trò chơi xã hội vào thời đại đó"... Các trò chơi trên Facebook đã chắt lọc được bản chất của chúng.", là người đầu tiên nhận được sự chú ý của giới truyền thông chính thống. Một trò chơi nhại lại trò chơi nhàn rỗi khác (và nhại lại chủ nghĩa tư bản) có tên "AdVenture Capitalist" (2015, bởi Cody Vigue / Hyper Hippo Games) cũng đạt được thành công như một trò chơi trên trình duyệt và sau đó đã được cung cấp trên nhiều nền tảng. Đây là một trong những trò chơi đầu tiên triển khai kiếm tiền cũng như "thu nhập ngoại tuyến" tính toán tiến trình của người chơi trong thời gian họ ngoại tuyến, không giống như các trò chơi nhàn rỗi dựa trên trình duyệt trước đây chỉ chạy khi mở trong cửa sổ trình duyệt. Một số trò chơi nhàn rỗi không đi theo kết thúc vô hạn mà thay vào đó chọn kết thúc hữu hạn, giống như dựa trên khám phá và giải đố hơn, chẳng hạn như "A Dark Room" (2013, bởi Doublespeak Games) và "Candy Box!" (2013, bởi aniwey). Trò chơi gia tăng đã trở nên phổ biến vào năm 2013 sau thành công của "Cookie Clicker", mặc dù các trò chơi trước đó như "Cow Clicker" và "Candy Box!" đều dựa trên cùng một nguyên tắc. "Make It Rain" (2014, bởi Space Inch) là trò chơi nhàn rỗi lớn đầu tiên trên thiết bị di động thành công, mặc dù các yếu tố nhàn rỗi trong trò chơi bị hạn chế nhiều, yêu cầu check-in để tiến triển. Vào năm 2015, giới báo chí về trò chơi điện tử đã quan sát thấy những trò chơi như vậy phát triển nhanh chóng trên nền tảng phân phối Steam với các tựa game như "Clicker Heroes" (2014, bởi Playsaurus). Các trò chơi nhàn rỗi khác đã trở thành cổ điển bao gồm "Sandcastle Builder" (2013, bởi Eternal Density) dựa trên truyện tranh xkcd 1190: "Time", "Sharky Clicker" (2014, bởi Cirr), "Crank" (bởi FaeDine), và "Kitten Game" (2014, bởi Bloodrizer). Trong quá trình phát triển của thể loại này, khả năng kiếm tiền (thông qua quảng cáo hoặc các chỗ khác), nội dung cao cấp và các cơ chế trò chơi khác đang dần được thêm vào. Nathan Grayson của "Kotaku" đã cho rằng sự phổ biến của các trò chơi nhàn rỗi đến từ khả năng cung cấp sự giải trí không đòi hỏi quá nhiều thách thức, phù hợp với thói quen hàng ngày của một người, trong khi sử dụng các chủ đề và tính thẩm mỹ của các trò chơi phức tạp hơn để hấp dẫn những người chơi chính. Grayson cũng nhận xét rằng thể loại này cho phép một loạt cơ chế và chủ đề trò chơi khác nhau, chẳng hạn như kỳ ảo, khoa học viễn tưởng và nội dung kích dục, nhằm cung cấp đủ chiều sâu về mặt cảm nhận để tránh làm người chơi nhàm chán. Justin Davis của IGN mô tả thể loại này như được điều chỉnh để tạo ra một cảm giác không ngừng của việc tăng lên, khi các nâng cấp và vật phẩm đắt đỏ trở nên có sẵn một cách nhanh chóng, chỉ để trở nên tầm thường và bị thay thế bằng những thứ khác. Điều này dẫn đến việc người chơi cảm thấy mạnh mẽ và yếu đuối cùng một lúc trong việc theo đuổi sự tiến triển theo cấp số nhân. Julien "Orteil" Thiennot (người sáng tạo của các trò chơi như "Cookie Clicker") miêu tả những tác phẩm của