title
stringlengths
0
216
summary
stringlengths
0
618
content
stringlengths
0
26.1k
url
stringlengths
35
205
metadata
dict
Nga khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu tiếp tục tăng trưởng tích cực
NDO -Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) là một trung tâm hội nhập năng động và hiệu quả, mang lại lợi ích thực sự cho mỗi quốc gia tham gia.
Phát biểu tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo EAEU được tổ chức ở Moskva, Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Liên minh Á-Âu ngày nay là một trung tâm hội nhập năng động và hiệu quả, các hoạt động của EAEU góp phần tăng trưởng trao đổi thương mại và đầu tư, tăng cường quan hệ kinh doanh và mở rộng quan hệ hợp tác, cuối cùng mang lại lợi ích thực sự cho mỗi bên tham gia”.Cuộc họp lần này diễn ra nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký Hiệp ước thành lập EAEU với sự tham dự của lãnh đạo các quốc gia thành viên EAEU: Tổng thống Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Thủ tướng Armenia, cùng với những người đứng đầu các quốc gia quan sát viên EAEU là Uzbekistan và Cuba.Tin liên quanNga đề xuất mở rộng thanh toán bằng đồng tiền các quốc gia EAEUTổng thống Putin cho biết, khối lượng thương mại trong EAEU đã tăng gần gấp đôi từ 45 tỷ USD lên 89 tỷ USD, trong đó hơn 90% các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng các loại tiền tệ quốc gia thành viên. Theo ông Putin, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thành viên EAEU đã tăng từ 1.600 tỷ USD lên 2.500 tỷ USD và kim ngạchthương mạivới các nước thứ ba tăng 60%, từ 579 tỷ USD lên 923 tỷ USD.Ông cũng nhấn mạnh Nga đánh giá cao mối quan hệ nhiều mặt, cùng có lợi với các đối tác trong EAEU. Nhà lãnh đạo Nga kêu gọi các nước nỗ lực hơn nữa để hội nhập sâu hơn và phát triển toàn diện trong EAEU. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định động lực kinh tế vĩ mô tích cực của EAEU vẫn tiếp tục trong năm nay.Bên lề sự kiện này, Tổng thống Putin đã có một số cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước thành viên EAEU. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Tổng thống Putin cho rằng hợp tác trong EAEU có lợi cho tất cả các quốc gia thành viên, trong đó có cả Armenia và Nga.Theo Tổng thống Putin, trao đổi thương mại giữa Armenia với các nước EAEU đã tăng đáng kể kể từ năm 2015, ước tính tăng gấp 14 lần. Sau cuộc họp này, hai nhà lãnh đạo tiếp tục họp kín, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng.
https://nhandan.vn/nga-khang-dinh-lien-minh-kinh-te-a-au-tiep-tuc-tang-truong-tich-cuc-post808633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Liên bang Nga", "EAEU", "Tổng thống Putin", "thương mại", "Nga", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc
NDO -Với các chính sách thúc đẩy và hỗ trợ phát triển du lịch nhằm biến Thái Lan tiếp tục trở thànhtrung tâm du lịchcủa khu vực, việc miễn thị thực cho du khách Trung Quốc khi vào Thái Lan đã thu hút lượng lớn du khách Trung Quốc đến Thái Lan trong thời gian qua.
Bộ trưởng Du lịch và thể thao Thái Lan Sudawan Wangsuphakijkosol mới đây cho biết, thống kê cho thấy, có tới 11.296.762 lượt du khách nước ngoài đã đến Thái Lan từ đầu năm đến nay, mang lại nguồn thu 544,581 tỷ baht, tương đương 15 tỷ USD cho Thái Lan.Các số liệu thống kê cho thấy, khách Trung Quốc đứng đầu danh sách số lượng du khách nước ngoài đến Thái Lan, đạt con số 2.152.167 lượt, tiếp đến là Malaysia là 1.466.837, đứng thứ ba là Nga với 727.351 lượt, thứ tư là Hàn Quốc với 643.412 lượt và thứ năm là Ấn Độ với 587.282 lượt khách. Việc Ấn Độ vươn lên đứng hàng thứ 5 được cho là bắt nguồn từ việc du khách Ấn Độ cũng được miễn thị thực khi nhập cảnh Thái Lan.Từ đầu năm đến nay cũng là khoảng thời gian du khách Trung Quốc đến Thái Lan nhiều, do xu hướng du lịch nước ngoài nhân dịp Tết của Trung Quốc tăng lên, đặc biệt năm nay, du khách Trung Quốc đến Thái Lan được hưởng chính sách miễn thị thực 30 ngày mà hai nước ký kết hôm 28/1 vừa qua.Năm ngoái, hơn hơn 28 triệu lượt du khách nước ngoài đã đến Thái Lan và dự kiến năm nay, có tới 35 triệu lượt du khách nước ngoài đến Thái Lan, mang lại nguồn thu từ 2.300 tỷ đến 2.500 tỷ baht cho nước này.Chính phủ Thái Lan tin tưởng rằng, năm 2024 sẽ là năm ghi nhận sự tăng trưởng chưa từng có của ngành du lịch. (Ảnh: XUÂN SƠN)Do tác động của việc miễn thị thực giữa Thái Lan với Trung Quốc, nhiều khả năng, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan sẽ soán ngôi Malaysia trong bảng xếp hạng số lượng khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan. Năm 2023, có hơn 4 triệu lượt du khách Malaysia đến Thái Lan, trong khi lượng khách Trung Quốc đứng thứ hai, chiếm hơn 3 triệu lượt.Nhiều nhà hoạch định du lịch Thái Lan cho rằng, năm nay, lượng khách Trung Quốc đến Thái Lan có thể lên đến 7 triệu lượt, tăng gấp đôi so với năm ngoái.Ngoài Trung Quốc, Thái Lan đang tiếp tục đẩy mạnh tiến hành xem xét miễn thị thực nhập cảnh cho du khách nhiều nước để thúc đẩy phát triển du lịch.Tin liên quanThái Lan công bố chiến lược trở thành trung tâm du lịch toàn cầu
https://nhandan.vn/thai-lan-thu-hut-luong-lon-khach-du-lich-trung-quoc-post807259.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Thái Lan", "du lịch", "kỳ nghỉ" ] }
Hà Nội và Thiểm Tây (Trung Quốc) đẩy mạnh hợp tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
NDO -Sáng 20/5, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây (Trung Quốc), Đoàn đại biểu cấp caothành phố Hà Nội, do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây.
Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thiểm Tây, Bí thư Thành ủy Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của Tỉnh ủy Thiểm Tây và thành phố Tây An.Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, con đường phát triển, đặc điểm văn hóa, xã hội. Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay.Đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, thành công của chuyến thăm Trung Quốc củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngtháng 10/2022 và chuyến thăm Việt Nam củaTổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhtháng 12/2023 đã mang đến động lực và nguồn cổ vũ lớn lao cho sự phát triển của quan hệ song phương. Việc hai bên thống nhất xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới với sự tin cậy chính trị vững chắc hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn.Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội có mối quan hệ hợp tác với gần 100 thành phố lớn trên thế giới, cách đây 30 năm, Hà Nội và Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ hữu nghị chính thức. Thành phố cũng có chủ trương thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh Thiểm Tây với mong muốn giữa Hà Nội và Thiểm Tây và thành phố Tây An đẩy mạnh hợp tác, nhất là những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội sang thăm và làm việc tại Thiểm Tây, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Hà Nội và Thiểm Tây đều là các địa phương có hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, phong phú, đa dạng. Việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm khai thác hệ thống di sản văn hóa này với những giá trị tiềm ẩn nhằm tạo động lực mới trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng chắc chắn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy cũng đề nghị một số phương hướng hợp tác giữa hai địa phương trong thời gian tới như thúc đẩy trao đổi, tiếp xúc song phương giữa hai địa phương bao gồm cả cấp lãnh đạo và cơ sở; mở rộng, đi sâu hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm trao đổi chuyên gia, tọa đàm khoa học, chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn di sản, khai thác các giá trị di sản văn hóa; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch, khai thác các tuyến du lịch mới giữa Hà Nội với Thiểm Tây, phối hợp quảng bá tài nguyên du lịch của hai địa phương, góp phần phát triển kinh tế, thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết hữu nghị giữa hai bên; thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư trong các lĩnh vực hai bên quan tâm và có thế mạnh.Về phần mình, đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thiểm Tây, Bí thư Thành ủy Tây An cho biết, Thiểm Tây là một trong những cái nôi của nền văn hóa Trung Quốc, từng là kinh đô của 14 triều đại với bề dày lịch sử và các di tích nổi tiếng. Thiểm Tây còn là một trong những căn cứ cách mạng nơi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và các nhà cách mạng tiền bối đã từng hoạt động trong suốt 13 năm. Ngày nay, Thiểm Tây là tỉnh giàu về tài nguyên khí đốt, than đá..., là địa phương đứng top đầu của Trung Quốc về phát triển năng lượng mới.Đồng chí Phương Hồng Vệ khẳng định, Thiểm Tây đã thiết lập quan hệ hữu nghị với 40 thành phố của 33 quốc gia, mặc dù khoảng cách giữa Thiểm Tây không gần với Việt Nam nhưng hiện có hơn 700 sinh viên Việt Nam đang học tại 12 cơ sở giáo dục; đồng thời, nhấn mạnh, Thiểm Tây và Hà Nội đều có chung nền tảng là văn hóa, lịch sử lâu đời, chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội là động lực để hai bên phát triển quan hệ và triển khai nhiều hợp tác trong thời gian tới.Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại Cục Di sản văn hoá Thiểm Tây.Chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội đến thăm và làm việc với Cục Di sản văn hoá tỉnh Thiểm Tây. Hai bên đã trao đổi, chia sẻ về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đặc biệt là kinh nghiệm trong bảo tồn và phục chế các di vật, giám định các cổ vật trong nhà và ngoài trời tại các bảo tàng.Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội thăm Viện Nghiên cứu và Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thiểm Tây.Trước đó, Đoàn đã đến thăm, làm việc với Viện Nghiên cứu và Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thiểm Tây. Tại đây, Đoàn đã được đồng chí Viện trưởng giới thiệu về công nghệ hiện đại để phục vụ công tác khai quật, giám định, phục chế và bảo tồn các di tích và cổ vật.
https://nhandan.vn/ha-noi-va-thiem-tay-trung-quoc-day-manh-hop-tac-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-post810469.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Trung Quốc", "Hà Nội", "Thiểm Tây", "quan hệ Việt-Trung", "Giao lưu hữu nghị" ] }
Chiến thắng Điện Biên Phủ
https://special.nhandan.vn/video-chien-thang-Dien-Bien-Phu-dau-an-sau-dam-trong-tim-ban-be-quoc-te/index.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [] }
Thị trường lao động Anh phục hồi
Những dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện trên thị trường lao động Anh khi tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong ba tháng cuối năm 2022 ở mức 3,7%, gần với mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1970. Tuy vậy, còn nhiều yếu tố rủi ro đe dọa kìm hãm đà phục hồi này, trong đó nổi bật là mâu thuẫn xoay quanh vấn đề tiền lương cho người lao động.
Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt (G.Hăn) thông báo, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong ba tháng cuối năm 2022 ở mức 3,7%, gần với mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Ðây là dấu hiệu cho thấy khả năng phục hồi của thị trường lao động. Bộ trưởng Jeremy Hunt nhấn mạnh, trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay mà tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thị trường lao động. Quan chức này cũng nêu rõ, điều tốt nhất có thể làm cho người lao động là tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm 50% tỷ lệ lạm phát trong năm 2023. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), tiền lương không bao gồm tiền thưởng đã tăng 6,7% trong quý IV/2022, nhưng lại giảm 2,5% khi tính đến yếu tố lạm phát.Nền kinh tế Anh đã tránh được suy thoái "trong gang tấc" với mức tăng trưởng bằng 0 trong quý IV/2022. Lạm phát của Anh trong tháng 12/2022 giảm nhẹ xuống mức 10,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn gần với mức cao nhất trong 40 năm qua do hóa đơn năng lượng tăng vọt bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine. Tăng trưởng GDP của Anh trong quý IV/2022 vẫn thấp hơn 0,8% so với trước đại dịch Covid-19, trong khi tăng trưởng GDP ở hầu hết các nền kinh tế lớn khác đều đã phục hồi vượt mức trước đại dịch. Dù bày tỏ hoan nghênh trước thông tin kinh tế Anh tránh được suy thoái, các quan chức Xứ sở sương mù vẫn thận trọng cảnh báo về tình hình lạm phát khi giá tiêu dùng cao ngất ngưởng, gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Ngân hàng trung ương Anh nhận định, kinh tế nước này có thể bước vào suy thoái trong năm 2023 nhưng thời gian suy thoái sẽ ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với các dự báo trước đây.Giữa lúc kết quả đàm phán về vấn đề tiền lương giữa Chính phủ và các tổ chức công đoàn còn chưa ngã ngũ, làn sóng đình công của người lao động tiếp diễn ở một số ngành nghề chủ chốt, vừa đe dọa triển vọng phục hồi của thị trường lao động, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội. Các cuộc đình công gia tăng trên khắp nước Anh trong lĩnh vực truyền thông, giáo dục, vận tải và y tế, khiến nhiều trường học đóng cửa, dịch vụ vận tải đường sắt ngưng trệ gần như trên toàn quốc. Mới đây, khoảng 15.000 thành viên của Unison, tổ chức công đoàn lớn nhất đại diện cho nhân viên tại Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS), đã tiến hành đình công. Trong khi đó, cuộc đình công của khoảng 70.000 nhân viên, giáo vụ tại các trường đại học thuộc Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng (UCJ) cũng gây ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập tại khoảng 150 trường đại học ở Anh. Làn sóng đình công đã kéo dài từ mùa hè năm 2022 đến nay. Những người lao động yêu cầu tăng lương phù hợp với đà tăng của lạm phát để có thể trang trải các hóa đơn thực phẩm và năng lượng tăng vọt.Chính phủ Anh đang đứng trước những áp lực nặng nề khi phải giải quyết các tranh chấp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Giảm 50% mức lạm phát là một trong những mục tiêu chính của chính quyền Thủ tướng Anh Rishi Sunak (R.Xu-nác) trong năm nay. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh nêu rõ, Chính phủ nước này sẽ thực hiện các biện pháp giảm tác động của lạm phát và khẳng định rằng, đàm phán là hướng tiếp cận đúng đắn cho các mâu thuẫn hiện nay thay vì đình công ■
https://nhandan.vn/thi-truong-lao-dong-anh-phuc-hoi-post739407.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Thông tin về Vương quốc Anh" ] }
Bác sĩ Hàn Quốc tuần hành quy mô lớn
Theo hãng tin Yonhap, ngày 3/3, hàng chục nghìn bác sĩ đã tiến hành cuộc tuần hành quy mô lớn tại phía Tây thủ đô Seoul.
Đây là hành động mới nhất của các bác sĩ nhằm phản đối quyết định của chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y thêm 2.000 sinh viên bắt đầu từ năm tới để giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ.Cuộc tuần hành do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA), hội nghề nghiệp lớn nhất của cácbác sĩ ở Hàn Quốc, lên kế hoạch. Trước đó, đã có gần 10.000 bác sĩ tập sự trên toàn Hàn Quốc đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc và hơn 80% trong số này đã chính thức rời bệnh viện từ ngày 20/2. Việc các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng cho hệ thống y tế ở Hàn Quốc, đặc biệt tại một số bệnh viện đa khoa tuyến trên.Cuộc tuần hành diễn ra bất chấp việc Chính phủ Hàn Quốc trước đó ban hành lệnh triệu tập đi làm trở lại với các bác sĩ này và đặt thời hạn chót là ngày 29/2. Quá thời hạn này, các cá nhân có thể phải đối mặt với những biện pháp hành chính như đình chỉ giấy phép hành nghề hoặc các cáo buộc vi phạm quy định ngành y. Ngày 1/3, cảnh sát Hàn Quốc bắt đầu khám xét trụ sở và nhà riêng của những người đứng đầu KMA sau khi Bộ Y tế cáo buộc các cá nhân trên đã vi phạm quy định về Luật dịch vụ y tế, gây hậu quả nghiêm trọng và cản trở hoạt động nghề nghiệp.Trước thông tin trên mạng rằng một số bác sĩ đang cố gắng lôi kéo các trình dược viên tham gia cuộc tuần hành phản đối kế hoạch của chính phủ về tăng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường y, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay.Phát biểu tại một cuộc họp tại Seoul, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo nêu rõ nếu tình trạng bác sĩ nghỉ việc tiếp diễn thì chính phủ sẽ kiên quyết áp dụng các chế tài theo Hiến pháp và luật lệ liên quan.Trả lời phỏng vấn đài truyền hình KBS của Hàn Quốc, Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min cũng lặp lại lời kêu gọi bác sĩ tập sự quay trở lại làm việc, đồng thời nói rằng họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp hành chính nếu quay trở lại làm việc vào ngày 3/3. Bộ trưởng Lee nhấn mạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh là nhằm phục vụ sự phát triển ngành công nghệ sinh học - đóng vai trò là động lực mới cho tăng trưởng của Hàn Quốc.
https://nhandan.vn/bac-si-han-quoc-tuan-hanh-quy-mo-lon-post798452.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "bác sĩ", "tuần hành", "Hàn Quốc" ] }
Những bài toán khó tại cuộc đua vào Nhà trắng
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹnăm 2024 bước vào giai đoạn tăng tốc khi ngày “Siêu thứ ba” vừa diễn ra đã phác họa nên bức tranh rõ nét hơn về hai gương mặt đại diện cho đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà trắng. Dù ứng cử viên cho cương vị Tổng thống Mỹ là ai, quan điểm của họ về các vấn đề nóng tại Xứ Cờ hoa cũng sẽ đóng vai trò quyết định kết quả của cuộc đua.
“Siêu thứ ba” là mốc quan trọng của tiến trình bầu cử sơ bộ tại Mỹ bởi cử tri nhiều bang bỏ phiếu trong cùng một ngày. Khi kết quả bỏ phiếu trong ngày “Siêu thứ ba” được công bố, giới chuyên gia nhận định, kịch bản đương kim Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump lần lượt đại diện cho hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tham gia cuộc đua giành vị trí người đứng đầu nước Mỹ nhiều khả năng sẽ xảy ra.Trong bối cảnh câu hỏi ai đại diện cho hai đảng tham gia tranh cử gần như đã ngã ngũ, dư luận đang đổ dồn mọi sự chú ý vào quan điểm của các ứng cử viên về những thách thức mà nền kinh tế hàng đầu thế giới phải đối mặt.Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, những chủ đề được cử tri quan tâm nhất hiện nay là kinh tế, nhập cư, an sinh xã hội, chính sách đối ngoại…Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, những chủ đề được cử tri quan tâm nhất hiện nay là kinh tế, nhập cư, an sinh xã hội, chính sách đối ngoại… Giới phân tích nhận định, quan điểm của các ứng cử viên về những vấn đề nóng nêu trên là một trong những nhân tố quyết định ai sẽ là chủ nhân tiếp theo của Nhà trắng.Ưu tiên hàng đầu của nhiều người dân Mỹ làkinh tế. Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, gần 75% số người được hỏi coi củng cố nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu, cao hơn bất cứ mục tiêu nào khác.Về tổng thể, nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tích cực, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 tăng vượt dự kiến, đạt 2,5%, thị trường việc làm ổn định, tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp lịch sử.Các nguy cơ về suy thoái được đẩy lùi trong khi cuộc chiến chống lạm phát thu được kết quả tích cực. Nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics, Mark Zandi dự báo đến cuối năm 2024, lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đặt ra.Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò của tờ Wall Street Journal mới đây, nhiều cử tri vẫn lo ngại về chi phí sinh hoạt đắt đỏ, tăng trưởng không đồng đều, khoảng cách thu nhập ngày càng lớn. Giới quan sát nhận định, đây sẽ là những bài toán kinh tế khó mà các ứng cử viên phải tìm được hướng giải quyết nếu muốn giành được sự ủng hộ của cử tri.Bên cạnh kinh tế, nhập cư bất hợp pháp cũng là một trong những tâm điểm thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều cử tri. Kết quả cuộc thăm dò dư luận của hãng Gallup cho thấy, khoảng 28% số người được hỏi khẳng định nhập cư là vấn đề quan trọng nhất mà nước Mỹ phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay, tăng đáng kể so mức 9% vào tháng 8/2023.Các nhà phân tích cho rằng, việc cử tri Mỹ dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề nhập cư là hoàn toàn dễ hiểu. Dòng người di cư ở khu vực biên giới giữa Mỹ và Mexico đã tăng lên mức cao kỷ lục vào cuối năm ngoái. Trong năm tài chính 2023, hơn 2,4 triệu người đã vào Mỹ trái phép từ Mexico. Trong bối cảnh làn sóng nhập cư bất hợp pháp đang ngày càng trở nên khó kiểm soát, cả hai ứng cử viên hàng đầu là Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã đến thăm biên giới phía nam của nước Mỹ chỉ vài ngày trước ngày “Siêu thứ ba”. Đây là dấu hiệu cho thấy hai ứng cử viên sẽ tiếp tục coi nhập cư là ưu tiên trong chiến dịch tranh cử của mình.Hàng loạt vấn đề khác cũng thu hút sự quan tâm của cử tri Mỹ, trong đó có chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe, tội phạm, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, giáo dục, kiểm soát súng đạn… Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, ưu tiên của người dân Mỹ cũng có sự phân hóa theo yếu tố đảng phái. Cử tri đảng Cộng hòa quan tâm nhiều hơn đến nhập cư, chống khủng bố; trong khi cử tri đảng Dân chủ chú trọng chăm sóc y tế, giáo dục, môi trường.Đáng chú ý, khác với các kỳ bầu cử trước đây, hiện ngày càng nhiều cử tri cho rằng, chính sách đối ngoại cần được coi là một trong những ưu tiên của nước Mỹ, trong bối cảnh Mỹ vẫn đang căng mình trên nhiều điểm nóng toàn cầu, từ xung đột lan rộng ở Trung Đông đến cuộc chiến tại Ukraine. Kết quả thăm dò dư luận của AP và Trung tâm Nghiên cứu quan hệ công chúng (NORC) cho thấy, khoảng 40% số người được hỏi khẳng định chính sách đối ngoại nên là một trong năm ưu tiên của Nhà trắng trong năm 2024.Trong bối cảnh Xứ Cờ hoa đang đối mặt nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại, cử tri Mỹ trông đợi Tổng thống tiếp theo sẽ dẫn dắt đất nước tiếp tục vững bước. Vì vậy, những bài toán khó về kinh tế, nhập cư, an sinh xã hội, đối ngoại… sẽ là chướng ngại vật mà các ứng cử viên phải vượt qua.
https://nhandan.vn/nhung-bai-toan-kho-tai-cuoc-dua-vao-nha-trang-post798958.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Nhà trắng", "bầu cử Tổng thống Mỹ" ] }
Hơn 2.000 người bị vùi lấp trong thảm kịch lở đất tại Papua New Guinea
NDO -Trung tâm Thảm họa quốc gia Papua New Guinea ngày 27/5 cho biết, vụ sạt lở xảy ra tuần trước tại nước này có thể đã vùi lấp hơn 2.000 người.
Trong thư gửi Liên hợp quốc được công bố ngày 27/5, Trung tâm Thảm họa quốc gia Papua New Guinea nâng số người được cho là bị vùi lấp trong vụ lở đất tại nước này lên 2.000 người.Số người bị vùi lấp tại làng Yambali thuộc tỉnh miền bắc Enga được thống kê dựa trên ước tính của nhà chức trách địa phương.Trước đó, một cơ quan của Liên hợp quốc ước tính, tính đến ngày 26/5, số người thiệt mạng do thảm kịch sạt lở tại Papua New Guinea đã lên tới hơn 670 người.Vụ sạt lở xảy ra tại tỉnh Enga, Papua New Guinea, rạng sáng 24/5, đã khiến hơn 1.200 người phải sơ tán. Hơn 150 ngôi nhà bị vùi lấp và 250 ngôi nhà khác bị bỏ hoang.Ông Serhan Aktoprak, người đứng đầu phái đoàn IOM tại Papua New Guinea, khẳng định các đội cứu nạn sẽ tiếp tục để tìm kiếm những người sống sót cho đến khi người dân yêu cầu họ dừng lại."18 người trong gia đình tôi đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát mà tôi đang đứng, còn nhiều người khác trong các gia đình khác trong làng mà tôi không để đếm hết. Nhưng tôi không thể đưa các thi thể ra ngoài, tôi chỉ bất lực đứng đây", Evit Kambu (người dân địa phương) nói với Reuters.Hơn 72 giờ sau khi xảy ra sạt lở, nhiều người dân vẫn đang sử dụng thuổng, gậy và tay để dịch chuyển đống đổ nát và tìm kiếm những người sống sót.Mưa lớn vànhững khó khăntrong công tác đưa viện trợ tới hiện trường vụ sạt lở đang cản trở cơ hội tìm thấy người còn sống.Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết nước tiếp tục chảy dưới các mảnh vỡ, khiến việc dọn dẹp trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với người dân và đội cứu hộ.
https://nhandan.vn/hon-2000-nguoi-bi-vui-lap-trong-tham-kich-lo-dat-tai-papua-new-guinea-post811335.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Papua New Guinea", "lở đất" ] }
Anh tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 7/6 tới Washington trong chuyến thăm chính thức Mỹ lần đầu kể từ khi nhậm chức. Người phát ngôn Thủ tướng Anh cho biết, mục đích chuyến thăm là nâng cao mức độ hợp tác giữa hai nước trong việc giải quyết những thách thức kinh tế chung, nhất là bảo đảm chuỗi cung ứng và chuyển đổi sang nền kinh tế không carbon.
Củng cố quan hệ đồng minhPhát biểu ý kiến với báo giới trước thềm chuyến thăm nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Anh - Mỹ, Thủ tướng Sunak nói: Mỹ là đồng minh thân cận nhất của Anh. Chúng tôi là đối tác ưu tiên hàng đầu của nhau trong mọi vấn đề, từ mục tiêu giữ an toàn cho người dân đến phát triển kinh tế.Trong chương trình làm việc hai ngày tại Mỹ, Thủ tướng Sunak hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden, gặp các nghị sĩ và lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ. Các cuộc làm việc tập trung vào chủ đề hợp tác kinh tế và hỗ trợ Ukraine. Theo thông báo của Chính phủ Anh, Thủ tướng Sunak ủng hộ việc làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế giữa London và Washington, trong bối cảnh thị trường và nguồn cung toàn cầu đối mặt với nhiều nguy cơ.Người phát ngôn Thủ tướng Anh nói: Dựa trên những cam kết gần đây giữa hai nước, hai nhà lãnh đạo sẽ xem xét một loạt vấn đề toàn cầu, trong đó có sự ủng hộ kiên định của Anh và Mỹ đối với Ukraine, phối hợp hai nước nhằm tăng cường an ninh năng lượng và giải quyết khủng hoảng khí hậu. Hai bên cũng thảo luận về nỗ lực nhằm tiếp tục củng cố quan hệ kinh tế, trong bối cảnh hai nước cùng đối mặt thách thức chung về kinh tế và an ninh quốc gia.Cuộc hội đàm tại Nhà trắng hôm nay (8/6) không phải là cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Sunak và Tổng thống Biden. Trước đó, hồi tháng 3/2023 hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở San Diego (Mỹ) và cùng Thủ tướng Australia công bố hiệp ước ba bên về sản xuất tàu ngầm trong khuôn khổ AUKUS. Hai bên tiếp tục gặp nhau tại Belfast (Ireland) vào tháng 4 khi cùng tham dự kỷ niệm 25 năm ký kết thỏa thuận chấm dứt cuộc xung đột trên đảo Ireland cùng tham dự Hội nghị cấp cao G7 tại Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 5 vừa qua.Tăng cường đối tác thương mạiĐàm phán về thỏa thuận thương mại toàn diện giữa Anh và Mỹ không nằm trong chương trình nghị sự lần này, song mở rộng hợp tác kinh tế hai nước vẫn là một mục tiêu chính trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Sunak. Chính phủ Anh cho biết, việc Thủ tướng Sunak gặp và phát biểu trước đông đảo giám đốc điều hành các công ty Mỹ thể hiện quyết tâm của London tăng cường quan hệ kinh tế hai nước.Trước khi lên đường tới Washington, Thủ tướng Sunak cũng đã công bố khoản đầu tư tích lũy của Mỹ vào Anh trị giá hơn 14 tỷ bảng Anh (17 tỷ USD). Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh liên minh quân sự Mỹ - Anh là trung tâm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo nhà lãnh đạo Anh, bằng cách kết hợp các nguồn lực kinh tế rộng lớn và chuyên môn, hai nước sẽ phát triển kinh tế, tạo ra việc làm và bảo đảm an toàn lâu dài cho người dân.Mỹ là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu, chiếm tới 16,6% tổng giá trị thương mại của Anh. Sau khi rời Liên hiệp châu Âu (EU), Anh từng kỳ vọng đạt được thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, coi đó là lợi ích lớn nhất thời hậu Brexit. Song, đàm phán thỏa thuận thương mại với Anh không nằm trong chương trình nghị sự ưu tiên của Nhà trắng kể từ khi Tổng thống Biden lên nắm quyền.Triển vọng về thỏa thuận thương mại với Mỹ mờ mịt, song Anh vẫn nỗ lực giải quyết các vấn đề cụ thể giữa hai nước và đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác thương mại chặt chẽ với từng tiểu bang của Mỹ. Chính phủ Anh không tìm mọi cách đạt được một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện với Mỹ, mà tập trung vào các thỏa thuận có mục tiêu.Người phát ngôn Thủ tướng Anh nói: Hiện tại chúng tôi không tìm cách theo đuổi một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ. Thực tế, kim ngạch thương mại hai nước có giá trị 279 tỷ bảng và vẫn đạt được khi không có thỏa thuận thương mại tự do.
https://nhandan.vn/anh-tang-cuong-hop-tac-kinh-te-voi-my-post756755.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [] }
Papua New Guinea tăng cường lực lượng để ngăn chặn bạo lực
Ngày 19/2, cảnh sát Papua New Guinea cho biết, đang triển khai thêm nhân viên an ninh tới khu vực cao nguyên, nơi hàng chục người đã thiệt mạng domâu thuẫn bạo lựcgiữa các bộ lạc, đồng thời cho biết lực lượng này sẽ được phép áp dụng mọi mức độ vũ lực cần thiết. 64 thi thể đã được tìm thấy ở vùng cao nguyên xa xôi gần thị trấn Wabag cách thủ đô Port Moresby khoảng 600 km về phía tây bắc.
Nạn nhân được cho là các tay súng thuộc một nhóm sắc tộc bản địa bị bộ lạc đối thủ phục kích vào rạng sáng 18/2. Các tay súng đã sử dụng nhiều loại súng như súng trường và súng tự chế. Các vụ bạo lực đẫm máu thường xảy ra ở các cộng đồng xa xôi tại Papua New Guinea do mâu thuẫn giữa các bộ lạc. Dân thường như phụ nữ và trẻ em cũng từng là nạn nhân trong các vụ việc này.Cảnh sát cho biết đang triển khai nhiều biện pháp có mục tiêu để khôi phục trật tự và luật pháp tại khu vực trên. Lực lượng an ninh bổ sung được phép sử dụng mọi biện pháp vũ lực cần thiết để ngăn chặn bạo lực leo thang và trong trường hợp mạng sống của người dân cũng như nhân viên an ninh bị đe dọa.Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 19/2 cũng cho rằng vụ việc trên là “rất đáng lo ngại”. Phát biểu trên đài truyền hình ABC, ông Albanese cho biết, Australia đang hỗ trợ đáng kể, đặc biệt là đào tạo cảnh sát và lực lượng an ninh cho Papua New Guinea, khẳng định sẵn sàng cung cấp mọi sự hỗ trợ có thể.
https://nhandan.vn/papua-new-guinea-tang-cuong-luc-luong-de-ngan-chan-bao-luc-post796735.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Papua New Guinea", "bạo lực đẫm máu" ] }
Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục xu hướng phục hồi mạnh
Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 13,8% trong tháng Tư và đây là tháng thứ 7 liên tiếp xuất khẩu của quốc gia này đạt mức tăng trưởng liên tục nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục.
Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 13,8% trong tháng Tư và đây là tháng thứ 7 liên tiếp xuất khẩu của quốc gia này đạt mức tăng trưởng liên tục nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục.Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong tháng Tư,xuất khẩu của Hàn Quốcđã tăng 13,8% và đây là tháng thứ 7 liên tiếp xuất khẩu của quốc gia này đạt mức tăng trưởng liên tục nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục.Theo báo cáo "Xu hướng xuất nhập khẩu tháng 4/2024" do Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc công bố ngày 1/5, kim ngạch xuất khẩu củaHàn Quốctrong tháng Tư vừa qua đạt 56,26 tỷ USD.13 trong số 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu tăng. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng công nghệ thông tin, bao gồm chíp bán dẫn và màn hình, tăng 46,6%, mức tăng cao nhất kể từ đầu năm.Trong số đó, xuất khẩu chíp bán dẫn đạt 9,96 tỷ USD, cao thứ hai trong các tháng 4 từ trước tới nay, tăng 56,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt tháng tăng trưởng thứ 6 liên tiếp. Xuất khẩu ôtô đạt 6,79 tỷ USD, xác lập mức cao kỷ lục.Thống kê theo quốc gia, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 11,4 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2023, mức cao kỷ lục. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 10,5 tỷ USD, tiếp tục vượt ngưỡng 10 tỷ USD nối tiếp tháng Ba.Số liệu thống kê cũng cho thấy kim ngạch nhập khẩu tháng Tư của Hàn Quốc đạt 54,73 tỷ USD, tăng trở lại sau 14 tháng giảm. Trong số đó, nhập khẩu dầu thô và khí đốt tăng lần lượt 12% và 37%, do nhu cầu khí đốt dùng trong phát điện và công nghiệp tăng, công suất vận hành các công ty lọc dầu cũng tăng đáng kể.Cán cân thương mại tháng Tư đạt thặng dư 1,53 tỷ USD, tiếp tục đà thặng dư 11 tháng liên tiếp.Bộ trên cho biết cán cân thương mại lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 10,6 tỷ USD, cao hơn quy mô thặng dư 10,3 tỷ USD của cả năm 2023.Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc Ahn Duk-geun đánh giá xuất khẩu vẫn đang duy trì được đà tăng trưởng vững chắc, bất chấp biến động giá dầu, tỷ giá do tình hình xung đột ở Trung Đông, căng thẳng ở Biển Đỏ kéo dài. Bộ trưởng Ahn kỳ vọng xu hướng khả quan này sẽ còn tiếp tục trong quý 2.
https://nhandan.vn/xuat-khau-cua-han-quoc-tiep-tuc-xu-huong-phuc-hoi-manh-post807417.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Xuất khẩu của Hàn Quốc", "phục hồi", "mạnh mẽ" ] }
Máy bay chở Phó Tổng thống Malawi cùng 9 người bị mất tích
Văn phòng Tổng thống và Nội các Malawi tuyên bố: “Mọi nỗ lực của các cơ quan hàng không nhằm liên lạc với chiếcmáy baykể từ khi nó tắt radar cho đến nay đều thất bại”.
Theo Reuters, Văn phòng Tổng thống Malawi ngày 10/6 cho biết, máy bay chở Phó Tổng thống nước này Saulos Klaus Chilima và 9 người khác đãmất tích.Văn phòng Tổng thống và Nội các Malawi tuyên bố: “Mọi nỗ lực của các cơ quan hàng không nhằm liên lạc với chiếc máy bay kể từ khi nó tắt radar cho đến nay đều thất bại”.Tuyên bố cho biết ông Chilima, 51 tuổi, đã ở trên máy bay của Lực lượng Phòng vệ Malawi rời thủ đô Lilongwe lúc 9 giờ 17 phút giờ địa phương (7 giờ 17 phút giờ GMT), đồng thời cho biết các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang diễn ra.
https://nhandan.vn/may-bay-cho-pho-tong-thong-malawi-cung-9-nguoi-bi-mat-tich-post813721.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Máy bay", "Phó Tổng thống Malawi", "mất tích" ] }
Tượng đài Thắng-Thắng là biểu tượng của hòa bình
NDO -Sáng 29/12, tại Phnom Penh, Lễ kỷ niệm 25 năm kết thúc nội chiến, thực hiện thành công chính sách Thắng-Thắng (29/12/1998-29/12/2023) và 5 năm xây dựng Tượng đài Thắng-Thắng (29/12/2018-29/12/2023) được tổ chức trọng thể dưới sự chủ trì của Thủ tướng Vương quốcCampuchiaSamdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet
Phát biểu tại sự kiện, người đứng đầu Chính phủ, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Thipadei Hun Manet nêu bật ý nghĩa to lớn của việc thực hiện thành công chính sách Thắng-Thắng. Theo ông, nội chiến kết thúc cách đây hơn hai thập kỷ đã mang lại sự đoàn kết dân tộc, tập hợp sức mạnh và trí tuệ của toàn thể nhân dân để xây dựng đất nước.Tin liên quanCampuchia kỷ niệm Chiến thắng 7/1, đánh đổ chế độ diệt chủng Pol PotNgược lại dòng lịch sử, sau cuộc tổng tuyển cử do Liên hợp quốc tổ chức năm 1993, đất nước Campuchia vẫn chưa có hòa bình trọn vẹn do tàn quân Khmer Đỏ được sự hậu thuẫn của một số thế lực tiếp tục gây bất ổn. Trước tình hình đó, Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch CPP, khi đó đương chức Thủ tướng, đã đề ra chính sách Thắng-Thắng, vận động binh lính Khmer Đỏ buông vũ khí, quay trở về với chính nghĩa.Lễ kỷ niệm được tổ chức bên Tượng đài Thắng-Thắng (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Theo đó, những người quy hàng được Chính phủ bảo đảm an toàn và tạo điều kiện tái hòa nhập xã hội. Trong giai đoạn 1996-1998, hầu hết cựu chỉ huy cùng binh lính, gia đình và những người ủng hộ Khmer Đỏ đều giao nộp vũ khí, nguyện đi theo con đường hòa hợp dân tộc.Kể từ đó đến nay, Vương quốc Campuchia đã được hưởng nền hòa bình trọn vẹn. Dưới sự điều hành của Chính phủ Hoàng gia do CPP lãnh đạo, nhân dân đất nước Chùa Tháp đã lập nên nhiều thành tựu to lớn; uy tín và vị thế của Campuchia ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên trường quốc tế.Tại lễ kỷ niệm, Samdech Thipadei Hun Manet nhấn mạnh, việc xây dựng Tượng đài Thắng-Thắng, biểu tượng của hòa bình, là nhằm lưu giữ những chứng tích lịch sử quý giá cho các thế hệ người dân Campuchia hôm nay và mai sau.Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm có tổ chức triển lãm trưng bày thành tựu của một số ngành. (Ảnh: Fresh)Tượng đài Thắng-Thắngđược khánh thành vào ngày 29/12/2018, có chiều cao 54m, nằm trong khu tưởng niệm trên diện tích 8ha thuộc quận Chroy Changvar, Thủ đô Phnom Penh. Tại đây có những tác phẩm điêu khắc đồ sộ mô tả quá trình Samdech Techo Hun Sen và các đồng chí của mình đi tìm đường cứu nước.Với sự giúp đỡ chí tình, kịp thời của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam, những người yêu nước Campuchia tập hợp lực lượng, cùng nhau đoàn kết một lòng, tiến hành cuộc chiến đấu đánh đổ chế độ diệt chủng tàn bạo, giải phóng dân tộc khỏi thảm họa diệt vong, vớichiến thắng lịch sử7/1/1979.Lễ kỷ niệm 25 năm kết thúc nội chiến và thực hiện thành công chính sách Thắng-Thắng diễn ra trong không khí Chính phủ và nhân dân Campuchia đang hướng về lễ kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot (7/1/1979-7/1/2024).
https://nhandan.vn/tuong-dai-thang-thang-la-bieu-tuong-cua-hoa-binh-post789848.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Chiến thắng lịch sử 7/1/1979", "Chính sách Thắng - Thắng", "Tượng đài Thắng-Thắng", "Campuchia", "biểu tượng hòa bình", "Việt Nam" ] }
Mỹ thông báo bắn hạ tên lửa và UAV của Houthi trên Vịnh Aden
Ngày 24/4, nhà chức trách Mỹ thông báo liên minh do Mỹ đứng đầu đã bắn hạ 4 thiết bị bay không người lái (UAV) và 1 tên lửa chống hạm của lực lượng Houthi trên Vịnh Aden.
Trên mạng xã hội X, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) nêu rõ một tàu chiến của liên minh đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) được phóng từ khu vực do lực lượngHouthikiểm soát ở Yemen.Theo CENTCOM, có khả năng tên lửa nhắm vào tàu vận tải MV Yorktown. Tàu này treo cờ Mỹ, do Mỹ sở hữu và vận hành với thủy thủ đoàn gồm 18 người Mỹ và 4 người Hy Lạp.CENTCOM khẳng định không có thương tích hoặc thiệt hại nào đối với các tàu thương mại hay tàu của Mỹ cũng như tàu của liên quân trong vụ việc này.CENTCOM cũng thông báo đã phát hiện và tiêu diệt 4 UAV của Houthi ngay sau vụ phóng tên lửa nêu trên. CENTCOM nhấn mạnh ASBM và UAV được xác định là mối đe dọa đối với Mỹ, liên quân và tàu thuyền thương mại trong khu vực.Trước đó, lực lượng Houthi thông báo đã thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào 2 tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương. Người phát ngôn của lực lượng Houthi, Yahya Sarea nêu rõ lực lượng hải quân của nhóm này đã phóng tên lửa nhằm vào tàu Maersk Yorktown của Mỹ ở Vịnh Aden.Ngoài ra, UAV của Houthi mang bom tấn công vào tàu chiến Mỹ ở Vịnh Aden và tàu MSC Veracruz của Israel ở Ấn Độ Dương. Người phát ngôn này khẳng định các vụ tấn công đều trúng mục tiêu, song không nêu thời điểm cụ thể.Kể từ khixung đột Hamas-Israelbùng phát, Houthi đã nhiều lần tấn công các tàu trên Biển Đỏ, gây quan ngại về hoạt động vận tải trên tuyến đường biển quan trọng này. Đáp trả các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ và Anh sau đó đã tiến hành chiến dịch quân sự chung nhằm vào các mục tiêu Houthi ở Yemen. Bất ổn an ninh ở Biển Đỏ đã buộc nhiều hãng vận tải biển tạm ngừng hoạt động vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ và chuyển hướng sang tuyến đường biển dài hơn và chi phí đắt hơn quanh Mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi.
https://nhandan.vn/my-thong-bao-ban-ha-ten-lua-va-uav-cua-houthi-tren-vinh-aden-post806391.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Vịnh Aden", "Mỹ", "UAV", "Houthi" ] }
Kêu gọi đối thoại để chấm dứt bất ổn tại New Caledonia
Bất ổn tiếp diễn tại quần đảo New Caledonia - vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương - đã khiến Chính phủ Pháp quyết định hủy bỏ kế hoạch rước đuốc Olympic mùa Hè 2024 chặng New Caledonia.
Ngọn đuốc Olympic dự kiến sẽ cập bến New Caledonia vào ngày 11/6 tới, tuy nhiên Bộ trưởng Thể thao Pháp Amelie Oudea-Castera nhấn mạnh: “Ưu tiên thật sự sẽ là khôi phục trật tự công cộng và sau đó là xoa dịu lòng dân. Ưu tiên sự an toàn của người dân, ưu tiên sự bình tĩnh trở lại và ưu tiên cải thiện tình hình chính trị”.Biểu tình và bạo lực nổ ra khi Hạ viện Pháp bỏ phiếu ủng hộ dự luật điều chỉnh một số quy định đối với vùng lãnh thổ hải ngoại này: Trong đó, cư dân Pháp đã sinh sống tại New Caledonia 10 năm có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cấp tỉnh. Một số lãnh đạo địa phương cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến phiếu bầu của người Kanak bản địa - chiếm khoảng 41% dân số New Caledonia. Theo quy định, dự luật này cần được lưỡng viện Quốc hội Pháp thông qua.Tính đến ngày 18/5, các vụ bạo lực diễn ra suốt 6 ngày tại New Caledonia khiến ít nhất 6 người chết và hàng trăm người bị thương, nhiều ô-tô và tòa nhà bị đốt phá. Khoảng 1.000 binh sĩ và cảnh sát Pháp trang bị vũ khí hạng nặng được điều động tới thủ phủ Noumea của New Calodenia để phối hợp cùng lực lượng sở tại tuần tra, trấn áp những người biểu tình quá khích và lập lại trật tự an ninh công cộng.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở quần đảo New Caledonia. Theo tuyên bố của Ðiện Elysee, Tổng thống Macron cảnh báo nhà chức trách sẽ “kiên quyết” đối phó tình trạng bạo lực gia tăng, đồng thời kêu gọi nối lại đối thoại chính trị để chấm dứt tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, các nỗ lực đàm phán cho đến nay vẫn gặp khó khăn.
https://nhandan.vn/keu-goi-doi-thoai-de-cham-dut-bat-on-tai-new-caledonia-post810155.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "New Caledonia", "Pháp", "biểu tình", "rước đuốc Olympic", "Amelie Oudea-Castera", "trật tự công cộng", "Tổng thống Pháp Emmanuel Macron", "tình trạng khẩn cấp", "đối thoại chính trị" ] }
Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ
NDO -Ngày 24/4, tại thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Mông Cổ.
