_id
stringlengths
32
32
category
stringclasses
5 values
link
stringlengths
96
213
loai_van_ban
stringclasses
7 values
idx_merge
int64
0
33
text
stringlengths
22
7.17k
len
int64
5
1.28k
gen
stringclasses
107 values
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2017 Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ138/CP ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2017. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2017 trên địa bàn Tiền Giang với những nội dung cụ thể sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 2. Tập trung lực lượng triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự phục vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh trong năm 2017. Chủ động mở các cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, giải quyết tai nạn, tệ nạn xã hội, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, giảm từ 03 - 05% số vụ tội phạm về trật tự xã hội so với năm 2016. Tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm; tội phạm sử dụng “hung khí nóng” gây án; tội phạm ma túy; các tụ điểm tệ nạn xã hội phức tạp không để tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động lộng hành. Nâng tỷ lệ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt trên 90%; tỷ lệ điều tra, khám phá án chung đạt 75% trở lên và các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới; các vụ án trọng điểm, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, các vụ cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 3. Tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự; đưa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trở thành trách nhiệm, hành động cụ thể, thiết thực của mỗi cấp, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân; tạo phong trào phòng ngừa xã hội rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở. Gắn công tác phòng, chống tội phạm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như: Xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cảm hóa giáo dục người phạm tội và vi phạm khác tại gia đình và cộng đồng dân cư... góp phần xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, nâng cao hiệu quả phòng ngừa xã hội. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
713
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
1
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong năm 2016, trên cơ sở đó tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo; Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự và Nghị quyết số 09/NQ-CP , Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đề cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động thực hiện và nâng cao các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo sát với thực tế và đặc thù riêng của từng ngành, địa phương. 2. Đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện các hoạt động phòng ngừa tội phạm, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường, gia đình, xã hội; tăng cường giáo dục trách nhiệm công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tuyên truyền theo cả chiều rộng và chiều sâu, nhất là tập trung tại các địa bàn, khu vực trọng điểm, nơi có tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội phức tạp, nhạy cảm về an ninh trật tự, các nhóm đối tượng có nguy cơ bị xâm hại và đối tượng có nguy cơ phạm tội cao như người chưa thành niên, phụ nữ… Gắn công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. 3. Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, dự báo tình hình, triển khai các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ chủ động nắm chắc hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hoạt động lưu động, tội phạm có tiền án, tiền sự, tù tha. Tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp, truy nã các loại tội phạm, giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm nổi lên trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm, đặc biệt là dịp Lễ, Tết. Tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, kéo giảm số vụ phạm tội giết người do nguyên nhân xã hội, tội phạm cướp, cướp giật tài sản, chống người thi hành công vụ; tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án; tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, tội phạm liên quan đến tín dụng đen, tội phạm kinh tế, tham nhũng; các đường dây vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy; các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn cờ bạc. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; tổ chức các hoạt động phối hợp tuần tra nhân dân trên các tuyến, địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự. Đẩy nhanh tiến độ điều tra truy tố, xét xử tội phạm nhằm kiềm chế tội phạm, không để phát sinh phức tạp mới về tội phạm và tổ chức xét xử lưu động những vụ án điểm nhằm răn đe, phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
926
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
2
4. Trên cơ sở kết quả sơ kết 02 năm thực hiện chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, tiếp tục chỉ đạo giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn đã được chuyển hóa đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chuyển hóa, làm giảm tình hình tội phạm tại các địa bàn còn diễn biến phức tạp. 5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm chủ động phòng ngừa tội phạm và chống vi phạm pháp luật, nhất là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, xây dựng cơ bản, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, đất đai, môi trường, lao động, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý mạng Internet; phòng cháy chữa cháy; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện; trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông… không để tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội. Tăng cường công tác phối hợp, tuần tra, kiểm soát vũ trang góp phần phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự. 6. Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa X) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Củng cố, kiện toàn cơ quan điều tra các cấp theo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ điều tra viên, kiểm soát viên, thẩm phán, chấp hành viên các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan thi hành pháp luật; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót và xử lý nghiêm các sai phạm, nhất là trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, truy tố, xét xử. 7. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, công tác giam giữ và cải tạo phạm nhân. Phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý các hoạt động chống phá, vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam, ngăn chặn trốn khỏi nơi giam giữ, bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ. Đồng thời, đề ra các giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, thu hút, động viên sự tham gia của các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình người phải chấp hành án vào hoạt động thi hành án hình sự, nhất là đối với việc thi hành các hình phạt không phải hình phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá trở về nơi cư trú. 8. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện, huy động sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân vào công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo thiết thực, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng vùng, khu vực, lĩnh vực, địa bàn dân cư; nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, coi trọng phòng ngừa tội phạm ngay từ cơ sở, giải quyết tốt những vấn đề mâu thuẫn, bức xúc, giảm nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng xã hội hóa với nhiều hình thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở; động viên, khích lệ nhân dân tích cực tham gia xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về an ninh, trật tự; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có chính sách thỏa đáng đối với những trường hợp bị thương, hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản, danh dự khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục đối tượng lầm lỗi, đặc biệt là tạo mọi điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù, sau cai nghiện ma túy, quản lý giáo dục tập trung tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh bắt buộc tái hòa nhập cộng đồng.
903
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
3
9. Tăng cường hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm, đa dạng hóa nguồn lực đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật. Chú trọng công tác xây dựng, bố trí, tăng cường huấn luyện, trang bị phương tiện, sử dụng hiệu quả lực lượng phòng, chống tội phạm bán chuyên trách tại cơ sở. 10. Tiếp tục mở rộng và phát huy hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Công an với Quân đội, các ngành tư pháp, các ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nghiên cứu, phối hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, làm rõ cơ chế phối hợp trong các tình huống cụ thể. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình phối hợp hành động về phòng, chống tội phạm giữa các ngành, cơ quan, đơn vị; thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp phối hợp thực hiện thời gian tiếp theo. III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Công an tỉnh
254
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
4
- Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả các biện pháp công tác Công an, tăng cường phát huy vai trò thường trực, nòng cốt, tiên phong trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự. Tăng cường tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm nổi lên trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm, đặc biệt là vào các dịp lễ lớn của dân tộc, các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh. Tập trung tấn công xử lý kiên quyết, triệt để các băng, ổ, nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm và vi phạm về môi trường, tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội khác; từng bước đẩy lùi, làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật; thường xuyên tổ chức truy bắt, thanh loại, làm giảm cơ bản đối tượng truy nã; - Thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình hoạt động của tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm có băng ổ, nhóm; số đối tượng phạm tội hình sự nguy hiểm; chủ động đề ra các kế hoạch, phương án đấu tranh triệt phá từng tổ chức, ổ nhóm tội phạm. Quản lý chặt các đối tượng hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường nhất là đối tượng nghiện ma túy, đối tượng mới mãn hạn tù, mới được đặc xá, đối tượng sau cai nghiện, số thanh thiếu niên bỏ học, không việc làm, ăn chơi lêu lổng, thường hay tụ tập băng, nhóm hoạt động về đêm; có kế hoạch xác minh thu thập tài liệu chứng cứ làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; - Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, góp phần từng bước xây dựng xã hội kỷ cương, an toàn, trật tự. Tăng cường quản lý cư trú, quản lý dân cư; siết chặt công tác quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý cư trú, quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 36/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; - Nắm chắc tình hình, nâng cao chất lượng công tác dự báo, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ, phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội; - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa X) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Củng cố, kiện toàn cơ quan điều tra các cấp theo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ điều tra viên. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan thi hành pháp luật; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót và xử lý vi nghiêm các sai phạm, nhất là trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, truy tố, xét xử. 2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
870
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
5
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2017 trong lực lượng và ở các địa bàn được phân công phụ trách. Tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an nâng cao hiệu quả phòng, chống các loại tội phạm và ma túy ở khu vực biên giới biển; tổ chức các đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm tại các khu vực phức tạp trên các tuyến biên giới biển; - Phối hợp với Công an tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định 77/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ; Quy chế phối hợp số 877/QC-LN ngày 05 tháng 4 năm 2011 giữa Công an - Quân sự - Bộ đội Biên phòng về phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng; từ đó nghiên cứu, phối hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tháo gỡ các vướng mắc, làm rõ cơ chế phối hợp trong các tình huống cụ thể. Tăng cường công tác nắm tình hình, trao đổi, xử lý thông tin, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; - Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, vận động quân nhân và người thân trong gia đình thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm pháp luật. 3. Sở Tài chính phối hợp với Công an tỉnh và các ngành chức năng quản lý, sử dụng có hiệu quả Quỹ phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh và các nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2017. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tổ chức phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí thực hiện phòng, chống tội phạm năm 2017. Phối hợp Công an tỉnh nghiên cứu, đề xuất kinh phí trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho lực lượng Công an xã. 5. Sở Công Thương tổ chức kiểm soát thị trường giá cả, chống buôn lậu, gian lận thương mại; phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu (tập trung các mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo…). Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tiền chất, đặc biệt kiểm soát các loại tiền chất có nguy cơ cao. 6. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ trong đơn vị và toàn thể nhân dân về phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng, chống tội phạm mua bán người và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch; chú ý đổi mới các biện pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa bàn, cụm dân cư; lồng ghép thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm với các hoạt động phát thanh, truyền hình, các chương trình văn hóa, văn nghệ; định hướng dư luận lên án những hành vi vi phạm pháp luật; vận động xây dựng đời sống văn hóa gắn với phòng, chống tội phạm; kịp thời biểu dương các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình nhằm phòng, ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm. Quản lý, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa, chú ý trò chơi điện tử “Game bắn cá”, karaoke, nhạc sóng lưu động gây tiếng ồn.
773
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
6
7. Sở Tư pháp (Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh) phối hợp với ngành Công an, các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức trách nhiệm công dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Tăng cường thực hiện công tác trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, qua đó góp phần hạn chế vi phạm pháp luật trong nhân dân. Góp ý, thẩm định và tham gia xây dựng các dự án luật, các văn bản quy phạm pháp luật, pháp lệnh liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, ma túy và mua bán người năm 2017, hướng dẫn chuyên sâu thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự để phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác. 8. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm trong cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên. Phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức tốt công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội đảm bảo an ninh trật tự trong các trường học và cơ sở giáo dục. Hạn chế đến mức thấp nhất việc học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; tích cực phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong học sinh, sinh viên. Phối hợp với ngành Công an tăng cường công tác phòng, chống ma túy trong và ngoài trường học; quản lý chặt chẽ số học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, số học sinh, sinh viên ngoại trú nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. 9. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức, phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác phòng, chống tội phạm. Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành; kịp thời phát hiện và tố cáo tội phạm trong mọi lĩnh vực cho các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật. Có biện pháp xử lý ngay tại cơ sở khi mới phát sinh tội phạm. 10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, an sinh xã hội, phòng ngừa tội phạm. 11. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động các tổ chức tín dụng phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngân hàng; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi tham ô, tham nhũng, hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, tham ô tiền của nhà nước. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường chỉ đạo, đấu tranh với các loại tội phạm công nghệ cao trong ngành ngân hàng, đặc biệt loại tội phạm có thủ đoạn tinh vi trong công tác phòng, chống rửa tiền. Đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, thu hồi tài sản cho nhà nước khi có vụ việc xảy ra.
586
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
7
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong tỉnh phối hợp với ngành Công an tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch liên tịch, liên ngành đã ký kết về phòng, chống tội phạm. Tiếp tục thực hiện vai trò đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên, nông dân, đoàn viên, công nhân viên chức bằng nhiều hình thức như: tổ chức tập huấn kiến thức về phòng, chống tội phạm cho cán bộ Hội cơ sở, thi tìm hiểu kiến thức, giao lưu các câu lạc bộ về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy nhân các dịp trọng điểm như: Ngày toàn dân phòng chống ma túy, ngày toàn dân phòng, chống HIV/AIDS, ngày thành lập Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ… Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh - truyền hình địa phương tuyên truyền sâu rộng các gương điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm mua bán người; phòng, chống mại dâm... Tổ chức các lớp tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống tội phạm cho công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các mô hình truyền thông tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tập trung thành lập các “Khu nhà trọ công nhân không có tội phạm và tệ nạn xã hội” tại các khu công nghiệp có đông công nhân lao động. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực hiện công tác phòng, chống tội phạm gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiếp tục tập trung nguồn lực đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, chú trọng hoạt động trọng điểm về phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội. 13. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao số lượng, chất lượng các kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm không phù hợp. Kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố các vụ án hình sự, không để kéo dài quá hạn luật định; hạn chế tới mức thấp nhất việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không đúng quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra tiến hành công tác điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm đảm bảo kịp thời và nghiêm minh. Tập trung xử lý các vụ việc phức tạp, dư luận quan tâm, các vụ án tham nhũng, giết người, hiếp dâm trẻ em. Kịp thời đưa ra xét xử các vụ án lớn, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương, cũng như các loại tội phạm có tổ chức, có tính chất xã hội đen; tăng cường tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án nhằm đề cao tác dụng tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân và răn đe tội phạm. 14. Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác phòng, chống tội phạm theo Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của năm 2017 trong chức năng hoạt động quản lý của ngành mình. Duy trì thường xuyên họp Ban Chỉ đạo theo định kỳ, hàng quý, thực hiện chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, đúng quy định, phối hợp chỉ đạo theo đúng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đề ra.
880
896a561d2248fd506c269c9efead82ae
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-cong-tac-phong-chong-toi-pham-Tien-Giang-2017-343763.aspx
Kế hoạch
8
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương mình và các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch này xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống tội phạm năm 2017; đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, giải pháp phòng, chống tội phạm, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chủ động kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp, đảm bảo tinh gọn, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tội phạm; phát huy hơn nữa trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo, phân công cụ thể nhiệm vụ; đồng thời nghiêm túc đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tỉnh cụ thể hóa kế hoạch, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả. Văn bản kế hoạch và báo cáo kết quả triển khai các ngành và địa phương gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tỉnh) để tập hợp, báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ. 2. Định kỳ hàng quí vào ngày 20 tháng cuối quí, 6 tháng (vào ngày 20/5) và cuối năm (20/11) các ngành, địa phương báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tỉnh) để tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện; đồng thời theo dõi chỉ đạo các biện pháp tiếp theo và đảm bảo chế độ báo cáo theo quy định. 3. Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm tại một số ngành, địa phương trong tỉnh, kịp thời phát hiện và khắc phục những biểu hiện không đúng; nhân rộng những cách làm hay, kinh nghiệm tốt, biểu dương, khen thưởng những mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm. Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với thủ trưởng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ được giao phụ trách, quản lý địa bàn để tội phạm hoạt động lộng hành, trật tự an toàn xã hội phức tạp, kéo dài, gây bức xúc dư luận. 4. Công an tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ theo đúng quy định./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
635
7c8bd840326df3c458c5c7a60b02cd0f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-toan-dan-bao-ve-chu-quyen-lanh-tho-an-ninh-bien-gioi-Thua-Thien-Hue-301839.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 01/CT-TTG NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TỔ CHỨC PHONG TRÀO TOÀN DÂN THAM GIA BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới (sau đây gọi là Chỉ thị số 01) và Hướng dẫn số 7210/HD-BQP ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Bộ Quốc phòng về thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng và toàn dân, tạo ra phong trào sâu rộng trong tham gia quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới, vùng biển của tỉnh hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và ngày càng phát triển. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện các địa phương, đơn vị cần vận dụng linh hoạt, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung; phát huy tối đa vai trò trách nhiệm của các tập thể, hộ gia đình và cá nhân trong tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển, đảo. 3. Xây dựng kế hoạch cụ thể, sát với tình hình thực tiễn địa bàn, địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí; không phô trương, hình thức. II. NỘI DUNG 1. Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” trên địa bàn hai tuyến biên giới của tỉnh. 2. Hàng năm, UBND tỉnh bố trí một phần ngân sách địa phương đảm bảo cho các hoạt động của phong trào quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. 3. Định kỳ 02 năm một lần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt của phong trào và tổ chức các hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. 4. Định kỳ 05 năm một lần tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Chỉ thị ở cấp tỉnh và tổ chức tổng kết khi có chỉ đạo của trên. - Các xã, thị trấn biên giới, bờ biển: Hàng năm tiến hành sơ kết một lần vào dịp “Ngày Biên phòng toàn dân” 03/3 hàng năm. - Khen thưởng và đề nghị các cấp khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng. 5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các địa phương có liên quan kết nghĩa các đơn vị BĐBP tỉnh, có các hoạt động thiết thực, cụ thể, hiệu quả góp phần xây dựng khu vực biên giới, bờ biển của tỉnh ngày càng vững mạnh. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đề nghị Ủy ban MTTQ VN tỉnh - Căn cứ vào kế hoạch này và kế hoạch, hướng dẫn của trên chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn nội dung, phương pháp xây dựng phong trào và các mô hình tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, vùng biển của tỉnh ngày càng ổn định. - Chủ trì, phối hợp xây dựng các mô hình nhân dân tự quản trên địa bàn biên giới, vùng biển. Chỉ đạo MTTQ VN xã, thị trấn biên giới, bờ biển tổ chức ký bản cam kết đối với tập thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. - Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ nòng cốt của phong trào; tổ chức các hoạt động giao lưu, nhân rộng mô hình tại địa phương. - Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và các Sở, ban ngành có liên quan định kỳ hàng quý ra bản tin thông báo tình hình có liên quan, làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. - Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan, đơn vị liên quan phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới, bờ biển nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. 2. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh
913
7c8bd840326df3c458c5c7a60b02cd0f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-toan-dan-bao-ve-chu-quyen-lanh-tho-an-ninh-bien-gioi-Thua-Thien-Hue-301839.aspx
Kế hoạch
1
- Là cơ quan Thường trực giúp UBND tỉnh triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và những vấn đề vướng mắc, phát sinh, đề xuất biện pháp giải quyết. - Căn cứ vào Kế hoạch này và Hướng dẫn số 7210/HD-BQP ngày 13/8/2015 của Bộ Quốc phòng để hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai quán triệt thực hiện có hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc, điều kiện, đối tượng và chính sách theo quy định. - Đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo cho các hoạt động của phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và sơ kết ngày Biên phòng toàn dân ở các huyện, thị xã; các xã, thị trấn biên giới, bờ biển. - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh và các ban, ngành liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và những vấn đề vướng mắc, phát sinh, đề xuất biện pháp giải quyết; - Tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm phong trào trên địa bàn; tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh khen thưởng cho các đối tượng tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh khu vực biên giới; - Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng, bổ sung quy chế phối hợp trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở khu vực biên giới, vùng biển. - Phối hợp với Công an tỉnh để kết hợp nội dung xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trong xây dựng “Tổ tự quản an ninh trật tự” tại các thôn... (cấp thôn) ở các xã biên giới. - Chỉ đạo các đồn Biên phòng ký kết, bổ sung chương trình phối hợp hoạt động với MTTQ VN xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các cơ quan, ban, ngành cấp xã (huyện) có liên quan; tham mưu cho UBND xã, thị trấn biên giới, bờ biển xác định về nội dung, yêu cầu, phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn cho từng đối tượng, sát với tình hình, đặc điểm của địa phương; bổ sung quy chế phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với đồn Biên phòng; tổng hợp đề xuất UBND huyện ra quyết định khen thưởng cho các đối tượng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển. - Định kỳ 01 năm một lần, các đồn Biên phòng phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu cho UBND huyện, thị xã; xã, thị trấn biên giới, bờ biển tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia về kiến thức pháp luật, quy định, thủ tục, quy trình liên quan đến việc thực hiện các nội dung quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường, lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật, các điều ước và thỏa thuận quốc tế về biên giới đã ký kết với các nước liên quan; giao đồn Biên phòng quản lý hồ sơ đăng ký của tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
643
7c8bd840326df3c458c5c7a60b02cd0f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-toan-dan-bao-ve-chu-quyen-lanh-tho-an-ninh-bien-gioi-Thua-Thien-Hue-301839.aspx
Kế hoạch
2
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển của tỉnh. Làm tốt công tác tuyên truyền góp phần nêu cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong cơ quan, đơn vị và người dân khu vực đóng quân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. 4. Sở Ngoại vụ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tuyên truyền các hiệp định, thỏa thuận về biên giới mà nước ta ký kết với các nước liên quan, nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc. Phối hợp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hướng dẫn tổ chức các hoạt động đối ngoại, giao lưu nhân dân hai bên biên giới. 5. Sở Tư pháp phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh xây dựng kế hoạch định kỳ và dài hạn để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia; chủ quyền biên giới, biển đảo Tổ quốc nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kế hoạch này và hướng dẫn của cấp trên chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh khảo sát, rà soát lại quy hoạch bố trí dân cư các xã biên giới theo các Quyết định: số 570/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2012, số 1178/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2009, số 1179/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành khác để triển khai tổ chức thực hiện góp phần xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới. 7. BCH BĐBP tỉnh, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động theo nội dung Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
380
7c8bd840326df3c458c5c7a60b02cd0f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-toan-dan-bao-ve-chu-quyen-lanh-tho-an-ninh-bien-gioi-Thua-Thien-Hue-301839.aspx
Kế hoạch
3
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình định kỳ và dài hạn để phổ biến, giáo dục nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biên giới, biển đảo; cung cấp thông tin về tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. 9. Ban Dân tộc phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các ngành chức năng thực hiện công tác định canh, định cư; nắm chắc tình hình, nguyện vọng của đồng bào; bồi dưỡng, lựa chọn những điển hình tập thể và cá nhân tiêu biểu, có uy tín là người dân tộc thiểu số, làm hạt nhân trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. 10. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố không có biên giới căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, có các hoạt động thiết thực xây dựng BĐBP tỉnh vững mạnh. 11. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, Cổng Thông tin điện tử tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt và các mô hình hay, cách làm hiệu quả để khuyến khích, động viên phong trào. 12. Các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền và thị xã Hương Trà:
316
7c8bd840326df3c458c5c7a60b02cd0f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-07-KH-UBND-toan-dan-bao-ve-chu-quyen-lanh-tho-an-ninh-bien-gioi-Thua-Thien-Hue-301839.aspx
Kế hoạch
4
- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị triển khai thực hiện ở địa phương; tổ chức cho các tập thể và cá nhân đăng ký tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. - Hàng năm xét, ra quyết định công nhận đối với các đối tượng đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia vào dịp “Ngày Biên phòng toàn dân” 03/3 và ra quyết định khen thưởng cho tập thể, hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện ở cấp mình và đề nghị cấp trên khen thưởng để cổ vũ, động viên phong trào. - Giao nhiệm vụ cho các phòng, ban ngành, cơ quan đơn vị có liên quan và các xã, thị trấn biên giới tổ chức thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm có chương trình, nội dung công tác hướng về biên giới, biển đảo. - Kết nghĩa các đơn vị BĐBP; có các hoạt động thiết thực, cụ thể, hiệu quả góp phần xây dựng khu vực biên giới, bờ biển của tỉnh ngày càng vững mạnh. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này nếu có vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ngành, địa phương báo cáo UBND tỉnh biết, chỉ đạo thực hiện./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
288
31de9e6cd6d7fe713326cadbf7b81fba
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-Chuong-trinh-phong-chong-mua-ban-nguoi-Tien-Giang-2017-343764.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2017 Thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 -2020 của Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2017, với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU 1. Mục tiêu - Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực cá nhân, gia đình và toàn xã hội nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm mua bán người. Kết hợp phòng ngừa nghiệp vụ với phòng ngừa xã hội nhằm giải quyết triệt để nguy cơ phát sinh tội phạm mua bán người, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 và các đề án thuộc Chương trình; - Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời tội phạm mua bán người và thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng; bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 2. Các chỉ tiêu cụ thể - Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội chủ động phòng ngừa và tích cực tự giác tham gia đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, góp phần xây dựng môi trường lành mạnh ở cộng đồng. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ chuyên sâu, lồng ghép về phòng, chống mua bán người hiệu quả; - Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, điều tra, truy bắt tội phạm mua bán người; giải cứu nạn nhân bị mua bán, trong đó: (1). Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tại 100% tuyến, địa bàn trọng điểm; (2). 100% thông tin liên quan đến mua bán người được phân loại, xử lý và các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người được xác định theo luật định; - 100% nạn nhân đã tiếp nhận được tiến hành thủ tục xác minh, xác định, bảo vệ và có nhu cầu thì được hỗ trợ theo quy định của pháp luật. - 100% văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người được các cơ quan tố tụng cấp tỉnh nghiên cứu xây dựng ban hành kế hoạch thực hiện và theo dõi thi hành; - 100% tin báo tố giác tội phạm mua bán người được xử lý; 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được tuyên truyền đến xã, phường, thị trấn; đồng thời tăng cường bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ cấp cơ sở; - Kịp thời điều tra làm rõ hành vi phạm tội, xử lý nghiêm số đối tượng chủ mưu, cầm đầu tổ chức các đường dây mua bán người theo quy định của pháp luật, góp phần răn đe tội phạm trên địa bàn quản lý. II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM 1. Công tác chỉ đạo, điều hành a) Nội dung hoạt động - Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ và các đề án của Chương trình. Chủ động nắm tình hình để kịp thời tham mưu cho các cấp lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để bọn tội phạm lợi dụng sơ hở để hoạt động phạm tội; - Triển khai và ký kết các kế hoạch liên tịch, liên ngành giữa các sở, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương về phòng, chống tội phạm mua bán người; duy trì, nhân rộng các hình thức ký cam kết giữa các đơn vị, tổ chức trong phòng, chống tội phạm mua bán người để phát huy vai trò cộng đồng dân cư; thường xuyên kiểm tra, thông báo về các phương thức thủ đoạn mới của bọn tội phạm; các chính sách pháp luật; những nơi làm tốt, chưa tốt để kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện đem lại hiệu quả. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Bộ chỉ số phục vụ giám sát, đánh giá Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 - 2020 và phần mềm quản lý công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh. b) Phân công trách nhiệm
866
31de9e6cd6d7fe713326cadbf7b81fba
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-Chuong-trinh-phong-chong-mua-ban-nguoi-Tien-Giang-2017-343764.aspx
Kế hoạch
1
- Công an tỉnh chủ trì thực hiện. - Các sở, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp thực hiện. - Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiến hành triển khai thực hiện các Đề án, tiểu Đề án đã nêu tại Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020.