mình là "không phải trò chơi". Vào đầu năm 2014, Orteil đã phát hành phiên bản sớm của "Idle Game Maker", một công cụ cho phép tạo ra các trò chơi nhàn rỗi tùy chỉnh mà không cần kiến thức về lập trình. Bình luận về tính chất giễu nhại của thể loại này, Pecorella nhận xét rằng "[trò chơi nhàn rỗi] là một thể loại gần như không muốn tồn tại; đó là một trò đùa, mặc dù vậy, nó vẫn tiếp tục thành công", và về các trò chơi nhàn rỗi phổ biến nói chung, "rất nhiều trong số này chỉ là bảng tính được trang trí với một số cơ chế thú vị trong đó." Thể loại trò chơi nhàn rỗi theo nhiều cách đã ảnh hưởng đến các thể loại khác. Pecorella (2015) đã xác định một số thể loại bao gồm các yếu tố nhàn rỗi trong cơ chế của chúng: Trò chơi bắn súng, trò chơi nhập vai và các thể loại khác cũng bắt đầu giới thiệu các trò chơi nhàn rỗi nhỏ hoặc vòng lặp prestige ngắn bên trong, trong khi một số giới thiệu tiến trình ngoại tuyến để lôi kéo người chơi quay trở lại, cho phép kết hợp các thể loại, từ trò chơi nhịp điệu nhàn rỗi đến trò chơi nhập vai, đến trò chơi giải đố và mô phỏng hẹn hò. Một auto clicker là một phần mềm tự động hoặc một macro thường được sử dụng để tự động hóa quá trình nhấp chuột (hoặc chạm) trong các trò chơi nhàn rỗi. Một số trò chơi nhàn rỗi sử dụng việc nhấp chuột như một phương pháp để thu thập tiền tệ khi hoạt động (để bổ sung cho phần nhàn rỗi), và người chơi đôi khi có thể sử dụng một auto clicker để tự động hóa phần này, từ đó có được tài nguyên/tiền tệ nhanh hơn. Pecorella, trong bài nói chuyện tại hội nghị GDC năm 2016, lập luận rằng auto clicker được coi là cần thiết đối với bất kỳ người chơi trò chơi nhàn rỗi "nghiêm túc" nào và rằng điều này không phải là gian lận, mà thay vào đó là một sự khám phá về một sai lầm trong thiết kế.
19821304
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821304
Richard Abel
Richard Abel (sinh năm 1955) là một nhạc sĩ và nghệ sĩ dương cầm người Canada. Ông đã được đề cử cho giải thưởng Juno award ba lần. Con trai của một tài xế taxi, người sau này trở thành một thợ thủ công, Richard Abel đến từ một gia đình rất khiêm tốn. Sự thích thú với âm nhạc và dương cầm đến từ người mẹ của ông. Ông bắt đầu chơi theo tai khi còn là một đứa trẻ, nhưng không học dương cầm cho đến khi ông 14 tuổi với các ni cô. Kinh nghiệm biểu diễn đầu tiên của ông trước khán giả là vào các ngày Chủ Nhật tại nhà thờ Marie-Reine-des-Cœurs ở Montreal, trong những gì được gọi là các lễ trình diễn nhịp điệu (còn được gọi là "gogo masses"). Ông đã làm điều này trong hai năm và ông nói rằng cũng tại nhà thờ này, ông trình diễn buổi biểu diễn solo đầu tiên của mình khi 18 tuổi. Sau đó, ông học nhạc tại École normale de musique ở Westmount và tại Cégep de Saint-Laurent ở Montreal, với Armas Maiste, nghệ sĩ dương cầm của Dàn nhạc giao hưởng Montreal. Để trang trải cho việc học, ông trở thành một nghệ sĩ dương cầm accompanist tại trường hát nổi tiếng của Roger Larivière, người cũng là giáo viên của Ginette Reno. Richard