Tham dự cuộc gặp gỡ lần này có đại diện 19 công ty Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tư vấn luật, bảo hiểm, xây dựng, tự động hóa, nông nghiệp, sinh thái và du lịch cùng hơn 30 đại diện của 22 doanh nghiệp Mông Cổ. Doanh nghiệp hai bên đã gặp gỡ, giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực.Tại cuộc gặp gỡ đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm giữa Công ty Hanoi Re của Việt Nam và Công ty Amar Insurance của Mông Cổ. Theo đó, Hà Nội Re cam kết cung cấp cho Amar Insurance những hiểu biết kỹ thuật về các sản phẩm và thị trường tái bảo hiểm quốc tế, đào tạo và nâng cao chuyên môn cho nhân viên của Amar Insurance, hỗ trợ năng lực tái bảo hiểm và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật quản lý rủi ro. Ngược lại, Amar Insurance cam kết ưu tiên hợp tác và cung cấp cho Hà Nội Re những hiểu biết sâu sắc về thị trường, các quy định và kiến thức cần thiết về tái bảo hiểm-tái bảo hiểm ở Mông Cổ.Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm giữa Công ty Hanoi Re của Việt Nam và Công ty Amar Insurance của Mông Cổ. (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ)Trả lời phỏng vấn báo chí Mông Cổ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại giữa hai nước cũng như vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong việc tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước trong tổng thể mối quan hệ hữu nghịViệt Nam-Mông Cổ.Hiện nay, Việt Nam đang rất quan tâm và có nhu cầu lớn đối với nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, xương gia súc từ Mông Cổ.Ông cho biết, theo thống kê của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai nước năm 2023 đã đạt hơn 130 triệu USD; khẳng định các diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ được tổ chức tại Mông Cổ và Việt Nam trong các năm 2022, 2023 và cuộc gặp gỡ doanh nghiệp lần này đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường hợp tác, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước. Thông qua các diễn đàn và gặp gỡ, doanh nghiệp hai bên có cơ hội giao lưu trực tiếp, trao đổi thông tin, tìm hiểu về nhu cầu, tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên và trên cơ sở đó tăng cường mở rộng hợp tác.Đại sứ cho biết, với hơn 100 triệu dân, Việt Nam không phải là thị trường nhỏ. Hiện nay, Việt Nam đang rất quan tâm và có nhu cầu lớn đối với nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, xương gia súc từ Mông Cổ. Việt Nam sử dụng xương gia súc để chế biến làm thức ăn gia súc và phân bón cho nông nghiệp. Ngoài ra, việc nhập khẩu than và da từ Mông Cổ cũng như các nguyên tố đất hiếm cần thiết cho việc sản xuất ô-tô điện như đồng, kẽm và nhôm hiện đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Để mở rộng hơn nữa hợp tác giữa Mông Cổ và Việt Nam, việc tăng cường hợp tác của ngành vận tải, logitics hai nước đóng vai trò hết sức quan trọng.Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ. (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ)Đại sứ cho biết thêm, các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đến Mông Cổ để nghiên cứu thảo dược và xác định rằng, trên thảo nguyên Mông Cổ có khoảng 3.000 loại thảo dược. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất nhiều loại thuốc chữa bệnh.Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Phó Chủ tịch MNCCI Ts. Magnaibaatar khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống Mông Cổ và Việt Nam trong thời gian qua không ngừng phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại.Ông cho biết năm 2023, Mông Cổ đã xuất khẩu sang Việt Nam 5 triệu USD các sản phẩm thịt cừu, thịt dê, sản phẩm từ gia súc; ở chiều ngược lại, Mông Cổ đã nhập khẩu từ Việt Nam 115 triệu USD các mặt hàng như gạo, dầu đậu nành, các loại hạt đóng hộp, trái cây sấy khô và bao bì nhựa.Ông Ts. Magnaibaatar khẳng định MNCCI sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các đối tác Việt Nam để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, cân bằng kim ngạch thương mại, triển khai các dự án, chương trình chung, thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, cũng như giải quyết các vấn đề vận tải logistic.
https://nhandan.vn/gap-go-doanh-nghiep-viet-nam-mong-co-post806385.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "doanh nghiệp Việt Nam - Mông Cổ", "hợp tác Việt Nam Mông Cổ", "Mông Cổ" ] }
Năm mới 2024 đã chính thức bắt đầu tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Khép lại những lo âu và khó khăn của năm 2023, người dân trên thế giới đã lần lượt chính thức đón chào năm mới, với hy vọng vào những tốt đẹp hơn trongnăm 2024.
Do sự chênh lệch múi giờ trên Trái đất, lễ đón năm mới sẽ không diễn ra cùng lúc ở mọi nơi trên toàn thế giới.Vào lúc 17 giờ ngày 31/12 (giờ Việt Nam), tiếng chuông chào đón năm mới đã vang lên ở đảo Tonga, đảo Christmas của CH Kiribati và Tây Samoa.Sau đó một giờ, New Zealand cũng chính thức bước sang năm mới 2024 với màn bắn pháo hoa rực rỡ tại Tháp Sky. Tại Australia, các thành phố phía đông gồm Melbourne, Sydney và Canberra sẽ là những nơi đón năm 2024 đầu tiên ở nước này. Tại Sydney, vốn được mệnh danh là "thủ đô giao thừa của thế giới" với bữa "tiệc pháo hoa" mãn nhãn, ước tính khoảng hơn 1 triệu người có mặt tại bến cảng Circular Quay để chiêm ngưỡng pháo hoa đêm Giao thừa, bất chấp thời tiết cực đoan. Dự kiến 8 tấn pháo hoa sẽ thắp sáng bầu trời thành phố lúc giao thừa (theo giờ địa phương).Các nước châu Á đón năm mới trước Việt Nam lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Timor Leste... Việt Nam sẽ đón mừng năm mới cùng lúc với Thái Lan, Indonesia, Campuchia.Do vị trí địa lý, vùng đất đón năm mới muộn nhất trên thế giới sẽ là đảo Baker và Howland - hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ. Sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân các nước giờ đây đã có thể thoái mái cùng người thân và bạn bè tụ tập tại các quảng trường, trung tâm thành phố để chào đón năm mới.Tại Mỹ, để bảo đảm an ninh, một số thành phố lớn đã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo người dân chào đón năm mới 2024 trong an toàn. Ngoài chương trình pháo hoa và đếm ngược vào thời khắc giao thừa, người dân Mỹ đang háo hức chờ đợi những màn biểu diễn văn nghệ trước đêm giao thừa, trong đó, được chờ đợi hơn cả là màn biểu diễn của siêu sao nhạc rap LL Cool J.
https://nhandan.vn/nam-moi-2024-da-chinh-thuc-bat-dau-tai-mot-so-quoc-gia-va-vung-lanh-tho-post790096.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "năm mới 2024" ] }
8 kiến nghị của đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn đối với Đảng, Nhà nước
NDO -TạiĐại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp, lựa chọn 8 vấn đề lớn của đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước.
Theo đó, thông qua đại hội công đoàn các cấp, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được 445 ý kiến của công nhân, viên chức, lao động, cán bộ công đoàn cả nước bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, hiến kế, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Trước đó, nhiều đề xuất, kiến nghị đã được nêu tại các chương trình đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với công nhân, lao động hằng năm, Diễn đàn Người lao động năm 2023 với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội và nhiều diễn đàn khác. Các cơ quan chức năng theo thẩm quyền đang quyết liệt nghiên cứu, đề xuất, trực tiếp triển khai các giải pháp giải quyết các kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, người lao động.Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trình bày 8 kiến nghị.TạiĐại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp, lựa chọn một số vấn đề lớn, báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu dự đại hội.Đó là:Thứ nhất, về việc ban hành, tổ chức thực hiện và đánh giá, tổng kết các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công nhân, Công đoànBộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Kết luận 79-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.Đề nghị Ban Bí thư quan tâm tiến hành kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, lao động khu công nghiệp, khu chế xuất và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; định hướng, có kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW, 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW vào năm 2026.Ban Bí thư nghiên cứu, ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân. Đồng thời, khi sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2019, cần quy định mỗi năm người sử dụng lao động phải dành ít nhất 1 ngày để công nhân, người lao động được học tập chính trị, pháp luật; khuyến khích các đơn vị thương lượng để có nhiều hơn 1 ngày.Thứ hai, về việc xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoànĐề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó có pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích và trách nhiệm của người lao động và hoạt động công đoàn. Các dự án luật cần được khảo sát kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động trực tiếp; các quy định đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, quan tâm bảo vệ đối tượng yếu thế, thúc đẩy sự cân bằng, hài hòa trong quan hệ lao động; giúp người lao động được thụ hưởng thành quả xứng đáng với sự đóng góp của họ trong gần 40 năm đổi mới đất nước.Thứ ba, Đảng, Nhà nước quan tâm tính đặc thù của tổ chức Công đoàn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức hoạt độngCông đoàn Việt Nam vừa là tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị nước ta, vừa là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.Công đoàn được giao quản lý tài chính, tài sản theo hệ thống ngành dọc, xuyên suốt từ Tổng Liên đoàn xuống đến công đoàn cơ sở. Công đoàn tự thu kinh phí, đoàn phí để tổ chức hoạt động và đảm bảo duy trì bộ máy cán bộ công đoàn chuyên trách, tất cả hưởng lương từ Tổng Liên đoàn.Đây cũng là thông lệ chung của các nước trên toàn thế giới để bảo đảm Công đoàn độc lập với cơ quan nhà nước theo tiêu chuẩn lao động quốc tế. Do vậy, ngoài cán bộ làm công tác phong trào phục vụ tổ chức, công đoàn cần lực lượng cán bộ chuyên môn cấp thiết làm công tác tài chính.Số lượng đoàn viên và công đoàn cơ sở tăng nhanh do yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;Công đoàn đối mặt với việc cạnh tranh thành viên và tổ chức hoạt động trong bối cảnh pháp luật cho phép ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ mới, khó khăn, nặng nề, chưa có tiền lệ, đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, bảo đảm nguồn lực đủ mạnh và sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, thường xuyên của các cấp ủy đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của các cấp chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị.Thứ tư, Đảng và Nhà nước bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh mớiVới đặc thù tự bảo đảm thu-chi trong toàn hệ thống, thành viên và tổ chức phát triển nhanh, liên tục, nhiệm vụ ngày càng khó khăn, nặng nề, hệ thống Công đoàn đòi hỏi nguồn lực con người phải đủ về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong bối cảnh mới.Các cấp công đoàn rất ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy theo tinh thần “giảm nơi thừa và người yếu”. Những năm gần đây, các cấp công đoàn bám sát chỉ đạo chung, đã nghiêm túc thực hiện giảm biên chế trong toàn hệ thống.Tuy nhiên, so với yêu cầu đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, thì biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách hiện nay đang thiếu hụt lớn, nhiều công đoàn cấp trên cơ sở không đủ nhân lực để đến các doanh nghiệp vận động, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở;Một tỷ lệ không nhỏ Liên đoàn Lao động cấp huyện chỉ có từ 3-4 cán bộ công đoàn chuyên trách, thậm chí chỉ có 2 cán bộ, dẫn đến việc phân công nhiệm vụ gặp khó khăn (mỗi cơ quan công đoàn đều cần phân công 1 kế toán, 1 thủ quỹ kiêm nhiệm các công việc khác), trong khi khó có thể phân công đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch kiêm giữ chức danh nghề nghiệp này.Cá biệt một số cấp ủy địa phương lựa chọn cán bộ làm lãnh đạo công đoàn chưa phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ và yêu cầu ngày càng cao của tổ chức Công đoàn; có nơi trong thời gian ngắn thay đổi nhiều cán bộ công đoàn chủ chốt, nhất là người đứng đầu, dẫn đến chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn bị ảnh hưởng.Việc tuyển dụng cán bộ công đoàn ở các địa phương được tổ chức cùng đợt tuyển dụng cán bộ cho cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị với những yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản giống nhau trên cơ sở các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có mặt không còn phù hợp với chuyên môn ngày càng sâu của cán bộ công đoàn trước yêu cầu mới. Hoạt động công đoàn ngày càng hội nhập sâu rộng, triển khai chủ yếu ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, đòi hỏi cán bộ công đoàn phải có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết; điều này phù hợp với việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ công đoàn chủ yếu trưởng thành từ cơ sở, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp.Tại đại hội này, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại hội trân trọng đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng quan tâm có cơ chế phân bổ biên chế phù hợp với số lượng bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm được thí điểm thực hiện cơ chế tuyển dụng cán bộ từ nguồn cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân theo Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.Cùng với việc quan tâm, bổ sung biên chế và cho thí điểm cơ chế tuyển dụng cán bộ công đoàn, trân trọng đề nghị Đảng, Nhà nước trong việc sửa đổi Luật Công đoàn sắp tới cần quan tâm tiếp tục duy trì kinh phí công đoàn như luật hiện hành, bảo đảm nguồn lực đủ mạnh để Công đoàn Việt Nam chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong bối cảnh cạnh tranh công đoàn;Ban hành các quy định nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, nhất là cho phép công đoàn có quyền độc lập (chứ không chỉ tham gia) giám sát việc chấp hành pháp luật liên quan đến người lao động đối với người sử dụng lao động; trách nhiệm của người sử dụng lao động trong phối hợp với công đoàn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để bảo đảm quyền làm chủ của người lao động.Các đại biểu tham dự biểu quyết nghị quyết đại hội.Thứ năm, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách thúc đẩy người lao động có việc làm bền vững, lương đủ sống và bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người lao độngCần đột phá trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, thực hiện đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo kỹ năng, đào tạo công nghệ theo yêu cầu cách mạng 4.0 cho công nhân.Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, nhất là thu hút các dự án đầu tư của doanh nghiệp có công nghệ cao, năng lực quản trị tốt, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm xã hội. Hạn chế thu hút các doanh nghiệp thâm dụng lao động, ý thức chấp hành pháp luật thấp, trách nhiệm xã hội không cao.Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chế độ lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống cho người lao động.Huy động nguồn lực toàn xã hội thúc đẩy Đề án một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030; quan tâm quy hoạch, xây dựng trường học, cơ sở khám, chữa bệnh nơi có đông công nhân; hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giúp người lao động nhận rõ lợi ích, có niềm tin ở lại lâu dài với hệ thống bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người lao động không chỉ lúc đang làm việc mà cả lúc họ nghỉ hưu.Thứ sáu, sớm nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công nhân, lao độngChính phủ giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu sớm thực hiện nội dung Nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (Nghị quyết số 101/2019/QH14) “… Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế-xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp.”, hướng tới bảo đảm sự công bằng giữa thời giờ làm việc của người lao động khu vực cơ quan, hành chính nhà nước (40 giờ/tuần) và khu vực doanh nghiệp (48 giờ/tuần); tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, chăm sóc con cái, bảo đảm hạnh phúc gia đình.Nghiên cứu tăng ngày nghỉ lễ, Tết hằng năm vào thời điểm thích hợp, vì số ngày nghỉ này của nước ta đang thấp hơn bình quân chung của các nước Đông Nam Á và thế giới từ 5-6 ngày. Nghiên cứu bổ sung tăng 2 ngày nghỉ lễ dịp Quốc Khánh (nghỉ từ mùng 2-5/9), tạo cơ hội cho công nhân được đưa con đến trường trong ngày khai giảng. Đây là nguyện vọng rất thiết tha của số đông công nhân có con đang tuổi đến trường.Thứ bảy, tăng cường quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật đối với người lao độngThường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, nhất là các doanh nghiệp không hoặc chậm trả lương, trốn đóng bảo hiểm xã hội, để xảy ra tai nạn lao động, gây khó khăn cho hoạt động công đoàn và người lao động.Khắc phục tình trạng bỏ qua hoặc xử nhẹ doanh nghiệp vi phạm pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích người lao động của chính quyền một số địa phương. Bảo đảm quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật việc việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, không để lợi dụng việc thành lập, hoạt động để xâm phạm quyền lợi người lao động, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm mất an ninh, trật tự.Chính phủ sớm có chủ trương trình cấp có thẩm quyền có chính sách đặc thù giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho hơn 200 nghìn người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn hoặc tái cơ cấu.Thứ tám, tăng cường hơn nữa trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy và sự phối hợp của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp đối với hoạt động công đoànLãnh đạo cấp ủy các cấp, nhất là những địa phương, ngành có đông công nhân, quan hệ lao động phức tạp cần định kỳ làm việc với ban thường vụ công đoàn các cấp; lựa chọn cán bộ có năng lực, trình độ, hiểu biết về công nhân, công đoàn, nắm vững chính sách, pháp luật, có phương pháp vận động quần chúng tốt làm cán bộ công đoàn, bảo đảm ổn định, ít nhất là ½ nhiệm kỳ.Chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu vào cấp ủy các cấp tỷ lệ cần thiết cán bộ trưởng thành từ công nhân, phong trào công nhân và công đoàn. Những địa phương có đông công nhân cần quan tâm cơ cấu đồng chí chủ tịch liên đoàn lao động là ủy viên thường vụ cấp ủy theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW.Chính quyền các cấp tích cực phối hợp với công đoàn trong việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi người lao động; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Người đứng đầu chính quyền định kỳ đối thoại để lắng nghe và giải quyết các vấn đề bức xúc của công nhân, lao động và công đoàn.Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, các tổ chức và doanh nghiệp cần tích cực phối hợp hơn nữa với công đoàn các cấp trong việc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, hội viên và người lao động.
https://nhandan.vn/8-kien-nghi-cua-doan-vien-nguoi-lao-dong-va-to-chuc-cong-doan-doi-voi-dang-nha-nuoc-post785661.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "kiến nghị", "công nhân lao động", "Liên đoàn Lao động Việt Nam" ] }
Sản xuất công nghiệp ở khu vực đồng euro tiếp đà suy giảm
NDO -Kết quả khảo sát công bố ngày 2/3 cho thấy, hoạt động sản xuất nói chung ở khu vực đồng euro tiếp tục diễn biến theo chiều đi xuống trong tháng 3/2024, khi suy giảm với tốc độ nhanh hơn so với tháng trước đó, song đã có dấu hiệu phục hồi ở Italia và Tây Ban Nha.
Theo số liệu từ các cuộc khảo sát, nhu cầu trong khối tiếp tục giảm, tuy nhiên chỉ số lạc quan của các nhà sản xuất gia tăng, cho thấy khu vực này có thể sớm phục hồi.Theo đó, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vựcsản xuấtcủa khu vực đồng tiền chung euro đã giảm từ mức 46,5 điểm của tháng 2 xuống 46,1 điểm trong tháng 3, cao hơn ước tính sơ bộ trước đó là 45,7 nhưng vẫn dưới 50 điểm- mức biểu thị tăng trưởng trong hoạt động sản xuất.Chỉ số đo lường sản lượng, vốn được coi là thước đo tốt về sức khỏe nền kinh tế, đã tăng từ mức 46,6 điểm lên 47,1, cải thiện so với ước tính sơ bộ là 46,8 điểm.Đánh giá về kết quả khảo sát PMI, chuyên gia Goetz Erhardt của Công ty tư vấn Accenture cho biết, kết quả này là dấu hiệu cho thấy những thách thức lớn mà các nhà sản xuấtchâu Âuđang phải đối mặt. Tình trạng thiếu nguyên liệu đã phần nào giảm bớt nhưng triển vọng vẫn chưa chắc chắn.Cụ thể, sản xuất của Pháp suy yếu với tốc độ nhanh hơn trong tháng 3 - mặc dù sự suy giảm không nghiêm trọng như ước tính sơ bộ.Trong khi đó, ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sự suy thoái trong lĩnh vực sản xuất chiếm khoảng 1/5 GDP của đất nước vẫn tiếp diễn. Dữ liệu sơ bộ cũng phản ánh lạm phát đang trong đà giảm ở 6 bang quan trọng về kinh tế của Đức trong tháng trước, là chỉ dấu cho thấy lạm phát quốc gia sẽ tiếp tục quỹ đạo đi xuống.Tin liên quanSản xuất công nghiệp ở châu Á sụt giảm, Trung Quốc có dấu hiệu phục hồiTương tự, hoạt động sản xuất của Ireland đã giảm trong tháng 3/2024 sau khi tăng trưởng trở lại 1 tháng trước đó. PMI của nước này ở mức dưới 50 trong hầu hết 17 tháng qua.Tuy nhiên, bất chấp sự sụt giảm rộng hơn trên bình diện khu vực, hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Tây Ban Nha lại tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, trong khi Italia có dấu hiệu phục hồi sau 11 tháng suy thoái liên tiếp.Tại Anh, chỉ số PMI của nước này phản ánh hoạt động sản xuất đã tăng trưởng lần đầu tiên sau 20 tháng nhờ nhu cầu phục hồi tại thị trường nội địa, bổ sung thêm bằng chứng cho thấy cuộc suy thoái hồi năm ngoái đã kết thúc.Số lượng đơn đặt hàng mới tạikhu vực đồng eurocũng trên đà giảm tháng thứ 23 liên tiếp, bất chấp chi phí sản xuất đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11/2023.Các chuyên gia đánh giá, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy áp lực lạm phát giảm bớt có thể sẽ là tin tức đáng mừng đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khi định chế tài chính này đang nỗ lực đưa lạm phát của khối trở lại mức mục tiêu.Chủ tịch ECB Christine Lagarde hồi tháng trước nhận định rằng, tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng euro sẽ tiếp tục giảm trong khi tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu chậm lại trong năm nay.Các nhà máy trong khu vực cũng cắt giảm nhân viên nhưng cũng có dấu hiệu cho thấy kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai, nhờ chỉ số lạc quan của các nhà sản xuất đã tăng từ 57,1 lên 57,4 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.
https://nhandan.vn/san-xuat-cong-nghiep-o-khu-vuc-dong-euro-tiep-da-suy-giam-post802937.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "PMI", "Euro", "Ngân hàng Trung ương châu Âu", "Khu vực đồng euro", "Suy thoái", "sản xuất công nghiệp" ] }
Tổng thống Nga yêu cầu ứng phó kịp thời với tình hình ngập lụt do vỡ đập
Theo hãng tin TASS, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ngày 7/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp tục thảo luận với Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Alexander Kurenkov về tình hìnhngập lụtở tỉnh Orenburg.
Theo ông Peskov, Thống đốc tỉnh Orenburg Denis Pasler và Bộ trưởng Kurenkov đã thông báo với Tổng thống Putin về diễn biến của tình hình ngập lụt ở địa phương này, nhất là khu vực thành phố Orsk. Ông Peskov cho biết thêm, trong cuộc thảo luận với Bộ trưởng Kurenkov, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh và chỉ thị cần phải phân tích, dự báo và thực hiện các biện pháp thích hợp một cách kịp thời nhằm ứng phó với tình hình ngập lụt có thể xảy ra ở tỉnh Kurgan và Tyumen.Cùng ngày, Tổng thống Putin cũng đã thảo luận qua điện thoại với Thống đốc tỉnh Tyumen Alexander Moor và Thống đốc tỉnh Kurgan Vadim Shumkov về nguy cơ ngập lụt tại 2 địa phương này. Theo ông Peskov, nhà lãnh đạo Nga đã chỉ thị các địa phương cần triển khai các biện pháp ứng phó để giúp người dân và khả năng sơ tán họ.Chính quyền tỉnh Orenburg cho biết, trên 6.100 người, trong đó gần 1.500 trẻ em, đã phải sơ tán khỏi những ngôi nhà bị ngập nước. Trong số đó, có trên 1.000 người được đưa đến các trung tâm tránh trú tạm thời. Ngoài ra, 570 vật nuôi ở các trang trại bị ngập lụt cũng đã được đưa đến nơi an toàn.Trong khi đó, riêng tại thành phố Orsk, Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Kurenkov cho rằng tình hình ngập lụt ở địa phương này vẫn rất nghiêm trọng. Theo ông Kurenkov, tình hình ngập lụt tại thành phố Orsk là nghiêm trọng do các công trình bảo vệ trên sông Ural đã bị phá hủy khiến 4.518 tòa nhà dân cư và 4.587 khu vực bị ngập trong nước. Cũng theo ông, tại Orsk, nhà chức trách đã thiết lập 11 nơi trú ẩn tạm thời với hơn 8.000 chỗ ở. Hiện đã có 510 người được đưa đến đây, trong đó có 116 trẻ em.Vào đêm 6/4,con đập tại Orsk, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Orenburg đã bị vỡ 2 đoạn. Một vụ vỡ đập khác cũng đã xảy ra vào tối cùng ngày. Nước từ sông Ural đã tràn tới một số khu dân cư khiến hơn 6.000 nhà dân bị ngập trong nước. Nhà chức trách đã ban bố tình trạng khẩn cấp cấp khu vực và kêu gọi người dân sơ tán.
https://nhandan.vn/tong-thong-nga-yeu-cau-ung-pho-kip-thoi-voi-tinh-hinh-ngap-lut-do-vo-dap-post803720.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Tổng thống Nga", "ngập lụt", "vỡ đập", "sơ tán", "tình trạng khẩn cấp", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Ba bộ trưởng Peru từ chức sau vụ khám xét nhà riêng của Tổng thống
Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Các vấn đề phụ nữ đã quyết định từ chức sau khi cảnh sát khám xét nhà riêng và văn phòng của Tổng thống Boluarte để điều tra nghi vấn làm giàu bất hợp pháp.
Hai ngày sau khi cảnh sát và công tố viên khám xét nhà riêng và văn phòng củaTổng thống Dina Boluarteđể điều tra về nghi vấn làm giàu bất hợp pháp, ngày 1/4, ba bộ trưởng trong nội các Peru đã đột ngột đệ đơn từ chức.Bộ trưởng Nội vụ Victor Torres đã công bố quyết định từ chức vào ngày 1/4, tiếp đó là Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Các vấn đề phụ nữ có động thái tương tự.Tất cả đều lên tiếng ủng hộ bà Boluarte, trong đó có người gọi vụ khám xét tư gia của Tổng thống là "không cần thiết".Trong tuyên bố từ chức sau cuộc họp nội các, ông Torres nêu rõ quyết định của ông vì lý do cá nhân.Ông Torres cũng đang chịu nhiều sức ép tại Quốc hội về tình trạng tội phạm đường phố gia tăng. Ông Torres cho biết bà Boluarte đã chấp thuận đơn từ chức của ông.Đây là diễn biến mới nhất trong bê bối nổ ra vào giữa tháng 3 khi một chương trình tin tức tiết lộ rằng bà Boluarte sở hữu một số đồng hồ Rolex đắt tiền.Tin liên quanTổng thống Peru trình bày dự luật mới mở đường cho bầu cử sớmHiện không rõ bà có được những chiếc đồng hồ hạng sang này như thế nào với mức lương chính phủ khoảng 55.000 USD.Trong khi đó, bà Boluarte, 61 tuổi, khẳng định những chiếc đồng hồ là thành quả của một đời làm việc chăm chỉ.Tuy nhiên,Tổng thống Peruvẫn bị điều tra về tham nhũng, nhằm xác định bà có làm giàu bất hợp pháp kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2022 hay không. Tổng thống cũng không kê khai đồng hồ Rolex vào danh sách tài sản.Tổng thống Boluarte dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chính thức trong cuộc gặp các nhà điều tra vào ngày 5/4 và được yêu cầu xuất trình số đồng hồ Rolex mà bà sở hữu trong cuộc gặp này.Trước đó, trong vụ khám xét ngày 29 và 30/3, cảnh sát không tìm thấy bất kỳ chiếc Rolex nào.Theo Hiến pháp Peru, nếu bị truy tố trong vụ đồng hồ Rolex, bà Boluarte sẽ không bị đưa ra xét xử cho đến khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 7/2026 hoặc bị luận tội.Quốc hội cũng có thể bỏ phiếu bãi nhiệm bà Boluarte, song cần sự hợp tác của các nhóm cánh hữu kiểm soát cơ quan lập pháp, vốn là những người ủng hộ bà Boluarte.
https://nhandan.vn/ba-bo-truong-peru-tu-chuc-sau-vu-kham-xet-nha-rieng-cua-tong-thong-post802778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Tổng thống Dina Boluarte", "Từ chức", "làm giàu bất hợp pháp", "Đồng hồ Rolex", "Peru" ] }
Người dân Đan Mạch hào hứng đón chào vị vua mới Frederik X
Chiều 14/1 theo giờ địa phương, Nữ Hoàng Margrethe II củaĐan Mạchchính thức truyền ngôi cho con trai, Thái tử Frederik, sau khi Nữ Hoàng bất ngờ tuyên bố thoái vị vào ngày 1/1 vừa qua.
Đông đảo người dân Đan Mạch đã bắt đầu tập trung trước trụ sở Quốc hội ở trung tâm thủ đô Copenhagen để chứng kiến sự kiện này. Giới chức cảnh sát ước tính sẽ có hơn 100.000 người tập trung chứng kiến khoảnh khắc lịch sử của một trong những chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới.Theo lịch trình, Nữ Hoàng Margrethe II sẽ rời Cung điện Amalienborg ngay sau 13 giờ 30 phút (giờ địa phương, tức 19 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam) để đi xe ngựa tới Cung điện Christiansborg, nơi có các văn phòng Chính phủ, Quốc hội và Tòa án Tối cao cũng như Phòng Lễ tân Hoàng gia. Vào lúc 14 giờ, bà sẽ ký tuyên bố thoái vị chấm dứt 52 năm trị vì.Theo đó, Nữ Hoàng Margrethe II, 83 tuổi, sẽ trở thành quốc vương đầu tiên sau gần 900 năm ở Đan Mạch tự nguyện từ bỏ ngai vàng. Con trai cả của Nữ Hoàng Margrethe II là Thái tử Frederik sẽ tự động lên ngôi. Sau đó, từ ban công của Cung điện Christiansborg, Thủ tướng Mette Frederiksen sẽ chính thức tuyên bố tước hiệu của Vua Frederik X.Tin liên quan“Làn gió mới” của Hoàng gia Đan MạchTrước đó, Nữ Hoàng Margrethe II không công bố lý do cụ thể cho quyết định thoái vị của mình, song cho biết cuộc phẫu thuật lưng hồi tháng 2/2023 khiến bà phải cân nhắc về tương lai. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời điểm truyền ngôi phù hợp và sẽ giúp Thái tử Frederik có thời gian phát huy vai trò của một quốc vương.Các cuộc thăm dò dư luận sau khi Nữ Hoàng Margrethe II tuyên bố thoái vị cho thấy Thái tử Frederik và phu nhân, Công nương Mary nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng. Có tới 82% người dân Đan Mạch kỳ vọng tân vương sẽ làm tốt hoặc rất tốt trên cương vị mới, trong khi 86% bày tỏ quan điểm tương tự đối với Công nương Mary.Thomas Larsen, chuyên gia về gia đình hoàng gia và người viết tiểu sử Nữ Hoàng Margrethe, cho biết Thái tử Frederik có con đường riêng và được mọi người yêu thích. Người dân Đan Mạch cũng rất yêu quý và kính trọng Nữ Hoàng Margrethe II. Bà đã đồng hành cùng người dân Đan Mạch trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Vì thế, tân vương Frederik X tới đây sẽ phải nỗ lực để thoát ra khỏi cái bóng lớn lao của mẹ mình.
https://nhandan.vn/nguoi-dan-dan-mach-hao-hung-don-chao-vi-vua-moi-frederik-x-post792046.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Đan Mạch", "Nhà vua Đan Mạch", "Nữ hoàng Đan Mạch" ] }
Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu
Ngày 15/4, trong một tuyên bố trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, thừa nhận khả năng xảy ra tai nạn hạt nhân tạinhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia(ZNPP) vẫn hiện hữu, mặc dù đã chuyển tất cả các tổ máy điện sang chế độ tạm dừng hoạt động.
Ông Grossi cho biết: “Mặc dù thực tế là 6 trong số các lò phản ứng của nhà máy này đang ở chế độ tạm dừng hoạt động và tổ máy cuối cùng đã được chuyển sang chế độ này 2 ngày trước theo khuyến nghị của IAEA, nhưng nguy cơ tiềm ẩn xảy ra một tai nạn hạt nhân lớn vẫn rất thực tế”.Theo ông Grossi, thế giới đang cận kề một vụ tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và nguy cơ xảy ra sự cố như vậy phải được giảm thiểu bằng tất cả khả năng có thể.Tin liên quanIAEA: Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tấn côngNhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, được xây dựng từ năm 1984 đến năm 1995, là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 9 trên thế giới. Nhà máy nằm ở bờ nam sông Dnipro, nơi quân đội Nga kiểm soát từ những ngày đầu cuộc xung đột với Ukraine.Mặc dù nhà máy này có thiết kế khác so với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và được bảo vệ khỏi hỏa hoạn, song các chuyên giaan toàn hạt nhânvà IAEA nhiều lần cảnh báo giao tranh trong và chung quanh các cơ sở hạt nhân như vậy tiềm ẩn những rủi ro cực kỳ nghiêm trọng.
https://nhandan.vn/nguy-co-mat-an-toan-o-nha-may-dien-hat-nhan-zaporizhzhia-van-hien-huu-post804920.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "nhà máy điện hạt nhân", "mất an toàn", "Zaporizhzhia", "Nguy cơ mất an toàn", "an toàn hạt nhân" ] }
Thuyền không người lái chở đầy chất nổ của Houthi phát nổ trên Biển Đỏ
Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Brad Cooper thông báo, một chiếc thuyền không người lái củalực lượng Houthiở Yemen chở đầy chất nổ đã phát nổ trên Biển Đỏ ngày 4/1.
Theo hãng tin Reuters, Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Brad Cooper thông báo một chiếc thuyền không người lái của lực lượng Houthi ở Yemen chở đầy chất nổ đã phát nổ trên Biển Đỏ ngày 4/1, song không đủ gần để gây ra thiệt hại hay thương vong cho bất kỳ tàu Hải quân hoặc tàu thương mại nào của Mỹ, đồng thời cho rằng đây là một cuộc tấn công thất bại.Trả lời báo giới, Phó Đô đốc Brad Cooper, Chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ ở Trung Đông, cho hay hiện đã có 25 cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thương mại đi qua khu vực Nam Biển Đỏ và Vịnh Aden.Ông nhấn mạnh rằng “không có dấu hiệu nào cho thấy hành vi vô trách nhiệm của lực lượng này đang giảm dần".Ông Cooper cho biết thêm, chiếc thuyền không người lái trên ở cách các tàu thương mại và tàu Hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực vài dặm và ông đã chứng kiến vụ nổ này.Trước đó, ngày 3/1, Mỹ và 11 quốc gia đồng minh đã lên tiếng kêu gọi lực lượng Houthi “dừng ngay lập tức các cuộc tấn công bất hợp pháp” nhằm vào các tàu chở hàng ởBiển Đỏ, nếu không muốn đối mặt với “những hậu quả”.Trong một tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra, liên minh gồm 12 quốc gia do Mỹ dẫn đầu nhằm bảo vệ tuyến đường thương mại qua Biển Đỏ đã phát đi một thông điệp rõ ràng là “yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công, đồng thời thả các tàu và thủy thủ đoàn bị giam giữ bất hợp pháp”.Theo tuyên bố trên, lực lượng Houthi sẽ phải đối mặt với những hậu quả, nếu tiếp tục đe dọa tính mạng các thủy thủ, nền kinh tế toàn cầu và dòng chảy thương mại tự do trên các tuyến đường biển quan trọng trong khu vực.Các nước ký tuyên bố bao gồm Mỹ, Australia, Bahrain, Canada, Bỉ, Đức, Italia, Nhật Bản, New Zealand, Anh, Đan Mạch và Hà Lan.
https://nhandan.vn/thuyen-khong-nguoi-lai-cho-day-chat-no-cua-houthi-phat-no-tren-bien-do-post790689.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:34", "tags": [ "Thuyền không người lái", "chất nổ", "Biển Đỏ", "lực lượng Houthi" ] }
Năm kỷ lục về thỏa thuận thương mại Mỹ-châu Phi
Hàng trăm thỏa thuận thương mại và đầu tư trị giá 14,2 tỷ USD giữa Mỹ và các quốc giachâu Phiđược ký kết trong năm 2023, đánh dấu một năm kỷ lục về thỏa thuận thương mại hai bên. Kết quả có được tạo thêm động lực hợp tác cho hai phía, trong bối cảnh Washington không ngừng nỗ lực khẳng định cam kết về chiến lược kinh tế “đôi bên cùng có lợi” với các quốc gia “lục địa đen”.
Tại cuộc họp báo trực tuyến được tổ chức sau một năm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi tháng 12/2022, Điều phối viên của sáng kiến thương mại “Châu Phi thịnh vượng” do Mỹ phát động British Robinson cho biết, trong năm 2023, Mỹ và châu Phi đã ký kết khoảng 550 thỏa thuận thương mại và đầu tư, tăng 67% so với năm 2022 về số lượng và giá trị các giao dịch.Cũng tại họp báo, cố vấn hàng đầu về châu Phi của Tổng thống Mỹ Judd Devermont nhấn mạnh, Mỹ và châu Phi đã có một năm kỷ lục trong quan hệ hợp tác. Theo đó, Washington đã thực hiện hơn 40% số cam kết đưa ra vào tháng 12/2022 là đầu tư 55 tỷ USD vào “lục địa đen” trong vòng ba năm. Ông Devermont đồng thời dự báo, vào cuối năm thứ hai, ít nhất 70% số mục tiêu đề ra sẽ “về đích”.Quan hệ đối tác thương mại giữa Mỹ và châu Phi tiếp tục được tăng cường mạnh mẽ thời gian qua. Tháng 7/2021, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố về việc khôi phục sáng kiến “Châu Phi thịnh vượng”, với trọng tâm là tăng cường thương mại và đầu tư giữa Mỹ và các nước châu Phi.Vào thời điểm đó, Mỹ cho biết sáng kiến tập trung vào việc cải thiện thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giải pháp năng lượng và khí hậu, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Các cơ quan chính phủ Mỹ hoạt động trong khuôn khổ sáng kiến có nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ và kết nối các nhà đầu tư từ Mỹ và châu Phi.Tháng 12/2022, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi, Washington đã cam kết đầu tư 55 tỷ USD vào “lục địa đen” trong vòng ba năm. Trong năm 2023, hàng loạt chuyến thăm tới các nước châu Phi được giới chức Mỹ thực hiện, đáng chú ý là các chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen…, khẳng định Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với các quốc gia châu Phi.Washington cũng nhấn mạnh cam kết về chiến lược kinh tế “đôi bên cùng có lợi” với “lục địa đen”, đồng thời hỗ trợ các quốc gia châu Phi có thêm tiếng nói tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.Nhìn lại nỗ lực hiện thực hóa các cam kết đưa ra đối với châu Phi, Nhà trắng khẳng định, kể từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi tháng 12/2022, chính quyền Washington đã có một năm gắn kết đặc biệt với châu Phi.Trong năm 2023, Mỹ hoan nghênh Liên minh châu Phi trở thành thành viên thường trực của G20. Tích cực mở rộng quan hệ đối tác thương mại và đầu tư với châu Phi, Washington cũng thúc đẩy mạnh mẽ các khoản đầu tư lớn vào an ninh lương thực và y tế, cơ sở hạ tầng, đồng thời đưa ra sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số, thúc đẩy hợp tác an ninh và quản trị…Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế giữa các cộng đồng châu Phi, cộng đồng người châu Phi trên toàn cầu và ở Mỹ, nhằm khẳng định cộng đồng người châu Phi là nguồn sức mạnh và nền tảng cho mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và châu Phi trong thế kỷ 21.Nhà trắng khẳng định, kết quả từ những dự án Mỹ đầu tư vào châu Phi có tác động rõ rệt đến cuộc sống và sinh kế của người dân cả ở Mỹ và châu Phi. Những thành tựu mới, trong đó đáng chú ý là con số kỷ lục về giá trị thỏa thuận thương mại trong năm 2023 tạo thêm xung lực cho hợp tác giữa chính quyền Washington và “lục địa đen” thời gian tới. Hướng tới những kế hoạch mới, cùng mục tiêu hoàn thành cam kết đưa ra, Nhà trắng nhấn mạnh tiếp tục tập trung toàn lực để đưa quan hệ với châu Phi không ngừng phát triển mạnh mẽ, thực chất.
https://nhandan.vn/nam-ky-luc-ve-thoa-thuan-thuong-mai-my-chau-phi-post790247.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "thỏa thuận thương mại Mỹ-châu Phi", "Mỹ-châu Phi", "G20" ] }
Argentina và Colombia đạt được thỏa thuận giải quyết khủng hoảng ngoại giao
Argentinavà Colombia đã đạt được thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao và củng cố quan hệ song phương, đồng thời cho biết Đại sứ của hai nước cũng đã trở lại làm việc.
Ngày 1/4, Chính phủ Argentina và Colombia cùng ra thông cáo cho biết hai nước đã đạt được thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao và củng cố quan hệ song phương, đồng thời cho biết Đại sứ của hai nước cũng đã trở lại làm việc.Thông cáo nêu rõ: “Theo chỉ đạo của Tổng thống ArgentinaJavier Mileivà Tổng thống Colombia Gustavo Petro, Bộ Ngoại giao hai nước đã đàm phán nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao, phù hợp với quan hệ anh em truyền thống, văn minh giữa cả hai dân tộc trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, văn hóa và thể chế".Đại sứ Colombia, Camilo Romero, cũng quay trở lại Buenos Aires, đồng thờiColombiacũng phê chuẩn Đại sứ mới do Chính phủ Argentina đề xuất tại Bogota.Argentina cũng ra thông báo về chuyến thăm Colombia sắp tới của Ngoại trưởng Diana Mondino.Tin liên quanArgentina ưu tiên vực dậy kinh tếTrước đó, quan hệ giữa Colombia và Argentina đã có rạn nứt sau khi Tổng thống Argentina Melie đã có những lời lẽ được cho là xúc phạm ông Petro.Ngày 27/3, Bộ Ngoại giao Colombia đã ra công hàm phản đối và trục xuất các nhà ngoại giao trong Đại sứ quán Argentina tại Bogota.Ngày 31/3, trả lời phỏng vấn báo giới, quyền Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo đã phủ nhận việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Argentina dù có những căng thẳng giữa hai nước này.
https://nhandan.vn/argentina-va-colombia-dat-duoc-thoa-thuan-giai-quyet-khung-hoang-ngoai-giao-post802708.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Chính phủ Argentina", "Javier Milei", "Gustavo Petro", "Bộ Ngoại giao Colombia", "Argentina", "Colombia", "khủng hoảng ngoại giao" ] }
Liên hợp quốc hối thúc Iran và Pakistan ngừng tấn công trả đũa lẫn nhau
Liên hợp quốc và Mỹ hối thúcIranvà Pakistan kiềm chế sau khi hai quốc gia láng giềng này thực hiện các vụ không kích gây thương vong nhằm vào lực lượng mà hai bên cho là phiến quân ở bên trong lãnh thổ của nhau. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi Chính phủ Iran và Pakistan “kiềm chế tối đa”, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ tấn công quân sự lẫn nhau giữa hai nước.
Người phát ngôn Nhà trắng John Kirby cho biết, Mỹ đang theo dõi sát tình hình và giữ liên lạc với giới chứcPakistan. Ông Kirby nêu rõ: “Ðây là hai quốc gia vũ trang tốt và chúng tôi không muốn thấy tình hình leo thang hơn nữa”.Phát biểu trước báo giới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cũng hối thúc các bên liên quan kiềm chế. Ông Miller không cho biết liệu Mỹ có sẵn sàng hỗ trợ Pakistan, một đồng minh ngoài NATO của Washington, hay không.Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi Islamabad và Tehran giảm căng thẳng sau khi Pakistan tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các phiến quân ở Iran. Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn: “Chúng tôi đang quan ngại theo dõi sự leo thang tình hình ở khu vực biên giới Iran-Pakistan những ngày gần đây. Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế tối đa và chỉ giải quyết các vấn đề bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao”.Trước đó, quân đội Pakistan tiến hành các cuộc tấn công xuyên đêm nhằm vào các mục tiêu mà nước này cho là khủng bố ở Iran. Ðộng thái trên diễn ra sau khi Tehran tiến hành các cuộc tấn công tương tự tại Pakistan.Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, ít nhất ba phụ nữ và bốn trẻ em chết trong các vụ nổ xảy ra ở khu vực đông nam Iran. Một số tên lửa phóng đi từ Pakistan đã rơi xuống một ngôi làng ở tỉnh biên giới Sistan-Baluchestan.Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Pakistan xác nhận đã tiến hành một loạt cuộc tấn công quân sự chính xác có mục tiêu cụ thể và phối hợp chặt chẽ nhằm vào nơi ẩn náu của khủng bố ở tỉnh Sistan-Baluchestan của Iran, đồng thời cho biết nhiều phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt.Truyền thông Pakistan cho biết, Pakistan đã tấn công các đồn của hai nhóm ly khai là Mặt trận giải phóng Balochistan và Quân giải phóng Balochistan ở gần thành phố Saravan thuộc tỉnh Sistan-Baluchestan của Iran.