109
31de9e6cd6d7fe713326cadbf7b81fba
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-Chuong-trinh-phong-chong-mua-ban-nguoi-Tien-Giang-2017-343764.aspx
Kế hoạch
2
2. Công tác truyền thông, giáo dục, phòng ngừa a) Nội dung hoạt động (1) Tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các biện pháp phòng ngừa, kết quả đấu tranh, các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống tội phạm mua bán người trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã, báo chí, trang website, cổng thông tin điện tử...; đối tượng cần tập trung là phụ nữ, trẻ em ở nông thôn, nơi có nguy cơ cao. Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hướng dư luận xã hội vào việc tham gia phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người.
148
31de9e6cd6d7fe713326cadbf7b81fba
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-Chuong-trinh-phong-chong-mua-ban-nguoi-Tien-Giang-2017-343764.aspx
Kế hoạch
3
(2) Triển khai thực hiện Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức phòng, chống mua bán người tại cộng đồng, trong đó tập trung: - Xây dựng kế hoạch, tài liệu tuyên truyền chung và tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về phòng, chống mua bán người cho cán bộ làm công tác này tại địa phương, cơ sở; - Bồi dưỡng nâng cao năng lực báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, nhất là mạng lưới tuyên truyền viên cấp xã về kỹ năng tuyên truyền phòng, chống mua bán người; - Khảo sát, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, ngừa hiệu quả về phòng, chống mua bán người; - Tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng chống mua bán người; hỗ trợ nạn nhân mua bán trở về hòa nhập cộng đồng. (3) Xây dựng hướng dẫn công tác phòng, chống mua bán người, tập trung vào việc cung cấp thông tin, giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp có dấu hiệu mua bán người, khuyến khích đưa vào áp dụng tại các đơn vị làm dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài hoặc đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng. b) Phân công trách nhiệm - Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện hoạt động tại tiết (1); - Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì thực hiện hoạt động tại tiết (2); - Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã lồng ghép các nhiệm vụ của ngành, địa phương mình với thực hiện các hoạt động tại tiết (3); phối hợp thực hiện tiết (1), (2). 3. Công tác điều tra, truy tố, xử lý tội phạm mua bán người a) Nội dung hoạt động (1) Lực lượng Công an, nòng cốt là Cảnh sát Hình sự phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng chủ động xây dựng kế hoạch, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, chiến sĩ tiến hành điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người; xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp, đối tượng nổi, nhất là số chủ mưu, cầm đầu đường dây phạm tội, số có tiền án, tiền sự về tội danh mua bán người để phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn; chú trọng khu vực biên giới biển, địa bàn trọng điểm, những gia đình có nguy cơ cao và các cơ sở kinh doanh có điều kiện. Phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền cơ sở tăng cường công tác quản lý Nhà nước, phòng ngừa xã hội nhằm giải quyết các nguy cơ không để phát sinh tội phạm mua bán người. (2) Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi thông tin về âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của tội phạm mua bán người để có kế hoạch phối hợp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm. Thông qua hoạt động nghiệp vụ và các biện pháp khác để xác lập hiềm nghi, chuyên án, đấu tranh làm rõ các tổ chức, đường dây mua bán người (3) Phát hiện và khắc phục những sơ hở trong quản lý đối tượng, quản lý người nước ngoài, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý dịch vụ Internet, quản lý đường biên giới trên biển… không để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động mua bán người. (4) Điều tra, khảo sát nắm chắc số trẻ em lang thang, số có hoàn cảnh khó khăn, số trẻ em có nguy cơ bị tội phạm xâm hại... để phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ, hỗ trợ. (5) Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua người. Thống nhất đường lối xử lý, lựa chọn các vụ án điểm để xét xử lưu động phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe tội phạm. Đồng thời, tổ chức tốt biện pháp bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người.
793
31de9e6cd6d7fe713326cadbf7b81fba
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-Chuong-trinh-phong-chong-mua-ban-nguoi-Tien-Giang-2017-343764.aspx
Kế hoạch
4
b) Phân công trách nhiệm - Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện hoạt động tại tiết (1), (2), (3); - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các ngành có liên quan thực hiện hoạt động tại tiết (4); - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan điều tra thực hiện hoạt động tại tiết (5); - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo thực hiện hoạt động tại tiết (1), (2), (3), (4), (5). 4. Công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng a) Nội dung hoạt động (1) Kịp thời tổ chức tiếp nhận những phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị mua bán trở về; phối hợp chính quyền địa phương kịp thời hỗ trợ chính sách cho nạn nhân, lồng ghép với các chương trình dạy nghề, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, trợ vốn, dạy nghề, tìm việc làm, sớm tái hòa nhập cộng đồng; (2) Tăng cường chỉ đạo, quản lý chặt chẽ và hướng dẫn xuất khẩu lao động an toàn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm lợi dụng mua bán người dưới dạng này; (3) Sơ kết, tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện văn bản về trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân; (4) Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định và hỗ trợ cho nạn nhân, nhất là các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin về nạn nhân theo quy định của pháp luật; (5) Đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân thành cộng tại cộng đồng. b) Phân công trách nhiệm - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện hoạt động tại tiết (1), (2), (5); - Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện hoạt động tại tiết (3), (4); - Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp tổ chức thực hiện. 5. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật a) Nội dung hoạt động - Chỉ đạo Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống mua bán người; - Tăng cường kiểm tra việc thi hành pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người ở địa phương, cơ sở; kết hợp rà soát, hệ thống hóa các văn bản, tổ chức sơ tổng kết theo chuyên đề; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người để thực hiện thống nhất và đồng bộ. b) Phân công trách nhiệm - Sở Tư pháp chủ trì thực hiện; - Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp tổ chức thực hiện. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này, đề nghị các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể triển khai thực hiện trong năm 2017 đảm bảo phù hợp, sát với tình hình tại đơn vị, địa phương. 2. Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và thường xuyên phản ánh kết quả việc thực hiện, đảm bảo chế độ báo cáo định kỳ hàng quí, 06 tháng, tổng kết năm gắn với báo cáo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ. 3. Giao Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch này và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
919
03faf191a0d2655d14c0ef34f13af61f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-Quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-Can-Tho-2017-338707.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2017, cụ thể như sau: I. ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO, CẬN NGHÈO 1. Đặc điểm tình hình: Sau một năm thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, với những chính sách trợ giúp chung theo quy định và các chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố được triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả, đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm bớt thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, thu nhập được nâng cao, mức sống được cải thiện, vượt qua chuẩn nghèo về thu nhập. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố đã hạ xuống còn 3,75% so với hộ dân, giảm 1,37% tỷ lệ hộ nghèo, đạt 137% so với mục tiêu kế hoạch đề ra1. Tuy nhiên, số hộ thoát nghèo chỉ mới vượt qua chuẩn nghèo về thu nhập hoặc giảm bớt thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản, sau khi vượt qua chuẩn nghèo phần lớn đều rơi vào diện cận nghèo, cần được tiếp tục trợ giúp và đây cũng là vấn đề mà các địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc triển khai thực hiện Chương trình; đồng thời cũng cần nghiên cứu và đề ra nhiều hơn nữa các giải pháp khả thi để đảm bảo Chương trình thực hiện có tính hiệu quả và bền vững. 2. Thực trạng nghèo, cận nghèo: Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31 tháng 12 năm 2016; thành phố Cần Thơ hiện còn 11.993 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,75% và 10.274 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 3,21%; với các đặc trưng sau: a) Hộ nghèo khu vực thành thị: 6.577 hộ - tỷ lệ 3,02% b) Hộ nghèo khu vực nông thôn: 5.416 hộ - tỷ lệ 5,33% c) Hộ nghèo dân tộc thiểu số: 1.146 hộ - tỷ lệ 9,56%2 d) Hộ nghèo chính sách Người có công: 101 hộ - tỷ lệ 0,84% đ) Hộ nghèo chính sách bảo trợ xã hội: 1.830 hộ - tỷ lệ 15,26%3 e) Phân theo nhóm thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: - Tiếp cận dịch vụ y tế: 827 hộ - tỷ lệ 6,90% - Bảo hiểm y tế: 7.817 hộ - tỷ lệ 65,18% - Trình độ giáo dục người lớn: 2.992 hộ - tỷ lệ 24,95% - Tình trạng đi học của trẻ em: 1.724 hộ - tỷ lệ 14,38% - Chất lượng nhà ở tạm bợ, thiếu kiên cố: 7.775 hộ - tỷ lệ 64,83% - Diện tích nhà ở dưới 8m2/người: 4.236 hộ - tỷ lệ 35,32% - Nguồn nước sinh hoạt chưa hợp vệ sinh: 3.272 hộ - tỷ lệ 27,28% - Hố xí hợp vệ sinh: 6.758 hộ - tỷ lệ 56,35% - Sử dụng dịch vụ viễn thông: 2.272 hộ - tỷ lệ 18,94% - Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin: 1.034 hộ - tỷ lệ 8,62% II. MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO: 1. Mục tiêu chung: Nâng dần tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao mức sống, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo; phấn đấu đến cuối năm 2017 giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo tương ứng 3.124 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,75% so với hộ dân; giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số, tương ứng 179 hộ; hạ tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số xuống còn 10,80% so với hộ dân tộc thiểu số. 2. Các chính sách, dự án thuộc Chương trình: Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2017 các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện cần triển khai đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo như: y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi, khuyến nông, dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, hỗ trợ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ... được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu như sau: a) Chính sách trợ giúp:
863
03faf191a0d2655d14c0ef34f13af61f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-Quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-Can-Tho-2017-338707.aspx
Kế hoạch
1
- Cung cấp tín dụng ưu đãi cho 36.403 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác vay số tiền 810.882 triệu đồng; trong đó có 5.545 lượt hộ nghèo được vay 122.459 triệu đồng, 9.153 lượt hộ cận nghèo vay 234.059 triệu đồng, 8.684 lượt hộ mới thoát nghèo vay 204.321 triệu đồng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, có điều kiện vươn lên thoát nghèo. - Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 44.246 người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, người đang sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn; 35.137 người thuộc hộ cận nghèo; đảm bảo 100% các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được cấp thẻ (bao gồm các trường hợp đã được cấp thẻ diện khác như: chính sách người có công, bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi...). - Thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ giáo dục cho khoảng 25.000 học sinh, sinh viên nghèo theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ như: hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, kinh phí 8.685 triệu đồng; thực hiện chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ kinh phí học tập cho 30 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo đang theo học tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề với kinh phí 155,2 triệu đồng. - Xây dựng 1.000 căn nhà hỗ trợ hộ nghèo kinh phí 33.680 triệu đồng; trong đó, xây dựng 210 căn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg kinh phí 8.400 triệu đồng; 790 căn còn lại từ nguồn vận động xã hội hóa của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể kinh phí 25.280 triệu đồng. - Tổ chức thực hiện tuyên truyền, tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 100% hộ nghèo có nhu cầu trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Trợ cấp tiền điện hàng quí cho 11.993 hộ nghèo và 1.999 hộ chính sách xã hội với số tiền 8.082 triệu đồng. - Trợ cấp trực tiếp để hỗ trợ phát triển sản xuất cho 324 hộ nghèo vùng khó khăn4, với 1.270 khẩu với số tiền 101,60 triệu đồng. - Thực hiện chính sách đặc thù của thành phố trợ cấp Tết Nguyên đán năm 2017 cho 11.993 hộ nghèo số tiền 9.594 triệu đồng. - Lồng ghép đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để hỗ trợ cho 400 người nghèo, cận nghèo được học nghề gắn với tạo việc làm, kinh phí 1.200 triệu đồng. - Lồng ghép Chương trình khuyến nông theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ, để tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho 1.000 lượt hộ nghèo, kinh phí 1.000 triệu đồng. - Triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với 206 hộ được hỗ trợ, kinh phí thực hiện 11.031 triệu đồng.
582
03faf191a0d2655d14c0ef34f13af61f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-Quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-Can-Tho-2017-338707.aspx
Kế hoạch
2
b) Dự án thuộc Chương trình: - Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.
16
b) Dự án thuộc Chương trình: - Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.
03faf191a0d2655d14c0ef34f13af61f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-Quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-Can-Tho-2017-338707.aspx
Kế hoạch
3
Các quận, huyện tiếp tục nhân rộng các mô hình sinh kế/giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn, dự kiến có 109 mô hình được thực hiện với kinh phí 46.010 triệu đồng, trong đó nguồn vốn tín dụng ưu đãi 30.428 triệu đồng và vận động cộng đồng 15.882 triệu đồng. - Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông, giám sát. + Tổ chức tập huấn công tác giảm nghèo cho 854 cán bộ cơ sở, trong đó có trên 90% là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, ấp; + Thực hiện các hoạt động truyền thông về giảm nghèo bền vững thông qua hình thức tuyên truyền từ báo, đài, tờ rơi. + Tổ chức các cuộc đối thoại cộng đồng về chính sách giảm nghèo, đối thoại cán bộ cơ sở về công tác quản lý và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương; + Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện, xã; Tổng kinh phí thực hiện là 600 triệu đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Thực hiện quản lý Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững bằng phần mềm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển giao trên địa bàn quận, huyện và thành phố, khuyến khích và chuyển giao nghiệp vụ quản lý bằng phần mềm cho các xã, phường, thị trấn có điều kiện tiếp cận và sử dụng. c) Trợ giúp xã hội: Thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng và đang được nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở xã hội theo Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP và Nghị định số 136/2013/NĐ- CP của Chính phủ. 3. Kinh phí thực hiện: Tổng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố năm 2017 là 935.685,25 triệu đồng, trong đó: a) Ngân sách Trung ương: 32.102,40 triệu đồng b) Ngân sách địa phương: 58.000,85 triệu đồng c) Vốn vay ưu đãi: 817.152,00 triệu đồng d) Vận động cộng đồng: 28.430,00 triệu đồng
390
03faf191a0d2655d14c0ef34f13af61f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-Quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-Can-Tho-2017-338707.aspx
Kế hoạch
4
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
5
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
03faf191a0d2655d14c0ef34f13af61f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-Quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-Can-Tho-2017-338707.aspx
Kế hoạch
5
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện tốt các chính sách, dự án giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực giảm nghèo, giám sát đánh giá, dạy nghề cho người nghèo, điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách và phân bổ nguồn lực cho kế hoạch; phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của thành phố đạt hiệu quả cao. 3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch; theo dõi cấp phát, hướng dẫn và giám sát chi tiêu tài chính thực hiện chương trình. 4. Sở Y tế: Tổ chức và thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhất là ở tuyến cơ sở. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí, trợ cấp học bổng, hỗ trợ dụng cụ học tập đối với học sinh con hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình chính sách, dân tộc thiểu số, theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các chính sách trợ giúp khác đối với học sinh, sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn theo quy định. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, lồng ghép các chính sách, dự án về khuyến nông, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển nông nghiệp để trợ giúp người nghèo. 7. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg . 8. Sở Tư pháp: Chủ trì, chỉ đạo thực hiện tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định. 10. Cục Thuế: Thực hiện miễn giảm thuế nông nghiệp, đất ở cho hộ nghèo theo quy định. 11. Bảo hiểm xã hội thành phố: Chỉ đạo và hướng dẫn Bảo hiểm xã hội quận, huyện phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình kịp thời, tránh trùng lắp đối tượng. 12. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố Cần Thơ: Chủ trì, phối hợp quận, huyện, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển sản xuất, tham gia mô hình sinh kế/giảm nghèo, tham gia xuất khẩu lao động, làm nhà ở, vay vốn học tập... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, vươn lên thoát nghèo. 13. Ban Dân tộc thành phố: Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành thành phố theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và chính sách trợ giúp khác đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định. 14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tiếp tục đẩy mạnh vận động quỹ “Vì người nghèo” để thực hiện các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở và tham gia nhân rộng mô hình sinh kế/giảm nghèo để tăng thu nhập. Chỉ đạo các thành viên Mặt trận, các tổ chức xã hội, đoàn thể tiếp tục phát huy thành quả đạt được về xã hội hóa góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các địa phương.