Abel bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp đầu tiên của mình là vai trò nghệ sĩ dương cầm và nhạc trưởng cho ca sĩ Quebec Michel Louvain. Sau đó, ông đồng hành cùng cặp đôi hài Ti-Gus et Ti-Mousse (Réal Béland - cha, Ti-gus và Denyse Émond, , điều này cho phép ông trở thành một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng bằng cách cho phép ông biểu diễn nhiều solo trong các buổi biểu diễn của họ. Sau đó, ông tham gia vào sân khấu âm nhạc trong các buổi hòa nhạc nổi tiếng của nghệ sĩ Guilda. Richard Abel cho rằng sân khấu âm nhạc đã giúp ông học hỏi nhiều nhất. Ông phải học cách múa bước (thậm chí ông nhận được bằng cấp cấp ba từ Trường Al Gilbert ở New York City vào năm 1983), hát, diễn xuất, thay đổi trang phục nhanh chóng và quan trọng nhất là thu hút sự chú ý của khán giả. Ngoài ra, ông cũng đã đồng hành cùng nghệ sĩ Alys Robi và các nghệ sĩ nổi tiếng khác, giúp ông biểu diễn tại nhiều khách sạn lớn và quán piano tại tỉnh Quebec. Ông đã gặp nghệ sĩ dương cầm người Mỹ Liberace ba lần, ảnh hưởng của Liberace đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của ông, đặc biệt là trong việc chọn bản nhạc và một số kỹ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, Richard Abel khẳng định ông không bao giờ bắt chước Liberace. Ông cho rằng khác với Liberace, ông không mặc trang phục, trừ khi khái niệm chương trình yêu cầu, như trong buổi biểu diễn kiểu Viên - Elegancia của mình. Ông đã ghi âm đĩa đầu tiên của mình, một đĩa vinyl 45 vòng/phút hoặc đĩa đơn, vào năm 1980 bao gồm hai tác phẩm "Clin d'œil" (tiếng Pháp có nghĩa là nháy mắt) và "Thaïs". Tuy nhiên, chỉ khi ra mắt album đầu tiên của mình ("Enfin" - nghĩa là Cuối cùng, năm 1988) thì sự nghiệp của ông dưới vai trò nghệ sĩ solo mới thực sự bắt đầu phát triển. Mặc dù vậy, sự nghiệp của ông ít được tiết lộ trên phương tiện truyền thông chínhstream, thu nhập của ông khiêm tốn và Richard Abel phải đối mặt với khó khăn trong việc kiếm đủ sống. Ông đã tổ chức các chuyến lưu diễn quảng cáo để quảng bá âm nhạc của mình. Ông đã thực hiện các chuyến lưu diễn quảng cáo tại các trung tâm thương mại ở tỉnh Quebec, tăng doanh số bán đĩa và lòng trung thành của khán giả. Ông đã tổ chức một buổi hòa nhạc riêng tư dành cho Hoàng tử Philip, Công tước Edinburgh, tham gia các bữa tiệc tiếp khách quốc gia (Jeanne Sauvé, Tổng thống Costa Rica, Tổng thống Iceland) và thậm chí đã đóng góp vào nhạc nền của loạt phim truyền hình "He Shoots, He Scores". Ông cũng đã thực hiện hai chuyến lưu diễn đi khắp Canada cùng với Dàn nhạc Glenn Miller. Album "Mélodies" của ông đã được đề cử cho Album của năm cho âm nhạc nhạc cụ tại Lễ trao giải ADISQ năm 1991. Năm 1992, album Giáng sinh đầu tiên của ông, "Noël au piano" (nghĩa là Giáng sinh trên piano), đã giúp ông giành được giải Félix Award đầu tiên của ADISQ cho Album nhạc cụ của năm. Album "Instrumental Memories" năm 1993 và album "Pour le Plaisir/Just for fun" năm 1995 của ông cũng đều được đề cử cho