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-hoi-thuc-iran-va-pakistan-ngung-tan-cong-tra-dua-lan-nhau-post792905.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Iran", "Pakistan", "tấn công trả đũa" ] }
Mỹ Latin và Caribe nỗ lực vượt khó
Diễn đàn khu vực về chính sách tài chính lần thứ 37 do Ủy ban Kinh tếMỹ Latin và Caribecủa Liên hợp quốc (CEPAL) tổ chức kêu gọi các quốc gia nâng cao chất lượng chi tiêu công và giảm bất bình đẳng xã hội. Mỹ Latin đối mặt khó khăn chồng chất, song với nỗ lực đổi mới, cải cách chính sách của các nước, bức tranh kinh tế khu vực được kỳ vọng khởi sắc trong thời gian tới.
Hạn chế trong vấn đề chi tiêu công tạiMỹ Latin và Caribelà trọng tâm thảo luận của Diễn đàn khu vực về chính sách tài chính, vừa diễn ra ở Santiago (Chile). Thư ký điều hành CEPAL Jose Manuel Salazar-Xirinachs cảnh báo, khi các quốc gia phải dành từ 3% đến 5% GDP để trả nợ nước ngoài, nguồn lực để giải quyết các vấn đề quan trọng như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng buộc phải giảm sút. Gánh nặng nợ đang cản bước các nước trong khu vực trên hành trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.Một loạt cú sốc từ bên ngoài như dịch Covid-19, xung đột tại Ukraine ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất nông nghiệp…, càng khiến tình trạng đói nghèo ở Mỹ Latin thêm trầm trọng. CEPAL mới đây nâng dự báo tăng trưởng GDP của khu vực trong năm 2024 lên 2,1%, từ mức 1,9% được đưa ra cuối năm 2023, song nhìn chung vẫn ảm đạm. Giải thích về xu hướng tăng trưởng thấp, CEPAL cho rằng, nguyên nhân là do tình hình thế giới phức tạp, các hoạt động kinh tế, thương mại toàn cầu ở mức dưới trung bình. Thêm vào đó, lãi suất cao ở các nước phát triển làm tăng chi phí tài chính ở các nước mới nổi, vốn đang chịu áp lực nợ nần.Khu vực Mỹ Latin và Caribe còn chứng kiến tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở mức độ nghiêm trọng nhất thế giới. Theo tổ chức Oxfam, giai đoạn 2000-2022, dù chỉ chiếm 1% số dân tại khu vực, song người giàu tích lũy số tài sản cao gấp 5,85 lần so với mức của dân nghèo, vốn chiếm 50% tổng số dân. Vòng xoáy đói nghèo, thảm họa thiên tai và bạo lực khiến ít nhất 22 triệu người tại châu Mỹ phải rời bỏ nhà cửa, gây nhiều khó khăn cho hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế và khiến bài toán di cư của khu vực thêm nan giải.Tuy vậy, trước sóng gió bủa vây, các nước Mỹ Latin và Caribe vẫn tìm cách vươn mình trong gian khó, thông qua thúc đẩy các chính sách cải cách kinh tế, tăng cường đoàn kết nội khối và hợp tác chặt chẽ với các đối tác bên ngoài. Với các chương trình nghị sự vượt ra ngoài ranh giới khu vực, các cơ chế hợp tác như Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC), Liên minh Bolivar cho châu Mỹ-Hiệp định Thương mại của các dân tộc (ALBA-TCP) không chỉ đề cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau và duy trì hòa bình ở châu Mỹ, mà còn thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế. Trong đó phải kể đến các động thái tăng cường hợp tác giữa CELAC với ASEAN, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc…Năm 2023 chứng kiến một trang mới trong quan hệ giữa EU và CELAC. Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Hội nghị cấp cao EU-CELAC diễn ra hồi tháng 7/2023 đánh dấu “khởi đầu mới giữa những người bạn cũ”, khi mối quan hệ hai bên được hồi sinh sau nhiều năm đình trệ do những khoảng cách về lập trường chính trị, sự mất cân bằng về kinh tế và thương mại, khác biệt văn hóa.Ngoài EU, Mỹ Latin cũng tăng cường hợp tác với ASEAN, Nga, Ấn Độ, Iran... Những chuyến công du với lịch trình dày đặc tại khu vực Mỹ Latin của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi năm 2023 và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong hai năm 2023 và 2024 đã khẳng định sức hút đặc biệt của Mỹ Latin, trong bối cảnh Nga, Iran chịu ảnh hưởng nhất định từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Mỹ Latin đang thu hút mạnh mẽ FDI, với nguồn vốn vào khu vực này năm 2022 lên mức kỷ lục là hơn 224 tỷ USD, tăng 55,2% so với mức năm trước đó.Những khó khăn của khu vực đang đặt ra thách thức với các nhà lãnh đạo Mỹ Latin và Caribe để cải thiện vị thế của khu vực trong xu hướng thế giới đa cực hiện nay. CEPAL khuyến nghị các quốc gia chú trọng tăng năng suất và đầu tư vào nguồn vốn, hạ tầng và con người, đồng thời xác định ít nhất 15 lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững, trong đó có cơ sở hạ tầng, viễn thông, số hóa, nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục.
https://nhandan.vn/my-latin-va-caribe-no-luc-vuot-kho-post809023.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "CEPAL", "CELAC", "Mỹ La tinh", "Caribe" ] }
Vải thiều Việt Nam khẳng định thương hiệu tại Thái Lan
NDO -Ngày 21/6, tại trung tâm thương mại Centralworld ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, Central Retail đã tổ chức khai mạc “Sự kiệnquảng bá vải thiềutừ Việt Nam”. Năm nay là năm thứ 7Central Retail giới thiệu quả vải thiềutại Thái Lan, làm phong phú thêm sự hấp dẫn của hoa quả Việt Nam đối với khách hàng Thái Lan.
Tại sự kiện, Central Retail giới thiệu tới người tiêu dùng Thái Lan trái vải thiều tươi chính vụ đến từ Việt Nam, có thương hiệu với đầy đủ thông tin chứng nhận GlobalGAP, tem chỉ dẫn địa lý, nhãn mác…Tham dự buổi lễ, có Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng; ông Lê Hữu Phúc, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan; ban lãnh đạo Central Retail Corporation và đông đảo người tiêu dùng Thái Lan.Phát biểu ý kiến tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng bày tỏ vui mừng khi thấy sản phẩm vải thiều chất lượng cao của Việt Nam được giới thiệu, quảng bá tại sự kiện; tin tưởng, chất lượng sản phẩm Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Thái Lan. Đại sứ chia sẻ sự kiện quảng bá vải thiều thể hiện nỗ lực của Central Retail cùng các cơ quan của Việt Nam trong việc quảng bá sản phẩm Việt Nam tại thị trường Thái Lan, góp phần tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan.Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng phát biểu ý kiến tại sự kiện. (Ảnh: XUÂN SƠN)Nhấn mạnh Việt Nam và Thái Lan là đối tác thương mại lớn của nhau, Đại sứ Phạm Việt Hùng cho rằng việc tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan có ý nghĩa rất quan trọng, hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt 25 tỷ USD vào năm 2025, theo thỏa thuận của lãnh đạo hai nước.Bà Jariya Chirathivat, Phó Tổng Giám đốc điều hành-phát triển kinh doanh của Central Group cho biết, với mùa vải Việt Nam đang ở vụ cao điểm, chuỗi siêu thị Tops, đơn vị kinh doanh trực thuộc Central Retail Corporation tổ chức sự kiện quảng bá vải thiều từ Việt Nam, kéo dài từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 tại 32 cửa hàng Tops Food Hall và Tops Market trên khắp Thái Lan, để giới thiệu quả vải Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng Thái Lan. Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Tops quảng bá vải thiều Việt Nam tại Thái Lan.Central Retail giữ giá bán không quá chênh lệch so năm ngoái.(Ảnh: ĐINHTRƯỜNG)Năm nay, do bất lợi của thời tiết, sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang giảm mạnh, khiến giá thu mua vải thiều đầu vào tăng, chi phí logistic cũng tăng. Với mục tiêu duy trì việc quảng bá trái vải Việt Nam, tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thái Lan, Central Retail giữ giá bán không quá chênh lệch so năm ngoái. Với giá bán khuyến mãi, 1kg vải thiều tươi giảm còn 299 bath (khoảng 200.000 VND/kg), qua đó tạo điều kiện để người tiêu dùng Thái mua sắm, trải nghiệm và tích cực ủng hộ trái vải thiều của Việt Nam, góp phần xây dựng thương hiệu cho quả vải thiều của Việt Nam tại thị trường quốc tế.Ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam chia sẻ, khi biết Việt Nam có sản phẩm tốt có thể mang ra thế giới như trái vải hiện nay, Central Retail nỗ lực mang sản phẩm đó giới thiệu với khách hàng Thái Lan và quốc tế. Để có thể xuất khẩu thành công vải thiều Bắc Giang sang thị trường Thái Lan, Central Retail đã tuyển lựa những trái vải chất lượng tốt nhất, sau đó hiệu chỉnh quy cách đóng gói, bảo quản lạnh sao cho phù hợp nhất để xuất khẩu.Trái vải thiều tươi của Việt Nam dần trở thành loại quả yêu thích của người tiêu dùng Thái Lan. (Ảnh: ĐINH TRƯỜNG)Ông Paul Le đánh giá rằng, với cách quản lý kho lạnh và đóng gói ngày càng được cải tiến hơn, vải thiều Việt Nam sẽ sớm xuất khẩu được ra nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại thị trường Thái Lan, liên tục từ năm 2017 cho đến nay, Central Retail đã xuất khẩu thành công trái vải thiều tươi sang Thái Lan. Người Thái thường chờ vải Việt Nam vào mùa để có thể thưởng thức loại vải có chất lượng tốt bậc nhất thế giới. Trong tương lai, Central Retail còn muốn kể những câu chuyện trái vải thiều từ Hưng Yên, Thanh Hà tới Bắc Giang tại Thái Lan.Trả lời phỏng vấn của phóng viênBáo Nhân Dânthường trú tại Thái Lan ông Lê Hữu Phúc, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, thực hiện cam kết giữa Bộ Công thương với Tập đoàn Central, hằng năm luôn có chương trình đưa hàng Việt Nam lên kệ siêu thị Tops của Central để giới thiệu tới khách hàng.Ông Lê Hữu Phúc khẳng định nỗ lực của Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan trong việc đưa nhiều hơn sản phẩm của Việt Nam sang Thái Lan. (Ảnh: XUÂN SƠN)Năm nay sản lượng vải của Việt Nam giảm và giá đầu vào cũng đắt hơn mọi năm. Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan đánh giá cao nỗ lực của tập đoàn Central trong việc đưa trái vải Việt Nam giới thiệu tại Thái Lan, góp phần khiến khách hàng Thái Lan ngày càng quen dần với hoa quả của Việt Nam.Bên cạnh trái vải thiều, trong tương lai, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan sẽ hợp tác để cố gắng đưa nhiều hơn những hương vị của Việt Nam để giới thiệu tại Thái Lan như quả bơ, chôm chôm, hay chanh leo…
https://nhandan.vn/vai-thieu-viet-nam-khang-dinh-thuong-hieu-tai-thai-lan-post815541.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Thái Lan", "vải thiều Việt Nam", "xuất khẩu", "nông sản" ] }
Lạc quan về tiềm năng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong năm 2024
Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Đại sứ Ted Osious cho rằng triển vọng và tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2024 đang trên quỹ đạo đi lên rất mạnh mẽ và ngày càng được tăng cường, nhất là sau khi hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệĐối tác Chiến lược Toàn diệnvì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, nhân dịp Tổng thống Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam hồi tháng 9/2023.
Đại sứ Ted Osious đưa ra nhận định trên khi trao đổi với phóng viên thường trú TTXVN tại Washington ngày 22/2.Đánh giá về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung với các đối tác của Hoa Kỳ trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều "cơn gió ngược", ông Osious nhấn mạnh, ASEAN là điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu và khu vực tư nhân của Mỹ có rất nhiều cam kết với ASEAN. Trên thực tế, với tư cách là nhà đầu tư số một ở ASEAN trong thời gian dài, các công ty Mỹ đã đầu tư vào ASEAN nhiều hơn so với mức đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cộng lại.Đối với Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN cho rằng, cơ hội cho các công ty Mỹ là rất lớn, mặc dù "cơn gió ngược" của nền kinh tế toàn cầu đã và đang đặt ra nhiều thách thức. TheoĐại sứ Ted Osious, Việt Nam và Hoa Kỳ có rất nhiều cam kết về tăng cường quan hệ kinh tế song phương sau khi hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo đánh giá của ông Ted Osious, có 3 lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm và sẽ đầu tư vào Việt Nam, bao gồm công nghệ, năng lượng và chăm sóc sức khỏe. Trong lĩnh vựccông nghệ, Hoa Kỳ có cam kết giúp Việt Nam phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn vốn đòi hỏi nhiều yếu tố chẳng hạn như nguồn năng lượng đáng tin cậy, có sẵn nguồn nước và lực lượng lao động có trình độ. Vì vậy, Chính phủ Mỹ đang đầu tư vào phát triển lực lượng lao động cho Việt Nam.Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đang đầu tư 100 triệu USD vào phát triển lực lượng lao động. Cách đây vài ngày, cơ quan này cũng mới có thêm một thông báo khác về cam kết bổ sung nhằm nâng cao trình độ lực lượng lao động thông qua Đại học Arizona. Các công ty Mỹ cũng rất quan tâm đến sự phát triển không ngừng của lực lượng lao động Việt Nam.Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN cho rằng hai bên cũng có những cơ hội hợp tác to lớn trong lĩnh vựcchăm sóc sức khỏe, lĩnh vực đã có sự hợp tác đáng kinh ngạc, từ phòng chống dịch bệnh SARS, đến HIV/AIDS và Covid-19. Các công ty Hoa Kỳ mong muốn có thể sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế tại Việt Nam và đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ông bày tỏ tin tưởng vào những tiềm năng to lớn nói trên và cho rằng vào tháng tới, một số tiềm năng đó sẽ được hiện thực hóa.Chia sẻ thêm về ảnh hưởng đến giao thương Việt Nam-Hoa Kỳ do tình trạng gián đoạn hoạt động vận tải thương mại trên Biển Đỏ, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Đại sứ Ted Osious nói rằng thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phải mất thêm từ 10 đến 15 ngày cũng như gia tăng chí phí, kéo theo hệ quả là ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.Theo ông, bài học ở đây là an ninh kinh tế cũng là an ninh quốc gia. Vì vậy, ông cho rằng việc tham vấn chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam về thách thức ởBiển Đỏcũng như các thách thức an ninh và các thách thức thương mại khác là hết sức cần thiết.
https://nhandan.vn/lac-quan-ve-tiem-nang-hop-tac-viet-nam-hoa-ky-trong-nam-2024-post797290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Việt Nam-Hoa Kỳ", "tiềm năng hợp tác", "Đại sứ Ted Osious", "kinh tế", "thương mại", "USAID" ] }
Việt Nam và Nga tăng cường hợp tác về công nghệ số, thông tin và truyền thông
NDO -Ngày 4/4, Đại sứ Việt Nam tạiLiên bang NgaĐặng Minh Khôi đã gặp Thứ trưởng Phát triển số, Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Liên bang Nga Bella Cherkesova nhằm trao đổi về các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác về công nghệ số, thông tin và truyền thông.
Phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Đặng Minh Khôi đánh giá cao tiềm năng và thế mạnh công nghệ thông tin của Nga, cho rằng hai nước có rất nhiều triển vọng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là tính đến quan hệ hữu nghị và tin cậy giữaViệt Nam và Nga.Theo đó, Đại sứ đã nêu nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: hoàn thiện chính sách, thể chế; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; xây dựng công nghiệp công nghệ số; phát triển hạ tầng số; đào tạo nguồn nhân lực…Ngoài ra, Đại sứ cũng đề nghị phía Nga xem xét, tạo thuận lợi cho du học sinh công nghệ thông tin Việt Nam tại Nga trong tìm kiếm cơ hội thực tập và việc làm sau tốt nghiệp.Tin liên quanViệt Nam và Nga thúc đẩy hợp tác nông nghiệpThứ trưởng Bella Cherkesova đánh giá cao hợp tác giữa Bộ Phát triển số, Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Liên bang Nga và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, bao gồm việc duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc thường xuyên; cho biết hai bên đang tích cực phối hợp xây dựng nhiều chương trình, lộ trình hợp tác mang tính dài hạn.Thứ trưởng Bella Cherkesova cũng bày tỏ ủng hộ và nhất trí với các đề xuất thúc đẩy hợp tác của Đại sứ, bao gồm cần phát huy hơn nữa tiềm năng của các sinh viên Việt Nam đang theo học các ngành công nghệ thông tin tại Nga.Bên cạnh đó, Đại sứ Đặng Minh Khôi và Thứ trưởng Bella Cherkesova đã trao đổi về tình hình và triển vọng hợp tác trong lĩnh vực báo chí, xuất bản giữa hai nước, cũng như về việc tham dự một số hoạt động diễn đàn và hội thảo về kinh tế số do hai bên tổ chức.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-nga-tang-cuong-hop-tac-ve-cong-nghe-so-thong-tin-va-truyen-thong-post803318.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Việt Nam", "Liên bang Nga", "báo chí", "xuất bản", "công nghệ thông tin", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Vụ tấn công tại Moskva: Nga tổ chức ngày quốc tang tưởng niệm các nạn nhân
Trong ngày Quốc tang 24/3, cả nước Nga sẽ buông cờ rủ, hủy tất cả các hoạt động giải trí; các kênh truyền hình không phát quảng cáo; các nhà thờ Chính thống của Nga sẽ tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân.
Ngày 24/3 được Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súngkhủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hallhôm 22/3.Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trong ngày hôm nay cả nước Nga sẽ buông cờ rủ, hủy tất cả các hoạt động giải trí. Các kênh truyền hình không phát chương trình quảng cáo và vui nhộn.Các bảo tàng lớn của Nga sẽ dành một phút im lặng vào giữa trưa giờ Moskva để tưởng nhớ các nạn nhân.Các nhà thờ Chính thống của Nga sẽ tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân. Cơ quan Quản lý Tâm linh của người Hồi giáo (DUM) của Moskva sẽ tạm ngừng công việc xây dựng “Lều Ramadan” tại Nhà thờ Hồi giáo Tưởng niệm.Giáo sĩ trưởng Nga Berel Lazar tuyên bố hủy bỏ các sự kiện lễ hội nhân ngày lễ Purim của người Do Thái, vốn bắt đầu vào ngày 23/3.Kể từ năm 1993, Nga đã 29 lần phải tuyên bố quốc tang, trong đó có những lần liên quan đến những vụ khủng bố gây chấn động như vụ khủng bố tại nhà hát Dubrobka năm 2002, vụ bắt con tin tại trường học Beslan năm 2004, hỏa hoạn tại câu lạc bộ “Con ngựa què” năm 2009.Lần gần đây nhất Nga đã dành một ngày quốc tang sau vụ cháy tại trung tâm thương mại-giải trí “Anh đào mùa đông” tại Kemerovo năm 2018. Lúc đó hơn 60 người đã thiệt mạng và đa số là trẻ em.Từ ngày 22/3, người dân Nga đã mang hoa đến địa điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố, và các đài tưởng niệm tự phát xuất hiện ở các vùng của Nga để tưởng nhớ các nạn nhân.Chỉ riêng ngày 23/3, hơn 4.000 cư dân thủ đô đã đến các trung tâm hiến máu để giúp đỡ các nạn nhân. Một số người Việt Nam tại Moskva cũng đến đặt hoa và hiến máu ủng hộ các nạn nhân.Các ngân hàng Nga đã thông báo sẽ xóa các khoản vay của nạn nhân vụ tấn công khủng bố. Các hãng hàng không lớn sẽ chuyên chở miễn phí thân nhân nạn nhân đến và rời Moskva về quê hương họ.Vụ khủng bố xảy ra tại nhà hát Crocus City Hallngoại ô Moskva hôm 22/3, một số kẻ vũ trang đã xông vào nhà hát trước một buổi biểu diễn có hàng nghìn khán giả và xả súng vào đám đông, ném mìn cháy gây cháy lớn.Theo số liệu được thông báo cho tới nay, 133 người đã thiệt mạng, hơn 100 người bị thương đang điều trị tại các bệnh viện của Moskva và các thành phố vệ tinh, 16 người đang trong tình trạng nguy kịch.Trên kênh truyền hình trong lần phát biểu đầu tiên sau thảm họa hôm 23/3 người đứng đầu nước Nga bày tỏ những lời chia buồn chân thành đến tất cả những ai đã mất người thân trong vụ khủng bố. Ông khẳng định tất cả những kẻ khủng bố phải bị tiêu diệt.
https://nhandan.vn/vu-tan-cong-tai-moskva-nga-to-chuc-ngay-quoc-tang-tuong-niem-cac-nan-nhan-post801370.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Vụ tấn công tại Moskva", "ngày Quốc tang 24/3", "cả nước Nga sẽ buông cờ rủ", "xả súng", "khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Mỹ xóa nợ 7,4 tỷ USD cho sinh viên
Ngày 12/4,Tổng thống Mỹ Joe Bidenthông báo tiếp tục xóa 7,4 tỷ USD nợ sinh viên cho 277.000 người. Như vậy, đến nay tổng số nợ sinh viên được xóa trong chương trình xóa nợ mà chính quyền Mỹ đang triển khai là 153 tỷ USD dành cho 4,3 triệu người Mỹ, chiếm hơn 9% tổng số nợ sinh viên liên bang chưa thanh toán.
Đợt xóa nợ mới nhất này được thực hiện theo sau những thay đổi gần đây của Bộ Giáo dục Mỹ cùng với ghi nhận về sự cải thiện trong quá trình giám sát kế hoạch trả nợ theo thu nhập và tuân theoChương trình xóa nợ đối với dịch vụ công.Theo đó, những thay đổi này đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho một số nhóm cụ thể đủ điều kiện nộp hồ sơ xin xóa nợ, chẳng hạn như những nhân viên làm việc trong lĩnh vực công. Ngoài ra, đợt này, chính quyền Tổng thống Biden cũng đưa ra một kế hoạch trả nợ mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để xóa nợ cho những người vay có thu nhập thấp.Kế hoạch xóa nợ cho sinh viên được Tổng thống Biden đưa ra năm 2022 với chi phí ước tính khoảng 400 tỷ USD. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ xóa nợ lên tới 20.000 USD cho những người có mức thu nhập dưới 125.000 USD/1 năm.Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng 6 năm ngoái đã ra phán quyết ngăn chặn việc triển khai kế hoạch này. Sau đó, ông Biden cam kết tìm biện pháp khác để giải quyết vấn đề nợ sinh viên nói trên. Hồi đầu tuần này, ông Biden đã công bố một nhóm đề xuất mới nhằm xóa nợ cho sinh viên và những đề xuất này có thể được triển khai vào mùa Thu này. Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ xóa 6 tỷ USD nợ sinh viên cho 78.000 người.Trong những năm qua, đảng Dân chủ thúc đẩy Chính phủ Mỹ xóa nợ sinh viên, trong khi đa số thành viên đảng Cộng hòa phản đối đề xuất này. Trong khi đó, nợ sinh viên ngày càng tăng do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và lãi suất cao. Hệ quả là ngày càng nhiều người trẻ tại Mỹ khó mua được nhà hoặc đầu tư.
https://nhandan.vn/my-xoa-no-74-ty-usd-cho-sinh-vien-post804531.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Xóa nợ cho sinh viên", "Mỹ", "Tổng thống Mỹ Joe Biden" ] }
Trung Quốc triển khai "ngoại giao con thoi" tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraine
NDO -Đặc phái viên của Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành vòng "ngoại giao con thoi" thứ hai nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộckhủng hoảng Ukraine.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã giới thiệu tình hình triển khai vòng "ngoại giao con thoi" thứ hai trong các nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 2 năm.Ông Uông Văn Bân cho biết, trong các ngày từ 2 đến 12/3, nhà ngoại giao Lý Huy, đặc phái viên của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu đã lần lượt có chuyến thăm tới Nga, trụ sở Liên minh châu Âu (EU), Ba Lan, Ukraine, Đức và Pháp, tiến hành các cuộc hội đàm, đi sâu trao đổi ý kiến, phát huy vai trò trung gian hòa giải, truyền tải thông điệp, nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.Tin liên quanLiên hợp quốc thúc giục chấm dứt xung đột ở UkraineÔng Uông Văn Bân cho biết, các bên đều hết sức coi trọng chuyến thăm của đặc phái viên Lý Huy, đánh giá cao những nỗ lực thúc đẩy đàm phám hòa bình của phía Trung Quốc.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã leo thang hơn 2 năm qua, tình hình chiến sự tiếp tục kéo dài, có nguy cơ lan rộng, điều cấp bách nhất là khôi phục hòa bình; đồng thời, bày tỏ hy vọng các bên nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng, đạt được lệnh ngừng bắn sớm nhất có thể, xây dựng cấu trúc an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững."PhíaTrung Quốcsẽ tiếp tục kiên trì thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình, phát huy vai trò mang tính xây dựng để thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine", ông Uông Văn Bân nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/trung-quoc-trien-khai-ngoai-giao-con-thoi-tim-giai-phap-cho-khung-hoang-ukraine-post799733.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Trung Quốc", "khủng hoảng Ukraine", "ngoại giao con thoi", "giải pháp chính trị" ] }
G7 tiến hành cuộc họp "chiến lược" về môi trường và khí hậu tại Italy
Ngày 29/4, các bộ trưởng môi trường NhómCác nước công nghiệp phát triển (G7)nhóm họp tại Turin của Italy để thảo luận "chiến lược" về môi trường vàbiến đổi khí hậu.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia hối thúc các nước công nghiệp hóa tận dụng tầm ảnh hưởng chính trị, sự giàu có và công nghệ của họ để chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Cuộc họp của các bộ trưởng G7 tại Turin là phiên họp chính trị lớn đầu tiên kể từ khi thế giới cam kết bắt đầu giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc vềbiến đổi khí hậu(COP28) được tổ chức ở Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) hồi năm ngoái. Sự kiện cũng diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới của một viện khí hậu toàn cầu cho thấy G7 đang không đạt được mục tiêu đề ra.Italy, nước giữ chức chủ tịch luân phiên G7, đã bày tỏ mong muốn cuộc họp tại Turin trở thành "mắt xích chiến lược" giữa COP28 ở Dubai năm ngoái và COP29, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Azerbaijan.Bộ trưởng Môi trường và An ninh Năng lượng Italy Gilberto Pichetto Fratin cho biết, mục tiêu của cuộc họp là bảo đảm lộ trình do COP28 đặt ra trở nên "thiết thực, thực tế và cụ thể".Ông nhấn mạnh Italy, một điểm nóng về biến đổi khí hậu khi là quốc gia dễ chịu ảnh hưởng do cháy rừng, hạn hán và băng tan, đang đặt vấn đề "đa dạng sinh học, hệ sinh thái, nước biển ấm lên" lên hàng đầu trong chương trình nghị sự.Theo kế hoạch, các bộ trưởng môi trường của G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ, sẽ tiến hành 4 phiên làm việc trong 2 ngày tại Cung điện Venaria.Các cuộc thảo luận sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu quan trọng, chìa khóa cho hệ thống năng lượng tái tạo, cũng như tái sử dụng khoáng sản. Italy cho biết vấn đề đất hiếm và năng lượng tái tạo sẽ là một phần thảo luận với các phái đoàn châu Phi được mời tham dự cuộc họp ở Turin.Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường hy vọng G7 sẽ tăng cường hỗ trợ các nước kém phát triển về việc khử carbon trong sản xuất công nghiệp, với sự tư vấn của các chuyên gia về các lĩnh vực đặc biệt khó khăn, như xi-măng và thép. Dự kiến, cuộc họp sẽ đạt được một số cam kết về huy động thêm ngân sách cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu.Italy cho biết, G7 sẽ thảo luận về các mô hình tài chính “sáng tạo” trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi bảo đảm các nguồn tài chính dễ tiếp cận hơn cho các quốc gia dễ bị tổn thương.Theo Viện chính sách Phân tích khí hậu, các nước G7 chiếm khoảng 38% nền kinh tế toàn cầu và chịu trách nhiệm về 21% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2021. Một báo cáo được viện trên công bố hồi tuần trước cho thấy không có thành viên nào trong G7 đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu hiện tại về giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, thay vào đó các nước này đang tìm cách cắt giảm "tốt nhất là khoảng một nửa so với mức cần thiết".
https://nhandan.vn/g7-tien-hanh-cuoc-hop-chien-luoc-ve-moi-truong-va-khi-hau-tai-italy-post807133.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "G7", "môi trường", "khí hậu", "biến đổi khí hậu" ] }
Tự hào hai tiếng Việt Nam
“Tôi có thể chụp ảnh với toàn đoàn không?”, “Bạn hát thêm về Việt Nam được không?”, “Ngoài miền nam ấm áp, tôi nên đến đâu ở Việt Nam và vào lúc nào trong năm?”…
Đó là vài câu trong hàng chục câu hỏi mà chúng tôi nhận được khi tham gia Liên hoan Thanh niên thế giới 2024 được tổ chức tại Sochi, Nga. Những tình cảm của thanh niên quốc tế dành cho Đoàn thật ấm áp.“Cho tôi chụp ảnh với các bạn”Những ngày đầu tháng 3, tại khu lãnh thổ liên bang Sirius thuộc vùng Krasnodar ở miền nam nước Nga, cách trung tâm thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng Sochi chỉ khoảng 30 km, không khí lễ hội tràn ngập ở mọi con đường, ngõ ngách. Gió xuân mang vị mặn nhè nhẹ từ Biển Đen thổi vào đất liền, cùng cái nắng vàng dịu khiến không gian phố biển mát lành. Trong tiết trời đó, ai cũng dễ nở nụ cười thân thiện.Với chủ đề cùng nhau xây dựng tương lai, Liên hoan Thanh niên thế giới năm nay được kỳ vọng là cơ hội tốt để đông đảo đại biểu đến từ khoảng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng trao đổi ý kiến, bày tỏ quan điểm, đề xuất giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, vì một thế giới công bằng và thịnh vượng.Trong video được phát tại lễ khai mạc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cao vai trò của thế hệ trẻ, đồng thời nhấn mạnh, đoàn kết đa quốc gia là giá trị lớn nhất quyết định phần lớn nguyên tắc mà nhà nước và xã hội tồn tại, phát triển. Nhà lãnh đạo Nga cũng kêu gọi cùng hợp tác vì lợi ích của các thế hệ tương lai, chống lại nghèo đói và khủng bố, bệnh tật, ma túy, đồng thời bảo tồn sự đa dạng của hành tinh.Với thông điệp hòa bình, hội nhập và phát triển, Đoàn Việt Nam với hơn 100 đại biểu, do Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam Bùi Quang Huy dẫn đầu tham gia Liên hoan.Nước chủ nhà đã dành cho khoảng 20.000 đại biểu không ít bất ngờ về sự chuẩn bị chu đáo. Màn khai mạc đầy ánh sáng với công nghệ thực tế ảo tăng cường, là câu chuyện xuyên suốt về tình yêu của hai bạn trẻ Nga, xen vào đó là thành tựu khoa học kỹ thuật của nước Nga. Người xem thấm thía câu chuyện về giá trị truyền thống gia đình, cùng thông điệp về tình yêu gắn kết con người, thế giới và trách nhiệm của người trẻ. Đoàn Việt Nam được sắp xếp vị trí trung tâm nếu từ khán đài nhìn xuống.Lễ khai mạc chất lượng cao khiến mọi cảm xúc như vỡ òa. Cũng như nhiều đoàn đại biểu khác, Đoàn Việt Nam rời khán đài, tập trung và hô vang lời chào từ Việt Nam cùng những khẩu hiệu đoàn kết. Giữa hàng chục nghìn người, không thiếu mầu xanh, nhưng muốn tìm một đại biểu Việt Nam cũng không khó khăn gì bởi mầu áo xanh Đoàn thanh niên của chúng ta không lẫn đi đâu được.Một cô gái cầm quốc kỳ Uzbekistan, tiến gần đại biểu Việt Nam và đề nghị chụp hình chung, một nguyện vọng bình thường trong ngày hội hữu nghị. Cô hỏi đại biểu đến từ đâu, rồi khi nghe hai từ Việt Nam, mắt cô sáng lên, má cô ửng hồng.Cô tha thiết một bức ảnh chung với toàn đoàn. Cô chạy vào giữa hàng, đứng đó không muốn rời đi, khi chung quanh, những cô gái, chàng trai từ các quốc gia khác cũng mong muốn được lưu lại những tấm hình kỷ niệm với đoàn Việt Nam. Các nhà báo, phóng viên tất nhiên không muốn bỏ qua không khí tuyệt vời này. Những tiếng “Việt Nam”, “đoàn kết”, “cảm ơn” được hô vang.Tinh thần trẻ trung, năng động hiện diện trên từng con phố bên bờ Biển Đen. Khung cảnh được tô điểm bằng dải mầu đa sắc với quốc kỳ, đồng phục đa dạng, bắt mắt. Không gian cũng rộn ràng bởi những lời chào, hỏi han. Có một điều dễ bắt gặp, là khi bạn bè quốc tế biết chúng tôi đến từ Việt Nam, họ cảm thấy thích thú.Ngay lập tức, câu chuyện về những trải nghiệm của họ tại một loạt thắng cảnh nổi tiếng, cùng kỷ niệm du lịch, nghỉ dưỡng ở các địa điểm Việt Nam như Nha Trang, Mũi Né, Hà Nội cứ nối dài khiến chúng tôi thấy thật tự hào. Đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta đã trở nên thân thuộc với các bạn rồi.Tiếng hát Việt Nam vang trên khu phốTrong một tuần diễn ra liên hoan, bắt đầu từ ngày 1/3, Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động khoa học, giáo dục, thể thao, kinh doanh, từ thiện, hợp tác quốc tế… Đại diện các tổ chức Đoàn Việt Nam gặp gỡ các đoàn đại biểu nước ngoài, bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác trong các vấn đề thanh niên. Các thành viên khác tận dụng cơ hội để quảng bá văn hóa đến bạn bè quốc tế.Trong một quán thịt nướng Armenia nằm gọn gàng trên con đường ôm sát bờ biển, Karen đang hát những ca khúc về tình yêu. Quán rộng rãi, nhưng vắng vẻ. Cũng có thể một phần vì Sirius cấm hàng quán bán rượu và đồ uống có cồn trong thời gian diễn ra Liên hoan Thanh niên thế giới 2024.Tiếng hát Karen đều đều. Người qua đường lặng lẽ lướt qua. Nhưng rồi không gian thay đổi khi một nhóm đại biểu Việt Nam bước vào. Dù chỉ hát qua ứng dụng YouTube, nhưng từng đó cũng đã đủ cho những ca sĩ như Dương Văn Đức, hay Bùi Tuấn Ngọc mang lại không khí thật tuyệt vời cho mọi người trong quán.Từng lọt vào chung kết toàn quốc Sao Mai 2022, Dương Văn Đức (Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội) không ngần ngại tặng thực khách hàng loạt ca khúc ca ngợi Việt Nam, cùng những bản nhạc tiếng Nga bất hủ. Bùi Tuấn Ngọc (Bí thư Đoàn thanh niên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) với lợi thế nhạc trẻ, mang đến những bản tình ca lãng mạn, những ca khúc do chính anh sáng tác, với thanh âm trong trẻo, trẻ trung.Dương Văn Đức từng diễn nhiều sân khấu lớn, nhưng đêm nay với anh vẫn tràn ngập cảm xúc khó tả. Với Đức, dù cất tiếng hát ở đâu, miễn là trong không gian giao lưu bè bạn, cũng mang lại cho chàng ca sĩ trẻ cảm xúc tự hào về quê hương đất nước. Cả hai ca sĩ mong gửi thông điệp đến bạn bè quốc tế: Hãy đến với Việt Nam chúng tôi, hãy đến để chúng tôi đón tiếp bạn bằng cả sự chân thành, hữu nghị và trân trọng nhất.Karen đứng ngẩn ngơ thưởng thức, và rồi giật mình rút ngay điện thoại quay lại màn trình diễn của các ca sĩ Việt Nam. Người đàn ông nướng thịt ngoài bếp cũng vừa lật vỉ nướng, vừa nhún nhảy theo nhạc. Khách từ dưới nhà chạy lên vỗ tay hoan nghênh ca sĩ Việt Nam. Người qua đường không còn vội vã bước qua, mà dừng lại, cảm nhận những khoảnh khắc đẹp.Karen cố gắng diễn đạt sự cảm mến bằng cách đưa tay lên ngực: “Các bạn biết không? Có một tình cảm thiêng liêng là tình hữu nghị các dân tộc. Tôi là người Armenia, sống ở Nga. Tôi yêu mến Việt Nam, nơi tôi tin chắc là một đất nước thú vị với nền văn hóa đặc sắc. Qua tiếng hát của các bạn, tôi càng yêu mến đất nước các bạn hơn. Cảm ơn các bạn đã đến đêm nay, cảm ơn vì không khí hữu nghị tuyệt vời này”.Như bình thường, Karen thu phí từ những thực khách muốn hát. Nhưng lần này, anh năn nỉ các ca sĩ Việt Nam hát thêm. Chàng trai Armenia cũng vẫy cờ Việt Nam để phụ họa cho Dương Văn Đức biểu diễn. Cô gái phục vụ bàn vội vàng xin tên đầy đủ của Tuấn Ngọc, rồi tìm vào kênh chính thức của anh Bí thư Đoàn thanh niên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội để đăng ký theo dõi.Sẽ còn nhiều câu chuyện để kể về Liên hoan Thanh niên thế giới năm nay, và mỗi ngày có mặt tại đây, là một ngày đầy trải nghiệm thú vị, hạnh phúc, khi đoàn kết, cởi mở, chân thành, đóng góp là tinh thần chủ đạo.Bên cạnh những giải pháp cho các vấn đề quan trọng, ai cũng muốn tận dụng cơ hội đáng quý, để quảng bá đất nước, con người, văn hóa ra toàn thế giới. Với thành viên đoàn Việt Nam, đó có thể là một bài tham luận, một gian hàng văn hóa, hay đơn giản là một cuộc trò chuyện ngắn trên đường, rồi gửi gắm tình cảm và lời mời gọi ghé thăm qua một tấm bưu thiếp về cảnh đẹp Việt Nam trao tay bạn bè quốc tế.
https://nhandan.vn/tu-hao-hai-tieng-viet-nam-post798805.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [] }
Nhật Bản và Italia mở rộng hợp tác
Thủ tướng Italia Giorgia Meloni vừa tiến hành chuyến công duNhật Bảnvới nhiều kết quả hợp tác tích cực đạt được giữa hai nước.
Diễn ra trong bối cảnh Italia mới tiếp quản “ghế nóng” Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) từ Nhật Bản, chuyến công du cũng là cơ hội để hai bên trao đổi về các ưu tiên hiện nay của diễn đàn đa phương này, góp phần tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6 tới.Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Italia Giorgia Meloni ở thủ đô Tokyo, hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ hợp tác vì sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra ở miền nam Italia, đồng thời thảo luận về thành tựu của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima (Nhật Bản) hồi tháng 5/2023.Về hợp tác song phương, hai bên nhấn mạnh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trong đó có thúc đẩy dự án ba bên phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới với Anh. Thủ tướng Kishida Fumio nhận định, Nhật Bản và Italia là những đối tác chiến lược cùng chia sẻ những giá trị và nguyên tắc về tự do, dân chủ, nhân quyền...Chuyến công du Xứ sở Mặt trời mọc của bà Giorgia Meloni là bước tiếp nối của hàng loạt nỗ lực tăng cường hợp tác giữa hai nước.Hồi năm ngoái, khi Nhật Bản mới đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên G7 năm 2023, Thủ tướng Kishida Fumio cũng đã có chuyến thăm các quốc gia thành viên G7.Tại Italia, hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên mức Đối tác chiến lược, đồng thời nhất trí tổ chức đối thoại an ninh song phương theo định dạng 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước.Tiếp quản chức Chủ tịch G7 trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức mới nổi và phức tạp, Italia nêu rõ, một trong những ưu tiên hiện nay của G7 là kiểm soát rủi ro từ trí tuệ nhân tạo (AI).Bà Giorgia Meloni nhấn mạnh, chuyến công du chính là cơ hội để bà có thể trao đổi quan điểm một cách sâu sắc với giới chức Nhật Bản, nhằm tiếp nối những thành tựu ấn tượng mà quốc gia châu Á đã đạt được trên cương vị Chủ tịch G7 hồi năm 2023.Trên thực tế, AI cũng là một chủ đề được Tokyo đặc biệt quan tâm. Dưới sự dẫn dắt của nước chủ nhà Nhật Bản, Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima hồi tháng 5/2023 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong xây dựng quy định về AI trên thế giới.Các nước thành viên G7 nhất trí với sáng kiến “Tiến trình AI Hiroshima” nhằm xây dựng các quy định quốc tế về công nghệ này.Cuối năm 2023, G7 công bố bộ quy tắc quốc tế toàn diện đầu tiên về hệ thống AI tiên tiến, bao gồm 12 khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự an toàn, bảo mật và phát triển AI một cách đáng tin cậy.Trong quy tắc ứng xử dành riêng cho các nhà phát triển, các doanh nghiệp được khuyến khích thực hiện nhiều biện pháp như thử nghiệm nội bộ và thử nghiệm với các chuyên gia độc lập từ bên ngoài để giảm thiểu rủi ro.Trong cuộc hội đàm mới đây với người đồng cấp Italia, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng bày tỏ hoan nghênh sự quan tâm và nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Italia ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Quyết tâm thúc đẩy gắn kết mạnh mẽ hơn giữa Italia với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn đã từng được Thủ tướng Giorgia Meloni nhấn mạnh tại Đối thoại Raisina lần thứ 8 ở Ấn Độ.Bà Meloni nêu rõ, động lực để Rome thúc đẩy quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là tầm quan trọng của khu vực đối với nền kinh tế Italia, cả về các tuyến hàng hải chiến lược lẫn trao đổi thương mại với các bên trong khu vực.Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện đóng góp khoảng 60% tổng GDP thế giới, có nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản...Trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược tốt đẹp giữa hai nước, chuyến công du Nhật Bản lần này của người đứng đầu Chính phủ Italia khẳng định mong muốn của Italia thắt chặt sợi dây gắn kết với Nhật Bản cũng như khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Đây cũng là cơ hội để Italia gia tăng sự ủng hộ của các nước thành viên G7, tiến tới tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới.
https://nhandan.vn/nhat-ban-va-italia-mo-rong-hop-tac-post795596.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Nhật Bản-Italia", "G7", "trí tuệ nhân tạo" ] }
Căng thẳng ở Trung Đông gia tăng nguy hiểm
Tại khu vực Trung Đông, tình hình không chỉ nóng lên sau khi Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết liên quan xung đột tại Dải Gaza, mà căng thẳng trên Biển Đỏ cũng gia tăng sau các vụ bắn tên lửa của lực lượng Houthi ở Yemen và hành động đáp trả của Anh, Mỹ. Trong khi đó, khu vực biên giới Liban-Israel tiếp tục hứng chịu các cuộc không kích và bắn phá.