910
03faf191a0d2655d14c0ef34f13af61f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-08-KH-UBND-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-Quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-Can-Tho-2017-338707.aspx
Kế hoạch
6
15. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…: Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên đối với hội viên nghèo để nâng cao nhận thức, ý thức vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ công tác dạy nghề, phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố Cần Thơ hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất và tham gia xây dựng các mô hình sinh kế/giảm nghèo bền vững ở địa phương. 16. Ủy ban nhân dân quận, huyện: a) Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên cơ sở kế hoạch chung của quận, huyện. b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phân loại các nhóm hộ nghèo theo nguyên nhân, để có các chính sách, giải pháp trợ giúp phù hợp; chủ động xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế/giảm nghèo hiệu quả, phấn đấu các xã, phường, thị trấn đều có ít nhất 1 mô hình được thực hiện nhân rộng trên địa bàn; phân công giao nhiệm vụ và kêu gọi sự trợ giúp từ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân đối với hộ nghèo; tạo phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, thoát nghèo vươn lên khá giả trong cộng đồng dân cư. Các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao; lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các kế hoạch: Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về thực hiện Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch liên tịch số 02/KHLT-UBND- UBMTTQVNTP ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ về tổ chức thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-UBMTTQVN ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, về việc phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại thành phố Cần Thơ năm 2017; yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện. Đồng thời, Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6), cả năm (trước ngày 15 tháng 11) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./. (Đính kèm Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3) <jsontable name="bang_1"> </jsontable> <jsontable name="bang_2"> </jsontable> 1 Mục tiêu Kế hoạch thực hiện CTMTQGGN bền vững năm 2016 phấn đấu giảm 1%. 2 Tỷ lệ 9,56% so với tổng số hộ nghèo thành phố (nếu so với hộ dân tộc thiểu số thì tỷ lệ là 12,80%). 3 Nhóm hộ hoàn toàn không có khả năng lao động và không thể thoát nghèo. 4 Xã Thới Xuân huyện Cờ Đỏ.
768
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2017 Thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong năm 2017 với những nội dung sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy, làm chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác này. 2. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống ma túy, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền phòng ngừa; đẩy mạnh công tác đấu tranh, điều tra xử lý tội phạm ma túy; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. 3. Tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, cấp ủy, chính quyền các cấp cần xác định những địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy để tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm, đồng thời có kế hoạch phòng ngừa giữ vững ổn định địa bàn không để tái hoạt động trở lại hoặc hình thành các điểm nóng phức tạp về ma túy. 4. Quá trình thực hiện kế hoạch phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Đồng thời, phải gắn việc thực hiện kế hoạch với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
418
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
1
1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 2. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là ở cấp cơ sở, khu dân cư. 3. Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nhất là ở các tuyến, địa bàn phức tạp, địa bàn giáp ranh; tiến hành lồng ghép công tác phòng, chống ma túy gắn với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa”. 4. Tổ chức rà soát, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy, phục vụ cho công tác phòng ngừa đấu tranh, cai nghiện và thực hiện các đề án về quản lý sau cai theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan. 5. Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, các lực lượng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa; tăng cường, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy; nâng cao chất lượng công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu tân dược, chất gây nghiện, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy.... Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. 6. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm về ma túy; đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày Quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6” năm 2017. 7. Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch và Đề án có liên quan về phòng, chống ma túy (theo chỉ đạo của Trung ương), nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, nguyên nhân tồn tại, hạn chế và kiến nghị, đề xuất các biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện thời gian tới. 8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị, địa phương; xem đây là một nội dung, tiêu chí để bình xét thi đua, đánh giá xếp loại hàng năm; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy.
617
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
2
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy - Tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng tuyên truyền bằng hình ảnh về tác hại của các loại ma túy, nghiện ma túy; đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các vụ án điểm phạm tội về ma túy ra xét xử lưu động tại các xã, phường, thị trấn (nơi bị cáo cư trú hoặc nơi thực hiện hành vi phạm tội) để tuyên truyền, răn đe phòng ngừa chung;
101
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
3
- Đẩy mạnh tuyên truyền chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua việc tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi, giao lưu, sinh hoạt Câu lạc bộ... để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho người dân, hội viên, đoàn viên, cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, học sinh trong các trường học, người nghiện, học viên đang cai nghiện trong các trung tâm; - Tăng cường tiếp cận tuyên truyền trực tiếp của các hội, đoàn thể, cộng tác viên dân số, chữ thập đỏ, thường xuyên tiếp cận tuyên truyền cho người dân, đối tượng có nguy cơ mắc nghiện cao, người nghiện ma túy ở cộng đồng, nhân viên, tiếp viên nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, cơ sở lưu trú trên địa bàn; - Thường xuyên thực hiện công tác vận động quần chúng tham gia phong trào phòng, chống ma túy ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư. Duy trì và nhân rộng mô hình có hiệu quả như: Phong trào quần chúng tố giác tội phạm; quản lý giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư; phong trào tự phòng, tự quản. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống ma túy; có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh, hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống ma túy.
282
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
4
2. Công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy a) Công an các cấp là lực lượng nòng cốt trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện một số nhiệm vụ công tác sau: - Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Kết luận của Ban Bí thư; Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới; - Triển khai thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, tổ chức nắm tình hình, rà soát địa bàn, điều tra cơ bản về đối tượng liên quan người nghiện ma túy, xem đây là một biện pháp quan trọng, phải tiến hành thường xuyên. Tập trung chỉ đạo các lực lượng liên quan, thực hiện đồng bộ quyết liệt các biện pháp đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán vận chuyển ma túy lớn trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các địa bàn giáp ranh, địa bàn công cộng. Kịp thời phát hiện, triệt xóa tụ điểm mua bán ma túy tổng hợp trên địa bàn; đồng thời, chủ động có kế hoạch, phương án phòng ngừa không để tái hoạt động trở lại hoặc hình thành các điểm nóng phức tạp về tệ nạn ma túy; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đặc biệt là phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Bưu điện trong kiểm soát ma túy ở vùng biển Gò Công, cảng Mỹ Tho và đường Bưu điện; - Tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy; tiến hành kiểm tra các địa bàn công cộng, khu vực giáp ranh phức tạp, thu gom người nghiện lang thang ở địa bàn công cộng, phân loại xử lý đưa vào các trung tâm để quản lý, cai nghiện bắt buộc, phòng ngừa không để hình thành tụ điểm phức tạp, gây bức xúc dư luận. Đồng thời, tiếp tục chọn đưa ra xét xử lưu động các vụ án điểm đảm bảo kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật để tuyên truyền, răn đe tội phạm; - Kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp quản lý hành chính với các biện pháp nghiệp vụ, trong đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú gắn với công tác phát động phong trào quần chúng, vận động nhân dân ở khu dân cư, tích cực tham gia phát hiện tố giác tội phạm ma túy với cơ quan chức năng để có biện pháp đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm hoạt động tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn ngay từ khi mới hình thành, không để hoạt động kéo dài gây bức xúc dư luận. b) Các sở, ngành, chính quyền các cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự nhất là trong việc cấp giấy phép kinh doanh hành nghề cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm; đồng thời phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tân dược, hóa chất có liên quan đến ma túy tiền chất, xử lý kiên quyết, nghiêm minh các cơ sở vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội; qua đó, kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót. 3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai ở Trung tâm và cộng đồng, phòng chống tái nghiện
683
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
5
- Tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định, Thông tư về công tác cai nghiện và quản lý sau cai; - Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tổ chức rút kinh nghiệm và cải tiến mô hình cai nghiện phù hợp với từng loại đối tượng; thực hiện đúng quy trình cai nghiện của Bộ Y tế; - Quan tâm đầu tư nguồn kinh phí cho Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đủ khả năng tiếp nhận, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho các đối tượng nghiện ma túy; tăng thời gian cai nghiện bắt buộc để góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện. Tăng cường các biện pháp đảm bảo tốt an ninh trật tự trong và xung quanh khu vực cơ sở chữa bệnh; - Nâng cao chất lượng công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy; triển khai cai nghiện dựa vào gia đình, cộng đồng có hiệu quả thông qua các biện pháp quản lý sau cai và các hoạt động hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm cho những người đã hoàn thành chương trình cai nghiện; nghiên cứu và triển khai quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tổng hợp. Nghiên cứu triển khai, ứng dụng các bài thuốc và các phương pháp y học vào việc cắt cơn, điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy; - Quản lý chặt chẽ số người nghiện theo Nghị định 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số người sau cai nghiện, hết hạn cai nghiện tập trung về địa phương; giải quyết tốt các vấn đề sau cai nghiện để phòng chống tái nghiện có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh” và Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
407
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
6
4. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy - Tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các mặt công tác phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn; giữ vững xã, phường, thị trấn không có ma túy; kéo giảm số xã, phường, thị trấn có ma túy và trọng điểm về ma túy; - Phát động toàn dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm, quản lý, giáo dục, cảm hóa người phạm tội và người nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” của Bộ Công an. Vận động nhân dân đăng ký xây dựng hộ gia đình, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản, ấp, khu phố, cơ quan, trường học, xã, phường... không có tội phạm và người nghiện ma túy. Tổ chức sơ kết, củng cố, nâng chất các đơn vị đã được xây dựng địa bàn không có tội phạm và người nghiện ma túy.
205
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
7
5. Công tác phòng, chống ma túy trong trường học Tăng cường giáo dục phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên; đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chương trình chính khóa, ngoại khóa của các cấp học, ngành học, thường xuyên cải tiến nội dung nhằm làm cho học sinh, sinh viên hiểu biết cơ bản về tác hại của ma túy và cách phòng tránh. Tổ chức các hòm thư và giáo dục, động viên học sinh, sinh viên tự giác và tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và người nghiện ma túy. IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Công an tỉnh - Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổng thể công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn nghiện ma túy; tổ chức quản lý người nghiện ma túy sau cai tại xã, phường, thị trấn; - Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp, chương trình, kế hoạch hoạt động đảm bảo công tác kiểm soát các hoạt động pháp liên quan đến ma túy đạt hiệu quả; - Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong phòng ngừa và đấu tranh xử lý tội phạm về ma túy. Thực hiện tốt giữa phòng ngừa nghiệp vụ với phòng ngừa xã hội; thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn ma túy gắn với thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trọng tâm trong phòng, chống tội phạm ma túy. Thực hiện tốt công tác thống kê, phân tích số liệu về tình hình, công tác phòng, chống ma túy; thông qua đó, rút ra được phương thức, thủ đoạn hoạt động, các địa bàn trọng điểm về ma túy; thông báo cho các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; - Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang và các tổ chức thành viên phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, từng bước xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy; - Kịp thời cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh cho Báo Ấp Bắc và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh nhằm tổ chức tuyên truyền trên các trang, chuyên mục an ninh trật tự.
517
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
8
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại nguy hiểm của ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch; phổ biến các điển hình tiên tiến, động viên các gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống ma túy. Phối hợp, lồng ghép tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy với các chương trình văn hóa - xã hội khác; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 3. Sở Tư pháp phối hợp với các ngành có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. 4. Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu trái phép các loại ma túy, tiền chất, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy theo quy định của pháp luật. 5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, nhất là cấp xã, phường, thị trấn, thường xuyên rà soát địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời việc trồng các cây có chứa chất ma túy, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân về cách nhận biết các cây có chứa chất ma túy, các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước về xử lý việc trồng các cây có chất ma túy. 6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổ chức điều tra phát hiện và lập hồ sơ người nghiện ma túy, tổ chức cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện của tỉnh. Tiếp tục xây dựng thí điểm và nhân rộng xã, phường tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo kế hoạch liên ngành Sở Lao động -Thương binh và Xã hội - Sở Y tế - Công an tỉnh; - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. Chỉ đạo các đơn vị, cơ sở trực thuộc phối hợp với các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội cho người nghiện sau cai phù hợp với từng đối tượng và thực tế của địa phương; tổ chức giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng đã cai nghiện; - Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai để làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, đặc biệt là tập huấn công tác thẩm định hồ sơ, đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Định kỳ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ, tổng kết đánh giá tình hình triển khai, thực hiện các Nghị định, Thông tư, Đề án, dự án, Kế hoạch chuyên đề, mô hình liên quan thuộc lĩnh vực ngành phụ trách. 7. Sở Y tế - Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành các văn bản, hướng dẫn triển khai, thực hiện các hoạt động chuyên môn trong phòng, chống ma túy theo quy định của pháp luật; - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tân dược, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất, nhất là quản lý chặt chẽ các chất ma túy, tiền chất trong các cơ sở y tế theo quy định, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ sở vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực trên. Phối hợp với các ngành chức năng, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn về y, dược tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện và các trung tâm; - Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho cán bộ y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy; nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán, điều trị nghiện ma túy tổng hợp và nghiện đa chất ma túy; - Chỉ đạo các đơn vị y tế các cấp phối hợp với các đoàn thể, lực lượng chức năng ở cơ sở tổ chức xét nghiệm, phát hiện người nghiện ma túy phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, lập hồ sơ, cai nghiện ma túy với các hình thức, biện pháp phù hợp.
907
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
9
8. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao chi tiêu kinh phí đảm bảo cho hoạt động phòng, chống ma túy từ nguồn kinh phí Trung ương, địa phương và huy động các nguồn lực khác. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lập dự toán kinh phí, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được cấp đảm bảo có hiệu quả, theo đúng quy định hiện hành. 9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng có liên quan tăng cường kiểm soát, phòng ngừa ma túy xâm nhập qua khu vực biên giới biển. Phối hợp với chính quyền cơ sở và các ngành chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân các xã ven biển tích cực đấu tranh phòng, chống ma túy không để xảy ra phức tạp về ma túy ở khu vực biên giới biển. 10. Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường học trên địa bàn tỉnh - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trong trường học, không để học sinh, sinh viên liên quan đến ma túy, góp phần đạt mục tiêu xây dựng trường học không có ma túy. Đưa các nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và chương trình chính khóa ở các cấp học; - Tăng cường phối hợp với gia đình, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục và ngăn chặn học sinh, sinh viên, giáo viên trong nhà trường vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy; - Quan tâm, theo dõi học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vấn, đối tượng có nguy cơ cao để có biện pháp phòng ngừa ma túy xâm nhập học đường; - Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống ma túy cho cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Hội và giáo viên chủ chốt; - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hội thi về phòng, chống ma túy để phổ biến kiến thức cần thiết về tác hại và biện pháp phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên; - Tổ chức giao ban định kỳ để thông báo tình hình hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy; tình hình học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật để đề ra kế hoạch phối hợp triển khai các biện pháp, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học đảm bảo có hiệu quả. 11. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tiền Giang - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện chuyên đề phòng, chống ma túy trong thanh niên ở cộng đồng, phối hợp lực lượng Công an và các cấp, ngành có liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT ngày 24 tháng 6 năm 2010 giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên” giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo triển khai, nâng cao chất lượng hoạt động của Đội thanh niên Tình nguyện “Thắp sáng niềm tin” cấp xã, phân công đảm nhận quản lý, giúp đỡ thanh niên chậm tiến, thanh niên mắc nghiện, người trong diện quản lý sau cai ở cộng đồng; - Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến đoàn viên, thanh thiếu niên để nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy và cách phòng tránh; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đoàn viên, thanh niên trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, từ đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, lan tỏa phong trào toàn dân phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm ma túy; chú trọng biện pháp tuyên truyền cá biệt cho đối tượng là thanh thiếu niên không sinh hoạt Đoàn, Hội để giáo dục giúp đỡ họ nâng cao nhận thức, không để bọn tội phạm và tệ nạn ma túy lợi dụng lôi kéo vào con đường phạm tội.
776
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
10
12. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với ngành Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy. Tăng cường tổ chức các phiên tòa lưu động để tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm. Phối hợp với lực lượng Công an làm tốt công tác thống kê tội phạm phục vụ nhiệm vụ, dự báo tình hình, đề ra các chủ trương, chính sách trong phòng, chống ma túy đem lại hiệu quả. 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền cùng cấp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống ma túy, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với cuộc vận động xây dựng “gia đình”, “dòng họ” “khu dân cư”, “tổ dân phố”, “khu phố”, “xóm” văn hóa không có tệ nạn ma túy. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả xây dựng mô hình khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. 14. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống tuyên giáo các cấp, các ngành, tham mưu cho Đảng ủy, thường trực cùng cấp, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền đưa nội dung, nhiệm vụ công tác phòng, chống ma túy vào chương trình hoạt động chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và coi đây là một chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Trong từng thời gian, tùy tình hình diễn biến hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn của địa phương mình, chủ động báo cáo và tham mưu cho Thường trực hoặc Ban Thường vụ Đảng ủy cùng cấp ban hành văn bản (Chỉ thị, thông tri, thông báo) chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường các biện pháp đấu tranh giải quyết tệ nạn ma túy trên địa bàn. Chỉ đạo hệ thống báo chí tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Mở các chuyên mục về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên, liên tục. 15. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh chỉ đạo các chi hội cơ sở thực hiện chuyên đề “Phòng, chống ma túy từ gia đình”
470
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
11
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy, nghiện ma túy cho hội viên, người có nguy cơ mắc nghiện, người nghiện ma túy ở cộng đồng (thông qua các hình thức như tọa đàm, tập huấn, giao lưu, viết bài cung cấp cho báo, đài, tiếp cận truyền thông trực tiếp...); - Phối hợp với lực lượng Công an, các đoàn thể thường xuyên rà soát lên danh sách những người có nguy cơ mắc nghiện, nghi nghiện ở địa bàn để tuyên truyền vận, động người có nguy cơ cao, người nghi nghiện ma túy đi xét nghiệm, nhằm phát hiện người nghiện ma túy để có biện pháp cai, chữa trị kịp thời;
130
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
12
- Phân công cho hội viên đảm nhận quản lý, giúp đỡ trực tiếp người nghiện sau cai là con hội viên hoặc ở cộng đồng sau 02 năm không tái nghiện. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người sau cai của địa phương như tạo việc làm, hỗ trợ người sau cai vay vốn sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống. 16. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo hệ thống công đoàn các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp trực thuộc: - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống ma túy cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, gắn với thực hiện phong trào xây dựng “Nếp sống văn hóa công nghiệp”, xây dựng tổ, đội, phân xưởng, doanh nghiệp “không có tệ nạn ma túy”; tiến hành rà soát, xét nghiệm cán bộ, công nhân có biểu hiện nghi nghiện, nhằm phát hiện sớm người nghiện ma túy để có biện pháp chữa trị; - Tiếp tục nâng chất công tác xây dựng các khu nhà trọ công nhân tự quản ở các Khu, Cụm công nghiệp không có tệ nạn ma túy, đảm bảo an toàn về an ninh trật tự; - Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thể thao, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự. 17. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình và theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở trực thuộc, tổ chức các hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép với các hoạt động chuyên môn của đơn vị mình (tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xét nghiệm phát hiện người nghiện ma túy, cung cấp thông tin, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy trong cơ quan, đơn vị và nơi cư trú). 18. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở chuyên mục riêng về phòng, chống ma túy trên sóng phát thanh và truyền hình, tăng cường tuyên truyền nhất là tuyên truyền bằng hình ảnh về tác hại của các loại ma túy, tệ nạn nghiện ma túy nhằm cảnh báo, răn đe phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào phòng, chống ma túy. 19. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
441
54a06321db4351d92a4315e8b6ac3168
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-09-KH-UBND-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-ma-tuy-tren-dia-ban-Tien-Giang-2017-343922.aspx
Kế hoạch
13
- Xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, Ban Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về công tác phòng, chống ma túy năm 2017; - Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát, thống kê người nghiện ma túy, nhất là số người nghiện trong diện quản lý theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Đồng thời, thường xuyên rà soát, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. - Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; đồng thời chỉ đạo phân loại tình trạng tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 4060/QĐ-BCA ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công an về phê duyệt Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”, tổ chức lồng ghép thực hiện công tác phòng, chống ma túy với các chương trình kinh tế - xã hội khác; phấn đấu giữ các xã, phường, thị trấn, cơ quan và trường học trên địa bàn không có tệ nạn ma túy. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã cụ thể hóa, tổ chức triển khai ở cơ quan, đơn vị mình; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao gắn với việc thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chương trình hành động số 24-CT/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. 2. Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy, lồng ghép với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của ngành, địa phương; duy trì thường xuyên chế độ thông tin, định kỳ 6 tháng (ngày 20/5) và 01 năm (20/11) báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo. 3. Giao Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực phòng, chống ma túy giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo đúng quy định./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
691
cef3822fafa0e559ee2ea63dd98526d4
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-10-KH-UBND-trien-khai-cong-tac-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-Ha-Noi-2017-338397.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ NĂM 2017 Căn cứ Quyết định số 6768/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc: Giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội, và dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 của thành phố Hà Nội; Nhằm thực hiện có kết quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố ngay từ đầu năm; UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai công tác Dân số - KHHGĐ năm 2017, cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU 1. Mục tiêu Ổn định quy mô dân số, duy trì mức sinh thay thế, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; nâng cao chất lượng dân số; giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Thành phố. 2. Chỉ tiêu - Giảm tỷ suất sinh thô 0,1 ‰ so với năm 2016. - Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,1 % so với năm 2016. - Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (% số bà mẹ mang thai): 73%. - Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (% số sinh): 83%. - Tỷ số giới tính khi sinh: 114 trẻ trai/100 trẻ gái. - Số người áp dụng BPTT mới: 323.440 người. (Chi tiết các quận, huyện, thị xã theo phụ lục 1,2,3 kèm theo) II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về thực hiện chính sách dân số: Thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; Kết luận số 119-KL/TW của Ban Bí thư về công tác dân số; Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 về Phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố; triển khai các hoạt động về thực hiện chương trình mục tiêu y tế- dân số giai đoạn 2016-2020. Các Quận, Huyện, Thị ủy, HĐND, UBND quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Thành phố đến cơ sở và các Chi bộ đảng, thôn, làng và tổ dân phố, lồng ghép với chương trình kinh tế - xã hội của Thành phố, quận, huyện nhằm sớm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của Thành phố giao năm 2017. Phê duyệt và triển khai Đề án Phát triển thể chất và tầm vóc người Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động can thiệp mô hình nâng cao chất lượng dân số Thủ đô trong tình hình mới. 2. Công tác phối hợp liên ngành Ban Chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch về việc phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ở Thành phố và quận, huyện, thị xã về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về hoạt động truyền thông, giáo dục; kiểm tra, thanh tra thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ năm 2017; lồng ghép các nội dung truyền thông về Dân số - KHHGĐ phù hợp với đặc thù của từng ban ngành, góp phần tạo sự đồng thuận của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ. Sở Y tế sớm hướng dẫn các hoạt động trọng tâm và thực hiện chương trình Dân số KHHGĐ năm 2017 nhằm hoàn thành các chỉ tiêu Dân số của Trung ương và Thành phố giao. Các cơ quan truyền thông phối hợp đưa các tin, bài phản ánh kịp thời về các hoạt động công tác Dân số - KHHGĐ trong năm và tuyên truyền về nội dung liên quan đến công tác Dân số - KHHGĐ; biểu dương các gia đình, cá nhân tập thể thực hiện tốt chính sách dân số. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn các quận, huyện, thị xã cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo chỉ tiêu, định mức theo các kế hoạch của Thành phố chi cho công tác Dân số - KHHGĐ hàng năm và các Đề án, Kế hoạch do UBND phê duyệt nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch của Thành phố. Phối hợp Sở Y tế trình phê duyệt Đề án Phát triển thể chất và tầm vóc người Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sở Nội vụ chỉ đạo, đôn đốc các quận, huyện, thị xã hoàn thành việc tuyển dụng, đảm bảo chế độ, chính sách cho viên chức dân số làm việc tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo nguồn lực cho công tác Dân số - KHHGĐ theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố. Sở Tư pháp, Công an thành phố Hà Nội, Cục Thống kê thành phố Hà Nội: Tăng cường công tác quản lý, thống nhất số liệu định kỳ; các hoạt động về quản lý dân số trên địa bàn Thành phố. 3. Công tác tổ chức cán bộ, đầu tư kinh phí, nguồn lực
927
cef3822fafa0e559ee2ea63dd98526d4
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-10-KH-UBND-trien-khai-cong-tac-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-Ha-Noi-2017-338397.aspx
Kế hoạch
1
Kiện toàn đội ngũ cán bộ dân số các cấp đảm bảo đủ chỉ tiêu viên chức làm công tác dân số tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ và viên chức làm dân số tại xã, phường, thị trấn: Các đơn vị hoàn thành tuyển dụng viên chức dân số trong 6 tháng đầu năm 2017. Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác Dân số - KHHGĐ cho cán bộ dân số các cấp. Tổ chức học tập và trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, đào tạo quản lý dân số; cử cán bộ theo học tập các lớp đào tạo dân số do Trung ương, Thành phố tổ chức và các tổ chức quốc tế tài trợ. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiếp tục rà soát, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố và cân đối kinh phí thực hiện chương trình dân số các cấp nhằm hoàn thành chỉ tiêu Thành phố giao. 4. Thực hiện các nội dung chương trình Dân số - KHHGĐ a) Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ Đảm bảo cung ứng đủ các phương tiện tránh thai miễn phí cung cấp cho các đối tượng theo đúng hướng dẫn và chỉ tiêu kế hoạch phân bổ năm 2017. Xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cụ thể các biện pháp tránh thai cho từng quận, huyện, thị xã. Sở Y tế chỉ đạo tiếp nhận, quản lý, phân phối phương tiện tránh thai và cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các phương tiện tránh thai trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và kỹ năng quản lý, theo dõi đối tượng cho cán bộ dân số các cấp. Tăng cường cung ứng dịch sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình qua hình thức tổ chức chiến dịch truyền thông kết hợp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ngay trước Tết Nguyên đán để tăng số người áp dụng biện pháp tránh thai và giúp cho thực hiện mục tiêu giảm sinh, giảm sinh con 3 trở lên trong năm 2017. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đảm bảo đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chương trình dân số các cấp. Tổ chức giao ban Ban chỉ đạo công tác dân số định kỳ, giao ban Ban quản lý chương trình. Đánh giá kết quả hoạt động công tác dân số định kỳ 6 tháng và cả năm. b) Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
565
cef3822fafa0e559ee2ea63dd98526d4
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-10-KH-UBND-trien-khai-cong-tac-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-Ha-Noi-2017-338397.aspx
Kế hoạch
2
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cung cấp kiến thức và đào tạo kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên và cán bộ chuyên môn thực hiện chương trình và mô hình. Triển khai, duy trì và mở rộng các hoạt động can thiệp, mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số có hiệu quả trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã: Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Mô hình can thiệp truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tới vùng dân cư đặc thù (làng nghề, khu công nghiệp, vùng công giáo, vùng dân tộc ít người, vùng dân di cư tự do); Giảm thiểu tình trạng trẻ em béo phì; các mô hình khác theo hướng dẫn của Tổng cục Dân số - KHHGĐ. Triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025 của UBND Thành phố. Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ các cơ sở y tế về lựa chọn giới tính thai nhi, các nhà sách về cung cấp các ấn phẩm lựa chọn giới tính thai nhi. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sách, báo, văn hóa phẩm về thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi. Triển khai thực hiện Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020, đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu: Sàng lọc trước sinh đạt 73% số bà mẹ mang thai, sàng lọc sơ sinh đạt 83% số trẻ sinh ra. Sàng lọc khiếm thính: Duy trì khám sàng lọc phát hiện can thiệp sớm trẻ khiếm thính cho 30 quận, huyện, thị xã. Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, kiến thức cho tuyên truyền viên cấp xã phường tại 30 quận, huyện, thị xã về sàng lọc phát hiện và can thiệp sớm trẻ khiếm thính. Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia): Duy trì hoạt động khám xét nghiệm sàng lọc tại 04 địa bàn đã triển khai năm 2016. Mở rộng hoạt động khám sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh cho đối tượng từ 0 đến 18 tuổi tại các xã miền núi trên địa bàn Thành phố. Sàng lọc bệnh tim bẩm sinh: Duy trì hoạt động khám xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh tại 07 huyện năm 2016. Mở rộng hoạt động khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ sơ sinh tại một số huyện.