giải Félix cho Album nhạc cụ của năm. "Pour le Plaisir/Just for fun" đã được chứng nhận Bạch kim tại Canada vào năm 1996 với hơn 100.000 bản bán ra. Vào ngày 3 tháng 1 năm 1996, ông đã trúng vé số, Lotto 6/49, với một vé mà ông mua cùng cha mình. Phần thưởng của ông là 714.000 đô la. Richard Abel khẳng định rằng việc trúng xổ số này không có liên quan gì đến sự thành công về doanh số bán của album "Pour le plaisir/Just for fun". Trái với tin đồn, Richard Abel chưa bao giờ trúng giải xổ số lần thứ hai. Câu chuyện này chỉ là một trò đùa vào ngày 1 tháng 4 năm 1997 được khởi xướng bởi nhà báo Jean-Paul Sylvain của báo Journal de Montréal. Richard Abel giành giải Félix thứ hai cho Album nhạc cụ của năm với "Pour le plaisir, just for fun vol. 2". Album này đã đạt được chứng nhận Vàng vào năm 1997 với 50.000 bản bán ra tại Canada. Năm 2000, ông ghi âm một album, "Inspiration Classique" (nghĩa là Cảm hứng Cổ điển), cùng với Prague Philharmonic Orchestra (Dàn nhạc giao hưởng Prague). Bản thu này đã được chứng nhận Bạch kim và giúp ông giành được giải Félix thứ ba cho album nhạc cụ xuất sắc nhất tại Lễ trao giải ADISQ. "Romance" (2001) và "Élegancia" (2006) đều giúp ông được đề cử cho giải Félix cho Album nhạc cụ của năm. Sau đó, ông trình diễn tại các sân khấu lớn hơn tại Québec, bao gồm La salle Wilfrid-Pelletier vào các năm 2001, 2004, 2006 và 2008, làm phần mở màn hoặc trong một chương trình và là một nghệ sĩ solo tại Théâtre Maisonneuve tại Place des Arts vào năm 1986, và năm 2015 như một phần mở màn. Ông đã biểu diễn tại Bell Centre năm 2005 và Place Bell năm 2017. Năm 2005, ông ghi âm một album "Hommage aux compositeurs canadiens et québécois" (tạm dịch là Tưởng nhớ các nhà soạn nhạc Canada và Québec) cho Reader's Digest World tại Brussels (Bỉ), album này đã giành giải Félix cho Album nhạc cụ của năm. Năm 2006, với tư cách là người phát ngôn cho Hiệp hội Bại não, ông đã tổ chức một buổi diễn tại Paris tại phòng UNESCO. Ông cũng đã tổ chức một buổi hòa nhạc khác tại Lyon tại Bourse du travail trước 2000 khán giả, cùng với Nanette Workman, Martin Deschamps và Yves Duteil. Ông giành giải Félix khác cho Album nhạc cụ của năm với album "Noël, Christmas, Navidad, Weihnachten, Natale, Kerstmis, Jul" năm 2008. Ông đã ghi âm một chương trình truyền hình có tên "Elegancia", được phát sóng trên PBS vào năm 2009. Nhờ lời mời từ các tổ chức từ thiện, bao gồm Atmavishwas, Richard Abel đã thực hiện 4 chuyến lưu diễn tại Ấn Độ vào các năm 2011, 2012, 2014 và 2019. Vào tháng 11 năm 2016, ông đã xuất bản cuốn hồi ký của mình, "Richard Abel: mon histoire en noir et blanc". Cuốn sách này đã có hơn 5000 bản bán ra và được coi là một cuốn sách bán chạy ở Québec. Trong suốt sự nghiệp của mình, Richard Abel đã bán được hơn một triệu album và DVD. Richard Abel đã được đề cử cho giải Juno Award cho nghệ sĩ nhạc cụ tốt nhất vào năm 1996 và 1997 và cho album nhạc cụ tốt nhất vào năm 2002. Ngoài ra, Abel cũng đã giành được năm giải Felix Award.