Tàu chở dầu trúng tên lửaBộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) xác nhận lực lượng Mỹ đã bắn trúng một tên lửa chống hạm của Houthi chuẩn bị phóng về phía Biển Đỏ. Trong tuyên bố trên mạng xã hội X, CENTCOM nêu rõ: Cuộc tấn công được thực hiện lúc 3 giờ 45 phút ngày 27/1, nhằm vào tên lửa chống hạm chuẩn bị khai hỏa từ khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen. Lực lượng Mỹ xác định đó là mối đe dọa sắp xảy ra đối với các tàu thương mại và tàu hải quân Mỹ trong khu vực, vì thế đã tấn công và phá hủy tên lửa để tự vệ. Hành động này nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải, bảo đảm an toàn tại các vùng biển quốc tế.Quân đội Mỹ cũng cho biết, đêm 26/1, Houthi đã bắn tên lửa và làm hư hại một tàu chở dầu ở Vịnh Aden, nhưng không có thương vong. Tàu Marlin Luanda treo cờ Quần đảo Marshall, thuộc công ty vận tải năng lượng quốc tế Trafigura có trụ sở tại Singapore, đã bị trúng tên lửa và phát tín hiệu cấp cứu. Tàu hải quân USS Carney của Mỹ và các tàu liên minh khác hỗ trợ tàu chở dầu nêu trên.Tuy nhiên, lực lượng Houthi tuyên bố đã phóng tên lửa trúng tàu chở dầu của Anh trên vịnh Aden, khiến con tàu bốc cháy. Houthi cảnh báo tiếp tục chiến dịch bắn phá các tàu có liên quan Israel trên Biển Đỏ và Biển Arab cho tới khi nào chiến dịch quân sự nhằm vào Gaza chấm dứt và hàng viện trợ được chuyển tới đầy đủ.Kênh truyền hình Al-Masira của Houthi còn cho biết, Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào cảng Ras Issa ở tỉnh Hodeidah của Yemen. Các cuộc không kích diễn ra sau khi Houthi tấn công tàu chở dầu trên Vịnh Aden. Theo Tân Hoa xã, ngày 26/1, hàng chục nghìn người đã biểu tình tại Yemen thể hiện tình đoàn kết với người Palestine, phản đối chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza. Người biểu tình cũng phản đối các cuộc không kích của Mỹ, Anh vào miền bắc Yemen, cũng như các lệnh trừng phạt đối với lực lượng Houthi.Trong khi đó, căng thẳng gia tăng tại khu vực biên giới Liban-Israel. Theo Tân Hoa xã, 4 thành viên lực lượng Hezbollah ở Liban thiệt mạng và 5 dân thường bị thương trong cuộc tấn công của Israel dọc biên giới hai nước ngày 26/1. Các máy bay không người lái của Israel thực hiện nhiều cuộc không kích, trong khi lực lượng Israel bắn tên lửa và đạn pháo vào khu vực miền nam Liban.Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc tại Liban đã kêu gọi các bên giảm căng thẳng, chấm dứt tình trạng thù địch ở miền nam Liban, đồng thời cảnh báo về hậu quả nặng nề đối với dân thường.Kêu gọi tuân thủ phán quyết của ICJNgay sau khi ICJ công bố phán quyết yêu cầu Israel ngăn chặn “hành động diệt chủng” tại Gaza, nhiều nước đã tuyên bố ủng hộ quyết định của ICJ và kêu gọi các bên tuân thủ. Thủ tướng Chính quyền Palestine Mohammed Shtayyeh bày tỏ hy vọng, quyết định của ICJ sẽ dẫn tới một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, chấm dứt đau thương của người dân Gaza.Bộ Ngoại giao Qatar ca ngợi phán quyết của ICJ là “chiến thắng cho nhân loại, pháp quyền và công lý quốc tế”. Qatar nhắc lại sự ủng hộ vững chắc đối với sự nghiệp chính nghĩa và các quyền hợp pháp của người Palestine, bao gồm việc thành lập Nhà nước Palestine độc lập với biên giới năm 1967 và Đông Jerusalem là thủ đô.Saudi Arabia kêu gọi cộng đồng quốc tế có các biện pháp khẩn cấp để đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza và bảo vệ dân thường Palestine. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng phán quyết của ICJ sẽ giúp ngăn chặn thương vong cho dân thường tại Gaza và khẳng định, Ankara sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm thiết lập một lệnh ngừng bắn, hướng đến hòa bình lâu dài cho Gaza.Từ Brussels, Liên minh châu Âu (EU) ra tuyên bố kêu gọi Israel và lực lượng Hamas ngay lập tức tuân thủ đầy đủ phán quyết của ICJ. Đức kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của tòa án Liên hợp quốc, Tây Ban Nha cũng khẳng định tiếp tục ủng hộ các nỗ lực và giải pháp nhằm chấm dứt giao tranh, thả con tin và tù nhân, tăng viện trợ nhân đạo tới Gaza.Hoan nghênh phán quyết của ICJ, Chính phủ Venezuela khẳng định phản đối tình trạng bạo lực và nhắc lại kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza. Iran cũng hoan nghênh bước đi của ICJ và kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ nỗ lực của Nam Phi nhằm bảo đảm công lý cho người Palestine.
https://nhandan.vn/cang-thang-o-trung-dong-gia-tang-nguy-hiem-post794141.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Tòa án Quốc tế vì Công lý", "CENTCOM", "Cảng Ras Issa", "Gaza", "Trung Đông", "hành động diệt chủng" ] }
Châu Phi nâng tầm vị thế
Kết thúc đã được hai tuần, song Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi vẫn tiếp tục được nhắc đến, gồm cả sự nuối tiếc về những cơ hội bị bỏ lỡ như là thỏa thuận nêu bật quan điểm và vai trò toàn châu Phi. Khi mà khung chính sách chung còn được cân nhắc, giải pháp mà các nước Lục địa Ðen lựa chọn là tận dụng mọi cơ hội từ các thỏa thuận song phương.
Khoảng một năm trước, nêu ý kiến về việc các nhà lãnh đạochâu Phicó thể không cần phải ra nước ngoài để tham dự Hội nghị thượng đỉnh giữa châu Phi và quốc gia đối tác, Tổng thống Kenya William Ruto cho rằng, để đại diện châu lục, dường như chỉ cần lãnh đạo Liên minh châu Phi (AU) và những người đứng đầu cộng đồng kinh tế khu vực là đủ. Nhưng rồi chính Tổng thống Kenya William Ruto đã cùng khoảng 24 nhà lãnh đạo và các đại diện 23 quốc gia châu Phi khác vừa đích thân dự Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi lần đầu tiên. Trước đó, hồi tháng 1 năm nay, ông Ruto cũng có mặt tại Rome tham dự Hội nghị thượng đỉnh Italia-châu Phi.Quan điểm của các nhà lãnh đạo châu Phi có một số thay đổi, có thể là vì chiến lược hội nghị được cân nhắc kỹ lưỡng từ các nước chủ nhà như Hàn Quốc. Với chủ đề “Tương lai cùng kiến tạo”, Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi nhấn mạnh ba mục tiêu chính là phát triển đồng hành, phát triển bền vững và đoàn kết. Chưa hết, Hội nghị tập trung sáu lĩnh vực hợp tác trọng điểm mà Lục địa Ðen đang ưu tiên là thương mại và đầu tư, hỗ trợ phát triển, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, đối phó thách thức toàn cầu, hòa bình và an ninh.Tại Hội nghị,Tổng thống Hàn QuốcYoon Suk Yeol cam kết 14 tỷ USD vốn vay ưu đãi cho các công ty Hàn Quốc để thâm nhập thị trường châu Phi và thêm 10 tỷ USD hỗ trợ phát triển chính thức cho châu Phi cho tới năm 2030. Nhưng quan trọng hơn, nhà lãnh đạo Hàn Quốc không giấu giếm điều mà quốc gia Ðông Bắc Á mong đợi từ mối quan hệ này, đó là hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản. Ðây chính là thứ Seoul cần cho phát triển công nghệ tiên tiến, sản xuất xe điện, pin và chất bán dẫn để xuất khẩu.Nhờ hàng loạt cam kết đưa ra, đề xuất của Hàn Quốc được lắng nghe. Các đại diện quốc gia châu Phi cùng nước chủ nhà tuyên bố bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao nhằm thúc đẩy hợp tác về khoáng sản. Bộ Công nghiệp Hàn Quốc thông báo, nước này đã ký các thỏa thuận với Tanzania và Madagascar, hai trong số hàng chục văn bản hợp tác giữa nước chủ nhà và các quốc gia khách mời được công bố bên lề Hội nghị thượng đỉnh.Chiếm tới 30% nguồn tài nguyênkhoáng sảncủa thế giới, châu Phi ngày càng quan trọng, nhất là trong bối cảnh nhu cầu về nhiều loại khoáng sản trở nên cấp thiết. Không chỉ do áp lực toàn cầu ngày càng tăng trong việc đẩy nhanh tiến trình phi các-bon hóa để hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu, mà còn vì cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, việc tiếp cận các khoáng sản quan trọng trở thành mục tiêu cấp bách với nhiều quốc gia. Lục địa đen còn thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm nhờ vị trí địa chiến lược quan trọng cùng tiềm năng phát triển mạnh mẽ, với thị trường tiêu dùng lớn và lực lượng lao động được dự báo đông đảo nhất thế giới trong thập niên tới.Khi cả Nga, Trung Quốc, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia dầu mỏ Vùng Vịnh đều thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược kết nối với châu Phi, Lục địa Ðen từ chối hình ảnh “châu lục nhận viện trợ” để yêu cầu hợp tác bình đẳng và có được tiếng nói lớn hơn.Năm 2023, AU đã soạn thảo Chiến lược Ðối tác châu Phi và khung chính sách về quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Trong đó, đối với các hội nghị thượng đỉnh giữa châu Phi và đối tác, AU nhấn mạnh yêu cầu nêu rõ quan điểm và kỳ vọng của châu Phi. Kế hoạch hành động cho mỗi hội nghị thượng đỉnh cũng đã được đề xuất.Khung chính sách trên vẫn chờ được xem xét thông qua, để phù hợp vị thế đang lên của châu Phi. Các bên hy vọng, những điều khoản mới sẽ được thảo luận một cách toàn diện, bảo đảm lợi ích lâu dài cho toàn châu lục. Hiện tại, việc các lãnh đạo châu Phi trực tiếp tìm kiếm thỏa thuận với các đối tác từ các hội nghị thượng đỉnh vẫn được xem là giải pháp hữu hiệu.
https://nhandan.vn/chau-phi-nang-tam-vi-the-post815013.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Ðông Bắc Á", "Châu Phi", "Liên minh châu Phi", "Khoáng sản", "Tổng thống Hàn Quốc", "Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi" ] }
Làn sóng di cư chưa giảm nhiệt
Dù áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng vấn đề người di cư trái phép vẫn không hề "giảm nhiệt". Làn sóng di cư tiếp tục lan rộng ở châu Mỹ, châu Âu và châu Phi, đe dọa tính mạng của chính những người tham gia.
Giám đốc Cơ quan Ðiều tra quốc gia Bulgaria Borislav Safarov cho biết, cảnh sát Bulgaria vừa lục soát một chiếc xe tải chở gỗ khả nghi đỗ trên đường vành đai cao tốc của thủ đô Sofia. Sau khi thùng xe được mở ra, cảnh sát phát hiện 52 người tị nạn Afghanistan, trong đó có năm trẻ em, được che giấu phía sau các khúc gỗ. Tuy nhiên, điều đau lòng là có tới 18 người tị nạn, trong đó có cả trẻ em, đã vĩnh viễn không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Những người sống sót cũng nhập viện trong tình trạng nguy kịch.Cảnh sát Bulgaria đã khẩn trương điều tra và bắt giữ ba đối tượng tình nghi liên quan. Dù nguyên nhân khiến 18 người tị nạn xấu số thiệt mạng vẫn đang được điều tra nhưng phía cảnh sát loại trừ khả năng do tai nạn giao thông. Bộ trưởng Y tế Bulgaria Asen Medzhidiev nhận định, các nạn nhân tử vong do thiếu dưỡng khí. Theo ông, họ bị nhốt quá lâu trong điều kiện không có bình dưỡng khí, lạnh, ướt và không được ăn trong nhiều ngày.Bulgaria nằm trên tuyến đường được người di cư chủ yếu từ Trung Ðông và Afghanistan sử dụng để vào các nước Liên minh châu Âu (EU). Họ không có ý định lưu lại các nước thành viên EU nghèo như Bulgaria, mà đích đến là các quốc gia Tây Âu giàu có.Bulgaria gần đây phải tăng cường kiểm soát biên giới phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực khác để ngăn chặn dòng người di cư ngày càng tăng đổ vào nước này, đồng thời chứng minh quốc gia vùng Balkan có đủ năng lực bảo vệ biên giới bên ngoài của EU.Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đang lo lắng trước vụ việc hơn 60.000 người Somalia, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, phải chạy trốn sang Ethiopia những tuần gần đây. Họ sợ trở thành nạn nhân của tên rơi đạn lạc trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và các bộ tộc ở Las Anod, phía bắc Somalia. Hầu hết những người này đều kiệt sức và bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Nhiều người trong số họ đã mất người thân, tài sản trong các cuộc đụng độ hoặc bị thất lạc các thành viên gia đình khi chạy loạn. Nhiều gia đình người tị nạn phải trú ẩn ở trường học và các tòa nhà công cộng trong khi những người khác ngủ ngoài trời.Trong khi đó, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) lo ngại số trẻ em vượt rừng rậm Darien, nằm giữa biên giới Panama và Colombia, sẽ tăng trong năm 2023 trong bối cảnh làn sóng người di cư sẵn sàng vượt khu rừng thiêng nước độc này để tới Mỹ đang gia tăng.UNICEF ước tính đến cuối năm 2023, hơn 300.000 người di cư sẽ vượt rừng rậm Darien, trong đó có khoảng 60.000 trẻ em. Con số này tăng so với mức 40.438 trẻ em tới Mỹ năm 2022. Chỉ tính riêng tháng 1/2023, có hơn 4.800 trẻ em thực hiện hành trình nguy hiểm này, cao gấp bảy lần so với cùng kỳ năm 2022. Nếu trước đây chỉ có người trưởng thành thực hiện hành trình vượt rừng Darien thì trong bốn năm trở lại đây, hiện tượng cả gia đình tham gia lộ trình này đã trở nên phổ biến. Năm 2022, số người di cư vượt rừng Darien tăng lên mức kỷ lục 248.000 người.Cảnh báo của UNICEF là không thừa khi vài ngày trước xảy ra vụ xe khách chở người di cư lao xuống vực tại Panama khiến 39 người chết, trong đó có cả trẻ em và đây cũng là tai nạn thảm khốc nhất với người di cư tại quốc gia Trung Mỹ. Mỗi năm, hàng trăm nghìn người di cư cố vượt rừng rậm Darien - nút thắt cổ chai bắt buộc phải đi qua với những người di cư trái phép bằng đường bộ từ Nam Mỹ tới Bắc Mỹ giàu có, bất chấp địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt và các loại tội phạm như buôn người, cướp bóc, tống tiền và lạm dụng tình dục.Các chuyên gia UNHCR cảnh báo, người di cư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dấn thân vào hành trình đầy nguy hiểm rời bỏ quê hương, thậm chí có thể phải đánh đổi bằng mạng sống của chính mình.
https://nhandan.vn/lan-song-di-cu-chua-giam-nhiet-post739411.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "di cư", "di cư trái phép" ] }
Bài toán khó của Argentina để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng
Đông đảo người dân Argentina đã hưởng ứng cuộc tổng đình công trên toàn quốc do Tổng liên đoàn lao động (CGT) phát động nhằm phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ Tổng thống Javier Milei. Cuộc đình công diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ Latin rơi vào khủng hoảng trầm trọng với tăng trưởng và dự trữ ngoại tệ đều ở mức âm, trong khi lạm phát tăng kỷ lục.
Nền kinh tế Argentina lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2023,kinh tế Argentinasuy giảm 2,5%,lạm pháthơn 211%, mức cao nhất Mỹ Latin, dự trữ ngoại tệ cũng ở mức âm.Viện Thống kê và Điều tra Quốc gia Argentina (INDEX) cho biết, thâm hụt thương mại của nước này trong năm ngoái lên tới 6,926 tỷ USD, do xuất khẩu giảm mạnh. Hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng một thế kỷ qua đã khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông phẩm quan trọng của Argentina như đậu tương, ngô và lúa mì giảm tới 40%.Đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của Argentina, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020. Năm 2022, nhóm hàng này mang về cho Argentina hơn 14,8 tỷ USD. Argentina còn là nước sản xuất lúa mì quan trọng trên thế giới, nhưng năm ngoái, chính phủ nước này đã phải hạn chế xuất khẩu lúa mì để bảo đảm an ninh lương thực. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo thâm hụt ngân sách của Argentina ở mức tương đương 3,99% GDP năm 2023 và 3,73% trong năm 2024.Ngay sau khi được thành lập vào đầu tháng 12 năm 2023, Chính phủ Tổng thống Milei tuyên bố phá giá 50% đối với đồng peso, không gia hạn hợp đồng lao động và xúc tiến kế hoạch sa thải hàng nghìn người lao động ở khu vực công, cắt giảm trợ cấp đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm cơ bản, bãi bỏ mức trần giá một số mặt hàng trong siêu thị nhằm bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát, bỏ trợ giá phương tiện giao thông công cộng và xăng dầu, cũng như nhiều trợ cấp xã hội và dịch vụ y tế công. Bên cạnh đó, Chính phủ chủ trương mở cửa tối đa nền kinh tế để thị trường điều tiết, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ tư nhân hóa.Theo đuổi chương trình cắt giảm tối đa thâm hụt ngân sách, Chính phủ Tổng thống Milei đã bãi bỏ nhiều quy định, đồng thời hối thúc Quốc hội thông qua một dự luật nhằm mở cửa tối đa nền kinh tế. Nhằm loại bỏ hoàn toàn thâm hụt ngân sách, Chính phủ đã cắt giảm cơ cấu, từ 18 bộ chỉ còn 9 bộ. Theo dự thảo luật đang được các nghị sĩ xem xét, Chính phủ có quyền tối cao điều hành đất nước trong vòng 2 năm và có thể tiếp tục kéo dài, đồng thời đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa các tập đoàn lớn thuộc sở hữu nhà nước.Trong số các giải pháp thúc đẩy kinh tế vĩ mô của Argentina còn có việc bãi bỏ quy định liên quan tới thị trường lao động như cho phép ký hợp đồng lao động không thường xuyên, tăng thời gian thử việc đối với người lao động (hiện ở mức 3 tháng) và hạn chế quyền đình công. Chính sách này đã gây ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của người lao động Argentina. Đây cũng là một phần lý do người lao động, đại diện nhiều tổ chức dân sự, công đoàn và chính trị Argentina tại thủ đô Buenos Aires và nhiều địa phương đã hưởng ứng lời kêu gọi của CGT xuống đường phản đối các giải pháp của Chính phủ, kêu gọi Quốc hội không thông qua chính sách kinh tế mới. Cuộc tổng đình công đầu tiên diễn ra chỉ 45 ngày sau khi Tổng thống Milei nhậm chức.Tổng thống Milei khẳng định sẽ theo đuổi đến cùng mục tiêu “không thâm hụt ngân sách” và Chính phủ sẽ không thương lượng về vấn đề này. Ông hối thúc Quốc hội ủng hộ chính sách cải cách của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời nhấn mạnh thâm hụt ngân sách là gốc rễ của tình trạng khủng hoảng tại quốc gia Nam Mỹ.Tuy nhiên, việc người lao động phản đối dữ dội khiếnkhó khăn càng chồng chất. Nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng là bài toán khó đối với Chính phủ Argentina hiện nay.
https://nhandan.vn/bai-toan-kho-cua-argentina-de-dua-nen-kinh-te-thoat-khoi-khung-hoang-post793891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Thâm hụt ngân sách", "Ngân hàng Thế giới", "Quỹ Tiền tệ Quốc tế", "Tư nhân hóa", "CGT", "Dự trữ ngoại tệ", "Tổng đình công", "kinh tế Argentina" ] }
Khai mạc kỳ họp thứ hai Chính hiệp Trung Quốc khóa 14
Chiều 4/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Ủy ban toàn quốc Hội nghịChính trị hiệp thương nhân dân(Chính hiệp) Trung Quốc khóa 14 đã khai mạc kỳ họp thứ hai, với sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước; đại diện các cơ quan của Trung ương Đảng, Nhân đại (Quốc hội), Quốc vụ viện (Chính phủ), đại sứ các nước tại Trung Quốc dự phiên khai mạc.Trình bày báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Chính hiệp toàn quốc khóa 14, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh cho biết, năm 2023 là năm mở đầu quán triệt, thực hiện tinh thần Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với nhiều kết quả tích cực trong việc đi sâu toàn diện cải cách và mở cửa, khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19, thúc đẩy phát triển chất lượng cao, đột phá công nghệ và đổi mới sáng tạo, bảo đảm đời sống người dân, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng toàn diện quốc gia hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.Chính hiệp Trung Quốc đã quán triệt toàn diện tinh thần Đại hội 20 và các hội nghị Trung ương, bám sát hai chủ đề là đoàn kết và dân chủ, không ngừng đổi mới sáng tạo, đoàn kết nhất trí, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước và sự nghiệp của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Trong đó, kiên trì các yêu cầu trọng tâm là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác Chính hiệp, bảo đảm chắc chắn định hướng chính trị; tăng cường bồi dưỡng chính trị, nâng cao năng lực chính trị và khả năng thực hiện nhiệm vụ; hoàn thiện thể chế, tạo nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng khảo sát, nghiên cứu và tư vấn chính sách.Chính hiệp Trung Quốcđã tập trung triển khai các hoạt động giáo dục tư tưởng, củng cố nền tảng chính trị cho đoàn kết phấn đấu; nghiên cứu, tư vấn chính sách chung quanh các quyết sách và nhiệm vụ trung tâm của Đảng và Nhà nước; thực hiện tư tưởng phát triển lấy người dân làm trung tâm, góp phần vào bảo đảm và cải thiện đời sống người dân; phát huy vai trò của tổ chức mặt trận, thúc đẩy hài hòa quan hệ đảng phái, dân tộc, tôn giáo, giai cấp...Đề xuất nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh nhấn mạnh, năm 2024 kỷ niệm 75 Ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch 5 năm lần thứ 14, Chính hiệp Trung Quốc tiếp tục quán triệt tinh thần Đại hội 20 và Hội nghị Trung ương 2 khóa 20, kết hợp hài hòa giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, mặt trận thống nhất và hiệp thương dân chủ, thúc đẩy giáo dục tư tưởng, chính trị, tư vấn chính sách, xây dựng đồng thuận, tập trung trí tuệ và sức mạnh cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của cả năm 2024 và thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc.Tại kỳ họp lần này, các đại biểu sẽ xem xét báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Chính hiệp toàn quốc và báo cáo về tình hình công tác đề án; tham dự kỳ họp thứ hai Nhân đại (Quốc hội) Trung Quốc khóa 14 để nghe và thảo luận báo cáo công tác Chính phủ; xem xét, thông qua các nghị quyết và báo cáo liên quan.Dự kiến, kỳ họp lần này sẽ kéo dài 6 ngày, bế mạc chiều 10/3.
https://nhandan.vn/khai-mac-ky-hop-thu-hai-chinh-hiep-trung-quoc-khoa-14-post798553.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Trung Quốc", "Chính hiệp", "Vương Hộ Ninh", "kỳ họp Chính hiệp Trung Quốc" ] }
Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ và phối hợp trong các cơ chế khu vực và quốc tế
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tạiBỉ, trong hai ngày 31/1 và 1/2, tại Brussels, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Stephanie D’Hose, Chủ tịch Hạ viện Eliane Tillieux và Bộ trưởng Ngoại giao, các Vấn đề châu Âu, Ngoại thương và Tổ chức văn hóa Bỉ Hadja Lahbib.
Tại các cuộc hội kiến lãnh đạo Quốc hội Bỉ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênhNghị viện Bỉ đã thông qua Nghị quyếtủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ và hỗ trợ của Bỉ đối với việc khắc phục hậu quả của chiến tranh ở Việt Nam. Bộ trưởng cũng đề nghị Nghị viện Liên bang Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) nhằm tối đa hóa tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đầu tư; thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.Chủ tịch Thượng viện Bỉ nhất trí sớm ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Liên bang Bỉ; hoan nghênh hợp tác giữa Nghị viện Bỉ và Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. Chủ tịch Thượng viện Bỉ khẳng định Bỉ sớm có các dự án hỗ trợ Việt Nam tẩy rửa chất độc da cam, ủng hộ Nghị viện châu Âu sớm có nghị quyết và hành động hỗ trợ Việt Nam.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương Chủ tịch Hạ viện Bỉ Eliane Tillieux tại trụ sở Hạ viện liên bang Bỉ ở Brussels, ngày 1/2/2024. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)Chủ tịch Hạ viện Bỉ cho biết sẽ thúc đẩy hai cơ quan lập pháp còn lại của Bỉ sớm phê chuẩn EVIPA; khẳng định việc Hạ viện Bỉ thông qua nghị quyết nêu trên là thông điệp mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc da cam; đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp có kinh nghiệm của Bỉ tham gia thực hiện các dự án tẩy độc ở Việt Nam nhằm triển khai nghị quyết này.Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương Bộ trưởng Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu, Ngoại thương và Các tổ chức văn hóa Liên bang Bỉ, bà Hadja Lahbib, ngày 1/2/2024, tại lâu đài Egmont ở thủ đô Brussels. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)Tại hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, các Vấn đề châu Âu, Ngoại thương và Tổ chức văn hóa Bỉ Hadja Lahbib, hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua, mong muốn phối hợp chặt chẽ đưa hợp tác hai nước lên tầm cao mới. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn đa phương.Trong hai ngày 1 và 2/2, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 và Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ 3 tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có nhiều cuộc tiếp xúc với bộ trưởng các nước, trao đổi các vấn đề cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương cũng như phối hợp trong các cơ chế khu vực và quốc tế.Tại cuộc gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg Xavier Bettel, hai bên nhất trí xúc tiến hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có và nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Hai bên cũng nhất trí phối hợp trong việc thúc đẩy các nước thành viên EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA và gỡ bỏ thẻ vàng IUU của EC đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam...Tại cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha João Gomes Cravinho, hai Bộ trưởng nhất trí sớm nối lại cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao; tăng cường các biện pháp để khai thác các dư địa hợp tác giữa hai bên; đánh giá cao sự hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác đa phương.Tại cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Síp Constantinos Kombos, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm cấp cao trong năm 2024, đặc biệt là thúc đẩy hoàn tất, tiến tới ký kết một số thỏa thuận hợp tác nhân dịp này, để tạo nền tảng cho hai nước thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.Tại cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Tim Watts, hai bên khẳng định coi trọng mối quan hệ hữu nghị và Đối tác chiến lược giữa hai nước; đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ song phương thời gian qua; nhất trí thúc đẩy nâng tầm quan hệ song phương; đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới.Gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh Hasan Mahmud, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Bangladesh tạo thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là gạo, máy móc nông nghiệp, nguyên liệu thô, đồ điện tử và các mặt hàng nông, thủy sản vào thị trường Bangladesh. Bộ trưởng Hasan Mahmud cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam, và mong các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư vào Bangladesh.Trong cuộc gặp Tổng Thư ký Hiệp hội các nước Vành đai Ấn Độ Dương (IORA) Salman Al Farisi, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Tổng Thư ký Hiệp hội giúp Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với IORA và các nước thành viên, nhất là trong việc ứng phó các thách thức chung, trong đó có nước biển dâng, ứng phó với thiên tai, an ninh biển, đánh bắt cá trái phép.
https://nhandan.vn/viet-nam-san-sang-hop-tac-chat-che-va-phoi-hop-trong-cac-co-che-khu-vuc-va-quoc-te-post795084.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn", "Việt Nam-Bỉ" ] }
Bão lớn kèm lốc xoáy tàn phá miền Trung Tây nước Mỹ
Tối 21/5 (theo giờ địa phương), nhiều trận bão lớn kèm theo lốc xoáy mạnh đã càn quét thị trấn Greenfield, bang Iowa của Mỹ, khiến nhiều người thiệt mạng và ít nhất 12 người bị thương.
Hình thái thời tiết cực đoan này cũng ảnh hưởng đến nhiều bang khác ở miền Trung Tây nước Mỹ.Theo giới chức địa phương,giông bãokèm lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực của thị trấn này, quật đổ một số turbine gió ở phía Tây Nam của bang Iowa. Nhiều nhà cửa và ô tô bị hư hại. Một bệnh viện của thị trấn Greenfield bị tàn phá và bệnh nhân tại đó đã được chuyển đến các cơ sở y tế khác gần đó. Tất cả người dân thị trấn được khuyến cáo rời khỏi nơi ở của mình ngay lập tức và có thể trở về vào sáng 22/4.Nhiều trường đã lên kế hoạch kết thúc lớp học sớm hơn 2 giờ so với thường lệ và hủy toàn bộ hoạt động vào chiều 21/5 trước khi bão ập đến.Theo ông Alex Dinkla - quan chức cảnh sát bang Iowa, có nhiều người đã thiệt mạng song hiện chưa thể xác định con số tổng cộng, trong khi ít nhất 12 người bị thương.Thống đốc bang Iowa Kim Reynolds đã tuyên bố tình trạng “khẩn cấp về thảm họa” đối với 15 quận, cho phép huy động mọi nguồn lực của bang để ứng phó với bão.Trước đó, Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ đã ban hành cảnh báo lốc xoáy quy mô lớn và khuyến cáo giông bão cấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng phần lớn khu vực bang Iowa và một số bang khác ở miền Trung Tây nước này trong ngày 21/5, bao gồm bang Minnesota và Wisconsin. Bão lớn kèm theo mưa và gió mạnh cùng mưa đá quy mô lớn đã làm mất điện trên diện rộng tại thành phố Omaha, bang Nebraska. Trong khi đó, bão cát và bụi tại Illinois - bang Trung Tây nước Mỹ đã ảnh hưởng đến hoạt động giao thông do tầm nhìn bị hạn chế.Dự báo, bão và lốc xoáy sẽ di chuyển đến bang Wisconsin vào chiều và tối 21/5 theo giờ địa phương.
https://nhandan.vn/post-810564.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Mỹ", "lốc xoáy", "Bão lớn", "thiệt mạng", "Greenfield" ] }
BioNTech được tài trợ để xây mạng lưới phát triển vaccine ở châu Phi
BioNTechđược tài trợ 145 triệu USD từ Liên minh toàn cầu chống các bệnh truyền nhiễm giúp xây dựng mạng lưới sản xuất ở châu Phi các loại vaccine dựa trên công nghệ mRNA tiên tiến.
Ngày 29/5, hãng công nghệ sinh học BioNTech (Đức), được biết đến rộng rãi sau khi phát triển thành công một trong những vaccine Covid-19 đầu tiên, cho biết đã nhận được khoản tài trợ lên tới 145 triệu USD từ Liên minh toàn cầu chống các bệnh truyền nhiễm.Khoản tiền này để giúp BioNTech xây dựng mạng lưới sản xuất ở châu Phi các loạivaccinedựa trên công nghệ mRNA tiên tiến.Trong tuyên bố chung, BioNTech và Liên minh Đổi mới sẵn sàng ứng phó dịch bệnh (CEPI) nêu rõ khoản hỗ trợ tài chính này là một phần trong kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác khi công ty công nghệ sinh học Đức xây dựng một nhà máy sản xuất vaccine mRNA ở thủ đô Kigali của Rwanda.Hai bên kỳ vọng trong tương lai, mạng lưới tại châu Phi có thể sản xuất vaccine với giá cả phải chăng để phòng các bệnh như bệnh sốt rét, bệnh đậu mùa khỉ, bệnh lao hoặc các dịch bệnh đe dọa sức khỏe khác.Hai bên dự định hợp tác để nhanh chóng ứng phó với các đợt bùng phát bệnh ở lục địa châu Phi do các chủng virus đã biết hoặc một mầm bệnh chưa được biết đến có khả năng gây dịch hoặc đại dịch.Trước đó, CEPI cũng đã cam kết hỗ trợ lên tới 90 triệu USD choBioNTechvào tháng 9/2023 để phát triển các loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.
https://nhandan.vn/biontech-duoc-tai-tro-de-xay-mang-luoi-phat-trien-vaccine-o-chau-phi-post811786.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "BioNTech", "Đậu mùa khỉ", "Vaccine mRNA", "châu Phi" ] }
Kinh tế Canada nhiều khả năng sẽ hồi phục trong nửa cuối năm nay
Sự khác biệt trong chính sách của Ngân hàng trung ương giữa Canada và Mỹ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bối cảnh kinh tế.
Sự khác biệt trong chính sách của Ngân hàng trung ương giữa Canada và Mỹ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bối cảnh kinh tế.Tổ chức tư vấn, thuế và bảo hiểm Canada (RMS) dự báo nền kinh tế Bắc Mỹ sẽ chuyển hướng phát triển vào nửa cuối năm 2024, để tạo tiền đề cho sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2025.RMS nhận định nềnkinh tế Canadatrong cả năm 2023 và nửa đầu 2024 đã tránh được suy thoái, nhưng việc thiếu tăng trưởng gây ra tình trạng nản lòng, trong khi việc tăng lãi suất quá cao để lại nhiều hệ quả tiêu cực.Mới đây, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020 đã hạ 0,25% lãi suất cơ bản. Động thái này được kỳ vọng sẽ sớm thúc đẩy sự phục hồi vì khi lãi suất giảm, chi phí trả nợ sẽ giảm, kích thích chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh.Lạm phát của Canada đang trên đà giảm xuống 2,5% trong năm nay và nhiều khả năng sẽ quay trở lại mức mục tiêu 2% năm tới. Đây sẽ là cơ sở thúc đẩy kỳ vọng nềnkinh tếbứt phá trong nửa cuối năm 2024 và 2025.Nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro lớn, đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế của “xứ sở lá phong.” Chúng bao gồm lạm phát tái diễn do đồng dollar Canada (CAD) có thể mất giá so với đồng USD và những bất ổn địa chính trị, đặc biệt từ quốc gia láng giềng trong khu vực.Cần lưu ý rằng nhà ở vẫn là một chủ đề nóng. Lạm phát nhà ở sẽ tiếp tục vượt xa con số mục tiêu đề ra của Chính phủ Canada. Tuy nhiên, chi phí nhà ở đang được giảm nhẹ. Thị trường căn hộ đang dịu lại sau khi nhận thấy nguồn cung cần thiết khi quá trình xây dựng bắt đầu trong thời kỳ lãi suất thực về âm năm 2021–2022 sắp hoàn thành.Các giới hạn đối với người lao động tạm thời và sinh viên quốc tế sẽ làm giảm nhu cầu nhà ở cũng như việc tăng tiền thuê nhà vào mùa thu này. Đây không phải là những giải pháp dài hạn mà là những biện pháp cứu trợ ngắn hạn sẽ giúp kiểm soát mức tăng tiền thuê nhà ở vào cuối năm nay.Ngoài ra, nhu cầu lao động hạ nhiệt có nghĩa là tăng trưởng tiền lương có thể sẽ giảm bớt vào mùa hè và mùa thu tới, điều sẽ càng giúp gia tăng thêm xu hướng giảm lạm phát.RMS đánh giá hoạt động tuyển dụng có thể tăng nhẹ vào cuối năm nay do cắt giảm lãi suất khiến hoạt động đầu tư trở nên dễ chấp nhận hơn đối với các doanh nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt đỉnh ở mức 6,4% và sẽ duy trì ở mức trên 6% trong thời gian còn lại của năm và sang năm mới.Báo cáo việc làm tháng Tư cho thấy nền kinh tế Canada đã tăng gấp 4 lần số việc làm dự kiến. Đây là một minh chứng cho khả năng phục hồi của nước này. Tuy nhiên, một xu hướng không thể phủ nhận trong năm qua là việc tuyển dụng đã chậm lại, mặc dù có nhiều việc làm bán thời gian và của khu vực công được bổ sung trong những tháng gần đây.Đáng chú ý tại thị trường việc làm trong ngành xây dựng, nơi sử dụng hơn 1,6 triệu người và tạo ra hoạt động kinh tế hàng năm trị giá 150 tỷ CAD (109,7 tỷ USD), chiếm 7,4% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Canada, đang có tình trạng già hóa.Theo trang mạng calgaryherald.com, lĩnh vực xây dựng thúc đẩy tăng trưởng việc làm, góp phần vào sức sống kinh tế của Canada. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động xây dựng do lực lượng lao động già đi và ít lao động trẻ tham gia ngành nghề hơn đang đe dọa tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất.Tình trạng thiếu nhà ở quốc gia và nhu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng, đều do dân số tăng, làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về tăng trưởng lực lượng lao động. Nhấn mạnh tầm quan trọng của thách thức này là những dự đoán rằng ngành này cần gần 300.000 người mới tham gia vào năm 2032.Tin tốt là tăng trưởng dân số sẽ tiếp tục bổ sung vào nguồn cung lao động. Trong khi mục tiêu về số lượng thường trú nhân mới trong năm nay và năm 2025 là 500.000 người mỗi năm, nhiều người trong số này đã ở trong Canada.Trong hai năm qua, sự gia tăng dân số phần lớn đến từ những người tạm trú như sinh viên quốc tế và người lao động tạm thời. Những giới hạn gần đây có nghĩa là nguồn cung lao động sẽ không tăng nhiều, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở mức tương đối thấp, thậm chí đạt đỉnh so với các chu kỳ tăng lãi suất trước đó.Các công ty xây dựng trên khắp Canada đang tham gia tích cực vào việc xây dựng đội ngũ thợ lành nghề và chuyên gia. Các công ty tài trợ học bổng và giải thưởng, quyên góp cho các tổ chức sau trung học và trường bách khoa, thuê sinh viên thực tập (1.000 sinh viên thực tập hàng năm tại PCL) và hỗ trợ học nghề.Mặc dù vậy, bản thân ngành xây dựng không thể tự mình giải quyết thách thức này. Để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cao trong xây dựng đòi hỏi phải có giải pháp đa hướng từ chính phủ và doanh nghiệp.Chi phí nhà ở cao tiếp tục gây áp lực lên nhu cầu của người tiêu dùng. Những người thuê nhà bị ảnh hưởng đặc biệt, nhưng những người có thế chấp cũng phải đối mặt với khoản thanh toán với lãi suất cao hơn.Mặc dù tỷ lệ vỡ nợ của người tiêu dùng chỉ tăng nhẹ và duy trì ở mức trước đại dịch, nhưng số lượng đơn đề nghị phá sản của hộ gia đình đã tăng vọt, vượt qua mức trước đại dịch.Điều này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương tài chính ngày càng gia tăng của các hộ gia đình. Điểm đáng mừng là lạm phát giảm và mức tăng lương ổn định đang thúc đẩy thu nhập thực tế của hộ gia đình, điều này có thể làm tăng tổng chi tiêu mặc dù chi phí trả nợ cao.Nửa cuối năm đánh dấu sự khởi đầu của quá trình phục hồi kinh tế của Canada, với mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn được dự đoán vào năm tới. Sự khác biệt trong chính sách của Ngân hàng trung ương giữa Canada và Mỹ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bối cảnh kinh tế.Mặc dù có thể vẫn còn những thách thức, đặc biệt là chi phí nhà ở cao, những việc cắt giảm lãi suất như mong đợi và sự tăng trưởng dân số sẽ tiếp tục tạo ra nền tảng cho sự thịnh vượng mới.
https://nhandan.vn/kinh-te-canada-nhieu-kha-nang-se-hoi-phuc-trong-nua-cuoi-nam-nay-post813452.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "RMS", "kinh tế Canada", "kinh tế Bắc Mỹ", "Kinh tế Canada sẽ hồi phục" ] }
Động đất có độ lớn 6,6 làm rung chuyển Tonga
NDO -Động đất có độ lớn 6,6 đã làm rung chuyển Tonga vào ngày 27/5. Hiện chưa có mối đe dọa sóng thần do trận động đất này.
Theo USGS, động đất xảy ra lúc 9 giờ 47 phút ngày 27/5 (theo giờ địa phương), cách Fangale'ounga, Tonga, 70km về phía tây bắc. Chấn tâm của trận động đất ở độ sâu 112,2km, được xác định ở tọa độ 19,377 độ vĩ Nam và 174,869 độ kinh Tây.Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất của Đức (GFZ) đánh giá trận động đất làm rung chuyển Tonga có độ lớn 6,5. Chấn tâm của trận động đất nằm ở độ sâu 111km.Dựa trên dữ liệu đã có, Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương thông báo hiện chưa có mối đe dọa sóng thần do trận động đất này.Đến nay, chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại do động đất gây ra. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết có thể cảm nhận được sự rung lắc tại thủ đô Nuku'alofa.Để đề phòng nguy hiểm, giới chức Tonga đã yêu cầu người dân sơ tán vào đất liền và di chuyển tới vùng đất cao hơn.Các quốc đảo trên Thái Bình Dương như Fiji, Vanuatu và Tonga thường xuyên hứng chịu động đất do nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, một vòng cung động đất và núi lửa, nơi các mảng lục địa va chạm nhau tạo ra các hoạt động địa chấn.
https://nhandan.vn/dong-dat-co-do-lon-66-lam-rung-chuyen-tonga-post811312.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Tonga", "động đất", "sóng thần" ] }
Hamas tuyên bố sẽ ngừng đàm phán nếu Israel tấn công Rafah
Một quan chức cấp cao của Hamas cho biếtHamassẽ dừng mọi cuộc đàm phán gián tiếp với Israel nếu nước này tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào Rafah.
Ngày 1/5, lực lượng Hamas của Palestine tuyên bố các cuộc đàm phán về việc ngừng bắn với Israel sẽ bị đình chỉ nếu Israel tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza.Ông Osama Hamdan, một quan chức cấp cao của Hamas, cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình al-Manar có trụ sở tại Liban rằng Hamas sẽ dừng mọi cuộc đàm phán gián tiếp với Israel nếu nước này tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào Rafah.Quan chức Hamas khẳng định rằng lực lượng này vẫn có đủ sức mạnh để bảo vệ người dân Palestine.Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố rằng Israel sẽ tiến vào Rafah và xóa sổ các tiểu đoàn của Hamas ở đó "dù có hay không" một thỏa thuận với Hamas.Trong khi đó, cũng trong ngày 1/5, Israel đã mở lại cửa khẩu Erez để tạo điều kiện cho các xe tải chở hàng viện trợ tiến vào Gaza. Động thái được đưa ra sau khi Mỹ yêu cầu Tel Aviv nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực này.Cửa khẩu Erez bị phá hủy khi lực lượng Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, và đã đóng cửa từ đó đến nay.Trước khixung đột Hamas-Israelbùng phát, đây là cửa khẩu quan trọng giữa Israel và Gaza, chủ yếu được sử dụng cho hoạt động đi lại bằng đường bộ, thay vì là nơi vận chuyển hàng hóa hoặc viện trợ.
https://nhandan.vn/hamas-tuyen-bo-se-ngung-dam-phan-neu-israel-tan-cong-rafah-post807411.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Israel tấn công Rafah", "Hamas", "nhóm vũ trang", "xung đột Hamas-Israel", "vũ trang", "cuộc đàm phán gián tiếp với Israel", "hoạt động quân sự" ] }
Lần thứ 7 liên tiếp Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
NDO -Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới thường niên năm 2024 do Liên hợp quốc tài trợ, một lần nữa các quốc gia Bắc Âu lại gây ấn tượng mạnh với thứ hạng cao nhất. Đáng chú ý, Phần Lan tiếp tục giữ vị trí quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2023 và lên vị trí thứ 54.Theo ông John Helliwell, Giáo sư danh dự về kinh tế tại Trường kinh tế Vancouver, Đại học British Columbia (Canada), đồng thời là biên tập viên sáng lập của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, cuộc khảo sát yêu cầu mỗi người tham gia chấm điểm toàn bộ cuộc sống của họ và xem xét những gì họ coi trọng.“Và bạn sẽ thấy Phần Lan khá phong phú về tất cả những thứ đó, như việc ví được trả lại nếu bị đánh rơi trên đường, mọi người giúp đỡ lẫn nhau hằng ngày, các cơ hội giáo dục và y tế chất lượng rất cao và được phân bổ rộng rãi. Do đó, mọi người khi bước ra khỏi cánh cổng xuất phát đều có ít nhiều điểm giống nhau", ông John Helliwell nói.Ông cũng nhấn mạnh rằng, Phần Lan có những người nhập cư hạnh phúc, “vì vậy họ sẵn sàng chia sẻ với những người mới đến”.Báo cáo Hạnh phúc Thế giới dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu, thu thập dữ liệu của người dân ở hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia được xếp hạng về mức độ hạnh phúc dựa trên đánh giá cuộc sống trung bình của họ trong ba năm trước đó. Báo cáo năm 2024 được xây dựng trên dữ liệu từ năm 2021 đến 2023.Báo cáo này là sự hợp tác của Viện Gallup, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Oxford, Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc và một ban biên tập.Báo cáo Hạnh phúc Thế giới xem xét 6 biến số chính để giúp giải thích các đánh giá về cuộc sống: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, số năm sống khỏe mạnh, tự do, sự hào phóng và nhận thức về tham nhũng.Cùng vớiPhần Lan, các quốc gia trong khu vực Bắc Âu cũng được đánh giá với thứ hạng cao như Đan Mạch (thứ 2), Iceland (thứ 3), Thụy Điển (thứ 4) và Na Uy (thứ 7).Trong bảng xếp hạng năm nay, Mỹ (thứ 23) và Đức (thứ 24) đã tuột mất vị trí ở tốp 20, nhường chỗ cho Czechia (số 18), Lithuania (số 19).Tại Mỹ và Canada, điểm hạnh phúc của những người dưới 30 tuổi thấp hơn đáng kể so với những người từ 60 tuổi trở lên.Giáo sư Helliwell cho rằng, điểm thấp trong giới trẻ của những quốc gia nêu trên không phải là do trình độ học vấn thấp hơn, thu nhập thấp hơn hay sức khỏe kém hơn. “Đó là những gì mà họ nghĩ về cuộc sống của mình”, ông nói.Ông Helliwell giải thích, sự sụt giảm điểm một phần là do thông tin mà giới trẻ ở các quốc gia chủ yếu nói tiếng Anh đang tiêu thụ.“Họ đang nghe những tin tức khiến họ không vui và họ có thể chia sẻ thông tin đó và điều đó cũng có thể khiến họ không vui”, ông nói thêm.1. Phần Lan11. New Zealand2. Đan Mạch12. Costa Rica3. Iceland13. Kuwait4. Thụy Điển14. Austria5. Israel15. Canada6. Hà Lan16. Bỉ7. Na Uy17. Ireland8. Luxembourg18. Czechia9. Thụy Sĩ19. Lithuania10. Australia20. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
https://nhandan.vn/lan-thu-7-lien-tiep-phan-lan-la-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-the-gioi-post800717.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Ngày Quốc tế Hạnh phúc", "quốc gia hạnh phúc" ] }
Nam Phi có Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới
Ngày 14/6, Quốc hội mới được bầu của Nam Phi đã tiến hành kỳ họp đầu tiên sau khi đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền nhất trí thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc với ba đảng khác, trong đó có cả đảng đối lập lớn nhất là Liên minh Dân chủ (DA).