473
cef3822fafa0e559ee2ea63dd98526d4
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-10-KH-UBND-trien-khai-cong-tac-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-Ha-Noi-2017-338397.aspx
Kế hoạch
3
c) Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá Kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân số các cấp đảm bảo đủ chỉ tiêu viên chức làm công tác dân số tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ và viên chức làm dân số tại xã, phường, thị trấn. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Tập huấn, nâng cao kỹ năng, bổ sung kiến thức, kỹ năng để làm báo cáo viên cho các quận, huyện, thị xã cho báo cáo viên cấp Thành phố và báo cáo viên cấp quận, huyện, thị xã. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ Dân số - KHHGĐ tại Chi cục Dân số - KHHGĐ, tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
165
cef3822fafa0e559ee2ea63dd98526d4
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-10-KH-UBND-trien-khai-cong-tac-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-Ha-Noi-2017-338397.aspx
Kế hoạch
4
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuyên ngành, phục vụ kinh tế - xã hội ngay từ cấp xã, phường, thị trấn bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông thường xuyên và các đợt cao điểm. Phát động và thực hiện truyền thông cao điểm trong chiến dịch tại các xã trọng điểm và các quận, huyện, thị xã có tỷ lệ tăng sinh và sinh con thứ 3 trở lên cao (ngay trong tháng 1, tháng 2 năm 2017). Đẩy mạnh truyền thông nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở các địa bàn có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao. 5. Công tác đánh giá, nghiên cứu khoa học Tổ chức thực hiện các khảo sát, đánh giá, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan nhằm xây dựng, quản lý, điều hành, thực hiện có kết quả các mục tiêu về ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số. 6. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra Ban Chỉ đạo công tác Dân số Thành phố; quận, huyện, thị xã tập trung giám sát triển khai nhiệm vụ trọng tâm của các quận, huyện trong quý I/2017; Kiểm tra, giám sát các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ. Giám sát các hoạt động truyền thông cao điểm, trọng điểm, Ngày Dân số Thế giới (11/7), Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Tháng hành động quốc gia về Dân số -KHHGĐ. Kiểm tra, thanh tra và giám sát việc xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số theo quy định. Kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế tư nhân về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; kiểm tra các nhà sách về cung cấp các ấn phẩm lựa chọn giới tính thai nhi.
365
cef3822fafa0e559ee2ea63dd98526d4
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-10-KH-UBND-trien-khai-cong-tac-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-Ha-Noi-2017-338397.aspx
Kế hoạch
5
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Thành phố Thường trực triển khai Kế hoạch của Thành phố, tổng hợp, đánh giá các hoạt động Dân số - KHHGĐ đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách của Trung ương và Thành phố giao. Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát các quận, huyện thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về công tác Dân số - KHHGĐ. 2. Các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo Thành phố Xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2017 và phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ và Thành phố về công tác Dân số - KHHGĐ. 3. UBND các quận, huyện, thị xã a) Giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2017: UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác giao chỉ tiêu kế hoạch về dân số chậm nhất trong tháng 1/2017, các chỉ tiêu giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên, chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, chỉ tiêu sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại năm 2017 cho các xã, phường, thị trấn. Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch bằng và cao hơn chỉ tiêu Thành phố giao cho các quận, huyện, thị xã; Kinh phí chi cho công tác dân số ở quận, huyện đảm bảo mức tối thiểu: 4.000 đ/người dân/01 năm, kinh phí chi thù lao cho cộng tác viên dân số, kinh phí trong định mức theo quy định của Thành phố. b) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động: Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 119-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác dân số; Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 về Phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND của HĐND Thành phố; các hoạt động về thực hiện chương trình mục tiêu dân số - y tế giai đoạn 2016-2020; Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025; các văn bản của Quận, Huyện, Thị ủy, UBND của 30 quận, huyện, thị xã đến Chi bộ đảng cơ sở, thôn, làng và tổ dân phố. Tập trung hoàn thành công tác tuyển dụng, nâng cao năng lực đội ngũ viên chức làm công tác dân số tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ quận, huyện, thị xã, viên chức làm dân số tại xã, phường, thị trấn chậm nhất trước tháng 6/2017. Tập trung triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ ngay trong tháng 01/2017 và xong trong quý I/2017 nhằm tập trung giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên năm 2017. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm: Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp đảng viên cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số theo quy định, nhằm tăng cường giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân. Kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế theo phân cấp, kiểm tra, giám sát định kỳ các cơ sở y tế về không lựa chọn giới tính thai nhi, các nhà sách về cung cấp các ấn phẩm lựa chọn giới tính thai nhi. Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ cấp quận, huyện, thị xã, phân công các thành viên phụ trách các xã, phường, thị trấn và tập trung kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn còn yếu kém, các xã, phường, thị trấn có tăng sinh và tăng sinh con thứ 3 trở lên, mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2017. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Y tế tổng hợp)./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable> PHỤ LỤC 01 CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VỀ DÂN SỐ NĂM 2017 (Kèm theo Kế hoạch số: 10/KH-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội) <jsontable name="bang_2"> </jsontable> PHỤ LỤC 02 CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH NĂM 2017 (Kèm theo Kế hoạch số: 10/KH-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội) <jsontable name="bang_3"> </jsontable> PHỤ LỤC 3 CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI NĂM 2017 (Kèm theo Kế hoạch số: 10/KH-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Hà Nội) <jsontable name="bang_4"> </jsontable>
884
9bad0310b45280935e2ae120d10ee84c
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-2012-Hoi-thao-quan-ly-nha-nuoc-linh-vuc-van-hoa-gia-dinh-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543559.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA - THÔNG TIN - GIA ĐÌNH - THỂ DỤC THỂ THAO Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn quận được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể từ quận đến phường quan tâm thực hiện đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh. Nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao, Ủy ban nhân dân Quận 8 tổ chức Hội thảo chuyên đề với những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao trên địa bàn quận trong thời gian qua, từ đó thảo luận về thực trạng và hiệu quả tìm ra các mô hình, biện pháp thực hiện. - Đề ra các giải pháp, biện pháp cách làm phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao. - Thực hiện đồng bộ giữa các giải pháp “xây” và “chống” nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần phòng, chống các loại tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. - Giúp cho cơ sở trong việc phối hợp và duy trì hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa bàn dân cư. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Tổ chức Hội thảo: + Thời gian: dự kiến 8 giờ 00, ngày 15 tháng 06 năm 2012. + Địa điểm: Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 8. (Số 04 đường 1011 Phạm Thế Hiển Phường 5, Quận 8). + Chủ trì: - Thường trực Quận ủy Quận 8; - Thường trực Ủy ban nhân dân Quận 8; - Lãnh đạo Ban Chỉ huy Công an Quận 8; - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8; + Thành phần tham dự: Lãnh đạo: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận 8; Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 8; Ban Dân vận Quận ủy Quận 8; Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 8; Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8; Trung tâm Văn hóa Quận 8; Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 8. - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường. 2. Nội dung hội thảo: a) Những nội dung cần tập trung: - Đánh giá thực trạng về kết quả xây dựng phong trào văn hóa, thể thao tại cơ sở, xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm trong thời gian qua, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân. - Biện pháp, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao. - Trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao và một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức sự kiện. b) Cách thức thảo luận: - Chia nhóm thảo luận. - Các thành viên trong nhóm sẽ phát biểu ý kiến trên cơ sở nội dung đã được nêu trong kế hoạch. - Các nhóm sẽ cử người đại diện trình bày ý kiến của nhóm trước hội nghị (các thành viên khác phát biểu bổ sung (nếu có)). - Chủ trì hội nghị phát biểu kết luận. 3. Phân nhóm thảo luận:
735
9bad0310b45280935e2ae120d10ee84c
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-2012-Hoi-thao-quan-ly-nha-nuoc-linh-vuc-van-hoa-gia-dinh-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543559.aspx
Kế hoạch
1
+ Nhóm 1: Thảo luận nội dung về cách thức vận động thành lập và duy trì hoạt động một Câu lạc bộ thể thao ở khu phố. - Đại diện lãnh đạo Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 8; - Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận 8; - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 1, 2, 3, 4 (chọn Phó Chủ tịch UBND Phường 4 làm nhóm trưởng). + Nhóm 2: Thảo luận nội dung về cách thức vận động thành lập và duy trì hoạt động một Câu lạc bộ văn nghệ ở khu phố. - Đại diện lãnh đạo Trung tâm Văn hóa Quận 8; - Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Quận ủy Quận 8; - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 5, 6, 7, 8 (chọn Phó Chủ tịch UBND Phường 6 làm nhóm trưởng). + Nhóm 3: Thảo luận nội dung về cách quản lý hiệu quả các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn. - Đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8; - Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 8. - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 9, 10, 11, 12 (chọn Phó Chủ tịch UBND Phường 10 làm nhóm trưởng). + Nhóm 4: Thảo luận nội dung cách thức triển khai thực hiện hiệu quả về công tác gia đình. - Đại diện Lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8; - Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 8. - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 13, 14, 15, 16 (chọn Phó Chủ tịch UBND Phường 14 làm nhóm trưởng). 4. Chương trình: - Tuyên bố lý do - giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu thành phần chủ trì hội thảo, thành phần tham dự. - Báo cáo đề dẫn. - Báo cáo đánh giá kết quả xây dựng phong trào văn hóa, thể thao ở cơ sở. - Trình bày kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao và một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức sự kiện. - Thảo luận nhóm. - Kết luận. III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8: Thực hiện công tác tổ chức, giới thiệu, xây dựng báo cáo đề dẫn trong buổi hội thảo; hướng dẫn thảo luận; biên tập, in ấn tài liệu. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận 8: Chuẩn bị địa điểm tổ chức; phát hành thư mời đến các đại biểu tham dự buổi hội thảo. 3. Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận 8: Thẩm định kinh phí tổ chức do Phòng Văn hóa và Thông tin trình đề xuất Ủy ban nhân dân quận duyệt. 4. Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 8: Phối hợp cùng Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8 chuẩn bị nội dung báo cáo đánh giá kết quả xây dựng phong trào văn hóa, thể thao ở cơ sở. Thời gian thực hiện trước ngày 08/6/2012. 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường: - Cử đúng thành phần tham dự. - Chuẩn bị nội dung tham gia thảo luận - Sau hội thảo, tổ chức triển khai các nội dung đã được lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận kết luận. Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thảo chuyên đề công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin - gia đình - thể dục thể thao. Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable> NỘI DUNG HỘI THẢO (DÀNH CHO CÁC NHÓM THẢO LUẬN) <jsontable name="bang_2"> </jsontable>
694
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 Thực hiện Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
103
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
1
Sau khi mở rộng địa giới hành chính diện tích tự nhiên của Hà Nội là 3.344,6 km2, dân số 6.537.900 người (tại thời điểm 31/12/2009). Số đơn vị hành chính gồm 29 quận, huyện, thị xã (577 xã, phường, thị trấn, trong đó có 13 xã miền núi). Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 34 dân tộc, trong đó có 33 dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống quần cư thành làng bản ở 13 xã và 01 thôn tại 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ; còn lại sống rải rác ở các quận, huyện, thị xã khác. Theo số liệu khảo sát của Ban Dân tộc Thành phố tại thời điểm 30/3/2009, Hà Nội có 58.631 người dân tộc thiểu số, chiếm 0,9% dân số toàn Thành phố. Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ luôn được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp tạo điều kiện để phụ nữ tiến bộ và phát triển. Công tác bình đẳng giới được triển khai thuận lợi trong bối cảnh hành lang pháp lý về bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện. Ngày 15/10/2007, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Đặc biệt, tháng 7/2007, Luật Bình đẳng giới bắt đầu có hiệu lực, là căn cứ pháp lý quan trọng nhằm đưa vẫn đề bình đẳng giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế – xã hội cúa đất nước và Thủ đô. Từ năm 2008 đến nay, thành phố đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền phổ biến, triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, quán triệt Luật bình đẳng giới; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới ; Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “ Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa”; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về giới, bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới vào xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương đơn vị; tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Chú trọng thực hiện đồng bộ những giải pháp tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới. Tập trung thực hiện tốt các chương trình: Chăm lo cải thiện tình trạng sức khỏe cho phụ nữ – trẻ em; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ, đặc biệt là kiến thức về luật pháp, chính sách, xây dựng gia đình; Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với phụ nữ và lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách như: mở rộng trường học, phát triển mô hình trường bán trú, tư thục; đảm bảo 100% nữ giáo viên của các ngành học, bậc học đạt chuẩn và trên chuẩn; xây dựng chương trình khuyến khích phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ. Xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn chuẩn về y tế, Dự án mở rộng Bệnh viện phụ sản, Đêg án đào tạo cán bộ chủ chốt Hội phụ nữ cơ sở, Dự án xây dựng Trung tâm phát triển phụ nữ … Thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho tổ chức Hội phụ nữ nâng cao chất lượng hoạt động; quan tâm tới nguồn cán bộ phụ nữ ở tất cả các khâu từ quy hoạch, đào tạo và điều động, luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Bên cạnh những thuận lợi, công tác bình đẳng giới còn gặp không ít những khó khắn tác động như: Kêt quả thực hiện bình đẳng giới giữa các vùng chưa đồng đều, đặc biệt từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, địa bàn rộng, dân số đông, gần 58% dân số sống ở vùng nông thôn; 0,9% dân số là người dân tộc thiểu số; sự chênh lệch về nhận thức, trình độ văn hóa, mức sống, phong tục tập quán giữa các vùng, miền đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới. Trên địa bàn Thành phố, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại nhất là ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những thủ tục lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn. Đó là những khó khăn, thách thức lớn đòi hỏi các cấp, ngành, các địa phương, đơn vị cần tập trung xây dựng các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác bình đẳng giới, xứng tầm với vị thế của Thủ đô. B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
941
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
2
Đến năm 2020, về cơ bản đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Trong đó tập trung phấn đấu thu hẹp khoảng cách giới trong một số lĩnh vực chủ yếu. Đẩy mạnh hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, tạo mọi điều kiện để thực hiện hiệu quả vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. II. CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ
103
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
3
Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020 từ 20% trở lên; tỷ lệ nữ đại biếu Quốc hội, địa biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 từ 25% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2021 từ 30% trở lên. - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt 95% Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. - Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 90% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có lãnh đạo chủ chố là nữ nếu ở cơ quan tổ chức có 30% trở lên nữ cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ ngheo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động - Chỉ tiêu 1: Hàng năm trong tổng số người được tạo việc làm mới, đảm bảo ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ). - Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020. - Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. - Mục tiêu 4: Tỷ lệ nữ nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020 Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. - Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020. - Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 trên tổng số người có cùng học vị. Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. - Chỉ tiêu 1: Cơ cấu giới tính khi sinh không vượt quá 113 bé trai trên 100 bé gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020. - Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ bà mẹ tử vong liên quan đến thai sản xuống dưới 12/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 10/100.000 vào năm 2020. - Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ mang thai được tiếp cận dịch vụ y tế đến năm 2015 là 98% và năm 2020 là 100%. Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con lên 40% vào năm 2015 và lên 50% vào năm 2020 so với năm 2010. - Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020. Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin. - Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới so với năm 2010. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới. - Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% đài phát thanh địa phương và đài Truyền hình Hà Nội có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Mục tiêu 6: Đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. - Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020. - Chỉ tiêu 2; Đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện, được tư vẫn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện và được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. - Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu hoặc tự trở về được phát hiện, được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng
964
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
4
Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. - Chỉ tiêu 1: đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% thành viên Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới, bất bình đẳng được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới. - Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cấp thành phố và cấp quận, huyện; hình thành đội ngũ công tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp xã phường. - Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất 1 lần/ năm. III. CÁC GIẢI PHÁO CHỦ YẾU 1. Các giải pháp chung. - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác bình đẳng giới. Triển khai hiệu quả, đồng bộ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới - Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã; trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng giới. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giá dục nhắm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. - Xây dựng tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố khi Trung ương ban hành Chương trình quốc gia. - Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác bình đẳng giới; đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên nguồn lực cho khu vực nông thôn nghèo, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới. 2. Các giải pháp cụ thể.