19821306
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821306
Los Cabos Open 2023
Giải quần vợt Los Cabos Mở rộng 2023 (còn được biết đến với Mifel Tennis Open by Telcel Oppo vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt ATP thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời. Đây là lần thứ 7 giải đấu được tổ chức, và là một phần của ATP Tour 250 trong ATP Tour 2023. Giải đấu diễn ra ở Los Cabos, Mexico từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 năm 2023. Đặc cách: Vượt qua vòng loại: Thua cuộc may mắn: Đặc cách:
19821311
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821311
Hoàn Châu Lâu Chủ
Lý Thọ Dân (; ngày 28 tháng 2 năm 1902 – Tháng 2 năm 1961), tên lúc đầu là Lý Thiện Cơ (李善基), sau đổi thành Lý Hồng (李红), nổi tiếng với bút danh Hoàn Châu Lâu Chủ (), người Trường Thọ, Tứ Xuyên (nay là Trùng Khánh), là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp và tiên hiệp của Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết năm 1946 của ông có nhan đề "Liễu Hồ hiệp ẩn" (), phần tiền truyện của kiệt tác "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" (), là một trong những tiểu thuyết kiếm hiệp đầu tiên được dịch sang tiếng Anh. Những tác giả kiếm hiệp khác có tiểu thuyết nằm trong số những tác phẩm đầu tiên được dịch sang tiếng Anh bao gồm Vương Bảo Tường, Cung Bạch Vũ, Trịnh Chứng Nhân và Chu Trinh Mộc. Hoàn Châu Lâu Chủ chào đời vào năm Quang Tự thứ 28 thời Thanh (1902), xuất thân từ nhà thế gia hoạn quan, tên ban đầu là Lý Thiện Cơ (sau đổi tên thành Lý Thọ Dân và Lý Hồng được sử dụng sau năm 1949). Cha ông là Lý Nguyên Phụ từng một thời ra làm Tri phủ Tô Châu dưới thời Quang Tự. Hồi còn trẻ, Lý Thọ Dân thường cùng cha du ngoạn nam bắc, thưởng ngoạn phong cảnh các nơi, sau khi cha qua đời, gia đình lâm vào cảnh nghèo khó nên ông chỉ học ở Tô Châu vài năm rồi bỏ học ra đi làm sớm. Từ nhỏ ông đã say mê cựu học, đọc rộng kinh điển Phật giáo và Đạo giáo, đồng thời luyện tập võ thuật và khí công. Ông thông thạo học thuyết lý luận ba nhà Nho, Phật, Lão, giỏi thuật số học, y học, bói toán và chiêm tinh. Người ta đồn rằng trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai, ông đã tính toán được vận may của viên đại tá người Nhật và cứu ông này thoát khỏi tai họa chết người. Năm 19 tuổi, ông làm công chức chính phủ Bắc Dương ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Năm 1932, "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" được xuất bản nhiều kỳ trên "Thiên Phong báo" ở Thiên Tân, toàn sách hơn một triệu chữ, có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tiểu thuyết và điện ảnh Trung Quốc sau này. Trong giai đoạn sau, do số lượng lời mời ngày càng nhiều, tham vọng của tác giả dần tăng lên, đồng thời, ông tiếp tục viết thêm phần tiền truyện, hậu truyện, tân truyện, ngoại truyện và biệt truyện cho "Thục Sơn kiếm hiệp truyện". Nó kéo dài nhiều thế hệ trước sau theo thời gian và không gian được mô tả trong "Thục Sơn kiếm hiệp truyện". Kết quả là cái đuôi quá lớn đến mức không thể đưa ra phần tổng kết cuối cùng của "Thục Sơn kiếm hiệp truyện", khiến cho ba trận đấu kiếm của phái Nga Mi trở nên bí ẩn hơn trong lòng độc giả. Sau đó bộ truyện được Lệ Lực xuất bản xã ấn hành, viết đến năm 1949 vẫn chưa xong tập này. Cũng có nhiều tin đồn khác về cuốn "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" chưa hoàn thành, bao gồm cả việc sau Thế chiến thứ hai, mạng lưới văn học ở Trung Quốc đại lục ngày càng trở nên bó buộc hơn, do đó tác giả không còn có thể viết tiểu thuyết kỳ ảo được nữa, và Hoàn Châu Lâu Chủ đành phải mưu sinh bằng nghề viết kịch bản hí khúc cho đến lúc mất vì ung thư thực quản vào năm 1961. Về phần kết của tập này, có tin đồn rằng con trai ông từng tiết lộ với bạn bè của cha mình rằng cha ông đã hoàn thành bản thảo trước khi qua đời và giao cho bạn mình xuất bản ở Hồng Kông, nhưng vì sao cuốn này chưa bao giờ được xuất bản hiện giờ vẫn còn là