Tại kỳ họp này, các nghị sĩ Quốc hội Nam Phi bầu Tổng thống cùng với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội. Đài truyền hình quốc gia SABC cho biết, chính phủ đoàn kết dân tộc bao gồm ANC, DA, Đảng Tự do Inkatha và Liên minh Yêu nước cánh hữu.Tối muộn 14/6 (giờ địa phương), Quốc hội Nam Phi thông báo đã bầu Tổng thống Cyril Ramaphosa của đảng ANC tiếp tục nắm giữ vị trí này, với 283 phiếu ủng hộ trong tổng số 339 phiếu bầu. Trong khi đó, lãnh đạo đảng cánh tả Những chiến binh vì tự do kinh tế (EFF) Julius Malema chỉ nhận được 44 phiếu ủng hộ.Với kết quả này, đương kim Tổng thống Ramaphosa, 71 tuổi, sẽ tiếp tục tại nhiệm thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Ông Ramaphosa sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tuần tới tại thủ đô Pretoria và sau đó công bố nội các mới.Trong bài phát biểu đầu tiên, Tổng thống Ramaphosa kêu gọi người dân Nam Phi đoàn kết; cam kết sẽ lãnh đạo đất nước với tinh thần trách nhiệm cao. Theo ông, cử tri mong đợi các đảng mà họ bỏ phiếu ủng hộ sẽ tìm được tiếng nói chung, vượt qua những khác biệt để cùng nhau hành động và làm việc vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.Trong khi đó, các nghị sĩ Nam Phi đã bầu bà Thokozile Didiza làm Chủ tịch Quốc hội và Tiến sĩ Annelie Lotriet làm Phó Chủ tịch. Bà Thoko Didiza, sinh năm 1965, thành viên đảng ANC, đắc cử vị trí Chủ tịch Quốc hội với 284 phiếu ủng hộ trong tổng số 400 phiếu bầu.Bà Didiza lần đầu được bầu vào Quốc hội năm 1994, từng là nữ Thứ trưởng Nông nghiệp đầu tiên từ năm 1994-1999, Bộ trưởng Nông nghiệp và Đất đai từ năm 1999-2004 và tiếp tục giữ vị trí này giai đoạn 2004-2006, Bộ trưởng Công chính từ năm 2006-2008, Bộ trưởng Nông nghiệp, Cải cách ruộng đất và Phát triển nông thôn trong Quốc hội khóa VI.Trong khi đó, Tiến sĩ Annelie Lotriet, sinh năm 1960, thành viên DA, được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội với 273 phiếu ủng hộ. Bà Lotriet tham gia Quốc hội năm 2009 và giữ chức Bộ trưởng Văn hóa và Nghệ thuật, Giáo dục và Đào tạo đại học, Khoa học và Công nghệ. Bà cũng từng là Phó Chủ tịch DA trong Quốc hội Nam Phi.
https://nhandan.vn/nam-phi-co-tong-thong-va-chu-tich-quoc-hoi-nhiem-ky-moi-post814541.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Nam Phi", "Đại hội Dân tộc Phi", "Liên minh Dân chủ", "Tổng thống Nam Phi" ] }
Hơn 130 người chết do cháy rừng ở Chile
Ngày 7/2, cơ quan y tế Chile thông báo, số người chết trong thảm họa cháy rừng ở miền trung nước này cuối tuần trước tăng lên 131 người. Hàng trăm người vẫn còn mất tích.
Công tác khám nghiệm tử thi, xác định danh tính và thủ tục bàn giao cho gia đình nạn nhân vẫn đang diễn ra. Lực lượng cứu hỏa đang khẩn trương tìm kiếm người mất tích, trong khi các tình nguyện viên tích cực hỗ trợ dọn dẹp rác và tro bụi trên đường phố.Các đám cháy rừng bùng phát thiêu rụi nhiều ngôi nhà và xe cộ ở hai thành phố ven biển là Vina del Mar và Valparaiso. Hình ảnh từ máy bay không người lái và trên mạng xã hội cho thấy cảnh tượng hoang tàn và khói mù dày đặc bao phủ nhiều khu vực. Cháy rừng thiêu rụi 9.700 ha, khiến từ 3.100 đến 6.100 ngôi nhà bị hư hại và hơn 20.000 người rơi vào cảnh mất nhà cửa.Quy mô và mức độ tàn phá của đợt cháy lần này là chưa từng có. Đây là thảm họa nghiêm trọng nhất tại Chile kể từ trận động đất có độ lớn 8,8 xảy ra năm 2010 cướp đi sinh mạng của gần 500 người. Tổng thống Chile Gabriel Boric tuyên bố quốc tang hai ngày, đồng thời chỉ đạo huy động quân đội và trực thăng tham gia hỗ trợ công tác chữa cháy. Lệnh giới nghiêm được thiết lập tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất.
https://nhandan.vn/hon-130-nguoi-chet-do-chay-rung-o-chile-post795732.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Cháy rừng", "Khám nghiệm tử thi", "Cứu hỏa", "Người mất tích", "Lệnh giới nghiêm", "Chile" ] }
Trung Quốc và Pháp sơ tán công dân khỏi Haiti
Ngày 25/3,Trung Quốcxác nhận đã sơ tán an toàn 24 công dân nước này từHaitisangCộng hòa Dominicana.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này đã kích hoạt cơ chế bảo vệ lãnh sự để bảo hộ công dân trong cuộc khủng hoảng tại Haiti.Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo sẽ thuê các chuyến bay đặc biệt cho công dân nước này muốn rời Haiti trong bối cảnh kết nối hàng không thương mại giữa Port-au-Prince và phần còn lại của thế giới bị gián đoạn.Bộ Ngoại giao và Bộ Các Lực lượng vũ trang Pháp đang tổ chức các chuyến bay đặc biệt để tạo điều kiện cho “những công dân dễ bị tổn thương nhất” rời Haiti. Những người quan tâm có thể đến trình diện tại Đại sứ quán Pháp ở Port-au-Prince hoặc liên lạc qua đường dây nóng về lãnh sự.Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ, Đại sứ quán Pháp tại Port-au-Prince vẫn mở cửa và duy trì hoạt động để kịp thời hỗ trợ công dân.Trong khi đó, Hội đồng Chuyển tiếp của Haiti vẫn chưa ổn định khi đại diện nữ duy nhất của cơ quan này quyết định từ chức ngày 24/3 do những bình luận phân biệt giới nhằm vào bà.Đại diện của Liên minh RED/EDE và Compromis Historique, bà Dominique Dupuy, 34 tuổi, cáo buộc 8 nhân vật còn lại trong Hội đồng Chuyển tiếp đã “tấn công chính trị vô căn cứ” và “đe dọa tính mạng” của bà.Bà Dupuy, Đại sứ của Haiti tại Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, nhiều thông điệp miệt thị nghiêm trọng nhằm vào giới tính và tuổi đời của bà đang lan truyền trên mạng xã hội.Trong Hội đồng Tổng thống Chuyển tiếp (gồm 9 thành viên, trong đó có 2 quan sát viên không có quyền bỏ phiếu), một cuộc thảo luận gay gắt đang diễn ra về việc ai sẽ đảm nhận chức Tổng thống Haiti.Haiti đang chìm trong vòng xoáy bạo lực trong bối cảnh xung đột leo thang giữa chính phủ và các băng nhóm vũ trang tại thủ đô Port-au-Prince kể từ khi Tổng thống nước này Jovenel Moise bị ám sát vào năm 2021.Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn sau khi các băng nhóm tội phạm tấn công nhà tù quốc gia vào ngày 3/3 và giải thoát gần 3.600 tù nhân. Bạo lực đường phố leo thang khiến người dân bị hạn chế di chuyển và khó có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu.
https://nhandan.vn/trung-quoc-va-phap-so-tan-cong-dan-khoi-haiti-post801528.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Trung Quốc", "Haiti", "Cộng hòa Dominicana" ] }
Động đất có độ lớn 5,6 làm rung chuyển tỉnh Tokat của Thổ Nhĩ Kỳ
Cơ quan quản lý thảm họa của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) thông báo, một trậnđộng đấtcó độ lớn 5,6 xảy ra lúc 18 giờ 11 phút ngày 18/4 (22 giờ 11 phút theo giờ Hà Nội) đã làm rung chuyển tỉnh miền bắc Tokat.
AFAD cho biết, chấn tiêu của trận động đất được xác định nằm ở thị trấn Sulusaray thuộc tỉnh Tokat, cách thủ đô Ankara khoảng 450km về phía đông.Trong khi đó, kênh truyền hình tư nhân NTV đưa tin, rung chấn cũng lan đến các tỉnh lân cận của Tokat.Theo Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya, các nhóm nhân viên của AFAD và những cơ quan hữu quan khác đang tiến hành soát tình hình trên thực địa.Hiện chưa có bất kỳ thông tin nào về những thiệt hại do trận động đất nói trên gây ra.Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở giao điểm của các đới đứt gãy địa chấn hoạt động tích cực. Tháng 2/2023, 2 trận động đất kinh hoàng đã làm rung chuyển miền namThổ Nhĩ Kỳ và Syriatrong vài giờ, khiến hơn 53.000 nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và hàng triệu người khác bị mất nhà cửa.
https://nhandan.vn/dong-dat-co-do-lon-56-lam-rung-chuyen-tinh-tokat-cua-tho-nhi-ky-post805401.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "AFAD", "Đới đứt gãy", "Động đất", "Giao điểm", "Địa chấn", "Tokat", "Thổ Nhĩ Kỳ" ] }
Peru: Xe buýt rơi xuống sông trong đêm khiến ít nhất 23 người thiệt mạng
Chiếc xe buýt trượt dốc rơi xuống sông tối 28/4 (giờ địa phương) ở vùng núi Andean phía bắcPeruđã khiến ít nhất 23 người thiệt mạng.
Đài phát thanh địa phương RPP dẫn lời bà Olga Bobadilla, Công tố viên vùng Cajamarca ở Peru, cho biết đã có ít nhất 23 người chết sau khi một chiếc xe buýt trượt dốc rơi xuống sông tối 28/4 (giờ địa phương) ở vùng núi Andean phía bắc nước này.Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe buýt đang từ thị trấn Celendin tới thị trấn Sorochuco.Bà Bobadilla cho biết thêm: "Thông tin vẫn đang được thu thập vì vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm trên một con đường khá gồ ghề, không trải nhựa."Tai nạn xảy ra tương đối nhiều dọc theo những con đường bấp bênh ở Peru. Tháng 9 năm ngoái đã xảy ra vụ tai nạn đường bộ làm khoảng 20 người chết.Trước đó, hồi tháng 1 năm ngoái, một chiếc xe buýt rơi xuống vực sâu cũng đã làm 24 người thiệt mạng.
https://nhandan.vn/peru-xe-buyt-roi-xuong-song-trong-dem-khien-it-nhat-23-nguoi-thiet-mang-post807202.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [] }
Động đất tại Nhật Bản: Xuất hiện đợt sóng thần đầu tiên
Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương có trụ sở tại Hawaii cho biết cơn địa chấn có độ lớn 7,6 gây sóng thần cao 5m trong phạm vi 300km tính từ tâm chấn dọc theo bờ biển Nhật Bản.
Trung tâmCảnh báo Sóng thần Thái Bình Dươngcó trụ sở tại Hawaii cho biết cơn địa chấn có độ lớn 7,6 gây sóng thần cao 5m trong phạm vi 300km tính từ tâm chấn dọc theo bờ biển Nhật Bản.Tiếp tục cập nhật thông tin về trận động đất có độ lớn 7,6 tại miền Trung Nhật Bản chiều 1/1 (giờ Việt Nam), Cơ quan Khí tượng Nhật Bản xác nhận đợt sóng thần đầu tiên đã xuất hiện và cảnh báo sóng thần nguy hiểm có thể cao tới 5m.Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương có trụ sở tại Hawaii (Mỹ) cho biết cơn địa chấn này gây sóng thần cao 5m trong phạm vi 300km tính từ tâm chấn dọc theo bờ biển Nhật Bản.Theo hãng tin Kyodo, trận động đất có độ lớn ban đầu là 7,6 đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn trên bờ biển Nhật Bản, kèm theo cảnh báo sóng thần lớn tại tỉnh miền Trung Ishikawa.Giới chức sở tại cho biết trận động đất cũng làm rung chuyển các tòa nhà ở trung tâm Tokyo, xảy ra vào khoảng 16 giờ 10 chiều (giờ địa phương) trên Bán đảo Noto ở Ishikawa.Cơ quan Khí tượng Nhật Bản xác nhận tâm chấn nằm ở vùng Noto và độ sâu rất nông.Cảnh báo sóng thần cũng được ban hành tại các khu vực ven biển của các tỉnh Yamagata, Niigata, Toyama, Fukui và Hyogo.Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản đã đình chỉ hoạt động của tất cả các tuyến Tohoku, Joetsu và Hokuriku Shinkansen do trận động đất.Chính phủ Nhật Bản đã thành lập văn phòng ứng phó khẩn cấp tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Tokyo.
https://nhandan.vn/dong-dat-tai-nhat-ban-xuat-hien-dot-song-than-dau-tien-post790193.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Động đất tại Nhật Bản", "Xuất hiện đợt sóng thần đầu tiên", "Cảnh báo" ] }
Dân số già hóa - biến thách thức thành lợi thế?
Các chuyên gia cho biết, sức khỏe, công nghệ và của cải đã tích lũy được có thể biến lực lượng lao động đang già đi từ thách thức trở thành lợi thế đối với nền kinh tế.
Nguy cơ hiển hiệnKhi Paul Adler, cựu giám đốc điều hành của IBM và sau này là nhân viên chính phủ bước sang tuổi 65, ông không nghỉ hưu mà tìm công việc làm giáo viên dạy thay bậc tiểu học ở gần nhà tại Bethesda, Maryland (Mỹ). Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi sự kiên trì khi phải đối mặt với những định kiến và e ngại dành cho lao động cao tuổi. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát mới tại nơi làm việc của Viện Transamerica, hơn 3/5 nhà tuyển dụng cho biết họ đã dành “rất nhiều” mối quan tâm hoặc “cân nhắc khá nhiều” đối với những người xin việc từ 50 tuổi trở lên khi tuyển dụng vào năm 2022.Dân số ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới từ Mỹ, châu Âu đến Nhật Bản và Trung Quốc đang già đi. Trong 30 năm tới, số người từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 761 triệu người vào năm 2021 và lên 1,6 tỷ người vào năm 2050 trên toàn cầu. Đến lúc đó, cứ bốn người thì có một người ở châu Âu và Bắc Mỹ sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên, theo dự báo dân số mới nhất của Liên hợp quốc. Ngay cả các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, châu Mỹ Latinh, Caribe và châu Phi cận Sahara, nơi có dân số trẻ nhất thế giới, sẽ chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ dân số trên 65 tuổi, từ 3% vào năm 2022 lên gần 5% vào năm 2050.Tốc độ già hóa nhanh dẫn đến những lo ngại về tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng thu nhập của người dân sẽ chậm lại trong một xã hội già hóa. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nếu các nền kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện để dân số cao tuổi của họ giữ được sức khỏe tốt, thì không chỉ giảm tác hại kinh tế mà còn có thể biến nó thành lợi thế. Các chuyên gia cho biết, công nghệ và mức tuổi thọ cao hơn có thể giúp những người trong độ tuổi lao động tăng năng suất, nhờ đó bù đắp tổn thất do lực lượng lao động bị thu hẹp.Ông Ronald Lee, Giáo sư về nhân khẩu học và kinh tế tại Đại học California (UC), Berkeley, nói với hãng tin Al Jazeera: “Việc già hóa dân số gây áp lực lớn lên những người trong độ tuổi lao động vì những chi phí để hỗ trợ nhóm dân số phụ thuộc ngày càng tăng. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng dân số và lực lượng lao động chậm lại gần như chuyển thành sự suy giảm tương tự trong tăng trưởng GDP”.Đối với những nước như Trung Quốc, viễn cảnh có thể tệ hơn. Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động được dự đoán sẽ giảm 1% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2060, so với mức tăng 1,5% mỗi năm từ năm 1990 đến 2015. “Điều này sẽ khiến tốc độ tăng trưởng GDP giảm 2,5%, ngay cả khi năng suất của nền kinh tế tăng với tốc độ hiện tại”, ông nói.Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là mức thu nhập, được đo bằng GDP bình quân đầu người. Theo các nhà nghiên cứu Jonathan Cylus và Lynn Al Tayara, xem xét dữ liệu của 180 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2017, thì tác động của dân số già hóa đối với mức thu nhập bình quân đầu người là không đáng kể. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi tác không phải là vấn đề quá quan trọng, mà quan trọng hơn là năng lực làm việc của lực lượng lao động”, ông Cylus, người đứng đầu Trung tâm London của Tổ chức Quan sát chính sách và hệ thống y tế châu Âu, đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp tại Trường Kinh tế London cho biết.Cô Gretchen Donehower, một nhà nhân khẩu học tại UC Berkeley, cho biết các quốc gia nên cân nhắc “ý tưởng về lợi tức nhân khẩu học thứ hai” đi kèm với dân số già. Cô cho rằng nhóm dân số già có cơ hội để tích lũy rất nhiều vốn đầu tư. “Vì vậy, ngay cả khi nhóm trong độ tuổi lao động nhỏ hơn, bạn vẫn có các loại vốn khác có thể sử dụng để đạt năng suất cao hơn đặc biệt với sự hỗ trợ của công nghệ”.Mặt khác, khi tập trung vào vấn đề già hóa, các quốc gia thường không tận dụng tốt nhóm dân trong độ tuổi lao động của mình. Ông Cylus nói: “Hiện tại, nhóm dân số cao tuổi của chúng ta đang tăng lên nhưng cũng có nhiều thanh niên thất nghiệp. Liên minh châu Âu có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là 13% vào năm 2021. Vì vậy, tiềm năng của thị trường lao động có thể được mở ra bằng cách giải quyết những khoảng trống hiện có này”.Kinh nghiệm từ châu ÁNhật Bản, quốc gia có dân số già nhất thế giới, đang dẫn đầu trong việc phát triển các chính sách tập trung vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đồng thời làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn bằng cách cho phép những người già khỏe mạnh làm việc. Nhật Bản có một hệ thống việc làm suốt đời, trong đó các công ty tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học và bảo đảm việc làm ổn định cho họ đến tuổi nghỉ hưu. Quốc gia này cũng đã tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65 và năm 2021 thông qua luật yêu cầu người sử dụng lao động cố gắng duy trì công việc cho nhân viên của họ cho đến 70 tuổi. Tính đến năm 2022, cứ bốn người ở Nhật Bản thì có một người hơn 65 tuổi được tuyển dụng.Tokyu Community Corp. là một công ty có trụ sở tại Tokyo chuyên bảo trì các khu chung cư và các tòa nhà, sử dụng những người lao động lớn tuổi làm nhân viên hợp đồng và bán thời gian cho đến khi họ 77 tuổi. Tính đến tháng 3/2021, gần một nửa trong số 11.322 nhân viên của họ 65 tuổi trở lên và 2.320 người từ 70 tuổi trở lên. Công ty còn cho phép những người làm việc trong thời gian ngắn và có thu nhập thấp có một công việc phụ, miễn là không làm cùng ngành.Để tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người già, Nhật Bản trợ cấp cho các công ty để cung cấp các phương tiện như tay vịn trên cầu thang và có khu vực nghỉ ngơi cho người lao động lớn tuổi. Năm 2000, Nhật Bản thành lập một hệ thống bảo hiểm toàn quốc, khiến cho việc chăm sóc dài hạn trở thành quyền của người cao tuổi bất kể thu nhập hay sự hỗ trợ của gia đình. Nghiên cứu cho thấy, nhờ đó các thành viên trẻ trong gia đình cảm thấy bớt áp lực hơn khi phải chăm sóc người lớn tuổi.Trong khi đó, Singapore, một nước có nền kinh tế tiên tiến, đã buộc các công ty từ năm 2022 phải cung cấp việc làm lại cho người lao động khi họ đến tuổi nghỉ hưu 63, ít nhất là cho đến 68 tuổi. Quốc gia này cung cấp các khoản trợ cấp bù đắp tiền lương cho người sử dụng lao động tuyển dụng những người từ 65 tuổi trở lên và kiếm được tới 4.000 USD/ tháng, bên cạnh các lợi ích dành cho các công ty cung cấp lại việc làm bán thời gian và các sắp xếp công việc linh hoạt khác cho người lao động cao tuổi. Đến cuối thập niên này, Singapore có kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu và tuổi đi làm lại lần lượt lên 65 và 70. Đến năm 2030, cứ bốn người Singapore thì có một người sẽ trên 65 tuổi. Singapore cũng đang đầu tư vào các khu chung cư tích hợp các tiện ích xã hội, y tế để cư dân cao tuổi có thể sử dụng mà không cần phải đi lại.Bài toán đau đầuPháp gần đây đã thông qua luật tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi (trước đây gần một thập niên là tăng từ 60 lên 62 tuổi). Tổng thống Emmanuel Macron nói rằng động thái này nhằm ngăn hệ thống lương hưu sụp đổ do gánh nặng tài chính ngày càng tăng của dân số già. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối và các cuộc biểu tình rầm rộ bởi nó trì hoãn độ tuổi bắt đầu nhận lương hưu. Theo các chuyên gia, đề xuất của chính phủ và phản ứng dữ dội của dân chúng cho thấy sự phức tạp về chính trị và hoạch định chính sách mà các chính phủ sẽ cần phải thực hiện để giữ cho nền kinh tế phát triển.Rõ ràng, nếu tuổi nghỉ hưu không tăng lên thì điều đó sẽ đặt gánh nặng của việc già hóa lên những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, các quốc gia cần thận trọng trong việc tăng tuổi nghỉ hưu cho tất cả các ngành nghề, đặc biệt khi không đồng thời đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe. Cô Donehower cho biết: “Có thể có những hậu quả về sức khỏe đối với việc tăng tuổi nghỉ hưu trên diện rộng. Một công nhân xây dựng có khi không thể tiếp tục làm việc ở tuổi 70 như một người làm công việc văn phòng”.Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ người trên 75 tuổi vẫn đang làm việc cao nhất EU. Tuy vậy, đây cũng là hình mẫu về quốc gia đã cân bằng nhu cầu của nền kinh tế và người dân tốt hơn hầu hết các quốc gia khác. Đất nước Scandinavi này đã kết nối tuổi hưởng lương hưu tối thiểu với tuổi thọ trong tương lai để mọi người hiểu nó sẽ tăng lên một cách minh bạch. Mặc dù điều này nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho các quỹ công cộng, nhưng Thụy Điển cũng cho phép người lao động sử dụng một phần khoản đóng góp chung của họ cho quỹ hưu trí mà họ lựa chọn, giúp họ kiểm soát tốt hơn khoản tiết kiệm của mình so với trước đây.
https://nhandan.vn/dan-so-gia-hoa-bien-thach-thuc-thanh-loi-the-post763962.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Trung tâm London", "Nhân khẩu học", "Kinh tế London", "Dân số", "Lực lượng lao động" ] }
Hội nghị An ninh Munich 2024 khai mạc, thảo luận các thách thức toàn cầu
Hội nghị An ninh Munich khai mạc với trọng tâm là các thách thức an ninh toàn cầu như tương lai của quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương, an ninh khí hậu, an ninh hạt nhân và tương lai của AI.
Ngày 16/2, Hội nghị An ninh Munich 2024 đã khai mạc tại khách sạn Bayerischer Hof ở thành phố Munich, miền nam nước Đức.Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nằm trong số các quan chức tham dự hội nghị năm nay.Đây là hội nghị thường niên quốc tế tập trung thảo luận chính sách quốc phòng và ngoại giao. Tổng thống Israel Isaac Herzog và Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh dự kiến cũng tham dự hội nghị này.Diễn ra đến ngày 18/2,Hội nghị An ninh Munich2024 quy tụ hơn 450 đại biểu tham dự, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các nhân vật hàng đầu của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các đại diện của ngành công nghiệp, truyền thông, giới nghiên cứu và xã hội dân sự để cùng tham gia tranh luận chuyên sâu về chính sách an ninh toàn cầu.Chương trình chính của hội nghị được bắt đầu với trọng tâm là các thách thức an ninh toàn cầu, trong đó có tương lai của quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương, an ninh khí hậu, an ninh hạt nhân, di cư và tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI).Các cuộc thảo luận về hiện trạng trật tự quốc tế cũng như các cuộcxung độtvà khủng hoảng khu vực - từ Ukraine đến Sudan và Trung Đông - sẽ là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự diễn ra trong ngày 17/2.Ngày cuối của hội nghị sẽ có các cuộc thảo luận về vai trò của châu Âu trên thế giới và mối quan hệ của Liên minh châu Âu (EU) với các đối tác.Kể từ khi được hình thành cách đây 60 năm, Hội nghị An ninh Munich là diễn đàn hàng đầu thế giới về chính sách an ninh quốc tế, là nơi hình thành các sáng kiến ngoại giao nhằm giải quyết những mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của thế giới.Bên cạnh các phiên hội nghị chính thức, Hội nghị An ninh Munich 2024 còn có khoảng 200 sự kiện bên lề được tổ chức bởi các tổ chức nghiên cứu hàng đầu và các đối tác khác từ khắp nơi trên thế giới và hàng chục sự kiện tiếp cận cộng đồng.Ngoài sự kiện quan trọng nhất là hội nghị thường niên, Hội nghị An ninh Munich còn thường xuyên tổ chức các sự kiện cấp cao về các chủ đề và khu vực cụ thể, đồng thời xuất bản Báo cáo An ninh Munich hằng năm, tập hợp các số liệu và nghiên cứu liên quan về nhữngthách thức an ninhquan trọng.
https://nhandan.vn/post-796409.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Hội nghị An ninh Munich", "Xã hội dân sự", "an ninh", "sáng kiến ngoại giao", "thách thức an ninh" ] }
Học giả Trung Quốc: "Thời đại mới" của quan hệ Trung-Việt
NDO -Với tiêu đề "Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa quan hệ Trung-Việt bước vào thời đại mới", bài viết đã đi sâu phân tích những ý nghĩa của chuyến thăm, nhất là "định vị mới", "tầm cao mới" của quan hệ song phương sau khi hai bên ra Tuyên bố chung và ký kết hơn 30 văn kiện hợp tác.
Bài viết của hai học giả Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang và Triệu Tử Long, chuyên gia Viện nghiên cứu khu vực và quốc gia Trung Quốc-ASEAN thuộc Đại học Dân tộc Quảng Tây được trang mạng China Report ASEAN đăng tải ngày 19/12.Bài viết đánh giá, trong chuyến thăm này, hai bên đã công bố định vị mới trong quan hệ hai Đảng, hai nước, trên cơ sở làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược, thể hiện tình hữu nghị sâu sắc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa Trung Quốc và Việt Nam.Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trì trệ và các vấn đề chính trị, an ninh quốc tế thường xuyên xảy ra, Trung Quốc và Việt Nam vẫn kiên trì phối hợp hành động, cùng nhau tạo dựng một “thời đại mới” cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, đồng thời tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới và ngoại giao láng giềng tốt đẹp, có ý nghĩa quan trọng mang tính thời đại.Theo các tác giả, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có nghĩa là hai nước sẽ thiết lập quan hệ mật thiết trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế, từ đó cùng nhau thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của hai nước; lãnh đạo hai nước đạt được nhận thức chung về tầm quan trọng và sự phát triển trong tương lai của quan hệ hai nước, thừa nhận tầm ảnh hưởngquan hệ Trung-Việtđối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới, từ đó cũng phối hợp thúc đẩy quản trị khu vực và toàn cầu, duy trì trật tự quốc tế và hệ thống tự do thương mại dựa trên các quy tắc.Hợp tác thiết thực lĩnh vực kinh tế mới nổiTheo bài viết, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng cả trên bộ và trên biển, núi liền núi, sông liền sông, điều này quyết định mức độ kết nối, tính bổ sung cao và sự gắn kết lợi ích chặt chẽ giữa hai nền kinh tế.Hai năm qua, kim ngạch thương mại liên tục vượt mốc 200 tỷ USD; 10 tháng đầu năm 2023, đạt 185,1 tỷ USD. Trung Quốc liên tục nhiều năm là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, lớn thứ tư trên thế giới. Riêng trong lĩnh vực nông sản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 20,2% trong 11 tháng đầu năm, quy mô xuất nhập khẩu ngày càng lớn, cho thấy dư địa rộng lớn trong hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.Kết nối thông qua đường sắt liên vậnTrung Quốc-Việt Nam, Trung Quốc-châu Âu góp phần giảm mạnh thời gian vận tải hàng hóa, nâng cao hiệu quả vận tải, giải quyết bài toán khó trong việc kết nối các nước ASEAN với Trung Á...Theo các tác giả, ngoài các lĩnh vực hợp tác kinh tế truyền thống như xây dựng kết cấu hạ tầng, nông nghiệp, Tuyên bố chung đã đề cập hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế mới nổi như xây dựng hạ tầng kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, năng lượng xanh..., điều này mang lại nhiều cơ hội phát triển cho cả hai bên trong quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi nền kinh tế, mở rộng thương mại và đầu tư song phương, tăng cường an ninh năng lượng và phát triển bền vững, thúc đẩy trao đổi nhân lực và hợp tác công nghiệp..., góp phần thúc đẩy thịnh vượng và tiến bộ chung, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.Đẩy mạnh giao lưu nhân dânNhấn mạnh mối quan hệ giữa các quốc gia nằm ở sự giao lưu giữa người dân, bài viết đánh giá, Tuyên bố chung đã nhấn mạnh việc tăng cường các cơ chế trao đổi giữa các cơ quan tuyên truyền của hai Đảng, các cơ quan báo chí chính thống ở Trung ương, nhà xuất bản, đơn vị văn hóa và du lịch, thanh niên, địa phương..., tìm tòi xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan giáo dục, y tế, y học cổ truyền, hàng không dân dụng...Các tác giả cho rằng, ý nghĩa tích cực của việc tăng cường hợp tác tuyên truyền là việc phát đi những thông điệp hữu nghị, thân thiện, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, từ đó hiểu và lan tỏa hình ảnh quốc gia này ở quốc gia kia, thúc đẩy giao lưu và hợp tác về văn hóa. Việc đẩy mạnh các thông tin tích cực, sẽ làm nổi bật tình hữu nghị, hợp tác và lợi ích chung, có lợi cho việc tạo dựng hình ảnh tích cực, hữu hảo, đáng tin cậy, giúp người dân có cái nhìn và đánh giá chính xác, khách quan.Việc này cũng góp phần tăng cường hiểu biết và nhận thức của người dân, củng cố quan hệ hữu nghị, nâng cao hình ảnh quốc gia, thúc đẩy hợp tác song phương...Cũng theo các tác giả, sau thành công của chuyến thăm, hai nước sẽ đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống, bước đầu xây dựng các cơ chế kiểm soát và giải quyết bất đồng trong vấn đề trên biển... Đây sẽ là một trang sử mới, một hình mẫu mới trong lịch sử quan hệ quốc tế, khẳng định giá trị của Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược.Chủ đề: Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam[Ảnh] Một năm 2023 thành công rực rỡ của ngoại giao Việt NamHọc giả Trung Quốc: "Thời đại mới" của quan hệ Trung-ViệtGiao lưu nhân dân là dòng chảy lớn trong tình hữu nghị Trung-Việt
https://nhandan.vn/hoc-gia-trung-quoc-thoi-dai-moi-cua-quan-he-trung-viet-post788297.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Trung Quốc", "học giả", "thời đại mới", "quan hệ Việt Nam-Trung Quốc", "Tập Cận Bình", "Cộng đồng chia sẻ tương lai", "Quan hệ chính trị" ] }
Palestine thúc đẩy trở thành thành viên đầy đủ tại Liên hợp quốc
Quan sát viên thường trực củaPalestinetại Liên hợp quốc (LHQ), ông Riyad Mansour cho biết, Chính quyền Palestine đang thúc đẩy cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng này nhằm công nhận tư cách thành viên đầy đủ tại LHQ. Palestine đã đệ đơn đăng ký là thành viên đầy đủ của LHQ vào năm 2011, tuy nhiên, tới nay hồ sơ vẫn đang chờ xử lý vì Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức.
Ông Mansour nêu rõ Palestine muốn đưa vấn đề nêu trên ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an trong cuộc họp cấp bộ trưởng về Trung Đông vào ngày 18/4 tới, song kế hoạch chi tiết về cuộc bỏ phiếu vẫn chưa được lên lịch. Ông khẳng định bên cạnh nỗ lực chấm dứt xung đột, sức ép toàn cầu ngày càng gia tăng đòi hỏi phải nối lại nỗ lực thúc đẩy giải pháp hai nhà nước - với một Nhà nước Palestine độc lập cùng tồn tại song song với Israel.Để trở thành thành viên đầy đủ của LHQ, Palestine cần phải được sự chấp thuận củaHội đồng Bảo an- nơi Mỹ có quyền phủ quyết, và sau đó cần ít nhất 2/3 trên tổng số 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu thông qua. Phái đoàn Mỹ tại LHQ hiện vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức trước thông tin này.Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hoan nghênh việc Chính quyền Palestine thành lập nội các mới. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas, ông Blinken khẳng định Mỹ mong muốn hợp tác với nội các mới của Chính quyền Palestine để thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng, đồng thời kêu gọi thực hiện các cải cách cần thiết.Ông Blinken nhấn mạnh một Chính quyền Palestine được "hồi sinh" là điều cần thiết cho người dân Palestine ở cả Bờ tây và Dải Gaza. Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết Mỹ sẽ hối thúc Israel bảo vệ dân thường ở Gaza, nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại dải đất này.
https://nhandan.vn/palestine-thuc-day-tro-thanh-thanh-vien-day-du-tai-lien-hop-quoc-post802854.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Hội đồng Bảo an", "Liên hợp quốc", "Palestine", "thành viên đầy đủ", "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
Trí tuệ nhân tạo: Hội nghị thượng đỉnh Seoul thông qua tuyên bố
Ngày 21/5, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức đã thông qua tuyên bố về việc thúc đẩy AI an toàn, sáng tạo và toàn diện để giải quyết các thách thức và cơ hội liên quan đến công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.
Sự kiện kéo dài hai ngày diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh an toànAItoàn cầu đầu tiên được tổ chức tại Anh vào tháng 11 năm ngoái, nơi 28 quốc gia và Liên minh châu Âu đã thông qua Tuyên bố Bletchley - hướng dẫn toàn cầu đầu tiên vềan toàn AI.Với tên gọi "Tuyên bố Seoul", văn bản này được thông qua trong phiên họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh AI Seoul, do Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đồng chủ trì. Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi nhận thức rằng an toàn, đổi mới và tính toàn diện của AI là những mục tiêu liên quan với nhau và việc đưa các ưu tiên này vào các cuộc thảo luận quốc tế về quản trị AI là rất quan trọng để giải quyết phạm vi rộng các cơ hội và thách thức mà việc thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng AI mang lại".Tuyên bố nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thức tầm quan trọng của khả năng tương tác giữa các khuôn khổ quản trị AI theo cách tiếp cận dựa trên rủi ro để tối đa hóa lợi ích và giải quyết nhiều rủi ro từ AI, nhằm bảo đảm thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy".Phiên họp của các nhà lãnh đạo có sự tham dự của lãnh đạo các nước G7 - Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản - cũng như Singapore và Australia, cùng với đại diện từ Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Liên minh châu Âu. Cuộc họp cũng quy tụ các lãnh đạo ngành công nghệ, bao gồm Elon Musk - Giám đốc điều hành Tesla, SpaceX và công ty khởi nghiệp xAI, Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong, cũng như đại diện từ các công ty toàn cầu, bao gồm nhà sáng lập ChatGPT OpenAI, Google, Microsoft, Meta và Naver - nhà điều hành cổng thông tin hàng đầu Hàn Quốc.Một phiên họp của các bộ trưởng trực tiếp phụ trách lĩnh vực công nghệ sẽ được tổ chức tại Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc để thảo luận về các hành động nhằm tăng cường an toàn AI và đạt được tính bền vững và khả năng phục hồi.
https://nhandan.vn/tri-tue-nhan-tao-hoi-nghi-thuong-dinh-seoul-thong-qua-tuyen-bo-post810507.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "trí tuệ nhân tạo", "Hội nghị thượng đỉnh Seoul", "an toàn AI" ] }
Việt Nam tăng cường hợp tác song phương với UNESCO và các quốc gia thành viên
NDO -Ngày 13/6, tại các cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc ở Paris, lãnh đạoUNESCOvà Trưởng đoàn của các quốc gia đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với UNESCO và các quốc gia thành viên, cũng như vai trò và đóng góp quan trọng, hiệu quả của Việt Nam trong công việc chung của Tổ chức, với tư cách là thành viên của 6 cơ chế điều hành của UNESCO.
Việt Namhiện là thành viên của Đại hội đồng, Hội đồng Chấp hành, Ủy ban Di sản Thế giới, Phó Chủ tịch Đại hội đồng và Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003, Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa.Nhân dịp tham dự Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã có các buổi tiếp xúc, làm việc với Phó Tổng Giám đốc UNESCO kiêm Trợ lý Tổng Giám đốc về Quan hệ đối ngoại và Ưu tiên Châu Phi Xing Qu, Chủ tịch Đại hội đồng Simona-Mirela Miculescu, Bộ trưởng Văn hóa Bangladesh Naheed Ezaher Khan, Chủ tịch Ủy ban Di sản Thế giới Vishal Sharma, Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 Nancy Ovelar và Trưởng đoàn của một số quốc gia để thúc đẩy các hợp tác song phương và đa phương.Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cũng đã làm việc với Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Assomo, Giám đốc bộ phận tư vấn và giám sát thực hiện Công ước di sản thế giới của ICOMOS Regina Durighello để trao đổi về tăng cường hợp tác trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản thế giới tại Việt Nam.Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã có buổi tiếp xúc, làm việc với Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới Lazare Assomo.Trong các cuộc làm việc, tiếp xúc, các nước nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác của UNESCO, điển hình trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế và sinh kế của người dân.Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Hà Kim Ngọc Thứ trưởng cũng đề nghị các nước và UNESCO tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học thông qua chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách về phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, phát huy giá trị văn hóa, di sản vì phát triển bền vững.Thứ trưởng mong muốn Lãnh đạo và Ban thư ký UNESCO quan tâm, hỗ trợ tư vấn và ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam như quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Côn Sơn-Kiếp Bạc, Khu khảo cổ học Óc Eo-Ba Thê, Con Moong, các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể như Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam, Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ, Chèo, Mo Mường, hồ sơ công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn..., hỗ trợ trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh, trong đó có Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.Lãnh đạo UNESCO và ICOMOS cam kết hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng, thúc đẩy các hồ sơ di sản mà Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đề nghị.Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã có buổi tiếp xúc, làm việc với Phó Tổng Giám đốc UNESCO kiêm Trợ lý Tổng Giám đốc về Quan hệ đối ngoại và Ưu tiên Châu Phi Xing Qu.Nhân dịp này, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc trân trọng mời, đồng thời chuyển lời mời của các địa phương đến các Lãnh đạo UNESCO tới tham dự Lễ hội vì hòa bình năm 2024 (Quảng Trị, 7/2024), Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Cao Bằng, 9/2024)…Các lãnh đạo UNESCO đánh giá cao Việt Nam tổ chức các hoạt động có ý nghĩa này, cảm ơn vì lời mời, rất mong được tham dự và sẽ khẳng định sớm.Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã có buổi tiếp xúc, làm việc với Giám đốc bộ phận tư vấn và giám sát thực hiện Công ước di sản thế giới của ICOMOS Regina Durighello.Tin liên quanViệt Nam và UNESCO quyết tâm đưa quan hệ hợp tác tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chấtKỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã diễn ra vào 11-12/6/2024 bàn về định hướng, chính sách triển khai Công ước 2003, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn di sản phi vật thể ở các quốc gia và bầu bổ sung Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 cho giai đoạn 2024-2028.
https://nhandan.vn/viet-nam-tang-cuong-hop-tac-song-phuong-voi-unesco-va-cac-quoc-gia-thanh-vien-post814190.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Việt Nam", "hợp tác song phương", "UNESCO", "Đại hội đồng Công ước 2003", "bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể", "Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc", "bảo tồn và phát huy giá trị di sản", "du lịch bền vững", "phát triển kinh tế", "phát triển sinh kế" ] }
Yemen: Thảm họa môi trường từ tàu Rubymar bị rò rỉ gây thiệt hại 'đáng kể'
Yemen đang đối mặt thảm họa môi trường nghiêm trọng, khi tàu Rubymar chở phân bón bị lực lượng Houthi tấn công trên Biển Đỏ đang chìm dần, khiến dầu và phân bón rò rỉ ra xung quanh.
Giới chuyên gia đánh giá nhiên liệu và chất hóa học rò rỉ có thể gây hại sinh vật biển, đồng thời ảnh hưởng đến các cộng đồng cư dân ven biển sống dựa vào nghề đánh cá.Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho biết tàu Rubymar do tập đoàn Blue Fleet Group (Liban) vận hành chở 21.000 tấn phân bón amoni photphat sunfat đã bị trúng tên lửa của lực lượng Houthi ngày 18/2 vừa qua.Vụ tấn công làm hư hại thân tàu và tàu bắt đầu chìm dần từ ngày 2/3.Đây là vụ tấn công gây thiệt hại lớn nhất trênBiển Đỏkể từ tháng 11/2023 khi Houthi bắt đầu nhắm mục tiêu vào các tàu thương mại đi qua khu vực này.Houthituyên bố các vụ tấn công này nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine trong bối cảnh bùng phát xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza. Tàu Rubymar là tàu đầu tiên bị chìm trong loạt vụ tấn công này.Ông Abdulsalam al-Jaabi, chuyên gia thuộc cơ quan bảo vệ môi trường của Chính phủ Yemen, cảnh báo "ô nhiễm kép" có thể ảnh hưởng đến 500.000 người dân sống ở các vùng duyên hải nước này.Ông giải thích: “Đầu tiên là ô nhiễm dầu do lượng lớn dầu mazut trên tàu - ước tính lên tới hơn 200 tấn. Nguy cơ ô nhiễm thứ hai là phân bón có khả năng hòa tan cao và có thể gây hại cá và các sinh vật sống ở biển như rạn san hô và rong biển".Theo quan chức này, tình trạng ô nhiễm có thể gây thiệt hại kinh tế "đáng kể", đặc biệt là đối với các cộng đồng ven biển phụ thuộc vào đánh bắt cá để sinh tồn.Theo ông Roy Khoury - Giám đốc điều hành của Blue Fleet Group, kế hoạch lai dắt tàu Rubymar đã thất bại sau khi chính quyền tại thành phố cảng Aden (Yemen), Djibouti và Saudi Arabia từ chối tiếp nhận tàu.Bộ trưởng Giao thông Yemen, ông Abdulsalam Humaid, cho biết chính quyền tại Aden từ chối do "lo ngại về thảm họa môi trường".Djibouti cũng đưa ra lý do tương tự, trong khi chính quyềnSaudi Arabiachưa đưa ra bình luận về vấn đề này.Ông Julien Jreissati - Giám đốc của Tổ chức Hòa bình Xanh phụ trách khu vực Trung Đông và Bắc Phi cảnh báo: “Nếu không hành động ngay lập tức, tình trạng này có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng môi trường lớn. Tàu chìm có thể khiến thân tàu bị thủng nhiều hơn và nước tiếp xúc với hàng nghìn tấn phân bón. Điều này sẽ "phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái biển, gây ra một chuỗi hiệu ứng không thể tránh khỏi đối với toàn bộ mạng lưới thực phẩm".Theo đặc phái viên Liên hợp quốc Hans Grundberg, 5 chuyên gia của Chương trình Môi trườngLiên hợp quốcsẽ tới Yemen trong tuần này để tiến hành đánh giá tình hình với sự phối hợp của Bộ Môi trường Yemen.
https://nhandan.vn/yemen-tham-hoa-moi-truong-tu-tau-rubymar-bi-ro-ri-gay-thiet-hai-dang-ke-post798867.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "thảm họa môi trường", "Biển Đỏ", "Yemen", "tàu Rubymar" ] }
Kiến tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế trong ASEAN năm 2024
NDO -Trong các ngày 8-9/3, tại Luang Prabang, Lào, diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 30 (AEMR-30), với sự tham dự của Tổng Thư ký ASEAN, các Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và Timor Leste (tham dự với tư cách là quan sát viên). Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị gồm đại diện các Bộ: Công thương, Ngoại giao, do Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua 14 sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế (PED) của Lào đưa ra trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 dưới chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường”, tập trung vào ba định hướng chính: (1) Hồi phục và kết nối các nền kinh tế; (2) Kiến tạo tương lai bao trùm và bền vững; (3) Chuyển đổi hướng đến tương lai số. Các PED năm 2024 của Lào được đánh giá là vừa bao gồm các nội dung mang tính kế thừa, tiếp nối thành quả của ASEAN trong năm 2023, vừa tính đến các nội dung, vấn đề mới.Hội nghị cũng thống nhất các ưu tiên thường niên năm 2024 trong kênh kinh tế, tập trung trong các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, tạo thuận lợi thương mại, hải quan, thương mại dịch vụ và di chuyển thể nhân, đầu tư, tài chính, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử; doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa… Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng thông qua Khung tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASFF).Quang cảnh hội nghị.(Ảnh: TRỊNH DŨNG)Các Bộ trưởng cũng tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng khác đối với hợp tác kinh tế ASEAN như tình hình đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đàm phán Hiệp định Khung ASEAN về Kinh tế số (DEFA), Hiệp định khung ASEAN về Cạnh tranh, nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), tình hình triển khai các sáng kiến về bền vững trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các khuyến nghị của Nhóm Cấp cao Đặc trách về Hội nhập kinh tế ASEAN liên quan đến việc thực thi Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, xây dựng kế hoạch chiến lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN giai đoạn 2026-2030, xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và chiến lược của ASEAN đối với những vấn đề mới nổi trong các FTA ASEAN+1...Hội nghị ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bức tranh kinh tế ASEAN trong năm 2023, giữa bối cảnh bất định của thế giới. Theo số liệu của Ban Thư ký ASEAN, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN dự kiến tăng trưởng 4,7%, cao hơn mức trung bình của thế giới là 3,1%. Về thương mại hàng hóa, tính đến quý III năm 2023, kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 2,6 nghìn tỷ USD. Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong quý III năm 2023, dòng vốn FDI là khoảng 41,1 tỷ USD. Du lịch ASEAN cũng phục hồi đáng kể khi thu hút 101,9 triệu du khách năm 2023, tăng 136,2% so với năm 2022.Các trưởng đoàn tham dự hội nghị.(Ảnh: TRỊNH DŨNG)Bên lề hội nghị, các Bộ trưởng đã trao đổi với Hội đồng Kinh doanh ASEAN (ABAC), ghi nhận những ưu tiên của ABAC trong năm 2024 cũng như những khuyến nghị của ABAC nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi trong ASEAN trong thời gian tới.Phát biểu tại hội nghị, Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024; cam kết phối hợp chặt chẽ với Lào và các nước ASEAN khác để hoàn tất các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, đóng góp vào thành công chung của năm ASEAN 2024. Việt Nam cũng nhấn mạnh việc dành ưu tiên cho các hoạt độngphục hồi và kết nối các nền kinh tế, đặc biệt là việc ưu tiên dành nguồn lực cho các hoạt động đàm phán mới, đàm phán nâng cấp các hiệp định của ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác.Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.(Ảnh: TRỊNH DŨNG)Hội nghị AEMR-30 đã kết thúc tốt đẹp, đề ra phương hướng và kiến tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế trong ASEAN năm 2024, là bước chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 dự kiến diễn ra vào giữa tháng 9/2024.
https://nhandan.vn/kien-tao-nen-tang-vung-chac-cho-hop-tac-kinh-te-trong-asean-nam-2024-post799314.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN", "ASEAN", "Luang Prabang", "Lào", "AEMR30" ] }
Đại sứ Lại Thái Bình: Quan hệ Việt Nam-Philippines không ngừng phát triển toàn diện
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 29 đến 30/1/2024.
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Lại Thái Bình đã trao đổi với phóng viên TTXVN tại khu vực Đông Nam Á về quan hệ hợp tác giữa hai nước và ý nghĩa chuyến thăm này. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.PV:Xin Đại sứ đánh giá về sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lượcViệt Nam-Philippinesthời gian qua?Đại sứ Việt Nam tại Philippines Lại Thái Bình:Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1976, chính thức ký Thỏa thuận nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược ngày 17/11/2015. Từ đó đến nay, quan hệ song phương không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Về chính trị, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm song phương lẫn nhau và duy trì hội đàm, tiếp xúc bên lề tại các hội nghị đa phương. Năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm rất thành công đến Philippines.Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 4 lần hội đàm, tiếp xúc với Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr. bên lề các hội nghị cấp cao, cho thấy sự gần gũi và tin cậy chính trị cao giữa hai nước. Hai bên cũng thường xuyên duy trì và ngày càng tăng cường hiệu quả các diễn đàn hợp tác về quốc phòng, an ninh, qua kênh song phương cũng như trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).Về kinh tế, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp hơn 3 lần trong 13 năm qua, từ 2,5 tỷ USD trong năm 2010 lên 7,8 tỷ năm 2022 và giữ nguyên con số 7,8 tỷ USD năm 2023, bất chấp những biến động bất lợi của thị trường toàn cầu. Trong đó, xuất siêu của Việt Nam sang Philippines tiếp tục tăng, đạt 2,5 tỷ USD. Ngoài ra, quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực: giáo dục, du lịch, lao động… giữa hai nước cũng đang trên đà phát triển rất năng động và sôi nổi, góp phần tăng cường giao lưu nhân dân, đóng góp thực chất vào việc làm sâu sắc hơn hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước.Tin liên quanTổng thống Philippines và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt NamPV:Theo Đại sứ, chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr. có ý nghĩa như thế nào và mở ra triển vọng gì cho quan hệ hợp tác Việt Nam-Philippines trong thời gian tới?Đại sứ Việt Nam tại Philippines Lại Thái Bình:Chuyến thăm cấp Nhà nước củaTổng thống Ferdinand R. Marcos Jr.đến Việt Nam là hoạt động đối ngoại song phương quan trọng, được hai bên dày công thúc đẩy và chuẩn bị kể từ khi Tổng thống Marcos nhậm chức ngày 30/6/2022. Chuyến thăm sẽ tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược vững chắc giữa hai nước, tăng cường tin cậy chính trị ở các cấp cao nhất, tạo xung lực thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, qua tất các kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân, trước thềm các dấu mốc lớn của quan hệ hai nước như kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2025 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2026.Chuyến thăm cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường đoàn kếtASEANvà vai trò trung tâm của ASEAN, nhất là trong bối cảnh các biến động chính trị, an ninh phức tạp và khó lường tiếp tục diễn ra tại khu vực và trên thế giới, bao gồm tình hình tại Myanmar vàBiển Đông. Thông qua chuyến thăm, hợp tác chiến lược giữa hai nước sẽ được củng cố một cách toàn diện, mang lại lợi ích thực chất cho nhân dân hai nước, đóng góp quan trọng vào việc tạo dựng và giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới.PV:Xin Đại sứ cho biết những thỏa thuận nào sẽ được ký kết trong chuyến thăm này, xu hướng phát triển quan hệ giữa hai nước và những lĩnh vực mà hai bên ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới?Đại sứ Việt Nam tại Philippines Lại Thái Bình:Cho đến nay, các cơ quan liên quan của hai nước vẫn đang tích cực gấp rút trao đổi để hoàn thiện một số văn bản, hy vọng có thể được ký kết trong chuyến thăm. Dự kiến, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ chứng kiến một số thỏa thuận quan trọng được ký kết trong các lĩnh vực như: chính trị-an ninh, kinh tế-thương mại, văn hóa, giáo dục, du lịch, hợp tác trong phát triển nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực.Việt Nam và Philippines vốn chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, quy mô dân số, trình độ phát triển cũng như rất nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và con người. Đây là những nền tảng thuận lợi để hai nước tăng cường hợp tác, nhất là trong chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư và khai thác thị trường của nhau, nhất là trong bối cảnh nhu cầu và thế mạnh của hai nền kinh tế có tiềm năng bổ sung cho nhau rất lớn.Trong thời gian tới, hai bên sẽ ưu tiên thúc đẩy một số mũi nhọn trong hợp tác song phương. Cụ thể, về chính trị-an ninh, hai nước tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại biển, hợp tác biển hiện có; mở rộng hợp tác về công nghiệp quốc phòng, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa thiên tai; tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.Về kinh tế-thương mại, hai nước tăng cường khai thác các lĩnh vực mới, không chỉ đẩy mạnh các mặt hàng truyền thống có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Philippines như: gạo, cà-phê, hạt điều mà hướng tới việc mở cửa thị trường các mặt hàng tiềm năng khác như: rau xanh và hoa quả tươi, đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USD, đồng thời tăng cường thu hút sự quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp hai nước vào thị trường của nhau.Ngoài ra, hai bên cũng sẽ ưu tiên khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hợp tác về: văn hóa, giáo dục, du lịch, nhằm tăng cường hơn nữa hiểu biết và đoàn kết giữa nhân dân hai nước, củng cố hợp tác song phương toàn diện và thực chất.PV:Trân trọng cảm ơn Đại sứ!
https://nhandan.vn/dai-su-lai-thai-binh-quan-he-viet-nam-philippines-khong-ngung-phat-trien-toan-dien-post794153.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng", "Tổng thống Philippines", "thăm cấp Nhà nước", "Việt Nam-Philippines" ] }
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản
NDO -Chiều 3/5, tại Paris, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giaoNhật BảnKamikawa Yoko.
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản quan tâm đẩy mạnh đầu tư, tiếp tục triển khai các dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam để làm sâu sắc hơn nữa khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.Bộ trưởng Kamikawa Yoko khẳng định ủng hộ phát triển bền vững ở Đông Nam Á và Việt Nam; hoan nghênh vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam khi đảm nhiệm trọng trách Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD (2022-2025); ủng hộ các sáng kiến và ưu tiên mà Việt Nam đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác vớiOECD, nhất là về tham gia các ủy ban và tranh thủ nguồn lực của OECD phục vụ việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.Tin liên quanBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024Về quan hệ song phương, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương, Bộ trưởng Yoko nhất trí hỗ trợ đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam.
https://nhandan.vn/bo-truong-ngoai-giao-bui-thanh-son-gap-bo-truong-ngoai-giao-nhat-ban-post807857.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn", "Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản", "Việt Nam", "Nhật Bản", "diễn đàn đa phương", "OECD", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Trung Quốc trải qua mùa hè nóng kỷ lục
NDO -Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, hiện tượng El Nino sẽ xuất hiện trong năm nay khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên và năm 2023 sẽ là năm nóng kỷ lục. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã hứng chịu những đợt sóng nhiệt gay gắt. Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ, khi nhiều nơi xuất hiện nắng nóng kéo dài với nhiều kỷ lục về thời tiết bị xô đổ.
Thành phố Bắc Kinh liên tục lập kỷ lục về nhiệt độỞ Trung Quốc, cụm từ "tam phục thiên" là để chỉ giai đoạn có nhiệt độ cao nhất, thời tiết nóng ẩm, oi bức nhất trong một năm, xuất hiện trong khoảng thời gian giữa hai tiết khí Tiểu thử và Xử thử, nhưng năm nay “tam phục thiên” lại bắt đầu từ ngày Hạ chí, sớm hơn rất nhiều so với những năm trước, báo hiệu mộtmùa hè nóng nhất trong lịch sử.Vào những ngày cuối tháng 6, nhiệt độ ở nhiều địa phương ở khu vực Hoa Bắc như Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây… đạt hơn 40 độ, thậm chí ngày 22/6, nhiệt độ đo được ở 17 trạm quốc gia đã lập giá trị kỷ lục mới, như trạm khí tượng ngoại ô phía nam thành phố Bắc Kinh đo được 41,1 độ, còn nhiệt độ thực tế trên mặt đường là 71,8 độ, đều là mức cao thứ hai trong lịch sử của trạm. Nhiều nơi đã phải công bố mức cảnh báo thời tiết màu cam hoặc màu đỏ.Người dân di chuyển dưới nắng nóng ở thành phố Thiên Tân. (Ảnh: Hồ Quân)Theo số liệu của Đài Khí tượng thành phố Bắc Kinh, ngày 23/6, trong tổng số 556 điểm quan trắc khí tượng của thành phố, có 305 điểm đo được nhiệt độ hơn 39 độ, 158 điểm đo được nhiệt độ hơn 40 độ. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh có 2 ngày liên tiếp nhiệt độ vượt 40 độ kể từ khi thành lập Đài Khí tượng thành phố năm 1951. Nhưng sang ngày 24/6, thành phố Bắc Kinh lại lập kỷ lục với 3 ngày liên tiếp có nhiệt độ hơn 40 độ. Tính đến ngày 19/7, Bắc Kinh trải qua 28 ngày liên tục nhiệt độ hơn 35 độ, vượt qua mức kỷ lục 26 ngày của năm 2000. Theo số liệu thống kê, trong khoảng thời gian 30 năm từ 1990-2020, số ngày có nhiệt độ bình quân trên 35 độ ởBắc Kinhchỉ là 10,6 ngày/năm.Nắng nóng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hộiVào thời điểm tháng 7, du lịch Bắc Kinh bước vào mùa cao điểm khi các trường học bắt đầu kỳ nghỉ hè. Các điểm du lịch nổi tiếng như Cố Cung-Tử Cấm thành, Di Hòa Viên, vườn Viên Minh, Phủ Hòa Thân... chỉ bán vé online, nhưng luôn trong tình trạng hết vé, thậm chí hết vé đặt trước vài ngày.Không khó để bắt gặp cảnh tượng biển người chen chân tại các điểm du lịch bất chấp thời tiết nóng nực, các hướng dẫn viên luôn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, áp lực cao, hay như người dân thành phố, khách du lịch đến từ các nơi khác phải xếp hàng từ 10 giờ tối hôm trước ở đường Trường An trong điều kiện thời tiết oi bức để sáng sớm hôm sau vào xem lễ thượng cờ ở Thiên An Môn. Thậm chí, một hướng dẫn viên 49 tuổi với hơn 20 năm làm nghề, đã bị sốc nhiệt, ngất xỉu trong lúc dẫn đoàn tại Di Hòa Viên và đã không thể qua khỏi sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.Tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, những ngày nắng nóng oi bức đầu tháng 7 đã khiến số lượng người bị cảm nắng tăng mạnh, trong đó hơn 60 người bị cảm nắng phải nhập viện, thậm chí đã có 2 trường hợp tử vong.Du khách tham quan vườn Viên Minh ở Bắc Kinh. (Ảnh: Tân Hoa Xã)Theo số liệu của Trung tâm Thống kê và Dữ liệu thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp điện lựcTrung Quốc, trong điều kiện thời tiết bình thường, phụ tải điện cao nhất của Trung Quốc trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,37 tỷ kW, tăng khoảng 80 triệu kw so với năm 2022. Nếu xuất hiện thời tiết cực đoan trong khoảng thời gian dài, thì phụ tải điện của cả năm 2023 sẽ cần thêm khoảng 100 triệu kw nữa.Phó Giám đốc Trung tâm Thống kê và Dữ liệu thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp điện lực Trung Quốc Tưởng Đức Bân cho biết, nhiệt độ cao trong những ngày gần đây ở một vài địa phương đã làm cho nhu cầu sử dụng điện tăng cao, trong khi năng lực phát điện lại giảm, điều này đã tạo áp lực cho phụ tải điện trong giờ cao điểm, khiến cho việc cấp điện ở một vài nơi gặp khó khăn. Theo Công ty Lưới điện phương namTrung Quốc, ngày 7/7 phụ tải điện đạt 222 triệu kw, gần chạm mức kỷ lục cao nhất.Để bảo đảm cung ứng điện trong giờ cao điểm, Công ty Lưới điện phương nam Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện trọng điểm, phát huy vai trò phân phối của các sàn giao dịch năng lượng khu vực, tăng cường điều tiết bổ sung cho khu vực thiếu hụt phụ tải điện.Chủ động phòng, chống nắng nóngChuyên gia Trịnh Phi của Viện nghiên cứu Vật lý khí quyển thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến Trung Quốc, khiến cho khu vực miền bắc Trung Quốc hứng chịunắng nóng và hạn hán, còn khu vực miền nam lại xuất hiện lũ lụt nghiêm trọng. Tuy nhiên, đợt cao điểm nắng nóng lần này ở khu vực Hoa Bắc của Trung Quốc không hẳn do El Nino trực tiếp gây ra, mà là do quy luật thời tiết, đây là khoảng thời gian mà nhiệt độ trung bình của cả nước đều tăng.Công nhân đường sắt ở Nam Ninh nghỉ giải lao giữa giờ làm việc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)Cũng theo chuyên gia Trịnh Phi, năm nay là giai đoạn El Nino phát triển, những ảnh hưởng của nó sẽ càng trở nên rõ nét hơn vào năm 2024. Nhìn chung, năm nay và năm sau đều nóng bức, nhưng khả năng mùa hè năm sau sẽ là nóng nhất.Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, các cơ quan chức năng như Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia, Cục Phòng chống dịch bệnh quốc gia, Tổng Công đoàn toàn quốc Trung Quốc đều ban hành thông báo về phòng, chống nắng nóng cho người lao động năm 2023, theo đó yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động bố trí nơi làm việc phù hợp, cấp phát tiền hỗ trợ chống nóng theo quy định...Cục Ứng phó tình trạng khẩn cấp thành phố Bắc Kinh khuyến cáo người dân luôn cập nhật cảnh báo về nhiệt độ thời tiết, nên hạn chế ra đường vào buổi trưa, rút ngắn thời gian lưu trú ngoài trời; đối với người già, người có bệnh nền, trẻ em, người làm việc ngoài trời cần có các biện pháp chống nắng phù hợp, chú ý kết hợp làm việc nghỉ ngơi xen kẽ, kịp thời bổ sung đồ ăn, nước uống...Người dân câu cá giữa trời nắng ở Thiên Tân. (Ảnh: Hồ Quân)Phó Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân số 4 thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh Lý Cảnh Đông cho biết, người lao động làm việc ngoài trời hay người già nếu không có khả năng thích ứng với nắng nóng hay ít luyện tập thể thao, thì khó mà thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ môi trường, và phương pháp phòng tránh cảm nắng hiệu quả nhất là không nên vận động, lưu trú quá lâu ở những nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm cao và kín gió, ngoài ra nên nghỉ ngơi đầy đủ, uống đủ nước, sử dụng các loại đồ uống thanh nhiệt, giải độc.
https://nhandan.vn/trung-quoc-trai-qua-mua-he-nong-ky-luc-post763604.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "El Nino", "nắng nóng", "Trung Quốc" ] }
Tăng cường hợp tác giữa hai Học viện Quân y Việt Nam-Lào
NDO -Ngày 19/1, tại thủ đô Vientiane, Lào, đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Quân Y, Quân đội nhân dân Việt Nam và Học viện Quân Y, Quân đội nhân dân Lào với nhiều nội dung quan trọng trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác điều trị và nghiên cứu ứng dụng.
Đoàn đại biểu Học viện Quân y Việt Nam do Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Học viện Quân y Việt Nam dẫn đầu tham dự lễ ký kết. Về phía Lào có Thiếu Tướng Khampheng Phoummakeo, Cục trưởng Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu Cần, Bộ Quốc phòng Lào; Thiếu tướng, Tiến sĩ Chansamone Mahavong, Giám đốc Học viện Quân y Lào cùng toàn thể Đảng ủy, Ban Giám đốc và đông đảo cán bộ của Học viện Quân y Lào tham dự.Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Học viện Quân y Việt Nam nhấn mạnh, Học viện Quân y Việt Nam và Học viện Quân y Lào là hai trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học tin cậy của hai quân đội cũng như của hai nước Việt Nam và Lào, có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học, y học của hai nước.Việc tăng cường hợp tác giữa hai Học viện sẽ góp phần vun đắp, củng cố mối quan hệ đặc biệtViệt Nam-Làonói chung, giữa hai quân đội hai nước nói riêng, đồng thời là cơ sở quan trọng để xây dựng hai Học viện trở thành những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho quân đội và nhân dân hai nước, phục vụ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển lực lượng quân y, ngành y tế và hệ thống đào tạo y tế của hai nước Việt Nam và Lào.Gần 75 năm qua (từ tháng 6/1954 đến nay), Học viện Quân y Việt Nam đã giúp đỡ đào tạo nhiều thế hệ sinh viên Lào. Những sinh viên Lào sau khi được đào tạo tại Việt Nam đã phát huy tốt những kiến thức được học, góp phần xây dựng và phát triển lực lượng Quân y Lào cũng như góp phần xây dựng và phát triển đất nước Lào. Nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Quân đội nhân dân Lào.Trung tướng Nguyễn Xuân Kiên bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung trong biên bản ghi nhớ hợp tác và đạt được nhiều thành công hơn nữa, giúp cho mối quan hệ hợp tác giữa hai Học viện Quân y tiếp tục phát triển, góp phần củng cố vun đắp tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.Giám đốc Học viện Quân y Lào Chansamone Mahavong cho biết, phát huy mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai quân đội hai nước nói chung, giữa hai Học viện nói riêng, từ năm 2017, hai Học viện đã cùng kết nghĩa để tạo điều kiện phát huy mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng. Kể từ đó, các nội dung hợp tác đã được triển khai và gặt hái được nhiều thành công.Giám đốc Học viện Quân y Lào nhấn mạnh, việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Học viện Quân y là bước phát triển mới của quan hệ hợp tác giữa hai nhà trường, với nhiều nội dung mới có tầm quan trọng cao trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác điều trị và nghiên cứu ứng dụng.Giám đốc Học viện Quân y Lào cũng cho rằng đây là cơ hội để giúp cho Học viện Quân y cũng như ngành Quân y của Quân đội nhân dân Lào dần phát triển lên ngang tầm để có thể hội nhập với khu vực và quốc tế trong tương lai.Học viện Quân y Lào là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao duy nhất cho ngành Quân y của Quân đội nhân dân Lào, được phép đào tạo trình độ đại học từ năm 2015.Mặc dù cơ sở vật chất hạn chế, không có bệnh viện thực hành trực thuộc, thiếu giảng viên… nhưng với nhiệm vụ được giao, với trách nhiệm là đơn vị đào tạo Quân y cao nhất cho quân đội Lào, đến nay, Học viện Quân y Lào đã đào tạo được 4 khóa học dài hạn trình độ đại học cho hơn 200 bác sĩ quân y, một khóa học chuyên khoa I về chuyên ngành ngoại khoa.
https://nhandan.vn/tang-cuong-hop-tac-giua-hai-hoc-vien-quan-y-viet-nam-lao-post792818.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Học viện Quân y Lào", "Học viện Quân y Việt Nam", "Quân đội nhân dân Lào", "Trung tướng Nguyễn Xuân Kiên", "Việt Nam-Lào" ] }
Thông điệp đoàn kết từ các quốc đảo
Với chủ đề “Vạch lộ trình hướng đến thịnh vượng bền vững”, Hội nghị quốc tế lần thứ tư của Liên hợp quốc vềcác quốc đảonhỏ đang phát triển (SIDS4), diễn ra ở Antigua và Barbuda, tập trung bàn thảo về các biện pháp nhằm tăng cường viện trợ tài chính giúp các quốc đảo nhỏ ứng phó biến đổi khí hậu. Đây là điều được dư luận quan tâm, khi một số quốc đảo đứng trước nguy cơ bị xóa tên trên bản đồ thế giới vì thời tiết cực đoan và mựcnước biển dângcao.
Tại Hội nghị SIDS4, Thủ tướng Antigua và Barbuda Gaston Browne nhấn mạnh,các quốc đảo nhỏđang phát triển trên thế giới hiện phải đương đầu với hàng loạt cuộc khủng hoảng. Trong đó, mối đe dọa khẩn cấp nhất là những thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Loay hoay ứng phó với các khoản nợ ngày càng tăng và mực nước biển dâng cao, các quốc đảo đang phát triển ở vùng Caribe hay Thái Bình Dương đều có chung những đặc điểm dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài.Các quốc đảo nhỏ đang phát triển trên thế giới hiện phải đương đầu với hàng loạt cuộc khủng hoảng. Trong đó, mối đe dọa khẩn cấp nhất là những thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.Đây đều là những vùng đất nhỏ có dân cư sống rải rác và biệt lập, với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Ông Achim Steiner, người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết, một sự kiện thời tiết cực đoan cũng có thể khiến sự phát triển của một quốc đảo nhỏ thụt lùi từ 5 năm đến 10 năm.Yếu tố tài chính luôn được quan tâm trong các cuộc đàm phán khí hậu, bởi việc thúc đẩy hành động vì khí hậu chỉ có thể đạt được một khi các nước có đủ nguồn lực tài chính. Hội nghị SIDS4 đã phát đi thông điệp đoàn kết, kêu gọi các nước chung tay giải quyết vấn đề tài chính khí hậu hóc búa.Tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định, các quốc đảo nhỏ có quyền yêu cầu được cung cấp tài chính nhiều hơn từ Quỹ tổn thất và thiệt hại - công cụ hỗ trợ các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.Theo giới phân tích, hầu hết các quốc đảo nhỏ được phân loại là quốc gia có thu nhập trung bình trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc họ không thể tiếp cận viện trợ quốc tế và nguồn tài chính ưu đãi dành cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. UNDP ước tính, các quốc đảo nhỏ đang phát triển cần tới từ 4,7 tỷ đến 7,3 tỷ USD mỗi năm chỉ để thích ứng với biến đổi khí hậu.Gánh nặng nợ nần cũng cản trở các nước này trong thực hiện các mục tiêu phát triển, bao gồm cả mục tiêu khí hậu. Liên hợp quốc ước tính, các quốc đảo này phải dành tới 15,9% thu nhập của chính phủ chỉ để trả lãi vay trong năm 2024.Trong khi đó, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra với các quốc đảo ngày một gia tăng. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho rằng, nếu không có hành động can thiệp kịp thời để ứng phó tình trạng nước biển dâng, các đảo vùng trũng như Tuvalu và Quần đảo Solomon sẽ dần bị ngập úng, đất đai bị phá hủy.Gánh nặng nợ nần cũng cản trở các nước này trong thực hiện các mục tiêu phát triển, bao gồm cả mục tiêu khí hậu. Liên hợp quốc ước tính, các quốc đảo này phải dành tới 15,9% thu nhập của chính phủ chỉ để trả lãi vay trong năm 2024.Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nằm trên các tuyến hàng hải mang tính chiến lược, các quốc đảo, nhất là ở khu vực Thái Bình Dương, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước lớn và có tiếng nói mạnh mẽ hơn tại các diễn đàn quốc tế.Mới đây, nhóm các quốc đảo nhỏ, gồm Antigua và Barbuda, Tuvalu, Palau, Niue, Saint Vincent và Grenadines…, đã giành chiến thắng trong một vụ kiện liên quan tình trạng nước biển dâng cao.Theo đó, Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) ở Hamburg (Đức) ra phán quyết ủng hộ nhóm quốc đảo nhỏ này. Phán quyết cho rằng, lượng khí thải nhà kính do đại dương hấp thụ được coi là ô nhiễm biển và các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển bằng cách thực hiện các mục tiêu đã cam kết theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015.Việc san sẻ trách nhiệm tài chính khí hậu ngày càng trở nên khó khăn với mọi quốc gia, trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu bấp bênh. Nhưng đây là nhiệm vụ không thể thoái thác.Là những quốc gia ở tuyến đầu chống chịu tác động từ biến đổi khí hậu, các quốc đảo đang khẩn cấp kêu gọi sự đồng hành, hỗ trợ của các quốc gia khác để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến cam go nhằm bảo vệ khí hậu và vì sự tồn vong của chính mình.
https://nhandan.vn/thong-diep-doan-ket-tu-cac-quoc-dao-post811951.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "SIDS4", "các quốc đảo", "biến đổi khí hậu", "nước biển dâng", "phát triển bền vững" ] }
Thủ tướng Đan Mạch bị tấn công
Theo các nguồn tin phương Tây, ngày 7/6, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã bị một người đàn ông tấn công ở ngay trung tâm thủ đô Copenhagen. Đối tượng tấn công đã bị bắt giữ ngay sau đó.
Vụ tấn côngxảy ra tại một quảng trường cách không xa nhà của Thủ tướng Frederiksen và khiến bà bị sốc. Hiện chưa rõ bà Frederiksen có bị thương trong vụ tấn công này hay không.Cảnh sát Đan Mạch xác nhận có vụ tấn công xảy ra nhưng chưa công bố danh tính thủ phạm cũng như động cơ của vụ tấn công.Nghe tin về vụ việc, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và Ngoại trưởng nước này Tobias Billstrom đã lập tức lên án cuộc tấn công nhằm vào bà Frederiksen.
https://nhandan.vn/thu-tuong-dan-mach-bi-tan-cong-post813336.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Đan Mạch", "Thủ phạm", "Thủ tướng Đan Mạch", "tấn công thủ tướng" ] }
WHO lo ngại hệ thống y tế ở Gaza bị tàn phá
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại về hệ thống y tế ở Dải Gaza bị tàn phá, đồng thời kêu gọi các bên xung đột ngừng bắn ngay lập tức. Ông Ghebreyesus cho rằng, việc hệ thống y tế ở Dải Gaza bị tàn phá đã gây ra một thảm kịch khi xe cứu thương không thể tiếp cận các bệnh viện và các bác sĩ gặp khó khăn trong cứu chữa những người bị thương do xung đột.
WHO cảnh báo về tình hình xấu đi nghiêm trọng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ởGaza. Hiện chỉ có 9 trong số 36 bệnh viện trên toàn Gaza hoạt động. Tất cả cơ sở này đều tập trung ở phía nam khu vực và đều trong tình trạng quá tải. Cũng theo cơ quan y tế của Liên hợp quốc, các bệnh viện ở Gaza đã hứng chịu thiệt hại nặng nề do xung đột. Theo số liệu của giới chức y tế ở Gaza, xung đột bùng phát giữaHamas và Israelđã khiến hơn 20.000 người ở vùng lãnh thổ này thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Phía Israel cũng ghi nhận hơn 1.140 người chết.Liên quan tình hìnhnhân đạotại Gaza, các nguồn tin Palestine cho biết, tình trạng hỗn loạn diễn ra tại trung tâm phân phối hàng viện trợ ở Rafah, phía nam Dải Gaza. Theo đó, va chạm xảy ra sau khi hàng trăm người đổ về trung tâm phân phối hàng viện trợ dẫn đến cảnh hỗn loạn, khiến lực lượng an ninh phải nổ súng để giải tán đám đông. Vụ việc khiến một người chết và nhiều người bị thương. Người thân của nạn nhân thiệt mạng đã phóng hỏa trung tâm và đồn cảnh sát gần đó.Căng thẳng tiếp tục gia tăngCơ quan y tế ở Gaza cho biết, ít nhất 70 người chết trong một cuộc không kích của Israel nhằm vào một số ngôi nhà trong mộttrại tị nạn. Theo cơ quan này, cuộc tấn công đã phá hủy các ngôi nhà trong trại Al-Maghazi. Trong một vụ việc khác, cơ quan y tế ở Gaza cho biết 10 thành viên trong một gia đình đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel ở trại Jabalia ở phía bắc Gaza. Israel chưa bình luận về thông tin nêu trên.Truyền thông khu vực đưa tin, IDF đã thông báo với phía Ai Cập về ý định kiểm soát khu vực biên giới giữa Gaza với Ai Cập tại Rafah và yêu cầu binh sĩ của Cairo rời khỏi địa điểm này. Theo đó, IDF cảnh báo sẽ không chịu trách nhiệm về sự an toàn cho binh sĩ Ai Cập khi Israel tìm cách kiểm soát khu vực biên giới Rafah.Người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari cho biết, quân đội nước này có ý định mở rộng hoạt động tại thành phố Khan Younis, phía nam Dải Gaza, nhằm giành quyền kiểm soát thành phố này. Tuy nhiên, ông Daniel Hagari lưu ý rằng có thể phải mất một khoảng thời gian đáng kể để hoàn thành mục tiêu này.
https://nhandan.vn/who-lo-ngai-he-thong-y-te-o-gaza-bi-tan-pha-post789260.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Trại Jabalia", "IDF", "Dải Gaza", "Khan Younis", "Israel", "Hamas", "Trại tị nạn", "Phóng hỏa", "hệ thống y tế", "chăm sóc sức khỏe" ] }
Giải pháp cho “bài toán di cư”
Mexico đang nỗ lực phối hợp chặt chẽ với Mỹ để giải quyết vấn đềdi cưdai dẳng, đồng thời triển khai các sáng kiến xóa đói, giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân các quốc gia Trung Mỹ. Giữa lúc làn sóng di cư ở châu Mỹ gia tăng ở mức đáng báo động, việc các nước nêu cao tinh thần hợp tác là bước đi hướng tới giải pháp đồng bộ, hiệu quả cho thách thức chung của châu lục.
Sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử ở Mexico vừa qua, Tổng thống đắc cử Claudia Sheinbaum được dự báo phải đối mặt với một danh sách dài các nhiệm vụ còn dang dở từ người tiền nhiệm, trong đó có việc giải quyết làn sóngngười di cưồ ạt từ các nước Trung Mỹ tìm đến Mỹ qua đường Mexico.Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), năm 2023, hơn 140.000 người di cư xin tị nạn tại Mexico, chưa kể hàng trăm nghìn người quá cảnh nước này để vào Mỹ, đưa Mexico vào nhóm 5 nước có số lượng đơn xin tị nạn cao nhất thế giới.Theo UNHCR, năm 2023, hơn 140.000 người di cư xin tị nạn tại Mexico, chưa kể hàng trăm nghìn người quá cảnh nước này để vào Mỹ, đưa Mexico vào nhóm 5 nước có số lượng đơn xin tị nạn cao nhất thế giới.Vấn đề di cư được cho là một trong những yếu tố chi phối kết quả cuộc bầu cử vừa qua ở Mexico. Trong quá trình tranh cử, bà Claudia Sheinbaum từng khẳng định sẽ tiếp nối chính sách của người tiền nhiệm Andres Manuel Lopez Obrador, trong đó có phối hợp với các quốc gia xuất phát điểm của người di cư để gây dựng sinh kế cho người nghèo, cải thiện điều kiện sống...Bắt tay vào giải quyết vấn đề di cư dai dẳng và hóc búa, Tổng thống đắc cử Claudia Sheinbaum đã có các cuộc trao đổi riêng rẽ với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Cố vấn an ninh nội địa Nhà trắng Liz Sherwood-Randall. Theo đó, hai bên cam kết tăng cường hợp tác chặt chẽ để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của vấn đề di cư.Với chủ trương xây dựng những “bức tường thịnh vượng” để chặn làn sóng di cư ngay từ nơi khởi nguồn, Chính phủ Mexico đã giải ngân 108,3 triệu USD cho chương trình “Gieo mầm sống”, trong đó tổ chức các khóa dạy nghề, dự án phủ xanh đất đai bị hoang hóa để canh tác nông nghiệp, phối hợp với các doanh nghiệp tạo việc làm cho người dân các nước Trung Mỹ.Có ít nhất 71.000 người tại Honduras, Colombia, Venezuela, Haiti, El Salvador, Costa Rica, Belize, Panama và Guatemala đang hưởng lợi từ chương trình này. Trước đó, một số dự án tương tự đã được Chính phủ Mexico phối hợp các nước trong khu vực triển khai, như các chương trình “Thanh niên xây dựng tương lai”, “Gieo cơ hội”…Vấn đề di cư, nhập cư và an ninh biên giới lâu nay cũng làm các Tổng thống Mỹ đau đầu và trở thành nội dung quan trọng trong cương lĩnh tranh cử. Theo kết quả thăm dò dư luận do hãng Gallup tiến hành hồi tháng 2/2024, ngày càng nhiều người Mỹ cho rằng nhập cư là vấn đề quan trọng nhất mà Xứ Cờ hoa phải đối mặt. Cụ thể, 28% số người Mỹ được khảo sát cho rằng, nhập cư hiện là vấn đề quan trọng nhất đối với nước Mỹ. Tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 9% trong cuộc thăm dò hồi tháng 8/2023.Gần đây, Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh tạm ngừng xét duyệt đơn xin tị nạn nếu số lượng người nhập cư vượt qua biên giới vào Mỹ trung bình mỗi ngày vượt quá 2.500 người. Động thái cứng rắn này được đưa ra trong bối cảnh Chính quyền Mỹ chịu nhiều áp lực chính trị liên quan những đoàn người di cư ở biên giới giáp Mexico, trong khi chỉ còn vài tháng nữa là tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.Trong khi đó, làn sóng di cư ở châu Mỹ vẫn không có dấu hiệu giảm. Theo UNHCR, ít nhất 22 triệu người tại châu Mỹ đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do nghèo đói và xung đột, gây khó khăn cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo và khiến tình trạng di cư ở châu lục thêm trầm trọng. Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cảnh báo, hàng nghìn người có thể bị buộc phải rời Ecuador và Haiti trong năm 2024 do khủng hoảng nhân đạo, bạo lực leo thang, nghèo đói gia tăng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.Làn sóng người di cư ồ ạt phản ánh nhu cầu cấp bách về cải thiện cuộc sống người dân ở các “quốc gia khởi nguồn”. Đây là cách tiếp cận vấn đề theo hướng bền vững, song chắc chắn đòi hỏi nhiều nguồn lực cùng sự thống nhất hành động, không chỉ Mỹ và Mexico, mà còn nhiều quốc gia khác trong khu vực.
https://nhandan.vn/giai-phap-cho-bai-toan-di-cu-post814819.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "người di cư", "bài toán di cư", "Trung Mỹ", "Mexico" ] }
Biến đổi khí hậu làm tăng tần suất nhiễu động không khí
Ngày 21/5, chuyến bay SQ321 của hãng hàng không Singapore Airlines đã gặp hiện tượngnhiễu động không khítrong quá trình bay, khiến 1 hành khách thiệt mạng và hơn 70 người khác bị thương.
Tuy nhiễu động không khí không phải là điều hiếm gặp khi di chuyển bằng đường hàng không, nhưng các chuyên gia nhận định rằng hiện tượng này đang ngày càng trở nên phức tạp hơn và xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.Các hình thái thời tiết như bão, các luồng không khí lạnh và luồng không khí ấm, cũng như sự chuyển động của không khí xung quanh các ngọn núi đều có thể gây ra sự nhiễu động không khí khi máy bay bay qua. Hiện tượng nhiễu động này cũng có thể xảy ra với các dòng khí quyển chuyển động nhanh và mạnh, lưu thông khắp địa cầu ở những vĩ độ nhất định.Ông Thomas Guinn - Giáo sư Khoa Hàng không tại trường Đại học Hàng không Embry-Riddle ở Florida (Mỹ) cho biết: “Mặc dù các nhà khí tượng học có những công cụ tuyệt vời để dự báo nguy cơ nhiễu động, nhưng những công cụ này không hoàn hảo”. Theo ông, các hành khách đi máy bay nên thắt dây an toàn để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải chấn thương khi máy bay di chuyển qua vùng nhiễu động.Theo Hiệp hội Tiếp viên Hàng không, các báo cáo ban đầu cho thấy chuyến bay SQ321 có thể đã gặp phải nhiễu động trời trong - hiện tượng nhiễu động nguy hiểm nhất.Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) định nghĩa nhiễu động trời trong là "sự nhiễu loạn không khí nghiêm trọng, đột ngột xảy ra ở những vùng không có mây, khiến máy bay rung lắc dữ dội". FAA đánh giá: "Hiện tượng này đặc biệt rắc rối, vì các máy bay thường gặp phải một cách bất ngờ và thường xuyên mà không có bất cứ manh mối trực quan nào để cảnh báo phi công về nguy cơ này". Theo FAA, nhiễu động trời trong thường xảy ra gần các luồng khí quyển và liên quan đến độ đứt gió - những thay đổi đột ngột về tốc độ hoặc hướng gió.Trong một báo cáo năm 2021, FAA cho biết nhiễu động trời trong tiếp tục là nguyên nhân chính gây ra tai nạn và thương tích cho những người đi máy bay, mặc dù tỷ lệ tai nạn hàng không đã được cải thiện đáng kể.Ông Paul Williams - Giáo sư chuyên ngành khoa học khí quyển tại trường Đại học Reading khẳng định biến đổi khí hậu đang làm tăng tần suất nhiễu động không khí. Tuy nhiên, ông cũng cho biết những trường hợp tử vong liên quan nhiễu động không khí trên các chuyến bay thương mại là “rất hiếm gặp”.
https://nhandan.vn/bien-doi-khi-hau-lam-tang-tan-suat-nhieu-dong-khong-khi-post810569.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:35", "tags": [ "Biến đổi khí hậu", "thiên tai bất thường", "nhiễu động không khí", "Singapore Airlines", "SQ321" ] }
Xe buýt lao xuống sông ở Kenya, ít nhất 24 người thiệt mạng
Cảnh sát Kenya cho biết, đã có ít nhất 24 người thiệt mạng trong 1 vụ tai nạn đường bộ ngày 24/7, khi một chiếc xe buýt lao khỏi cầu và rơi xuống sông dọc đường cao tốc.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 18 giờ 30 phút (giờ địa phương), khi chiếc xe buýt đang trên đường từ thị trấn Meru (miền trung Kenya) tới thủ đô Nairobi.Cảnh sát Kenya cho biết, nguyên nhân ban đầu có thể là xe bị hỏng phanh, căn cứ vào tốc độ rất nhanh của xe lúc xảy ra tai nạn.Trong khi đó, theo Đài phát thanh Capital News của Kenya, ngoài các nạn nhân thiệt mạng, vụ tai nạn trên cũng làm trên 20 người khác bị thương nặng và nhiều người mất tích.Giới chức Kenya cảnh báo, số nạn nhân thiệt mạng có thể tiếp tục tăng. Cây cầu nơi chiếc xe gặp nạn cũng được coi là "điểm đen" trên tuyến đường này, do thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông.Đây là vụ tai nạn mới nhất trong một loạt vụ tai nạn giao thông gây chết người ở Kenya.Trước đó, ngày 18/7, tại nước này đã xảy ra 1 vụ tai nạn tương tự, làm ít nhất 20 hành khách thiệt mạng trên đường cao tốc từ Nairobi đến thành phố biển Mombasa.
https://nhandan.vn/xe-buyt-lao-xuong-song-o-kenya-it-nhat-24-nguoi-thiet-mang-post707113.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Nairobi", "Kenya", "Điểm đen", "Người mất tích", "Thiệt mạng", "Bị thương nặng", "Phanh", "tai nạn", "xe buýt rơi xuống sông" ] }
Thúc đẩy vai trò các nước đang phát triển trong nghị sự toàn cầu
NDO -Sáng 11/6 (theo giờ địa phương), Phiên “Đối thoạiBRICSvới các nước đang phát triển” đã diễn ra tại thành phố Nizhny Novgorod, Liên bang Nga.
Phiên Đối thoại được tổ chức nhân dịp diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) năm 2024. Tham dựđối thoạicó Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước thành viên BRICS gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil, UAE, Iran, Saudi Arabia, Ethiopia, Ai Cập và các Bộ trưởng; Thứ trưởng Ngoại giao 12 nước khách mời gồm Bahrain, Bangladesh, Belarus, Cuba, Kazahstan, Lào, Mauritiania, Nigeria, Sri Lanka, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela và Việt Nam.Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Phiên Đối thoại.Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov mong muốn BRICS phát huy hơn nữa vai trò, tăng cường phối hợp với nước đang phát triển thúc đẩy hợp tác toàn cầu, xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu cân bằng và công bằng hơn.Các Bộ trưởng các nước BRICS và các nước khách mời nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế; kêu gọi tăng cường vai trò, tiếng nói các nước đang phát triển và đề xuất đẩy mạnh hợp tác giữa BRICS với các đối tác, nhất là các nước đang phát triển trong bảo đảm an ninh, ổn định, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Phiên họp BRICS.Phát biểu tại Đối thoại, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho rằng trên cơ sở những thành tựu đạt được trong gần hai thập kỷ, BRICS có tiềm năng đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy đối thoại và điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu.Trong bối cảnh thế giới trải qua chuyển đổi sâu sắc, phức tạp, Thứ trưởng đề xuất BRICS tiếp tục phối hợp với các nước đang phát triển thúc đẩy ba trọng tâm.Một là, tăng cường hợp tác đa phương, trong đó cần tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong điều phối các nỗ lực toàn cầu thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững; xây dựng lòng tin và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.Hai là, nâng cao vai trò của các nước đang phát triển trong quản trị và thực hiện các chương trình nghị sự về phát triển toàn cầu. BRICS cần đóng góp hơn nữa để đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận các thành tựu công nghệ đột phá, hội nhập kinh tế sâu rộng và thúc đẩy một hệ thống thương mại đa phương mở, công bằng, bao trùm và không phân biệt đối xử.Ba là,tăng cường tính tự cường, khả năng thích ứng và năng lực của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. BRICS cần hợp tác chặt chẽ với các đối tác, đặc biệt là các nước đang phát triển trong thúc đẩy các hành động khí hậu toàn cầu, đóng góp tích cực vào các nỗ lực toàn cầu bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, cũng như phòng chống, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định Việt Nam triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.Thứ trưởng nhấn mạnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển chất lượng cao, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, nâng cao tính tự cường với người dân là trung tâm của chiến lược phát triển. Thứ trưởng khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác toàn cầu, liên khu vực và khu vực vì hòa bình, hợp tác và phát triển.Thứ trưởng cho biết, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) vào năm 2025 và mong muốn phối hợp với các nước thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.* Nhân dịp tham dự hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Brazil Eduardo Paes Saboia, Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela Tatiana Pugh Moreno và Thứ trưởng Ngoại giao Bahrain Isa Nasser Al Nuaimi.Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng gặp Thứ trưởng Ngoại giao Brazil.Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Brazil đề nghị hai nước phối hợp triển khai hiệu quả kết quả chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Viera (tháng 4/2024). Với vai trò Chủ tịch G20, Brazil mong muốn Việt Nam tham gia và đóng góp tích cực vào G20, sẵn sàng phối hợp với Việt Nam trong các diễn đàn đa phương năm 2025 khi Việt Nam đăng cai P4G và Brazil đảm nhiệm vai trò Chủ tịch COP 30.Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela đánh giá cao kết quả chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Yvan Gil Pinto (07-08/6/2024); cho biết Bộ trưởng và Đoàn Venezuela hết sức ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của Việt Nam. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và phối hợp chặt chẽ hơn nữa để triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được vừa qua.Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng gặp Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela.Tại cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Bahrain, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế của Bahrain thời gian qua; bày tỏ tin tưởng Bahrain sẽ sớm hiện thực hóa Tầm nhìn kinh tế Bahrain năm 2030. Hai bên khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương thời gian tới, nhất là trao đổi đoàn các cấp và thúc đẩy hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn tại các cơ chế hợp tác đa phương.
https://nhandan.vn/thuc-day-vai-tro-cac-nuoc-dang-phat-trien-trong-nghi-su-toan-cau-post813842.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển", "thúc đẩy vai trò các nước đang phát triển", "Liên bang Nga", "nghị sự toàn cầu" ] }
Bầu cử El Salvador: Tổng thống Nayib Bukele tuyên bố thắng cử
Tổng thống Nayib Bukele cho biết đảng Tư tưởng mới (Nuevas Ideas) của ông đã giành được 58/60 ghế tại quốc hội đơn viện, trở thành đảng chiếm tỷ lệ ghế cao nhất tại quốc hội trong lịch sửEl Salvador.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, tối 4/2 theo giờ địa phương, Tổng thống El Salvador, ông Nayib Bukele tuyên bố ông đã thắng cử nhiệm kỳ thứ 2 sau khi nhận được tới 85% phiếu ủng hộ trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cùng ngày.Tổng thống Nayib Bukele cũng cho biết, đảng Tư tưởng mới (Nuevas Ideas) của ông đã giành được 58/60 ghế tại quốc hội đơn viện, trở thành đảng chiếm tỷ lệ ghế cao nhất tại quốc hội trong lịch sử El Salvador.Trong cuộc bầu cử, ông Nayib Bukele cạnh tranh với 5 ứng cử viên khác để giành ghế tổng thống, gồm ông Manuel Flores thuộc đảng Mặt trận giải phóng quốc gia Farabundo Marti (FMLN), ông Joel Sánchez thuộc Liên minh cộng hòa dân tộc chủ nghĩa (ARENA), ông Luis Parada của đảng Nhân dân thời đại, ông José Renderos thuộc đảng Lực lượng đoàn kết và bà Marina Murillo từ đảng Huynh đệ yêu nước Salvador.Tối cùng ngày, bộ ngoại giao của một số quốc gia trong khu vực đã gửi điện chúc mừng Tổng thống Nayib Bukele tái đắc cử, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với chính phủ mới ở El Salvador.Truyền thông khu vực và quốc tế đánh giá chiến thắng của Tổng thống Nayib Bukele trong cuộc bầu cử lần này là điều có thể dự đoán, sau những thành tích nổi trội của ông trong nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế cũng như trấn áp tội phạm tại quốc gia vốn nổi tiếng về vấn nạn băng đảng.Sau gần 2 năm áp dụng tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm trấn áp tội phạm, các lực lượng chức năng El Salvador đã bắt giam tổng cộng 76.000 đối tượng thuộc các băng đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử tại quốc gia Trung Mỹ này không xảy ra một vụ giết người nào trong 1 năm qua.Trong cuộc bầu cử ngày 4/2, cử tri El Salvador bỏ phiếu bầu tổng thống, các phó tổng thống và các đại biểu quốc hội.Hồi tháng 6/2023, El Salvador đã ban hành luật cải cách bầu cử, theo đó giảm quy mô của Quốc hội đơn viện từ 84 nghị sĩ xuống còn 60 nghị sĩ, đồng thời giảm số lượng các đô thị trong cả nước từ 262 xuống 44.
https://nhandan.vn/bau-cu-el-salvador-tong-thong-nayib-bukele-tuyen-bo-thang-cu-post795375.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Bầu cử", "El Salvador", "Tổng thống Nayib Bukele" ] }
Sản xuất vũ khí của Ukraine tăng gấp 3 lần trong năm 2023
NDO -Ngày 25/2, Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin cho biết, nước này đã tăng gấp 3 lần sản lượng vũ khí trong năm ngoái, với khoảng 500 công ty hiện đang tham gia trong lĩnh vực quốc phòng của Ukraine.