474
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
5
Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 1: - Thực hiện công tác quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện. - Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, góp phần xóa bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho cán bộ phụ nữ thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực đào tạo bồi dưỡng cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ nữ có cơ hội tham gia vào các vị trí lãnh đạo quản lý, cấp ủy, Hội đồng nhân dân các cấp. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 2: - Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động có tách biệt theo giới tính. Tăng cường hoạt động của sản giao dịch việc làm góp phần tư vấn, giới thiệu việc làm hiệu quả. - Đảm bảo các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế (như đất canh tác, nguồn vốn tín dụng, thông tin về chính sách pháp luật, thị trường lao động), bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh. - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều lao động nữ. - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm đảm bảo công bằng trong chính sách đào tạo nghê, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 3: - Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục. Đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. - Có chính sách đặc thù cho một số nhóm đối tượng: chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn vùng núi, vùng dân tộc; chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa. - Thực hiện lồng ghép giới tính trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục trên địa bàn Thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính ở các cấp học, bậc học. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 4: - Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc dức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho nữ và nam giới. Đặc biệt cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản linh hoạt, dễ tiếp cận đối với phụ nữ và nam giới khu vực miền núi dân tộc. - Mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới. Tăng cường đào tạo bác sỹ chuyên khoa nam học tại các bệnh viện đa khoa của Thành phố. - Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. - Thực hiện lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 5: - Nâng cao nhận thức về giới cho người sản cuất các sản phẩm văn hóa, thông tin. Xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa, thông tin. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạnh, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin từ góc độ giới. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 6: - Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình. - Chú trọng xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực. Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. - Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi bạo lực gia đình, phân biệt đối xử về giới tính. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 7: - Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới cấp Thành phố và cấp quận, huyện; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ cấp cơ sở.
934
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
6
- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ công chức tham gia xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tổ chức tập huấn kiến thức về giới, phân tích, lồng ghép giới cho các tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Sở, Ban, ngành liên quan, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, các tổ chức chính trị – xã hội và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai Kế hoạch hành động trên địa bàn Thành phố; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm về bình đẳng giới phù hợp với Kế hoạch hành động này và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động và định kỳ báo cáo UBND Thành phố; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2015 và tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động vào cuối năm 2020. Sở Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu trong mục tiêu 2; phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện các chi tiểu trong mục tiêu 7. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở LĐTBXH, các Sở, ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về bình đẳng giới; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm ở cấp thành phố; hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào việc xây dựng và đánh gia kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. 3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm bổ trí ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. 4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở LĐTBXH và các sở, ngành liên quan thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới. 5. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở LĐTBXH, Hội LHPN Thành phố, Ban tổ chức Thành ủy và các cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về tuổi bổ nhiệm; đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ công chức, viên chức; hướng dẫn các sở, ngành, quận, huyện, thị xã lập kế hoạch hàng năm về biên chế công chức làm công tác bình đẳng giới; thực hiện việc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dướng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Sở nội vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu trong mục tiêu 1 của Kế hoạch. Chủ trì, phối hợp với Sở LĐTBXH thực hiện mục tiêu 7 của Kế hoạch. 6. Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở LĐTBXH, các sở, ngành liên quan, Hội LHPN Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 sau khi được phê duyệt; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cảnh bảo và chủ động kiểm soát, giải quyết các nguyên nhân làm mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh. Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu trong mục tiêu 4 của Kế hoạch. 7. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan,UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 sau khi được phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về giới, giới tính sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới; lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên địa bàn Thành phố. Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu trong mục tiêu 3 của Kế hoạch.
923
f6ca4af97d23ef4006b2fd7228aecaa0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-nam-2011-Chien-luoc-quoc-gia-binh-dang-gioi-Ha-Noi-2011-2015-196870.aspx
Kế hoạch
7
8. Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giao dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; tăng cương công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên Internet về bình đẳng giới và liên quan đến bình đẳng giới; xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin có định kiến giới. Sở Thông tin và truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu trong mục tiêu 5 của kế hoạch. 9. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Hội LHPN Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 sau khi được phê duyệt; xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép các nội dung về bình đẳng giới vào các thiết chế văn hóa tới mục tiêu gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu 1 và 2 trong mục tiêu 6 của kế hoạch 10. Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và triển khai các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán người; có nhiệm vụ phát hiện và xử lý nghiêm đối với những trường hợp gây bạo lực gia đình Công an Thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu 3 trong mục tiêu 6 của kế hoạch. 11. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội xâu dựng, chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiên cứ khoa học về bình đẳng giới. 12. Ban Dân tộc Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. 13. Các báo cáo của Hà Nội, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng cường thời lượng phát sóng, số lượng bài viết về bình đẳng giới trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục. 14. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể Thành phố tham gia thực hiện Kế hoạch hành động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động hàng năm và định kỳ 5 năm để triển khai thực hiện Kế hoạch hành đông của Thành phố; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép các vẫn đề về bình đẳng giới trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch của cơ quan, đơn vị. 15. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động 5 năm và hàng năm về bình đẳng giới phù hợp với Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 của Thành phố và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; bố trí cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới ở địa phương; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ, các tổ chức đoàn thể Thành phố, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của Thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; nghiên cứu, bố trí hội viên Hội phụ nữ làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới ở cơ sở./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
902
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19- NQ/TU, NGÀY 10/8/2011 VỀ XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN GIAI ĐOẠN 2016- 2020 Thực hiện nội dung Văn bản số 42- KL/TU ngày 02/8/2016 của Tỉnh ủy về việc “Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TU ngày 10/8/2011 về xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn 2016- 2020”, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân... đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. b) Tổ chức, triển khai xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc; tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao khả năng phòng thủ của tỉnh, đảm bảo đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh từng bước vững chắc, có chiều sâu, chất lượng, thực chất, bảo đảm đủ sức tự giải quyết các tình huống về quốc phòng, an ninh. 2. Yêu cầu a) Tổ chức triển khai, thực hiện các biện pháp về xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn 2016 - 2020 phải bảo đảm thiết thực, chất lượng, hiệu quả gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. b) Tăng cường công tác phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự trong công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc. Phát huy cao nhất nội lực của tỉnh, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng - an ninh, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. II. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU
527
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
1
1. Tiếp tục tổ chức quán triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm quân sự của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX, khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị và Nghị định số 152/2007/NĐ-CP, ngày 10/10/2007 của Chính phủ về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 19-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nền Quốc phòng toàn dân; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp; đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đảng viên; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. 2. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, phấn đấu có từ 95 - 100% các đối tượng được qua bồi dưỡng; 100% sinh viên, học sinh được học tập theo quy định. 3. Các cấp, các ngành quan tâm chú trọng kết hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh; gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch khu vực phòng thủ; xây dựng các mô hình, các cơ sở kinh tế gắn với xây dựng các căn cứ chiến đấu, làng, xã chiến đấu, căn cứ hậu cần kỹ thuật; bảo đảm an ninh, an toàn các công trình thủy lợi, giao thông, mạng lưới điện, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin...; quy hoạch đồng bộ đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế gắn với xây dựng các công trình quốc phòng, phòng thủ dân sự lưỡng dụng bảo đảm phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng - an ninh. Chuẩn bị tốt kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân khi có tình huống chiến tranh xảy ra; quy hoạch, quản lý, sử dụng, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trình độ dân trí, chất lượng nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội tăng cường tiềm lực quốc phòng- an ninh.
578
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
2
Thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững gắn với giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành chương trình kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh đề ra. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; chính sách đối với người có công, chính sách hậu phương quân đội; quan tâm, ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nơi vùng xa, biên giới...
98
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
3
4. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; có bản lĩnh chính trị vững vàng tuyệt đối trung thành tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức biên chế đúng quy định, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chủ động trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ; chỉ đạo tổ chức diễn tập tác chiến khu vực phòng thủ; phòng chống lụt bão, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn cấp huyện, cấp tỉnh đạt 100%; diễn tập chiến đấu phòng thủ xã, phường, thị trấn hằng năm đạt 20-25%; công tác phát triển đảng trong lực lượng dân quân tự vệ đạt trên 20% (trong đó dân quân đạt 15%); tiếp tục nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn; nâng tỷ lệ xếp đúng chuyên nghiệp quân sự trong lực lượng dự bị động viên đạt 85% trở lên; tuyển quân hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 5. Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Nắm, phân tích, đánh giá, nhận định sát, đúng tình hình, quản lý tốt địa bàn, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và xử lý các tình huống với phương châm tích cực, chủ động, không để bị động, bất ngờ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ động phối hợp giữa các ngành chức năng xử lý kiên quyết, khôn khéo, linh hoạt các vụ việc ngay từ cơ sở.
354
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
4
Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc phòng; tăng cường mở rộng hợp tác với chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang Quảng Tây (Trung Quốc) trong việc duy trì an ninh, trật tự, quản lý và bảo vệ biên giới; giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. 6. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung quyết tâm tác chiến phòng thủ, kế hoạch B phù hợp với tình hình thực tế địa bàn; nghiên cứu tận dụng triệt để địa hình, địa vật, điều kiện khí tượng thủy văn, giao thông, hang động, điểm cao có giá trị về mặt chiến thuật quân sự và thế trận để bố trí lực lượng, phương tiện chiến đấu, tạo thế liên hoàn vững chắc có chiều sâu trong khu vực phòng thủ; có khả năng chốt giữ, tự bảo vệ được địa phương và linh hoạt chuyển hóa thế trận khi có tình huống chiến tranh xảy ra theo phương châm: Làng giữ làng; xã giữ xã; huyện giữ huyện; tỉnh giữ tỉnh. Quan tâm đầu tư ngân sách xây dựng các công trình quốc phòng, trước mắt ưu tiên xây dựng một số công trình trọng điểm như: Căn cứ chiến đấu; căn cứ hậu phương; khu vực phòng thủ then chốt cấp tỉnh, cấp huyện; trận địa phòng không...trong khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện, thành phố. Xây dựng thao trường cấp huyện, cấp tỉnh đạt từ 20 - 30%. Quan tâm bảo đảm đầy đủ, kịp thời ngân sách cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Chỉ đạo huyện Cao Lộc làm điểm về xây dựng khu vực phòng thủ. 7. Tăng cường phối hợp làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cấp, các ngành về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Kịp thời sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
396
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
5
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn 2016 - 2020. b) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan giúp UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể về bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội: Xây dựng quy hoạch các khu kinh tế - quốc phòng làm cơ sở để tỉnh, huyện xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ; quy chế kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh; quy chế hoạt động của các lực lượng trong khu vực phòng thủ; tham gia thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng; lập kế hoạch động viên quốc phòng. Chỉ đạo xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên; bảo đảm trang bị theo quy định của Pháp luật. c) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo cấp huyện lập kế hoạch xây dựng thế trận quân sự trong trong khu vực phòng thủ, tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. d) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng; thực hiện đề án di dân, bố trí dân cư để củng cố thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ; với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống nhà trường đáp ứng yêu cầu hoạt động cả thời bình và thời chiến; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tham mưu, quy hoạch xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông bảo đảm tính lưỡng dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng. e) Chủ trì phối hợp với các lực lượng, đơn vị bộ đội chủ lực, đoàn kinh tế quốc phòng của Bộ, Quân khu đứng chân trên địa bàn tỉnh trong việc tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận An ninh nhân dân trên một số nội dung như: Trao đổi thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh; quy hoạch thế trận trong khu vực phòng thủ; phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy rừng; tiến hành công tác dân vận, tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng thế trận lòng dân; xây dựng địa bàn vững mạnh... h) Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan lập dự toán ngân sách đảm bảo cho nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân; tham mưu cho UBND tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo và tiến hành sơ kết, tổng kết nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. i) Là cơ quan chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, thường xuyên báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
637
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
6
2. Công an tỉnh: Chủ trì với các ban, ngành chức năng, cơ quan Quân sự, Biên phòng tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng nền an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân; xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân trong khu vực phòng thủ. Chỉ đạo, chỉ huy cơ quan Công an các huyện phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp và các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham gia thẩm định các đề án quy hoạch, kế hoạch xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ và các dự án kinh tế - xã hội có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh trật tự và tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
185
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
7
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh a) Chủ động phối hợp với các lực lượng Quân sự, Công an trong công tác nắm, đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu cho địa phương và cấp trên xử lý tốt các tình huống xảy ra; triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. b) Chủ trì phối hợp với các ngành, các lực lượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh - tế xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh và bảo vệ biên giới. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận toàn dân vững chắc.
163
3de46693e93da11c5d8d951174910b6d
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-100-KH-UBND-thuc-hien-Ket-luan-Hoi-nghi-Nghi-quyet-19-NQ-TU-Lang-Son-2016-325194.aspx
Kế hoạch
8
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở ban, ngành của tỉnh rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng của tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét quyết định làm căn cứ để từng huyện, thành phố lập quy hoạch xây dựng thế trận quân sự, quốc phòng. Hướng dẫn các huyện và thành phố lập kế hoạch xây dựng và huy động dự bị động viên, kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh, kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng và các hoạt động của xã hội. Kế hoạch chuyển địa phương vào trạng thái quốc phòng. 5. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan thẩm định dự toán và trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và quyết toán việc sử dụng kinh phí được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh theo quy định. 6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở, ngành theo chức năng của tỉnh triển khai các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực gắn với yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân; quy hoạch, bố trí và đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục phù hợp với yêu cầu hoạt động của khu vực phòng thủ trong các trạng thái quốc phòng khi có chiến tranh xảy ra. 7. Các sở, ban, ngành của tỉnh: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, thực hiện công tác tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản để chỉ đạo về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch động viên quốc phòng, kế hoạch bảo đảm trong tác chiến phòng thủ; tham gia chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ; đề xuất và thực hiện việc quy hoạch và đầu tư phát triển gắn với nhiệm vụ quốc phòng- an ninh. Phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các huyện và thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 8. UBND các huyện, thành phố a) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả xây dựng nền quốc phòng toàn dân; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng theo quy định. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đoàn thể và lực lượng vũ trang trên địa bàn tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Nhà nước, các quy định của địa phương về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng bộ máy Nhà nước và công chức ở địa phương trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương gắn với quy hoạch xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ. Chỉ đạo nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang địa phương; tổ chức luyện tập, diễn tập nâng cao khả năng chiến đấu cho các lực lượng trong khu vực phòng thủ. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh. Kế hoạch chuyển các hoạt động của địa phương vào các trạng thái quốc phòng...chỉ đạo các lực lượng nắm chắc tình hình địa bàn và xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. b) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, động viên, tập hợp lực lượng tham gia xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh. Huy động nguồn lực và bảo đảm ngân sách cho xây dựng nền quốc phòng toàn dân theo khả năng của địa phương và quy định của pháp luật. Thực hiện thanh tra, kiểm tra; tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định. Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TU, ngày 10/8/2011 về xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn 2016- 2020, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ kế hoạch này triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
905
a2e16b7feeb5dcaec20039fd91be2a1f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-1037-KH-LDTBXH-hoat-dong-ky-niem-65-nam-ngay-Thuong-binh-Liet-si-139843.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ (27/7/1947 - 27/7/2012) Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2012), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch hoạt động như sau: A. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA: Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và thân nhân của họ, tuyên truyền sâu rộng và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; giáo dục truyền thống cách mạng, "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương; các cấp ủy chính quyền địa phương; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, cụ thể để tất cả người có công và thân nhân của họ đều được quan tâm chăm sóc, ổn định về vật chất, động viên về tinh thần. B. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: I. Công tác tuyên truyền Tiếp tục tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ ở các cấp, các ngành, các đoàn thể, lực lượng vũ trang trong cả nước một cách thiết thực, sâu rộng nhằm tiếp tục phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng, tuyên truyền lời kêu gọi của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát động năm cao điểm phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2012). II. Các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ. 1. Tại cơ quan Trung ương 1.1. Tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp vào ngày 27 tháng 7 năm 2012 tại: Thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Trị, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đơn vị chủ trì: Đài Truyền hình Việt Nam; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ). 1.2. Mở các chuyên mục tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ trên sóng truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam. Đơn vị chủ trì: Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam. 1.3. Làm phim tài liệu "65 năm thương binh liệt sĩ - một chặng đường". Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ); đơn vị phối hợp: Hãng phim tài liệu khoa học trung ương. 1.4. Hướng dẫn việc khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thương binh, liệt sĩ. Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ); đơn vị phối hợp: Ban Thi đua khen thưởng Trung ương. 1.5. Tổ chức họp báo, thông báo kế hoạch hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sĩ. Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ). 1.6. Tổ chức cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài thương binh, liệt sĩ. Đơn vị chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Nghệ thuật Biểu diễn); đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công). 1.7. Tổ chức Hội nghị biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác người có công toàn quốc tại thành phố Đà Nẵng. Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công); đơn vị phối hợp: Bộ Quốc phòng, Báo Nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. 1.8. Tổ chức giao lưu truyền thống của thế hệ trẻ toàn quốc tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị chủ trì: Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công), Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. 1.9. Tổ chức dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ dịp 27/7. Riêng tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức. 1.10. Tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ tại Thủ đô Hà Nội vào sáng ngày 26 tháng 7 năm 2012. Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công). 1.11. Tổ chức thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2012. Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công); đơn vị phối hợp: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các địa phương. 1.12. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ.
964
a2e16b7feeb5dcaec20039fd91be2a1f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-1037-KH-LDTBXH-hoat-dong-ky-niem-65-nam-ngay-Thuong-binh-Liet-si-139843.aspx
Kế hoạch
1
Đơn vị chủ trì: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) và các địa phương. 1.13. Tổ chức vận động ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Đơn vị chủ trì: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" Trung ương), Bộ Quốc phòng. 1.14. Các cơ sở giáo dục đăng ký nhận chăm sóc, tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước. Đơn vị chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) và các địa phương. 1.15. Báo cáo kết quả, tổng kết các hoạt động, tổng hợp báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ. 2. Tại các địa phương Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cả nước có trách nhiệm tại địa phương như sau: 2.1. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành xây dựng kế hoạch hoạt động trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. 2.2. Phối hợp với các cơ quan báo chí, các Sở, Ban, ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. 2.3. Chỉ đạo giải quyết tốt các trường hợp còn tồn đọng và chính sách người có công với cách mạng, thực hiện đầy đủ chế độ ưu đãi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. 2.4. Tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tại địa phương. 2.5. Vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa 2.6. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 về đời sống người có công và xã phường làm tốt công tác người có công, bảo đảm các gia đình, đối tượng người có công có đời sống vật chất và tinh thần tốt. 2.7. Tổ chức chuyển quà của Chủ tịch nước và thăm tặng quà các gia đình chính sách và thăm hỏi tặng quà của địa phương. 2.8. Tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ và tổ chức dâng hương tối 26/7/2012. 2.9. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành tổng hợp các hoạt động báo cáo kế hoạch và kết quả thực hiện về Bộ. <jsontable name="bang_1"> </jsontable> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ (27/7/1947 - 27/7/2012) Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2012), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch hoạt động như sau: A. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA: Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và thân nhân của họ, tuyên truyền sâu rộng và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; giáo dục truyền thống cách mạng, "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương; các cấp ủy chính quyền địa phương; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, cụ thể để tất cả người có công và thân nhân của họ đều được quan tâm chăm sóc, ổn định về vật chất, động viên về tinh thần. B. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: I. Công tác tuyên truyền Tiếp tục tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ ở các cấp, các ngành, các đoàn thể, lực lượng vũ trang trong cả nước một cách thiết thực, sâu rộng nhằm tiếp tục phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng, tuyên truyền lời kêu gọi của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát động năm cao điểm phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2012). II. Các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ. 1. Tại cơ quan Trung ương 1.1. Tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp vào ngày 27 tháng 7 năm 2012 tại: Thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Trị, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đơn vị chủ trì: Đài Truyền hình Việt Nam; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ). 1.2. Mở các chuyên mục tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ trên sóng truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam. Đơn vị chủ trì: Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam. 1.3. Làm phim tài liệu "65 năm thương binh liệt sĩ - một chặng đường". Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ); đơn vị phối hợp: Hãng phim tài liệu khoa học trung ương. 1.4. Hướng dẫn việc khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thương binh, liệt sĩ.