một bí ẩn. Tháng 3 năm 1949, ông dừng việc sáng tạo và xuất bản cuốn "Thục Sơn kiếm hiệp hậu truyện" còn dang dở ở Thượng Hải, kể từ đó, ông cống hiến hết mình để thể hiện sự sáng tạo của võ hiệp trong thời đại mới mang hơi hướng trừ bạo an dân và Đào Nguyên nhạc thổ. Từ năm 1949 đến tháng 5 năm 1951, ông viết và xuất bản 13 tiểu thuyết kiếm hiệp, trong đó có bộ "Nữ hiệp Dạ Minh châu". Về sau, do tình hình chính trị chấm dứt, truyện này được cải biên để tạo kịch bản cho Thượng Tiểu Vân và những người khác trình diễn. Năm 1958, tờ "Văn nghệ học tập" đăng bài viết mang tên "Đừng để Hoàn Châu Lâu Chủ tiếp tục thả độc", khiến ông bị kích động mạnh đến nỗi mắc chứng xuất huyết não; ít lâu sau thì qua đời vì ung thư thực quản vào tháng 2 năm 1961, hưởng dương 59 tuổi. Bộ truyện "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" là tác phẩm đầu tay và tiêu biểu của tác giả. Hoàn Châu Lâu Chủ là bút danh mà ông sử dụng trong tất cả các tác phẩm của mình. "Thục Sơn kiếm hiệp truyện" được chuyển thể thành rất nhiều phiên bản, từ truyền hình cho đến điện ảnh:
19821316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821316
Huỳnh Tú Anh
Huỳnh Tú Anh tên đầy đủ là Huỳnh Thị Tú Anh (sinh 29 tháng 12 năm 2002) là một nữ người mẫu Việt Nam. Cô đạt danh hiệu Quán quân The Face Vietnam 2023 và cô chính thức trở thành đại sứ quảng bá cho thuơng hiệu mỹ phẩm MAC Cosmetics 2023. Trước đó cô từng lọt vào Top 24 Tiktok FashUP 2022. Huỳnh Tú Anh sinh năm 2002 tại Bình Dương, cô từng học tại THPT Võ Minh Đức và hiện tại đang học tập và làm việc tại TPHCM. Cô tham dự và cô đã lọt vào top 24 chung cuộc. Cô chính thức ghi danh tại The Face Vietnam - Gương mặt người mẫu Việt Nam 2023 và cô thuộc đội của HLV Anh Thư, được đánh giá là một trong những thí sinh có gương mặt đậm chất thời trang cao cấp (high fashion) trong top 15. Ngay từ vòng casting, Tú Anh được biết đến với câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình giảm cân để thực hiện đam mê người mẫu và cô chính thức đạt danh hiệu quán quân chung cuộc.
19821322
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821322
Thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á 2022
Thể thao điện tử sẽ là một trong những bộ môn được thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 và được tổ chức tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 24 tháng 9 năm 2023 đến ngày 02 tháng 10 năm 2023. Đây sẽ là lần đầu tiên Thể thao điện tử trở thành một bộ môn tranh huy chương chính thức tại Đại hội Thể thao châu Á và là lần thứ 4 được tổ chức tại một Sự kiện thể thao nhiều bộ môn với lần cuối tổ chức tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 ở Philippines, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 ở Việt Nam và Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 ở Campuchia. Tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 được tổ chức tại Jakarta, Indonesia, năm bộ môn được đưa vào thành các nội dung trình diễn. Tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 sẽ có tổng cộng 7 nội dung tranh huy chương và 2 nội dung trình diễn. Thể thao điện tử đã được giới thiệu tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 như là một Thể thao biểu diễn, do vậy, các huy chương giành được trong môn thể thao này sẽ không được tính vào tổng số huy chương chính thức. Tại Đại hội Thể thao châu Á 2022, có tổng cộng 8 bộ môn tranh huy chương trong Thể thao điện tử và 2 bộ môn biểu diễn là Robot and VR. Thể thao điện tử sẽ nằm trong hạng mục "thể thao trí tuệ". AliSports, bộ phận thể thao của Công ty công nghệ đa quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Alibaba, đã hợp tác với Hội đồng Olympic châu Á để tổ chức Thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á. Tháng 3 năm 2023, Hội đồng Olympic châu Á đã thông qua quyết định loại bỏ Hearthstone khỏi danh sách các sự kiện do đóng cửa dịch vụ của Blizzard tại Trung Quốc đại lục. Tất cả các bộ môn Thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Thể thao điện tử quận Hạ Thành, sau được đổi tên thành Trung tâm Thể thao điện tử Hàng Châu. Trung tâm khởi công xây dựng ngày 24 tháng 9 năm 2020, và chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 3 năm 2022. Trung tâm có diện tích 80,000 m và sẽ có tổng cộng 4,087 chỗ ngồi. Một giải đấu dùng để xét điều kiện tham gia gọi là "AESF Road to Asian Games 2022" ("Đường đến Đại hội thể thao châu Á 2022") được tổ chức tại Ma Cao, Trung Quốc từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7 cho tất cả 7 bộ môn. Kết quả của giải đấu sẽ được sử dụng để xác định trước việc phân chia những quốc gia tham dự và không có quốc gia nào bị loại thông qua giải đấu này. Hàn Quốc và Nhật Bản không tham gia giải đấu này. Vì một số lý do, đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam đã không kịp hoàn thành các thủ tục để tham dự giải đấu này. Theo thông báo từ ban tổ chức AESF Road to Asian Games 2022, đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam được xếp vào nhóm 3 - khu vực Đông Nam Á. Việc vắng mặt ở AESF Road to Asian Games 2022 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế cũng như việc phân chia bảng đấu của đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam tại Đại hội Thể thao châu Á 2022.
19821357
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821357
Odontorrhina
Odontorrhina là một chi bọ cánh cứng thuộc phân họ Cetoniinae, gồm bốn loài và hai phân loài. Cơ thể của tất cả các loài được bao phủ bởi lớp lông nhỏ. Chúng được cho là có quan hệ họ hàng gần nhất với chi "Trichostetha". Các loài thuộc chi đã được ghi nhận ở các tỉnh Bắc Cape và Tây Cape của Cộng hòa Nam Phi, với một ghi nhận chưa được xác nhận ở miền nam Namibia. Chúng là loài đặc hữu của vùng Fynbos và Succulent Karoo. "Odontorrhina hispida" có màu đồng kim loại nhạt và toàn bộ lưng của chúng được bao phủ bởi lớp lông ngắn màu cam xỉn hoặc vàng. Chúng dài khoảng 18 mm và ngang 11 mm. Ấu trùng của "O. hispida" đã được tìm thấy cùng với ấu trùng của "Ichnestoma coetzeri" dưới các cây họ Cúc hoặc họ Táo. Các nhà sưu tập coi chúng là loài hiếm. Phạm vi của loài tập trung hơn ở trong đất liền và về phía đông so với các loài khác của chi "Odontorrhina". Môi trường sống chủ yếu của chúng là miền núi. "Odontorrhina krigei" gần như màu đen hoàn toàn, bao gồm cả lớp lông cứng của chúng ở hầu hết các cá thể. Loài này dường như dành phần lớn thời gian trưởng thành của mình trong hoặc xung quanh các gò mối, nơi chúng cũng phát triển dưới dạng ấu trùng. Giống như "O. hispida", phạm vi phân bố của loài tập trung nhiều hơn trong đất liền so với các loài khác và chúng bị giới hạn ở nhiều vùng núi hơn. "Odontorrhina maraisi" có màu từ đồng đến đen trên lưng và xanh ôliu đến đồng ở mặt dưới. Tiêu bản thu được của loài này khác với "O. hispida" ở chỗ lông của chúng có màu trắng thay vì nâu vàng hoặc vàng, và với "O. pubescens" ở chỗ màu sẫm hơn. Loài này có thể dài khoảng 17,5–22 mm và có chiều ngang 10–12 mm. Tên loài, "maraisi", được đặt theo tên của Andre P. Marais, người dẫn đầu các quan sát về loài này. "O. pubescens" có lớp lông cứng mỏng trên lưng và lông dày ở mặt dưới. Lưng có màu xanh đồng và chân có màu xanh lục sáng. Loài này có hai phân loài: "O. p. hantam" và "O. p. pubescens". "O. p. hantam" bị giới hạn ở khu vực cao hơn. Mặc dù không có loài "Odontorrhina" nào được đưa vào Sách đỏ IUCN, một bài báo năm 2012 cho rằng các loài thuộc chi này có khả năng bị đe dọa nếu tác động của biến đổi khí hậu ở các khu vực mà chúng là loài đặc hữu trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết các loài "Odontorrhina" phát triển dưới dạng ấu trùng dưới các bụi cây, tận dụng bóng râm để bảo vệ khỏi cái nóng hoặc mất nước. Chỉ trừ "Odontorrhina krigei" sử dụng các gò mối với mục đích tương tự. Ấu trùng "O. krigei" ăn chất thải từ gò mối, trong khi ấu trùng của các loài khác ăn lá mục.