Kiev đang tăng cường khả năng phòng thủ, bao gồm cả việc thúc đẩy sản xuất và đổi mới vũ khí nội địa, trong bối cảnhchiến dịch quân sự đặc biệtcủa Nga ở nước láng giềng đã bước sang năm thứ ba.Ông Oleksandr Kamyshin cho biết rằng 100 công ty nhà nước và 400 công ty tư nhân đang tham gia vào nỗ lực này, và Ukraine có kế hoạch "tăng đáng kể sản xuất đạn dược" trong năm nay.Trong một bài phát biểu riêng, Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov cho biết, 90% máy bay không người lái được sử dụng trên chiến trường đều được sản xuất tại Ukraine.Nước này cũng đang dựa vào nguồnviện trợtừ phương Tây về mặt vũ khí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cùng ngày cho biết, khoảng 50% lô hàng vũ khí viện trợ của phương Tây không được giao đúng hẹn cho Kiev.Theo ông Umerov, viện trợ của phương Tây đến chậm sẽ khiến Ukraine gặp bất lợi hơn nữa “về mặt toán học chiến tranh” trước Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho rằng, viện trợ bị trì hoãn sẽ đồng nghĩa với việc Kiev sẽ “mất người, mất lãnh thổ”, đặc biệt là trong bối cảnh Nga có “ưu thế trên không”.Chủ đề: Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại UkraineNga và Ukraine trao đổi tù binhIMF tiếp tục xem xét giải ngân vốn vay cho UkraineĐức cho phép công dân Ukraine đủ điều kiện tiếp tục lưu trúCũng liên quan đến viện trợ từ các nước phương Tây cho Kiev, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 25/2 thông tin, nước này dự kiến ​​sẽ nhận được 11,8 tỷ USDhỗ trợ kinh tếtrong năm nay từ Mỹ.Dự kiến Kiev sẽ đối mặt với khoản thiếu hụt ngân sách 37 tỷ USD trong năm 2024 và đang phải dựa vào các đối tác phương Tây để có các nguồn viện trợ quan trọng.Ông Denys Shmyhal cho biết trong một hội nghị được truyền hình ở Kiev rằng, ông hy vọng các nhà lập pháp Mỹ sẽ sớm phê duyệt gói hỗ trợ kinh tế và quân sự vốn đã được chờ đợi từ lâu này.Ukraine cũng dự kiến ​​sẽ nhận được 18 tỷ euro từ Cơ chế hỗ trợ Ukraine đượcLiên minh châu Âu (EU)phê duyệt vào đầu năm nay.
https://nhandan.vn/san-xuat-vu-khi-cua-ukraine-tang-gap-3-lan-trong-nam-2023-post797531.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Kiev", "Viện trợ", "Liên bang Nga", "Ukraine", "viện trợ quân sự", "sản xuất vũ khí" ] }
Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt vì nghi vấn nhận hối lộ
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Timur Ivanov đã bị bắt vì bị nghi nhận hối lộ.
Theo đài RT, thông tin trên do Ủy ban Điều tra Nga thông báo ngày 23/4.Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đã biết thông tin về vụ bắt giữ.Trước đó, ông Ivanov đã tham gia một cuộc họp cấp bộ trưởng mở rộng do Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu chủ trì và có nhiều quan chức cấp cao cũng như chỉ huy quân sự hàng đầu củaNgatham gia.Tin liên quanQuân đội Nga tuyên bố kiểm soát toàn bộ vùng LuhanskMặc dù Ủy ban Điều tra Nga không cung cấp thông tin chi tiết về vụ bắt giữ, nhưng họ nói rằng ông Ivanov bị nghi ngờ nhận hối lộ quy mô lớn. Theo điều khoản liên quan trong bộ luật hình sự Nga, các khoản tiền hối lộ này liên quan đến số tiền ít nhất là 1 triệu ruble. Nếu bị kết tội, ông Ivanov có thể phải đối mặt với án tù 15 năm.Ông Ivanov từ lâu đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng và xây dựng của Nga, đồng thời từng làm việc tại một số công ty nhà nước lớn. Từ năm 2013 đến năm 2016, ông làm lãnh đạo nhà thầu xây dựng quân sự Oboronstroy, một công ty chuyên xây dựng nhà ở cho quân nhân. Sau đó, ông được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại và có nhiệm vụ giám sát công tác xây dựng quân sự trongBộ Quốc phòng.
https://nhandan.vn/thu-truong-quoc-phong-nga-bi-bat-vi-nghi-van-nhan-hoi-lo-post806194.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Thứ trưởng Quốc phòng Nga", "nhận hối lộ", "Nga", "quốc phòng Nga", "đài RT" ] }
Triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED)đã công bố tài liệu chuyên sâu có tên Sách Begie, đánh giá nền kinh tế số 1 thế giới đến tháng 5/2024 tiếp tục đà tăng trưởng, song rủi ro vẫn còn. Dựa trên số liệu mới nhất và trong bối cảnh lạm phát chưa hạ nhiệt sâu, các chuyên gia dự đoán khả năng FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới chưa rõ ràng.
Sách Begietháng 5 cho thấy số liệu và đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế Mỹ tại 12 khu vực FED đảm trách. Theo đó, về tổng thể, nền kinh tế Mỹ tiếp tục mở rộng từ đầu tháng 4 tới giữa tháng 5/2024, song tăng trưởng không đồng đều tại các khu vực, rủi ro về suy thoái vẫn còn, chi tiêu bán lẻ không thay đổi, cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn khá thận trọng trong bối cảnh lạm phát chưa hạ nhiệt sâu.Trong hơn 1 tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ so với giai đoạn trước đó. Tại nhiều khu vực, chi phí đầu vào tiếp tục tăng, nhất là bảo hiểm và nhiên liệu. Xu thế này có thể kéo dài trong bối cảnh lạm phát vẫn cao hơn nhiều ngưỡng mục tiêu 2% của FED.Theo báo cáo Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 31/5, lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 4/2024 duy trì tương đương mức của tháng trước đó, trong khi chi tiêu tiêu dùng suy yếu. Báo cáo cũng cho thấy giá hàng hóa tăng 0,2% trong tháng 4, sau khi tăng 0,1% trong tháng 3. Giá dịch vụ tăng 0,3%, thấp hơn so với mức tăng 0,4% của tháng 3, trong khi giá năng lượng tăng 1,2%.Dữ liệu được công bố hôm 30/5 cũng ghi nhận chi cho tiêu dùng của Mỹ đang chậm lại, với mức tăng trưởng 2% trong quý I/2024, thấp hơn so với mức tăng 3,3% của quý IV/2023...Thị trường lao động tại Mỹ có chút khởi sắc, khi việc làm tăng trưởng nhẹ. Hầu hết các khu vực, trừ một số ngành công nghiệp, không còn phải đối mặt tình trạng quá khan hiếm lao động; tăng trưởng tiền lương đạt mức trung bình và về ngang mức trước đại dịch Covid-19 tại một số khu vực. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu ADP, việc làm trong khu vực tư nhân của Mỹ trong tháng 4 tăng cao hơn dự kiến trong bối cảnh các công ty Mỹ đẩy mạnh tuyển dụng, phản ánh nhu cầu lao động vẫn cao.Nhà Kinh tế trưởng tại ADP Nela Richardson cho biết, việc tuyển dụng diễn ra rộng rãi trong tháng 4, tăng mạnh nhất trong lĩnh vực giải trí, khách sạn và xây dựng. Chỉ có lĩnh vực thông tin, viễn thông, truyền thông và công nghệ thông tin báo cáo tình trạng mất việc làm và tốc độ tăng lương nhỏ nhất kể từ tháng 8/2021. Thị trường lao động mạnh mẽ hơn những gì các nhà kinh tế dự đoán. Bối cảnh lãi suất cao, nhu cầu về người lao động luôn ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, song khiến lạm phát vẫn ở mức cao.Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương đã hạ nhiệt. Đối với những người "nhảy việc", tiền lương tăng 9,3%, giảm gần 1% so với tháng trước. Mức lương của những người "giữ việc" tăng 5%, tương tự mức tháng 3. Theo một số báo cáo, chỉ số chi phí lao động được FED theo dõi đã tăng tốc nhanh hơn dự báo trong quý I/2024, một dấu hiệu cho thấy áp lực tiền lương vẫn dai dẳng.Trong khi đó, đối với một số ngành mũi nhọn, Sách Begie cho biết, doanh số bán ô-tô gần như đi ngang trong giai đoạn vừa qua, dù nhiều nhà sản xuất đã tung ra các chính sách ưu đãi để tăng doanh số bán hàng. Du lịch và lữ hành lại khởi sắc tại hầu hết các khu vực, nhờ động lực từ hoạt động du lịch giải trí và đặt phòng khách sạn tăng trước thời điểm mùa hè. Thị trường bất động sản chững lại và không có nhiều biến động do lo ngại về nguồn cung, điều kiện tín dụng thắt chặt và chi phí đi vay vẫn ở mức cao.Các số liệu lạm phát và thị trường lao động mạnh hơn dự kiến từ tháng 1 đến tháng 3 vừa qua được cho là "vật cản" đối với kế hoạch hạ lãi suất của FED. Lãi suất được FED duy trì trong khoảng 5,25%-5,50% suốt 10 tháng qua và thị trường dự đoán khả năng bắt đầu hạ vào tháng 9 tới. Những số liệu thống kê cho thấy nền kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng nhưng thiếu chắc chắn và đối mặt nguy cơ suy thoái lớn hơn, giới chuyên gia kinh tế nhận định, triển vọng FED bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 9 tới vẫn còn mờ mịt.
https://nhandan.vn/trien-vong-tang-truong-cua-kinh-te-my-post812270.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "hạ lãi suất", "FED", "kinh tế Mỹ" ] }
Triển vọng tích cực của nền kinh tế Mỹ
Vượt qua giai đoạn đầy thách thức thời gian qua, nền kinh tế Mỹ liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực khi cơn bão lạm phát được xoa dịu, chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng mạnh, thị trường việc làm ổn định. Mặc dù còn đối mặt thách thức, song triển vọng phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới đã trở nên rõ nét.
Nền kinh tế Mỹrơi vào suy thoái là kịch bản được nhiều nhà phân tích đề cập ngay từ đầu năm 2023, khi những cơn gió ngược liên tiếp ập đến, kìm hãm đà tăng trưởng của đầu tàu kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Xứ Cờ hoa đã chứng minh khả năng phục hồi vượt kỳ vọng và ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi thị trường việc làm vững chắc, đã giúp ngăn chặnsuy thoái. Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia (NEC) của Nhà trắng Lael Brainard nhận định, các số liệu gần đây là minh chứng rõ nét cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm”, tức đưa lạm phát trở lại mức bình thường mà không gây ra một cuộc suy thoái kinh tế.Giới chuyên gia đánh giá, thị trường lao động ổn định được xem là điểm tựa quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế. Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới duy trì ở mức thấp nhất trong lịch sử. Nền kinh tế đã tạo thêm 199.000 việc làm trong tháng 11 vừa qua, nhiều hơn con số 150.000 việc làm được tạo ra trong tháng 10. Bên cạnh đó, thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 4% so mức một năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm xuống còn 3,7%.Bên cạnh đó, cuộc chiến chống lạm phát đã gặt hái nhiều tiến bộ đáng kể. Trong nhiều tháng qua, bất chấp những ý kiến trái chiều,Cục Dự trữ liên bang Mỹ(FED) vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu chống lạm phát. Chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ đã phát huy hiệu quả. Dù giá cả vẫn cao hơn hai năm trước, nhưng lạm phát hiện tại chỉ còn 3,1%, giảm so với mức đỉnh 9,1% năm ngoái. Giám đốc NEC Lael Brainard nhận định, lạm phát đã giảm nhanh hơn cả những dự báo lạc quan nhất. Quỹ đạo lạm phát tiếp tục đi xuống trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn cũng thúc đẩy niềm tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được nguy cơ rơi vào suy thoái.Bộ Thương mại Mỹ cho biết, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2023 là 4,9%, mức tăng cao nhất kể từ quý IV/2021. Doanh thu bán lẻ cũng tăng 0,3% trong tháng 11 vừa qua, sau khi giảm 0,2% vào tháng 10. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này tăng 4,1%. Mặc dù tăng trưởng GDP quý 4 năm nay có thể chậm lại, song các dự báo vẫn cho thấy mức tăng trưởng đủ để ngăn chặn suy thoái kinh tế.Mặc dù lạm phát vẫn chưa về mức mục tiêu 2% của FED, nhưng cơn bão tăng giá dịu dần đã mang tới tâm lý lạc quan cho nhiều người dân. Năm 2023 chứng kiến sự phục hồi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ. Theo dữ liệu từ báo cáo vừa công bố của tổ chức nghiên cứu Conference Board, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 12 tiếp tục cải thiện, ghi nhận mức độ tích cực trong tháng thứ ba liên tiếp và nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 7 vừa qua.Nhà kinh tế trưởng tại Conference Board Dana Peterson khẳng định, sự gia tăng niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 12 phản ánh những đánh giá tích cực hơn về điều kiện kinh doanh và tình trạng việc làm, cũng như quan điểm lạc quan về kinh doanh, thị trường lao động và triển vọng thu nhập cá nhân trong sáu tháng tới.Bộ Thương mại Mỹ cho biết, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2023 là 4,9%, mức tăng cao nhất kể từ quý IV/2021. Doanh thu bán lẻ cũng tăng 0,3% trong tháng 11 vừa qua, sau khi giảm 0,2% vào tháng 10. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này tăng 4,1%. Mặc dù tăng trưởng GDP quý 4 năm nay có thể chậm lại, song các dự báo vẫn cho thấy mức tăng trưởng đủ để ngăn chặn suy thoái kinh tế.Theo kết quả khảo sát của S&P Global, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã phục hồi trong tháng 12, nhờ số lượng đơn đặt hàng và nhu cầu lao động gia tăng, qua đó góp phần xoa dịu những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh trong quý IV. Ước tính, tăng trưởng trong quý IV năm 2023 dao động từ mức 1,1% đến 2,7%. Với tín hiệu tích cực nêu trên, Giám đốc đầu tư của Liên minh Tư vấn độc lập tại bang Bắc Carolina, ông Chris Zaccarelli khẳng định, nỗi lo về nguy cơ suy thoái trong năm nay sẽ không thành hiện thực.Mặc dù gặt hái được nhiều thành quả, song kinh tế Mỹ còn đối mặt thách thức trong thời gian tới. Dự báo lãi suất vẫn ở mức cao và có khả năng sẽ được duy trì khi FED tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích có chung nhận định rằng, giai đoạn khó khăn nhất đã qua và hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào kịch bản “hạ cánh mềm” của nền kinh tế số 1 thế giới.
https://nhandan.vn/trien-vong-tich-cuc-cua-nen-kinh-te-my-post789261.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Nhà Trắng Lael Brainard", "Kinh tế Mỹ", "Bộ Thương mại Mỹ", "NEC", "Suy thoái kinh tế", "Suy thoái", "lạm phát", "tăng trưởng" ] }
Trao phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam tặng những người bạn Nga
NDO -Ngày 23/5, tại Moskva,Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Namphối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga long trọng tổ chức Lễ trao Huân, Huy chương Hữu nghị tặng những người bạn Nga vì những đóng góp, ủng hộ Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Tham dự buổi lễ, có Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn, đại diện Hội hữu nghị Việt-Nga, Hội hữu nghị Nga-Việt,Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga, cùng đông đảo những người bạn Nga đã từng công tác, có những đóng góp vào phát triển quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam.Để ghi nhận công lao và những đóng góp tích cực của những người bạn Nga, thay mặt Chủ tịch nước, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga đã trao Huân chương Hữu nghị tặng bà Regina Budarina, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt và ông Vladimir Ruvimov, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Nga-Việt.Trao tặng Huy chương Hữu nghị. (Ảnh: XUÂN HƯNG)Huy chương Hữu nghị được trao tặng bà Elena Zubtsova, Ủy viên Ban thường vụ Hội Hữu nghị Nga-Việt; ông Dega Deopik, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Nga-Việt; bà Oksana Novakova, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Nga-Việt; bà Elena Tyumeneva, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Nga-Việt. Tuy nhiên, trong số những người bạn Nga này, có những người đã qua đời và phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam đã được trao lại cho đại diện gia đình họ.Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Anh Sơn khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ, hỗ trợ to lớn của Nhà nước và nhân dân Liên Xô (trước đây), Liên bang Nga ngày nay trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và quá trình đổi mới đất nước.Những người bạn Nga nhận Huân, Huy chương Hữu nghị chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: XUÂN HƯNG)Đại sứ Đặng Minh Khôi chúc mừng những người bạn Nga vì đã nhận được phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam, bày tỏ mong muốn họ và con cháu sẽ tiếp tục đóng góp phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Liên bang Nga thời gian tới, qua đó làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.Xúc động khi được trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam, ông Vladimir Ruvimov ôn lại những ký ức khi ông cùng những đồng chí của mình tình nguyện đến Việt Nam thực hiện sứ mệnh quốc tế cao cả.Ông Vladimir Ruvimov nhấn mạnh, những ký ức về những năm tháng công tác ở Việt Nam luôn hiện hữu trong tim và ông không bao giờ quên.Ông Vladimir Ruvimov chia sẻ những ký ức về Việt Nam. (Ảnh: XUÂN HƯNG)Cựu chiến binh Nga chia sẻ, năm 2010 ông có cơ hội trở lại Việt Nam, ông rất ngạc nhiên và không nghĩ rằng Việt Nam lại phát triển nhanh như vậy."Mới ngày nào tại các thành phố, làng mạc ở Việt Nam còn rất nhiều đống đổ nát, tro tàn do hậu quả của chiến tranh, vậy mà giờ đã “thay da đổi thịt”, phát triển đáng kinh ngạc", ông Vladimir Ruvimov bồi hồi chia sẻ.Trở lại đất nước, nơi từng “đồng cam cộng khổ” với những người đồng chí, ông Vladimir Ruvimov cho biết, đất nước Việt Nam thịnh vượng, người dân Việt Nam năng động, sáng tạo nhưng tình cảm của họ dành cho ông vẫn rất gần gũi, thân tình như ruột thịt.
https://nhandan.vn/trao-phan-thuong-cao-quy-cua-nha-nuoc-viet-nam-tang-nhung-nguoi-ban-nga-post810873.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Huân chương Hữu nghị", "Liên bang Nga", "Việt Nam", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Nội các chiến tranh của Israel Benny Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, nhằm thảo luận về đề xuất ngừng bắn tạiDải Gazado Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy.
Trước đó, ông Ophir Falk, Cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại của Thủ tướng Israel xác nhận rằng, Israel đã chấp nhận thỏa thuận khung nhằm giảm bớt quy mô cuộc chiến ở Gaza hiện đang được Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy, mặc dù ông Ophir Falk cho rằng thỏa thuận này cần phải hoàn thiện thêm nữa.Ông Ophir Falk cũng lưu ý thỏa thuận có rất nhiều chi tiết cần được xử lý, đồng thời cho biết các điều kiện của Israel, trong đó có việc trả tự do cho các con tin, vẫn không thay đổi. Vào ngày 31/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch gồm ba giai đoạn nhằm chấm dứt xung đột tại Gaza.Liên quan hoạt động viện trợ nhân đạo, nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết, các quan chức của nước này cùng với Mỹ và Israel đã kết thúc cuộc họp ngày 2/6 ở Cairo, với việc Ai Cập giữ vững lập trường rằng các lực lượng Israel phải rút khỏi cửa khẩu biên giới Rafah phíaDải Gazađể mở lại cửa khẩu này. Theo nguồn tin trên, cuộc họp ngày 2/6 là tích cực mặc dù các bên không đạt được thỏa thuận nào về việc mở lại cửa khẩu Rafah. Tại cuộc họp, phái đoàn an ninh Ai Cập cho rằng Israel phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc cản trở hoạt động vận chuyển viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời tái khẳng định sự cần thiết phải hành động ngay lập tức để cho phép ít nhất 350 xe tải chở hàng viện trợ tiến vào vùng lãnh thổ này mỗi ngày.Dư luận kêu gọi hỗ trợ người dân PalestineTrong cuộc điện đàm giữa Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani và Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, hai bên kêu gọi các quốc gia Hồi giáo sử dụng mọi khả năng để hỗ trợ người Palestine và ngăn chặn hành động của Israel ở Dải Gaza. Hai bên cũng thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Gaza, đặc biệt là ở Rafah.Ông Bagheri Kani chỉ trích những hành động của Israel ở Gaza, chẳng hạn như việc đóng cửa các tuyến đường bộ hay việc chặn các xe tải chở hàng viện trợ đến khu vực bị chiến tranh tàn phá này. Quan chức này cũng kêu gọi sự hợp tác lớn hơn giữa các quốc gia Hồi giáo để hỗ trợ người dân ở Gaza và nhấn mạnh rằng các quốc gia Hồi giáo không nên bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để hỗ trợ người Palestine.Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quốc gia Hồi giáo liên quan vấn đề Palestine. Ông Hakan Fidan đánh giá đề xuất của Iran về việc triệu tập cuộc họp bất thường của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo là có giá trị; khẳng định các cuộc tham vấn thường xuyên giữa Ankara và Tehran về tình hình ở Gaza cũng như các vấn đề song phương và khu vực khác là thật sự mang tính xây dựng.Xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas đang đẩy người dân ở Dải Gaza đến bờ vực nạn đói. Nhiều trẻ em tại đây đã rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu thực phẩm suốt thời gian dài. Văn phòng truyền thông của chính quyền Hamas cho biết ít nhất 32 người, trong đó có nhiều trẻ em, đã tử vong vì suy dinh dưỡng ở Gaza kể từ khi xung đột bùng phát.Lực lượng Hezbollah tấn công miền bắc IsraelPhong trào Hezbollah ở Liban ngày 2/6 đã sử dụng hơn 40 quả rocket và thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công xuyên biên giới vào sâu trong lãnh thổ Israel nhằm trả đũa các vụ không kích đêm hôm trước của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Hai chiếc UAV mang theo chất nổ đã tấn công vào khu vực gần thị trấn Katzrin thuộc Cao nguyên Golan. Hezbollah tuyên bố mục tiêu là một khẩu đội Vòm Sắt của Israel đóng tại đây. Tiếp đến, hàng chục quả rocket và đạn chống tăng được phóng vào khu vực này, gây ra một đám cháy lớn.Chiều 2/6, thị trấn Kiryat Shmona ở khu vực phía bắc Israel cũng bị tấn công bởi hàng chục quả rocket khác. Đồng thời, một số UAV tiếp tục vượt qua biên giới Liban hướng tới Nahariya, khiến còi báo động vang lên liên tục quanh thị trấn ven biển này của Israel. Các cuộc giao tranh giữa Israel và Hezbollah tăng nhiệt trong những tuần gần đây sau khi IDF mở chiến dịch tấn công vào thành phố Rafah, miền nam Dải Gaza.Các cuộc giao tranh giữa IDF và Hezbollah vẫn trong vòng kiểm soát, nhưng khiến dư luận lo ngại sẽ biến thành một cuộc chiến tổng lực. IDF mới đây thông báo đã hoàn thành một cuộc tập trận kéo dài một tuần ở các địa phương biên giới phía bắc, trong đó giả định “các tình huống chiến tranh mở rộng ở khu vực phía bắc và các tình huống chiến tranh trên nhiều mặt trận”.Chủ đề: Xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng tại dải GazaKêu gọi chuẩn bị kế hoạch sau xung đột tại GazaHouthi thừa nhận tấn công 2 tàu chở hàng ở Biển Đỏ và phía tây Ấn Độ DươngThủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
https://nhandan.vn/tim-kiem-thoa-thuan-ngung-ban-o-gaza-post812548.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "ngừng bắn ở Gaza", "thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza", "Hezbollah", "Israel" ] }
Mỹ-Anh triển khai đợt không kích mới nhằm vào Houthi tại Yemen
Các cuộc tấn công đặc biệt nhắm đến 18 mục tiêu của Houthi tại 8 địa điểm ở Yemen, bao gồm các kho cất giấu vũ khí, các máy bay tấn công không người lái, hệ thống phòng không, radar và 1 trực thăng.
Ngày 24/2, các lực lượng Mỹ và Anh đã tiến hành 1 đợt không kích mới nhằm vào 18 mục tiêu của phong trào Houthi tại Yemen, sau nhiều tuần phong trào này liên tiếp tấn công nhằm vào hoạt động vận tải hàng hải trên Biển Đỏ.Theo 1 tuyên bố chung của 2 bên, các cuộc tấn công đặc biệt nhắm đến 18 mục tiêu của Houthi tại 8 địa điểm ở Yemen, bao gồm các kho cất giấu vũ khí, các máy bay tấn công không người lái, hệ thống phòng không, radar và 1 trực thăng.Tuyên bố cho biết thêm, Houthi đã thực hiện hơn 45 cuộc tấn công vào các tàu thương mại và hải quân kể từ giữa tháng 11 năm ngoái, tạo mối đe dọa đến kinh tế toàn cầu cũng như an ninh và ổn định khu vực. Điều này đòi hỏi phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.Truyền thông của Houthi cùng ngày đã đưa tin về hàng loạt cuộc đột kích vào thủ đô Sanaa. Đợt không kích mới này là đợt tấn công lần thứ 2 trong tháng 2 này của các lực lượng Mỹ, Anh và là đợt thứ 4 kể từ khi Houthi tấn công các tàu trên Biển Đỏ.Sau các cuộc tấn công, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố, nước này "sẽ không ngần ngại hành động khi cần thiết để bảo vệ sinh mạng vàdòng chảy thương mạitự do ở một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới".Mỹ cảnh báo Houthi về việc lực lượng này sẽ phải tiếp tục gánh chịu hậu quả nếu không ngừng các cuộc tấn công bất hợp pháp, gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Đông, gâythiệt hại về môi trườngvà làm gián đoạn việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho Yemen và các nước khác.Tin liên quanBất ổn leo thang trên Biển ĐỏĐợt không kích mới nhất diễn ra sau khi tuần này một số tàu thương mại bị tấn công trong khu vực, bao gồm cả vụ tấn công tàu Rubymar chở 41 nghìn tấn phân bón Rubymar trên Vịnh Aden hôm 18/2. Thủy thủ đoàn đã phải bỏ lại con tàu và sau vụ tấn công đã xuất hiện vết dầu loang dài tới 29km.Ngoài các hoạt động chung với Anh, Mỹ còn thực hiện các cuộc tấn công đơn phương nhằm vào các vị trí và các kho vũ khí của Houthi ở Yemen, đồng thời bắn hạ hàng chục tên lửa và máy bay không người lái ởBiển Đỏ.Cùng ngày, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết, đã phá hủy 7 tên lửa hành trình chống hạm mà Houthi lên kế hoạch phóng vào các mục tiêu ở Biển Đỏ.CENTCOM nêu rõ, họ đã xác định những tên lửa này ở các khu vực do Houthi kiểm soát tại Yemen và là mối đe dọa đối với các tàu thương mại cũng như tàu Hải quân Mỹ trong khu vực.Cũng trong ngày 24/2, Chính phủ Yemen đã chỉ đạo thành lập 1 ủy ban khẩn cấp để ứng phó với khả năng hàng nghìn tấn phân bón và dầu bị tràn từ tàu Rubymar mang cờ Belize thuộc sở hữu của Anh nói trên.Chính phủ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường sắp xảy ra do hậu quả từ cuộc tấn công của Houthi vào con tàu này, theo đó triển khai các biện pháp ngăn chặn hóa chất và nhiên liệu nguy hiểm rò rỉ có nguy cơ gây thảm họa sinh thái trên Biển Đỏ.
https://nhandan.vn/my-anh-trien-khai-dot-khong-kich-moi-nham-vao-houthi-tai-yemen-post797511.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Biển Đỏ", "CENTCOM", "Yemen", "Sanaa", "Vịnh Aden", "Chính phủ Yemen", "Không kích", "Houthi" ] }
Kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Mexico: Cựu Thị trưởng Mexico City thắng áp đảo
NDO -Theo kết quả kiểm phiếu nhanh của cơ quan bầu cử Mexico, bà Claudia Sheinbaum giành được khoảng 58,3%-60,7% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra tại quốc gia Bắc Mỹ này, ngày 2/6. Theo đó, bà sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy, ứng cử viên Xochitl Galvez - đối thủ của bà Sheinbaum, nhận được khoảng 26,6%-28,6% số phiếu ủng hộ. Bà Galvez đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử này.Sau khi kết quả sơ bộ được công bố, chính trị gia của đảng Phong trào tái thiết quốc gia (Morena) cầm quyền cho biết bà sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mexico. Bà Sheinbaum khẳng định chính phủ của bà sẽ có trách nhiệm về mặt tài chính và tôn trọng quyền tự quản của Ngân hàng Trung ương.Bà Sheinbaum (sinh năm 1962) là đồng minh thân cận của Tổng thống Lopez Obrador. Xuất thân là một nhà khoa học khí hậu, bà Sheinbaum từng công tác tại Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu. Trước khi tranh cử, bà từng là Thị trưởng thủ đô Mexico City.Cuộc tổng tuyển cử năm 2024 là sự kiện bầu cử có quy mô lớn nhất trong lịch sử Mexico, thu hút gần 100 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu tại hơn 170.000 hòm phiếu trên toàn bộ 32 bang của nước này.Trong cuộc tổng tuyển cử này, cử tri Mexico bỏ phiếu bầu Tổng thống, 500 ghế tại Hạ viện, 128 ghế tại Thượng viện và gần 20.000 vị trí lãnh đạo địa phương. Đây là cuộc tổng tuyển thu hút số lượng quan sát viên quốc tế kỷ lục, với hơn 1.300 người đến từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Đây cũng lần đầu tiên trong lịch sử,Mexicocho phép những người đang trong thời gian tạm giam và người di cư được tham gia bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử, với tổng số lượng lên đến hàng chục nghìn người.
https://nhandan.vn/ket-qua-so-bo-bau-cu-tong-thong-mexico-cuu-thi-truong-mexico-city-thang-ap-dao-post812414.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "bầu Tổng thống Mexico", "Mexico", "Claudia Sheinbaum" ] }
Lãnh đạo Hạ viện Mỹ bác gói viện trợ dành cho Ukraine
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tạiHạ viện Mỹđã bác bỏ gói viện trợ dành cho Ukraine sau khi Thượng viện Mỹ trước đó thông qua dự luật tương tự.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson tuyên bố, ông không có ý định cho phép biểu quyết về dự luật chi tiêu ngân sách 95 tỷ USD, phần lớn bao gồm cáckhoản viện trợ dành cho Ukraine. Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ, ông không thể đề cập đến vấn đề an ninh của Ukraine nếu trước tiên không có các biện pháp nghiêm ngặt mới nhằm ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp vào Mỹ qua ngả biên giới phía Nam.Trong nhiều tháng qua, nỗ lực viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine gần như bị tê liệt do tình trạng hỗn loạn tại Quốc hội.Trong một diễn biến khác, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tổ chức này đã chính thức ra mắt quỹ tín thác mới mang tên Quỹ Phát triển Năng lực Ukraine nhằm hỗ trợ các cải cách kinh tế và tài chính của Ukraine trong 5 năm tới. IMF đặt mục tiêu huy động các quốc gia ủng hộ 65 triệu USD vào quỹ này. Lễ ra mắt quỹ nêu trên được tổ chức ở thủ đô Kiev của Ukraine. Hà Lan, Slovakia, Latvia, Nhật Bản và Litva đóng góp tổng cộng 16,5 triệu USD.Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thiệt hại khoảng 3,5 tỷ USD cho các di sản và văn hóa của nước này. Qua hình ảnh vệ tinh, UNESCO xác định khoảng 5.000 địa điểm đã bị phá hủy, trong đó có hơn 340 địa điểm như bảo tàng, tượng đài, thư viện và các cơ sở tôn giáo.
https://nhandan.vn/lanh-dao-ha-vien-my-bac-goi-vien-tro-danh-cho-ukraine-post796223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Mỹ", "viện trợ Ukraine", "bác bỏ", "hạ viện Mỹ" ] }
EU cho phép dùng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine
Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Jan Lipavsky ngày 21/5 thông báo Liên minh châu Âu (EU) đã cho phép sử dụng các khoản lợi nhuận thu được từtài sản bị phong tỏa của Ngađể hỗ trợ Ukraine.
Ngoại trưởng Lipavsky cho biết lợi nhuận hằng năm của các tài sản này dự kiến từ 2,5-3 tỷ euro và 90% số tiền thu về sẽ được sử dụng để mua vũ khí cho Kiev thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), 10% còn lại sẽ được chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.Việc đạt được thỏa thuận trên giữa các quốc gia thành viên EU phải trải qua quá trình tranh luận kéo dài. Một số quốc gia tỏ ra lo ngại trước việc sử dụng tiền thu được cho mục đích quân sự. Slovakia và Hungary bày tỏ dè dặt trước khả năng cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev, trong khi Séc ủng hộ việc sử dụng số tiền thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở châu Âu để hỗ trợ và tái thiết Ukraine. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ Vương quốc Bỉ giữ cương vị Chủ tịch luân phiên, EU đã thông qua được đề xuất mang tính thỏa hiệp trong vấn đề này.Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hơn 2 năm trước, các nước phương Tây đã phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga trị giá khoảng 210 tỷ euro. Phần lớn số tài sản này nằm ở châu Âu, chủ yếu là tại trung tâm thanh toán quốc tế Euroclear ở Bỉ.
https://nhandan.vn/eu-cho-phep-dung-loi-nhuan-tu-tai-san-bi-phong-toa-cua-nga-de-ho-tro-ukraine-post810513.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "EU", "Ukraine", "tài sản bị phong tỏa của Nga" ] }
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 28
NDO -Ngày 5/4 tại Luang Prabang, Lào, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 28. Đây là một trong những hoạt động chính của chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN năm 2024 do Lào đăng cai tổ chức.
Hội nghị đã nghe báo cáo về hoạt động của các nhóm công tác vềhợp tác tài chính ASEAN, bao gồm tài chính cho cơ sở hạ tầng, hợp tác bảo hiểm, tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai (ADRFI), hợp tác hải quan, diễn đàn thuế ASEAN; Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF).Các Bộ trưởng ghi nhận các kết quả hợp tác quan trọng đạt được kể từ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 27; khẳng định các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực ASEAN năm 2023-2024 đã tạo môi trường thương mại, đầu tư thuận lợi, tạo dựng thị trường tài chính hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và giúp phục hồi năng lực sản xuất của các nền kinh tế các nước ASEAN trong điều kiện rủi ro khí hậu và thiên tai gia tăng.Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Trịnh Dũng)Các Bộ trưởng cũng ghi nhận những kết quả quan trọng của các kênh hợp tác tài chính ASEAN, gồm: thuế, hải quan, bảo hiểm, chứng khoán,…; định hướng các hoạt động hợp tác tài chính ASEAN trong thời gian tới, tập trung vào các vấn đề nổi lên trong khu vực, như tài chính xanh, tài chính số, huy động nguồn lực cho cơ sở hạ tầng, ứng phó với rủi ro thiên tai.Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế chính sách quản lý hải quan trong vai trò kết nối thương mại; bày tỏ hoan nghênh sáng kiến của Lào về Hoàn thành việc nghiên cứu kỹ thuật trong Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới; đề nghị ASEAN thúc đẩy hiện đại hóa và huy động nguồn lực cho Cơ chế Một cửa ASEAN trong giai đoạn tiếp theo.Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị. (Ảnh: Trịnh Dũng)Ông Phớc cho rằng, việc hoàn thiện mạng lưới các hiệp định tránh đánh thuế trùng trong ASEAN đã khuyến khích các hoạt động kinh tế xuyên biên giới và tạo thuận lợi cũng như minh bạch môi trường đầu tư tại các quốc gia ASEAN.Tuy nhiên, trong bối cảnh cải cách thuế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trong những năm gần đây, ASEAN cần ưu tiên thảo luận về cách thức tham gia vào cải cách thuế quốc tế, cách thức thực thi cải cách thuế quốc tế tại mỗi quốc gia thành viên cũng như khu vực sao cho hiệu quả, duy trì được vị thế khu vực ASEAN là điểm đến đầu tư hấp dẫn; tiếp tục triển khai tài chính khí hậu, tài chính xanh, tài chính chuyển đổi gắn với bốn yêu cầu về ổn định, công bằng, đáng tin cậy và với chi phí hợp lý, đặc biệt là cần bảo đảm giá các dịch vụ hạ tầng thiết yếu như năng lượng, điện; bảo đảm được yếu tố giá thành đáp ứng nhu cầu của người dân.Ông Phớc cho biết, trong năm 2024, Việt Nam mong muốn được đóng góp hơn nữa vào việc thúc đẩy hợp tác hải quan ASEAN thông qua việc đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch và đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 vào tháng 6/2024 tại Phú Quốc.
https://nhandan.vn/hoi-nghi-bo-truong-tai-chinh-asean-28-post803335.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "ASEAN", "Bộ trưởng Tài chính", "Luang Prabang", "Lào", "Hồ Đức Phớc" ] }
Cháy khu ổ chuột tại Ấn Độ khiến ít nhất 11 người thương vong
Cảnh sát Ấn Độ cho biết, ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 7 người bị thương trong một vụ hỏa hoạn xảy ra rạng sáng 2/5 trong khu ổ chuột tại bang Bihar, miền đông nước này.
Vụ hỏa hoạnxảy ra gần một nhà ga tàu hỏa Ramdayalu tại huyện Muzaffarpur, cách thủ phủ Patna của bang Bihar 70km về phía bắc.Theo cảnh sát, ngay sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp báo cháy, một đội cảnh sát và nhân viên cứu hỏa đến hiện trường để khống chế ngọn lửa.Nhiều người mắc kẹt bên trong những căn nhà tạm. Khi lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đến hiện trường, 4 người đã tử vong.Lực lượng chức năng phải mất nhiều giờ mới dập tắt ngọn lửa. Những người bị bỏng đã được đưa tới bệnh viện gần đó để điều trị. Cảnh sát đang điều tra, làm rõ nguyên nhânvụ hỏa hoạn.
https://nhandan.vn/chay-khu-o-chuot-tai-an-do-khien-it-nhat-11-nguoi-thuong-vong-post750757.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Bang Bihar", "Nhân viên cứu hỏa", "Hỏa hoạn", "khu ổ chuột", "Ấn Độ", "cháy" ] }
Mexico trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo,Mexicođã vượt thêm bốn bậc để chiếm giữ vị trí thứ 12 trong danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023. Mexico đạt được thành tựu này nhờ tốc độ phục hồi đáng khích lệ của quốc gia Bắc Mỹ có quy mô kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latin.
Thông báo của IMF cho biết,Mexicosẽ kết thúc năm 2023 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 1.810 tỷ USD, tăng tới 400 tỷ USD so với các dự báo trước đó của IMF cũng như nhiều định chế tài chính quốc tế khác, đồng thời tăng đáng kể so với GDP năm 2022 là 1.047 tỷ USD.Như vậy, GDP năm 2023 của Mexico đã vượt một loạt các cường quốc kinh tế như Hàn Quốc (dự kiến đạt 1.710 tỷ USD), Australia (1.690 tỷ USD) và Tây Ban Nha (1.580 tỷ USD), song vẫn đứng thứ hai tại Mỹ Latin, sau Brazil.Với GDP năm 2023 đạt 2.130 tỷ USD, Brazil vẫn duy trì vị trí đứng đầu khu vực Mỹ Latin, đồng thời đứng thứ 9 trong danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023, nâng hai bậc so với năm 2022, thời điểm mà quy mô GDP nước này ở mức 1.900 tỷ USD. Theo dữ liệu của IMF, GDP của khu vực Mỹ Latin năm 2023 ước đạt 6.500 tỷ USD, trong đó Brazil và Mexico chiếm khoảng 39,3%.Thông báo của IMF cho biết, Mexico sẽ kết thúc năm 2023 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 1.810 tỷ USD, tăng tới 400 tỷ USD so với các dự báo trước đó của IMF cũng như nhiều định chế tài chính quốc tế khác, đồng thời tăng đáng kể so với GDP năm 2022 là 1.047 tỷ USD.Báo cáo mới nhất của IMF cũng ghi nhận Mỹ sẽ tiếp tục duy trì vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2023 với GDP ước đạt 26.950 tỷ USD, đứng sau là Trung Quốc với 17.700 tỷ USD. Theo Forbes, Mỹ duy trì vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới xuyên suốt quãng thời gian kể từ năm 1963 cho đến 2023 trong khi Trung Quốc cải thiện mạnh mẽ từ vị trí thứ 4 hồi năm 1960 lên vị trí thứ 2.
https://nhandan.vn/mexico-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-thu-12-the-gioi-post789100.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "IMF", "Mexico", "Quỹ Tiền tệ quốc tế", "GDP" ] }
Bí quyết làm giàu tại "vựa vải thiều" Trung Quốc
NDO -Với hơn 2.000 năm lịch sử trồng cây vải thiều, thành phố Mậu Danh - vùng trồng vải thiều lớn nhất của Trung Quốc, đã biến loại cây nông nghiệp truyền thống thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm giàu cho người dân địa phương.