963
a2e16b7feeb5dcaec20039fd91be2a1f
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-1037-KH-LDTBXH-hoat-dong-ky-niem-65-nam-ngay-Thuong-binh-Liet-si-139843.aspx
Kế hoạch
2
Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ); đơn vị phối hợp: Ban Thi đua khen thưởng Trung ương. 1.5. Tổ chức họp báo, thông báo kế hoạch hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sĩ. Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Bộ). 1.6. Tổ chức cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài thương binh, liệt sĩ. Đơn vị chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Nghệ thuật Biểu diễn); đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công). 1.7. Tổ chức Hội nghị biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác người có công toàn quốc tại thành phố Đà Nẵng. Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công); đơn vị phối hợp: Bộ Quốc phòng, Báo Nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. 1.8. Tổ chức giao lưu truyền thống của thế hệ trẻ toàn quốc tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị chủ trì: Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công), Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. 1.9. Tổ chức dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ dịp 27/7. Riêng tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức. 1.10. Tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ tại Thủ đô Hà Nội vào sáng ngày 26 tháng 7 năm 2012. Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công). 1.11. Tổ chức thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2012. Đơn vị chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công); đơn vị phối hợp: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các địa phương. 1.12. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ. Đơn vị chủ trì: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) và các địa phương. 1.13. Tổ chức vận động ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Đơn vị chủ trì: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" Trung ương), Bộ Quốc phòng. 1.14. Các cơ sở giáo dục đăng ký nhận chăm sóc, tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước. Đơn vị chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo; đơn vị phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) và các địa phương. 1.15. Báo cáo kết quả, tổng kết các hoạt động, tổng hợp báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ. 2. Tại các địa phương Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cả nước có trách nhiệm tại địa phương như sau: 2.1. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành xây dựng kế hoạch hoạt động trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. 2.2. Phối hợp với các cơ quan báo chí, các Sở, Ban, ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. 2.3. Chỉ đạo giải quyết tốt các trường hợp còn tồn đọng và chính sách người có công với cách mạng, thực hiện đầy đủ chế độ ưu đãi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. 2.4. Tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tại địa phương. 2.5. Vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa 2.6. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 về đời sống người có công và xã phường làm tốt công tác người có công, bảo đảm các gia đình, đối tượng người có công có đời sống vật chất và tinh thần tốt. 2.7. Tổ chức chuyển quà của Chủ tịch nước và thăm tặng quà các gia đình chính sách và thăm hỏi tặng quà của địa phương. 2.8. Tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ và tổ chức dâng hương tối 26/7/2012. 2.9. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành tổng hợp các hoạt động báo cáo kế hoạch và kết quả thực hiện về Bộ. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
871
1752db8b54af133085e6d3f98726a7b0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-104-KH-UBND-2013-chuong-trinh-hanh-dong-Quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-2013-2020-Lang-Son-266612.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Thực hiện Quyết định số 1781/QĐ-TTg , ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020; UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Quán triệt, triển khai cụ thể hóa nội dung Chương trình hành động Quốc gia người cao tuổi theo Quyết định số 1781/QĐ-TTg , ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 vào chương trình phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh để thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi giai đoạn 2012-2020. - Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực của các cấp các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Công tác chăm sóc người cao tuổi vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ và đạo lý “Kính lão trọng thọ” của dân tộc. - Xã hội hóa công tác chăm sóc người cao tuổi tiếp tục phát huy truyền thống chăm lo và kính trọng thế hệ người cao tuổi, tạo điều kiện phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Các giải pháp thực hiện chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi phải sát tình hình thực tế và nguồn lực của địa phương. Các cấp thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát: Phát huy vai trò của người cao tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể: a) Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ người cao tuổi. b) Tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần của người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí. c) Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; thực hiện tốt các chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, ngươi cao tuổi thuộc diện hộ nghèo không có người phụng dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số. 3. Các chỉ tiêu: a) Chỉ tiêu đến 2015: - 15% người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất; - Trên 25% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn; - 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng; - Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh, bệnh viện Lao, bệnh viện Y học cổ truyền và 50% tổng số bệnh viện đa khoa tuyến huyện tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi, bệnh viện trung tâm tỉnh có khoa Lão khoa. - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục về người cao tuổi và phát tối thiểu 01 lần/ 01 tuần; - 100% người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; - 25% người cao tuổi không có người phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng; - 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát. - Ít nhất 15% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ văn hóa, thể thao liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
972
1752db8b54af133085e6d3f98726a7b0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-104-KH-UBND-2013-chuong-trinh-hanh-dong-Quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-2013-2020-Lang-Son-266612.aspx
Kế hoạch
1
b) Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: - 50% người cao tuổi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất; - Trên 80% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn; - 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng; - 100% bệnh viện Đa khoa huyện tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi. - 100% cơ quan phát thanh, truyền hình địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 02 lần/tháng; - 80% người cao tuổi không có người phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng; - Ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ văn hóa, thể thao liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi. III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi a) Các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về người cao tuổi; b) Nâng cao chất lượng tin bài phát sóng các chuyên mục về người cao tuổi của Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và đài truyền thanh cấp huyện, thành phố; hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn, thôn bản, khối phố. c) Phổ biến, truyền đạt trên những phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, ấn phẩm, tờ rơi, pa nô…) về những thông tin, kiến thức khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh ở người cao tuổi, tăng cường an toàn trong sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với người cao tuổi; d) Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa cộng đồng, nhà trường và gia đình nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống "kính lão trọng thọ”, biết ơn và giúp đỡ người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại cộng đồng. 2. Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi a) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế như: Khôi phục nghề và dạy nghề truyền thống, khuyến nông-lâm, khuyến công, theo điều kiện và khả năng cụ thể; b) Thực hiện hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và vốn đầu tư phát triển sản xuất đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh; c) Tạo điều kiện để người cao tuổi là nhà khoa học, nghệ nhân và những người cao tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm đặc biệt có nguyện vọng được tiếp tục cống hiến, truyền thụ những kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong phong trào xây dựng xã hội học tập; xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học; d) Tổ chức các hoạt động để người cao tuổi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà người cao tuổi quan tâm; đ) Hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. 3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe a) Thực hiện tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khoẻ đối với người cao tuổi và gia đình người cao tuổi; b) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, thành lập các khoa lão khoa ở bệnh viện cấp huyện và cấp tỉnh; phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, khuyến khích hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi; c) Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng; d) Lồng ghép việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các chương trình phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan người cao tuổi; chương trình nghiên cứu các bệnh liên quan tới tuổi già; chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công việc tư vấn, chăm sóc người cao tuổi. 4. Hoạt động chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần
923
1752db8b54af133085e6d3f98726a7b0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-104-KH-UBND-2013-chuong-trinh-hanh-dong-Quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-2013-2020-Lang-Son-266612.aspx
Kế hoạch
2
a) Xây dựng nếp sống, môi trường ứng xử văn hóa phù hợp đối với người cao tuổi ở nơi công cộng. Khuyến khích gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với người cao tuổi; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các câu lạc bộ văn hóa, thể thao của người cao tuổi ở địa phương; c) Thực hiện các quy định về giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi khi tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục thể thao; tham gia giao thông công cộng; 5. Hoạt động nâng cao đời sống vật chất a) Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn, đời sống khó khăn; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động quan tâm, chăm sóc người cao tuổi của gia đình, cộng đồng; b) Huy động mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, xóa nhà tạm, dột nát cho người cao tuổi có điều kiện kinh tế khó khăn. 6. Hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng a) Rà soát, đánh giá các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng. b) Thí điểm và nhân rộng mô hình phù hợp trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng. 7. Hoạt động phát triển các cơ sở chăm sóc và nhà ở đối với người cao tuổi a) Quy hoạch hệ thống cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn tỉnh. b) Chuẩn hóa cơ sở chăm sóc người cao tuổi theo quy định nhà nước. c) Đầu tư xây dựng nhà xã hội tại cộng đồng cho người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa. d) Hỗ trợ người cao tuổi xây mới hoặc sửa chữa nhà ở dột nát. 8. Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; giám sát, đánh giá nghiên cứu về những vấn đề liên quan người cao tuổi a) Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác người cao tuổi các cấp; tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác người cao tuổi; b) Tổ chức điều tra về người cao tuổi hàng năm; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, lưu trữ thông tin, số liệu về người cao tuổi toàn tỉnh; triển khai thực hiện hệ thống giám sát, đánh giá 3 cấp (từ tỉnh đến xã) theo chỉ đạo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. c) Xuất bản các ấn phẩm đánh giá thực trạng người cao tuổi; tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi và cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến người cao tuổi cho các cơ quan, tổ chức có liên quan. 9. Hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già a) Tuyên truyền, vận động mọi người dân chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế; tiết kiệm chi tiêu, tích luỹ cho tuổi già; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao để rèn luyện sức khỏe vv... b) Các thành viên trong gia đình chủ động tìm hiểu về tâm lý và những nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi; học hỏi kỹ năng chăm sóc người cao tuổi. IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1.Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Đưa mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm. 2. Đa dạng hóa huy động nguồn kinh phí để thực hiện đề án (áp dụng cơ chế huy động đa nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 3. Tăng cường nguồn lực về con người và kinh phí cho công tác chăm sóc người cao tuổi. Từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. 4. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Đẩy mạnh cuộc vận động " Toàn xã hội chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi" do Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì nhằm thực hiện xã hội hóa các hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. 5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
937
1752db8b54af133085e6d3f98726a7b0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-104-KH-UBND-2013-chuong-trinh-hanh-dong-Quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-2013-2020-Lang-Son-266612.aspx
Kế hoạch
3
1. Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và từ nguồn xã hội hóa. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, các sở, ngành địa phương xây dựng dự toán ngân sách gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Kinh phí thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi được ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước. 2. Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tham gia chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi thông qua việc cung cấp tài chính để các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình, đề án theo định hướng chung của nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo cơ chế tự cân đối thu chi. 3. Tổ chức việc lồng ghép các chương trình dự án khác với thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi của tỉnh. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
198
1752db8b54af133085e6d3f98726a7b0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-104-KH-UBND-2013-chuong-trinh-hanh-dong-Quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-2013-2020-Lang-Son-266612.aspx
Kế hoạch
4
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức điều tra, thống kê nắm chắc đối tượng người cao tuổi trên địa bàn, xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm. Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi theo quy định của pháp luật; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; xây dựng thí điểm các mô hình chăm sóc người cao tuổi theo chỉ đạo của Bộ Lao động-TB&XH, UBND tỉnh; tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam theo quy định; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ phi chính phủ cho việc thực hiện Chương trình. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở tỉnh. 3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; chủ trì hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình. 4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan liên quan hướng dẫn các huyện, thành phố trong việc xây dựng tổ chức, bộ máy Hội người cao tuổi từ tỉnh đến cơ sở, trong việc thành lập và quản lý hoạt động Quỹ chăm sóc người cao tuổi. 5. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng nhà xã hội cho người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi thuộc hộ nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở dột nát. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tạo điều kiện để người cao tuổi còn đủ sức khoẻ tham gia các hoạt động tạo việc làm và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong việc xây dựng nông thôn mới. 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn hoạt động của các Câu lạc bộ văn hoá, thể dục - thể thao của người cao tuổi; phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục - thể thao của người cao tuổi; hướng dẫn và mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thể dục - thể thao cho các câu lạc bộ sức khoẻ người cao tuổi; hướng dẫn và tổ chức các cuộc hội thao dành cho người cao tuổi; tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các cơ sở di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục - thể thao có bán vé và thu phí dịch vụ thực hiện giảm giá vé và phí dịch vụ đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật. 8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn, dành thời lượng thích hợp trong các chuyên trang, chuyên mục, tuyên truyền về trợ giúp, phát huy vai trò người cao tuổi và các hoạt động có nội dung liên quan đến kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đảm bảo phù hợp, hiệu quả. 9. Sở Y tế: Chỉ đạo thành lập các khoa lão khoa, phòng khám riêng cho người cao tuổi tại cơ sở khám chữa bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn , kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi theo Luật người cao tuổi và các nội dung của kế hoạch. Triển khai các hình thức giáo dục, phổ biến kiến thức về tập luyện, tự chăm sóc, nâng cao sức khoẻ, phòng, chống bệnh tật cho người cao tuổi. 10. Sở Giao thông vận tải : Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị vận tải hành khách trong việc thực hiện miễn, giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật. 11. Các Sở ngành liên quan khác: Căn cứ chức năng nhiệm vụ, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trên địa bàn theo kế hoạch này.
893
1752db8b54af133085e6d3f98726a7b0
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-104-KH-UBND-2013-chuong-trinh-hanh-dong-Quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-2013-2020-Lang-Son-266612.aspx
Kế hoạch
5
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ kế hoạch của tỉnh để xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác người cao tuổi; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực theo phân cấp để thực hiện kế hoạch; thường xuyên kiểm tra và báo cáo việc thực hiện kế hoạch về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo quy định. 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, Hội người cao tuổi tỉnh và các tổ chức liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tham gia tổ chức triển khai kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. 14. Quy định về thời gian báo cáo Hàng năm, định kỳ 6 tháng và 01 năm các sở ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch này về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở ngành, UBND các huyện thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ảnh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
341
a91e4a76e8844afc7df48f2df4bb5b87
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-105-KH-UBND-2013-khac-phuc-hau-qua-chat-doc-hoa-hoc-2015-dinh-huong-2020-Lang-Son-266613.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC CƠ BẢN HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Căn cứ Quyết định số 33/1999/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 1999 của thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Căn cứ công văn số 01/BCĐ – VP33 ngày 01/04/2013 của Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam về việc xây dựng kế hoạch hành động khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và đinh hướng đến năm 2020 ( sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) với những nội dung chủ yếu sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát: Giải quyết cơ bản hậu quả chất độc hoá học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với con người trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2. Mục tiêu cụ thể: - 100 % người tham gia kháng chiến và con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được hưởng chính sách ưu đãi người có công. - 100% hộ gia đình có từ 02 người tàn tật nặng trở lên và các hộ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn được trợ cấp về đời sống và bảo hiểm y tế - Quản lý thai nghén cho 100% thai phụ của nạn nhân CĐHH. II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1. Xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra sức khoẻ bệnh tật của các nạn nhân chất độc hoá học 2. Hoàn thiện chính sách và chế độ trợ giúp nạn nhân chất độc hoá học là những người tham gia kháng chiến và con cháu của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được hưởng chính sách. 3. Trợ cấp và có chế độ bảo hiểm y tế cho các gia đình nạn nhân CĐHH có hoàn cảnh khó khăn và có người bị bệnh, tật nặng. 4. Tuân thủ đúng Quy trình xác định nạn nhân CĐHH và Tiêu chí xác định bệnh tật do nhiễm chất CĐHH được Nhà nước ban hành. 5. Tổng điều tra số lượng nạn nhân CĐHH trên địa bàn tỉnh. 6. Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân CĐHH. 7. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chuẩn đoán dị tật bẩm sinh trước khi sinh, đào tạo và nâng cao năng lực tư vấn sinh sản, di truyền cho cán bộ y tế cơ sở. 8. Tăng cường vận động các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài tham gia nghiên cứu và khắc phục hậu quả CĐHH. 9. xây dựng mô hình chăm sóc nạn nhân tại cộng đồng, gắn với trung tâm Bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ nạn nhân ở địa phương. vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ủng hộ cho nạn nhân CĐHH về vật chất và tinh thần để cải thiện đời sống và chữa bệnh. III. THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Thời gian thực hiện: - Năm 2013: Xây dựng kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Lạng Sơn. - Năm 2014: Xây dựng các tiêu chí Phiếu điều tra, Kế hoạch điều tra và tổng điều tra số lượng nạn nhân bị nhiễm CĐHH trên địa bàn tỉnh. + Đề xuất cơ chế chính sách của nạn nhân CĐHH đối với Trung ương và tỉnh. + Tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách đối với nạn nhân CĐHH, các chương trình, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. - Năm 2015: Tổ chức sơ kết Kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Lạng Sơn. 2. Chế độ báo cáo - Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm định kỳ từ ngày 20 tháng 12 hàng năm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động gửi về Sở lao động – Thương binh và xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phân công nhiệm vụ 1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
973
a91e4a76e8844afc7df48f2df4bb5b87
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-105-KH-UBND-2013-khac-phuc-hau-qua-chat-doc-hoa-hoc-2015-dinh-huong-2020-Lang-Son-266613.aspx
Kế hoạch
1
- Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách đối với nạn nhân CĐHH và nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với nạn nhân CĐHH; Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân CĐHH. - Phối hợp với Sở Y tế, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện Quy trình xác định nạn nhân CĐHH được ban hành. - Tổ chức điều tra số lượng nạn nhân CĐHH trên địa bàn toàn tỉnh. - Phối hợp với Hội nạn nhân, các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, triển khai kế hoạch hành động trên phạm vi toàn tỉnh. - Là cơ quan thường trực trực tiếp phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai kế hoạch. 1.2. Sở Tài nguyên và Môi Trường: - Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, xã thực hiện Kế hoạch hành động. - Thu thập lưu giữ thông tin tư liệu về CĐHH của tỉnh. 1.3. Sở Y tế: - Hướng dẫn danh mục bệnh, tật và tiêu chí chẩn đoán bệnh, tật có liên quan đến CĐHH theo quy định của Bộ Y tế; - Xây dựng, triển khai kế hoạch chữa trị và chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, tật cho nạn nhân CĐHH; xây dựng chương trình phát hiện sớm, tư vấn sinh sản, giải độc và phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐHH. - Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất chế độ bảo hiểm y tế phù hợp cho nạn nhân CĐHH. 1.4. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: - Giải mã và công bố (hoặc cung cấp) phiên hiệu các đơn vị quân đội hoạt động tại các vùng bị nhiễm CĐHH theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. - chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự các huyện, thành phố thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công trong đó có đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH. 1.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Chủ trì, phối hợp với các Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố xây dựng và hướng dẫn lồng ghép Kế hoạch hành động vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động của các ngành, địa phương. - Phối hợp với Sở Tài chính, bố trí ngân sách của tỉnh và các nguồn tài trợ cho các chương trình và dự án liên quan đến kế hoạch hành động. 1.6. Sở Tài chính: - Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan căn cứ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm, bố trí ngân sách để thực hiện kế hoạch. - Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí cho các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH. 1.7. Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về CĐHH và nâng cao năng lực nghiên cứu về CĐHH. 1.8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, Đài phát thanh – truyền hình các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội với việc khắc phục hậu quả CĐHH. 1.9. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: - Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động hàng năm về khắc phục hậu quả CĐHH phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các chương trình, đề án và kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm việc thực hiện kế hoạch trên địa bàn theo quy định. 1.10. Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh, cụ thể: - Tham gia điều tra, khảo sát những gia đình bị nhiễm chất độc da cam toàn tỉnh. - Đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách chăm sóc đối tượng thăm hỏi gia đình chính sách. 1.11. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng: Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH. 1.12. Các cơ quan báo chí: Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về hậu quả CĐHH đối với môi trường và con người ở Việt Nam. 2. Cơ chế tài chính:
907
a91e4a76e8844afc7df48f2df4bb5b87
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-105-KH-UBND-2013-khac-phuc-hau-qua-chat-doc-hoa-hoc-2015-dinh-huong-2020-Lang-Son-266613.aspx
Kế hoạch
2
Ngân sách Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng; tạo cơ sở pháp lý và môi trường thuận lợi để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện nhân đạo, các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài tham gia thực hiện Kế hoạch hành động. Trên đây là Kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
175
c93e7c3382faad52cee3e04224757fd8
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2012-ky-niem-11-nam-Ngay-Gia-dinh-Viet-Nam-28-6-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543569.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 11 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6 NĂM 2012 - Căn cứ Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg , ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Gia đình Việt Nam; Ủy ban nhân dân Quận 8 triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2012 trên địa bàn quận như sau: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc, giá trị đạo đức, lối sống đẹp của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, gia đình văn hóa, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vai trò của gia đình trong việc duy trì sự ổn định, phát triển gia đình bền vững. - Thông qua các hoạt động, thúc đẩy việc thực hiện công tác gia đình, động viên, xây dựng văn hóa gia đình đặt trong tổng thể các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để vận động xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” và thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới. 2. Yêu cầu: - Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với hình thức và nội dung hấp dẫn, lành mạnh, tiết kiệm, sáng tạo. - Các hoạt động được triển khai, tổ chức đến tận cơ sở; tạo được sự quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội trong hưởng ứng, tham gia, tổ chức thu hút và tạo điều kiện cho nhiều gia đình tham gia vào các sinh hoạt giao lưu, trao đổi kinh nghiệm xây dựng đời sống văn hóa trong gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam và phòng, chống bạo lực gia đình. - Gắn với các hoạt động thực hiện chủ đề “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại” hưởng ứng Ngày Người cao tuổi Việt Nam (06/6) năm 2012 để vận động gia đình nâng cao trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phụng dưỡng người cao tuổi trong gia đình. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Tập trung truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng với hình thức phù hợp: - Tuyên truyền cổ động trực quan các thông điệp về gia đình qua hệ thống áp phích, pa nô, băng rôn, cờ phướn về chủ đề “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại” do Bộ VHTTDL phát động kết hợp triển khai nội dung trọng tâm trong Thông báo kết luận số 26-TB/TW ngày 09/5/2011 của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. - Quảng bá, khẳng định về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, lưu giữ và phát huy trong đời sống gia đình như đạo hiếu nghĩa, tình thủy chung, đức hy sinh, nghĩa đồng bào cùng các giá trị nhân văn mới như bình đẳng giới, quyền trẻ em và hướng dẫn việc áp dụng vào đời sống gia đình hiện nay; - Bình chọn, các gương điển hình và tổ chức tôn vinh các cá nhân, gia đình tiêu biểu về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình; giới thiệu, nêu gương các cá nhân, tổ chức có sáng kiến tốt, cách làm hay, những đóng góp hiệu quả vào các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương, đơn vị trong hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trên lĩnh vực gia đình ở cộng đồng; chú trọng phổ biến các nội dung xử phạt vi phạm hành chính và các thông tư thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình. Nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với thực tiễn cuộc sống, hình thức phong phú, đa dạng. - Tuyên truyền về các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, gương người tốt việc tốt, các mô hình hỗ trợ gia đình có hiệu quả đến cán bộ công chức, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; phê phán những biểu hiện không đúng, không lành mạnh trong cuộc sống gia đình; kiến thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử, tổ chức đời sống gia đình. - Biên soạn phổ biến tài liệu tuyên truyền về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình đáp ứng các yêu cầu truyền thông năm 2012 trên địa bàn quận. - Hướng dẫn, định hướng các hoạt động thông tin cổ động với các hình thức phù hợp để vận động cá nhân, gia đình, cộng đồng xây dựng văn hóa gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn . 2. Tổ chức các hoạt động phục vụ quần chúng nhân kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam:
953
c93e7c3382faad52cee3e04224757fd8
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2012-ky-niem-11-nam-Ngay-Gia-dinh-Viet-Nam-28-6-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543569.aspx
Kế hoạch
1
- Hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam năm 2012 cần chú trọng thể hiện nội dung kết quả, hiệu quả việc tổ chức thực hiện Quyết định 72/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Gia đình Việt Nam; tôn vinh các gia đình tiêu biểu, cá nhân, tổ chức có thành tích trong lĩnh vực gia đình. - Vận động toàn xã hội cùng quan tâm và có hành động thiết thực góp phần tương trợ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn có trẻ em, người già, người tàn tật; chăm lo khuyến khích học hành cho trẻ em nghèo hiếu học; động viên, hướng dẫn gia đình nghèo tiếp cận dịch vụ việc làm, siêng năng lao động, vươn lên trong cuộc sống. - Tổ chức các hoạt động hội thi văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo sân chơi thu hút nhiều gia đình tham dự, được tiếp nhận thông tin hướng dẫn kỹ năng, giao lưu học tập kinh nghiệm tổ chức đời sống gia đình, xây dựng văn hóa gia đình, tiếp cận các dịch vụ xã hội có lợi cho gia đình. - Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng có những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam nhằm góp phần tuyên truyền giáo dục về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình Việt Nam, khuyến khích tìm hiểu, áp dụng phù hợp các giá trị văn hóa gia đình truyền thống trong gia đình hiện đại. III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Trưởng Phòng văn hóa và Thông tin Quận 8: - Phối hợp các ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001- 28/6/2012); hướng dẫn các phường thực hiện tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lĩnh vực gia đình hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam trên địa bàn dân cư; hướng dẫn công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình, tuyên truyền về vai trò gia đình trong bảo vệ và chăm sóc trẻ em. - Tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam cấp quận; hướng dẫn Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam phù hợp với tình hình địa phương đồng thời đạt được ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, lành mạnh và tiết kiệm. - Tổ chức báo cáo chuyên đề “giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình và phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. - Hướng dẫn và tổ chức Ngày hội “Gia đình và tuổi thơ” năm 2012 ở các phường với các hoạt động văn thể mỹ, thu hút nhiều gia đình đưa thành viên đến cùng tham gia sinh hoạt tô thắm tình yêu thương trong mỗi gia đình, giao lưu trao đổi kinh nghiệm tổ chức đời sống gia đình trong xã hội công nghiệp hiện đại gắn với gìn giữ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi neo đơn trong cộng đồng. Vận động các đơn vị hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch trên địa quận thực hiện chế độ miễn giảm giá vé, dịch vụ cho trẻ em, nhất là trẻ em hoàn cảnh đặc biệt. 2. Giám đốc Trung tâm Văn hóa Quận 8: - Tăng cường tuyên truyền, cổ động với các hình thức đa dạng và phong phú như: thực hiện các panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền những nội dung về Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, về xây dựng văn hóa gia đình gắn với chủ trương xây dựng nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị. - Viết bài và đưa tin trên Bản tin Quận 8 về những giá trị văn hóa Gia đình Việt Nam như đạo hiếu nghĩa, tình thủy chung, đức hy sinh, nghĩa đồng bào, về những hình ảnh hoạt động ở các cấp nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6. 3. Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 8: Tổ chức các loại hình thể thao đến cơ sở tạo không khí vui tươi và tích cực tham gia giữa các gia đình, các đoàn tham gia sinh hoạt. 4. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận 8: - Phối hợp tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2011 gắn với việc vận động trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các gia đình; phối hợp các hoạt động chăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em nghèo hiếu học để khích lệ tinh thần học tập của các em; tuyên truyền, giáo dục hun đúc ý chí, nghị lực của trẻ em nghèo vượt qua hoàn cảnh để vươn lên xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là một công dân tốt. - Phối hợp hỗ trợ, cung cấp thông tin các dịch vụ về học nghề; giải quyết việc làm và tiếp cận ưu tiên cho các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn có trẻ em nghèo, hiếu học.