19821361
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19821361
Whisnu Sakti Buana
Whisnu Sakti Buana (22 tháng 10 năm 1974 – 27 tháng 5 năm 2023) là một chính trị gia người Indonesia. Ông giữ chức thị trưởng Surabaya trong thời gian ngắn từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021, chủ yếu với chức vụ quyền thay thế Tri Rismaharini. Ông là phó thị trưởng Surabaya dưới sự lãnh đạo của Tri Rismaharini từ năm 2014 đến 2015 và từ năm 2016 đến năm 2020. Whisnu sinh ngày 22 tháng 10 năm 1974 tại Surabaya. Cha của Whisnu, , là chính trị gia cấp cao của Đảng Dân chủ - Đấu tranh Indonesia (PDI-P), và là phó chủ tọa của Hội nghị Hiệp thương Nhân dân. Whisnu học kỹ thuật tại Học viện Công nghệ tháng 11 Sepuluh ở Surabaya và đạt bằng cử nhân. Whisnu là thành viên của hội đồng thành phố Surabaya, ông là phó chủ tọa của cơ quan lập pháp với tư cách là thành viên của PDI-P. Trong khi là phó chủ tọa vào năm 2010, ông bị chủ tọa Wisnu Wardhana mời ra khỏi phòng trong cuộc tranh cãi về loại thuế được đề xuất. Ông được chỉ định kế nhiệm Bambang Dwi Hartono giữ chức phó thị trưởng dưới quyền Tri Rismaharini (Risma) vào ngày 8 tháng 11 năm 2013, nhưng ông chỉ nhậm chức vào ngày 24 tháng 1 năm 2014. Với vai trò cấp phó của Risma, Whisnu công khai phản đối quyết định đóng cửa của bà vào năm 2014, dẫn chứng việc phụ thuộc kinh tế của cư dân địa phương và mất việc làm ngoại trừ những lao động tình dục. Bất chấp mâu thuẫn trên, Risma vẫn chọn Whisnu là ứng cử viên liên danh và cả hai được bầu lại sau cuộc bầu cử thị trưởng năm 2015 với hơn 86% phiếu bầu. Nhiệm kỳ đầu tiên của Risma và Whisnu kết thúc vào ngày 28 tháng 9 năm 2015, và nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu vào ngày 17 tháng 2 năm 2016. Risma được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Xã hội vào ngày 23 tháng 12 năm 2020, Whisnu giữ quyền thị trưởng vào ngày hôm sau. Ông chính thức nhậm chức thị trưởng vào ngày 11 tháng 2 năm 2021, mặc dù nhiệm kỳ của ông chỉ kéo dài một tuần, vì kết thúc vào ngày 17 tháng 2 năm 2021. Whisnu đăng ký tranh cử với tư cách là ứng cử viên của PDI-P trong cuộc bầu cử thị trưởng năm 2020, nhưng đảng này đã ủng hộ Eri Cahyadi với ứng cử viên liên danh , và Whisnu vận động cho Cahyadi trong cuộc bầu cử. Whisnu dự định tranh cử một ghế trong Hội đồng Đại diện Nhân dân Khu vực Đông Java trong cuộc tổng tuyển cử năm 2024. Whisnu qua đời vào ngày 27 tháng 5 năm 2023 do nhồi máu cơ tim. Ông được an táng vào ngày hôm sau tại Nghĩa trang Công cộng Keputih ở Surabaya. Whisnu kết hôn vào năm 2017 với người bạn từ thời trung học cơ sở Dini Syafariah Endah. Cả hai có bốn người con.