Là thành phố ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Mậu Danh là một trong những vùng trồng vải thiều lớn nhất của Trung Quốc, với lịch sử hơn 2.000 năm.Trồng vải đã là một ngành nông nghiệp quan trọng trong thời kỳ phong kiến, đến thời Đường, quả vải Mậu Danh đã trở thành vật phẩm tiến vua. Không chỉ chủng loại phong phú với hơn 40 loại vải, Mậu Danh còn là nơi bảo tồn nhiều cây vải cổ thụ có tuổi đời lên tới hàng trăm, nghìn năm.Cổng vào Cống viên - vườn vải cổ thụ tiến vua nghìn năm tuổi.Từ kinh nghiệm trồng vải được tích lũy qua bao đời, cộng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triểnngành vải thiềucủa chính quyền địa phương, cũng như ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong sản sản xuất của người nông dân, doanh nghiệp, Mậu Danh đã đưa quả vải từ một loại “trái cây đặc sản” trở thành một “ngành sản xuất lớn”.Du khách chiêm ngưỡng cây vải cổ thụ nghìn năm tuổi.Cụ thể, năm 2023, diện tích trồng của Mậu Danh là 1.426.900 mẫu (1 mẫu Trung Quốc bằng 0,066ha), chiếm 1/2 diện tích trồng vải của tỉnh Quảng Đông, 1/4 diện tích trồng vải của Trung Quốc và 1/5 diện tích trồng vải của thế giới, sản lượng đạt 620.900 tấn. 85% người dân thành phố Mậu Danh tham gia vào chuỗi ngành vải, tạo ra giá trị 12 tỷ nhân dân tệ. Năm 2023, quả vải Mậu Danh được xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng 3.733 tấn, tăng 53,4% so cùng kỳ năm trước.Người dân Mậu Danh thu hoạch vải thiều tại vườn.Những năm gần đây, ngànhvải thiềuở Mậu Danh phát triển theo hướng sản xuất thương mại, trong đó tập trung vào xây dựng thương hiệu và ứng dụng khoa học-kỹ thuật.Khi mà diện tích trồng vải chuyển từ ưu tiên mở rộng quy mô sang tập trung cho chất lượng, hơn 80% vải thiều ở Mậu Danh là vải thiều chất lượng cao, từ đó hình thành những chủng loại vải thương hiệu quốc gia để được bảo vệ và khai thác giá trị chỉ dẫn địa lý.Cây vải thiều cổ thụ có tên "24 gánh" có tuổi đời 1.300 năm tuổi ở Mậu Danh.Hiện nay, việc trồng vải ở Mậu Danh đã triển khai ứng dụng khoa học-kỹ thuật để hình thành vườn trồng vải kỹ thuật số, giúp tiết kiệm sức lao động, giảm tiêu hao lãng phí vật tư nông nghiệp, khi sử dụng các thiết bị giám sát số thông minh “công nghệ 5G+IoT” để thu thập thông tin thực về lượng mưa, độ ẩm, sâu hại, từ đó giúp người nông dân điều chỉnh tăng giảm nước tưới, phân bón.Trải nghiệm vẽ tranh trong vườn vải.Trung tâm Big Data ngành vải thiều Mậu Danh có thể gửi những số liệu liên quan tới số thuê bao di động của hơn 300.000 người trồng vải. Ngoài ra, hơn 300 điểm sơ chế, bảo quản vải tươi đã được thành lập trong toàn thành phố để bảo đảm quả vải được xử lý ngay trong 3 giờ sau khi hái, bằng công nghệ làm lạnh giữ độ tươi, tỷ lệ quả vải hư hỏng sau 20 ngày bảo quản chỉ là 0.2%.Nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu khai thác giá trị gia tăng từ quả vải khi nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chế biến sâu như nước ép vải, rượu vải, kem vải, nước yến vải, cà phê vải...Các sản phẩm chế biến sâu như nước ép vải, rượu vải, kem vải, nước yến vải, cà phê vải...Ngoài ra, thương mại điện tử cũng giúp quả vải Mậu Danh mở rộng thị trường, chuỗi cung ứng, tăng giá trị bán hàng. Phương thức giới thiệu và bán hàng trực tuyến cũng đã giúp giá bán cao hơn 30% so với kiểu bán hàng truyền thống, đồng thời tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng từ sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển vải tươi đi khắp nơi, kể cả từng đơn hàng nhỏ lẻ.Năm 2023, doanh thu thương mại điện tử vải thiều Mậu Danh đạt 2,34 tỷ nhân dân tệ.Thưởng thức cà phê và kem từ vải thiều.Hiện nay, Mậu Danh đang bước vào mùa thu hoạch vải, tuy nhiên do thời tiết bất thường, như mưa nhiều ngay trước thời điểm thu hoạch, đã khiến loại vải chín sớm bị nứt vỏ, làm giảm sản lượng. Trong khi đó, loại vải chín muộn có giá trị cao hơn lại trổ ít hoa do thời tiết bất lợi tại thời điểm đơm bông kết nụ, đã khiến sản lượng vải Mậu Danh sụt giảm khoảng 60%, khiến giá vải năm nay ở Trung Quốc tăng so với năm ngoái.Vải thiều Mậu Danh năm nay đạt sản lượng thấp do yếu tố thời tiết.Trên thế giới, cứ 5 cây vải thì có 1 cây được trồng ở Mậu Danh, cây vải từ một cây nông nghiệp truyền thống ở địa phương đã không chỉ trở thành ngành kinh tế đem lại thu nhập ổn định, bền vững cho người nông dân, mà còn là nguồn lực để phát triển du lịch ở Mậu Danh.Video: Khám phá vườn vải cổ thụ tiến vua nghìn năm tuổi ở Trung Quốc.Hiện nay, thành phố này còn bảo tồn rất nhiều cây vải cổ thụ, trong đó có hơn 350 cây vải trên nghìn năm tuổi, hơn 1.000 cây hơn 500 năm tuổi, 19.400 cây vải hơn 100 tuổi, được phân bố ở nhiều vườn vải cổ, hay các điểm được quy hoạch xây dựng thành khu du lịch như: Công viên - vườn vải cổ thụ tiến vua, Khu du lịch văn hóa vải Đại Đường, Bảo tàng vải Mậu Danh... Những địa điểm này mỗi năm thu hút 2 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch.Du khách đi dạo trong dưới bóng cây vải thiều nghìn năm tuổi.Để cây vải phát triển bền vững và đem lại lợi ích kinh tế ổn định hơn cho người trồng và doanh nghiệp, ngành vải Mậu Danh xác định hoàn thiện hơn nữa chuỗi ngành nghề, nhất là khâu bảo quản giữ lạnh, lai tạo các giống vải mới với chất lượng cao hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh phát triển mô hình văn hóa gắn với du lịch vùng trồng vải.
https://nhandan.vn/bi-quyet-lam-giau-tai-vua-vai-thieu-trung-quoc-post811150.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Trung Quốc", "vải thiều", "Mậu Danh", "làm giàu", "Quảng Đông" ] }
Mông Cổ: Tuyết dày gần 40cm bao phủ 90% lãnh thổ, báo hiệu mùa đông khắc nghiệt
Ngày 18/12, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc giaMông Cổ(NEMA) cho biết, khoảng 90% lãnh thổ nước này đang bị lớp tuyết dày tới 38cm bao phủ, tiềm ẩn nguy cơ về một mùa đông khắc nghiệt, còn gọi là "dzud" ở phía trước.
"Dzud" là một thuật ngữ của người Mông Cổ để mô tảmùa đông lạnh khắc nghiệtkhi nhiều gia súc chết vì mặt đất đóng băng hoặc phủ đầy tuyết.NEMA nêu rõ hiện có ít nhất 41 địa phương thuộc 11 tỉnh trong cả nước đang trải qua tình trạng gần như vậy.Kể từ đầu tuần trước, đợt không khí lạnh nghiêm trọng bắt nguồn từ vùng Siberia của Nga đã quét qua nhiều vùng rộng lớn của Mông Cổ, khiến nhiệt độ giảm sâu, kèm theo gió mạnh và bão tuyết.NEMA dự báo tuyết dày và bão tuyết sẽ tiếp tục đổ bộ vào các khu vực rộng lớn trên cả đất nước Mông Cổ trong tuần này.
https://nhandan.vn/mong-co-tuyet-day-gan-40cm-bao-phu-90-lanh-tho-bao-hieu-mua-dong-khac-nghiet-post788196.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "NEMA", "Mông Cổ", "Bão tuyết", "mùa đông khắc nghiệt", "biến đổi khí hậu", "mùa đông" ] }
Hãng xe điện BYD lần đầu tiên vượt Tesla về doanh số bán
Các mẫuxe điệncủa BYD có giá thành cạnh tranh hơn so xe của Tesla, giúp hãng xe Trung Quốc thuận lợi hơn trong mở rộng thị phần.
Các mẫu xe điện của BYD có giá thành cạnh tranh hơn so xe của Tesla, giúp hãng xe Trung Quốc thuận lợi hơn trong mở rộng thị phần.Theo tờ The Wall Street Journal ngày 2/1, BYD lần đầu tiên vượt lên trước Tesla để trở thành hãng xe điện có doanh số lớn nhất thế giới tính theo quý.Trong quý 4/2023, BYD bán ra 526.000 xe, nhiều hơn Tesla với doanh số 485.000 xe trong cùng thời kỳ. Tính cả năm, Tesla vẫn là hãng xe điện lớn nhất thế giới, với lượng tiêu thụ đạt 1,81 triệu xe trên toàn cầu, đạt kế hoạch năm, dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại. Về phần mình, lượng xe thuần điện BYD bán ra trong năm 2023 đạt 1,6 triệu chiếc.Tin liên quanÔ-tô điện mini nhập cuộc giao thông đô thịBYD, khởi điểm là một nhà sản xuất pin được thành lập năm 1995, đã vượt lên thành nhà sản xuấtô-tô điện“năng lượng mới”, một khái niệm dùng để chỉ xe điện và xe lai sạc điện, hàng đầu tại Trung Quốc.Sự trỗi dậy của BYD cho thấy vị thế ngày một áp đảo của Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện. Các hãng xe của Trung Quốc đã thích ứng nhanh hơn các công ty ôtô của phương Tây trong việc đưa ra thị trường các dòng xe điện kỹ thuật số cao.Các mẫu xe điện của BYD có giá thành cạnh tranh hơn so xe của Tesla, giúp hãng xe Trung Quốc thuận lợi hơn trong mở rộng thị phần. BYD chưa bán xe điện tại thị trường Mỹ, nhưng đang mở rộng ra toàn cầu, trong đó có châu Âu.Tesla vẫn giữ được thị phần ổn định tại thị trường Trung Quốc, chiếm 12% lượng xe điện được bán ra từ tháng 1-11/2023, tăng nhẹ so mức 11% cùng kỳ năm 2022.Tesla dự kiến sẽ cho ra mắt mẫu xe thế hệ mới, trong đó có loại giá rẻ hơn, với mục tiêu cắt giảm một nửa chi phí sản xuất. Hiện tại, mẫu xe rẻ nhất của Tesla là Model 3, có giá khởi điểm 39.000 USD tại Mỹ.Cuối năm 2023, Tesla cũng bắt đầu phân phối mẫu xe bán tải Cybertruck đến những khách hàng đầu tiên - một cột mốc mới với Tesla trong bối cảnh hãng này chưa giới thiệu bất kỳ mẫu xe mới nào trong ba năm qua.Theo dữ liệu của GlobalData, năm 2023 Tesla đạt tốc độ tăng trưởng doanh số 38%, nhanh hơn mức 33% của thị trường xe điện toàn cầu. Dự kiến hãng xe điện số một thế giới sẽ công bố báo cáo tài chính năm 2023 vào ngày 24/1 tới.Giới phân tích dự báo doanh thu của Tesla năm 2023 tăng khoảng 20%, đạt 97 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận cả năm dự kiến sẽ giảm xuống còn 9,3 tỷ USD, giảm 26% so mức 12,6 tỷ USD năm 2022.Nguyên nhân là do cạnh tranh trên thị trường xe điện ngày càng khốc liệt, buộc Tesla phải hạ giá bán trong năm 2023, khiến lợi nhuận biên sụt giảm.
https://nhandan.vn/hang-xe-dien-byd-lan-dau-tien-vuot-tesla-ve-doanh-so-ban-post790432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "ô-tô điện", "xe điện BYD", "Tesla", "doanh số bán hàng", "vượt doanh số" ] }
Trở ngại trong giải quyết khủng hoảng ở Haiti
Kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời ở Haiti dường như đã “tan thành mây khói” khi nhiều đảng chính trị bác bỏ việc thành lập một hội đồng để quản lý quá trình chuyển đổi. Sự chia rẽ trên chính trường cùng với tình trạng bạo lực leo thang làm trầm trọng thêm cuộckhủng hoảngở quốc gia Caribe, đe dọa sự ổn định của khu vực.
Theo đề xuất của Cộng đồng Caribe (CARICOM), một Hội đồng chuyển tiếp sẽ chịu trách nhiệm bầu ra thủ tướng lâm thời và một hội đồng bộ trưởng nhằm cố gắng vạch ra một lộ trình mới choHaiti, trong bối cảnh các băng nhóm vũ trang hoành hành, các trường học và doanh nghiệp đóng cửa, cuộc sống thường nhật bị đảo lộn hoàn toàn ở nước này.Hội đồng chuyển tiếp gồm 9 thành viên, 7 người trong số này đảm nhận chức chủ tịch luân phiên, trong khi 2 đại diện của khu vực tôn giáo và xã hội dân sự sẽ là quan sát viên. Yêu cầu để trở thành thành viên của Hội đồng chuyển tiếp là phải từ bỏ tư cách ứng cử viên trong các cuộc bầu cử tiếp theo; không bị kết án, buộc tội về bất kỳ tội danh nào và ủng hộ Nghị quyết 2699 của Liên hợp quốc về việc triển khai Sứ mệnh hỗ trợ an ninh đa quốc gia tại Haiti.Tuy nhiên, đề xuất nêu trên vấp phải sự phản đối của nhiều chính trị gia nổi tiếng. Cựu Thượng nghị sĩ và ứng cử viên tổng thống Mose Jean-Charles, người đã hợp tác với cựu thủ lĩnh phiến quân Guy Philippe, khẳng định sẽ không tham gia Hội đồng chuyển tiếp.Cựu Thượng nghị sĩ Haiti Guy Philippe, nhân vật đối lập được đặt nhiều kỳ vọng, cũng phản đối thỏa thuận thành lập Hội đồng chuyển tiếp và nhấn mạnh rằng không người dân Haiti nào chấp nhận kế hoạch nêu trên. Cựu Đại tá Himmler Rebu, Chủ tịch đảng Đại đoàn kết vì sự phát triển của Haiti - một trong những tổ chức chính trị được đề nghị giữ một ghế trong Hội đồng chuyển tiếp gồm 9 thành viên, cũng không ủng hộ đề xuất này. Ông Rebu bày tỏ “xấu hổ và tức giận” trước kế hoạch “tìm kiếm các vị trí quyền lực mà không tính đến trách nhiệm”. Thủ tướng Haiti Ariel Henry tuyên bố sẽ từ chức sau khi hội đồng nêu trên được thành lập.Haiti bên bờ vực sụp đổ trong bối cảnh nước này rơi vàocuộc khủng hoảngchính trị, xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau khi băng nhóm tội phạm tấn công nhà tù quốc gia ngày 3/3 và giải thoát gần 3.600 tù nhân. Số tù nhân vượt ngục tại Haiti đến nay đã vào khoảng 4.500 người. Bạo lực đường phố leo thang khiến người dân bị hạn chế di chuyển và khó có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Các băng nhóm tội phạm có vũ trang hiện kiểm soát khoảng 80% thủ đô Port-au-Prince của Haiti.Chính phủ Haiti đã gia hạn thêm một tháng tình trạng khẩn cấp ở khu vực thủ đô từ ngày 7/3, do bạo lực leo thang. Cảng chính ở thủ đô Port-au-Prince hiện bị các nhóm vũ trang cướp phá, bao gồm cả hàng viện trợ do nhiều tổ chức nhân đạo quốc tế gửi tới Haiti. Hơn 260 container của các tổ chức nhân đạo đang bị các nhóm vũ trang kiểm soát tại cảng.Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), các container chứa nhu yếu phẩm cho trẻ em và vật tư y tế, các vật dụng thiết yếu cho giáo dục mầm non và nhiều thiết bị khác bị cướp làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đã sụp đổ ở Haiti. Đại diện UNICEF tại Haiti, ông Bruno Maes nhận định, nếu bạo lực không được chấm dứt và các kênh hậu cần thiết yếu không được mở lại, cuộc khủng hoảng y tế sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.Ông Maes cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến một thảm họa nhân đạo và chỉ còn rất ít thời gian để đảo ngược tình hình”. UNICEF cũng cảnh báo nạn đói và suy dinh dưỡng trầm trọng đang ở mức kỷ lục trên khắp đất nước Caribe này, đặc biệt ở thủ đô Port-au-Prince, với gần 25% số trẻ em ở Haiti bị suy dinh dưỡng mãn tính.Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính tỷ lệ người ở Haiti có mức tiêu thụ thực phẩm thấp đã tăng từ 32% lên 41%, khiến tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng. Số liệu mới nhất của WFP cho thấy, hơn 60% số hộ gia đình ở Haiti bị giảm thu nhập nghiêm trọng, trong khi giá thực phẩm lại tăng mạnh. Haiti được đánh giá là một trong những nơi phải đối mặt khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất thế giới. 4 triệu người phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng và khoảng 1,4 triệu người trong số đó đang ở sát ngưỡng lâm vào nạn đói.Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về xung đột vũ trang Virginia Gamba cảnh báo, hoạt động của các băng nhóm tội phạm đang gia tăng chưa từng có tại Haiti, buộc hàng nghìn gia đình phải di dời, trong khi một nửa dân số (khoảng 5,5 triệu người với 30% trong số này là trẻ em) cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.Cộng đồng quốc tế, trong đó CARICOM cùng các đối tác, đã nỗ lực thúc đẩy một giải pháp giúp xử lý khủng hoảng chính trị ở Haiti. Tuy nhiên, việc Haiti không thể thành lậpHội đồng chuyển tiếp gây lo ngại về một khoảng trống quyền lực tại quốc gia Caribe này, cản trở các nỗ lực triển khai lực lượng đa quốc gia nhằm giúp thiết lập lại an ninh, trật tự cho Haiti.
https://nhandan.vn/tro-ngai-trong-giai-quyet-khung-hoang-o-haiti-post800540.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "CARICOM", "Haiti", "khủng hoảng", "Chương trình Lương thực Thế giới" ] }
Hạ viện Nga phê chuẩn tất cả các vị trí Phó Thủ tướng được đề cử
Sau cuộc họp xem xét ứng cử viên cho các vị trí Phó Thủ tướng nói trên, các nghị sĩ Duma quốc gia sẽ tiếp tục họp xem xét ứng cử viên cho các vị trí Bộ trưởng.
Theo trang web của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, tại phiên họp toàn thể ngày 13/5, cơ quan lập pháp này đã xem xét và thông qua các ứng cử viên do Thủ tướng Mikhail Mishustin đệ trình cho các cương vị Phó Thủ tướng thứ nhất và các Phó Thủ tướng củaLiên bang Nga.Tại Moskva dẫn nguồn tin cho biết các nghị sĩ đã ủng hộ việc bổ nhiệm Bộ trưởng Công Thương Denis Manturov đảm nhận vai trò Phó Thủ tướng thứ nhất, đồng thời nhất trí bổ nhiệm các Phó Thủ tướng bao gồm: bà Tatyana Golikova; ông Dmitry Grigorenko; ông Alexandra Novak; ông Alexey Overchuk; ông Dmitry Patrushev; ông Vitaly Savelyev; ông Yury Trutnev; ông Marat Khusnullina và ông Dmitry Chernyshenko.Theo kế hoạch, sau cuộc họp xem xét ứng cử viên cho các vị trí Phó Thủ tướng nói trên, các nghị sĩ Duma quốc gia sẽ tiếp tục họp xem xét ứng cử viên cho các vị trí Bộ trưởng. Tất cả các cuộc họp này đều phải được sự chấp thuận củaTổng thống Putin.Người đứng đầu Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tình trạng khẩn cấp và Bộ Ngoại giao Nga sẽ do chính Tổng thống Putin bổ nhiệm, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Liên bang (Thượng viện).Trước đó, ngày 10/5 vừa qua, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh tái bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm Thủ tướng. Tổng thống Putin cũng phê chuẩn cơ cấu của chính phủ mới bao gồm 10 Phó Thủ tướng.
https://nhandan.vn/ha-vien-nga-phe-chuan-tat-ca-cac-vi-tri-pho-thu-tuong-duoc-de-cu-post809207.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Duma Quốc gia", "Tổng thống Putin", "Phó Thủ tướng", "Hạ viện Nga", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Microsoft, Nigeria hợp tác chống lừa đảo qua email
Microsoft ngày 13-10 đã ký một bản ghi nhớ sơ bộ với Ủy ban Tội phạm tài chính và kinh tế Nigeria (EFCC) nhằm chống lại nạn lừa đảo qua thư điện tử. Quốc gia này chính là nơi phát sinh những kiểu lừa đảo qua Internet khét tiếng nhất hiện nay. Thỏa thuận này được ký kết nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong việc chống lại các vấn nạn như thư rác, lừa đảo, phần mềm gián điệp, virus và giả mạo.Dạng lừa đảo qua thư điện tử, hay còn được gọi là trò lừa 419 (419 là số thứ tự điều luật về loại lừa đảo này được quy định trong Luật Hình sự Nigeria), là một phiên bản trên máy tính đã diễn ra liên tục trong suốt 20 năm nay của một trò lừa đảo đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay. Đôi khi, nó còn được gọi dưới cái tên là "Tù nhân người Tây Ban Nha".Các nạn nhân sẽ nhận được những bức thư từ những người lạ mặt khẳng định rằng chúng đang nắm được một khối tài sản khổng lồ. Chúng sẽ dụ dỗ các nạn nhân cho phép mượn tài khoản ngân hàng của họ để chuyển tiền qua đó và nhận được những khoản hoa hồng lên tới hàng triệu USD. Tuy nhiên, sau khi đã thuyết phục được nạn nhân, bọn lừa đảo sẽ yêu cầu họ chuyển cho chúng một ít tiền để giải quyết một số thủ tục nhưng cuối cùng thì khối tài sản khổng lồ kia cũng biến mất cùng với những kẻ lừa đảo.EFCC cho biết, Bộ phận chống Lừa đảo Lệ phí gia tăng của họ "hiện đang điều tra hàng trăm nghi phạm và truy tố hơn 50 vụ, trong đó có gần 100 người bị khởi tố tại các tòa án trên khắp đất nước Nigeria".Theo các điều khoản trong bản ghi nhớ, Microsoft và EFCC sẽ hợp tác để chống lại các vấn đề về tội phạm Internet thông qua việc chia sẻ thông tin và đào tạo dựa trên sự hiểu biết của Microsoft trong lĩnh vực này.
https://nhandan.vn/microsoft-nigeria-hop-tac-chong-lua-dao-qua-email-post420380.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [] }
Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala tuyên bố tái tranh cử
Ngày 12/4,Thủ tướng Cộng hòa SécPetr Fiala tuyên bố sẽ tái tranh cử, đồng thời bày tỏ mong muốn chính đảng do ông lãnh đạo sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội.
Ngày 12/4, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala tuyên bố sẽ tái tranh cử, đồng thời bày tỏ mong muốn chính đảng do ông lãnh đạo sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội.Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 12/4, Thủ tướngCộng hòa SécPetr Fiala tuyên bố sẽ tái tranh cử, đồng thời bày tỏ mong muốn chính đảng do ông lãnh đạo sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội, dự kiến diễn ra vào năm 2025.Tin liên quanCộng hòa Séc chính thức có tân thủ tướngPhát biểu trước thềm Đại hội đảng Dân chủ Công dân (ODS) do ông làm Chủ tịch, Thủ tướng Fiala nhấn mạnh ODS là đảng có thể thu hút nhiều cử tri. Ông nêu rõ việc CH Séc có trở thành một phần vững chắc của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử hạ viện vào năm tới.Thủ tướng Fiala nhấn mạnh mục tiêu của ông là giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội và tiếp tục lãnh đạo chính phủ.Ông Fiala gần như chắc chắn sẽ tái đắc cử vị trí Chủ tịch đảng ODS nhiệm kỳ thứ năm vì ông hiện là ứng cử viên duy nhất.Phó Chủ tịch thứ nhất đảng này, Bộ trưởng Tài chính Zbynek Stanjura nhiều khả năng cũng sẽ tái đắc cử vì cũng không có đối thủ cạnh tranh giống như trường hợp của ông Fiala.Khoảng 530 đại biểu đã tham dự đại hội dự kiến diễn ra trong 2 ngày của đảng ODS, với mục tiêu khởi đầu cho con đường tiến tới cuộc bầu cử hạ viện vào năm tới.
https://nhandan.vn/thu-tuong-cong-hoa-sec-petr-fiala-tuyen-bo-tai-tranh-cu-post804632.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Thủ tướng Cộng hòa Séc", "tái tranh cử", "chính đảng", "Đại hội đảng Dân chủ Công dân", "NATO", "Cộng hòa Séc" ] }
Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, đây là bản báo cáo cập nhật tới giữa năm của Báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới công bố hồi tháng 1/2024. Bản cập nhật này cho rằngtriển vọng kinh tế toàn cầuđã được cải thiện so với dự báo trước đây; các nền kinh tế lớn đã tránh được suy thoái nghiêm trọng, dù vẫn đối mặt với một số thách thức. Hầu hết các nền kinh tế lớn đã nỗ lực giảm lạm phát mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và dẫn tới suy thoái.Theo báo cáo mới của LHQ, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2024 và 2,8% trong năm 2025, tăng nhẹ so với dự báo hồi đầu năm là 2,4% cho năm 2024 và 2,7% đối với năm 2025. LHQ nâng dự báo kinh tế thế giới nhờ triển vọng kinh tế lạc quan hơn tại Mỹ, quốc gia có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay, và một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Brazil, Ấn Độ và Nga. Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2024, tăng nhẹ so với mức 4,7% trong dự báo hồi tháng Giêng. Trong khi đó, LHQ đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế tại Liên minh châu Âu (EU) từ 1,2% xuống còn 1%.Đầu tư toàn cầu tiếp tục đà đi xuống kể từ năm 2021 - với tăng trưởng đầu tư, được đo bằng tổng vốn cố định trên thực tế - ước đạt 2,8% trong năm 2023. Điều này phản ánh tình trạng sụt giảm mạnh về tăng trưởng đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển, từ mức 5,1% hồi năm 2022 xuống còn 3,7% vào năm 2023. Lãi suất cao, không gian tài khóa thắt chặt và các rủi ro địa chính trị được cho là nguyên nhân làm xói mòn tăng trưởng đầu tư.Báo cáo đánh giá tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu vẫn yếu.Báo cáo đánh giá tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu vẫn yếu. Kim ngạch thương mại hàng hóa sụt giảm liên tục kể từ giữa năm 2022 và tiếp tục giảm 5% trong năm 2023. Đồng USD mạnh trở thành gánh nặng đối với hoạt động nhập khẩu, nhất là tại các nước đang phát triển và trên thực tế giao dịch thương mại Nam-Nam đã giảm tới 7% năm 2023. Ngược lại, khối lượng thương mại hàng hóa lại tăng trưởng nhẹ, báo hiệu khả năng phục hồi nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa nhập khẩu và thương mại toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2024.Báo cáo cập nhật của LHQ dự báo các nền kinh tế ở khu vực Đông Á nói chung sẽ đạt mức tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 và 4,5% trong năm 2025, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 1. Kết quả này được củng cố bởi nhu cầu nội địa mạnh, ngành du lịch tiếp tục phục hồi và xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố đe dọa làm giảm triển vọng tăng trưởng, bao gồm lãi suất chính sách cao hơn trong thời gian dài hơn ở các nền kinh tế phát triển lớn, căng thẳng địa chính trị leo thang và rủi ro khí hậu ngày càng tăng. Các nền kinh tế Đông Á định hướng xuất khẩu – như Malaysia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam - đã có tín hiệu phục hồi thương mại kể từ cuối năm 2023, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu các sản phẩm điện tử. Bên cạnh đó, việc áp lực lạm phát hạ nhiệt cũng cho phép các ngân hàng trung ương tạm dừng việc thắt chặt chính sách tiền tệ, hay thậm chí giảm lãi suất mà Việt Nam là một ví dụ.Dù LHQ nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu, song đồng thời cũng cho rằng triển vọng kinh tế chỉ lạc quan một cách thận trọng, do tình hình lãi suất cao kéo dài, nợ xấu và rủi ro địa chính trị leo thang sẽ tiếp tục là rào cản đối với tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Các cú sốc khí hậu nghiêm trọng đặt ra thêm nhiều thách thức cho triển vọng kinh tế toàn cầu, khiến thành tựu phát triển nhiều thập kỷ có thể bị đe dọa. Sự thay đổi chóng mặt về công nghệ - bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI) – đang mang lại nhiều cơ hội và rủi ro mới cho nền kinh tế thế giới.
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-nang-du-bao-trien-vong-kinh-te-toan-cau-nam-2024-post809765.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "năm 2024", "LHQ", "Triển vọng kinh tế", "báo cáo", "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
Chìm xuồng ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ, 16 người di cư thiệt mạng
Lực lượng chức năng hiện vẫn chưa xác định cụ thể sốngười di cưcó mặt trên chiếc xuồng khi xuồng này bị chìm, cũng như quốc tịch của họ.
Ngày 15/3, giới chứcThổ Nhĩ Kỳcho biết một xuồng cao-su chở người di cư đã chìm ở ngoài khơi bờ biển Aegean, phía bắc nước này, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.Tỉnh trưởng tỉnh Canakkale Ilhami Aktas thông báo, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã giải cứu 2 người ở ngoài khơi thị trấn Eceabat thuộc tỉnh này, trong khi 2 người khác tự bơi vào bờ.Lực lượng chức năng hiện vẫn chưa xác định cụ thể số người di cư có mặt trên chiếc xuồng khi xuồng này bị chìm, cũng như quốc tịch của họ.Ông Aktas nhấn mạnh, hoạt động tìm kiếm người mất tích vẫn đang diễn ra tại khu vực chiếc xuồng gặp nạn với sự tham gia của 10 tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển và 2 trực thăng. Xe cứu thương cũng được triển khai tại một cảng biển gần đó.Biển Aegean là tuyến đường quan trọng đối với người di cư tìm cách đếnchâu Âuqua Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù trong những năm gần đây, số lượng người di cư chủ yếu đến từ Trung Đông và châu Phi, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm, song họ vẫn sử dụng tuyến đường qua nước này đến đến Hy Lạp hoặc Italy nhằm tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn tại các nước châu Âu.Lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong tuần này đã bắt giữ ít nhất 93 người di cư đang cố gắng xuất phát bằng thuyền từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ để tìm đường đến châu Âu.
https://nhandan.vn/chim-xuong-ngoai-khoi-tho-nhi-ky-16-nguoi-di-cu-thiet-mang-post800189.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Thổ Nhĩ Kỳ", "chìm xuồng", "người di cư" ] }
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Hiroshima
NDO -Hãng hàng không Vietjetvừa tổ chức khai trương đường bay thẳng Hà Nội-Hiroshima, đường bay thứ 8 của Vietjet giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản và là đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima.
Bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản), ông Yuzaki Hidehiko, Thống đốc tỉnh Hiroshima, đại diện Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, lãnh đạo sân bay quốc tế Hiroshima, Vietjet cùng người dân, du khách đã dự lễ khai trương và chúc mừng đường bay mới của Vietjet. Hành khách trên chuyến bay khai trương còn nhận được những phần quà lưu niệm xinh xắn từ Vietjet và sân bay Hiroshima.Các đại biểu thực hiện nghi thức Kagami biraki khai trương đường bay đầu tiên giữa Hiroshima và Hà Nội.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thống đốc tỉnh Hiroshima, ông Yuzaki Hidehiko chúc mừng Vietjet: “Tôi rất vui mừng khi chứng kiến đường bay Hiroshima-Hà Nội khai trương hôm nay, hiện thực hóa việc công bố đường bay nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính đến tham dự sự kiện G7 tại Hiroshima vào năm trước. Tỉnh Hiroshima có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam với nhiều doanh nghiệp lớn mở rộng hoạt động đến Việt Nam và cộng đồng người Việt sinh sống tại tỉnh. Chúng tôi kỳ vọng đường bay mới sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu văn hóa, kinh tế, du lịch”.Tổng Giám đốc sân bay quốc tế Hiroshima, ông Yasuhiro Nakamura chia sẻ: “Đường bay Hiroshima-Hà Nội của Vietjet có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sân bay Hiroshima khi là đường bay quốc tế đầu tiên được mở mới kể từ sau đại dịch. Chúc mừng Vietjet và mong rằng hãng sẽ tiếp tục có thêm nhiều đường bay nữa đến với Hiroshima, mở rộng kết nối với vùng Tây Nam Nhật Bản. Sân bay Hiroshima cùng các bên sẽ tiếp tục hỗ trợ để nâng tần suất bay khi nhu cầu đi lại phát triển”.Tin liên quanQuý I/2024, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế 539 tỷ đồng, tăng 212%Cảm ơn sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đối tác Nhật Bản, Phó Tổng Giám đốc Vietjet Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Vietjet hiện đang phục vụ 116 chuyến bay mỗi tuần giữa các thành phố của Việt Nam với các đô thị, điểm đến hàng đầu của Nhật Bản là Tokyo, Osaka, Fukuoka, Nagoya và hôm nay là Hiroshima. Vietjet cam kết sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, mang tới thêm nhiều cơ hội di chuyển thuận lợi với chi phí tiết kiệm cho người dân, du khách hai nước nói riêng và khu vực nói chung”.Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Vietjet cảm ơn sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đối tác Nhật Bản.Với 2 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào các ngày thứ 5 và chủ nhật, người dân và du khách sẽ di chuyển dễ dàng giữa Hà Nội và Hiroshima với thời gian bay mỗi chặng khoảng hơn 4 giờ.Hiroshima nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, nơi có hai di sản thế giới được UNESCO công nhận là Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima và Đền Itsukushima bí ẩn với cổng Torii trên biển Seto, cùng nhiều địa danh nổi tiếng,… Trong khi đó, Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, nổi tiếng thế giới với ẩm thực phong phú, đậm đà bản sắc.Người dân và du khách còn dễ dàng nối chuyến từ Hà Nội, Hiroshima tới khắp các điểm đến tại Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương với mạng bay rộng khắp của Vietjet.Đại diện các cơ quan chúc mừng đường bay mới của Vietjet.Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet dẫn đầu cuộc cách mạng trong ngành hàng không Việt Nam, khu vực và thế giới. Với khả năng quản lý chi phí, khai thác, vận hành vượt trội, Vietjet mang tới cơ hội bay với chi phí tiết kiệm, linh hoạt, cung cấp đa dạng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và sở hữu chứng nhận An toàn Khai thác IOSA. Hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam được xếp hạng 7 sao - cao nhất thế giới về an toàn hàng không bởi tổ chức uy tín AirlineRatings, top 50 hãng hàng không tốt nhất toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính trong hai năm 2018, 2019 của AirFinance Journal, liên tục nhận giải hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất trao bởi các tổ chức uy tín như Skytrax, CAPA, AirlineRatings...
https://nhandan.vn/vietjet-khai-truong-duong-bay-ha-noi-hiroshima-post808978.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Sân bay Hiroshima", "Sân bay quốc tế Hiroshima", "Hiroshima", "Vũ Chi Mai", "Vietjet Air", "Fukuoka", "Nguyễn Đức Thịnh" ] }
Campuchia hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử Thượng viện
NDO -Theo Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC), đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Thượng viện khóa V tại các điểm bỏ phiếu trên cả nước đã hoàn tất.
Cuộc bầu cử Thượng viện Campuchiakhóa V sẽ diễn ra vào ngày 25/2/2024. Tham gia cuộc bầu cử có 4 chính đảng, gồm Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng Ý chí Khmer, đảng FUNCINPEC và đảng Sức mạnh dân tộc.Thượng viện Campuchia có nhiệm kỳ 6 năm. Ứng cử viên của các đảng sẽ cạnh tranh 58 ghế trong tổng số 62 ghế Thượng viện. Theo quy định của Hiến pháp, đối với 4 ghế còn lại, 2 nghị sĩ sẽ do Quốc vương bổ nhiệm và 2 nghị sĩ do Quốc hội giới thiệu thông qua quy trình lấy phiếu tín nhiệm.Sáng 24/2, một ngày trước khi bầu cử diễn ra, Chủ tịch NEC Prach Chan cho biết, đến nay, quá trình chuẩn bị tổ chức cho bầu cử nghị sĩ Thượng viện đã diễn ra suôn sẻ, an toàn. Tất cả các điểm bỏ phiếu trên cả nước đã sẵn sàng phục vụ cuộc bầu cử.Bầu cử Thượng viện Campuchia tổ chức không theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Cử tri bầu nghị sĩ Thượng viện là các nghị sĩ Quốc hội và Ủy viên Hội đồng xã/phường. Danh sách cử tri trong cuộc bầu cử Thượng viện khóa này có 11.747 người, trong đó, có 125 nghị sĩ Quốc hội đương nhiệm.Theo NEC, cuộc bầu cử sẽ diễn ra từ 7 giờ sáng đến 15 giờ chiều 25/2 tại 33 điểm bỏ phiếu trên cả nước. Các địa điểm bỏ phiếu được tổ chức và chia thành 8 khu vực bầu cử tại Thủ đô Phnom Penh và 24 tỉnh của Vương quốc.Trước đó, chiến dịch vận động bầu cử Thượng viện Campuchia nhiệm kỳ V của các chính đảng tranh cử kéo dài 14 ngày, từ ngày 10 đến 23/2, đã diễn ra suôn sẻ, không xảy ra bạo lực. Cuộc bầu cử gần đây nhất tổ chức vào vào ngày 25/2/2018, trong đó CPP giành 58 ghế Thượng nghị sĩ.
https://nhandan.vn/campuchia-hoan-tat-cong-tac-chuan-bi-cho-bau-cu-thuong-vien-post797418.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "Thượng nghị viện Campuchia khóa V", "Chủ tịch NEC", "Campuchia", "Bầu cử Thượng viện" ] }
Phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu
NDO -Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chứcDiễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Phóng viên: Theo Thứ trưởng, khác biệt lớn nhất của Diễn đàn tương lai ASEAN so nhiều diễn đàn quốc tế khác như Đối thoại Shangri-La, Hội nghị Tương lai châu Á, đối thoại Raisina là gì? Chúng ta có thể kỳ vọng gì vào kết quả từ diễn đàn lần này?Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Đây là câu hỏi mà chúng tôi cũng đã đặt ra và trăn trở rất nhiều ngay từ khi hình thành ý tưởng này. Và câu trả lời ngắn nhất cho câu hỏi này, đó chính là chữ ASEAN trong tên của diễn đàn: “Diễn đàn Tương lai ASEAN”. Tất cả các diễn đàn khác có thể có nhiều chủ đề khác nhau, có phạm vi địa lý khác nhau, có nhiều nội dung khác nhau, đối tượng tham gia khác nhau, nhưng chưa có một diễn đàn nào có chủ thể chính là ASEAN, phù hợp mong muốn thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN.Chính vì vậy, chúng tôi thấy rằng cần phải có một diễn đàndành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân của ASEAN. Đó chính là điểm khác biệt lớn nhất của “Diễn đàn Tương lai ASEAN”.Diễn đàn sẽ tạo ra một nền tảng để tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ các ý tưởng mới và sáng tạo.Chúng tôi mong muốn với tính chất mở và bao trùm của Diễn đàn, vừa có sự tham gia của các Chính phủ, vừa có sự tham gia của các giới học giả và doanh nghiệp, Diễn đàn sẽ tạo ra một nền tảng để tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ các ý tưởng mới và sáng tạo. Từ đó, lãnh đạo các nước ASEAN có thể tham khảo trong quá trình xây dựng các chiến lược, tầm nhìn của ASEAN trong thời gian tới, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân của ASEAN.Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia, học giả và cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Tương lai ASEAN lần này?Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Hiện nay, Ban Tổ chức đã nhận được đăng ký tham gia trực tiếp của gần 400 đại biểu. Chúng ta đã có được sự khẳng định tham dự của đông đảo các diễn giả là lãnh đạo cấp Chính phủ, cấp Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN. Đặc biệt, chúng ta vui mừng có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN năm 2024, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei Erywan Yusof và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin sẽ có thông điệp ghi hình gửi tới diễn đàn.Bên cạnh đó, rất nhiều các học giả hàng đầu của khu vực và quốc tế cũng đã khẳng định sẽ tham dự, trong đó có những cựu quan chức rất nổi tiếng như nguyên Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, nguyên Ngoại trưởng Singapore George Yeo. Nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair sẽ gửi thông điệp ghi hình đến diễn đàn. Rất nhiều các học giả đến từ tất cả các nước ASEAN cũng như các nước đối thoại của ASEAN sẽ tham dự. Với một Diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức, chúng tôi rất vui mừng vì nhận được sự quan tâm, hưởng ứng rất rộng rãi và ở cấp cao của các giới ở ASEAN và các nước đối tác.Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả của “Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024” sẽ được chuyển tới lãnh đạo ASEAN và người dân ASEAN như thế nào?Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Sự tham gia đông đảo của nhiều giới tại “Diễn đàn Tương lai ASEAN” như tôi nói ở trên là một trong những cách thức quan trọng để các thông điệp đến được rộng rãi người dân ASEAN. Đặc biệt tôi hy vọng, qua kênh báo chí, truyền thông, những kết quả đó cũng sẽ được truyền tải tới lãnh đạo các Chính phủ cũng như tới người dân ASEAN một cách rộng rãi.Chúng tôi cũng dự kiến sẽ có một bản tóm tắt những ý kiến trao đổi, phát biểu tại diễn đàn để chuyển qua các kênh chính thức của ASEAN, từ kênh Quan chức cao cấp, tới kênh Bộ trưởng Ngoại giao, các Bộ trưởng chuyên ngành và chuyển tới lãnh đạo cấp cao ASEAN.Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ có một bản thông tin, kiến nghị chung của ASEAN để chuyển tới Liên hợp quốc, thể hiện đây là một trong những đóng góp của khu vực ASEAN đối với tiến trình tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc, dự kiến được tổ chức vào tháng 9 này. Trên trang web của diễn đàn, chúng tôi đã mở chuyên mục “Tiếng nói của người dân ASEAN” với hy vọng sẽ thu hút được nhiều đóng góp của người dân, của các giới tại ASEAN đối với các chủ đề thảo luận của Diễn đàn.Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, hợp tác kinh tế đầu tư sẽ được thể hiện như thế nào tại Diễn đàn Tương lai ASEAN này? Đối với các doanh nghiệp tham dự, họ tìm thấy cơ hội như thế nào?Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Với chủ đề phát triển nhanh và bền vững, lấy người dân làm trung tâm, Diễn đàn lần này cũng có sự tham dự của một số doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và khu vực. Để phát triển nhanh và bền vững, những vấn đề liên quan đến các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với sự tham gia của các doanh nghiệp rõ ràng sẽ có những ý nghĩa quan trọng.Bên cạnh các phiên toàn thể, chúng tôi sẽ tổ chức một phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp với chủ đề tận dụng các cơ hội để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.Đây là phiên họp do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì, có sự tham dự của một số chuyên gia trong lĩnh vực này cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam, ASEAN và các nước đối tác. Tôi nghĩ đây sẽ là cơ hội rất quý để các doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ về các thuận lợi, khó khăn cũng như những cơ hội mà các doanh nghiệp có thể tận dụng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay và cũng là dịp rất là tốt để các doanh nghiệp có thể kết nối, xây dựng những mạng lưới mới, tận dụng những cơ hội do chuyển đổi số mang lại cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.Tôi nghĩ rằng vấn đề phát triển nhanh và bền vững và lấy người dân làm trung tâm đang là quan tâm chung của toàn cầu và của tất cả các nước ASEAN.Thứ trưởng Đỗ Hùng ViệtPhóng viên: Thưa Thứ trưởng, những chủ đề đã chọn lần này cho Diễn đàn có ý nghĩa như thế nào đối với ASEAN trong bối cảnh khu vực và thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức? Sự kiện này có ý nghĩa ra sao trong việc khẳng định vai trò của Việt Nam trong khu vực ASEAN?Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Tôi nghĩ rằng vấn đề phát triển nhanh và bền vững và lấy người dân làm trung tâm đang là quan tâm chung của toàn cầu và của tất cả các nước ASEAN.Đây là một nhu cầu cơ bản và thiết yếu của ASEAN trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn về kinh tế cũng như các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai hay dịch bệnh, các vấn đề về đứt gãy chuỗi cung ứng... Chính vì vậy, Diễn đàn lần này sẽ tập trung thảo luận làm sao để có được sự hài hòa giữa phát triển với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an sinh xã hội và làm sao để người dân luôn luôn được đặt ở vị trí trung tâm, trong mọi quyết sách về phát triển của từng quốc gia cũng như của khu vực.Đối với Việt Nam, đây dự kiến sẽ là sự kiện đa phương lớn nhất chúng ta chủ trì tổ chức trong năm 2024. Sáng kiến này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Tôi tin Diễn đàn lần này sẽ được tổ chức thành công và sẽ tạo đà để chúng ta duy trì tổ chức diễn đàn trong nhiều năm tới đây.Nhân đây, tôi đánh giá cao công tác chuẩn bị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan trong công tác tổ chức, đại biểu, lễ tân, hậu cần, báo chí, để chúng ta có thể tự tin vào kết quả thành công của sự kiện quan trọng này.Phóng viên: Xin cảm ơn Thứ trưởng!
https://nhandan.vn/phat-huy-vai-tro-dan-dat-nong-cot-cua-viet-nam-trong-hop-tac-khu-vuc-va-tren-pham-vi-toan-cau-post805735.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:11:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:11:36", "tags": [ "ASEAN", "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024", "Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt" ] }