963
c93e7c3382faad52cee3e04224757fd8
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2012-ky-niem-11-nam-Ngay-Gia-dinh-Viet-Nam-28-6-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543569.aspx
Kế hoạch
2
5. Trưởng Phòng Tư pháp Quận 8: Phối hợp và hướng dẫn việc tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới nhằm nâng cao trách nhiệm, hành động phòng ngừa bạo lực gia đình của cá nhân, gia đình và cộng đồng trên địa bàn quận. Chú trọng tuyên truyền phổ biến các nội dung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và pháp luật hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình. 6. Đề nghị Bí thư Quận đoàn và Giám đốc Nhà thiếu nhi Quận 8: Các hoạt động Hè diễn ra trong tháng 6 năm 2012 gắn kết với các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 để tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của gia đình trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phối hợp tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trẻ em về thực hiện bổn phận trong gia đình, thực hiện việc hiếu kính, nết hòa thuận, rèn luyện đức tính chăm chỉ, siêng năng,…Nêu gương trẻ em chăm ngoan ở các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn. 7. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động Quận 8: Chủ trì và phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam, về xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại. Tổ chức các sinh hoạt gặp gỡ, giao lưu, biểu dương, tôn vinh, nêu gương gia đình hội viên, đoàn viên xây dựng gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc; các tấm gương về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình. Tổ chức hội thi về gia đình với giao thông, kiến thức nuôi dạy con và vận động xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, tích cực ngăn ngừa bạo lực gia đình. 8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường: Phối hợp các ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 như: tuyên truyền cổ động (băng rôn, panô, áp phích…), tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình, tuyên truyền về vai trò gia đình trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tiếp tục thành lập và ra mắt địa chỉ tin cậy cộng đồng, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Trước 01/6/2012: các ban ngành đoàn thể, Ủy ban nhân dân 16 phường có kế hoạch triển khai hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam, gửi kế hoạch về Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8. - Từ 01/6/2012 đến 30/6/2012: Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch. - Trước ngày 03/7/2012: Báo cáo kết quả hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam. Giao Phòng Văn hóa và Thông tin quận theo dõi tiến độ hoạt động, tập hợp thông tin, báo cáo kết quả hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam trên địa bàn Quận 8 về Ủy ban nhân dân quận và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố trước ngày 10 tháng 7 năm 2012. Trên đây là kế hoạch triển khai, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 11 năm ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Quận 8. Đề nghị các cơ quan đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức thực hiện./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable> KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 11 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6 NĂM 2012 - Căn cứ Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg , ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Gia đình Việt Nam; Ủy ban nhân dân Quận 8 triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2012 trên địa bàn quận như sau: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc, giá trị đạo đức, lối sống đẹp của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, gia đình văn hóa, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vai trò của gia đình trong việc duy trì sự ổn định, phát triển gia đình bền vững. - Thông qua các hoạt động, thúc đẩy việc thực hiện công tác gia đình, động viên, xây dựng văn hóa gia đình đặt trong tổng thể các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để vận động xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” và thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới. 2. Yêu cầu:
932
c93e7c3382faad52cee3e04224757fd8
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2012-ky-niem-11-nam-Ngay-Gia-dinh-Viet-Nam-28-6-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543569.aspx
Kế hoạch
3
- Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với hình thức và nội dung hấp dẫn, lành mạnh, tiết kiệm, sáng tạo. - Các hoạt động được triển khai, tổ chức đến tận cơ sở; tạo được sự quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội trong hưởng ứng, tham gia, tổ chức thu hút và tạo điều kiện cho nhiều gia đình tham gia vào các sinh hoạt giao lưu, trao đổi kinh nghiệm xây dựng đời sống văn hóa trong gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam và phòng, chống bạo lực gia đình. - Gắn với các hoạt động thực hiện chủ đề “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại” hưởng ứng Ngày Người cao tuổi Việt Nam (06/6) năm 2012 để vận động gia đình nâng cao trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phụng dưỡng người cao tuổi trong gia đình. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Tập trung truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng với hình thức phù hợp: - Tuyên truyền cổ động trực quan các thông điệp về gia đình qua hệ thống áp phích, pa nô, băng rôn, cờ phướn về chủ đề “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại” do Bộ VHTTDL phát động kết hợp triển khai nội dung trọng tâm trong Thông báo kết luận số 26-TB/TW ngày 09/5/2011 của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. - Quảng bá, khẳng định về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, lưu giữ và phát huy trong đời sống gia đình như đạo hiếu nghĩa, tình thủy chung, đức hy sinh, nghĩa đồng bào cùng các giá trị nhân văn mới như bình đẳng giới, quyền trẻ em và hướng dẫn việc áp dụng vào đời sống gia đình hiện nay; - Bình chọn, các gương điển hình và tổ chức tôn vinh các cá nhân, gia đình tiêu biểu về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình; giới thiệu, nêu gương các cá nhân, tổ chức có sáng kiến tốt, cách làm hay, những đóng góp hiệu quả vào các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương, đơn vị trong hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trên lĩnh vực gia đình ở cộng đồng; chú trọng phổ biến các nội dung xử phạt vi phạm hành chính và các thông tư thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình. Nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với thực tiễn cuộc sống, hình thức phong phú, đa dạng. - Tuyên truyền về các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, gương người tốt việc tốt, các mô hình hỗ trợ gia đình có hiệu quả đến cán bộ công chức, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; phê phán những biểu hiện không đúng, không lành mạnh trong cuộc sống gia đình; kiến thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử, tổ chức đời sống gia đình. - Biên soạn phổ biến tài liệu tuyên truyền về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình đáp ứng các yêu cầu truyền thông năm 2012 trên địa bàn quận. - Hướng dẫn, định hướng các hoạt động thông tin cổ động với các hình thức phù hợp để vận động cá nhân, gia đình, cộng đồng xây dựng văn hóa gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn . 2. Tổ chức các hoạt động phục vụ quần chúng nhân kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam: - Hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam năm 2012 cần chú trọng thể hiện nội dung kết quả, hiệu quả việc tổ chức thực hiện Quyết định 72/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Gia đình Việt Nam; tôn vinh các gia đình tiêu biểu, cá nhân, tổ chức có thành tích trong lĩnh vực gia đình. - Vận động toàn xã hội cùng quan tâm và có hành động thiết thực góp phần tương trợ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn có trẻ em, người già, người tàn tật; chăm lo khuyến khích học hành cho trẻ em nghèo hiếu học; động viên, hướng dẫn gia đình nghèo tiếp cận dịch vụ việc làm, siêng năng lao động, vươn lên trong cuộc sống. - Tổ chức các hoạt động hội thi văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo sân chơi thu hút nhiều gia đình tham dự, được tiếp nhận thông tin hướng dẫn kỹ năng, giao lưu học tập kinh nghiệm tổ chức đời sống gia đình, xây dựng văn hóa gia đình, tiếp cận các dịch vụ xã hội có lợi cho gia đình. - Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng có những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam nhằm góp phần tuyên truyền giáo dục về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình Việt Nam, khuyến khích tìm hiểu, áp dụng phù hợp các giá trị văn hóa gia đình truyền thống trong gia đình hiện đại. III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
964
c93e7c3382faad52cee3e04224757fd8
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2012-ky-niem-11-nam-Ngay-Gia-dinh-Viet-Nam-28-6-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543569.aspx
Kế hoạch
4
1. Trưởng Phòng văn hóa và Thông tin Quận 8: - Phối hợp các ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001- 28/6/2012); hướng dẫn các phường thực hiện tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lĩnh vực gia đình hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam trên địa bàn dân cư; hướng dẫn công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình, tuyên truyền về vai trò gia đình trong bảo vệ và chăm sóc trẻ em. - Tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam cấp quận; hướng dẫn Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam phù hợp với tình hình địa phương đồng thời đạt được ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, lành mạnh và tiết kiệm. - Tổ chức báo cáo chuyên đề “giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình và phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. - Hướng dẫn và tổ chức Ngày hội “Gia đình và tuổi thơ” năm 2012 ở các phường với các hoạt động văn thể mỹ, thu hút nhiều gia đình đưa thành viên đến cùng tham gia sinh hoạt tô thắm tình yêu thương trong mỗi gia đình, giao lưu trao đổi kinh nghiệm tổ chức đời sống gia đình trong xã hội công nghiệp hiện đại gắn với gìn giữ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi neo đơn trong cộng đồng. Vận động các đơn vị hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch trên địa quận thực hiện chế độ miễn giảm giá vé, dịch vụ cho trẻ em, nhất là trẻ em hoàn cảnh đặc biệt. 2. Giám đốc Trung tâm Văn hóa Quận 8: - Tăng cường tuyên truyền, cổ động với các hình thức đa dạng và phong phú như: thực hiện các panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền những nội dung về Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, về xây dựng văn hóa gia đình gắn với chủ trương xây dựng nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị. - Viết bài và đưa tin trên Bản tin Quận 8 về những giá trị văn hóa Gia đình Việt Nam như đạo hiếu nghĩa, tình thủy chung, đức hy sinh, nghĩa đồng bào, về những hình ảnh hoạt động ở các cấp nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6. 3. Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 8: Tổ chức các loại hình thể thao đến cơ sở tạo không khí vui tươi và tích cực tham gia giữa các gia đình, các đoàn tham gia sinh hoạt. 4. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận 8: - Phối hợp tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2011 gắn với việc vận động trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các gia đình; phối hợp các hoạt động chăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em nghèo hiếu học để khích lệ tinh thần học tập của các em; tuyên truyền, giáo dục hun đúc ý chí, nghị lực của trẻ em nghèo vượt qua hoàn cảnh để vươn lên xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là một công dân tốt. - Phối hợp hỗ trợ, cung cấp thông tin các dịch vụ về học nghề; giải quyết việc làm và tiếp cận ưu tiên cho các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn có trẻ em nghèo, hiếu học. 5. Trưởng Phòng Tư pháp Quận 8: Phối hợp và hướng dẫn việc tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới nhằm nâng cao trách nhiệm, hành động phòng ngừa bạo lực gia đình của cá nhân, gia đình và cộng đồng trên địa bàn quận. Chú trọng tuyên truyền phổ biến các nội dung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và pháp luật hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình. 6. Đề nghị Bí thư Quận đoàn và Giám đốc Nhà thiếu nhi Quận 8: Các hoạt động Hè diễn ra trong tháng 6 năm 2012 gắn kết với các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 để tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của gia đình trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phối hợp tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trẻ em về thực hiện bổn phận trong gia đình, thực hiện việc hiếu kính, nết hòa thuận, rèn luyện đức tính chăm chỉ, siêng năng,…Nêu gương trẻ em chăm ngoan ở các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn. 7. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động Quận 8:
897
c93e7c3382faad52cee3e04224757fd8
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2012-ky-niem-11-nam-Ngay-Gia-dinh-Viet-Nam-28-6-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543569.aspx
Kế hoạch
5
Chủ trì và phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam, về xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại. Tổ chức các sinh hoạt gặp gỡ, giao lưu, biểu dương, tôn vinh, nêu gương gia đình hội viên, đoàn viên xây dựng gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc; các tấm gương về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình. Tổ chức hội thi về gia đình với giao thông, kiến thức nuôi dạy con và vận động xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, tích cực ngăn ngừa bạo lực gia đình. 8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường: Phối hợp các ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 như: tuyên truyền cổ động (băng rôn, panô, áp phích…), tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình, tuyên truyền về vai trò gia đình trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tiếp tục thành lập và ra mắt địa chỉ tin cậy cộng đồng, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Trước 01/6/2012: các ban ngành đoàn thể, Ủy ban nhân dân 16 phường có kế hoạch triển khai hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam, gửi kế hoạch về Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8. - Từ 01/6/2012 đến 30/6/2012: Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch. - Trước ngày 03/7/2012: Báo cáo kết quả hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam. Giao Phòng Văn hóa và Thông tin quận theo dõi tiến độ hoạt động, tập hợp thông tin, báo cáo kết quả hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam trên địa bàn Quận 8 về Ủy ban nhân dân quận và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố trước ngày 10 tháng 7 năm 2012. Trên đây là kế hoạch triển khai, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 11 năm ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Quận 8. Đề nghị các cơ quan đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức thực hiện./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable>
457
6bc71a79107114afd318895e3ca5a40e
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2014-tre-em-mo-coi-khong-noi-nuong-tua-bi-bo-roi-Ha-Tinh-283018.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI, TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS, TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, TRẺ EM KHUYẾT TẬT NẶNG VÀ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THIÊN TAI, THẢM HỌA DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH Thực hiện Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020; Công văn số 1699/LĐTBXH-BTXH ngày 20/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020; xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 226/SLĐTBXH ngày 07/3/2014; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện với các nội dung chính như sau: I. Phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện 1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh. 2. Đối tượng: Là trẻ em dưới 16 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm: - Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi theo quy định hiện hành của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; - Trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học theo giấy chứng nhận của Sở Y tế chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học hoặc dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học; - Trẻ em bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật; - Trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa. 3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 - 2020. 4. Dự báo số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến năm 2020 (Phụ lục 1 kèm theo) II. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung: Huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; phát triển các hình thức chăm sóc, trợ giúp thay thế đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trẻ em bình thường tại nơi cư trú. 2. Mục tiêu cụ thể: - 95 % số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ cấp, trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp; - 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em và nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng các chính sách trợ giúp theo quy định của Nhà nước; - Phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS; - Nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và cộng đồng. IV. Nội dung hoạt động 1. Thực hiện chính sách, pháp luật và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; a) Nội dung: - Thực hiện các chính sách, pháp luật, các biện pháp phòng ngừa các trường hợp có khả năng phát sinh trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm bảo đảm ổn định đời sống, tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện. - Lồng ghép với chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội để thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đảm bảo việc khám chữa bệnh cho các em được thuận tiện; thúc đẩy các chính sách, cơ chế can thiệp sớm, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng với giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật. - Huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
961
6bc71a79107114afd318895e3ca5a40e
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2014-tre-em-mo-coi-khong-noi-nuong-tua-bi-bo-roi-Ha-Tinh-283018.aspx
Kế hoạch
1
b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã. 2. Triển khai thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và một số mô hình trợ giúp khác 2.1. Thí điểm và nhân rộng mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thời hạn a) Nội dung: Thực hiện việc tiếp nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em tại một số gia đình chăm sóc thay thế tạm thời với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể sống trong gia đinh ruột thịt của mình, phù hợp với truyền thống, văn hóa và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được sự giám sát của nhân viên công tác xã hội. b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã. 2.2. Xây dựng mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm; tư vấn, hỗ trợ nguồn lực tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học nghề và tạo việc làm phù hợp với bản thân và gia đình trẻ a) Nội dung: - Xây dựng mô hình dạy nghề gắn với việc làm tại huyện Cẩm Xuyên; phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhu cầu học nghề phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị, địa phương; - Hỗ trợ các em học nghề, tạo việc làm phù hợp đảm bảo phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ. Hỗ trợ kinh phí trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề, tìm việc làm ngay tại gia đình, nơi cư trú; - Liên kết với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống dạy nghề, truyền nghề, nhận các em vào làm việc khi đã thành nghề và đến tuổi lao động có việc làm, có thu nhập ổn định. b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã. 3. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Làng trẻ em mồ côi đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn a) Nội dung: Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Làng trẻ em mồ côi để cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan. 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn a) Nội dung: Khảo sát, rà soát, phân loại, lập hồ sơ trích ngang, cập nhật dữ liệu vào phần mềm quản lý số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em bị ảnh hưởng xấu bởi thiên tai, thảm họa... b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã. 5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn a) Nội dung: Tăng cường giám sát, đánh giá, sơ kết tổng kết việc thực hiện chính sách pháp luật, chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã. V. Các giải pháp thực hiện
818
6bc71a79107114afd318895e3ca5a40e
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2014-tre-em-mo-coi-khong-noi-nuong-tua-bi-bo-roi-Ha-Tinh-283018.aspx
Kế hoạch
2
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản liên quan đến chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho các cấp, các ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 2. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác chăm sóc và trợ giúp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các địa phương. 3. Đẩy mạnh nghiên cứu, trao đổi áp dụng khoa học, các giải pháp phòng ngừa, phát hiện can thiệp sớm và chăm sóc kịp thời đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng. 4. Lồng ghép nội dung kế hoạch với thực hiện chương trình quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 03/8/2011 về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015. 5. Tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức, cá nhân nước ngoài để nhận sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng. VI. Kinh phí thực hiện - Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Hàng năm căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch của các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng dự toán ngân sách gửi cơ quan tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; - Vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hỗ trợ và chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; - Tổ chức lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác với việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch. VII. Tổ chức thực hiện 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức triển khai kế hoạch; điều phối các hoạt động trên toàn tỉnh, tổ chức thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách trợ giúp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Khảo sát, điều tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp tình hình và định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. 2. Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo các đơn vị, cơ sở y tế thực hiện tốt việc khám chữa bệnh, chế độ Bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo quy định. 4. Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định. Đồng thời hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành. 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án có liên quan; vận động các nguồn viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng. 6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông tuyên truyền về chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. 7. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch. 8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về trẻ em nói chung và đối với công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; huy động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tham gia công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng. 9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
964
6bc71a79107114afd318895e3ca5a40e
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-107-KH-UBND-2014-tre-em-mo-coi-khong-noi-nuong-tua-bi-bo-roi-Ha-Tinh-283018.aspx
Kế hoạch
3
- Căn cứ Kế hoạch chung của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Kế hoạch; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Kế hoạch. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá, định kỳ, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, điều chỉnh, bổ sung, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ảnh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp cáo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý ./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable> PHỤ LỤC 1 DỰ BÁO SỐ LƯỢNG TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ĐẾN NĂM 2020 Đơn vị tính: Người <jsontable name="bang_2"> </jsontable>
197
7db39be73a7cf6065bc7cceb4c3f11e5
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-109-KH-UBND-thuc-hien-31-NQ-CP-hanh-dong-thuc-hien-22-NQ-TW-hoi-nhap-quoc-te-Phu-Yen-2016-322142.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 31/NQ-CP NGÀY 13/5/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TW NGÀY 10/4/2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Kế hoạch triển khai với những nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: Triển khai cụ thể các nội dung về hội nhập quốc tế trong Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ bảo đảm phù hợp với điều kiện, khả năng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm, làm căn cứ để các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về hội nhập quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 2. Yêu cầu: Triển khai toàn diện, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương với các cơ quan, đơn vị liên quan những nội dung trong Kế hoạch, đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với những nhiệm vụ trọng tâm. II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp và nhân dân về hội nhập quốc tế - Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi và sâu rộng nội dung của Nghị quyết 22-NQ/TW, các yêu cầu hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức, phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực đến các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức Đảng các cấp, các doanh nghiệp, các địa phương trong tỉnh và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng. - Tuyên truyền, phổ biến kịp thời kiến thức về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nội dung các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, trong đó tập trung các nội dung, các cam kết có liên quan đến các ngành, các lĩnh vực của tỉnh. - Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn phổ biến nhằm thông tin tuyên truyền về Hội nhập quốc tế cho cán bộ công chức, viên chức các sở, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các hội, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; cập nhật thông tin mới, những chính sách và những vấn đề cảnh báo trong quá trình hội nhập. 2. Xây dựng pháp lý và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế
540
7db39be73a7cf6065bc7cceb4c3f11e5
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-109-KH-UBND-thuc-hien-31-NQ-CP-hanh-dong-thuc-hien-22-NQ-TW-hoi-nhap-quoc-te-Phu-Yen-2016-322142.aspx
Kế hoạch
1
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh thành Ban Chỉ đạo về hội nhập quốc tế và xây dựng quy chế hoạt động. - Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. - Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý và công tác chuyên môn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hội nhập quốc tế tại các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố. - Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế của các sở, ban, ngành, địa phương tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ; tổ chức hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên sâu về các vấn đề pháp lý, cam kết trong các lĩnh vực mà Việt Nam tham gia. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát các cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh đã ban hành, điều chỉnh, bổ sung hay bãi bỏ những nội dung không phù hợp, đảm bảo minh bạch các quy định, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế và hiệp ước mà Việt Nam tham gia; đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, loại bỏ các giấy tờ, thủ tục hành chính không phù hợp quy định hiện hành. - Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; tổ chức các chương trình nghiên cứu mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. - Nâng cao công tác dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước sẽ đánh giá tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp tục triển khai các giải pháp để cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.
431
7db39be73a7cf6065bc7cceb4c3f11e5
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-109-KH-UBND-thuc-hien-31-NQ-CP-hanh-dong-thuc-hien-22-NQ-TW-hoi-nhap-quoc-te-Phu-Yen-2016-322142.aspx
Kế hoạch
2
3. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bảo đảm hài hòa, đồng bộ với Chương trình hành động về hội nhập quốc tế; bổ sung các nhiệm vụ mới để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của tỉnh từ nay đến năm 2020.
94
7db39be73a7cf6065bc7cceb4c3f11e5
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-109-KH-UBND-thuc-hien-31-NQ-CP-hanh-dong-thuc-hien-22-NQ-TW-hoi-nhap-quoc-te-Phu-Yen-2016-322142.aspx
Kế hoạch
3
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất theo chiều sâu, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất; ưu tiên các lĩnh vực mũi nhọn, sản phẩm chủ lực, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp. - Đổi mới hình thức xúc tiến, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, hàng may mặc. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu quảng bá sản phẩm; tiếp tục triển khai chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. - Thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương tại địa chỉ www.socongthuong.phuyen.gov.vn về các cơ hội giao thương liên quan đến sản phẩm của tỉnh, mời doanh nghiệp tham gia hội nghị, hội thảo, hội chợ, khảo sát thị trường trong và ngoài nước và theo chương trình xúc tiến thương mại. - Phối hợp với các cơ quan truyền thông và thông qua kênh thông tin của Đại sứ quán và Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước để kết nối doanh nghiệp và tuyên truyền giới thiệu về tiềm năng thế mạnh của tỉnh đến thị trường nước ngoài. - Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư, và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, chống phiền hà, nhũng nhiễu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, lao động, đầu tư, xuất nhập khẩu. - Tăng cường công tác quản lý thị trường, tích cực đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giúp cho doanh nghiệp trong tỉnh có môi trường cạnh tranh lành mạnh. - Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; ứng dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, như nghiên cứu sản xuất giống, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản...
485
7db39be73a7cf6065bc7cceb4c3f11e5
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-109-KH-UBND-thuc-hien-31-NQ-CP-hanh-dong-thuc-hien-22-NQ-TW-hoi-nhap-quoc-te-Phu-Yen-2016-322142.aspx
Kế hoạch
4
4. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh - Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, đặc biệt là nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ công chức, viên chức, nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và nắm rõ về tình hình biển Đông, khu vực ASEAN và Thế giới. - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07/2008/CT-UBND ngày 19/3/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác bảo vệ an ninh kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế. - Tăng cường công tác bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo; chú trọng việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong quá trình khai thác, đánh bắt trên biển Đông nhằm góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị, môi trường hòa bình trong quá trình phát triển và hội nhập. - Hàng năm tổ chức gặp mặt thân mật giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà đầu tư nước ngoài làm việc tại tỉnh, giữa lãnh đạo tỉnh và bà con kiều bào nhân dịp Tết cổ truyền để đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, thông tin tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tổ chức tuyên truyền, vận động kiều bào, thân nhân đóng góp phát triển quê hương; kêu gọi Kiều bào có những hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà. - Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của tỉnh đạt hiệu quả; đảm bảo công tác an ninh đối ngoại. - Tăng cường phối hợp giữa các ngành, đơn vị và địa phương trong việc nắm bắt, đánh giá tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh; chủ động chuẩn bị các biện pháp và phương án xử lý tình huống đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội tại các khu vực có hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hiệu quả và đúng quy định của nhà nước. - Tham gia hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm hại an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 5. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác
585
7db39be73a7cf6065bc7cceb4c3f11e5
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-109-KH-UBND-thuc-hien-31-NQ-CP-hanh-dong-thuc-hien-22-NQ-TW-hoi-nhap-quoc-te-Phu-Yen-2016-322142.aspx
Kế hoạch
5
- Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa truyền thống, danh lam thắng cảnh; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; quảng bá, giới thiệu về truyền thống văn hóa, đất nước, con người Phú Yên đến các nước và các dân tộc trên thế giới bằng việc biên soạn các ấn phẩm, tuyên truyền qua các kênh thông tin phát thanh – truyền hình, sách báo, tạp chí trong và ngoài nước; tham gia hội thảo, hội chợ triển lãm về du lịch và giao lưu văn hóa nước ngoài. - Phát triển hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng, từng bước chuyên nghiệp hóa những môn thể thao Phú Yên có thành tích cao; phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, tạo điều kiện nâng cao thể lực, trí lực. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới. - Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục và đào tạo, khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập, cơ sở dạy nghề chất lượng cao, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức có chức năng đầu tư cơ sở đào tạo tại tỉnh, mặt khác phối hợp và tranh thủ nguồn lực đào tạo có chất lượng cao ngoài tỉnh, hợp tác liên kết với các trường có thế mạnh trên thế giới đầu tư thành lập trường đào tạo tại tỉnh, đồng thời khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên nghiên cứu sinh ở các nước có nền khoa học tiên tiến, hiện đại để về phục vụ tỉnh nhà. - Mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với các viện, trung tâm lớn trong nước, khu vực và nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Thu hút, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhất là các lĩnh vực tỉnh đang cần. Triển khai có hiệu quả các đề án, đề tài khoa học công nghệ của tỉnh. Từng bước hình thành, phát triển thị trường khoa học công nghệ, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, thu hút khoa học công nghệ tiên tiến của các nước. - Tranh thủ vận động và thu hút các nguồn vốn, khoa học, công nghệ và trí thức của đối tác nước ngoài để thực hiện một số dự án trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về y tế. Tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ, các đối tác nước ngoài, bệnh viện trong khu vực và thế giới nhằm tranh thủ các nguồn lực tài chính để xây dựng ngành y tế tỉnh hiện đại về cơ sở vật chất, chất lượng cao về dịch vụ khám chữa bệnh; tranh thủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt có chất lượng từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai cụ thể có hiệu quả những nội dung cần triển khai thực hiện về hội nhập quốc tế đã đề ra trong Kế hoạch này. 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch này; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, hàng năm; tiếp thu các ý kiến của các địa phương, cơ quan, đơn vị để đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch này cho phù hợp với điều kiện thực tế./. <jsontable name="bang_1"> </jsontable> PHỤ LỤC NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ban hành kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng năm 2016 của UBND tỉnh Phú Yên) <jsontable name="bang_2"> </jsontable>
726
b046fc16bf9adbf9b27d10e35c024b71
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-110-KH-UBND-Chien-luoc-quoc-gia-ve-Dinh-duong-Thua-Thien-Hue-2012-2020-tam-nhin-2030-304682.aspx
Kế hoạch
0
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Thực hiện Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người dân, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể: a) Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân, với các chỉ tiêu: - Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800Kcal giảm xuống 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020. - Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần ăn cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020. b) Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, với các chỉ tiêu: - Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020. - Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020. - Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020. - Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 14% vào năm 2015 và giảm xuống dưới 12% vào năm 2020. - Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm cho cả trẻ trai và gái; chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1cm - 1,5cm so với năm 2010. - Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở các thị xã/thành phố vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020. c) Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng, với các chỉ tiêu: - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 µmol/L) giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020. - Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn dưới 28% vào năm 2015 và dưới 23% vào năm 2020. - Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn dưới 20% vào năm 2015 và dưới 15% vào năm 2020. - Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt > 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 mg/dl và tiếp tục duy trì đến năm 2020. d) Mục tiêu 4: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng người trưởng thành, với các chỉ tiêu: - Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 8% vào năm 2015 và duy trì ở mức dưới 12% vào năm 2020. - Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2 mmol/L) dưới 28% vào năm 2015 và duy trì ở mức dưới 30% vào năm 2020. e) Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý, với các chỉ tiêu: - Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015 và đạt 35% vào năm 2020. - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng đối với trẻ ốm đạt 75% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020. - Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 60% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020. g) Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế, với các chỉ tiêu:
894
b046fc16bf9adbf9b27d10e35c024b71
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-110-KH-UBND-Chien-luoc-quoc-gia-ve-Dinh-duong-Thua-Thien-Hue-2012-2020-tam-nhin-2030-304682.aspx
Kế hoạch
1
- Đến năm 2015, bảo đảm 75% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và 50% tuyến huyện được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng, đến năm 2020, tỷ lệ này là 100% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện. - Đến năm 2015, bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng và duy trì đến năm 2020. - Đến năm 2015, 70% bệnh viện tuyến tỉnh và 30% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế, đến năm 2020, tỷ lệ này là 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện. - Đến năm 2015, 70% tuyến tỉnh và 20% tuyến huyện có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS và Lao vào năm 2015, đến năm 2020 tỷ lệ này là 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện; - Đến năm 2015 bảo đảm toàn tỉnh có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng và thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp tại các địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai và có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trên mức bình quân của tỉnh.
254
b046fc16bf9adbf9b27d10e35c024b71
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-110-KH-UBND-Chien-luoc-quoc-gia-ve-Dinh-duong-Thua-Thien-Hue-2012-2020-tam-nhin-2030-304682.aspx
Kế hoạch
2
3. Tầm nhìn đến năm 2030: Đến năm 2030, phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%). Nhận thức và hành vi về dinh dưỡng hợp lý của người dân được nâng cao nhằm dự phòng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng đang có khuynh hướng gia tăng. Từng bước giám sát thực phẩm tiêu thụ hàng ngày nhằm có được bữa ăn cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cơ thể và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi đối tượng nhân dân, đặc biệt là trẻ em học đường.
140
b046fc16bf9adbf9b27d10e35c024b71
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-110-KH-UBND-Chien-luoc-quoc-gia-ve-Dinh-duong-Thua-Thien-Hue-2012-2020-tam-nhin-2030-304682.aspx
Kế hoạch
3
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Giải pháp về chính sách: - Kiện toàn Ban chỉ đạo và Ban điều hành chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của tỉnh, tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, xây dựng chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng. - Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành Y tế với các ngành: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. - Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách, giải pháp nhằm huy động, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân và các doanh nghiệp trong thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh như chính sách đối với cán bộ hoạt động về dinh dưỡng; chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường, đặc biệt là lứa tuổi mầm non và tiểu học ở các vùng sâu, vùng xa... 2. Giải pháp về nguồn lực: a) Phát triển nguồn nhân lực - Tiếp tục củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng theo hướng chuyên sâu, xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở; nâng cao năng lực quản lý điều hành các chương trình hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ trên ở các cấp từ tỉnh đến địa phương và các ban, ngành liên quan. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên sâu về dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm, chú trọng đội ngũ cán bộ dinh dưỡng tuyến tỉnh đảm bảo đủ năng lực để triển khai hoạt động giám sát tại các bệnh viện các tuyến, các hoạt động tư vấn và thực hiện tiết chế dinh dưỡng hợp lý. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo nhu cầu của xã hội, ưu tiên đào tạo nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng miền khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao với các hình thức phù hợp. b) Nguồn lực tài chính Tăng cường xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác dinh dưỡng; tranh thủ mọi nguồn lực từ ngân sách Trung ương theo các chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác hỗ trợ để thực hiện chiến lược. 3. Giải pháp về truyền thông: - Tăng cường hiệu quả thông tin về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ em đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng, để nắm bắt và chỉ đạo triển khai. - Triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi; khống chế thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân. - Tiếp tục thực hiện giáo dục dinh dưỡng và thể chất trong hệ thống trường học, xây dựng và triển khai chương trình dinh dưỡng học đường, từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng và sữa học đường cho lứa tuổi mầm non và tiểu học và xây dựng các mô hình phù hợp với từng địa phương và đối tượng.
714
b046fc16bf9adbf9b27d10e35c024b71
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-110-KH-UBND-Chien-luoc-quoc-gia-ve-Dinh-duong-Thua-Thien-Hue-2012-2020-tam-nhin-2030-304682.aspx
Kế hoạch
4
4. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật: - Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch can thiệp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân phù hợp theo vùng, miền, ưu tiên cho những vùng nghèo, khó khăn, dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác. - Tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh, đẩy mạnh hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi. - Nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng và thực phẩm cho cán bộ dinh dưỡng nhằm giám sát diễn biến tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng một cách hệ thống. Phát triển và nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ, tư vấn và phục hồi dinh dưỡng. - Đa dạng hóa việc sản xuất, chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương, tiếp tục phát triển hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng (VAC), bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng thực phẩm an toàn. - Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo sớm tình trạng mất an ninh thực phẩm hộ gia đình và giám sát trường hợp mắc mới của bệnh; xây dựng kế hoạch để đáp ứng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp. 5. Giải pháp về khoa học công nghệ: - Tăng cường năng lực, nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm, đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp, nghiên cứu sản xuất và chế biến các thực phẩm bổ sung, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng đặc hiệu phù hợp với các đối tượng. - Đẩy mạnh tin học hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Tăng cường sử dụng thông tin và bằng chứng khoa học trong xây dựng kế hoạch can thiệp về dinh dưỡng ở các cấp, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng. - Tăng cường phổ biến và áp dụng các kinh nghiệm và thành tựu khoa học dinh dưỡng trong dự phòng béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác. - Hàng năm căn cứ các nội dung của Kế hoạch các sở: Y tế và các đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. Sở Y tế: - Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính; các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện/ thị xã/thành phố tổ chức triển khai chương trình hành động thực hiện chiến lược trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch 5 năm và hằng năm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo và Ban điều hành chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo triển khai việc kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban điều hành chiến lược quốc gia về dinh dưỡng các cấp. - Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức mạng lưới các cấp; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng các cấp; tổ chức triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện tiết chế dinh dưỡng hợp lý tại các bệnh viện các tuyến; thực hiện và ứng dụng những nghiên cứu khoa học liên quan về dinh dưỡng; lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. - Triển khai theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược của các ngành, các cấp; phổ biến kịp thời những quy định về chính sách về dinh dưỡng của Trung ương để các ngành, các cấp thực hiện. - Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch.
868
b046fc16bf9adbf9b27d10e35c024b71
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-110-KH-UBND-Chien-luoc-quoc-gia-ve-Dinh-duong-Thua-Thien-Hue-2012-2020-tam-nhin-2030-304682.aspx
Kế hoạch
5
2. Sở Kế hoạch - Đầu tư: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh nguồn kinh phí cho hoạt động của các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch... bảo đảm thực hiện các nội dung của kế hoạch từ nguồn kinh phí của Trung ương, nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương, huy động, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước. 3. Sở Tài chính: Căn cứ vào các nội dung của kế hoạch, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm cho các hoạt động thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai việc đảm bảo an ninh lương thực ở hộ gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ việc phát triển mô hình nông lâm ngư, hệ sinh thái VAC tại các hộ gia đình; giám sát dự báo về an ninh lương thực tại địa phương, xây dựng và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia cung cấp nước sạch nông thôn; phối hợp với Hội Nông dân tổ chức các hội thi nông dân làm kinh tế vườn giỏi, nhằm khuyến khích và nhân rộng mô hình tăng cường hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho người dân. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch từng bước đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy tại các trường học các cấp; chỉ đạo tăng cường tổ chức bữa ăn, sữa học đường cho trẻ mầm non và tiểu học; xây dựng mô hình dinh dưỡng trường học; chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và các bếp ăn tập thể trường học. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh các cấp về kiến thức dinh dưỡng, ăn uống hợp lý, phòng các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng. Phối hợp với Sở Y tế, tổ chức đào tạo, tập huấn về kiến thức, thực hành dinh dưỡng cho cán bộ làm công tác cấp dưỡng tại các trường học. 6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho các đối tượng xã hội, trẻ em để nâng cao chất lượng cuộc sống, vùng khó khăn, xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo và hỗ trợ đột xuất... 7. Sở Công thương: Chủ trì chỉ đạo triển khai việc quản lý, lưu thông, phân phối lương thực thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở cân đối và đảm bảo dinh dưỡng cho người dân. 8. Sở Thông tin - Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về dinh dưỡng, chú trọng các thông tin về dinh dưỡng hợp lý. Phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan trong việc kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng và thực phẩm liên quan. 9. Sở Khoa học - Công nghệ: Chủ trì và phối hợp chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 10. Cục Thống kê tỉnh: Chủ trì và phối hợp với ngành Y tế và các ban/ngành liên quan để tổ chức đánh giá tình hình dinh dưỡng trên địa bàn toàn tỉnh theo các mục tiêu của Chiến lược đã đề ra. 11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Phối hợp cùng ngành y tế và các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 12. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Phối hợp lồng ghép triển khai thực hiện tốt Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với nội dung tuyên truyền của ngành Y tế để tổ chức phổ biến các kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý cho các hội viên và các bà mẹ, vận động cộng đồng cùng tham gia phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, xây dựng các câu lạc bộ bà mẹ không có con suy dinh dưỡng... 13. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Có kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thông qua các Đội Tuyên truyền măng non ở các trường, Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ của các huyện, thị xã và thành phố Huế về Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng, chú trọng nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm đến tận đội viên thiếu niên, nhi đồng, tiếp tục phát động phong trào 3 sạch “ăn sạch, uống sạch, chơi sạch” trong toàn thể đội viên học sinh. 14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế: - Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và nội dung của Kế hoạch để chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược trên địa bàn. Phối hợp với Sở Y tế thường xuyên củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy làm công tác dinh dưỡng ở địa phương.
988
b046fc16bf9adbf9b27d10e35c024b71
Van-hoa-Xa-hoi
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-110-KH-UBND-Chien-luoc-quoc-gia-ve-Dinh-duong-Thua-Thien-Hue-2012-2020-tam-nhin-2030-304682.aspx
Kế hoạch
6
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; tổ chức sơ, tổng kết và báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh (thông qua Sở Y tế là cơ quan thường trực).
38
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; tổ chức sơ, tổng kết và báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh (thông qua Sở Y tế là cơ quan thường trực).